Software Requirement Specification (1)

37
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ------ ĐỀ TÀI : QUẢN LÍ SINH VIÊN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI DOANH NGHIỆP Bộ môn: QUẢN LÍ DỰ ÁN PHẦN MỀM

Transcript of Software Requirement Specification (1)

TRƯỜNGCAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC

------

ĐỀ TÀI: QUẢN LÍ SINH VIÊN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TẠI DOANH NGHIỆP

Bộ môn: QUẢN LÍ DỰ ÁN PHẦN MỀM

Giáo viên hướng dẫn: Bùi MinhPhụng

Nhóm thực hiện: Nhóm 10

NỘI DUNG...........................................................................1PHẦN I: BẢN TUYÊN BỐ DỰ ÁN.................................................4

QUẢN LÍ SINH VIÊN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI DOANH NGHIỆP....................4I. Tổng quan...............................................................4

1. Tóm tắt.................................................................42. Mục tiêu................................................................4

3. Lợi ích mong muốn........................................................54. Công nghệ sử dụng........................................................6

5. Khách hàng/ Người dùng liên quan............................................6II. Phạm vi.................................................................6

1. Yêu cầu phần mềm........................................................62. Lịch biểu dự án...........................................................7

PHẦN II: QUY TRÌNH ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN.......................................81. Những hạn chế của các phần mềm truyền thống.............................8

2. Các tài liệu cần thiết cho dự án “Quản lí thông tin sinh viên thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp”...............................................9

3. Các giai đoạn của việc quản lí dự án dựa theo quy trinh Agile XP........9PHẦN III: SOFTWARE REQUIREMENT SPECIFICATION..............................11

1. Giới thiệu.............................................................111.1 Mục đích.............................................................11

1.2 Phạm vi..............................................................111.3 Tổng quan bài báo cáo...................................................11

1.4 Tài liệu tham khảo......................................................112. Mô tả các yêu cầu của hệ thống.........................................11

2.1 Giới thiệu tổng quát.....................................................112.2 Cơ cấu quản lí của hệ thống...............................................12

2.3 Chi tiết các chức năng quản lí chính.........................................12

2.3.1 Quản lí sinh viên thực tập......................................122.3.2 Quản lí giảng viên hướng dẫn thực tập...........................13

2.3.3 Quản lí các công ty cho sinh viên thực tập......................132.3.4 Báo cáo, thống kê...............................................13

2.3.5 Quản lí các danh mục............................................142.3.6 Cập nhật thông tin...................................................14

2.3.7 Quản lí hệ thống....................................................143. Yêu cầu cụ thể.........................................................14

3.1 Khả năng sử dụng........................................................143.2 Độ tin cậy..............................................................15

3.3 Hiệu suất...............................................................153.4 Ràng buộc thiết kế........................................................15

3.5 Phân hạn quyền truy cập hệ thống..........................................15PHẦN IV: THIẾT KẾ HỆ THỐNG................................................17

I. Thiết kế cơ sở dữ liệu.................................................171. Các thực thể có trong hệ thống...............................................17

2. Thuộc tính của các thực thể.................................................173. Thiết kế cơ sở dữ liệu......................................................17

4. Thiết kế giao diện........................................................21a. Form chính..........................................................21

b. Form đăng nhập......................................................22c. Form sinh viên......................................................22

d. Form khoa...........................................................23e. Form công ty thực tập...............................................24

f. Form bảng điểm......................................................25g. Form lớp............................................................26

h. Form giảng viên.....................................................27

PHẦN I: BẢN TUYÊN BỐ DỰ ÁNQUẢN LÍ SINH VIÊN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI

