Bai thai mo Nguyễn Hữu Thắng 22 6

49
Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tập sản xuất DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa Vinacomin/ Vite Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ Môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam Quyết định BCN Bộ công nghiệp NĐ -CP Nghị định chính phủ. BVMT Bảo vệ môi trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên CNMT Công nghệ môi trường CP Cổ phần TT Thông tư BTNMT Bộ tài nguyên môi trường CHLB Cộng hòa liên bang SV:Nguyễn Hữu Thắng 1

Transcript of Bai thai mo Nguyễn Hữu Thắng 22 6

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Ý nghĩaVinacomin/

Vite

Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ Môi

trường Than – Khoáng sản Việt NamQĐ Quyết địnhBCN Bộ công nghiệp

NĐ -CP Nghị định chính phủ.BVMT Bảo vệ môi trườngTNHH Trách nhiệm hữu hạnMTV Một thành viênCNMT Công nghệ môi trườngCP Cổ phần

TT Thông tư BTNMT Bộ tài nguyên môi trường CHLB Cộng hòa liên bang

SV:Nguyễn Hữu Thắng 1

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................3

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CÔNG TY

TNHH MỘT THÀNH VIÊN 35 – TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC...........51.1. Điều kiện tự nhiên.......................................5

1.1.1. Vị trí địa lý.................................................51.1.2. Đặc điểm địa hình...........................................5

1.1.3. Đặc điểm khí hậu............................................61.1.4. Đặc điểm địa chất............................................6

1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội..........................10

CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆN.......................112.1 Những hiểu biết chung về đơn vị thực tập...................11

2.2. Nghiên cứu trong phòng và thu thập tài liệu................15

2.3. Công tác thực địa..........................................16

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP VÀ THẢO LUẬN.................193.1 Hiện trạng môi trường......................................19

3.2 Hiện trạng công tác đổ thải................................19

3.3 Những đặc điểm và khả năng phục hồi thảm thực vật của bãi thải

21

3.3.1 Một số đặc điểm bãi thải mỏ than..............................21

3.3.2 Khả năng phục hồi thảm thực vật..............................23 3.4 Các giải pháp cải tạo bãi thải mỏ than và một số kết quả ban đầu.......................................................23

3.4.1 Kỹ năng tạo phân tầng.......................................23

3.4.2 Kỹ thuật ổn định bãi thải.....................................233.4.3 Kỹ thuật phủ xanh bãi thải...................................25

SV:Nguyễn Hữu Thắng 2

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

KẾT LUẬN................................................30

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................31

SV:Nguyễn Hữu Thắng 3

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập và phát triển, các ngành công

nghiệp của nước ta được quan tâm đầu tư và đẩy mạnh. Trong

đó phải kể đến hoạt động của công nghiệp khai thác và chế

biến khoáng sản. Khai thác than là hoạt động đã được quan

tâm từ khá lâu. Sự tăng trưởng của các ngành như điện, xi

măng…luôn tỷ lệ thuận với nhu cầu sử dụng than.Trên cơ sở

nhu cầu than ngày càng gia tăng trên thị trường, các hoạt

động khai thác và chế biến cũng liên tục gia tăng. Bên

cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành khai thác này mang

lại, thì hoạt động này cũng tác động rất mạnh mẽ tới môi

trường như sạt lở bãi thải, hạ thấp mực nước ngầm, gây ô

nhiễm môi trường không khí, làm bẩn nguồn nước…, gây ra

các tác động tiêu cực đòi hỏi nhà đầu tư phải có giải pháp

xử lý nhằm giảm thiểu những tác động nguy hại đó. Theo

đánh giá hiện nayhầu hết các bãi thải mỏ đều có dạng bãi

thải cao, đổ thải từ trên đỉnh. Chiều cao một số bãi thải

đạt tới 250 - 300m, không được cắt phân tầng, có góc dốc

sườn bãi thải từ 30o - 40o. Đất đá thải có độ liên kết yếu

và có cấu trúc bở rời là đặc điểm chính của bãi thải mỏ

than. Do các đặc điểm trên nên hầu hết các bãi thải không

có lớp phủ thực vật, là nguồn sinh bụi và sạt lở. Do đó,

cải tạo, phục hồi bãi thải mỏ trong điều kiện Việt Nam

hiện nay không đơn giản.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 4

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

Là ngành công nghiệp đầu tiên có Quỹ cải tạo môi

trường, thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng

sản Việt Nam (Vinacomin) đã tích cực triển khai thực hiện

nhiều dự án khắc phục, xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi

trường do hoạt động khai thác than gây ra trên địa bàn.

Trong đó, Tập đoàn đặc biệt chú trọng đến công tác đầu tư

cải tạo, phục hồi bãi thải mỏ than. Công ty Cổ phần Tin

học Công nghệ Môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam là một

đơn vị chuyên tư vấn, đề xuất giải quyết các vấn đề bảo vệ

môi trường cho các hoạt động khai thác mỏ của Tập đoàn.

Và để hiểu biết thêm những kiến thức ngoài thực tế

sản xuất sau 4 năm học kiến thức lý thuyết tại trường Đại

học Mỏ - Địa chất, em đã được Bộ môn Địa sinh thái và Công

nghệ môi trường phân công đến thực tập tại Công ty Cổ phần

Tin học, công nghệ môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam.

Tại đây, em đã được đọc, nghiên cứu và tham gia thực tế để

hiểu biết thêm về những công việc cần thực hiện đối với

một kỹ sư môi trường và tiếp thu được thêm nhiều kinh

nghiệm quý báu cho bản thân giúp em vận dụng kiến thức vào

thực tế sản xuất sau này. Qua đợt thực tập này, em xin bày

tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cô, chú, các anh, chị công

tác tại phòng Cải tạo, phục hồi Môi trường của Công ty và

cô Trần Thị Thanh Thủy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt

thời gian thực tập vừa qua.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 5

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CÔNG TY

TNHH MỘT THÀNH VIÊN 35 – TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

Công ty TNHH một thành viên 35 – Tổng công ty Đông

Bắc thuộc xã Dương Huy, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh,

cách trung tâm thị xã Cẩm Phả khoảng 8 km về phía Tây Bắc.

Mỏ được giới hạn bởi toạ độ:

X = 26.800 27.300

Y = 420.600 421.300

- Phía Tây giáp với tuyến đường sắt vận chuyển than

của Công ty than Dương Huy - TKV.

- Phía Bắc giáp với khu đất trống, phía dưới là đường

ô tô.

- Phía Đông giáp với khu văn phòng xí nghiệp khai

thác than - Công ty TNHH một thành viên 35.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 6

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

- Phía Nam giáp với mương thoát nước và khu đồi núi.

1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình khu vực là những đồi núi nối tiếp nhau, ngăn

cách phía Nam là dãy núi Khe Sim, độ cao địa hình giảm dần

từ Đông sang Tây. Hệ thống núi chạy theo hướng Tây Nam -

Đông Bắc. Độ cao giảm dần từ Nam lên Bắc, thoải dần tới

thung lũng Dương Huy, phía Tây tiếp cận tới vùng đất trũng

Ngã Hai. Độ cao thấp nhất là khu vực Tây Bắc Lép Mỹ +21m,

độ cao trung bình địa hình từ +50m đến +230m. Phía Bắc là

thung lũng Khe Tam. Dọc theo thung lũng là các hệ thống

suối lớn, các suối này bắt nguồn từ miền đồi Khe Sim chảy

về Bắc rồi (theo hướng Đông) chảy ra suối Khe Chàm, (theo

hướng Tây) chảy ra suối Lép Mỹ.

Địa hình trong khu vực chủ yếu là các tầng khai thác

lộ vỉa. Nhìn chung do công tác khai thác mỏ, địa hình

SV:Nguyễn Hữu Thắng 7

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

trong khu vực đã thay đổi nhiều so với địa hình nguyên

thuỷ.

1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu, khu mỏ thuộc vùng nhiệt đới, chia làm hai

mùa rõ rệt, độ ẩm cao. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 tới

tháng 10, mưa nhiều nhất vào tháng 8, tháng 9. Lượng mưa

cao nhất trong ngày lên tới 268 mm/ngđ, lượng mưa trung

bình 144 mm/ngđ. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 tới tháng 3

năm sau.

Nhiệt độ cũng thay đổi theo mùa, mùa hè nhiệt độ lên

đến 370C - 380C (tháng 7, 8 hàng năm), mùa Đông nhiệt độ

hạ xuống thấp từ 80C đến 150C, đôi khi xuống 20C đến 30C.

Độ ẩm trung bình về mùa khô từ 65% - 80%, về mùa mưa 81% -

91%.

1.1.4. Đặc điểm địa chất.

