tập bài giảng tuyến điểm du lịch việt nam

166
1 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI KHOA DU LCH Ths. ĐỒNG TH THU HUYỀN TẬP BÀI GIẢNG TUYẾN ĐIỂM DU LCH VIỆT NAM (Dành cho học sinh, sinh viên chuyên ngành du lịch) LÀO CAI, 2015

Transcript of tập bài giảng tuyến điểm du lịch việt nam

1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI

KHOA DU LICH

Ths. ĐỒNG THI THU HUYỀN

TẬP BÀI GIẢNG

TUYẾN ĐIỂM DU LICH

VIỆT NAM

(Dành cho học sinh, sinh viên chuyên ngành du lịch)

LÀO CAI, 2015

2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong suốt hơn 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có những bước

tiến đáng khích lệ, trở thành ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân.

Đặc biệt, kinh doanh lữ hành ở Việt Nam phát triển rất nhanh chóng. Từ một công ty du lịch

ở thời kỳ đầu đến năm 2014, toàn ngành đã có 2532 doanh nghiệp lữ hành (nội địa và quốc

tế) đáp ứng nhu cầu đi du lịch ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Và kinh

doanh lữ hành cũng là một trong những ngành kinh doanh chính của kinh doanh du lịch.

Muốn đạt hiệu quả kinh doanh cao, ngoài kiến thức sâu rộng về ngành du lịch nói chung,

các nhà kinh doanh cần phải có kiến thức về kinh doanh lữ hành nói riêng. Tại các trường

cao đẳng và đại học đào tạo về du lịch, trong hệ thống kiến thức về ngành du lịch, việc

trang bị cho học sinh, sinh viên kiến thức về tuyến điểm du lịch phục vụ cho kỹ năng kinh

doanh lữ hành là điều cần thiết.

Môn học “Tuyến điểm du lịch Việt Nam” là một môn học cốt lõi trong chuyên ngành

đào tạo “Hướng dẫn du lịch” và “Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành” của trường Cao

đẳng Cộng đồng Lào Cai. Mục tiêu của môn học nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên các

kiến thức lý luận về tuyến, điểm du lịch và các loại hình du lịch; các tuyến, điểm du lịch của

từng vùng du lịch trên đất nước Việt Nam. Kiến thức của môn học là sự tiếp nối kiến thức

các môn cơ sở của ngành đã được trang bị trước đó.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và yêu cầu của công tác đào tạo, Khoa Du lịch trường

Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai đã tiến hành biên soạn tập bài giảng Tuyến điểm du lịch Việt

Nam phù hợp với nhu cầu và nội dung giảng dạy của ngành đào tạo dành cho hệ TCCN và

cao đẳng. Đồng thời, tập bài giảng đã hệ thống kiến thức và cập nhật mới các thông tin du

lịch của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Nội dung của tập bài giảng gồm có 4 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về Tuyến điểm

du lịch. Chương 2: Tuyến điểm du lịch vùng du lịch Bắc Bộ. Chương 3: Tuyến điểm du lịch

vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Chương 4: Tuyến điểm du lịch vùng du lịch Nam Trung Bộ và

Nam Bộ. Nội dung các chương ngoài kiến thức cơ bản còn cập nhật các kiến thức mới và có

mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Hi vọng tập bài giảng sẽ là tài liệu hữu ích cho các học sinh, sinh viên thuộc các ngành

liên quan đến du lịch, cũng như tất cả những ai quan quâm tới lĩnh vực này.

Tập bài giảng được tổ chức và biên soạn với thái độ làm việc nghiêm túc nhưng không

thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được sự đóng góp của các

nhà nghiên cứu và người đọc quan tâm đến lĩnh vực để tập bài giảng ngày càng hoàn thiện

hơn.

TÁC GIẢ

3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYẾN ĐIỂM DU LICH

1.1. KHÁI NIỆM

1.1.1. Điểm du lịch

Điểm du lịch là nhân tố quan trọng hình thành nên các sản phẩm du lịch phục vụ cho

hoạt động kinh doanh lữ hành. Điểm du lịch càng đa dạng thì sản phẩm du lịch càng đa

dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Hiện nay khi đánh giá

điểm du lịch, các nhà khoa học quan tâm nhiều đến giá trị thu hút khách của điểm đến. Và

điểm du lịch có thể là đại diện của một địa phương, một vùng lãnh thổ hoặc của một quốc

gia.

Hiện nay, có nhiều định nghĩa về điểm du lịch, theo Luật du lịch Việt Nam năm 2007,

Điểm du lịch được định nghĩa như sau: Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn,

phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.

Điều kiện và nhân tố hình thành nên điểm du lịch:

Nơi có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, độc đáo và có sức hấp dẫn đối với du

khách. Ví dụ những nơi có: suối nước khoáng; thảm thực vật và động vật phong phú; có

không gian nghỉ ngơi; có địa điểm cho những hoạt động ngoài trời như đi dã ngoại, chạy bộ,

đi xe đạp; những công trình kiến trúc, văn hóa nghệ thuật có giá trị….

Đảo bảo các điều kiện vệ sinh cần thiết cho du khách.

Có cơ sở hạ tầng: đường xá, cầu cống, hệ thống điện nước… đang hoạt động tốt.

Có loại hình lưu trú phục vụ du khách như khách sạn, nhà nghỉ, nơi cắm trại, nhà sàn,…

Có hệ thống các cửa hàng bán đồ lưu niệm, đặc biệt là thực phẩm.

Hệ thống dịch vụ được trang bị đầy đủ như nhà luyện tập, câu lạc bộ phục hồi sức khỏe,

khu vui chơi, giải trí.

Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, vòng đời của một điểm du lịch thường trải qua 6

giai đoạn:

Giai đoạn phát hiện: Trong giai đoạn này, một vùng hay một địa danh nào đó được du

khách hoặc người dân, các nhà nghiên cứu ngẫu nhiên phát hiện và được thế giới tán

thưởng, công nhận vẻ độc đáo, hấp dẫn của nó. Trong giai đoạn này chưa có hoạt động kinh

doanh du lịch.

Giai đoạn tham gia: Đây là giai đoạn những người làm du lịch vào cuộc (nhà quản lý du

lịch, đối tác, cộng đồng địa phương, nhà nước…). Họ sẽ tiến hành đưa ra ý tưởng, nghiên

cứu, quy hoạch, xây dựng phương án phát triển. Đây là giai đoạn hoạt động du lịch đã diễn

ra, nhưng chưa nhiều.

Giai đoạn phát triển: Trong giai đoạn này đã bùng nổ lượng khách đến điểm du lịch

mới. Ngay trong giai đoạn này xuất hiện những mâu thuẫn giữa khách du lịch và người dân

địa phương, giữa các cơ sở kinh doanh du lịch trong và ngoài địa phương đó. Đây là những

mâu thuẫn muốn phát triển du lịch bền vững và kéo dài tuổi thọ của một điểm du lịch, rất

cần thiết họ phải bắt tay cùng đưa ra hướng phát triển chung và hiệu quả.

Giai đoạn hoàn chỉnh: Để tiếp tục thu hút nhiều khách du lịch, chủ đầu tư và chính

quyền địa phương tiếp tục hoàn thiện điểm du lịch, mở rộng và nâng cấp các hạng mục và

dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Đây cũng là giai đoạn thu hút

khách trong chu kỳ phát triển của một điểm du lịch.

Giai đoạn trì trệ: Trong giai đoạn này, điểm du lịch đã được khai thác vượt quá sức tải

của nó và bắt đầu đi xuống. Khách du lịch lúc này đã quá quen với hình ảnh điểm đến nên

không còn hứng thú một điểm du lịch đã cũ và xuống cấp.

4

Giai đoạn suy tàn: Lượng khách giảm sút mạnh, sức hút của điểm du lịch không còn

như trước. Vào thời điểm này tuy điểm du lịch vẫn còn hoạt động nhưng với quy mô nhỏ và

doanh thu không còn được như trước đây.

Ở Việt Nam cũng như đối với tất cả các nước có hoạt động du lịch, nếu muốn kéo dài

giai đoạn hoàng kim của điểm du lịch cần phải có chiến lược khai thác, quy hoạch, nâng

cấp, mở rộng phù hợp với sự phát triển du lịch của quốc gia đó.

Theo Luật Du lịch Việt Nam, điểm du lịch muốn được công nhận là điểm du lịch quốc

gia cần phải đạt được các tiêu chí sau đây:

- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn.

- Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.

- Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ

sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ

khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch.

- Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo

quy định của pháp luật.

Điểm du lịch quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định, công nhận.

Một số những điểm du lịch hấp dẫn: Sa Pa, chùa Hương Tích, Tam Đảo, Vịnh Hạ Long,

Hội An, Địa đạo Củ Chi, Buôn Đôn,....

1.1.2. Tuyến du lịch

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, tuyến du lịch là nhân tố quyết định đến việc thỏa

mãn nhu cầu của du khách. Dựa vào nhu cầu, sở thích, vị trí địa lý của điểm du lịch và sự

phân vùng lãnh thổ du lịch mà các nhà kinh doanh lữ hành đã tạo ta những tuyến du lịch

phù hợp, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Tuyến du lịch có thể mang tính

chất địa phương hoặc liên vùng tùy thuộc vào điểm đến du lịch và sự phân hóa lãnh thổ du

lịch.

Hiện nay, tuyến du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau, ở Việt Nam các nhà nghiên cứu

hay sử dụng khái niệm: Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở

cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ,

đường hàng không. Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2007.

Như vậy, tuyến du lịch được coi như là một lịch trình được lên sẵn, kết nối các điểm du

lịch, cùng với nó là các dịch vụ phục vụ đi kèm để thực hiện chương trình du lịch. Trong

tuyến du lịch, quan trọng nhất là hành trình (lộ trình) của một chương trình du lịch. Thông

qua tuyến du lịch, các nhà lữ hành có thể tính toán được thời gian của chuyến đi và đặc

trưng nổi bật của sản phẩm du lịch đó.

Ở Việt Nam, để được công nhận là một tuyến du lịch phụ thuộc rất lớn vào kết cấu và

khoảng cách của các điểm du lịch ở trong tuyến đó. Từ đó, phân chia thành tuyến du lịch

quốc gia hay tuyến du lịch nội vùng (địa phương).

Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch quốc gia bao gồm:

- Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có

tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế;

- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch

dọc theo tuyến.

Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch địa phương bao gồm:

- Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương;

5

- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch

dọc theo tuyến.

Một số tuyến du lịch quan trọng của Việt Nam:

Hà Nội – Hải Dương - Hạ Long – Hải Phòng

Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa

Hà Nội – Nghệ An – Quảng Bình – Quảng Trị - Huế

TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Nha Trang

TP. Hồ Chí Minh – Đồng bằng Sông Cửu Long

TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Côn Đảo

1.2. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC DU LICH

1.2.1. Du lịch dã ngoại

Du lịch dã ngoại thích hợp với các hoạt động thanh niên, khảo sát, nghiên cứu và khám

phá. Du lịch dã ngoại cung ứng thỏa mãn các yêu cầu thuộc về tinh thần: thưởng ngoạn vẻ

đẹp hùng vĩ, hoang dã hay thơ mộng của cảnh vật thiên nhiên; tìm tòi những điều mới lạ,

sống gần với tự nhiên để có được những cảm xúc rạt rào, thư thái tâm hồn, với một thể chất

được tập luyện và tái bồi dưỡng bằng không khí trong lành. Ðặc biệt du lịch dã ngoại phát

triển tinh thần cộng đồng giúp mọi thành viên thân thiết với nhau hơn.

Du lịch dã ngoại được hiểu như sau: Là loại hình du lịch cắm trại ngoài trời, kết hợp

những trò chơi để tạo mối thân mật trong đoàn du lịch, thường là những nhóm người trong

cùng một lớp học, đoàn thể, cơ quan và thích hợp cho các đối tượng thanh thiếu niên.

Thực tế, đây là hình thức du lịch dã ngoại có thể mang lại nhiều niềm vui cho con

người, ngay cả những du khách tuổi già, và cả những du khách có hứng thú về trèo non,

vượt suối băng ngàn, những buổi vui chơi rộn rã tiếng "hò dô ta" hoặc là những đêm lửa trại

giữa núi rừng, đồi hoang, đảo vắng, ấm áp tình người với những trò chơi giản dị, hồn nhiên.

Ở Việt Nam, với địa hình đa dạng và có nhiều cảnh vật hoang sơ nên rất thích hợp để

phát triển loại hình du lịch này đối với cả đối tượng khách nội địa và khách quốc tế. Khách

du lịch nước ngoài rất thích thú với các tuyến hành trình bằng xe đạp đi khám phá các vùng

nông thôn hoặc vùng núi, hải đảo. Họ được trải nghiệm những khoảng khắc đẹp trong cuộc

sống thường nhật của những người dân ở mỗi vùng, miền khác nhau trên đất nước Việt

Nam.

Một số các điểm du lịch dã ngoại được du khách yêu thích nhất là Sài Gòn, vùng đồng

bằng sông nước Cửu Long, Ngũ Hành Sơn, các bãi biển, Ðà Lạt, Daklak, Hội An, Huế, Hà

Nội, vịnh Hạ Long, vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc....

1.2.2. Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái để thưởng thức những tài nguyên thiên nhiên (sông, núi, biển, rừng)

thích hợp cho mọi đối tượng khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài.

Nội dung căn bản của du lịch sinh thái là tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người

đối với môi trường. Quan điểm thụ động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa

các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh

thái, văn hoá và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng du lịch sinh thái còn phải đóng góp

vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân

dân địa phương.

Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về

phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: "Du lịch sinh thái là hình thức du

lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến

6

việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng

đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn".

Trong Luật du lịch năm 2005, định nghĩa du lịch sinh thái được hiểu khá ngắn gọn "Du

lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương

với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững". Theo quy chế quản lý các hoạt

động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT

ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu " Là hình thức du lịch dựa vào thiên

nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa

phương nhằm phát triển bền vững". Tuy nhiên, trong giảng dạy và nghiên cứu thường sử

dụng định nghĩa trong Luật Du lịch được ban hành năm 2005.

Thực tế, khi phát triển loại hình du lịch sinh thái, các nhà nghiên cứu kỳ vọng loại hình

du lịch này sẽ cải thiện được các vấn đề về môi trường, kinh tế, văn hóa – xã hội. Bảo tồn

tài nguyên của môi trường tự nhiên. Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi

trường tự nhiên mà họ đang chiêm ngưỡng. Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa

phương, người dân bản địa trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai

thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch v.v...

Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói trên, loại hình du lịch sinh thái vừa đảm bảo sự hài

lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấp dẫn đối với họ, đồng thời qua du

khách quảng bá uy tín của điểm du lịch, khu du lịch. Từ đó ngành du lịch có điều kiện bảo

đảm và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch và cũng là cơ hội tăng thu nhập cho người

dân thông qua hoạt động du lịch, cũng tức là có điều kiện thuận lợi về xã hội hoá thu nhập

từ du lịch.

Một số nơi thu hút khách với loại hình du lịch sinh thái như: Hà Nội, Đà Lạt, TP. Hồ

Chính Minh, đồng bằng Sông Cửu Long, Cần Thơ…

1.2.3. Du lịch nghiên cứu

Du lịch nghiên cứu là loại hình du lịch ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp lý luận

với thực tiễn, học đi đôi với hành. Một trong những biểu hiện của loại hình này là sinh viên

thuộc các ngành học như địa lý, lịch sử, văn hóa, môi trường… được tổ chức đi nghiên cứu

tìm hiểu thực tế. Ngoài ra, các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực trên họ cũng có nhu cầu

nghiên cứu thực tế tại các điểm phù hợp với nội dung nghiên cứu. Địa điểm đến phải là

những nơi có các đối tượng phù hợp với nội dung học tập như vườn quốc gia, khu dự trữ

sinh quyển, các di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng….

Hiện nay, có nhiều cách hiểu về hình thức du lịch nghiên cứu. Tuy nhiên, cách hiểu

được sử dụng nhiều nhất là khái niệm: Du lịch nghiên cứu là loại hình du lịch tổ chức cho

cá nhân hay một nhóm nghiên cứu, tìm hiểu về các tài nguyên thiên nhiên (động thực vật

học, địa chất), các tài nguyên nhân văn (văn hóa, trang phục của các dân tộc).

Một số nơi thu hút khách du lịch đến nghiên cứu: VQG Cúc Phương, VQG Hoàng Liên

Sơn, VQG Tràm Chim, VQG Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Cát Tiên, bảo tàng

Lịch sử, bảo tàng Dân tộc học, tìm hiểu văn hóa vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên, tìm hiểu

văn hóa người Chăm….

1.2.4. Du lịch tìm hiểu về lịch sử - văn hóa

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, con người ngày càng có điều kiện

và nhu cầu tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc khác trên thế giới.

Do đó, việc tổ chức các chương trình du lịch gắn với nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hóa của

một dân tộc, một quốc gia đang là mối quan tâm của các nhà quản lý du lịch.

Nếu như các hình thức du lịch khác thường gắn liền với cả hai loại tài nguyên du lịch,

thì du lịch tìm hiểu về lịch sử - văn hóa chỉ gắn với tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là, loại

7

hình du lịch tìm hiểu những tài nguyên nhân văn thích hợp cho mọi đối tượng khách tham

quan đến những đình, đền, chùa, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các công trình kỷ niệm

những danh nhân và sự kiện lịch sử.

Một số điểm du lịch văn hóa tiêu biểu

- Điểm du lịch địa đạo Củ chi ( TPHCM )

- Điểm du lịch đình Bình thủy ( tỉnh Cần thơ )

- Điểm du lịch Côn sơn – Kiếp Bạc ( tỉnh Hải dương )

- Khu lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc ( tỉnh Đồng Tháp )

- Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội)

- Cố đô Huế (TP. Huế)

- Phố cổ Hội An (Quảng Nam)

1.2.5. Du lịch vui chơi, giải trí

Mục đích của chuyến du lịch là thư giãn, thoát khỏi công việc căng thẳng thường ngày

để phục hồi sức khỏe. Với mục đích này du khách chủ yếu muốn tìm đến những nơi yên

tĩnh, có không khí trong lành. Tuy nhiên, ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi rất cần thiết

có các chương trình vui chơi, giải trí. Để đáp ứng xu thế này cần quan tâm mở rộng các loại

hình và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vui chơi giải trí như các công viên, các trung

tâm thương mại, sòng bạc….

Chính vì mục đích của chuyến đi nên hình thức du lịch vui chơi, giải trí được hiểu là

loại hình du lịch giúp cho khách tham quan những giây phút được thư giãn về tinh thần sau

một thời gian lao động cực nhọc, tăng cường sức khỏe để tiếp tục công việc.

Ở Việt Nam, loại hình du lịch này mới chỉ phát triển mạnh ở cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ

XXI. Tuy nhiên, thực tế các khu vui chơi, giải trí còn chưa hiện đại do hoàn cảnh kinh tế

nước ta còn khó khăn.

- Điểm du lịch tắm bùn và nước khoáng Tháp Bà (tỉnh Khánh hoà).

- Khu du lịch Suối Tiên (TP. HCM).

- Thiên đường Bảo Sơn (TP. Hà Hội)

- Vinpearl Land (Nha Trang)

- Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương)

1.2.6. Các hình thức khác

Bên cạnh, cách phân loại trên, hiện nay có rất nhiều cách phân loại khác cũng được các

nhà nghiên cứu sử dụng.

Cách phân loại dựa vào phương tiện vận chuyển có các hình thức:

- Du lịch bằng môtô - xe đạp: Trong loại hình này xe đạp và môtô được làm phương

tiện đi lại cho du khách từ nơi ở đến điểm du lịch. Nó được phát triển ở nơi có địa hình

tương đối bằng phẳng

- Du lịch bằng tàu hỏa: Được hình thành từ những năm 40 của thế kỷ 19.

Ngày nay do sự phát triển của ngành đường sắt, số khách du lịch bằng tàu hỏa ngày

càng đông. Lợi thế của du lịch bằng tàu hỏa là: tiện nghi, an toàn, nhanh, rẻ, đi được xa và

vận chuyển được nhiều người.

- Du lịch bằng tàu thủy: Được phát triển ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở những

nước có bờ biển đẹp, có nhiều vịnh, nhiều đảo, hải cảng, sông hồ...

- Du tịch bằng xe hơi: Là loại hình du lịch được phát triển phổ biến và rộng rãi nhất. nó

có nhiều tiện lợi và được nhiều người ưa chuộng: nhanh, du khách có điều kiện gần gũi với

8

thiên nhiên, có thể dừng lại ở bất cứ điểm du lịch nào...

- Du lịch bằng máy bay: Là loại hình du lịch có nhiều triển vọng nhất, nó có nhiều ưu

thế: nhanh, tiện nghi. Vì vậy trong một thời gian ngắn du khách có thể đi được quãng đường

xa hơn, giúp họ đi được nhiều nơi hơn. Tuy nhiên, giá cả tương đối cao không phù hợp với

thu nhập của nhiều người.

Hoặc cách phân loại theo loại hình lưu trú:

- Du lịch ở trong khách sạn: Là loại hình du lịch phổ biến nhất. Loại hình này phù hợp

với những người lớn tuổi, những người có thu nhập cao. Vì ở đây các dịch vụ hoàn chỉnh

hơn, có hệ thống hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn, nhưng giá cả cao hơn.

- Du lịch ở trong Motel: Motel là các khách sạn được xây dựng ven đường xa lộ nhằm

phục vụ cho khách du lịch bằng xe hơi. Ở đây có cả các giữa để xe cho lữ khách. Các dịch

vụ trong Motel phần lớn là tự phục vụ. Du khách tự nhận phòng, tự gọi ăn trong nhà hàng.

Các dụng cụ ở đây là loại sử dụng một lần. Giá cả trong Molel thường rẻ hơn ở trong khách

sạn.

- Du lịch ở trong nhà trọ: Nhà trọ là những khách sạn loại nhỏ của tư nhân, giá cả

thường rất thích hợp với du khách có thu nhập thấp, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ đi

cùng.

- Du lịch cắm trại: Là loại hình du lịch được phát triển với nhịp độ cao, được giới trẻ ưa

chuộng. Nó rất thích hợp với khách đi du lịch bằng xe đạp, mô tô, xe hơi. Đầu tư cho du

lịch loại này không cao, chủ yếu sắm lều trại, bạt, giường ghế gấp và một số dụng cụ đơn

giản rẻ tiền. Khách tự thuê lều bạt, tự dựng và tự phục vụ.

Những cách phân loại này tùy theo yêu cầu cụ thể của khách mà có cách thiết kế, tổ

chức các chương trình du lịch phù hợp.

9

CHƯƠNG 2: TUYẾN ĐIỂM DU LICH VÙNG DU LICH BẮC BỘ

2.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LICH BẮC BỘ

2.1.1. Vị trí địa lý

Vùng du lịch Bắc Bộ có diện tích 150.066,8 km2, bao gồm 28 tỉnh, thành phố, kéo dài

từ Hà Giang đến Hà Tĩnh, với Thủ đô Hà Nội là trung tâm tạo vùng và có tam giác tăng

trưởng du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vùng là nơi hội tụ đầu đủ các tiềm năng

phát triển du lịch của Việt Nam. Trong số 3 vùng du lịch của cả nước, vùng du lịch Bắc Bộ

có diện tích lớn nhất, với dân số là 41.013,4 nghìn người (2013), chiếm 45,3% diện tích và

45,2% dân số cả nước, mật độ trung bình là 260 người/km2, tương đương với mật độ dân số

toàn quốc.

Vùng du lịch Bắc Bộ có 7 tỉnh ở phía Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà

Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên) tiếp giáp với Trung Quốc; 5 tỉnh phía Tây (Lai

Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) tiếp giáp với Lào, phía đông giáp vịnh Bắc

Bộ với bờ biển dài l.000km và hàng nghìn đảo nhỏ. Trong đó, có các đảo nhỏ dọc theo các

tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng rất có giá trị về mặt du lịch.

Vị trí địa lý của vùng du lịch Bắc Bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho vùng có biểu hiện

đầy đủ nhất về đất nước và con người Việt Nam. Thiên nhiên của vùng rất đa dạng và mang

nhiều nét đặc trưng độc đáo của cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm. Vùng là cái nôi hình thành

nên dân tộc Việt với nền văn hóa Việt. Bên cạnh đó, vùng núi phía Bắc còn là nơi sinh sống

của cộng đồng dân cư các dân tộc Việt Nam, nên kho tàng văn hóa của mỗi dân tộc đã tạo

nên bức tranh văn hóa đa dạng đầy màu sắc. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển

hoạt động du lịch, đặc biệt ngoài giá trị cho khách nội địa, vùng còn có sức hấp dẫn rất lớn

đối với du khách quốc tế.

2.1.2. Thống kê các điểm du lịch quan trọng của vùng

Vùng du lịch Bắc Bộ bao gồm 28 tỉnh thành, mỗi tỉnh có những điểm du lịch đặc trưng,

tạo nên các sản phẩm du lịch có giá trị lớn đối với hoạt động kinh doanh du lịch. Hệ thống

các điểm du lịch, điểm tham quan quan trọng của vùng bao gồm nhiều điểm có giá trị, được

thống kê chi tiết trong bảng phục lục 1: Hệ thống các điểm du lịch/điểm tham của vùng du

lịch Bắc Bộ.

2.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Vùng du lịch Bắc Bộ có lịch sử hình thành và phát triển du lịch sớm nhất nước ta do đó,

vùng đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đa dạng phục vụ cho sự

phát triển của ngành. Tại các trung tâm hoặc các điểm du lịch đã xây dựng được hệ thống

nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách. Hệ thống này ngày

càng đa dạng về loại hình đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách đến từ nhiều quốc gia,

nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, hệ thống các điểm, khu vui chơi giải trí của

vùng vẫn còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Về hệ thống cơ sở lưu trú, số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 3 sao trở lên đã

được đầu tư xây dựng tại trung tâm du lịch Hà Nội, các điểm du lịch Hạ Long, Hải Phòng,

Hải Dương, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh.... Loại hình lưu trú cũng ngày càng đa

dạng. Ngoài hệ thống khách sạn cao cấp, vùng có phát triển hệ thống nhà nghỉ, khu resrot,

homestay, camping... phục vụ tối đa nhu cầu nghỉ dưỡng của các đối tượng khách. Các hình

thức lưu trú này không chỉ tập trung tại trung tâm du lịch Hà Nội mà còn được trải đều ở các

tiểu vùng du lịch. Đây là điều kiện để phát triển du lịch đồng đều giữa các tỉnh thành trong

vùng, nâng cao chất lượng phục vụ du lịch. Các cơ sở lưu trú quan trọng của vùng được

thống kê chi tiết trong phục lục 2: Hệ thống cơ sở lưu trú quan trọng của vùng du lịch Bắc

Bộ.

10

Đối với vùng du lịch Bắc Bộ, hệ thống nhà hàng, quán bar phục vụ cho hoạt động du

lịch của vùng trong giai đoạn hiện nay cũng ngày càng phát triển đa dạng. Trong vùng, có

nhiều kiểu nhà hàng phục vụ đa dạng cho các đối tượng khách khác nhau: nhà hàng các món

ăn dân tộc, nhà hàng chuyên món ăn Âu, nhà hàng chuyên món ăn chay, nhà hàng chuyên

món ăn của một số quốc gia trên thế giới (Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,...). Sự phong phú

này giúp cho khách quốc tế có nhiều sự lựa chọn và khách nội địa sẽ được thưởng thức văn

hóa ăn của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế các nhà hàng lớn chỉ tập trung ở

các trung tâm du lịch phát triển như Hà Nội, Hạ Long. Với các điểm du lịch nhỏ cơ sở ăn

uống còn nhỏ lẻ, manh mún chưa có hệ thống nhà hàng chuyên dụng hoặc mới chỉ phát triển

hình thức ăn theo bàn truyền thống (chưa có kiểu Buffet mang lại nhiều sự lựa chọn cho du

khách).

Bên cạnh hệ thống khách sạn, nhà hàng sang trọng, vùng du lịch Bắc Bộ còn có nhiều cơ

sở phục vụ lưu trú và ăn uống với hệ thống nhà nghỉ, quán bar tập trung tại các điểm du lịch

quan trọng của vùng như Nghệ An, Sa Pa, Ninh Bình.... Với sự đa dạng này, đã đáp ứng

được nhu cầu phong phú của du khách với nhiều các loại hình du lịch khác nhau. Tuy nhiên,

có nhiều cơ sở còn hoạt động manh mún vẫn mang tính thời vụ, do đó cần mở rộng kinh

doanh đem lại sự phục vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo cho du khách. Những nhà hàng quan

trọng của vùng được thống kê chi tiết trong phục lục 3: Hệ thống nhà hàng quan trọng của

vùng du lịch Bắc Bộ.

2.1.4. Sản phẩm du lịch đặc trưng

Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch Bắc Bộ là du lịch văn hóa, du lịch hội

nghị hội thảo kết hợp với du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu và nghỉ dưỡng.

- Du lịch tham quan nghiên cứu nền văn hóa Việt Nam

+ Các di tích văn hóa – lịch sử của vùng là chứng nhân cho thời kỳ dựng nước và giữ

nước của dân tộc Việt Nam.

+ Các lễ hội, tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hóa của dân tộc.

+ Các di sản, văn hóa nghệ thuật truyền thống của cộng đồng người Việt và các dân tộc

khác.

+ Các làng nghề thủ công truyền thống

- Tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại các vùng có cảnh quan đẹp

+ Vùng biển và hải đảo

+ Các hồ chứa nước lớn và nghỉ mát trên núi

+ Vùng núi đá, hang động karst

+ Vùng núi cao, rừng nguyên sinh

- Du lịch sinh thái

+ Tham quan nghỉ dưỡng tại các khu sinh thái gần trung tâm du lịch Hà Nội

+ Các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển cho phép khai thác phục vụ phát triển du

lịch

- Du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ, công vụ

11

Bản đồ 2.1: Tuyến điểm du lịch vùng du lịch Bắc Bộ

2.2. MỘT SỐ TUYẾN DU LICH QUAN TRỌNG ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG

VÙNG

2.2.1. Tuyến du lịch trung tâm Hà Nội

2.2.1.1. Khái quát về Hà Nội

Hà Nội là thành phố cổ, là thủ đô của nước Việt Nam được xây dựng cách đây hàng

nghìn năm, là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống và nhân tài.

12

Hà Nội thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa

phương đứng thứ nhì về dân số với 7.129.600 người (2014).

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 10

quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai

trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.

Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, thuận tiện cho giao thông và trao

đổi kinh tế, văn hóa với các tỉnh thành trong vùng và cả nước. Hà Nội cũng là trung tâm văn

hóa, kinh tế, chính trị của cả nước.

Hà Nội có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch (theo thống kê của Sở Văn hóa Thông

tin Hà Nội, đến năm 2011, Hà Nội có 2.114 di tích văn hóa lịch sử, 579 ngôi đình, 676 ngoi

chùa, 273 ngôi đền với mật độ di tích được xếp hạng cao nhất cả nước, trung bình 42,8 di

tích/km2). Đây là tiền đề quan trọng để du lịch Hà Nội phát triển.

Theo thống kê năm 2013, Hà Nội có 611 cơ sở lưu trú với hơn 12.700 phòng đang hoạt

động. Trong số này chỉ có 178 khách sạn được xếp hạng với 8.424 phòng. Tình trạng thiếu

phòng cao cấp là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách nước ngoài tới Hà Nội

không cao. Với mức giá được coi là khá đắt ở Việt Nam, khoảng 126,26 USD một đêm cho

phòng khách sạn 5 sao, hiệu suất thuê phòng các khách sạn 3–5 sao ở Hà Nội hiện dao động

từ 80% đến 90%. Ngoài 9 khách sạn 5 sao là Daewoo, Horison, Hilton Hanoi Opera, Melia,

Nikko, Sofitel Metropole, Sheraton, Sofitel Plaza, và InterContinental, thành phố còn 6

khách sạn 4 sao và 19 khách sạn 3 sao.

Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Hà Nội có cảnh quan địa hình phân hóa đa dạng từ miền

núi cao khu vực Ba Vì đến vùng đồng bằng trũng. Sự phân hóa địa hình tạo nên nhiều cảnh

quan du lịch hấp dẫn cho thành phố, tiêu biểu như Ba Vì, Hương Sơn, Sóc Sơn… Thành

phố cũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thích hợp cho hoạt động du lịch.

Hệ thống sông hồ cũng là một đặc điểm thu hút khách của thành phố, hấp dẫn du khách

như: sông Hồng, sông Đáy; hồ Tây, hồ Gươm, hồ Trúc Bạch, hồ suối Hai….Ngoài ra, thành

phố còn có hệ thống cây xanh, vườn quốc gia có giá trị cao đối với hoạt động tham quan,

nghiên cứu, nghỉ dưỡng, tiêu biểu là vườn quốc gia Ba Vì.

Hà Nội tập trung nhiều công trình kiến trúc tâm linh có giá trị như: chùa Một Cột, chùa

Trấn Quốc, đền Ngọc Sơn, chùa Thầy, chùa Đậu, chùa Mía…Bên cạnh đó, lễ hội cũng là

một tài nguyên đặc sắc, có giá trị rất hấp dẫn khách du lịch. Các lễ hội tiêu biểu: lễ hội

Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Quang Trung, Chùa Hương, An Dương Vương…

Hà Nội có hệ thống bảo tàng đa dạng ở Việt Nam (hơn 10 bảo tàng): Dân tộc học, Lịch

sử, Cách mạng, Quân sự, Mỹ thuật…cùng với nhiều thư viện, trung tâm triển lãm, trung tâm

thông tin…. là những địa điểm tham quan, vui chơi giải trí hấp dẫn du khách trong và ngoài

nước.

Trung tâm du lịch Hà Nội còn là nơi tập trung các làng nghề nổi tiếng như: làng gốm

Bát Tràng, làng Ngũ Xá đúc đồng, làng lụa Vạn Phúc, làng Nón Chuông, sơn mài Hạ

Thái… vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống làng nghề. Nơi đây cũng là

những điểm tham quan quen thuộc của du khách quốc tế.

Cùng với tài nguyên du lịch phong phú, thành phố Hà Nội có hệ thống cơ sở vật chất –

kỹ thuật, cơ sở hạ tầng rất phát triển. Hệ thống khách sạn, nhà hàng, các cơ sở vui chơi, giải

trí phát triển trên khắp thành phố. Hiện tại, thành phố có khoảng 200 khách sạn được xếp

hạng, trong đó có 6 khách sạn chuẩn 5 sao, đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khách

khác nhau. Ngoài ra, thành phố là đầu mối giao thông và có sân bay quốc tế cũng là yếu tố

thuận lợi để du khách dễ dàng di chuyển và thu hút đông đảo hơn nữa du khách trong tương

lai.

13

2.2.1.2. Các điểm tham quan du lịch trong nội thành Hà Nội

a) Khu Phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội được xác định bởi khu 36 phố phường. Khu phố cổ được xây dựng từ thế

kỷ XI khi vua Lý Thái Tổ cho xây dựng kinh thành Thăng Long. Về địa giới, không gian

khu Phố cổ Hà Nội có thể coi như một hình tam giác cân, có đỉnh là phố Hàng Than, cạnh

phía đông là đê sông Hồng, cạnh phía Tây là phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da, còn đáy

là phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ. Ngày nay, khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận

Hoàn Kiếm, tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng

Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa

Đông, Lý Thái Tổ.

Thời Lý, Phố cổ Hà Nội gồm 36 phố phường, thời nhà Trần Phố cổ Hà Nội được mở

rộng với 61 phố phường. Từ thời Lê đến nay khi nới tới Phố cổ Hà Nội là được xác định bởi

36 phố phường.

Phố cổ Hà Nội được quy hoạch theo hình bàn cờ, có chức năng là nơi kinh doanh và sản

xuất các mặt hàng theo tên gọi. Việc bố trí các phố phù hợp với điều kiện kinh doanh, các

phố buôn bán những mặt hàng cồng kênh cần đường giao thông đều nằm gần mặt đê sông

Hồng. Đặc trưng nổi bật nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng

nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề

của mình. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước,

mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng. Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được

sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc...

Đặc trưng tiếp theo của khu phố cổ là kiến trúc nhà cổ trong khu phố buôn bán. Những

nhà cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không

đều, được dựng vào thế kỉ XVIII - XIX, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà

giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói.

Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh đụng độ trực tiếp với quân Pháp và lính Lê

dương, người dân và Vệ quốc quân đã đục thông tường từ nhà này sang nhà khác. Khi cần

người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần

phải xuống đường. Từ cuối thế kỉ XX, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các ngôi

nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ.

Bên cạnh kiến trúc nhà, khu phố cổ còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa như đình,

đền, chùa, hội quán. Điển hình: Đình Nhân Hội (33 phố Bát Đàn); đình Đông Môn (8 Hàng

Cân); đình Thuận Mỹ (64 Hàng Quạt); chùa Cầu Đông (38B Hàng Đường) ; chùa Kim Cổ

(73 Đường Thành);…. Các di tích lịch sử văn hóa còn hiện hữu tại nơi đây đã thể hiện gốc

gác truyền thống văn hóa của một bộ phận dân cư Thăng Long – Hà Nội xưa.

Khu Phố cổ Hà Nội ngày nay do bị thời gian tàn phá nên đã bị xuống cấp nghiêm trọng,

không còn giữ được những giá trị kiến trúc mỹ thuật, văn hóa như xưa. Do đó, việc trùng tu,

bảo vệ Phố cổ Hà Nội đang rất cấp bách. Trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà

Nội, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định dùng khoảng 50 tỷ đồng để tân trang

75 tuyến phố của các quận nội, ngoại thành.

Ngày nay, phố cổ Hà Nội vẫn là nơi lưu giữa văn hóa Thăng Long – Hà Nội xưa, rất hấp

dẫn du khách trong và ngoài nước. Vì vậy, ông F.Mayơ - Tổng giám đốc UNESCO đã nhận

xét rằng: “Khu Phố cổ Hà Nội là một di tích quý giá, đáng được bảo tồn”.

b) Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành

phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long xưa. Hiện nay, nơi đây đã được thủ

tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.

14

Cổng chính nằm ở phía nam công trình thuộc phố Quốc tử giám.

Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám có diện tích 54.331m2 bao gồm: hồ Văn,

khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ

Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức đời Lý Thánh Tông. Ngoài chức năng thờ

tự, Văn miếu còn mang chức năng của một trường học Quốc gia mà học trò đầu tiên là Thái

tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến

năm 1072 lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông. Ngày nay toàn bộ khu Thái Học được xây

dựng với diện tích 1530m² trên tổng diện tích 6150m² gồm các công trình kiến trúc chính

là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến

trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử Giám.

Cổng Văn miếu là tam quan lớn, xây hai tầng ba cửa, tầng hai có tám mái, bốn mái nóc

uốn cong, bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt, tạo kiểu dáng vừa uy nghi, vừa thanh

thoát. Qua cổng tam quan là khu Nhập đạo, có không gian cây xanh thảm cỏ, hồ nước,

đường lát gạch.

Khuê Văn Các (nghĩa là "vẻ đẹp của sao Khuê") là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn

mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều

Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm1805. Gác dựng trên một nền vuông cao cân

xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này

phài đi qua ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo.

Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ

đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp

vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất

nung hoặc vôi cát có độ bền cao.

Nằm trong khu Văn miếu còn có giếng Thiên Quang và bia Tiến sĩ là hai công trình rất

có giá trị.

Thiên Quang tỉnh (tức "giếng soi ánh sáng bầu trời") còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn).

Thiên Quang nghĩa là ánh sáng bầu trời. Đặt tên này cho giếng, người xây dựng có ý muốn

nói con người thu nhận được tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức, nâng cao phẩm chất, tô

đẹp nền nhân văn. Giếng hình vuông, quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng.

Người xưa còn có quan niệm giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê Văn

tượng trưng cho trời. Tinh hoa của cả trời cả đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa

giáo dục uy nghiêm giữa chốn đế đô này. Một con đường nhỏ lát gạch bao quanh giếng cho

phép người ta có thể dạo quanh giếng, lên gác Khuê Văn, vào cửa Đại Thành hoặc rẽ sang 2

vườn bia đá ở 2 bên.

Di tích có giá trị bậc nhất ở đây là 82 tấm bia Tiến sĩ dựng ở hai bên phải trái của

giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành 2 hàng ngang, mặt bia đều quay về phía

giếng. Cả hai bên, giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình vuông, 4 mặt bỏ trống, nền cao, giữa

nền có bệ, cửa đều trông thẳng xuống giếng. Đây là hai tòa đình thờ bia. Xưa kia hàng năm

xuân thu nhị kỳ trong Văn Miếu làm lễ tế thì ở đây cũng sửa lễ vật cúng bái các vị tiên nho

của nước ta mà quý tính cao danh còn khắc trên bia đá. Trong 82 tấm bia còn lại tới ngày

nay, tấm sớm nhất dựng vào năm1484, khắc tên các vị tiến sĩ đỗ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu

Đại Bảo năm thứ 3 (1442) tấm cuối cùng dựng vào năm 1780, khắc tên các Tiến sĩ đỗ

khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 40 (1779). Từ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại

Bảo năm thứ 3 tới khoa cuối cùng là khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống năm thứ

nhất 1787 tính cho đủ phải tới 124 khoa thi đình, nếu chỉ kể các khoa thi Tiến sĩ, không kể

các khoa Đông Các và Chế khoa thì cũng phải 117 khoa, vậy nếu theo đúng điển lệ triều

Hậu Lê thì phải lập đủ 117 tấm bia đề tên Tiến sĩ. Thế nhưng trải qua bao cơn binh lửa, vật

15

đổi sao dời, số bia chỉ còn là 82 tấm. Nhiều tấm bia nọ lắp vào rùa kia, nhiều tấm nứt vỡ

phải gắn chắp lại.

Hai cửa nhỏ theo văn bản của ông Đỗ Văn Ninh là Kim Thành bên phải và Ngọc Thành

bên trái, hiện nay là Kim Thanh môn và Ngọc Chấn môn nằm ngang với cửa Đại Thành,

song 2 cửa này không mở vào thẳng khu vực chính, mà để đi qua con đường lát gạch phía

sau 2 dãy Tả Vu và Hữu Vu để tiếp tục qua sang khu Khải Thánh phía cuối cùng của di tích.

Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng mênh mang lát gạch Bát Tràng. Hai bên phải

trái của sân là 2 dãy Hữu Vu và Tả Vu. Chính trước mặt là tòa Đại Bái Đường rộng rãi, to

lớn và thâm nghiêm trải suốt chiều rộng của sân nối giáp với đầu hồi của Tả Vu, Hữu Vu 2

bên, tạo thành cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và thuyền thống. Sau Đại Bái Đường, song

song với Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện, có quy mô tương tự cả về chiều cao lẫn bề

rộng. Đại Bái Đường nối với Thượng Điện bằng một Tiểu Đình hình vuông. Nếu tách riêng

cụm 3 kiến trúc này ra mà nói thì chúng được xây dựng theo hình chữ công mà Tiểu đình

chính là nét sổ giữa và Đại Bái Đường, Thượng Điện là 2 nét ngang trên và dưới.

Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay,

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời

cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào

ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi

kỳ thi.

Ngày 9/5/1962, Bộ Văn hóa đã công nhận Văn miếu Quốc tử giám là di tích lịch sử cấp

Nhà nước.

c) Chùa Một Cột

Chùa Một Cột hay còn gọi là chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây

dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm 1049.

Tương truyền khi ấy nhà vua cao tuổi mà không có con trai nên thường đến các chùa để

cầu tự. Một đêm, vua chiên bao thấy đức Quan Thế Âm hiện trên đài hoa sen ở một hồ nước

hình vuông phía Tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai đưa cho nhà vua, ít lâu sau

hoàng hậu thụ thai sinh con trai, nhà vua cho dựng chùa có dáng như trong mộng để thờ

Phật và Quan Thế Âm.

Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua dựng cột đá, trên đặt đài sen thờ Phật, các nhà sư đi vòng

để cầu kinh cho nhà vua sống lâu nên chùa có tên là Diên Hựu.

Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm. Năm 1105, vua

Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô

chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Thực

dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng

tu cơ bản như trước. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài

mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính

1,20 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống

những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong,

trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh

thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" trên các

mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong

đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ

xưa. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà

Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi

hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can

làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến

trúc nhà Hậu Lê.

16

Chùa Một Cột được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia đặc biệt

vào năm 1962.

d) Quảng trường Ba Đình và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng

Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn

quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm1945, Chủ tịch Chính

phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn

độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quảng trường Ba Đình ngày nay có

khuôn viên với chiều dài 320m và rộng 100m, có 240 ô cỏ, xen giữa là lối đi rộng 1,4m.

Giữa quảng trường là cột cờ cao 25m. Đây là nơi diễn ra các cuộc diễu hành nhân dịp các

ngày lễ lớn của Việt Nam, và cũng là một địa điểm tham quan, vui chơi, dạo mát của du

khách và người dân Hà Nội.

Phía đông Quảng trường là nhà Quốc hội do hai kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện và

Trần Hữu Tiềm thiết kế. Hội trường có sức chưa 1.200 người.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi

hài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người là nhà yêu nước lớn, nhà văn hóa thế giới, đã được

UNESCO tặng danh hiệu là Danh nhân văn hóa thế giới và Anh hùng giải phóng dân tộc

nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức

khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi

Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao

21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm

phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những

hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có

dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Trong di chúc, Hồ Chí

Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban

Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do "theo nguyện vọng và

tình cảm của nhân dân", quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người

dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng Người.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết quả lao động nghệ thuật của các nhà khoa học Việt

Nam và Liên Xô.

Khách đến viếng và thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có dịp tham quan quần thể

khu di tích: nơi ở và nơi làm việc của Người, Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá và vườn cây với

nhiều loại cây quý. Đây cũng là điểm tham quan hấp dẫn nằm liền kề khu vực Quảng trường

và Lăng Chủ tịch.

e) Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn

Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm, là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành

phố Hà Nội. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh

năm). Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ XV gắn với truyền thuyết vua Lê Thái

Tổ trả gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội

(quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.

Quá trình hình thành và phát triển của đền Ngọc Sơn qua các thời kỳ lịch sử không đồng

nhất và có sự khác nhau. Thời xưa trên hồ Tả Vọng (Hoàn Kiếm) đã có gò đất cao, tương

truyền các tiên nữ thường về đây ca hát. Thời Lý Thái Tổ gò đất được gọi là Ngọc Tượng

Sơn. Thời Trần gọi là Ngọc Sơn, trên Ngọc Sơn có một ngôi chùa, về sau bị hủy hoại. Đến

thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh và đắp

hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội.

17

Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín

Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít năm sau chùa lại

nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại

các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi

tên là đền Ngọc Sơn.

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền.

Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ

Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội (núi Độc Tôn) cũ, nhà nho Nguyễn Văn

Siêu cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả

Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút.

Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá

hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một

bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau

ca ngợi là: "Nhất đài Phương Đình bút". Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên,

một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những

người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng

Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1 m, hai bên có hai cầu

thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút.

Đi từ ngoài vào đền, du khách thấy khá nhiều câu đối có giá trị nói lên ý tưởng của kẻ sĩ

trên đất Thăng Long.

Ngày nay, hồ Hoàn Kiếm đền Ngọc Sơn là điểm tham quan không thể thiếu trong các

chương trình du lịch về Hà Nội. Đặc biệt, nơi đây còn được du khách quốc tế yêu thích

tham quan tìm hiểu mỗi khi đặt chân đến Việt Nam.

g) Một số bảo tàng quốc gia ở Hà Nội

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một viện bảo tàng về lĩnh vực dân tộc học của Việt

Nam, trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên.

Bảo tàng được chính thức thành lập vào năm 1995 và khánh thành vào ngày 12 tháng

11 năm 1997. Công trình do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày thiết kế. Nội thất được

thiết kế bởi nữ kiến trúc sư Véronique Dollfus (người Pháp).

Hiện nay, bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt

Nam gồm 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273băng ghi

âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom(tính đến năm 2000).

Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y

phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới

xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.

Khu trưng bày thường xuyên trong toà Trống Đồng giới thiệu tất cả 54 dân tộc ở Việt

Nam. Ở đây có nhiều hiện vật thông dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người

dân. Đặc biệt phong phú là đồ vải của các dân tộc, như khố, váy, khăn... được trang trí bằng

các kỹ thuật truyền thống khác nhau; đồ đan, nhất là các loại gùi, giỏ, mâm; những nhạc cụ

bằng tre, vỏ bầu khô; các hiện vật nghi lễ... Cùng với hiện vật, trong các phòng trưng bày

còn có ảnh và phim tư liệu, phản ánh mọi khía cạnh văn hoá vật thể, phi vật thể, những nét

tiêu biểu trong đời sống và sự sáng tạo của các tộc người.

Bảo tàng gồm ba khu trưng bày chính:

18

Khu trưng bày trong tòa Trống Đồng: không gian trưng bày thường xuyên giới thiệu 54

dân tộc ở Việt Nam trải rộng trên 2 tầng của toàn nhà; 2 không gian giành cho các trưng bày

nhất thời, luôn luôn được đổi mới tuỳ theo chủ đề trưng bày

Khu trưng bày ngoài trời: là một vườn cây xanh trong đó có 10 công trình dân gian với

các loại hình kiến trúc khác nhau.

Khu trưng bày Đông Nam Á: Khởi công xây dựng vào năm 2008. Ngoài ra là khu vực

cơ quan: cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản hiện vật...

Điều đặc biệt khi du khách đến tham quan bảo tàng sẽ được chiêm ngưỡng các khu trưng

bày lưu động được tổ chức theo sự kiện, được xem và khám phá không gian múa rối nước

được biểu diễn hàng ngày phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh là một bảo tàng lớn nhất của Việt Nam. Bảo tàng tập trung chủ

yếu vào việc trưng bày những hiện vât, tư liệu về cuộc đời và con người Hồ Chí Minh. Bảo

tàng là công trình văn hoá tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình Bảo tàng được

khởi công xây dựng ngày 31-8-1985 và khánh thành vào đúng ngày 19-5-1990, nhân kỷ

niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả thiết kế công trình là kiến trúc sư

người Nga nổi tiếng - ông Garon Isacovich.

Toà nhà bảo tàng mang biểu tượng bông sen trắng tượng trưng cho cuộc đời giản dị

thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của

nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu, quyết tâm đi theo con đường mà Người đã

lựa chọn cho dân tộc Việt Nam.

Gian mở đầu (còn gọi là gian long trọng) trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng là

tượng trưng cho nhụy của bông sen trắng. Trung tâm của gian là tượng Chủ tịch Hồ Chí

Minh bằng đồng cao 3.5 m, nặng 2.8 tấn. Phía sau tượng là biểu tượng mặt trời và hình ảnh

cây đa tượng trưng cho ánh sáng và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Theo quan niệm

“trời tròn, đất vuông” của triết học phương Đông: trần gian mở đầu được trang trí một vòng

tròn bằng đồng đan xen những chùm đèn tết hoa, tượng trưng cho trời. Giữa sàn của gian

này được trang trí hình vuông với những bông hoa bằng đá ghép lại, tượng trưng cho trái đất

với hình ảnh đất nước Việt Nam. Hai bên cửa gian long trọng là hai bức phù điêu thể hiện

truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam dựa trên các truyền thuyết: Bọc

trăm trứng, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.

Những biểu tượng nghệ thuật trên đã khái quát chủ đề trưng bày của Bảo tàng: giới thiệu

cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với sự phát triển của dân tộc Việt

Nam và nhân loại.

Trưng bày cố định của Bảo tàng nằm ở tầng 3 với 4000m2. Hai gian triển lãm ở tầng 2

rộng 600m2. Không gian khám phá học đường rộng hơn 150m2.

Kho cơ sở của Bảo tàng có 13 vạn tài liệu, hiện vật; có thư viện chuyên đề sách, báo, tạp

chí…về Chủ tịch Hồ Chí Minh: Kho Tư liệu có hơn 12.000 tài liệu, trong đó có nhiều tư

liệu quí. Thư viện hiện có hơn 6.700 đầu sách với khoảng 25.000 nghìn bản và đầu tạp chí,

báo... Tư liệu - Thư viện đã áp dụng công nghệ thông tin để quản lý, phục vụ bạn đọc tra

cứu.

Bảo tàng có các loại hội trường: 350, 250, 60, 50 chỗ ngồi có thể tổ chức các hội nghị,

hội thảo khoa học, chương trình ca múa nhạc, tổ chức sự kiện... Thường xuyên tổ chức, phối

hợp tổ chức và cung cấp các triển lãm chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có Trung tâm

đảm nhiệm việc nghiên cứu thiết kế trưng bày và xây dựng các dự án bảo tồn tôn tạo và phát

huy di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lịch sử văn hoá khác.

Trưng bày chính của Bảo tàng Hồ Chí Minh thể hiện 3 nội dung:

19

- Giới thiệu tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tuổi ấu thơ cho đến khi Người qua đời và

nhân dân Việt Nam thực hiện Di chúc của Người.

- Giới thiệu về cuộc sống, chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam.

- Giới thiệu một số sự kiện lịch sử thế giới (từ cuối thế kỷ 19 và trong thế kỷ 20) có tác

động và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh và cách mạng Việt

Nam.

Ba nội dung trên là một tổng thể không thể tách rời khắc họa huyền thoại Hồ Chí

Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn, như tổ chức UNESCO đã

tôn vinh Người tháng 11 năm 1987, một lãnh tụ, một con người luôn gắn với dân tộc, đất

nước và thời đại.

Bên cạnh các điểm tham quan trên, đến với du lịch Hà Nội, du khách sẽ được tham quan,

tìm hiểu một số các điểm du lịch hấp dẫn khác như: chùa Quán Sứ, chùa Láng, Trấn Vũ

Quán, Nhà thờ lớn, đền Hai Bà Trưng, chợ Đồng Xuân, công viên Thống Nhất, vườn thú

Thủ Lệ….Đây cũng là những điểm tham quan quen thuộc rất hấp dẫn du khách quốc tế.

Ngoài những điểm tham quan có giá trị lịch sử, gắn liền với quá trình phát triển của dân

tộc Việt Nam, đến Hà Nội du khách còn được khám phá các trung tâm thương mại

(Vincom, Royal City, Kangnam, Big C, Parkson,…), các điểm vui chơi giải trí như Thiên

đường Bảo Sơn, Công viên nước Hồ Tây…Các điểm tham quan này cũng là địa điểm lý

thú, rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

2.2.1.3. Các điểm tham quan ngoại thành Hà Nội

a) Làng nghề Bát Tràng

Bát Tràng là một làng nghề ven đô, nằm bên tả ngạn sông Hồng, thuộc thôn Bát Tràng,

xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Làng Bát Tràng có diện tích 153ha, trong đó đất

canh tác là 46ha, đất ở chiếm 53ha, còn lại là đất bãi, ao hồ.

Theo thư tịch cổ và truyền thuyết dân gian thì nghề gốm Bát Tràng xuất hiện vào thế kỷ

XII dưới thời Lý. Vào thời kỳ đó, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào

Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn

tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) gặp bão, phải nghỉ lại.

Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá

cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào

Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ.

Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu

đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít

nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang

với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.

Tên Bát Tràng có từ khoảng 5 thế kỷ nay. Trong thế kỷ XV và XVI, dưới thời Lê và

thời Mạc làng gốm Bát Tràng phát triển thịnh vượng. Đặc biệt dưới thời nhà Mạc do chính

sách khuyến thương, sản phẩm gốm ở đây phong phú, đa dạng, đạt nghệ thuật cao, được lưu

hành rộng rãi, đã đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của tầng lớp quý tộc và nhân dân trong nước.

Vào thế kỷ XVII, hoạt động thương mại phát triển cùng với sự xuất hiện của các thương

cảng lớn: phố Hiến ở Đàng Ngoài, phố cổ Hội An ở Đàng Trong. Nhiều thuyền buôn ở châu

Âu và khu vực đã tìm đến buôn bán ở nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho làng gốm Bát

Tràng phát triển sôi động, thịnh đạt, có nhiều sản phẩm tham gia vào quá trình thương mại

quốc tế. Trong nhiều bảo tàng và nhiều gia đình trên thế giới vẫn còn lưu giữ nhiều di vật

gốm cổ Việt Nam trong đó có gốm Bát Tràng.

Từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, do Nhật Bản và Trung Quốc bác bỏ chính sách

cấm vượt biển buốn bán với người nước ngoài. Các nước phương Tây với công nghiệp phát

20

triển đã chuyển hướng thị trường và các mặt hàng buôn bán. Trong nước, chính quyền Trịnh

– Nguyễn cũng có nhiều chính sách hạn chế ngoại thương, cùng với tình hình kinh tế, chính

trị không ổn định đã làm cho việc xuất khẩu gốm Bát Tràng gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, ở Bát Tràng có ba xí nghiệp sản xuất gốm xứ gồm: Xí nghiệp gốm sứ Bát

Tràng được thành lập năm 1958, xí nghiệp X5 và xí nghiệp X54 được thành lập năm 1988;

ba xí hợp tác xã gốm HTX Ánh Hồng, 30-4, Hợp Lực, mỗi HTX có 200 công nhân đang

làm việc. Các sản phẩm của các xí nghiệp và HTX có giá trị và chất lượng cao được rất

nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích.

b) Điểm du lịch Ba Vì – Suối Hai

Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km về phía tây Bắc, Ba Vì là vùng đất địa linh,

nhân kiệt, một vùng đất tối cổ, có truyền thống văn hoá lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3

dân tộc Kinh - Mường - Dao với những phong tục, tập quán, nét văn hoá riêng biệt. Nhắc tới

Ba Vì có lẽ ấn tượng đầu tiên của du khách sẽ là về một nền văn hoá dân gian vật thể và phi

vật thể độc đáo.

Điểm du lịch Bà Vì – Suối Hai có cảnh rừng núi hung vĩ, hòa quyện các tài nguyên

nhân văn, hồ nước, rừng nhân tạo, đình, chùa tạo nên những cảnh đẹp vừa hữu tình, vừa thơ

mộng.

Đây là điểm du lịch có địa hình cao nhất ở Hà Nội nên có khí hậu mát mẻ, không khí

trong lành, nhiệt độ giảm 2-30C hoặc 6-70C so với chân núi nên đây là điều kiện khí hậu

tuyệt vời để phát triển du lịch. Chính vì điều đó nên trong thời kỳ Pháp thuộc đã cho xây

dựng ở khu vực này tới 200 biệt thự và khách sạn để phục vụ cho việc nghỉ ngơi của binh

lính, sĩ quan người Pháp.

Điểm du lịch Bà Vì – Suối Hai có rất nhiều điểm tham quan hấp dẫn như: Ao Vua,

Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác

Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị,

VQG Ba Vì… Nơi đây còn có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp

phong phú. Có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát

triển du lịch nghỉ dưỡng. Với những lợi thế trên Ba Vì thực sự là nơi có tiềm năng để phát

triển nhiều loại hình du lịch nhất là du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…

Hồ Suối Hai

Cách Hà Nội khoảng 60 km về phía tây, hồ Suối Hai nằm dưới chân núi Ba Vì được tạo

bởi hệ thống đập chính và phụ dài 4 km để giữ nước từ hai suối chính Yên Cư và Cầu Rồng

chảy từ trên núi xuống. Đây cũng là nguồn nước tưới cho trên 7.000 ha, dài 7 km, rộng 4

km, lượng nước chứa trong hồ khoảng 45 triệu m3. Đây là hồ nhân tạo được khởi công xây

dựng năm 1958.

Trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ, với diện tích khoảng 90 ha. Bạn có thể thăm thú

nơi này bằng thuyền nhỏ du ngoạn trên hồ. Trên các đảo và ven hồ, trồng nhiều cây xanh và

vườn cây ăn trái. Nhiều loại chim đến đây sinh sống như chim le le, vịt trời, ngỗng trời,

mòng két, sâm cầm, giang, sếu... Chúng sinh sống trên mặt nước làm khung cảnh thiên

nhiên thêm phong phú. Ngoài ra, trên hồ còn có nhiều bãi tắm nhỏ, đẹp rất được du khách

ưa thích. Hồ cũng là nơi cung cấp cá mối có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao cho du khách.

Trang trại đồng quê Ba Vì

Trang trại Đồng Quê Ba Vì cách trung tâm thành phố Hà Nội 65 km, toạ lạc trên một

khu đồi nhỏ xinh xắn, tựa lưng vào dãy núi Ba Vì. Trang trại nằm trong vùng ngoại thành

phía tây thuộc thủ đô Hà Nội có địa hình thiên nhiên nông nghiệp rất đẹp và đa dạng (rừng,

hồ, ao, suối, sông ngòi) tiêu biểu cho một nền văn minh lúa nước vào hàng cổ đại của thế

giới thuộc châu thổ sông Hồng.

21

Từ trang trại nhìn xuống, quý khách có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa có hình

dạng bậc thang thấp, phía sau là màu xanh ngút ngàn của khu rừng nguyên sinh thuộc dãy

núi Ba Vì với ba đỉnh cao 1100, 1200 và 1300 mét. Đến với Trang trại Đồng Quê Ba Vì

ngoài việc nghỉ ngơi, du khách sẽ được tham quan các làng sản xuất nông nghiệp có truyền

thống lâu đời xung quanh trang trại với các cảnh quan đẹp, được hưởng thụ các đặc sản

thiên nhiên tươi lành trong khung cảnh gia đình ấm cúng.

Cũng như có cơ hội tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch nông nghiệp mang đậm

dấu ấn văn hoá đồng quê Việt Nam chủ yếu dựa vào thi ên nhiên như: cấy lúa, bắt cá cua ốc

bằng những dụng cụ làm bằng tre, trồng và hái các loại rau rừng và rau thảo dược, xem cách

làm mật ong, tự hái và sao chè khô, cho đà điểu, dê, thỏ, bò sữa ăn v.v. Đi thăm những vườn

chè, những cánh đồng ngô bạt ngàn ven các dòng sông mẹ của miền Bắc Việt Nam hàng

nghìn năm đã bồi đắp nên vùng châu thổ sông Hồng. Tại trang trại còn tổ chức những cuộc

giao lưu hát múa với các đội văn nghệ của hai dân tộc thiểu số Mường, Dao sống tại các

làng sát trang trại.

c) Chùa Trăm Gian

Chùa Trăm Gian có tên chữ là chùa Quảng Nghiêm còn gọi là chùa Tiên Lữ, nằm trên

một quả đồi cao khoảng 50 m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà

Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông nhà Lý. Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình

An, quê ở Bối Khê tu ở đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân

làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. Ngôi chùa lớn với quy mô

như hiện nay là đã được trùng tu và xây dựng thêm qua nhiều thời đại.

Chùa Trăm Gian là một quần thể kiến trúc độc đáo. Theo cách tính cứ 4 góc cột là một

"gian" thì chùa có 104 gian, chia thành 3 cụm kiến trúc chính:

Cụm thứ nhất gồm 4 cột trụ và 2 quán, trước đây là nơi đánh cờ người trong ngày hội,

tiếp đó là nhà Giá Ngự nhìn ra mặt hồ sen, nơi đặt kiệu thánh để xem trò múa rối nước.

Trèo qua mấy trăm bậc gạch xây là tới cụm thứ hai gồm một toà gác chuông 2 tầng mái,

có lan can chạy quây 4 mặt. Các ván bằng đều có chạm hình mây hoa. Lại leo 9 bậc đá, hai

bên có lan can chạm hình rồng cuộn khúc thế tới cụm thứ 3 đó là chùa chính, gồm nhà bái

đường, toà thiêu hương và thượng điện. Hai bên là 2 dãy hành lang.

Trong cùng là nhà tổ, giữ lại có lầu trống bên trong treo một cỗ trống lớn, đường kính 1

m và một tấm khánh đồng dài 1,20 m, cao 0,60 m đúc năm 1749, Cảnh Hưng thứ 10. Tại

đây có 153 pho tượng, hầu hết bằng gỗ, một số ít bằng đất nung, đặc biệt quý là tượng Tuyết

Sơn, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ở giữa thượng điện có một bệ bằng đất nung đỏ hình

khối chữ nhật, giống kiểu các bệ đá thời nhà Trần. Trên bệ đá là đài sen, xung quanh trang

trí nhiều hình động vật và hoa lá, bón góc có hình chim thần. Trên bệ đặt các tượng Phậttam

thế. Trong chùa còn có nhiều bia, hoành phi, câu đối... Riêng có hai câu đối khảm trai,

tương truyền có từ thời nhà Hồ (1400-1406).

Trong chùa có tượng đô đốc Đặng Tiến Đông, một tướng lĩnh nhà Tây Sơn, chỉ huy đạo

quân đánh vào phía nam Thăng Long. Tượng này được phát hiện vào năm 1972. Ngoài ra

còn có tượng Đức Thánh Bối đặt trong khám gỗ gian bên phải. Đây là tượng cốt rút

bằng mây đan ngoài bọc vải sơn, tương truyền là tượng bỏ hài cốt của ông.

2.2.1.4. Nghệ thuật ẩm thực của Hà Nội

Hà Nội là đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, là nơi hội tụ người và vạn vật tạo nên những

nét văn hóa đặc sắc của người Hà Nội. Nét thanh tao của người Hà Nội không chỉ thể hiện ở

trang phục, ứng xử, phong cách sống, làm việc mà còn được thể hiện qua ẩm thực.

Hà Nội là nơi hội tụ của nhiều sản vật ngon, có giá trị và rất nổi tiếng như hồng xiêm

(Xuân Đỉnh), bưởi (Diễn), cam (Canh), dưa (La), húng (Láng)….hay các món ăn truyền

22

thống mà chỉ ăn ở Hà Nội mới cảm nhận hết được “cái ngon” trong từng món ăn như: chả

cá Lã Vọng, cốm Làng Vòng, bánh Tôm Hồ Tây, phở Hà Nội, phở cuốn Ngũ Xá, ô mai

Hàng Đường….

Ẩm thực Hà Nội là nơi giao thoa của nhiều nền ẩm thực khác nhau. Cái tinh tế trong ẩm

thực Hà Nội thể hiện ở cách chế biến, cách thưởng thức và cả ở tấm lòng người trao kẻ

nhận. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống

trong cách thưởng thức, đó không chỉ là những thức ăn thông thường mà còn được nâng lên

thành nghệ thuật ẩm thực. Những món ăn Hà Nội đã làm nao lòng những người con xa quê

và cả những người khách lần đầu đến Hà Nội.

Phở Hà Nội

Phở không chỉ là món ăn yêu thích của người Hà Nội, mà là còn là món ăn hấp dẫn của

người dân Việt Nam trên mọi miền của tổ quốc. Theo các nhà nghiên cứu, món ăn này có

thể có mặt ở Việt Nam được 100 năm tuổi. Nhưng dựa vào chất liệu các các thưởng thức thì

có lẽ Phở đã có mặt từ lâu đời và trở thành món ăn độc tôn trong văn hóa ẩm thực Việt

Nam.

Theo thống kê chưa đầy đủ thì từ Bắc vào Nam có khoảng 17 món phở vừa bình dân,

vừa sang trọng, được nhiều lưa tuổi yêu thích. Tuy nhiên, phở Hà Nội là được chế biến tinh

tế, thanh tao, trở thành độc đáo. Và Hà Nội cũng được coi là nơi khởi thủy ra món ăn hấp

dẫn, tinh tế này.

Giá trị độc đáo, thanh tao của Phở Hà Nội được thể hiện ở những bí quyết chế biến.

Phở ngon phải có ba thứ: Xương bò, nước mắm và gừng nướng. Phở Hà Nội có cái ngọt

chân chất của xương bò, cái thơm của thịt bò vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai.

Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất

kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm

mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa

xanh nõn, mấy cọng rau thơm xinh xắn, mấy lát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại

thêm mấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên. Tất cả màu sắc đó như một bức

hoạ dậy lên hương vị, quyện với hơi nước phở bỏng rẫy, bốc lên nghi ngút, đánh thức tất

thảy vị giác, khứu giác của người ăn, khiến ta có cảm giác đang được hưởng cái tinh tế của

đất trời và con người hợp lại.

Bát, đũa, thìa dùng để ăn phở không những phải được rửa và tráng nước sôi thật sạch

mà phải có hình thức đẹp, đồng bộ. Phở ăn cùng với gia vị là dấm gạo nếp (ngâm với tỏi,

ớt), chanh tươi, chút hồ tiêu xay nhỏ, rau húng láng thì thật là tuyệt vời.

Bát phở Hà Nội tạo cho người ăn thấy “ăn hương, ăn hoa” ăn rồi vẫn cảm thấy ngót

bụng một chút để muốn được ăn thêm. Do đó, không chỉ người dân Việt Nam thích ăn phở

mà cả du khách nước ngoài khi đã đến Việt Nam thì không thể không thưởng thức món ăn

độc đáo này.

Một số địa chỉ ăn phở quen thuộc hấp dẫn du khách: Phở 24: số 1 Hàng Khay, 3 Thi

Sách, 37 Phan Đình Phùng, 191 Bà Triệu Vincom T5, 45 Huỳnh Thúc Kháng; Phở Vui - 13

Hàng Giầy, Phở Thìn - 8 Lê Trực, Phở Lý Sáng - 2 Hàng Gà, Phở Lân - 20 Ông Ích Khiêm,

Phở Bát Đàn - 49 Bát Đàn, Phở Thìn - 13 Lò Đúc, Phở Bò Cồ Cử - 4 Thụy Khuê, 33 Lê Đại

Hành, 30 Nguyên Hồng...

