MỤC LỤC - Sapo

272
1 MỤC LỤC Lời mở đầu ................................................................................................................................. 2 1. Ý tưởng cho thuê đồ chơi....................................................................................................... 4 2. Ý tưởng công viên trẻ em..................................................................................................... 17 3. Ý tưởng vườn thú trẻ em ................................................................................................. 29 4. Ý tưởng nấu ăn di động ........................................................................................................ 36 5. Ý tưởng quảng cáo chi phí thấp ........................................................................................... 46 6. Ý tưởng thiết kế cảnh quan .................................................................................................. 52 7. Ý tưởng nghiên cứu – chuyển giao ...................................................................................... 57 8. Ý tưởng phòng xả stress ....................................................................................................... 63 9. Ý tưởng cơm nắm mang đi................................................................................................... 68 10. Ý tưởng đầu tư vào nhân tài............................................................................................... 76 11. Ý tưởng bán hàng giùm...................................................................................................... 81 12. Ý tưởng thể dục cho nữ ...................................................................................................... 86 13. Ý tưởng thực phẩm sơ chế ................................................................................................. 92 14. Ý tưởng mua bán đồ ...................................................................................................... 97 15. Ý tưởng chợ người làm .................................................................................................... 105 16. Ý tưởng quán nướng đặc sản ........................................................................................... 111 17. Ý tưởng cà phê đường phố ............................................................................................... 116 18. Ý tưởng đánh bóng xe ...................................................................................................... 130 19. Ý tưởng câu cua giải trí .................................................................................................... 136 20. Ý tưởng bán hoa trong chậu ............................................................................................. 141 21. Ý tưởng làm đẹp món ăn .................................................................................................. 146 22. Ý tưởng đồ ăn tự phục vụ ................................................................................................ 153 23. Ý tưởng bán hàng cặp đôi ................................................................................................ 159 24. Ý tưởng bánh nghệ thuật .................................................................................................. 168 25. Ý tưởng ẩm thực cho bé ................................................................................................... 172

Transcript of MỤC LỤC - Sapo

1

MỤC LỤC

Lời mở đầu ................................................................................................................................. 2

1. Ý tưởng cho thuê đồ chơi ....................................................................................................... 4

2. Ý tưởng công viên trẻ em ..................................................................................................... 17

3. Ý tưởng vườn thú trẻ em ................................................................................................. 29

4. Ý tưởng nấu ăn di động ........................................................................................................ 36

5. Ý tưởng quảng cáo chi phí thấp ........................................................................................... 46

6. Ý tưởng thiết kế cảnh quan .................................................................................................. 52

7. Ý tưởng nghiên cứu – chuyển giao ...................................................................................... 57

8. Ý tưởng phòng xả stress ....................................................................................................... 63

9. Ý tưởng cơm nắm mang đi ................................................................................................... 68

10. Ý tưởng đầu tư vào nhân tài............................................................................................... 76

11. Ý tưởng bán hàng giùm...................................................................................................... 81

12. Ý tưởng thể dục cho nữ ...................................................................................................... 86

13. Ý tưởng thực phẩm sơ chế ................................................................................................. 92

14. Ý tưởng mua bán đồ cũ ...................................................................................................... 97

15. Ý tưởng chợ người làm .................................................................................................... 105

16. Ý tưởng quán nướng đặc sản ........................................................................................... 111

17. Ý tưởng cà phê đường phố ............................................................................................... 116

18. Ý tưởng đánh bóng xe ...................................................................................................... 130

19. Ý tưởng câu cua giải trí .................................................................................................... 136

20. Ý tưởng bán hoa trong chậu ............................................................................................. 141

21. Ý tưởng làm đẹp món ăn .................................................................................................. 146

22. Ý tưởng đồ ăn tự phục vụ ................................................................................................ 153

23. Ý tưởng bán hàng cặp đôi ................................................................................................ 159

24. Ý tưởng bánh nghệ thuật .................................................................................................. 168

25. Ý tưởng ẩm thực cho bé ................................................................................................... 172

2

LỜI MỞ ĐẦU

Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vật chất, tinh thần … của con người ngày

càng tăng cao. Để có thể đáp ứng được các nhu cầu này của mình con người phải học tập,

lao động … để tạo ra các nhu cầu đó hay nói một cách ngắn gọn là kiếm ra tiền. Nhà nhà,

người người lao vào làm giàu thế nhưng quả thật con đường làm giàu đâu phải dễ dàng. Số

đông người thất bại hoặc kiếm sống qua ngày, chỉ vài người bước lên đỉnh vinh quang. Hầu

hết những người thất bại, kiếm sống qua ngày đành cam chịu chấp nhận cuộc sống nghèo

nàn, bất hạnh, rất ít người trong số họ có đủ nghị lực để tiếp tục đứng lên. Mà cho dù họ có

đứng lên hàng trăm, hàng ngàn lần cũng vậy, bởi làm giàu đâu chỉ cần có cái chí không thôi.

Mỗi lần ra đường thật hoa mắt khi nhận ra nhu cầu của con người thay đổi đến chóng

mặt. Và điều này sẽ tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh hơn, nhiều hình thức phong phú hơn …

Đứng trước thực trạng này nhiều bạn đã tự hỏi: “Mình nên kinh doanh lĩnh vực nào để trở

nên giàu có?”.

Muốn sáng tác một áng thơ hay trước tiên nhà thơ phải có chủ đề ý nghĩa. Muốn khởi

nghiệp thành công các bạn phải trả lời được câu hỏi trên một cách đầy đủ. Bỏ ra một ngày

lướt hàng trăm trang web thấy ý tưởng kinh doanh nhiều hằng hà sa số. Thế nhưng hầu hết

các ý tưởng kinh doanh ấy lại mắc vào các khuyết điểm như không mô tả rõ ràng, sao chép,

vớ vẩn … Chính điều này đã làm cho các bạn khởi nghiệp trở nên lúng túng tự hỏi: “Ý

tưởng đó khi mình áp dụng vào thực tế sẽ ra sao?”.

Để làm nên thành công của một con người trong cuộc sống nói chung và trong lĩnh

vực làm giàu nói riêng cần rất nhiều yếu tố. Trong đó hai yếu tố quan trọng nhất chính là

hiểu hoàn cảnh chủ quan (bản thân mình) và hoàn cảnh khách quan (bối cảnh xã hội đương

thời …). Như ông bà ta đã nói: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Đa số những bạn khởi nghiệp

đều có khả năng hiểu bản thân mình, thế nhưng chỉ một số ít có năng lực (hiểu biết, kinh

nghiệm) hiểu hoàn cảnh khách quan. Khi không hiểu hoàn cảnh khách quan mà lại chọn đại

một con đường (ý tưởng) để theo đuổi thì xác suất thành công sẽ rất thấp.

Thiết nghĩ rằng nếu các ý tưởng làm giàu được trình bày, phân tích, giải thích … một

cách rõ ràng có thể giúp các bạn sau khi đọc nó nhận ra ý tưởng làm giàu đó có phù hợp với

bản thân mình hay không, tác giả đã cho ra đời cuốn “Ý tưởng làm giàu”.

“Ý tưởng làm giàu” được biên soạn dựa trên tri thức, kinh nghiệm … sâu sắc, phong

phú của tập thể các cá nhân đã và đang thành đạt trên con đường làm giàu. Chính vì lí do đó

mọi ý tưởng trình bày trong đây đều đạt các tiêu chí sau:

- Mang tính mới, không ăn cắp, sao chép từ bất cứ ai.

- Có tính khả thi cao, lĩnh vực kinh doanh bao quát: Vì khi đưa ra ý tưởng tác giả

đứng ở góc độ người kinh doanh, do đó chỉ đưa ra các ý tưởng mang tính khả thi, giúp cho

người thực hiện giàu có (chứ không đơn thuần là kiếm sống). Độ “giàu có” của ý tưởng thể

hiện ý tưởng không “gói gọn” trong một phạm vi kinh doanh nào đó mà có thể “mở rộng”

không ngừng.

- Kinh doanh chân chính mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và cộng đồng: Mặc dù có

rất nhiều ý tưởng kinh doanh nhưng tác giả chỉ chọn lọc những ý tưởng kinh doanh chân

chính đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân và cộng đồng, bởi theo quan điểm của tác giả: Giàu

3

ở đây là giàu ở nhiều lĩnh vực (trí tuệ, sức khỏe …), không chỉ mình giàu mà còn làm cho

nhiều người khác giàu nữa. Thông qua những cống hiến của mình tác giả muốn đưa ra hàng

loạt những mô hình kinh tế khả thi để những người có hoàn cảnh tàn tật, bất hạnh, khốn

cùng … có thể tìm thấy “ánh sáng” mà vươn lên thay đổi số phận. Như vậy Việt Nam ta, dân

tộc ta mới trở nên hùng mạnh, giàu có để không còn bị lân bang ức hiếp. Điều đó thật có ý

nghĩa biết bao!

Trong từng ý tưởng tác giả sẽ trả lời phác thảo cho bạn những câu hỏi như:

- Ý tưởng làm giàu đó là gì?

- Nó có phù hợp với xu hướng xã hội đương thời hay không (khi nhìn nhận ở nhiều

góc độ)?

- Điều kiện cần và đủ để có thể thành công?

- Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình tiến hành?

Ở những sàn mua bán ý tưởng hiện nay, các tác giả ý tưởng thường không dám trình

bày rõ ràng ý tưởng của mình bởi họ sợ người khác đánh cắp mất ý tưởng. Riêng đối với tác

giả, tác giả nghĩ rằng việc tìm ra ý tưởng chỉ là khởi đầu cho sự nghiệp kinh doanh, để cho

sự nghiệp ấy đi đến thành công cần rất nhiều yếu tố như: Phương pháp, năng lực, phẩm chất

của người thực hiện … Do đó tác giả đã không giấu giếm các ý tưởng này mặc dù có ý

tưởng rất đáng giá.

Mỗi người sinh ra có một cái tài và cái tài đó cũng chỉ hạn chế trong một phạm vi

nhất định. Bên cạnh đó, thời gian dành cho mỗi người không phải là vô tận. Khi chúng ta

dành thời gian cho điều này chúng ta sẽ không có thời gian dành cho điều khác. Mỗi người

chỉ được chọn một hoặc một vài việc để làm tốt khi còn sống trên đời. Có thể ý tưởng đó do

tác giả nghĩ ra nhưng chỉ có bạn mới có thể thực hiện thành công nó. Điều đó không có gì là

lạ. Hãy nghiền ngẫm thật kĩ trước khi chọn cho mình một con đường để theo đuổi bởi chính

bạn là người tạo ra tương lai cho cuộc đời mình. Tác giả chỉ góp chút công sức giúp bạn có

thể nhìn toàn cảnh, thấu đáo hơn “bộ phim” mà bạn sẽ tham gia đóng mà thôi.

Phương châm của là không dạy làm giàu theo kiểu nói dóc và quan niệm “bất cứ ai

cũng có thể làm giàu được”. Chính vì vậy, sau khi tâm đắc với bất cứ ý tưởng nào các bạn

có thể liên hệ với để được hướng dẫn thực hiện.

4

Ý TƯỞNG CHO THUÊ ĐỒ CHƠI

1. Ý tưởng.

Có một lần vào thăm một trường mẫu giáo thấy các bé đang chơi các đồ chơi cũ tôi

liền hỏi cô giáo: “Tại sao quanh năm suốt tháng trẻ cứ phải chơi những đồ chơi cũ như thế?”.

Cô giáo bèn trả lời: “Tại vì nhà trường không có kinh phí!”.

Trò chơi ở trẻ em không phải là một hoạt động theo bản năng, cũng không phải vì

thừa năng lượng nên mới chơi mà vì do mâu thuẫn giữa nguyện vọng của trẻ em muốn được

trực tiếp tham gia vào cuộc sống của người lớn với khả năng của chúng chưa được chuẩn bị

đầy đủ nên đã nảy sinh trò chơi.

Vậy trò chơi là một hình thức đặc thù độc đáo của trẻ em để thực hiện tác động tương hổ giữa chủ thể với môi trường chung quanh (trẻ em nhận thức thế giới thông qua trò chơi).

Trong trò chơi trẻ mô phỏng lại cuộc sống của người lớn mà chủ yếu là chúng tái tạo

các hành động, các quan hệ qua lại của họ một cách độc đáo bằng hành động và hình tượng,

đồng thời khi tái tạo các quan hệ của người lớn, trẻ bộc lộ được thái độ, cảm xúc của mình.

Khi chơi, trẻ sống một cuộc sống thực đầu tiên chính trong hoạt động chơi chứ không phải

hoạt động nào khác, trẻ thực sự là một chủ thể tích cực hoạt động, giao tiếp và chủ động vận

dụng các ấn tượng, các kinh nghiệm đã có để củng cố, khái quát thành kiến thức, để hình

thành nhân cách. Chính vì vậy trò chơi là thực tiễn tự lực của trẻ em, là một hoạt động phản

ánh tự lực và sáng tạo của trẻ cần được người lớn tổ chức hướng dẫn.

Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí

đa dạng của con người. Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất

đối với việc hình thành nhân cách, trí lực của trẻ em. Trò chơi là một hình thức dưỡng sinh

của người lớn tuổi, giúp họ hăng hái, thư giãn, vui vẻ, trẻ trung ...

Nhiều người trong chúng ta còn chưa đánh giá đúng mức sự ích lợi của trò chơi trong

việc giáo dục thanh thiếu niên. Đôi khi họ còn cho rằng đó là một thứ công việc vô bổ, mất

thời giờ ... Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm.

Với người lớn, trò chơi là giải trí, thư giãn, giúp cho đầu óc bớt căng thẳng sau những

giờ làm việc mệt nhọc. Với trẻ em, ngoài sự giải trí, trò chơi còn là một nhu cầu cần thiết

cho sự phát triển Trí, Đức, Thể và Nhân Cách con người. Đối với các phong trào thanh thiếu

niên, trò chơi là một lợi khí chính yếu trong những phương pháp giáo dục, giúp trẻ em rèn

luyện và phát triển toàn mĩ các giác quan chính, làm cho trẻ khéo léo hơn, trí tưởng tượng

phong phú hơn. Trò chơi còn giúp trẻ biết quan sát và phản ứng nhanh, biết tôn trọng kỉ luật,

biết tự chủ, từ đó nảy nở tình đồng đội, đoàn kết thương yêu nhau. Trò chơi được xem như

một hình thức tổ chức cuộc sống cho trẻ, nó được xem như một phương tiện giáo dục trẻ có

hiệu lực nhất, vì qua đó nó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, nó còn là phương

cách nhận thức thế giới của trẻ em.

Trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một môn huấn luyện quan trọng.

Nước Bỉ đứng hàng đầu về tiến bộ sư phạm, thấy rõ sự quan trọng và ích lợi của trò chơi

trong công tác giáo dục, nên đã đưa bộ môn trò chơi vào trong chương trình giáo dục quốc

gia. Nhà tâm lí học Kunkel người Anh nói: “Trò chơi là một phương tiện để tái tạo lại tâm lí

ổn định cho một số em khó tính, dở người, vô trật tự ... vì trong lúc chơi, trẻ em không thu

mình lại, chúng sẽ vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn ... Khi bị khép vào luật chơi, các em

5

sẽ dần dần có trật tự, kỉ luật và sinh động hơn ....”.

Tóm lại, trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân được rèn

luyện, giúp cho tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái, thông cảm ...

Trong một buổi sinh hoạt của thanh thiếu niên mà thiếu những trò chơi thì thật là

buồn tẻ, gây nhàm chán cho các em với tổ chức.

Trong khi chơi, trẻ nắm được các tiêu chuẩn đạo đức, các qui tắc hành vi một cách

thực tiễn. Nhờ những mối quan hệ đa dạng trong trò chơi mà đứa trẻ tham gia đã hình thành

được các phẩm chất đạo đức qúi giá như: Lòng nhân ái, vị tha biết giúp đỡ lẫn nhau, tính kỉ

luật, tổ chức, ý thức tập thể sáng tạo.

Trò chơi là một hình thức của hoạt động nhận thức. Nó giúp trẻ phát triển các giác

quan, phát triển ngôn ngữ, tư duy hành động trực quan, tư duy trực quan hình tượng, phát

triển óc tưởng tượng của trẻ em. Qua trò chơi, nhu cầu nhận thức của trẻ em sẽ được phát

triển. Trẻ muốn biết nhiều hơn để tái tạo cuộc sống của người lớn, nói đúng hơn để làm trò

chơi giống thật.

Tạo cho trẻ trạng thái vui vẻ, lanh lợi, hoạt bát, tác động tốt đến sự tuần hoàn, trao đổi

chất, giúp cơ thể phát triển nhanh, khỏe.

Mục đích căn bản của trò chơi đó là: Phải dần dần biến trò chơi thành thói quen lao

động. Trong khi chơi, trẻ làm quen dần với các loại hình lao động của người lớn, giúp trẻ

vừa mở rộng hiểu biết vừa rèn luyện được một số kĩ năng lao động tự phục vụ, biết qúi trọng

lao động.

Thông qua trò chơi, trẻ phản ánh được mối quan hệ xã hội của người lớn và cũng qua

đó, trẻ cảm thụ được cái đẹp.

Trò chơi là sự chuẩn bị thói quen lao động và nó dần dần phải được thay thế bằng lao

động. Với mục đích này, người lớn phải làm sao cho trò chơi không trở thành nguyện vọng

duy nhất của trẻ, không làm nó lãng quên hoàn toàn các mục đích xã hội và cần phải làm sao

để trò chơi có tác dụng giáo dục những thói quen tâm lí và thể lực cần thiết cho công việc.

Ở lứa tuổi còn nhỏ, mục đích của các trò chơi mang tính chất bắt chước thuần túy và

có thể gọi đó là những mục đích mang tính chất ước lệ. Càng lớn, mục đích trò chơi càng

được tính toán cẩn thận và có động cơ rõ ràng. Để có thể đạt được mục đích trò chơi chúng

ta cần có những hình thức sinh động vui tươi, lôi cuốn dần đứa trẻ vào lĩnh vực lao động.

Đây là một quá trình diễn ra chậm chạp song liên tục. Sự chuyển từ trò chơi sang việc tổ

chức cuộc sống và lao động diễn ra như sau:

- Các mục đích có yếu tố lí trí nhiều hơn.

- Các phương pháp tiến hành thực tế hơn.

- Các kĩ năng tổ chức hình thành khi chơi có thể được chuyển thành kĩ năng tổ chức

lao động cuộc sống.

- Bước chuyển tiếp từ trò chơi sang công việc thường quá đột ngột, không đem lại

hiệu quả giáo dục. Một hình thức chuyển tiếp nhẹ nhàng, hợp lí sẽ giúp cho trẻ phấn chấn

hơn trong khi thực hiện một công việc thực thụ nào đó. Ví dụ: Thay vì cho đi nhặt rác xung

quanh trường, chúng ta có thể tổ chức trò chơi lấy tên là: "Tìm và diệt", có thể sẽ làm thú vị

hơn công việc và đạt hiểu quả giáo dục cao hơn.

Trò chơi của trẻ em thường trải qua ba giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi một phương

pháp điều khiển khác nhau, thích ứng với sự phát triển của trẻ.

Giai đoạn thứ nhất (chưa đến trường): Từ hai tuổi đến bốn - năm tuổi. Đây là giai

6

đoạn chơi trong phòng, là thời kì đồ chơi. Đặc điểm của giai đoạn này là trẻ thích chơi một

mình, ít khi cho bạn khác cùng chơi. Đây là giai đoạn khả năng cá nhân của trẻ được phát

triển, đừng ngại chơi một mình khi lớn lên đứa trẻ sẽ trở thành ích kỉ mà hãy tạo điều kiện để

cho trẻ được chơi một mình. Song cần nhớ đừng để giai đoạn này kéo dài mà kịp thời

chuyển sang giai đoạn hai.

Trong giai đoạn này, đồ chơi là trung tâm của trò chơi: Đồ chơi thường có 3 loại:

- Đồ chơi thành phẩm: Búp bê, xe ...

- Đồ chơi bán thành phẩm: Đòi hỏi trẻ phải hoàn thành các phần còn lại, ví dụ: Tranh

cắt rời, các hình khối xếp hình ...

- Đồ chơi vật liệu: Đất sét, gỗ ...

Mục đích cần đạt được của trò chơi ở giai đoạn một đó là:

- Để cho trẻ tự chơi.

- Không bỏ dở trò chơi, cần làm đến nơi đến chốn.

- Hiểu được giá trị nhất định của mỗi thứ đồ chơi, biết giữ gìn và thu dọn gọn gàng

sau khi chơi.

Giai đoạn thứ hai (đến trường): Từ 6 tuổi đến 11-12 tuổi. Cần giúp trẻ chuyển tiếp

một cách thuận lợi từ hình thức chơi một mình sang hình thức chơi nhóm cùng với bạn bè. Ở

giai đoạn này, trẻ thích những trò chơi hiếu động, thích những trò chơi ở ngoài trời. Điều

khiển trò chơi ở giai đoạn này khó khăn hơn vì chúng không còn chơi trong phòng trước mặt

bố mẹ chúng, mà ở ngoài sân, nơi công cộng, ở trường học, phạm vi vui chơi được mở rộng

(có nhiều bạn bè), ở đây trò chơi được tổ chức tốt hơn vì có sự giúp đỡ của thầy cô giáo

(những nhà sư phạm lành nghề). Đứa trẻ hoạt động như một thành viên của xã hội, nhưng đó

là xã hội của trẻ nhỏ chưa có kỉ luật nghiêm minh cũng như sự kiểm tra của xã hội. Trong

trường hợp này, nhà trường đóng vai trò quan trọng, mang lại cho trẻ cả hai thứ còn thiếu đó,

nhà trường chính là hình thức chuyển tiếp sang giai đoạn thứ ba của trò chơi.

Ghi chú: Trong những gia đình ở thành phố, có điều kiện cho con cái đến trường mẫu

giáo vào độ tuổi ba, bốn trở lên thì giai đoạn thứ hai này sẽ đến với những đứa trẻ đó sớm

hơn.

Giai đoạn thứ ba: Đứa trẻ đã hành động như một thành viên của tập thể, một tập thể

không chỉ vui chơi mà còn làm việc, học tập. Do vậy trò chơi ở lứa tuổi này có những hình

thức tập thể nghiêm ngặt hơn, nó gắn liền với những khái niệm lợi ích tập thể, kỉ luật tập thể.

Ở giai đoạn thứ ba, việc điều khiển trò chơi đã không còn nằm trong tầm tay bố mẹ

nữa mà chuyển sang cho tổ chức nhà trường hoặc các đoàn thể. Mặc dù vậy, bố mẹ vẫn có

khả năng tác động tốt với tính tình của đứa trẻ bằng cách giúp nó không chỉ xem trò chơi là

nguyện vọng duy nhất, giúp nó biết tự hào về thành tích đạt được của chính bản thân nó và

của tập thể, giúp nó rèn luyện đức tính "Thắng không kiêu, bại không nản".

Trong ba giai đoạn phát triển trò chơi ở trẻ em, bố mẹ nói riêng, người lớn nói chung

và nhất là các nhà sư phạm cần có những phương pháp điều khiển khác nhau của trò chơi.

Song cần phải luôn nhớ tạo điều kiện cho đứa trẻ có khả năng tự lập, phát triển đúng tài năng

của nó và sẵn sàng giúp đỡ trẻ khi cần.

Như đã đề cập ở trên, bất kì trò chơi nào cũng mang một ích lợi trong việc giáo dục

và rèn luyện nhất định:

- Luyện tính tình: Các em trở nên vui vẻ, sôi động. Rèn luyện tính đồng đội, biết đoàn

kết gắn bó với nhau để giành chiến thắng, phát triển năng khiếu tốt, sự can đảm, gan dạ, lòng

7

vị tha ...

- Luyện ý chí và ý thức: Hăng say đua tranh để giành chiến thắng. Tự chủ, không rụt

rè, sợ hãi, không bị lôi cuốn bởi nhiệt tình bồng bột. Chấp hành kỉ luật của trò chơi. Kiên

nhẫn trong khi chơi. Biết sáng tạo, linh động.

- Luyện giác quan: Với những trò chơi phản ứng nhanh, ghi nhớ, nhanh mắt, thính tai,

lẹ tay, quan sát, tập trung tư tưởng ... (trò chơi kim, thò thụt, cái tát bất ngờ, bịt mắt bắt

dê ...).

- Tăng cường sức khỏe: Trò chơi thường được tổ chức ngoài thiên nhiên thoáng đãng,

không khí trong lành. Có nhiều trò chơi cần đến sự vận động cơ bắp như: Chạy nhảy, kéo

đẩy, mang vác ...

- Trò chơi cũng có thể chữa trị cho những em bị trầm uất, bị căng thẳng hay suy

nhược thần kinh ...

- Trò chơi giáo dục các em biết ý thức công dân, những em biết tự giác tôn trọng luật

chơi, khi lớn lên, cũng sẽ tự giác chấp hành đúng pháp luật của quốc gia, luật lệ của hàng

xóm ... nếu các em không tự giác thì chúng ta phải uốn nắn dần dần.

Việc phân loại trò chơi hiện nay vẫn chưa thống nhất, tuy nhiên dựa vào đặc điểm của

trò chơi, ta có thể phân loại trò chơi như sau:

A. Phân loại theo tính chất: + Năng động:

- Trò chơi động: Là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến cơ bắp của

người chơi như chạy nhảy, nhào lộn, kéo đẩy, gồng gánh, vượt chướng ngại ...

- Trò chơi tĩnh: Là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan, người chơi ít di

chuyển cũng như ít vận động cơ bắp, những trò chơi tĩnh như bắn tên, ghi nhớ lâu ...

+ Không gian:

- Trò chơi ngoài trời: Hầu như tất cả những trò chơi đều có thể chơi được ngoài trời,

nhưng chúng ta phải lưu ý là sân chơi phải phù hợp với trò chơi. Thí dụ: Sân đất cứng, sân

gạch hay xi măng ... thì không nên chơi những trò chơi mạnh bạo, có thể té ngã gây thương

tích. Sân có nhiều cây cối, chướng ngại ... thì không nên chơi rượt đuổi hay bịt mắt ...

- Trò chơi trong nhà: Thường áp dụng trong giờ giải lao của một buổi hội họp, học

tập ... hoặc vì mưa gió không thể chơi ngoài trời được. Trò chơi trong nhà thường là trò chơi

tĩnh, ít di chuyển ...

+ Mức độ:

- Trò chơi nhỏ: Là những trò chơi được tổ chức trong nhà hay trên sân bãi nhỏ, ứng

dụng trong những sinh hoạt, học tập, họp mặt, tiệc vui ... và thời gian chơi cũng rất ngắn, chỉ

khoảng 5 – 10 phút.

- Trò chơi lớn: Là những trò chơi được dàn dựng công phu dựa theo một câu chuyện,

một truyền thuyết, một lịch sử ... Cũng có khi dùng trò chơi lớn như một cách ôn tập các

môn đã học. Trò chơi lớn được dàn dựng ở những địa thế rộng lớn như núi rừng đồng ruộng,

sông biển ... Được tổ chức từ vài giờ đến vài ngày, cá biệt có những trò chơi dài đến hàng

tháng.

B. Phân loại theo mục đích:

+ Rèn luyện thân thể: Như nhảy cừu, ném bóng, người què cõng người mù chạy loạn

+ Rèn luyện giác quan: Họa sĩ mù (người mù cõng người què, vừa luyện thân thể, vừa

8

luyện giác quan). Tìm đồng hồ (cất dấu đồng hồ, nghe tiếng kêu của đồng hồ mà tìm), chim

bay, cò bay, tìm nhạc trưởng …

+ Rèn luyện trí nhớ: Trò chơi kim, hóa trang, ngắm hoa trong vườn (tạo một vườn

hoa bằng vòng tròn vạch trên mặt đất, bỏ vào nhiều loại hoa trong đó, sau 3 phút, di chuyển

đi nơi khác, mỗi em liệt kê lại trên giấy, em nào liệt kê lại đầy đủ thì thắng cuộc).

+ Rèn luyện phản ứng: Giật cờ, đổi lồng ...

+ Rèn luyện tinh thần đồng đội: Trò chơi lớn, kéo co, chạy tiếp sức (cũng là trò chơi

rèn luyện thân thể).

Trong tất cả sự phân loại này, thật ra trò chơi đều có sự đan chéo, hòa nhập lẫn vào

nhau thành một khối thống nhất đó là thế giới độc đáo của trẻ em.

Thử xét xem một trò chơi nhỏ với tên gọi: Trò chơi Cướp Cờ. Qua nội dung và luật

của trò chơi này đã thấy rõ cả một tập thể, người thì ở trong tư thế tĩnh, các giác quan căng

thẳng quan sát đối phương, người thì ở trong tư thế động, đang tìm cách cướp lấy cờ, người

thì lo tổ chức bảo vệ vòng trong, vòng ngoài thật khéo sao cho cờ không bị mất ... các yếu tố

động, tĩnh xen lẫn vào nhau khó có thể tách rời để xếp nó thành trò chơi động, tĩnh, thiết kế,

trí tuệ ...

Tuy nhiên, trong môi trường sinh hoạt hiện nay của chúng ta ở mức độ thanh thiếu

niên, thì thường chia khái niệm trò chơi thành Trò Chơi Lớn và Trò Chơi Nhỏ là phổ biến

nhất, trong phần Trò Chơi Nhỏ thì lại chia ra là Trò Chơi Vòng Tròn (mọi người đứng vây

quanh thành một vòng tròn để chơi) đối với Trò Chơi Vận Động, Tập Thể (chia thành các

phe để thi tài với nhau).

Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội đủ 3 yếu tố sau: - Xây dựng bầu không khí.

- Rèn luyện được kĩ năng.

- Mang tính chất giáo dục.

Thiếu một trong ba yếu tố trên, trò chơi sẽ trở thành phản tác dụng, có tai hại nhất

thời hoặc sâu xa.

Xây dựng bầu không khí: Trò chơi phải góp phần xây dựng một bầu không khí vui

tươi, sống động, lôi kéo mọi người cùng tham gia, xóa bỏ xa lạ ngại ngùng, khép kín, thụ

động, giải tỏa mọi căng thẳng, đem lại niềm vui và nụ cười (cần hỗ trợ một vài bài hát sinh

hoạt ngắn, vui, vài tràng pháo tay hay múa tập thể đơn giản).

Nhưng dẫu có vui thế nào, dẫu có cười đến chảy nước mắt đi nữa mà thiếu 2 yếu tố

sau, thì niềm vui sẽ hời hợt chóng qua hay sượng sùng trơ trẽn.

Rèn luyện được kĩ năng: Làm sao để cho các bài tập thể dục biến thành trò chơi phản

xạ nhanh, tháo vát ... (con cò con bò con sò, thụt thò, dài ngắn cao thấp ...). Các bài khóa

huấn luyện kĩ năng khô khan, biến thành trò chơi ứng dụng thực hành hiệu quả và hấp dẫn

(đua xe tam mã, tìm vàng ...). Các bài toán rối trí biến thành trò chơi động não, suy luận,

phân tích lí thú (em học toán) ... Như vậy qua nhiều lần chơi với các trò chơi khác nhau, các

em đã nghiễm nhiên được rèn luyện từng chút một mà không hay biết. Không cần những bài

khóa dài dòng tốn công sức và thời gian.

Mang tính giáo dục: Yêu cầu này chúng ta không nhận thấy bộc lộ một cách rõ rệt

nhưng lại hết sức quan trọng. Nó góp phần vun đắp tính nhân bản một cách âm thầm, tiệm

tiến nhưng hiệu quả có thể nói là thấm thía sâu xa hơn so với các bài công dân, đạo đức,

trong các trường lớp. Nó giúp các em nhận thức được tinh thần đồng đội và kỉ luật tập thể,

9

tính trung thực trong khi thi đấu, mối tương quan ứng xử tốt đẹp trong xã hội, vâng phục

người lớn, tôn trọng người khác ...

Con người, nhất là trẻ em, ai mà chẳng có nhu cầu vui chơi, giải trí, nếu như nhà

trường, gia đình không biết tổ chức các trò chơi bổ ích, không có nhiều đồ chơi sẽ làm cho

trẻ “chậm lớn” (cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng), thậm chí sinh bệnh.

Hiện nay trên thị trường đang bày bán rất nhiều đồ chơi độc hại, bạo lực, nguy hiểm,

mất vệ sinh … ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển trí tuệ, tình cảm, nhân

cách của trẻ …

Một thực trạng nữa là đồ chơi dành cho trẻ tốn quá nhiều tiền. Đối với những gia đình

khá giả thì không nói làm gì, đối với những gia đình trung lưu trở xuống thì đây là vấn đề

cần phải cắt giảm. Khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng ai ai cũng thắt lưng buộc bụng thế

giới tuổi thơ của các em cũng bị thu hẹp theo. Chúng ta luôn hô hào “trẻ em là tương lai của

đất nước” nhưng thực tế nhiều trẻ em vẫn chưa được gia đình, xã hội quan tâm đúng mức.

Bằng cách nào đó chúng ta có thể chăm sóc, giáo dục … trẻ em nhiều hơn không?

Bằng cách nào đó thu hẹp khoảng cách giữa trẻ em nghèo và trẻ em giàu để xã hội

ngày càng phát triển hơn không?

Tại sao các vật dụng khác cho thuê được mà đồ chơi lại không thể cho thuê?

Và thế là ý tưởng “Cho thuê đồ chơi trẻ em” đã ra đời.

Khi ý tưởng này hiện thực trẻ em sẽ có rất nhiều trang web, nơi để đến chơi tại chỗ

hay thuê đồ chơi mang đi bất cứ đâu để chơi. Phụ huynh có con không phải bận tâm quá

nhiều vào việc chi tiền cho con chơi, bảo quản, sửa chữa đồ chơi như thế nào mà còn vui

mừng vì con mình luôn có rất nhiều đồ chơi mới để phát triển sức khỏe, trí tuệ, kĩ năng …

“Cho thuê đồ chơi trẻ em” sẽ mua mới hoặc thu mua lại đồ chơi cũ, sửa chữa, tu bổ,

làm vệ sinh … rồi cho các em (thậm chí cả người lớn nếu thấy cần thiết) thuê để chơi (có

hướng dẫn cách chơi).

Khi đến với “Cho thuê đồ chơi trẻ em” các em nhỏ như đến với một thế giới tuổi thơ

với biết bao nhiêu là trò chơi bổ ích, thú vị … Sẽ có rất nhiều cửa hàng như vậy kết nối với

nhau thành một chuỗi để phục vụ tất cả những trẻ em Việt Nam thân yêu.

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Việt Nam đang có cơ cấu dân số vàng

Đó là kết quả điều tra toàn bộ của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 được

Tổng cục Thống kê công bố sáng 21.7. Theo số liệu điều tra, từ năm 1999 - 2009, dân số

Việt Nam tăng thêm 9,523 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 952.000 người.

Có 3 tỉnh, thành phố có qui mô dân số lớn hơn 3 triệu người, đó là: TPHCM với

7,163 triệu người, Hà Nội 6,452 triệu người và Thanh Hoá là 3,401 triệu người. Năm tỉnh

có dân số dưới 500.000 người là: Bắc Cạn, Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum và Đắc Nông.

Tính đến ngày 1.4.2009, tổng số dân của Việt Nam là 8846.997 người, bao gồm

42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%). Kết quả điều tra cũng

phản ánh một thực tế, dân số thành thị đang tăng nhanh. Cụ thể, dân cư ở khu vực thành thị

là 2436.896 người, chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, trong khi dân số nông thôn là

60.410.101 người, chiếm 70,4%.

Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng dân số trung bình ở thành thị là 3,4% mỗi năm,

trong khi ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4% mỗi năm. Cơ cấu dân số theo tuổi cũng có sự thay

10

đổi theo hướng tích cực. Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn

24,5% vào năm 2009. Ngược lại, tỉ trọng dân số trong nhóm tuổi 15 - 64 là nhóm tuổi chủ

lực của lực lượng lao động tăng từ 61,1% lên 69,1%. Chính vì cơ cấu dân số thay đổi như

vậy, nên cả nước đã có 43,9 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,2%

dân số; trong đó thành thị có 12,0 triệu lao động, nông thôn có 31,9 triệu lao động; lao

động nữ chiếm 46,6.

Nếu theo tỉ trọng như vậy thì Việt Nam đang ở trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”,

vì đang có ưu thế rất lớn về lực lượng lao động, là lợi thế rất lớn đối với sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo dự tính của Tổng cục Thống kê thì cơ cấu này sẽ

còn kéo dài từ 30 đến 50 năm nữa.

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Thức - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dân cư

thành thị tăng nhanh chóng đang gây các áp lực đảm bảo các điều kiện sống cho người

nhập cư như nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, qui hoạch đô thị và môi trường.

Kết quả điều tra về nhà ở đã cho thấy, số hộ gia đình có nhà ở, nhà kiên cố chiếm

46,3%, nhà bán kiên cố chiếm 37,9%, nhà thiếu kiên cố chiếm 8,0% và nhà đơn sơ chiếm

7,8%. Tỉ trọng hộ gia đình có nhà ở với diện tích sử dụng dưới 15m2 sau 10 năm qua tăng

không đáng kể. Năm 1999 có 2,2% số hộ gia đình đang sinh hoạt trong diện tích nhà ở chật

hẹp dưới 15m2 và đến năm 2009 tỉ lệ này là 2,4%. Trong khi đó, số hộ gia đình sử dụng diện

tích nhà ở rộng hơn 60m2 đã tăng từ 24,2% trong năm 1999 lên 51,5% trong năm 2009.

Hiện diện tích nhà ở bình quân đầu người trung bình của cả nước đang ở mức

16,7m2/người. Trong đó, khu vực thành thị là 19,2m2/người và ở nông thôn là

15,7m2/người.

Trong lĩnh vực giáo dục, tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 90,3%

của năm 1999 lên 94,0% năm 2009. Trong số 19,2 triệu người trở lên đang đi học có 87,6%

đang theo học các bậc học phổ thông, 2,7% đang theo học nghề, 3,2% đang theo học cao

đẳng và 6,6% đã theo học đại học trở lên”.

Kết luận: “Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 24,5%

vào năm 2009”. Như vậy số trẻ dưới 15 tuổi chiếm khoảng ¼ dân số của cả nước. Đây là thị

trường béo bở cho những ai kinh doanh những lĩnh vực nhắm vào đối tượng khách hàng là

trẻ em.

“Đồ chơi trẻ em ngoại tại thị trường Việt Nam hấp dẫn mạnh mẽ bởi sự đa dạng của

mẫu mã và chủng loại. Dẫu biết rằng chất lượng nhiều đồ chơi ngoại nhập không đảm bảo

thậm chí có nguy cơ gây bệnh.

Hàng ngoại “phủ sóng”

Dạo vòng quanh thị trường đồ chơi trẻ em tại các chợ đầu mối như chợ Bình Tây,

chợ Kim Biên, chúng tôi nhận thấy có đến 99% sản phẩm đồ chơi tại đây đều ghi xuất xứ từ

Trung Quốc.

Khi chúng tôi hỏi về hàng đồ chơi “made in Vietnam” thì chị Nguyễn Thị Thu Hồng,

chủ sạp hàng đồ chơi tại chợ Kim Biên, cười nói: Hàng đồ chơi Việt Nam không cạnh tranh

nổi về giá cũng như mẫu mã với hàng Trung Quốc nên chúng tôi ít nhận về bán. Hơn nữa,

đa phần khách đến lấy hàng tại đây là ở các tỉnh thành, họ ít quan tâm đến xuất xứ của sản

phẩm mà chủ yếu chỉ quan tâm đến giá và mẫu mã thôi.

Khu vực chợ Bình Tây quận 6 được coi là “đại bản doanh” của đồ chơi trẻ em nhưng

chúng tôi vẫn gặp những câu trả lời khá quen thuộc là gần 100% đồ chơi bán tại đây đều có

11

xuất xứ từ Trung Quốc. Các loại đồ chơi như ô tô, máy bay, thú nhồi bông, siêu nhân ... bày

bán la liệt. Giá mỗi loại rẻ hơn 20% - 50% so với sản phẩm trong nước cùng loại nên rất

hút khách.

Bà chủ cửa hàng Long Yến, chợ Bình Tây, cho biết, những loại đồ chơi do Trung

Quốc sản xuất thường có màu sắc tươi mới, bắt mắt như xanh, hồng, vàng, đỏ, cam … đánh

trúng vào sở thích của trẻ. Chưa kể là mẫu mã các loại đồ chơi khá đa dạng, cách thức chơi

cũng như âm thanh linh động, phù hợp thị hiếu trẻ em mọi lứa tuổi. Chỉ với 100.000 đồng,

các bậc phụ huynh đã có thể dễ dàng sắm cho con em mình khoảng 3 - 5 loại đồ chơi khác

nhau mà chắc chắn các bé sẽ rất thích.

Hàng nội “leo lét”

Nỗ lực để tìm đồ chơi “made in Vietnam” của chúng tôi cũng được đền đáp khi một

số chủ sạp hàng chợ Bình Tây quận 6 vẫn dành góc ưu tiên, dù khá khiêm tốn để trưng sản

phẩm đồ chơi trong nước.

Ông Tạ Hồ Dung, chủ sạp hàng đồ chơi tại chợ Bình Tây, cho biết: Đồ chơi trong

nước bán rất chậm. Chúng tôi rất ngại nhận hàng này do ít người hỏi đến, chôn vốn lâu lại

chiếm chỗ. Thế nhưng vì có nhiều đơn vị đến mời chào, thậm chí năn nỉ cho họ để hàng, khi

nào bán xong mới đến lấy tiền nên tôi đành …

Chủ cửa hiệu Lợi Phát, một trong số hiếm hoi cửa hàng tại chợ Bình Tây, có bán đồ

chơi trẻ em chính hiệu “made in Vietnam”, chia sẻ, đồ chơi của doanh nghiệp trong nước

sản xuất có chất lượng cũng khá ổn định nhưng rất ít mẫu mã, lại không được cập nhật

thường xuyên, chỉ dừng lại ở vài mẫu xe đẩy, xe hơi, hình thú, búp bê... rất đơn giản nên

người tiêu dùng cũng không chuộng.

Ở một góc độ khác, bà chủ cửa hàng Phương Hoa trên đường Hai Bà Trưng quận 3

cho biết thêm, hàng trong nước không cạnh tranh nổi với hàng nhập do khâu phân phối.

Hiện hệ thống tiếp thị, phân phối đồ chơi Trung Quốc nhanh hơn. Hàng tuần đều có người

đến tận cửa hàng chào mời các mẫu đồ chơi mới nhập từ Trung Quốc với chiết khấu cao và

cho nợ gối đầu tiền hàng. Trong khi muốn lấy hàng Việt phải biết đến đúng chỗ, đúng nơi.

Hơn 90% sản phẩm không được kiểm định chất lượng Theo qui định, đồ chơi ngoại dành cho trẻ em dưới 3 tuổi muốn nhập khẩu phải qua

qui trình kiểm tra độc tố, kim loại nặng, mức độ ô nhiễm, mức độ an toàn … Tuy nhiên, khi

chúng tôi hỏi những chủ cửa hàng đang bày bán các loại sản phẩm đồ chơi trẻ em xuất xứ

từ Trung Quốc, họ đều không có chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn cho trẻ em.

Đó là chưa kể, trong danh mục hàng hóa cấm kinh doanh buôn bán trên thị trường

do Chính phủ qui định từ năm 1999, thì các loại đồ chơi mô phỏng nhiều loại vũ khí như

súng, kiếm ... đều không được bán vì có thể kích thích tính bạo lực và gây nguy hiểm cho trẻ

em. Thế nhưng khi chúng tôi hỏi mua thì người bán đều sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách

hàng.

Trong vai người đi mua hàng, chúng tôi tìm đến cửa hàng D.T (trên đường Trần Bình,

chợ Bình Tây) để hỏi mua khẩu súng loại lớn dành cho trẻ em. Ngay lập tức, người bán lấy

ra một túi ni lông màu đen lớn, bên trong chứa hàng chục khẩu súng y như thật để chúng tôi

chọn lựa. Các khẩu súng này có giá 60.000 – 100.000 đồng/khẩu. Người bán giãi bày, đồ

chơi dạng này bán chạy, nhưng phải bán ... lén vì trong quy định cấm không được kinh

doanh, hở ra là bị bắt. Khi nào khách có nhu cầu mới mang ra cho lựa.

Chị Thanh Thủy, một người bán đồ chơi ở chợ Bình Tây, khoe một vài mẫu súng,

12

kiếm nhựa và tiết lộ: Đồ chơi này không cho bán đâu, em muốn có mẫu mới thì tuần sau

quay lại, chị sẽ lấy hàng về cho xem. Cũng theo giới thiệu của chị, người mua hàng có nhu

cầu mua những đồ chơi bạo lực tinh xảo hơn như súng bắn đạn nhựa, kiếm phát quang

...

với giá 50.000 – 100.000 đồng thì chỉ cần đặt hàng trước một tuần, số lượng bao nhiêu cũng

có.

Có thể nói, bằng nhiều cách, đồ chơi trẻ em có tính bạo lực, có thể gây nguy hiểm

vẫn mua được dễ dàng trên thị trường, qua mặt các cơ quan chức năng và đến với trẻ em

qua sự “thông đồng” của các bậc phụ huynh”.

Kết luận: Thị trường đồ chơi trẻ em hiện nay chưa được quản lí chặt chẽ cho nên các

loại đồ chơi độc hại, bạo lực, nguy hiểm … vẫn đến được tay các em => “Cho thuê đồ chơi

trẻ em” sẽ kiểm định đồ chơi trước khi cho các em thuê để xóa bỏ tình trạng này.

Đồ chơi Việt Nam hiện nay hầu như vắng bóng trên thị trường vì bị hàng Trung Quốc

lấn sân => “Cho thuê đồ chơi trẻ em” sẽ tự thiết kế đồ chơi rồi đặt hàng các nhà sản xuất đồ

chơi trong nước => Giải quyết việc làm, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Bên cạnh đó, cho thuê đồ chơi là cách thức hạ giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất

để kích cầu.

“(VnMedia) – Tết thiếu nhi 1/6 luôn là "mùa gặt hái" của thị trường đồ chơi trẻ em,

nhưng năm nay, các cửa hàng kinh doanh đồ chơi lâm vào cảnh ế ẩm do người tiêu dùng

ngày càng cắt giảm chi tiêu.

Chủ cửa hàng chỉ biết … buôn chuyện

Mọi năm, dịp 1/6 luôn được xem là những ngày “vàng” của các cửa hàng buôn bán

đồ chơi trẻ em. Bởi dịp này hầu hết các gia đình đều tìm mua cho con em mình những món

đồ chơi mà chúng thích nhất, làm quà tặng như một lời chúc tốt đẹp nhân dịp ngày Tết thiếu

nhi.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều cửa hàng bán đồ chơi,

quà tặng thiếu nhi tại Hà Nội đang phải chịu cảnh ế ẩm chưa từng thấy. Người bán hàng

ngồi ngáp vặt trong những cửa hàng vắng vẻ, đáng lẽ rất đông đúc vào thời điểm này mọi

năm.

Len lỏi vào các khu phố được coi là “thiên đường” đồ chơi trẻ em như Lương Văn

Can, Hàng Mã, Hàng Bông …, không khí dường như không có nhiều thay đổi so với ngày

thường là bao. Nhiều gian hàng chỉ có bà chủ mắt nhìn chăm chăm ra đường, cạnh khối

lượng hàng khổng lồ với đầy đủ chủng loại và mẫu mã.

Trao đổi với PV về doanh số bán hàng trong dịp 1/6 năm nay, bà Loan, một chủ cửa

hàng đồ chơi trên đường Lương Văn Can cho biết, mặc dù bà kinh doanh mặt hàng này đã

nhiều năm nay nhưng chưa năm nào vào dịp lễ này lại rơi vào tình trạng ế ẩm như năm nay.

Bà Loan cho biết thêm, kinh tế khó khăn dường như khiến người tiêu dùng hạn chế

mua bán, kinh doanh đồ chơi theo đó cũng không được thuận lợi như những năm trước.

Tình trạng vắng khách diễn ra liên tục trong suốt nhiều tháng qua. “Hầu hết các chị em kinh

doanh đều hi vọng dịp Tết 1/6 năm nay tình hình buôn bán sẽ được cải thiện, giúp lượng

hàng hóa tồn kho trong nhiều tháng qua có thể vơi bớt. Tuy nhiên, mong muốn này dường

như khó thực hiện khi mà lượng khách đến giờ vẫn không được cải thiện” bà Loan bộc

bạch.

Tình hình ế ẩm này không chỉ diễn ra ở những cửa hàng trên mà ngay ở các trung

13

tâm thương mại, siêu thị … cũng diễn ra khá èo uột.

Chị Diệp - chủ cửa hàng đồ chơi tại Trung tâm Thanh Trì cho biết, trải qua gần 10

năm buôn bán đồ chơi trẻ con có lẻ năm nay là năm khó khăn nhất mà chị chứng kiến. Mặc

dù hôm nay đã sát ngày Tết thiếu nhi 1/6 nhưng từ sáng đến gần cuối chiều chị mới chỉ bán

được 2 món hàng, với tổng số tiền 340 nghìn đồng.

Đồ chơi đa dạng, giá cả thay đổi không nhiều

Dạo qua thị trường đồ chơi có thể thấy, thị trường của bé năm nay khá đa dạng với

nhiều mẫu mã bắt mắt. Những mặt hàng quen thuộc và bạo lực như súng, gươm, kiếm … vẫn

được xuất hiện trên thị trường, nhưng “sức hút” đã giảm đáng kể.

Theo các chủ cửa hàng kinh doanh, năm nay những loại đồ chơi dành cho bé nam

được nhiều người lựa chọn vẫn là những chiếc ôtô điều khiển từ xa, ôtô trèo tường, xe chạy

bằng pin hoặc sạc điện … Còn đối với bé gái, những loại búp bê ngộ nghĩnh đáng yêu hay

búp bê Babire … vẫn được nhiều gia đình lựa chọn.

Cùng với những đồ chơi truyền thống, năm nay các loại đồ chơi phát triển trí tuệ như

ghép hình Lego, bản đồ điện tử hướng dẫn các phương tiện giao thông, máy tính thông minh

để bé học chữ …cũng được nhiều phụ huynh chú ý và lựa chọn.

Cùng với việc phong phú về mẫu mã, giá cả các loại đồ chơi năm nay cũng không

kém phần đa dạng, đáng ứng nhu cầu của tất cả các khách hàng, từ bình dân đến cao cấp.

Với thú nhồi bông dành cho bé gái có giá từ 50 – 200 nghìn đồng (tùy từng kích cữ to nhỏ).

Xe đạp dành cho các bé từ 4 tuổi trở lên có giá từ 400 - 1 triệu đồng (tùy từng loại). Còn

đối với những đồ chơi như robot ráp hình, xe điều khiển, máy bay lắp ráp có giá từ vài chục

đến vài trăm nghìn.

Theo đa số các chủ kinh doanh đồ chơi, do chi phí đầu vào năm nay tăng khá cao so

với mọi năm, nên giá cả các loại đồ chơi có tăng lên. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của

các mặt hàng khác thì không thay đổi nhiều, ước tính tăng khoảng 10 - 15% so với năm

ngoái”.

Kết luận: Mở cửa hàng buôn bán đồ chơi giống như bạn mở một đại lí bán hàng,

hàng bị ngâm trong cửa hàng rất nhiều, chính điều này làm cho vốn của bạn không luân

chuyển mà đứng tại chỗ. Bên cạnh đó, tiền bỏ ra lấy một loại đồ chơi nào đó nếu chẳng may

đồ chơi đó không được ưa thích nữa thì đồng vốn quay vòng chậm. Thêm nữa, khi bạn bỏ

tiền mua đồ chơi lúc đồ chơi chưa bán được bạn sẽ không có thêm bất cứ thu nhập nào khác.

Tất cả những khó khăn này sẽ được giải nếu bạn biến cửa hàng mua bán đồ chơi thành cửa

hàng cho thuê, mua bán đồ chơi.

“Trong quá trình phục hồi của nền kinh tế, ngành công nghiệp xuất khẩu đồ chơi của

Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức mới.

Quảng Đông là một trong những tỉnh có ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi phát

triển sầm uất của Trung Quốc. Theo các số liệu được công bố bởi cục Hải quan Quảng

Đông, bảy tháng đầu năm nay, tỉnh này đã thu được 2,56 tỷ USD từ xuất khẩu đồ chơi, giảm

12,1% so với cùng kì năm ngoái.

Theo hiệp hội sản xuất đồ chơi của tỉnh Quảng Đông, sau khi kim ngạch xuất khẩu đồ

chơi của tỉnh đạt mức đột phá là 400 triệu USD hồi tháng tư, trong tháng bảy kim ngạch thu

về từ xuất khẩu đồ chơi của tỉnh là 600 triệu USD.

Điều này cũng không có gì là kì lạ nếu coi sản xuất đồ chơi là một trong những

ngành công nghiệp chính của tỉnh Quảng Đông. Qúi ba hàng năm là mùa tiêu thụ mạnh

14

nhất của ngành công nghiệp đồ chơi Trung Quốc và từ tháng sáu năm nay, số đơn đặt hàng

của Trung Quốc tăng vọt.

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích thị trường, một trong những nguyên

nhân khiến ngành công nghiệp đồ chơi của Trung Quốc phát triển rầm rộ đó là những chính

sách điều chỉnh của Chính phủ nước này.

Tuy nhiên điều đáng nói hiện nay đó là những trở ngại rõ rệt trong ngành xuất khẩu đồ chơi Trung Quốc tại thị trường thế giới. Chỉ trong một tuần (kể từ cuối tháng 8 đến đầu

tháng 9 năm nay), có ba công ty của Mĩ đã tuyên bố hủy gần 470.000 kiện hàng đồ chơi

nhập từ thị trường Trung Quốc vì lí do chất lượng không đảm bảo.

Có thể nói trong hai năm gần đây, việc các doanh nghiệp Âu – Mĩ tiến hành những

lệnh “triệu tập” đối với các nhà sản xuất đồ chơi của Trung Quốc đã diễn ra liên tục.

Theo nhận định của các chuyên gia Trung Quốc, hiện tại là mùa tiêu thụ đỉnh điểm,

ngành công nghiệp đồ chơi của Trung Quốc đang tìm kiếm con đường phục hồi từ khi khủng

hoảng tài chính đi qua, nhưng ngày càng có nhiều trở ngại tác động vào quá trình này.

Hiện tại các thì trường nhập khẩu đồ chơi chủ yếu từ Trung Quốc như châu Âu và Mĩ

đều có những tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đứng trước cục diện giá thành sản xuất cao, thị trường tiêu thụ tại Mĩ giảm sút, mức

giá yêu cầu tại các thị trường mới nổi thấp, các nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc đã tuyên

bố quay về kích thích thị trường tiêu thụ nội địa.

Hiện tại các nhà sản xuất của Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại

từ xuất khẩu. Trong thời gian gần đây phía Mĩ, Canada, Đức đã năm lần yêu cầu triệu tập

các nhà sản xuất Trong Quốc, trong đó có ba nhà sản xuất từ Mĩ cáo buộc các sản phẩm từ

Trung Quốc là có vấn đề về chất lượng”.

Kết luận: Ngành kinh doanh đồ chơi là một ngành chịu nhiều rủi ro do thị hiếu khách

hàng kém “bền vững” cộng với hiện nay đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam.

Tình trạng đó sẽ dẫn đến những xu hướng sau đây:

- Ngành đồ chơi Trung Quốc bão hòa => những người kinh doanh trong ngành đồ

chơi Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong việc tiêu thụ hàng => hướng kinh doanh đồ chơi

sẽ không còn ngon ăn nữa mà nhường vào đó là xu hướng hình thành các cửa hàng cho thuê

đồ chơi (trong đó có rất nhiều đồ chơi nhập khẩu từ các nước khác nhau trên thế giới).

- Khi mức sống người dân ngày càng nâng cao => nhận thức và nhu cầu về an toàn,

sức khỏe … của họ cũng tăng lên + hệ thống pháp luật thực thi hiệu quả => những đồ chơi

độc hại, bạo lực, nguy hiểm … sẽ bị tẩy chay.

- Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng căng thẳng do tranh chấp

biển Đông, nếu phụ thuộc quá nhiều vào hàng Trung Quốc sẽ có ngày sự nghiệp tan thành

mây khói.

Kinh doanh hiện nay cần lưu ý:

- Dòng tiền phải luôn luân chuyển, hạn chế thấp nhất dòng tiền đứng im dưới các hình

thức vốn cố định, hàng tồn kho …

- Lĩnh vực kinh doanh phải có khả năng thay đổi tức thời theo hoàn cảnh kinh tế - xã

hội, chính trị … (khách quan) hoặc nếu không thì vốn để vận hành mô hình kinh doanh phải

nhỏ, chi theo kiểu dàn trải từng giai đoạn, thời gian sinh ra lợi nhanh … để hạn chế thấp nhất

rủi ro khi có biến động.

- Xét về mặt thủ tục pháp lí, lĩnh vực kinh doanh dễ đăng kí kinh doanh, được xã hội

15

ủng hộ, mức thuế thấp …

“Cho thuê đồ chơi trẻ em” là một ý tưởng đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên, vấn

đề còn lại là cách thức kinh doanh. Hai người cùng kinh doanh lĩnh vực giống nhau, thậm

chí cùng một ý tưởng, nhưng cách thức kinh doanh khác nhau kết quả sẽ khác nhau. Có thể

nói cách thức kinh doanh giữ vai trò quyết định đối với sự thành bại của một ý tưởng.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý tưởng này:

+ Bạn phải có một số vốn khoảng 150 triệu VND. Số vốn này bạn sẽ dùng để mướn

một mặt bằng nhỏ, trang trí cửa hàng, mua đồ chơi, lập trang web, quảng cáo, giao dịch …

Nếu bạn đã có mặt bằng thì bạn chỉ cần số vốn khoảng 50 triệu VND là có thể làm được.

+ Bạn phải là người yêu trẻ, có kinh nghiệm chăm sóc, nắm bắt tâm lí, hướng dẫn trẻ

chơi … Sẽ là lợi thế nếu bạn là nữ, giáo viên mầm non đang dạy tại các trường mầm non, có

quan hệ rộng với các bậc phụ huynh có con nhỏ ... Khi đó bạn sẽ có cơ hội lôi kéo nhiều

khách hàng đến với cửa hàng của mình hơn.

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng, và chịu đựng sự phàn nàn của các bậc

phụ huynh, sự phá phách của các em (nếu có) khiến cho cửa hàng bị thiệt hại.

+ Bạn phải có khiếu thẩm mĩ, đầu óc sáng tạo đủ để tự mình thiết kế ra nhiều mẫu trò

chơi bổ ích, an toàn … mà chi phí thấp.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của một người phụ bạn trông coi cửa hàng thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khuôn mặt hay cười, vui tính, ăn nói nhẹ nhàng, có duyên với

trẻ, có khiếu giao tiếp …

+ Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh đồ chơi.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải nhớ rằng đối tượng khách hàng của bạn phần đông là các bà mẹ có con nhỏ, các giáo

viên mầm non … Chính vì vậy khi viết bài bạn phải nêu được lí do tại sao họ nên chọn đồ

chơi của bạn để thuê cho con, học sinh họ chơi. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó

đối với những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc chọn mặt bằng kinh doanh: Mặt bằng kinh doanh lí tưởng thường nằm gần

công viên, trường mầm non … (nơi có khách hàng nhí đông và chỗ để xe cho phụ huynh đi

cùng con). Việc không lựa chọn được mặt bằng sẽ khiến cho công việc kinh doanh gặp nhiều

16

khó khăn. Thật ra với ý tưởng này bạn cũng có thể kinh doanh qua web mà không cần mướn

mặt bằng nhưng doanh thu sẽ không cao và cần những hiểu biết nhất định về thương mại

điện tử.

+ Về việc thu lợi nhuận: Dù có làm tốt các công việc khác nhanh nhất đến tháng thứ

hai thì lượng khách mới đông. Trong một số trường hợp lợi nhuận ban đầu thu vào chỉ bằng

thu nhập của một người đi dạy ở trường mầm non. Chính điều này sẽ làm cho một số bạn

nôn nóng thất vọng => bỏ cuộc.

+ Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi vô cùng khó. Nếu quản lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận của cửa hàng sẽ giảm đáng kể.

+ Về việc thiết kế trò chơi: Có bạn không có khả năng sáng tạo chỉ ăn cắp ý tưởng

của người khác. Nghèo nàn ý tưởng chính là nguyên nhân khiến cho bạn thất bại.

+ Về việc thiết kế cửa hàng: Cửa hàng là nơi cho trẻ đến chơi ở đó hay thuê đồ chơi

về nhà chơi, nếu cửa hàng đồ chơi mà không được thiết kế hấp dẫn thì làm sao có thể lôi

cuốn, giữ chân các em?

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Đặc thù của ngành kinh doanh này là thu tiền lẻ, do đó nếu không có đức tính tỉ mỉ thì

sẽ thất thoát rất nhiều.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu, cho dù bạn tận dụng mẹ của mình trông coi cửa hàng thì cũng phải huấn luyện bà

những kĩ năng cần thiết. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải mặc đồng

phục và không được la mắng, đánh trẻ, ăn cắp … Đối với những bạn đã từng quản lí cửa

hàng có những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với

những bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn

luyện từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn ít. Chỉ đầu tư vốn một lần duy nhất vào

một hàng hóa nào đó sau đó sẽ cho thuê để lấy lại vốn bỏ ra. Sau khi vốn thu hồi vốn thì sẽ

kinh doanh trên đồng lời => rủi ro lúc này gần như là không có.

+ Hiện nay lĩnh vực kinh doanh theo kiểu cho thuê là lĩnh vực vô cùng thịnh hành bởi

nó có rất nhiều ưu thế. Một trong các ưu thế đó là cửa hàng luôn có doanh thu khi kí kết

được các hợp đồng cho thuê dài hạn với các gia đình, trường học … (cứ đến tháng là thu tiền

không phải lo trời mưa hay nắng, tình hình kinh tế - xã hội ra làm sao …). Lúc này doanh

thu đem lại từ các khách hàng thân thiết mới là doanh thu chính để duy trì, phát triển sản

nghiệp.

+ Cửa hàng không chỉ cho thuê mà có thể bán đồ chơi. Nếu làm tốt vai trò của mình

bạn có thể được các trường mầm non mời đến dạy trẻ chơi ở trường của họ, được các doanh

nghiệp xin ý kiến cải tiến sản phẩm, hoặc bán phát minh cho những ai có nhu cầu.

+ Xa hơn nữa bạn có thể mở những lớp dạy kĩ năng cho trẻ thông qua chơi đồ chơi

(thậm chí dạy cho cả các cô giáo mầm non), bán sách dạy cách chơi trò chơi cho trẻ …

+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội (ngày càng quan tâm đến trẻ em) nên được xã

hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.

+ Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những

đối tượng này làm nhân viên.

+ Trẻ em sẽ đem lại cho bạn tiền bạc, sự nhàn hạ, niềm vui … Cuộc sống của bạn sẽ

17

càng ý nghĩa hơn khi thấy các em cười. Thật tuyệt vời khi nghĩ đến điều đó!

18

Ý TƯỞNG CÔNG VIÊN TRẺ EM

1. Ý tưởng:

Bạn đã bao giờ lái một chiếc máy bay khổng lồ? Bạn đã lần nào đứng trên sân khấu

trình diễn thời trang? Nếu là một nhân viên ngân hàng, bạn cần có những kĩ năng gì? … Khi

đóng vai một người đang làm việc thật sự như người lớn, chúng mình sẽ hiểu biết nhiều hơn

về ngành nghề mà mình dự định sẽ làm trong tương lai … Muốn vừa vui chơi vừa học nghề,

mời bạn đến địa chỉ mới toanh ngay trung tâm TP.HCM: KizCiti – Khu công viên thiếu nhi

Khánh Hội, đường Hoàng Diệu, P.5, Q.4, TP.HCM.

KizCiti là sân chơi hướng nghiệp, đối tượng chủ yếu là trẻ em từ 3 — 15 tuổi. Đến

với KizCiti, trẻ em sẽ được trải nghiệm nghề nghiệp như: doanh nhân, kĩ sư, bác sĩ, tiếp viên

hàng không, người mẫu, công nhân, nông dân, vận động viên … Như một thành phố thu nhỏ,

KizCiti có khu trung tâm thành phố, khu ngoại ô, với hơn 40 mô hình nghề nghiệp. Muốn có

tiền để vui chơi, mua sắm thì phải biết học nghề, làm nghề để kiếm tiền. Kizo là tên gọi của

đồng tiền sẽ được lưu hành nội bộ trong KizCiti.

Đặc biệt, khi vui chơi ở KizCiti trẻ em sẽ được đeo vòng tay định vị để đảm bảo an

toàn và dễ dàng liên lạc với phụ huynh. Trẻ dưới 3 tuổi được vui chơi ở khu nhà banh liên

hoàn. Không chỉ có các sân chơi dành riêng cho trẻ, KizCiti còn thiết kế một số sân chơi mà

các bạn tuổi teen, người lớn cũng có thể cùng tham gia với các em như: sân golf mini,

bowling …

Ông Lê Quang Hưng (Tổng Giám đốc KizCiti) rất tâm huyết với Thành phố Trẻ em

đầu tiên tại Việt Nam và hi vọng sân chơi hướng nghiệp sẽ mang đến cho trẻ một trải

nghiệm hoàn toàn mới, giúp trẻ em thỏa sức vui chơi, đồng thời nuôi dưỡng ước mơ và

khám phá khả năng của bản thân một cách tự tin, chủ động.

Nhân dịp khai trương, từ 24/12/2011 đến 14/1/2012, KizCiti sẽ dành cho chúng mình

nhiều ưu đãi đặc biệt và nhiều quà tặng hấp dẫn. Chương trình “Đón Giáng sinh — Đón

KizCiti” ưu đãi giảm giá 15% và tặng 100 phiếu quà tặng mỗi ngày khi đăng kí trực tiếp tại

website: www.kizciti.vn

Thật ra ý tưởng “công viên trẻ em” không phải do Kizciti khởi xướng, cũng không

phải chỉ có Kizciti mà đã có rất nhiều doanh nghiệp khai thác. Ở trên tôi chỉ dẫn chứng về

Kizciti để các bạn hình dung ra ý tưởng này chứ ý tưởng mà tôi đề cập không hoàn toàn

giống Kizciti.

Ý tưởng “công viên trẻ em” là ý tưởng lập ra một công viên trong đó có sách báo, trò

chơi, mô hình … để cho các em đọc, chơi. Khi vào chơi các em sẽ được các hướng dẫn viên

hướng dẫn cho cách chơi. Các trò chơi trong đó đôi khi rất công phu đòi hỏi các em phải nỗ

lực. Thông qua các trò chơi các em có thể rèn luyện được kĩ năng, phát triển thể chất và trí

tuệ … Có rất nhiều dạng “công viên trẻ em” như: Công viên đọc sách, công viên xếp hình,

công viên leo trèo (chủ yếu vào để chơi các trò chơi vận động) … Qui mô “công viên trẻ

em” cũng không lớn như Kizciti mà chỉ là những gian hàng nhỏ được bố trí ở những trung

tâm thương mại sầm uất, trong công viên, sở thú, chợ, siêu thị … Vé vào cửa “công viên trẻ

em” là điều không đáng bận tâm.

Chú ý đừng phát triển “công viên trẻ em” ở qui mô lớn mà hãy thu nó lại trong một

19

khuôn viên nhỏ phục vụ chỉ một hoặc vài loại hình trò chơi một cách chuyên nghiệp (không

giống Kizciti là tham vọng phục vụ hết các loại hình nghề nghiệp, cũng không giống các nơi

đu quay ngoài đường phố hay khu vui chơi cho trẻ em trong các siêu thị phục vụ không chu

đáo, sơ sài cứ quăng trò chơi ra cho các em chơi rồi thu tiền), phủ hết tất cả những nơi mà

khách hàng có nhu cầu (loại hình như Kizciti, đu quay ngoài đường phố không thể len lỏi

vào tận các ngõ ngách trong thành phố nơi dân cư đông đúc). Khi cha mẹ đi mua sắm ở các

trung tâm thương mại, siêu thị, chợ … họ có nhu cầu cho con họ chơi ở một nơi chuyên

nghiệp nào đó một lúc rồi về. Người dân sống ở trong hẻm cũng có nhu cầu cho con em họ

được ra một nơi nào đó để leo trèo cho thỏa thích … Nói chung ở đâu có nhu cầu là ở đó có

“công viên trẻ em” và “công viên trẻ em” ở mỗi nơi mỗi khác nhau. Bên cạnh đó, việc thiết

lập những “công viên trẻ em” như vậy sẽ tạo ra một môi trường (thế giới) vui chơi thuần

khiết cho các em, không bị pha tạp bởi các tệ nạn xã hội, những cảnh chướng tai gai mắt ở

những nơi vui chơi công cộng như hiện nay. Giả sử một ngày có 100 lượt trẻ em chơi với số

tiền là 10.000 VND/lượt thì mỗi “công viên trẻ em” như vậy có thể thu lại 30 triệu VND mỗi

tháng, sau khi trừ tiền thuế, chi phí phát sinh … cũng lời khoảng phân nửa. Nếu có vốn mở

hàng trăm “công viên trẻ em” như vậy thì số tiền thu được không phải nhỏ. Chú ý xây dựng

mô hình “công viên trẻ em” giống như hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh của tập đoàn kinh

doanh McDonald's.

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Việt Nam đang có cơ cấu dân số vàng

Đó là kết quả điều tra toàn bộ của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 được

Tổng cục Thống kê công bố sáng 21.7. Theo số liệu điều tra, từ năm 1999 - 2009, dân số

Việt Nam tăng thêm 9,523 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 952.000 người.

Có 3 tỉnh, thành phố có qui mô dân số lớn hơn 3 triệu người, đó là: TPHCM với

7,163 triệu người, Hà Nội 6,452 triệu người và Thanh Hoá là 3,401 triệu người. Năm tỉnh

có dân số dưới 500.000 người là: Bắc Cạn, Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum và Đắc Nông.

Tính đến ngày 1.4.2009, tổng số dân của Việt Nam là 8846.997 người, bao gồm

42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%). Kết quả điều tra cũng

phản ánh một thực tế, dân số thành thị đang tăng nhanh. Cụ thể, dân cư ở khu vực thành thị

là 2436.896 người, chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, trong khi dân số nông thôn là

60.410.101 người, chiếm 70,4%.

Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng dân số trung bình ở thành thị là 3,4% mỗi năm,

trong khi ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4% mỗi năm. Cơ cấu dân số theo tuổi cũng có sự thay

20

đổi theo hướng tích cực. Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn

24,5% vào năm 2009. Ngược lại, tỉ trọng dân số trong nhóm tuổi 15 - 64 là nhóm tuổi chủ

lực của lực lượng lao động tăng từ 61,1% lên 69,1%. Chính vì cơ cấu dân số thay đổi như

vậy, nên cả nước đã có 43,9 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,2%

dân số; trong đó thành thị có 12,0 triệu lao động, nông thôn có 31,9 triệu lao động; lao

động nữ chiếm 46,6.

Nếu theo tỉ trọng như vậy thì Việt Nam đang ở trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”,

vì đang có ưu thế rất lớn về lực lượng lao động, là lợi thế rất lớn đối với sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo dự tính của Tổng cục Thống kê thì cơ cấu này sẽ

còn kéo dài từ 30 đến 50 năm nữa.

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Thức - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dân cư

thành thị tăng nhanh chóng đang gây các áp lực đảm bảo các điều kiện sống cho người

nhập cư như nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, qui hoạch đô thị và môi trường.

