Trăn trở bản sắc lễ hội truyền thống - Báo Lâm Đồng

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 312 - THỨ BẢY, NGÀY 5/11/2016 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN Trăn trở bản sắc lễ hội truyền thống Vấn đề cuối tuần V iệc Trung ương ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII (NQTW4) cho thấy quyết tâm chính trị của Ban Chấp hành Trung ương đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thể hiện rõ tính chiến đấu của Đảng ta. Để việc thực hiện đạt được mục tiêu Nghị quyết đề ra, vấn đề cốt lõi nhất là phải gắn chặt với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong đó xác định: Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Ngày 30/10/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Nghị quyết đã thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, xác định cụ thể nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, nhất là sau 5 năm triển khai thực hiện NQTW4 khóa XI; đồng thời xác định hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà trọng tâm là ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,... Xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải gắn chặt với thực hiện Chỉ thị 05 TRANG 8 Đội xe Jeep đặc chủng dưới chân núi Lang Biang 1 TUẦN CON SỐ Trong giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh, ngành chức năng sẽ hỗ trợ đăng ký bảo hộ 12 nhãn hiệu sở hữu cộng đồng (nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể) đăng ký xác lập quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ. Nguồn: UBND tỉnh TRANG 6 (XEM TIẾP TRANG 2) Hợp tác xã tiên phong trong xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới 3 Hnh hương v với hoa 7 Truyền dạy cồng chiêng. Ảnh: Trường Thi Vẫn người xưa ấy 5 Truyện ngắn: CHU BÁ NAM Du khách thích thú với loại hình du lịch lên đỉnh Lang Biang bằng xe Jeep. Ảnh: H.Yên

Transcript of Trăn trở bản sắc lễ hội truyền thống - Báo Lâm Đồng

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 312 - THỨ BẢY, NGÀY 5/11/2016CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGCUỐI TUẦN

Trăn trở bản sắc lễ hội truyền thống

Vấn đề cuối tuần

V iệc Trung ương ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII (NQTW4) cho thấy quyết tâm chính trị của Ban Chấp

hành Trung ương đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thể hiện rõ tính chiến đấu của Đảng ta. Để việc thực hiện đạt được mục tiêu Nghị quyết đề ra, vấn đề cốt lõi nhất là phải gắn chặt với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong đó xác định: Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm

nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Ngày 30/10/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Nghị quyết đã thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, xác định cụ thể nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, nhất là sau 5 năm triển khai thực hiện NQTW4 khóa XI; đồng thời xác định hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà trọng tâm là ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,...

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải gắn chặt với thực hiện Chỉ thị 05

TRANG 8

Đội xe Jeep đặc chủng dưới chân núi Lang Biang

1 TUẦN CON SỐ

Trong giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh, ngành chức năng sẽ hỗ trợ đăng ký bảo hộ 12 nhãn hiệu sở hữu cộng đồng (nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể) đăng ký xác lập quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 6

(XEM TIẾP TRANG 2)

Hợp tác xã tiên phong trong xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới

3

Hanh hương vê với hoa

7

Truyền dạy cồng chiêng. Ảnh: Trường Thi

Vẫn người xưa ấy

5Truyện ngắn: CHU BÁ NAM

Du khách thích thú với loại hình du lịch lên đỉnh Lang Biang bằng xe Jeep. Ảnh: H.Yên

2 THỨ BẢY 5 - 11 - 2016 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đặc biệt, trong nghị quyết lần này, Trung ương đã thẳng thắn chỉ rõ 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị và 9 biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống. Đó là những căn cứ quan trọng để từng cấp ủy, tổ chức đảng triển khai thực hiện một cách hiệu quả, có chất lượng.

Như vậy, Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và NQTW4 khóa XII đều nhằm mục đích xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Do đó, việc triển khai thực hiện Nghị quyết phải gắn chặt với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt Chỉ thị 05 là góp phần củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức Đảng và trong toàn Đảng, tiền đề quan trọng để thực hiện Nghị quyết TW4.

Để việc triển khai NQTW4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

đạt được kết quả như mục tiêu đề ra, thiết nghĩ chúng ta cần chú trọng một số điểm sau đây:

Trước hết, kết quả thực hiện phụ thuộc rất lớn vào thái độ, trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên (CB, ĐV), mà trước hết là người đứng đầu cấp ủy. Do vậy, cấp ủy từng cấp, trực tiếp là bí thư cấp ủy phải nắm vững những nội dung trọng tâm, cốt yếu được xác định trong Nghị quyết, đặc biệt là 4 nhóm giải pháp: Công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; cơ chế chính sách; kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng; phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Đây là cơ sở, điều kiện, căn cứ để cấp ủy các cấp tổ chức học tập, quán triệt, xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương, đơn vị. Việc thực hiện phải trên cơ sở đánh giá đúng thực tế, nhận diện và chỉ rõ những biểu hiện cụ thể ở từng CB, ĐV để có các giải pháp khắc phục hiệu quả.

Thứ hai, phải quán triệt và thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc thường xuyên, đặc biệt vào thời điểm cách mạng

chuyển sang giai đoạn mới, một chặng đường mới và nhiệm vụ mới, nhằm bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, xứng đáng giữ vai trò lãnh đạo đất nước. Muốn Đảng trong sạch, vững mạnh, phải loại bỏ mọi phần tử cơ hội, thoái hóa; làm cho đội ngũ CB, ĐV luôn giữ vững tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng và phong cách dân chủ, mẫu mực. Bác nhấn mạnh: chỉnh đốn đảng là công việc rất hệ trọng, liên quan đến toàn bộ xã hội. Vì vậy, phải làm từng bước, phải có trọng tâm; chỉnh huấn về mặt tư tưởng phải gắn với chỉnh đốn về tổ chức; chỉnh huấn cán bộ cao cấp là mấu chốt của chỉnh huấn đảng; Trung ương phải tập trung làm trước và trực tiếp chỉ đạo; chỉnh đốn đảng không phải là “chỉnh” và “đốn”, mà làm cho mỗi CB, ĐV thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận, chấn chỉnh tổ chức; phải tuân thủ và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; xây dựng và rèn luyện đội ngũ CB, ĐV. Đảng phải đặc biệt coi trọng tự phê bình và

phê bình; đó là nguyên tắc quan trọng của sinh hoạt Đảng, là quy luật phát triển Đảng và là biện pháp cơ bản để xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Người nhắc nhở: cán bộ càng cao, trách nhiệm càng lớn, càng phải gương mẫu tự phê bình và phê bình một cách trung thực, chân thành. Người đặc biệt phê phán các biểu hiện che giấu khuyết điểm, sợ tự phê bình và không dám phê bình; thái độ nể nang, né tránh hoặc lợi dụng phê bình để nói xấu, bôi nhọ, vùi dập, đả kích người khác...

Thứ ba, lấy việc tự giác học tập và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phong cách theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh là biện pháp quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài và trở thành nền nếp. Mỗi người phấn đấu tự tu dưỡng, rèn luyện theo những chuẩn mực đạo đức đã được địa phương, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị xây dựng.

Thứ tư, khẩn trương đổi mới công tác tổ chức, cán bộ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện của CB, ĐV; hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nhất là chính sách đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ cho phù hợp. CB,

ĐV phải luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, biết giải quyết đúng đắn, hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của Đảng, của dân tộc; phải luôn lấy dân làm gốc, giữ mối quan hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; phải bằng việc làm cụ thể để dân tin, dân phục, dân yêu... như Bác Hồ đã dạy. Đồng thời, phải tăng cường phê phán, cảnh báo, đấu tranh ngăn ngừa những việc làm sai trái, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước; kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đặc biệt là những người lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng, lợi ích nhóm, quan liêu, tham nhũng…

Với trách nhiệm chính trị của mình, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp phải đem hết tài năng, trí tuệ gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện có hiệu quả NQTW4 khóa XII, góp phần xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch vững mạnh, như điều Bác Hồ căn dặn trước lúc đi xa.

KHÁNH LINH

Đăng ký dự án Khu Du lịch hồ PrennCông ty cổ phần Đầu tư phát

triển HTV Quốc tế (Việt Nam) và Công ty TNHH Gia Phú Quốc tế (Singapore) vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng ủng hộ hình thức liên doanh, liên kết đăng ký đầu tư dự án Khu Du lịch hồ Prenn, Đà Lạt, phù hợp quy hoạch trên diện tích tổng thể 833 ha đã phê duyệt, dự kiến nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn du khách.

Trong 6 phân khu chức năng ở Khu Du lịch hồ Prenn do 2 công ty đề xuất đầu tư, UBND tỉnh Lâm Đồng cơ bản thống nhất và đề nghị lập báo cáo chi tiết hơn về các sản phẩm, quy mô, sức chứa của từng hạng mục ở mỗi phân khu. Đặc biệt, khuyến khích đầu tư những sản phẩm vui chơi, giải trí, du lịch cao cấp, nhằm đưa Khu Du lịch hồ Prenn trở thành một

trong những khu du lịch lớn của tỉnh Lâm Đồng.

Đồng thời, 2 công ty tiếp tục khảo sát, cập nhật thông tin về hiện trạng sử dụng đất trong khu vực dự án đăng ký đầu tư, làm căn cứ đề xuất các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, quản lý, bảo vệ rừng, giữ gìn nguồn nước và môi trường…

MẠC KHẢI

Tổng thu NSNN đạt 75% kế hoạchTổng thu NSNN trên địa bàn

tỉnh Lâm Đồng đã đạt 4,613 tỷ đồng, bằng 75% kế hoạch địa phương giao. Các khoản thu do thuế quản lý đạt 4,180 tỷ đồng, bằng 72% kế hoạch. Trong các khoản thu thành phần, 3 khoản

thu đang có tỷ lệ thu đạt thấp nhất là thu bán nhà (45%), DNNN TW (50%) và thu phạt ATGT (51%); tuy nhiên, đã có nhiều khoản thu đạt và vượt kế hoạch là các nguồn do Hải quan thu (236%), thu cấp quyền khai

thác khoáng sản (116%), thu xổ số kiến thiết (106%), thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (102%), tiền sử dụng đất (100%), thuế bảo vệ môi trường (98%), DN có vốn đầu tư nước ngoài (93%)…

PHẠM LÊ

Làm ở quỹ tín dụng thu nhập 15 triệu đồng/tháng Qua 21 năm xây dựng và phát

triển với những nỗ lực không ngừng, đến nay, Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) phường Lộc Sơn, Bảo Lộc đã tạo việc làm thường xuyên cho 30 thành viên với mức thu nhập 15 triệu đồng/người/tháng.

Trong đó, tính riêng giai đoạn năm 2011-2016, hoạt động của QTDND phường Lộc Sơn thể hiện những số liệu tăng vượt trội như: thành viên từ 5.800 người phát triển thành 9.600 người; nguồn

vốn tự có và nguồn vốn hoạt động tăng từ 2,5 đến 2,6 lần; vốn huy động cùng dư nợ cho vay tăng lần lượt từ 310 tỷ đồng lên 560 tỷ đồng và từ 200 tỷ đồng tăng lên 470 tỷ đồng; nộp ngân sách từ 800 triệu đồng tăng lên 2,5 tỷ đồng…

Quỹ đã giải quyết phần lớn nguồn vốn cho vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phương, đặc biệt đã cho nhiều hộ nông dân vay không lãi suất để tạo thêm điều kiện thoát nghèo nhanh và bền vững. VĂN VIỆT

ĐAM RÔNG: Trồng 15 ha khoai lang NhậtÔng Nguyễn Văn Chính,

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đam Rông cho biết, thực hiện chủ trương từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vụ Đông Xuân này nông dân Đam Rông đã tiến hành chuyển

đổi diện tích đất trồng ngô sang trồng 15 ha khoai lang nhật tại hai xã Đạ M’Rông và Đạ Tông.

Được biết, khoai lang Nhật là một loại giống cây trồng ngắn ngày, với chi phí thấp, nhiều hộ nông dân nghèo vẫn có thể trồng và đã đem lại thu nhập

kinh tế cao, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Hiện nay, năng suất khoai trung bình 14 tấn/ha. Dự kiến đến cuối năm 2016, huyện sẽ tăng diện tích trồng khoai lang Nhật lên 50 ha.

HOÀNG YÊN

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng... TIẾP TRANG 1

Sau hơn 3 năm thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Kế hoạch của Ban Dân vận Tỉnh ủy về tổ chức phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Huyện ủy Di Linh đã lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong huyện đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với phong trào “Dân vận khéo” trong xây dựng NTM rộng khắp.

Đến nay, trên địa bàn huyện

Di Linh đã xây dựng được 235 mô hình “Dân vận khéo” trên hầu hết các lĩnh vực, góp phần tích cực trong phong trào xây dựng NTM. Một số mô hình tiêu biểu của các đoàn thể như: “Phụ nữ với bảo vệ môi trường”, “Con đường hoa”, và mô hình “Phân lý rác thải tại hộ gia đình” ở xã Hòa Ninh. “Cựu chiến binh giúp nhau xóa đói, giảm nghèo”, “Thắp sáng đường quê” và “Đoạn đường

tự quản”… đang tiếp tục được nhân rộng, phát huy.

Nhờ xây dựng và hoạt động có hiệu quả nhiều mô hình “Dân vận khéo”, góp phần đảm bảo an ninh - trật tự, giữ gìn cảnh quan môi trường, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đoàn kết các dân tộc ở một địa bàn có 28 dân tộc anh em sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 40% dân số toàn huyện…

THANH DƯƠNG HỒNG

Nhân rộng 235 mô hình “dân vận khéo”

Từ ngày 31/10 - 3/11, tại Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội Lâm Đồng, các bác sĩ Khoa Mắt của Trung tâm phối hợp với các bác sĩ của Bệnh viện Mắt Đà Nẵng tổ chức đợt khám phẫu thuật mắt miễn phí cho người nghèo trong toàn tỉnh. Các bệnh nhân đã qua đợt khám sàng lọc tại tuyến huyện đã được chương trình khám và phẫu thuật.

Đến ngày 1/11, chương trình đã khám cho 55 trường hợp và mổ đục thủy tinh thể cho 30 ca. Theo dự kiến chương trình sẽ mổ 50 ca

bằng 2 phương pháp: phaco và mổ ngoài bao. Toàn bộ chi phí khám, phẫu thuật, nằm viện, ăn uống của bệnh nhân đều được Dự án FHF tài trợ (Dự án Phát triển chăm sóc mắt toàn diện tại Lâm Đồng). Riêng bệnh nhân được chỉ định mổ phaco tự chi trả tiền mua thủy tinh thể nhân tạo.

Theo Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội tỉnh cho biết: sẽ còn 1 đợt mổ mắt miễn phí cho người nghèo trong tháng 12 nhằm đạt chỉ tiêu dự án 300 ca mổ đục thủy tinh thể trong năm 2016. AN NHIÊN

Dự án FHF khám, mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân

Các bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.

3 THỨ BẢY 5 - 11 - 2016CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

Đồng chí Nguyễn Văn Yên.Ảnh: P.Nhân

LAN HỒ (Thực hiện)

- Thưa đồng chí, những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng biểu hiện như thế nào?

- Trước hết phải nhìn nhận thẳng thắn là: Một số sở, ban, ngành, đoàn thể bao gồm cả cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu phát triển, hầu như không phát triển được HTX. Số lượng HTX rất khiêm tốn (176 HTX, 2 LHHTX và 178 THT). Quy mô HTX nhỏ, bình quân vốn 1 tỷ đồng/HTX. Chất lượng hoạt động còn hạn chế: thu nhập người lao động từ 3-4 triệu đồng, xã viên 5 triệu đồng. Một số xã viên HTX vào HTX mang tính hình thức, xin phù hiệu đi nơi khác đăng ký thuế, trốn thuế, không đóng góp cho địa phương. Toàn tỉnh có 24 HTX ngưng hoạt động chưa giải thể được. Các HTX lúng túng trong hoạt động, phương hướng liên kết xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm còn ít.

- Vậy phương hướng khắc phục và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới?

ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VĂN YÊN - ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY, PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH

Hợp tác xã tiên phong trong xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mớiTại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 và biểu dương HTX điển hình tiên tiến tỉnh Lâm Đồng lần thứ V năm 2016, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên đánh giá cao thành tích của Lâm Đồng trong thực hiện Luật HTX năm 2012 và phát triển kinh tế tập thể (Báo Lâm Đồng đã thông tin trong các số báo trước). Tuy nhiên, theo đồng chí, việc phát triển kinh tế tập thể vẫn còn một số điểm yếu, hạn chế. Để khắc phục tình trạng này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu một số định hướng, giải pháp quan trọng. Báo Lâm Đồng đã có cuộc trò chuyện với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên về vấn đề này.

