S N PH M NHÂN L C CUNG C P D CH V

112
CHÍNH SÁCH PHN 2. TP HƯNG DN THỰC HIN CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH SẢN PHẨM NHÂN LỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ

Transcript of S N PH M NHÂN L C CUNG C P D CH V

CHÍNH SÁCH

PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH

SẢN PHẨM

NHÂN LỰC

CUNG CẤP DỊCH VỤ

PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

© Tổ chức Y tế Thế giới 2017

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không thực hiện dịch tài liệu này. WHO không chịu trách nhiệm về nội dung và sự chính xác của bản dịch. Bản gốc Tiếng anh STANDARDS FOR PROSTHETICS AND ORTHOTICS Part 2: IMPLEMENTATION MANUAL, Geneva: World Health Organization; 2017. Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO là bản ràng buộc và xác thực.

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2: TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

© Quỹ ICRC MoveAbility 2018

Bản dịch này được sử dụng theo giấy phép số BY-SA 3.0.

ii

Mục lụcMục lục theo chủ đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . v

Thành phần đóng góp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . viii

Chữ viết tắt và tên rút gọn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ix

Mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1

Lĩnh vực 1. Chính sách . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1A Các thành phần trong cuộc và vai trò của họ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1B Khung chỉ đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

1C Giám sát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

1D Hỗ trợ của quốc tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

1E Chi phí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

1F Lợi ích kinh tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12

1G Đảm bảo hiệu suất chi phí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

1H Lợi ích của phát hiện và điều trị sớm các suy giảm . . . . . . . . . . . . . . . 15

1I Ngăn ngừa những suy giảm có thể tránh được . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

1J Chăm sóc y tế toàn dân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16

1K Cấp kinh phí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18

1L Những cân nhắc về việc áp đặt phí dịch vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

1M Tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng cho người sử dụng . . . . . . . . . . . . . . . 21

1N Đánh giá nhu cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

1O Thu thập số liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

1P Số liệu về tác động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27

1Q Nâng cao nhận thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27

1R Tăng cường hình ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30

f e e s . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2 1

1 M

F a c i l i t a t i n g a c c e s s o f u s e r s . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 1

1 N

A s s e s s i n g t h e n e e d . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 2

1 O

C o l l e c t i o n o f d a t a . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . 2 4

1 P

D a t a o n i m p a c t . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . 2 7

1 Q

A w a r e n e s s - r a i s i n g . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . 2 7

1 R

S t r e n g t h e n i n g t h e i m a g e . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 0

. . . . . . . . . . . . . . . 3 3

2 G

R e g u l a t i o n o f t e c h n i c a l i s s u e s . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 0

2 H

S t r u c t u r a l a n d c l i n i c a l t e s t i n g . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 1

2 I T e c h n i c a l a n d c l i n i c a l r e s e a r c h . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 2

2 J

D e v e l o p m e n t o f a f f o r d a b l e p r o d u c t s . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 3

iii

Lĩnh vực 2. Sản phẩm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

2A Công nghệ phù hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

2B Khái quát các đặc điểm sản phẩm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35

2C Các sản phẩm làm sẵn và làm theo từng đối tượng. . . . . . . . . . . . . . . 36

2D Các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37

2E Phân loại theo ISO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38

2F Cung ứng bán thành phẩm và vật tư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38

2G Quy định các vấn đề về kỹ thuật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40

2H Kiểm định kết cấu và kiểm định lâm sàng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41

2I Nghiên cứu kỹ thuật và lâm sàng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42

2J Phát triển các sản phẩm có giá vừa phải . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Lĩnh vực 3. Nhân lực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45 . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 5

3A Nhân lực thuộc đơn vị dịch vụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45

3B Các thành phần chuyên môn khác thuộc nhóm công tác. . . . . . . . . . . . . 47

3C Nhóm phục hồi chức năng liên ngành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47

3D Đào tạo nhân lực chân tay giả và nẹp chỉnh hình . . . . . . . . . . . . . . . . . 48

3E Đào tạo về chân tay giả và nẹp chỉnh hình cho những chuyên viên khác . . . 53

3F Phát triển chuyên môn liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54

3G Phát triển vai trò. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55

3H Dự trù lực lượng lao động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56

3I Giữ chân nhân viên. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59

3J Quy định về nghiệp vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60

3K Công nhận chuyên môn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61

3L Các hội đoàn và tổ chức nghề nghiệp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61

. . . . . . . . . . . . . 6 3

4 K

E x c l u s i v e a n d i n c l u s i v e s e r v i c e u n i t s . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 0

4 L

T h e s e r v i c e u n i t . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . 8 1

4 M

E q u i p m e n t . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . 8 3

4 N

W o r k i n g e n v i r o n m e n t a n d s a f e t y . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . 8 3

4 O

U s e r i d e n t i fi c a t i o n a n d r e f e r r a l . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . 8 4

4 P

T h e s e r v i c e d e l i v e r y p r o c e s s . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . 8 5

4 Q

S e r v i c e u n i t m a n a g e m e n t . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . 9 1

4 R

Q u a l i t y m a n a g e m e n t . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . 9 4

R e f e r e n c e s . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . 9 6

iv

4A Chính sách về người sử dụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63

4B Người sử dụng: nguồn lực trung tâm trong dự trù và cung cấp dịch vụ . . . . 64

4C Quyền của người sử dụng được lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ & công nghệ 65

4D Dịch vụ dễ tiếp cận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65

4E Các loại hình cung cấp dịch vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66

4F Sáp nhập dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình vào ngành y tế . . . . . . . . 67

4G Các hệ thống cung cấp dịch vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68

4H Phi tập trung hóa các dịch vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71

4I Dịch vụ bảo trì và sửa chữa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78

4J Cung cấp dịch vụ trong thảm hoạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78

4K Đơn vị dịch vụ riêng biệt và sáp nhập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80

4L Đơn vị dịch vụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81

4M Trang thiết bị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83

4N Môi trường lao động và sự an toàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83

4O Xác định đối tượng và chuyển cấp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84

4P Quy trình giao nhận dịch vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85

4Q Quản lý đơn vị dịch vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91

4R Quản lý chất lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 94

Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96

Lĩnh vực 4. Cung cấp dịch vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63

Mục lục theo chủ đềQuản trị

1A Các thành phần trong cuộc và vai trò của họ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 . . . . . . . . . . 3 1B Khung chỉ đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 . . . . . . . . . . . 6 1C Công tác giám sát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

F i1E Chi phí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 . . . . . . . . . . . . . . . 91F Lợi ích kinh tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 . . . . . . . . . . . . . 1 21G Đảm bảo mức độ hiệu suất chi phí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 . . . . . . . . . . 1 41J Chăm sóc y tế toàn dân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 . . . . . . . . . . . . . 1 61K Cấp kinh phí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18 . . . . . . . . . . . . . . . 1 81L Những cân nhắc về việc áp đặt phí dịch vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

Data1N Đánh giá nhu cầu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22 . . . . . . . . . . . 2 21O Thu thập số liệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24 . . . . . . . . . . . . . . 2 41P Số liệu về tác động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27

1Q Nâng cao nhận thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27 . . . . . . . . . . . . 2 71R Tăng cường hình ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30

1H Lợi ích của phát hiện sớm và điều trị các suy giảm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 . . . . 1 51I Ngăn ngừa những suy giảm có thể tránh được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

. . . . . . . . . . . . 3 32B Khái quát các đặc điểm sản phẩm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35 . . . . . . . . . . . 3 52C Các sản phẩm làm sẵn và làm theo từng đối tượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 . . . . . . 3 62D Các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37 . . . . . . . . . . . . . 3 72E Phân loại theo ISO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38 . . . . . . . . . . . . 3 82F Cung ứng bán thành phẩm và vật tư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38 . . . . . . . . 3 82G Quy định các vấn đề về kỹ thuật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40 . . . . . . . . . . . 4 02H Kiểm định kết cấu và kiểm định lâm sàng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41 . . . . . . . . . . . . 4 12I Nghiên cứu kỹ thuật và lâm sàng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42 . . . . . . . . . 4 22J Phát triển các sản phẩm có giá vừa phải . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43

. . . . . . . . . . 4 53B Các thành phần chuyên môn khác thuộc nhóm công tác. . . . . . . . . . . . . . . . . 47 . . . . . . . . . . 4 73C Nhóm phục hồi chức năng liên ngành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47 . . . . . . . . . 4 73D Đào tạo nhân lực chân tay giả và nẹp chỉnh hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48 . . . . . . 4 83E Đào tạo về chân tay giả và nẹp chỉnh hình cho những chuyên viên khác. . . . . . . . 53 . . 5 33F Phát triển chuyên môn liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54 . . . . . . . . . 5 43G Phát triển vai trò . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55 . . . . . . . . . . . . . 5 53H Dự trù lực lượng lao động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56 . . . . . . . . . . . 5 63I Giữ chân nhân viên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59 . . . . . . . . . . . 5 93J Quy định về nghiệp vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60 . . . . . . . . . . . 6 03K Công nhận chuyên môn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61 . . . . . . . . . . . . 6 13L . . . . . . . . 6 1Các hội đoàn và tổ chức nghề nghiệp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61

Cấp kinh phí

Số liệu

Nâng cao nhận thức

Phát hiện sớm/ngăn ngừa

Các vấn đề về kỹ thuật2A Công nghệ phù hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

Nhân lực3A Nhân lực thuộc đơn vị dịch vụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Người sử dụng dịch vụ

4A Chính sách về người sử dụng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63 . . . . . . . . . . . . 6 34B Người sử dụng: nguồn lực trung tâm trong dự trù và cung cấp dịch vụ. . . . . . . . . . . . 644C Quyền của người sử dụng được lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và công nghệ . . . . . . . 65

Dịch vụ dễ tiếp cận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65

1M Tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng cho người sử dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

4D . . . . . . . . . . . 6 54E Các loại hình cung cấp dịch vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66 . . . . . . . . . . 6 64F Sáp nhập dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình vào ngành y tế . . . . . . . . . . . . . . . 674G Các hệ thống cung cấp dịch vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68 . . . . . . . . . . 6 84H Phi tập trung hóa các dịch vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71 . . . . . . . . . . 7 14I Dịch vụ bảo trì và sửa chữa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78

. . . . . . . . 8 04L Đơn vị dịch vụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81 . . . . . . . . . . . . . 8 14M Trang thiết bị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83 . . . . . . . . . . . . 8 34N Môi trường lao động và sự an toàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83

. . . . . . . . . 8 44P Quy trình giao nhận dịch vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85 . . . . . . . . . .

Quản lý đơn vị dịch vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 918 5

4Q

4R Quản lý chất lượng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 94

1D Hỗ trợ của quốc tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 . . . . . . . . . . . . . 84J Cung cấp dịch vụ trong thảm hoạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78 . . . . . . . . . . . . 7 8

vi

Các hệ thống dịch vụ

Đơn vị dịch vụ4k Đơn vị dịch vụ riêng biệt và sáp nhập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80

Các quy trình dịch vụ

4O Xác định đối tượng và chuyển cấp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84

Quản lý chất lượng

Các vấn đề quốc tế

© M

otiv

atio

n A

ust

ralia

vii

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Thành phần đóng gópNhóm chỉ đạo của WHO Alarcos Cieza, Pauline Kleinitz, Maryam Mallick, Satish

Mishra, Zafar Mirza, Andrea Pupulin, Hala Sakr, Emma

Tebbutt, và Armando Jose Vasquez

Girma Bireda Assena, Josephine Bundoc, Mary Anne

Burke, Bishnu Maya Dhungana, Elaine Figgins, Ritu

Ghosh, Allen Ingersoll, Ev Innes, Friedbert Kohler,

Malcolm MacLachlan (Chair), William Neumann, Teap

Odom, Wesley Pryor, Youssef Salam, Daniel Suarez,

Claude Tardif và Nils-Odd Tønnevold

Serap Alsancak, Firoz Ali Alzada, Jonathan Batzdorff,

Lee Brentnall, Helena Burger, Monica Castaneda, David

Condie, Sam Gallop, Olivia Giles, Jacqui Lunday John-

stone, Jean Kagawa, Peter Kyberd, Aaron Leung, Bryan

Malas, Ana Paulina Chavira Mendoza, Longini Mtalo,

Masse Niang, Samuel Nkhoma, Nerrolyn Ramstrand,

Kerio Rapheal, Christian Schlierf, Pratima Singh, Mel

Stills và Isabelle Urseau

Nhóm rà soát đến từ ngoài

Biên tập chính Chapal Khasnabis

Tác giả chính

Dareen Barbar, Liu Bofei, Björn Ekman, Rajiv

Hanspal, Carson Harte, Kirsti Hoøen, Rob Horvath, V.

Jayakodi, Kylie Mines, Nisarat Opartkiattikul, Vinicius

Delgado Ramos, Albina Shankar, Bengt Söderberg,

Camara Yakouba và Husam Zeino

Đóng góp bổ sung

Nhóm rà soát nội bộ Nhóm rà soát 1 dẫn dắt bởi Nachiappan Chockalingam và

Aoife Healy. Nhóm rà soát 2 dẫn dắt bởi Richard Baker,

Saeed Forghany và Ebrahim Sadeghi-Demneh

Biên tập kỹ thuật Elisabeth Heseltine

Sửa bản in Diane Bell và Angela Weatherhead

Ảnh bìa China Assistive Devices and Technology Center for Per-

sons with Disabilities, Mobility India và Royal National

Orthopaedic Hospital-UK

Hiệp hội chân tay giả và nẹp chỉnh hình quốc tế và Cơ

quan Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ

Hỗ trợ tài chính Quỹ Leahy vì nạn nhân chiến tranh, Cơ quan Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ

Wendy Hamzai và Rachel McLeod-MacKenzie

viii

Nhóm phát triển các

chuẩn mực

Anders Eklund và Sandra Sexton

Hỗ trợ hành chính

Tổ chức đối tác

Chữ viết tắt và tên rút gọnASCENT Sàng lọc người cụt chi qua mạng lưới điện thoại di động

CBR Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

CPD Phát triển chuyên môn liên tục

CRPD Công ước về quyền của người khuyết tật

GATE Hợp tác toàn cầu về công nghệ hỗ trợ

ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

ISPO Hiệp hội chân tay giả và nẹp chỉnh hình quốc tế

MSA Tài khoản tiết kiệm y tế

NGO Tổ chức phi chính phủ

PHC Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

SDG Mục tiêu phát triển bền vững

USAID Cơ quan Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ

VAT Thuế trị giá gia tăng

UN

IVE

RS

AL

HEA

LTHCOVERAGEUNIV

ERSALH

EALT

HC

OV

ER

AG

E

UNIVERSAL HEALTH COVERAGE

ASSISTIVETECHNOLOGY

AS

SIS

TIV

ETE

CH

NO

LOGY ASSISTIVE

TECH

NO

LOG

YPR

OS

TH

ET

ICS

AN

DO

RTHOTICSPROSTHETICS

AN

DO

RT

HO

TIC

S

PROSTHETICS AND ORTHOTICS

POLICY PRODUCTS

PROVISION PERSONNEL

Improving access to prostheses and or-thoses

Strengthening governance,

financing and in-

formation systems

Promoting integrated

prosthetics and orthotics

service de-livery

Developing prosthetics and or-thotics workforce capacity

Bốn lĩnh vực cốt lõi của hệ thống y tế

ix

truongnv
Placed Image

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN©

IC

RC

x

Mở đầuMục đích của tập hướng dẫnCùng cộng tác với Hiệp Hội Chân tay giả và nẹp chỉnh hình quốc tế (ISPO) và Cơ quan

Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID), WHO đã xây dựng các chuẩn mực cho ngành

chân tay giả và nẹp chỉnh hình để hướng dẫn các Quốc gia thành viên cải thiện việc

tiếp cận các dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình chất lượng cao và có giá vừa phải,

được trình bày trong Phần 1 của xuất bản phẩm này. Để hướng dẫn chi tiết hơn về “cái

gì, tại sao, như thế nào, ai và khi nào” cho mỗi chuẩn mực, WHO cũng đã chuẩn bị tập

hướng dẫn này. Mục đích chủ yếu của tập hướng dẫn là hỗ trợ các Quốc gia thành

viên phân tích tình hình các dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình ở đất nước họ, từ

đó đặt ra những nội dung ưu tiên cho việc thực hiện các chuẩn mực. Tài liệu mang đến

những khuyến nghị về công tác quy hoạch, thực hiện, quản lý và phát triển hoặc cải

tiến các dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình để đạt những chuẩn mực đã đề nghị.

Tài liệu được thiết kế để khuyến khích thảo luận về nhiều vấn đề cần xem xét khi xây

dựng chính sách và kế hoạch chiến lược, và khi thiết lập các điểm mốc cho dịch vụ. Nó

thúc đẩy những cố gắng chung giữa các chính phủ và các thành phần trong cuộc trong

nước trong công tác quy hoạch, ấn định mục tiêu, thực hiện và giám sát dịch vụ.

Phạm vi và kết cấuCũng như tập tài liệu về các chuẩn mực, tập hướng dẫn này bao trùm bốn lĩnh vực cốt lõi

của dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình: chính sách (quản trị, cấp kinh phí và thông tin),

sản phẩm (chân tay giả và nẹp chỉnh hình), nhân lực (lực lượng lao động) và cung cấp

dịch vụ. Mặc dù một số mục có liên kết với nhau, ta có thể đọc từng mục độc lập để thu

nhận những thông tin hạn chế hoặc cụ thể hơn. Nhiều chủ đề được minh hoạ bằng những

ví dụ ngắn về các quốc gia.

Tài liệu trình bày những khía cạnh khác nhau của dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình

nhưng không cung cấp đủ chi tiết để sử dụng như một kế hoạch cụ thể đem thực hiện cho

mọi nước. Những kế hoạch và nội dung ưu tiên đều khác nhau giữa các quốc gia và thậm

chí trong một quốc gia, tuỳ thuộc vào bối cảnh và những nguồn lực có sẵn.

1

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

© C

ha

pa

l Kh

asn

ab

is/W

HO

© C

ha

pa

l Kh

asn

ab

is/W

HO

2

AREA 1. POLICY

Lĩnh vực 1. Chính sách

UN

IVE

RS

AL

HEA

LTHCOVERAGEUNIV

ERSALH

EALT

HC

OV

ER

AG

E

UNIVERSAL HEALTH COVERAGE

ASSISTIVETECHNOLOGY

AS

SIS

TIV

ETE

CH

NO

LOGY ASSISTIVE

TECH

NO

LOG

YPR

OS

TH

ET

ICS

AN

DO

RTHOTICSPROSTHETICS

AN

DO

RT

HO

TIC

S

PROSTHETICS AND ORTHOTICS

POLI

CY PRODUCTS

PR

OV

ISION PERSON

NE

L

1A Các thành phần trong cuộc và vai trò của họ

Cần có nhiều thành phần trong cuộc khác nhau, với những kỹ năng và nguồn lực riêng biệt

và bổ sung nhau, để xây dựng, củng cố và duy trì dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình

hoạt động tốt và hiệu quả, bao gồm:

• người sử dụng (dịch vụ), gia đình và người chăm sóc;

• các nhóm người sử dụng và các tổ chức của người khuyết tật;

• chính quyền quốc gia, chính quyền khu vực và địa phương;

• các tổ chức xã hội dân sự;

• các nhà cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình, cả công và tư;

• các nhà cung cấp dịch vụ y tế, trong đó có dịch vụ phục hồi chức năng;

• các cơ quan đào tạo và trường đại học;

• các hội nghề nghiệp;

• các nhà sản xuất và cung ứng bán thành phẩm, vât tư và vật liệu tiêu hao;

• các tổ chức và cơ quan quốc tế; và

• các cơ quan cấp kinh phí.

Người sử dụng dịch vụ, gia đình và người chăm sócNgười sử dụng dịch vụ phải là trung tâm của công tác xây dựng kế hoạch, thực hiện, giám

sát và đánh giá các dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Đây không những là quyền của

họ, mà họ còn là nguồn lực không thể thiếu trong phạm vi công việc này (xem 4B). Người

sử dụng phải được trao năng lực để tích cực tham gia vào cung cấp dịch vụ, với tư cách là

những cá thể hoặc những đại diện tổ chức của người sử dụng.

© Ch

apal

Khas

nabis

/WHO

3

truongnv
Placed Image

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Khi con người bị những suy giảm thể chất nghiêm trọng và phải dựa vào sự trợ giúp cho

các sinh hoạt hàng ngày, thì điều quan trọng là có sự tham gia của thành viên gia đình, của

người chăm sóc và những người khác để bày tỏ góc nhìn của họ về việc cung cấp dịch vụ.

Các nhóm người sử dụng và các tổ chức của người khuyết tậtNhững tổ chức này có thể thay mặt người sử dụng dịch vụ tham gia vào công tác quy

hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá chương trình và cũng có thể đại diện cho quyền lợi

của người sử dụng tại các ủy ban tư vấn. Những tổ chức này thường có tầm với khá rộng

về địa lý, từ đó có những đóng góp quan trọng cho việc nâng cao nhận thức, việc phát hiện

người sử dụng tiềm năng và chuyển đối tượng đến đúng dịch vụ. Khi được hướng dẫn và

đào tạo, họ có thể cộng tác với nhà cung cấp dịch vụ trong công tác tư vấn đồng đẳng,

theo dõi sau giao nhận dịch vụ, thu thập ý kiến người sử dụng và đánh giá tác động.

Chính quyềnTheo Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD), các chính phủ có trách nhiệm thúc

đẩy sự sẵn có và việc sử dụng những thiết bị và công nghệ hỗ trợ có chất lượng cao với

giá vừa phải, trong đó có chân tay giả và nẹp chỉnh hình (1). Chính quyền không nhất thiết

phải tham gia vào khâu trực tiếp cung cấp dịch vụ, nhưng Nhà nước - được đại diện bởi

các bộ chức năng khác nhau - bắt buộc phải ban hành luật pháp, vạch ra chính sách, xây

dựng các kế hoạch quốc gia, đưa ra các quy định, cấp kinh phí, nâng cao nhận thức và nói

chung là hỗ trợ và thúc đẩy ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Chính quyền có thể tạo

ra những hoàn cảnh để dịch vụ phát triển ở cả khu vực tư nhân và khu vực công, và để

đưa các thành phần trong cuộc làm việc cùng nhau. Để đạt mục đích này, có thể thiết lập

một ủy ban quốc gia về chân tay giả và nẹp chỉnh hình hoặc một thực thể tương tự, nằm

bên trong những cơ cấu điều phối các công tác về y tế, phục hồi chức năng và công nghệ

hỗ trợ (xem Khung 1).

Việc thành lập một ủy ban quốc gia về chân tay giả và nẹp chỉnh hình hoặc một thực thể tương tự sẽ tăng cường công tác điều phối các dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Cơ quan này tốt nhất là được thành lập bên trong những cơ cấu hiện có làm công tác điều phối về y tế, phục hồi chức năng và công nghệ hỗ trợ, có thể như là một phân nhóm thuộc một thực thể lớn hơn, miễn là có đủ sự quan tâm dành cho các chi tiết của ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Cơcấu tuỳ thuộc bối cảnh địa phương. Ở Ấn Độ chẳng hạn, một ủy ban về chân tay giả và nẹp chỉnh hình đã được thiết lập bên trong Hội đồng Phục hồi chức năng Ấn Độ để hỗ trợ công tác giáo dục về nghiệp vụ chuyên môn này và việc cung cấp dịch vụ.

Một ủy ban với nhiều thành viên khác nhau và vai trò nổi bật dành cho chính quyền có thể điều phối việc xây dựng các chính sách quốc gia, luật pháp Nhà nước và các kế hoạch chiến lược, và giám sát các dịch vụ, để đảm bảo là mọi thành phần trong cuộc đều hướng về cùng mục đích. Để đạt hiệu quả, ủy ban cần đặt ra những mục đích và mục tiêu cụ thể và nhóm họp đều đặn, tuỳ theo tình hình trong nước đòi hỏi.

Mặc dù nhiều nhiệm vụ có thể được ủy thác bằng chế độ tự quản trị và quản lý chuyên

môn, có thể vẫn cần đến sự tham gia của những cơ quan Nhà nước có liên quan, cả ở

mức độ quốc gia lẫn địa phương. Để có sự quan tâm đầy đủ đối với ngành, chính quyền

có thể thành lập một cơ quan dành cho phục hồi chức năng và công nghệ hỗ trợ, có sự

điều phối của những chuyên gia trong ngành.

4

Khung 1. Ủy ban quốc gia về chân tay giả và nẹp chỉnh hình

LĨNH VỰC 1. CHÍNH SÁCH

Các tổ chức xã hội dân sựCác tổ chức xã hội dân sự có vai trò quan trọng trong dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh

hình, bởi họ làm việc trực tiếp với cư dân địa phương, giúp nâng cao nhận thức và giúp

hấp thu cách điều trị bởi những cộng đồng dân cư đa dạng về mặt địa lý và văn hoá. Tiếng

nói của họ thường là động lực thúc đẩy chính sách và thúc đẩy thực hành.

Các nhà cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hìnhCác nhà cung cấp dịch vụ có thể là công, tư (có lợi nhuận và phi lợi nhuận), phi chính phủ

hoặc từ thiện (xem 4E), họ không những cung cấp dịch vụ trực tiếp mà còn có trách nhiệm

đáng kể về việc thu thập số liệu cho công tác quy hoạch quốc gia.

Dịch vụ y tế và phục hồi chức năngCác dịch vụ này quan trọng cho sự thành công của công tác cung cấp dịch vụ chân tay giả

và nẹp chỉnh hình, dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình lại là thành phần quan trọng

trong chuỗi chăm sóc y tế và phục hồi chức năng (xem 4F và 4G). Do đó sự tham gia của

những đại diện ngành y tế và phục hồi chức năng là thiết yếu trong mọi giai đoạn quy

hoạch và phát triển dịch vụ.

Cơ quan đào tạo và trường đại họcCác cơ quan đào tạo quốc gia và cấp vùng có thể đảm bảo có đủ nhân viên có năng lực

về lĩnh vực chân tay giả và nẹp chỉnh hình để đáp ứng nhu cầu của đất nước. Họ có vai trò

trung tâm trong khởi xướng, thực hiện và thúc đẩy nghiên cứu. Cơ quan đào tạo phải tham

gia trực tiếp vào dự trù lực lượng lao động (xem 3H) và quy hoạch ngành để giúp hiểu rõ

các vấn đề về đào tạo, để nhu cầu về nhân sự chuyên môn được đưa vào xem xét và đáp

ứng kịp thời. Ở những nước không có trường chuyên ngành chân tay giả và nẹp chỉnh

hình, có thể nhờ sự tư vấn của những trường ở các nước lân cận.

Các hội nghề nghiệpCác hiệp hội chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình, chuyên viên vật lý trị liệu, chuyên

viên hoạt động trị liệu, điều dưỡng viên, bác sĩ và chuyên viên thuộc những bộ môn khác

nắm giữ kiến thức tập thể thiết yếu cho công tác quy hoạch, phát triển và thúc đẩy các dịch

vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Các hiệp hội quốc tế và khu vực cũng có thể mang đến

những hỗ trợ bổ sung quý giá.

Các nhà sản xuất và cung ứng bán thành phẩm, vật tư và vật liệutiêu hao Nhà sản xuất và cung ứng nên tiến hành nghiên cứu, phát triển, sản xuất và tổ chức đào

tạo đối với những bán thành phẩm và vật tư có chất lượng cao và có hiệu suất chi phí,

dành để chế tạo chân tay giả và nẹp chỉnh hình cho đủ loại điều trị trong những bối cảnh

khác nhau.

Các tổ chức và cơ quan quốc tếCộng đồng ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình quốc tế có vai trò quan trọng trong vận

động chính sách, điều phối quốc tế và trao đổi thông tin cũng như trong việc hỗ trợ kỹ thuật

trực tiếp và tài trợ phát triển ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình (xem 1D).5

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Các cơ quan cấp kinh phíNếu dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình muốn đến được với mọi người có nhu cầu bằng

giá tiền vừa phải thì không thể chỉ dựa vào tiền thanh toán của riêng từng người. Ở phần

đông các nước, dịch vụ chỉ có thể bền vững nếu được trợ cấp bởi các nguồn kinh phí của

chính phủ, của bảo hiểm, các hoạt động từ thiện, các đề án trách nhiệm xã hội thuộc công

ty và các nguồn khác (xem 1J và 1K).

1B Khung chỉ đạo

Các chính phủ có trách nhiệm xây dựng một khung chỉ đạo cho các dịch vụ chân tay

giả và nẹp chỉnh hình, bao gồm luật pháp quốc gia, chính sách, kế hoạch, quy chuẩn,

quy định và quy tắc về cấp phép cho nhà cung cấp và công nhận số chuyên viên và kỹ

thuật viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Khung chỉ đạo nên được xây dựng và giám

sát với sự cộng tác của mọi thành phần trong cuộc trong nước.

Luật phápCông ước CRPD, vốn có thể sử dụng như một hình mẫu để xây dựng luật pháp và

chính sách quốc gia, quy định rằng các chính phủ cần thông qua những đạo luật cần

thiết để bảo đảm những quyền đã được công nhận (1). Phần đông các quốc gia có

những luật bảo vệ quyền của người khuyết tật, nhưng luật pháp quốc gia cần được rà

soát và cập nhật. Các chính phủ đều bắt buộc phải bảo đảm là luật pháp phải được thi

hành.

Chính sáchChính quyền, với sự cộng tác của những thành phần khác trong cuộc, cần xây dựng

một chính sách về dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình, có đặt ra rõ ràng những

nguyên tắc chung cho sự phát triển và hoạt động của các dịch vụ. Chính sách cần đảm

bảo là dịch vụ có giá hợp túi tiền, dễ tiếp cận, có hiệu quả, có hiệu suất, an toàn, có

chất lượng chấp nhận được và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Tùy theo bối cảnh đất

nước, chính sách dịch vụ nên được tích hợp trong một chính sách rộng hơn về phục

hồi chức năng và/hoặc công nghệ hỗ trợ.

Kế hoạch quốc giaMột kế hoạch chiến lược quốc gia về chân tay giả và nẹp chỉnh hình phải là một bộ

phận không thể tách rời khỏi một chiến lược y tế quốc gia và phải liên kết với các kế

hoạch phát triển quốc gia. Kế hoạch cần ấn định những mục tiêu chi tiết và những bước

cụ thể để xây dựng, phát triển và quản lý các dịch vụ đó. Kế hoạch quốc gia được

chuẩn bị bởi mọi thành phần trong cuộc có liên quan, sẽ cung cấp một đề cương các

cơ cấu và hoạt động của hệ thống dịch vụ, và có thể dần dần thu nhận nhiều thông tin

hơn, cùng với các kế hoạch chi tiết, các quy trình và các quy chuẩn. Kế hoạch có thể

bao hàm phần lớn các lĩnh vực mà tài liệu này đề cập. Mỗi lĩnh vực cần được thảo luận

riêng biệt nhưng tất cả đều liên quan với nhau và sẽ có tác động lớn hơn khi được liên

kết trong một kế hoạch toàn diện.

Các chuẩn mựcChính quyền, với sự cộng tác của những thành phần trong cuộc, cần xác định những

chuẩn mực cho các phương pháp làm việc, các quy trình, cách thực hành, cơ sở hạ

tầng và trang thiết bị trong những cơ sở về chân tay giả và nẹp chỉnh hình. 6

LĨNH VỰC 1. CHÍNH SÁCH

Các chuẩn mực phải nằm trong khuôn khổ để có thể áp dụng cho công tác giám sát, kiểm

toán và đánh giá từng khía cạnh của dịch vụ. Các chuẩn mực quốc tế, như trình bày trong

Phần 1 của xuất bản phẩm này, và các quy chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế

(ISO) có thể làm kiểu mẫu để xây dựng những chuẩn mực quốc gia. Các quy chuẩn ISO

bao gồm những quy chuẩn cho công tác cung cấp các dụng cụ chân tay giả, nẹp chỉnh

hình và dụng cụ hỗ trợ, cho phục hồi chức năng (2-5) và những quy chuẩn chung về chất

lượng (ISO 9000 về những quy tắc cơ bản của các hệ thống quản lý chất lượng và ISO

9001 về các yêu cầu để đáp ứng quy chuẩn).

Quy địnhĐể bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của người sử dụng, quy định phải đảm bảo là dịch vụ

được cung cấp theo cách chuyên nghiệp bởi nhân viên được đào tạo đầy đủ theo những

quy trình đúng đắn và có sử dụng vật tư và trang thiết bị tin cậy. Quy định về dịch vụ chân

tay giả và nẹp chỉnh hình phải nằm trong hệ thống quy định quốc gia ngành y tế (6), do

chính quyền thiết lập với sự cộng tác của những thành phần trong cuộc có liên quan. Để

đảm bảo một nền móng vững chắc cho dịch vụ phù hợp và an toàn, chẳng hạn, chính

quyền cần quy định những mặt sau:

• công tác đào tạo ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình;

• chức danh chuyên viên chân tay giả, chuyên viên nẹp chỉnh hình và chức danh kỹ

thuật viên (thường nằm trong những quy định chức danh ngành y tế, xem 3J);

• dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình (nằm trong quy định về cấp phép, xem dưới

đây);

• sản phẩm chân tay giả và nẹp chỉnh hình (nằm trong quy định về sản phẩm y tế, xem

2G);

• sử dụng bán thành phẩm và vật tư chân tay giả và nẹp chỉnh hình (thường nằm trong

quy định về sản phẩm);

• nhập khẩu và phân phối bán thành phẩm, vật tư, sản phẩm tiền chế, dụng cụ, máy móc

và trang thiết bị khác thuộc lĩnh vực chân tay giả và nẹp chỉnh hình (nằm trong các quy

định về hải quan, xem 2F và 2G);

• cấp kinh phí cho các dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình (xem 1K); và

• cấp lệnh mua, phiếu mua (nằm trong cấp kinh phí cho dịch vụ).

Cơ chế cần được thiết lập cho khâu thực hiện, giám sát và cưỡng chế. Công tác giám sát

thường do một cơ quan Nhà nước tiến hành, nhưng trách nhiệm có thể giao phó cho một

cơ quan độc lập. Khâu cưỡng chế có thể bao gồm các thủ tục tố tụng pháp lý. Có thể áp

dụng một mức độ tự quy định, chẳng hạn như nhà cung cấp dịch vụ tự giám sát việc tuân

thủ các quy chuẩn trong nước.

Cấp phép cho dịch vụChính quyền có trách nhiệm đảm bảo là dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình chỉ được

cung cấp bởi nhà cung cấp có năng lực. Điều này thường được thực hiện bằng cách quy

định cấp phép hoặc đăng ký và ấn định những yêu cầu tối thiểu, trong đó có năng lực của

nhân viên; việc chấp hành các quy chuẩn, quy tắc và quy định quốc gia; trách nhiệm giải

trình và cơ sở hạ tầng của đơn vị dịch vụ. Nhà cung cấp dịch vụ khi xin cấp phép hoặc

đăng ký phải khai báo mọi xung đột về lợi ích, ví dụ liên quan đến việc ủng hộ tự do cạnh

tranh, tự do lựa chọn và quyền của người sử dụng (xem 2G và 4C).

and 4C).

7

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Nhà cung cấp dịch vụ nào đáp ứng mọi yêu cầu tối thiểu thì được đăng ký và được phép

hành nghề. Mọi dịch vụ được cấp phép phải thực hiện kiểm toán và được trông đợi có báo

cáo số liệu thống kê cho chính phủ hoặc cho một cơ quan được chỉ định (xem 1O). Nên

xem xét cấp lại giấy phép sau một thời gian nhất định.

Việc cấp phép có thể giao phó cho một cơ quan độc lập làm nhiệm vụ điều tiết của Nhà

nước nhưng thường được chính phủ tài trợ.

Công nhận nhân sự chuyên môn ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hìnhĐể đảm bảo chất lượng dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình và đảm bảo an toàn cho

người sử dụng, chỉ những nhà chuyên môn nào đáp ứng các quy chuẩn quốc gia về năng

lực mới được phép hành nghề. Việc quy định nghiệp vụ đối với các chuyên viên chân tay

giả và nẹp chỉnh hình phải do chính quyền đứng ra tổ chức (xem 3J), trong đó có cơ chế

rút lại sự công nhận đối với những nhà chuyên môn nào phạm sai lầm nghiêm trọng trong

công tác lâm sàng hoặc có những hoạt động gian lận, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Chính quyền có thể giao phó việc công nhận cho một cơ quan độc lập làm nhiệm vụ điều

tiết của Nhà nước.

1C Giám sát Chính quyền phải giám sát dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình để đảm bảo là những

dịch vụ đó phát triển theo đúng hướng những mục tiêu mà chính sách và kế hoạch quốc

gia đã đề ra. Những dụng cụ và quy trình phù hợp, những mục tiêu và điểm mốc đo lường

được và những chỉ số thực hiện cần được thiết lập để đánh giá kết quả. Công tác giám sát

phải bao gồm số liệu thu thập từ các nhà cung cấp dịch vụ (xem 1O), cho biết hướng phát

triển của dịch vụ và liệu nhu cầu có được đáp ứng cả về mặt số lượng và chất lượng. Công

tác giám sát cũng bao gồm việc kiểm toán trực tiếp và đều đặn đối với các nhà cung cấp

dịch vụ để kiểm tra việc chấp hành các quy chuẩn, quy tắc và quy định của khung chỉ đạo,

cũng như bao gồm việc đánh giá chất lượng từng thời kỳ và cả việc giúp đỡ nhà cung cấp

xác định và giải quyết các vấn đề.

Chính quyền có thể trực tiếp thực hiện giám sát hoặc ủy quyền cho một cơ quan độc lập,

một ủy ban quốc gia về chân tay giả và nẹp chỉnh hình hoặc một thực thể làm nhiệm vụ

điều phối và giám sát các lĩnh vực rộng hơn về y tế, phục hồi chức năng và công nghệ hỗ

trợ. Công tác đánh giá và kiểm toán nên do một nhóm chuyên gia liên ngành thực hiện,

các chuyên gia này nằm ngoài những cơ quan mà họ xem xét.

1D Hỗ trợ của quốc tếỞ nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình, hỗ trợ của những tổ chức quốc tế chuyên

môn là rất quan trọng để xây dựng và cải thiện dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Điều

này thường xuyên xảy ra như là một ứng phó trực tiếp đối với một thảm hoạ (xem 4J). Các

tổ chức có thể góp phần hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để cung cấp dịch vụ, đào tạo chuyên

môn, phát triển chính sách và quy hoạch quốc gia, và phát triển các công cụ và quy trình

làm việc; họ cũng có thể trực tiếp cung ứng bán thành phẩm, vật tư và trang thiết bị. Hỗ trợ

của quốc tế góp phần nâng cao nhận thức về quyền của người khuyết tật, về nhu cầu và

về lợi ích của các dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

8

LĨNH VỰC 1. CHÍNH SÁCH

Hỗ trợ của các cơ quan và tổ chức quốc tế thường là hạn chế về thời gian và về nguồn

lực. Do đó, cần vạch ra những chiến lược dài hạn và những kế hoạch thực hiện cho ngành

chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Thay vì xem hỗ trợ của quốc tế như là một hành động can

thiệp tách biệt để gia tăng tối đa công suất dịch vụ tức thời, thì những can thiệp đó lẽ ra

phải được tích hợp vào hệ thống quốc gia vì những kết quả về lâu dài. Những nạn nhân

của thảm hoạ tự nhiên hoặc của xung đột được trợ giúp tốt nhất bằng cách tăng cường hệ

thống dịch vụ hiện có, như vậy đảm bảo là hệ thống đó hoạt động tốt trong dài hạn và phục

vụ được mọi người.

Cùng với các đối tác trong nước, các tổ chức quốc tế có thể góp phần phát triển những

kiểu mẫu dịch vụ có hiệu quả và hiệu suất chi phí ở cấp ban đầu, cấp hai và cấp ba, và

thích ứng với bối cảnh trong nước. Các tổ chức quốc tế cũng có thể giúp xây dựng nguồn

lực địa phương bằng cách hỗ trợ thành lập những trung tâm quốc gia hoặc trung tâm khu

vực chuyên sâu có đội ngũ chuyên gia trong nước được đào tạo tốt, có thể hỗ trợ những

cơ sở dịch vụ khác khi không còn hỗ trợ của quốc tế. Phương pháp này đã tỏ ra có hiệu

quả ở nhiều trung tâm đào tạo khu vực và đối với việc phát triển dịch vụ chân tay giả và

nẹp chỉnh hình.

1E Chi phí

Chi phí cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình không phải chỉ là chi phí về nhân

lực, bán thành phẩm và vật tư. Để cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt, có năm loại chi phí

chủ yếu cần đảm bảo. Từng loại chi phí được xem xét chi tiết dưới đây.

• đào tạo nguồn nhân lực

• nhà cung cấp dịch vụ

• người sử dụng dịch vụ

• giám sát cấp quốc gia

= chi phí tái diễn

• thiết lập cơ sở dịch vụ = chi phí đầu tư

Những thành phần trong cuộc có tham gia dự trù, thành lập, điều hành và cấp kinh phí cho

dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình cần phân tích các chi phí đó một cách toàn diện và

chặt chẽ để hiểu được các hệ quả về tài chính. Mỗi loại chi phí có thể cần tài trợ theo kiểu

khác nhau hoặc cách kết hợp khác nhau.

Thiết lập cơ sở dịch vụThiết lập các đơn vị và hệ thống dịch vụ đòi hỏi đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng và phần

cứng, như là nhà cửa, dụng cụ và máy móc. Những khoản này chủ yếu là đầu tư một lần,

nhưng sự hao mòn bình thường khiến phải có những khoản kinh phí để bảo trì, sửa chữa

và thay thế. Những phí tổn này thường được bao gồm trong chi phí của nhà cung cấp dịch

vụ (xem phía dưới).

9

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Việc thiết lập một đơn vị dịch vụ thường do nhà cung cấp dịch vụ tài trợ, chẳng hạn như

chính quyền, các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc các nhà đầu tư tư nhân. Nếu do tư

nhân thiết lập, nguồn đầu tư có thể là một khoản vay, và như vậy lãi vay và vốn phải trả

nằm trong chi phí của nhà cung cấp dịch vụ.

Đào tạo nguồn nhân lựcDịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình đòi hỏi phải có nhà chuyên môn có năng lực và

được đào tạo tốt. Cần có khoản đầu tư quan trọng và liên tục để đảm bảo có đủ nhân lực

ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình và phát triển chuyên môn liên tục (CPD, continuing

professional development). Trừ một số ngoại lệ, công tác đào tạo như vậy được thực hiện

ở những cơ quan không cung cấp dịch vụ bình thường, và nguồn kinh phí thường cũng

không phải của nhà cung cấp dịch vụ. Một số đơn vị dịch vụ có gửi bệnh nhân theo chế

độ giám sát bằng cách liên kết với cơ quan đào tạo.

Chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình và số nhân viên kỹ thuật cần thiết ở các đơn

vị dịch vụ thường được đào tạo ở những trường công hoặc tư. Học viên phải tự chi trả phí

đào tạo, nhưng thường được trợ cấp bởi Nhà nước hoặc một nguồn viện trợ. Các chính

phủ cần chịu trách nhiệm về công tác đào tạo và có thể đứng ra tài trợ nếu cần thiết.

Chi phí đào tạo nhân lực chân tay giả và nẹp chỉnh hình gồm những khoản chi phí cho:

• không gian đào tạo, trong đó có các phòng giảng bài và các khu thực hành;

• dụng cụ, máy móc và trang thiết bị khác;

• vật tư giảng dạy;

• nhân sự (giảng viên và chuyên viên đào tạo lâm sàng); và

• người sử dụng sản phẩm trong đào tạo thực hành (trợ cấp).

Những nước không có trường đào tạo về chân tay giả và nẹp chỉnh hình mà phải dựa vào

các cơ sở đào tạo ở nước khác thì có những khoản chi phí khác dành cho học viên, bao

gồm chi phí trường lớp, phí học liệu, phí di chuyển, sinh hoạt phí cho ăn, ở, v.v. Đôi khi

những khoản phí này được đài thọ bởi học bổng của cơ quan tuyển dụng, học bổng của

chính phủ, của tổ chức xã hội dân sự hay cơ quan viện trợ.

Nhà cung cấp dịch vụNhà cung cấp dịch vụ có những phí tổn thường xuyên phải chi để cung cấp dịch vụ, bao

gồm:

• chi phí vật tư, trong đó có thuế và phí liên quan đến thu mua vật tư, như thuế giá trị

gia tăng (VAT), phí bến bãi, phí vận chuyển và dỡ hàng, lãi nhập khẩu và lãi bán

buôn;

• phí nhân viên;

• phí quản lý khác, gồm phí điện thoại, internet, điện, nước, nhiên liệu, phí vệ sinh, thuê

cơ sở và bảo hiểm;

10

LĨNH VỰC 1. CHÍNH SÁCH

• bảo trì nhà cửa, trang thiết bị, v.v.;

• khấu hao (phí thay thế trang thiết bị, xe cộ bị hao mòn, v.v.);

• thuế trung ương, khu vực và địa phương;

• trả lãi và hoàn vốn vay (nếu có); và

• mọi dịch vụ thuê ngoài như thuê chuyên viên trị liệu, bác sĩ, chuyên viên phục hồi chức

năng hoặc chuyên viên y tế khác.

Nhà cung cấp dịch vụ tư nhân thường ấn định giá dịch vụ bao gồm phần lợi nhuận. Cần

xét đến khoản này khi tính toán chi phí (xem Khung 2).

Khung 2. Tính toán chi phí và giá dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình

Mọi nhà cung cấp dịch vụ - công, tư, phi chính phủ, từ thiện (xem 4E) - cần biết chính xác phídịch vụ mà mình cung cấp và phí từng loại điều trị mà mình đảm nhận. Có thể tính toán phí vàgiá bằng một công cụ cũng có thể được sử dụng để kiềm chế chi phí bằng cách xác định những lĩnh vực có thể giảm thiểu chi phí và cải thiện hiệu suất chi phí. Công cụ của ISPO nằm trong số những công cụ đó (7). Việc tính toán cần xem xét mọi chi phí có liên quan đến dịch vụ và dự trù những khoản cần thiết, chẳng hạn như chi phí theo dõi, bảo trì và sửa chữa.