Kết quả điều tra về nhà ở đã cho thấy, số hộ gia đình có nhà ở, nhà kiên cố chiếm

46,3%, nhà bán kiên cố chiếm 37,9%, nhà thiếu kiên cố chiếm 8,0% và nhà đơn sơ chiếm

7,8%. Tỉ trọng hộ gia đình có nhà ở với diện tích sử dụng dưới 15m2 sau 10 năm qua tăng

không đáng kể. Năm 1999 có 2,2% số hộ gia đình đang sinh hoạt trong diện tích nhà ở chật

hẹp dưới 15m2 và đến năm 2009 tỉ lệ này là 2,4%. Trong khi đó, số hộ gia đình sử dụng diện

tích nhà ở rộng hơn 60m2 đã tăng từ 24,2% trong năm 1999 lên 51,5% trong năm 2009.

Hiện diện tích nhà ở bình quân đầu người trung bình của cả nước đang ở mức

16,7m2/người. Trong đó, khu vực thành thị là 19,2m2/người và ở nông thôn là

15,7m2/người.

Trong lĩnh vực giáo dục, tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 90,3%

của năm 1999 lên 94,0% năm 2009. Trong số 19,2 triệu người trở lên đang đi học có 87,6%

đang theo học các bậc học phổ thông, 2,7% đang theo học nghề, 3,2% đang theo học cao

đẳng và 6,6% đã theo học đại học trở lên”.

Kết luận: “Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 24,5%

vào năm 2009”. Như vậy số trẻ dưới 15 tuổi chiếm khoảng ¼ dân số của cả nước. Đây là thị

trường béo bở cho những ai kinh doanh những lĩnh vực nhắm vào đối tượng khách hàng là

trẻ em.

“Sau một ngày làm việc mệt mỏi, anh Vũ Duy Tân (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vội vã

phóng xe về nhà đón con vào công viên Tuổi Trẻ Thủ đô để chơi.

Thế nhưng, hai bố con đã vô cùng thất vọng khi công viên được xây dựng cách đây

hơn 10 năm, nay các hạng mục vẫn nằm lăn lóc, thậm chí là bỏ phế và không có sân chơi

dành cho trẻ.

"Đỏ mắt" tìm sân chơi cho trẻ Chán nản với công viên Tuổi trẻ Thủ đô, anh Tân quyết định đưa con tới một số công

viên lân cận, vừa để đi dạo, cũng là để tìm kiếm điểm vui chơi bổ ích cho con vui chơi dịp hè.

Tuy nhiên, nỗi thất vọng, càng lớn lên khi các công viên khác vẫn giữ nguyên khung cảnh

mà anh đã từng thấy từ nhiều năm trước.

Theo quan sát của phóng viên và ý kiến của nhiều người dân, trong những năm gần

đây nhiều công viên như công viên Thống Nhất, Nghĩa Đô, Thủ Lệ …, dường như không còn

thu hút được các bậc phụ huynh đưa trẻ đến vui chơi. Các khu vui chơi trong công viên

21

không những không đổi mới mà còn bị han gỉ và hư hỏng nặng.

20

Chung tâm trạng như anh Tân, chị Nguyễn Thị Hoa, nhà ở cạnh Công viên Thống

Nhất, chia sẻ: “Cháu nó còn bé và đi lại phức tạp nên chị đưa cháu vào đây chơi thôi, chứ ở

đây rất thiếu trò chơi, đặc biệt là các trò chơi bổ ích. Bên cạnh đó, không gian hiện cũng

không còn những hình ảnh đẹp như xưa.”

Không riêng gì anh Tân, chị Hoa, nhiều phụ huynh cũng cho rằng, sân chơi dành cho

trẻ dường như vẫn chưa được quan tâm, chú trọng. Ở các công viên hầu như rất vắng trẻ em,

thay vào đó là các đôi trai gái tìm đến “tâm sự”, các bà mẹ tập Aerobic ăn mặc ngắn cún

cỡn, nhạc đập inh ỏi vào mỗi buổi chiều tối.

Những điểm vui chơi được nhiều người đánh giá là chất lượng như Cung thiếu nhi

Hà Nội, Công viên Lê Nin … thì luôn trong tình trạng kẹt cứng, không đáp ứng được “sức

chơi” của trẻ. Vì quá tải nên nhiều người phải giành nhau mua vé cho con.

Chứng kiến cảnh chen lấn, nhiều người đành phải đưa con đi vào những điểm vui

chơi thoáng mát, trò chơi đa dạng do các doanh nghiệp mở ra như Thiên đường Bảo Sơn,

Công viên nước Hồ Tây, nhưng chi phí lại đắt đỏ (khoảng 300.000đồng/trẻ/buổi vui chơi).

Với mức giá này, không phải gia đình nào cũng có thể cho con em mình vui chơi thỏa sức.

Nhiều khu dân cư của thành phố Hà Nội, khu sinh hoạt công cộng cũng thường lẫn

sân chơi cho trẻ em để kinh doanh làm bãi để xe nên dường như không còn chỗ nào để dành

làm sân chơi cho trẻ em.

Công viên “khát” trò chơi bổ ích

Đề cập đến câu chuyện thiếu sân chơi dành cho trẻ, ông Giang Tuấn Khanh, Phó

giám đốc Công ty đầu tư và dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội (Công viên Tuổi trẻ Thủ đô), chỉ lắc

đầu cười.

Theo ông Khanh, thiếu sân chơi cho trẻ đang là tình trạng chung và hầu hết các công

viên trên địa bàn Hà Nội đều chưa phát huy hết chức năng vui chơi dành cho trẻ, ngoại trừ

công viên Lê Nin và Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội.

Nói về Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, ông Khanh thẳng thắn: “Đối tượng phục vụ ở công

viên là toàn thể nhân dân quận Hai Bà Trưng và thành phố Hà Nội. Mục đích chính là kinh

doanh, do đó công ty xây dựng các sân chơi với các hoạt động thể thao dành cho tất cả mọi

đối tượng, không nhất thiết chỉ phục vụ trẻ em”.

Theo ghi nhận của phóng viên, ngoài Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, nhiều công viên

khác trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng luôn rơi vào tình trạng vắng trẻ em, bởi lí do thiếu

trò chơi và “loạn” sân chơi.

Đứng ở góc độ xã hội, Phó giáo sư tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư

luận xã hội (Viện Xã hội học), cho rằng, không gian vui chơi dành cho trẻ là rất cần thiết và

quan trọng.

Ông Bình cho rằng, trẻ em lớn lên trong thời đại mới, nhưng lại không được ‘tắm

mình” trong môi trường tốt hơn. Dịp hè, trẻ rất cần được vui chơi, chơi mà học, hoàn thiện

nhân cách thông qua các trò chơi mang tính sáng tạo.

Cũng theo ông Bình, mặc dù Hà Nội hiện có rất nhiều công viên có không gian rộng,

thoáng mát nhưng lại nghèo nàn trò chơi, đặc biệt là các trò chơi mang tính sáng tạo, giáo

dục.

“Hà Nội hiện đang thiếu sân chơi rất trầm trọng. Vì vậy, cần sớm có sự điều chỉnh

21

hợp lí từ sân chơi đến các loại hình trò chơi thật sự bổ ích và sâu rộng, đồng thời cần có sự

quản lí rành mạch và đảm bảo theo cam kết từ đầu,” ông Bình nhận định.

22

Theo thống kê của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, cả nước hiện nay có hơn 15

triệu trẻ em (độ tuổi từ 5 – 15), riêng Hà Nội có 664.000 trẻ em, chiếm 28,5% dân số.

Với tổng số 2.184 điểm vui chơi dành cho trẻ em, Hà Nội được nhận định là nơi có

nhiều điểm vui chơi nhất trong cả nước. Tuy nhiên, có đến gần một nửa đã cũ kĩ nay vẫn

chưa được đầu tư, cải tạo. Thậm chí nhiều điểm còn bị người lớn chiếm dụng, kinh doanh

sai mục đích”

Kết luận: Giống như ăn uống, như cầu vui chơi là nhu cầu không thể thiếu được ở bất

cứ trẻ em nào. Dù nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng nhưng đi bất kì đâu chúng ta cũng

thấy các khu vui chơi qui mô nhỏ đông nghịt trẻ em.

Theo nghiên cứu thì hầu hết tiền nhận từ cha mẹ các em đều đổ vào trò chơi và ăn

uống. Bên cạnh đó, vì vé vào cổng “công viên trẻ em” là rất nhỏ nên các bậc phụ huynh

thường không mấy đắn đo khi quyết định cho con em mình chơi. Sự quyết định này còn bị

chi phối bởi trào lưu xã hội, tình yêu thương dành cho trẻ, bị tác động từ bên ngoài (chủ yếu

là các em đòi chơi).

“ND - Khi mức sống của xã hội được nâng cao, đời sống nhân dân có nhiều cải thiện,

thì nhu cầu vui chơi, giải trí cũng tăng theo, trong đó có nhu cầu vui chơi, giải trí của thanh

niên, thiếu niên. Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu, nhiều chương trình và hoạt động

có ý nghĩa đã được tổ chức, hướng đến đối tượng là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất

nước.

Nhìn vào các chương trình hoạt động tổ chức thường xuyên trong năm như ngày

Quốc tế thiếu nhi 1 - 6 hay rằm Trung Thu, có thể thấy người tổ chức ít nhiều đã dành thời

gian, tâm huyết vào việc tổ chức các tiết mục văn nghệ, trò chơi để thu hút, khuyến khích các

em tham gia. Nếu ở thành phố, công viên, cung văn hóa, nhà hát, phòng triển lãm ... được

lựa chọn làm địa điểm để tổ chức các hoạt động thì về vùng nông thôn, chúng ta có thể bắt

gặp các buổi giao lưu văn nghệ diễn ra tại nhà văn hóa xã, trước sân đình hay trên bãi đất

rộng. Ngày Quốc tế thiếu nhi, một số địa phương kết hợp tổ chức lễ tặng quà, phát phần

thưởng cho học sinh đạt kết quả cao trong năm học vừa qua. Còn với rằm Trung Thu, ông

bà, cô bác thường tặng cho thiếu nhi những món quà nhỏ để chúc các em vào năm học mới

có nhiều thành tích cao hơn nữa.

Tuy thế, đối với hoạt động không thường xuyên, thì chúng ta đang gặp nhiều khó

khăn chưa được giải quyết. Trước tiên là địa điểm vui chơi, giải trí. Vào những ngày đã có

lịch tổ chức chương trình Trung Thu hay ngày 1 - 6, công viên hoặc nhà văn hóa địa phương

mới được người có trách nhiệm quan tâm trông nom. Còn ngày thường, khi bước vào những

điểm vui chơi công cộng như vậy, hiện tượng đập vào mắt các em là hình ảnh các đôi nam

nữ hẹn hò, gặp gỡ. Có người trong số họ thoải mái bày tỏ tình cảm riêng tư mà không bận

tâm đến ánh mắt ngạc nhiên của con trẻ. Rồi buổi tối, khu vực ven hồ, sân nhà văn hóa trở

thành sân tập cầu lông, sân bóng chuyền, sân tập thể dục thẩm mĩ dành cho các bà các cô

đang khao khát giảm cân. Vỉa hè, đường ven hồ trở thành nơi giao lưu của người lớn, còn

đâu chỗ vui chơi cho trẻ em. Chỉ ở thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,

Huế, Hải Phòng ... mới có cung văn hóa, nhà văn hóa cho thiếu nhi. Ở các địa phương khác,

các em sống trong sự thiếu thốn địa điểm vui chơi phù hợp với lứa tuổi của mình.

Cùng với khó khăn về địa điểm, chúng ta đang thiếu cả những trò chơi mang tính

23

cộng đồng dành cho thiếu nhi. Ngày trước, vào những dịp lễ hội, tùy từng vùng miền, có trò

chơi dân gian để người dân cùng tham gia. Nay, các trò chơi đó đã mai một, tại các đô thị,

khu tập trung đông dân cư, trẻ em nhiều khi rơi vào tình trạng không biết chơi trò gì. Các

24

trò chơi quen thuộc như đá bóng, đá cầu, nhảy dây ... lại cần đến một khoảng trống rộng rãi,

không gây ảnh hưởng đến người chung quanh. Nhà cửa san sát nhau, xe đỗ tùy tiện ngay

giữa lối đi vào nhiều dãy nhà, chưa kể đến một số cửa hàng còn tận dụng vỉa hè, mảnh đất

trống làm nơi buôn bán ... Ngay trong những dịp Trung Thu hay ngày 1 - 6, trừ mấy tiết mục

văn nghệ, vài bài phát biểu động viên, khen thưởng các cháu có thành tích học tập tốt, hầu

như không có thêm bất kì trò chơi nào khác. Sự nghèo nàn về ý tưởng của những người đứng

ra tổ chức các chương trình đó cứ thế nối tiếp nhau, khiến các em vẫn lặp đi lặp lại những

bài hát cũ, những trò chơi cũ.

Và như thế, ngoài việc học tập, hiện tại nhiều trẻ em đang lớn lên trong sự nhàm

chán của các hoạt động xã hội - văn hóa dành cho các em. Đã đến lúc các nhà quản lí, các

bậc cha mẹ, các thầy giáo, cô giáo nên nhìn nhận lại tình trạng này để rút ra bài học kinh

nghiệm, dành nhiều thời gian và sự quan tâm đúng mực nhằm tạo nên không gian vui chơi,

giải trí cho thiếu nhi”.

Kết luận: Ở “công viên trẻ em” các em sẽ được dạy chơi các trò chơi dân gian để hun

đúc cho các em tình yêu quê hương, dân tộc.

“Điểm đến mới của trẻ em

7 khu vui chơi miễn phí dành cho thiếu nhi được đưa vào hoạt động, gồm khu vui

chơi ở Công viên thị trấn Cần Thạnh (Cần Giờ), Công viên Phú Lâm (quận 6), Công viên xã

Bình Chánh (Bình Chánh), Công viên Tao Đàn, 23 - 9 (quận 1), Công viên Lê Thị Riêng

(quận 10) và Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên ở huyện Nhà Bè, đã bước đầu mang lại

hiệu quả thiết thực, là điểm đến của các em thiếu nhi.

Vào những buổi chiều hoặc những ngày cuối tuần, ở các khu vui chơi miễn phí này

luôn thu hút đông đảo thiếu nhi đến vui chơi.

Anh Thanh Tâm, một trong số rất nhiều phụ huynh đưa con em đến giải trí ở khu vui

chơi Công viên xã Bình Chánh chia sẻ: “Từ ngày có khu vui chơi này, chiều chiều tôi hay

sắp xếp thời gian chở con ra đây cho bé vừa chơi vừa được chạy nhảy, vận động tốt cho sức

khỏe. Nếu sau giờ học ở trường về lại “nhốt” bé trong nhà hoặc để bé chơi game hoài cũng

không tốt”. Ở hầu hết các khu trò chơi tại đây đều có khá đông các em thiếu nhi đang cười

đùa, vui chơi hớn hở với các trò bập bênh, xích đu, cầu tuột …

Cách nay chưa đầy 1 năm, Báo SGGP từng đề cập đến vấn đề lãng phí, xuống cấp

của khu vui chơi thiếu nhi ở xã Bình Lợi, Bình Chánh. Những tưởng 10 công trình mà lãnh

đạo thành phố đặc biệt quan tâm đôn đốc thực hiện sẽ tránh được vết xe đổ ấy.

Thế nhưng, những khu vui chơi dành cho thiếu nhi chỉ một thời gian ngắn đưa vào

hoạt động đã có công trình xuống cấp trầm trọng. Đó là khu vui chơi dành cho thiếu nhi

nằm trong Công viên xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh. Công trình này được đưa vào hoạt

động vào dịp 1 – 6 – 2011 với hàng chục loại trò chơi khác nhau.

Tuy nhiên, đến nay một số thiết bị trò chơi đã bắt đầu hư hỏng như trò chơi leo dây

lưới đã bị mất hết dây chỉ còn trơ trụi khung sắt; trò chơi xích đu đã bị hư hỏng một cái; còn

nhà banh - máng trượt thì không còn một trái banh và mái che cũng đã bung mất gần hết

một bên … Vừa qua, có một em thiếu nhi đến đây chơi trượt từ máng trượt xuống nhà banh

nhưng do không có banh nên té gãy tay! Vì vậy, để không có thêm tai nạn đáng tiếc xảy ra,

khu vui chơi đã có “sáng kiến” cho người gắn khung sắt bít máng trượt lại!

25

Chưa kể, toàn bộ khu vui chơi hoàn toàn không có một bóng mát nên các em chỉ có

thể chơi vào sáng sớm hoặc chiều mát. Trước thực tế “phơi nắng” trò chơi và thiếu sự bảo

26

dưỡng, sửa chữa kịp thời của cơ quan quản lí như trên, e rằng không bao lâu nữa khu trò

chơi này sẽ chẳng còn trò nào để các em vui chơi.

Giữ gìn sân chơi chung

Theo quan sát của chúng tôi, khu trò chơi dành cho thiếu nhi ở Công viên xã Bình

Chánh xuống cấp trầm trọng là do nhiều nguyên nhân. Trước tiên, ở khu vui chơi này không

hề đặt bảng hiệu qui định độ tuổi nào được chơi các loại trò chơi ở khu vực nào, nên mạnh

ai nấy chơi khiến các loại trò chơi nhanh chóng hư hỏng. Kế đến là trong khu vực vui chơi

chưa bố trí nhiều ghế đá để người thân của các em nghỉ chân nên nhiều người “ngồi tạm”

luôn lên … các trò chơi. Điều quan trọng là ý thức của một số thiếu nhi và người thân vào

khu vui chơi này chưa cao nên khi chơi rất thiếu tinh thần giữ gìn.

Một nhân viên bảo vệ ở khu vui chơi Công viên xã Bình Chánh nói: “Mặc dù thường

xuyên nhắc nhở nhưng khi vắng mặt một chút là có nhiều em thiếu nhi có biểu hiện không tốt.

Chẳng hạn như khi vui chơi ở nhà banh - máng trượt, có em dùng vật nhọn đâm thủng banh

không thương tiếc hoặc lấy banh ném lung tung. Thậm chí có em thấy trái banh nào “vừa ý”

là lén lấy về”.

Giám đốc Trung tâm Văn hóa quận 6 Nguyễn Quang Minh, đơn vị quản lí khu vui

chơi miễn phí dành cho thiếu nhi ở Công viên Phú Lâm kể, ở khu chơi này mặc dù được gắn

đầy đủ nội qui nhưng ý thức của một số người vào vui chơi còn kém nên “vô tư” phớt lờ qui

định. Khi được nhắc nhở có người còn cự cãi lại.

Có thể nói, chủ trương đầu tư xây dựng các khu vui chơi miễn phí dành cho thiếu nhi

của lãnh đạo thành phố là hoàn toàn đúng đắn nhưng để tránh lãng phí, đòi hỏi các ngành,

các cấp của địa phương phải có sự quan tâm, kiểm tra thường xuyên. Đặc biệt, người dân

khi đến khu vui chơi phải có ý thức hơn.

Kết luận: Việc đầu tư xây dựng khu vui chơi miễn phí cho trẻ em là điều tốt, tuy

nhiên, nhưng để nâng cao ý thức của mọi người cần xã hội hóa mô hình này. Không thu phí

chưa hẳn là tốt, nên thu để giáo dục tinh thần tự giác, trách nhiệm của mọi người, đầu tư tái

tạo sản xuất, trả lương cho bộ máy vận hành …

“Chuỗi khu vui chơi tiNiWorld đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều trẻ em.

Không chỉ thỏa mãn các trò chơi vận động cho trẻ nhỏ, trung tâm còn giúp các em phát

triển trí tuệ toàn diện.

Với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa, sân chơi cho trẻ ngày càng thu hẹp. Các

sân chơi ngoài trời chưa được đầu tư đúng mức để mang lại không gian vui chơi an toàn

cho bé đặc biệt là ở các khu đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM .

Nắm được nhu cầu vừa học vừa chơi của trẻ, tiNiWorld đã xây dựng nên mô hình khu

vui chơi trong nhà hiện đại kết hợp giáo dục và giải trí cho trẻ em từ 2 - 12 tuổi. Đây không

chỉ sân chơi bổ ích cho trẻ mà còn giúp các em phát triển toàn diện cả thể chất , trí tuệ và

cảm xúc. Sau hơn 2 năm hoạt động, tiNiWorld đã có 9 trung tâm tại TP.HCM, Bình Dương

và Hà Nội, là điểm đến yêu thích của trẻ em cả nước.

Ngày 1/9/2011 vừa qua, tiNiWorld đã chính thức ra mắt khu vui chơi thứ 9 tại tòa

nhà Pico Mall (Tầng 3, tòa nhà Pico mall, 229 Tây Sơn, Q.Đống Đa) thu hút hơn 1.000 lượt

bé đến vui chơi khám phá.

Với thiết kế “hành tinh kẹo ngọt”, tiNiWorld độc đáo và mới lạ hơn với những

27

chiếc bánh sinh nhật khổng lồ, những viên kẹo lung linh như thật và bàn vi tính hình cốc

kem mát lạnh … Cũng như các trung tâm khác, tiNiWorld ở Pico được thiết kế đầy màu sắc

với nhiều khu vực thú vị cho bé vui chơi, khám phá. Các bé hiếu động thì vào khu liên hoàn

28

“Juno Playland” chơi với nhà bóng, đường ống, nhà tưng, đặc biệt là cầu trượt đôi dài hơn

5m …; các bé trầm tính thì đọc sách, truyện hoặc chơi game vi tính vui học ở khu học tập

khám phá “teRa Torium”; bé còn có thể trổ tài khéo tay qua trò chơi tranh cát, tô tượng, hạt

nhựa, xỏ vòng tay để về tặng bố mẹ … Sau khi vui chơi thỏa thích, bé đến khu ẩm thực

“kiLo Korner” để nạp năng lượng với những món ăn nhẹ như xúc xích, bắp rang, buffet kẹo

ngọt … Các khách hàng nhí sẽ được tiNiWorld đáp ứng mọi nhu cầu vui chơi, giải trí.

Khi thị trường còn khát khu vui chơi đạt chuẩn, với thiết kế độc đáo, an toàn, đội ngũ

nhân viên nhiệt tình yêu trẻ, tiNiWorld là điểm vui chơi bổ ích hứa hẹn mang đến nhiều sự

khám phá và trải nghiệm thú vị cho các em nhỏ ở Hà Nội.

Kết luận: Kinh doanh quán nhậu, cà phê … thì phức tạp, kinh doanh bán buôn ở chợ

thì phải dậy sớm thức khuya …, chỉ có kinh doanh “công viên trẻ em” là nhàn hạ. Cái nghề

này vừa kiếm ra tiền trong xã hội hiện nay vừa tạo dựng cho bạn một đời sống tinh thần

thoải mái khi lúc nào cũng tiếp xúc với trẻ em. Khi đó tâm hồn bạn thật sự nhẹ nhàng, yên

bình và hạnh phúc.

“Góc vui chơi dành cho bệnh nhi ung thư - My child matter được sanofi - aventis

Brazil khởi xướng vào năm 1999 và sau đó được triển khai rộng rãi tại nhiều nước trên thế

giới, đăc biệt là khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Bắt đầu từ năm 2005, sanofi - aventis kết

hợp với UICC (Hội chống Ung thư Quốc tế) triển khai chương trình toàn cầu, tài trợ

€50.000 cho mỗi dự án tại các nước có thu nhập thấp nhằm tăng hiệu quả điều trị và chất

lượng sống cho bệnh nhi ung thư.

Hàng năm, hơn 160.000 trẻ em trên thế giới được chẩn đoán mắc phải ung thư, hơn

phân nửa trong số đó tử vong. Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, phần lớn ung thư ở

trẻ em có thể được chữa khỏi. Tại các quốc gia phát triển, tỉ lệ khỏi bệnh lên đến gần 80%.

Tuy nhiên tại các quốc gia kém phát triển hơn, do phương tiện chẩn đoán, thông tin và dịch

vụ chăm sóc sức khỏe không phổ biến, tỉ lệ này thấp tới mức 20%, thậm chí 10%.

My child matter là chương trình hợp tác lâu dài giữa sanofi - aventis và UICC (Hội

Chống Ung thư Quốc tế). Chương trình nhắm tới san bằng sự chênh lệch trên thông qua tài

trợ các dự án bệnh viện tại nhiều quốc gia có thu nhập vừa và thấp.

Tính đến nay sanofi - aventis đã tài trợ 39 dự án với tổng số tiền là 3 triệu EURO và

cam kết tiếp tục tài trợ thêm 3 triệu EURO trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2013. Các dự

án được thực hiện thành công tại các nước trên khắp thế giới như Ai Cập, Bangladesh,

Bolivia, Burkina Faso, Colombia, Côte d’Ivoire, Honduras, Kenya, Indonesia, Mali,

Morocco, Paraquay, Parkistan, Peru, Philippines, Romania, Senegal, Tanzania, Ukraine,

Venezuela và Việt Nam. Những con số này cho thấy “My child matter” là một trong những

chiến dịch lớn nhất chống lại ung thư ở trẻ em.

Tại Việt Nam, dự án này kéo dài trong 3 năm với tên gọi “Nụ cười cho cuộc đời”, bắt

đầu từ tháng 5 năm 2006 và kết thúc vào tháng 12 năm 2008. Tổng số tiền €50.000 đã được

tài trợ cho Khoa nhi, bệnh viện K Hà Nội.

Bệnh viện K Hà Nội là bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực điều trị ung thư. Hàng

năm bệnh viện tiếp nhận điều trị hơn 3.000 bệnh nhi, phần lớn đến từ những gia đình nghèo,

khó khăn. Với mục tiêu tạo ra một môi trường vui nhộn và thoải mái cho các trẻ bị ung thư,

sanofi - aventis đã trang bị hai phòng vui chơi với đầy đủ máy điều hoà, ti vi, đồ chơi, bàn

29

ghế tại bệnh viện K. Góc vui chơi này được đưa vào sử dụng từ ngày 21 tháng 06 năm 2006

và đã trở thành địa điểm được yêu thích của hàng ngàn trẻ em đang điều trị tại bệnh viện K

trong nhiều năm qua. Tại đây các bé có thể xem phim hoạt hình, đọc truyện tranh, chơi xếp

30

hình để giúp quên đi những cơn đau. Những tình nguyện viên là nhân viên của công ty và

bạn bè đã tổ chức các chương trình văn nghệ, dạy hát và dạy vẽ cho các bé. Vào dịp Quốc tế

thiếu nhi 1/6, tết trung thu, Tết âm lịch, sanofi - aventis Việt Nam cũng tổ chức những buổi

tiệc giao lưu và tặng quà cho các bé.

Gần đây nhất, ngày 5 tháng 2 năm 2010, đại diện sanofi - aventis tại văn phòng Hà

Nội đã đến thăm và tặng quà cho 50 bệnh nhi đang điều trị nội trú tại Bệnh viện K. Trong

lúc mọi người đang nô nức đón Tết, nhiều bệnh nhi phải tiếp tục chống chọi với căn bệnh

hiểm nghèo. Những phần quà thiết thực cùng lời thăm hỏi ân cần đã mang đến cho các em

và người thân không khí Tết, đồng thời chia sẻ một phần khó khăn mà gia đình các em đang

phải đối mặt.

Kết luận: Ý tưởng “công viên trẻ em” hi vọng sẽ giúp các em ở bất kì hoàn cảnh nào.

Đây là một đóng góp thiết thực cho xã hội.

“Mùa hè là thời gian trẻ em được nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm học. Mỗi khi hè về,

việc tìm sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ em được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm,

trăn trở.

Ở nông thôn có không gian rộng rãi, hoạt động hè của thiếu nhi tại các vùng nông

thôn khá sôi nổi, các em có thể tham gia nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao rất bổ

ích. Trong khi đó, ở khu vực nội thành, sân chơi cho trẻ em trong dịp hè luôn là vấn đề nan

giải. Những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả thường cho con tham gia các lớp năng

khiếu, đi tham quan du lịch, đến bể bơi, hay các câu lạc bộ. Tuy nhiên, không phải trẻ em

nào cũng được hưởng điều kiện tốt như vậy. Hơn nữa, các trung tâm văn hoá, điểm sinh

hoạt vui chơi giải trí cho trẻ em ở đô thị cũng đang dần trở nên quá tải. Tình trạng giao

thông phức tạp, các tệ nạn xã hội rình rập, những trò chơi thiếu lành mạnh, nguy cơ mất an

toàn cũng là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Đã có không ít trường hợp trẻ em gặp tai nạn

giao thông, bị chết đuối khi rủ nhau đi bơi ở sông hồ trong dịp hè. Có những em lại mải mê

với các trò chơi điện tử đến mụ mẫm cả người. Nhưng cũng không ít nơi tuy có nhà văn hoá,

có sân chơi với không gian rộng rãi thì hoạt động hè cho thiếu nhi dường như lại chưa được

quan tâm thích đáng.

Thời gian gần đây, đã có rất nhiều vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài

trường học, nhiều vụ có tính chất nguy hiểm, thậm chí tử vong; một số học sinh nữ đánh

nhau hội đồng, làm nhục bạn rồi quay clip tung lên mạng; tình trạng trẻ em bỏ học hoặc

trốn học tụ tập thành “băng, nhóm”, sử dụng hung khí gây ra không ít vụ án nghiêm trọng

đang là mối lo ngại của toàn xã hội. Hầu hết những em này khi được hỏi đều trả lời do bắt

chước những nhân vật “siêu nhân” trong thế giới game, không có sự định hướng của người

lớn hoặc chẳng có trò chơi gì bên ngoài nên “đành” vào quán Internet “giải trí” với những

“trò chơi đen”.

“Bạo lực học đường có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân thiếu sự

quan tâm, chăm sóc, quản lí, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội; các em không

được vui chơi giải trí lành mạnh để phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, do đó

không làm chủ được bản thân, định hướng sai lệch trước tác động mạnh mẽ của “thế giới”

internet, các ấn phẩm văn hóa phẩm độc hại, trò chơi bạo lực …Thực tế đã chứng minh

rằng, việc tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh

31

chính là giúp các em có điều kiện hoàn thiện mình và tránh xa được các nguy cơ tiềm ẩn có

khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ như ma túy, bạo lực học đường,

nghiện game online …

32

Trong nền kinh tế thị trường, nhiều nơi vì lợi nhuận, thu nhập nên chỉ chú trọng vào

việc phát triển kinh tế; ở các thành phố lớn, các khu cao ốc, trung tâm thương mại “mọc lên

như nấm”, nhưng lại có quá ít những địa chỉ vui chơi, giải trí dành cho trẻ em được đầu tư

xây dựng …dẫn đến tình trạng một số sân chơi của trẻ bị thu hẹp. Vì thế, những dịp lễ, Tết,

ngày nghỉ, đặc biệt là vào dịp nghỉ hè những địa chỉ vui chơi hiếm hoi của trẻ thường quá

tải, hoặc bị xuống cấp nghiêm trọng, giá vé đắt đỏ, các trò chơi nghèo nàn, không gian bị

chiếm dụng để kinh doanh.

Việc thiếu trầm trọng những sân chơi lành mạnh cho trẻ dẫn đến tình trạng nhiều em

chọn quán internet, những tụ điểm phức tạp làm “sân chơi”. Khi tìm hiểu nguyên nhân vì

sao nhiều em hư hỏng, bỏ học để đi chơi, tụ tập đánh nhau, quay clip tung lên mạng để

“khẳng định bản lĩnh cá nhân” hay có thể ngồi lì trong quán game online hết ngày này sang

ngày khác … đều thấy có lí do vì các em thiếu những điểm vui chơi lành mạnh, hấp dẫn.

Vui chơi giải trí là một nhu cầu văn hóa không thể thiếu của con người, đặc biệt đối

với trẻ em. Các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh rèn luyện cho trẻ những phẩm chất cơ

bản về trí tuệ, đạo đức, thể chất theo qui luật của cái đẹp. Trong quá trình phát triển của trẻ,

hoạt động vui chơi giải trí đóng vai trò không kém phần quan trọng so với các hoạt động

thiết yếu khác như bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ …

Để các em có điều kiện vui chơi lành mạnh cần có sự quan tâm cả vật chất và tinh

thần của toàn xã hội dành cho trẻ em.

Trước hết, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể cần nhận thức đúng đắn vai trò

của hoat động vui chơi giải trí đối với sự phát triển toàn diện thể chất và tinh thần của trẻ

em. Thứ hai, trong qui hoạch xây dựng cần chú trọng dành cho trẻ em nơi vui chơi giải trí

lành mạnh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu vui chơi của các em; đặc biệt là những ngày hè. Thứ

ba, các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể cần có kế hoạch tập huấn cho các cán bộ

Đoàn, Đội để tổ chức các hoạt động hè phong phú, hấp dẫn ở các địa phương, lôi cuốn trẻ

tích cực tham gia để các em thực sự được tận hưởng những ngày hè bổ ích, được vui chơi

đúng nghĩa của tuổi thơ hồn nhiên, vô tư. Để có thêm nhiều hoạt động bổ ích cho trẻ em

trong dịp nghỉ hè, thiết nghĩ các cơ quan chức năng đặc biệt là tổ chức đoàn thanh niên và

chính quyền cơ sở cần phối hợp chặt chẽ, tổ chức hoạt động hè phong phú, tiết kiệm, an toàn.

Dịp hè là thời gian học sinh, sinh viên được nghỉ nên có thể huy động được các đối tượng

này trực tiếp tham gia hoạt động tình nguyện tại địa phương như: Mở lớp ôn tập hè, dạy các

bài hát, múa trong sinh hoạt tập thể, hoạt động văn hóa - thể thao … Thực tế, hoạt động này

đã tạo ra sân chơi an toàn, thiết thực cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, luôn được các em đón

nhận và phụ huynh đồng tình ủng hộ ... Kinh phí để tổ chức hoạt động có thể vận động đóng

góp từ các cơ quan, tổ chức, các hộ gia đình ... Sau mỗi đợt sinh hoạt hè cần có tổng kết,

đánh giá rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo, khen thưởng những cá nhân, đơn vị làm

tốt. Thứ tư, trên địa bàn thành phố, nhà thiếu nhi tỉnh cần tăng cường mở thêm các lớp học

năng khiếu cho các em, nhất là sẽ tổ chức một lớp học đặc biệt có tên “Trải nghiệm thiên

nhiên” cho trẻ em thành phố về vùng nông thôn, vừa dã ngoại ngắm cảnh, vừa có cảm nhận

sâu sắc hơn về cuộc sống. Phụ huynh có thể đăng kí cho con em theo các lớp học nếu có nhu

cầu. Cùng với Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh niên tỉnh, huyện, cần lên kịch bản

để đưa sân chơi về nông thôn với các trò chơi vận động, trò chơi dân gian, kĩ năng sống …

33

phục vụ thiếu nhi vùng sâu, vùng xa. Chương trình “Học kì trong quân đội” cần được tổ

chức chặt chẽ hơn để mang lại hiệu quả thiết thực của nó.

34

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước

quốc tế về quyền trẻ em năm 1990, thế nhưng “thế giới ngày mai” của chúng ta vẫn “khát”

những địa chỉ vui chơi lành mạnh, bổ ích, mang tính giáo dục để các em được phát triển

toàn diện. Tháng hành động vì trẻ em năm nay với chủ đề “Vì một xã hội không bạo lực,

không xâm hại trẻ em” nhằm mục đích phát động toàn xã hội chung tay bảo vệ trẻ em, giúp

trẻ được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh; trẻ được quyền vui chơi, giải trí để phát

triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, “Hãy

dành cho trẻ em những sân chơi an toàn, lành mạnh” là những thông điệp luôn nhắc nhở

chúng ta hãy sống có trách nhiệm hơn, dành nhiều điều kiện thuận lợi hơn, quan tâm, chia

sẻ hơn với các em. Để các em có những ngày hè bổ ích đáng nhớ rất cần sự chung tay, góp

sức của các cấp, các ngành và toàn xã hội”.

Kết luận: Thông qua những dẫn chứng ở trên chúng ta đã nhận ra sân chơi dành cho

trẻ là một nhu cầu rất lớn trong xã hội, nó đang bị thiếu trầm trọng và bỏ ngõ khai thác ở

những khía cạnh “tinh tế”, “chiều sâu”. Quyết định đầu tư kinh doanh “công viên trẻ em” là

một quyết định đúng đắn, vấn đề còn lại là trả lời câu hỏi “Phương pháp thực hiện ra sao?”

mà thôi.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải có một số vốn khoảng 150 triệu VND. Số vốn này bạn sẽ dùng để mướn

một mặt bằng nhỏ, trang trí “công viên trẻ em”, mua đồ chơi, quảng cáo, giao dịch … Nếu

bạn đã có mặt bằng thì bạn chỉ cần số vốn khoảng 50 triệu VND là có thể làm được.

+ Bạn phải là người yêu trẻ, có kinh nghiệm chăm sóc, nắm bắt tâm lí, hướng dẫn trẻ

chơi … Sẽ là lợi thế nếu bạn là nữ, giáo viên mầm non đang dạy tại các trường mầm non, có

quan hệ rộng với các bậc phụ huynh có con nhỏ ... Khi đó bạn sẽ có cơ hội lôi kéo nhiều

khách hàng đến với “công viên trẻ em” của mình hơn.

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng, và chịu đựng sự phàn nàn của các bậc

phụ huynh, sự phá phách của các em (nếu có) khiến cho “công viên trẻ em” bị thiệt hại.

+ Bạn phải có khiếu thẩm mĩ, đầu óc sáng tạo đủ để tự mình thiết kế ra nhiều mẫu trò

chơi bổ ích, an toàn … mà chi phí thấp.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của một người phụ bạn trông coi “công viên trẻ em” thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khuôn mặt hay cười, vui tính, ăn nói nhẹ nhàng, có duyên với

trẻ, có khiếu giao tiếp …

+ Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh đồ chơi.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

35

+ Về việc chọn mặt bằng kinh doanh: Mặt bằng kinh doanh lí tưởng thường được đặt

tại các trung tâm thương mại, siêu thị … (nơi có khách hàng nhí đông và chỗ để xe cho phụ

huynh đi cùng con). Cố gắng thuê những mặt bằng có vị trí thuận lợi, giá thuê rẻ, có nhiều

36

điều kiện thuận lợi khác hỗ trợ như: Đông người lui tới, có chỗ để xe, khung cảnh thoáng

mát, đẹp đẽ … Việc không lựa chọn được mặt bằng sẽ khiến cho công việc kinh doanh gặp

nhiều khó khăn.

+ Về việc thu lợi nhuận: Dù có làm tốt các công việc khác nhanh nhất đến tháng thứ

hai thì lượng khách mới đông. Trong một số trường hợp lợi nhuận ban đầu thu vào chỉ bằng

thu nhập của một người đi dạy ở trường mầm non. Chính điều này sẽ làm cho một số bạn

nôn nóng thất vọng => bỏ cuộc.

+ Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi vô cùng khó. Nếu quản

lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận của cửa hàng sẽ giảm đáng kể.

+ Về việc thiết kế trò chơi: Có bạn không có khả năng sáng tạo chỉ ăn cắp ý tưởng

của người khác. Nghèo nàn ý tưởng chính là nguyên nhân khiến cho bạn thất bại.

+ Về việc thiết kế “công viên trẻ em”: “Công viên trẻ em” là nơi cho trẻ đến chơi ở

đó, nếu “công viên trẻ em” mà không được thiết kế hấp dẫn thì làm sao có thể lôi cuốn, giữ

chân các em?

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Đặc thù của ngành kinh doanh này là thu tiền lẻ, do đó nếu không có đức tính tỉ mỉ thì

sẽ thất thoát rất nhiều.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu, cho dù bạn tận dụng mẹ của mình trông coi “công viên trẻ em” thì cũng phải huấn luyện

bà những kĩ năng cần thiết. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải mặc

đồng phục và không được la mắng, đánh trẻ, ăn cắp … Đối với những bạn đã từng đứng ở

cương vị quản lí có những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì,

nhưng đối với những bạn mới ra đời sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện từ từ,

nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn ít.

+ Hiện nay lĩnh vực kinh doanh “công viên trẻ em” đang có nhu cầu rất nhiều.

+ “Công viên trẻ em” không chỉ bán vé vào cửa mà còn có thể bán đồ chơi.

+ Xa hơn nữa bạn có thể mở những lớp dạy kĩ năng cho trẻ thông qua chơi đồ chơi

(thậm chí dạy cho cả các cô giáo mầm non), bán sách dạy cách chơi trò chơi cho trẻ …

+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội (ngày càng quan tâm đến trẻ em) nên được xã

hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.

+ Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những

đối tượng này làm nhân viên.

+ Trẻ em sẽ đem lại cho bạn tiền bạc, sự nhàn hạ, niềm vui … Cuộc sống của bạn sẽ

càng ý nghĩa hơn khi thấy các em cười. Thật tuyệt vời khi nghĩ đến điều đó!

37

Ý TƯỞNG VƯỜN THÚ TRẺ EM

1. Ý tưởng:

Trong một lần vào Thảo Cầm Viên ở TP.HCM chơi tôi tình cờ bắt gặp một chuồng

nuôi dê, cừu cho phép các em nhỏ vào vui đùa và cho chúng ăn rất thú vị. Hầu như em nào

cũng thích thú vì được sờ vào những con thú thật. Nhiều em còn bắt cha mẹ chuẩn bị cà rốt,

rau muống trước khi đi để vào đút cho từng con dê, con cừu. Khu chuồng trại chỉ khoảng

100 m2 mà chật ních người. Đây có lẽ là nơi các em nhỏ thích nhất.

Gần khu chuồng nuôi dê, cừu là một hồ nuôi cá chép, cá phi … Mỗi khi đến đây các

em thường bắt cha mẹ mua bỏng ngô để mình ném xuống hồ cho cá ăn. Có em còn ném cả

chiếc bánh ngọt trên tay khi chưa ăn miếng nào xuống hồ vì sức hút của những chú cá không

thể cưỡng nổi.

Đến khu chuồng voi bạn sẽ thấy cảnh tấp nập người mua mía cho voi ăn. Mía thi

nhau ném vào chuồng để các chú voi ăn thỏa thích. Có thể nói chính các em là người vỗ béo

các chú voi.

Và còn nhiều khu chuồng nhốt các con vật khác nữa nhưng những người quản lí

không cho phép người tham quan tự mình cho thú ăn.

Cảm giác tự mình cho thú ăn sẽ thú vị hơn nhiều, tại sao chúng ta không lập ra một

“vườn thú trẻ em” để cho các em thực hiện được điều này?

Ý tưởng xây dựng “vườn thú trẻ em” như sau:

+ Vườn thú sẽ nằm gần trung tâm thành phố nên kết hợp vừa làm trang trại nuôi kinh

doanh vừa làm khu du lịch dành cho trẻ em, hoặc trong trung tâm thành phố thì chỉ giới hạn

ở một số con vật sạch sẽ cho các em chiêm ngưỡng, nghịch ngợm …

+ Vườn thú có qui mô không lớn như Thảo Cầm Viên và chỉ nuôi một vài loại động

vật để trẻ em chơi thôi như: Dế, chó, dê, cừu, thỏ, gà, cá … Các bạn hãy tưởng tượng giữa

lòng thành phố có một khuôn viên nhỏ, khi vào trong đó có rất nhiều loại cá đủ màu sắc,

chuồn chuồn hoặc chó con … Nhiều em rất thích chó, mèo, chúng nhảy cẫng lên khi thấy

chúng, đặc biệt là với những con chó, mèo đẹp, dễ thương.

+ Khi vào vườn thú các em sẽ mua đồ ăn cho chúng ăn, được nghe kể chuyện về cuộc

sống của chúng, học cách chăm sóc chúng, vẽ chúng, xem phim về chúng và vui đùa cùng

chúng. Thật thú vị khi chiều chiều dẫn con đi câu những con cá thật ở một cái hồ nhỏ chừng

2 m2 ở một khuôn viên nào đó. Câu xong các em có thể mang chúng về nhà để thưởng thức

… Sẽ có một không hai loại hình câu những con cua đồng, còng đỏ … trong những khuôn

viên đầy hoa cỏ …

+ Vườn thú không chỉ bán vé; bán thức ăn, bán dụng cụ chăm sóc thú; bán sách CD,

phim ảnh hướng dẫn nuôi thú, kể chuyện về thú …, mà còn bán những con thú khi khách

hàng có nhu cầu.

Mô hình này đạt hiệu quả cao khi ứng dụng trong các khu du lịch, kết hợp giữa vui

chơi trong nhà và vườn thú ngoài trời có phục vụ cả ăn uống, nghỉ dưỡng …

Theo xu hướng hiện đại nhiều trang trại nuôi trồng rất chú trọng đến chất lượng môi

trường, nếu biết kết hợp với du lịch thì sẽ đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Đây cũng là một

hình thức quảng bá thương hiệu của mình ra bên ngoài.

38

2. Hoàn cảnh khách quan:

30

“Thảo Cầm Viên Sài Gòn (tên gọi tắt: Thảo Cầm Viên), tên ban đầu: Vườn Bách

Thảo, còn người dân quen gọi Sở thú; là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng

thứ 8 trên thế giới, tại Việt Nam. Khuôn viên rộng lớn này hiện tọa lạc ở số 2B Nguyễn Bỉnh

Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Ngày 23 tháng 3 năm 1864, Đề đốc De La Grandière kí nghị định cho phép xây dựng

Vườn Bách Thảo tại Sài Gòn. Ngay sau đó, ông Louis Adolphe Germain, một thú y sĩ của

quân đội pháp, được giao nhiệm vụ mở mang 12 ha vùng đất hoang ở phía đông bắc rạch

Thị Nghè (Pháp gọi là Arrroyo d'Avalanche, lấy theo tên chiến tàu chiến đã vào rạch Thị

Nghè để tấn công thành Gia Định) để làm nơi nuôi thú và ươm cây. Tháng 3 năm sau (1865)

bước đầu, ông Germain đã xây dựng được một số chuồng trại.

Để biến nơi này thành nơi nuôi trồng các loài động vật, thực vật của toàn Đông

Dương; vừa để trưng bày, vừa để cung cấp cây giống cho Muséum national d'histoire

naturelle và trồng dọc theo các trục lộ ở Sài Gòn; viên Toàn quyền Đông Dương nhận thấy

cần phải có người giỏi chuyên môn hơn, nên đã mời cho ông J.B. Louis Pierre, người phụ

trách chăm sóc thực vật của Vườn bách thảo Calcutta (Ấn Độ), sang làm giám đốc vào ngày

28 tháng 3 năm 186

Cuối năm 1865, Vườn Bách Thảo đã được nới rộng đến 20 ha. Sang năm 1924,

khuôn viên sáp nhập thêm bên bờ bắc rạch Thị Nghè 13 ha nữa; một cây cầu đúc được bắc

qua rạch để nối liền hai khu vực hoàn thành năm 1927. Và cũng trong năm đó, nhờ sự vận

động của một viên chức Pháp tại Nhật, chính phủ Nhật đã cung cấp cho Vườn Bách Thảo

khoảng 900 giống cây lạ.

Ngày 15 tháng 12 năm 1867, Thống đốc De La Grandière ban hành nghị định số 183

nhằm chấn chỉnh tổ chức và điều hành Vườn Bách Thảo, đặt nơi đây dưới sự quản lí của

Hội đồng thành phố Sài Gòn, với một ngân khoản điều hành 21.000 quan Pháp/năm, do

ngân sách thuộc địa cung cấp.

Ngày 17 tháng 2 năm 1869, phó đô đốc G. Ohier, quyền Thống đốc Nam Kì, kí nghị

định số 33 thành lập Ủy ban thường trực do Philastre làm chủ tịch, để giám sát việc chi tiêu

tại Thảo Cầm Viên. Vào thời điểm này, chi phí hàng năm của Vườn Bách Thảo đã được

nâng lên 30.000 quan Pháp/năm. Cũng theo nghị định trên, đúng ngày Quốc khánh của

Pháp 14 tháng 7 năm 1869, Vườn Bách Thảo mở cửa thường trực cho công chúng vào xem.

Năm 1924 - 1927: trải nhựa đường nội bộ trong khuôn viên, xây dựng các chuồng thú

có qui mô lớn và kiên cố như chuồng lồng tròn để nuôi khỉ, chuồng cọp ...

Năm 1956: Lại được tu sửa, tái thiết và đổi tên là Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Năm 1984: Xây dựng mới nhiều hạng mục công trình, như: Kè đá dọc kênh Thị Nghè,

cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải nhựa và bê tông đường nội bộ,

xây dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ...

Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp với

đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau năm 1975 từ 8.500 m2 lên

đến năm 2000 là 2000 m2.

Nhờ mối quan hệ hợp tác, trao đổi, mua bán với nhiều vườn động thực vật và các tổ

chức khoa học quốc tế, bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn ngày một thêm

phong phú. Cho nên bên cạnh hàng chục loài có vú, hàng chục giống chim, nhiều giống bò

31

sát còn có các loại như: khỉ, gấu, cọp, beo, sư tử, giả nhân, vượn, hươu, nai, heo rừng, mang,

nhím, rùa, rái cá, voi, cò, cá sấu, trăn, rắn ... Nhiều loài động vật mới lạ đã xuất hiện tại

Việt Nam như: Hà mã (Hippopotamus amphibius), hà mã lùn (Choeropsis liberiensis), báo

32

đốm Mĩ (Panthera onca), đà điểu châu Phi (Struthio camelus), hồng hạc châu Mỹ

(Phoenicopterus ruper ruper), đười ươi (Pongo pygmaeue), hươu cao cổ (Giraffa

camelopardalis) ...

Hiện nay, ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn, ngoài những khu vực nuôi trồng cầm thú, cây

cảnh và sưu tập phong lan, còn có khu dành cho trẻ em, cho người lớn vui chơi, giải trí ...

Ngoài ra, trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn có hai công trình kiến trúc đặc sắc khác,

đó là Đền thờ vua Hùng (Thành phố Hồ Chí Minh) dựng năm 1926 và Bảo tàng Lịch sử Việt

Nam - Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa từ năm 1929.

Sau hơn 130 năm tồn tại, Thảo Cầm Viên đã trở thành một vườn thú lớn với 590 đầu

thú thuộc 125 loài, thực vật có 1.800 cây gỗ thuộc 260 loài, 23 loài lan nội địa, 33 loài

xương rồng, 34 loại bon sai ... và đang được bổ sung thêm.

Cho nên tuy ở chốn thị thành, nhưng không khí ở đây khá trong lành với tiếng thú,

tiếng chim muông cùng vô vàn cây xanh, hoa đẹp ... Hơn thế nữa, Thảo Cầm Viên còn có vai

trò giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu ...

Hiện nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế như: Hiệp

hội các Vườn thú Đông Nam Á (SEAZA), Liên đoàn Thế giới Bảo tồn Thiên nhiên và Tài

nguyên Thiên nhiên (IUNC), Hiệp hội Giáo dục Bảo tồn các Vườn thú trên Thế giới

(IZEA) ...

Ông Jean Baptiste Louis Pierre (1833 - 1905), người sáng lập và là Giám đốc đầu

tiên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Ông là một nhà thực vật học suốt đời tận tụy cho sự

nghiệp khoa học. Nhờ ông, nhiều cây rừng tự nhiên được tồn tại, một số loài cây đại mộc từ

các lục địa khác được du nhập, một số cây ăn trái thuộc khu vực Đông Nam Á được ươm

trồng, để từ đây cho ra đời những giống cây trái ngon. Trong 12 năm phụ trách Thảo Cầm

Viên Sài Gòn (1865 - 1877), ông còn để lại một di sản qúi giá nữa, đó là bộ sưu tập hơn

100.000 tiêu bản hiện được lưu giữ tại Bảo tàng thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới

Thành phố Hố Chí Minh và hàng ngàn cây cổ thụ trên các đường phố khu trung tâm, trong

công viên Tao Đàn ...

Để tưởng nhớ và ghi công ông, vào tháng 2 năm 1933, Hội đồng khoa học Pháp đã

cho xây dựng một cột bia, bằng đá hoa cương đặt phía sau khu vườn kiểng. Trên mặt cột bia,

ghi lại câu nói của ông trước khi qua đời: Tôi đã nghỉ hưu nhưng còn quá nhiều việc để làm

cho ngành thực vật, chỉ tiếc là không còn thời gian và cuộc sống thì quá ngắn ngủi.

Vào năm 1994, nhân dịp kỷ niệm 130 năm thành lập Thảo Cầm Viên Sài Gòn, cột bia

đã được tôn tạo và đặt ngay trên trục đường chính, giữa Bảo tàng lịch sử và Đền thờ các

vua Hùng. Lần này, cột bia có gắn thêm bức tượng bán thân bằng đá hoa cương màu hồng,

tạc hình ông J.B. Louis Pierre.

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang có Dự án xây dựng một vườn động thực vật

mới với diện tích gần 487 ha, tại xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách

trung tâm thành phố khoảng 50 km với nhiều mục tiêu, như: Xây dựng khu trưng bày thú mô

hình hoang dã, nhân giống và bảo tồn các loài động thực vật quí hiếm, giáo dục bảo tồn và

bảo vệ môi trường sống, nghiên cứu về động thực vật ...”.

Kết luận: “Vườn thú trẻ em” chỉ là nét chấm phá của Thảo Cầm Viên và phát triển

theo một hướng khác đó là tạo ra môi trường học hỏi, vui chơi cho các em muốn nghiên cứu

33

về các loài động vật học. Ở nơi đây các em sẽ được biết tất cả những kiến thức cần thiết về

những con vật gần gũi với con người như: Đời sống chúng như thế nào, cách chăm sóc

chúng ra sao, chúng có giá trị như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta … Xa hơn nữa

34

“vườn thú trẻ em” muốn trở thành nơi chuyên cung cấp kiến thức vật nuôi cho những người

muốn đi nuôi con nào đó. Những kiến thức này sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân của

chúng ta.

“Thú nuôi trong nhà không chỉ là người bạn thân thiết của bé, mà thông qua quá

trình chăm sóc cho chúng, bé sẽ học hỏi thêm nhiều điều về trách nhiệm, sự đồng cảm, quan

tâm, chia sẻ…. Tuy nhiên, khi quyết định nuôi thú cưng, bạn nên cân nhắc những mặt tích

cực và tiêu cực khi “thành viên bất đắc dĩ” này xuất hiện và đi loanh quanh trong nhà nhé!

Những ảnh hưởng tích cực của thú nuôi

Giúp trẻ học cách quan tâm và có tinh thần trách nhiệm: Hãy để trẻ cùng tham gia

vào việc chăm sóc vật nuôi trong gia đình. Nếu nhà bạn nuôi chó, thi thoảng hãy giao cho

bé nhiệm vụ mang thức ăn hoặc dắt thú cưng di dạo. Thông qua việc chăm sóc vật nuôi, bé

sẽ học được tinh thần trách nhiệm và cách quan tâm đến những gì xung quanh mình. Đừng

ngạc nhiên nếu một ngày bé thắc mắc với bạn là tại sao chú chó hôm nay ăn ít hơn bình

thường hay mai mốt lớn lên chú cún trong nhà sẽ ra sao … Bé đã bắt đầu quan tâm và có

trách nhiệm hơn rồi đấy.

Vật nuôi giúp bé cởi mở hơn: Nhiều trẻ không chỉ xem thú cưng là vật nuôi mà còn

coi như một thành viên trong gia đình và là người bạn thân thiết của mình. Có bé thường trò

chuyện, chia sẻ những suy nghĩ, những bí mật riêng tư với vật nuôi. Theo một công trình

nghiên cứu, các nhà khoa học đã hỏi một nhóm trẻ năm tuổi có nuôi thú cưng rằng chúng

thường làm gì khi cảm thấy buồn bực, giận dữ hay khi có bí mật. Phần lớn trẻ đều nhắc đến

những con vật cưng của mình. Qua đó chúng ta thấy động vật cũng là một nguồn an ủi tuyệt

vời.

Vật nuôi giúp bé tăng cường hoạt động của cơ thể: Thay vì dành thời gian rảnh để

ngồi xem truyện, chơi game trên máy tính thì thú cưng là người bạn tuyệt vời để các bé chơi

cùng và vận động cơ thể. Tiến sĩ Christopher Owen, một giảng viên cao cấp về dịch tễ học

tại St George’s cho biết: “Hoạt động của cơ thể càng tăng càng đem lại tác động tích cực

đối với sức khỏe của trẻ về dài hạn, như giảm nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường”. Ngoài

ra, trẻ có cơ hội được gần gũi với thiên nhiên hơn qua họat động vui chơi cùng thú cưng.

Hiểu thêm về cuộc sống: Thường thì niềm vui khi có thú cưng luôn đi kèm với nỗi đau

khi thú cưng chết do tuổi già, tai nạn hay bệnh tật. Dù không thể giúp trẻ tránh khỏi nỗi đau

mất thú cưng, bạn có thể giúp bé đương đầu với việc đó, nỗi đau xót có thể giúp trẻ học cách

đối phó với những mất mát khác trong cuộc sống sau này.

Những mặt tiêu cực của thú cưng

Những con vật nuôi trong nhà mang lại niềm vui cho mọi người trong nhà, đặc biệt là

trẻ em, song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ của bé.

Thú cưng có thể gây ra một số bệnh sau:

- Dị ứng lông thú: Một số bé bị dị ứng với lông thú gây ngứa, nổi mẩn, viêm mũi …

- Lây bệnh từ vật sống kí sinh: Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn bệnh dịch của Mĩ –

CDC – cảnh báo việc tiếp xúc gần gũi thường xuyên với các loài vật nuôi có thể khiến cho

nguy cơ mắc các bệnh do nhiễm kí sinh trùng, bệnh truyền nhiễm … do các loài giun, sán

sống kí sinh trong và ngoài cơ thể vật nuôi gây ra. Tiếp xúc như vuốt ve bằng tay, ôm vào

lòng cũng có thể khiến cho những con bọ mang mầm bệnh truyền bệnh sang cho trẻ. Điều

35

này cũng xảy ra tương tự khi tiếp xúc với dịch tiết từ nước bọt, nước dãi, phân của con vật.

36

- Nhiễm trùng do bị vật nuôi cắn, cào: Móng vuốt và răng của vật nuôi sắc nhọn và

có thể có nhiều vi khuẩn, đo đó vi trùng trong răng hoặc móng vuốt của thú vật sẽ xâm nhập

vết thương, làm nhiễm trùng vết thương.

Một số khuyến cáo đối với thú cưng:

- Luôn luôn rửa tay sạch sau khi chơi đùa hay tiếp xúc với vật cưng.

- Tuyệt đối không cho thú cưng vào những khu vực giường ngủ hay nơi trẻ ăn uống.

- Tắm và chải lông thường xuyên cho thú cưng để giảm lây lan mầm bệnh và những

chất gây dị ứng do chúng sinh ra.

- Mua vật nuôi ở những nơi biết rõ nguồn gốc, giống nòi và đảm bảo về việc chích

ngừa để có được một thú cưng khỏe mạnh.

- Để bác sĩ thú y kiểm tra hằng năm nhằm phòng tránh các bệnh kí sinh có thể ảnh

hưởng sức khỏe con người”.

Kết luận: “Vườn thú trẻ em” tất nhiên có những biện pháp vệ sinh cho thú nuôi, bác

sĩ thú y kiểm tra định kì để tránh những bệnh truyền nhiễm cho trẻ em. Phải đảm bảo tuyệt

đối cho du khách. Bên cạnh đó, có nhiều thú nuôi được ngăn cách chỉ cho xem hoặc đứng

bên ngoài cho ăn không cho các em sờ mó, nếu có vuốt ve thì cũng chỉ đôi chút nên sẽ

không có nguy hiểm gì.

“Những đứa trẻ sống trong gia đình có nuôi thú cưng thì ít bệnh tật hơn, đi học chăm

chỉ hơn và có cách tiếp cận các môn học tại trường vui vẻ hơn, theo Health Me up.

Đó là kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Kallahalli Umesh, Giám đốc truyền thông khoa

học Waltham từ Mars India (Ấn Độ).

Sau khi theo dõi 256 trẻ trong độ tuổi đi học, ông nhận thấy những trẻ sống trong gia

đình có nuôi thú cưng đi học chăm chỉ hơn, ít vắng mặt vì ít bệnh hơn.

Ông Kallahalli cho biết, các con thú cưng có sức mê hoặc đối với trẻ con. Do vậy, trẻ

học hành tốt hơn và giúp trẻ phát triển tốt hơn. Điều này khiến trẻ ít bệnh tật.

Một con thú cưng còn giúp trẻ cảm thấy qúi cuộc sống hơn, ý thức về trách nhiệm

hơn và có cách tiếp cận các môn học vui vẻ hơn.

Nghiên cứu còn nhận thấy, ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi sống trong gia đình có nuôi thú cưng

đi học nhiều hơn 3 tuần/năm so với trẻ trong gia đình không nuôi thú cưng”.

Kết luận: Từ xưa đến nay vật nuôi đã gắn bó với con người, chính vì lẽ đó chúng

không chỉ là người bạn thân thiết mà còn giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Vấn đề

là chúng ta phải làm sao để chúng phát triển nhưng vẫn an toàn cho con người mà thôi.

3. Điều kiện cần và đủ: Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn nên có một khuôn viên rộng ở gần những nơi đông trẻ em, hay bạn có một

trang trại chăn nuôi, hoặc bạn sở hữu một khu du lịch nào đó gần thành phố … Khi bạn có

điều kiện này thì số vốn bằng tiền mặt để có thể thực hiện ý tưởng khoảng vài chục triệu trở

lên. Số vốn này bạn sẽ dùng để làm các khu nhà ở cho thú, trang trí khu nhà ở, mua thú,

quảng cáo, giao dịch …

+ Bạn phải là người yêu trẻ; có kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc các loại thú sẽ nuôi. + Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

37

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của vài người phụ bạn trông coi vườn thú thì công việc mới suông sẻ.

38

+ Bạn phải là người có khuôn mặt hay cười, vui tính, ăn nói nhẹ nhàng, có duyên với

trẻ, có khiếu giao tiếp …

+ Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực chăn nuôi. + Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về địa điểm, diện tích lập vườn thú: Địa điểm lí tưởng để lập vườn thú là các khu

ngoại ô giáp ranh với thành phố, diện tích phải từ 1.000 m2 trở lên. Việc không có đất phải

đi thuê sẽ khiến cho công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, có khi thất bại.

+ Về việc thu lợi nhuận: Chắc chắn ý tưởng sẽ đem lại thu nhập cho bạn sau khi bạn

nuôi thành công một hoặc một vài loại vật nuôi nào đó. Thời gian đó ít nhất phải mất 6 tháng.

Bởi thu nhập của mô hình này gồm từ hai nguồn chính đem lại là bán vật nuôi và mở vườn

thú cho nên bạn không phải lo lắng nếu vườn thú vắng khách. Tuy nhiên, ý tưởng sẽ gặp rủi

ro khi kĩ thuật nuôi của bạn kém để dịch bệnh xảy ra khiến cho vật nuôi chết. Điều này có

thể làm tiêu tan giấc mơ lập “vườn thú trẻ em” của bạn.

+ Về việc mua hàng: Cần phải mua hàng có chọn lọc, càng mua được thú đẹp, thú lạ,

thú tốt … thì công việc kinh doanh của bạn càng thuận lợi.

+ Về việc quản lí vườn thú: Quản lí vườn thú không mấy phức tạp nhưng mà cực vì

tính chất lắt nhắt của công việc và chủng ngừa phòng bệnh thường xuyên cho thú.

+ Về việc thiết kế vườn thú: Vườn thú là nơi cho trẻ đến chơi nếu vườn thú mà không

được thiết kế hấp dẫn thì làm sao có thể lôi cuốn, giữ chân các em?

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Đặc thù của ngành kinh doanh này là thu tiền lẻ, do đó nếu không có đức tính tỉ mỉ thì

sẽ thất thoát rất nhiều.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu, phải huấn luyện những kĩ năng cần thiết cho nhân viên. Nhân viên phải có những đức

tính giống người chủ, phải mặc đồng phục và không được la mắng, đánh trẻ, ăn cắp … Đối

với những bạn đã từng đứng ở cương vị quản lí có những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ

nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những bạn mới ra đời sẽ rất lúng túng. Cái gì

cũng phải học, rèn luyện từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi: + Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn ít. Mô hình kết hợp chăn nuôi và du lịch

nên sẽ làm tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

+ Hiện nay lĩnh vực kinh doanh chăn nuôi + du lịch bắt đầu thịnh hành bởi nó có rất

nhiều ưu thế. Một trong các ưu thế đó là giúp người chăn nuôi quảng bá, bán sản phẩm của

mình nhiều hơn ra công chúng.

+ “Vườn thú trẻ em” không chỉ bán vé vào cổng mà còn bán những con vật nuôi. Nếu

thực hiện tốt các kế hoạch đề ra vườn thú của bạn sẽ là nơi tụ tập của nhiều gia đình vào các

39

ngày cuối tuần, hay các dịp lễ, tết …

+ Xa hơn nữa bạn có thể mở dịch vụ chăm sóc, chữa bệnh, bán sách, thuốc men, dụng

cụ, nguyên vật liệu …cho vật nuôi.

40

+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội (ngày càng quan tâm đến trẻ em) nên được xã

hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.

+ Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những đối tượng này làm nhân viên.

+ Trẻ em sẽ đem lại cho bạn tiền bạc, sự nhàn hạ, niềm vui … Cuộc sống của bạn sẽ

càng ý nghĩa hơn khi thấy các em cười. Thật tuyệt vời khi nghĩ đến điều đó!

41

Ý TƯỞNG NẤU ĂN DI ĐỘNG

1. Ý tưởng:

Thực ra ý tưởng nấu ăn di động không phải là ý tưởng mới, nếu vào Google đánh

dòng chữ có liên quan đến từ “nấu ăn” lập tức các bạn sẽ thấy cơ man nào là thông tin liên

quan đến ý tưởng này. Tuy nhiên, nhìn bề ngoài không thấy được bản chất bên trong, các

bạn đừng hời hợt cho rằng đây là ý tưởng giống ở trên mạng. Cái mà tôi muốn đề cập đến là

sự khác biệt trong cách làm.

Chúng ta thử phân tích một số cách làm của các dịch vụ nấu ăn hiện nay:

+ Cách tính phí gộp: Hầu hết các dịch vụ nấu ăn di động hiện nay tính phí gộp. Tính

phí gộp nghĩa là sao? Nghĩa là họ chỉ nói cho khách hàng biết phí nấu ăn một bàn với thực đơn

như vậy là 1 triệu VND hay 2 triệu VND. Cách tính phí này đã khiến cho khách hàng cảm

thấy không công bằng, nó quá cao so với khả năng của họ. Không công bằng ở đây thể hiện

người nấu đã lấy phí trong tiền mua thức ăn nay lại lấy phí nấu, nghĩa là phí chồng phí. Quá

cao là do phí chồng phí và việc đưa ra đòi hỏi trả phí trên đầu bàn không tương xứng với thời

gian lao động bỏ ra. Ví dụ: Để nấu được một bàn người nấu phải mất thời gian là A giờ, A giờ

đó nếu so với mức lương mà một người đầu bếp được hưởng thì chỉ A’ VND, thế nhưng

người nấu lại lấy B’ đồng (B’ > A’) đó là một bất hợp lí. Khi người yêu cầu nấu có nguyên

liệu, gas, bàn ghế … thì mức phí phải tính khác không thể cứ rập khuôn một mức phí. “Nấu ăn

di động” có cách tính phí hoàn toàn rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của khách

hàng:

- Phí thuê người nấu một giờ là bao nhiêu: Với dịch vụ này “nấu ăn di động” chỉ cho

thuê người nấu mà không đả động đến bất cứ công việc nào liên quan. Nghĩa là người của

“nấu ăn di động” sẽ đến nơi chuẩn bị đồ ăn và nấu cho người đặt tiệc. Nấu xong đi về. Nếu

người đặt tiệc muốn “nấu ăn di động” kiêm luôn phục vụ bàn thì lúc đó sẽ tính phí phục vụ

bàn. Sau khi khách hàng dùng bữa nếu khách hàng muốn “nấu ăn di động” kiêm luôn dịch

vụ làm vệ sinh thì sẽ tính phí làm vệ sinh. Tất nhiên mỗi loại phí đều khác nhau và đều do

người có chuyên môn công việc đó làm.

- Trong trường hợp người đặt tiệc muốn “nấu ăn di động” đi chợ mua đồ ăn giùm thì

“nấu ăn di động” sẽ cho biết phí một giờ đi chợ là bao nhiêu. Nghĩa là mua bao nhiêu nói

bấy nhiêu không ăn lời trên giá hàng hóa mà chỉ lấy tiền công. Nơi mua hàng do khách hàng

quyết định hoặc bàn bạc với “nấu ăn di động” để chọn ra nơi mua hàng tốt nhất. Khách hàng

cũng có thể đi theo người mua hàng của “nấu ăn di động” để giám sát, chi tiền. Trên trang

web “nấu ăn di động” cũng có bán các loại thực phẩm, nếu khách hàng thích khách hàng có

thể mua hàng từ trang web này.

- Khi khách hàng muốn mướn bàn ghế, cổng chào, rạp che … từ “nấu ăn di động”

khách hàng sẽ được biết phí mướn một giờ mỗi loại là bao nhiêu, phí chuyên chở như thế

nào … Nói chung tất cả các loại phí “nấu ăn di động” đều tách riêng ra không tính gộp như

mọi người kinh doanh trong lĩnh vực này đang làm. Với cách làm này khách hàng sẽ thấy

công bằng và họ có thể tự tính toán kiêm nhiệm những công việc để cắt giảm chi phí. Về

phía “nấu ăn di động”, hoạt động sẽ chuyên nghiệp hơn vì công việc được phân chia rõ ràng.

Cách tính phí mà mọi người đang làm hiện nay giốn như một hình thức bán thức ăn chứ

42

không phải cho thuê người nấu ăn.

43

+ Khi vào các trang web nấu ăn hiện nay chúng ta chỉ thấy trên đầu trang web trình

bày các trang sơ sài như: Trang chủ, giới thiệu, thực đơn, chương trình khuyến mãi, dịch vụ,

hình ảnh, liên hệ … Thật ra một trang web hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ

nấu ăn đâu có làm cho có như vậy.

Khách hàng cần biết món ăn đó được ta nấu ra sao, chương trình đó được ta tổ chức

như thế nào … Nói chung họ muốn chúng ta phải mô tả tỉ mỉ cách thức chúng ta sẽ làm để

họ có cơ sở quyết định có nên mướn chúng ta hay không. Cách làm đó khiến cho người ta

không tin tưởng.

+ Hình thức hoạt động chưa phong phú: Hầu hết các dịch vụ nấu ăn hiện nay có hình

thức hoạt động chưa phong phú. Chúng ta có thể:

- Bán thức ăn đã chế biến và chưa chế biến trên trang web của mình.

- Cho thuê đầu bếp.

- Cho thuê phục vụ.

- Cho thuê người rửa chén bát …

- Cho thuê ca sĩ, diễn viên, MC …

- Dạy nấu ăn để mở quán …

- Tư vấn mở quán nấu ăn …

- Tư vấn tổ chức tiệc, nấu ăn … (tất cả các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này).

- Tổ chức sự kiện (có tiệc tùng).

- Thiết kế sân khấu, trang trí nơi diễn ra tiệc tùng …

- Đưa đón quan khách.

- Giao hàng từ nơi này đến nơi khác (nghĩa là người này có thể mua hàng tặng người

kia, đặt hàng giùm người kia …).

- Đi chợ thuê.

- Đặt cơm tháng.