Phở cuốn Ngũ Xá

Ngũ Xã là một làng nghề nằm cạnh hồ Trúc Bạch, phía tây Thăng Long, nay là phố Ngũ

Xã, thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội. Nổi danh từ xưa với nghề đúc đồng nhưng gần

đây, nghề truyền thống ấy bị thu hẹp, thay vào đó là khu phố mới với nhiều dịch vụ ẩm thực

23

nổi tiếng, đặc biệt là phở cuốn, món ăn thu hút nhiều năm thanh nữ tú cùng thực khách

trong và ngoài nước đến thưởng thức.

Câu chuyện khai sinh ra món phở cuốn nghe ra cũng thật tình cờ. Chuyện kể rằng, có

một quán phở nằm ở ngã tư giữa phố Ngũ Xã và phố Nguyễn Khắc Hiếu của Hà Nội thường

phục vụ món ăn đêm cho những người thức khuya xem bóng đá hoặc giải trí, món quen

thuộc là phở nước. Một đêm, khách đến nhưng nước dùng đã hết, chỉ còn ít bánh phở. Chiều

khách, chủ quán lấy bánh phở tráng mỏng, để khổ vuông cuốn lẫn thịt bò chín với rau thơm

cho khách ăn kèm với nước chấm. Thật bất ngờ, khách ăn rất lạ miệng và tấm tắc khen

ngon. Tuy nhiên, do thịt bò chín vị khô nên ngấy, về sau chủ quán dùng thịt bò tái lăn. Cửa

hàng chuyển hẳn sang dùng thịt bò tái lăn cuốn bánh phở.

Theo lời kể của các cụ cao tuổi trong làng Ngũ Xã thì trước đây, nhiều gia đình làm

món phở cuốn chỉ để ngồi bán ngoài chợ, rất dân giã và rẻ tiền. Nhiều năm trở lại đây, phở

cuốn bỗng dưng được ưa chuộng như một món ngon đặc trưng của Hà Nội. Đã xuất hiện

những nhà hàng chuyên kinh doanh phở cuốn quy mô hơn và thực khách kéo nhau đến

thưởng thức ngày một đông. Đến nay thì phở cuốn Ngũ Xã đã như một địa chỉ quen thuộc

của khách thập phương và là niềm tự hào của người dân nơi đây.

Ăn phở cuốn chủ yếu để thưởng thức và khám phá một phong vị phở hoàn toàn độc đáo

và mới lạ. Cảm nhận sẽ đặc biệt khi so sánh với món phở nước truyền thống. Cũng bánh

phở, cũng thịt, cũng những rau thơm nhưng phở cuốn ăn khô, không chan nước dùng mà chỉ

chấm bằng nước mắm pha nhạt. Bánh phở để cả tấm, dùng để cuốn thịt và rau chứ không

thái thành sợi nhỏ như phở truyền thống. Chỉ vậy thôi, nghe có vẻ cực kỳ đơn giản nhưng bí

quyết của món ngon này nằm ở khâu ướp thịt và pha nước chấm. Thời gian ướp thịt không

được quá lâu cũng không được nhanh quá, khoảng chừng nửa tiếng là vừa. Còn các gia vị

dùng để ướp thịt là bí quyết riêng của từng nhà hàng để tạo nên một hương vị đặc trưng.

Thứ rau ăn cùng với món phở cuốn là rau xà lách thái khúc, rau mùi, rau húng. Đây là ba

loại rau chính không thể thiếu tạo nên hương vị đặc trưng nhớ đời của món phở cuốn.

Hiện nay, làng Ngũ Xã có hơn 10 nhà hàng làm phở cuốn. Xung quanh làng cũng mọc

lên rất nhiều hàng quán có món này. Thực đơn của các quán hiện khá phong phú. Bên cạnh

món phở cuốn và phở chiên phồng còn có phở xào, phở chiên trứng, mì xào, khoai tây

chiên, phở trộn, chả ngan nướng, ngô chiên. Tuy nhiên, thực khách đến đây dù lần đầu hay

đã thành quen thuộc cũng đều không thể thiếu món phở cuốn trên bàn ăn, rồi mới gọi đến

những món ăn khác.

Một số địa chỉ ăn phở cuốn quen thuộc: Phở cuốn Hương Mai: 27 Ngũ Xã; Vinh Phong:

40 Ngũ Xã; phở cuốn Hà Nội: 24 Ngũ Xã; phở cuốn ngon Hà Nội: 25 Ngũ Xã.

Chả cá Lã Vọng

Món chả cá ra đời cách đây khoảng 100 năm, người chế biến ra món ăn này là một gia

đình họ Đoàn sinh sống tại 14 Hàng Sơn.

Gia đình họ Đoàn thường lấy nhà mình làm nơi cưu mang nghĩa quân Đề Thám. Chủ

nhà hay làm một món chả cá rất ngon đãi khách, lâu dần thành quen, những vị khách ấy đã

giúp gia đình mở một quán chuyên bán món ăn ấy, vừa để nuôi sống gia đình, vừa làm nơi

tụ họp. Lâu dần, hai tiếng “Chả Cá” được gọi thành tên phố. Trong nhà hàng luôn bày một

ông Lã Vọng - Khương Tử Nha ngồi bó gối câu cá - biểu tượng của người tài giỏi nhưng

đang phải đợi thời. Vì thế khách ăn quen gọi là Chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên nhà

hàng và cũng là của món ăn. Bí quyết làm chả cá chỉ truyền lại cho người con cả họ Đoàn.

Chả cá làm chả thường là cá lăng tươi. Đây là loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm. Đặc

biệt nhất và cũng vô cùng hiếm hoi là chả làm từ cá anh vũ, bắt ở ngã ba Bạch Hạc (Việt

Trì-Phú Thọ). Không có cá lăng thì có thể dùng cá nheo, cá quả. Thịt cá được lọc theo kiểu

24

lạng từ hai bên sườn, thái mỏng, ướp với riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm theo một

phương cách bí truyền đặc biệt ít nhất 2 giờ đồng hồ, rồi kẹp vào cặp tre (hoặc vỉ nướng chả

có quết một lớp mỡ cho đỡ dính). Người nướng phải quạt lửa, lật giở đều tay sao cho hai

mặt đều chín vàng như nhau. Chuẩn bị ăn, người ta mới mang những kẹp chả nướng đã chín

trút vào chảo mỡ sôi trên bếp than hoa đặt trên bàn ăn, cùng với rau thì là và hành hoa cắt

khúc.

Chả phải ăn nóng. Khi ăn, gắp từng miếng cá ra bát, rưới nước mỡ (đang sôi) lên trên,

ăn kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng Láng, thì là, hành củ tươi

chẻ nhỏ chấm với mắm tôm.

Cuối năm 2003, hãng tin Mỹ MSNBC đã rút gọn lại và đặt nhà hàng Chả cá Lã Vọng

Hà Nội ở vị trí thứ 5 trong 10 nơi cho rằng thực khách nên biết cùng với 9 địa danh, lễ hội

nổi tiếng khác trên thế giới.

Ngày nay đã có nhiều hàng chả cá được mở tại Hà Nội nhưng căn nhà trên phố Chả Cá

vẫn là cửa hàng chả cá ngon bậc nhất và trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp gần xa về

món ăn thơm ngon mang hương vị riêng của người Hà thành xưa.

2.2.1.5. Các tuyến du lịch chủ yếu và mộ số chương trình du lịch của Trung tâm du lịch

Hà Nội

a) Các tuyến du lịch chủ yếu (tuyến tham khảo)

Tuyến nội thành:

- Đền Ngọc Sơn – Phố cổ – Chợ Đồng Xuân – khu Lăng Bác, chùa Một Cột – đền Quán

Thánh – chùa Trấn Quốc – bảo tàng Dân tộc học – Văn miếu Quốc Tử Giám.

- Bảo tàng lịch sử Quân sự quốc gia – khu Lăng Bác – Văn miếu Quốc Tử Giám – bảo

tàng Mỹ Thuật – công viên Thủ Lệ – bảo tàng Dân tộc học.

- Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn – phố Cổ - chợ Đồng Xuân – đền Hai Bà Trưng – công viên

Lê nin.

- Hồ Gươm – Phố cổ – Chợ Đồng Xuân – Triển lãm Giảng Võ – chùa Láng – gò Đống

Đa.

- Hoàng thành Thăng Long – Đền Ngọc Sơn, hồ Gươm – Phố cổ - bảo tàng Lịch sử –

Văn miếu Quốc Tử Giám.

Tuyến ngoại thành:

- Hà Nội – Cổ Loa: Tham quan danh thắng, lễ hội

- Hà Nội – Ba Vì – Suối Hai: Tham quan nghỉ dưỡng, danh thắng

- Hà Nội – Sóc Sơn: Tham quan lễ hội, nghỉ ngơi ngắn ngày

- Hà Nội – Bát Tràng: Tham quan làng nghề truyền thống sản xuất gốm sứ

- Hà Nội – Chùa Hương: Tham quan danh thắng, lễ hội

- Hà Nội – Chùa Thầy – Chùa Tây Phương – làng Lụa Vạn Phúc: Tham quan di tích

lịch sử, làng nghề thủ công truyền thống.

- Hà Nội – làng cổ Đường Lâm: Tham quan làng cổ hai vua, các di tích lịch sử

- Tuyến du lịch sông Hồng

- Tuyến du lịch theo chuyên đề bảo tàng, làng nghề, ẩm thực, chùa, sinh thái của Hà

Nội…..

b) Một số chương trình du lịch chủ yếu, tiêu biểu (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch 1 ngày:

Chương trình: City Tour Hà Nội (1 ngày)

25

Sáng: Tham quan và viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp tục thăm Phủ Chủ Tịch, ao

cá bác Hồ, nhà sàn Bác Hồ, Chùa Một Cột(chùa Diên Hựu). Du khách tiếp tục tham quan

chùa Trấn Quốc nằm trên mặt nước Hồ Tây với ngôi tháp in hình dưới mặt nước lung linh,

đền Quán Thánh.

Chiều: Tham quan bảo tàng Lịch sử, Công viên nước Hồ Tây với các trò chơi: Rồng

thép Thăng Long – những vòng lượn siêu tốc; Đu quay bạch tuộc – cưỡi bạch tuộc, Đu quay

xoắn – bay trong vũ trụ; tàu điện trên không; Phòng chiếu phim ảo; nhà bóng, xe điện đụng,

tắm ở hồ bơi, trượt máng nước...

Chương trình: Hà Nội – Chùa Hương (1 ngày)

Sáng: Xe khởi hành từ Hà Nôi đi Chùa Hương, sau 2 giờ đi ô tô qua thị xã Hà Đông, tới

Vân Đình, đến bến Đục thì dừng xe để chuyển sang đi thuyền dọc suối Yến Vĩ chừng 3km

tới chùa Thiên Trù. Leo núi 2 giờ thăm động Hương Tích nơi chúa Trịnh Sâm đến vãn cảnh

động đã tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động "Nam thiên đệ nhất động" là nơi phong cảnh

hữu tình thờ đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát

Chiều: Thăm quan và thắp hương tại chùa Thiên Trù – Bếp của Trời. Quay trở lại

thuyền về bến lên xe ôtô về Hà Nội.

Chương trình: Hà Nội – Đình, chùa Vạn Phúc – Bát Tràng (1 ngày đi bằng tàu thủy)

Sáng: Tàu rời bến xuôi dòng Sông Hồng, du khách lên thăm Đình và Chùa Vạn Phúc,

ăn trưa trên tàu, thưởng thức ca nhạc dân tộc.

Chiều: Tham quan và mua sắm đồ lưu niệm tại làng gốm Bát Tràng. Sau đó du khách

lên tàu trở về Hà nội

Chương trình du lịch 2 ngày:

Chương trình Hà Nội – Ba Vì – Suối Hai

Ngày 1: Sáng: Đón khách, tham quan chùa Thầy, chùa Tây Phương, ăn trưa tại Hòa Lạc

Chiều: Tham quan hồ Suối Hai, đồi cò Ngọc Nhi, nghỉ đêm tại Ba Vì

Ngày 2: Sáng: Tham quan VQG Ba Vì, ăn trưa tại khu du lịch Thác Đa

Chiều: Tham quan làng cổ Đường Lâm, lăng Ngô Quyền, chùa Mía. Ăn tối và trả khách

về Hà Nội.

Chương trình du lịch nghỉ dưỡng Hà Nội – Tản Đà Resort

Ngày 1: Sáng: Xe đón du khách đến khu Tản Đà Resort. Khách nhận phòng, ăn trưa,

nghỉ ngơi.

Chiều: Du khách trải nghiệm tắm bể bơi nước khoáng, ngâm mình thư giãn. Ăn tối và

nghỉ đêm khu nghỉ dưỡng

Ngày 2: Sáng: Khách ăn sáng, tự do ngắm cảnh bên hồ, sử dụng dịch vụ Spa yêu thích

để thư giãn, xua tan hết mệt mỏi. Ăn trưa và nghỉ ngơi.

Chiều: Du khách tự di đi mua sắm, ngắm cảnh và lên xe trở về Hà Nội.

2.2.2. Tuyến du lịch Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang

2.2.2.1. Các điểm tham quan du lịch ở Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc

Bộ. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội,

từ trung tâm du lịch Hà Nội đến Bắc Ninh rất thuận lợi. Đồng thời từ Bắc Ninh đi các tỉnh

Hải Phòng, Quảng Ninh cũng rất dễ dàng. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh Bắc Ninh phát

triển du lịch.

Trong suốt quá trình của đất nước, Bắc Ninh là mảnh đất có truyền thống khoa bảng,

truyền thống văn hiến, truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm, nơi sản sinh ra nhiều vị

26

danh nhân, anh hùng dân tộc nổi tiếng. Tất cả những giá trị đó đã tạo cho Bắc Ninh một

tiềm năng to lớn để phát triển du lịch với nhiều loại hình hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là

du lịch văn hóa và du lịch lễ hội.

a) Chùa Dâu

Chùa Dâu, còn có tên là Pháp Vân, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương,

huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa

nhất của Phật giáo Việt Nam, là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt

Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại.

Theo ghi chép trong sách sử và bia đá, đây là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là

nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc

xuống. Chùa được xây dựng từ thế kỉ thứ II (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành

năm 226) dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Chùa Dâu thờ nữ thần Pháp Vân nên gọi là chùa

Pháp Vân và nằm trong vùng đất Cổ Châu nên cũng gọi là chùa Cổ Châu. Chùa gắn liền với

truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa.

Vào đầu công nguyên, các tăng sĩ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu Đà La, đã tới Dâu – tức Luy

Lâu tiến hành truyền bá đạo Phật, lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu – trung tâm Phật

giáo lớn nhất và cổ xưa nhất của Việt Nam. Chùa Dâu trở thành trung tâm của Thiền phái Tì

ni đa lưu chi – Thiền phái đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.

Kiến trúc chùa Dâu còn đến ngày nay được dựng dưới thời Trần năm 1313 và trùng tu

nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Tháp Hòa

Phong Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già

của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao

khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn

bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4

cửa vòm. Từ "Hoà Phong" có nghĩa là ngọn gió mát mẻ, tốt lành. Trong tháp có treo một

quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên

Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời - cao 1,6 m ở bốn góc.

Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu

đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Điều này làm ngạc nhiên nhiều du khách, bởi xưa kia nước Việt

không có con cừu. Truyền sử kể rằng: vào thời Luy Lâu còn là trung tâm văn hoá, chính trị,

kinh tế của cả nước ta, có vị sư người Tây Thiên sang nước ta tu hành truyền bá đạo Phật.

Ông dắt theo 2 con cừu. Một hôm sơ ý để 2 con đi lạc, 1 con lạc đến chùa Dâu, 1 con lạc

đến lăng Sĩ Nhiếp (thái thú Giao Chỉ thời đó), dân ở 2 vùng này đã tạc tượng 2 con cừu

bằng đá ở nơi chúng đến để thờ. Do vậy hiện nay chùa Dâu có 1 con, lăng Sĩ Nhiếp (cách

đó 3 km) có 1 con.

Trải qua bao biến động lịch sử, thành lũy, đền dài, dinh thự của trung tâm Luy Lâu bị

hoang phế. Nhưng chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính

vẫn tồn tại với thời gian. Lịch sử đã từng khẳng định vị trí của chùa Dâu trong đời sống văn

hóa, tâm linh dân tộc. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Chùa đã

được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1962.

b) Đền Đô

Đền Đô hay còn gọi Cổ Pháp điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua

đầu tiên của nhà Lý, nên đền còn được gọi là Lý Bát Đế. Đền Đô ngày nay thuộc xóm

Thượng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền thờ tám vị vua nhà Lý, đó là:

1. Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028);

2. Lý Thái Tông (1028-1054);

27

3. Lý Thánh Tông (1054-1072);

4. Lý Nhân Tông (1072-1128);

5. Lý Thần Tông (1128-1138);

6. Lý Anh Tông (1138-1175);

7. Lý Cao Tông (1175-1210) và

8. Lý Huệ Tông (1210-1224).

Từ xa xưa, Cổ Pháp được liệt vào làng "tam cổ": "Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ

ba Cổ Pháp". Đất Cổ Pháp là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí, linh thiêng. Làng

Cổ Pháp được cho là nơi phát tích của triều đình nhà Lý, kéo dài hơn 200 năm.

Đền Đô được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm 1030 bởi Lý Thái Tông khi

vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần

trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm

1602), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.

Đền Lý Bát Đế rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực:

nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo.

Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc". Cổng vào nội thành

gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu

nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện. Chính điện gồm trước tiên là Phương đình

(nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây

có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại "Chiếu dời đô"

của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía

bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng "Nam quốc sơn hà Nam đế cư...". Sau cùng

là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua

nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý

Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông,

Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông.

Trong nội thành còn có nhà chuyển bồng, kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao

cong mềm mại, nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Đặc biệt, phía Đông đền có

nhà bia, nơi đặt "Cổ Pháp Điện Tạo Bi" (bia đền Cổ Pháp). Tấm bia đá này cao 190 cm,

rộng 103 cm, dày 17 cm, được khắc dựng năm Giáp Thìn (1605), do tiến sĩ Phùng Khắc

Khoan soạn văn bia, ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền và ghi công đức của các

vị vua triều Lý.

Khu ngoại thất đền Đô gồm thủy đình trên hồ bán nguyệt. Đây là nơi để các chức sắc

ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Hồ này thông với ao Cả trên và ao Cả dưới và sông

Tiêu Tương xưa. Thủy đình ở phía Bắc hồ rộng 5 gian có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao

cong. Thủy đình đền Đô từng được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn là hình

ảnh in trên giấy bạc "năm đồng vàng" và là hình in trên đồng tiền xu 1000 hiện nay.

Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm

ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban "Chiếu dời đô". Đây

là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của

người dân Việt đối với các vua Lý. Di tích lịch sử văn hóa Đền Đô đã được Nhà nước Việt

Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa - Thông

tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 25 tháng 1 năm 1991.

2.2.2.2. Các điểm tham quan du lịch ở Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 3.823 km²,

chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Địa hình của tỉnh là vùng chuyển tiếp giữa

28

vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Do địa hình đa dạng nên Bắc Giang

là mảnh đất có vị thế chiến lược về quân sự, có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Yên Thế,

thành Xương Giang, di tích cách mạng Hoàng Vân.

Tuy nhiên, so với nhiều địa phương khác, mức độ tập trung các di tích của tỉnh không

cao, sơ sở vật chất phục vụ cho du lịch còn hạn chế, không có nhiều điểm du lịch tự nhiên

hấp dẫn nên còn hạn chế và gây khó khăn trong việc tổ chức, phát triển các tuyến, điểm du

lịch. Tỉnh Bắc Giang có những điểm tham quan du lịch chủ yếu sau:

Chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm tự)

Chùa Đức La, tọa lạc ở làng Đức La xã Trí Yên huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, là

một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái

Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, một viên ngọc sáng trong các chùa cổ Việt Nam.

Chùa được xây dựng vào đầu thời Trần, tọa lạc trong một khu vực có vị thế về phong

thuỷ và phong cảnh đẹp. Chùa nằm trên một ngọn đồi thấp, có dãy núi Cô Tiên làm hậu

trẩm, bên trái có sông Lục Nam, phía trước là dãy núi Nham Biền làm tiền án, mặt trước là

đồng ruộng mênh mông tạo nên phong cảnh tuyệt đẹp.

Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, tọa lạc trên mảnh đất khoảng 1 ha, bao quanh khuôn

viên là luỹ tre dày đặc. Chùa được kiến trúc trên một trục, hướng đông nam gồm 4 khối:

Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số

công trình khác. Mở đầu là cổng tam quan xây gạch, sau đó đi vào hơn 100 m là Bái

đường (chùa Hộ). Từ ngày dựng chùa, hai bên đường được trồng thông để thành chốn tùng

lâm, có cây đường kính gần 1m. Trên sân chùa có một tấm bia to, 6 mặt, dựng năm Hoằng

Định thứ 7 (1606) với nội dung ghi lại việc trùng tu chùa năm đó.

Khối thứ nhất kiểu chữ "Công" gồm Bái đường, nhà Thiêu hương, Thượng điện với

thiết kế khang trang lối tàu bảy, đao lá, mái 4 đao 8 kèo kiểu con chồng, thượng tam hạ tứ.

Bên ngoài chùa trang trí đắp nổi lối “nề ngõa” hình cuốn thư có ba chữ hình kỷ hà, trang trí

hồi văn, hoa lá chạy đường diềm bao quanh. Nội thất của Thiêu hương được trang trí, chạm

khắc lộng lẫy. Trong 3 nếp chùa đều có cửa võng, chạm khắc hoa lá, chim muông, họa tiết

tinh vi mềm mại cầu kỳ được sơn son thiếp vàng, trên là các hoành phi đại tự lớn.

Trong chùa có tất nhiều tượng pháp, đủ loại tượng: Tượng Phật, tượng các vị Tổ dòng

Trúc Lâm, tượng các vị sư Tổ sau này, tượng Hộ pháp, tượng La Hán…Trong số những đồ

thờ tự ở đây, có chiếc mõ dài gần nửa mét, được sơn đen bóng, lỗ thoát âm có đề hai

dòng chữ Phạn.

Chùa Vĩnh Nghiêm xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên là nơi tàng trữ để các bộ

ván kinh xưa rộng tới 10 gian nhà. Đó là những bộ ván kinh có từ 700 năm nay, là kho sách

cổ vô cùng quý giá, như: Sa di tăng Sa di lì tỷ khiêu lỵ (348 giới luật), bộ Yên Tử nhật

trình từ thế kỷ 15 (quá trình hình thành phái Trúc Lâm), Hoa nghiêm sớ, Di đà sớ sao, Đại

thừa chỉ quán, Giới kinh ni... Nhiều kệ ván in kinh vẫn còn. Đó là kho ván khắc in, người

xưa gọi là mộc thư khố là hiện vật minh chứng chùa Đại La từng thống lãnh 72 chốn tùng

lâm. Hiện nay, kho mộc thư vẫn lưu giữ được 34 đầu sách với gần 3000 bản khắc, mỗi bản

có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách khắc ngược (âm bản) khoảng 2000 chữ Nôm, chữ Hán.

Đặc biệt một số mộc thư giới thiệu cách chữa bệnh bằng thuốc nam, cách châm cứu với

bản sơ đồ chỉ dẫn các huyệt rõ ràng. Hiện nay phòng mạch của nhà chùa vẫn kế thừa các bài

thuốc ghi trong mộc thư để chữa các bệnh về thần kinh, đau xưng khớp và các bệnh về tiêu

hóa.

2.2.2.3. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Hà Nội – Bắc Ninh- Bắc Giang – Lạng Sơn

29

- Hà Nội – Bắc Ninh- Bắc Giang

- Bắc Ninh – Côn Sơn – Kiếp Bạc – Hạ Long – Móng Cái – Trà Cổ

- Hà Nội – Bắc Ninh

- Hà Nội – Bắc Giang

b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch Hà Nội – Bắc Ninh (1 ngày bằng đường sông): Xuất phát từ

sông Hồng (7h30), theo sông Đuống thăm làng tranh Đông Hồ, chùa Bút Tháp, ăn trưa tại

TP. Bắc Ninh

Chiều: Nghe hát quan họ trên Sông Cầu, thăm làng nghề Bát Tràng, xuôi thuyền về Hà

Nội.

Chương trình du lịch Hà Nội – Bắc Ninh (1 ngày bằng phương tiện ô tô):

Sáng: 7h30 xuất phát đi thăm quan chùa Dâu, chùa Bút Tháp, làng tranh Đông Hồ, ăn

trưa tại thị trấn Song Hồ.

Chiều: Tham quan chùa Phật Tích, Đền Đô, Đình Bàng, làng nghề Đồng Kỵ. Ăn tối và

trả khách tại Hà Nội

Chương trình du lịch Hà Nội – Bắc Ninh (2 ngày, 1 đêm bằng phương tiện ô tô):

Ngày 1: Sáng: 7h30 xuất phát đi tham quan chùa Dâu, chùa Bút Tháp, làng tranh Đông

Hồ, ăn trưa tại thị trấn Song Hồ.

Chiều: Thăm chùa Phật Tích, chùa Hàm Long

Tối: Nghe hát quan họ trên sông Cầu, ngủ đêm tại TP. Bắc Ninh

Ngày 2: Sáng: 7h30 ăn sáng đi thăm đình Diềm, đền Cô Mễ, văn miếu Bắc Ninh

Chiều: Tham quan chùa Tiêu, đền Đô, Đình Bảng, làng nghề Đồng Kỵ. Về Hà Nội trả

khách.

Chương trình du lịch Hà Nội – Bắc Giang (2 ngày, 1 đêm bằng phương tiện ô tô):

Ngày 1: Sáng: 7h30 đón khách xuất phát đi tham quan đình chùa Thổ Hà, chùa Bổ Đà,

ăn trưa tại TP. Bắc Giang (theo quốc lộ 1A)

Chiều: Tham quan khu du lịch Khuôn Thần, nghỉ đêm tại khu du lịch Khuôn Thần

Ngày 2: Sáng: Ăn sáng, đi thuyền thăm hồ và thăm quan các vườn cây ăn quả quanh hồ.

Ăn trưa tại khu du lịch Khuôn Thần.

Chiều: Khách tự do tham quan, mua sắm, xuất phát về Hà Nội.

2.2.3. Tuyến Hà Nội – Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định

2.2.3.1. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm

tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam. Thái Bình tiếp

giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở

phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển

Đông. Thái Bình là một vùng sản xuất lúa nổi tiếng, với nhiều sản vật, có chùa Keo, bãi

biển Đồng Châu là những điểm du lịch hấp dẫn du khách.

a) Chùa Keo

Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất (Vũ Thư, Thái

Bình). Đây là một trong những ngôi chùa cổ, bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.

Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông

Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay

thuộc huyện Giao Thủy, tỉnhNam Định). Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến

30

năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa

này cũng được gọi là chùa Keo.

Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy,

nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên

ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành

Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định). Một bộ phận dân cư dời sang

tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa,

gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng), chính là ngôi chùa Keo đang nói tới ở đây.

Công việc xây dựng ngôi chùa Keo Thượng được bắt đầu từ năm1630 và hoàn thành

vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ

Tuần Thọ hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ.

Toàn bộ chùa Keo có diện tích 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm

kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian

xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25 m ở

ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ

cánh cửa, cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt.

Nếu đôi cánh cửa ở chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì đôi cánh cửa

chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Lê.Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên

24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh.

Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ Không Lộ - Lý Quốc Sư. Toàn bộ công trình đều làm

bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh

xảo. Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Tại hội chùa Keo, sau khi đã có những nghi lễ như

mọi hội chùa khác, thì diễn ra trò chơi kéo nứa lấy lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để

mang cúng Thánh. Phía ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã

từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa từ xưa.

Đáng kể và tiêu biểu nhất ở đây là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo. Gác chuông chùa

Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng

lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12

mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Hai hành lang chạy dài

từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông, bao quanh toàn bộ chùa.

Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của

Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như

dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và

giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.

Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc

đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong

gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn

bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng

nghệ thuật đầu thế kỷ XVII, với nhiều kiệt tác đặc sắc.

Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân

ngay ở ngôi chùa mang tên làng. Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm

lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu.

b) Bãi biển Đồng Châu

Bãi biển Đồng Châu thuộc xã Đông Minh - huyện Tiền Hải, cách Thành phố Thái Bình

30 km nếu đi theo quốc lộ 39B. Đồng Châu có bãi tắm dài 5 km, mang nhiều nét hoang sơ,

tuy không rộng và đẹp nhưng Đồng Châu hấp dẫn bởi vị trí và cảnh quan.

31

Điều thú vị là từ bãi tắm Đồng Châu du khách có thể đi tàu, xuồng gắn máy ra thăm và

tắm biển ở Cồn Thủ, Cồn Vành cách đất liền 7 km. Cồn Thủ và Cồn Vành nổi lên như 2

ngọn sóng xanh trên cồn cát rộng khoảng 5 ha. Trên cồn có rừng thông, phi lao xanh ngắt,

có những bãi tắm nhỏ yên tĩnh vàthơ mộng. Bãi biển Đồng Châu không đẹp lắm nhưng khí

hậu thật trong lành, rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, đặc biệt hải sản ở đây rất

ngon và rẻ.

Do cát có bùn nên bãi biển cũng thích hợp với việc nuôi trồng hải sản. Do đó, khách du

lịch sẽ được tận mắt thấy những cánh đồng Vạng (ngao) với vô vàn những chòi canh, tạo

nên nét đặc biệt ở Đồng Châu.

Ven biển có rừng ngập mặn, được tổ chức Ramsar nghiên cứu có tới 149 loài chim, 300

loài hải sản, có nhiều loài được ghi vào Sách đỏ như bồ nông, cò mỏ thìa, mòng két đầu đen.

Đây cũng là nét hấp dẫn du khách đến với biển Đồng Châu.

2.2.3.2. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Nam Định

Nam Định là tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, có diện tích là 1.669 km². Nam

Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở

phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông. Tỉnh có đường bờ biển dài 72km, thành

phố Nam Định là tỉnh lỵ của tỉnh Nam Định cách Hà Nội 90km. Nam Định là tỉnh có giàu

tiềm năng về du lịch như chùa tháp Phổ Minh, chùa Cổ Lễ, di tích Phù Giầy, hệ sinh thái

ngập mặn VQG Xuân Thủy…. Đây là những điều kiện thuận lợi để Nam Định hình thành

và phát triển du lịch.

a) Chùa Phổ Minh

Chùa Phổ Minh, tên chữ là “Phổ Minh tự” hay còn gọi là chùa Tháp, thuộc thôn Tức

Mặc, xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Chùa được xây dựng dưới vương triều Trần,

niên hiệu Thiệu Long thứ 5 (1262), ở về phía tây cung điện Trùng Quang, nơi các Thái

thượng hoàng nhà Trần sau khi nhường ngôi cho con về ở.

Chùa có quy mô bề thế, là nơi tụng niệm của quan lại, quý tộc cao cấp nhà Trần. Do vậy

mà chùa được coi là đại danh lam của nước Đại Việt ta. Đây là nơi tu hành của Đức quân

vương Trần Nhân Tông (vua thứ 3 triều Trần, 1279-1293) cùng với sư Pháp Loa và Huyền

Quang.

Trần Nhân Tông đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Đầu Đà, một dòng Phật giáo Việt

Nam (thế kỷ 13-14), và ông được xem là “Đệ nhất Tổ”. Sau khi Kim Phật Trần Nhân Tông

viên tịch, vua nối ngôi là Trần Anh Tông đã sai làm cỗ kiệu bát cống bằng đá, đặt bảy trong

hai mươi mốt viên Xá Lợi của vua cha và xây tòa tháp lên trên. Toàn bộ phong cảnh chùa

bao gồm: Tam quan, hai hồ sen, hai nhà bia cân đối cùng các cây cổ thụ có trên 400 năm

tuổi, càng tôn thêm vẻ đẹp của ngôi chùa thêm phần cổ kính.

Đặc biệt, tháp Phổ Minh được xây dựng trước cửa Bái Đường vào năm 1305. Đây là

loại tháp hình hoa sen có 14 tầng, cao 21m. Hai tầng dưới xây bằng các phiến đá xanh có

chạm khắc cánh sen, hoa cúc tinh xảo, 12 tầng trên xây bằng gạch bắt mạch để trần, mỗi đầu

viên gạch có dòng chữ “Hưng Long thập tam niên” và khắc họa con rồng nổi thời Trần, trên

cùng là bút tháp bằng đá. Tháp có hình chóp, đáy vuông, mỗi cạnh dài 5,2m. Các tầng tháp

đều có mái cong ở bốn phía. Trọng lượng tháp nặng khoảng 700 tấn trên một tiết diện nhỏ

30m2, lại ở vùng chiêm trũng nhưng vẫn đứng vững suốt 7 thế kỷ qua.

Xưa kia, ba tầng trên cùng xây bằng đồng, đặt một chum đồng và các di vật cổ, nổi

tiếng là vạc Phổ Minh, một trong “An Nam tứ đại khí” của nước Đại Việt thế kỷ 13-14 đặt

trước cây tháp cổ, rất tiếc đến nay không còn.

Bên cạnh cây tháp cổ, ở chùa Phổ Minh còn có nhiều hiện vật có giá trị. Trước đây chùa

có 120 pho tượng, nhưng do thời gian, khí hậu và chiến tranh hủy hoại, nay chỉ còn hơn 50

32

pho tượng, trong đó có nhiều pho tượng đẹp về hình thể, cân đối về tỷ lệ, mang tính nghệ

thuật cao. Đặc biệt, trên tòa thượng điện có tượng vua tổ Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Pho tượng được đánh giá là một tác phẩm điêu khắc quý giá nhất. Ngoài ra, trong chùa còn

nhiều tượng như: tượng Tam Thế, tượng Di Đà, tượng Di Lạc, tượng Quan Âm, Đức Thánh,

Đức Chúa...

Ngoài tháp và chùa chính, chùa Phổ Minh còn có thêm hệ thống điện nhà thờ tổ, nhà

tăng với quy mô lớn và hệ thống 7 tháp mộ thấp, vuông trang trí hoa lá. Đặc biệt trong đó có

tháp mộ bà chúa Mạc bằng đất nung mang dáng dấp kiến trúc nhà Mạc.

Chùa Phổ Minh từ ngày xây dựng đến nay đã trải qua hơn 700 năm, chùa đã được trùng

tu nhiều lần, nhưng nét đẹp cổ xưa không hề phai mờ, còn lưu giữ nhiều giá trị nghệ thuật

của nhiều thời đại, được du khách thập phương tới tham quan, vãn cảnh chùa.

b) Quần thể di tích Phủ Giầy

Phủ Dầy là tên gọi chung cho các di tích thờ bà chúa Liễu Hạnh thuộc xã Kim Thái

huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định . Đây là quần thể di tích được xây dựng trong khu vực địa lý

có nhiều dấu vết văn hóa của cư dân Việt cổ, một vùng đất địa linh nhân kiệt. Cách đó

không xa có núi Lê, núi Gôi, với các hang động - nơi cư trú của người thời tiền sử. Điều

này, dễ dàng giải thích cho việc bảo lưu những dấu vết văn hóa bản địa, những tín ngưỡng

dân gian thuần Việt. Phủ Dầy là một hiện tượng tín ngưỡng dân gian thuần Việt, tồn tại và

có sức hấp dẫn khách hành hương hàng vài ba thế kỷ nay.

Quần thể di tích gồm có 17 công trình, trong đó có phủ Thiên Hương, phủ Vân Cát và

lăng Bà Chúa là 3 công trình lớn và có giá trị nhất.

Phủ Thiên Hương

Phủ Tiên Hương được xây dựng từ thời vua Lê Cảnh Trị (1663-1671), nhưng qua nhiều

lần tu tạo. Năm 1914, Tổng đốc Nam Định Đoàn Triển về hưng công, nên công trình còn lại

đến nay có quy mô bề thế hơn xưa rất nhiều.

Phủ Tiên Hương có 19 tòa với 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về

dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ và một sân rộng cùng ba tòa nhà Phương Du dàn

hàng ngang hai tầng, tám mái. Phương Du nơi đón khách tới hành hương, có cấu trúc cân

đối, các mảng chạm khắc trên các cấu kiện rất hài hòa, thanh thoát, thể hiện hình rồng, hình

phượng (hai trong bốn con vật tứ linh).

Phủ Tiên Hương có bốn cung: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Cung đệ tứ được tập trung

các mảng chạm khắc tinh vi, thể hiện các đề tài: hổ phù, lân hí cầu và rồng phượng, vân ám,

các bức cốn, mê nách được chạm khắc theo các chủ đề "ngũ phúc", "tứ linh", "tứ quý".

Ngoài ra những bức cửa võng, những cuốn thư, câu đối, đại tự... của các Tiến sĩ, Đốc

học bái tiến cũng có ít nhiều giá trị về sử học, văn học và mỹ thuật, như: "Mẫu nghi thiên

hạ" hoặc "Thiên bản nhất kỳ". Điều đáng chú ý là bài trâm trên cuốn thư của Đốc học Ngô

Giáp Đậu:

"...Nhà ở An Thái nơi đất thiêng liêng

Còn nhớ hiển thánh từ niên hiệu Dương Hòa(1642)

Kinh sách đã lặng lẽ thấu suốt những bí quyết tam muội

Ánh sáng của lòng từ rộng khắp vào nhang khói của vạn nhà

Tiếng tăm nước cũ tôn sùng vị vương mẫu"

Cung đệ nhị cũng được trang hoàng lộng lẫy. Đây là nơi thờ "Khải sinh thánh phụ Trần

Quý Công", Khải sinh thánh mẫu Trần môn chính thất" và Trần Đào Lang (là bố, mẹ và

chồng của bà chúa Liễu Hạnh). Cung đệ nhất (chính cung) có một khám thờ, khảm trai, bề

thế và tinh xảo. Bên trong có năm tòa Long cung sơn son thiếp vàng rực rỡ. Đây là nơi đặt

33

năm pho tượng có giá trị mỹ thuật cao của thế kỷ XIX. Đó là tượng "Thánh phụ thánh mẫu"

và "Tam tòa thánh mẫu".

Lăng bà chúa Liễu

Lăng bà chúa Liễu, được xây dựng vào năm 1938, Theo lời kể của người già, thì lăng bà

chúa được xây dựng do Nam Phương Hoàng hậu hưng công. Lăng được thiết kế xây dựng

bằng đá xanh, trên bình diện 625m2, gồm 5 tầng hình vuông. Mỗi tầng đều để bốn cửa vào

lăng theo bốn hướng: đông- tây- nam - bắc. Các cửa đều có trụ cổng, trên đặt bông sen

chúm chím nở. Toàn bộ có 60 búp sen hồng trông xa dáng như một hồ sen cạn.

Phần mộ ở vị trí trên cùng hình bát giác, có đường chỉ viền chạy xung quay tạo thành 88

núm "vú" như 88 bông hoa chạy viền quanh mộ, mà tương truyền đây là hình tượng "bầu

sữa mẹ". Cũng trong khu lăng còn có hai tòa phương đăng bằng đá xanh được xây dựng rất

công phu. Đây là nơi đặt bàn thờ và văn bia ca ngợi công đức của bà chúa Liễu Hạnh.

Có thể nói toàn bộ khu di tích Phủ Dầy có giá trị rất cao về trình độ kiến trúc nghệ thuật

cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đến với Phủ Dầy là đến với một di tích hoàn chỉnh yếu tố

tín ngưỡng dân gian thuần Việt.

2.2.3.3. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Các tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến Hà Nội – Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định

- Tuyến Hà Nội – Nam Định

- Tuyến Hà Nội – Hưng Yên

- Tuyến Hà Nội – Nam Định – Thái Bình

- Tuyến du lịch sông Hồng (Hà Nội – Thái Bình – Nam Định).

b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)

Chương trình 1 ngày, bằng đường bộ

Chương trình du lịch: Hà Nội – Nam Định – Thái Bình

Sáng: Từ Hà Nội đi tham quan chùa Cổ Lễ, đền và chùa ở Lộc Vượng (Nam Định) theo

quốc lộ 1A và 21. Ăn trưa tại TP. Nam Định

Chiều: Tham quan chùa Keo (Thái Bình). Về Hà Nội (theo quốc lộ 39 và quốc lộ 5)

Chương trình du lịch: Hà Nội – Nam Định

Sáng: Từ Hà Nội đi tham quan chùa Cổ Lễ, đền và chùa ở Lộc Vượng (Nam Định) theo

quốc lộ 1A và 21. Ăn trưa tại TP. Nam Định

Chiều: Tham quan đền Phủ Giầy. Về Hà Nội (theo quốc lộ 10, quốc lộ 1A)

Chương trình 2 ngày, bằng đường bộ: Hà Nội – Phố Hiến – bãi biển Đồng Châu –

chùa Keo – đền, chùa Lộc Vượng – Hà Nội.

Ngày 1: Hà Nội – Phố Hiến – biển Đồng Châu

Sáng: Tham quan đình, chùa Hiến, đền Mẫu, đền Thiên Hậu, văn miếu Xích Đằng. Ăn

trưa ở Phố Hiến

Chiều: Khởi hành đi bãi biển Đồng Châu, đi ca nô hoặc xuồng ra tắm biển ở Cồn Vành,

Cồn Thủ. Nghỉ đêm tại bãi biển Đồng Châu.

Ngày 2: Biển Đồng Châu – chùa Keo – Nam Định

Sáng: Xuất phát tham quan chùa Keo (Thái Bình), đền chùa ở Lộc Vượng. Ăn trưa tại

TP. Nam Định

Chiều: Tham quan chùa Cổ Lễ. Về Hà Nội

34

2.2.4. Tuyến điểm du lịch Hà Nội – Hải Dương – Hạ Long – Hải Phòng

2.2.4.1. Các điểm du lịch ở tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế

trọng điểm Bắc bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ

đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây. Phía Tây giáp

tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía

đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng

Yên.

Tính đến nay, tỉnh Hải Dương có 1.098 di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích được xếp

hạng cấp quốc gia và nhiều di tích được xếp hạng đặc biệt như Côn Sơn, Kiếp Bạc. Vùng

đất Hải Dương cũng là miền đất sinh ra và gắn liền với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc,

danh nhân văn hoá thế giới như: danh nhân quân sự thế giới Trần Hưng Đạo, một trong

mười tướng tài trên thế giới, vị anh hùng dân tộc Việt Nam với chiến công hiển hách - ba

lần chiến thắng quân Nguyên. Đây chính là tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh.

Khu du tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của

Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương. Nơi đây gồm

quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân

thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến

10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là nơi gắn liền với

thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng với

nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm

nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc.

Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn tên chữ là "Thiên Tư Phúc Tự", nghĩa là chùa được trời ban cho phước

lành. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi

thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ

các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền

sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang.

Chùa Côn Sơn có từ thời Trần (truyền thuyết cho rằng Chùa có từ thời Đinh), năm Khai

Hựu nguyên niên(1329), được Pháp Loa tôn tạo với quy mô lớn. Dấu vết của lần trùng tu

này còn hiện diện đến nay. Nguyễn Trãi từng làm Đề cử chùa Côn Sơn. Chùa Côn Sơn xưa

nay là danh lam cổ tích của đất nước, hiện còn nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị.

Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã

từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên

ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa "Thiên Tư Phúc Tự"

trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.

Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm - một thiền phái mang

màu sắc dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn Huyền Quang cho lập đài

Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết pháp phát triển đạo phái không

ngừng. Ngày 22 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334) Thiền sư Huyền Quang viên tịch tại Côn

Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong

Tự Tháp "Huyền Quang tôn giả".

Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người có công rất

lớn trong việc đánh đuổi giặc Minh giải phóng đất nước. Sau khi cáo quan về ở ẩn, ông đã

sống tại đây. Ông và gia quyến bị kết án oan và bị giết ngày 16 tháng 8 năm 1442. Bảo tàng

Nguyễn Trãi đã được xây dựng trên khu di tích Côn Sơn, đã lưu lại nhiều dấu tích của ông.

35

Chùa Côn Sơn hàng năm có hai mùa hội và tháng giêng và tháng tám. Di tích Côn Sơn

được xếp hạng quốc gia vào năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng vào năm 1994.

Đền Kiếp Bạc

Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi

đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ 13, đây là

nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy

quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Ngày nay, đền

Kiếp Bạc nằm ở địa phận xã Hưng Đạo (Chí Linh, Hải Dương).

Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm

thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng thờ Trần Hưng Ðạo, phu

nhân, 2 con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ 4 con trai. Hàng năm,

hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch).

Đền Nguyễn Trãi

Đền thờ Nguyễn Trãi được khởi công xây dựng ngày 14-12-2000, trên khuôn viên đất

rộng gần 10.000m2, tại chân núi Ngũ Nhạc, nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi

ngày xưa từng có đền thờ bà Trần thị Thái, thân mẫu củaNguyễn Trãi. Phía bên phải là dòng

suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền.

Đền thờ chính, hai nhà Tả vu, Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn Ngoại, Nhà Bia, Am

hoá vàng, cầu vào cổng chính, cầu qua suối Côn Sơn theo kiểu thượng gia hạ kiều để lên

Thạch Bàn, nhà từ đền, hệ thống sân vườn, đường cấp thoát nước...

Ngôi đền chính tưa lưng vào Tổ Sơn, hai bên tì vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân là

tả Thanh long và hữu Bạch hổ. Phía trước có hồ nước rộng, tiếp theo là núi Trúc Thôn đối

diện với núi Phượng Hoàng. Xa xa là dãy núi An Lạc đã tạo lên thế núi lớp lớp điệp trùng.

Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn -

Kiếp Bạc, kiến trúc theo truyền thống và rất độc đáo. Tại gian tiền tế của đền Kiếp Bạc hiện

còn trưng bày 2 đoạn xương ống chân voi. Tương truyền đây là con voi chiến của Hưng

Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn trong khi ra trận bị sa lầy tại cánh đồng gần tỉnh Thái

Bình, mặc dù quân sỹ dốc sức làm mọi cách để cứu voi khỏi bị sa lầy nhưng vẫn không cứu

nổi. Thắng trận trở về đến cánh đồng nơi voi bị sa lầy nhưng con voi đã chết vì bị chìm lún

xuống bùn. Tương truyền 2 ống xương chân voi hiện đang đặt tại gian tiền tế đền Kiếp Bạc

là xương của con voi trung thành của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương.

Trong quần thể di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá

trị như đền bà chúa Tiên Sa – vị nữ tiến sĩ đầu tiên ở nước ta; đền thờ và trường dạy học của

Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng.

2.2.4.2. Các điểm du lịch ở tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một con cá sấu nằm chếch

theo hướng đông bắc - tây nam. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ, Phía

tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Diện tích của tỉnh Quảng Ninh là 5.938km2. Bề ngang

từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Phía

đông bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển

250 km, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía tây

bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương

Quảng Ninh có địa hình tương đối đa dạng, được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có

cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là

vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế

giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Vịnh Hạ Long là địa điêm du lịch lý tưởng của Quảng Ninh

cũng như miền bắc Việt Nam. Ngoài ra, ở tỉnh Quảng Ninh có các điểm tham quan sau đây:

36

a) Yên Tử

Yên Tử là tên một ngọn núi có độ cao 1.068 m, là ngọn núi cao trong dãy núi Đông

Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí,

tỉnh Quảng Ninh. Sở dĩ núi có tên là Yên Tử vì theo truyền thuyết ông tiên Trung Quốc Yên

Kỳ Sinh (An Kỳ Sinh) đã tu ở đây. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có

tên gọi là Bạch Vân Sơn.

Yên Tử vốn được coi là danh sơn và tiền đồn ở miền đông bắc nước ta. Từ núi Yên Tử

có thể bao quát cả vùng biển đông bắc và con đường thủy chiến lược từ mũi Ngọc đến Vịnh

Hạ Long đi vào cửa sông Bạch Đằng. Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ra, mỗi

lần bọn giặc phương Bắc xâm lược chúng đều đi theo con đường này.

Với vẻ đẹp kỳ vĩ nên Yên Tử đã được chọn làm nơi tu hành của nhiều nhà sư, là nơi bái

yết của các tăng ni, Phật tử. Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân

Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của

Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần

Nhân Tông (1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên

Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.

Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-

1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ

sách Thạch thất mị ngữ và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với

hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như Chùa Quỳnh

Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền

Quang Lý Đạo Tái (1254-1334), vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.

Ngày 17 tháng 5 năm 2008, Yên Tử và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đã cùng với chùa

Bái Đính ở Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) là những địa danh của Việt Nam được chọn là những

thắng tích phật giáo cho các đại biểu tham dự đại lễ phật đản thế giới.

Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai

bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi.

Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm

đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về

cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương

cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.

Tiếp đó tới chùa Hoa Yên (các tên gọi khác: chùa Cả, chùa Phù Vân, chùa Vân Yên)

nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân

Tông lên tu hành trên Yên Tử. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên

Trúc tự. Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3

m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử.

Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn

với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông

Bạch Đằng.

Tuy nhiên, từ khi được xây dựng cho đến ngày nay, mặc dù các công trình ở Yên Tử đã

được trùng tu nhiều lần song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên một số các công trình

kiến trúc đã bị phá hủy xuống cấp, rừng thông bị chặt phá bừa bãi. Hiện nay, Yên Tử đã

được Đảng và Nhà nước ta đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích.

b) Điểm du lịch Hạ Long

Vịnh Hạ Long (vịnh nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc

Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ

Long, Thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh. Vịnh

37

Hạ Long được giới hạn với phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần

đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120 km kéo dài

từ thị xã Quảng Yên, qua thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân

Đồn; phía Đông Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ. Trong diện tích 1.553 km² gồm

vùng lõi và vùng đệm, nằm tại các tọa độ từ 106°58'-107°22' Đông và 20°45'-20°50' Bắc.

Vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng

lõi của Vịnh có diện tích 334 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá

vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh địa lý rất khác nhau; và

quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như

tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết

hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ

của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ

sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái.

Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được

gọi là Lục Châu, Lục Hải. Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hoa Phong, Hải Đông,

An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long (rồng đáp xuống) mới xuất hiện

trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ XIX.

Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh

vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay với nhan đề Rồng xuất hiện trên vịnh

Hạ Long, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy

thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902). Có lẽ người

Châu Âu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á, loài vật huyền thoại được

tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước đồng văn châu Á nói

chung.

Những điểm tham quan nổi tiếng:

Núi Bài Thơ là ngọn núi đá vôi đẹp thuộc tỉnh Quảng Ninh. Trên núi này còn lưu lại các

bài thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông khắc trên đá năm 1468, và của Trịnh Cương năm 1729.

Các bài thơ này đã đem lại tên gọi cho núi, vì thế nhân dân trong vùng đã gọi tên ngọn núi

này là núi Bài Thơ.

Núi Bài Thơ thuở xưa có tên núi Rọi Đèn, tên chữ là Truyền Đăng Sơn. Tương truyền

rằng, ngày xưa lính thú gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành. Từ đó

xuất hiện tên núi Truyền Đăng.

Năm 1468, vào dịp mùa xuân, năm Quang Thuận thứ 9, đời vua Lê Thánh Tông, cháu

nội của Lê Lợi, đưa quân đi tuần ở vùng biển Đông Bắc, có dừng thuyền ở chân núi Truyền

Đăng, phía giáp với Vịnh Hạ Long, để uống rượu ngâm thơ. Xúc động trước cảnh đẹp sơn

thủy hữu tình của thiên nhiên, nhà thơ - nhà vua Lê Thánh Tông đã cho khắc một bài thơ lên

vách đá tạm dịch ý như sau:

Nước lớn mênh mông, trăm sông chầu vào

Núi non, la liệt rải rác như quân cờ, vách đá liền trời

Có tráng trí, nhưng lúc mới dựng nghiệp vẫn theo người, như quẻ

Hàm hào cửu tam (đã định)

Nay một tay mặc sức tung hoành, quyền uy như thần gió

Phía bắc, bọn giặc giã như hùm beo đã dẹp yên

Vùng biển phía đông, khói chiến tranh đã tắt

Muôn thuở trời Nam, non sông bền vững

Bây giờ chính là lúc giảm việc võ, tu sửa việc văn.

38

261 năm sau, vào năm 1729 chúa An Đô Vương Trịnh Cương, một nhà thơ có tiếng thời

Lê - Trịnh, cũng đem quân đi tuần qua đây. Ông cho đóng quân đồn trú dưới chân núi

Truyền Đăng. Đọc thấy bài thơ của vua Lê Thánh Tông, chúa Trịnh bèn họa lại bằng một

bài thất ngôn bát cú, lấy theo vần "yên" của bài trước, dùng lại 4 chữ "thiên" "quyền" "yêu"

"niên" trong bài của Lê Thánh Tông. Bản dịch của Hà Minh bài thơ họa của Trịnh Cương:

Biển rộng mênh mang, nước dâng đầy

Núi chìm xuống nước, nước tràn mây

Bàn tay tạo hóa sao khéo dựng

Cảnh đẹp thần tiên một chốn này.

Mùi tanh giặc thác còn đâu đó

Cỏ hoa sương khói vẫn còn đây

Ba quân tướng sĩ đều vui vẻ

Bữa tiệc biển khơi chén rượu đầy.

Bài thơ của Trịnh Cương được khắc theo lối chữ hành, trên một vách đá nghiêng xuống

đất, nên tránh được hủy hoại của nước mưa, đến nay còn rõ nguyên, rất dễ đọc. Đến đầu thế

kỷ 20 nhiều tao nhân, mặc khách đi du ngoạn vùng Hạ Long, gặp bài thơ này lại cho khắc 7

bài thơ nữa, có bài chữ Hán, có bài chữ Quốc ngữ trên những vách đá lân cận. Tổng số bây

giờ có chín bài thơ còn lưu truyền trên vách đá.

Vịnh Hạ Long còn nổi tiếng với rất nhiều đảo và các hang động đẹp, đó là các điểm

tham quan sau đây:

Hòn Con Cóc: Hòn Con Cóc nằm cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 12 km về phía

Đông Nam, trên vùng vịnh Hạ Long. Đây là hòn núi đá rất đẹp có góc nghiêng và hình dáng

như một con cóc ngồi xổm giữa biển nước, cao khoảng 9m.

Hòn Gà Chọi: Là một trong những hòn đảo nổi tiếng trên vịnh Hạ Long, hòn Gà Chọi

(hay đôi khi gọi là Hòn Trống Mái) nằm gần hòn Đỉnh Hương ở phía Tây Nam của Vịnh,

cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 5 km. Đây là cụm gồm 2 đảo có hình thù giống như

một đôi gà, một trống một mái, có chiều cao khoảng hơn 10m với chân thót lại ở tư thế rất

chênh vênh. Là biểu tượng trên logo của vịnh Hạ Long, hòn Gà Chọi cũng là biểu tượng

trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam.

Đảo Ngọc Vừng: Nằm cách cảng tàu du lịch khoảng 34 km, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh

Quảng Ninh, có đặc điểm là một trong số ít đảo đất trên vùng vịnh Hạ Long. Xung quanh

đảo có nhiều bãi biển đẹp, có núi Vạn Xuân cao 182m và có di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá

Hạ Long rộng 45.000m².

Đảo Ngọc Vừng rộng 12 km², có người ở, có bến cảng cổ Cống Yên thuộc hệ

thống thương cảng cổ Vân Ðồn từ thế kỷ XI, và có di tích thành cổ nhà Mạc, thành nhà

Nguyễn. Phía đông của đảo có bãi cát trắng trải ra tới tận bến tàu. Nơi đây cũng là bãi tắm

yêu thích của du khách.

Đảo Ti Tốp: Thời Pháp thuộc đảo mang tên hòn Cát Nàng, nằm trên khu vực vịnh Hạ

Long cách Bãi Cháy chừng 14 km về phía Đông. Đảo được đặt tên Ti Tốp từ khi Hồ Chí

Minh đến thăm vịnh Hạ Long cùng với nhà du hành vũ trụ người Nga Gherman Titov, vào

năm 1962. Đảo Ti Tốp có bờ dốc đứng và bãi cát trắng phẳng hình vầng trăng nằm dưới

chân. Các tour du lịch thường ghé tàu vào đảo để du khách lên bờ leo núi ngắm toàn cảnh

vùng Vịnh, tắm biển, chèo thuyền kay-ắc, kéo phao và kéo dù.

Đảo Tuần Châu: Nằm cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 4 km về phía Tây Nam

trên vùng vịnh Hạ Long. Đảo Tuần Châu là một đảo đất rộng khoảng 3 km², gần bờ, có làng

mạc và dân cư thưa thớt. Trước kia trên đảo các nhà khoa học đã tìm được nhiều di chỉ khảo

39

cổ thuộc nền văn hóa Hạ Long. Từ năm 2001, một con đường lớn đã được xây dựng nối đảo

với đất liền. Một tổ hợp dịch vụ vui chơi, giải trí, quần thể khách sạn, nhà hàng và bãi

tắm sang trọng được xây dựng, đưa vào phục vụ góp phần làm thay đổi bộ mặt của Hạ Long

từ năm du lịch 2003 tới nay.

Hang Sửng Sốt: Hang động Sửng Sốt nằm trên đảo Bồ Hòn ở trung tâm vịnh Hạ Long,

được người Pháp đặt tên "Grotte des surprises" (động của những kỳ quan). Ðây là một hang

động rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long. Nằm ở vùng trung tâm du lịch của Vịnh

với hệ thống trong tuyến du lịch bao gồm bãi tắm Ti Tốp - hang Bồ Nâu - động Mê Cung-

hang Luồn - hang Sửng Sốt.

Hang Sửng Sốt là một hang dạng ống, nằm ở độ cao 25m so với mực nước biển hiện tại.

Diện tích khoảng 10.000m2, chiều dài hơn 200m, chỗ rộng nhất 80m, khoảng cách lớn nhất

từ nền tới trần hang xấp xỉ 20m. Hang được chia thành 2 ngăn chính. Do có cửa hang mở

rộng, hang Sửng Sốt được phát hiện khá sớm trên Vịnh Hạ Long (cuối thế kỷ thứ XIX). Tên

của hang mãi đến năm 1946 mới được xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng do

một số đoàn thám hiểm đã đến đây. Năm 1999, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã đầu tư tôn

tạo Hang Sửng Sốt. Hệ thống đường đi, ánh sáng để du khách có thể quan sát và cảm nhận

được vẻ đẹp của những khối nhũ, măng đá trong lòng hang. Ánh sáng được thiết kế phù hợp

với kiến trúc hang đồng thời hài hoà với ánh sáng tự nhiên từ phía cửa hang.

Động Thiên Cung: Cách thành phố Hạ Long khoảng 8 km và cách bến tàu du lịch 4 km

là đảo Vạn Cảnh, còn gọi là đảo Canh Độc. Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: hòn

Canh Độc lưng chừng đảo có động rộng rãi chứa được vài ngàn người, gần đó có hòn Cặp

Gà, Hòn Mèo, Hòn La.... Ngày nay, qua khảo cứu, đảo Vạn Cảnh có đỉnh cao 189m, hình

dáng như một chiếc ngai ôm hai hang động là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao

và động Thiên Cung ở cách mép nước không xa. Hang Đầu Gỗ và động Thiên Cung cách

nhau chừng 100m, được thông nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn dưới tán lá rừng.

Động Thiên Cung nằm ở lưng chừng đảo Canh Độc, ở độ cao 25m so với mực nước

biển. Du khách vừa bước vào cửa động Thiên Cung, lòng động đột ngột mở ra không gian

có tiết diện hình tứ giác với chiều dài hơn 130 mét, với những măng đá như một đền đài mỹ

lệ. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá và trên mỗi vách động ấy

thiên nhiên đã khảm nhiều hình thù kỳ lạ, hấp dẫn người xem. Đó là là 4 cột trụ to lớn giữa

động mà từ chân cột tới đỉnh đều được chạm nổi nhiều hình thù kỳ lạ như chim cá, cảnh

sinh hoạt của con người, hoa lá cành; là những thạch nhũmang hình tượng Nam Tào, Bắc

Đẩu, tiên nữ múa hát; là trần hang với những điêu khắc người, chim, hoa, muông thú đang

dự tiệc, hoàn toàn do bàn tay nhào nặn của tạo hóa tác thành qua hàng vạn năm. Cửa động

nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng đi vào bên trong, lòng động càng mở lớn

và rộng, dẫn dắt người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Hang Đầu Gỗ: Từ cửa Suốt nhìn vào hòn Canh độc, người ta thấy đầu của hòn núi này

nhô ra trông giống như đầu một cây gỗ nổi lập lờ trên mặt nước. Hai bên "đầu gỗ" có hai

hốc lõm vào, trông tựa như "mắt gỗ" mà thợ sơn tràng thường khoét vào đầu gỗ dể kéo - lôi

khi khai thác. Những cư dân vạn chài của vùng sông nước dã căn cứ vào hình dáng đó mà

đặt tên cho cái hang mà họ thường lưu lại tại đảo này trong những ngày nghỉ ngơi, tránh

mùa dông bão.

Người Pháp sau này khi lập bản đồ khu vực này, cứ y theo lời kể của cư dân sông nước

mà ghi tên thành hang "daugo", cũng như tên "hòn đảo của những búi gai" thành "hongai"

để rồi thành Hồng Gai.

Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: hòn Canh Độc lưng chừng đảo có động

rộng rãi chứa được vài ngàn người, gần đó có hòn Cặp Gà, Hòn Mèo, Hòn La.... Động nói

40

ở đây chính là hang "Đầu gỗ"; Động Thiên cung chỉ mới được phát hiện vào những năm

tám mươi của thế kỉ trước.

Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước chân sang hang Đầu Gỗ, còn gọi là

hang Giấu Gỗ, một hang động với những nhũ đá tráng lệ. Tên gọi Hang Đầu Gỗ (tập trung

gỗ) có từ sau khi tướng Trần Hưng Đạo chỉ huy ba quân giấu các cọc gỗ lim tại đây, trước

khi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng để bày thế trận cùng thủy quân đánh úp, đốt

cháy đoàn thuyền tải lương thực của giặc Nguyên Mông vào mùa xuân năm 1288. Hiện các

nhà khảo cổ còn tìm thấy rất nhiều khúc gỗ và mẩu gỗ vụn còn sót lại trong động. Nếu động

Thiên Cung hoành tráng khoẻ khoắn, hiện đại thì hang Ðầu Gỗ trầm mặc uy nghi nhưng

cũng rất đồ sộ.

Cửa hang Đầu Gỗ ở lưng chừng vách núi và trong lòng hang được chia thành 3 ngăn

chính. Ngăn phía ngoài hình vòm cuốn tràn ánh sáng tự nhiên, với trần hang như một bức

tranh khổng lồ vẽ phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với những đàn voi, những chú hươu

sao, sư tử trong những tư thế sinh động. Qua ngăn thứ nhất, vào ngăn thứ 2 bằng một khe

cửa hẹp lòng hang mở ra với ánh sáng chiếu vào mờ ảo, những bức tranh đá trở nên long

lanh hơn và những chùm hoa đá lúc ẩn lúc hiện. Tận cùng hang là một chiếc giếng nước

ngọt và những hình tượng bằng đá như đang diễn tả một trận hỗn chiến kỳ lạ.

Năm 1917, hang Đầu Gỗ được vua Khải Ðịnh lên thăm và cho khắc một tấm văn bia

với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long nói chung và hang Ðầu Gỗ nói riêng.

Hiện nay, tấm bia đá vẫn còn ở phía bên phải cửa động tuy chữ đã bị mài mòn.

Các tuyến tham quan trên Vịnh

Do có nhiều phong cảnh đẹp nên điểm du lịch này có nhiều điểm tham quan tùy theo sở

thích và thời gian du khách có thể lựa chọn một trong số các tuyến tham quan vịnh sau:

Các tuyến tham quan 4 giờ

+ Tuyến đảo Tuần Châu, hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung

+ Tuyến hang Luồn, hang Bồ Nâu, hang Sửng Sốt

+ Tuyến núi Bài Thơ, hòn Đại Bàng, hòn Mặt Quỷ, hòn Đũa

Các tuyến tham quan 6 giờ

+ Tuyến hang Luồn, hang Sửng Sốt, bãi tắm Ti Tốp

+ Tuyến Hang Trống, động Tiên Nữ

Tuyến tham quan 7 giờ

+ Hồ Ba Hầm – vũng Ba Trái Đào

Tuyến thời gian 1 ngày

+ Đảo Ngọc Vừng – vườn quốc gia Bái Tử Long

2.2.4.3. Các điểm du lịch ở thành phố Hải Phòng

Hải Phòng, còn được gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ, cách thủ đô Hà Nội 102 km về

phía Đông Đông Bắc. Thành phố là một thành phố cảng lớn nhất phía Bắc (Cảng Hải

Phòng) và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam và là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục,

khoa học và công nghệ vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt

Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tính đến tháng 12/2013, dân số Hải Phòng là

1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%,

là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam.

Hải Phòng có bãi biển Đồ Sơn, quần đảo Cát Bà được công nhận là khu dự trữ sinh

quyển thế giới. Khí hậu của thành phố mát mẻ, thuận lợi cho phát triển du lịch.

41

Hải Phòng là mảnh đất có lịch sử phát triển lâu đời, có di chỉ Cái Bèo (Cát Bà) cách đây

6.000 năm, các di tích khảo cổ ở vùng Thủy Nguyên cách đây trên 2.000 năm. Hải Phòng có

trại An Biên, quê hương của nữ tướng Lê Chân từ thủa đầu dựng nước. Hiện nay, Hải

Phòng còn giữ được nhiều di tích lịch sử có giá trị. Hải Phòng hiện nay đang phát triển ba

điểm du lịch: trung tâm thành phố, bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà.

Các điểm tham quan ở trung tâm TP. Hải Phòng

Đền Nghè

Đền Nghè tức An Biên cổ miếu toạ lạc ở phố Lê Chân, phường An Biên, quận Lê Chân,

nội thành Hải Phòng. Đây là một quần thể kiến trúc dân tộc mang phong cách thời Nguyễn

gồm hậu cung, nhà thiêu hương, tả vu, hữu vu, nhà bái đường, nhà bia, tam quan...

Quy mô đền tuy không lớn nhưng bố cục cân đối hài hoà. Những mảng điêu khắc gỗ

long, ly, qui, phượng; hoa trái đào, lựu, sen, chanh vẽ chạm công phu tinh tế. Những đầu

đao, nóc mái đắp nổi những rồng bay, phượng múa, cảnh núi Yên Tử, cảnh Hai Bà chỉ huy

quân... càng tôn thêm vẻ uy nghi của ngôi đền. Tương truyền đền dựng từ sau ngày Nữ

tướng hi sinh, nhưng chỉ là một nghè nhỏ bằng tranh tre trên khu gò ở cánh đồng của làng

An Biên. Quần thể kiến trúc hiện nay được xây dựng vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX.

Bằng tấm lòng "hằng tâm, hằng sản" của nhiều thế hệ người Hải Phòng, di tích đền

Nghè ngày một khang trang. Năm 1919, toà hậu cung 3 gian được xây dựng theo lối "chồng

diêm tầng 4 mái". Năm 1926, xây toà thiêu hương, dựng toà tiền tế... Mặt ngoài chồng diêm

của toà hậu cung, nơi có điều kiện phô diễn vẻ đẹp, người ta đắp nổi phù điêu trang trí, mô

phỏng các điển tích như: An Tử Sơn, Ngô vương đề cờ, Trưng Vương dấy quân. Đằng trước

toà hậu cung là toà thiêu hương vuông vức, hai tầng với tám mái đao cong vút, đắp "rồng

chầu, phượng đón" vươn lên trong không trung tựa như những cánh tay thôn nữ trong động

tác múa đèn.

Như vậy, các công trình kiến trúc của đền Nghè tạo thành một tổng thể không gian kiến

trúc khép kín, tuân thủ theo phong cách cổ truyền dân tộc. Thông qua các đồ án trang trí thể

hiện kiến trúc để phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người đương thời và là "thông điệp

văn hoá" gửi lại cho đời sau.

Ngoài đền thờ chính, di tích đền Nghè còn có điện Tứ phủ. Điện nhìn ra phố Lê Chân

thông qua cổng chính. Cổng đền Nghè thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp và

hoành tráng như cổng các cung điện, lăng tẩm, đền đài thời trung cổ.

Thăm đền Nghè, khi bước qua cổng chính nhìn sang bên hữu, du khách sẽ bắt gặp một

kiến trúc đẹp. Đó là nhà bia được xây và trang trí theo kiểu dáng của long đình. Chính giữa

dựng tấm bia đá cao 1,5m; rộng 0,85m; dày 0,20m. Nội dung minh văn khắc ghi về tiểu sử,

sự nghiệp của bà Lê Chân bằng chữ Hán, nói rõ Nữ tướng quê ở làng Vẻn, tên chữ An Biên,

huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Cha là Lê Đạo, một thầy thuốc nổi tiếng tài năng đức độ. Mẹ là Trần Thị Châu, một phụ

nữ đảm đang phúc hậu. Khi Trưng Trắc dựng cờ nghĩa ở Mê Linh, Lê Chân cùng nghĩa

quân trại An Biên kịp thời hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa thành công, Trưng Trắc lên làm

vua, xưng là Trưng Vương, đóng quân ở Mê Linh. Lê Chân được giao chức Chưởng quản

binh quyền nội bộ kiêm trấn thủ Hải Tần. Thế cùng lực tận, Nữ tướng phải tự vẫn để bảo

toàn danh tiết.