- UBND tỉnh đã thống nhất mục tiêu, chỉ tiêu và 6 nhóm giải pháp mà Liên minh đã đề ra. Theo tôi, sắp tới cần sớm nghiên cứu hình thành mô hình HTX dịch vụ mua chung - bán chung - sử dụng chung; Hợp nhất các HTX nhỏ để hình thành nên HTX có quy mô lớn, tổ hợp tác (THT) thành HTX, HTX lớn thành mô hình công ty. Gắn xây dựng phát triển HTX với xây dựng nông thôn mới. Hình thành các mô hình liên kết mới như: HTX liên kết với HTX, HTX với doanh nghiệp, HTX với THT và người dân, HTX với nhà khoa học, nhà nông và nhà tiêu thụ.

Để làm những việc trên, trước hết, các sở, ngành, địa phương và các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc cần tiếp tục tăng cư ờng tuyên truyền sâu rộng về chủ trương phát triển kinh tế tập thể... Tích cực vận động hướng dẫn, thành lập các THT, các mô hình HTX kiểu mới; chú trọng phát triển HTX gắn với duy trì và phát triển các làng nghề ở nông thôn. Mỗi xã phải phát triển 1 sản phẩm gắn với làng nghề HTX. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các mô

hình HTX, THT hoạt động gắn với các chuỗi giá trị nông sản an toàn và có giá trị chất lượng cao; mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua HTX, THT; mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ hàng tiểu thủ công nghiệp, liên kết hoạt động du lịch dịch vụ gắn với làng nghề; mô hình liên kết kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách…

Đối với Sở KH-ĐT, Liên minh HTX tỉnh là 2 cơ quan trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh trong việc phát triển kinh tế tập thể và HTX: Phải đóng vai trò đầu tầu, hướng dẫn, hỗ trợ các HTX trong việc liên doanh, liên kết giữa HTX với HTX, giữa HTX với các THT, giữa HTX với nông dân và các tổ chức kinh tế khác nhằm huy động thêm được nhiều nguồn lực, nhân lực, tiền vốn, khoa học công nghệ… để xây dựng và phát triển bền vững. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các HTX nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý HTX năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết, gắn bó lâu dài với HTX, đư ợc xã

viên tín nhiệm, tạo đư ợc mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích cá nhân và tập thể. Bên cạnh đó, tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến”. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt hai phong trào thi đua do Liên minh HTX Việt Nam phát động “Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, liên hiệp HTX” và “HTX tiên phong trong xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới”.

- Đồng chí có ý kiến gì với các THT, HTX?

- Đối với các THTvà HTX, theo tôi, phải bám sát nhiệm vụ chính trị ở các địa phương nơi địa bàn hoạt động của mình, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả nhiều hơn nữa với các cấp ủy và chính quyền cơ sở để được hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình hoạt động. Tăng cường liên doanh, liên kết giữa HTX với HTX, giữa HTX với các THT, giữa HTX với nông dân và các tổ chức kinh tế khác nhằm huy

động thêm được nhiều nguồn lực, nhân lực, tiền vốn, khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm. Bản thân các HTX phải tự nỗ lực phấn đấu vươn lên, không trông chờ ỷ lại, dựa dẫm vào sự hỗ trợ của nhà nước, đổi mới tổ chức hoạt động HTX, cả quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối thích ứng với cơ chế thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của xã viên, thực hiện đúng nguyên tắc và bản chất HTX nhằm đem lại lợi ích cả về kinh tế và xã hội cho các xã viên, tạo động lực thúc đẩy HTX phát triển bền vững. Các HTX tích cực hưởng ứng và đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước do tỉnh phát động. Làm tốt công tác xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, để có ngày càng nhiều các HTX, làm ăn có hiệu quả, có uy tín, sức cạnh tranh cao trong nền kinh tế thị trường.

Để kinh tế tập thể phát triển xứng tầm tiềm năng, thế mạnh của Lâm Đồng, các cấp, ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế hợp tác, HTX tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện cho các HTX điển hình tiên tiến và các cá nhân tiêu biểu gặp gỡ, trao đổi những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả nhằm nhân rộng mô hình; các kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả phải được đúc kết, phổ biến rộng rãi cho nhiều người, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

- Xin cảm ơn Phó Chủ tịch UBND tỉnh!

XUÂN TRUNG

Năm 2016, năm đầu Lâm Đồng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Hội

đồng nhân dân và kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Vì vậy, đặt ra yêu cầu phải phấn đấu thực hiện đạt và vượt mức các chỉ tiêu kinh tế ngay từ năm đầu tiên thực hiện các nghị quyết, kế hoạch của tỉnh nhằm tạo đà phát triển cho các năm sau để thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế, xã hội của Lâm Đồng.

Để đạt mức tăng trưởng kinh tế từ 8 - 9% trong năm 2016 như kế hoạch đặt ra, các khu vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mai, dịch vụ cần bảo đảm mức đóng góp tăng trưởng tương ứng từ nội bộ các ngành như đã được giao.

Theo báo cáo của UBND tỉnh,

Không quyết tâm sẽ khó đạt mức tăng trưởng đặt raĐó là nhận định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên tại cuộc họp thường kỳ với các thành viên UBND tỉnh mới đây. Bởi, chỉ còn 2 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2016, trong khi một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản có khả năng không hoàn thành nếu các sở, ngành và địa phương không quyết tâm tập trung giải quyết.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: Alumin 497,1 nghìn tấn, trị giá 117,8 triệu USD, tăng 27,3% về lượng và giảm 5,1% về giá trị; hàng rau quả 7.377,3 tấn, trị giá 16,6 triệu USD, tăng 2% về lượng và giảm 2,2% về giá trị; hạt điều 1.337,5 tấn, trị giá 10,7 triệu USD, tăng 4,8% về lượng và tăng 12,3% về giá trị; cà phê 55 nghìn tấn, trị giá 98,3 triệu USD, tăng 13,6% về lượng và tăng 3% về giá trị; chè chế biến 12,1 nghìn tấn, trị giá 26,1 triệu USD, tăng 6,5% về lượng và giảm 0,5% về giá trị; hàng dệt may 1,5 triệu USD, giảm 9,46%; hàng hóa khác 59,2 triệu USD, tăng 17,57%...

mặc dù chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước 10 tháng năm 2016 tăng 4,4% so với cùng kỳ, nhưng đây là mức tăng thấp nhất trong 2 năm qua. Cụ thể 10 tháng

năm 2014 tăng 27,0% và lũy kế 10 tháng 2015 tăng 6,6%. Một số nguyên nhân dẫn tới chỉ số sản xuất công nghiệp giảm sút do lĩnh vực chế biến, khai khoáng, thủy

điện giảm trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo ông Huỳnh

Ngọc Hải - Giám đốc Sở Công thương cho hay: “Đến thời điểm này sản xuất công nghiệp đã đạt

được 80% kế hoạch năm”. Và trong 2 tháng còn lại, với các “tín hiệu” từ điều kiện sản xuất cũng như việc mở rộng thị trường đang có dấu hiệu tích cực sẽ thúc đẩy nâng cao sản lượng một số lĩnh vực sản xuất.

Biểu hiện này ở chỗ, hiện tại các hồ thủy điện đã có nước về nên các nhà máy đang tận dụng vận hành các tổ máy chạy hết công suất và ngay trong tháng 10 đã tăng công suất lên 7% so với cùng kỳ. Mặc khác, một số sản phẩm đã tìm được thị trường, nhất là thị trường nước ngoài thông qua quá trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Do đó, trong quý 4 này, các hoạt động chế biến của các nhà máy đã bắt đầu nâng cao sản lượng, mức tiêu thụ.

Đơn cử như cà phê đã tăng giá bán ra và gia tăng năng lực chế biến, cùng với các sản phẩm chế biến, xuất khẩu rau tăng mạnh và 2 tháng cuối năm dự báo sẽ tăng từ 10 - 15%. Các mặt hàng lụa tơ tằm, lụa may mặc... cũng có chiều hướng tăng xuất khẩu nhờ thị trường Trung Á...

XEM TIẾP TRANG 11

Trò chuyện cuối tuần

Sản xuất nông nghiệp có dấu hiệu chững lại. Ảnh: D. Thương

4 THỨ BẢY 5 - 11 - 2016 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

Theo dòng sự kiện

Ký QUỲNH UYỂN

Có câu chuyện cổ tích về một đứa trẻ, mong muốn mẹ sống lâu nên

trèo đèo lội suối đi tìm thầy, tìm thuốc về trị bệnh cho mẹ. Theo lời Bụt, số ngày mẹ sống chỉ tính bằng cánh hoa trên bông hoa trắng em hái được, cô bé đã nhẹ nhàng xé những cánh hoa nhỏ thành những sợi trắng tinh mỏng mảnh để mẹ sống lâu bên mình. Câu chuyện xúc động đã làm nên một loài hoa biểu tượng của lòng hiếu thảo - Bông hoa cúc trắng. Nhưng hôm nay có một người phụ nữ không còn là cô bé, chị cũng không có vị thuốc thần tiên nào, mà dành hơn 20 năm để chăm sóc cả cha mẹ như viết nên một câu chuyện cổ tích trong đời sống hiện đại đó là chị là Trần Thị Hồng Ngoãn ngụ phường 7 - Đà Lạt.

Chị Ngoãn là con gái út nên ở độ tuổi 45 - 50 các cụ mới sinh ra chị, sức vóc nhỏ bé, thể lực yếu hơn 4 anh chị em trước mình. Học hết phổ thông, chị Ngoãn không đi đại học, mà xung phong lên làm công nhân trên công trường thủy điện Sông Đà ngay từ những ngày đầu công trình mới khởi công xây dựng.

Tuổi trẻ cùng những kỷ niệm đẹp đẽ hơn 10 năm chị gửi lại Sông Đà, năm 1990, công trình hoàn thành, trở về quê, lúc đó bố đã ở tuổi 80, mẹ đã 77 tuổi, 3 anh trai đã lấy vợ, công tác ở xa, chị gái lấy chồng; chị Ngoãn không đành lòng nhìn cha mẹ già hiu quạnh nên chị không theo đơn vị, cùng các chàng trai cô gái tiếp tục đến Gia Lai làm thủy điện Yaly, mà ở lại quê nhà chăm sóc cha mẹ. Năm 1992, chị cùng cha mẹ vào Đà Lạt - nơi các anh đang công tác để gia đình quây quần đoàn tụ. Cuộc sống những ngày đầu rất khó khăn, chị vẫn dành sự quan tâm chăm sóc đặc biệt cho cha mẹ mình, để các anh chị yên tâm công tác. Hai cụ mỗi ngày một già yếu, ngày 3 bữa, vệ sinh cá nhân, thay chăn, ga, gối đệm và giặt giũ, chị quan tâm đến cha mẹ từng li từng tí để các cụ luôn sạch sẽ, giường chiếu thơm tho. Chị lên lịch chăm sóc giờ ăn, giờ uống sữa, lên thực đơn để các cụ ăn uống ngon miệng, nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Tối đến, sau khi cơm nước, dọn dẹp, vệ sinh, chị lại dành thời gian ngồi bên cạnh kể chuyện, trò truyện cùng bố mẹ, đọc báo cho các cụ nghe, ngồi cạnh xem tivi cùng các cụ để tránh bị chứng “lẫn” do tuổi tác.

Gần 100 tuổi, các cụ vẫn sống minh mẫn, bên nhau, bên con cháu hạnh phúc bằng sự chăm sóc tận tình của cô con gái.

Ngày xưa, trên công trình thủy điện, vốn có năng khiếu sáng tác văn học, chị viết nhiều bài thơ, truyện ký có sức cổ vũ những người trẻ tuổi vượt qua

Người con hiếu thảo sợ “Mẹ đi mãi không về...”

gian khó, tiến lên phía trước và cống hiến như: “Đêm đông - ca ba/ Giấc ngủ chập chờn trong tiếng máy”, hay “Bát mì nóng nhường nhau đêm ca ba/ Tiếng reo hò vang dậy/ Đêm lấp sông/ Hai đứa mình ôm nhau cười nước mắt bỗng rưng rưng/ Đâu chỉ có mồ hôi/ Máu đã đổ trên công trường cho dòng điện ngàn năm sáng mãi”… Nếu thời ở Sông Đà, sức trẻ và tình yêu lớn với sức mạnh chinh phục thiên nhiên của con người đã bật thành những cảm hứng thi ca thì giờ đây về bên cha mẹ, cảm xúc về tình yêu thương cha mẹ lại bật lên thành thơ từ hành động rất thực: “Con chỉ là con, đứa con gái nhỏ/ Chén cơm ly nước hàng ngày/ Những khi cha đau/ mỗi chiều trở gió/ Con lặng thầm ủ ấm một đôi tay/ Con chỉ là con/ đứa con gái buồn vui một thuở/ Lớn lên trong lòng mẹ cha/ Chậu nước ấm ngày xưa/ Mẹ lau mặt cho con mỗi sớm/ Bây giờ lại đến lượt con…/ Niềm vui giản đơn đâu dễ kiếm tìm/ Con hạnh phúc bên mẹ, cha hạnh phúc/Quả hạnh phúc giữa cuộc đời rất thực/ Mùa xuân này con hái tặng song thân” (Nói cùng cha). Chị coi việc chăm sóc các cụ là niềm vui lớn, chị từ chối mọi cuộc vui chơi cùng bè bạn. Hiếm khi có việc phải ra khỏi nhà, chị cũng tranh thủ vào thời gian cha mẹ nghỉ ngơi, xong việc lại vội về cho kịp giờ chăm sóc cha, mẹ. Chỉ xa một bước là lo lắng bồn chồn: Đêm dài thao thức đầy vơi/ Nhớ về bố mẹ sống nơi phố lành/ Vắng con có ngọt bát canh/ Bát cơm có dẻo, áo lành có thơm/… Giờ này bố mẹ ngủ trưa/ Rừng khuya con cũng mới vừa ngả lưng/ Bồi hồi lắng giữa mênh mông/ Lời ru của mẹ ấm nồng giấc con (Đêm trong rừng).

Xưa nay mẹ ru con, nhưng khi mẹ già, chị Ngoãn đã ru mẹ khi bà 90 tuổi: Mẹ ơi/ Hãy ngả vào vai con/ Đôi tay nhỏ con làm điểm tựa/ Mẹ gắng ngủ thêm chút nữa thôi mẹ nhé/ Tuổi 90 được mấy đêm mẹ trọn giấc ngủ ngon?/ Xin mẹ hãy tựa vào vai

con/ Dẫu ngoài kia trời đang mưa gió nổi/ Nơi quê nhà bão vừa ập tới/Thương cây lúa ngậm đòng xơ xác giữa trời mưa/ Lời mẹ ru con từ thuở ấu thơ/ Cái vạc… cái cò ven sông lặn lội/Con lặng thầm nhẩm tiếp lời ru/Hát bài hát ngày xưa mẹ hát/ Ầu ơ… Cái cò… cái vạc” (Lời ru cho mẹ). Những lời thơ giản dị của chị, lúc như tiếng reo vui của “đứa trẻ nhiều tuổi” vẫn được sống hạnh phúc trong vòng tay cha mẹ, khi như lời ngậm ngùi vì biết rằng vòng tay ấy đang rất gần đến ngày phải rời xa: “Chiều nay con đi chợ Tết/ Chọn mua cho mẹ bộ đồ/ Cớ sao chợt cay khóe mắt/ Nhớ về cái Tết ngày xưa/ Chắt chiu mớ rau, con cá/ Những đồng tiền lẻ hiếm hoi/ Cuối năm mẹ đi chợ Tết/ Bâng khuâng con bước theo người/ Tuổi thơ vô tư đến lạ/ Lon ton con bước theo người/ Xênh xang bộ quần áo mới/ Đi bên dáng mẹ hao gầy/ Mẹ giờ đâu nhìn rõ nữa/ Run tay sờ tấm lụa thơm/ Rưng rưng con ngồi ngắm mẹ/ Mùa xuân chậm chầm trước thềm”. Chị luôn nơm nớp lo sợ: “Con rất sợ có những chiều như thế/ Mẹ ra đi mãi mãi không về/ Giường bỏ không chăn nệm ngẩn ngơ tìm/ Hơi ấm mẹ đọng trong từng sợi vải/ Khoảng lặng nào đau buốt phía tim/ Con rất sợ mẹ ơi có biết/ Khoảng trống mênh mông ai lấp cho đầy/ Để nghìn năm con còn gọi mẹ/ Để nghìn năm/ Con khát một vòng tay”…(Điều con không muốn). Là hội viên hội Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng, thơ của chị Ngoãn mang đậm tình người, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình với những người thân. Chị đã làm hơn 200 bài thơ với nhiều cảm xúc gây cho người đọc rung cảm, và đã cho in 2 tập thơ “Hoa của đất” và “Lời thương để ngỏ” với bút danh Mai Đình. Trong đó, nhiều bài thơ chị viết dành riêng cho người sinh thành ra mình.