1.1.4.1.Địa tầng

Địa tầng khu vực có các trầm tích của giới Mezozoi và

Cenozoi, đặc điểm địa tầng khu mỏ đã được nghiên cứu khá

chi tiết trong “Báo cáo địa chất kết quả thăm dò tỷ mỷ khu Khe Tam,

mỏ than Cẩm Phả - Quảng Ninh” (năm 1990)”. Trong báo cáo này, xin

được hệ thống lại như sau:

GIỚI MEZOZOI (MZ)

Hệ trias (T) - Thống thượng (T3)- Bậc nori - ret (T3n

-r)

Hệ tầng Hòn gai (T3n-r hg )

SV:Nguyễn Hữu Thắng 8

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

- Trong giới hạn khu này, trầm tích chứa than thuộc

hệ tầng Hòn Gai T3 (n-r)hg chỉ tồn tại phân hệ tầng Hòn

Gai giữa (T3 n-r hg2).

Phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n-r hg2):

- Phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n-r hg2) có mặt chủ

yếu ở mỏ Tây Nam Khe Tam với tổng chiều dày khoảng 1400m,

gồm các lớp đất đá, các vỉa than nằm xen kẽ nhau. Căn cứ

vào mức độ ổn định, đặc điểm các vỉa than tạm thời có thể

phân chia địa tầng T3 n-r hg2 thành 3 tập trầm tích, từ

dưới lên trên như sau:

+ Tập thứ 1 (T3n-rhg12): Bao gồm các vỉa than từ trụ

vỉa 2a trở xuống, vỉa than có chiều dày, chất lượng, diện

phân bố không liên tục, không ổn định. Khoảng cách giữa

các vỉa thay đổi từ 30 đến 50m. Chiều dày của tập thay đổi

từ 420m 450m.

+ Tập thứ 2 (T3n-rhg22): Từ trụ vỉa 2a đến trụ vỉa

8, các vỉa than này có giá trị công nghiệp với chiều dày,

chất lượng, diện phân bố khá ổn định. Khoảng cách các vỉa

thay đổi từ 58 đến 100m. Chiều dày của tập thay đổi từ

600m 650m.

+ Tập thứ 3 (T3n-rhg32): Từ trụ vỉa 8 đến vách vỉa

12, các vỉa than trong tập này ổn định nhất so với các tập

vỉa khác. Chiều dày trung bình của các vỉa than thay đổi

trong phạm vi không lớn. Chiều dày của tập thay đổi từ

300m 320m.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 9

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

- Đặc điểm của các loại đất đá chủ yếu trong địa tầng

chứa than mỏ Tây Nam Khe Tam được mô tả chi tiết như sau:

+ Cuội kết: Là loại đá ít phổ biến, chiếm khoảng

0,79%, thường phân bố ở dạng xen kẹp trong các lớp sạn

kết. Đá màu xám trắng hoặc xám phớt xanh, cấu tạo khối,

kiến trúc vụn thô, rắn chắc. Thành phần chủ yếu gồm các

hạt cuội thạch anh đôi khi là quaczit. Kích thước hạt từ

3-15 mm. Độ mài tròn hạt cuội không đều. Xi măng gắn kết

gồm silic, sét, cacbonat, đôi khi xerixit, dạng lấp đầy

hoặc tiếp xúc.

+ Sạn kết: Loại đá này ít phổ biến chiếm khoảng 2,1%

trong địa tầng Tây Nam Khe Tam. Chúng phân bố dưới dạng

lớp dày ở khoảng giữa các vỉa 12, 11, 10, 9 ... Sạn kết

có cấu tạo phân lớp hoặc dạng khối. Thành phần chủ yếu là

thạch anh, silic, quaczit....sắc cạnh có kích thước từ 2÷3

mm. Xi măng gắn kết là sét, xerixit, clorit.. dạng lấp đầy

và tiếp xúc. Đá có cấu tạo khối rắn chắc, kiến trúc dạng

hạt sạn cát.

+ Cát kết: Loại đá này phổ biến nhất, chiếm khoảng

53,80%, thường có màu nâu, xám hoặc xám đen. Chúng tạo

thành tầng dày, ổn định ở phần vách các vỉa 11, 7, 5.

Thành phần chủ yếu gồm: thạch anh, allic, Xêrixitt,

Micrôquaczit, Muscôvit, Apetit..., xi măng gắn kết là sét,

Xêrĩit, Silic, Clorit, Xiđêrit, thạch anh ẩn tinh. Cát kết

SV:Nguyễn Hữu Thắng 10

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

có cấu tạo phân lớp dày, đôi khi phân lớp xiên, sóng

xiên, kiến trúc kiểu xi măng lấp đầy, tiếp xúc.

+ Bột kết: Loại đá tương đối phổ biến, chiếm khoảng

38,79%, có màu xám, xám tro, hoặc xám đen. Thành phần bột

chủ yếu là thạch anh, các khoáng vật Sét, Silic, Xerixit,

vật chất than, xi măng gắn kết là sét, cacbonat, hydroxyt

sắt, Clorit. Cấu tạo khối, phân lớp dày, kiến trúc

Alevrôlit.

+ Sét kết - Sét kết chứa than: Thường có chiều dày

mỏng, chiếm khoảng 0,88%, phân bố ở vách, trụ vỉa than,

đôi khi là các lớp kẹp mỏng trong các vỉa than. Đá có màu

xám tối, xám đen. Thành phần gồm: Sét, Xerixit, Cacbonat,

Thạch cao, vật chất than (Chiếm tỷ lệ từ 20-30%), cấu tạo

phân phiến, phân lớp mỏng.

+ Sét than: Chiếm khoảng 0,40%, màu xám đen, phân

lớp mỏng, mềm bở, gặp nước dễ trương nở. Chứa 20 40%

than.

+ Than: Chiếm 3,21% cột địa tầng khu vực, thành tạo

dưới dạng vỉa, nằm xen kẽ trong các tầng đất đá nói trên.

Khoảng cách các vỉa than thay đổi trung bình 30m (vỉa 10

và vỉa 11). Chiều dày trung bình các vỉa than thay đổi từ

0.81m đến 2.96m. Các vỉa than có chiều dày từ tương đối

ổn định đến không ổn định, thay đổi đột ngột, cấu tạo vỉa

từ đơn giản đến phức tạp. Các vỉa than có trong địa tầng

Tây Nam Khe Tam được đánh số từ 2 đến 12. Các vỉa phụ được

SV:Nguyễn Hữu Thắng 11

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

đánh số thứ tự theo vỉa chính kèm theo ký hiệu a, b hoặc

c. Dựa vào đặc điểm về độ ổn định và giá trị công nghiệp.

1.1.4.2.Kiến tạo

Khu vực này thuộc cánh Nam cấu tạo nếp lõm lớn Khe

Tam, khối trung tâm Cẩm Phả. Hướng phát triển chính của

cấu tạo theo phương Đông - Tây.

* Nếp uốn

- Nếp lồi Nam Khe Tam: Diện phân bố từ phía Đông

tuyến TG.VI (Khe Chàm) sang phía Tây tuyến T.IC ( Ngã

Hai), trục nếp lồi kéo dài khoảng 1700m, theo chiều ngang

nếp uốn rộng khoảng 450m, chỗ hẹp còn 100 đến 150m, cánh

Bắc bị chặn bởi đứt gẫy F1. Trục nếp uốn theo phương vĩ

tuyến và chếch dần theo phương Tây bắc - Đông nam về phía

Đá Mài (Khe Chàm). Mặt trục nếp uốn cắm đứng, đôi khi hơi

chếch về Bắc, với góc dốc 80o đến 85o ( tuyến IIA - IIB ).

Độ dốc hai cánh thay đổi từ 30o đến 35o. Đứt gãy FE chia

nếp lồi thành 2 khối: Khối phía Đông và khối phía Tây.

- Nếp lõm Bắc: Đây là nếp lõm kế tiếp phía Bắc nếp

lồi Nam Khe Tam, diện phân bố kéo dài khoảng 850 m từ

tuyến T.ID đến T.IC và phát triển tiếp tục sang khu Ngã

Hai. Trục nếp lõm có phương á vĩ tuyến, mặt trục dốc đứng.

Độ dốc vỉa hai cánh tương đối thoải, thay đổi từ 180- 300.

Nếp lõm chứa lộ vỉa các vỉa 5, 6, 6a, 6b, 7.

* Các đứt gãy

SV:Nguyễn Hữu Thắng 12

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

Các đứt gãy trong khu mỏ gây ra sự dịch chuyển và tạo

thành các đới cà nát trong các tầng đất đá, chúng gồm hai

hệ thống chủ yếu, theo phương vĩ tuyến, á vĩ tuyến và hệ

thống đứt gẫy theo phương kinh tuyến. Các đứt gãy được mô

tả như sau:

- Đứt gãy nghịch F.E: Xuất hiện ở trung tâm khu mỏ

từ đứt gẫy F.1 kéo dài khoảng 1250m theo hướng Nam, Đông

nam đến ranh giới phía Nam khu mỏ. Các công trình thăm dò

bắt gặp FE gồm: LK. 963 (TG.VI), LK.804 (T.II), LK.973,

LK.959 (T.IIA), LK.973 (T.IA). FE, độ dốc 70075,0 biên

độ dịch chuyển từ 150m đến 500m, đới huỷ hoại rộng 20m

đến 25m. Đứt gẫy F.E được kế thừa theo tài liệu báo cáo

TDTM Khe Tam năm 1990 của tác giả Nguyễn Văn Cương.