Được tin Nữ tướng hi sinh, dân trang An Biên lập đền thờ, tức đền Nghè - An Biên cổ

miếu ngày nay. Đến đời vua Trần Anh Tông, bà được phong làm Thành hoàng xã An Biên,

huyện An Dương và được ban thần hiệu Nam Hải Uy Linh Thánh Chân công chúa; các triều

đại đều ban sắc tặng. Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày

khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến đền Nghè cùng dân An Biên tưởng

42

niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trại An Biên, cái

nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay.

Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng

phải có cua bể và bún. Có lẽ đó là những đồ ăn mà sinh thời bà Lê Chân ưa thích? Dâng lễ

đền Nghè trong dịp đầu năm mới, mọi người không quên mua những gói muối hình củ ấu,

bọc bằng giấy hồng điều để lấy may.

Điểm du lịch Đồ Sơn

Đồ Sơn là một bán đảo được tạo bởi dãy núi chín ngọn vươn ra vịnh Bắc Bộ và một

tách ra đứng một mình là hòn núi Độc, cách trung tâm nội thành Hải Phòng khoảng 20km

về phía đông nam. Đồ Sơn có nhiều điểm tham quan như bến Nghiêng (bến tàu không số),

đảo Hòn Dáu, biệt thự Bảo Đại.

Bến Nghiêng – bến tàu Không số

Bến Nghiêng - Đồ Sơn hiện là bến đỗ của tàu ra thăm đảo Hòn Dáu. Nơi dây cũng là

Cảng xuất phát của tàu du lịch đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long, Móng Cái.

Cách đây hơn 50 năm, ngày 15/5/1955, tại bến Nghiêng, tên lính Pháp cuối cùng đã rút

khỏi miền Bắc theo Hiệp định Giơnevơ - Hiệp định đình chiến giữa chính phủ thực dân

Pháp và nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sau 9 năm kháng chiến gian khổ.

Bến tàu Không số ở chân đồi Vạn Hoa cạnh thung lũng xanh, hiện có khách sạn 100

phòng của Công ty Du lịch quốc tế Đồ Sơn. Dấu tích cầu cảng k15 xưa nay chỉ còn lại

những cột bê tông. Cầu cảng này được xây dựng và bảo vệ bí mật, là nơi đỗ của những

chiếc tàu không số, chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam.

Ngày 11/10/1962, chiếc tàu gỗ chở 30 tấn vũ khí đầu tiên đã xuất phát ở đây. Sau 6

ngày lênh đênh trên biển cả, tàu đã cập bến tại Cà Mau, chuyển giao toàn bộ vũ khí cho

quân khu 9. Tất cả có gần 100 tàu thuyền với tổng số 168 chuyến đi xuất phát tại đây - con

đường được mệnh danh là "đường mòn Hồ Chí Minh trên biển".

“Bến tàu không số”, điểm khởi đầu của con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển,

tại Đồ Sơn, Hải Phòng, vừa được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 2008.

Đảo Hòn Dáu

Hòn Dáu có thể do tiếng địa phương đọc chệch đi từ Hòn Dấu... Đảo như là điểm đánh

dấu để thuyền ra khơi đánh cá quay trở về. Đó là hòn đảo nhỏ cuối cùng tách ra khỏi dãy

núi, cách bán đảo Đồ Sơn chừng 1 km. Người ta ví như chín con rồng đang chầu về viên

ngọc.

Trên đảo có rừng đa thuần nhất, nguyên sinh lâu đời hiếm thấy dọc miền Duyên hải

phía Bắc. Chuyện kể rằng, nếu ai lấy đi một cành cây, hòn đá thì sẽ bị ốm đau, cả nhà bị tai

hoạ. Có lẽ vì tin niệm như vậy, mà rừng được bảo vệ tồn tại cho đến bây giờ, có cây 4 đến 5

người ôm không xuể.

Ngay ở bến tàu lên là đền thờ Nam Hải Thần Vương. Truyền thuyết kể lại rằng: Vào

khoảng thế kỷ thứ 13, dân làng vớt được xác mang chiến bào của tướng nhà Trần. Thi thể

được đặt ở chân đồi của đảo để ngày hôm sau khâm liệm. Sáng hôm sau mối đùn lấp kín thi

thể thành một nấm mộ lớn. Thấy điềm lạ, dân làng lập đền thờ. Đền rất thiêng, dân chài

thường qua đây cầu được an bình mỗi khi ra khơi đánh cá. Hằng năm vào ngày mồng 8

tháng 2 âm lịch, làng mở hội lễ tạ và ra ngủ một đêm trên đảo để hưởng lộc của thần.

Đảo là cửa ngõ của Cảng Hải Phòng. Năm 1884, cây đèn biển (hải đăng) được xây dựng

trên đỉnh núi của đảo. Lúc đầu được xây dựng toàn bằng đá khối với các hoa văn khá đẹp.

Do chiến tranh tàn phá, qua nhiều lần sửa, đèn gần như được xây dựng lại hoàn toàn. Đèn

cao 67m, chiếu sáng 24 hải lý, qua 100 bậc mới lên được đỉnh đèn. Nhà nghỉ người coi đảo

43

còn nguyên vẹn xây dựng năm 1902, hiện nay khu vực này được tu tạo mở rộng để đón

khách tham quan.

Biệt thự Bảo Đại

Biệt thự nằm trên đỉnh đồi Vung cao 36 m so với mặt nước biển, thuộc khu II Đồ Sơn.

Biệt thự được xây từ năm 1928 của Toàn quyền Đông Dương Pafquiere. Ngày 16- 6 -1949,

Toàn quyền Đông Dương tặng cho vua Bảo Đại. Từ đó ngôi nhà này được gọi là biệt thự

Bảo Đại.

Ngay từ năm 1933, sau 1 năm lên cầm quyền, Bảo Đại đã đến đây. Mỗi lần ra kinh lý

miền Bắc, Bảo Đại đều đến Đồ Sơn và nghỉ tại biệt thự này. Đứng ở đây có thể nhìn toàn

cảnh bán đảo Đồ Sơn và thả tầm mắt theo biển mênh mông đến tận chân trời. Hơn nữa, khí

hậu ở đây ôn hòa, nhất là vào mùa hè rất mát mẻ.

Tháng 5 - 1955, miền Bắc được giải phóng, ngôi nhà được giao cho Bộ Quốc phòng

quản lý. Thời gian trôi đi, chiến tranh tàn phá, ngôi biệt thự xuống cấp. Ngày 28 - 3 - 1984,

Bộ Quốc phòng bàn giao cho Công ty Du lịch Hải Phòng, nay là Công ty Cổ phần Khách

sạn Du lịch Đồ Sơn quản lý.

Được phép của Nhà nước, Công ty đã phục chế lại và sau hai năm, ngày 26 - 7 - 1999,

biệt thự mở cửa đón khách tham quan và nghỉ qua đêm. Diện tích toàn khu vực là 900m2.

Biệt thự có phòng tiếp khách, phòng họp, phòng ngủ của Vua, Hoàng hậu, các Hoàng tử và

Công chúa. Các tư liệu và ảnh của Bảo Đại cùng gia đình do nhà Huế học Nguyễn Đắc

Xuân và bà con Việt kiều ở Pháp cung cấp. Du khách đến đây tham quan có thể mặc triều

phục, thưởng thức các loại bánh Huế, dự ngự thiện và mua đồ lưu niệm về biệt thự này.

Điểm du lịch Cát Bà

Quần đảo Cát Bà là một quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía nam vịnh

Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành

phố Hải Phòng 30 km, cách thành phố Hạ Long 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc

huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự

trữ sinh quyển thế giới.

Trước đây đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Bà, năm 1977 mới sáp nhập với huyện Cát Hải

thành huyện Cát Hải mới. Thị trấn Cát Bà hiện nay là huyện lị huyện Cát Hải cách cảng

biển Hải Phòng khoảng 75 km. Người dân trên đảo sống bằng nghề khai thác hải sản, lâm

sản, đốt rừng làm rẫy và làm dịch vụ du lịch.

Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông theo Thánh

Gióng đánh giặc Ân. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền Các Bà. Các bản đồ hành chính thời

Pháp thuộc (như bản đồ năm 1938) còn ghi là Các Bà. Như vậy có lẽ tên gọi Các Bà đã bị

đọc trệch thành Cát Bà của ngày nay. Hiên nay, trên đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh

trên núi đá vôi là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Trên biển xuất

hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Ở một số đảo nhỏ, cũng

có nhiều bãi tắm đẹp:

- Đường xuyên đảo Cát Bà: dài 27 km, có nhiều đèo dốc quanh co, men theo mép biển,

xuyên qua vườn quốc gia, phong cảnh kỳ thú, non nước hữu tình.

- Vườn quốc gia Cát Bà: có diện tích 15.200 ha, trong đó có 9.000 ha rừng, 5.400 ha

biển tạo nên một môi trường sinh thái lý tưởng.

- Động Trung Trang: Nằm cách thị trấn 15 km cạnh đường xuyên đảo, có nhiều nhũ

đá thiên nhiên. Động này có thể chứa hàng trăm người.

- Động Hùng Sơn: Cách thị trấn 13 km, trên đường xuyên đảo. Động còn có tên Động

Quân Y vì trong Chiến tranh Việt Nam người ta đã xây cả một bệnh viện hàng trăm giường

nằm ở trong lòng núi.

44

- Động Phù Long (Cái Viềng) mới tìm ra, được cho là đẹp hơn động Trung Trang.

- Các bãi tắm: Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Dứa, Cát Ông, Cát Trai Gái, Đường Danh v.v...

là những bãi tắm nhỏ, đẹp, kín đáo, có nhiều mưa, che nắng, cát trắng mịn, nước biển có độ

mặn cao, trong suốt tới đáy.

Hiện nay, Cát Bà với vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ, nó được mệnh danh là Hòn Ngọc

của Vịnh Bắc Bộ. Trải qua, quá trình khai thác phát triển, hiện nay điểm du lịch này vẫn còn

giữ được những nét hoang sơ. Cùng với việc khai thác phát triển du lịch biển, Cát Bà còn

biết đến là điểm du lịch sinh thái cho nhiều nhà nghiên cứu động thực vật và khách du lịch

trong, ngoài nước.

2.2.4.4. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Hà Nội – Hải Dương – Yên Tử

- Hà Nội – Hải Dương – Yên Tử - Hạ Long – Bái Tử Long

- Hà Nội – Trà Cổ - Trung Quốc

- Hà Nội – Hải Phòng

- Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Bái Tử Long

- Hà Nội – Lạng Sơn – Móng Cái – Trà Cổ - Hạ Long

b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch 2 ngày 1 đêm

Chương trình du lịch: Hà Nội – Hải Dương – Yên Tử - Hà Nội (phương tiện vận

chuyển ô tô)

Ngày 1: Hà Nội – Yên Tử - Côn Sơn

Sáng: Khởi hành từ Hà Nội đi tham quan Yên Tử, ăn trưa tại Yên Tử

Chiều: Về Côn Sơn, lưu trú tại Côn Sơn

Ngày 2: Côn Sơn – Kiếp Bạc – Hà Nội

Sáng: Tham quan Kiếp Bạc – Côn Sơn, ăn trưa tại Côn Sơn

Chiều: Từ Côn Sơn, đi tham quan TP. Hải Dương, mua sắm và về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Hạ Long – Hà Nội (phương tiện ô tô, kết hợp tàu

thủy)

Ngày 1: Hà Nội – Hạ Long

Sáng: Khởi hành từ Hà Nội đi đến TP.Hạ Long

Trưa: Ăn trưa trên tàu tham quan Vịnh (lựa chọn tuyến tham quan vịnh 4 tiếng)

Tối: Xem biểu diễn nghệ thuật trên đảo Tuần Châu. Về TP nghỉ đêm

Ngày 2: Hạ Long – Côn Sơn – Hà Nội

Sáng: Từ Hạ Long đi tham quan Kiếp Bạc, ăn trưa tại Kiếp Bạc

Chiều: Tham quan Côn Sơn, qua TP. Hải Dương, mua sắm và về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Cát Bà – Hải Phòng – Hà Nội (phương tiện vận

chuyển ô tô hoặc kết hợp với tàu cao tốc)

Ngày 1: Hà Nội – Cát Bà

Sáng: Đi Hải Phòng bằng đường bộ, qua phà Đình Vũ, phà Gót hoặc đi tàu cao tốc Đồ

Sơn đi Cát Bà. Ăn trưa tại Cát Bà

Chiều: Tắm biển ở bãi Cát Cò, Cát Dứa, nghỉ đêm trên đảo

Ngày 2: Cát Bà – Hà Nội

45

Sáng: Tắm biển, tham quan VQG Cát Bà

Chiều: Nghỉ ngơi, từ Cát Bà lên xe về Hà Nội.

Chương trình du lịch 3 ngày 2 đêm

Chương trình du lịch: Hà Nội – Kiếp Bạc – Côn Sơn – Hạ Long – Cát Bà – Hà Nội

(phương tiện vận chuyển ô tô kết hợp tàu thủy)

Ngày 1: Hà Nội – Côn Sơn – Hạ Long

Sáng: Xuất phát đi tham quan Kiếp Bạc – Côn Sơn, ăn trưa tại Côn Sơn

Chiều: Tham quan đền Cửa Ông, núi Bài Thơ, tắm biển

Tối: Xem biểu diễn nghệ thuật tại đảo Tuần Châu, nghỉ đêm trên đảo hoặc tại thành phố

Hạ Long

Ngày 2: Hạ Long – Cát Bà

Rời Hạ Long, đi thuyền tham quan Vịnh. Ăn trưa trên tàu và khởi hành đi Cát Bà, tham

quan vịnh Lan Hạ. Tối nghỉ đêm trên đảo Cát Bà.

Ngày 3: Cát Bà – Hà Nội

Sáng: Tắm biển, tham quan VQG Cát Bà

Chiều: Nghỉ ngơi, khởi hành về Hà Nội

2.2.5. Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Lạng Sơn

2.2.6.1. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh

nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía

bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía

đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh

Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc

200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một

trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng

trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa

vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Thái Nguyên là địa phương có truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử và nhiều

danh thắng, hấp dẫn du khách và thuận lợi cho việc tổ chức phát triển du lịch.

a) Điểm du lịch Hồ Núi Cốc

Hồ Núi Cốc là tên một hồ nước ngọt nhân tạo tại tỉnh Thái Nguyên,Việt Nam. Đây là

một địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên. Không những thế nó còn được gắn với

huyền thoại về chuyện tình nàng Công và chàng Cốc. Hồ nằm cách trung tâm thành

phố Thái Nguyên 16 km về phía tây, được tạo nên sau khi đập ngăn sông Công được xây

dựng trong các năm 1973 đến 1982. Hồ có độ sâu 35 m diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung

tích của hồ ước 20 -176 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích: Cung cấp nước tưới

cho 12.000 ha đất; Cấp 40-70 triệu m³ nước mỗi năm cho công nghiệp và dân sinh; Giảm

nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu; Đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá. Cải thiện môi

trường.

Hồ gồm một đập chính dài 480m và 7 đập phụ. Mặt hồ rộng mênh mông với hơn

89 hòn đảo lớn nhỏ: đảo rừng xanh, đảo cư trú của những đàn cò, có đảo là quê hương của

loài dê đảo núi Cái nơi trưng bày các cổ vật từ ngàn xưa để lại và đảo đền thờ bà Chúa

Thượng Ngàn.

Đến khu du lịch hồ Núi Cốc, khách tham quan sẽ có cơ hội hưởng thụ nhiều hoạt động

dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng như: Du thuyền trên mặt hồ thăm các

46

đảo; Thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thuỷ chung chàng Cốc

- nàng Công); Thăm công viên cổ tích, vườn thú, vui chơi ở công viên nước. Tại đây có hệ

thống khách sạn, nhà hàng ăn uống phong phú từ bình dân đến cao cấp...

Bên cạnh núi Cốc, sông Công, núi Văn, núi Võ, núi Quần Ngựa, nơi đây là chỗ tướng

quân Lam Sơn Lưu Nhân Chú luyện binh, tích trữ lương thảo, lấy núi Văn, núi Võ kề bên

làm sân tập, lấy nước sông Công nuôi quân để góp phần vào chiến thắng Chi Lăng năm

1427.

Hiện nay, hệ thống nhà nghỉ, bể bơi, bến thuyền đã được quy hoạch, xây dựng tương

đối tốt, phục vụ khách du lịch đến tham quan, nghỉ ngơi, giải trí.

b) Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam

Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam được xây dựng từ năm 1960, nằm giữa trung

tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, cách thủ đô Hà Nội hơn 80 km về phía Bắc.

Bảo tàng có diện tích 28.000m2 với hơn 3.000m2 sử dụng cho việc trưng bày, kho bảo quản

hiện vật và các hoạt động khác.

Khi mới được thành lập, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam với tên gọi là Bảo tàng

Việt Bắc với chức năng nhiệm vụ ban đầu là nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống

lịch sử văn hoá, lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc khu Việt Bắc.

Năm 1976. Khu tự trị Việt Bắc giải thể, Bảo tàng Việt Bắc chuyển giao về trực thuộc

Bộ Văn hoá Thông tin quản lý. Đây là giai đoạn chuyển hướng nội dung hoạt động từ Bảo

tàng tổng hợp sang Bảo tàng chuyên ngành về Văn hoá dân tộc.

Hiện nay hệ thống trưng bày của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã hoàn chỉnh

với hệ thống 5 phòng trưng bày được xây dựng trên cơ sở nhóm ngôn ngữ kết hợp với văn

hoá vùng, giới thiệu bản sắc văn hoá 54 tộc người gắn với cảnh quan môi sinh từng vùng cư

trú. Bao gồm một gian long trọng và hệ thống 5 phòng trưng bày.

Phòng số 1: Trưng bày các tộc người nhóm ngôn ngữ Việt - Mường( Việt, Mường, Thổ,

Chứt.

Phòng số 2: Trưng bày các tộc người nhóm ngôn ngữ Tày - Thái( Tày, Thái, Nùng,

Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y.

Phòng số 3: Trưng bày văn hoá các tộc người thuộc 3 nhóm ngôn ngữ H'mông - Dao(

H'mông, Dao, Pà Thẻn), nhóm ngôn ngữ Ka Đai( La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo) và nhóm

ngôn ngữ Tạng Miến( Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La).

Phòng số 4: Trưng bày văn hoá 21 tộc người nhóm ngôn ngữ Môn Khơ mer( Ba Na,

Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Gié Triêng, H'rê, Kháng, Khơ mer, Khơ

Mú, Mạ, Mảng, Mnông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xơ Đăng, Xtiêng).

Phòng số 5: Trưng bày văn hoá các tộc người nhóm ngôn ngữ Nam Đảo( Chăm, Gia

Rai, Ê Đê, Raglai, Chu Ru) và nhóm ngôn ngữ Hán( Hoa, Ngái, Sán Dìu).

Từ khi thành lập, bảo tàng đã thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế tham quan,

nghiên cứu, tìm hiều bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

2.2.5.2. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía

đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía tây giáp tỉnh Tuyên

Quang. Tỉnh có diện tích 4.795.5km2, dân số tỉnh theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 là

294.660 người, là tỉnh ít dân nhất cả nước.

Bắc Kạn là tỉnh miền núi có nhiều phong cảnh đẹp, thơ mộng, hữu tình có nhiều rừng

nguyên sinh với sự đa dạng sinh học cao. Bắc Kạn cũng là một trong những tỉnh có nhiều

47

truyền thống cách mạng, có giá trị văn hóa truyền thống. Do đó, Bắc Kạn là tỉnh có tiềm

năng để phát triển du lịch như chùa Thạch Long, VQG Ba Bể…

a) Vườn quốc gia Ba Bể

Vườn quốc gia Ba Bể là một vườn quốc gia, rừng đặc dụng, khu du lịch sinh thái

của Việt Nam, nằm trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, với trung tâm là hồ Ba Bể, các thị xã Bắc

Cạn 40 km. Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập theo Quyết định số 83/TTg ngày 10 tháng

11 năm năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ.

Vườn có tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc, có diện tích 7.610 ha (30

km²), nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ

thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vườn quốc gia này cách thị xã Bắc Kạn 50 km và Hà Nội

250 km về phía bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vườn quốc gia Ba Bể là một

điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học. Năm 2004,

Ba Bể đã được công nhận là một di sản thiên nhiên của ASEAN. Trước đó, đây từng là Khu

danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử, là Khu rừng cấm hồ Ba Bể.

Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái

Trung tâm của vườn là hồ Ba Bể với chiều dài tới 8 km và chiều rộng 800 m. Nằm trên

độ cao 178 m, hồ Ba Bể là "hồ tự nhiên trên núi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt

Nam". Nằm trên vùng núi đá vôi, vốn có rất nhiều hang động caxtơ….mà hồ vẫn tồn tại với

cảnh đẹp mê người là điều diệu kì, hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng. Ngoài ra, hồ Ba Bể còn

là 1 điểm du lịch nổi tiếng, là “viên ngọc xanh” giữa đại ngàn đã và đang nổi lên là một

điểm du lịch sinh thái lý tưởng với du khách, nhất là vào thời điểm đầu xuân và hè.

Hồ dài hơn 8 km, chỗ rộng nhất khoảng 3 km, sâu khoảng 20 đến 30m. Ðoạn giữa hồ

hơi eo lại. Có hai đảo nhỏ nổi lên giữa hồ, một đảo giống như con ngựa đóng cương đang

lội nước (nên còn gọi là đảo An Mã). Đến Hồ Ba Bể, du khách có dịp được dạo quanh hồ

nước trong xanh bằng thuyền độc mộc rất đặc trưng của dân tộc bản địa hoặc bằng thuyền

máy rồi ra sông Năng và thăm thú nhiều thắng cảnh tự nhiên.

Tối đến, có thể ngủ lại ở khu nhà gần hồ hoặc ngay tại nhà của người dân tộc Tày,

Nùng. Thác Đầu Đẳng cách thị trấn Chợ Rã (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) 16 km. Thác dài

2 km, hòa cùng với phong cảnh rừng nguyên sinh, tạo thành ấn tượng khó quên. Thác Đầu

Đẳng nằm trên dòng sông Năng, là nơi tiếp giáp giữa Bắc Kạn với tỉnh Tuyên Quang. Thác

Ðầu Ðẳng nằm giữa hai dãy núi đá vôi, có độ dốc lớn, là nơi con sông Năng bị chặn lại bởi

những tảng đá lớn, nhỏ xếp chồng lên nhau với độ dốc chừng 500m, tạo thành một thác

nước ngoạn mục kỳ vĩ, hoà với phong cảnh rừng nguyên sinh tạo ra một ấn tượng khó quên.

Không những vậy, tại đây còn xuất hiện loại cá chiên (có những con nặng trên 10 kg) là loại

cá hiếm thấy hiện nay.

Năm 1995, hồ Ba Bể được Hội nghị về hồ nước ngọt thế giới công nhận là một trong 20

hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ.

VQG Ba Bể là một di sản thiên nhiên quý giá, có diện tích 23.340ha. Đây là hệ thống

rừng nguyên sinh trên núi đá vôi bao bọc xung quanh hồ nước trong xanh với 417 loài thực

vật và 299 loài động vật có xương sống. Có nhiều loại động vật quý hiếm như phượng

hoàng đất, gà lôi, voọc mũi hếch… vẫn còn được lưu giữ tại đây.

Một số hệ sinh thái trong VQG Ba Bể

HST rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi, phân bố trên độ cao 400 –

700m, có các loài cây gỗ quý: nghiến, trai, đinh, lát hoa, tràm trắng…

HST rừng thường xanh mưa nhiệt đới ở thung lũng, phân 4 tầng với các loài sấu,

thung…

48

HST rừng thường xanh trên núi đất, phân bố ở độ cao 200 – 800m gồm các loài cây:

dâu, lát, đinh, sấu…

2.2.5.3. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có diện tích là 6.690,72 km²,

phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía

bắc và phía đông giáp các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của khu tự trị dân tộc

Choang Quảng Tây (Trung Quốc).

Cao Bằng là tỉnh có địa hình đồi núi, khí hậu mát mẻ quanh năm, có nhiều phong cảnh

đẹp nổi tiếng với núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét

hoang sơ, nguyên sinh. Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội

nguồn của cách mạng Việt Nam, có tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch về nguồn,

kết hợp với du lịch văn hóa các dân tộc, du lịch vùng biên.

a) Di tích Pắc Pó

Di tích lịch sử Pác Bó nằm trên địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, cách thị xã

Cao Bằng 50km. Đây là địa điểm từng gắn với hoạt động của Bác trong giai đoạn đầu trở về

Tổ quốc lãnh đạo Cách mạng (1941 - 1945).

Di tích Pắc Pó cách thị xã Cao Bằng khoảng 60km, đi theo đường tỉnh lộ 203.

Sau 30 năm buôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28 – 1 – 1941 Chủ tịch Hồ Chí Minh về

nước qua cột mốc 108. Cùng về với người có đồng chí Lê Quảng Ba. Để thuận tiện cho việc

hoạt động cách mạng và giữ bí mật, ngày 8 – 2 – 1941 Bác chuyển ra và làm việc tại hang

Pắc Pó. Bác thường phải đốt củi để sởi ấm, trong hang còn lưu giữ một tấm gỗ là giường

nằm của Bác.

Pác Pó theo tiếng địa phương có nghĩa là “đầu nguồn” và cũng thật trùng hợp nơi đây

được coi là cội nguồn của cách mạng Việt Nam. Các điểm di tích quan trọng:

- Hang Cốc Bó (tiếng Nùng có nghĩa là “đầu nguồn”) rộng khoảng 80m2, cửa hang chỉ

một người đi vừa. Đây là nơi Bác và các đồng chí cán bộ cách mạng ở từ

ngày 08/02/1941 đến trung tuần tháng 3 năm 1941. Trong hang hiện còn một bộ bàn ghế mà

Bác đã từng ngồi làm việc với các cán bộ cách mạng và dịch các tài liệu quan trọng.

- Nền nhà ông Lý Quốc Súng: là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo

cách mạng (từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 07/02/1941). Ngôi nhà này được xây dựng

khoảng năm 1937, theo kiểu nhà sàn ở địa phương.

- Hang Lũng Lạn: là nơi Bác ở và làm việc trong khoảng cuối tháng 3 năm 1941. Hang

rộng khoảng 50m2.

- Hang Ngườm Vài: tại đây, năm 1941, Bác trực tiếp dự và hướng dẫn và kết nạp Đảng

cho đồng chí Nông Thị Trưng. Hang rộng khoảng 80m2.

- Suối Lê Nin: thời gian ở Pác Bó, Bác thường ngồi câu cá ở suối này. Đến nay, di tích

vẫn giữ được cảnh quan tương đối nguyên vẹn.

- Nền nhà ông La Thanh: là cơ sở cách mạng quan trọng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Đây là

nơi đón tiếp các đại biểu toàn quốc về dự Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Hiện nay, di

tích chỉ còn lại nền nhà cũ, diện tích rộng 131m2, đã được cắm bia giới thiệu di tích.

- Cột mốc 108: nay là cột mốc số 675, là một trong 314 cột mốc biên giới Việt - Trung

xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội

dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp.

- Khu ruộng Goọc Mu: vốn là một xóm trong thôn Pác Bó; sau khi thực hiện chính sách

quy hoạch lại khu cư trú để thành lập hợp tác xã nông nghiệp, xóm Goọc Mu được chuyển

49

về trung tâm Pác Bó. Tại địa điểm Goọc Mu, năm 1940, nhân dân thôn Pác Bó đã từng vào

đây cắt máu ăn thề, nguyện suốt đời đi theo cách mạng.

Ngày nay đến thăm khu di tích lịch sử Pác Pó, du khách còn được tham quan các điểm

tại khu trung tâm như: nhà tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh và sân quảng trường, Cụm di

tích Kim Đồng, Cụm di tích Bó Bẩm, Cụm di tích Khuổi Nặm. Đến thăm điểm du lịch này,

du khách sẽ hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và các chiến sỹ

cách mạng đã sống và làm việc tại nơi đây.

b) Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc, là một hoặc hai thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới

giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa

phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng

Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc

tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân

tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía

đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.

Thác Bản Giốc là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng, là một trong những thác nước đẹp

nhất Việt Nam. Từ độ cao trên 30m, những khối nước đổ xuống qua nhiều bậc đá. Khác

với nhiều thác nước khác ở Việt Nam, thác Bản Giốc có chiều rộng lớn tới hàng trăm mét,

giữa các thác nước có các mô đá rộng, phủ đầy cây, khi thác nước chảy xuống, chia thành

ba luồng nước đổ xuống sông Bằng.

Cách thác nước 1km là hang động Ngườm Ngao, động dài khoảng 3km. Động Ngườm

Ngao có cả động khô và động ướt do một dòng sông ngầm chảy qua. Trong động có nhiều

nhũ đá, măng đá, mành đá kỳ ảo.

2.2.5.4. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn có diện tích 8.178,25km2, phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, Phía đông bắc

giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc), Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, Phía đông nam

giáp tỉnh Quảng Ninh, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên.

Lạng Sơn có đường biên giới rất dài với Trung Quốc, có nhiều cửa khẩu quan trọng như

Hữu Nghị, Tân Thanh…

Lạng Sơn là nơi cư trú của nhiều dân tộc, trong đó người Tày và người Nùng chiếm tỷ

lệ cao với nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Những giá trị văn hóa, danh lam thắng

cảnh, cùng nhiều di tích lịch sử văn hóa của tỉnh là điều kiện phát triển các tuyến du lịch.

a) Quần thể động Nhị Thanh, Tam Thanh

Danh thắng Nhị, Tam Thanh nằm trong dãy núi đá vôi hướng vòng cung ở phía Tây Bắc

thành phố Lạng Sơn, thuộc phường Tam Thanh, có diện tích 50 ha. Nơi đây có những hang

động tự nhiên kỳ thú, được bộ Văn hóa Thông tin (nay là bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

xếp hạng di tích quốc gia năm 1962 trong đợt xếp hạng những di tích quốc gia đầu tiên của

nước ta, với những giá trị danh thắng và lịch sử văn hóa tiêu biểu. Khu di tích bao gồm

động Nhị Thanh, động Tam Thanh, thành Nhà Mạc và Núi Vọng Phu. Bốn nét đẹp riêng kết

hợp lại tạo thành một vẻ quyến rũ, đặc biệt cho quần thể di tích được mệnh danh là “đệ nhất

bát cảnh” của Xứ Lạng.

Động Nhị Thanh do danh nhân Ngô Thì Sĩ khám phá và tạo dựng khi ông làm đốc trấn

Lạng Sơn từ năm 1777 – 1780, đây là danh thắng thiên nhiên thiên tạo kỳ bí lại có chùa

Tam Giáo linh thiêng, đặc biệt có số lượng rất lớn bia ma nhai, là nguồn sử liệu quý giá

chuyển tải nội dung văn học sâu sắc, phong phú; lưu lại bút tích của nhiều văn nhân, thi sĩ

và các bậc tiên hiền. Nhị Thanh – một địa danh nổi tiếng ngay khi mới được phát hiện và

mấy trăm năm qua là quà tặng vô giá tạo hóa ban tặng cho người dân Xứ Lạng.

50

Động Nhị Thanh nổi tiếng với những dải nhũ đá rủ xuống khiến du khách liên tưởng

như đang lạc vào một thế giới khác. Chạy dọc theo động là dòng suối Ngọc Tuyên quanh

năm nước xanh biếc, phần đọng lại trước cửa động tạo thành ao Nhất Bình rất thơ mộng.

Nơi đây vẫn còn lưu giữ bút tích của Ngô Thì Sĩ trên các văn bia, bức đại tự, vòm động….

Ngày nay, vòm cửa động là một bức họa vẽ Ngô Thì Sỹ uy nghi, trang trọng. Bức họa là

ước vọng của ông được hòa mình vào hang núi để tiêu dao. Xúc động trước những tình cảm

đó, nhân dân đã lập bàn thờ ông tại đây và gọi là Di Ái đường.

Tại cửa sau của động Nhị Thanh, du khách sẽ được tham quan chùa Tam Thanh (Thanh

Tiên tự) nằm trong động Tam Thanh - di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Xứ Lạng. Theo

như các nhà nghiên cứu khoa học, di tích này nguyên là nơi thờ tự của Đạo giáo. Sau này,

do ảnh hưởng nhiều yếu tố, Đạo giáo mờ nhạt trong tâm thức nhân dân địa phương. Người

dân địa phương đã đưa các yếu tố thờ tự của Phật giáo vào di tích này để thờ tự. Hội chùa

được mở vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm. Ngoài ra, chùa Tam Thanh còn gắn liền với

danh thắng tượng đá nàng Tô Thị đã đi vào ca dao của dân tộc. Tượng đá nàng Tô Thị đứng

chếch trên sườn núi trước mặt chùa như một biểu tượng của lòng chung thủy sắt son của

người phụ nữ.

Thành Nhà Mạc nằm cạnh tượng đá nàng Tô thị, dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn

tường thành xây bằng đá giữa hẻm núi. Đây là một di tích kiến trúc quân sự phản ánh một

thời kỳ chiến tranh tương tàn trong lịch sử việt Nam. Sự tồn tại của hàng lợt thành, lũy do

họ Mạc xây dựng đã được sử sách gọi chung một tên là Thành Nhà Mạc, đó phần lớn là

những bức thành phòng thủ, những thành lũy này thường lợi dụng địa hình tự nhiên như 2

sườn núi tạo nên một lòng chảo khá rộng, chỉ việc xây thành bịt ở 2 đầu. Đó là đặc điểm

riêng của Thành Nhà Mạc.

Có thể nói, đến với xứ Lạng không thể tham quan động Nhị, Tam Thanh. Du khách sẽ

được trải nghiệm một thời kỳ lịch sử của dân tộc và càng thêm hiểu, thêm yêu xứ Lạng.

b) Ải Chi Lăng

Ải Chi Lăng là một ải thuộc xã Chi Lăng, huyệnChi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trên quốc lộ

1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn theo hướng Đông Bắc từ Trung châu Bắc Bộ. Ải Chi Lăng là

một thung lũng hẹp ép giữa hai dãy núi, phía Đông là dãy núi đất Bảo Đài-Thái Họa và

phía Tây là núi đá Kai Kinh (Cai Kinh) dựng đứng. Con sông Thương ngoằn ngoèo chảy

dọc theo thung lũng, bên con đường quốc lộ số 1A mà trước kia là đường cái quan lên biên

giới, xuôi về kinh đô. Nơi đây có địa thế hiểm trở đã diễn ra nhiều trận đánh oanh liệt và

chứng kiến nhiều trận đánh của nhân dân Việt Nam.

Những ngọn núi thấp rải rác dọc thung lũng và trấn ven đường cái quan như núi Hàm

Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi

hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại, là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi

Ngõ Thề phía Nam, khoanh kín trong lòng một ải quan dài 5 km, rộng khoảng 3 km.

Tại Ải Chi Lăng còn có Thành Chi Lăng ở vào cây số 109 tính từ Hà Nội và tới cây số

thứ 154 thì tới tỉnh lỵ Lạng Sơn,[1]theo Đi thăm đất nước của Hoàng Đạo Thúy. Theo Địa

dư các tỉnh Bắc Kỳ, Thành cổ tại Ải Chi Lăng do quân Minh đắp trong thời gian xâm lược

Việt nam có chu vi 154 trượng và cao 5 thước, nay chỉ còn nền cũ. Ở gần cửa Nam của

thành còn phiến đá khắc 5 chữ Hoàng tráng nhị thập đội (nơi trú đóng của đội quân Hoàng

tráng thứ 20).

Phía nam Ải Chi Lăng có hai khối đá lớn, một khối có hình dáng giống như thanh kiếm

khổng lồ gọi là Lê Tổ Kiếm (thanh kiếm của vua Lê Thái Tổ) và một tượng đá có hình

dáng như một người quỳ gối và bị cụt đầu gọi là Liễu Thăng Thạch (tức đá Liễu Thăng, ám

chỉ tướng Liễu Thăng bị Lê Sát chém cụt đầu tại ải).

51

2.2.5.5. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên

- Tuyến Hà Nội – Bắc Kạn

- Tuyến Hà Nội – Lạng Sơn

- Tuyến Hà Nội – Thái nguyên – Bắc Kạn

- Tuyến Hà Nội – Bắc Kạn – Cao Bằng – Lạng Sơn

- Tuyến Hà Nội – Hạ Long – Trà Cổ – Lạng Sơn – Cao Bằng – Bắc Kạn

b) Một số chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch: Hà Nội – Thái Nguyên (2 ngày, 1 đêm, phương tiện vận

chuyển ô tô, đi theo quốc lộ 1A)

Ngày 1: Hà Nội – hồ Núi Cốc

Sáng: Lên xe, khởi hành đi Thái Nguyên, tham quan Hồ Núi Cốc. Nhận phòng, ăn trưa

tại Hồ Núi Cốc

Chiều: Đi tàu tham quan hồ, tối nghỉ đêm tại Hồ Núi Cốc

Ngày 2: Hồ Núi Cốc – động Phượng Hoàng – Bảo tàng các dân tộc Việt Nam

Sáng: Ăn sáng, trả phòng, lên xe đi tham quan động Phượng Hoàng, về TP. Thái

Nguyên ăn trưa.

Chiều: Tham Bảo tàng các Dân tộc Việt Nam. Về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Lạng Sơn (2 ngày, 1 đêm, phương tiện vận chuyển ô

tô, đi theo quốc lộ 1A)

Ngày 1: Hà Nội – Lạng Sơn

Sáng: Lên xe khởi hành đi Lạng Sơn, tham quan Ải chi Lăng, đến TP. Lạng Sơn ăn

trưa, nhận phòng khách sạn.

Chiều: Tham quan cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Động Tam Thanh, Nhị Thanh.

Tối: Uống trà, nghe nhạc

Ngày 2: TP. Lạng Sơn – Mẫu Sơn – Hà Nội

Sáng: Ăn sáng, đi tham quan khu du lịch Mẫu Sơn, ăn trưa tại Lạng Sơn

Chiều: Trả phòng, đi chợ Kỳ Lừa hoặc Đông Kinh. Về Hà Nội

2.2.6. Tuyến điểm du lịch Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà

Tĩnh

2.2.6.1. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Hà Nam

Hà Nam là một tỉnh nhỏ nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam, có diện tích

823,1 km². Hà Nam giáp với các tỉnh: phía bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía đông giáp với

tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình, đông nam giáp tỉnh Nam

Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình.

Từ xa xưa, Hà Nam đã là vùng đất học và là quê hương của nhiều danh nhân như

Nguyễn Khuyến, Nam Cao. Hà Nam có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách như

đền Trúc, Ngũ Động Sơn, hang Luồn, Ao Dong, chùa Bà Đanh, chùa Đọi Sơn….

a) Đền Trúc – Ngũ Động Sơn

Đền Trúc - Ngũ Động Sơn, thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh

Hà Nam. Đền thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Khu danh thắng này có phong

52

cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, có đền Trúc nằm giữa rừng Trúc nên thơ, có

hệ thống hang động độc đáo.

Xưa kia nơi đây bạt ngàn trúc mọc: Trúc xanh như tóc, trĩu xuống khắp miền. Năm

1089, đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt khi chinh phạt phương Nam đi qua thôn

Quyển Sơn. Bỗng một trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cả cột buồm rồi cuốn lá cờ lớn của

đoàn quân lên đỉnh núi. Lý Thường Kiệt bèn cho thuyền dừng lại, cùng quân sĩ lên bờ sửa lễ

tế trời đất cầu đại thắng. Lần đó, thắng lớn trở về, Lý Thường Kiệt đã cùng đoàn quân lên

đây làm lễ tạ ơn, khao thưởng ba quân và mở hội cho dân làng mừng chiến thắng. Lễ hội

kéo dài hàng tháng với đủ mọi trò vui. Sự kiện lá cờ bị gió cuốn đã khiến Lý Thường Kiệt

đặt tên cho ngọn núi là Cuốn Sơn. Về sau, để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài, dân làng

Cuốn Sơn đã lập đền thờ Lý Thường Kiệt ở chính nơi ông đã mở hội.

Ngôi đền được dựng giữa khu rừng trúc rộng hàng chục mẫu, nên mang tên đền Trúc.

Sau ngót ngàn năm, rừng trúc giờ không còn nguyên như xưa nữa, nhưng xung quanh đền,

vẫn muôn ngàn bóng trúc. Những cây trúc thân vàng óng, thướt tha trong gió càng tôn cho

phong cảnh nơi đây thêm thơ mộng. Với sự biến đổi của thời gian ngôi đền chỉ còn giữ

được một số nét căn bản.

Ngôi đền được dựng bằng gỗ lim, cao trên 6m. Nhà tiền đường là một công trình 5 gian.

Hệ thống vì kèo biến thể kiểu giá chiêng đồng rường con nhị xuất hiện vào cuối thế kỷ 17

và phổ biến vào cuối thế kỷ 19. Ba gian hậu cung được xây dựng cùng một phong cách với

nhà tiền đường, có 2 đầu bịt đốc lợp ngói nam, xây bằng gạch thất, bắt mạch để trần. Trên

hệ thống cửa có trạm trổ theo các đề tài tứ quí. Về thăm đền Trúc, bạn đừng quên ghé vào

Cuốn Sơn (nay gọi là núi Cấm) kề bên.

Có lẽ vì gắn bó với điềm linh ứng năm xưa nên ngọn núi có ý nghĩa tâm linh với dân

trong vùng. Cũng vì thế mà núi Cấm vẫn giữ được nhiều nét nguyên sơ với hệ sinh thái

phong phú. Trên đỉnh núi Cấm có một bàn cờ thiên tạo bằng đá- nơi các vị tiên thường rủ

nhau về mở hội, uống rưựu chơi cờ và ngắm cảnh trần thế. Ngay cạnh bàn cờ còn có một ô

vuông được gọi là huyệt đế vương.

Núi Cấm còn có hệ thống hang động độc đáo: 5 hang nối liền nhau, tạo thành động liên

hoàn, gọi là Ngũ Động sơn. Cấu trúc các động vô cùng đa dạng với nhiều loại thạch nhũ

muôn hình vạn trạng, gợi cho du khách sức tưởng tượng phong phú: hình bầu sữa mẹ, nồi

cơm mở vung, hình con voi, con rùa... Màu sắc, độ xốp, da nhũ... cũng khác nhau. Phong

cảnh nên thơ, đặc sắc của núi Cấm đã từng làm nao lòng bao mặc khách tao nhân để làm

nên sự lưu luyến bằng những bài thơ hay để lại cho đời. Ngày nay, đến thăm đền Trúc, ghé

Ngũ Động Sơn, du khách sẽ như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh để sang năm, lại muốn lạc

bước tìm về.

b) Chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh là danh thắng thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh

Hà Nam. Từ khu danh thắng đền Núi Trúc, du khách có thể du thuyền trên sông Đáy,

khoảng 2km là tới chùa. Nơi đây từ xa xưa đã gắn liền với câu nói nổi tiếng “vắng như chùa

Bà Đanh”.

Chùa Bà Đanh còn có tên chữ là Bảo Sơn tự, cạnh hòn núi Ngọc nổi tiếng thơ mộng và

linh thiêng. Từ bao đời nay, ngôi chùa này được thêu dệt với nhiều truyền thuyết lạ kỳ mà

tâm điểm là tượng Bà Đanh.

Chùa có điện thờ phong phú với các tượng phật, bồ tát, hộ pháp và các tượng của đạo

giáo như Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu… Nhà thờ tổ sư phái thiền tông. Phủ

mẫu thờ các tượng tam hòa, tứ phủ. Đặc biệt trong chùa có pho tượng của tín ngưỡng dân

gian là pháp phong trong “tứ pháp”. Được thờ ở tỉnh Hà Nam (Pháp Vân, pháp vũ, Pháp

53

Điện, Pháp Phong). Ban đầu dân làng lập đền thờ pháp phong còn đơn sơ trong khu rừng

đầu làng ven sông đáy. Đến năm Vĩnh Trị đời vua Lê Hy Tông (1676 – 1680) thì xây dựng

ngôi chùa mới khang trang.

Trong nhà thượng đường của chùa Bà Đanh, có nhiều tượng thờ như tượng Tam thế,

tượng Ngọc Hoàng và Thái thượng Lão Quân, tượng Bà Chúa Đanh. Có thể coi pho tượng

Bà Đanh là một trung tâm của chùa. Tượng được tạc theo tư thế toạ thiền trên chiếc ngai

đen bóng (chứ không phải là toà sen), với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và

thân thiết, chứ không có dáng vẻ siêu thoát, thần bí như các tượng Phật khác. Sự hài hoà

giữa pho tượng và chiếc ngai tạo nên vẻ hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc chùa Bà Đanh.

Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức từ ngày mồng chín đến ngày mười một, tháng hai

(âm lịch) hàng năm. Trong những ngày diễn ra lễ hội tại di tích diễn ra nhiều nghi thức tế lễ

truyền thống. Đặc biệt, có lễ cầu an, rước kiệu, đồng thời còn tổ chức nhiều trò chơi dân

gian như: Chọi Gà, Kéo Co, Bơi Thuyền Chải, Cờ Người…

2.2.6.2. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc

Bộ, Việt Nam, có diện tích 1.400 km². Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ

đô Hà Nội 93 km về phía nam. Tỉnh Ninh Bình cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội,

vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung. Phía bắc giáp với Hòa Bình, Hà

Nam, phía đông giáp Nam Định qua sông Đáy, phía tây giáp Thanh Hóa, phía đông nam

giáp biển (vịnh Bắc Bộ).

Ninh Bình là tỉnh có địa hình đa dạng, nhiều vùng có phong cảnh đẹp, giàu có về tài

nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Các điểm tham quan chính của tỉnh bao gồm: cố đô

Hoa Lư, Tam Cốc Bích Động, khu du lịch Tràng An, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm,

VQG Cúc Phương. Tất cả các điểm du lịch này đã được tổ chức, quy hoạch, xây dựng cơ sở

vật chất kỹ thuật du lịch phục vụ nhu cầu tham quan, lưu trú, ăn uống, mua sắm của du

khách.

a) Quần thể danh thắng Tràng An

Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An thuộc

tỉnh Ninh Bình, đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Nơi đây còn được gọi là thành Nam của cố đô Hoa Lư, gồm hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi

địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí

hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm.

Trong danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các

di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư xưa.

Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách cố đô Hoa Lư 3 km theo hướng nam,

cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An, cách Hà Nội 96 km

theo hướng nam. Vùng lõi Tràng An có diện tích hơn 4.000 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của

danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư, thuộc quy

hoạch bảo tồn cố đô Hoa Lư và cũng thuộc quy hoạch khu du lịch Tràng An với diện tích

12.000 ha.

Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng

những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi

48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2 km như hang Địa

Linh, hang Sinh Dược, hang Mây... Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có

nhiều nhũ đá biến đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Hang

Tối có lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng ánh

kỳ lạ. Hang Nấu Rượu và hang Cơm với truyền thuyết ông khổng lồ nấu rượu ở đây, mang

54

rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn 10 m. Hang động

Tràng An có những nét đặc trưng nổi bật của một khu di sản với bốn loại hang động

chính: Hang ngầm cổ, hang nền Karst cổ, hang mái đá và hang hàm ếch.

Trong quần thể danh thắng Tràng An có nhiều hang động được công nhận là di tích

khảo cổ học, chúng đang được các nhà khoa học Anh tiến hành nghiên cứu như: Di tích

hang Trống là hang động có nhiều di vật, dấu tích của người tiền sử từ 3.000-30.000 năm

trước. Di tích hang Bói thuộc nằm giáp gianh giữa hai xã Trường Yênvà Gia Sinh nơi đây

có dấu ấn của cư dân cổ sống cách đây từ 5.000 năm đến 30.000 năm. Di tích Mái đá Thung

Bình (Gia Sinh - Gia Viễn) xuất lộ dấu tích cư dân văn hóa Hòa Bình. Cụm di tích hang Mo;

hang Cò; hang Trâu; hang Hũ Ngoài; hang Hũ Trong; mái đá Thung Bình có dấu ấn văn hóa

Hòa Bình vàvăn hóa Đa Bút. Di tích mái đá Hang Chợ (Ninh Hải - Hoa Lư) có tầng văn hóa

Hòa Bình cách đây trên 10.000 năm.

Thành Nam Tràng An là hệ thống phòng thủ phía Nam của kinh thành Hoa Lư nên nơi

đây còn nhiều đền phủ, dấu tích của các quan lại triều Đinh và nhà Trần sau này. Tại đây

còn khá nhiều di tích lịch sử mà du khách sẽ gặp trên chặng đường hành hương tiêu biểu

như:

Đền Trình là nơi thờ 2 công thần nhà Đinh là Tả Thanh Trù và Hữu Thanh Trù.

Đương triều họ là 2 Giám sát Đại tướng quân cai quản kho vàng, két bạc của vua.[23] Tương

truyền, khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, triều đình rối ren, họ đã mang giấu Đinh Toàn tại

đây để tránh sự truy bắt của Lê Hoàn. Tại đây còn có đền Tứ Trụ thờ 4 vị quan thân cận

củaĐinh Tiên Hoàng Đế là Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ.

Đền Trần Ninh Bình do vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng cùng thời với đền Hùng, sau

này vua Trần Thái Tông về đây lập hành cung Vũ Lâm tiếp tục cải tạo bề thế hơn nên được

gọi là đền Trần. Đền Trần là nơi thờ thần Quý Minh, vị thần trấn cửa ải phía nam Hoa Lư tứ

trấn. Đền còn có tên là đền Nội Lâm (ngôi đền trong rừng). Đền Trần Nội Lâm cùng với Vũ

Lâm, Văn Lâm hợp thành Tam Lâm dưới triều đại nhà Trần. Lễ hội đền Trần Ninh Bình

diễn ra vào ngày 18 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Phủ Khống là nơi thờ 7 vị quan trung thần triều Đinh, gắn với các truyền thuyết khi

vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, 7 vị quan trong triều đình mang nhiều quan tài chôn theo các

hướng rồi cùng tự sát để giữ kín những bí mật về ngôi mộ thật. Một vị tướng trấn giữ thành

nam vô cùng cảm kích trước nghĩa khí của 7 vị trung thần liền lập bát nhang thờ cúng ở đây.

Sau khi vị tướng này mất, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và trồng cây thị ngay trước

cửa Phủ để tưởng nhớ các bậc trung thần.[26] Cây thị nghìn năm tuổi mà quả có 2 loại: 1 tròn

và 1 dẹt.

2.2.6.3. Các điểm du lịch ở tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách

Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Tỉnh có diện tích 11.168km2. Phía Bắc giáp với ba tỉnh

Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn

(nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.

Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch

quốc gia. Với hàng nghìn di tích lịch sử gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân

tộc Việt Nam và các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát

Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ

Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ)...

a) Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ, hay còn gọi là thành Tây Đô. Thành được xây dựng trong thời gian

ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn

55

tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn. Thành

xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn

nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung

tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao

quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế

giao thông thủy bộ. Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại.

Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày

đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh.

Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài

870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá

khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp đất. Bốn cổng thành theo

chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn

gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai). Các cổng

đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa chính Nam, gồm 3 cửa

cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao

1,5 m, nặng chừng 15 tấn).

Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ, di tích còn lại hiện nay là 4

cổng thành bằng đá cuốn vòm, tường thành và đặc biệt là Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá

nguyên vẹn. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá

rất đẹp dài 3,62 m.

Thành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những

phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn

toàn không có bất cứ một chất kết dính nào[2]. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường

thành vẫn đứng vững.

Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với

những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, Thành

Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng

luôn được sử sách đánh giá cao

b) Bãi biển Sầm Sơn

Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển của miền Bắc Việt Nam. Bãi biển thuộc

thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Đông. Bờ biển

Sầm Sơn dài 10 km, bờ biển bằng phẳng, cát trắng, nên rất được khách du lịch yêu thích.

Bãi biển Sầm Sơn bắt đầu được khai thác cho mục đích tắm biển từ năm 1906 do

người Pháp khai thác. Bãi biển dài khoảng 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ.

Sầm Sơn có nhiệt độ trung bình khoảng 230C nên rất thích hợp để phát triển cho nghỉ

dưỡng, vì đó Sầm Sơn đã nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng cho cả Đông

Dương.

Biển Sầm Sơn nằm trên vùng đất nổi tiếng gắn với nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như lễ

hội Đền Độc Cước (Cầu Phúc,Bánh chưng-bánh dày), Lễ hội An Dương Vương, Lễ hội

chùa Khải Minh…

Vùng biển Sầm Sơn còn có nhiều loài tôm cá quý như tôm he, cá thu, mực và các loại

quả. Các cồn cát, dải rừng ngập mặn là nơi cư trú của các loài chim di cư cũng là những tài

nguyên du lịch hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

2.2.6.4. Các điểm du lịch ở tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh

Tỉnh Nghệ An có diện tích 16.371km2, dân số 2.912.041người (2009). Tỉnh Hà Tĩnh có

diện tích 6.053km2, dân số là 1.229.197 người (2011). Trong lịch sử phát triển, hai tỉnh

56

thành này đã có nhiều lần được sát nhập, rồi lại được tách ra. Tỉnh có địa giới hành chính

như ngày nay được tính từ năm 1991.

Đây là vùng đất chịu nhiều thiên tai và bom đạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Song hai tỉnh này có nhiều truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước, là quê hương của nhiều

cuộc khởi nghĩa.

Nơi đây có bờ biển dài, với nhiều bãi biển đẹp cùng với những đặc điểm tự nhiên đa

dạng. Do đó, hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều

điểm đã được quy hoạch phát triển như Kim Liên, Nam Đàn, bãi biển Cửa Lò, Xuân Thành,

ngã ba Đồng Lộc…

a) Điểm du lịch Kim Liên – Nam Đàn

Điểm du lịch Kim Liên – Nam Đàn gồm các di tích thuộc làng Sen, làng Chùa (xã Kim

Liên) là quê nội, quê ngoại Bác Hồ; mộ bà Hoàng Thị Loan – xã Nam Giang; núi Thiên

Nhẫn; thành Lục Niên gắn với cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi…

Làng Sen

Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 15A về hướng Tây khoảng 20 km là đến làng Sen - quê

ngoại Bác. Trong ngôi nhà tranh giản dị có hàng mạc thảo và hàng cau trước ngõ, Bác đã

chào đời.

Ngôi nhà tranh mà Bác đã sống thời niên thiếu này do nhân dân trong vùng góp công

sức dựng nên để mừng cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh ra Bác - đỗ Phó bảng vào năm 1901.

Bên trong ngôi nhà mộc mạc này là những đồ dùng sinh hoạt của một gia đình nhà nho

nghèo: ván nằm, thư án, bút nghiên, ghế ngồi, mâm gỗ... Nơi đây Bác đã sống những năm

tháng tuổi thơ và chứng kiến những buổi bình văn hay luận thời cuộc giữa thân phụ người

với bạn bè như nhà ái quốc Phan Bội Châu, nhà nho Vương Thúc Quý. Ngôi nhà nằm ẩn

dưới dặng tre xanh, trước mặt là vườn hoa trái, kề bên là vườn cây lưu niệm. Trước mặt

ngôi nhà là ngọn núi Chung, nơi Bác thường thả diều, đọc sách.

Ở Làng Sen còn có nhà bảo tàng Kim Liên trưng bày những hiện vật và giới thiệu về

cuộc đời hoạt động của Người. Giếng Cốc là nơi Bác thường ngồi chơi và câu cá với bạn bè.

Năm 1957, Bác trở về thăm lại làng Sen sau 50 năm xa quê. Năm 1961, người lại về thăm

quê lần nữa.

Làng Chùa

Làng Chùa (Hoàng Trù) cách làng Sen khoảng 2 km, cùng thuộc xã Kim Liên, huyện

Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; cách thành phố Vinh đi theo khoảng 15 km về phía tây. Nơi đây

có cụm di tích Hoàng Trù, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Đây cũng là nơi gắn liền với

những năm tháng tuổi thơ của Bác, cùng câu chuyện cảm động về những bậc sinh thành.

Cụm di tích Hoàng Trù bao gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép

– ông bà ngoại của Bác Hồ; ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân; và ngôi nhà của ông

Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan – thân sinh Bác Hồ. Cụm di tích Hoàng Trù là một

quần thể rộng 7 sào Trung Bộ (khoảng 3.500m2), mang đậm dấu ấn làng quê Việt.

Cụ Hoàng Đường (1835-1893), ông ngoại Bác Hồ sinh trưởng trong một gia đình Nho

học truyền thống. Cụ làm nghề dạy học và đề cao sự nghiệp giáo dục, trồng người. Cụ bà

Nguyễn Thị Kép làm ruộng và dệt vải. Hai cụ có hai người con gái; bà Hoàng Thị Loan –

thân mẫu Bác Hồ - là con gái đầu lòng.

Vào dịp Tết Mậu Dần, năm 1878, cụ Hoàng Đường trên đường đi chúc Tết, đã gặp một

cảnh tượng cảm động: Một chú bé ngồi trên lưng trâu mải mê đọc sách. Chú bé đó là

Nguyễn Sinh Sắc; mồ côi cả cha và mẹ từ năm 4 tuổi; ở cùng người anh cùng cha khác mẹ.

Cảm thương hoàn cảnh và quý trọng đức hiếu học, cụ Hoàng Đường đã xin phép họ Nguyễn

57

Sinh, đưa Nguyễn Sinh Sắc về nuôi, cho ăn học. Khi đó, Nguyễn Sinh Sắc tròn 15 tuổi.

Nguyễn Sinh Sắc được sự dìu dắt, dạy bảo của cụ Hoàng Đường, càng học càng sáng dạ,

thông minh, nổi tiếng khắp vùng; cùng nhiều đức tính tốt nên được cụ ông, bà Hoàng

Đường yêu quý như con đẻ. Và tới năm 1881, khi Nguyễn Sinh Sắc tròn 18 tuổi, hai cụ đã

thể hiện tình thương yêu và thiện ý chọn Nguyễn Sinh Sắc làm con rể đầu lòng. Lễ hứa hôn

của chàng học trò Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan đã được tổ chức trong ngôi nhà 5

gian của cụ Hoàng Đường. Và hai năm sau, năm 1883, hai người chính thức thành hôn.

Ngôi nhà này đã chứng kiến sự miệt mài đèn sách của người học trò Nguyễn Sinh Sắc,

sự tần tảo thuỷ chung của người vợ; sự ra đời và tuổi ấu thơ của những đứa con. Tại kỳ thi

Hương năm Giáp Ngọ 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đã đỗ cử nhân trường Nghệ. Năm 1895,

ông vào kinh đô Huế dự kỳ thi Hội khoa Ất Mùi, song không đậu; tiếp tục học ở Trường

Quốc Tử Giám ở Huế để ôn luyện. Thời gian này ông đã đưa cả vợ và hai con trai vào Huế

cùng chung sống. Đây là những năm tháng vất vả và khó nhọc của cả gia đình. Sau khi sinh

người con thứ tư (1900), bà Hoàng Thị Loan đã qua đời trên đất Huế ở tuổi 33 (tháng

2/1901). Khi đó người con trai thứ ba là Nguyễn Sinh Cung mới 11 tuổi và người con út

mới vài tháng tuổi. Cha con ông Nguyễn Sinh Sắc đau buồn rời đất đế đô trở lại làng Hoàng

Trù sinh sống.

Ba tháng sau, tới kỳ thi Hội khoa Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc gửi con lại cho

bà ngoại, rồi lại vào Huế dự thi. Và ông đã báo đáp được ân nghĩa nuôi dạy của nhạc phụ,

nhạc mẫu; tấm tình thuỷ chung tần tảo của người vợ quá cố; kỳ thi này ông đậu Phó bảng,

được vua Thành Thái ban cho tấm biển “Ân tứ ninh gia” (Ơn vua ban cho gia đình tốt).

Theo truyền thống, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con đã tạm biệt làng Hoàng Trù, trở về

quê nội – Làng Kim Liên (Làng Sen) để vinh quy bái tổ.

Khu di tích Hoàng Trù, ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào đời của Chủ tịch

Hồ Chí Minh; nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc

nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em. Cũng chính nơi đây Người đã nhận

được tình yêu thương của những người thân, của quê hương; được chứng kiến sự dạy dỗ tận

tình của ông ngoại với cha mình. Những giá trị tinh thần ấy là khởi nguồn cho một khát

vọng lớn lao; để cậu bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, anh hùng

giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá của đất nước Việt Nam.

b) Bãi biển Thiên Cầm

Biển Thiên Cầm cách Hà Tĩnh 20 km về phía Đông Nam, theo quốc lộ 1A, là bãi biển

mang dáng vẻ hoang sơ. Sát bờ biển là núi Thiên Cầm hùng vỹ, trên núi có bàn cơ tiên, có

dấu chân trái của người khổng lồ in trên phiến đá qua hàng triệu năm giờ vẫn rõ. Trên biển

Thiên Cầm có đảo nhỏ Hòn Én, Hòn Bớ còn rất hoang sơ và đẹp.

Phía tây nam núi Thiên Cầm có chùa Yên Lạc xây dựng từ thế kỷ 13 gần bãi tắm, chùa

có bộ tranh "Thập Điện Diêm Vương" nổi tiếng (sống trên đời và sự trừng phạt dưới âm

phủ). Trên núi Thiên Cầm có đền Cầm Sơn được xây dựng từ trước thế kỷ thứ 13, hay còn

gọi là đền cha con Hồ Quý Ly, nay còn thờ cả phật và có tên là chùa Cầm Sơn. Núi cao 108

m so với mực nước biển, đứng đỉnh núi có thể nhìn rõ toàn bộ bãi biển và đảo gần đó.

Bãi biển Thiên Cầm như hình cánh cung hay giống cây đàn cầm, có tới 3 bãi tắm, bãi

chính dài 3 km đẹp, bãi khác dài khoảng 10 km, bãi cát trắng thoai thoải phẳng ít lồi lõm,

nước biển xanh trong vắt màu ngọc bích, có thể nhìn xuống tận đáy, bờ biển thoai thoải, có

thể tắm ở xa bờ hơn 100 m, nước biển có độ mặn rất cao.

c) Ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc là di tích lịch sử gắn liền với cái chết của 10 nữ thanh niên xung

phong trong chiến tranh Việt Nam. Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc,

58

tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn ở tỉnh Hà

Tĩnh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh, thuộc địa phận xã Đồng Lộc,

huyện Can Lộc.

Đây là một trong những điểm giao thông quan trong trong chiến tranh, cho nên quân đội

Hoa Kỳ đã tập trung nhiều máy bay thảbom nhằm cắt đứt đường tiếp tế của người dân miền

Bắc cho chiến trường miền Nam.

Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá

bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24.

Trưa ngày 26 tháng 7 năm 1968, như mọi ngày 10 cô ra làm nhiệm vụ. 16h30', trận bom thứ

15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, 1 quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô

đang tránh bom. Tất cả đã chết khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lập gia

đình.

Ngày 23/7/2009, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ

khởi công phụng tượng 10 nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc", đến ngày

19/8/2010 đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành cụm tượng đài. Công trình phụng tượng 10

nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc là công trình có giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc,

được xây dựng bằng sự tự nguyện đóng góp của các các viên chức ngành giáo dục, học sinh,

sinh viên trong cả nước.

2.2.6.5. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Một số tuyến du lịch ( tuyến tham khảo)

- Tuyến Hà Nội – Hà Nam

- Tuyến Hà Nội – Ninh Bình

- Tuyến Hà Nội – Thanh Hóa

- Tuyến Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình

- Tuyến Hà Nội – Nghệ An – Hà Tĩnh

- Tuyến Hà Nội – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

- Tuyến Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh

b) Một số chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội, đi bằng ô tô theo quốc lộ 1A, các

đường liên tỉnh (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch: Hà Nội – Ninh Bình – Hà Nội (2 ngày, 1 đêm)

Ngày 1: Hà Nội – Tam Cốc – Bích Động – VQG Cúc Phương

Sáng: Khởi hành đi tham quan Tam Cốc – Bích Động. Ăn trưa tại thị trấn Phát Diệm

(Kim Sơn).

Chiều: Tham quan nhà thờ đá Phát Diệm, VQG Cúc Phương

Tối: Giao lưu văn nghệ tại VQG Cúc Phương. Lưu trú tại Ninh Bình

Ngày 2: VQG Cúc Phương – Cố đô Hoa Lư – Hà Nội

Sáng: Tham quan tuyến cây Chò 1000 năm tuổi, hang động người xưa, khu bảo tồn thú

linh trưởng tại VQG. Ăn trưa tại VQG.

Chiều: Tham quan cố đô Hoa Lư, đền vua Đinh, vua Lê. Về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Nghệ An (Quê Bác, Cửa Lò) – đền Cuông (3 ngày, 2

đêm)

Ngày 1: Hà Nội – Quê Bác – thị xã Cửa Lò

Sáng: Từ Hà Nội khởi hành đi Vinh, ăn trưa tại TP. Vinh

Chiều: Tham quê nội, quê ngoại của Bác ở Kim Liên – Nam Đàn. Lưu trú tại Cửa Lò.

59

Ngày 2: Thị xã Cửa Lò

Sáng: Tắm biển, đi thuyền thăm Hòn Ngư, Hòn Mắt

Chiều: Tắm biển. Nghỉ đêm tại Cửa Lò

Ngày 3: Thị xã Cửa Lò – Hà Nội

Sáng: Tắm biển, ăn trưa tại Cửa Lò

Chiều: Tham quan đền Cuông. Về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Nghệ An – Hà Tĩnh (2 ngày, 3 đêm)

Ngày 1: Hà Nội – Nghệ An

Sáng: Lên xe khởi hành đi Nghệ An. Ăn trưa tại TP. Vinh

Chiều: Tham quan quê nội, quê ngoại của Bác. Lưu trú tại TP. Vinh

Ngày 2: TP. Vinh – quê hương Nguyễn Du – Ngã ba Đồng Lộc – Cửa Lò

Sáng: Ăn sáng tại TP. Vinh, lên xe tham quan quê hương đại thi hào Nguyễn Du, ngã ba

Đồng Lộc. Ăn trưa tại Hồng Lĩnh

Chiều: Lên xe về Cửa Lò, nhận phòng, tự do tắm biển

Ngày 3: Cửa Lò – Hà Nội

Sáng: Tắm biển, ăn trưa tại Cửa Lò

Chiều: Về Hà Nội

2.2.7. Tuyến du lịch Hà Nội – Tuyên Quang – Hà Giang

2.2.7.1. Các điểm tham quan du lịch ở Tuyên Quang

Tuyên Quang có diện tích 5.801km2, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc

giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giáp Vĩnh Phúc, phía

Tây-Nam giáp Phú Thọ, phía Tây giáp Yên Bái. Tỉnh lỵ là thành phố Tuyên Quang cách Hà

Nội 165km theo quốc lộ 2.

Tuyên Quang là căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, do đó tỉnh là nơi

còn giữ được nhiều di tích lịch sử hấp dẫn du khách như đình Tân Trào, đình Hồng Thái,

cây đa Tân Trào…. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng được cơ sở vật vật kỹ thuật du lịch ở một số

vùng có tài nguyên hấp dẫn.

Khu di tích Tân Trào

Khu Di tích lịch sử Tân Trào nằm trong một thung lũng nhỏ thuộc xã Tân Trào, huyện

Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Là vùng đồi núi thấp có độ cao khoảng từ 95 đến 814m,

nằm trong lưu vực sông Đáy, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 41 km, cách Hà Nội

khoảng 150 km, với diện tích khoảng 6.633 ha. Tân Trào hiện nay có 17 di tích. Với các địa

danh nổi tiếng như:

Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ,

ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp,

sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông,

thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã

họp Quốc dân Đại hội.

Đình Hồng Thái cách Đình Tân Trào gần 1 km trên đường đi Sơn Dương, đình được

xây dựng tại địa phận của làng Cả, xã Tân Trào. Năm 1919, đình có tên là đình Làng Cả hay

đình Kim Trận. Đình Hồng Thái còn là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong

suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự

Quốc dân Đại hội, là trạm thường trực của "An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào".

60

Lán Nà Lừa đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Lừa, cách làng Tân Lập gần 1

km về hướng đông, lán được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi,

dưới các đám cây rậm rạp. Lán do đơn vị giải phóng quân dựng để Chủ tịch Hồ Chí Minh ở

và làm việc từ tháng 6 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Lừa có hai gian nhỏ,

gian bên trong là nơi Người nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ Bác làm việc và tiếp khách.

Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán bộ để

củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập Khu giải phóng và Quân giải phóng, chuẩn bị Hội

nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.

Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. Dưới bóng Cây đa

này, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân và Võ

Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1.

Hang Bòng là nơi làm việc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và

Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp (1946-1954). Hang cách không

xa Hồng Thái, Tân Trào. Từ 1950 đến 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở hang này, trực tiếp đi

chỉ đạo Chiến dịch Biên Giới (1950) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (tháng 2 năm

1951).

