TRONG SÖË NAÂY

64
1 VÙN NGHÏå xûálaå ng-Söë317-03/2020 TẠP CHÍ SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT * Thơ: Của các tác giả: LƯƠNG NGỌC, LƯƠNG ĐỊNH, VŨ ĐÌNH THI, ĐẶNG BÁ KHANH, DIỆP THANH, PHONG LAN, TRỊNH NGỌC CHÍNH, HOÀNG KIM DUNG, CHU TỐ UYÊN, VŨ KIỀU OANH, VI HỒNG NHÂN. * Văn xuôi: Trái tim người lính biên phòng (LÊ THỊ THUẬN), Cạn chén với Mẫu Sơn (NGUYỄN LUÂN), Ấm tình quân dân (DƯƠNG SƠN), Muộn duyên (PHÙNG DIỆU LINH), Sảng Lim (CHU THANH HƯƠNG), Nghề rọ (NÔNG QUANG KHIÊM), Yêu (PHONG NGUYÊN), Vài nét về đội ngũ tác giả nữ của văn chương Xứ Lạng (CHU QUÊ NGÂN), Tình người trong truyện ký “Theo con đường gập ghềnh” của nhà văn Vy Thị Kim Bình (HOÀNG THỊ KIM VÂN), Mười thiên diễm tình bậc nhất xưa nay (ĐĂNG BẨY). * Nhạc: Anh đi tuần tra biên giới giữ cả câu sli mùa xuân Nhạc: HOÀNG HUY ẤM Phỏng thơ: NGÔ THỊ TUYẾT Mùa xuân hoa đào Nhạc và lời: VI TƠ - Và các chuyên mục khác. Bìa 1: Phong cảnh làng Bó Khuông - Lụa - ĐOÀN BÍCH THÙY TRONG SÖËNAÂ Y Sè 317 (Th¸ng 03-2020) * Chịu trách nhiệm xuất bản: LA NGỌC NHUNG (Chủ tịch Hội) * Tổng biên tập VI THỊ THU ĐẠM (Phó Chủ tịch Hội) * Ban Biên tập: TRỊNH TRỌNG ANH (Trưởng ban) NGUYỄN LAN HUYỀN HOÀNG THỊ THU HƯƠNG LÊ THỊ THUẬN VY THỊ NGỌC HẰNG * Tham gia biên tập: HOÀNG KIM DUNG ĐINH QUANG TRUNG * Trị sự và phát hành: VĂN PHÒNG HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LẠNG SƠN * Trang thông tin điện tử tổng hợp www.vanhocnghethuatlangson.org.vn * Tòa soạn: Số 1 Trần Hưng Đạo - P. Chi Lăng, Tp. Lạng Sơn ĐT: (0205) 3812 338 Email: [email protected] * Giấy phép xuất bản: Số 880/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 23/5/2012; Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 2173 do Bộ TT&TT cấp ngày 15/11/2012 * In tại: Công ty cổ phần In Lạng Sơn. In xong và nộp lưu chiểu tháng 03/2020 * Trình bày: NGUYỄN LAN HUYỀN GIÁ:12.000 đồng

Transcript of TRONG SÖË NAÂY

1VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

TẠP CHÍ SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU,LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

* Thơ:Của các tác giả: LƯƠNG NGỌC,LƯƠNG ĐỊNH, VŨ ĐÌNH THI, ĐẶNG BÁKHANH, DIỆP THANH, PHONG LAN,TRỊNH NGỌC CHÍNH, HOÀNG KIMDUNG, CHU TỐ UYÊN, VŨ KIỀUOANH, VI HỒNG NHÂN.

* Văn xuôi:Trái tim người lính biên phòng (LÊ THỊ THUẬN), Cạn chénvới Mẫu Sơn (NGUYỄN LUÂN), Ấm tình quân dân(DƯƠNG SƠN), Muộn duyên (PHÙNG DIỆU LINH), SảngLim (CHU THANH HƯƠNG), Nghề rọ (NÔNG QUANGKHIÊM), Yêu (PHONG NGUYÊN), Vài nét về đội ngũ tácgiả nữ của văn chương Xứ Lạng (CHU QUÊ NGÂN), Tìnhngười trong truyện ký “Theo con đường gập ghềnh” củanhà văn Vy Thị Kim Bình (HOÀNG THỊ KIM VÂN), Mườithiên diễm tình bậc nhất xưa nay (ĐĂNG BẨY).

* Nhạc:Anh đi tuần tra biên giới giữ cả câu sli mùa xuân

Nhạc: HOÀNG HUY ẤM

Phỏng thơ: NGÔ THỊ TUYẾT

Mùa xuân hoa đàoNhạc và lời: VI TƠ

- Và các chuyên mục khác.

Bìa 1: Phong cảnh làng Bó Khuông - Lụa - ĐOÀN BÍCH THÙY

TRONG SÖË NAÂY

Sè 317(Th¸ng 03-2020)

* Chịu trách nhiệm xuất bản:LA NGỌC NHUNG

(Chủ tịch Hội)

* Tổng biên tậpVI THỊ THU ĐẠM(Phó Chủ tịch Hội)

* Ban Biên tập:TRỊNH TRỌNG ANH

(Trưởng ban)NGUYỄN LAN HUYỀNHOÀNG THỊ THU HƯƠNGLÊ THỊ THUẬNVY THỊ NGỌC HẰNG

* Tham gia biên tập:HOÀNG KIM DUNGĐINH QUANG TRUNG* Trị sự và phát hành: VĂN PHÒNGHỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LẠNG SƠN

* Trang thông tin điện tử tổng hợpwww.vanhocnghethuatlangson.org.vn

* Tòa soạn:Số 1 Trần Hưng Đạo -P. Chi Lăng, Tp. Lạng SơnĐT: (0205) 3812 338Email:[email protected]

* Giấy phép xuất bản:Số 880/GP-BTTTT do BộThông tin và Truyền thôngcấp ngày 23/5/2012; Giấyphép sửa đổi, bổ sung số2173 do Bộ TT&TT cấp ngày15/11/2012

* In tại:Công ty cổ phần In Lạng Sơn.In xong và nộp lưu chiểutháng 03/2020

* Trình bày:

NGUYỄN LAN HUYỀN

GIÁ:12.000 đồng

LƯƠNG NGỌC

Chiều Xứ LạngLạng Sơn ơi! Đã mấy lần ta gặpEm nghiêng nghiêng soi bóng nước Kỳ CùngAnh hối hả bên emChiều vụt tắt!Bóng thuyền ai mờ ảo giữa dòng sông

Em xinh đẹp, mộng mơ, huyền thoạiĐộng Tam ThanhNàng Tô Thị ngóng chồngĐá nghìn thu hằng giữ tiết thủy chungEm để lại lòng anh bao nỗi nhớ

Chuyện xưa: Có chàng trai lên Xứ LạngQuên đường về vì đã quá say em“Tay cầm bầu rượu nắm nemMảng vui quên hết lời em dặn dò”

Rượu mẫu Sơn có tình em trong đóHòa nhạc rừng với giai điệu hát thenNghe câu sli giục ta đến tìm emEm thơ mộng đẹp xinh vẫy gọi

Mai ta về mái nhà xưa… Trống trải!Vì vắng em, người em gái Lạng ThànhNúi Vọng Phu còn mãi dõi theo anhMênh mang nhớ… Một chiều Xứ Lạng…

LƯƠNG ĐỊNH

Xuân này Xứ Lạng tìm em

Tìm em lên chót Kỳ Cùng Mùa xuân ăm ắp lòng thung hoa đàoMẫu Sơn chiều gió lao xao Trập trùng mây với non cao điệp trùng

Quả còn ngũ sắc ai tungNgang trời ước vọng tưng bừng hội vui Lượn slương, lượn cọi(1) cặp đôi Theo nhau vượt mấy núi đồi suối khe

Câu ca mộc mạc chân quêHơn dao chém đá lời thề lứa đôi Nên duyên chồng vợ ý trời Lồng tồng hội hát người ơi tìm về

Một vùng trắng muốt hoa lê Hút hồn anh giữa bốn bề núi non Tiếng sơn ca vọng véo von Nhắc thời son trẻ mãi còn dấu yêu

Từ trong giấc mộng phiêu diêu Xuân này nguồn cội bao điều muốn thưa Ná Nhèm(2) gặp lại hội xưa Tàng Thinh, Mặt Nguyệt (3) đong đưa mắt tìm

Trời xui xao động con tim Em ơi phồn thực… lặng im sao đành Rượu vò xin cạn cùng anhMột đời như thể khát dành một đêm

(1) Dân ca trữ tình Tày - Nùng xứ Lạng(2) Ná Nhèm: Lễ hội phồn thực mang dấu ấn triềuMạc ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn(3) Hai sinh thực khí nam và nữ được rước như hailinh vật ở lễ hội Ná Nhèm.

2VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

VŨ ĐÌNH THI

Lên Xứ Lạng đi anhĐến Lạng Sơn anh nhéBiên giới xanh ngời ngờiSẽ đắm trong ngây ngấtCủa hương na hương hồi

Mời anh lên Xứ LạngChắc lòng khó hững hờBia xưa Ngô Thì SĩTô Thị một nàng thơ

Lên Xứ Lạng đi anhĐộng Song Tiên lạ lùngGiếng Tiên như sữa mẹChẳng cạn lòng bao dung

Lên Lạng Sơn kì ảoSông chảy ngọt vào lòngĐất vương hồn lữ kháchLòng dạt dào bâng khuâng.

ĐẶNG BÁ KHANH

Tìm câu hát trong đêmChúng tôi lên đây phía Bắc Kỳ CùngHành quân, hành quân suốt dọc dài đất nướcChưa biết hết phương Nam

lại ngỡ ngàng phương BắcBồi hồi nghe câu hát lượn trong đêm

Tôi đi tìm trong phiên chợ Lạng SơnCâu hát ấy vừa quen vừa lạThấp thoáng gặp bên hàng cây xanh láCâu hát nào giăng níu giữa màn đêm

Câu hát nào như hơi rượu lên menĐể người con trai bồi hồi bỡ ngỡĐể người con gái ngập ngừng e lệKhông dám nhìn vào đôi mắt ấy đâu

Tôi đi tìm trong thăm thẳm đêm sâuGặp câu hát lại ngỡ ngàng câu hátCó một mùi hương dâng lên bát ngátXui câu hát gặp nhau hơi thở ấm nồng nàn

Giữa dữ dằn nắng gió biên cươngCâu hát như mạch nguồn đến lạĐánh thức những mầm cây nẩy chồi đơm láCho mai ngày đất nước lại sinh sôi.

3VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Đồn Biên phòng Pò Mã đóng trên địa bànhuyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, cónhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới

dài 20,069 ki lô mét, gồm 50 cột mốc (38 cộtmốc chính, 12 cột mốc phụ) và địa bàn hai xã:Đội Cấn, Quốc Khánh. Đây là khu vực có nhiềuđường mòn, đường tắt có thể qua lại biên giới

dễ dàng. Địa hình rừng núi hiểm trở là điều kiệnthuận lợi cho các loại tội phạm lợi dụng hoạtđộng. Tình hình dân cư địa phương tương đốiphức tạp, bao gồm nhiều thành phần, đòi hỏicác chiến sĩ biên phòng, nhất là những ngườilàm công tác quản lý luôn luôn phải đề cao cảnhgiác. Quán triệt thực hiện nhiệm vụ chính trị của

4VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

Trái timNGƯỜI LÍNH BIÊN PHÒNG

Ký của Lê Thị ThuậN

Trong chuyến đi thực tế tại các Đồn Biên phòng của tỉnh Lạng Sơn, tôi có dịp đượcgặp gỡ và làm việc với đồng chí Đinh Hoàng Khanh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng PòMã, huyện Tràng Định. Ấn tượng ban đầu của tôi về anh là dáng người khỏe khoắn, tácphong nhanh nhẹn, ẩn sau đôi mắt nghiêm nghị và gương mặt “lạnh” là một trái tim nồngấm, nhân hậu.

Trung tá Đinh Hoàng Khanh (đứng thứ 3 từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn văn nghệ sĩ Hội Vănhọc Nghệ thuật Lạng Sơn. Ảnh: NGUYỄN VĂN DƯƠNG

đơn vị và các đợt thi đua quyết thắng hằng nămcủa Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh LạngSơn, trên cương vị là Chính trị viên phó, Trungtá Đinh Hoàng Khanh đã không ngừng nỗ lựcphấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụđược giao.

Đinh Hoàng Khanh, sinh ngày 21/7/1975 tạixã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Gia đìnhcó bốn anh em, ba trai, một gái, anh là con thứba. Bố anh là bộ đội thuộc Binh chủng Phòngkhông - Không quân, đóng quân trong Nam nênrất ít khi có điều kiện về thăm gia đình. Hồi nhỏ,có lần bố về thăm nhà mà Khanh không nhậnra, chỉ khi thấy mẹ và các anh xoắn xuýt, anhmới biết người đó là bố mình. Hoàn cảnh giađình khó khăn, bố lại thường xuyên vắng nhànên cả bốn anh em Khanh đều do một tay mẹnuôi nấng, dạy dỗ vô cùng vất vả. Người mẹ tảotần, đảm đang chính là tấm gương để bốn anhem Khanh nhìn vào mà tu chí học tập, làm ăn.Trở thành anh “bộ đội Cụ Hồ”, đi theo conđường binh nghiệp như bố là mơ ước của ĐinhHoàng Khanh. Thông qua lời kể của mẹ và sựngưỡng mộ của những người lớn tuổi trong giađình, làng xóm dành cho ông, cậu học trò ĐinhHoàng Khanh đã sớm nhận ra cha mình chínhlà hình mẫu lý tưởng để anh noi theo. Học hếtbậc Trung học phổ thông, tháng 9 năm 1994 anhđăng kí tham gia Bộ đội Biên phòng. Sau nămtháng huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện Bộđội Biên phòng Tam Dương, Vĩnh Phúc, anhnhận nhiệm vụ là chiến sĩ thuộc Tiểu đoànThông tin Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Tháng9 năm 1995 đến tháng 8 năm 1997 anh đượccử đi học trường Trung học Biên phòng I tỉnhBắc Giang. Sau khi tốt nghiệp, Thiếu úy Khanhđược điều về làm Đội phó Kiểm soát hành chínhĐồn Biên phòng Thanh Lòa, huyện Cao Lộc,tỉnh Lạng Sơn (từ tháng 9 năm 1997 đến tháng01 năm 2001); Đội phó Kiểm soát hành chínhĐồn Biên phòng Hữu Nghị, huyện Cao Lộc, tỉnhLạng Sơn (từ tháng 2 năm 2001 đến tháng 7năm 2001); Từ tháng 8 năm 2001 đến tháng 7năm 2003 anh tiếp tục đi học lớp chuyển cấp đạihọc, Trường Đại học Biên phòng; Tháng 8 năm2003 anh nhận nhiệm vụ là Đội trưởng vũ trangĐồn Biên phòng Bình Nghi, huyện Tràng Định,tỉnh Lạng Sơn; Tháng 5 năm 2005 Phó trạmtrưởng Trạm kiểm soát Biên phòng thuộc ĐồnBiên phòng Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnhLạng Sơn. Tân Thanh là cửa khẩu tiểu ngạchthuộc tỉnh Lạng Sơn, mật độ xuất nhập cảnh và

giao thương hàng hóa cao, tình hình an ninhbiên giới phức tạp, đòi hỏi các chiến sĩ biênphòng luôn luôn phải làm việc với cường độ lớnvà sự tập trung cao độ. Trong suốt mười bốntháng (từ tháng 5 năm 2005 đến tháng 6 năm2006) giữ trọng trách Phó trạm trưởng Đồn Biênphòng Tân Thanh, Trung úy Đinh Hoàng Khanhđã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trongcông tác quản lý đơn vị và cũng trong thời giannày, anh trưởng thành, dày dạn thêm kinhnghiệm đấu tranh với các loại tội phạm.

Đặc trưng của Bộ đội Biên phòng là thườngxuyên luân chuyển đơn vị công tác. Thời gian từtháng 7 năm 2006 đến tháng 6 năm 2007, Trungúy Đinh Hoàng Khanh là Đội trưởng vũ trang ĐồnBiên phòng Na Hình, huyện Văn Lãng, tỉnh LạngSơn. Một năm tiếp theo, từ tháng 7 năm 2007 đếntháng 8 năm 2008, Thượng úy Đinh HoàngKhanh được cấp trên tin cẩn giao phó trọng tráchlà Trung đội trưởng Tiểu đoàn huấn luyện - Cơđộng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn. Tháng 9năm 2008 đến tháng 5 năm 2012, Đại úy ĐinhHoàng Khanh là Đội trưởng vũ trang Đồn Biênphòng Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn. Đặcđiểm địa hình, an ninh, kinh tế, dân cư ở mỗi địaphương mà các đồn biên phòng quản lí đều cónhững điểm khác biệt. Dù công tác tại Đồn Biênphòng nào Đinh Hoàng Khanh cũng nhanh chóngthích nghi với môi trường địa phương, hòa nhậpvới đơn vị và bà con nhân dân.

Tháng 6 năm 2012, Thiếu tá Đinh HoàngKhanh nhận nhiệm vụ Chính trị viên phó ĐồnBiên phòng Phước Chỉ đóng tại ấp Phước Hưng,xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.Khi công tác tại Phước Chỉ (từ tháng 6 năm 2012đến tháng 6 năm 2015), Đinh Hoàng Khanh thựcsự chứng tỏ được bản lĩnh của người chiến sĩbiên phòng. Ở đơn vị công tác mới, tại một miềnquê mới, anh đã chứng minh được rằng dù điđâu bộ đội Khanh vẫn là “người con của bảnlàng”. Người dân yêu mến, tin tưởng anh nhưchính cái cách mà anh đối xử với dân làng. Bằngmột trái tim ấm nóng nhiệt huyết, anh luôn yêuthương, hòa nhập, giúp đỡ dân làng làm ăn tiếntới, vươn lên xóa bỏ đói nghèo, quan tâm đếnđời sống và sức khỏe của bà con. Với các cấpchính quyền địa phương của tỉnh Tây Ninh,Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Phước Chỉ -Đinh Hoàng Khanh đã tạo được nhiều dấu ấn tốtđẹp, anh luôn có những tham mưu hợp tình hợplý, cùng với đơn vị lập nhiều chiến công lớn và

5VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

luôn sát cánh chung tay giúp địa phương cónhiều chuyển biến tích cực.

Đồn Biên phòng Phước Chỉ quản lý khu vựcbiên giới dài 13,75km với 8 cột mốc, giápphường Basat, thành phố Bavet, Campuchia.Đây là điểm nóng của tình trạng buôn lậu vàvượt biên. Những ngày tết, đại đa số các chiếnsĩ biên phòng không được về quê sum họp vớigia đình mà phải căng sức truy quét buôn lậuhoành hành ngày đêm ở vùng biên giới TâyNam. Chiến sĩ phải ăn tết trong những căn lềubạt dã chiến, sơ sài, tạm bợ nhưng ấm áp tìnhđồng chí, ai cũng ý thức đặt mục tiêu hoàn thànhnhiệm vụ giữ gìn an ninh biên giới lên hàng đầu.Phải lăn lộn tại các điểm chốt phòng chống buônlậu từ sáng đến đêm, ngày này qua ngày khác,nắng gió miền Tây gay gắt khiến các anh - ai nấyđều đen sạm. Thường ngày, bữa cơm chiều củacác chiến sĩ phải kết thúc trước khi trời tắt nắng,bởi mỗi lúc màn đêm buông xuống, áp lực côngviệc sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với ban ngày.Đinh Hoàng Khanh kể: “Khu vực biên giới TâyNam, tình hình buôn lậu hết sức phức tạp. Chủyếu là các tay đầu nậu buôn thuốc lá từ biên giớiđổ về. Khi bị phát hiện, chúng bất chấp nguyhiểm, chạy xe máy với tốc độ cao, sẵn sàng vứthàng, vứt xe lại hiện trường (thường là xe khôngbiển số hoặc mang biển số giả) rồi chạy tháothân qua bên kia biên giới. Nếu bị bắt giữ, chúnghuy động lực lượng chống đối, giải vây, cướphàng”; “Mỗi khi bắt được hàng lậu tại một điểmchốt, từ các hướng, hơn hai mươi chiến sĩ biênphòng ở các điểm chốt lân cận sẽ nhanh chóngđến để hỗ trợ bảo vệ hiện trường và tang vật. Khicác chiến sĩ biên phòng áp tải tang vật về đồn,một nhóm thanh niên rồ xe máy bám đuôi theosuốt đoạn đường gần 5 ki lô mét. Nếu thấy lựclượng mỏng, bọn canh đường này sẽ thông báocho đồng bọn ra chặn xe để cướp lại hàng”.

Thời gian công tác tại biên giới Tây Nam đãthực sự tôi rèn cho Đinh Hoàng Khanh tinh thầný chí sắt đá. Anh cùng đơn vị luôn hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, đượccác cấp chính quyền tin tưởng. Đồn Biên phòngPhước Chỉ thường xuyên được cấp trên tuyêndương khen thưởng. Đến nay, khi đã rời xa TâyNinh gần năm năm, anh vẫn nhận được cáccuộc điện thoại hỏi thăm sức khỏe, những mónquà kỷ niệm của đơn vị cũ cùng một số bà conở Tây Ninh.

Sau khi về lại vùng biên Xứ Lạng, tháng 10năm 2015, Trung tá Đinh Hoàng Khanh đảm

nhận nhiệm vụ Chính trị viên phó Đồn Biênphòng Pò Mã. Đối với anh em chiến sĩ, ĐinhHoàng Khanh là vị chỉ huy gương mẫu, nề nếp,quy củ, nghiêm khắc nhưng chu đáo, coi línhnhư con em. Anh quan tâm đến từng bữa ăn,giấc ngủ để các chiến sĩ đảm bảo sức khỏetham gia công tác. Anh cũng luôn tận tình chỉbảo, giúp cấp dưới ngày càng tiến bộ và pháttriển. Đối với nhân dân, bộ đội Khanh là ngườigần gũi, thân thiện, nhiệt tình, toàn vẹn với bàcon, nhưng cũng rất rõ ràng rành mạch trongcông việc, anh sẵn sàng “ăn cùng dân, ở cùngdân, làm cùng dân”, lăn xả vì nhiệm vụ. BácĐinh Hồng Quảng, một người dân địa phươngcho biết: “Đinh Hoàng Khanh là người rất rạchròi trong công việc và đời tư. Khi làm việc, anhluôn giữ tác phong nghiêm nghị, khoảng cáchcần thiết với nhân dân, không để lẫn lộn côngtư. Nhưng trong đời thường, anh là người niềmnở, dễ gần, quan tâm tới bà con, thường xuyêngiúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn”.

Hơn ba năm công tác tại Đồn Biên phòngPò Mã đủ để bà con dân làng thấu hiểu và trântrọng tấm lòng nhân hậu của Đinh HoàngKhanh. Địa bàn Đồn Biên phòng Pò Mã phụtrách có 12 thôn, bản giáp biên với 5 dân tộcsinh sống gồm: Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Dao. Đểthuận lợi trong công tác dân vận, Chính trị viênphó Đinh Hoàng Khanh luôn thường xuyên tựhọc hỏi, trau dồi tiếng Tày và tiếng Nùng. Anhcũng cất công tìm hiểu khá tường tận nhữngphong tục tập quán, nề nếp sinh hoạt của cácdân tộc sinh sống tại địa bàn. Với khẩu hiệuhành động “Đồn là nhà, biên giới là quê hương,đồng bào các dân tộc anh em là ruột thịt”, anhcùng với cấp ủy, chỉ huy đơn vị chú trọng giáodục, quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ, phát huy tinhthần tương thân, tương ái, chủ động, sáng tạocủa cán bộ, chiến sĩ, tạo sự đồng thuận cao vềnhận thức, trách nhiệm đối với công tác an sinhxã hội. Bà con các thôn bản của hai xã QuốcKhánh và Đội Cấn chẳng thể nào quên đượcnhững ngày mưa to gió lớn, người Chính trị viênphó Đinh Hoàng Khanh cùng các chiến sĩ biênphòng trong đơn vị lặn lội xuống giúp dân chechắn mái nhà, chuồng trại; Khi bà con ốm đauđược quân y của bộ đội biên phòng khám vàcấp phát thuốc miễn phí; Khi mất mùa đói kém,người dân được Đồn Biên phòng hỗ trợ thựcphẩm và nhu yếu phẩm; Đầu năm học, Đồn Biênphòng tặng sách vở, quần áo, xe lăn cho cáchọc sinh nghèo, trẻ em tàn tật, một số em cóhoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ tiền ăn hàngtháng… Đinh Hoàng Khanh làm công tác dân

6VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

vận không chỉ đơn thuần vì nhiệm vụ mà cấptrên giao phó, anh còn lăn xả thực hiện bằng cảcái tâm của mình, bằng sự yêu thương gắn bó.Đoàn thực tế chúng tôi may mắn được chứngkiến và cùng tham dự một buổi các cán bộ chiếnsĩ Biên phòng đi khám bệnh, phát thuốc miễnphí và tặng quà cho bà con có hoàn cảnh khókhăn do Chính trị viên phó Đinh Hoàng Khanhdẫn đầu. Gặp anh Khanh, bà con hồ hởi chàođón, bắt tay và có cả những cái ôm thân thiện,những giọt nước mắt đã rơi vì cảm động. Ngaytrong buổi dân vận đó, đoàn thực tế của Hội Vănhọc Nghệ thuật Lạng Sơn cũng đã quyên gópđược số tiền 300 nghìn đồng, nhiều sách vởtặng các em học sinh nghèo của địa phương và1 chiếc xe lăn tặng em học sinh Đinh Văn Tiệpbị liệt bẩm sinh mà đoàn được trực tiếp thămgặp. Anh Khanh cho biết: “Đơn vị thường xuyêntổ chức các hoạt động nghĩa tình hướng vềnguồn cội, gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà, độngviên các gia đình chính sách, gia đình có hoàncảnh khó khăn, gia đình có công với cách mạng.Hằng năm, từ nguồn quỹ gia tăng sản xuất vàtừ nguồn đóng góp một đến hai ngày lương củacán bộ chiến sĩ, đơn vị tham gia ủng hộ đầy đủcác loại quỹ do cấp trên và cấp ủy, chính quyềncơ sở phát động”.

Vừa qua, chúng tôi đến thăm nhà ĐinhHoàng Khanh khi hay tin anh mới được luânchuyển về làm Trợ lý Ban Tuyên huấn phụ tráchthi đua khen thưởng, Phòng Chính trị Bộ chỉ huyBộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn. Hỏi thăm giađình nhỏ của anh, tôi được nghe kể về câuchuyện mối tình đầu thú vị: “Chúng tôi quennhau qua một cuộc gặp gỡ có đông bạn bè. Tôiđã ấn tượng rồi thầm thương nhớ cô giáo dạyvăn trường Trung học cơ sở Quảng Lạc. Thế màlần đầu tặng hoa cho nàng là nhân ngày Phụ nữViệt Nam thì tôi không dám vào nhà mà nhờ cậuem ôm bó hoa tặng hộ kèm lời nhắn: “AnhKhanh tặng chị”, còn mình ở ngoài ù té chạy. Sựkhởi đầu bẽn lẽn đã tạo nên mối tình thơ mộngvà bền vững. Thấm thoắt, anh chị cưới nhauđược hơn mười năm, đến nay họ đã có vớinhau hai người con, một trai, một gái, các cháuđều chăm ngoan, học giỏi. Những ngày thángxa gia đình, Đinh Hoàng Khanh luôn nhớ vềngười vợ hiền thục của mình với cảm xúc vừayêu thương, vừa trân trọng, biết ơn. Nhờ cóngười vợ đảm đang thu vén gia đình anh mới cóthể yên tâm công tác và lập được nhiều chiếncông. Đối với anh Lạng Sơn đã trở thành quêhương thứ hai, nơi anh nguyện suốt đời gắn bó,yêu thương.

7VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

DIỆP THANH

Gửi Bắc Xa(Kính tặng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bắc Xa)

Phương Bắc xa, Đồn chẳng thể gầnTrập trùng núi, trập trùng mâyHình bóng quê nhà sao trong ngần đến thế!Đường tuần biên tím ngàn lau bạt gióĐứng gữa biên thùy… chợt thấyTổ quốc mình tất cả gần hơn

Chỉ có ngút ngàn rừng thẳm, núi nonNơi khởi nguồn một dòng sông chảy ngượcNơi hơn bốn ngàn năm là lời “thề ước”Là “phên dậu” chở che cho đời đời con cháu

Từng tấc đất biên cương thấm bao giọt máuTiếp bước cha ông, kiên trì cuộc đấuHi sinh cho Tổ quốc trường tồn

Đồn là nhà, dân ruột thịt yêu thươngPhương Bắc xa, Đồn càng xa vời vợiÔi ngọn gió nào mang thương nhớ

tới quê hương!

Tôi đến đây trăm dặm đường trườngMang hơi ấm của mảnh đất phương Nam

lên Xứ LạngNơi vách núi Kai Kinh từ ngàn xưa dựng đứngNhư lũy, như thành thế đứng hậu phương

Ơi, những người lính biên phòngtrăm mến ngàn thương

Là cháu, là con…là khí phách kiên cường nơi biên tái

Một buổi gặp nhau, suốt đời nhớ mãiNgười lính biên phòng trấn ải Bắc Xa!

“...Tay cầm bầu rượu nắm nemMảng vui quên hết lời em dặn dò.”

Đây là câu ca dao hay nhất mà ngườixưa nói về Xứ Lạng. Ban đầu tôi cứ nghingờ bởi mình lớn lên trên mảnh đất này,cũng yêu thương, tự hào nhưng để trútgánh mọi ưu tư đời thường thì tuyệt chưacó đến một lần. Rồi tôi đến Mẫu Sơn vàomột ngày đông rét buốt, đắm chìm trongnhững xúc cảm như bước vào cơn mộngmị của riêng mình. Trước cái mênh mangcủa mây trời, của non nước linh thiêng thìcái sự quên, nhớ đời thường bỗng nhiêntan biến hết thảy.

Tôi như thấy mình say, không biết bởi thứmen lá rượu Mẫu Sơn từ trong chaingười đàn ông dân tộc Dao rót mời khi

tôi nghỉ chân trên đường hay là vì gió. Gió thổiquằn quại, gió ào ạt buốt lạnh đang dội về.Trời xanh, mây gờn gợn trắng và cỏ cây đangđắm chìm trong nắng mênh mang ở nơi có độcao hơn một nghìn năm trăm mét so với mặtnước biển. Tôi nghĩ, chẳng còn cơn say nàodài hơn, thú hơn khi ngồi nhấp một chén rượuấm nồng, dựa lưng vào đá mà nằm ngửa nhìntrời mặc cho gió tự do quất vào người. Rồi cứlặng yên mà nghe đất trời kể những thiên tình,

8VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

Cạn chénVỚI MẪU SƠN

Ký của NguyễN LuâN

Bình minh Mẫu Sơn Ảnh: BÙI VINH THUẬN

tích sử còn ngân vang đâu đó, trên những triềnnúi cao hoang sơ và đẹp mê lòng người này.