- Đứt gãy nghịch F5 (F.3 khu mỏ Ngã Hai): Phát triển

ở phần Tây Nam của khu mỏ, xuất phát từ F.2 chạy về phía

Tây-Bắc kéo dài về mỏ Ngã Hai. Trên mặt đứt gãy F.5. được

xác định qua tài liệu các hào: 4362, 2156, 3515 ( Ngã

Hai). Dưới sâu xác định qua tài liệu các lỗ khoan 2472,

672, 6A, 2382 ( Ngã Hai). Đứt gãy F.5 cắm Đông - Đông Bắc,

góc dốc mặt trượt 65o 70o cự ly dịch chuyển từ 40m

70m. Đứt gẫy F.5 được kế thừa theo tài liệu báo cáo TDTM

Khe Tam năm 1990.

- Đứt gãy thuận F1 (F.1 khu mỏ Ngã Hai): Xuất hiện ở

phía Bắc từ tuyến T.I đến T.IID, kéo dài theo phương vĩ

tuyến khoảng 850 m. Các công trình thăm dò bắt gặp F 1

SV:Nguyễn Hữu Thắng 13

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

gồm: các lỗ khoan LK.972 (T.TG.VI), LK.979, LK.813 (T.II),

LK.324 (T.IIN), LK.981 (T.IIA), LK.976 (T.IN), H.217

(T.II), H.2016, H.1987 (T.IIA). Đứt gãy cắm Nam, dốc từ

650 700, chiều rộng đới phá huỷ 15m 20m. Biên độ dịch

chuyển 200m 250m.

- Đứt gãy nghịch F2 (F.2 khu mỏ Ngã Hai): Xuất hiện

trong phạm vi giữa hai đứt gẫy FE và F5, phát triển theo

phương vĩ tuyến. Các công trình gặp đứt gãy F2 gồm: LK.973

(T.IIA), LK.653 (T.I). Đứt gẫy cắm Nam, góc dốc mặt trượt

600 650, biên độ dịch chuyển từ 150m 200m, đới huỷ

hoại nhỏ.

Ngoài các đứt gãy đã được mô tả trên, trong quá trình

khai thác còn phát hiện các đứt gãy F.K ở phía Nam tuyến

T.IA, đứt gãy F.KT ở phía Bắc của tuyến IID, IIC được đưa

lên tài liệu để lưu ý trong quá trình khai thác.

Bảng 1.1: Hệ thống các đứt gãy

TT

Tên

đứt

gãy

Tính

chất

đứt

gãy

Thế nằm mặt

trượt

Cự ly

dịch

chuyển

theo mặt

trượt

(m)

Cơ sở xác

địnhGhi chú

SV:Nguyễn Hữu Thắng 14

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

1 F.E Nghịch220 270 70

750

150

500

LK.963,

804, 973,

973

Kế thừa

tài liệu

2005

2 F.5 Nghịch40 70 65

700

4`0

70

H.4362,

2156,

3515; LK

2472,

672, 6A,

2382

Kế thừa

tài liệu

2005

3 F.1 Thuận 190 65 700200

250

LK.972,

979, 813,

813, 981

Kế thừa

tài liệu

2005

4 F.2 Thuận170 220 60

650

150

200

LK.973

(T.IIA),

LK.653

Kế thừa

tài liệu

2005

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Dương Huy là một xã thuộc thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng

Ninh, Việt Nam.

Xã Dương Huy có diện tích 4677 ha với dân số năm 2010

là 3207 người, thu nhập bình quân tính đến năm 2012 đạt

22,655 triệu đồng/người/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế

bình quân 10%/năm

Trong vùng hiện nay dân cư chủ yếu là cán bộ công

nhân viên của các Công ty và Xí nghiệp khai thác than.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 15

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

Ngoài ra còn có số ít người Sán Rìu, Sán Chỉ ... sống lâu

đời bằng sản xuất nông, lâm nghiệp.

Mạng lưới giao thông trong vùng khá phát triển, có

đường bê tông từ ngoài Cẩm Phả đi qua Khe Tam đến Khe

Chàm, Cao Sơn, Cọc Sáu.

Cơ sở hạ tầng và điều kiện giao thông tương đối thuận

tiện cho công tác thăm dò và khai thác mỏ.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 16

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆN

2.1 Những hiểu biết chung về đơn vị thực tập

Trong đợt thực tập sản xuất, tôi đã được Bộ môn Địa

sinh thái và CNMT phân công đến làm quen với các công việc

ngoài thực tế sản xuất tại Công ty Cổ phần Tin học, Công

nghệ Môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam. Đây là một

công ty con của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản

Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực như:

- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

- Chuẩn bị mặt bằng (không bao gồm dò mìn và các loại

tương tự tại mặt bằng xây dựng);

- Kinh doanh: Xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh,

lắp ráp, sản xuất, bảo trì thiết bị, vật tư, nguyên vật

liệu, sản phẩm thuộc các lĩnh vực: công nghệ thông tin,

điện tử – tự động hóa; bảo vệ môi trường, vật liệu mới;

địa chất – trắc địa; công nghiệp mỏ và vật liệu xây dựng;

công nghiệp điện; thiết kế kết cấu đối với công trình xây

dựng dân dụng, công nghiệp; thiết kế công trình công

nghiệp mỏ; thiết kế mạng công trình thông tin, bưu chính

viễn thông;

- Công nghiệp điện: Nghiên cứu, tư vấn đầu tư, chuyển

giao công nghệ, đầu tư, xây lắp, vận hành, bảo trì trong

lĩnh vực sản xuất, phân phối và sử dụng điện;

- Công nghiệp mỏ và vật liệu xây dựng: Nghiên cứu, tư

vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đầu tư, khai thác, vận

SV:Nguyễn Hữu Thắng 17

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

chuyển, chế biến, tiêu thụ than, khoáng sản, vật liệu xây

dựng và các tài nguyên khoáng sản khác;

- Địa chất – trắc địa: Nghiên cứu, tư vấn đầu tư,

chuyển giao công nghệ, lập phương án, báo cáo, thi công

các công trình tham dò tài nguyên khoáng sản; khảo sát địa

chất công trình, địa chất thủy văn, đo đạc địa hình; xây

dựng cơ sở dữ liệu địa chất, địa hình và các cơ sở dữ liệu

tương tự;

- Bảo vệ môi trường, vật liệu mới: Nghiên cứu, tư vấn

đầu tư, chuyển giao công nghệ, đầu tư, xây lắp, vận hành,

bảo trì các công trình bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá

môi trường chiến lược;

- Công nghệ thông tin, điện tử – tự động hóa: Nghiên

cứu, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đầu tư, xây

lắp, vận hành, bảo trì hệ thống thông tin, máy tính, điều

khiển, giám sát, đo lường và các hệ thống điện tử khác

(Không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình); nghiên cứu,

thiết kế, cung cấp, chuyển giao phần mềm tin học và các

giải pháp ứng dụng;

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công

trình: xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông và hạ

tầng kỹ thuật;

- Thiết kế công trình cầu, đường bộ;

- Thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 35KV;

SV:Nguyễn Hữu Thắng 18

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

- Thiết kế kiến trúc công trình;

- Thiết kế quy hoạch công trình;

- Thiết kế nội, ngoại thất;

- Lập hồ sơ mời thầu;

- Chuẩn bị hồ sơ thầu;

- Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức, đơn

giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng;

- Xây dựng công trình dân dụng, công trình công

nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi, công

trình hạ tầng kỹ thuật;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô;

- Kinh doanh bất động sản.

Với bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ cụ thể của

Công ty như Hình 2.1. Trong đó, những phòng chức năng

chính như sau:

Hội đồng quản trị và Ban giám đốc: Điều hành các hoạt động

của Công ty.

Ban kiểm soát:Có chức năng kiểm soát toàn bộ hoạt động

của công ty, giám sát các phòng chức năng về việc thực

hiện đúng quy chế của công ty. Kiểm tra công tác điều hành

đơn vị theo chỉ đạo của cấp trên.

Phòng Tổ chức nhân sự: Tham mưu cho ban giám đốc về chiến

lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, lao động tiền

lương, thi đua, khen thưởng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ…

SV:Nguyễn Hữu Thắng 19

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

Phòng Tài chính Kế toán: Có chức năng thu, chi tiền mặt,

hạch toán kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh, chịu trách nhiệm bảo quản kho quỹ.

Phòng kế hoạch đầu tư: Tham mưu cho Ban quản lý điều hành

công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất

kinh doanh, quản trị chi phí, quản lý giá, hợp đồng kinh

tế, quản lý vật tư. Đề xuất các biện pháp quản lý để nâng

cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chính sách phát triển

Công ty.

