agricultural social enterprise in mekong delta

7

Transcript of agricultural social enterprise in mekong delta

Chủ tịch hội đồng biên tậpTS. Nguyễn Văn Tri

Tổng Biên tậpGS.TSKH Trần Duy Quý

Phó Tổng biên tậpTS. Đào Thế AnhTS. Phí Văn KỷPhí Văn Điển

Các ủy viênGS.TS. Nguyễn Ngọc KínhGS.TS. Nguyễn Văn LuậtGS.TS. Nguyễn Quang ThạchGS.TS. Bùi Minh VũPGS.TS. Lê Quốc DoanhPGS.TS. Vũ Trọng KhảiPGS.TS. Nguyễn Văn ViếtTS. Vũ Trọng BìnhTS. Bùi Huy HiềnTS. Denis SautierTS. Nguyễn Văn VấnMr. Ad Spijkers

Thư ký tòa soạnMinh Trang

Thiết kế mỹ thuậtMinh Thu

Trụ sở tòa soạnKm 9 Đại lộ Thăng Long, An Khánh, Hoài Đức, Hà NộiĐT: 04. 33216162 - 04. 33650793Fax: 04. 33216162Email: [email protected]

Văn phòng đại diện phía Nam135 Pauteur, Quận 3, TP. Hồ Chí MinhĐiện thoại/Fax: 08. 38274089

Liên hệ quảng cáoĐT: 04. 33216162 - 04. 33650793Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản số 292/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22/2/2012.In tại Công ty TNHH In Phương Nam

ISSN 1859 - 4700 NỘI DUNG � Cuộc mít tinh và biểu tình tại vườn hoa Ba Đình trong buổi lễ ngày

độc lậpHồng Hà (Theo tạp chí Xưa và Nay)

� Hà Nội - Sài Gòn mùng 2/9: Ngày ấy - Bây giờ � Tháng năm lịch sử của đất nước

Thanh Văn � “Chất lượng cán bộ, hoạt dộng quyết định thương hiệu” hướng đi

chính của Hội Khoa học Phát triển nông thôn VN � Nông dân chê 11.000 tỉ đồng

Hữu Danh � Nông nghiệp Việt Nam hiện nay không thể xuất cho ai ngoài Trung

Quốc!Thành Luân

� Kết quả chọn tạo giống lúa thơm chất lượng cao VS1GS.TSKH. Trần Duy Quý, KS. Nguyễn Văn Bích và cs.

� Phân lập, tuyển chọn chủng nấm men để sản xuất rượu Brandy từ giống dứa Queen

ThS. Hoàng Thị Lệ Thương � Doanh nghiệp xã hội nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long - Thực

trạng và giải pháp phát triểnThạc sỹ Ngô Văn Thạo

� Xây dựng nông thôn mới - kinh nghiệm từ thành công ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

ThS. Nguyễn Thị Tuyết Lan, ThS.Trần Mạnh Hải, ThS. Đỗ Thị Thanh Huyền, CN.Đỗ Thị Nhài,

CN. Nguyễn Thị Phương, Bạch Văn Thủy � HTX ở Phú Yên: Nhân tố quan trọng trong xây dựng nông thôn mới

Minh Duyên � Ứng dụng công nghệ cao để xây dựng lại nền nông nghiệp nước ta

hiện nayPGS. TS. Vũ Trọng Khải

� Đầu tư công với thương mại hóa kết quả nghiên cứu - xu thế toàn cầu, vấn đề đối với Việt Nam

TS. Lê Thành Ý � Những điều kiện để phát triển nông thôn mới hiện nay ở Việt Nam

TS. Nguyễn Tiến Mạnh - TS. Phí Văn Kỷ � Những nội dung cần quan tâm trong quy hoạch và đầu tư xây dựng

nông thôn mới tại xã Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc GiangTS. Nguyễn Tiến Mạnh, TS. Trần Quang Tiến

� Nhật Bản dạy nông dân Việt trồng nông sản chất lượng cao � Pierre Gourou, nhà địa lý của các nước nhiệt đới

GS. TS. Đào Thế Tuấn � Kết quả khảo sát đánh giá nhu cầu tập huấn của HTX ở các tỉnh Tiền

Giang, Vinh Long, Đồng Nai, Bình Phước, Lâm ĐồngHồng Long

� Mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Bình Lục - Hà Nam � Lợi dụng xây dựng nông thôn mới để bán tài nguyên

Trung Thông - Văn Hải � Huyện Cần Đước - Long An có thêm xã được công nhận xã nông

thôn mớiTrần Thị Thêm

� Một số kinh nghiệm xây dựng NTM ở Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình � HTX - Cầu nối không thể thiếu của chuỗi giá trị