Ngoài ra, Khu Di tích Tân Trào còn có những di tích có giá trị lịch sử và du lịch khác

như: Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, Vực Thia, làng Tân Lập, lán Cảnh Vệ - Điện Đài, lán

Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man - Lũng Tẩu, Khấu Lẩu - Vực Hồ, Ban

Tuyên huấn Trung ương, hang Thia, hang Bòng, thôn Lập Binh, xã Trung Yên, hầm An

toàn của Bác, hầm Trung ương Đảng, hầm Chính phủ và Bảo tàng Tân Trào.

Mặc dù đã trải qua 68 mùa Thu, kể từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công nhưng

mỗi khi đến thăm Tân Trào, về lại chiến khu xưa, mỗi người dân Việt Nam dường như vẫn

cảm nhận được không khí hào hùng của những ngày Thu Tháng Tám lịch sử năm xưa.

2.2.7.2. Các điểm tham quan du lịch ở Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam, có diện tích 7.831km2, phía đông

giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên

Quang. Về phía bắc, Hà Giang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc

tỉnh Vân Nam.

Hà Giang là mảnh đất địa đầu cực Bắc của tổ quốc, có điểm cực Bắc ở xã Lũng Cú,

huyện Mèo Vạc. Tỉnh có địa hình đa dạng, phức tạp, có nhiều núi đá cao, độ dốc lớn, bị chia

cắt, có nhiều thung lũng, sông suối. Tỉnh còn có nhiều khu rừng nguyên sinh với nhiều cây

gỗ và dược liệu quý, có sự đa dạng sinh học cao.

a) Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng

Văn, Mèo Vạc và được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu vào năm 2010. Cao

nguyên có nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến Bắc, có độ dốc khá lớn. Các thung

lũng, sông, suối bị chia cắt nhiều. Diện tích của cao nguyên Đồng Văn: 574,35 km² với độ

cao trung bình từ 1.000 – 1.600 m.

Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những

dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ quả đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc

sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng

cư dân. Nhiều mẫu hóa thạch của các loài đã được tìm thấy có tuổi cách đây 400 - 600

triệu năm. Cao nguyên Đồng Văn là một vùng núi đá có tuổi khác nhau từ kỷ Devon cho

đến Pecmi, được bao quanh bởi các núi đất. Ở đây có mưa từ tháng 4 đến tháng 9, nhưng

thiếu nước vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4).

61

Hiện khu vực cao nguyên đá Đồng Văn là nơi cư ngụ của khoảng 250.000 người dân

thuộc 17 dân tộc thiểu số khác nhau của Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc Mông, Lô Lô, Pu

Péo, Dao.. Những dân tộc này có truyền thống văn hóa lâu đời, hiện nay vẫn còn nguyên giá

trị. Đây là những đặc điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Cao nguyên đá cũng là nơi có nhiều di tích danh thắng quốc gia đã được công nhận

như: Di tích kiến trúc nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng, núi

Đôi Quản Bạ… Đồng Văn còn nổi tiếng về các loại hoa quả: đào, mận, lê, táo, hồng... về

dược liệu: tam thất, thục địa, hồi, quế.

b) Chợ tình Khâu Vai

Chợ tình Khâu Vai (theo tiếng Tày, Nùng có nghĩa là đèo gai) còn gọi là chợ Phong

Lưu, được hình thành từ năm 1919. Chợ nằm ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang và

chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch.

Sự tích chợ tình bắt nguồn từ truyền thuyết về chàng Ba, cô Út. Chàng Ba người dân tộc

Nùng, nhà ở Khâu Vai, khôi ngô tuấn tú, hát hay, thổi sáo giỏi nhưng nhà nghèo. Cô Út

xinh đẹp là con một tộc trưởng người Giáy. Hai người yêu nhau nhưng gia đình cô Út không

đồng ý vì chàng nghèo và khác dân tộc không cùng con ma, không cùng phong tục tập

quán; con trai người Nùng không thể lấy con gái người Giáy làm vợ.

Chàng và nàng trốn nhà đưa nhau lên hang núi Khâu Vai sống. Gia đình, họ tộc cô gái

vác súng kíp, cung nỏ sang nhà trai chửi mắng chàng Út phá lệ đưa cô gái ra rừng. Gia đình

chàng trai cũng mang gậy gộc, súng, dao ra chửi bới nhà gái. Từ hang núi nhìn xuống cảnh

máu chảy, đâm chém nhau giữa hai họ. Thương cha, thương mẹ, thương dân bản hai làng

bỗng trở nên thù hận nhau chỉ vì tình yêu của mình nên chàng trai và cô gái chia tay nhau về

làng, thề kiếp sau sẽ thành vợ thành chồng. Ngày họ chia tay là ngày 27/3, người dân trong

vùng lấy ngày đó làm ngày họp chợ.

Khi đôi trai gái chia tay nhau, họ đã cắt máu thề: Dù không lấy được nhau nhưng mỗi

năm, cứ đến ngày 27/3 họ lại lên Khâu Vai hát cho nhau nghe, kể với nhau những thầm kín

ấp ủ trong lòng trong suốt một năm xa nhau.

Khi đầu, chợ gần như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có

một số người bán đồ ăn uống phục vụ cho những người về đây họp chợ. Vì đây là địa điểm

để người ta tìm đến nhau, sau một năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là

những người có mối tình chắc trở, yêu thương nhau thực sự, nhưng vì một lý do nào đó

không lấy được nhau, nay mỗi người đều có duyên phận riêng của mình. Đúng ngày này, họ

hẹn nhau về đây để tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại

những tình cảm xưa. Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn

của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không ghen tuông, không bực bội, mà tôn trọng

nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình; họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và

trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời.

Nhưng khoảng 20 năm trở lại đây, do nhu cầu của cuộc sống nên ngoài việc hẹn hò, gặp

gỡ, tâm tình, chợ Khau Vai còn là nơi trao đổi hàng hóa, sản vật vùng cao.

2.2.7.3. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến du lịch Hà Nội – Tuyên Quang

- Tuyến du lịch Hà Nội – Hà Giang

- Tuyến du lịch Hà Nội – đền Hùng – Tuyên Quang

- Tuyến du lịch Hà Nội – Thái Nguyên – Tuyên Quang

62

Trong các tuyến trên, tuyến du lịch Hà Nội – Thái Nguyên – Tuyên Quang, do địa hình

đồi núi hiểm trở, đường nhỏ, có nhiều đoạn cua gấp, không thuận lợi cho việc vận chuyển

du khách bằng những loại xe lớn. Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh Hà Giang đang

được hoàn thiện dần, để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch.

b) Một số chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội (chương trình tham khảo) (phương

tiện vận chuyển bằng ô tô)

Chương trình du lịch: Hà Nội – TP. Hà Giang – Đồng Văn – Hà Nội (2 ngày, 1 đêm,

theo quốc lộ 2 và 4C)

Ngày 1: Hà Nội – TP. Hà Giang

Sáng: Từ Hà Nội đi TP. Tuyên Quang, ăn trưa tại Tuyên Quang.

Chiều: Từ Tuyên Quang đi Hà Giang, ghé thăm động Phương Thiện, hang Chui, sau khi

tham quan về TP. Hà Giang nhận phòng, ăn tối tại khách sạn.

Ngày 2: TP. Hà Giang – Đồng Văn

Sáng: Từ TP. Hà Giang theo quốc lộ 4C thăm cao nguyên đá Đồng Văn, dinh thự họ

Vương (Lũng Cú). Ăn trưa tại thị trấn Đồng Văn

Chiều: Từ cao nguyên Đồng Văn đi tham quan Mèo Vạc. Lưu trú, ăn uống tại khách sạn

ở thị trấn Đồng Văn.

Ngày 3: Đồng Văn – Lũng Cú

Sáng: Tham quan điểm cực Bắc – Lũng cú. Ăn trưa tại thị trấn Đồng Văn, dừng chân

ngắm cảnh Cổng Trời.

Chiều: Về TP. Hà Giang. Tối lưu trú và ăn tối tại TP. Hà Giang

Ngày 4: TP. Hà Giang – Hà Nội

Sáng: Đi chợ Hà Giang, sau đó từ TP. Hà Giang thăm thắng cảnh động, suối Tiên, tắm

suối khoáng và ăn trưa tại khu du lịch Thanh Hà.

Chiều: Về Hà Nội

2.2.8. Tuyến du lịch Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên

2.2.8.1. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng tây bắc Việt Nam, có diện tích là

4.662.5 km², với vị trí ở phía nam Bắc Bộ, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung

tâm thủ đô Hà Nội 73 km.

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm

63,3%; người Việt (Kinh) chiếm 27,73%; còn lại là người Hoa, Mông, Tày, Thái sống rải

rác ở các địa phương trong tỉnh. Hòa Bình là tỉnh được coi là thủ phủ của người Mường, vì

phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây.

Hòa Bình là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, có nhiều cảnh quan thiên nhiên và nhân

văn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như thủy điện Hòa Bình, Mai Châu, Thung

Nai….

a) Điểm du lịch Mai Châu

Mai Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hoà Bình, từ TP. Hòa Bình phải đi thêm

60km nữa theo đường đi dốc Cun. Mai Châu tiếp giáp với tỉnh Sơn La – vì vậy đây có thể

coi là cửa ngõ đi sang vùng Tây Bắc.

Mai Châu nằm ở độ cao 1.000m, trên đỉnh đèo Cun du khách có thể ngắm nhìn thung

lung Vãng, một bức tranh với nhiều màu sắc, đó là những cánh đồng lúa xanh mướt, những

mái nhà sàn nằm san sát nhau của người Thái, những dòng suối uốn lượn quanh co bên cạnh

những cánh đồng. Tất cả tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, hấp dẫn.

63

Mai Châu hiện có 12 di tích, danh thắng, trong đó có 5 di tích được Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch công nhận đó là: Hang Khoài (Xăm Khòe), Hang Chiều (thị trấn Mai Châu),

Hang Nhật, Hang Láng, Hang Mỏ Luông (Chiềng Châu). Ngoài ra, Mai Châu còn là địa

phương lưu giữ kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với những nét đặc trưng của dân tộc

Thái, Mông qua các hoạt động của người xưa trong các lễ hội như: lễ hội “Cầu mưa”, lễ hội

“Chá chiêng” của dân tộc Thái và lễ hội “Gầu tào” của dân tộc Mông…Mai Châu có các

khu du lịch cộng đồng như: Bản Lác, Bản Poom Coọng, Bản Văn…, du lịch sinh thái Bản

Bước (Xăm Khòe), Bản Vặn (Piềng Vế)…

Mai Châu cũng là mảnh đất hội tụ, giao lưu của nhiều dân tộc anh em sinh sống. Mỗi

dân tộc có bản sắc, phong tục tập quán riêng góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú cho

nền văn hóa Việt Nam (đặc biệt là bản Lác, bản Văn, bản Pon Coọn). Đến thăm các bản

làng này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp văn hóa trên thổ cẩm, thưởng thức giá trị

đời sống tinh thần của người Thái qua các làn điệu hát khắp, cồng chiêng, trống đồng, các

món cơm Lam, thịt nướng…

Các bàn miền núi ở Mai Châu được xây dựng theo một quy hoạch mang tính đô thị.

Nhà sàn được dựng dọc hai bên đường, nhà nọ đối diện với nhà kia. Nhà cao ráo, khang

tranh, sạch sẽ. Ngoài mục đích dùng để ở, nhà sàn còn được sử dụng để kinh doanh du lịch,

phát triển hình thức du lịch cộng đồng (homestay).

Đến tham quan thung lũng du lịch Mai Châu sẽ mang lại cho du khách những phút giây

thư giãn thoải mái, tự nhiên mà không thể tìm thấy ở nơi nào khác. Một lần đến đây, du

khách sẽ nhớ mãi mảnh đất yên bình này.

b) Thung lũng Thung Nai

Thung Nai là một xã thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, nằm trong lòng hồ sông

Đà, cách trung tâm thành phố 25 km và Hà Nội khoảng 110 km.

Tên Thung Nai - khiến nhiều người liên tưởng đến một thung lũng với những chú nai

nhởn nhơ gặm bỏ. Theo người dân địa phương kể lại, nơi đây xưa kia từng là nơi sinh sống

của nhiều loài nai rừng. Hình ảnh thơ mộng của những chú nai vàng ngơ ngác trong ánh

nắng chiều trên những triền dốc, soi bóng xuống dòng sông Đà được người dân dùng để đặt

tên cho vùng đất này.

Trung tâm của Thung Nai là một hồ nước rộng được bao bọc bởi những dãy núi trùng

trùng điệp điệp. Trong lòng hồ, hàng trăm “hòn đảo” lớn nhỏ nhấp nhô tựa những kiệt tác

thiên nhiên kỳ vĩ. Lênh đênh trên mặt nước, chiếc thuyền máy luồn lách qua những núi đá

nhô lên, tạo cảm giác như đang thưởng ngoạn “Hạ Long trên cạn”. Vì thế nơi đây cũng

được ví như là “một Hạ Long trên cạn”.

Động Thác Bờ là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Thung Nai. Động nằm sâu trong

lòng núi và khá hoang sơ, nhưng phong cảnh bên trong thì tuyệt mỹ. Cả rừng nhũ đá đua

nhau mọc lên, vươn xuống, với những hình thù kỳ lạ. Sau mùa nước dâng, du khách vào

động có thể thưởng ngoạn hàng đàn cá bơi lội tung tăng trong làn nước nông, trong vắt.

Ngay gần động là đền Bà chúa Thác Bờ. Mặc dù đền khá nhỏ và nằm cheo leo trên dốc

núi nhưng nơi đây thu hút rất đông du khách khắp nơi về chiêm bái. Với nhiều người dừng

chân lại đền là dịp thưởng thức vẻ đẹp Thung Nai từ góc nhìn trên cao với mây trắng bồng

bềnh, thấp thoáng ẩn hiện những bản người dân tộc.

Một điều thú vị ở đây là khi nước sông Đà cạn, du khách lên đền phải leo lên những bậc

đá dốc ngược, đôi lúc bị chùn chân. Nhưng vào mùa nước lên, dâng ngập bậc, du khách ghé

đền chỉ việc bước từ thuyền xuống. Nếu đi vào chủ nhật, bạn đừng quên ghé chợ nổi Thác

Bờ. Không quá ồn ã tấp nập nhưng là nét văn hóa rất đặc trưng của người Mường ở Thung

Nai.

64

Hiện nay, Thung Nai đang là điểm đến thú vị của nhiều bạn trẻ thích khám phá, của

những gia đình muốn thay đổi không khí, và của các tập thể muốn có một chuyến du lịch

sinh thái dã ngoại, kết nối cộng đồng.

2.2.8.2. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Sơn La

Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở phía tây bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km²

chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam. Sơn La có giới hạn địa lý: phía bắc giáp các tỉnh Yên

Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với

tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnhHuaphanh (Lào); phía tây nam

giáp tỉnh Luangprabang (Lào).

Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh,

97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có 2 cao nguyên Mộc Châu và Sơn

La - Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng. Tỉnh là địa bàn sinh sống của 12 dân tộc, các

dân tộc sinh sống tại tỉnh vẫn còn giữ được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc.

a) Cao nguyên Mộc Châu

Cao nguyên Mộc Châu, thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 200 km theo

quốc lộ 6. Cao nguyên có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng

của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn

quả (mận, đào) và chăn nuôi bò sữa.

Tạo hóa thiên nhiên đã ban cho mảnh đất này đặc ân, đó là những dải đất bazan màu mỡ

cùng với khí hậu cũng rất hài hòa. Thế nên bốn mùa ở Mộc Châu thường gắn liền với những

loài hoa khác nhau, có lẽ bởi vậy mà du khách đi du lịch Mộc Châu không căn cứ theo mùa

trong năm mà dựa theo mùa hoa nở. Vẻ đẹp của hoa cỏ thiên nhiên nơi đây luôn tươi mới, lạ

lẫm, đặc biệt thu hút du khách.

Mộc Châu những ngày đầu mùa đông xanh ngắt từ màu trời đến tấm áo của núi đồi và

những cánh đồng mênh mông hoa cỏ. Những vườn đào, vườn mận không còn rạng rỡ kiêu

sa như mùa xuân mà trở nên êm ả và thanh bình với tông màu xanh dịu dàng và mướt mát.

Đặc biệt, tại Mộc Châu với đặc trưng nổi bật là những đồi chè xanh chạy dài hết quả đồi này

đến quả đồi kia. Những đồi chè trải dài miên man, bát ngát đã biến Mộc Châu trở thành một

viên ngọc xanh thơ mộng. Và cây chè cũng ngày càng gắn bó với cuộc sống của các dân tộc

nơi đây. Chè Mộc Châu có hương thơm dịu và vị rất thanh, có lẽ nó đã ngâm vào trong

mình cái giá lạnh của cao nguyên cao nhất Việt Nam này.

Buổi tối trên cao nguyên cũng thật thanh thản và yên bình, Mộc Châu lặng im trong cái

rét của mùa đông. Mọi người cùng nhau ngồi quây quần bên bếp lửa trong nhà sàn, thưởng

thức các món ăn đặc sản ở đây như thịt bê chao, cá suối nướng, xôi ngũ sắc,...cùng chúc

nhau những ly rượu đông ấm lòng người.

b) Nhà tù và bảo tàng Sơn La

Di tích nhà tù và Bảo tàng Sơn La nằm ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Nhà tù Sơn La

do người Pháp xây dựng năm 1908 trên đồi Khau Cả. Nơi giam giữ nhiều chiến sỹ cách

mạng Việt Nam.

Ban đầu là một nhà tù Sơn La nhỏ hàng tỉnh, được mở rộng quy mô vào những năm

1930 – 1940. Giai đoạn từ 1930 – 1945 tại đây giam cầm 1.207 chiến sỹ cách mạng. Trong

đó, có nhiều vị là cán bộ chủ chốt của cách mạng Việt Nam như Lê Duẩn, Trường Chinh,

Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng, Song Hào, Xuân Thủy…

Đến với di tích Nhà tù Sơn La, thăm các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại ba gian cùng với

hàng trăm hiện vật, du khách sẽ chứng kiến hoàn cảnh sống cơ cực của tù nhân, càng khâm

phục ý chí kiên cường của họ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc.

65

Du khách sẽ không khỏi xúc động đứng trước cây đào mang tên Tô Hiệu, bên tường đá

nhà ngục cây đào luôn xanh tươi – biều tượng cho ý chí bất khuất của người cộng sản.

Nhà tù Sơn La bị máy bay Pháp ném bom vào năm 1952 và bị máy bay Mỹ ném bom

vào năm 1965 nên rất nhiều công trình đã bị phá hủy. Năm 1995, Nhà nước ta đã đầu tư để

phục chế lại một số bộ phận của khu di tích.

Bên cạnh khu di tích nhà tù là Nhà Bảo tàng tổng hợp của tỉnh Sơn La, nơi trưng bày

nhiều hiện vật quí giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hoá của cộng đồng 12 dân tộc đoàn

kết cùng nhau xây dựng Sơn La thành tỉnh giàu có của Việt Nam.

Di tích nhà tù Sơn La được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng năm 1962. Hàng năm đón

hơn trăm nghìn lượt du khách đến tham quan.

2.2.8.3. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Điện Biên

Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam, giáp với các tỉnh Lai

Châu và Sơn La của Việt Nam, Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, Phongsaly của Lào ở

phía Tây, các huyện Pak Xeng, Pak Ou thuộc tỉnh Luangprabang của Lào ở phía Tây Nam.

Tỉnh có 21 dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Thái, người H'Mông và Kinh.

Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không

những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà còn của cả nước.

a) Di tích lịch sử cách mạng Điện Biên Phủ

Khu di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ là một quần thể các di tích lịch sử ghi lại chiến

công của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm

lược. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng

23 di tích quốc gia đặc biệt. Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa là đồi

A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay Mường

Thanh, hầm chỉ huy của tướng Ðờ Catri.

Đồi A1

Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, là cứ

điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Đồi

A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc cao hơn 490m,

Đông Nam cao hơn 493m. A1 là ký hiệu mà quân đội Việt Nam đặt cho quả đồi. Sáng ngày

7/5/1954 quân đội Việt Nam đã chiếm được đồi A1.

Hiện nay, trên đỉnh Tây Bắc của đồi A1 có đài kỷ niệm được xây theo kiểu “Tam sơn”,

ở giữa cao, hai bên thấp và đều có hình mái đầu đạo. Phía trước là lư hương, ở giữa là tấm

bia, phù hiệu Quốc kỳ, sao vàng nền tròn đỏ, xung quanh là vòng tương hoa.

Bên cạnh đài kỷ niệm là xác một trong hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn mà tên Quan Ba

Hécvuê đưa từ trung tâm Mường Thanh lên để phản kích quân đội Việt Nam. Một di tích

quan trọng nữa là cái hố hình phễu to bằng cái “ao đình” cạn. Đó là dấu tích trận nổ khối

bộc phá nghìn cân của quân ta mà chiến sĩ ta thường gọi “đào hầm để trị hầm”, trị cả hầm,

cả lô cốt cố thủ của giặc.

Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát

Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc

cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên. Xung quanh

hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ

Cát dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc.

Tại căn hầm này, tướng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao như: thủ tướng

Pháp Joseph Laniel, tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower, thủ tướng Anh Winston

66

Churchill cũng như các nhà báo. Vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc Luật, chỉ huy

trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 đã bắt sống tướng Đờ Cát tại bàn làm việc.

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận

xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cáchthành phố Điện Biên Phủ 25 km về

phía đông. Đây là nơi làm việc của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái… Gần

với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m, từ đài quan sát này có thể

bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh. Sở chỉ huy gồm: Chòi canh

gác số 1; Hầm thông tin liên lạc; Đài quan sát; Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên

Giáp; Lán ở và làm việc của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái; Đường hầm xuyên núi dài

96m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái;

Hầm của ban cố vấn Trung Quốc; Nhà hội trường; Hầm ban chính trị.

Bảo tàng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Điện Biên Phủ nằm đối diện với nghĩa trang liệt sĩ trên đồi A1, ở trung

tâm thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Bảo tàng Điện Biên Phủ được xây dựng vào

năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Vào cuối năm 2003,

bảo tàng Điện Biên Phủ đã tiến hành nâng cấp và chỉnh lý lại khu trưng bầy. Đến nay bảo

tàng có 5 khu trưng bầy với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề sau: Vị trí chiến

lược của Điện Biên Phủ; Tập đoàn cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ; Đảng chuẩn bị

đường lối chỉ đạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ; Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên

Phủ; Điện Biên Phủ ngày nay.

2.2.8.4. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Hòa Bình

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Điện Biên

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai – Sa Pa – Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình

Trong số các tuyến du lịch trên, tuyến Hà Nội – Điện Biên nếu đi bằng phương tiện ô tô

nằm trong khu vực có địa hình núi cao và hiểm trở nhất nước ta. Đường ô tô ở tuyến này có

chiều ngang hẹp với khúc cua nguy hiểm nên việc vận chuyển khách bằng các phương tiện

vận tải lớn sẽ không thuận tiện. Đồng thời, khi thực hiện các chương trình du lịch, cần tính

toán các cung đường và thời gian để lựa chọn những điểm dừng chân, nghỉ ngơi, ăn uống

phù hợp.

b) Một số chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch: Hà Nội – Hòa Bình – Hà Nội (2 ngày, 1 đêm, phương tiện vận

chuyển ô tô)

Ngày 1: Hà Nội – thủy điện Hòa Bình – hồ Hòa Bình

Sáng: Lên xe khởi hành đi thăm thủy điện Hòa Bình. Nhận phòng, ăn trưa tại khách sạn

ở TP. Hòa Bình.

Chiều: Đi tàu tham quan hồ Hòa Bình, thăm đền Thác Bờ, hang Lung.

Tối: Ăn tối, thưởng thức ca nhạc dân tộc Mường

Ngày 2: Hòa Bình – Mai Châu – Hà Nội

Sáng: Từ Hòa Bình đi Mai Châu tham quan các bản người Thái, bản Lác, bản Văn, bản

Poc Coọn. Ăn trưa tại bản Lác.

Chiều: Mua sắm, về Hà Nội

67

Chương trình du lịch: Hà Nội – Thung Nai – Hà Nội (2 ngày, 1 đêm, phương tiện

vận chuyển ô tô)

Ngày 1: Hà Nội – Thung Nai

Sáng: Lên xe, khởi hành đi Thung Nai. Đến Thung Nai lên thuyền đi tham quan các đảo

nhỏ trên hồ. Ăn trưa tại nhà nghỉ Cối Xay Gió.

Chiều: Đi thuyền ngao du thăm cảnh núi non, sau đó đi tắm thác thư giãn. Ăn tối tại

Thung Nai.

Tối: Tham gia hoạt động đốt lửa trại, nghỉ đêm tại nhà nghỉ

Ngày 2: Thung Nai – Hà Nội

Sáng: Xuống tàu khởi hành xuôi trong lòng hồ về mạn phía bắc, thăm quan đền Thác

Bờ của người Mường và người Dao, ngôi đền được người dân bản địa cho là linh thiêng

nhất vùng lòng Hồ. Tiếp tục tham chợ Bản Bờ của người Dao họp trên thuyền vào sáng chủ

nhật hàng tuần và bè cá nổi. Ăn trưa tại nhà nghỉ

Chiều: Du khách nghỉ ngơi, trả phòng, về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên – Hà Nội (5 ngày, 4

đêm, phương tiện vận chuyển ô tô)

Ngày 1: Hà Nội – TP. Điện Biên (theo quốc lộ 6 và 279)

Xe từ Hà Nội đi Điện Biên, ăn trưa tại Sơn La, chiều tối đến TP. Điện Biên Phủ, nghỉ

đêm ăn tối tại khách sạn Mường Thanh.

Ngày 2: Tham quan Điện Biên Phủ

Sáng: Tham bảo tàng Bảo tàng Điện Biên Phủ, đồi A1, và viếng nghĩa trang liệt sỹ trên

đồi A1. Tham quan cầu Mường Thanh, hầm Đờ Cát, sân bay Mường Thanh, ăn trưa tại

khách sạn.

Chiều:Tham quan bản người Thái, tìm hiểu đời sống văn hóa đồng bào dân tộc, xem

múa xòe, uống rượu cần. Ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 3: TP. Điện Biên – Mường Păng – TP. Sơn La

Sáng: Ăn sáng, trả phòng, đi tham quan Sở chỉ huy ở xã Mường Păng. Ăn trưa tại Tuần

Giáo.

Chiều: Đi ô tô về TP. Sơn La, viếng các liệt sỹ ở nghĩa trang Gốc ổi, thăm nhà tù Sơn

La. Ăn tối và lưu trú tại TP. Sơn La

Ngày 4: TP. Sơn La – Mai Châu

Sáng: Đi ô tô về bản Lác, Mai Châu. Ăn trưa tại bản Lác

Chiều: Tham qua bản Văn, bản Po Coọn, bản Lác. Ăn trưa tại bản

Tối: Xem văn nghệ các dân tộc

Ngày 5: Bản Lác – Kim Bôi – Hà Nội

Sáng: Sau khi ăn sáng, trả phòng đi Kim Bôi. Ăn trưa tại Kim Bôi

Chiều: Tắm nước khoáng nóng tại Kim Bôi. Về Hà Nội

2.2.9. Tuyến du lịch Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ - Sa Pa

2.2.9.1. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ

a) Điểm du lịch Đại Lải

Khu du lịch Đại Lải nằm trên địa bàn của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội

50km, cách Việt Trì 50km. Đây là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Trước đây, khi khu du lịch chưa được quy hoạch, nơi đây mới chỉ là một vùng hồ là một

thung lũng cằn cỗi nằm giữa một bên là dải núi Thằn Lằn, một bên là các đồi trọc trải dần ra

68

từ phía chân dãy Tam Đảo. Mùa mưa lũ, nước ở các con suối chảy dồn về như thác, đồng

thời lại rút đi rất nhanh, bào mòn lớp đất canh tác, làm cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai

bạc màu vì khô cằn. Vì vậy, Nhà nước đã giao các ngành chức năng nghiên cứu, xây dựng

hồ chứa nước Đại Lải với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ tưới tiêu cho các địa phương lân

cận. Công trình được khởi công vào năm 1959, đến năm 1963 cơ bản hoàn thành, lòng hồ

rộng lớn có diện tích mặt nước thiết kế lớn nhất 525ha, chứa 26,4 triệu m3 nước, mực nước

hồ có thể lên cao tới cốt 21m.

Công trình hồ Đại Lải mang lại lợi ích cho phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ tưới tiêu

cho hàng ngàn ha đất canh tác. Ở đây, nguồn lợi thủy sản phong phú, đặc biệt tổng quan

vùng hồ là một không gian rộng mở, thoáng mát, phong cảnh sơn thủy hữu tình. Tỉnh Vĩnh

Phúc nhận ra rằng tiềm năng du lịch ở đây rất lớn và đã có những chính sách, cơ chế để kêu

gọi các nhà đầu tư, thu hút các dự án lớn đi vào xây dựng, hoạt động.

Hiện nay, khu vực hồ đã được quy hoạch xây dựng thành một khu du lịch với nhiều đặc

trưng, nhiều điểm tham quan quan trọng:

Hồ Đại Lải nằm giữa một màu xanh ngút ngàn. Phía Bắc hồ là dãy Tam Đảo xanh thẳm,

hùng vĩ. Ba phía vòng quanh hồ, gò đồi và núi Thằn Lằn nối với nhau bao quanh. Vào mùa

mưa, nước từ các con sông, suối phía Nam của dãy núi Tam Đảo như sông Vực Tuyền, sông

Tôn, sông Bá Hạ, suối Đồng Câu, Đồng Chão... dồn chảy vào lòng hồ. Nguồn nước sông,

suối được giữ lại, điều tiết ở mực an toàn cho bờ đập và cung cấp tưới tiêu cho nông nghiệp

mùa khô hạn. Đi thuyền trên hồ, du khách sẽ phát hiện rất nhiều cảnh quan kỳ thú do các

thung lũng tự nhiên, các triền đồi bát úp cùng các hẻm núi còn hoang sơ nhô ra, tạo nên các

eo, các bán đảo hết sức đa dạng. Có những quần đảo nhỏ nằm trong lòng hồ như đảo chim,

đảo Ngọc.

Từ bãi tắm dưới hồ, du khách có thể đi bộ lên đỉnh núi Thằn Lằn, phóng tầm mắt nhìn

về thủ đô Hà Nội và tham quan đồn Thằn Lằn, nơi ghi dấu một trong những trận đánh quyết

liệt, chiến thắng hào hùng của lực lượng vũ trang chiến khu Ngọc Thanh những năm chống

Pháp.

Những ai thích leo núi có thể ngược lên phía Bắc, luồn rừng qua đèo Nhe (một thời là

con đường liên lạc trọng yếu giữa chiến khu Ngọc Thanh và căn cứ địa Việt Bắc) sang đất

Thái Nguyên thăm hồ Suối Lạnh; tới đèo Khế thăm khe núi Đá Đen - địa điểm đặt kho bạc

nhà nước thời kháng chiến, hay rẽ sang núi Mỏ Quạ mạo hiểm thử sức leo lên những vách

đá dựng đứng...

Bên cạnh vẻ đẹp của núi rừng, của thiên nhiên vùng hồ, hồ Đại Lải còn có hàng loạt

công trình, dự án, điển hình như khu nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải Resort, Sân golf Đại

Lải, khu biệt thự, ẩm thực cao cấp đảo Ngọc, Nhà nghỉ lão thành cách mạng, Trại sáng tác

văn học...

Đặc biệt, tỉnh Vĩnh Phúc đã Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 dự án

trồng rừng kết hợp khu du lịch sinh thái cao cấp núi Thằn Lằn, thuộc thị xã Phúc Yên - tỉnh

Vĩnh Phúc. Địa điểm và vị trí quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã Ngọc Thanh; Cao

Minh và phường Xuân Hòa với tổng diện tích quy hoạch hơn 208ha.

Khu dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái cao cấp núi Thằn Lằn nằm trong khu du

lịch hồ Đại Lải, gắn với khu vực phát triển đô thị Xuân Hòa của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh

Phúc. Trong khuôn khổ dự án, các khu biệt thự nghỉ dưỡng, nhà vườn sinh thái gồm khu căn

hộ du lịch ven hồ Đại Lải, khu biệt thự nhà vườn và căn hộ du lịch phía Bắc trên núi, khu

biệt thự nhà vườn phía Nam khu du lịch sẽ được xây dựng.

Các khu đất đồi rừng sinh thái, cây xanh, công viên, mặt nước bao gồm các khu đồi

rừng hiện có được giữ nguyên để cải tạo, các khu vườn ươm cây nằm ven chân núi về phía

69

Tây được tổ chức thành các trang trại quy mô nhỏ; hệ thống hồ chứa nước được xây dựng

dưới chân đồi rừng, tại các điểm tụ thủy để chứa nước thoát tự nhiên, tạo cảnh quan và cải

thiện môi trường sinh thái cho khu vực.

b) Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ)

Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - huyện Lâm Thao - tỉnh

Phú Thọ, đây là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt

Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội

90 km.

Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng

trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000

năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên

nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.

Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng (còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương hay

còn có nhiều tên gọi khác nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo

Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn,…), có độ cao 175 m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng,

núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi

Trọc, núi Pheo,….

Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là

rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại

thụ như chò, thông, lụ,…và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế,..

Từ chân núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích kiến trúc như:

Cổng đền: Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn

cao 8,5m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột

trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí Rồng, đắp nổi hai con

Nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người

cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao

sơn cảnh hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh”

(Đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ: Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100

người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng

“Mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.

Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII - XVIII. Kiến trúc kiểu chữ

“nhị” gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m. Kiến trúc đơn sơ

kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường

với đốc Hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không

trang trí mỹ thuật. Mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn.

Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với kiến trúc hình lục giác, có 6 mái. Trên đỉnh có đắp

hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột

bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc

tu sửa đường lên núi Hùng, hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí

Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945: “Các Vua Hùng đã có công dựng

nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” .

Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu): Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc

hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng

thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh

chưng, bánh dày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam,

70

dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang gối vào tường,

bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa.

Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua

Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông

nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân

khang vật thịnh. Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người

tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua

Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào

thờ cúng. Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời) còn có tên

là “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây). Trong Đền Thượng có bức đại tự

đề “Nam Việt triệu tổ” (Tổ khai sáng nước Việt Nam). Đền được làm kiểu chữ Vương,

kiến trúc đơn giản, kèo cầu, không có chạm trổ, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau

gồm: nhà chuông trống (cấp I), đại bái (cấp II), tiền tế (cấp III) và hậu cung (cấp IV).

Đến năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo lên bệ như hiện nay.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông

Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa

là mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7

(1922) trùng tu lại. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng

mái. Tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng

đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Mái đắp ngói ống, cổ diêm, 3 phía

đều đắp mặt hổ phù. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân,

xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ Vua

Hùng.

Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh): Tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và

Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh

lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập

đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo hướng Đông Nam,

kiến trúc kiểu chữ công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà

oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái với hậu cung.

Đền Tổ mẫu Âu Cơ: Được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng

12/2004. Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền thống với

cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát.

Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh. Đường đi lên đền được xây bằng

553 bậc đá Hải Lựu.

Bảo tàng Hùng Vương: Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm

1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi (2003) do Tổng

Bí thư Đỗ Mười cắt băng khánh thành. Với gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000

hiện vật có trong Bảo tàng, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò

đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc hoạ

chủ đề tổng quát: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch

sử”.

Phần trưng bày của Bảo tàng Hùng Vương được tập trung vào 3 chủ đề chính:

- Giới thiệu giai đoạn văn hoá Hùng Vương bằng các hiện vật liên quan đến thời đại Hùng

Vương tìm được trên đất Phú Thọ và Vĩnh Phúc.

- Giới thiệu việc hình thành khu di tích Đền Hùng và ý thức xây dựng khu di tích Đền

Hùng của nhân dân cả nước.

- Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của người đứng đầu Nhà nước phong kiến trước

đây, của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng ngày nay đối với Đền Hùng.

71

Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan

trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về

dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam.

2.2.9.2. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Yên Bái

Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc của Việt Nam, có diện tích 6.808km2. Tỉnh có phía đông

bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây

nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai.

Địa hình chủ yếu của tỉnh là đồi núi, có hệ thống sông suối dày đặc, trong đó có 2 sông

lớn là sông Chảy và sông Hồng. Tỉnh là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người sinh sống

(30 dân tộc) như: Tày, Nùng, Dao, Phù Lá, H’mông, Giáy… Tỉnh Yên Bái không có nhiều

điểm tham quan du lịch hấp dẫn, chỉ có một số điểm tham quan chính như khu di tích

Nguyễn Thái Học và hồ Thác Bà.

Điểm du lịch hồ Thác Bà

Hồ Thác Bà thuộc hai huyện Lục Yên và Yên Bình (Yên Bái), là một trong ba hồ nước

nhân tạo rộng nhất Việt Nam được hình thành khi xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà,

cách Hà Nội 180km theo Quốc lộ 2.

Diện tích vùng hồ khoảng 23.400ha, diện tích mặt nước 19.050ha, chiều dài 80km, mực

nước sâu 20-29m. Hồ không chỉ là thắng cảnh, hồ còn góp phần rất lớn vào việc bảo vệ và

cải tạo môi trường làm cho mùa hè nhiệt độ giảm từ 1 đến 2oC tăng độ ẩm tuyệt đối vào

mùa khô lên 20% và lượng mưa từ 1.700 đến 2.000 mm tạo điều kiện cho thảm thực vật

xanh tốt.

Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ. Các dãy núi đá vôi đã tạo ra một hệ thống hang

động rất đẹp trên hồ. Động Thủy Tiên, nằm trong lòng núi đá dài khoảng 100 m với những

nhũ đá lấp lánh khi được chiếu sáng tạo ra muôn hình vạn trạng trong đó có hình chín nàng

tiên mỗi người một vẻ gắn với truyền thuyết tình yêu ly kỳ hấp dẫn. Động Xuân Long nằm

ẩn trong núi đá. Đi sâu vào trong động du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những tượng

đá tự nhiên kỳ lạ. Các nhũ đá rủ xuống cùng với những giọt nước long lanh với bầu không

khí mát lạnh lan tỏa khiến mọi người sảng khoái.

Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà, có thể đứng trên

đỉnh núi phóng tầm mắt ngắm cảnh hồ chìm trong sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo.

Khu vực hồ thuộc huyện Lũng Yên lại có nhiều di tích lịch sử đền Đại Cại, hang Ma-mút,

chùa São, núi Vua Áo Đen... Tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những dấu vết của

người Việt cổ.

Khu vực làng ven hồ vẫn giữ được nét hoang sơ cùng bản sắc văn hóa của các dân tộc

Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Nhiều lễ hội đặc sắc thường diễn ra như: Lễ hội

mừng cơm mới của người Tày tổ chức vào ngày 9-10 âm lịch khi tiết trời sang thu, mùa thu

hoạch lúa nếp đến, mùi thơm lan tỏa khắp bản làng. Du khách sẽ cảm nhận được chất trữ

tình trong những điệu dân ca, dân vũ đậm chất núi rừng. Lễ Tết nhảy của dân tộc Dao với

các điệu múa miêu tả cuộc sống của cộng đồng, như cấy lúa, làm nương... với hình thức

mang đậm nét dân gian độc đáo.

2.2.9.3. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam, giáp ranh

giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp

tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.

Lào Cai là tỉnh thành có địa hình bị chia cắt mạnh và có khí hậu bị ảnh hưởng rõ nét từ

độ cao ở nước ta. Trong đó, thị trấn Sa Pa từ lâu đã được biết đến như một đô thị du lịch

miền núi điển hình, một điểm du lịch hấp dẫn du khách với nhiều sản phẩm du lịch đặc

72

trưng rất hấp dẫn. Tỉnh Lào Cai còn có những vùng quanh năm có sương mù giăng mờ ảo,

khí hậu trong lành, mát mẻ nên rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, khám

phá. Rất nhiều loại hình du lịch mạo hiểm của tỉnh đã được hình thành và được du khách

đón nhận.

Tỉnh Lào Cai là địa bàn cư trú của 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh

đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử. Trong số các dân tộc khác thì

đông hơn cả là Người H'Mông, Tày, Dao, Dáy, Hoa… chiếm tỉ lệ đáng kể. Chính sự phong

phú về đời sống các dân tộc đã tạo nên một bản sắc riêng của Lào Cai. Nhiều các làng bản

đã được quy hoạch để phục vụ cho việc phát triển du lịch.

a) Điểm du lịch Sa Pa

Sa Pa là đô thị du lịch nghỉ dưỡng, là điểm tham quan du lịch núi nổi tiếng ở miền Bắc.

Từ Hà Nội có thể lên Sa Pa bằng ô tô hoặc tàu hỏa đến Lào Cai, sau đó theo quốc lộ 4D

(Lào Cai – Lai Châu) là đến thị trấn Sa Pa.

Sa Pa có độ cao trung bình 1.500m so với mực nước biển, nằm ở sườn đông của dãy

Hoàng Liên Sơn. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm nên thuận tiện để phát triển du lịch

nghỉ dưỡng. Đây còn là địa bàn cư trú của dân cư 6 dân tộc Kinh, H'Mông, Dao

đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó. Các dân tộc này có nhiều giá trị truyền thống đặc trưng rất thu hút

khách du lịch trong nước và quốc tế.

Một số các điểm tham quan chính ở Sa Pa: núi Hàm Rồng, nhà thờ cổ, bản Cát Cát, bản

Tả Phìn, bản Tả Van, bản Hồ, thung lũng Mường Hoa, bãi đá cổ Sa Pa, thác Bạc, thác Tình

Yêu….

Khu du lịch sinh thái Hàm Rồng

Cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 2 km, ngay sau khách sạn Hàm Rồng có một dãy

núi cao gần 2000 m, gồm nhiều dãy đá nhấp nhô mang nhiều dáng vẻ khác nhau đó là núi

Hàm Rồng. Cả dãy núi giống như một con rồng khổng lồ đang uốn khúc, nằm phục. Trên

địa hình này, khu du lịch sinh thái Hàm Rồng đã được quy hoạch xây dưng phục vụ du

khách.

Núi Hàm Rồng gắn với một sự tích về ba anh em nhà Rồng: Từ xa xưa mọi sinh vật đều

sống hỗn độn. Một hôm Ngọc Hoàng ban lệnh tất cả các sinh vật hãy lập lấy địa phận của

mình. Các sinh vật tranh nhau tìm chỗ trú ngụ. Lúc này ba anh em nhà rồng đang sống trong

hồ lớn, khi nghe tin vội chạy sang hướng đông thì đã hết chỗ, họ bèn chạy sang hướng tây.

Hai người anh chạy nhanh hơn nên ở đó chờ người em. Người em chạy chậm đã lạc vào

đám đông toàn sư tử, hổ báo. Người em sợ quá rùng mình co người, há mồm để tự vệ. Vừa

lúc đó lời ban của Ngọc Hoàng đã hết hạn. Thế là hai người anh nhà Rồng hóa thành đá

quay về hướng Lào Cai, còn người em út hóa đá có dáng đầu ngẩng cao mồm há to nhe răng

nhìn về dãy Hoàng Liên Sơn và được gọi là núi Hàm Rồng.

Để lên được đỉnh núi Đầu Rồng, du khách phải leo qua đoạn đường dài hơn 1km. Dọc

đường đi, du khách sẽ được tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp tại các khu vườn lan 1, vườn

lan 2, trạm vi ba, vườn hoa châu Âu, cổng trời. Trên đỉnh núi Hàm Rồng có nhiều cảnh quan

đẹp, nhiều hang động, núi đá nhấp nhô rất ngoạn mục, lý thú. Đỉnh Hàm Rồng cũng là điểm

ngắm toàn cảnh đẹp nhất Sa Pa. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cảnh núi

non, sông suối và thị trấn Sa Pa mờ ảo trong làn mây trắng xóa, như lạc vào thế giới tiên

cảnh yên lạc.

Thác Bạc

Thác Bạc là một thắng cảnh thu hút nhiều du khách thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa

Pa của tỉnh Lào Cai, nằm ngay cạnh quốc lộ 4D, tuyến đường huyết mạch để đến tỉnh Lai

73

Châu và chỉ cách khu vực trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 12 km về hướng tây nên khá

thuận lợi để thăm quan.

Thác Bạc có độ cao hơn 200 mét là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độ cao

1.800 m nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng ở trung tâm thị trấn

Sa Pa có thể nhìn thấy thác Bạc trắng xóa vào những hôm trời quang và đây cũng là nguồn

gốc tên gọi của thác. Từ trên khe núi cao, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá

như những đóa hoa vì vậy được người dân gọi là thác Bạc. Khu vực Thác Bạc là một trong

những nơi tuyết rơi dày nhất tại Sa Pa, vào tháng 3 năm 2011, khu vực thác có tuyết phủ

dày tới trên 10 cm.

Khu du lịch Thác Bạc có hai đường lên xuống tách biệt, đường lên ở phía bên phải, đến

lưng chừng thác, du khách sẽ đia qua một chiếc cầu để sang phần bên trái. Ở khu vực gần

cầu Thác Bạc trên tuyến quốc lộ 4A có mọt số hàng quan bán đồ ăn và đồ lưu niệm. Tình

trạng vứt rác thải bừa bãi của du khách và các hàng quán đã khiến cho môi trường khu lịch

Thác Bạc không còn được trong sạch.

Bản Cát Cát: đây là một bản lâu đời của người H’Mông, cách trung tâm thị trấn Sa

Pa 2km. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt

vải… Bản Cát Cát ở gần thị trấn Sapa nên thu hút rất đông du khách ghé thăm. Hiện nay nơi

đây đã được xây dựng thành khu du lịch Cát Cát.

Bản Tả Phìn: cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng Đông. Nơi đây có

cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Dao

Đỏ với nghề thổ cẩm nổi tiếng. Đến bản Tả Phìn, du khách có thể ghé thăm hang động Tả

Phìn ngay gần đó. Trong hang có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên

múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh…

Thung lung Mường Hoa thuộc xã Hầu Thào, cách thị trấn Sa Pa khoảng 8km về phía

Đông Nam. Từ thị trấn Sa Pa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi cao (có trạm thu phí

80.000 VND/người), bạn sẽ đến thung lũng Mường Hoa. Điều đặc biệt tại thung lũng này là

bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc

thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký

tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc

cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ. Tại thung

lũng Mường Hoa còn có con suối nhỏ xinh đẹp trải dài khoảng 15 km, qua các xã Lao Chải,

Tả Van, Hầu Thào và kết thúc ở Bản Hồ.

b) Đỉnh Fansipan

Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông

Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng

Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào

Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi

Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.

Fansipan có hệ thực vật khá phong phú, với 1.680 loại cây chia làm 679 chi thuộc 7

nhóm. Có một số loại thuộc nhóm quý hiếm. Từ chân núi lên đến đỉnh các hệ thực – động

vật chia thành nhiều tầng khác nhau tùy thuộc vào độ cao và khí hậu.

Hiện nay, đỉnh Fansipan là điểm hẹn của nhiều nhà leo núi. Việc chinh phục đỉnh núi

này có thể được thực hiện qua các tour của các công ty du lịch lữ hành chuyên nghiệp hoặc

tự túc với sự dẫn đường của người bản xứ. Lộ trình leo núi có thể bắt đầu từ Hà

Nội đến Lào Cai bằng tàu hỏa trên quãng đường dài 333 km; rồi từ Lào Cai lên Sa

Pa bằng ô tô qua 38 km; sau đó từ Sa Pa đến đỉnh đèo Trạm Tôn hoặc ít phổ biến hơn là khu

74

du lịch Cát Cát bằng ô tô hoặc xe ôm. Tại đây có số người dân tộc Mông, Dao làm nghề cửu

vạn phục vụ khách leo núi đông nhất.

Thời gian tổng cộng của chuyến leo núi chỉ còn 3 ngày, thậm chí 2 ngày hoặc với những

người thành thạo và sức khỏe tốt thì có thể thực hiện trong một ngày. Nhưng hành trình phổ

biến nhất với khách du lịch là ba ngày. Thời điểm leo núi thích hợp là từ tháng 9 năm truớc

đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên đường lên Phan Xi Păng đẹp nhất là khoảng cuối tháng 2,

khi các loài hoa núi bắt đầu nở rộ. Du khách vừa chinh phục đỉnh núi lại vừa ngắm và trải

nghiệm sự rực rỡ của núi rừng Tây Bắc.

2.2.9.4. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Đền Hùng

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Tam Đảo

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Đền Hùng – Tam Đảo

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Sa Pa – Hà Khẩu – Yên Bái

- Tuyến du lịch: Hà Nội – Sa Pa – Yên Bái – Đền Hùng

b) Một số chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch: Hà Nội – Tam Đảo (2 ngày, 1 đêm, phương tiện vận chuyển ô

tô)

Ngày 1: Hà Nội - Tam Đảo

Sáng: Xuất phát đi Tam Đảo, nhận phòng nghỉ ngơi ăn trưa

Chiều: Tham quan thác Bạc, tháp truyền hình

Ngày 2: Tam Đảo – Hà Nội

Sáng: Tham quan đền Mẫu, Tây Thiên. Ăn trưa tại thị trấn Tam Đảo

Chiều: Về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa – Hà Khẩu – Hà Nội (4 ngày, 3 đêm,

phương tiện vận chuyển ô tô)

Ngày 1: Hà Nội – Sa Pa

Sáng lên xe khởi hành đi Sa Pa, ăn trưa tại phố Ràng. Chiều tối, nhận phòng khách sạn

tại Sa Pa, ăn tối ngủ đêm tại Sa Pa

Ngày 2: Tham quan Sa Pa

Sáng: Tham quan núi Hàm Rồng, bản Cát Cát, ăn trưa tại thị trấn Sa Pa

Chiều: Tham quan Thác Bạc, Cầu Mây, động Tả Phìn, mua sắm tại chợ Sa Pa

Ăn tối và nghỉ đêm tại Sa Pa

Ngày 3: Sa Pa – TP. Lào Cai

Sáng: Xuất phát đi tham quan bản Tả Phìn. Lên xe về TP. Lào Cai ăn trưa.

Chiều: Tham quan và mua sắm tại Hà Khẩu – Trung Quốc. Ăn tối và nghỉ đêm tại TP.

Lào Cai

Ngày 4: TP. Lào Cai – Hà Nội

Sáng: Ăn sáng, trả phòng khách sạn, tham quan đền Thượng và đền Mẫu. Lên xe khởi

hành về Hà Nội. Ăn trưa tại thị trấn Phố Ràng.

Chiều: Về Hà Nội

75

Bản đồ 3.1: Tuyến điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ

76

CHƯƠNG 3: TUYẾN ĐIỂM DU LICH VÙNG DU LICH BẮC TRUNG BỘ

3.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LICH BẮC TRUNG BỘ

3.1.1. Vị trí địa lý

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằm ở vị trí trung gian của đất nước, gồm 6 tỉnh, thành phố:

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Đà Nẵng, với

diện tích 34.743km2, chiếm 10,5%; dân số 6.257,3 nghìn người, chiếm 7,3% dân số cả

nước. Phía bắc của vùng giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp với các tỉnh Bình Định, Gia

Lai và Kom Tum, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.

Vùng nằm trên mảnh đất đầy biến động suốt chiều dài lịch sử của đất nước nên đã ảnh

hưởng sâu sắc đến cả tự nhiên, lịch sử và kinh tế - xã hội của vùng, với nhiều địa danh nổi

tiếng như sông Gianh (Quảng Bình) là chiến tuyến gần một thế kỷ trong suốt thời kỳ Trịnh -

Nguyễn phân tranh. Thực dân Pháp đã nổ súng đầu tiên ở cửa Hà (Đà Nẵng) mở màn cho

cuộc chiến tranh xâm lược ở nước ta. Sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai

miền Nam - Bắc trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Vì nằm ở vị trí trung tâm đất nước,

gần kề với núi và biển nên Huế đã được chọn làm thủ phủ Đàng trong dưới thời chúa

Nguyễn, kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn và dưới thời các vua Nguyễn. Huế còn là

một trong những trung tâm Phật giáo của miền Trung và cả nước.

Từ thế kỷ IV, Mỹ Sơn đã là kinh đô của vương quốc Chămpa và Hội An là một trong

những thương cảng sầm uất của vương quốc Chămpa với tên Đại Chiêm Hải Khẩu.

Do dãy Hoành Sơn, Bạch Mã đâm ngang ra biển, trở thành ranh giới của khí hậu, tạo

nên sự khác biệt về khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam, giữa các địa phương trong vùng. Ở

Huế có lượng mưa trung bình năm tới 2.800mm và có mùa đông lạnh, nhưng Đà Nẵng

lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 2.000mm và có khí hậu nóng quanh năm. Đây cũng

là một đặc điểm tạo nên sự khác biệt giữa các tỉnh trong vùng.

Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản (Hội An, thánh địa Mỹ Sơn), di tích lịch sử văn hoá và

hàng trăm ngôi chùa, đền, miếu. Bên cạnh đó, những địa danh một thời là chiến trường ác

liệt như đường 9 Khe Sanh, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, Núi Thành, đường Hồ

Chí Minh; những danh thắng đã đi vào thơi ca, nhạc họa ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước

như Đèo Ngang, Lăng Cô, Hải Vân, sông Hương, núi Ngự, Non Nước... Đây cũng chính là

tiềm năng du lịch quan trọng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ, rất thu hút khách du lịch trong

và ngoài nước.

3.1.2. Thống kê các điểm du lịch trong vùng

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, là đối tượng tham

quan, nghỉ ngơi, thể thao tắm biển nghiên cứu khoa học, rất hấp dẫn du khách trong nước và

quốc tế. Một số các điểm du lịch, điểm tham quan quan trọng của vùng được thống kê chi

tiết trong phục lục 4: Hệ thống các điểm du lịch/điểm tham của vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

3.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ là vùng hiện nay có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ

du lịch tương đối tốt. Toàn vùng có hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, khu nghỉ dưỡng có chất

lượng cao. Trong đó, TP Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam là những nơi có nhiều khách sạn

được xếp sao, nhiều nhà hàng sang trọng đáp ứng nhu cầu dịch vụ có chất lượng cao cho du

khách.

Về hệ thống cơ sở lưu trú, vùng có nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng mới xây dựng có

chất lượng và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những công trình này hầu như đều mới được xây dựng

nên còn mới. Hệ thống phòng khách sạn đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đa dạng của du

77

khách. Một số cơ sở lưu trú quan trọng và tiêu biểu của vùng được thống kê chi tiết trong

phục lục 5: Hệ thống cơ sở lưu trú quan trọng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

Song song với việc xây dựng các khi nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, vùng du lịch Bắc

Trung Bộ còn tập trung xây dựng các nhà hàng sang trọng nằm ngay trong khách sạn, khu

nghỉ dưỡng hoặc những nơi có địa hình đẹp, phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch và

người dân địa phương. Nét đặc trưng của hệ thống nhà hàng ở vùng du lịch Bắc Trung Bộ là

chuyên phục vụ các món ăn hải sản (đặc biệt là hải sản biển cao cấp). Ngoài ra, Huế cũng là

nơi có nghệ thuật ẩm thực đạt tới trình độ cao, nơi đây cũng là địa điểm thu hút khách du

lịch tới thưởng thức những món ăn hoàng cung. Một số nhà hàng quan trọng của vùng được

thống kê chi tiết trong phục lục 6: Một số nhà hàng quan trọng của vùng du lịch Bắc Trung

Bộ.

3.1.4. Sản phẩm du lịch đặc trưng

Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ là du lịch thể thao giải

trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích văn hóa – lịch sử cách mạng, đặc biệt là các

Di sản văn hóa thế giới kết hợp với du lịch khám phá hang động.

- Du lịch thể thao giải trí, tham quan nghỉ dưỡng biển

+ Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển

+ Du lịch khám phá biển đảo, cảnh quan biển

+ Nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng nước khoáng

- Du lịch tham quan nghiên cứu di tích văn hóa – lịch sử

+ Tham quan di tích lịch sử cách mạng

+ Tham quan, nghiên cứu các di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể)

- Du lịch khám phá hang động

- Du lịch hội nghị, hội thảo

3.2. Một số tuyến du lịch đang phát triển trong vùng

3.2.1. Tuyến du lịch Huế - Quảng Trị - Quảng Bình

3.2.1.1. Các điểm du lịch ở Huế

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam có tọa độ

ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông, diện tích của tỉnh là 5.053,990 km², dân số là

1.087.579 người (2009). Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km

và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.

Thừa Thiên – Huế là tỉnh có sự đa dạng về cảnh quan, có nhiều phong cảnh đẹp, có vị

trí chiến lược và giao thương thuận tiện. Vì vậy, Huế có vị trí chiến lược trong lịch sử hình

thành và phát triển của Việt Nam. Nơi đây được chúa Nguyễn chọn là trấn phủ của Đàng

Trong, được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều Nguyễn. Trong hơn 400 năm,

Huế đã là trung tâm chính trị, văn hóa của nhà nước phong kiến Việt Nam. Do đó, đến nay

tỉnh còn lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hóa như kinh thành, cung điện, lăng tẩm,

chùa… Hiện nay, Huế trở thành trung tâm du lịch, thu hút nhiều du khách trong và ngoài

nước.

a) Quần thể di tích cố đô Huế

Quần thể di tích cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ

trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX trên địa

bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc

tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Quần thể di tích này đã được UNESCO công nhận là Di

78

sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993 về những giá trị văn hóa, nghệ thuật,

kiến trúc độc đáo. Những điểm tham quan chính bao gồm:

Kinh thành Huế

Kinh Thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà

Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Kinh thành được vua Gia Long tiến hành

khảo sát từ năm1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều

vua Minh Mạng. Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam

giáp đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp

đườngTăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.

Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam,

với diện tích mặt bằng 520 ha. Vòng thành có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21m được

xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại

bác, kho đạn; thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây

gạch. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài. Riêng hệ thống

sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường

thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An

Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).

Thành có 10 cửa chính gồm: Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh

Thành); Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây); Cửa Chính Tây; Cửa Tây-Nam

(cửa Hữu, bên phải Kinh Thành); Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ

Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long); Cửa Quảng Đức; Cửa Thể Nhơn (tức cửa

Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông); Cửa

Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong

cửa); Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây); Cửa Đông-Bắc (còn

có tên cửa Kẻ Trài).

Ngoài ra Kinh Thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài (thành phụ ở góc Đông Bắc

của Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá), có tên gọi là Trấn Bình Môn. Hai cửa bằng

đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy

Quan và Tây Thành Thủy Quan. Chính giữa mặt trước thành có cột cờ, được gọi là Kỳ Đài.

Bên trong kinh thành là các công trình phục vụ cho đời sống của vua, các quan lại với

những công trình tiêu tiểu sau đây:

Hoàng Thành

Hoàng Thành là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các

cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử

Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được

gọi chung là Đại Nội.

Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng mãi đến năm 1833 đời vua Minh

Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình. Hoàng

Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4m, dày

1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía

Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu

và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy.

Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố trí trên một trục đối

xứng, trong đó trục chính giữ được bố trí các công trình chỉ dành cho vua. Các công trình ở

hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): “tả

nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”. Ngay cả trong các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự

“tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian).

79

Hoàng thành có diện tích 38h (ngoại trừ Tử Cấm Thành ở trong lòng Hoàng thành), mặt

bằng hoàng thành chia ra làm nhiều khu. Đó là các khu sau:

- Khu vực phòng vệ: gồm vòng thành bao quanh bên ngoài, cổng thành, các hồ (hào),

cầu và đài quan sát.

- Khu vực cử hành đại lễ, gồm các công trình: Ngọ Môn, cửa chính của Hoàng Thành -

nơi tổ chức lễ Duyệt Binh, lễ Truyền Lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa),lễ Ban Sóc (ban lịch

năm mới); Điện Thái Hòa - nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều một tháng 2 lần (vào ngày 1

và 15 Âm lịch), lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ Quốc Khánh... Đây là nơi diễn ra các lễ

đăng quang, khánh thọ, nguyên đán, duyệt binh….

- Khu vực các miếu thờ: được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng Thành

theo thứ tự từ trong ra gồm: Triệu Tổ Miếu ở bên trái thờ Nguyễn Kim; Thái Tổ Miếu thờ

các vị chúa Nguyễn; Hưng Tổ Miếu ở bên phải Nguyễn Phúc Luân; Thế Tổ Miếu thờ các vị

vua nhà Nguyễn.

- Khu vực dành cho Hoàng Thái Hậu, gồm hệ thống cung Trường Sanh (dành cho các

Thái hoàng Thái hậu) và cung Diên Thọ (dành cho các Hoàng Thái hậu).

- Khu vực dành cho các hoàng tử học tập, giải trí như vườn Cơ Hạ, điện Khâm văn...

(phía sau, bên trái).

Ngoài ra còn có kho tàng (Phủ Nội Vụ) và các xưởng chế tạo đồ dùng cho hoàng gia

(phía trước vườn Cơ Hạ).

Tử Cấm Thành

Tử Cấm thành có vị trí sau lưng điện Thái Hòa, được khởi xây năm Gia Long thứ 3

(1804) ban đầu gọi là Cung thành, sau đó đến thời vua Minh Mạng được đổi tên thành Tử

Cấm Thành. Xét về bình diện, Tử Cấm thành là một hình chữ nhật có cạnh là 324 x

290,68m, chu vi là 1.229,36m, thành cao 3,72m, dày 0,72m xây hoàn toàn bằng gạch vồ.

Tử Cấm thành có 7 cửa: nam là Đại cung (Đại Cung môn) kết cấu hoàn toàn bằng gỗ,

lợp ngói hoàng lưu ly; đông là của Hưng Khánh và cửa Đông An, về sau lấp cửa Đông An,

mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường, ở mặt này cũng mở thêm cửa Cấm

Uyển nhưng rồi lại lấp; tây là cửa Gia Tường và Tây An; bắc là cửa Tường Loan và Nghi

Phụng (trước năm 1821 mang tên Tường Lân), dưới thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền

Văn Phòng mở thêm cửa Văn Phòng.

Bên trong Tử Cấm thành bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với qui mô lớn nhỏ

khác nhau, phân chia làm nhiều khu vực. Đại Cung môn là cửa chính vào Tử Cấm thành

được xây vào năm 1833. Sau Đại Cung môn là một sân rộng rồi đến điện Cần Chánh, là nơi

vua làm việc và thiết triều. Cách bố trí, sắp đặt trong điện Cần Chánh cũng tương tự điện

Thái Hòa, gian giữa đặt ngai vua, tả hữu treo bản đồ thành trì các tỉnh.

Hai bên điện Cần Chánh có nhà Tả Vu, Hữu Vu là nơi các quan ngoài chờ và sửa sang,

chỉnh đốn quan phục trước khi thiết triều. Chái bắc Tả Từ Vu là viện Cơ Mật, chái nam là

phòng Nội Các, nơi đây tập trung phiến tấu của các Bộ, nha trình vua ngự lãm. Sau lưng

điện Cần Chánh trở về bắc là phần Nội Đình là khu vực ăn ở, sinh hoạt của vua và gia đình

cùng những người phục vụ. Điện Càn Thành là nơi vua ở, trước điện có cái sân rộng, ao sen

và bức bình phong chắn điện Càn Thành và điện Cần Chánh.

Cung Khôn Thái nằm ở phía bắc điện Càn Thành, bao gồm điện Khôn Thái, điện Trinh

Minh... là nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng Quí Phi và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung.

Nguyên dưới triều Gia Long tên là cung Khôn Đức, đến triều Minh Mạng thứ 14 (1833),

vua đổi tên là Khôn Thái.

Sau cung Khôn Thái là lầu Kiến Trung, trước đây là lầu Minh Viễn do Minh Mạng làm

năm 1827, lầu có 3 tầng cao 10.8m, lợp ngói hoàng lưu ly, trên lầu có kính viễn vọng để vua

80

quan sát cảnh từ xa. Năm Tự Đức thứ 29, lầu Minh Viễn bị triệt giải, đến năm 1913, vua

Duy Tân cho làm lại lầu khác theo kiểu mới gọi là lầu Du Cửu. Năm Khải Định thứ nhất

(1916), cải tên lại là lầu Kiến Trung.

Phần lớn các công trình kiến trúc trong Tử Cấm Thành vì nhiều lý do hiện nay đã không

còn nữa, chỉ còn lại Thái bình lâu, Duyệt thị đường đã được trùng tu phục hồi lại.

Cửu Đỉnh

Cửu Đỉnh được làm từ thời nhà Nguyễn, là chín đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế

miếu, trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông

năm1835 và khánh thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837.

Lấy ý tưởng từ Cửu đỉnh của nhà Hạ ở Trung Quốc, vua Minh Mạng ban chỉ dụ cho Nội

các vào tháng 10 âm lịch năm Ất Mùi (1835), ra lệnh cho Nội các cùng bộ Công đôn đốc

công việc đúc Cửu Đỉnh. Tháng 5 âm lịch năm Bính Thân (1836), phần thô của chín đỉnh

đúc xong. Nhưng phải mất gần 8 tháng sau, Cửu Đỉnh mới được chính thức hoàn thành.

Buổi đại lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1837 để đặt đỉnh ở sân Thế Miếu dưới sự chủ trì

của vua Minh Mạng. Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương rồi chiến tranh Việt Nam, theo

đó là suy thoái của thời kỳ bao cấp (1945 - 1981), Cửu Đỉnh vẫn không dời chuyển và còn

nguyên vẹn tới ngày nay.

Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu của

mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn. Trên mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17 bức họa tiết và 1

bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí,...tập hợp thành

bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.

Cửu Đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan niệm phương Đông,

tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người

đứng đầu thiên hạ. Do đó, số 9 là tư tưởng chủ đạo vua Minh Mạng trong việc đúc Cửu

Đỉnh cho triều đại mình : tất cả các loại cảnh vật đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9.

Cửu Đỉnh có thể coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật rất tinh tế của

những nghệ nhân tài hoa, là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước Đại

Nam và ước mơ triều đại mãi vững bền, hùng mạnh. Tất cả 162 mảng hình trên Cửu Đỉnh là

162 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm

nổi đồ đồng của Việt Nam, giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học, là bách khoa thư về

cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỉ XIX.

Điện Long An (Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế)

Điện Long An được vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1845 ở bờ Bắc sông Ngự Hà

(gần cầu Vĩnh Lợi phường Tây Lộc). Hiện nay, điện Long An nằm trên đường Lê Trực,

phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnhThừa Thiên - Huế.

Điện được xây dựng vào năm 1845, thời vua Thiệu Trị với tên gọi là Điện Long An

trong cung Bảo Định, phường Tây Lộc (Huế) làm nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch

điền (cày ruộng) mỗi đầu xuân. Đây cũng là nơi vua Thiệu Trị thường hay lui tới, nghỉ ngơi,

đọc sách, làm thơ, ngâm vịnh,... Trong thời kỳ thất thủ kinh đô (1885), quân Pháp đã tràn

vào ngôi điện, làm mất đi sự tôn nghiêm của một nơi thờ phụng. Vì thế, sau biến cố này, bài

vị của vua Thiệu Trị được đưa vào thờ tại điện Phụng Tiên bên trong Đại Nội.

Sở dĩ ngôi điện ở vị trí hiện nay (số 3 Lê Trực, Huế) trong khu vực Thành nội, vì năm

1885, sau trận đánh úp đồn Mang Cá của Pháp do Tôn Thất Thuyết chỉ huy bị thất bại, vua

Hàm Nghi và tam cung chạy khỏi Hoàng Thành, ra Quảng Trị. Kinh thành Huế thất thủ,

quân Pháp chiếm cung Bảo Định làm sở chỉ huy, lục soát thô bạo điện Long An và tiếp đó

ngôi điện bị triệt hạ, vật dụng được xếp vào kho.

81

Cho đến năm 1909, đời vua Duy Tân, ngôi điện được chuyển ra vị trí mới hiện nay và

phục dựng làm Tân Thơ Viện lưu giữ hàng ngàn tư liệu bằng chữ Hán, Pháp, Anh,... chủ

yếu phục vụ cho học sinh trường Quốc Tử Giám. Ngày 24/8/1923, Khâm Sứ Trung kỳ và

vua Khải Ðịnh cùng ban sắc dùng Ðiện Long An làm Bảo tàng Khải Ðịnh. Hiện nay, điện

Long An còn gọi là Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, là nơi trưng bày cổ vật cung đình

Huế.

Điện Long An có trang trí nội ngoại thất phong phú, giàu tính nghệ thuật, lộng lẫy và

thanh nhã, khéo léo điểm sáng những chi tiết chính, tô mờ những chỗ phụ là một công trình

kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách kiến trúc Nguyễn. Các sưu tập ở đây phong phú và

đa dạng, phần lớn tập trung vào mảng đề tài mỹ thuật thời Nguyễn (1802-1945), gồm sưu

tập y phục của hoàng gia, sưu tập đồ sứ, các đồ dùng trong sinh hoạt nơi cung cấm, những

bộ tranh vẽ trên gương có tuổi thọ trên 150 năm, những bộ nhạc khí dùng trong các cuộc lễ

hội chốn cung đình... Có lẽ, đây là bảo tàng duy nhất của Việt Nam hiện có một số lượng

hiện vật khổng lồ của thời Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

Điện chứa đựng một bộ sưu tập khá phong phú và quý hiếm bởi số hiện vật được trưng

bày tại đây. Có những cổ vật chỉ còn duy nhất một bản và một số cổ vật thuộc hàng "độc"

như đầu hồ gắn liền với một trò chơi đã lui vào quá khứ. Ngoài ra, bảo tàng còn lưu giữ 80

hiện vật Chăm được sưu tầm từ vùng châu Ô, châu Lý và từ kinh đô Trà Kiệu sau cuộc khai

quật năm 1927. Đây là các cổ vật được các nhà nghiên cứu đánh giá là những di sản văn hóa

quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới.

b) Lăng tẩm Huế

Triều Nguyễn (1802 -1945) có đến 13 vị vua, nhưng vì những lý do khác nhau nên hiện

nay ở Huế chỉ còn 7 khu lăng tẩm. Đó là các lăng: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự

Đức, Dục Đức, Đồng Khánh và Khải Định. Vị trí các lăng nằm ở phía tây kinh thành Huế.