Rồi cái điều chị không muốn cũng đến, các cụ lần lượt đi về cõi Phật như ngọn đèn cạn dầu. Năm 2010, cụ ông sống trọn một

thế kỷ (1910 - 2010) đã về với tổ tiên, đến năm 2013, cụ bà cũng qua đời khi đã sống trọn một thế kỷ (1913 - 2013). Tôi nhớ mãi, trong tang lễ của cha mẹ mình, ở tuổi trên 55, chị Ngoãn ngồi lặng lẽ, trống trải, sắc mặt thẫn thờ như một đứa trẻ mất đi điều gì đó lớn lao nhất của đời mình.

23 năm, chăm sóc cha mẹ già, nâng giấc, quan tâm từ bữa ăn giấc ngủ như một lập trình, chị luôn cảm thấy mình là người hạnh phúc. Chị tâm sự: “Nếu chị vào Yaly thì chỉ một công trình nữa là chị sẽ có chế độ lương hưu, tuổi già của mình sẽ an tâm, nhưng không gì có thể đánh đổi được quãng thời gian chị được sống bên cha mẹ, an ủi cha mẹ, đem lại niềm vui cho cha mẹ lúc tuổi giả. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất mà không gì sánh bằng, không gì đánh đổi được”.

Gần đến tháng 10, chị Ngoãn gọi điện cho tôi: “Em ơi, chị tranh thủ đan được mấy cái mũ len, em có rảnh không, chị em mình cùng đến thăm và tặng cho các cụ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh nhé”. Nghe điện thoại của chị, tôi biết cứ đến tháng 10 “bệnh” nhớ cha mẹ của chị đến dịp “tái phát”… Có kinh nghiệm chăm sóc cha mẹ già, chị thấu hiểu được nỗi cô đơn của người cao tuổi. Chị nói với tôi, không ai hiểu người già bằng chị, tâm lý người già khác lắm em ạ. Đời người có hai lần trẻ con, người cao tuổi khi sức khỏe đã suy giảm thì tinh thần cũng trở nên yếu đuối, rất cần điểm tựa, cần ai đó vỗ về. Người già rất dễ bị tổn thương, chỉ một câu nói, một thái độ không đúng cũng làm các cụ buồn lòng. Chăm sóc người cao tuổi chính là sự thấu hiểu, tình yêu thương, lòng quý trọng… Cùng chị Ngoãn đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, vừa đi những câu chuyện của chị nói với tôi chỉ xoay quanh người cao tuổi. Qua dãy nhà của các cụ, chị bước ngay vào một phòng, đến bên giường nơi có một cụ già yếu không còn đi lại được. Chị cầm chén cháo đút cho cụ ăn như những người thân lâu ngày

mới gặp. Những lời động viên của chị làm các cụ phấn chấn; và niềm hạnh phúc chị nhận được là những bàn tay nắm chặt, những nụ cười móm mém niềm vui. Những chiếc mũ len dày dặn chị tranh thủ đan trong 3 tháng được trao cho những cụ cao tuổi nhất của trung tâm để tránh cái lạnh Đà Lạt khi mùa đông sắp tới… Không chỉ là người con hiếu thảo với cha mẹ mình, chị Ngoãn luôn dành tình cảm yêu thương và cái nhìn trìu mến đầy độ lượng cho những người cao tuổi sống quanh mình, có dịp là chị luôn đến bên họ dành sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ.

Thế mà trong cuồng quay cuộc sống, không ít những người trẻ tuổi luôn nghĩ rằng người cao tuổi là những người “đã hết thời”, những người đã “sống đủ”… Cuộc sống của con người không bao giờ là đủ, trăm năm chỉ bấy nhiêu ngày, cuộc đời con người đã tính bằng năm, bằng tháng; thì cũng có thể tính bằng ngày, bằng giờ, bằng phút, bằng giây. Hữu hạn là vậy, có đến thì có đi. Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu là chăm sóc cho tương lai của chính mình, con của mình sẽ nhìn vào tấm gương của cha mẹ chúng mà làm theo. Làm bạn với chị, tôi học được ở chị rất nhiều điều, tôi rất quý chị, quý ở đức hy sinh và lòng hiếu thảo. Tôi “giấu” chị kể cho bạn đọc tấm gương về lòng hiếu thảo để cho tôi và tất cả những ai đang làm con cùng suy ngẫm và nhìn lại mình.

Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ IV (LHP HANIFF 2016) diễn ra tại nhiều địa điểm từ ngày 1/11 đến 5/11/2016. Đây là Liên hoan phim có sự đầu tư và những nét mới đáng chú ý.

V ới khẩu hiệu “Điện ảnh - Hội nhập và Phát triển bền vững”, LHP

quốc tế Hà Nội lần thứ IV, 2016 có số lượng phim lớn nhất tham dự từ trước đến nay, với những điểm mới về nội dung và cách tổ chức.

Kỳ liên hoan phim “chịu chi” nhất LHP quốc tế Hà Nội lần 4

có gần 1.000 khách mời trong nước và 200 khách mời quốc tế, ngoài ra, BTC đã dám chi số tiền “khủng” bản quyền để đưa nhiều phim chất lượng về trình chiếu.

Đặc biệt, bộ phim chiếu khai mạc LHP quốc tế Hà Nội 2016 là “I, Daniel Blake” của đạo diễn Anh Ken Loach đã đoạt giải Cành cọ vàng 2016 tại Cannes. Được biết, bộ phim mới ra mắt tại Anh hôm 21/10, công chiếu

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2016 với nhiều điểm nhấn

Những trang thơ cho cha mẹ. Ảnh: Q.Uyển

Là hội viên Hội VHNT Lâm Đồng, chị Ngoãn đã xuất bản 2 tập thơ, trong đó nhiều bài thơ viết về cha mẹ mình.

5 THỨ BẢY 5 - 11 - 2016CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

XEM TIẾP TRANG 11

Tôi mắc một cái bệnh mãn tính là nghiện chương trình thời sự trên VTV1. Xem

buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và cả buổi tối nữa. Có vậy thôi mà cứ nghe đi nghe lại, thường là nằm nghe, không cần nhìn màn hình. Vợ tôi đến phát bực, hay là ông yêu mấy cái cô phát thanh viên trẻ đẹp có giọng nói quyến rũ? Bọn trẻ hay lên mạng bảo theo dõi VTV1 khác gì đọc báo Nhân Dân, phải xem tin ngoài luồng kia ông ạ.

Thôi thì tôi cứ chung thủy với VTV1. Ừ thì từ sáng đến trưa chẳng ăn ai, chiều muộn rồi, hoàng hôn sắp tắt ngấm rồi nhưng vẫn muốn xem cái con tạo nó xoay vần ra sao. Ngồi một chỗ, người ta đem cả thế giới đến cho mình, không sướng à.

Xem ra cái thế giới này chả ngày nào được yên, không chỗ này thì chỗ kia, bất hòa, đụng độ, chiến tranh… dân chúng đến là khổ. Hóa ra ở ta lại ổn định hơn cả, người người lo làm ăn, thỏa sức làm giàu, vui thật. Hiềm một nỗi biến đổi khí hậu đã đến mức khôn lường: hạn hán, bão lũ, sạt lở đất, nước biển dâng, đất ngập mặn… Nhưng đấy là chuyện của trời, bất khả kháng, còn chuyện của ta, do ta cơ.

Vào một buổi tối, VTV1 đưa tin dân Đơn Dương, Lâm Đồng, sữa

Vẫn người xưa ấy

ăn không hết, tưới cho cây thay phân, thậm chí đổ cả ra đường. Có hình ảnh hẳn hoi, focus đặc tả dòng sữa trắng lấp lánh lấp lánh chảy tràn ra mặt đường!

Chết thật, ngày xưa, tôi ốm thập tử nhất sinh mới được bác sỹ kê đơn cho một hộp sữa Ông Thọ, những người bán máu thường xuyên mới được cung cấp mỗi tháng có năm hộp. Bác sỹ nói: “Sữa thay được tất cả, nhưng tất cả không thay thế được sữa”. Cũng chính vì bổ mà sữa khó bảo quản, tôi sẽ về Đơn Dương hướng dẫn những người nuôi bò làm phomat dễ bảo quản hơn, chủ động nguồn hàng chứ cứ để bọn gian thương mặc sức ép giá dân thế này không chịu được!

Lại đặt chân lên mảnh đất bazan mềm xốp tươi màu bã trầu mà những người lười nhác không chịu bón phân cây trái vẫn cho thu hoạch. Mấy chục năm trước sao mà khổ thế, đường mòn lầy lội, tay xách đôi dép rọ đứt quai nhấc từng bước chân. Tôi đến nông trường bò sữa lấy nước tiểu bò.

Sau chiến tranh cái gì cũng thiếu, để sản xuất thuốc ho Benzo và chất chống mốc cho magi xì dầu người ta phải dùng đến Natribenzoat mà chất tiền sinh ra nó là axit hypuric có trong nước đái bò. Đến chuồng trại thì thấy trống huếch trống hoác, mấy chục con bò sữa đen

trắng loang lổ bê bết đất nằm trên nền bùn như giữa ruộng khoai sau thu hoạch. Thế này thì gom thế nào được nước tiểu. Người ta bảo xí nghiệp dược phải đầu tư cho mấy bao xi măng tráng nền. Tất nhiên, để có mấy bao xi măng phải chạy lên chạy xuống, đem giấy giới thiệu đến tận Ty Xây dựng xin xét duyệt, vậy mà nền tráng được mấy bữa đã bị móng bò cày xới thảm hại. Đành đem xô đến hứng nước tiểu từng con một. K’Brit là công nhân người dân tộc K’Ho có sáng kiến rất hay: Sáng sớm dội lên lưng bò một gáo nước lạnh là lập tức nó đái. Thật nực cười mà rồi ngẫm ra người ta cũng vậy, một con

tè là cả đàn thi nhau tè theo. Rắc rối đây, không thể dùng một vài cái xô mà hứng được, phải đầu tư thêm 20 cái nữa. Trời ạ, có 20 cái xô nhựa, lúc ấy sao mà nghèo, mà khổ thế. Với bao nhiêu hy vọng quay lại vẫn không được giọt nước đái nào, những chiếc xô nhựa không cánh mà bay, công nhân mượn rồi “quên” đem trả. Đơn giản chỉ có thế, “dự án nước đái bò” không khả thi!

Giờ nghe đâu nông trường giải thể, cổ phần hóa rồi bán cho tư nhân. Nông thôn mới có khác, đường liên thôn, liên xã bê tông hóa hết, xe máy, taxi phóng vù vù. Tôi bảo người lái xe dừng lại cho xem nhà kính

khổng lồ ven đường. Bên trong là những luống ớt ngọt thẳng tắp có căng dây nilon, quả xanh quả đỏ bằng nắm tay người lớn treo dọc thân từ dưới lên. Trồng rau công nghệ cao đấy, người lái taxi giải thích và chỉ cho tôi những sợi dây tưới nhỏ giọt vùi dưới mặt luống có phủ ni lông chống cỏ và giữ độ ẩm. Israen đấy, anh ta nói. Không có người trông thế này liệu có mất trộm không? Camera kia kìa, anh không nhìn thấy à? Mà nhà nào chẳng có, lấy làm gì. Xe lướt qua mấy vạt ngô non là một cánh đồng cỏ voi cao lút đầu. Sắp đến gia đình người K’Ho nuôi bò sữa rồi đây...

Truyện ngắn: CHU BÁ NAM

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2016 với nhiều điểm nhấn

tại Mỹ từ 6/1/2017. Bộ phim “I, Daniel Blake” (Tôi, Daniel Blake) nằm trong chùm phim Toàn cảnh thế giới.

Cùng với hạng mục Phim dự thi (phim dài, phim ngắn) được tuyển chọn từ các nền điện ảnh trên thế giới còn có các chương trình phim đặc sắc như: Toàn cảnh điện ảnh thế giới, Tiêu điểm điện ảnh Ấn Độ, Chương trình phim chọn lọc Italia, Chùm phim ASEAN, Chương trình phim Việt Nam đương đại. Điện ảnh Việt Nam có 2 phim dài (phim truyện), 10 phim

ngắn (phim truyện ngắn, tài liệu, hoạt hình) dự thi; 17 bộ phim ở các thể loại được tuyển chọn để chiếu trong các chương trình Toàn cảnh điện ảnh thế giới, Phim Việt Nam

đương đại và Chùm phim ASEAN.Theo BTC, hạng mục phim

truyện dài sẽ có 5 giám khảo, trong đó, đạo diễn lừng danh Régis Wargnier sẽ giữ vai trò chủ khảo. Régis Wargnier là đạo diễn của bộ phim “Đông Dương” từng ra mắt và gây tiếng vang vào năm 1992. Phim từng giành giải Quả Cầu Vàng và Oscar dành cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất vào năm 1993.

BTC cho biết những nghệ sĩ được mời ngồi vào vị trí Ban giám khảo lần này hầu hết là đạo diễn, diễn viên lừng danh từng được các giải thưởng điện ảnh danh giá nhất như: Oscar, Cesar, BAFTA… hay các giải thưởng điện ảnh quốc gia. Phần lớn các vị giám khảo đã từng ngồi vị trí chủ tịch hoặc thành viên ban giám khảo tại các LHP quốc tế hàng đầu như Cannes, Berlin, Matxcơva...

Để LHP đến gần hơn với công chúng, điểm mới trong LHP lần này là chiếu phim ngoài trời.

Cơ hội cho các nhà làm phim trẻTừng là điểm nhấn độc đáo trong

những kỳ LHP trước, Trại sáng tác tài năng trẻ Haniff 2016 do Cục Điện ảnh phối hợp với Công ty TNHH dịch vụ phim Cầu nối đỏ (Redbridge) tổ chức diễn ra trong suốt thời gian tổ chức LHP. Đây là diễn đàn trao đổi học thuật và kinh nghiệm làm phim, phát triển dự án làm phim của các đạo diễn trẻ với các chuyên gia điện ảnh hàng đầu khu vực và quốc tế. Các học viên tham gia được các chuyên gia quốc tế và Việt Nam hướng dẫn nghiên cứu, thảo luận và thực hành theo 3 chuyên ngành là quay phim, biên kịch và đạo diễn. Năm nay, trại sáng tác có sự tham gia của nhiều khách mời danh tiếng trong nước và quốc tế như chuyên gia đến từ Hàn Quốc, Đức và Mỹ.

Năm nay, Cục Điện ảnh phối hợp với Công ty TNHH BHD tổ chức Chợ dự án làm phim. Chợ dự án làm phim năm nay quy tụ nhiều gương mặt mới trong lĩnh vực sản xuất phim trong nước và quốc tế. Dự án xuất sắc nhất trong Chợ dự án sẽ được lựa chọn để tham dự những sự kiện điện ảnh quốc tế lớn như LHP quốc tế Hồng Kông, Chợ dự án LHP

Cannes, LHP Berlin…Triển lãm “Bối cảnh Việt Nam

trong một số phim nước ngoài” do Viện Phim Việt Nam thực hiện là hoạt động nằm trong khuôn khổ của LHP quốc tế Hà Nội thứ IV. Tại đây, khán giả được chiêm ngưỡng nhiều bối cảnh tuyệt đẹp của Việt Nam hiện diện trong phim của các nhà làm phim quốc tế.

Ngoài ra, còn có các hoạt động bên lề liên quan đến bộ phim do Đại sứ quán Pháp phối hợp với BTC LHP tổ chức. Trong khuôn khổ còn có buổi Hội thảo với chủ đề: “Hợp tác sản xuất phim trong các nước ASEAN” và Tọa đàm: “Điện ảnh Ấn Độ” giới thiệu tới công chúng và các nhà làm phim nhiều nét văn hóa đặc sắc của Ấn Độ được thể hiện qua các bộ phim cũng như nỗ lực của điện ảnh Ấn Độ trong hành trình vươn ra thế giới mà vẫn bảo tồn nét đặc sắc của riêng mình. Ngoài ra còn có một cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo điện ảnh các nước ASEAN (tổ chức Film ASEAN).