Thu Hường � Nguy cơ mất nhiều thương hiệu nông sản Việt

Nguyên Nga � Quảng Nam: Hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ � Ngôi mộ bí ẩn bên sông Đuống � Quy định về việc xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn

nông thôn mới � Cây thuốc quanh ta � Gia đình người nông dân 65 năm may cờ tổ quốc

1

36

8

9

10

11

17

20

25

30

31

32

35

39

4345

47

5052

53

5455

56

575859

6060

HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

20

DOANH NGHIỆP XÃ HỘI NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Thạc sỹ Ngô Văn Thạo Trường Cao đẳng Bến Tre

1. Các loại hình doanh nghiệp xã hội trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến như là vùng sản xuất lúa, thủy sản và cây ăn trái lớn nhất cả nước. Tuy diện tích tự nhiên của vùng chiếm 12,2% và dân số chiếm 20% so với cả nước1 nhưng GDP chỉ chiếm tỷ trọng 18,5% (Võ Hùng Dũng, 2012). Cơ cấu kinh tế năm 2013 với khu vực I: 36,49%; khu vực II: 25,75%; Khu vực III: 37,76% (Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ) nhưng cấu xã hội nghề nghiệp ở Đồng Bằng sông Cửu Long năm 2008 tập trung vào tầng lớp nông dân (55,6%); nhân viên (10,8%); công nhân-thợ thủ công (10,3%); lao động giản đơn (13,4%) (Lê Thanh Sang, 2013). Với cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội nghề nghiệp thì nông nghiệp và nông dân chiếm tỷ trọng cao nhưng GDP của vùng thấp là một điều bất hợp lý trong các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn của vùng. Dù xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cứu Long có những thay đổi to lớn trong hai thập kỷ qua với những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, cùng với các phương thức sản xuất có tính hướng vào thị trường và chuyên biệt hóa sản phẩm như: chuyên canh, luân vụ, xen canh… nhưng bức tranh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp thời gian qua tại đây thường được nhận định với những cụm từ như “tự phát”, “manh mún”, “thiếu đồng bộ”… và bộ mặt nông thôn ĐBSCL nổi lên với thực trạng “hộ gia đình đa phần là người già và trẻ con”, “thiếu lao động nông nghiệp”, “điệp khúc trồng – chặt”, “nông dân không đất, nợ nần, túng thiếu”. Các hộ sản xuất nông nghiệp nơi đây đang phải đối mặt với các vấn nạn lớn như: chất thải và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên cây cây ăn quả, dịch

1. Điều tra dân số năm 2009

rầy nâu trên lúa, dịch bệnh trên gia súc gia cầm… cũng như các biến đổi bất thường của thời tiết khí hậu cực đoan và ảnh hưởng của nước biển dâng, cùng với biến động giá cả nông sản và nguyên vật liệu đầu vào. Trong quan hệ sản xuất, những thay đổi cũng đã biểu hiện rất sâu sắc thông qua các hoạt động sản xuất có tính liên kết và cộng đồng cao như: các mô hình hợp tác xã, cánh đồng mẫu lớn đã phần nào khắc phục việc sản xuất nhỏ lẻ và sản phẩm thiếu đồng bộ mà thay vào đó là các quy trình sản xuất theo quy chuẩn VietGAP, GlobalGAP; là tiền đề thúc đẩy doanh nghiệp xã hội nói chung và doanh nghiệp xã hội nông nghiệp của vùng.

Theo Thống kê sơ bộ của Chi cục phát triển nông thôn và Liên minh hợp tác xã của 13 tỉnh thành ĐBSCL thì đến cuối năm 2013 toàn vùng có 1.010 hợp tác xã nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp và thủy sản). Tuy nhiên, số hợp tác xã có thời gian hoạt động trên 20 năm là 13/840 (chiếm 1,54%); còn lại có thời gian hoạt động dưới 10 năm với 624/840 (chiếm 74,28%). Phần lớn các hợp tác xã ra đời trong thời gian gần đây lại không xuất phát từ nhu cầu tự nguyện hợp tác của người dân mà thành lập theo chủ trương của các chương trình, đề tài hay các dự án đầu tư để được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước hay các chương trình viện trợ.

Riêng tổ hợp tác ra đời một cách tự nguyện và hoạt động theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP của chính phủ. Qua thống kê sơ bộ của 12/13 tỉnh thành trong khu vực thì cuối tháng 6/2013 có 19.863 tổ hợp tác; các tổ hợp tác này hiện diện dưới nhiều loại hình sản xuất như: lúa thương phẩm và lúa giống; cánh đồng mẫu lớn, hay nuôi trồng thủy sản.