Đối với các dịch vụ công, lương và chi phí về hạ tầng cơ sở cần được đưa vào tính toán, dùcho những khoản này thuộc những ngân sách riêng biệt. Nếu những khoản phí này không được bao gồm, nhà cung cấp dịch vụ tư nhân sẽ không thể cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng, bởi vì giá của họ bao gồm mọi loại phí tổn.

Các thành phần trong cuộc có thể ước tính chi phí (hoặc giá trọn gói) của một lượt điều trị đầy đủ của một loại dịch vụ cụ thể cho một người. Cách này có thể dựa trên giá mà nhà cung cấp đưa ra nhưng thường là cao hơn. Chẳng hạn ở một số nơi có thu nhập thấp, có thể phải bao một số chi phí của người sử dụng nhằm đảm bảo là mọi người có nhu cầu có thể tiếp cận dịch vụ (xem ‘Phí tổn của người sử dụng dịch vụ’ dưới đây và 1M).

Cũng giống như cách mà giá của một lần tiêm ngừa được tính toán cho các chiến dịch tiêm chủng, giá trọn gói cho việc điều trị bằng chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể minh hoạ cho số tiền cần có để tiếp cận được dịch vụ. Đây là con số quan trọng để nâng cao nhận thức ởcấp độ chính sách, để vận động gây quỹ và để bán được dịch vụ. Tốt hơn hết là nên tính toán chi phí cho từng loại chẩn đoán, để có thể tìm ra chi phí cho toàn bộ dân chúng trên cơ sở tỷlệ phổ biến của từng loại khuyết tật.

Số liệu về chi phí cũng là vấn đề mà cộng đồng quốc tế ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình quan tâm để có sự so sánh giữa các quốc gia và xác định đâu là kiểu mẫu cung cấp dịch vụcó hiệu suất về chi phí. Hỗ trợ của các cơ quan quốc tế có thể cần thiết để phát triển và chuẩn hóa những phương pháp xác định chi phí toàn diện.

Phí tổn của người sử dụng dịch vụNhững phí tổn phát sinh cho bản thân người sử dụng khi đến một đơn vị dịch vụ và những thu nhập bị mất cần được xem xét, ngoài những chi phí liên quan trực tiếp đến dịch vụ, đểcó thể tính toán được toàn bộ chi phí cung cấp dịch vụ. Những phí tổn đó có thể bao gồm:

• phí đi đến và đi về từ đơn vị dịch vụ (có khi cần tới phương tiện di chuyển đặc biệt);

• phí lưu trú tại địa điểm của đơn vị dịch vụ;

• phí ăn uống tăng cao trong thời gian điều trị;

• thu nhập bị mất trong thời gian không đi làm;

11

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

• phí tổn do không thể thực hiện việc nhà hoặc những sinh hoạt bình thường trong cộng

đồng;

• phí phát sinh cho người hay những người đi theo (chẳng hạn như cha mẹ của trẻ); và

• phí chăm sóc trẻ.

Ghi chú: Mặc dù phí dịch vụ là một khoản phí tổn lớn cho người sử dụng, không nên xem

đó là chi phí trong bối cảnh này mà đúng hơn là thu nhập cho đơn vị dịch vụ. (Phí dịch vụ

được xem xét ở 1K.)

Phí tổn của người sử dụng có thể cao hơn phí cung cấp dịch vụ và thường xuyên là một

thách thức quan trọng khiến cho dịch vụ không sẵn có, nhất là ở những nơi khó khăn. Để

tạo thuận lợi cho việc tiếp cận, những người có nhiều nguy cơ bị loại trừ cần được trợ cấp

để giảm nhẹ gánh nặng phí tổn (xem mục 1M).

Giám sát cấp quốc giaChi phí giám sát là ít nhất trong năm loại chi phí chủ yếu nếu đã có một hệ thống dịch vụ

được quy hoạch tốt. Dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình cần được giám sát để đảm

bảo là nó đáp ứng nhu cầu của dân chúng và tuân thủ các quy chuẩn, quy tắc và quy định

đã thiết lập. Công tác giám sát cấp quốc gia thường được tài trợ bởi nguồn kinh phí công,

mặc dù nhiệm vụ có thể giao phó cho một cơ quan phi chính phủ.

Chi phí giám sát có thể bao gồm những chi phí dành cho:

• một văn phòng hay một đơn vị chuyên trách giám sát dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh

hình, và

• nhân lực để làm công tác điều phối và dự trù, chấp hành các quy định, kiểm toán và

đánh giá dịch vụ, và tiếp xúc trong nước và quốc tế.

1F Lợi ích Kinh tế

Dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình tạo ra những lợi ích kinh tế trực tiếp và gián tiếp

cho con người, cho gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Do đó dịch vụ không những

là khoản phí mà còn là một khoản đầu tư mang lại những thu hồi về xã hội và kinh tế.

Ngoài yêu cầu về đạo đức phải thực hiện khoản đầu tư đó (để đảm bảo các quyền được

tôn trọng và công bằng và phát triển được thực hiện), rõ ràng có lý lẽ về kinh tế để tài trợ

dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

Khi tiến hành phân tích quan hệ chi phí-lợi ích và xác định những lợi ích kinh tế của các

dịch vụ đó, điều quan trọng là nhìn nhận cái giá cao phải trả nếu không cung cấp những

dịch vụ đó cho những người lẽ ra được hưởng lợi nhờ các dịch vụ. Do kết quả điều trị, con

người ít cần sự trợ giúp của gia đình và người chăm sóc khác, qua đó giải phóng được

nguồn tài lực và nhân lực. Cái giá của việc không cung cấp dịch vụ cũng có thể gia tăng

theo thời gian, bởi các tình trạng sức khoẻ thứ phát có thể đòi hỏi nhiều can thiệp đắt tiền

hơn. Dần dần, cả gia đình có nhiều nguy cơ hơn rơi vào cảnh nghèo và phụ thuộc nhiều

hơn vào hỗ trợ của xã hội. Gộp lại theo thời gian, cái giá đó có thể nhanh chóng vượt xa

chi phí điều trị thật sự. Do vậy mà quan trọng là cung cấp dịch vụ và đồng thời đảm bảo

cung cấp kịp thời; can thiệp sớm làm giảm đáng kể chi phí về lâu dài (xem 1H).12

LĨNH VỰC 1. CHÍNH SÁCH

Những thành phần trong cuộc trong nước, kết hợp với cộng đồng quốc tế ngành chân tay

giả và nẹp chỉnh hình và các tổ chức của người khuyết tật, có thể tiến hành những khảo

sát chi tiết hơn để tính ra những lợi ích kinh tế ở mọi cấp (từ cá nhân đến quốc gia) và

trình bày kết quả cho các nhà làm chính sách và làm kế hoạch.

Lợi ích kinh tế trực tiếp ở mức độ cá nhân, gia đình và cộng đồngDịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình góp phần giúp con người chuyển động dễ dàng

hơn và qua đó trở nên độc lập hơn, và đến lượt điều này giúp thu lợi về kinh tế. Một con

người được phục hồi chức năng có thể làm giảm chi phí chăm sóc và trợ giúp, giải phóng

các nguồn lực tài chính và nhân lực trong gia đình và cộng đồng, giúp tiết kiệm các chi phí

về cơ sở, và làm giảm chi phí các can thiệp y tế và chi phí nhập viện. Mặt khác, phục hồi

chức năng cũng mang lại thu nhập cho cá nhân và gia đình họ (và qua đó là cho xã hội),

bởi những đối tượng đó trở lại làm việc hoặc tham gia trường lớp, được giáo dục cao hơn,

và như vậy làm tăng cơ may có thu nhập về sau; họ cũng đóng góp vào công việc trong

gia đình và cộng đồng. Những lợi ích này là rõ ràng trong những vùng dân cư nghèo. Như

vậy, dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể giúp con người thoát khỏi cảnh nghèo

đói cùng cực.

Lợi ích kinh tế trực tiếp ở mức độ xã hội và quốc giaLợi ích ở mức độ cá nhân, gia đình và cộng đồng sẽ có tác động tích luỹ về tài chính. Hơn

nữa, Nhà nước sẽ tiết kiệm được các chi phí về phúc lợi, như các khoản trợ cấp thất

nghiệp hoặc khuyết tật. Phí tổn bệnh viện sẽ giảm đi, bởi việc điều trị bằng chân tay giả và

nẹp chỉnh hình có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi và làm giảm số lần nhập viện hoặc làm

ngắn thời gian nằm viện. Chi phí quốc gia về y tế sẽ giảm, bởi những người bị suy giảm

hoặc bị hạn chế chức năng trở nên hoạt động hơn và lành mạnh hơn nên ít cần chăm sóc

y tế. Thêm vào đó, số người đã qua điều trị và trở lại lao động sẽ tăng phần đóng góp tài

chính cho xã hội bằng thuế thu nhập và nói chung là bằng cách tăng phần chi tiêu của họ.

Như vậy, đầu tư vào dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình, và qua đó là đầu tư vào nguồn

năng lực con người, có thể góp phần cho tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Lợi ích kinh tế gián tiếp ở mức độ quốc giaDịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình cũng làm lợi gián tiếp cho kinh tế quốc gia. Chẳng

hạn, nhà cung cấp dịch vụ, cũng như mọi người sử dụng lao động khác, góp phần tạo ra

việc làm và qua đó làm giảm thất nghiệp. Đến lượt người nhân viên trả thuế thu nhập trên

lương của họ, và phần lớn các dịch vụ đều chịu thuế, nhất là khi do tư nhân cung cấp. Một

vài nước có ngành công nghiệp lớn về bán thành phẩm chân tay giả và nẹp chỉnh hình, họ

bán sản phẩm trên thị trường quốc tế và tạo ra thu nhập và lợi nhuận chịu thuế đáng kể.

13

1G Đảm bảo hiệu suất chi phíĐối với dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình hiệu suất chi phí là biện pháp để sử dụng

có trách nhiệm những nguồn kinh phí có được. Những dịch vụ đạt hiệu suất chi phí cũng

là những dịch vụ có giá hợp túi tiền hơn và sẵn có rộng rãi hơn cho nhiều người sử dụng

hơn. Do vậy mà hiệu suất là thiết yếu cho sự công bằng trong cung cấp dịch vụ.

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Các biện pháp đảm bảo hiệu suất chi phíĐảm bảo hiệu suất chi phí và đảm bảo tăng trưởng dịch vụ phải nằm trong công việc

thường xuyên của nhà cung cấp dịch vụ và của những thành phần trong cuộc làm công

tác giám sát dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Nhiều lĩnh vực phải được phân tích để

xác định nơi nào có thể giảm chi phí và cải thiện hiệu suất, mà không làm ảnh hưởng đến

chất lượng.

Ở cấp độ đơn vị dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ có thể giảm chi phí bằng cách:

• ấn định những mục tiêu điều trị có tính thực tế và lựa chọn những công nghệ phù hợp;

• đưa vào sử dụng những quy trình, bán thành phẩm và vật tư thay thế có hiệu suất hơn

(sau khi đã thực hiện những phân tích đúng đắn về hiệu suất chi phí);

• đảm bảo tính lâu bền của chân tay giả và nẹp chỉnh hình để giảm số lần sửa chữa và

thay mới;

• cung cấp các dịch vụ bảo trì và sửa chữa để kéo dài tối đa tuổi thọ của chân tay giả và

nẹp chỉnh hình (xem 4I);

• giảm tỷ lệ thải bỏ vật liệu;

• đảm bảo nhân lực ở mọi cấp và ở mọi vị trí chức năng được đào tạo tốt và có tay nghề

phù hợp cho nhiệm vụ họ thực hiện;

• cân đối phù hợp tỷ lệ số nhân viên phi lâm sàng cho mỗi chuyên viên lâm sàng về chân

tay giả và nẹp chỉnh hình (xem 3H);

• tăng cường chuyên môn hoá nhân viên, để họ có được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng

hơn trong lĩnh vực của họ (xem 3G); và

• luân chuyển nhiệm vụ, để nhân viên chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nhân viên trị liệu,

nhân viên công tác xã hội và cộng đồng, và nhân viên phục hồi chức năng dựa vào

cộng đồng có thể tham gia cung cấp những dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình cụ

thể và được xác định rõ ràng (xem 4G).

Một công cụ để tính toán chi phí có thể giúp xác định những lĩnh vực ở đó có thể giảm

thiểu chi phí và cải thiện hiệu suất (xem Khung 2).

Phi tập trung hoá cũng có thể làm tăng hiệu suất chi phí toàn diện của dịch vụ chân tay giả

và nẹp chỉnh hình, kể cả phần phí tổn mà người sử dụng phải chịu (xem 4H, Khung 17).

Nhà nước cũng có thể góp phần làm giảm đáng kể chi phí dịch vụ và giúp cho chân tay

giả và nẹp chỉnh hình có giá hợp túi tiền hơn, bằng cách:

• giảm hoặc miễn các loại thuế nhập khẩu đối với những bán thành phẩm, vật tư, dụng

cụ, máy móc và trang thiết bị chuyên dùng trong ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình;

• giảm hoặc miễn thuế giá trị gia tăng đối với những dịch vụ và sản phẩm này.

14

LĨNH VỰC 1. CHÍNH SÁCH

1H Lợi ích của phát hiện và điều trị sớm các suy giảm

Những suy giảm có thể tránh được cần phải phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Điều này có thể thực hiện ở các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu đối với phần

lớn các trường hợp, miễn là nhân viên được đào tạo đầy đủ. Can thiệp sớm không

những giúp hạn chế đau đớn và khó khăn mà còn có tác dụng kinh tế hơn, làm giảm

nhu cầu chăm sóc và kết quả là giảm chi phí cho gia đình, cho người chăm sóc và cho

cộng đồng. Khi được tiến hành sớm, nhiều cuộc điều trị có thể giảm nhẹ và chỉnh sửa

các biến dạng, mà nếu không can thiệp, có thể dần dần đòi hỏi cách điều trị phức tạp

và tốn kém hơn (xem Khung 3). Điều trị càng tiến hành sớm, thì càng sớm thấy các lợi

ích kinh tế (xem 1F) và phần thu lợi kinh tế càng tích luỹ lớn hơn.

Khung 3. Lợi ích của điều trị sớm chứng chân khoèo

Khoảng 150 000-200 000 trẻ sinh ra bị chứng chân khoèo mỗi năm trên thế giới (8). Nếu những bàn chân bị biến dạng này được phát hiện và điều trị sớm, số lớn có thể được chỉnh sửa tương đối dễ dàng trong những tháng đầu sau sinh bằng cách kết hợp nắn chỉnh, bó bột hàng loạt, tiểu phẫu và đeo máng nẹp. Cách điều trị như vậy có chi phí thấp và chỉ là một phần nhỏ so với lợi ích suốt đời cho đứa bé. Nếu biến dạng không được giải quyết lúc đầu đời, nó sẽ nặng thêm, làm hạn chế di chuyển và hạn chế tiếp cận với giáo dục và việc làm. Cuối cùng, nó sẽ dẫn tới bị phân biệt và bị loại trừ khỏi xã hội. Mặc dù chứng chân khoèo vẫn có thể chỉnh sửa được ở giai đoạn sau, phẫu thuật và đặt nẹp sẽ trở thành những can thiệp lớn và tốn kém, mà chức năng của bàn chân vẫn sẽ bị hạn chế, dù cho phần thẩm mỹ có kháhơn. Rõ ràng là việc không can thiệp ở giai đoạn sớm gây rất nhiều tốn kém.

1I Ngăn ngừa những suy giảm có thể tránh được

Dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các

suy giảm thứ phát, nhờ sự kết hợp thông tin, tư vấn và điều trị bằng nẹp chỉnh hình. Các

ví dụ bao gồm việc chăm sóc người bị bệnh tiểu đường, vốn có nguy cơ bị cắt cụt do

loét bàn chân (9) (xem Khung 4), việc quản lý chứng vẹo cột sống tự phát trong thời kỳ

tăng trưởng (10) và việc ngăn ngừa co rút khi bị phỏng.

Ngăn ngừa các suy giảm thứ phát mang lại lợi ích trực tiếp cho con người và cả hệ thống

y tế. Với con người, không bị các hạn chế chức năng nghĩa là chất lượng cuộc sống tốt

hơn, nhờ tham gia dễ dàng hơn vào việc nhà, việc làm và đời sống gia đình, và ít có khả

năng phát triển các biến chứng. Với hệ thống y tế, áp lực sẽ ít hơn đối với nguồn lực

dành cho những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

15

Các quy định về thuế đối với dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình phải áp dụng đồng bộ

như với những lĩnh vực khác thuộc công nghệ hỗ trợ.

Việc sáp nhập một số dịch vụ vào công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu có thể giúp tiết

giảm một vài chi phí nhờ phát hiện sớm các nhu cầu, điều trị sớm (xem 1H) và ngăn ngừa

các suy giảm thứ phát (xem 1I).

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Khung 4. Ngăn ngừa bị cắt cụt ở người bị bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường có thể mất cảm giác ở bàn chân (bệnh lý thần kinh). Điều đó, cộng với mạch máu nuôi dưỡng kém, làm tăng nguy cơ tổn thương và gây loét ở bàn chân, dẫn đến nhiễm trùng, cắt cụt hoặc thậm chí tử vong.

Bệnh tiểu đường là một thách thức to lớn về y tế bởi 8,5% dân số thế giới mắc bệnh này (11), và người bệnh có 12-15% nguy cơ bị loét bàn chân trong thời gian sống (9). Chiến lược đểgiảm nguy cơ bị loét bàn chân bao gồm thông tin để phòng ngừa, chiến dịch nâng cao nhận thức và công tác phát hiện các trường hợp bệnh tiểu đường trong cộng đồng và trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe ban đầu. Có thể ngăn ngừa loét bàn chân bằng cách sàng lọc người bệnh bị tiểu đường để xác định số có nguy cơ và chỉ họ biết cách chăm sóc bàn chân (12). Với những người đã bị loét, việc tuân thủ điều trị bằng nẹp chỉnh hình và sử dụng giày bảo vệcó thể giúp ngăn chặn khả năng cắt cụt chi (13).

Dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình có vai trò ngăn ngừa và điều trị chứng loét bàn chân do tiểu đường, tốt hơn hết là trong môi trường bệnh viện liên ngành chuyên về bàn chân. Cách điều trị chủ yếu là giảm chịu lực về mặt cơ học bằng cách bó bột tiếp xúc toàn phần (14), bằng loại giày trị liệu (13) hoặc bằng loại nẹp chỉnh hình để bảo vệ và ổn định bàn chân và cổ chân, tùy thuộc vào mức nghiêm trọng của tình trạng. Nếu biện pháp cắt cụt chi là cần thiết để cứu tính mạng thì người bệnh sẽ cần lắp chân giả sau đó. Đối với người bệnh tiểu đường phải cắt cụt một bên chân, việc mang nẹp và giày đặc biệt sẽ giúp ngăn ngừa bị loét và cắt cụt chi bên chân lành.

1J Chăm sóc y tế toàn dân

Khái niệm

WHO định nghĩa chăm sóc y tế toàn dân là “đảm bảo mọi người có thể sử dụng các dịch

vụ y tế xúc tiến, y tế dự phòng, y tế điều trị, y tế phục hồi và y tế giảm nhẹ mà họ cần, với

chất lượng đủ để mang lại hiệu quả, đồng thời cũng đảm bảo không gây khó khăn về tài

chính cho người sử dụng.” (15).

Trong khái niệm này, phí của người sử dụng dịch vụ (khoản thanh toán tự trả) được giảm

nhẹ nhờ sử dụng kinh phí dồn lại từ nhiều nguồn khác nhau, thường bao gồm những khoản

thu nhập chung từ thuế và những khoản đóng góp bắt buộc dành riêng cho bảo hiểm y tế

và xã hội (trích từ lương). Qua đó các dịch vụ trở nên hợp túi tiền cho người dân nghèo và

dễ bị tổn thương, vốn có nhiều nguy cơ rơi vào cảnh nghèo khó khi phải móc tiền túi để trả

phí dịch vụ y tế. Do đó chăm sóc y tế toàn dân là thành phần quan trọng của phát triển bền

vững và giảm nghèo, và là yếu tố chủ chốt trong mọi nỗ lực nhằm giảm thiểu bất bình đẳng

xã hội.

Khái niệm có thể được minh họa bằng một hộp ba chiều (Hình 1), thể hiện phần kinh phí

cần thiết để cung cấp mọi dịch vụ y tế miễn phí cho toàn bộ dân chúng. Một khi mức độ

kinh phí dồn lại đạt được sự đảm bảo nhất định (dung tích màu xanh), những nhà làm

chính sách có thể quyết định cách phân phối số tiền: khu vực nào trong dân chúng sẽ

được bảo hiểm (chiều 1; mức độ che phủ dân chúng), những dịch vụ nào được bao gồm

(chiều 2; mức độ che phủ dịch vụ) và tính phí bao nhiêu cho dân chúng để tiếp cận những

dịch vụ đó (chiều 3; mức độ che phủ về tài chính). Để tăng mức độ che phủ, phải tăng kinh

phí hoặc tăng hiệu suất. Không thể hoặc thậm chí là không nên dồn kinh phí để lấp đầy

phần hộp lớn; thách thức ở đây là làm sao phân phối số kinh phí có được để có thể cung

cấp nhiều chủng loại dịch vụ nhất cho số đông người nhất theo cách công bằng nhất.

16

LĨNH VỰC 1. CHÍNH SÁCH

Hình 1. Ba chiều cần phải xem xét khi tiến tới chăm sóc y tế toàn dân

Dân chúng: ai

được chi trả?

Chi phí trực

tiếp: tỷ lệ

chi phí

được chi trả

Dịch vụ: dịch

vụ nào được

chi trả?

Kinh phí gộp lại

hiện nay

Giảm bớtchia sẻ phítổn & cácloại phí

Bao gồmcác dịchvụ khác

Mở rộngcho

những ngườichưa

được chitrả

Tiết kiệm về quymô, hợp tác và

bảo hiểm

Dịch vụ chântay giả và nẹp chỉnh hình

services

Dịch vụcó sẵn ởba cấp

WHO nói chung khuyến nghị các nước thiết lập một quỹ lớn bằng cách huy động tối đa

những khoản trích nộp bắt buộc, và sử dụng nguồn thu nhập chính phủ để chi trả cho số

người không có khả năng đóng góp. Cách làm đúng đắn này dựa trên những nguyên tắc

tài trợ y tế vững vàng.

Dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình

Dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình là một phần quan trọng trong dịch vụ y tế và do

đó phải đưa vào xem xét khi tiến tới chăm sóc y tế toàn dân, nhất là khi có bổ sung

những dịch vụ khác. Cũng giống nhu các dịch vụ y tế khác, dịch vụ chân tay giả và nẹp

chỉnh hình phải dễ tiếp cận về mặt tài chính cho mọi đối tượng sử dụng và do đó phải

đưa vào gói phúc lợi (chiều 2 ở Hình 1).

Một số nội dung điều trị bằng chân tay giả và nẹp chỉnh hình cần được trợ cấp ưu tiên

so với những nội dung điều trị khác. “Danh mục các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên” của WHO

(xem 2D) là một danh mục hướng dẫn cho các chính phủ, cho biết những sản phẩm nào

là thiết yếu. Khi nguồn lực tài chính bị hạn chế, chính quyền - mà đại diện là các bộ y tế,

phúc lợi xã hội và tài chính, và có sự cộng tác với những thành phần khác trong cuộc -

sẽ phải xác định những sản phẩm nào (với đặc trưng kỹ thuật của từng sản phẩm, xem

2B) cần được trợ cấp và trợ cấp đến mức nào. Vì vậy, phải tiến hành tính toán chi phí

đầy đủ cho từng sản phẩm để có được toàn bộ chi phí những dịch vụ cần cung cấp (xem

mục 1E).

17

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1K Cấp kinh phí

Cấp kinh phí cho y tế có nội dung rộng lớn hơn so với gây quỹ cho y tế. Vấn đề cũng phải

xem xét là “ai được yêu cầu phải chi trả”, “khi nào họ chi trả” và “tiền được chi tiêu như thế

nào”. Cách thức tiền được huy động để chi trả phí y tế thường được gọi là “huy động

nguồn thu” (16).

Kinh nghiệm từ việc cấp kinh phí cho dược phẩm cho thấy các yếu tố quan trọng để thành

công là sự cam kết chính trị, năng lực điều hành, chiến lược thực hiện rõ ràng, sự bền

vững về tài chính, việc chọn lựa sản phẩm hợp lý, giá cả hợp túi tiền, một hệ thống cung

ứng tin cậy, và mức thuế thấp. Những bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ y tế, nhất là ở

những nước có nguồn lực kém, chủ yếu là do chi tiêu công không thỏa đáng, độ che phủ

bảo hiểm y tế thấp, nguồn tiếp liệu hàng thiết yếu thiếu, mức giá cao, và mức tự chi trả của

các hộ gia đình cao (17). Có thể giả định là tình hình cũng tương tự đối với dịch vụ chân

tay giả và nẹp chỉnh hình.

Mức độ cam kết của chính quyền là yếu tố quan trọng trong việc phân bổ kinh phí thỏa

đáng và lâu dài cho dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Cùng với các thành phần trong

cuộc, chính quyền có thể vạch ra những mô hình phân bổ kinh phí phù hợp với bối cảnh

thể chế và bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời vẫn khuyến khích sự đa dạng

và sự lựa chọn về mặt công nghệ, bán thành phẩm và vật tư.

Các nguồn kinh phí cho dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình thường đến từ thuế các

loại, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội công, bảo hiểm tư nhân và các khoản tiết kiệm y tế,

phí dịch vụ của người sử dụng (phí tự trả), các khoản viện trợ hoặc nhiều nguồn khác ít

phổ biến hơn nhưng vẫn quan trọng. Thường thì các nguồn đó hòa trộn với nhau, mức độ

từng nguồn thay đổi tùy theo nước và khác nhau theo thời gian ở từng nước. Cần phải tìm

kiếm mọi nguồn kinh phí, nhất là ở những nước có khó khăn, bởi vì một nguồn đơn lẻ

không thể gánh hết mọi nhu cầu dịch vụ. Cơ chế cấp kinh phí luôn luôn phải dựa trên sự

minh bạch và khả năng giải trình, và theo những thủ tục và quy tắc tài chính được xác định

rõ ràng, chẳng hạn như khi cấp lệnh mua, phiếu mua.

Nhằm đảm bảo một mô hình tài chính bền vững, các nước được khuyến khích dựa vào

những nguồn kinh phí có tính chất bắt buộc, như là nguồn thu từ các loại thuế, từ trích

lương hoặc kết hợp cả hai nguồn, bởi vì các cơ chế tự nguyện thường có nhược điểm

(18). Một chiến lược như vậy góp phần tạo sự bền vững và sáp nhập dịch vụ chân tay giả

và nẹp chỉnh hình vào hệ thống chăm sóc y tế toàn dân.

Các loại thuế chung và thuế đặc thù

Ở một số nước, dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình được cấp kinh phí từ tiền thuế mà

chính quyền trung ương hay chính quyền tỉnh huy động. Các loại thuế có thể là thuế thu

nhập chung hoặc thuế đặc thù, chẳng hạn như thuế trị giá gia tăng hay thuế hàng hóa.

Nguồn kinh phí từ thuế có thể được chuyển qua một bộ đến thẳng các đơn vị dịch vụ chân

tay giả và nẹp chỉnh hình, hoặc được cấp cho người sử dụng dưới hình thức phiếu chi trả

trực tiếp hay phiếu dịch vụ, để họ mua dịch vụ cho nhu cầu của mình.

or NGOs. Subcontracting should be done by recurrent, open tendering, and services should be

18

LĨNH VỰC 1. CHÍNH SÁCH

Chính quyền có thể sử dụng kinh phí từ thuế để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với cácdoanh nghiệp tư hoặc các tổ chức phi chính phủ. Hợp đồng nên được ký kết bằng hìnhthức mở thầu công khai, và dịch vụ được ủy nhiệm để đảm bảo chất lượng chứ khôngphải chỉ để hưởng mức giá thuận lợi. Có nhiều cơ chế chia sẻ chi phí. Chẳng hạn, có thểsử dụng kinh phí Nhà nước để gánh phần lương nhân viên của một tổ chức phi chính phủ,trong khi phía tổ chức phi chính phủ chi trả phần bán thành phẩm, vật tư và cung cấp dịchvụ.

Y tế công và bảo hiểm xã hội

Ở nhiều nước, dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình được cấp kinh phí qua các hệ thốngy tế công và bảo hiểm xã hội. Nhờ những hệ thống này, toàn bộ dân chúng cả nước đượchưởng sự chăm sóc y tế, thường là qua một cơ chế chia sẻ chi phí, trong đó người sửdụng có trả một phí dịch vụ. Bảo hiểm thường được tài trợ bằng cơ chế trả trước bắt buộc(phí bảo hiểm hoặc những phí Nhà nước khác), số phí này được gộp lại để trang trảinhững rủi ro trong toàn bộ dân chúng (xem 1J). Tuy nhiên, hệ thống bảo hiểm y tế và bảohiểm xã hội của nhiều nước lại không gánh dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình, thế nêncác thành phần trong cuộc trong nước cần chủ trương sáp nhập các dịch vụ này.

Phần chi phí tăng thêm để sáp nhập dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình thành một bộphận của bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội quốc gia được trông đợi là sẽ tương đối thấp.Tuy nhiên, kết quả trực tiếp sẽ là đáng kể, bởi khả năng tiếp cận dịch vụ sẽ gia tăng, quađó góp phần thực hiện chăm sóc y tế toàn dân. Các chi phí cần được tính toán (xem 1E)và so sánh với các lợi ích kinh tế cho cá nhân và xã hội (xem 1F).

Bảo hiểm y tế tư nhân và các tài khoản tiết kiệm y tế

Dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình đôi khi được chi trả bởi bảo hiểm sức khoẻ và tainạn tư nhân, bảo hiểm công nhân hoặc khoản bảo hiểm tương tự, những khoản bảo hiểmnày có thể do luật pháp bắt buộc và thường do cá nhân và người sử dụng lao động cùngmua.

Theo phương hướng này, dịch vụ chăm sóc y tế thường dựa trên năng lực tự trả của mỗingười hơn là trên kết quả đánh giá các nhu cầu về y tế, do vậy ảnh hưởng tiêu cực vớinhững người có sức khoẻ kém. Khái niệm tài khoản tiết kiệm y tế (medical savingsaccount, MSA) là cơ chế cho phép con người để dành tiền hàng tháng để chi tiêu cho y tếtrong tương lai. Ý tưởng của khái niệm này là nếu con người bị buộc phải để dành tiền củabản thân để tự trang trải chi phí, có thể họ sẽ chi tiêu có trách nhiệm hơn (17). Ở một sốnước, tiền tiết kiệm y tế dùng để chi trả dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

Nhiều nước có hệ thống bảo hiểm sức khoẻ tư nhân song song với hệ thống bảo hiểm sứckhoẻ công. Với những ai có khả năng thì bảo hiểm sức khoẻ tư nhân thường chi trả tốthơn. Ở những nước mà bảo hiểm tư nhân là hệ thống duy nhất hoạt động, người nghèo cónguy cơ bị loại trừ khỏi cơ chế dịch vụ trừ khi phí bảo hiểm được Nhà nước trợ cấp (19).Hơn thế, dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình thường không nằm trong các gói quyền lợicủa nhiều công ty bảo hiểm tư nhân, do đó cần vận động để đưa các dịch vụ này vào hệthống.

Phí người sử dụng

Trong một số trường hợp, phí dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình do người sử dụng trảtoàn bộ hay một phần. Phí trả một phần được gọi là phần tự trả của hộ gia đình và thườngthanh toán theo tỷ lệ (17). Phí dịch vụ quá cao sẽ tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cậnvà sử dụng dịch vụ, khiến nhiều người có nguy cơ bị loại trừ (20) (xem 1L).

payments and

19

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Phí tổn quá cao sẽ đẩy nhiều người và nhiều gia đình vào vòng nợ nần và đói nghèo. Khi

phí người sử dụng là nguồn kinh phí chủ yếu cho dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình,

nhà cung cấp dịch vụ phải đưa ra nhiều mức độ công nghệ, trong đó có những giải pháp

giá thấp hoặc giá hợp túi tiền dành cho những người không thể mua sản phẩm đắt tiền.

Viện trợTrong một số tình hình, dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình được tài trợ bởi những

khoản viện trợ, ví dụ của các tổ chức từ thiện hoặc tổ chức phi chính phủ, những tổ chức

này có khi cũng cung cấp cả dịch vụ. Cách làm này có rủi ro là kết quả hoặc tính bền vững

của dịch vụ không được chú ý đúng mức. Để đảm bảo chất lượng và sự hài lòng của người

sử dụng, các dịch vụ từ thiện cũng phải được đánh giá giống như những dịch vụ khác.

Khi dịch vụ được cung cấp bằng nguồn viện trợ, thì thường là miễn phí cho người sử

dụng. Điều này có thể dẫn đến hệ thống bị lạm dụng và cũng hủy hoại nghiêm trọng nỗ lực

của những nhà cung cấp không dựa vào viện trợ để xây dựng dịch vụ bền vững. Việc thu

một khoản phí dịch vụ nhỏ có thể tạo hiệu quả tích cực (xem 1L). Đôi khi, nhất là ở những

nơi có khó khăn, viện trợ có thể bao gồm bán thành phẩm, vật tư hoặc sản phẩm chân tay

giả và nẹp chỉnh hình đã qua sử dụng. Nếu không được điều phối, những khoản đóng góp

bằng hiện vật như vậy không giúp ích gì cho nhà cung cấp dịch vụ (xem phần thảo luận về

viện trợ và tái sử dụng bán thành phẩm ở mục 2F).

Các nguồn kinh phí khác

Kinh phí cho dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể đến từ những nguồn bổ sung

khác, như quỹ tín thác, tổ chức tín dụng, công ty xổ số, cơ quan tư nhân, công ty đa quốc

gia, các đề án trách nhiệm xã hội của công ty và nhiều loại tổ chức khác. Cộng đồng địa

phương cũng có thể đóng góp cho những trường hợp cá biệt, và một số nước có thể dành

riêng kinh phí lấy từ “thuế tội lỗi” (chẳng hạn như thuế đánh trên thuốc lá hoặc rượu).

Nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể áp dụng cơ chế định hướng xã hội, theo đó phần lợi

nhuận thu được từ những người sử dụng có khả năng chi trả toàn bộ chi phí điều trị hoặc

lựa chọn những sản phẩm tiên tiến hơn được sử dụng để trợ cấp những người có khả

năng tài chính ít hơn (kinh phí trợ cấp chéo). Đây là trường hợp các tổ chức xã hội tư

nhân, họ tái đầu tư phần lợi nhuận vào dịch vụ để tăng cường tối đa an sinh xã hội.

Một cơ chế khác là quỹ y tế cộng đồng, tập hợp các khoản chi trả của người sử dụng, các

khoản trả trước, v.v., đặt dưới sự quản lý của cộng đồng để thanh toán các dịch vụ y tế.

Đây là một cơ chế khiến các cộng đồng trở thành những thành phần tham gia tích cực vào

hệ thống y tế thay vì thụ động và có thể hỗ trợ việc cung cấp chân tay giả và nẹp chỉnh

hình (17).

20

LĨNH VỰC 1. CHÍNH SÁCH

1L Những cân nhắc về việc áp đặt phí dịch vụ

Trong một số cơ chế, dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình được cung cấp miễn phí. Mặc

dù chính sách này có vẻ lý tưởng, nhất là ở những nơi có nguồn lực tài chính hạn chế, nó

cần được đánh giá một cách thận trọng.

Việc yêu cầu chi trả cho dịch vụ có những lợi ích sau:

• làm cho người sử dụng ý thức hơn về giá trị của điều trị và đánh giá đúng dịch vụ;

• cho phép người sử dụng đòi hỏi chất lượng tốt hơn;

• khuyến khích người sử dụng giữ gìn sản phẩm mà họ nhận được;

• giảm bớt việc lạm dụng các dịch vụ; và

• tạo ra nguồn thu nhập, dù nhỏ, nhưng cũng giúp duy trì dịch vụ.

Tuy nhiên, phí dịch vụ có thể đặt ra một rào cản cho số đông dân chúng và ảnh hưởng

đến quá trình thực hiện chăm sóc y tế toàn dân (xem 1J). Do vậy mà cần ấn định mức phí

phù hợp. Ở những nơi khó khăn, có thể ấn định mức phí thấp hoặc chỉ có tính chất tượng

trưng cho số đông. Thậm chí một mức thanh toán rất nhỏ cũng có thể tạo những hiệu quả

tích cực kể trên. Mức phí chính xác có thể được quyết định từng trường hợp sau khi đánh

giá tình trạng kinh tế xã hội của người sử dụng.

Cần thận trọng khi cung cấp dịch vụ lưu động hoặc trong những hoạt động ngoại tuyến

(outreach activities) mà có yêu cầu chi trả, vì như vậy sẽ làm nản lòng người sử dụng dịch

vụ.

Cần có nhiều chứng cứ hơn về tác động của phí dịch vụ đối với việc sử dụng dịch vụ và

tính bền vững của dịch vụ trong những bối cảnh kinh tế khác nhau và cho những cơ chế

cung cấp dịch vụ khác nhau. Các thành phần trong cuộc trong nước và quốc tế nên tiến

hành nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Đi từ nhà đến đơn vị dịch vụ và phải ở lại trong suốt thời gian điều trị đôi khi gây ra những

phí tổn gián tiếp đáng kể cho người sử dụng (xem Phí tổn của người sử dụng dịch vụ ở

mục 1E), nhất là những người phải đi lại khoảng cách xa hoặc cần trợ giúp và có hẹn

nhiều lần. Nhiều đối tượng có thể phải tiêu một phần hoặc mọi khoản tiết kiệm của họ cho

phẫu thuật và điều trị.

Ở nhiều nước, dù điều trị được miễn phí, phần phí tổn mà người sử dụng phải chịu cũng

làm nản lòng nhiều người khiến họ quay lưng với dịch vụ. Nhằm giảm nhẹ chi phí đi lại và

thời gian phải bỏ ra ở xa nhà, dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình nên được phi tập

trung hoá càng nhiều cành tốt bằng cách đưa nó vào các dịch vụ y tế (xem 4F và 4G) và

bằng những cách khác (xem 4H). Nếu việc tiếp cận vẫn khó khăn, nhà cung cấp dịch vụ,

chính quyền hoặc các thành phần khác (kể cả cộng đồng địa phương và xã hội dân sự)

nên xem xét việc trợ cấp chi phí đi lại cho những người có nhiều nguy cơ không tiếp cận

dịch vụ. Sự hỗ trợ như vậy chỉ nên có tính cách tạm thời, để không gây sự lệ thuộc.

21

1M Tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng cho người sử dụng

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Nếu người sử dụng thấy hài lòng với dịch vụ và được trải nghiệm những lợi ích trực tiếp

(kể cả những lợi ích tài chính), họ có thể sẵn sàng tìm cách trang trải phí đi lại lần tới khi

họ lại cần đến dịch vụ.

Số liệu chính xác về nhu cầu chân tay giả và nẹp chỉnh hình và về phần nhu cầu chưa

được đáp ứng là thiết yếu cho công tác lên kế hoạch và phát triển dịch vụ. Chẳng hạn ta

cần thông tin để dự trù lực lượng lao động (xem 3H) và để thẩm định số đơn vị dịch vụ cần

được thiết lập ở một nước hoặc một vùng (xem 4G, Khung 15). Có thể đánh giá nhu cầu

dịch vụ bằng cách sử dụng con số ước tính chung của WHO là 0,5% (21), từ số liệu về tỷ

lệ khuyết tật phổ biến, sử dụng số liệu điều tra dân số quốc gia, phân tích việc sử dụng

dịch vụ hoặc thực hiện một cuộc khảo sát chuyên đề (mọi nội dung được thảo luận ở phần

sau). Một số những phương pháp này cũng cho biết phần nhu cầu chưa được đáp ứng. Để

bổ sung thì cũng cần xem xét số yêu cầu dịch vụ (số người tích cực yêu cầu trợ giúp); tuy

nhiên, điều quan trọng là không được xem số yêu cầu và nhu cầu là bằng nhau, bởi nhiều

người có thể hưởng lợi từ các dịch vụ lại không biết về những dịch vụ đó (xem Khung 5).

(see Box 5). Khung 5. Nhu cầu khác với yêu cầu

Cần phân biệt các từ “nhu cầu” và “yêu cầu”. “Nhu cầu” là số thật sự những người có thể hưởng lợi từ các dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình, trong khi “yêu cầu” là số người tích cực yêu cầu trợ giúp. Ở nhiều nước, số yêu cầu dịch vụ rất hạn chế; thường thì không thấy xếp hàng bên ngoài các đơn vị dịch vụ, và các danh sách chờ - nếu có - thì thường là ngắn. Điều này gây ấn tượng sai lầm cho những thành phần ra quyết định và những thành phần khác trong cuộc lànhu cầu về dịch vụ đã được thoả mãn, dù cho phần nhu cầu chưa được đáp ứng có thể là rất lớn. Những người cần dịch vụ mà không yêu cầu là bởi vì:

• họ không biết là có những dịch vụ đó (thậm chí cả những nhà chuyên môn về y tế lẽ ra cóthể gửi họ đến các đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình cũng có thể không biết làchúng tồn tại);

• họ nghĩ là các đơn vị dịch vụ không giúp họ được;

• họ nghĩ là họ không có quyền được hưởng những dịch vụ đó;

• họ cho là không thể tiếp cận những dịch vụ đó hoặc chúng ở quá xa cộng đồng của họ;

• họ từng có kinh nghiệm không tốt về những dịch vụ đó trước đây và nay không muốn thửnữa; hoặc

• họ không đủ khả năng cho những dịch vụ đó.

Hậu quả là chính quyền và các thành phần khác trong cuộc không thể chỉ dựa trên các báo cáo về yêu cầu dịch vụ. Cần thiết phải có chứng cứ rõ ràng về nhu cầu để ra những quyết định cóhiểu biết. Không nên chỉ cung cấp dịch vụ cho những ai lớn tiếng hoặc ở các thành phố lớn.

Yêu cầu dịch vụ có giá trị xem xét để mở rộng dịch vụ và giúp nó dễ dàng được tiếp cận hơn. Ởnhững nước khi có nhiều người yêu cầu dịch vụ - yêu cầu trợ giúp tại các đơn vị dịch vụ, bệnh viện, cơ quan Nhà nước, v.v. - thì chính quyền nhận thức rõ hơn về nhu cầu dịch vụ và có nhiều khả năng sẽ thực hiện những biện pháp cụ thể để phát triển thêm dịch vụ.

Số liệu quốc gia về nhu cầu chân tay giả và nẹp chỉnh hình và phần nhu cầu chưa được

đáp ứng thường không dễ để có được, bởi các phương pháp thu thập số liệu của chính

quyền chưa đủ nhạy để phát hiện những người có mọi loại hạn chế chức năng.

22

1N Đánh giá nhu cầu

LĨNH VỰC 1. CHÍNH SÁCH

Bằng cách phát triển và cải tiến các phương pháp, cộng đồng quốc tế ngành chân tay giả

và nẹp chỉnh hình có thể hỗ trợ việc phát triển một công cụ chuẩn để đánh giá các nhu cầu,

dựa trên bản Phân loại quốc tế của WHO về chức năng, khuyết tật và sức khoẻ (WHO

International Classification of Functioning, Disability and Health) và có xem xét những mô

hình thu thập số liệu đang tồn tại và nổi lên (22).

Khi xác định nhu cầu chân tay giả và nẹp chỉnh hình, phần nhu cầu thay mới cũng cần

được đưa vào xem xét. Nhiều người sử dụng có nhu cầu dịch vụ suốt đời và dụng cụ của

họ phải thay mới đều đặn do hư hao hoặc không vừa nữa. Tuổi thọ trung bình của nhiều

loại chân tay giả và nẹp có thể ước tính qua số liệu dịch vụ và thông tin này có thể đóng

góp cho quy hoạch của ngành.

Tính toán nhu cầu trên cơ sở số ước tính chung của WHOWHO ước tính là cứ một trong mỗi 200 người (hoặc 0,5%) cần một chân tay giả hoặc một

nẹp chỉnh hình (21). Đây là con số ước chừng không có xem xét những khác biệt vùng

miền hoặc những yếu tố làm tăng tỷ lệ ở một số vùng dân cư, như chiến tranh, bệnh tật và

thương tổn do tai nạn giao thông. Nó cũng không giải thích những yếu tố làm giảm nhu

cầu, như những chương trình phòng ngừa và chăm sóc y tế tốt. Nó không cho biết chủng

loại và số lượng cần thiết của những lượt điều trị bằng chân tay giả hay nẹp chỉnh hình

hoặc sự phân bổ theo giới và theo tuổi. Nó có cung cấp một cơ sở để tính toán nhu cầu sơ

bộ và qua đó là hệ thống dịch vụ cần thiết để trợ giúp người dân. Số ước tính này có thể

sử dụng làm khởi điểm cho quy hoạch chung, sẽ bổ sung sau này bằng những đánh giá

chính xác hơn.

Ước tính nhu cầu từ số liệu về tỷ lệ các tình trạng bệnh phổ biếnSố liệu về tỷ lệ khuyết tật phổ biến, trong chừng mực số liệu đó có sẵn, có thể sử dụng để

bổ sung con số ước tính 0,5% nhằm xác định tỷ lệ các chủng loại chân tay giả và nẹp

chỉnh hình khác nhau cần có. Số liệu dịch tễ học về những chứng bệnh và những chẩn

đoán thường gặp nhất và liên quan đến chân tay giả và nẹp chỉnh hình (trong đó có bệnh

tiểu đường, tổn thương tuỷ sống, bệnh mạch máu, bại não, sốt bại liệt và cắt cụt chi) có

thể cho một chỉ dẫn chung về số lượng và chủng loại các lượt điều trị và dụng cụ cần thiết

trong một vùng địa lý nhất định, để suy ra nhu cầu toàn quốc. Thông tin nhằm mục đích

này có thể có được từ ngành y tế, từ các bệnh viện, sổ bộ quốc gia (xem Khung 6, sau

đây) hoặc hồ sơ quốc gia về những thương tổn do chấn thương. Những thông tin tương tự

cũng có thể có được từ các chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; những

tổ chức của người khuyết tật và của người sử dụng dịch vụ cũng có thể cung cấp số liệu

về những loại suy giảm thường thấy trong nhóm của họ.