- Nấu ăn xong đem đến nhà giùm (nghĩa là khách hàng mua hàng của mình rồi nhờ

mình nấu ăn đem lại nhà cho khách (mình chỉ tính công nấu) hay mình đến nhà khách lấy đồ

ăn về nhà mình nấu xong đem lại cho khách …).

………

Thoạt nghe đến ý tưởng “nấu ăn di động” các bạn cứ cho rằng đó là hình thức nấu

đám tiệc như mọi người thường hay làm hiện nay, sau khi hiểu thì các bạn mới thấy rằng

hình thức hoạt động của ý tưởng này phong phú hơn nhiều. Để cho khách hàng đến với ta

không phải ta cứ lập ra trang web rồi đưa giá cả, hình ảnh, bài viết lên là nghĩ mình có thể

gom tiền của khách hàng. Chúng ta phải làm sao cho trang web của chúng ta giống như một

thế giới về ẩm thực, nơi mọi người có thể tìm thấy tất cả những dịch vụ liên quan đến ăn

uống, mua sắm … Mọi người có thể hỏi chúng ta nơi nào mua rau muống sạch, thịt heo rẻ

… hoặc bất cứ thông tin nào khác. Đây là khuyết điểm mà chưa có trang web nào làm được.

Một ý tưởng có trở thành hiện thực (khả thi) hay không phần lớn phụ thuộc vào cách

làm chứ không phải là ý tưởng đó phải hoàn toàn mới hay khác biệt so với mọi người. Nhiều

bạn trẻ mới ra đời muốn khẳng định mình nhưng thiếu tri thức lại đưa ra các ý tưởng như:

Cho thuê người yêu, đi chợ thuê … Chỉ nghe đến ý tưởng thôi đã thấy con đường trước mặt

của bạn rộng mở tới đâu. Bạn tự giới hạn khả năng, đối tượng khách hàng của mình trong

44

một phạm vi hẹp thì thử hỏi làm sao mà bạn phát triển nổi. Thiếu tầm nhìn khi đưa ra ý

tưởng kết quả gặt hái được thật đáng buồn. Hãy mạnh dạn vươn mình ra biển lớn vì mỗi

chúng ta chỉ được sống duy nhất một lần trên thế gian này mà thôi!

45

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Đó là những người nấu ăn ngon được gia chủ tin tưởng giao việc "bếp núc" vào

những ngày nhà "có việc" ...

Từ nghề phụ

Chị Hạnh (ở hẻm 2 đường Nguyễn Thái Học - Quy Nhơn) trước đây vốn là đầu bếp

của nhà ăn tập thể nên nấu ăn khá ngon. Từ món ăn dân dã đến những món ăn sang trọng

thích hợp trong các buổi tiệc, chị đều làm được. Người trong xóm biết nghề của chị nên mỗi

khi nhà có việc lại sang nhờ chị giúp cho một bữa. "Ban đầu chỉ là giúp không cho xóm

giềng, nhưng mấy người khách đến ăn thấy ngon, hỏi thăm gia chủ rồi tìm đến mình nhờ

giúp và trả tiền công. Lâu dần trở thành nghề lúc nào không hay" - chị Hạnh kể lại. Tiền

công cho mỗi lần nấu tùy thuộc vào số lượng khách nhiều hay ít nhưng dao động khoảng

150 - 400 ngàn đồng/lần. Bây giờ chị đã trở thành một người đi nấu đám tiệc thuê hơn 10

năm nay. "Nhưng đó chỉ là nghề phụ, nghề chính của tôi là làm bánh bỏ chợ" - chị Hạnh thổ

lộ.

Còn với ông Tỷ ở đường Phan Bội Châu lại là chuyện khác. Ông đi nấu cho người ta

không phải để kiếm thêm thu nhập mà để thư giãn đầu óc và chỉ nấu khi nào ông thích. Là

một người buôn bán khá thành đạt, nhà có cửa hiệu to gần chợ, ông không phải lo lắng

nhiều về sinh kế. Gia đình ông gốc người Hoa, mẹ ông là người nấu ăn ngon có tiếng trong

vùng. Lớn lên dù không theo nghiệp mẹ song ông vẫn là người nấu ăn ngon, nhất là các món

ăn Tàu và các loại bánh ngọt, mặn. Biết tiếng ông, người đến nhờ nhiều song ông chỉ nhận

giúp những đám thân thiết. Mỗi khi đi nấu ông cẩn thận lựa từng loại dao, thớt ở nhà mang

đi rồi lại đích thân đi chợ chọn thực phẩm tươi sống. Từ lúc vào bếp đến khi hoàn thành

xong một bữa nấu ăn ông chỉ cần một người sai vặt. "Nấu ăn phải tự tay mình làm hết mọi

khâu thì mới thú. Tôi ghét nhất khi đang nấu bị quấy rầy, mất tập trung hoặc cáu giận thì

làm các món không còn ngon nữa" - ông Tỷ kết luận.

Tiến đến chuyên nghiệp

Chị Hằng, ở đường Nguyễn Công Trứ, cho biết: "Mấy năm trước mỗi khi nhà có đám

tiệc tôi đều phải nhờ người thân đến phụ một tay. Vậy mà nhiều lúc vẫn phải gặp trường hợp

khách đến rồi mà món chưa xong hoặc món ăn thiếu gia vị. Đó là chưa kể đến lúc dọn dẹp,

lau chùi nhà cửa. Cực lắm! Bây giờ thuê người làm mọi việc từ A đến Z, mình có thời gian

mà tiếp khách. Tuy mắc hơn một chút nhưng cũng đáng".

Bà Nguyễn Thị Minh ở 22/2 Nguyễn Công Trứ, thâm niên 30 năm trong nghề nấu ăn,

đã từng làm bếp trưởng ở Khách sạn Hòa Bình (cũ) nên được nhiều người tin tưởng. "Mấy

năm trước tôi cũng chỉ chuyên nấu thuê nhưng dăm năm trở lại đây tôi nhận thầu trọn gói từ

khâu chén bát, nấu nướng đến phục vụ". Bà tư vấn các món ăn, gia chủ chọn món và quyết

định giá tiền. Mức ăn mỗi suất thông thường dao động 30.000 - 60.000 đồng gồm cả món

tráng miệng. Cũng có khi một suất ăn lên đến 80.000 đồng nhưng ở mức này thì ít ai đặt.

Người phục vụ bàn chủ yếu huy động anh em, con cháu trong gia đình được bà Minh trả với

mức 50.000 - 80.000 đồng/ngày tùy theo cường độ làm việc.

Nhà hàng Quê Hương cũng nhận đặt tiệc cưới hỏi, đám giỗ … tại gia nhưng cách

phục vụ thì lại khác: "Nhà hàng chỉ nhận nấu các món, đến sớm trước giờ đãi khách chừng

15 - 20 phút để hướng dẫn người nhà bày biện món ăn. Thông thường chúng tôi không để

46

nhân viên ở lại phục vụ. Nếu gia chủ yêu cầu quá thì chúng tôi sẽ cắt cử một hoặc cùng lắm

hai nhân viên ở lại và không tính tiền công" - anh Hùng, chủ Nhà hàng Quê Hương 2, cho

biết. Ngoài những "bạn hàng ruột" ở trong thành phố Quy Nhơn, nhà hàng còn nhận nấu

47

cho các điểm ở xa như Phù Cát. Tuy nhiên với những khách hàng như vậy nhà hàng tư vấn

cho họ ăn những món nguội. "Mình đỡ mất công vận chuyển mà gia chủ cũng dễ bày biện",

anh Hùng nói.

Nghề nấu đám ăn theo mùa, khá nhất là vào mùa cưới hỏi hoặc cận tết. Những tháng

đó có khi dồn dập 2 - 3 đám một ngày, chạy sô mới kịp nhưng cũng có tháng ngồi chơi

không. "Làm nghề này một năm phải trừ ra ba tháng giêng, năm và bảy bởi các tháng này

người ta thường kiêng, không tổ chức gì hết", bà Minh kết luận.

Ở Qui Nhơn đa phần người nấu đám tiệc cũng chỉ dừng ở mức đi nấu thuê, còn tiến

dần đến chuyên nghiệp làm nhà hàng tại gia như bà Minh thì chưa phổ biến. Tuy nhiên dù

làm ở cách nào đi nữa thì tất cả đều tâm niệm một điều: "Hết lòng vì thượng đế. Có vậy mới

lâu bền”.

…………

Vài năm gần đây, ở vùng nông thôn đã ra đời dịch vụ nấu đám miệt vườn rất tiện lợi,

gia chủ chỉ cần nhấc điện thoại alô … là được phục vụ từ A đến Z.

Phục vụ tận nhà Đang cùng nhóm phụ bếp chế biến món bát bửu và nhiều món ăn khác để sáng mai

xuống cồn Bình Thủy phục vụ cho một đám cưới, thợ nấu Nguyễn Thị Thẩn (48 tuổi, ngụ xã

Khánh Hòa, huyện Châu Phú) cười bẻn lẻn: “Hôm nay, nhóm phụ bếp như vầy là ít đó, chứ

mấy bữa trước có từ 7 - 8 chị đến phụ. Mỗi buổi, các chị chỉ cần đến lặt rau, xắt thịt, nấu

nướng tiếp là nhận tiền công được 100.000 đồng. Đa số, các chị đều là dân ở xóm, một buổi

làm công việc nhà, một buổi đến phụ tiếp kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình…”.

Tính đến nay, bà Thẩn chính thức vào nghề phục vụ nấu đám khoảng chục năm với

thương hiệu Bảy Thẩn. Nếu trước đây, nghề nấu đám chủ yếu phục vụ vào những tháng tốt

có nhiều đám cưới như tháng 7, tháng 9 hoặc cuối năm thì nay bà Thẩn phục vụ quanh năm.

Bà kể, nghề thợ nấu được mẹ bà là cụ Ngô Thị Nhại truyền lại. Trước đây, cụ Nhại là một

trong những thợ nấu ngon khắp vùng. Hễ mỗi lần trong xóm, xã, huyện hoặc có tổ chức cưới

hỏi đến mời nấu tiếp thì bà Nhại xung phong làm miễn phí. “Hồi đó, má tôi nấu đám giỏi

lắm. Bà chuyên môn nấu giùm mà chẳng lấy một đồng xu vì tình làng nghĩa xóm. Mấy năm

sau, sức khỏe yếu dần nên bà truyền nghề lại cho tôi. Nối theo nghiệp má, tôi mạnh dạn bỏ

nghề bán tạp hóa và chuyển sang làm dịch vụ nấu đám cưới. Ngoài phục vụ các tiệc đám

cưới thì các đám hỏi, tiệc sinh nhật, đám giỗ, đầy tháng, thôi nôi, tôi cũng kham luôn …”,

bà Thẩn nói.

Nhìn đồng hồ khoảng 8 giờ, tiếng nhạc xập xình vang vọng của đám cưới làng bên,

bà Thẩn giục mọi người chất đồ lên xe để kịp phục vụ. Khi xe vừa vận chuyển đến nơi cũng

là lúc đàn trai rước dâu về nhà. Tất cả đồ đạc, thức ăn được bày biện ra sẵn, hễ bàn nào có

bà con lối xóm ngồi đông đủ thì bắt đầu xắn tay phục vụ. Bà Thẩn cho biết, nếu trước đây,

theo cách đãi truyền thống chỉ 4 món, trong đó có món cù lao và thịt kho nước dừa, thì bây

giờ chúng tôi cách tân đãi đến 5, 6 món: Tứ bửu, bát bửu, xào thập cẩm, giò heo chiên giòn,

tôm luộc nước dừa và lẩu. Các món đi cùng thường là bia, rượu, nước ngọt, trái cây, chè,

xôi …

“Xuất ngoại” nấu đám cưới

Bà Đỗ Thị Hoặc (62 tuổi ngụ xã An Phú, huyện Tịnh Biên), là thợ nấu có tiếng ở

48

vùng biên. Tháng nào bà cũng “xuất ngoại” sang các tỉnh giáp biên, thậm chí lên tận Nam

Vang (Campuchia) để nấu đám cưới cho khách hàng. Bà Hoặc nói: “Vào nghề hơn 30 năm,

nấu riết được mọi người tín nhiệm nên được gia chủ ở nước bạn kêu hoài. Mà bên đó, thông

40

thường một chủ kêu thì thông gia của họ cũng mời mình nấu luôn. Mỗi lần sang nước bạn

nấu mất thời gian khoảng 2 ngày 3 đêm mới về được. Có đám đãi cả trăm mâm, thức thâu

đêm đi chợ, cắt thịt, lặt rau … muốn xỉu. Tuy nhiên bù lại, khách hàng nước bạn thích những

món ăn do mình nấu hơn thì cũng đáng mừng”.

Nhu cầu cho một buổi tiệc tại tư gia được thợ nấu cung ứng khá chỉnh chu từ cổng

chào, bảng, rạp, bàn ghế, chén đũa, li tách .. đến thức ăn và người phục vụ. So với giá đặt

tiệc tại các nhà hàng, khách sạn thì việc thuê thợ nấu về làm tại nhà vẫn rẻ và tiện lợi hơn.

Không khí buổi tiệc đôi lúc còn ấm cúng và rôm rả hơn. Giá cả tính theo bàn, dựa vào món

ăn và túi tiền của gia chủ. Bà Hoặc cho biết thêm, thông thường nấu một mâm, người thợ

nấu “ôm sô” nên có giá từ 900.000 - 1,2 triệu đồng, tùy thuộc vào chất lượng thực phẩm và

số lượng bàn nhiều hay ít.

Trong số những người chuyên nấu tiệc, không phải ai cũng được đào tạo nghề nấu

nướng, tuy nhiên nhờ năng khiếu, qua kinh nghiệm cũng như sự học hỏi lẫn nhau mà họ trở

thành đầu bếp có tay nghề. Có nhóm thợ sống bằng nghề nấu tiệc chuyên nghiệp, đăng

quảng cáo in danh thiếp hẳn hoi. Ngoài ra, họ còn lập nhiều “chi nhánh” để cho người dân

tiện liên hệ. Dịch vụ nấu đám thường bao trọn gói, thức ăn được nấu tại nhà, sau đó chở tới

nơi đãi tiệc chỉ cần hâm nóng lại là dùng được. Còn đối với những thợ nấu mang tính thời

vụ thì lãnh phần nấu nướng tại chỗ, chuyện chợ búa tự chủ nhà đảm trách theo "menu" đã

đề ra.

Để tạo được tiếng thơm, các thợ nấu đều ra sức tìm tòi, chế biến những món ăn lạ và

độc đáo từ hương vị lẫn tên gọi. Hiện nay, ở hai xã Mỹ Đức và Khánh Hòa (Châu Phú) có

khoảng vài chục hộ chuyên nhận tiệc nấu đám cưới. Nghề này nhiều khi cũng nhận được

không ít lời khen và lắm lúc cũng gặp người chê, kẻ trách. Các bà thợ nấu và nhân viên

phục vụ thường an ủi nhau: “Nghề làm dâu trăm họ mà”.

…………

Trước đây, ở các vùng quê xa, hễ nhà nào có việc lớn cần tổ chức ăn uống đều phải

huy động bà con họ hàng hoặc cả xóm đến giúp đỡ. Thế nhưng, với cuộc sống tất bật như

ngày nay, nhiều gia đình có công chuyện chỉ cần nhấc điện thoại “alô” một tiếng là dịch vụ

đến nấu nướng ngay tại nhà.

Anh Lê Quang Minh (thôn Sơn Phước, xã Hòa Ninh) kể: “Tôi là con trai trưởng cho

nên năm nào cũng phải lo việc làm đám giỗ cho cha mẹ. Hai vợ chồng vừa bận công việc

Nhà nước, gặp trúng dịp không được nghỉ phép là khó có thể tự tay lo 5 - 7 bàn khách mời.

Nhờ dịch vụ nấu tiệc đến tận nhà, kể cả việc kê xếp bàn ghế, không cần đụng tay đến. Ăn

uống xong xuôi là có người dọn dẹp. Như vậy cũng khỏe, vừa thuận tiện lại vừa tiết kiệm

được thời gian cho mình”.

Nhiều phụ nữ nông thôn không còn cảnh “đầu tắt mặt tối” vào bếp mỗi khi nhà có

công chuyện. Chị Nguyễn Thị Ngọc Hà (thôn Vân Dương, xã Hòa Liên) cho hay: “Em có

con nhỏ nên đâu rứt ra mà làm được. Vừa rồi nhà tổ chức tiệc cưới cho đứa em trai duy

nhất, nên thuê dịch vụ nấu ăn tận trung tâm thành phố về. Từ cách trang trí, cách phục vụ

đến chất lượng cũng đâu có thua chi nhà hàng. Tổ chức ở nhà mà không phải đụng chân

đụng tay, vừa vui, vừa đỡ tốn kém hơn rất nhiều”.

Những người làm dịch vụ này thường dành thời gian đi thăm hỏi bạn bè, người quen

41

để “tìm mối”. Trong túi của họ lúc nào cũng có sẵn vài hộp danh thiếp để phát cho mọi

người, nhằm quảng cáo dịch vụ. Anh Phan Văn Tiến, từng là đầu bếp cho một số quán ăn

tại Đà Nẵng, ban đầu từ những mối quan hệ quen biết, hễ có nhà nào cần là anh đến giúp

42

cho vài món khó. Sau dần, anh đổi sang làm dịch vụ này cùng với nhóm người trong nhà.

Bất cứ ai gần xa, chỉ cần gọi điện đặt trước là anh chuẩn bị sẵn sàng đến ngày phục vụ. Giá

cả có thể thương lượng tùy theo túi tiền của người thuê dịch vụ, nhưng cỡ nào cũng có.

Thông thường mỗi mâm tiệc 10 người ở quê chỉ từ 700 ngàn đến hơn 1 triệu đồng là có

những món ăn ngon. Hoàn thành một đám tiệc cưới ở quê là anh có trong tay ít nhất vài

triệu đồng. Anh Tiến kể, có lúc do cùng một địa chỉ mà có nhiều người đến chào dịch vụ này,

cho nên đôi khi họ phá giá.

Hiện nay, tại Đà Nẵng có nhiều trung tâm dạy nấu ăn cho các đối tượng. Hội LHPN

thành phố cũng thường xuyên chiêu sinh các lớp dạy nấu ăn, cắm hoa. Một số theo học về

phục vụ gia đình, phần đông chị em học xong ra làm tiệc cho các vùng xa trung tâm thành

phố, không có điều kiện tổ chức ở các nhà hàng. Đây là dịch vụ tư gia, cho nên khi đảm

nhận một tiệc đám nào đó, một người hoặc một nhóm người tự tổ chức khâu thu mua, chế

biến và nấu tại nhà mình rồi chở đến nơi đặt tiệc. Tuy gọn ghẽ nhưng vấn đề an toàn vệ sinh

thực phẩm cũng cần được quan tâm. Dịch vụ nấu ăn lưu động cho các gia đình thường

không có giấy phép hành nghề, đa số không qua các lớp tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm,

môi trường nên chỉ trông chờ vào trách nhiệm người làm dịch vụ.

Đời sống người dân nông thôn đang từng bước được nâng lên, nhu cầu được sử dụng

các dịch vụ tận nhà sẽ tăng lên. Vì thế trong bối cảnh cạnh tranh, những người làm nghề

cần giữ trọng chữ tín cho mình.

………. Tổ dịch vụ nấu đám tiệc là mô hình mới mà Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị trấn

Thanh Bình, huyện Thanh Bình triển khai thực hiện, giúp được nhiều chị em có thu nhập ổn

định.

Chị Võ Thị Thùy Linh - Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Thanh Bình, chủ nhiệm Tổ

dịch vụ nấu đám tiệc cho biết: Đa số chị em trên địa bàn thị trấn sinh sống bằng nghề làm

ruộng, chăn nuôi và làm các nghề tiểu thủ công nghiệp, cuộc sống còn nhiều khó khăn, chị

em rất cần có việc làm thường xuyên để cải thiện kinh tế. Thấy được nhu cầu cần thiết của

một số cơ quan, ban, ngành, hộ gia đình trên địa bàn khi tổ chức liên hoan hay hội nghị mà

đặt tiệc ở các dịch vụ thì quá đắt ...

Từ đó, một số chị em trong các tổ Hội Phụ nữ của thị trấn đề xuất thành lập Tổ dịch vụ nấu

đám tiệc, chuyên phục vụ tiệc hội nghị cho các cơ quan, ban, ngành và hộ gia đình ... Năm

2010, Tổ được thành lập với 10 thành viên tham gia. Tổ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ Tổ

trưởng, các chi tổ, hội giới thiệu các đơn vị có nhu cầu.

So với việc đặt nhà hàng, dịch vụ bên ngoài thì ưu điểm của tổ dịch vụ này chính là

giá cả khá mềm, tùy theo món ăn, giá một phần thức ăn dao động từ 1000 đồng đến

30.000 đồng. Mỗi lần hợp đồng nấu ăn từ 3 đến 5 bàn, tổ chỉ phân công khoảng 4 đến 5

người tham gia. Thù lao chị em nhận được khoảng 50.000 đồng/người/lần nấu. Để nâng cao

tay nghề, chị em tự tham gia các lớp dạy nấu ăn và tham dự các hội thi nấu ăn do huyện tổ

chức.

Dù là dịch vụ bình dân, nhưng chị em luôn quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực

phẩm và phong cách phục vụ luôn được chú trọng, nhất là cách trình bày bàn tiệc, phục vụ

thức ăn cho thực khách khá chuyên nghiệp. Cái được nhiều nhất của mô hình là của tổ dịch

43

vụ vừa tiết kiệm được kinh phí cho các đơn vị khi tổ chức hội nghị, vừa tạo được việc làm ổn

định cho chị em.

……….

44

Trước kia, khi nhà có đám tiệc, gia đình thường tự tổ chức nấu tại nhà nhờ vào sự

phụ giúp của bà con lối xóm. Đến nay việc tự nấu ít còn ai duy trì, bởi lẽ vừa vất vả vừa bận

rộn. Mọi người có xu hướng đặt tiệc tại các nhà hàng, khách sạn ... Nhưng cách làm này chỉ

phù hợp với những gia đình khá giả, và cũng có một số hạn chế riêng. Một cách thức tổ

chức tiệc kiểu mới ra đời, người ta mời những nhóm thợ nấu cỗ về nhà và nấu theo thực đơn

của chủ nhà. Nhu cầu cho một buổi tiệc tại tư gia được các nhóm thợ nấu cung ứng khá

hoàn chỉnh từ cổng chào, bảng, rạp, bàn ghế, chén đũa, li tách ... đến thức ăn và người phục

vụ được bao tất tật. So với giá đặt tiệc tại các nhà hàng, khách sạn thì thuê thợ nấu về làm

cỗ tại nhà rẻ hơn, tiện lợi hơn và rôm rả hơn. Giá cả tính theo bàn, dựa vào món ăn và túi

tiền của gia chủ. Theo thời điểm hiện nay, một bàn tiệc 12 người có giá từ 350.000 -

550.000 đồng/bàn (không tính nước uống) căn cứ trên thực đơn tuỳ chọn. Và không chỉ tiệc

cưới, đội ngũ thợ nấu tiệc đang phát triển ngày càng đông này sẵn sàng phục vụ các loại

tiệc như: Liên hoan, tân gia, sinh nhật, giỗ chạp, tiểu - đại đăng khoa ... Chỉ cần nhấc điện

thoại ... tuỳ theo xa gần, vài giờ sau đại diện nhóm thợ nấu sẽ có mặt, nếu thoả thuận được

chấp nhận có thể coi như mọi việc đã đâu vào đấy. Gặp những ngày cao điểm thợ nấu cũng

chạy "sô" tất bật.

Trong số những người chuyên nấu tiệc, không phải ai cũng được đào tạo nghề nấu

nướng, tuy nhiên nhờ năng khiếu, qua kinh nghiệm cũng như sự học hỏi lẫn nhau mà họ trở

thành đầu bếp có tay nghề. Có nhóm thợ sống bằng nghề nấu tiệc quanh năm mang tính

chuyên nghiệp, đăng quảng cáo in danh thiếp hẳn hoi. Họ thường bao từ A đến Z, thức ăn

được nấu tại cơ sở sau đó chở tới nơi đãi tiệc hâm nóng lại. Cũng có nhóm thợ nấu không

chuyên, mang tính thời vụ. Những người này chỉ lãnh phần nấu nướng tại chỗ, chuyện chợ

búa tự gia chủ đảm trách theo "toa" đã đề ra. Thực đơn - con át chủ bài của một tiệc cưới -

phản ánh trình độ, tiếng tăm của người thợ nấu. Để "lấy tiếng", thợ nấu chuyên nghiệp lẫn

không chuyên đều ra sức tìm tòi, chế biến các món ăn lạ lẫm, độc đáo từ hương vị lẫn tên

gọi. Tại một tiệc cưới ở ấp Nam Lân - Bà Điểm, nhóm thợ ở đây đã thiết kế một thực đơn

khiến thực khách thoạt nhìn vào chỉ biết lắc đầu: Khai vị nhâm nhi tình bằng hữu, súp lâm

sơn tứ hải, gỏi cá ngũ quả hoá long, thủy long tắm nắng ... Một tay thợ nấu có 20 năm tuổi

nghề tâm sự: Món bát bửu bây giờ "xưa" rồi. Nay là ... Tứ vị - "anh cả" của bàn tiệc nhưng

phải chế biến từ các loại đặc sản "độc chiêu".

Tuy nhiên, theo các cán bộ Ngành Y tế Dự phòng cho biết, hiện nay lực lượng thợ

nấu tiệc rất đông, đa số tiệc cưới đều do các cơ sở nấu tiệc đảm trách nhưng không thể quản

lí được do họ nấu từ chỗ khác rồi chở tới nơi đãi tiệc. Theo chức năng thì các đội Y tế Dự

phòng phải quản lí để kiểm tra, nhắc nhở và hướng dẫn các đối tượng này thực hiện các qui

định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng kinh tế cấp giấy đăng kí hoạt động để quản lí

ngành nghề. Thế nhưng, bác sĩ Mai - Đội Y tế Dự phòng quận 3 nói: "Các điểm cố định có

đăng kí như nhà hàng, hoa viên, các dịch vụ cho thuê mặt bằng còn có thể quản lí được, còn

nhóm nấu tiệc thì sau khi tàn cuộc họ đi mất ... biết đâu mà quản!".

…………

Kết quả ngày đầu kiểm tra những cơ sở chuyên cung cấp thức ăn sẵn đã khiến mọi

người kinh hoàng: 10/14 cơ sơ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó có 3 cơ sở

buộc ngưng hoạt động vì vi phạm nghiêm trọng.

45

Hầu hết những cơ sơ vi phạm này đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối

với nguyên liệu cũng như dụng cụ và nơi chế biến thức ăn: Sàn nhà nhầy nhụa nước, chế

biến gần cống rãnh; dụng cụ chế biến, thực phẩm, chai lọ để ngổn ngang, các thùng chứa

46

thực phẩm để ngay trên nền đất; li tách dùng cho thực khách cũng để ở sàn đất; tường nhà

cáu bẩn; nhân viên không có bảo hộ lao động, nguyên liệu không rõ nguồn gốc hay quá hạn,

người chế biến không có giấy khám sức khỏe … Trong đó “ấn tượng” nhất cơ sở Minh Tâm

(số 80/67 Trần Quang Diệu, P.14, Q.3): Vi phạm từ nguyên liệu cho đến dụng cụ và người

chế biến. Cơ sở này bị cấm hoạt động ngay sau khi đoàn tiến hành kiểm tra.

Mới ngày đầu ra quân nhưng con số vi phạm những qui định về an toàn thực phẩm

của các cơ sở khá cao khiến cho mọi người càng thêm lo lắng. Nguồn thức ăn nhanh được

cung cấp bao giờ cũng bắt mắt, nhìn là thèm liền những chẳng ai biết quá trình và nguyên

liệu tạo ra nó có “ngon” như vẻ bề ngoài đó không? Hơn nữa, trong thời đại giá cả leo

thang, kinh tế biến động như thế này người ta vẫn chuộng những nơi ăn rẻ và no. Chính vì

rẻ và no lại càng không đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào của các cơ sở. Đó cũng là

nguyên nhân khiến cho số người ngộ độc thức ăn tăng cao ở các bệnh viện.

Hi vọng Sở y tế thường xuyên kiểm tra các cơ sở chế biến thức để đảm bảo sức khỏe

cho người tiêu dùng và phạt thật nặng những cơ sở cố tình vi phạm để cảnh cáo những

người đang cố tình làm ngơ với sức khỏe của nhiều người”.

Kết luận: Nấu ăn tại gia là xu hướng đang thịnh hành trong xã hội vì hình thức này

giúp người tiêu dùng tiết kiệm được khá nhiều tiền bạc và thời gian. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra

là mô hình này phải làm sao cho thật sự chuyên nghiệp, bài bản để bảo vệ sức khỏe khách

hàng và cạnh tranh lại các hàng quán đang mọc lên nhan nhản như nấm sau mưa. So với mô

hình mở một nhà hàng thì mô hình này là lựa chọn thích hợp cho những ai vốn ít mà không

muốn rủi ro hay chi phí thuê mặt bằng, nhân công, hàng tồn kho … phát sinh. Nếu thành

công nó sẽ chiếm ưu thế hơn hẳn mô hình mở nhà hàng hiện nay vì mức sinh ra lợi nhuận

cao, phạm vi hoạt động rộng, rủi ro thấp, chi phí tối thiểu.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải là người nấu ăn giỏi hoặc có thể tập hợp được một số lượng người nấu ăn

giỏi, phục vụ tốt … Bạn phải am hiểu về ẩm thực Việt Nam và thế giới, nắm được nhu cầu,

tâm lí của khách hàng.

+ Bạn phải có số vốn khoảng 50 triệu. Trong trường hợp bạn có ít hơn thì phải tiến từ

từ. Số vốn này bạn sẽ dùng để mua dụng cụ, nguyên liệu nấu ăn; lập trang web; quảng cáo;

giao dịch …

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của vài người thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp … + Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh ngành ăn

uống.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

47

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

48

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại

sao họ nên chọn dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với

những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc thu lợi nhuận: Thời gian để hoàn thành một web lôi kéo được nhiều khách

hàng ghé thăm ít nhất cũng phải mất từ 6 tháng – một năm. Trong thời gian này bạn phải viết,

biên tập hàng ngàn bài viết đưa lên web. Đây quả là một công việc vô cùng đồ sộ, nếu bạn

muốn thời gian sinh lợi nhanh hơn thì bạn phải cố gắng rất nhiều.

Thời buổi bây giờ kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng bị cạnh tranh rất khốc liệt, do

đó chắc chắn thời gian đầu mô hình này sẽ không sinh ra lợi nhuận đủ để bạn sinh sống đòi

hỏi bạn phải kiếm thêm thu nhập từ nguồn khác. Sau khi web đem lại cho bạn một thu nhập

ổn định thì bạn mới nên nghỉ việc khác để toàn tâm toàn ý tập trung cho sự nghiệp này.

+ Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi vô cùng khó. Nếu quản

lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận thu vào sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh an

toàn thực phẩm cần đặt lên hàng đầu. Không mua hàng trôi nổi mà mua hàng ở những cơ sở

có uy tín, có sự kiểm định rõ ràng. Về cơ bản ta sẽ không mua hàng để sẵn mà chỉ mua hàng

khi có khách đặt hàng.

+ Về việc chế biến món ăn: Món ăn sẽ được chế biến, sáng tạo theo phong cách người

Việt Nam và thế giới. Mỗi món ăn đều được nấu theo phong cách 3 miền, có chuẩn riêng, bí

quyết riêng mà từng miền chấp nhận được.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Khi mua dụng cụ, thiết bị … cho thuê phải biết phân bổ để đạt hiệu suất sử dụng cao

nhất. Sau một thời gian sử dụng phải thanh lí để dụng cụ, thiết bị … luôn mới.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải có đạo đức nghề nghiệp, mặc

đồng phục và không được ăn cắp … Đối với những bạn đã từng đứng ở cương vị quản lí có

những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những

bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện

từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn rất ít. Lấy công làm lời (hay nói cách

khác là cho thuê tài năng, sức lao động …), chỉ đầu tư vốn một lần duy nhất vào một hàng

hóa nào đó sau đó sẽ cho thuê để lấy lại vốn bỏ ra. Sau khi vốn thu hồi vốn thì sẽ kinh doanh

trên đồng lời => rủi ro lúc này gần như là không có.

+ Hiện nay lĩnh vực kinh doanh theo kiểu cho thuê là lĩnh vực vô cùng thịnh hành bởi

nó có rất nhiều ưu thế. Một trong các ưu thế đó là mình luôn có doanh thu khi kí kết được

49

các hợp đồng cho thuê dài hạn với các gia đình, trường học … (cứ đến tháng là thu tiền

không phải lo trời mưa hay nắng, tình hình kinh tế - xã hội ra làm sao …). Lúc này doanh

50

thu đem lại từ các khách hàng thân thiết mới là doanh thu chính để duy trì, phát triển sản

nghiệp.

+ Mô hình không chỉ cho thuê mà có thể bán sản phẩm. Nếu có khách hàng thường

xuyên với số lượng lớn bạn có thể mua sỉ thực phẩm từ các nhà cung cấp, khi đó chỉ cần gọi

điện là họ mang tới.

+ Bạn có thể mở những lớp dạy kĩ năng nấu ăn, huấn luyện nghiệp vụ phục vụ … cho

các bạn trẻ thông qua việc mở lớp, bán sách dạy nấu ăn, quảng cáo cho các doanh nghiệp …

+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội, nhu cầu nhiều nên được xã hội ủng hộ, từ đó

công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.

+ Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những

đối tượng này làm nhân viên.

51

Ý TƯỞNG QUẢNG CÁO CHI PHÍ THẤP

1. Ý tưởng:

Mỗi ngày đi là về tôi hay đi qua một ngã tư, dù trời mưa hay nắng tôi vẫn thấy một

chị ngồi bán xôi ở đó. Không biết chị ta bán được bao nhiêu xôi mỗi ngày nhưng tôi chợt

nghĩ tại sao chị ta không kết hợp công việc của mình với quảng cáo để kiếm thêm tiền. Thế

là ý tưởng lập một trang web để kết nối giữa những người muốn tham gia quảng cáo để kiếm

thêm tiền với các nhà doanh nghiệp nảy ra.

Chắc hẳn bạn nào muốn thực hiện ý tưởng này phải liên hệ với tôi vì chỉ có tôi mới

cho các bạn biết rõ ý tưởng này cần phải thực hiện như thế nào, với các phương cách quảng

cáo ra sao. Khi nghĩ ra ý tưởng trong đầu tôi đã nảy ra hàng trăm loại hình quảng cáo mà

mình có thể lập ra để bán cho các nhà doanh nghiệp. Mua ý tưởng này chính là mua ý tưởng

đưa ra các giải pháp quảng cáo rẻ đó. Xin giới thiệu với các bạn một số loại hình dịch vụ

quảng cáo rẻ mà ta có thể bán cho các doanh nghiệp để kiếm tiền:

+ Quảng cáo ở nơi đông người: Chúng ta sẽ mướn một nhóm người (nhóm người này

là cộng tác viên của chúng ta). Nhóm người này sẽ mặc áo mang thương hiệu của một công

ty nào đó đứng trước trung tâm thương mại, siêu thị, hay ngã tư … nào đó. Mỗi giờ đứng

như vậy họ sẽ được trả tiền theo thỏa thuận trước giữa ta và họ. Ví dụ: Ta trả cho họ 10.000

VND/giờ thì ta có thể lấy phí của các doanh nghiệp là 1.000 VND/giờ. Những người này có

thể vẫn làm các công việc mà họ đang làm hàng ngày, miễn là họ mặc chiếc áo hay đội nón

… do ta thiết kế ra mà thôi. Đây là hình thức quảng cáo qua người.

+ Quảng cáo qua phương tiện: Tôi thấy nhiều bạn sinh viên muốn kiếm tiền đổ xăng

mà chiếc xe máy của mình không biết tận dụng làm quảng cáo thì dở quá. Giả dụ bạn có thể

cho tôi thuê chiếc rè phía sau xe máy của bạn để tôi vẽ quảng cáo lên đó, một ngày bạn có

thể được hưởng số tiền bao nhiêu đó. Số tiền đó không lớn nhưng sẽ giúp bạn giảm đi chi

phí tiền xăng.

+ Và còn rất nhiều ý tưởng quảng cáo khác mà tôi không thể chia sẻ ra ở đây vì nó là

chất xám mà bạn phải bỏ tiền ra mới có được.

Để thực hiện ý tưởng này trước tiên chúng ta sẽ phải lập ra một trang web. Trên trang

web này chúng ta sẽ trình bày rất nhiều dạng dịch vụ quảng cáo mà chúng ta có thể nhận.

Tất cả những dạng dịch vụ quảng cáo này có một điểm chung là chi phí bỏ ra rất rẻ mà hiệu

quả cao. Ưu điểm của nó là giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và có thể lấy được

đơn hàng thông qua người làm quảng cáo cho họ, do đó tôi nghĩ ý tưởng này sẽ rất khả thi.

Một điều vô cùng thú vị ở ý tưởng này là ý tưởng đòi hỏi số vốn vô cùng thấp mà ở

bất cứ ai muốn khởi nghiệp bằng ý tưởng này đều có thể thực hiện. Ở ý tưởng gần như

không có rủi ro về tài chính mà còn đem lại cho người thực hiện nhiều cơ hội bất ngờ. Đây

là một ý tưởng kiếm tiền nhẹ nhàng phù hợp xu hướng trong xã hội thương mại.

Ai cũng muốn kiếm ra tiền, trong khi đó các nhà doanh nghiệp lại muốn nhiều người

biết đến thương hiệu của mình, muốn bán được hàng nên chắc chắn ý tưởng sẽ rất khả thi.

Vấn đề còn lại là cách thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất mà thôi!

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Nhu cầu quảng cáo (QC) thương hiệu của các DN ngày càng lớn. VN hiện có

52

khoảng .000 đơn vị làm QC và hàng trăm nghìn DN có nhu cầu lập bộ phận QC riêng.

53

Nhưng nhân lực khan hiếm, các DNQC vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài với mức lương

.000USD/tháng. Vì vậy, nếu được đào tạo bài bản, cơ hội tìm việc với nghề QC là rất lớn.

Nhu cầu tăng

Nhu cầu lớn nhưng hiện nay, các trường hay trung tâm đào tạo nghề QC còn rất ít.

Những ai muốn theo nghề QC một cách chuyên nghiệp phải ra nước ngoài học hoặc cố gắng

tìm đọc sách nước ngoài. Tuy nhiên, khi áp dụng vào VN, các nhà làm QC cần phải điều

chỉnh sao cho phù hợp với văn hóa và suy nghĩ của người VN.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của các nhà làm QC VN chính là các DN muốn làm QC

lại chưa hiểu ý tưởng của người đưa ra QC. Các DN chủ yếu vẫn dựa trên các quan hệ cá

nhân, qui mô nhỏ hoàn toàn không theo các qui trình chuyên nghiệp. Ông Nguyễn Khánh

Trình -Giám đốc Cty CP QC Thông Minh (chuyên QC online) - cho biết: "Ngành QCVN

đang phát triển rất nhanh. Tuy vậy, năng lực hành nghề QC của NVVN chưa chuyên nghiệp.

Với loại hình QC online, khó khăn là nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu về loại hình QC này.

Nhiều người chỉ biết đến QC qua các phương tiện truyền thông".

Cần trường đào tạo

Trước kia, nhân lực làm QC ở VN chủ yếu từ khoa marketing của các trường kinh tế.

Hiện nay, chỉ có một số trường dạy môn QC nhưng không chuyên sâu như khoa Quản trị

kinh doanh của Trường ĐH Kinh tế quốc dân.

Nắm bắt xu hướng phát triển và để đáp ứng nguồn nhân lực nghề QC, năm học 2008

- 2009, Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở thêm ngành quảng cáo thuộc khoa Quan hệ

công chúng. Khóa đầu tiên, có 40 SV (thi khối D).

TS Đinh Thị Thuý Hằng - Trưởng khoa Quan hệ công chúng, Quảng cáo - cho biết:

"Ngành QCVN đang phát triển mạnh, trong khi chúng ta chưa có trường nào đào tạo bài

bản về ngành này. Những SV học ngành QC trong trường được đào tạo không giống những

trường nghề. Các em được học những kiến thức căn bản về QC và kết hợp thực hành. Nhà

trường cũng khuyến khích sử dụng các phương pháp đào tạo của nước ngoài vào chương

trình học"”.

Kết luận: Nhu cầu quảng cáo là một nhu cầu tồn tại tất yếu trong bất kì xã hội thương

mại nào. Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu quảng cáo ngày càng cao, các doanh

nghiệp càng quan tâm đến hiệu quả quảng cáo để cắt giảm chi phí. Trong khi các công ty

quảng cáo chỉ lo đánh vào các mảng lớn thì phân khúc quảng cáo nhỏ lại bị bỏ qua. Nghiệp

vụ quảng cáo ở ý tưởng này có thể thực hiện ở bất kì ai mà không đòi hỏi sự hiểu biết hay kĩ

năng thuần thục. Nói chính xác đây là ý tưởng “xã hội hóa quảng cáo” vô cùng độc đáo. Nó

là mục tiêu của ngành quảng cáo trong tương lai.

“Internet đang là thay đổi thế giới kinh doanh. Trong thời gian tới, một doanh nghiệp,

một CEO không được tìm thấy trên công cụ tìm kiếm Google sẽ được hiểu là chưa có thương

hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc, thương hiệu là những gì mà Google tìm thấy được.

Nhận định của bà Lê Thúy Hạnh - Tổng giám đốc của Digimarketing, Phó TGĐ Đối ngoại

của Micronet Group phần nào cho thấy tầm quan trọng của Internet trong việc nâng cao sức

cạnh tranh cho doanh nghiệp. Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc chia sẻ với bà Hạnh về

chủ đề thú vị này.

- Internet là một trong mười nhân tố làm thế giới ngày càng trở lên “phẳng”. Theo

54

bà, internet đã làm thay đổi môi trường kinh doanh và sự cạnh tranh như thế nào? Đâu là

yếu tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp khi sử dụng internet trong sản xuất kinh

doanh?

55

Internet đã trở thành công cụ rất phố biến trên thế giới, nó phổ biến như là cuộc sống

thứ hai, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Internet đã góp phần tạo ra

các khái niệm truyền thông số hay là tiếp thị trực tuyến, trong đó, tiếp thị số và thương mại

điện tử là hai lĩnh vực quan trọng mà internet đóng góp vào sự phát triển của tiếp thị trực

tuyến.

Internet không tham gia vào quá trình sản xuất của bất cứ ngành nào trừ các ngành

sản xuất ra các sản phẩm phần mềm và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, internet lại trở

thành một môi trương hoạt động năng động nhất. Nó tham gia vào quá trình nghiên cứu,

tiếp thị, bán hàng và quá trình chăm sóc khách hàng. Trên thế giới, vai trò của internet với

các doanh nghiệp rất quan trọng, trong đó quan trọng nhất là khâu bán hàng. Tuy nhiên, ở

Việt Nam các dịch vụ internet còn tương đối sơ khai, chưa tham gia nhiều vào khâu bán

hàng mà tập trung vào cho khâu truyền thông, tiếp thị.

Hiện nay, internet đang tác động vào nhận thức của người khác dưới hình thức

truyền thông tin với sự phát triển mạnh mẽ của tờ báo điện tử, hay sự xuất hiện của các

trang rao vặt, là mầm mống cho thương mại điện tử như Vatgia, Chodientu … Đồng thời

internet tham gia mạnh vào khâu tiếp thị qua các công cụ email, SEO, mạng xã hội … Trong

thời gian vừa qua mạng xã hội trở thành công cụ mạnh nhất và có tăng trưởng cao nhất.

- Internet đã và đang thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Bà có nhận

định như thế nào về xu hướng quảng cáo, tiếp thị và truyền thông trực tuyến năm 2012 và

những năm tới?

Trong thời gian đầu, tiếp thị là để truyền tin, để lan truyền và đơn thuần tiếp thị chỉ

để tiếp thị, nhưng sang giai đoạn này tiếp thị để bán hàng, để tăng giá trị. Bởi lẽ, đây là thời

điểm mà mô hình kinh doanh kiểu cũ đã bị lạc hậu, bước sang một mô hình kinh doanh hoàn

toàn mới trên toàn cầu. Mô hình kinh doanh thay đổi thì cách thức tiếp thị thay đổi. Khách

hàng thay đổi cách tư duy từ sử dụng sản phẩm khai thác tài nguyên là chủ yếu sang sử

dụng các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, có yếu tố xanh và bền vững. Việt Nam cũng

không nằm ngoài qui luật đó. Xu hướng truyền thông trực tuyến trở thành nhu cầu tất yếu

chứ không còn là xu hướng. Tiếp thị trực tuyến giúp cho nhà sản xuất nghiên cứu hành vi

tiêu dùng nhanh hơn, kịp thời hơn, không còn sản xuất hàng loạt. Chi phí rẻ hơn, tính loan

truyền nhanh hơn, hiệu quả đem lại cụ thể hơn và có thể đo lường được.

Một phương thức tiếp thị mới, một công cụ mới sẽ phát triển và tăng nhanh và trở

thành phổ biến nhất. Trong đó công cụ mạng xã hội sẽ có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất.

Nó thay đổi theo xu hướng từ quảng cáo qua chat, blog, E-mail sang quảng cáo, truyền

thông qua mạng xã hội. Mức tăng trưởng của mạng xã hội từ 4% lên %, quảng cáo qua email

đã giảm tử 76% xuống chỉ còn hơn 60%. Trong công cụ mạng xã hội thì các trang mạng xã

hội mạnh nhất là Facebook cho đại đa số người dùng, Zingme cho giới trẻ, Linkedin cho

chuyên gia và các CEO. Các CEO, các nhà lãnh đạo sẽ phải sử dụng mạng xã hội khi mà các

đối tác, bạn hàng, của họ đều có mặt trên mạng xã hội như là một kênh để quảng bá uy tín,

hình ảnh của mình.

Trước đây nhà sản xuất tìm kiếm khách hàng giờ đây khách hàng sẽ đi tìm nhà sản

xuất, nhà quảng cáo truyền tin thì chuyển sang người tiêu dùng truyền tin nên các doanh

nghiệp, các CEO phải làm sao để khách hàng có thể tìm được họ, phải thấy họ trên mạng xã

56

hội. Trong thời gian tới, nếu một doanh nghiệp hay một CEO không được tìm thấy trên

Google hay trên mạng xã hội cũng gần đồng nghĩa với việc không có thương hiệu. Nói cách

khác, thương hiệu là những gì Google nhìn thấy. Quan điểm này buộc các doanh nghiệp,

57

CEO hoạt động online hay không online, truyền thống hay trực tuyến đều phải có mặt trên

mạng với tư cách là một bài báo, blog hay mạng xã hội.

- Mạng xã hội đang “làm mưa làm gió” trên thị trường tiếp thị trực tuyến. Theo bà,

liệu điều này có nhanh chóng “lụi tàn” như thời của blog không?

Tôi có thể khẳng định mạng xã hội trong vòng – 10 năm vẫn chưa lạc hậu. Trước đây

blog chỉ mang tính một chiều, hai chiều trong khi đó mạng xã hội là đa chiều, là tương tác

nên nó là cuộc sống. Nó mang tính dài hạn chứ không còn là ngắn hạn. Nó mang tính định

danh không chỉ là nick name như trên blog.

- Tìm được khách hàng đã là khó, theo bà làm cách nào để doanh nghiệp giữ chân khách hàng trước các đối thủ mới trên internet?

Đối với tất cả các phương thức trước đây mang tính quảng cáo, nhưng đến mạng xã

hội thì nó lại mang tính PR (tính công chúng) nhiều hơn. Các hình thức khác sự kiểm soát

giữ chân không linh hoạt, nhưng giờ online có thể giúp cá nhân, doanh nghiệp từ không tên

tuổi trở nên nổi tiếng trong một thời gian ngắn. Ngược lại họ không biết sử dụng các

phương thức online thì họ sẽ biến mất sớm.

Vậy yếu tố nào là then chốt giúp họ có thể tồn tại bền vững trên mạng? Chính là khả

năng sống thực với chính bản thân mình, đấy là tư duy mở. Tư duy mở là tư duy cốt lõi giúp

cho cá nhân hay doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Người ta có thể kiểm soát được qua

online khi họ gửi một thông điệp ra bên ngoài sẽ lan truyền tới đâu, lan rộng như thế nào.

Có khả năng gắn kết với khách hàng, các đối tác, đối thủ với chi phí rẻ.

- Thưa bà, làm sao để một doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình tiếp thị

trực tuyến một cách có hiệu quả với chi phí tốt nhất?

Mỗi một thông điệp đưa ra cần phải cân nhắc để có thể đưa được tên tuổi, thương

hiệu, danh tiếng bản thân cũng như doanh nghiệp lên cao. Trên thế giới, từ các chính khách

cho đến các CEO, lãnh đạo tập đoàn lớn đều sử dụng mạng xã hội. Đó chính là nơi để

thương hiệu được khẳng định. Điểm yếu ở các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam là chưa sử

dụng đúng công cụ mạng xã hội cho mục đích quảng bá hình ảnh, thương hiệu.

Vì thế, để tối đa hóa tác dụng của mạng xã hội, các doanh nghiệp nên truyền tải

những thông điệp khác nhau trên các phương tiện khác nhau. Ngoài ra, các doanh nghiệp

nên giảm bớt các "tuyên bố chính thức" mà hướng sâu hơn vào các thông điệp mang tính cá

nhân để tạo ra sự kết nối với khách hàng.

Tại Việt Nam, có khoảng 0,4% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng Facebook chỉ tương

đương khoảng 2.000 doanh nghiệp. 0,07% doanh nghiệp dùng Youtube và khoảng 0,2% còn

lại cho các mạng xã hội khác. Nếu tính tổng % sử dụng các mạng xã hội bao gồm cả diễn

đàn, blog thì con số doanh nghiệp ứng dụng kênh truyền thông này mới chỉ khoảng 1%, tức

chỉ có .000 doanh nghiệp. Nhưng con số này sẽ tăng trong những năm tới để phù hợp với xu

hướng chung của thế giới”.

Kết luận: Ý tưởng “quảng cáo chi phí thấp” cũng bao gồm các nghiệp vụ quảng cáo trên internet. Đây cũng là một hoạt động hái ra tiền của ý tưởng.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý tưởng này:

58

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

50

+ Chỉ cần số vốn khoảng 10 triệu VND trở lên là bạn đã có thể thực hiện ý tưởng này,

thậm chí số vốn cần ít hơn nếu bạn biết cách. Số vốn này chủ yếu bạn dùng để lập trang web,

làm mô hình, quảng cáo, giao dịch …

+ Bạn phải là người đam mê quảng cáo, có những hiểu biết nhất định về ngành quảng

cáo, khiếu thẩm mĩ, óc sáng tạo …

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của một vài người thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp … + Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, tham vọng, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai và khi viết bài phải nêu được lí do tại sao

họ nên chọn hình thức quảng cáo của bạn ... Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó

đối với những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc thu lợi nhuận: Thời gian để hoàn thành một web lôi kéo được nhiều khách

hàng ghé thăm ít nhất cũng phải mất từ 6 tháng – một năm. Trong thời gian này bạn phải viết,

biên tập hàng ngàn bài viết đưa lên web. Đây quả là một công việc vô cùng đồ sộ, nếu bạn

muốn thời gian sinh lợi nhanh hơn thì bạn phải cố gắng rất nhiều.

Thời buổi bây giờ kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng bị cạnh tranh rất khốc liệt, do

đó chắc chắn thời gian đầu mô hình này sẽ không sinh ra lợi nhuận đủ để bạn sinh sống đòi

hỏi bạn phải kiếm thêm thu nhập từ nguồn khác. Sau khi web đem lại cho bạn một thu nhập

ổn định thì bạn mới nên nghỉ việc khác để toàn tâm toàn ý tập trung cho sự nghiệp này.

Khi trang web đã chạy rồi mỗi phi vụ quảng cáo bạn có thể thu đến hàng chục triệu

đồng, thậm chí nhiều hơn. Khi bạn đã thiết lập được những nền tảng cơ bản đúng đắn mô

hình này sẽ giúp bạn giàu có một cách nhanh chóng.

+ Về việc sáng tạo ra các hình thức quảng cáo: Có thể nói đây là yếu tố quyết định sự

thành bại của ý tưởng. Nếu bạn không thiết kế ra các hình thức quảng cáo hiệu quả, chi phí

thấp … thì bạn đừng theo đuổi ý tưởng này làm gì. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm nếu được

sự trợ giúp ở phía tác giả ý tưởng.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Người không quản lí được tiền bạc thì trước sau gì sản nghiệp cũng tiêu tan.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu, cho dù bạn tận dụng nguồn nhân lực là các đối tượng sinh viên, bán hàng rong … thì

51

cũng phải huấn luyện họ những kĩ năng cần thiết. Nhân viên phải có những đức tính giống

người chủ, phải chấp hành nghiêm túc những qui định đề ta của tổ chức. Sẽ là lợi thế nếu

bạn đã có kinh nghiệm trong công tác đoàn đội.

52

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn rất ít, thậm chí không cần vốn mà lại có

thể biến giấc mơ giàu có thành hiện thực. Hiện nay ngành quảng cáo là một ngành hái ra tiền

mà chi phí bỏ ra rất thấp, xã hội lúc nào cũng có nhu cầu. Điều tuyệt vời nữa là ý tưởng gần

như không có rủi ro về tài chính khi thực hiện. Có thể nói đây là một ưu điểm rất lớn của ý

tưởng trong thời buổi nền kinh tế luôn luôn biến động khiến cho biết bao nhiêu người khởi

nghiệp ngậm đắng nuốt cay khi cứ đầu tư vốn là mất trắng.

+ Kinh doanh quảng cáo giống như kinh doanh sự sáng tạo, tài hoa … Nguyên liệu

tạo ra sản phẩm là tài năng của con người cho nên nó là sự lựa chọn sáng suốt cho những ai

học trong ngành đồ họa, quảng cáo … muốn kiếm tiền bằng năng lực của mình mà chỉ ngồi

ở nhà giao dịch. Chỉ cần một mình bạn cũng có thể làm tất cả công việc mà không cần thuê

nhân viên trả lương tháng (chỉ thuê nhân viên thời vụ hoặc cộng tác viên). Một khi bạn đã kí

kết được các hợp đồng quảng cáo dài hạn với các công ty, cá nhân … thì lúc này thu nhập

của bạn rất ổn định và cao. Càng đi con đường càng rộng mở thênh thang.

+ Bạn có thể mở lớp đào tạo kĩ năng cho người gia nhập ngành quảng cáo, viết sách

chỉ về nghiệp vụ quảng cáo và rao bán ý tưởng …

+ Ý tưởng phù hợp xu thế xã hội nên được xã hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh

của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.

+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tiết kiệm tiền cho những người có thời gian rảnh,

muốn kiếm việc làm để kiếm thêm, giảm chi phí … như đội ngũ bán hàng rong, xe ôm, sinh

viên, học sinh …

53

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN

1. Ý tưởng:

Ý tưởng này nảy sinh sau một thời gian dài tôi kinh doanh cây kiểng. Hồi đó tôi cứ

tưởng kinh doanh cây kiểng là dễ ăn nên lao vào đầu tư kinh doanh. Sau một thời gian kinh

doanh tôi mới ngộ ra nhiều điều.

Kinh doanh cây kiểng bạn phải có vốn rất lớn để đổ vào các hoạt động sau: Mua cây

kiểng, nguyên vật liệu, phân bón, làm quầy kệ, trang trí …; mướn mặt bằng; lập trang web;

quảng cáo; giao dịch … Sở dĩ khi nền kinh tế gặp khủng hoảng ngành cây kiểng điêu đứng

bởi hai lí do chính sau:

+ Hầu hết những hoạt động chi tiền ra là những hoạt động đầy rủi ro. Ví dụ, bạn mua

cây kiểng mà cây không bán được là bạn tốn công chăm sóc, chi phí phân bón, mặt bằng …,

hao hụt do cây chết, xấu đi. Cây xấu đi thì khách hàng không mua => phải giục bỏ cây khiến

cho chi phí càng tăng. Không tin bạn có thể đi một vòng thị trường xem các vựa, cửa hàng

kinh doanh cây kiểng. Nhìn bề ngoài bạn thấy họ buôn buôn bán bán nhưng thực ra bên

trong họ đang phải gồng mình chịu đựng. Nhẩm tính sơ sơ bạn cũng thấy để có một vựa, cửa

hàng cây kiểng như vậy họ phải bỏ ra số tiền rất lớn. Điều đó đồng nghĩa với vốn họ đang ứ

đọng => chi phí cơ hội càng cao => thua lỗ. Bên cạnh đó, nghề này rất cực, phải mềm mỏng

với khách hàng mà đôi khi còn bị chê này chê kia. Kiếm sống đã khó khăn chứ đừng nói là

làm giàu từ ngành mua bán cây kiểng. Thi thoảng bạn có nghe báo chí đăng tin có cây kiểng

giá lên đến hàng chục tỉ VND. Thật ra những người sở hữu những cây kiểng ấy chỉ có tiếng

mà không có miếng. Cả đời họ may ra mới tìm được một kẻ ngông bỏ tiền ra chơi những cây

như vậy. Những người sở hữu những cây kiểng giá trị này phải là những người không quá

phụ thuộc vào thu nhập từ nghề cây kiểng thì mới tồn tại nổi. Nói như vậy không hẳn là

nghề kinh doanh cây kiểng không có lối thoát mà vẫn có nếu bạn có cách làm khác. Thực tế

chứng minh cũng có người thành công nhưng rất hiếm.

+ Không phải ngành phục vụ nhu cầu thiết yếu. Chính vì vậy khi nền kinh tế gặp

khủng hoảng lập tức mọi người cắt giảm chi tiêu. Tôi từng biết một ngân hàng đã chỉ đạo

cho nhân viên đi xin cây về trồng trước trụ sở của mình thay vì đi thuê hay mua. Xăng cộ

mọi thứ đều tăng khiến cho bạn xoay sở còn chưa đủ sống nữa huống hồ bảo bạn bỏ tiền ra

mua mấy cây kiểng trồng ở nhà cho đẹp. Khi nhu cầu hạn chế mà các vựa, cửa hàng cây

kiểng mọc lên như nấm sau mưa thì điều gì xảy ra các bạn hẳn phải biết. Chính vì vậy tết

vừa qua cây kiểng vứt đầy chợ hoa vì không bán được, nhiều người lỗ đến mấy tỉ VND. Ôi

thật thảm thương!

Những câu hỏi lúc đó nảy ra trong đầu tôi: Có một ý tưởng làm giàu nào khắc phục

được tình trạng này hay không? Có một ý tưởng làm giàu nào có thể kết hợp được giữa

ngành kiến trúc – xây dựng và ngành cây kiểng hay không? Có một ý tưởng làm giàu nào

thu nhập cao mà rủi ro thấp nhất khi muốn kinh doanh cây kiểng hay không? …

Và thế là ý tưởng “thiết kế cảnh quan” ra đời.

Để hiểu ý tưởng này là một ý tưởng như thế nào bạn hãy tưởng tượng như sau: Bạn

đang có một căn nhà (nghĩa là nhà đã xây rồi), hay bạn đang có một quán bán cà phê, nhà

hàng, khách sạn …, bạn muốn mướn một ai đó đến thiết kế rồi trang trí cho bạn một khuôn

54

viên trong không gian sống, kinh doanh bằng cây kiểng hay bất cứ nguyên vật liệu nào phù

hợp với nó. Đó chính là nhiệm vụ của “thiết kế cảnh quan”.

55

Nghĩa là: “Thiết kế cảnh quan” không chỉ bao gồm việc dùng cây xanh để thiết kế

một khuôn viên nào đó trong không gian sống, kinh doanh mà còn có thể dùng bất kì nguyên

vật liệu nào không phải cây xanh để tiến hành công việc này. Khuôn viên thiết kế có thể bên

trong hay bên ngoài, tức khái niệm “thiết kế cảnh quan” bao gồm cả khái niệm “thiết kế,

trang trí nội, ngoại thất”.

“Thiết kế cảnh quan” không mua cây xanh, nguyên vật liệu trước mà khi có đơn hàng

của khách hàng mới đi mua. Thậm chí chỉ lấy tiền công thiết kế mà không hề lấy tiền công

mua cây xanh, nguyên vật liệu … Cây xanh, nguyên vật liệu có thể do khách hàng cung cấp,

“thiết kế cảnh quan” chỉ lấy tiền công. Như vậy, hoạt động của “thiết kế cảnh quan” chỉ liên

quan đến cây xanh chứ không phải là người trực tiếp bán cây xanh.

“Thiết kế cảnh quan” cũng không phải người thiết kế, xây dựng nhà cửa mà chỉ là

người “thiết kế cảnh quan”. Nghĩa là, hoạt động của “thiết kế cảnh quan” liên quan trực tiếp

đến vấn đề “cảnh quan” và liên quan gián tiếp đến thiết kế, xây dựng nhà cửa.

Với ý tưởng như vậy người đi thực hiện nó sẽ không cần bỏ ra chi phí mua cây xanh,

nguyên vật liệu, phân bón, làm quầy kệ, trang trí …; mướn mặt bằng; mà chỉ cần lập một

trang web thật hoàng tráng để giao dịch với khách hàng. Ý tưởng này cũng không hề có rủi

ro cao cho người thực hiện. Đây là một ý tưởng kinh doanh tài năng của bạn.

2. Hoàn cảnh khách quan:

“SGTT.VN - Thiết kế cảnh quan là một thuật ngữ chuyên môn và là một ngành thiết

kế mới xuất hiện chính thức trong khoảng sáu, bảy năm gần đây trong giới thiết kế và các

công trình kiến trúc ở Việt Nam, mặc dù đây là một định nghĩa hoàn toàn không mới về nghề

nghiệp và chuyên môn tại các nước phát triển ở châu Âu, Mỹ, Singapore, Úc.

Sự quan tâm đến cảnh quan trong các công trình tại Việt Nam được chính thức dấy

lên từ một trào lưu thiết kế và đầu tư đến từ các nước trong khu vực, đặc biệt là các công

trình đến từ Singapore. Kể từ đó, chủ đầu tư có thêm mối quan tâm mới, để làm công trình

đẹp và giá trị hơn. Các kiến trúc sư có thêm một lĩnh vực chuyên môn để học tập. Những

người sử dụng công trình có thêm những góc không gian thú vị hơn để chiêm nghiệm và thư

giãn.

Nguồn gốc sâu xa của thiết kế cảnh quan xuất phát từ việc trang trí vườn tược và

công viên cho các cung điện, đền đài và các công trình tôn giáo ở châu Âu khoảng thế kỷ 17

– 18. Các công trình ở thời điểm đó mang nặng tính chất phục vụ tôn giáo và giới qúi tộc

nên việc thiết kế cảnh quan, vườn tược cũng không thoát khỏi sự cứng nhắc, khuôn mẫu

trong triết lí thiết kế, chủ yếu xoay quanh những không gian vườn tược cho các cung điện.

Khi đô thị bắt đầu phát triển và bùng nổ ra khỏi sự kiểm soát của giáo hội thì thiết kế cảnh

quan mới bắt đầu có điều kiện tiếp cận đến nhiều loại không gian với tính chất, tỉ lệ kích

thước khác nhau như công viên đô thị, quãng trường, đường phố … Từ khoảng giữa thế kỉ

20, thiết kế cảnh quan được chính thức nâng lên thành một định nghĩa chuyên môn nghề

nghiệp ở tầm toàn cầu cùng với ngành thiết kế đô thị. Kể từ đó, thiết kế cảnh quan có nhiều

cơ hội phát triển vượt bậc cùng với sự phát triển của các đô thị trên thế giới.

Một cách ngắn gọn và dễ hiểu, thiết kế cảnh quan liên quan chủ yếu đến các không

gian mở còn lại giữa các công trình, làm cho các không gian đó đẹp hơn nhờ các giải pháp

thiết kế, xử lí không gian, xử lí các tầm nhìn và sự phối hợp tinh tế giữa các bề mặt vật liệu

56

khác nhau. Các giải pháp thiết kế bao gồm giải pháp về cây trồng, giải pháp về điêu khắc,

giải pháp về ánh sáng, giải pháp về vật dụng ngoại thất (ghế đá, trụ đèn, thùng rác ...).

Thiết kế cảnh quan đồng nghĩa với làm vườn?

57

Đây là một trong những ngộ nhận rất phổ biến. Thiết kế cảnh quan ngày nay không

đồng nghĩa với “làm vườn”. Tuy ở một qui mô rất nhỏ, nó có thể đồng nghĩa phần nào.

Thiết kế cảnh quan hiện đại ngày nay là một nghề nghiệp chuyên môn cần sự phối hợp đa

ngành trong đó giải pháp về cây trồng chỉ là một thành tố trong chuỗi cảnh quan. Như đã đề

cập ở trên, thiết kế cảnh quan cần đến chuyên môn của ngành kiến trúc với các nhận thức

phù hợp về không gian, thẩm mĩ, vật liệu; cần đến chuyên môn của ngành nông lâm với kiến

thức về cây trồng; cần đến sự phối hợp của điêu khắc gia, các chuyên gia thiết kế tạo dáng

sản phẩm (industrial design); cần đến chuyên môn của các kĩ sư hệ thống (chiếu sáng, cấp

thoát nước ...).

Khi cảnh quan của một dự án, đặc biệt là dự án các khu dân cư, các khu chung cư

được giao cho một “nhà vườn” nào đó, nó thường vấp phải những khuyết điểm sau:

• Cây trồng không phù hợp không gian, không tạo ra sự đặc trưng của không gian đó.

• Trồng quá nhiều loại cây theo một cách tuỳ tiện.

• Không xử lí được tính kết nối giữa kiến trúc và không gian mở xung quanh.

• Không xử lí và phối hợp thẩm mĩ được các bề mặt vật liệu khác nhau: Bề mặt vật

liệu cứng (lối đi, sân cứng) và bề mặt vật liều mềm.

Thiết kế cảnh quan đồng nghĩa với thiết kế đô thị? Thiết kế cảnh quan và thiết kế đô thị có mối quan hệ rất gần với nhau và tương đồng

với nhau phần nào. Dù xét về thời điểm ra đời của chuyên môn, thì thiết kế đô thị non trẻ

hơn thiết kế cảnh quan, tuy nhiên thiết kế đô thị ngày ngay có tính chất bao trùm và với

những góc nhìn vĩ mô hơn. Những chuyên gia thiết kế đô thị hoàn toàn có khả năng làm tốt

các thiết kế cảnh quan trong sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên môn khác nhau.

Quy hoạch gia có thể làm thiết kế cảnh quan? Quy hoạch gia vẫn có thể làm thiết kế cảnh quan, tuy nhiên có lẽ sẽ không bằng các

chuyên gia thiết kế đô thị bởi vì các qui hoạch gia thường được đào tạo trên một góc nhìn

rất vĩ mô, hơn tầm vĩ mô của chuyên ngành thiết kế đô thị.

Kiến trúc sư có thể làm thiết kế cảnh quan?

Kiến trúc sư hoàn toàn có thể làm thiết kế cảnh quan ở một chừng mực và qui mô nào

đó. Cũng giống như các chuyên gia thiết kế đô thị, kiến trúc sư làm thiết kế cảnh quan cũng

cần có sự phối hợp giữa các chuyên ngành khác nhau. Nhận định theo lẽ tự nhiên của

chuyên ngành được đào tạo, kiến trúc sư làm thiết kế cảnh quan sẽ không tốt bằng chuyên

gia thiết kế đô thị làm cảnh quan.

Thiết kế cảnh quan chưa từng tồn tại ở Việt Nam?

Thiết kế cảnh quan từng tồn tại ở Việt Nam và bắt đầu vào thời kí phong kiến. Thiết

kế cảnh quan của ta lúc ấy đa phần gắn liền với thiết kế vườn tược của cung điện và triều

đình. Nó có một sự hấp dẫn và thu hút trong cách xử lí các không gian và tầm nhìn. Ngày

nay, một phần của thiết kế cảnh quan hiện đại ở nước ta có xu hướng kế thừa các tư duy và

mô típ thiết kế xa xưa nhưng thổi vào đấy một hơi thở đương đại của màu sắc, hình khối và

vật liệu.

Trong nghề nghiệp thiết kế chuyên nghiệp ngày nay (công trình, khu dân cư hay đô

thị) đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên ngành thiết kế khác nhau.

Trong đó có một số chuyên ngành rất mới như thiết kế cảnh quan và thiết kế đô thị.

58

Sẽ không có một rào cản nào để kiến trúc sư, hay qui hoạch gia, hay chuyên gia thiết

kế đô thị hành nghề thiết kế cảnh quan cả ngoài việc học và tìm hiểu sâu thêm kiến thức

chuyên môn của thiết kế cảnh quan cộng với trái tim nghệ sĩ của một nhà thiết kế”.

59

Kết luận: Theo như nhận định của bài báo trên thì “thiết kế cảnh quan” đã xuất hiện ở

Việt Nam nhưng còn rất mới mẻ. Khi cuộc sống đô thị hóa ngày càng trở nên nặng nề thì

con người có xu hướng tìm cho mình những “khoảng lặng”, những “không gian riêng” …,

thiết nghĩa ý tưởng “thiết kế cảnh quan” sẽ có rất nhiều đất sống trong tương lai. Bên cạnh

đó, đây là một ý tưởng thích hợp cho các bạn trẻ có kiến thức về các chuyên ngành liên quan

đến kiến trúc, xây dựng, vốn ít nhưng lại ham muốn làm giàu bằng chính tài năng, sức lực

của mình. Bạn có thể vừa đi làm vừa xây dựng sự nghiệp cho đến khi nó chín muồi thì sẽ

tách ra. Ý tưởng gần như không mang đến nhiều rủi ro cho bạn về tài chính mà chỉ tạo cơ

hội cho bạn cọ xát thực tế để trưởng thành hơn mà thôi.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải có trình độ hay am hiểu về các lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực kiến trúc,

xây dựng. Có đầu óc quan sát, nhận xét, phân tích, sáng tạo …; con mắt thẩm mĩ; kĩ năng vẽ

phác thảo trên giấy và máy tính; khiếu giao tiếp, giải thích, quản lí thi công …

+ Bạn phải có số vốn khoảng 10 triệu VND nếu đã có máy tính, máy ảnh … Số vốn

này bạn sẽ dùng để lập trang web, quảng cáo, giao dịch …

+ Bạn phải là người yêu thích lĩnh vực “thiết kế cảnh quan”.

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt).

+ Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh “thiết kế

cảnh quan”.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn nêu được lí do tại sao họ nên

chọn dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với những ai không

có khiếu văn chương.

+ Về việc thu lợi nhuận: Thời gian để hoàn thành một web lôi kéo được nhiều khách

hàng ghé thăm ít nhất cũng phải mất từ 6 tháng – một năm. Trong thời gian này bạn phải viết,

biên tập hàng ngàn bài viết đưa lên web. Đây quả là một công việc vô cùng đồ sộ, nếu bạn

muốn thời gian sinh lợi nhanh hơn thì bạn phải cố gắng rất nhiều.

60

Thời buổi bây giờ kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng bị cạnh tranh rất khốc liệt, do

đó chắc chắn thời gian đầu mô hình này sẽ không sinh ra lợi nhuận đủ để bạn sinh sống đòi

61

hỏi bạn phải kiếm thêm thu nhập từ nguồn khác. Sau khi web đem lại cho bạn một thu nhập

ổn định thì bạn mới nên nghỉ việc khác để toàn tâm toàn ý tập trung cho sự nghiệp này.

