Người Đà Lạt yêu hoa lắm - Báo Lâm Đồng

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 325 - 4727 THỨ BẢY, NGÀY 18/2/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN Người Đà Lạt yêu hoa lắm VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ TRANG 4 XEM TIẾP TRANG 2 Lâm Đồng đặt mục tiêu phát triển với tốc độ cao 3 5 Chiều ở KDL Rừng Lá Phong. Ảnh: L.Hoa 10 Người Đà Lạt nghĩ rằng, hoa là của chung của thành phố. Nếu được tiếng là thành phố của ngàn hoa thì họ cũng sẽ có phần tự hào trong đó. Ảnh: P.Nhân Mấy năm gần đây, thế giới đang bước sang cuộc cách mạng mới - cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nếu những thập niên cuối thế kỷ XX, tại các nước phát triển, nhiều thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại được ứng dụng rộng rãi vào quá trình sản xuất cũng như các lĩnh vực của đời sống xã hội, khiến lực lượng sản xuất phát triển mang tính nhảy vọt. Bước phát triển đột phá đã làm xuất hiện thuật ngữ “kinh tế tri thức” hay “phát triển dựa vào tri thức”. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là bước phát triển mới ở trình độ cao hơn của kinh tế tri thức. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là trí tuệ nhân tạo, số hóa, thông minh hóa các thiết bị và sự hội tụ, dung hợp nhiều công nghệ, cũng như sự kết nối, tương tác giữa chúng trên các lĩnh vực với quy mô rộng lớn, cho phép con người có thể kiểm soát mọi thứ từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian. Nhờ đó quá trình tương tác diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và chính xác hơn, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, làm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bước phát triển mới của kinh tế tri thức ở giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra nhiều thời cơ và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập thế giới. Trước hết là sự tác động đến phát triển lực lượng sản xuất. Như chúng ta biết, nền kinh tế Việt Nam đến nay vẫn đi theo mô hình công nghiệp hóa kiểu cũ với tư duy và thể chế quản lý cũ, do vậy tốc độ phát triển kinh tế chậm, không bền vững, năng lực đổi mới sáng tạo hạn chế. Hiện nay, theo tinh thần Đại hội XII của Đảng, Việt Nam đang nỗ lực “đẩy mạnh công nghiệp hóa…; phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học công nghệ”. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức và tiếp cận hạ tầng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nước ta cần đầu tư cho hạ tầng công nghiệp thông tin là yêu cầu cấp thiết... Phát triển lực lượng sản xuất trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Lời hứa hoa Anh đào Truyện ngắn: NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN Chàng ca sỹ “trốn nhà đi hát” Theo phượt vào Rừng Lá Phong Thủ tướng vừa có kết luận sẽ tăng gói tín dụng cho vay đầu tư nông nghiệp công nghệ cao từ 60.000 tỉ lên 100.000 tỉ đồng. Nguồn Cổng TTĐT Chính phủ

Transcript of Người Đà Lạt yêu hoa lắm - Báo Lâm Đồng

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 325 - 4727 THỨ BẢY, NGÀY 18/2/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

Người Đà Lạt yêu hoa lắm

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

TRANG 4

XEM TIẾP TRANG 2

Lâm Đồng đặt mục tiêu phát triển với tốc độ cao

3

5

Chiều ở KDL Rừng Lá Phong. Ảnh: L.Hoa

10

Người Đà Lạt nghĩ rằng, hoa là của chung của thành phố. Nếu được tiếng là thành phố của ngàn hoa thì họ cũng sẽ có phần tự hào trong đó. Ảnh: P.Nhân

Mấy năm gần đây, thế giới đang bước sang cuộc cách mạng mới - cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Nếu những thập niên cuối thế kỷ XX, tại các nước phát triển, nhiều thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại được ứng dụng rộng rãi vào quá trình sản xuất cũng như các lĩnh vực của đời sống xã hội, khiến lực lượng sản xuất phát triển mang tính nhảy vọt. Bước phát triển đột phá đã làm xuất hiện thuật ngữ “kinh tế tri thức” hay “phát triển dựa vào tri thức”. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là bước phát triển mới ở trình độ cao hơn của kinh tế tri thức. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là trí tuệ nhân tạo, số hóa, thông minh hóa các thiết bị và sự hội tụ, dung hợp nhiều công nghệ, cũng như sự kết nối, tương tác giữa chúng trên các lĩnh vực với quy mô rộng lớn, cho phép con người có thể kiểm soát mọi thứ từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian. Nhờ đó quá trình tương tác diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và chính xác hơn, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, làm giảm chi

phí, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Bước phát triển mới của kinh tế tri thức ở giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra nhiều thời cơ và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập thế giới. Trước hết là sự tác động đến phát triển lực lượng sản xuất.

Như chúng ta biết, nền kinh tế Việt Nam đến nay vẫn đi theo mô hình công nghiệp hóa kiểu cũ với tư duy và thể chế quản lý cũ, do vậy tốc độ phát triển kinh tế chậm, không bền vững, năng lực đổi mới sáng tạo hạn chế. Hiện nay, theo tinh thần Đại hội XII của Đảng, Việt Nam đang nỗ lực “đẩy mạnh công nghiệp hóa…; phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học công nghệ”. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức và tiếp cận hạ tầng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nước ta cần đầu tư cho hạ tầng công nghiệp thông tin là yêu cầu cấp thiết...

Phát triển lực lượng sản xuất trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Lời hứa hoa Anh đàoTruyện ngắn:

NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN

Chàng ca sỹ “trốn nhà đi hát”

Theo phượt vào Rừng Lá Phong

Thủ tướng vừa có kết luận sẽ tăng gói tín dụng cho vay đầu tư nông nghiệp công nghệ cao từ 60.000 tỉ lên 100.000 tỉ đồng.

Nguồn Cổng TTĐT Chính phủ

2 THỨ BẢY 18 - 2 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... Bên cạnh đó, đầu tư phát triển mạnh hạ tầng kết nối công nghệ thông tin, hạn chế nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu, triển khai có hiệu quả các dịch vụ viễn thông công ích, xây dựng cơ sở nền tảng kỹ thuật - công nghệ hiện đại… Cần có hệ thống chính sách khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn, tiếp nhận những công nghệ tiên tiến của thế giới. Trong giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình “rút ngắn” thông qua việc ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại vào một số lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế.

Đối với Đà Lạt - Lâm Đồng, đó là việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp mà hơn

10 năm qua đã tiến hành và đang tiếp tục đẩy mạnh. Qua đó, bảo đảm chất lượng, nâng cao giá trị kinh tế sản phẩm; hướng dẫn nông dân sản xuất nông sản sạch, hướng tới phát triển nền nông nghiệp xanh bền vững, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu… Làm được điều này sẽ giúp Đà Lạt - Lâm Đồng vừa khai thác hiệu quả nguồn lực sẵn có, nâng cao năng lực sản xuất tại địa phương, trong nước, vừa cải thiện giá trị xuất khẩu.

Quyết tâm đổi mới tư duy và xây dựng được chiến lược phát triển “rút ngắn” phù hợp, việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ mở ra những cơ hội mới cho Việt Nam phát triển nhanh và bền vững! LAN HỒ

Phát triển lực lượng... TIẾP TRANG 1

Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Di Linh đã công bố Quyết định 263 QĐ/HU ngày 9/1/2017 về việc thành lập Đảng bộ cơ sở Trung tâm Y tế Di Linh.

Theo đó, Đảng bộ Trung tâm Y tế Di Linh trực thuộc Đảng bộ huyện Di Linh với 7 chi bộ trực thuộc có 35 đảng viên. Ban Chấp

Thành lập Đảng bộ Trung tâm Y tế Di Linhhành Đảng bộ Trung tâm Y tế Di Linh được chỉ định gồm có 7 đồng chí, trong đó, bác sĩ Lê Thành Quang - Phó Giám đốc giữ chức vụ Bí thư Đảng bộ.

Đảng bộ Trung tâm Y tế Di Linh được thành lập đã đánh dấu bước phát triển, khẳng định sự trưởng thành và lớn mạnh vượt bậc trong

việc thực hiện nghị quyết của Đảng bộ cấp trên, góp phần từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

NDONG BRỪM

Năm 2016, toàn Đảng bộ huyện Đức Trọng đã kết nạp 250 đảng viên mới (vượt chỉ tiêu đặt ra là 50 đảng viên), đạt 125% kế hoạch. Trong số 3.726 đồng chí đảng viên được đánh giá, xếp loại, có 87,9% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đức Trọng phấn đấu phát triển 200 đảng viên mớiNăm 2017, Đảng bộ huyện Đức

Trọng phấn đấu kết nạp thêm 200 đảng viên mới. Riêng trong 2 tháng đầu năm 2017, Đảng bộ huyện đã kết nạp được 29 quần chúng ưu tú đứng vào hàng ngũ của Đảng - chủ yếu là cán bộ cốt cán ở cơ sở và đoàn viên thanh niên, đưa tổng số đảng viên trong

toàn huyện lên 4.058 đảng viên sinh hoạt tại 52 tổ chức cơ sở đảng trong toàn huyện.

Để đạt được chỉ tiêu đặt ra, theo Huyện ủy Đức Trọng, các tổ chức cơ sở đảng cần tăng cường công tác tạo nguồn và giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện nguồn để phát triển đảng viên mới. T.VŨ

Ngày 15/2, Cục Thuế Lâm Đồng đã tổ chức trao đổi nghiệp vụ định kỳ đầu năm. Đây là hoạt động thường quý vào ngày 15 tuần giữa tháng mỗi quý. Tham dự có 120 công chức thuế có chức danh từ đội trưởng trở lên của các chi cục thuế, cán bộ các phòng nghiệp vụ của Cục Thuế.

Nội dung trao đổi về Lệ phí môn bài, Lệ phí trước bạ, Quyết toán thuế thu nhập cá nhân - thu nhập doanh nghiệp năm 2016, Tuần lễ Lắng nghe ý kiến người nộp thuế, các vấn đề về bán - cấp hóa đơn, nội dung sửa đổi bổ

Cục Thuế trao đổi nghiệp vụ chính sách thuếsung Luật Ngân sách nhà nước, công tác phối hợp tổng điều tra doanh nghiệp, Chỉ thị 01, Kế hoạch cải cách quản lý thuế… và thảo luận, trao đổi những vướng mắc trong công tác và nghiệp vụ từ các tình huống thực tế…

Tính đến ngày 10/2/2017, toàn tỉnh đạt được số thu NSNN 9% (bằng 123% so cùng kỳ), trong đó thuế phí đạt 10% (127% so với cùng kỳ), có những đơn vị đạt gần 150%. Nếu cứ tiến độ này, kết quả thu NSNN năm 2017 sẽ rất khả quan.

PHẠM LÊ

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc dự án đầu tư hạ tầng cơ sở Khu dân cư, tái định cư Phạm Hồng Thái, phường 10, thành phố Đà Lạt, giai đoạn 2. Theo đó, từ quý I/2017 đến quý IV/2018, sẽ thực hiện 6 gói thầu với tổng giá trị 44.235 triệu đồng, bao gồm chỉ định thầu 3 gói, tự thực hiện 1 gói và đấu thầu rộng rãi trong nước 2 gói. Các gói thầu này bao gồm: Lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; Tư vấn thẩm định hồ sơ và lựa chọn thầu; Tư

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu dân cư, tái định cư Phạm Hồng Thái

vấn giám sát thi công và xây dựng hệ thống giao thông, san nền, cải tạo suối và hệ thống chiếu sáng công cộng…

Được biết, ngày 25/2/2009, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch dự án khu dân cư, tái định cư Phạm Hồng Thái, phường 10. Sau đó, đã được lập dự án đầu tư, thẩm định dự án và nhà đầu tư đã triển khai khởi công. Tuy nhiên, nhiều lý do nên dự án này không tiếp tục triển khai theo tiến độ đề ra. M.Đ

Trong 2 đêm vừa qua, tại Quảng trường Lâm Viên, Đoàn ca múa nhạc Lâm Đồng đã biểu diễn phục vụ nhân dân và du khách chương trình nghệ thuật đặc biệt mang chủ đề “Kìa xuân anh đào”.

15 tiết mục mang đầy tính nghệ thuật là những xúc cảm của những người nghệ sĩ khi đất trời vào xuân, tình yêu, tình người, ngợi ca quê hương, đất nước tươi đẹp, như: Kìa Xuân anh đào, Lắng nghe mùa xuân, Thì thầm mùa xuân, Nắng có còn xuân, Mùa xuân lên nương... Bên cạnh đó là những vũ điệu dân tộc làm tôn lên lời ca tiếng hát, những bài hát mang hơi thở của tuổi trẻ,

Đêm nghệ thuật “Kìa xuân anh đào” phục vụ nhân dân trong giá lạnh

mang sức sống mới của thành phố hoa đã có sức hấp dẫn. Dù nhiệt độ ngoài trời có lúc xuống đến 11oC, trong giá lạnh và gió, tập thể ca sĩ, diễn viên vẫn lao động nghệ thuật nghiêm túc, không ngừng cống hiến cho khán giả những tiết mục đặc sắc cuốn hút người xem.

Được biết, chương trình này trước Tết đã được đoàn đi biểu diễn phục vụ nhân dân vùng sâu vùng xa 2 huyện Đam Rông và Đạ Huoai ngay khi dàn dựng xong. Thời gian tới Đoàn sẽ tiếp tục biểu diễn phục vụ nhân dân các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm.

QUỲNH UYỂN

Thực hiện chỉ tiêu giao quân năm 2017, Lâm Đồng có 1.000 thanh niên lên đường nhập ngũ với độ tuổi trung bình từ 18 đến 24, đạt 96%; sức khỏe loại 1, loại 2 đạt gần 68%. Tỷ lệ đảng viên trong thanh niên nhập ngũ đạt 5,2%, tăng 1,87% so với năm 2016; trình độ học vấn tốt nghiệp THPT chiếm 36,1%, trung cấp, cao đẳng và đại học chiếm trên

Năm 2017, 1.000 thanh niên sẵn sàng nhập ngũ8%. Thanh niên là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 32%. Hiện các địa phương đều chuẩn bị chu đáo các hoạt động trong Hội trại tòng quân diễn ra từ chiều 15/2 và Lễ giao nhận quân được tổ chức vào 7h ngày 16/2/2017. Được biết, trong những ngày qua, cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương trong tỉnh đều tổ chức

Ngày 15/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 205/QĐ-TTg công nhận Khu Du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Như vậy, Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm trở thành Khu du lịch Quốc gia đầu tiên của cả nước. Quyết định công nhận Khu Du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm cũng giao UBND tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm thực hiện việc tổ chức quản lý,

Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm được công nhận Khu Du lịch Quốc gia

khai thác, phát triển Khu du lịch Quốc gia theo đúng quy hoạch được duyệt, Quy chế quản lý theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Theo Quyết định 1968/QĐ-UBND “Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” của UBND tỉnh Lâm Đồng, Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm thuộc phường 3 và phường

4 của thành phố Đà Lạt và một phần huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, phía Đông và Đông Bắc giáp Quốc lộ 20, phía Tây và Tây Bắc giáp núi B’Nam, phía Bắc giáp khu vực Sầm Sơn (Quảng Thừa), phía Nam giáp núi Quan Du (núi Voi). Khu du lịch có tổng diện tích quy hoạch là 2.944,28 ha, trong đó, diện tích đất theo ranh thực tế của Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm là 2.801,28 ha và diện tích đất bổ sung của một số dự án 143,0 ha.

Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm bắt đầu hoạt động từ ngày 1/1/2004, hiện đang có 10 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, với tổng vốn đầu tư khoảng 2.449,3 tỷ đồng, đã tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú đa dạng, phù hợp với định hướng quy hoạch như: tham quan dã ngoại sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp hội nghị - hội thảo, vui chơi giải trí, sân golf, thể thao mạo hiểm (canyoning, Zipline, high rope course, ống trượt, cáp trượt,…), tâm linh, đi thuyền thưởng ngoạn phong cảnh trên mặt hồ…

LÊ HOA

Một góc Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm. Ảnh: T.Trang

thăm hỏi, tặng quà cho thanh niên nhận lệnh gọi nhập ngũ năm 2017 bình quân khoảng 1.500.000đ/người. Đồng thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh của thanh niên lên đường nhập ngũ và gia đình để kịp thời động viên yên tâm tư tưởng, xác định tốt trách nhiệm đối với nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc.