Phòng Địa chất: Tham mưu cho ban quản lý công tác về

địa chất, nghiệm thu khối lượng mỏ hàng tháng trong năm,

thẩm định các phương án thăm dò, khai thác, hướng dẫn kiểm

tra các đơn vị thực hiện đúng quy trình về địa chất công

trình mỏ…

Phòng thi công thăm dò: Thi công đề án thăm dò Bauxit ở 2

mỏ: Mỏ “1-5” và mỏ bauxit Quảng Sơn, tỉnh Đăk Nông.

Thi công đề án thăm dò khoáng sản muối tại khu vực

bản Đông Đọc Mai, huyện Chăm Phon, Tỉnh Savannakhet, nước

CHĐCN Lào.

Thi công đề án thăm dò bổ sung mỏ đất hiếm Đông Pao,

xã Ban Hon Bản Giang, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Phòng dự án than và khoáng sản:

Lập Dự án đầu tư, thiết kế các công trình khai thác

hầm lò và lộ thiên: TK xuống sâu hầm lò khu vực Yên Ngựa –

SV:Nguyễn Hữu Thắng 20

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

Thống Nhất, Thiết kế KT Tây Đá Mài, Tây Bắc Đá Mài, Đông

Đá Mài, Hà Ráng, Đồng Vông – Uông Bí, Khe Tam, Hà Tu.

Tư vấn đưa công nghệ mới vào khai thác than: Nâng cao

công suất lò chợ bằng giá thuỷ lực di động XN XL&SX than

Khe Chàm II, Hà Ráng.

Tư vấn lập Dự án đầu tư tuyến Băng tải Mạo Khê; Thiết

kế kỹ thuật thi công khai thác hầm lò khu Quảng La, mỏ đá

Yên Thanh; Thiết kế cải tạo Hệ thống thoát nước Khe Chàm –

Dương Huy; các dự án đầu tư thiết bị không lắp đặt Công ty

Xây dựng Mỏ, Công ty Than Hà Tu;

Thẩm định dự án đầu tư một số hạng mục công trình của

Công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơ, Ban quản lý dự án Bauxit

Nhôm-Lâm Đồng.

Phòng môi trường:

Quan trắc môi trường, nghiên cứu đánh giá tác động

môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường đảm

bảo sự phát triển bền vững của Tổng công ty than Việt Nam

(nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam).

Lập dự án tổng thể khắc phục ô nhiễm môi trường do

khai thác than nhiều năm tại Quảng Ninh.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường mỏ than Hà Ráng,

Quang Hanh, Hà Lầm, Cọc Sáu, Mông Dương, các mỏ thuộc Công

ty than Hạ Long.

Dự án Trồng rừng Khe Sim, Hà Ráng, Mạo Khê.

Phòng công nghệ môi trường:

SV:Nguyễn Hữu Thắng 21

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

Lập dự án cải tạo môi trường, hoàn nguyên bãi bãi

thải Nam Đèo Nai, bãi thải Nam Lộ Phong, sông Mông Dương,

sông Vàng Danh, Đông Cao Sơn, Lộ vỉa 46 Hồng Thái, Vỉa 110

Tây Lộ trí – Thống Nhất.

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải mỏ than Na Dương,

Cọc Sáu, Mạo Khê, Hà Ráng, Hoành Bồ, Vàng Danh.

Phòng công nghệ thông tin:

Xây dựng mạng máy tính phục vụ công tác điều hành và

quản lý của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt

Nam.

Tư vấn thiết kế hệ thông mạng máy tính, hệ thống mạng

điện thoại công ty than Hà Lầm – TKV, trụ sở làm việc liên

cơ quan Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam,

Công ty than Vàng Danh – TKV, Xí nghiệp than Nam Mẫu…

Xây dựng chương trình quản lý và điều hành Than Việt

Nam.

Thiết kế và điều hành website Tập đoàn Công nghiệp

Than – khoáng sản Việt Nam.

Xây dựng chương trình phần mềm quản lý danh điểm vật

tư TKV, phần mềm thống kê TKV.

Thiết kế và phát triển các phần mềm ứng dựng chuyên

ngành cho các công ty thành viên của Tập đoàn như Tài

chính kế toán, quản lý vật tư giá thành, quản lý nhân sự,

quản lý lao động tiền lương, quản lý sức khỏe, lập kế

hoạch khai thác…

SV:Nguyễn Hữu Thắng 22

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

Cung cấp, lắp đặt thiết bị, xây dựng mạng máy tính

Công ty than Hà Tu, Công ty than Hà Lầm, Công ty than Khe

Chàm, Công ty Đầu tư Thương mại và Dịch vụ…

Cung cấp các thiết bị, linh kiện tin học, cài đặt và

phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp trong và ngoài

ngành than

Lập Dự án trạm kiểm soát xe tự động, nghiên cứu hệ

thống điều khiển nhà máy điện, sàng tuyển, hệ thống thiết

bị giám sát mỏ Cao Sơn, hệ thống thông tin mỏ Vàng Danh.

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động của Công ty Cổ phần Tin

học, công nghệ, Môi trường Than Khoáng sản Việt Nam

SV:Nguyễn Hữu Thắng 23

BAN GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

Văn phòng Phòng địa chất

Phòng thi công thăm dòPhòng tổ chức nhân sự

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

2.2. Nghiên cứu trong phòng và thu thập tài liệu

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Tin học,

công nghệ môi trường Than – khoáng sản Việt Nam, tôi đã

được phân công về Phòng Dự án. Tại đây tôi đã được đọc một

số tài liệu liên quan đến hoạt động cải tạo, phục hồi môi

trường mỏ mà Công ty đã và đang thực hiện, bao gồm:

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án cải tạo

mở rộng mỏ than Đèo Nai, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh;

Dự án cải tạo và phục hồi môi trường bãi thải Công ty

TNHH một thành viên 35 - Tổng Công ty Đông Bắc.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 24

Phòng kế hoạch đầu tư

Phòng tài chính kế toán

Đảng ủy

Công đoàn

Đoàn thanh niên

Phòng dự án than

Phòng dự án khoáng sản

Phòng môi trường

Phòng công nghệ môitrường

Phòng công nghệ thông tin

Phòng kinh doanh

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường “DAĐT XDCT điểu

chỉnh khai thác mở rộng và nâng công suất khu mỏ – tuyển

đồng Sin Quyền, Lào Cai”.

Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án cải tạo

và mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần than Cao

Sơn.

Ngoài ra, tôi còn được tìm hiểu một số phương pháp

đang được sử dụng để tiến hành cải tạo, phục hồi môi

trường mỏ, một số thông tư, nghị định mới cũng như các Quy

định liên quan đến các hoạt động cải tạo, phục hồi môi

trường mỏ, như:

Quyết định số 71/2008/QĐ – TTg về ký quỹ cải tạo, phục

hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

Thông tư số 34/2009/TT – BTNMT Hướng dẫn lập dự án cải

tạo, phục hồi môi trường.

Quyết định 18/2013/QĐ-TTg về cải tạo, phục hồi môi

trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt

động khai thác khoáng sản.

2.3. Công tác thực địa

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tin học,

Công nghệ, Môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam, tôi đã

được trực tiếp tham gia thực địa tại bãi thải Công ty TNHH

một thành viên 35 - Tổng Công ty Đông Bắc. Thời gian từ

ngày 19/06/2013 đến ngày 21/06/2013

SV:Nguyễn Hữu Thắng 25

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

Tại đây tôi đã được thăm quan các công tác bảo vệ môi

trường của mỏ than như: thăm quan hệ thống xử lý nước thải

của mỏ, thăm quan khu bãi thải +95 của Công ty.

Qua đây là 1 số hình ảnh của hệ thống xử lý nước của

khu vực khai thác

Khu bãi thải

- Diện tích khu bãi thải cần cải tạo khoảng là 9,5ha.

Cốt cao đỉnh bãi thải +95, cốt cao chân bãi thải +30 ÷

+40. Chiều dài mương nước chạy dưới chân bãi thải là 600m.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 26

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

Khoảng cách giữa chân bãi thải và đường sắt là 25m. Đỉnh

bãi thải là những đống thải sít than;

- Đất đá ở bãi thải trước đây chủ yếu là đất đá bóc

trong quá trình khai thác của Công ty TNHH một thành viên

35. Hiện nay, mặt phía Tây giáp ranh với đường sắt Công ty

TNHH một thành viên 35 đã dừng đổ thải và trên đỉnh bãi

thải thì vẫn đang tiến hành đổ thải ở mức +95, hướng đổ

thải là từ Tây sang Đông. Nước từ khu vực bãi thải và đồi

núi phía Nam hiện chảy vào suối thoát nước hiện có chảy

qua cống thoát nước dưới chân đường sắt và thoát ra hệ

thống thoát nước chung của toàn khu vực.