Ước tính nhu cầu từ số liệu điều tra dân số quốc giaỞ phần lớn các nước, chính quyền thực hiện điều tra dân số quốc gia mỗi 10 năm. Ở một

số nước, điều tra dân số có bao gồm những câu hỏi về khuyết tật, thường là những câu

hỏi của tổ chức ‘Washington Group on Disability Statistics’ (23). Tuy nhiên, các số liệu này

thường thiếu chính xác, bởi được cung cấp từ người chủ hộ cho mọi thành viên gia đình

chứ không phải thông tin trực tiếp. Những số liệu thống kê như vậy không đặc trưng cho

ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình nên tốt nhất là cần được bổ sung với số liệu từ

những nguồn khác.

23

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Ước tính nhu cầu tối thiểu từ số dịch vụ được sử dụngSố dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình được sử dụng thường có mối tương quan chặt

chẽ với sự gần gũi của người sử dụng so với địa điểm cung cấp dịch vụ. Những người ở

gần một đơn vị dịch vụ thường là có mức sử dụng dịch vụ cao nhất, đặc biệt là khi dịch vụ

dễ tiếp cận về mặt tài chính và có tiếng tăm, đến mức có thể nói là nhu cầu hầu như đã

được đáp ứng. Số liệu về việc sử dụng dịch vụ trong vùng cho biết tỷ lệ số dân được trợ

giúp. Áp dụng giá trị này cho các vùng địa lý khác có thể cho số ước tính sơ bộ nhu cầu tối

thiểu ở những vùng đó và cho cả nước. Có thể điều chỉnh kết quả tính toán bằng cách cân

nhắc những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu ở những vùng địa lý khác nhau.

Xác định nhu cầu bằng những khảo sát chuyên đềCó thể tiến hành khảo sát mẫu để có những ước tính chính xác hơn về nhu cầu chân tay

giả và nẹp chỉnh hình và phần nhu cầu chưa được đáp ứng ở một nước hay một vùng,

qua đó chỉ ra tình trạng thiếu công bằng. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát không phải dễ thực

hiện về mặt kỹ thuật và cũng có thể gây ra những kỳ vọng trong dân chúng mà không thể

đáp ứng ngay lập tức. Trừ khi mục đích của cuộc khảo sát được giải thích đầy đủ cho

những người được phỏng vấn, nó có thể gây thất vọng và mất tin tưởng với những ai cần

trợ giúp. Do khảo sát khá tốn kém, có thể hiệu quả hơn là tiến hành một cuộc khảo sát

mẫu nhỏ ở những nước có nhu cầu quá lớn và từ đó suy ra kết quả. Khoản tiền tiết kiệm

được - nhờ không làm khảo sát rộng lớn - có thể dùng để tạo ra dịch vụ cho nhiều người

hơn đang có nhu cầu. Bằng cách lưu giữ sổ sách chính xác và đầy đủ, ta cũng có thể dần

dần hiểu được mức độ nhu cầu dịch vụ (xem mục trước).

Khi tiến hành khảo sát, cần tập hợp thông tin về mọi loại nhu cầu dịch vụ chân tay giả và

nẹp chỉnh hình chứ không chỉ riêng một loại nhu cầu nào đặc biệt (chẳng hạn như nhu cầu

của những người bị suy giảm do liên quan đến một cuộc xung đột). Khi một cuộc khảo sát

tìm kiếm số liệu cho một nhóm đối tượng, đó cũng là cơ hội để thu thập thông tin về những

nhóm đối tượng khác. Cần chú ý đảm bảo là số bé gái và phụ nữ không bị bỏ quên.

Nhân viên làm công tác sàng lọc, phỏng vấn và đánh giá phải được đào tạo đủ để có thể

phát hiện nhu cầu; nếu không, số liệu ghi nhận được có thể là quá thấp, từ đó sẽ thẩm

định sai nguồn lực và những can thiệp cần có để mang đến sự trợ giúp phù hợp. Vì khảo

sát thường chỉ thực hiện một lần rồi thôi, những giá trị có sai sót có thể sẽ mất nhiều thời

gian để điều chỉnh.

Số liệu làm cơ sở để thẩm định nhu cầu chân tay giả và nẹp chỉnh hình phải được thu

thập, phân tích, biên soạn và sử dụng ở các cấp đơn vị dịch vụ, quốc gia và toàn cầu.

Thu thập số liệu ở cấp đơn vị dịch vụNhằm giám sát việc tiếp cận dịch vụ, các thành công và các khó khăn, nhà cung cấp dịch

vụ nên thu thập dữ liệu cơ bản về số người đã điều trị và loại dịch vụ họ đã nhận. Việc ghi

chép, giám sát và phân tích số liệu một cách bài bản không những cho thấy hiệu quả hoạt

động của cơ sở mà còn chỉ ra nhu cầu dịch vụ trong phạm vi phục vụ của cơ sở (xem 1N).

24

1O Thu thập số liệu

LĨNH VỰC 1. CHÍNH SÁCH

Nhà cung cấp dịch vụ cũng nên thu thập thông tin để biết người sử dụng dịch vụ là những

ai và làm thế nào mà đơn vị đến được với những nhóm đối tượng khác nhau, theo dõi

phục vụ họ và đảm bảo được chất lượng điều trị (Bảng 1). Nhà cung cấp dịch vụ phải hiểu

rõ mục đích việc thu thập dữ liệu. Và chỉ nên thu thập những dữ liệu sẽ sử dụng.

Bảng 1. Ví dụ những số liệu có thể thu thập ở đơn vị dịch vụ

Số người được điều trị và loại điều trị đã cung cấp

25

Để hiểu biết tầm cỡ của dịch vụĐể lên kế hoạch thu mua bán thành phẩm và vật tư

Dữ liệu Mục đích của dữ liệu (ví dụ)

Tình trạng kinh tế xã hội của đối tượng

Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em trong số những người được giúp

Nhóm tuổi

Vùng địa lý của đối tượng

Kinh nghiệm của người sửdụng dịch vụ (từ các phiếu câu hỏi hoặc cuộc thảo luận nhóm)

Tác động của dịch vụ trên chất lượng cuộc sống, đối với sựtham gia và sự hoà nhập

Thời gian chờ đợi và thời gian giao nhận

Để đảm bảo là dịch vụ đến được với những nhóm yếu thế nhất

Để xác định liệu có cần thêm những biện pháp phục vụ nhữngđối tượng này (ví dụ tăng số lượng nhân viên nữ)

Đảm bảo là trẻ em, thanh thiếu niên và người già cũng được phục vụ cùng mức độ như những nhóm tuổi khác

Để xác định mức độ thành công của dịch vụ trong việc vươn tới những khu vực hẻo lánh thuộc vùng phục vụ

Để xác định sự ích lợi của chân tay giả và nẹp chỉnh hình và phần đóng góp của những dụng cụ đó giúp người sử dụng đi làm, đi học, tham gia hoạt động xã hội, v.v. (xem 1P)

Để cho biết dịch vụ có thân thiện với người sử dụng không

Để xác định chất lượng, mức độ giá cả và mức độ dễ tiếp cận của dịch vụ và những yếu tố cản trở việc sử dụng và việc tuân thủ

Chuyển bệnh (đến và đi): ai chuyển, chuyển đến ai, và chuyển như thế nào

Công tác theo dõi sau giao nhận dịch vụ: bao nhiêu lần và ai thực hiện

Dịch vụ sửa chữa: mức độ thường xuyên, loại sửa chữa, lý do sửa chữa

Số lần thay chân tay giả hoặcnẹp mới

Bỏ rơi chân tay giả và nẹp, nêu số lần, lý do

Các nguyên nhân chủ yếugây khuyết tật

Để xác định mức độ thành công của mạng lưới liên lạc, công tác nâng cao nhận thức và cơ chế chuyển bệnh

Để kiểm tra liệu mọi người sử dụng có được theo dõi đầy đủ, bất kể họ ở đâu hoặc được điều trị ở đâu, ở đơn vị trung ương hay ở các cơ sở phi tập trung

Để xác định chất lượng của sản phẩm về mặt kỹ thuật

Để xác định tuổi thọ của sản phẩm và qua đó xác định sản lượng cần thiết hàng năm

Để xác định các vấn đề về chất lượng và các nội dung cần cảitiến

Để xác định các loại điều trị chủ yếu cần thiết; theo dõi qua thờigian sẽ cho biết xu hướng khuyết tật từ đó ấn định phươnghướng dịch vụ và dự kiến nhu cầu đào tạo

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Công tác thu thập và phân tích số liệu sẽ được thuận lợi nếu nằm trong công việc hàng

ngày của đơn vị dịch vụ. Hệ thống quản lý người sử dụng nên được tận dụng để có thể

trích xuất và sử dụng những số liệu thống kê có liên quan (tốt nhất là dưới dạng biểu đồ để

minh hoạ xu hướng theo thời gian). Cộng đồng quốc tế ngành chân tay giả và nẹp chỉnh

hình có thể tạo thuận lợi cho công tác thu thập và phân tích dữ liệu bằng cách phát triển

những công cụ và phương pháp chuẩn và dễ sử dụng, có thể ứng dụng ở cấp đơn vị, cấp

quốc gia và cấp quốc tế (xem phần sau). Sự bảo mật và tính riêng tư của người sử dụng

phải được tôn trọng (24) bằng cách thu thập dữ liệu ẩn danh vì các mục đích thống kê.

Thu thập và biên soạn dữ liệu ở cấp quốc gia Những thành phần trong cuộc trong nước cần có dữ liệu để theo dõi giám sát việc cung

cấp dịch vụ và lên kế hoạch chi tiết. Nhiều dữ liệu về dịch vụ có thể được biên soạn để ra

những số liệu thống kê quốc gia, tạo thuận lợi cho việc phân tích xu hướng và phát hiện

những lĩnh vực cần có hành động để cải thiện dịch vụ. Thông tin về cung cấp dịch vụ cũng

cần được chuẩn bị để những thành phần ra quyết định và những thành phần khác nâng

cao nhận thức về các thành tựu đã đạt được, về các thách thức và vai trò của dịch vụ

chân tay giả và nẹp chỉnh hình (xem 1Q). Dữ liệu cũng có ích cho các công ty bảo hiểm,

nên họ có thể muốn đầu tư vào công tác thu thập dữ liệu.

Những công cụ và phương pháp được chuẩn hoá sẽ tạo thuận lợi cho công tác thu thập

và phân tích dữ liệu (xem mục trước). Ở cấp cơ sở dịch vụ, chỉ nên thu thập những dữ liệu

nào cần sử dụng. Ở cấp quốc gia, công tác biên soạn dữ liệu sẽ được thuận lợi bằng cách

nhập trực tiếp vào một cơ sở dữ liệu quốc gia, chẳng hạn như một sổ bộ (xem Khung 6).

Cơ sở dữ liệu đó có thể được liên kết hoặc tích hợp vào hệ thống thông tin quản lý ngành

y tế quốc gia.

Khung 6. Sổ bộ quốc gia

Sổ bộ quốc gia chủ yếu là một cơ sở dữ liệu thu nhận kết quả từ các nhà cung cấp dịch vụ đểcung cấp một cái nhìn toàn diện về dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Sổ bộ cấp vùng hoặc tỉnh nạp dữ liệu cho sổ bộ quốc gia.

Ở những nước có nguy cơ là người sử dụng yêu cầu dịch vụ có trợ cấp (hay thậm chí miễn phí) từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ, thì một sổ bộ quốc gia người sử dụng và dịch vụ sẽ giúp điều phối giữa các đơn vị để ngăn chặn dịch vụ trùng lắp. Như vậy sẽ tránh được việc lạm dụng dịch vụ và đảm bảo cho những nguồn lực hạn chế có thể làm lợi cho số người sử dụng nhiều nhất.

Sổ bộ quốc gia có thể được thiết kế một cách toàn diện và thu thập dữ liệu để phục vụ các công tác kế hoạch, giám sát, đánh giá và nâng cao nhận thức. Mọi nhà cung cấp dịch vụ đã được cấp phép được trông đợi phải nộp một bộ dữ liệu theo mẫu quy định cho cơ quan hay bộ chức năng ở cấp quốc gia. Thể thức thu thập và lưu giữ các dữ liệu phải được ấn định cụ thể.

Một sổ bộ quốc gia mở rộng có thể bao gồm những dữ liệu vượt quá phạm vi ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình, tức là những thông tin liên ngành về những can thiệp diễn ra suốt chuỗi chăm sóc y tế, chẳng hạn từ khâu cắt cụt đến lắp chân giả và hoàn tất phục hồi chức năng, nhưtrong sổ bộ của Thuỵ Điển (25). Một sổ bộ như vậy cho phép đánh giá khách quan chất lượng của toàn bộ quá trình phục hồi chức năng, cung cấp những thông tin và khuyến nghị có giá trị vềnhững cách điều trị phù hợp. Đóng góp dữ liệu cho sổ bộ quốc gia không nhất thiết phải là điều bắt buộc, bởi nhà cung cấp dịch vụ thường xem đó là một điều thuận lợi, mà kết quả sẽ làm lợi cho toàn ngành và sau cùng là cho người sử dụng.

26

LĨNH VỰC 1. CHÍNH SÁCH

Sử dụng dữ liệu ở cấp độ toàn cầuDữ liệu được sản xuất ở cấp cơ sở và cấp quốc gia cũng đáng quan tâm ở cấp độ toàn

cầu và được thu thập và biên soạn bởi những thành phần quốc tế trong cuộc thuộc ngành

chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Thống kê toàn cầu cho biết những thách thức mà các cơ

sở dịch vụ phải đối mặt ở nhiều nơi trên thế giới và cách đối phó những thách thức đó, kể

cả những ví dụ thành công của các hệ thống cung cấp dịch vụ. Chuẩn hóa các công cụ và

phương pháp bằng thuật ngữ của ISO dành cho ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình

(xem 4P, Khung 26) sẽ tạo thuận lợi cho những trao đổi dữ liệu như vậy.

Điều quan trọng cần làm là xác lập tác động trực tiếp của dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh

hình trên con người, nghĩa là mức độ đóng góp của dịch vụ để cải thiện chất lượng cuộc

sống, hòa nhập xã hội và tình trạng kinh tế của người hưởng lợi. Những tiêu chí đánh giá

được chuẩn hóa sẽ tạo thuận lợi cho những so sánh giữa các quốc gia.

Bởi vì phần lớn người sử dụng sẽ trở lại đơn vị dịch vụ để sửa chữa hoặc thay dụng cụ

mới, họ có thể cho biết chân tay giả hoặc nẹp chỉnh hình có lợi như thế nào, thường được

sử dụng khi nào, được sử dụng nhiều đến mức nào, liệu đã giúp người sử dụng đi làm, đi

học và tham gia các hoạt động xã hội, và liệu nó đã cải thiện được sự tự quyết và tự tin

của người sử dụng. Việc thu thập dữ liệu một cách có hệ thống trong công tác giao nhận

dịch vụ hàng ngày là một phương pháp rất kinh tế để đánh giá tác động.

Có thể tiến hành một cuộc khảo sát tác động để đánh giá chi tiết hơn, chính xác hơn một

cách khoa học. Điều này vượt quá khả năng của nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ, đòi hỏi

chính quyền và các thành phần khác phải vào cuộc và phải có kinh phí dành riêng. Kiểm

tra tác động của dịch vụ là vì quyền lợi của mọi thành phần, để đảm bảo là các khoản đầu

tư tạo ra kết quả tốt. Muốn khảo sát tác động thì thường phải đi thăm người hưởng lợi ở

cộng đồng của họ, đầu tiên là để thẩm định mức cơ sở và sau đó là đo lường sự thay đổi.

Khảo sát sẽ được thuận lợi bằng cách liên lạc với các nhóm người sử dụng và các cơ sở

ở cộng đồng trong các ngành y tế, xã hội hoặc giáo dục.

Ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình tương đối ít được biết đến, ngay cả trong lĩnh vực y

tế, và công chúng không hiểu dịch vụ cung cấp cái gì (xem 1R). Đáng buồn hơn nữa là

chính những người lẽ ra có thể hưởng lợi từ những dịch vụ đó lại thường không biết là

chúng có tồn tại và hậu quả là họ không yêu cầu những dịch vụ đó. Điều này gây ra cảm

tưởng là có ít nhu cầu (xem 1N, Khung 5). Do đó, ở nhiều nước, cần phải nâng cao nhận

thức về nhu cầu và lợi ích của dịch vụ, từ cấp độ những người ra quyết định (về chính sách

và quy hoạch quốc gia) đến những chuyên viên y tế và xã hội (làm công tác chuyển bệnh)

và đến cấp quận huyện và cộng đồng (nơi những người có nhu cầu đang sinh sống).

Các Quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải thúc đẩy việc sử dụng các dụng cụ và công

nghệ hỗ trợ (1). Cùng với những thành phần trong cuộc trong nước, phải đẩy mạnh nhận

thức về dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình, rằng những dịch vụ đó là không thể thiếu

27

1Q Nâng cao nhận thức

1P Số liệu về tác động

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

và đáng để đầu tư. Những chiến lược và công cụ về nâng cao nhận thức phải được phát

triển nhằm mục đích đó và nằm trong chiến lược tổng thể về khuyết tật.

Những chiến lược về nâng cao nhận thức phải dựa trên những lý lẽ về quyền của người

khuyết tật (trên cơ sở luật pháp và chính sách quốc gia, và các văn kiện quốc tế, như Công

ước CRPD và các mục tiêu phát triển bền vững SDG) cũng như những lý lẽ kinh tế và xã

hội về chi phí và lợi ích ở cấp độ cá nhân, cộng đồng và quốc gia (xem 1E và 1F). Ở một

số nền văn hoá, khuyết tật bị xem như sự trừng phạt và người khuyết tật bị che giấu và bỏ

mặc (26). Những rào cản đó phải được gỡ bỏ để đảm bảo mọi người được tiếp cận dịch

vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

Những nhóm người sử dụng có vai trò quan trọng trong vận động chính sách và nâng cao

nhận thức. Tiếng nói yêu cầu của người sử dụng chứng minh là có nhu cầu cho các dịch

vụ đó và bổ sung cho những số liệu được thu thập. Tiếng nói của họ đánh động các nhà

làm chính sách rằng đó là người thật việc thật, và các vị này sẽ sẵn sàng hơn để chuyển

chính sách thành hành động.

Ở cấp độ chuyển bệnh, công tác nâng cao nhận thức tốt nhất là nên được thực hiện trong

thời gian đào tạo các chuyên viên ngành y tế và ngành xã hội. Các thành phần trong ngành

chân tay giả và nẹp chỉnh hình nên hợp tác với những cơ sở đào tạo để đưa nội dung chân

tay giả và nẹp chỉnh hình vào chương trình giảng dạy và làm rõ vai trò của ngành dịch vụ

này (xem 3E). Nhận thức cũng cần được nâng cao với những thành phần khác nhau thuộc

mạng lưới chuyển bệnh.

Ở cấp cơ sở, nhận thức có thể nâng cao bằng cách liên hệ với những chương trình có

những nhiệm vụ tương tự và nhắm đến những đối tượng tương tự, ví dụ các chương trình

xoá đói giảm nghèo, các chiến dịch tiêm chủng, các hoạt động của xã hội dân sự, các hoạt

động giải trí và thể thao vì mục đích hoà nhập người khuyết tật (xem Khung 7) và các

chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Dịch vụ có chất lượng tốt cũng tự nó

trực tiếp nâng cao nhận thức của người sử dụng tiềm năng. Khi người sử dụng biết rằng

có sẵn những dịch vụ thân thiện, tin cậy, có thể tạo sự khác biệt đáng kể cho cuộc sống

của họ, họ sẽ kể cho nhau biết. Khi mà dịch vụ hợp túi tiền, dễ tiếp cận và có chất lượng

cao, thì chẳng cần đến công tác nâng cao nhận thức. Mỗi một người sử dụng hài lòng sẽ

là sứ giả cho ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

Những hoạt động quốc tế về nâng cao nhận thức có thể hỗ trợ các sáng kiến trong nước

và địa phương bằng cách cung cấp hướng dẫn và nguồn lực về thông tin để thích ứng với

điều kiện trong nước và cải thiện hiệu suất cho các chiến dịch địa phương.

Một đặc trưng cốt lõi của công tác nâng cao nhận thức là các chiến dịch thông tin. Trước

khi phát động chiến dịch, cần xác định các nhóm đối tượng (ví dụ như công chúng, các

nhà làm chính sách, các chuyên viên y tế, các cán bộ công tác xã hội, người sử dụng tiềm

năng) và nội dung, thể thức và phương tiện để phổ biến. Chẳng hạn thông tin có thể được

phổ biến qua truyền hình và truyền thanh, qua báo chí, qua internet và mạng xã hội, bởi xã

hội dân sự, bởi các tổ chức tôn giáo và tổ chức nhân đạo, ở nhà hát, trường học, bằng áp

phích và tờ rơi. Nâng cao nhận thức cũng có thể thông qua những cá nhân tiêu biểu, vai

trò kiểu mẫu, qua sự thể hiện của người sử dụng trong những hoàn cảnh thường ngày,

trong những chương trình truyền hình nhiều tập và các sự kiện thể thao.28

LĨNH VỰC 1. CHÍNH SÁCH

Khung 7. Liên hệ với các chương trình thể thao và giải trí hòa nhập người khuyết tật

Thể thao và giải trí thường là quan trọng cho sức khỏe và an sinh và có lợi cho phục hồi chức năng. Những hoạt động đó không những đảm bảo cho người sử dụng dịch vụ chân tay giả vànẹp chỉnh hình được lợi từ tập luyện thể chất mà còn đóng góp cho hòa nhập xã hội. Nhiều nước dành riêng những chương trình thể thao cho người khuyết tật - như môn điền kinh trên đường chạy, bóng rổ trên xe lăn và các môn thể thao dưới nước - trong đó một số bộ môn chịu sự quản lý của ủy ban thể thao quốc gia người khuyết tật. Một số vận động viên khuyết tật nằm trong các tổ chức thể thao dành cho người khỏe mạnh. Các cơ sở dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể liên hệ với các chương trình thể thao và giải trí hòa nhập người khuyết tật đểhỗ trợ kỹ thuật cho các đối tượng khuyết tật cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Việc cung cấp vàbảo trì chân tay giả và nẹp có thể là một điều kiện tiên quyết cho sự tham gia của người khuyết tật. Sự hỗ trợ như vậy rõ ràng góp phần cho hòa nhập xã hội và nâng cao nhận thức về quyền của người khuyết tật và vai trò của dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

© U

SA

ID

29

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1R Tăng cường hình ảnh

Thách thứcỞ nhiều nước, ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình bị hiểu sai là một nghề về kỹ thuật

không đòi hỏi nhiều hiểu biết lý thuyết và lâm sàng, mặc dù có thể là cần một trình độ tay

nghề nhất định. Hậu quả là nó bị hạ bậc thành một nghề thủ công hoặc một công việc ồn

ào và bụi bặm bị đẩy xuống tầng hầm hoặc sân sau của bệnh viện, nếu may mắn còn

được bố trí trong môi trường bệnh viện. Ở những nơi có nguồn lực kém, một cơ sở chân

tay giả và nẹp chỉnh hình trông giống một xưởng sửa chữa hơn là một thứ gì đó liên quan

đến y học và công tác lâm sàng. Ngày nào mà cách nhận thức này còn tồn tại, dù cho các

chuyên viên có giỏi và kết quả có quan trọng, thì những nhà làm chính sách cũng sẽ khó

mà hiểu tại sao lại đáng đầu tư vào những dịch vụ đó.

Các thành phần trong cuộc trong nước nên thay đổi cách nhận thức này và cần làm rõ,

nhất là đối với những nhà làm chính sách và những thành phần ra quyết định, rằng đây là

một nghề quan trọng đòi hỏi nhiều năm đào tạo với nhiều môn học lý thuyết. Giống như

các chuyên viên y tế và phục hồi chức năng, như chuyên viên vật lý trị liệu, hoạt động trị

liệu và các nhà chuyên khoa bàn chân, chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình thường

được đào tạo ở trường đại học, một số học tiếp lên bậc thạc sĩ và tiến sĩ. Họ làm việc chặt

chẽ với bác sĩ, chia sẻ cùng một ngôn ngữ y học và có phần đóng góp quan trọng cho

ngành y tế. Đây là hình ảnh cần được tăng cường.

Tăng cường hình ảnhCó thể thực hiện một số biện pháp để tăng cường hình ảnh của chuyên viên chân tay giả

và nẹp chỉnh hình đối với những thành phần ra quyết định, nhất là đối với giới y tế và phục

hồi chức năng. Nhiều biện pháp trong số đó không đòi hỏi khoản đầu tư tài chính lớn, đặc

biệt là nếu được cân nhắc ở giai đoạn kế hoạch. Những biện pháp đó tập trung vào cách

giới thiệu các dịch vụ và cách tương tác với những dịch vụ khác.

Đảm bảo là dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình nằm trong hệ thống y tế.

• Khi có thể, đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình nên được hợp nhất vào bệnh

viện và có mối liên kết trực tiếp với các khoa chỉnh hình, phẫu thuật, phục hồi chức

năng, vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu. Điều này không những giúp nâng cao hiệu quả

các dịch vụ mà còn làm tăng cường nhận thức rằng nghiệp vụ này ngang hàng với

những nghiệp vụ y tế khác.

Giới thiệu những kết quả tích cực của ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

• Chứng minh các kết quả cụ thể trong hoạt động và trong tham gia, kể cả những lợi ích

về kinh tế xã hội, ở người sử dụng, ở gia đình, trong cộng đồng và trong cả nước.

Thúc đẩy việc công nhận cấp quốc gia.

• Nếu chưa thực hiện thì hãy cùng với chính quyền trung ương và các thành phần khác

trong cuộc xúc tiến việc công nhận ngành đào tạo kỹ thuật chân tay giả và nẹp chỉnh

hình, công nhận ngành nghề và dịch vụ đó theo đúng bản chất của nó.

• Thúc đẩy việc thành lập các hội đoàn quốc gia ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

societies.

30

LĨNH VỰC 1. CHÍNH SÁCH

Đảm bảo tính chuyên nghiệp.

• Cần đảm bảo là nhân lực ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình được đào tạo tốt và sử

dụng những công nghệ đã được chứng minh và những phương pháp làm việc dựa

trên chứng cứ tốt nhất có được.

Xem xét diện mạo của cơ sở.

• Đảm bảo là mọi khu vực thuộc đơn vị dịch vụ có bề ngoài chuyên nghiệp.

• Đảm bảo là khu vực bệnh nhân giống như ở những bệnh viện hiện đại, có một môi

trường thoải mái và chào đón. Phòng chờ và khu lâm sàng phải cách biệt với hoạt

động ồn ào và bụi bặm của khu xưởng.

• Giữ gìn mọi khu vực sạch sẽ, ngăn nắp và gọn gàng, kể cả khu lắp ráp và phòng máy.

• Đảm bảo là mọi nhân viên có thẩm quyền và năng lực khi phục vụ người sử dụng.

• Đảm bảo là có một chính sách về người sử dụng và dịch vụ thật sự hướng đến người

sử dụng và quan tâm đến giới tính (xem 4A).

• Đảm bảo là mọi nhân viên khi tiếp xúc với người sử dụng đều mặc đồng phục lâm sàng

và đeo thẻ nhân viên có ghi tên.

• Luôn thực hiện quy định về trang phục khi đại diện cho đơn vị, nhất là đối với nhân viên

có tiếp xúc trực tiếp với cơ quan chính quyền.

Cân nhắc cẩn thận việc lựa chọn từ ngữ.

• Gọi đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình là “khoa”, “phòng khám”, ”phòng thử

nghiệm” hoặc “trung tâm” chứ không phải “xưởng” hay “trung tâm lắp ráp chân tay giả”,

bởi những từ này làm tồn tại mãi hình ảnh của một xưởng kỹ thuật. Mặc dù “xưởng

chân tay giả và nẹp chỉnh hình” là một từ chính xác, nó chỉ nên dùng để chỉ phòng hoặc

khu vực chế tạo dụng cụ chân tay giả và nẹp của đơn vị dịch vụ.

• Hãy sử dụng từ “chân tay giả và nẹp chỉnh hình” và “sản phẩm chân tay giả và nẹp

chỉnh hình”, và tránh dùng những từ như “nẹp vanh” hay “dụng cụ” vì đã lỗi thời.

31

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN©

Ch

ap

al K

ha

sna

bis

/WH

O

32

LĨNH VỰC 2. SẢN PHẨM

Lĩnh vực 2. Sản phẩm

UN

IVE

RS

AL

HEA

LTHCOVERAGEUNIV

ERSALH

EALT

HC

OV

ER

AG

E

UNIVERSAL HEALTH COVERAGE

ASSISTIVETECHNOLOGY

AS

SIS

TIV

ETE

CH

NO

LOGY ASSISTIVE

TECH

NO

LOG

YPR

OS

TH

ET

ICS

AN

DO

RTHOTICSPROSTHETICS

AN

DO

RT

HO

TIC

S

PROSTHETICS AND ORTHOTICS

POLI

CY PRODUCTS

PR

OV

ISION PERSON

NE

L

Trong ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình, định nghĩa chủ yếu về công nghệ phù hợp làcủa ISPO:

Phương thức để tra lắp và gióng dựng đáp ứng các nhu cầu của từng người

mà đất nước có thể sử dụng lâu dài ở mức giá thấp nhất. Sự phù hợp và gióng

dựng chính xác phải dựa trên những nguyên lý sinh cơ học đúng đắn (27).

Trên cơ sở định nghĩa này, có thể sử dụng những tiêu chí chi tiết để đánh giá tính phù hợp

của các công nghệ, các bán thành phẩm, vật tư và phương pháp làm việc theo địa phương.

Có thể xem xét tính phù hợp từ ba góc nhìn chủ yếu: khả năng chấp nhận bởi người sử

dụng, tính khả thi về kinh tế và sự thích hợp về kỹ thuật. Các tiêu chí được đề nghị ở

Khung 8; tuy nhiên, các thành phần trong cuộc ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình trong

nước nên xây dựng những tiêu chí của chính họ để hướng dẫn việc đánh giá sự phù hợp

của những công nghệ khác nhau (28).

Hiệu suất chi phí của dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình được xác định bởi sự lựa

chọn công nghệ và đối với công nghệ đó, bởi sự lựa chọn bán thành phẩm và vật tư. Vì có

nhiều nhà cung cấp bán thành phẩm, với mẫu mã và giá cả thay đổi, do đó phải liên tục

tìm kiếm trên thị trường để tìm ra lựa chọn có hiệu suất chi phí tốt nhất, trong khi vẫn phải

xem xét kỹ lưỡng chất lượng, tính bền chắc và sự sẵn có.

Có thể có nhiều công nghệ phù hợp, và có thể sử dụng song song nhiều công nghệ với

những mức độ tinh xảo và giá cả khác nhau. Bất kỳ công nghệ nào được yêu cầu sử dụng,

được chi trả (bởi cá nhân người sử dụng, bởi hệ thống hoặc một bên thứ ba) và không

hạn chế việc tiếp cận dịch vụ thì có thể xem như phù hợp. Điều này bao hàm cả những

sản phẩm đắt tiền và có độ tinh xảo cao dành cho người sử dụng có khả năng tài chính

hoặc được bảo hiểm chi trả (và cũng bao hàm nhà cung cấp dịch vụ có năng lực kỹ thuật

cần thiết để cung cấp những sản phẩm đó).33

2A Công nghệ phù hợp

truongnv
Placed Image

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Khung 8. Tiêu chí để xác định tính chất phù hợp của công nghệ

Có thể sử dụng những tiêu chí sau đây để xác định tính phù hợp của công nghệ chân tay giả vànẹp chỉnh hình, của bán thành phẩm, vật tư và phương pháp làm việc.

Tiêu chí liên quan đến người sử dụng:Sản phẩm phải:

• thoải mái, có giao diện thích ứng tốt giữa phần cơ thể và dụng cụ;

• hoạt động đúng chức năng;

• dễ lắp vào và tháo ra;

• không gây nguy hiểm cho người sử dụng;

• bền chắc;

• có bề ngoài thẩm mỹ khá nhất (hình dáng, tình trạng hoàn thiện, màu sắc);

• phù hợp về mặt sinh học (ví dụ, không gây dị ứng);

• không quá nặng (phải nhẹ trong phần lớn các trường hợp);

• được đa số người sử dụng chấp nhận và thích ứng với họ, nghĩa là sản phẩm phải:- nói chung phù hợp với nhu cầu người sử dụng;- thích hợp về mặt văn hoá, như vậy có tôn trọng văn hoá và cách sinh sống của người sử

dụng, trong đó có bao gồm những khía cạnh như đi chân không, ngồi xổm và ngồi chéo chân;

- phù hợp với khí hậu (và chịu được ẩm ướt, nếu cần thiết);- phù hợp với địa hình địa phương; và- phù hợp với điều kiện làm việc tại địa phương.

Tiêu chí kinh tế:• Sản phẩm phải có giá vừa phải cho hệ thống và/hoặc cá nhân.

• Công nghệ phải có hiệu suất về chi phí; công nghệ phải:- có hiệu quả về mặt lâm sàng;- cho phép hợp lý hoá phương thức sản xuất và chế tạo nhanh gọn;- không đòi hỏi nhiều dụng cụ và máy móc hoặc trang thiết bị tiên tiến, đắt tiền;- đòi hỏi ít dịch vụ bảo dưỡng;- tạo ra lượng chất thải tối thiểu; và- được làm từ bán thành phẩm và vật tư sẵn có và dễ tìm (tại thị trường trong nước hoặc

nhập khẩu).

• Công nghệ phải thúc đẩy phát triển bền vững bằng cách đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp trong nước và dựa vào thị trường nội địa, tận dụng các bán thành phẩm và vật tư sản xuất tại chỗ.

Tiêu chí kỹ thuật:• Công nghệ và phương pháp làm việc phải có tính hiệu quả và tính an toàn, được chứng

minh bằng tài liệu.

• Công nghệ và phương pháp làm việc phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.

• Công nghệ phải đảm bảo cho ra những sản phẩm đúng đắn về mặt sinh cơ học và có thểgióng dựng chính xác.

• Sản phẩm phải bền chắc và có tuổi thọ lâu dài.

• Sản phẩm có thể dễ dàng điều chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa (bởi bản thân người sử dụng thì càng tốt).

• Chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình phải có đủ kỹ năng và kiến thức để áp dụng công nghệ và phương pháp làm việc; nếu không thì phần đào tạo phải khả thi và có chi phívừa phải.

• Phương pháp làm việc không gây nguy hiểm cho nhân viên.

• Vật tư phải dễ tồn trữ.

Mức ưu tiên của các tiêu chí có thể thay đổi tuỳ theo bối cảnh, nhưng mọi tiêu chí phải được xem xét.

34

LĨNH VỰC 2. SẢN PHẨM

2B Khái quát các đặc điểm sản phẩm

Chân tay giả và nẹp chỉnh hình trên thị trường có những đặc điểm thiết kế khác nhau.Cùng một chủng loại sản phẩm có thể được làm nhiều cách với những bán thành phẩm,vật tư và kỹ thuật có mức độ tinh xảo khác nhau. Tiêu chí chủ yếu để chọn một chân taygiả, nẹp hay bộ phận bán thành phẩm thường không phải mức độ tinh xảo mà là sự phùhợp của nó với nhu cầu của người sử dụng và bối cảnh trong đó nó được chế tạo, lắp đặt,sử dụng và tài trợ (xem 2A).

Bất kể sản phẩm là gì, dịch vụ vẫn như nhau (xem 4P), với cùng những yêu cầu về thiết bị,dụng cụ và nhân lực được đào tạo. Yêu cầu về chất lượng cũng phải giống nhau. Ở mỗicấp độ, sản phẩm phải sử dụng thoải mái và hoạt động đúng chức năng. Lý tưởng là nhà cung cấp dịch vụ có thể đưa ra đủ chủng loại sản phẩm, để có thể đáp ứng mọi loại nhucầu và sở thích của người sử dụng. Trong thực tế, kinh phí Nhà nước, quỹ bảo hiểm và những nguồn kinh phí khác không chắc là có thể giải quyết mọi loại sản phẩm, và ưu tiêncần được ấn định (xem 1J và 2D).

Có bốn yếu tố về thiết kế xác định đặc điểm của sản phẩm chân tay giả và nẹp chỉnh hình:cấu hình hình học (hình dáng và gióng dựng), vật liệu, lực kháng chuyển động (resistanceto movement) và lực chuyển động (powering of movement).

Các sản phẩm chân tay giả và nẹp chỉnh hình cơ bản mang đến những chức năng thiếtyếu và sự thoải mái cho người sử dụng. Chúng thường được làm bằng số ít vật liệu nhưnhựa gia nhiệt , thép và/hoặc nhôm. Bán thành phẩm thường có khớp đơn trục và bànchân gót mềm dùng cho chân giả và thanh nẹp dùng cho nẹp chỉnh hình. Các sản phẩmchân tay giả và nẹp chỉnh hình cơ bản thường có giá tương đối thấp. Những sản phẩmnhư vậy cần thiết và phù hợp để sử dụng ở mọi nước. Ở những nơi có ít nguồn lực hơn,sử dụng những sản phẩm cơ bản thường là một yêu cầu để phục vụ số đông dân chúngcó nhu cầu và cũng là một giai đoạn để chuyển tiếp sang mức sản phẩm cao hơn.

Các sản phẩm chân tay giả và nẹp chỉnh hình trung gian được làm từ nhiều loại vậtliệu như nhựa gia nhiệt , các vật liệu composite, thép, nhôm và/hoặc titan. Bán thành phẩmthì có khớp gối bốn trục và bàn chân có khớp (đơn trục hay đa trục) dành cho chân giả và loại thanh nẹp tiến bộ và khớp đa tâm dành cho nẹp chỉnh hình. Chuyển động khớp đượckiểm soát thêm bằng lực đẩy của cơ thể và/hoặc bằng thiết kế hình học tinh xảo, bằng lựcma sát, bằng các bán thành phẩm khí lực hay thủy lực. Trong ngành chân tay giả chẳnghạn, các xi lanh khí lực hay thủy lực được sử dụng để kiểm soát khớp gối trong thì lăng tớivà kiểm soát thăng bằng trong thì đứng. Mặc dù đây có thể là sản phẩm trung bình ở hầuhết các nước có thu nhập cao, cả sản phẩm cơ bản và tiên tiến đều có thể sử dụng đểđảm bảo cung cấp dịch vụ ở mọi bối cảnh và ứng với nguồn lực tài chính và nhu cầu củamỗi người sử dụng.

Các sản phẩm chân tay giả và nẹp chỉnh hình tiên tiến được làm ít nhất là từ những vậtliệu và bán thành phẩm giống như các sản phẩm trung gian, nhưng có thêm những thiết bịkiểm soát “thông minh” và/hoặc những vật liệu có thể bắt được các tín hiệu và phát hiệncác chuyển động của người sử dụng nhằm tự động kiểm soát các chuyển động đó. Ví dụ:khớp gối giả kiểm soát bằng thiết bị vi xử lý, thiết bị cảm ứng này theo dõi tư thế của khớpgối khi bước đi và điều chỉnh các chế độ hoạt động của các xi lanh khí lực hoặc thuỷ lựcđể đảm bảo thăng bằng tốt hơn; và bàn tay cơ điện tử, cho phép cảm thụ các tín hiệu trênbề mặt của da và bật một mô-tơ điện để mở hoặc đóng bàn tay.

and adjust the settings of pneumatic or hydraulic

35

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Những sản phẩm và phương pháp làm việc này thường đòi hỏi một trình độ chuyên môn

cao hơn các sản phẩm cơ bản và trung gian. Chúng cũng đắt tiền hơn; tuy nhiên, một số

nhà sản xuất đang cho áp dụng những quy trình chế tạo hợp lý hơn nhằm giảm giá thành,

nhờ vậy một số sản phẩm sẽ trở nên phù hợp với những nước có thu nhập thấp.

Phương pháp làm việc đôi khi đi liền với một cấp độ sản phẩm nhất định nhưng thường thì

không như vậy. Chẳng hạn, thiết kế có máy tính hỗ trợ, những dụng cụ và thiết bị chế tạo

cho phép chép hình các phần cơ thể và chế tạo tự động, như cách in 3D các dụng cụ chân

tay giả, nẹp, bán thành phẩm và khuôn mẫu (xem Khung 9), có thể sử dụng cho các sản

phẩm ở cả ba cấp độ. Việc ứng dụng vào cơ sở bất kỳ sản phẩm, bán thành phẩm, vật

liệu, thiết bị hoặc phương pháp mới (ở các cấp cơ bản, trung gian hoặc tiên tiến) đều phải

có kèm theo đào tạo chuyên biệt cho cả nhân viên lâm sàng lẫn nhân viên kỹ thuật; nếu

không, có nguy cơ sẽ không khai thác hết tiềm năng của sản phẩm, khoản tiền đầu tư sẽ

bị mất, và có rủi ro cho an toàn của người sử dụng.

Khung 9. Chế tạo chân tay giả và nẹp chỉnh hình bằng cách in 3D

Các kỹ thuật thiết kế và chế tạo có máy tính hỗ trợ đã được sử dụng nhiều thập niên trongngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình để thiết kế và tạo hình những khuôn mẫu từ các phần cơthể; tuy nhiên, kỹ thuật “in 3D” đã mang đến những cơ hội mới để nâng cấp cách chế tạo truyềnthống. Quy trình in cộng dần những lớp vật liệu mỏng (thường là nhựa gia nhiệt ) được áp dụngcho ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình chỉ mới hai thập niên qua. Đây là một công nghệ sạchhơn nhiều, vì không cần khuôn thạch cao. Nó ít gây khó chịu hơn cho người sử dụng, nhất là với trẻ em, và cần ít thời gian hơn để chế tạo dụng cụ (29). Kỹ thuật in 3D thường sử dụng mộtmáy quét hình 3D để chép mọi kích thước của phần cơ thể. Các hình ảnh từ nhiều góc độ đượcnối lại với nhau bằng kỹ thuật số để tạo ra một tập tin dữ liệu ảnh 3D, sau đó được gửi sangmáy in 3D.

Kỹ thuật 3D có thể sử dụng để chế tạo dụng cụ theo đúng kích thước của người sử dụng hoặcchế tạo các bộ phận của bán thành phẩm (29, 30). Những phát triển về vật liệu và công nghệgiúp các ổ mỏm cụt, nẹp chỉnh hình và bán thành phẩm trở nên đủ vững chắc để chịu đượckiểm định ISO và sự hao mòn do sử dụng hàng ngày; máy in 3D ngày nay đủ lớn để in ra chântay giả và nẹp chỉnh hình với kích thước thật; và khoản vốn đầu tư cho máy quét hình và máy inthì đang giảm xuống do cầu tăng lên. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cho mọi người ở mọi nơi. Các chuyên viên lâm sàng về chân tay giả và nẹp chỉnh hình cần hiểu rõ việc sử dụngvà lợi ích của kỹ thuật in 3D so với quy trình truyền thống để chế tạo nẹp hoặc chân tay giả.

Cùng với việc đào tạo nhân viên có năng lực và việc tăng cường các bán thành phẩm chủ chốttrong ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình, kỹ thuật in 3D và các tiến bộ công nghệ khác mangđến những giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng chân tay giả và nẹp chỉnh hình cho số 9/10những người hiện chưa được tiếp cận dịch vụ và để đa dạng hóa sự lựa chọn của người sửdụng và trải nghiệm của họ đối với những dịch vụ hiện có.

Các nhà cung cấp dịch vụ thường có những sản phẩm làm sẵn và cả những sản phẩm

làm theo từng đối tượng. Cả hai loại phải được tra lắp và chỉnh sửa để phù hợp với đặc

điểm cơ thể của người sử dụng. Sự lựa chọn sản phẩm bởi người sử dụng nên được định

hướng bởi việc đánh giá những yếu tố như sự vừa vặn, sự thoải mái, chức năng, sự an

toàn và chất lượng, cũng như giá cả (giống như khi đánh giá tính phù hợp của các công

nghệ, xem 2A). Môi trường kinh tế nơi dịch vụ được cung cấp sẽ ảnh hưởng đến sự lựa

chọn. Cả hai loại sản phẩm làm sẵn và làm theo từng đối tượng đều có thể ở cấp độ cơ

bản, trung gian hoặc tiên tiến (xem 2B).36

2C Các sản phẩm làm sẵn và làm theo từng đối tượng

LĨNH VỰC 2. SẢN PHẨM

Sản phẩm làm sẵn, như một số nẹp cổ chân-bàn chân và nẹp gối và nhiều loại nẹp cột

sống và máng cổ, thường có sẵn với nhiều cỡ khác nhau và có thể lựa chọn theo tiêu chí

lâm sàng và kích thước chi, thân hay cổ của người sử dụng (31). Nhiều sản phẩm làm sẵn

được thiết kế để sử dụng tạm thời, một lần. Nhiều chủng loại sản phẩm làm sẵn, lấy xuống

từ trên kệ, cũng có sẵn ở các đơn vị bệnh viện (khoa cấp cứu, khoa vật lý trị liệu và hoạt

động trị liệu, và khoa bàn chân) và đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Sản phẩm làm sẵn cho phép lắp ráp nhanh hơn và rẻ hơn, nhưng có thể kém hiệu quả hơn

và chỉ nên sử dụng khi đạt kết quả tốt. Hơn nữa, trong vài trường hợp, nhất là ở những

nước có thu nhập thấp, chi phí tồn trữ những sản phẩm làm sẵn là yếu tố cản trở và cách

làm ra sản phẩm theo từng đối tượng có khi lại có hiệu suất chi phí thấp hơn.

Sản phẩm làm theo từng đối tượng bao gồm tay giả, chân giả, nẹp và nhiều loại nẹp cột

sống. Loại sản phẩm này thường được lựa chọn khi cần dụng cụ vừa khít, có chức năng

tốt hơn và/hoặc có hiệu quả nâng đỡ hay hiệu quả chỉnh sửa mạnh hơn các sản phẩm làm

sẵn hoặc ở những nơi không có sản phẩm làm sẵn. Có thể chế tạo sản phẩm làm theo

từng đối tượng bằng nhiều loại vật liệu, trong đó có nhựa, kim loại, da, sợi các-bon và vật

liệu composite, và bằng bán thành phẩm làm sẵn được lựa chọn và lắp ráp theo nhu cầu

người sử dụng. Quy trình chế tạo thường đòi hỏi phải đo đầy đủ các kích thước của phần

cơ thể và tái tạo hình dạng và thể tích của phần cơ thể đó bằng khuôn bột và/hoặc hình

ảnh trên máy tính.