Do đặc thù sản xuất nông nghiệp là có tính mùa vụ và được thực hiện theo từng công đoạn như: chuẩn bị cải tạo đất hay ao hồ (khâu này gồm có: cày ải, bơm

SummarySocial enterprise in the agricultural sector is understood as businesses, cooperatives, cooperative groups working in the agriculture, providing input services such as consulting, technical support for farmers, linking farmers in the same object with different producers to increase production efficiency for farmers through implementing specialization and mechanization, addressing shortages in production as well as environmental field and disease that farmers face. In plus, about safety and quality and also link for finding out the output of agricultural products of households. Social enterprises in the agricultural sector in Vietnam currently exist in forms such as breeding centers, extension centers, coopera-tives or collaborative groups in agricultural production.Keywords: Social enterprise, production efficiency.

Résumé:L’entreprise sociale dans le secteur agricole est entendu que les entreprises, les coopératives, les groupes de coopération qui fournissent des services d’entrée ainsi la consultation, le soutien technique pour les agriculteurs, l’accès des agriculteurs du même objet avec différents producteurs pour augmenter l’efficacité de production pour les agriculteurs grâce à la mise en oeuvre de la spécialisation et de la mécanisation, à la résolution de la manque de main d’oeuvres et aussi des problèmes environnementaux que les agriculteurs con-frontent. En plus, ces établissements organisent la production et répondent aux normes de qualité des produits ainsi que des liens de sécurité à la recherche de la production des produits agricoles des membres. L’entreprise sociale dans le secteur agricole du Vietnam existe actuellement dans des formes telles que les centres d’élevage, centres de vulgarisa-tion, les groupes de collaboration en vue de la production agricole.Mots clés: Entreprise social, l’efficacité de production

Khoa học - Phát triển nông thôn

21

tiêu, nạo vét), gieo trồng hay thả giống, chăm sóc và phun tưới, xứ lý ra hoa (đối với các loại cây ăn trái như: xiết nước, phun xịt các chất kích thích, chiếu sáng), thu hoạch, sơ chế đóng gói... Và hiện có các loại hình doanh nghiệp xã hội nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long như:

Doanh nghiệp xã hội làm dịch vụHoạt động của doanh nghiệp là dịch vụ các yếu tố

đầu vào; các công đoạn trong quá trình sản xuất hay sau thu hoạch dưới dạng cung ứng vật tư, con giống, khoa học kỹ thuật, cải tạo, bơm tưới, phơi sấy hay bao bì đóng gói của các tổ chức khuyến nông - khuyến ngư; các hợp tác xã hay tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp.

Doanh nghiệp xã hội sản xuất kết hợp dịch vụ Hiện diện dưới dạng các hợp tác xã hay tổ hợp tác

chuyên môn hóa theo sản phẩm có gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Hộ nông dân trực tiếp sản xuất nhưng Doanh nghiệp đảm nhận sơ chế và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng bao tiêu. Loại hình này khá phổ biến như: Hợp tác xã thanh long Tầm Vu (Long An) vừa cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào, thu mua và sơ chế đóng gói cùng tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên; Hợp tác xã bò sữa Evergrowth Trần Đề (Sóc Trăng) cung cấp thức ăn, giống cho người nuôi và thu mua lại sữa bò thông qua hợp đồng cung cấp sữa cho công ty bò sữa cô gái Hà Lan ở Bình Dương.

Doanh nghiệp xã hội sản xuất nông nghiệpDạng hợp tác xã hay tổ hợp tác qui tụ các nông hộ

có cùng đối tượng sản xuất lại và tổ chức sản xuất nông nghiệp theo qui trình chất lượng để được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn và đồng cũng để nhận các trợ giúp của Chính phủ hay chương trình tài trợ của các tổ chức phi chính phủ. Mục đích nhằm tạo ra quy mô sản xuất thích hợp để tạo ra thương hiệu vùng miền, tạo ra những ưu thế mới để có được chứng nhận Viet-GAP, GlobalGAP, ASC, MSC1. Loại hình này tiêu biểu có Hợp tác xã cây giống Cái Mơn (Chợ Lách- Bến Tre), hợp tác xã thủy sản Rạng Đông (Thới thuận- Bình Đại - Bến Tre), hợp tác xã bưởi Năm Roi (Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long), hợp tác xã kinh 3A, 7A (Tân Hiệp – Kiên Giang)…

2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long

2.1. Các điều kiện thuận lợi và cơ hội.Hệ sinh thái của vùng đa dạng: mặn, lợ, ngọt thích

ứng nhiều đối tượng cây trồng vật nuôi vừa có tính chuyên canh nhưng cũng có thể xen canh rải vụ nên việc điều tiết trong sản xuất để giảm thiểu các tổn thất là vấn đề cấp thiết.