TS tổng hợp (theo hanoimoi.com.vn)

Hình ảnh trailer của LHP HANIFF 2016.

Với 146 bộ phim dự thi đến từ 43 quốc gia va vùng lãnh thổ được trình chiếu va tham dự LHP quốc tế Ha Nội lần thứ IV đánh dấu la LHP có số lượng phim tham dự lớn nhất từ trước đến nay.

Minh họa: P.Nhân

6 THỨ BẢY 5 - 11 - 2016 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Hồ sơ tư liệu

NDONG BRỪM

Lễ hội văn hóa truyền thống của người K’Ho Sre không chỉ đơn thuần thực hiện các nghi thức cúng

Yàng, mà nó còn là ngày hội lớn của cộng đồng có sức hút đông đảo bà con trong buôn tham gia. Nhưng hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên các lễ hội truyền thống và những nét đẹp văn hóa của đồng bào K’Ho Sre dần bị phai nhạt, mai một, có nguy cơ biến mất.

Nhạt nhòa bản sắcTrước đây, người K’Ho sống

chủ yếu dựa vào thiên nhiên và theo tín ngưỡng đa thần, sống hòa mình và biết ứng xử hài hòa với môi trường tự nhiên. Theo quan niệm của người K’Ho Sre: Mỗi ngọn núi, khu rừng cho đến từng con sông, thung lũng, đất, trời… đều có các vị thần linh (Yàng) ngự trị. Vì vậy, người K’Ho Sre thường tổ chức các lễ hội cúng Yàng với mong muốn cầu thần linh che chở, bảo vệ, cho mưa thuận gió hòa, cây cối sinh sôi nảy nở, mùa màng tươi tốt, bội thu; cầu cho mọi nhà được no đủ và cuộc sống của cộng đồng ngày càng sung túc hơn.

Trong một năm, người K’Ho Sre thường tổ chức nhiều lễ hội cúng Yàng, như: cầu mưa, cúng bến nước, cúng rừng núi… cho đến các lễ hội cầu mùa, như gieo sạ lúa, cúng dưỡng lúa (Nhô wèr) và Mừng lúa mới (Nhô lir bong hay còn gọi là Tết của người K’Ho Sre). Mỗi lễ hội tuy có tầm quan trọng và qui mô khác nhau nhưng bà con đều tổ chức một cách bài bản, trang nghiêm thể hiện tính linh thiêng.

Nhìn chung, các lễ hội này tuy chỉ mang tính chất nông nghiệp nhưng thông qua nó, các nét đẹp văn hóa truyền thống có dịp được thể hiện và phô diễn, như: hội họa, dân ca dân vũ, nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng, hát kể sử thi… cho đến ẩm thực.

“Thường thì lễ hội luôn có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người K’Ho Sre, là nơi khơi

dậy, làm sống lại không gian thiêng liêng và đưa con người trở về với cội nguồn, nơi đó không chỉ tôn lên những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mà nó còn đề cao các giá trị nhân văn sâu sắc; khơi dậy đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, duy trì và phát huy tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng, niềm lạc quan và lòng tự hào của dân tộc” - già K’Tiếuh, xã Đinh Lạc nói.

Nếu như trước đây, các buôn làng K’Ho ở Di Linh đều duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống của dân tộc thì ngày nay chỉ còn lại một số thôn còn duy trì và tổ chức một số lễ hội, như lễ hội Nhô Wèr, nhưng việc tổ chức cũng không còn bài bản như trước kia.

Nghệ nhân K’Brel ở thôn Kròt Dờng, xã Bảo Thuận cho biết: “Muốn duy trì tổ chức lễ hội đã khó, mà muốn thực hiện theo nghi thức, bản sắc truyền thống thì lại càng khó hơn. Đây là trăn trở chung của các nghệ nhân nói riêng và những người tâm huyết với văn hóa truyền thống K’Ho Sre nói chung.

Ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên người K’Ho không thể duy trì tổ chức các lễ hội theo nghi thức và bản sắc truyền thống, như: Cuộc sống ngày càng phát triển, đổi mới; có sự tiếp nhận, giao thoa văn hóa ngoại lai; những người có tâm huyết, các bô lão ở các buôn làng nay không còn nhiều như trước kia…, những người am hiểu sâu sắc về văn hóa K’Ho Sre nay chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì vậy, theo từng năm, công tác tổ chức cũng khá hời hợt và sơ sài, thiếu bản sắc, kém phần trang nghiêm và tính linh thiêng của lễ hội”.

Qua tìm hiểu ngoài yếu tố khách quan, như dưới sự tác động nhiều mặt của sự phát triển xã hội, hội nhập giao thoa văn hóa, môi trường tự nhiên bị xâm hại, kinh phí tổ chức khá cao… thì ý thức trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc ít người của các vị già làng, trưởng bản cho đến các cấp chính quyền địa phương nơi sở tại còn nhiều hạn chế.

Trước đây, trong một năm, người

K’Ho Sre thường tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, như gieo sạ, rửa chân trâu, nhô wèr (cúng dưỡng lúa) và mừng lúa mới… nhưng ngày nay, các lễ hội này đều “vắng bóng” và chỉ có lễ hội Nhô wèr còn được một số buôn duy trì tổ chức.

Là một trong những người có tâm huyết với văn hóa K’Ho Sre, già K’Krêng ở xã Bảo Thuận, trăn trở: “Hằng năm, tôi đều duy trì tổ chức những lễ hội truyền thống thuộc phạm vi gia đình. Hiện nay, vẫn biết việc tổ chức lễ hội truyền thống không còn bản sắc như trước kia; các giá trị văn hóa đã bị mai một nhiều, thật khó để có thể gìn giữ, bảo tồn. Hơn nữa, hiện nay do đời sống của bà con ngày càng nâng cao, việc canh tác lúa đều dùng máy móc, không còn dùng sức kéo của con trâu nữa; những người già tâm huyết với văn hóa truyền thống nay cũng không còn nhiều. Còn những thế hệ trẻ bây giờ chỉ làm cho có và không còn bài bản như trước kia”.

Trăn trở công tácbảo tồnPhải khẳng định rằng, các lễ hội

truyền thống có vị trí rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người K’Ho Sre nói riêng. Hiện nay, các lễ hội này đã và đang có nguy cơ biến mất, một số lễ hội tuy còn duy trì nhưng việc tổ chức còn quá hời hợt, sơ sài, thiếu bản sắc và tính linh thiêng. Bên cạnh đó, nhiều bà con có vẻ thờ ơ, kém mặn mà với lễ hội văn hóa truyền thống; các thế hệ trẻ ngày nay cũng chưa thật sự hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa của các lễ hội văn hóa truyền thống của dân tộc mình…

Để bản sắc văn hóa lễ hội truyền thống không bị mai một, trước tiên việc triển khai tổ chức cần bàn bạc cụ thể, nghiêm túc; mỗi người dân, nhất là thế hệ đi trước cũng cần nâng cao ý thức truyền dạy, kể lại những ý nghĩa, giá trị văn hóa của các lễ hội cho thế hệ trẻ hiểu biết… Có như vậy, việc giữ gìn bản sắc lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào K’Ho Sre ở Di Linh mới được bảo tồn và phát huy.

Trăn trở bản sắc lễ hội truyền thốngTruyền dạy cồng chiêng. Ảnh: Trường Thi

ĐOÀN BÍCH NGỌ

Trong đám cưới nhà trai có quyền thách cưới và nhà gái phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu

của nhà trai. Thông thường các lễ vật là trâu, bò, heo, gà, chóe, chuỗi cườm, vòng chân, vòng tay… tất cả số lễ vật này đôi khi cũng được quy ra số lượng trâu hay bò. Nếu nhà gái không có đủ thì có thể xin khất nợ trả sau khi cưới.

Hôn lễ được tiến hành qua hai giai đoạn là lễ hỏi và lễ cưới. Lễ hỏi được diễn ra ở nhà trai và thường tổ chức vào ban đêm. Bởi nhà gái giữ ý để khỏi bị điều tiếng với bên ngoài nếu đi hỏi (bắt chồng) không thành. Nghi lễ này thường do ông cậu của nhà gái chủ trì. Lễ vật trong đám hỏi của người Chil gồm gạo nếp (đồ thành xôi đựng trong trái bầu), 10 sợi cườm, 10 vòng đồng… Tại đây đã diễn ra cuộc trò chuyện trao đổi và hát đối đáp rất tế nhị giữa hai họ nhằm để nhà trai đồng

ý cho nhà gái “bắt chồng”. Đối với người Cơho Lạch, Chil,

trong đám hỏi vai trò của người mai mối rất quan trọng và quyết định sự thành bại của hôn nhân. Người mai mối phải là người có uy tín giỏi ăn nói trong dòng tộc nhà gái. Đám hỏi thường tổ chức vào ban đêm, đi hỏi cưới phải đi từ hai đến ba lần mới được nhà trai đồng ý. Lễ vật để đi hỏi nhà trai của người Lạch cũng rất đơn giản, người làm mối chỉ cần đem theo sợi cườm và vòng đồng đeo tay. Nhưng quan trọng là người làm mối phải trổ tài ăn nói, hát những bài hát đối đáp để thuyết phục nhà trai cho con về làm rể gia đình nhà gái. Từng bước một người mối phải dùng những câu ví von, lời hát đối đáp với nội dung: Đầu tiên là thăm viếng nhà trai và ngỏ lời muốn kết nối tình cảm giữa hai bên và cuối cùng là việc tìm một chàng rể về để lo việc cho gia đình nhà gái.

Khi đến nhà trai, đầu tiên người mối thường hát những câu có nội dung tạm

TRỊNH CHU

Thời gian là căn nguyên của mọi sự dịch đổi. Do đó, chiếm lĩnh thời gian hoặc ghi vệt cá nhân

vào dòng dịch đổi đó cũng đều là cách thức để thoát khỏi sự níu vướng của thời gian. Đại tá, nhà thơ Lê Anh Dũng chiếm lĩnh và lưu vết thời gian theo một cách rất riêng: nhặt, gói và gửi kỷ niệm đời mình vào những trang thơ. Một ngày là trăm năm lộ sáng cái nhìn về không - thời - gian kỷ niệm.

Tất nhiên, cái không - thời - gian kia chưa hẳn đã là một ám ảnh thường trực trong thơ ông. Dẫu rằng tần số không - thời - gian ấy hiện diện ở hầu hết các bài thơ trong tập Một ngày là trăm năm. Kia ta bắt gặp không gian của Cổng trời Quản Bạ, của Một chiều Vũng Rô. Nọ ta lại gặp không gian của Pù Luông thực ảo, của Một ngày Di Linh. Thời gian trong tập thơ này cũng là một khoảng dài ngút bóng, dài suốt đời người: “Sông phù sa đời phù hoa/ Chuông chùa Vạn Hạnh la đà sắc không”.

Cái vô vi, tinh diệu giữa sắc và không, giữa thực và mộng không chỉ được Lê Anh Dũng thấu triệt trong những chuyến ruổi rong ngược xuôi mà đôi khi còn bừng ngộ cả trong tâm tư tự lắng nặng tính u hoài: “Đêm nay trời mưa ai ạ/ Mà ai xứ hạn bỏ cày/ Bỗng thèm nức mùi rơm rạ/ Đồng chiều mắt khói cay cay”. Tuy nhiên, chất lính trận quá tỉnh táo và rạch ròi đã không cho phép ông mộng mị ngay cả trong không gian oi nồng kỷ niệm mùi đồng đất rạ rơm như bốn câu được trích ở trên. Bởi vậy, sự sẻ chia, ru rín qua thơ với độc giả khó tính cũng theo đó mà ít nhiều bị sụt giảm. Thơ ông gần với ký sự: trải dài theo không - thời - gian và sự kiện, thiếu đọng lắng, tự ngân.

Nét độc đáo trong hôn nhân của người Chil, Lạch vùng cao nguyên Lang BiangTrong hôn nhân người Cơho Chil, Lạch thể hiện rất rõ nét văn hóa của chế độ mẫu hệ. Trai gái được tự do tìm hiểu nhau. Sau hôn lễ người con trai thường phải về nhà vợ nhưng nếu nhà trai hiếm muộn thì cô dâu vẫn có thể cư trú bên nhà chồng.

Trên kệ sách của bạn Một ngày là trăm năm

Đại tá, nhà thơ Lê Anh Dũng quê ở Điện Bàn, Quảng Nam. Ông nguyên là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân và hiện nay là Trưởng đại diện NXB Quân đội Nhân dân, Phó Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Đà Nẵng. Trong 30 năm sáng tác, Đại tá, nhà thơ Lê Anh Dũng đã xuất bản 4 trường ca, 6 tập thơ, 1 tập ký và 1 tập văn - thơ.

Nhà thơ H.Man, Trưởng Văn phòng đại diện NXB Văn học tại Đà Nẵng - miền Trung - Tây Nguyên, cho rằng: “Cái ý thức “sự như xuân mộng liễu vô ngân” (chuyện đời ngắn ngủi như giấc mộng đêm xuân trôi qua mất mà chẳng để lại dấu vết nào - thơ Tô Đông Pha - PV) tự nhiên đã thành ám ảnh trùng trùng trong thơ Lê Anh Dũng”.

Theo nhà thơ H.Man, nỗi ám ảnh về “sự như xuân mộng liễu vô

7 THỨ BẢY 5 - 11 - 2016CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

dịch như sau:“Tôi đi ngắm ngọn Lang Bian be béTôi đi ngắm ngọn Lang Bian nho

nhỏTôi đi ngắm ngọn Lang Bian trai

tơ”Và tiếp theo là:“Nước tràn trề tôi muốn rủ nhau

đi bắt cá tômNước đầy vơi tôi muốn rủ nhau đi

đơm bắt cuaNước vừa tầm tôi muốn rủ nhau đi

đơm bắt ốc”“Tôi đi tìm cây để chà cái lưngTôi tìm lõi cây để chà cái ngàTôi tìm tre nứa để đan cái niêu, cái

đơm cá”Vừa hát người mối vừa làm thủ tục

lấy dây cườm choàng vào cổ và đeo vòng tay cho chàng trai.

Gia đình nhà trai bước đầu cũng từ chối khéo để giữ giá cho con trai mình với những lời ví von cho rằng con mình còn non dại chưa đủ sức gánh vác, chăm lo cuộc sống gia đình, con

NGUYÊN VINH NGUYÊN

Vài ba bận chuyển chỗ, tôi mới tìm được một nơi ưng ý ở dãy phòng trọ nhìn về mặt sau

vườn hoa thành phố. Ông chủ nhà trọ cũng là người chăm cây cảnh trong vườn hoa thời ky đó, nên các loại hoa, trước khi ra nơi công cộng cho thiên hạ ngắm nghía xuýt xoa thì đều có thể đã từng ghé qua khoảng vườn ươm nhỏ phía trước dãy phòng nơi chàng sinh viên nghèo lưu trú.

Có cảm giác trăm sắc hoa trong thành phố tụ hội về đây. Cuộc ghé chân của những nhan sắc ấy bao giờ cũng ngắn ngủi nhưng thật an lành. Là phong lan, địa lan, hồng môn, thủy tiên, cẩm tú cầu, hoa bi, hoa trà my… Đi về đây tay cũng chạm vào hoa. Đã vậy, chỉ cần bước chân ra khỏi con ngo là đã thấy đồi Cù với một hàng rào tường vi nở hồng quanh năm. Con dốc đổ xuống bờ hồ khi đó vắng vẻ, khi mùa đông về, dã quy nở vàng rực. Đêm đến, là một khoảng vắng lý tưởng cho hẹn hò. Biết bao cuộc tình đã đi qua nơi đó, chỉ một chốn hẹn, chỉ một đoạn

đường. Và cũng biết bao trận say vật vờ chất ngất cũng ở đoạn đường hoang lạnh tăm tối, con dốc ngờm ngợp hiu quạnh đó mà làm nên vô số vần thơ u hoài đến ngất ngưởng, vô số lời ca rát buốt trên môi. Đóa tường vi trong ca từ của Trịnh Công Sơn cũng đổ về từ những con thác gió của coi miền u hoài như thế chăng? Một đêm bước chân về gác nhỏ/ Chơt nhớ đóa hoa tường vi...

Lại quay về chốn trọ, về những ngày tháng hoa dỗ người quên đói, quên lạnh, quên thiếu thốn.