WHO ước tính là có trên một tỷ người cần một hoặc nhiều sản phẩm hỗ trợ cho di chuyển,

nhìn, nghe, liên lạc và nhận biết. Để cải thiện việc tiếp cận sản phẩm hỗ trợ chất lượng cao

mà hợp túi tiền ở mọi nước, sáng kiến Hợp tác Toàn cầu về Công nghệ Hỗ trợ của WHO

(Global Cooperation on Assistive Technology, goi tắt là “GATE”) đã chuẩn bị một danh

mục các “sản phẩm hỗ trợ ưu tiên” (32) sau khi tham vấn nhiều chuyên gia, người sử dụng

và người chăm sóc. Một danh mục gồm 50 sản phẩm được đưa ra trên cơ sở đồng thuận,

bao gồm nhiều sản phẩm chân tay giả và nẹp chỉnh hình, được xem là những sản phẩm

ưu tiên để duy trì hoặc cải thiện các hoạt động chức năng của con người và cần được

cung cấp với mức giá mà cộng đồng hoặc đất nước có thể chấp nhận được.

Đây là một danh sách không có tính chất hạn chế mà có thể sử dụng như một danh mục

mẫu để xây dựng danh mục quốc gia. Nó có tác dụng xúc tác để chính quyền thực hiện sự

cam kết của mình nhằm đảm bảo sự tiếp cận sản phẩm hỗ trợ có giá vừa phải, mà Công

ước CRPD đã ủy nhiệm. Danh mục đó giúp gây nhận thức trong công chúng, giúp huy

động các nguồn lực, định hướng việc phát triển sản phẩm và khuyến khích sự cạnh tranh,

qua đó góp phần đẩy mạnh việc tiếp cận sản phẩm hỗ trợ trên toàn cầu. Bằng cách sử

dụng danh mục mẫu đó, chính quyền có thể xác định những sản phẩm chân tay giả, nẹp

chỉnh hình, sản phẩm và công nghệ hỗ trợ di chuyển nào là thuộc diện ưu tiên quốc gia để

đáp ứng nhu cầu trong nước. Trước số lượng nhu cầu chưa đáp ứng và tăng cao, những

quyết định như vậy là quan trọng để tiến tới chăm sóc y tế toàn dân và xác định các chủ

trương hoàn trả phí dịch vụ, kể cả mức che phủ của bảo hiểm (xem 1J và 1K).

37

2D Các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Trong số 50 sản phẩm hỗ trợ trên danh mục, 16 là thiết bị để di chuyển, bao gồm sáu loại phản ánh cốt lõi các dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình (Bảng 2).

Sản phẩm chân tay giả và nẹp chỉnh hình Sản phẩm di chuyển khác

Nẹp chi dướiNẹp chi trênNẹp cột sốngMáng chân khoèoChân giảGiày trị liệu (tiểu đường, bệnh lý thần kinh và chỉnh hình)

Gậy và tóNạngKhung tập đứngKhung tập điKhung lăn (rollator)Xe ba bánh, xe lắcXe lăn:

• bằng tay chủ động

• bằng tay có hỗ trợ

• bằng tay có hỗ trợ tư thế

• bằng điện

ISO là một tổ chức phi chính phủ quốc tế độc lập, tập hợp các chuyên gia để xây dựng

những quy chuẩn quốc tế tạo thuận lợi cho thương mại và trao đổi quốc tế, và đảm bảo

chất lượng, an toàn và hiệu suất. Các quy chuẩn ISO hầu như bao trùm mọi ngành công

nghiệp, từ công nghệ, đến an toàn thực phẩm, nông nghiệp và y tế, kể cả các tiêu chuẩn

và phân loại sản phẩm hỗ trợ. Đối với ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình, các quy chuẩn

ISO 8549 Phần 1-3, ISO 13405 Phần 1-3, ISO 8549 Phần 3 và ISO 13404 là đặc biệt quan

trọng, bởi chúng nêu rõ các phương pháp và cung cấp thuật ngữ cho việc phân loại và mô

tả các sản phẩm và bán thành phẩm (33-37). Những quy chuẩn đó nên được sử dụng cho

bất kỳ công tác xếp loại quốc gia các sản phẩm chân tay giả và nẹp chỉnh hình. (Xem 4P,

Khung 26, về những quy chuẩn thuật ngữ ISO khác.)

Thu mua vật tư và công tác kho vận là những nhiệm vụ quan trọng của nhà cung cấp dịch

vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình và phải được quản lý tốt để đảm bảo dịch vụ không bị

gián đoạn và có hiệu suất chi phí (38). Ở những tổ chức lớn, đây là nhiệm vụ chuyên biệt

của phòng cung ứng vật tư; ở những đơn vị nhỏ, trách nhiệm được giao cho nhân viên

chính thức của cơ sở.

Nhập khẩu vật tưBán thành phẩm, vật tư và vật liệu tiêu hao (kể cả sản phẩm làm sẵn được tồn trữ) được

nhập khẩu hay mua trong nước. Nhiều loại vật liệu cơ bản như chất dẻo, băng bột, gỗ và

da có sẵn ở hầu hết các nước, nhưng một số kinh kiện và vật liệu phải nhập khẩu.

38

Bảng 2. Số 16 sản phẩm để di chuyển trên danh mục các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên của WHO

2E Phân loại theo ISO

2F Cung ứng bán thành phẩm và vật tư

LĨNH VỰC 2. SẢN PHẨM

Nhập khẩu bán thành phẩm và vật liệu cho ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình thường là khó khăn, nhất là ở những nước có thu nhập thấp và trung bình nơi mà thủ tục hải quan có thể mất thời gian và tốn kém, khiến cho cuối cùng số người được trợ giúp bị thu nhỏ lại. Những thành phần trong cuộc cần làm việc với các bộ và cơ quan chức năng để miễn thuếnhập khẩu và phí hải quan cho những bán thành phẩm và vật liệu dành riêng cho việc sản xuất chân tay giả và nẹp chỉnh hình và đơn giản hoá các thủ tục nhập khẩu.

Phân phối bán thành phẩm và vật liệu trong nướcBán thành phẩm và vật liệu thường do mỗi nhà cung cấp dịch vụ đặt mua trực tiếp từ nhàcung ứng. Ở một số nước, sự hiện diện của một cơ quan thu mua quốc gia và kho vận trung ương có thể tạo thuận lợi cho các đơn vị dịch vụ nhỏ lẻ và đảm bảo hiệu suất chi phí. Khi dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình được hợp nhất vào hệ thống y tế, thì kho vận trung ương cũng nằm trong vụ cung ứng vật tư y tế thuộc bộ y tế. Trong những trường hợp khác, nó có thể là một thực thể độc lập phục vụ các đơn vị dịch vụ ở từng vùng, trên toàn quốc hoặc ở nhiều nước. Nhờ đặt mua hàng số lượng lớn với nhà cung ứng, cơ chếkho vận trung ương có thể tạo thuận lợi trong các thủ tục nhập khẩu và làm giảm chi phícho các đơn vị dịch vụ nhỏ lẻ.

Quản lý kho hàngVới hệ thống quản lý kho hàng phù hợp, nhà cung cấp dịch vụ có thể đảm bảo cho dịch vụkhông bị gián đoạn vì thiếu vật liệu hay thiếu phụ tùng cho máy móc và tránh được tồn trữhàng quá mức. Cần lên kế hoạch hiệu quả để đảm bảo mọi vật liệu trong tình trạng tốt vàsẵn sàng khi cần thiết. Có thể sử dụng phần mềm máy tính để quản lý kho hàng hữu hiệu, ghi chép và phân tích giá trị hàng, chuẩn bị lệnh đặt hàng và tính toán chi phí dịch vụ, kểcả giá đơn vị của những loại điều trị khác nhau (xem 1E, Khung 2). Ở những đơn vị dịch vụ lớn và trung bình, trách nhiệm quản lý kho hàng giao cho người thủ kho. Nhà kho phải tách biệt khỏi các khu xưởng.

Bán thành phẩm và vật liệu viện trợMột số nhà cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình được hỗ trợ bởi các tổ chức hoặc doanh nghiệp, và thay vì đóng góp bằng tài chính, họ cung cấp viện trợ bằng hiện vật bán thành phẩm và vật liệu để sản xuất chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Mặc dù những khoản viện trợ đó có thể trực tiếp làm tăng năng suất, hàng viện trợ phải đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà cung cấp dịch vụ. Phía cung cấp dịch vụ cần được phép tác động đến chủng loại và số lượng bán thành phẩm và vật liệu viện trợ để đảm bảo hàng đáp ứng đúng nhu cầu.

Tái sử dụng bán thành phẩmĐôi khi bán thành phẩm chân tay giả và nẹp chỉnh hình được sử dụng lại để giảm chi phívà qua đó giúp được nhiều người hơn. Khi việc sử dụng lại được cho phép, nó phải chịu sự quy định của Nhà nước (xem 2G) để không gây rủi ro cho người sử dụng. Sản phẩm cũ phải được tân trang bởi một đơn vị chuyên môn được cấp phép và thực hiện trong những điều kiện có kiểm soát; mặt hàng phải được làm sạch và được công nhận trước khi đưa vào sử dụng lại. Quy trình phải được theo dõi ghi chép và người sử dụng được thông báo khi có bán thành phẩm tái sử dụng trong thành phần chân tay giả hay nẹp chỉnh hình. (Những bộ phận chế tạo theo từng đối tượng, như ổ mỏm cụt, không được tái sử dụng trong bất kỳ trường hợp nào.)

should be refurbished by a licensed operator under controlled conditions, and the items must be decontaminated and approved

39

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Viện trợ bằng chân tay giả và nẹp chỉnh hình đã qua sử dụngNhà cung cấp dịch vụ ở những nước có thu nhập cao đôi khi thu thập chân tay giả và nẹp

cũ để gửi tặng cho những nước có thu nhập thấp và trung bình. Mặc dù ý định thì đáng

phục, cách làm này không phải lúc nào cũng giúp ích. Trường hợp tệ nhất là nó có thể phá

hỏng những nỗ lực mà các thành phần trong nước đã bỏ ra để xây dựng những dịch vụ

bền vững và có giá vừa phải.

Vì mọi chân tay giả và nhiều nẹp chỉnh hình được làm theo từng đối tượng, nên không

chắc là một dụng cụ gửi tặng sẽ vừa với người sử dụng khác. Mặc dù một số bán thành

phẩm tháo ra từ thiết bị cũ có thể sử dụng lại, chúng không cùng loại với những bán thành

phẩm thường dùng và không thể kết hợp với công nghệ trong nước. Nếu nhân viên kỹ

thuật không được đào tạo để áp dụng công nghệ mới, số bán thành phẩm này có thể vĩnh

viễn nằm trong kho và cuối cùng phải vứt bỏ, gây lãng phí công sức, thời gian và tiền bạc.

Viện trợ bằng chân tay giả và nẹp đã qua sử dụng chỉ có thể phát huy giá trị khi được triển

khai có sự điều phối và theo cách chuyên nghiệp. Cần phải có sự liên lạc chặt chẽ để đảm

bảo là phía tiếp nhận viện trợ có năng lực áp dụng công nghệ và kiểm soát được chất

lượng của số bán thành phẩm đưa vào tái sử dụng (xem phần trước), các mặt hàng phải

đầy đủ, đồng bộ, và kết quả phải được theo dõi. Hàng viện trợ không được hủy hoại thị

trường trong nước và công sức của nhà cung cấp dịch vụ nội địa đã phải bỏ tiền ra mua

nguyên vật liệu, chứ không được nhận miễn phí.

Chất thải bỏ

Cũng giống như những công nghiệp chế biến khác, dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình

tạo ra chất thải, mà một số có thể gây hại cho môi trường. Hạn chế chất thải bỏ trong quá

trình sản xuất nằm trong lợi ích kinh tế của nhà cung cấp dịch vụ và lợi ích về môi trường

của xã hội. Chất thải bỏ phải được xử lý đúng theo các quy định trong nước; các chất nguy

hiểm phải được sử dụng có sự giám sát chặt chẽ. Người sử dụng cần gửi trả lại nhà cung

cấp dịch vụ những dụng cụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình khi không còn sử dụng. Dụng

cụ được tháo rời, bán thành phẩm được sử dụng lại nếu có thể (xem phần trước) và phần

còn lại được xử lý đúng theo khuyến cáo cho từng loại vật liệu.

Nhà nước phải quy định việc cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình để bảo đảm

là người sử dụng được tiếp cận sản phẩm có chất lượng cao, giảm thiểu những sản phẩm

kém chất lượng, thiếu an toàn hoặc không hiệu quả (xem mục Quy định ở 1B). Quy định

các khía cạnh kỹ thuật của cung cấp dịch vụ bao gồm việc giám sát chất lượng của sản

phẩm, của vật liệu và trang thiết bị. Chẳng hạn, các quy định phải áp dụng cho việc cung

ứng sản phẩm và bán thành phẩm, việc nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất chân tay

giả và nẹp chỉnh hình và việc tái sử dụng bán thành phẩm (theo pháp luật về sử dụng lại

các sản phẩm y tế, xem Tái sử dụng bán thành phẩm ở mục 2F). Khi cần thiết, phải áp

dụng các quy chuẩn ISO (xem 2H).

40

2G Quy định các vấn đề về kỹ thuật

LĨNH VỰC 2. SẢN PHẨM

2H Kiểm định kết cấu và kiểm định lâm sàng

Bán thành phẩm và vật liệu dùng cho chân tay giả và nẹp chỉnh hình phải bền chắc, để

tránh dụng cụ bị hư hỏng đột ngột và có thể bất ngờ gây thương tổn cho người sử dụng.

Những kiểm định kết cấu và kiểm định lâm sàng tại hiện trường cần được thực hiện để xác

định lực chắc, độ bền, tuổi thọ và tính phù hợp sinh học của bán thành phẩm và sản phẩm.

Kiểm định kết cấu các bán thành phẩm và vật tư của chân tay giả và nẹp chỉnh hình được

tiến hành ở phòng thí nghiệm theo các quy chuẩn ISO, như ISO 10328, có liệt kê các quy

trình để kiểm định lực chắc ở điều kiện tĩnh tại và theo chu kỳ của chân giả (39). Việc sử

dụng các quy trình được chuẩn hóa cho phép so sánh nhiều loại bộ phận bán thành phẩm

khác nhau, như bàn chân giả, cho biết chất lượng và hiệu suất chi phí của những bán

thành phẩm đó. Nhà sản xuất bán thành phẩm nên luôn luôn kiểm định các công nghệ mới

trước khi đưa ra thị trường để chứng minh sự phù hợp với các quy chuẩn trong nước và

quốc tế.

Kiểm định lâm sàng tại hiện trường bổ sung phần kiểm định kết cấu để xác định lực

chắc, độ bền, chức năng, tính an toàn và hiệu quả của bán thành phẩm và sản phẩm chân

tay giả và nẹp chỉnh hình trong điều kiện sử dụng bình thường. Môi trường trong đó chân

tay giả và nẹp chỉnh hình được sử dụng rất khác nhau trên thế giới. Nhiều nơi có thu nhập

thấp, với địa hình gồ ghề và khí hậu nóng, ẩm, có những điều kiện đặc biệt để kiểm định

bán thành phẩm. Để hiểu rõ tác động của những điều kiện đó trên lực chắc và độ bền của

một sản phẩm và so sánh những công nghệ thay thế, có thể tiến hành những thử nghiệm

tại thực địa trên người sử dụng.

© W

illia

m N

eu

ma

nn

41

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Cũng giống như kiểm định kết cấu, thử nghiệm lâm sàng phải tuân thủ một số quy tắc: thử

nghiệm trên người sử dụng luôn phải tiến hành đúng theo các quy định quốc gia về đạo

đức; việc tham gia phải trên cơ sở tình nguyện, được sự đồng ý chính thức, có hiểu biết

của người tham gia thử nghiệm; và thử nghiệm phải thực hiện theo các tiêu chuẩn khoa

học trong nước và quốc tế để bảo đảm độ tin cậy của kết quả.

Ngoài những yêu cầu về kiểm định, chất lượng sản phẩm và dịch vụ chân tay giả và nẹp

chỉnh hình phải được đảm bảo bằng hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập tại đơn vị

dịch vụ (xem 4R).

Nghiên cứu ở cấp độ toàn cầuCông tác nghiên cứu quan trọng cho sự phát triển của dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh

hình. Mặc dù nghiên cứu trong lĩnh vực này được tiến hành liên tục, phần lớn kết quả có

lợi cho người sử dụng và dịch vụ ở những nước có thu nhập cao, và ít có sự quan tâm đến

nhu cầu ở những nước có thu nhập thấp và trung bình (xem 2J). Ngoài ra, không giống

như nhiều chuyên ngành y tế khác, nghiên cứu ở ngành này tương đối ít được công bố

thành tài liệu. Do vậy mà cũng có ít chứng cứ về tính phù hợp của các công nghệ chân tay

giả và nẹp chỉnh hình, các phương pháp làm việc và điều trị, về hiệu quả và hiệu suất chi

phí. Mặc dù nhà cung cấp dịch vụ, người sử dụng và nhà quan sát độc lập xem việc điều

trị bằng chân tay giả và nẹp chỉnh hình là quan trọng, thì vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu

nữa để kiểm tra quan điểm này một cách khách quan.

WHO đã xác định năm lĩnh vực nghiên cứu có tầm quan trọng đặc biệt đối với công nghệ

hỗ trợ (xem Khung 10). Các tổ chức quốc tế và trường đại học có hợp tác với những đối

tác trong nước nên khuyến khích công tác nghiên cứu ở những lĩnh vực ưu tiên đó. Họ

cũng nên tìm hiểu và thực hiện những phương pháp thích hợp để có sự trao đổi quốc tế,

qua đó chia sẻ kết quả nghiên cứu và làm lợi cho dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình ở

mọi nơi trên thế giới.

Khung 10. Chương trình nghiên cứu ưu tiên toàn cầu của WHO về công nghệ hỗ trợ

Chương trình nghiên cứu ưu tiên toàn cầu của WHO để cải thiện việc tiếp cận công nghệ hỗtrợ có chất lượng cao và giá vừa phải (40) đã được sáng kiến Hợp tác toàn cầu về công nghệhỗ trợ của WHO (WHO’s Global Cooperation on Assistive Technology - GATE) chuẩn bị cùng với sự tham gia của hơn 100 chuyên gia về công nghệ hỗ trợ. Chương trình mời gọi các quốc gia, các nhà nghiên cứu, cơ quan viện trợ, hiệp hội người sử dụng, xã hội dân sự và các thành phần khác trong cuộc khởi xướng và/hoặc hỗ trợ công tác nghiên cứu trong năm lĩnh vực ưu tiên:

1. Hiệu quả, chi phí và tác động kinh tế của công nghệ hỗ trợ

2. Các chính sách, hệ thống, mô hình cung cấp dịch và cách làm hay nhất về công nghệhỗ trợ

3. Công nghệ hỗ trợ có chất lượng cao và giá vừa phải

4. Nguồn nhân lực cho ngành công nghệ hỗ trợ

5. Các chuẩn mực và phương pháp để thẩm định nhu cầu và phần nhu cầu chưa được đáp ứng đối với công nghệ hỗ trợ

Các câu hỏi cụ thể để nghiên cứu đã được xác định ở mỗi lĩnh vực ưu tiên. Bằng cách đáp ứng những câu hỏi đó, cộng đồng quốc tế ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể thúc đẩy việc tiến hành những nghiên cứu ở thực địa.

42

2I Nghiên cứu kỹ thuật và lâm sàng

LĨNH VỰC 2. SẢN PHẨM

Nghiên cứu ở cấp độ quốc giaNghiên cứu nên được thực hiện ở các trung tâm quốc gia chuyên sâu, bằng cách liên kết

với những chương trình đào tạo ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình ở các trường đại

học, và phối hợp các sáng kiến nghiên cứu với những thành phần trong cuộc trong nước

và quốc tế. Cần có cơ chế để hỗ trợ đào tạo về nghiên cứu cho nhân sự có liên quan tại

các trường đại học. Các nhà cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình được trông

đợi phải tập hợp số liệu một cách đều đặn và chia sẻ với các nhà nghiên cứu.

2J Phát triển các sản phẩm có giá vừa phải

Bán thành phẩm, vật tư và vật liệu tiêu hao dùng cho dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình

được sản xuất bởi nhiều nhà cung ứng ở nhiều nơi trên thế giới và ở những quy mô khác

nhau. Cũng như trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác, các xí nghiệp tiến hành phần lớn các

hoạt động nghiên cứu và phát triển trong ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình do bị thúc

đẩy bởi yêu cầu của thị trường hơn là nhu cầu. Mặc dù công tác nghiên cứu này góp phần

đáng kể cải tiến các công nghệ chân tay giả và nẹp chỉnh hình qua thời gian, trọng tâm vẫn

là những sản phẩm dành cho thị trường có thu nhập cao và nghiên cứu dành cho những

yêu cầu của các nước có thu nhập thấp và trung bình thì ít hơn, do động lực tài chính ở đó

yếu hơn hoặc gần như không có. Tuy nhiên, chỉ riêng kích thước của thị trường các nước

có thu nhập thấp và trung bình cũng có thể là một động lực cho các nhà cung ứng. Các xí

nghiệp kinh doanh đã thử phát triển những sản phẩm cơ bản. Các tổ chức quốc tế cũng đã

xây dựng những công nghệ hợp túi tiền hơn, được nhiều nước có thu nhập thấp và trung

bình sử dụng. Ở những nước đó, một số nhà cung cấp dịch vụ có sản xuất những bán

thành phẩm cùng loại nhưng có giá vừa phải.

Tuy thế, rõ ràng là có dịp - dựa trên nhu cầu cụ thể trên toàn cầu - cho những mẫu mã hợp

túi tiền phát huy lợi thế để giảm giá thành và gia tăng đáng kể số người có thể được phục

vụ ở những nơi có nguồn lực kém. Điều này làm mở ra những cơ hội kinh doanh mới, thúc

đẩy việc sản xuất hàng loạt những bán thành phẩm có chất lượng tốt và có hiệu suất chi

phí để đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Như đã làm được trong lĩnh vực thuốc điều trị, sản phẩm

hỗ trợ có thể sản xuất với giá vừa phải. Điều này đòi hỏi sự tham gia của nhiều thành

phần trong cuộc ở các nước, bao gồm các chuyên gia chân tay giả và nẹp chỉnh hình, các

doanh nghiệp tư nhân, các chính phủ, nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức đại diện người

sử dụng, các tổ chức quốc tế, cơ quan tài trợ và nhà đầu tư.

43

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN©

Un

ive

rsity

of M

ala

ya

44

AREA 3. PERSONNEL

Lĩnh vực 3. Nhân lực

UN

IVE

RS

AL

HEA

LTHCOVERAGEUNIV

ERSALH

EALT

HC

OV

ER

AG

E

UNIVERSAL HEALTH COVERAGE

ASSISTIVETECHNOLOGY

AS

SIS

TIV

ETE

CH

NO

LOGY ASSISTIVE

TECH

NO

LOG

YPR

OS

TH

ET

ICS

AN

DO

RTHOTICSPROSTHETICS

AN

DO

RT

HO

TIC

S

PROSTHETICS AND ORTHOTICS

POLI

CY PRODUCTS

PR

OV

ISION PERSON

NE

L

3A Nhân lực thuộc đơn vị dịch vụ

Ba thành phần nhân lực chủ yếu ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình là: chuyên viên

chân tay giả và nẹp chỉnh hình, kỹ thuật viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình, và công nhân

kỹ thuật chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Chuyên viên và kỹ thuật viên chân tay giả và nẹp

chỉnh hình được gọi chung là cán bộ lâm sàng ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình, chủ

yếu làm công tác lâm sàng, trong khi công nhân kỹ thuật và nhân viên hỗ trợ khác được

gọi là nhân viên phi lâm sàng.

Chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hìnhChuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình là chuyên viên y tế chịu trách nhiệm toàn diện

về điều trị bằng chân tay giả và nẹp chỉnh hình, có khả năng giám sát và kèm cặp công

việc của số nhân viên khác. Họ là cán bộ lâm sàng, được đào tạo để thẩm định nhu cầu

của người sử dụng, chỉ định cách điều trị, xác định quy cách kỹ thuật chính xác của chân

tay giả và nẹp, lấy số đo và thực hiện hình ảnh của phần cơ thể, chuẩn bị khuôn mẫu để

chế tạo và tra lắp dụng cụ, và đánh giá kết quả điều trị. Họ phải có hiểu biết đầy đủ về toàn

bộ quy trình chế tạo để hướng dẫn và giám sát công việc của công nhân kỹ thuật và nhân

viên hỗ trợ. Chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình được đào tạo toàn diện để có

năng lực rộng rãi về lâm sàng. Sau khi tốt nghiệp, họ cần nâng cao kinh nghiệm và chuyên

môn để đảm nhiệm cương vị lãnh đạo, thúc đẩy các mô hình cung cấp dịch vụ và tham gia

nghiên cứu, tham gia cách làm dựa trên chứng cứ. Họ cũng có thể tiếp tục học lên trình độ

thạc sĩ và tiến sĩ.

Kỹ thuật viên chân tay giả và nẹp chỉnh hìnhKỹ thuật viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình có nhiều thuộc tính chung với chuyên viên

chân tay giả và nẹp chỉnh hình và làm công tác lâm sàng tương tự, nhưng có thẩm quyền

hạn chế hơn và thực hiện nghiên cứu ít hơn, ít tham gia thúc đẩy các phương pháp và mô

hình cung cấp dịch vụ. 45

truongnv
Placed Image

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH • PHẦN 2. TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Kỹ thuật viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình nên chịu sự giám sát của chuyên viên và nên

được giao phó một phạm vi công việc cụ thể (41). Cũng như chuyên viên, kỹ thuật viên

giám sát công việc của nhân viên phi lâm sàng và cần có hiểu biết toàn diện về mọi công

việc kỹ thuật.

Công nhân kỹ thuật chân tay giả và nẹp chỉnh hìnhCông việc của công nhân kỹ thuật chân tay giả và nẹp chỉnh hình là chế tạo chân tay giả

và nẹp chỉnh hình. Áp dụng quy cách kỹ thuật do người cán bộ lâm sàng chỉ định và làm

việc dưới sự giám sát của cán bộ lâm sàng, công nhân kỹ thuật xử lý vật liệu, lắp ráp bán

thành phẩm, chế tạo sản phẩm sẵn sàng để tra lắp và hoàn tất sản phẩm để giao nhận.

Công nhân kỹ thuật biết rõ các vật tư, quy trình kỹ thuật và quy định về an toàn của ngành

chân tay giả và nẹp chỉnh hình, và đảm nhận các dịch vụ sửa chữa và bảo trì.

Trong những điều kiện có kiểm soát, công nhân kỹ thuật có thể hỗ trợ chuyên viên và kỹ

thuật viên trong một số mặt của công tác lâm sàng để tăng cường tình hình tiếp cận dịch

vụ. Phần việc này phải theo đúng một quy trình đã được nhất trí, có sự giám sát chặt chẽ

và liên tục của cán bộ lâm sàng, thực hiện trong những giới hạn được ấn định rõ ràng, và

chỉ sau khi người công nhân kỹ thuật đã đạt được năng lực và kỹ năng thích hợp trong lĩnh

vực liên quan. Công nhân kỹ thuật phải biết lúc nào cần hỏi lại ý kiến người cán bộ lâm

sàng chịu trách nhiệm giám sát để rà soát lại.

Phát triển vai trò của công nhân kỹ thuật, qua đó giảm nhẹ phần việc chế tạo của cán bộ

lâm sàng, sẽ giúp giảm bớt những tắc nghẽn trong cung cấp dịch vụ do thiếu chuyên viên

có năng lực (xem 3G và 3H, Khung 12).

Nhân viên hỗ trợNhân viên hỗ trợ bao gồm số công nhân không được đào tạo chính thức về chân tay giả

và nẹp chỉnh hình, thực hiện những nhiệm vụ phi lâm sàng cần thiết cho kết quả chung,

như khâu tạo hình chất dẻo hoặc khâu thạch cao. Thủ kho, nhân viên vệ sinh và nhân viên

bảo trì cũng nằm trong số nhân viên hỗ trợ.

Nhân viên hành chínhTrong lộ trình chăm sóc, người sử dụng phải liên hệ và tương tác với nhân viên tiếp nhận

và nhân viên hành chính khi đến hẹn lần đầu và khi đến tái khám sau giao nhận sản phẩm.

Mặc dù nhiệm vụ của họ không đòi hỏi kiến thức cụ thể về chân tay giả và nẹp chỉnh hình,

nhân viên tiếp nhận phải có năng lực, kỹ năng và thoải mái khi tiếp xúc với người sử dụng

và người chăm sóc để đảm bảo là dịch vụ lấy người sử dụng làm trung tâm (xem 4A).

Cách tiếp nhận người sử dụng có thể tạo ảnh hưởng tích cực đến quá trình phục hồi của

họ. Đặc biệt là những người sử dụng lâu năm trở nên quen thuộc với nhân viên tiếp nhận

và do vậy mối quan hệ thân tình là quan trọng. Việc đào tạo có chọn lọc đối với nhân viên

hành chính có thể là cần thiết để dịch vụ đạt chất lượng cao.

Việc sử dụng và bổ nhiệm chính người sử dụng vào các vai trò hành chính có tác dụng tích

cực, bởi nó mang lại cơ hội cho sự hỗ trợ đồng đẳng, nhất là với những người sử dụng

đến lần đầu.

46

L ĨNH VỰC 3. NHÂN LỰC

3B Các thành phần chuyên môn khác thuộc nhóm công tác

Các chuyên viên y tế thường có vai trò trung tâm trong việc cung cấp dịch vụ chân tay giả

và nẹp chỉnh hình với tư cách là thành viên thuộc nhóm phục hồi chức năng liên ngành

(xem 3C) và khi chuyển (giới thiệu) người sử dụng đến các cơ sở dịch vụ. Đặc biệt quan

trọng là số bác sĩ thuộc chuyên khoa phục hồi chức năng hoặc vật lý trị liệu (nhất là phục

hồi chức năng cho người bị cắt cụt hoặc trường hợp phức tạp), phẫu thuật đoạn chi, phẫu

thuật chỉnh hình, phẫu thuật mạch máu, ngoại tổng quát, chuyên khoa thần kinh, khớp,

phẫu thuật tạo hình, nhi và lão khoa.

Các chuyên viên vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu là đặc biệt cần thiết cho kết quả điều trị

bằng chân tay giả và nẹp chỉnh hình và phải là thành viên thường trực thuộc nhóm phục

hồi chức năng liên ngành (xem 3C). Đặc biệt quan trọng là số có chuyên môn về phục hồi

người bị cắt cụt, về đột quỵ, bại não, điều trị chân khoèo và các tình trạng về cột sống. Các

chuyên viên y tế khác có vai trò quan trọng trong dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình

gồm có bác sĩ chuyên khoa bàn chân, chuyên viên nẹp bàn chân, chuyên viên tâm lý, kỹ

sư y sinh học và dược sĩ.

Những nhân viên khác - như nhân viên y tế, nhân viên công tác xã hội và nhân viên phục

hồi chức năng dựa vào cộng đồng - miễn là họ có qua đào tạo, cũng có thể trợ giúp trong

một quy trình cung cấp dịch vụ đã được nhất trí và được giám sát. Họ cũng thường xuyên

giới thiệu người sử dụng tiềm năng đến đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

3C Nhóm phục hồi chức năng liên ngànhVới những trường hợp phức tạp và phải điều trị lâu dài, dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh

hình nên được cung cấp bởi nhóm phục hồi chức năng liên ngành, trên cơ sở những mục

tiêu chung đã được xác định và tinh thần làm việc nhóm. Họ cùng nhau thẩm định nhu cầu

của người sử dụng, xây dựng kế hoạch điều trị toàn diện và đánh giá kết quả điều trị.

Nhóm liên ngành nên có sự phối hợp những kỹ năng thích hợp và bao gồm chuyên viên

chân tay giả hoặc nẹp chỉnh hình, bác sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu, chuyên viên hoạt động

trị liệu, điều dưỡng, chuyên viên tâm lý và nhân viên công tác xã hội. Người sử dụng (và

gia đình, người chăm sóc, khi thích đáng) cũng cần được xem là thành viên của nhóm và

được phép ảnh hưởng đến mọi quyết định đưa ra (xem 4A). Lý tưởng là các thành viên

họp lại khi tiến hành thăm khám và khi điều trị kết thúc, và thực hiện những can thiệp đã

được nhất trí tuỳ theo vai trò mỗi người. Ở những nơi có khó khăn, nhóm công tác có thể

nhỏ hơn, chỉ gồm người sử dụng và một chuyên viên phục hồi chức năng. Mặc dù không

phải mọi cuộc điều trị đều đòi hỏi sự can thiệp của những chuyên viên khác, nhóm cũng

nên luôn cố gắng liên hệ những chuyên viên này đối với những trường hợp phức tạp.

Công tác nhóm tạo cơ hội cho các thành viên học tập lẫn nhau. Ở những nhóm đã hoạt

động nhuần nhuyển, thành viên có thể chia sẻ và luân chuyển nhiệm vụ với nhau. Như vậy

sẽ giảm nhẹ áp lực công việc và giúp nâng cao hiệu suất. Luân chuyển nhiệm vụ có nghĩa

là người điều dưỡng trong nhóm có thể lắp đặt loại nẹp cổ chân-bàn chân đơn giản, nếu

phạm vi nhiệm vụ đã được nhất trí với nhau và đã có đào tạo đầy đủ. Quy trình phải thống

nhất và có sự giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh

hình.

47

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

3D Đào tạo nhân lực chân tay giả và nẹp chỉnh hình

Công tác đào tạo nhân lực mới cần được tăng cường mạnh mẽ để đảm bảo sự tiếp cận

công bằng cho mọi người có nhu cầu, và cần có đào tạo nâng cao dành cho những ai

muốn tham gia giảng dạy. Việc đào tạo phải thực hiện song song với mở rộng quy mô dịch

vụ, để kịp tuyển dụng số nhân viên mới tốt nghiệp.

Số lượng các khoá đào tạo ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình ở những trình độ khác

nhau và số lượng chuyên viên được đào tạo đã tăng đáng kể trong vài thập niên qua, nhất

là ở những nước có thu nhập thấp và trung bình. Mặc dù chưa thể tổ chức các khoá học ở

mọi quốc gia, nhiều trường ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình có những đợt tuyển sinh

quốc tế, nhờ đó có thể đào tạo chuyên viên cho hầu hết các nước và các vùng trên thế

giới. Bước phát triển quan trọng này được thực hiện là nhờ có hỗ trợ tài chính và kỹ thuật

của cộng đồng quốc tế. Dù cho số lượng chuyên viên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, họ vẫn

là nền móng để mở rộng dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình chất lượng cao trên toàn

cầu.

Những khía cạnh chungChương trình đào tạo ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình tốt hơn hết nên nằm trong

một cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống y tế quốc gia, và được lồng ghép với những

khoá đào tạo các chuyên viên phục hồi chức năng khác, như chuyên viên vật lý trị liệu và

chuyên viên hoạt động trị liệu. Giáo dục ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình là sự kết

hợp giữa đào tạo lý thuyết và đào tạo thực hành trong ngành khoa học sức khoẻ và ngành

công nghệ. Điển hình thì lý thuyết và thực hành kỹ thuật được giảng dạy luân phiên trong

lớp học ở phần đầu của chương trình, sau đó học viên các hệ chuyên viên và kỹ thuật viên

được thực hành lâm sàng với người sử dụng trong môi trường lâm sàng an toàn và có

kiểm soát thuộc cơ sở giáo dục. Cách làm như vậy giúp phát triển các kỹ năng thăm khám,

tra lắp và gióng dựng bằng những kỹ thuật dựa trên chứng cứ mới nhất. Sau giai đoạn đó

là thực tập có giám sát để củng cố các kỹ năng thực hành.

Việc đào tạo công nhân kỹ thuật chân tay giả và nẹp chỉnh hình tập trung vào các nội dung

chuẩn bị sản phẩm và sử dụng vật liệu, dụng cụ và máy móc.

Trình độ đào tạoĐể đáp ứng mức cầu trong nước và đảm bảo là mọi người ở mọi nơi được tiếp cận dịch

vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình, thì nhân lực phải được đào tạo ở những trình độ khác

nhau. Điều này là khó khăn với một số nước và giải pháp hữu hiệu là chia sẻ cơ hội đào

tạo trong khu vực.

Chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình thường có ít nhất là trình độ cử nhân, giống

như các chuyên viên y tế và phục hồi chức năng khác như chuyên viên vật lý trị liệu và

hoạt động trị liệu. Các yêu cầu đầu vào phải đáp ứng những tiêu chí quốc gia về giáo dục

đại học, trong đó có yêu cầu là đã hoàn tất giáo dục trung học. Để phát triển ngành nghề,

phải khuyến khích các chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình hoàn tất các học trình

sau đại học, như những đồng nghiệp ở các ngành y tế và phục hồi chức năng khác.

48

L ĨNH VỰC 3. NHÂN LỰC

Kỹ thuật viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình nên tiếp tục tham gia chương trình đào tạo

lên bậc cao hơn, với yêu cầu đầu vào tương tự như đào tạo nghề và tiêu chí tuyển sinh

như đối với chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

Công nhân kỹ thuật chân tay giả và nẹp chỉnh hình được đào tạo đầy đủ thường tham gia

học (nghề) tiếp lên trình độ tương ứng với phụ tá điều dưỡng và phụ tá trị liệu hoặc có hiểu

biết kinh nghiệm tương đương.

Lộ trình đào tạo phải được quy hoạch liên thông, để nhân viên ngành chân tay giả và nẹp

chỉnh hình có thể tiếp tục được đào tạo lên bậc cao hơn. Như vậy, người công nhân kỹ

thuật có năng lực và yêu nghề có thể tiến lên vị trí cao hơn với nhiều trách nhiệm lâm sàng

hơn, còn kỹ thuật viên thì có thể trở thành chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Một

số ít chương trình đào tạo hiện có cho phép nâng bậc. Ở mỗi cơ sở đào tạo nên có nhiều

hình thức lựa chọn hơn để học viên có thể thăng tiến bằng con đường học tập.

Phương thức giảng dạy và học tậpThể thức và phương pháp đào tạo tùy thuộc vào văn hóa giáo dục địa phương và môi

trường học tập. Hai bộ môn - chân tay giả và nẹp chỉnh hình - có khi được giảng dạy riêng

biệt hoặc được kết hợp, và khi đó sẽ được cấp văn bằng liên kết.

Phần giảng dạy lý thuyết thường được thực hiện toàn thời gian theo một lịch trình và trong

môi trường lớp học, nhưng có khi cũng được thực hiện bán thời gian hoặc trực tuyến hoặc

bằng khóa học từ xa. Chương trình học theo mô-đun, có bài kiểm tra sau khi hoàn tất từng

mô-đun, tỏ ra có hiệu quả. Cách đào tạo phối hợp thường bao gồm phần dạy lý thuyết trực

tuyến và phần thực hành kỹ thuật và lâm sàng mặt đối mặt tại một cơ sở tập trung để áp

dụng những hiểu biết lý thuyết và phát triển các kỹ năng thực hành. Phương thức này cho

phép người tham gia tiếp tục công việc tại chỗ và đảm bảo phục vụ liên tục trong khi vẫn

trải qua đào tạo. Nó giúp người đang hành nghề mà trước đó chưa qua đào tạo được công

nhận trình độ hoặc giúp người đang ở một trình độ được nâng lên bậc cao hơn. Kiểu đào

tạo đó đặc biệt có lợi trong những tình huống khẩn cấp và ở những nước có rất ít nhân lực

ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình, không thể thoát ly công việc để theo học tập trung

toàn thời gian.

Phương pháp giảng dạy và học tập liên ngành áp dụng cho các bộ môn chân tay giả và

nẹp chỉnh hình, trị liệu và y học, tiến hành theo những khóa học chung, có thể khuyến

khích tinh thần làm việc nhóm trong số những chuyên viên y tế và phục hồi chức năng đã

tốt nghiệp. Phương pháp liên ngành này là đặc biệt quan trọng trong đào tạo thực hành

lâm sàng, nhất là khi học viên học cách thăm khám, chỉ định điều trị và đánh giá điều trị, và

cũng có thể sử dụng để giảng dạy những môn lý thuyết chung.

Các chuẩn mực giáo dụcCác chuẩn mực nghề nghiệp cho chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình, kỹ thuật

viên và công nhân kỹ thuật được xác lập, công bố và ủng hộ bởi các hội đoàn nghề nghiệp

quốc gia và ISPO. Những nhà làm chính sách, các bộ thuộc chính phủ, các cơ quan quản

lý hoặc cơ quan tài trợ có thể sử dụng những chuẩn mực đó như một điểm mốc cho giáo

dục đào tạo và một định hướng để phát triển giáo trình. WHO, cùng với ISPO, đã xây dựng

những nguyên tắc hướng dẫn chi tiết cho công tác giáo dục và đào tạo trong ngành chân

công nhận ở cấp độ quốc tế đối với các chương trình đào tạo ngành chân tay giả và nẹp

chỉnh hình

49

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

tay giả và nẹp chỉnh hình, được các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại

thực địa chấp nhận rộng rãi. Để hướng dẫn việc xây dựng (hoặc tổ chức lại) các khoá đào

tạo ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình, ISPO có những gói thông tin mô tả các mục tiêu

học tập cho từng loại khoá đào tạo, với đề cương giáo án và nội dung sát hạch cuối khoá.

Các gói thông tin cũng vạch ra những nội dung dành cho việc đánh giá và công nhận ở

cấp độ quốc tế đối với các chương trình đào tạo ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

Nội dung khóa họcCông tác đào tạo về chân tay giả và nẹp chỉnh hình cần theo đúng những chuẩn mực giáo

dục quốc gia và quốc tế, trong đó có những chuẩn mực mà ISPO đã đề ra. Nội dung đào

tạo về lý thuyết bao gồm những môn lâm sàng điển hình như giải phẫu, sinh lý, khoa học

về chân tay giả và nẹp chỉnh hình, bệnh học và chỉnh hình, cũng như những chủ đề về kỹ

thuật như cơ khí, sinh cơ học, khoa học về vật liệu và công nghệ. Phần đào tạo thực hành

thường cung cấp những hiểu biết sâu rộng về các công nghệ chân tay giả và nẹp chỉnh

hình, các bán thành phẩm, vật liệu và công tác lâm sàng. Giảng viên thực hành cần đảm

bảo là kiến thức lý thuyết được chuyển hoá thành những kỹ năng thiết kế, chế tạo, áp

dụng và gióng dựng các chân tay giả và nẹp chỉnh hình, những kỹ năng đó vốn liên quan

trực tiếp đến chức năng hoạt động của sản phẩm và sự thoái mái và an toàn cho người

sử dụng. Chất lượng phải được chú trọng.

Học viên ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình cần xây dựng cho mình những kỹ năng giải

quyết vấn đề và trở thành người hành nghề có suy nghĩ, sẵn sàng học hỏi từ kinh nghiệm

hàng ngày và từng người bệnh, và xem việc học tập liên tục là một phần trong cuộc sống

nghề nghiệp của mình. Các kỹ năng truyền thông trong nghề cũng là điều quan trọng cần

chú ý.

Các khoá đào tạo về chân tay giả và nẹp chỉnh hình cũng phải cung cấp kiến thức nền

tảng về:

• khái niệm chăm sóc lấy người sử dụng làm trung tâm, chính sách về người sử dụng

và quyền của người sử dụng (xem 4A, 4B và 4C);

• các vấn đề về khuyết tật;

• công tác nhóm liên ngành;

• các quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp, có định nghĩa rõ ràng về vai trò của

người làm chuyên môn và những giới hạn của cách ứng xử chuyên môn phù hợp

(xem Khung 11);

• các vấn đề quản lý và công cụ quản lý, như tính toán chi phí, phân tích vốn lãi, quản

lý người sử dụng, quản lý kho hàng và quản lý chất lượng;

• an toàn lao động;

• quy trình chuyển bệnh;

• hệ thống y tế quốc gia và dịch vụ phục hồi chức năng;

• những sản phẩm hỗ trợ di chuyển khác, như xe lăn và nạng, vốn thường được chỉ

định cung cấp cùng với chân tay giả và nẹp;

• nghiên cứu lâm sàng, phát triển và đổi mới kỹ thuật; và

• phát triển cộng đồng trong quan hệ với các dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình, dịch

vụ phục hồi chức năng và dịch vụ y tế.

50

L ĨNH VỰC 3. NHÂN LỰC

Khung 11. Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp

Mọi nhà chuyên môn có làm việc với người sử dụng đều phải có đạo đức nghề nghiệp và chấp hành một quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức đó. Chuyên viên và kỹ thuật viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình cũng vậy. Số 15 tiêu chuẩn năng lực của chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình của Hội đồng các ngành nghề chăm sóc sức khỏe Liên hiệp Vương quốc Anh (42) là một ví dụ chính xác về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp.

1. Có khả năng hành nghề an toàn và hiệu quả trong phạm vi chuyên môn của mình.2. Có khả năng hành nghề trong các giới hạn về pháp lý và đạo đức của ngành nghề mình.3. Có khả năng giữ gìn sức khỏe để hành nghề.4. Có khả năng hành nghề với tư cách một nhà chuyên môn tự quản, bản thân có khả

năng phán đoán chuyên môn.5. Có ý thức về sự tác động của văn hóa, của sự bình đẳng và của sự đa dạng đối với

việc hành nghề.6. Có khả năng hành nghề một cách không phân biệt.7. Hiểu biết tầm quan trọng của sự kín đáo và có khả năng bảo mật.8. Có khả năng giao thiệp một cách hiệu quả.9. Có khả năng làm việc với người khác một cách thích hợp.10. Có khả năng giữ gìn sổ sách một cách phù hợp.11. Có khả năng suy nghĩ và xem xét lại việc hành nghề. 12. Có khả năng đảm bảo chất lượng hành nghề.13. Hiểu rõ các khái niệm chủ chốt về cơ sở kiến thức liên quan đến ngành nghề của mình.14. Có khả năng sử dụng những kiến thức và kỹ năng thích hợp để điều chỉnh việc hành

nghề.15. Hiểu biết sự cần thiết phải thiết lập và duy trì một môi trường hành nghề an toàn.