THẾ ANH

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 1.055 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 16.746 phòng. Trong đó, có 348 khách sạn từ 1-5 sao với 9.344 phòng, bao gồm 27 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao với 2.644 phòng, riêng TP Đà Lạt có 815 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 13.786 phòng, trong đó có 291 khách sạn từ

1-5 sao với 8.207 phòng và 25 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao với 2.475 phòng. Các dịch vụ phục vụ trong các khách sạn ngày càng được nâng cao, như: nhà hàng, vũ trường, Spa, karaoke, hồ bơi, chăm sóc sức khỏe, hội nghị - hội thảo, lữ hành…

Trong một năm qua, Lâm Đồng đã có 7 khách sạn từ 3-5

sao được hướng dẫn và thẩm định sơ bộ; đồng thời, cũng có 298 cơ sở lưu trú du lịch được tiến hành thẩm định và phân hạng, trong đó có 20 khách sạn 2 sao, 70 khách sạn 1 sao, 14 biệt thự, 92 nhà nghỉ, 91 nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, 1 bãi cắm trại du lịch.

NHẬT QUÂN

Đà Lạt có gần 2.500 phòng khách sạn từ 3-5 sao

3 THỨ BẢY 18 - 2 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

XUÂN LONG

Vừa dẫn chúng tôi tham quan, anh Nguyễn Anh Duy vừa giới thiệu về

mình và trang trại trồng hoa. Theo lời anh kể, sau khi học xong trung học phổ thông, Nguyễn Anh Duy trở về Đà Lạt học nghề trồng hoa. Vừa học nghề vừa tham khảo sách báo, mạng internet và tham quan học hỏi thực tế, tìm hiểu thị trường… để có được những “khái niệm” về nghề trồng hoa, rồi anh mới mạnh dạn chọn con đường khởi nghiệp bằng nghề này.

Bén “duyên” với vùng đất Lộc Thành, vào năm 2011, anh trồng thử nghiệm 300 m2 hoa Dừa cạn rũ, Cẩm tú cầu… Do chưa có kinh nghiệm, ban đầu, tỷ lệ hoa bị chết khá nhiều, hiệu quả không cao. Tuy vậy, dần dần anh rút ra được những kinh nghiệm, tìm cách khắc phục và ngày một thành công hơn. Không trồng Cẩm tú cầu nữa vì hiệu quả thấp, anh chọn Dừa cạn rũ và tìm các giống hoa trang trí khác để trồng chậu. Sau gần 6 năm vừa làm vừa trải nghiệm, anh cải tiến

Khởi nghiệp bằng nghề trồng hoaĐược Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) Dương Hoài Xuân giới thiệu, chúng tôi tìm đến trang trại trồng hoa của anh Nguyễn Anh Duy (ở thôn 13, xã Lộc Thành), một trong những “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” của huyện Bảo Lâm, đã được tuyên dương, khen thưởng vào cuối năm 2016.

cách làm và đầu tư chi phí khoảng 2 tỷ đồng để mở rộng dần quy mô. Trong giai đoạn cây hoa chưa ra bông, anh đặt chậu dưới đất để dễ chăm sóc; khi hoa bắt đầu ra bông, mới chuyển chậu lên giàn cao ráo, thoáng mát. Hiện nay, trang trại hoa của anh đã phát triển gần 1 ha nhà kính.

Tại thời điểm chúng tôi đến thăm trang trại hoa của anh

Nguyễn Anh Duy cũng là lúc hoa đang rộ nở khoe sắc. Phần lớn giống hoa trồng ở trang trại của anh là Dừa cạn rũ (một loài giống nhập từ nước ngoài); ngoài ra, còn có thêm Dạ yến thảo, Nguyệt quế, Sống đời… Những loài hoa này được trồng trong chậu nhựa (có dây treo) để phục vụ nhu cầu trang trí. Anh Duy cho biết: “Sở dĩ em không chọn trồng các giống

hoa cắt cành mà chọn cách trồng hoa chậu treo, vì cây hoa chậu treo có ưu thế riêng về trang trí và bông lâu tàn, thời gian sử dụng lâu. Mặt khác, thời gian từ khi trồng đến khi cây hoa ra bông xuất bán khá nhanh và giá bán tương đối “mềm”, rất dân dã, phù hợp với túi tiền của đại đa số khách hàng”.

Còn về thị trường, Nguyễn Anh Duy cho hay: “Ban đầu chưa quen biết thì hơi khó một chút, nhưng dần dần em đã tìm được các mối tiêu thụ thường xuyên, không còn lo lắng gì nữa. Hiện nay, thị trường hoa chậu treo của em chủ yếu bán tại thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung, Sa Đéc…”. Hiện nay, mỗi tháng anh xuất bán trên dưới 10.000 chậu hoa các loại với giá bình quân 30.000 đồng/chậu. Doanh thu mỗi năm đạt khoảng 3 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm, anh thu nhập khoảng 1 tỷ đồng. Trang trại hoa của Nguyễn Anh Duy tạo công ăn việc làm cho 12 lao động, chủ yếu là người dân ở địa phương với mức thu nhập bình quân mỗi tháng 4 -

5 triệu đồng/người. Chia sẻ kinh nghiệm trồng hoa,

anh Nguyễn Anh Duy cho chúng tôi biết: Hoa trang trí rất “nhạy cảm” với các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thời tiết, độ ẩm, sâu bệnh hại… nên đòi hỏi phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ và phải có chế độ chăm sóc thật chu đáo. Người trồng hoa phải chịu khó quan sát và thường xuyên thăm nom, để ý đến vườn hoa nhằm kịp thời phát hiện các mầm bệnh gây hại. Việc bón phân cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật, nghĩa là bón đúng liều lượng và bón đúng lúc, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cây hoa. Ngoài ra, người trồng hoa cũng phải chú ý đến cách thức sử dụng các loại thuốc dưỡng lá, dưỡng hoa và tưới nước hợp lý, vừa đủ độ ẩm để cây hoa phát triển tốt nhất.

Thương hiệu hoa chậu treo của anh Nguyễn Anh Duy hiện đã có uy tín và cũng đã có “chỗ đứng” trên thị trường. Sắp tới, anh dự định sẽ mở rộng dần quy mô và tìm chọn thêm một số giống, loài hoa khác lạ hơn, đẹp hơn để làm phong phú nguồn hàng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ý tưởng là thế, nhưng điều này, theo anh, đòi hỏi cần phải có thời gian và nghị lực nữa.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đức Quận đã có dịp đến thăm và ngợi khen trang trại hoa của anh Nguyễn Anh Duy. Ảnh: X.Long

Lâm Đồng đặt mục tiêu phát triển với tốc độ caoMục tiêu tổng quát mà Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh đề ra trong năm 2017, đó là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao hơn năm trước. Qua đó, giá trị tăng thêm GRDP tăng ít nhất từ 8% trở lên, đồng thời đi đôi với việc phát triển văn hóa, giáo dục, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội. XUÂN TRUNG

Nhìn lại kinh tế - xã hội Lâm Đồng trong năm 2016 có thể đánh giá một cách khái

quát: Kinh tế tiếp tục ổn định và phát triển với tốc độ khá cao so với khu vực và cả nước. Kết cấu hạ tầng được cải thiện đáng kể, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Điều đó được thể hiện qua những chỉ tiêu thực hiện đề ra trong năm đạt và vượt mức mà các nghị quyết của Tỉnh ủy và Hội đồng Nhân dân tỉnh giao. Đấy là, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,93%, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 6.800 tỷ đồng, đạt 100% dự toán địa phương và tăng 14,6% so với cùng kỳ. Giải quyết việc làm cho 29.000 lao động, đặc biệt giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5,17% với mức kéo giảm 1,5% hộ nghèo trong năm 2016.

Với kết quả đạt được nêu trên, mục tiêu hàng đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2017 có tốc độ cao hơn năm trước, Nghị quyết 17 của Hội đồng Nhân dân tỉnh xác định: Tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển; tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển mạnh dịch vụ và phát triển có chọn lọc ngành công nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững. Với việc xác định này, bên cạnh thu

hút nguồn lực để phát triển, tái cơ cấu nông nghiệp và đẩy mạnh phát triển dịch vụ sẽ được chú trọng tập trung thực hiện, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể đặt ra với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế là ít nhất tăng 8% GRDP so với năm 2016 và đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 54 - 54,5 triệu đồng. Trong đó, khu vực nông lâm thủy sản tăng từ 5,5% - 6%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,5% - 9% và khu vực dịch vụ tăng từ 11% - 11,5%. Qua đó, xác định tỷ lệ từng khu vực kinh tế cụ thể tham gia đóng góp và duy trì cơ cấu nền kinh tế của các khu vực: Nông lâm thủy sản chiếm 48,5% - 49%; công nghiệp - xây dựng chiếm 17,5 - 18%; ngành dịch vụ chiếm 33,5 - 34%. Tổng

số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh là 5.797 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 550 triệu USD, tăng 20,9% so với năm 2016. Mặt khác, thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng trong năm 2017 khoảng 5,8 triệu lượt với số lượng khách đăng ký qua lưu trú đạt 3,9 triệu khách.

Bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ tiêu về xã hội cũng được tỉnh đặt ra rất cụ thể. Đáng chú ý là tỷ lệ giảm hộ nghèo từ 1 - 1,5% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020; có thêm ít nhất 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 78% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Để duy trì phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội và đạt được 16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội và môi trường trong năm 2017, Lâm

Đồng cần huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn chiếm khoảng 32 - 32,5% GRDP, tương đương khoảng 23.000 - 23.500 tỷ đồng.

Vậy giải pháp nào để năm 2017 này bứt phá đi lên. Theo Nghị quyết 17 của Hội đồng Nhân dân tỉnh được Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Trần Đức Quận ký ban hành, Lâm Đồng sẽ tập trung ưu tiên các nguồn lực triển khai thực hiện 4 chương trình trọng tâm bao gồm: Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, Phát triển nông nghiệp toàn diện bền vững và hiện đại; phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao và Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được thể hiện bởi các nghị quyết chuyên đề riêng trong quá trình phát

triển với tầm nhìn trung và dài hạn của tỉnh. Song song đó là đẩy mạnh việc thực hiện danh mục 12 công trình, dự án trọng điểm của tỉnh và các công trình quan trọng của các địa phương mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

Để thực hiện tốt 4 chương trình trọng tâm trên, cần các sở, ngành và địa phương nỗ lực thực hiện các giải pháp cụ thể bằng việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch, tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chú trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhất là đặt mối quan tâm hàng đầu vào công nghiệp chế biến nguyên liệu của địa phương; thực hiện hiệu quả kế hoạch vốn đầu tư công… và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Đi đôi với việc đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, xã hội; huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo nhanh bền vững; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính... Cuối cùng, quan trọng nhất là phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2017 để đảm bảo nhiệm vụ chi; trong đó đảm bảo cơ cấu chi hợp lý giữa đầu tư phát triển và chi thường xuyên.

Nông nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao 82% trong cơ cấu kinh tế của Lâm Đồng, do đó việc đẩy mạnh phát triển hai khu vực này cùng với duy trì phát triển ổn định đầu tư, kinh doanh sản xuất công nghiệp và chăm lo thực hiện tốt an sinh xã hội sẽ là chìa khóa để hoàn thành các chỉ tiêu năm 2017.

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp.Ảnh: Ng.H.Tình

4 THỨ BẢY 18 - 2 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

NGUYỄN HUY KHUYẾN

Xin được dẫn lời của PGS.TS Ngô Văn Doanh, Viện nghiên cứu Đông Nam Á trả lời phỏng vấn bài viết

“Nhiều người Việt xé rào lấy hoa: Lòng tham đang quá lớn” để đặt tiêu đề cho bài viết này. Bởi lẽ, trong nhiều lễ hội hoa những năm gần đây, nhiều nơi người dân tự ý vượt rào, ngang nhiên trộm hoa, bẻ cành, hái bông mang về, thậm chí còn chen lấn để cố gắng lấy được một vài giỏ hoa. Người Đà Lạt không những cũng có nhiều lễ hội hoa được tổ chức mà còn khắp thành phố hoa được trồng khắp nơi nhưng không bị hái trộm như thế, bởi lẽ người Đà Lạt yêu hoa lắm.

Nói như vậy là GS Ngô Văn Doanh đã rất hiểu tính cách người Đà Lạt, không phải họ không tham cái đẹp hoặc thờ ơ với cái đẹp. Mà bởi lẽ họ được tuyên truyền, giáo dục để yêu quý tài sản nơi công cộng. Hoặc chí ít cũng không làm ảnh hưởng đến thương hiệu của thành phố ngàn hoa.

Nổi tiếng với thương hiệu thành phố ngàn hoa, hoa từ nhà ra phố, từ thung lũng đến vùng núi cao, hoa khoe sắc quanh năm làm ngất ngây bao du khách xa gần. Khách du lịch mong muốn đến Đà Lạt để được hòa mình trong những khóm hoa, những vườn hoa, để nâng niu, nũng nịu làm dáng bên những khóm hoa đang khoe sắc cùng đất trời, đó là tâm trạng chung của những du khách xa gần khi đến với Đà Lạt.

Khi chứng kiến nhiều lễ hội hoa được tổ chức ở nhiều địa phương, thì nhiều người lại cảm thấy ngao ngán về cách hành xử của một số người đối với những chậu hoa được đặt ở những nơi công cộng. Nhiều người bất chấp để cướp, giật, thậm chí tranh nhau để lấy những chậu hoa mang về. Nhiều bài báo, hình ảnh đăng tải những hành động gây phản cảm này đã không thể ngăn nổi lòng tham ích kỷ của một số người. Họ cho rằng, cướp được cái chậu hoa đó về là mang may mắn, mang lộc vào nhà nên càng a dua, thi nhau tranh cướp. Một thực tế đáng báo động về cách ứng xử từ nhiều lễ hội như vậy.

Từ góc nhìn đó, soi vào phong cách của người Đà Lạt, hầu hết người ta nhận thấy, người Đà Lạt hiền hòa, chậm rãi, họ không vội vã như nhiều miền quê khác. Có vị khách cho rằng, Đà Lạt lắm dốc nhiều đèo, người đi xuống cũng chậm người đi lên cũng chậm, nên cái đó đã ngấm vào máu thịt. Họ tự hào vì mình là người sống ở vùng đất mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho họ những điều kiện tốt nhất của đất trời. Vì vậy, người Đà Lạt ai ai cũng muốn chăm chút tô điểm cho ngôi nhà, ban công, mái hiên, trước nhà mình bằng những khóm hoa hay chậu hoa nho nhỏ. Do đó, nhiều du khách đến Đà Lạt ngạc nhiên tự hỏi, không biết tại sao người Đà Lạt trồng hoa bên ngoài đẹp như vậy mà không bị hái trộm. Vâng, không phải vì người ta

không đam mê hoa, nhưng vì người Đà Lạt nghĩ rằng, hoa là của chung của thành phố. Nếu được tiếng là thành phố của ngàn hoa thì họ cũng sẽ có phần tự hào trong đó.

Cứ hai năm một lần, Đà Lạt lại tổ chức lễ hội hoa, đây là dịp để hoa từ các nhà vườn nô nức kéo nhau ra trưng bày nơi phố thị. Khắp các đường phố, hoa được trưng bày, được khoe sắc trước hàng vạn người. Mặc dù không cần bảo vệ như các nơi khác, nhưng ít khi bắt gặp cảnh người dân xông vào lấy hoa. Kể cả những ngày cuối cùng khi lễ hội chuẩn bị kết thúc, cảnh những công nhân đi thu gom hoa trong trật tự chứ không có chuyện “hôi của”.

Chứng kiến những gì diễn ra ở các thành phố lớn khi lễ hội hoa kết thúc, PGS.TS Ngô Văn Doanh cho rằng, trong các dịp lễ hội phải có cách bảo vệ, hình thành thói quen cho người dân, để họ có thể hiểu được ý nghĩa của sự kiện. Quan trọng nhất là xóa bỏ được tâm lý đám đông. Như Đà Lạt tổ chức hội hoa nhưng không hề có ai phá hoại gì, đơn giản vì họ tuyên truyền để người dân hiểu được và yêu quý hoa, người Đà Lạt họ yêu hoa lắm.

Đà Lạt ngày nay đang chuyển mình bước vào hội nhập, khách nước ngoài đến ngày một đông, không những chỉ đến để du lịch mà nhiều người còn chọn Đà Lạt làm nơi sinh sống và coi như quê hương thứ hai của mình. Đơn cử như rất nhiều giảng viên Hàn Quốc đang giảng dạy tại Đại học Đà Lạt đã từng nhận xét: Tôi thích Đà Lạt vì khí hậu mát mẻ và sạch sẽ, lại có rất nhiều hoa trang trí trên các công viên, các con đường trong thành phố. Còn cựu đại sứ Đại Hàn dân quốc tại Việt Nam Giáo sư Yoo Tea Hyun, GS danh dự Trường Đại học Đà Lạt chia sẻ: Ông đã chọn Đà Lạt làm nơi sinh sống đến cuối đời và coi nơi này là quê hương thứ hai của mình. Ông chia sẻ: “Tôi xem Đà Lạt như là quê hương thứ hai của mình, người dân và đồng nghiệp rất thân thiện, gặp tôi khi nào cũng cười. Tôi yêu Đà Lạt vì đây là nơi có thắng cảnh và khí hậu rất lý tưởng, có những nền văn hóa đặc trưng, lại còn có nhiều nơi để đi dã ngoại như núi Lang Biang”.