Sự quan tâm của Chính phủ và các nhà đầu tư trong ngoài nước: Đồng bằng sông Cửu Long là tâm điểm thu hút sự quan tâm của Nhà nước về các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp cũng như các hỗ trợ kỹ thuật cho nông hộ; bên cạnh đó là các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm các cơ hội cung cấp các yếu tố đầu vào và xây dựng vùng nguyên liệu.

1. Các tiêu chuẩn sản xuất nông sản và thủy sản (GAP: Good Agricul-. Các tiêu chuẩn sản xuất nông sản và thủy sản (GAP: Good Agricul-tural Practice; ASC: Aquaculture Stewardship Council; MSC: Matine Stewardship Council)

Các yêu cầu của thị trường đối với chất lượng hàng hóa nông sản: Người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu đòi hỏi sản phẩm nông sản phải có nguồn gốc xuất xứ, phải có thương hiệu, nhản hiệu hàng hóa và phải có các chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng.

Xu hướng liên kết để tạo thêm lợi thế trong sản xuất nông nghiệp: Các bất lợi trong việc sản xuất tự phát, nhỏ lẻ thiếu các dịch vụ hỗ trợ sản xuất đã thôi thúc các nông hộ có cùng đối tượng sản xuất liên kết lại để sản xuất có sản lượng hàng hóa lớn, tham gia vào chuổi giá trị ngành hàng là những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xã hội nông nghiệp phát triển.

Sự xuất hiện các tổ chức phát triển doanh nghiệp xã hội: với sự ra đời của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp xã hội như: CSIP, Spark từ sau năm 2009 đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xã hội có các cơ hội phát triển tốt hơn thông qua các hoạt động của họ như: phát hiện; ươm tạo và đào tạo nâng cao năng lực.

Xu hướng vốn tài trợ dành cho Việt Nam đang giảm dần: Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình (năm 2010), cũng là lúc nguồn vốn tài trợ chính thức ODA và tư nhân đều bắt đầu xu hướng giảm. Do đó, các tổ chức hoạt động từ nguồn vốn viện trợ muốn tồn tại phải chuyển sang doanh nghiệp xã hội mới có thể tự lực nguồn tài chính.

Xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp xanh (nông nghiệp hữu cơ) được cả cộng đồng thế giới xem như là chìa khóa cho sự phát triển bền vững: Do sản xuất hữu cơ giúp cải tạo được độ phì nhiêu của đất; kiểm soát được dịch bệnh; hạn chế sử dụng hóa chất trong việc kiểm soát dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sản xuất và tiêu dùng nhưng cần phải có sự tham gia phối hợp của cả cộng đồng.

Nhu cầu xây dựng vùng nguyên liệu của các công ty kinh doanh nông sản: Việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa đòi hỏi các nhà kinh doanh nông sản phải có vùng nguyên liệu mới được cấp giấy phép kinh doanh và hạn ngạch xuất khẩu đả thút đẩy các doanh nghiệp liên kết với các hộ sản xuất thông qua các doanh nghiệp xã hội nông nghiệp làm đại diện.

Nền kinh tế mang tính xã hội (kinh tế tương trợ) đang được các diễn đàn xã hội quan tâm: Chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Chính phủ đang được triển khai với những thành công bước đầu cùng với luật hóa Doanh nghiệp xã hội đã được đưa vào dự thảo Luật Doanh nghiệp sữa đổi tháng 2/2014 là những cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xã hội trong nông nghiệp phát triển nhanh và ổn định hơn.

2.2. Các khó khăn và thách thứcNhận thức về doanh nghiệp xã hội còn nhiều hạn

chế: Dù doanh các doanh nghiệp hoạt động dưới dạng tổ hợp tác hay hợp tác và đã có một vài mô hình thành công tiêu biểu nhưng trong nếp nghĩ của đa số dân chúng còn hoài nghi về loại hình hợp tác xã kiểu cũ; một số còn trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước hay các chương trình viện trợ mà thiếu đi tính độc lập trong hoạt động.

Thiếu thị trường tiêu thụ nông sản: Nhiều doanh nghiệp chỉ lo được ở khâu đầu vào và tranh thủ nguồn

HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

22

vốn hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức tài trợ để xin cấp các chứng nhận chất lượng nhưng thiếu kênh tiêu thụ cho loại nông sản này nên bị đánh đồng với các sản phẩm thông thường đã hạn chế sự tham gia của các nông hộ.

Vị thế của các doanh nghiệp xã hội so với các doanh nghiệp truyền thống còn khá thấp: Do doanh nghiệp xã hội cần phải có đối tác chủ lực là các doanh nghiệp truyền thống để được cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra nên vẫn không thoát khỏi yếu tố độc quyền bán và độc quyền mua của các doanh nghiệp truyền thống.