Tôi nhớ những đêm trăng mùa đông se sắt gió, cây thiết mộc lan trước nhà thở vào trời một vùng hương thơm mê mãi. Tôi đứng đầu dốc, thong tay vào túi áo khoác và nhìn trăng trôi trong mây suông, nghĩ về những con đường ngày mai, nghĩ về bạn bè và người tình. Có ai trong cuộc gặp gỡ hôm nay cùng ta đi đến suốt cuộc đời? Hay mọi thứ chỉ là sự hợp rồi chia như biết bao cuộc hạnh ngộ tuyệt vời mà tôi, đứa trẻ lớn lên trong một gia đình quá nhiều biến cố, xê dịch đã từng trải nghiệm?

Mùi hương thiết mộc lan không

trả lời, chỉ lặng le thả vào không gian một thông điệp ngọt ngào, không hẳn để dịu xoa những băn khoăn và cũng không hẳn nhấn chìm kẻ bắt đầu biết ưu tư vào trong tận cùng u uẩn. Trong đêm, những bóng lá chờn vờn như múa điệu luân vũ trên một thân cây khẳng khiu cô độc.

Mùi hương tỏa ra trong điệu múa tàn tạ giữa đêm giá lạnh với tôi, như một thứ ẩn ngữ cuộc đời, bay bổng mà khắc khổ, khắc kỷ mà lộng lẫy vô cùng.

Bây giờ thì tôi đã hiểu, điều gì làm nên sự sâu thẳm tận cùng của một mùi hương.

Nhưng đâu chỉ thiết mộc lan nhắc tôi về nỗi cô đơn bằng hình ảnh thân cây khẳng khiu đứng một mình trong đêm. Chính những bông hoa bi bé li ti cũng từng chùm như kéo cả một coi thiên hà xuống mảnh vườn nhỏ cũng nói với tôi về điều ấy. Đó là một lần, khi chủ vườn đã cắt cành dọn sạch cả khu vườn, tôi tình cờ nhận ra vẫn còn một mùi hương vướng vít. Như thế, tôi đi tìm. Và tôi đã gặp. Trên rào giậu, một cành xanh lẻ loi không lá, chỉ còn lại vài

ba chấm bi trắng li ti. Vậy mà sao lạ ky, cũng đủ rót vào không gian cả một suối hương trong trẻo trong buổi sáng mùa đông tịnh vắng. Tôi nâng niu những bông nhỏ li ti và thầm tạ ơn chúng đã nhắc nhớ về sự hiện hữu của một khu vườn, một coi thiên hà hoa trong ký ức chóng phai.

Có biết bao điều lặng le như thế, mà tỏa hương trên thành phố này, để gợi nhớ những điều tốt đẹp từng hiện hữu ngày hôm qua. Có biết bao ẩn ngữ nơi con người, cốt cách, không gian, kỷ vật, cửa nhà… thở ra mùi hương hoàng kim xưa cũ, như thể chống lại thời gian, chống lại những mất mát và những điều vô tâm vùi dập. Suối hương trong lành ấy cơ hồ chảy qua hồn ta, những lữ khách, những cư dân, những người biết ngoái lại để rồi hình dung đủ đầy hơn, sống trọn vẹn hơn, tri hành sâu xa hơn vào trong hương màu của đô thị.

Tôi cũng như bao nhiêu lữ khách phương xa, rồi se chộn rộn lắm thay khi nghĩ đến những ngày nắng vàng như rót mật và gió thổi sắt se...

XEM TIẾP TRANG 12

Nét độc đáo trong hôn nhân của người Chil, Lạch vùng cao nguyên Lang BiangTrong hôn nhân người Cơho Chil, Lạch thể hiện rất rõ nét văn hóa của chế độ mẫu hệ. Trai gái được tự do tìm hiểu nhau. Sau hôn lễ người con trai thường phải về nhà vợ nhưng nếu nhà trai hiếm muộn thì cô dâu vẫn có thể cư trú bên nhà chồng.

cái, chưa thể làm rể được:“Tuy tay dài mà không giỏi bắt cáTuy già đầu mà chẳng biết câu ca cổCó vơ chăng chắc chẳng biết nuôi

con”Người mai mối nhà gái lại phải tiếp

tục kiên nhẫn thuyết phục, lấy lòng nhà trai và xin nhà trai đừng gây cản trở như:

“Đừng chia lìa nồi đất với cơm niêu

Đừng chia lìa nồi đun với cháo”Hoặc đừng né tránh nhau:“Đừng xa lánh như gà bới trấuĐừng xa lánh như gà dẫn con trốnĐừng xa lánh như gà ấp dấu trứng”Khi người mối đã thuyết phục được

nhà trai ưng thuận cho con về làm rể nhà gái thì đại diện nhà trai có thể là người cậu hoặc chú se dặn dò nhắc nhở chàng trai:

“Mẹ bồng bế thì mới tồn tạiCha nuôi nấng mới thành ngườiBầu có trồng thì mới ra tráiĂn chuối nhớ gốc, ăn trâu nhớ

cây nêuTrả nơ nhớ làng buônĐươc anh đươc em, đươc lòng cả

cha con”Sau đó đại diện nhà gái mới hỏi nhà

trai có yêu cầu gì về đồ cưới, lúc này nhà trai se thách cưới bằng một số lễ vật. Tùy vào hoàn cảnh và mối quan hệ giữa hai bên mà nhà trai đề nghị xin một con trâu vì công sinh thành cùng với hai đến ba bộ khăn (ùi) cho mẹ đẻ và chị em gái chàng rể cùng một bộ quần áo cho đàn ông (cho bố đẻ). Đây là những lễ vật thông thường nếu người Lạch lấy người Lạch với nhau.

Lễ cưới được định ngày và diễn ra sau đó. Lúc này, nhà gái phải mang của hồi môn tới nhà trai và đón rể. Thông thường thì nhà trai cũng cho lại đôi vợ chồng trẻ một số đồ vật có giá trị. Nhưng điều này không bắt buộc mà phụ thuộc vào điều kiện của nhà trai. Lễ cưới thường kéo dài trong 1 ngày 1 đêm tại nhà gái, do ông cậu lớn nhất trong gia đình nhà gái hoặc già

làng đứng ra tổ chức. Khách mời là những người bà con dòng họ hai bên, bạn bè gần xa, tùy điều kiện kinh tế và mối quan hệ của gia đình với bên ngoài có thể mời dự tiệc nhiều hay ít khách. Thường đám cưới phải làm từ một đến hai con heo 60-70 kg và gà vịt cùng vài ba chục chóe rượu cần để đãi khách. Mọi người vừa ăn uống vừa hát đối đáp và nhảy múa với nhau. Những lời hát đối đáp lúc này chủ yếu xoay quanh chủ đề đố về các con vật, đồ vật và sự vật, vũ trụ.

Ngày nay, người Cơho vẫn giữ tục “Bắt chồng” cho con gái nhưng các thủ tục trong cưới hỏi đã giản lược đi nhiều, không còn quá khó khăn và rườm rà như xưa. Những lời hát đối đáp ý nhị trước đây cũng gần như đã vắng bóng cùng với sự ra đi của thế hệ người già, thay vào đó là những bài hát, bản nhạc mới phù hợp với sở thích của giới trẻ. Thiết nghĩ trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục sưu tầm để bảo tồn và khai thác những giá trị văn hóa này trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Bởi đây cũng là một trong những tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa của tỉnh nhà.

Thiếu nữ Cơho dệt vải bên nhà sàn. Ảnh: B.Ngọ

Một ngày là trăm năm ngân” ấy hiện hữu trong mỗi con người. Mà dấu vết ro nét nhất của nó là từ những đời thơ. Thế nên, ai nói đến phôi pha mà không nghĩ đến trường tồn? Nắm níu, trân quí những kỷ niệm ta có dù chỉ một lần trong đời, một ngày trong đời để rồi hồn nhiên khe bảo Một ngày là trăm năm cũng là một cách thế nhìn về kiếp người và cuộc đời. Ta càng thức nhận về le đời, càng thấy thân phận con người quá ư mong manh.

“Thời gian trong tập thơ Một ngày là trăm năm giăng mắc, đan chiếu nhiều chiều. Trong tình yêu, ý niệm về thời gian của tác giả là sự thao thức sở đắc: “Nửa đời mình chờ nhau/ Tiền kiếp xưa ngoái lại/ Một ngày là mãi mãi/ Tình đại ngàn xưa sau” và hẳn nhiên cũng run rẩy, đủ đầy mọi sắc thái: niềm vui đan xen nỗi buồn, hạnh phúc xen lẫn đau khổ, mong đợi giăng níu giận hờn”, nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm, Chủ tịch Hội Nhà văn Đà Nẵng chia sẻ.

Trước thành Cửa Bắc xa xưa, nơi Tổng đốc Hoàng Diệu cùng binh lính sống chết theo thành, Lê Anh Dũng bật lên những cảm xúc và nhận định bùi ngùi về một thời đã ngút chìm trong lịch sử: “Hai viên đạn đại bác giặc Tây/ Bắn vào thành Cửa Bắc/ Bắn vào u mê, hèn yếu triều đình/ Bắn vào khiếp nhươc kẻ mũ mão cân đai/ Xoáy vào lòng dân ta yêu nước thương nòi/ Xoáy vào ngực Tổng đốc Hoàng Diệu/ Dải lụa giữ thành ngời khí tiết nghĩa trung”.

Khi đến Vũng Rô, nơi đoàn Tàu Không số bí mật vào ra của một thời khói lửa, tác giả trải lòng trong trạng thái thanh thản tận hiểu thế nào là non nước thanh bình: “Trong bao chiều thương nhớ/ Có một chiều Vũng Rô/ Nghe mặn mòi khơi mở/ Những bóng thuyền nhấp nhô”. Từ đó, khơi mở ý thức bảo vệ, xây dựng và gìn giữ non sông Việt”.

Hanh hương vê vơi hoa

Mẹ sinh con, đất miền TrungMùa thu cơn bão về rung đất trờiQuanh năm nắng gió tơi bờiLại thêm lũ lụt cuốn trôi cửa nhà

Em thơ đói lạnh khóc òaNóc cao dỡ ngói, mẹ già lom khomNgàn người thiếu áo, thiếu cơmBao người lũ cuốn rạ rơm, bọt bèo...

Xót thương con trẻ gieo neoNgười cha liều chết chống chèo vượt sông

Thế là vợ đã mất chồngCon thơ mất mẹ ngóng trông thẫn thờ

Giúp nhau trong cảnh bơ vơGói mì, tấm áo đợi chờ nước luiĐêm ngày mưa gió dập vùiCánh tay đưa xuống, ngậm ngùi đưa lên

Phương xa lòng vẫn không quênQuê nhà “máu chảy ruột mềm” tang thươngXé lòng tiếng gọi cố hươngSẻ chia bao cảnh vô thường đớn đau...

NGUYÊN THÁNH NGÃ

Thương xót miền Trung

M i n h h ọ a : P. N h â n

8 THỨ BẢY 5 - 11 - 2016 CUỐI TUẦN DU LỊCH

HOÀNG YÊN

Là một trong những đỉnh núi cao nhất Đà Lạt, núi Lang Biang được xem là khu du lịch đặc thù với

loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hóa của người dân nơi đây.

Xe Jeep làm điểm nhấn du lịch Ông Lý Mạnh Hùng, Giám

đốc Hợp tác xã Dịch vụ Vận tải (HTX DVVT) Lạc Dương cho biết: “HTX DVVT Lạc Dương hoạt động trong các lĩnh vực vận chuyển khách hợp đồng, vận chuyển hàng hóa, chủ lực của đơn vị là vận chuyển khách du lịch lên núi Lang Biang, một trong những khu du lịch được công nhận là Danh thắng Quốc gia. Đến đầu năm 2014, HTX đã đăng ký chuyển đổi và tổ chức hoạt động theo luật HTX năm 2012. Sau khi tổ chức thành công Đại hội Thành viên nhiệm ky IV, sắp xếp lại nhân lực, HTX DVVT Lạc Dương đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển khách du lịch.

Vì sự độc đáo nên xe Jeep, U-oát vẫn được du khách gần xa ưa thích để chinh phục “nóc nhà” của Đà Lạt, đây cũng là một trong những hoạt động chính của du lịch Lang Biang. Quả thực, khi những chiếc xe mui trần, gọn gàng, sắc trầm mạnh me chạy trên đồi dốc quanh co, có le hầu hết du khách đều cảm thấy thích thú và ao ước một điều lãng mạn nào đó. Khu vực chân Lang Biang hiện có hơn 52 chiếc xe

Đội xe Jeep đặc chủng dưới chân núi Lang Biang

Jeep, U-oát đang hoạt động, các xe này đều là loại xe đời mới, đủ tiêu chuẩn để kinh doanh và đã được đăng kiểm 6 tháng/lần. Và tour tham quan đỉnh Lang Biang bằng xe Jeep là một trong những tour để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng du khách.

Anh Nguyễn Thế Hùng (du khách Hà Nội) chia sẻ: “Tới chân núi Lang Biang, leo lên xe Jeep, phóng lên đỉnh nhìn ngắm đất trời, là cách mà tôi chọn để chinh phục đỉnh Radar trên núi Lang Biang. Ngồi trên xe Jeep tôi nhận thấy, đường lên đỉnh Lang Biang khá là ngoằn ngoèo và dốc, cảm giác mát lạnh khi được đi xuyên lên những cánh rừng thông già để lên đến đỉnh núi nhìn ngắm đất trời thật thú vị. Đây là tour hấp dẫn tôi chọn khi đến với Đà Lạt”.

Không chỉ vậy, xe Jeep còn phục vụ đưa rước cô dâu hay hộ tống những sự kiện quan trọng tổ chức tại thành phố ngàn hoa. Ngoài vận chuyển khách du lịch lên đỉnh Lang Biang, để quảng bá hình ảnh cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, HTX DVVT Lạc Dương còn phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới như liên kết với các HTX hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển khách du lịch nước ngoài (điển hình là HTX mô tô - ô tô Đà Lạt, HTX Voi huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk).

Hoạt động hiệu quảKết quả hoạt động sản xuất,

kinh doanh của HTX DTVT Lạc Dương trong những năm qua không ngừng phát triển: Nếu như tổng doanh thu năm 2013 đạt

8,552 tỷ đồng, thì đến năm 2015 đạt hơn 24,8 tỷ đồng; riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, đơn vị đã đạt được tổng doanh thu: 15,8 tỷ đồng, nộp thuế cho nhà nước 1,58 tỷ đồng.

Ngoài việc nộp thuế đầy đủ, kịp thời theo quy định của các luật thuế hiện hành, hàng tháng, HTX còn chỉ đạo cho các tổ, đội tổ chức họp chủ phương tiện và

lái xe, quán triệt các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, nên hoạt động kinh doanh vận tải du lịch bằng xe Jeep tuy mật độ rất cao nhưng không xảy ra vụ tai nạn nào. Bên cạnh, hoạt động kinh doanh, đơn vị luôn luôn chú trọng đến công tác phát triển cộng đồng. Theo đó, trong những năm vừa qua đơn vị đã điều hàng trăm lượt xe tham gia mít tinh, phát động Năm An toàn giao thông, kỷ niệm các ngày lễ lớn…

Thời gian qua, HTX DVVT Lạc Dương còn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con em người đồng bào dân tộc địa phương trở thành thành viên vào làm việc trong đơn vị. Anh Kră Jăn Nik (31 tuổi) xã viên của HTX DVVT Lạc Dương chia sẻ: “Trước đây, tôi lái xe ở ngoài, công việc bấp bênh lại xa nhà, từ khi Ban Quản trị tạo điều kiện để tôi tham gia đội xe Jeep chở khách lên đỉnh Lang Biang, công việc và thu nhập ổn định hơn, lại được gần nhà. Tham gia HTX, tôi luôn chấp

hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông vận tải trong hoạt động vận tải du lịch, thực hiện văn hóa giao thông, thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông phục vụ khách du lịch trong nước và khách quốc tế khi vào tham quan tại Khu Du lịch Lang Biang”.

Ông Thân Xuân Quý, Chánh Văn phòng UBND huyện Lạc Dương cho biết: “Với cơ chế quản lý tập thể, thời gian qua, việc huy động vốn cổ phần xã viên tại HTX còn gặp nhiều khó khăn, song Ban quản trị đã năng động, tranh thủ các nguồn vốn và tập trung khai thác mạnh vào lĩnh vực vận chuyển khách du lịch lên đỉnh Lang Biang theo định hướng phát triển của ngành và địa phương. HTX DVVT không những đóng góp rất lớn cho ngân sách, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều người dân tại địa phương. Đội ngũ xe Jeep đã góp phần làm điểm nhấn cho du lịch Lang Biang, tạo ấn tượng tốt trong lòng du khách…

Ban đầu chỉ vỏn vẹn vài chiếc xe cũ phục vụ khách du lịch, trải qua hơn 18 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Hợp tác xã Dịch vụ Vận tải Lạc Dương đã đầu tư trên 50 phương tiện vận tải, chủ yếu là xe Jeep đặc chủng, hoạt động kinh doanh hiệu quả và trở thành điểm nhấn khi du khách đến tham quan Lạc Dương.