Còn nhiều sinh viên người Hàn Quốc học tiếng Việt tại Đại học Đà Lạt cũng có những suy nghĩ như vậy. Họ thích Đà Lạt vì có những ngã ba, những con đường lên xuống, uốn lượn tương tự như Hàn Quốc. Phong cảnh thì tuyệt vời, đặc biệt là được khám phá những vườn hoa mỗi dịp cuối tuần.

Hoa là sản phẩm đặc sản của Đà Lạt, đặc biệt là những dịp tết đến xuân về, hoa theo những chuyến xe ra Bắc, ra Trung, vào Nam. Những đóa hoa ly, dơn, cúc, đồng tiền, hoa hồng, cát tường… là những thứ mà người dân khắp nơi muốn trưng trong ngày tết. Không chỉ danh tiếng của hoa Đà Lạt mà còn chứa đựng trong đó là cả tấm lòng của người Đà Lạt, bởi lẽ người Đà Lạt họ yêu hoa lắm.

Người Đà Lạt yêu hoa lắm

Hai hai tuổi, tôi lấy chồng, mối tình đầu mà tôi ngỡ đẹp nhất thế gian. Yêu, cưới, đổ vỡ - nhanh như một

trận mưa đá. Giờ ngồi nhớ lại, thấy mình điên khùng làm sao á. Hồi ấy cũng chẳng biết vì sao lại nhận lời mẹ anh để hai bác đem cau trầu tới hỏi cưới khi tôi - anh mới vài lần đưa đón. Trước đó tôi chưa từng hẹn hò với ai. Là tôi thấy anh hay hay, một chút công tử, một chút phong trần, anh hứa sẽ chăm bẵm tôi như một bà hoàng. Tiêu chí của mẹ tôi là, không cần giàu nghèo, miễn yêu thương tình nghĩa, mà con nhà nghèo có khi dễ sống hơn. Vậy thì có gì để nghĩ ngợi, anh nghèo xơ xác thật, nhưng tôi có niềm tin chắc mẩm rằng gã trai nghèo sẽ chiều chuộng một cô nàng có học, có công ăn việc làm. Vậy là cưới, là sinh con, là bị ruồng bỏ.

Hai tám tuổi, ngoan ngoãn làm một bà mẹ đơn thân, tôi chưa biết hương vị của tình yêu thực sự.

Chán chường, tuyệt vọng, tôi quỳ mọp dưới vết thương đầu đời, sống âm thầm giữa tất cả bằng một dòng máu lạnh, một trái tim khô. Dù ở bất cứ đâu, ngồi một mình hay giữa đám đông bạn bè, tếu táo với đồng nghiệp tôi vẫn thấy mình trơ trọi.

Nơi tôi đang sống, có nhiều người rơi vào hoàn cảnh đơn thân như tôi rồi một số lao vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng. Những cuộc tình ồn ào rồi vội vã chia ly. Họ cũng rủ rê tôi nhập hội, tôi từ chối. Vì tôi hiểu, đó chẳng phải tình yêu. Chẳng qua cũng là cách thức trả thù đời, một thứ nghi thức ăn mừng sống sót, một cách để vớt vát sĩ diện sau khi bị ruồng bỏ chứ chẳng có gì khác. Tôi thông cảm với cách nghĩ lầm lạc đó. Tôi không dám nói mình thanh cao, thánh thiện chi hết. Cuộc sống sau ly hôn đương nhiên chênh chao, cái đầu nhỏ bé và bướng bỉnh phải cố gồng để chiến thắng những cám dỗ bản năng.

Tôi sợ bóng đêm. Đêm của người đàn bà cô đơn dài đằng đẵng. Lại một đêm mưa nữa, lạnh vô chừng. Những âm thanh

sâu hun hút, tiếng mưa dội vào tim những kí ức tồi tàn, không thể chợp mắt. Nằm trăn trở, cựa quậy, chiếc giường đơn bỗng rộng thênh thang, cuộn mình trong chăn vẫn thấy lạnh tận đáy lòng, quả tim như căn nhà trống bị gió lùa tứ phía. Cố không khóc, nỗi buồn ứ lại, có gì đau khổ bằng không muốn mà nước mắt cứ chực trào ra.

Có người bạn thấy tôi khô héo thì khuyên hãy vào thế giới Facebook, niềm vui ảo còn đỡ hơn khổ đau thật. Tôi cũng muốn thay đổi hiện tại tù túng của mình nên tạo trang cá nhân, lấy nick Mong Manh. Hình nền là hai mẹ con.

Tôi nhận được những lời mời kết bạn. Vô trang chủ, thấy bạn bè cập nhật trạng thái của mình, có những lời chia sẻ trìu mến, tôi thấy hay hay. Không chút nghĩ ngợi, tôi nói thật cái khao khát bấy lâu bị vùi lấp: “Một mình giữa cuộc sống xô bồ, đau khổ nhiều, nước mắt nhiều, ước sao mỗi lần khóc sẽ có một ai đó ở nơi xa nghe thấy…”.

Dòng tâm tư ấy nhận rất nhiều chia sẻ, lịch thiệp có, đàng hoàng có, lỗ mãng sỗ sàng có... Đang cố len lỏi để biết thêm những tiện ích của Facebook thì góc trái màn hình hiện lên dòng chữ cùng âm thanh “tút”.

- Hi, làm quen nha em?Thấy Avatar là rừng hoa Anh đào, tôi rất

ấn tượng nhưng vẫn muốn lầy đây nên bỏ cái mặt nhăn rúm và gõ:

- “Hoa Anh đào” chắc phải kêu lão bà này là bác đấy! - thè lưỡi.

- Bốn mươi hai tuổi, diễn vai “cháu” có ổn không?

- Ẹc! Mình sẽ gọi đằng ấy là bác! - (kèm cái mặt cười lăn lộn)

- Ok, gọi là gì thì cũng chỉ là gọi thôi mà!Thấy Face anh chia sẻ mấy đôi giày mùa

đông xinh xinh, tôi giỡn: “Ước gì có một đôi để mùa đông này thêm ấm áp!”. Anh liền xin địa chỉ, rất khéo. Tôi đã bị “sập bẫy”. Thế là anh gửi đôi giày mùa đông về cho tôi và con trai. Tôi ngớ người khi thấy

Theo dòng sự kiện

1. Nobel Văn học trao cho một nghệ sĩCó lẽ gây bất ngờ nhất trong năm qua là

việc giải thưởng văn học được mong chờ nhất thế giới thuộc về ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, họa sĩ, nhà văn và nhà biên kịch Bob Dylan (tên thật là Robert Allen Zimmerman, sinh năm 1941). Nếu như nhà cái Ladbrokes có khả năng dự đoán tên của người đoạt giải trong các năm trước trong danh sách top 5 người có khả năng chiến thắng thì năm nay, Bob Dylan nằm ngoài dự đoán đó. Và dường như, không ai nghĩ đến cái tên của nghệ sĩ đa tài này.

2. Năm của J.K.Rowling Năm 2016 là năm khá thành công của tác

giả người Anh. Tháng 1/2016, Giải PEN trao cho bà giải thưởng vì những cống hiến và biện hộ cho quyền lợi phụ nữ và trẻ em. Tiếp đó, 1/8/2016, Harry Potter and the Cursed Child ra đời, khép lại những chuyến phưu lưu của phù thủy Harry Potter nổi tiếng. Sự dừng lại đó lại làm khuấy động các nhà sách trên toàn thế giới. Không những thế, doanh thu của Harry Potter vẫn không hề giảm nhiệt sau 19 năm xuất bản trên toàn thế giới. Những tháng cuối năm 2016, tác giả còn tiết lộ về sự ra mắt của hai cuốn sách mới trong năm tới.

3. Goncourt trị giá 10 euroGiải thưởng danh giá của nước Pháp được

sáng lập để trao hàng năm cho “tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất trong năm”, nhưng chủ yếu chỉ trao cho tiểu thuyết. Với dấu ấn của mình, nhà văn Pháp gốc Maroc, Leila Slimani giành chiến thắng với cuốn tiểu thuyết Chanson douce (tạm dịch: Bài hát ngọt ngào). Theo Ban giám khảo, Chanson douce là câu chuyện có diễn biến tâm lý nhân vật hấp dẫn, các tình tiết đan xen, kết nối chặt chẽ, đặc biệt là bí ẩn của người vú em Louise.

4. Man Booker quốc tế thuộc về nhà văn Hàn QuốcTừ năm 2005, Man Booker giành thêm

một giải thưởng cho các nhà văn quốc tế có các tác phẩm viết bằng tiếng Anh được trao hai năm một lần. Tháng 5/2016, nhà văn Han Kang nhận được giải thưởng này cho tác phẩm The Vegetarian (đã xuất bản tại Việt Nam với tên gọi Người ăn chay). Trưởng Ban giám khảo Man Booker Quốc tế, Boyd Tonki cho biết, đây là câu chuyện “lạ lùng”, “nó nhấn mạnh những câu tục ngữ một cách khéo léo, phi thường và kiểm soát”.

Năm 2016 cũng gây bất ngờ khi Man Booker, giải thưởng danh giá của Anh Quốc trao cho một nhà văn Mỹ sau ba năm thay đổi luật lệ - trao giải cho những tác phẩm viết bằng tiếng Anh xuất bản trên toàn thế giới. Giành chiến thắng là tác phẩm The Sellout, với giọng điệu châm biếm về nạn

10 sự kiện văn học quốc tế năm 2016Năm 2016, giới văn học nước ngoài đón nhận nhiều biến động và có những bất ngờ nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia. Đây cũng là năm tôn vinh những tác giả mới, những cây bút đến từ nhiều thủ phủ văn học khác nhau trên thế giới.

Cánh đồng hoa bướm luôn có sức hút với khách du lịch và địa phương. Ảnh: Phan Nhân

5 THỨ BẢY 18 - 2 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Lời hứa hoa Anh đàoTruyện ngắn: NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN

địa chỉ nơi gửi là Nayoga, nước Nhật nhưng vẫn thật thà lên Facebook nhắn đôi giày con trai hơi chật, vậy là anh gửi tiếp đôi khác.

Món quà nhỏ phương xa làm gần lại khoảng cách. Từ đó, hai chúng tôi thường xuyên chat. Người đàn ông này tên Việt Nguyễn. Nhìn anh không ai đoán nổi tuổi anh - trẻ trung và tráng khí, tướng mạo đường đường chính chính. Tôi tủm tỉm cười khi nhìn anh qua webcam, tôi thích đàn ông như vậy.

Anh trí tuệ, sõi đời. Những lúc buồn, tôi khóc, anh trêu “Chỉ là một con cún mà ban đầu tui ngỡ mình được diện kiến một con… gấu!”. Rồi anh bảo hãy mỉm cười đón nhận mọi thử thách. Còn dặn, khi mọi sự trở nên tồi tệ nhất thì đó là lúc nên cười nhất, cười để thăng bằng lại rồi bước tiếp. Tôi được “giác ngộ” nhiều, tôi thích trò chuyện với những “cái đầu” như vậy. Thích nhưng cũng e dè, nếu không muốn nói là sợ. Sau những tổn thương, tôi hết dám phiêu lưu. Nhưng tôi biết là trong tôi đang có “biến động”. Tôi thấy mất bình tĩnh khi “tiểu vũ trụ” tôi bị anh “lột trần”. Có lúc thấy căng thẳng nữa, cũng chẳng hiểu nguyên do. Lạ lắm, anh là mẫu đàn ông càng khám phá càng muốn dấn thân. Tôi quyết định đặt ra giới hạn, không chat nhiều với anh nữa.

khổ, không đau khổ thì người phụ nữ mạnh mẽ hơn. Không có con là bất hạnh nhưng không có đàn ông chỉ hơi buồn thôi. Tôi tâm niệm như thế và quyết không yêu. Trong câu chuyện của tôi với người viễn xứ, không có chỗ cho những từ ngữ thuộc trường tình yêu. Nhưng từ lần nói chuyện đó, tôi có ấn tượng đặc biệt về anh. Tôi rất hài lòng về cách lèo lái câu chuyện của anh. Không hề nói sai mà cũng chẳng nói hớ.

Tôi cũng không nhớ là bắt đầu từ lúc nào, anh trở thành chỗ tôi “nương nhờ lúc thở than”. Lúc này, chỉ cần vậy là quá hạnh phúc rồi.

Một ngày tôi tái khám và nhập viện, không thể online. (Tôi từng bị một tai nạn thương tâm trước khi bị chồng bỏ). Ngày tôi ra viện, dù bị bác sĩ trả về vì không thể điều trị đôi mắt đã nhược thị khi dây thần kinh 6 đã chết. Tôi buồn lắm nhưng vui vì nghĩ về nhà mình sẽ tha hồ hàn huyên với anh. Sẽ nói “Em khỏe hẳn rồi anh ạ, đừng lo cho em nữa!” thế nhưng tôi đã không gặp anh.

Tôi liều mạng vô nhà người bạn thân của anh trên Face hỏi thăm mới biết anh cũng đang nằm viện ở Nhật. Anh đã từng bị tai nạn rất nặng, xương cổ bị gãy, đau khổ sống chết với thương tật nhưng sau điều trị thì ổn, anh đã có thể đi làm lại nhưng vết mổ ngày xưa bị nhiễm trùng nên giờ phải nhập viện.

Sững sờ, nhưng điều như thế tôi chưa từng nghe anh kể, chắc anh sợ tôi lo lắng. Chờ đợi. Một ngày, một tuần, một tháng, một năm… vắng anh. Tôi ngóng anh từng giờ từng phút. Mỗi khi online, tôi thấp thỏm, cầu mong nick anh sáng đèn nhưng vẫn là một màu lạnh ngắt.

Anh ơi! Người đàn ông bên kia đại dương ơi! Mùa xuân đang về! Em làm sao thế này? Em nhớ, em ngóng. Em đang ngồi khóc nè. Kệ anh trêu em đấy. Mít ướt cũng được, là em nhớ anh. Anh phải mau khỏe để trả nợ em, anh còn nợ em lời hứa hoa Anh đào mà.

10 sự kiện văn học quốc tế năm 2016

phân biệt chủng tộc tại Mỹ với câu chuyện về Bonbon, một người đàn ông da đen trẻ tuổi cố gắng khôi phục lại chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc ở ngoại ô Los Angeles.

5. 400 năm ngày mất ShakespeareSự kiện được ghi dấu bởi nhiều hoạt động

diễn ra sôi động trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam như: Triển lãm các tác phẩm đầu tiên của William Shakespeare sẽ được khai mạc vào ngày 6/9 tại Đại học Leeds (Anh); Cuộc thi “Shakespeare lives in Sonnets”, Dự án Shakespeare Lives tại Việt Nam; Liên hoan William Shakespeare 2016 được đồng tổ chức bởi Hiệp hội Sân khấu thế

giới (ITI), Học viện Kịch nghệ Thượng Hải, Trung Quốc; bộ tem gồm 10 chiếc, in những câu nói nổi tiếng trong tác phẩm của William Shakespeare nhằm tưởng nhớ những đóng góp to lớn cho nước Anh và toàn thế giới…

6. Quỹ Sách Quốc gia Mỹ trao Huy chương Thành Tựu trọn đời cho một nhà báoRobert A. Caro - nhà báo và cây bút tiểu

sử nổi tiếng - vinh dự nhận giải thưởng này vào Lễ Kỷ niệm Giải thưởng Sách Quốc gia tổ chức vào 16/11 tại New York (Mỹ).

Ông đã từng 2 lần giành giải Pulitzer ở hạng mục tiểu sử, 2 lần giành giải thưởng

của Hội đồng Phê bình sách quốc gia cho Cuốn sách phi hư cấu hay nhất của năm và giải Tiểu sử hay nhất của năm, vô số giải thưởng liên quan được trao tặng bởi Viện Văn học và Nghệ thuật Mĩ và Huân chương Nhân văn Quốc gia từ Tổng thống Obama.

7. Giải thưởng Văn học Quốc tế Dublin thuộc về nhà văn gốc ẤnVới mức thưởng 100.000 Euro (khoảng

2,5 tỷ đồng), đây là giải thưởng hấp dẫn nhất thế giới của thành phố Dublin (Ireland) đối với tác phẩm viết bằng bất cứ ngôn ngữ nào nhưng được xuất bản bằng tiếng Anh. Năm nay, giải thưởng này thuộc về cuốn tự truyện của nhà văn gốc Ấn Độ Akhil Sharma cho tác phẩm Family Life (tạm dịch: Cuộc sống gia đình). Trước đó, cuốn sách cũng đã giành giải thưởng Folio năm 2015.