DOANH NGHIỆPI. Tổng quan

- Hiện nay việc quản lí thông tin sinh viên thực tập tại doanh nghiệp vẫn đang được nhà trường và các khoa thực hiện bằng cách thủ công như quản lí dựa trên giấy tờ và các bản báo cáo, điều này dẫn đến các khó khăn trong việc quản lí nhiều sinh viên thực tập tại cáccông ty, quản lí thông tin giảng viên hướng dẫn sinh viên thực tập , quản lý thông tin công ty cho sinh viên thực tập và khó có thể đánh giá một cách khách quan về tình hình thực tập tại của sinh viên tại công ty. Do đó, chúng ta cần xây dựng một phần mềm với các chức năng cần thiết và giao diện dễ sử dụng để có thể hỗ trợ Nhà trường cũng như cáckhoa quản lí thông tin sinh viên thực tập tạidoanh nghiệp dễ dàng và chính xác hơn.

1. Tóm tắt- Phần mềm: “Quản lí thông tin sinh viên thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp”

- Thời gian thực hiện: 11/12/2013-11/02/2014

- Đơn vị thực hiện: Sinh viên nhóm 102. Mục tiêu- Yêu cầu về phía người sử dụng:

+ Giao diện đẹp, thân thiện, dễ sử dụng+ Dễ sử dụng với các đối tượng người dùng, thuậntiện trong việc quản lí, dễ bảo trì.+ Thông tin hiển thị chi tiết.+ Chạy ổn định trên các trình duyệt+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.+ Có thể nâng cấp khi cần thiết

- Yêu cầu về chức năng:+ Dễ dàng tùy chỉnh, thay đổi các module,

có khả năng tích hợp nhiều thành phần. + Có tính hiệu quả cao.+ Có tính bảo mật cao.

- Yêu cầu tính hữu dụng của phần mềm

+ Quản lý các công ty cho sinh viên thực tập: thông tin liên quan đến công ty như Tên công ty, Địa chỉ, Lĩnh vực hoạt động của công ty, lĩnh vực mà sinh viên tham giathực tập, bộ phận hay đơn vị nào của công ty tiếp nhận sinh viên.

+ Quản lý sinh viên thực tập: thông tin sinh viên như họ tên, lớp, khóa, ngành, khoa, thời gian tham gia thực tập, công ty thực tập

+ Quản lý tình hình thực tập của sinh viên:gồm các đánh giá của nhân viên hướng dẫn (theo tuần hoặc theo ngày tùy theo thỏa thuận giữa giảng viên phụ trách với nhân viên phụ trách), đánh giá của giảng viên phụ trách thông qua báo cáo của sinh viên, của nhân viên phụ trách, và có thể từ việc giảng viên đi thực tế xuống công ty.

+Báo cáo thống kê: các thông tin liên quanđến công ty, đến sinh viên, đến chất lượngthực tập tại các công ty.

3. Lợi ích mong muốn- Phần mềm này sau khi được đưa vào sử dụng sẽ giúp:

+ Giảng viên phụ trách có thể nắm bắt chính xác tình hình thực tập của sinh viêntại công ty .+ Giảng viên phụ trách đánh giá một cách chính xác và khách quan về quá trình thực tập của sinh viên.

+ Khoa và thư ký khoa có thể dễ dàng nắm được chính xác mỗi công ty đã nhận bao nhiêu sinh viên đến thực tập qua các năm, và kết quả sinh viên đạt được sau mỗi lần thực tập là như thế nào. + Trung tâm hợp tác doanh nghiệp va Nhà trường có được thông tin cụ thể được tổng hợp một cách đầy đủ từ các Khoa.

4. Công nghệ sử dụng- Phần mềm sẽ được viết bắng ngôn ngữ .NET- Cơ sở dữ liệu lưu trữ là My SQL - Phần mềm sẽ hoạt động trên môi trường Web.

5. Khách hàng/ Người dùng liên quan- Các Khoa sẽ thuận tiện và dễ dàng trong việc quản lí thông tin sinh viên thực tập, không cần phải thực hiện bằng cách thủ công..

- Sinh viên có thể xem những thông tin liên quan đến mình và quá trình thực tập.