Khó khăn trong việc vận hành và phát triển: chỉ một vài doanh nghiệp có được văn phòng làm việc, còn số đông lại không có và Ban quản lý thường là những người kiêm nhiệm hay ở tuổi hưu và thiếu vắng các bộ phận chuyên trách; trình độ chuyên môn thấp nên việc phát triển tổ chức còn nhiều hạn chế và rất khó khăn trong việc xây dựng chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.

Thiếu vốn và yếu kém trong khả năng tiếp cận các nguồn tài chính: Phần lớn các doanh nghiệp còn khá non trẻ, vốn đầu tư ban đầu từ nguồn góp vốn của các xã viên rất hạn hẹp và thậm chí có doanh nghiệp không có vốn để hoạt động. Do đó, doanh nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng và hệ quả là nhiều doanh nghiệp sau nhiều năm vẫn hoạt động ở mức độ trung bình, quy mô nhỏ với tầm tác động xã hội hạn chế hoặc phát triển ở trạng thái “cầm chừng” trước rất nhiều biến động và khó khăn của thị trường và sức ép từ các vấn đề xã hội và môi trường trong sản xuất ngày một gia tăng.

Thiếu khung pháp lý hoạt động: Hiện chưa có khung pháp lý cụ thể cho loại hình doanh nghiệp xã hội; nên không những làm hạn chế cho sự phát triển của các doanh nghiệp xã hội hiện tại mà làm mất đi động lực cho sự phát triển các doanh nghiệp xã hội mới.

Hạn chế về trình độ và kỹ năng lãnh đạo: số lượng các hợp tác xã và tổ hợp tác toàn vùng nhiều (năm 2013 có 1.010 hợp tác xã 19.863 tổ hợp tác) có khả năng chuyển đổi sang doanh nghiệp xã hội nhưng chưa có nhiều những con người tâm huyết. Số cán bộ quản lý thiếu chuyên nghiệp và điều hành hoạt động còn nặng tính mệnh lệnh và chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự tư vấn và tài trợ của các chương trình dự án.

Chưa có chính sách và động lực thu hút trí thức trẻ tham gia quản lý và điều hành: Hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn rộng lớn; lao động nông nghiệp theo mùa vụ và còn nặng các tập tục lạc hậu của địa phương; thu nhập của các hộ sản xuất nông nghiệp thấp và kém ổn định nên rất khó huy động sự đóng góp của họ để trả lương cho các cán bộ quản lý và chuyên trách nên thiếu vắng lực lượng lao động trẻ tham gia điều hành quản lý doanh nghiệp.

Đối đầu với các bất trắc và rủi ro: Một số đối tượng sản xuất không có tính ổn định do qua một thời gian sản xuất gặp phải vấn đề dịch bệnh và giống bị suy thoái nên việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cho địa phương hay cho vùng bị mai một.

Dễ bị tác động, lôi kéo: Do có ấn tượng không tốt với loại hình hợp tác xã kiểu cũ nên một số hộ tham gia chưa thật sự an tâm. Một số thấy lợi trước mắt cho bản thân và gia đình mà không chú trọng đến việc tuân thủ quy trình sản xuất an toàn và phá vỡ hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty được ký trước đó.

Giải quyết việc làm cho lao động trong thời kỳ nông nhàn và dôi dư do cơ giới hóa nông nghiệp: Do diện tích đất canh tác bình quân trên hộ thấp và một số đối tượng cây trồng vật nuôi sản xuất có tính mùa vụ và chỉ thích hợp đối với lao động là nam giới nên phần lớn nữ giới trong độ tuổi lao động không có việc làm.

3. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực nông đồng bằng sông Cửu Long.

Để loại hình doanh nghiệp xã hội nông nghiệp phát triển thì cần thiết phải có những giải pháp tháo gỡ các khó khăn và hạn chế trên.

3.1. Đổi mới nhận thức, hoàn thiện môi trường pháp lý đối với Doanh nghiệp xã hội trong nông nghiệp nên tập trung vào các điểm chính như:

Nâng cao nhận thức và vai trò của doanh nghiệp xã hội trong nông nghiệp với đặc thù là các Hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất trong việc lắp đầy các khoảng trống trong sản xuất nông nghiệp của khu vực Nhà nước và tư nhân.

Đánh giá các hoạt động mang tính xã hội và tính chất tiên phong của doanh nghiệp trong việc giải quyết các bất cập trong sản xuất nông nghiệp để xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ thích hợp cho loại hình doanh nghiệp này.