Chuyện xưa kể rằng, có một gia đìnhsống với nhau rất hạnh phúc. Người cha dũngmãnh, rắn rỏi như cây như đá ở trong rừng.Người mẹ khéo léo, đảm đang và chung thủynhư suối, như mây trên núi cao. Hai người họsinh ra những người con ngoan ngoãn, chămchỉ. Một ngày nọ, quân xâm lược tràn đến giàyxéo mảnh đất mà gia đình ấy sinh sống, ngườicha phải đi đánh trận theo lệnh của nhà vua.Người mẹ ở nhà thay chồng chăm sóc đàncon và toan lo gia đình. Khi ấy, có một gã đànông từ lâu đã đem lòng yêu người mẹ, lợidụng người cha vắng nhà, nhiều lần hắn lânla bày tỏ nỗi lòng nhưng đều bị người mẹ kiênquyết cự tuyệt. Cũng thời gian đó, có chàngtrai tên Chóp Chài hoàn cảnh nghèo khónhưng tốt bụng thường qua lại giúp đỡ dânbản. Nhiều hôm Chóp Chài mải giúp dân bảnlàm việc, khi dừng tay thì trời đã tối, đường vềlại xa xôi, cách trở, lắm cọp beo rình bắt ngườiqua lại. Thương chàng trai tốt bụng, mấy mẹcon thường mời chàng trai ở lại chờ hôm sautrời sáng mới về. Còn gã đàn ông từ khi bị từchối tình cảm đem lòng thù hận, quyết trả thùngười mẹ.

Khi người cha thắng trận trở về, gã đànông xấu xa đó đã rỉ tai thưa với người charằng người mẹ ngoại tình với Chóp Chài tronglúc người cha đi vắng. Người cha nổi giậnđùng đùng như gió bão, rút đao kề cổ vợ, đòigặp Chóp Chài để chém chết hai người chohả dạ. Không có cách gì để thanh minh, ngườimẹ gục xuống ôm những đứa con vào lònglần cuối rồi đẩy chúng ra ngoài, đoạn vén tóc,cúi đầu để người cha ra tay. Lưỡi đao oannghiệt đã phá tan hạnh phúc gia đình, máucủa người mẹ chảy mãi thành suối, thànhsông. Dòng máu ấy chảy mãi ngấm vàonhững cây đào trên vách núi, nên mỗi độ xuânvề những cánh hoa tạo nên một màu đỏ rựctrên các triền núi.

Sau cơn nóng giận, người cha tỉnh ngộmới biết vợ bị oan bèn vác đao tìm kẻ thâmhiểm thì hắn đã cao chạy xa bay. Người chatột cùng đau khổ khóc ròng rã mấy năm trời,

những giọt nước mắt tuôn rơi biến thànhgiống chanh quả nhỏ. Hồn người mẹ mangnỗi oan khuất lên gặp Ngọc Hoàng. NgọcHoàng nghe chuyện trong lòng cảm động liềnđáp ứng ước nguyện cho cả gia đình đượcđoàn tụ bên nhau, vững vàng như nhữngngọn núi không rời xa mãi mãi. Từ đó hìnhthành nên quần thể Mẫu Sơn hùng vĩ. Cònchàng Chóp Chài khi biết về cái chết oankhuất của người mẹ cũng biến thành ngọn núiđứng biệt lập, ngày đêm khắc khoải nhìn về,như nhắc nhở người đời bài học về ứng xửtrong cuộc sống. Ngọn núi này du khách cóthể nhìn thấy khi đứng trên đỉnh Mẫu Sơn,hoặc ở thành phố Lạng Sơn, nó có hình chópnón rất đẹp, đứng độc lập, thuộc địa phận xãHoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn.

Lên Mẫu Sơn, người ta có thể thấy ngọnnúi mẹ như nghiêng đầu ôm những đứa convào lòng, phía xa là đỉnh núi cha vời vợi bạcđầu mây trắng từ nghìn năm đau đáu nhìn lại.

*Như kẻ mộng du đi tìm dấu chân người

xưa ẩn trong những ngọn núi còn hiện hữu,một niềm xúc cảm cuốn tôi đi giữa một chiềucuối năm trên những triền đá thật khó diễn tả.Tôi ngồi trên điểm cao núi mẹ, ngọn núi có cáitên tiếng địa phương là Phja Mề với độ cao tới1520 mét, trong vòm mái che đã úa rêu lả tả,bóng nắng xiên qua vai người ngồi. Khônggian lặng thinh, chỉ có tiếng gió xen lẫn tiếngmáy réo rào rào từ phía trạm vi ba vọng lại.Một thứ cảm giác hoang hoải khi bóng chiềuchầm chậm tới, chợt nhớ tới anh thanh niêntrong “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn NguyễnThành Long. Nơi này cũng thế, sự tĩnh lặng đủđể người ta cố phóng mắt đi tìm một dáng hìnhcủa con người ở một nơi nào đó. Tôi hướngánh mắt về phía trạm quan trắc thời tiết (trạmvi ba) mà trong lòng cứ chờ mong mình sẽ gặpđược một anh thanh niên như thế ở trên độcao này, ngay lúc này đây. Bốn bề vẫn trầmlắng, lâu lâu một bóng người ngồi trên xe gắnmáy vút qua trước mặt rồi khuất dưới chânđèo và những đám tro tàn nằm co mình củavài nhóm người nào đó đi dã ngoại lẫn vàogiữa bãi cỏ loang nắng. Mùa này Mẫu Sơn

9VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

vắng lặng, dù chỉ một tiếng chim kêu cũngkhiến người ta thảng thốt ngoái nhìn.

Với quần thể đồ sộ gồm tám mươi ngọnnúi nối tiếp nhau trải dài trên diện tích gần550 ki lô mét vuông, hai đỉnh cao nhất là PhjaPò cao 1541 mét và Phja Mề cao 1520 mét.Quần thể du lịch núi Mẫu Sơn được khai thácphục vụ nghỉ dưỡng cho quan lại từ thờiPháp thuộc. Người Pháp đã cho xây dựngđường lên Mẫu Sơn từ những năm 1925 -1926 với cung đường gần 16 ki lô mét chạyuốn quanh như dải lụa mềm nối từ đường 4Blên đỉnh núi. Từ năm 1935, thực dân Phápcho xây dựng hệ thống các biệt thự nghỉdưỡng nằm ẩn mình trong những tán rừngrợp bóng cây. Thiên nhiên đã đãi ngộ choMẫu Sơn một nét đẹp đằm thắm, dịu dàng vàkhông kém phần sắc sảo như chính nétduyên dáng người con gái miền núi cao sơncước này.

Tôi ngồi trên cao nhìn xuống những dãynhà nghỉ, những ngôi biệt thự cổ mà lòngkhông khỏi buồn xót xa. Bởi những công trìnhnguy nga, bề thế từ cổ kính đến hiện đại đềubị bỏ hoang, nằm im lìm dưới ánh nắng chiềuvàng vọt. Những cánh cửa đóng im lìm, từngô của sổ phủ dày một lớp bụi do thiếu vắngbàn tay lau chùi nắn nót của con người. Từbên ngoài nhìn vào, ngôi biệt thự chín gianmang đậm kiến trúc Pháp còn nguyên vẹnnhất. Một màu nâu xám trên tường vách indấu thời gian như còn lưu lại những hoài niệmvề một thời hoa lệ mà người xưa từng tới đây.Các cụ già người Dao vẫn thường kể rằng, khinhững ngôi biệt thự này mọc lên thì người dântrên Mẫu Sơn đi qua đều thấy ngỡ ngàng, lạmắt đến hoảng sợ. Bởi họ chưa thấy nhữngngôi nhà to lớn và bề thế như vậy bao giờ,chúng khác xa những nóc nhà bé nhỏ, xiêuvẹo nằm bên vách núi của đồng bào ta ở nơinày. Rồi người Pháp lên khám phá, nghỉdưỡng vào mùa hè, kéo theo sự huyên náo,nhộn nhịp trên ngọn núi mẹ giữa lưng chừngtrời mù sương. Sau này khi người Pháp rời đi,đất nước phát triển, con đường cũ được mởrộng và củng cố, những ngôi nhà nghỉ, nhữngcông trình mới được xây dựng bên cạnh quần

thể nhà nghỉ dưỡng cũ. Nhưng tất cả chỉ lànhững bước đi rụt rè chưa tấu lên được khúcnhạc đánh thức được nét đẹp của mẹ MẫuSơn. Tất cả lại bị lãng quên và bỏ ngỏ giữalưng núi, mặc cho gió tuyết, sương mù baophủ qua tháng năm, chỉ còn lại những tàn tíchlà móng nhà, những vòm cửa, mái che trốnghoác của công trình xưa chưa được phụcdựng hoặc đã phế tàn.

Tôi tưởng tượng đằng sau bức tườngbằng đá trong ngôi biệt thự cổ chín gian kia.Nơi ấy đã từng ngân nga biết bao bản nhạctình du dương với hoa tươi, rượu vang vànhững bóng hồng tha thướt đang cuốn đidưới ánh đèn màu trong điệu nhảy nào đó. Sựlãng mạn đến từ nơi được mệnh danh là kinhđô ánh sáng của thế giới đã từng có ở nơi nàythật khiến người ta không khỏi tò mò ngưỡngmộ. Ngôi biệt thự ấy có thể đã sống nhữngngày ồn ã và nồng cháy lãng mạn như thế,trước khi bước vào những giấc ngủ vùi ảmđạm như bây giờ, lâu lâu giật mình thức giấckhi có đoàn khách vãng lai đến gõ cửa ngủqua đêm.

Tôi ngắm nhìn một mảnh vỡ từ trên tườngmột khu nghỉ dưỡng cũ kĩ rơi xuống. Phía saulớp vôi vữa đã xỉn mục lộ ra thớ gạch đỏ hồng.Những hoa văn trên viên gạch thật lạ mắt vàđẹp. Đẹp hơn nữa khi chồi lên giữa thớ gạchấy là một khóm cẩm tú cầu đang ủ mình đợiđâm hoa vào một ngày hè rực rỡ. Loài hoađược ví như nàng công chúa dịu dàng giữa núirừng mờ sương đã theo chân người Pháp lênđất này từ đầu thế kỉ XX. Mùa này cẩm tú cầuđã tàn, đợi đến khi hè sang mới bung cánh nởrực trên những đỉnh núi. Khi ấy Mẫu Sơn sẽbừng tỉnh bởi muôn ngàn đóa hoa, bởi nhữngbước chân người, những tà áo dài thiếu nữ lẫnvào cùng khóm đóa hoa khoe sắc thắm. Có lẽkhông nơi nào cẩm tú cầu đẹp như ở Mẫu Sơnbởi sự thuần khiết của đất, của nước và khíhậu đặc trưng còn rất nguyên sơ tạo nên mộtvẻ đẹp đến say lòng người thưởng ngoạn khiđến nơi đây vào giữa ngày hè.

Đến Mẫu Sơn ngủ một đêm để sáng dậynghe tiếng người rì rầm trò chuyện giữa lưngđèo. Các mẹ, các chị người Dao, người Tày,

10VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

người Nùng mang đặc sản đến bày bán thànhmột phiên chợ sớm cho khách đi đường. Thậtngọt ngào những thếp mật ong còn nguyên cảsáp để trong thùng của cô người Tày. Mật củaong mật, ong bò khoái lấy từ trên vách đá haysâu trong rừng rậm còn lịm mùi phấn hoa sở,hoa mua. Mật ong đóng thành từng chai, haybán theo cân còn nguyên sáp. Tôi lại chú ýđến giỏ chanh rừng của một cậu bé ngườiDao. Thứ quả dạng hình tròn nhẵn chỉ bằngphần mười chanh thường. Chanh rừng CôngMẫu Sơn có tên khoa học là Xanthophyllumvitellium, là cây chịu lạnh giỏi, phát triển tốt ởnhững nơi có nhiệt độ bình quân trên dưới 20độ C. Ở vùng núi Công Mẫu Sơn loại cây nàymọc tự nhiên ở những sườn đồi, bụi cây thấpnhững thượng nguồn các khe suối, lạch nướcnhỏ. Theo người dân ở đây, chanh rừng ngonnhất là thu hoạch khi vỏ còn xanh. Chanhđược ngâm với mật ong, muối trắng để chữaho, cảm rất công hiệu vào mùa đông ở vùngnúi lạnh giá. Thật hiếm thấy một thứ quả nàocó vị ngọt ở vỏ và chua dịu trong cùi lạ nhưchanh rừng ở Mẫu Sơn, phải chăng đó là vịcủa đất, của nước vùng đất này đem tới haylà vị của nước mắt người cha như trongtruyền thuyết xa xưa không ai hay?

Tôi ước ao, một ngày từ những thân câyhoa cẩm tú cầu sẽ vươn cành và bung cánhnở, những mật ong, chanh rừng sẽ đưa MẫuSơn thành điểm du lịch sầm uất nhất ở nơi địađầu Tổ quốc, để rồi những dùng dằng nhớthương của Mẫu Sơn quấn quýt lấy người xaxứ đến nơi này.

*Chợt nhớ lúc trên đường lên đỉnh núi, tôi

bắt gặp một người đàn ông Dao từ dưới bảnlên bán chanh rừng. Trời nắng to nhưng gióvẫn thổi hơi lạnh ràn rạt. Gã đàn ông vẫn ngồidựa lưng vào vách đá bên vệ đường. Haingực áo phanh ra, để lộ làn da rực hồng củangười con núi rừng. Gã đàn ông vừa ngồi nghỉvừa uống rượu, đôi ống quần rộng phất phơbay, mùi rượu tỏa ra thơm nồng. Gã đưachiếc chai rót mời tôi, tôi nhận lấy thứ rượungon nhất nhì trên mảnh đất Xứ Lạng này.Rượu Mẫu Sơn chính cống phải là rượu của

người Dao, được ủ men lá cây rừng, chưngcất bởi chính nguồn nước tinh khiết trên đỉnhMẫu Sơn. Để có được loại rượu thơm ngoncó tiếng đến thế không phải là điều dễ dàng,cơm rượu được trộn men ủ trong nhiệt độ lítưởng trong vòng hai mươi lăm ngày mới đemnấu. Khi nấu phải bằng phương pháp cổtruyền, dùng chảo cất và chõ bằng gỗ kháo,hay gỗ dọc mới thành. Rượu được nấu xongphải được ủ tiếp một trăm tám mươi ngày mớiđem ra uống, khi ấy các loại độc tố đã giảmđến mức tối thiểu, chỉ còn lại cái tinh túy củamen của gạo.

Rượu Mẫu Sơn là thức uống không thểthiếu trong mỗi dịp lễ tết của người dân nơiđây. Ngày xuân, ngồi ngắm hoa đào, nhâmnhi chén rượu, nghĩ về bốn mùa đã qua, nhậnthấy cái lạ mát lạnh của cây rừng, của mộtphần nước suối, của băng tuyết ngày đông ẩnchứa trong đó, có cả vị nóng ấm của bếp lửa,của ánh nắng mặt trời, của bàn tay người nấucơm, phạt men trong từng giọt. Một chút thôimà khiến người ta say, cái say cũng thật lạ,cứ như thấy mình miên man, tan đi giữa đấttrời lồng lộng. Tôi cứ ngỡ những người đànông ở đây luôn có nét mạnh mẽ, hào sảng hệtnhư những gã đàn ông ở đất Mông Cổ xa xôinào đó.

Tôi theo lối mòn để tới ngọn núi là linhđịa thiêng của người Dao vùng Mẫu Sơn này.Chúng tôi đi bộ suốt hai cây số xuyên quacánh rừng rậm nguyên sinh để đến núi PhặtChỉ. Lâu lâu chúng tôi lại gặp những bó củikhô đã bó dây chắc chắn, nằm gác một đầulên tà luy đường của người đi rừng để lại chờsẵn. Chợt nhớ mùa xuân sắp sang, nhữngngười đàn bà sẽ lên rừng đốn củi đun bánhchưng tết. Để rồi, những đẫn củi theo chânngười từ rừng trở về sẽ bật lên những mắtlửa hồng đượm đón một năm mới ấm no trêndải đất trập trùng cỏ cây này. Vượt quanhững bóng cây rừng âm u, che khuất ánhsáng trên đầu, những con dốc băng qua rừngxào xạc tiếng lá rụng, có lẽ cái cảm giác đitrong rừng rậm rèn cho người ta sự kiên nhẫnđợi chờ một cách tốt nhất. Và rồi bỗng nhiêntrời bừng sáng, ánh nắng mặt trời tràn đến.Cảm giác choáng ngợp khi bất ngờ một

11VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

không gian thoáng đãng với những triền cỏmênh mông òa ra trước mặt chúng tôi. Chúngtôi đã đứng trên đỉnh núi Phặt Chỉ. Gió ào đếnlồng lộng, bổ nhào đến mà cắn vào đầu ngónchân ngón tay buốt lạnh. Gió xô ngã ngườiđứng trên đỉnh núi như thổi những gốc thôngngã ngửa về một hướng và mang lấy mộtdáng hình kì lạ.

Truyền thuyết kể rằng: “Ngày xưa, ngọnnúi này chính là bãi chăn thả ngựa của thiênđình. Bởi vì, trong mây mờ, sương ảo vàobuổi sáng sớm họ vẫn thấy có những đànngựa từ trên trời hạ xuống núi Phặt Chỉ thongdong gặm cỏ, theo sau là một người cao lớn,lưng đeo túi vải, tay cầm chiếc roi da đó làngười trông coi đàn ngựa của thiên đình. Ôngngồi trên đỉnh núi cao quan sát, trông coi đànngựa ăn. Đến chiều khi đàn ngựa đã no, ônglùa ngựa theo mây quay trở về thiên đình.Hàng năm, tại gò đất cao nơi ông lão ngồi,nhân dân người Dao vẫn đến đây thắphương, cúng tế cầu mong cho trâu bò của họkhỏe mạnh, hay ăn, chóng lớn. Cũng từ đónếu ai muốn chăn thả gia súc trên bãi cỏ củathiên đình thì phải mang một hòn đá đặt lêngò đất và thắp hương với hàm ý cầu xin cácvị thần linh nơi đây cho họ chăn thả và trâu bòđược mạnh khỏe”.

Nơi thờ tự trên núi Phặt Chỉ chỉ còn nềnmóng dấu tích của một chiếc miếu thiêng. Mộtlư hương lớn và đôi câu đối khắc đá đượcngười đời sau cung tiến đặt trên gò đất cao.Phặt Chỉ, tiếng Dao gọi là Phặt Chấy (PhặtTử) tức là con của Phật. Là vị nữ thần đượcghi trong các sách cúng, văn sớ trong cácnghi lễ tín ngưỡng, chu kỳ vòng đời của ngườiDao. Nếu để ghi chép và tìm lại nguồn gốccủa các vùng đất, sự bắt nguồn của các vịthần linh có lẽ đầu tiên là trong các bài vănkhấn của các thầy cúng trên vùng đất ấy.Cuối cùng tôi cũng tìm được lời giải cho riêngmình khi trong sách “Chíng miến” của ngườiDao có ghi chép lại như sau:

“Giầu đầu giầu mâyTài vậy Phặt Chấy cò coCún tịng chùn tàu

Cún tịng chùn mâyKi-ẩm chang ki-ẩm ninKi-ẩm châu, ki-ẩm choi, ki-ẩm nạn”Dịch nghĩa:“Từ đầu chí cuốiTừ xưa đến nayĐệ nhất Phật Chỉ (tử) nhiều conCai quản giang sơn từ đầu chí cuốiTuyệt đối không cho thiên tai địch họa...”Phặt Chỉ, ngọn núi mà khi xưa các quan

đi qua đều phải xuống ngựa để thắp hươngrồi mới tiếp tục lên đường, nơi này vẫn đượcngười dân đặt ở một vị trí tôn nghiêm trongkhông gian văn hóa tín ngưỡng. Để rồi, mỗimùa xuân sang từng đoàn người lại kéo nhauhành hương lên vùng đất thiêng này để cầuxin cho năm mới bình an, biên giới vững bềnnhư núi như sông, thóc lúa, ngô khoai đượcmùa như mây trời ngàn năm trên vùng linh địathiêng này.

*Có lên Mẫu Sơn mùa này mới thấy hết

được cái khốc liệt của gió. Gió ở nơi đây thậtđáng sợ. Tôi nghĩ không phải ngẫu nhiên màcó câu hát “gió âm thầm không nói, mà saonúi phải mòn...”. Quả thật, gió ở đây đã làmhao mòn những đỉnh núi, phía bên sườn đóngió cỏ cây khô héo, chỉ còn những thảm cỏmọc thấp. Phất phơ vài bông lau trắng rạpmình trước những cuồn cuộn gió dội về. Chỉcó một loài cây kiên cường, cam chịu đứngtrước gió mà bỗng thành bất tử hiên ngang đólà thông. Những cây thông trên Mẫu Sơn luôncó tư thế, dáng hình rất lạ bởi bàn tay thiênnhiên, bởi gió tạo nên hình hài mà khi nhìnvào khiến người ta không khỏi ngấm ngầmkhen ngợi cho sự cam chịu tuyệt vời của loàicây này.

Sau thông phải kể đến đào chuông MẫuSơn. Một loài cây thuộc họ đỗ quyên thườngnở rộ trên những triền núi đá mỗi độ xuân về.Tôi cố kiếm tìm xung quanh mong gặp đượcmột cây đào chuông nào đó, nhưng giống hoanày như nàng công chúa cũng thật khéo ẩn

12VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

mình đợi ngày khoe sắc giữađại ngàn. Gọi là đào chuôngbởi từ khi ra nụ đến khi bungcánh nở, những bông đào rủxuống như những quảchuông nhỏ ngân lên tronggió đón một mùa xuân mới.Thật kì lạ khi năm nào tiết trờicàng lạnh, khí hậu càng khắcnghiệt thì hoa đào trên MẫuSơn càng đẹp rực rỡ. Sự kì bívà thú vị của thiên nhiên bantặng cho mỗi một loài câycũng mang một sứ mệnh dùnhỏ bé hay vĩ đại thì đều đángđược cảm phục và nâng niu.

Hoàng hôn trên Mẫu Sơnđến và đi chỉ trong giây lát. Khiánh nắng cuối ngày lặn saunhững đỉnh núi cao thì nhữngthanh âm cuối ngày cũng bắtđầu khe khẽ vọng lại. Tôi cứnhìn theo mãi bóng dáng củahai bà cháu người Dao phơi láthuốc trên một mỏm đá. Ánhnắng vừa vọt qua lưng, nhữnggùi thuốc thơm nức mùi đãnằm trên lưng. Bóng hai ngườibước trên con đường đá lẫnvào sương chiều phất phơ tàáo khiến người lữ kháchkhông khỏi bâng khuâng.Nghe đâu đó trong tiếng gió,vọng về những câu chuyện kểtừ thuở hồng hoang trên vùngđất nhiều điều huyền bí nàydội lại.

*Nhớ lời anh Vi Minh Phúc,

cán bộ quản lý khu du lịchMẫu Sơn khi chúng tôi ngồitrong một quán nước vỉa hècạnh ngôi biệt thự cổ. Anh bảovới tôi: “Lên Mẫu Sơn mùanày sẽ được nếm các “đặcsản” chủ yếu ấy là gió và đá.

13VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Dấu xưa linh địa cổ Mẫu Sơn.Ảnh: Tác giả bài viết cung cấp

Gió thì ở đâu cũng có. Nhưng để biết thế nào là đá thì phảiđến linh địa cổ Mẫu Sơn...”.

Vậy là chúng tôi lên đường. Có lẽ phải bắt đầu bởi câuchuyện của người dân vùng Mẫu Sơn vẫn kể cho du khách vềmột người đàn ông. Khi đi săn trở về, người đàn ông đó mangtheo một hòn đá và nghĩ sẽ dùng nó vào việc gia đình hằngngày. Nhưng lạ lùng thay, sáng hôm sau thức dậy, cả gia đìnhông vô cùng hốt hoảng và lo sợ khi nhìn thấy từ trong hòn đákì lạ ấy chảy ra những dòng máu tươi. Trên khắp nền nhà đọnglại những vũng máu từ hòn đá thiêng rỉ ra. Ông ta sợ hãi nghĩmình bị thần thánh quở trách liền đem hòn đá trả lại về vị trí cũvà thành tâm xin thần linh tha thứ. Nơi ấy chính là linh địa cổMẫu Sơn bây giờ.

Có một đặc điểm chung của những nơi thờ tự linh thiêngtrên dải đất Việt là chúng thường được đặt ở những nơi rấtcao và cheo leo trên đỉnh núi. Có lẽ đó là lời giáo huấn của cácbậc tiền nhân xưa với người đời sau rằng muốn đến được vớichân phật ắt phải vượt qua con đường đầy khổ hạnh với đủđầy cung bậc cảm xúc. Tôi đã có lần thử sức với chùa Hương,núi Yên Tử nhưng những lần ấy đều có bạn đồng hành nênsự gian nan chưa thể thấu cảm cho riêng mình. Nhưng lần nàytôi đến với linh địa cổ Mẫu Sơn thì đúng là một cuộc hànhhương đúng nghĩa. Bởi cung đường dài với gần năm giờ đồnghồ đi bộ. Cứ nhằm đường mòn luồn qua rừng rậm, vượt lênnúi đá, có những chỗ cheo leo vách đứng phải bò mà vượtqua. Đường càng đi càng lên dốc cao. Bây giờ là mùa khônhưng có những loài hoa vẫn bung cánh nở. Tôi gặp một

người đứng dưới gốc cây hoa sở, nhữngbông hoa trắng sứ như hoa đại vẫn thườngthấy. Tôi hỏi:

- Đã gần tới linh địa cổ chưa anh? - Còn khoảng ba cái ngẩng đầu nữa là

tới - Anh đáp lời tôi rồi lại cắm cúi bước đi.Tôi không biết “ba cái ngẩng đẩu” của anh

là bao xa. Nhưng quãng đường dài làm tôiphải ngẩng mặt lên mà nhìn núi, nhìn trờithăm thẳm trên đầu qua mắt lá rung rinh...

Cuối cùng tôi đã đứng trước đá. Dấu vếtngười xưa để lại gần như vẫn còn hiện hữungay trước mắt. Đá nằm ngổn ngang vùi lấptrong cỏ, đá gối đầu lên nhau rì rầm kể nhữngcâu chuyện về một thời bị lãng quên.

Linh địa cổ Mẫu Sơn nằm ở thôn Lặp Pịa,xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình của Lạng Sơn,phân bổ trên sườn núi dốc trong diện tích24400 mét vuông. Hai bên là khe suối, mùakhô nhất vẫn đọng lại những vũng nước ngọt.Bên ngoài hai khe suối là những cánh rừngbảo vệ trùng điệp. Từ trung tâm bãi đá cổ nhìnxuống phía Nam có thể quan sát được tất cảphong cảnh núi rừng, sông, ngòi và đồngruộng. Linh địa cổ Mẫu Sơn có vị trí khá hoànhảo, có thể nói đó là vùng “đắc địa” với đầyđủ yếu tố: gối vào đỉnh núi mẹ “Mẫu Sơn” caonhất, hai bên là núi, khe, rừng bao bọc kiểu“Tả thanh long, hữu bạch hổ” phía trước cóán sông ngòi, phóng tầm quan sát cả vùngsông núi nước non.

Trong hai năm 2003 và 2004, Bảo tàngtỉnh Lạng Sơn phối hợp với Viện Khảo cổ họcViệt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thựchiện chương trình nghiên cứu khoa học xã hộinhân văn, khai quật khảo cổ học “Khu di tíchlinh địa cổ Mẫu Sơn”. Kết quả khai quật chothấy khu linh địa cổ được xây dựng vàokhoảng cuối thế kỷ thứ X. Sau đó được tôntạo và tu sửa hai lần vào thế kỉ XVIII và nửasau thế kỷ XIX. Đặc biệt là sự phát hiện haihầm mộ đá với cấu trúc và quy mô lớn có vòmche và có nhiều khả năng theo kiểu trongquan ngoài quách. Toàn bộ mộ được dựngbằng những đá lớn được khai thác tại chỗ và

dựng theo kiểu trác thạch bằng cách lợi dụnghai tảng đá tự nhiên hai bên và ở trên đậy mộtphiến đá. Vẫn còn thấy vết tích gia cố gắn nắpche mộ bằng vôi. Ngoài ra trên khu vực rộnglớn có nhiều tảng đá lớn nằm theo từng cụmhay đơn lẻ. Một số tảng đá lớn có vết tích chếtác của con người có thể được khai thác làmnguyên liệu để dựng ngôi đền cổ. Các vết tíchcòn cho thấy hai bên cánh rừng có những bậcđá xếp, có nhiều khả năng đây là vết tích cưtrú của người dân đã từng sinh sống ở vùngđất này từ lâu đời và dựng nên một trầm tíchvăn hóa tín ngưỡng rõ rệt trước khi bị lãngquên giữa núi rừng linh thiêng Mẫu Sơn này.

Tôi đứng trên dải đất trước di tích sảnhlớn của chính điện đền thờ cổ. Nhìn nhữngchân cột ánh lên màu xám xanh của đá đượcđục đẽo công phu nằm phơi mình dưới nắnggió mà ngỡ mình nghe thấy tiếng chuông,tiếng cầu nguyện và mùi hương trầm bảnglảng đâu đó tràn về. Nghe như trong giónhững câu chuyện đã xưa mà đá kể tôi nghevề một thời linh tín của con người cùng muônthú hoan ca giữa đất trời lồng lộng mây giónhư ở nơi này.

*Tôi xuống núi trở về, thấy trong lòng nhẹ

nhõm lạ thường. Những cánh rừng đang vàomùa thay lá, gió thổi trên những tán cây phấpphới như áo váy người thiếu nữ vùng cao trênlưng núi chiều. Chợt gặp bên đường một câyđào chuông bắt đầu hé những nụ hồng đầutiên trên cành như đốm lửa, mà chẳng hiểutại sao khi lên núi tôi không nhìn thấy, haycuộc hành hương đến với vùng đất thiêng củamình đã thành chính quả và phần thưởng làsự râm ran vỡ òa trong lòng như những cánhhoa đương chực bung ra giữa đại ngàn.

Tôi ngoái đầu nhìn lên Mẫu Sơn, nhìnnhững ngọn núi ngàn năm đứng đó, tronglòng bất giác muốn yêu thương, lưu luyến vớivùng đất đẹp và linh thiêng của quê hươngxứ sở.

Hỡi Mẫu Sơn hùng vĩ! Ta cùng cạn chénchào xuân!

14VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

Chúng tôi đến thôn Bản Mới, xã TânMỹ, huyện Văn Lãng vào một ngàymưa gió nên dù đường đã được đổ

bê tông nhưng vẫn khá trơn và lầy lội.

Đồn Biên Phòng Tân Thanh cử hai cánbộ đưa chúng tôi đến thăm gia đình bà TrầnThị Kem, một hộ thuộc diện đặc biệt khókhăn của xã Tân Mỹ được nhận căn nhàtình thương mà bộ đội Biên phòng đồn TânThanh bàn giao. Đường đi mỗi lúc một khókhăn hơn, chỉ có một lối mòn men theosườn đồi, trời mưa tạo thành rãnh sâu chỉ

vừa lọt bánh xe. Anh Vi Văn Trưởng độngviên tôi “Chị cứ bình tĩnh, đừng sợ, chúngem đi địa bàn nhiều, những con đường nhưthế này quen rồi!”. Anh cho biết mặc dùđường sá đi lại khó khăn nhưng cán bộ,chiến sĩ của đồn cùng với người dân thônBản Mới đã đóng góp hơn năm mươi ngàycông cùng phương tiện xe máy để vậnchuyển vật liệu vào xây dựng căn nhà chobà Kem. Mỗi chuyến xe chỉ chở được từtám đến mười viên gạch bê tông. Trong lúcnghỉ giải lao, mọi người nói đùa với nhau

15VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Ấm tình quân dânghi chép của DươNg SơN

Tác giả bài viết thăm căn nhà tình thương bộ đội đồn Biên phòng Tân Thanh bàn giao cho gia đình bàTrần Thị Kem. Ảnh: NGUYỄN VĂN DƯƠNG

rằng: “Anh chị em chúng ta sau khi hoànthành ngôi nhà này thì cũng luyện được “taylái vĩ đại” mà Sở Giao thông không cần kiểmtra cũng cấp bằng lái cho chúng ta”.