- Giảng viên dễ dàng hơn trong việc quản lí cũng như đánh giá quá trình thực tập của sinhviên.

- Nhà trường có thể xem các báo cáo và thống kêtự động

II. Phạm vi- Yêu cầu chính của phần mềm là thay thế các công việc quản lí thông tin sinh viên thực tập bằng thủ công để giúp cho nhà trường, khoa, giảng viên dễ dàng hơn trong việc quản lí thông tin sinh viên thực tập. Tuy nhiên

phần mềm cũng sẽ đáp ứng việc yêu cầu mở rộnghay nâng cấp sau này của nhà trường, khoa…

- Dự án được chia làm 2 giai đoạn:+ Giai đoạn 1: Xây dựng các chức năng chính của phần mềm “Quản lí thông tin sinh viên thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp”+ Giai đoạn 2: Nâng cấp và mở rộng tính năng theo yêu cầu của nhà trường, khoa..

1. Yêu cầu phần mềm- Để khắc phục những khó khăn trên, phần mềm mới đòi hỏi phải giải quyết được những khó khăn và còn giúp cho việc quản lý được nhanh chóng và hiệu quả. Yêu cầu của phần mềm:

+ Quản lý các công ty cho sinh viên thựctập: thông tin liên quan đến công ty như Tên công ty, Địa chỉ, Lĩnh vực hoạt động của công ty, lĩnh vực mà sinh viên tham gia thực tập, bộ phận hay đơn vị nào của công ty tiếp nhận sinh viên. + Quản lý sinh viên thực tập: thông tin sinh viên như họ tên, lớp, khóa, ngành, khoa, thời gian tham gia thực tập, công ty thực tập + Quản lý tình hình thực tập của sinh viên: gồm các đánh giá của nhân viên hướng dẫn (theo tuần hoặc theo ngày tùy theo thỏa thuận giữa giảng viên phụ trách

với nhân viên phụ trách), đánh giá của giảng viên phụ trách thông qua báo cáo của sinh viên, của nhân viên phụ trách, và có thể từ việc giảng viên đi thực tế xuống công ty. + Báo cáo thống kê: các thông tin liên quan đến công ty, đến sinh viên, đến chấtlượng thực tập tại các công ty.

2. Lịch biểu dự án- Tìm hiểu hệ thống, xác định yêu cầu cần thực hiện

- Phân tích yêu cầu, thiết kế về mặt chức năng và mô tả khung giao diện.

- Hoàn thành tài liệu phân tích thiết kế hệ thống.

- Lập kế hoạch xây dựng chương trình- Thiết kế giao diện- Viết code các chức năng dựa trên bản phân tích

- Chỉnh sửa, kiểm thử và cài đặt chương trình- Bàn giao sản phẩm

PHẦN II: QUY TRÌNH ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN

1. Những hạn chế của các phần mềm truyền thống- Khi xây dựng các phương pháp truyền thống người ta đã cố gắng trang bị cho chúng khả năng dự đoán trước. Với khả năng này ta có thể tạo ra một bản kế hoạch tại thời điểm đầucủa dự án và xác định được thới gian hoàn thành dự án dựa theo bản kế hoạch này.Và vấn đề cố hữu trong quá trình thực hiện dự án vẫnlà “sự thay đổi yêu cầu người dùng ”. Thông thường khách hàng không thay đổi yêu cầu của họ bởi vì họ biết rằng chi phí thay đổi rất đắt. Tuy nhiên phần mềm không phải là thứ hữuhình. Khách hàng không chỉ khó để xác định một cách chính xác cái gì là cần thiết mà cũng khó để hiểu tại sao việc thay đổi lại khó khăn như vậy. Họ mong đợi một phần mềm phải có tình mềm dẻo. Những phương pháp truyền thống đã đưa ra nhũng thù tục nhằm ngăn chặn sự thay đổi yêu cầu từ phía khách hàng. Điều này giúp duy trì bản kế hoạch dự án đã xây dựng ban đầu nhưng lại không đảm bảo rắng kết quả cuối cùng là những gì mà khách hàng mong muốn. Khả năng dự đoán trước có thể là điều ước ao nhưng ta chỉ có thể đạtđược điều đó với giá phải trả là sự giảm sút chất lượng phần mềm không thỏa mãn được đòi hòi khách hàng.