8. Lisa McInerney ghi dấu ấn cho giải Baileys ngay cuốn tiểu thuyết đầu tiênLisa McInerney bắt đầu sự nghiệp của

mình như là một nhà văn viết truyện chia sẻ trên blog. Tác phẩm của cô đã đánh bại người chiến thắng Man Booker - Anne Enright và người có sách bán chạy nhất, Hanya Yanagihara để mang về giải thưởng trị giá 30.000 bảng Anh (gần 1 tỷ VNĐ). The Glorious Heresies được đánh giá là “cuốn tiểu thuyết động lòng trắc ẩn, đem đến chỉ dẫn cho cuộc sống tăm tối bằng lối viết hài hước và cách kể chuyện khéo léo”.

9. Giải thưởng thơ được mong đợi nhất nước AnhNữ nhà thơ người Anh, Sarah Howe

giành giải thưởng thơ TS Eliot với tuyển tập thơ đầu tay Loop of Jade (Tạm dịch: Vòng quay của Jade). TS Eliot là Giải thưởng thi ca lớn nhất Vương quốc Anh mang tên nhà thơ TS Eliot, trao cho các tác phẩm thơ được xuất bản ở Vương quốc Anh và Ai-len.

Sarah Howe đã vượt qua chín nhà thơ khác trong vòng chung kết để giành phần thưởng trị giá 20.000 bảng Anh (khoảng 650 triệu VNĐ), trong đó có những cây bút có tiếng như: Mark Doty, Selima Hall, Les Murray, Sean O’Brien và Don Paterson. Trước đó, cô đã từng đoạt giải Eric Gregory cho cuốn A Certain Chinese Encyclopaedia, giải thưởng nhà văn trẻ của năm.

10. Costa Book năm ghi dấu bằng cuốn sách viết cho thiếu nhiCosta Book trao giải cho các hạng mục:

tiểu thuyết, tiểu thuyết đầu tay, tiểu sử, sách thiếu nhi và thơ. Giải thưởng đã nhận được 630 cuốn sách tham dự giải, trong đó chủ yếu là tác phẩm đến từ Anh và Ireland. Mỗi tác giả chiến thắng trong từng hạng mục sẽ nhận phần thưởng 5.000 bảng Anh và cùng tranh giải Costa của năm.

Chiến thắng cuối cùng thuộc về The Lie Tree (Tạm dịch: Cây nói dối) - cuốn sách viết cho thiếu nhi của nhà văn Frances Hardinge. Ban giám khảo cho biết, cuốn sách là sự kết hợp giữa các yếu tố kinh dị, trinh thám và một phần tiểu thuyết lịch sử. Cuốn sách có một nhịp điệu xuyên suốt và cực kỳ chính xác, là tiếng nói vô cùng khéo léo của một cô gái 14 tuổi.

Theo Văn nghệ Quân đội online

Minh họa: Hồ Toàn

Một hôm, tôi bỏ lên Face tấm ảnh mặc chiếc đầm màu tro. Anh comment:

- Em thích Mecghi?- Anh đang nghĩ gì vậy?- Chiếc áo em đang mặc chẳng phải màu

tro của hoa hồng mà Mecghi thích sao?Lại bị nắm thóp rồi, tôi chống chế:- Em yếu đuối, nhu nhược chứ không

được như cô ấy!Bỏ mấy cánh hoa Anh đào lên màn hình,

anh bảo:- Em như thể hoa Anh đào. Em mong

manh nhưng không nhu nhược, ở em tiềm ẩn sức sống như thể sống mãnh liệt hơn hai người bình thường cộng lại.

Rồi anh link một trang mạng ở đó toàn

hoa Anh đào, anh bảo nhất định sẽ đón tôi sang thăm vườn hoa Anh đào. Tôi xúc động mạnh, bỏ lên màn hình một cái mặt đỏ lựng.

Có lần, tôi thấy trên Face anh chia sẻ một tấm ảnh của đôi vợ chồng già ân cần chăm sóc nhau. Tôi láu cá ghi: “Là mối tình thứ mấy của bà/ông lão nhỉ?”. Câu trả lời của anh là: “Tình yêu đích thực thì chỉ duy nhất một. Thứ mấy cũng được, nếu là mối tình khắc cốt ghi tâm thì đó là tình đầu”.

Tôi chưa có một mối tình khắc cốt ghi tâm, tận đáy lòng, tôi cũng ao ước một mối tình tầm… huyền thoại nhưng tôi sợ vỡ mộng, sợ tan nát, sợ đắng cay. Sau đổ vỡ, tôi quay ra bất cần, ghét đàn ông, quyết tâm không yêu, không yêu sẽ không đau

6 THỨ BẢY 18 - 2 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Giới thiệu tác phẩm Tản mạn

Hồ sơ - Tư liệu

Phó Giáo sư, Tiến sĩNGUYỄN THỊ TRƯỜNG GIANG(Học viện Báo chí & Tuyên truyền)

Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chính luận giữ một vai trò quan trọng

trong việc định hướng xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng, hướng dẫn cách nhìn nhận và đánh giá thông tin, sự kiện. Rất nhiều tác phẩm Bút ký chính luận trong những giai đoạn lịch sử nhất định đã lý giải thành công các hiện tượng xã hội, thay đổi cách nhìn của công chúng và dự báo được các chiều hướng vận động của đời sống xã hội. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động và phát triển như vũ bão của các loại hình báo chí truyền thông, Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống. Tác phẩm LỐC XOÁY THỜI CUỘC của nhà báo Phạm Quốc Toàn là một ví dụ điển hình.

LỐC XOÁY THỜI CUỘC đem đến cho bạn đọc những tri thức ẩn chứa đằng sau những tin tức, sự kiện cùng sự lý giải, phân tích, chứng minh, đánh giá, bàn luận tài tình của tác giả. Bằng việc bày tỏ quan điểm và cách nhìn đúng đắn, bản lĩnh của mình về những cơn “LỐC XOÁY” triền miên do chủ nghĩa cường quyền áp đặt, nhà báo Phạm Quốc Toàn đã chỉ ra chân lý: Chiến tranh hủy diệt là sự tranh giành bẩn thỉu và vô nhân tính nhất trong lịch sử loài người!

Một Ucraina đang bình yên là thế! Do lòng tham, sự lôi kéo, những thù hận cá nhân, phe phái, tôn giáo, sắc tộc… đã dẫn đến nội chiến, đói nghèo và chết chóc. Một Syria tươi đẹp và cổ kính đã lùi vào dĩ vãng! Chủ nghĩa khủng bố, cường quyền, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xung đột đã biến đất nước Syria - một trong những cái nôi văn minh của nhân loại - thành địa ngục, nơi hứng chịu bom đạn, với những bãi chiến trường đổ nát và sự hoang tàn. Chiến tranh đã đẩy hàng triệu người, nhiều phụ nữ và trẻ em vô tội lâm vào cảnh khốn cùng: Chết chóc, nghèo đói, mất nhà, mất người thân, bồng bế nhau rời bỏ xứ sở Trung Đông bất ổn, xa rời quê hương bản quán gia nhập vào những đoàn người tỵ nạn, tạo nên cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có ở châu Âu. Hình ảnh bé Aylan Kurdi chết tức tưởi bên bờ Địa Trung Hải liệu đã đủ sức làm rung chuyển nhân tâm của cả thế giới như cơn LỐC XOÁY? Nhà báo Phạm Quốc Toàn đã phân tích, lý giải, đánh giá, khái quát thật thấu đáo sự biến động của các sự kiện trên trường quốc tế, tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về sự vận động không ngừng của thế giới đương đại.

Nhìn những bất ổn của thế giới càng trân trọng hơn những thành quả của cách mạng, để thấy Tầm nhìn sáng suốt và hành động mạnh mẽ, quyết liệt của Đảng ta trong từng

Sự mẫn tuệ của “Lốc xoáy thời cuộc”

giai đoạn lịch sử. Năm 1945, Đảng ta, Bác Hồ và Mặt trận Việt Minh đã mưu lược, hành động mau lẹ, nhanh chóng chớp thời cơ, tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với tầm nhìn sâu, rộng và kinh nghiệm dạn dày của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện đã lãnh đạo toàn dân đánh bại các kẻ thù xâm lược và thống trị vào loại mạnh nhất hành tinh, thống nhất nước nhà, thỏa lòng mong ước cháy bỏng khát khao hòa bình của dân tộc. Hơn 30 năm đổi mới, với mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thế nhưng, trong một thế giới đan xen nhiều thế lực, nhiều mâu thuẫn, khủng bố và xung đột đủ loại, một xã hội hiện thực như nước ta chưa loại trừ hết những vấn đề tồn tại, khuyết điểm và yếu kém. Là một nhà báo bản lĩnh, dũng cảm, dấn thân, dám viết, dám đấu tranh để bảo vệ chính kiến, quan điểm của mình, nhà báo Phạm Quốc Toàn không ngần ngại chỉ ra những hạn chế, tiêu cực đang “ngáng chân” sự phát triển của đất nước. Đó là năng suất lao động thấp, thất thoát, lãng phí nhiều; đầu tư công không hiệu quả, nhiều trung tâm hành chính, trung tâm văn hóa nguy nga tráng lệ, đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vừa khánh thành đã bỏ không, hoặc sử dụng vài năm lại tính chuyện di dời, chuyển đổi. Công tác cán bộ đáng lo ngại, làm mất lòng tin ở nhân dân. Một bộ phận cán bộ, đảng viên biến chất, phai nhạt lý tưởng chiến đấu, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; nạn kéo bè kéo cánh: Bạn bè, người thân, anh em, vợ chồng, con cái… chốt chặt những vị trí công quyền quan trọng để vơ vét, bòn rút, tham nhũng công quỹ.Vi phạm Luật Phòng - Chống tham

nhũng, phù phép đưa con cái vào nơi béo bở, vụ lợi lên đến hàm bộ trưởng. Nạn chạy chức, chạy quyền diễn ra nhức nhối! Những đồng tiền để “chạy” nhiều khi được rút từ hầu bao của nhà nước, từ tiền thuế của nhân dân; bọn chúng đã dàn dựng, “lèo lái chính sách, tạo ra những cú áp phe “khủng” cho một số cá nhân và phe nhóm, gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế”.

Tác giả tập Bút ký chính luận đặc biệt lưu tâm đến một trong những vấn đề nổi cộm nhất của nước ta là nạn tham nhũng, lãng phí đang xuất hiện tràn lan, trở thành ung nhọt khó cắt bỏ. Các hành vi tham nhũng xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Những thiệt hại kinh tế do tham nhũng, lãng phí gây ra rất lớn. Có vụ tham nhũng làm thất thoát hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng, làm thoái hóa, biến chất nhiều cán bộ, đảng viên, thấy rõ bóng dáng cán bộ cấp cao. Nhưng cái thiệt hại lớn hơn, nặng nề hơn mà tham nhũng, lãng phí gây ra là làm hoen ố hình ảnh đẹp của chế độ, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào tương lai của dân tộc! Thực tế đó ai cũng biết nhưng tìm ra địa chỉ những kẻ thoái hóa biến chất, tham ô, tham nhũng, gây lãng phí lớn để xử lý thì chẳng đáng là bao! Công việc cần làm ngay bây giờ như Nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ là cùng nhau hành động, phải sử dụng liều kháng sinh cực mạnh, đại phẫu cắt bỏ khối u lớn mới mong đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, nạn chạy chọt (!).

Dù không muốn, Những sự cố môi trường với hậu quả nhãn tiền và hệ lụy lâu dài đã xảy ra. Cái mất quá nhiều, không sao đo đếm được! Khi mở cửa, hội nhập, kêu gọi đầu tư, chúng ta đã gặt hái nhiều hoa thơm trái ngọt, nhưng cũng không thiếu lần ngậm đắng nuốt cay, chấp nhận hoa tàn, quả đắng. Theo nhà báo Phạm Quốc Toàn: “Môi trường

QUỲNH MAI

Tình yêu là gì?” Tôi năm nay 18 tuổi - rất tò mò vì chưa tìm được câu trả lời nào cho

câu hỏi đó. Nhưng tôi, giờ đây, đã không thể chối bỏ sự tồn tại của nó, vì tôi dường như đã bắt đầu cảm nhận được sự cô đơn khi trái tim mình hình như cũng đang tìm bóng dáng “Tình yêu”!

Thời cấp hai, cấp ba tôi đã bắt gặp tình yêu “nhóc tồ” ngây thơ của các bạn mình. Nó trong sáng, chân thật có nêm thêm một chút ngốc nghếch của trẻ con và hài hước của những bồng bột. Nó có thể không trường tồn với thời gian, cũng không đủ mạnh để đánh bật rào cản không gian, nhưng nó đủ đẹp, đủ sáng để con người mãi nhớ về, mãi trân trọng. Mà không chỉ thế thôi nhé! Có những tình yêu học trò sâu sắc và tuyệt đẹp đến nỗi không chỉ là sự vô tình bước nhanh qua nhau bất chấp những ngăn trở, thử thách của cuộc sống…

Khi tôi đứng trước cánh cửa cuộc đời, chuẩn bị thi đại học, tôi đã chứng kiến những mối tình của bạn bè nghiêm túc hơn, hoàn thiện hơn, chín chắn và những suy tư trưởng thành, nhưng vẫn phảng phất đâu đấy nét điểm nhẹ sắc tươi sáng của học trò, khiến cho tình yêu vừa trong sáng vừa chững chạc, vừa nhẹ nhàng vừa mãnh liệt. Tình yêu đó đủ sức làm mây trời ngừng trôi, làm không gian biến mất như thể thế giới chỉ còn hai cô cậu học trò đang say, đang yêu. Nhưng nó cũng giày vò những trái tim đơn phương

là vấn đề sống còn của cuộc sống con người. Hủy hoại môi trường là tội ác, là hủy hoại chính mình và cuộc sống tương lai của đất nước...”. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã gây ra sự cố môi trường chưa từng có ở bốn tỉnh miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, khiến nước biển bị nhiễm độc nặng, hàng ngàn, hàng vạn tấn cá chết trôi dạt trắng bờ, hàng triệu đồng bào khóc ròng… Nhưng không phải chỉ có Formosa, còn nhiều quả bom gây ô nhiễm môi trường khác cũng đang được chỉ ra và cảnh báo: Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải tại Trà Vinh; Nhà máy giấy Lee&Man ở Đồng bằng sông Cửu Long... Sự cố môi trường - những thứ hoa tàn quả đắng này không chỉ trước mắt, ngày một ngày hai mà là hệ lụy cho nhiều đời, nhiều thế hệ, nhiều lĩnh vực; không chỉ thiệt hại kinh tế mà còn là văn hóa, xã hội, môi trường, tương lai giống nòi, là sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Nếu ai đó chỉ thấy cái lợi trước mắt, cái lợi cá nhân, của nhóm nhỏ quyền lực mà đánh đổi, không tỉnh ngộ thì dễ bị đối tác thao túng, gây họa lớn cho cộng đồng, đất nước! Nhà báo Phạm Quốc Toàn đã chỉ ra việc con người tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, xả thải nhiều chất độc đã làm cho môi trường không còn khả năng phân hủy. Giờ đây khi môi trường bị tàn phá, xuống cấp, xuất hiện nhiều bệnh lạ, nguy nan, chẳng hiểu con người đã kịp tỉnh ngộ?

Nhà báo Phạm Quốc Toàn có cái nhìn sắc sảo, thấu đáo về thời cuộc, những tác phẩm của ông luôn giàu tính trí tuệ, sâu sắc nhưng gợi mở triết lý rất nhân văn, ứng xử tình người với những truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam. Tập bút ký chính luận của nhà báo Phạm Quốc Toàn ngồn ngộn vấn đề, sự kiện nóng bỏng của thời cuộc, từ Đông sang Tây, từ cổ tới kim, từ trong nước đến thế giới, từ quốc gia, dân tộc trở về “góc sân và khoảng trời” quê nhà. Nếu Lốc xoáy thời cuộc đề cập đến những điểm nóng, nút thắt trung tâm của thế giới, cung cấp một cái nhìn bao quát về thời cuộc đất nước và thời đại, thì Tầm nhìn và hành động như trang sử lật giở những mốc son trong từng giai đoạn lịch sử của cách mạng nước nhà. Sự cố môi trường là lời “kêu cứu” thống thiết, lời cảnh tỉnh nghiêm khắc, lời phản biện đầy trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của một nhà báo mẫn tuệ trước sự phát triển của đất nước, tương lai của giống nòi. Diện mạo báo chí, nói khiêm tốn như tác giả “là sự tản mạn một góc nhìn khiêm nhường” nhưng lại cho thấy bức tranh toàn cảnh đầy màu sắc, có chiều sâu về nền báo chí cách mạng trong cái nhìn vừa chi tiết, chuyên sâu, khái quát, đậm chất lý luận của một nhà nghiên cứu, giảng viên báo chí, vừa khách quan, chuẩn mực của một người làm báo chuyên nghiệp...