Anh Nguyễn Chí Thắng, cán bộ Trạmkiểm soát Biên phòng Tân Thanh, ngườigiám sát toàn bộ quá trình thi công chochúng tôi biết: Kế hoạch xây “nhà tìnhthương” này được Bộ Chỉ huy Bộ độiBiên phòng tỉnh triển khai nhằm lậpthành tích chào mừng kỷ niệm sáu mươinăm Ngày truyền thống Bộ đội Biênphòng và ba mươi năm Ngày Biênphòng toàn dân với phong trào thi đua“Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn chungtay vì người nghèo - Không để ai bị bỏlại phía sau”. Lãnh đạo đồn Biên phòngTân Thanh đã triển khai ngay từ nhữngngày đầu, tích cực vận động nhữngdoanh nghiệp có trụ sở đóng trên địabàn, những nhà hảo tâm và toàn thể cánbộ chiến sĩ của đơn vị tham gia ủng hộđể có được nguồn vốn. Với tinh thần“Thương người như thể thương thân”Công ty Trách nhiệm hữu hạn XuânCương có trụ sở tại cửa khẩu quốc tếHữu Nghị ủng hộ cho kế hoạch một trămbốn mươi triệu đồng. Đồn Biên phòngtrích quỹ tăng gia cùng với số tiền cánbộ chiến sĩ tự nguyện đóng góp được bamươi triệu đồng. Với số tiền này, lãnhđạo đồn phối hợp với Ủy ban nhân dânxã Tân Mỹ rà soát, khảo sát những giađình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đểxây dựng nhà tình thương trao tặng.Qua khảo sát đã chọn gia đình bà TrầnThị Kem.

Sau gần ba mươi phút vượt qua đoạnđường gần một ki lô mét lầy lội, hai “tay láilụa” đưa chúng tôi đến căn hộ của gia đìnhbà Trần Thị Kem. Nhưng khi đến trướccửa, ngôi nhà đã bị khóa. Bà Kem chochúng tôi biết:

- Cửa bị nó khóa rồi. Nó không cho bàvào. Nó bảo nhà của nó, không phải củamày, mày đi ra!

Chúng tôi là người mới đến nên rất ngỡngàng với câu nói của bà, anh Thắng liềngiải thích:

- Bà đang nói về thằng con trai của bà.Cậu ấy sinh năm 1976 nhưng bị bệnh tâmthần. Lúc lên cơn là muốn đánh người, đậpphá hết đồ đạc trong nhà và đuổi cả bà rangoài!

Nhìn bà Kem nhỏ thó, gầy gò, còn cóvài ba vết xước nhỏ trên mặt, giọng bà buồnrầu:

- Nhà bà nghèo lắm, khó khăn khôngkể hết được. Thằng con bị tâm thần, nhữnglúc lên cơn nó như con trâu điên. Nó cònbảo bà: “Tao đập chết mày, mày chết thì taođem xuống bụi tre chôn”. Những khi lên cơnnó đánh bà, đau lắm! Còn những lúc khôngbệnh, nó lại thương bà.

Ông Trần Văn Năng, hàng xóm và cũnglà em họ của bà Kem cho biết: Anh con traicủa bà Kem tên là Trần Văn Hạ, sinh năm1976 bị bệnh tâm thần từ khi mười ba tuổi.Gia đình nghèo túng nên không đưa đi chữatrị khiến bệnh càng ngày càng nặng thêm.Những lúc tỉnh táo không phát bệnh thì cũngbiết đi tuốt lúa, nấu cơm nhưng khi phátbệnh không ai ngăn cản được. Khi thi côngnhà, ông Năng xuống giúp trông coi thợ,anh Hạ đuổi ông: “Mày về đi, nhà này là bộđội làm cho tao, không phải cho mày, màyxuống làm gì”. Ông Năng phải nịnh thậtkhéo anh Hạ mới cho ở lại.

Anh Nguyễn Chí Thắng cho chúng tôibiết: “Ngôi nhà cũ của bà Kem được làmcách đây mấy chục năm, xuống cấp trầmtrọng, khi mưa dột, nước lênh láng trongnhà, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Kinh phíxây dựng căn nhà này là một trăm triệu. Chi

16VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

phí nhân công vận chuyển vật liệu rất caovì đường đi khó khăn. Hơn nữa vì anh Hạbị bệnh nên tính tình thay đổi thất thường.Khi cán bộ đồn và xã đến nói kế hoạch xâynhà, anh ta không cho làm, các anh phảituyên truyền nhiều lần anh ta mới đồng ý.Nhưng khi thợ đến làm, nếu không có bộ độiở đấy thì anh ta lại đánh đuổi thợ không choxây. Đến khi nhà làm xong còn lại một số vậtliệu, bộ đội bảo sẽ xây luôn cho một căn bếpnhỏ và lát sân nhưng anh ta cũng không cholàm nữa. Nếu thợ làm anh ta lại đập ra, cuốicùng đành thôi”.

Đứng trước ngôi nhà, tôi hỏi bà Kem:

- Khi được bộ đội xây nhà cho mình bàcó cảm nghĩ gì?

Bà Kem cười:

- Bà cảm ơn các cháu bộ đội Biênphòng, cảm ơn Đảng và Chính phủ nhiềulắm. Nếu không có các cháu bộ đội thì bàcũng không được ở ngôi nhà thế này đâu.Các cháu tốt lắm, cảm ơn bộ đội lắm! - BàKem rưng rưng trả lời.

Ông Năng cho chúng tôi biết thêm: “Bộđội Biên phòng đồn Tân Thanh rất gần gũivới nhân dân, trong làng, trong bản ai cóviệc gì bộ đội cũng giúp. Con cháu đứa nàokhông nghe lời bố mẹ, bộ đội cũng chỉ bảocho. Bộ đội tốt với bà con nên chúng tôi luônnghe theo lời bộ đội, không nghe kẻ xấutuyên truyền kích động gây mất đoàn kết.Nếu ai phát hiện có người lạ đáng nghi vấnlà kịp thời báo cho bộ đội. Chúng tôi tintưởng vào bộ đội, vào Đảng và Chính phủ”.

Chia tay bà Kem và ông Năng, trở vềđồn Biên phòng Tân Thanh, chúng tôi đượcđồng chí Nguyễn Đức Cường, Chính trị viênphó đồn cho biết thêm: “Từ năm 2009 đếnnăm 2017 đơn vị đã xây và bàn giao được11 ngôi nhà đại đoàn kết cho những hộnghèo, trong năm 2018 và năm 2019 bàn

giao tiếp ba ngôi nhà tình thương cho giađình bà Trần Thị Kem, gia đình anh Vi VănSim - hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ởthôn Khun Chặm và gia đình bà Triệu ThịMáy ở thôn Cao Tiến xã Tân Mỹ với tổng sốtiền lên tới hai trăm sáu mươi triệu đồng.Ngoài kế hoạch xây nhà tình thương, đơnvị còn có những hoạt động thăm và tặngquà các gia đình chính sách, các hộ nghèonhân dịp các ngày lễ tết...”.

Anh Cường tiếp tục kể với chúng tôi kỉniệm cũ của đơn vị về công tác dân vận.“Chuyện xảy ra từ năm 1975 khi đất nướcta hoàn toàn giải phóng, toàn dân treo cờTổ quốc mừng thắng lợi. Nhưng có một sựviệc trùng hợp diễn ra là khi đó trong thônxuất hiện dịch tả, người và gia súc chết khánhiều. Dựa vào việc này, những kẻ xấutuyên truyền chống phá, cho là do trongthôn treo cờ nên dẫn tới điều rủi ro đó. Vìvậy, từ ấy cho đến tận gần đây hầu như cảthôn không ai treo cờ Tổ quốc. Qua quátrình tìm hiểu và kiên trì tuyên truyền vậnđộng, bằng những việc làm thiết thực củacán bộ, chiến sĩ Biên phòng, đơn vị mua cờTổ quốc ủng hộ các gia đình, năm 2017 bắtđầu có trên mười hộ treo cờ, đến năm2018 toàn thôn có gần tám mươi hộ treocờ. Việc treo cờ Tổ quốc thể hiện sự trangnghiêm, kiêu hãnh và khẳng định chủquyền của Tổ quốc, nên anh em chúng tôiquyết tâm vận động bà con dân bản trongnhững dịp lễ tết và Quốc khánh đạt mộttrăm phần trăm hộ dân trong thôn treo cờTổ quốc”.

Bằng những việc làm cụ thể, thiếtthực, đồng bào dân bản địa phương ngàycàng tin tưởng vào đường lối, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước, đặc biệt tin tưởngcác chương trình tuyên truyền do bộ độiBiên phòng thực hiện, phối hợp giúp đơnvị hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ biên giới,giữ vững an ninh trên địa bàn.

17VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

18VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

PHONG LAN

Xuân bản emSương sớm giăng màn lưng núi mẹPhất phơ lau trắng với ngàn treĐào hồng hé nụ đơm xuân mớiThạch nhũ long lanh lơi giọt châu

Nước biếc đa tình nên vòng xoáyKéo tuột ngàn mây xuống đáy rồiBung tỏa thành muôn ngàn bọt trắngTưới xanh đồng ruộng mát cánh rừng

Đây thác C3, đây bản CangĐây núi Mường Hung canh giữ làngCây đa xòe tán che bộ độiNgăn bước quân thù, vươn dặm khơi

Anh nơi biên giới hoa mận trắngNoọng ở quê nhà lớp học xanhĐợi đến tháng ba ban nở rộSáo trúc thay lời… anh nhớ nha!

Cô giáo vùng cao đem lời caThiết tha với gió cùng hòa thanhTrong veo gương suối, xanh câu hátBản nhỏ xuân về… noọng nhớ anh!

TRỊNH NGỌC CHÍNH

MẹCon sinh ra trong đêm đông giá rétLớn lên trong khắc nghiệt chiến tranhNhững dại khờ con làm mẹ biết bao lần

đau lòng khôn xiếtMẹ bao lần thứ tha.

Cổng trường đại học gọi con đi xaChân trời bao la con mải mê quên hếtỞ quê nhà mẹ khắc khoải nhớ nhung

như ngày tiễn biệtChẳng hề trách con

Cho tới khi con tự thấy đủ lớn khônNhững ước mơ, khát khao và đam mê

chẳng bao giờ cũQuên yêu thương và những điều nhắn nhủMẹ dành cho con

Mang những yêu thương trên gương mặt héo honĐã bao lần mẹ giấu đi bệnh tậtĐể ước mơ, khát khao và đam mê của con

không bao giờ mấtChẳng chờ con mẹ đã đi xa

HOÀNG KIM DUNG

Buông(Nhân thăm lại đèo Hải Vân)

Đằm trong sương gió Hải VânHiểu đời sắc sắc không không vô thườngNếu không giữ được thì buôngTrả về mây gió để thương lấy mình!

CHU TỐ UYÊN

Cà phê một mìnhNhấp một chút cà phêChao ôi! Sao đắng ngắtBản roman với những phím đàn dìu dặtXoáy vào tâm can giữa buổi mưa chiều.Em trốn ồn ào phố thịBó gối cà phê một mìnhLặng thinhCuộn hết vào lòng bão tố.Cà phê từng giọt nhỏLất phất mưa chiềuCà phê đắng có bấy nhiêuSao đắng bằng những gì em nếm trải?Nào cô gáiTô son thật xinhSau cơn mưa, chú chim sâu lại ríu rít chuyền cànhKhóm cúc trước hiên nhà vàng rựcNgười đàn bà ngấp nghé bốn mươi

chỉ cần đời bình lặngXòe tayThả mây bay về trời.

VŨ KIỀU OANH

Người đàn bà năm mươi hai tuổi

Người đàn bà năm mươi hai tuổiMột ngày kia ngồi đong đếm đời mìnhNào được - mất, thiệt - hơn, nào họa - phúcThấy rối bời muôn nẻo kiếp phù sinh…

Người đàn bà năm mươi hai tuổiNgẩn ngơ nhìn những kỷ vật xưaThấy quá vãng ảo mờ xa xôi quáThấy tuổi xanh qua lớp lớp sương mờ

Người đàn bà năm mươi hai tuổiThẫn thờ nhìn chiếc lá lặng thầm rơiChợt ước về mùa hoa năm nao ấyTình yêu đầu e ấp tuổi hai mươi

Người đàn bà năm mươi hai tuổiNgắm đời mình đuôi mắt xếp chân chimĐong đời mình bao nhiêu đắng chátThương đời mình vết xước mãi trong tim

Người đàn bà ngỡ mình đã cũNhư hoa xoan cả gió rụng tơi bờiNgước nhìn lên: một trời hoa gạo đỏBỗng nghe lòng phơi phới lại, người ơi.

19VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Ông Thái ngồi trầm tưtrên sập gỗ, khẽ ngửamặt lên trần nhà nhả

từng ngụm khói thuốc vàokhông trung. Cái sập gỗ limcó những đường nét chạm trổthô sơ cho thấy bàn tay mộtngười thợ mộc không mấytinh xảo nhưng bề mặt lạibóng lẫy dấu ấn của thời gian.Bà Thái ngồi bên cửa sổ, trênchiếc ghế đẩu đã cũ, bàn taythoăn thoắt với cuộn len vàđôi kim đan.

- Họ nhà này chưa từngcó nhà nào phải nuôi báo cômột ai cả. Và cũng chưatừng phải “bán tống bántháo” con gái! - Ông Thái lêntiếng.

Bà Thái thở dài:- Cái số tôi, ăn ở có đâu

đến nỗi. Sinh được mấyđứa con thì có độc một mụncon gái. Ấy vậy mà nó địnhbôi tro trát trấu vào mặt tôiđây mà.

- Thầy! Mẹ! Thầy mẹđừng nói thế. Duyên số conđến như vậy, chứ thầy mẹđừng bảo câu bán gả gì. Kẻongười ngoài nghĩ...

- Mày mà cũng biết cóngười ngoài nghĩ à? Baonhiêu đám tốt đám đẹp đếnhỏi, sao mày không phảiduyên cho tao nhờ. Ai đời lạiđi phải duyên cái thằng “tứ cốvô thân” bao giờ cơ chứ! Ôigiời ơi là giời, sao cái thân tôi

20VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

Muộn duyênTruyện ngắn của PhÙNg DIỆu LINh

Minh họa: THU THỦY

khổ thế này? - Bà Thái gào lên trong nước mắt chì chiết con gáikhông lời thương xót.

- Mẹ, anh ấy có gì không tốt? Có công có việc có nhà cócửa rồi. Con cũng ổn định, tự mình lo liệu kinh tế được rồi. Cógì mà không được chứ?

- Có công có việc của nó là công việc gì? Cái thằng thợ nềnay đây mai đó, ăn công trình, ngủ tập thể. Rồi phẩm cách nócó mấy phần thanh bạch? Các cụ dạy sao? Rằng “Ai ơi đừnglấy thợ nề/ Chỗ ăn chỗ ngủ như dê nó nằm”. Mày lấy nó, khôngchỉ hầu nó, chưa biết chừng còn phải hầu thêm cả con rơi con

vãi của nó khắp tứ xứ. À, chị lớn rồi, chị đủlông đủ cánh rồi nên bây giờ chị cãi lại tôiphỏng? Chị nên nhớ, chị là gái chưa chồng.Chị do tôi rứt ruột đẻ ra. Con tôi thì không phảiloại hèn hạ rẻ rúng mà phải lấy một thằngkhông cha không mẹ, nay ăn chỗ này mai ngủchỗ kia. Chị không cần sĩ diện, nhưng tôi cần.

Nói đoạn, bà Thái quăng túi len xuốngnền nhà bỏ vào phòng khóc rấm rứt. Thắmngắc ngứ không kịp phản ứng điều gì trướctrận đòn “phi vũ khí” xối xả của mẹ. Ông Tháithở dài não nề. Không khí căng thẳng baotrùm căn nhà nhỏ. Hồi lâu sau, Thắm dè dặtlên tiếng:

- Thầy...- Bảo thằng đó đến đây cho thầy nói

chuyện. Cũng ba mươi đến nơi rồi. Chọn vớichả lựa!

Thắm vừa mừng vừa lo. Hy vọng ông sẽlắng nghe mà không gay gắt như mẹ. Nàngđã cố gắng vượt qua chính bản thân để yêuvà chọn Khánh làm chồng. Không phải nàngchưa từng nghĩ đến những điều mẹ nàng nói.Nhưng nàng tin vào duyên số. Duyên số đãđể nàng gặp anh mà không thể rời bỏ.

*- Này! Nghe đâu con Thắm nhà Thái

Thành đỗ đại học đấy. Đại học sư phạm. - BàNa người được mệnh danh là cái loa truyềnthanh của xóm, chưa thấy người đã thấy tiếng- vừa lớn giọng thông báo vừa đủng đỉnh quẩyđôi thùng sắt đi xuống bờ giếng làng.

Chiều tối, giếng làng đông đúc già trẻ,gái trai tụ tập, người tắm, kẻ giặt, người lạigánh cả gánh rau ra rửa để muối dưa đỡ mấtcông gánh nước về nhà. Cũng có người chỉđi quẩy gánh nước về nấu cơm tối, nhưngvẫn phải nán lại dăm ba câu chuyện như bàNa. Đám đông nghe giọng bà Na liền nhấtloạt nhao lên hỏi:

- Bà nghe ra ai nói thế?- Chiều cháu đi chặt củi cùng nó, có thấy

nó bảo gì đâu?- Con bé thế mà giỏi nhỉ? Tin thật hay giả

đấy?Đợi đám đông lắng xuống, bà Na thủng

thẳng đáp:

- Tin thật. Tôi vừa gặp bà Thái ngoài cửađền. Bà ấy còn đưa tôi xem cái giấy báo trúngtuyển mà lị. Nói là cô văn thư xã hồi chiềumới đưa.

Vậy là tin Thắm đỗ đại học chẳng mấy màloan khắp xóm, khắp làng. Người xuýt xoakhen ngợi, kẻ quay lại mắng nhiếc con cáitrong nhà. Thắm chính là mẫu “con nhà ngườita” của cả cái làng Lươn này. Thắm còn chưađi nhập học, đã được các cô dì chú bác trongnhà ngoài ngõ gọi là “cô giáo làng”.Trướcngày Thắm lên Thái Nguyên nhập học, bàThái mổ lợn thết đãi hàng xóm linh đình, làmtiệc ăn mừng mà cũng có thể gọi là tiễn chânThắm lên đường.

Giàu con út, khó con út. Bà Thái sinh nởđến lần thứ tư mới được Thắm là con gái,cũng là lúc tuổi bà xấp xỉ bốn mươi. Như lờibà nói, đàn ông con trai còn có ruộng mà cày,có đất mà giữ. Chứ con gái bà rồi cũng phảiđi lấy chồng làm con nhà người, cho nó ănhọc tới nơi tới chốn để mai sau đỡ khổ, bướcchân vào nhà người cũng có chút tiếng nói,chút thể diện. Đời bà đã gắn với ruộng đồng,với dăm buổi chợ phiên, bà nhất định khôngđể con mình vất vả như vậy nữa. Vậy nên bànhất mực cưng chiều nhưng cũng cực kỳnghiêm khắc và đặt kỳ vọng lớn vào Thắm.Thời gian cứ thế, êm ả trôi cho Thắm lớn lên,học tập giỏi giang, trở thành niềm kiêu hãnh,tự hào của gia đình, trở thành tấm gương,hình mẫu “con nhà người ta” cho xóm Lũy,cho cả làng Lươn.

Thắm ra trường, thuận lợi về quê dạy họcvì đúng lúc nhà trường đang thiếu giáo viên.Bằng đại học của Thắm mà chỉ dạy ở trườngphổ thông cơ sở, chứ không phải dạy trườngcấp ba ngoài huyện khiến nhiều người tiếc rẻ.Nàng chỉ cười xòa: “Con muốn gần thầy mẹ.Lúc rảnh rang còn có thể đỡ đần cơm nước,nhà cửa”. Ấy thế nàng liền được thêm tiếnggiỏi giang mà hiếu thuận.

Nàng quả là không muốn xa xóm Lũy,không muốn xa cái giếng làng có làn nướctrong vắt, mùa hè mát lạnh mà mùa đông tỏakhói nghi ngút ấm nóng. Nàng cũng không nỡrời mắt đi xa gốc bồ kết đầu làng. Cây bồ kếtcổ thụ, tán rợp cả một đoạn đường dài, nàngđã từng ra nhặt quả rụng lúc trời đông. Cũnglà nơi lưu giữ bí mật về những lá thư tay tuổi

21VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

học trò, mối tình đầu nhẹ nhàng mà da diết.Nào ai biết được những lá thư được giấu dướihốc cây, bọc trong một túi ni lông cho đỡ ướtmà mỗi lần tan học nàng đều kiếm cớ tạtngang qua đó để gửi. Lá thư của chàng traixóm Kế vừa gửi nàng ngày hôm trước, cũngđược gửi lại kèm thư hồi âm của nàng. Bởinàng sợ lúc nào đó vô tình mẹ nàng bắt đượcthì chỉ có nước quỳ gối chịu đòn. Mới đó màđã mười năm trôi qua kể từ ngày nàng lênđường học chuyên nghiệp. Mối duyên mớichớm nở còn đang đợi ngày cả hai thànhdanh, hứa hẹn kết nên đôi lứa thì chàng đãvội vã ra đi sau một sự cố không ngờ.

Mỗi kỳ nghỉ hè, thay vì ở lại trường để làmthêm như nhiều người bạn khác, Thắm lại vềquê phụ gia đình vì đúng lúc gặt lúa chiêm rồicấy vụ mùa. Ngoài lý do ấy, còn là vì ở quê cóĐông - có chàng trai xóm Kế, có trưa hè cùngcả lũ bạn xúm xít quanh những bát mận ép,những rổ lê, và đôi ánh mắt trộm trao nhaugiữa náo nhiệt chuyện trò. Hè năm cuối, khi cảhai chỉ còn chờ nhận bằng tốt nghiệp, khi lạimột vụ mùa nữa đến thì chàng bỏ lại quãngtuổi trẻ rực rỡ, bỏ lại tương lai xán lạn đầy hyvọng, bỏ lại người con gái dịu dàng bao chàngmê đắm, bỏ lại mối duyên còn phong kín trongđợi chờ. Trong một buổi cày vỡ đất, một mảnhchai “không có mắt” cứa vào lòng bàn chân.Chuyện thường lắm, thân trai tráng sức vài vairộng thì đôi ba vết thương nhỏ có là gì. Chỉkhông ngờ rằng vết thương nhỏ lần này bịnhiễm trùng uốn ván, vĩnh viễn cướp đi sinhmạng của chàng. Thắm ôm nỗi đau ấy vàolòng, ôm lấy những nức nở tiếc nuối một mình,ôm lấy thổn thức trống vắng giấu vào sau đáymắt. Cứ thế, nàng quên mất mình có thanhxuân, hay thanh xuân của nàng chỉ còn lạitrong ánh mắt trẻ thơ và những giờ đứng lớp.

*- Thắm à!Tiếng gọi giật giọng phía sau khiến nàng

giật mình quay đầu lại.- Thắm đi đâu? Sao lại đi bộ thế này?- Tôi ra đường lớn đón xe khách xuống

trường.- Xuống trường? Trường nào?

- Trường đại học dưới Hà Nội. Tôi đượccử đi học cao học ở dưới đó.

- Thắm đùa tôi à? Thắm đã là cô giáo rồi.Thắm học đại học ra, còn chưa đủ hay sao?Còn học cái gì nữa?

- Tôi không đùa đâu. Học xong, tôi khôngbiết còn được ở lại làm cô giáo làng nữakhông. Vì đây là nhiệm vụ, nhưng cũng làmong muốn của tôi.

- Người nhà Thắm đâu, sao không đưaem ra ngoài đó?

- Thầy tôi đi dự tiệc mừng thọ rồi. Mẹ vớicác anh cũng bận cả. Tôi đi bộ ra cũng được.Hãy còn sớm mà.

- Thắm lên xe đi. Tôi chở.- Thôi, không cần đâu, tôi lại làm lỡ việc

của Tuất. Hãy còn sớm, xe đi Hà Nội thì cóthiếu gì đâu.

- Tôi không bận gì. Mà nếu có lỡ việc vìem thì tôi cũng mừng.

- Tuất làm sao đấy? Lỡ việc mà mừng. Màtôi nói với Tuất bao nhiêu lần rồi, đừng gọi tôilà em, tôi không thích đâu.

- Thắm... biết là tôi thương em mà! - Tuấtvừa ấp úng vừa đưa tay gãi đầu.

- Nhưng tôi không có tình cảm với Tuất.Tôi chỉ coi Tuất là bạn thôi, bạn đúng như cáilẽ vì Tuất bằng tuổi tôi, học chung trườngchung lớp với tôi từ nhỏ, tuổi thơ cùng chăntrâu hái quả. Thế thôi.

- Sao Thắm phũ phàng với tôi thế?- Tôi chỉ muốn nói rõ ràng cho Tuất hiểu,

khỏi mắc công Tuất tốn thời gian và tâm tư vớitôi, cũng tránh để người làng đàm tiếu. LàngLươn rộng thế, đâu phải mình tôi là con gái.

- Nhưng tôi chỉ ưng Thắm thôi. Tôi đã đợiThắm được bấy nhiêu năm rồi. Thắm muốntôi chờ bao lâu nữa cứ nói.

- Sao Tuất cứ khiến tôi phải bực mình thếnhỉ?

Chiếc xe Dream Thái cứ tà tà như vậytheo sát bên cạnh, còn nàng thì bỏ mặc ngườicon trai đang muốn quan tâm mình. Thoángchốc đã ra đến ngoài đường quốc lộ và thậtđúng lúc khi có chiếc xe khách trờ tới. Tay lơxe nhanh nhảu xách đỡ hành lý, Thắm cũng

22VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

tìm được chỗ ngồi ngay bên cửa sổ, bỏ lạiánh mắt ngẩn ngơ bên đường dõi theo mình.

Tuất cũng là trai xóm Kế. Học hết phổthông thì chỉ theo một lớp trung cấp kế toántrên tỉnh. Phần vì học không giỏi, phần nữaTuất bảo “Học cho gọi là có học thôi”. Tuấtmuốn theo đuổi Thắm, thì cũng nên có mộttấm bằng ngành nghề gì đó để không bị lépvế. Chứ gia đình Tuất mấy đời độc đinh, đấtđai gia tài chẳng phải ít. Hơn hai mươi tuổi,Tuất đã là ông chủ nhỏ. Bố Tuất là cán bộ xãnên mọi việc trong nhà trước đây đều do mẹthì nay đã có Tuất ghé vai gánh vác một phần.Năm mẫu ruộng nước Tuất cho làm khoán,hơn sáu héc - ta rừng hồi Tuất để mẹ trôngcoi, mùa cây ra hoa thì thuê người lên phátcây cỏ, mùa thu hoạch quả thì thuê người háihồi. Người ta thuê người hái hồi chia hai lấytám thì Tuất chia ba lấy bảy, hồi được giá caothì có kẻ làm thuê nào mà không ham? Tuấtbảo mình lấy ít đi một chút nhưng lại thu đượchồi lúc có chất lượng nhất thì sẽ được lợinhất. Đấy là chuyện trên rừng, ngoài ruộng.Còn ở nhà, Tuất mở một xưởng sản xuất gạchbê tông, xây sẵn cả lò sấy hồi. Việc làm khôngxuể. Người như Tuất, có ai mà không khen,không nể, có kẻ nào dám bảo rằng Tuấtkhông phải trai tốt? Bao nhiêu người sáp lạimai mối, bao đứa con gái trong làng này aoước... Mà tuyệt nhiên Tuất chỉ để ý mìnhThắm. Người bảo Tuất thật thà chân chất khicứ một lòng một dạ như thế. Kẻ lại nói Tuất làthằng đần, bởi đàn ông như Tuất thiếu gì kẻtình nguyện làm người nâng khăn sửa áo.Nhưng nếu quả thật hai người nên duyên, thìlại khéo được thêm câu “trai tài gái sắc, xứngđôi vừa lứa”.

*Thắm năm nay hai lăm tuổi, đã là cô giáo

làng mấy năm nay. Bà Thái bắt đầu sốt ruộtkhi thấy con gái đêm ngày chỉ cặm cụi bênbàn sách vở. Cũng vài đám ngấp nghé muốnhỏi, vài lần bà đánh tiếng thì Thắm chỉ ậm ừcho qua chuyện. Đùng một cái, Thắm thôngbáo đi học tiếp, bà Thái giãy nảy:

- Giời ạ! Con đếm xem con bao nhiêu tuổirồi? Có công có việc rồi thì ưng đám nào gảđi cho mẹ nhờ. Lại còn học. Học cái gì nữahả giời?

Thắm cười nhẹ:- Mẹ ơi, con đi học lần này là cấp trên cử

đi. Mẹ biết con học gì không? Thạc sĩ quản lýgiáo dục đấy. Mai mốt con sẽ làm cán bộ,không làm “cô giáo làng” ở xóm Lũy nữa đâu.Khi ấy á, con gái mẹ có mà khối kẻ xếp hàngcầu hôn ấy chứ!

- Vâng! - Bà Thái dài giọng. Thế chị họclần này mất bao lâu?

- Ba năm thôi mẹ.- Những ba năm?- Nhanh thôi mà mẹ. Chẳng phải mẹ luôn

muốn con gái thành tài đấy à?- Cha bố cô!Bà Thái mắng vốn một câu, trên tay phe

phẩy cái quạt giấy bước về phòng. Nhưngchưa đến cửa phòng bà đã liền quay lại:

- Này! Mẹ bảo.- Dạ. Có chuyện gì hả mẹ?Bà Thái dịu giọng ngồi xuống bên cạnh

con gái:- Chiều nay mẹ có gặp mẹ thằng Tuất

xóm Kế. Bà ấy quý con lắm, lần nào gặp cũnghỏi han. Mà mẹ thấy thằng đó cũng được. Đấycon xem, cơ ngơi nhà nó như thế, bố nó lạicòn là cán bộ xã, nhà thì con giai độc đinh. Cócái gì không xứng với con gái mẹ nào? Cáccụ có câu là “vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi màăn” con ạ. Sang xóm Kế thì con cũng vẫnđược gần thầy gần mẹ. Con xem mẹ nói cóđúng không?

Đợi mẹ mình nói hết một tràng dài nhưmuốn đứt hơi, Thắm vỗ về cho bà yên lòng:

- Vâng. Trước giờ mẹ nói cái gì, tính cáigì cho con cũng đúng cả. Nhưng bây giờmuộn rồi, mẹ về phòng nghỉ ngơi đi kẻo thầylại cằn nhằn. Còn chuyện khác cứ để từ từ rồitính sau.

Bà còn định nói thêm điều gì đó, nhưngrồi lại miễn cưỡng quay trở về. Thắm quay lạibàn làm việc. Nhìn nơi góc bàn, tấm ảnh tậpthể lớp cấp ba được gắn khung đặt ngayngắn. Ai cũng nghĩ Thắm nhớ những kỷ niệmhọc trò, chỉ riêng nàng vẫn còn ôm nỗi buồnthăm thẳm, tiếc nhớ chỉ còn vớt lại từ tấm ảnhchung duy nhất đã nhuốm màu thời gian.

*

23VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Bọn trẻ làng Lươn sẽ không phải học casáng chiều vì không đủ phòng học nữa. Nhànước đã có quyết định tách trường phổ thôngcơ sở ra thành trường tiểu học và trung họccơ sở, còn xây thêm cả trường mầm non.Trường mới được xây lại trên nền nhà cũ,nhưng rộng rãi, khang trang hơn. Từng dãynhà tầng lần lượt mọc lên theo hình hai chữ Uquay lưng vào nhau chia đôi khoảng sân rộnghướng về hai cánh cổng mới theo hai chiềungược lại. Thợ thuyền ngày đêm làm việc chokịp tiến độ để bước vào năm học mới.