Tuyển sinhCông tác tuyển sinh ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình cần được thực hiện một cách

minh bạch, không có sự phân biệt, và trước hết là theo những tiêu chí về học thuật. Học

viên phải có đủ năng lực để hấp thụ nội dung khoá học và trở thành lành nghề. Cần có

một số cân nhắc khác để đảm bảo đào tạo đúng người. Chẳng hạn, học viên phải có năng

khiếu về công việc lâm sàng và kỹ thuật và có những giá trị và thái độ đúng đắn để có thể

làm việc với người khuyết tật.

Trên toàn cầu, có nhiều nam giới hơn phụ nữ được đào tạo để trở thành chuyên viên chân

tay giả và nẹp chỉnh hình. Đây là điều có nguy cơ hạn chế số phụ nữ được tiếp cận dịch

vụ. Cơ sở dịch vụ nên có số nhân viên nam và nữ với tỷ lệ cân đối ở mọi trình độ để người

sử dụng có thể chọn nhân viên phục vụ nam hay nữ theo ý họ. Có thể cần những sáng

kiến và chủ trương đặc biệt để đảm bảo có đủ số học viên nữ được đào tạo và sau đó có

cơ hội được tuyển dụng ngang bằng với nam giới.

Để tạo thuận lợi cho những nhóm đối tượng khác nhau được tiếp cận dịch vụ, nên có sự

cân đối trong tuyển sinh liên quan đến văn hoá, dân tộc, tín ngưỡng, giới tính và các yếu tố

dân số khác. Có thể cần chú ý tuyển sinh từ những vùng có nhu cầu xây dựng lực lượng

lao động mới, nhất là những vùng nông thôn hẻo lánh. Số học viên đó có thuận lợi là biết

ngôn ngữ và tập quán địa phương và có thể chấp nhận làm việc trong những điều kiện

như vậy, qua đó làm tăng tỷ lệ giữ chân số học viên mới tốt nghiệp (xem 3I).

51

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Người khuyết tật, nhất là người có sử dụng chân tay giả hoặc nẹp chỉnh hình, nên được

khuyến khích đăng ký các khoá đào tạo, nếu đủ điều kiện. Sự hiện diện của họ trong lực

lượng lao động là những hình mẫu tốt đối với người sử dụng và giúp làm thay đổi những

thái độ tiêu cực. Một số sắp xếp cần có cho sự tham gia của họ: người khuyết tật có thể phải

qua đào tạo chuẩn bị để đáp ứng các yêu cầu đầu vào; có thể phải điều chỉnh môi trường

học tập; và có thể cần vận động chính sách để chắc chắn là họ có cơ hội tuyển dụng bình

đẳng (28).

Người mới tốt nghiệpSau khi vượt qua được lần sát hạch cuối cùng, học viên được cấp bằng tốt nghiệp. Người

mới tốt nghiệp thường thiếu kinh nghiệm, kinh nghiệm này sẽ được tích luỹ qua quá trình

hành nghề có suy nghĩ về công việc và qua phát triển chuyên môn liên tục (xem 3F) trong

suốt cuộc sống lao động. Họ cũng cần hoàn tất một thời gian thực tập nội trú hoặc thực

hành lâm sàng có giám sát trước khi được cấp chứng chỉ công nhận quốc gia và được

phép hành nghề độc lập.

Trong những năm đầu hành nghề chuyên môn, người mới tốt nghiệp thường cung cấp một

số những dụng cụ nhất định cho người sử dụng để điều trị những chẩn đoán khác nhau.

Nhà cung cấp dịch vụ cần bố trí những chuyên viên có thâm niên để đảm nhận các trách

nhiệm giám sát và kèm cặp, qua đó bồi dưỡng các kỹ năng cho người mới.

© W

HO/P

akist

an

52

L ĨNH VỰC 3. NHÂN LỰC

Đào tạo ở nước ngoài

Chương trình giáo dục ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình không phải có sẵn ở mọi nước,

và không phải lúc nào cũng dễ biện minh cho việc thành lập một trường đào tạo ở những

nước nhỏ chỉ cần một số nhân lực hạn chế. Một giải pháp là đào tạo chuyên viên ở nước

ngoài tại những trường có tuyển sinh quốc tế. Đào tạo nhân lực ngành chân tay giả và nẹp

chỉnh hình ở nước ngoài thường là một khoản đầu tư tiền bạc đáng kể cho một số tương

đối nhỏ học viên. Vì vậy mà số người này phải được chọn lọc kỹ lưỡng (xem phần trên) để

khoản đầu tư cho kết quả lâu dài, đặc biệt khi đó là những khoản học bổng. Số người tốt

nghiệp cần nhanh chóng tham gia thị trường lao động khi trở về nước, vì vậy cũng cần có

việc làm cho họ để họ trở về. Điều này đòi hỏi các nhà làm chính sách phải tạo ra những vị

trí việc làm hoặc cung cấp những nguồn lực cần thiết cho việc đó. Chứng chỉ và văn bằng

nhận được ở nước ngoài cần được công nhận ở trong nước; sự công nhận này thường

kéo dài và do đó cần được khởi động trước khi quá trình đào tạo bắt đầu.

Đào tạo ở nước ngoài có ưu điểm là người học có cơ hội tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh và

phương pháp làm việc khác nhau và có điều kiện thiết lập những mối quan hệ về nghiệp

vụ trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, người học lại không được thực hành lâm

sàng nhiều trong những hoàn cảnh mà sau này sẽ phải làm việc khi về nước. Các cơ sở

đào tạo quốc tế cần đảm bảo là những kỹ năng được truyền thụ sẽ thích hợp cho những

hoàn cảnh địa phương khác nhau bằng cách đưa vào chương trình thực tập những loại

suy giảm và tình trạng bệnh có thể gặp ở những cơ sở dịch vụ tại nước khác.

Người mới tốt nghiệp từ những cơ sở đào tạo quốc tế sẽ cần sự hỗ trợ của những đồng

nghiệp thâm niên và có nhiều kinh nghiệm hơn để bước vào nghề. Ở những nơi không có

sẵn những chuyên viên có kinh nghiệm, người tốt nghiệp cần được hỗ trợ bởi các chuyên

viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình quốc tế, chẳng hạn qua những chuyến công tác tình

nguyện, nhiệm vụ tư vấn hoặc trao đổi công tác.

3E Đào tạo về chân tay giả và nẹp chỉnh hình cho những chuyên viên khác

Ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình là những lĩnh vực kiến thức riêng biệt, đòi hỏi quá

trình đào tạo và phát triển cụ thể đối với những ai tham gia cung cấp dịch vụ chân tay giả

và nẹp chỉnh hình và tham gia công tác y tế và phục hồi chức năng có liên quan. Để đảm

bảo lực lượng lao động có năng lực, các chuyên viên ngành y tế, ngành kỹ thuật y tế và

ngành công tác xã hội cần được cung cấp những hiểu biết khái quát về các chủ đề về chân

tay giả và nẹp chỉnh hình trong chương trình đào tạo nghiệp vụ của họ. Thông tin phải

càng thích đáng càng tốt, và trong chương trình đào tạo nên có những chuyến thăm quan

tại các đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Các chuyên viên trị liệu, chuyên viên

chỉnh hình, thần kinh, phẫu thuật viên mạch máu và bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu và

phục hồi chức năng thì cần kiến thức chuyên sâu hơn về chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

Chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình nên làm việc với các khoa y và cơ sở giáo dục

để đảm bảo nội dung khóa học là phù hợp. Họ cũng nên tham gia xây dựng những mô-

đun đào tạo chuyên biệt và tham gia trực tiếp giảng dạy.

Sau khi tốt nghiệp, một số nhân viên y tế, kỹ thuật y tế và công tác xã hội sẽ làm việc với

các đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình để điều trị những bệnh và tình trạng sức 53

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

khỏe có liên quan, một số sẽ trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh

hình. Do vậy họ cần được đào tạo thêm về những chủ đề đó, từ trình độ giới thiệu căn bản

đến kiến thức chuyên biệt dành cho cán bộ chuyên môn. Những hoạt động này có thể thực

hiện qua những hội thảo chuyên đề và qua học tập kinh nghiệm, trong công tác nhóm liên

ngành chẳng hạn, vốn cho phép trao đổi thông tin liên tục. Các chuyên viên và nhà cung

cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình nên có những mối liên hệ công tác thường

xuyên với những đối tác ở các ngành y, xã hội và giáo dục để chắc chắn rằng họ nắm

được những hiểu biết và kỹ năng thiết yếu cho việc chuyển bệnh và theo dõi.

Khi dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình nằm trong hệ thống chăm sóc y tế và một số

nhiệm vụ chuyển sang cho bác sĩ, y tá và nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu, những

thành phần này phải được đào tạo và giám sát đầy đủ. Tài liệu đào tạo và những khóa học

chuyên biệt phải được chuẩn bị cho những thành phần nhân viên khác nhau, có tính đến

quá trình đào tạo nghiệp vụ của họ và chức năng họ sẽ đảm nhận trong hệ thống cung

cấp dịch vụ. Các chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình quốc tế và trong nước, cùng

với động nghiệp thuộc các ngành y tế và giáo dục, đều có vai trò quan trọng trong việc

chuẩn bị công tác đào tạo đó.

3F Phát triển chuyên môn liên tục

Nhà cung cấp dịch vụ cần đảm bảo là mọi nhân viên đều có cơ hội phát triển chuyên môn

liên tục để duy trì, cập nhật và tăng cường hơn nữa năng lực của mình ở mọi trình độ.

Điều này giúp cải thiện chất lượng, hiệu quả và hiệu suất của dịch vụ và giúp tích hợp mọi

sự phát triển và công nghệ mới vào thực hành lâm sàng và kỹ thuật. Sự phát triển chuyên

môn liên tục cũng giúp tăng cường vai trò của nhà chuyên môn, giúp họ mở rộng hiểu biết

vào những lĩnh vực mới hoặc tự chuyên môn hoá vào những lĩnh vực hẹp hơn (xem 3G).

Lộ trình phát triển chuyên môn liên tục có thể là sự phối hợp cách học tập chính thức và

phi chính thức. Lộ trình chính thức bao gồm những khoá học ngắn để nâng bậc nhân viên

trong một khuôn khổ trong đó các trình độ đào tạo được gắn với thăng tiến sự nghiệp. Nội

dung học tập có thể vượt quá các chủ đề cốt lõi về chân tay giả và nẹp chỉnh hình để mở

rộng ra các tình trạng sức khoẻ có liên quan, như bệnh tiểu đường và các chứng bệnh tim

mạch.

Lộ trình phi chính thức là xây dựng kiến thức, kỹ năng và năng lực qua việc học tập

thường xuyên khi hành nghề. Những cơ hội phát triển chuyên môn phi chính thức gồm có:

• thực hành có suy nghĩ (tư duy của bản thân về việc làm hàng ngày);

• chia sẻ kinh nghiệm đồng đẳng trong nhóm công tác;

• cách làm dựa trên chứng cứ (học tập từ những loạt kiểm tra các trường hợp [audit case

series], từ kết quả kiểm tra và nghiên cứu);

• hội nghị và hội chẩn (xem xét các trường hợp theo cách liên ngành);

• họp nhóm người sử dụng; và

• tham dự các hội thảo, hội nghị và hội thảo thực hành (có thể được tổ chức liên ngành,

làm nổi rõ mối quan hệ giữa các ngành khác nhau).

54

L ĨNH VỰC 3. NHÂN LỰC

Nhiều cán bộ lâm sàng đã trưởng thành qua kinh nghiệm hoặc những kỹ thuật viên chân

tay giả và nẹp chỉnh hình chưa học cách tìm kiếm thông tin hoặc cách đánh giá nghiên

cứu, do đó cần sự hướng dẫn. Để có điều kiện nâng cao kiến thức liên tục, tài liệu khoa

học phải dễ dàng tiếp cận tại cơ sở và cán bộ lâm sàng cần học cách tìm kiếm và đánh

giá tài liệu để có thể tiếp cận thông tin một cách hiệu quả và độc lập, từ đó nâng cao thực

hành. Trước đây, người ta thường tìm thông tin ở thư viện tại vài đơn vị dịch vụ, nhưng

nay mạng internet đã giúp tiếp cận trực tuyến hoặc ngoại tuyến những bài báo cáo từ các

tập san chuyên ngành và những nguồn được cập nhật thường xuyên, chẳng hạn như hệ

thống Hinari e-Granary của WHO và các tập san nguồn mở. Việc hỗ trợ để nhân viên tiếp

cận thông tin có thể được cung cấp dưới dạng phần cứng và phần mềm máy tính. Có thể

thúc đẩy một nền văn hoá sử dụng thông tin bằng cách chia sẻ những nghiên cứu tình

huống dựa trên chứng cứ và phát triển những phác đồ điều trị dựa trên chứng cứ trong nội

bộ nhóm kỹ thuật chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

Nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể kèm cặp nhân viên để nâng cao năng lực của họ, bằng

cách mặt đối mặt trực tiếp hoặc bằng phương pháp e-health (hay y tế điện tử), theo cách

này một người ‘thầy’ kèm người nhân viên để phân tích một nghiên cứu tình huống. Cách

phát triển chuyên môn liên tục này có thể giúp đưa vào những kỹ năng và kiến thức mới

sau một khoá học ngắn; ví dụ, một người ‘thầy’ có thể tiếp tục giám sát một loạt các điều

trị bằng chân tay giả hoặc nẹp chỉnh hình cho đến khi người được kèm cặp cảm thấy tự tin

và đủ năng lực thực hiện kỹ thuật mới.

Người nhân viên ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình phải luôn luôn sẵn sàng học tập và

gắn bó với quá trình phát triển chuyên môn liên tục và cách thực hành có suy nghĩ. Một

thời lượng nhất định trong năm dành cho phát triển chuyên môn liên tục phải là điều kiện

bắt buộc trong sử dụng nhân viên. Cần có nhiều nhân viên có kinh nghiệm tham gia vào

kế hoạch phát triển chuyên môn hàng năm, khi họ được giao trách nhiệm xác định nhu

cầu phát triển chuyên môn của bản thân và thỏa thuận cùng với người sử dụng lao động

và các hội đoàn nghề nghiệp để thực hiện các kế hoạch phát triển chuyên môn của từng

người.

3G Phát triển vai trò

Các khóa đào tạo về chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể cung cấp kiến thức để bắt đầu

hành nghề, nhưng không có người tốt nghiệp nào có đủ hiểu biết và kỹ năng cần thiết để

hoàn toàn làm chủ mọi lĩnh vực. Điều đó chỉ có thể học được qua kinh nghiệm thực hành

hàng ngày, với đồng nghiệp, với người kèm cặp, qua các khóa tập huấn và hội thảo (một

phần của quá trình phát triển chuyên môn liên tục, xem 3F).

Do đó vai trò của nhà chuyên môn về chân tay giả và nẹp chỉnh hình phát triển qua thời

gian; vai trò đó phải ứng với nhu cầu của đơn vị và năng lực của các thành viên khác trong

nhóm phục hồi chức năng. Không phải mọi người trong đơn vị sẽ cung cấp mọi loại dịch

vụ. Nhất là trong những đơn vị lớn, vai trò của nhà chuyên môn có thể chuyên môn hóa để

tập trung vào những lĩnh vực hẹp (như tay giả, giày dép cho bệnh nhân tiểu đường, chấn

thương do thể thao). Điều này làm nâng cao năng lực của họ và giúp đơn vị cung cấp dịch

vụ có chất lượng cao hơn và ở nhiều lĩnh vực hơn, trong khi giảm bớt được nguồn lực cần

thiết để đào tạo thêm, bởi không phải mọi người đều cần được đào tạo ở mọi lĩnh vực.

55

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Vai trò có thể phát triển trong phạm vi chuyên môn của người nhân viên, bằng cách chuyên

môn hóa ở những lĩnh vực riêng biệt của chân tay giả và nẹp chỉnh hình, nhưng cũng có

thể bên ngoài phạm vi đó. Chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể mở rộng hiểu

biết bằng cách đảm nhận những nhiệm vụ nhất định trong nhóm liên ngành (xem 3C) hoặc

đảm nhận thêm những trách nhiệm về quản lý, như giám sát, đánh giá, hoặc nghiên cứu.

Họ cũng có thể thăng tiến với bằng thạc sĩ hoặc học lên tiến sĩ. Công nhân kỹ thuật có thể

qua đào tạo bổ sung để nhận vai trò của kỹ thuật viên, chuyên viên chân tay giả hoặc

chuyên viên nẹp chỉnh hình, miễn là có đủ cơ chế giám sát.

Phát triển vai trò có thể làm tăng năng suất, chất lượng dịch vụ và chủng loại dịch vụ, và có

thể là một phương tiện để phân bổ nhiệm vụ trong lực lượng lao động. Nó cũng có thể giải

tỏa tình trạng quá tải và giúp tránh sự tắc nghẽn trong cung cấp dịch vụ. Đối với cá nhân,

phát triển vai trò có thể mang đến một động lực quan trọng; đương sự cảm thấy phấn

khích vì có một trách nhiệm lớn hơn hoặc vì trở thành một trọng tâm trong đơn vị hay một

chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định hay trong nội bộ một nhóm công tác liên ngành, đó

là dấu hiệu của một sự công nhận.

Phát triển vai trò cần được cân nhắc khi ấn định các mục tiêu trong kế hoạch phát triển

chuyên môn (xem 3F).

3H Dự trù lực lượng lao độngLực lượng lao động phải được dự trù để đảm bảo có đủ số nhân viên với năng lực cần

thiết ở các cấp ban đầu, cấp hai và cấp ba của hệ thống cung cấp dịch vụ. Kế hoạch dự trù

ấn định phương hướng cho công tác đào tạo để có đủ số cán bộ chuyên môn; không nên

có nhiều hơn khả năng tuyển dụng, bởi như vậy sẽ lãng phí nguồn lực tài chính, và cũng

không nên có quá ít, sẽ gây gián đoạn dịch vụ.

Công tác dự trù lực lượng lao động gồm bốn bước (Hình 2): xác định khối lượng thật sự

của nhu cầu dịch vụ và tính chất các dịch vụ, tính toán toàn bộ nhu cầu về nhân lực, nhận

diện lực lượng lao động hiện có và xác định mọi thiếu hụt giữa khối lượng cầu trong tương

lai và tình hình cung ứng nhân lực hiện nay. Kế hoạch phát triển lực lượng lao động được

thiết kế để giải quyết mọi thiếu hụt.

Hình 2. Bốn bước trong dự trù lực lượng lao động

Xác định nhu cầu đào tạo

Nhận diện lực lượng lao động hiện có

Xác định nhu cầu dịch vụ

Xác địnhnhu cầunhân lực

Bốn bước trong dự trù lực lượng lao động

56

1 2 3 4

L ĨNH VỰC 3. NHÂN LỰC

Xác định nhu cầu dịch vụCách thức để xác định hoặc ước tính nhu cầu dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình được

thảo luận tại mục 1N. Khối lượng nhu cầu dịch vụ, sự phân bổ địa lý và chủng loại các nhu

cầu dịch vụ tạo thành cơ sở để tính toán lực lượng lao động cần có. Các yêu cầu trong

tương lai có thể được ước tính từ mức tăng trưởng hoặc từ mô hình thay đổi trong dân số

người sử dụng, chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng của số dân, sự gia tăng các bệnh không

lây truyền hoặc tình hình có xung đột.

Xác định nhu cầu nhân lựcNhu cầu nhân lực có thể được tính toán từ nhu cầu ước tính các dịch vụ và các yếu tố địa

phương, như chủng loại các dịch vụ cần thiết và tình hình phân bổ các đơn vị dịch vụ về

mặt địa lý. Một nước trung bình có thể cần 5-10 chuyên viên lâm sàng chân tay giả và nẹp

chỉnh hình cho mỗi triệu dân và một số nhiều hơn các nhân viên phi lâm sàng (xem Khung

12)

Khung 12. Số nhân lực về chân tay giả và nẹp chỉnh hình cần có

Số lượng cán bộ lâm sàng về chân tay giả và nẹp chỉnh hình (chuyên viên chân tay giả, chuyên viên nẹp chỉnh hình và kỹ thuật viên) và nhân viên phi lâm sàng (công nhân kỹ thuật chân tay giả và nẹp chỉnh hình và nhân viên hỗ trợ) được xác định bằng các yếu tố như nhu cầu; cách tổchức hệ thống dịch vụ và các đơn vị (phân bổ địa lý và dịch vụ được tập trung hay phi tập trung);chủng loại sản phẩm cung cấp (ví dụ: công nghệ, tính phức tạp, tỷ lệ giữa chân tay giả và nẹp);kiến thức, kỹ năng và thái độ của nhân viên; và bối cảnh tài chính.

Cán bộ lâm sàngTính bình quân, một nước cần 5-10 cán bộ lâm sàng về chân tay giả và nẹp chỉnh hình cho mỗi triệu dân, mặc dù thiếu số liệu và chứng cứ. Ở những nước có thu nhập cao, số cán bộ lâmsàng thường cao hơn, ở mức 15-20 cho mỗi triệu dân hoặc cao hơn ở một vài nước. Ở những nước có thu nhập thấp, con số chỉ đạt 1 cho mỗi triệu dân, khiến việc cung cấp dịch vụ có nhiều vấn đề về số lượng và chất lượng.Ở một đơn vị dịch vụ chuẩn, một cán bộ lâm sàng (có sự hỗ trợ của nhân viên phi lâm sàng) cóthể cung cấp dịch vụ đầy đủ cho 300-600 người sử dụng mỗi năm (bao gồm dịch vụ lần đầu,thay mới, theo dõi và bảo trì, sửa chữa). Số lượng người sử dụng được phục vụ tuỳ thuộc vào loại điều trị và tính phức tạp của điều trị. Để có con số chính xác hơn thì cần những dữ liệu so sánh quốc tế.

Nhân viên phi lâm sàngMỗi cán bộ lâm sàng thường được hỗ trợ bởi 2 nhân viên phi lâm sàng, từ đó một nước có thểcần khoảng 10-20 nhân viên phi lâm sàng cho mỗi triệu dân. Sự hỗ trợ bởi 4-5 nhân viên phi lâm sàng cho phép mỗi nhóm phục hồi chức năng điều trị được nhiều người hơn, và đây là điều quan trọng ở những nơi có ít cán bộ chuyên môn đã qua đào tạo, nhất là ở những đơn vị dịch vụnhỏ và phi tập trung. Nâng tỷ lệ giữa nhân viên phi lâm sàng và cán bộ lâm sàng là một cách rất kinh tế để phát triển các dịch vụ trong khi chờ đợi có đủ cán bộ lâm sàng được đào tạo. Ngượclại, đối với dịch vụ chuyên môn cao (ở cơ sở cấp ba hoặc bệnh viên chuyên khoa), thường thìmột tỷ lệ thấp hơn là phù hợp, chẳng hạn như 1:1.

Yêu cầu tối thiểuMỗi đơn vị dịch vụ cần có ít nhất là một chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình lành nghề.Ở những nước có ít người chuyên môn, chất lượng dịch vụ lâm sàng phải được đảm bảo bởi một kỹ thuật viên chân tay giả hoặc kỹ thuật viên nẹp chỉnh hình có kinh nghiệm được sự hỗ trợvà giám sát của một chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

Khi dự trù lực lượng lao động, cần cân nhắc thực tế là số người cần điều trị bằng nẹp nhiều hơn ít nhất là hai đến bốn lần so với số người cần chân tay giả (43). Cán bộ lâm sàng làm việcở những đơn vị nhỏ và là cán bộ chuyên môn lành nghề duy nhất thì thường nên được đào tạo ở cả hai chuyên ngành. Ở những đơn vị mà trách nhiệm được phân bổ cho nhiều cán bộ lâmsàng, thì chuyên môn hoá một ngành thường là đủ.

57

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Quy hoạch nhân lực ngắn hạn và dài hạn cần được thực hiện, chẳng hạn cho 5, 10 và 15

năm tới, để có thể xem xét đầy đủ việc phát triển trong tương lai, và tốt hơn hết là tiến

hành đồng thời với kiểm tra dân số định kỳ toàn quốc.

Để một kế hoạch nhân lực phát huy tác dụng ở các cấp ban đầu, cấp hai và cấp ba, các

tính toán cần bao gồm những bộ môn khác có đóng góp cho dịch vụ chân tay giả và nẹp

chỉnh hình, như bác sĩ, chuyên viên y tế và phục hồi chức năng, nhân viên chăm sóc sức

khoẻ ban đầu và những bộ môn khác, tuỳ thuộc bối cảnh của địa phương.

Nhận diện lực lượng lao động hiện có

Việc kiểm tra toàn bộ lực lượng lao động cần được tiến hành để xác định diện mạo của

lực lượng đó, như số lượng, tuổi, giới tính và kinh nghiệm chuyên môn.

Xác định nhu cầu đào tạo

Có thể xác định nhu cầu đào tạo bằng cách đối chiếu số lượng và bộ môn của nhân lực

hiện có với số lượng cần thiết, có lưu ý về yêu cầu cân đối giới tính trong lực lượng lao

động. Từ đó sẽ có số lượng cần đào tạo, địa điểm cần phân bổ và loại hình cần đào tạo.

© by

Otto

Bock

58

L ĨNH VỰC 3. NHÂN LỰC

Tuy nhiên, con số ước tính thường phải thích ứng với tình hình thực tế và khả năng tài

chính. Việc đào tạo phải vừa sức và số tốt nghiệp phải tìm được chỗ trong hệ thống dịch

vụ; do đó không phải mọi yêu cầu đào tạo được tiến hành một lúc. Cần có mối liên kết

chặt chẽ giữa nhà cung cấp dịch vụ, cơ sở đào tạo và người làm kế hoạch để đảm bảo là

quy hoạch lực lượng ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình ứng với quy hoạch ngành y tế

và phúc lợi.

3I Giữ chân nhân viên

Vì đào tạo và kèm cặp nhân lực ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình là một khoản đầu tư

tài chính đáng kể, nó phải cho ra những kết quả lâu dài, và cần có chiến lược để khuyến

khích nhân viên chuyên môn toàn tâm phục vụ.

Trước tiên, cần phải tuyển chọn đúng học viên để đào tạo và họ cần thật sự quan tâm với

nghề (xem Tuyển sinh ở mục 3D). Ngoài ra, cũng cần có sự khích lệ từ phía người sử dụng

lao động và hệ thống cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn những yếu tố động viên lực lượng lao

động thường gắn với:

• sự công nhận đúng đắn và công bằng đối với ngành nghề (xem 3K),

• khả năng thăng tiến trong sự nghiệp,

• mức lương và các khoản phúc lợi,

• môi trường lao động,

• khung trách nhiệm được giao phó,

• khả năng ảnh hưởng đến các quyết định ở nơi làm việc,

• sự lãnh đạo quả quyết và tích cực, và

• những yếu tố gắn với hình ảnh của nghề nghiệp (xem 1R).

Sự dịch chuyển nhân viên chuyên môn ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình từ những

nước nghèo sang nước giàu và từ khu vực nông thôn ra thành thị là một vấn đề đặc biệt.

Nhất là ở những nước có thu nhập thấp và trung bình, số học viên tốt nghiệp có học bổng

bảo trợ có thể quyết định rời bỏ đất nước hoặc nơi công tác để tìm những điều kiện tốt hơn

ở nơi khác. Điều này có thể gây gián đoạn dịch vụ, và dù cho kỹ năng của người tốt nghiệp

có được sử dụng, chúng cũng không làm lợi cho dịch vụ. Tình trạng này đôi khi được giải

quyết bằng “bản cam kết phục vụ”, ví dụ buộc học viên tốt nghiệp phải làm việc năm năm

cho nhà cung cấp dịch vụ; tuy nhiên, bản cam kết có thể bị phá vỡ và nguồn nhân lực lành

nghề bị mất đi. Do vậy, nhà tuyển dụng tiềm năng trong năm năm đầu sau tốt nghiệp cần

xác định liệu số nhân viên đó đã ký bản cam kết phục vụ chưa. Bên bảo trợ, bên sử dụng

lao động và cơ sở đào tạo có thể kết hợp để soạn một bản quy tắc ứng xử về việc tuyển

dụng và giữ chân số học viên tốt nghiệp bằng học bổng để đảm bảo khoản đầu tư ban đầu

phát huy lợi ích cho đất nước.

59

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Có thể thực hiện một số biện pháp để khuyến khích học viên nhận công tác lâu dài ở nông

thôn và vùng hẻo lánh. Bảng 3 liệt kê một số biện pháp đã được đề xuất.

Bảng 3. Những biện pháp để giữ chân nhân viên ngành chân tay giả và nẹp

chỉnh hình và để khuyến khích họ nhận công tác ở nông thôn và vùng hẻo lánh

Giáo dục • Thu hút “đúng” học viên.

• Tuyển học viên từ khu vực nông thôn.

• Đào tạo học viên gần các cộng đồng nông thôn.

• Tạo thuận lợi cho việc phát triển chuyên môn.

Can thiệp bằng quy định • Tạo điều kiện cho nhân viên y tế nông thôn được làm nhiều hơn.

• Đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu vùng nông thôn.

• Áp dụng điều khoản công tác bắt buộc.

• Gắn các khoản trợ cấp học tập với phân công bắt buộc ở vùng nông thôn.

Động viên về tài chính • Khiến việc chuyển về nông thôn hay vùng hẻo lánh là xứng đáng.

•Tăng các khoản phúc lợi

Hỗ trợ cá nhân vàchuyên môn

•Quan tâm đến các điều kiện sinh sống.

• Đảm bảo nơi làm việc đạt một chuẩn mực chấp nhận được.

• Thúc đẩy việc tương tác giữa nhân lực thành thị và nhân lực nông thôn.

• Đẩy nhanh các nấc thang thăng tiến cho nhân lực nông thôn.

• Tạo thuận lợi cho việc trao đổi kiến thức.• Nâng cao hình ảnh của cán bộ y tế nông thôn.

Nguồn: phỏng theo nguồn tham khảo (44)

3J Quy định về nghiệp vụ

Cũng như các ngành y tế khác, nhân viên chuyên môn làm việc trong ngành chân tay giả

và nẹp chỉnh hình phải chịu sự quy định về nghiệp vụ để bảo vệ người sử dụng tránh bị

tổn hại. Quy định về nghiệp vụ đối với cán bộ lâm sàng ngành chân tay giả và nẹp chỉnh

hình nằm trong quy định chung cho cán bộ chuyên môn y tế và kỹ thuật y tế và chịu sự chi

phối của một cơ quan Nhà nước, cơ quan này quản lý sổ bộ các nhà chuyên môn đang

hành nghề. Sổ bộ này được công bố để người sử dụng và bên sử dụng lao động tiếp cận

dễ dàng và kiểm tra tình trạng của cán bộ lâm sàng về chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Cơ

quan quản lý nghiệp vụ yêu cầu các nhà chuyên môn hành nghề phải duy trì những chuẩn

mực cao nhất có thể về đào tạo, kỹ năng chuyên môn, quy tắc ứng xử và đạo đức nghề

nghiệp. Cơ quan quản lý phải rút tên khỏi sổ bộ đối với những cá nhân nào bị phát hiện có

hành vi sai trái để tránh rủi ro cho người sử dụng.

Công nhân kỹ thuật chân tay giả và nẹp chỉnh hình và các nhân viên kỹ thuật khác chịu sự

giám sát của cán bộ lâm sàng về chân tay giả và nẹp chỉnh hình có đăng ký sổ bộ hoặc có

chứng chỉ hành nghề và người cán bộ lâm sàng này chịu trách nhiệm về mọi ứng xử của

công nhân kỹ thuật

60

Lĩnh vực Biện pháp

L ĨNH VỰC 3. NHÂN LỰC

3K Công nhận chuyên môn

Thiếu sự công nhận đối với nhân viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể tác động tiêu

cực trên động lực phục vụ và sự phát triển chuyên môn của họ, khiến họ không muốn ở lại

làm việc, làm hạn chế sự phát triển của đơn vị, nhất là ở những nước có thu nhập thấp và

trung bình. Nâng cao nhận thức về tính chất và vai trò của nghề này là việc làm cần thiết

để có sự công nhận (xem 1Q). Sự công nhận cũng liên quan đến những yếu tố như mức

lương, địa vị, hình ảnh của nghề, bảo hộ chức danh, khả năng phát triển sự nghiệp, chứng

chỉ và đăng ký.

Có hai khía cạnh của sự công nhận nghề nghiệp cần được chú ý:

• công nhận là các chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình, các kỹ thuật viên và công

nhân kỹ thuật có những chức danh nghề nghiệp và vai trò công tác riêng biệt trong sự

nghiệp cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế; và

• công nhận các nghề về chân tay giả và nẹp chỉnh hình trong cơ cấu nghề địa phương,

có những điều kiện tuyển dụng giống như những chuyên viên y tế khác, những kỹ thuật

viên và công nhân kỹ thuật khác.

3L Các hội đoàn và tổ chức nghề nghiệp

Nhà chuyên môn làm việc trong ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình được khuyến khích

trở thành thành viên và tham gia tích cực tổ chức nghề nghiệp của họ để nâng cao nhận

thức về nghề của mình. Nhân viên lâm sàng và nhân viên phi lâm sàng trong ngành được

khuyến khích thành lập hội đoàn riêng của họ và có mối liên kết với các hiệp hội khu vực

và quốc tế.

Các tổ chức nghề nghiệp cần hỗ trợ và thúc đẩy cách làm dựa trên chứng cứ và xây dựng

bộ quy tắc ứng xử và đạo đức quốc gia. Họ có thể đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển ngành

nghề bằng cách tăng cường chia sẻ các xuất bản phẩm, tăng cường các hoạt động mạng

lưới và sự kiện, và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho thành viên. Họ cũng có

thể tham gia công tác quy định nghiệp vụ và tư vấn cho cơ quan Nhà nước về các quy tắc

hành nghề, đóng góp cho công tác quy hoạch ngành cấp quốc gia và thúc đẩy các lĩnh vực

chuyên môn.

Các hội đoàn và tổ chức nghề nghiệp cũng có thể tập hợp các thành phần liên ngành trong

cuộc theo từng chủ đề, liên quan đến một bệnh lý hoặc một lĩnh vực kiến thức cụ thể để

chia sẻ thông tin về cách điều trị một bệnh lý. Những tổ chức như vậy nên cho phép sự

tham gia của các thành phần chuyên môn lẫn người sử dụng dịch vụ.

61

STANDARDS FOR PROSTHETICS AND ORTHOTICS • PART 2. IMPLEMENTATION MANUAL©

Jaco

b Sim

kin/IC

RC

62

AREA 4. PROVISION OF SERVICES

Lĩnh vực 4. Cung cấp dịch vụ

UN

IVE

RS

AL

HEA

LTHCOVERAGEUNIV

ERSALH

EALT

HC

OV

ER

AG

E

UNIVERSAL HEALTH COVERAGE

ASSISTIVETECHNOLOGY

AS

SIS

TIV

ETE

CH

NO

LOGY ASSISTIVE

TECH

NO

LOG

YPR

OS

TH

ET

ICS

AN

DO

RTHOTICSPROSTHETICS

AN

DO

RT

HO

TIC

S

PROSTHETICS AND ORTHOTICS

POLI

CY PRODUCTS

PR

OV

ISION PERSON

NE

L

Để đảm bảo là các dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình lấy người sử dụng làm trung

tâm (xem Khung 13), nhà cung cấp dịch vụ cần có một chính sách về người sử dụng được

soạn thành văn bản bằng tiếng địa phương và mô tả cách thức đối xử với người sử dụng

và người chăm sóc trong suốt quá trình họ tiếp xúc với cơ sở và cách thức tôn trọng các

quyền của họ. Mọi nhân viên phải được học tập đầy đủ về chính sách về người sử dụng

và nhà cung cấp dịch vụ phải có khả năng trình bày được chứng cứ cho thấy họ tuân thủ

chính sách.

Khung 13. Các đặc trưng của dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình lấy người sử dụng làm trung tâm

Dịch vụ lấy người sử dụng làm trung tâm được lên kế hoạch từ quan điểm của người sử dụng và đáp ứng các nhu cầu, lựa chọn và sở thích của họ theo cách nhân văn và toàn diện. Ít nhất thì dịch vụ đó cũng có những đặc trưng sau đây:

Môi trường thân thiện với người sử dụng: Đơn vị dịch vụ có thể tiếp cận dễ dàng và có môi trường thân thiện với người sử dụng. Khu vực chờ đợi sạch sẽ, yên tĩnh và tiện nghi, có nhiệt độ dễ chịu, không khí mát mẻ, có đủ chỗ ngồi thậm chí vào giờ cao điểm, có truyền hình hoặc tạp chí và chỗ vui chơi cho trẻ con, giúp cho sự chờ đợi được dễ dàng và thoải mái.

Sự tôn trọng: Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người sử dụng được xây dựng trên nhân phẩm, sự cảm thông, sự tôn trọng lẫn nhau, sự trung thực và tin tưởng, đảm bảo là các giá trị, nhu cầu và ý muốn của người sử dụng được chú ý. Nhân viên phải có thái độ lịch sự, chuyên nghiệp, có khả năng giao thiệp hiệu quả và biết lắng nghe người sử dụng. Trang phục của nhân viên phải tôn trọng văn hoá địa phương.

Sự đúng giờ: Dịch vụ phải nhanh nhẹn, không có những chậm trễ không cần thiết, và tôn trọng lịch hẹn.

Sự an toàn: Sự an toàn cho người sử dụng phải được đảm bảo ở mọi giai đoạn điều trị và ở mọi khu vực tại đơn vị. Các biện pháp an toàn phải được thực hiện để bảo vệ người sử dụng khỏi bị thương tổn (khi điều trị, khi luyện tập với chân tay giả và nẹp, và bất kỳ khi nào có sử dụng dụng cụ và máy móc), khỏi bị nguy hiểm cho sức khoẻ (kể cả bị nhiễm khuẩn và bị tiếp xúc với hoá chất có thể gây nguy hiểm khi điều trị và khi sản xuất) và tránh bị xâm hại hoặc bị bạo hành về thể chất hoặc bằng lời nói.

63

4A Chính sách về người sử dụng

truongnv
Placed Image

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

4B Người sử dụng: nguồn lực trung tâm trong dự trù và cung cấp dịch vụ

Không nên xem người sử dụng dịch vụ chỉ đơn giản là người nhận dịch vụ chân tay giả và

nẹp chỉnh hình mà phải là đối tác, có thể góp phần cải tiến và nâng đỡ dịch vụ ở cấp độ địa

phương và cấp độ toàn quốc. Người sử dụng, gia đình và người chăm sóc là những người

có hiểu biết quan trọng để làm cho dịch vụ đạt chất lượng cao và hoàn toàn phù hợp với

nhu cầu của họ. Họ có quyền được gọi là chuyên gia về chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

Nên để người sử dụng, thông qua đại diện của họ (các tổ chức của người sử dụng và của

người khuyết tật), tham gia vào các khâu dự trù, thực hiện, giám sát và đánh giá dịch vụ

chân tay giả và nẹp chỉnh hình ở mọi cấp độ. Các đại diện của họ nên có mặt trong những

ủy ban có quyền ra quyết định, kể cả ủy ban quốc gia về chân tay giả và nẹp chỉnh hình

hoặc những thực thể tương tự (xem 1A, Khung 1) và ban tư vấn của đơn vị dịch vụ (xem

4Q, Khung 31).

Tổ chức của người sử dụng cũng có thể tham gia vào công tác thu thập ý kiến của người

sử dụng (xem 4R) do nhà cung cấp dịch vụ đứng ra tổ chức để đảm bảo chất lượng.

when collected by

64

Phải đặc biệt chú ý để phụ nữ, trẻ em và người yếu thế được bảo vệ. Nhà cung cấp dịch vụ phải có khả năng đáp ứng những yêu cầu được chăm sóc bởi nhân viên cùng giới tính và để người nhà đi theo nếu họ muốn.

Sự riêng tư và bảo mật: Sự riêng tư phải được đảm bảo trong mọi giai đoạn điều trị và ở mọi khu vực của đơn vị. Mọi thông tin cá nhân mà nhà cung cấp dịch vụ thu thập phải được bảo mật và không được chia sẻ mà chưa có sự đồng ý của người sử dụng. Nhà cung cấp dịch vụ cũng phải được sự đồng ý của người sử dụng trước khi sử dụng hình ảnh, kể cả video của họ, để quảng cáo, in ấn xuất bản, nghiên cứu hay cho những mục đích khác.

Thông tin: Người sử dụng dịch vụ và người chăm sóc cần được thông tin đầy đủ về quy trình điều trị, những can thiệp cần thiết, kết quả thăm khám, mục đích và cách hoạt động của chân tay giả hoặc của loại nẹp sẽ sử dụng, cách điều trị thay thế và hậu quả về chi phí. Kết quả được trông đợi, những lợi ích về lâu dài, những rủi ro có thể có, những bất lợi và những vấn đề tiềm ẩn cần được giải thích rõ ràng. Nhân viên cũng phải cho người sử dụng và người chăm sóc biết những khoảng thời gian diễn biến và thời gian chờ đợi khi điều trị. Với những kết quả cần thời gian lâu dài, họ cũng cần được giải thích cụ thể về thời gian tái khám để theo dõi, việc chăm sóc và bảo dưỡng sản phẩm, về địa điểm bảo trì và sửa chữa sản phẩm khi cần thiết. Thông tin phải dễ tiếp cận, chẳng hạn được in khổ lớn và bằng tiếng địa phương.

Quyết định: Người sử dụng dịch vụ phải có tiếng nói cuối cùng về điều gì là tốt nhất cho họ. Nhân viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình cần giúp họ có một quyết định hiểu biết trước khi họ chấp thuận phương án điều trị cuối cùng. Người sử dụng và người chăm sóc cần được khuyến khích tham gia nhóm phục hồi chức năng liên ngành và được tạo cơ hội để nêu câu hỏi và nói lên những lo lắng của họ trong quá trình điều trị và sau khi điều trị. Người sử dụng không bao giờ bị buộc phải chấp nhận bất kỳ can thiệp nào. Họ phải được tự do lựa chọn trong số những phương án thay thế, bao gồm bán thành phẩm, vật liệu và kiểu thiết kế, và sự tham gia của họ luôn luôn là tự nguyện.

Tiếp cận hồ sơ bệnh án: Để cho người sử dụng và người chăm sóc được thông tin đầy đủ về việc điều trị của mình và được tham gia tích cực vào quá trình quyết định và điều trị, nhà cung cấp dịch vụ phải dành cho họ toàn quyền tiếp cận mọi thông tin liên quan đến việc chăm sóc cho họ, kể cả hồ sơ bệnh án, trong suốt quá trình điều trị và sau khi điều trị.

Khiếu nại và đề xuất: Nhà cung cấp dịch vụ cần xây dựng một cơ chế nhờ đó người sử dụng dịch vụ và người chăm sóc có thể cho ý kiến phản hồi về dịch vụ mà họ đã nhận và cách thức họ đã được điều trị. Cơ chế phải bao gồm cả cơ hội để trình bày nặc danh những lo lắng, khiếu nại và đề xuất.

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

Thường thì ý kiến phản hồi có xu hướng là thành thật và vô tư hơn khi được thu thập bởi

những thành phần đồng đẳng so với người đại diện của nhà cung cấp dịch vụ, bởi vì người

sử dụng nhận thấy còn phụ thuộc vào dịch vụ trong những lần sau. Tổ chức của người sử

dụng cũng có thể có vai trò quan trọng trong các khâu chuyển bệnh, hỗ trợ đồng đẳng

(xem 4P, Khung 28) và thẩm định tác động (xem 1P).

4C Quyền của người sử dụng được lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ & công nghệ

Người sử dụng dịch vụ có quyền đi theo sở thích cá nhân của mình khi cuối cùng quyết

định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ nào và công nghệ nào. Quyền lựa chọn nhà cung cấp

dịch vụ giúp thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh, và sự cạnh tranh giúp cải thiện chất lượng

và hiệu suất chi phí của dịch vụ và từ đó khiến dịch vụ có giá hợp túi tiền hơn.

Quyền được lựa chọn nhà cung cấpNgười sử dụng được lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, nếu không phải chịu thêm chi phí do

bản thân tự trả hay do hệ thống tài chính thanh toán. Để người sử dụng có một quyết định

hiểu biết, người phụ trách giới thiệu họ (chuyển bệnh nhân, chuyển cấp) cần cho họ biết

đầy đủ thông tin về các phương hướng lựa chọn, kể cả về những nhà cung cấp có khả

năng chuyên môn phù hợp cho nhu cầu người sử dụng, cách thức tiếp cận dịch vụ, và liệu

có phải trả phí dịch vụ hay được bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thanh toán.

Quyền được lựa chọn công nghệ và nhãn hiệuNgười sử dụng cần có cơ hội lựa chọn loại bán thành phẩm, vật liệu và kiểu thiết kế chân

tay giả hay nẹp chỉnh hình trong số những phương án sẵn có trong nước và trong phạm vi

những giới hạn được ấn định cho việc tài trợ hoặc việc hoàn trả, nếu công nghệ phù hợp

với nhu cầu người sử dụng. Các Quốc gia thành viên cần đảm bảo có sẵn nhiều công

nghệ để đáp ứng nhu cầu và túi tiền khác nhau.

Nhà cung cấp dịch vụ không được áp đặt độc quyền của mình trong việc lựa chọn bán

thành phẩm và vật liệu. Ở nhiều nước, nhà sản xuất bán thành phẩm cũng đồng thời cung

cấp dịch vụ. Khi đó, để tôn trọng quyền của người sử dụng và sự cạnh tranh tự do, nhà

cung cấp phải đưa ra một loạt nhiều sản phẩm bên cạnh sản phẩm của mình. Khi xin cấp

phép, họ cũng phải nói rõ mọi vấn đề xung đột lợi ích (xem Cấp phép dịch vụ ở mục 1B).

4D Dịch vụ dễ tiếp cận

Nhà cung cấp dịch vụ và các thành phần trong cuộc trong nước phải đảm bảo quyền tiếp

cận bình đẳng cho mọi người có nhu cầu, bất kể tình trạng khuyết tật của họ, tình trạng

sức khỏe hay địa vị kinh tế xã hội của họ. Dịch vụ phải dễ tiếp cận về các mặt tài chính,

thể chất, địa lý, xã hội, ngôn ngữ và tổ chức.