+ Về việc “thiết kế cảnh quan”: Có bạn không có khả năng sáng tạo chỉ ăn cắp ý

tưởng của người khác. Nghèo nàn ý tưởng chính là nguyên nhân khiến cho bạn thất bại.

“Thiết kế cảnh quan” là ngành mới ở Việt Nam chính vì vậy chưa có nơi nào đào tạo

chuyên nghiệp về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, ngoài kiến thức về kiến trúc, xây dựng bạn còn

phải nỗ lực trao dồi thêm các kiến thức về phong thủy, thẩm mĩ, nông lâm, điêu khắc …

Thiếu kiến thức tổng quan bạn sẽ khó thuyết phục khách hàng.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Muốn giàu có thì phải làm tốt công tác này.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu, cho dù bạn tận dụng những người chưa có tay nghề thì cũng phải huấn luyện họ những

kĩ năng cần thiết. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải mặc đồng phục

và chấp hành qui định chung, không ăn cắp … Đối với những bạn đã từng đứng ở cương vị

quản lí có những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối

với những bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học,

rèn luyện từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn ít, rủi ro gần như không có, lãi ròng thu

được lại rất cao. Sự phát triển của sự nghiệp kinh doanh hòa toàn phụ thuộc vào tài năng

(giao tiếp, chuyên môn …) của người khởi nghiệp.

+ Hiện nay kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào cũng khó khăn. Tuy nhiên, thành

công bằng con đường này thể hiện bạn là người có tài thật sự. Đây là nền tảng để sự nghiệp

của bạn phát triển vững mạnh.

+ Bạn có thể bán những cuốn sách tham khảo về những mô hình thiết kế cảnh quan

đẹp do bạn tự thiết kế ra.

+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội (cần một không gian sống tốt) nên được xã hội

ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.

+ Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những

đối tượng này làm nhân viên.

+ Có thể nhận chăm sóc định kì, sửa chữa … cho những công trình đã hoàn thiện

hoặc xuống cấp để có thu nhập ổn định, giữ chân khách hàng.

62

Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU – CHUYỂN GIAO

1. Ý tưởng:

Ý tưởng này xuất phát từ thực tiễn cuộc sống.

Hiện nay bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào muốn làm giàu cũng phải có công nghệ nói

chung và giải pháp nói riêng. Tôi giả sử bạn đang nuôi tôm bạn muốn có một giải pháp lọc

nước cho hồ nuôi hiệu quả nhất mà chi phí không cao thì bạn tìm đến ai? Đa phần người dân

của chúng ta làm giàu bằng chính năng lực của bản thân họ, khi họ gặp bế tắc họ không biết

tìm đến ai để cầu cứu cho nên hiệu quả làm giàu của đa số người chưa cao, thậm chí là thất

bại. Với mong muốn giúp những người có nhu cầu tháo gỡ khó khăn này tôi đã đưa ra ý

tưởng “nghiên cứu – chuyển giao”.

Ý tưởng “nghiên cứu – chuyển giao” là ý tưởng như thế nào?

Trước tiên chúng ta sẽ lập một trang web nói rõ mục đích của chúng ta về lĩnh vực

này. Nhiệm vụ chính của trang web là liên kết với những người có giải pháp và người có nhu

cầu đáp ứng các giải pháp đó.

Khi gặp khó khăn trên con đường làm giàu, mưu sinh, cuộc sống … những người có

nhu cầu đáp ứng các giải pháp sẽ liên hệ với chúng ta. Sau khi tìm hiểu kĩ càng vấn đề mà họ

gặp phải trên lí thuyết, chúng ta sẽ cử người đến tận hiện trường để nghiên cứu sau đó đưa ra

giải pháp tháo gỡ khó khăn cho họ.

Để có thể thành công khi đi thực hiện ý tưởng này thì bạn phải là người giỏi. Bạn chỉ

có thể nhận được tiền khi giải pháp áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả như mong đợi. Có thể

nói đây là một ý tưởng chỉ dành cho những người giỏi.

Cũng xin nói qua về khái niệm công nghệ để các bạn hình dung ra tính chất của công

việc này: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, qui trình, kĩ năng, bí quyết, phương tiện,

công cụ, nguyên liệu … dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Như vậy công nghệ

là việc phát triển và ứng dụng tri thức của con người để giải quyết những vấn đề khó khăn

mà con người gặp phải. Định nghĩa về công nghệ của Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực

Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP): “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về qui trình và

kĩ thuật dùng để chế biến nguyên vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị,

phương pháp, các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”.

Technology (công nghệ) có nguồn gốc từ từ technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng

Hi Lạp; techne có nghĩa là thủ công và logia có nghĩa là "châm ngôn", là một thuật ngữ ám

chỉ việc ứng dụng tri thức của con người vào lao động.

Công nghệ bao gồm 4 thành phần chính:

+ Kĩ thuật (T): Được hiểu là cách thức ứng dụng máy móc, thiết bị … vào quá trình

lao động. Thành phần kĩ thuật là cốt lõi của bất kì công nghệ nào. Nhờ máy móc, thiết bị,

phương tiện mà con người tăng được sức mạnh cơ bắp và trí tuệ trong hoạt động sản xuất.

+ Con người (H): Bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng tích luỹ được trong quá

trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự khôn

ngoan, khả năng làm việc nhóm, quyết định sắc bén, đạo đức nghề nghiệp …

+ Thông tin (I): Bao gồm các dữ liệu về kĩ thuật, con người và tổ chức. Các thông số,

số liệu để vận hành, bảo trì thiết bị … Dữ liệu để thiết kế các chi tiết kĩ thuật. Thành phần

63

thông tin biểu hiện các tri thức được tích luỹ trong công nghệ, nó giúp trả lời câu hỏi "làm

cái gì" và "làm như thế nào".

64

+ Tổ chức (O): Bao gồm tổ chức quản lí sản xuất, tổ chức kinh doanh … trong đó đề

cập đến các chính sách đưa ra để đảm bảo mô hình hoạt động hiệu quả (tuyển dụng, lương

thưởng, phân công lao động …).

Như vậy khi đi thực hiện ý tưởng “nghiên cứu – chuyển giao” tức là bạn đã làm công

việc cung cấp công nghệ để khách hàng tháo gỡ những khó khăn trong quá trình làm giàu,

mưu sinh, cuộc sống. Ý tưởng này đòi hỏi bạn phải tập hợp được một đội ngũ người giỏi,

say mê nghiên cứu khoa học và mong muốn cống hiến công sức của mình cho xã hội.

2. Hoàn cảnh khách quan:

Chúng ta không khó khăn gì nhận ra những vấn đề mà xã hội, nhân dân ta đang gặp

phải hàng ngày mà chưa tìm giải pháp để tháo gỡ nó. Bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cũng có

người cần bạn nếu bạn thật sự đem lại những giải pháp thiết thực, hiệu quả cho họ.

“Những khó khăn chung của nền kinh tế không chỉ có mình doanh nghiệp gánh chịu

mà chính những nông dân những người trực tiếp làm ra sản phẩm còn phải đối mặt với khó

khăn thách thức nhiều hơn.

Liên tục những tháng gần đây các cấp, các ngành lao vào tìm cách cứu doanh nghiệp.

Trong 2 ngày liên tiếp, tại 2 thành phố lớn nhất cả nước những hội nghị cùng chủ đề tìm

giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã được diễn ra. Điều đáng nói là những

khó khăn chung của nền kinh tế không chỉ có mình doanh nghiệp gánh chịu mà những nông

dân những người trực tiếp làm ra sản phẩm cũng đang phải đối mặt với khó khăn thách thức.

Xin thế chấp heo ... để lấy tiền mua cám

Những khó khăn của ngành chăn nuôi có lẽ đã lên tới đỉnh điểm khi mà nông dân một

số tỉnh buộc đưa ra quyết định hoặc ngừng sản xuất hoặc phải mang sản phẩm của mình ra

để thế chấp cho ngân hàng để có khoản tiền nho nhỏ đầu tư tái sản xuất.

Theo Hiệp hội chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai: Do thua lỗ lâu dài, nhiều chủ trại đã

không còn đủ tiền mua cám cho heo và họ đang đề nghị Hiệp hội làm việc với ngân hàng

cho họ thế chấp heo để lấy tiền mua cám cho heo ăn. Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp

hội, người trực tiếp nhận được những kiến nghị của nông dân đã cùng nông dân đến gõ cửa

các ngân hàng.

Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai đã từ

chối đề xuất này với lí do: Họ không kiểm soát được đàn heo của người dân. Theo Hiệp hội

chăn nuôi Việt Nam, hiện giá heo chỉ còn 34.000 - 38.000 đồng/kg nên mỗi kg heo bán đi

người dân lỗ 7.000 - 10.000 đồng. Ước tính thiệt hại mà người chăn nuôi phải chịu do giá

heo giảm lên đến 2.000 - 2.00 tỉ đồng/tháng và sẽ lên đến .000 tỉ đồng/tháng nếu giá heo tiếp

tục thấp đến tháng 9.

Nhiều người chăn nuôi heo cho rằng, hiện nay người chăn nuôi không sợ dịch bệnh

mà sợ "dịch giá”, bởi hiện giá sản phẩm này đang xuống thấp chóng mặt khiến người dân

càng nuôi càng lỗ. Giá cả mặt hàng nông nghiệp đang tụt dốc thê thảm không chỉ có ở

ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm mà còn ở các loại thủy hải sản khác.

Một đại diện của Sở Công thương tỉnh An Giang cho biết, do tình hình thua lỗ trong

sản xuất nên người nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh "treo” ao ít nhất là 10% diện tích nuôi.

Tương tự, người trồng lúa cũng đang gặp không ít khó khăn vì giảm giá dù Nhà nước đã

triển khai mua dự trữ lúa gạo để giảm bớt câu chuyện được mùa rớt giá cho người dân.

65

Mới chỉ "gỡ” cho doanh nghiệp?

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông

nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã không ít lần nhắc đi nhắc lại

66

rằng: Khi nền kinh tế gặp khó khăn, nếu những ngành khác bị vỡ kế hoạch ảnh hưởng nhiều

mặt đến kinh tế thì chính ngành nông nghiệp và những người nông dân là những người cứu

cánh cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, điều đáng buồn theo tiến sĩ Sơn, Nhà nước vẫn chưa ban hành được

những chính sách cần thiết để hạn chế thấp nhất những "thương tích” cho nông dân, những

người thường chịu thiệt thòi nhất khi có biến động thị trường.

Những thương tích mà nông dân những người trực tiếp làm ra sản phẩm phải gánh

chịu đó là: Họ không có vốn sản xuất, thường vay tiền để mua giống, phân bón ... và làm

theo kiểu ăn trước trả sau. Như vậy, nếu được mùa, được giá thì họ sẽ trả được những

khoản nợ cũ, nhưng được mùa rớt giá, mất mùa thì họ sẽ khốn đốn vô cùng.

Có thể nói các cấp các ngành luôn thấu hiểu những người nông dân, người trực tiếp

sản xuất luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất cho nên nhiều cơ chế hỗ trợ đã được

vạch ra. Đặc biệt mô hình liên kết "4 nhà” đã được đưa ra áp dụng để hạn chế thấp nhất

những tổn thương cho nông dân nhưng rất khó áp dụng.

Một mô hình được coi là dễ áp dụng hơn đó là liên kết giữa doanh nghiệp và người

sản xuất cũng đã được đề xuất. Theo mô hình này, doanh nghiệp có trách nhiệm tìm kiếm thị

trường, tổ chức thu mua, cung ứng vốn, giống, vật tư, kĩ thuật … cho nhà nông; đồng thời,

nhà nông có nghĩa vụ thực hiện đúng qui trình sản xuất, đảm bảo chất lượng thành phẩm,

thống nhất thời gian thu hoạch, đảm bảo giá thu mua có lợi cho cả hai bên.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không mặn mà với sự liên kết này. Bằng chứng là, Bộ

Công thương và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn chưa có tiếng nói chung trong việc

xây dựng lợi ích hài hoà giữa doanh nghiệp và nông dân. Như vậy, nói đi nói lại nông dân

luôn đứng ở thế yếu, luôn chịu những thiệt thòi và luôn cần những sự hỗ trợ.

Như vậy thử hỏi: Liệu người nông dân có chạnh lòng không khi vẫn phải tự mình

loay hoay tìm cách tháo gỡ khó khăn? Điều mà ông Trần Văn Chiến, Chủ tịch HTX Chăn

nuôi Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội nói sau đây, không biết có khiến các ngành chức năng

có quan tâm: Doanh nghiệp gặp khó còn có thể than thở và kiến nghị bộ này, hội nọ giải cứu,

còn nhà nông gặp khó biết cầu cứu ai đây”.

Kết luận: Những người nông dân là những người luôn cần những giải pháp hay, thiết

thực, hiệu quả để thoát nghèo.

“Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa tổng hợp ý kiến của các ngân hàng

thương mại, gửi tới Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) theo yêu cầu báo

cáo tình hình tổ chức hội viên về việc rà soát thực trạng hoạt động doanh nghiệp trong Hiệp

hội.

Theo bản tổng hợp này, các ngân hàng thương mại đang đối mặt với những khó khăn

trong huy động và cho vay, dẫn đến khó đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và

dẫn đến những hạn chế nội tại.

VNBA cho biết, về huy động vốn, với trên 90% tỉ trọng vốn của ngân hàng hiện nay là

nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc quản trị nguồn

vốn, khó bảo đảm cân đối kì hạn. Kì hạn huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn

trong khi kì hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro kì hạn và lãi suất.

Hơn nữa, sự mất cân đối kì hạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một trong những

67

nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp,

đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và

dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

60

Về tăng trưởng tín dụng, trên cơ sở ý kiến của các hội viên, VNBA cho rằng, do hàng

tồn kho lớn, sản xuất của các khách hàng đang suy giảm nghiêm trọng, các ngân hàng khó

khăn trong thu nợ (gốc, lãi), nợ xấu có xu hướng tăng cao. Một số lĩnh vực cho vay cần ưu

tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn do khách hàng vay không đủ

điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay (không có phương án sản xuất - kinh doanh có hiệu

quả không có hoặc không đủ tài sản bảo đảm, tình hình tài chính không minh bạch, nợ xấu

phát sinh do không tiêu thụ được sản phẩm ...).

Cụ thể hơn, ở tình hình huy động vốn, những tháng đầu năm lạm phát tăng cao, các

ngân hàng gặp khó khăn, nguồn vốn huy động toàn hệ thống có xu hướng giảm. Tuy nhiên,

sau khi có Chỉ thỉ 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, với việc xử lí nghiêm các ngân

hàng vi phạm trần lãi suất huy động vốn, VNBA nhìn nhận rằng hầu hết các tổ chức tín dụng

đã nghiêm túc thực hiện trần lãi suất; hiện tượng chạy đua lãi suất, khách hàng mặc cả lãi

suất với ngân hàng trước đây, đến nay nhìn chung đã giảm đáng kể. Đến 23/3/2012, mặc dù

trần lãi suất huy động đã giảm 1% nhưng tổng nguồn vốn huy động của hệ thống đã tăng 1,%

so với cuối năm 2011.

Qua thực tế tình hình huy động vốn, theo VNBA, một số ngân hàng thương mại có lợi

thế về mạng lưới, thương hiệu, nguồn vốn huy động tăng mạnh; một số ngân hàng qui mô

nhỏ huy động vốn trên thị trường gặp khó khăn, một số khác quản trị rủi ro thanh khoản yếu,

vốn huy động phụ thuộc lớn vào thị trường, nắm giữ ít giấy tờ có giá, thực hiện cạnh tranh

lách huy động vốn với lãi suất cao đã ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng

khác và gây mất ổn định thị trường tiền tệ.

Tuy nhiên, do Ngân hàng Nhà nước có biện pháp xử lí kịp thời thông qua tái cấp vốn,

nghiệp vụ thị trường mở và các biện pháp khác, nên về cơ bản thanh khoản VND toàn hệ

thống hiện vẫn đảm bảo.

Về tín dụng, báo cáo của VNBA tổng hợp rằng các tổ chức hội viên đã điều chỉnh lãi

suất cho vay VND theo xu hướng giảm dần, phù hợp với xu hướng giảm của lãi suất huy

động. Và mặc dù, các ngân hàng đã “giảm mạnh” mức lãi suất cho vay, tuy nhiên nhiều

doanh nghiệp chưa tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, tăng trưởng tín dụng toàn ngành

cuối năm 2011 chỉ đạt 12%, còn trong những tháng đầu năm 2012, dư nợ cho vay nền kinh

tế giảm mạnh, đến 23/3/2012 giảm khoảng 2% so với cuối năm 2011.

Về chất lượng tín dụng và tỉ lệ nợ xấu, trong bối cảnh lãi suất vẫn còn cao, môi

trường kinh tế trong và ngoài nước tiềm ẩn rủi ro, các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó

khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, làm dư nợ quá hạn và nợ xấu có xu

hướng gia tăng. Tỉ lệ nợ xấu toàn hệ thống tổ chức tín dụng đến 29/2/2012 là 3,42%.

Cũng theo VNBA, thu nhập của ngân hàng đến chủ yếu từ hoạt động cho vay, nhưng

năm qua với điều kiện kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng, nguồn thu từ hoạt

động tín dụng của hầu hết các ngân hàng bị ảnh hưởng, dẫn đến hiệu quả hoạt động của

hầu hết ngân hàng bị giảm sút đáng kể. Biên độ lợi nhuận bị thu hẹp so với năm 2010, tỷ lệ

ROA, ROE có xu hướng giảm; đến tháng 10/2011, tỷ lệ ROA toàn hệ thống đạt 1,02%, ROE

đạt 10,4%.

Với những khó khăn và thực tế trên, đầu mối đại diện tiếng nói cho các ngân hàng thương mại kiến nghị Chính phủ với một số giải pháp cơ bản.

61

Cụ thể, VNBA cho rằng cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

trong vấn đề xử lí khối lượng hàng tồn kho lớn, đặc biệt có các giải pháp tháo gỡ thị trường

bất động sản, giải tỏa vốn vay ngân hàng; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

62

từ các ngân hàng thông qua chính sách hoãn, giãn thuế cho một số đối tượng doanh nghiệp

được ưu tiên hoặc bảo lãnh của nhà nước khi vay vốn.

Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng cho vay đối với các lĩnh

vực ưu tiên, tạo điều kiện cho các khách hàng lĩnh vực này tiếp cận được nguồn vốn lãi suất

thấp, với thời gian phù hợp.

Cơ quan quản lí cũng cần hoàn thiện khung pháp lí đối với các hoạt động mua bán

nợ, mua bán tài sản đảm bảo, giải thể, sáp nhập, mua bán các công ty, doanh nghiệp, đẩy

mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp theo chủ trương, định hướng của Chính phủ, lành mạnh hóa

tình hình tài chính doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại cho

vay.

Chính phủ cần có chính sách kích cầu tiêu dùng để khuyến khuyến người dân dùng

hàng nội trên cơ sở thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh

công tác xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, thu hồi được vốn

tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh …”.

Kết luận: “Nghiên cứu – chuyển giao” không chỉ bao gồm nghiên cứu các giải pháp

kĩ thuật mà còn bao gồm nghiên cứu các giải pháp kinh tế, xã hội … Nói chung bất cứ lĩnh

vực nào cần “nghiên cứu – chuyển giao” đều có thể tham gia giải quyết khi có đơn hàng.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải là một người giỏi ở nhiều lĩnh vực.

+ Bạn phải có một số vốn khoảng 10 triệu VND. Số vốn này bạn sẽ dùng để lập trang

web, quảng cáo, giao dịch …

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt).

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp …

+ Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh công

nghệ.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, tham vọng, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn nêu được lí do tại sao họ nên

63

chọn dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với những ai không

có khiếu văn chương.

64

+ Về việc thu lợi nhuận: Thời gian để hoàn thành một web lôi kéo được nhiều khách

hàng ghé thăm ít nhất cũng phải mất từ 6 tháng – một năm. Trong thời gian này bạn phải viết,

biên tập hàng ngàn bài viết đưa lên web. Đây quả là một công việc vô cùng đồ sộ, nếu bạn

muốn thời gian sinh lợi nhanh hơn thì bạn phải cố gắng rất nhiều.

Thời buổi bây giờ kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng bị cạnh tranh rất khốc liệt, do

đó chắc chắn thời gian đầu mô hình này sẽ không sinh ra lợi nhuận đủ để bạn sinh sống đòi

hỏi bạn phải kiếm thêm thu nhập từ nguồn khác. Sau khi web đem lại cho bạn một thu nhập

ổn định thì bạn mới nên nghỉ việc khác để toàn tâm toàn ý tập trung cho sự nghiệp này.

Ban đầu thu nhập sẽ đến từ những giải pháp nhỏ, khi qui mô hoạt động mở rộng thì

thu nhập sẽ từ những giải pháp lớn hơn. Mỗi giải pháp như vậy đem đến cho bạn rất nhiều

tiền nếu nó khả thi. Đây là lĩnh vực kiếm tiền lớn dành cho những người giỏi thật sự.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Muốn giàu có thì phải làm tốt công tác này.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đặc thù của lĩnh vực này là bạn chỉ sử dụng

người đủ năng lực và phẩm chất.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn ít, rủi ro gần như không có, lãi ròng thu

được lại rất cao. Sự phát triển của sự nghiệp kinh doanh hòa toàn phụ thuộc vào tài năng

(giao tiếp, chuyên môn …) của người khởi nghiệp.

+ Hiện nay kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào cũng khó khăn. Tuy nhiên, thành

công bằng con đường này thể hiện bạn là người có tài thật sự. Đây là nền tảng để sự nghiệp

của bạn phát triển vững mạnh.

+ Bất cứ thời đại nào, ở đâu cũng cần tài năng của bạn. + Nếu bạn thành công bạn sẽ được cả xã hội tôn vinh.

65

Ý TƯỞNG PHÒNG XẢ STRESS

1. Ý tưởng:

Ý tưởng làm giàu bằng cách làm các “phòng xả stress” bán vé cho người tham gia

nảy ra trong đầu khi tôi đọc các bản tin về trò chơi đập gối và treo bao cát cho hành khách xả

stress ở Trung Quốc:

““Rất nhiều bạn trẻ tại Trung Quốc vừa tham dự lễ hội đặc biệt: “Đập nhau bằng

gối để giảm stress”.

“Cuộc chiến bằng gối” được tổ chức tại Hán Khẩu, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc,

Trung Quốc vào ngày 27/12 vừa qua. Lễ hội này có hơn 00 bạn thanh niên tham dự. Mỗi

thành viên khi tham gia phải mang theo một chiếc gối lông vũ có một lỗ thủng. Nhiệm vụ của

họ là đánh nhau thoải mái khi nào chiếc gối tung hết ra. “Đây là một hoạt động rất bổ ích.

Mình cảm thấy rất vui vẻ sau cuộc chiến bằng gối này. Mình mong rằng lễ hội sẽ được tổ

chức thường xuyên”, một bạn gái tham dự chia sẻ. Theo ban tổ chức, nhiều bạn trẻ ở Trung

Quốc do học tập và công việc nên thường bị stress. Cuộc chiến bằng gối giúp các bạn giải

tỏa stress hữu hiệu”.

“Những chiếc bao cát vừa được lắp tại các ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh, Trung

Quốc để hành khách có thể xả stress lên chúng trong khi chờ tàu.

Theo Orange, bao cát đấm bốc vừa xuất hiện ở các nhà ga trong tuần này, với mục

đích làm giảm sự căng thẳng của hành khách vào giờ cao điểm. “Mỗi năm bạn mất 1.824

phút để chờ tàu, vì vậy đừng phí thời gian, hãy thoải mái đấm đá vào bao cát để xả bớt căng

thẳng”, các nhà tổ chức khuyến khích người dân "hạ hỏa" thông qua ghi chú được in trên

bao cát.

Một quan chức cho hay, họ hi vọng bao cát có thể giúp hành khách đang bực bội vì

chờ tàu hay không tỉnh táo khi uống rượu bia, có thể dồn hết căng thẳng lên bao cát thay vì

gây phiền nhiễu cho nhân viên đoàn tàu. Qua điều tra, một đài truyền hình địa phương nói

rằng hầu hết hành khách đều cảm thấy thích thú với ý tưởng mới này.

Hành khách tên Fu Zhenglong chia sẻ về cách làm độc đáo này của các nhà ga điện

ngầm ở Bắc Kinh: “Chúng thật sự thú vị cho những chàng trai Trung Quốc, vì tất cả chúng

tôi đều thích võ thuật và đấm đá. Khi cảm thấy chán nản hay lo lắng về điều gì đó mà không

thể nói ra, tôi sẽ đến đây và xả hết chúng vào bao cát”. Một nhân viên nhà ga thêm vào:

“Miễn là họ có thể đánh chúng chứ không nhằm vào chúng tôi, thế là tôi thấy vui rồi””.

Sau khi đọc hai bản tin trên tôi chợt hỏi mình một câu: “Cuộc sống hiện đại khiến con

người luôn bị stress, tại sao chúng ta không nảy ra một ý tưởng kinh doanh phục vụ nhu cầu

này?”. Qua quan sát, nhận xét xu hướng của giới trẻ ngày nay tôi tin tưởng ý tưởng này sẽ

được họ hưởng ứng mạnh mẽ.

Ý tưởng “phòng xả stress” như sau: Chúng ta sẽ sử dụng một diện tích nào đó để xây

dựng một “phòng xả stress” phục vụ khách hàng (chủ yếu là khách hàng từ 1 – 0 tuổi). Trong

“phòng xả stress” chúng ta sẽ “chế” ra các trò tiêu khiển, đôi khi đối với một số người các trò

ấy còn bị coi vớ vẩn, mục đích cuối cùng để giúp khách hàng cảm thấy vui, thư giãn

… sau khi chơi. Đơn giản vậy thôi!

Tùy theo đặc thù của mỗi “phòng xả stress” mà ta sẽ bố trí những trò chơi như thế

66

nào. Các “phòng xả stress” này liên kết với nhau thành dạng chuỗi phủ sóng khắp mọi nơi.

Vé vào cửa “phòng xả stress” cũng khác nhau tùy điều kiện từng phòng.

67

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Những áp lực của cuộc sống hiện đại ngày càng gây nhiều nguy hại đến sức khỏe

tinh thần của con người. Bằng chứng là các nhà khoa học mới đây đã tìm thấy mối liên hệ

giữa sự gia tăng của các chứng rối loạn tinh thần với những căng thẳng hàng ngày.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Mark Ellenbogen, thuộc Đại học Concordia, Montreal,

đã đánh giá mức độ trầm cảm của trẻ em sống trong gia đình mà cha mẹ chúng thường có

những xung đột căng thẳng trong cuộc sống hiện đại ngày càng bộn bề. Các nhà nghiên cứu

đã tiến hành đo mức độ cortisol, vốn là một loại hormone tiết ra khi bạn đối mặt với những

tình huống khó khăn, căng thẳng về thể chất và tình cảm, trong nước bọt của những trẻ em

đó. Kết quả cho thấy mức cortisol ở những đứa trẻ này thường rất cao. Vì vậy, mặc dù chưa

khẳng định được là sự căng thẳng trong gia đình được gây nên bởi những áp lực trong cuộc

sống hiện đại khiến trẻ em trở nên trầm cảm song các nhà khoa học cũng cảnh báo mối liên

hệ mật thiết giữa chúng.

Telegraph dẫn lời giáo sư Ellenbogen nói: “Mặc dù có nhiều nguyên nhân làm gia

tăng cortisol, nhưng phần lớn là do những căng thẳng gia đình và phong cách nuôi dạy của

cha mẹ". "Chúng tôi vẫn chưa khẳng định rằng những đứa trẻ này sau đó sẽ mắc các chứng

rối loạn tinh thần. Tuy nhiên, những dữ liệu nghiên cứu cho thấy, mức độ cortisol trong trẻ

vị thành niên làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển các chứng rối loạn tinh thần nghiêm

trọng”, ông nhấn mạnh”.

……… “Stress do công việc thường gây cảm giác kiệt sức, tự đánh giá thấp bản thân, tuyệt

vọng, trầm cảm …, thậm chí tự tử; đồng thời liên quan đến các rối loạn trong nhiều chứng

bệnh.

Nhịp sống của xã hội hiện đại rất dồn dập và nhiều thách thức. Trong quá trình đối

phó với nó, stress trong môi trường làm việc có thể nảy sinh. Stress xảy ra thường xuyên có

tác hại khá nghiêm trọng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Nhiều nguyên nhân

Stress do công việc là những phản ứng có hại về mặt cảm xúc và cơ thể, xuất hiện khi

yêu cầu của công việc vượt quá khả năng đối phó hay kiểm soát của bản thân. Đó cũng có

thể là sự mất cân bằng gây căng thẳng quá mức giữa yêu cầu của công việc và cuộc sống cá

nhân.

Nguyên nhân gây stress từ công việc được xác định là do những thay đổi về thời gian

làm việc, nơi làm không ổn định (công ty dễ phá sản, sáp nhập), yêu cầu công việc cao (tăng

năng suất, giảm chi phí …), thiếu nhân lực hay phương tiện, làm nhiều việc hay nhiều giờ …

Môi trường làm việc đông người, ồn ào, nóng, không thoáng, nguy hiểm, không khí ô nhiễm,

tư thế gò bó … cũng dễ gây ra stress. Ngoài ra, phong cách quản lí thiếu sự tham gia của

nhân viên trong việc ra quyết định, các bộ phận trong đơn vị không liên kết với nhau, thiếu

những chính sách tạo sự thân mật trong đơn vị, không quan tâm, bất tài, chuyên quyền, kiêu

căng, không thể tiếp cận, không thành thật, đe dọa … cũng là nguyên nhân gây stress do

công việc.

Những người làm nhiều việc, hoàn thành trong thời gian quá ngắn, ít khoảng nghỉ

giữa giờ, thời gian làm việc quá dài, làm ca, việc đơn điệu không cần sử dụng đến kĩ năng

68

hoặc quá nhiều xung đột, quá nhiều trách nhiệm, quá nhiều sếp chỉ huy … có nguy cơ đối

diện với stress cao hơn người khác. Bên cạnh đó, công việc không ổn định, ít cơ hội thăng

tiến, không học hỏi thêm được gì, thay đổi nhiệm vụ quá nhanh … cũng dễ gây ra stress.

69

Kiệt sức về thể chất lẫn tâm thần

Ngày nay, có khoảng 3/4 công nhân nghĩ rằng họ bị stress trong công việc nhiều hơn

so với các thế hệ trước. Các vấn đề tại nơi làm việc liên quan rất chặt chẽ với chuyện sức

khỏe, mạnh hơn cả các stress khác trong cuộc sống.

Triệu chứng sớm của stress do công việc thường là nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, khó

tập trung, dễ cáu kỉnh, khó chịu ở dạ dày, không hài lòng về công việc, xuống tinh thần.

Stress dễ gây ra lo âu, mất tập trung chú ý, mất tự tin, mất động cơ làm việc, cảm giác thất

vọng, dễ bị kích thích, dễ giận dữ, lạm dụng rượu hay chất gây nghiện, trầm cảm, tự tử. Đặc

biệt, stress gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc hoặc làm tăng nguy cơ bị sai lầm, nhất là

trong môi trường làm việc nguy hiểm hay cần duy trì sự chú ý cao độ. Stress trong công việc

cũng làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ với đồng nghiệp.

Nếu stress tại nơi làm việc không được giải quyết, dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức liên

tục về mặt thể chất và tâm thần, xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như tự đánh giá thấp bản

thân, cảm giác không ai có thể giúp mình được và tuyệt vọng. Những triệu chứng này sẽ dẫn

đến các rối loạn mãn tính về sức khỏe, suy giảm trầm trọng khả năng tham gia cuộc sống

hằng ngày. Những người bị stress trong công việc cũng thường để stress tác động tới đời

sống gia đình do họ dễ bị kích thích, dễ giận, mất kiên nhẫn, buồn, kiệt sức, mất thích thú,

quá mệt mỏi, giảm tình dục, ảnh hưởng đến sự chăm sóc con cái và đến quan hệ với các

thành viên khác trong gia đình.

Về biểu hiện trên cơ thể, stress có liên quan đến các rối loạn như bệnh phổi, tim

mạch, ung thư, tai nạn và tự tử, làm trầm trọng hơn các bệnh lí như loét dạ dày, tá tràng,

suyễn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tình dục, rối loạn cơ xương …

Mĩ: 60%-80% tai nạn nghề nghiệp do stress

Thống kê tại Mĩ gần đây cho thấy có hơn 0% trong số 0 triệu ngày nghỉ việc của người

dân nước này mỗi năm là do stress; gần 0% công nhân có triệu chứng kiệt quệ. Chi phí cho

stress từ công việc là 300 tỉ USD/năm (nghỉ việc, giảm năng suất, thay người làm việc, khám

bệnh, phí bảo hiểm … ). Đặc biệt, có tới 60%-80% tai nạn nghề nghiệp là do stress. Còn tại

Canada, khảo sát mới nhất ghi nhận có gần 0% người dân nước này cảm thấy bị stress do cố

tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư (10 năm trước tỉ lệ này là 27%)”.

Kết luận: Nhu cầu giải tỏa stress là nhu cầu đang ngày một lớn trong xã hội. Việc đáp

ứng được nhu cầu này không chỉ giúp người thực hiện ý tưởng trở nên giàu có mà còn giúp

xã hội giảm thiểu những thiệt hại, tiêu cực …; gia tăng lợi ích cho người tham gia thông qua

việc tạo ra những thăng hoa trong đời sống, công việc … của họ. Đây không phải là một ý

tưởng viễn vông mà nó là một đòi hỏi bức thiết từ cuộc sống.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải có một số vốn khoảng 10 triệu VND. Số vốn này bạn sẽ dùng để mướn

một mặt bằng nhỏ, trang trí “phòng xả stress”, mua dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho việc

xả stress, lập trang web, quảng cáo, giao dịch … Nếu bạn đã có mặt bằng thì bạn chỉ cần số

vốn khoảng 0 triệu VND là có thể làm được.

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

70

+ Bạn phải có đầu óc sáng tạo đủ để tự mình thiết kế ra nhiều mẫu trò chơi giải tỏa

stress bổ ích, an toàn … mà chi phí thấp.

71

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của một người phụ bạn trông coi “phòng xả stress” thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp … Sẽ là lợi thế nếu bạn giữ các vai trò chỉ huy

trong các sinh hoạt đội, nhóm …

+ Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh “phòng

xả stress”.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết đối tượng khách hàng của bạn là ai để viết bài nêu được lí do tại sao họ nên chọn

“phòng xả stress” của bạn để làm nơi tụ họp cuối tuần. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại

rất khó đối với những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc chọn mặt bằng kinh doanh: Phải xác định được đối tượng khách hàng trước

khi chọn mặt bằng kinh doanh lí tưởng. Việc không lựa chọn được mặt bằng sẽ khiến cho

công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

+ Về việc thu lợi nhuận: Dù có làm tốt các công việc khác nhanh nhất đến tháng thứ

hai thì lượng khách mới đông. Trong một số trường hợp lợi nhuận ban đầu thu vào chỉ bằng

thu nhập của một người đi làm bình thường. Chính điều này sẽ làm cho một số bạn nôn nóng

thất vọng => bỏ cuộc.

+ Về việc nhập hàng: Mua trang thiết bị, dụng cụ nào, ra sao là những câu hỏi vô

cùng khó. Nếu quản lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận của cửa hàng sẽ giảm đáng kể.

+ Về việc thiết kế trò chơi: Có bạn không có khả năng sáng tạo chỉ ăn cắp ý tưởng

của người khác. Nghèo nàn ý tưởng chính là nguyên nhân khiến cho bạn thất bại.

+ Về việc thiết kế “phòng xả stress”: “Phòng xả stress” là nơi cho mọi người đến

quậy tưng bừng cho nên nó phải được thiết kế theo phong cách “điên điên khùng khùng”.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Đặc thù của ngành kinh doanh này là thu tiền lẻ, do đó nếu không có đức tính tỉ mỉ thì

sẽ thất thoát rất nhiều.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu, cho dù bạn tận dụng người nhà trông coi “phòng xả stress” thì cũng phải huấn luyện họ

những kĩ năng cần thiết. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải mặc đồng

phục và không được nóng nảy … Đối với những bạn đã từng đứng ở cương vị quản lí có

72

những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những

bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện

từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

73

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn ít. Chỉ đầu tư vốn một lần duy nhất vào

trang thiết bị, dụng cụ … sau đó sẽ cho thuê để lấy lại vốn bỏ ra. Sau khi vốn thu hồi vốn thì

sẽ kinh doanh trên đồng lời => rủi ro lúc này gần như là không có.

+ Hiện nay lĩnh vực kinh doanh theo kiểu cho thuê + giải trí là lĩnh vực vô cùng thịnh

hành bởi nó có rất nhiều ưu thế. Một trong các ưu thế đó là luôn có một lượng khách hàng

trẻ nhu cầu lớn rất đông.

+ “Phòng xả stress” không chỉ cho thuê mà còn có thể bán đồ xả stress. Nếu làm tốt

vai trò của mình bạn có thể được các công ty mời đến tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể cho

công nhân, trường mầm non mời đến dạy trẻ chơi ở trường của họ …

+ Xa hơn nữa bạn có thể mở những lớp dạy kĩ năng giải tỏa stress cho mọi người

thông qua trò chơi, bán sách dạy cách giải tỏa stress …

+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội ngày càng có nhiều người bị stress nên được xã

hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.

+ Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những

đối tượng này làm nhân viên.

74

Ý TƯỞNG CƠM NẮM MANG ĐI

1. Ý tưởng:

Ý tưởng này xuất phát khi tôi có dịp quan sát những hiện tượng sau:

+ Một tiệm bán cơm: Rất nhiều lần tôi đã chứng kiến nhiều quán cơm bán hàng. Cơm

thì ai cũng cần nhưng quán cơm có những khuyết điểm sau:

- Tốn nhiều thời gian khi muốn ăn một suất cơm. Trong xã hội hiện đại thời gian đối

với mỗi người vô cùng quí báu, thế nhưng ở Việt Nam vẫn tồn tại hình thức phải chờ đợi vất

vả khi muốn ăn một suất cơm. Ở Nhật hầu như cơm bán theo suất đã được thay thế bằng

cơm nắm, cơm công nghiệp … Ở các nước phát triển như Mĩ, Anh, Pháp thì fast food lại

được mọi người lựa chọn nhiều nhất. Chính vì thế “cơm nắm mang đi” sẽ là một ý tưởng

kinh doanh khả thi nếu được triển khai bài bản vào thực tế.

- Giá cả cao. Do công sức, chi phí bỏ ra nhiều cho nên một suất cơm bao giờ cũng có

giá rất cao mà nhiều người lao động khó kham nổi.

- Khó mang đi. Nhiều người vì không có thời gian nên không ăn tại quán cơm mà

mua mang vào công ty, trường học để ăn ... Với cơm suất thì việc mang đi khá lỉnh kỉnh, lúc

ăn thì rất khó thực hiện nơi đông người. Đó là lí do khiến cho phạm vi bán của cơm suất

không cao. Ở Nhật cơm nắm được bán ở hầu hết các tiệm bán đồ ăn, siêu thị … Ai cũng có

thể mua cơm nắm bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.

- Không di động. Người muốn bán cơm suất phải có mặt bằng, vốn lớn …, trong khi

đó người bán cơm nắm có thể len lỏi đi bất cứ đâu hoặc có thể thực hiện tại nhà rồi mang bỏ

mối cho các nơi.

- Rủi ro khi để xe ăn cơm. Tôi đã chứng kiến nhiều cảnh người ăn cơm dựng xe trước

quán vào ăn khi ra bị mất đồ, mất xe …

- Xét ở góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm: Vì cơm suất được thực hiện nơi lề đường

gió bụi cho nên nhìn thấy mất vệ sinh. Nhiều lúc vì khách quá đông nhân viên quán chỉ kịp

lấy chén đĩa đã ăn lau sơ qua rồi bỏ cơm vào bán tiếp. Thực trạng này tuy chưa phổ biến

nhưng cũng đã xuất hiện ở nhiều nơi.

“(Dân trí) - Trong khi giá cả mọi thứ tăng vọt khiến người tiêu dùng chóng cả mặt,

vẫn còn đó những chủ tiệm cơm thấu hiểu nỗi khổ của người bình dân.

Tiền nào cơm nấy

Giá tiền cơm ở TP.HCM hầu hết đã tăng so với trước đây. Cũng có những quán

không tăng giá nhưng lượng thức ăn sẽ ít đi.

Anh Thăng, chủ tiệm cơm tại quận 1, giải thích: “Tôi bán cơm đã hơn một năm

nhưng chưa thay đổi giá vì nếu tăng, quán sẽ khó giữ được khách. Thay đó, có thể bán thức

ăn ít hơn”.

Tuy nhiên, giá tiền cơm còn phụ thuộc vào từng khu vực và loại dịch vụ. Cơm văn

phòng thường ở mức 2 - 30 ngàn đồng/suất. Giá cơm bình dân tại tiệm cơm nhỏ hay vỉa hè

thì rẻ hơn.

Khu vực giá cao thường ở nơi gần trung tâm thành phố như quận 1 từ 20 – 2 ngàn

đồng/ suất, quận 3 giá từ 16 - 22 ngàn đồng/suất. Quận Tân Bình, quận 11 rẻ hơn, từ 1 - 20

ngàn đồng; riêng khu vực quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận 4, giá thường dao động từ

75

13 - 19 ngàn đồng/suất, thậm chí vẫn có nơi còn rẻ ở mức 10 - 11 ngàn đồng/ suất.

76

Tiền nào cơm nấy. Nếu khách chọn các món như thịt gà, sườn nướng … giá sẽ nhỉnh

hơn so với các món trứng chiên, cá, lạp sườn … Và đương nhiên, quán cơm sạch sẽ, sang

trọng thì giá sẽ đắt hơn so với quán vỉa hè bụi bặm.

Khách nghèo, chủ ráng “bình dân”

Kinh doanh gắn liền với lợi nhuận nên trong cơn “bão giá”, tăng tiền cơm được xem

là việc hiển nhiên. Dẫu vậy, nhiều chủ quán cơm vẫn đứng về phía người lao động nghèo và

sinh viên.

Tại quán cơm 44 Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh có nhiều thực khách là người

lao động chân tay. Chị Liễu (quê ở Bình Định) làm nghề bán vé số, cứ trưa lại về đây ăn

cơm, vì: “Đối với những người bán vé số hay bán hàng rong, chủ tiệm chỉ lấy 12 ngàn đồng

mà chọn món nào cũng được. Còn những người khác thì trả 13 - 14 ngàn đồng/suất”.

Anh Hải, nhân viên một công ty gần quán cho biết: “Một tuần tôi ăn cơm ở đây ngày.

Thức ăn không quá mắc, cơm thêm ăn thoái mái nên giá cơm ở đây vậy là được”.

Anh Thiện, chủ tiệm cơm chia sẻ: “Bây giờ cái gì cũng tăng giá cả. Nhưng giá tiền

cơm thì tăng không nhiều, chỉ tăng ở mức hợp lí để giữ khách”.

Không chỉ riêng anh Thiện, nhiều chủ quán cơm hiểu nỗi khó khăn của những sinh

viên, người dân lao động nghèo nên vẫn duy trì theo kiểu “lấy công làm lời”.

Cô Minh, một chủ tiệm cơm ở quận Thủ Đức cho biết: “Rất nhiều em sinh viên chỉ

mua suất cơm 10 ngàn đồng, tôi cũng bán chỉ để lấy vốn. Lắm lúc, người ta chỉ mua một ít

thức ăn, thậm chí mua 1 - 2 ngàn tiền cơm tôi cũng bán luôn. Thời buổi giá cả tăng, ai cũng

khó khăn nên phải thông cảm với nhau mà sống””.

+ Xôi gói: Xôi là hình thức cơm bán rong phổ biến ở nước ta. Xôi được gói dưới

nhiều hình thức có khi cuộn tròn thành cây giống như cây xúc xích. Tôi tự hỏi cơm nắm có

thể làm được như vậy không? Không những làm tốt hơn thế mà nó còn có thể làm đủ thứ

hình dạng vuông, tròn, dài, ngắn … nếu khách hàng muốn. Ngoài là cơm gạo ngon, trong là

nhân chế biến công phu, đủ loại ắt hẳn sẽ lôi cuốn được thực khách.

+ Gỏi cuốn: Thời còn là sinh viên tôi thường rủ bạn bè đi ăn gỏi cuốn. Gỏi được cuốn

bên ngoài bằng một lớp bánh tráng mỏng, nhưng ở cơm nắm không cần như vậy vì bánh

tráng rất dai (khó ăn). Ta chỉ bao bọc cơm nắm bằng một lớp ni lông mỏng, sạch sẽ, vệ sinh

khi ăn thì bóc ra là đủ.

+ Giò lụa. Giò lụa cũng là một hình thức dùng ni lông để bọc cục thịt luộc bên trong

sao cơm nắm không thể làm như vậy?

+ Hình ảnh cơm nắm của Việt Nam trong thời kì kháng chiến: “À ơi câu hát lời

ru/đưa hồn con trẻ tìm bờ dừng chân” … Tôi lang thang trên phố theo tiếng gọi của hồn quê,

tôi đi tìm cái gọi là thuần túy của cha ông ngày xưa để lại. Phố phường tấp lập, biết tìm sự

thuần túy nơi đâu, trong vô vàn cái ồn ào trước mắt.

Trên con đường tìm hồn quê thầm lặng, tôi vô tình bắt gặp đoạn thơ:

“Hôm nay giữa phố người xao xác,

Bày tiệc vui nhớ nắm cơm xưa ...

Muối mè ai rắc vô mưa,

Để cho nước mắt nhạt thưa ngậm ngùi...”

(Phù Dung)

77

Một sự thẩm thấu vô cùng sâu sắc, một sự đan xen quá đỗi tuyệt vời. Đây là bốn câu

kết trong bài thơ “Cơm nắm muối mè” của tác giả Phù Dung, cái giá trị của hồn quê đơn

giản lại toát lên trước muôn vàn thứ lớn lao. Nếu ai đó đã từng đọc hết cả bài thơ này của

70

tác giả Phù Dung thì không sao quên nổi những giá trị từ món ăn bình dị “cơm nắm muối

vừng”.

Món “cơm nắm muối vừng” từ thời xa xưa đã đi vào lịch sử dân tộc và trở thành thứ

lương thực quan trọng trong những chặng đường hành quân dài gian khổ. Hay giản đơn

hơn món ăn dân dã này là hố sâu tâm hồn dân tộc để mỗi người con xa quê chôn vùi những

khắc khoải nhớ nhung, mường tượng. Nhớ quê hương, nhớ vị bùi bùi của cơm trắng, nhớ vị

mặn mà ngầy ngậy của muối vừng (hay muối lạc), mỗi nắm cơm, mỗi kỉ niệm của từng kí ức

đều mang nặng những tình cảm khác nhau, người nhớ nắm cơm mẹ nặn, người nhớ nắm

cơm của bà …

Sống ở chốn Hà Thành phồn hoa, náo nhiệt với vô vàn món ngon mới lạ, nhưng một

vắt cơm nắm thôi cũng làm con người ta hạnh phúc biết nhường nào. Tôi thấy nhớ thủa xưa,

nhớ đến điên người món cơm nắm muối vừng của mẹ mỗi lần tôi đi đâu đó xa xa, cái món

quà vặt ăn đường mà mẹ gọi nó với cái tên “quà quê sạch sẽ”. Nhìn những nắm cơm trắng

muốt, tinh khiết, chỉ mới trông thôi trong đầu tôi đã mường tượng và cảm nhận được cái vị

ngọt dẻo, bùi bùi của nó.

71

Cơm nắm muối vừng nhìn thì đơn giản, nhưng mấy ai có thể làm nó ngon. Cơm nắm

ngon bởi vị đặc trưng của gạo từng vùng và vị ngon đó cũng xuất phát từ người làm ra nó.

Ăn cơm nắm không chỉ thưởng thức vị bùi bùi của hạt gạo mới, vị ngầy ngậy thơm thơm của

72

muối vừng (hay muối lạc) mà còn ngon từ cái tình cảm của người làm gửi vào trong đó. Bởi

thế mới có chuyện cơm nắm mẹ làm nhiều hôm không được dẻo và chắc lắm, nhưng vẫn

ngon hơn những nắm cơm được bán ngoài hàng.

Đời sống con người ngày càng được nâng cao, món quà quê ngày nào chỉ dành cho

những gia đình không có điều kiện nay lại hiên ngang giữa phố phường như một đặc sản

thanh tao. Cơm nắm muối vừng như một nét tao nhã trong văn hoá ẩm thực của người Việt.

Những gánh hàng rong trên các con phố, vẫn ngày ngày gợi nhớ cho người ta về ký ức của

một thời đói khổ đã từng qua. Bắt được món quà quê dân dã giữa phố xao xác, tác giả Phù

Dung không cầm nổi lòng vì điều qúi giá mới xuất hiện trong tinh thần mà viết lên rằng:

“ …Muối mè ai rắc vô mưa/Để cho nước mắt ngậm thưa nhạt dần …”.

Một món ăn dân dã, từng một thời chỉ dành cho "con nhà nghèo", nhưng trên thực tế,

đây lại là một món ăn chứa trong mình rất nhiều dinh dưỡng như: Chất bột, chất đạm, chất

béo, chất đường, vitamin ...

Đã qua rồi những ngày đói khổ, những quãng thời gian của trẻ thơ cùng với cánh

diều, nhưng mỗi lần nhìn món quà của gánh hàng rong trên phố lòng tôi lại bộn bề những

suy tư, những khao khát về tuổi thơ tôi gửi gắm trong món ăn thấm nhuần những tinh túy

của hồn dân tộc”.

Ý tưởng kinh doanh “cơm nắm mang đi” là ý tưởng biến cơm suất thành cơm nắm.

Nó không chỉ có một mùi vị đặc trưng, một loại nhân mà biến hóa rất phong phú. Nó sẽ thực

hiện một cách chuyên nghiệp, bài bản và đăng kí thương hiệu để rải hàng từ hang cùng ngõ

ngách đến những trung tâm thương mại, phố xá sầm uất, len lỏi vào văn phòng, sân bay …

Tại sao có bánh mì đường phố mà lại không có “cơm nắm mang đi”? Từ trước đến

nay chưa có ai biết cách khai thác lĩnh vực này, nhưng chắc chắn nó là một ngành kinh

doanh béo bở trong tương lai không xa.

2. Hoàn cảnh khách quan:

“(Dân trí) - Hình ảnh "ăn ngon mặc đẹp" bên ngoài, những tưởng dân công sở đứng

ngoài cuộc khi giá cả tăng cao. Nhưng thật ra, thành phần vốn mạnh tay cho chi tiêu này bị

“đảo lộn” rõ nhất trước biến động kinh tế.

Dập dìu dân văn phòng ăn cơm lề đường

Các quán cơm di động khắp vỉa hè TPHCM như ở đường Hai Bà Trưng (Q.1), Phan

Đăng Lưu (Q Phú Nhuận), Miếu Nổi (Q. Bình Thạnh) lâu nay vốn là nơi “độc quyền” của

các thành phần lao động tay chân tự do như dân thợ hồ, người bán hàng dạo ... Gần đây,

hình ảnh dân công sở dập dìu váy áo đến dùng bữa trưa tại những quán cơm này lại trở nên

khá phổ biến.

Đi cùng bốn đồng nghiệp đến giữ chỗ tại quán cơm nằm ngay lề đường Miếu Nổi (Q.

Bình Thạnh), chị Thanh Thủy, nhân viên một ngân hàng có trụ sở ở gần đó cho biết đã hơn

nửa năm nay, mọi người trong phòng “kết” quán cơm này. Cơm ở đây đồng giá 20.000

đồng/phần, không bằng một nửa suất cơm văn phòng ở nhà hàng hay quán cà phê, chưa tính

tiền nước uống.

“Nếu không có sự kiện gì đặc biệt như sinh nhật, gặp gỡ bạn bè, khách hàng thì ngày

nào tôi cũng ăn trưa ở quán vỉa hè thế này. Giá rẻ đã đành mà còn bỏ được thói quen uống

cà phê này nọ. Chứ vào nhà hàng, phần ăn và nước uống mỗi bữa bét nhất cũng 60 – 70

73

ngàn”, chị Thanh lí giải.

Chị nói thêm, trước đây dân văn phòng như chị tốn rất nhiều tiền cho ăn uống vì hay

la cà ở các quán lớn. Nếu giữ thói quen đó thì không trụ nổi nên phải tìm cách thay đổi.

74

“Mới đầu ngại đâu dám kéo nhau ra quán vỉa hè nên đành giao cho một người đi mua mang

về văn phòng. Giờ thì thấy bình thường”.

Cô Nguyễn Thị Hà, chủ tiệm cơm vỉa hè này khẳng định, trước đây không bao giờ có

dân văn phòng đến chỗ mình ăn uống thì gần năm nay, đối tượng khách hàng này ngày càng

đông, đã chiếm phân nửa.

Cô Hà thật tình: “Các cô cậu dập dìu váy áo đến đây nên quán mình cũng sáng sủa,

lên đời hơn. Ngoài các phần cơm cố định họ thường hay gọi thêm đồ ăn hoặc tô canh chua,

khổ qua. Trước bán cho công nhân, thợ hồ mỗi ngày tôi chỉ làm vài món thôi, còn giờ thì

nấu nhiều món đa dạng và cũng kĩ lưỡng hơn”.

Có thể nói, ăn uống là một trong những khoản đầu tiên dân công sở cắt giảm khi khó

khăn. Nhiều người bỏ thói quen ăn sáng với tô phở, hủ tiếu 30.000 – 40.000 đồng chuyển

sang ăn bánh mì, xôi. Việc ăn vặt, la cà ở quán nước đều được họ cắt giảm.

“Ví dụ như thu nhập hay 10 triệu VND, trước có thể tiêu xông xênh đủ tháng. Giờ giá

tăng thì buộc phải tiết kiệm, thay đổi chi tiêu. Nhiều người nghĩ dân công sở làm việc trong

“lồng kính”, chẳng ảnh hưởng gì nhưng vốn chi tiêu nhiều nên họ ảnh hưởng rõ nhất”,

Dương Thị Thương, nhà ở Q.9, làm ở văn phòng tại của một nhà máy điện bộc bạch”.

Kết luận: Khi hình thức “cơm nắm mang đi” ra đời sẽ đáp ứng được nhu cầu của

nhiều người về các khoản: Tiết kiệm chi tiêu, vệ sinh an toàn thực phẩm, ngon miệng, đủ

chất, tiết kiệm thời gian, phục vụ tận nơi một cách tiện lợi … (Lưu ý: Cơm nắm ngày xưa

làm bằng tay không có bao tay nhưng ở ý tưởng này sẽ làm bằng tay có bao tay hoặc bằng

máy. Tương lai sẽ làm bằng máy hết để giá thành hạ đến mức thấp nhất, chất lượng cao

nhất).

“7g30, cái “bếp công nghiệp” của bà Tư L. (đường Lạc Long Quân, P.8, Q.Tân Bình,

TP.HCM) bắt đầu nghi ngút khói.

Ba cái chảo lửa dùng để chiên, xào, năm nồi cơm khoảng 20 kg/nồi, rau, cá chất

đống dưới đấ t... Tất cả trong phạm vi chưa đầy 10 m2 với 7 - 8 người vừa nấu nướng vừa

hắt hơi, vung vẩy các loại nước sạch lẫn bẩn vào thức ăn ...

Theo chân “cơm di động” Đúng 11giờ, chiếc xe ba gác máy chở theo 10 suất cơm rời con hẻm 170 Lạc Long

Quân hướng tới Công ty T (đường Phan Văn Hớn, quận 12), người người đổ ra nhận phần

cơm. Cô công nhân (CN) trẻ xưởng xi mạ tên Hòa cầm một hộp cơm với vẻ mặt rầu rĩ: “Lại

cá mặn, canh cải”. Thời gian ăn trưa 30 phút nhưng chỉ 1 phút sau, đống hộp đã chất đầy

cổng.

Nhìn vào phía trong, rất nhiều suất ăn còn nguyên. Anh Tuấn, “tài” chở cơm của bà

Tư L., thật thà cho biết: “Cơm trưa CN ế rất nhiều, ngày nào cũng thế, hai con chó của bảo

vệ ăn mệt nghỉ!”. Anh thợ bảo trì Minh Vũ kể: “Có hôm cơm mang đến nơi đã có mùi, CN

không ăn nổi, đình công không làm việc”.

Đúng giờ ngọ, chúng tôi “đột nhập” hành lang Công ty HN (phường 14, Tân Bình).

Ở đây gần 200 CN, không có nhà ăn, mỗi người ôm một hộp cơm tùy nghi di tản. CN đứng

ngồi ăn đủ kiểu, cả trên máy. Bà H. là chủ cho thuê nhà xưởng cũng chính là chủ bếp. Gọi là

bếp ăn công nghiệp nhưng nhìn qua duy nhất chiếc tủ lạnh cấp đông thực phẩm là hàng hiện

đại nhất, các công cụ còn lại chỉ có nồi cơm, bếp than và các dụng cụ soong, chậu rửa. Hợp

75

đồng thuê nhà xưởng của bà H. đi kèm với điều kiện: Nhà chủ phục vụ bữa ăn 2.00

đồng/suất, giá này kí kết cách đây hai năm.

76

Thời gian và tình hình vật giá không ngừng biến đổi, riêng tiền ăn của CN là không

đổi. Thậm chí các món ăn của bà H. trong 360 ngày/năm cũng ít đổi thay. Món chủ đạo vẫn

là cá biển và đậu hũ, canh cải các loại ... Nhìn những CN ở tuổi 20 - 2 mà khuôn mặt xanh

như tàu lá vì mệt, thiếu ngủ và cả thiếu ăn. Một nữ CN trẻ ngao ngán bảo: “Bữa trưa ở đây

khi thì con cá đã có mùi, miếng thịt ngoài đỏ, trong đen, ít rau, canh qua loa. Người khỏe

lắm mới ăn hết suất cơm, người mệt chỉ dùng cơm với nước tương, không ăn thì đói, ăn thì

ói”.

“Lượng chưa đủ, nói gì đến chất!”

Đại diện công đoàn các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX - KCN) TP.HCM cho

biết hiện nay, riêng các KCX - KCN TP.HCM tập trung trên 10.000 CN. 60% đơn vị tổ chức

được bếp ăn tập thể, 40% đưa từ bên ngoài vào. Thường thì những doanh nghiệp có vài

trăm CN không tổ chức bếp ăn tập thể mà thuê các hộ gia đình nấu ăn hoặc chính người thân

quen trong nhà đứng nấu.

Một cán bộ phụ trách đời sống CN ở Công ty S thừa nhận: “Với 2.000, 3.000 đồng

quả thật tôi không biết họ nấu nướng thế nào cho ra bữa cơm, nhưng ban giám đốc chỉ đồng

ý chi có bao nhiêu thôi, đành chịu. Lượng còn chưa bảo đảm huống gì là chất”.

Bên cạnh đó, không ít công ty không tổ chức bữa ăn tập thể mà phát tiền ăn cho CN

tự túc. Phục vụ đối tượng này có cả “thế giới cơm” nằm cạnh các công ty, xí nghiệp, các

KCX - KCN. Đây là nơi hội tụ của cơm đĩa, cơm phần, cơm hộp, cơm tháng các loại, quán

cơm, tiệm cơm, lều cơm và cả gánh cơm. Mặc cho những cơn lốc bụi mù của dòng xe qua lại,

mặc ruồi và bất chấp cả sình lầy, cơm bụi nằm ngay bên miệng cống, bên cạnh ao tù.

Theo thông tin từ ngành y tế TP.HCM, hiện nay chỉ mới kiểm soát được 10% lượng

thực phẩm mà người dân tiêu thụ hằng ngày. Gần 90% thực phẩm còn lại dịch chuyển bằng

nhiều con đường, chẳng ai kiểm soát nổi. Do vậy, khi nguồn nguyên liệu không đảm bảo an

toàn, sản phẩm thức ăn chế biến công cộng có nguy cơ ngộ độc sẽ là điều không tránh khỏi.

Qua các vụ ngộ độc thức ăn tập thể gần đây đều có sự trùng hợp với nhận xét trực quan của

CN: Thức ăn có mùi hôi, vị lạ; thịt có màu sắc nhợt nhạt, cá thì bủn và rất tanh. Tại trung

tâm y tế các quận huyện vùng ven: Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức, Củ Chi ... là nơi tiếp nhận

nhiều ca CN ngộ độc.

Các bác sĩ cho biết đây là thời điểm có nhiều nguy cơ ngộ độc thức ăn, phòng cấp

cứu của các trung tâm y tế vùng ven không đủ khả năng đối phó. Trong khi đó, hàng trăm

ngàn con người ở mỗi bếp ăn không đảm bảo chất lượng với những nguy cơ ngộ độc, bệnh

dịch tiềm ẩn đằng sau những bữa ăn vội vã lúc tan ca.

Chất lượng bữa ăn công nghiệp

TP.HCM hiện có khoảng 1.800 bếp ăn tập thể được quản lí nhưng thời gian qua ngộ

độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể chiếm tỉ lệ 0 - 70%, với số lượng người ngộ độc trong mỗi

vụ trên 30 người, có vụ lên đến 300 người. Qua kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các

đơn vị cung cấp suất ăn sẵn, suất ăn công nghiệp và bếp ăn tập thể, kết quả cho thấy nhiều

bếp ăn tập thể, đơn vị cung cấp suất ăn sẵn, suất ăn công nghiệp không đạt tiêu chuẩn, không

bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong 99 cơ sở được kiểm tra chỉ có chín cơ sở đạt loại

tốt, 37 cơ sở loại khá, còn lại 3 cơ sở loại trung bình và kém. Những cơ sở loại trung bình và

kém đều có nguy cơ gây ngộ độc.

77

Theo bác sĩ Trần Thị Lộc Thanh (chuyên viên Trung tâm dinh dưỡng Công ty cổ phần

Sữa Việt Nam - Vinamilk): Khẩu phần ăn một bữa trưa cho lao động (tuổi 18 - 30) cần đảm

bảo 1.000 - 1.02 kcal, gồm: 120 - 130 gam gạo tẻ tương đương hai chén cơm. Nguồn đạm

78

(động - thực vật) gồm: 100 gam thịt heo nạc hoặc tôm, cá tươi, 0 gam đậu hũ trắng, một chén

canh, 10 gam dầu ăn chế biến, 10 gam trái cây hoặc sữa tươi. Trong đó, tỉ lệ đạm đạt 1 -

16%, chất béo 2%, các tinh bột 9%. Hiện nay, nhiều khẩu phần ăn tập thể chỉ đủ lượng,

không đủ chất, người lao động thường thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, dẫn đến giảm thể lực, trí

tuệ, năng suất thấp, tai nạn lao động có thể xảy ra”.

Kết luận: Chuyên nghiệp hóa trong hoạt động phục vụ ăn uống sẽ giúp nâng cao chất

lượng phục vụ, bữa ăn cho công nhân, người dân. Ai đã từng đi làm công nhân rồi thì biết,

khi mới vào làm thì còn ăn được khi làm lâu không ai ăn nổi vì mùi vị quanh năm suốt tháng

chỉ có vậy. Ở “cơm nắm mang đi” vì sản xuất theo qui trình công nghiệp nên quí khách hàng

có thể lựa chọn khẩu phần theo sở thích của mình.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải có một số vốn khởi nghiệp khoảng 0 triệu VND (nếu có số vốn lớn hơn thì

sự nghiệp sẽ phát triển nhanh hơn, nhưng nếu có ít hơn thì phải làm từ từ). Số vốn này bạn

sẽ dùng để mướn một mặt bằng nhỏ, trang trí quán ăn, mua thực phẩm, trang thiết bị, dụng cụ

nấu ăn, lập trang web, quảng cáo, giao dịch …

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải những am hiểu nhất định về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nấu

ăn …, và cần thiết phải có khiếu nấu ăn ngon.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của một người phụ bạn trông coi quán ăn thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp …

+ Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết đối tượng khách hàng của bạn là ai để viết bài nêu được lí do tại sao họ nên chọn

thức ăn của bạn để đáp ứng nhu cầu của mình. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó

đối với những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc chọn mặt bằng kinh doanh: Mặt bằng kinh doanh lí tưởng thường nằm gần

khu đông dân cư, người lao động (KCX, KCN, văn phòng …). Việc không lựa chọn được

79

mặt bằng sẽ khiến cho công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Thật ra với ý tưởng này

bạn cũng có thể kinh doanh qua web mà không cần mướn mặt bằng nhưng doanh thu sẽ

không cao và cần những hiểu biết nhất định về thương mại điện tử.

80

+ Về việc thu lợi nhuận: Dù có làm tốt các công việc khác nhanh nhất đến tháng thứ

hai thì lượng khách mới đông. Trong một số trường hợp lợi nhuận ban đầu thu vào chỉ bằng

thu nhập của một người đi làm công bình thường. Chính điều này sẽ làm cho một số bạn nôn

nóng thất vọng => bỏ cuộc.

+ Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi vô cùng khó. Nếu quản

lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận của cửa hàng sẽ giảm đáng kể.

+ Về việc làm cơm nắm: Cơm nắm làm phải đáp ứng các tiêu chí: Đủ chất, ngon, vệ

sinh an toàn thực phẩm, bắt mắt … Nếu làm bừa, làm ẩu bạn sẽ thất bại.

+ Về việc thiết kế cửa hàng: Cửa hàng đến ăn cơm nắm không cần rườm rà như cơm

tiệm, cơm suất. Cần phải biết đối tượng của của hàng là ai để thiết kế cửa hàng đúng “gu”

của đối tượng đó.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Đặc thù của ngành kinh doanh này là thu tiền lẻ, do đó nếu không có đức tính tỉ mỉ thì

sẽ thất thoát rất nhiều.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu, cho dù bạn tận dụng người thân, bạn bè của mình trông coi cửa hàng thì cũng phải huấn

luyện họ những kĩ năng cần thiết. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải

mặc đồng phục, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, phục vụ chu đáo, niềm nở … Đối với những bạn đã

từng đứng ở cương vị quản lí có những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không

nói làm gì, nhưng đối với những bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng.

Cái gì cũng phải học, rèn luyện từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn ít khi khởi nghiệp nhưng lại có khả năng phát triển ở qui mô lớn.

+ Đầu tư vào ngành ăn uống là đầu tư sáng suốt vì đây là nhu cầu luôn tồn tại thường

trực ở mức cao trong xã hội.

+ Rủi ro thấp, đồng vốn xoay vòng nhanh (thu tiền tươi mỗi ngày).

+ Thu nhập sẽ ổn định khi có một lượng khách hàng lớn đặt hàng thường xuyên, bỏ

mối cho nhiều xe đẩy, tiệm ăn, siêu thị … bán lại.

+ Có thể mở các lớp huấn luyện kĩ năng làm cơm nắm, bán sách dạy chế biến món ăn,

chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh doanh để mạng lưới kinh doanh ngày càng mở rộng.

+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội, phục vụ đông đảo người dân nên được xã hội

ủng hộ, công cuộc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi.

+ Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những

đối tượng này làm nhân viên.

+ Tự hào vì khôi phục ngành nghề truyền thống, mở ra một hướng kinh doanh mới ở

Việt Nam để đón bắt cơ hội trong tương lai.

81

Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ VÀO NHÂN TÀI

1. Ý tưởng:

Ý tưởng này dành cho những người muốn giàu có nhưng lại không thể tự mình khởi

nghiệp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Người đó đang phải đi học, người đó

không muốn nghỉ việc, không chấp nhận rủi ro hay muốn dành thời gian nhiều hơn cho gia

đình, không muốn vướng vào những lo toan bộn bề của cuộc sống.

Muốn thực hiện ý tưởng “đầu tư vào nhân tài” phải làm như thế nào?

Bạn có thể tự mình tìm kiếm những nhân tài trong xã hội để đầu tư và quản lí quá

trình đầu tư của mình, tuy nhiên, tôi không dám đảm bảo sự đầu tư đó có sáng suốt hay

không, bởi thực tế trong xã hội hiện nay những trò lừa đảo diễn ra như cơm bữa. Để thu

được kết quả tốt khi thực hiện ý tưởng này bạn phải có con mắt “tinh đời”. Điều này nghe ra

có vẻ rất khó khăn đối với rất nhiều người. Thôi thì tôi sẽ chỉ cho bạn một cách “đầu tư vào

nhân tài” hiệu quả hơn đó là đầu tư thông qua .

Khi bạn muốn thực hiện ý tưởng này bạn hãy gửi mail về địa chỉ khi đó sẽ giới thiệu

cho bạn những mô hình làm giàu phác thảo để bạn xem xét có nên đầu tư hay không. Khi bạn

đồng ý đầu tư vào một hoặc nhiều mô hình làm giàu cụ thể nào đó sẽ gửi cho bạn kế hoạch

chi tiết, những tính toán cần thiết, thỏa thuận ăn chia lợi nhuận, chấp nhận rủi ro … về mô

hình đó để bạn cân nhắc trước khi quyết định chi tiền ra. Vì những mô hình đó do người

trong nhóm Chat Master thực hiện hoặc do người trong nhóm Chat Master giám sát thực hiện

cho nên bạn có thể tin tưởng hoàn toàn. Tuy nhiên, đã gọi là làm giàu thì phải có rủi ro, đứng

ở cương vị người đầu tư bạn cũng phải chấp nhận điều này. Khi mô hình thành công (đem lại

lợi nhuận cao) thì cả người thực hiện và người đầu tư đều giàu, nhưng khi mô hình thất bại

thì ai cũng phải gánh chịu. Trong quá trình làm sẽ thường xuyên gửi cho bạn những báo cáo

để bạn biết tiến độ công việc tới đâu, có khả quan hay không nhằm quyết định tiếp tục đầu tư

nữa hay ngưng lại. Bạn cũng có thể thấy tận mắt thành quả mà người thực hiện làm ra để

chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người ta. Tất cả đều đặt lên bàn không có gì phải giấu giếm

hết.

Không đầu tư thì không thể giàu có, nhưng đầu tư đúng là cả một nghệ thuật không

phải ai cũng làm được. Ví dụ như: đang có dự định thành lập một trang web đưa hàng ngàn ý

tưởng làm giàu do chính sáng tác lên đó, nếu bạn nào quan tâm đầu tư thì có thể liên hệ để

biết thêm chi tiết. Khi đã xác định đầu tư thì bạn phải tin tưởng vào đối tác và chấp nhận rủi

ro. Đó là hai yêu cầu lớn nhất mà nếu thiếu nó bạn không thể trở thành người đầu tư tốt.

Trong cuộc sống chúng ta cũng thường gặp rất nhiều người trở nên giàu có bởi biết

cách đầu tư vào người khác. Ở các nước phát triển hình thức này khá phổ biến. Người đầu tư

được gọi với cái tên là “ông bầu”.

“Đầu tư vào nhân tài” có thể nói là con đường làm giàu nhanh nhất nếu bạn có năng

khiếu phát hiện ra nhân tài đó. Giống như bạn chơi chứng khoán. Khi nhân tài chưa được ai

biết đến, những công việc nhân tài làm chưa ai nhận ra thì lúc đó giá trị của nhân tài rất thấp,

nhưng khi xã hội công nhận thì lúc đó bạn muốn chạm vào nhân tài cũng khó. Công tác đầu

tư cho nhân tài phải được tiến hành từ khi nhân tài còn ở trong trứng nước thì thành quả gặt

hái được mới cao. Muốn biết một người nào đó có phải là nhân tài hay không cũng dễ, đó là

82

hãy nhận xét những gì người đó đang làm. Một việc làm bao giờ cũng có điểm khởi đầu và

kết thúc. Nếu như việc làm ấy hợp qui luật phát triển của xã hội, được thực hiện một cách

kiên trì, sắc sảo, chu đáo … thì nhất định sẽ thành công.