Thắm vừa hoàn thành khóa học nâng caocủa mình, bảo vệ xuất sắc luận án thạc sĩ. Trởvề trường khi mọi thứ đang thay đổi, trên Sởđã có quyết định gửi về phân công công tácđến cơ quan mới và gia hạn một khoảng thờigian cho nàng sắp xếp công việc cũ. Bất ngờcũng như vội vàng quá, những tháng ngàynàng làm việc ở đây còn chưa được bao lâu,nàng vẫn còn chưa kịp đem lại những thànhquả mơ ước ngày nào về chính nơi nàng đãhọc con chữ đầu tiên để tri ân. Chiều nayThắm trực trường, Thắm còn xin phép hiệutrưởng cho Thắm trực tất cả những ngàynàng còn ở lại đây, dù việc đó phải là theo lịchluân phiên cho những đồng nghiệp khác.Nàng chỉ tiếc vì không thể ở lại đây thêm lâu,thêm nhiều. Không còn được ngắm nhìn lũ trẻxã Đồng Đoài, nhất là mấy đứa ở xóm Lũy,làng Lươn của nàng. Những đôi mắt trong veothuần khiết, như chính tuổi thơ của nàng cũngđã lớn lên từ đây.

Thắm ngẩn ngơ ngồi trong phòng trực, vôtình một bóng dáng lướt qua với dáng vẻ vộivàng, hối hả. Dáng dấp ấy quen quá, quenđến độ khiến lồng ngực nàng nhói đau. Trongtiềm thức vang lên tiếng gọi “Đông! Đông phảikhông?”. Nàng chạy vội ra ngoài nhìn theo thìbóng dáng ấy đã khuất sau rặng tre trên conđường nối rẽ vào trường. Có lẽ nàng hoa mắtrồi chăng?

“Cộc cộc cộc” - tiếng gõ cửa vang lênkhiến Thắm giật mình nhìn lại. Trước cửaphòng, một người đàn ông chạc ngoài bamươi, mái tóc bóng ngả chút màu nắng, trênngười mặc chiếc áo sơ mi màu trời, quần tây“đóng thùng” chỉnh tề, mỉm cười nói:

- Chào cô giáo. Xin lỗi, tôi có làm phiềnkhông?

Thắm còn đang ngơ ngẩn trước dáng vẻcủa người đối diện, trước những nét tươngđồng không thể xen lẫn, liền bối rối đáp:

- À, không... Chào... Chào anh! Anh cầngì ạ?

- À, chuyện là tôi làm việc với đội thợ kia,nhưng mà đang hết nước uống. Chúng tôi cócử người đi chở nước rồi mà lâu quá chưa về.Trời này mà uống nước phích thì tôi nóngchết. Cô giáo có nước lọc cho tôi xin một cốc.Khát quá!

- Vâng, anh cứ tự nhiên đi ạ. Nước ở câylọc bên đó. - Nàng chỉ về phía góc phòng. Ánhmắt không rời vì những nét thân thuộc thoángtrên người đàn ông đó.

- Cảm ơn cô giáo.Tiếng tu ừng ừng liên hồi một lúc thì dừng

lại. Nghe chừng đã thỏa cơn khát. Anh chàngđi ra không quên cảm ơn lần nữa. Bỗng Thắmliền gọi với lại:

- Này anh... Anh gì ơi. Anh tên là gì? Anhlàm việc gì ở bên đó?

- À, tôi là Khánh. Tôi chỉ là thợ nề thôi.Thắm bật cười:- Tôi lại chưa thấy có anh thợ nề nào mà

ăn mặc chỉnh tề như anh để cầm dao, bay cả.Anh đi quản quân thì đúng hơn.

- Tôi cũng lại chưa thấy có ông nào điquản đội thợ nề mà ăn mặc chỉnh tề như côgiáo thấy cả.

Thắm cười. Và Khánh cũng cười theo. Nụcười sáng pha chút phong sương, đuôi mắtnheo lên niềm vui nhưng đáy mắt in sâu mộtchút buồn lại khiến lòng nàng thoang thoảngnhớ.

- Tôi nói đùa đấy. Qua xin nước cô giáonên tôi phải thay đồ cho lịch sự. Chứ nếu làthầy giáo, đàn ông với nhau chắc cũng khôngcần thiết lắm. Mà các thầy cô khác đâu saodạo gần đây hôm nào tôi cũng thấy mình côđến trực vậy?

- Còn hơn tháng nữa thì tôi sẽ chuyểncông tác. Tôi sinh ra lớn lên ở đất này, họcnhững con chữ đầu tiên cũng ở ngôi trườngnày. Tôi chỉ muốn nán lại chút thời gian nên

24VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

xin trực thay cho mọi người. Mai kia có quaylại, thì trường cũ của tôi cũng chẳng còn, đãbị anh tách ra thành thế này rồi!

Cái cười mỉm của Thắm điểm nhẹ đôi lúmđồng tiền khiến chàng trai ngơ ngẩn, bỏ quênmất lời trách hờn vô cớ của cô giáo làng. Ánhnắng ngả về chiều đã thôi gay gắt, nhuộmhồng đôi gò má của nàng. Khung cảnh nhưmột thước phim tình cảm thập niên 80 vậy,nhẹ nhàng mà đầy lãng mạn, xao xuyến.

*Ông Thái ngồi trên chiếc chõng tre ngoài

hiên ho húng hắng, bên cạnh là ấm trà vừapha chưa kịp ngấm. Trời chuyển mùa, ngườilớn tuổi như ông lại thêm thâm niên hút thuốclào thật nhạy cảm. Ông bần thần nghĩ bụng“Già rồi!”.

Trong bếp, cô dâu thứ cùng bà Thái đangbận rộn với mâm cơm đãi khách. Vẳng từ đầungõ tiếng xe máy lạ, mấy con chó từ sau nhàsực ra ngoài cổng sủa ầm ĩ, tới khi người nhàquát thì chúng mới cụp đuôi im lặng đi vàomột góc. Vị khách mới tới chính là anh “thợnề” mà bà vợ của ông không mấy mặn mà,nhưng con gái ông thì tha thiết chọn. Dángngười thanh thoát, đĩnh đạc, ăn mặc chỉnh tề,gương mặt anh tuấn, chỉ là làn da có pha chútgió sương.

- Dạ, con chào bác! Ông Thái nhổm người đứng dậy, vừa

húng hắng ho vừa đủng đỉnh ra đón khách từngoài cổng, không quên xùy mấy con chó cònkhẽ gầm gừ trở lại sau nhà.

- Anh vào đi. Ngồi uống với tôi chén nước.Mẹ con nhà nó còn đang bận nấu nướng dướibếp.

- Dạ vâng ạ. Con có ít chè thuốc mangtới...

Khánh chưa dứt lời liền bị ông cụ ngắtquãng:

- Cứ để đó đã đi. Ngồi xuống đây.Đoạn, ông rót hai chén trà mạn mời

khách. Nước trà xanh dịu như mầm cây mớinhú, mùi thoang thoảng bay tựa buổi sớm còngiăng sương kín lá.

- Anh tên gì? Quen biết con gái tôi đã lâuchưa?

- Dạ, con là Khánh. Được em Thắm chophép nên hôm nay con đến trước là thăm haibác, sau là thăm nhà, và có chút chuyện nhỏmuốn thưa ạ.

- Ừm, hai cụ bên nhà còn khỏe cả chứ?- Dạ, không giấu gì bác, con không biết

cha mẹ ruột ở đâu. Con lớn lên trong trungtâm bảo trợ xã hội. Năm mười một tuổi thìđược nhận nuôi, mẹ nuôi con là phụ nữ đơnthân, cũng vừa mất cách đây hơn năm vì bịsuy thận.

- Vất vả nhỉ. Thế giờ anh sống với ai?- Dạ, trước kia hai mẹ con ở nhà thuê. Ơn

giời là con học hành cũng được, sau này đilàm thì cũng đã mua lại được căn nhà nhỏnhỏ ở rìa thành phố. Giờ mẹ mất rồi nhà convẫn để vậy. Vì công việc nên con chỉ theocông trình thôi cho tiện.

- Theo công trình à? Thế công việc anh làlàm gì?

- Thưa bác, công việc của con thì ngườita gọi là kỹ sư giám sát công trình. Nhưng màcứ nay chỗ này, mai chỗ kia nên con cứ nóivui là thợ nề ạ.

Ông cụ cười khà khà lắc đầu, hớp mộtngụm chè rồi nói:

- Vạ miệng vạ miệng nghe chưa! Kỹ sư làkỹ sư, thợ nề là thợ nề.

Khánh gãi đầu ngượng ngập.Cô con dâu thứ của ông đang khệ nệ

bưng một mâm đầy ắp thức ăn thì nhanhthoăn thoắt, cô cháu gái khoảng chừng hơnnăm tuổi trải hai tấm chiếu giữa nhà. Bà Tháiđủng đỉnh đi lên từ dưới bếp, đon đả nói:

- Thôi, ông nó với cả cháu lên nhà ăn cơmđã rồi từ từ nói chuyện. Ai lại ngồi chõng thếkia?

Ông Thái xoay người để xỏ đôi guốc mộc,không có vẻ muốn ngừng câu chuyện:

- Mà này, thế anh năm nay bao tuổi?- Dạ, con vừa chẵn ba mươi ạ.- Ừm... Chả muộn! Thôi, lên ăn cơm đi,

kẻo muộn quá bữa.Thắm bưng bát đũa theo sau thoáng nghe

được cười vu vơ mà nghĩ thầm “Chả muộn!”

25VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Chương 1 Thú nhỏ rời rừng

Nhà Sảng Lim vốn ở một bản nhỏ cáchthị trấn xa lắm. Nơi ấy rừng sâu núicao, mỗi bản chỉ có vài chục nóc nhà

sàn Sảng Lim mới mười hai tuổi, nhỏ bé vàsống lọt thỏm giữa thiên nhiên hoang sơ, nêndù biết dưới hạ lưu con sông vắt ngang bảnmình có một thị trấn nhỏ, nó vẫn ngỡ rằng nơiđó cũng chẳng khác gì nơi mình đang sinhsống. Nhưng nó đã lầm.

Thị trấn nằm lọt trong thung lũng nênkhông có vách đá cheo leo, rừng thiêng, vựcthẳm. Nhà cửa ở đây được xây bằng nhữnghòn đất nung chín đỏ au vững chãi nằm sansát nhau. Con người thì ăn nói nhẹ nhàng,lảnh lót, không âm vang như tiếng hú gọi nhautrong núi rừng của người bản nó. Họ khôngmặc những bộ quần áo chàm rộng rãi, sờn sùivì đi rừng đi rẫy, mà mặc những bộ quần áorất đẹp, nhiều màu sắc, nhưng dễ rách. Cuộcsống của họ cũng chẳng như của bà con bảnSảng Lim.

Những đứa trẻ ở đây cũng khác bọn trẻnúi rừng. Chúng không lấm lem đất bùn nhưbọn Sảng Lim, không phải phụ bố mẹ làmnương, đi rừng, chăn trâu, mà hàng ngày chỉviệc xách một cái túi xinh xinh đến trường. Ấyvậy mà nhiều đứa lại nghĩ thế là khổ lắm, cứngang bướng cãi bố mẹ.

Trước đây mỗi buổi sớm mai, cả nhàSảng Lim đều dậy trước mặt trời, mẹ sẽ thổibếp luộc ngô cho cả nhà, bố đi xem mấy conbò con lợn, Sảng Lim thì vãi thóc chăn gà. Đếnlúc ông mặt trời vươn vai, bố sẽ vác cuốc thămnương, đi rừng lấy củi hoặc bẫy thú. Mẹ ngoàiviệc chăm sóc chồng con như những phụ nữngười Tày khác, còn là cô giáo nên sẽ giụcSảng Lim nhanh chân cùng mẹ đến trường.

Từ nhỏ Sảng Lim đã được mẹ dạy phảibiết yêu cái chữ, đến trường lại được gặp bạnbè nên Sảng Lim cũng thích lắm. Đến trưa nómới tất tả mang cơm sang đồi nương cho bố.Sau đó bố dắt nó vào rừng thăm bẫy thú, vừađi bố thường kể cho nó nghe nhiều chuyện vềthần núi, thần rừng và những kinh nghiệm khiđi rừng, đi rẫy. Chiều tối hai bố con mới trở vềcùng gánh củi, tổ ong mật, thú rừng hoặc mónquà nào đó của thần rừng. Đối với bố chuyệnấy thật bình thường nhưng với Sảng Lim thìđó là một chiến công đáng tự hào.

Cái ngày đầu tiên Sảng Lim đến đây,đứng trước khung cảnh xa lạ này nó mới thựcsự thấm thía cảm giác cô đơn vì bị tách khỏinơi sinh ra và lớn lên. Nó nhận ra mình hoàntoàn khác biệt với mọi người xung quanh, nóchỉ có một mình và hoàn toàn cô độc...

Sảng Lim suýt bật khóc khi nhớ đến. Phảirồi, bây giờ nó chỉ có một mình, dù sống ở đâunó cũng chỉ có một mình mà thôi.

26VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

Sảng LimTruyện dài của Chu ThANh hươNg

Lời Ban Biên tập: Sảng Lim là tập truyện dài gồm 8 chương dành cho thiếu nhi của nhàvăn Chu Thanh Hương được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 2013. Câu chuyện kể vềcậu bé Sảng Lim mười hai tuổi khi cha mẹ mất, rời bản Co, Sảng Lim tới sống với gia đình bácruột. Dường như cậu bé đã rất sợ hãi, hoang mang khi phải rời xa núi rừng yên ấm để đến vớikhung cảnh xa lạ của cuộc sống nơi thị trấn vùng cao bé nhỏ. Một cậu bé thông minh, hamhọc hỏi, sống tình cảm, luôn tự hào là người con của bản Co làm cách nào vượt qua nhữngkhó khăn trước mắt để thích nghi với cuộc sống nơi đây, để hóa giải những hiểu lầm với bạnbè, đặc biệt là gắn kết tình cảm của gia đình bác trai đối với mình? Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạngxin đăng tải, giới thiệu cùng bạn đọc.

Nó nhớ rõ hôm ấy là chủ nhật, mẹ bảophải xuống thị trấn để mua giáo cụ trực quan.Khi ấy, thị trấn đối với Sảng Lim là một nơi xalắm, trước khi đi bố xoa đầu nó bảo:

- Sảng Lim ngoan, chịu khó ở nhà học bài,bố mẹ sẽ về sớm và mua quà cho con!

Nhưng bố mẹ đã không bao giờ thực hiệnđược lời hứa. Từ bản của nó muốn vào thịtrấn phải đi qua một khúc sông. Chiều hôm ấycó mưa to trên đầu nguồn, khi bố mẹ nó trởvề thì đã bị nước lũ bất ngờ ào tới cuốn phăngcon thuyền đi. Lũ vùng cao là một khối nướckhổng lồ và tàn nhẫn nên con thuyền chở bốmẹ nó không có cách gì cứu được.

Bố mẹ mất đi để lại cho Sảng Lim căn nhàsàn, đồi nương và một đàn gia súc, nhưngđiều đó chẳng có ý nghĩa gì đối với một đứatrẻ mới mười hai tuổi. Khi theo người bác vềthị trấn sinh sống, thứ duy nhất nó mang theo

là con sảng (con quay) mà bố đã tự tay đẽotặng nó vào dịp tròn mười tuổi. Con sảng nhắcnhở nó luôn nhớ về bố mẹ và bản Co yêu dấucủa mình.

Bác là anh trai ruột của bố Sảng Limnhưng lấy vợ ở thị trấn và chuyển ra đó sinhsống từ lâu. Nhờ cần mẫn và sắc sảo, nhà báctrở nên giàu có, nhưng cũng từ đó bác tỏ rarất khó chịu khi nhắc đến quá khứ của mình.Bác ghét những người họ hàng đến từ vùngsâu vùng xa. Nhưng bố mẹ mất rồi thì bác làngười thân thích nhất của nó, thế nên nó buộcphải xa bản Co để về nhà bác ở thị trấn.

- Đây là buồng mày, đằng sau có cáigiếng, lấy nước ở đó mà lau dọn buồng, tắmrửa sạch sẽ trước khi bác gái và các anh chịmày về, nghe không?

Ông bác to béo thô lỗ đẩy Sảng Lim vàomột căn buồng bé tí, thấp xủn và bụi bặm. Nhà

27VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Minh họa: KHÁNH KIÊN

bác nó là ngôi nhà to nhất thị trấn, bản thânSảng Lim cũng chưa bao giờ thấy căn nhà nàođẹp đến thế. Còn ngôi nhà phụ này, có cánhcửa thông sang nhà to, dùng làm quán bánphở. Nhà phụ có hai gian chính, gian to rộngbày rất nhiều bàn ghế để bán phở, gian thứ hainhỏ hơn để cất rất nhiều bát đĩa, nồi niêu bánhàng. Hai gian này nối với nhau bằng khoảngsân nhỏ xíu có cành dã hương già cỗi sà sátxuống, thế là bác nó quây xung quanh, lợpthêm mấy miếng ngói trở thành buồng củathằng Sảng Lim. Thành ra buồng của nó chỉvừa đủ kê một cái giường, còn lại là lối đi, nếungười cao to đứng trên giường với tay lên làchạm trần nhà.

Lau dọn đâu đấy rồi Sảng Lim ra giếngnước tắm rửa. Tắm xong nó mới hốt hoảngsực nhớ mình chẳng có quần áo để thay.Đang lo lắng thì bác nó xuất hiện ném cho nómột bộ quần áo, không phải tấm áo màuchàm dày dặn mẹ vẫn tự tay may cho SảngLim, mà là một bộ quần áo bằng thứ vải mềm,đẹp và mát.

- Quần áo cũ của anh mày, tao để cả mấybộ trong cái hòm trên kia, còn thứ này thì vứtđi chứ giữ làm gì?

Bác hằm hằm đá vào bộ quần áo màuxanh chàm. Sảng Lim vốn rất sợ bác nhưngkhi ấy nó chẳng kịp nghĩ gì chỉ biết nhào đếnôm chặt mớ quần áo.

Ông bác nó giận sôi gan túm lấy bộ quầnáo định giật ra. Nhưng thằng Sảng Lim, bénhư cái kẹo vẫn ôm chặt lấy và bật nói nhữnglời tức tưởi:

- Đừng vứt đi mà, con sẽ không mặcnhưng xin bác đừng vứt đi mà...

Thằng Sảng Lim vốn biết phận mình, vìngay sau làm đám ma cho bố mẹ, nó đã nghemọi người xầm xì không biết phải làm sao vớinó. Người trong bản ai cũng tốt có điều họnghèo quá, lo cho mấy đứa con của mình đãkhốn đốn lắm rồi, chẳng ai có thể cưu mangthêm một đứa trẻ. Chính vì vậy bác nó mớiphải miễn cưỡng đưa nó về đây. Nó vừa sợvừa thấy ơn bác mình. Nó tự nhủ sẽ khônglàm bác phải khó chịu hơn nữa. Thế nên dùbuồn khi phải xa bản làng, dù muốn mang

theo ít đồ đạc ưa thích của mình, nhưng bácnó không đồng ý nên nó cũng thôi. Thậm chí,dù còn rất buồn tủi về sự ra đi đột ngột của bốmẹ, Sảng Lim cũng không dám để lộ vì sợ bácphiền lòng. Nó luôn cam chịu làm theo tất cảnhững gì bác muốn, nhưng chuyện này thìkhông thể được. Bộ quần áo đó là mẹ đã tựtay dệt vải, cắt áo, tự tay thêu những hoa vănbằng chỉ đỏ, chỉ vàng thật đẹp. Mẹ nói các hoavăn này chính là tượng trưng cho đất trời vànúi rừng bản Co của nó. Vì thế nó không thểnghe lời bác bỏ đi được.

Ông Khằn, bác nó không tránh khỏi kinhngạc, thằng bé này từ lúc gặp ông lúc nàocũng lầm lũi, cun cút như con thú rừng lạc mẹvà chỉ biết răm rắp nghe theo lời ông, vậy màgiờ lại trở nên cương quyết đến thế, ông đànhnhượng bộ.

- Mày giỏi thì giữ, nhưng hễ để tao thấy làtao đốt sạch.

Nói rồi bác đùng đùng bỏ đi. Sảng Limmừng quá vội nhặt bộ quần áo lên, giấu sâuvào tay nải cùng con sảng gỗ. Hôm nào nó sẽmang quần áo đi giặt, nhưng giờ phải giấu kĩkẻo bác lại đổi ý.

*

Sảng Lim đang ngơ ngác trước cửa thìthấy một chiếc xe đạp có bánh lốp to đùng đỗxịch xuống (thực ra đó là xe máy nhưng nơiSảng Lim sống toàn rừng núi hiểm trở, chỉ cóxe đạp đi được, nên nó chưa từng nhìn thấyxe máy).

Sảng Lim hoảng quá vội chạy tọt vào nhànấp.

- Há há, con khỉ kìa, mẹ ơi, trông nó nhưcon khỉ kìa!

Từ trên xe một thằng bé nhảy phóc xuốngchỉ vào Sảng Lim rồi cười phá lên. Thằng bécũng chỉ trạc tuổi Sảng Lim nhưng béo tốttrắng trẻo hơn nó nhiều. Không để Sảng Limkịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, thằng nhóc đãxông đến tóm tay nó kéo ra.

- Tuyến, bỏ nó ra!

Một bà cao, gầy và có khuôn mặt trắngmột cách kì quái vừa bước xuống xe, quát.

28VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

29VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Bà nhìn thằng Sảng Lim bằng ánh mắt cực kìkhó chịu.

- Không mau chào bác gái và anh mày đi,đứng trơ mắt ra đấy à. - Bác Khằn từ trongnhà đi ra nói càng khiến Sảng Lim hoảng sợ.

- Con chào bá, chào anh!- Bác chứ không phải bá! - Bác gái bực

bội nói: - Tao ghét cái giọng lơ lớ Kinh khôngra Kinh, Thổ không ra Thổ của mày nên tốtnhất là ngậm miệng lại.

Sảng Lim giật bắn và thế là nó im thít.Khi bác gái vào nhà, nó bước lùi lại theophản xạ để tránh đường, điệu bộ đó khôngbiết có gì buồn cười mà thằng anh họ nó cứhinh hích mãi.

Sảng Lim lại lầm lũi chui vào căn buồngnhỏ của mình, nhưng ngay khi ấy, nó thấy bênkia cánh cửa gỗ ngăn cách hai nhà có tiếngồn ào.

- Nó ở nhà phụ vừa trông quán, vừa khỏivướng mắt bà, thế đã được chưa?

- Ôi dào, ông đã đưa về đây thì tôi đuổi nócũng có chịu đi nữa không? - Tiếng bác gáimát mẻ. - Thôi, chuyện của bác cháu nhà ôngtôi chả dám can thiệp. Thằng Tuyến, chị Hoamày chờ ngoài chợ rồi, hôm nay ba mẹ conmình đi ăn ngoài, để bác cháu người ta còntrò chuyện.

Sảng Lim thấy lòng thắt lại khi nghenhững câu vừa rồi. Nó nằm ụp xuống, trùmchăn kín đầu.

Nó đã định sẽ cất kĩ không bao giờ giở taynải có bộ quần áo và con sảng gỗ ra nữa.Nhưng không hiểu sao lúc này nó không thểngăn mình lôi ra, ôm chặt những thứ đó, cũngnhư không thể ngăn được dòng nước ấmnóng trào qua khóe mắt.

Trước đây, dù phải ở một mình trong ngôinhà giữa núi rừng hoang vu, thưa thớt, nócũng chưa bao giờ cảm thấy cô độc và sợ hãinhư lúc này.

Con nhớ bản, nhớ núi rừng. Con rất nhớbố mẹ, sao bố mẹ nỡ bỏ con về với trời?

Đêm hôm đó những giấc mơ của SảngLim ướt sũng nước mắt. Nó ngủ thiếp đi trong

mệt nhọc, tủi hờn mà không hay biết rằng ởbên ngoài, giữa bầu trời sao thăm thẳm củamùa hạ nổi lên một tiếng thở dài trầm buồn…

Chương 2Cô giáo hiền

Sảng Lim ở thị trấn gần một tháng màchưa đi đâu quá khỏi khoảng sân nhà bác nó.Phần vì hai bác không muốn có nhiều ngườibiết về sự tồn tại của Sảng Lim, phần vì nó esợ sự xa lạ của hoàn cảnh mới. Thế là hàngngày Sảng Lim đều dậy sớm quét sân và giúpbác Thổng dọn hàng phở.

Cần nói thêm là ngoài quán phở, nhà bácSảng Lim còn có một tiệm tạp hóa giao chocô con gái cả bán trong chợ huyện, vì thế nênchẳng mấy khi chị ấy về thị trấn. Còn lại, bácgái thì bán hàng quần áo tại nhà chính, báctrai lo quán phở dù chủ yếu là thuê bác Thổngvà cô Nhậm về nấu. Bác Thổng ít nói, cục cằn,cứ ba giờ sáng đến đặt nồi ninh xương, tháiphở, quạt lò… Cô Nhậm thì luôn miệng thankhách quá đông nên mình cô bưng bê khôngxuể. Thế là nhân có Sảng Lim, bác trai bèntống cổ nó ra quán phở để trông quán và phụgiúp việc vặt.

Buồng Sảng Lim vốn nằm ngay giữa khobát đĩa và quán phở nên mỗi khi bác Thổngđến dù nó có muốn cũng chẳng ngủ được vìtiếng loảng xoảng ầm ĩ của nồi niêu. Nhưngbác Thổng còn đỡ, chứ hễ cô Nhậm đến làSảng Lim xoay như đèn cù vì cô hết sai bưngbê lại sai lau dọn rửa bát đĩa… Hết buổi sángthì Sảng Lim cũng mệt nhoài, vậy mà vừacơm trưa xong, cô đã lại mang ra một rổ rautướng bắt nó nhặt và rửa sạch, sau đó còn cấtdọn bát đĩa, bàn ghế… Chỉ có buổi chiều làSảng Lim còn hơi rảnh rỗi, nhưng nó cũngkhông dám bén mảng lên nhà chính, trừ lúcăn cơm, vì sợ bác gái mắng.

Không sao, thế càng tốt, Sảng Lim càngcó điều kiện chui vào góc buồng mân mê consảng gỗ do chính bàn tay rắn chắc của bố đẽocho và bộ quần áo được thêu bằng nhữngđường kim tinh tế của mẹ. Sảng Lim mớimười hai tuổi đầu, thế mà nó đã biết tủi hờnkhi phải đến ăn nhờ ở đậu một gia đình không

ưa gì nó. Nhưng chỉ khi ngồi một mình, ômnhững kỉ vật của bố mẹ và bản làng nó mớitrào nước mắt.

Nhưng ông trời thật chẳng có lòng thươngvới thằng Sảng Lim, đã biết nó khổ thế mà vẫncòn cố tình làm tội. Thằng Tuyến, anh họ củaSảng Lim là một thằng rất ích kỷ, hay thù vặtvà thích bắt nạt người khác. Trước khi SảngLim đến đây, nó chúa là hay tụ tập mấy thằngbạn xấu để trêu chọc các bạn hiền lành, nhútnhát trong lớp. Nhưng dạo này nghỉ hè, thằngTuyến đang thấy chán vì chẳng có ai để bắtnạt thì Sảng Lim xuất hiện. Thế là hễ phải đihọc hè thì thôi, chứ ở nhà là nó sẽ kiếm SảngLim để hành hạ cho bằng được.

Thấy bố không nói gì, thế là thằng Tuyếncàng được đà chọc ghẹo Sảng Lim quá mức.Nó bắt chước từ cái giọng nói lơ lớ cho đếndáng vẻ ngơ ngác, nhút nhát của Sảng Lim.Mà mình nó chưa đủ, nó còn lôi thêm cả mấythằng bạn đáng ghét vào cuộc bắt nạt, hànhhạ thằng em họ. Sảng Lim tức lắm, nhiều lúcnó muốn xông vào đấm cho bọn này một trận.Nhưng rồi nó nhớ đến thân phận mình nên cốkìm nén.

Thằng Tuyến thường xuyên giở nhiều tròtai quái đến mức cuối cùng, dù đã cố sứcnhẫn nhịn, Sảng Lim cũng không thể nào kìmđược giận dữ.

*

Lần ấy, thằng Tuyến bỏ đi chơi với bạnbè, để lại cả đống đồ chơi vứt bừa bãi, thế làbác Khằn quát thằng Sảng Lim lên dọn phòngcho nó.

Bình thường Sảng Lim vẫn được sangnhà chính thổi cơm, ăn cơm hoặc lau nhà,nhưng đấy là lần đầu tiên nó được lên tầngtrên của ngôi nhà, mà còn lên hẳn tầng banữa chứ. Trước đây mỗi lần quét sân, SảngLim hay ngước lên nhìn tòa nhà sừng sữngnày và thường tự hỏi không biết leo lên trênấy sẽ có cảm giác như thế nào. Cái nhà sàncủa nó chỉ có một tầng mà mỗi lần đi đã kêukọt kẹt, bị gió giật là muốn lung lay. Nhà nàyđến ba tầng, chắc trên đó sẽ rung khiếp lắm.Giờ nó lên đến tầng ba vậy mà cảm giácchẳng khác gì ở mặt đất, chẳng thấy chao đảo

hay có tiếng kọt kẹt gì cả. Ngôi nhà đẹp quá,từ bộ bàn ghế như ngai vua, có cả nhữngmiếng đệm thật êm, rồi tivi… Sảng Lim saysưa ngắm. Khi bước đến buồng thằng Tuyếnthì nó lại càng thích mê tơi.

Buồng thằng Tuyến rất rộng, phải gấp babuồng của Sảng Lim. Giữa buồng là một cáigiường trải đệm thật sạch đẹp, êm ái. ThằngTuyến lại có hẳn một tủ đồ chơi với bao nhiêulà súng ống, ô tô, xe máy, xe tăng và cảnhững thứ Sảng Lim chưa thấy bao giờ. Thứnào cũng lấp lánh màu sắc… Sảng Lim đứngsững trước bàn học của thằng Tuyến. Đây lànơi dường như ít được đụng tới nhất, sách vởbút thước vứt lộn xộn, chỏng chơ. Nó cầm lêncuốn sách tập làm văn, rồi không kìm đượcmở ra đọc ngấu nghiến.

Bố mẹ Sảng Lim mất vào dịp đầu hè, khiSảng Lim vừa học xong lớp 6, từ đó đến naynó chưa một lần được đụng lại vào bất kìcuốn sách nào.

Trước đây bố mẹ vẫn dạy Sảng Lim họckhông chỉ để biết cái chữ, mà học còn để biếtđâu là tốt xấu, đúng sai, học để làm người tốt.Ngoài ra ở trường Sảng Lim được gặp thậtnhiều bạn tốt nên nó thích đi học lắm. Nó đangsay sưa với quyển sách, bỗng giật bắn mìnhvì tiếng quát:

- Thằng kia, ai cho mày vào phòng tao? -Thằng Tuyến và mấy thằng bạn nó đã về.

- Em… em… - Sảng Lim để vội cuốn sáchxuống bàn, sợ hãi.

- Á à. - Thằng Tuyến liền nhào đến chộplấy cuốn sách rồi phá lên cười. - Cái đồ màymà cũng biết đọc sách cơ á?

Mấy thằng bạn thằng Tuyến vào hùa cũngcười phá lên. Sảng Lim chạnh lòng lắm,nhưng nó chỉ cúi gằm mặt xuống định lủi đi.Song thằng Tuyến đâu dễ dàng bỏ qua cơ hộitrêu chọc thằng em họ của mình như thế.

- Ê, đứng lại, mày thích học lắm cơ mà, ởlại bọn tao dạy cho.

- Đúng đó, mày muốn học cái gì nào, mộtcộng một bằng hai nhá, ha ha ha. – Cả bọnnhao nhao lên.

30VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

- Năm nay tôi lên lớp 7 thật mà! - SảngLim buột miệng và lập tức phải hối hận vìthằng Tuyến chồm tới:

- Nói phét là trời đánh đấy, bảo học lớp 7thế mày có biết đánh vần không?

Sảng Lim cắn răng chịu đựng định bỏ rakhỏi phòng, nhưng mấy thằng bạn thằngTuyến đã nhanh chân sập cửa lại và cười độcác xem thằng Tuyến hành hạ Sảng Lim.

- Nếu mày biết đánh vần từ này thì taochịu mày đã học đến 6 đấy. Nào đánh vần từ“tông dật” đi!

Sảng Lim thấy máu nóng bốc lên ngùnngụt, nhưng nó vẫn cố xiết chặt tay chịu đựng.

- Ha ha ha, thấy chưa, mày không biếtchứ gì? Đã ngu còn nói phét.

Câu nói của thằng Tuyến đã khiến tất cảnhững uất ức chất chứa trong lòng Sảng Limào lên như thác lũ. Bàn tay xiết chặt hết mứccủa nó buông ra, rồi bất chợt cuộn chặt thànhnắm đấm trút thằng vào mặt thằng vừa xúcphạm mình.

Bị tấn công bất ngờ, thằng Tuyến văngvào tường, ngơ ngác rồi òa khóc hu hu. Mấythằng kia cũng kinh hãi đứng đần ra một lúc.Nhưng thấy mình có đến ba đứa, đứa nàocũng múp míp chẳng lẽ lại thua thằng SảngLim bé tẹo này sao? Thế là ba thằng nó nhàovào, thằng Tuyến sau khi hoàn hồn cũngquyết trả thù, nó quên cả đau lao tới đánhđấm túi bụi.

Cuộc hỗn chiến bất phân thắng bại nàychỉ kết thúc khi mẹ thằng Tuyến tru tréo chạylên lôi chúng nó ra.

Bốp, chẳng cần biết chuyện gì đã xảy ra,bác gái giáng thẳng một cái tát vào mặtSảng Lim:

- Thằng khốn, bà đã nuôi báo cô mày màmày còn đánh con bà, phá nhà bà hả? Cútkhỏi đây ngay!

Sảng Lim ngước mắt lên, giận dữ nhìn bàbác. Rồi không một lời thanh minh, nó ngẩngcao đầu bước thẳng ra ngoài. Nó biết mình chỉlà người thừa ở ngôi nhà này. Đã thế đuổi thìnó đi, nó chẳng cần gì nữa.

Nó trở về căn buồng nhỏ của mình, cởiphăng bộ quần áo đẹp đẽ mà ông bác đưa,mặc bộ áo chàm vào rồi khoác tay nải có consảng gỗ bỏ đi. Thị trấn không phải là nhà nó.Nhà nó ở trên núi, trên rừng, trên cái bản heohút toàn bà con người dân tộc nghèo khổnhưng thật thà tốt bụng. Về thôi, về với nơimà nó có thể tự hào, ngẩng cao đầu mà sống!

Sảng Lim thẳng bước theo con đườngmòn nhỏ dẫn về bản mình. Dù phải mất cảngày trời để vượt qua con đường đầy vực sâuthăm thẳm, vách đá cheo leo, với con sôngđang gào thét và cả chặng rừng thiêng nướcđộc… nó vẫn quyết trở về.

Sảng Lim cứ theo con đường hướng lênthượng nguồn sông suốt mấy tiếng đồng hồ,đi đến khi mỏi gối chồn chân và trời đã tối mịtnó mới dừng. Nó biết lúc này trước mặt làrừng với rất nhiều thú dữ nên mới quyết địnhnghỉ chân.

Nó tìm được một cái lán bỏ hoang ở ngaybìa rừng. Sảng Lim dọn dẹp một chỗ tronggóc lán rồi nằm lăn ra. Đến lúc này nó mớithấy đói bụng. Sảng Lim đã ăn cơm từ trưa,lại phải đi suốt mấy tiếng nên bụng lép kẹp,kêu réo ầm ầm. Giá là ban ngày, chắc nó đãđi kiếm cái gì đó để ăn, nhưng đêm tối mù mịtthế này biết làm sao!

Mai mình sẽ vào rừng đào củ dong, củmài ăn. Cố chịu đi nào Sảng Lim, mày là concủa bản Co cơ mà.

Sảng Lim chèn tay nải vào bụng rồi nằmcuộn tròn lại, nhưng cái đói không buông thanó. Dần dần, nó thấy mắt hoa lên rồi lả đi lúcnào không hay.

*

Khi tỉnh lại. Sảng Lim thấy mình lại nằmtrong cái buồng bụi bặm của căn nhà phụ.Sảng Lim ngỡ mình đang mơ, rõ ràng nó đangnằm trong cái lán bỏ hoang ở bìa rừng kia mà,sao giờ lại quay về đây?

Sảng Lim nhìn ra ngoài, trời đã rạng sáng,nghe rõ cả tiếng bác Thổng đang khua nồicanh xương loảng xoảng.

31VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

(Xem tiếp trang 38)

32VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

37VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Về bản, mình phải về bản mà! Sảng Limnghĩ thế và vùng dậy, nhưng nó lập tức thấychoáng váng ngã phịch xuống giường. Đúnglúc ấy bác Thổng đi vào, vẫn lầm lì chẳng nóichẳng rằng đặt xuống trước mặt nó một bátphở đầy ụ bốc hơi nghi ngút.

Cho nó sao? Sảng Lim ngơ ngác.

- Ăn đi, đói bụng mà ăn phở xương là nhấtđấy.

- Cháu không ăn, cháu phải về bản thôi.

- Mày ngất xỉu trong lán vì đói còn định điđâu. Ăn đi, từ nay có cô giáo Hiền bênh màyrồi, không ai dám bắt nạt nữa đâu.

Sảng Lim định cãi nữa, nhưng lạ quá,hình như hôm nay bác Thổng dịu dàng vớinó? Bác đi ra ngoài, bát phở bốc khói, mùitiêu hành cuộn lên thật hấp dẫn, khiến nókhông thể cưỡng lại được. Thôi, cứ ăn rồitính, nó nghĩ vậy và cầm đũa lên. Nước phởnóng hổi, ngọt lịm trôi tới đâu ấm tới đó.Ngon quá! nó ăn sì sụp một loáng đã hếtbát phở.

Mang tiếng phụ việc quán phở nhưngchưa bao giờ nó được ăn bát phở nóng, ngonthế này đâu. Mỗi sáng sớm nó chỉ được và vộimiếng cơm nguội chan nước xáo thôi. Nướcxáo cũng là canh chan phở nhưng mới sôichưa có vị ngọt tiết ra từ xương và thịt nênnhạt thếch. Ăn xong rồi, nó lò dò ra quán, bácThổng đang ngồi nhâm nhi chén chè chờkhách.

- Cháu cảm ơn bác. Cháu phải về bảnđây ạ.

- Không phải tao cho mày ăn, mà ông chủnói nếu mày dậy thì lấy cho.

Ai cơ? Sảng Lim ngơ ngác, tưởng mìnhnghe nhầm. Bác nó bảo lấy phở cho nó á?

- Hôm qua lúc mày bảo về bản không aitin, chỉ nghĩ mày đi đâu đó tối đói sẽ mò về.Không ngờ tối mịt vẫn không thấy đâu. Lạiđúng lúc vợ chồng cô giáo Hiền đến thămmày, thế là mọi người cuống cuồng đi tìm. CôHiền giận lắm, mắng cho ông bà chủ mộttrận. Cô nói nếu mày bị làm sao thì sẽ kiện vềtội ngược đãi trẻ em, may mà mày đói xỉu ởlán, chứ nếu liều mạng vào rừng mà gặp thúdữ thì vụ này to chuyện rồi. Đúng là nhỏ tí màgan lớn quá…

Bác Thổng đang chế giễu nó chăng?Sảng Lim thấy máu nóng lại dồn lên và nóquyết định xốc tay nải bỏ đi. Nhưng bàn tayto bè, xù xì của bác Thổng đã nhẹ nhàng đặtlên đầu nó:

- Giỏi lắm, thằng nhóc bản Co!

Sảng Lim ngơ ngác, vừa rồi không phảibác trách mắng nó sao?

Nhưng Sảng Lim thấy bác Thổng nhìn nóthật hiền. Nó lạ quá, nhưng lòng cũng vui vuihơn, nó sực nhớ ra một chuyện để hỏi.

- Bác ơi, vừa rồi cháu thấy bác nói có cônào đó giúp cháu, ai vậy ạ?

- Mày không biết sao? Lạ nhỉ, cô Hiền làgiáo viên trường thị trấn, cô vừa dạy giỏi vừatốt bụng, chồng lại làm công an ở ngoài huyệnnên ai cũng nể. Tối qua cô đến tìm mày, bảohồi trước là bạn của mẹ mày. Chắc lát cô lạitới đấy, mày cứ hỏi thì biết.

- Nhưng cháu…

Sảng Lim khó xử quá, hôm trước nó đã bịđuổi đi, vì tội đánh thằng Tuyến thì sao còn ởlại được nhà này? Như hiểu được bụng nó,bác Thổng hắng giọng:

- Ông bà chủ bị cô Hiền dọa sợ rồi,không dám làm gì mày đâu. Mà dù có muốn

38VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

Sảng Lim(Tiếp theo trang 31)

đi mày cũng phải ở lại cảmơn cô ấy một tiếng.

Bác Thổng nói có lílắm, dù chưa biết mặt,nhưng cô đã giúp nó nhưthế thì nó phải cảm ơn côchứ.

Buổi trưa cô Hiền đếnthật, vừa gặp cô nó thấymến ngay. Cô tầm tuổi mẹnó, vóc người cũng nhỏnhắn và có khuôn mặt đônhậu, dịu dàng như mẹ nó.Cô ân cần hỏi:

- Con đã đỡ mệt chưa,Sảng Lim?

- Dạ cháu khỏe rồi,cảm ơn cô nhiều lắm.

- Con đừng khách sáothế, hồi trước cô và mẹcon là bạn học cùng vớinhau mà.

Sảng Lim vốn đã luônphải cố tỏ ra mạnh mẽ đểkhông làm hổ danh ngườibản Co, nên khi cô Hiền dịudàng nhắc về người mẹthân thương của mình nhưthế, nó không khỏi chạnhlòng. Bất giác nó thấy mũinóng lên và mắt cay xè.Phải làm sao bây giờ, nókhông thể khóc!

- Không sao đâu - CôHiền khẽ đặt tay lên vai nó,giọng ấm áp nói. - Con cứkhóc đi mà.

Rồi cô kể cho Sảng Limnghe hồi trước cô và mẹ nóchơi với nhau thân lắm. MẹSảng Lim học giỏi và rấtham học. Dù đường từ bảnra tỉnh xa xôi, song mẹSảng Lim vẫn quyết tâm đi

39VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Minh họa: KHÁNH KIÊN

học suốt ba năm ròng. Khi ra trường, mẹ Sảng Lim được phâncông dạy ở trường thị trấn. Nhưng mẹ nói nhờ có các thầy côngày xưa vào vùng sâu dạy chữ nên mẹ mới được như ngàynay. Mẹ cũng muốn tiếp nối con đường của các thầy cô, nên đãxin về bản Co mở trường dạy. Đó là một công việc hết sức khókhăn, nhưng lần nào gặp lại, cô Hiền cũng thấy cô giáo viên trongbộ áo chàm xanh ấy hết sức vui vẻ và tự hào về con đường mìnhđã chọn. Cô Hiền rất nể trọng và yêu quý mẹ Sảng Lim. Chỉ hiềmnỗi đường xá xa xôi, cô ít có dịp gặp lại bạn mình.

- Sảng Lim, con có đôi mắt giống mẹcon lắm. Con là người bản Co, con cóquyền tự hào về cội nguồn của mình. Trongchuyện vừa rồi Tuyến trêu chọc con là sai,rồi bạn ấy sẽ xin lỗi con.

- Cháu không cần xin lỗi, cháu chỉ muốnvề bản Co thôi.

- Nghe cô này Sảng Lim, đúng là con cóquyền trở về đó, nhưng giờ con nên ở lại…

- Tại sao cháu phải ở lại? - Nó vẫn bướngbỉnh hỏi cô Hiền.

- Vì bây giờ người thân duy nhất của conchính là bác con. Rừng còn đó, bản còn đónhưng nhà con đã theo bố mẹ về với trời đấtrồi. Tuy cuộc sống mới này rất khác với cuộcsống trước đây của con, nhưng rồi con sẽquen thôi.

- Không đâu, ở đây mọi người đều ghétcháu, họ ghét người dân tộc, ghét thổ làng.

Cô Hiền nhìn nó thật trìu mến:

- Vậy là con không biết rồi, thực ra trongthị trấn này phần lớn là người dân tộc sinhsống cả đấy.

- Thật ạ? - Sảng Lim tròn xoe mắt ngạcnhiên.

- Đúng rồi, hầu hết người thị trấn cũng từcác làng bản xa xôi khác chuyển đến. Còn chỉcó một phần nhỏ người Kinh ở các tỉnh miềnxuôi lên khai phá cuộc sống mới. Nhữngngười chế nhạo con chỉ là một số ít thôi.

- Nhưng… nhưng bác không thích cháu…

- Đó là vì bác cũng chưa hiểu hết về convà bản làng mình. Vậy thì con có dám ở lại đểgiúp gia đình bác và người thị trấn này hiểuthêm về bản Co của con không?

Sảng Lim đã hiểu ra rồi. Cô Hiền nóiđúng, chạy trốn lúc này là hèn nhát. Nó phảiở lại để giúp người thị trấn hiểu đúng về mình,về bản Co mới phải. Ừ, mình là người bản Cocơ mà, mình phải ở lại thôi…

Sảng Lim nhìn cô, và nó khẽ gật đầu.

(Còn nữa)

Ba người lùi lụi lên dốc. Dốc trơn, gót chânkhông bám đất, chỉ năm ngón chân cắmxuống, bùn choét ra các kẽ ngón. Lối

mòn ít người đi, lá cây, lá cỏ um tùm, đẫmsương chìa ra, quệt vào người lạnh buốt, ướtsũng quần áo, thế mà vẫn toát đầy mồ hôi. Baogiờ pó(1) cũng nhận phần đi trước rồi đến mé(2),đến tôi. Thỉnh thoảng pó ôm ngực, thở dốc.Muốn đan được rọ đẹp, bền, bán được giá phảilấy được cây nứa to, không quá non, không quágià, chỉ độ chừng một đến ba năm tuổi, cứ nhìnlá và màu của thân cây mà chọn. Chọn mãi mỗingười cũng được một vác nứa ưng ý, một đầuđặt lên vai, đầu kia kéo lê lệt xệt xuống dốc. Vềđến nhà đã hơn một giờ trưa. Cái đói, mệt làmngười bải hoải. Pó hút điếu thuốc lào rồi đi nằm.Mẹ con tôi làm bữa trưa. Nhấc mâm lên, tôi vàogọi pó. Pó nằm đấy không thưa. Tôi lay mãi póvẫn không dậy. Mẹ con tôi hốt hoảng gọi chúHin lấy xe máy chở pó đi bệnh viện. Mãi đếnchiều pó tỉnh lại. Pó bảo đưa pó về, pó biếtbệnh của mình, đừng nằm viện làm gì cho tốnkém. Pó nắm chặt tay tôi, bảo tôi gắng họcthành người, đừng như đời pó, mé. Mé có nghềđan rọ tôm đấy rồi, không phải lo. Chỉ nói thếrồi pó nhắm mắt. Ngày đưa tang, lấy đồ để đốtcho pó, tôi thấy một ống nứa thật to, ở trongđựng đầy tiền lẻ. Tôi gục mặt xuống cái ốngtiền, thương pó. Thường ngày đôi lúc thấy pócó vẻ mệt, không ai biết pó bị bệnh từ lâunhưng giấu mọi người. Ngày ngày pó vẫn lênrừng lấy nứa, đan rọ, dành tiền đợi ngày tôinhập học chuyên nghiệp ở tỉnh. Sự ra đi của póhình như làm mé tôi dằn vặt. Mé thức đan rọkhuya hơn. Bóng mé như cây nứa in trên vách.Cái bóng lặng im, chỉ có hình cái rọ tôm xoaytrên đôi tay thoăn thoắt. Tôi vẫn quen nhìn bóngmé, suy nghĩ không đâu rồi thiếp vào giấc ngủ.Thời gian đầu vào học Trung cấp Nông lâm ởtỉnh, nằm trong phòng trọ, nhìn bức tường trăngtrắng tróc lở, tôi không tài nào ngủ được. Nhiềuđêm tôi vẫn mơ thấy mé ngồi đan rọ một mình,lặng lẽ, tôi mơ thấy con đường dốc trơn trượt,nhão nhoét lên rừng nứa, mơ thấy lũ vắt nhungnhúc giương vòi, mơ thấy những cây nứa hằntrên vai, nhặm, ngứa, da sưng lên từng mảngđỏ, lá nứa, cành nứa cào xước cả chân tay,người thì ướt sũng làm các vết xước vừa xótvừa đau. Cuối tháng nghỉ học về, thấy lạt nứaphơi đầy sân, đều tăm tắp. Lấy được loại nứatốt thế này mé phải đi xa lắm. Tôi bảo: “Méđừng đi xa”. Mé thanh minh: “Không lấy đượcnứa tốt thì rọ ế con ạ”. Đêm, tôi ngồi đan rọ tôm

40VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

cùng mé. Là con trai nhưng tôiđược xếp vào loại đan rọ khá.Bản tôi hầu như ai cũng biếtđan. Rọ bày ra chợ phiên,chẳng ai phân biệt được rọcủa con trai hay con gái đan.Đan đến mười giờ đêm, buồnngủ quá tôi đi ngủ. Mười haigiờ đêm tỉnh dậy vẫn thấy méngồi đan. Bếp lửa bên cạnhđã tắt từ lâu. Sương đêm bắtđầu rơi nhiều. Gió lạnh xaoxác thổi. Những chiếc rọ tômmé xâu thành xâu một trămchiếc, chồng lên nhau, hom rọquay ra ngoài nhìn như hoa.Tôi giục: “Đi ngủ thôi mé!”. Mébảo: “Người già, ngủ đâunhiều như thanh niên. Méquen rồi!”. Tôi nằm vùi chăn.Lại nhìn cái bóng mé đổ trênvách. Có phải mé quen thứcđêm không, hay pó mất rồi,mé phải đan rọ thay cả phầncủa pó.

Tôi thân với Sương, côbạn cùng lớp, bén hơi nhau rồiyêu. Ngày ra trường, hai đứadắt nhau về quê tôi xin việc.Xã tôi hết xuất biên chế. BanLâm nghiệp xã đã có ngườilàm. May nhờ có ông chú họlàm Chủ tịch xã, thương tình,giúp cho xuất cán bộ Vănphòng Ủy ban. Tôi bàn vớiSương, cho Sương nhận xuấtVăn phòng đó để đi lại chogần, còn tôi sẽ xin vào BanLâm nghiệp ở xã bên. Xinđược việc, tôi và Sương cướinhau. Tôi lâng lâng hạnh phúcvì lấy được vợ đẹp, hai vợchồng lại có nghề nghiệp hẳnhoi, hạnh phúc vì đã không

41VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Nghề rọTruyện ngắn của NÔNg QuANg KhIêM

Minh họa: NHẬT QUANG

phụ công lao vất vả của pó, mé. Mé tôi có lẽ còn vui hơn. Mặt mésáng ra như trẻ hơn hàng chục tuổi. Mé giặt chăn, lau nhà khôngbiết mỏi. Ngày đầu tiên về làm dâu, tôi thấy Sương đến bên méhỏi chuyện nhỏ nhẹ, thân mật như hai mẹ con ruột: “Nhà mình cónghề đan rọ tôm truyền thống hả mé”. “Ừ, nghề có từ cụ nội rồinhiều người học theo, giờ cả bản ai cũng biết…”. Mé kể, ánh mắtlấp lánh niềm vui xen lẫn tự hào. Vợ tôi cầm một cái rọ mé đã ghéphom, đan thử, bất chợt vợ tôi ném cái rọ xuống, hai tay gãi vàonhau: “Sao ngứa thế mé?”. “Lạt nứa, nhặm, nó ngứa thế đấy! Mãirồi khác quen”. Vợ tôi ra rửa tay, đi vòng vòng qua đám lạt nứanhư đi qua đám sâu róm. “Thế mỗi chiếc rọ bán được bao nhiêutiền hả mé?”. “Ba nghìn con ạ”. “Èo! Ba nghìn á! Thế thì đan làmgì? Chẳng bõ!”. Sợ câu nói của vợ làm mé chạnh lòng, tôi quaysang bảo: “Anh lớn lên, đi học, tất cả bằng tiền mé đan rọ đấy”.Vợ tôi không nói thêm, đứng dậy đi làm cơm. Mé cố tỏ ra bìnhthường nhưng tôi biết mé buồn. Mùa hè, tôm ăn ở vùng nước sâu,ít vào rọ nên rọ bán không chạy lắm. Mé chỉ đan hom, xâu thànhtừng chùm dài để trên gác bếp. Sang đầu thu, tôm ăn nhiều, mọingười đổ xô đi đánh rọ. Ngoài chợ phiên, rọ chưa kịp vào trongchợ đã có người đón lấy. Khi ấy mé lấy hom rọ xuống, ghép thân,đan thành từng chiếc rọ xinh xắn. Mỗi tuần hai lần chợ phiên, métùng tằng gánh rọ đi bán từ lúc tinh sương. Vợ tôi về làm dâu mékhá lâu vẫn chưa động vào cái khuôn rọ. Nhiều lần tôi bảo vợ: “Emcố gắng tập đan cùng mé cho mé đỡ tủi”. Vợ tôi giãy nảy, cãi luôn:

“Em không đan đâu, nhặm lắm!”. Ngày đi làm,tối về, ăn cơm xong mé ngồi đan rọ, vợ tôi nằmvắt chân xem ti vi. Tuần rồi trời mưa, mé khôngđi chợ được. Tuần này rọ nhiều, mé buộc thànhmột gánh to. Trời chưa kịp sáng, hai vợ chồngtôi vẫn còn ấm trong chăn đã lấy mé lục cục mởcửa, lấy rọ ra. Tôi huých vợ dậy, bảo: “Hay emlấy xe máy chở rọ ra chợ cho mé”. Vợ tôi vừangáp vừa làu bàu: “Em không đi đâu, ngại lắm.Mình là cán bộ, ai lại đi bán rọ như mấy bà…”.Mặt tôi nóng lên: “Như mấy bà gì hử…”. Vợ tôivùi chăn ngủ tiếp. Tôi dậy, dắt xe ra đường, nổmáy, lấy gánh rọ loay hoay buộc lên xe. “Cồngkềnh khó buộc lắm con ơi, để mé gánh đi chotiện, chợ có xa xôi gì đâu. Đường dốc, trơn, đấtđá gồ ghề, xe xóc chẳng may lạt đứt, rọ lăn hếtxuống vực thì nhặt mệt”. Mé giằng lại gánh rọtrên xe, gánh đi. Chừng mé đã nghe thấy vợchồng tôi cãi nhau. Không nhìn thấy mé đâu, chỉthấy gánh rọ trôi trôi xuống dốc, mờ dần, mờdần. Không biết mé có tủi thân không chứ tôi thìcay cay sống mũi. Ngày hết chế độ nghỉ thaisản, đi làm, vợ tôi lo ngay ngáy khi để con chomé trông, sợ mé làm nhặm sang con. Biết ý, méđể một bộ quần áo riêng, khi bế cháu thì khoácvào. Vợ chồng tôi tích cóp làm được ngôi nhàmới, không phải nhà sàn như các nhà trong bảnmà là nhà xây. Hôm mấy người đồng nghiệp củavợ hẹn đến mừng nhà mới, vợ tôi dọn hết nứa,lạt, rọ của mé xuống cất trong bếp. Tôi thấyngứa mắt, bảo: “Có phải của ăn trộm, ăn cắp gìđâu mà xấu hổ”. Vợ tôi cãi lại: “Nhà mình đâukhó khăn đến nỗi phải ki cóp từng ba nghìnmột…”. “Em nói nhỏ nhỏ đừng để mé nghetiếng”. “Mé nghe tiếng thì sao. Em đã nói với mélà mé đừng đan rọ nữa, mé không nghe, bõ bèngì. Già rồi sướng không biết đường sướng”. Tôilo lắng ngó vào giường ngủ của mé. May mévẫn còn ngủ. Ấy thế mà chiều, tôi thấy mé dọnhẳn xuống bếp đan rọ. Mé bảo tôi kê thêm chomé một cái giường, mé đan rọ rồi ngủ luôn trongbếp cho mát.

Huyện và xã ráo riết làm công tác tinh giảnbiên chế. Xã tôi có một cán bộ Văn phòng Đảngủy, một cán bộ Văn phòng và một Phó Vănphòng Ủy ban thì chỉ giữ lại một người kiêm luôncả ba chức danh đó. Vợ tôi bị tinh giản vì bằngcấp không phù hợp, lại không học chuyên vềcông tác văn phòng. Ông chú họ tôi cũng lắcđầu bó tay. Xã tôi và xã bên nơi tôi đang côngtác sáp nhập thành một xã. Tôi lại bị tinh giảncùng lý do bằng cấp không phù hợp, với lại thời

gian và kinh nghiệm công tác của người kia hơntôi. Đùng một cái, hai vợ chồng mất việc. Vợ tôikhóc sưng mắt, nằm trong nhà cả tuần liền. Mộtthời gian, vợ chồng tôi lâm vào cảnh túng bấnkhi cả hai không nghề nghiệp, không lương. Mévẫn đều đặn đi chợ bán rọ. Nhà tôi vẫn có thứcăn tươi đàng hoàng từ tiền bán rọ tôm của mé.Dạo này mé mua cả quần áo, sách vở và nộpluôn tiền học cho cháu. Tôi bàn với vợ: “Giờ emchịu khó học nghề đan rọ, anh lên rừng lấy nứa,chẻ lạt, ba người cùng làm thu nhập chẳng kémgì làm viên chức xã đâu em ạ”. “Nhặm lắm, emđan không nổi”. Tôi phát cáu: “Giờ này em còn…”. Vợ tôi cắt ngang: “Em có hướng làm ăn rồi!Hôm nọ em gặp con bạn buôn bán bên cửakhẩu, thấy em kể khổ nó bảo có một loại rọ gọilà rọ bát quái, nó đã bán cho mấy người ở trênSơn La, Lai Châu, đánh tôm mà giàu sụ nhé”.Nói xong, vợ tôi lại có vẻ ngập ngừng: “Giờ…khó nhất là vốn”. Mé đã ngồi đó từ lúc nào. Méđi đến đầu giường, thò tay vào ruột gối rút ramột bọc tiền dúi vào tay vợ tôi, bảo: “Đấy là tiềnđan rọ trước đây chưa dùng đến, mé tích cópđể phòng, giờ cần, các con cứ cầm đi mà làmvốn”. Vợ tôi ái ngại không dám cầm, với lại mấyđồng ki cóp của mé thì thấm vào đâu. Tôi giởbọc tiền ra đếm. Những hơn hai mươi triệu. Vợtôi mắt tròn xoe kinh ngạc. Nghe theo vợ, tôiđóng thuyền, hai vợ chồng mua rọ bát quái từcô bạn vợ về đánh. Rọ bát quái có hình hộpvuông làm bằng lưới và khung thép. Đúng là thứrọ ma quái, hôm đầu tiên đánh tôm, một thuyềnba trăm rọ, vợ chồng tôi đã thu về hơn một yếntôm, cả tôm to, tôm nhỏ chứ không chỉ một loạitôm nhàng nhàng, mỗi rọ một vài con như đánhrọ nứa thông thường. Một đêm, vợ chồng tôi đãthu hơn một triệu, bằng người khác đánh rọ nứacật lực cả tuần. Theo kinh nghiệm của cô bạnvợ mách, vợ chồng tôi làm loại mồi rọ bằng ximăng trộn với một ít bột cá khô, nặn thành viêntròn, mỗi viên mồi dùng được năm, sáu ngàychứ không tốn cám rang, cơm, sắn luộc và cátép dầu tươi mỗi ngày thay một lần như đánh rọnứa. Sau một tháng, có vốn, vợ chồng tôi muathuyền máy, mua thêm rọ bát quái, làm ăn lớn.Vợ chồng tôi phất như diều gặp gió. Vợ tôi đắcý lắm, thỉnh thoảng vẫn bảo: “Bị tinh giản hóa lạimay, chứ cứ làm viên chức quèn chẳng biết lúcnào mới có ngày như hôm nay”. Mé vẫn đan rọ,đan rất khuya như những ngày gia đình cònkhốn khó. Giờ đến lượt tôi khuyên can: “Mé ơi,tiền nong chúng con sẽ lo, sức mé đã yếu, đanrọ làm gì cho khổ”. Vợ tôi đã khuyên nhiều, giờ

42VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

chỉ trề môi rồi vắt chân nằm xem ti vi. Mé bảo:“Mé đan cho vui, mé quen rồi”. Thấy vợ chồngtôi đánh rọ bát quái giàu nhanh, nhiều ngườitrong xã tìm mua về đánh theo. Vùng hồ xã tôixuất hiện thêm vài thuyền rọ bát quái. Tôm vợchồng tôi đánh được ít hẳn. “Hừ! Đúng là đồđểu”. Vợ tôi cay cú tìm cô bạn thân để chửi bởinguồn cung cấp rọ bát quái chỉ có một mối duynhất là bạn vợ tôi. Cô bạn vợ cười hì hì rồi rỉ taivợ tôi nói nhỏ. Hôm sau cô bạn vợ chuyển chovợ chồng tôi mấy bao bột màu trắng. Chiều tối,vợ chồng tôi trộm rải một lượt bột dọc ven hồ rồiđánh thuyền ra vùng nước sâu thả rọ, y như lờicô bạn vợ bảo. Lạ thay, lượng tôm vợ chồng tôiđánh được nhiều gấp đôi. Vợ tôi gọi điện lại,cảm ơn cô bạn rối rít. Vợ chồng tôi hí hửng thuvề gần chục triệu mỗi đêm. Một phần ba dân sốxã tôi sống bằng nghề đánh rọ nứa. Từ ngày córọ bát quái, những người đánh rọ nứa khôngđược tôm, nhiều người bỏ nghề, đi làm thuê tứxứ. Mọi người nhìn vợ chồng tôi như kẻ thù.Nhưng cũng lạ thay, một thời gian rải thứ bộttrắng của cô bạn vợ xuống hồ, lượng tôm đánhđược cứ giảm dần. Có đêm vợ chồng tôi chỉ thuđược chừng một đến hai ki lô gam tôm. Nhữngngười khác cùng đánh rọ bát quái còn tệ hại hơnlà bỏ thuyền, bỏ rọ, thua lỗ. “Hừ! Đúng là đồđểu”. Vợ tôi lại nhắc lại câu nói cũ, liên tục tìmsố điện thoại của cô bạn để chửi nhưng chỉ nhậnđược một câu trả lời lặp đi lặp lại: “Thuê bao quýkhách vừa gọi hiện không liên lạc được…”.Không còn tôm, không còn người đánh rọ nứa.Những người đan rọ nứa, đan được bao nhiêuchất đống bằng đấy. Mé vẫn đều đều mỗi tuầnhai phiên gánh rọ đi chợ bán. Gánh đi lại gánhvề. Một hôm mé gọi vợ chồng tôi lại, bảo: “Cáccon đừng đánh rọ bát quái nữa!”. Vợ tôi vặc lại:“Không đánh thì lấy gì mà ăn hả mé?”. Mékhông nói gì. Từ hôm ấy mé không ra khỏi nhà.Rọ không bán được, mé vẫn đan. Rọ mé xâuthành chùm như những bông hoa khổng lồ xếpđầy gian bếp. Cũng thời gian ấy mé gầy rộc hẳnđi. Một thời gian không lâu mé mất. Hôm đốt cácthứ cho mé đem về mường trời, vợ tôi ném cáikhuôn rọ của mé vào đống lửa đang cháy rừngrực. Tôi vội nhặt lại, trộm cất vào hòm như kỷvật riêng của hai mé con, để tôi luôn nhớ vềcông ơn của mé.