Dễ tiếp cận về tài chính: Mọi người có nhu cầu phải nhận được những dịch vụ chân tay

giả và nẹp chỉnh hình họ cần mà không chịu khó khăn về tài chính (xem 1J). Phí sản phẩm

và phí dịch vụ phải hợp túi tiền với mọi người, kể cả người nghèo và người yếu thế.

65

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Dễ tiếp cận về thể chất: Các đơn vị dịch vụ phải được thiết kế sao cho người bị hạn

chế về di chuyển (nhiều người sử dụng xe lăn hoặc nạng) có thể dễ dàng tiếp cận mọi

nơi dành cho người sử dụng, kể cả phòng chờ, khu điều trị và phòng vệ sinh. Đường

dốc hoặc thang máy phải được lắp đặt ở những nơi có bậc thang hoặc cầu thang, là

những rào cản về thể chất. Đơn vị dịch vụ phải có bãi đậu xe rộng rãi dành riêng cho

người sử dụng.

Dễ tiếp cận về địa lý: Mọi người phải tìm được dịch vụ họ cần, bất kể họ ở đâu. Ở

phần lớn các nước, mạng lưới các đơn vị dịch vụ được phân bổ hợp lý khắp cả nước

(xem 4G) hoặc dịch vụ được phi tập trung hóa (xem 4H). Người sử dụng và người

chăm sóc cũng có thể được hỗ trợ về tài chính để đi đến và lưu trú tại địa điểm đặt cơ

sở dịch vụ (xem 1M).

Dễ tiếp cận về xã hội: Dịch vụ được cung cấp như nhau cho mọi người, bất kể giới

tính, tuổi tác (ngoại trừ dịch vụ dành riêng cho trẻ con và người già), hoàn cảnh xã hội,

dân tộc, giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, xu hướng tình dục hoặc thân phận tị nạn

hay nhập cư của họ.

Dễ tiếp cận về ngôn ngữ: Người sử dụng phải có điều kiện giao thiệp dễ dàng với nhà

cung cấp dịch vụ bằng tiếng nói hoặc phương ngôn của chính họ. Mọi tài liệu thông tin

phải được trình bày bằng tiếng địa phương và bằng hình thức dễ tiếp cận. Với người bị

suy giảm tiếng nói, cần có sẵn người phiên dịch bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Dễ tiếp cận về tổ chức: Giờ mở cửa, thời gian chờ đợi và lịch hẹn phải đáp ứng nhu

cầu cho mọi người sử dụng, kể cả những người đến từ vùng xa và những người đi làm

ban ngày

4E Các loại hình cung cấp dịch vụ

Dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể được cung cấp bởi các tổ chức công, tư

(vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận), phi chính phủ và từ thiện. Phần lớn các nước cần đến

sự kết hợp nhiều loại hình nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo mọi người được tiếp cận

một cách công bằng những dịch vụ chất lượng cao mà có giá vừa phải. Lợi thế có thể

đến từ nhiều nguồn kinh phí và tầm phục vụ rộng lớn hơn.

Nhà cung cấp dịch vụ côngNhà nước phải đảm bảo là dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình chất lượng cao có

sẵn để phục vụ mọi người ở mọi nơi với mức giá vừa phải. Nhà nước thực hiện trách

nhiệm này bằng nhiều cách, trong đó có cách xây dựng các đơn vị dịch vụ ở nhiều cấp

khác nhau và trực tiếp cung cấp dịch vụ. Đây có thể là cách ở những nước mà dịch vụ

chân tay giả và nẹp chỉnh hình chưa được sáp nhập vào hệ thống bảo hiểm y tế và xã

hội quốc gia. Đặc trưng của hệ thống cung cấp dịch vụ công thường là sự cam kết phục

vụ lâu dài.

Dịch vụ công về chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể do bộ y tế cung cấp và cũng có

thể bởi các bộ phúc lợi xã hội, giáo dục hoặc quốc phòng; nếu do bộ quốc phòng phụ

66

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

trách thì thường giới hạn ở nhân viên quân sự và cựu chiến binh. Đôi khi dịch vụ do nhiều bộ cùng cung cấp; trường hợp này đòi hỏi sự cộng tác liên ngành chặt chẽ để giảm thiểu sự trùng lặp và lãng phí nguồn lực. Ở một số nước, kinh phí do một bộ cấp và dịch vụ thì bộ khác.

Nhà cung cấp dịch vụ tư nhân vì lợi nhuậnỞ nhiều nước, dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình do xí nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp cung cấp. Ưu điểm ở đây là cạnh tranh thị trường có thể thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ có hiệu suất hơn, làm giảm chi phí và tăng chất lượng; tuy nhiên, vì ít người sử dụng có khả năng chi trả toàn bộ phí điều trị và sản phẩm chân tay giả và nẹp chỉnh hình, dịch vụ tư nhân chỉ có thể sống nổi nếu chi phí được Nhà nước trợ cấp hoặc thanh toán bởi cơ chế bảo hiểm hay phúc lợi. Nếu không thì khu vực tư nhân chỉ có thể phục vụ số người có khả năng thanh toán. Để đảm bảo an toàn, chất lượng và trách nhiệm giải trình, dịch vụ tư nhân phải theo đúng các quy định của Nhà nước (xem Quy định ở mục 1B).

Nhà cung cấp dịch vụ tư nhân phi lợi nhuậnMột thực thể tư nhân phi lợi nhuận hoặc xí nghiệp xã hội được điều hành ở hầu hết khía cạnh giống như một doanh nghiệp, với nhiều lợi điểm. Trong khi mục đích của công ty tư nhân thường là làm ra lợi nhuận, thì mục đích của xí nghiệp xã hội là cải thiện an sinh tối đa. Lợi nhuận được tái đầu tư vào dịch vụ vì lợi ích của số người sử dụng nghèo (trợ cấp chéo) thay vì trả cho những người sở hữu hoặc cổ đông của công ty. Cũng giống như công ty tư nhân, xí nghiệp xã hội phụ thuộc vào trợ cấp và chi trả của bảo hiểm, và dịch vụ phải theo đúng quy định của Nhà nước.

Tổ chức phi chính phủ và từ thiệnỞ một số nước, dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể do những tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận cung cấp, chẳng hạn như các tổ chức từ thiện và tổ chức thuộc tôn giáo. Đây là điều thường xảy ra ở những nơi có thu nhập thấp, khi dịch vụ do các tổ chức phi chính phủ khởi động để đáp ứng tình hình nhu cầu rõ ràng nhưng không có dịch vụ công hay tư phục vụ.

Dịch vụ của tổ chức phi chính phủ có cách tiếp cận xã hội giống như dịch vụ của xí nghiệp xã hội, nhưng thường là miễn phí hoặc có trợ cấp (về những vấn đề liên quan đến dịch vụ miễn phí, xem mục 1L). Loại dịch vụ này thường dựa trên viện trợ của tư nhân và kinh phí từ những quỹ thiện nguyện hoặc những đề án trách nhiệm xã hội thuộc công ty, nhưng cũng có thể được tài trợ bởi chính quyền hoặc các quỹ bảo hiểm. Dịch vụ thường được cung cấp trong phạm vi một dự án, nên có nguy cơ bị ngưng do cắt kinh phí. Các tổ chức phi chính phủ cũng phải tuân thủ quy định của Nhà nước.

Dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình tốt nhất là do bộ y tế quản lý và được sáp nhập và

trở thành dịch vụ chính thức thuộc hệ thống y tế quốc gia. Lợi ích thực tế là các dịch vụ y

tế chuyên biệt này can thiệp vào nhiều tình trạng bệnh, góp phần mang đến những kết quả

tốt hơn về sức khoẻ và thúc đẩy chăm sóc y tế toàn dân. Điều trị bằng chân tay giả và

nẹp chỉnh hình thường được tiến hành kết hợp với các dịch vụ y tế khác như phẫu thuật

và phục hồi chức năng, và việc kết hợp chặt chẽ là vô cùng quan trọng cho kết quả sau

cùng (xem Khung 14); cách điều trị như vậy cũng giúp giảm các chi phí y tế (xem 1F).67

4F Sáp nhập dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình vào ngành y tế

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Nhiều người sử dụng dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình cần điều trị nội khoa, chăm sóc vếtthương, X quang, phẫu thuật, trị liệu và những can thiệp khác trong thời gian chữa trị. Ngõ vào của dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình thường là cơ sở y tế đa khoa. Chẳng hạn, một trường hợp cần lắp chân giả sau khi bị cắt cụt, cần lắp nẹp sau khi phẫu thuật hoặc bị liệt, và tình trạng bệnh tiểu đường thường cần đi loại giày đặc biệt. Nhiều người sử dụng dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình là bệnh nhân nội trú hoặc vừa xuất viện. Do đó, nhà cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình, bất kể thuộc ngành nào, cũng phải làm việc với các khoa phòng thuộc bệnh viện, dù là chỉnh hình, phục hồi chức năng, tiểu đường, thần kinh, nhi khoa, lão khoa hay cấp cứu. Khi cơ sở dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình không nằm trong cùng bệnh viện hay khu vực, nhà cung cấp dịch vụ phải duy trì tiếp xúc bằng những cuộc tham vấn tại bệnh viện.

Sự cộng tác giữa dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình và dịch vụ y tế phi tập trung là đặc biệt quan trọng, bởi bệnh viện huyện hoặc các chương trình y tế cộng đồng hay chăm sóc sức khoẻ ban đầu có thể phát hiện, giới thiệu và theo dõi người sử dụng. Khi nằm trong ngành y tế, dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể sử dụng mạng lưới đã có để tìm đến phục vụ người có nhu cầu ở khắp đất nước. Điều này cũng có lợi cho dịch vụ y tế, bởi nó củng cố chuỗi chăm sóc liên tục và làm gia tăng chủng loại các dịch vụ. Sự cộng tác như vậy giúp cho những tình trạng sức khoẻ cần điều trị bằng chân tay giả và nẹp chỉnh hình được phát hiện và phục vụ sớm (xem 1H).

Việc sáp nhập dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình vào ngành y tế góp phần vào việc

cung cấp dịch vụ y tế nhập chung cho mọi người, kể cả người khuyết tật. Nó cũng tăng

cường chuỗi chăm sóc liên tục, từ những can thiệp dự phòng, xúc tiến, điều trị, phục hồi,

hỗ trợ đến chăm sóc giảm nhẹ.

Mặc dù bộ y tế là bộ chỉ đạo về dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình, những bộ khác có

thể có những đóng góp quan trọng, bằng việc cung cấp dịch vụ trực tiếp, bằng phần vụ

của họ trong chuỗi phục hồi chức năng và trong những lĩnh vực như giáo dục, trao quyền

năng kinh tế và hội nhập xã hội. Đặc biệt là cần có những mối liên kết mạnh mẽ giữa các

lĩnh vực y tế, giáo dục, tuyển dụng và xã hội.

Việc phân bổ dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình cần phù hợp với nhu cầu chung và sự

phân bổ dân số trong nước. Phần lớn các nước cần nhiều đơn vị dịch vụ (xem Khung 15)

có năng lực khác nhau, ở những cấp khác nhau và ở những vùng địa lý khác nhau.

Lý tưởng là mọi đơn vị dịch vụ nên cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ. Tuy nhiên, ở nhiều

bối cảnh và nhất là ở những nơi nghèo, điều này không khả thi về mặt thực tế và mặt tài

chính, vì nó đòi hỏi phải có những đơn vị dịch vụ toàn diện và nhân viên chuyên môn để

điều trị những trường hợp phức tạp và hiếm gặp ở mọi địa điểm. Trách nhiệm có thể được

phân bổ cho những cấp đơn vị khác nhau với những nhiệm vụ hơi khác biệt. Toàn bộ hệ

thống sẽ cung cấp mọi loại dịch vụ cần thiết, với dự tính sẽ mang đến càng gần người sử

dụng càng tốt nhiều loại dịch vụ nhất có thể.

Khung 14. Các lợi ích hỗ tương của việc sáp nhập dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình vào lĩnh vực y tế

68

4G Các hệ thống cung cấp dịch vụ

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

Khung 15. Số lượng đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình cần có

Số lượng đơn vị dịch vụ cần có để đáp ứng nhu cầu chân tay giả và nẹp chỉnh hình trong một nước tùy thuộc vào khung cảnh địa lý, các loại dịch vụ có thể cung cấp ở từng đơn vị, kích thước và địa điểm của những đơn vị đó. Điều này rất khác nhau ở mỗi nước.

Bình quân thì một nước cần từ một đến ba đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình cho 1 triệu dân, với giả thiết là mỗi đơn vị có thể phục vụ 1500-2000 người sử dụng mỗi năm (tính chung mọi loại can thiệp). Cần có số liệu chính xác hơn từ những khảo sát và nghiên cứu trong nước và quốc tế để xác định số lượng đơn vị chính xác cần có ở những nước khác nhau.

Hệ thống ba cấp cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hìnhGiống như hệ thống chăm sóc y tế ba cấp và tốt hơn hết là được tích hợp vào hệ thống

này, dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình cũng có thể tổ chức theo cấp một, cấp hai và

cấp ba (Hình 3).

Hình 3. Hệ thống ba cấp cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnhhình; cách riêng biệt và cách nhập chung

Ở cấp ban đầu, để bảo đảm cung cấp nhiều loại dịch vụ nhất và ở càng gần người sử

dụng càng tốt, có thể mở rộng dịch vụ từ hình thức chân tay giả và nẹp riêng biệt sang

hình thức nhập chung, qua đó liên kết với dịch vụ y tế và phục hồi chức năng trong công

tác phát hiện, chuyển bệnh và theo dõi, đồng thời cung cấp cách điều trị rất cơ bản bằng

chân tay giả và nẹp, như được quyết định bởi cấp hai và ba (trong cách nhập chung với

hệ thống y tế).

Ở cấp hai, những đơn vị chuẩn về dịch vụ chân tay giả và nẹp cung cấp những loại điều

trị thông thường nhất cho người dân ở tỉnh và huyện, kể cả những người được chuyển

lên từ cấp ban đầu. Những đơn vị này, tốt nhất là được tích hợp vào bệnh viện, cần có

những mối liên kết đã thiết lập và những kênh chuyển bệnh đã chuẩn hóa để gửi lên dịch

vụ cấp ba những trường hợp phức tạp và hiếm gặp, kể cả ý kiến tư vấn.

69

Hình thức chân tay giả và nẹp riêng biệt

Hình thức nhập chung với hệ thống y tế

Chuyển cấp

Cấp 2

Cấp 3

Cấp ban đầu (CBĐ) -Cộng đồng

Cấp 3

Cấp 2

Cấp ban đầuCộng đồng

Phát hiện, chuyển cấp & theo dõi ở CBĐ

Dịch v

ụ ch

ân ta

y gi

ả và

nẹp

chỉ

nh h

ình

Dịch vụ phi

tập trung

Đơn vị dịch vụ chuẩn

về chân tay giả và

nẹp chỉnh hình

Trung tâm chuyên

môn cung cấp dịch vụ

toàn diện

Đưa vào các dịch

vụ y tế cộng đồng

ban đầu

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Ở cấp ba, những trung tâm quốc gia hoặc khu vực cung cấp đầy đủ các dịch vụ chuyên

khoa về chân tay giả và nẹp chỉnh hình hoặc những bệnh viện chuyên khoa cung cấp các

dịch vụ điều trị toàn diện và liên ngành cho những trường hợp phức tạp và hiếm gặp như

thiếu chi bẩm sinh, chăm sóc tiền sản, và lắp chân tay giả sau phẫu thuật cắt cụt chi phức

tạp. Các trung tâm cấp ba được xem là những trung tâm chuyên sâu có chức năng chỉ đạo

cấp quốc gia hoặc cấp khu vực, hướng dẫn nghiên cứu và cách thực hành tốt, làm công

tác đào tạo và/hoặc hỗ trợ đào tạo trong những lĩnh vực đặc biệt. Những cơ sở này phải

có khả năng áp dụng nhiều công nghệ đáp ứng những nhu cầu đặc thù và được tiếp cận

những trường hợp phức tạp điều trị nội trú.

Sau khi điều trị ở cấp hai hoặc cấp ba, người sử dụng có thể được theo dõi ở cấp ban đầu,

càng gần càng tốt với nơi họ ở.

Cần thực hiện giám sát và hỗ trợ kỹ thuật trong toàn hệ thống để đảm bảo duy trì chất

lượng cao ở mọi cấp và đối với mọi loại dịch vụ. Cần đặc biệt chú ý chất lượng ở cấp ban

đầu vì nhân viên được đào tạo chuyên môn ít hơn.

Ở những nước lớn, có thể có nhiều hơn một đơn vị cho những dịch vụ chuyên môn sâu ở

cấp ba, và một số nước cũng có đơn vị dịch vụ chuẩn về chân tay giả và nẹp chỉnh hình ở

cấp ban đầu (xem Khung 16).

Khung 16. Hệ thống dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnhhình phi tập trung tại Trung Quốc

Việc tiếp cận dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể được cải thiện bằng cách cung cấp phi tập trung qua một mạng lưới các đơn vị dịch vụ được đan kết chặt chẽ. Ước tính có 24 triệu người ở Trung Quốc chịu cảnh khuyết tật (45){Leading, 2006, Communiqué}. Trong số này, có2,3 triệu là người cụt chi cần chân tay giả hoặc dụng cụ di chuyển khác; số khác bị suy giảm thểchất, đa số cần nẹp chỉnh hình, xe lăn và dụng cụ di chuyển khác. Để giải quyết nhu cầu to lớn này, Liên Đoàn Người khuyết tật Trung Quốc đã thiết lập một mạng lưới rộng khắp nước gồm những đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình thường trực ở mọi cấp. Hiện nay, Liên Đoàn có 180 đơn vị dịch vụ ở các tỉnh và thành phố và gần 1000 đơn vị có quy mô và kích thước khác nhau ở các hạt. Những đơn vị này, với phương tiện lưu động và dịch vụ ngoại tuyến, hướng tới việc đảm bảo cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình ở hầu hết các nơi trong nước. Trong phạm vi chương trình Cheung Kong New Milestone, một sự hợp tác lâu dài giữa Liên đoàn Người khuyết tật Trung Quốc và Quỹ Li Ka-shing, Trung Quốc liên tục nâng cấp hệ thống dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình phi tập trung và tăng cường năng lực của hệ thống đó.

Ví dụ quốc gia

Các hệ thống nhà cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình tư nhânỞ những nước mà người dân được chi trả có hiệu quả bởi bảo hiểm công hoặc tư, ưu

điểm của dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình tư nhân là nó có khuynh hướng được

phân bổ căn cứ theo yêu cầu dịch vụ và do đó có động lực tài chính để phục vụ. Một thành

phần tư nhân sẽ quan tâm thiết lập một đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình có

kích thước và chuyên môn phù hợp ở một đất nước có môi trường thuận lợi cho doanh

nghiệp tư nhân hoạt động.

70

AREA 4. PROVISION OF SERVICES

Dịch vụ tư có thể do những đơn vị riêng lẻ cung cấp hoặc, điển hình hơn, bởi những xí

nghiệp có chi nhánh ở nhiều thành phố và hoạt động phần lớn như những hệ thống tách

biệt. Mặc dù việc hợp tác với những nhà cung cấp dịch vụ khác có thể là hạn chế (do bị

xem là những đối thủ cạnh tranh), nhà cung cấp dịch vụ tư nhân thấy có nhiều động lực về

tài chính để hợp tác với ngành y tế, vì có thể mang đến nhiều khách hàng và giúp tăng thu

nhập.

4H Phi tập trung hóa các dịch vụ

Mặc dù về mặt tài chính không thể có những đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình

đầy đủ ở mọi thành phố và cộng đồng trong một nước, thì dịch vụ vẫn phải dễ tiếp cận cho

người dân ở nông thôn và vùng hẻo lánh. Có thể sử dụng một đơn vị dịch vụ như một

trung tâm cung cấp dịch vụ phi tập trung thông qua các đơn vị vệ tinh, đơn vị lưu động,

dịch vụ ngoại tuyến hoặc kết hợp với các chương trình cộng đồng và các chiến dịch ngoại

tuyến. Mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm (Bảng 4). Tất cả tuỳ thuộc

vào các dịch vụ và sự hỗ trợ của đơn vị chân tay giả và nẹp chỉnh hình, và hầu hết đều đối

mặt với những thách thức trong việc đảm bảo chất lượng điều trị và chất lượng sản phẩm.

Do đó dịch vụ phi tập trung phải được giám sát chặt chẽ và kết quả phải được theo dõi và

đánh giá kỹ lưỡng.

© I

CR

C

71

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Bảng 4. Ưu điểm và nhược điểm của những phương thức khác nhau cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình phi tập trung

Nhược điểm

• Có thể cung cấp cùng những loại

dịch vụ như đơn vị dịch vụ chủ

• Có thể duy trì cùng những chuẩn chất lượng như đơn vị dịch vụ chủ

• Có thể được tích hợp vào một cơ sở y tếvà thúc đẩy hợp tác với ngành y tế

• Có thể trở thành một đơn vị dịch vụđược bố trí nhân lực thường trực

• Mức độ phi tập trung hóa hạn chế hơn so với dịch vụ lưu động vàdịch vụ ngoại tuyến, nhưng cóthể tăng cường bằng cách thiết lập nhiều đơn vị vệ tinh.

• Đến được những vùng xa

• Ít phụ thuộc hơn vào đơn vị chủ so với dịch vụ ngoại tuyến và có thể hoạt động lâu hơn

• Hoạt động có hiệu suất và phục vụđược số đông người sử dụng

• Vai trò quan trọng trong việc phát hiện và giới thiệu người sử dụng tiềm năng

• Có thể đảm nhận tầm sửa chữa vàbảo dưỡng rộng

• Có thể nâng cao nhận thức về các vấn đề khuyết tật, nhu cầu chân tay giả vànẹp chỉnh hình, và vai trò và các lợi ích của dịch vụ

• Trường hợp phức tạp hoặc cần tập luyện lâu hơn đều phải chuyển về một đơn vịdịch vụ chủ.

• Tầm điều trị và chủng loại sản phẩm có thể phục vụ mà chất lượng không bị ảnh hưởng cóthể bị hạn chế.

• Hiệu suất chi phí có thể đạt thấp.

• Phụ thuộc đơn vị chủ khi chế tạo những sản phẩm làm theo từng đối tượng

• Không đủ thời gian để điều trịcho mọi người, nên phải chuyển về đơn vị chủ

• Có nguy cơ cao là chất lượng điều trị đạt dưới mức chấp nhận

• Tầm điều trị và chủng loại sản phẩm phục vụ bị hạn chế.

Liên kết với chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng CBR và các chương trình cộng đồng khác

• Thuận lợi cho việc phát hiện và can thiệp sớm

• Có thể giới thiệu người sử dụng tiềm năng và theo dõi họ sau điều trị

• Nhà cung cấp dịch vụ chịu rất ít chi phí• Có thể gia tăng khả năng đồng tài trợ

dịch vụ cho các thành viên của cộng đồng

• Có thể đảm nhận bảo trì và sửa chữa

• Tầm điều trị và chủng loại sản phẩm phục vụ rất bị hạn chế; đại đa số người sử dụng phải đến đơn vị dịch vụ.

• Chất lượng điều trị có thể đạt thấp

Liên kết với các chiến dịch ngoại tuyến

• Có thể phát hiện và giới thiệu người sửdụng tiềm năng

• Nhà cung cấp dịch vụ chịu rất ít chi phí

• Không thể điều trị bằng chân taygiả và nẹp; phải chuyển mọi người về đơn vị dịch vụ

72

Phương thức phi tập trung Ưu điểm

Dịch vụ vệ tinh

Dịch vụ lưu động

Dịch vụ ngoại tuyến

• Đến được những vùng xa

• Có thể phát hiện và giới thiệu người sử dụng tiềm năng

• Có thể phục vụ một số đối tượng

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

Mặc dù dịch vụ phi tập trung thường làm phát sinh thêm chi phí đáng kể cho nhà cung cấp

dịch vụ, vốn phải cân nhắc hiệu suất chi phí, nó lại giúp tiết kiệm nhiều phí tổn cho người

sử dụng nên rất đáng ủng hộ về mặt kinh tế (xem Khung 17). Ở nhiều nước, phi tập trung

hóa dịch vụ có thể là cách duy nhất để đến được với người có nhu cầu. Những ai cần

cách điều trị tiên tiến hơn mà dịch vụ phi tập trung không thể cung cấp thì phải xác định và

chuyển đến đúng cấp trong hệ thống chăm sóc.

Khung 17. Dịch vụ phi tập trung: không chỉ là chi phí mà còn là khoảnđầu tư giúp tiết kiệm

Việc cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình gây ra năm loại chi phí (xem 1E). Hai loại chủ yếu là chi phí của nhà cung cấp dịch vụ và phí tổn của người sử dụng (trong đó có phí tổn đi và về từ địa điểm cung cấp dịch vụ và phí tổn lưu trú trong thời gian điều trị). Mặc dù dịch vụ phi tập trung làm tăng chi phí cho nhà cung cấp dịch vụ (cho cả cơ quan viện trợ, chính quyền, cơquan bảo hiểm), người sử dụng lại tiết kiệm được nhiều tiền và tăng thu nhập, bởi họ ít phải đi lại và không mất thời gian xa nhà bỏ việc.

Cần phải cân nhắc những khía cạnh này khi phân tích toàn bộ các chi phí để phi tập trung hoádịch vụ. Không những người sử dụng được thuận tiện hơn khi dịch vụ ở gần mình (thay vì tình trạng số đông người phải đến những đơn vị dịch vụ nằm ở trung tâm), nó còn mang đến những lợi ích kinh tế cho xã hội. Hơn nữa, dịch vụ phi tập trung giúp thực hiện việc bảo trì và sửa chữa tốt hơn, nhờ đó làm tăng tuổi thọ chân tay giả và nẹp chỉnh hình và giảm bớt chi phí làm dụng cụmới.

Dịch vụ vệ tinhĐơn vị dịch vụ vệ tinh là một cơ sở nhỏ nằm ở một địa điểm phi tập trung phù hợp, tốt nhất

là được tích hợp vào một bệnh viện hoặc một cơ sở y tế để có sự hợp tác với nhân viên y

tế. Đơn vị ban đầu không có nhân viên thường trực mà có nhân viên thuộc đơn vị chủ đến

công tác thường xuyên, có thể là mỗi 2-3 tuần. Đơn vị vệ tinh có trang thiết bị đủ để lấy số

đo, làm khuôn bột và tra lắp, bảo trì và sửa chữa chân tay giả và nẹp chỉnh hình, nhưng

khâu chế tạo thì phải dựa vào đơn vị chủ.

Khởi đầu từ quy mô rất nhỏ, đơn vị vệ tinh có thể lớn dần và số lượt công tác tăng lên khi

hoạt động được biết đến nhiều hơn trong vùng và yêu cầu dịch vụ tăng lên. Cuối cùng thì

nó có thể cung cấp dịch vụ thường trực (xem Khung 18). Đến một giai đoạn trung gian,

nhân lực của đơn vị có thể gồm một kỹ thuật viên vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, y tá hoặc

nhân viên CBR có đào tạo, làm công tác sàng lọc ban đầu và chuẩn bị đối tượng để điều

trị, và/hoặc một công nhân kỹ thuật chân tay giả và nẹp, làm công tác sửa chữa và bảo trì

dụng cụ chân tay giả, nẹp và sản phẩm di chuyển khác. Để tăng cường phi tập trung, một

đơn vị chủ có thể có nhiều đơn vị vệ tinh. Ngoại trừ về mặt nhân lực, đơn vị vệ tinh cũng

phải tuân theo cùng những chuẩn mực giống như toàn bộ hệ thống dịch vụ.

73

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Khung 18. Dịch vụ vệ tinh về chân tay giả và nẹp chỉnh hình tại Thuỵ Điển

Đảo Gotland của Thuỵ Điển nằm ở Biển Ban-tíc cách xa đất liền khoảng 100 km, đi phà mất 3 giờ. Với dân số khoảng 60.000, đảo chỉ có dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình thường trực mới đây. Cho đến những năm 1970, dịch vụ duy nhất được cung cấp là của một công nhân giày chỉnh hình. Trong những năm 1980, một nhà cung cấp dịch vụ từ đất liền bắt đầu những chuyến công tác hàng tháng tại bệnh viện chính của đảo, số đo và khuôn bột được thực hiện tại đó, rồi chân tay giả và nẹp được lắp đặt và giao nhận. Do yêu cầu tăng lên và các chuyến công tác trởnên thường xuyên hơn, một đơn vị dịch vụ thường trực được thành lập vào những năm 1990. Với hai nhân viên về chân tay giả và nẹp chỉnh hình, đơn vị nay trở thành một trung tâm cấp tỉnh, có tầm điều trị rộng, và chỉ còn số ít người phải về đất liền vì những dịch vụ chuyên môn.

Ví dụ quốc gia

Dịch vụ lưu độngMột đơn vị lưu động chủ yếu là một cơ sở dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình đặt trên

xe, hoặc trên thuyền ở một số nước. Đơn vị được trang bị dụng cụ và máy móc cần thiết

để sản xuất một số chủng loại chân tay giả và nẹp, và được vận hành bởi một đội ngũ mà

lý tưởng thì gồm có chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình, bác sĩ, chuyên viên trị liệu,

nhân viên xã hội và nhân viên CBR. Đơn vị được triển khai ở những vùng xa, tốt nhất là có

hợp tác với một bệnh viện huyện và một trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu, để phát

hiện các nhu cầu, cung cấp dịch vụ trực tiếp, chuyển đối tượng lên đơn vị cấp hai, theo dõi

tái khám và làm công tác bảo trì và sửa chữa. Đơn vị cũng tham gia nâng cao nhận thức

về dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình, qua đó có thể khiến yêu cầu điều trị tăng cao và

như vậy thúc đẩy việc thành lập những đơn vị dịch vụ thường trực.

Đơn vị lưu động có thể công tác độc lập ở một vùng rộng lớn trong thời gian dài, kéo dài

nhiều tuần hoặc thậm chí hàng tháng, nếu có đủ vật tư và có thể bù đắp cho nhân viên vì

những điều kiện làm việc đặc biệt. Nhờ đó mà đảm bảo dịch vụ có hiệu quả.

Cung cấp dịch vụ lưu động thường tốn kém hơn ở một cơ sở cố định do chi phí vận

chuyển và phí trợ cấp và lưu trú cho nhân viên trong thời gian đi công tác thực địa. Để đạt

hiệu suất chi phí, đơn vị lưu động phải ở lại tại một địa điểm trong thời gian lâu nhất để tận

dụng năng lực của đơn vị, nhưng phải đủ lâu để đảm bảo mọi cuộc điều trị thực hiện đúng

theo quy trình chuẩn. Những điều này làm ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng các nhu cầu

tại một địa điểm. Một số trường hợp sẽ phải chuyển về đơn vị chủ, do quá phức tạp hoặc

cần điều trị lâu dài.

Dịch vụ lưu động không được trở thành dịch vụ hạng hai cho dân cư nông thôn mà phải

áp dụng cùng những chuẩn mực giống như đơn vị chủ và phải theo đúng những yêu cầu

về chất lượng đã được xác định cho loại dịch vụ này. Đảm bảo chất lượng của dịch vụ lưu

động thì khó hơn so với đơn vị chủ và chủng loại các điều trị cũng bị hạn chế hơn. Trên cơ

sở đánh giá các kết quả điều trị, nhà cung cấp dịch vụ cần xác định tầm điều trị có thể thực

hiện mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng. Những đánh giá như vậy phải khách quan,

có cơ sở chứng cứ và không chỉ dựa trên ý kiến người sử dụng, bởi người sử dụng ở

vùng sâu vùng xa có thể không biết rõ họ có thể trông đợi được gì từ những dịch vụ đó và

có thể đặt kỳ vọng thấp vào mức độ vừa vặn, mức độ hoạt động và mức độ thoải mái của

dụng cụ.

74

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

Dịch vụ lưu động thường là phương thức tạm thời để nâng cao nhận thức về nhu cầu,

tăng cường tiếp cận dịch vụ và lót đường cho việc thành lập một mạng lưới đơn vị dịch vụ

cấp hai ít tập trung hơn (xem Khung 19). Ở một số nước, dịch vụ lưu động có thể là cách

duy nhất để phục vụ dân chúng sống rải rác trên những vùng rộng lớn khó tiếp cận (như

vùng sa mạc, hải đảo và vùng núi). Dịch vụ lưu động phải được xem là một thành phần

quan trọng trong hệ thống cung cấp dịch vụ và có thể là thiết yếu để mang dịch vụ đến mọi

người có nhu cầu.

Khung 19. Dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình lưuđộng tại Brazil

Năm 2008, chính quyền bang São Paulo tại Brazil khởi động một mạng lưới gồm 20 cơ sở phụchồi chức năng thường trực. Trong khi những cơ sở đầu tiên đang được xây dựng, trang bị và cung cấp nhân lực, thì một đơn vị lưu động cũng được thành lập để cung cấp dịch vụ phi tập trung, xây dựng năng lực chuyên môn cho địa phương, nâng cao nhận thức về quyền của người khuyết tật được tiếp cận dịch vụ phù hợp, và thu thập số liệu về nhu cầu. Đơn vị lưu động được đưa vào năm 2009 và hoạt động đến năm 2011. Đơn vị sử dụng một xe kéo gắn vào một xe thùng dài 15,4m, rộng 2,5m có bố trí phòng chờ, phòng khám, phòng trị liệu, phòng tra lắp, phòng lắp ráp, phòng máy, phòng làm bột và phòng hành chính. Đơn vị có một đội ngũ gồm nhân viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình, bác sĩ, nhân viên vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu, y tá, nhân viên hành chính và một kỹ sư sinh học. Đội ngũ này vừa phục vụ người sử dụng, vừa đào tạo nhân viên phục hồi chức năng tại địa phương.

Đơn vị lưu động phục vụ 9 trong số 17 khu vực y tế cấp tỉnh, với ba chuyến công tác ở mỗi nơi. Cơ quan y tế địa phương chuyển người sử dụng đến từ các vùng xung quanh và cũng điều phối công tác theo dõi để tái khám. Trong lần thăm đầu tiên là công tác thăm khám và chỉ định hướng điều trị, rồi lấy số đo, tiếp theo là tra lắp dụng cụ, tập luyện và giao nhận chân tay giả và nẹp vào những lần thăm sau. Trong ba năm hoạt động của đơn vị lưu động, đã có hơn 3300 sản phẩm hỗ trợ được giao nhận, bao gồm nẹp và chi trên, chi dưới, giày và đế lót, tó, nạng và khung tập đi, làm lợi cho khoảng 1800 người sử dụng. Số người được phục vụ đã tăng cao tại những cơ sở phục hồi chức năng thường xuyên đã được thiết lập ở một số vùng mà đơn vị lưu động đã đến công tác. Dịch vụ lưu động ở những nơi đó đã dẫn đến việc thành lập nhiều cơ sở mới tại những vùng của bang mà trước đây chưa được phục vụ.

Số liệu mà đơn vị lưu động thu thập được sử dụng để dự trù những yêu cầu về sản phẩm hỗ trợ ở từng vùng và đưa ra thêm những hành động cần thiết, bao gồm việc thành lập thêm nhiều đơn vị dịch vụ và việc đào tạo nhân lực (46).

Ví dụ quốc gia

Dịch vụ ngoại tuyếnMột cách ngoại lệ, chẳng hạn như trong tình hình khẩn cấp hoặc để phục vụ những vùng

dân cư rất xa, đơn vị chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể tổ chức dịch vụ ngoại tuyến

(xem Khung 20). Đây thường là một loạt các chuyến công tác đến một địa điểm, có sự hợp

tác với bệnh viện huyện hoặc với trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu, cũng có thể nằm

trong một hoạt động y tế ngoại tuyến.

Dịch vụ ngoại tuyến do một đội ngũ đảm nhiệm, giống như đơn vị lưu động (xem phần

trên) nhưng không có phần lớn các dụng cụ và máy móc. Mỗi chuyến công tác có thể kéo

dài một hay nhiều ngày, tuỳ thuộc vào đối tượng dân số và khoảng cách. Trong lần công

tác đầu, số người sử dụng tiềm năng được sàng lọc, sau đó những ai cần dụng cụ chân

tay giả hay nẹp chỉnh hình được thăm khám và lấy số đo, rồi thực hiện khuôn bột, hoặc họ

được cung cấp dụng cụ làm sẵn hay sản phẩm hỗ trợ di chuyển. Sau lần công tác đầu, đội

ngoại tuyến trở về đơn vị dịch vụ để chế tạo các sản phẩm theo từng đối tượng, được

75

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

mang đến tra lắp trong chuyến công tác thứ hai. Các chuyến công tác theo dõi có thể thực hiện sau đó, hoặc nhân viên cộng đồng có thể đảm nhận phần việc này. Các chuyến công tác cũng có thể bao gồm việc bảo trì và sửa chữa một số dụng cụ. Ở một số nước, những sản phẩm chân tay giả và nẹp rất đơn giản có thể được chế tạo tại địa điểm hoạt động ngoại tuyến.

Khó khăn của loại hình dịch vụ này là đảm bảo chất lượng điều trị và chất lượng sản phẩm, bởi dịch vụ thường chịu áp lực đáng kể về thời gian, không có sự hỗ trợ của đầy đủ dụng cụ và trang thiết bị cần thiết và thực hiện trong một môi trường không thuận lợi cho việc áp dụng quy trình chuẩn hoặc không đảm bảo sự riêng tư của người sử dụng. Chỉ nên cung cấp những dịch vụ như vậy khi công tác giám sát, đánh giá và theo dõi điều trị và sản phẩm chứng minh rằng chúng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. Tầm điều trị cũng bị hạn chế khi thực hiện tại thực địa, bởi phần lớn người sử dụng (nhất là những ai cần tập luyện và theo dõi sát) được chuyển về đơn vị chủ.

Khung 20. Dịch vụ chân tay giả và nẹp ngoại tuyến tại Nepal

Nepal có số dân là 27 triệu, phân bổ trên diện tích 150.000 km2 có ba vùng địa mạo rõ rệt: vùng Terai (đất thấp), vùng Đồi và vùng Núi. Các cơ sở chân tay giả và nẹp chỉnh hình chủ yếu nằm ở vùng thấp (ngoại trừ những cơ sở ở hai thành phố lớn là Kathmandu và Pokhara), và tiếp cận dịch vụ là việc khó khăn đối với người dân ở nhiều vùng thuộc vùng Đồi và vùng Núi. Phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ tổ chức dịch vụ ngoại tuyến để phục vụ dân chúng ở những vùng đó, và có khả năng đến được 75 huyện trong cả nước.

Đội dịch vụ ngoại tuyến thường mất 10-15 tiếng để đến một huyện, từ đó họ tổ chức công tác ởnhiều điểm; họ thường dành 1-2 ngày cho mỗi điểm. Người sử dụng phải đi bộ (hoặc được vận chuyển) từ những nơi cách xa nhiều tiếng và được gửi đến bởi trưởng làng và nhân viên các cơsở y tế, xã hội và giáo dục ở địa phương.

Nhóm liên ngành ngoại tuyến thăm khám và thực hiện dịch vụ phục hồi chức năng tại chỗ, một số loại nẹp và dụng cụ di chuyển làm sẵn có thể được cung cấp. Một số người sử dụng được lấy số đo để làm sản phẩm theo ni tấc và nhận dụng cụ trong lần công tác tiếp theo; tuy nhiên, người sử dụng được chuyển về cơ sở dịch vụ đối với phần lớn các loại điều trị. Công tác ngoại tuyến giúp việc sử dụng dịch vụ tăng lên đáng kể, và khâu sàng lọc người sử dụng tiềm năng đảm bảo là người dân không đến đơn vị dịch vụ một cách vô ích.

Nhà cung cấp dịch vụ ngoại tuyến thường làm việc với nhân viên cộng đồng phụ trách khuyết tật ở huyện, người này góp phần tổ chức các đợt công tác, giúp theo dõi người sử dụng và liên lạc với nhân viên tại cơ sở khi cần điều chỉnh, sửa chữa và thay mới dụng cụ.

Ví dụ quốc gia

Liên kết với chương trình CBR và các chương trình cộng đồng khácNgoài hợp tác với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu (xem 4G, Hình 3), dịch vụ chân tay

giả và nẹp chỉnh hình có thể liên kết với các chương trình cộng đồng, như các chương

trình xã hội và CBR (xem Khung 21), để phát hiện và giới thiệu đến đơn vị dịch vụ những

ai cần chân tay giả và nẹp và để theo dõi hỗ trợ sau khi họ trở về. Những phát triển trong

công nghệ thông tin và truyền thông tạo thuận lợi cho nhiệm vụ này (xem Khung 22). Một

số cộng đồng có thể tài trợ cho số người sử dụng được chuyển lên dịch vụ ở cấp hai và

cấp ba. Cách điều trị cơ bản bằng chân tay giả và nẹp có thể thực hiện tại chỗ nếu nhân

viên cộng đồng được đào tạo phù hợp và được giám sát chặt chẽ. Điều quan trọng là xác

định rõ ràng những gì nhân viên cộng đồng có thể làm và không được làm và những hoàn

cảnh họ cần hỏi ý kiến chuyên viên tại đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

76

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

Khung 21. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (CBR)

CBR có thể đảm bảo là một số đông người khuyết tật được phục hồi chức năng tại cộng đồng của họ. Nhân viên CBR có thể xác định người khuyết tật, thăm khám chức năng cơ bản, điều trị phục hồi chức năng đơn giản, tập huấn cho các thành viên gia đình để hỗ trợ và phục vụ một người có khuyết tật, cung cấp thông tin về những loại dịch vụ sẵn có, tạo thuận lợi để chuyển bệnh nhân đến những cơ sở phục hồi chuyên môn hơn ở cấp hai và cấp ba, trong đó có dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình, và theo dõi hỗ trợ người sử dụng khi họ trở về. Chương trình CBR nâng cao nhận thức trong cộng đồng về vấn đề khuyết tật, phục hồi chức năng và dịch vụ chân tay giả và nẹp, và là đối tác quan trọng của nhà cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình (47).

Khung 22. Y tế từ xa và phục hồi chức năng từ xa tạo thuận lợi để cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình ở Phi-líp-pin

“Y học từ xa”, “y tế từ xa”, “y tế điện tử” và “y tế di động” là những thuật ngữ có cùng nghĩa đểmô tả những dịch vụ lâm sàng được cung cấp bằng cách sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông. Khi những khoảng cách xa khiến cho việc hội ý hay hội chẩn trực tiếp trởnên khó khăn và tốn kém, những dịch vụ đó tạo thuận lợi cho việc tiếp cận bác sĩ đa khoa hay chuyên khoa. Nhân viên y tế cũng có thể sử dụng những dịch vụ đó khi cần ý kiến chuyên gia về những tình trạng hiếm gặp hoặc phức tạp để can thiệp tại chỗ. Hình ảnh và dữ liệu được lưu trữ trước khi chuyển đi, hoặc hội chẩn được tiến hành theo thời gian thực (live streaming hay truyền tải trực tiếp).

Phục hồi chức năng từ xa là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực các dịch vụ phục hồi chức năng và được sử dụng để cải thiện việc tiếp cận dịch vụ cho người bị suy giảm thể chất hoặc bị hạn chế chức năng, từ đó có thể phục vụ được nhiều người hơn, can thiệp chuyên môn và theo dõi được nhiều hơn tại địa phương. Để đạt hiệu quả, công nghệ phục hồi chức năng từ xa phải gọn nhẹ, có giao diện đơn giản, và cho phép liên lạc theo thời gian thực (48). Những kinh nghiệm học được từ y tế từ xa và phục hồi chức năng từ xa có thể áp dụng cho việc cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Những lĩnh vực cần phát triển bao gồm sàng lọc ngoại tuyến, thẩm định của chuyên gia, tư vấn và theo dõi người sử dụng.

Trước thách thức phải đến được các cộng đồng ít được phục vụ trên những hải đảo hẻo lánh của Phi-líp-pin, Khoa Y học Phục hồi tại Bệnh viện Đa khoa Phi-líp-pin đã khởi động một chương trình gọi là Sàng lọc người cụt chi qua mạng lưới điện thoại di động (Amputee Screening through Cellphone Networking - ASCENT), qua đó các bác sĩ, sinh viên và nhân viên y tế sàng lọc số người cụt chi tại cộng đồng. Điện thoại di động được sử dụng để ghi nhận lịch sử bệnh và chuyển số liệu về một cơ sở dữ liệu tập trung dựa trên mạng internet, có hình ảnh và video thu được bằng máy ảnh của điện thoại.

ASCENT đã tạo ra một sổ bộ những người cụt chi, cung cấp một dụng cụ để sàng lọc các thông số về việc sử dụng chân tay giả, phát hiện những đối tượng có nguy cơ phải cắt cụt lần hai vànâng cao vai trò của nhóm phục hồi chức năng. Sổ bộ cung cấp dữ liệu cần thiết để thành lập và thực hiện Gói Lợi ích về chân tay giả của Ủy ban Bảo hiểm y tế Phi-líp-pin (the Philippine Health Insurance Commission Prostheses Benefit Package). ASCENT khắc phục được nhiều thách thức bằng cách thực hiện công tác đánh giá không cần giấy tờ và dễ dàng cho người sửdụng và tạo thuận lợi cho việc tiếp cận dịch vụ chân tay giả ở những vùng nông thôn hẻo lánh.

Ví dụ quốc gia

Liên kết với các chiến dịch ngoại tuyến ở cộng đồngChính quyền và các tổ chức phi chính phủ đôi khi hỗ trợ trực tiếp các cộng đồng, chẳng hạn trong các chiến dịch tiêm phòng, các dự án nâng cao nhận thức về HIV/AIDS, các chiến dịch đăng ký cử tri và chiến dịch chống mù chữ. Những hoạt động ngoại tuyến đó, mặc dù không kéo dài, cũng mang lại cơ hội để nâng cao nhận thức về chân tay giả vànẹp chỉnh hình, để phát hiện và chuyển những người có nhu cầu điều trị đến cơ sở dịch vụ. Nhà cung cấp dịch vụ có thể liên kết với những hoạt động như vậy để đẩy mạnh mức độ che phủ dịch vụ.