Trên cơ sở đánh giá thực địa và 1 số tài liệu mà bản

thân thu nhận được về kiến thức môi trường qua đợt thực

địa, tại khu vực địa bàn huyện Cảm Phả tình trạng ô nhiễm

nguồn nước đang âm thầm hủy hoại năng suất cây trồng vật

nuôi, nhiều hồ bị chua hóa nặng, độ pH đều ở mức dưới 3,5,

nguy cơ bị cắt đứt nguồn thủy sản trong tương lai là rất

lớn. Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng tới sức khỏe của

người dân quanh khu vực

Sau đây là 1 số hình ảnh về bãi thải của đợt thực tập

vừa qua

SV:Nguyễn Hữu Thắng 27

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

SV:Nguyễn Hữu Thắng 28

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP VÀ THẢO LUẬN

3.1 Hiện trạng môi trường

Từ thực tế cho thấy hoạt động khai thác, vận chuyển,

tiêu thụ than và khai thác khoáng sản làm vật liệu xây

dựng đã ảnh hưởng lớn đến môi trường tại địa phương, đặc

biệt là khu vực sản xuất trực tiếp. Một số nguồn nước mặt

chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động khai thác than

điển hình như: Hồ Nội Hoàng, suối Lộ Phong, suối Moong Cọc

Sáu, sông Mông Dương. Kết quả quan trắc hiện trạng môi

trường từ năm 2006-2010 cho thấy khu vực suối Lộ Phong

chịu ảnh hưởng từ các hoạt động khai thác than của các mỏ

Hà Tu, Núi Béo phía thượng nguồn, là nơi tiếp nhận nước

thải sinh hoạt từ các khu dân cư xung quanh. Các đợt quan

trắc gần đây cho thấy độ pH của nước suối thấp từ 5,1 đến

5,2 nằm ngoài giới hạn cho phép. Ngoài ô nhiễm về nước,

môi trường không khí tại các khu vực có hoạt động vận tải

than có biểu hiện ô nhiễm bụi cao như khu vực sản xuất vật

liệu xây dựng tại phường Phương Nam (Uông Bí) hàm lượng

bụi cao gấp 1,56 lần giới hạn cho phép; khu vực nhà sàng

Công ty Than Mạo Khê hàm lượng bụi cao gấp 1,70 lần giới

hạn cho phép, khu vực khai thác than Hà Tu, Núi Béo hàm

lượng bụi đo được gấp 1,46 lần giới hạn cho phép... Không

chỉ môi trường nước, không khí bị những tác động tiêu cực

bởi hoạt động khai thác khoáng sản mà môi trường đất cũng

chịu ảnh hưởng. Đặc biệt, biến đổi về địa hình và cảnh

SV:Nguyễn Hữu Thắng 29

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

quan mạnh nhất diễn ra chủ yếu ở những khu vực có khai

thác than lộ thiên. Một số bãi thải có độ cao trên 200m

như: Cọc Sáu, Nam Đèo Nai, Đông Cao Sơn và có sườn dốc tới

35 độ. Nhiều moong khai thác lộ thiên tạo nên địa hình âm

có độ sâu từ -50m đến -150m dưới mực nước biển trung bình

(các mỏ Cọc Sáu, Hà Tu, Núi Béo...). Bên cạnh đó tình

trạng xói mòn, rửa trôi và trượt lở xảy ra phổ biến trên

khai trường khai thác than, trên các tuyến đường vận

chuyển, đặc biệt là tại các bãi đổ thải

3.2 Hiện trạng công tác đổ thải

Cũng giống như các mỏ lộ thiên khác ở Việt Nam bãi

thải của Công ty TNHH một thành viên 35 - Tổng Công ty

Đông Bắc chủ yếu sử dụng hệ thống bãi thải ngoài với công

nghệ đổ thải bãi thải cao. Tại các bãi thải ở Quảng Ninh,

khối lượng thải lớn nhất tập trung tại vùng Cẩm Phả,

khoảng 60 - 70 triệu m3/năm. Các bãi thải của các mỏ than

khai thác lộ thiên thường có chiều cao khoảng từ 60 -

150m, có nơi lên tới 250m. Góc dốc sườn bãi thải tương đối

lớn (30o - 400). Thành phần trên bãi thải ngoài của các mỏ

than thường là các loại đất đá nổ mìn với các cỡ hạt khác

nhau và có tính chất rời rạc. Nhiều bãi thải như Nam Đèo

Nai, Nam Lộ Phong hiện đang nằm trong khu đô thị hoặc bị

các khu dân cư hình thành sau bao bọc xung quanh hoặc nằm

sát ngay chân bãi thải. Các bãi thải như Cao Sơn, Khe Rè

lại có xu hướng mở rộng, tiến dần về khu dân cư, hoặc các

SV:Nguyễn Hữu Thắng 30

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

bãi thải mới hình thành tại Mạo Khê, Đông Triều... Khi

muốn cải tạo các bãi thải này, việc di dân ra khỏi khu vực

chân bãi thải cũng là vấn đề nan giải. Thực tế thời gian

qua đã có không ít điểm mỏ quan trọng bị thiên nhiên tàn

phá, vùi lấp làm thiệt hại lớn đối với các doanh nghiệp.

Điển hình như năm 2007, mưa lũ lớn đã làm tràn đất thải

tại Khe Rè của Công ty CP Than Cọc Sáu. Một lượng đất thải

lớn đã bị tràn ra và theo suối chảy ra Cửa Ông, phải khắc

phục mất nhiều công sức…

Theo kết quả phân tích thành phần của đất đá trên bãi

thải cho thấy:

- Đá thải chiếm tới trên 90% tổng số vật liệu thải

(có đường kính > 2mm).

- Đất có trong bãi thải chiếm < 10% tổng số vật liệu

thải.

Tại các bãi thải đang đổ thải, đất đá thải được phân

bố theo quy luật phụ thuộc vào trọng lượng và động năng

của chúng. Có thể phân sườn bãi thải thành các lớp như

sau:

- Từ mặt bãi thải xuống đến độ sâu khoảng 1,5 m tập

trung chủ yếu các loại đá có kích thước nhỏ (bụi lắng,

cát, dăm sỏi), tỉ lệ các loại đá đường kính hạt nhỏ hơn

15mm chiếm 40 - 50%.

- Dọc theo sườn dốc trở xuống, tỷ lệ cấp hạt nhỏ

trong thành phần của sườn bãi thải giảm dần, đến khu vực

SV:Nguyễn Hữu Thắng 31

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

giữa sườn bãi thải thì tỷ lệ cỡ hạt đất đá đường kính >

500 mm chiếm trên 60%.

- Những loại đất đá đường kính lớn tập trung ở phía

dưới của sườn dốc. Khi xuống tới chân bãi thải các tảng đá

to thường lăn cách chân bãi thải một khoảng cách nhất

định, tạo thành sườn dốc bãi thải dạng lõm. Khu vực sát

chân bãi thải thường tập trung các loại đá có đường kính

trên 800mm.

Ngược lại, với các bãi thải đã dừng đổ thải từ lâu

thì có sự biến đổi quy luật phân bố cỡ hạt trên sườn bãi

thải. Phía dưới và chân bãi thải, thành phần và sự phân bố

của các cấp hạt ít thay đổi, nhưng ở phần trên sườn bãi

thải có sự thay đổi lớn: các cấp hạt cỡ 0 - 15mm giảm

xuống, chỉ còn chiếm 30 - 40%.

Các loại đá cấp hạt này thường hay bị cuốn trôi theo

dòng nước chảy mạnh, một phần chui xuống lòng bãi thải

phân bố vào các khoảng trống giữa các tảng đá lớn, một

phần theo dòng chảy phân bố trên sườn để ổn định sườn dốc.

Tác động của bãi thải đến môi trường xảy ra trên diện

rộng và theo chiều sâu:

- Tác động đến địa hình, địa mạo.

- Thay đổi độ cao: Phức tạp hoá địa hình, tăng độ

tương phản, tăng độ chênh cao tương đối giữa các dạng địa

hình, giảm thế năng địa hình.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 32

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

- Thay đổi độ dốc tự nhiên của địa hình khu vực sẵn

có.

- Thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên về độ phủ

xanh, địa hình tự nhiên.

- Biến đổi lưu vực, các bồn thu nước và dòng chảy:

Hình thành các bồn trũng mới rất sâu, làm thay đổi hướng

của những dòng chảy mặt, phân tán nguồn nước mặt; Hình

thành các vỉa nước ngầm mới trong các lớp đất đá ở bãi

thải.

- Bị sụt lún nên hình thành những vùng trũng, nếp

lõm, đứt gãy hoặc tổng hợp các dạng trên tại các bề mặt

tương ứng với từng mức độ, từng dạng sụt lún.

- Tác động đến lớp thổ nhưỡng: Thay đổi thành phần,

đặc tính và cấu trúc thổ nhưỡng ảnh hưởng đến quá trình

thành tạo đất do làm lộ đá gốc.

- Quá trình đổ thải làm thay đổi đáng kể các đặc tính

vật lý, hoá học của cả hệ thống tự nhiên.