XEM TIẾP TRANG 11

NGUYỄN VĂN THANH(Tổng hợp)

Tâm hồn nhà thơ Sóng Hồng luôn lộng gió dân tộc và thời đại. Từ tình cảm ban

đầu của một thanh niên yêu nước giàu lý tưởng và hoài bão đã đến với thơ. Trong bài thơ đầu tiên “Nhớ bạn”, được làm lúc mới 12 tuổi, cùng với trăng, hoa, chim, tác giả viết: “Trăng kia ơi,/xuống đây chơi…”. “Hoa kia ơi,/ Lại đây chơi…” với chất trữ tình man mác. Với trăng: “Lơ lửng làm chi ở giữa trời?”. Với hoa: “Lẻ loi vườn rộng biết cùng ai?”. Với chim: “Đêm khuya xao xác bay xa vời”.

Chỉ mấy năm sau, những thử thách đầu tiên đã đến với nhà thơ. Hỏa lò Hà Nội, rồi nhà tù Sơn La. Cảnh tù đày gian khổ không làm cho người chiến sĩ cách mạng nản lòng. Bốn bức tường chật hẹp không ngăn cản được ý chí cách mạng phát triển. Ngoài kia là cuộc đời rộng lớn đang chờ đợi. Người chiến sĩ cách mạng trong tù vẫn

Tổng Bí thư Trường Chinh (1907-1988) là một người cộng sản kiên cường, mẫu mực; nhà lãnh đạo kiệt xuất, có uy tín lớn của Ðảng và Nhà nước ta; nhà văn hóa và nhà báo lớn; nhà thơ đầy tâm huyết, với bút danh Sóng Hồng. Trong lời “Cùng bạn đọc” nhà thơ Sóng Hồng tự nhận xét “Những bài thơ tôi làm cốt để phục vụ tuyên truyền cách mạng hoặc để ghi lại một số tình cảm sâu sắc của đời mình”.

7 THỨ BẢY 18 - 2 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

110 NĂM NGÀY SINH TỔNG BÍ THƯ TRƯỜNG CHINH (9/2/1907 - 9/2/2017)

Sóng Hồng - một nhân cách lớn, hồn thơ lớn

Tình yêu tuổi 18lạc lối, làm tê tái những trái tim cô đơn sau một mối tình dang dở. Nó thổi hồn vào những trái tim đang yêu trao qua đảo lại như những chú chim trời khi quấn quýt, hạnh phúc bên nhau, khi hờn dỗi khẽ cất cánh bay đi nhưng vẫn nhẹ nghiêng đầu về phía người ấy để một ngày lại thấy nhớ, thấy thương mà quay về.

Tình yêu có màu sắc gì, tình yêu có hình dạng gì - đố ai biết và có thể vẽ được tình yêu? Người ta thường dùng trái tim để tượng hình cho nó. Bởi con người quan niệm trái tim là nơi cất giấu cảm xúc. Khi người ta vui hay buồn, nhịp đập trái tim sẽ đổi khác, khi người ta yêu hay hờn, trái tim cũng mạnh dạn cất lên tiếng nói. Và cũng chính trái tim là phần quan trọng nhất của mỗi chúng ta, mất nó là mất tất cả, mất cả cuộc đời. Nhưng sao có những người mất người mình yêu, hồn đã lìa khỏi xác mà tim ngày đêm vẫn đập, chẳng còn gì là đồng điệu giữa tâm hồn và thể xác nữa. Vậy là, linh hồn vô hình mới là thứ mang tình yêu đi. Sao lúc người ta yêu say đắm, linh hồn họ quấn quýt vào nhau, tâm trí họ tràn ngập bóng hình của nửa kia, tâm hồn họ lâng lâng bay bổng? Lúc họ cần nhau, họ không thể thiếu nhau, trái tim chung nhịp đập như những nốt nhạc trong bản tình ca muôn thuở mang tên “Tình yêu”!

Tình yêu là vậy ư? Là một thứ vô hình, vô ảnh mà chẳng ai hiểu đó thực ra là cái gì? Chỉ biết trăm nghìn năm trôi qua, nó vẫn tồn tại như thế, như một điều huyền bí, khiến người ta say mê và khát khao khám phá.

Nó đi vào thơ Xuân Diệu rồi hóa thành cội nguồn hữu hình của cuộc sống. Nó nằm im, êm đềm trong tiếng lòng Xuân Quỳnh như một bến bờ vui, bến bờ hạnh phúc. Nó dằn vặt Hàn Mạc Tử bằng sức mạnh liên kết không gian, nối kết thời gian và thần lực thực ảo… Rồi, ngay cả những người chưa một lần yêu cũng nhận ra rằng tình yêu có khả năng làm con người ta tuyệt vời hơn, hoàn hảo hơn, trước là trong mắt người mình yêu và người yêu mình, sau là vì muốn giữ người yêu mà càng hoàn thiện bản thân... Ôi, tình yêu!

Tình yêu kỳ diệu, tuyệt đẹp như thế không có nghĩa là ở nó không có mặt trái. Thứ vật báu vô hình của nhân gian kia thường khiến những kẻ chiếm giữ nó trở nên ngu muội, dại dột. Nó đẩy người ta vào một miền quên lãng để từ từ chiếm trọn con người họ, giam cầm tâm thức và tâm can họ, làm họ quên mình, quên người, quên những điều ý nghĩa

khác còn tồn tại trong cuộc sống. Có lẽ đó là lý do người ta vẫn thường nhắc nhở: “Khi yêu phải tỉnh táo”. Nhưng thật ra có ai yêu mà tỉnh bao giờ và trong chuyện tình cảm, tỉnh quá cũng không tốt thì phải? Nếu khi yêu người ta cứ khăng khăng làm theo những điều lý trí dẫn lối thì khác gì đang tự thiêu đốt cuộc tình của mình. Nếu con người chỉ sống bằng lý trí thì còn đâu sợi dây nối kết người với người.

***Tôi chia tay với thời áo trắng mà

chưa có một tình yêu đầu đời đúng nghĩa, nên có thể viết chưa tròn cảm xúc. Nhưng, từng mối tình tươi đẹp và sáng trong của các bạn tôi lần lượt hiện ra trước mắt ngày cuối cấp, đã từng bước, từng bước mở khóa trái tim tôi, mời gọi tôi đến cánh đồng hoa tràn ngập sắc màu và hương vị hạnh phúc của tụi nó… Thế rồi, tôi bất chợt cảm thấy cô đơn - có lẽ tôi bắt đầu muốn yêu để được yêu!!!

Tình yêu học trò như “tường vi cánh mỏng”. Ảnh: Tiểu Vân

nung nấu và rèn luyện ý chí để chờ những cơ hội lớn: “Quản chi nếm mật với nằm gai/ Trời biển mênh mông vẫn đợi người/ Chí lớn nấu

nung trong ngục tối/ Sẽ đem thi thố một ngày mai” (Tin tưởng - 1931).

Đi giữa nhận thức lý trí và tình cảm, tấm lòng sâu nặng với quê

hương đất nước như một sợi chỉ hồng xuyên suốt thơ Sóng Hồng. Tới ngục Sơn La lần này, Đặng Xuân Khu và các tù chính trị khác

bị bọn cai ngục quản thúc rất chặt chẽ và bắt lao dịch nặng nhọc. Phải lao động khổ sai, ăn uống cực khổ, song không vì thế mà những người cộng sản giảm sút tinh thần tranh đấu. Đặng Xuân Khu đã viết bài thơ “Lấy củi”: “Rủ nhau lấy củi sườn non/ Chim kêu vượn hót bồn chồn ruột gan/ Đồng bào đau xót lầm than/ Mà ai nắng xế xương tan qua ngày!/ Đốt cho tiêu kiếp tù đày/ Cho bừng lửa hận, biết tay anh hùng./Có về không, có về không?/Bước mau, mau bước non sông đợi chờ”.

Đối với người chiến sĩ cộng sản, mặc dù phải nằm gai nếm mật, sống trong tù đày, mỗi lần xuân về Tết đến lại vững thêm niềm tin và hy vọng vào tương lai của dân tộc. Nhà thơ Sóng Hồng trong bài “Đan áo” viết ở Phúc Yên năm 1942, với những câu thơ đầy cảm xúc: “Bầu nhiệt huyết nổi sôi trào nhựa mạnh/ Muốn chan ra tưới ấm khắp nhân quần/ Để rồi mai căng nở những mầm xuân/ Vườn nhân loại hoa cười trong nắng mới”.

Trường Chinh làm thơ và lý luận về thơ. Lý luận về thơ của đồng chí Trường Chinh nằm trong hệ thống lý luận văn nghệ của Đảng mà đồng chí là một trong những người

đặt nền móng. Đồng chí Trường Chinh viết: “Thơ và cách mạng không thể tách rời”. “Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông qua tình cảm riêng đó nói lên niềm hy vọng của cả một dân tộc, những mơ ước của nhân dân, vẽ nên những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của lịch sử loài người”. “Thơ cũng như nhạc có thể trở thành một sức mạnh phi thường khi nó chinh phục được trái tim của quần chúng nhân dân”. “Thơ của một người hoặc của một dân tộc cũng ví như một vườn hoa có nhiều màu sắc và hương thơm. Có trữ tình, cũng có thơ châm biếm. Có anh hùng ca mà cũng có tính hùng ca. Điều cốt yếu là trữ tình chứ không bi lụy và hùng tráng mà không lên gân”. “Thơ chính trị là thơ trăm phần trăm như các thơ khác. Đó chính là loại thơ “có thép” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, chứ không phải là những bài xã luận bất thành văn”. Thơ là một viên ngọc long lanh dưới ánh sáng mặt trời. Thơ là thơ, đồng thời cũng là vẽ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng…”, “thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất là trí tưởng tượng”...

Những chuyếnthực tếxoay chuyểnvận nướccủa Tổng Bí thư Trường Chinh.Ảnh: Tư liệu

Tổng Bí thư Trường Chinh (1907-1988) là một người cộng sản kiên cường, mẫu mực; nhà lãnh đạo kiệt xuất, có uy tín lớn của Ðảng và Nhà nước ta; nhà văn hóa và nhà báo lớn; nhà thơ đầy tâm huyết, với bút danh Sóng Hồng. Trong lời “Cùng bạn đọc” nhà thơ Sóng Hồng tự nhận xét “Những bài thơ tôi làm cốt để phục vụ tuyên truyền cách mạng hoặc để ghi lại một số tình cảm sâu sắc của đời mình”.

XEM TIẾP TRANG 11

PHẠM VĨNH

Dưới hàng cây phượng tímEm gái dưới hàng cây phượng tímMơ mộng chi? Lơ đãng trước ngàn hoaVà trước dải sương mai mỏng mảnhThả hồn về đâu đó phương xa…

Em mơ mộng… phút giây hò hẹnLời yêu… ôi, xao xuyến cả hàng câyLòng say đón mà mắt còn e thẹnAnh dịu dàng trao gửi một vòng tay!

Em mơ mộng… Như rất nhiều đôi lứaHội tòng quân náo nức tiễn người thương!Hàng phượng tím nở ngàn hoa tím hứaHoa bên anh rong ruổi mọi nẻo đường…

Cùng tỏa ngát nơi núi rừng biên ảiNơi mịt mù sóng gió đảo khơi xaNơi tuổi trẻ ghi lời thề khẳng kháiGiữ yên bình bờ cõi nước non ta!

HỒ THẾ SINH

Mùa nhớRằng thì, nơi ấy đang mùagió lao hun hút trêu đùa ngàn thôngem còn đi giữa mênh môngcho anh vay tạm triền đông nghiêng vàng

Vuột tay thương nhớ đi hoangngược về chốn cũ lang thang tìm ngườiphố xưa vắng một nụ cườivà đôi mắt ấy đã vời vợi xa…

8 THỨ BẢY 18 - 2 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

TIỂU VÂN

Ấn tượng bất ngờ và độc đáoDù đã nghe lời giới thiệu ấy, nhưng

chúng tôi vẫn giật mình, khi cô gái 9x có nickname Jolie thảng thốt kêu ầm lên “Ôi! Thiên đường nè! Ước mơ của em đã được thực hiện!”. Đó là khi chiếc xuồng hơi ra xa bờ, lặng lẽ trôi trong làn nước xanh ngắt với rừng bao phủ xung quanh cùng một vài nhóm khách đang cắm trại đâu đó. Lâu lâu có chiếc xuồng máy chở khách ngang qua mang theo tiếng máy ì ạch, như đùa nghịch cái không gian và bờ nước đang yên ả đến vô chừng.

Jolie đến từ Đồng Nai, nói rằng, muốn đi Đà Lạt lắm, nhưng 10 ngày trước nghe nói đường đông nghẹt, không có phòng, gặp Ngày hội Phượt nên đăng ký đi luôn. Không ngờ lại đi được nhiều nơi với nhiều hoạt động thú vị “quá chừng”! Nhiều hoạt động và cuộc thi sôi động theo nhóm của đoàn phượt suốt 2 ngày đêm, không làm cô gái 9x tỏ ra mệt mỏi chút nào. Không chỉ Jolie, mà tất cả anh em trong giới phượt đều biết ý nghĩa của lần tổ chức Ngày hội Phượt ở Đà Lạt lần này là “Phượt để bảo vệ môi trường”...

Chiếc xuồng kayak 6 người cứ nhịp nhàng khuya mái chèo theo sự hướng dẫn của anh chàng MC trong ban tổ chức đến từ Công ty Pathfinder. Nhánh hồ này thực sự còn hoang sơ so với những điểm du lịch Suối Tía, Đá Tiên, Nam Qua chưa có công trình xây dựng kiên cố ngoài những mái nhà lợp tranh nhấp nhô bên bờ nước hay lẩn khuất với những gốc thông già.

Vào sâu hơn, có thể nhìn thấy rừng nguyên sinh xuất hiện với tầng tầng lớp lớp cây che phủ dày kín ở phía trước. Đi chừng hơn một tiếng đồng hồ thì xuồng cập bờ. Hướng dẫn viên Pathfinder cho biết, nếu đi thêm chừng 4-5 cây số nữa thì sẽ đến khu

rừng lá phong, nhưng mùa này cây ra lá non nên còn xanh lắm.

Điểm đến của đoàn phượt là Khu du lịch (KDL) dã ngoại Rừng Lá Phong. KDL không có bảng hiệu, nhưng ấn tượng đầu tiên khi đi qua con đường mòn dẫn lối từ bờ hồ qua mấy hàng thông là khung cảnh nên thơ và vô cùng dễ thương, khiến cô bé Jolie lại không kiềm chế được: “Ôi trời! Đây là chốn thần tiên nè!”… Ngôi nhà gỗ nhỏ có các cửa sổ và cửa ra vào đều lắp kính. Trước nhà là một vườn hoa dại màu tím mộng mơ, mịn màng như trải thảm. Một cây bông giấy đỏ, vài khóm hoa vàng, rèm cửa màu trắng…

Bao quanh khung cảnh ấy là rừng xanh thẳm làm nền cho căn nhà nhỏ như bồng bềnh trôi trong chiều vàng. Phía sau ngôi nhà, điểm xuyết vài vườn rau, vườn khoai lang, vườn dâu tây… còn lại vẫn là khoảng trời hoa tím. Từ cây cầu treo bắc qua con suối dẫn vào khu rừng, ngẩng đầu lên có thể nhìn thấy những cây phong đầy lá đang độ sung mãn, xanh mơ màng lao xao đón nắng, những dây leo to bản như chiếc võng đung đưa, những bụi cây nhỏ sát đất đang nở hoa bé tí tẹo... và văng vẳng là tiếng chim, dưới dòng suối nhỏ một chiếc thuyền gỗ đang thách thức người chèo…

KDL thân thiện và nhiệt tìnhChủ KDL là hai vợ chồng đều không có

chuyên môn liên quan đến du lịch, vợ là kiến trúc sư, chồng là kỹ sư xây dựng và họ đều tên Phương. Cặp Song Phương này có chung một đam mê - đấy là lang thang ở chốn… không người. Đây là khu dự án của gia đình họ từ lâu lắm rồi, nhưng ban đầu chỉ trồng mấy vườn dâu và khoai lang kết hợp với giữ rừng, hằng năm phát dọn. Chừng 5 năm nay kinh tế ổn định, vợ chồng Phương mới đầu tư nhà ở, cũng chỉ là để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần và chuẩn bị một

nơi trong lành để “dưỡng già”. Nhưng khách dần biết tới, ghé vào chơi,

nhờ nấu nướng, có thêm nhu cầu, dần dần trở thành một điểm đến. Và KDL Rừng Lá Phong (thuộc Công ty TNHH Đại Nguyên) chính thức đón khách từ khoảng 1 năm rưỡi trở lại đây với các dịch vụ cắm trại, thuyền phao, xuồng máy, team building, trekking, làm vườn, dịch vụ ăn uống… trong khoảnh rừng rộng 30 ha. Song Phương cho biết, tên KDL, tên khu rừng và tên con suối nhỏ chảy từ trên rừng xuống là Lá Phong đều do du khách đặt. Vào mùa lá phong đỏ, mỗi ngày KDL đón chừng 200 khách đến tập kết ở đây để xuyên rừng ngắm lá phong và thăm thú cảnh rừng.