77

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

4I Dịch vụ bảo trì và sửa chữa

Để dụng cụ chân tay giả và nẹp tiếp tục hoạt động tốt, thì cần bảo dưỡng thường xuyên và

đôi lần sửa chữa. Có khi cần điều chỉnh để sản phẩm hoạt động trong tình trạng thoải mái

cho người sử dụng. Chẳng hạn, mỏm cụt có thể trở nên nhỏ hơn do cơ bắp teo nhỏ một

cách tự nhiên, hoặc mỏm cụt lớn ra do bị phù nề hay lên cân; cả hai tình trạng đều ảnh

hưởng đến độ lắp vừa của chân tay giả. Những thay đổi tương tự cũng tác động đến độ

vừa, tình trạng thoải mái và chức năng của nẹp chỉnh hình. Những thao tác điều chỉnh, bảo

trì và sửa chữa, dù là nhỏ, có thể kéo dài tuổi thọ của chân tay giả và nẹp; chúng rất quan

trọng cho sự thoải mái của người sử dụng và giúp họ tin tưởng dịch vụ. Bảo trì và sửa

chữa cũng giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng, cho nhà cung cấp dịch vụ và xã hội.

Dịch vụ bảo trì và sửa chữa phải là một phần không thể thiếu trong hệ thống dịch vụ chân

tay giả và nẹp chỉnh hình, phải ở càng gần người sử dụng càng tốt, và phải do chính đơn

vị dịch vụ phi tập trung cung cấp (xem 4H). Những dịch vụ như vậy cũng có thể được cung

cấp bởi những cơ sở phi tập trung chuyên về bảo trì và sửa chữa, phục vụ cả những sản

phẩm di chuyển và sản phẩm hỗ trợ nói chung và có hợp tác với những lĩnh vực khác,

chẳng hạn với nhân viên CBR. Trong mọi trường hợp, nhân viên có liên quan cần được

đào tạo. Những loại sửa chữa và bảo trì có thể do công nhân chưa qua đào tạo chính thức

về chân tay giả và nẹp thực hiện thì cần được xác định cẩn thận. Sửa chữa có thể bao

gồm những thao tác nhỏ, nhưng quan trọng với người sử dụng, như thay dây đai và cấp

vớ bổ sung.

4J Cung cấp dịch vụ trong thảm hoạ

Dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình thường cần thiết sau những thảm họa tự nhiên

hoặc do con người gây ra, như động đất hay xung đột, với số đông người bị những suy

giảm mắc phải, như tổn thương tủy sống, chấn thương não, cụt chi, gãy xương, tổn thương

thần kinh ngoại vi và tổn thương dập nát (49, 50). Một số những nạn nhân đó cần điều trị

tức thì bằng chân tay giả hoặc nẹp chỉnh hình. Cơ sở địa phương để phục vụ số nạn nhân

đó cũng thường bị thảm họa hủy hoại nên sự hỗ trợ của quốc tế là cần thiết để xây dựng

lại và tăng cường những dịch vụ đó.

Sự hỗ trợ của quốc tế thường bao gồm việc thiết lập những cụm điều phối để phân luồng

công tác cho những ngành khác nhau. Dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình thường nằm

trong phần ứng phó của ngành y tế và chịu sự điều phối bởi cụm y tế, đặc biệt là bởi nhánh

phục hồi chức năng. Chính quyền được khuyến khích nhận vai trò lãnh đạo trong công tác

điều phối. Nếu có một ủy ban quốc gia về chân tay giả và nẹp chỉnh hình hoặc một thực

thể tương đương (xem 1A, Khung 1), nó sẽ đảm nhận nhiệm vụ điều phối và kế hoạch, có

sự tham gia và hỗ trợ của những thành phần quốc tế có liên quan. Công tác điều phối là

cực kỳ quan trọng ở giai đoạn đầu để đảm bảo là mọi thành phần trong cuộc, trong nước

cũng như quốc tế, đều hướng nỗ lực vào mục tiêu chung, ứng với những mục tiêu dài hạn

của quốc gia. Các dự án hỗ trợ của quốc tế phải phù hợp với các chiến lược quốc gia,

chẳng hạn như trong việc sử dụng công nghệ và đào tạo nhân lực, để những thành phần

trong nước có thể chống đỡ lâu dài sau khi nguồn hỗ trợ chấm dứt.

78

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

Phục hồi chức năng ở bối cảnh thảm họa

Trong thảm họa, điều đặc biệt quan trọng là bảo vệ các nhóm người dễ bị tổn thương

như người khuyết tật, nhất là trẻ con và phụ nữ. Như Công ước CRPD đã nêu, các

quyền của họ phải được tôn trọng, trong đó có quyền tiếp cận các dịch vụ phục hồi

chức năng. Hậu quả của thảm họa có thể làm lộ rõ các nhu cầu về phục hồi chức năng

và mang đến cơ hội để đặt ra các vấn đề khuyết tật trong nghị trình quốc gia.

Công tác hỗ trợ nạn nhân thảm họa có nhu cầu về chân tay giả và nẹp chỉnh hình

bao gồm những hoạt động nêu ở Hình 4.

Hình 4. Các giai đoạn trong chuỗi phục hồi chức năng về chân tay giả và nẹp chỉnh hình ở bối cảnh thảm họa

• Cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹpchỉnh hình

• Theo dõi hỗ trợ• Kế hoạch dài hạn• Xây dựng chính

sách

Dài hạn

• Xây dựng nănglực

• Tăng cường hệthống

• Đào tạo nhân lực• Tăng cường các

đơn vị dịch vụ

Nguồn: phỏng theo (49)

Giai đoạn khẩn cấpChân tay giả và nẹp chỉnh hình thường không cứu được mạng sống, nhưng dịch vụ phải

được dự trù không chậm trễ, ngay trong giai đoạn khẩn cấp. Thông tin phải được thu thập

về số nạn nhân cần điều trị bằng chân tay giả và nẹp chỉnh hình, về năng lực của cơ sở

địa phương, về số nhân viên hiện có và sự hỗ trợ kỹ thuật và vật chất mà họ cần để phục

hồi và tăng cường dịch vụ để phục vụ cứu trợ.

Ở giai đoạn khẩn cấp, nạn nhân có thể cần một số nẹp (như những sản phẩm làm sẵn để

cố định chi hoặc cột sống bị gãy) và sản phẩm hỗ trợ di chuyển (xe lăn và nạng) để phòng

tránh suy giảm thứ cấp và tạo thuận lợi cho di chuyển. Chuyên viên chân tay giả và nẹp cần

làm việc với phẫu thuật viên, chuyên viên trị liệu và các nhân viên y tế khác để thăm khám

nạn nhân và đóng góp ý kiến, chẳng hạn về mức độ cắt cụt, những cân nhắc về chân tay

giả, loại số liệu cần thu thập để ấn định mức cơ sở, quy trình chuyển bệnh và phòng tránh

suy giảm thứ cấp (49-51). Việc dự trù cung cấp dịch vụ tiếp theo cần bắt đầu song song để

đảm bảo là vật tư và phương pháp làm việc tương thích với những gì sẽ sử dụng trong dài

hạn.

79

Giai đoạn tái thiết

• Sàng lọc• Cung cấp những

chủng loại hạn chếcác dụng cụ dichuyển

• Cố vấn cho nhân viêny tế & phục hồi chứcnăng

• Thu thập số liệu• Lên kế hoạch

Giai đoạn khẩn cấp

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Giai đoạn tái thiếtViệc lắp đặt chân tay giả và nẹp cần bắt đầu ngay khi sự lành thương và tình hình an ninh

cho phép. Nếu dịch vụ không được cung cấp nhanh chóng, sẽ càng khó khăn hơn để đạt

được những kết quả phục hồi tốt. Có thể sẽ phải gây dựng những đơn vị dịch vụ mới để

bổ sung hoặc thay thế những cơ sở không hoạt động. Phải tiến hành mọi hoạt động với

cái nhìn dài hạn.

Cung cấp dịch vụ trong dài hạnNgười sử dụng được phục vụ trong giai đoạn tái thiết phải có sự bảo đảm được tiếp cận

dịch vụ đáng tin cậy trong dài hạn, như đối với mọi người cần chân tay giả và nẹp chỉnh

hình. Việc cung cấp dịch vụ lâu dài và bền vững đòi hỏi phải tăng cường năng lực các đơn

vị dịch vụ và đầu tư vào đào tạo nhân lực. Điều này cần được cân nhắc khi dự trù và xét

ngân sách để quốc tế hỗ trợ.

Sự chuẩn bị sẵn sàng cho thảm hoạNhững nước thường có thiên tai cần chuẩn bị để có thể cung cấp dịch vụ chân tay giả và

nẹp chỉnh hình cùng với những dịch vụ phục hồi chức năng khác ở giai đoạn sớm. Họ cần

dự trữ những loại nẹp và dụng cụ di chuyển thiết yếu và ghi thêm dịch vụ chân tay giả và

nẹp chỉnh hình vào công tác đào tạo nhân viên y tế và nhân viên cộng đồng để chuẩn bị

sẵn sàng cho thảm hoạ.

4K Đơn vị dịch vụ riêng biệt và sáp nhập

Một đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể là một thực thể riêng biệt, đứng

một mình hoặc nó có thể là một bộ phận tích hợp, nằm trong một cơ sở y tế, phục hồi chức

năng hay cung cấp sản phẩm hỗ trợ. Dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình tích hợp vào

hệ thống y tế quốc gia (xem 4F) thường ở trong bệnh viện và cơ sở phục hồi chức năng.

Có khi ngoại lệ những đơn vị này chỉ chuyên môn trong một bộ môn - chân tay giả hoặc

nẹp chỉnh hình - hay thậm chí một phân nhánh, như nẹp cột sống.

Đơn vị dịch vụ riêng biệtMột đơn vị dịch vụ riêng biệt không nằm trong một cơ sở lớn hơn. Nó vẫn có thể thuộc

một mạng lưới cung cấp dịch vụ, như mạng lưới gồm nhiều đơn vị của một bộ hoặc của

một công ty. Ưu điểm của đơn vị riêng biệt là nó linh hoạt về mặt địa điểm, khiến người sử

dụng dịch vụ tiếp cận được dễ dàng. Tuy nhiên, nó có khó khăn trong việc thiết lập mối liên

kết với các bệnh viện và cơ sở phục hồi chức năng khác; và nhiều người sử dụng có thể

thấy bất tiện và tốn kém khi phải đến nhiều nơi hẹn cho những nhu cầu y tế khác nhau và

ở những địa điểm khác nhau.

Đơn vị dịch vụ sáp nhậpĐơn vị chân tay giả và nẹp chỉnh hình thường được tích hợp vào cơ sở y tế lớn hơn, như

vậy có lợi cho cả đơn vị dịch vụ và cơ sở lớn, do sự tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên chân

tay giả và nẹp chỉnh hình và nhân viên y tế khác tạo thuận lợi cho việc chuyển bệnh qua lại

và thường làm cải thiện kết quả của dịch vụ y tế và dịch vụ phục hồi chức năng (xem 4F).

Bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình nào - công, tư hay phi chính 80

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

phủ - cũng có thể được tích hợp vào một cấu trúc y tế lớn hơn; đơn vị được tích hợp

không nhất thiết thuộc cùng một tổ chức với cơ sở lớn. Chẳng hạn đơn vị chân tay giả và

nẹp chỉnh hình tư nhân thường được tích hợp vào các bệnh viện công.

Dịch vụ hợp nhất cho sản phẩm di chuyển và sản phẩm hỗ trợDịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể là bộ phận thuộc một cơ sở cung cấp sản

phẩm di chuyển, kể cả nạng, khung tập đi, xe lăn và ghế đặc biệt (xem Khung 23), hoặc

thậm chí thuộc một cơ sở dành cho công nghệ hỗ trợ rộng hơn nữa, bao gồm dụng cụ

nhìn và nghe. Đây có thể là một cách để thiết lập dịch vụ bảo trì và sửa chữa phi tập trung.

Bởi nhiều lĩnh vực khác nhau cùng sử dụng chung các kỹ năng của nhân viên, trang thiết

bị, dụng cụ và hệ thống điều hành, nên dịch vụ có thể trở nên kinh tế hơn.

Khung 23. Một phương thức nhập chung để cung cấp sảnphẩm hỗ trợ ở Samoa

Kết hợp nhiều công nghệ hỗ trợ khác nhau trong một đơn vị dịch vụ là một cách hiệu quả để cải thiện việc tiếp cận những công nghệ đó, kể cả chân tay giả và nẹp chỉnh hình. Dịch vụ Thiết bịDi chuyển Hợp nhất của Samoa (Samoa Integrated Mobility Device Services) là sự hợp tác giữa Sở Y tế quốc gia Samoa, Nuanua O Le Alofa, và Motivation Australia, để đảm bảo việc tiếp cận các thiết bị di chuyển phù hợp một cách nhất quán, đáng tin cậy, công bằng và bền vững. Một cơ sở mới đã được xây dựng, có bố trí nhân viên đã qua đào tạo và họ đang phát triển những sự nghiệp mới trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật y tế phục vụ người dân Samoa. Những dịch vụ vềxe lăn, ghế hỗ trợ, chân tay giả, nẹp và dụng cụ hỗ trợ đi lại được kết hợp thành một khoa thiết bị di chuyển.

Ví dụ quốc gia

Dịch vụ tách biệtTrường hợp rất ngoại lệ là đơn vị chỉ phục vụ một nhóm đối tượng xác định (như trẻ con bị

cụt chi hoặc bị những chứng rối loạn về thần kinh, và những người bị vấn đề về tủy sống)

và chỉ cung cấp hoặc chân tay giả hoặc nẹp. Mặc dù đôi khi có cơ sở để làm như vậy,

nhưng thực tế vẫn thuận lợi và hiệu quả hơn khi cung cấp cả hai dịch vụ ở một nơi. Dụng

cụ, máy móc, thiết bị và nguyên liệu đều giống nhau và nhân viên chuyên môn đều được

đào tạo như nhau, nên chi phí đầu tư và vận hành sẽ tiết kiệm hơn.nning costs.

4L Đơn vị dịch vụ

Dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình được cung cấp ở những cơ sở được thiết kế và

thích ứng với những người cần những dụng cụ đó. Một đơn vị điển hình gồm có bốn khu

vực: khu tiếp nhận và chờ đợi, khu lâm sàng, nhà xưởng và văn phòng hành chính (xem

Khung 24). Cách bố trí và kích thước của đơn vị phải phù hợp với khối lượng và chủng loại

dịch vụ sẽ cung cấp. Ví dụ, nếu chân tay giả và nẹp được chế tạo ở một cơ sở trung tâm

dành cho nhiều đơn vị thì chỉ cần một xưởng nhỏ tại đơn vị dịch vụ.

Người sử dụng phải được tiếp cận trực tiếp và dễ dàng khu tiếp nhận-chờ đợi và khu lâm

sàng. Mọi khu vực dành cho người sử dụng, kể cả nhà vệ sinh, phải được thiết kế dễ sử

dụng. Phòng chờ và khu lâm sàng nên tách biệt với xưởng để giảm thiểu nguy cơ bị

thương tổn và tránh tiếng ồn, bụi và khói (có thể nguy hiểm) do những hóa chất sử dụng

81

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

trong quá trình chế tạo chân tay giả và nẹp. Khu vực dành cho người sử dụng phải thân

thiện và có dáng vẻ bệnh viện (xem 4A, Khung 13, và 1R). Cần bố trí điều kiện để điều trị

riêng biệt cho bé trai, bé gái, phụ nữ và nam giới.

Khu vực dành cho người sử dụng Khu vực nhân viên

Khung 24. Bốn khu vực chủ yếu trong đơn vị dịch vụ chân tay giảvà nẹp chỉnh hình

Khu tiếp nhận/chờ đợi

• Phòng chờ

• Tiếp nhận

• Nhà vệ sinh

Khu lâm sàng

• Phòng khám

• Phòng đo/làm khuôn bột

• Phòng lắp đặt

• Khu luyện tập dáng đi

• Vật lý trị liệu

• Phòng tắm

Khu xưởng

• Phòng lắp ráp, thực nghiệm

• Phòng chỉnh bột

• Phòng nhựa

• Phòng máy

• Kho

• Ở những đơn vị lớn, có thể có nhiều phòng chức năng hơn.

Khu nhân viên

• Hành chính

• Văn phòng

• Thư viện/phònghọp

• Phòng thay y phục

• Phòng tắm

• Nhà vệ sinh

© R

oya

l Na

tion

al O

rth

op

ae

dic

Ho

spita

l – U

K

82

3 421

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

4M Trang thiết bị

Trang thiết bị thường sử dụng ở một đơn vị dịch vụ gồm có dụng cụ thủ công thông

thường và dụng cụ đặc thù cho việc chế tạo chân tay giả và nẹp chỉnh hình (xem ví dụ ở

Khung 25). Số lượng và bộ trang thiết bị tùy thuộc vào kích thước của đơn vị và chủng loại

của dịch vụ được cung cấp. Việc lựa chọn trang thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất

của dịch vụ. Cần tìm kiếm trên thị trường để có những dụng cụ, máy móc và thiết bị phù

hợp nhất, sau khi so sánh giá cả, chất lượng và sự phổ biến của mặt hàng. Đầu tư vào

trang thiết bị có chất lượng tốt, dù cho ban đầu có thể là tốn kém, có thể làm giảm chi phí

bảo trì và thay thế, khiến cho sản phẩm chân tay giả và nẹp sẽ có giá vừa phải về lâu dài.

Mọi khoản phải được bảo dưỡng đều đặn theo đúng hướng dẫn của nhà cung cấp hay

nhà sản xuất, và cần có kế hoạch để thay thế máy móc.

Cũng như với bán thành phẩm và vật liệu sản xuất chân tay giả và nẹp chỉnh hình (xem

2F), các thành phần trong nước cần làm việc với các cơ quan và bộ liên quan để được

miễn thuế nhập khẩu và phí hải quan đối với những dụng cụ, máy móc và trang thiết bị

chuyên dùng khác để chế tạo chân tay giả và nẹp chỉnh hình.

Khung 25. Ví dụ về trang thiết bị sử dụng ở đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình

Khu vực Trang thiết bị

Phòng thăm khám Dụng cụ lưu giữ sổ sách; dụng cụ thăm khám đối tượng

Phòng đo và làm khuôn bột

Thiết bị thu đo hình dáng; dụng cụ đo

Phòng chỉnh bột

Phòng nhựa Thiết bị gia nhiệt và tạo dáng nhựa và/hoặc tạo màng mỏng (lò nung, máy tạo chân không, …)

Phòng lắp ráp Dụng cụ cầm tay, máy khoan, máy may, v.v.

Phòng máy Máy khoét ổ mỏm cụt, máy khoan công suất lớn, v.v.

Trị liệu và tập dáng đi

4N Môi trường lao động và sự an toàn

Cung cấp chân tay giả và nẹp chỉnh hình là công việc lâm sàng, thực hiện trong môi trường

giống như ở cơ sở y tế, nhưng một số công đoạn kỹ thuật được thực hiện ở xưởng. Một

số dụng cụ và máy móc phát tiếng ồn, tạo ra bụi và có thể gây tổn thương thể chất; thường

thì hoá chất sử dụng gây độc hại cho da và phổi. Để bảo vệ an toàn và sức khoẻ cho cả

người sử dụng và nhân viên, đơn vị dịch vụ phải có những quy tắc an toàn thành văn, có

những thông báo về sức khoẻ và an toàn dễ đọc và giải thích các quy tắc và những nguy

hiểm tiềm tàng ở mỗi khu vực của đơn vị. Bình chữa cháy, bộ sơ cứu và rửa mắt phải đặt

ở những nơi dễ tiếp cận, và không được phép hút thuốc lá. Nhân viên phải được tập huấn

đầy đủ các quy tắc và quy trình khi xảy ra tai nạn, hoả hoạn hay tình trạng khẩn cấp. Mọi

83

Thiết bị trị liệu, thanh song, gương soi, v.v.

Dụng cụ và thiết bị chỉnh khuôn bột

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

nhân viên đều phải chấp hành các quy tắc. Khi xảy ra tai nạn, người sử dụng và nhân viên

cần được hưởng các chính sách về bảo hiểm.

Ở khu vực xưởng, an toàn và sức khoẻ của công nhân cần được bảo vệ bằng những cách

như:

• sử dụng trang bị bảo hộ, như bao tay, khẩu trang, mắt kính và chụp bảo vệ tai khi làm

công việc nguy hiểm (được xác định bởi quy tắc an toàn);

• có hệ thống hiệu quả để hút bụi và khói ra khỏi khu vực xưởng;

• chỉ chạy máy gây tiếng ồn trong phòng chuyên dùng có cách âm;

• máy được lắp đặt đúng cách, có đủ khoảng rộng chung quanh và theo đúng hướng dẫn

của nhà cung cấp hay nhà sản xuất, để không gây nguy cơ tai nạn;

• dụng cụ và máy móc được thường xuyên bảo dưỡng và trong tình trạng vận hành tốt; và

• mọi nhân viên kỹ thuật được đào tạo để sử dụng an toàn mọi dụng cụ, máy móc và vật

tư.

Giám sát tình hình an toàn Tình hình an toàn cần được giám sát bằng cách thu thập và phân tích các dữ liệu về

những sự cố bất lợi trong cung cấp dịch vụ, kể cả về tai nạn, diễn biến gần với tai nạn, các

thương tổn, lây nhiễm, sự việc bất thường, ứng xử sai sót của nhân viên hoặc những lỗi

khác có thể gây tổn hại cho sự an toàn của người sử dụng và nhân viên hoặc có những hệ

luỵ tiêu cực cho cơ sở. Những sự cố như vậy cần được theo dõi chặt chẽ và ngăn chặn tái

diễn. Quy trình cần được xây dựng để giảm thiểu các sự cố bất lợi. Cần khuyến khích

người sử dụng có ý kiến phản hồi để đảm bảo là mọi sự cố đều được ghi nhận.

Xác định đối tượng và chuyển cấp

Phát hiện người sử dụng và giới thiệu/chuyển bệnh là công tác quan trọng, đảm bảo là

những ai cần được phục vụ sẽ được chuyển đến đúng đơn vị cung cấp dịch vụ (xem 4P).

Phát hiện nhu cầuNhu cầu của một người cần dịch vụ chân tay giả hay nẹp chỉnh hình thường được phát

hiện ở khu vực y tế, ví dụ như khi người đó đến bệnh viện hay phòng khám vì một tình

trạng mạn tính hay một vấn đề liên quan đến suy giảm, hoặc do kết quả trực tiếp của một

can thiệp y tế, như cắt cụt chi. Tuy nhiên, thường thì những người cần dịch vụ chân tay

giả hay nẹp chỉnh hình lại không biết là có những dịch vụ đó và lợi ích của chúng. Điều

này là một vấn đề thực sự, nhất là ở những nơi có khó khăn, dịch vụ y tế phát triển kém, ít

cán bộ chuyên môn được đào tạo để phát hiện nhu cầu và khả năng chuyển bệnh cũng ít

được biết đến. Ở những nơi như vậy, người có nhu cầu thường được giới thiệu đến dịch

vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình bởi các thành phần đồng đẳng và tổ chức của người sử

dụng.

Để đảm bảo là người có nhu cầu được chuyển đến đúng dịch vụ, nhân viên y tế và nhân

viên xã hội cần biết là những dịch vụ đó có sẵn và làm cách nào để tiếp cận chúng. Đây

thuộc về các hoạt động nâng cao nhận thức (xem 1Q), có thể được thực hiện kết hợp với

công tác đào tạo.

84

v4O

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

Chuyển bệnh nhânNhững quy tắc chính xác về chuyển bệnh và tập quán chuyển bệnh đến dịch vụ chân tay

giả và nẹp chỉnh hình tuỳ thuộc vào mỗi nước, vào cơ quan và hệ thống tài chính địa

phương. Các quy trình chuyển bệnh cần được xác lập và đưa vào chính sách dịch vụ ở

các cấp quốc gia, địa phương hay đơn vị dịch vụ, tuỳ thuộc vào bối cảnh. Các quy trình đó

cần bao gồm cả quy trình tự đến và quy trình chuyển bệnh bởi cán bộ y tế hay cán bộ

chuyên môn khác, với những thông tin cần có.

Ở nhiều nước, để được bảo hiểm thanh toán, người sử dụng phải đến gặp bác sĩ để được

thăm khám tổng quát lần đầu và có chỉ định chân tay giả hay nẹp. Bác sĩ phải là bác sĩ

chuyên khoa về phục hồi chức năng hay chỉnh hình, có hiểu biết đầy đủ về ngành chân tay

giả và nẹp chỉnh hình và được cơ quan bảo hiểm - công hay tư - cho phép cấp lệnh mua

để gửi đến nhà cung cấp dịch vụ.

Ở nhiều nước khác, dịch vụ chân tay giả và nẹp không được bảo hiểm thanh toán và cũng

không có nhiều bác sĩ thuộc chuyên khoa phục hồi chức năng. Do đó có thể tổ chức đào

tạo chuyên đề cho bác sĩ đa khoa hoặc cho những cán bộ chuyên môn khác về phục hồi

chức năng, có quyền cấp lệnh mua.

Người sử dụng thường tự đến ở nhiều nước, nhất là để thay mới chân tay giả hay nẹp.

Việc thay mới có thể thực hiện với lệnh mua ban đầu, nếu có thoả thuận giữa nhà cung

cấp dịch vụ và cơ quan thanh toán về việc bao lâu thì được thay mới và với những điều

kiện gì.

4P Quy trình giao nhận dịch vụ

Quy trình giao nhận dịch vụ đầy đủ thường được thực hiện tại đơn vị dịch vụ, mặc dù một

số khâu có thể tiến hành bên ngoài đơn vị. Ví dụ, việc lấy số đo, lấy mẫu bột, thử dụng cụ

và giao nhận dụng cụ có thể diễn ra tại những địa điểm dịch vụ phi tập trung (xem 4H) hoặc

khi nhân viên của đơn vị đến công tác ở bệnh viện, hoặc dụng cụ được chế tạo ở một địa

điểm tập trung dành cho nhiều đơn vị dịch vụ sử dụng chung.

Cung cấp dịch vụ gồm bốn bước: (1) thăm khám, (2) chế tạo và lắp đặt, (3) tập luyện cho

người sử dụng và (4) giao nhận sản phẩm và theo dõi, mỗi bước lại chia thành những hoạt

động nhỏ (Hình 5). Nhiều quy chuẩn ISO định nghĩa thuật ngữ ngành chân tay giả và nẹp

chỉnh hình, người sử dụng và phương pháp, có thể sử dụng để trình bày và soạn thảo các

thủ tục trong cung cấp dịch vụ (xem Khung 26).

85

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Hình 5. Quy trình giao nhận dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình

Quy trình giao nhận dịch vụ

Tập luyện chongười sử dụng

• Trị liệu

• Tập dáng đi

• Tập luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày

Chế tạo và lắp đặt

• Lấy số đo

• Chế tạo

• Tra lắp và chỉnh

sửa theo người

sử dụng

Giao nhận sản phẩm và theo dõi

• Giao sản phẩm

• Đánh giá kết quả

• Theo dõi tái khám

• Bảo trì vàsửa chữa

Thăm khám

Cuộc hẹnMột khi người sử dụng đã tiếp xúc với đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình, họ

được hẹn đến để thăm khám và xác định nhu cầu chính xác. Cả người sử dụng và người

chăm sóc cần được thông báo về mọi vấn đề cụ thể trong quá trình điều trị và các chi phí

liên quan, nếu có. Nếu đơn vị có nhiều công việc và danh sách chờ đông, cuộc hẹn cho

một số nhóm đối tượng như trẻ em phải được ưu tiên, và cần phải có nguyên tắc hướng

dẫn cho việc sắp xếp ưu tiên. Hệ thống đặt hẹn phải dành chỗ cho những tình huống khẩn

cấp.

Một cán bộ chuyên môn về chân tay giả và nẹp chỉnh hình được chỉ định làm cán bộ lâm

sàng đảm nhận điều trị và là người tiếp xúc chủ yếu đối với người sử dụng.

Thăm khámCông tác điều trị thường bắt đầu bằng việc thăm khám kỹ lưỡng người sử dụng. Khi cần

thiết và khả thi, thăm khám được thực hiện bởi một nhóm liên ngành gồm nhiều chuyên

viên về phục hồi chức năng (xem 3C). Thăm khám toàn diện và xem người sử dụng và

người chăm sóc là thành viên trong nhóm liên ngành, nhóm cần xác định nhu cầu của

người sử dụng qua xem xét cấu trúc và chức năng cơ thể, sinh hoạt và hoạt động tham

gia. Kết quả thăm khám phải được chia sẻ với người sử dụng và người chăm sóc.

Chỉ địnhTrên cơ sở kết quả thăm khám và sau khi hội ý giữa nhóm liên ngành và người sử dụng và

người chăm sóc, một quyết định có hiểu biết được đưa ra về cách điều trị thích hợp nhất.

Người chỉ định phải xem xét các mục tiêu cần thực hiện về mặt y sinh học và tâm lý xã hội

khi chỉ định một sản phẩm chân tay giả hay nẹp bởi những khía cạnh này ảnh hưởng đến

độ vừa của dụng cụ (62). Chỉ định phải nêu rõ kiểu thiết kế và quy cách kỹ thuật của sản

phẩm đúng theo cách phân loại chuẩn các chân tay giả và nẹp chỉnh hình của quốc gia

(mà cách phân loại quốc gia thì phải dựa trên quy chuẩn ISO, xem Khung 26 và 2E).

86

1 2

Thăm khám

• Cuộc hẹn• Thăm khám• Chỉ định• Ấn định mục

tiêu

3 4

1

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

Chỉ định cũng cần nói rõ công nghệ, kể cả bán thành phẩm và vật tư, sẽ sử dụng và mọi

yêu cầu đặc biệt (như những kiểu thiết kế hoặc bán thành phẩm không đúng quy chuẩn).

Khung 26. Thuật ngữ chuẩn ISO về chân tay giả và nẹp chỉnh hình

Ủy ban ISO Kỹ thuật 168 về chân tay giả và nẹp chỉnh hình đã xây dựng các quy chuẩn cho:

• thuật ngữ được sử dụng để mô tả người sử dụng các chân tay giả và nẹp chỉnh hình và các dụng cụ mà họ sử dụng,

• các phương pháp để thăm khám người sử dụng và chỉ định các dụng cụ, và

• việc mô tả các kết quả điều trị.

Quy chuẩn ISO về chân tay giả:

• ISO 8548 Phần 1 quy định một phương pháp mô tả các khiếm khuyết khi sinh ra (33).

• ISO 8549 Phần 4 quy định các thuật ngữ liên quan đến cắt cụt chi (52).

• ISO 8548 Phần 2-5 quy định các phương pháp mô tả mỏm cụt chi dưới, mỏm cụt chi trên, những điều kiện gây ra cắt cụt và tình trạng lâm sàng của người bị cắt cụt (35, 53-55).

• ISO 29782 mô tả các yếu tố cần xem xét khi quy định chi tiết một chân tay giả dành cho người bị cắt cụt chi dưới (56).

• ISO 8549 Phần 2 quy định các thuật ngữ liên quan đến chân tay giả lắp ngoài và người mang những chân tay giả đó (34).

• ISO 13405 Phần 1-3 quy định một phương pháp để phân loại và mô tả những bán thành phẩm chân tay giả (37).

• ISO 29781 quy định những yếu tố cần đưa vào khi mô tả sinh hoạt thể chất của một người bịcắt cụt một hoặc hai chi dưới hoặc bị khiếm khuyết một hoặc nhiều đoạn chi dưới khi sinh ra (57).

• ISO 29783 Phần 1 và 2 cung cấp thuật ngữ để mô tả dáng đi bình thường và dáng đi bằng chân giả (58, 59).

Quy chuẩn ISO về nẹp chỉnh hình:

• ISO 8551 quy định thuật ngữ để mô tả người cần được điều trị bằng nẹp chỉnh hình, các mục tiêu lâm sàng của việc điều trị và các yêu cầu về chức năng của nẹp chỉnh hình (60).

• ISO 8549 Phần 3 quy định các thuật ngữ liên quan đến nẹp chỉnh hình lắp ngoài (33).

• ISO 13404 quy định một phương pháp để phân loại và mô tả các nẹp chỉnh hình lắp ngoài và các bán thành phẩm nẹp chỉnh hình (37).

• ISO 29783 Phần 3 quy định một phương pháp để mô tả dáng đi bệnh lý (ngoại trừ dáng đi bằng chân tay giả) (61).

Tuỳ thuộc vào nhu cầu được xác định khi thăm khám, phần chỉ định cũng có thể bao gồm

những loại sản phẩm hỗ trợ di chuyển khác (xem Khung 27), tập vật lý trị liệu và hoạt động

trị liệu chuẩn bị, phẫu thuật, quản lý đau và hỗ trợ tâm lý xã hội.

Khung 27. Nhu cầu kết hợp về sản phẩm hỗ trợ di chuyển

Trong kế hoạch chăm sóc, người sử dụng thường cần nhiều sản phẩm di chuyển khác, ngoài chân tay giả hay nẹp, chẳng hạn như gậy hoặc tó, nạng, khung đứng, khung tập đi hay xe lăn. Nhu cầu này có thể là tạm thời (trong thời gian phục hồi chức năng) hoặc thường xuyên. Nhiều người sử dụng có tình trạng thoái hoá sẽ dần dần cần đến thêm sản phẩm di chuyển để duy trìsự độc lập của họ. Trong kế hoạch điều trị toàn diện và phần chỉ định các sản phẩm di chuyển, cần chú ý kết hợp các sản phẩm để có hiệu quả tốt nhất.

87

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Người sử dụng và người chăm sóc thường được hướng dẫn liên hệ các tổ chức người

sử dụng phù hợp để có sự tư vấn và hỗ trợ đồng đẳng (xem Khung 28).

Khung 28. Tư vấn và hỗ trợ đồng đẳng

Người sử dụng dịch vụ hưởng lợi từ việc trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, những cảm xúc vànhững suy nghĩ về các vấn đề xã hội và thực tế với những người ở trong hoàn cảnh giống mình hoặc đã từng có những trải nghiệm như mình. Trong mối quan hệ hỗ trợ bình đẳng và đồng đẳng, người sử dụng có thể hiểu được người khác làm cách nào để tự điều chỉnh và thích nghi với hoàn cảnh mới sau một chấn thương hoặc một cơn bệnh. Điều đó giúp họ có thêm hy vọng và vượt qua những khó khăn xuất hiện trong cuộc sống của họ.

Hỗ trợ đồng đẳng có thể mang nhiều hình thức, từ kèm cặp đến tư vấn và lắng nghe. Nó có thểlà chính thức hoặc thân mật, có thể thực hiện trực tiếp mặt đối mặt, qua điện thoại hoặc trên những diễn đàn trực tuyến, từng nhóm hoặc từng cá nhân. Người hỗ trợ đồng đẳng có thể đãqua đào tạo hoặc chưa, là người tình nguyện hoặc là người tư vấn được trả lương.

Mọi người sử dụng chân tay giả hay nẹp chỉnh hình phải có cơ hội được tiếp cận sự hỗ trợđồng đẳng, tuỳ theo nhu cầu của họ. Khi cần thiết, gia đình và người chăm sóc cũng nên tham gia. Sự hỗ trợ đồng đẳng phi chính thức có thể thực hiện trong phạm vi các cơ sở dịch vụ bình thường, bằng cách giới thiệu đến các nhóm người sử dụng hoặc các tổ chức có kinh nghiệm cung cấp sự hỗ trợ như vậy, tuỳ theo nhu cầu. Mặc dù hỗ trợ đồng đẳng là tự nguyện, nó cần được các nhà cung cấp dịch vụ khuyến khích, bởi nó có thể thúc đẩy động lực ở người sử dụng dịch vụ, từ đó đẩy nhanh điều trị và góp phần mang đến kết quả toàn diện tốt hơn.

Thăm khám đôi khi dẫn đến quyết định không chỉ định chân tay giả hay nẹp, chẳng hạn khi

xét thấy việc lắp đặt dụng cụ là không thực hiện được hoặc không có lợi. Lý do phải được

giải thích đầy đủ và chứng minh cho người sử dụng và người chăm sóc, và cần đưa ra

phương án thay thế, ví dụ như trị liệu hay sử dụng xe lăn. Có khi phiếu mua không chính

xác hoặc không phù hợp, và đối tượng bị chuyển trả lại người đã cấp phiếu ban đầu.

Ấn định mục tiêuVới sự hợp tác của người sử dụng và người chăm sóc, một kế hoạch điều trị cá nhân hóa

cần được chuẩn bị và ghi vào tài liệu, kể cả việc ấn định mục tiêu thực tế và riêng cho cá

nhân (xem Khung 29). Những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cần được ấn định, rà soát

đều đặn để chỉnh sửa theo tiến độ đạt được. Điều này có nghĩa là có thể phải thay đổi kế

hoạch điều trị.

Khung 29. Các mục tiêu SMART

Cán bộ lâm sàng về chân tay giả và nẹp chỉnh hình, có tham khảo ý kiến người sử dụng và người chăm sóc, cần ấn định những mục tiêu phù hợp cho công tác điều trị. Việc ấn định mục tiêu phải được hướng dẫn bởi những tiêu chí cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, phù hợp, có ấn định thời gian (specific, measurable, achievable, relevant, time-bound - gọi tắt là ‘SMART’), mà trong bối cảnh điều trị bằng chân tay giả và nẹp chỉnh hình sẽ có nghĩa như sau.Cụ thể: Mục tiêu không được quá chung chung mà phải thúc đẩy tiến bộ trong những

lĩnh vực được xác định rõ ràng.Có thể đo lường: Mục tiêu phải đo lường được, có chỉ số để lượng định và kiểm tra mức tiến bộ.

Có thể đạt được: Mục tiêu phải thực tế và có thể đạt được, xét tiềm lực của người sử dụng (nhưđã xác định khi thăm khám) và những nguồn lực sẵn có.

Phù hợp: Mục tiêu phải phù hợp với các nhu cầu và trông đợi của người sử dụng và người chăm sóc, và phải thích ứng theo cá nhân.

Có ấn định thời gian: Mục tiêu có bao gồm những chỉ tiêu thời gian và nêu rõ phạm vi thời gian phải đạt được tiến bộ.

88

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

Chế tạo và lắp đặt

Lấy số đoQuy trình lắp chân tay giả và nẹp thường bắt đầu bằng một bộ các số đo bộ phận cơ thể.

Đối với sản phẩm làm sẵn (xem 2C) thì thường đo chiều dài và các chu vi là đủ để lựa

chọn một dụng cụ có kích thước phù hợp (có thể còn phải chỉnh sửa dụng cụ theo những

đặc trưng giải phẫu của người sử dụng; xem mục Tra lắp và chỉnh sửa theo người sử

dụng dưới đây). Đối với sản phảm làm theo đối tượng, phần lấy số đo cũng bao gồm thu

nhận hình dáng và lấy mẫu bột của bộ phận cơ thể, chẳng hạn như khuôn bột và/hoặc

hình ảnh số tạo ra trên máy tính, từ đó mà chế tạo dụng cụ.

Chế tạoKhâu chế tạo thường bao gồm tạo hình và lắp ráp các bán thành phẩm và vật tư - nhiều

thứ trong số này được làm sẵn và có nhiều kiểu và kích thước khác nhau. Sản phẩm có

thể được chế tạo trong thời gian người sử dụng chờ đợi, nhưng dụng cụ làm theo đối

tượng thường đòi hỏi một cuộc hẹn khác.

Nhân viên chế tạo phải theo đúng nguyên tắc và hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo bán thành phẩm phát huy trọn vẹn công năng và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn cho người sử dụng và cả cho nhân viên. Mọi sự lệch chuẩn phải được ghi nhận. Nhà sản xuất và nhà cung ứng các bán thành phẩm, vật tư và vật liệu tiêu hao cần thông báo và tập huấn cho nhân viên về cách áp dụng lâm sàng tốt nhất cho sản phẩm của mình.

Tra lắp và chỉnh sửa theo người sử dụngTiếp theo, dụng cụ phải đem thử trên người sử dụng và thích ứng hoàn toàn với các đặc

trưng giải phẫu của cơ thể và các mô hình cử động. Phần tra lắp và gióng dựng phải chỉnh

sửa theo từng người để đạt sự thoải mái, chức năng và bề ngoài tối ưu, qua đó đảm bảo

hiệu quả sử dụng của sản phẩm. Song song đó là tập luyện cho người sử dụng (xem phần

tiếp theo). Tùy thuộc chủng loại và tính phức tạp của dụng cụ, việc chỉnh sửa có thể giải

quyết tức thì, như đối với nhiều sản phẩm làm sẵn, hoặc mất nhiều buổi, đôi khi nhiều

tuần, thậm chí nhiều tháng.

Tập luyện cho người sử dụng

Tập luyện

Tập luytện cho người sử dụng là một phần không thể thiếu trong dịch vụ chân tay giả

và nẹp chỉnh hình. Nhiều người phải trải qua tập luyện chuẩn bị để tăng cường cơ bắp

và gia tăng tầm vận động các khớp trước khi lắp chân tay giả hay nẹp. Trong quá trình

lắp chân tay giả, họ cần được tập luyện đầy đủ về chức năng để quen với dụng cụ mới,

có thể mang nó vào và tháo nó ra, có thể sử dụng dụng cụ hiệu quả và an toàn, và có

thể hoàn toàn kiểm soát các đặc điểm và chức năng của dụng cụ.

89

3

2

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Tập luyện được thực hiện dưới sự giám sát của cán bộ lâm sàng về chân tay giả và nẹp

chỉnh hình hoặc bởi kỹ thuật viên vật lý trị liệu hay hoạt động trị liệu (xem Khung 30). Dụng

cụ có thể được điều chỉnh tiếp, tùy theo nhu cầu và sự tiến bộ của người sử dụng (xem

Tra lắp và chỉnh sửa theo người sử dụng, ở mục trên). Phần đông người sử dụng chỉ cần

tập luyện chút ít khi thay chân tay giả hoặc nẹp mới. Đối với những người cần sự hỗ trợ

thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày, thành viên gia đình và người chăm sóc nên tham

gia vào mọi khâu luyện tập của đương sự.

Khung 30. Can thiệp bằng trị liệu trong quá trình dịch vụ chân tay giảvà nẹp chỉnh hình

Can thiệp bằng trị liệu vật lý hoặc trị liệu hoạt động thường cần thiết trong giai đoạn luyện tập chuẩn bị và giai đoạn lắp chân tay giả (luyện tập chức năng) và đặc biệt quan trọng đối với người trải qua điều trị lần đầu. Kỹ thuật viên vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu là những thành viên quan trọng trong nhóm liên ngành.

Khâu tập luyện chuẩn bị có mục đích là giúp đương sự có thể lực để lắp chân tay giả hoặc lắp nẹp và bao gồm những can thiệp làm tăng lực cơ bắp, làm khỏe các khớp và các cấu trúc khác bằng thao tác trực tiếp bằng tay hoặc bằng những bài tập có giám sát, cũng có khi bằng xoa bóp, điện trị liệu và bằng sức nóng.

Khâu tập luyện chức năng bắt đầu vào những lần thử đầu tiên với chân tay giả hoặc nẹp chỉnh hình để tối ưu hóa sự vừa vặn và chức năng của dụng cụ. Nó bao gồm việc hướng dẫn người sử dụng cử động với dụng cụ mới, giám sát việc tập luyện dáng đi và hỗ trợ các hoạt động chức năng để chắc chắn là đương sự có thể sử dụng dụng cụ trong đời sống hàng ngày.

Khâu trị liệu là hết sức quan trọng cho kết quả chung và nên nằm trong gói dịch vụ chân tay giảvà nẹp chỉnh hình, lý tưởng là bằng cách sử dụng kỹ thuật viên trị liệu thuộc đơn vị dịch vụ. Tuy nhiên, có khi họ đến từ bên ngoài, thuộc nguồn lực của khoa vật lý trị liệu hay hoạt động trị liệu của bệnh viện hoặc của những đơn vị tư nhân độc lập.

Giao nhận sản phẩm và theo dõi

Giao sản phẩmMột khi xét thấy độ vừa vặn, chức năng và sự thoải mái của chân tay giả hay nẹp đã đạt

mức tối ưu và người sử dụng sử dụng dụng cụ một cách tự tin, thì người cán bộ lâm sàng

phụ trách chân tay giả và nẹp chỉnh hình phải kỹ lưỡng kiểm lại mọi thành phần của dụng

cụ trước khi cho hoàn tất. Người sử dụng và người chăm sóc cần có tiếng nói cuối cùng

về việc chấp nhận độ vừa vặn, chức năng và bề ngoài của dụng cụ.

Khi giao nhận chân tay giả hay nẹp chỉnh hình, người cán bộ lâm sàng chịu trách nhiệm

phải kiểm tra lần cuối mọi tiêu chí điều trị thiết yếu theo đúng quy trình chuẩn và có hội ý

với người sử dụng và người chăm sóc. Nếu cần thiết, kết quả được báo cáo cho cơ quan

bảo hiểm có liên quan. Người sử dụng và người chăm sóc phải biết cách sử dụng và bảo

dưỡng dụng cụ (kể cả cách giữ gìn khi không sử dụng), biết khi nào cần trở lại nhà cung

cấp dịch vụ để theo dõi tái khám, và biết khi nào và đi đâu để bảo trì và sửa chữa (xem

phần dưới). Người sử dụng có trách nhiệm chấp hành những hướng dẫn đó. Khi rời đơn

vị dịch vụ, đương sự phải biết ngày hẹn cho lần tái khám đầu tiên. Những sắp xếp đó đều

phải ghi hồ sơ.

90

4

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

Đánh giá kết quảKhi giao nhận sản phẩm và trong những buổi tái khám theo dõi, kết quả điều trị phải được

đánh giá so với những mục tiêu điều trị đã nhất trí, và ,nếu có thể, trên cơ sở những thước

đo kết quả đã được lựa chọn phù hợp và được chấp thuận. Kết quả kỹ thuật và những tiến

bộ trực tiếp trong chức năng, trong khả năng di chuyển, sự khéo léo và trong sinh hoạt

của đương sự phải được đánh giá và ghi vào hồ sơ, cũng như tác động trên sự tham gia,

chẳng hạn như khả năng làm việc trở lại, khả năng học tập, hòa nhập xã hội và những mặt

khác của chất lượng cuộc sống (xem 1P).