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Mars One, công ty Hà Lan từng công bố ý tưởng thực hiện chuyến bay một chiều tới

sao Hỏa, đã nhận những khoản tiền đầu tiên từ các công ty.

Hồi tháng 7 Mars One thông báo sẽ tổ chức một trò chơi xổ số trên khắp thế giới để

chọn lựa 40 người có khả năng trở thành nhà du hành. Những người này sẽ tham gia

chương trình tập luyện trong một sa mạc trong ba tháng. Trong quá trình tập luyện, Mars

One sẽ loại 30 người. Phi thuyền sẽ chở 4 trong số 10 người còn lại lên sao Hỏa trước ngày

cuối cùng của năm 2023. Sau đó cứ hai năm công ty sẽ đưa 4 người lên đó. Mars One sẽ

phóng tàu vận tải đầu tiên lên hành tinh đỏ vào năm 2016 và đưa thiết bị thăm dò tự hành

lên đó vào năm 2018.

"Gần một năm trước chúng tôi kêu gọi các nhà công nghệ hợp tác với chúng tôi để

thực hiện một giấc mơ táo bạo là đưa người lên sao Hỏa. Hôm nay ý tưởng của chúng tôi đã

chuyển từ giai đoạn lập kế hoạch kĩ thuật sang giai đoạn nhận tài trợ. Sự chuyển tiếp này

tạo nền tảng cho việc biến ý tưởng thành hiện thực", Bas Lansdorp, chủ tịch của công ty

Mars One, phát biểu.

Nhà cung cấp dịch vụ máy chủ Byte Internet, hãng luật VBC Notarissen, hãng tư vấn

Meetln, trang New - Energy.tv và Dejan SEO - một công ty cung cấp dịch vụ tối ưu hóa công

cụ tìm kiếm là những doanh nghiệp đầu tiên tài trợ cho Mars One. Tất cả doanh nghiệp này

đặt trụ sở tại Hà Lan.

"Đưa người lên sao Hỏa không chỉ là một dự án táo bạo của Mars One, mà còn là

động lực để con người khám phá những nơi mà chúng ta chưa tới. Chúng tôi cảm thấy vinh

dự khi trở thành nhà tài trợ cho dự án này", Dan Petrovic, tổng giám đốc của công ty Dejan

SEO, phát biểu.

Ban lãnh đạo của Mars One cho hay, họ đã đàm phán với một số công ty cung cấp

dịch vụ bay vũ trụ trên khắp thế giới và ít nhất một công ty đã đồng ý cung cấp mọi thiết bị

cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên sao Hỏa. Tiền mà Mars One nhận từ các nhà tài trợ sẽ

được dành cho hoạt động nghiên cứu các dạng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện thổ

nhưỡng trên hành tinh đỏ. Theo tính toán của công ty, chi phí dành cho chuyến bay đầu tiên

lên sao Hỏa sẽ lên tới khoảng 6 tỷ USD”.

Kết luận: Nhiều người cứ cho rằng các công ty tài trợ cho dự án đưa người lên sao

Hỏa chắc bị điên, thực ra chẳng có gì là điên khùng cả. Tất cả chúng ta ai cũng sống trong hi

vọng. Khi đầu tư cho ai, công việc gì … chúng ta đều hi vọng mình sẽ gặt hái được nhiều kết

quả tốt đẹp. Khi tệ hại xảy ra người đầu tư hay bị mọi người chửi là điên, nhưng khi thành

công mĩ mãn thì thế nào? Bạn hãy đọc kĩ lại lời phát biểu sau đây của Dan Petrovic, tổng

giám đốc của công ty Dejan SEO: "Đưa người lên sao Hỏa không chỉ là một dự án táo bạo

của Mars One, mà còn là động lực để con người khám phá những nơi mà chúng ta chưa tới.

Chúng tôi cảm thấy vinh dự khi trở thành nhà tài trợ cho dự án này". Khi mà dự án đưa

người lên sao Hỏa thành công thì cả thế giới sẽ ca ngợi ai? Ai là người được hưởng lợi và sẽ

mở ra cho thế giới điều gì? Nếu bạn sợ khi theo đuổi ý tưởng này thì bạn hãy hỏi mình một

83

câu: Hoặc bỏ ra vài đồng khi đầu tư sai khiến mình chẳng nghèo hơn so với trước, hoặc tin

vào trực giác của mình để mình sẽ có tất cả mình sẽ chọn cái nào? Trên đời này không có

84

giấc mơ đẹp nào mà không phải trả giá. Bo bo giữ mãi những đồng tiền cuối cùng cũng chết

mà thôi!

“Ngày 20/10, qũi Bill & Melinda Gates (BMGF) của tỉ phú Bill Gates đã cam kết chi

168 triệu USD để đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học có thể giúp thay đổi thế giới.

Trong số hơn 70 ý tưởng được nhận tiền tài trợ của qũi này có những dự định nghiên cứu

khiến dư luận phải sửng sốt.

Những ý tưởng khác người

Một lượng lớn các nhà khoa học trẻ có nhiều ý tưởng mới lạ trong cuộc chiến chống

bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu vắcxin ... nhưng gặp khó khăn về việc tìm kiếm nguồn tài trợ

đã nhận được sự hậu thuẫn của tỉ phú Bill Gates. Ngày 20/10, hơn 70 ý tưởng khoa học táo

bạo đã được BMGF đồng ý cấp tiền tài trợ nghiên cứu.

Nhiều ý tưởng nghiên cứu thực sự rất táo bạo. Đơn cử như trường hợp của Udantha

Abeyratne ở Trường Đại học Queensland (Australia), người đề xuất sử dụng điện thoại di

động để phân tích và chẩn đoán bệnh viêm phổi. Điện thoại sẽ được trang bị phần mềm để

ghi lại tiếng ho, tiếng thở, tiếp đó phân tích và đưa ra thông số chẩn đoán xem người vừa

nói có bị viêm phổi hay không.

Tương tự là ý tưởng của Margaret Njoroge ở Phòng nghiên cứu Y sinh Uganda - đề

xuất việc phát triển loại vắcxin chống sốt rét dành riêng cho các bà mẹ. Vắcxin này sẽ tạo ra

kháng thể chống bệnh sốt rét trong sữa mẹ và được chuyển cho trẻ khi chúng bú mẹ.

Trong số các nhà khoa học trẻ có những ý tưởng kí lạ nhất phải kể tới Andrew Fung

ở Trường Đại học California (Mỹ). Fung hi vọng sẽ sản xuất được một loại kẹo cao su có

thể giúp phát hiện sớm bệnh sốt rét khi bệnh nhân ... nhai kẹo. Hay như Ranjan Nanda thuộc

Trung tâm Quốc tế về biến đổi gen và công nghệ sinh học ở Ấn Độ, tác giả của ý tưởng tạo

ra chiếc mũi điện tử để thu thập và phân tích hơi thở người nhằm xác định bệnh lao.

Thay đổi tư duy

Mỗi dự án “điên rồ” kể trên sẽ nhận được sự tài trợ ban đầu khoảng 100.000 USD

của BMFG trong khuôn khổ chương trình Grand Challenges Explorations (tạm dịch: Những

khám phá mang tính thách thức lớn). Những người này sẽ có cơ hội nhận tiếp 1 triệu USD

tiền tài trợ nếu dự án của họ thành công.

Trái ngược với các phương thức tài trợ thông thường, BMGF không yêu cầu ứng cử

viên xin tài trợ phải có những công trình đồ sộ. Muốn được nhận tiền tài trợ, họ chỉ cần

trình ra một lá đơn dài 2 trang, nêu ý tưởng nghiên cứu và không cần phải có dữ liệu ban

đầu để chứng minh tính thực tiễn của ý tưởng. BMGF hi vọng lối tiếp cận này sẽ khuyến

khích các ý tưởng khoa học “điên rồ” nhất, hiện vẫn chưa được ai chứng minh hoặc tiếp

cận nghiên cứu.

“Trong tư duy có những lúc ta cần một cuộc cách mạng thay vì một tiến trình đi lên

từ từ. Vấn đề là chúng ta bị khóa chặt vào những lối tư duy chính thống. Điều đó ngăn

chúng ta suy nghĩ theo những lối tư duy mới” - tiến sĩ Tachi Yamada, Chủ tịch Chương trình

Chăm sóc sức khỏe của BMGF và là thành viên Ban tuyển chọn các ý tưởng, giải thích.

Yamada cho biết ông và Bill Gates, cũng nằm trong Ban tuyển chọn, đã chấp nhận

thực tế rằng 90% ý tưởng có thể thất bại. Thậm chí có cả những kẻ bốc phét chủ tâm “xài

chùa” tiền tài trợ. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công của các ý tưởng dù rất nhỏ cũng là điều đáng

85

khích lệ.

“Chúng tôi tin rằng một sự cách tân thực sự là cần thiết. Một số ý tưởng có vẻ xa vời nhưng có ranh giới khá rõ ràng giữa sự điên rồ và những điều hoàn toàn mới mẻ” - ông nói.

86

Khuyến khích những người trẻ

Tháng năm nay, BMGF cũng đã trao tiền cho hơn 80 dự án nghiên cứu khoa học đặc

biệt, với những ý tưởng độc đáo như sản xuất cà chua chứa kháng sinh, gà chống cúm, thiết

bị cầm tay phát hiện kí sinh trùng sốt rét trong máu. Đó còn là ý tưởng biến đổi muỗi cái để

chúng không tìm đốt con người, sử dụng những con bò đã được tiêm chất chống sốt rét

khiến khi muỗi hút máu bò thì nó sẽ bị tiêu diệt hoặc mất khả năng truyền bệnh, sử dụng

laser để tăng hiệu quả của thuốc ...

Điều đáng chú ý là trong đợt trao tài trợ mới, nhiều nhà khoa học trẻ đã được lựa

chọn. Đây có thể xem là một biến đổi lớn về tư duy trong hoạt động nghiên cứu khoa học bởi

trước kia, đối tượng nhận được tài trợ thường chỉ là các nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm.

Yamada nói rằng giới khoa học trẻ có rất nhiều cơ hội nhận được sự ủng hộ của BMGF.

Theo Andrew Serazin, Giám đốc Chương trình sức khỏe toàn cầu thuộc BMGF, mọi

ứng cử viên đều có cơ hội được nhận tài trợ. “Bất kì ai cũng có thể nộp đơn xin tài trợ và

chúng tôi sẽ đánh giá các ý tưởng của một người từng đoạt giải Nobel ngang hàng với một

học sinh trung học. Điều tuyệt vời là chúng tôi có thể tiếp cận các nhà nghiên cứu trẻ, những

người thường bị loại khỏi các tiến trình xem xét tài trợ nghiên cứu” - ông nói.

Được biết đây là lần thứ 3 chương trình Grand Challenges Explorations cung cấp tài

trợ cho các nhà nghiên cứu. Tới nay đã có 262 nhà nghiên cứu đại diện cho 30 nước được

nhận tiền tài trợ. Vòng tài trợ lần này tập trung vào việc nghiên cứu những biện pháp rẻ tiền

để phát hiện bệnh truyền nhiễm, các phương tiện phát hiện và điều trị bệnh sốt rét, vắcxin

mới và những cách tăng cường hệ thống miễn nhiễm của cơ thể người”.

Kết luận: Chắc chúng ta ai cũng đều biết đến Bill Gates (một trong những người giàu

nhất thế giới). Những gì ông làm không phải là điên rồ. Trong thâm tâm ông biết rằng không

có điều gì quí giá hơn nhân tài và đầu tư vào nhân tài là cách duy nhất để giúp xã hội phát

triển, xóa đi ngu dốt, nghèo đói, bất hạnh … Cuộc đời thành công của Bill Gates là minh

chứng rõ ràng nhất cho những gì ông làm. Khi còn đứng ở cương vị giám đốc điều hành

Microsoft dưới ông có hàng ngàn kĩ sư rất giỏi. Chính họ đã làm nên thành công cho ông

ngày hôm nay.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải là người có một số tiền dự trữ đủ lớn để đầu tư lâu dài hoặc có một công

việc làm với thu nhập ổn định. Bạn chẳng phải làm gì cả ngoài việc phát hiện ra nhân tài để

đầu tư.

+ Một khi đã đầu tư bạn phải tin vào đối tác của mình.

+ Bạn phải có sức chịu đựng lớn để vượt qua những khó khăn về tâm lí, cũng như

nhạy bén, khôn ngoan đủ để ra quyết định ngừng đầu tư khi cần thiết.

+ Bạn phải là người chấp nhận rủi ro.

+ Bạn phải là người tham vọng, biết nhìn người.

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

87

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

80

+ Khó khăn lớn nhất của lĩnh vực này là biết nhìn người, xét đoán công việc họ đang

làm để đầu tư.

+ Khó khăn thứ hai là biết tính toán, dàn trải để trả lời các câu hỏi: Đầu tư bao nhiêu, trong khoảng thời gian nào?

+ Khó khăn cuối cùng là phải quyết đoán. Khi đã đầu tư thì không sợ, khi đầu tư thua

thì không tiếc, khi đang xuống dốc thì dừng lại …

Thuận lợi:

+ Đối với những bạn có tham vọng giàu có nhưng không có năng lực, phẩm chất,

điều kiện … thực hiện thì đây là một cách hay để làm thay đổi cuộc đời mình. Tuy nhiên,

nhân tài không phải có ở mọi nơi, mọi lúc; và cho dù gặp nhân tài thì mình có duyên với họ

hay không lại là chuyện khác. Chính vì thế ý tưởng này chỉ thực hiện được khi có cơ hội.

+ Thay vì bỏ tiền vào mua vé số, đầu tư vào chứng khoán thì “đầu tư vào nhân tài” sẽ

đem lại cho bạn hiệu quả cao hơn. Bạn sẽ gặp những con người cụ thể, chứng kiến việc họ

đang làm là có thật, chuyện thất bại không ai mong muốn cả. Nếu bạn còn niềm tin vào con

người, có khả năng nhìn nhận con người chính xác thì đây là ý tưởng thích hợp cho bạn.

+ Tôi có những người bạn suốt ngày chỉ đi du lịch, nghiên cứu và xem bản tin … vậy

mà khi hỏi ra họ lại rất giàu có. Công việc của họ rất đơn giản là đầu tư cho người khác làm

và được hưởng lợi trên thành quả thu được. Chắc các bạn có nghe nói đến hình thức cho vay

tiền, đây cũng là một hình thức “đầu tư vào nhân tài” đó. Có người đầu tư sai bị giật nợ

nhưng cũng có người “ngồi mát ăn bát vàng”. Lời nhiều thì rủi ro phải cao đó là lẽ đương

nhiên.

81

Ý TƯỞNG BÁN HÀNG GIÙM

1. Ý tưởng:

Có một lần người bạn tôi quen muốn bán một món hàng mà bán hoài không được,

thấy vậy tôi bèn nói để tôi bán giùm cho. Vì có kinh nghiệm bán hàng rất nhiều cho nên việc

bán một món hàng như vậy đối với tôi không hề khó. Lúc đó tôi bèn nghĩ: Tại sao mình

không lập ra một trang web “bán hàng giùm” cho người khác?

Mỗi chúng ta ai cũng có nhu cầu bán một cái gì đó trong đời. Những lúc như vậy

chúng ta sẽ cảm thấy khó khăn vì chưa tìm được khách hàng, giá như có một dịch vụ “bán

hàng giùm” với mức phí hợp lí chúng ta sẽ tìm đến họ.

Bên cạnh đó, ý tưởng này muốn chuyên nghiệp hóa hoạt động bán hàng. Website

“bán hàng giùm” có thể nhận huấn luyện nhân viên bán hàng, cung cấp các tài liệu hướng

dẫn về bán hàng, chỉ cách chọn mặt bằng, trưng bày … để bán được hàng. Nói chung là

những hoạt động liên quan đến “bán hàng giùm” đều có ở website này.

Tôi thấy tội người nông dân Việt Nam ghê lắm. Mỗi lần họ trúng hay thất thu họ đều

bị thương lái ép giá. Nhiều sản phẩm nông nghiệp làm ra chất lượng cao mà lại không thể

xuất khẩu được … Tại làm sao? Tại vì có ai giỏi thay họ đứng ra làm công tác này đâu cơ

chứ! Họ phải mày mò làm tất cả để bán được hàng. Giá như … Giá như … Mỗi lần giá như

đó tôi lại thầm mong có ai đó đủ năng lực, phẩm chất để tôi hướng dẫn cho thực hiện ý

tưởng này.

Vào Google gõ dòng chữ “bán hàng giùm” chẳng thấy có ai làm dịch vụ này trong tôi

lại bật ra câu hỏi: Tại sao có mua hàng giùm mà không có “bán hàng giùm” vậy? Phải chăng

mọi người muốn đi tìm cái dễ mà bỏ qua cái khó? Thật ra hoạt động bán – mua là hai hoạt

động không thể tách rời nhau. Bạn muốn bán hàng tốt thì bạn phải mua hàng tốt và ngược lại.

Khi khách hàng nhờ ta “bán hàng giùm” họ ta sẽ xem xét món hàng đó có bán được hay

không (giá cả, chất lượng …), nếu không bán được thì ta phải tư vấn cho khách hàng cách để

bán được hàng với giá cao nhất. Khi làm tốt hoạt động “bán hàng giùm” ta sẽ biết ở đâu có

hàng tốt, hàng rẻ để “mua hàng giùm” cho người khác. Như vậy, song song với hoạt động

“bán hàng giùm” trang web còn kiêm thêm mảng “mua hàng giùm” nữa.

Không giống các trang rao vặt, chợ online … trên mạng như hiện nay người muốn

bán hay mua tự mình đăng quảng cáo lên đó. “Bán hàng giùm” là trang hoạt động chuyên

nghiệp hơn. Sau những thỏa thuận kí kết với khách hàng thì “bán hàng giùm” sẽ tự mình

thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để bán bằng được hàng cho khách hàng.

2. Hoàn cảnh khách quan:

“(TBKTSG Online) - Gần 1% trong tổng số 26.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động

tính đến thời điểm này có nguyên nhân từ việc không bán được hàng, theo Bộ Công Thương.

Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin

thuộc Bộ Công Thương, tại hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng và tiếp thị trực tuyến

trên nền tảng điện toán đám mây” diễn ra ở TPHCM sáng 10 - 7 đã dẫn một báo cáo của

Bộ Công Thương nhận định như trên.

Theo ông Linh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc 26.000 doanh nghiệp ngưng

hoạt động trong thời gian qua. Trong đó, nguyên nhân không bán được hàng chiếm vị trí thứ

82

3 sau thua lỗ, thiếu vốn khi có đến 14,7% doanh nghiệp gặp tình trạng này. Nguyên nhân

83

đầu tiên là thua lỗ với 69% và kế đến là thiếu vốn với 28,2% trong số doanh nghiệp ngưng

hoạt động.

Cũng theo ông Linh, so với cùng kì, số doanh nghiệp đăng kí mới giảm 12,% nhưng số

doanh nghiệp ngưng hoạt động lại tăng ,4%. Số doanh nghiệp giải thể cũng tăng 3,4% so với

cùng kì.

Vì vậy, theo ông Linh, việc hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho, bán được

hàng trong giai đoạn này là rất quan trọng. Hiện tại, Bộ Công Thương đang nghiên cứu để

triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng, trong đó chú trọng đến việc

đổi mới phương thức bán hàng, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường.

Hỗ trợ thiết kế website bán hàng trực tuyến

Bộ Công Thương vừa khai trương dịch vụ thiết kế website bán hàng trực tuyến eKip

để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện bán hàng qua internet với chi phí thấp, tiết kiệm thời gian

nhằm góp phần giải phóng hàng tồn kho trong giai đoạn hiện nay.

Dịch vụ thiết kế website bán hàng trực tuyến eKip với địa chỉ www.eKip.vn do Trung

tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) của Bộ Công Thương cung cấp.

Dịch vụ này cho phép doanh nghiệp khởi tạo một trang web bán hàng trực tuyến theo

nhu cầu trong một khoảng thời gian ngắn nhờ các nền tảng kĩ thuật lập trang web có sẵn,

hoàn thiện và có đầy đủ các tính năng của một hệ thống bán hàng qua internet.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn giao diện với thư viện mẫu 60 giao diện

hiện có. Chi phí sử dụng dịch vụ từ 99.000 đến 99.000 đồng/tháng tùy số lượng hàng hóa trên

trang và dung lượng sử dụng.

Theo ông Nguyễn Kỳ Minh, Phó giám đốc EcomViet, eKip giúp doanh nghiệp tiết

kiệm về thời gian và chi phí trong quá trình xây dựng trang web bán hàng qua mạng nhờ

không phải quan tâm đến kĩ thuật. Bên cạnh đó, eKip có những ưu điểm về công cụ thanh

toán, tìm kiếm và lưu trữ dữ liệu để doanh nghiệp vận hành, sử dụng dễ dàng, đạt hiệu quả

cao. Hiện tại, doanh nghiệp được dùng thử dịch vụ miễn phí trong 1 ngày và được giảm giá

dịch vụ”.

Kết luận: Thật ra đây là một dạng của “bán gian hàng ảo” trên mạng chứ không phải

“bán hàng giùm” doanh nghiệp gì cả. Hoạt động của website “bán hàng giùm” hoàn toàn

không phải như vậy. Chính nhân viên của website “bán hàng giùm” sẽ sử dụng nghiệp vụ

của mình để “bán hàng giùm” cho doanh nghiệp. Chi phí mà doanh nghiệp trả cho website

“bán hàng giùm” là hoa hồng trên doanh số bán ra.

“Điệp khúc “mất mùa được giá, được mùa mất giá” lại vận vào người nông dân

trồng sắn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Chưa kịp mừng vì cây sắn được mùa, những hộ nông

dân trồng sắn tại các xã miền núi Hà Tĩnh đang phải đối mặt với nguy cơ hàng trăm tấn sắn

biến thành rác thải ...

Trong những tháng vừa qua, nhiều hộ trồng sắn thuộc các xã Kỳ Lâm, Kỳ Sơn, Kỳ

Thượng, Kỳ Hợp … của huyện Kỳ Anh đã tiến hành thu hoạch hàng ngàn hecta sắn. Nhưng

phần vì trời mưa, phần vì nhà máy chế biến tinh bột sắn chỉ thu mua với mức độ cầm chừng

nên nhiều hộ nông dân lâm vào cảnh điêu đứng vì sắn sau thu hoạch không thể bán được, đổ

đống ngoài sân, thậm chí tràn lên cả mặt đường.

Anh Trương Công Nghị, một người trồng sắn kì cựu ở xã Kỳ Hợp ngán ngẩm nói:

84

“Chúng tôi đã thu hoạch số sắn này gần được một tháng nay, để trong nhà thì không có chỗ

chứa đành đưa ra ngoài đường, may có lái thương nào hỏi mua thì bán, nếu không, chắc

tuần nữa phải mang đi đổ thôi…”.

85

Gia đình anh có 4 hecta trồng sắn nhưng đã nhổ được 1/4, còn 3 hecta nữa không

dám nhổ vì hiện nay giá sắn bị giảm rất mạnh, từ 1.800đ/kg (năm 2011) đến nay chỉ còn

800đ/kg, trong khi chi phí đầu vào mọi thứ đều tăng.

Tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hà Tĩnh, hàng trăm xe tải trọng lớn xếp hàng nối

đuôi nhau chờ để được bốc hàng. Nhiều người nằm ở đây đã hơn một tuần nhưng cũng chưa

bán được, dẫn đến tình trạng sắn bị hư, bốc mùi hôi cả một vùng dân cư.

Ông Võ Xuân Thắng, một nông dân xã Kỳ Thượng, mang sắn đi bán cho nhà máy

than thở: “Khổ lắm, để sắn ngoài đồng không thu hoạch thì tiếc, nợ ngân hàng đã đến hạn

phải trả, đành liều thu hoạch. Nhưng thuê xe chở sắn vào đây đã hơn một tuần nay cũng

chưa thể nhập được, một số sắn trên xe đã bị phân hủy...”.

Ông Dương Xuân Linh, Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn cho biết: Nhà máy đóng ngay trên

địa phương, mấy năm qua lượng thu mua sắn của nhà máy lớn, giá thành cao nên nhiều hộ

nông dân ồ ạt đua nhau trồng. Do khối lượng trồng nhiều, lại thu hoạch cùng một lúc, trong

lúc nhà máy lại giảm.

Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sáu, trợ lí Giám đốc Nhà máy chế biến

tinh bột sắn Hà Tĩnh cho biết: Thị trường xuất khẩu của nhà máy chủ yếu là Trung Quốc.

Thị trường này luôn biến động rất mạnh, khó lường. Năm ngoái, mỗi ngày chỉ thu mua có

400 tấn, mà công ty đã thua lỗ đến hơn 20 tỷ. Năm nay, lượng sắn cần bán của nông dân

tăng lên rất nhiều, nên khó có thể giải quyết được.

Với tình hình này, liệu năm sau những hộ nông dân ở đây có mặn mà với loại cây

trồng này nữa hay không, và ai sẽ là người giải bài toán khó “được mùa rớt giá” này cho

nông dân?”.

Kết luận: Thật tội cho nông dân của mình! Tại sao quanh năm suốt tháng chúng ta

chỉ trông chờ vào thị trường Trung Quốc, chẳng lẽ không ai có năng lực để phát triển các thị

trường khác hay sao? Thật bi đát khi thiếu nhân tài!

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải có khiếu, năng lực, phẩm chất … để trở thành người bán hàng giỏi.

+ Bạn phải có kiến thức sâu rộng về thị trường, sản phẩm, dịch vụ, luật thương mại

trong nước và thế giới …

+ Bạn phải rành ít nhất một ngoại ngữ.

+ Bạn phải có số vốn từ 10 – 0 triệu VND. Số vốn này bạn sẽ dùng để lập trang web,

quảng cáo, giao dịch … Ban đầu không cần mướn mặt bằng khi đi thực hiện ý tưởng này.

+ Bạn phải có mối quan hệ rộng.

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải có khiếu giao tiếp.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải là người ham học hỏi, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

+ Bạn phải có kinh nghiệm trong công tác bán hàng, quản lí chất lượng, vệ sinh an

toàn thực phẩm và thẩm định giá …

86

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

87

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài nêu được lí do tại sao họ nên

chọn dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với những ai không

có khiếu văn chương.

+ Về việc thu lợi nhuận: Thời gian để hoàn thành một web lôi kéo được nhiều khách

hàng ghé thăm ít nhất cũng phải mất từ 6 tháng – một năm. Trong thời gian này bạn phải viết,

biên tập hàng ngàn bài viết đưa lên web. Đây quả là một công việc vô cùng đồ sộ, nếu bạn

muốn thời gian sinh lợi nhanh hơn thì bạn phải cố gắng rất nhiều.

Thời buổi bây giờ kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng bị cạnh tranh rất khốc liệt, do

đó chắc chắn thời gian đầu mô hình này sẽ không sinh ra lợi nhuận đủ để bạn sinh sống đòi

hỏi bạn phải kiếm thêm thu nhập từ nguồn khác. Sau khi web đem lại cho bạn một thu nhập

ổn định thì bạn mới nên nghỉ việc khác để toàn tâm toàn ý tập trung cho sự nghiệp này.

Ban đầu thu nhập sẽ đến khi bạn bán được những món hàng nhỏ, khi qui mô hoạt

động mở rộng thì thu nhập sẽ đến từ những hợp đồng lớn hơn. Điều thú vị là khi bạn bán

được hàng cho khách hàng thì họ luôn muốn nhờ bạn tư vấn, bán hàng tiếp, nhờ đó sự

nghiệp của bạn không ngừng phát triển.

+ Về việc bán hàng: Bán hàng là công việc khó khăn, nếu không có những sách lược

bán hàng hiệu quả, sáng tạo thì bạn không thực hiện được đâu.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Đặc thù của ngành kinh doanh này là thu tiền lẻ, do đó nếu không có đức tính tỉ mỉ thì

sẽ thất thoát rất nhiều.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Để có thể bán được hàng bạn phải xây dựng

được mạng lưới cộng tác viên rộng khắp, nếu không có năng lực bạn sẽ không làm được.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn ít, thậm chí không cần vốn mà chỉ dựa

vào tài năng của mình để kiếm tiền. Người bán hàng càng giỏi càng có cơ may giàu có. Khi

đó bạn chẳng phải sợ bất cứ điều gì cả!

+ Hiện nay nhu cầu bán hàng là nhu cầu mà mọi người, mọi ngành … đều rất cần.

Muốn giàu có phải lao vào giải quyết cái khó mà mọi người đang gặp phải. Chỉ khi nào bạn

trở nên đắc dụng đối với người khác thì bạn mới giàu nhanh.

+ Bạn có thể bán sách, giải pháp … bán hàng cho các cá nhân, tổ chức; bạn cũng có

thể mở lớp huấn luyện người khác về lĩnh vực này.

+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội nên được xã hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh

doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.

+ Sử dụng lực lượng lao động rộng khắp và tầm ảnh hưởng của hoạt động rất lớn đến xã hội.

88

Ý TƯỞNG THỂ DỤC CHO NỮ

1. Ý tưởng:

Trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái đến phòng tập thể dục (gym) tưởng như là

một cách luyện tập xa hoa nhưng lại vẫn được nhiều người duy trì. Đơn giản bởi sức khỏe và

sắc đẹp là hai yếu tố vô cùng quan trọng đối với nữ giới. Bạn bị mất việc làm hay thu nhập ít

đi không có nghĩa là bạn để sức khỏe suy kiệt hay bề ngoài xuống cấp. Ai cũng muốn có một

cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng hấp dẫn cho dù kinh tế tốt hay xấu. Theo ước tính của các công

ty nghiên cứu thị trường, số thành viên tại các phòng gym sẽ tăng 4% trong năm 2009 và

càng tăng lên trong tương lai không xa. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy có khoảng 60%

số người đang tham gia tại các phòng tập cho biết sẽ tiếp tục duy trì luyện tập, và 23% cho

biết sẽ lựa chọn một cách luyện tập ít tốn kém hơn. Đó là những lí do khiến tôi nghĩ đến ý

tưởng kinh doanh lĩnh vực “thể dục cho nữ”.

Ý tưởng tập trung khai thác ba mảng của thị trường và chỉ đánh vào khách hàng nữ: + Mảng 1: Mở hàng loạt các phòng tập “thể dục cho nữ” ở những nơi đông dân cư (có

đối tượng khách hàng nữ cao). Các phòng tập này có huấn luyện viên hướng dẫn tất cả các

bài tập, loại hình thể thao … cho khách hàng lựa chọn.

+ Mảng 2: Cho thuê huấn luyện viên dạy tập thể dục cho các nhóm, đám đông … ở

công viên, khu phố, trường học, công ty …

+ Mảng 2: Cho thuê dụng cụ tập “thể dục cho nữ” tại nhà.

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Lợi ích về sức khoẻ mà tập thể dục mang lại là điều không ai có thể phủ nhận. Với

phụ nữ, ngoài đảm bảo yếu tố khoẻ còn là biện pháp làm đẹp. Do đó không phải ở ngẫu

nhiên các thành phố lớn, nhiều trung tâm thể dục thẩm mĩ dành cho phụ nữ mọc nên ngày

càng nhiều. Đến các trung tâm này, họ không chỉ đơn thuần được rèn luyện sức khoẻ, giữ

gìn vẻ đẹp mà họ còn có nhiều cái “được” khác.

Khỏe và đẹp

89

Trung tâm thẩm mĩ thường được trang bị đầy đủ thiết bị

Ở các trung tâm thể dục thẩm mĩ ngoài các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho

nhu cầu tập của mỗi người thì được học trực tiếp dưới sự hướng dẫn của các giáo viên là

90

một trong những lí do để mọi người lựa chọn việc đến trung tâm tập hơn là ở nhà. Với

những bài tập từ cơ bản đến nâng cao, khi tập đều đặn chỉ trong khoảng thời gian ngắn

người tập cảm thấy sức khoẻ được nâng nên rõ rệt, cảm giác mệt mỏi thường ngày gần như

biến mất, những cơn đau đầu, hắt hơi, xổ mũi cũng không còn thường xuyên nữa (vì khi cơ

thể khoẻ sức đề kháng cũng tăng lên).

Chỉ bấy nhiêu đó, cũng đủ để thấy thể dục thẩm mĩ có sức hút với những người có sức

khoẻ kém và những người muốn rèn luyện cơ thể dẻo dai như thế nào. Mặt khác tập thể dục

thẩm mĩ còn là một biện pháp giữ gìn và cân đối vóc dáng cơ thể một cách hiệu quả nhất.

Những bài tập ngực, bụng, vòng eo … luôn được các chị em tập hết sức nhiệt tình. Theo lời

của một người đã ba năm tập thể dục thẩm mĩ thì “nếu tập nhiệt tình, chăm chỉ sau 1 - 2

tháng vòng eo và bụng có thể giảm ít nhất là 2 cm”. Đây quả là con số lí tưởng cho những

người có vòng cơ thể chưa được chuẩn, đặc biệt là phụ nữ đã có chồng, con hoặc lớn tuổi.

Giảm stress Tập thể dục thẩm mĩ giảm stress, cân bằng cuộc sống xem ra vẫn còn khá mới mẻ với

nhiều người. Ở các lớp tập, khi bắt đầu giờ học, những bản nhạc dance sôi động vang lên,

chị em tự đứng vào hàng bắt đầu tập nhảy, đầu tiên theo sự hướng dẫn của cô giáo. Sự

nhiệt tình của người học ít nhiều cũng phụ thuộc vào sức nóng của điệu nhạc. Với nhiều

người tập nhảy kết hợp với nhạc nền sôi động luôn cho họ cảm giác thoải mái, thư giãn …

lúc đó, họ dường như chỉ còn biết nhảy, quên hết mệt mỏi, chán nản và áp lực của cuộc

sống thường nhật, vài người hứng khởi còn nhấp giọng theo nhạc.

Chị Hà, học viên lâu năm của một trung tâm thể dục thẩm mĩ ở Sài Gòn chia sẻ: “Tôi

tập thể dục thẩm mỹ lâu rồi, các động tác cũng như bài học của tôi không thua gì cô giáo

hướng dẫn, nhưng tôi vẫn đến trung tâm học, vì ở đây tôi thấy thoải mái, giảm căng thẳng.

Sau mỗi buổi tập, tắm gội xong tôi thấy mình nhẹ nhàng và thoải mái hơn nhiều. Với tôi, tập

thể dục thẩm mĩ là biện pháp cân bằng giảm stress”.

Thêm nhiều mối quan hệ

Đến các trung tâm tập thể dục thẩm mĩ còn là điều kiện để chị em phụ nữ mở rộng

thêm mối quan hệ. Với những phụ nữ có gia đình, hàng ngày chỉ làm bạn với công việc

bếp núc và đủ thứ những công việc không tên khác, thì việc đến phòng tập thể dục, kết bạn

với nhiều người mở rộng mối quan hệ… là niềm vui không thể đo đếm được. Họ có thể chia

sẻ với nhau về nhiều mặt trong cuộc sống, từ kinh nghiệm nấu món ăn, đến biện pháp giữ

gìn hạnh phúc. Những phụ nữ kinh doanh hay làm trong lĩnh vực xã hội khác thì việc làm

quen và mở rộng mối quan hệ này không chỉ dừng lại ở mối quan hệ bạn bè thông thường,

mà họ còn trở thành đối tác kinh doanh của nhau, từ đó có thêm nhiều cơ hội phát triển kinh

doanh hay nghề nghiệp khác”.

Kết luận: Quả thật “thể dục cho nữ” là một ý tưởng hay, thiết thực, khả thi. Nó không

chỉ đem lại nhiều cái lợi cho người phụ nữ mà còn giúp xã hội ngày càng tiến bộ, hạnh phúc,

giàu có. Tôi đoan chắc loại hình kinh doanh này sẽ ngày càng phát triển trong xã hội hiện đại.

“Tập thể dục có lợi cho tất cả mọi người, bất kể tình trạng tàn tật, mức độ tổn thương

tủy sống và khả năng thực hiện chức năng theo mục đích. Một số người tập thể dục để giảm

cân hay làm đẹp dáng vóc. Những người khác tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh hơn, để tăng

sức bền và khả năng chịu đựng, để giúp các cơ luôn trong trạng thái mềm và linh hoạt, để

91

làm giảm căng thẳng, để có giấc ngủ ngon, hay chỉ đơn giản tập thể dục làm cho họ cảm

thấy dễ chịu hơn. Dù qúi vị tập thể dục vì bất cứ động cơ gì thì đó cũng là một lí do tốt.

92

Ở nước Mĩ chứng béo phì ngày càng trở nên phổ biến. Thật không may là những

người tàn tật lại dễ bị quá cân hơn – tình trạng này là do sự thay đổi của quá trình trao đổi

chất kết hợp với khối cơ giảm sút và mức độ hoạt động nói chung thấp.

Có những lí do thuyết phục để giảm bớt những số cân dư thừa này. Qua nghiên cứu

người ta chứng minh được rằng những người ngồi xe lăn có nguy cơ đau bả vai, thoái hóa

khớp, thậm chí rách chóp xoay khớp vai (chu vai) do lượng lực ép mà họ đặt lên hai cánh

tay. Những người bị liệt tứ chi cũng mắc chứng đau ở hai bả vai. Trọng lượng càng nặng

bao nhiêu, lực ép càng mạnh bấy nhiêu lên hai bả vai. Thêm vào đó người ngồi xe lăn còn

có nguy cơ mắc chứng bệnh trên bề mặt da. Vì tăng cân nên xuất hiện các nếp gấp da mà ở

đó hơi ẩm bị tích tụ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc chứng loét da.

Bắt đầu thực hiện chương trình tập thể dục không bao giờ là quá muộn. Theo Hội

đồng Chủ tịch về Luyện tập Thể chất và Thể thao (President’s Council on Physical Fitness

and Sports) thì những người bị tàn tật có vẻ ít tham gia vào hoạt động thể chất vừa phải đều

đặn những người bình thường mặc dù nhu cầu nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa những bệnh

lí vô cớ của họ là như nhau. Sau đây là những thông tin thêm:

* Hoạt động thể chất không cần phải đòi hỏi ráng sức để đạt được những lợi ích về

sức khỏe. Những lợi ích lớn về sức khỏe có thể đạt được với một mức độ hoạt động thể chất

vừa phải, tốt nhất là đều đặn hàng ngày. Mức độ hoạt động vừa phải tương tự có thể đạt

được trong những lần thực hiện các hoạt động cường độ lớn ở một mức độ vừa phải trong

khoảng thời gian dài hơn (ví dụ như 30 – 40 phút tự mình quay bánh xe lăn) hoặc trong

những lần thực hiện các hoạt động ráng sức hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn (ví dụ

như 20 phút ngồi xe lăn chơi bóng rổ).

* Những lợi ích sức khỏe thêm có thể đạt được qua các mức độ hoạt động thể chất

lớn hơn. Những người có thể duy trì được thói quen hoạt động thể chất đều đặn trong một

khoảng thời gian dài hoặc ở cường độ lớn hơn thường đạt được lợi ích to lớn hơn.

* Những người đã phải ngồi từ trước giờ bắt đầu tập luyện thể chất nên khởi động

tập luyện với những quãng thời gian ngắn ( – 10 phút) và dần dần tăng lên tới mức độ hoạt

động mong muốn.

* Những người bị tàn tật nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu thực hiện một

chương trình hoạt động thể chất mà trước đó họ chưa từng tập luyện”.

Kết luận: Tập thể dục không chỉ có lợi cho người bình thường mà còn thổi vào đời

sống người khuyết tật một luồng gió mới. Có thể thành lập các phòng tập dành riêng cho

người khuyết tật cũng là một ý kiến hay để không bỏ sót một khách hàng nào.

“Ngày nay, không phải ai cũng có thời gian để đến phòng tập hay những nơi như

công viên để tập thể dục đều đặn. Bận rộn với công việc cơ quan, việc nhà ... và vô số các lí

do khác đã khiến không ít người chọn giải pháp mua các thiết bị tập luyện tại nhà. Đáp ứng

nhu cầu này, các nhà sản xuất, phân phối không ngừng tung ra thị trường những máy tập

thông dụng và hiện đại, đủ các chức năng.

Các loại máy tập tại nhà ngày nay được tích hợp vô số công dụng và tính năng, từ

loại chuyên dùng luyện tập các động tác đến máy massage vừa làm đẹp vừa giúp thư giãn,

chữa bệnh. Giá cả và mẫu mã các loại sản phẩm vô cùng đa dạng. Thông dụng nhất là máy

tập giống xe đạp như sản phẩm SP - BK37H hay xe đạp BE - 1670. Khi tập kết hợp cả tay

93

chân, có tác dụng vận động toàn thân. Bạn có thể kiểm soát động tác của mình thông qua

các đồng hồ chỉ thời gian, tốc độ, số lần tập, cả độ nặng nhẹ khi đạp phù hợp với mọi đối

tượng.

94

………

Được mệnh danh là vua của các máy tập gym, máy chạy bộ không chỉ đơn thuần là đi

bộ hay chạy bộ. Những máy chạy bộ hiện đại ngày nay còn được cài đặt sẵn chương trình

phù hợp với bạn, như chương trình giảm cân, tăng sức dẻo dai ... Có thể nói, máy chạy bộ

tiêu hao nhiều năng lượng và đốt nhiều ca - lo nhất trong tất cả các máy. Trong phân khúc

máy chạy bộ đa năng được sử dụng nhiều trong các hộ gia đình có thể kể tới máy chạy điện

B110, với các chức năng chạy bộ, tập cơ bụng, cơ đùi, đo nhịp tim, giảm cân, massage bụng.

Hoặc cao cấp hơn là dòng máy tập thể lực chạy bằng điện KL130 với các chức năng chạy

bộ, tập thể lực, tập xương khớp, massage, xoay eo, đo nhịp tim, giảm cân, có nhạc trong khi

tập. Hai sản phầm này có mức giá khá phù hợp với người dùng từ phổ thông tới người rủng

rỉnh túi tiền.

Lưu ý khi mua máy:

Việc đầu tiên là xem xét chất lượng từng chủng loại. Một chiếc máy rẻ tiền, nghèo

nàn tính năng sẽ không xứng đáng với giá trị sử dụng dài lâu và có thể không mang lại hiệu

quả như mong muốn. Một chiếc máy tốt sẽ làm bằng chất liệu chắc chắn, mối hàn tỉ mỉ,

tránh tổn thương cho người sử dụng vì đây là những điểm hết sức quan trọng để đảm bảo an

toàn trong quá trình tập luyện.

Khi mua máy tập nên xem xét kĩ hướng dẫn sử dụng, cấu tạo của máy. Nên chọn dụng

cụ tập của những nhãn hiệu đáng tin cậy. Điều quan trọng nhất để tập luyện có hiệu quả là

các bạn phải có quyết tâm, chỉ cần 30 phút mỗi ngày và một chế độ ăn uống hợp lí là bạn có

thể sở hữu một thân hình cân đối và săn chắc mà bạn từng mơ ước”.

Kết luận: Dù máy tập có nhiều tính năng đến đâu đi chăng nữa thì vẫn thiếu. Bên

cạnh đó, người tập không thể mua một lúc nhiều máy tập, do đó cho thuê máy tập là hướng

đi đúng nhằm khai thác phân khúc thị trường này.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải có một số vốn khoảng 300 triệu VND. Số vốn này bạn sẽ dùng để mướn

một mặt bằng nhỏ, trang trí phòng tập, mua dụng cụ, thiết bị, lập trang web, quảng cáo, giao

dịch … Nếu bạn đã có mặt bằng thì chỉ cần số vốn trên 10 triệu VND là có thể làm được. Tuy

nhiên, vốn càng lớn càng tốt vì lĩnh vực này cần trang bị phòng tập hiện đại.

+ Bạn phải am hiểu về lĩnh vực thể hình, làm huấn luyện viên (giáo viên hướng dẫn)

nếu không bạn cần một ai đó giúp sức hoặc hợp tác (người giúp sức hoặc hợp tác phải là

người am hiểu lĩnh vực này).

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải có khả năng sáng tạo để có thể thiết kế ra các bài tập hay.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của một người phụ bạn trông coi phòng tập thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp … + Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh “thể dục

95

cho nữ”.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

90

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết đối tượng khách hàng của bạn là ai để viết bài nêu được lí do tại sao họ nên chọn

dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với những ai không có

khiếu văn chương.

+ Về việc chọn mặt bằng kinh doanh: Mặt bằng kinh doanh lí tưởng thường nằm gần

nơi đông dân cư (nơi có nhiều chị em phụ nữ, nhất là lứa tuổi từ 18 – 30). Việc không lựa

chọn được mặt bằng sẽ khiến cho công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

+ Về việc thu lợi nhuận: Dù có làm tốt các công việc khác nhanh nhất đến tháng thứ

hai thì lượng khách mới đông. Trong một số trường hợp lợi nhuận ban đầu thu vào chỉ bằng

thu nhập của một người đi làm bình thường. Chính điều này sẽ làm cho một số bạn nôn nóng

thất vọng => bỏ cuộc.

+ Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi vô cùng khó. Nếu quản lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận của cửa hàng sẽ giảm đáng kể.

+ Về việc thiết kế bài tập: Có bạn không có khả năng sáng tạo chỉ ăn cắp ý tưởng của

người khác. Nghèo nàn ý tưởng chính là nguyên nhân khiến cho bạn thất bại. Nên thường

xuyên thiết kế bài tập mới để lôi cuốn học viên.

+ Về việc thiết kế phòng tập: Nếu bạn không có chuyên môn về thiết kế thì nên thuê

mướn, nhờ giúp đỡ hay hợp tác với người khác.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Đặc thù của ngành kinh doanh này là thu tiền lẻ, do đó nếu không có đức tính tỉ mỉ thì

sẽ thất thoát rất nhiều.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu, phải huấn luyện nhân viên những kĩ năng cần thiết. Nhân viên phải có những đức tính

giống người chủ, phải mặc đồng phục và phục vụ khách chu đáo … Giáo viên hướng dẫn

phải giỏi, thiện cảm, năng động …

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng nên rất khả

thi. Chỉ đầu tư vốn một lần duy nhất vào một dụng cụ, thiết bị nào đó sau đó sẽ cho thuê để

lấy lại vốn bỏ ra. Sau khi vốn thu hồi vốn thì sẽ kinh doanh trên đồng lời => rủi ro lúc này

gần như là không có.

+ Hiện nay lĩnh vực kinh doanh phục vụ nhu cầu làm đẹp, sức khỏe, thuê mướn … là

lĩnh vực vô cùng thịnh hành và rủi ro thấp. Khi kí kết được các hợp đồng cho thuê dài hạn

với các gia đình, tổ chức … thì cứ đến tháng là thu tiền không phải lo trời mưa hay nắng,

tình hình kinh tế - xã hội ra làm sao … Lúc này doanh thu đem lại từ các khách hàng thân

91

thiết mới là doanh thu chính để duy trì, phát triển sản nghiệp.

+ Cửa hàng không chỉ cho thuê mà còn có thể bán dụng cụ, thiết bị tập luyện. Nếu

làm tốt vai trò của mình bạn có thể được các cá nhân, tổ chức mời đến dạy cho họ, các doanh

92

nghiệp xin ý kiến cải tiến sản phẩm, hoặc bán phát minh về bài tập, dụng cụ, thiết bị … cho

những ai có nhu cầu.

+ Bán sách, băng đĩa … dạy cách tập luyện. + Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội là quan tâm đến sức khỏe, làm đẹp … nên được

xã hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.

+ Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những đối tượng này làm nhân viên.

+ Làm nghề này bạn sẽ luôn sở hữu một thân hình khỏe mạnh, vóc dáng trẻ trung và

tinh thần tươi trẻ …

+ Mối quan hệ xã hội ngày càng mở rộng khiến cho công cuộc kinh doanh ngày càng

phát triển.

93

Ý TƯỞNG THỰC PHẨM SƠ CHẾ

1. Ý tưởng:

Một ngày đi ra chợ mua rau về nấu canh khi về hì hục rửa rau, bắc lên nấu, nêm nếm

gia vị … cuối cùng mới có nồi canh ngon. Những lúc như vậy tôi thường hỏi: Tại sao thị

trường không bán loại “thực phẩm sơ chế”, nghĩa là rau đã rửa được bao bọc cẩn thận trong

một cái hộp có gia vị chỉ cần bỏ vào nấu là 1 phút sau có nồi canh ngon nhỉ? Nếu thị trường

có bán loại thực phẩm như vậy ắt sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc … cho mỗi

gia đình rất là nhiều.

Thật ra không phải các siêu thị không có bán những loại “thực phẩm sơ chế” như vậy

nhưng quả là chưa đủ. Siêu thị chỉ bán giới hạn ở một số mặt hàng nào đó mà thôi. Điều này

gây khó khăn cho những người nội trợ. Ở Nhật, loại “thực phẩm sơ chế” đã dần chiếm chỗ

thực phẩm chưa làm. Những miếng thịt được thái nhỏ, những con cá được rửa sạch, những

bó rau mua về có thể ăn liền … đã giúp dân chúng tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công

sức, tiền bạc … giữa xã hội hiện đại ngày càng hối hả.

Ý tưởng kinh doanh nảy ra khi thấy một thị trường tiềm năng bị bỏ ngõ mà những

người đi trước chưa khai thác hết. Tại sao tôi không nói là “thực phẩm chế biến sẵn” mà lại

dùng từ “thực phẩm sơ chế”? Khi đưa ra ý tưởng tầm nhìn của chúng ta phải bao quát, lâu

dài, sâu sắc … Phạm vi phục vụ của “thực phẩm sơ chế” bao gồm mảng chính là thực phẩm

còn sống đã làm sạch chỉ cần bỏ vào nồi nấu và mảng phụ là thực phẩm đã nấu chín chỉ cần

mang về ăn.

Cuộc sống ngày càng khó khăn khiến cho quĩ thời gian, tiền bạc của mọi người càng

eo hẹp. Khi được làm bằng phương pháp công nghiệp “thực phẩm sơ chế” sẽ có giá rẻ hơn.

Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn không biết nấu món nào đó chỉ cần mua nó về là có thể đãi

người thân, bạn bè … Khi đó không những bạn sẽ được nhiều người ngưỡng mộ mà còn tiết

kiệm thời gian bên chồng con, ngân sách cho gia đình rất là nhiều. Có nhiều người la cà ở

hàng quán, nhưng nếu hình thức này ra đời sẽ có người nghĩ đến việc mua về nấu ăn tại gia

đình. Một món lẩu chỉ cần bắc lên bếp vài phút là có thể thưởng thức … Việc ăn uống tại gia

vừa tiết kiệm, vệ sinh, vừa ấm cúng hơn nhiều.

Khi trình bày ý tưởng đến đây tôi chắc hẳn sẽ có bạn nói: Thì mấy món lẩu, chả giò

… trong siêu thị cũng bán vậy? Nói như vậy có nghĩa là bạn chưa hiểu gì về ý tưởng này.

Mấy món lẩu đó có rau, bún không? Khi bạn đến một cửa hàng bán “thực phẩm sơ chế” bạn

sẽ mua được tất cả mọi thứ làm sẵn tươi ngon đủ dùng cho số người bạn muốn theo yêu cầu

của bạn để hoàn tất một món ăn định trước. Trong khi đó những gì các siêu thị đang làm

hiện nay chỉ là rập khuôn một cách máy móc và không tươi ngon (nói chính xác đó là các

thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn như: chả giò, lạp xưởng, mì gói … Những sản

phẩm này hoàn toàn khác những sản phẩm trong ý tưởng “thực phẩm sơ chế”). Chỉ bao

nhiêu đó thôi cũng đủ để thấy ý tưởng tôi đưa ra có những điểm khác biệt rõ rệt so với

những gì các siêu thị đang làm. Nó chỉ kế thừa những gì đã có nhưng phát triển ở mức độ

cao hơn, chuyên nghiệp hơn mà thôi!

Chúng ta sẽ phát triển một chuỗi cửa hàng tiện lợi đặt khắp các nơi để phục vụ nhân

dân. Mỗi khi đi làm về bạn chỉ cần ghé vào cửa hàng đó và nói: “Chị bán cho tôi món cá kèo

94

sơ chế (chưa kho) cho 4 người ăn!”. Thế là mang về bỏ vào nồi đi tắm xong ra có đồ ăn liền.

Sẽ không còn cảnh chen lấn trong các chợ lựa mua những thứ không biết xuất xứ để về hì hà

95

hì hục nhặt, rửa … Sự thật là nhiều bó rau mua về khi lặt ra chỉ còn có mấy cọng. Rẻ hóa ra

mắc, tốn thời gian, nước rửa … đủ thứ. Cuộc sống bây giờ đâu phải ngày xưa nữa, tất cả đều

được chuyên môn hóa đúng như ông bà ta có câu: “Mỗi người mỗi nghề” rồi!

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Ưu điểm của thực phẩm chế biến sẵn là tiết kiệm thời gian, tiện dụng. Nhưng mặt

trái của nó cũng đang gây nhiều lo ngại cho người dùng.

Cuộc sống hiện đại với những bận rộn chốn công sở, thương trường đã khiến nhiều

chị em chọn thực phẩm chế biến sẵn như một cứu cánh trong thực đơn bữa ăn gia đình,

trong những chuyến picnic, dã ngoại, du lịch.

Thị trường thực phẩm chế biến của Việt Nam vài năm gần đây có tốc độ phát triển từ

20 - 40% mỗi năm. Nếu như trước đây, nói đến thực phẩm chế biến sẵn là nói đến mì ăn liền,

bánh kẹo, khoai tây chiên, gà rán, giò, chả, nem chạo, thì nay người tiêu dùng ngày càng

quen với những món tưởng như phải mất rất nhiều thời gian chế biến như chả giò (nem), thịt

đông, chè kho, chân giò hầm măng lưỡi lợn ... được làm sẵn và đông lạnh.

Thị trường thực phẩm chế biến cũng đa dạng về hình thức chế biến, có cả loại tẩm

ướp sẵn, hoặc đã làm chín, hoặc mới sơ chế chờ bàn tay bà nội trợ lành nghề.

Vốn bận rộn với lịch làm việc dày đặc trên cương vị lãnh đạo một công ty truyền

thông, lại phải chăm sóc gia đình với 2 con nhỏ, chị Thúy Nga rất thích thực phẩm chế biến

sẵn. Khoai tây chiên, gà rán KFC hay bánh mì hamburger, lạp xưởng, thịt nguội là những

món ăn khoái khẩu của gia đình chị trong những ngày nghỉ.

Hôm nào muốn đổi món Việt, chị lại tìm đến những món ăn đã cấp đông như thịt

đông, nem cuốn, hay những món đòi hỏi rất nhiều thời gian chế biến như canh chân giò hầm

măng lưỡi lợn, cá kho tộ ..., kể cả khi nhà có khách, muốn đổi món nóng là các loại lẩu cũng

được bày bán rất nhiều trên thị trường, nhất là ở các siêu thị.

Lí giải cho sự lựa chọn của mình chị Nga cho biết: Thực phẩm chế biến sẵn bày bán

tại siêu thị khá vệ sinh, bám sát nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả lại vừa với túi tiền, tiết

kiệm được thời gian nấu nướng. Do vậy, thay vì đi chợ mỗi ngày, chị Nga chỉ cần tranh thủ

mua rau tươi mỗi buổi chiều, cộng với 1 - 2 lần đi siêu thị/tuần là có thể tiết kiệm đáng kể

thời gian, công sức và tiền bạc.

Không những vậy, nếu như trước đây, mỗi ngày chị mất rất nhiều thời gian để ninh

cháo cho con thì giờ đây, những cửa hàng cháo dinh dưỡng đã giúp chị tiết kiệm thời gian

mà con chị lại luôn được đổi món.

Chị Hải Quyên, phóng viên trẻ của một kênh truyền hình mới xây dựng gia đình, lại

luôn bận rộn với công việc, trong khi nhà chồng thỉnh thoảng lại muốn đoàn tụ đại gia đình

để cải thiện. Là con dâu, việc đi chợ làm cỗ đối với chị là điều đương nhiên. Thế nhưng như

nhiều phụ nữ thế hệ cuối 8X khác, chị thú nhận không giỏi việc bếp núc. Và chị tìm đến với

thực phẩm chế biến sẵn như một lẽ đương nhiên. Chị có thể kể vanh vách những thực phẩm

chế biến, đóng gói sẵn dùng để làm cỗ theo thực đơn Việt.

Chả, giò cũng đã có khoảng vài chục loại như chả lụa, chả cua, chả cốm, chả quế,

nem nướng, nem chua, lẩu có lẩu hải sản, lẩu thập cẩm, lẩu Thái Lan, lẩu kim chi, lẩu cá

hồi, lẩu thịt bò, gà. Các món ăn chơi cũng rất phong phú như hải sản viên bánh mì, tôm tổ

yến, chạo tôm, chạo cá. Món để làm cỗ đặc trưng ngày tết thì có thịt đông, chè kho, chân giò

96

hầm măng lưỡi lợn, bóng xào hải sản và rau củ ... muốn gì có đó.

Có cầu ắt có cung!

97

Phải khẳng định rằng chính xu hướng tiêu dùng tại các siêu thị và cửa hàng tự chọn

đã tạo nên sự sôi động và mức tăng trưởng nhanh chóng của thị trường thực phẩm chế biến

Việt Nam hiện nay.

Với những công nghệ chế biến và bảo quản mới, thực phẩm chế biến đã an toàn và

bổ dưỡng hơn trước rất nhiều. Ví như việc sử dụng công nghệ hút chân không trong bảo

quản thực phẩm tiệt trùng giúp thực phẩm giữ lại được hết vị tươi ngon, vitamin và khoáng

chất.

Xu hướng mới trên thị trường thực phẩm chế biến hiện nay là các sản phẩm không có

chất bảo quản hay bất kì yếu tố nhân tạo nào để đảm bảo hoàn toàn độ tươi ngon và giá trị

dinh dưỡng của thực phẩm. Tất cả các yếu tố này đều được thông tin rõ ràng trên bao bì sản

phẩm để người tiêu dùng có khả năng lựa chọn chính xác nhất.

Nhiều năm gần đây, người Việt đang ngày một quen thuộc với những nhãn hiệu thực

phẩm chế biến sẵn của các công ty trong nước như Vissan, Cầu Tre, Saigonfood, D&F, SG

Fisco, ABT, Việt Hương, Đức Việt hay C.P. Không phải ngẫu nhiên mà đợt tết nguyên đán

vừa qua, trên 80% sản phẩm chế biến sẵn trưng bày và cũng chiếm tỉ lệ doanh thu tương

ứng trong các hệ thống siêu thị Coopmart, Maximark, Big C, Citimart là hàng nội, 98% thực

phẩm chế biến là hàng sản xuất tại Việt Nam ...

Còn tại các chợ, trung tâm mua sắm, thực phẩm chế biến sẵn cũng muôn màu muôn

vẻ nhưng nguồn gốc xuất xứ có phần bát nháo. Ở cái thời nhà nhà chế biến thực phẩm,

người người bán thực phẩm chế biến do nhu cầu ngày càng nhiều thì việc mở xưởng chế

biến với dây chuyền hiện đại hay chỉ là vài chiếc nồi nấu cũng mang lại lợi nhuận khá cao.

Và các sản phẩm thuần Việt ở chợ cũng được nhiều người tiêu dùng coi như món khoái khẩu

như mắm tép thịt, cá kho, thịt kho, cháo dinh dưỡng ...

Có nên phụ thuộc quá nhiều vào thực phẩm chế biến?

Theo khảo sát mới đây, một số chợ ở TPHCM vẫn thấy có sự xuất hiện của các loại

lạp xưởng không rõ nguồn gốc. Còn cháo dinh dưỡng thì đố ai kiểm nghiệm được xem các

thành phần trong đó có đúng với những quảng cáo của chủ cửa hàng.

Để thực phẩm chế biến sẵn hấp dẫn người tiêu dùng bằng màu sắc, mùi thơm hấp

dẫn, nhiều nhà sản xuất đã dùng những “gia vị” đặc biệt trong chế biến, mà trên thực tế

thành phần của các “gia vị” này không thể thiếu hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe

người tiêu dùng, ngay những miếng thịt quay vàng rộm, giòn tan hoặc những miếng thịt

chân giò hun khói có màu bắt mắt, những cọng bún trắng tinh đều có thể tiềm ẩn chất bảo

quản, tẩy rửa độc hại.

Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cảnh báo thực

phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia và muối, dễ gây tăng huyết áp. Các loại lạp

xưởng, xúc xích, dăm bông, vịt quay ... chứa nhiều muối diêm, chiên nướng ở nhiệt độ cao

gây cháy khét dễ tạo nên nitrosamine là chất có khả năng gây ung thư. Không những vậy, mì

ăn liền, khoai tây chiên, gà rán cũng chứa một loại chất béo rất nguy hiểm là trans fat - ăn

khoảng 3g mỗi ngày có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 3 lần so với người chỉ ăn

2,g/ngày.

Tại một cuộc hội thảo về dinh dưỡng mới đây, TS Nguyễn Thị Bạch Yến (Viện Tim

mạch quốc gia) cho biết, các chất béo dạng trans có nhiều trong thực phẩm là một trong

98

những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh tim mạch.

Tại New York (Mỹ) hàng năm có hơn 00 người chết vì bệnh tim mạch có liên quan đến chất béo này. Tại Việt Nam, mặc dù chưa có một con số cụ thể về số người mắc bệnh tim

99

mạch do có liên quan đến trans fat. Nhưng có một thực tế là các bệnh tim mạch đang trở nên

phổ biến ở Việt Nam với tỉ lệ mắc, tỷ lệ tử vong cao và nhiều biến chứng nguy hiểm. Người

tiêu dùng không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nếu có thì sử dụng thực

phẩm chế biến sẵn của các cơ sở có uy tín, còn hạn sử dụng, công bố rõ ràng các chỉ tiêu

trên nhãn”.

Kết luận: Thứ nhất, phải khẳng định rằng những sản phẩm gọi là thực phẩm chế biến

sẵn ở trên không phải là những sản phẩm mà ý tưởng “thực phẩm sơ chế” nhắm tới. Theo

nghiên cứu khoa học thì thực phẩm chế biến sẵn như vậy không ngon và chứa nhiều chất độc

hại hơn thực phẩm tươi ngon. Đứng về khía cạnh tâm lí một số người tiêu dùngcũng không

thích dùng những sản phẩm như vậy. “Thực phẩm sơ chế” là thực phẩm tươi sống đã được

làm sạch, nó là hình thức “trung chuyển” giữa sản phẩm tươi sống và sản phẩm chế biến sẵn

nên sẽ được người nội trợ yêu thích hơn. Thứ hai, khi phát triển lấn sang mảng thực phẩm

chế biến sẵn, ví dụ cho ra đời các lại thịt kho sẵn, cháo dinh dưỡng … thì ta cũng kiểm soát

chất lượng đàng hoàng chứ không làm như nhiều người đang làm hiện nay. Khi đi kinh

doanh ta phải có tầm nhìn dài hơi nên chắc chắn phải xây dựng thương hiệu ngay từ đầu chứ

không làm kiểu chụp giật.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải có một số vốn khoảng 100 triệu VND trở lên. Số vốn này bạn sẽ dùng để

mướn một mặt bằng nhỏ, trang trí cửa hàng, mua thực phẩm, lập trang web, quảng cáo, giao

dịch … Nếu bạn đã có mặt bằng thì bạn chỉ cần số vốn khoảng 0 triệu VND là có thể làm

được.

+ Bạn phải am hiểu về ẩm thực Việt Nam và thế giới, cách thức chế biến các món ăn,

nắm được nhu cầu, tâm lí của khách hàng.

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của vài người thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp …

+ Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh thực

phẩm.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

100

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết đối tượng khách hàng của bạn là ai để viết bài nêu được lí do tại sao họ nên chọn

101

dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với những ai không có

khiếu văn chương.

+ Về việc chọn mặt bằng kinh doanh: Mặt bằng kinh doanh lí tưởng thường nằm gần

nơi đông dân cư. Việc không lựa chọn được mặt bằng sẽ khiến cho công việc kinh doanh

gặp nhiều khó khăn.

+ Về việc thu lợi nhuận: Dù có làm tốt các công việc khác nhanh nhất đến tháng thứ

hai thì lượng khách mới đông. Trong một số trường hợp lợi nhuận ban đầu thu vào chỉ bằng

thu nhập của một người đi làm bình thường. Chính điều này sẽ làm cho một số bạn nôn nóng

thất vọng => bỏ cuộc.

+ Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi vô cùng khó. Nếu quản

lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận của cửa hàng sẽ giảm đáng kể.

+ Về việc thiết kế cửa hàng: Nếu bạn không có chuyên môn về thiết kế thì nên thuê

mướn, nhờ giúp đỡ hay hợp tác với người khác.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Đặc thù của ngành kinh doanh này là thu tiền lẻ, do đó nếu không có đức tính tỉ mỉ thì

sẽ thất thoát rất nhiều.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu, phải huấn luyện nhân viên những kĩ năng cần thiết. Nhân viên phải có những đức tính

giống người chủ, phải mặc đồng phục và phục vụ khách chu đáo …

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn ít, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng

đồng nên rủi ro thấp, khả thi cao.

+ Hiện nay kinh doanh phục vụ nhu cầu ăn uống là đi đúng hướng, vấn đề còn lại là

cách làm như thế nào mà thôi.

+ Có thể nhận gia công cho siêu thị, công ty, quán ăn, hộ gia đình có tiệc tùng …

+ Bán sách, băng đĩa … dạy cách chế biến món ăn.

+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội là tiết kiệm thời gian, chi phí thấp, an toàn vệ

sinh thực phẩm … nên được xã hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều

thuận lợi hơn.

+ Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những

đối tượng này làm nhân viên.

+ Cuộc sống bạn sẽ ngày càng ý nghĩa hơn khi biết công việc của mình đang giúp ích

cho rất nhiều người.

102

Ý TƯỞNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

1. Ý tưởng:

Tôi nhận thấy hiện nay ai ai cũng muốn tiết kiệm chi phí. Thay vì chúng ta phải bỏ ra

một số tiền lớn để mua đồ mới, thì tại sao chúng ta không mua lại những đồ cũ chất lượng

mà hợp túi tiền? Bên cạnh đó, có một số người muốn bán đồ cũ, đồ bỏ đi … mà không biết

bán ở đâu để được giá nhất. Tôi nhớ cách đây vài tháng tôi có ý định làm cái cống thoát

nước, muốn đi mua mấy cái ống nhựa PVC cũ mà không có ở đâu bán …

Ý tưởng “mua bán đồ cũ” là lập ra một sàn giao dịch mua bán, đấu giá … đồ cũ, đồ

cổ. Ban đầu sàn giao dịch này nên lập trên web, nếu hoạt động hiệu quả thì sau này mới lập

văn phòng ngoài thực tế. Dù có dự tính lập văn phòng ngoài thực tế nhưng web vẫn được

chú trọng hơn để phòng tránh rủi ro, giảm chi phí … Bên cạnh những lí do này, web có độ

“phủ sóng” lớn nên phạm vi hoạt động của “mua bán đồ cũ” sẽ rộng lớn hơn lập văn phòng

ngoài thực tế.

Đã gọi “mua bán đồ cũ” tức chú trọng tiết kiệm cho khách hàng. Hầu như chúng ta

không phải bỏ ra chi phí để đặt tên miền, hay mướn hosting vì có thể đăng kí miễn phí trên

các trang web nước ngoài. Người theo đuổi dự án chỉ tốn công quảng bá, tìm tin cho trang

web … Do đó vốn bỏ ra sẽ rất thấp.

Khi lập ra trang web mọi người có thể rao bán bất cứ thứ gì mình muốn kể cả … rác,

và có thể mua được những món rất hời nếu nhanh tay.

“Mua bán đồ cũ” sẽ có doanh thu từ các nguồn sau:

+ Mua bán đồ cũ: Người chủ trang web (hay các đồng sở hữu trang web) sẽ tự đi mua

đồ cũ rồi đăng lên trang web rao bán. Tất nhiên, để làm được điều này người bán phải trả lời

được các câu hỏi: Đồ nào nên mua, mua với số lượng, giá cả bao nhiêu …? Đây là những

vấn đề vô cùng quan trọng, vì mua hàng không tốt thì sẽ không bán được hàng. Ngoài ra, để

bán được hàng người bán phải biết viết bài mô tả về đồ vật cần bán thật hay, làm sao cho

người mua cảm thấy nó đem lại nhiều lợi ích cho họ. Để làm được điều này người bán phải

có trình độ khoa học kĩ thuật, đầu óc sáng tạo cao …

+ Nhận đăng tin mua bán đồ cũ: Đăng tin mua thì miễn phí, nhưng đăng tin bán thì

phải lấy phí. Nghĩa là khi người bán muốn người chủ trang web đăng tin bán đồ cũ của mình

người bán phải liên hệ người chủ trang web. Khi đó chủ trang web sẽ thẩm định món đồ

muốn bán về chất lượng, số lượng, giá cả …, sau đó soạn bài đăng tin. Chi phí trả cho người

chủ trang web sẽ do hai bên mua – bán thỏa thuận.

+ Tổ chức hội chợ mua bán đồ cũ: Thỉnh thoảng người chủ trang web sẽ tổ chức các

hội chợ mua bán đồ cũ ngoài thực tế để khách hàng được trực tiếp mua sắm những thứ mình

cần. Tất nhiên trước khi tổ chức có làm công tác truyền thông phổ biến đến tất cả mọi người.

+ Một điểm vô cùng thú vị của ý tưởng này là mua bán phát minh, ý kiến … giúp đồ

cũ trở nên đắc dụng hơn. Một đồ cũ đối với nhiều người có thể là rác nhưng chỉ bằng một

sáng kiến nó lập tức có giá trị gấp nhiều lần. Mua bán phát minh, ý kiến … giúp đồ cũ trở

nên đắc dụng hơn là một hoạt động hái ra tiền. Nó đòi hỏi người chủ trang web phải am hiểu

về nhiều lĩnh vực và biết tập hợp nhân tài.

Mua bán đồ cũ là một lĩnh vực lợi nhuận cao bởi nhiều lí do:

103

+ Thứ nhất, không ai biết giá cụ thể của món hàng. Khi mua vào có thể giá rất thấp

nhưng khi bán ra thì giá lại rất cao. Làm sao bán được giá cao, mua được giá thấp là nghệ

thuật của người thực hiện ý tưởng.

+ Thứ hai, cho dù nó cũ nhưng khi gặp đúng người cần và biết cách khai thác thì giá

của nó còn mắc hơn cả đồ mới. Ví dụ: Đồ cổ. Chính vì lẽ đó đây được coi là một ngành đầu

tư “một vốn bốn lời”.

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Theo phản ánh của một số người dân sống tại khu phố 1, phường 6, quận Tân Bình,

TPHCM, hiện trong khu phố có hai vựa ve chai đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng

như sức khỏe của người dân. Theo quan sát của chúng tôi, con đường đất khá rộng dẫn vào

khu phố trên đang bị thu hẹp dần vì tình trạng lấn chiếm của các điểm thu mua ve chai, phế

liệu tại đây. Dọc hai bên đường, ngoài những đống sắt thép, phế liệu là vô số rác thải như

bao nylon, thùng xốp, cao su ... được những người vô ý thức thải ra. Tình trạng nắng bụi

mưa lầy đối với người dân nơi đây là việc đã đành, thế nhưng quan trọng hơn, mỗi khi mưa

xuống, nước từ các bãi rác, bãi phế thải chảy ra gây mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ

đến môi trường sống, sức khỏe của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, một số người đã tự ý

dựng vài tấm tôn thành những ngôi nhà tạm bợ cạnh những điểm thu mua phế liệu khiến cho

mĩ quan nơi đây nhìn rất phản cảm”.