Theo quan niệm phương Đông, vua là đấng chí tôn, được biểu trưng bằng hình ảnh Mặt trời.

Khi Mặt trời lặn về phía Tây nên đây là lý do vì sao các lăng được xây dựng ở phía Tây

kinh thành.

Theo quan niệm “tức vị trị lăng” nên phần lớn các lăng tẩm đều được xây dựng khi vua

còn ở trên ngai vàng. Các khu lăng tẩm đều được thiết kế xây dựng tuân theo quy luật

phong thủy. Một số lăng tẩm có kiến trúc và giá trị nghệ thuật tiêu biểu là:

Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng, nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng

là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách

TP Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn

thành.

Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng, xung quanh một trục kiến trúc

là đường thần đạo, xuyên qua một loạt các hạng mục công trình gồm: cửa chính, sân chầu,

nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn, điện Sùng Ân (thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu), hồ

Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt (trăng non), cổng tam quan Quang Minh Chính

Trực, Trung Đạo kiều và cuối cùng là Bửu thành (mộ vua Minh Mạng). Lăng có diện tích

18 ha (nhưng diện tích cấm địa quanh lăng là 475 ha), xung quanh lăng có La thành bao

bọc.

Mở đầu Thần đạo là Đại Hồng Môn, cổng chính vào lăng, xây bằng vôi gạch, cao hơn 9

m, rộng 12 m. Cổng này có ba lối đi với 24 lá mái lô nhô cao thấp và các đồ án trang trí cá

chép hóa rồng, long vân... được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng

chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào trong lăng, sau đó được đóng kín, ra vào phải

qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.

82

Sau Đại Hồng Môn là Bái Đình, lát gạch Bát Tràng (sân rộng 45 x 45 m), hai bên có hai

hàng tượng quan văn võ, voi ngựa bằng đá đứng chầu. Cuối sân là Bi Đình tọa lạc trên

Phụng Thần Sơn, bên trong có bia “Thánh đức thần công” bằng đá Thanh ghi bài văn bia

của vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha. Một khoảng sân rộng tiếp theo

chia làm bốn bậc lớn nhằm giảm bớt cảm giác choáng ngợp của con người trước sự mênh

mông của kiến trúc, đó là sân triều lễ.

Hiển Đức Môn mở đầu cho khu vực tẩm điện, được giới hạn trong một lớp thành hình

vuông biểu trưng mặt đất (từ ý niệm trời tròn, đất vuông). Điện Sùng Ân nằm ở giữa được

coi là trung tâm, chung quanh có Tả, Hữu Phối Điện (trước) và Tả, Hữu Tùng Phòng (sau)

như những vệ tinh chung quanh. Trong điện thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng

hậu.

Hoằng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện, mở ra một không gian của

hoa lá và mây nước phía sau. Tất cả những công trình mang tính hiện thực dường như dừng

lại ở khu vực tẩm điện. Từ đây, bắt đầu một thế giới mới đầy thư nhàn, siêu thoát và vô

biên. 17 bậc thềm đá Thanh đưa du khách vào khoảng trời xanh mát bóng cây và ngát thơm

mùi hoa dại. Ba chiếc cầu: Tả Phù (trái), Trung Đạo (giữa), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ

Trừng Minh như dải lụa xanh, đưa du khách đến Minh Lâu - một công trình như đột khởi từ

quả đồi có tên là Tam Tài Sơn.

Minh Lâu nghĩa là lầu sáng, nơi nhà vua suy tư vào những đêm hè trăng thanh gió mát,

là nơi đi về của linh hồn tiên đế, là dấu chấm vuông kết thúc một thế giới hữu hạn; là “bộ

ngực kiêu hãnh” của “con người” được ví bởi hình dáng của khu lăng. Minh Lâu là sự thể

hiện cách lý giải về vũ trụ và nhân sinh quan của người xưa. Tòa nhà này hình vuông, hai

tầng, tám mái, là một biểu trưng của triết học phương Đông. Hai bên Minh Lâu, về phía sau

là hai trụ biểu uy nghi dựng trên Bình Sơn và Thành Sơn mang ý nghĩa nhà vua đã “bình

thành công đức” trước khi về cõi vĩnh hằng.

Một cái hồ hình trăng non tên là Tân Nguyệt ôm lấy Bửu Thành. Đây là hình ảnh của

thế giới vô biên. Hồ hình trăng non ví như yếu tố “Âm” bao bọc, che chở cho yếu tố

“Dương” là Bửu Thành - biểu tượng của mặt trời. Kết cấu kiến trúc này thể hiện quan niệm

của cổ nhân về sự biến hóa ra muôn vật. Đó là nhân tố tác thành vũ trụ.

Cầu Thông Minh Chính Trực bắc ngang hồ Tân Nguyệt có 33 bậc tầng cấp đẫn vào nơi

yên nghỉ của nhà vua, nằm giữa tâm một quả đồi mang tên Khải Trạch Sơn, được giới hạn

bởi Bửu Thành hình tròn. Hình tròn này nằm giữa những vòng tròn đồng tâm biểu trưng,

được tạo nên từ hồ Tân Nguyệt, La Thành, núi non và đường chân trời như muốn thể hiện

khát vọng ôm choàng Trái Đất và ước muốn làm bá chủ vũ trụ của vị vua quá cố.

Hai bên trục chính của lăng có nhiều công trình phụ đối xứng nhau từng cặp một. Hiện

nay, các công trình như Tả Tùng Phòng trên Tịnh Sơn; Hữu Tùng Phòng trên Ý Sơn; Tuần

Lộc Hiên trên Đức Hóa Sơn; Linh Phượng Các trên Đạo Thống Sơn; Truy Tư Trai trên

Phúc Ấm Sơn; Hư Hoài Tạ trên đảo Trấn Thủy đều không còn tồn tại.

Bên cạnh hàng loạt các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cao còn có

gần 600 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên Bi Đình, Hiển Đức Môn, điện Sùng Ân và Minh

Lâu cũng là những tuyệt tác vô giá. Đó là một “bảo tàng thơ” chọn lọc của nền thi ca Việt

Nam đầu thế kỷ XIX.

Lăng Khải Định

Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng) là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị

vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài

kinh thành Huế. Lăng được xây dựng năm 1920 và hoàn thành năm 1931.

83

So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều,

với kích thước 117 m × 48,5 m nhưng ngược lại cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian. Để

xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise..., cho

thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình.

Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc

truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo

ra từ phong cách kiến trúc.

Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp. Sự xâm nhập

của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại

dấu ấn trên những công trình cụ thể: Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn

Độ; Trụ biểu dạng stoupa của Phật giáo; Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu;

Nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể... Điều này là kết

quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá

tính của Khải Định.

Phần quan trọng nhất trong lăng là Cung Thiên Định. Cung này ở vị trí cao nhất là kiến

trúc chính của lăng, được xây dựng công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều

được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý,

bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng

hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa... cũng được trang trí nơi đây. Công trình này gồm 5

phần liền nhau: Hai bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng; Phía trước là

điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định; Chính giữa là bửu tán, pho

tượng nhà vua ở trên và mộ phần phía dưới;Trong cùng là khám thờ bài vị của vua.

Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920, do 2

người Pháp là P. Ducing và F. Barbedienne thực hiện theo yêu cầu của vua Khải Định. Thi

hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30 m, bắt đầu từ phía

sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị cái chết của vua.

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng

Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn

vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.

c) Một số di tích lịch sử văn hóa khác ở Huế

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê,

tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây.

Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn

Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Dưới thời chúa Quốc-Nguyễn Phúc

Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được

xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới

trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa

Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện

Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền...

mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn đích thân viết bài

văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60, rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở

đây, việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng

Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công

lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng

một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.

84

Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở

thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã

từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm1788), rồi được trùng tu tái

thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao

21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có

thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây

có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân

(bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi

gió thổi).

Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình

Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm 1907, vua Thành Thái cho

xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như trước nữa. Hai bên tháp có hai nhà tứ

giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và

một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu.

Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước

Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa

Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quí giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về

nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam

Thế Phật... hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son

của chùa Thiên Mụ.

Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày.

Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô -

di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối

chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.

Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng

của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp

đời.

d) Nghệ thuật ẩm thực Huế

Một trong những đặc trưng văn hóa của xứ Huế là những giá trị văn hóa ẩm thực mang

màu sắc dân tộc. Đối với người Huế, cách chế biến món ăn và phong cách thẩm mỹ được

coi là nghệ thuật ẩm thực. Nó không chỉ dừng lại ở giá trị ẩm thực đơn thuần mà đã vươn tới

đỉnh cao của nếp sống văn hóa cổ truyền, đầy ắp triết lý sâu xa. Chính vì vậy nên món ăn

Huế đã trở thành danh tiếng, định hình như một chuẩn mực về công nghệ chế biến và phong

cách thưởng thức món ăn, không gian và thời gian ăn uống. Một số món ăn nổi tiếng của

người Huế:

Tôm chua Huế

Tôm chua, một trong những đặc sản của đất Cố đô. Khách phương xa lần đầu đến Huế,

khi được mời ngồi vào bàn ăn, nhác thấy chủ nhà dọn tôm chua ra, ắt không tránh khỏi cảm

giác bỡ ngỡ. Cái bỡ ngỡ trước tiên là không hiểu những con tôm được chế biến theo kiểu gì,

bởi thoạt nhìn, thấy chúng tươi lắm, tươi đến độ làm ta nhầm những con tôm mới được nấu

tức thì trong bếp. Khi biết đó là tôm chua, khách sẽ còn lúng túng hơn, bởi không hiểu sẽ ăn

như thế nào.

Tôm chua đúng "điệu" (hay nghệ thuật làm tôm chua) phải được làm từ những con tôm

nước lợ thật tươi, nhất là tôm từ Cầu Hai đưa lên thì tuyệt. Chọn những con tôm đều nhau

và tương đối to. Tôm được ngắt đầu, rửa sạch, ngâm một lát trong rượu. Sau đó vớt ra để

ráo, trộn đều với các thứ phụ gia: riềng, tỏi, ớt đỏ, măng non, xôi nếp, nước mắm ngon.

85

Trong các thứ phụ gia thì riềng đóng vai trò quan trọng nhất nên phải dùng nhiều hơn cả.

Tỏi to thái mỏng, ớt thái vát dài và mỏng, riêng và măng thái thành sợi mảnh. Tôm được ủ

tốt nhất là trong vại sành. Khi nào chín đem ra trộn với một ít mật ong. Có thể gia tăng thêm

ít riềng rồi đóng vào các lọ thuỷ tinh hoặc lọ nhựa. Như vậy trong một lọ tôm chua ta thấy

đủ các sắc màu: trắng, vàng, hồng, đỏ; đủ các vị: ngọt, béo, bùi, cay, chua, đắng, vừa nóng

lại vừa mát, nghĩa là vừa có dương, vừa có âm. Tất cả hoà trộn tạo nên một mùi thơm đầy

quyến rũ. Quá trình ủ tôm kéo dài từ 7-10 ngày, để trong phòng sạch sẽ, thoáng mát hoặc

được chôn xuống đất.

Thưởng thức tôm chua phải có 3 thứ cơ bản đi liền nhau: thịt heo phay (ba chỉ) thái

mỏng-tôm chua-dưa giá. Ngoài ra còn có quả vả hoặc chuối chát, khế chua thái mỏng cùng

rau quế, ớt tươi. Thêm một phần nữa các sắc màu lại hoà trộn trong lúc ăn; âm dương lại

giao hoà. Cảm giác ngon miệng bắt đầu từ màu sắc. Rồi được lan toả từ cái béo ngậy của

thịt; ngọt, bùi, chua thơm của tôm; vừa cay, vừa nóng, vừa thơm của riềng, ớt, tỏi; cái chua

dìu dịu của dưa giá; vị chát của vả, vị chua thanh của khế, rồi còn mùi thơm rau quế, tạo nên

cái cảm giác chỉ ăn một lần mà rồi nhớ mãi không quên.

Cơm hến Huế

Cơm hến là một đặc sản ẩm thực Huế. Từ những nguyên liệu đơn giản, người Huế đã

chế biến thành món ăn cầu kỳ, tao nhã, nổi tiếng.

Hến ở Huế ngon nhất là hến Cồn. Sau khi lấy về, hến được ngâm nước gạo một thời

gian để thải hết bùn đất, rửa sạch, đem luộc cho đến khi hến mở vỏ. Lấy nước luộc sau khi

đã để lắng, đổ hến ra sàng để lấy thịt hến.

Thịt hến và nước hến là hai vị chính của cơm hến, ngoài ra thì cũng không thể thiếu các

loại gia vị đi kèm. Các phần khác gồm có: cơm trắng để nguội, khế chua, rau thơm, bạc hà

(dọc mùng), bắp chuối thái chỉ, nước mắm, hồ tiêu, hành phi, muối mè, ớt tượng, tóp mỡ,

da heo phơi khô chiên phồng, mắm ruốc sống, đậu phộng rang vàng nguyên hạt, ớt bột tao

dầu. Tất cả đều để nguội. Duy có nước hến phải được giữ cho nóng sôi. Bát cơm hến được

trộn từ tất cả các thành phần trên rồi chan nước hến. Cơm hến thường được ăn với ớt thật

cay mới đúng vị; còn đối với bún hến thì có lẽ sẽ ngon hơn nếu ăn khô (tức là không chan

nước hến khi ăn).

Trước đây, cơm hến đặc trưng bởi vị cay đến chảy nước mắt. Song, món cơm hến mà

chúng ta ăn ở Cồn Hến bây giờ không cay. Bù lại, trên bàn có đủ loại thức cay: tương ớt, ớt

xắt lát, ớt dằm, ớt tươi, ớt khô, ớt hiểm... để tùy du khách thưởng thức theo gia vị riêng. Tuy

không cay cùng cay cực như món cơm hến được những người yêu Huế mô tả, nhưng bạn

yên tâm, đó vẫn là cơm hến.

Mỗi suất cơm hến luôn kèm 1 bát nước hến màu trắng đục nghi ngút khói. Có người

chan ngay nước hến vô tô cơm. Người khác thì húp cái roạt rồi gật gù: "Ngọt! Ngọt thật!".

Sự cộng hưởng của các gia vị trong cơm hến sẽ đưa mùi thơm dâng lên mũi, vị ngọt thấm

vào đầu lưỡi, chất béo lan trong miệng... Cứ thế, không chỉ ăn mà bạn sẽ được thưởng thức

hương vị của từng sản phẩm. Mọi tế bào của khứu giác, xúc giác, vị giác đang cộng hưởng,

tạo nên một cảm giác đặc biệt thật khó quên.

e) Một số bãi biển và danh thắng ở Huế

Bãi biển Thuận An

Bãi biển Thuận An nằm bên cạnh cửa biển Thuận An, nơi dòng sông Hương đổ ra phá

Tam Giang rồi thông ra biển. Bãi biển chỉ cách thành phố Huế 15 km và du khách có thể đi

đến đó bằng ô tô.

Du khách có thể đến Thuận An bằng đường bộ qua những xóm làng trù phú, cây trái um

sùm, những cánh đồng lúa bát ngát. Hoặc có thể xuôi theo dòng sông Hương Giang lướt qua

86

những cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, diễm lệ ở đoạn cuối con sông. Đặt chân đến đây, du

khách sẽ không khỏi thán phục về vẻ đẹp của một vùng trời, biển đặc biệt là khi bình minh

lên. Khi mặt trời ló rạng, những tia nắng như được đánh thức sau một giấc ngủ dài, oằn

mình vươn vai bên sương muối mịt mờ của sóng biển tạo nên bức tranh không gian ba

chiều.

Biển Thuận An vẫn giữ được nguyên vẻ đẹp với làn nước biển trong vắt, bờ cát trắng

thoai thoải trải dài, sạch sẽ. Có hai điều khiến du khách thấy khá lạ ở đây là : bãi cát sạch

tinh không có vỏ ốc và nước biển có vị mằn mặn hơn bình thường. Suốt từ sáng đến 3h

chiều nước biển có màu xanh ngắt và bãi cát trắng lóng lánh tạo nên một bức tranh thiên

nhiên tuyệt đẹp, hiếm có .Bãi biển Thuận An kéo dài gần 1km, cát trắng mịn màng. Hoạt

động náo nhiệt nhất ở Thuận An là vào mùa tắm biển từ tháng 4 đến tháng 9.

Biển Thuận An mang nét bí ẩn như tính cách người Huế thêm một chút hoang sơ do

dịch vụ du lịch chưa phát triển. Bạn có thể lang thang dọc bờ biển đêm, hoặc thưởng thức

hương vị rượu nếp làng Chuồn, những món hải sản tươi nguyên như tôm, sò huyết,

mực…nướng trên bếp than thơm lừng tại bãi biển và các món ăn truyền thống của người

dân địa phương như bánh lộc, bánh nậm. …..

Du khách không những chỉ bị Thuận An hút về bãi tắm mà có bị hút bởi sự đam mê về

tâm linh. Ở đây có miếu Thái Dương với sự tích nữ thần Thái Dương được dân làng hết

lòng sùng kính; thăm miếu thờ thần cá voi, con vật linh thiêng cùa cư dân miền biển. Tích

xưa kể rằng, một hôm bỗng có một khối đá dạt vào bờ biển Thuận An. Bởi là một khối đá

nên không ai quan tâm. Vào một đêm, chàng ngư dân đi biển về mệt quá nằm lên trên khối

đá ấy ngủ. Đêm ấy, chàng nằm mơ có người đàn bà hỏi rằng: “Sao ngươi lại nằm trên mình

ta mà ngủ?” Chàng hỏi lại: “Nàng là ai?”, nàng đáp: “Ta là Thai Dương phu nhân người

nước Nhật Bản, bị bão, chết chìm dạt vào đây”. Thương cảm, dân Thuận An lập miếu thờ.

Từ đó, Thai Dương phu nhân phù hộ dân Thuận An làm ăn phát đạt. Năm ấy trời hạn hán dữ

quá, lo mất mùa, nhà vua xuống cúng xin Thai Dương phu nhân giúp đỡ. Trời đổ cơn mưa

lớn. Dân không mất mùa nữa. Ngay năm ấy, nhà vua cho xây đền thờ Thai Dương phu

nhân.

Gần cửa biển có thành cổ Trấn Hải, hình tròn, chu vi 285 m, có hào bao quanh. Trên

thành có 99 ụ súng, có đài và lầu Quan Hải và đình Thái Dương có quy mô lớn, tường và

cột trụ đều khảm sành sứ.Vào ngày 11,12 tháng Giêng, Thuận An diễn ra lễ hội “ Lễ Cầu

Ngư” tại sân đình Thái Dương rồi rước qua bãi biển Thuận An theo hướng đập đá Vĩ

Dạ. Ngày hội thì khỏi phải nói, ngư dân các nơi đổ về nườm nượp, cờ xí ngợp trời. Khói

hương nghi ngút. Ai cũng lên thắp một nén hương xin được thủy thần phù hộ, che chở.

Đèo Hải Vân

Trên con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, Hải Vân luôn luôn là một địa danh ấn

tượng. Đây là đèo cao nhất trong các đèo ở Việt Nam (khoảng 500m so với mực nước biển),

đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển.

Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc

từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam.

Hơn 6 thế kỷ trước, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được

vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Hiện nay,

đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng.

Ngay trên đỉnh dèo, dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại: những cửa đèo và thành lũy đắp

ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ: Hải Vân Quan, cửa trông xuống Quảng

Nam đề Thiên hạ đệ nhất hùng quan (đây là từ đề tặng của vua Lê Thánh Tôn khi dừng chân

ngắm cảnh nơi này). Thật vậy, từ Nam chí Bắc, không có nơi nào đèo cao chênh vênh, cảnh

đẹp lung linh, huyền ảo như Hải Vân. Đường đèo quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi,

87

uốn lượn như dãi lụa vắt ngang giữa trời mây. Chỉ căn cứ vào tên gọi, cũng đủ hình dung

Hải Vân là thế giới của gió và mây. Gió như đàn ngựa giong ruổi dặm trường, mây như từ

trên trời tuôn xuống. Bước chân người đến đây như lạc vào cõi nào khác lạ, huyền ảo khói

sương. Cao Bá Quát, một nhà thơ một đời chỉ biết lạy hoa mai (Nhất sinh đê thủ bái hoa

mai) cũng đã phải sững sờ: Nhất bích ngưng vi giới, Trùng vân nhiễu tác thành (Biếc một

dãi làm mốc, Mây muôn trùng dựng thành). Cũng từ đây, vào những ngày đẹp trời, du

khách có thể thấy rõ toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa - Bán đảo Sơn Trà, Cù

Lao Chàm... và những bãi cát vàng chạy dài ôm lấy mặt nước bao la trong xanh của biển.

Những gì thiên nhiên ban tặng, qua thời gian và qua bàn tay con người, sẽ trở thành

những giá trị nhân văn. Đến Hải Vân là đến với nơi giao thoa giữa hai vùng đất, là thỏa mãn

tâm lý chiếm lĩnh đỉnh cao, hòa mình trong âm vọng sử thi của bao dấu chân người Việt xưa

đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của một khúc ruột miền Trung.

3.2.1.2. Các điểm du lịch ở Quảng Bình

Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, có diện tích tự

nhiên là 8.065,27 km. Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất

hình chữ S của Việt Nam (50 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông).

Tỉnh này giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng

Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là

tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.

Tỉnh có di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng. Đây là nơi có phong cảnh

đẹp, sự đa dạng sinh học cao, có giá trị về khoa học. Tỉnh có nhiều bãi biển đẹp như Đá

Nhảy, Nhật Lệ, các danh thắng như đèo Ngang… rất hấp dẫn du khách. Một số những điểm

tham quan du lịch nổi tiếng như sau:

a) Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

VQG Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trong khu vực tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. VQG này

có hệ thống hang động đá vôi phức tạp cũng như hệ sinh thái đa dạng. Năm 2003, vườn

quốc gia này được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới. Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở

một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ

Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích

vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. VQG được thiết

lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo

tồn hệ sinh thái bắcTrường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ.

Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm

và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang

động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh

và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở

khu vực Kẻ Bàng.

Thực vật trên núi đá vôi, dạng thực vật điển hình tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng là một

bộ phận của vùng sinh thái Trường Sơn. Cho đến nay, chủng loại thực vật lớn nhất ở đây là

rừng thường xanh ẩm, rậm nhiệt đới trên đá vôi cao 800 m so với mực nước biển. 96,2%

diện tích khu vườn quốc gia này được rừng bao phủ; 92,2% là rừng nguyên sinh; 74,7%

(110.476 ha) khu vườn quốc gia này là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao

dưới 800 m; 8,5% (12.600 ha) là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao trên

800 m; 8,3% (12.220 ha) là rừng ẩm nhiệt đới trên đất núi đất có cao độ dưới 800 m, 1,3%

(1.925 ha) là bụi cây và cỏ và cây rải rác trên đá vôi; 2% (2.950 ha) là cỏ, bụi cây và cây rải

rác trên núi đất; 180 ha là rừng tre nứa và mây song; thảm cây nông nghiệp 521 ha.

88

Ở VQG này có một khu vực rừng bách xanh được phân bổ trên đỉnh núi đá vôi có diện

tích khoảng trên 5000 ha, có khoảng 2500 cây với mật độ 600 cây/ha. Các cây bách xanh ở

vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi 500-600 năm. Bởi hiện trên thế giới chỉ có 3

loài bách xanh đã được nhận diện. Đây là quần thể bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris)

lớn nhất Việt Nam. Loài bách xanh này nằm trong nhóm 2A theo quy định tại công văn số

3399/VPCP-NN (ngày 21 tháng 6 năm 2002) đính chính cho nghị định 48 của Chính phủ,

thuộc nhóm quý hiếm, hạn chế khai thác.

Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ, nổi bật

nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim, trong đó có ít nhất 43 loài

nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư

(18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259 loài bướm; 72 loài cá,

trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở Việt

Nam. Linh trưởng có 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng

ởViệt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la, mang.

Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn

quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới.

Động Phong Nha – Kẻ Bàng

Thuộc vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách

thành phố Đồng Hới 50km về phía tây bắc, động Phong Nha được coi là "Thiên Nam đệ

nhất động" của Việt Nam, được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới. Đây là một trong

những niềm tự hào của người dân Quảng Bình và là một điểm tham quan kỳ thú hấp dẫn du

khách.

Động Phong Nha, dài 7.729 mét, có 14 hang, có dòng sông ngầm dài 13.969 mét mới

lung linh kỳ ảo và rực rỡ nhất. Cửa động cao khoảng 10 mét, rộng 25 mét. Từ phía trên, nhũ

đá nhỏ xuống trông như những giọt sương khổng lồ đang tan chảy…

Hang động Phong Nha được biết đến từ thế kỷ X, khi người Chăm đã đến đây, lập bàn

thờ và viết bia. Hiện nay, còn có 97 chữ Chăm cổ trong hang và hang đó được gọi là hang

Bi ký. Đến năm 1898, một người Pháp có tên là Hangry Cadie đã đến thám hiểm động

Phong Nha đi sâu được 600m. Sau này, người Anh và các nhà khoa học của trường ĐH

Quốc gia đã nghiên cứu, khám phá các hang động.

Động Phong Nha có hai phần: động khô và động nước. Động khô nằm ở độ cao 200m,

theo các nhà địa lý học, từ xa xưa dòng sông ngầm đã cạn nước, chỉ còn lại những vòm đá

trắng và cột đá xanh ngọc bích. Các thạch nhũ trong động Phong Nha trải qua hàng triệu

năm kiến tạo từ đá vôi dạng karst, bị nước mưa thẩm thấu, hoà tan và chảy xuống từ nóc

hang tạo thành những nhũ đá vô cùng lạ mắt như sư tử, ngai vàng, Đức Phật... Nước mưa

tiếp tục rơi xuống đáy hang, kết canxi tạo ra măng đá. Những phiến đá, măng đá, nhũ đá,

sông ngầm muôn hình muôn vẻ lung linh kỳ vĩ. Dường như Phong Nha là nơi hội tụ tất cả

vẻ đẹp hoàn mỹ nhất của thiên nhiên và là nơi trí tưởng tượng được thăng hoa nhất.

Vào tháng 4 - 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha -

Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha

có 7 cái nhất:

1. Hang nước dài nhất (Hang Vòm-28km)

2. Cửa hang cao và rộng nhất

3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất

4. Hồ ngầm đẹp nhất

5. Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất

6. Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969 m)

89

7. Hang khô rộng và đẹp nhất.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã khảo sát 44,5 km hang động nhưng du khách bình

thường chỉ có thể vào được 1500 m. Hệ thống động Phong Nha có các hang động đáng chú

ý sau:

Hệ thống hang động bao gồm:

Hang Tối: nằm trên thượng lưu sông Son. Hang này có chiều dài 5.258 m và cao 83

m,dài 736 m.

Hang Chà An: dài 667 m và cao 15 m.

Hang Thung: có sông ngầm dài 3351 m.

Hang Én: dài 1645 m và cao 78,6 m, có bãi cát bên trong, là nơi sinh sống của én.

Hang Khe Tiên: tọa lạc phía nam Phong Nha, dài 520 m.

Hang Khe Ry: tọa lạc ở phía nam Phong Nha.

Hang Khe Thi.

Hệ thống động Vòm:

Hang Vòm: dài 15,05 km và cao 145 m có nhiều thạch nhũ và măng đá đẹp.

Hang Đai Cao: dài 1645 m và cao 28 m.

Hang Duột: dài 3,927 m và cao 45 m, có bãi cát mịn.

Hang Cá: dài 1.500 m cao 62 m.

Hang Hổ: dài 1.616 m và cao 46 m

Hang Over: dài 3.244 m và cao 103 vời chiều rộng trong khoảng 30–50 m.

Hang Pygmy: dài 845 m.

Hang Rục Caroòng: nơi sinh sống của người thiểu số Arem. Họ sống trong hang động

và săn bắn hái lượm tự nhiên.

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn hay động Khô là một động đẹp nổi tiếng ở khu vực Phong Nha-Kẻ

Bàng. Cửa vào động Tiên Sơn nằm cách cửa động Phong Nha khoảng 1.000 m, ở độ cao so

với mực nước biển khoảng 200m. Động Tiên Sơn có chiều dài là 980 m. Từ cửa động đi vào

khoảng 400m có một vực sâu chừng 10m, và sau đó là động đá ngầm tiếp tục dài gần 500

m, khá nguy hiểm nên du khách chưa được phép đến khu vực này mà chỉ tham quan tới

khoảng cách 400m từ tính từ cửa động. Động này được phát hiện năm 1935, ban đầu, cư

dân địa phương gọi động này là động Tiên, do vẻ đẹp kỳ bí thần tiên của nó. Sau này động

Tiên Sơn được gọi là động Khô, để phân biệt với động Phong Nha là động nước.

Động Tiên Sơn là nơi có cảnh thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo như trong động

Phong Nha nhưng lại có nét riêng là các âm thanh phát ra từ các phiến đá và cột đá khi được

gõ vào vang vọng như tiếng cồng chiêng và tiếng trống. Động được hình thành cách đây

hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi

Kẻ Bàng. Sau đó, do kiến tạo địa chất khối núi này hoặc đã được nâng lên, hoặc đã bị hạ

xuống khiến các khối đá đổ sụp ngăn chặn dòng chảy làm nên động Tiên Sơn ở phía trên.

Còn phần có sông ngầm chảy qua tạo ra hang động Phong Nha.

Hang Sơn Đoòng

Sơn Động hay Sơn Đoòng là một trong những hang mới nhất được phát hiện tại khu

vực Phong Nha-Kẻ Bang. Hang này do nhóm thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng

gia Anh tiến hành thám hiểm. Hang này được cho là hang động lớn nhất thế giới. Khoang

lớn nhất ở Sơn Động có chiều dài hơn 5 km, cao 200 m và rộng 150 m. Với kích thước này,

90

hang Sơn Động vượt hang Deer ở vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak Malaysia, lớn

gấp 4-5 lần động Phong Nha, lớn hơn Động Thiên Đường. Do dòng nước của sông ngầm ở

động này chảy xiết nên các nhà thám hiểm Anh không thể thám hiểm hết động này. Họ đã

ước lượng chiều dài của hang bằng cách sử dụng đèn nháy. Đoàn thám hiểm đã báo cáo

chính quyền tỉnh Quảng Bình về phát hiện này nhưng cho rằng chưa thể khai thác du lịch

ngay. Họ sẽ quay lại khám phá hang này vào năm 2011. Trên thực tế, một người dân địa

phương tên là Hồ Khanh đã phát hiện ra hang này năm 1991 nhưng ông không nhớ lối vào

hang cho đến tháng 1 năm 2008. Từ cuối tháng 3 đến 11 tháng 4 năm 2009, ông đã giúp

đoàn thám hiểm Anh vượt rừng, núi khoảng 10 km để đến cửa hang.

Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu

rừng nguyên sinh Kẻ Bàng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Trong con mắt của

những vị du khách du lịch, những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất riêng.

Bởi vì đây là khu vực cư trú của các tộc người Chứt gồm các nhóm: Sánh, Mày, Rục, Arem

và Vân Kiều. Họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa, đặc sắc riêng. Một số tộc người có dân số ít

nên đây là một trong những đặc trưng tiêu biểu hấp dẫn khách du lịch.

Một số tuyến tham quan quan trọng trong VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

- Động Phong Nha và động Tiên Sơn. Tour vào động Phong Nha có bổ sung tour khám

phá mạo hiểm hang động sâu hơn. Giá vé được quy định bởi tỉnh Quảng Bình theo bảng giá

vé. Mỗi thuyền chỉ chở tối đa 14 người và tối thiểu là 1 người. Tất cả các thuyền đều được

điều phối bởi trung tâm du lịch văn hóa- sinh thái Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng

nên không có hiện tượng cò mồi, phe vé hoặc lừa đảo du khách.

- Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng cho khách khám phá 1.500m chiều sâu bí ẩn

của động Phong Nha. Với đèn pin đội đầu, các thiết bị chuyên dụng, thuyền kayak hay độc

mộc, du khách trở thành những nhà thám hiểm chuyên nghiệp để đi vào sông ngầm trong

động Phong Nha.

- Động Thiên Đường, 70 km về phía tây bắc Đồng Hới, đi theo nhánh tây đường Hồ Chí

Minh. Thời gian tham quan 3-4 tiếng, giá vé tham quan 120.000 đồng/người/lượt.

Chày Lập homestay.

- Tour sinh thái suối Nước Moọc, mỗi người lớn 50.000 VNĐ/ người/ lượt.; học sinh/

sinh viên: 30.000 VNĐ/ người/ lượt, trẻ em dưới 6 tuổi được miễn vé.

- Khám phá thiên nhiên thung lũng Sinh Tồn - hang Thủy Cung. Khám phá thung lũng

và hang Thủy Cung với màu nước xanh ngắt, nằm trong lòng núi đá vôi giữa khu rừng rậm

này.

- Tour khám phá hang Sơn Đoòng: Tour này không thể tự đi, phải đi theo nhóm có

hướng dẫn viên, chi phí mỗi người 3000 đô la Mỹ, thời gian khoảng 1 tuần, đăng ký tại

Công ty Oxalis

3.2.1.3. Các điểm du lịch ở Quảng Trị

Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh có khu

phi quân sự vĩ tuyến 17, là giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam, do đó cũng là

một chiến trường ác liệt nhất trong suốt 20 năm của cuộc Chiến tranh Việt Nam (1954 -

1975). Tỉnh có phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía

tây giáp với nước Lào, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành

phố Đông Hà nằm cách 598 km về phía nam thủ đô Hà Nội và 1.112 km về phía bắc thành

phố Hồ Chí Minh.

Quảng Trị có nhiều công trình kiến trúc lịch sử văn hóa được bảo tồn như thành cổ

Quảng Trị, văn hóa Chăm… Nơi đây cũng là địa bàn có nhiều di tích lịch sử cách mạng

nhất nước ta như cầu Hiền Lương, địa đạo Vĩnh Mốc, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn… Đây

91

là những di tích lịch sử quan trọng, tạo nên những tuyến điểm du lịch đặc trưng của tỉnh.

Một số các điểm tham quan quan trọng sau đây:

a) Sông Bến Hải – Cầu Hiền Lương

Sông Bến Hải

Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn và chảy dọc theo vĩ

tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra cửa Biển Cửa Tùng. Sông Bến Hải có tổng chiều dài

gần 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200m, nơi hẹp nhất khoảng 20 -30m, là ranh giới giữa

hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị.

Sông Bến Hải lúc đầu có tên Minh Lương. Vào thời vua Minh Mạng do trùng với chữ

“Minh” phạm phải kiêng húy tên của Vua (chữ “Húy” đồng ngĩa với “Kỵ” tức là kiêng kỵ ,

theo luật phong kiến trong phạm vi quốc gia mọi thần dân kiêng kị tên huý của vua không

được phép dùng để đặt tên cho con cái trong gia đình… cũng như không được phép dùng

trong văn tự hay trong lời nói hàng ngày). Do vậy tên làng, tên sông đều đổi thành Hiền

Lương. Sông Bến Hải cũng còn được gọi là sông “Bến Hói”, tiếng địa phương “hói” có

nghĩa là dòng sông nhỏ, từ Bến Hói đọc lệch ra là Bến Hải.

Đến năm 1954 Hiệp định Giơnevơ ký kết quy định lấy vĩ tuyến 17 sông Bến Hải làm

giới tuyến quân sự tạm thời; sau hai năm sẽ thực hiện cuộc Tổng tuyển cử để thống nhất đất

nước Việt Nam (quy định vào tháng 7/1956). Trong tuyên bố chung của Hội nghị Giơnevơ

1954 ghi rõ: "Đường ranh giới về quân sự chỉ có tính chất tạm thời, không thể coi như là

một biên giới chính trị hoặc lãnh thổ".

Đế quốc Mỹ với âm mưu từ trước đã ra sức thực hiện ý đồ độc chiếm miền Nam Việt

Nam, nhằm tiến tới độc chiếm toàn Đông Dương. Mỹ đã hất cẳng pháp khỏi miền nam Việt

Nam, ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn miền Nam Việt

Nam. Cả dân tộc ta phải thực hiện một cuộc trường chinh kéo dài hơn 20 năm chia cắt.

Một dòng sông rộng không quá 100 mét, một chiếc cầu dài 178 mét, với 894 tấm ván

bắc qua mà dân tộc Việt Nam phải đi suốt 21 năm ròng, đổi không biết bao xương máu của

hàng vạn cán bộ chiến sĩ và đồng bào ta đã ngã xuống. Có những trận chiến ác liệt với bom

đạn, và cũng có những trận chiến ác liệt nhưng không một tiếng súng. Những cuộc đấu trí,

đấu lý rất gay gắt và quyết liệt giữ ta và Địch bên lề giới tuyến 17. Đến cuối cùng, quân và

dân Việt Nam đã giành thắng lợi.

Cầu Hiền Lương

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện

Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Thời kỳ chiến tranh, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt

Nam thành hai quốc gia (trong suốt 21 năm, từ năm1954 đến năm 1975). Còn ngày nay nó

đã trở thành biểu tượng của "nỗi đau chia cắt".

Trước khi chưa có cầu bắc qua sông Bến Hải, đoạn sông rộng chưa đầy 100m này chỉ

có một bến phà. Cầu Hiền Lương đầu tiên được xây dựng năm 1928 do phủ Vĩnh Linh huy

động nhân dân trong vùng đóng góp công sức xây dựng. Cây cầu này được làm bằng gỗ,

đóng cọc sắt, rộng 2m, trọng tải chỉ đủ cho người đi bộ. Năm 1931, cây cầu này được thực

dân Pháp sửa chữa lại nhưng xe cộ muốn qua sông thì vẫn phải đi bằng phà. Đến

năm 1943, cầu được nâng cấp thêm một lần nữa, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua

được.

Năm 1950, do nhu cầu quân sự, Pháp đã cho xây lại cầu bằng bê tông cốt thép, dài

162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn. Cây cầu này tồn tại được hai năm thì bị du kích Việt

Minh đặt bộc phá đánh sập để ngăn chặn sự tiến công của địch. Tháng 5, năm 1952 thực dân

Pháp xây lại một chiếc cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu

bằng thép, mặt lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải cầu tối

92

đa là 18 tấn. Cầu Hiền Lương là biểu tượng trực tiếp của sự chia cắt Bắc – Nam. Đáng lẽ

theo lệ thường, cầu làm chức năng nối liền giữa hai miền Nam – Bắc thì chiếc cầu lại là

chứng tích của sự chia cắt. Cầu tồn tại trong 15 năm (1952 - 1967) thì bị quan đội Mỹ ném

bom đánh sập.

Trong suốt 15 năm tồn tại, mặc dù cầu Hiền Lương bắc qua sông nhưng không có ai

được qua lại để thăm viếng người thân. Chỉ có lực lượng quân đội được bước qua để làm

nhiệm vụ trực ban. Chỉ từ năm 1972 đến 1974, để phục vụ chiến trường miền Nam, công

binh Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã bắc chiếc cầu phao dã chiến cách cầu cũ

20m về phía Tây. Đến năm 1974, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho xây

dựng lại bằng bê tông cốt thép dài 186m, rộng 9m, có hành lang cho người đi bộ rộng 1,2m.

Chính chiếc cầu này mang trong mình ý nghĩa như “Chiếc cầu thống nhất đất nước”.

Đến sau này, khi đất nước tái thống nhất, một chiếc cầu mới bắc qua sông Hiền Lương

được xây dựng lại. Lúc này, chiếc cầu đã làm đúng chức năng của nó là nối liền hai miền

Bắc – Nam của nước ta lại. Do đó, nó mang trong mình ý nghĩa là chiếc cầu thống nhất

giống như những năm gần ngày giải phóng đất nước.

b) Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận

xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng

Trị khoảng 38 km về phía tây bắc. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ

các liệt sĩ trên tuyến đường Trường Sơn, bao gồm: các thanh niên xung phong, bộ đội, dân

công hỏa tuyến, những người đã xây dựng và chiến đấu bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh

trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước trong những năm chiến tranh thống nhất đất nước.

Nghĩa trang được xây dựng từ ngày 24/10/1975 và hoàn thành ngày 10/4/1977, đây là

nghĩa trang có quy mô lớn nhất Việt Nam, có kiến trúc, bố cục độc đáo, không giống đa

phần nghĩa trang liệt sĩ khác ở Việt Nam. Đây là khu an nghỉ của 10.333 anh hùng liệt sĩ.

Vào ngày 19 tháng 5 năm 1999 nhân kỉ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn.

Chính phủ nhà nước quyết định nâng cấp và tân trang khu liệt sĩ để một phần nào thể hiện

lòng biết ơn đối với những người đã khuất, đã hy sinh vì đồng bào tổ quốc.

Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến

Hải, ranh giới cắt chia hai miền Bắc - Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Đây là nơi Bộ tư

lệnh Binh đoàn Trường Sơn đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sỹ của tỉnh Quảng

Trị. Các phần mộ được chia thành 10 khu vực theo địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà

Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng

Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên... nơi liệt sĩ sinh ra và một

khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được

21 quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo.

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hung liệt

sĩ mà còn là nơi suy tôn, là biể tượng sang ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh

thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam. Đây cũng

là địa danh người dân Việt Nam và cả bạn bè quốc tế thể hiện công việc đền ơn – đáp nghĩa,

hành hương về tường nhớ những anh hùng có công với đất nước, theo truyền thống: uống

nước nhớ nguồn.

3.2.2. Tuyến du lịch Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam

3.2.2.1. Các điểm du lịch ở trung tâm du lịch Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm kinh

tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Đà Nẵng hiện là một trong 13 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc

93

Trung ương ở Việt Nam, cách đô Hà Nội 764 km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí

Minh 964 km về phía nam.

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao

và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi

thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió

mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen

giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới n miền Nam, với tính trội là khí hậu

nhiệt đới ở phía nam, nên Đà Nẵng không có mùa đông lạnh như các tỉnh thành miền bắc.

Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Một số điểm tham

quan quan trọng của Đà Nẵng là:

a) Bán đảo Sơn Trà – Non Nước – Ngũ Hành Sơn

Bán đảo Sơn Trà

Sơn Trà là tên một bán đảo – một ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên

bán đảo), thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng

Ðông Bắc. Bán đảo Sơn Trà được mệnh danh là cánh rừng già duy nhất ở Việt Nam nằm

trong lòng TP Đà Nẵng, nơi đây được ví như viên ngọc quý của Đà Nẵng khi có diện tích

60 km², chiều dài 13 km, chiều rộng 5 km, nơi hẹp nhất 2 km, với độ cao 693m so với mực

nước biển giống như hình một cây nấm, mà đầu nấm là núi Sơn Trà, còn thân là những bãi

cát vàng trải dài. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng

và vịnh Đà Nẵng.

Bán đảo Sơn Trà, sở hữu 289 loài thực vật bậc cao thuộc 217 chi, 90 họ, trong đó có

những loài cây đặc hữu của bán đảo Đông Dương mà ngày nay chỉ còn tìm thấy ở Sơn Trà

như cây dầu lá bóng, cây chò chai.

Về động vật, đây là nơi quần tụ của họ hàng nhà khỉ. Hiện nay Sơn Trà còn khoảng gần

400 con voọc chà vá cùng nhiều loài khỉ đuôi dài, gà tiền mặt đỏ, những giống thú quý hiếm

có nguy cơ tuyệt chúng đã được ghi tên vào sách đỏ.

Bao quanh bán đảo Sơn Trà là vòng cung bờ biển tuyệt đẹp với các bãi như Tiên Sa, Đá

Đen, bãi Rạng, bãi Bụt, bãi Xếp, bãi Đa, bãi Nam, bãi Bắc, bãi Con, bãi Trẹm. Chân núi ăn

sâu ra biển đã hình thành nên các vùng biển có rạn san hô quý hiếm, đa dạng về chủng loại.

Đến Sơn Trà, du khách vừa có thể lên rừng, xuống biển khi tham gia một loạt các tour trên

cạn như khám phá Sơn Trà, khám phá rừng già giữa lòng phố trẻ, tham quan Đà Nẵng - Sơn

Trà bằng trực thăng, tuyến “Không gian Xanh”… và tham gia các tour dưới nước như câu

cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô...

Non nước – Ngũ Hành Sơn

- Bãi biển Non Nước là một bãi biển đẹp, nằm kề sát danh thắng Ngũ Hành Sơn, thuộc

dải bờ biển Đà Nẵng, cách thành phố Đà Nẵng 8km về phía đông nam. Đây là gạch nối du

lịch giữa Ngũ Hành Sơn và 3 di sản văn hóa thế giới: phố cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn

và cố đô Huế.

Bãi biển Non nước dài 5km có khu du lịch với đồi thông thoáng mát dưới Ngũ Hành

Sơn. Cát trắng mịn, phía Nam giáp vùng biển Điện Ngọc, phía Bắc giáp vùng biển Bác Mỹ

An. Bãi tắm có độ dốc thoai thoải, sóng êm. Nước biển không bị ô nhiễm, trong sạch, ít chịu

ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên rất cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Biển Non Nước thuộc biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes, bình chọn là một trong

những bãi biển đẹp nhất hành tinh năm 2005. Nơi đây hiện đang được tập đoàn Sandy

Beach Resort đầu tư xây dựng.

94

Từ biển Non Nước, chỉ cần đi bộ ít phút, du khách sẽ đến thăm chiêm ngưỡng danh

thắng Ngũ Hành Sơn, được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1980.

Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên chung của một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá

vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2, bao gồm: Kim

Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Hỏa Sơn (có hai ngọn) và Thổ Sơn, tượng

trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ Hành).

Núi Ngũ Hành Sơn hiện nay nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về

phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An; nay thuộc phường Hòa

Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Trong lòng núi có nhiều chùa chiền cổ, hang

động thâm nghiên, huyền bí.

Ngũ Hành Sơn nằm giữa vùng cát trắng mịn từ biển Non Nước kéo dài đến bán đảo

Tiên Sa. Đặc biệt, đá cẩm thạch tại đây có màu ngũ sắc, phân chia theo từng núi: đá ở Thủy

Sơn thường có màu hồng, ở Mộc Sơn thường có màu trắng, ở Hỏa Sơn thường có màu đỏ, ở

Kim Sơn thường có màu thủy mặc và ở Thổ Sơn thường có màu nâu. Quanh Ngũ Hành

Sơn, về phía đông có biển Đông với bãi cát mịn trắng chạy dọc ven biển; ở phía tây và nam

là sông Cổ Cò chảy qua hòa vào nhánh sông Cẩm Lệ. Ở thế kỷ 17-18, nhánh sông này là

đường thủy thông thương huyết mạch giữa Đà Nẵng với Hội An, về sau bị bồi lấp dần.

Ngoài các giá trị cảnh quan, Ngũ Hành Sơn còn có lễ hội “Quán Thế Âm” tổ chức vào

ngày 19/2 hàng năm thu hút rất đông du khách khắp nơi về trẩy hội. Trước đây, núi Ngũ

Hành có nhiều tên gọi khác nhau (Ngũ Uẩn Sơn, Ngũ Chỉ Sơn, Cẩm Thạch, Tam Thai). Đến

đầu thế kỷ XIX, vua Minh Mạng đã đặt tên là Ngũ Hành Sơn và tên đó được dùng cho đến

ngày nay.

Dưới chân núi Ngũ Hành Sơn còn tập trung các nghệ nhân với nghề chạm khắc đá tinh

xảo nổi tiếng từ lâu đời. Nhiều sản phẩm với kích thước và hình dạng khác nhau đã trở

thành những món quà lưu niệm rất được du khách yêu thích.

Đến tham quan, du lịch tại tiểu vùng du lịch phía Nam Bắc Trung Bộ du khách còn có

thể tham quan nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác như: biển Lăng Cô, A Lưới, vườn quốc gia

Bạch Mã, biển Sa Huỳnh…

b) Bà Nà

Bà Nà – Núi Chúa là một trong những ngọn núi đẹp nhất của TP. Đà Nẵng, nằm cách

trung tâm thành phố 25 km về phía Tây Nam, ở độ cao 1487m so với mực nước biển, Bà Nà

được xem là “lá phổi xanh” của miền Trung, là “hòn ngọc về khí hậu” của Việt Nam. Trước

đây, trong thời Pháp thuộc Bà Nà một khu nghỉ mát núi cao được người Pháp yêu thích.

Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm và

độ ẩm càng tăng. Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên,

đối tượng bảo vệ và là rừng nhiệt đới gồm nhiều loại động thực vật quý hiếm cần được bảo

vệ như trầm hương, gụ, lậu, sến mặt, thông, chàng, trĩ sao. Bà Nà có nhiều khu rừng nguyên

sinh được phân bổ theo các sườn dốc khá hiểm trở.

Hiện nay, tại núi Bà Nà có một số các điểm tham quan sau đây:

Chùa Linh Ứng: Được hoàn thành vào ngày 5 - 3 - 2004, chùa có rất nhiều nét giống

với Chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn), đặc biệt, ngôi chùa có một bức tượng Đức Bổn Sư cao

27 m màu trắng. Xung quanh đế tượng có 8 mặt thể hiện 8 giai đoạn của cuộc đời Đức Phật.

Chùa còn có Vườn Lộc Uyển - nơi đức Phật thuyết giáo lần đầu tiên.

Khu nghỉ mát Bà Nà

Trên núi Bà Nà, các khu vực nghỉ mát của binh lính Pháp đã xuất hiện từ đầu thế kỷ

20 mà hiện giờ tồn tại qua các phế tích giữa rừng, ngày nay, các ngôi biệt thự, nhà nghỉ đã

được xây dựng lại và xuất hiện trong các khu resort: Bà Nà by night, Lê Nim, Biệt thự

95

Hoàng Lan,... Và trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục khôi phục

và xây dựng một số biệt thự cổ, khu văn hóa Phật giáo, hầm rượu và hàng loạt khách sạn,

biệt thự, quán bar, sân tennis, sân cầu lông...

Khi đi Cáp treo Bà Nà để đi lên đỉnh Vọng Nguyệt, nhiều du khách có thể nhìn xuống

dưới và nhìn thấy suối Mơ đang chảy ở bên dưới. Vào mùa hè, suối Mơ trở nên rất đông

khách du lịch vì nơi đây có ngọn thác Tóc Tiên 9 tầng trông giống như mái tóc của một

nàng tiên

Cáp treo Bà Nà - Núi Chúa

Công trình xây dựng trên tổng thể 30 ha do Công ty Cổ phần Dịch vụ cáp treo Bà

Nà tiến hành xây dựng vào năm 2007 với các hạng mục: nhà ga đi và đến nối từ An Lợi cho

đến đỉnh Vọng Nguyệt, khu kỹ thuật, nhà điều hành, và các công trình phụ trợ. Tổng vốn

đầu tư hơn 300 tỷ đồng. Toàn bộ tuyến cáp treo bao gồm 22 trụ, 94 cabin, công suất 1500

khách/giờ,vận tốc trung bình 6m/s. Ngày 25 - 3 - 2009, Cáp treo Bà Nà chính thức được

khánh thành, lập 2 kỷ lục Guinness:

Cáp treo 1 dây dài nhất (Longest non - stop cable car): 5.042,62 m

Cáp treo có độ cao chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (The highest non - stop

cable car): 1.291,81 m.

Cáp treo Bà Nà không chỉ phục vụ vận chuyển hành khách lên xuống mà còn là một sản

phẩm du lịch rất hấp dẫn. Bà Nà nhìn từ cáp treo là bức tranh hoàn mỹ, đầy màu sắc với bốn

bề mây phủ điệp trùng. Ngồi trên cabin cáp treo lơ lửng giữa lưng chừng mây, nhìn xuống

bạt ngàn núi rừng phía dưới, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi rừng, thác nước…

rất hùng vĩ, ngoạn mục. Đặt chân tới Bà Nà, điều mà du khách cảm nhận đầu tiền là có cảm

giác mát lạnh, sảng khoái… và ngạc nhiên vì được đi tung tăng trong mây! Một trong những

điểm khác biệt so với nhiều khu vui chơi giải trí khác là Bà Nà không có hàng quán, café,

chợ đêm…

3.2.2.2. Các điểm du lịch ở tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tỉnh là vùng

đất còn lưu giữ nhiều dấu tích của nền Văn hóa Chămpa. Tổng diện tích đất tự nhiên của

Quảng Nam là 1.043.836,96 ha, dân số là 1.435.629 người (2010); giáp với các tỉnh: Thừa

Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi; phía tây giáp với nước Lào; phía đông giáp với biển

Đông.

Quảng Nam là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa, là nơi có nền văn hóa Sa Huỳnh,

Chămpa xưa. Vùng đất còn gìn giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc như các

làng nghề (làng gốm Thanh Hà, đúc đồng Phước Kiều…), các loại hình văn hóa nghệ thuật

(hát bội, hát bài chòi, hát lý…)

Đặc biệt, Quảng Nam còn giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị như đền đài, thành

cổ, phố cổ. Trong đó, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di

sản văn hóa thế giới, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

a) Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven

biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những

yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp

gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và

XVIII.

Người phương Tây xưa kia gọi Hội An bằng cái tên Faifo. Xuất xứ của cái tên này ngày

nay vẫn tồn tại nhiều giả thuyết. Trong những thư từ, ghi chép của những giáo sĩ, học giả

phương Tây, những cái tên Faifo, Faifoo, Fayfoo, Faiso, Facfo... từng xuất hiện nhiều lần.

96

Alexandre de Rhodes trong bản đồ An Nam gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài ấn hành năm

1651 có ghi rõ tên Haifo. Về sau, trên bản đồ chính thức của chính quyền Đông Dương,

người Pháp đều sử dụng tên Faifo để chỉ Hội An. Tên gọi Hội An ngày nay được hình thành

từ rất lâu trong lịch sử, nhưng thật khó có thể xác định chính xác thời điểm ra đời của nó.

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông

Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến

trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, phần bố dọc theo những trục

phố nhỏ hẹp. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi

nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp.

Với những giá trị nổi bật, UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn

hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí: Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền

văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; Hội An là điển hình tiêu biểu về

một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.

Một số giá trị và đặc điểm nổi bật của phố cổ Hội An

Hội An cho đến nay vẫn bảo tồn nguyên vẹn quần thể di tích kiến trúc đa dạng về loại

hìh, phong phú về số lượng. Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh

thắng. Riêng các di tích được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ

thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ.

Phố cổ Hội An được xây dựng theo hình bàn cờ, đường phố hẹp, các phố chạy dọc theo

chiều đông tây hoặc bắc nam. Những giá trị về kiến trúc mỹ thuật của phố cổ Hội An thể

hiện ở sự giao thoa giữa văn hóa Trung Hoa, văn hóa Nhật Bản và văn hóa bản địa, tạo nên

sắc thái văn hóa độc đáo.

Một số di tích tiêu biểu của đô thị cổ Hội An có thể kể đến như chùa Cầu – biểu tượng

của Hội An, nhà cổ Quân Thắng (số 77 Trần Phú), nhà cổ Tân Ký (số 10 Nguyễn Thái

Học), nhà cổ Phùng Hưng (số 4 Nguyễn Thị Minh Khai), Hội quán Phúc Kiến (46 Trần

Phú), Hội quán Triều Châu (157 Nguyễn Duy Hiệu), Hội quán Quảng Đông (17 Trần Phú),

chùa Ông (24 Trần Phú), Quan Âm Phật tự Minh Hương (7 Nguyễn Huệ), nhà thờ tộc Trần

(21 Lê Lợi), bảo tang Lịch sử - Văn hóa, bảo tang gốm sứ Mậu Dịch (80 Trần Phú).

Nhà cổ Tân Kỳ

Nhà cổ Tân Kỳ tuy không phải là nhà cổ xưa nhất (được xây dựng năm 1741), nhưng là

một trong những nhà cổ được bảo tồn tốt nhất với vị trí nằm ngay trung tâm thành phố, ở

địa chỉ 101 Nguyễn Thái Học.

Nhà cổ gồm nhiều nếp nối với nhau, nếp thứ nhất có 6 hàng cột tạo thành 3 gian nhà, 2

gian hai bên và gian giữa. Xuất xứ của những tảng đá tròn nằm bên dưới những cây cột

được chở về từ Thanh Hóa, chỉ có loại đá chắc khỏe này mới giúp cho những thanh cột

tránh được mục ruỗng, điều đó cũng lý giải vì sao đã mấy trăm năm nay, ngôi nhà cổ này

vẫn còn như nguyên trạng.

Còn các cột hiên hình vuông lắp ghép với các thanh gỗ đây tạo thành mảng tường mặt

tiền vừa giữ chức năng che chắn mưa gió cho ngôi nhà vừa làm cho ngôi nhà kín đáo hơn.

Mí cửa gắn 2 con mắt kia là "hình xoáy âm dương lá đề", đôi mắt của ngôi nhà cũng giống

như đôi mắt của con người vậy, nó là thần thái của ngôi nhà cổ, là niềm mong ước thương

mãi phát đạt và đầm ấm đời sống gia đình".

Hiện nay, trong ngôi nhà còn có hai câu đối:

Bích xích thùy dương thiên lý vũ

Thập phân minh nguyệt nhất lầu thư

Tạm dịch:

97

Một dãy dương liễu chỉ dài trăm thước đón được cơn mưa từ ngàn dặm

Một mảnh trăng chỉ rộng mười phân rọi sáng cả một căn gác đầy sách

Điều đặc biệt về nghệ thuật chạm khắc là trên nét những chữ Hán này, in đúng 100 con

chim như muốn như không nâng cánh lên bầu trời.

Vì những giá trị nghệ thuật đó, ngôi nhà cổ Tân Kỳ là ngôi nhà cổ đầu tiên được Bộ

Văn hoá – Thông tin cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia năm 1985.

Nhà cổ Phùng Hưng

Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ của gia đình Phùng

Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm qua và nó là một mẫu nhà đẹp nhất của lối

kiến trúc kiểu này ở Hội An. Ngôi nhà tọa lạc ở số 4 Nguyễn Thị Minh Khai.

Nhà cổ Phùng Hưng là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật

Bản và Trung Quốc. Hệ thống ban công và cửa chớp là của người Trung Hoa, mái nhà ở

gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” là kiến trúc của Nhật (giống mái của chùa Cầu).

Còn lại là hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian

trước và gian sau là kiến trúc Việt Nam. Nhà này rộng và cao nhất ở trong vùng. Với hệ

thống 80 cột gỗ lim tất cả được đặt trên chân đá để tránh việc tiếp xúc giữa chân cột và mặt

đất. Khu vực này gần sông nên mỗi năm thường xảy ra lụt lội, nước lên tới 0.5m.

Gian giữa có trang thờ thờ những vị thần biểu phù hộ. Người xưa người ta thường dùng

tàu để vận chuyển hàng buôn đi các nơi và thông thương với nước ngoài. Trước mỗi lần đi

biển buôn bán người ta tụ họp lại làm lễ cúng thần. Thuyền trưởng thay mặt cho đoàn thả

bảy con súc sắc trong tô để thử vận may cho đoàn. Họ được thả ba lần, nếu có một lần họ

được bốn mặt đỏ trở lên có nghĩa là may mắn thì họ sẽ ra khơi còn không họ nhất định hoãn

chuyến đi lại.

Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu khá độc đáo với phần gác cao

bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu

giữa các phong cách kiến trúc Á Ðông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa

đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Nhà

Phùng Hưng được cấp bằng di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia vào ngày 29/6/1993.

Chùa Cầu

Chùa Cầu (chùa Nhật Bản) nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần

Phú – Hội An, là công trình kiến do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây

dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVI - XVII. Chùa Cầu với chức năng vừa là cầu, vừa là nơi

thờ thần bảo hộ có chiều dài khoảng 18 m, có mái che, bắt qua lạch nước chảy ra sông Thu

Bồn.

Chùa có một kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu.

Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có

nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến) – tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một

lần viếng thăm Hội An vào năm 1719. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công

phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu

là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân,

xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa.

Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa)

thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con

người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu

mong mọi điều tốt đẹp.

Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – thần chuyên trấn trị

phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng

98

khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu. Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù –

một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và

mỗi lần Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc xây cầu

để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống

yên bình.

Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An. Cùng

với chức năng giao thông, cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền

thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai giữ gìn sự yên bình cho phố xá và cộng đồng cư

dân Hội An.

b) Thánh địa Mỹ Sơn

Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, nằm cách thành phố Hội

An 45km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 70km về phía Tây Nam, trong một thung

lũng kín đáo

Bắt đầu từ những thế kỷ đầu công nguyên, trên dải đất miền Trung - Việt Nam đã nảy

sinh và phát triển rực rỡ một nền văn hoá Chămpa độc đáo. Trong đó, vùng đất Quảng Nam

với tên gọi xưa là Amaravati, được các văn bia cổ nhắc đến như là trái tim của vương quốc

Chămpa trong một giai đoạn khá dài. Khu đền tháp là mang đậm văn hóa của Ấn Độ giáo.

Những đền thờ chính thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Silva, đáng bảo hộ của

vua Chămpa.

Năm 1898, một người Pháp tên là M.C Paris đã phát hiện khu đền tháp Mỹ Sơn nằm kín

đáo trong một thung lũng hẹp, giữa những khu rừng rậm rạp. Sau đó không lâu, những nhà

khoa học của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã đến nghiên cứu các bia ký và công trình kiến

trúc, điêu khắc ở Mỹ Sơn. Cũng chính họ đã vén lên bức màn bí mật về Mỹ Sơn và cho thấy

đây là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng nhất của người Chămpa, xây dựng liên tục

trong suốt hơn 1000 năm. Được khởi công từ thế kỷ 4 bởi vị vua Bhadravarman (trị vì từ

năm 349 đến năm 361) và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ 13, đầu thế kỷ 14 dưới triều vua Jaya

Simhavarman III (Chế Mân), Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều

phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc

Chămpa. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh

hưởng của Ấn Độ giáo.

Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang một phong cách riền. Mỗi đền tháo được xây dựng

vào những triều đại khác nhau đã tạo nên những đường nét kiến trúc đầy dấu ấn. Khu đền

tháo Mỹ Sơn là quần thể kiến trúc, di tích đền đài được xây dựng để thờ các thần linh như

thần Lửa (Agnt), thần Sáng tạo (Brahma), thần Hạnh phúc (Genesa), thần Hủy diệt và Tạo

dựng (Silva), thần Bảo tồn (Visnu)…

Vật liệu xây dựng khu đền tháp bằng gạch nung, ghép với những mảnh trang trí điêu

khắc khá độc đáo. Những ngọn tháo gạch xây dựng không dung vôi vữa, tự như ta xếp liền

nhau mà vẫn đứng vững hang nghìn năm, được thử thách qua nắng mưa, bão gió. Cho đến

nay, kỹ thuật kết dính vật liệu không có mạch hồ trong việc xây dựng đền tháp ở Mỹ Sơn

vẫn là một bí ẩn luôn kích thích sự tìm tòi, nghiên cứu và đam mê khám phá của các nhà

khoa học cũng như đối với mỗi chúng ta.

Tháng 12 năm 1999 khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các

di sản văn hóa thế giới.

3.2.2.3. Một số tuyến du lịch chính và chương trình du lịch

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến Huế – Quảng Bình

- Tuyến Đà Nẵng – Huế – Quảng Bình

99

- Tuyến Đà Nẵng – Hội An – Huế - Quảng Bình

- Tuyến Huế - Đà Nẵng – Hội An

- Tuyến Hà Nội – Nghệ An – Quảng Bình – Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam

- Tuyến Hà Nội – Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam

- Tuyến Hà Nội – Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – TP. Hồ Chí Minh –

- Tuyến Huế - TP. Hồ Chí Minh

b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch: Hà Nội – Đà Nẵng – Hội An – Huế - Hà Nội (4 ngày, 3 đêm,

phương tiện vận chuyển máy bay)

Ngày 1: Hà Nội - Phố biển Đà Nẵng

Sáng: Đón khách ra sân bay Nội Bài đáp chuyến bay sáng vào Đà nẵng.

Trưa : Đón quý khách tại sân bay Đà Nẵng hoặc theo điểm hẹn tại Đà Nẵng đưa đi dùng

bữa trưa với đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng “Bánh tráng thịt heo 2 đầu da & Mỳ Quảng”. Nhận

phòng khách sạn ghỉ ngơi.

Chiều: Tham quan Bảo Tàng Chăm, bán Đảo Sơn Trà, viếng chùa Linh Ứng, thưởng

ngoạn vẻ đẹp biển Mỹ Khê Đà Nẵng (Được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong những bãi

biển quyến rũ nhất Hành Tinh).

Tối: Ăn tối, khách tự do khám phá phố biển Đà Nẵng về đêm: Cầu Quay sông Hàn,

Trung Tâm Thương Mại, Khu phố ẩm thực, Café - Bar - Discotheque,...

Ngày 2: Ngũ Hành Sơn - Đô Thị cổ Hội An

Sáng : Ăn sáng, tham quan khu di tích – danh thắng Ngũ Hành Sơn (khám phá các hang

động, vãn cảnh đẹp non nước trời mây, viếng những ngôi chùa thiêng), Làng Nghề Điêu

Khắc Đá và biển Non Nước. Khởi hành đến Đô Thị Cổ Hội An - Di Sản Văn Hoá Thế Giới,

nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.

Chiều: Tham quan Phố Cổ với các di tích: Chùa Cầu Nhật Bản, Bảo tàng văn hóa Sa

Huỳnh, Nhà Cổ hàng trăm năm tuổi, Hội Quán Phúc Kiến & Xưởng thủ công mỹ nghệ -

thưởng thức ca nhạc truyền thống lúc 15h15. Tham quan và tắm biển Cửa Đại. Nghỉ đêm tại

Hội an.

Ngày 3: Hội An - Cố Đô Huế

Sáng: Rời Hội An đi Cố Đô Huế - Di sản văn hoá Thế Giới, xuyên hầm đường bộ đèo

Hải vân, dừng chân chụp ảnh làng Chài Lăng Cô.

Chiều : Tham quan Đại Nội (Hoàng Cung của 13 vị vua triều Nguyễn, triều đại phong

kiến cuối cùng của Việt Nam: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Tử Cấm Thành, Thế Miếu, Hiển

Lâm Các, Cửu Đỉnh) và Chùa Thiên Mụ cổ kính, xây dựng từ những năm đầu của thế kỉ

XVII.

Tối : Ăn tối nhà hàng với đặc sản xứ Huế (Bánh bèo, lọc, nậm, khoái,...). Ngồi thuyền

Rồng nghe CA HUẾ và thả hoa đăng cầu may trên dòng Hương thơ mộng.

Ngày 4: Huế - Hà Nội

Sáng: Ăn sáng, quý khách tự do dạo chơi tham quan thành phố Huế (tham quan chợ

Đông Ba). Ăn trưa tự túc (khách thưởng thức đặc sản Huế: Cơm hến, bún bò…).

Chiều: Lên xe ra sân bay, đáp chuyến bay về Hà Nội. Kết thúc chương trình

100

Bản đồ 4.1: Tuyến điểm du lịch vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ

101

CHƯƠNG 4: TUYẾN ĐIỂM DU LICH VÙNG DU LICH

NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

4.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LICH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

4.1.1. Vị trí địa lý

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm một lãnh thổ rộng lớn ở phần phía

Nam của đất nước; với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội rất đa dạng. Phía bắc giáp với

vùng du lịch Bắc Trung Bộ, phía cây giáp với Lào và Campuchia, phía đông và đông nam

giáp với Biển Đông.

Vùng gồm lãnh thổ của 29 tỉnh thành: 5 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, 5 tỉnh Tây

Nguyên, 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng du

lịch có diện tích 146.334,4km2, chiếm 44,2% diện tích cả nước, với tổng số dân là 40.940,1

nghìn người (2009), chiếm 47,5% dân số của cả nước.

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm 2 á vùng du lịch: á vùng du lịch Nam

Trung Bộ (10 tỉnh) và á vùng du lịch Nam Bộ (gồm 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ và 13 tỉnh

thành Đồng bằng sông Cửu Long). Trung tâm du lịch của vùng là TP. Hồ Chí Minh với tam

giác tang trưởng du lịch là TP. Hồ Chí Minh – Nha Trang – Đà Lạt.

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là vùng có diện tích lớn thứ hai của cả nước

với địa hình đa dạng, chứa đựng nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đặc sắc.