Huyện chọn xã tôi là xã điểm xây dựng nôngthôn mới. Với một xã nông nghiệp miền núi, vùngsâu, vùng xa, trong đề án phát trển kinh tế, xã vàhuyện đặc biệt chú ý đến việc phát triển nghềđan rọ tôm trở thành làng nghề. Trực tiếp Chủ

tịch huyện đến xã chỉ đạo và đến tận bản tôi đểnắm tình hình. Huyện còn cử hẳn một cán bộchuyên trách ở lại tìm hiểu nguyên nhân tại saonghề đan rọ bị chững lại. Hơn một tuần, báo cáocủa anh cán bộ chuyên trách huyện chỉ rõ, nghềđan rọ tôm chững lại là do sự xuất hiện của mộtloại rọ lạ có tên là bát quái cùng một loại chất hóahọc lạ, màu trắng dùng để xua đuổi tôm từ vùngnước nông vào vùng thả rọ. Rọ bát quái và chấthóa học lạ đã tận diệt loài tôm trên hồ, làm chonhiều ngư dân sống bằng nghề đánh rọ nứa phảibỏ nghề. Đó cũng là nguyên nhân làm chững lạinghề đan rọ tôm bằng nứa. Sau kết luận ấy, chỉchừng hơn tuần sau, có công văn trên huyệnxuống, cấm tất cả ngư dân đánh bắt tôm bằngchất hóa học và rọ bát quái. Vợ chồng tôi bỏthuyền, bỏ rọ. Số tiền kiếm được dùng một thờigian rồi cũng hết. Vợ chồng tôi lại trở về hai bàntay trắng, lâm vào cảnh túng bấn như xưa. Vợtôi trầm tính hẳn, ít nói, cũng ít ra ngoài hơn. Mộtthời gian, tôm trên hồ bắt đầu hồi sinh. Ngườidân lại đóng thuyền, mua rọ nứa, đi đánh bắttôm. Huyện đã xây dựng làng tôi thành làngnghề truyền thống đan rọ tôm. Bằng nhiều hìnhthức quảng bá, tiếp thị, tìm đầu ra cho sản phẩmrọ tôm như tổ chức Hội chợ rọ, giới thiệu làngnghề và sản phẩm rọ trên các phương tiện thôngtin đại chúng, liên kết với thương lái xuất rọ ra thịtrường tỉnh bạn như Sơn La, Lai Châu, TuyênQuang… Chỉ một thời gian ngắn, giá rọ tôm tănglên vùn vụt, lúc đỉnh điểm lên đến sáu nghìnđồng một chiếc. Bản tôi kinh tế khá hẳn lên từnghề đan rọ. Nhiều người xây được nhà to hơncả nhà tôi nhờ nghề đan rọ tôm. Người ta đan rọgiàu lên, còn mình nghèo hèn khi nhà mình là tổnghề thì thật đáng xấu hổ với cụ, với pó, mé vàdân bản. Đau đáu ý nghĩ ấy, chẳng bàn gì thêm,tôi quyết định lên rừng lấy nứa, chẻ lạt, đan rọ.Thật bất ngờ, vợ tôi đã ngồi xuống, đan cùng.Tay lóng ngóng, vợ tôi cứ xỏ lạt vào, nan lại rơixuống, loay hoay cả ngày không đan được. Chợtnhớ đến cái khuôn rọ của mé cất trong hòmđược pó làm bằng gỗ tốt, các lỗ nan đều, sâu,chắc nên tôi lấy ra cho vợ. Vợ tôi cầm cái khuônđã mòn vẹt chỗ tay cầm do mồ hôi trên tay mémiết đi miết lại bao năm, cẩn thận cắm mười bachiếc nan xinh xinh, từ từ xỏ lạt… nhưng nan vẫnrơi. Loay hoay mãi, vợ tôi bỗng gục mặt, ôm lấycái khuôn rọ, bật khóc.

(1): Bố; (2): Mẹ

43VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Tuấn là một tay sát gái và cũng nổi tiếngbạc tình. Tuấn thường có vẻ mặt phớtđời, đắc chí khi khoác vai kiều nữ. Đôi

mắt ánh lên sự láu lỉnh và nụ cười phô trương.Chi là cô gái tỉnh lẻ có đôi mắt sáng, dáng

người cao, hơi gầy với mái tóc dài chấm lưng.Nước da cô trắng nhưng không trắng bóc nhưnhững cô gái Hà thành khiến cô không thựcsự nổi bật. Sinh ra trong một gia đình côngchức bậc trung, cha là cán bộ nghiên cứutrong công ty Z114, mẹ là giáo viên nên Chiđược chú ý rèn giũa từ bé. Cô không thíchnhững chuyện tào lao, lại càng không đồngtình với thói yêu đương nhăng nhít. Vì vậy,mặc dù đã học cùng đại học hai năm và ngồicạnh nhau nhưng cô không có chút ấn tượnggì về Tuấn, có chăng là ấn tượng về chỗ trống

bên cạnh bởi Tuấn nghỉ học rất nhiều. Chỉ đôikhi trong những buổi seminar, cô mới nhớ tớiTuấn vì không có người thảo luận. Tuấn kháthông minh hay như người ta nói là học hànhtài tử. Đôi khi những ý kiến của Tuấn khiến lớpngạc nhiên.

Mấy hôm nay Tuấn đi học đều hẳn.Gương mặt không còn vẻ phởn đời nhưtrước, thay vào đó là sự bình lặng… Nghe nóibà nội Tuấn ốm, cũng vì thế mà giá cổ phiếucủa Tuấn Gia Hưng giảm mạnh. Không biếtcó phải thế mà Tuấn buồn hay vì mấy bónghồng Tuấn thường cặp kè mất dạng. Thithoảng nhìn sang, Chi thấy Tuấn giờ kháchẳn, khuôn mặt trầm tư khiến Tuấn đĩnh đạchơn. Đôi môi không nhếch lên cười nhưtrước, đôi mắt không ánh lên tinh nghịch mà

44VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

YêuTruyện ngắn của PhONg NguyêN

Minh họa: HOÀNG VĂN ĐIỂM

bình thản. Bỗng nhiên Chi để ý tới Tuấn hơnvà có lẽ phụ nữ ai cũng thế, dễ yếu đuối, dễthương người. Tế nhị, cô dùng chiếc bút khẽchạm vào tay Tuấn, kéo Tuấn trở về với bàihọc để quên những chuyện buồn.

Tuấn rất ngạc nhiên. Chưa bao giờ anhđể ý tới vẻ ngoài của Chi mặc dù khá ấntượng về cá tính và học lực của cô. Trong lớp,bao giờ Chi cũng đứng đầu lớp nhận họcbổng. Tính cô thẳng thắn, cương nghị, khôngyểu điệu, làm dáng như những cô gái Tuấnquen. Có lẽ vì thế anh thấy cô thật khác lạnhưng không để ý nhiều. Chi đang chú ý vàobài giảng, đôi mắt nhìn thẳng, to tròn. Thithoảng Chi cúi xuống viết, mái tóc dài chạmnhẹ vào tay Tuấn, rơi xuống che khuất bờ vainhỏ gầy, vành tai với chiếc khuyên đính hạt sanhỏ và đôi má khẽ phớt hồng. Bấy giờ Tuấnmới nhận ra Chi thật đẹp. Nhìn nghiêng,khuôn mặt cô thật thanh tú với chiếc mũithẳng, cao. Đôi môi nhỏ nhắn, hồng nhẹ tựnhiên trên nền da trắng không son phấn. Chicó chiếc cổ cao, đầy kiêu hãnh và mạnh mẽ.Tự nhiên Tuấn thấy bình an, thấy mình nhỏ bévà muốn được cô che chở.

Tuấn đi học nhiều hơn, chú tâm tham giavào các hoạt động của lớp. Cuối kì một nămthứ ba, dựa vào kết quả học tập, cả lớp sẽđược phân thành hai nhóm đi thực tế tại SaPa và làng cổ Bắc Ninh. Nhờ có điểm số caotrong môn Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Chivà Tuấn đều được đi Sa Pa. Tuấn nhanh nhẹnthu dọn quần áo, bắt taxi sang tập thể đónChi. Tình bạn của hai người giờ đây đã thựcsự gắn bó.

Chuyến tàu đêm đưa cả đoàn đến thànhphố Lào Cai, từ đó theo xe khách, cả đoànđến Sa Pa. Con đường dài, ngoằn ngoèo vàngày càng lên cao dần lùi lại, mở ra trước mắtmột thị trấn nhỏ chìm trong sương. Xa xa lànhà thờ đá với những bậc thềm khá lớn mờảo. Sa Pa là một khu nghỉ mát có từ thời Phápthuộc mang lại cho người ta nhiều ấn tượngvề một thành phố cổ kính. Đối với đoàn sinhviên từ Hà Nội lên, Sa Pa thật đẹp, trong lànhvà kì ảo.

Sau khi sắp xếp chỗ ăn nghỉ, cả đoàn cómột buổi chiều và tối thảnh thơi trước khi bắttay vào việc. Hết một buổi chiều nằm dài vìmệt mỏi đường xa, món canh dân tộc ấm nóngmà gia chủ nhiệt tình tiếp đãi giúp cả đoàn lại

sức và háo hức đi xem chợ tình như đượcnghe trong "Vợ chồng A Phủ". Tuấn quấn quýtbên Chi, dường như thấy mình có trách nhiệmphải bảo vệ, che chở Chi ở cái nơi xa lạ này.Phiên chợ không như mọi người tưởng tượng.Hôm nay không phải ngày của phiên chợ tìnhấy, chỉ là một buổi bán hàng bình thường vàhọ bán hầu hết là quần áo kỉ niệm, đồ lưu niệmnhư ở các khu du lịch khác. Có chăng thêmmột số hàng bán thuốc chữa bệnh, thuốc bổdân tộc từ củ, cây rừng và thêm một số hàngbán đồ trang sức vòng, lắc bạc.

Chi cúi xuống một sạp hàng, chọn đượcmột chiếc vòng bạc xinh xắn nhưng khá nhỏso với tay cô. Chị bán hàng và Tuấn đều ngạcnhiên, cô mỉm cười "Để dành cho em bé mainày của em". Tuấn ngượng nghịu, không biếtvì sao tai đỏ ửng, lúng túng giả quay đi. Chivô tư không nghĩ câu nói của mình có ẩn ý gìdành cho Tuấn nhưng Tuấn thì khác, chẳngbiết sao từ phút ấy, Tuấn khao khát có đượctình yêu của Chi, trở thành một phần trong Chivà anh thoáng thấy ghen với người đàn ôngtưởng tượng sẽ là chồng Chi suốt cuộc đờinếu không phải là anh. Chị bán hàng hình nhưkhá tinh ý và còn biết xem tướng số nữa. Vừagói đồ chị vừa cười mỉm bảo "Cuộc đời em rồisẽ trắc trở đấy nhưng cuối cùng em sẽ tìmđược hạnh phúc". Chi cười, cô không nghĩnhiều bởi cuộc đời do chính cô chọn lựa. Từtrước đến nay vẫn thế, cô là người tự quyếtđịnh và đề ra những bước đi cho cuộc đờimình. Đơn giản cô chỉ nghĩ không ai có thểkhiến cô đi lệch bước, sống khác với nhữngkế hoạch của mình.

Sáng hôm sau, sau khi họp với lãnh đạohuyện, cả đoàn cùng xuống trường dân tộcnội trú. Chi rất vui vì cô vốn thích trẻ em. Ởtrường này, ngoại trừ thứ hai phải mặc đồngphục để chào cờ, những ngày khác học sinhđược mặc quần áo dân tộc mình. Cả trườngđang trong giờ học, đoàn được tự do đi lạithăm quan, vào cả lớp để xem các em họctập. Những em nam trong bộ quần áo dân tộcmàu chàm, nhìn như không đủ ấm mà vẫnđọc bài thật to và dõng dạc. Giờ ra chơi,những em nữ trong bộ quần áo dân tộc mìnhthật đẹp. Em dân tộc Dao với chiếc mũ đỏ rấtđặc trưng, chiếc áo chéo vạt trang trí bằng chỉlen xanh, len đỏ thật bắt mắt. Những em dântộc Mông có chiếc mũ thoạt nhìn tưởng rất

45VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

nặng, áo tay lửng với chiếc cổ trông như củalính thủy quân. Đặc biệt nhất là chiếc váy xòerộng với nhiều màu sắc, hoa văn cầu kì, chânquấn xà cạp, đi những đôi dép xanh, hồngxinh xinh. Dường như đã biết trước có đoànđến thăm nên các em ăn mặc thật đẹp, duychỉ có sự ngây thơ là không thay đổi. Sau mộtlúc rụt rè chưa quen, các em đã rủ cả đoàntham gia vào những trò chơi của mình. Chiđược mời chơi ô ăn quan. Giải thưởng là mộtchiếc mũ mèo cho người thắng cuộc. Trò nàythì Chi chơi giỏi lắm, ngày bé cô thường chơicùng mẹ. Tuấn bị kéo đi chơi con quay. Nhìnanh lúng túng không biết quấn dây chứ đừngnói quay con quay, bọn trẻ ồ lên cười và kếtquả, Tuấn phải công kênh lên vai cậu bé lớp7B vốn là vô địch của trường. Chi cố khôngcười để Tuấn khỏi mắc cỡ mà không được.Trong ánh nắng chan hòa, chiếc mũ mèo vànụ cười rạng rỡ, thích thú như trẻ nhỏ đượcnhận quà ấy như càng tôn lên khuôn mặt đẹptự nhiên của Chi khiến Tuấn xao động! Phảirồi, đã là lần thứ hai kể từ khi lên đây Tuấnthấy bối rối trước Chi.

Trước đây, Tuấn không hề nghĩ là mìnhyêu Chi. Chẳng qua chỉ cần cô như người anủi. Và lại Tuấn cũng tò mò khi thấy Chi quákhác với những cô gái mình từng biết, vì thếmà hay nói chuyện và trở nên thân hơn.

Chi không nghĩ nhiều về Tuấn. Cô dễ mởlòng với mọi người nhưng yêu Tuấn - mộtcông tử đại gia - thì Chi chưa hề nghĩ tới. Kếhoạch cuộc đời Chi là sau khi tốt nghiệp sẽ thilàm giảng viên tại trường cao đẳng ở nhà, lấymột người chồng tử tế và sống một cuộc đờibình lặng. Với Tuấn, cô chỉ coi như bạn. Giađình Tuấn hình như đã khá hơn, thậm chí tổngtài sản còn tăng lên gấp nhiều lần. Đó chỉ làmột phép thử mà bà nội Tuấn dùng để dạy dỗcác con và các đại cổ đông. Nhưng cũng maynhờ có thế, Tuấn nhận ra nhiều giá trị hơn ởcuộc sống. Chi thì không quan tâm đến nhiềuđiều như thế. Sau cơn biến động, cô thấyTuấn hình như hạnh phúc hơn và sống cũngchân thành hơn. Cô mở lòng bởi nghĩ khi đó,đấy là điều tốt cho Tuấn.

*Cái lạnh ở Sa Pa khiến nhiều người phải

xuýt xoa. Hôm nay, cả đoàn việt dã đến khudu lịch sinh thái bản làng cách thị trấn hơn haimươi ki lô mét. Con đường đi quanh co, uốn

lượn, có khi trũng xuống tận chân đồi, khi lạivượt qua các ruộng bậc thang để leo tới đỉnh.Nối tiếp, nối tiếp dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.Chi cũng chẳng biết gọi đây là đồi hay núinữa. Có lẽ nhìn từ dưới mặt biển lên, đây làdãy núi cao trập trùng nhưng ở trên chính độcao của nó, cô thấy đó là các đồi cao, thấp nốitiếp nhau. Đôi khi, đoàn vượt qua những khesuối lớn. Thầy hướng dẫn nói đó là Suối Hoa.Đang là mùa nước cạn, đoàn có thể đi bằngchiếc cầu treo gỗ nho nhỏ hoặc đi hẳn xuốngsuối để vượt qua. Chi xách dép, để đôi chântrần của mình xuống từng phiến đá lớn bướcsang bờ, cảm nhận cái mát lạnh của gió,nước và đá. Nhìn từ trên cao và xa, dòng suốitrông thật nhỏ, chỉ như một dải lụa mềm vắtngang núi rừng ấy thế mà không phải, conSuối Hoa thật rộng. Chi không mệt, cô chỉ thắcmắc sao đây lại gọi là Suối Hoa. Thầy hướngdẫn cười, chỉ tay ra xa dọc theo khe suối.Theo tay chỉ của thầy, Chi ngước mắt nhìn ra.Đúng là suối hoa thật! Hàng trăm ngàn phiếnđá lớn nhỏ, trắng tinh soi mình dưới ánh nắngmặt trời trông như một rừng hoa khoe nở.Cảnh thật lộng lẫy khiến các bạn ai cũngmuốn chụp hình. Tuấn đứng gần bên Chi, taychạm vào vai cô trong bức hình kỉ niệm ấy.

Đã gần vào đến bản, cả đoàn ngồi nghỉgiữa rừng tre nứa. Ngắm nhìn ngọn tre thẳngtắp, cao vút, Chi thấy lòng mình nhẹ nhõm.Nghe tiếng lá tre xào xạc, tiếng các bạn cườiđùa, Chi muốn ghi nhớ hết những khoảnhkhắc của thời sinh viên tươi đẹp. Buổi tổi, cảđoàn nghỉ chân trong một gia đình ở bản. Đâylà nhà bạn của thầy hướng dẫn. Chi cùngmấy người bạn xay ngô nấu mèn mén. Cáicối xay bằng đá, to hơn cả cái thùng phuy sắtđựng nhựa đường khiến cả bọn ì ạch mãimới quay được. Nó làm Chi chạnh lòng nhớđến thân phận Mị của Tô Hoài. Tuấn thoángnhìn Chi, tinh ý chạy vào thế chỗ rồi bảo Chira nhóm lửa trên cái bếp lớn giữa nhà. Ánhlửa nhảy múa, cốc trà nóng sau bữa cơm dândã xua đi hơi lạnh. Món mèn mén cả đội làmkhi nãy gọi là thử cho biết thôi chứ đời sốngcủa đồng bào ở đây, nhờ có du lịch sinh tháiđã khá hơn nhiều rồi. Con cái thì được đi họcở trường dân tộc huyện, đồng bào thì có thểbán sản vật để nâng cao kinh tế. Điện chưavề đến bản nhưng có nhà đã có ti vi xem, điệnthắp sáng chạy bằng ắc quy… Cả đoàn vuivẻ ngồi nghe thầy hướng dẫn và chủ nhà kể

46VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

chuyện thời đi học. "Kỉ niệm thật đẹp. Đúnglà ai cũng từng có thời học sinh tinh nghịchnhỉ!" - Tuấn nói nhỏ vào tai Chi. Cô mỉm cườinghĩ mình cũng đang có những kỉ niệm đẹp.Một thoáng, bỗng Chi bối rối. Chưa bao giờTuấn gần cô đến thế. Hơi thở ấm nồng phảvào má, lan xuống cổ làm người Chi như têcứng. Tuấn điển trai. Đúng! Nhưng đó cũnglà một công tử hào hoa từng thay người yêunhư thay áo. Chi không cho phép mình cótình yêu với Tuấn - điều đó trái với kế hoạchcuộc đời của Chi. Khẽ kiếm cớ ve vuốt chúmèo mun đang nằm cạnh bếp lửa, Chi ngồixa Tuấn rồi đứng lên đi ra ngoài. Cô muốn hítthở khí trời và lấy lại sự bình yên cho nhịp timđang vô tình hỗn loạn. Chỉ không ngờ Tuấncũng theo ra, dựa lưng vào chiếc cột đầuvách, cất tiếng nói khiến cô giật mình. "Saolại ra ngoài này? Chi tránh mặt mình à?". Chibối rối. Thực sự cô không nghĩ Tuấn sẽ hỏinhư vậy. Trả lời hay không trả lời, cô cũng sẽphải đối mặt chuyện tình cảm với Tuấn. Điềuđó sẽ làm mất đi tình bạn tốt đẹp hai ngườiđang có với nhau. Chi đủ thông minh để biếtrằng từ tình bạn đến tình yêu là điều có thểnhưng từ tình yêu đến tình bạn thì không baogiờ. Con trai rất sĩ diện và cứng đầu, họ sẽkhông bao giờ chấp nhận tình bạn từ ngườihọ yêu. Với họ, hoặc là có tất cả, hoặc làkhông có gì! "Không", Chi gượng cười lắcđầu rồi trở bước đi vào. Tuấn đứng lại mộtmình. Anh cũng chưa thực sự nghĩ mình sẽtỏ tình với Chi, chỉ là ngay lúc ấy, anh cảmthấy việc cô ra ngoài như liên quan tới mình.Làn gió thu nhè nhẹ mơn man khiến Tuấn bấtgiác cảm thấy như mấy ngọn tóc Chi nhè nhẹvờn trên má khi anh ghé thật sát vào tai cô.Ngay khi ấy, anh muốn thì thầm hơn bao giờhết câu "Anh yêu em"!

Đêm ở miền sơn cước trôi qua thật bìnhlặng, chỉ có Tuấn là không thể ngủ được. Tuấnnhư chưa bao giờ được yêu như thế. Mà thậtsự anh đâu đã yêu. Với những cô gái trước,chỉ là chiếm hữu và đắc thắng như thể ngườita mua được một vật trang trí đẹp mà thôi.Tuấn khao khát hơn bao giờ hết được ủ mìnhtrong làn tóc ấy. Được kề thật gần, hít cho đầylồng ngực hương thơm từ làn da trắng, chiếccổ cao thanh tú của Chi. Được nắm thật chặtđôi bàn tay nhỏ nhắn của Chi, đưa Chi đitrong những siêu thị cao ốc…

Năm ngày thực tập trôi qua thật nhanh.Những ngày sau Chi đã lấy lại được sự bìnhyên thủa trước. Buổi tối cuối cùng ở Sa Pa,cả đoàn đi uống cà phê trong một quán núiđộc đáo. Quán chia thành rất nhiều gian, lêncao dần qua những con đường hẹp, hai bêncó lan can tre vững chãi. Quán có tên QuánNúi nên hình như cũng lên cao đến đỉnh núimới thôi. Cả đoàn ngồi ở gian giữa - gian đủlớn cho cả đoàn hơn hai chục người và khôngquá cao để phải leo mệt, không quá thấp đểvẫn có thể ngắm Sa Pa về đêm. Dường nhưlà đêm cuối cùng, ngày mai xa Sa Pa rồi nênlòng ai cũng chùng xuống. Tiếng ghi - ta bậpbùng, giọng hát cao của Thế - Bí thư - khiếncả đoàn càng ít nói. Mọi người ngồi nghe Giấcmơ Chapi, lắng lòng mình trong một khoảngkhông gian nào đó. Tuấn vẫn ngồi cạnh Chinhư bao hôm nay vẫn thế. Trong cái se lạnhcủa khí thu miền núi, Chi khoác thêm chiếc áolen mỏng màu xanh. Điều đó càng làm Chi trởnên nhỏ bé, yếu đuối, đáng yêu hơn và Tuấncàng thêm xao động. Tuấn biết hơn hết tìnhcảm của mình và hình như các bạn cũng hiểu,vì thế lúc trở về, ai cũng tìm cách lảng đi đâuhết, chỉ để lại hai người với nhau. Mới hơnchín giờ, Chi và Tuấn tản bước về khu nghỉ.Đã là buổi cuối ở đây, cô muốn ngắm nhìn thậtkĩ cái thị trấn xinh đẹp nên thơ ấy. Tuấn thìkhông như thế. Anh chỉ nhìn thấy có Chi vàmuốn đi thật chậm để được ở bên cô lâu hơn.Gió mặt hồ làm Chi lạnh. Cô kéo lại chiếc áolen, buông tóc xuống vai cho thêm ấm. Tuấncởi chiếc áo khoác gió của mình khoác choChi, trong giây phút ấy, tất cả đất trời nhưngừng lại. Lấy hết can đảm, anh đưa tay nângnhẹ mái tóc Chi ra khỏi áo rồi nhìn sâu vào đôimắt Chi thì thầm "Anh yêu em!”

Chi thực sự bối rối. Cô chưa bao giờ ngheđược lời tỏ tình chân thành đến thế. Dù đãsắp trước cho mình ngàn cách để từ chốiTuấn, cô vẫn không thể thốt nên lời. Mãi đếnkhi đôi tay ấm nóng của Tuấn đã vòng qua ômkhít cô, ngực cô và Tuấn không còn khoảngcách và hơi thở ấm nóng, làn môi run rẩy củaTuấn lướt trên môi cô, đặt vào đó một nụ hônda diết, cô mới giật mình choàng tỉnh. Cô đẩyTuấn ra nhưng không thể thắng được đôi bàntay săn chắc, ôm cô đủ chặt để thấy được sựchân thành. Tuấn lại hôn cô lần nữa. Lần này,nụ hôn sâu hơn và càng da diết hơn. Dường

47VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

như trong đó là tất cả những khao khát củaanh, tình yêu của anh, sự trân trọng của anhdành cho Chi. Chi bị kéo đi trong dòng cảmxúc của Tuấn. Lần đầu tiên trong đời cô làmđiều không có trong kế hoạch.

*Tình yêu của họ là đẹp, là đẹp.Tuấn rất yêu Chi, nhưng dần dần, Tuấn

không còn thích đến trường như xưa nữa.Thay vì đến và học cùng Chi, Tuấn muốn kéoChi đến những hoạt động của mình. Nào đimua sắm, đi ăn hàng, dự tiệc sinh nhật… anhđều muốn kéo Chi đi, khoác vai và cười đắcchí. Phải, những việc đó anh đã mơ đến khicòn ở Sa Pa. Phải chăng là thói quen mà conngười ta khó bỏ hay đó là điều mà khi chưacó anh khao khát có được để đến khi đã cóthì anh muốn chiếm hữu và tự đắc về nó? Chiđi ngược quy trình của Tuấn. Cô không đi muasắm, không đi dự tiệc như Tuấn mong muốn.Có lần tức giận, Tuấn đến đập cửa phòng Chiầm ĩ rồi mắng nhiếc, trách Chi không làm theomình. Rồi hai người chia tay... Chi vẫn thế, aikhông biết thì không thể nói cô đã trải quabiến động như thế nào. Cô vẫn đi học đều.Đầu vẫn ngẩng cao và chăm chú ghi bài. Đãvào kì cuối đại học, tất cả phải làm khóa luậnvà ai cũng bận bịu hơn. Chỉ có Tuấn là vẫnvậy. Bỏ học, bất cần đời, xa lánh Chi và hìnhnhư ghét tất cả mọi người. Tuấn chuyểnxuống dưới ngồi và chỉ mình anh biết đôi khianh nhìn Chi rất lâu, vẫn mái tóc ấy, vẫn dángngười thẳng với đôi vai nhỏ gầy.

Lớp đã nghỉ học chính khóa nhưng thỉnhthoảng Tuấn vẫn đến lớp. Ngồi ở dãy ghếcuối, hình dung ra Chi rồi thẫn thờ đi về. Giómùa thu lại đến. Mặt hồ Gươm se lạnh làmTuấn so mình. Tuấn chợt nhớ đến đôi vai nhỏcủa Chi ngày nào. Nhớ đến đôi mắt đầy ngỡngàng, thảng thốt khi anh nói lời yêu và đặtlên môi nụ hôn đầu tiên. Rồi cũng đôi mắt ấydần khép lại chấp nhận anh trong nụ hôn nồngnàn da diết. Anh không nhớ nổi vì sao mìnhchia tay Chi. Cô không cãi cọ, không to tiếngvới anh, chỉ là cô khẽ từ chối mà đầy cươngnghị trong những lần anh muốn đưa cô đichơi, ra mắt trong cái xã hội thượng lưu củaanh. Phải rồi, đã có lần anh say rượu, bị bạnbè khích bác về đập cửa và làm cô xấu mặt.Chi không nói gì, chỉ là từ ấy cô không nhìnanh nữa. Anh cũng không nói gì nữa và hai

người chia tay. Bất giác Tuấn ghim chặt taylên ngực. Bây giờ anh mới thấy mình mất mátnhững gì. Ích kỉ và trẻ con khiến anh mất cô.Tại sao anh lại muốn chiếm hữu thay vì trântrọng? Tại sao anh không thể bỏ được nhữngthói quen xấu của mình? Trong vòng dằn vặtvà rồi… Tuấn bước đến cửa phòng Chi lúcnào không hay.

Chi vừa kết thúc trang khóa luận cuốicùng. Cô mệt mỏi tắt máy tính và lên giườngnằm. Không ai biết cô đã phải cố gắng thế nàođể không gục ngã. Chi đã khóc rất nhiều vìTuấn. Khóa luận vẫn phải hoàn thành vì đó làsự mong chờ của gia đình cô, là tương lai màcô hoạch định trước. Chi không hiểu vì saoTuấn lại thay đổi như thế. Nhiều lúc cô phânvân không biết có phải do cô không làm theoý Tuấn mà giữ lập trường của mình nên Tuấnxa cô. Nhưng liệu nếu cô theo Tuấn thì mọi sựcó khác đi? Cô sẽ như các cô gái của Tuấn -biến thành một món đồ trang sức và tình yêuấy có lẽ sẽ lâu hơn một chút. Nhưng rồi sẽ thếnào? Cô không còn là cô nữa và liệu Tuấn cócòn yêu cô. Tuấn đã có biết bao người đẹpkhác, cô có là gì? Chỉ có cô là mất mát nhiềunhất. Cô không những mất Tuấn, cô còn mấtcả mình, mất cả tương lai mà cô đang cốgắng. Nhìn những trang khóa luận cuối cùng,cô không còn phân vân nữa. Cô biết mình đãlựa chọn đúng và có lẽ ngay từ đầu có lẽ côkhông nên yêu!

Chi chợp mắt, trong giấc ngủ mơ màng,cô nhớ lại phiên chợ ở Sa Pa. Chị bán hàngđã nói gì đó, cô không còn nhớ nữa… Cótiếng động trước cửa khiến Chi giật mình. Côchoàng tỉnh nhưng không nghe thấy gì. Chixoay người, chợp mắt mà không được.Thoảng xao xác có tiếng gió trong kẽ lá, Chinhớ lại tiếng rừng tre năm xưa, nhớ lại làn gióthu mặt hồ xao động… Chi không ngủ nữa.Cô mở cửa bước ra hiên. Tuấn đã đứng đấytự bao giờ. Chẳng hiểu sao lúc này Chi bìnhyên đến lạ. Cô không nói gì, chỉ kéo lại tấmkhăn choàng cho đỡ lạnh, ngẩng mặt hít lànkhí trong nhẹ và thở ra thật sâu như trút hếtưu phiền. Tuấn đến bên cô, vòng tay ôm lấycô từ phía sau, gục đầu vào mái tóc dịu nhẹcủa Chi. Đã lâu rồi anh không được làm nhưthế để lại thấy cảm giác bình yên như thủaban đầu. Ngoài kia, ánh bình minh đang lên!

48VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

VI HỒNG NHÂN

Lời Tày:

Khửn lồng tàu Lạng

Kheéc pây tàu slự tắng kheng rự ón?Tàu Hà - Lạng mì toa lường, toa đaiCần khai vẻ mì cằm xam cần slựCốc cà fê khảm cầu dường hom lai!