Vợ chồng Song Phương vừa là chủ KDL vừa là người phục vụ, có thêm ông cậu và em trai giúp chạy xuồng máy và thuyền phao, nếu đông khách thì nhờ thêm người dọn dẹp. Chỉ còn thấy họ là dân thiết kế và xây dựng qua những ngôi nhà gỗ trong KDL đơn sơ mà đầy nghệ thuật, giản dị mà vô cùng tinh tế. Nước và điện trong KDL là công trình tự phục vụ được lắp đặt từ đầu nguồn, lọc, dẫn về tận nơi. Hệ thống lò nấu rất thông minh với bệ nấu xây cao, không nóng do củi được đưa từ bên ngoài nhà bếp qua một cửa, hơi nóng thông sang 3 - 4 bếp lò với các chức năng nấu, hầm, hâm nóng… Và hai vợ chồng với căn bếp này có thể phục vụ được 120 khách cùng một lúc.

“Khách vào đây chỉ là điểm dừng chân

thôi, phải đi sâu vào rừng mới thấy cảnh thiên nhiên rất đẹp. Em ở đây hoài mà mỗi lần vô rừng đều thấy rất thích, vẫn mê” - Phương “vợ” nhiệt tình giải thích. “Nhưng vô đây - có khách là cả hai vợ chồng đều làm đầu bếp hết, vì nơi này ở xa, nếu thuê mượn người thì không đủ chi phí, với lại chuyện ăn uống của khách nên phải thận trọng và chu đáo. Khách đến với Rừng Lá Phong chủ yếu là dân phượt, nên chi phí có chừng mực - riết rồi phục vụ khách cũng thấy thích”. Vậy là từ đam mê nối dài thành “nghiệp” - cô kiến trúc sư không chỉ mê leo rừng, lội suối mà còn sẵn sàng vào bếp nấu nướng, còn anh kỹ sư xây dựng cũng chẳng ngại dọn rửa, khuân vác…

Vì vậy, sau một thời gian gây dựng, giờ đây, KDL Rừng Lá Phong không chỉ có dân phượt mà có cả khách du lịch và dân thành phố vào đây chơi dịp cuối tuần. Dự định làm trang trại, nuôi thú từ ban đầu của vợ chồng Song Phương chưa thực hiện được vì họ bén duyên với du lịch “hồi nào không hay”. Vào KDL Rừng Lá Phong, nếu không muốn đi xuồng trên hồ, có thể đi đường bộ - cũng là một cung đường cực đẹp, ngắm cảnh hồ xuyên qua rừng thông. Nhưng điều lôi cuốn nhất mà tour du lịch này đem lại cho du khách là cảm giác được trở về với thiên nhiên bình yên và trong lành, ấm áp và lãng mạn… với những điều thú vị khi khám phá một cung đường lá phong mà mỗi mùa đều là một vẻ đẹp kỳ thú.

Theo phượt vào Rừng Lá Phong“Phẩm chất cơ bản của phượt thủ là yêu khám phá, thích tự do, ưa mạo hiểm và có sức khỏe”. Đó là lời nhận xét ngắn gọn của Phước - vừa là hướng dẫn viên, vừa là một phượt thủ từ TP Hồ Chí Minh đến Đà Lạt tham gia Ngày hội Phượt và khảo sát tour du lịch “Khám phá rừng lá phong” Tuyền Lâm để chuẩn bị dẫn một đoàn khách vào cuối tháng này.

Suối Lá Phong. Ảnh: T.Vân

Lên đường. Ảnh: T.Vân

9 THỨ BẢY 18 - 2 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

Chuyên mục Thanh niên

TRẦN HOÀI VŨ

Anh chàng với dáng vẻ phong trần, đầy chân chất, khoác trên vai chiếc vĩ cầm say sưa dạo những bản

nhạc du dương nhưng rất đỗi quen thuộc. Từ những nhạc phẩm bolero đến tình khúc Trịnh Công Sơn hay những bản nhạc cổ điển của Mozart, Beethoven,... Một chút lãng mạn, ấm áp như ùa về sưởi ấm bao tâm hồn đồng điệu giữa cái se lạnh của Đà Lạt, giữa chốn sân ga nhuốm màu xưa cũ của thời gian.

Người nghệ sĩ ấy là Hồ Tuấn - một người con của Lâm Đồng, đam mê violon. Anh tâm sự: Anh đến với vĩ cầm cách đây hơn 10 năm vì yêu âm thanh trong trẻo và vẻ thanh lịch của nó. Dù loại nhạc cụ này rất kén người chơi và anh cũng từng dừng chơi một thời gian, nhưng với tình yêu âm nhạc và violon cháy bỏng, anh đã quyết tâm tự học trở lại. Để rồi từ đam mê, kéo vĩ cầm đã trở thành nghề kiếm sống của anh. Bộ nhạc cụ của anh cũng thật đơn giản như chính con người nghệ sĩ ấy. Chỉ là một chiếc hộp gỗ vừa dùng để đựng đàn và 2 cây vĩ, vừa dùng để những người khách bộ hành qua lại để tiền ủng hộ. Tôi lặng lẽ ngồi nghe anh ve vuốt từng giai điệu cũ, miệng nhẩm theo lời ca của bài hát ấy. Đôi mắt anh lim dim, đầu

nghiêng về một phía để cùng bờ vai kẹp lấy cây vĩ cầm, một tay rung rung trên những dây đàn, tay kia bắt đầu kéo nhè nhẹ… Anh lặng lẽ kéo vĩ cầm, đôi mắt luôn nhắm, anh chơi nhạc theo cách cực kỳ phóng túng và nhập thân tuyệt đối, như thể chỉ còn duy nhất anh và âm nhạc trong một kết nối thiêng liêng vĩnh cửu.

Thành phố nào nhớ không em? / Nơi

chúng mình tìm phút êm đềm / Thành phố nào vừa đi đã mỏi / Đường quanh co quyện gốc thông già... Những giai điệu bolero nhẹ nhàng, sâu lắng được cất lên trong cái se lạnh của buổi chiều đông Đà Lạt bằng tiếng đàn trong trẻo và sâu lắng của anh. Tiếng đàn của anh làm cảm động bao người xa lạ lại qua, họ ghé xuống để nhẹ vài đồng tiền lẻ vào hộp đàn như thay lời cảm ơn.

Giống với nhiều người, tôi thắc mắc tại sao anh không chọn một không gian âm nhạc nào đó như: quán cà phê hay một phòng trà mà lại chọn sân ga Đà Lạt này làm nơi để thể hiện tài năng của mình. Anh chỉ cười, đơn giản vì anh muốn đem âm nhạc đến gần hơn với nhiều người và đây có lẽ cũng là nơi anh dễ dàng thể hiện xúc cảm của mình nhất.

Có thể với nhiều người âm nhạc phải là quán xá, là những fanzone hay club thì với những thứ chắp nhặt, với một ý tưởng khác lạ, với vẻ mặt say mê ngân nga yêu đời, người nghệ sĩ violon Hồ Tuấn đã tạo nên nét âm nhạc đậm chất đời thường, góp vui cho những người khách bộ hành và tạo nên vẻ đẹp riêng, sức sống riêng cho nhà ga Đà Lạt. Để rồi trong cái xô bồ của cuộc sống nơi đây, tiếng đàn anh vẫn hằng ngày len lỏi, đánh thức thính giác mọi người trong cái không khí lãng mạn của thành phố cao nguyên này.

Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến

mưa qua Trên bước chân em âm thầm lá đổ Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa.Các nghệ sĩ nổi tiếng diễn trên sân khấu

dưới ánh đèn nhiều màu sắc, khi kết thúc màn biểu diễn sẽ nhận được hoa, thú nhồi bông và những tràng pháo tay của người hâm mộ. Còn những nghệ sĩ đường phố như anh Tuấn thì khác, “sân khấu” của anh chỉ là một góc sân ga giữa dòng người xuôi ngược. Và dĩ nhiên, nghệ sĩ đường phố thì làm gì có ai tặng hoa, tặng gấu bông dù cho có diễn nhiệt tình đến bao nhiêu. Tuấn chia sẻ: “Nghề nào cũng vậy, nhất là âm nhạc, muốn thành công, muốn sống được với nó thì phải có đam mê thật sự và một khi đã trót đam mê thì bằng mọi giá phải theo đuổi tới cùng”.

Với anh Tuấn, “đi diễn” là niềm hạnh phúc, góc sân ga hay đường phố là nhà, bởi ngoài việc mưu sinh anh còn xem đây là nơi để được thỏa mãn niềm đam mê của mình. Dù bất kể nắng mưa hay ngày lễ, tết thì ở một góc nhỏ nào đó của Đà Lạt vẫn vang lên những tiếng vĩ cầm của anh. Vài người đi qua để lại vài tờ tiền lẻ, anh lại gật đầu cảm ơn và nở một nụ cười hạnh phúc. Chỉ cần thế thôi, mỗi giai điệu, mỗi tiếng đàn như càng tha thiết hơn. Tôi tin rằng, ít hay nhiều, chắc chắn anh cũng đã mang đến những âm thanh rung động, những khoảnh khắc khó quên cho một ai đó trong một ngày đặc biệt như những ngày đầu năm mới này giữa thành phố ngàn hoa Đà Lạt.

TUẤN HƯƠNG

Tâm huyết với môn HóaĐoạt giải nhất trong Cuộc thi Khoa học kỹ

thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Lâm Đồng năm học 2016 - 2017 với đề tài “Phần mềm hỗ trợ học tập môn Hóa học tích hợp công nghệ AR trên Android”, Anh Thư đang tiếp tục hoàn thiện phần nghiên cứu của mình để tham dự cuộc thi cấp quốc gia sắp tới.

Là học sinh chuyên Hóa, Thư luôn đạt kết quả cao ở môn học này và cũng là học sinh giỏi nhiều năm liền. Đối với em, Hóa học có tính thực tiễn rất cao vì áp dụng phong phú vào thực tế. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, Thư thấy nhiều bạn gặp khó khăn khi học môn này do nhiều nguyên nhân: ít có cơ hội thực hành, nhiều trường trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy môn Hóa còn hạn chế, ít có điều kiện quan sát thí nghiệm… dẫn đến việc học trở nên thụ động, làm người học cảm thấy nhàm chán và mất hứng thú trong học tập. Vốn tiếp cận công nghệ thông tin nhanh, Thư quyết định xây dựng phần mềm để hỗ trợ việc học Hóa học. Đây là ứng dụng được tích hợp một số công nghệ mới như: thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) kết hợp với kính dùng trong thực tế ảo (VR - Virtual Reality), nhận diện chữ bằng Camera... Ứng dụng bao gồm hệ thống từ điển Hóa học, tóm tắt lý thuyết sách giáo khoa, tiện ích nhanh như bảng tuần hoàn, dãy điện hóa..., quan sát mô hình 3D về cấu trúc chất hay thí nghiệm

Hóa học. Chỉ cần một thiết bị chạy Android phiên bản 3.0 trở lên là có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ này bằng hai thao tác gõ nhập văn bản hoặc quét từ khóa bằng camera. “Em mong muốn ứng dụng này sẽ tạo ra được niềm hứng thú cho người học và giúp hỗ trợ nhanh cho việc học Hóa, từ đó có thể đóng góp được phần nào vào việc phổ biến môn Hóa học trong học sinh, thúc đẩy ứng dụng thực tiễn bộ môn Hóa trong cuộc sống”, Thư chia sẻ.

Để thực hiện đề tài này, Thư gặp không ít khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm tài liệu bởi không có tài liệu bằng tiếng Việt. Thư phải mày mò, tìm hiểu và với khả năng tiếng Anh khá tốt, cô trò nhỏ dần hiểu được các từ ngữ chuyên ngành. Một trở ngại cũng khiến Thư không ít lần nản chí là việc chạy ứng dụng khi mất điện phải chạy lại, khiến nhiều lần viết gần xong Thư phải dò lại từ đầu. Tuy nhiên, được thầy cô giúp đỡ và hỗ trợ trong việc thực hành thí nghiệm cũng

như hướng dẫn nhiệt tình, cộng với sự động viên của cha mẹ tuy làm nông nhưng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Thư nên em đã có động lực để hoàn thành đề tài của mình.

Tạo hứng thú khi học HóaPhần mềm hỗ trợ học Hóa học của Thư

được nhiều học sinh trong trường hào hứng áp dụng và nhiều bạn cảm thấy thú vị khi quan sát những mô hình 3D Hóa học. “Phần mềm này với những hình ảnh sống động và đầy màu sắc, nhìn thực tế và dễ hiểu hơn so với trên sách vở. Do đó, chúng em thích học môn Hóa hơn và việc học cũng dễ dàng hơn”, Nguyễn Thị Bích Trâm - lớp 12 Hóa, Trường THPT Chuyên Bảo Lộc cho biết.

Đây là năm thứ 5 Trường THPT Chuyên Bảo Lộc tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, với 4 đề tài tham gia đều có giải, đề tài của Thư là 1 trong 2 đề tài đoạt giải nhất chung cuộc và được chọn tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Cô Trương Nguyễn Nha Trang - Giáo viên hướng dẫn Thư thực hiện đề tài khẳng định: “Thư là một học sinh có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin nhanh cùng với kiến thức tiếng Anh tốt nên em có thể tìm hiểu tư liệu nước ngoài. Tuy cô trò ít có thời gian gặp trực tiếp bởi cô bận dạy, trò bận học, chủ yếu tranh thủ trao đổi buổi tối qua online nhưng Thư nắm rất vững kiến thức và thực hiện đề tài khá tốt. Tính mới của đề tài là sử dụng công nghệ vào việc học tập giúp học sinh chủ động tìm tòi, làm tăng sự thích thú và phục vụ việc dạy học được thuận lợi hơn. Cô trò chúng tôi hy vọng phần mềm này sẽ phát triển hoàn chỉnh hơn nữa để giúp học sinh có được công cụ học tập môn Hóa”.

Cô học trò say mê Hóa họcBằng niềm yêu thích đặc biệt đối với môn Hóa học, cô học trò “bé hạt tiêu” Trần Thị Anh Thư - lớp 12 Hóa, Trường THPT Chuyên Bảo Lộc đã mày mò nghiên cứu để tạo ra phần mềm hỗ trợ học tập bộ môn này, giúp nhiều học sinh hứng thú hơn với một môn học vốn được xem là khá “khô khan”.

Thư tự tin thuyết trình đề tài của mình. Ảnh: T.Hương

Tiếng vĩ cầm trên sân ga Tiếng đàn violon văng vẳng ngân lên giữa không khí tấp nập của những đoàn khách du lịch và dòng người vội vã tại nhà ga Đà Lạt vào buổi chiều đầu năm mới 2017. Mọi người vẫn qua lại ngược xuôi, một vài cái đầu ngoái nhìn tìm kiếm, rồi một vài người chợt dừng lại và chăm chăm hướng về một phía. Những ánh nhìn tán thưởng, những tiếng click máy ảnh liên tục và những nụ cười...

Nghệ sỹ Hồ Tuấn biểu diễn tại ga Đà Lạt. Ảnh: H.Vũ

10 THỨ BẢY 18 - 2 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

ĐÔNG ANH

Xin hát không catseGia đình không có truyền thống

về nghệ thuật. Ba mẹ Đông Ân là những nông dân chân chất ở xứ trà B’Lao. Nhưng, ngay từ nhỏ, Đông Ân đã rất mê hát. Theo lời kể của mẹ thì Ân “biết hát trước khi biết mặt chữ”. Từ khi 4 tuổi, tất cả những bài karaoke của ca sỹ Đan Trường lúc đó, Ân đều thuộc lời và hát theo đúng nhịp dù chưa biết đọc. Lớn hơn một chút, Ân hát mọi lúc mọi nơi, ngay khi đang trong nhà tắm hay gặp gỡ bạn bè. Đông Ân đã trở thành cây văn nghệ của trường và được thầy cô, bạn bè rất yêu mến. “Lần đầu em lên sân khấu hát là ở một đám cưới của người thân trong nhà. Hát xong được mấy cô chú khen “thằng nhỏ này hát được ghê” càng khiến em có động lực. Em bắt đầu đến các nhà hàng tiệc cưới, gặp các ban nhạc chuyên hát đám cưới để xin đi hát. Ban đầu, dù em xin hát không catse nhưng cuối buổi em vẫn nhận được thù lao 150 ngàn đồng” - Đông Ân chia sẻ. Vừa đi học, vừa đi hát đám cưới càng làm

Chàng ca sỹ “trốn nhà đi hát”16 tuổi, khi còn đang học lớp 9, Đông Ân đã đi hát cho các đám cưới. Ba biết chuyện, nhất định cấm không cho đi hát nữa. Thế là, Đông Ân lại trốn nhà đi hát, hát vì niềm đam mê của tuổi trẻ, hát như mình được sinh ra để dành cho âm nhạc.

ba mẹ lo lắng. Rất nhiều lần ba cấm Ân đi hát. Dù chưa một lần biết cãi lời ba mẹ nhưng niềm đam mê ca hát cứ thôi thúc khiến Ân cứ giấu ba mẹ để đi hát. Chỉ đến khi học xong lớp 12, Ân mới có một quyết định mà theo em là “rất trọng đại” cho cuộc đời mình. Đó là “cãi lời” ba để thi vào Nhạc viện TP Hồ Chí Minh và lý do em đưa ra để thuyết phục ba mẹ là “làm điều con thích thì chắc chắn con sẽ thành công”. Khi đó, ba cứ khuyên em thi vào Đại học Kiến trúc vì khả năng hội họa của em cũng

lực để phấn đấu, còn xem những ca sỹ chưa thành danh hát thì mình có thêm nghị lực”.