Vùng có Đà Lạt thơ mộng, có Tây Nguyên hùng vĩ, có dải đất ven biển với nhiều bãi tắm lý

tưởng, có đồng bằng sông Cửu Long với hệ sinh thái kênh rạch đặc sắc. Nam Trung Bộ và

Nam Bộ là vùng du lịch tiềm năng sẽ có nhiều phát triển vượt bậc trong tương lai.

4.1.2. Thống kê các điểm quan trọng của vùng

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch tự

nhiên và nhân văn. Do đặc điểm tự nhiên và lịch sử hình thành nên vùng du lịch này có

nhiều điểm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc trưng vùng miền, rất thu hút khách du lịch. Hệ

thống các điểm tham quan quan trọng của vùng được thống kê chi tiết trong Phục lục 7: Hệ

thống các điểm du lịch/điểm tham của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

4.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có lịch sử hình thành và khai phá muộn hơn so

với hai vùng du lịch còn lại. TP. Hồ Chí Minh – trung tâm du lịch của vùng mới có lịch sử

hình thành hơn 300 năm. Điều đó một phần lý giải tại sao các công trình kiến trúc của vùng

còn có tuổi đời khá trẻ. Song song cùng với nó là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ

cho ngành du lịch mới được đầu tư xây dựng nên nhìn chung còn khá tốt. Tại một số các

trung tâm, các điểm, đô thị du lịch hệ thống các nhà hàng, khách sạn tương đối tốt đáp ứng

nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống của khách du lịch. Nhất là tại TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà

Lạt, Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ…

Về hệ thống cơ sở lưu trú, TP. Hồ Chí Minh được coi là nơi có nhiều tụ điểm vui chơi

giải trí với nhiều khách sạn cao cấp nhất nước ta. Bên cạnh TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Nha

Trang… cũng là nơi có nhiều khách sạn hạng sang phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch.

Ngoài ra, mỗi điểm du lịch lại có hệ thống cơ sở lưu trú phù hợp với sản phẩm du lịch đặc

trưng của vùng tạo nên sự hấp dẫn du khách. Một số khách sạn cao cấp và sang trọng của

vùng được thống kê chi tiết trong Phục lục 8: Hệ thống cơ sở lưu trú quan trọng của vùng du

lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Bên cạnh hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có

cơ sở hạ tầng phát triển phục vụ cho sự phát triển của ngành du lịch. Mạng lưới đường giao

thông là sự kết hợp giữa nhiều loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng

không, đặc biệt là hệ thống đường sông. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Với

102

hệ thống đường sông đặc thù ở miền Nam Bộ đã tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng sông

nước điển hình, rất hấp dẫn du khách.

4.1.4. Sản phẩm du lịch đặc trưng

Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là tham

quan, nghỉ dưỡng biển và trên núi kết hợp với du lịch sông nước và du lịch sinh thái.

- Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và trên núi

+ Cảnh quan ven biển, thể thao dưới nước trên cát, tắm biển..

+ Tham quan, nghỉ dưỡng cảnh quan bên hồ, tắm khoáng…

- Du lịch sông nước và du lịch sinh thái

+ Du lịch vùng sông nước, miệt vườn

+ Tham quan nghiên cứu khu vực rừng ngập mặn, ngập phèn, các vườn quốc gia, khu

dự trữ sinh quyển

- Tham quan nghiên cứu văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên và Nam Bộ

4.2. Một số tuyến du lịch quan trọng đang phát triển trong vùng

4.2.1. Tuyến du lịch trung tâm TP. Hồ Chí Minh

4.2.1.1. Khái quát về TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, với tổng diện tích

2.095,06 km², dân số năm 2011 là 7.521.138 người; phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây

Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Trung tâm thành phố

cách Hà Nội 1.730 km.

TP. Hồ Chí Minh là địa danh lịch sử, nơi mở đầu cho cuộc kháng chiến chống quân

Pháp xâm lược và là nơi kết thúc thắng lợi quá trình giành độc lập của dân tộc Việt Nam với

chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975).

Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, hàng năm thu hút tới

70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sở dĩ như vậy, nơi đây sở hữu cơ sở hạ tầng khá

tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố lại là một nơi có tài nguyên du lịch phong

phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ

khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ

Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911).. Tổng số bảo tàng của thành phố tính đến

năm 2011 là 11 (cao nhất so với cả nước), với 1.000 đình, chùa, đền, miếu được xây dựng

qua nhiều thời kỳ lịch sử mang kiểu kiến trúc và tín ngưỡng riêng của vùng Nam Bộ.

Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình

kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn của nghệ thuật phương Tây như : Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ

thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Đây còn là nơi hội

tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - châu Âu, đó là : hệ thống các

ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Giác Viên...), nhà Rồng, đền

Quốc Tổ…

Một trong những điểm du lịch độc đáo nhất của thành phố là Địa đạo Củ Chi, Khu dự

trữ sinh quyển Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức hoặc đài quan sát Saigon SkyDeck ở tòa nhà

Bitexco Financial. So với các địa phương khác trong cả nước, TP. Hồ Chí Minh có khá

nhiều khu vui chơi giải trí, đa năng thuộc loại hiện đại nhất. Khu vui chơi Đầm Sen, khu du

lịch Suối Tiên, khu du lịch Bình Quới, Văn Thánh….có nhiều các trò chơi từ dân gian đến

hiện đại, hơn nữa không gian thoáng đãng, cảnh quan đẹp được thiết kế với nhiều các chủ

đề khác nhau tạo sự mới mẻ cho du khách, vừa vui chơi lại vừa có thể thư giãn.

103

TP. Hồ Chí Minh có cơ sở vật chất (khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí…) và

cơ sở hạ tầng phát triển nhất nước ta. Hệ thống khách sạn, bao gồm những khách sạn cao

cấp do tập đoàn quốc tế hàng đầu như: Accor, Furama, Mariot, Sheraton… đều phục vụ có

tính chuyên nghiệp, mỗi khách sạn đều lựa chọn một ấn tượng riêng (Caravelle – khách sạn

thương nhân tuyệt hảo, Rex – ngôi nhà Việt Nam hay Majestic với vẻ thanh lịch cổ điển

phương Tây…) Ngay cả những khách sạn nhỏ cũng có phong cách phục vụ tận tâm, đáp

ứng rất tốt yêu cầu của du khách. Đây cũng được coi là nơi có dịch vụ tốt nhất Việt Nam.

4.2.1.2. Các điểm tham quan ở TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ với hơn 300 năm hình thành và phát triển với

nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích, hệ thống bảo tàng phong phú và nền văn hóa đa

dạng của nhiều dân tộc. Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh

là “hòn ngọc Viễn Đông” đã là trung tâm kinh tế, thương mại nổi tiếng không chỉ trong lãnh

thổ Việt Nam mà còn ở cả các nước Đông Nam Á.

Là nơi hội tụ của nhiều dân tộc với nhiều sắc thái văn hóa độc đáo nên đặc trưng văn

hóa của TP. Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống dân tộc với văn hóa

phương Đông, phương Tây tạo nên phong cách sống và lối sống, tính cách con người Sài

thành. Đây cũng chính là nét văn hóa đặc sắc riêng biệt có sức hấp dẫn lớn đối với du khách

trong và ngoài nước.

Bảng 4.1: Một số điểm tham quan chủ yếu ở nội thành TP. Hồ Chí Minh

TT Địa danh Nội dung

1 Dinh Độc Lập (Thống Nhất) Di tích lịch sử, công trình kiến trúc, địa điểm du lịch

2 Chùa Vĩnh Nghiêm Di tích lịch sử, công trình kiến trúc tôn giáo

3 Chùa Giác Lâm Di tích lịch sử, công trình kiến trúc tôn giáo

4 Công viên văn hóa Đầm Sen Khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa

5 Làng du lịch Bình Quới Khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái

6 Thảo cầm viên Khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái

7 Vườn cò Thủ Đức Du lịch sinh thái, nghiên cứu

8 Chợ Bến Thành Trung tâm mua sắm, công trình kiến trúc lịch sử

9 Khu du lịch Suối Tiên Khu vui chơi giải trí

10 Nhà thờ Đức Bà Di tích lịch sử, công trình kiến trúc tôn giáo

a) Điểm tham quan trong nội thành

Dinh Thống Nhất (Dinh Độc Lập)

Dinh Thống Nhất được xây dựng trên nền đất cũ của dinh Nôrôđôm. Lễ đặt viên đá đầu

tiên xây dựng dinh là vào ngày 23-2-1868. Đây là viên đá vuông rộng 50cm, được lấy từ

Biên Hòa, có lỗ rỗng bên trong, chứa những đồng tiền hiện hành bằng vàng, bạc, đồng chạm

hình Napôlêông. Mặt tiền của tòa nhà rộng 80cm bên trong có sức chưa 800 người. Năm

1954, Ngô Đình Diệm và gia đình đã ở và làm việc tại đây.

Vào năm 1963, Mỹ ném bom phá hủy dinh thự. Ngô Đình Diệm quyết định xây dựng

dinh thự mới gọi là dinh Độc Lập trên nền dinh Thống Nhất cũ. Diện tích dinh mới rộng

12ha gồm: 1 tầng nền, 2 tầng chính, 2 tầng gác lửng, 1 sân thượng để máy bay trực thăng có

thể lên xuống dễ dàng và 1 tầng hầm kiên cố có 100 phòng. Ngoài tòa chính dinh thự còn có

hồ bán nguyệt, bồn hoa, vườn cây cảnh. Công trình mới này được xây dựng trong 4 năm.

Theo các nhà phong thủy, mặt tiền dinh hình chữ “Đế”, xung quanh tạo thành biểu tượng

cho Ngũ hành.

104

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dinh Độc Lập bị ném bom làm sập cánh trái.

Đến 10h30 ngày 30-4-1975 lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên nóc dinh Độc Lập báo

hiệu giờ phút giành chiến thắng của quân dân Việt Nam. Tháng 11-1975 dinh Độc Lập được

đổi tên thành dinh Thống Nhất. Ngày nay, dinh Thống Nhất đã trở thành điểm tham quan

thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc ở số 339 đường Nam Kỳ - Khởi Nghĩa, trên đường sân bay

Tân Sơn Nhất về thành phố. Chùa được xây dựng năm 1964 và hoàn thành năm 1971, theo

thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng.

Chùa là một công trình kiến trúc được xây dựng theo kiểu hiện đại ở phía Nam. Mặc dù

ngôi chùa được xây dựng trên diện tích rộng nhưng vẫn mang kiến trúc phương Đông. Chùa

có diện tích khoảng 6.000 m2, kiến trúc chùa theo lối cổ miền Bắc Việt Nam, nhưng bằng

kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại. Ðây là một trong số công trình tiêu biểu cho

kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20. Tổng thể kiến trúc gồm các hạng mục chính là

Tam quan, tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp.

Tòa nhà trung tâm là một công trình kiên cố, rộng lớn, bao gồm một tầng lầu và một

tầng trệt. Tầng trệt có hai phần: phần ngoài nằm bên dưới sân thượng, cao 3,20 m; phần

trong nằm dưới Phật điện, cao 4,20 m. Tầng trệt được chia làm nhà thờ Tổ (bên trong có bàn

thờ Bồ Đề Đạt Ma), giảng đường, văn phòng, thư viện (là một trong 3 thư viện của Thành

hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh), phòng tăng, lớp học và phòng học (vì chùa là cơ sở

của trường cơ bản Phật học). Từ dưới sân có ba cầu thang rộng gồm 23 bậc, dẫn lên tầng

trên bao gồm sân thượng, Phật điện và Tháp Quán Thế Âm.

Tiếp theo là hệ thống tháp trong chùa:

Tháp Quán Thế Âm nằm bên trái (từ cổng nhìn vào trong) Phật điện, gồm 7 tầng, cao

gần 40 m, được xây cùng lúc với chùa. Tháp hình vuông, mỗi cạnh đáy 6 m. Ðỉnh tháp có 9

bánh xe vòng tròn và những hình khối tròn gọi là Long xa và Quy châu. Đây là ngôi tháp đồ

sộ thuộc hàng bậc nhất trong các ngôi bảo tháp của Phật giáo Việt Nam.

Tháp Xá Lợi Cộng Đồng xây phía sau, bên trái (từ cổng nhìn vào trong) Phật điện, có 4

tầng, cao 25 m dựng năm 1982, hoàn thành năm 1984. Tháp cũng được xây theo một kiểu

khá độc đáo. Có các cầu thang từ sân dẫn lên trên. Đây là nơi để lọ đựng tro thi hài người

chết mà thân nhân của họ gởi và gìn giữ ở chùa.

Tháp đá Vĩnh Nghiêm (vừa qua cổng, tháp ở bên phải) được khánh thành vào tháng

12 năm 2003, cao 14 m, là tháp thờ cố Đại lão Hoà thượng Thích Thanh Kiểm, một trong

hai vị cao tăng có công sáng lập chùa. Đây được xem là ngôi tháp đá đầu tiên ở miền Nam,

và cũng là ngôi tháp đá lớn nhất, cao nhất Việt Nam từ trước đến nay (2013).

Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có Khu Phương trượng nằm ở phía trong cùng,

gồm dãy nhà hình chữ L, ôm bọc một hồ sen dùng cho khách thập phương nghỉ ngơi và tăng

xá cùng một dãy dùng làm thành trai đường.

Làng du lịch Bình Quới

Làng du lịch Bình Quới là một tổ hợp trực thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, được

thành lập năm 1994, gồm nhiều đơn vị cơ sở như:

- Khu du lịch Bình Quới 1

- Khu du lịch Bình Quới 2

- Tàu nhà hàng Sài Gòn

- Khu du lịch Tân Cảng

- Khi du lịch Văn Thánh

105

- Quán Xưa

- Nhà hàng Tre Xanh

Trong các địa điểm nêu trên, khu du lịch Bình Quới 1 và 2 là nơi có nhiều du khách đến

tham quan, vui chơi, nghỉ ngơi nhất.

Khu du lịch Bình Quới 1 có tổng diện tích 34.635 m2, tiếp giáp với sông Sài Gòn về

phía Tây Bắc nên có khí hậu thoáng mát trong lành. Với lợi thế mặt bằng rộng, không gian

yên lành, Bình Quới như một làng quê thanh bình ngay trong lòng thành phố. Đây cũng là

nơi thường xuyên tổ chức các chương trình hoạt động lễ hội như Lễ hội Văn hoá Đất

Phương Nam, Gala Dinner Giáng sinh, Khám phá văn hoá và ẩm thực dân gian Việt Nam,

lễ hội Kỳ Yên, Đám cưới truyền thống Việt Nam…

Chương trình đặc sắc nhất của Khu du lịch Bình Quới 1 là Ẩm thực khẩn hoang Nam

Bộ, bắt đầu từ cuối tháng 12/1998, đến nay đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách với

các món ăn dân dã, mộc mạc của vùng đất Nam Bộ. Khu ẩm thực có diện tích hơn 3000m2,

phục vụ các tiệc buffet với trên 80 món đặc sản của vùng đất phương Nam như heo nướng

lu, gà giò nướng xôi chiên phòng, ốc bươu hấp hèm, bánh nghệ bì, cháo lươn đậu xanh…

Ngoài việc thưởng thức món ăn, du khách có thể tham dự các trò chơi dân gian như đi cầu

thăng bằng, chọi gà, đi cà kheo…

Ngoài các chương trình lễ hội và văn nghệ, du khách trong và ngoài nước đến đây vui

chơi còn có thể tham dự lướt ván, câu cá, quần vợt, bơi lội…

Cách khu khu lịch Bình Quới 1 là Khu du lịch Bình Quới 2 với diện tích 25.380m², mặt

tiếp giáp sông Sài Gòn dài khoảng 300m. Đây là một điểm du lịch lí tưởng để du khách nghỉ

ngơi, thư giãn.

Chương trình đặc sắc nhất của Khu du lịch Bình Quới 2 là ẩm thực buffet Món ngon

miền biển với mong muốn bảo tồn và phát huy những món ngon của các địa phương ven

biển. Buffet Món ngon miền biển được tổ chức hàng tuần vào thứ 7 và chủ nhật, từ 17h đến

21h. Giá vé: Người lớn: 130.000 đồng; trẻ em: 90.000 đồng.

Chợ Bến Thành

TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều chợ, nhưng chợ lớn nhất, nhiều hàng hóa và được nhiều

du khách đến tham quan mua sắm nhất là chợ Bến Thành. Chợ nẳm ở cửa Nam (nằm giữa

các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị

Trang) - Phường Bến Thành - Quận 1, có diện tích 13.056 m².

a) Điểm tham quan trong ngoại thành

Địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi nằm ở ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm

TP. Hồ Chí Minh 70km về phía tây bắc.

Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép”, nằm ở

điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở,

nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo

dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây.

Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ

thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn

lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các

khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần. Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 -

8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có

giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Hệ thống địa

đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau,

106

có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức

nặng của xe tăng, xe bọc thép.

Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt

đất 8-10m. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên

trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên

hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng

nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp

thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.

Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành một điểm du

lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là điểm tham quan hấp

dẫn đặc biệt là cựu chiến binh. Du khách được trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo như

những cư dân thực thụ trước đây (được thăm quan, ăn uống những món ăn của cư dân địa

đạo trước đây). Đặc biệt các hướng dẫn viên của địa đạo đều ăn mặc như ngày chiến tranh.

Đây chính là điểm nhấn tạo sức hấp dẫn cho điểm tham quan này.

Khu rừng Sác ngập mặn Cần Giờ

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động,

thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các

cửa sông Đồng Nai, Sài gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. UNESCO đã công nhận đây

là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng

ngập mặn.

Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ nằm ở cửa ngõ Đông Nam TP. Hồ Chí

Minh Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông, cách trung

tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 70 km. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn

Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển

tiếp 29.880 ha.

Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian

giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái

nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh

hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên

150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy

sinh, cá và cácđộng vật có xương sống khác.

Về thực vật: nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi -

bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v… và các loại nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng,

v.v… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia sp.; đất

canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, các loại cây ăn quả.

Năm 2000, khu du lịch sinh thái Rừng Sát nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh

quyển Cần Giờ được thành lập, tháng 2/2003 đã được chức du lịch thế giới cũng công nhận

là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới ở nước ta. Ở đây có

nhiều hoạt động du lịch thú vị như tham quan đầm dơi, đi thuyền trên sông, thăm sân chim

với rất nhiều loài chim sinh sông, tiếp xúc với đàn khỉ hoang dã, tìm hiểu về hệ thực vật -

động vật nơi đây.

4.2.1.3. Một số tuyến và chương trình du lịch trong TP. Hồ Chí Minh

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến Dinh Thống Nhất – nhà thờ Đức Bà – chợ Bến Thành – bảo tàng Lịch sử Việt

Nam – Chùa Vĩnh Nghiêm – bến cảng Nhà Rồng.

- Tuyến chùa Giác Lâm – Giác Viên – công viên Đầm Sen

- Tuyến tham quan Công viên nước

107

- Tuyến trung tâm thành phố - khu du lịch Suối Tiên – vườn cò Thủ Đức

- Tuyến du lịch sông Sài Gòn – khu du lịch Bình Quới

- Tuyến trung tâm thành phố - địa đạo Củ Chi

- Tuyến trung tâm thành phố - khu rừng Sác ngậm mặn Cần Giờ.

b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch City tour TP. Hồ Chí Minh (1 ngày, phương tiện vận chuyển ô

tô)

Sáng: Đón khách, khởi hành đi tham quan chùa Giác Lâm (chùa cổ nhất TP. Hồ Chí

Minh), chợ Bến Thành, đền Thiên Hậu, ngắm cảnh bên bờ sông Sài Gòn và thăm quan bến

cảng Nhà Rồng. Ăn trưa nghỉ ngơi

Chiều: Tham quan dinh Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà, bưu điện thành phố, bảo tàng lịch

sử. Kết thúc chương trình.

Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Tây Ninh – Địa đạo Củ Chi (1 ngày,

phương tiện vận chuyển ô tô)

Sáng: Đón khách khởi hành đi tỉnh Tây Ninh (Cách TP. Hồ Chí Minh khoảng

100km). Đến Tây Ninh, tham quan Toà Thánh Cao Đài - Quần thể kiến trúc độc đáo với sự

kết hợp hài hoà giữa mỹ thuật Á Đông và phong cách phương Tây và tìm hiểu thêm về đạo

Cao Đài, một tôn giáo riêng của địa phương và tham dự lễ cầu kinh lúc 12:00 trưa. Ăn trưa

nghỉ ngơi.

Chiều: Đi tham quan địa đạo Củ Chi (Địa danh nổi tiếng trong kháng chiến chống

mỹ), bảo tàng vũ khí chiến tranh, hệ thống địa đạo bao gồm những con đường ngoằn

nghoèo dài khoảng 200km - một làng quê thu nhỏ dưới lòng đất trong suốt những năm chiến

tranh. Kết thúc chương trình.

4.2.2. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – biển duyên hải Nam Trung Bộ

4.2.2.1. Các điểm du lịch tại TP. Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa

a) Các điểm du lịch tại TP. Nha Trang

Khái quát về TP Nha Trang

TP. Nha Trang có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số 392.279 (2009). Phía Bắc giáp

thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyệnCam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía

Đông giáp Biển Đông. Trung tâm TP cách Hà Nội 1.450km, cách TP. Hồ Chí Minh 450km.

Nha Trang có địa hình khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900 m so với mặt nước

biển được chia thành 3 vùng địa hình: Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông; vùng chuyển

tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 3⁰ đến 15⁰ chủ yếu nằm ở phía Tây và Đông Nam; vùng

núi có địa hình dốc trên 15⁰ phân bố ở hai đầu Bắc-Nam thành phố, trên đảo Hòn Tre và

một số đảo đá chiếm 31,43% diện tích toàn thành phố. Dạng địa hình phức tạp tạo nên

những cảnh quan hấp dẫn với lợi thế biển đảo, phát triển du lịch.

TP. Nha Trang có nhiều di tích lịch sử văn hóa và những điểm tham quan mang đậm nét

văn hóa của dân tộc Chăm như tháp Bà Ponagar, chùa Long Sơn, thành Diên Khánh. Một số

những điểm tham quan hấp dẫn của Nha Trang bao gồm:

a) Tháp Bà (Ponagar)

Tháp Bà là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét

so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang), cách trung tâm thành phố khoảng

2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi"Tháp Po Nagar" được dùng để

chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao

khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang

108

cường thịnh khi Chămpa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc, vì thế tượng nữ

thần có hình dạng của Umar, vợ của Shiva.

Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên:

Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có

những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.

Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5

cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và

thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người

ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ

giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại

có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng.

Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những

bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía

nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng.

Ở tầng trên, có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu

lại tường phía tây và nam mà thôi. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có

dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1, chúng chạy song song với nhau. Cả 4

tháp còn lại được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không

nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng đông.

Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, mà ta hay

gọi là tháp Bà, thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của thần Siva. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng

đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ

thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa

là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề.

Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và

chạm nổi. Người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay chỉ còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt.

Rải rác quanh di tích còn có một số tượng người, tượng thú... Trên đỉnh tháp có tượng thần

Siva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi…

Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình điêu khắc vào đá như những vũ

công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào

một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn

có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công. Bên trong tháp tối và lạnh. Cuối

tháp có một bệ thờ bằng đá bên dưới tượng Bà Po Nagar với mười cánh tay. Hai bàn tay

dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên,

chùy và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung và tù và ở bên trái.

Từ ngọn đồi với khu tháp có thể ngắm sông Bóng, đảo dừa và những hòn đảo hoa

cương nhỏ, xinh xắn.

b) Khu vui chơi giải trí Vinperl Land

Khu Du lịch và Giải trí Vinpearl Land nằm trên vịnh Nha Trang, một trong 29 vịnh đẹp

nhất thế giới, là một dự án lớn của Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl.

Với mục tiêu xây dựng Vinpearl Land thành một trong những điểm đến hàng đầu của

du lịch Việt Nam, trong những tháng cuối của năm 2006, nhiều hạng mục mới của Vinpearl

Land liên tiếp được khánh thành và đưa vào sử dụng với quy mô và chất lượng ngày càng

cao, hướng tới đẳng cấp khu vực và quốc tế. Khu du lịch vui chơi giải trí được khởi công

xây dựng từ tháng 4/2002, đến tháng 12/2003, khu nghỉ mát 5 sao Sofitel Vinpearl Resort &

Spa đã được khánh thành và đưa vào sử dụng. Với tổng diện tích trên 150ha và 700m bãi

biển tự nhiên, đây là khu du lịch, nghỉ mát cao cấp 5 sao lớn nhất Việt Nam.

109

Với 500 phòng nghỉ các tiêu chuẩn khác nhau, có những khu biệt thự đặc biệt nhằm

phục vụ nhu cầu ăn ở, nghỉ ngơi cho khách đi theo nhóm hoặc gia đình, Sofitel Vinpearl

Resort & Spa được biết đến như thiên đường của du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Nằm ngay

trong khuôn viên khách sạn, hệ thống bể bơi với diện tích 5.000 m2, hiện là bể bơi ngoài

trời lớn nhất Đông Nam Á. Sở hữu bãi cát trắng dài 700m thoai thoải đều ra biển, Sofitel

Vinpearl Resort & Spa lãng mạn, hiền hòa với nhiều dịch vụ sang trọng phục vụ các nhu

cầu vui chơi, giải trí như sân tennis, nhảy dù, lặn biển khám phá đại dương... Hệ thống các

nhà hàng với sự đa dạng về khẩu vị, phong cách tạo cho du khách cảm giác được sống trong

không gian vừa hiện đại, vừa thân thiện bởi thiên nhiên bao bọc.

Nổi bật trong các hạng mục vui chơi thuộc Công viên Giải trí Vinpearl là khu sân khấu

nhạc nước và biểu diễn ngoài trời có sức chứa 5.000 khán giả với thiết kế hiện đại, mái lợp

bằng vật liệu Teflon – một vật liệu đẹp, hiện đại lần đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam.

Sân khấu này có thể di chuyển và hệ thống âm thanh ẩn bên trong núi. Hàng đêm Vinpearl

Land còn mang đến cho đông đảo du khách trong và ngoài nước các chương trình biểu diễn

nhạc nước vô cùng độc đáo và hoành tráng.

Đến Vinpearl Land, các bạn trẻ sẽ vô cùng thỏa thích bởi Khu vui chơi giải trí phục vụ

giới trẻ với nhiều trò chơi mới lạ, phong phú và hấp dẫn:

Khu trò chơi ngoài trời: Bao gồm những trò chơi cảm giác mạnh như nhào lộn, đoàn tàu

tốc độ cao, đu quay… độc đáo nhất VN từ được ứng dụng từ công nghệ của Đức, Argentina,

Ý… mang đến cho quý khách thoả mãn mong muốn được chinh phục, khẳng định sự gan dạ

và lòng dũng cảm.

Khu trò chơi trong nhà nằm trong một núi giả nhân tạo với cụm chiếu phim 3 chiều, 4

chiều sẽ đưa du khách ngược về quá khứ, khám phá lịch sử của con người và thiên nhiên

hoang dã. Du khách sẽ có cơ hội gần gũi, vui chơi với những chú khủng long khổng lồ qua

hình ảnh phim 4 chiều của Vinpearl; Khu trò chơi điện tử, các trò chơi thế giới ảo, xe điện

đụng, vườn cổ tích, khu thiên đường trẻ em…

Làng ẩm thực: với sự đa dạng về ẩm thực bốn phương như VN, Trung Quốc, Pháp… sẽ

mang đến những bữa ăn đầm ấm cho quí khách cùng với gia đình. Toàn bộ hệ thống nhà

hàng này được trải dài theo bờ biển, tạo cho thực khách một không khí yên bình, trong lành

và rất lãng mạn.

Khu phố mua sắm: tổng diện tích tới hơn 6.000m2 bao gồm hơn 100 gian hàng có diện

tích linh hoạt từ 24-160m2 được chia thành các khu vực với bốn nhóm sản phẩm khác nhau.

Sản phẩm chủ yếu được bày bán trong phố mua sắm là các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm

cao cấp, nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. Các vật lưu niệm, trang trí và đặc trưng

truyền thống từ khắp các làng nghề Việt Nam cùng các mặt hàng đa dạng khác đáp ứng và

hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho du khách.

Vũ trường Exotica: có diện tích 1.000 m2, được thiết kế độc đáo trong lòng một quả núi

nhân tạo với hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại.

Công viên nước Vinpearl: được đưa vào hoạt động vào tháng 08/2007 rộng hơn

60.000m2 với dòng sông lười dài 1.200m có đoạn chảy qua hang rùng rợn, khu Hải Dương

học, khu lặn biển, các bãi tắm, các môn thể thao dưới nước và trò chơi dưới nước… Quy mô

rộng lớn này cũng giúp Công viên nước Vinpearl xếp vào hàng đầu trong khu vực.

Điểm nổi bật và thu hút nhất tại Khu Du lịch và Giải Trí Vinpearl Land là tuyến cáp

treo vượt biển có chiều dài 3.310 m, nối đất liền ra đảo Hòn Tre. Với chiều dài này, cáp treo

Vinpearl sẽ là tuyến cáp treo qua biển dài nhất thế giới hiện nay. Từ độ cao lý tưởng, ngồi

trong cabin, du khách có thể thấy toàn cảnh thành phố Nha Trang xinh đẹp với những bãi

110

biển uốn lượn ôm gọn lấy thành phố biển, cũng như được chiêm ngưỡng phần nào Vịnh

Nha Trang, là 1 trong 29 vịnh nổi tiếng và đẹp nhất thế giới.

Là công trình được đầu tư công phu, Vinpearl Land ra đời đánh dấu một sự phát triển

vượt bậc của ngành du lịch Việt Nam, chuyển khai thác du lịch lên một mức độ cao hơn là

đầu tư theo chiều sâu, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời có trách nhiệm hơn với sự

phát triển bền vững của kinh tế xã hội, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

4.2.2.2. Các điểm du lịch tại tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận

a) Điểm du lịch Cà Ná (Ninh Thuận)

Cà Ná là một bãi biển đẹp, cách Phan Rang 32km, cách Phan Thiết 114km. Cà Ná

không chỉ nổi tiếng với bãi cát đẹp, hoang sơ, quyến rũ mà còn là địa danh rất quen thuộc và

nổi tiếng khắp cả nước nhờ nguồn lợi muối biển dồi dào và tốt vào bậc nhất nước ta.

Biển Cà Ná quanh năm trong xanh suốt đáy, sâu trung bình từ một đến hai mét, nhưng

có lắm đá ngầm, rất nguy hiểm cho tầu thuyền qua lại. Có lẽ vậy mà người Chăm mới gọi

nơi đây là Cà Ná chăng? Theo tiếng Chăm, Cà Ná có nghĩa là đá ngầm. Bãi biển Cà Ná dài

trên 3 km, cong cong hình lưỡi liềm bị chia cắt thành từng ô, bởi những gộp đá hoa cương

to lớn, đủ hình đủ dạng nằm xếp chồng lên nhau, tạo nên cảnh quan nơi đây vừa lạ mắt vừa

độc đáo.

Phơi mình sương gió dãi dầu,

Tảng nằm, tảng đứng gối đầu chênh vênh.

Cà Ná cũng là nơi núi rừng Trường Sơn đâm ra sát tận biển Đông, là nơi tuyến đường

sắt Bắc- Nam và Quốc lộ 1A gặp nhau ở đây, tại khúc quanh Cà Ná thơ mộng – với một bên

là biển cả mênh mông, sóng vỗ lao xao và một bên là núi Điện Bà cao ngất, phảng phất linh

khí nhiệm màu. Tít tắp ngoài khơi về hướng Đông Nam, lờ mờ hiện ra ở chân trời một hải

đảo nho trông như chú rùa biển đang nô đùa với sóng nước. Đó là hòn Lao mà ngày xưa

người Pháp gọi nó bằng cái tên rất “Tây” là Poulo Cécir Terre. Hòn Lao nổi tiếng với giếng

Tiên và thạch động bảy đầu lâu. Đây cũng là trạm nghỉ chân hàng ngày của các ngư dân

vùng Phan Rang, Phan Rí, Long Hương, La Gàn... Và ngày nay, hòn Lao là điểm du lịch dã

ngoại của Bình Thuận – Phan Thiết thu hút nhiều du khách đến đây nghỉ ngơi, cắm trại và

tắm biển trong những ngày hè oi ả, nóng bức.

Ngoài tiềm năng du lịch, Cà Ná còn nổi tiếng là “kho muối” lớn nhất ở nước ta với hơn

một ngàn hecta ruộng muối trải dài theo bờ biển. Diêm dân đã dựa vào các gộp đá trên bờ

để đắp thành những ô ruộng muối. Mỗi ô có thể rộng đến hàng chục hecta.

Theo các nhà chuyên môn, muối Cà Ná được xem là loại muối tốt nhất ở Đông Nam á,

tỷ lệ Clorua Natri (muối nguyên chất) lên đến 95% và hàng năm sản xuất trên dưới 200.000

tấn. Muối Cà Ná được chế biến thành các chất như xút, axit clohydric, clo... cần dùng trong

kỹ nghệ làm giấy và xà phòng. Muối Cà Ná được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm,

đặc biệt là nước mắm và muối ăn. Ngoài ra, từ một tấn muối có thể lấy ra được 10 kg thạch

cao, một hóa chất rất cần cho kỹ nghệ xi măng.

Ngoài ra, Cà Ná còn là một ngư trường lớn, nên sản lượng hải sản đánh bắt thật dồi dào.

Du khách đến đây ngoài thú tham quan, tắm biển, leo núi còn tha hồ thưởng thức các món

ngon đặc sản được chế biến từ rong câu, tôm, cua, cá, sò, ốc, mực... Đặc biệt, ở đây còn có

món thịt giông, vừa lạ miệng vừa bình dân, là món ăn đặc trưng của vùng đất Ba Phan ở

vùng duyên hải cực nam Trung Bộ.

Về đêm, Cà Ná thật yên tĩnh. Đẹp nhất là vào mùa trăng. Trăng lên từ biển cả soi rọi

vào cả đất trời lồng lộng. Không gian tĩnh lặng chỉ còn tiếng sóng vỗ rì rào và tiếng gió reo

vi vu trên các cành cây, ngọn cỏ khiến cho du khách liên tưởng đến những tiếng đàn, tiếng

sáo của hàng trăm cung tần mỹ nữ Chiêm Thành nổi lên giữa đêm khuya u tịch để Chiêm

111

Vương Chế Mân cùng Công chúa Huyền Trân đắm chìm vào cõi mộng cách đây gần chục

thế kỷ.

b) Điểm du lịch Mũi Né (Bình Thuận)

Mũi Né là tên một mũi biển, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết, cách trung

tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, thuộc tỉnh Bình Thuận. Địa danh Mũi

Né nổi tiếng với những hình ảnh là những cồn cát có một không hai ở Việt Nam.

Tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc ngư dân đánh cá, mỗi khi đi biển gặp bão, thường đến

đây nương náu. "Mũi" là cái mũi đất đưa ra biển; "Né" có nghĩa là để né tránh. Nơi đây có

sự hài hòa giữa màu vàng của cát, màu óng của nắng và màu xanh thẳm của biển tạo cảm

giác ấm áp và trong lành, thu hút rất nhiều du khách. Tên gọi xuất phát từ công chúa Út của

vua Chăm là công chúa Chuột - tương truyền vùng đất này của người Chăm, xưa kia lau sậy

mọc um tùm. Công chúa Chăm năm 16 tuổi mắc bệnh nan y, về sau xây dựng miếu Am để

tu tại Hòn Rơm. Từ đó lấy biệt danh là bà Nà Né - lâu dần người dân đọc trại chữ Nà Né

thành Mũi Né. Né là tên của công chúa Út - Mũi là mũi đất đưa ra biển.

Với thời tiết nắng nhiều, đồi cát sẽ là điểm đến đầu tiên của du khách khi đặt chân đến

Mũi Né. Khoảng thời gian thích hợp nhất là từ 7 – 8h sáng khi nhiệt độ chỉ từ 25 – 27 độ C.

Lúc này, những đồi cát chưa bị đốt nóng nên bạn có thể thoải mái chân trần bước đi trên cát

ngắm nhìn vẻ đẹp Mũi né. Bạn cũng có thể thuê xe zíp chạy một vòng tham quan đồi cát.

Những đồi cát trắng trải dài, rộng mênh mông ở Mũi Né là một danh thắng nổi tiếng đã trở

thành biểu tượng và hình ảnh đẹp tiêu biểu cho vùng đất Bình Thuận. Dưới ánh nắng vàng

như mật cùng luồng gió mát mang theo vị mặn của biển, những đồi cát trắng, cát vàng nối

tiếp nhau nhấp nhô, gợn sóng và thay đổi hình dạng từng giờ càng tôn lên vẻ đẹp hoang sơ,

tinh khôi và quyến rũ cho Mũi Né.

Không chỉ nổi tiếng với những đồi cát trắng, Mũi Né còn gây ấn tượng với du khách bởi

những rặng dừa xanh tốt trải dài theo bờ biển thành hình vòng cung. Những thân dừa cao

vút, ngã mình ra bờ biển tạo nên một khung cảnh thơ mộng cho biển Mũi Né. Bạn có thể

ngồi dưới những hàng dừa xanh mát để tận hưởng cảm giác khoan khoái từ những cơn gió

biển thổi lồng lộng.

Đặc biệt, nếu du khách là người yêu thích các môn thể thao biển như lướt ván, đua

thuyền buồm hay dù lượn thì Mũi Né chính là địa chỉ nghỉ dưỡng lý tưởng. Đến tham quan

Mũi Né, du khách sẽ được nghỉ ngơi trong những dãy Bungalow xinh xắn, hay những gian

village sang trọng, những khu resort tiện nghi, cao cấp.

Ngoài các địa danh biển kể trên, đến với tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ, du

khách còn có thể tham quan các điểm du lịch hấp dẫn khác: vịnh Cam Ranh, vịnh Nha

Phú… hoặc các bãi biển hoang sơ trên biển Ninh Thuận, Bình Thuận…

4.2.2.3. Một số tuyến và chương trình du lịch

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Nha Trang

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Mũi Né

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Nha Trang – Huế - Hà Nội

- Tuyến Hà Nội – Đà Nẵng – Huế - Hội An – Nha Trang – Đà Lạt – TP. Hồ Chí Minh

b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Nha Trang (3 ngày, 2 đêm phương tiện vận

chuyển máy bay, ô tô)

112

Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – Nha Trang

Sáng: Khởi hành ra sân bay Tân Sơn Nhất đáp chuyến bay đi Nha. Đến sân bay Nha

Trang, ăn sáng. Lên tàu tham quan Vịnh Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới),

tham quan Hòn Mun nơi bảo tồn san hô quí hiếm của Việt Nam, Hòn Một, ăn trưa trên tàu

Chiều: Du khách vừa tham quan, vừa tham gia chương trình ca nhạc đặc sắc và ấn

tượng và cùng nhau khiêu vũ trên tàu , cùng thưởng thức Bar dưới Biển (uống rượu,

cocktail trên biển miễn phí). Tàu tiếp tục ghé Bãi Tranh tham quan tắm Biển, thưởng thức

bữa tiệc trái cây trên tàu. 16h00:Đoàn lên tàu về lại đất liền. Nghỉ ngơi tự do. Nghỉ đêm tại

TP. Nha Trang.

Ngày 2: Nha Trang – Vinpearl land

Sáng: Ăn sáng, xe đưa quý khách đi yang Bay. Trên đường đi đoàn nghe thuỵết minh

về thành cổ Diên khánh. Đến KDL Yang Bay, chinh phục Yang Bay 1: hành quân trong

rừng, khám phá rừng nguyên sinh. Thăm hang chiến khu H1, khe Sửng Sốt và hang 2. Tham

quan thác Yang Khang, dừng chân tại Bến Lội tắm thác…đến tham quan khu nuôi cá sấu,

khu nuôi gấu, xem đua heo (tự túc). Ăn trưa

Chiều: Xe đưa quý khách ra cảng Phú Quý, lên cáp treo vượt biển dài nhất thế giới, qua

KDL giải trí Vinpearl Land – Hòn Ngọc Việt, Quý Khách tham gia những trò chơi hấp dẫn

và thú vị. Xem chương trình nhạc nước hoành tráng và ấn tượng có một không hai tại Nha

Trang và cả nước. Nghỉ đêm tại Nha Trang.

Ngày 3: Nha Trang – TP. Hồ Chí Minh

Sáng: Ăn sáng, khách tự do tắm biển, mua sắm. Ăn trưa. Xe đón khách đưa đến sân bay

Nha Trang, về TP. Hồ Chí Minh. Kết thúc chương trình.

Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Nha Trang – Đà Lạt (5 ngày, 4 đêm phương

tiện vận ô tô)

Ngày 01: TP.HCM – Phan Thiết – Chùa Từ Vân – Nha Trang

Sáng: Khởi hành đi Nha Trang. Ăn sáng tại ngã ba Dầu Giây. Tiếp tục lộ trình đến Phan

Thiết, tham quan bãi biển. Theo con đường ven biển ngoạn cảnh quần thể

tháp Poshanư, Lầu Ô, rặng dừa Hàm Tiến, làng chài Mũi Né, đến bãi biển Cà Ná: Dừng

chân chụp hình lưu niệm. Ăn trưa

Chiều: Tham quan chùa Từ Vân-đây là ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo, có lối đi vào

18 tầng địa ngục và được lắp ghép từ những vỏ sò. Đến Nha Trang, nhận phòng. Dùng cơm

chiều.

Ngày 02: Nha Trang – Dốc Lết – Vinpearl Land

Sáng: Dùng điểm tâm. Khởi hành đi Dốc Lết – 1 trong những bãi tắm đẹp nhất miền

trung. Tắm biển, thưởng thức hải sản tươi sống : Cua, Ghẹ, Mực Một Nắng,… Ăn trưa

Chiều: Khởi hành tham quan Vinpearl: Tham gia trò chơi ngoài trời: đu quay cảm giác

mạnh, đu quay dây văng, đu quay thú nhún, đu quay con voi, tàu lượn siêu tốc, đu quay

vòng xoay, xe đạp bay, tàu hải tặc, thành phố vui nhộn, thú nhún, xiếc thú, xem phim 4D, xe

đụng, vườn cổ tích, thiên đường trẻ em, siêu thị game, phòng karaoke…

Ngày 03: Nha Trang – Đà Lạt

Sáng: Ăn sáng. Tham quan City Nha Trang: Tháp Bà Ponagar: một công trình có quy

mô lớn nhất và có vai trò quan trọng trong lịch sử nghệ thuật kiến trúc tôn giáo Chăm; Chùa

Long Sơn: ngôi chùa nổi tiếng nhất Nha Trang, mua sắm tại chợ Đầm. Ăn trưa, trả phòng.

Chiều: Khởi hành đi Đà Lạt, du khách đi theo con đường mới ngang qua Thành Cổ

Diên Khánh, nhà máy nước khoáng Đảnh Thạnh, làng dân tộc Kờ Tu, ngoạn cảnh thiên

nhiên và những Đồi Thông.

113

Tối: Đến Đà Lạt nhận phòng. Ăn tối, tự do khám phá Đà lạt , thưởng thức cà phê Thủy

Tạ

Ngày 04: Đà Lạt – Domain – Đồi Mộng Mơ – Lang Biang

Sáng: Quý khách dùng bữa sáng. Tham quan Nhà Thờ Domain, Đồi Mộng Mơ với Vạn

Lý Trường Thành thu nhỏ, giao lưu văn hóa cồng chiêng.Ăn trưa

Chiều: Tiếp tục chinh phục đỉnh Langbiang với độ cao 2.169m – Nghe kể chuyện về

tình yêu của chàng Lang dũng cảm và nàng Biang xinh đẹp. Ngắm tòan cảnh Cao Nguyên

Langbiang, Hồ Đankia, Suối Vàng, Suối Bạc.

Tối: Quý khách tham dự đêm lửa trại, uống rượu cần, văn nghệ cồng chiêng, giao lưu

văn hóa với người Tây Nguyên, nghỉ đêm tại Đà Lạt.

Ngày 5: Đà Lạt – TP. Hồ Chí Minh

Sáng: Dùng điểm tâm, trả phòng, đoàn tham quan mua sắm tại Chợ Đà Lạt. Khởi hành

về TP.HCM, trên đường đi, quý khách ghé tham quan Thác Datanla – quý khách đi máng

trượt. Đoàn đến Bảo Lộc, Thưởng thức trà và cà phê miễn phí.

Trưa: Đoàn dùng cơm trưa tại Bảo Lộc. Chiều: Về đến TP.HCM.

4.2.3. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt – VQG Yok Đôn

4.2.3.1. Các điểm tham quan tại Đà Lạt

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên

Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển, có diện tích tự nhiên: 393,29 km². Phía

Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và

Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm

Hà và Đức Trọng.

Đà Lạt có nghĩa là con suối của người Lạt hay nước của người Lạt. Đà Lạt là thành phố

có phong cảnh trữ tình, thơ mộng, khí hậu mát mẻ. Nơi đây được ví như một Tiểu Paris và

du lịch tuy là một thế mạnh song cũng là yếu tố làm thay đổi Đà Lạt theo hướng đô thị hóa.

Lấy hồ Xuân Hương làm trung tâm, trong vòng bán kính 15km, Đà Lạt có tới 99 danh

thắng. Với những thác nước đẹp hùng vĩ, những hồ nước êm ả, thơ mộng. Đà Lạt còn có

rừng thông bạt ngàn với nhiều ngôi chùa cổ kính, thâm nghiêm, nhiều biệt thực và nhà thờ

có giá trị về kiến trúc.

Hiện nay, tại Đà Lạt còn 3000 biệt thự, nhiều ngôi chùa cổ kính. Những công trình kiến

trúc mỹ thuật có sự kết hợp hài hòa với phong cảnh thiên nhiên tạo nên phong cảnh lãng

mạn, thơ mộng. Một số điểm tham quan chủ yếu của Đà Lạt bao gồm:

a) Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là một hồ nhân tạo nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Hồ có chu vi

chừng 5 km, rộng 25ha, có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du

lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù.

Hồ là trái tim của thành phố Đà Lạt và là một trong những thành phố hiếm hoi có hồ

nằm ngay trung tâm. Công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với hồ Xuân Hương là Thuỷ Tạ.

Thời Pháp thuộc có tên là "La Grenouillère" (đầm ếch). Không hiểu vì sao lại có tên này?

Nhưng qua cấu trúc thì thấy có tháp để nhảy xuống nước như ở hồ bơi. Tên gọi Hán Việt

"Thuỷ Tạ" có khi còn hiểu là "Thuỷ toạ", có nghĩa là một kiến trúc nằm trên nước.

Nhìn từ xa, công trình Thủy Tạ thấp thoáng như dáng một chiếc du thuyền sang trọng.

Từ trước đến nay, Thuỷ Tạ vẫn là một café bar nhỏ, xinh xắn. Ngày nay, màu trắng của kiến

trúc cũng vẫn luôn được giữ không thay đổi. Để đáp ứng cho nhu cầu khách, phía đối diện,

một café bar khác được mở ra. Đó là "Thanh Thuỷ". Tên gọi này (nước xanh) cũng rất gắn

liền với hồ Xuân Hương. Mặt bằng ở đây rộng hơn nên tiếp được rất nhiều khách. Cũng vì

114

lẽ đó mà Thuỷ Tạ vẫn mang một nét riêng không hề bị trộn lẫn với Thanh Thuỷ. Đến Thuỷ

Tạ và Thanh Thuỷ uống cà phê cũng là cốt để ngắm mặt hồ. Nhưng cảm giác tâm lý khi

ngồi trên Thuỷ Tạ vẫn là một cái gì êm đềm, thanh thoát.

Hồ Xuân Hương là một trong những phong cảnh đẹp của Đà Lạt, nơi đây có nhiều góc

chụp hình rất đẹp, rất được du khách yêu thích.

b) Dinh Bảo Đại

Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối

cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm

quyền từ 1948 rồi thành lập “Hoàng triều cương thổ” vào 1950, nơi đây còn được gọi là biệt

điện Quốc trưởng.

Dinh Bảo Đại được xây dựng trong khoảng từ năm 1933 đến năm 1938, do một kiến

trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Dinh được đánh giá là dinh thự

đẹp đẽ và trang nhã nằm giữa một rừng thông thuần chủng, gắn liền với các tiểu cảnh kiến

trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân và một hồ nước nhỏ hòa quyện vào nhau

một cách rất hợp lý và thơ mộng. Dinh được bố trí trên một đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh

trang Đà Lạt của KTS Hébrard dành cho dinh toàn quyền. Ngọn đồi này có độ cao 1539m ở

đường Triệu Việt Vương ngày nay.

Về hình thức kiến trúc, Dinh Bảo Đại là một trong những công trình chịu ảnh hưởng của

trào lưu cách tân về kiến trúc ở châu Âu. Điểm đáng lưu ý ở đây là phía bên phải cổng vào

và phía sau dinh có một vườn hoa nhỏ theo kiểu vườn hoa ở các cung điện của Pháp, bố cục

theo hình kỷ hà. Tại đây trồng nhiều cây cảnh được cắt tỉa đẹp, những cụm hồng quý nở

quanh năm theo những bố cục đối xứng qua hai trục. Có một bồn hoa rộng phía trước dinh

được chăm sóc chu đáo. Những con đường đi dạo nhỏ quanh dinh nằm ẩn mình dưới những

tán lá thông, xen kẽ giữa các đám cỏ xanh.

Dinh Bảo Đại là một công trình đồ sộ với hệ thống mái bằng, các mảng - khối được bố

cục cân đối nhưng không đối xứng một cách cứng nhắc. Phía trước sảnh chính cũng có mái

hiên đưa ra che vị trí đậu xe. Tầng trệt là phòng khách, các phòng làm việc, văn phòng của

vua Bảo Đại, thư viện, các phòng giải trí và một phòng ăn lớn. Đặc biệt, các phòng làm việc

đều được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc, các không gian trong và ngoài liên hệ với nhau

qua các cửa đi và cửa sổ bằng kính khung thép, tạo ra một khung cảnh hài hòa giữa kiến

trúc và thiên nhiên.

Toàn bộ tầng hai được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng sinh hoạt, các phòng

ngủ của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương, các công chúa và hoàng tử. Từ phòng ngủ

của vua Bảo Đại có một cửa ra sân thượng còn gọi là Vọng Nguyệt Lầu. Đứng ở đây có thể

ngắm nhìn vườn hoa, đường đi dạo, đồi thông và cả thung lũng phía xa xa. Ván gỗ vẫn là

vật liệu chính để ốp cầu thang, sàn lầu và làm các vật dụng nội thất của dinh. Dinh là một

công trình kiến trúc đẹp, gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt của nước ta.

c) Khu du lịch Lang Biang

Langbiang hay còn gọi là núi Bà, cao 2.167 nằm ở phía Bắc TP. Ðà Lạt và cách thành

phố khoảng 12km, thuộc địa bàn huyện Lạc Dương. Dưới chân núi là nơi định cư của bản

làng dân tộc Lạt, Chil,.. còn lưu giữ khá nhiều nét văn hoá truyền thống của các dân tộc Tây

Nguyên.

Cùng với sự phát triển của TP, diện mạo của cao nguyên Lang Biang thay đổi nhiều.

Từ trung tâm TP. Ðà Lạt, sau 15 phút đi bằng xe máy hoặc xe ôtô, du khách đã có thể đến

chân núi Lang Biang huyền thoại. Ngày nay người Lạch đến định cư ở đây nên buôn làng

gắn bó với ngọn núi này. Từ tháng 11/1999, khu vực này đã được giao cho Công ty du lịch

tỉnh Lâm Ðồng, với tên gọi là khu du lịch Lang Bian.

115

Ðịa hình của Lang Bian rất thích hợp cho kiểu du lịch dã ngoại để tìm một chút hơi lạnh

của miền sơn cước. Tại chân núi có nhiều khu đón khách. Ngoài những cơ sở nghỉ ngơi cao

cấp, còn có khu cắm trại và nhiều dịch vụ cần thiết cho du khách. Họ dừng lại đây để nghỉ

dưỡng tham quan thắng cảnh. Một số cắm trại qua đêm, quây quần bên ánh lửa với ché

rượu cần, nghe những khúc hát cùng những âm thanh của nhạc cụ cổ truyền người Lạch. Họ

ăn uống, ca hát, nhảy múa suốt đêm. Ban ngày xem các cô gái Lạch ngồi dệt thổ cẩm, du

khách có thể mua những đặc sản của họ như chiếc gùi, những vóc thổ cẩm nhiều màu sắc.

Ngoài những chương trình du lịch dã ngoại, du lịch leo núi, chinh phục đỉnh Lang

Biang, dù lượn...cũng phát triển. Có ba cách lên tới đỉnh-nơi đặt logo Du lịch Ðà Lạt: đi xe

Uoát, đi bộ hoặc leo bằng dây. Ngoài ra còn có một đường xuyên rừng khoảng 2km cũng

lên tới đỉnh. Vài năm gần đây, trên đỉnh Lang Bian có loại hình dù lượn, xuống núi bằng

dây. Cảm giác thú vị nhất của du khách là được ngự trị trên đỉnh đồi Rađa cao hơn 2.000m,

thả hồn theo những đám mây đang bồng bềnh trôi. Ðứng ở đây có thể ngắm trọn vẹn thành

phố Ðà Lạt mộng mơ, hiện ra như một bức tranh thủy mặc, phía tây là hồ Dankia-Suối Vàng

trông như một tấm lụa đào khổng lồ nổi bật giữa màu xanh bạt ngàn của núi đồi.

d) Một số thác nước đẹp của Đà Lạt

Thác Đatala

Thác Đatanla nằm khoảng giữa đèo Prenn, cách thành phố Đà Lạt 5km. Thác Đatanla

tuy không hùng vĩ, ồn ào như nhiều dòng thác khác của Đà Lạt nhưng lại có một sức cuốn

hút đặc biệt đối với những ai thích mạo hiểm phiêu lưu. Đatanla hay Đatania do các từ K'Ho

ghép lại: "Đà-Tàm-N'ha" có nghĩa là "nước dưới lá"- liên hệ đến cuộc chiến tranh Chăm-

Lạch - Chil thế kỷ XV - XVII.

Theo truyền thuyết, do thác có vực sâu nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng

là nơi lánh nạn của một cánh quân của người dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với

người Chăm từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Nhờ có ngọn thác này nên một cánh

quân đã trụ lại và bảo toàn được lực lượng. Thác đổ xuống từ ghềnh cao 20m, len lỏi qua

nhiều tầng nấc trong các khe đá rồi lẫn khuất đâu đó trong rừng sâu tạo thành một dòng

suối, lúc ẩn lúc hiện như mời gọi thách thức bước chân khách lãng du.

Đi xa xuống phía dưới, du khách sẽ gặp một hẻm vực sâu hun hút được gọi là vực Tử

Thần.

Cái tên vực Tử Thần cùng tiếng thác đổ ầm ào, hơi nước mịt mùng và vách núi trơn trượt

gây áp lực tâm lý đối với du khách, tuy nhiên dịch vụ “đi dây” được tổ chức khá công phu,

đảm bảo an toàn, đặc biệt có dây bảo hiểm để huấn luyện viên kịp thời giúp đỡ du khách khi

cần thiết.

Hiện nay, để phục vụ cho phát triển du lịch hệ thống máng trượt tại Đatanla được xem

là máng trượt duy nhất của Đà Lạt. Máng có chiều dài 1.000m uốn lượn quanh các sườn núi,

có hệ thống phanh cảm biến để hãm bớt tốc độ của những xe đi quá nhanh nhằm giữ khoảng

cách an toàn giữa các xe. Trượt trên máng ống là những chiếc xe đôi dành cho 2 người, có

tay phanh để điều chỉnh tốc độ theo ý muốn. Tốc độ trung bình là 10-20km, tốc độ nhanh là

40km. Trước đây muốn xuống thác Datanla phải vất vả vượt qua hàng trăm mét đường dốc

thẳng đứng và chỉ có cách duy nhất là đi bộ với thời gian từ 10- 15 phút, nay có thể lên hoặc

xuống thác rất nhanh từ 1,5- 2 phút. Leo dây mạo hiểm là môn thể thao mới khai trương tại

thác nhằm khám phá và thử sức can đảm tại hang Tử Thần.

Thác Liên Khương

Thác Liên Khương có tên cũ là Liên Khàng, nằm ngay ngã ba Liên Khương, thuộc

huyện Đức Trọng, cách thành phố Đà Lạt gần 27 km, bên cạnh quốc lộ 20 nên rất thuận lợi

cho du khách tham quan thưởng ngoạn.

116

Thác có bề mặt rộng khoảng 200m, cao 50m đây là một ngọn tháp hùng vĩ ở Lâm Đồng,

gắn liền với những truyền thuyết huyền bí của miền đất Tây Nguyên. Cùng với 2 thác

Gougah và Pongour, thác Liên Khương là một trong 3 thác nước đẹp trên sông Đa Nhim.

Trên đường đi Đà Lạt, đến ngã ba Liên Khương, nếu để ý du khách sẽ nghe thấy tiếng

thác đổ ầm ầm và có những làn hơi nước trắng bốc lên. Nhìn từ đường nhựa, du khách sẽ

nhìn thấy toàn bộ cảnh thác. Đi vào tham quan, du khách phải lần theo những nấc thang

phía sau lưng miếu Ba Cô để xuống tận dưới thác nước. Trên thượng nguồn thác có một

dòng suối với nền đá rộng 60m2 xung quanh là các ruộng bậc thang. Từ trên cao thác tung

bọt trắng xóa đổ xuống ào ào nghe rất dữ dội. Du khách có thể chèo thuyền xuôi theo dòng

nước để khám phánhững hang động nhỏ đầy bí ẩn bên dưới thác.

4.2.3.2. Điểm du lịch Yok Đôn – Hồ Lắk

a) Vườn quốc gia Yok Đôn

VQG Yok Đôn được phê duyệt theo quyết định 301/TCLĐ ngày 24 – 6 -1992 của Bộ

Lâm nghiệp. VQG có diện tích 115.545 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 80.947

ha, phân khu phục hồi sinh thái là 30.426 ha và phân khu dịch vụ hành chính là 4.172 ha;

vùng đệm: có diện tích 133.890 ha, bao gồm các xã bao quanh VQG..

Vườn nằm trên một vùng tương đối bằng phẳng, với hai ngọn núi nhỏ ở phía nam

của sông Serepôk. Rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng khộp. Yok Đôn cũng là

vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này.

VQG có 63 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư, 464 loài

thực vật, trong đó có voi rừng, trâu rừng và bò tót khổng lồ. Đây là nơi trú ngụ của một số

loài động vật nguy cấp mang tính toàn cầu như: bò xám, mang lớn, nai cà tông, bò banteng,

voi châu Á, hổ sói đỏ và chà vá chân đen. Công tác điều tra vẫn đang tiếp tục, nhưng các kết

quả nghiên cứu cho thấy vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những nơi có khu hệ chim

phong phú nhất Đông Dương.

VQG Yok Đôn có hệ sinh thái rừng kết hợp. Vườn bảo tồn, nghiên cứu lịch sử tiến hóa,

diễn thế và mối quan hệ giữa kiểu rừng kết hợp với rừng thường xanh, kiểu rừng nửa rụng

lá. Vào mùa khô, trong cái nắng gay gắt của Tây Nguyên thì nơi đây vẫn mát lạnh như ở xứ

sương mù Đà Lạt, thoang thoảng mùi hương phong lan quanh năm. Vườn Quốc Gia(VQG)

hàng năm đón nhận nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu.

Khi đến tham quan VQG, du khách sẽ được cưỡi voi đi dạo giữa những cánh rừng xanh

mát, hoặc cùng voi vượt sông Xre-pôk, thưởng thức những món ăn truyền thống: cơm lam,

gà nướng... của cư dân bản địa, hoặc quây quần bên ché rượu cần nghe già làng kể khan,

nghe những truyền thuyết, sử thi... Vào mùa đông, các đầm nước trong rừng tiếp nhận vô số

đàn chim từ phương bắc lạnh về cư trú. Vịt trời, ngỗng trời, giang, sếu, le le... đậu la liệt

trên các gò đất và trong các bãi lầy. Bằng nhiều chất giọng khác nhau, chúng gọi nhau ríu

rít, tạo nên một khung cảnh náo nhiệt lạ thường.

b) Hồ Lắk

Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyện Lắk, bên cạnh tuyến đường

giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km

về phía Nam theo quốc lộ 27. Hồ rộng trên 5km², được thông với con sông Krông Ana. Mặt

hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ

luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú.

Theo truyền thuyết hồ lắk được tạo ra bởi anh hùng lắk liêng người dân tộc M'Nông.

Hồ có tác dụng điều hòa khí hậu. Không gian hồ, di tích Biệt điện và khu rừng xung

quanh đã được xác định là Khu rừng lịch sử văn hóa môi trường hồ Lắk (một loại rừng đặc

dụng) từ năm 1995 với tổng diện tích là 12.299 ha. Với các chương trình bảo vệ môi trường,

117

phát triển du lịch nhằm bảo vệ các hệ sinh thái rừng núi cao Tây Nguyên và trảng cỏ cây

bụi, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài đặc hữu và quý hiếm,

nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái... góp phần phát triển

kinh tế, xã hội địa phương, bảo vệ rừng đầu nguồn để phòng hộ cho hồ Lắk và sông Krông

Ana. Ở đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trong khu rừng có 548 loài thực vật thuộc

118 họ, 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư-bò sát, 43 loài cá, tôm, cua, ốc.

4.2.3.3. Một số tuyến tham quan và chương trình du lịch

a) Một số tuyến tham quan (tuyến tham khảo)

- Tuyến tham quan thành phố Đà Lạt

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Nha Trang – Đà Lạt

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt – VQG Yok Đôn – Hồ Lắk

- Tuyến Hà Nội – Nha Trang – Đà Lạt

b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt (3 ngày, 2 đêm, phương tiện vận

chuyển ô tô)

Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt

Sáng: Khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh đi Đà Lạt, ăn trưa tại Bảo Lộc

Chiều: Tham quan thác Pouogur. Ăn tối và nhận phòng khách sạn tại Đà Lạt.

Ngày 2: Tham quan Đà Lạt

Sáng: Tham quan thác Cam Ly, dinh thự Bảo Đại, nhà thờ Con Gà, vườn hoa Minh

Tâm, chùa Thiên Vương Cổ Sát

Chiều: Tham quan thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, khu du lịch Lang Biang.

Tối: Ăn tối, thưởng thức văn hóa cồng chiêng của người Lạt, nghỉ đêm tại Đà Lạt.

Ngày 3: Đà Lạt – TP. Hồ Chí Minh

Sáng: Đi chợ Đà Lạt tham quan mua sắm, đi tham quan Thiền viện Trúc Lâm. Về TP.

Hồ Chí Minh. Ăn trưa tại Bảo Lộc, thưởng thức và mua sắm trà, cafe. Kết thúc chương

trình.

4.2.4. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Côn Đảo

4.2.4.1. Các điểm du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc miền Đông Nam Bộ. Tỉnh nằm trong

vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có diện tích: 1.982 km2, dân số: 1.009.719 người

(2013). Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở

phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông.

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh có giàu tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là dầu mỏ), đất

đai trù phú, có nhiều bãi biển đẹp với các ngư trường lớn giàu hảu sản. Tỉnh có đường bờ

biển dài tới 120km, trong đó có 72km có thể sử dụng làm bãi tắm. Trong đó có một số các

bãi tắm đẹp như: Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dâu….

a) Các bãi tắm nổi tiếng

Bãi Sau: Bãi Sau còn được gọi là bãi Thùy Vân, nằm ở phía đông nam thành phố,

cách trung tâm TP. Vũng Tàu 3km. Đây là một bãi biển đẹp nhất của Vũng Tàu, có khả

năng tiếp một lượng khách lớn.

Bãi Sau có bãi cát trắng, sóng thay đổi theo mùa: Mặt biển bãi Sau phẳng lặng vào mùa

gió nam nhưng lại sóng to, gió lạnh vào mùa gió bắc. Với không khí trong lành, thoáng mát,

118

cảnh đẹp hữu tình, bãi Sau sẽ tạo nên cảm giác thoải mái cho du khách sau những ngày làm

việc mệt nhọc.

Bãi Sau tựa đầu vào núi nhỏ, đằng sau là khu rừng dương - một cánh rừng rộng với

những cây phi lao cổ thụ xanh rợp trên nền cát trắng. Dưới rừng dương thấp thoáng những

căn nhà nghỉ bằng gỗ, thiết kế theo kiểu nhà rông vừa tao nhã, vừa thanh lịch, đậm nét văn

hóa của núi rừng Tây Nguyên, nhà được trang bị đủ tiện nghi, vừa hiện đại, vừa dân dã là

chỗ dừng chân lý tưởng cho mọi du khách. Chỉ cần một luồng gió nhẹ, những cành lá phi

lao nhỏ li ti lại cùng reo lên bản nhạc lạ kì.

Bãi Sau, một bên là những dãy phố sầm uất, nhà cao tầng, khách sạn dáng vóc hiện đại,

đầy đủ tiện nghi, một bên là bãi cát vàng và nhiều khu du lịch đủ các loại hình dịch vụ giải

trí vui chơi trên biển… dành cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt có một sân golf rộng hơn 100ha đạt

tiêu chuẩn quốc tế.

Bãi sau là nơi thu hút nhiều du khách lui tới vui chơi tắm biển nghỉ mát ở Bà Rịa –

Vũng Tàu. Vào những các ngày tết, lễ, đón mừng năm mới… Bãi Sau tràn ngập người ghé

đến, trên bờ cũng như dưới nước như không còn chỗ trống tạo nên một sức sống của một

trung tâm du lịch nổi tiếng khắp nơi.

Bãi Trước

Bãi Trước nằm giữa Núi Lớn và Núi Nhỏ, là một vịnh nhỏ lặng sóng. Bãi, ở phía tây

nam của thành phố nên buổi chiều có thể ngắm hoàng hôn trên biển ở đây. Do đó, bãi Trước

còn có tên làbãi “Tầm Dương” - Tìm ánh mặt trời.

Vào buổi bình minh và hoàng hôn, mặt trời đỏ rực như tan vào nước biển mênh mông.

Bãi Trước như một nửa vành trăng tựa lưng vào đất liền, hai đầu là hai ngọn núi Tương Kỳ

và Tao Phùng. Thiên nhiên sơn thuỷ hửu tình đã tạo cho Bãi Trước cảnh thơ mộng là bến

đậu của những con tàu trở về sau những chuyến hải trình.

Dọc bãi Trước trồng nhiều dừa vì vậy trước đây còn có tên là vịnh Hàng Dừa. Giờ đây

vẫn rợp bóng dừa và được điểm tô thêm màu xanh của những cây bàng, cây sứ. Bên dưới

những bóng cây xanh rợp mát là một khu công viên đầy hoa dành cho khách bộ hành hóng

mát... bên tiếng sóng biển du dương.

Trung tâm thành phố Vũng Tàu tọa lạc ở khu vực Bãi Trước với nhiều toà nhà, khách

sạn mới, hiện đại được mọc lên càng tô điểm cho Bãi Trước một nét đẹp vừa xa xưa vừa

hiện đại. Đêm về, dọc đại lộ Trần Phú, Quang Trung rực sáng với hệ thống đèn cao áp, trên

các tòa nhà cao lộng gió, những quán cà phê rực rỡ muôn ánh đèn đủ sắc màu tỏa sáng lung

linh cùng xa xa những chiếc tàu neo đậu với những vầng ánh sáng xanh đỏ tỏa lan trên mặt

biển tạo cho bãi trước một vẻ đẹp thật quyến rũ về đêm.

Bãi Dâu

Bãi Dâu nằm ở phía tây núi Lớn và phía bắc trung tâm thành phố Vũng Tàu. Từ bãi

Trước, theo đường Trần Phú, đi quá di tích Bạch Dinh chừng 3 km là tới bãi Dâu.

Trước kia bãi Dâu còn được gọi là Vũng Mây do nơi đây có nhiều mây rừng.

Bãi Dâu là một bãi biển kín gió với nhiều ghềnh đá kỳ thú, thơ mộng. Hai đầu bãi có nhiều

mỏm đá lớn nhô ra ngoài biển, sau lưng bãi là địa hình lòng chảo được cây cối um tùm bao

bọc tựa vào triền núi Lớn.

Chân núi Lớn ở bãi Dâu dốc đứng và ăn ra sát biển. Giữa màu xanh thẳm của biển và

cây rừng nổi bật tượng đức mẹ Maria cao gần 30 m và những tòa nhà sáng trắng. Bãi Dâu là

bãi biển đẹp, yên bình và dường như tách hẳn với không khí ồn ào, náo nhiệt của trung tâm

TP. Vũng Tàu.

b) Suối nước khoáng nóng Bình Châu

119

Suối khoáng nóng Bình Châu nằm trong địa bàn khi bảo tồn thiên nhiên Bình Châu,

thuộc địa bàn xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách thành phố

Hồ Chí Minh 150km. Năm 1928, một bác sĩ người Pháp tên là Salle trong chuyến khảo sát

vùng Đông Nam Bộ đã phát hiện ra khu suối khoáng với vẻ đẹp thật hấp dẫn này.

Suối nước khoáng Bình Châu là một hồ nước sôi khổng lồ cùng với bùn khoáng nóng

với 70 điểm phun lộ thiên có nhiệt độ từ 37ºC đến 80ºC cứ tuôn trào vô tận cho đến ngày

hôm nay. Suối khoáng đã được các nhà khoa học công nhận bởi nguồn nước rất có giá trị

trong việc chữa trị phục hồi sức khoẻ.