Kết luận: Vựa ve chai là một hình thức sơ khai của sàn giao dịch “mua bán đồ cũ”.

Nó có rất nhiều khuyết điểm cần phải loại bỏ. Khi “mua bán đồ cũ” ra đời sẽ giúp kết nối

trực tiếp giữa người có đồ cũ và người muốn mua. Việc giao dịch sẽ diễn ra trên internet. Ý

tưởng này không những giúp xóa bỏ đi sự ô nhiễm môi trường, mất mĩ quan đô thị … mà

còn làm tăng giá trị cho đồ cũ, tận dụng tối đa đồ cũ để phục vụ đời sống con người, nâng

cao thu nhập cho người “bán ve chai”.

“TT - Goinghomesale.com là trang web “mua bán đồ cũ” được nhiều sinh viên nước

ngoài đang học tập tại Úc truy cập. Lập trang web với mục đích “tìm kinh nghiệm kinh

doanh” nhưng mỗi tháng trang web mang về cho hai ông chủ 8X khoảng 6.000 đôla Úc.

Nhiều người nghĩ đây là trang web của người Úc, nhưng thật ra chủ nhân là hai

chàng trai Việt: Trần Phúc Minh Ngọc và Huỳnh Hiệp Ngọc.

Trước đó, năm 2003, khi mới đến Úc, Minh Ngọc đã học được bài học đầu tiên:

“Người Úc kiếm được rất nhiều tiền từ các sinh viên châu Á vì họ sang đây không chỉ học

tập mà còn mua sắm nhiều vật dụng trong sinh hoạt”. Khi một người bạn Úc cho biết: “Tôi

chờ cuối học kì để mua một máy mp3. Lúc đó học sinh châu Á về nước, họ bán nhiều đồ với

giá rất rẻ”, anh sinh viên năm nhất lóe lên ý tưởng về một website “mua bán đồ cũ rẻ”’.

Tháng 4-2003, goinghomesale (GHS) ra mắt.

Khó khăn về tài chính, thiếu kinh nghiệm cũng như những can ngăn “Cái gì tốt thì

Tây làm hết rồi, cạnh tranh sao nổi”, hai năm đầu Ngọc hết làm tại nhà hàng đến phát tờ

rơi để nuôi trang web.

Một ông chủ nhà hàng động viên Ngọc với 200 đôla Úc; không nhiều nhưng khích lệ

Ngọc rất nhiều thuở “khởi đầu nan” này.

Ngọc gặp Hiệp Ngọc, một người bạn, cùng ước mơ và suy nghĩ. Sự cố gắng của hai

người bạn đã có kết quả bước đầu. Tiến sĩ Nguyễn Minh Giang, nghiên cứu kinh tế tri thức

104

(Đại học Victoria), đã gặp nhóm, đầu tư tài chính và đưa ra những lời khuyên bổ ích.

Kết quả, sau gần năm năm thăng trầm, đến nay GHS đã thành điểm hẹn cho hơn 4.000 du học sinh các nước tại Melbourne.

105

Sống được giữa “chợ đời”

Từng vất vả đi tìm nhà trọ, vật dụng sinh hoạt những ngày đầu đến Melbourne, Minh

Ngọc và Hiệp Ngọc hiểu sự cần thiết của một trang web kết nối “mua và bán”. Điều đó giải

thích vì sao ở Úc có nhiều trang mua bán nhưng GHS vẫn nhận được sự quan tâm của các

du học sinh khi tập trung nhiều đồ điện, những đồ đạc nặng nề như bàn, ghế, tủ ... của sinh

viên về nước bán rẻ.

Ngoài ra, GHS còn có các thông tin hữu ích với sinh viên như thuê nhà, luật di trú,

việc làm... Hiện tại, với hàng ngàn lượt truy cập mỗi ngày đã mang lại cho nhóm số tiền kha

khá qua quảng cáo các dịch vụ bán vé máy bay, vận chuyển ... bằng những cú click.

Hiện, Minh Ngọc đã tốt nghiệp khoa doanh nghiệp mạo hiểm (Đại học RMIT - Úc),

Hiệp Ngọc đã tốt nghiệp khoa Quản lí xây dựng (ĐH RMIT - Úc) và đang theo Thạc sĩ Quản

trị kinh doanh (MBA - Úc). Cả hai đang tiếp tục nuôi dưỡng trang web với quyết tâm chứng

minh “người VN có thể kinh doanh tốt trong mọi lĩnh vực””.

Kết luận: Khi đọc thông tin trên bạn đã biết nhìn bề ngoài ý tưởng “mua bán đồ cũ”

không hề mới. Nó đã được hàng trăm, hàng ngàn người thực hiện. Tuy nhiên, xét về cách

thực hiện thì ý tưởng này mới ở một điểm duy nhất là: Mua bán phát minh, ý kiến … giúp đồ

cũ trở nên đắc dụng hơn. Chỉ cần như vậy thôi là ý tưởng đã có điểm khác biệt ưu việt hơn

so với những ý tưởng cũ trước đây. Ai cũng biết bất cứ ý tưởng nào cũng có tính kế thừa,

chẳng có cái gì hoàn toàn mới cả. Tất cả đã có người làm, vấn đề của chúng ta là làm tốt hơn

họ mà thôi.

Web “mua bán đồ cũ” sẽ có phạm vi hoạt động không chỉ ở Việt Nam mà trên nhiều

nước khác (bất cứ nơi nào có người Việt Nam sinh sống). Nó là nơi để mọi người có thể chia

sẻ những công nghệ chế biến rác thải, đồ cũ nhằm giúp ích cho nước ta (một nước vẫn còn

rất nghèo).

“Cầm những chiếc rìu đồng có niên đại 2.000 năm, gã nông dân tên Trần Anh Vũ ở

thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái khoe: "Tôi mua lại những đồ vật này của một

người Dao đỏ từ Viễn Sơn đem xuống chợ bán. Ở đây, mỗi khi người dân phát hiện đồ cổ họ

đều đem xuống chợ bán như mớ rau, mớ cỏ, ai nhanh tay mua được rồi bán lại cho dân chơi

đồ cổ thì người đó vớ bẫm".

Bán đồ cổ như rau.

Tôi quen Trần Anh Vũ từ một năm trước. Gã làm nghề chạm bạc ở thị trấn Mậu A đã

mấy chục năm nay. Theo thường lệ, gã tiếp đón chúng tôi trong xưởng chạm bạc chật chội,

oi bức. Nhìn quanh đống đồ nghề của gã chúng tôi bỗng bất ngờ vì thấy những chiếc rìu đá

được gom thành đống để trong tủ.

Vũ kể: Cách đây vài tháng, có một người dân tộc Dao ở trên khu vực Viễn Sơn, Mỏ

Vàng đem xuống chợ bán. Gã liền gạ mua với giá năm triệu đồng đem về bỏ vào tủ làm cảnh.

Dù không phải dân chơi đồ cổ nhưng gã vẫn cho rằng đó là những đồ vật qúi giá, có ý nghĩa

về mặt văn hóa, lịch sử và được dân chơi đồ cổ rất ưa chuộng nên gã mua về để đó, nếu có

ai mua giá cao hơn thì bán.

Theo Vũ, khu vực ven sông Hồng có rất nhiều đồ cổ, từ rìu đồng, rìu đá, cho đến mũi

tên đồng và đồ trang sức ... Người dân ven sông Hồng thường xuyên đào được những chiếc

rìu đồng. Khi đào được những món đồ này họ liền đem xuống chợ rao bán như mớ rau, mớ

106

cỏ.

Theo quan sát của chúng tôi, trong đống đồ cổ mà gã thợ bạc mua được có những

dụng cụ bằng đồng như rìu vai vuông, mũi tên đồng ... tất cả đã bị oxy hóa gần hết và mục

100

nát. Trên chiếc rìu đồng có một số hình khắc chìm như hình con hươu, hoẵng, hình chim và

hoa văn zích zắc ...

Ngoài những đồ vật bằng đồng, Vũ còn mua được những đồ vật bằng đá bé bằng ba

ngón tay chụm lại ...

Theo dấu chân đồ cổ

Chúng tôi hỏi thông tin về những người đi bán đồ cổ, Vũ cười sằng sặc bảo rằng:

"Người ta có thì họ đem đi bán. Mình hỏi địa chỉ của người đào được làm gì, vì nếu có thì

họ đã đem xuống chợ rồi, cần gì phải hỏi. Nếu các chú muốn tìm hiểu cứ rong xe dọc sông

Hồng mà hỏi, kiểu gì cũng có. Bằng không cứ lên vùng Viễn Sơn, Mỏ Vàng hỏi người dân

kiểu gì người ta cũng chỉ dẫn cho mà tìm".

Lần theo sự chỉ dẫn mông lung của Vũ, chúng tôi tìm đến khu vực Mỏ Vàng và Viễn

Sơn để tìm hiểu thông tin. Khi chúng tôi hỏi về những món đồ cổ hàng nghìn năm mà người

dân đào được, nhiều người tỏ ra không có gì lạ lẫm và coi đó là chuyện cơm bữa.

Một người dân tên Triệu Hứa Phương ở xã Viễn Sơn cho biết: Nhiều người đã đào

được đồ đồng, đồ đá trong vườn nhà mình, cũng có người đi rừng nhặt được những món đồ

đó trên hang đá ... Chính bản thân anh cũng nhặt được một chiếc rìu đồng trong một lần đi

rừng năm 2007. Lúc đó anh đi hái củi thì gặp trời mưa, anh chạy vào một hang đá rộng

bằng hai gian nhà để trú chân đợi mưa tạnh mới về.

Trong lúc trú mưa anh Phương vô tình dùng chân gạt đất, rồi thấy có vật gì vướng

dưới chân. Anh cúi xuống nhìn thì thấy một chiếc rìu bằng đồng đã bị ghỉ sét xanh lè. Anh

nhặt chiếc rìu đó về nhà và khoe với hàng xóm. Hôm sau có người bảo anh đem rìu đồng

xuống chợ bán, anh đã nghe theo và đem đi bán cho một người buôn đồ cổ ở thị trấn Mậu A,

huyện Văn Yên với giá một triệu rưỡi.

Thấy bán rìu đồng được nhiều tiền, anh Phương đã trở lại hang cũ để tìm kiếm và

nhặt được một chiếc rìu đá bé bằng bao diêm. Anh đã đem đi bán nhưng dân buôn đồ cổ trả

giá thấp quá nên anh để ở nhà làm cảnh.

Rời Viễn Sơn, chúng tôi tiếp tục tìm đến khu vực Tân Hợp và Đông An theo dấu chân

của những người đã từng mua bán đồ cổ.

Tại xã Tân Hợp, chúng tôi gặp một người tên Hùng chuyên thu mua đồ cổ của dân

đào được rồi bán lại cho những người chơi đồ cổ. Hùng cho biết: Năm 2006 gã kiếm được

20 phi vụ đồ cổ với số tiền lãi trên 200 triệu đồng. Từ đó đến nay thỉnh thoảng mới có người

đào được đồ cổ đem bán. Gã thường mua xong rồi bán qua tay cho dân chơi đồ cổ để kiếm

lời. Có vụ gã mua được năm chiếc rìu cổ với giá bốn triệu đồng, và bán lại cho dân chơi đồ

cổ với giá năm mươi triệu, còn những vụ ít gã cũng phải kiếm được trên 10 triệu đồng.

Một kinh nghiệm trong việc xác định sự đắt rẻ của đồ cổ không chỉ phụ thuộc vào

niên đại, hình dáng mà còn phụ thuộc vào hoa văn in trên những đồ dùng đó. Chẳng hạn

như loại hoa văn có in hình thú, hình quả trám thì có nhiều, nhưng một số loại đồ đồng có

hoa văn zích zắc và một số hình dáng kì lạ thì không mấy khi tìm được. Những loại này có

giá rất đắt, nếu khéo léo mua bán thì có khi lãi vài chục triệu/đồ vật là chuyện không quá

khó khăn.

Ngoài ra, có một loại rìu đá qúi hiếm được nhiều người săn lùng. Đó là chiếc rìu đá

làm từ đá saphia có niên đại trên 2.000 năm. Nhìn bề ngoài loại rìu này có màu trong như

101

ngọc, kích thước chỉ bằng bao diêm. Hiện giá của chiếc rìu đá loại này là trên 100 triệu

đồng/chiếc. Tuy nhiên, có thể thời gian tới giá còn cao hơn nữa”.

102

……..

“Với niềm đam mê đồ cổ, năm 2007, 12 thành viên đã tụ họp lập nên CLB cổ vật

Quỳnh Lưu (Nghệ An). Với họ, chơi đồ cổ không chỉ thỏa mãn niềm đam mê, mà còn là một

con đường giúp họ thành tỉ phú.

Nghề chơi cũng lắm công phu

Căn nhà hai tầng của chủ nhiệm Câu lạc bộ Đặng Xuân Hoàng ở thị trấn Quỳnh Lưu

chật cứng đồ cổ đủ các loại: Câu đối, hoành phi, bát đĩa, tiền, tượng, sắc phong …đủ chất

liệu bằng kim khí, bằng sứ, bằng gỗ, giấy … Cổ vật từ nhiều nước, nhiều niên đại từ hàng

chục thế kỉ cho đến cách đây vài chục năm, thậm chí có cả đồ giả cổ.

Anh Hoàng cho biết: “Tôi là người có sở thích sưu tầm cổ vật từ mấy chục năm nay.

Thấy cái gì cổ là tôi mua tất. Tiền làm được đồng nào đều đổ vào đồ cổ (anh Hoàng làm

nghề kinh doanh hàng tạp hóa). Từ niềm đam mê, tôi đã bỏ công tìm hiểu, giao lưu, trao đổi

với giới chơi đồ cổ ở khắp cả nước. Sau thấy có nhiều người trong huyện cùng chí hướng

nên anh em đã tụ họp thành lập CLB để hỗ trợ cho nhau”.

Khi được hỏi về việc làm thế nào để xác định được giá trị của mỗi cổ vật, anh Đặng

Xuân Hoàng say mê giải thích rằng, người chơi cổ vật đã tổng kết các tiêu chí để xác định

giá trị của một món đồ cổ theo thứ tự dễ nhớ là: "Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi".

“Dáng” và “da” nhằm đánh giá yếu tố đẹp của món cổ vật, là dấu ấn văn hoá mà

người xưa để lại, thể hiện trình độ tay nghề thiết kế, tạo hình, bố cục, trang trí trên món đồ

có độc đáo hay không. "Toàn" là tình trạng cổ vật có lành lặn hay dập vỡ, nguyên vẹn hay

sứt mẻ. Tiêu chí "tuổi" để xác định giá trị món cổ vật ra đời vào thời kì nào, bao nhiêu năm

tuổi … Ngoài ra tiêu chí "minh văn, hiệu đế" (chữ được vẽ, chạm, khắc trên cổ vật) giúp xác

định xuất xứ, nguồn gốc của món đồ.

Mỗi cổ vật đều hàm chứa những giá trị lịch sử và văn hoá, nghệ thuật, là di sản văn

hoá độc đáo. Đối với các thành viên CLB, bên cạnh việc kinh doanh mua bán cổ vật, là khát

vọng lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền.

Con đường trở thành tỉ phú

Vừa giới thiệu nét độc đáo của chậu hoa con giống thời nhà Mạc, anh Phạm Trọng

Hữu, thành viên CLB, khẳng định: “Không phải ai cũng chơi đồ cổ được, trước hết phải có

lòng đam mê, có vốn hiểu biết nhất định về lịch sử, nguồn gốc cổ vật, lịch sử từng giai đoạn

của đất nước và thế giới; hiểu và đánh giá được giá trị của cổ vật. Và quan trọng hơn là

người chơi phải có tiền, thậm chí rất nhiều tiền”.

CLB cổ vật đã thực sự là “bà đỡ” về mặt tài chính và chuyên môn cho hội viên thông

qua việc vay vốn ngân hàng, tổ chức cho hội viên đưa cổ vật đi triển lãm; giao lưu và trao

đổi cổ vật; hỗ trợ hội viên trong việc thẩm định cổ vật. Thông qua những buổi giao lưu, đọc

tài liệu, xem phim về lĩnh vực này, các hội viên có thêm những kiến thức về sưu tầm, đánh

giá, thẩm định, kinh nghiệm lưu giữ và bảo tồn cổ vật.

Một “luật bất thành văn” là đã nói đến các tay chơi cổ vật là nói đến các tỉ phú. Mua

cổ vật cũng là một cách đầu tư có lợi nhuận rất cao và bền vững.

Hiện nay, anh Hoàng đã có trong tay một bộ sưu tập đồ cổ gồm hàng ngàn hiện vật,

với trị giá lên tới hàng chục tỉ đồng. Anh Hoàng có rất nhiều mối quan hệ để mua bán đồ cổ.

103

Dù bận đến mấy, anh cũng dành ít nhất 2 tiếng/ngày để lên mạng nắm thông tin, giá cả, trao

đổi về đồ cổ. Nhờ vậy, anh nắm rất chắc giá cả của từng món đồ, quyết định mua hay bán,

mua cái gì, bán cho ai, bán ở đâu …để thu lại lợi nhuận. Có khi chỉ cần một “phi vụ” mua

bán, anh đã thu lãi hàng chục triệu đồng.

Anh nói: “Cái thú của nghề đồ cổ là giao lưu, trao đổi, mua bán. Bên cạnh niềm đam

mê cổ vật, lợi nhuận cũng là một động lực để giúp người chơi gắn bó với nghề”. Có những

món đồ cổ mua được với giá rất rẻ, thậm chí được cho không, nhưng sau một thời gian hay

gặp đúng người cần lại trở nên vô giá.

Số lượng cổ vật của 12 hội viên CLB sưu tầm được, hiện lưu giữ tại các gia đình có

đến hàng chục nghìn sản phẩm, đủ các chủng loại, đủ các thời. Trong đó, rất nhiều cổ vật

đặc biệt có giá trị về lịch sử và văn hoá.

Chúng tôi đã đến thăm gia đình một số hội viên và thật sự choáng ngợp trước số

lượng cổ vật mà những thành viên đó đã sưu tầm được. Hàng nghìn cổ vật được trưng bày,

trong đó rất nhiều cổ vật rất có giá trị, ví dụ như chiếc chóe thời nhà Hồ, chum đồng thời

nhà Minh của gia đình anh Hữu; các đầu rồng thời Lý của nhà anh Hữu và anh Đội, chậu

hoa con giống thời nhà Mạc, hàng trăm hiện vật, cổ vật như đồ đồng Đông Sơn, đồ gốm, đồ

đá thời Việt cổ, các cổ vật thời Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, cổ vật thời nhà Lý, Trần,

Nguyễn của nhà anh Hoàng … Các cổ vật được trưng bày theo từng chủng loại như một bảo

tàng cổ vật tại gia, đã thật sự cuốn hút người xem.

Theo qui luật phát triển, khi đất nước giàu lên, trình độ dân trí tăng lên, chắc chắn

người chơi, sưu tầm, bảo tồn, trao đổi, mua bán cổ vật sẽ nhiều lên. Riêng ở Nghệ An, đến

thời điểm này CLB cổ vật Quỳnh Lưu là mạnh nhất, có số lượng cổ vật nhiều nhất tỉnh.

Nguyện vọng của các thành viên CLB cổ vật Quỳnh Lưu là tỉnh cần thành lập "Hội cổ

vật Nghệ An", nhằm thu hút được nhiều người sưu tầm, bảo tồn và chơi cổ vật, nhằm lưu giữ

và bảo tồn vốn qúi di sản của ông cha để lại, tổ chức được nhiều cuộc triển lãm, trưng bày,

giao lưu, để nhằm tôn vinh và giới thiệu giá trị vốn qúi di sản văn hoá đến với các tầng lớp

nhân dân”.

Kết luận: Vừa rồi ngân hàng nhà nước mới ban hành ngưng lưu hành 2 tờ tiền cotton

mệnh giá 10.000 VND và 20.000 VND mà trên mạng đã xôn xao mua bán nó với giá gấp

mấy lần. Có thể nói mua bán đồ cũ, đồ cổ là trào lưu mà người thực hiện ý tưởng có thể lợi

dụng để làm giàu. Điều vô cùng lí thú là ý tưởng này không hề có ý định bỏ tiền ra mua đồ

cổ, đồ cũ trưng ở nhà mà chỉ làm người môi giới mà thôi. Với cách làm này bạn có thể giàu

một cách bền vững mà không sợ rủi ro.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý tưởng này:

104

+ Bạn phải là người có những hiểu biết nhất định về khoa học kĩ thuật (hay chí ít

cũng có trình độ đủ để tiếp thu khoa học kĩ thuật), ham học hỏi, đam mê sáng tạo (nhất là

lĩnh vực tái chế rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp).

+ Bạn phải có số vốn khoảng 0 triệu. Trong trường hợp bạn có ít hơn thì phải tiến từ

từ. Số vốn này bạn sẽ dùng để lập trang web; quảng cáo; giao dịch; mua mẫu đồ cũ …

+ Trước mắt chưa cần nơi chứa đồ cũ nhưng trong tương lai sẽ cần nơi để trưng bày mẫu vật.

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của vài người thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp …

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, tham vọng, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại

sao họ nên chọn hàng hóa, dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối

với những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc thu lợi nhuận: Thời gian để hoàn thành một web lôi kéo được nhiều khách

hàng ghé thăm ít nhất cũng phải mất từ 6 tháng – một năm. Trong thời gian này bạn phải viết,

biên tập hàng ngàn bài viết đưa lên web. Đây quả là một công việc vô cùng đồ sộ, nếu bạn

muốn thời gian sinh lợi nhanh hơn thì bạn phải cố gắng rất nhiều.

Thời buổi bây giờ kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng bị cạnh tranh rất khốc liệt, do

đó chắc chắn thời gian đầu mô hình này sẽ không sinh ra lợi nhuận đủ để bạn sinh sống đòi

hỏi bạn phải kiếm thêm thu nhập từ nguồn khác. Sau khi web đem lại cho bạn một thu nhập

ổn định thì bạn mới nên nghỉ việc khác để toàn tâm toàn ý tập trung cho sự nghiệp này.

+ Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi vô cùng khó. Nếu quản

lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận sẽ giảm đáng kể. Quan điểm chung là không mua hàng mà

chỉ mua mẫu cho khách hàng xem, nghĩa là “mua bán đồ cũ” giữ chức năng chính là môi

giới.

+ Về việc gia tăng giá trị của đồ cũ: Vấn đề này quyết định thành công hay thất bại

của ý tưởng. Nó là một vấn đề vô cùng khó. Nếu bạn không có năng lực viết bài, sáng tạo,

nghiên cứu khoa học … thì rất khó thành công.

105

+ Về việc quản lí tiền bạc: Muốn giàu có phải quản lí tiền bạc tốt.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn rất ít.

106

+ Lĩnh vực này vừa bán, cho thuê, môi giới, bán chất xám … Nói chung phạm vi

phục vụ rất rộng lớn, do đó gần như không có rủi ro nếu làm đúng qui trình, bài bản. Còn ý

tưởng này đem lại mức độ giàu có bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất

người theo đuổi.

+ Có thể bán phát minh, ý tưởng tái chế đồ cũ.

+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội (quan tâm đến môi trường, tiết kiệm chi tiêu)

nên được xã hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.

+ Tha hồ đắm mình vào thế giới sáng tạo từ đồ cũ mà lại có thể giàu có.

107

1. Ý tưởng:

Ý TƯỞNG CHỢ NGƯỜI LÀM

Tôi nhận thấy khi xã hội phát triển thì tỉ lệ thất nghiệp cũng ngày một tăng cao. Bên

cạnh đó, nhiều ngành nghề tự do … cũng ngày một nở rộ. Thậm chí những người đang có

công việc ổn định cũng mong muốn kiếm việc phụ để tăng thêm thu nhập … Thế là trong

đầu tôi nảy ra ý tưởng thành lập một trang web “chợ người làm”, hoạt động chủ yếu kiếm

thêm công việc phụ cho ai có nhu cầu.

Các bạn thấy các trang web tìm việc bây giờ đang làm theo kiểu “việc tìm người”.

Nghĩa là họ đăng những việc họ cần tìm người lên sau đó ai có nhu cầu thì liên hệ với họ.

Cách làm của “chợ người làm” sẽ ngược lại. “Chợ người làm” sẽ đăng “năng lực”, “phẩm

chất”, “điều kiện” … của người muốn xin việc làm lên. Nếu ai có nhu cầu sẽ liên hệ với họ.

Với cách làm này nhà tuyển dụng dễ dàng tự ý mình xét tuyển ứng viên trước khi gửi lời

mời phỏng vấn đến họ (cách làm trước đây làm người xin việc mất thời gian nay thì ngược

lại. Nhiều người xin việc gửi hàng đống hồ sơ mà nhà tuyển dụng không trả lời làm cho họ

vô cùng bất mãn), và gia tăng cơ hội, thu nhập cho người làm thuê (nghĩa là một người làm

thuê đang làm ở một công ty nào đó vẫn có thể được nhà tuyển dụng quan tâm đến hồ sơ của

họ trên mạng và gửi lời mời (nếu đồng ý thì họ có thể nhảy việc), hoặc họ có thể làm một lúc

nhiều công việc, nhận thêm việc để làm …).

Để làm được điều này người điều hành web “chợ người làm” phải có năng lực trong

việc tuyển dụng, soạn thảo hồ sơ xin việc … để trực tiếp phỏng vấn, viết hồ sơ cho người

đăng tin. Tất nhiên, người đăng tin sẽ phải trả phí cho một lần viết chính xác, đúng đắn hồ sơ

xin việc của họ.

Nói một cách dễ hiểu khác là đây là web chỉ dùng đăng thông tin của người dự tuyển

lên mà thôi. Ai cần thì liên hệ với họ.

Người đăng cũng có thể yêu cầu người điều hành web tìm việc cho họ. Với dịch vụ

này họ sẽ phải trả thêm chi phí.

Doanh thu của trang web sẽ do người đăng tin trả, hoặc đôi khi do nhà tuyển dụng trả

nếu nhà tuyển dụng yêu cầu “chợ người làm” kiếm người cho mình.

Để tăng doanh thu, trang web có thể mở thêm các chuyên mục dạy nghề, kĩ năng …

nhằm đào tạo cho những ai có nhu cầu.

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Với trang phục com - lê sọc nhuyễn, cà vạt lụa và giày bóng láng, David Rowe lại

đeo bảng quảng cáo "Tìm việc làm" với nội dung: "Sẵn sàng làm không công tháng đầu tiên,

sau đó có thể thuê hoặc sa thải tôi".

Khi bước xuống phố Fleet, nơi tập trung nhiều công ty luật và ngân hàng đầu tư, cử

nhân ngành lịch sử 24 tuổi David Rowe - trong trang phục complet sọc, cà vạt lụa và giày

bóng láng - cho thấy bộ mặt đầy tâm trạng, đúng nghĩa của người đang cần việc làm thời

khủng hoảng.

“20 bước chân đầu tiên là khó khăn nhất vì bạn thấy mình rất dễ gây chú ý, nhưng

chỉ cần cứng rắn lên để làm quen với tình cảnh đó”, Rowe nói rồi bắt đầu lê bước chậm rãi

về phía tòa án trước khi chuyển hướng qua thánh đường St Paul’s.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu xuống dốc trước đó, ngành công nghiệp nặng và sản

108

xuất bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hiện giờ tại Anh, phần nhiều là ở miền Tây, không ít dân

“cổ cồn trắng” bị sa thải là những giám đốc marketing với mức lương lên đến 6 con số hay

109

chuyên gia IT có 20 năm kinh nghiệm. Điều này đặc biệt khó chấp nhận với những thanh

niên như Rowe khi họ đang bắt đầu khởi nghiệp. Hình ảnh năng động, miệt mài làm việc

trong văn phòng công ty lớn đã mờ dần; tâm trí họ chỉ còn lại viễn cảnh về công việc lương

thấp không cần chuyên môn, nếu họ có thể tìm được việc, và những món nợ lớn.

“Tôi nợ khoảng 20.000 bảng (32.400 USD) và mức đó cũng không có gì quá so với

nhiều sinh viên đã tốt nghiệp”, Rowe nói với Reuters khi tranh thủ nghỉ giải lao giữa chiến

dịch quảng cáo “đơn thương độc mã”. “Cha tôi cá là tôi sẽ không có can đảm bước ra

đường với tấm bảng quảng cáo trên người!”, anh kể.

Rowe phải đối mặt với thị trường việc làm khắc nghiệt ngay cả trước khi kinh tế suy

sụp. Nước Anh đã chứng kiến một tốc độ gia tăng “khủng” về lượng sinh viên cao đẳng và

đại học, nhưng tỉ lệ tăng số đầu việc cần trình độ đại học lại không tương xứng.

Chỉ vài giờ sau khi bắt đầu đeo tấm bảng quảng cáo tìm việc lên người, Rowe đã

nhận được một lời mời phỏng vấn.

Theo Ban Phát kiến và Kỹ năng Kinh doanh, cách đây 20 năm, khoảng 17% những

người trong độ tuổi 18 - 30 có trình độ cao đẳng hoặc đại học nhưng đến năm 2008, tỉ lệ

này là 43%. Dữ liệu thống kê cho thấy khoảng 220.000 sinh viên tốt nghiệp đã gia nhập thị

trường lao động trong giai đoạn 2007 - 2008.

Những số liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường High Fliers Research Ltd

chứng tỏ các vị trí trống cho cử nhân ở khoảng 100 doanh nghiệp hàng đầu trong năm 2009

bị cắt giảm 28% so với năm 2008, và hơn .00 chức vụ trống bị xóa bỏ hoặc để mặc.

Nhưng Rowe không phải thất vọng với chiến dịch tìm việc độc đáo của mình. Chỉ vài

giờ sau khi bắt đầu đeo tấm bảng quảng cáo lên người, mang nội dung “sẵn sàng làm không

công một tháng và sau đó công ty có thể tùy chọn thuê hoặc sa thải”, anh đã bắt được vận

may.

Gavin Walker, thuộc công ty tuyển dụng quốc tế Parkhouse Bell, rất thích sáng kiến

của Rowe và quyết định phỏng vấn cử nhân sử học tốt nghiệp ĐH Kent.

“Tôi kết cách suy nghĩ sáng tạo của anh ta. Ý tưởng ấy khiến tôi thấy ấn tượng. Tôi

thậm chí còn ấn tượng hơn sau cuộc phỏng vấn. Rowe đúng là người có khả năng và tôi đã

mời cậu ấy làm việc cùng mình”.

Rowe, người đang nắm trong tay một “bộ sưu tập” lớn danh thiếp các công ty, cho

biết anh sẽ suy nghĩ cẩn thận về lời đề nghị của Walker. Chàng trai này không hề tỏ ra vội

vàng: “Tôi đã tự nhủ sẽ đeo tấm bảng quảng cáo trong ngày và muốn hoàn thành bằng được

việc đó!””.

.........

“Không thể tìm được việc bằng các cách truyền thống, mới đây vị thạc sĩ sử học Anh

đã tuyệt vọng ra đứng đường và đeo bảng tìm việc.

Sau 10 năm miệt mài nộp khoảng 1.000 đơn xin việc ở khắp mọi nơi mà không được

đoái hoài, ông Robin Norton đã quyết định ra đứng đường đeo bảng “hãy tuyển tôi đi” với

hi vọng có ai đó đi ngang qua chú ý.

Từng có 7 năm làm việc cho công ty Bưu chính hoàng gia trước khi về nhà tự mở dịch

vụ chăm sóc sức khỏe, nhưng kể từ năm 2002 đến nay ông Robin Norton vẫn phải trầy trật

kiếm sống bằng rất nhiều nghề lặt vặt.

110

Trường hợp của Norton không phải là duy nhất ở Anh phải dùng đến cách này để tìm

việc. Những trường hợp tương tự cũng được ghi nhận tại Mỹ và thậm chí ngay tại Việt

Nam”.

111

................

“Huỳnh Ngọc Thành, 22 tuổi, tân cử nhân đại học Tài chính Marketing TP.HCM đã

đạp xe suốt một ngày trời trên các đường phố Sài Gòn để “tự tiếp thị” mình.

Đạp xe treo quảng cáo tìm việc làm

Đằng trước và sau xe đạp của chàng trai đội mũ bèo có treo biển bằng bìa cac - tông

ghi chữ viết tay: “Tôi cần một công việc. Tôi có bằng đại học ngành tài chính ngân hàng, có

các chứng chỉ UBCKNN (uỷ ban Chứng khoán Nhà nước); biết lập trình MATLAB, C++,

VBA for EXCEL. Liên hệ: ...”.

Chia sẻ trên Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT), cử nhân ngành tài chính ngân hàng này cho

biết: “Tôi ra trường vào tháng 7/2011. Từ đó đến nay đã nộp hồ sơ vào nhiều công ty nhưng

vẫn chưa được gọi. Có công ty đăng quảng cáo trên mạng nhưng đến nơi lại gặp môi giới

đa cấp, phải đóng 100.000 đồng nhưng vẫn không có việc. Có nơi gọi phỏng vấn nhưng

chưa thấy trả lời. Không thể nằm chờ mãi, tôi đã chọn hình thức tự tiếp thị cá nhân thế này

để mong có nhà tuyển dụng nào đó tình cờ để mắt đến”.

Thành chia sẻ: “Kiếm được bao nhiêu tiền từ nghề gia sư, tôi dành đổ xăng để lặn

vào các kho sách thư viện ĐH Khoa học tự nhiên, Bách khoa, Sư phạm kỹ thuật và nhóm thư

viện làng đại học ở Thủ Đức để nghiên cứu. Tôi học thêm các phần mềm lập trình, kiểm toán,

phân tích dữ liệu, báo cáo để làm chủ kiến thức chuyên môn trong chương trình học”.

“Nói thật, tôi cũng hết cách mới chọn đến hình thức “tiếp thị bản thân” theo kiểu này.

Ban đầu, tôi cũng hơi e ngại, mặc cảm lắm. Chiến thắng được sự mặc cảm đó để bắt tay làm

quả thật rất khó khăn”. Thành cũng cho biết thêm, anh đã suy nghĩ nhiều khi chọn lựa đi

bằng xe đạp hay xe máy: “Xe máy vừa khó làm chủ tốc độ, vừa tốn xăng. Tôi chọn đi xe đạp

sẽ gây sự chú ý cho mọi người, vì tốc độ vừa phải, người ta có thể đọc thấy kĩ thông tin, số

điện thoại để nếu cần thì liên lạc. Nếu tôi không có khả năng thì chắc chắn cũng không dám

chọn hình thức “tự giới thiệu” thế này đâu”, Thành nói với SGTT.

Cư dân mạng ném đá “cử nhân tìm việc”

Chỉ sau một ngày báo chí đưa tin, các mạng xã hội bình luận rôm rả về chàng sinh

viên với cách tìm việc khác người này.

Rất nhiều ý kiến phản đối cách làm của Huỳnh Ngọc Thành trên khắp các diễn đàn. Tuy nhiên, theo thành viên “David Nguyen” thì cách làm của cậu cử nhân kinh tế này

khá hay ho và đáng để bạn trẻ đang tìm kiếm việc làm xem xét:

“Phương pháp của cậu này rất hay. Ít ra là cộng đồng đã biết đến cậu ấy là ai! Ở

đấy có bao nhiêu người đã biết đến bạn? Phương pháp tiếp thị bằng xe đạp cũng rất ok, vừa

112

đủ để mọi người có thể đọc được thông tin về mình, nhưng quan trọng là cậu ấy có thể đi

chậm, quan sát được chuyển động của cuộc sống. Biết đâu trong những ngày đạp xe này,

trong đầu cậu ấy lại nảy lên bao ý tưởng kinh doanh mới lạ. Thực tế sẽ mang lại cho chúng

ta nhiều bài học hơn là sách vở”.

Thành viên “Cuong Cao” cầu chúc cho chàng trai: “Hi vọng bạn ấy sẽ tìm được

công việc thích hợp, ủng hộ mọi cố gắng mang ý nghĩa tích cực!”.

Một bạn gái với biệt danh“Tít Mí” (có vẻ như là đồng hương của Huỳnh Ngọc

Thành) khích lệ: “Không được. Dân Khánh Hòa, mà dân Cam Ranh thì không thể như thế

này được. Không kiếm được việc thì tạm thời đi dạy thêm đi, kiếm đồng ra đồng vào. Sao lại

phải vất vả thế này anh ơi? Đâu phải trời tiệt đường sống đâu, cơ bản là ta có thấy đường

để sống không”.

Hiện nay, tại một số diễn đàn lớn trên mạng đã thành lập topic riêng để các bạn trẻ

quan tâm tới “tân cử nhân kinh tế đạp xe, treo biển xin việc” dễ dàng đóng góp ý kiến và dự

báo con số bình luận vẫn không ngừng tăng lên theo cấp số nhân.

Cử nhân “đeo biển” có kiếm được việc làm?

Gọi điện tới số điện thoại Huỳnh Ngọc Thành treo trên xe đạp, Thành cho biết: “Tôi

đã nhận được nhiều cuộc điện thoại của một số người phỏng vấn, tuy nhiên cũng có nhiều

cuộc điện thoại chọc phá, quấy rối, nói năng khiếm nhã”.

Cũng có một vài người hứa hẹn về việc làm và nói là khi nào cần sẽ liên lạc lại.

Tuy nhiên, khi phóng viên VietNamNet nhờ một chuyên gia về phân tích định lượng

trong ngân hàng phỏng vấn qua điện thoại về lĩnh vực mà Thành đang muốn làm ở ngân

hàng là quản trị rủi ro hay phân tích định lượng thì chuyên gia này cho biết:

“Thành chưa có kiến thức cần thiết và định hướng nghề nghiệp rõ ràng để tiếp cận vị

trí này, hỏi các chỉ số cần tính toán trong quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường hay sản

phẩm phái sinh ... Thành đều không trả lời được. Một vài từ chuyên môn thông dụng tiếng

Anh trong lĩnh Tài Chính cũng không biết.

Nghề này cần kiến thức cơ bản thật tốt về Toán, xác suất thống kê, tài chính và tiếng

Anh, nên lời khuyên cho Thành là hãy tìm một công việc nào đó vừa sức, kiếm đủ tiền sống

và học thêm cho đến khi có đủ kiến thức cần thiết, không nên tự tiếp thị mình bằng cách đó

khi chưa có sự chuẩn bị thật tốt cho nghề nghiệp”.

Kết luận: Bạn thấy không, khi chưa có sự chuẩn bị thật tốt cho nghề nghiệp thì việc

tiếp thị bằng cách đeo bảng vẫn không hiệu quả. Vấn đề nằm ở chỗ bạn muốn làm gì, muốn

trở thành người như thế nào và bạn có đủ năng lực, phẩm chất đứng ở cương vị ấy không?

Khi người dự tuyển tìm đến “chợ người làm” họ sẽ được tư vấn những điều cần thiết để hoàn

thiện năng lực, phẩm chất của họ sao cho tương ứng với những gì họ muốn làm. Đây chính

là một sân chơi, nơi mà người cần việc có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cộng

đồng và học tập những gì cần thiết trước khi lao vào mưu sinh, kiếm tiền. Nó thật sự bổ ích

trong bối cảnh xã hội ta hiện nay.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải có một số vốn khoảng 10 triệu VND. Số vốn này bạn sẽ dùng để lập trang

113

web, quảng cáo, giao dịch …

+ Bạn phải là người có kinh nghiệm, am hiểu về công tác tuyển dụng nhân sự, hồ sơ xin việc, thủ tục pháp lí liên quan đến người lao động ... cùng nhiều kiến thức xã hội khác.

114

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp …

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại

sao họ nên chọn ứng viên bạn giới thiệu. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối

với những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc thu lợi nhuận: Thời gian để hoàn thành một web lôi kéo được nhiều khách

hàng ghé thăm ít nhất cũng phải mất từ 6 tháng – một năm. Trong thời gian này bạn phải viết,

biên tập hàng ngàn bài viết đưa lên web. Đây quả là một công việc vô cùng đồ sộ, nếu bạn

muốn thời gian sinh lợi nhanh hơn thì bạn phải cố gắng rất nhiều.

Thời buổi bây giờ kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng bị cạnh tranh rất khốc liệt, do

đó chắc chắn thời gian đầu mô hình này sẽ không sinh ra lợi nhuận đủ để bạn sinh sống đòi

hỏi bạn phải kiếm thêm thu nhập từ nguồn khác. Sau khi web đem lại cho bạn một thu nhập

ổn định thì bạn mới nên nghỉ việc khác để toàn tâm toàn ý tập trung cho sự nghiệp này.

Cũng xin mở ngoặc nói trước là để làm thành công ý tưởng này bạn cần thời gian tối

thiểu khoảng 3 năm. Trong 3 năm này bạn vẫn đi làm bình thường chỉ dành mỗi ngày một ít

thời gian kiên trì xây dựng web. Nếu có năng lực thì khi web đi vào hoạt động bạn sẽ có thu

nhập đều đều.

+ Khó khăn lớn nhất của ý tưởng là khâu tuyển dụng nhân sự và thay họ viết hồ sơ

xin việc đăng trên web. Nếu bạn có ưu thế về hai lĩnh vực này mới nên quyết định làm.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Không quản lí tốt tiền bạc thì đừng mơ đến chuyện giàu có.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn rất ít, rủi ro gần như không có.

+ Lĩnh vực kinh doanh này giống như lĩnh vực kinh doanh cho thuê tài năng. Nhà

tuyển dụng cần đến bạn vì bạn có thể tìm cho họ người họ cần, còn ứng viên cần đến bạn vì

bạn có thể giúp họ có việc mà không phải mất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc (tìm việc

giùm họ).

+ Bạn có thể mở các lớp huấn luyện các kĩ năng, bán sách, quảng cáo ...

+ Ý tưởng này sẽ giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp trong dân chúng. Chắc chắn trang web

của bạn sẽ được đối tượng sinh viên, học sinh ... vô cùng quan tâm vì đem lại nhiều lợi ích

115

thiết thực cho họ.

5. Liên hệ qua địa chỉ E-mail bên dưới để được hướng dẫn cụ thể:

116

Ý TƯỞNG QUÁN NƯỚNG ĐẶC SẢN

1. Ý tưởng:

Người Mĩ có “gu” thưởng thức đồ ăn của người Mĩ, người Việt có “gu” thưởng thức đồ

ăn của người Việt. Ở Việt Nam nếu mở “quán nướng đặc sản” tốt đảm bảo sẽ làm giàu rất

nhanh chóng!

Bạn đừng coi thường vài cái lò than …, trông vậy thôi chứ hàng tháng thu hàng chục

triệu đồng hơn cả doanh thu của một doanh nghiệp nhỏ mà lại chẳng phải đóng một đồng thuế

nào.

Khi đọc sơ tựa ý tưởng này chắc hẳn có bạn sẽ cho rằng ý tưởng chẳng có gì mới,

nhưng đọc kĩ thì thấy khác hoàn toàn. Sự khác biệt ở đây nằm ở từ “đặc sản”. Quán nướng

thì ở đâu mà chả có, nhưng họ nướng lung tung, bạ cái gì nướng cái đó. Để làm nên nét riêng

biệt của quán chúng ta chỉ tập trung vào những đặc sản được đa số người dân ưa thích mà

thôi. Chẳng hạn như: Bạch tuộc, sò Điệp, sò Dương, ốc biển, tôm sú …

Ý tưởng này chợt nảy ra khi có một lần tôi tình cờ được một người bà con cho một ít

Bạch tuộc phơi ráo nước với mách bảo tẩm sa tế nướng ăn thử xem. Ôi thật tuyệt vời!

Dạo gần đây thấy có nhiều quán Bạch tuộc nướng nổi lên như một phong trào, tuy

nhiên, công nghệ nướng của họ sai be sai bét cả. Bạch tuộc muốn nướng ngon phải phơi ráo

nước chứ không phải vừa lấy ra trong thùng đá nướng đâu nhe! Chắc tại họ “ăn gian” để

người mua thấy nhiều, nhưng vô tình làm cho món ăn này trở nên không còn ngon nữa.

Thật là tuyệt nếu bạn có một khu đất lớn có cây cối, ao cá … làm nơi kinh doanh. Ngồi

trong không gian này mà nướng ăn vào lúc mùa mưa tầm tã thì tuyệt cú mèo. Vào mùa mưa

những quán ăn khác đều ế riêng chỉ có quán nướng là vẫn đông khách. Đặc biệt món nướng

bán rất chạy vào dịp Noel gần tết. Ăn đồ nướng vừa lạ miệng, dễ ăn, vừa giàu dinh dưỡng …

Tuy nhiên, muốn tìm hiểu kĩ hơn về mô hình này bạn cần phải liên hệ tác giả để hỏi chi tiết

về cách thực hiện, bởi không phải làm thế nào cũng thành công đâu. Nếu mà đơn giản như vậy

thì chẳng có lí do gì mà tồn tại cả!

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Trong khi “thầy” Paul làm mưa làm gió trên các vòng đấu nhờ tài đoán thì bạch

tuộc nướng ở vỉa hè Hà Nội đang là món "hot" với thực khách.

Chưa đến 19h, quán bạch tuộc Mập Kòi trên đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội đã rậm

rịch thực khách kéo đến. Chỉ khoảng chưa đầy một tiếng sau, các chỗ ngồi đã gần như chật

kín. Cô chủ trẻ cùng ba nhân viên phục vụ luôn chân luôn tay tẩm ướp gia vị và bưng đồ ăn

cho khách. Mùi thơm lừng của bạch tuộc nướng tỏa ra trên bếp than củi. Quán nhỏ xôm hẳn

lên khi có vài cậu thanh niên bước vào bàn luận về đội tuyển và các giải đấu.

“Cho 2 đĩa Paul, chị bạch tuộc ơi”, một thanh niên tên Quân bước vào quán bạch

tuộc nướng vỉa hè trên đường Trần Hưng Đạo dõng dạc. Biết quán được gần nửa năm nay, 4

cậu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân chia sẻ, gần như cuối tuần nào cũng ghé thăm quán.

“Từ mùa WC, trừ những ngày có đội yêu thích phải ra sân, cứ rảnh tối nào là chúng em lại

tạt vào quán. Ngày nào Paul đoán đội ruột thua thì trung thành với bạch tuộc nướng, ngày

117

nào Paul đoán đội ruột thắng thì chuyển sang các món khác”, Quân chia sẻ.

Là fan của đội Hà Lan, song Paul lại đoán Tây Ban Nha vô địch, Quân dự kiến ngày

nào cũng sẽ thưởng thức con vật 8 chân nướng này. Vừa nói cậu vừa luôn tay lật từng miếng

bạch tuộc trên bếp than củi vì sợ cháy.

Trong thực đơn của quán, bạch tuộc nướng được ưu ái xếp đầu tiên, theo sau là ngao

rưới mỡ hành, bò sốt mận, nầm lạc đà … Giá cả ở quán ăn vỉa hè này khá mềm, 4.000 đồng

mỗi đĩa. Bạch tuộc đã được ướp sẵn gia vị, gồm hành tỏi, sả, gừng, hạt tiêu ăn kèm với rau

thơm, dưa chuột và củ đậu. Thực khách chỉ việc đặt lên bếp than nướng cho đến khi có màu

vàng ươm, thơm lừng.

Thanh Phương, nhân viên một hãng truyền thông lần thứ hai đến quán chia sẻ, lần đầu

đi ngang qua đường Trần Hưng Đạo thấy biển ghi bạch tuộc nướng, cô rẽ vào ăn thử chơi.

Không ngờ vị giòn, dai, ngọt và cay cay của món bạch tuộc đã hớp hồn cô. Điều cô thích nhất

là được tự tay nướng bạch tuộc, tự thưởng thức thành quả mình làm ra. Tôi thích vị thơm giòn

mà không tanh của món ăn này. “Trước nghe tên “bạch tuộc”, tôi thấy hơi sợ nhưng ăn lại

thấy thơm. Đến khi dẫn bạn trai đến anh ấy cũng mê tít”, Phương chia sẻ.

Món bạch tuộc nướng vỉa hè không chỉ thu hút khách nội mà còn hấp dẫn cả khách

nước ngoài. Sarah, sinh viên luật người Hà Lan cho hay, mới sang Việt Nam được một

tháng và đây là lần đầu tiên cô được thưởng thức món bạch tuộc nướng. Có nghe nói nhiều về

thầy Paul trong mùa WC và điều đó khiến cô càng tò mò hơn về món ăn lạ này. “Tôi thích

ngồi vỉa hè ở Việt Nam để ăn món mình tự phục vụ. Đây là văn hóa rất riêng của Việt Nam và

tôi thích món bạch tuộc nướng của các bạn. Tôi cũng cầm đũa quen rồi nên không thấy khó

khăn cho việc ăn món này”, Sarah cười tươi chia sẻ. Theo tìm hiểu của VnExpress.net, quán

vỉa hè bạch tuộc nướng thường rẻ hơn rất nhiều so với các nhà hàng

chuyên đồ hải sản. Ở Hà Nội, một số khu vực chuyên bán bạch tuộc nướng như trên đường

Đại Cồ Việt, Trần Hưng Đạo và Hoàng Tích Trí. Thực khách của những quán này chủ yếu

là giới sinh việc hoặc các cô cậu tuổi teen.

Cô chủ quán tên Đào Phương Thảo chia sẻ với VnExpress.net, hai vợ chồng cô đã

mở quán bạch tuộc nướng từ cuối năm 2008, quán chủ yếu bán vào buổi tối từ 19h đến

23h30. Từ khi chú bạch tuộc Paul nổi lên thành sao trong mùa WC, khách hàng của cô tăng

lên từ 0 - 70%. Theo Thảo, khâu khó nhất là tẩm ướp gia vị và pha chế màu đẹp mắt mà

không dùng phẩm. “Khách hàng quen gọi em là cô bạch tuộc rồi nên cũng thấy vui vui.

Bạch tuộc được nhập từ Quảng Ninh, hai ngày mỗi lần và được bảo quản đông lạnh. Mỗi

ngày cửa hàng em bán được khoảng 10 kg bạch tuộc”, Thảo nói”.

Kết luận: Bạch tuộc nướng là món ngon tuyệt cú mèo nếu biết pha chế gia vị tẩm vào

bạch tuộc trước khi nướng. Một điều nữa là trước khi nướng bạch tuộc phải được phơi ráo

nước (một nắng). Bạch tuộc mua ở chợ đầu mối hay lấy trực tiếp từ các nơi đánh bắt rất rẻ,

nhưng khi bán thì giá gấp đôi (nghĩa là một lời một). Món này hợp với tất cả mọi người nên

rất hút khách. Một khi đã làm là phải làm ra trò mới thành công.

“Món nướng thì hình như ăn lúc nào cũng ngon bởi cái sự gợi thèm của nó thì bất

chấp mùa. Mà ăn món này đúng điệu phải nướng tại bàn, phải cảm giác, phải ngửi được cái

cháy xèo xèo của miếng thịt ngay tận mũi thì mới thú. Mùi thơm của món nướng có cái gì đó

rất gợi, để ai cách xa hàng trăm mét mà nghe cũng phải sụt sịt. Dù chả hề nghĩ đến thịt

118

nướng nhưng chỉ cần thấy mùi hương phảng phất đâu đó là cứ lại thèm. Cái thơm cháy khét

dai dẳng, cái thơm xộc ngay vào mũi khiến ai cũng chẳng nỡ khước từ. Món nướng thì vốn

rất đa dạng, có thể là thịt nướng, sườn nướng, tôm nướng hay thậm chí là rau củ nướng

cũng đều ngon cả. Mà nếu có thể kết hợp tất cả trên một vỉ nướng to thì càng tuyệt hơn.

Người ta nói, tiệc nướng chỉ thích hợp cho ngày nắng để nướng ngoài trời nhưng ngày mưa

mà thưởng thức thì lại càng ngon lành hơn đấy chứ. Bởi món còn nóng hôi hổi, lại có thể ăn

kèm nước chấm đậm đà thì kiểu gì cũng hợp”.

Kết luận: Kinh doanh món nướng vừa kinh tế, mà còn có thể sử dụng nguồn nhân

công là chính khách hàng vì nó rất dễ làm. Để thành công bằng nghề này kĩ thuật pha chế gia

vị tẩm ướp, chấm phải đẳng cấp hơn người. Đây là bí quyết mà không phải ai cũng làm được.

Hiện nay mỗi người pha chế gia vị một kiểu, chưa ở đâu pha chế tuyệt ngon cả. Trong các

siêu thị cũng chưa bán các gia vị tẩm ướp phù hợp. Đây là một lỗ hổng của thị trường mà ai

muốn làm tốt phải nghiên cứu kĩ khâu này.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải là người nghiên cứu, chế biến thành công gia vị dùng cho các món nướng,

nắm bắt được nhu cầu, tâm lí khách hàng.

+ Muốn mở một quán nhỏ ở vỉa hè thì cần vài triệu VND, nhưng nếu muốn mở quán

lớn hơn thì vốn nhiều thêm chút xíu. Vốn chủ yếu dùng để mướn mặt bằng, sửa sang quán,

mua dụng cụ, bàn ghế … chứ tiền hàng thì chẳng có bao nhiêu. Muốn phát triển ở qui mô

lớn, lâu dài thì nên bỏ tiền lập một trang web, quảng cáo, giao dịch …, nhưng chưa có tiền

thì làm từ từ rồi tính tiếp.

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web (nếu cần mở rộng qui mô hoạt động).

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của vài người thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp … + Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh ngành ăn

uống.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

119

phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại

sao họ nên chọn dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với

những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi vô cùng khó. Nếu quản

lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận thu được sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh an

toàn thực phẩm cần đặt lên hàng đầu. Không mua hàng trôi nổi mà mua hàng ở những cơ sở

có uy tín hoặc có sự kiểm định rõ ràng. Về cơ bản ta sẽ không mua hàng để sẵn mà chỉ mua

hàng khi có khách đặt hàng.

+ Về việc chế biến món ăn: Nếu không nghiên cứu, chế biến được gia vị tẩm ướp,

chấm, món ăn kèm … thì không thể thực hiện thành công ý tưởng này. Trong quá trình thực

hiện cần sáng tạo ra nhiều món mới hợp khẩu vị, “gu” của khách hàng.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Không quản lí tốt tiền bạc thì đừng mơ đến chuyện giàu có.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải có đạo đức nghề nghiệp, mặc

đồng phục và không được ăn cắp … Đối với những bạn đã từng đứng ở cương vị quản lí có

những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những

bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện

từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi: + Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn rất ít, thu tiền tươi ngay, rủi ro cực thấp,

dễ làm, tận dụng được nguồn nhân công là khách hàng.

+ Hiện nay lĩnh vực kinh doanh ăn uống đang thịnh hành, nhất là món nướng, vào các

dịp lễ tết. Nó là một ngành mà xã hội bao giờ cũng cần với nhu cầu cao. Chỉ cần chế biến

ngon, hợp vệ sinh, giá cả phải chăng … sẽ lôi kéo rất đông khách hàng đến quán.

+ Bạn có thể bán gia vị, nước chấm, thực phẩm cho khách mang về tự làm. + Mô hình có thể phát triển len lỏi vào bất cứ đâu, dù trời mưa hay nắng vẫn có thu

nhập.

+ Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những

đối tượng này làm nhân viên.

120

Ý TƯỞNG CÀ PHÊ ĐƯỜNG PHỐ

1. Ý tưởng:

Tôi chẳng phải là dân ghiền cà phê, và tôi cũng rất ít khi có thời gian ngồi nhâm nhi

một li cà phê cho ra hồn bởi có quá nhiều việc để làm. Tôi thấy đây là tình hình chung chứ

không phải riêng gì tôi. Cuộc sống ngày càng khó khăn đòi hỏi mọi người phải tiết kiệm thời

gian từng chút một. Ở các nước phát triển như Nhật Bản, Mĩ … mô hình quán cà phê dường

như đã bị bức tử. Khó khăn lắm bạn mới tìm thấy một quán cà phê ở Nhật vì đa số chúng

được thay thế bởi các máy bán cà phê tự động hết rồi. Dần dần Việt Nam cũng sẽ như vậy

thôi. Mà sao ở Việt Nam chưa thấy có cà phê lon nhỉ?!

Tôi đưa ra ý tưởng này bởi bức xúc rất nhiều thứ: Thứ nhất, vào các quán sang sang một chút uống li cà phê là bị “cắt cổ”. Thực tế giá

cà phê thấp hơn rất nhiều. Một bịch cà phê chế biến sẵn của Vinacafe có giá bán lẻ là 2.20

VND, cho thêm chút sữa đặc có đường, đá thì nó cũng chỉ có giá đến 4.000 VND là cùng.

Ấy vậy mà các quán lại bán với giá gấp gần 10 lần như vậy. Tôi muốn đưa ra ý tưởng này để

loại bỏ hết tất cả các quán cà phê đang bán giá trên trời hiện nay.

Thứ hai, cà phê Việt Nam ngon nổi tiếng chỉ thua Brasil ấy vậy mà cà phê Việt Nam

lại điêu đứng. Có thể nói cà phê của chúng ta đã thua ngay ở sân nhà. Các nhà sản xuất cà

phê chỉ nhắm vào đối tượng khách hàng sang trọng, họ đâu biết rằng đây là một thức uống

mà tất cả mọi người đều có thể uống được một cách dễ dàng. Cái dở của họ là không biết

đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng. Họ tưởng họ đã cải tiến cho ra cà phê chế biến sẵn chỉ

cần đổ nước sôi vào uống liền là ngon lắm. Thật ra khi pha chế như vậy cho thêm chút đá thì

uống còn thua li trà đá. Phải cho thêm sữa vào thì uống mới ngon. Họ tưởng họ cho ra cà phê

bột là đã tiết kiệm thời gian cho mọi người. Họ không biết ở Nhật người ta đã ra cả máy cà

phê. Chỉ cần bấm nút là lon cà phê hay li cà phê rớt xuống. Không ai pha pha, chế chế khi

đang đứng trên đường, ngồi trong phòng làm việc hay đi dạo cả! Nói chung các nhà bán cà

phê Việt Nam rất tồi! Họ chỉ biết ngồi nhìn thương hiệu, lợi nhuận cà phê Việt Nam bị người

ta cướp mất mà thôi! Tội nhất là những người nông dân trồng cà phê!

Thứ ba, nạn cà phê giả bây giờ cũng góp phần làm thương hiệu cà phê Việt Nam mất

danh tiếng. Lời gì mà quá đáng, đúng là kinh doanh vô đạo đức! Li cà phê bột cà phê thì ít

mà bột bắp thì nhiều! Không còn biết dùng từ gì để diễn tả nổi phẩm chất tồi của những

người buôn bán cà phê giả.

Thứ tư, sáng nay tôi nhìn thấy một anh chàng đứng ở lề đường bán cà phê với tấm

bảng đề “Cà phê ngon ngon”. Nhớ lại bài báo về chàng sinh viên với giấc mơ cà phê Việt,

rồi bài báo quảng cáo ghi trên lề đường là có ý tưởng về cà phê cần góp vốn thực hiện …

thấy mà bùi ngùi! Để xây dựng thương hiệu cà phê việc đầu tiên chúng ta cần làm là bán cà

phê hiệu quả. Bán hàng gì mà chẳng có thương hiệu, chẳng nghiên cứu cách thức pha chế,

cách thức bán hàng, chọn vị trí bán … mà cũng bày đặt nuôi dưỡng ước mơ thế này thế nọ.

Sinh viên bây giờ dường như học chỉ để lấy cái bằng khi ra làm lại không ứng dụng những lí

thuyết đã học vào thực tế. Ôi đáng buồn thay!

Ý tưởng này chẳng có gì mới lạ, cao xa … Tôi chỉ muốn làm tốt những gì người khác

chưa làm được mà thôi!

121

Thứ nhất, li cà phê mắc quá! Chúng ta sẽ giảm nó dưới mức giá 10.000 VND.

122

Thứ hai, bán cà phê ngon, pha chế chuyên nghiệp, đưa hàng đến tận tay người tiêu

dùng dù họ ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào. Để làm được điều này chúng ta phải mua

được cà phê chính gốc, giá rẻ, tìm ra công thức pha, pha máy, thiết kế gian hàng (xe đẩy) đặt

khắp các nơi một cách hợp lí, đào tạo nhân viên bài bản.

Thứ ba, phải có thương hiệu.

Tôi tưởng tượng mỗi buổi chiều tan ca ghé vào quầy cà phê mua li cà phê giá rẻ, chất

lượng ngon vừa đi vừa uống, cái cảm giác mệt mỏi như tan biến mất. Tôi tưởng tượng đang

lúc chờ phà có ai đó đưa đến li cà phê để thưởng thức thật sung sướng biết bao … Li cà phê

chứ không phải li nước mía. Nước mía bạn còn sợ đau bụng do ruồi nhặng đậu vào cây mía

trước khi xay. Li cà phê pha máy hoàn toàn khép kín, sau khi hoàn tất lại được đóng hộp

đàng hoàng thì còn gì phải sợ. Tôi dám cam đoan với bạn là li cà phê uống ngon hơn li nước

mía rất nhiều. Vậy tại sao nước mía bán được mà cà phê thì không? Tại sao chúng ta lại để

cho các hàng quán cà phê chặt người dân đến mấy chục ngàn một li? Thử làm một phép tính

đơn giản là mỗi li cà phê ta lời .000 VND, một ngày bán 100 li được 00.000 VND, một tháng

có 1 triệu VND. Chỉ bằng một cái xe đẩy mà mang lại cho bạn 1 triệu VND/tháng bằng lương

của một nhân viên văn phòng cao cấp, bạn có tin không? Giả sử bạn phát triển mạng lưới “cà

phê đường phố” này ra thì lợi nhuận thu được sẽ thế nào? Một mô hình làm giàu không đòi

hỏi tay nghề, học vấn, vốn liếng … cao. Làm bao nhiêu bỏ túi bấy nhiêu. Tuy nhiên, hình

thức này sẽ không phù hợp với ai ngại lăn lộn.

Làm giàu khó ở chỗ làm từng việc nhỏ một cách tốt nhất. Không phải ai khi đọc được

ý tưởng này cũng làm được, vì ý tưởng chỉ trả lời câu hỏi “Làm gì?” chứ không trả lời được

câu hỏi “Làm như thế nào?”. Chính câu hỏi thứ hai mới quyết định thành công của bạn.

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Buôn Ma Thuột được xem là “thủ phủ” của cà phê Việt Nam với sản lượng chiếm

gần một nửa tổng sản lượng cà phê của cả nước. Năm 200, cà phê Buôn Ma Thuột đã được

Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng chỉ dẫn địa lí và đây được xem là tài sản quốc gia. Các

doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn này phải đáp ứng những qui định nghiêm ngặt. Tuy nhiên mới

đây, một công ty luật quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam đã phát hiện ra một doanh nghiệp

Trung Quốc đã đăng ký sử dụng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên lãnh thổ Trung

Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam có thể sẽ phải đối

mặt với kiện cáo nếu có mặt tại thị trường này.

Điều đáng nói là, Trung Quốc nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất

của Việt Nam. Và vụ việc có khả năng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu DN Trung Quốc này

lợi dụng quyền sở hữu của mình để đăng kí sở hữu nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên

toàn thế giới.

Nhãn hiệu "Cà phê Buôn Ma Thuột" được công ty TNHH cà phê Quảng Châu - Buôn

Ma Thuột, có trụ sở tại Trung Quốc đăng kí sở hữu tại nước này vào ngày 14/11/2010.

Còn nhãn hiệu "Buôn Ma Thuột cà phê 1896", cũng bị doanh nghiệp này đăng kí vào

ngày 14/6/2011.

Cả 2 nhãn hiệu này đều được Trung Quốc bảo hộ trong thời hạn 10 năm. Nghĩa là,

trong 10 năm tới, các DN cà phê mang chỉ dẫn địa lí Buôn Ma Thuột của Việt Nam có thể sẽ

bị ngăn chặn nếu xuất khẩu vào Trung Quốc. Mất thương hiệu đồng nghĩa với việc mất thị

123

trường.

Luật sư Lê Quang Vinh, GĐ Bộ phận sở hữu trí tuệ Công ty Luật Bross & Partners

nhận định: “Điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta không xuất được hàng? Điều gì sẽ xảy ra

124

nếu thương hiệu của chúng ta trong bao nhiêu năm, chỉ dẫn địa lí chúng ta phát triển như

thế, gắn với hàng hóa như thế, mà chúng ta lại bị kiện ở nước ngoài? Chúng ta lại bị vướng

vào những câu chuyện pháp lí của chính mình. Đấy là một điều phi lí. Nhưng, nghe thì phi lí,

nhưng về câu chuyện pháp lí thì chúng ta phải chấp nhận vì rõ ràng họ đã đăng kí và theo

Luật của họ thì họ có thể hưởng quyền độc quyền kể từ thời điểm đăng kí”.

Cũng theo Luật sư Lê Quang Vinh, vào năm 1997, nhãn hiệu cà phê Đăk Lăk đã bị

một doanh nghiệp tại Pháp đăng ký sở hữu toàn cầu và đã có 24 quốc gia công nhận cà phê

Đăk Lăk là của Pháp chứ không phải của Việt Nam. Nếu chúng ta không hành động kịp thời,

thì nguy cơ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột rất dễ xảy ra.

Còn theo Cục Sở hữu trí tuệ, đây là lần đầu tiên một chỉ dẫn địa lí - một tài sản quốc

gia bị mất. Việt Nam có đủ cơ sở pháp lí để đòi lại nhãn hiệu từ doanh nghiệp Trung Quốc

nếu cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc.

Ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN): “UBND tỉnh với tư

cách là cơ quan quản lí cao nhất của chỉ dẫn địa lí cà phê Buôn Ma Thuột, chắc chắn là

phải tiến hành khiếu kiện đối với công ty đăng kí nhãn hiệu đó tại Trung Quốc. Cái khiếu

kiện đó phải thông qua một đơn yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu của Trung Quốc để mình đòi lại

nhãn hiệu. Và vụ khiếu kiện này sẽ phải tuân theo luật pháp của Trung Quốc”.

Cà phê Buôn Ma Thuột hiện chiếm khoảng 0% sản lượng cà phê cả nước và được xuất

khẩu ra 6 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một doanh nghiệp nào

đăng kí sở hữu thương hiệu này ở nước ngoài.

Ông Đoàn Triệu Nhạn, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho rằng: “Một mặt

chúng ta phải nói lên cho quốc tế biết là chúng ta bị mất (cái đó là cần thiết). Phải nói cho

thế giới biết là chúng ta bị mất cắp. Còn việc đăng kí thì rất tốn kém, nên chúng ta phải tính

toán. Theo tôi, chúng ta phải đăng kí ở một số địa bàn, một số thị trường mà chúng ta xuất

khẩu chủ yếu vào đó như Mỹ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ …”

Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản với nhiều mặt hàng đứng số 1, số 2 trên thế

giới, nhưng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ mới có khoảng 20% các sản

phẩm này được đăng kí bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam”.

Kết luận: Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và những người khởi nghiệp nói riêng

có tầm nhìn vô cùng hạn chế. Họ thấy sao thì làm vậy chứ không thể làm tốt hơn. Điều này

có lẽ xuất phát một phần từ nhận thức, trình độ kém cỏi, một phần do tư duy bảo thủ không

thể sửa đổi được. Nhìn cách làm kinh tế của người Việt thì biết: Sống nay chết mai chỉ biết

có lời trước mắt thì làm!

“Đậu nành rang trộn với hàng loạt hóa chất, hương liệu sẽ biến thành “cà phê”

chính hiệu. Công thức chế biến này đang được một cơ sở qui mô lớn tại Q.Tân Phú

(TP.HCM) ngày đêm sản xuất cung cấp cho thị trường …

Đậu nành + hóa chất

Trưa ngày 6.7, men theo con kênh nước đen bốc mùi trên đường Tô Hiệu, P.Hiệp Tân,

Q.Tân Phú, chúng tôi tìm đến cơ sở rang xay cà phê Thông Phát (số 108 - lô 4 Tô Hiệu,

P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú). Cơ sở như một nhà kho, được xây dựng bằng sắt thép mái tôn cũ kĩ,

trên diện tích hơn 00 m2. Bên phía tay phải cơ sở, chiếm 2/3 diện tích là nơi chứa hàng trăm

bao tải đậu nành; phần còn lại đủ để 3 máy rang đậu và một căn phòng nhỏ chứa các thùng

125

hóa chất.

Đối với những cơ sở chế biến thực phẩm, vấn đề vệ sinh phải được đặt lên hàng đầu,

nhưng chỗ này thì chẳng có chút vệ sinh nào cả. Ngoài trời nắng nóng oi bức, bên trong

126

càng nóng bức hơn bởi 3 lò rang hừng hực lửa hoạt động hết công suất. Cái lạ ở đây là mặc

dù trong cơ sở và xung quanh không có một hạt cà phê nào nhưng mùi cà phê thơm lựng lan

tỏa khắp khu vực … “Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào” - một

công nhân ở đây vừa cười vừa nói một cách tự nhiên không chút e dè. Chúng tôi cứ ngỡ câu

nói đùa nhưng sau một hồi quan sát, mới biết anh công nhân nói thật. Vậy mà, hằng ngày,

cơ sở này vẫn cho ra lò hàng tấn cà phê “đểu” cung cấp cho thị trường.

Một công nhân cho biết, 3 cái máy rang tại đây có công suất 20 kg/mẻ/cái. Đầu tiên,

đậu nành hạt được cho vào lò rang cho cháy đen, rồi đổ vào một thùng nhựa lớn. Sau đó, đổ

vào thùng nhựa một hỗn hợp hóa chất màu đen đã được pha sẵn (tùy theo yêu cầu của

khách hàng mà chủ cơ sở tẩm mùi vị đậm đặc hay nhẹ hơn).

Toàn bộ đậu nành và hóa chất được cho tiếp vào lò quay đều để hóa chất thấm vào

từng hạt đậu. Đậu nành trộn xong được đổ ào ra một cái khay lớn làm bằng tôn đặt dưới

nền đất, một số công nhân xúm vào dùng xẻng đập, trộn liên hồi; rồi dùng quạt sấy khô

không cho dính cục. Lúc này, hạt đậu nành biến thành màu đen giống hệt màu hạt cà phê,

dù không phải cà phê nhưng thơm mùi cà phê đến sặc cả mũi …

Tại cơ sở Thông Phát, có thể nói hãi hùng nhất là công đoạn pha chế các loại hóa

chất không rõ nguồn gốc với nhau để tẩm vào đậu nành sau khi rang. Chúng tôi thấy công

nhân dùng ca nhựa múc thứ nước màu đen pha sẵn đổ vào đậu nành. Để có được hỗn hợp

màu đen này, chúng tôi thấy công nhân pha trộn nhiều loại hóa chất khác nhau, có những

hóa chất lấy từ can nhựa không có nhãn mác.

Chúng tôi đã kịp ghi hình lại nhiều công đoạn chế biến đậu nành thành “cà phê”.

Công nhân tham gia chế biến ở đây có người mặc quần đùi, có người cởi trần; hoàn toàn

không bao tay, khẩu trang … Kể cả các dụng cụ sử dụng pha chế ở đây đã quá cũ kĩ, đóng

nhiều lớp đen xì, trông rất mất vệ sinh. Chứng kiến cảnh nước, hóa chất, đậu nành vung vãi

khắp nơi trên sàn đất suốt trong quá trình chế biến, chúng tôi không khỏi rợn người khi

tưởng tượng đang cầm li cà phê uống.