Hồng Hà, thả Cầu sláu dàu mừa péNhòm khảm vè thà Đuổng chứ cần sliNộc cháu bân khao chứ cần Quan họMèng thương tom mác chia mùa bjóc đang slì

Kheo kheo mạy keo, bạch đàn slung pò tắmVằn hội sli đền Bắc Lệ nào niệt “nì à”Mạy nghịu bươn Slam buốt bâư kheo ónKheéc dảo căn lồng tàu pây hội nhằm sli

Thâng búng di tích mửa lằm tàng dan màoUn ứt pàn Kai Kinh, tha mác na đăm nhémXình xịch xình xịch tàu chuốn pò pjòi laiTói nả rủng roàng thèng phố ón pi piên chái…

Pây tàng nhựa quằng qoèo lai thập eécMì lai cần pây xe fiến bặng tò chengPây tàng lếch lai dàu củng hăn thâng khoáiNá hăn nầư mầu lồng ga vận hăn rèng

Bươn ất nhì pày khửn lồng tàu LạngFúng fáng thồng văn, pò sử, búng điếp slươngXình xịch mà đâng slim tèo chứNgòi tu kiếng pạng vè “cao tôc” khay chang…

Dịch:

Ngược xuôi tàu Lạng

Quý khách đi ghế mềm hay ghế cứng?Tàu Hà - Lạng có toa máy lạnh, toa thườngCô nhân viên mời chào người mua véLy cà phê qua cầu thoảng đưa hương…

Hồng Hà xuôi, lơ thơ sông Cầu chảyNhìn bên kia sông Đuống nhớ thi nhânĐàn cò trắng nhớ người Quan họOng lạc rừng hoa vải đang mùa

Thẳng tắp bạch đàn, keo mướt xanh đồi thấpHội sli đền Bắc Lệ náo nức nì àDu khách gọi nhau xuống tàu đi hộiMộc miên tần ngần lưu luyến tháng Ba

Miền di tích một thời ngả đường khiếp sợ*Kai Kinh trùng trùng lay láy mắt rừng naXình xịch xình xịch tàu anh qua núiThành phố trẻ biên cương Xứ Lạng hiện ra…

Đường nhựa quanh co nhiều cua gấpẦm ầm ngược xuôi tránh xe, tránh ngườiĐường sắt băng băng theo giờ đã địnhKhông say tàu, đến ga cuối vẫn cười tươi.

Tháng đôi lần ngược xuôi tàu LạngXốn xang cánh đồng văn, núi sử, miền nhớ,

miền thươngKý ức ùa về theo đường ray xình xịchCửa kính nhìn sang cao tốc đẹp cung đuờng…

* Tên cuốn sách của Nông Văn Côn, nhà sưu tầm,nghiên cứu Lịch sử - văn hóa Chi Lăng.

49VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Văn chương do các tác giả nữ sáng táclà một bộ phận quan trọng của văn họcviết. Trong những năm gần đây, với sự

khởi sắc của văn học nghệ thuật, đội ngũ tácgiả văn chương nữ của Lạng Sơn đã và đangngày càng phát triển, góp phần tích cực vàophong trào sáng tác và làm phong phú hơnđời sống văn hóa, văn nghệ của tỉnh.

Có thể coi những năm 60 của thế kỷ XX,là mốc khởi đầu cho sự hình thành và pháttriển của đội ngũ tác giả nữ của văn chươngLạng Sơn với sự xuất hiện các cây bút truyệnngắn Vy Thị Kim Bình, Đỗ Ngọc Mai… Tuy sốlượng ít nhưng lại là những cây bút tài năng,xuất sắc. Tác giả Vy Thị Kim Bình sau đó đãtrở thành nữ hội viên người dân tộc thiểu sốđầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam. Đỗ NgọcMai trở thành cây bút nữ chủ lực của văn đàn

Lạng Sơn suốt mấy chục năm qua. Trải quathời gian, lực lượng sáng tác văn chương nữcủa Lạng Sơn thường xuyên được bổ sungngày càng đông đảo hơn. Từ những cây búttrẻ nhiều triển vọng bước chân vào làng vănở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng như NguyễnHương Giang, Nguyễn Hoàng Thu Hương,Chu Thanh Hương… cho đến những tác giảbắt đầu cầm bút khi tuổi đã trung niên. Thờikỳ đầu, Lạng Sơn mới chỉ có tác giả nữ tronglĩnh vực thơ và một số thể loại của văn xuôinhư truyện ngắn, ký... Đến nay, đội ngũ tácgiả nữ của văn học xứ Lạng đã có mặt kháđầy đủ ở các lĩnh vực, hướng tới nhiều thểloại khác nhau. Ngoài thơ, truyện ngắn còn cótiểu thuyết, nghiên cứu, lý luận phê bình, dịchthuật… Số lượng cây bút nữ của Lạng Sơnđã được kết nạp vào Hội Văn học nghệ thuật

50VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

VÀI NÉT VỀ ĐỘI NGŨ TÁC GIẢ NỮCỦA VĂN CHƯƠNG XỨ LẠNG

Chu Quế NgâN

Hội viên nữ Hội VHNT tỉnh chụp cảnh lưu niệm tại Hội nghị tổng kết công tác VHNT năm 2019, triển khaiphương hướng nhiệm vụ năm 2020. Ảnh: Tư liệu

tỉnh khoảng trên 50 người thuộc nhiều độ tuổikhác nhau, chủ yếu là tác giả nghiệp dư. Đaphần sáng tác ở một thể loại nhất định, tuynhiên cũng có những tác giả rất “đa năng” vừalàm thơ, vừa viết văn như: Nguyễn BíchThuận, Hoàng Kim Dung, Đinh Thanh Huyền,Vi Thị Thu Đạm, Nguyễn Thị Hương Giang, LêThị Thuận, Nguyễn Thị Phượng… Hoặc vừasáng tác thơ, văn, vừa viết lý luận phê bìnhvăn học như Lộc Bích Kiệm, Đặng Thị Phin,Dương Lộc Vượng, Nguyễn Thị Quỳnh Nga.Có tác giả vừa viết tiểu thuyết, truyện dàinhiều tập, truyện ngắn như Chu ThanhHương. Một số sáng tác được bằng cả tiếngdân tộc (song ngữ) như Vi Thị Liên, HoàngKim Dung, Tô Thị Huyền, Vân Du (Lý ThịThảo)… Đa phần các tác giả đều đã định hìnhrõ nét phong cách, sở trường sáng tác. Họ đãsáng tạo nên nhiều tác phẩm được côngchúng đón nhận, giành nhiều giải thưởngtrong các cuộc thi và xét tặng giải thưởng vănhọc ở trung ương và địa phương. Đó là nhữngtín hiệu rất đáng mừng của đời sống văn họcnghệ thuật nói chung và văn chương nữ hiệnnay. Nhìn vào các cây bút nữ của xứ Lạng, cóthể thấy rõ sự trưởng thành, phát triển khôngngừng của lực lượng sáng tác. Đồng thời thấyđược diện mạo, nét riêng của văn chương nữnơi miền biên cương Tổ quốc.

Về văn xuôi: Có thể nói đây là lĩnh vực tậptrung nhiều tác giả nữ nhất với khoảng trên 20người. Trong tổng thể chung của tất cả cácloại hình văn học, văn xuôi của các cây bút nữLạng Sơn bộc lộ thế mạnh riêng cả về lượngvà chất. Ở lĩnh vực này, Lạng Sơn có hai tácgiả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam là Vy ThịKim Bình và Chu Thanh Hương. Đó đồng thờilà những gương mặt tiêu biểu đại diện cho haithế hệ cầm bút. Nữ nhà văn Vy Thị Kim Bìnhngười mở đầu của văn xuôi hiện đại LạngSơn đến nay vẫn xứng đáng là “cánh chimđầu đàn” trong đội ngũ tác giả nữ. Vừa đếnvới văn chương, bà đã có tác phẩm đượcđăng và nhận giải thưởng của tạp chí Vănnghệ Việt Bắc (năm 1962), tuần báo VănNghệ (năm 1968). Gần 60 năm qua, bà vẫncần mẫn, bền bỉ sáng tác. Đến nay bà đã chora đời 4 tác phẩm gồm 2 tập truyện ngắn, 1truyện ký, 1 tuyển tập văn. Bà đã hai lần nhậngiải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1970,

1985), hai lần được trao giải B - giải thưởngvăn học nghệ thuật Hoàng Văn Thụ (1995,2019), cùng nhiều giải thưởng trong các cuộcthi sáng tác văn học khác. Truyện của bà đậmchất tự sự và luôn toát lên vẻ đẹp bình dị củamiền đất, con người xứ Lạng. Bà là nữ tác giảdân tộc thiểu số tiêu biểu của Hội Nhà văn,Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu sốViệt Nam, có nhiều thành tựu trong sáng tácvề đề tài dân tộc, miền núi. Gần gũi với nhàvăn Vy Thị Kim Bình là nữ văn sĩ Đỗ NgọcMai. Bà cũng là người viết nhiều, viết sớm tậptrung sáng tác ở hai thể loại chính là truyệnngắn và ký. Văn của Đỗ Ngọc Mai sắc sảo,thể hiện sự am hiểu sâu sắc hiện thực, manghơi thở nóng hổi của cuộc sống từ những nămkháng chiến chống Mỹ cứu nước, qua thời kỳđổi mới đến nay. Tác phẩm của bà luôn tạođược ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.Bà đã hai lần nhận giải B, giải thưởng văn họcnghệ thuật Hoàng Văn Thụ cùng nhiều giảithưởng văn học khác của tỉnh.

Những năm 90 của thế kỷ XX, Lạng Sơncó thêm nhiều cây bút nữ trẻ chuyên viết truyệnngắn gây được sự chú ý của độc giả như VũThị Kim Chi (Trường Chi), Nguyễn Thị Hoa,Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Vi Thúy Yến (NgôPhúc Thúy), Bùi Kim Xuyến (Thùy Dương)…Họ đã đem đến cho văn chương xứ Lạng sắcmàu, hơi thở cuộc sống các miền quê khácnhau của xứ Lạng, đặc biệt là lớp trẻ đươngđại. Rất tiếc, do nhiều lý do, số lượng tác phẩmcủa họ dần ít đi, một số không xuất hiện trênvăn đàn Xứ Lạng nữa. Thời kỳ sau đó, các tácgiả nữ trẻ của Lạng Sơn xuất hiện ngày càngnhiều, họ viết đều và chắc tay, “có nghề” hơn.Vi Thị Thu Đạm viết được nhiều thể loại: truyệnngắn, ký, tản văn… Chị rất thành công khi viếtký sự kiện, chân dung nhân vật, những câutruyện phản ánh về đời sống của đồng bào cácdân tộc thiểu số Lạng Sơn. Chị được nhận giảithưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp cácHội Văn học nghệ thuật Việt Nam, hai lần nhậngiải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ (2009,2019), cùng nhiều giải cao ở các cuộc thi sángtác truyện, ký của tỉnh. Bên cạnh đó là nhữngtác giả đã định hình trong phong cách sáng tác,có tác phẩm xuất bản hoặc đăng đều trên tạpchí Văn nghệ Xứ Lạng: Nguyễn Thị Ngọc Bốn,Chu Diệu Quyên, Dương Ngọc Ánh, Lê Thúy

51VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Hạnh… Có những cây bút trẻ mới xuất hiệnnhưng cũng đã gây được sự chú ý của độc giảnhư Phong Nguyên (Trần Vân Anh). Đặc biệtlà nhà văn trẻ Chu Thanh Hương sinh năm1986, công tác tại Công an tỉnh. Chu ThanhHương tìm đến với văn chương từ tuổi nhiđồng và thành danh ở lứa tuổi hai mươi. Thờihọc sinh, sinh viên, chị hướng ngòi bút về lớptrẻ và đã có truyện dài nhiều tập được Nhàxuất bản Kim Đồng chọn in ấn. Đến nay, chịngày càng trưởng thành trong phong trào sángtác của lực lượng công an, chủ yếu viết về đềtài an ninh Tổ quốc. Có thể coi Chu ThanhHương là một “hiện tượng” của văn chươngXứ Lạng khi là tác giả nữ đầu tiên viết tiểuthuyết, tác giả trẻ nhất của Lạng Sơn được kếtnạp vào hội Nhà văn Việt Nam (33 tuổi). Tuycòn rất trẻ nhưng “gia tài” văn chương của ChuThanh Hương thật đáng nể. Chị là tác giả của3 cuốn tiểu thuyết dày dặn, 1 kịch bản phimtruyền hình dài 38 tập đã phát sóng của Đàitruyền hình Việt Nam, 5 truyện dài (có truyệndài 4 tập), 1 tập truyện ngắn... Chị đã đượcnhiều giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi viếttruyện ngắn, tiểu thuyết và sáng tác văn học,được Hội Nhà văn Việt Nam kết nạp năm 2019.Với tài năng và sức sáng tạo của mình, tin chắcrằng Chu Thanh Hương sẽ còn tiến xa trên conđường văn chương đã chọn. Có thể thấy, độingũ văn xuôi của Lạng Sơn đã hình thành khávững chắc với nhiều tác giả tên tuổi, triển vọngở các độ tuổi khác nhau.

Thơ: Tác giả chuyên ngành thơ của HộiVăn học Nghệ thuật tỉnh có số lượng tươngđương số lượng tác giả văn xuôi, nhưng sốcây bút thơ nữ khá đông vì nhiều tác giả vănxuôi cũng vươn sang lĩnh vực này. Trong độingũ tác giả thơ, Vũ Kiều Oanh, NguyễnHương Giang là những cây bút xuất hiện từlứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Vũ Kiều Oanhcó thơ đăng báo Thiếu niên tiền phong từnăm 12 tuổi và đã đạt nhiều giải thưởng củacác cuộc thi viết dành cho thiếu nhi do báonày tổ chức. Ở độ tuổi thiếu niên, năng khiếuthơ của chị tiếp tục được khẳng định khi liêntiếp đạt hai Giải B về thơ và văn xuôi của báoThiếu niên tiền phong; Giải A thơ trong cuộcthi viết về đề tài lâm nghiệp do Bộ Lâmnghiệp tổ chức khi 15 tuổi. Vào những năm90 của thế kỷ XX, Vũ Kiều Oanh, Đinh ThanhHuyền là những gương mặt thơ nữ tiêu biểu

của xứ Lạng với nhiều tác phẩm được chọnđăng trong các tuyển tập thơ, báo, tạp chí ởtrung ương. Đó cũng là các cây bút nữ cómặt ở ngay lần trao giải thưởng văn họcnghệ thuật Hoàng Văn Thụ lần thứ nhất củatỉnh (năm 1995). Đinh Thanh Huyền giải A,Vũ Kiều Oanh giải B. Họ là những cây bút nữviết rất hay về tình yêu. Đến nay, mỗi ngườiđều đã có 4 tập thơ in riêng. Vũ Kiều Oanhcòn là cây bút viết thơ thiếu nhi xuất sắc củatỉnh. Các tác giả thơ nữ của Lạng Sơn, mỗingười một giọng điệu, một dáng vẻ: thơ VũKiều Oanh rung cảm và lắng đọng, khả năngdiễn đạt bằng ngôn ngữ hình tượng rất tàihoa, linh hoạt; Đinh Thanh Huyền tinh tế,nhạy cảm và giàu nội tâm; Đặng Thị Phintrầm lắng, có chiều sâu cảm xúc; Lê ThịThuận mộc mạc, dịu dàng, bay bổng. ThơHoàng Kim Dung, Lộc Bích Kiệm, Vi Thị ThuĐạm, Vân Du… mang vẻ đẹp lấp lánh củasắc màu văn hóa dân tộc. Thơ của các tácgiả ở độ tuổi trung niên, cao tuổi: Vi Thị Liên,Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Thị Minh,Nguyễn Thị Bích Thuận… mang dấu ấn thờiđại sâu sắc. Bên cạnh những bài thơ mangcảm hứng lớn lao về tình yêu quê hương đấtnước, lòng tự hào truyền thống lịch sử, bảnsắc văn hóa dân tộc, các nhà thơ nữ đã thểhiện được thế giới nội tâm phong phú củaphụ nữ bằng những bài thơ chứa chan cảmxúc viết về tình cảm gia đình, tình yêu lứađôi... Một số bài thơ của Vũ Kiều Oanh, LộcBích Kiệm, Vi Thị Thu Đạm, Vân Du… đãđược các nhạc sĩ trong và ngoài tỉnh phổnhạc. Nhiều tác giả được kết nạp vào HộiVăn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số ViệtNam. Thông qua hoạt động sáng tạo tácphẩm, các tác giả thơ nữ đã góp phần quantrọng vào sự phát triển của thi ca Xứ Lạng.

Lý luận phê bình: đây là lĩnh vực khá mớimẻ của văn học Lạng Sơn. So với thơ và vănxuôi thì lý luận phê bình của Lạng Sơn cóxuất phát điểm muộn hơn, số tác giả cũng íthơn. Thời kỳ đầu, chỉ có một số cây bút namvừa sáng tác, vừa viết lý luận phê bình. Sauđó có một số tác giả chuyên về thể loại nàynhư Nguyễn Duy Chước, Hoàng Văn An,Nguyễn Duy Bắc, Nguyễn Quang Huynh...Chi hội Nghiên cứu lý luận phê bình của HộiVăn học Nghệ thuật tỉnh được thành lập, sốhội viên nữ được kết nạp và sinh hoạt trong

52VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

chi hội hiện nay là 10 người.Trong số này, có những tác giảlà thạc sĩ, cử nhân văn chươngnhư Bế Kim Linh, Dương LộcVượng, Lộc Bích Kiệm, HoàngKim Vân, Lâm Mai Anh, NguyễnThanh Huyền… Một số cóchuyên môn về lịch sử, văn hóanhư Lý Dương Liễu, Chu QuếNgân, Vi Thị Quỳnh Ngọc… Tácgiả đã được kết nạp vào HộiNhà văn Việt Nam là Lộc BíchKiệm (năm 2017). Chị xuất thântừ nhà giáo. Sinh ra, lớn lên trênmảnh đất quê hương Xứ Lạng,Lộc Bích Kiệm đến với chuyênngành lý luận phê bình từ niềmsay mê văn hóa dân tộc và kiếnthức lý luận văn học được đàotạo bài bản dưới mái trường sưphạm. Đến nay, chị đã có 4 tậpsách lý luận phê bình văn học,nghiên cứu văn nghệ dân gian inriêng và nhiều tập in chungkhác. Tác phẩm của chị là sựtìm kiếm, khám phá, phát hiệncái hay, cái đẹp của vănchương, văn hóa truyền thốngXứ Lạng nên rất giàu tính tư liệu.Không gói gọn việc nghiên cứutác giả, tác phẩm, văn nghệ dângian Xứ Lạng, chị còn mởhướng nghiên cứu rộng hơn vềvăn học các dân tộc thiểu số vàmiền núi. Tác phẩm “Văn họccác dân tộc thiểu số - một bộphận đặc thù của văn học ViệtNam” của Lộc Bích Kiệm đượcnhận giải thưởng của Hội Vănhọc nghệ thuật các dân tộc thiểusố Việt Nam và Hội đồng Lýluận, phê bình văn học, nghệthuật trung ương đánh giá cao.Chị đã có nhiều bài viết lý luậnphê bình chất lượng đăng trênbáo Văn nghệ; tạp chí Diễn đànvăn nghệ Việt Nam, Văn hóa cácdân tộc và tạp chí văn nghệ củacác tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn,Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang...

53VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

Hội viên Chi hội Thơ và đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại ngày Thơ ViệtNam lần thứ XVII. Ảnh: TIẾN THẮNG

Các tác giả nữ khác tỏa hướng nghiên cứu theo lĩnh vựcchuyên môn và sở trường của mình. Bế Kim Linh, DươngLộc Vượng, Hoàng Kim Vân, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Vi ThịQuỳnh Ngọc... đi sâu nghiên cứu tác giả, tác phẩm tiêu biểucủa Lạng Sơn. Lý Dương Liễu dành nhiều tâm huyết choviệc nghiên cứu về văn hóa truyền thống của dân tộc Dao,Chu Quế Ngân tập trung nghiên cứu văn hóa, văn học thờikỳ cổ - Trung đại; Lâm Mai Anh, Nguyễn Thanh Huyềnnghiên cứu về văn học nhà trường... Nhìn chung, các bàiviết của các tác giả nữ đã thể hiện năng lực cảm thụ vănhọc tinh tế, sâu sắc; khả năng nghiên cứu văn nghệ dân gianchuyên nghiệp. Một số bài viết về văn học cổ tích hợp nhiềukiến thức về lịch sử, văn hóa, có dung lượng thông tin phongphú. Qua đó góp phần quan trọng trong việc đánh giá tácgiả, tác phẩm, nhận diện bản sắc văn hóa truyền thống; địnhhướng dư luận và động viên, khích lệ phong trào sáng tác.Trong số đó đã có tác giả được trao giải thưởng văn họcnghệ thuật Hoàng Văn Thụ của tỉnh (Theo dấu người xưa -Chu Quế Ngân, năm 2019).

Có thể thấy, đội ngũ tác giả nữ của Lạng Sơn đã quy tụđược nhiều cây bút có năng lực văn chương sinh sống vàlàm việc trên địa bàn tỉnh. Bằng nỗ lực cá nhân và thôngqua phong trào hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh,họ đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị cao về nộidung tư tưởng và nghệ thuật. Trong đó nhiều tác phẩm cóchất lượng ngang bằng với tác giả nữ ở khu vực miền núiphía Bắc và cả nước, được độc giả trong và ngoài tỉnh biếtđến. Cần mẫn, khiêm nhường và lặng lẽ, họ đã và đang gópphần làm cho vườn hoa văn học, nghệ thuật của Xứ Lạngngày càng thêm hương sắc./.

Vy Thị Kim Bình là một nữ nhà văn dân tộcthiểu số đầu tiên viết văn xuôi ở Việt Nam,cánh chim đầu đàn của làng văn nữ các

dân tộc thiểu số Việt Nam. Với các sáng tác đadạng được in riêng và in ở các báo, tạp chíTrung ương và địa phương, đến nay bà đã đạtrất nhiều giải thưởng: giải thưởng của Tạp chíVăn nghệ Việt Bắc, (1962); giải thưởng Báo Vănnghệ, (1968); giải thưởng Hội Nhà văn ViệtNam, (1970); giải thưởng Văn học Nghệ thuậtHoàng Văn Thụ lần thứ I, (1995) do UBND tỉnhtrao tặng...

Truyện ký “Theo con đường gập ghềnh”của nhà văn Vy Thị Kim Bình được Hội VHNTLạng Sơn phối hợp với Nhà xuất bản Văn hóaDân tộc ấn hành năm 2018, vừa đạt giải B giảithưởng văn học nghệ thuật Hoàng Văn Thụ lầnthứ V, 2019 do UBND tỉnh Lạng Sơn trao tặng.Nội dung tác phẩm tái hiện cuộc chạy giặc Phápcủa một gia đình nơi miền biên ải, từ góc nhìncủa nhân vật “tôi”, một cô bé 6 tuổi về cuộc sốngtản cư từ năm 1947 cho đến ngày hòa bình lậplại trên miền Bắc năm 1954, một giai đoạn xảyra nhiều biến động trong lịch sử đấu tranh bảovệ Tổ quốc của dân tộc.

Tác phẩm có kết cấu gồm 7 chương: 1.Đêm đông giá rét - 2. Tình người - 3. Nơi trúchân đầu tiên - 4. Thương các anh bộ đội Cụ Hồ- 5. Bản Đú, nơi ở mới - 6. Ngôi làng Pá Phiêngtrong trái tim bố tôi - 7. Làng Bản Trang, quêhương thứ 2 của bố tôi. Mỗi chương như mộttrang lịch sử vừa khái quát, vừa cụ thể, chânthực về đời sống, sinh hoạt, học tập, chiến đấucủa cả cộng đồng những năm tháng chiếntranh, loạn lạc. Trong tổng thể bức tranh đó, nổibật và xuyên suốt tác phẩm là tình người, tìnhcảm gia đình, tình quân dân, tình yêu nam nữ,tình yêu Tổ quốc, đất nước…

Trong quãng thời gian gần 10 năm, gia đìnhcô bé Bình đã trải qua rất nhiều biến cố, nhữnglần đi sơ tán, vất vả, thiếu thốn, khó khăn và

cũng không ít hiểm nguy rình rập, nhưng tìnhyêu thương đã giúp gia đình ấy vượt qua tất cả.Mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên tronggia đình được thể hiện trong cảnh chạy loạn,cảnh sinh hoạt nơi sơ tán với những âm thanh,hình ảnh cụ thể, chi tiết. Hầu hết những lần sơtán đều xảy ra vào thời điểm buổi tối mùa đônggiá rét, với những tiếng kẻng thôi thúc, dồn dập,những hành động gấp gáp thu dọn chăn màn,quần áo… Hình ảnh con đường rừng trong đêmtối vòng vèo, lên dốc, xuống dốc, chiếc đèn bãolăn lông lốc xuống khe; hình ảnh đoàn ngườidân phố Na Sầm nằm ngủ la liệt trên bãi cỏ;cảnh nấu cơm, ăn cơm trên đường chạy giặc;những cô bé, cậu bé đang tuổi cắp sách đếntrường mặc dù được ăn cơm no nhưng ngườicứ lả dần vì mệt, các ngón chân tóe máu… đã

54VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

“THeo CoN đƯờNG Gập GHềNH”Của NHà VăN VY THị KIM BìNH

hOàNg Thị KIM VâN

Tình người trong truyện ký

tái hiện bầu không khí khẩn trương, đầy hối hả,lo lắng, rất đặc trưng của chiến tranh, loạn lạc.Tuy nhiên, trong cảnh loạn lạc ấy vẫn sáng lênbức tranh về một gia đình ấm áp, yêu thương.Đó là hình ảnh người cha hiền lành, tốt bụng, ítnói mà hết lòng chăm sóc vợ con thông qua cáchành động (lấy củi, nấu cơm, bắt cá, gồng gánhđồ đạc, con cái, chặt cây làm nhà, đào hầmtránh máy bay, làm quầy bán hàng cho vợ con…); hình ảnh người mẹ chịu thương chịu khó, tháovát, tần tảo, là người lúc nào cũng sợ các conthất học, luôn mong ước về đất nước Việt Nam“không giặc giã, không thiên tai”, để con trẻđược lớn lên, được đi học, được vui chơi, để cótương lai tốt đẹp…

Đó còn là tình người giữa những người tảncư khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Tại làng NàCưởm, xã Tân Lang, nơi được miêu tả là mảnhđất phù sa màu mỡ, bằng phẳng, phía bênsông, bên kia phố Na Sầm, nơi “máy bay của cảNhật và Pháp thường đảo qua đây”, “người NaSầm ra phố hay gặp phải bọn lính Nhật nghênhngang”… Cuộc sống mưu sinh đầy khó khăn,nguy hiểm, thế nhưng tình người nơi tản cưluôn ấm áp, họ luôn cưu mang, giúp đỡ nhữngngười lâm vào cảnh hoạn nạn. Tiêu biểu là hìnhảnh người mẹ, trong một buổi đi chợ sớm, dùkhông quen biết nhưng đã cưu mang gia đìnhbà Lụa từ dưới xuôi lên, không chỗ nương thân,“ngủ vật vờ ở đầu đường, xó chợ”. Chỉ bằng sựđồng cảm với những người gặp hoạn nạn, bàđã mời họ về ở bên chái nhà mình. Cũng trongchương Tình người, thông qua lời kể của bàmẹ, tác giả thể hiện hình ảnh người chồng cưumang những nạn nhân của nạn đói khủng khiếpnăm 1945, ký ức về một thời đau thương củadân tộc, nấu cháo cho người sống, chôn cấtngười chết đói. Cũng trong một lần tản cư vàothời điểm giữa đêm đông, chính gia đình cô béBình cũng đã được một gia đình không quenbiết cho ngủ nhờ, nấu cơm…

Trong tác phẩm, tình quân dân gắn bóđược thể hiện qua những chi tiết rất chân thực,giản dị. Đó là một lớp học tại xã Hội Hoan đượcdành làm nơi chăm sóc thương binh từ mặt trậnchuyển về tuyến sau, khi đơn vị quân y dừngchân tại bản Đú. Cuộc sống rất nhiều khó khăn,mỗi gia đình tản cư làm một nghề để kiếm sống,nhưng người dân vẫn đồng lòng ủng hộ bộ đội:người ống gạo, bó củi, đôi gà, người một tay nảikhoai sọ, khoai môn, su hào, rau cải; có cả tấmchăn ấm áp của cô gái mới cưới chồng dànhcho thương binh…; đặc biệt những người cha,người mẹ, những người chị gái, em gái đã tận

tình, chu đáo trong chăm sóc thương binh. Họđã nấu cơm, bón cháo, sẻ chia từng hạt muối,bát canh gừng nóng ấm giữa mùa đông giá rétcho các anh trong những tháng ngày đói rét,thiếu thốn. Sự đoàn kết, đồng lòng sẻ chia,những lời động viên chân thành, mộc mạc đãtiếp thêm sức mạnh cho bộ đội, góp phần tạonên bức tranh đẹp về tình quân dân trong khángchiến.

Tác giả cũng dành những trang cuối của tácphẩm để viết về tình yêu. Đó là mối tình trongtrẻo, ngây thơ của cô gái với anh bộ đội tình cờghé qua nhà. Vượt qua khoảng cách về khônggian, thời gian và những trắc trở do chiến tranh,tình yêu của cô gái và anh bộ đội vẫn bén rễ,đâm chồi nảy nở. Nhưng cũng như nhiều mốitình trong chiến tranh, khi chiến thắng Điện BiênPhủ của dân tộc Việt Nam làm chấn động địacầu thì anh bộ đội đó đã anh dũng hy sinh, gópphần vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Tìnhyêu của cô gái với anh bộ đội mãi mãi dở dang,để lại nỗi đau đớn, khắc khoải, đầy nuối tiếc chomột tình yêu trong sáng, đẹp đẽ.

Hòa bình lập lại trên miền Bắc, chính thứckhép lại “con đường gập ghềnh” gần 10 nămtrời những ngày đầy u ám, nhọc nhằn, khó khăncủa những người tản cư. Niềm vui của conngười hòa trong không khí tưng bừng vui tươi,phấn khởi, rộn ràng, hân hoan của ngày hội lớn,ngày hòa bình đầu tiên với quần áo mới, nhiềumàu sắc trắng vàng, đỏ, tím… Những gia đìnhtản cư từ khắp nơi đã được trở về quê nhà, trởvề quê cha đất tổ, trong niềm vui sướng, hạnhphúc, trong không khí hòa bình, không sợ máybay, không ai thấy mệt…

Mặc dù giữa các chương đôi khi kết cấuchưa thật chặt chẽ, nhưng với ngôn từ mộcmạc, giản dị, cách kể chuyện đan xen giữa quákhứ và hiện tại, các sự kiện, tình huống, hìnhảnh được miêu tả chân thực phản ánh nhữngnếp nghĩ, cách làm của người dân miền biên ải,truyện ký “Theo con đường gập ghềnh” vẫn cósức hấp dẫn thú vị đối với người đọc. Tác phẩmđã góp thêm tiếng nói, cách nhìn về chiến tranh,giúp các thế hệ người đọc hiểu hơn về lịch sử,về cuộc sống, đặc biệt là tình người Xứ Lạngtrong một giai đoạn lịch sử hào hùng và bi trángcủa đất nước./.

Tham luận tại hội thảo Truyện ký “Theo conđường gập ghềnh” và những đóng góp của nhàvăn Vy Thị Kim Bình với văn xuôi Lạng Sơn doHội VHNT Lạng Sơn tổ chức tháng 12/2019

55VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

1- Romeo và Juliet

Tình yêu của Romeo và Juliet có lẽlà câu chuyện nổi tiếng nhất trong lịchsử và cặp đôi này trở thành biểu tượngcủa bản thân tình yêu. “Romeo và Juliet”- tác phẩm của văn hào nước AnhWilliam Shakespeare và chuyện tình củahai nhân vật trong đó chứa đầy buồnthương và tuyệt vọng. Hai trẻ yêu nhaunhưng không thể sống cùng nhau bởi vìgiữa hai gia đình tồn tại một mối hận thù,nên cuối cùng họ đã phải chọn cáchcùng nhau kết liễu đời mình.