Các khu vực dành cho việc nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng suối khoáng nóng đã hình thành

như khu hồ ngâm Suối Mơ, Hà Nội- Huế-Sài Gòn, khu giếng trời dành luộc trứng bằng

nước khoáng nóng, cụm tắm bùn khoáng… Tất cả đều nằm ẩn mình, yên tĩnh trong rừng

cây xanh. Ngoài ra còn những cụm công trình khép kín trong dịch vụ giải trí thể thao dành

cho du khách nghỉ cuối tuần như sân tập golf, bóng chuyền, hồ bơi và cả khu vườn Trăng

với sân khấu 1.000 chỗ ngồi…

Đi trên những dãy hành lang bằng gỗ bắc qua những điểm suối chảy trải dài quanh co

chừng 1km, du khách sẽ thấy thật thú vị khi nhìn nước từ trong lòng đất tuôn ra, sôi sủi

thành bọt và ngâm chân ở những con suối có nhiệt độ 40ºC. Vào những buổi bình minh, nơi

đây thật kỳ ảo. Cảnh sắc xung quanh như được phủ một làn sương mỏng từ hơi nước bốc

lên. Du khách có thể thả bộ để hít thở bầu không khí tinh khiết, trong lành phảng phất mùi

hương thơm cây cỏ.

Cạnh khu rừng có một số gia đình người Châu Ro sinh sống, du khách có thể đi thăm

làng và nghe các cụ già kể lại truyền thuyết sự tích đầm nước sôi. Câu chuyện kể mối tình bi

thương của cặp vợ chồng trẻ, vì một chút nông nổi mà phải chịu cô đơn mãi mãi.

4.2.4.2. Điểm du lịch Côn Đảo

Côn Đảo là tên gọi tắt một quần đảo (Côn Lôn) nằm ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ và

cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ lâu được biết đến qua các chứng nhân

lịch sử như là một “địa ngục trần gian”.

Lịch sử đã ghi dấu son 113 năm chiến đấu kiên cường của biết bao thế hệ chiến sĩ cách

mạng tại mảnh đất xa xôi này. Những cầu tàu, nhà tù năm xưa chứng tính cho thời kỳ oanh

liệt đó vẫn còn tồn tại. Nhưng Côn Đảo của hiện tại đã khép lại quá khứ và đang vươn mình

để trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn du khách.

Các di tích lịch sử trên đảo gồm hệ thống nhà lao được xây dựng qua các thời kỳ thực

dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tất cả các khu trại giam có diện tích 317,140m2 gồm hai dãy

chuồng cọp, các trại từ 1 đến 6 là các khu hầm đá lạnh, trại 7,8 là khu chuồng cọp mới, khu

chuống bò là nơi tra tấn dã man các chiến sỹ cách mạng.

Côn Đảo là một quần đảo gồm mười sáu hòn đảo với tổng diện tích đất nổi là 76 km²,

trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn. Địa hình đảo này là vùng đồi núi, ưu thế bởi các

dãy đá granit chạy từ phía tây nam đến đông bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về

hai phía khỏi những luồng gió mạnh. Điểm cao nhất của quần đảo là đỉnh núi Thánh Giá

trên đảo Côn Sơn (577 m). Nơi đây sở hữu bờ biển dài 200km với nhiều bãi biển đẹp và

hoang sơ như bãi An Hải, Đầm Trầu, Lò Vôi, Suối Ớt, Hòn Bà…

Ngoài ra, tại Côn Đảo còn có VQG được thành lập từ năm 1993 trên cơ sở chuyển từ

Khu rừng cấm Côn Đảo với diện tích 6.000 ha trên cạn và 14.000 ha vùng nước, bao trùm

14 hòn đảo. Về thực vật, người ta thống kê được 882 loài thực vật rừng bậc cao thuộc 562

chi, 161 họ, trong đó có 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo

mộc,.... Về động vật rừng, hiện đã biết 144 loài bao gồm 28 loài thú, 69 loài chim, 39

loài bò sát,...[9] Côn Đảo có loài thạch sùng Côn Đảo đặc hữu.

120

Vùng biển của vườn quốc gia sở hữu 1.383 loài sinh vật biển, trong đó có 127 loài rong

biển, 11 loài cỏ biển, 157 loàithực vật phù du, 115 loài động vật phù du, 202 loài cá, 8 loài

thú và bò sát biển,... Các rạn san hô nơi đây do 219 loài hợp thành; độ phủ trung bình là

42,6 %.[9] Côn Đảo không chỉ là vùng có nhiều rùa biển nhất nước Việt Nam mà còn là nơi

duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển có cuộc sống không tách rời các thảm

cỏ biển.

VQG Côn Đảo cũng là một trong số rất ít những nơi ở Việt Nam có loài dugong – bò

biển sinh sống. Đặc biệt, quần thể rùa biển ở Côn Đảo có rất nhiều, hàng năm vào mùa sinh

sản có hang ngàn con rùa biển lên các bãi cát để đẻ trứng….

Ngày nay, Côn Đảo là một trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Nơi đây được

nhiều du khách đánh giá là thiên đường của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên (rừng và

biển). Côn Đảo được xem là hòn đảo du lịch với những bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, làn

nước trong xanh mát lạnh, bãi cát dài phẳng mịn. Không khí trên đảo thật trong lành, được

ví như thiên đường nghỉ dưỡng, đây còn là nơi để du khách đến du lịch khám phá, với các

chương trình du lịch sinh thái.

Các tuyến tham quan chính ở Côn Đảo

- Đi vòng quanh đảo Côn Sơn, ghé thăm đảo hòn Tre

- Đảo Côn Sơn đi hòn Rái, hòn Bảy Cạnh

- Đảo Côn Sơn đi hòn Bảy Cạnh, hòn Cau

- Đảo Côn Sơn đi hòn Tre nhỏ, Tre lớn

- Thị trấn Côn Sơn đi đầm Tre

- Thị trấn Côn Sơn đi bãi Ông Đụng

- Thị trấn Côn Sơn đi núi Thánh Giá

- Thị trấn Côn Sơn đi Đầm Trâu

- Thị trấn Côn Sơn đi cảng cá Bến Đầm – hòn Trọc.

4.2.4.3. Một số tuyến và chương trình du lịch

a) Một số tuyến du lịch quan trọng (tuyến tham khảo)

- Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu

- Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Khu du lịch suối nước khoáng nóng Bình Châu

- Tuyến du lịch Vũng Tàu – Côn Đảo

b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu (2 ngày, 1 đêm, phương tiện vận

chuyển ô tô)

Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu

Sáng: Khởi hành đi Vũng Tàu, tham quan Bạch Dinh, ngọn Hải Đăng. Ăn trưa ở Vũng

Tàu

Chiều: Tham quan và tắm biển ở bãi Sau, bãi Trước. Nghỉ ngơi, ăn tối và lưu trú ở

Vũng Tàu

Ngày 2: Vũng Tàu – TP. Hồ Chí Minh

Sáng: Tắm biển, thăm lăng Cá Ông. Ăn trưa nghỉ ngơi

Chiều: Đi tham quan chùa Thích Ca Phật Đài. Về TP. Hồ Chí Minh

Chương trình du lịch TP. Vũng Tàu – Côn Đảo (3 ngày, 2 đêm, phương tiện vận

chuyển tàu biển)

Ngày 1: Vũng Tàu – Côn Đảo

121

Sáng: Đi tàu từ cảng Vũng Tàu ra Côn Đảo. Nhận phòng, nghỉ ngơi ăn trưa

Chiều: Tham quan di tích nhà tù Cô Đảo

Ngày 2: Tham quan VQG Côn Đảo

Sáng: Từ Côn Đảo đi tham quan hòn Tre, ăn trưa trên tàu

Chiều: Từ Hòn Tre đi tham quan núi Thánh Giá và trở về thị trấn Côn Sơn

Tối: Tự do mua sắm, tham gia đốt lửa trại trên biển

Ngày 3: Côn Đảo – Vũng Tàu

Sáng: Tự do tắm biển, tham quan, mua sắm tại thị trấn Côn Sơn

Chiều: Lên tàu về TP. Vũng Tàu

4.2.5. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương

4.2.5.1. Các điểm tham quan tỉnh Bình Dương

Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,

có diện tích 2.694.43km2, dân số 1.748.001người. Bình Dương tiếp giáp với các tỉnh, thành

sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông

giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa

của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13,

quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á,… Bình Dương có nhiều điểm tham quan

du lịch hấp dẫn du khách như khu vườn cây Lái Thiêu, Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, làng

sơn mài, làng gốm sứ…. Điều đặc biệt là các điểm du lịch này đều cách TP. Hồ Chí Minh

trên dưới 30km nên rất thuận tiện để có thể xây dựng các tuyến du lịch đi lại trong ngày.

a) Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến

Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến tọa lạc tại ấp 1, xã Hiệp An, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh

Bình Dương. Nơi đây được xem như là một công trình lưu giữa và tôn vinh những tinh hoa

của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm văn hiến.

Toàn bộ công trình có tổng diện tích giai đoạn 1 là 261ha, giai đoạn 2 là 450ha, Đại

Nam là thế giới du lịch có đủ cả biển, hồ, sông, núi và tường thành, với dụng ý làm toát lên

vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Trong đó, điểm nhấn quan trọng nhất là đền thờ Đại Nam

Quốc Tự và dãy núi Bảo Sơn. Ngoài ra, tại khu du lịch còn có nhiều hạng mục quan trọng

khác sẽ xây dựng như Việt Nam thu nhỏ rộng 30 ha, thể hiện vẻ đẹp về thiên nhiên cũng

như phản ánh những thành tựu nổi bật của 64 tỉnh, thành trong cả nước và những hình ảnh

giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam.

Quảng trường và sân khấu nhạc nước là nơi tổ chức các sự kiện lớn trong năm. Hàng

đêm nơi đây có các chương trình biểu diễn ánh sáng laser, chiếu phim trên màn hình

nước…. Bao quanh quảng trường là khu vực thành Đại Nam với hình ảnh cột cờ Cổ Loa

được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp giữa Cổ Loa, kỳ đài Huế và cột cờ Hà Nội. Cột cờ

có hình dánh một đài sen, trụ cờ cao 9m với hình long đầu trượng – biểu tượng cho sự thanh

cao và quyền quý.

Tiếp theo là Đại nam Văn Hiến có diện tích 9ha, là nơi giới thiệu và tôn vinh văn hóa –

lịch sử Việt Nam. Đặc điểm đặc biệt nhất là các bức tượng đều được mạ vàng bên ngoài.

Bên cạnh đó còn có hai cây nên cháy liên tục trong 1.000 năm được đặt hai bên khu thờ

chính. Bên ngoài khu vực đền là các công trình khác như núi Ngũ Hành, tháp Bảo Sơn – nơi

thờ phụng tâm linh của dân tộc Việt Nam và dòng sông Bảo Giang xanh biếc.

Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan công viên trò chơi, vườn bách thú bằng xe

trung chuyển của khu du lịch, hay khu vực Việt Nam thu nhỏ, nơi giới thiệu 64 tỉnh thành

và những hình ảnh về 54 dân tộc Việt…

122

Các chương trình tham quan khu Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến

Chương trình 1 ngày: đi bằng xe điện

Sáng: Đón khách, đi tham quan khu Kim Điện (rộng 9ha); tham quan khu Vườn thú Đại

Nam với nhiều con vật quý hiếm; đi khu vui chơi giải trí tham gia các trò chơi và xem phim

4D. Nghỉ ngơi ăn trưa.

Chiều: Tắm biển tại biển Đại Nam với nhiều kiểu sóng nhân tạo có sức chứa lên tới

30.000 người. Trả khách tại cổng Đại Nam.

Chương trình 2 ngày: đi bằng xe điện

Ngày 1: Sáng: Đón khách, đi tham quan khu Kim Điện (rộng 9ha); tham quan Bảo Tháp

cao 9 tầng, ngắm Dòng Bảo Giang dưới chân núi Ngũ Hành Sơn. Ăn trưa, nghỉ ngơi

Chiều: Tham quan và tắm biển tại biển Đại Nam – biển nhân tạo với nhiều kiểu sóng,

khu biển có sức chưa lên tới 30.000 người.

Chiều tối: Nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi, ăn tối.

Ngày 2: Sáng: Tham quan vườn thú Đại Nam với nhiều con vật quý hiếm. Tham gia các

trò chơi tại khu giải trí với nhiều trò mạo hiểm. Ăn trưa, nghỉ ngơi

Chiều: Thưởng thức phim 4D. Trả khách.

b) Vườn cây ăn trái Lái Thiêu và khu du lịch Cầu Ngang

Nằm ven sông Sài Gòn, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 10km về phía Nam và cách

thành phố Hồ Chí Minh chừng 20km về phía Bắc, Lái Thiêu từng được biết đến là một địa

danh nổi tiếng từ hàng trăm năm với nhiều loại cây trái miền nhiệt đới thơm ngon như sầu

riêng, măng cụt, bòn bon, mít tố nữ, chôm chôm, dâu… Từ phường Lái Thiêu đi về hướng

thị xã Thủ Dầu Một, dọc theo con đường nhựa là các vườn cây nối vườn cây trải dài hàng

cây số qua các phường Lái Thiêu, An Thạnh, Vĩnh Phú và các xã Bình Nhâm, Hưng Định,

An Sơn… thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương với tổng diện tích trồng cây đến

1.230ha, trong đó nhiều và tập trung nhất là xã An Sơn với hơn 400ha.

Với một thổ nhưỡng thuận lợi, cây cối tốt tươi, vườn cây ăn trái Lái Thiêu trở thành

điểm du lịch xanh thích hợp với nhiều lứa tuổi. Hàng năm cứ vào mùa mưa, khoảng từ

tháng 5 đến tháng 8 là mùa trái cây chín rộ, du khách ghé vườn Lái Thiêu dù tham quan hay

nghỉ ngơi đều được tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên và sẽ rất thú vị khi có

dịp nhìn ngắm các loại trái cây lúc lỉu trên cành. Du khách đến đây có thể đi dạo dưới

những vòm cây trỉu quả, mắc võng nghỉ ngơi trong vườn hoặc thưởng thức hương vị ngọt

ngào từ các loại trái cây, khách cứ việc hái trái ăn thoải mái xong rồi mời chủ vườn ra đếm

cuống tính tiền… Du khách thích cảnh sông nước cũng có thể ghé Cầu Ngang du thuyền

dạo chơi ven vườn hoặc trên sông Sài Gòn, ngắm nhìn cảnh vườn cây xanh mượt soi bóng

nước lặng lờ, tưởng đời mình như chiếc thuyền nan cứ nhẹ trôi, nhẹ trôi…

4.2.5.2. Chương trình du lịch tiêu biểu

Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến (2 ngày 1

đêm, phương tiện vận chuyển ô tô)

Ngày 1: Sáng: Đón khách, khởi hành đi đến khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến.

Đi tham quan khu Kim Điện (rộng 9ha); tham quan Bảo Tháp cao 9 tầng, ngắm Dòng Bảo

Giang dưới chân núi Ngũ Hành Sơn. Ăn trưa, nghỉ ngơi

Chiều: Tham quan và tắm biển tại biển Đại Nam – biển nhân tạo với nhiều kiểu sóng,

khu biển có sức chưa lên tới 30.000 người.

Chiều tối: Nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi, ăn tối.

123

Ngày 2: Sáng: Tham quan vườn thú Đại Nam với nhiều con vật quý hiếm. Tham gia các

trò chơi tại khu giải trí với nhiều trò mạo hiểm. Ăn trưa, nghỉ ngơi

Chiều: Thưởng thức phim 4D. Về TP. Hồ Chí Minh

Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương (1 ngày, phương tiện vận

chuyển ô tô)

Sáng: Khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh đi tham quan vườn cây Lái Thiêu, khu du lịch

Cầu Ngang, ăn trưa tại khu du lịch.

Chiều: Tham quan làng sơn mài Tương Bình Hiệp và làng gốm gần TX. Thủ Dầu Một.

Về TP. Hồ Chí Minh.

4.2.6. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai

4.2.6.1. Các điểm du lịch tại tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, Việt Nam, cách TP. Hồ Chí Minh

khoảng 30 km, cách TP. Hà Nội 1.684 km theo đường quốc lộ 1A, với diện tích tự nhiên là

5.907,2 km², dân số 2.665.100 người (2011). Đồng Nai có toạ độ địa lý từ 10o30’03 đến

11o34’57’’vĩ độ Bắc và từ 106o45’30 đến 107o35’00 kinh độ Đông. Phía Đông giáp tỉnh

Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Bắc

giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương.

Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng. Hiện nay,

tài nguyên và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh tập trung ở 2 điểm du lịch chính là TP.

Biên Hòa và VQG Cát Tiên nên thuận tiện cho việc tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu và

tổ chức các hoạt động du lịch. Các điểm tham quan chính của tỉnh bao gồm:

a) Các điểm tham quan tại TP. Biên Hòa

Chùa Bửu Long

Chùa Bửu Phong được xem là một trong ba ngôi chùa cổ của đất Biên Hòa. Hiện nay,

chùa tọa lạc trên ngọn núi Bửu Long, cách trung tâm TP. Biên Hòa 7km. Chùa do nhà sư

Thành Chí, dòng Lâm Tế khai sơn vào khoảng thế kỷ XVII.

Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua một trăm bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tịch mịch,

địa cảnh phong quang. Xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ, cùng với những tảng đá lộ

thiên tạo hình kỳ thú. Có ý kiến cho rằng chùa được xây dựng từ năm “Bính Thìn niên”,

phía trước đề 1616. Di tích cổ tự đã trải qua nhiều lần trùng tu. Dấu vết hiện tồn được xác

định vào năm Kỷ Sửu (1829) được khắc trên cột đá tiền điện. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ

Tam gồm chính điện, giảng đường và nơi thờ Tổ. Ngoài ra còn có liêu phòng ni phái và nhà

dưỡng tăng. Chất liệu xây dựng là gạch thẻ, vôi hợp chất, mái lợp ngói âm dương. Nền lót

gạch tàu và gạch bông, bộ khung vì kèo làm bằng gỗ tốt.

Mặt tiền nhìn về hướng đông bắc. Trang trí mặt tiền chùa là những bức phù điêu thể

hiện hình ảnh cuốn thư, lân ngậm trái châu, nhật nguyệt, rồng chầu mặt trời, mây dây lá

cách điệu... theo lối chạm trổ, ghép sành công phu, tinh vi mang tính nghệ thuật cao. Tất cả

các mảng trang trí này làm bằng chất liệu xi măng, bề mặt ghép những mảnh sứ nhiều màu

tạo cho toàn cảnh ngôi chùa nét rực rỡ, trang nghiêm, cổ kính.

Chính điện chia làm ba gian thoáng rộng, trên hai hàng cột đắp rồng ẩn mây sơn son

thếp vàng uy nghiêm. Gian chính giữa thờ Tam thế Phật, tả hữu thờ thập điện Minh Vương.

Các tượng được tạc rất sống động. Ở giảng đường và nơi thờ Tổ các tấm liễn, hoành phi,

bao lam được chạm khắc công phu, thể hiện nhiều đề tài phong phú được bố trí hài hòa.

Trong chùa còn lưu giữ được tượng cổ Phật Di Đà và một đầu phướn lục giác chạm rồng.

Đặc biệt có một tượng đá cổ thể hiện một vị thần ảnh hưởng của Ấn giáo được gắn kết

bền vững ở hậu điện. Tương truyền, tượng có từ khi lập chùa. Ở nơi thờ Tổ, sự hiện diện

124

của pho tượng Tổ sư Đạt Ma, cùng với hơn chục bài vị sơn son thếp vàng của các sư trụ trì

đã viên tịch được bài trí trang trọng trên các bàn hương án. Chùa Bửu Phong hiện lưu giữ xá

lợi Phật.

Một số chuyện tích cho rằng, vùng Bửu Long thời xưa hoang vu. Một nhà sư đến đây

lập chùa, dân làng sinh sống an lành. Một hôm, có con cọp trắng xuất hiện. Ban đầu dân

làng lo sợ nhưng cọp chẳng hại ai. Cọp còn giúp đỡ những người lên núi thăm chùa. Trên

núi Bửu Long, có hai tảng đá nằm chồng lên nhau, hình vòng cung. Từ xa nhìn thấy như

dáng cọp đang há miệng, bên dưới có tảng đá bằng phẳng. Cọp thường về đây năm nên dân

gọi là Hổ đầu thạch. Từ khi có cọp trắng, không có thú dữ nào dám về phá núi và dân làng.

Người dân quý mến cọp trắng và cử cọp làm Hương cả trong làng bằng một tờ giấy để sẵn

trong hang. Hằng năm, khi đến lễ cúng tại đình làng, dân làng đem cúng tại đá Hàm Hổ.

Cùng với hệ thống cơ sở tín ngưỡng trong khu danh thắng Bửu Long, chùa Bửu Phong

được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo quyết định số 208/VH-QĐ của Bộ Văn hóa ngày 13

tháng 3 năm 1990.

Khu du lịch Bửu Long – Hồ Long Ẩn

Khu du lịch Bửu Long rộng 84 ha, có độ cao trung bình 100 m so với mặt nước biển,

núi cao, hồ rộng, không khí trong lành, tạo cảm giác sảng khoái cho du khách. Toàn khu có

hai cụm núi chính: Bình Điện và Long Sơn thạch động.

Đứng trên ngọn núi Bình Điện, du khách có thể nhìn thấy toàn bộ khung cảnh của thành

phố Biên Hòa - với những khu công nghiệp đã và đang mọc lên. Một thành phố sầm uất,

nhộn nhịp. Cũng từ đây, bạn có thể nhìn ngắm một mầu xanh bát ngát trải dài của những

cánh đồng phì nhiêu, mầu mỡ. Xen lẫn với mầu xanh của cỏ cây, đồng lúa là màu bàng bạc

của những kênh rạch bắt nguồn từ dòng sông Đồng Nai, tạo nên một bức tranh thơ mộng.

Trên ngọn núi Bình Điện có ngôi chùa cổ Bửu Phong được chạm trổ, trang trí hoa văn tinh

tế. Từ chân núi muốn đi đến chùa, phải qua một dãy tam cấp gần 100 bậc. Quanh chùa có

những bảo tháp cổ và nhiều hòn đá tạo những hình thù kỳ thú hoang sơ, huyền bí.

Cụm Long Sơn thạch động (còn gọi là Chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn. Ở đây có

ngôi chùa dẫn đến thạch động, miệng hang rộng và hẹp dần vào trong, trông như hàm ếch.

Trên vách núi có nhiều nhũ đá rũ xuống, kỳ ảo, lung linh dưới ánh đèn trang trí. Trên núi

Long Ẩn có nhiều chùa, am. Chính cụm kiến trúc này đã làm phong phú những lễ hội hành

hương ở nơi đây.

Khu danh thắng Bửu Long còn được biết đến với khu hồ Long Ẩn. Đây là hồ nước do

nhân dân trong vùng khai thác đá từ hàng thế kỷ nay tạo thành. Hồ rộng gần 20.000 m2,

nước trong xanh với những cụm đá còn lại tạo nên những hòn đảo giữa biển nước mênh

mông. Từ những hòn đảo này, bàn tay con người đã tạo thành những cảnh đẹp ẩn hiện giữa

sóng nước nhấp nhô, giữa những con đường ngoằn ngoèo bao quanh khu vực như một bức

tranh kỳ ảo. Thêm vào đó là một khu du lịch xanh với những vườn cây, cụm núi thú thời

tiền sử đã tô điểm thêm cho toàn bộ khu danh thắng.

Sát mép hồ Long Ẩn là nhà hàng Long Du. Đến đây, du khách có thể nghỉ ngơi, ngắm

nhìn một khung cảnh tuyệt đẹp và thưởng thức các món ăn tại nhà hàng. Men theo con

đường nằm dưới chân núi Bình Điện, bạn sẽ đến một khu mà ở đó là sự phối hợp giữa kiến

trúc hiện đại và kiến trúc cổ xưa.

4.2.6.2. Một số tuyến và chương trình du lịch

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – TP. Biên Hòa – Đồng Nai

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – khu du lịch Bửu Long – TP. Biên Hòa

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – VQG Cát Tiên

125

b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – TP. Biên Hòa (2 ngày 1 đêm, phương tiện

vận chuyển ô tô)

Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – TP. Biên Hòa

Sáng: Khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh, thăm mộ cổ Hàng Gòn, ăn trưa tại khu du lịch

Bửu Long.

Chiều: Tham quan khu du lịch Bửu Long, thăm hồ Long Ẩn, chùa Bửu Long. Ăn tối,

nghỉ đêm tại Biên Hòa

Ngày 2: TP. Biên Hòa – TP. Hồ Chí Minh

Sáng: Du thuyền trên sông Đồng Nai tham quan đền thờ Nguyễn Tri Phương, làng gốm

ven sông. Ăn trưa tại khu du lịch Bửu Long

Chiều: Nghỉ ngơi, trả phòng, về TP. Hồ Chí Minh.

4.2.7. Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Tây Ninh

4.2.7.1. Các điểm tham quan ở Tây Ninh

Tây Ninh nằm ở miền Đông Nam Bộ, là cầu nối giữa TP. Hồ Chí Minh và thủ

đô Phnôm Pênh (Campuchia) và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam. Tỉnh có thị xã Tây Ninh nằm cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 99 km theo

đường quốc lộ 22 và cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc.

Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Tây Ninh cũng là thánh

địa của đạo Cao Đài với Tòa Thánh Tây Ninh nguy nga, tráng lệ. Ngoài ra còn có đạo

Phật, đạo Kitô, đạo Hồi và nhiều đạo khác.

a) Tòa thánh Tây Ninh

Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh là một cụm công trình gồm nhiều kiến trúc tôn giáo của

đạo Cao Đài, nằm trên địa phận Thị trấn Hòa Thành, xã Long Thành Bắc (huyện Hòa

Thành) và một phần Thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 4 km về phía

đông nam. Đây cũng là vùng Thánh địa thiêng liêng và nơi đặt Hội Thánh Cao Đài.

Hàng ngày nghi thức lễ tại tòa Thánh được tiến hành vào 12 giờ trưa, có đọc kinh cầu

nguyện theo giọng Nam Ai.

Theo thiết kế ban đầu, kích thước Tòa Thánh được quy định dài 135m, rộng 27m, nền

cao 1,8 m. Tuy nhiên, khi mới khởi công xây dựng Tòa Thánh, tín đồ khi đó còn nghèo, Hội

Thánh gặp khó khăn về tài chính nên khi thi công đã thu bớt lại kích thước trên. Kích thước

thực tế chỉ còn dài 97,5m, rộng 22m. Theo quan niệm của các tín đồ Cao Đài, thiết kế và

kích thước Tòa Thánh do Đức Giáo tông Lý Thái Bạch giáng cơ quy định theo hệ mét; tuy

nhiên về sau được Đức Chí Tôn giáng cơ quy định lại theo hệ thước ta (thước mộc) nên quy

đổi ra kích thước như trên.

Tổng thể Đền Thánh mang hình tượng Long Mã bái sư. Mặt tiền Đền Thánh như đầu

Long Mã nhìn thẳng về phía tây, là khu vực Hiệp Thiên Đài. Hai lầu chuông và trống vươn

lên như hai sừng nhọn. Nằm giữa hai lầu chuông trống là tòa nhà lầu với tầng trệt có tên

Tịnh Tâm Đài như miệng Long Mã hả ra. Tầng hai có tên Phi Tưởng Đài, như cái trán với 2

cửa được coi như hai con mắt. Phần thân Long Mã là khu vực Cửu Trùng Đài, nối tiếp

theo Hiệp Thiên Đài. Khu vực Bát Quái Đài nằm phía cuối của Đền Thánh, phần đuôi của

Long Mã, hướng thẳng về phía đông. Chung quanh Tòa Thánh có tất cả 112 cây cột tròn để

chống đỡ mái hiên nơi hành lang. Tính tổng cộng ở tầng trệt Tòa Thánh, cả bên trong và bên

ngoài, có tất cả 156 cây cột lớn nhỏ.

Xung quanh vách của Đại điện có những khung cửa sổ được trang trí bằng họa tiết hoa

sen đỡ một khung hình Thiên Nhãn chính giữa một tam giác đều, có làm những tia hào

quang phát ra. Toàn thể vách xung quanh Linh Tiêu Điện (Đại điện Tòa Thánh) có tất cả 23

126

ô hoa sen có hình Thiên Nhãn, cộng với biểu tượng Thiên Nhãn trên Phi Tưởng Đài phía

trước Tòa Thánh, tổng cộng 24 Thiên Nhãn. Ngoài lối vào chính qua Tịnh Tâm Điện, có cả

thảy 6 lối vào phụ, hai bên có tượng Kim Mao Hẩu. Điều đặc biệt ở công trình Tòa Thánh

Tây Ninh là nó được xây dựng bằng bê tông cốt tre.

Nổi bật trọng quần thể kiến trúc là đền Thánh, với những đặc trưng tiêu biểu cho kiến

trúc đền chùa của tôn giáo Cao Đài. Công trình thể hiện sự hài hóa giữa kiến trúc Á Đông

và phương Tây với các vòm mái và hoa văn trang trí khéo léo, tinh xảo thể hiện tinh thần

Tam giáo.

Tại đây còn có một số các kiến trúc đẹp khác nằm trong quần thể như cổng chánh môn,

các tháp mộ, đền thờ Phật Mẫu. Đặc biệt là bá huê viên với nhiều cây cảnh, nhiều loại hoa

và cỏ lạ. Lễ hội lớn nhất hàng năm diễn ra hàng năm diễn ta nơi đây là vía Đức Chí Tôn (9/1

âm lịch). Lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc và cuốn hút hàng vạn du khách từ mọi miền đất

nước về dự và thưởng ngoạn. Ngoài ra, du khách còn được tham dự các nghi lễ trang

nghiệm, mang đầy màu sắc văn hóa.

b) Núi Bà Đen

Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam bộ (986m) và là biểu tượng cho mảnh

đất và con người Tây Ninh. Ngọn núi nằm cách Tòa thánh Tây Ninh 3km, cách TP. Hồ Chí

Minh 110km, còn được gọi là núi Vân Sơn hoác núi Điện Bà, Linh Sơn.

Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi

Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Hệ thống chùa Điện Bà ở

núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng

ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động

Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh

núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Trước đây vốn là nơi

ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên

Hương (Bà Đen).

Có hai con đường lên đỉnh núi: Một đường mòn nằm sau lưng chùa Bà, đường này xấu,

khó đi. Một đường mòn khác bắt đầu từ đài Liệt sĩ đi men theo các trụ điện lên thẳng đỉnh

núi. Đường này dễ đi nhưng dài, nắng, ít người qua lại và không có trạm tiếp tế. Ngày nay,

đã có cáp treo làm phương tiện để lên chùa cho thuận tiện.

4.2.7.2. Chương trình du lịch xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh

Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Tây Ninh (1 ngày, phương tiện vận chuyển

ô tô)

Sáng: Khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh đi tham quan khu du lịch núi Bà Đen (gồm khu

vui chời giải trí núi Bà Đen, chùa Bà Đen), ăn trưa tại khu vui chơi giải trí núi Bà Đen.

Chiều: Thăm quan tòa thánh Tây Ninh, sau đó về TP. Hồ Chí Minh

4.2.8. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – đồng bằng sông Cửu Long

4.2.8.1. Các điểm du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long

a) Khái quát về đồng bằng sông Cửu Long

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi

là Vùng đồng bằng Nam Bộ. Vùng có 1 thành phố trực thuộc trung ương và 12 tỉnh (Long

An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu

Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và TP. Cần Thơ). Toàn khu vực có tổng diện là

40.548,2 km² và tổng dân số là 17.330.900 người.

Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích

39.734 km². Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây

Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

127

Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua

những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành

những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành

những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển

và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long

Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.

Vùng có 700km bờ biển, có nhiều đảo ngoài khơi thuận lợi cho phát triển giao lưu kinh

tế, văn hóa với các nước. Đồng thời, đây cũng là nơi có sản lượng thủy sản chiếm 50% cả

nước, nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và An Giang. Kiên Giang là tỉnh

có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất. Những tỉnh này tạo thành những ngư trường lớn

cung cấp nguồn thủy sản cho cả nước.

Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp

(mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực.

Vê dân cư, ngoài người Kinh vùng là nơi cư trú chủ yếu của người Khmer, sống chủ

yếu ở Trà Vinh, Sóc Trăng và người Chăm theo đạo Hồi sống ở Tân Châu, An Giang. Một

lượng trung bình người Hoa sống ở Kiên Giang và Trà Vinh. Do đó, vùng là nơi có nền văn

hóa đa sắc tộc.

ĐBSCL có nhiều rừng ngập mặn ở Bạc Liêu, Cà Mau với hệ sinh thái rừng ngập mặn

phong phú tạo thành nhiều VQG và khu dự trữ sinh quyển như: VQG U Minh Thượng, PHú

Quốc (Kiên Giang), Tràm Chim (Đồng Tháp), Đất Mũi (Cà Mau).

Vùng có khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nhiều vườn cây ăn quả. Do đó,

du lịch sinh thái bắt đầu phát triển mạnh như du lịch trên sông nước, vườn, khám phá các cù

lao. Du lịch bền vững bước đầu hình thành với sự thành công của khu nghỉ dưỡng bền vững

Mekong Lodge tại Tiền Giang và nhiều địa phương khác như Bến Tre, Vĩnh Long. Tuy

nhiên chất lượng và sức cạnh tranh của các khu du lịch không đồng đều và còn nhiều hạn

chế.

b) Các điểm du lịch của đồng bằng Sông Cửu Long

Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng vào năm 1849, nằm về hướng Đông Bắc của thành

phố Mỹ Tho, tọa lạc trên địa phận ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền

Giang.

Trước đây khi mới được xây dựng, chùa chỉ là một cái am lá của ông bà Huyện Bùi

Công Đạt làm quan dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840). Sau khi hưu trí, ông bà về đây

cất am để tu hành nên nhân dân trong vùng quen gọi là chùa ông Huyện. Sau đó, ông bà mời

Đại sư Huệ Đăng về trụ trì chùa và dạy chữ nghĩa cho con.

Sau khi ông bà Huyện qua đời, Đại sư Huệ Đăng ngày đêm chăm lo công quả. Thấy

được đạo hạnh của nhà sư, Phật tử bốn phương về rất đông: người góp công, người góp của

xây dựng thành chùa "Đại Tự" vào năm 1849, lấy niên hiệu là "Vĩnh Trường". Qua thời

gian người dân quen gọi là "Vĩnh Tràng".

Chùa Vĩnh Tràng là một di tích kiến trúc nghệ thuật đứng vào hàng thứ ba đối với mọi

kiểu chùa của đất Nam phần. Chùa được xây dựng pha hòa nét kiến trúc cả Âu lẫn Á.

Trước chùa có hai cổng Tam quan được xây dựng vào năm 1933 theo kiểu cổ lầu của

Trung quốc. Cửa ngỏ này được cẩn bằng đồ sứ có giá trị in hình long, lân, quy, phụng, canh,

mục, ngư, tiều...Tất cả đều thể hiện sự sống động vui tươi. Chùa được xây dựng theo dạng

chữ Quốc của Hán tự, gồm 04 gian nối tiếp nhau: tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu

làm bằng xi măng và gổ quí, nền đúc cao 1m, chung quanh xây tường vững chắc.

128

Chính điện được xây dựng theo lối kiến trúc dung hợp Á - Âu với những hàng cột thanh

mảnh vòm cong. Trên nóc chùa có năm mái nhô cao, tượng trưng cho Ngũ hành theo quan

niệm phương Đông.

Bộ tượng cổ nhất chùa là bộ Tam Tôn: Di Đà, Quan Âm, Thế Chí bằng đồng, riêng

tượng Quan Âm bị thất lạc nên đã được làm lại bằng gỗ. Đặc biệt, ở đây có bộ tượng Thập

Bát La Hán cưỡi trên mình các con thú là những tác phẩm chạm khắc gỗ độc đáo mà một số

nghệ nhân Nam bộ đã tạc khá tỉ mỉ vào những năm 1909-1910.

Chùa Vĩnh Tràng có quy mô lớn nhất miền Nam, vì vậy chùa đã cuốn hút rất nhiều tăng

ni phạt tử và du khách đến tham quan, bái yết.

Cù lao Thới Sơn

Cù lao Thới Sơn nằm ở hạ lưu sông Tiền, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Cù lao Thới Sơn là một vùng trồng nhiều cây ăn trái. Sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở

chỗ đến mảnh đất này là lánh xa sự ồn ào, nhộn nhịp của phố phường.

Du khách đến Thới Sơn, xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai

hàng dừa nước rậm rạp hay những cây thủy liễu (bần) ven rạch nghiêng mình chào đón du

khách. Nếu muốn tản bộ theo những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái

xum xuê, bạn có dịp ngồi nghỉ trong những nhà vườn uống trà mật ong thơm ngọt và nghe

đàn ca tài tử. Ðêm Thới Sơn thật huyền diệu với trăng thanh, gió mát, sóng nước mênh

mang. Du khách có thể ngồi thuyền lướt nhẹ trên sông ngắm trăng lên, hoặc cùng bạn ngồi

đối ẩm nghe giọng ca mượt mà, sâu lắng của thôn nữ.

Những ngôi nhà của người dân Thới Sơn vẫn giữ được nét cổ kính, xưa cũ. Ðiểm du

lịch của nhà ông Tám Cho là một tiêu biểu về kiểu nhà xưa. Ngôi nhà của ông được xây

dựng với hàng cột gỗ, mỗi mái nhà có chín cây đòn tay bố trí theo thuật phong thủy: Kiên –

Trừ – Mãn – Bình – Ðịnh – Chấp – Phá – Nguy – Thành.

Trong nhà, cách bài trí cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ cẩn xà cừ lóng lánh,

tràng kỷ chạm trổ tinh xảo, cùng với đôi liễn chạm câu đối sơn son thếp vàng… Xung

quanh nhà là vườn cây cảnh với nhiều cây bonsai được trồng tỉa công phu. Ðến Thới Sơn,

du khách có dịp tham quan quy trình làm kẹo dừa, bánh tráng bằng phương pháp thủ công,

chọn mua những đồ mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt gia đình làm từ cây dừa. Bên cạnh chương

trình du lịch sinh thái, du khách có dịp thưởng thức nhiều món đặc sản của vùng sông nước:

cá nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù…

Chợ nổi Cái Bè

Chợ nổi Cái Bè là chợ nổi thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Chợ là

nơi trao đổi mua bán hàng hóa và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.

Chợ là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán rất đa dạng từ hàng vải, đồ gia dụng cho đến

hàng gia cầm, thủy hải sản… cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu. Chợ nổi tiếng

nhất là nơi trao đổi và là vựa trái cây lớn của tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng nhất là trái cây

chuyên canh của Tiền Giang như: vú sữa Lò Rèn, bưởi da xanh, khốm Tân Lập, cam,

bưởi, quýt Cái Bè.

Theo sách Đại Nam Nhất Thống chí soạn vào đời Tự Đức, thì Cái Bè thuở ấy đã là nơi

buôn bán sầm uất. Tất cả hàng hoá đều được chở trên các bè xuôi ngược trên sông. Chợ nổi

Cái Bè nằm ở đoạn sông Tiền, giáp ranh giữa 3 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.

Chợ nổi Cái Bè là một trong những điểm tham quan đặc sắc nhất ở Tiền Giang. Đây là

một nét văn hóa rất đặc sắc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, thu hút rất nhiều du khách

đến tham quan, trải nghiệm.

Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Vĩnh Long

Cù lao An Bình và Bình Hòa Phước

129

Cù Lao An Bình và Bình Hòa Phước nổi giữa sông Tiền, đối diện với thị xã Vĩnh Long,

Cù Lao gồm bốn xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh và Ðồng Phú, thuộc huyện Long

Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cù lao rộng khoảng 60km2, đất đai màu mỡ và trù phú, nước ngọt

quanh năm, dân cư trồng nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng,

sapôchê…

Các điểm du lịch trên cù lao này là:

Vườn cảnh Bonsai của ông Sáu Giáo tại ấp Bình Thuận xã Hoà Ninh với hàng trăm loài

cây cảnh: mai vàng, mai chiếu thuỷ, lài… xung quanh nhà là vườn nhãn và ao nuôi cá tai

tượng, loại cá thịt ngon.

Nhà sàn ông Mười Ðầy: nhà sàn cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hoà, phía sau nhà là vườn

nhãn, bưởi, sapôchê. Nhà ông Mười Đầy là một trong sso điểm tham quan ở cù lao này.

Ngôi nhà xưa ông Hai Hoàng được xây cất theo kiến trúc Pháp có sân rộng và phía sau

là vườn chôm chôm và nhãn. Ðây là nơi ăn trưa và nghỉ đêm của du khách.

Các vườn trái cây đặc sản khác Vườn chôm chôm ông Chín Hoán, vườn chôm chôm

ông Chín Cần, vườn nhãn tiêu ông Tám Hổ, và vô số các vườn trái cây khác.

Vườn bưởi trên cù lao Mỹ Hoà huyện Bình Minh, cách Vĩnh Long 30km, chuyên trồng

bưởi năm roi, loại bưởi ngon nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Khu du lịch Trường An

Nằm cạnh dòng sông Tiền thuộc xã Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long, cách trung tâm

thành phố chừng 4km và được tô điểm bằng cây cầu dây văng Mỹ Thuận hiện đại, khu du

lịch Trường An đắc địa với vị trí cửa ngõ giao lộ, nối tuyến liên thông với 13 tỉnh đồng

bằng sông Cửu Long qua quốc lộ 1A. Phong cảnh nơi đây thật hữu tình, quanh năm cây trái

xanh mát, lại thêm không khí rất trong lành đã biến Trường An thành khu nghỉ dưỡng lý

tưởng và đẹp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trên diện tích 16ha, các công trình xây dựng từ hạ tầng như hệ thống cầu cảnh, ao hồ,

hoa kiểng đến các điểm vui chơi giải trí, các khu nhà nghỉ đều được thiết kế và phân bố hài

hòa với cảnh quan khiến ai đến đây cũng đều dễ dàng nhận ra bầu khí nhẹ nhàng quen thuộc

của khu nhà vườn Nam bộ.

Tại khu du lịch Trường An hiện có 11 biệt thự với 30 phòng nghỉ tiêu chuẩn 2 sao, các

dịch vụ phụ trợ rất phong phú gồm nhà hàng 200 - 400 khách, bar rượu, massage, karaoke,

càfé sân vườn, ẩm thực ngoài trời, các dịch vụ giải trí thể thao như ca nhạc, tennis, billards,

câu lạc bộ thể hình, hồ bơi, câu cá, du lịch sinh thái và các loại hình du lịch trên nước như

pédale l’eau, lướt ván, du thuyền… Nơi đây còn hiện diện làng du lịch Mỹ Thuận hay khu

nghỉ dưỡng cao cấp với 30 nhà nghỉ và có cả phòng hội nghị…

Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Đồng Tháp

Chùa Kiến An Cung

Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách tọa lạc tại phường 2, trung tâm thị

xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Đây là công trình văn hoá có một lối kiến trúc độc đáo, lộng lẫy

và trang nghiêm đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1990.

Chùa được khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) đến mùa thu năm Đinh Mão

(1927) thì làm lễ khánh thành. Chùa do một nhóm nguời Hoa ở tỉnh Phúc Kiến (Trung

Quốc) định cư tại Sa Đéc dựng nên để thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ con cháu, cũng là để liên

kết cộng đồng, hội họp, bàn bạc việc buôn bán, trao đổi thông tin…

Chùa quay mặt ra rạch Cái Sơn, được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bề thế, gồm 3

gian, trong đó gian giữa rộng nhất là điện thờ (Kiến An Cung) gian bên tả là trụ sở tập hiền,

130

gian bên hữu là trường. Bên tả và bên hữu bằng nhau. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có

đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ. Mái chùa lợp ngói theo gợn

sóng rồng, trải nền cho những ngọn sóng cong vút lên cao, tạo mái ngói theo chữ “ngũ

hành”. Sáu đầu ngọn sóng là sáu cung điện thu nhỏ. Mái ngói được làm rất công phu, gồm 3

lớp: mặt trên là ngói, mặt giữa là gạch, cuối cùng là ngói.

Trước cửa chính điện có hai con kỳ lân bằng đá xanh to lớn, miệng ngậm trái châu,

chạm khắc tinh xảo. Hai bên tả, hữu là 2 vị thần Thiện – Ác. Bước vào bên trong là sân lộ

thiên nhỏ để dành làm chỗ cúng tế. Những cột lớn trong chánh điện, các tấm hoành phi, bao

lam, đối liễn đều được chạm trổ hoa lá, chim muông lộng lẫy, tôn nghiêm. Chánh điện chùa

thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Quan Công (Quan Vân Trường). Phía trong chánh tẩm là bệ

thờ ngài Quảng Trạch (Ông Quách Thánh Vương Công). Ông Quách là người quê huyện An

Khê, tỉnh Phúc Kiến, người có công giúp Tống Thái Tổ chinh phạt Nam Đường và xây

dựng đất nước nhà Tống.

Hằng năm chùa có 2 ngày lễ tế: ngày 22-2 và ngày 22-8 âm lịch. Mỗi 3 năm có thiết lập

trai đàn, cúng cầu siêu cho bá tánh quá vãng và cầu cho quốc thái dân an.

Vườn quốc gia Tràm Chim

Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp là một khu đất ngập nước, được xếp

trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu

đầu đỏ, một loài chim cực kỳ quý hiếm, có tên trong sách đỏ. VQG có tổng diện tích 7.588

ha nằm trong địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công

Sinh) và Thị trấn Tràm Chim, với số dân trong vùng là 30.000 người.

Nét đặc sắc của VQG là có cảnh quan thiên nhiên với bao la sông nước, rừng tràm xanh

ngút ngàn và thảm thực vật phong phú có hơn 130 loài khác nhau. Vùng đất sáu tháng đồng

khô cỏ cháy, sáu tháng nước ngập trắng. Đây cũng chính là nơi cư trú của hàng trăm động

vật xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, chiếm ¼ số loài chim có ở

Việt Nam.

VQG là nơi bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười,

bảo vệ khu vực di trú cho các loài chim di cư, đặc biệt là loài chim sếu, bảo tồn các

loài động – thực vật bản địa, các nguồn gen quý hiếm, và duy trì những điều kiện thích hợp

cho việc nghiên cứu môi trường tự nhiên và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Đến Tràm Chim, du khách sẽ bắt gặp ẩn hiện trước cảnh bao la của đất trời Đồng Tháp

mênh mông đầy nước. Vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 dương lịch, đây là nơi cư trú

của khoảng 60% quần thể sếu đầu đỏ, là loài chim cao nhất trong các loại chim bay trên thế

giới. Vào mùa nước lên (từ tháng 8 đến tháng 11) du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy quần

thể sen, sung, lúa trời, năng, lác… cùng với các loài động vật như lươn, rắn, rùa, chăn, các

loài cá đồng và chim muôn như cò, diệc, vịt trời…

Về Đồng Tháp, đến VQG Tràm Chím ngắm đàn sếu múa đôi, nghe rừng tram xào xạc,

chắc chắn sẽ là những kỷ niệm khó quên của du khách khi đến tham quan VQG đặc sắc này.

Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang, được xây dựng

vào năm 1820, theo kiến trúc kiểu chữ "quốc". Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc

bằng đá xanh.

Theo truyền thuyết, miếu Bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của

Bà. Nhưng cũng có truyền thuyết cho rằng, Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra xây dựng theo lời

trăn trối của vợ (bà Châu Vĩnh Tế). Lúc đầu miếu cất bằng tre, lá, đến năm 1962, miếu lợp

131

ngói âm dương. Ðến năm 1972, ngôi miếu được xây lại, năm 1976 công trình mới hoàn

thành.

Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ "quốc", có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng

ngói ống màu xanh. Nhà để tượng cũng 4 mái hình vuông. Trong miếu thờ tượng Bà Chúa

được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ VI, theo mô típ tượng

thần Vinus thường thấy ở các nước Lào, Cam-pu-chia, Ấn Độ. Hội Bà Chúa Xứ được tổ

chức hằng năm rất lớn vào các ngày cuối tháng 4 âm lịch. Hàng vạn người đổ về đây dự lễ

tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành.

Lễ hội Chol ChnamThmay

Lễ hội Chol ChnamThmay còn được gọi là "Tết năm mới" hay "Lễ chịu tuổi" . Đây

là lễ hội truyền thống của người dân tộc Khmer ở đồng bằng Nam bộ giống như tết Nguyên

Đán của người Kinh. Lễ hội được kéo dài 3 ngày trong tháng Chétt (lịch Khmer), đó là: 14,

15, 16 tháng 4 Dương lịch (năm nhuận thêm ngày 13-4 dương lịch) tại chùa và ở gia đình.

Ngày thứ nhất - Chol ChnamThmay (ngày đầu năm mới): Chọn giờ tốt nhất trong ngày,

có thể là 7 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều, cũng có khi là 12 giờ đêm (tùy theo năm). Tất cả mọi

người tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, trang trọng và lịch sự nhất, mang theo lễ vật nhang

đèn vào chùa làm lễ rước Đại lịch "Maha Sangkran", đồng thời diễu hành ba vòng chung

quanh chính điện để đón chào Chư Thiên (Têvađa). Dưới sự hướng dẫn nghi lễ của một vị

Achar được tôn kính nhất trong chùa, tất cả cùng nhau cầu nguyện, mong năm mới Têvađa

về để hộ trì cho mọi người luôn được ấm no, hạnh phúc. Sau đó là lễ Phật. Tối đến các trò

chơi dân gian cùng các vũ điệu như múa Dù kê, Rôbăm, Lâm thôn... được mọi người

thưởng ngoạn và tham gia vui chơi rất náo nhiệt.

Ngày thứ hai - Wonbơf (năm nhuận tổ chức 2 ngày): Mọi người lên chùa làm lễ dâng

cơm sáng và trưa (Wen Chông Ham) cho các vị sư. Theo phong tục của người Khmer. Vào

các ngày Lễ, Tết, mọi người tỏ lòng thành tâm tín ngưỡng bằng cách mang cơm, thức ăn và

các loại bánh trái đến cho các sư sãi. Đáp lại các nhà sư sẽ làm lễ tạ ơn những người đã làm

ra hạt gạo, đã trồng trọt, chăn nuôi, tạo cho cuộc sống được ấm no, đầy đủ. Sau khi làm lễ

đưa thức ăn đến cho linh hồn những người đã khuất, các nhà sư làm lễ chúc phúc cho những

người đã có lòng mang lễ vât đến cúng chùa. Vào buổi chiều, người ta tổ chức Lễ đắp núi

cát (Puôn Phnon Khsach) để cầu phúc duyên và tránh khỏi những kiếp nạn.

Ngày thứ ba - Lơm săk: Còn gọi là ngày Lễ tắm Phật. Vào ngày nầy, các phật tử

Khmer, mang thức ăn và hoa quả đến chùa từ tinh mơ để đâng cơm cho các vị sư. Sau khi

thọ thực xong, thì các nghi lễ tắm Phật chính thức bắt đầu: Trước tiên, các nhà sư dùng nước

tinh khiết có ướp hương hoa thơm ngát. Họ dùng những cành hoa để vẫy những giọt nước

hoa lên tượng Phật. Trong làn khói hương nghi ngút, người Khmer thành tâm khấn nguyện

cầu mong Phật Trời gia hộ cho dân làng được dồi dào sức khoẻ, ruông rẫy tốt tươi và trúng

mùa. Họ cũng cầu chư Thiên hộ trì cho phum, sóc an lành, mọi người tai qua nạn khỏi và

đạt thành những điều ước nguyện. Sau lễ tắm Phật, người Khmer còn làm lễ tắm cho các

nhà sư cao niên trong chùa. Kế đến là lễ Khamatoos, tương tự như lế sám hối của người

Việt.

Các điểm tham quan du lịch ở TP. Cần Thơ

Chùa Ông (Quảng Triệu hội quán)

Chùa Ông tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng, nhìn ra bến Ninh Kiều, do người Hoa thuộc

hai Phủ Quảng Châu, Triệu Khánh (Quảng Đông - Trung Quốc) góp công xây dựng vào

những năm 1894 - 1896.

Vật liệu xây dựng quan trọng liên quan đến diện mại kiến trúc đều đưa từ Quảng Đông

sang. 107 năm trôi qua, Chùa Ông ở Cần Thơ vẫn trong tình trạng hoàn hảo từ hình dáng

132

bên ngoài đến trạm trổ nội điện. Trong chùa, gian chánh điện thờ Quan Công, bên phải thờ

Thổ Địa, Thiên Hậu Thánh Mẫu; bên trái thờ Đổng Vĩnh Trạng nguyên, Tài Bạch Tinh

Quân (Thần Tài)... Hàng năm, cứ vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, các vị cao tuổi trong Ban trị

sự chùa cùng đông đảo người Hoa ở địa phương tổ chức lễ vía Ông, còn gọi là lễ vía Quan

Thánh Đế

Chùa Ông được đồng bào người Hoa, người Kinh thường xuyên đến viếng. Ngày Tết là

một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo quan trọng, là những này lễ hội lớn nhất trong năm. Tùy

theo điều kiện kinh tế mà trong những ngày này đồng bào Hoa mang đến chùa heo quay,

heo sống, gà vịt, bánh trái, nhang đèn... Họ sửa sang trang hoàng lại chùa, tắm gội và ăn

mặc thật đẹp đẽ cùng nhau đốt cho các vị thần những nén hương với tất cả sự trong sạch và

tinh khiết của thể xác và tâm hồn. Thỉnh thoảng có những năm Ban quản trị còn tổ chức

sinh hoạt lễ hội dân gian truyền thống như múa lân, rồng, sư tử, thi đấu võ thuật, biểu diễn

nghệ thuật sân khấu Quảng Triều. Nhìn về mặt tôn giáo, tín ngưỡng của chùa Ông cũng như

một số chùa Hoa khác ta thấy một đặc điểm đáng lưu ý là phần tín ngưỡng có vẻ nổi bật hơn

tôn giáo.

Tất cả Chùa Ông do người Hoa cất ở Việt Nam đều không biệt lập trong khuôn viên

rộng lớn (dù người Hoa đủ khả năng mua những sở đất lớn) mà luôn cất gần sát lộ, hài hòa

với phố thị. Ngôi chùa rực rỡ, vui tươi và gần gũi với mọi người, như một biểu tượng của

bình anh, may mắn, phát đạt. Chùa Ông ở Cần Thơ là một di tích lịch sử - văn hóa được Bộ

Văn hóa Thông tin xếp hạng cấp quốc gia. Ngày nào cũng có người đến viếng Chùa Ông.

Không kể các ngày lễ hội thường kỳ hàng năm qui tụ đông đảo nhân dân, hầu như ngày nào

cũng có người đến viếng chùa. Chùa Ông có những ngày lễ sau: "Ngày vía" tức là ngày sinh

của các vị thần được thờ.

Chợ nổi Phụng Hiệp

Nằm cạnh quốc lộ 1A, cách TP Cần Thơ 30 km về phía Nam, chợ nổi Phụng Hiệp là

khu chợ nổi tiếng nhất của tỉnh Hậu Giang, nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi

hàng hóa và là điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Chợ nổi Phụng Hiệp là một khu chợ tổng hợp với rất nhiều chủng loại hàng hoá khác

nhau không chỉ phục vụ cho người dân địa phương mà còn ra tận phía Bắc hay đến với bạn

bè khắp năm châu.

Từ buổi sớm tinh mơ, khi bầu trời còn giăng một màn sương mỏng, hàng trăm chiếc

thuyền của bà con rộn ràng kéo về đây như trẩy hội. Ta có thể bắt gặp rất nhiều màu sắc, âm

thanh khác nhau tạo nên một không khí nhộn nhịp, tươi vui… Nào là màu đỏ tươi của chôm

chôm, màu vàng ươm của những trái xoài cùng vị thơm ngọt của sầu riêng… những loại trái

cây tươi ngon được hái trong ngày cho kịp buổi chợ sớm. Nhìn trên cao cả khúc sông giống

như một dãy lụa lung linh đầy màu sắc. Tất cả đều là những đặc sản trái cây miền Tây Nam

Bộ thơm ngon, bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè, người thân với giá rất phải chăng.

Đặc biệt, ở đây không cần quảng cáo hay rao bán, mỗi thuyền đều có một cây dài treo

những món hàng mà mình bán lên, như một “bản hiệu sống”, người mua không phải mất

công tìm kiếm. Ngoài ra, chợ còn có những ghe nhỏ bán thức ăn len lỏi qua các thuyền lớn

một cách điêu luyện. Ngồi trên thuyền, du khách có thể thưởng thức một tô hủ tiếu nóng hổi

hay một li cà phê thơm lừng giữa bốn bề sông nước… một cảm giác thật thú vị.

Chợ sáng luôn nhộn nhịp, cảnh thuyền bè đông đúc qua lại mua bán trông rất vui mắt.

Khác với chợ trên đất liền, chợ nổi tuy đông đúc nhưng không bao giờ ùn tắtc hay va quệt

vào nhau. Người lái thuyền đa số là phụ nữ với trang phục áo bà ba, chân thành, mộc mạc,

đậm chất quê….

133

Chợ nổi Phụng Hiệp như là nơi hòa quyện của màu sắc, âm thanh, hương vị, một nét

độc đáo rất riêng mà không nơi nào có thể có được. Khung cảnh đông đúc, ấm áp tình

người. Chính những điều đó đã sản sinh ra những câu hò, điệu lí, những bài vọng cổ hay

những giai điệu đàn ca tài tử mà đến bây giờ vẫn được lưu truyền.

Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Cà Mau

Sân chim Ngọc Hiển

Sân chim Ngọc Hiển là điểm du lịch sinh thái và nghiên cứu về các loài chim trong môi

trường sinh thái tự nhiên được bảo vệ tốt của Cà Mau.

Sân chim Ngọc Hiển có diện tích tự nhiên rộng 130ha. Là một trong những sân chim tự

nhiên lớn nhất nước. Sân chim Ngọc Hiển có dòng sông Bảy Háp chảy qua cùng với hệ

thống kênh ngòi chằng chịt, với thảm thực vật phong phú và xanh tươi quanh năm đã là môi

trường thiên nhiên trong lành chưa bị con người huỷ hoại, nơi trú ngụ của các loài chim bay

đến hàng năm.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn và các sân chim đã hấp dẫn nhiều du khách tuam quan và

nghiên cứu.

Điểm du lịch Đất Mũi

Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc

Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên

phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.

Hiện nay nếu xét về mặt địa lý thì mũi Cà Mau không phải là điểm cực Nam trên đất

liền của Việt Nam, mà chỉ nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam. Điểm cực nam trên đất liền

của tỉnh Cà Mau nằm ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, có độ vĩ 8°30' Bắc. Mũi Cà Mau là

điểm cực Tây của tỉnh Cà Mau.

Đến đất Mũi du khách có thể khám phá, tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn và sự đa

dạng sinh học cao. Ngoài ra, đây cũng là vùng đất có nhiều loại hải sản ngon như cá kèo, sò,

tôm, cua… được các đầu bếp chế biến khéo léo đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách.

Hiện nay, điểm du lịch Đất Mũi được xác định là một trong những điểm du lịch quan

trọng của Quốc gia. Tại đây hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đang được xây

dựng đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí của du khách.

Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Kiên Giang

Đảo Phú Quốc

Phú Quốc là hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc huyện

Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đảo nằm cách TP. Rạch Giá 120km về phía Tây, cách Hà Tiên

45km. Từ lâu, Phú Quốc đã nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước được mệnh danh là

hòn đảo ngọc trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.

Phú Quốc là một đảo lớn có diện tích là 573 km², chiều dài 50 km, nơi rộng nhất ở phía

bắc đảo là 25 km, có nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phía bắc đến phía nam và mang trên mình

99 ngọn núi chập chùng, với dãy rừng nguyên sinh trùng điệp. Chính vì thế đã tạo cho hòn

đảo ngọc này bức tranh “sơn thủy hữu tình”, tiềm năng du lịch dồi dào, phong phú hấp dẫn

du khách thập phương. Đặc biệt năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo

Kiên Giang được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trong đó có Phú

Quốc, là niềm vinh dự tự hào của người dân nơi hòn đảo.

Những ai chưa biết Phú Quốc đều mong ước một lần được đặt chân đến hòn đảo ngọc

để thưởng thức những sản phẩm du lịch ở đây như: Tắm biển, tắm suối, leo núi, nghỉ dưỡng,

ngắm nhìn thắng cảnh thiên nhiên trong mối giao hòa giữa biển - trời - mây - nước - núi

rừng. Sản phẩm du lịch ở đây còn gắn kết với nhiều loại hình tìm hiểu các di tích lịch sử -

134

văn hóa, lịch sử - cách mạng, đời sống phong tục, tập quán cư dân xứ đảo, những làng chài,

làng nghề truyền thống, nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên và đặc biệt là tham quan di tích

lịch sử nhà tù Cây Dừa - một biểu tượng đẹp đẽ, sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách

mạng rất đỗi hào hùng của đất Nam bộ thành đồng. Những địa danh như: Dương Đông,

Dương Tơ, An Thới, Hàm Ninh, bãi Vòng, bãi Khem, bãi Sao, Gành Dầu, Cửa Cạn, suối

Tranh, suối Đá Bàn… luôn đọng lại trong lòng du khách khi chia tay Phú Quốc và hẹn ngày

trở lại. Phía nam đảo có 12 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, thuộc quần đảo An Thới và phía bắc

đảo, với hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi… là những nơi lý tưởng cho các hoạt động du thuyền,

câu cá, lặn ngắm san hô, dã ngoại, khám phá đảo hoang.

Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn khá

sang trọng, với khoảng 1.800 phòng đủ tiện nghi sinh hoạt phục vụ du khách tham quan, du

lịch Phú Quốc, đồng thời mời gọi và thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch. Đầu tư

hàng chục ngàn tỷ đồng phát triển hệ thống giao thông đường bộ kết nối trung tâm huyện

đảo Phú Quốc với các điểm du lịch. Hệ thống đường biển, đường hàng không nối đảo Phú

Quốc với đất liền được đầu tư nâng cấp đảm bảo vận chuyển hành khách an toàn, thuận lợi.

Hiện nay, đường biển với tàu cao tốc xuất phát từ thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên

với 5 chuyến đi và về mỗi ngày, bình quân 150 - 300 khách/tàu, phục vụ tốt nhu cầu đi lại

của nhân dân và du khách ra đảo. Đường hàng không có sân bay Phú Quốc tần suất 15 - 20

chuyến/ngày nối Phú Quốc với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Rạch Giá đưa

du khách khắp mọi miền đất nước, khách quốc tế đến với đảo rất tiện lợi.

4.2.8.2. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Vĩnh Long

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Đồng Tháp

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – An Giang – Cần Thơ – Sóc Trăng – Cà Mau

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Hà Tiên – Cà Mau

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Phú Quốc

- Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Vĩnh Long – Cần Thơ – Sóc Trăng – Cà Mau

b) Một số chương trình du lịch (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Vĩnh Long (2 ngày 1 đêm,

phương tiện vận chuyển ô tô, tàu thủy)

Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – Vĩnh Long

Sáng: Khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh đi TP. Vĩnh Long. Đi thuyền trên sông Mê Kông

thăm chợ nổi Cái Bè. Ăn trưa tại cù lao Tân Phong.

Chiều: Tham quan cù lao Tân Phong. Ăn tối và nghỉ đêm tại TP. Vĩnh Long

Ngày 2: Vĩnh Long – Mỹ Tho – TP. Hồ Chí Minh

Sáng: Từ Vĩnh Long đi thuyền trên sông tham cù lao Thới Sơn. Ăn trưa tại cù lao Thới

Sơn

Chiều: Tham quan trại rắn Đông Tâm và chùa Vĩnh Tràng. Về TP. Hồ Chí Minh

4.3. Giới thiệu một số chương trình du lịch liên vùng (chương trình tham khảo)

4.3.1. Chương trình du lịch xuất phát từ trung tâm du lịch Hà Nội

Chương trình du lịch Hà Nội – Huế - Đà Nẵng – Nha Trang – Đà Lạt – TP. Hồ Chí

Minh – Hà Nội (14 ngày 13 đêm, phương tiện vận chuyển ô tô)

NGÀY 01: HÀ NỘI - HUẾ

135

Sáng: Xe và Hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Huế, ăn trưa tại

TP Vinh.

Chiều: Tiếp tục hành trình đi Huế. Trên đường quý thăm Sông Bến Hải, Cầu Hiền

Lương khu vực phi quân sự (DMZ), hàng rào điện tử Macnamara, Thành cổ Quảng Trị - nơi

diễn ra trận đánh lịch sử 81 ngày đêm của Quân giải phóng trong mùa hè 1972. Ăn trưa tại

Quảng Trị.

Tối: Đến Huế, nhận phòng khách sạn và ăn tối

NGÀY 02: THAM QUAN TP HUẾ

Sáng: Thăm Đại Nội: Ngọ Môn, Lầu Ngũ Phụng, điện Thái Hòa, Thế Miếu, Cửu Đỉnh,

Hiểu Lâm Các.... Ăn trưa tại Huế

Chiều: Thăm lăng Khải Định và Lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, đi chợ Đông Ba mua

quà lưu niệm. Du khách ăn tối tại nhà hàng.

20h00: Du thuyền Rồng nghe ca Huế và thả đèn cầu may trên trên sông Hương.

NGÀY 03: HUẾ - PHÚ YÊN

Sáng: Khởi hành đi Phú Yên, Đến Quảng Ngãi, du khách ghé thăm làng Sơn Mỹ thắp

hương tưởng niệm 504 người dân vô tội của Sơn Mỹ (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) ngã xuống

trong vụ thảm sát của lính Mỹ (16/3/1968 - 19/3/2009). Ăn trưa tại Quảng Ngãi.

Chiều: tiếp tục đi Phú Yên, đến nơi, du khách nhận phòng và ăn tối tại khách sạn.

NGÀY 04: PHÚ YÊN - NHA TRANG

Sáng: khởi hành đi Nha Trang, đến Nha Trang, Quý khách thăm Tháp bà Ponagar -

công trình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm, thăm khu Suối khoáng nóng

Tháp Bà tắm bùn khoáng - có tác dụng chữa bệnh: đau khớp, thần kinh toạ, đau gân, căng

thẳng thần kinh, nhức đầu kinh niên. Thăm thắng cảnh Hòn Chồng - một thắng cảnh nổi

tiếng của Nha Trang, thăm Chùa Long Sơn với bức tượng Kim Thần Phật Tổ cao 21 mét

ngự trên đỉnh núi cao. Nhận phòng và ăn trưa tại khách sạn.

Chiều: Đi cáp treo sang thăm khu du lịch Hòn Ngọc Việt, chiêm ngưỡng thế giới thuỷ

cung Vinpearl land lớn nhất Châu Á. Tham gia các trò chơi động, cảm giác mạnh (Quay

nhào lộn, đu quay Ngựa gỗ, đu quay voi), các trò chơi tĩnh (Tàu lượn, đua xe, khám phá vũ

trụ, trượt tuyết, lướt sóng, xe điện đụng) ...., đùa vui tại công viên nước Vinpearl, thưởng

thức Búp phê tối tại khu du lịch 5 sao Hòn Ngọc Việt. 20 giờ đi cáp treo về TP Nha Trang,

nghỉ đêm tại khách sạn.

NGÀY 05: NHA TRANG - HÒN LAO - ĐÀ LẠT

Sáng: Xe đưa quý khách đến Bến thuyền du lịch Đá Chồng, lên tàu đi thăm Đảo Hòn

Lao (KDL sinh thái nổi tiếng ở Nha Trang). Tại đây quý khách được xem các các chương

trình xiếc thú: Khỉ, Chó, Dê. Sau đó tiếp tục tham quan Hòn Lao, tiếp xúc thân thiện với đàn

khỉ tự nhiên, tham quan các công trình nghệ thuật: vườn Mỹ Nhân Ngư, vườn Thiên Long,

Tây Du Ký... Đặc biệt, Quý khách thử sức mình với các trò chơi mới lạ, hấp dẫn: đua xe thể

thao F1 (phí tự túc). Trưa về lại thành phố, ăn trưa tại nhà hàng.

Chiều: Khởi hành đi Đà Lạt thăm Tháp chàm PoklonGiarai, sau khi tham quan, quý

khách tiếp tục đi Đà Lạt. đến đỉnh đèo Ngoạn Mục, quý khách dừng chân ngắm cảnh và

chụp ảnh kỷ niệm, trên đường đến Đà Lạt, tham quan và chụp ảnh tại thác Prenn. Nhận

phòng và ăn tối tại khách sạn

NGÀY 06: THAM QUAN TP ĐÀ LẠT

Sáng: Đi cáp treo thăm Thiền Viện Trúc Lâm, thác Cam Ly, Thung Lũng Tình Yêu với

rừng thông reo rì rào bên hồ Đa Thiện, chùa Linh Phước - một ngôi chùa với kiến trúc độc

đáo được thiết kế bằng rất nhiều mảnh ve sành.

136

Chiều: Thăm làng nghề tranh thêu lụa truyền thống XQ, thăm đồi Mộng Mơ. Tối: tự do

dạo phố sương mù.