Đường lên Lang Biang. Ảnh: Internet

Du khách thích thú với loại hình du lịch lên đỉnh Lang Biang bằng xe Jeep. Ảnh: H.Yên

Ghi nhận những thành tích đạt được, đơn vị đã được các cấp, các ngành tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Đặc biệt, năm 2014, HTX DVVT Lạc Dương vinh dự được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua. Tổng kết trong quá trình hoạt động thi đua, đơn vị được Liên minh HTX Lâm Đồng đánh giá là một trong những HTX DVVT dẫn đầu trong khối.

9 THỨ BẢY 5 - 11 - 2016CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

Chuyên mục Thanh niên([email protected])

PHONG VÂN

Tận dụng lợi thế về phát triển chăn nuôi, Đoàn xã Phúc Thọ (huyện Lâm Hà) đã tập

hợp thanh niên để thành lập Tổ hợp tác (THT) chăn nuôi bò thịt. Dù mới chỉ triển khai trong thời gian ngắn nhưng THT đã từng bước khẳng định hướng đi đúng và tạo đà phát triển kinh tế cho các thành viên trong tổ.

Tháng 3/2016, THT Thanh niên chăn nuôi bò xã Phúc Thọ ra đời. Các thành viên trong tổ đã cùng nhau góp vốn xây dựng chuồng trại, mua máy móc, thiết bị, con giống… Anh Đàm Văn Tuyên, Bí thư Đoàn xã Phúc Thọ (người khởi xướng thành lập THT thanh niên chăn nuôi bò) cho biết: “Trước đây, tôi và các bạn từng nuôi bò thịt nhưng chỉ vài con nên hiệu quả kinh tế thấp. Đầu năm 2016, khi được Huyện Đoàn Lâm Hà hướng dẫn thành lập THT, tôi đã vận động anh em cùng chăn nuôi bò trên địa bàn xã tham gia lập tổ nuôi bò thịt. THT đã mở ra một hướng làm ăn mới cho thanh niên trong vùng. Việc thành lập tổ hợp tác nuôi bò

Thanh niên hợp tác chăn nuôi bò

quy mô lớn đã gây bất ngờ với nhiều người. Tham gia THT, các thành viên hỗ trợ lẫn nhau về kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc bò bệnh, cách chọn bò giống, bổ sung dinh dưỡng để bò tăng trọng…”.

Theo anh Nguyễn Tấn Tú (thôn Phúc Hưng, tổ viên của THT chăn nuôi bò thịt), khi nuôi tự phát với quy mô nhỏ lẻ, do không nắm ro kỹ thuật chăn nuôi nên hiệu quả

kinh tế không cao và không ổn định. Từ khi tham gia THT, được anh em hướng dẫn kỹ thuật, anh Tú đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, đàn bò của anh trên 10 con. “Nhờ tham gia THT, tôi được đi học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi, được hỗ trợ vốn và chỉ dẫn kỹ thuật nên đàn bò của tôi được chăm sóc và phát triển hơn trước rất nhiều. Lợi nhuận từ việc

chăn nuôi bò thịt của gia đình cũng ngày càng tăng. Nhờ vậy, kinh tế gia đình tôi và mấy anh em trong tổ ai cũng khá lên. Có thêm vốn từ lợi nhuận, trong năm nay, tôi se tăng thêm số lượng đàn bò. Ngoài việc bán bò thịt, thành viên trong tổ cũng tận dụng nguồn phân bò để chăm bón cho cà phê của gia đình, giảm được thêm một khoản chi phí về phân bón” - anh Tú cho biết thêm. Tương tự, anh Nguyễn Khắc Thịnh (thôn Phúc Thanh) cũng cho rằng, chăn nuôi hợp tác hiệu quả hơn nhiều vì nếu bán số lượng ít, thương lái thường ép giá hoặc không mua. Còn khi đã chăn nuôi quy mô hợp tác, số lượng xuất bán mỗi lần hàng chục con nên cũng thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ. Ngay cả khi mua bò giống, vì mua số lượng nhiều nên giá cả cũng thấp hơn. Theo anh Thịnh, thực tế chăn nuôi bò cho thấy, mỗi thành viên có điểm hay dở khác nhau. Do đó, khi ngồi lại cùng chia sẻ thì những ưu điểm se được phát huy, những khuyết điểm se được hạn chế. Đến nay, các thành viên trong tổ đã không còn bị sai sót khi đi mua bò giống, không chọn nhầm

Nhờ tham gia tổ hợp tác, anh Nguyễn Tấn Phúc đã học hỏi được nhiều kinh nghiệmvà ngày càng phát triển đàn bò của gia đình. Ảnh: H.Yên

bò yếu, bị bệnh như trước đây nữa.Qua hơn nửa năm xây dựng,

THT chăn nuôi bò của thanh niên xã Phúc Thọ đã thu hút 8 thành viên tham gia với tổng đàn bò là 45 con, tăng gần gấp đôi so với khi mới thành lập. THT đang từng bước giúp cho thanh niên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có điều kiện tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững. Theo ông Phạm Minh Liệu, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Thọ, UBND xã đánh giá cao về hiệu quả của mô hình THT chăn nuôi bò của thanh niên xã trong việc phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho thanh niên. Đây là một trong những mô hình được huyện chọn để phát triển đàn bò thịt. UBND xã cũng đã phối hợp với các ngành chuyên môn tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi cho các thành viên trong Tổ; đồng thời, tìm cách ổn định nguồn tiêu thụ bò thịt, giúp anh em yên tâm trong chăn nuôi. Đây không chỉ là mô hình kinh tế cho thanh niên mà còn là sợi dây gắn kết, tập hợp thanh niên vào tổ chức, sinh hoạt Đoàn ở tuyến cơ sở.

Các nước cam kết se xóa bỏ thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định

có hiệu lực từ 78 - 95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97 - 100% dòng thuế.

Hầu hết các nước có biểu thuế áp dụng chung cho tất cả các nước còn lại, trừ Mỹ áp dụng riêng lộ trình giảm thuế với hàng hóa của từng thành viên TPP.

Mỹ se xóa bỏ ngay 55,4% số dòng thuế nông nghiệp (tương đương 97,7% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam, đạt 0,95 tỷ USD) ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, mật ong, cà phê, chè, hạt tiêu, điều, rau quả đều được xóa bỏ thuế ngay.

Vào năm thứ 10, tổng số dòng thuế nông nghiệp được xóa bỏ là 97,4%. Mỹ áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 35 dòng thuế đường và sản phẩm chứa đường.

Canada cam kết xóa bỏ ngay 94,9% số dòng thuế, tương đương 77,9% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam (0,88 tỷ USD) ngay khi Hiệp định có hiệu lực và tổng số dòng thuế được xóa bỏ lên tới 96,3% số dòng thuế, tương đương với 93,4% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào năm thứ 4.

Canada duy trì hạn ngạch thuế đối với 96 dòng thuế của 3 nhóm

mặt hàng: thịt gà, trứng và bơ sữa, sản phẩm bơ sữa.

Nhật Bản cam kết se xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế (chiếm 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản (tương đương 10,5 tỷ USD) và vào năm thứ 11 xóa bỏ đối với khoảng 95,6% số dòng thuế.

Tuy nhiên, đối với nông sản từ Việt Nam, Nhật Bản không cam kết mặt hàng gạo và áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm một phần hoặc cam kết kèm theo các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng nhạy cảm như thịt trâu bò, thịt lợn, sữa, sản phẩm sữa, lúa my, lúa gạo và các chế phẩm của chúng.

Nhiều mặt hàng ưu tiên của Việt Nam được rút ngắn đáng kể lộ trình so với cam kết tại Hiệp định FTA Việt Nam - Nhật Bản như đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực như các mặt hàng cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua ghẹ...

Toàn bộ các dòng hàng thủy sản không cam kết xóa bỏ thuế trong FTA Việt Nam - Nhật Bản se được xóa bỏ trong TPP với lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Mặt hàng rau quả, Nhật Bản

cam kết mức thuế 0% vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 5 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Mặt hàng mật ong: Xóa bỏ thuế vào năm thứ 8.

Cam kết của Mexico: Tại thời điểm bắt đầu thực thi cam kết, tổng số 77,2% số dòng thuế se được xóa bỏ thuế ngay (chiếm 36,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico, tương ứng với 282 triệu USD).

Vào năm thứ 10, 98% số dòng thuế se được xóa bỏ thuế nhập khẩu, tương ứng với 440 triệu USD. Mexico không cam kết xóa bỏ thuế đối với mặt hàng đường và áp dụng hạn ngạch thuế đối với sữa kem và dầu cọ...

Thủy sản: Cá tra, basa, xóa bỏ thuế vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tôm đông lạnh xóa bỏ vào năm thứ 13, tôm chế biến xóa bỏ vào năm thứ 12. Cá ngừ chế biến xóa bỏ thuế vào năm thứ 16, trong đó giữ nguyên mức thuế cơ sở trong 5 năm đầu tiên rồi giảm dần về 0%.

Gạo: Thóc, gạo lứt và gạo tấm xóa bỏ thuê ngay khi Hiệp định có hiệu lực; các mặt hàng gạo xay xát se giảm về 0% vào năm thứ 10.

Cà phê: Xóa bỏ thuế cà phê hạt Robusta vào năm thứ 16, cà phê hạt Arabica và cà phê chế biến giảm mức thuế suất 50% so với mức thuế hiện hành vào năm thứ 5 và năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định

THỊ TRƯỜNG TPP: Hàng rào thuế quan với nông sản Việt

có hiệu lực. Gạo: Xóa bỏ thuế vào năm

thứ 11. Cam kết của Peru: Xóa bỏ

80,7% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 62,1% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam (15,6 triệu USD) và se xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% tổng số dòng thuế vào năm thứ 17.

Peru duy trì thuế theo biến động giá đối với 47 dòng thuế gồm sữa, ngô, gạo, đường.

Các mặt hàng nông sản có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như điều, chè, tiêu, rau quả, một số loại cà phê đều được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Cam kết của AustraliaTổng số 93% số dòng thuế của

Australia, tương đương 95,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (2,9 tỷ USD) se được xóa bỏ thuế ngay khi thực hiện Hiệp định. Các sản phẩm còn lại se được xóa bỏ thuế với lộ trình cắt giảm cuối cùng tối đa vào năm thứ 4.

New Zealand: Xóa bỏ 94,6% số dòng thuế cho Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 69% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (101 triệu USD).

Singapore: Singapore se xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng ngay khi thực hiện Hiệp định.

Malaysia: Xóa bỏ ngay đối với 84,7% số dòng thuế khi Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ dần có lộ trình đối với các dòng thuế còn lại.

Vào năm thứ 11, tổng số dòng hàng cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu của Malaysia lên tới 99,9%. Malaysia áp dụng hạn ngạch thuế đối với 15 dòng thuế trứng gia cầm, thịt gà, thịt lợn và thịt bò.

Chile kết xóa bỏ đối với 95,1% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 60,2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chile (76 triệu USD).

Các mặt hàng nông sản, thủy sản có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Brunei: Ngay tại thời điểm bắt đầu thực hiện Hiệp định, Brunei se xóa bỏ 92% số dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam (tương đương 7.639 dòng) và se xóa bỏ tới 99,9% vào năm thứ 7 và se xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu vào năm thứ 11.

Riêng cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam dành cho các nước, Việt Nam se cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế trong Hiệp định TPP và lộ trình. Các mặt hàng còn lại cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.

D.Q (theo WTO)

10 THỨ BẢY 5 - 11 - 2016 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Tình trạng rải tiền, vàng mã khi đưa tang diễn ra khá phổ biến, làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường và gây mất vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Trong thời gian vừa qua, Hội Người cao tuổi ở huyện Đạ Huoai và một số nơi ở huyện Đạ Tẻh… đã xây dựng mô hình “Nói không với rải tiền, vàng mã khi đưa tang”. Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa được nhân rộng tại 2 huyện này và chưa “lan tỏa” đến các huyện, thành phố khác trong tỉnh.

Mới đây, tôi đến dự và đưa tiễn anh bạn đến Nghĩa trang huyện Di Linh. Cũng như nhiều đám tang khác, từ nhà đến nghĩa trang, bộ phận phục vụ lễ tang cắt cử một người lo rải tiền, vàng mã trên suốt đường đi. Vì theo phong tục, tập quán lâu đời,

mọi người xem đây là một việc hết sức bình thường. Tuy nhiên, trên suốt đường đi, nếu ai đó để tâm chú ý thì không khỏi đau đáu nỗi niềm khi nhìn thấy xen lẫn với tiền, vàng mã là những tờ tiền giấy thật (tiền Việt Nam) có mệnh giá 1.000 đồng, 2.000 đồng và thi thoảng mới thấy một, hai tờ tiền giấy 500 đồng hoặc 5.000 đồng. “Chà! Lãng phí thật, nếu chịu khó đi nhặt thì cũng có được kha khá tiền đấy nhỉ!”. “Ồ! Không dám đâu ông ơi, ai mà dám đi nhặt, xui… chết đấy!”... Đó là những lời trò chuyện dọc đường đưa tang thoảng qua tai tôi.

Ngẫm lại, việc rải tiền, vàng mã khi đưa tang thì không cấm và cũng chẳng khuyến khích, vì hiện chưa có văn bản nào quy định, mà chỉ có một số ngành, địa phương

đang vận động bỏ dần và đi đến chấm dứt, nhất là từ khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Bởi lẽ, làm việc đó sẽ gây ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường. Tuy nhiên, việc rải tiền thật thì không được phép, vì Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 04, ngày 21/1/2011, về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ, hội” quy định: “Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang”. Như vậy, tôi thiết nghĩ, các cấp, các ngành và đoàn thể cần quan tâm đến việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, lễ.

XL

Chuyện rải tiền, vàng mã khi đưa tang

Công an TP Bảo Lộc phối hợp với Trường THCS Lộc Nga đã tổ chức lớp học ngoại khóa tìm hiểu tác hại của thuốc lá, ma túy và các chất gây nghiện cho 500 học sinh đang theo học tại trường.

Theo đó, các em phải trải qua 3 phần thi: tiểu phẩm, kiến thức và thuyết trình. Nội dung là những vấn đề liên quan đến tác hại của ma túy, thuốc lá và các chất gây nghiện khác. Ngoài ra, tại đây, các em học sinh còn tham gia trả lời các câu hỏi về các biện pháp ngăn chặn tệ nạn ma túy, cách nhận biết người mới nghiện ma túy và các biện pháp ngăn chặn tệ nạn ma túy vào học đường...

Theo Ban Tổ chức, lớp học ngoại khóa là dịp để các em học sinh nâng cao hiểu biết về tác hại của ma túy; qua đó, tự nâng cao cảnh giác và tránh xa hiểm họa ma túy.

THÀNH ĐỒNG

Học sinh tìm hiểu tác hại của ma túy

Ý kiến

ĐÔNG ANH

Chạy dọc tuyến đường Trần Phú (Quốc lộ 20) từ xã Lộc Châu, phường Lộc Tiến ra đến Ngã ba Thanh Xá (xã Lộc Nga) rồi về

lại đường Lê Lợi (xã Lộc Thanh), Nguyễn Văn Cừ (phường Lộc Phát) và Đào Duy Từ, Nguyễn Công Trứ (phường I), rác thải chất thành đống hiện diện khắp nơi. Ngay khu trung tâm TP Bảo Lộc, các điểm tập kết rác quen thuộc trước đây như: khu vực Trạm bơm nước đường Lê Văn Tám, góc Đài Khí tượng Thủy văn đường Nguyễn Công Trứ, khu vực Chợ cũ Bảo Lộc…, các xe rác đều nằm “án binh bất động” với lượng rác chất đầy ắp trên xe và vương vãi xung quanh. Tại khu vực hồ Đồng Nai nhìn ra Quốc lộ 20, rác sinh hoạt cùng với cây lá được gom thành đống lớn, vừa nằm trong xe rác vừa tràn ra cả đường. Cách đó không xa, trước Chùa Phước Huệ, một lượng rác khá lớn cũng được tập kết tại đây dù Chùa đã có gắn bảng yêu cầu: “Không được đậu xe rác và đổ rác trước Chùa”. Cũng tuyến đường Trần Phú, hàng trăm hộ dân không được thu gom rác đã khiến nhiều túi rác nằm la liệt dọc hai bên đường. Chị Hiền, một người dân kinh doanh ăn uống trên đường Trần Phú, cho biết: “Không biết vì lý do gì mà từ chiều qua (ngày 31/1) rác không được thu gom như mọi khi dù người dân vẫn bỏ

rác đúng giờ như thường lệ. Nhà nào cũng bỏ rác ra trước vỉa hè nhưng không được thu gom nên trông rất nhếch nhác và bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và buôn bán”.