- Trong thập kỉ 90 nhiều người đã nhận ra mọi thứ thay đổi bằng cách này hay cách khác. Những người này đã quan tâm tới phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt hơn, phù hợp hơn với môi trường làm việc luôn luôn vận động. Mặc dù chi tiết những phương pháp này là khác nhau nhưng chúng đều có chung một nguyên tắc và trong một phạm vi nào đó những phương pháp này thường được nhóm lại với nhauvới tên gọi “những phương pháp linh hoạt- agile methodologies”.

Lập trình cực độ- Agile XP- XP là một phương pháp xây dựng phần mềm mới, dựa trên lý thuyết phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt được phát triển bởi Kent Beck, Ward Cunningham, và Ron Jeffries, nó nhấn mạnh vào sự cộng tác, tọa ra phần mềm một cách nhanh chóng, và phát triển mở rộng một cách khéo léo trong quá trình thực hành. Nó được cô đọng lại trong bốn giá trị: sự giao tiếp, đơn giản hóa, sự phản hồi, sự can đảm.

- Nếu bạn làm việc trong một môi trường mà ở đócác nhu cầu được chờ để thay đổi và các kháchhàng sẽ được lợi từ việc bàn giao phần mềm sớm và thường xuyên thì chắc chắn thì nên xemxét XP. Các nhóm làm theo XP sẽ thường xuyên nhận ra rằng họ đang bàn giao các sản phẩm

phần mềm chất lượng cao với số lượng rất lớn và nhanh hơn trước đây rất nhiều.

- Áp dụng cho phần mềm “Quản lí thông tin sinh viên thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp” , nhóm sẽ chọn quy trình Agile XP để thực hiện.

- Đối với người lập trình phải viết chương trình và kiểm thử một cách càng đơn giản và càng rõ ràng càng tốt. Điều đầu tiên tạo nên thành công của phương pháp phát triển phần mềm XP là sự giao tiếp và hợp tác giữa các lập trình viên khác và các thành viên nhóm.

2. Các tài liệu cần thiết cho dự án “Quản lí thông tin sinh viên thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp”

- Bản mô tả yêu cầu tổng quan của người dùng- Bản tuyên bố dự án- Bản lập kế hoạch chi tiết của dự án- Bản mô tả chức năng yêu cầu của phần mềm (SRS)

- Bản thiết kế chức năng của phần mềm- Bản lập kế hoạch rủi ro- Bản yêu cầu bổ sung của người dùng(nếu có)

3. Các giai đoạn của việc quản lí dự án dựa theoquy trinh Agile XP

- Lập kế hoạch+ Ước lượng yêu cầu kỹ thuật (để phát triển)cho từng user story (ước lượng độ phức tạp). + Ước lượng thời gian, nhân công cũng như giáthành để phát triển từng user story.

- Thiết kế đơn giản+ Tìm kiếm giải pháp đơn giản khi thiết kế phần mềm. Chỉ thiết kế phần mềm thoả mãn yêu cầu hiện tại của người dùng, không nên tìm kiếm một giải pháp cho một hệ thống tương lai. Theo đó, chỉ cần một thiết kế làm sao cho chương trình chạy được và thỏa mãn yêu cầu của người dùng.

- Kiểm thử liên tục+ Với mỗi phần của chương trình, lập trình viên phải viết chương trình kiểm thử cho phầnđó trước khi thực sự bắt đầu khi viết chương trình (cho phần đó). Người dùng sẽ chịu tráchnhiệm thực hiện kiểm định sản phẩm. 