NGÀY 07: ĐÀ LẠT - TP HỒ CHÍ MINH

Sáng: Khởi hành về TP Hồ Chí Minh ăn trưa và thưởng thức đặc sản trà và Cafê tại Bảo

Lộc.

Chiều: Tới TP Hồ Chí Minh, nhận phòng và ăn tối tại khách sạn.

NGÀY 08: TP HCM - TÂY NINH - CỦ CHI

Sáng: Quý khách khởi hành đi Toà Thánh Tây Ninh - một công trình kiến trúc đặc sắc,

độc đáo với sự kết hợp hài hoà giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và Phương Tây. Thăm Toà

Thánh lúc hành lễ.

Chiều: Thăm Địa đạo Củ chi - đất thép anh hùng với độ dài địa đạo hơn 200 km nằm

sâu trong lòng đất, thăm Đền tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược. Chiều muộn về lại TP Hồ Chí

Minh

NGÀY 09: TP HỒ CHÍ MINH - MŨI NÉ

Sáng: khởi hành đi Phan Thiết, trên đường ghé thăm quan và tắm nước khoáng nóng

Bình Châu.

Chiều: Tới bãi biển Mũi Né, nhận phòng nghỉ, tự do tắm biển Mũi Né.

NGÀY 10: PHAN THIẾT - QUY NHƠN

Sáng: Khởi hành đi Quy Nhơn , ăn trưa trên đường, chiều đến Quy Nhơn, quý khách

nhận phòng và ăn tối tại khách sạn

NGÀY 11: QUY NHƠN - HỘI AN

Sáng: Tham quan khu du lịch Ghềnh Ráng, mộ Hàn Mặc Tử trên đồi Thi Nhân.

Chiều: Khởi hành về Hội An, nhận phòng và ăn tối tại khách sạn.

Tối: Nghỉ tự do, quý khách tự do dạo chơi phố cổ thưởng thức các món ăn địa phương

như cơm gà, Mỳ Quảng, cao lầu ...

NGÀY 12: HỘI AN - ĐÀ NẴNG

Sáng: Tham quan khu phố cổ Hội an - Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công

nhận năm 1999 - với các điểm: Khu phố cổ Hội An, Hội quán Phước Kiến, Chùa Cầu Nhật

Bản, bảo tàng sông Thu Bồn...

Chiều: khởi hành về Đà Nẵng, tham quan biển Non Nước, leo núi Ngũ Hành sơn, lễ

chùa Non Nước, thăm làng chạm khắc đá nổi tiếng dưới chân núi. Ăn tối và nghỉ qua đêm

tại khách sạn.

NGÀY 13: ĐÀ NẴNG - BÀ NÀ - HUẾ

Sáng: Khởi hành đi thăm Bà Nà - Núi Chúa, Quý khách đi cáp treo lên núi Bà Nà. tham

quan Đồi Vọng Nguyệt, chùa linh Ứng, Hầm rượu, chuồng ngựa cũ, đỉnh nhà Rông, đỉnh

Nghinh Phong, Cầu Treo Bà Nà và đỉnh núi Chúa ở độ cao 1.487m, ngắm nhìn toàn cảnh

Bà Nà và TP Đà Nẵng

Chiều: về Huế, nhận phòng và ăn tối tại khách sạn.

NGÀY 14: HUẾ - HÀ NỘI

Sau khi ăn sáng, xe đón quý khách về Hà Nội, ăn trưa tại Hà Tĩnh.

Tối về đến Hà Nội, xe đưa quý khách đến đúng điểm hẹn. Kết thúc chuyến du lịch.

4.3.2. Chương trình du lịch xuất phát từ trung tâm du lịch Hồ Chí Minh

Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng - Huế - Hội An – Hà Nội – Lào

Cai – Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh (9 ngày 8 đêm, phương tiện vận chuyển ô tô, máy bay…)

137

Ngày 1: TP. HCM – ĐÀ NẴNG

Sáng: Từ TP. HCM đi sân bay Tân Sơn Nhất, khởi hành đi TP. Đà Nẵng. Ăn trưa.

Chiều: Tham quan bảo tàng Chăm, non nước Ngũ Hành Sơn, tắm biển Mỹ Khê. Ăn tối

và nghỉ đêm tại TP. Đà Nẵng

Tối: Quý khách tự do khám phá Phố Biển Đà Nẵng về đêm: Cầu Quay sông Hàn, Trung

Tâm Thương Mại, Khu phố ẩm thực, Café - Bar - Discotheque,...

Ngày 2: ĐÀ NẴNG – HỘI AN

Sáng: Ăn sáng. Xuất phát đi tham quan Bà Nà Hills bằng cáp treo dài nhất Đông Nam

Á, tham quan Núi Chúa, Suối Nai, Biệt Thự Hoàng Lan, Đồi Vọng Nguyệt, khu vui chơi

Fantasy Park: với các trò chơi phiêu lưu mới lạ, ngộ nghĩnh, hấp dẫn, hiện đại nhưng cũng

rất "cổ tích" thân thiện và gần gũi với thiên nhiên. Ăn trưa tại Bà Nà

Chiều: Tham quan Phố Cổ Hội An: Chùa Cầu, Nhà Cổ Phùng Hưng, Hội Quán Phước

Kiến, Cơ sở Thủ Công Mỹ Nghệ… tự do dạo phố đèn lồng nhiều màu sắc và mua những

món quà lưu niệm của địa phương. Ăn tối và nghỉ đêm tại Đà Nẵng.

Ngày 3: ĐÀ NẴNG – HUẾ

Sáng: Rời Đà Nẵng đi Cố Đô Huế - Di sản văn hoá Thế Giới, dừng chân tại làng đá Non

Nước, ngắm cảnh trên đèo Hải Vân. Đến Huế ăn trưa nhà hàng và nhận phòng K/sạn nghỉ

ngơi.

Chiều: Tham quan Đại Nội (Hoàng Cung của 13 vị vua triều Nguyễn, triều đại phong

kiến cuối cùng của Việt Nam: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Tử Cấm Thành, Thế Miếu, Hiển

Lâm Các, Cửu Đỉnh) và Chùa Thiên Mụ cổ kính, xây dựng từ những năm đầu của thế kỉ

XVII.

Tối: Ăn tối nhà hàng với đặc sản xứ Huế (Bánh bèo, lọc, nậm, khoái...). Ngồi thuyền

Rồng nghe CA HUẾ và thả hoa đăng cầu may trên dòng Hương thơ mộng.

Ngày 4: HUẾ - HÀ NỘI

Sáng: Ăn sáng, tham quan các lăng tẩm ở Huế (lăng Khải Định. Minh Mạng, Tự Đức).

Mua sắm tại chợ Đông Ba. Ăn Trưa, nghỉ ngơi trả phòng khách sạn.

Chiều: Từ Huế đi sân bay Phú Bài, khởi hành đi Hà Nội. Nghỉ đêm tại Hà Nội.

Ngày 5: THAM QUAN TP. HÀ NỘI

Sáng: Ăn sáng, đi tham quan Lăng Bắc, chùa Một Cột, bảo tàng Hồ Chí Minh, văn miếu

Quốc tử Giám. Ăn trưa, trả phòng khách sạn

Chiều: Tham quan đền Quán Thánh, Hồ Gươm, phố cổ. Mua sắm tại phố cổ và xem

múa rối nước tại nhà hát múa rối nước Thăng Long. Ăn tối lên tàu đi TP. Lào Cai.

Ngày 6: LÀO CAI - SA PA

Sáng: Tàu đến TP. Lào Cai. Du khách ăn sáng, khởi hành đi Sa Pa. Đến Sa Pa nhận

phòng khách sạn nghỉ ngơi, ăn trưa.

Chiều: Tham quan và chinh phục đỉnh núi Hàm Rồng: Vườn lan 1,2, vườn hoa Châu

Âu, Sân Mây…

Tối: Ăn tối, giao lưu văn nghệ tại nhà văn hóa trung tâm thị trấn. Nghỉ đêm tại Sa Pa.

Ngày 7: SA PA – LÀO CAI

Sáng: Ăn sáng. Khởi hành đi tham quan bản Cát Cát, Thác Bạc, Cầu Mây. Mua sắm tại

chợ Sa Pa. Ăn trưa, nghỉ ngơi trả phòng khách sạn.

Chiều: Đi tham quan bản Tả Phìn. Lên xe về TP. Lào Cai

Ngày 8: LÀO CAI – HÀ KHẨU – HÀ NỘI

138

Sáng: Ăn sáng. Du khách làm thủ tục đi thăm quan và mua sắm tại Hà Khẩu – Trung

Quốc. Ăn trưa tại Hà Khẩu. Về khách sạn nghỉ ngơi, trả phòng

Chiều: Tham quan đền Mẫu, đền Thượng và mua sắm tại chợ Cốc Lếu. Ăn tối tại nhà

hàng gần Ga Lào Cai.

Tối: Du khách lên tàu về Hà Nội.

Ngày 9: HÀ NỘI – TP HỒ CHÍ MINH

Sáng: Du khách tắm giặt, nghỉ ngơi tại khách sạn gần Ga Hà Nội. Ăn sáng. Khởi hành

đi tham quan làng gốm Bát Tràng. Ăn trưa.

Chiều: Từ Hà Nội, đi sân bay Nội Bài về TP. Hồ Chí Minh. Kết thúc chương trình.

Chương trình du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt - Đà Nẵng - Huế - Hội An – Hà Nội

– Hạ Long – Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh (10 ngày 9 đêm, phương tiện vận chuyển ô tô, máy

bay)

Ngày 1: TP. HCM – ĐÀ LẠT

Sáng: Từ TP. HCM đi Đà Lạt, trên đường đi thưởng thức đặc sản trà và Cafê tại Bảo

Lộc.

Chiều tối: Đến Đà Lạt. Du khách nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi, ăn tối.

Tối: Du khách tự do tham quan thưởng thức không khí se lạnh của TP. Đà Lạt. Mua

sắm tại chợ đêm Đà Lạt.

Ngày 2: THAM QUAN ĐÀ LẠT

Sáng: Đi tham quan: Nhà Thờ Domain de Marie, rồi sau đó Quý Khách lướt chân trên

những thảm cỏ xanh của thung lung Tình Yêu dưới khung cảnh thật trữ tình & lãng mạng,

đây là điểm du lịch hấp dẫn tại Đà Lạt. Thăm Đà Lạt Sử Quán – nơi có những con người

của Nghệ thuật, bằng đôi tay khéo léo và tâm hồn nghệ thuật đã tạo nên những bức tranh

thêu tuyệt mỹ “Tranh thêu tay XQ”. Ăn trưa

Chiều: Tham quan: Thiền viện Trúc Lâm. Xem biểu diễn chương trình văn nghệ cồng

chiêng cùng các Sơn Nữ Langbiang. Ăn tối và nghỉ đêm tại Đà Lạt

Ngày 3: ĐÀ LẠT – ĐÀ NẴNG

Sáng: Du khách ăn sáng, trả phòng khách sạn, lên đường ra sân bay Liên Khương, đi Đà

Nẵng. Ăn trưa tại Đà Nẵng

Chiều: Tham quan bảo tàng Chăm, non nước Ngũ Hành Sơn, tắm biển Mỹ Khê. Ăn tối

và nghỉ đêm tại TP. Đà Nẵng

Tối: Quý khách tự do khám phá Phố Biển Đà Nẵng về đêm: Cầu Quay sông Hàn, Trung

Tâm Thương Mại, Khu phố ẩm thực, Café - Bar - Discotheque,...

Ngày 4: ĐÀ NẴNG – HỘI AN

Sáng: Ăn sáng. Xuất phát đi tham quan Bà Nà Hills bằng cáp treo dài nhất Đông Nam

Á, tham quan Núi Chúa, Suối Nai, Biệt Thự Hoàng Lan, Đồi Vọng Nguyệt, khu vui chơi

Fantasy Park: với các trò chơi phiêu lưu mới lạ, ngộ nghĩnh, hấp dẫn, hiện đại nhưng cũng

rất "cổ tích" thân thiện và gần gũi với thiên nhiên. Ăn trưa tại Bà Nà

Chiều: Tham quan Phố Cổ Hội An: Chùa Cầu, Nhà Cổ Phùng Hưng, Hội Quán Phước

Kiến, Cơ sở Thủ Công Mỹ Nghệ… tự do dạo phố đèn lồng nhiều màu sắc và mua những

món quà lưu niệm của địa phương. Ăn tối và nghỉ đêm tại Đà Nẵng.

Ngày 5: ĐÀ NẴNG – HUẾ

Sáng: Rời Đà Nẵng đi Cố Đô Huế - Di sản văn hoá Thế Giới, dừng chân tại làng đá Non

Nước, ngắm cảnh trên đèo Hải Vân. Đến Huế ăn trưa nhà hàng và nhận phòng K/sạn nghỉ

ngơi.

139

Chiều: Tham quan Đại Nội (Hoàng Cung của 13 vị vua triều Nguyễn, triều đại phong

kiến cuối cùng của Việt Nam: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Tử Cấm Thành, Thế Miếu, Hiển

Lâm Các, Cửu Đỉnh) và Chùa Thiên Mụ cổ kính, xây dựng từ những năm đầu của thế kỉ

XVII.

Tối: Ăn tối nhà hàng với đặc sản xứ Huế (Bánh bèo, lọc, nậm, khoái...). Ngồi thuyền

Rồng nghe CA HUẾ và thả hoa đăng cầu may trên dòng Hương thơ mộng.

Ngày 6: HUẾ - HÀ NỘI

Sáng: Ăn sáng, tham quan các lăng tẩm ở Huế (lăng Khải Định. Minh Mạng, Tự Đức).

Mua sắm tại chợ Đông Ba. Ăn Trưa, nghỉ ngơi trả phòng khách sạn.

Chiều: Từ Huế đi sân bay Phú Bài, khởi hành đi Hà Nội. Nghỉ đêm tại Hà Nội.

Ngày 7: THAM QUAN TP. HÀ NỘI

Sáng: Ăn sáng, đi tham quan Lăng Bắc, chùa Một Cột, bảo tàng Hồ Chí Minh, văn miếu

Quốc tử Giám. Ăn trưa, trả phòng khách sạn

Chiều: Tham quan đền Quán Thánh, Hồ Gươm, phố cổ. Mua sắm tại phố cổ và xem

múa rối nước tại nhà hát múa rối nước Thăng Long. Ăn tối và ngủ đêm tại Hà Nội

Ngày 8: TP. HÀ NỘI – HẠ LONG

Sáng: Ăn sáng. Khởi hành đi Hạ Long, đến Hạ Long Quý khách đi du thuyền tham

quan Vịnh Hạ Long: hang Thiên Cung và Dấu Gỗ, đi qua Hòn Lư Hương, Hòn Gà Chọi,

Hòn Chó Đá, ghé tắm biển tại bãi biển Tip Tốp –

Chiều tối: Về khách sạn, nghỉ ngơi và dùng cơm chiều. Tự do hoặc vui chơi tại công

viên Hoàng Gia. Nghỉ đêm tại Hạ Long.

Ngày 9: HẠ LONG – HÀ NỘI

Sáng: Tham quan đảo Tuần Châu, với các chương trình biểu diễn xiếc độc đáo: Cá

Heo, Sư Tử Biển, Cá Sấu, Kung Fu… Ăn trưa.

Chiều: Rời Hạ Long về Hà Nội, trên đường đi ghé Hải Dương tham quan cơ sở gốm sứ,

lò bánh đậu xanh, bánh cốm và các mặt hàng đặc sản khác của miền Bắc. Ăn tối. Nghỉ đêm

tại Hà Nội.

Ngày 10: HÀ NỘI – TP HỒ CHÍ MINH

Sáng: Ăn sáng. Trả phòng khách sạn. Khởi hành đi tham quan làng gốm Bát Tràng. Ăn

trưa.

Chiều: Từ Hà Nội, đi sân bay Nội Bài về TP. Hồ Chí Minh. Kết thúc chương trình.

140

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Thế Bình (2009), Non nước Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin

2. Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông (1993), Quy hoạch du lịch Quốc gia và vùng, NXB Khoa học

xã hội

3. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2011), Địa lý Du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục

4. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

5. Bùi Thị Hải Yến (2011), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục

6. http://vietnamtourism.com/ - Website của Tổng cục du lịch Việt Nam

141

Phục lục 1: Hệ thống các điểm du lịch/điểm tham của vùng du lịch Bắc Bộ

TT Điểm du lịch/ điểm

tham quan

Tỉnh/thành

phố

Nội dung

1 Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội Trường ĐH đầu tiên ở Việt Nam

2 Hoàng thành Thăng Long Hà Nội Thành cổ (13 thế kỷ)

3 Chùa Một Cột Hà Nội Kiến trúc thế kỷ XI

4 Đền Ngọc Sơn, Hồ Hoàn

Kiếm Hà Nội

Thắng cảnh, di tích lịch sử

5 Chùa Trấn Quốc Hà Nội Lịch sử, kiến trúc thế kỷ XVIII-XIX

6 Chùa Tây Phương Hà Nội Kiến trúc nghệ thuật thế kỷ XVI

7 Chùa Trăm Gian Hà Nội Kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử

8 Bảo tàng Lịch sử

Hà Nội Trưng bày các hiện vật lịch sử Việt

Nam

9 Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội Trưng bày về 54 dân tộc Việt Nam

10 Bảo tàng Cách mạng Hà Nội Trưng bày về cách mạng Việt Nam

11 Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội Trưng bày về Mỹ thuật Việt Nam

12 Khu phố cổ Hà Nội Hà Nội Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XI

13 Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Hà Nội Lăng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh

14 Làng gốm Bát Tràng Hà Nội Làng nghề thủ công truyền thống

15 Chùa Hương Hà Nội Danh thắng, kiến trúc, nghệ thuật

16 VQG Ba Vì

Hà Nội Bảo tồn hệ thống động thực vật phong

phú, đa dạng

17 Khu du lịch Đồng Mô Hà Nội Danh thắng; sân golf

18 Khu di tích Cổ Loa Hà Nội Danh thắng, thành cổ

19

20 Làng cổ Đường Lâm

Hà Nội Làng cổ, kiến trúc nghệ thuật thế kỷ

XVII

21 Chùa Dư Hàng (Phúc Lâm

tự) Hải Phòng

Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ X

22 Đền Nghè

Hải Phòng Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ I, tái xây

dựng thế kỷ XIX

23 Đình Hàng Kênh

Hải Phòng Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XVII –

XVIII

24 Chùa Cổ Phiếu Hải Phòng Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XIX

25 Biển Đồ Sơn Hải Phòng Danh thắng

26 Đảo Cát Bà và VQG Cát Bà

Hải Phòng Danh thắng

Voọc đầu trắng

27 Lễ hội Trọi Châu Hải Phòng Lễ hội cổ truyền

28 Khu di tích danh thắng Côn

Sơn Hải Dương

Danh thắng – chùa (thiền phái Trúc

Lâm)

29 Đền Kiếp Bạc Hải Dương Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XIV

30 Kính Chủ - An Phụ Hải Dương Danh thắng

142

31 Văn miếu Mao Điền Hải Dương Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XIX

32 Lễ hội Côn Sơn

Hải Dương Lễ hội tưởng nhớ Huyền Quang và

Trần Hưng Đạo

33 Vịnh Hạ Long

Quảng Ninh Di sản thiên nhiên thế giới năm 1994

và 2000. Vịnh kín trên biển.

34 Núi Bài Thơ Quảng Ninh Danh thắng

35 Núi Yên Tử

Quảng Ninh Danh thắng, nơi phát triển Phật pháp

của phái Trúc Lâm

36 Vân Đồn Quảng Ninh Đảo, danh thắng

37 Trà Cổ Quảng Ninh Danh thắng

38 Chùa Quỳnh Lâm

Quảng Ninh Chùa cổ, hình thành thế kỷ V, phát

triển qua nhiều triều đại Việt Nam

39 Đền Cửa Ông

Quảng Ninh Đình làng, kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ

XIX

40 Đình Quan Lạn

Quảng Ninh Đình làng, kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ

XVII

41 Di tích An Sinh Quảng Ninh Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XIII

42 Đình Trà Cổ Quảng Ninh Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XVI

43 Bãi cọc Bạch Đằng Quảng Ninh Di tích lịch sử

44 Lễ hội Bạch Đằng

Quảng Ninh Lễ hội cổ truyền tưởng nhớ Ngô

Quyền

45 Hội đền Cửa Ông

Quảng Ninh Lễ hội cổ truyền tưởng nhớ Trần

Quốc Tảng

46 Chùa Pháp Vân Hưng Yên Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XIV

47 Đền thời Chử Đồng Tử Hưng Yên Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XVII

48 Phố Hiến

Hưng Yên Phố cổ, kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ

XIII

49 Hội Chử Đồng Tử

Hưng Yên Lễ hội cổ truyeeng tưởng nhớ Chử

Đồng Tử

50 Chùa Long Đọi Hà Nam Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XII

51 Đền Trúc – Ngũ Động Sơn

Hà Nam Danh thắng, kiến trúc nghệ thuật thế

kỷ XII

52 Hội vật võ Liễu Đôi Hà Nam Lễ hội cổ truyền

53 Chùa Bái Đính Nam Định Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XX

54 Di tích cung điện Nhà Trần Nam Định Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XIII

55 Chùa Phổ Minh Nam Định Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XIII

56 Khu di tích Phủ Dày

Nam Định Quần thể di tích thờ “Tứ bất tử” của

Việt Nam

57 Chùa Keo Hành Thiện Nam Định Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XI

58 Khu bảo tồn thiên nhiên

Giao Thủy Nam Định

Bảo tồn hệ thống động thực vật phong

phú, đa dạng (các loài chim)

59 Lễ hội Phủ Dày Nam Định Lễ hội cổ truyền tưởng nhớ mẫu Liễu

143

Hạnh

60 Hội chợ Viềng

Nam Định Hội chợ bán cây trồng vật nuôi, họp

duy nhất vào ngày 8/1 hàng năm

61 Chùa Keo Thái Bình Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XVII

62 Làng chạm bạc Đồng Xâm

Thái Bình Danh thắng, làng nghề thủ công

truyền thống

63 Bãi biển Đồng Châu Thái Bình Danh thắng

64 Hội chùa Keo

Thái Bình Lễ hội cổ truyền, suy tôn Thiền sư

Không Lộ

65 Cố đô Hoa Lư Ninh Bình Kinh đô nước Đại Cồ Việt thế kỷ X

66 Đền vua Đinh Ninh Bình Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XVII

67 Đền vua Lê Đại Hành Ninh Bình Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XVII

68 Tràng An Ninh Bình

69 Chùa Bích Động

Ninh Bình Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XVII,

XVIII

70 Tam Cốc – Bích Động Ninh Bình Danh thắng

71 VQG Cúc Phương Ninh Bình Bảo tồn hệ thống động thực vật

72 Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XIX

73 Suối nước nóng Kênh Gà Ninh Bình Suối nước chữa bệnh khớp, dạ dày

75 Khu du lịch Tam Đảo Vĩnh Phúc Khu nghỉ dưỡng, kiến trúc Pháp

76 Hồ Đại Lải Vĩnh Phúc Hồ nhân tạo, danh thắng

77 Thiền viện Trúc Lâm

Vĩnh Phúc Thiền viện thuộc dòng Trúc Lâm Yên

Tử

78 Làng gốm Hương Canh Vĩnh Phúc Làng nghề thủ công truyền thống

79 Tháp Bình Sơn Vĩnh Phúc Kiến trúc, nghệ thuật thời Lý Trần

80 Bản dân tộc Mường Hòa Bình Nét văn hóa đặc sắc của người Mường

81 Thung lũng Thung Nai

Hòa Bình Danh thắng, làng bản của người

Mường

82 Thung lũng Mai Châu Hòa Bình Danh thắng, làng bản của người Thái

83 Suối nước nóng Kim Bôi

Hòa Bình Suối nước nóng chữa bệnh viêm

khớp, dạ dày, đường ruột

84 Nhà máy thủy điện Hòa

Bình Hòa Bình

Nhà máy thủy điện lớn nhất Đông

Nam Á

85 Khu di tích Đền Hùng

Phú Thọ Khu di tích gắn với truyền thuyết vua

Hùng dựng nước

86 Chùa Phúc Khánh Phú Thọ Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XII

87 Đầm Ao Châu Phú Thọ Hồ tự nhiên, danh thắng

88 Hang và rừng Xuân Sơn

Phú Thọ Danh thắng; rừng cây một ngày thay

đổi mầu 4 lần

89 Lễ hội Đền Hùng Phú Thọ Giỗ tổ, quốc giỗ

90 Cao nguyên đá Hà Giang Hà Giang

91 Đồng văn – cổng trời Hà Giang Cực Bắc của Việt Nam, danh thắng

144

92 Dinh họ Vương

Hà Giang Kiến trúc, nghệ thuật dân tộc vùng

cao

93 Chợ tình Khâu Vai

Hà Giang Chợ tình, họp duy nhất vào ngày 27/3

âm lịch hàng năm

94 Lễ hội mừng nhà mới của

dân tộc Lô Tô Hà Giang

Lễ mừng nhà mới

95 Di tích Pắc Pó Cao Bằng Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam

96 Thác Bản Giốc Cao Bằng Danh thắng

97 Hồ Thang Hen Cao Bằng Danh thắng

98 Đền Xuân Lĩnh Cao Bằng Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XVI

99 Hội mời Mẹ Trăng Cao Bằng Lễ hội dân tộc của người Tày

100 Hội Lồng Tồng Cao Bằng Lễ hội dân tộc của người Tày - Nùng

101 Thị trấn Sa Pa Lào Cai Danh thắng, kiến trúc Pháp, chợ tình

102 Đỉnh Fansipan Lào Cai Nóc nhà của Đông Dương

103 Bãi đá cổ Sa Pa Lào Cai Di tích

104 Chợ phiên Bắc Hà

Lào Cai Chợ vùng cao, nét sinh hoạt văn hóa

đặc sắc của người H’Mông

105 Dinh thự Hoàng A Tưởng

Lào Cai Kiến trúc, nghệ thuật độc đáo đầu thế

kỷ XX

106

Bản Tả Phìn, Tả Van, Bản

Hồ Lào Cai

Nơi sinh sống của người dân tộc vùng

cao, phát triển hình thức du lịch

homestay

107 Đền Thượng Lào Cai Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XIX

108 Đền Bảo Hà Lào Cai Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XVII

109 Tết Nhảy của người Dao Đỏ Lào Cai Lễ hội dân tộc của người Dao

110 Hội múa xòe ở Tà Chải

Lào Cai Lễ hội dân tộc của người Tày để suy

tôn thần Nông

111 Hồ Ba Bể Bắc Kạn Danh thắng, hồ nước tự nhiên

112 VQG Ba Bể Bắc Kạn Bảo tồn hệ thống động thực vật

113 Thác Đầu Đẳng Bắc Kạn Danh thắng

114 Khu bảo tồn thiên nhiên

Kim Hỷ Bắc Kạn

Bảo tồn hệ thống động thực vật

115 Di tích lịch sử Pò Két Bắc Kạn Di tích lịch sử cách mạng

116 Di tích hầm bí mật Dôc

Tiệm và Hội trường chữ U Bắc Kạn

Di tích lịch sử cách mạng

117 Chùa Thạch Long

Bắc Kạn Chùa được xây dựng trong núi đá vôi

(thế kỷ XIX)

118 Ải Chi Lăng Lạng Sơn Di tích lịch sử

119 Thành nhà Mạc Lạng Sơn Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XVII

120 Di tích Bắc Sơn Lạng Sơn Di tích khảo cổ học

121 Chùa Tam Thanh

Lạng Sơn Kiến trúc, nghệ thuật độc đáo thế kỷ

XVI, XVII

145

122 Chùa Tam Giáo – động Nhị

Thanh Lạng Sơn

Danh thắng, kiến trúc, nghệ thuật độc

đáo thế kỷ XVII

123 Núi Tô Thị Lạng Sơn Danh thắng

124 Núi Mẫu Sơn Lạng Sơn Danh thắng, nghỉ dưỡng

125 Chợ Kỳ Lừa Lạng Sơn Chợ vùng cao

126 Chợ và thị trấn Đồng Đăng Lạng Sơn Chợ biên giới vùng cao

127 Lễ hội Kỳ Lừa

Lạng Sơn Lễ hội truyền thống suy tôn ông Thân

Công Tài

128

Khu di tích Tân Trào

(Đình Tân Trào, Cây da Tân

Trào, đình Hồng Thái)

Tuyên Quang Di tích lịch sử cách mạng

129 Di tích lịch sử Đá Bàn

Tuyên Quang Di tích thể hiện tình hữu nghị Việt -

Lào

130 Rừng nguyên sinh Na Hang Tuyên Quang Bảo tồn hệ thống động thực vật

131 Thác Mơ Tuyên Quang Danh thắng

132 Lễ hội bản Giếng Tanh Tuyên Quang Lễ hội dân tộc của người Cao Lan

133 Chùa tháp Hắc Y

Yên Bái Danh thắng, kiến trúc, nghệ thuật độc

đáo thời Trần

134 Di tích Căng và đồn Nghĩa

Lộ Yên Bái

Di tích lịch sử cách mạng

135 Hồ Thác Bà Yên Bái Hồ nước nhân tạo, danh thắng

136 Đền Đông Cuông Yên Bái Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XIII

137 Hồ Núi Cốc Thái Nguyên Hồ nhân tạo, danh thắng

138 Hang Phượng Hoàng, suối

Mỏ Gà Thái Nguyên

Danh thắng

130 Chùa Hang

Thái Nguyên Chùa xây dựng trong hang núi, kiến

trúc, nghệ thuật thế kỷ XV

140 Đình Phương Độ

Thái Nguyên Đình làng, kiến trúc nghệ thuật thời

nhà Lê

141 Di tích khảo cổ học Thần

Xa Thái Nguyên

Di tích khảo cổ học

142 Khu di tích núi Văn, núi Võ Thái Nguyên Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XV, XVI

143 Di tích lịch sử xã Tiên

Phong Thái Nguyên

Di tích lịch sử cách mạng

144 Di tích lịch sử nhà tù Chợ

Chu Thái Nguyên

Di tích lịch sử cách mạng

145 Bảo tàng văn hóa các dân

tộc Việt Nam Thái Nguyên

Trưng bày nét văn hóa đặc sắc các dân

tộc Việt Nam

146 Khu du lịch Khuôn Thần Bắc Giang Danh thắng

147 Hồ Cấm Sơn Bắc Giang Hồ tự nhiên, danh thắng

148 Khu di tích Suối Mỡ Bắc Giang Danh thắng, kiến trúc, nghệ thuật

149 Chùa Đức La Bắc Giang Kiến trúc, nghệ thuật thời nhà Trần

146

150 Đình Lỗ Hạnh Bắc Giang Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XVI

151 Đình Thổ Hà Bắc Giang Kiến trúc, nghệ thuật thời nhà Lê

152 Lễ hội Yên Thế

Bắc Giang Lễ hội cổ truyền tưởng nhớ lãnh tụ

nông dân Hoàng Hoa Thám

153 Đền Đô Bắc Ninh Kiến trúc, nghệ thuật thời nhà Lê

154 Chùa Dâu (Pháp Vân tự)

Bắc Ninh Chùa cổ, mang kiến trúc nghệ thuật từ

thế kỷ III

155 Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XI

156 Chùa Bút Tháp Bắc Ninh Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XVII

157 Chùa Phật Tích Bắc Ninh Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ VII - X

158 Đình làng Đình Bảng

Bắc Ninh Đình cổ, kiến trúc nghệ thuật thế kỷ

XVII

159 Di tích núi Dinh Bắc Ninh Di tích lịch sử

160 Làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh Làng tranh dân gian

161 Hội Lim

Bắc Ninh Lễ hội truyền thống gắn với các làn

điệu Quan họ

162 Hội làng Đình Bảng

Bắc Ninh Hội làng truyền thống, tưởng nhớ Cao

Sơn đại vương (thần núi)

163 Cụm di tích Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ Di tích lịch sử cách mạng thời chống

Pháp

164 Di tích Noọng Nhai

Lai Châu Di tích lịch sử cách mạng thời chống

Pháp

164 Đèo Pha Đin Lai Châu Danh thắng, với độ cao 1.000m

166 Hồ Pha Khang Lai Châu Hồ tự nhiên, danh thắng

167 Hang Thẩm Báng Lai Châu Danh thắng

168

Lễ hội Mừng măng mọc

Lai Châu

Lễ hội dân tộc của dân tộc Mảng,

Kháng, La Hủ…; cầu mùa màng tươi

tốt

169 Lễ cúng bản của người

Cống Lai Châu

Lễ hội dân tộc tại các bản vùng cao,

cầu mùa mang tươi tốt

170 Nhà tù và bảo tàng Sơn La Sơn La Di tích lịch sử cách mạng

171 Cao nguyên Mộc Châu Sơn La Danh thắng

172 Lễ hội Hoa Ban

Sơn La Lễ hội của dân tộc Thái, cầu cuộc

sống no ấm, bình yên

173 Trò Tung tìm bạn, tìm

duyên Sơn La

Trò chơi của dân tộc Tày, tổ chức vào

mùa xuân, hình thức giao duyên

174 Thành nhà Hồ Thanh Hóa Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XIV

175 Di tích Lam Kinh

Thanh Hóa Lăng tẩm của vua Lê, kiến trúc, nghệ

thuật thế kỷ XV

176 Bãi biển Sầm Sơn Thanh Hóa Danh thắng

177 VQG Bến En

Thanh Hóa Bảo tồn hệ động, thực vật phog phú,

đa dạng của vùng

147

178 Động Từ Thức Thanh Hóa Danh thắng

179 Làng Nhồi

Thanh Hóa Làng nghề thủ công truyền thống với

nghề chạm khắc đá

180 Lễ hội Lam Kinh

Thanh Hóa Lễ hội truyền thống tưởng nhớ công

lao của vị anh hung dân tộc Lê Lợi

181

Quê hương Chủ tịch Hồ Chí

Minh Nghệ An

Khu tưởng niệm người có công sinh

thành, nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí

Minh

182 Đền Cuông Nghệ An Đền cổ, thờ Thục An Dương Vương

183 Đền Cờn Nghệ An Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XV

184 Đình Hoàng Sơn

Nghệ An Đình cổ, kiến trúc nghệ thuật thế kỷ

XVIII

185 Khu du lịch Núi Quyết Nghệ An Danh thắng

186 Bãi biển Cửa Lò Nghệ An Danh thắng

187 Khu bảo tồn thiên nhiên Pù

Mát Nghệ An

Bảo tồn hệ thống động, thực vật

phong phú đa dạng của tỉnh

188 Chùa Chân Tiên Hà Tĩnh Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XIII

189 Chùa Tượng Sơn Hà Tĩnh Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XVIII

190 Khu lưu niệm Nguyễn Du Hà Tĩnh Kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ XIX

191 Ngã ba Đồng Lộc Hà Tĩnh Di tích lịch sử cách mạng

192 Núi Thiên Cầm

Hà Tĩnh Danh thắng, chùa Yên Lạc mang kiến

trúc, nghệ thuật thế kỷ XIII

193 Biển Thiên Cầm Hà Tĩnh Danh thắng

194 Hồ Kẻ Gỗ Hà Tĩnh Công trình thủy lợi

148

Phục lục 2: Hệ thống cơ sở lưu trú quan trọng của vùng du lịch Bắc Bộ

Tỉnh/thành

phố

Tên cơ sở lưu trú Hạng

sao

Địa chỉ Số

phòng

Hà Nội

Melia Hanoi 5 sao 44B Lý Thường Kiệt 306

Hilton Hanoi Opera 5 sao 49 Hai Bà Trưng 269

Moevenpick Hanoi 5 sao 83A Lý Thường Kiệt 154

Sofitel Metropole Hanoi 5 sao 15 Ngô Quyền 265

Hanoi Horison 5 sao 40 Cát Linh 250

Hanoi Daewoo 5 sao 360 Kim Mã 411

Inter Continental Ha noi

Westlake 5 sao

1A Nghi Tàm 359

Sheraton 5 sao 11 Xuân Diệu, Tây Hồ 299

Nikko Hanoi 5 sao 84 Trần Nhân Tông 260

Grand Plaza Hanoi 5 sao 117 Trần Duy Hưng 618

Sedona Suites Hanoi 5 sao 96 Tô Ngọc Vân 175

Sofitel Plaza Hanoi 5 sao Số 1 Đường Thanh Niên 322

Crowne Plaza West Hanoi 5 sao 36 Lê Đức Thọ 393

Fortuna Hanoi 4 sao 6B Láng Hạ 200

Thắng Lợi 4 sao 200 Yên Phụ 178

Bao Son International 4 sao 50 Nguyễn Chí Thanh 105

Tản Đà Resort & Spa 4 sao Tản Lĩnh, Ba Vì 18ha

Asean Resort & Spa 4 sao 21A Hòa Lạc, Thạch Thất 100

Riverside Hanoi Hote 3.5 sao 118 Hoàng Quốc Việt 85

Hải Phòng

Cat Ba Island Resort & Spa 4 sao Biển Cát Cò 1, TT Cát Bà 109

Cat Ba Sunrise Resort 4 sao Biển Cát Cò 1, TT Cát Bà 39

Cat Ba Beach Resort 3 sao Biển Cát Cò 2, TT Cát Bà 29

Sea Pearl 4 sao 21 Đường 1/4, TT Cát Bà 82

Princess Hai Phong 4 sao Số 3 Lê Hồng Phong 82

Best Western Pearl River 4 sao Km8, Phạm Văn Đồng 101

Hữu Nghị 4 sao 60A, Điện Biên Phủ 127

Hải Dương

Nam Cường 4 sao Số 10, Đại lộ 30/10 181

Trường Thành HNA 4 sao Số 9, Đường Thanh Niên 142

Sao Đỏ 3 sao 119 Nguyễn Trãi, Sao Đỏ 50

Quảng Ninh

Sài Gòn Hạ Long 4 sao 168 Đường Hạ Long 228

Tuan Chau Island Holiday

Villa Ha Long Bay 4 sao

Đảo Tuần Châu 247

Halong Spring 4 sao 10 Hạ Long 167

Heritage Halong 4 sao 88 Hạ Long 101

Grand Halong 4 sao 186 Hạ Long 117

Novotel Halong 4 sao Đường Hạ Long 214

149

Morning Star 4 sao Đảo Tuần Châu 106

Asean Halong 4 sao Đường Hậu Cần 101

Ninh Bình

Emeralda Resort & Spa

Ninh Binh 5 sao

Xã Gia Vân, huyện Gia

Viễn 172

Ninhbinh Legend 4 sao Tiên Đồng, Ninh Khánh 108

Cúc Phương Resort & Spa 3 sao Đồng Tâm, Cúc Phương 86

Hoang Son Peace 4 sao

Đường Trịnh Tú, Ninh

Khánh 130

Lào Cai

Mường Thanh Sapa 4 sao 44 Ngũ Chi Sơn, Sa Pa 105

Châu Long 2 4 sao 33 Cầu Mây, Sa Pa 95

Victoria Sapa Resort&Spa 4 sao Hoàng Diệu, Sa Pa 77

Holiday Sapa 3 sao 16 Mường Hoa, Sa Pa 52

Hàm Rồng 3 sao Hàm Rồng, Sa Pa 42

Ngôi Sao 3 sao 003 Hoàng Liên, Lào Cai 58

Thiên Hải 3 sao 306 Yên Khánh, Lào Cai 45

Lạng Sơn Mường Thanh 4 sao 68 Ngô Quyền 158

Nghệ An

Mường Thanh Sông Lam 5 sao 13 Quang Trung, Vinh 425

Saigon Kim Lien Resort 4 sao 212 Bình Minh, Cửa Lò 96

Bãi Lữ Resort 4 sao Nghi Xuyên, Nghi Lộc 135

Phương Đông 4 sao 02 Trường Thi, Vinh 135

Mường Thanh Diễn Châu 4 sao Khối 4, Diễn Châu 93

Thượng Hải – Vinh 3 sao 26 Lê Lợi, Vinh 86

Thái Bình Dương 3 sao 226 Bình Minh, Cửa Lò 180

150

Phục lục 3: Hệ thống nhà hàng quan trọng của vùng du lịch Bắc Bộ

Tỉnh/thành

phố

Tên nhà hàng Địa chỉ Đặc trưng

Hà Nội

Sen Hồ Tây 614 Lạc Long Quân Buffet món ăn dân tộc

Quán Ăn Ngon 18 Phan Bội Châu Món ngon dân tộc

Thang Long Restaurant 201 Âu Cơ Món ngon dân tộc

Marina Hanoi 12 Trấn Vũ Buffet, món ăn Mông

Cổ

Nam Phương 19 Phan Chu Trinh Món ăn dân tộc

Highway 5 Hàng Tre Món ăn dân tộc

Tây Bắc 20ATT17 Văn Quán Món ăn vùng Tây Bắc

Lã Vọng 2A Nguyễn Thị Thập Món ăn dân tộc, hải sản

Minh Việt 16 Trần Thái Tông Món ngon dân tộc

Chả cá Lã Vọng 19-31 Đường Thành Chả cá

Phố Biển – Tràng Thi 14 Tràng Thi Món ăn hải sản Việt

Loving Hut Thế giới

Chay

192/4, Quán Thánh Món ăn chay Việt

Nhà hàng Dakshin 94 Hàng Trống Món ăn chay Ấn Độ

Bồ Đề Tâm 68 Phạm Huy Thông Món ăn chay Việt

Van Nam Restaurant 27 Lý Thường Kiệt Món ăn Trung Quốc

Lục Thủy Chinese 16 Lê Thái Tổ Món ăn Trung Quốc

Long Đình 64B Quán Sứ Món ăn Á

Givral 78 Láng Hạ Các loại bánh ngọt Châu

Âu

Triều Nhật Asahi Sushi 288 Bà Triệu Món ăn Nhật

Nhật Bản Kimono 52-54 Lý Thường

Kiệt

Món ăn Nhật

Hàn Quốc Koreana 106 Cống Vị Món ăn Hàn

King BQQ – Phan Chu

Trinh

31 Phan Chu Trinh Món ăn Hàn

Chuỗi nhà hàng Thái

Express

7 Đinh Tiên Hoàng

Tầng1, 24T2 Trung

Hòa

Món ăn Thái

Vijit Thái 44 Thị Sách Món ăn Thái

Cali An Dương 68 An Dương Món ăn Âu

Grillo 116 Bà Triệu Món ăn Italia

Le Gourmet Khách sạn Daewoo –

360 Kim Mã

Món ăn Pháp

Sen Xanh 40 Triệu Việt Vương Món ăn Âu

Noble House 19 khu 4 TT, Cát Bà Món ăn hải sản

Green Mango 14 đường 1/4 Cát Bà Món ăn hải sản

151

Hải Phòng

Harbour 4 Trần Phú, Hải

Phòng

Buffet, món ăn Âu

Sao Mai 60 Điện Biên Phủ Món ăn hải sản, dân tộc

Harbour View 60 Trần Phú Món ăn Á, Âu

Ngói Đỏ 198 Nguyễn Văn Linh Món ăn Á, Âu

Hoa Pancy 3D Hoàng Diệu Buffet, món ăn Á

Quảng Ninh

Anh Tú Bến Do, Cẩm Phả Món ăn hải sản

Mithrin Hùng Thắng, Bãi

Cháy

Món ăn Á, Âu

Panorama Hạ Long, Bãi Cháy Món ăn Á, Âu

Vân Khánh 21 Lê Quý Đôn Món ăn Á

Cổ Ngư Hạ Long, Bãi Cháy Món ăn Á, Âu

Tuấn Hiền Bến Do, Cẩm Phả Món ăn hải sản, dân tộc

Cua Vàng Tổ 9, Bãi Cháy Món ăn Á, Âu

Phù Đổng 6A Lê Thánh Tông Món ăn hải sản, dân tộc

Sen Vàng 46 Nguyễn Thị Điểm Món ăn hải sản, dân tộc

152

Phục lục 4: Hệ thống các điểm du lịch/điểm tham của vùng du lịch Bắc Trung Bộ

TT Điểm du lịch/ điểm

tham quan

Tỉnh/thành

phố

Nội dung

1 Đèo Ngang Quảng Bình Danh thắng

2 Sông Gianh Quảng Bình Danh thắng, dấu tích lịch sử

3 VQG Phong Nha – Kẻ Bàng Quảng Bình Di sản thiên nhiên, danh thắng

4 Bãi biển Nhật Lệ Quảng Bình Danh thắng

5 Địa đạo Vĩnh Linh, Vĩnh

Mốc Quảng Trị

Di tích lịch sử cánh mạng

6 Sông Bến Hải – cầu Hiền

Lương Quảng Trị

Di tích lịch sử cánh mạng

7 Thành cổ Quảng Trị Quảng Trị Công trình kiến trúc, di tích lịch sử

8 Cố đô Huế Huế Công trình kiến trúc, di tích lịch sử

9

Hệ thống lăng tẩm Huế

(lăng Gia Long, Minh

Mạng, Thiệu Trị, Tự Đứa,

Dục Đức, Đồng Khánh,

Khải Định)

Huế Công trình kiến trúc, di tích lịch sử

10 Chùa Thiên Mụ Huế Công trình kiến trúc, di tích lịch sử

11 Lăng Dương Nỗ Huế Danh thắng

12 Cầu Tràng Tiền Huế Danh thắng

13 Sông Hương Huế Danh thắng

14 Nhã nhạc cung đình Huế Huế Di sản văn hóa phi vật thể

15 Bãi biển Thuận An Huế Danh thắng

16 Bãi biển Lăng Cô Huế Danh thắng

17 VQG Bạch Mã Huế Danh thắng, khu bảo tồn thiên nhiên

18 Đèo Hải Vân Huế Danh thắng

19 Bán đảo Sơn Trà đến bãi

biển Non Nước Đà Nẵng

Danh thắng

20 Bà Nà Hills Đà Nẵng Danh thắng

21 Phố cổ Hội An Quảng Nam Phố cổ, công trình kiến trúc, văn hóa,

ẩm thực

22 Cù lao Chàm Quảng Nam Danh thắng

23 Thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam Công trình kiến trúc, di tíc lịch sử -

văn hóa

153

Phục lục 5: Hệ thống cơ sở lưu trú quan trọng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ

Tỉnh/thành

phố

Tên cơ sở lưu trú Hạng

sao

Địa chỉ Số

phòng

Quảng Bình

Sun Spa Resort Quảng

Bình 5 sao

Đồng Hới, TP Quảng Bình 234

Sài Gòn – Quảng Bình 3 sao 20 Quách Xuân Kỳ, Tp.

Đồng Hới 95

Mường Thanh - Quảng

Bình 3 sao

119 Trương Pháp, Đồng

Hới 92

Quảng Trị

Mêkông – Quảng Trị 3 sao 66 Lê Duẩn, Tx. Đông Hà 75

Sài Gòn Đông Hà Quảng

Trị 4 sao

1 Bùi Thị Xuân, TP. Đông

Hà 98

Huế

Ana Madera Huế 5 sao Bãi biển Thuận An 28 ha

Best Western Premier

Indochine Palace 5 sao

105 Hùng Vương, TP. Huế 222

Romance Huế 4 sao 16 Nguyễn Thái Học, Thừa

Thiên Huế 113

Hương Giang Resort & Spa 4 sao 51 Lê Lợi, TP. Huế 165

Midtown Huế 4 sao 29 Đội Cung, TP. Huế 145

Green Huế 4 sao Số 2 Lê Lợi, TP. Huế 198

Lăng Cô Beach Resort 3 sao TT Lăng Cô, Huế 88

Đà Nẵng

Morin Bana Hill 4 sao An Sơn, Đà Nẵng 58

Sandy Beach Non Nước 4 sao 255 Huyền Trần Công

Chúa , Ngũ Hành Sơn 118

Brilliant Hải Châu 4 sao 162 Bạch Đằng, Q. Hải

Châu 148

Gold Đà Nẵng 3 sao 24 Núi Thành 72

Quảng Nam

Swiss-Belhotel Golden

Sand Resort & Spa 5 sao

Đường Thanh Niên, Cửa

Đại 212

Palm Garden Beach Resort

& Spa 5 sao

Đường Lạc Long Quân,

Cửa Đại 160

River Beach Resort &

Residences 4 sao

Bãi biển Cửa Đại 85

Qreen Fiel Hội An 3 sao 423 Cửa Đại 60

Đèn Lồng – Hội An 3 sao 288 Nguyễn Duy Hiệu 65

Indochina Hội An 3 sao 87 Cửa Đại 68

Phước An River 3 sao 242 Cửa Đại, Tp.Hội An 54

Quảng Ngãi

Central Quảng Ngãi 4 sao 1 Lê Lợi 90

Petrosetco Tower 4 sao 1 An Dương Vương 86

Đức Long – Gia Lai - Dung

Quất 4 sao

Khu kinh tế Dung Quất 108

154

Phục luc 6: Một số nhà hàng quan trọng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ

Tỉnh/thành

phố

Tên nhà hàng Địa chỉ Đặc trưng

Huế

Năm Châu Hội Quán 4 Kim Long, TP Huế Món ăn cung đình, hải

sản

Nhà hàng nổi Sông

Hương

Lê Lợi, TP. Huế Món ăn cung đình, hải

sản và đặc trưng Huế

Huế Cổ 4/4/8 kiệt 35, Phạm

Thị Liên

Món ăn cung đình, hải

sản và đặc trưng Huế

Loving Hut 128 An Dương

Vương

Món ăn chay

Sunlight Bar &

Restaurant

Phạm Ngũ Lão, TP

Huế

Món ăn truyền thống,

hiện đại

Nhà hàng Cung Đình 38 Nguyễn Sinh Sắc Món ăn cung đình

Tịnh Lâm Viên 112A Trường Chinh Món ăn cung đình, hải

sản

Restaurant Liberty 28 Phan Văn Trường Món ăn hải sản, món ăn

Âu

Aroma Huế 34-36 Chu Văn An Món ăn Á, Âu

Phương Đông

Restaurant

1 Nguyễn Huệ Món ăn Á, hải sản

Đà Nẵng

Hải sản Ngọc Sương Lô 1 - A2 Khu biệt

thự Đảo Xanh

Món ăn hải sản

Memory Lounge Bar &

Restaurant

7 Bạch Đằng, TP Đà

Nẵng

Món ăn Á, Âu

Odev Restauant 7 Pasteur Món ăn Âu

Indochina Cafe &

Restaurant Furama

Trường Sa, Ngũ Hành

Sơn

Món ăn Á, Âu

Moonlight Trường Sa, Ngũ Hành

Sơn

Món ăn hải sản

Apsara - Ẩm thực

Chăm

222 Trần Phú Ẩm thức Chămpa, món

ăn dân tộc

Quảng Nam

Phố Hội I, II T1 Cẩm Nam, TP Hội

An

Món ăn Việt

Hòa Hưng Lô 1 biển Cửa Đại Món ăn hải sản

Green Moss 341 Nguyễn Duy

Hiệu

Món ăn Á

Blue Dragon 46 Bạch Đằng Món ăn Á, Âu

Hoàng Hà 216 Nguyễn Duy

Hiệu

Món ăn Á, hải sản

Hội An Hải Sản 64 Bạc Đằng Món ăn hải sản

Hồng Phúc 88 Bạch Đằng Món ăn Âu

Châu Việt 101 Lý Thái Tổ Món ăn Âu

155

Phục lục 7: Hệ thống các điểm du lịch/điểm tham của vùng du lịch

Nam Trung Bộ và Nam Bộ

TT Điểm du lịch/ điểm

tham quan

Tỉnh/thành phố Nội dung

1 Chùa Giác Lâm TP. Hồ Chí Minh Công trình kiến trúc thế kỷ XVIII

2 Chùa Vĩnh Nghiêm TP. Hồ Chí Minh Công trình kiến trúc thế kỷ XX

3 Chùa Giác Viên TP. Hồ Chí Minh Công trình kiến trúc thế kỷ XVIII

4 Địa đạo Củ Chi TP. Hồ Chí Minh Di tích lịch sử cách mạng

5 Khu lưu niệm Bác Hồ

(Bến cảng Nhà Rồng) TP. Hồ Chí Minh

Di tích lịch sử cách mạng

6 Dinh Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh Công trình kiến trúc

7 Bảo tàng lịch sử Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh Trưng bày hiện vật về lịch sử Việt

Nam

8 Công viên Đầm Sen TP. Hồ Chí Minh Khu vui chơi, giải trí

9 Khu du lịch Suối Tiên TP. Hồ Chí Minh Danh thắng, khu vui chơi, giải trí

10 Làng du lịch Bình Quới TP. Hồ Chí Minh Danh thắng, khu vui chơi, giải trí

11 Chợ Bến Thành TP. Hồ Chí Minh Chợ

12 Khu rừng Sác ngập mặn

Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh

Hệ sinh thái rừng ngập mặn

13 Tháp Bà (Tháp Ponagar) Nha Trang Công trình kiến trúc người Chăm

14 Khu vui chơi giải trí

Vinperland Nha Trang

Khu vui chơi giải trí

15 Chùa Long Sơn Nha Trang Công trình kiến trúc thế kỷ XIX

16 Thành Diên Khánh Nha Trang Công trình kiến trúc thế kỷ XVIII

17 Bán đảo Cam Ranh Khánh Hòa Danh thắng

18 Vịnh Vân Phong Khánh Hòa Vịnh kín, danh thắng

19 Đại Lãnh Khánh Hòa Danh thắng

20 Cà Ná Ninh Thuận Danh thắng

21 Mũi Né Bình Thuận Danh thắng

22 Hồ Xuân Hương Đà Lạt Danh thắng

23 Thung Lũng Tình Yêu Đà Lạt Danh thắng

24 Dinh Bảo Đại Đà Lạt Công trình kiến trúc

25 Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt Công trình kiến trúc thế kỷ XIX

26 Khu du lịch Lang Biang Đà Lạt Khu du lịch

27 Thác Đatala Đà Lạt Danh thắng

28 Thác Liên Khương Đà Lạt Danh thắng

29 VQG Yok Đôn Đắc Lắc Hệ thống động thực vật phong phú

30 Hồ Lắk Đắc Lắc Danh thắng

31 Bãi Sau Vũng Tàu Danh thắng, bãi biển

32 Chùa Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu Công trình kiến trúc thế kỷ XIX

156

33 Ngọn Hải Đăng Vũng Tàu Công trình kiến trúc

34 Lăng Cá Ông Vũng Tàu Công trình kiến trúc thế kỷ XIX

35 Suối nước khoáng nóng

Bình Châu Vũng Tàu

Suối nước nóng, khu bảo tồn thiên

nhiên

36 Côn Đảo

Vũng Tàu Danh thắng, di tích lịch sử cách

mạng

37 Vườn cây ăn trái Lái Thiêu

và khu du lịch Cầu Ngang Bình Dương

Khu vui chơi giải trí, đặc sản hoa

quả

38 Làng sơn mài Tương Bình

Hiệp Bình Dương

Làng nghề truyền thống

39 Lạc Cảnh Đại Nam Văn

Hiến Bình Dương

Khu vui chơi giải trí, công trình kiến

trúc

40 Chùa Bửu Long Đồng Nai Công trình kiến trúc thế kỷ XVII

41 Sông Đồng Nai và thác Trị

An Đồng Nai

Danh thắng

42 VQG Cát Tiên Đồng Nai Hệ thống động thực vật phong phú

43 Hồ thủy điện Trị An và

khu rừng Mã Đà Đồng Nai

Danh thắng

44 Tòa thánh Tây Ninh Tây Ninh Thánh địa đạo Cao Đài

45 Núi Bà Đen Tây Ninh Danh thắng

46 Hồ Dầu Tiếng Tây Ninh Công trình thủy lợi

47 Chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho Công trình kiến trúc thế kỷ XIX

48 Cù lao Thới Sơn Mỹ Tho Khu du lịch

49 Trại rắn Đồng Tân Mỹ Tho Trại rắn

50 Chợ nổi Cái Bè Tiền Giang, Vĩnh

Long, Bến Tre

Chợ nổi bán các đặc sắc vùng sông

nước ĐBSCL

51 Cù lao An Bình và Bình

Hòa Phước Vĩnh Long

Danh thắng

52 Khu di tích Gò Tháp Đồng Tháp Khu di tích lịch sử

53 Chùa Kiến An Cung Đồng Tháp Công trình kiến trúc thế kỷ XIX

54 Chùa Bà Đồng Tháp Công trình kiến trúc người Hoa

55 VQG Tràm Chim Đồng Tháp Hệ thống động thực vật phong phú

56 Khu du lịch núi Cấm An Giang Danh thắng

57 Miếu Bà Chúa Xứ An Giang Công trình kiến trúc thế kỷ XIX

58 Khu du lịch núi Sam và

lăng thoại Ngọc Hầu An Giang

Danh thắng, công trình kiến trúc

59 Chùa Tây An An Giang Công trình kiến trúc thế kỷ XIX

60 Lễ hội Chol ChnamThmay An Giang Lễ hội của người Khơ - me

61 Hội Linh Cổ Tự Cần Thơ Công trình kiến trúc thế kỷ XX

62 Chùa Ông Cần Thơ Công trình kiến trúc của người Hoa

63 Chợ nổi Phụng Hiệp Cần Thơ Chợ nổi

64 Vườn du lịch Cần Thơ Cần Thơ Khu du lịch xanh

157

65 Chùa Kh’Leang Sóc Trăng Công trình kiến trúc thế kỷ XVI

66 Chùa Đất Sét

Sóc Trăng Công trình kiến trúc của người Hoa,

thế kỷ XVIII

67 Bảo tàng văn hóa Khơ-me

Sóc Trăng Trưng bày các hiện vật của người

Khơ-me

68

69 Sân chim Vĩnh Lợi Cà Mau Vườn chim

70 Hòn Khoai Cà Mau Danh thắng

71 Miếu ông Thần Minh Cà Mau Công trình kiến trúc người Hoa

72 Hồng Anh thư quán Cà Mau Công trình kiến trúc

73 Đất Mũi Cà Mau Cà Mau Danh thắng

74 VQG Phú Quốc Phú Quốc Hệ thống động thực vật phong phú

75 Điểm du lịch Phú Quốc

Phú Quốc Danh thắng, di tích lịch sử cách

mạng

158

Phục lục 8: Hệ thống cơ sở lưu trú quan trọng của vùng du lịch

Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Tỉnh/thành phố Tên cơ sở lưu trú Hạng

sao

Địa chỉ Số

phòng

TP. Hồ Chí Minh

Movenpik Sài Gòn 5 sao 253 Nguyễn Văn Trỗi 154

Pull Man Centre HCM 5 sao 148 Trần Hưng Đạo 306

Caravelle HCM 5 sao 19 Quảng Trường Lam

Sơn 198

Park Hyatt HCM 5 sao 2 Quảng Trường Lam Sơn 252

Renaissance Riverside Sài

Gòn 5 sao

8-15 Tôn Đức Thắng 268

Shenraton Sài Gòn 5 sao 88 Đồng Khởi 212

Majestic Sài Gòn 5 sao 1 Đồng Khởi 175

Equatorial Sài Gòn 5 sao 242 Trần Bình Trọng 333

Nikko Sài Gòn 5 sao 235 Nguyễn Văn Cừ 260

Sofitel Plaza Sài Gòn 5 sao 17 Lê Duẩn 290

Windsor Plaza 5 sao 18 An Dương Vương 288

Eden Sài Gòn 4 sao 38 Bùi Thị Xuân 129

Đệ Nhất 4 sao 18 Hoàng Việt 149

Grand Sài Gòn 4 sao 8 Đồng Khởi 168

Duxton 4 sao 63 Đồng Khởi 198

New Pacific 4 sao 9-11 Kỳ Đồng 120

Ramana Sài Gòn 4 sao 323 Lê Văn Sỹ 290

Continental Sài Gòn 4 sao 132-134 Đồng Khởi 268

Liberty Central 4 sao 177-179 Lê Thánh Tôn 198

Havana Nha Trang 5 sao 38 Trần Phú 1200

Nha Trang

Vinperl Resort Nha Trang 5 sao Đảo Hòn Tre 485

Merperle Hon Tam Resort 5 sao Đảo Hòn Tằm 305

Vinpearl Luxury 5 sao Đảo Hòn Tre 408

Sheraton Nha Trang 5 sao 26-28 Trần Phú 284

Novotel 4 sao 50 Trần Phú 154

The Light Hotel & Resort 4 sao 86B Trần Phú 74

Lodge Nha Trang 4 sao 42 Trần Phú 121

Michelia Nha Trang 4 sao 4 Pasteur 201

Mia Resort Nha Trang 4 sao Bãi Đông, Cam Hải Đông 128

Diamond Bay Resort &

Spa 4 sao

Đại lộ Nguyễn Tất Thành 340

Đà Lạt

Dalat Palace Luxury

Hotel & Gofl 5 sao

12 Trần Phú 298

Ana Mandara 5 sao Lê Lai, TP. Đà Lạt 17 biệt

159

thự &

70

Sài Gòn Đà Lạt 4 sao 2 Hoàng Văn Thụ 160

Sammy Đà Lạt 4 sao 1 Lê Hồng Phong 128

Ngọc Lan 4 sao 42 Nguyễn Chí Thanh 91

La Sapinette Đà Lạt 4 sao 1 Phan Chu Trinh 91

Dalat Hotel Du Parc 4 sao 7 Trần Phú 144

Blue Moon 4 sao 4 Phan Bội Châu 78

Golf 3 4 sao 4 Nguyễn Thị Minh Khai 78

Cần Thơ

Ninh Kiều 2 4 sao 03 Đại lộ Hòa Bình 108

Victoria Resort 4 sao Khu du lịch Cái Khế 142

Golf Cần Thơ 4 sao 2 Hai Bà Trưng 107

Fortuneland Ninh Kiều 4 sao Cồn Khương, Cái Khế 144

Vạn Phát 4 sao Cái Khế 89

Vũng Tàu

Imperial Vũng Tàu 5 sao 159 Thùy Vân 144

Grand Hồ Tràm Strip 5 sao Phước Thuận, Xuyên

Mộc 541

Anoasis Beach Resort 4 sao Tỉnh lộ 44, Long Hải 168

Mường Thanh Vũng Tàu 4 sao 9 Thống Nhất 91

Vietsovpetro Resort 4 sao Phước Thuận, Xuyên

Mộc 184

Lan Rừng Resort & Spa 4 sao 3-6 Hạ Long 76

Seaside Resort 4 sao 28 Trần Phú 98

160

Phục lục 9: MỘT SỐ ĐIỂM THAM QUAN HÂP DÂN DU KHÁCH

Thị trấn Sa Pa từ núi Hàm Rồng; Nguồn: Đồng Thị Thu Huyền, tháng 3/2012

Cánh đồng hoa Tam Giác Mạch tại xã Tả Van Chư – Bắc Hà; Nguồn: Tác giả, tháng

8/2015

161

Tháp Rùa – Hồ Gươm (ảnh: sưu tầm)

Khuê Văn Các – Văn miếu Quốc Tử Giám

(ảnh: sưu tầm)

Thác bản Giốc (Cao Bằng) (ảnh: sưu tầm)

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) (ảnh: sưu tầm)

Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

(Thái Nguyên) (ảnh: sưu tầm)

Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

(Hà Nội) (ảnh: sưu tầm)

162

Khu du lịch Tràng An (Ninh Bình)

(ảnh: sưu tầm)

Mùa hoa cải (Mộc Châu) (ảnh: sưu tầm)

Kỳ thú Nhũ đá động Phong Nha (Quảng Bình)

(ảnh: sưu tầm)

Kinh Thành Huế về đêm (ảnh: sưu tầm)

Biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) (ảnh: sưu tầm)

Khu làng Pháp – núi Bà Nà (Đà Nẵng)

(ảnh: sưu tầm)

163

Phố cổ Hội An (Quảng Nam) (ảnh: sưu tầm)

Biển Nha Trang (Khánh Hòa) (ảnh: sưu tầm)

Tháp Chàm (Ninh Thuận) (ảnh: sưu tầm)

Trượt cát - Nũi Né (Bình Thuận)(ảnh: sưu tầm)

Lễ hội đâm trâu của các dân tộc Tây Nguyên Lễ hội hoa Đà Lạt (ảnh: sưu tầm)

Thác Pongour (Lâm Đồng) (ảnh: sưu tầm)

Khám phá Địa đạo Củ Chi(TP. HCM)

164

Khu du lịch Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh)

Miệt vườn (ĐBS.Cửu Long) (ảnh: sưu tầm)

Đất Mũi Cà Mau (ảnh: sưu tầm)

Biển trên đảo Phú Quốc (ảnh: sưu tầm)

Khám phá Đại Dương – Côn Đảo

Tòa thánh Cao Đài – Tây Ninh (ảnh: sưu tầm)

Một góc Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương)

Khu vui chơi trong Đại Nam Văn Hiến

165

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYẾN ĐIỂM DU LICH .......................................................... 3

1.1. KHÁI NIỆM ...................................................................................................................................... 3

1.1.1. Điểm du lịch ................................................................................................................................. 3

1.1.2. Tuyến du lịch ................................................................................................................................ 4

1.2. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC DU LICH ........................................................................................ 5

1.2.1. Du lịch dã ngoại ........................................................................................................................... 5

1.2.2. Du lịch sinh thái ........................................................................................................................... 5

1.2.3. Du lịch nghiên cứu ....................................................................................................................... 6

1.2.4. Du lịch tìm hiểu về lịch sử - văn hóa ........................................................................................... 6

1.2.5. Du lịch vui chơi, giải trí ............................................................................................................... 7

1.2.6. Các hình thức khác ....................................................................................................................... 7

CHƯƠNG 2: TUYẾN ĐIỂM DU LICH VÙNG DU LICH BẮC BỘ .................................................. 9

2.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LICH BẮC BỘ ................................................................................ 9

2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................................... 9

2.1.2. Thống kê các điểm du lịch quan trọng của vùng .......................................................................... 9

2.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch ..................................................................................................... 9

2.1.4. Sản phẩm du lịch đặc trưng ........................................................................................................ 10

2.2. MỘT SỐ TUYẾN DU LICH QUAN TRỌNG ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG VÙNG ........... 11

2.2.1. Tuyến du lịch trung tâm Hà Nội ................................................................................................. 11

2.2.2. Tuyến du lịch Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang ......................................................................... 25

2.2.3. Tuyến Hà Nội – Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định ............................................................... 29

2.2.4. Tuyến điểm du lịch Hà Nội – Hải Dương – Hạ Long – Hải Phòng ........................................... 34

2.2.5. Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Lạng Sơn ........................................... 45

2.2.6. Tuyến điểm du lịch Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh ........ 51

2.2.7. Tuyến du lịch Hà Nội – Tuyên Quang – Hà Giang .................................................................... 59

2.2.8. Tuyến du lịch Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên .......................................................... 62

2.2.9. Tuyến du lịch Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ - Sa Pa .............................................................. 67

CHƯƠNG 3: TUYẾN ĐIỂM DU LICH VÙNG DU LICH BẮC TRUNG BỘ ................................ 76

3.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LICH BẮC TRUNG BỘ ............................................................... 76

3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................................. 76

3.1.2. Thống kê các điểm du lịch trong vùng ....................................................................................... 76

3.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch ................................................................................................... 76

3.1.4. Sản phẩm du lịch đặc trưng ........................................................................................................ 77

3.2. MỘT SỐ TUYẾN DU LICH ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG VÙNG ....................................... 77

3.2.1. Tuyến du lịch Huế - Quảng Trị - Quảng Bình ........................................................................... 77

3.2.2. Tuyến du lịch Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam ........................................................................... 92

CHƯƠNG 4: TUYẾN ĐIỂM DU LICH VÙNG DU LICH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ 101

4.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LICH NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ .................................... 101

4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................................... 101

4.1.2. Thống kê các điểm quan trọng của vùng .................................................................................. 101

4.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch ................................................................................................. 101

4.1.4. Sản phẩm du lịch đặc trưng ...................................................................................................... 102

4.2. MỘT SỐ TUYẾN DU LICH QUAN TRỌNG ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG VÙNG ......... 102

166

4.2.1. Tuyến du lịch trung tâm TP. Hồ Chí Minh .............................................................................. 102

4.2.2. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – biển duyên hải Nam Trung Bộ .......................................... 107

4.2.3. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Đà Lạt – VQG Yok Đôn ................................................... 113

4.2.4. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Côn Đảo ........................................................ 117

4.2.5. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương ....................................................................... 121

4.2.7. Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Tây Ninh ....................................................................................... 125

4.2.8. Tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – đồng bằng sông Cửu Long ................................................ 126

4.3. Giới thiệu một số chương trình du lịch liên vùng (chương trình tham khảo) ............................. 134

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 140

Phục lục 1: Hệ thống các điểm du lịch/điểm tham của vùng du lịch Bắc Bộ .................................... 141

Phục lục 2: Hệ thống cơ sở lưu trú quan trọng của vùng du lịch Bắc Bộ .......................................... 148

Phục lục 3: Hệ thống nhà hàng quan trọng của vùng du lịch Bắc Bộ ................................................ 150

Phục lục 4: Hệ thống các điểm du lịch/điểm tham của vùng du lịch Bắc Trung Bộ.......................... 152

Phục lục 5: Hệ thống cơ sở lưu trú quan trọng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ ............................... 153

Phục luc 6: Một số nhà hàng quan trọng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ ......................................... 154

Phục lục 7: Hệ thống các điểm du lịch/điểm tham của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ ..... 155

Phục lục 8: Hệ thống cơ sở lưu trú quan trọng của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ ........... 158

Phục lục 9: Một số hình ảnh về điểm tham quan hấp dẫn...................................................................160