2- Cleopatra và Marcus Antonius

Mối quan hệ có thật giữa Cleopatra- người cai trị thực sự cuối cùng của nhàPtolemaios thuộc Ai Cập và vị thống chếLa Mã Marcus Antonius bao giờ cũng

thu hút sự chú ý, và tình yêu của họxứng đáng được coi là một trong số tìnhyêu vĩ đại nhất trong lịch sử loài người.Mấy trăm năm sau, William Shake-speare nghiên cứu tiểu sử của hai nhânvật lịch sử này và viết nên một vở kịchmà các nhà hát trên thế giới cho đến nayvẫn trình diễn. Cleopatra và Marcus An-tonius yêu nhau ngay từ ánh mắt đầutiên, mối quan hệ của họ đã đưa đấtnước Ai Cập vào trung tâm chú ý vàkhiến người La Mã nổi giận, lo ngại vềsự hùng mạnh của người Ai Cập và rasức cản ngăn, đe dọa. Mặc dầu vậy, họvẫn cưới nhau. Nghe nói khi Antoniusđang сhiến đấu chống lại quân La Mã thìnhận được tin dữ về cái chết củaCleopatra, chàng đã tự kết liễu đời mình.Tuy nhiên tin đó là tin giả, và khi nữ

56VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

MƯỜI THIÊN DIỄM TìNHBẬC NHẤT XƯa NaY

10 mối tình đẹp nhất xưa nay đều có nguyên gốc từ đời thực, sau đó đượccác văn nghệ sĩ nâng lên và phần lớn sống mãi với đời… Tờ Sayidy (ArabSaudi) từ Trung Cận Đông mách chúng ta về điều đó…

hoàng Cleopatra biết tin, nàng sốc đếnnỗi cũng chọn cách quyên sinh.

3- Shah Jahan và Mumtaz Mahal

Vào năm 1612, cô gái ArjumandBanu Begum mới 15 tuổi kết duyêncùng vua Shah Jahan, người trị vì Đếquốc Mogul (một đế quốc Hồi giáo ởTiểu lục địa Ấn Độ ra đời vào năm 1526,nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểulục địa trong các thế kỷ XVII và XVIII, vàcáo chung vào giữa thế kỷ XIX), đượcvua sủng ái gọi là Hoàng hậu MumtazMahal. Hoàng hậu Mumtaz Mahal sinhhạ được 14 người con. Sau khi bà mất(năm 1629) nhà vua quyết định xây lăngđể mãi mãi tưởng nhớ về bà. Trongcông cuộc xây dựng lăng mang tên TajMahal ở Agra (nay là thành phố nằmbên sông Yamuna, thuộc bang UttarPradesh, Ấn Độ), có tới 20 nghìn thợ vàhàng nghìn con voi tham gia. Công trìnhđồ sộ và tỉ mỉ này được xây dựng tronggần 20 năm mới được khánh thành.

4- Odysseus và PenelopeÍt ai có thể đánh giá hết những hy

sinh trong suốt 20 năm mà cặp tìnhnhân người Hy Lạp này phải nếm trảitrước ngày tái hợp. Odysseus để lại vợ

ở nhà để ra chiến trường, tuy khả năngtrở về của chàng là rất nhỏ, nhưng nàngvẫn một mực đợi chờ và từ chối lần lượt108 người đàn ông muốn lấy nàng làmvợ. Trong thời gian đó, Odysseus cũngthẳng thắn khước từ sự cầu hôn của nữthần Tình yêu vĩnh cửu và Tuổi trẻ để trởvề với vợ và con trai.

5- Marie và Pierre Curie

Thiên diễm tình này diễn ra trong đờithực. Maria Salomea Skłodowska khôngthể tiếp tục sự học ở quê nhà Ba Lan vìcác trường Đại học địa phương đều từchối tiếp nhận nữ giới, do đó năm 1891đã phải sang nước Pháp thi vào Đại họcSorbonne ở Paris, nơi bà được gọi tênlà Marie, hàng ngày say sưa trong thư

57VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

viện và phòng thí nghiệm, cho tới khixuất hiện chàng sinh viên tao nhãPierre. Năm 1895 chàng cầu hôn nàng.Sau khi kết hôn họ làm việc cùng nhau,tiến hành vô số cuộc thí nghiệm, MarieCurie cùng với chồng Pierre Curie vàHenri Becquerel được Viện Hàn lâmThụy Điển tặng giải Nobel Vật lý 1903.Sau khi Pierre mất, Маrie hứa tiếp tụccông việc của chồng, trở thành nữ giáoviên đầu tiên trong trường Pháp và nhậngiải Nobel thứ hai năm 1911 về Hóa học(phát hiện ra hai nguyên tố polonium vàradium). Bà làm việc cho đến khi chết vìbệnh máu trắng do nhiễm độc phóng xạ.Một năm sau khi Marie Curie qua đời(1935), con gái lớn nhất của bà, IrèneJoliot-Curie, cũng được trao một giảiNobel hóa học.

6- Elizabeth Bennet và Darcy

Nữ văn sĩ người Anh Jane Austenthể hiện trong chuyện tình của ElizabethBennet và Darcy hai đặc điểm then chốttrong tính cách con người, đó chính làlòng kiêu hãnh và định kiến. Tác phẩmcủa bà kể về cuộc đời ngài Bennet, chađẻ của năm người con gái được giáodục trong tinh thần tự do, không đếntrường lớp, không có nữ tì. Người cha

cho các con gái thoải mái thưởng thứccuộc sống và chẳng bao giờ nghĩ đếnnhững đứa trẻ tương lai. Nhưng có mộtlần người con gái lớn phải lòng mộtngười trẻ tuổi giàu có mà Darcy là bạnthân nhất. Theo ý kiến của Darcy, giađình Elizabeth có nhiều vấn đề, nhiềuthiếu sót cản trở họ trở thành bộ phậncủa giới quý tộc, điều đó làm tăng mâuthuẫn giữa Elizabeth Bennet và Darcy,nhưng cùng với thời gian, càng về sauhai người càng yêu nhau thắm thiết.

7- Napoleon và Josephine

Napoleon yêu Josephine khi nàng28 tuổi, chàng ra đời muộn hơn nàng 6năm. Nàng xuất thân từ một gia đình rấtgiàu và có nhiều ảnh hưởng, khi gặpNapoleon nàng đã có chồng và hai con.Tuy Napoleon thật yêu nàng, nhưng haingười vẫn giữ lòng tôn trọng lẫn nhau,một thời gian sau Napoleon mới đề nghịJosephine sinh cho mình một mụn contrai nhưng nàng không làm được. Kếtquả là họ quyết định chia tay, nhưngtrong trái tim vẫn giữ tình yêu như cũ.

8- Paolo và Francesca Chuyện tình có thật của Paolo và

Francesca đã trở nên rất nổi tiếng nhờ

58VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

tác phẩm Thần khúc trứ danh củaDante - nhà thơ lớn người Italy vào giaiđoạn Hậu kỳ Trung Cổ Dante.Francesca lấy phải một người chồngrất tồi nhưng lại có người em Pаоlо tốtbụng và hoàn toàn không giống ngườianh. Trong thời gian cùng đọc sách,giữa hai người nảy sinh tình yêu mãnhliệt, nhưng biết chuyện đó, ngườichồng đã giết chết cả cặp tình nhân.

9- Layli o Majnun

Nezami (1141-1209) - một trongnhững nhà thơ lớn nhất của Ba Tư trungcổ - nổi tiếng nhờ câu chuyện tình kểbằng thơ Layli o Majnun (Layla và chàngđiên, 1192). Truyện Layli o Majnun bắtnguồn từ huyền thoại Arab rất phổ biếnở vùng Trung Cận Đông: nàng Layla và

chàng thi sĩ Qays yêu nhau, nhưng bị giađình ngăn cấm, Qays buồn bã bỏ đi langthang trong sa mạc, không chịu ăn uống,sắp kiệt sức đến nơi nên bị người đờigán cho là thằng điên Majnun. Ở sa mạc,chàng gặp một ông già du mục Bedouinhứa giúp cưới được Layla, nhưng bộ lạcnhà gái không cho và quyết định gả côcho người khác. Về nhà chồng, Layla đổbệnh mà chết, sau đó Qays cũng chếttheo và được chôn cạnh mộ người yêu.

10- Scarlett O'hara và Rhett Butler

Bộ phim Cuốn theo chiều gió là tácphẩm nghệ thuật bất hủ. Trong cuốn tiểuthuyết của mình, nữ nhà văn Mỹ Mar-garet Mitchell (1900 -1949) kể về nhữngcảm xúc diệu huyền giữa nàng ScarlettO'Hara và chàng Rhett Butler, một cảmxúc chông chênh giữa yêu đương vàcăm giận. Tình yêu chứng tỏ rằng thờigian có khả năng để làm nên tất cả.Scarlett O'Hara và Rhett Butler tưởngchừng không đồng tình với nhau về bấtcứ vấn đề gì, số phận họ gặp vô vàn thửthách làm nảy sinh trong đó nhữngtrường cảm xúc sâu rộng nhất.

Đăng Bẩy Theo Sayidy (Arab Saudi)Љ

59VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

THỂ LỆ CUỘC THISÁNG TÁC THƠ, TRUYỆN NGẮN VÀ KÝ SỰ

VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN(Ban hành kèm theo Quyết định số 192 /QĐ-TANDTC

ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)

I. MỤC ĐÍCh, yêu CẦu– Cuộc thi nhằm thu hút, động viên, khuyến khích đông đảo các tác giả (chuyên nghiệp

và không chuyên nghiệp) trong và ngoài hệ thống Tòa án nhân dân (TAND), Tòa án quân sự(TAQS) các cấp đầu tư trí tuệ, tài năng, sáng tác các tác phẩm có chất lượng phản ánh vềhoạt động của Tòa án, về nhiệm vụ bảo vệ công lý cao cả của người Thẩm phán Tòa án trongcác giai đoạn cách mạng của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn Tòa án thực hiện Chiến lượccải cách tư pháp theo Nghị quyết của Đảng.

– Tuyên truyền, quảng bá rộng rãi các tác phẩm thơ, truyện ngắn, ký sự ca ngợi phẩmchất đạo đức cao đẹp, trí tuệ và bản lĩnh dũng cảm của người Thẩm phán, cán bộ, công chứcTòa án trong thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết các loại vụ án và trong cuộc sống.

– Thông qua các tác phẩm thơ, truyện ngắn, ký sự ca ngợi Tòa án, giáo dục truyền thốngvà khơi dậy niềm tự hào về sứ mệnh cao cả, vinh quang của người Thẩm phán, cán bộ vàcủa Tòa án nhân dân – Biểu tượng của Công lý trong cán bộ, công chức hệ thống Tòa án vàtrong đời sống xã hội.

– Bổ sung vào kho tàng tư liệu truyền thống của TAND bằng các tác phẩm văn học vàbáo chí mang giá trị văn hóa – tinh thần, tạo động lực để cán bộ, công chức hệ thống Tòa ánđẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, tạo không khí phấn khởi, vui tươi, tự hào, gópphần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.

– Nội dung các tác phẩm thơ, truyện ngắn, ký sự đạt giải phải đạt được yêu cầu của BanTổ chức, có giá trị cả về chính trị tư tưởng và nghệ thuật; chân thực, hấp dẫn và được côngchúng đón nhận.

II. ChỦ ĐỀ NỘI DuNg TÁC PhẨM ThAM DỰ CuỘC ThI– Phản ánh những đóng góp to lớn của TAND, TAQS các cấp trong sự nghiệp bảo vệ và

xây dựng Tổ quốc, qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiệncông cuộc đổi mới đất nước.

– Ca ngợi sự hy sinh thầm lặng, những khó khăn, vất vả, hiểm nguy nhưng hết sức vinhquang của người Thẩm phán, cán bộ Tòa án trong việc thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ cônglý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa tổ chức, cá nhân qua hoạt động xét xử.

– Phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người Thẩm phán, cán bộ, công chức Tòaán các cấp trong hoạt động xét xử và thực hiện quyền tư pháp, góp phần bảo vệ pháp chế xãhội chủ nghĩa, đặc biệt qua 15 năm TAND thực hiện chiến lược cải cách tư pháp.

III. ThỂ LOẠI TÁC PhẨM ThAM DỰ CuỘC ThIGồm: Thơ, truyện ngắn và ký sự.IV. Quy ĐịNh VỀ TÁC gIẢ, TÁC PhẨM 1. Đối tượng tham gia: Nhà văn, Nhà thơ, Nhà báo, người viết chuyên nghiệp và không

chuyên nghiệp trong và ngoài hệ thống TAND; khuyến khích lãnh đạo, Thẩm phán, cán bộ,công chức, người lao động TAND, TAQS các cấp có tâm huyết, có khả năng sáng tác, gửi tácphẩm tham dự Cuộc thi (Thành viên Ban Tổ chức và Hội đồng Giám khảo không được thamdự cuộc thi).

60VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

2. Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm, thể hiện bằng nhiều thể loại (quy định ở mục IIIcủa Thể lệ này) và không giới hạn về số lượng tác phẩm tham dự cuộc thi.

3. Tác phẩm tham dự cuộc thi phải là tác phẩm mới, chưa được công bố dưới bất kỳ hìnhthức nào.

4. Tác phẩm dự thi phải đảm bảo không vi phạm về bản quyền tác giả. Nếu tác phẩm đãđược chi trả nhuận bút hoặc được xét giải kèm tiền thưởng (nếu có), nhưng vi phạm pháp luậtvề bản quyền, Ban Tổ chức sẽ xem xét để thu hồi nhuận bút hoặc giải thưởng và thông báorộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5. Tác phẩm tham gia Cuộc thi phải thể hiện bằng văn bản, đánh máy rõ ràng trên khổgiấy A4, phông chữ Time New Roman. Bản thảo phải ghi đầy đủ tên tác giả (kể cả bút danhvà tên thật), địa chỉ, số điện thoại để Ban Tổ chức liên hệ khi cần thiết.

6. Đối với các tác phẩm văn học dự thi: Độ dài tác phẩm không quá 5.000 chữ; với cáctác phẩm Báo chí: không quá 4.000 chữ (Tác phẩm Báo chí phải đảm bảo chân thực về conngười và sự kiện thể hiện trong tác phẩm).

7. Ban Tổ chức không nhận tác phẩm thơ bằng hình thức trường ca và các tác phẩm cótính chất châm biếm, trào phúng (kể cả văn xuôi và thơ).

V. ThỜI gIAN, ĐịA ĐIỂM NhậN TÁC PhẨM 1. Thời gian nhận tác phẩmBắt đầu nhận tác phẩm dự thi từ ngày 01/9/2019 đến hết ngày 30/6/2020. Tác phẩm gửi

đến sau thời gian trên (tính theo dấu bưu điện nếu gửi qua bưu điện) là phạm quy.2. Địa điểm nhận tác phẩm tham dựTác phẩm dự thi cần ghi rõ ngoài bì “Tác phẩm tham dự Cuộc thi sáng tác thơ, truyện ngắn,

ký sự về Tòa án nhân dân”, gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa soạn Tạp chíTòa án nhân dân, địa chỉ số 02 Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

VI. hỘI ĐỒNg gIÁM KhẢO Và gIẢI ThưỞNg 1. Thành phần hội đồng giám khảoBao gồm các Nhà văn, Nhà thơ, Nhà báo có năng lực và uy tín, cùng với một số lãnh đạo,

cán bộ Tòa án nhân dân tối cao tham gia thẩm định, xét chọn các tác phẩm đạt chất lượng.Hội đồng giám khảo gồm có: Hội đồng giám khảo vòng sơ khảo và Hội đồng giám khảo

vòng chung khảo.2. Quy định về việc mã hóa khi chấm giải và thời điểm công bố, trao giải thưởng– Để đảm bảo khách quan, công bằng trong chấm giải, các tác phẩm gửi về dự thi sẽ

được Ban Tổ chức mã hóa bằng ký hiệu số trước khi chuyển cho Hội đồng giám khảo đọc,thẩm định.

– Công bố, trao giải thưởng cho các tác phẩm đạt giải dự kiến tổ chức trước, hoặc trongdịp kỷ niệm 75 năm Ngày Truyền thống Tòa án nhân dân (13/9/2020).

3. Cơ cấu giải thưởng3.1. Thơ+ Giải Đặc biệt: 01 giải, trị giá 30.000.000đ+ Giải Nhất: 01 giải, trị giá 20.000.000đ+ Giải Nhì: 02 giải, mỗi giải 15.000.000đ+ Giải Ba: 03 giải, mỗi giải 10.000.000đ+ Giải Khuyến khích: 05 giải, mỗi giải 5.000.000đ3.2. Truyện ngắn + Giải Đặc biệt: 01 giải, trị giá 50.000.000đ+ Giải Nhất: 01 giải, trị giá 30.000.000đ+ Giải Nhì: 02 giải, mỗi giải 20.000.000đ

61VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

62

+ Giải Ba: 03 giải, mỗi giải 10.000.000đ+ Giải Khuyến khích: 05 giải, mỗi giải 5.000.000đ3.3. Ký sự+ Giải Đặc biệt: 01 giải, trị giá 40.000.000đ+ Giải Nhất: 01 giải, trị giá 20.000.000đ+ Giải Nhì: 02 giải, mỗi giải 15.000.000đ+ Giải Ba: 03 giải, mỗi giải 10.000.000đ + Giải Khuyến khích: 05 giải, mỗi giải 5.000.000đVII. Quy ĐịNh VỀ SỬ DỤNg TÁC PhẨM Và TRÁCh NhIỆM CỦA TÁC gIẢ1. Ban Tổ chức không trả lại bản thảo các tác phẩm gửi tham dự Cuộc thi.2. Bản quyền tác phẩm thuộc về tác giả, nhóm tác giả. Ban Tổ chức không chịu trách

nhiệm về những tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan (nếu có).3. Tác phẩm đoạt giải nếu vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của

pháp luật, thì Ban Tổ chức sẽ hủy kết quả xếp loại, thu hồi tiền giải thưởng và giấy chứng nhận.4. Các tác phẩm tham gia Cuộc thi, được hưởng chế độ nhuận bút khi tác phẩm được in

trên Tạp chí TAND, Báo Công lý hoặc được nhận tiền thưởng nếu đạt giải.5. Đối với các tác phẩm đạt giải, Ban Tổ chức được toàn quyền sử dụng các tác phẩm đó

vào mục đích tuyên truyền, quảng bá (không nhằm mục đích kinh doanh) và không phải chitrả thêm nhuận bút cho tác giả, người sở hữu tác phẩm.

6. Các cá nhân tham gia Cuộc thi phải thực hiện đúng Thể lệ cuộc thi. Việc tác giả tựnguyện gửi tác phẩm dự thi về Ban Tổ chức được xem như đã chấp nhận mọi quy định trongbản Thể lệ này.

7. Tác giả, tác phẩm vi phạm một trong các quy định tại Thể lệ này đều coi như phạm quy,không được xem xét dự thi./.

VÙN NGHÏåSöë 317-03/2020 - xûá laång

HỘP THƯTrong tháng 1 và tháng 2 năm 2020, Ban Biên tập Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng đã nhận được

tác phẩm của các tác giả: *Trong tỉnh: Vi Thị Quỳnh Ngọc, Đinh Ích Toàn, Vi Hồng Nhân, Lương Thị Thảo, Hoàng Kim

Dung, Đặng Thanh, Hồng Vân, Trương Thọ, Chu Tố Uyên, Lộc Bích Kiệm, Viết Sơn, Lê Thiệu,Nguyễn Văn Định, Phương Thi, Nguyễn Anh Dũng, Đặng Phin, Tạ Quang Minh, Nguyễn ĐìnhThọ, Mai Thanh, Nguyễn Kim Dung, Phạm Lễ Hùng, Lương Hồng Quân, Linh Quang Tín, HoàngChoóng, Phương Lỳ, Hoàng Tiệp, Phù Thị An, Hoàng Anh Trọng, Lăng Đức Thành, Vy Thế Túc,Văn Minh, Bạch Thị Khôi, Chu Quế Ngân, Nguyễn Văn Tân, Ma Trung Kiên, Thanh Luyện, ChuVăn Minh, Bùi Vinh Thuận, Dương Công Bao, Trần Vân Anh, Phùng Diệu Linh, Nguyễn Luân…

* Ngoài tỉnh: Phạm Thị Ngoan (Bắc Giang); Nông Quang Khiêm (Yên Bái); Lương Ngọc(Vĩnh Phúc); Trịnh Mỹ Duyên (Sơn La); Nguyễn Thị Thu Hiền, Mai Mộng Tưởng (Đà Nẵng); CaoVăn Quyền, Chung Tiến Lực, Nguyễn Thị Hải (Hà Nội); Trần Văn Thiên, Trần Thanh Thoa (BìnhĐịnh); Nguyễn Minh Thuận (Bạc Liêu); Đỗ Xuân Thu, Nguyễn Thế Lượng (Phú Thọ); Tịnh Bình(Tây Ninh), Nguyễn Văn Chiến (Nghệ An); Hồ Ngọc Diệp (Quảng Bình); Lê Đình Tiến (HưngYên); Nguyễn Thị Thanh Duyên (Ninh Bình); Đặng Trung Thành (tp Hồ Chí Minh)…

Và một số bản thảo khác gửi qua email. Đề nghị các tác giả ghi rõ họ tên (bút danh nếu có),số điện thoại, địa chỉ rõ ràng để tòa soạn liên hệ.

Ban Biên tập xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác, góp ý củacác tác giả./.

63VÙN NGHÏåxûá laång-Söë 317-03/2020

1. Thực hiện chương trình phối hợpcông tác giữa Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vàhội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn, ngày22/2/2020, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh LạngSơn, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn đãtrao tặng các ấn phẩm sách và tạp chí cho lựclượng vũ trang, gồm: 220 cuốn sách là các tácphẩm văn học nghệ thuật do Hội VHNT LạngSơn xuất bản, Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng xuấtbản năm 2019 và các số tháng 1, 2 năm 2020cho đơn vị. Đây là món quà tinh thần ý nghĩagóp phần bổ sung cho tủ sách văn hóa của cácđơn vị thêm phong phú.

BÙI hIỀN

2. Ngày 24/2/2020 Ủy ban nhân dân tỉnhtổ chức họp báo cung cấp thông tin cho cáccơ quan báo chí. Chủ trì cuộc họp có đồng chíNguyễn Long Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồngchí Nguyễn Trọng Sơn, Phó Trưởng Ban Tuyêngiáo Tỉnh ủy; tham dự có lãnh đạo các sở, ban,ngành; phóng viên các cơ quan báo chí của tỉnh,cơ quan thường trú báo trung ương, cơ quanbáo chí truyền thông trung ương. Tại cuộc họp,UBND tỉnh đã thông tin tình hình kinh tế xã hội 2tháng đầu năm 2020 trên địa bàn tỉnh, công tácphòng chống dịch bệnh Covid-19; hoạt độngxuất khẩu hàng nông sản; việc thu giá dịch vụ sửdụng đường bộ của dự án thành phần 1, thuộcDự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn đoạn Km1+800 - Km108+500, kếthợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạnKm1+800 - Km106+500 tỉnh Bắc Giang và tỉnhLạng Sơn theo hình thức hợp đồng BOT. Đạidiện các cơ quan báo chí đã đặt câu hỏi tậptrung vào nội dung: công tác phòng chống dịchCovid-19 thời gian tới, tình hình xuất khẩu hàngnông sản, dự án thành phần 2 đầu tư xây dựngtuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, đầu tư chogiao thông nông thôn, dự án khu du lịch sinh tháiMẫu Sơn, công tác kiểm soát hoạt động xuấtnhập cảnh, chống buôn lậu qua biên giới… đạidiện các sở, ban, ngành trả lời giải đáp nhữngnội dung liên quan. Phát biểu tại họp báo đồngchí Nguyễn Long Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnhnhấn mạnh thời gian qua tỉnh Lạng Sơn đã nỗlực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội, phòng chống dịch bệnh Covid-19 nhất làtrong dịp tết Nguyên đán, mặc dù tình hình thuthuế xuất nhập khẩu và thu ngân sách đều gặpkhó khăn song tỉnh Lạng Sơn vẫn quyết tâmkhông giảm mục tiêu tăng trưởng năm 2020,trong thời gian tới đề nghị các cơ quan báo chí

tiếp tục đồng hành, chia sẻ, thông tin về tình hìnhphát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

TRỌNg ANh

3. Ngày 28/2/2020, tại hội Văn học Nghệthuật tỉnh Lạng Sơn, Chi hội Nhạc sĩ ViệtNam tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội cơ sởtiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc hội Nhạcsĩ Việt Nam khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025).

Tới dự có NSND Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịchHội Nhạc sĩ Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch, Hội VHNT tỉnh và toànthể hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh LạngSơn. Tại Đại hội cơ sở, NSND Phạm Ngọc Khôi,Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam trình bày dựthảo báo cáo của Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩViệt Nam khóa IX và phương hướng nhiệm vụkhóa X; dự thảo điều lệ Hội. Các hội viên Chi hộiđã phát biểu góp ý cho nội dung dự thảo, đồngthời trên tinh thần nhất trí cao Đại hội cơ sở bầu3 đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc HộiNhạc sĩ Việt Nam khóa X.

NgỌC hẰNg

4. Sáng ngày 06/3/2019, đồng chí DươngXuân huyên, Phó Chủ tịch uBND tỉnh chủ trìcuộc họp xem xét kết quả hội nghị lấy ý kiến“Phương án bài trí nội thất và hệ thống thờ tựcông trình Đền thờ Chi Lăng”. Tham dự cuộchọp có các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học,đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND huyệnChi Lăng.

Công trình Đền thờ Chi Lăng có tổng mứcđầu tư trên 120 tỷ đồng với 18 hạng mục chínhđược xây dựng trên diện tích 4,5 ha. Công trìnhđược khởi công vào tháng 5/2019, đến nay đãhoàn thiện hơn 70% khối lượng. Ngày4/12/2019, UBND huyện Chi Lăng đã tổ chứcHội nghị lấy ý kiến về “Phương án bài trí nội thấtvà hệ thống thờ tự công trình Đền thờ ChiLăng”. Hội nghị đã nhận được các ý kiến phátbiểu góp ý, đề xuất và làm sáng rõ hơn hệ thốngnội thất và thờ tự của Đền thờ. Tuy nhiên, vẫncòn một số vấn đề cần xem xét điều chỉnh và

TIN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

64VÙN NGHÏå

Söë 317-03/2020 - xûá laång

thống nhất trên cơsở ý kiến cácchuyên gia. Phátbiểu tại cuộc họp,đồng chí DươngXuân Huyên, PhóChủ tịch UBNDtỉnh đánh giá caosự tích cực, chủđộng của UBNDhuyện Chi Lăngtrong việc phối hợptrong thực hiệncông trình Đền thờChi Lăng. Đồng chícũng thống nhấtmột số nội dung:Đổi tên gọi “Đềnthờ Chi Lăng”thành “Đền ChiLăng”; Các nhânvật được thờ làcác vị tướng lĩnhcó chiến công liênquan đến chiếnthắng Chi Lăngngày 10 tháng 10năm Đinh Mùi –năm 1427; Các bàivị, hoành phi, câuđối trong Đền sẽsử dụng chữ Nômhoặc chữ Hán nếucần thiết; Đồngthời, yêu cầuUBND huyện ChiLăng cùng với đơnvị tư vấn khẩntrương triển khaicác hạng mục tiếptheo, đảm bảo chấtlượng, tiến độ đềra. Các sở, ban,ngành có liên quantheo chức năngnhiệm vụ tiếp tụcphối hợp thực hiệntốt công tác tuyêntruyền, vận độngcác nguồn lực xâydựng Đền thờ,công tác quyhoạch, giải phóngmặt bằng và cácnội dung khác cóliên quan.

hOàNg VI

Gửi NGƯời CHiếN sĩ BiêN pHòNGgửi người chiến sĩ biên phòng

là tuyển tập thơ và văn xuôi có dunglượng gần 200 trang, được Hội Vănhọc Nghệ thuật Lạng Sơn phối hợp vớiNhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuấtbản tháng 3 năm 2019, nhân dịp Kỷniệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ độiBiên phòng (3/3/1959 - 3/3/2019) và 30năm Ngày Biên phòng toàn dân(3/3/1989 - 3/3/2019).

Phần thơ gồm 30 bài. Qua nhữngvần thơ đong đầy cảm xúc, các tác giảđã tái hiện cuộc sống gian nan, vất vảnhưng không kém phần lãng mạn củangười chiến sĩ: “Anh yêu đời - sốngcùng biên giới/ Anh vẫn đi - vẫn nhớcơn gió thổi/ Cho cây lúa chín đồng/Cho sông về với biển/ Cho chim hót vớirừng/ Cho người cập bến xuân sang”(Hồn cây - hồn đá - hồn người -Hoàng Văn An); “Đỉnh tiền tiêu mờ cao

vời vợi/ Lần theo vách núi/ Anh lính biên phòng rảo bước dưới vòm cây/ Rừngkhuya, súng chắc trong tay/ Bờ vai, vành mũ đựng đầy hoa trăng” (Biên giớiđêm trăng - Nguyễn Đình Thọ)… Công việc thầm lặng, hiểm nguy trong hànhtrình giữ vững biên cương của các chiến sĩ được thể hiện một cách nhẹ nhàng,sâu lắng trong thơ: “Nơi anh đứng, ngày bốn mùa rất riêng/ Gió núi mưa ngànquanh năm bầu bạn/ Mật phục xuyên đêm những lần đánh án/ Nguy hiểm rậprình dẫu tiếng súng đã ngưng” (Nơi anh đứng - Nguyễn Văn Ngọc)…

Phần văn xuôi gồm 15 tác phẩm của 13 tác giả. Người đọc như được trựctiếp chứng kiến cuộc sống, công việc, những khó khăn, nỗi niềm, những dấuchân thầm lặng của các cán bộ, chiến sĩ biên phòng, thấy được những tấmgương người tốt, việc tốt trong công cuộc gìn giữ màu xanh biên cương, gópphần phát triển kinh tế, an ninh xã hội của địa phương hay chiêm ngưỡng vẻđẹp hoang sơ, thơ mộng, hùng vĩ miền biên viễn qua những ngòi bút chânthực, sắc sảo, mang dấu ấn nghệ thuật riêng của mỗi tác giả: Xuân trên biêngiới - Nguyên Luân; Nơi ấy là quê hương - Tống Đức Sơn; Mây vờn trên đỉnh820 - Dương Sơn; Người thầy thuốc mang quân hàm xanh - Phạm Chiến;“Sao” trên đỉnh núi - Sầm Thạch; Màu xanh bình yên, Vững vàng nơi biêncương - Hứa Loan; Nhiệm vụ là vinh quang - Nguyễn Thị Phượng; Bộ độibiên phòng thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,Vai trò của nhân viên kỹ thuật trong vùng dự án trồng rừng phòng hộ nơibiên giới - Nguyễn Thị Bích Thuận; Nơi cỏ lau ngả về hai phía - Lý DươngLiễu, Ai lên biên giới - Bế Mạnh Đức; Vẫn trọn vòng tay - Vi Thị Thu Đạm;Tia nắng một vùng biên - Đỗ Ngọc Mai.

gửi người chiến sĩ biên phòng là tình cảm trân trọng, kính yêu của cáctác giả là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Lạng Sơn dành cho những ngườichiến sĩ Biên phòng.

NgỌC hẰNg

GIỚI THIỆU SÁCH