- Tổ chức lại chương trình+ Quan điểm của XP là chất lượng phần mềm được thể hiện bằng chất lượng của mã nguồn (code). Một chương trình được viết rõ ràng, đơn giản thì sẽ dễ bảo dưỡng và thay đổi. XP khuyến khích tổ chức (viết ) lại chương trìnhmột cách đều đặn để nâng cao tính sáng sủa của chương trình, dễ bổ sung các chức năng mới, nâng cao hiệu suất của chương trình.

- Lập trình cặp đôi+ Tất cả các phần chương trình do một hay nhiều nhóm hai người viết. Hai người này sẽ sử dụng chung một máy tính, cùng đồng thời viết chương trình. Quy cách này sẽ giúp cho

có được giải pháp lập trình tốt hơn, chương trình sẽ có chất lượng và hiệu quả hơn.

- Chia sẻ công việc+ Các nhóm XP chia công việc ra thành các bước nhỏ và tích hợp mã của họ mộ vài lần trong một ngày. Do vậy, các vấn đề sẽ được xem xét ngay sau khi thực hiện và có thể dễ dàng sửa chữa khi gặp sự cố. Quá trình này đảm bảo cho mọi người luôn làm việc với phiênbản mới nhất của hệ thống. Cách tổ chức và quản lí dự án gồm các thư mục sau:

+ Yêu Cầu Dự Án Bản mô tả tổng quan yêu cầu của người dùng

+ Tổng Quan Dự Án Bản SRS

+ Kế Hoạch Dự Án Bản lập kế hoạch rủi ro của dự án Bản lập kế hoạch chi tiết của dự án Bản thiết kế chức năng của phần mềm

+ Source Code Phần mềm

+ Phân Công Công Việc Bản phân công công việc của đội dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án

+ Các Yêu Cầu Bổ Sung Bản yêu cầu bổ sung của người dùng (nếu có).

+ Tổng Kết và Triển Khai Bản triển khai các chức năng , yêu cầu của dự án

PHẦN III: SOFTWARE REQUIREMENTSPECIFICATION

1. Giới thiệu1.1 Mục đích

- Tài liệu này được xây dựng nhằm mục đích tập hợp các yêu cầu của hệ thống “Quản lí thông tin sinh viên thực tập tốt nghiệp tạidoanh nghiệp”. Tài liệu được xây dựng dựa trên quy trình Quản lí sinh viên thực tập tốt nghiệp hiện tại của Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.

- Tài liệu này sẽ là tiền đề cho việc việc thiết kế các chức năng của chương trình trong giai đoạn tiếp theo.

1.2 Phạm vi- Tài liệu tập trung vào việc phân tích các yêu cầu của hệ thống “Quản lí thông tin sinh viên thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp”, các yêu cầu dữ liệu trong quá trình thực thi, các rủi ro co thể có trong hệ thống.

1.3 Tổng quan bài báo cáo- Bài báo cáo được chia làm 2 phần chính: Giới thiệu, mô tả tổng thể

1.4 Tài liệu tham khảo2. Mô tả các yêu cầu của hệ thống

2.1 Giới thiệu tổng quát- “Quản lí thông tin sinh viên thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp” là công việc rất quan trọng trong quá trình quản lí sinh viên của nhà trường. Một quy trình “Quản líthông tin sinh viên thực tập tốt nghiệp tạidoanh nghiệp” hiệu quả, chính xác, tiện lợilà một nhu cầu không thể thiếu đối với nhà trường cũng như doanh nghiệp.

- Hệ thống “Quản lí thông tin sinh viên thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp” được thiếtkế nhằm tin học hóa quản lí, giúp cho các khoa, trung tâm hợp tác doanh nghiệp, trungtâm hỗ trợ sinh viên có thể quản lí thông tin nhanh chóng và chính xác, đồng thời cũng có thể giám sát tình hình thực tập củasinh viên tại công ty thông qua nhân viên phụ trách tại công ty.