Khi chúng tôi vào gặp ông chủ cơ sở tên Thông đặt mua nửa kg đậu nành “cà phê”,

nói là để về uống thử, nếu được sẽ lấy số lượng lớn; ông Thông mở nắp thùng nhựa màu

xanh lớn trước cơ sở, xúc nửa kg cà phê đậu nành cho chúng tôi xem trước khi bỏ vào máy

xay. Chỉ trong vài phút, nửa kg cà phê đậu nành nhanh chóng được xay mịn, biến thành nửa

kg cà phê bột. Cầm nửa kg cà phê giả trên tay, tôi thầm nghĩ nếu “thượng đế” nào không

tận mắt chứng kiến cảnh này thì đố ai biết đây là “cà phê” đậu nành.

Lạnh người!

Sau khi điều tra, ghi nhận về cung cách chế biến cà phê bột của cơ sở rang, xay cà

phê, ngũ cốc Thông Phát, chúng tôi phối hợp với Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để tiến hành

kiểm tra cơ sở vào hôm qua 16.7. Tại thời điểm kiểm tra, có hàng trăm bao nguyên liệu là

đậu nành, bắp để làm ra “cà phê” chất tại đây, nhiều nơi những nguyên liệu này đổ ngổn

ngang ra sàn nhà đen kịt. Bên cạnh là các hóa chất, nguyên liệu để tẩm ướp đậu nành, bắp

như: Bột màu, đường hóa học, bơ, rượu … cũng để bừa bãi.

Nếu ai chứng kiến cảnh chế biến cà phê ở đây thì sẽ không bao giờ dám uống cà phê

không rõ nguồn gốc nữa. Bởi, nhà vệ sinh thì đặt trong khu sản xuất; đậu nành, bắp sau khi

tẩm ướp hóa chất, sấy ... được cho ra những ô vuông dưới sàn nhà rất bẩn để các công nhân

127

dùng bàn cào đảo qua lại. Đến nơi pha hỗn hợp hóa chất để tẩm đậu nành càng ớn lạnh hơn.

Nhiều thành viên trong đoàn thanh tra khi chứng kiến phải thốt lên “từ nay hết dám uống cà

phê bên ngoài; phải mua cà phê hạt về mà tự chế biến thôi!”.

120

Đại diện cơ sở, ông Lê Minh Thông không ngần ngại cho đoàn thanh tra biết: Cơ sở

rang, chế biến theo đơn đặt hàng của khách từ hai năm nay; khách đặt sao làm vậy. Phần

lớn khách đưa nguyên liệu là đậu nành, tinh cà phê, và các hóa chất, hương, màu tẩm ướp.

Nếu khách không đưa phụ gia thì cơ sở cho người ra chợ Kim Biên mua. Mỗi ngày cơ sở

rang, chế biến khoảng 1, tấn “cà phê”. Đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp hóa đơn, giấy tờ

liên quan đến những khách đặt chế biến “cà phê”, thì ông Thông chỉ cung cấp được mỗi

khách hàng là Công ty Nguyễn Thuấn (TP.HCM) và cho biết thêm còn gia công cho khách

hàng lấy tên cà phê thành phẩm là An Phúc (ở miền Trung) và Cường Phát (ở TP.HCM).

Đoàn yêu cầu cung cấp sổ sách ghi số lượng rang, xay chế biến “cà phê” cho các khách

hàng, ông Thông cũng không đáp ứng được. Cơ sở này cũng không có giấy chứng nhận đủ

điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; nhân viên thì không kiểm tra sức khỏe …

Đoàn thanh tra lập biên bản, buộc cơ sở Thông Phát ngưng hoạt động; niêm phong,

thu giữ một số hóa chất, phẩm màu, “cà phê” thành phẩm … để kiểm nghiệm làm rõ”.

Kết luận: Bây giờ dân mình rất sợ ăn uống nhầm “chất độc”, chính vì vậy khi bạn

đẩy xe cà phê ra đường bán mà không có thương hiệu chắc chắn sẽ không bán được. Làm ăn

muốn bền vững phải làm đàng hoàng, làm kiểu chụp giật thì chỉ được một thời gian ngắn rồi

“tắt lịm”. Xã hội càng điên đảo thì ta càng phải làm cho tốt.

Cà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu đen có chứa chất

caffein và được sử dụng rộng rãi, được sản xuất từ những hạt cà phê được rang lên, từ cây cà

phê. Cà phê được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 9, khi nó được khám phá ra từ vùng

cao nguyên Ethiopia. Từ đó, nó lan ra Ai Cập và Yemen, và tới thế kỉ thứ 1 thì đến Armenia,

Persia, Thổ Nhĩ Kì và phía bắc Châu Phi. Từ thế giới Hồi giáo, cà phê đến Ý, sau đó là phần

còn lại của Châu Âu, Indonesia và Mĩ. Ngày nay, cà phê là một trong những thức uống thông

dụng toàn cầu.

Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 0 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số

nước xuất khẩu cà phê. Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê

(Rubiaceae). Ba dòng cây cà phê chính là:

- Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè, cà phê Blue Mountain.

- Coffea canephora (Cà phê Robusta) – cà phê vối.

- Coffea excelsa (Cà phê Liberia) - cà phê mít.

Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng loại cây, từng loại hạt và

nơi trồng khác nhau. Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có

chất lượng thấp hơn và giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế

giới tên là Kopi Luwak (hay "cà phê chồn") của Indonesia và Việt Nam. Đây không phải là

một giống cà phê mà một cách chế biến cà phê bằng cách dùng bộ tiêu hóa của loài cầy. Giá

mỗi cân cà phê loại này khoảng 20 triệu VND (1300 USD) và hàng năm chỉ có trên 200 kg

được bán trên thị trường thế giới.

Không giống như các loại đồ uống khác, chức năng chính của cà phê không phải là

giải khát, mặc dù người dân Mĩ uống nó như thức uống giải khát. Nhiều người uống nó với

mục đích tạo cảm giác hưng phấn. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 200

của nhà hoá học Mĩ Joe Vinson thuộc Đại học Scranton thì cà phê là một nguồn quan trọng

cung cấp các chất chống ôxi hóa (antioxidant) cho cơ thể, vai trò mà trước đây người ta chỉ

121

thấy ở hoa quả và rau xanh. Những chất này cũng gián tiếp làm giảm nguy cơ bị ung thư ở

người.

122

Cà phê đóng một vai trò quan trọng trong xã hội xuyên suốt lịch sử hiện đại. Ở Châu

Phi và Yemen, nó được dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Kết quả là các nhà thờ ở Ethiopia

cấm sử dụng cà phê cho đến triều đại Menelik II của Ethiopia. Nó cũng bị cấm ở Ottoman

Thổ Nhĩ Kì trong thế kỉ 17 vì lí do chính trị.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Năm 2004, cà phê được xuất khẩu nông

nghiệp tại 12 nước, và vào năm 200 nó xuất khẩu nông nghiệp hợp pháp thứ 7 trên thế giới

tính theo giá trị.

Một vài tranh cãi liên hệ tới sự trồng trọt cà phê và ảnh hưởng của nó đến môi trường.

Một vài ý kiến khẳng định mối quan hệ giữa sự tiêu thụ cà phê và hoàn cảnh y học hiện tại;

và hiệu ứng tích cực hay tiêu cực của cà phê vẫn còn được tranh luận.

Từ "cà phê" trong tiếng Việt có gốc từ chữ café của tiếng Pháp. Giống như các ngôn

ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn - Âu, café có gốc từ kahveh của tiếng Thổ Nhĩ Kì và kahveh đến

từ qahwa của tiếng Ả Rập.

Trong tiếng Anh, từ coffee xuất hiện lần đầu tiên từ sớm cho đến giữa những năm

1600, nhưng thể sớm nhất của từ này đến vào khoảng 10 năm cuối của những năm 100. Xuất

phát từ từ caffè của tiếng Ý. Từ trên được giới thiệu ở châu Âu thông qua những người Thổ

Nhĩ Kỳ Ottoman kahve có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập: ةو -- ھق , qahweh. Nguồn gốc nguyên thủy

của từ Ả Rập là không rõ ràng; nó cũng có nguồn gốc tôn giáo Kaffa ở phía Tây Ethiopia, nơi

cà phê được trồng trọt, hoặc sự bớt đi từ qahwat al-būnn', có ý nghĩa là "rượu của đậu" trong

tiếng Ả Rập. Ở Eritrea, "būnn" (cũng có nghĩa là "rượu của đậu" trong Tigrinya) cũng được

dùng. Tên Amharic và Afan Oromo cho cà phê là bunna.

Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những người chăn dê

ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện ra một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành

cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ

bèn đem chuyện này kể với các thầy tu tại một tu viện gần đó. Khi một người chăn dê trong

số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã

đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả

giống như quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò

cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết

được cây cà phê.

Người ta tin rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà

phê. Từ thế kỉ thứ 9 người ta đã nói đến loại cây này ở đây. Vào thế kỉ thứ 14 những người

buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ thứ 1

người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống. Vùng Ả Rập chính là nơi

trồng cà phê độc quyền. Trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được

gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay.

Cách thức pha chế cà phê truyền thống của người Ethiopia có lẽ là cách thức cổ xưa

nhất. Hạt cà phê được cho vào một cái chảo sắt to và rang lên, sau đó được nghiền vụn ra

hoặc cho vào cối giã. Chỗ hạt giã vụn đó được trộn với đường trong một cái bình gọi là

jebena (một loại bình cổ thon có quai), nấu lên và đổ ra bát.

Với sự bành trướng của Đế quốc Ottoman (Đế quốc Thổ Nhĩ Kì) đồ uống này càng

ngày càng được ưa chuộng hơn. Quán cà phê đầu tiên được mở ở Ba Tư. Trong những quán

123

nhỏ ở vùng tiểu Á, Syria và Ai Cập người ta gặp nhau để thưởng thức loại đồ uống kì lạ. Kể

từ năm 132 các quán cà phê luôn đông nghịt khách. Vào thế kỉ 17 cây cà phê được trồng phổ

biến tại các thuộc địa của Hà Lan, đưa nước này thống trị ngành thương mại cà phê.

124

Ở Constantinople (Istanbul ngày nay) có lẽ cà phê được biết đến lần đầu tiên vào năm

117 (khi ông hoàng Selim I chiếm lĩnh Ai Cập). Năm 14 quán cà phê đầu tiên ở châu Âu đã

được mở ở đây bất chấp sự phản đối của nhà thờ. Vào năm 164 quán cà phê đầu tiên của Ý

được mở ở Venezia. Năm 160 ở Oxford và năm 162 ở London lần lượt xuất hiện các quán cà

phê đầu tiên của Vương quốc Anh. Ở Pháp những quán đầu tiên được khai trương vào năm

169 ở thành phố cảng Marseille, Paris theo sau vào năm 1672. Vào năm 1683 Wien cũng có

quán cà phê đầu tiên (do một người Ba Lan thành lập), sau khi Áo giành thắng lợi trước Thổ

Nhĩ Kì và tịch thu được 00 bao cà phê chiến lợi phẩm. Thủ đô Wien sau đó trở thành thành

phố với những quán cà phê nổi tiếng nhất. Từ nước Pháp, cà phê du nhập vào Đức qua thành

phố cảng Bremen vào năm 1673. Năm 1679 quán cà phê đầu tiên của Đức được một người

Anh mở ở Hamburg, sau đó là Regensburg (1686) và Leipzig (1694).

Cây Coffea có nguồn gốc từ châu Phi cận nhiệt đới và phía Nam châu Á. Nó thuộc về

giống 10 loại của những cây hoa của họ Rubiaceae. Nó là một cây bụi luôn xanh hoặc cây

nhỏ có thể cao lên tới m (16 ft) khi chưa được tỉa bớt. Lá của nó màu xanh đậm và bóng

loáng, thường dài 10 - 1 cm (3.9 - .9 in) và rộng 6.0 cm (2.4 in). Nó phát ra hương thơm ngát,

trong khi những bông hoa trắng nở ra cùng một lúc.

Trái của cây hình oval, dài khoảng 1. cm (0.6 in), và có màu xanh lá khi chưa chín

muồi, nhưng chín dần thành màu vàng, sau đó đỏ thắm và trở thành đen lại. Mỗi trái thường

có 2 hạt nhưng đến - 10% trái chỉ có một hạt; nó được gọi là peaberry. Trái nở từ 7 - 9 tháng

Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau được đem phân

bố ở nhiều nơi khác trên thế giới với điều kiện hợp phong thổ.

Người Hà Lan đem phổ biến việc canh tác cà phê đến các xứ thuộc địa của họ. Thống

đốc Van Hoorn cho trồng cà phê trên đảo Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) vào năm 1690 (có

tài liệu ghi là năm 168), rồi sau du nhập sang đảo Java (Indonesia) năm 1696 (hoặc 1699).

Năm 1710 thương gia Âu châu đem cây cà phê về trồng thử trong các khu vườn sinh vật ở

Âu châu. Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê nảy mầm trên lục địa châu Âu.

Năm 1718 người Hà Lan mang cây cà phê tới Surinam, rồi năm 172 thì người Pháp

mang đem trồng ở Cayenne, 1720/1723 và Martinique … Sang cuối thế kỉ 18 cây cà phê đã

được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc

Âu châu.

Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ Sở,

Bắc Kì vào năm 1888. Giống cà phê arabica (tức cà phê chè) được trồng ở ven sông. Sau

việc canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum và

Djiring. Năm 1937 - 1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000 ha cà phê, cung ứng

1.00 tấn.

Hai mươi quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới năm 2007

Thứ hạng Quốc gia Tấn Bao (nghìn)

1 Brasil 2,249,010 36,070

2 Việt Nam 961,200 16,467

3 Colombia 697,377 12,04

125

4 Indonesia 676,47 7,71

126

Ethiopia 32,800 4,906

6 Ấn Độ 288,000 4,148

7 México 268,6 4,10

8 Guatemala 22,000 4,100

9 Peru 22,992 2,93

10 Honduras 217,91 3,842

11 Côte d'Ivoire 170,849 2,10

12 Uganda 168,000 3,20

13 Costa Rica 124,0 1,791

14 Philippines 97,877 431

1 El Salvador 9,46 1,626

16 Nicaragua 90,909 1,700

17 Papua New Guinea 7,400 968

18 Venezuela 70,311 897

19 Madagascar 62,000 604

20 Thái Lan ,660 63

Thế giới 7,742,67 117,319

Năm 2009, Brasil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, tiếp đó là Việt Nam, Indonesia và

Colombia. Hạt cà phê Arabica được trồng ở châu Mĩ La tinh, Đông Phi, bán đảo Ả Rập hay

châu Á. Hạt cà phê Robusta được trồng nhiều ở Tây và Trung Phi, phần lớn Đông Nam Á và ở

một mức độ nào đó là Brasil.

Hạt cà phê từ các quốc gia và khu vực khác nhau có thể phân biệt được bằng sự khác

biệt trong hương vị, mùi thơm, tính axit. Sự khác biệt về vị không chỉ phụ thuộc vào khu vực

trồng cà phê mà còn phụ thuộc vào các giống cà phê và cách chế biến. Có vài loại cà phê nổi

tiếng với khu vực gieo trồng như cà phê Colombia, cà phê Java và cà phê Kona.

Cà phê chia ra nhiều loại tùy theo cách rang. Rang cà phê là để cho bớt độ ẩm trong

hạt, dầu thơm tỏa ra. Chừng một thế kỉ trước, cà phê phải rang tại nhà bằng lò than. Hiện nay

người ta rang bằng gas hay bằng điện nhưng có nơi vẫn rang bằng than, cho rằng rang bằng

than ngon hơn.

Trong kĩ nghệ, cà phê được rang với số lượng lớn dùng nhiệt độ cao trong một thời

gian nhanh (khoảng 204 đến 260 °C trong vòng phút) rồi làm nguội bằng quạt hơi hay rảy

nước cho khỏi cháy khét. Gần đây nhất, cà phê được kiểm soát bằng máy tính qua mọi tiến

trình. Cà phê nay được bán trong các tiệm bách hóa thường rang và xay ngay tại chỗ cho

thêm phần quyến rũ và bảo đảm với khách hàng là sản phẩm còn tươi nguyên mới ra lò.

Người ta có thể rang sơ sài còn được gọi dưới cái tên Cinnamon roast (thời gian

127

khoảng 7 phút), rang vừa (medium roast) còn gọi là full city hay brown (thời gian từ 9 đến

11 phút) hay rang kỹ (full roast) tức là rang kiểu Pháp thời gian từ 12 đến 13 phút. Những

cách rang kĩ nhất đến cháy xém khiến cho hạt cà phê bóng nhẫy là kiểu rang của người Ý

Ðại Lợi (espresso) thì phải từ 14 phút trở lên cho đến khi bắt đầu cháy thành than.

Cà phê cũng phân biệt theo cách xay, xay mịn hay to hạt tùy theo cách pha. Trong

khoảng một trăm năm trở lại đây, người ta đã chế biến ra loại cà phê bột, chỉ cần bỏ vào

nước sôi là uống được. Cà phê bột được điều chế theo hai cách: Làm khô bằng cách đông

lạnh (freeze drying) hay làm khô bằng cách phun (spray drying). Cả hai đều phải được lọc

trước để rút hết tinh chất rồi phun ra thành những hạt li ti để làm khô. Nhiều kỹ thuật mới đã

được thí nghiệm để cà phê bột không bị biến dạng và mất mùi. Tuy nhiên những người khó

tính vẫn cho rằng cà phê bột không thể nào bằng cà phê pha được.

Ban đầu cà phê rất đắt, vì thế chỉ có tầng lớp qúi tộc hoặc những người giàu có mới

được thưởng thức thứ đồ uống thơm ngon này. Honoré de Balzac thường uống loại cà phê

rất đặc để có thể thức làm việc. Ông thường làm việc tới 12 tiếng một ngày. Ludwig van

Beethoven có thói quen lựa chọn đủ 60 hạt cà phê để pha một tách Mokka. Johann Wolfgang

von Goethe thì có ý tưởng chưng cất cà phê. Về sau nhà hoá học Friedlieb Ferdinand Runge

đã chuyển hoá ý tưởng này thành hiện thực, nhờ vậy mà ông tìm ra caffein.

Vào những thời kì khủng hoảng, người nghèo không có đủ tiền mua cà phê, họ phải

uống các loại đồ uống giả cà phê để thay thế. Ngày nay, ở một số nước người ta coi việc

uống cà phê như một thức uống phổ thông (cà phê thường có hàm lượng Cafein thấp) và ăn

kèm bánh trái hoặc hoa quả. Ở Việt Nam cà phê là một thức uống được ưa chuộng, đặc biệt

vào buổi sáng (nhưng hàm lượng cafein rất cao chỉ thích hợp với những người quen dùng

hoặc nghiện cà phê). Các quán giải khát (trừ các "bar") thường gọi là "quán cà phê", mặc dù

cũng phục vụ những thức uống khác.

Cách thưởng thức cà phê thay đổi tuỳ theo từng nền văn hoá, tập quán dân tộc hay

khẩu vị từng cá nhân. Về cơ bản người ta phân biệt hình thức khác nhau:

Ở các nước Đức, Thuỵ Sỹ và Mĩ người ta pha cà phê bằng cách cho nước sôi chảy

qua một cái túi lọc chứa bột cà phê. Cách thức này được Melitta Bentz phát minh ra vào năm

1908.

Phổ biến nhất ở Ý là cà phê espresso. Loại cà phê này được pha bằng cách cho nước

bị ép dưới áp suấp cao chảy qua cà phê xay cực mịn. Cách pha này sẽ tạo ra một lớp kem từ

dầu cà phê.

Thổ Nhĩ Kì và các nước vùng Balkan pha cà phê theo "kiểu Thổ Nhĩ Kì". Theo cách

này cà phê xay mịn, đường và nước được cho vào một loại ấm mỏng hình chóp rồi đun lên.

Pha kiểu Pháp: Kiểu pha này khá nổi tiếng và cũng rất gần gũi với nhiều người. Họ

dùng một loại bình gọi là French press có cấu tạo tương tự như phin cà phê của Việt Nam.

Bột cà phê được cho vào trong bình rồi dùng một miếng lọc bằng kim loại ép lên trên (press),

sau đó rót nước sôi vào và đậy nắp lại. Nước sôi sẽ qua miếng lọc rồi thấm dần vào bột cà

phê. Do tốc độ chảy của nước khi qua miếng lọc rất chậm nên cà phê sẽ rất đặc.

Cà phê tan: Loại cà phê chỉ cần đổ nước nóng vào, khuấy lên là có thể uống ngay.

Trên cơ sở năm cách pha chế trên mà ngày nay người ta phát minh ra hàng trăm công

thức pha cà phê cũng như hàng ngàn món đồ uống có chứa cà phê. Nhiều cách thức đòi hỏi

128

phải có máy pha cà phê chuyên dụng.

Cà phê sữa pha bằng phin ở Việt Nam:

Cà phê đen nóng: Bỏ cà phê xay vào phin cà phê, nén chặt cà phê, rồi chế nước sôi

lên. Hứng cà phê rỉ ra từ dưới phin. Có hoặc không thêm đường tùy sở thích. (phin = filtre,

có nguồn gốc tiếng Pháp, hay filter trong tiếng Anh). Phin thường làm bằng nhôm, nhưng

ngày nay do nhu cầu cao của cuộc sống, dịch bệnh lan tràn các loại phin nhôm dần được

thay thế bằng loại phin giấy sử dụng một lần "li cà phê phin tiện dụng ".

Cà phê sữa nóng: dưới đáy li/cốc có để sẵn sữa đặc (nhiều ít tùy ý), cà phê nóng rơi

xuống từ phin, quấy đều. Theo thói quen, cà phê nóng và cà phê sữa nóng thường uống vào

buổi sáng sớm trong/trước bữa ăn sáng. Nhiều người uống cà phê nóng/cà phê sữa nóng mà

không cần ăn sáng.

Cà phê đá, như cà phê nóng, nhưng cà phê pha đặc (nhiều bột cà phê), rồi thêm đá

lạnh, có người thích bỏ đường, có người không, tùy "gu".

Cà phê sữa đá: Như cà phê sữa nóng, nhưng pha thật đặc (nhiều cà phê, nhiều sữa),

rồi cho thêm đá lạnh, quấy đều.

Bạc xỉu (tiếng Hoa “白小”có nghĩa là "trắng và ít" ,xuất phát từ thói quen uống cà

phê của người Việt gốc Quảng Đông , chỉ phổ biến trong miền Nam): Như cà phê sữa,

nhưng lượng sữa nhiều hơn, và ít cà phê hơn, thích hợp cho nữ giới; có thể thay sữa đặc

bằng sữa tươi. Có hai loại, bạc xỉu nóng và bạc xỉu đá. Cà phê trứng - có hai loại: Đập một quả trứng sống vào một tách cà phê nóng, thêm

đường, có hoặc không có sữa. Lòng đỏ trứng được đánh bông thành kem, phía dưới có một

lượng nhỏ cà phê đen.

Cà phê chồn (hay gọi theo tiếng Indonesia là Kopi Luwak) từng có mặt ở Việt Nam

từ những năm đầu thế kỷ 20 và mất đi cùng với việc loài chồn (đúng ra là cầy) hay ăn hạt cà

phê ở Tây Nguyên gần như tuyệt chủng do bị săn bắt tràn lan.

Cà phê tại Việt Nam thường được thưởng thức qua các phin cà phê (gốc là từ filtre

trong tiếng Pháp). Hạt cà phê thường được xay nhỏ, nén vào trong các phin và nước sôi được

đổ lên trên để được lọc vào một li, hay tách, tại bên dưới của phin. Có nhiều loại phin cà phê

mà hai loại thông dụng nhất được làm bằng nhôm hay inox, ngoài ra còn có phin tiện dụng

bằng giấy chỉ sử dụng một lần. Có tên là "ly cà phê phin tiện dụng" sản phẩm do một sinh

viên trường y sáng chế, ưu điểm và hoạt động như một phin truyền thống đã có từ xa xưa.

Cà phê mang đi là dạng cà phê nhanh, dùng cho những người bận rộn và thường

xuyên di chuyển. Dạng cà phê này không ngồi lại quán thưởng thức mà có thể mang đi uống,

rất tiện lợi về mặt thời gian và không gian cho mọi người. Cà phê mang đi gồm có nhiều loại

từ cà phê Việt Nam cho đến cà phê Cappuccino của nước ngoài.

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, cà phê mang đi còn khá mới mẻ và chưa thật sự

được phổ biến rộng rãi.

Trên thị trường Việt Nam, có xuất hiện cách chế biến cà phê bằng đậu nành, bắp rang

cháy pha trộn cùng với hàng chục loại phụ gia, hương liệu hóa học để thành các loại bột cà

phê. Các chất độn cà phê như bắp rang, đậu nành bị rang cháy đen sẽ rất có hại cho sức khỏe

người tiêu dùng. Cụ thể, nếu bắp, đậu nành khi bị rang cháy đen, có mùi khét thì hoàn toàn

không còn giá trị dinh dưỡng. Khi đậu được rang với nhiệt độ cao hoặc bắp cháy sẽ sinh ra

129

nhiều loại chất độc hại. Trong đó, các chất như acrylamide, heterocyclic amines, HCAs ... là

những chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng. Việc các cơ sở sản xuất lạm dụng

nhiều chất phụ gia hóa chất với liều lượng quá nhiều sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người

dùng. Nếu cho quá nhiều đường hóa học sẽ dẫn tới triệu chứng tiêu chảy. Các chất phụ gia

khác cho vượt mức nhiều lần sẽ gây tồn dư các kim loại nặng, các kim loại này sẽ lắng lại ở

gan, ruột, thận và dẫn tới các bệnh lý ở các cơ quan này.

Cà phê là loại hàng hóa giao dịch mạnh trên thị trường thế giới như ở London và New

York cũng như đã và đang mang lại cho hàng triệu nông dân ở các nước xuất khẩu cà phê

nguồn thu nhập chính. Tuy nhiên cho đến nay chưa hề có một thống kê nào cho thấy nền

kinh tế các nước sản xuất hay tiêu thụ cà phê được hưởng lợi như thế nào hay bị thiệt hại ra

sao, trừ việc người dân tỉnh táo hơn và làm có hiệu suất cao hơn trong công việc sản xuất

hay kinh doanh nhờ uống cà phê. Cũng vậy chưa hề có nghiên cứu nào mang tính tổng hợp

về sự thiệt hại của các nền kinh tế, nhất là ở Việt Nam, khi người dân dành nhiều thời gian

hơn bình thường để uống cà phê.

Brasil là nước sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới với sản lượng trên 1,7 triệu tấn

hàng năm, chiếm 2% thị trường quốc tế. Các nước xuất khẩu lớn khác là Việt Nam,

Colombia, Indonesia, Côte d'Ivoire, Mexico, Ấn Độ, Guatemala, Ethiopia, Uganda, Costa

Rica, Peru và El Salvador. Những nước tiêu thụ cà phê lớn nhất là Hoa Kì, Đức, Pháp, Nhật

Bản và Ý.

10 nước xuất khẩu cà phê, 200

Nước Sản lượng

($1.000 quốc tế) Chú thích Sản lượng (MT) Chú thích

Brasil 1.781.684 C 2.179.270

Việt Nam 809.384 C 990.000 *

Indonesia 622.986 C 762.006

Colombia 8.00 C 682.80

México 24.148 C 310.861 F

Ấn Độ 224.829 C 27.000

Ethiopia 212.66 C 260.000 F

Guatemala 177.084 C 216.600 F

Honduras 1.860 C 190.640

Uganda 12.066 C 186.000 F

Không biểu tượng = số liệu chính thức, F = ước tính của FAO, * = số liệu

không chính thức, C = số liệu tính toán.

Sản lượng theo $1000 quốc tế được tính dựa theo giá cả quốc tế giai đoạn

1999 – 2001.

Nguồn: FAO: Economic And Social Department: The Statistical Devision

Nguyên thủy, vườn cà phê được hoàn thành ở bóng râm của các cây, nơi cung cấp

130

chỗ ở cho các loại thú vật và côn trùng. Phương pháp này được chỉ định là phương pháp

bóng râm truyền thống. Đa số người làm vườn đã quyết định hiện đại hóa phương pháp sản

xuất của họ và chuyển thành phương pháp trồng trọt dưới ánh mặt trời, cà phê được trồng

thành hàng dưới ánh nắng mặt trời với ít hoặc không có mái che. Nó giúp cho cây mọc

nhanh hơn và bụi cây ra sản lượng nhiều hơn. Nhưng phương pháp cũ có chất lượng cà phê

cao cấp. Bên cạnh đó, phương pháp cũ thân thiện với môi trường và tạo ra chỗ ở cho nhiều

loài.

Người Phần Lan uống nhiều cà phê nhất thế giới. Năm 1998 mỗi người Phần Lan tiêu

thụ khoảng 11,3 kg cà phê, tương đương với 1.737 tách mỗi năm hay tách mỗi ngày. Nước

tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới là Hoa Kì. Năm 1998 dân nước này sử dụng 1.148.000 tấn

cà phê (so với 8.000 tấn của Phần Lan). Trung bình mỗi người Mĩ tiêu thụ 4,8 kg hay 646

tách một năm (1,8 tách một ngày). Mỗi người Đức uống trung bình 4 tách cà phê một

ngày,

tương đương với 160 lít hay 6,7 kg một năm. Vì vậy cà phê là thức uống được ưa thích nhất

của người Đức đứng trước bia. Ở Việt Nam lượng cà phê tiêu thụ nội địa còn rất khiêm tốn.

Mỗi người Việt Nam một năm chỉ dùng hết khoảng nửa kg cà phê, bằng một phần mười các

nước châu Âu.

Cà phê từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh

dưới ảnh hưởng của caffein. Nhưng có những công hiệu của cà phê còn ít được biết đến.

Chẳng hạn như cà phê có tác dụng an thần. Người ta đã chứng minh được rằng, nếu đi ngủ

trong vòng 1 phút sau khi uống cà phê thì giấc ngủ sẽ sâu hơn, bởi máu trong não được lưu

thông tốt hơn. Nhưng nếu tiếp tục chần chừ thì tác dụng này sẽ mất dần đi, và sau đó thì

caffein bắt đầu phát huy hiệu quả, chúng ta sẽ không ngủ được nữa. Phương pháp an thần

này đã được sử dụng ở nhiều bệnh viện, đặc biệt đối với các bệnh nhân cao tuổi. Ở những

người này cà phê sẽ chống lại sự suy giảm nhịp thở trong lúc ngủ, khiến cho giấc ngủ của họ

được tốt hơn.

Theo một bài báo trong tạp chí chuyên ngành Sleep (Vol.27, Nr.3), để tận dụng được

công dụng của cà phê trong việc kích thích sự tập trung và hưng phấn thì nên uống cà phê

nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ngụm nhỏ, thay vì uống một cốc thật to vào buổi sáng.

Cách này đặc biệt thích hợp với những người phải làm việc vào ban đêm: Họ sẽ cảm thấy dễ

thức khuya hơn cũng như giữ được sự tập trung cao hơn.

Tuy vậy loại đồ uống thơm ngon này cũng có thể có một vài tác dụng xấu đối với sức

khỏe. Nó làm tăng đột ngột lượng insulin trong máu, làm mất thăng bằng cơ thể cũng như

ảnh hưởng không tốt tới tuyến tụy. Đặc biệt đối với những người bị viêm tụy thì việc sử

dụng cà phê là điều cấm tuyệt đối. Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cũng không nên

dùng cà phê, hoặc nếu có thì chỉ được dùng rất ít. Cà phê nếu dùng quá nhiều cũng có

thể làm sưng màng nhầy ở dạ dày. Quan niệm cho rằng uống cà phê với sữa sẽ làm giảm

bớt nguy cơ này là hoàn toàn sai lầm. Caffein sẽ hoà quyện với chất béo trong sữa và nhờ

đó bám được ở màng dạ dày trong thời gian lâu hơn.

Những nghiên cứu ngày nay cũng chỉ ra rằng tác dụng lợi niệu của cà phê là không rõ

ràng. Ở nhiều nhà hàng người ta thường phục vụ một li nước kèm theo tách cà phê, với mục

đích bù đắp lại lượng nước tưởng như sẽ bị mất của cơ thể. Nhưng thực ra việc uống nước

131

sau khi nhấp một ngụm cà phê chỉ có tác dụng tráng miệng để tiếp tục thưởng thức vị ngon

của ngụm tiếp theo, hoặc của các đồ ăn thức uống khác mà thôi.

Trung tâm ung thư quốc gia Nhật Bản ở Tokyo đã thực hiện một thí nghiệm kéo dài

10 năm trên 100.000 người uống cà phê và phát hiện ra trong số họ chỉ có 214 người mắc

phải chứng ung thư thận. Trong khi đó ở những người không uống cà phê, tỉ lệ này là

47/100.000, nghĩa là cao hơn hai lần. Từ đó họ rút ra kết luận rằng các chất chống ôxy hoá

(antioxidant) trong cà phê có khả năng bảo vệ các tế bào thận khỏi bị ăn mòn. Thí nghiệm so

sánh cũng chỉ ra rằng trà xanh không có tác dụng bảo vệ trên giống như của cà phê.

Trước đây cà phê từng bị coi là chất gây nghiện và tạo ra chứng bất lực. Tuy nhiên

vào năm 1923, qua một thí nghiệm ở người, nhà nghiên cứu Amantea đã phát hiện ra rằng,

caffein không chỉ tăng hưng phấn trong việc quan hệ tình dục khác giới mà còn tăng khả

năng đạt cực khoái cũng như tăng số lượng tinh trùng ở đàn ông.

Gần đây nhất, khi người ta e ngại caffeine trong cà phê có thể gây kích thích, và có

hại cho sức khỏe nên đã tìm cách rút chất này ra gọi là decaffeinated coffee (hay viết tắt là

decaf).

Do chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên người ta có thể sử dụng bã cà phê như

một chất bón cây rất hữu hiệu. Trong thành phần của nó chứa nhiều canxi, phốt pho, nitơ

cũng như các chất khoáng khác giúp ích cho sự phát triển của cây. Bã cà phê còn là một chất

rửa tay tuyệt vời. Ngoài ra, do bao gồm nhiều hạt nhỏ và không bị bám dính nên người ta

thường sử dụng bã cà phê để làm sạch những vật dụng mà tay không thò vào được như chai

lọ hay các ấm đun nước. Cuối cùng, bã cà phê là thức ăn yêu thích của nhiều loài giun, vốn

là người bạn gần gũi của cây cối.

Ngoài ra, các thợ thủ công ở Đắk Lắk (Việt Nam) còn sử dụng thân và gốc cây cà phê

già trên 30 năm, được xử lí chế biến và chế tạo với các dụng cụ thủ công, để chế tạo ra các

sản phẩm thủ công mĩ nghệ như bàn ghế từ gốc cà phê, tượng mĩ thuật từ tua rễ, cây thế, các

độc bình u, tường rào, gạt tàn thuốc, lọ cắm hoa, khay bàn ... Thông thường, thân và rễ cây

sau khi được làm sạch, sẽ được ngâm nước đúng 48 giờ để thân cây thêm chắc và đưa ra nạo

lớp da vỏ bằng tay và dụng cụ mềm để tránh thương tổn đến lớp vỏ lụa bên trong. Sau giai

đoạn xử lí bằng cách ngâm hóa chất, chống mối mọt suốt 3 ngày, nguyên liệu được rửa sạch

và cho vào luộc sôi trong 90 phút, sau đó đem ra sấy khô chầm chậm ở nhiệt độ 40 độ C rồi

mới đưa vào kho chứa hàng. Thân và rễ cây sau khi được xử lí, sẽ được chạm khắc và sáng

tạo bằng tay theo cách làm của mỗi nghệ nhân. Với bàn tay tài hoa cộng với thế cây được tạo

ra từ thiên nhiên sẽ cho ra những tranh tượng độc đáo, có thể coi là các tác phẩm mĩ thuật có

giá trị về cả mặt nghệ thuật lẫn vật chất. Ngoài ra, các thợ thủ công còn làm ra các tranh mĩ

nghệ khảm từ hạt cà phê. Loại tranh khảm này vừa có tính mĩ thuật cao, vừa tỏa ra hương

thơm đặt biệt của cà phê.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý tưởng này:

+ Bạn phải có một số vốn khoảng 1 triệu VND trở lên. Số vốn này bạn sẽ dùng để

“chế tạo” quầy/xe cà phê di động, mua dụng cụ, nguyên liệu …

+ Bạn phải là người không ngại lăn lộn, chịu khó …

132

+ Bạn phải nắm được bí quyết pha cà phê ngon, nơi bán cà phê chất lượng, rẻ …

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp …

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn: + Về việc chọn điểm dừng và tuyết đường bán: Nếu không biết cách bạn chỉ đứng

chơi cả ngày. Biết tính toán lộ trình di chuyển sẽ giúp bạn tăng doanh thu rất nhiều.

+ Về việc thiết kế quầy/xe hàng: Có lẽ đây là công việc khó đòi hỏi bạn phải am hiểu

một số lĩnh vực hoặc có tay nghề, kinh nghiệm mới làm được.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Đặc thù của ngành kinh doanh này là thu tiền lẻ, do đó nếu không có đức tính tỉ mỉ thì

sẽ thất thoát rất nhiều.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Phải huấn luyện nhân viên những kĩ năng cần

thiết để trở thành người bán hàng chuyên nghiệp ngay từ đầu. Nhân viên phải có những đức

tính giống người chủ, phải mặc đồng phục, nhã nhặn, vui vẻ … Đối với những bạn đã từng

đứng ở cương vị quản lí có những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói

làm gì, nhưng đối với những bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng.

Cái gì cũng phải học, rèn luyện từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn rất ít, lợi nhuận cao, quay vòng vốn

nhanh, rủi ro thấp, không chịu chi phí phát sinh nhiều …

+ Phục vụ nhiều đối tượng, nhu cầu cao, mùa nào cũng bán chạy, giờ giấc linh hoạt.

+ Có thể phát triển lớn mạnh nhờ mở rộng qui mô, nghiên cứu chế tạo máy bán cà

phê tự động.

+ Giải quyết việc làm cho những người trình độ thấp, tàn tật vì có thể nhận những đối

tượng này làm nhân viên.

130

Ý TƯỞNG ĐÁNH BÓNG XE

1. Ý tưởng: Với mong muốn tìm ra con đường làm giàu chân chính cho những bạn trẻ muốn vươn

lên từ hai bàn tay trắng, tôi lang thang qua từng con phố nhỏ, chợt ánh mắt của tôi dừng ở

một cậu bé đánh giày. Cậu hì hục ngồi đánh giày cho một ông mới bước xuống từ chiếc xe

hơi láng bóng. Và thế là trong đầu tôi vang lên câu hỏi: Giày đánh được tại sao xe không

đánh (bóng) được?

Nếu như ý tưởng này thành hiện thực thì các bạn trẻ sẽ có một niềm tin mãnh liệt

rằng: Bất cứ ai cũng có thể làm giàu, dù người đó làm giàu từ hai bàn tay trắng!

Như các bạn đều biết giá rửa xe những ngày cận tết cao ngất ngưởng, mà đâu phải ai

cũng có thời gian để đến tiệm rửa xe. Thời buổi bây giờ là người bán sản phẩm, dịch vụ phải

tìm đến người mua phục vụ họ, kích thích nhu cầu của họ chứ không phải ngồi mát ăn bát

vàng. “Đáng bóng xe” có thể xem như là một loại hình rửa xe khô không cần nước. Người

khởi nghiệp chẳng cần nhiều vốn để đầu tư mua sắm trang thiết bị hành nghề cho mình. Họ

chỉ cần “đi lang thang” bắt khách. Gặp xe máy thì đánh bóng xe máy, gặp ô tô thì đánh bóng

ô tô. Với lượng xe đông nghịt như hiện nay thì một ngày đánh bóng vài trăm chiếc là chuyện

bình thường. Tùy vào từng loại xe mà ra giá, chí ít cũng kiếm hàng chục triệu VND mỗi

tháng.

Tôi đã đi nhiều nơi, qua nhiều nước, đọc nhiều sách báo, nhưng chưa thấy nơi nào

thực hiện ý tưởng này. Các bạn nghĩ xem ý tưởng có thiết thực không khi chiếc xe hơi của

bạn đang đỗ đầy bụi bẩn mà có một cậu bé đến hỏi rằng: “Chú có đánh bóng ô tô không chỉ

phút là xong với giá là 20.000 VND?”. Đối với những người ki bo, đi xe cũ thì không nói làm

gì, nhưng đối với những người rộng rãi, đi xe xịn thì việc đánh bóng chiếc xe bằng mua vài tờ

vé số là chuyện họ rất cần.

Để có thể đánh bóng được một chiếc xe hơi bạn phải học cách thao tác sao cho khoa

học, mua những dụng cụ gì, hóa chất ra sao … Bởi chưa có ai làm việc này nên nếu chưa

hiểu rõ thì có thể liên hệ tôi để biết cách làm.

Tôi ghét kiểu làm ăn chặt chém, dù bạn khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng thì bạn cũng

phải học cách tạo dựng cho mình một thương hiệu ngay từ đầu. Hãy đặt một cái tên cho dịch

vụ của mình, mặc đồng phục … phải làm sao tạo được thiện cảm với khách hàng. Sau khi

kết thúc công việc đừng quên đưa cho họ tấm danh thiếp để họ liên hệ bạn khi cần.

Bạn có thể đi bộ, đi xe buýt, đi xe đạp … nhưng đừng nên đi xe máy, bởi công việc

của bạn cần những gì “thô sơ” nhất để cho khách hàng dễ nhận biết, yêu cầu.

Công việc này cũng chẳng gò bó thời gian, không “nhục nhã” như đánh giày nên sinh

viên nào chịu khó có thể gia nhập thị trường để kiếm thêm tiền ăn học. Sau những giờ học

căng thẳng trên lớp hãy xách bộ đồ nghề dạo phố. Chỉ cần ít phút bạn đã đủ tiền lo cho cả

ngày. Nghề lao động nào cũng là nghề, nhưng nghề phục vụ cho giới giàu có vẻ kiếm được

nhiều tiền hơn. Họ thì quí “gia tài” (chiếc xe hơi) của họ, bạn thì không ngại lao vào kiếm

đồng tiền chân chính. Nếu bước đầu khởi nghiệp nên rủ thêm vài người bạn để lấy dũng khí.

Bạn nào có ra nước ngoài mới thấy cuộc sống du học sinh, sinh viên Việt Nam cơ cực

đến là nhường nào. Ban ngày họ lên giảng đường, ban đêm không ngại đi bưng bê, rửa chén

bát … trong các tiệm phở, quán bar để lấy tiền sinh sống, học hành. Miễn là bạn không làm

131

gì xấu, cánh cửa làm giàu luôn mở cho bất cứ ai!

132

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Lao động giản đơn, rủi ro hầu như không có, trong khi lợi nhuận lại cao ngất

ngưởng...

Giá trông giữ xe ô tô cũng ngày càng tăng, tốc độ tăng tương ứng với tốc độ tăng của

ô tô lưu thông trong thành phố mấy năm qua. Từ lúc chỉ là 120.000đ/xe/tháng, lên 10.000đ,

rồi 20.000đ, 300.000đ ... để rồi đến nay lên tới 40.000đ, cá biệt còn có nơi 60.000đ.

Cầu nhiều, cung ít

Các điểm kinh doanh dịch vụ trông xe ô tô, đặc biệt là trông xe qua đêm, trên địa bàn

Hà Nội hiện nay có thể kể ra từng nơi, từng chốn. Phổ biến nhất là các điểm trông giữ xe do

Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội quản lí, chủ yếu là tận dụng vỉa hè, lòng đường trên

một số tuyến. Sau đó là điểm trông giữ xe của một số HTX vốn là các HTX nông nghiệp ở

vùng mới phát triển đô thị, có tốc độ đô thị hoá rất cao (đặc biệt ở các quận Ðống Ða, Cầu

Giấy). Các hợp tác xã này còn quản lí một số đất đai rất lớn, chẳng biết làm gì khi nghề

nông đã dần đi vào dĩ vãng, “các cụ” bàn nhau dựng hàng rào, san nền sạch sẽ để trông xe

ô tô.

Không dè, cái nghề tưởng chừng như đơn giản thế lại đem lại lợi nhuận quá cao. Thu

nhập đều như “vắt chanh”, chẳng dại gì mà không phát triển. Thế là còn bao nhiêu đất

thuộc hợp tác, “các cụ” đem ra biến chúng thành “Ðiểm trông giữ xe ô tô” hết thảy, như

HTX Láng Hạ, HTX Trung Hoà ...

Cũng có một số cá nhân bằng cách này cách khác, thuê rẻ được một bãi đất trống

nào đó rồi tự đứng ra kinh doanh trông giữ xe. Tuy nhiên, bởi loại hình dịch vụ này yêu cầu

có mặt bằng rất rộng nên thành phần tư nhân tham gia là không đáng kể.

Hơi khác với dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ rửa xe lại được phát triển nhiều bởi các hộ

kinh doanh cá thể. Có thể là cửa hàng nằm riêng biệt ở nơi ô tô có thể ra vào dễ dàng,

nhưng tốt hơn cả là nằm kề ngay một bãi trông giữ xe nào đấy. Một mặt bằng trên 30 m2 với

vỉa hè rộng thoáng cũng đã có thể đưa dịch vụ này vào hoạt động. Một bể nước ngầm, một

giếng khoan, một máy bơm nước và một máy hút bụi, với một “mớ” khăn mặt người ta đã có

thể mở hàng rửa xe ô tô. Muốn chu đáo hơn, các ông chủ đầu tư thêm ít gạch, cát, xi măng

xây thêm cái cầu cho tiện bề rửa gầm xe.

Có vẻ chuyên nghiệp hơn tí nữa thì tích trữ một ít dầu nhờn để kinh doanh thêm cái

“dịch vụ giá trị gia tăng” là thay dầu máy. Ðơn giản vậy mà khách hàng đông ra phết!

Với giá trung bình 10.000đ/xe/lượt (không hút bụi, giá này chỉ áp dụng với xe du lịch

dưới chỗ ngồi, xe lớn hơn thì giá dịch vụ cao hơn), có nơi doanh thu đạt tới 2.000.000đ/ngày

với vài ba lao động giản đơn (thường từ ngoại tỉnh lên thành phố kiếm việc lúc nông nhàn).

Vào những ngày cao điểm (sau mưa, sau ngày nghỉ, trước ngày lễ tết), có khi thượng đế

phải đi tới dăm ba điểm dịch vụ rửa xe mà vẫn chẳng được phục vụ vì ... quá tải. Lúc này lại

có vài ông chủ dịch vụ có sẵn máu “cơ hội” thừa cơ tăng giá bất tử.

Phen này quyết đi ... “trông xe”

Giá trông giữ xe ô tô cũng ngày càng tăng, tốc độ tăng tương ứng với tốc độ tăng của

ô tô lưu thông trong thành phố mấy năm qua. Từ lúc chỉ là 120.000đ/xe/tháng, lên 10.000đ,

rồi 20.000đ, 300.000đ ... để rồi đến nay lên tới 40.000đ, cá biệt còn có nơi 60.000đ (chẳng kể

một số nơi còn thu bằng ngoại tệ mạnh như Tháp Hà Nội ...).

Mới đây, lại thấy có thông tin “Ðể đảm bảo kinh doanh Công ty Khai thác điểm đỗ xe

133

Hà Nội kiến nghị thay đổi cách thu “phí” như hiện nay thành “giá”. Cụ thể, vé tháng trông

xe ô tô có thể tăng từ 32.000đ/tháng lên 800.000đ - 1.000.000 đ. Với giá trông lượt sẽ thay

134

đổi 000đ/lượt (120 phút) lên 000 đ/lượt (60 phút). Với những vị trí trung tâm có thể lên đến

20.000 đ/lượt”. Công ty này lại đang gần như nắm độc quyền ngành dịch vụ này, có nghĩa là

nếu kiến nghị trên được chấp thuận thì giá sẽ tăng đồng loạt, sẽ trở thành mức giá chung cho

cả thành phố.

Tính sơ qua, một bãi đỗ xe trung bình như mấy bãi của các HTX nói trên vẫn chứa

khoảng 100 xe, doanh thu của “các cụ” sẽ tương đương 100 triệu đồng/tháng (không kể

trông lẻ, trông thêm). Ðấy là còn chưa nói đến chuyện liệu có đứng yên ở đấy được hay

không(?), cũng chưa nói đến chuyện các điểm trông giữ xe có theo đúng qui định của Nhà

nước hay không (cứ trông vào việc bao nhiêu năm nay chẳng quản lí nổi cái giá trông giữ xe

máy thì biết!)”.

…………

“Ngày thường, giá rửa xe “chát” nhất Hà Nội nằm ở phố Liên Trì: 0.000 đ/ôtô và

1.000 đ/xe máy. Với mức giá này, nhiều người đã nói vui là nơi đây rửa xe bằng nước suối

đóng chai.

Cả phố có khoảng 4 - hàng rửa xe, vài hàng trong đó nằm ở chân các biệt thự Pháp

cổ. Hầu như các “xế hộp” đến rửa tại đây đều là loại đời mới, không ít trong số này là các

siêu xe. Giá rửa xe cao hơn mọi nơi đến khoảng 30%, nên dịch vụ rửa xe ở đây làm rất tốt.

Chủ xe chỉ cần đỗ xe ngoài cửa hàng, sẽ có nhân viên tự lái vào bãi rửa. Rửa xong vỏ xe thì

lại tự lái ngược trở ra vị trí khác để dọn nội thất.

Với chủ nhân của những siêu xe như thế này, một vài trăm nghìn đồng để rửa xe dịp

Tết không thành vấn đề ...

Hầu hết các điểm rửa xe khác trên địa bàn thành phố thường hỏi xem chủ xe có nhu

cầu hút bụi không trước khi dọn nội thất, song tại phố Liên Trì, đây là mục “bắt buộc”,

không cần hỏi. Ngoài ra, còn có đánh lốp, xịt nước rửa kính … Chuyên nghiệp như vậy nên

nhiều chủ xe (đặc biệt là các siêu xe tiền tỉ) không hề tiếc 0.000 đồng cho một lần rửa, thậm

chí nhiều người còn “bo” thêm cho nhân viên.

Rục rịch ngay từ hôm 26 - 27 Tết, các cửa hàng rửa xe tại đây đã tăng giá từ 70.000 -

100.000 đ/ôtô và hầu như không còn nhận rửa xe máy. Một số chủ xe rửa quen ở đây cho

biết thêm, ngày 30 Tết giá khu vực này mới đạt “đỉnh”: Khoảng 10.000 - 200.000 đ/ôtô, và

mức giá này sẽ kéo dài cho đến mùng 8 Tết.

Nhưng đối với các chủ xe bình dân, hầu hết coi đó là giá rửa xe bằng "nước suối

đóng chai". Chúng tôi tiếp tục có mặt tại một điểm rửa xe lớn khác của Hà Nội nằm tại ngã

ba giao cắt giữa phố Nguyễn Khánh Toàn và phố Nguyễn Văn Huyên. Khu vực này có đến

chục hàng rửa xe nằm sát nhau, không khí rửa xe đang diễn ra hết sức khẩn trương: Tuyệt

nhiên không có xe máy, hàng chục chiếc ôtô liên tục lùi ra tiến vào.

Ngán ngẩm ngồi hàng tiếng để rửa được một chiếc xe

Anh Tiến, chủ xe ôtô mang BKS: 30N-12xx ngán ngẩm đợi đến lượt rửa xe: Tôi đợi

đã 40 phút rồi mà vẫn còn một xe nữa mới đến lượt mình. Ngày Tết đông người rửa quá nên

nhân viên làm ẩu. Giá thì đắt mà bên trong nhiều xe còn bẩn nguyên, nhà tôi ở chung cư

không có chỗ, nếu không đã mang về tự rửa rồi.

Được biết giá rửa xe (không hút bụi) ngày thường ở khu vực này chỉ có 2.000 đ/ôtô, giờ đã tăng lên đến 80.000 đ/ôtô và sẽ còn tiếp tục tăng”.

…………

135

“(VTC News) - Trời lạnh nhưng dịch vụ rửa ô tô, xe máy lúc nào cũng quá tải. Có lẽ

vì vậy mà nhiều "thượng đế" buộc phải chấp nhận chi tiền cao dù xe rửa không sạch ...

136

Dịch vụ quá tải

Những ngày rét đậm vừa qua, theo khảo sát của phóng viên VTC News, hầu hết các

bãi rửa ô tô và xe máy đều đông khách. Một phần vì trời lạnh, người dân ngại động tay vào

nước, phần khác do trời thường có mưa phùn nên xe hay bẩn, chẳng khác nào “con trâu

đằm” - như ví von của một chủ xe.

Phố Liên Trì (phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, HN) bất kể sáng sớm hay tối

muộn, thời điểm nào cũng nườm nượp người - xe. Những cửa hàng rửa xe tại đây luôn trong

tình trạng quá tải, khách đánh xe đến rửa phải đỗ ngoài đường.

So với năm ngoái, giá rửa xe năm nay tăng khoảng 20%. Tại phố Liên Trì, giá rửa xe

và dọn nội thất khoảng 0.000 đồng/lượt, đánh bóng là 10.000 đồng/lần. Anh Công (Bạch

Đằng, Hà Nội), vị khách đang chờ rửa xe tại một cửa hàng trên phố này, cho biết: Dù giá

cao hơn chút đỉnh nhưng vì rửa quen nên vẫn “đến hẹn lại lên”.

Nhân viên rửa xe tên Thạo, vừa hì hụi lau khô chiếc xe vừa hớn hở khoe: “Công rửa

ở đây thấp lắm, tuy nhiên bù lại, nhiều đại gia đến rửa xe thường “bo” thêm cho anh em

nhân viên nên hầu hết mọi người đều làm việc rất nhiệt tình, với hi vọng lần sau khách sẽ lại

đến”. Thạo cho biết: “Mùa đông, rửa xe hơi ngại nên các “sếp” đều không để mình thiệt.

Có người rửa xe chỉ mất 0.000 đồng nhưng họ "bo" hẳn 100.000 đồng. Chia ra mỗi người

cũng được 20.000”. Mỗi chiếc xe cả rửa và lau dọn mất chừng 20 phút. Trung bình mỗi

ngày, xưởng chỗ Thạo làm việc rửa khoảng 30 chiếc xe. Vào những ngày mưa, lượng xe còn

nhiều hơn, phải đưa cả xuống đường để rửa.

Tương tự, các cửa hàng rửa xe máy cũng “vào mùa” ăn theo thời tiết rét đậm. Giá

rửa xe tại một số cửa hàng hiện đã tăng từ 10.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt. Anh Phong,

chủ tiệm rửa xe Xuân Phong (Trương Định, HN) cho biết: Vào những hôm trời mưa rét, mỗi

ngày cửa hàng anh rửa khoảng 2 đến 30 chiếc xe trong khi bình thường hay mùa hè, anh chỉ

rửa khoảng 1 chiếc. Cách đây một tháng, giá rửa xe chỉ 10.000 đồng, một số cửa hàng vẫn

chưa tăng giá nhưng anh phải tự tăng vì buộc phải tăng lương nhân viên để khuyến khích họ

làm.

Tại cửa hàng rửa xe máy Tân Đức (Tam Trinh, HN), nhân viên thông báo: Giá rửa xe

tăng từ tháng 10, vào mùa lạnh đang cân nhắc có nên tăng giá thêm nữa hay không. Tham

khảo qua các cửa hàng khác, do không nhiều cửa hàng tăng giá nên tại đây cũng chưa tăng.

Tuy nhiên, theo nhân viên này thì ra Tết, cửa hàng có thể tăng lên 12.000 đồng/chiếc đối với

xe số, 1.000 đồng/chiếc với xe ga mỗi lần rửa.

Mùa đông, rửa xe phải chấp nhận không sạch? Anh Thỏa – giám đốc một sàn BĐS ở Hà Đông cho biết, những ngày trời lạnh không

rửa xe thì bẩn mà đánh xe đi rửa, nhân viên rửa không sạch càng bực bội hơn. Không chỉ

riêng anh Thỏa phản ánh, rất nhiều người sau khi mang xe máy đến tiệm rửa, khi về nhà mới

nhìn thấy những vết ố trên xe, thậm trí ở những vị trí khuất còn nguyên vết bẩn bám vào.

Chị Nguyễn Kim Anh (Công ty cổ phần Truyền Thông Kim Hoàng) than thở: Dắt

chiếc xe đi rửa về nhà để khô mới thấy nhiều vết loang lổ, dưới lốc máy có khi còn nguyên

đất.

Lý giải điều này, anh Thành, chủ cơ sở rửa xe Đức Thành, Linh Đàm, Hà Nội cho

rằng, những ngày mưa và lạnh, dịch vụ không thể nào hoàn hảo được”.

Anh chia sẻ, không chỉ có riêng cơ sở của anh mà ở đâu cũng vậy. Giá rửa xe ở chỗ

137

anh khá mềm, ô tô 4 chỗ 20.000 đồng/lượt, 7 chỗ 30.000 đồng/lượt. Những ngày trời lạnh

đều không tăng giá tuy nhiên khách hàng phải chấp nhận rửa không được sạch”.

138

………..

“Với mức giá tăng gấp 4 lần so ngày thường và phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ mới

đến lượt nhưng nhiều người cũng đành chấp nhận vì ... Tết. Nhiều điểm rửa xe tự phát mọc

lên trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội.

Chọn ngày cuối cùng của năm Tân Mão để rửa xe ôtô đón năm mới nhưng nhiều lái

xe cũng phải giật mình khi được biết giá tăng gấp 4 lần so với ngày thường. Anh Tuấn (phố

Tôn Đức Thắng) chia sẻ: "Hôm qua trời mưa nên sáng nay đưa xe đi rửa, biết giá tăng

nhưng cũng không ngờ phải trả tận 200.000đ cho một lần rửa xe".

Nhiều lái xe sau khi biết giá "cắt cổ" đã quay xe đi thẳng. "200.000đ tôi có thể đổ

được gần 10 lít xăng nên không rửa hôm nay thì vài ngày nữa cũng chẳng sao" - chị Hoài

Anh cho biết.

Anh Trung, chủ cửa hàng rửa xe tại phố Kim Liên đã phải huy động gần 10 người là

các thành viên trong gia đình để kịp phục vụ các bác tài muốn làm đẹp. Khi được hỏi sao

giá "chát" thế? Câu trả lời là một năm chỉ có một ngày nên mong các bác lái xe ... thông

cảm. Theo khảo sát của PV, chỉ 1 - 20 phút cho một chiếc xe 4 bánh, các cửa hàng rửa xe

ngày tất niên có thể rửa từ 0 - 60 chiếc, thu về từ 10 - 12 triệu đồng”.

Kết luận: Chắc đọc xong những thông tin trên các bạn phải lè lưỡi. Việt Nam là vậy

đó, kinh doanh theo kiểu “chặt chém” mà! Nếu ý tưởng “đánh bóng xe” ra đời chắc những

người kinh doanh như vậy sẽ tức lắm. Vấn đề là người thực hiện ý tưởng này phải tìm ra

cách để “rửa khô” mà sạch còn hơn rửa nước. Thực tế cho thấy rửa nước mất nhiều thời gian

hơn, làm các thiết bị trong xe rỉ sét … Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Để làm được điều

này bạn phải chế được các dụng cụ đánh bóng, hóa chất “theo kiểu của bạn” (những cái này

chưa có bán trên thị trường đâu).

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải có một số vốn khoảng một triệu VND. Số vốn này bạn sẽ dùng để mua,

chế tạo dụng cụ “đánh bóng xe”, mua “chất đánh bóng”, in danh thiếp, may đồng phục …

Đối với những bạn có tiền khá hơn thì nên lập một trang web để quảng cáo, giao dịch …

+ Bạn phải nắm rõ thao tác đánh bóng xe, có kĩ năng đánh bóng xe hoàn hảo.

+ Bạn phải kiên nhẫn, chịu khó …

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web (cái này không cần lắm).

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). + Bạn phải là người có khiếu giao tiếp, ăn nói nhẹ nhàng, mềm mỏng …

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Khó khăn nhất là nắm được kĩ thuật đánh bóng, chế tạo dụng cụ, “chất đánh bóng”

139

… phục vụ cho công việc.

Thuận lợi:

140

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh gần như không cần vốn, thu nhập cao, có tiền ngay,

rủi ro không có, giờ giấc làm việc không gò bó …

+ Khi chưa có vốn hay vốn ít thì lấy công làm lời, bán tài năng … là sự lựa chọn hoàn

hảo để vươn lên.

+ Có thể phát triển với qui mô rộng lớn.

+ Nhu cầu xã hội đang nhiều.

+ Tận dụng được nguồn lao động trình độ, tay nghề thấp.

5.

141

Ý TƯỞNG CÂU CUA GIẢI TRÍ

1. Ý tưởng: Chiều chủ nhật để thư giãn đầu óc xách cần đi câu cá. Lướt qua vài điểm làm dịch vụ

câu cá giải trí thấy thật nhàm chán. Bao năm họ vẫn làm theo một cách thức như vậy: Thả

mấy con cá rô phi, trê, tra, trắm, chép …, phát cho du khách một cục cơm trộn cám rồi cứ

thế ngồi câu. Quan sát suốt buổi sáng thấy không khách nào câu được cá tôi tự hỏi: Chả lẽ

nào họ bày ra cái trò này chủ yếu để bán đồ ăn, thức uống? Mà đúng vậy. Li cà phê pha đắng

ngắt chưa uống được ba ngụm đã hết vèo vậy mà còn lấy giá cắt cổ. Mất cả nửa ngày ngồi

ngóng để rồi phải trả hơn một trăm ngàn cho vài li nước thấy sao bất mãn trước kiểu làm ăn

của người Việt. Tồi tệ nhất là tiền mướn cần. Có cái cần bằng thanh tre và cục mồi vậy mà

lấy người ta đến 40.000 VND (đáng lẽ ra không lấy tiền mới phải). Thú thật cũng có lần đến

câu thấy có người câu được cá, thế nhưng tiền bán cá lại kêu trên trời nên cực chẳng đã

người ta mới mang con cá về (bởi có chỗ không cho bỏ cá xuống mà bắt khách hàng phải

mua bất cứ con cá nào câu được). Mang con cá về cũng chẳng biết làm gì vì nhỏ quá làm sao

mà ăn? Đi câu để giải trí mà lại chuốc thêm phiền muộn vào lòng. Những chỗ kinh doanh

như vậy tôi thề không bao giờ bước chân đến lần thứ hai. Hầu hết người ra kinh doanh chỉ

nhìn thấy cái lợi trước mắt, họ chẳng nghĩ sâu xa hơn phải làm như thế nào để phát triển cho

nên làm được một thời gian là lụi bại. Bất cứ ngành nào nếu không chú ý đến chất lượng thì

không thể phát triển bền vững được!

Câu cá không thú vị bằng câu cua vì nhiếu lí do:

+ Hình thức này đã cũ rồi.

+ Khó câu.

+ Khó làm. Đối với con cua chỉ cần rửa sơ ta có thể nướng hay luộc nó rồi ăn tại chỗ

rất nhanh, nhưng đối với con cá thì phức tạp hơn nhiều.

+ Ăn không ngon. Cua ăn ngon hơn cá và gần như không bao giờ chán.

Ý tưởng câu cua nảy ra khi tôi nghĩ về một người quen đang làm nghề nuôi cua trong

đầm. Mỗi ngày anh ta thu hoạch hàng chục kg đem bán bằng cách câu chúng lên.

Câu cua không khó chỉ cần một cái cần và cái vợt là bạn có thể thực hiện được. Mồi

câu cua là con cá nhỏ hay con lịch (giống con lươn nhưng nhỏ hơn). Khi cua cắn câu người

câu sẽ một tay nhấc con cua lên một tay cầm cái vợt vớt nó. Tự câu cua, tự rửa nó rồi nướng

lên ăn. Cảm giác này khiến cho nhiều người thích thú phải hét lên.

Nếu ai là dân thành phố chắc hẳn sẽ bị cuốn hút với hoạt động câu cua ngoài trời. Đặc

biệt là những người chưa biết gì về đời sống của con cua nhiều. Thuộc họ cua có nhiều loại

như: Cua biển, cua đồng, còng … Mỗi loại có cách thức câu khác nhau.

Bạn cũng có thể kết hợp hình thức này với hình thức câu tôm. Nghe câu tôm chắc

nhiều bạn còn lạ lắm vì con tôm đâu có câu được bằng cần mà bằng vó. Đã là dân thành phố

thì cái gì lạ, hay là họ cứ muốn thử cho biết.

Một điều thú vị khi thực hiện ý tưởng này là ta sẽ tiêu thụ được một lượng lớn tôm,

cua. Vì tôm, cua có giá trị hơn cá nên doanh thu vì đó cũng cao hơn.

Ý tưởng này đạt hiệu quả kinh tế cao nhất khi áp dụng ở những người đang nuôi trồng

thủy sản muốn lấn sâu sang lĩnh vực du lịch bằng việc chuyển đổi mô hình đang làm thành

nuôi trồng – du lịch, còn nếu bạn đang kinh doanh mô hình câu cá giải trí thì chỉ có chút hiểu

142

biết để chỉnh sửa mô hình là bạn đã sẵn sàng chinh phục túi tiền khách hàng.

143

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Cần Giờ cách trung tâm thành phố chỉ hơn 60km. Tán rừng ngập mặn của huyện

Cần Giờ từ xưa đến nay đã nuôi dưỡng nhiều loại hải sản nước lợ sinh sôi. Trong đó, ngon

số một là những chú cua. Nếu đi từ sáng sớm thì có thể đi về trong ngày nên chúng tôi đã

hăm hở lên đường thử một lần cái thú câu cua đầy thú vị.

Chiếc xuồng không mái che đưa chúng tôi qua họng Vàm Sát, qua khoảng cây số là

đến rừng Sác. Đầu tiên, chúng tôi học kiểu câu cua không lưỡi. Mồi dùng nhử cua là khúc

thịt đẻn hoặc con cá rô phi lớn cỡ 2 - 3 ngón tay, được móc vào một đoạn kẽm. Đoạn kẽm

này được buộc vào một đầu sợi dây cước. Đầu kia của cọng dây cước người ta buộc vào

ngọn một cây trúc hoặc nhánh mắm nhỏ dài 1 - 2m. Đám cua rất tham ăn nhưng cũng rất

khôn ngoan. Cho nên, nếu người câu giật vội lên sẽ không dính cua. Và khi con cua tiếp đất,

nó sẽ bấu chặt. Bí quyết để bắt được cua là người câu phải biết... chiều và kéo lên từ từ. Có

nghĩa là khi thấy dây câu căng (cua đang ăn mồi), bạn nên dùng dây để cua lôi đi một đoạn

để nó tưởng không gặp trở ngại gì. Khoảng năm phút sau, bạn sẽ kéo lên từ từ. Nếu cua kéo

lại một lực cỡ 10 thì bạn nên kéo lại một lực cỡ 7 - 8. Nếu cua quyết liệt kéo mồi thì bạn

phải chùng dây. Đợi khoảng - 7 phút sau, cua mê mồi ta sẽ kéo lên nhẹ nhàng... Và khi bạn

thấy bóng cua gần trồi lên mặt nước phải nhanh tay chuẩn bị vợt để vớt. Trò này chỉ những

người từng trải nghiệm mới thấy thật hồi hộp và hứng thú cỡ nào.

Xuồng đi sâu vào một con rạch nhỏ, chằng chịt dẫn đến tâm rừng Sác. Chúng tôi

không câu cua nữa mà chuyển sang quan sát người ta bắt cua. Anh bạn chuyên bắt cua với

tay lấy đôi giày cao su lành lặn để dưới khoang xuồng đưa cho những người lần đầu đi bắt

cua rừng, giầy tất đã ướt sũng: “Mang đi, ở đây gai chà là nhiều lắm, đạp vô là chết”. Cột

xuồng vào một gốc cây đước, đoàn người đi bắt cua tiến sâu vào rừng. Rừng Sác bốn bề một

màu xanh thẳm, ánh sáng nhạt nhòa dần dù lúc đó chỉ mới hơn 10h. Vừa xé rừng, tránh gai,

băng qua những nơi không có lối mòn, các anh vừa phải quan sát tìm dấu vết của cua. Công

việc bắt cua nhìn thế mà lại không đơn giản chút nào. Khi phát hiện những hang cua lớn,

sâu trong lòng đất, các anh phải dùng chân móc cua, bị cua kẹp sứt thịt, máu đổ là chuyện

thường. Trên chân, tay các anh sẹo nối sẹo, do vết gai đâm, cua kẹp. Có hôm đang tìm hang

cua, anh bạn của tôi đã bị ong châm sưng húp mắt đến nỗi không thấy đường về, phải nhờ

người dẫn. Có lẽ vì công việc bắt cua ở rừng chưa bao giờ là đơn giản nên chuyến đi lần

này, chúng tôi chỉ có thể làm những khán giả thích thú quan sát những người bắt cua lành

nghề trong rừng Sác.

144

Có lẽ ít ai biết, đời cua cũng có bao điều kì lạ. Vào ngày trăng rằm, nàng cua yếm

vuông ở rừng Cần Giờ không thèm bắt mồi, mà hối hả đi tìm một đoạn rạch vắng vẻ, có lùm

gai ô rô lớn bao bọc. Nó đào một cái hang tạm, nằm trước miệng hang rồi dùng “hương

thơm” lôi cuốn bao chàng cua trong vùng đến dự hội “tuyển chồng”. Chừng chưa tới năm

phút, vùng nước trước “lâu đài” của nó đã lao xao với những chàng cua tơ (cua y) và cả

cua sồn sồn – già (sắp thành cua kềnh). Những con cua đực này đều muốn độc chiếm nàng

cua nên đương nhiên chúng lao vào nhau quyết liệt. Khi cuộc chiến đã tàn, đám cua đực lê

lết trốn chạy. Chỉ còn lại một chàng cua chiến thắng cùng nàng cua đào hang sâu hơn để

chuẩn bị cho “hiền thê” lột xác. Trong lúc cua vợ yếu ớt như bún, cua chồng luôn quanh

quẩn trước miệng hang bảo vệ. Thêm một tuần trăng nữa, cái bụng bầu (gạch son) của cua

vợ đã trở nên khá nặng nề. Nó mệt nhọc tìm đường ra biển, chờ ngày “khai hoa nở nhụy”. Ở

đó, cua cái sẽ quật mình đẻ trên một triệu trứng, thường vào ban đêm và chết liền sau đó.

Trứng cua bơ vơ trong lòng đại dương với hàng vạn kẻ thù chực chờ nuốt chửng … Ấu trùng

cua nào sống sót sẽ bơi ngược về sông, bò vào rừng bươn chải, tiếp nối đời cua.

Theo chu kì sinh trưởng, đám cua rừng cứ lớn lên từng giờ, từng ngày. Song ở cùng

một thời điểm, có những con chứa nhiều thịt (chắc) còn có những con ít thịt (ốp). Thật may,

anh bạn lái cua giàu kinh nghiệm đã chỉ cho chúng tôi những cách chọn cua ngon. Đầu tiên,

xem màu lớp da lụa (da non) giữa kẹt khuỷu (cùi chỏ) trên càng cua. Nếu lớp da này màu

hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt. Và bạn cần nhìn kĩ hơn: Cua mới bắt thì lớp da

này thẳng bóng, đó là cua mập. Ngược lại, cua cũ sẽ ốm do bị rọng (nhốt) lâu ngày, lớp da

này nhăn nheo. Rồi thử bóp yếm nếu cảm thấy cứng tay là cua chắc, ngược lại, bạn nghe

mềm (phập phều) thì cua ít thịt (ốp). Cuối cùng là bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, phía

dưới mu. Bạn nhớ bóp vừa tay thôi, nếu bạn thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng thì cua

còn khỏe (thịt ngon), ngược lại, cua đã yếu, sắp chết. Cua cái so (chưa đẻ lần nào) được

xem là ngon nhất trong hàng cua chắc. Yếm nó có màu ngà, cỡ 3 - 4 con/kg là đủ chuẩn.