Không chỉ khu vực trung tâm, tại một số tuyến đường ven TP Bảo Lộc, rác cũng bị chất đống. Trước các đường nhánh rẻ dẫn ra đường Lê Lợi (xã Lộc Thanh) rác cũng tích tụ nhiều ngày nay thành đống cao. Ngay trước Trường THPT Lộc Thanh (đối diện trụ sở UBND xã Lộc Thanh), một đống rác lớn cũng được hình thành từ nhiều ngày nay. Tương tự, dọc tuyến đường Nguyễn Văn Cừ (phường Lộc Phát), rác cũng chất đống tại các đầu hẻm và đầy các túi lớn, nhỏ trước nhà dân. Chị Ân (người dân sống tại hẻm 409 Nguyễn Văn Cừ) cho biết: “Thường thì rác bỏ ngày nào là công nhân vệ sinh môi trường lấy ngày đó. Nhưng, 2 - 3 ngày nay rác không được lấy nên đã chất thành đống cao án ngữ giữa đường dẫn vào hẻm. Điều này vừa gây mất vệ sinh vừa gây cản trở giao thông”. Nghiêm trọng hơn, tại trước cổng rất nhiều trường học, rác được tập kết nhưng không được vận chuyển đã gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Anh Cường, phụ huynh học sinh Trường TH Đinh Tiên Hoàng (đối diện trụ sở UBND phường Lộc Phát) bức xúc: “Trường toàn trẻ nhỏ nhưng rác lại chất cao như núi ngay trước cổng trường. Phụ huynh đưa đón con chỉ một lúc đã chịu không nổi mùi hôi thối

Bảo Lộc ùn ứ rác sinh hoạtVài ngày gần đây, rác thải sinh hoạt đang bị ùn ứ khắp TP Bảo Lộc. Tại các điểm tập kết rác và tại nhà dân, rác thải không được thu gom đã gây nên tình trạng ô nhiễm và gây mất mỹ quan đô thị.

Rác chất cao trước Chùa Phước Huệ (trên đường Trần Phú, phường B’Lao).Ảnh: Đông Anh

nói chi các em học sinh phải học hành cả ngày gần bãi tập kết rác này. Điều chúng tôi lo ngại nhất là vấn đề vệ sinh môi trường, rác tích tụ lâu ngày chảy nước nặng mùi thì đầy vi trùng, vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các cháu”. Được biết, các trường học đã nhiều lần kiến nghị phía công ty vệ sinh môi trường không tập kết rác trước cổng trường. Các trường cũng đã cắm bảng “van nài”: “Vì học sinh thân yêu, xin đừng đổ rác” nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện.

Trong khi rác ùn ứ khắp TP Bảo Lộc thì vào sáng 1/1, tất cả các xe chở rác của Công ty CP Công trình Đô thị Bảo Lộc lại nằm im tại bãi xe của Công ty. Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Công ty CP Công trình Đô thị Bảo Lộc cho biết: Hiện tại, mỗi ngày Bảo Lộc có khoảng 65 tấn rác sinh hoạt được thu gom và vận chuyển về khu vực bãi rác mới tại xã Đại Lào. Do gặp trục trặc về công tác vận chuyển rác nên đã xảy ra tình trạng trên. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, lý do lượng rác bị ùn ứ là do người dân tại thôn 2 (xã Đại Lào, nơi đang tiến hành xây dựng bãi rác mới) không đồng ý cho xe vận chuyển và chôn lấp rác tại đây vì vấn đề ô nhiễm môi trường. Từ ngày 28/10, người dân bắt đầu chặn không cho xe vận chuyển rác vào đây. Theo người dân, xe vận chuyển rác gây ô nhiễm trong quá trình vận chuyển và bãi rác chôn lấp không đảm bảo. Do đó, người dân yêu cầu đến khi nào nhà máy đốt rác xây dựng xong thì mới cho vận chuyển rác vào. Theo ông Phạm Công Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Lào, rác đã được đưa về bãi rác này gần 1 năm nay. Hiện, người dân không đồng ý cho tiếp tục đưa rác vào vì lo sợ ô nhiễm. UBND xã, UBND TP Bảo Lộc và Công ty CP Công trình Đô thị Bảo Lộc tiến hành họp dân để vận động nhưng đến nay người dân vẫn chưa đồng ý.

Được biết, rác thải sinh hoạt của TP Bảo Lộc được đưa về thôn 2, xã Đại Lào chôn lấp từ khoảng tháng 11/2015 từ khi người dân tại bãi rác thôn 14, xã Đam Bri yêu cầu đóng cửa bãi rác này vì ô nhiễm và quá tải. Trong khi đó, lò đốt xử lý rác quy mô 200 tấn/ngày vẫn đang được Công ty TNHH Môi trường Xanh Cao Nguyên Đà Lạt xây dựng và lắp đặt tại bãi rác Đại Lào. Dự kiến, đến quý I năm 2017, lò đốt này mới đưa vào hoạt động.

Thống kê của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Lâm Đồng cho biết, đến ngày 31/12/2016, trên địa bàn 12 huyện, thành sẽ có 341 chiếc xe đăng ký biển số kiểm soát tỉnh Lâm Đồng đến ngày hết niên hạn sử dụng, trong đó gồm 316 xe tải (niên hạn sử dụng 25 năm) và 25 xe khách (niên hạn sử dụng 20 năm). Trước đó, tính đến ngày 31/12/2015, Trung tâm đã lên danh sách xe hết niên hạn trong toàn tỉnh Lâm Đồng gồm 582 xe tải và 16 xe khách.

Trong thời điểm đăng kiểm cuối cùng của từng chiếc xe, Trung tâm cấp tem kiểm định có in chồng lên trên một đường gạch đỏ đậm, giúp các đơn vị chức năng thực hiện quyền kiểm tra, kiểm soát, nhắc nhở chủ phương tiện lưu ý đến ngày tham gia giao thông cuối cùng.

Toàn bộ danh sách xe hết hạn đăng kiểm đều đăng trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Lâm Đồng và Cục Đăng kiểm Việt Nam.

VĂN VIỆT

Hơn 340 xe khách và xe tải hết niên hạn sử dụng

Sáng 1/11, tin từ UBND huyện Bảo Lâm cho biết: Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN - MT) vừa có đề xuất gửi UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND huyện Bảo Lâm tổ chức bán đấu giá tảng đá “quý” nặng 20 tấn được phát hiện tại xã Lộc Tân.

Ông Huỳnh Thiên Tính, Trưởng Phòng Khoáng sản (thuộc Sở TN - MT) cho biết: Thông qua kết quả kiểm nghiệm tảng đá thì cơ quan chức năng kết luận đây là tảng đá canxedon (loại bán quý). Trên cơ sở này, Sở TN - MT đang làm đề xuất gửi UBND tỉnh để giao tảng đá này cho UBND huyện Bảo Lâm tổ chức bán đấu giá. Sau khi bán được tảng đá này, tất cả số tiền sẽ sung công quỹ Nhà nước theo quy định.

Trước đó, như Báo Lâm Đồng đã thông tin, trong lúc đi làm vườn, một người dân tại xã Lộc Tân đã phát hiện tảng đá lớn có chiều dài 4m, rộng 2m, nặng khoảng 20 tấn và màu sắc sặc sỡ. Sau khi cơ quan chức năng lập biên bản tạm giữ, ông Chính đã làm đơn đề nghị được đóng thuế để đưa đá về nhưng không được. Đến ngày 30/9, Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng đã lấy mẫu gửi đi TP.HCM kiểm nghiệm.

HẢI ĐƯỜNG

BẢO LÂM: Sẽ bán đấu giá tảng đá “quý” nặng 20 tấn

11 THỨ BẢY 5 - 11 - 2016CUỐI TUẦN

Dọc đường đất nước

... Một lão nông quắc thước, đen như tượng đồng nắm chặt tay tôi, nhìn thẳng vào mắt tôi thật lâu khiến tôi bối rối.

- Ông “Nước đái bò”! - Ông ta reo lên.

Tôi cười ôm lấy ông:- Bao nhiêu mùa rẫy rồi? - Nhiều, nhiều lắm không đếm

được đâu.Ông chính là K’Brit, người mà tôi

nhờ hứng nước đái bò năm xưa.K’Brit bây giờ đại gia rồi, gần trăm

con bò sữa, trồng rau hoa công nghệ cao, năm thu hoạch tiền tỷ. Chuồng bò lát loại gạch đặc biệt chịu lực có rãnh thoát nước tiểu. Thấy tôi để ý đến nền nhà anh mủm mỉm cười.

- Còn có cả sân chơi cho bò nữa kia kìa.

- Sân chơi cho bò?- Chứ sao? Thoải mái nó mới cho

nhiều sữa.Đúng là… đến sân chơi cho trẻ

con bây giờ nhiều nơi kiếm không ra.Tôi kể chuyện xem tivi thấy bà con

ta thiếu đầu ra, sữa phải đổ đi, ông phá lên cười:

- Có đâu, mấy người pha phách tùm lum đem bán người ta kiểm

nghiệm phát hiện ra từ chối không nhập hàng đổ đi thôi. Giờ hợp đồng rồi, làm gì có chuyện đó.

Rời khỏi cái máy thái cỏ, ông chỉ vào đống thùng nồi inox sáng choang:

- Giờ vắt sữa bằng máy hết.- Ông có làm phomat không, tôi

sẵn sàng dậy miễn phí.- Không được không được!- Sao?- Hợp đồng rồi, phải bảo đảm đúng

số lượng, chất lượng sữa. Nằm trong chuỗi sản xuất cung ứng nông sản thực phẩm sạch, tay tôi nuôi bò mà đâu có được chạm vào sữa.

Lúc K’Brit lắp bốn cái máy hút sữa vào bốn đầu vú vừa mới được tiệt trùng có ống dẫn vào thùng inox tôi mới vỡ lẽ, chẳng những không được chạm tay mà đến nhìn cũng không được nữa. Và cái dự án làm phomat của tôi thất bại nốt.

Tôi nhắc lại chuyện làm ăn với nông trường bò sữa xưa kia, K’Brit cười tặc lưỡi:

- Nhà nước mà anh! - Chúng tôi đổi cách xưng hô.

- Nhưng nếu các anh không lấy xô nhựa thì đâu đến nỗi.

- Cả xi măng nữa chứ. Mang gô cơm đi ăn trưa, về đong đầy xi măng xây cái chuồng heo ở nhà.

- Thảo nào…- Chậc! Dân mà anh! - Lại cười.Hai lần thất bại chẳng lần nào

giống lần nào. Vẫn con người ấy, vẫn là K’Brit thôi, vô trách nhiệm làm hỏng việc nước. Giờ đây ông lại quá nghiêm khắc trong cái việc của mình, cấm tôi dính vào cái chuỗi sản phẩm sạch của ông.

Ai không muốn sống thật, ngay kẻ lưu manh trộm cướp cũng bắt con học hành, dậy con phải ngoan ngoãn thật thà. Nói đi cũng phải nói lại. Cùng hoàn cảnh có người xấu kẻ không, song cơ chế môi trường cũng góp phần vào đấy. “Con người là tổng hòa của quan hệ xã hội” mà.

Lại nói sức khỏe, một đợt gió mùa đông bắc tràn về, trẻ thì ho viêm phế quản, già kêu đau xương nhức khớp, nắng ấm lên thế là hết. Thuốc chữa bệnh cho từng người, khí hậu, thời tiết chữa cho cả cộng đồng. Làm thế nào để có sinh thái tốt không phải lưu manh vẫn có thể tồn tại và sống được bằng lương thiện, thật thà.

Vẫn người xưa ấy... TIẾP TRANG 5

... Đáng chú ý là hiện Công ty Alumin Tân Rai đang chạy hết công suất nhằm đảm bảo đạt sản lượng từ 56 - 57 ngàn tấn theo kế hoạch do mở rộng thị trường xuất khẩu sang Nhật, đồng thời giá bán cũng tăng lên 280 USD/tấn so với giá bình quân năm trước là 250 USD/tấn.

Song điều đáng lo ngại nhất là tình hình xuất khẩu khó đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Bởi, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tháng 10 đạt 38,5 triệu USD, tăng tới 49,75% nhưng lũy kế 10 tháng đầu năm mới chỉ đạt 356,3 triệu USD, tăng 0,56% so với cùng kỳ và khó đạt chỉ tiêu đề ra vì từ đầu năm đến nay bị ảnh hưởng bởi giá và thị trường xuất khẩu

Bên cạnh sản xuất công nghiệp, ngành nông nghiệp cũng có dấu hiệu chững lại. Vì muốn ngành nông nghiệp tăng trưởng đạt mức kỳ vọng cần phải đẩy mạnh việc đầu tư sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tăng năng suất và giá bán sản phẩm. Trong khi đó, đối tượng góp phần vào tăng trưởng ngành nông nghiệp là nông dân khó tiếp cận nguồn vốn nên không mở rộng đầu tư sản xuất. Theo dự báo, nếu như mức tăng

trưởng ngành nông nghiệp mà chỉ tiêu đặt ra từ 6 - 6,5% thì chỉ có khả năng chỉ đạt 4,1% trong năm nay.

Từ các mặt hoạt động của các khu vực kinh tế, ông Nguyễn Tấn Châu - Giám đốc Cục Thống kê tỉnh nhận định, với tình hình sản xuất, kinh doanh từ đầu năm đến nay, ước mức tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 đạt khoảng 7,08%. Nghĩa là thấp hơn gần 1 đến 2 điểm so với mức tăng trưởng mà tỉnh đặt ra là từ 8 - 9%. Nguyên nhân mức tăng trưởng kinh tế có khả năng không đạt mức kỳ vọng được xác định chủ yếu từ hai lĩnh vực: Tiến độ sản xuất nông nghiệp còn chậm so với kế hoạch; Sản xuất công nghiệp tuy tăng nhưng tốc độ tăng chậm so với cùng kỳ và tăng thấp nhất so với những năm gần đây.

Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Yên đánh giá: Tốc độ phát triển chung còn chậm, nếu không cố gắng sẽ không đạt được mức tăng trưởng mà tỉnh đề ra. Do đó, các ngành, địa phương cần xác định rõ nhiệm vụ trong tâm các tháng còn lại, tập trung giải quyết, cố gắng phấn đấu, thấp nhất cũng phải đạt số đầu của mức tăng trưởng 8 - 9% GRDP.

Không quyết tâm... TIẾP TRANG 3

VĂN CÔNG HÙNG

Tôi giờ là người nghiện cà phê, mỗi ngày phải một cữ sau khi ăn sáng, nếu lỡ vì lý do

gì đấy mà vắng cữ ấy là chân tay cứ bần thần, đầu óc cứ trống rỗng, chả làm được gì.

Thực ra thì phải sau năm 75 thì tôi mới biết thế nào là cà phê. Ly cà phê đầu đời tôi uống là ở bến xe An Hòa, Huế vào một đêm chờ xe. Kết quả suốt đêm ấy, trong cái giường một ở nhà trọ bến xe cực đông đúc nhộn nhạo hồi ấy, tôi đã trắng đêm...

Phải nói luôn, cà phê là sản phẩm của... Tây. Bên ấy họ uống khác, cà phê nguyên chất kia, nó nhẹ và thơm. Nhưng chả hiểu sao khi vào Việt Nam thì dân Việt hào phóng và tinh quái lại sáng tạo ra một kiểu cà phê của riêng mình, ấy là trộn thêm phụ gia. Cũng có thể hồi ấy cà phê còn hiếm (như thời bao cấp, tráng quả trứng đãi khách độn thêm thì bột mì), cũng có thể người Việt thích cái cảm giác phải đến tận cùng. Đen tận cùng, đắng tận cùng, đậm tận cùng, nồng tận cùng... thế là nghĩ cách làm cho cà phê phải thật đen, thật đắng, thật gắt, thật... cà phê theo gu của mình. Ngay từ khi rang người ta đã cho thêm mỡ gà, bơ, nước mắm... rồi trộn thêm bột bắp, hạt cau, đậu nành vân vân các loại để thành một thứ cà phê của người Việt hay uống, tạo thành gu cà phê Việt. Thậm chí khi đã pha xong cà phê rồi, người ta còn thả thêm vào đấy một giọt bơ, hoặc trứng, rồi đánh cho sủi bọt... thế mới đã, thế mới sành điệu.