3.3 Những đặc điểm và khả năng phục hồi thảm thực vật

của bãi thải

3.3.1 Một số đặc điểm bãi thải mỏ than

Thành phần chủ yếu của vật liệu trên các bãi thải mỏ

lộ thiên là đất đá do nổ mìn gồm: cát kết, bột kết, sét

kết và đất phủ. Trong các thành phần trên, mức độ phong

hoá của bột kết chậm hơn so với các đá khác, đá được tạo

bởi sét kết bị phong hoá nhanh, dễ nứt nẻ, vỡ vụn, khi gặp

SV:Nguyễn Hữu Thắng 33

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

nước thì chảy nhão nên dễ gây lụt lội, trượt lở. Do vậy,

đất đá bãi thải có sự liên kết kém, dễ bị phong hoá nên độ

bền cơ học giảm, dễ chảy nhão trượt lở, khó khăn cho việc

ổn định sườn bãi thải.

Do có đặc điểm là dạng bãi thải cao, góc dốc sườn bãi

thải lớn (>30o), đất đá thải có cỡ hạt thay đổi từ dạng

bụi, dăm sỏi đến các loại đá cục và đá tảng, đổ thải từ

trên cao xuống nên đất đá hạt nhỏ thường tập trung ở phía

trên, cỡ hạt lớn tập trung dưới chân tầng thải. Cỡ hạt lớn

khi lăn xuống dưới chân tầng thải thường tách xa chân bãi

thải nên tạo cho bề mặt sườn bãi thải dạng lõm.

Trong quá trình khai thác, lớp đất phủ đệ tứ thường

không được thu hồi lại mà đổ lẫn cùng đất đá thải nên bề

mặt bãi thải rất nghèo chất dinh dưỡng, ảnh hưởng rất lớn

đến quá trình phủ xanh bề mặt bãi thải.

Các chỉ tiêu hóa học đất trên một số khu vực đổ thải

có thời gian tồn tại từ 1 - 5 năm và từ 5 - 10 năm được

trình bày trong bảng dưới đây:

Bàng 3.1: Một số chỉ tiêu hóa học đất trên một số khu vực

đổ thải

Khu vực

bãi thảiPHKCL

Mùn

(%)

N

(%)

Dễ tiêuN P2O5 K2O

1. Bãi thải tồn tại từ 1 – 5 nămCọc Sáu 5,24 0,93 0,88 1,44 2,97 4,58Đèo Nai 5,08 1,58 0,15 2,79 4,2 4,69

SV:Nguyễn Hữu Thắng 34

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

2. Bãi thải tồn tại từ 5 – 10 nămCọc Sáu 5,44 2,00 0,12 1,8 6,05 5,48Đèo Nai 6,52 1,55 0,165 2,16 3,55 7,35Vàng

Danh4,46 2,67 0,179 2,12 3,53 4,3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết đề tài “Tuyển chọn một số loài cây và kỹ thuật gây

trồng để cố định các bãi thải ở các mỏ than vùng Đông Bắc”)

Qua phân tích thành phần hóa học đất, thấy rằng bãi

thải thuộc loại đất chua, nghèo dinh dưỡng.

Về đặc điểm khí hậu:

Kết quả khảo sát nhiệt độ trên bề mặt bãi thải một số

vùng (Cọc Sáu, Đèo Nai, Vàng Danh) như sau:

- Nhiệt độ không khí cao nhất của bề mặt bãi thải:

39,80C;

- Nhiệt độ không khí cao nhất ở độ cao 40 cm trên bề

mặt bãi thải: 390C.

Qua theo dõi và khảo sát nhiệt độ bình quân của các

tháng đo được trên bề mặt bãi thải và nhiệt độ bình quân

khu vực thấy rằng, trong các tháng 12 - 1 - 2, nhiệt độ bề

mặt bãi thải thấp hơn nhiệt độ khu vực, trong các tháng

còn lại đều cao hơn. Điều đó chứng tỏ khả năng hấp thụ

nhiệt của bề mặt bãi thải cao hơn khu vực do thành phần

bãi thải chủ yếu là vật liệu rắn, sẫm màu.

Về độ ẩm:

- Độ ẩm không khí bình quân vào mùa hè là 68,5%;

SV:Nguyễn Hữu Thắng 35

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

- Độ ẩm không khí bình quân vào mùa đông là 62,5%;

- Độ ẩm không khí thấp nhất là 35%.

Qua kết quả khảo sát, so sánh với độ ẩm không khí khu

vực thấy rằng: độ ẩm không khí trên bãi thải luôn thấp hơn

độ ẩm không khí khu vực do bề mặt bãi thải trống, tốc độ

gió lớn

3.3.2 Khả năng phục hồi thảm thực vật

Do bãi thải mỏ có môi trường khô cằn, nghèo dinh dưỡng

nên không thuận lợi cho quá trình phát triển thực vật. Tuy

vậy, nhờ điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiệt đới nên có

một số loài cây cỏ có thể phát triển tự nhiên trên bề mặt

bãi thải theo ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Khi thời gian tồn tại của bãi thải mới

có từ 1 - 5 năm - chỉ có các loại cây cỏ mọc được (cỏ

le, chè vè, lau, chít...);

- Giai đoạn 2: Khi thời gian tồn tại của bãi thải từ 5

-10 năm - xuất hiện các loại cây bụi (cây dẻ ngon,

thao kén, thẩu tấu, sim, mua...);

- Giai đoạn 3: Khi bãi thải đã tồn tại được 20 - 30 năm

- có các loại cây gỗ nhỏ (đuôi lươn tía, cà suối, sơn

ta...). Tuy nhiên, sự phát triển tự nhiên này không

đều, phát triển mạnh hơn ở những khu vực bãi thải có

điều kiện thuận lợi hơn về điều kiện khí hậu.

3.4 Các giải pháp cải tạo bãi thải mỏ than và một số kết

quả ban đầu.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 36

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

3.4.1 Kỹ năng tạo phân tầng.

Việc tạo phân tầng hiện nay chủ yếu được thực hiện

theo giải pháp đổ cạp thêm đất đá thải vào các phân tầng

theo thiết kế được duyệt. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình

cụ thể, các phân tầng được tạo ra cùng lúc thì tốt nhất,

nếu điều kiện không cho phép có thể tạo 2 - 3 phân tầng

một lúc. Giải pháp kỹ thuật này đã được áp dụng trong cải

tạo bãi thải Khe Rè (Cọc Sáu), Chính Bắc (Núi Béo). Việc

tạo 3 phân tầng cùng lúc sẽ hạn chế được hiện tượng sụt

lún gây nứt bề mặt tầng (bãi thải Chính bắc -Núi Béo) ở

tầng giữa khi thi công cải tạo ở tầng trên cùng.

3.4.2 Kỹ thuật ổn định bãi thải

Trong điều kiện hiện tại, việc ổn định bãi thải chủ

yếu gồm các việc sau:

Tạo hình thể bãi thải.

Tạo mặt tầng và đê chắn mép tầng.

Kè chân bãi thải, chân tầng thải chống trôi trượt.

Tạo hệ thống thoát nước mặt tầng và sườn tầng.

Tạo hình thể bãi thải:

Theo một số nghiên cứu cho thấy, độ ổn định của các

bãi thải chỉ có thể được đảm bảo khi góc dốc sườn tầng

thải 320. Tuy nhiên, hầu hết các bãi thải đều đã đổ thải

từ lâu nên góc dốc sườn tầng của các bãi thải thường >32o.

Hơn nữa, do điều kiện mặt bằng không cho phép, phải hạn

chế đến mức tối đa việc san cắt tầng để giảm thiểu khối

SV:Nguyễn Hữu Thắng 37

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

lượng vật liệu thải cần di dời đi chỗ khác, do vậy, hình

thể bãi thải thường được tạo hình như sau:

- Giữ nguyên góc dốc sườn tầng thải như hiện tại (36 -

38o);

- Giữ nguyên góc dốc bờ bãi thải như hiện tại (26o).

- Chiều cao tầng thải thường dao động từ 25 - 50m

Hình 3.1. Sơ đồ hình thể bãi thải (hình vẽ có tính chất

minh hoạ)

Tạo mặt tầng và đê chắn mép tầng:

- Mặt tầng có chiều rộng từ 10 - 20m. Chiều rộng mặt tầng

cần đủ để phương tiện cơ giới có - Mặt tầng có chiều rộng

từ 10 - 20m. Chiều rộng mặt tầng cần đủ để phương tiện cơ

giới có thể đi lại phục vụ cho việc kiểm tra, chăm sóc cây

cối, vận chuyển phương tiện, vật tư phục vụ việc tu bổ mặt

tầng và các công trình khác trên bãi thải khi cần.