Theo dõi tái khámSau khi phần điều trị đã kết thúc, đương sự phải được theo dõi tái khám từng thời gian

nhất định để xem lại kết quả. Phần theo dõi tùy theo từng cá nhân và phải xem xét loại can

thiệp và tuổi của người sử dụng dịch vụ; trẻ con cần được theo dõi tái khám ít nhất là hai

lần mỗi năm. Nội dung tái khám là để kiểm tra xem liệu sản phẩm có ích lợi và không có

vấn đề về độ vừa vặn, sự thoải mái hoặc chức năng, và để bảo trì và sửa chữa khi cần

thiết. Theo dõi tái khám cũng quan trọng như bất kỳ khâu nào khác trong quá trình cung

cấp dịch vụ.

Các lần hẹn tái khám cũng mang đến cơ hội thu thập dữ liệu cho công tác đảm bảo chất

lượng và thu thập chứng cứ về số đo để cải tiến chất lượng điều trị, chất lượng sản phẩm

và dịch vụ (xem 4R).

Nếu người sử dụng không đến hẹn, nhà cung cấp dịch vụ cần tìm hiểu lý do. Nhà cung cấp

dịch vụ có trách nhiệm đảm bảo là dụng cụ mà họ cung cấp phục vụ tốt người sử dụng.

Bảo trì và sửa chữaĐể gia tăng tuổi thọ của chân tay giả và nẹp chỉnh hình, đơn vị dịch vụ hoặc các đơn vị

hợp tác phải cung cấp dịch vụ bảo trì và sửa chữa (xem 4I)

4Q Quản lý đơn vị dịch vụ

Giám đốc, nhà quản lý hoặc tổ quản trị chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của đơn vị

dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình, trong khi các trách nhiệm về công việc hàng ngày

và công tác giám sát nên giao phó cho những trưởng bộ phận được bổ nhiệm (như hành

chính, tài vụ và sản xuất) và sau đó đổ xuống từng cấp cho những thành viên khác. Các

nhiệm vụ quản lý bao gồm dự trù kế hoạch, giám sát, công tác tài vụ, quản lý kho hàng,

thu mua vật tư, quản lý nguồn nhân lực, thu thập dữ liệu và quản lý chất lượng.

Dự trù kế hoạchCông tác kế hoạch phải thực hiện ở cấp đơn vị nhưng có thể liên quan đến những cơ

quan ở cấp cao hơn nếu đơn vị nằm trong một tổ chức lớn hơn. Cần phải có kế hoạch dài

hạn lẫn kế hoạch chiến lược và kế hoạch hoạt động hàng năm. Kế hoạch phải ấn định rõ

các mục tiêu (chẳng hạn đặt ra số người sử dụng sẽ điều trị và các mục tiêu về chất lượng

cần đạt), có các điểm mốc và các chỉ số thực hiện, để có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá

kết quả.

91

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Giám sát và đánh giáHoạt động của đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình phải được theo dõi giám sát

liên tục và kết quả được đánh giá đều đặn để đảm bảo là dịch vụ sẽ đạt các mục tiêu đề ra

một cách hiệu quả.

Công tác theo dõi giám sát được thực hiện trong nội bộ bởi tổ quản trị của đơn vị (hoặc

bởi những cơ quan cấp cao hơn trong tổ chức). Công tác theo dõi giám sát bao gồm

thường xuyên thu thập và phân tích các số liệu (kể cả một số số liệu dịch vụ, xem Bảng 1

ở mục 1O) để chắc chắn là các hoạt động tiến triển đúng theo kế hoạch. Có thể lập ra một

danh mục kiểm tra từ những mục tiêu được ấn định để điều hành và phát triển các dịch vụ.

Bằng cách so sánh số liệu dịch vụ và các thành tích khác với danh mục kiểm tra, có thể

xác định tiến độ (hoặc sự chậm trễ) trong các hoạt động, từ đó ban giám đốc có thể sửa

chữa mọi thiếu sót.

Công tác đánh giá là sự xem xét khách quan (thường bởi những chuyên gia từ bên ngoài:

cấp trên trong tổ chức hay bên ngoài) tính phù hợp, tính hiệu quả, mức hiệu suất và tác

động của các hoạt động và dịch vụ của đơn vị. Mục đích là để phát hiện mọi sự chệch

hướng khỏi phương hướng đã dự trù, từ đó có thể chỉnh sửa lại và tăng cường công tác

của đơn vị. Công tác đánh giá bổ sung cho công tác giám sát thường xuyên. Đó thường là

một sự kiện đơn lẻ, có thể lập lại nhiều lần nếu cần thiết để đảm bảo công việc đi đúng

hướng. Công tác đánh giá cũng có thể là một phương tiện để báo cáo cho nhà tài trợ về

kết quả của một dự án được hỗ trợ và để chứng minh rằng kinh phí đã được quản lý và sử

dụng đúng đắn.

Cộng tácQuản lý một đơn vị dịch vụ cũng bao gồm việc ấn định các phương hướng để cộng tác và

việc điều phối cộng tác với những thành phần khác trong cuộc, như là:

• các tổ chức của người sử dụng dịch vụ;

• các cơ quan y tế và cơ quan phục hồi chức năng;

• các cơ quan xã hội, giáo dục và cơ quan hỗ trợ sinh kế;

• các chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (CBR);

• các chương trình thể thao và giải trí hoà nhập người khuyết tật (xem 1Q, Khung 7);

• chính quyền địa phương;

• xã hội dân sự;

• cộng đồng doanh nghiệp; và

• các cơ quan tài trợ, cơ quan đầu tư và cơ quan bảo hiểm.

Mặc dù số lượt cộng tác có thay đổi, từ tiếp xúc hàng ngày với một số đối tác đến hội họp

thường niên với số khác, những mối tiếp xúc này đều quan trọng. Để đạt hiệu quả, mối

quan hệ làm việc nên được chính thức hoá, điều này bao hàm những cuộc họp thường

xuyên và việc đặt ra những mục tiêu chung và những cơ chế cộng tác. Để sử dụng kiến

thức của các đối tác và các ý kiến tư vấn của họ trong việc dự trù kế hoạch và đẩy mạnh

các dịch vụ hơn nữa, các đơn vị dịch vụ cần xem xét thành lập một ủy ban tư vấn có sự

tham gia của họ (xem Khung 31).

92

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

Khung 31. Ủy ban tư vấn về chân tay giả và nẹp chỉnh hình

Các đơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình có thể tìm thấy sự hỗ trợ trong việc dự trùkế hoạch, huy động nguồn lực, theo dõi giám sát và đánh giá bằng cách thiết lập một ủy ban tư vấn về chân tay giả và nẹp chỉnh hình, trong đó có đại diện của những đối tác quan trọng nhất, vốn có mối quan tâm trực tiếp và có thể góp phần để dịch vụ hoạt động tốt. Vì họ cónhững mối quan tâm có phần khác nhau, các đối tác có thể mang đến nhiều đề xuất có giá trịvà bổ sung nhau về cách thức cải tiến đơn vị, qua đó đóng góp cho sự phát triển chung.

Đại diện của người sử dụng nên là thành viên của ủy ban, như vậy sẽ cho họ cơ hội để ảnh hưởng đến thiết kế của dịch vụ và việc cung cấp dịch vụ (xem 4B).

Ủy ban tư vấn không những bảo vệ nhiệm vụ của chương trình mà còn mang đến cơ hội nâng cao nhận thức và thúc đẩy ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình (xem 1Q)

Quản lý tài vụNhà cung cấp dịch vụ có nhiều khoản chi tiêu về lương, vật tư, vật liệu tiêu hao, tiền thuê

cơ sở, và tiền điện thoại và tiền điện. Phần kinh phí đến từ nhiều nguồn, như khoản đóng

góp của chính quyền, chi trả của bảo hiểm, viện trợ hoặc phí do người sử dụng chi trả

(hoặc kết hợp, xem 1K). Quản lý tài chính tốt bao gồm dự trù kế hoạch, tìm kiếm, sử dụng

và kiểm soát các nguồn tài chính của đơn vị để dịch vụ có một nền móng vững chắc, trên

cơ sở đó mà tăng trưởng dần và có một tác động quan trọng và lâu dài. Quản lý tài chính

phải minh bạch và theo đúng cách làm chuẩn trong nước.

Quản lý kho hàng và thu mua vật tưNhiều loại bán thành phẩm và vật tư được sử dụng để chế tạo chân tay giả và nẹp chỉnh

hình. Nhà cung cấp dịch vụ phải dự trù cẩn thận việc thu mua, tồn trữ và sử dụng những

mặt hàng này để dịch vụ đạt hiệu suất chi phí, có giá hợp túi tiền người sử dụng và không

bị gián đoạn vì thiếu vật tư (xem 2F). Cần tìm hiểu việc sử dụng phần mềm quản lý vật tư

để áp dụng cho thu mua và thanh toán.

Quản lý nguồn nhân lựcĐơn vị dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình cần áp dụng và tuân thủ các thủ tục về

quản lý nhân sự được thực hiện bởi các cơ sở công, tư hoặc phi chính phủ trong nước.

Nếu là đơn vị lớn hoặc nằm trong một hệ thống nhiều cơ sở, công tác quản lý nhân sự do

một phòng chuyên môn về quản lý nhân sự đảm nhận. Những vấn đề điển hình về quản lý

nhân sự bao gồm tính lương và trả lương, theo dõi thời gian làm việc của nhân viên và

quản lý bảo hiểm nhân sự (bảo hiểm việc làm, tai nạn, sức khoẻ, xã hội và khác). Các vấn

đề quan trọng là dự trù lực lượng lao động (xem 3H), tuyển dụng, phát triển chuyên môn

liên tục (3F), sự hài lòng của nhân viên và giữ chân nhân viên (3I). Việc đánh giá năng lực

thường niên cần được tiến hành để đối chiếu năng lực thực hiện công việc và năng suất

của từng nhân viên với các mục tiêu đã được nhất trí.

93

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Quản lý dữ liệuNhà cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình cần thu thập số liệu về khối lượng

dịch vụ đã cung cấp và về số người được phục vụ, vì những thông tin này có ích cho công

tác kế hoạch, cho ngân sách, giám sát và đánh giá ở cấp cơ sở và cấp quốc gia. Số liệu

cần được rà soát để quản lý chất lượng. Việc thu thập và phân tích số liệu một cách nhất

quán cung cấp một hình ảnh chi tiết về mức độ thành công của các dịch vụ, chẳng hạn về

mặt năng suất và mặt phục vụ những nhóm đối tượng ở những vùng địa lý khác nhau

(xem 1O và 1P). Số liệu nặc danh cần được chuyển về trung ương để phân tích các nhu

cầu quốc gia và tình hình dịch vụ.

Để phân tích số liệu hiệu quả, nhà cung cấp dịch vụ cần có những hệ thống máy tính thống

nhất để lưu trữ và quản lý thông tin, và để sử dụng các hồ sơ điện tử. Chương trình máy

tính phải cho phép tiếp cận số liệu dễ dàng để làm báo cáo.

4R Quản lý chất lượng

Nhà cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình phải đảm bảo là chất lượng sản

phẩm và chất lượng điều trị đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra. Do đó phải có một hệ thống

đảm bảo chất lượng không những cho chất lượng kỹ thuật của chân tay giả và nẹp chỉnh

hình mà còn phải cho mức độ các dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng (xem

Khung 32). Quản lý chất lượng bao gồm đo lường, giám sát và cải thiện chất lượng các

sản phẩm và dịch vụ (xem Khung 33). Các công tác này thuộc về nhiệm vụ kiểm tra lâm

sàng các dịch vụ y tế.

Khung 32. Chất lượng kỹ thuật so với chất lượng dịch vụ

“Chất lượng” của sản phẩm chân tay giả hoặc nẹp chỉnh hình có thể mang những ý nghĩa hơi khác nhau tuỳ theo nó được sử dụng bởi ai và trong bối cảnh nào. Nói đơn giản, một dụng cụchân tay giả hoặc nẹp chỉnh hình chất lượng cao là một dụng cụ bền chắc và an toàn và có hiệu năng xuất sắc. Từ quan điểm của người sử dụng, sản phẩm chất lượng cao không những đáp ứng các tiêu chí đó mà còn thoải mái, hoạt động tốt, có thể chấp nhận về mặt thẩm mỹ và đáp ứng các nhu cầu và kỳ vọng của người sử dụng. Từ quan điểm kinh tế, một chân tay giả hoặc nẹp chất lượng cao là một sản phẩm bền chắc và đạt hiệu suất về chi phí. Những tiêu chí đó, cùng với nhiều tiêu chí khác, định nghĩa thế nào là công nghệ phù hợp (xem 2A).

Không nên chỉ áp dụng khái niệm chất lượng cho công việc kỹ thuật mà còn phải áp dụng cho dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình theo nghĩa rộng. Dịch vụ có chất lượng tốt khi tập trung vào người sử dụng, khi dễ tiếp cận về mặt vật chất và tài chính và không bị những rào cản khác, khi người sử dụng cảm thấy họ được chăm lo một cách lịch sự, khi thời gian chờ đợi ngắn, khi không phải đi lại nhiều lần, khi an toàn được đảm bảo, khi các quy trình làm việc tỏ ra phù hợp, khi sản phẩm có chất lượng kỹ thuật tốt và khi sự liên tục của dịch vụ được đảm bảo (kể cảkhâu theo dõi tái khám, bảo trì sửa chữa, thay sản phẩm mới và chuyển người bệnh đến dịch vụ khác). Tất cả những khía cạnh này đều ảnh hưởng đến lòng tin của người hưởng lợi vào dịch vụ, đến lòng mong muốn của họ tìm đến sự trợ giúp và trở lại đơn vị dịch vụ khi cần thiết, và đến động lực khiến họ giới thiệu dịch vụ cho người khác. Những điều này, ngược lại, cũng ảnh hưởng đến kết quả toàn diện của dịch vụ.

94

LĨNH VỰC 4. CUNG CẤP DỊCH VỤ

chỉnh hình thực hiện để đo lường, giám sát và cải thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ, vàđể chắc chắn là đã hoàn thành mọi yêu cầu cung cấp các dịch vụ thích hợp. Quản lý chất lượng bao gồm việc xác định các chỉ số chất lượng, vốn là thước đo chất lượng đạt được cho mỗi chi tiết. Quản lý chất lượng cũng bao gồm việc xác định các quy chuẩn chất lượng, là những yêu cầu cần đáp ứng. Quy chuẩn chất lượng có thể do từng nhà cung cấp dịch vụ ấn định nhưng phải dựa trên chứng cứ tốt nhất sẵn có và phải phù hợp với những quy chuẩn được ấn định ở những cấp cao hơn trong hệ thống quốc gia hoặc bởi những cơ quan quốc tế, như ISO, WHO và ISPO. Quy chuẩn chất lượng phải thực tế để mục đích có thể đạt được; do vậy chúng phải phản ánh bối cảnh trong đó các dịch vụ được cung cấp. Điểm mốc có thể được ấn định đểđo lường mức độ cải thiện chất lượng dần dần được trông đợi qua thời gian.

Chất lượng có thể được đo lường và theo dõi giám sát, chẳng hạn bằng cách kiểm định kết cấu và kiểm định lâm sàng (về chất lượng kỹ thuật, xem 2H), phân tích sự hài lòng của người sửdụng dựa trên các bản câu hỏi (để đo lường chất lượng dịch vụ), phân tích số liệu và thống kêdịch vụ (xem 1O) hoặc bằng cách kiểm tra chất lượng ngẫu nhiên do chuyên gia bên ngoài thực hiện. Việc đo lường và giám sát chất lượng có thể làm bộc lộ những vấn đề liên quan đến chấtlượng và những hành động cần có để cải thiện chất lượng. Những hành động đó có thể là rà

Hình 6. Chu trình quảnlý chất lượng (kiểm soátchất lượng)

Khung 33. Quản lý chất lượng trong dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình

soát lại các quy trình chế tạo (để làm cho sảnphẩm có sức chịu đựng lớn hơn và bền hơn)hoặc thay đổi thủ tục hẹn và lịch hẹn (để giảmthời gian chờ đợi cho người sử dụng). Bất kỳhệ thống nào ảnh hưởng đến chất lượng sảnphẩm và dịch vụ, bao gồm quản lý, hành chính,thủ tục tài chính, thu mua vật tư (kể cả lựa chọnbán thành phẩm), quản lý kho hàng và đào tạochuyên môn, đều có thể phải thay đổi.Đảm bảo chất lượng không phải là nhiệm vụ mộtlần rồi xong, mà là một công việc thực hiện liêntục trong một chu kỳ (Hình 6). Một khi đã pháthiện vấn đề và có hành động để giải quyết vấnđề đó, phải đo lường chất lượng trở lại để kiểmtra mức độ cải thiện. Đôi khi, phải xác định trở lại các chỉ số chất lượng để đảm bảo là mọi khía cạnh cần thiết của chất lượng được nắm

bắt chính xác. Tương tự như vậy, có thể phải điều chỉnh dần các quy chuẩn theo mức độ cảithiện của chất lượng.

Quản lý chất lượng bao gồm mọi hành động mà nhà cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp

Phát hiện các vấn đề

Đo lường chất lượng

Giám sát

Hành động để cảithiện chất lượng

Chuẩn bị kế hoạch

Xác địnhcác chỉ sốchất lượng

Xác định cácquy chuẩn

Quản lý chất lượng chân tay giả và nẹp chỉnh hình là một phần không thể thiếu trong cung

cấp dịch vụ. Trách nhiệm về phần việc này phải giao phó cho một cán bộ lâm sàng hay

cán bộ kỹ thuật (ở những đơn vị nhỏ) hoặc cho một đội quản lý chất lượng có đại diện từ

những bộ phận khác nhau của cơ quan. Ý kiến của người sử dụng và người chăm sóc

cần được xem trọng để đo lường chất lượng dịch vụ và ý kiến phản hồi phải được thu thập

theo phương pháp, chẳng hạn bằng những bản câu hỏi hay qua những buổi thảo luận

nhóm. Các tổ chức đại diện của người sử dụng và tổ chức của người khuyết tật có vai trò

quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho phần vụ này.

95

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Tài liệu tham khảo1. United Nations Convention on the Rights of Persons with Disabilities (Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của Người khuyết tật).

New York, NY: United Nations; 2006 (https://www.un.org/development/desa/disabilities/convention-on-the-rights-of-persons-with-dis-

abilities/convention-on-the-rights-of-persons-with-disabilities-2.html, truy cập 30/08/2016).

2. ISO 8548-1: Prosthetics and orthotics - Limb deficiencies - Part 1: Method of describing limb deficiencies present at birth (ISO 8548-1: Chân

tay giả và nẹp chỉnh hình - Các tình trạng thiếu chi - Phần 1: Phương pháp mô tả các tình trạng thiếu chi khi sinh). Geneva: Interna-

tional Organization for Standardization; 1989 (http://www.iso.org/iso/home/store/catalogue_tc/ catalogue_detail.htm? csnumber=15796,

truy cập 30/08/2016).

3. ISO 9999:2011: Assistive products for persons with disability - classification and terminology (ISO 9999:2011: Sản phẩm hỗ trợ cho

người khuyết tật - phân loại và thuật ngữ). Geneva: International Organization for Standardization; 2015 (http://www.iso.org/iso/cata-

logue_detail.htm?csnumber=50982, truy cập 30/12/2016).

4. ISO 22523:2006: External limb prostheses and external orthoses. Requirements and test methods (ISO 22523:2006: Chân tay giả lắp

ngoài và nẹp chỉnh hình lắp ngoài. Các yêu cầu và các phương pháp kiểm định). Geneva: International Organization for Standardization;

2006 (http://www.iso.org/iso/catalogue_detail.htm?csnumber=37546, truy cập 30/06/2016).

5. Medical device regulations: global overview and guiding principles (Những quy định về thiết bị y tế: khái quát toàn cầu và các nguyên

tắc hướng dẫn). Geneva: World Health Organization; 2003 (http://www.who.int/medical_devices/publications/ en/MD_Regulations.pdf,

truy cập 30/06/2016).

6. International Medical Device Regulators Forum (IMDRF) (http://www.imdrf.org, truy cập 1/10/2016).

7. Gasser L, Slypen V, Miethe B, Abdullah H. ISPO cost calculation tool (Công cụ tính toán chi phí của ISPO). Copenhagen: International

Society for Prosthetics and Orthotics; 2006.

8. Global Clubfoot Initiative (http://globalclubfoot.com/clubfoot, truy cập 1/10/2016).

9. Cavantagh PR, Lipsky BA, Bradbury AW, Botek G. Treatment for diabetic foot ulcers (Điều trị loét bàn chân do tiểu đường).

Lancet 2005;366:1725-1735.

10. Negrini S, Donzelli S, Lusini M, Minnella S, Zaina F. The effectiveness of combined bracing and exercise in adolescent idiopathic

scoliosis based on SRS and SOSORT criteria: a prospective study (Tính hiệu quả của việc đặt nẹp kết hợp luyện tập đối với chứng vẹo

cột sống tự phát ở thiếu niên dựa trên các tiêu chí SRS và SOSORT). BMC Musculoskelet Disord 2014;15:263.

11. Global report on diabetes (Báo cáo toàn cầu về bệnh tiểu đường). Geneva: World Health Organization; 2016 (http:// who.int/

diabetes/ global-report/en/, truy cập 30/12/2016).

12. Singh N, Armstrong DG, Lipsky BA. Preventing foot ulcers in patients with diabetes (Ngăn ngừa loét bàn chân ở người bệnh bị tiểu

đường). JAMA 2005;293:217-228.

13. Cavanagh PR. Therapeutic footwear for people with diabetes (Giày trị liệu cho người bị tiểu đường). Diabetes Metab Res Rev 2004;20(Suppl 1):S51-S55.

14. de Oliveira AL, Moore Z. Treatment of the diabetic foot by offloading: a systematic review (Điều trị bàn chân tiểu đường bằng cách dỡ

bớt lực đè: cuộc rà soát có hệ thống). J Wound Care 2015;24:560, 2-70.

15. Health financing for universal health coverage. What is universal coverage? (Cấp kinh phí ngành y tế để chăm sóc y tế toàn dân. Chăm

sóc y tế toàn dân là gì?) Geneva: World Health Organization; 2016 (http://www.who.int/health_financing/ universal_coverage_definition/

en/>, truy cập 30/12/2016).

16. Health systems financing: the path to universal coverage (Cấp kinh phí cho các hệ thống y tế: lộ trình đến chăm sóc y tế toàn dân). World Health

Report. Geneva: World Health Organisation; 2010 (http://apps.who.int/iris/bitstream/ 10665/44371/1/9789241564021_eng.pdf,

truy cập 25/04/2017).

17. Options for financing and optimizing medicines in resource-poor countries (Những lựa chọn để tài trợ và tối ưu hoá thuốc điều trị

ở những nước có nguồn lực kém). Discussion paper Number 7. Geneva: World Health Organization; 2010 (http://apps.who.int/iris/

bitstream/10665/85708/1/HSS_HSF_DP.E.10.7_eng.pdf, truy cập 25/04/2017).

18. Kutzin J, Yip W, Cashin C. Alternative financing strategies for universal health coverage (Những chiến lược tài trợ khác để chăm sóc y tế

toàn dân) in World Scientific Handbook of Global Health Economics and Public Policy 2016, 267-309.

19. Iezzoni LI, Frakt AB, Pizer SD. Uninsured persons with disability confront substantial barriers to health care services (Người khuyết

tật không có bảo hiểm đối mặt với những rào cản quan trọng trong dịch vụ chăm sóc y tế). Disabil Health J 2011;4:238-244.

20. Biddiss E, McKeever P, Lindsay S, Chau T. Implications of prosthesis funding structures on the use of prostheses: experiences of

individuals with upper limb absence (Hệ quả của các cơ cấu tài trợ chân tay giả đối với việc sử dụng chân tay giả: kinh nghiệm của

những người không có chi trên). Prosthet Orthot Int 2011;35:215-224.

21. Guidelines for training personnel in developing countries for prosthetics and orthotics services (Nguyên tắc hướng dẫn đào tạo nhân lực

ngành chân tay giả và nẹp chỉnh hình ở những nước đang phát triển). Geneva: World Health Organization; 2005 (http://www.ispoint.org/

sites/default/files/img/ispo-who_training_guidelines.pdf, truy cập 30/08/2016).

22. International classification of functioning, disability and health: ICF (Phân loại quốc tế về chức năng, khuyết tật và sức khỏe).

Geneva: World Health Organization; 2008 (http://www.who.int/classifications/icf/en/, truy cập 30/06/2016).

21. Guidelines for training personnel in developing countries for prosthetics and orthotics services. Geneva: World Health Organization; 2005 (http://www.ispoint.org/sites/default/files/img/ispo-who_training_ guidelines.pdf, accessed 30 August 2016).

22. International classification of functioning, disability and health: ICF. Geneva: World Health Organization; 2008 (http://www.who.int/classifications/icf/en/, accessed 30 June 2016).

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

23. Washington Group on Disability Statistics (http://www.washingtongroup-disability.com/, truy cập 1/10/2016).

24. Article 31: Statistics and data collection. Convention on the Rights of Persons with Disabilities (Điều 31: Thống kê và thu thập dữ liệu. Công ước về Quyền của Người khuyết tật). New York, NY: United Nations; 2006 (https://www.un.org/development/desa/ disabilities/convention-on-the-rights-of-persons-with-disabilities/article-31-statistics-and-data-collection.html, truy cập 30/08/2016).

25. Amputations and prosthesis register for lower extremity (Sổ bộ cắt cụt và chân tay giả cho chi dưới). Stockholm: Swedeamp; 2016.(http://swedeamp.com/film14.htm).

26. Magnusson L, Ahlström G. Experiences of providing prosthetic and orthotic services in Sierra Leone - the local staff’s perspective (Những kinh nghiệm cung cấp dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình ở Sierra Leone - góc nhìn của nhân viên địa phương). Disabil Rehabil 2012;34:2111-2118.

27. Report of a consensus conference on appropriate prosthetic technology for developing countries (Báo cáo của hội nghị đồng thuận vềcông nghệ chân tay giả phù hợp dành cho các nước đang phát triển). Phnom Penh, Cam-bodia. Copen-hagen: International Society for Prosthetics and Orthotics, 1996.

28. Prosthetics and orthotics programme guide (Hướng dẫn về chương trình chân tay giả và nẹp chỉnh hình). Geneva: Landmine Survivors Network; 2006 (http://www.ispoint.org/ sites/default/files/img/programme_guide_final_version.pdf, truy cập 30/06/2016).

29. Chen RK, Jin Y, Wensman J, Shih A. Additive manufacturing of custom orthoses and prostheses - a review (Chế tạo bổ sung các loại nẹp và chân tay giả làm theo đối tượng). Additive Manufacturing 2016;12:77-89.

30. Kate J, Smit G, Breedveld P. 3D-printed upper limb prostheses: a review (Tay giả in 3D). Disabil Rehabil Assistive Technol 2017;12:300--314.

31. Fisk JR, DeMuth S, Campbell J, DiBello T, Esquenazi A, Lin RS, et al. Suggested guidelines for the prescription of orthotic services, device delivery, education, and follow-up care: a multidisciplinary white paper (Sách trắng liên ngành: Gợi ý về những nguyên tắc hướng dẫn việc chỉ định dịch vụ nẹp chỉnh hình, cung cấp dịch vụ, giáo dục, và chăm sóc theo dõi). Mil Med 2016;181(2 Suppl): 11-17.

32. Priority assistive products list (Danh mục các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên). Geneva: World Health Organization; 2016 (http://www.who.int/ phi/implementation/assistive_technology/ global_survey-apl/en/, truy cập 30/08/2016).

33. ISO 8549-1: Prosthetics and orthotics - Vocabulary - Part 1: General terms for external limb prostheses and external orthoses (ISO 8549-1: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Từ vựng - Phần 1: Các từ ngữ chung cho chân tay giả lắp ngoài và nẹp chỉnh hình lắp ngoài). Geneva: International Organization for Standardization; 1989 (http://www.iso.org/iso/home/store/catalogue_tc/ catalogue_detail.htm?csnumber=15800, truy cập 11/01/2017).

34. ISO 8549-2: Prosthetics and orthotics- Vocabulary - Part 2: Terms relating to external limb prostheses and wearers of these prostheses (ISO 8549-2: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Từ vựng - Phần 2: Từ ngữ liên quan đến chân tay giả lắp ngoài và người mang những chân tay giả đó). Geneva: International Organization for Standardization; 1989 (http://www.iso.org/iso/home/store/ catalogue_tc/catalogue_detail.htm? csnumber=15801, truy cập 11/01/2017).

35. ISO 8549-3: Prosthetics and orthotics - Vocabulary - Part 3: Terms relating to external orthoses (ISO 8549-3: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Từ vựng - Phần 3: Từ ngữ liên quan đến nẹp chỉnh hình lắp ngoài). Geneva: International Organization for Standardization; 1989 (http:// www.iso.org/iso/home/store/catalogue_tc/catalogue_detail.htm? csnumber=15802>, truy cập 11/01/2017).

36. ISO 13405: Prosthetics and orthotics - Classification and description of prosthetic components. Parts 1, 2 and 3 (ISO 13405: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Phân loại và mô tả các bán thành phẩm chân tay giả. Phần 1, 2 và 3). Geneva: International Organization for Standardization; 2015.

37. ISO 13404: Prosthetics and orthotics - Categorization and description of external orthoses and orthotic components (ISO 13404: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Phân loại và mô tả nẹp chỉnh hình lắp ngoài và bán thành phẩm nẹp chỉnh hình). Geneva: International Organization for Standardization; 2007 (http://www.iso.org/iso/home/store/catalogue_tc/ catalogue_detail.htm? csnumber=41480, truy cập 11/01/2017).

38. Wyss D, Lindsay S, Cleghorn WL, Andrysek J. Priorities in lower limb prosthetic service delivery based on an international survey of pros-thetists in low- and high-income countries (Những nội dung ưu tiên trong cung cấp dịch vụ chân giả dựa trên một khảo sát quốc tế của chuyên viên chân tay giả ở các nước có thu nhập thấp và cao). Prosthet Orthot Int 2015;39:102-111.

39. ISO 10328 Prosthetics - Structural testing of lower-limb prostheses - Requirements and test methods (ISO 10328 Chân tay giả - Kiểm định kết cấu về chân giả - Các yêu cầu và các phương pháp kiểm định). Geneva: International Organization for Standardization; 2016 (http://www.iso.org/iso/home/store/catalogue_tc/catalogue_detail.htm?csnumber=70205, truy cập 11/01/2011).

40. Global priority research agenda for improving access to high-quality affordable assistive technology (Lịch trình nghiên cứu ưu tiên toàn cầu để cải thiện việc tiếp cận công nghệ hỗ trợ chất lượng cao có giá vừa phải). Geneva: World Health Organization; 2017 (http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/254660/1/WHO-EMP-IAU-2017.02-eng.pdf?ua=1, truy cập 23/03/2017).

41. Guidance paper on the supervision of assistant practitioners, BAPO standards for best practice (Tài liệu hướng dẫn công tác giám sát người hành nghề phụ tá, chuẩn mực cho cách thực hành tốt nhất của Hiệp hội các chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình Anh quốc). Paisley, Renfrewshire: British Association of Prosthetists and Orthotists; 2013 (https://www.bapo.com/Framework/ ResourceManagement/GetResourceObject.aspx?ResourceID=039ddb45-d3be-4b2d-9a26-0e3ff593b0a0, truy cập 30/06/2016).

42. Prosthetists/orthotists: standards of proficiency (Chuyên viên chân tay giả/chuyên viên nẹp chỉnh hình: các quy chuẩn thạo nghề). London: Healthand Care Professions Council; 2013 (http://hpc-uk.org/assets/documents/10000522Standards_of_Proficiency_Prosthetists_and_Orthotists.pdf, truy cập 30/12/2016).

43. Physical rehabilitation programme: annual report 2013 (Chương trình phục hồi chức năng: báo cáo thường niên 2013). Geneva: Interna-tional Committee of the Red Cross; 2013 (https://shop.icrc.org/e-books/physical-rehabilitation-programme-annual-report-2013.html, truy cập 30/06/2016).

44. Increasing access to health workers in remote and rural areas thorugh improved retention (Tăng cường việc tiếp cận nhân viên y tế ởvùng nông thôn hẻo lánh qua việc giữ chân nhân viên được cải thiện). Geneva: World Health Organization; 2010 (http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/44369/1/9789241564014_eng.pdf, truy cập 30/12/2016)

service delivery based on an international survey of prosthetists in low- and high-income countries (Những nội dung ưu tiên trong cung cấp dịch vụ chân giả dựa trên một khảo sát quốc tế của chuyên viên chân tay giả ở các nước có thu nhập thấp và cao). Prosthet Orthot Int 2015;39:102-111. 39. ISO 10328 Prosthetics - Structural testing of lower-limb prostheses - Requirements and test methods (ISO 10328 Chân tay giả - Kiểm định kết cấu về chân giả - Các yêu cầu và các phương pháp kiểm định). Geneva: International Organization for Standardization; 2016 (<http://www.iso.org/iso/home/store/catalogue_tc/catalogue_detail.htm?csnumber=70205>, truy cập 11/01/2011).40. Global priority research agenda for improving access to high-quality affordable assistive technology (Lịch trình nghiên cứu ưu tiên toàn cầu để cải thiện việc tiếp cận công nghệ hỗ trợ chất lượng cao có giá vừa phải). Geneva: World Health Organization; 2017 (<http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/254660/1/WHO-EMP-IAU-2017.02-eng.pdf?ua=1>, truy cập 23/03/2017).41. Guidance paper on the supervision of assistant practitioners, BAPO standards for best practice (Tài liệu hướng dẫn công tác giám sát người hành nghề phụ tá, chuẩn mực cho cách thực hành tốt nhất của Hiệp hội các chuyên viên chân tay giả và nẹp chỉnh hình Anh quốc). Paisley, Renfrewshire: British Association of Prosthetists and Orthotists; 2013 (<https://www.bapo.com/Framework/ResourceManagement/GetResourceObject.aspx?ResourceID=039ddb45-d3be-4b2d-9a26-0e3ff593b0a0>, truy cập 30/06/2016).42. Prosthetists/orthotists: standards of proficiency (Chuyên viên chân tay giả/chuyên viên nẹp chỉnh hình: các quy chuẩn thạo nghề). London: Health and Care Professions Council; 2013 (<http://hpc-uk.org/assets/documents/10000522Standards_of_Proficiency_Prosthetists_and_Orthotists.pdf>, truy cập 30/12/2016).43. Physical rehabilitation programme: annual report 2013 (Chương trình phục hồi chức năng: báo cáo thường niên 2013). Geneva: International Committee of the Red Cross; 2013 (<https://shop.icrc.org/e-books/physical-rehabilitation-programme-annual-report-2013.html>, truy cập 30/06/2016).44. Increasing access to health workers in remote and rural areas thorugh improved retention (Tăng cường việc tiếp cận nhân viên y tế ở vùng nông thôn hẻo lánh qua việc giữchân nhân viên được cải thiện). Geneva: World Health Organization; 2010 (<http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/44369/1/9789241564014_eng.pdf>, truy cập 30/12/2016).

10665/44369/1/9789241564014_eng.pdf, accessed 30 December 2016).

97

CÁC CHUẨN MỰC CHO LĨNH VỰC CHÂN TAY GIẢ VÀ NẸP CHỈNH HÌNH PHẦN 2 . TẬP HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

98

45. Communiqué on major statistics of the second China national sample survey on disability (Thông cáo về các số liệu thống kê chủ yếu của cuộc khảo sát mẫu toàn quốc lần hai về tình hình khuyết tật ở Trung Quốc). Beijing: National Bureau of Statistics of the People’s Republic of China; 2006 (http://www.china.org.cn/e-news/news061131-2.htm, truy cập 14/01/2017).

46. Battistella LR, Juca SS, Tateishi M, Oshiro MS, Yamanaka EI, Lima E, và cộng sự. Lucy Montoro Rehabilitation Network mobile unit: an alternative public healthcare policy (Đơn vị lưu động thuộc mạng lưới phục hồi chức năng Lucy Montoro: một chính sách khác về y tế công). Disabil Rehabil Assist Technol 2015;10:309-315.

47. The relationship between prosthetics and orthotic services and community based rehabilitation. A joint ISPO/ WHO statement (Mối quan hệ giữa các dịch vụ chân tay giả và nẹp chỉnh hình và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Bản tuyên bố chung ISPO/ WHO).Copenhagen: International Society for Prosthetics and Orthotics; 2003 (http:// poi.sagepub.com/ content/23/3/189.full.pdf, truy cập 30/06/2016).

48. Kumar S, Southard P, White M. Telemedicine: determining “critical to quality” characteristics for a healthcare service sys tem design based on a survey of physical rehabilitation providers (Y tế từ xa: xác định các đặc trưng “quan trọng với chất lượng” để thiết kế một hệ thống dịch vụ y tế dựa trên một khảo sát của các nhà cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng). IEEE Engineer Manage Rev 2016;44:41-55.

49. Khan F, Amatya B, Gosney J, Rathore FA, Burkle FM. Medical rehabilitation in natural disasters: a review (Phục hồi chức năng trong các thảm họa tự nhiên). Arch Phys Med Rehabil 2015;96:1709-1727.

50. Reinhardt JD, Li J, Gosney J, Rathore FA, Haig AJ, Marx M, và cộng sự. Disability and health-related rehabilitation in international disas-ter relief (Khuyết tật và phục hồi chức năng trong cứu trợ thảm họa của quốc tế). Glob Health Action 2011;4:7191.

51. Knowlton LM, Gosney JE, Chackungal S, Altschuler E, Black L, Burkle FM, và cộng sự. Consensus statements regarding the multidisci-plinary care of limb amputation patients in disasters or humanitarian emergencies: report of the 2011 Humanitarian Action Summit Surgical Working Group on amputations following disasters or conflict (Các tuyên bố đồng thuận về việc chăm sóc liên ngành đối với người bị cụt chi trong thảm họa hoặc trường hợp nhân đạo khẩn cấp). Prehosp Disaster Med 2011;26:438-448.

52. ISO 8549-4: Prosthetics and orthotics - Vocabulary - Part 4: Terms relating to limb amputation (ISO 8549-4: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Từ vựng - Phần 4: Từ ngữ liên quan đến cắt cụt chi). Geneva: International Organization for Standardization; 2014 (https://www.iso.org/standard/63536.html, truy cập 11/12/2016).

53. ISO 8548-2: Prosthetics and orthotics - Limb deficiencies - Part 2: Method of describing lower limb amputation stumps (ISO 8548-2: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Các tình trạng thiếu chi - Phần 2: Phương pháp mô tả mỏm cụt chi dưới). Geneva: International Organization for Standardization; 1993 (http://www.iso.org/iso/home/store/ catalogue_tc/catalogue_detail.htm? csnumber=15798, truy cập 11/12/2016).

54. ISO 8548-4: Prosthetics and orthotics - Limb deficiencies - Part 4: Description of causal conditions leading to amputation (ISO 8548-4: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Các tình trạng thiếu chi - Phần 4: Mô tả các tình trạng gây ra cắt cụt). Geneva: International Organization for Standardization; 1998 (http://www.iso.org/iso/home/store/ catalogue_tc/ catalogue_detail.htm? csnumber=22327, truy cập 30/12/2016).

55. ISO 8548-5: Prosthetics and orthotics - Limb deficiencies - Part 5: Description of the clinical condition of the person who has had an amputa-tion (ISO 8548-5: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Các tình trạng thiếu chi - Phần 5: Mô tả tình trạng lâm sàng của người bị cắt cụt). Geneva: International Organization for Standardization; 2003 (http:// www.iso.org/iso/ home/store/ catalogue_tc/catalogue_detail.htm?csnumber=36652, truy cập 11/01/2017).

56. ISO 29782: Prostheses and orthoses - Factors to be considered when specifying a prosthesis for a person who has had a lower limb amputation (ISO 29782: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Các yếu tố cần xem xét khi quy định chi tiết một chân tay giả dành cho người bị cắt cụt chi dưới). Geneva: International Organization for Standardization; 2008 (https://www.iso.org/standard/ 45682.html?browse=tc, truy cập 11/01/2017).

57. ISO 29781: Prostheses and orthoses - Factors to be included when describing physical activity of a person who has had a lower limb amputation(s) or who has a deficiency of a lower limb segment(s) present at birth. (ISO 29781: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Các yếu tố cần đưa vào khi mô tả sinh hoạt thể chất của một người bị cắt cụt một hoặc hai chi dưới hoặc bị khiếm khuyết một hoặc nhiều đoạn chi dưới khi sinh ra) Geneva: International Organization for Standardization; 2008 (http:// www.iso.org/iso/home/store/ catalogue_tc/ cata-logue_detail.htm? csnumber=45681, truy cập 11/01/2017).

58. ISO 29783-1: Prosthetics and orthotics - Vocabulary - Part 1: Normal gait. (ISO 29783-1: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Từ vựng - Phần 1: Dáng đi bình thường) Geneva: International Organization for Standardization; 2008 (https://www.iso.org/ standard/45683.html, truy cập 11/01/2017).

59. ISO 29783-2: Prosthetics and orthotics - Vocabulary - Part 2: Prosthetic gait. (ISO 29783-2: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Từ vựng - Phần 2: Dáng đi bằng chân giả). Geneva: International Organization for Standardization; 2015 (http://www.iso.org/iso/home/ store/cata-logue_tc/ catalogue_detail.htm? csnumber=63539, truy cập 11/01/2017).

60. ISO 8551: Prosthetics and orthotics - Functional deficiencies - Description of the person to be treated with an orthosis, clinical objectives of treatment, and functional requirements of the orthosis (ISO 8551: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Các khiếm khuyết chức năng - Mô tả người cần được điều trị bằng nẹp chỉnh hình, các mục tiêu lâm sàng của việc điều trị, và các yêu cầu về chức năng của nẹp chỉnh hình). Geneva: International Organization for Standardization; 2003 (http://www.iso.org/iso/home/store/catalogue_tc/ catalogue_detail.htm?csnumber=38506, truy cập 11/01/2017).

61. ISO 29783-3: Prosthetics and orthotics - Vocabulary - Part 3: Pathological gait [excluding prosthetic gait] (ISO 29783-3: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Từ vựng - Phần 3: Dáng đi bệnh lý [ngoại trừ dáng đi bằng chân tay giả]). Geneva: International Organization for Standardiza-tion; 2016 (http://www.iso.org/iso/home/store/catalogue_tc/catalogue_detail.htm?csnumber=66398, truy cập 11/01/2017).

62. Baars EC, Schrier E, Geertzen JH, Dijkstra PU. Biomedical and psychosocial factors influencing transtibial prosthesis fit: a Delphi survey among health care professionals (Các yếu tố y sinh học và tâm lý xã hội ảnh hưởng đến độ vừa của chân giả ngang xương chày: một khảo sát Delphi thực hiện trong giới cán bộ y tế). Disabil Rehabil 2015;37:1946-1954.

gait](ISO 29783-3: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Từ vựng - Phần 3: Dáng đi bệnh lý [ngoại trừ dáng đi bằng chân tay giả]). Geneva: International Organization for Standardization; 2016 (<http://www.iso.org/iso/home/store/catalogue_tc/catalogue_detail.htm?csnumber=66398>, truy cập 11/01/2017).62. Baars EC, Schrier E, Geertzen JH, Dijkstra PU. Biomedical and psychosocial factors influencing transtibial prosthesis fit: a Delphi survey among health care professionals (Các yếu tố y sinh học và tâm lý xã hội ảnh hưởng đến độ vừa của chân giả ngang xương chày: một khảo sát Delphi thực hiện trong giới cán bộ y tế). Disabil Rehabil 2015;37:1946-1954.

catalogue_detail.htm?csnumber=63539>, truy cập 11/01/2017).60. ISO 8551: Prosthetics and orthotics - Functional deficiencies - Description of the person to be treated with an orthosis, clinical objectives of treatment, and functional requirements of the orthosis (ISO 8551: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Các khiếm khuyết chức năng - Mô tả người cần được điều trị bằng nẹp chỉnh hình, các mục tiêu lâm sàng của việc điều trị, và các yêu cầu về chức năng của nẹp chỉnh hình). Geneva: International Organization for Standardization; 2003 (<http://www.iso.org/iso/home/store/catalogue_tc/catalogue_detail.htm?csnumber=38506>, truy cập 11/01/2017).61. ISO 29783-3: Prosthetics and orthotics - Vocabulary - Part 3: Pathological gait [excluding prosthetic gait](ISO 29783-3: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Từ vựng - Phần 3: Dáng đi bệnh lý [ngoại trừ dáng đi bằng chân tay giả]). Geneva: International Organization for Standardization; 2016 (<http://www.iso.org/iso/home/store/catalogue_tc/catalogue_detail.htm?csnumber=66398>, truy cập 11/01/2017).62. Baars EC, Schrier E, Geertzen JH, Dijkstra PU. Biomedical and psychosocial factors influencing transtibial prosthesis fit: a Delphi survey among health care professionals (Các yếu tố y sinh học và tâm lý xã hội ảnh hưởng đến độ vừa của chân giả ngang xương chày: một khảo sát Delphi thực hiện trong giới cán bộ y tế). Disabil Rehabil 2015;37:1946-1954.

physical activity of a person who has had a lower limb amputation(s) or who has a deficiency of a lower limb segment(s) present at birth. (ISO 29781: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Các yếu tố cần đưa vào khi mô tả sinh hoạt thể chất của một người bị cắt cụt một hoặc hai chi dưới hoặc bị khiếm khuyết một hoặc nhiều đoạn chi dưới khi sinh ra) Geneva: International Organization for Standardization; 2008 (<http://www.iso.org/iso/home/store/catalogue_tc/catalogue_detail.htm?csnumber=45681>, truy cập 11/01/2017).58. ISO 29783-1: Prosthetics and orthotics - Vocabulary - Part 1: Normal gait. (ISO 29783-1: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Từ vựng - Phần 1: Dáng đi bình thường)Geneva: International Organization for Standardization; 2008 (<https://www.iso.org/standard/45683.html>, truy cập 11/01/2017).59. ISO 29783-2: Prosthetics and orthotics - Vocabulary - Part 2: Prosthetic gait. (ISO 29783-2: Chân tay giả và nẹp chỉnh hình - Từ vựng - Phần 2: Dáng đi bằng chân giả) Geneva: International Organization for Standardization; 2015

Part 2: IMPLEMENTATION MANUAL

CHÍNH SÁCH

SẢN PHẨM

NHÂN LỰC

CCCUUUNNNGGG CCCẤẤẤPPP DDDỊỊỊCCCHHH VVVỤỤỤ

CHÍNH SÁCH

SẢN PHẨM

NHÂN LỰC

CUNG CẤP DỊCH VỤ