Giấc mơ ca sỹ chuyên nghiệp Chẳng dễ dàng gì cho một ca sỹ

tỉnh lẻ có thể chen chân vào thế giới giải trí muôn màu tại TP Hồ Chí Minh. Sau hơn 2 năm đi theo con đường ca hát chuyên nghiệp, Đông Ân đã có một số sản phẩm âm nhạc được đông đảo giới trẻ yêu thích. Với chất giọng khỏe, hơi khàn, một số bài hát của Đông Ân đã chinh phục được nhiều khán giả, như: My only one, Only You, Really love you, Nhớ nhung, lặng thầm của nhạc sỹ Nguyễn Hoàng Duy; Cậu ấm của Nguyễn Hải Phong; Mãi mãi bên nhau,… Gần đây nhất, bài hát Ký Ức của nhạc sỹ Quang Hùng do Đông Ân thể hiện đã lọt vào Top 4/100 bài hát trên bảng xếp hạng của Zing. Bài hát này đã có hơn 5 triệu lượt nghe và nhận được nhiều phản hồi rất tốt từ phía thính giả.

Có rất nhiều dự định âm nhạc mà Đông Ân đã lên kế hoạch thực hiện, dù phải đối mặt với nhiều rào

cản, trở ngại phía trước. Đối với một ca sỹ trẻ mới vào nghề, để tự trang trải mọi khoản kinh phí để đi diễn, làm các sản phẩm âm nhạc không phải là điều dễ dàng. “Ngay cả ba mẹ có muốn hỗ trợ em thì cũng chẳng có tiền để mà giúp. Tất cả đều phải do mình tự thân vận động như quyết tâm đã hứa với ba mẹ khi mình chọn con đường ca hát. Điều khiến em vui nhất là dù vẫn chưa ủng hộ, nhưng ba lúc nào cũng dõi theo em. Nhiều lần về hát hội chợ ở Bảo Lộc, dù ngoài miệng ba nhất quyết không đi xem em hát nhưng khi biểu diễn, lúc nào em cũng thấy ba lặng lẽ ngồi dưới hàng ghế khán giả để xem em hát. Ba không còn phản ứng, không còn chê khi nghe những người hàng xóm nhắc về em rằng: Thằng con ông hát được ghê chứ!” - Đông Ân chia sẻ.

Trong năm nay, Đông Ân sẽ cho ra mắt một số sản phẩm âm nhạc cùng với nhạc sỹ Nguyễn Đình Vũ, Tiên Cookie… Nhưng, có lẽ những kế hoạch dễ thương nhất của ca sỹ Đông Ân đó là sẽ thực hiện một MV ca nhạc để giới thiệu cảnh đẹp của quê nhà, sẽ tổ chức nhiều chương trình ca nhạc miễn phí cho các bạn học sinh tại ngôi trường mình từng theo học tại Bảo Lộc.

THỤY TRANG

Theo đó, UBND tỉnh chấp thuận đề xuất, giải pháp xử lý vướng mắc của Sở Xây

dựng và TP Đà Lạt trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục về đất đai, xây dựng đối với các khu dân cư tại đường hẻm trên địa bàn TP Đà Lạt có chỉ tiêu mật độ xây dựng thấp theo Quyết định 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 704). Cụ thể, tiếp tục giải quyết hồ sơ chia tách thửa, xây dựng đối với khu vực có chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc theo quy định tại Quyết định 36/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh (QĐ 36/2015) là biệt thự, biệt lập. Đối với lô, thửa đất có chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc theo QĐ 36/2015 là liên kế sân vườn đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc giấy tờ đất đai theo quy định, được xác định là đất ở trước ngày 23/10/2014, đảm bảo diện tích, kích thước thì giải quyết hồ sơ, thủ tục cấp phép xây dựng theo quy định hiện hành.

Với các đồ án quy hoạch chi tiết, phương án phân lô đã được phê duyệt thuộc khu vực đường hẻm có chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc theo QĐ 36/2015 là liên kế sân vườn, giao UBND TP Đà Lạt tổ chức rà soát, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của từng lô đất, đảm bảo mật độ xây dựng gộp đã được phân bố trước khi cấp phép xây dựng.

Trước đó, từ cuối tháng 10/2016,

Đà Lạt: Gỡ vướng mắc trong xây dựngPhó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt Võ Ngọc Trình cho biết, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chỉ đạo Sở Xây dựng, TP Đà Lạt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cấp phép xây dựng công trình nhà ở trên địa bàn Đà Lạt…

trong quá trình thực hiện chủ trương pháp luật của Nhà nước, cũng như chỉ đạo của tỉnh về công tác quản lý, cấp phép xây dựng nhà ở cho người dân trên địa bàn TP Đà Lạt, đã phát sinh các vướng mắc gây ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ, nhu cầu về nhà ở chính đáng của người dân, UBND TP Đà Lạt giao cho Phòng QLĐT Đà Lạt và Phòng TN-MT kiểm tra, rà soát các trường hợp bị “vướng” khu vực đất ở mật độ thấp, đã được chuyển mục đích sử dụng đất trước đây, để tổng hợp hồ sơ, tham mưu, đề xuất báo cáo trình UBND

tỉnh xem xét giải quyết.Báo cáo trình UBND tỉnh cho

thấy, trong quá trình rà soát quy hoạch chung đối với các khu vực đường hẻm theo QĐ 704, được xác định đất ở mật độ thấp và được quy định chỉ tiêu kiến trúc nhà liên kế sân vườn theo QĐ 36/2015, quy định chỉ tiêu kiến trúc dạng nhà liên kế sân vườn, tầng cao từ hai đến ba tầng, mật độ xây dựng 80%, khoảng lùi 2,4 m thì trên địa bàn TP Đà Lạt có tới 4 khu vực, gồm: đường Đồng Tâm, Trần Khánh Dư, Phù Đổng Thiên Vương và Mê Linh, với hàng trăm

hộ dân đã bị “vướng” trong xây dựng nhà ở.

Tại khu vực đường Đồng Tâm (P4, TP Đà Lạt), trên thực tế đã hình thành khu dân cư ổn định với các khu nhà ở hiện trạng và nhà xây dựng mới theo dạng nhà liên kế sân vườn, quy mô từ một đến ba tầng. Trong đó, nhiều thửa đất đã được phê duyệt quyết định phân lô, chia tách thửa theo dạng kiến trúc nhà liên kế sân vườn từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch chung theo QĐ 704. Còn khu vực đường Trần Khánh Dư (P8, TP Đà Lạt; đoạn bên trái từ

đường Phù Đổng Thiên Vương đến hết thửa 822); đường Phù Đổng Thiên Vương (đoạn từ ngã 5 Đại học đến Trần Khánh Dư; đoạn từ Trần Khánh Dư đến cây xăng Phù Đổng Thiên Vương); và khu vực đường Mê Linh (đoạn từ cuối nhánh vòng nút giao hồ Xuân Hương - Ngô Gia Tự - Mê Linh) cũng chung tình trạng. Trong đó, không ít trường hợp đã được chuyển mục đích sử dụng đất ở từ 10 năm trước, nhưng nay lại “vướng” bởi quy hoạch chung là đất ở mật độ thấp.

Tất cả các khu vực đang bị “vướng” trên đều đã hình thành khu dân cư ổn định, với các khu nhà ở gồm nhà hiện trạng, nhà xây dựng mới quy mô tầng cao từ một đến ba tầng, dạng nhà liên kế sân vườn. Riêng khu vực Trần Khánh Dư, đa số công trình hiện trạng từ một đến ba tầng, qua sử dụng nhiều công trình đã hư hỏng, xuống cấp. Một số khu vực đã được phê duyệt quyết định phân lô, chia tách thửa, với chỉ tiêu kiến trúc nhà liên kế sân vườn; nhiều lô đất trống hiện chưa xây dựng có diện tích nhỏ, nằm xen kẽ giữa các dãy nhà đã được xây dựng…

Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình cấp phép xây dựng của UBND tỉnh, lãnh đạo TP Đà Lạt cho biết, thành phố sẽ tiến hành xem xét, rà soát, giải quyết cấp phép xây dựng nhà liên kế sân vườn một trệt, hai lầu cho các trường hợp đã tách thửa hợp pháp trước khi QĐ 704 ra đời, để tạo thuận lợi cho người dân an cư, lạc nghiệp.

Ca sỹ Đông Ân. Ảnh: Đ.Anh

thuộc vào hàng “trời phú” với rất nhiều bức vẽ xuất sắc trong suốt thời học phổ thông.

Chọn con đường “làm điều mình thích” cũng chính là lúc Đông Ân phải chọn cuộc sống tự lập. Tự lập về tài chính, tự lập trong việc hoạch định những kế hoạch cho tương lai của mình. Hiện tại, Đông Ân đang học năm 2 Khoa Thanh nhạc Nhạc viện TP Hồ Chí Minh và đang xin bảo lưu kết quả học tập để đi diễn và thực hiện một số dự định về âm nhạc. Ngay khi đậu Nhạc viện và về TP Hồ Chí Minh để trọ học, Đông Ân lại tiếp tục xin đi hát tại các tựu điểm ca nhạc. Khởi đầu của Ân nơi đây cũng bắt đầu bằng việc chen chân vào sau cánh gà, xin các bầu show cho hát không catse. Một lần, hai lần rồi nhiều lần bị từ chối rồi sau đó cũng có người đồng ý để em hát và vẫn trả catse sau buổi diễn. Đông Ân tâm sự: “Có những lúc rất buồn vì công việc không thuận lợi nhưng chưa bao giờ em nghĩ mình sẽ bỏ cuộc. Mỗi lần buồn, em lại đi xem ca nhạc. Càng xem, em lại càng có động lực. Bởi lẽ, xem những ca sỹ đã có tên tuổi hát thì mình có động

Khu dân cư đường Trần Khánh Dư, khu vực bị “vướng” bởi QĐ 704. Ảnh: Thụy Trang

11 THỨ BẢY 18 - 2 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... Phúc Trạch - nét đẹp văn hóa mang đến một sự dịu ngọt, lãng mạn trong tâm hồn, sự lắng sâu nơi trái tim khi nghĩ về hồn quê, “nơi chôn nhau cắt rốn”. Sử dụng thể loại Bút ký chính luận để nói về quê nhà, nơi cây đa giếng nước, bờ tre, gốc rạ, anh đã rất thành công trong biểu đạt tình cảm dạt dào, sâu lắng, vẻ đẹp văn hóa làng quê. Tình yêu quê hương, yêu dòng sông Mẹ, yêu bờ dậu, góc vườn và cao hơn cả là tình yêu văn hóa, yêu người, yêu cuộc sống của bao cảnh đời còn lam lũ chống chọi không mệt mỏi với thiên tai, nhân tai. Thái độ, cách nhìn của tác giả về những công trình thủy điện nhỏ… tiêu diệt môi trường, môi sinh, những vụ xả lũ vô cảm, thiếu trách nhiệm nơi quê nhà thật dứt khoát và minh định. Bút ký chính luận giúp phân rõ sự đúng và sai, thiện và ác, định hướng tư tưởng rõ ràng, sâu sắc.

Nhà báo Phạm Quốc Toàn là người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa - xã hội và cả thế giới tinh thần phong phú, phức tạp của con người. Với tầm nhìn sâu rộng, sự nhạy cảm, khả năng nhận định, bao quát và dự cảm đã giúp tác giả có những bài

viết sắc sảo, có chiều sâu và phong cách riêng. Ngọn bút của anh đong đầy trách nhiệm và xây dựng, nói chuyện tiêu cực nhưng không bi quan, khích lệ lửa chiến đấu, cải tạo cuộc sống, hướng về tương lai tốt đẹp của đất nước, dân tộc.

Ngoài đời, nhà báo Phạm Quốc Toàn là một người nhân hậu và sâu sắc, anh nói chuyện thủ thỉ, gần gũi và chân tình nhưng “không gì là không biết”, luôn đề cao tính kỷ luật, trách nhiệm với công việc. Dường như ở anh không có khái niệm “nghỉ ngơi”, lúc nào cũng công việc này, dự án kia và cả núi bản thảo đang chờ. Mặc dù đã quen biết từ lâu, được anh gửi tặng nhiều tác phẩm nhưng mỗi lần đọc cuốn sách mới ra của anh lại cho tôi sự bất ngờ thú vị mới, dù là bút ký, du ký, truyện ký, hay ký sự, tiểu phẩm… thì luôn chứa đựng trong đó tư chất nghệ sĩ, tâm hồn đôn hậu, với văn phong vừa giàu tính chính luận, vừa đậm chất văn chương. Qua những tác phẩm của anh, người đọc không chỉ thu nạp thêm kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm sống mà tâm hồn còn được thăng hoa, với những xúc cảm nội tâm trong nhiều cung bậc.

Xin trân trọng giới thiệu Lốc xoáy thời cuộc đến đông đảo bạn đọc.

... Điều thú vị ở Trường Chinh khi bàn về thơ là đồng chí đã có những “Tuyên ngôn về thơ bằng thơ”, như trong bài “Là thi sĩ” (tặng các nhà thơ Việt Nam): “Là thi sĩ phải là hồn cao khiết/ Chí kiên cường và sứ mệnh cao siêu;/ Ca tự do, tiến bộ với tình yêu/ Yêu nhân loại, hòa bình và công lý./ Cao giọng hát những bài ca chính khí/ Của anh hùng vì nước đã quên mình…”. Điều đặc biệt bài thơ “Là thi sĩ” của Sóng Hồng là cột mốc khẳng định vững chắc quan điểm nghệ thuật và thơ ca cách mạng trong hoàn cảnh xã hội mà các khuynh hướng nghệ thuật về thơ ca công khai phát triển xô bồ và phức tạp.

Thơ Sóng Hồng biểu hiện một niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Đêm chưa qua, ngày mới chưa đến nhưng trong thơ Trường Chinh đã biểu hiện một “bầu trời tạnh ráo” không còn tuyết sương, với ngọn gió tương lai rời rợi và vườn nhân loại căng nở những mầm xuân: “Sáng nay xuân đã về/ Gieo mầm non hoa thắm khắp sơn khê/ Và gió thổi ấm vào tâm hồn chiến sĩ.../ Hỡi chiến sĩ/ Hãy tạm ngừng gót giang hồ/ Cho nàng xuân phủi tuyết sương trên áo/ Và

dâng cả bầu trời xuân tạnh ráo/ Ngát mùi hương và tràn ngập ý thơ “(Xuân đã về, ngoại thành Hà Nội tháng 2/1943).

Và thời khắc gây ấn tượng hơn cả của người dân Thủ đô chính là giao thừa mùa Xuân năm Quý Sửu 1973. Hà Nội vừa trải qua 18 ngày đêm ngút trời khói lửa của trận tập kích bằng không quân của Mỹ sử dụng nhiều pháo đài bay B52. Người dân Hà Nội cũng vừa được chứng kiến trận chiến chống trả quyết liệt của quân và dân Thủ đô trên bầu trời quê hương mình. Và chính trận thắng Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mỹ phải ký vào Hiệp định Paris chấm dứt sự can thiệp vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam và cuộc đình chiến được thực hiện. Thơ Sóng Hồng lúc này dâng cả niềm tin vô cùng tươi đẹp: “Xóa sạch bất công, tan niềm cay đắng/ cho ngày mai rực ánh xuân hồng./ Đêm giao thừa/ quanh Hồ Gươm nườm nượp người xuôi ngược/ quần áo chen nhau thắm sắc màu” (Xuân đại thắng, Hà Nội tháng 2/1973).