2.2 Cơ cấu quản lí của hệ thống- Các chức năng quản lí chính:

+ Quản lí sinh viên thực tập: thông tin sinh viên như họ tên, lớp, khóa, ngành, khoa, thời gian tham gia thực tập, công ty thực tập ( Thêm, sửa, xóa, tìm kiếm thông tin sinh viên thực tập ).+ Quản lí giảng viên hướng dẫn thực tập ( Thêm, sửa, xóa, tìm kiếm thông tin giảng viên hướng dẫn thực tập ).+ Quản lí các công ty cho sinh viên thực tập: thông tin liên quan đến công ty như Tên công ty, Địa chỉ, Lĩnh vực hoạt động của công ty, lĩnh vực mà sinh viên tham gia thực tập, bộ phận hay đơn vị nào của công ty tiếp nhận sinh viên ( Thêm, sửa, xóa, tìm kiếm thông tin công ty cho sinh viên thực tập ).+ Báo cáo, thống kê: các thông tin liên quan đến công ty, đến sinh viên, đến chất lượng thực tập tại các công ty+ Quản lí tình hình thực tập của sinh viên

- Quản lí các danh mục: quản lí hồ sơ sinh viên, hồ sơ giảng viên, công ty sinh viên thực tập….(sửa, lưu, tìm kiếm ).

- Cập nhật thông tin- Quản lí hệ thống: chức năng đăng nhập

2.3 Chi tiết các chức năng quản lí chính2.3.1 Quản lí sinh viên thực tập - Mục đích:

+ Giúp cho khoa, giảng viên, sinh viên tìm kiếm thông tin dễ dàng.+ Giúp khoa có thể quản lí thông tin sinh viên một cách cụ thể, rõ ràng và chi tiết.+ Giúp cho giảng viên có thể nắm bắt chính xác tình hình thực tập của sinh viên tại công ty để có thể đánh giá một cách khách quan.

- Cụ thể: Khoa sẽ đăng nhập vào hệ thống “Quản lí thông tin sinh viên thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp” và nhập mật khẩu của mình. Nếu mật khẩu chính xác khoa có thể thao tác trên hệ thống như: thêm , sửa,xóa, tìm kiếm các thông tin.

- Tác nhân : Khoa, Nhà trường, Nhân viên phụ trách

- Lỗi: nhập sai mật khẩu thì yêu cầu phải nhập lại hoặc kết thúc.

2.3.2 Quản lí giảng viên hướng dẫn thực tập - Mục đích: + Sinh viên có thể tìm kiếm thông tin về giáo viên hướng dẫn thực tập cho mình dễ dàng.

- Cụ thể: + Sinh viên đăng nhập vào hệ thống theo mậtkhẩu của mình và có quyền xem thông tin giảng viên hướng dẫn thực tập cho mình.+ Khoa và giảng viên đăng nhập vào hệ thốngtheo đúng mật khẩu của mình. Nếu mật khẩu

chính xác, khoa và giảng viên có thể thao tác trên hệ thống như: thêm, sửa xóa, tìm kiếm các thông tin về giảng viên.

- Lỗi: nhập sai mật khẩu thì yêu cầu phải nhập lại hoặc kết thúc.

- Tác nhân: Khoa, Nhà trường, Giảng viên.2.3.3 Quản lí các công ty cho sinh viên thực

tập- Mục đích: + Giúp khoa có thể nắm bắt chính xác mỗi công ty đã nhận bao nhiêu sinh viên thực tập qua các năm.+ Khoa và giảng viên có thể biết chính xác kết quả sinh viên đạt được sau mỗi lần thựctập để có thể đánh giá khách quan.Cụ thể: + Khoa và giảng viên đăng nhập vào hệ thốngtheo đúng mật khẩu của mình. Nếu mật khẩu chính xác, khoa và giảng viên có thể thao tác trên hệ thống như: thêm, sửa xóa, tìm kiếm các thông tin của công ty mà sinh viênthực tập.