Tăng cường các hoạt động giao lưu, tham quan, tuyên truyền như xây dựng các câu lạc bộ doanh nghiệp để tạo ra các cơ hội cho các thành viên tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp giữa các doanh nghiệp với nhau nhất là trong nhóm sản xuất cùng ngành hàng.

Sớm ban hành và hoàn thiện khung khổ pháp lý về doanh nghiệp xã hội để bảo đảm cho các doanh nghiệp xã hội có tính hợp pháp và vận hành lâu dài.

3.2. Cơ chế chính sách hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp xã hội trong sản xuất nông nghiệp.

Phải xây dựng chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, tín dụng ưu đãi riêng cho doanh nghiệp và các hộ sản xuất nông nghiệp.

Có cơ chế đặc thù cho phép doanh nghiệp thành lập các qũy tương trợ, qũy tín dụng nhằm thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong cộng đồng và phân bổ lại cho các hộ sản xuất.

Tạo khung pháp lý cho doanh nghiệp có điều kiện và khả năng thu hút các nguồn vốn bên ngoài thông qua liên doanh, liên kết, cổ phần hóa….

Phải có chính sách ưu tiên miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp nông nghiệp nhằm khuyến khích họ tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng chất lượng và tăng tính cạnh tranh cho nông sản; và một phần thuế cần được trích để lại cho địa phương trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phúc lợi cộng đồng.

Phải có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp tự

Khoa học - Phát triển nông thôn

23

đổi mới công nghệ, thiết bị; với chi phí cho nghiên cứu triển khai sản xuất thử sản phẩm mới, nhập nội giống mới, hay các nguyên - nhiên vật liệu không có hóa đơn đầu vào thì cần có khung thuế suất ưu tiên cho phù hợp với đặc thù của sản xuất nông nghiệp.

Phải có chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp trong việc xây dựng kho, thu mua nông sản và ấn định mức biến động giá cả và sản lượng của một số mặt hàng nông sản thiết yếu được ưu tiên trong việc hưởng chính sách ưu đãi này

3.2.1. Chính sách khuyến nông - khuyến ngưBên cạnh hoạt động khuyến nông - khuyến ngư

hiện tại là chuyển giao kỹ thuật sản xuất hay giới thiệu các sản phẩm nông dược đến với hộ sản xuất chủ yếu từ khu vực công. Do đó, Chính sách khuyến nông - khuyến ngư cần phải đổi mới thu hút khu vực tư và khu vực thứ ba tham gia để tạo nên đối trọng cho khu vực công đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động. Công tác khuyến nông – khuyến ngư cần trung sâu vào công tác dự báo tình hình dịch bệnh, lịch thời vụ, tình hình thời tiết khí hậu và xu hướng thị trường để các hộ sản xuất xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp. Riêng các khảo nghiệm trước khi đưa ra các mô hình sản xuất mới cần phải có khuyến cáo về các rủi ro có thể xảy ra, tránh tình trạng thổi phồng đối tượng sản xuất lên để có lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh con giống và vật tư.

3.2.2. Giải pháp về khoa học công nghệ trong nông nghiệp.

Cần tập trung đầu tư và khuyến khích các nghiên cứu phục vụ cho việc sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm nông sản sau thu hoạch như: lai tạo giống mới có năng suất và chất lượng cao; ứng dụng công nghệ sinh học và thảo dược vào phòng trị bệnh cho vật nuôi và cây trồng; hệ thống kho lưu trữ nông sản tại các khu vực sản xuất tập trung; khuyến khích, thu hút nguồn khoa học kỹ thuật từ bên ngoài qua các hình thức liên doanh liên kết và hợp tác chuyển giao.

3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lựcLực lượng quản lý và điều hành doanh nghiệp: Cần

có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo, nghiên cứu của địa phương với các doanh nghiệp trong xây dựng khung chương trình đào tạo lực lượng cán bộ trẻ phục vụ công tác quản lý và chuyên môn phù hợp.

Lao động sản xuất tại các nông hộ: cần có quy hoạch và đào tạo kỹ thuật phù hợp với đối tượng sản xuất của nông hộ thành viên; hướng dẫn họ thực hành sản xuất sạch, cách giữ an toàn vệ sinh trong sản xuất và sơ chế và bảo quản nông sản.

Các hộ sản xuất tiên tiến, nòng cốt: có chính sách hỗ trợ, nhân rộng các mô hình tiến tiến, những hộ sản xuất hiệu quả hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm thành công với các hộ sản xuất xung quanh, tổ chức các chuyến tham quan, giao lưu các mô hình sản xuất mới trong và ngoài nước.

Tận dụng nguồn nhân lực từ bên ngoài: Có những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và tận dụng sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia đầu ngành trong việc tư vấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất đến các hộ dân.