Một trong những bài thơ viết về ngày toàn thắng 30/4 xuất hiện sớm nhất là tác phẩm “Sài

Gòn giải phóng” của nhà thơ Sóng Hồng, được viết vào ngày 1/5/1975. Tác giả ca ngợi sức mạnh của quân ta qua các trận đánh thần tốc, các mũi giáp công phối hợp thần kỳ. Và vẫn theo mạch cảm hứng trữ tình - chính trị, tác giả diễn tả niềm hạnh phúc của toàn dân tộc qua hình ảnh ẩn dụ, mang tính khái quát cao: “Quân dân ta ba mươi năm lửa máu/ Hôm nay đây, thắng lợi thật huy hoàng/ Bao xót xa, cay đắng, mất mát, đau thương/ Mùa đại thắng đã đền cho trái chín…”.

Thơ của nhà thơ Sóng Hồng là thơ ca cách mạng, tất cả vì cách mạng, thơ của một tâm hồn lớn của một nhà lãnh đạo kiệt xuất Đảng ta, của dân tộc ta.

Tài liệu tham khảo:- Thơ Sóng Hồng (tập I)

(1966) - Thơ Sóng Hồng (tập II) (1974), NXB Giáo dục - 2005

- Trường Chinh; Về văn hóa và nghệ thuật tập 1 và tập 2.

- Trường Chinh - Một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, NXB, CTQG, HN - 2002.

- Trường Chinh - Tiểu sử, NXB, CTQG, HN, 2007.

PHONG VÂN

Ngôi làng hiền lắm!Cả ngôi làng nhỏ tách biệt với

cuộc sống xô bồ, ngay cả chuyến đò đến với làng thôi cũng đã bình yên và nên thơ vô cùng. Làng không chợ búa, không quán xá buôn bán ồn ào, không trường lớp, không xe lớn xe bé... Chỉ có những ngôi nhà nấp mình dưới những vườn cây ăn trái trĩu quả. Yên ả. Trong lành. Đại Bình an yên như chính cái tên của mình.

Dường như con người ở đây chọn cách sống đó. Hầu như tất cả các ngôi nhà đều có cổng ngõ cách xa nhà. Con đường dẫn từ cổng vào nhà dài và mát. Xung quanh nhà nào cũng là một vườn với đủ loại cây ăn trái đặc trưng của làng. Bạn có thể tự nhiên vào bất kỳ nhà nào, có thể ngồi lại dưới tán cây nghỉ chân không cần xin phép. Ví như chủ nhà bước ra, gặp bạn, họ sẽ chào mừng bạn vô cùng nồng hậu. Chỉ cần bạn mở lời hỏi han, bất kỳ ai cũng sẽ trả lời bạn sốt sắng. Và khi bạn đủ thời gian để nói chuyện. Họ cũng sẽ mở lòng như đã quen từ lâu...

Tôi biết ông bà khi theo chân bạn đến làng. Giống như hầu hết những ngôi nhà ở đây, ngõ dẫn vào nhà ông bà là một con đường nhỏ, hai bên chè tàu xanh ngắt được cắt tỉa ngay ngắn, gọn gàng. Nhà ông bà cũ kỹ, nhỏ bé, lọt thỏm giữa vườn cây đang mùa. Khoảng sân vắng vẻ, thường ngày chắc yên ắng nên chỉ cần có tiếng bước chân, ông bà đã mở cửa trông ra. Có khách, ông

tất bật đi khoác thêm cái áo mà lần nào tới tôi cũng thấy, bà giục ông “hái trái cho tụi nó ăn chơi”. Mỗi lần trở lại là một lần ông bà đón tôi với nụ cười hiền hậu, thân thiết. Ngay vừa vào sân, con gái ông bà cười nói:

- Bé hôm trước đây mẹ nè!!Ông lại tất tả đi hái trái, bà hối

tụi tôi lên nhà trên cho mát. Tôi thủ thỉ:

- Bà ơi! Còn mía không bà? Bà cũng thầm thì:- Tội chưa! Bà dọn vườn, chặt

phá hết rồi. Sao mùa trước bây không lên? Bà nhắc miết sao không thấy mấy đứa hắn lên ăn mía.

Chẳng biết bà có nhớ chính xác

tôi không, bởi cũng có thể là một nhóm những bạn khác đã ghé vườn bà. Nhưng nghe câu nói, tôi thấy thương vô cùng. Cứ như sự trông chờ ông bà dành cho những đứa cháu ở xa chưa về kịp mùa vậy...

Hai người bạn già phải nuôi thêm một người con lớn chỉ nhờ vào vườn trái, mấy bụi rau sen cùng căn nhà nhỏ cũ kỹ, thiếu sáng và thiếu thốn. Tôi hỏi:

- Năm ni được mùa không bà?Bà vừa gọt quả vừa tiếc nuối:- Mùa gió trước cây bơ gãy

ngang mất chứ không mùa năm nay bà bán cũng được ba bốn trăm lận.

Mấy cây Trụ trĩu những quả

tròn trĩnh, nhỏ nhắn, không được to trái, to múi như những nhà khác. Chắc là do “nắng quá mất mùa”, mà cũng chắc là do ông bà chẳng còn đủ sức để chăm nom. Ba, bốn trăm ngàn với bạn chỉ mua được mỗi chiếc áo. Ba, bốn trăm ngàn với ông bà là cả một mùa trái bội thu. Gặp ông bà như một cái duyên, về rồi vẫn cứ nhớ, để rồi mỗi lần trở lại Đại Bình, nhất định phải ghé thăm. Và cứ mỗi lần như thế, ông bà lại bảo “tụi con cũng như con cháu...”.

Tình cờ biết một bạn có người thân ở Đại Bình, hỏi về ông bà, tôi biết thêm, hoàn cảnh ông bà còn buồn hơn cả những gì mà tôi

đã thấy...Lần này trở lại, tôi mang biếu

ông bà chút quà nhỏ nhưng ông bà nhất định không nhận. Khó khăn lắm tôi mới thuyết phục được, bà lại hối thúc ông ra vườn hái tặng lại tôi một giỏ trái mang về. Lúc đưa tôi ra khỏi ngõ, bà còn nhắc:

- Lần sau tới không có quà cáp nữa nghe không?

Cứ như bà chắc chắn tôi sẽ trở lại vậy.

Người Đại Bình là thế, chân thành, ấm áp và quảng đại lắm!

Thật đó! Chỉ là chuyến đi trong một ngày nhưng sẽ cho bạn cảm giác tuyệt vời trong cả cảm xúc và trải nghiệm. Bạn có thể đến với làng Đại Bình - vựa trái cây Nam Bộ ở Quảng Nam (xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) bằng đường bộ và cả đường sông. Nhưng hãy một lần thử ngồi trên đò, ngược dòng Thu Bồn, giữa nắng và gió, giữa màu xanh mướt tầm mắt của nước sông, núi non, bãi bờ và mây trời, bạn sẽ thấy chuyến đi không chỉ có thú vị mà còn có cả thi vị nữa.

Hãy một lần ghé đến Đại Bình để nhớ rồi trở lại lần sau. Đừng quên ghé nhà ông bà (Ba Cán) như những người con, người cháu về thăm. Đừng quên mua trái giúp ông bà. Và nhớ... đừng trả giá nhé!

Có những nơi, chỉ cần đến một lần lại trở thành yêu thương dai dẳng.

Đường Đại Bình em đi em nhớNgười Đại Bình em ở em

thương!

Nhớ làng Đại BìnhDọc đường đất nước

Đại Bình, ngôi làng yên bình. Ảnh: P.Vân

Sự mẫn tuệ... TIẾP TRANG 6 Sóng Hồng... TIẾP TRANG 7

12 THỨ BẢY 18 - 2 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Tuổi thơ. Ảnh: Phan Nhân

Thể thao

Góc ảnh đẹp

GIA KHÁNH

30% dân số tập TDTT thường xuyên Đánh giá của Phòng Văn hóa

Thông tin Cát Tiên cho biết, phong trào thể dục thể thao (TDTT) của địa phương đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.

Toàn huyện hiện có 7/11 xã đã có nhà văn hóa, 80/81 thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng được nhà nước đầu tư xây dựng trong đó có một số nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng có trang bị bàn ghế và được cung cấp các thiết bị âm thanh theo chương trình mục tiêu quốc gia như loa, đài, tăng âm… để phục vụ cho các hoạt động VHTT ở cơ sở. Toàn bộ 11/11 xã, thị trấn đều có sân vận động.

Hiện trên địa bàn huyện có 15 câu lạc bộ (CLB) gia đình văn hóa; 33 CLB dưỡng sinh; có 30/81 thôn, buôn, tổ dân phố trong huyện có sân bóng chuyền hơi, có 15 CLB bóng chuyền hơi, 2 CLB thể dục thẩm mỹ, 1 phòng tập võ cổ truyền, 2 CLB văn nghệ - thể thao, tất cả đều đang hoạt động và nhiều CLB hoạt động rất tích cực.

Chỉ tính trong năm 2016 vừa qua, Cát Tiên đã chi 500 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương để sửa chữa 7 nhà sinh hoat cộng đồng. Cùng đó, chính quyền địa phương cũng vận động người dân đóng góp mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cho nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng

CÁT TIÊN:

Mỗi tháng một giải thể thao cấp huyện Là huyện thuần nông xa nhất của Lâm Đồng, kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng những năm gần đây Cát Tiên đã có nhiều nỗ lực trong phát triển phong trào thể thao ở cơ sở.

để phục vụ hoạt động.Theo đánh giá của huyện, hầu

hết các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng tại địa phương đã phát huy được hiệu quả ở cơ sở, được sử dụng làm nơi hội họp, nơi tổ chức các hoạt động văn nghệ - thể thao, sinh hoạt của các CLB quần chúng cơ sở.

Bên cạnh sự đầu tư của nhà nước, rất nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã bỏ tiền túi hằng trăm triệu đồng tham gia xây dựng cơ sở vật chất theo chủ trương xã hội hóa để đáp ứng nhu cầu tập luyện của người dân, đồng thời tham gia tổ chức các hoạt động TDTT cho cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Trong xã hội hóa, Cát Tiên hiện có 1 khu vui chơi giải trí, 2 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo do tư nhân xây dựng; 30 sân bóng

chuyền hơi được nhân dân huy động để làm; tại thị trấn Cát Tiên có một phòng tập thể hình hiện đại được người dân đầu tư.

Nhờ hệ thống cơ sở vật chất trên nên tỷ lệ người dân trên địa bàn tham gia luyện tập TDTT thường xuyên đã tăng nhanh chóng. Ước tính của các ngành chức năng huyện, tỷ lệ người dân tham gia tập luyện TDTT thường xuyên từ 20% năm 2010 đến nay đã lên khoảng 30%.

Theo Phòng Văn hóa Thông tin, phong trào TDTT quần chúng tại huyện ngày càng phát triển, không chỉ về số lượng mà cả chất lượng, đã và đang thu hút đông đảo người dân tham gia tập luyện trong mọi đối tượng, địa bàn, ngành nghề nhất là trong khối cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động, lực lượng vũ trang, người

cao tuổi... Hàng năm huyện đều tổ chức từ

7 - 8 giải thể thao cấp huyện, đồng thời ngành còn phối hợp với các đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tổ chức nhiều hội thao, các đợt giao lưu TDTT thu hút hàng nghìn lượt VĐV cùng người dân trong huyện tham gia.

Mỗi tháng một giải cấp huyện trong năm 2017Là đơn vị chịu trách nhiệm triển

khai các hoạt động trên địa bàn, trong năm 2016 vừa qua, Trung tâm Văn hóa Thể thao (VHTT) Cát Tiên đã phối hợp với các xã, thị trấn trong huyện tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao như lễ hội Lồng Tồng, hội thi “Mâm cơm gia đình”; giao lưu văn nghệ “Lòng dân tin Đảng”, hội thi hát và đồng diễn “Giai điệu Tổ quốc”, ngày hội văn hóa - thể thao dân gian tại các xã, thị trấn, “Tuần lễ văn hóa - thể thao Châu Mạ” tại xã Đồng Nai Thượng; tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng toàn huyện Cát Tiên để chào mừng kỷ niệm 30 năm huyện Cát Tiên hình thành và phát triển

Trong hoạt động thể thao bên cạnh các giải cấp cơ sở do xã thị trấn tổ chức (bình quân mỗi xã, thị trấn trong năm tổ chức 3 giải cấp xã trong các môn phổ thông tại địa phương có đông đảo người dân tập luyện như bóng chuyền, bóng đá..), Trung tâm VHTT huyện còn tổ chức các giải cấp huyện như phát động ngày chạy

Olimpic toàn huyện trong tháng 3, tổ chức giải bóng chuyền hơi nữ, giải bóng bàn, giải bóng chuyền nam, giải bóng đá mini dành cho thanh niên dân tộc thiểu số toàn huyện, đặc biệt là các hoạt động văn hóa thể thao nhân kỷ niệm 30 năm huyện Cát Tiên hình thành và phát triển.

Ngay sau dịp Tết cổ truyền Đinh Dậu vừa rồi, trong 2 ngày 7 và 8 /2/2017, Trung tâm huyện đã tổ chức giải Bida vô địch toàn huyện “Mừng Đảng - Mừng Xuân” với 16 cơ thủ tranh tài trong 2 nội dung đơn nam và đôi nam theo thể thức đấu loại trực tiếp. Giải nhất đơn nam giải đấu này đã thuộc về cơ thủ Nguyễn Hoàng Phi của xã Đức Phổ; nhất đôi nam thuộc về cặp đôi Phạm Văn Phi và Nguyễn Hoàng Phi cũng ở xã Đức Phổ.

Sau giải Bida này, trong năm 2017, Trung tâm VHTT huyện cho biết sẽ còn có 13 giải cấp huyện khác trong các bộ môn bóng đá, bóng chuyền nam, việt dã, cờ tướng, bóng chuyền hơi nam nữ, giải thể thao truyền thống (gồm đẩy gậy, bắn nỏ, đi cà kheo…). “Dù kinh phí hoạt động có hạn hẹp nhưng chúng tôi cố gắng trung bình mỗi tháng tổ chức được ít nhất là 1 giải thể thao” - ông Lưu Văn Lịch, Giám đốc Trung tâm huyện khẳng định

Trong giải tỉnh năm nay Cát Tiên đã đăng ký đăng cai giải trẻ Võ thuật cổ truyền toàn tỉnh tại huyện, đồng thời cho biết sẽ cử đoàn VĐV của huyện tham gia một số giải tỉnh như giải vô địch võ cổ truyền tỉnh, giải bóng chuyền nam, giải cờ tướng, giải việt dã tỉnh.

Trao giải cho các cơ thủ đạt thành tích xuất sắc tại giải Bida toàn huyện Cát Tiên trong đầu tháng 2/2017. Ảnh: V.Trọng

Tại buổi làm việc với các thành viên của Liên đoàn Taekwondo Việt Nam (VTF) ở Hàn Quốc mới đây, Chủ tịch Viện Hàn lâm Taekwondo thế giới (Kukkiwon) Hyun-Deuk Ho đã khẳng định sẽ hỗ trợ tất cả các hoạt động của VTF trong việc chuẩn hóa và nâng cao trình độ cho lực lượng võ sư, huấn luyện viên thông qua việc gửi các chuyên gia cao cấp sang giảng dạy tại các lớp tập huấn, thi thăng đẳng mà VTF tổ chức trong thời gian tới. Chủ tịch VTF Trương Ngọc Để thống nhất với Kukkiwon việc triển khai đổi bằng quốc tế, áp dụng tiêu chuẩn giảng dạy theo giáo trình của Kukkiwon đối với các cấp từ Huyền đai trở lên tại Việt Nam.

Theo thỏa thuận giữa Kukkiwon và VTF, ngay ở lớp tập huấn và thi thăng đẳng

quốc gia vào tháng 12/2017, Chủ tịch Hyun-Deuk Ho và các chuyên gia cao cấp của Kukkiwon sẽ đến Việt Nam trực tiếp giảng dạy và chấm thi cho khoảng 1.000 võ sư và huấn luyện viên.

Tại buổi làm việc với giáo sư Lee Kyu Seok - Chủ tịch ATU tại thủ đô Seoul, Chủ tịch Trương Ngọc Để đã đại diện VTF trình bày các nội dung sẽ diễn ra tại Giải Vô địch châu Á lứa tuổi thiếu niên ở 2 nội dung đối kháng và quyền vào tháng 7/2017 tại thành phố Hồ Chí Minh. Giáo sư Lee Kyu Seok cũng khuyến khích Việt Nam nên duy trì Giải Taekwondo Việt Nam mở rộng hàng năm bởi đây là giải có truyền thống, chất lượng chuyên môn cao và luôn có sự tham gia của các võ sĩ hàng đầu đến từ các quốc gia và châu lục.

Theo Tuoitre.vn

Viện Hàn lâm taekwondo thế giới hỗ trợđào tạo taekwondo Việt Nam