- Kích thước đê chắn mép tầng: Đê chắn mép tầng nhằm đảm

bảo an toàn cho người và phương tiện khi đi lại trên mặt

tầng, ngăn nước mặt tầng không để chảy tràn thẳng xuống

sườn tầng để không gây xói lở sườn tầng. Sử dụng đất đá

SV:Nguyễn Hữu Thắng 38

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

thải tạo đê chắn mép tầng. Kích thước đê chắn mép tầng

thông thường:

+ Chiều rộng mặt đê: tối thiểu 7 - 10m để có thể trồng 2-

3 hàng cây.

+ Chiều cao thân đê: từ 2 - 5m.

Trong trường hợp sử dụng mặt tầng làm mương thoát nước

trực tiếp, cần phải chú ý có giải pháp kè chân đê (xây

tường đá hộc, kè đá hộc khan) để chống xói lở chân đê.

Kè chân bãi thải và chân tầng thải:

Tường kè được xây dựng dọc chân tầng và chân bãi thải

nhằm mục đích:

- Ngăn đất đá sạt lở, trôi lấp.

- Bảo vệ chân tầng, làm mương thoát nước.

- Làm trụ đỡ hệ thống khung chống xói mòn.

Kích thước tường kè xác định căn cứ theo mục đích sử

dụng, điều kiện địa chất công trình trên cơ sở đảm bảo an

toàn và ổn định lâu dài.

Tạo hệ thống thoát nước mặt tầng và sườn tầng:

Xây dựng mương thoát nước tại mỗi chân tầng thải và

chân bãi thải. Mương thoát nước mặt tầng có thể là mương

đất tự nhiên đào trên mặt tầng hoặc có thể xây bằng đá

hộc. Mương thoát nước sườn tầng cần phải được xây dựng

vững chắc, có biện pháp chống trượt. Mương nên có dạng

mương hở, kết cấu bê tông hoặc kết hợp bê tông + đá hộc.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 39

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

Trong điều kiện cho phép có thể sử dụng ống composit thay

mương.

3.4.3 Kỹ thuật phủ xanh bãi thải

Lựa chọn giống cây trồng:

a. Yêu cầu lựa chọn loại cây và kỹ thuật trồng trên bãi

thải:

Do đặc điểm cần phủ xanh nhanh bề mặt bãi thải để

chống tạo bụi, xói lở... các loại thực vật trồng trên bãi

thải cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có khả năng nhanh chóng thích nghi với khí hậu và

có sức chịu đựng lâu dài với những biến đổi của thời tiết

(nhiệt độ cao, thời gian khô cằn kéo dài...) và với đặc

tính lý hóa không thuận lợi của đất đá thải.

- Có khả năng sinh trưởng nhanh, đặc biệt trong những

năm đầu mới trồng, có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng là

các chất khó đồng hóa

- Có hệ rễ phát triển mạnh, nhanh và có thể chịu được

những biến động bụi vùi lấp, trôi gốc rễ...

b. Một số định hướng trong việc lựa chọn loại cây trồng

trên bãi thải:

- Đối với các bãi thải đã tồn tại từ 1 - 5 năm: Cần

xúc tiến nhanh quá trình ổn định bãi thải nên có thể chọn

các loại cây có hệ rễ chùm lan rộng, ăn sâu để tạo sự liên

kết đất đá thải, ổn định bề mặt bãi thải.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 40

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

Có thể sử dụng các loại cây sắn dây dại, bìm bìm,

lau, le, chít trồng trên sườn dốc (bãi thải Nam Lộ Phong,

Nam Đèo Nai), phần chân bãi thải có thể trồng tre gai ken

dày để hạn chế sự trôi đất đá (bãi thải LV.14 Hà Tu cũ).

Từ tháng 10 năm 2007, cỏ vetiver đã được thử nghiệm

trồng tại bãi thải LV.46 - Hồng Thái, bãi thải Chính Bắc -

Núi Béo, bước đầu đã cho thấy tính thích ứng của giống cỏ

này với điều kiện khắc nghiệt của bãi thải và khả năng giữ

ổn định sườn bãi thải, chống xói lở rất tốt. Tuy nhiên,

khi trồng cỏ vetiver cần chú ý một số vấn đề sau đây:

+ Nên tăng thêm lượng đất bón lót ban đầu để đảm bảo

có nguồn dinh dưỡng lâu dài cho cỏ, đặc biệt là các sườn

bãi thải có thành phần chủ yếu là đá.

+ Không sử dụng lớp phủ bẹ xơ dừa. Thực tế tại bãi

thải Chính Bắc - Núi Béo cho thấy, những khu vực có thử

nghiệm phủ thảm bẹ xơ dừa cỏ vetiver đều bị chết.

- Đối với các bãi thải đã tồn tại từ 5 - 10 năm: Các

bãi thải này đã tương đối ổn định nên có thể trồng một số

loại thân gỗ có khả năng chịu hạn và thích ứng với điều

kiện khắc nghiệt của bãi thải như: phi lao, keo lai, keo

chịu hạn, keo đen, thông đuôi ngựa, thông nhựa...

Qua kết quả khảo sát thấy rằng bìm bìm và tre gai kém

phát triển, loài sắn dây dại có khả năng thích ứng nhất

khi phủ thảm thực vật trên sườn bãi thải mới dừng đổ thải

với mật độ 5.000 - 6.000 cây/ha; đối với bãi thải đã dừng

SV:Nguyễn Hữu Thắng 41

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

đổ thải từ 5 - 10 năm có thể chọn các loài keo lai, thông

và phi lao với mật độ 2.500 - 3.000 cây/ha. Cây con mang

trồng phải đủ tiêu chuẩn xuất vườn, được bón lót bằng phân

NPK, phủ hố bằng đất đồi hoặc đất bãi thải đã được sàng

lọc đá. Thời vụ trồng tốt nhất vào vụ xuân.

Để đảm bảo tạo được điều kiện tốt nhất cho sự sinh

trưởng và phát triển của cây trồng, việc phủ thảm thực vật

và phục hồi môi trường bãi thải nên tiến hành theo hai

bước:

+ Bước một: Tiến hành các công việc ổn định bãi thải,

chống xói lở, làm tăng mầu mỡ cho đất đến khi có thể trồng

cây công nghiệp; lựa chọn giống cây để cải tạo thành phần

dinh dưỡng cho đất đá bãi thải, tốt nhất là các loài cây

họ đậu. Ví dụ: trên mặt bằng trồng các loài keo, muồng

muồng, điền thanh... trên sườn dốc trồng cỏ vetiver, những

sườn dốc không có yêu cầu ngặt nghèo chống xói lở có thể

trồng cây sắn dây rừng, bìm bìm, cỏ lau, le, chít...

+ Bước hai: Khi đất đai trên sườn bãi thải đã được cải

thiện, tiến hành trồng các loại cây thân gỗ (thông, keo,

phi lao...), cây công nghiệp (thầu dầu - jatropha...) kết

hợp cây tạo cảnh quan (phượng vĩ, bằng lăng, hoa tigôn,

hoa giấy...).

Các cây được lựa chọn cho quá trình phục hồi bãi thải

có thể chọn đa dạng, nhưng nên theo xu hướng là sử dụng

những cây bản địa để có thể góp phần phục hồi đa dạng sinh

SV:Nguyễn Hữu Thắng 42

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

học của khu vực đã bị tác động khi tiến hành khai thác và

đổ thải.

Cây keo là giống cây chủ lực

Keo đang là giống cây chủ lực, nhanh chóng che phủ

những bãi thải mới, kể cả ven đường khai thác cũng không

còn ngổn ngang đất đá bị đào bới, bốc xúc trơ ra trong

nắng mưa như trước..

Hằng năm Công ty đều tổ chức trồng cây ven đường,

xung quanh các công trường, phân xưởng. Ngoài ra đơn vị

còn trồng cây phục hồi môi trường tại các bãi thải Nam Đèo

Nai, bãi thải Mông Gioăng... Diện tích trồng cây ở riêng

khu vực quanh hồ Bara trên 30ha. Hiện nay, đơn vị đã trồng

cây phủ xanh bãi thải Nam Đèo Nai với giá trị thực hiện

hơn 6 tỷ đồng. Đặc biệt, đơn vị đã trồng xong 14ha cây

xanh ở các khu vực đã ngừng đổ thải tại bãi thải Mông

Gioăng trị giá 357 triệu đồng. Diện tích cây xanh đơn vị

đã trồng đến thời điểm này lên đến hơn 170ha. Cùng với

Công ty CP Than Đèo Nai, Công ty CP Than Núi Béo cũng rất

chú trọng đến việc cải tạo, phục hồi môi trường. 

Mật độ cây trồng và chế độ dinh dưỡng:

Trong các dự án cải tạo, phục hồi bãi thải đã và đang

được thực hiện trong các đơn vị thuộc Vinacomin, mật độ

cây trồng thường được áp dụng là 2.000 - 2.500 cây/ha, tỷ

lệ trồng dặm là 10%, kích thước hố trồng thường là

40x40x40cm, tối đa là 50x50x40cm. Trong điều kiện đất đá

SV:Nguyễn Hữu Thắng 43

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

bãi thải nghèo dinh dưỡng, cần tăng kích thước hố trồng để

tăng lượng đất bón lót ban đầu.