3.3. Các giải pháp phát huy nội lực của doanh

nghiệp xã hội trong nông nghiệp3.3.1 Giải pháp về vốn: Các doanh nghiệp cần phải

khai thác và tranh thủ các nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua.

* Vốn ngân sách từ chương trình phát triển nông thôn nhằm vào:

Xây dựng hệ thống hạ tầng, giao thông, thông tin và xây dựng thương hiệu ban đầu của cho doanh nghiệp hay cho vùng.

Đào tạo lao động quản lý doanh nghiệp và các chương trình đào tạo nghề cho lao động trong doanh nghiệp.

Hỗ trợ việc đầu tư mở rộng sản xuất và thị trường cho các nông hộ với mức lãi suất ưu đãi.

* Vốn từ các hoạt động của doanh nghiệp và của các chương trình tài trợ nước ngoài.

Các doanh nghiệp phải chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch, đề án sản xuất và kêu gọi các tổ chức, cá nhân góp vốn liên doanh, liên kết và hợp tác sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.

Tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ như: SPARK, CSIP, LIN1, Oxfam, FAO thông qua các chương trình tài trợ vốn không hoàn lại để nâng cao năng lực và mở rộng kinh doanh.

Các doanh nghiệp phải xây dựng các mục tiêu và biện pháp thực hiện tự cân đối tài chính cho doanh nghiệp sau 3 – 5 năm hoạt động theo tinh thần tự chủ của doanh nghiệp xã hội thực thụ.

Nguồn thu từ hoạt động của doanh nghiệp như: hoa hồng bán hàng, thu phí cho dịch vụ, lãi trong kinh doanh cần xây dựng cơ chế phân chia thích hợp cho các thành viên và phải dành phần lớn cho tái đầu tư sản xuất mở rộng và tạo việc làm.

3.3.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng nông sản và sự an toàn cho người sản

xuất và tiêu dùng luôn là thách thức đối với các nông hộ. Do đó, bản thân các doanh nghiệp và hộ sản xuất nông nghiệp phải nhanh nhạy nắm bắt thông tin, thị hiếu và nhu cầu của thị trường để điều chỉnh đối tượng và mùa vụ sản xuất, cải tiến chất lượng và giảm giá thành sản phẩm như sử dụng các giống sản xuất ngắn ngày năng suất cao, thực hiện luân canh, xen vụ để tránh dịch bệnh và thoái hóa giống.

3.3.3. Giải pháp thị trườngThị trường đầu ra hiện tại của các doanh nghiệp

nông nghiệp là vấn đề cấp bách trong việc duy trì sản xuất và tạo ra thu nhập của các hộ sản xuất. Tùy theo từng nhóm đối tượng sản xuất mà hình thành chuỗi giá trị thích hợp, giảm thiểu các khâu trung gian không đáng có.

Bản thân các doanh nghiệp phải tận dụng các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ trong việc tiếp cận thị trường thông qua các hội chợ hay trưng bày sản phẩm trong các khu trưng bày sản phẩm của vùng, của địa phương.

1. SPARK: Trung tâm phát triển Doanh nghiệp xã hội Tia sáng ; CSIP: Trung tâm hỗ trơ sáng kiến phục vụ cộng đồng LIN: Trung tâm hỗ trợ phát triển cộng đồng

HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

24

Cần có sự nối kết và đầu mối giữa các nhóm doanh nghiệp có cùng sản phẩm trong khu vực và cả nước để chia sẻ thông tin về lịch sản xuất, xu hướng giá cả để đưa ra các khuyến cáo cho các doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được tốt.

3.3.4. Giải pháp gia tăng thu nhập và tạo việc làmTùy đối tượng sản xuất và đặc thù thổ nhưỡng của

từng vùng mà các doanh nghiệp xây dựng cớ cấu sản xuất và lịch thời vụ thích hợp để tránh dư thừa lao động trong lúc nông nhàn cũng như thiếu lao động vào thời điểm chính vụ sản xuất.

Xử lý cho trái nghịch vụ đối với cây ăn quả là một trong những giải pháp tạo việc làm và tăng thu nhập cho hộ sản xuất thiết thực nhất vì các hộ có sản phẩm nghịch vụ bán với giá cao, trong doanh nghiệp luôn có hộ thu hoạch, xử lý ra hoa nên tạo việc làm thường xuyên cho tổ thu hoạch và sơ chế đóng gói, tổ phun xịt, tổ bơm tiêu...

Tận dụng phế liệu, phế phẩm trong sản xuất để gia tăng thu nhập cho các hộ thông qua khuyến khích và tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ từ việc tận dụng các phế phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi, ủ phân, trồng nấm rơm.