- Tác nhân: Khoa, giảng viên2.3.4 Báo cáo, thống kê - Mục đích:+ Giúp nhà trường xem các báo cáo thống kê tổng hợp về tình hình thực tập của sinh viên.

+ Giúp khoa, giảng viên tổng kết, thống kê thông tin chính xác và nhanh hơn.Cụ thể: + Khoa và giảng viên đăng nhập vào hệ thốngtheo đúng mật khẩu của mình. Nếu mật khẩu chính xác, khoa và giảng viên có thể thao tác trên hệ thống như: in báo cáo, thống kêsố liệu…..

- Tác nhân: Khoa, giảng viên- Lỗi: nhập sai mật khẩu thì yêu cầu phải nhập lại hoặc kết thúc.

2.3.5 Quản lí các danh mục 2.3.5.1 Quản lí hồ sơ sinh viên

Quản lí đầy đủ các thông tin về sinhviên

2.3.5.2 Quản lí hồ sơ giảng viên Quản lí đầy đủ các thông tin về giảng viên để khoa hoặc nhà trường có thể nắm tổng quát các thông tín để thuận lợi cho quá trình thực tập.

2.3.5.3 Quản lí hồ sơ công ty Quản lí đầy đủ thông tin về công ty cho sinh viên thực tập

2.3.6Cập nhật thông tin - Thường xuyên cập nhật thông tin

2.3.7Quản lí hệ thống - Khi người dùng nhập tài khoản và mật khẩu thì hệ thống sẽ kiểm tra. Nếu hợp lệ sẽ cho phép đăng nhập vào hệ thống, nếu không hợp lệ

người dùng phải nhập lại hoặc kết thúc chươngtrình.- Hệ thống sẽ kiểm tra quyền của người đăng nhập để cấp quyền cho việc sử dụng hệ thống- Hệ thống sẽ hiện trang của người dùng, có thể mỗi người dùng sẽ có một trang khác nhau tùy vào cấp độ phân quyền- Khi người dùng nhấn nút thoát hệ thống sẽ dừng lại và thoát

3. Yêu cầu cụ thể3.1 Khả năng sử dụng

- Hệ thống cần có tính linh động có thể đáp ứng được các thay đổi trong tương lai.- Các module cần được đóng gói, thay đổi module này không ảnh hưởng đến module khác.

3.2 Độ tin cậy- Chỉ cho phép người sử dụng có tài khoản đăng nhập vào hệ thống và password.- Người quản lí không được phép thay đổi password của user nếu không có yêu cầu.- Chỉ riêng người quản trị hệ thống mới được phép thay đổi nội dung, can thiệp vào từng tài khoản, tạo tài khoản cho người dùng.

3.3 Hiệu suất* Hiệu suất làm việc của hệ thống phải thỏa các yêu cầu sau: - Hạn chế đến mức tối đa các sự cố xảy ra. - Hạn chế số lần bảo trì hệ thống trong thời gian ngắn.

- Tốc độ truy cập và truy xuất dữ liệu trong hệ thống phải được nâng cao. Tại cùng một thời điểm có thể có nhiều người cùng truy cậpvào hệ thống và hệ thống sẽ chứng thực từng người truy cập để xuất dữ liệu tương ứng với người sử dụng. Đối với người sử dụng là quản trị hệ thống thì sẽ xuất ra các thông tin liên quan đến hệ thống như dung lượng bộ nhớ lưu trữ toàn bộ, dung lượng bộ nhớ lưu trữ đãdùng, dung lượng bộ nhớ lưu trữ còn dư, số lượng cũng như họ tên của từng người dùng đang đăng nhập vào hệ thống, các thông tin truy xuất không hợp lệ từ người dùng… - Dữ liệu truy xuất phải chính xác, thỏa mãn yêu cầu của người dùng…

3.4 Ràng buộc thiết kế- Phần mềm hiện thực hệ thống phải thực thi độc lập, ít chịu ảnh hưởng của các hệ thống khác, có khả năng hoạt động tốt trên nhiều hệđiều hành khác nhau. - Hệ thống sử dụng các phần mềm chuyên dụng phải có chất lượng tốt, đầy đủ các chức năng để đáp ứng những nhu cầu của hệ thống này.