Công cuộc cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải mỏ

than mới trong giai đoạn khởi đầu. Các kết quả trên phần

lớn mang tính thực nghiệm. Trong chương trình hợp tác với

Vinacomin, Hiệp hội Nghiên cứu Khai thác mỏ và Môi trường

của CHLB Đức cùng Vinacomin tổ chức nghiên cứu một cách

có bài bản kỹ thuật phủ xanh, trồng cây trên bãi thải.

Việc xác định được những giải pháp công nghệ, kỹ thuật,

điều kiện cải tạo, phục hồi bãi thải theo điều kiện của

Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng và là một nhiệm vụ lớn

đối với các cán bộ làm công tác BVMT trong Tập đoàn.

Do đó, trên cơ sở những đánh giá, tìm hiểu về các

công tác cải tạo phục hồi môi trường mỏ đang thực hiện ở

Việt Nam cùng kết quả khảo sát hiện trạng môi trường bãi

thải công ty TNHH MTV 35 – Tổng công ty Đông Bắc nhận thấy

một số khó khăn trong công tác cải tạo môi trường của bãi

thải:

Về địa chính

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiều bãi

thải có nguồn gốc hàng chục, thậm chí hàng trăm năm nên

nhiều bãi thải hiện nay đã nằm trong khu đô thị hoặc bị

các khu dân cư hình thành sau này bao bọc xung quanh hoặc

nằm sát ngay chân bãi thải như các bãi thải Nam Đèo Nai,

Nam Lộ Phong, đồng thời các bãi thải cũng có xu hướng mở

SV:Nguyễn Hữu Thắng 44

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

rộng, tiến dần về các khu dân cư như Cao Sơn, Khe Rè, các

bãi thải mới hình thành tại Mạo Khê - Đông Triều. Do vậy,

khi cải tạo các bãi thải này, việc di dân ra khỏi các khu

vực chân bãi thải là một vấn đề lớn do có nhiều khó khăn

trong bố trí tái định cư, kinh phí đền bù...

Về kỹ thuật

- Phải hạn chế tối đa hay có thể nói là không được

phép bóc, di dời khối lượng đất đá thải hiện có trên bãi

thải để hạ thấp góc dốc bãi thải do diện tích đổ thải bị

hạn chế. Việc tạo phân tầng chỉ được thực hiện bằng phương

pháp đổ cạp thêm. Trong điều kiện không gian cho phép, có

thể san gạt tại chỗ tạo phân tầng nhưng chỉ có thể áp dụng

đối với các bãi thải nhỏ, xa khu dân cư hoặc các công

trình khác.

- Đất đá bãi thải thường là loại bở rời, liên kết kém

nên bãi thải rất dễ truợt lở trong mùa mưa. Ở Việt Nam

chưa phổ biến công nghệ và kỹ thuật ổn định sườn bãi thải

bằng công nghệ neo, đầm nén hoặc cọc nhồi mà chủ yếu giữ

sườn bãi thải ổn định theo trạng thái nghỉ tự nhiên của

vật liệu thải. Do vậy, trong điều kiện thời tiết hoặc biến

động bất thường, bãi thải không giữ được ổn định, dễ bị

trôi trượt. Hiện tượng trên đã xảy ra với bãi thải Khe Rè

- mỏ Cọc Sáu.3

- Sự khác biệt cơ bản trong công tác đổ thải và cấu

trúc bãi thải các mỏ than Việt Nam với các nước công

SV:Nguyễn Hữu Thắng 45

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

nghiệp phát triển là ở Việt Nam sử dụng bãi thải cao, ở

các nước công nghiệp phát triển sử dụng bãi thải phân

tầng. Thành phần chủ yếu của vật liệu trên các bãi thải mỏ

lộ thiên là đất đá do nổ mìn, gồm cát kết, bột kết, sét

kết và đất phủ. Trong các thành phần trên, mức độ phong

hóa của bột kết chậm hơn so với các đá khác; đá được tạo

bởi sét kết bị phong hóa nhanh, dễ nứt nẻ, vỡ vụn, khi gặp

nước thì chảy nhão. Bởi vậy, đất đá bãi thải có sự liên

kết kém, dễ bị phong hóa, chảy nhão, trượt lở, độ bền cơ

học giảm…, gây khó khăn cho việc ổn định sườn bãi thải.

- Do có đặc điểm là dạng bãi thải cao, góc dốc sườn

bãi thải lớn (> 300), đất đá thải có cỡ hạt thay đổi từ

dạng bụi, dăm sỏi đến các loại đá cục và đá tảng, đổ thải

từ trên cao xuống nên đất đá hạt nhỏ thường tập trung ở

phía trên, cỡ hạt lớn tập trung dưới chân tầng thải. Cỡ

hạt lớn khi lăn xuống dưới chân tầng thường xa chân bãi

thải, tạo cho bề mặt sườn bãi thải dạng lõm.

- Trong quá trình khai thác, lớp đất phủ đệ tứ không

được thu hồi lại mà đổ lẫn cùng đất đá nên bề mặt bãi thải

thuộc loại đất chua, nghèo chất dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn

đến quá trình phủ xanh bề mặt bãi thải.

Về tài chính

Trong điều kiện tài chính còn hạn chế, việc cải tạo

bãi thải mới chỉ mang tính chất “giải quyết tình thế”, đảm bảo

an toàn và giảm thiểu tác động tới môi trường và phiền hà

SV:Nguyễn Hữu Thắng 46

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

đối với cộng đồng dân cư, chưa thể tính tới làm đẹp, tạo

hình nghệ thuật.

Về mặt xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhiều bãi

thải có nguồn gốc hàng chục, thậm chí hàng trăm năm đã nằm

trong khu đô thị, bị các khu dân cư hình thành sau này bao

bọc xung quanh hoặc nằm sát ngay chân bãi thải, nguy cơ

mất an toàn luôn rình rập (bãi thải mỏ than Phấn Mễ là một

ví dụ). Do vậy, khi cải tạo các bãi thải này, việc di dân

ra khỏi các khu vực chân bãi thải gặp nhiều khó khăn trong

bố trí tái định cư, kinh phí đền bù, nhưng vẫn phải kiên

quyết thực hiện.

Hiện nay, ở Việt Nam, do điều kiện tài chính hạn

chế, việc cải tạo các bãi thải mỏ than mới chỉ mang tính

chất “giải quyết tình thế”, đảm bảo an toàn, giảm thiểu

tác động tới môi trường và phiền hà đối với cộng đồng dân

cư, mà chưa tính tới làm đẹp, tạo hình cảnh quan. Trước

những khó khăn trên, tôi nhận thấy cần tiến hành cải tạo,

phục hồi môi trường để trả lại màu xanh, bảo vệ môi trường

cho mỏ.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 47

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

KẾT LUẬN

Qua đợt thực tập sản xuất này em nhận thấy, công ty

công ty TNHH MTV 35 – Tổng công ty Đông Bắc khai thác than

nói chung và các công ty khai thác khoáng sản nói riêng đã

gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái và ô nhiễm môi

trường làm mất cảnh quan xung quanh, ảnh hưởng tới sức

khỏe của người dân xung quanh vùng khai thác. Công ty đã

có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường trong

quá trình khai thác, tuy nhiên công cuộc cải tạo , phục

hồi môi trường bãi thải mỏ than mới trong giai đoạn khởi

đầu và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hoàn nguyên trường

sau khai thác. Do đó việc cải tạo phục hồi môi trường đối

với công ty TNHH MTV35 – Tổng công ty Đông Bắc của bãi

thải sau khi khai thác là việc cần thiết để đưa hệ sinh

thái về trạng thái ban đầu, trả lại cảnh quan và môi

trường trong lành cho người dân xung quanh.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 48

Địa Sinh Thái và Công Nghệ Môi Trường – K54 Thực tậpsản xuất

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Công ty CP Tin học, Công nghệ và Môi trường, các dự án

“Cải tạo, phục hồi cảnh quan môi trường bãi thải Nam Đèo

Nai”, “Cải tạo bãi thải Chính Bắc- Núi Béo”, “Cải tạo bãi

thải Nam Lộ Phong - Hà Tu”.

2. Đỗ Thị Lâm, Tuyển chọn một số loài cây và kỹ thuật gây

trồng để cố định bãi thải tại các mỏ than ở vùng Đông Bắc,

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12/2003.

3. Trần Miên và NNK, Xây dựng chương trình phục hồi môi

trường các vùng khai thác than tại Việt Nam, Nhiệm vụ quản

lý nhà nước về môi trường, Bộ Công nghiệp, 02/2006a.

4. Trần Miên, Một số định hướng ban đầu trong cải tạo,

hoàn nguyên môi trường các bãi thải than, Tuyển tập báo

cáo, Hội nghị KHKT Hội Mỏ Việt Nam lần thứ XVII, 2006b.

SV:Nguyễn Hữu Thắng 49