Hợp tác, liên kết với các công ty, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Các doanh nghiệp cần xem xét liên kết làm đầu mối giữa các công ty trong việc tiếp nhận gia công rồi giao lại cho các hộ có lao động nhàn rỗi làm. Hiện tại nhóm các doanh nghiệp sản xuất lúa có lao động nhàn rỗi rất lớn và cũng cần có việc làm trong lúc nông nhàn để gia tăng thu nhập.

Liên kết phát triển dịch vụ tham quan, du lịch: Sản xuất nông nghiệp đều tập trung ở các vùng nông thôn có không gian rộng, không khí trong lành, nhiều sản vật và đặc biệt là các vườn cây kiểng, cây giống, cây ăn trái, đồng lúa, hiện đang được nhiều du khách trong ngoài nước ưa thích. Do đó bản thân các doanh nghiệp cần phải liên kết lại trong nhóm ngành hàng để gắn liên kết với các công ty du lịch dã ngoại trong và ngoài khu vực để xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch và tổ chức các khâu đưa đón khách cũng như hướng dẫn khách tham gia làm nông cùng với các thành viên trong hộ sản xuất.Thông qua các kênh truyền thông lồng ghép quãng bá sản phẩm của doanh nghiệp với các dịch vụ tham quan, giải trí, thư giãn của doanh nghiệp.

4. Một số kiến nghị.Đối với ngành chủ quản:Tư vấn cho chính phủ các chính sách hỗ trợ sản xuất

và tiêu thụ nông sản cho các nông hộ sản xuất thông qua các doanh nghiệp xã hội nông như hợp tác xã và tổ hợp tác nông nghiệp.

Nghiên cứu, triển khai và giám sát các quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương đến các tổ chức doanh nghiệp và hộ sản xuất thông hiểu để thực hiện.

Tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nông nghiệp và hộ sản xuất qua việc quy hoạch phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp có gắn với các chương trình đào tạo phù hợp cho từng nhóm đối tượng sản xuất và lao động của doanh nghiệp.

Triển khai các chính sách ưu đãi phát triển nông

nghiệp và huy động các nguồn lực phối hợp thực hiện đồng thời phản hồi các chính sách bất hợp lý để chính phủ có các chấn chỉnh kịp thời.

Đối với các doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp:

Sớm hoàn chỉnh khâu tổ chức và nhân sự.Kết nối sâu rộng với các doanh nghiệp sản xuất

cùng ngành hàng để thúc đẩy các hoạt động tiêu thụ và ổn định thị trường.

Nâng cao năng lực cán bộ trong công tác quản lý điều hành và quan hệ cộng đồng.

Xây dựng chiến lược và mục tiêu phát triển cũng như chương trình hoạt động cho từng thời kỳ của doanh nghiệp.

Tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ; các doanh nghiệp cùng sản phẩm trong vùng cần cân đối lượng sản xuất và gắn với thị trường tiêu thụ; đa dạng hóa đối tượng sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất và nhu cầu thị trường, tránh sản xuất tự phát mất cân đối cung cầu.

Đối với hộ sản xuất Phải liên kết lại với đầu mối là doanh nghiệp để hợp

lực sản xuất, tranh thủ sự tài trợ nguồn vốn ngân sách và các dự án để từng bước xây dựng thương hiệu tập thể cho cộng đồng địa phương, khu vực nhằm tăng cường năng lực, thương thuyết giá cả và điều tiết thị trường.

Tuân thủ các nguyên tắc sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Học tập nâng cao trình độ và chia sẻ kỹ thuật trong sản xuất.

Chủ động, đề xuất với các doanh nghiệp tiêu thụ trong việc nâng cao vị thế và tham gia cổ phần trong các công ty liên kết, liên doanh./.

Tài liệu tham khảo1. Bộ công thương. 2012. Báo cáo thương mại nông

sản vùng đồng bằng sông Cửu Long - Thực trạng và giải pháp. Kỷ yếu diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang 2012; Tr 94-101.

2. Bộ kế hoạch & đầu tư. 2012. Chính sách của đầu tư Nhà nước phát triển nông nghiệp- Thực trạng và định hướng điều chỉnh thời gian tới. Kỷ yếu diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long. Tiền Giang; Tr 112-118.3.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2013. Dự thảo Đề án đổi mới, phát triển Hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.

4. Bộ tài chính. 2012. Báo cáo chuyên đề về cơ chế, chính sách tài chính nhằm phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long. Tiền Gi-ang ; Tr 102-107.

5. Nguyễn Đình Cung 2012. Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – khái niệm, bối cảnh và chính sách. Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng

6. Vũ Trọng Khải. 2012. Thực trạng chính sách phát triển nông thôn Việt Nam. Tạp chí khoa học phát triển nông thôn Việt Nam - số 1/2012 Tr20 - 25.