3.5 Phân hạn quyền truy cập hệ thống- Sinh viên: sinh viên có thể truy cập vào hệthống để ghi báo cáo tình hình thực tập (hay công việc thực hiện) tại công ty.

- Nhân viên phụ trách: kiểm tra thông tin sinh viên thực tập ghi báo cáo, và cho nhậnxét của mình vào đó (có thể sinh viên sẽ không thấy nhận xét này – tùy thuộc vào sự cho phép hay không của chính nhân viên phụ trách).

- Giảng viên phụ trách: đọc được các thông tin của sinh viên báo cáo, nhân viên phụ trách nhận xét và đánh giá. Sau đó, ghi nhận kết quả thực tập cũng như cho điểm thực tập cho sinh viên.

- Khoa (thư ký khoa): quản lý thông tin côngty, quản lý danh sách sinh viên thực tập, thống kê, báo cáo (phạm vi khoa).

- Nhà trường (TT hợp tác doanh nghiệp): xem được báo cáo thống kê tổng hợp từ các khoa một cách tự động.

PHẦN IV: THIẾT KẾ HỆ THỐNGI. Thiết kế cơ sở dữ liệu1. Các thực thể có trong hệ thống.

- Đăng nhập- Sinh viên thực tập- Giảng viên hướng dẫn thực tập- Khoa và thư kí khoa- Công ty sinh viên thực tập- Bảng điểm thực tập- Lớp

2. Thuộc tính của các thực thể- Đăng nhập (user, password)- Sinh viên thực tập (mã sinh viên, tên sinh viên, mã lớp, khóa, ngành, khoa, thời gian sinh viên tham gia thực tập, tên công ty sinhviên thực tập, số điện thoại, email, tên giảng viên hướng dẫn sinh viên thực tập, nhânviên trong công ty phụ trách sinh viên thực tập).

- Giảng viên hướng dẫn (mã giảng viên, tên giảng viên, số điện thoại, email)

- Khoa (mã khoa, tên khoa)

- Công ty sinh viên thực tập (tên công ty sinh viên thực tập, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động của công ty, lĩnh vực sinh viên tham gia thựctập, bộ phận công ty tiếp nhận sinh viên)

- Bảng điểm thực tập (lần thực tập, mã sinh viên, điểm thực tập, thời gian thực tập, ghichú)

- Lớp (mã lớp, tên lớp, sỉ số, mã khoa)

3. Thiết kế cơ sở dữ liệuSử dụng SQL Server Management Studio để thiết kế CSDL- Đăng nhập: user, password

- Sinh viên: mã sinh viên, tên sinh viên, mã lớp, khóa học, ngành, mã khoa, thời gian thamgia thực tập, tên công ty thực tập, số điện thoại, email, mã giáo viên, nhân viên phụ trách.

- Khoa: mã khoa, tên khoa.

- Công ty thực tập: tên công ty thực tập, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, linh vực sinh viên tham gia thực tập, bộ phận tiếp nhận.

- Bảng điểm: lần thực tập, mã sinh viên, điểm thực tập, thời gian thực tập, ghi chú.

- Lớp: mã lớp, tên lớp, sỉ số, mã khoa.

- Giảng viên: mã giảng viên, tên giảng viên, sốđiện thoại, email.

Các ràng buộc toàn vẹn của CSDL

4. Thiết kế giao diệna. Form chính

b. Form đăng nhập

c. Form sinh viên

d. Form khoa

e. Form công ty thực tập

f. Form bảng điểm

g. Form lớp

h. Form giảng viên