Khi phong trào thực phẩm bẩn phát triển, cái gì cũng có thể giả, cũng có thể độn vào, để thịt lợn nái thành thịt bò tươi, giá (đỗ) làm một đêm nghều ngào dài, mực khô làm

Cà phê - từ bít tất đến tự mình...

từ... cao su, thì cà phê bình dân cũng nhập cuộc làm giả.

Tức là cà phê hóa chất ra đời. Tôi, thú thực, biết rất rành về các loại cà phê, nhưng rồi, thi thoảng, nếu không muốn nói là thường xuyên, vẫn xơi cà phê bẩn, tức cà phê vỉa hè. Bởi, té ra, uống cà phê nó không chỉ là cà phê, mà còn là cái không khí cà phê. Bởi thế, rất ít các gã đàn ông chịu uống cà phê vợ pha ở nhà, dù các bà vợ, những người cập nhật rất nhanh tình hình thực phẩm bẩn, đã rất chịu khó tìm mua cà phê nguyên chất, về tự rang xay, rồi mỗi sáng dậy lọ mọ pha hầu các ông chồng. Thi thoảng thấy trên “phây” ảnh các bà vợ chụp ngồi uống cà phê sáng với chồng ở nhà rồi bạn bè vào “còm” rối rít khen họ

hạnh phúc thì tôi lại... thương họ. Bởi nếu đến uống cà phê mà cũng còn ngồi với nhau thì giời ạ, bao nhiêu chuyện trên trời dưới biển bạn bè tích tụ được kia, rồi cả mình cũng tranh thủ kiếm được kia, kể cho ai. Rồi thì son phấn váy vủng, rồi thì xe mới giày thửa... khoe với ai.

Chính sự bao biện như thế đã khiến cà phê bẩn có đất sống. Đấy là loại cà phê nhân danh cái gu của người Việt, họ đã làm ra loại cà phê mà không có... cafein. Đấy là loại cà phê hóa chất, làm từ bột đậu nành và ngô xay mịn, rồi xịt các loại hóa chất tạo mùi, tạo màu, tạo độ sánh, tạo đắng, tạo bọt... 5 loại hóa chất ấy trong một ly cà phê ngày này qua ngày khác, không tiêu diệt lục phủ ngũ tạng con người mới lạ, không là

nơi nuôi dưỡng đốc thúc tế bào ung thư phát triển mới lạ, không khiến dân Việt kiệt cùng nòi giống mới lạ...

Theo các chuyên gia, chỉ chừng 35% cafein vào được cốc, còn lại nó nằm ở bã cà phê nếu pha kiểu cà phê phin thông dụng Việt Nam. Giờ phần đa các quán cà phê ở Pleiku pha trực tiếp, pha máy hoặc pha kiểu syphon, drip, biallenti... hạt cà phê bị ép đến tận cùng để ra hết chất cafein.

Mới nhất, tôi vào một quán cà phê mới mở ở Pleiku. Ban đầu chả ưng tẹo nào vì wifi thì yếu, người thì đông, thuốc lá mù mịt, lại chỉ có một loại đường duy nhất, không có đường kiêng, định bỏ về thì, cô chủ xuất hiện...

Cô giới thiệu công nghệ cà phê sạch, nguyên chất, mới (ở ta) và cũ (ở tây). Đó là khách tự ngồi tỉ mẩn xay cà phê, xong rồi tỉ mẩn tự pha bằng một bộ pha cà phê như đồ uống... thuốc phiện, tưởng là cách thủy nhưng lại là... trầm thủy. Bình nước được đun sôi bằng ngọn lửa gas gắn ngay trong máy pha, xong đổ cà phê vừa xay đang giãy đành đạch vào. Chờ nó sôi tắt lửa thì cái chỗ nước trộn cà phê ấy lại từ từ rơi xuống, cứ thế bị ép đến giọt cuối cùng. Chủ quán khuyên nên uống không đường để cảm nhận hết thế nào là cà phê...

Và quả là nó... phê thật. Không sánh nhé, không đen nhé, không gay gắt hương nhé. Nó dịu dịu một nỗi hương thoảng như bồ kết lá chanh nửa khuya trên tóc dài mới gội, nhưng lại dai dẳng như cuối xuân gặp hoa xoan, nó không vến lại đặc mà như màu... nước mắm nhĩ, nó ngọt hậu trong cổ và vấn vít trên môi, nó khiến mình lắc lư và bồng bềnh như đang... lên chốn Bồng Lai.

Cà phê syphon là dùng ngọn lửa gas gắn ngay trong máy làm nước sôi và bốc hơi lên syphon, trên ấy đã có bột cà phê xay rất mịn. Hơi

nước trong môi trường chân không đã giữ nguyên hương vị cà phê. Cà phê pha drip là nó sẽ không đặc lắm và vị hương cũng rất nhẹ. Muốn thế phải dùng máy xay thô chứ không mịn như syphon. Dùng một miếng giấy lọc cà phê, nước nóng được đổ lên cà phê, và nước cà phê theo trọng lực sẽ chảy xuống. Toàn bộ quá trình pha kiểu này hết chừng 6 phút. Đây là kiểu người Pháp ưa thích. Cà phê pha bình Bialleti thì xuất phát từ Italia. Phía dưới là một bình nhỏ chứa nước như cái nồi hơi, giữa là bộ lọc và là chỗ nén cà phê và trên cùng là chứa thành phẩm. Vặn chặt và đun. Nước sôi hơi nước sẽ bốc lên gặp bột cà phê ngưng tụ thành nước sôi, nước lại ngưng tụ và hòa tan cà phê và được đẩy lên đọng lại ở bình trên cùng, đây chính là thành phẩm...

Ở Pleiku, một trong những thủ phủ cà phê, thì trước khi có phong trào cà phê nguyên chất như hiện nay, nhiều quán cà phê có tiếng như Kim Liên, Thu Hà, Hoàng Lan... vẫn tự rang xay cà phê để pha bán cho khách, có điều, vì phục vụ và chiều gu, nên khi rang họ vẫn cho một ít phụ gia để tăng độ béo, độ thơm, độ đậm, như mỡ gà, bơ, thậm chí chút nước mắm nhĩ... Nhưng quyết không có hương liệu nhỏ giọt tạo bọt, tạo sánh, tạo đen như một số “hãng” cà phê không tên tuổi, rang xay trong bí mật rồi đi bỏ cho các quán cà phê vỉa hè, nơi đa số người Việt nghiện cà phê hay ngồi, kể cả người đang viết bài này, coi đấy là cái thú tao nhã, coi đấy là sành cà phê.

Và, thề luôn, viết xong bài này, tôi sẽ... bỏ cà phê vỉa hè, hay chính xác là cà phê không rõ nguồn gốc, chỉ uống cà phê nguyên chất, đắt hơn chút, không hợp gu chút (nhưng thực ra gu là tự mình mà, ai lại đẻ ra thứ gu quái đản tự hại mình là uống cà phê bẩn kia chứ?).

Quán cà phê cóc tác giả hay ngồi. Ảnh: V.C.Hùng

12 THỨ BẢY 5 - 11 - 2016 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Trên đồi cỏ hồng. Ảnh: Võ Trang

Thể thao

Góc ảnh đẹp

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng cần trang bị 50 máy tính để bàn và một số thiết bị văn phòng khác. Đề nghị các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tham gia chào hàng.

Thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 10/11/2016 tại Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng, số 61 Quang Trung, phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Thông báo mời thầu

... trên những con đường dã quỳ vàng rực rỡ, những con ngo đầy hoa trạng nguyên vào mùa đông hay những hàng rào nhỏ nhe hồng nhói lên vài đóa tường vi… nhưng sự rộn ràng đến với hoa rồi như cơn say chóng qua. Điều đó không khiến lòng trí tôi mảy may thỏa mãn. Cũng như kẻ ôm mang cả khu vườn về nhà, cũng vậy thôi, đâu có thể cao ngạo bảo rằng mình đã hiểu hết một làn hương thật thà hay lộng lẫy?

Tôi bước lên đồi sáng mù sương, chân giẫm lên thảm cỏ và lá thông ẩm ướt bởi sương đêm. Tôi quỳ xuống trước một đóa hoa mua dại nở tím, đep trong trẻo như cái nhìn nhung nhớ của người yêu trong lần hò hen đầu tiên, khi trái tim vừa biết rung động. Tôi gặp trong nhan sắc dung dị mộc mạc kia cái nhìn của một thành phố. Là tâm thức lặng lẽ, xuyến xao, là ẩn ngữ của thời gian và an tịnh. Là sự vô tư đến trong đất trời rồi đi. Nhan sắc ấy, không chờ đợi gì.

Không mong cầu gì. Kể cả một cái nhìn hay sự xuýt xoa. Vậy thì tôi, một du khách bước qua trong ngày sương tịch mịch, nào có nghĩa lý gì để hoa phải nở hay tàn.

Hoa nở hay tàn là vì hoa là hoa. Vậy thôi.

Tôi vẫn quỳ ở đó đợi nắng lên, những tia sáng chiếu xuyên qua tán thông cổ thụ, chiếu xuyên qua bụi lùm và chiếu xuyên qua tôi, xuyên qua những cánh hoa tím run rẩy, làm khô những giọt sương và một ngày nữa sẽ đã bắt đầu. Kẻ hành hương về thánh địa của hoa bỗng cúi xuống sát mặt đất và xin nằm lại ở đây, bên cội hoa dại để như hoa, được ngước mắt nhìn trời, cho mây bay tẩy sạch những toan tính và vọng động nhân sinh.

Để mặc buổi trưa qua, chiều qua, đêm xuống. Tôi nằm đây nghe mùa màng mất ngủ tìm một mùi hương hoang dại mà nàng Sầu Huê ẩn mật kia đã hiến trọn cho cánh rừng già.

Hành hương vê với hoa... TIẾP TRANG 7

VIẾT TRỌNG

Đưa võ đến vùng sâuHiện Lâm Đồng có 9 liên đoàn

và hội vo thuật gồm Liên đoàn Vo thuật cổ truyền, Liên đoàn Karatedo, Liên đoàn Taekwondo, Liên đoàn Vovianam, các Hội Judo, Aikido, Pencak Silak, Boxing và Kickboxing, gần đây có thêm bộ môn Muoay Thái nhưng chưa thành lập hội.

Nổi bật nhất hiện nay là Liên đoàn Vo cổ truyền Lâm Đồng với 50 vo đường trong tỉnh, trên 50 vo sư cùng khoảng 100 huấn luyện viên (HLV), (mỗi vo đường thường có 1 - 2 HLV phụ tá) đang hoạt động, khoảng 2.500 môn sinh tập luyện hằng ngày. Hiện các vo đường của Vo cổ truyền đã có mặt ở 12/12 huyện, thành trong tỉnh, kể cả ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Không chỉ có phong trào tốt, Vo cổ truyền còn có một đội tuyển cấp tỉnh thi đấu rất tốt tại các giải quốc gia hằng năm. Thực chất, môn vo này đang mang về rất nhiều huy chương từ các giải khu vực và trong nước về cho Lâm Đồng và đang nằm trong nhóm 5 đội dẫn đầu trong nước vài năm gần đây.

Điều đáng nói, từ Vo cổ truyền, rất nhiều môn vo khác cũng có cơ hội phát triển. Hay nói cách khác, các vo sinh của Vo cổ truyền cũng có thể thi đấu cho các bộ môn có chút ít liên quan gần với mình như Boxing, Kickboxing, Pencak Silat và cả Muay Thái. Trong thực tế, hầu

Để võ thuật đóng góp nhiều hơn cho thể thao Lâm Đồng Hầu hết các môn võ đang phát triển trong nước đến nay ít nhiều đã có mặt tại Lâm Đồng; võ thuật lâu nay góp phần không nhỏ đưa phong trào TDTT Lâm Đồng phát triển.

hết VĐV các môn này thi đấu trong đội tuyển tỉnh của các bộ môn này đều xuất thân từ Vo cổ truyền.

Hai liên đoàn khác cũng có hoạt động khá mạnh trong tỉnh hiện nay là Liên đoàn Karatedo và Liên đoàn Taekwondo. Cũng giống như Vo cổ truyền, 2 liên đoàn này có phong trào rất mạnh trong trường học, phát triển đến tận các huyện vùng sâu. Karatedo hiện có khoảng hơn nghìn môn sinh; Taekwondo nhiều hơn với khoảng 1.200 môn sinh tập luyện tại 26 CLB ở 11 huyện, thành trong tỉnh (trừ huyện Cát Tiên chưa có).

Theo Liên đoàn Taekwondo, trong gần 1 năm nay từ khi được

nâng từ hội lên liên đoàn, hoạt động bộ môn này đã ngày càng quy củ và bài bản hơn, Liên đoàn Taekwondo hằng năm thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn cho HLV bộ môn mình, tổ chức thi nâng đẳng cho môn sinh, phối hợp tỉnh tổ chức giải cấp tỉnh hằng năm. Đội tuyển Taekwondo trẻ của Lâm Đồng thi đấu rất tốt tại giải khu vực và quốc gia hàng năm những năm gần đây.

Trong khi đó, các môn còn lại như Judo, Aikido... phát triển không mạnh lắm, chủ yếu ở Đà Lạt. Với bộ môn Judo (Nhu đạo), do đặc thù cần có một nhà tập với thảm đấu nên môn này khó phát triển rộng đến các

huyện dù Lâm Đồng đang có một đội ngũ vo sư, HLV rất trình độ và nhiều kinh nghiệm. Những năm gần đây, Judo trẻ Lâm Đồng cũng giành nhiều huy chương từ các giải trẻ trong nước.

Đáng tiếc nhất là bộ môn Vovinam, Lâm Đồng đã từng có một đội tuyển Vovinam rất mạnh nằm trong tốp dẫn đầu cả nước. Nhưng suốt một thời gian dài Liên đoàn này hầu như hoạt động cầm chừng, đến nay dù cố khôi phục lại phong trào nhưng rất khó trở lại vị thế như trước.

Để võ thuật phát triển mạnh hơn Khó nhất hiện nay trong vo thuật

chính là việc nâng cao chất lượng phong trào và trình độ chuyên môn cho HLV lẫn VĐV trong các đội tuyển tỉnh.

Theo Vo sư Trương Văn Bảo - nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Vo thuật Lâm Đồng, hiện là Phó Tổng thư ký Liên đoàn Vo thuật cổ truyền Việt Nam, hầu hết các vo sư HLV hiện nay đều là người dạy vo theo kiểu “bán chuyên nghiệp”, có người là nông dân ngày ngày lo chuyện rẫy vườn mưu sinh, có người là công chức, viên chức bận rộn công việc cơ quan cả ngày, ít thời gian dành cho vo thuật, ít có điều kiện giao lưu, tập huấn nâng

cao trình độ để bắt kịp sự phát triển của vo thuật hiện đại.

Cùng đó, các liên đoàn, các hội chuyên môn do phải tự túc trong mọi hoạt động của mình nên cũng khó có điều kiện về tài chính cũng như cơ sở vật chất để nâng cao trình độ chuyên môn cho các VĐV bộ môn mình được chọn vào đội tuyển tỉnh thi đấu giải quốc gia. Để đạt huy chương từ các giải quốc gia hiện nay không hề dễ dàng chút nào khi rất nhiều tỉnh, thành trong nước đang đầu tư rất mạnh cho đội tuyển của họ.

Chính vì vậy, vai trò hỗ trợ của ngành Thể thao tỉnh, theo Vo sư Bảo là rất quan trọng. Bên cạnh tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho HLV, tổ chức các giải cấp tỉnh cho các bộ môn, ngành Thể thao tỉnh cũng cần giúp đỡ, tạo điều kiện cho các liên đoàn, hội vo thuật hoạt động, mở rộng và phát triển phong trào trong tỉnh. “Phong trào phát triển càng rộng, càng đông vo sinh thì giải cấp tỉnh càng nhiều VĐV thi đấu, tỉnh có điều kiện tuyển được VĐV giỏi vào đội tuyển tỉnh thi đấu giải quốc gia hằng năm. Bộ môn nào cũng cần các tuyến, có lực lượng kế thừa để phát triển bộ môn về lâu về dài” - ông nói.

Còn theo Vo sư Nguyễn Đăng Dũng, Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo Lâm Đồng, tỉnh bên cạnh việc tạo cơ chế để các liên đoàn phát triển, cần hỗ trợ giúp đỡ các liên đoàn, hội vo thuật phát triển trong học đường đặc biệt là các trường học vùng sâu, vùng xa.

Một lớp võ trong vùng sâu Đam Rông. Ảnh: V. Trọng