Riêng cua đực, cỡ 2 - 3 con/kg mới ngon. Song ngon nhớ đời là cua chuẩn bị lột (cua cốm,

cua hai da), thịt cua nhiều, không chỉ ngọt đậm mà có hậu béo tựa sữa. Cua tự nhiên vùng

Cần Giờ thường chắc vào những ngày mùng mười, hai lăm âm lịch trong tháng. Từ thời

điểm cua chắc chờ thêm 3 - 4 ngày nữa sẽ gặp cua cốm. Loại này, bạn đem nướng, hấp ...

đều ngon tuyệt. Đặc biệt, bạn cũng đừng quên bỏ qua cua gạch son nếu may mắn gặp được

loại này. Chọn cua gạch son (mang trứng) thì bạn nhìn màu gai trên mu: Tính từ que chèo

đếm ra, gai thứ 2 - 3 có màu bạc (màu sương) là cua đầy gạch, mu vun, hé yếm lên sẽ thấy

gạch hồng bên trong. Mùa cua gạch từ cuối tháng 7 âm lịch đến tháng chạp, rộ vào khoảng

rằm tháng 8 đến tháng 9”.

………….

“AN GIANG (NV) - Do cua đồng ở Việt Nam bán được giá vì nhiều người tiêu thụ,

các ngư dân ở ấp Vĩnh Hòa (xã Vĩnh Hội Ðông, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã sang tận

Cambodia thuê đồng ruộng để đặt lọp bắt cua đồng.

Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT) vào tháng 8 âm lịch - khi con nước từ thượng

nguồn đổ về lấp loáng ruộng đồng. Thì “ban ngày ở ấp Vĩnh Hòa, Vĩnh An này rất khó tìm

đàn ông, thanh niên trai tráng trong nhà, bởi ai cũng lo chuyện mưu sinh mùa lũ”.

Báo dẫn lời ông Huỳnh Công Phương, phó chủ tịch xã Vĩnh Hội Ðông, cho biết: “Xã

có trên 113 hộ dân làm nghề đặt lọp cua quanh năm, tập trung nhiều nhất ở hai ấp Vĩnh

145

Hòa, Vĩnh An.”

146

SGTT cho hay, “Con cua đồng ở Vĩnh Hội Ðông có quanh năm, do ngư dân thuê

đồng ở Cambodia để đặt lọp. Ông Võ Thanh Vấn, người có hơn chục năm sống bằng nghề

đặt lọp cua đồng ở ấp Vĩnh Hòa, cho biết nhiều năm nay, ông thuê đồng xã Pung Xăng,

huyện Brây Chusa, tỉnh Tà Keo mỗi năm 12 triệu đồng để đặt cua.”

Báo SGTT kể: “Ngay sau Tết Nguyên Ðán, những người làm nghề đặt lọp cua ở địa

phương chuẩn bị ngư cụ để bắt đầu cho niên vụ làm ăn mới. Tuy nhiên, lượng cua nhiều

nhất vào khoảng tháng 8, 9 âm lịch do nước lũ về ngập đồng và cũng là mùa cua sinh

trưởng, phát triển nhất.”

SGTT dẫn lời các ngư dân ở ấp Vĩnh Hòa, với 100 chiếc lọp cua, mỗi ngày có thể đặt

được từ 20 – 30 kg cua đồng. Ông Lê Văn Lên, người có thâm niên hàng chục năm làm nghề

đặt cua đồng bên đất Cambodia, cho biết mỗi ngày ông đặt khoảng 400 cái lọp ở đồng thuộc

tỉnh Tà Keo (Cambodia) thu hoạch từ 0 – 60 kg cua đồng.”

“Ở Vĩnh Hội Ðông trong số hơn 120 hộ dân làm nghề đặt lọp cua kiếm sống, có

khoảng 100 hộ dân thuê đồng ở Cambodia để làm ăn quanh năm. Còn lại, ngư dân đặt cua

ở các đồng trong tỉnh như: Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên ...”.

“Do đồng phía bạn trũng hơn, nên có thể đặt được cua quanh năm. Mình thuê mỗi

năm 12 triệu đồng, sau đó người ta qui định ‘ranh giới’ khu vực cho phép đặt cua, nếu vượt

ra ngoài thì họ phạt,” ông Vấn nói.

Vẫn theo SGTT, “thông thường, mỗi luồng lọp cua được đặt khoảng 100 chiếc. Mồi

cua có thể là ốc bươu vàng đập vỏ, hoặc khoai mì xắt khoanh rồi cho vào lọp đặt xuống đáy

nước. Mỗi luồng lọp có thể đặt suốt mùa, hoặc chỉ đặt vài hôm rồi dời đi nơi khác, tùy vào

lượng cua nhiều hay ít. Mỗi chuyến đi đặt cua của ngư dân kéo dài từ 3 giờ khuya đến 3 - 4

giờ chiều, sau đó mang cua về bán cho chủ vựa.”

“Ông H, một chủ vựa cua đồng ở Vĩnh Hội Ðông, cho biết mỗi ngày có khi cân tới

vài tấn cua là chuyện thường, nhất là vào tháng 8, 9 âm lịch. Theo ông H, cua ‘xô’ (loại cân

ngang) được mua với giá khoảng 10,000 đồng/kg, nếu cua lựa thì cao hơn, khoảng 20,000

đồng/kg””.

Kết luận: Câu cua vô cùng thú vị nhất là câu cua biển. Nhìn những con cua giãy đành

đạch khi nhấc cần câu lên dân thành thị ai cũng thích mê. Món ăn từ cua vô cùng bổ dưỡng

và ngon tuyệt. Chỉ cần ngửi cái mùi thoang thoảng bốc lên từ bát canh cua là đã thấy mê hồn.

Cái thú vui này dân thành thị chắc chưa bao giờ được nếm trải, tôi dám đoan chắc là khu du

lịch nào có mô hình “câu cua giải trí” sẽ đông nghịt khách ngay ngày đầu khai trương.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải có một khu đất và số vốn đủ để thực hiện mô hình này.

+ Bạn phải nắm được kĩ thuật xây dựng mô hình này.

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của vài người thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp …

147

+ Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

140

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại

sao họ nên chọn dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với

những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi vô cùng khó. Nếu quản

lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận thu vào sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh an

toàn thực phẩm cần đặt lên hàng đầu. Không mua hàng trôi nổi mà mua hàng ở những cơ sở

có uy tín hoặc có sự kiểm định rõ ràng.

+ Về việc chế biến món ăn: Một số món về cua do đầu bếp chuyên nghiệp đảm trách

nhưng những món đơn giản nên hướng dẫn cho thực khách tự làm. Hãy thiết kế ra những

bếp nướng tập thể để mọi người cùng tham gia nướng con cua của mình lúc mới câu lên.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Khi mua dụng cụ, thiết bị … phải biết phân bổ để đạt hiệu suất sử dụng cao nhất. Sau

một thời gian sử dụng phải thanh lí để dụng cụ, thiết bị … luôn mới.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải có đạo đức nghề nghiệp, mặc

đồng phục, nhã nhặn với khách … Đối với những bạn đã từng đứng ở cương vị quản lí có

những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những

bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện

từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh mới mẻ, thú vị, đầy triển vọng vì giới trẻ ngày nay

rất thích đi tìm cảm giác lạ, do đó chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công.

+ Có thể kết hợp khép kín ba ngành: Nuôi trồng thủy sản – du lịch - ẩm thực.

+ Chú trọng kinh doanh những món ăn đặc sản từ cua, tôm để tạo nên phong cách

riêng của mô hình.

+ Bán lẻ sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản với giá vừa có lợi cho nhà đầu tư

vừa có lợi cho khách hàng.

+ Giải quyết việc làm cho nhiều người.

5.

6.

141

Ý TƯỞNG BÁN HOA TRONG CHẬU

1. Ý tưởng:

Bạn nào có miếng đất gần thành phố rộng rộng mà phù hợp với ý tưởng này nên phát

triển nó thành một khu vườn ươm hoa trong chậu. Khi cây hoa mới hé nụ thì có thể đem bán

lẻ hoặc bỏ mối cho các tiệm hoa.

Không phải hoa nào cũng trồng trong chậu được theo ý tưởng này vì nếu hoa cao quá,

không bền, đẹp hay không phù hợp thiết kế, thị hiếu … thì sẽ bán không được. Nên chọn vài

loại hoa thôi chứ đừng nuôi tham vọng bê cả thế giới hoa vào chậu.

Chậu dùng trồng hoa không phải là chậu thông thường mà là chậu được thiết kế đẹp,

cầu kì, thậm chí tinh xảo …, bằng nhiều chất liệu khác nhau như gỗ sơn mài, sứ tráng men

… với đủ loại hình dáng, màu sắc … Mỗi loại chậu phục vụ cho một loại hình sử dụng, đối

tượng khách hàng nhất định.

Có thể kể ra vài loại hình sử dụng sau đây: + Tặng bạn bè nhân ngày sinh nhật: Thật thú vị khi mở hộp quà ra là chậu hoa (ví dụ,

hoa đồng tiền) nhỏ xíu đang hé nở vài bông hoa. Với chậu hoa như vậy người nhận sẽ để lên

bàn chơi được cả tháng trời.

+ Trưng ở nơi làm việc: Chẳng phải mất công trồng cứ ghé qua tiệm “bán hoa trong

chậu” mua một chậu hoa nhỏ thế là bạn đã mang cả thế giới hoa lại gần mình. Sau những giờ

làm việc căng thẳng đứng dậy ngắm bông hoa đang khoe sắc, tưới cho nó vài giọt nước là

cảm thấy tinh thần thư thái. Bởi hoa trồng trong chậu được thiết kế sang trọng, không chảy

nước dơ ra bên ngoài, nhỏ gọn nên có thể mang đi bất cứ đâu. Khi hoa tàn bạn có thể mang

đến tiệm yêu cầu trồng cây hoa khác vào cái chậu nhỏ cho bạn.

+ Trưng ở không gian sống: Qua rồi cái thời mua hoa về cắm vào bình để ngày qua

ngày phải thay nước nếu quên thay thì nước thối rình, hoa trồng trong chậu mới đúng là hoa.

Nó cho bạn một cảm giác thiên nhiên đầy sức sống. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể mua vài

chậu hoa để trước cửa để tô điểm cho căn nhà mỗi khi có dịp phải đón khách. Khi đó đảm

bảo bạn bè phải thốt lên rằng: “Hoa ở đâu mà đẹp thế?”.

……..

Khi đưa ra ý tưởng này tôi muốn các bạn hình dung ra công việc trồng hoa trong chậu

giống như công việc thiết kế cảnh quan thu nhỏ, chứ không phải những gì người ta đang làm

hiện nay. Khi nghĩ về ý tưởng này hãy gạt sang một bên những chậu hoa đầy bùn đất dơ dáy

vì đó không phải là ý tưởng tôi muốn đề cập đến.

Những cây hoa được ươm trong nhà kính khi đến tuổi trưởng thành sẽ được chuyển

sang chậu để thiết kế thành một tuyệt tác như món quà mà thiên nhiên ban tặng cho con

người. Những chậu hoa như vậy sẽ có giá cao hơn những chậu hoa bình thường rất nhiều dù

nó rất nhỏ. Theo tiêu chí thiết kế thì càng nhỏ càng tốt. Nhà thiết kế hoa trồng trong chậu sẽ

cố gắng thu thiên nhiên vào cái chậu thật nhỏ.

Hoa có thể ló ra từ miệng con rồng đang khạc lửa, hoặc mọc tua tủa trên đầu một cô

gái duyên dáng … Hoa có thể mọc trong thúng, nón lá, thân tre … đến cục đá vô hồn. Kèm

theo hoa là những câu thơ viết bằng nghệ thuật thư pháp. Hoa và thơ sẽ hòa quyệt tạo nên

một tuyệt tác để đời. Còn gì ý nghĩa hơn khi tặng cho “người ấy” chậu hoa công phu đầy họa

142

tiết. Bởi chỉ có như vậy mới nói lên tình cảm chân thật của người tặng, bởi chỉ có như vậy

tình yêu mới thi vị, lãng mạn mà thôi!

143

2. Hoàn cảnh khách quan:

“(Sóng Trẻ) - 8/3 là dịp làm ăn quan trọng của những người kinh doanh hoa trong đó

có cả nhiều bạn sinh viên. Nhưng, với giá hoa tăng cao như năm nay, người tiêu dùng có vẻ

thờ ơ với việc mua hoa còn người bán đang đau đầu với đợt kinh doanh đứng trước nguy cơ

lỗ.

Buôn bán ế ẩm

Từ lâu, hoa là món quà được hầu hết các đấng mày râu lựa chọn để bày tỏ tình cảm

yêu thương với một nửa thế giới vào dịp 8/3, nên những ngày nay trên nhiều tuyến đường

của thủ đô Hà Nội tràn ngập những cửa hàng, quầy hàng bán hoa tươi. Năm nay thị trường

không chỉ có hoa hồng, hoa ly, thược dược, lan … mà cả những hoa nhập từ Trung Quốc

như phi yến, tulip …

Dạo quanh một số tuyến đường như Kim Mã, Nguyễn Chí Thanh, Láng và Tây Sơn

điều dễ nhận ra là các cửa hàng hoa đều buôn bán ảm đạm, ế ẩm. Người bán phải đon đả

hết lời, hay thậm chí đứng cạnh đường để tiếp thị mà không có mấy người quan tâm.

Quầy hoa của anh Dương trên đường Nguyễn Chí Thanh, mở cửa từ 1 giờ chiều 7/3,

nhưng đến sáng 8/3 mới chỉ bán được chưa đến chục bó hoa ít ỏi. Theo lời chị Hằng - vợ

anh Dương cho biết, đợt này bán chán quá, so với năm ngoái giảm hẳn khoảng 0%. Được

biết, vợ chồng anh Dương đã bỏ ra hơn 10 triệu đồng để đặt hoa từ các đầu mối ở tận Đà

Lạt cách ngày 8/3 cả tuần lễ, nhưng người tiêu dùng chỉ vào xem, hỏi giá thậm chí còn nhiều

hơn người mua.

Chị Hằng nói thêm: “Đợt bán 8/3 chỉ hi vọng vào tối 7 và sáng 8/3, nhưng 7/3 bán

chẳng được là bao, sáng nay tình hình không cải thiện được hơn. Từ hôm qua đến sáng nay

mới chỉ được mấy trăm nghìn. Năm ngoái, riêng tối 7/3 bán chạy lắm, có khi thu được gần

nửa vốn, còn năm nay vợ chồng xác định lỗ nặng”.

Còn hoa phi yến, tulip là một số mẫu hoa mới được anh chị nhập về bán, nhưng người mua

không mấy quan tâm. Giá bán hoa phi yến là 80.000 đồng/ chục, tulip dao động từ 30.000 -

3.000 đồng/cành.

Chung tình cảnh với vợ chồng anh Dương, chị Giang chủ kinh doanh cửa hàng hoa

gần Ngã Tư Sở cũng không giấu được vẻ chán nản. Gian hàng của chị chủ yếu bán hoa

hồng và hoa ly nhưng số lượng theo quan sát của chúng tôi vẫn còn khá nhiều. Theo lời chị

Giang cho biết, giá hoa hồng và hoa ly năm nay đều tăng so với năm ngoái. Chị Giang chia

sẻ: “Buồn quá, bán mãi chẳng được bó nào. Giá hoa hồng lúc chiều qua (7/3 –pv) bán

2.000 đồng/bông, giờ ế quá nên hạ xuống 20.000 đồng/ bông, mà cũng không ai mua”.

Anh Cường chủ cửa hàng hoa trên đường Đại Cồ Việt (gần Đại học Bách Khoa Hà

Nội), cũng hết lời kêu ca và lắc đầu. Anh cho biết: “ Bán ế ẩm, tôi chẳng muốn bán nữa,

nhưng vốn bỏ ra cả mấy chục triệu nên đành cố bám trụ. Bây giờ, nhiều người chuộng mua

quà có vẻ thiết thực hơn, còn hoa cắm mấy hôm lại tàn đi. Còn chuyện lời lãi, năm nay thu

được vốn còn khó, nói gì đến chuyện lãi”.

Theo anh cho biết, hoa hồng đỏ lấy từ Đà Lạt đã có giá 1.000 đồng nên bán ra cũng

20 - 2.000 đồng/bông, còn hoa hồng vàng, trắng cũng dao động từ 10.000 - 12.000

đồng/bông. Hoa ly có 2 loại, loại nhập từ Trung Quốc với giá 8.000 đồng/ cành, bán ra ở

mức 1.000 đồng/ cành, còn hoa ly nhập từ Đà Lạt có giá 2.000 đồng/ cành, khi bán ra ở mức

144

40.000 – 4. 000 đồng/cành.

Mới hơn 8h sáng, nhưng anh Ngọ ( Tây Tựu – Hà Nội) bán hoa rong đã lục đục thu

dọn số hoa bày bán để di chuyển sang chỗ khác. Được biết, từ 7 giờ đến 8 giờ sáng ngày 8/3,

145

anh Ngọ đã phải di chuyển gần 2 - 3 địa điểm mà vẫn chưa bán được bao nhiêu. Nguyên

nhân theo anh Ngọ lí giải là ế quá, không mấy người mua. Anh Ngọ vừa nói vừa chỉ vào số

hoa hồng đỏ còn chúm chím nụ trên xe và cho biết: “Tôi lấy ở chợ Quảng Bá đã 8.000 đồng/

bông, bán với giá 1.000 đồng/bông, nhưng mà từ tối hôm qua chỉ mới bán được chục bông,

còn hoa ly chưa bán được cành nào”.

Giá hoa hồng – loại hoa được mua nhiều nhất trong ngày 8/3 dao động từ 1.000 – 2.000 đồng, thậm chí có cửa hàng còn bán với giá 30.000 đồng/ bông. Theo quan sát của

chúng tôi, giá bán hoa tại vỉa hè rẻ hơn các shop hoa trên các tuyến phố. Khảo sát giá hoa

hồng trên đường Bà Triệu tối 7/3 tại các xe hoa bán rong, có người bán “hét” giá lên tới

2.000 đồng/bông, nhưng cách đó vài hàng chỉ bán với giá 1.000 đồng/bông. Vì vậy,

người tiêu dùng nên có sự tham khảo giá kĩ lưỡng trước khi chọn mua.

Sinh viên tranh thủ làm ăn … cũng méo mặt

Có mặt tại khu vực trước cổng đại học Thủy lợi, nhiều sinh viên đã bắt đầu việc kinh

doanh của mình từ chiều ngày 7/3. Nhưng, tình hình buôn bán không mấy khá khẩm. Trong

khi, các hàng hoa xung quanh không có người mua, thì hàng hoa của Giang và Sen (sinh

viên học viện ngân hàng) đông khách hơn cả. Tuy nhiên, cả Giang và Sen đều có chung

nhận xét, năm nay lượng người bán đông hơn, nên bán được ít hơn so với 8/3 và 20/10 năm

ngoái.

Giang cho biết: “Đối tượng khách hàng mà tụi mình hướng đến là sinh viên, nhưng

năm nay giá hoa tăng lên, hoa hồng lấy ở chợ Quảng Bá đã 6.000 – 7.000 đồng/bông, khi

bán ra cũng 1.000 - 20.000 đồng, nên nhiều người vào hỏi rồi lại quay ra vì giá tăng so với

năm ngoái gần gấp đôi”.

Co ro, xuýt xoa vì những cơn gió lạnh bên 2 xô hoa hồng, thược dược, Ngọc Hà (sinh

viên đại học Công Đoàn) hết lời mời những người đi trên đường mà vẫn không có ai để ý.

Để có được số hoa bán 8/3 này, không chỉ có số vốn hơn một triệu đồng do Hà bỏ ra, mà Hà

với đứa bạn cùng phòng còn phải dậy từ lúc 2 - 3 giờ sáng để lên lấy hoa tận chợ Quảng Bá

cho kịp. Theo lời Hà, đứng từ sáng đến tối hôm qua mà mới bán chỉ được 2 bó hoa và 4 -

bông hồng. Hà chia sẻ: “Số tiền thu được mới chỉ 30.000 - 400.000 đồng, năm nay chắc

chắn là lỗ. Năm ngoái, chỉ bỏ ra chưa đến một triệu đồng mà mình đã lãi gần 700.000 đồng

rồi”.

Theo khảo sát của Sóng trẻ, hầu hết sinh viên kinh doanh hoa năm nay đều tỏ ra nuối

tiếc với số vốn mình bỏ ra mà không thể thu lại được, vì người bán đông lên mà người mua

lại tiết kiệm chi tiêu trong lúc bão giá.

Nhóm bạn Quốc, Chung và Tuấn Anh (sinh viên Học viện Báo chí – Tuyên Truyền)

cũng không bỏ qua dịp 8/3 để kinh doanh như những năm trước. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị

kĩ lưỡng từ việc nhập hoa, chọn địa điểm bán khá lí tưởng ngay tại ngã tư Nguyễn Phong

Sắc và Trần Thái Tông đông người qua lại. Nhưng, hoàn toàn trái với dự đoán ban đầu,

lượng người mua ít ỏi, cả ba đang nhẩm tính việc không biết giải quyết với số hoa tồn còn

lại vào tối 8/3 như thế nào.

Tuần Anh cho biết: “Mặc dù, chúng em đã dự đoán trước điều này, cả nhóm chủ

động chuẩn bị lấy lượng hoa ít hơn năm ngoái gần một nửa và chỉ lấy hoa hồng, hoa ly, hoa

thạch thảo, nhưng không ngờ người mua ít thế. Đến bây giờ mới bán được 2 bó hoa hồng

146

loại 80.000 đồng/bó”.

Còn Việt Nga (sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội) cũng là người bán hoa phân

trần: “Năm nay, chuyện bão giá ai cũng biết, mọi người chi tiêu ít hơn những năm trước.

147

Năm ngoái, gia hoa hồng chỉ gần 10.000 đồng/bông, năm nay tăng lên 1.000 đồng –

20.000 đồng/bông, nên nhiều người cũng ngại mua hơn””.

Kết luận: Kinh doanh hoa tươi cắt cành rủi ro lớn hơn do hoa chỉ để được thời gian

ngắn là héo, trong khi đó hoa trồng trong chậu lại có ưu điểm vượt trội về điểm này. Tuy

nhiên, kinh doanh hoa tươi lợi nhuận rất cao nhưng cũng đầy rủi ro nếu bạn không biết cách.

Chính vì vậy nếu có gì không hiểu cứ mạnh dạn liên hệ tác giả ý tưởng này để nhận được

những lời khuyên bổ ích.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý tưởng này:

+ Bạn phải có một khu đất và số vốn đủ để thực hiện mô hình này.

+ Bạn phải nắm được kĩ thuật xây dựng mô hình này.

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của vài người thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp …

+ Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh hoa.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Để hạn chế thấp nhất rủi ro thì bán hàng qua web được xem là lựa

chọn hợp lí nhất, chính vì vậy bạn phải đầu tư cho mảng này thật nhiều.

Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có một trang web thú vị

lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày, chọn lọc hình ảnh, nội

dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải viết bài sao cho thật hay,

ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn phải biết rằng đối tượng

khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại sao họ nên chọn dịch vụ

của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với những ai không có khiếu văn

chương.

+ Về việc mua giống, trồng hoa: Mua những loại giống nào, ở đâu, trồng ra sao … là

những bí mật nghề nghiệp không thể nói ra một cách dễ dàng. Muốn trả lời được các câu hỏi

này bạn phải là người chịu chi.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Không quản lí tốt tiền bạc thì đừng mơ đến chuyện giàu có.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải có đạo đức nghề nghiệp, mặc

đồng phục, nhã nhặn với khách … Đối với những bạn đã từng đứng ở cương vị quản lí có

148

những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những

bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện

từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

149

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh mới mẻ, lợi nhuận cao. Tuy nhiên, vì lĩnh vực này

rủi ro rất nhiều nên bạn nào không nắm được cách thức thực hiện chắc chắn sẽ thua nhiều

hơn được.

+ Có thể kết hợp với ý tưởng “thiết kế cảnh quan” để phát triển sâu, rộng hơn.

+ Có thể làm theo mô hình: Trồng trọt – du lịch => bán hàng.

+ Giải quyết việc làm cho những người trình độ thấp, tàn tật vì có thể nhận những đối

tượng này làm nhân viên.

150

Ý TƯỞNG LÀM ĐẸP MÓN ĂN

1. Ý tưởng:

Tôi nghĩ ra ý tưởng này khi tình cờ xem được một video clip trên Youtube quay cảnh

một người xắt trái dưa hấu ra thành những bông hoa tuyệt đẹp.

Cắt tỉa trái cây trưng bày trên các bàn tiệc không phải là một nghề mới, nhưng tôi

muốn lập ra một trang web chuyên làm dịch vụ “làm đẹp món ăn”. Có nghĩa là không chỉ

làm đẹp những món ăn từ hoa, quả, củ …, mà bất cứ món ăn nào ta cũng sẽ làm cho nó trở

nên đẹp hơn, trang trọng hơn, lộng lẫy hơn …

Nguồn thu của trang web từ việc mở các lớp dạy “làm đẹp món ăn”, xuất bản sách

báo, nhận viết bài cho các trang web liên quan đến ẩm thực và gia công món ăn cho khách

hàng. Không cần phải mướn mặt bằng vì chủ yếu chúng ta nhận đơn đặt hàng từ khách hàng

qua web. Những mẫu món ăn chúng ta đưa lên web sẽ niêm yết giá cả “làm đẹp” cho khách

hàng biết. Nói chung chúng ta chỉ chú trọng đến phần “làm đẹp” không lấn sân sang các

công đoạn, lĩnh vực khác.

Khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao họ càng muốn thưởng thức

những món ăn đáp ứng đủ các tiêu chí: Ngon, bổ, rẻ, an toàn và đẹp … Rõ ràng giá trị tinh

thần đã được đánh giá cao hơn trước đây. Nhất là những món ăn trong các buổi tiệc cưới,

sinh nhật, cầu hôn lãng mạn … Khách dự tiệc đến chủ yếu để thưởng thức cái cảm giác phấn

chấn, hạnh phúc … chứ không phải chỉ cắm đầu vào ăn. Nhiều nhà hàng, quán ăn … ế khách

không phải vì họ nấu không ngon mà là họ bày trí món ăn nhìn không bắt mắt, hợp vệ sinh

… Nhận thấy nhu cầu này đang lớn dần trong xã hội tôi muốn đưa ra ý tưởng “làm đẹp món

ăn” để chinh phục phân khúc thị trường đầy béo bở này.

Không phải món ăn được làm ra sao cũng được. Người đầu bếp giỏi là người đầu bếp

phải biết trình bày món ăn tốt nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể. “Làm đẹp món ăn” sẽ đi

nghiên cứu lại tất cả các cách thức trình bày món ăn trước đây để từ đó đưa ra những cách

thức trình bày món ăn khoa học, vệ sinh và đẹp mắt hơn.

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Đất nước hoa Anh đào vốn nổi tiếng bởi sự tinh tế, khéo léo và chuộng cái đẹp.

Điều này được thể hiện rất rõ qua nghệ thuật ẩm thực ở đây.

151

Có thể nói sức hấp dẫn của ẩm thực Nhật Bản không phải bởi số lượng mà là sự sắp

xếp, trưng bày các món ăn luôn “bắt mắt”, kích thích sự thèm ăn và sự phối hợp hài hòa

152

giữa các món trên bàn ăn. Quả không sai khi nói rằng “Người Nhật ăn bằng mắt”.

Ẩm thực Nhật Bản được cho là ẩn chứa một linh hồn và mang tính thẩm mĩ cao. Một bàn ăn

Nhật Bản là “một bộ sưu tập” các món ăn với sự kết hợp hài hòa và khéo léo giữa nhiều yếu

tố: Đặc điểm từng vùng địa phương, món ăn thay đổi theo mùa, kĩ thuật trưng bày, thói quen

ăn vài món ăn trong một thời điểm nhất định trong năm. Tính đặc trưng và hấp dẫn nhất của

ẩm thực Nhật Bản chính là sự thể hiện một cách đầy đủ tính thẩm mĩ trong các món ăn qua

các giác quan: Thị giác, khứu giác, và vị giác. Trong đó, người Nhật có những quan niệm

đặc trưng về ẩm thực như quan niệm “tam ngũ”: Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp. Ngũ vị bao

gồm: Ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: Trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ngũ pháp có:

sống, ninh, nướng, chiên và hấp.

Một bữa ăn ở Nhật chưa thể gọi là bữa ăn nếu như chưa có đủ ba mặt: Việc trình bày

món ăn, bao gồm cả việc trang trí và hình thức bên ngoài, việc chọn đĩa hay các loại dụng

cụ ăn và hương vị của chính món ăn đó. Một bữa ăn tối của người Nhật là sự thưởng thức

hài hòa cả ba mặt đó. Bữa tối là bữa chính, bắt đầu bằng món khai vị là một li nhỏ rượu

sake, một loại rượu gạo lên men thường uống nóng. Bữa ăn được bày lên một bàn thấp, và

người ngồi trên những chiếc gối kê trên nhà đã được trải nệm tatami.

Bữa ăn thường gồm món hầm, món rau trộn, món chiên, món hấp hoặc món nướng,

ăn với cơm hoặc cháo. Cơm là loại lương thực chiếm ưu thế trong mọi bữa ăn của người

dân Nhật. Bên cạnh đó, rất nhiều loại mì cũng được yêu thích như mì Udon hay Soba, hoặc

Tempura (đồ chiên).

Những món ăn thường được chuẩn bị một cách đơn giản, nhưng hương vị và bản chất

món ăn tạo một sự thanh nhã và phong phú đặc trưng kiểu Nhật. Một bữa tối thường thấy ở

một gia đình người Nhật luôn gồm một bát cơm kèm với rau bina, củ cải hoặc dưa, canh

Miso. Hoặc ăn cơm chỉ với Natto (hạt đậu nành ngâm) được trộn đều với hành lá cắt nhỏ và

trứng sống. Các món ăn được dọn ra một lúc và ai muốn ăn món nào thì gắp món đó. Có

người từng nói rằng, nhìn trên mâm cơm của Nhật Bản, ta có thể liên tưởng đến “có một

chút gì đó của núi, một chút gì đó từ biển cả”. Núi tượng trưng cho các loại rau ở nhiều địa

phương cùng với món chính là gạo. Biển không gì khác hơn đó là nguồn hải sản, nhất là cá.

Trong khi chế biến thức ăn, người Nhật sắp xếp thức ăn theo cách làm cho màu sắc

và bố cục hài hòa. Yếu tố thẩm mĩ trong trình bày món ăn Nhật chính là tái tạo lại thiên

nhiên: “Món măng hấp trình bày trên đĩa như một mụt măng xúm xít dưới gốc tre … Món cá

thu chiên y hệt như một dãy núi có cỏ mọc phía trên”. Món ăn trình bày sao cho màu sắc,

hình dạng và nguyên liệu phải hài hòa với món ăn và mùa. Yếu tố mùa ảnh hưởng đến ẩm

thực Nhật Bản không chỉ đơn thuần là “mùa nào thức ấy” mà chủ yếu là ở chỗ thức ăn phải

153

phản ánh được cảm quan thiên nhiên của mùa đó. Chẳng hạn, thức ăn xếp trong bát hoặc

đĩa phù hợp với từng mùa trong năm. Thủy tinh và trúc được xem là thích hợp vào mùa hè.

Đĩa có hình dáng, kích thước và hoa văn tương phản để đạt được sự cân bằng mĩ học giữa

thức ăn và đồ đựng. Nếu món ăn có hình tròn thường sẽ được trưng bày trong một loại đĩa

hình vuông hay tam giác. Họ dùng nhiều loại đĩa bát với đủ mọi hình dạng khác nhau từ

trước khi người phương Tây vượt qua được cái giới hạn chặt chẽ của mình đối với các loại

đĩa tròn. Và trên mỗi đĩa thức ăn, thường người Nhật không để vun đầy thức ăn hết cả đĩa,

mà chỉ là một góc nào đó để người ăn còn có thể thưởng thức được cả nét đẹp của vật dụng

đựng nó.

Shashimi, sushi, cơm hộp bento không chỉ đơn thuần là ba món ăn mà nó còn chứa

đựng cả một phần văn hóa Nhật Bản. Theo quan niệm của người Nhật thì những món này

đem lại may mắn, hạnh phúc cho người thưởng thức. Chúng được coi như là biểu tượng của

ẩm thực xứ sở Phù Tang.

Trong những ngày lễ truyền thống, Sushi xuất hiện trên bàn tiệc với đủ màu sắc, mùi

vị. Có tới hàng trăm món Sushi khác nhau với hàng trăm cách thức chế biến cầu kì phức tạp.

Đây là một loại cơm được trộn với giấm, kết hợp với các loại thức ăn như cá sống, trứng cá,

rau củ. Các nghệ nhân làm Sushi ở các vùng khác nhau trên đất nước Nhật gói tay, cuốn

hay đổ khuôn rồi cắt thành các lát vừa ăn vừa bày biện trên các đĩa tạo ra nhiều màu sắc tự

nhiên và các hình thù khác nhau ở giữa các lát cắt như hình con bướm, con chuồn chuồn

hay hình bông hoa. Mỗi nghệ nhân trình bày theo phong cách riêng của mình và họ phải

mất nhiều năm trời khổ luyện công phu để sáng tạo ra các món Sushi “ngon từ mắt ngon đi”.

Có nhiều loại Sushi như sau:

Temaki Sushi: cơm và thức ăn cuốn trong lá rong biển theo hình chiếc phễu nhỏ.

Inari Sushi: cơm và thức ăn được cho vào một miếng đậu hũ.

Nigiri Sushi: cơm được nắm thành vắt nhỏ, thêm ít wasabi ở giữa rồi xếp thức ăn.

Makimono Sushi: thức ăn nằm giữa phần cơm và được cuộn tròn dài trong một lớp

rong biển, sau đó được cắt thành khoanh tròn nhỏ.

Gunkan Sushi: phần cơm được bao quanh bởi lá rong biển, thức ăn xếp trên mặt.

Oboshi Sushi: loại Sushi được ép trong khuôn gỗ thành miếng to rồi dùng dao cắt

thành những miếng nhỏ hơn.

Tuy có nhiều loại nhưng Sushi lại có chung một cách ăn là dùng kèm với nước tương,

mù tạt và gừng ngâm chua. Gừng có tác dụng rửa sạch vị giác của bạn sau mỗi món Sushi

nên bạn có thể thưởng thức nhiều loại Sushi khác nhau cùng một lúc.

Một trong những đỉnh cao của nghệ thuật bày biện món ăn này là bữa tiệc

Nyotaimori, tiếng Nhật nghĩa là “cơ thể được trang điểm của một người đàn bà”. Các nghệ

nhân sẽ bày những miếng Sushi trên khắp người thiếu nữ như ngực, bụng, chân … Có một

qui định bất thành văn về cách sắp xếp trên cơ thể của cô gái. Chẳng hạn, cá trình sẽ được

xếp trên các bộ phận kín của cô gái vì theo quan niệm của người Nhật, cá trình ảnh hưởng

đến khả năng tình dục. Cá hồi đặt ở vùng tim vì nó được xem như là thứ cung cấp sức mạnh

cho người ăn … Tuy nhiên đấy là cách sắp xếp ngày xưa thôi. Bây giờ người ta xếp Sushi

chủ yếu là theo tràn trí cho đẹp mắt ở từng bộ phận trên khắp cơ thể của cô gái. Mặc dù vẫn

được ca tụng như là một trong những nghệ thuật ẩm thực đỉnh cao của Nhật Bản

154

song Nyotaimori giờ đây bị lên án khá nhiều. Phần vì do là thú vui chơi xa xỉ, quá tốn kém,

phần vì nó hạ thấp nhân phẩm của người phụ nữ Nhật.

155

Theo truyền thống, thành phần chủ yếu của một Bento bao gồm cả “thức ăn trên rừng

và dưới biển” nghĩa là gồm: Gạo, cá, thịt, rau xào hoặc nấu và món tráng miệng (có thể là

hoa quả) được sắp xếp theo tỷ lệ 4:3:2:1 (4 phần cơm, 3 phần thịt cá, 2 phần rau và 1 phần

tráng miệng). Một nguyên liệu được yêu thích khác của Bento là một quả mơ Nhật hay

Umeboshi được đặt ở giữa đĩa cơm để làm tăng mùi vị của cơm. Mỗi hộp cơm Bento là một

sự sáng tạo phong phú phản ánh nét đặc trưng của nghệ thuật ẩm thực Nhật.

Bento thường được chuẩn bị rất tỉ mỉ và công phu, thông thường thức ăn sẽ được sắp

xếp theo hình dạng rất cầu kì, màu sắc hài hòa, đặc trưng cho từng mùa khiến cho mỗi lần

mở nắp cơm hộp ra là một lần ngạc nhiên, thích thú. Đồ ăn được sắp xếp khéo léo trong

từng ô nhỏ với nhiều hình dáng hoa văn đẹp đẽ, bắt mắt. Đôi khi họ xếp những họa tiết theo

hình ảnh, con chữ … để nhắn gửi tình cảm của mình, cũng có khi chỉ đơn giản là sắp xếp

đẹp đẽ khiến món thêm ngon miệng hơn. Với người Nhật, một hộp cơm văn phòng hay bữa

trưa “cặp lồng” ở trường học cũng được chuẩn bị kĩ càng, trau chuốt như một tác phẩm

nghệ thuật vậy.

Từ những món ăn giản dị trong cuộc sống hàng ngày, dưới bàn tay khéo léo, óc thầm

mĩ, người Nhật đã gửi vào đó cả tấm lòng và thể hiện được sự tinh tế trong tâm hồn khiến

chúng trở thành những kiệt tác nghệ thuật có một không hai. Đây chính là điều làm nên sự

khác biệt của ẩm thực Nhật Bản: Món ăn tao nhã, màu sắc bắt mắt, hương vị tự nhiên nhẹ

nhàng … để lại trong lòng người thưởng thức những ấn tượng mạnh mẽ, khó quên”.

…………… “Hà Nội không chỉ ồn ào và náo nhiệt với rất nhiều hoạt động ban ngày mà đêm đến

nơi đây cũng tạo riêng cho mình sự sôi động, đông đúc với những hàng quán và món ăn đêm

hấp dẫn. Không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn uống đơn thuần, ăn đêm đã trở thành thú vui của

người Hà Nội thậm chí là nét văn hóa ẩm thực độc đáo.

Thật khó để thống kê được hết số lượng cũng như tên gọi bởi sự đa dạng và phong

phú của các quán ăn đêm ở Hà Nội. Từ những món ăn chơi như ốc, nem chua rán, nộm,

trứng cút lộn ... cho đến những món điểm tâm làm ấm lòng những người đang đói như cháo,

bún, phở, bánh mì ... đều dễ dàng bắt gặp ở một góc phố hay con ngõ nhỏ nơi thành phố này.

Nếu trước đây, những món ăn đêm đa phần chỉ dành cho những người lao động phải

làm ca, đêm muộn, tạt vào bên đường, ăn uống qua quýt thì giờ đây ăn đêm là thú vui của

mọi giới, mọi lứa tuổi và tầng lớp khác nhau. Người trẻ, tàn cuộc chơi là lúc “ông anh ruột”

lên tiếng, họ kéo nhau vào quán nhỏ, xuýt xoa bát ốc nóng, lai rai quả sung nối tiếp câu

chuyện. Với người già, bát cháo khuya vừa ấm lòng vừa bổ sung dưỡng chất cần thiết …

150

Giờ đây, người ta ăn đêm không chỉ “giải quyết nhu cầu của cái dạ dày” mà thay vào

đó là thú vui, để gặp gỡ bạn bè, giãi bày sau những giờ làm việc căng thẳng hay dịp để gia

đình, người thân quây quần thân mật. Mỗi người mỗi mục đích, vì thế mà những hàng quán

đêm luôn đông vui, ai ai cũng râm ran chuyện trò … Hà Nội về đêm bỗng lột xác, không xô

bồ, ồn ào như cuộc sống hối hả ban ngày mà sâu lắng, nhộn nhịp theo một cách riêng không

nơi nào có được.

Làm nên sự sôi động cho ẩm thực đêm Hà thành có sự góp mặt của vô vàn món ăn

khác nhau nhưng có lẽ thông dụng hơn cả là phở. Phở thì ở đâu cũng có nhưng ngon nhất

vẫn là phở Hà Nội. Không chỉ đơn thuần là món ăn chơi, phở là món ăn dân dã, ăn vừa

ngon, vừa no lại rẻ tiền. Phở không chỉ được lòng thực khách trong nước từ bình dân đến

sang giàu, mà rất nhiều khách nước ngoài khi đến Việt Nam cũng tỏ ra thích thú với món ăn

thú vị này.

Đứng ngay sau phở, và cũng là “họ hàng” nhà phở phải kể đến các món bún, miến

mà được ưa chuộng nhất vẫn là miến ngan. Từ nồi nước luộc của hàng chục con ngan, thêm

chút hành khô, măng, thảo quả … bát miến ngan có sức hấp dẫn không kể đêm đông lạnh

giá hay đêm hè trăng thanh.

Cháo cũng là một món ăn không thể bỏ qua khi khi nhắc đến món ăn đêm Hà Nội.

Cháo đêm Hà Nội có nét thú vị riêng, thường nấu đặc chứ không loãng và lõng bõng nước

như bát cháo đêm ở Sài Gòn. Thường gạo dùng nấu cháo có một phần được ngâm trước, giã

dập, đun nhỏ lửa cho cháo quánh lại. Không chỉ thơm ngon bởi vị ngọt của thịt, của các

nguyên liệu dùng nấu cháo, cháo đêm Hà Nội còn đậm đà đủ vị bởi các gia vị kèm theo.

Phảng phất là hương hành hoa, tía tô, là vị cay nồng của dấm tỏi, hạt tiêu, ớt bột … bát

cháo đêm nhẹ nhàng, vừa đủ no bụng để “cầm cự” đến sáng hôm sau vừa đủ hấp dẫn để

“chiều lòng” mọi thực khách. Bên cạnh những món ăn quen thuộc, do nhu cầu ăn đêm ngày

càng tăng, các món ăn đêm vì thế cũng đa dạng từng ngày. Nào món nướng, món luộc, lẩu

và các món nhậu … mỗi món ăn mang hương vị riêng phù hợp với từng mùa khác nhau

khiến cho bức tranh ẩm thực Hà thành trở nên sinh động, nhiều màu sắc hơn.

Đến Hà Nội, bên cạnh những danh lam thắng cảnh và rất nhiều nét đẹp khác bạn nhớ

đừng bỏ qua thế giới ẩm thực muôn màu nhé. Trong đó, những món ăn đêm cũng là một

phần không thể thiếu. Có thể rất nhiều món bạn đã bắt gặp đâu đó trên mọi miền đất nước,

song khi thưởng thức những món ăn đặc trưng và do chính bàn tay chế biến tài hoa của

người Hà Nội, món ăn như mang hương vị khác: Gần gũi, vấn vương, vừa quen vừa lạ”.

151

Kết luận: Ăn uống là một nghệ thuật. Chính vì lẽ đó chúng ta càng phải làm cho nó

trở nên thanh tao, quí phái … Nếu chuyên đi về lĩnh vực này “làm đẹp món ăn” sẽ tạo ra thế

mạnh để phát triển triển trường tồn. Bên cạnh đó, “làm đẹp món ăn” sẽ góp phần không nhỏ

vào việc làm cho món ăn Việt ngày càng ngon hơn, đẹp hơn …

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý tưởng này:

+ Bạn phải là người nấu ăn giỏi hoặc có thể tập hợp được một số lượng người nấu ăn

giỏi, phục vụ tốt … Bạn phải am hiểu về ẩm thực Việt Nam và thế giới, nắm được nhu cầu,

tâm lí của khách hàng.

+ Bạn phải là người vô cùng khéo tay, có đầu óc thẩm mĩ và sáng tạo.

+ Bạn phải có số vốn khoảng 10 triệu. Số vốn này bạn sẽ dùng để mua dụng cụ,

nguyên liệu nấu ăn; lập trang web; quảng cáo; giao dịch …

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của vài người thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp …

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại

sao họ nên chọn dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với

những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc thu lợi nhuận: Thời gian để hoàn thành một web lôi kéo được nhiều khách

hàng ghé thăm ít nhất cũng phải mất từ 6 tháng – một năm. Trong thời gian này bạn phải viết,

biên tập hàng ngàn bài viết đưa lên web. Đây quả là một công việc vô cùng đồ sộ, nếu bạn

muốn thời gian sinh lợi nhanh hơn thì bạn phải cố gắng rất nhiều.

Thời buổi bây giờ kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng bị cạnh tranh rất khốc liệt, do

đó chắc chắn thời gian đầu mô hình này sẽ không sinh ra lợi nhuận đủ để bạn sinh sống đòi

hỏi bạn phải kiếm thêm thu nhập từ nguồn khác. Sau khi web đem lại cho bạn một thu nhập

ổn định thì bạn mới nên nghỉ việc khác để toàn tâm toàn ý tập trung cho sự nghiệp này.

+ Về việc “làm đẹp món ăn”: Ban đầu bạn sẽ tập trung vào một số món nhu cầu nhiều

152

để thu lợi nhuận nhanh, nhưng dần dần sẽ mở rộng ra tất cả các món.

Để “làm đẹp” được món ăn bạn phải am hiểu về cách thức chế biến món ăn, màu sắc,

hội họa, thậm chí phong thủy, công dụng của từng món ăn đối với cơ thể. Để có được những

153

kiến thức này bạn phải tự học, rèn luyện rất nhiều. Chỉ có một niềm đam mê đủ lớn bạn mới

không bỏ cuộc.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Không quản lí tốt tiền bạc thì đừng mơ đến chuyện giàu có. + Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải có đạo đức nghề nghiệp, mặc

đồng phục, giữ vệ sinh cá nhân … Đối với những bạn đã từng đứng ở cương vị quản lí có

những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những

bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện

từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn rất ít, bán tài năng để lấy tiền nên hầu

như không có rủi ro.

+ Lĩnh vực ăn uống là lĩnh vực thời đại nào cũng cần tuy nhiên đầu tư trực tiếp cho

ngành này cần số vốn lớn và kinh nghiệm. “Làm đẹp món ăn” sẽ đem lại thu nhập cao cho

những bạn đam mê nấu ăn nhưng không có nhiều vốn, không muốn rủi ro mà lại muốn giàu

nhiều, nhanh.

+ Phạm vi hoạt động của ý tưởng vô cùng rộng lớn như: Dạy kĩ năng nấu ăn, tham gia

viết bài cho các trang web liên quan đến ẩm thực, gia công cho khách hàng, hướng dẫn

người đi theo ngành kinh doanh ăn uống …

+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội, nhu cầu nhiều nên được xã hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.

+ Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những

đối tượng này làm nhân viên.

154

Ý TƯỞNG ĐỒ ĂN TỰ PHỤC VỤ

1. Ý tưởng:

Có một lần tôi sang Nhật ở trọ trong một khách sạn chứng kiến một cảnh như thế này:

Khi khách xuống nhà ăn tất cả đồ ăn đã được nấu chín. Trong nhà ăn bây giờ chỉ có hai

người là người đứng ở quầy tính tiền và người tiếp nhận khay đã dùng xong. Khách nào

muốn ăn cứ tự động đi lấy khay rồi lấy đồ ăn bỏ vào. Ăn, uống bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu.

Khi lấy xong thì bưng nguyên khay đồ ăn đó đến quầy tính tiền. Tính tiền xong khách tự tìm

một chỗ để ngồi ăn. Ăn xong thì đem khay lại quầy tiếp nhận đưa cho người tiếp nhận khay.

Nhìn mô hình này tôi liền nghĩ về Việt Nam:

+ Hiện nay các quán ăn (chủ yếu là quán cơm) cả khách và người bán đều rất mất thời

gian cho việc ăn uống mà lại không công bằng. Sự không công bằng thể hiện ở chỗ khách

mua một phần cơm dù muốn ăn nhiều hay ít hơn cũng chỉ được bán có bao nhiêu đó thôi.

Đối với khách muốn ăn nữa họ phải kêu thêm, nhưng đối với khách ăn ít hơn họ đành bỏ

mứa. Đây là một sự lãng phí không đáng có. Chính vì vậy, tôi thấy mô hình kinh doanh ăn

uống ở Việt Nam chưa thật sự hợp lí.

+ Gần đây nổi lên trào lưu ăn buffet ở các nhà hàng. Thật sự mà nói người Việt ăn

buffet giống như ăn … cướp. Mỗi lần nhà hàng bưng món mới ra là họ giành giật. Khổ một

nỗi lấy nhiều nhưng ăn chẳng có bao nhiêu nên phải đổ bỏ. Trong suy nghĩ của người Việt

họ cho rằng một khi họ đã bỏ tiền ra thì họ có quyền giục bỏ đi. Mặc dù xã hội cũng đã lên

án nhiều nhưng ít người có ý thức tự thân khi không có những ràng buộc về lợi ích. Các bạn

hãy đọc bài báo sau đây sẽ rõ hơn điều tôi nói:

“Trong mắt nhiều người nước ngoài, du khách Việt Nam ồn ào, ăn tham và thích xả

rác bừa bãi.

Khách Việt ăn tham?

Mới đây, một bức hình được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến

cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách

Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Từ bức ảnh, không khó để nhận ra tác dụng của dòng

chữ Việt được viết trên chiếc bảng là để “cảnh báo” những vị khách Việt: “Xin vui lòng ăn

bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath (bạt) đến 00 bath. Xin cảm

ơn!”.

Bức ảnh đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên đại đa số đều cảm thấy xấu hổ

khi người Việt bị “phân biệt đối xử” nơi đất khách như vậy. Mặc dù có nhiều ý kiến tỏ rõ sự

tự ái khi nhà hàng Thái Lan kia chỉ cảnh báo người Việt, nhưng cũng có một sự thật là nhiều

người khách Việt đã “gửi” lại những hình ảnh không đẹp trong mắt bạn bè quốc tế từ những

chuyến du lịch xuất ngoại của mình. Trước đó, hồi tháng 7/2012, một đoạn clip ăn buffet

như ăn cướp tại một nhà hàng ở TP.HCM đã gây sốc cho cộng đồng mạng. Người ta choáng

bởi kiểu giành giật món ăn, những tiếng gào thét, la ó như tăng thêm sự “kinh khủng” cho

bữa tiệc này.

Thêm một lần nữa, văn hóa ăn uống của người Việt lại trở thành một đề tài đáng phải

đem ra xem xét. Có lẽ, văn hóa buffet vẫn còn khá xa lạ với nhiều người Việt Nam vì tình

155

trạng trên không những xảy ra thường xuyên ở trong nước mà ngay cả khi đi ra nước ngoài,

tật xấu này vẫn không hề thay đổi. Anh Sơn, một nghiên cứu sinh đang theo học tại

Singapore chia sẻ: “Mình ăn buffet tại một số nhà hàng bên này thì cũng thấy có biển ghi

bằng tiếng Việt: “Lấy vừa đủ ăn”. Lúc đầu thì cũng không để ý, nhưng sau nhận ra không

hề có biển các nước khác thì thấy rất xấu hổ”.

Ồn ào, tò mò và thích xả rác

Từ chuyện ăn buffet, có thể nhận thấy trong mắt bạn bè quốc tế, nhiều du khách Việt

còn có không ít tật xấu khác như ồn ào, thích vứt rác bừa bãi, thậm chí cả ăn cắp vặt. Một

trong những “ấn tượng” đầu tiên của người nước ngoài về người Việt, ngoài sự nhiệt tình,

cởi mở thì “người Việt rất ồn ào”. Sự ồn ào thể hiện ngay ở văn hóa bấm còi inh ỏi trên

đường hay nói chuyện “maximum” mọi lúc mọi nơi: Trong thang máy, trên xe buýt, thậm

chí giữa cuộc họp. Một thói quen xấu khác cũng phổ biến không kém và thường bị bắt gặp ở

du khách Việt là thói quen xả rác bừa bãi.

“Nếp nhà” này được nhiều người giữ nguyên khi du lịch nước ngoài. "Tôi chưa bao

giờ chứng kiến hành vi nào đáng hổ thẹn như thế trong nhà hàng. Họ bốc đồ ăn bằng tay,

không có bất cứ loại màn vệ sinh nào. Thật khó tin rằng người Việt có một nền văn hóa hàng

ngàn năm. Vì Chúa hãy bắt đầu cư xử như những người trưởng thành lịch sự đi". Mặc dù

thùng rác công cộng không ít, thế nhưng dường như đã quen với kiểu “tiện đâu ném đấy”

nên bất cứ chỗ nào cũng có thể bị du khách Việt biến thành “nơi chứa rác”. “Mình đi mãi

mà không thấy chỗ nào để vứt nên mình để lại luôn. Mà mình để túi rác rất gọn gàng chứ có

vứt tung ra đâu. Sẽ có công nhân vệ sinh dọn thôi” – một du khách người Việt hồn nhiên nói.

Một điều nữa đáng bàn là khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài thường không quan tâm

đến văn hóa nước bạn. Gọi đây là thói xấu thì hơi quá, nhưng nếu coi đó là “một sự lãng

phí lớn” thì điều này cũng đáng để suy ngẫm. Thử nghĩ xem, bạn phải bỏ một khoản tiền lớn

cho những chuyến tham quan ngoài biên giới. Vậy tại sao không nhân cơ hội này để vừa

thăm thú cảnh đẹp, vừa học hỏi tinh hoa văn hóa của đất nước mà bạn đến thăm? Anh

Giang, hướng dẫn viên của một công ty du lịch, chia sẻ: “Người nước ngoài, đặc biệt là

khách châu Âu, họ sẽ tìm hiểu về văn hóa Việt Nam trước lúc sang đây. Khi được hướng dẫn

viên thuyết trình về các địa danh lịch sử, họ đều chăm chú lắng nghe, có thể hỏi lại những

điều chưa rõ. Thế nhưng, nhiều khách Việt lại khác.

Trong khi hướng dẫn viên cố đem đến cho khách những thông tin bổ ích về lịch sử thì

nhiều người lại bỏ ngoài tai, chỉ mải mê chụp ảnh”. Không thể đánh đồng tất cả người Việt

Nam đều mang những "tật" trên, nhưng đó cũng là một bộ phận không nhỏ. Và trong mắt

không ít người ngoại quốc, nhiều trường hợp khách du lịch Việt Nam đã trở thành "con sâu

làm rầu nồi canh". Xin mượn ý kiến một cư dân mạng thay cho lời kết: “Thay vì tìm cách

biện hộ, mỗi chúng ta nên tự rút ra bài học cho bản thân trong việc hành xử, đặc biệt là ở xứ

người””.

Tôi không có ý chê bai người Việt bởi tôi cũng là người Việt nhưng việc sửa đổi để

người Việt trở nên tốt hơn rất khó. Trong khi chờ đợi chúng ta hãy nghĩ ra những biện pháp

để hạn chế bớt tình trạng này. Thay vì bán hàng bình thường như các quán bây giờ hay tổ

chức tiệc buffet thì chúng ta hãy áp dụng mô hình “đồ ăn tự phục vụ”. Đối với mô hình này

khách hàng lấy bao nhiêu đồ ăn thì trả tiền bấy nhiêu, rất công bằng và tiết kiệm.

156

“Đồ ăn tự phục vụ” có thể thực hiện dưới hai hình thức:

+ Đồ ăn đã nấu chín => để khách hàng tự lấy đồ ăn rồi ăn => tính tiền => trả khay.

+ Đồ ăn sơ chế (chưa nấu chín hẳn) => khách hàng tự lấy đồ ăn và dụng cụ nấu sau

đó tự nấu rồi ăn => tính tiền => trả dụng cụ.

Hình thức một nên áp dụng tại các quán ăn, nhà hàng … Hình thức hai nên áp dụng

tại các khu du lịch. Hiện nay hình thức “đồ ăn tự phục vụ” đang là cái mốt rất được nhiều

người ưa chuộng. Bên cạnh đó nó còn giúp cho cả người bán và người mua tiết kiệm được

thời gian, tiền bạc … Đây là một phương thức bán hàng trong tương lai.

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Loạt biển báo được viết rất rõ bằng tiếng Việt đang khiến nhiều người cảm thấy xấu

hổ ở các địa điểm du lịch tại Thái Lan như: 'Xin các bạn chịu khó đứng xếp hàng, không

chen lấn', 'Xin vui lòng ăn bấy nhiêu, lấy bấy nhiêu, ăn không hết sẽ bị phạt từ 200 bath đến

00 bath. Xin cảm ơn!'

Thái Lan, một quốc gia Đông Nam Á với nhiều tour du lịch giá rẻ đang được rất

nhiều người dân nước ngoài lựa chọn trong đó có Việt Nam. Tại Thái Lan, nhiều người Việt

sẽ bị ngỡ ngàng khi thấy tiếng Việt được người Thái sử dụng rất nhiều. Ngoài việc chào hỏi,

mời mua hàng ăn uống bằng tiếng Việt, còn có hàng loạt bảng chỉ dẫn, lưu ý, nhắc nhở dành

riêng cho người Việt.

Những tưởng đó là do người Việt sang du lịch nhiều nên được nhiều "ưu ái", nhưng

sự thật là do một số nhỏ người Việt đã thể hiện văn hóa kém khi sang nước bạn du lịch. Ở

một số nhà hàng tại Thái Lan, việc ăn buffet cũng có qui định rõ ràng. Khách đến ăn tuy đã

phải mất một khoản tiền cố định nhưng khách cũng phải xếp hàng lần lượt và theo qui định.

Tuy nhiên, một số người dân thiếu ý thức Việt Nam sang nước bạn nghiễm nhiên cho

rằng bỏ tiền là thượng đế nên mọi qui định đều nhẹ nhàng cho qua. Thậm chí, nhiều khách

còn xông vào tranh giành không cần xếp hàng. Hơn nữa, họ còn gắp rất nhiều đồ ăn gây

lãng phí. Nhiều bạn nước ngoài đã nhắc khéo bằng tiếng Anh nhưng rất ít tác dụng.

Anh Tuấn, một hướng dẫn viên của một công ty du lịch lớn tại Việt Nam cho biết,

người dân Việt Nam rất thích sang Thái Lan du lịch bởi giá thành khá rẻ (từ 6 - 8

triệu/người trong 3 - ngày du lịch). "Trước khi sang nước ngoài du lịch, đặt biệt là Thái Lan,

chúng tôi đều nhấn mạnh và nêu rất rõ rằng văn hóa ăn uống và xếp hàng phải đặc biệt chú

ý.

Nếu một vào một nhà hàng, khi đi ăn uống tự do, các du khách nên hỏi rõ nhân viên

lễ tân ở đây nội qui quán bằng một số câu bằng tiếng Anh. Nếu không có nội qui nào, chúng

ta cần phải quan sát các du khách quốc tế khác, xếp hàng và ăn uống một cách đúng mực,

tránh lãng phí. Nhiều khi tôi dẫn đoàn đi cũng đã phải nhắc rất nhiều vì thói quen ăn uống

của người Việt khá phóng túng để rồi thừa thức ăn rất lãng phí".

Bạn An Nhi (22 tuổi, tại khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Mình vừa đi du lịch Thái cùng cả nhà về, chuyến đi khá rẻ. Cả đoàn nhà mình tự đặt một tour riêng,

tính ra mỗi người hết 7,2 triệu. Sang Thái đoàn mình đến Pattaya, ở đây có nhiều món ăn

cay rất ngon. Nhưng điều rất buồn đó là văn hóa xếp hàng của người Việt mình cực kì kém.

Khi đoàn mình cùng mọi người đi đổi tiền Việt sang Bath để tiêu cho dễ thì đã chứng kiến

cảnh chen lấn không hề theo qui tắc gì cả. Ở đây, còn có sẵn hẳn một tấm biển rất to viết

157

bằng tiếng Việt là “xin các bạn chịu khó đứng xếp hàng, không chen lấn”. Đọc xong mình

thấy rất xấu hổ, khi tấm biển lưu ý to đùng dành riêng cho người Việt trước mặt ấy vậy mà

vẫn có người như không biết chữ cố chen lên và đã bị hàng trăm ánh mắt nhìn rồi xì xào bàn

tán. Mình chỉ mong người Việt đi du lịch đâu đi chăng nữa cũng nên từ tốn, thể hiện là một

người Việt Nam lịch sự và thân thiện".

Những tấm bảng, biểu, lưu ý ở Thái không hề viết bằng ngôn ngữ quốc tế (tiếng Anh)

nhưng lại có rất nhiều bằng tiếng Việt. Điều này khiến nhiều người Việt khi du lịch Thái Lan

nên suy ngẫm”.

………..

“Người Việt Nam lâu nay có thói quen "Ăn theo tiếng gọi của dạ dày chứ không ăn

theo chế độ dinh dưỡng". Đó là lời nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng về cách ăn

uống thiếu khoa học hiện nay của số đông người dân.

Vì sao những lời cảnh báo này không được đưa ra sớm hơn, để bệnh tật không gia tăng đến chóng mặt như hiện nay?

Ăn cho sướng miệng Sau nhiều năm trời phải ăn uống kham khổ do thiếu thốn, nay không ít người đã có

suy nghĩ phải ăn uống thoải mái để bù lại những ngày tháng khổ cực đó. Bữa ăn ngày trước

chỉ có cơm với rau. Thịt, cá là thức ăn quá "xa xỉ". Vậy mà, hơn năm trở lại đây, nền kinh

tế thay đổi, dịch vụ phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt đã làm biến đổi

nhanh chóng cách ăn uống của người dân.

Từ chỗ ăn rau cho no bụng thì nay đổi sang ăn thịt, chất béo, chất đạm là chính. Nhìn

từ góc độ xã hội, đó là sự thay đổi của thời đại văn minh, nhưng dưới cái nhìn của những

nhà dinh dưỡng thì đó là sự báo động về cách ăn thiếu khoa học. GS. Hà Huy Khôi - Chủ

tịch Hội Dinh dưỡng VN - cho rằng: Họ ăn nhiều thịt, chất béo, thức ăn nhanh và nguồn

glucid tinh chế (đường ngọt) ..., mà không biết rằng như thế là không tốt cho sức khoẻ".

Một điều tra về tiêu thụ lương thực, thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng của người

Việt Nam trong 20 năm qua - mới được Viện Dinh dưỡng công bố - đã làm rõ sự thật: Người

VN đã có "một bữa no" đến quá mức. Lượng tiêu thụ thịt, chất béo ở người trưởng thành đã

tăng lên rất nhanh, năm 1987 chỉ là 24,4 g/người/ngày đã lên tới 62 g/người/ngày năm 200.

Dầu mỡ cũng tăng từ 3 g/người/ngày lên 1,2 g/người/ngày ...

Trong khi đó, thức ăn là cá và các loại hải sản chỉ dừng ở mức 0 g/người/ngày trong

suốt 20 năm. Rau là thức ăn rất tốt cho sức khỏe lại có xu hướng giảm đi, từ 214

g/người/ngày xuống còn 203 g/người/ngày ...

TS. Nguyễn Công Khẩn - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng - đã chỉ ra những bất cập

trong thói quen ăn uống của người VN là ăn uống không điều độ, ăn theo sở thích. Đáng lẽ

phải ăn nhiều rau, giảm ăn thịt thì chúng ta lại ăn nhiều thịt mà ít rau.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người mỗi ngày cần ăn 300

g rau thì người VN chỉ ăn có 100 g, cần ăn 100 - 200 g cá thì chúng ta cũng chỉ ăn có 0 g.

Một cách ăn tai hại nữa là ăn quá nhiều muối, khuyến nghị chỉ ăn 6 g muối/người/ngày thì

lại ăn đến hơn 20 g muối ...

Hệ lụy "nhãn tiền"

Tưởng rằng, miếng ăn chỉ đơn giản là thoả mãn khẩu vị, ý thích mà không mấy ai biết

158

rằng bệnh vào từ chính miếng ăn. Trước năm 199, bệnh thừa cân, béo phì chỉ là chuyện ở

các nước phương Tây. Nhưng ngay những năm sau đó, thừa cân, béo phì đã xuất hiện và gia

tăng không ngừng.

Năm 2000, tỉ lệ béo phì ở người trưởng thành ở Hà Nội và TP.HCM là 10%, đến 200

tỉ lệ này trong cả nước đã tăng lên 16,3%. Hội chứng chuyển hoá lần đầu tiên được điều tra

cũng đã phát hiện có hơn 13% người mắc. Tăng huyết áp đã tăng lên 23%, số người đột qụi

tăng gấp 3 lần so với 10 năm trước và người bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 6 lần so với thập

kỷ 60. Đái tháo đường cũng lên tới % số người mắc ...

Các bệnh mạn tính không lây này gia tăng, đã đóng góp vào sự thay đổi mô hình

bệnh tật và tử vong. VN đang đứng trước "gánh nặng kép về dinh dưỡng", trong khi suy dinh

dưỡng vẫn còn là thách thức thì lại nảy sinh nhiều vấn đề khác liên quan đến dinh dưỡng.

Có một thực tế rất rõ ràng rằng, cách ăn của người VN - đặc biệt là những người ở

thành phố - đã thay đổi từ - 10 năm nay. Sự chuyển đổi này hoàn toàn theo hướng tự phát

mà không hề có sự tư vấn, hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. Đến bây giờ, Viện

Dinh dưỡng mới chỉ ra những cách ăn uống bất hợp lí liệu có phải là những lời khuyến cáo

quá muộn màng chăng(!?)”.

Kết luận: Trước tiên ý tưởng “đồ ăn tự phục vụ” đem đến một cái nhìn mới, cách

thức mới trong kinh doanh hiệu quả hơn, sâu xa nó giúp chấn chỉnh văn hóa ăn uống chưa

tốt của người Việt. Đất nước ta còn nghèo chúng ta không thể lãng phí từng hạt ngọc của trời.

Kinh doanh chân chính là làm giàu cho mình và mọi người xung quanh.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý tưởng này:

+ Bạn phải là người nấu ăn giỏi hoặc có thể tập hợp được một số lượng người nấu ăn

giỏi, phục vụ tốt lĩnh vực bạn kinh doanh. Bạn phải am hiểu về ẩm thực Việt Nam và thế

giới, nắm được nhu cầu, tâm lí của khách hàng.

+ Bạn phải có số vốn đủ thực hiện qui mô mong muốn. Số vốn này bạn sẽ dùng để

mua dụng cụ, nguyên liệu nấu ăn; lập trang web; quảng cáo; giao dịch …

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của vài người thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp …

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

159

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web

phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại

sao họ nên chọn dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với

những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Không quản lí tốt tiền bạc thì đừng mơ đến chuyện giàu có.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải có đạo đức nghề nghiệp, mặc

đồng phục, giữ vệ sinh cá nhân, nhã nhặn với khách … Đối với những bạn đã từng đứng ở

cương vị quản lí có những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì,

nhưng đối với những bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì

cũng phải học, rèn luyện từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn ít, thu tiền tươi ngay, rủi ro thấp.

+ Lĩnh vực ăn uống là lĩnh vực thời đại nào cũng cần nay có cách làm mới chắc chắn

sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.

+ Có thể phát triển thành chuỗi cửa hàng “đồ ăn tự phục vụ”.

+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội, nhu cầu nhiều nên được xã hội ủng hộ, từ đó

công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.

+ Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những

đối tượng này làm nhân viên.

160

Ý TƯỞNG BÁN HÀNG CẶP ĐÔI

1. Ý tưởng:

Không chỉ các teen mà những người lãng mạn cũng rất thích săn những món đồ bán

theo cặp để mua cho mình và người yêu. Chính vì vậy tôi muốn đưa ra ý tưởng thành lập

một trang web (nếu có điều kiện thì nên thành lập một cửa hàng) chuyên “bán hàng cặp đôi”

(bán hàng theo cặp) để phục vụ những đối tượng khách hàng này.

Phải có một lí do khiến khách hàng móc hầu bao ra mua hàng của ta. Lí do đó chính

là: Mua để tình yêu hai người ngày càng thêm gắn bó! Đây có lẽ là động lực lớn nhất khiến

khách hàng không tiếc tiền nếu bắt gặp những món hàng ưng ý.

Tâm lí mua hàng của những người chưa lập gia đình họ không chi li tính toán bằng

những người đã lập gia đình. Bên cạnh đó, thu nhập của đối tượng khách hàng này được

đánh giá là cao và sung mãn vì chưa phải gánh những nỗi lo chồng chất. Có thể nói ta đã

chọn đúng đối tượng khách hàng để tấn công.

Hàng cặp đôi có rất nhiều từ chiếc áo thun đến móc khóa, li uống nước ... Những món

đồ này ta có thể lùng mua ở trong nước, nước ngoài hay tự chế. Nếu các bạn đánh đúng tâm

lí khách hàng chắc chắn ý tưởng này sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ. Sau đây là một số món

hàng cặp đôi dễ thương:

Nhu cầu “hâm nóng” tình yêu là nhu cầu của tất cả mọi người, mọi giới ở mọi thời

đại. Khi đi thực hiện ý tưởng này bạn phải có gu thẩm mĩ, nắm bắt tâm lí khách hàng để

chọn ra những món hàng họ ưa thích. Một điều quan trọng nữa là phải biết “khơi dậy niềm

đam mê” trong họ, do đó bạn phải có năng khiếu viết lách và am hiểu nhất định về lĩnh vực

marketing.

Khi tôi sang Nhật vào các siêu thị lớn thường thấy có những gian hàng dành cho teen.

Vào những gian hàng này thật thích vì chúng bán rất nhiều đồ lặt vặt rất dễ thương, hợp túi

tiền dành cho tuổi mới lớn mua để tặng bạn bè, người yêu của mình. Những gian hàng này

tuy nhỏ nhưng luôn đông khách. Nó không giống như các gian hàng bán quà lưu niệm. Trào

lưu mở các gian hàng bán quà lưu niệm đang dần bị mất ưu thế do thế giới hàng hóa ngày

càng phát triển khách hàng có nhu cầu lớn, họ có thể tìm mua quà lưu niệm ở các tòa nhà

thương mại, siêu thị … Khi đến các shop chỉ dành cho teen, người yêu nhau bạn mới có thể

tìm thấy những món quà “độc” mà chỉ có ở nơi đây. Cộng thêm sự phục vụ tận tình, chuyên

nghiệp … những shop như thế luôn mang một phong cách riêng lôi cuốn khách hàng. Có thể

nói bán hàng dành cho teen đắt hàng và lời khủng khiếp. Những chiếc áo thun vài chục ngàn

nhưng một khi teen thích teen sẽ bỏ ra hàng trăm ngàn để sở hữu nó. Teen mua hàng rất dễ

dãi và phóng khoáng nên cuộc mua bán diễn ra rất nhanh. Bên cạnh đó, những món hàng

mình bán chiếm dụng vốn không lớn, có thể để lâu được, rất thực dụng (xu hướng trong xã

hội hiện đại). Trong trường hợp nào đó mình có thể thanh lí với giá rẻ những món hàng được

xem là lỗi mode. Teen mà, truyền thông tin rất nhanh. Ở đâu có hàng rẻ, đẹp là teen kéo đến

rất đông. Kinh doanh lĩnh vực này thích mê đi được!

161

Tôi khuyên các bạn đang kinh doanh mở cửa hàng quà lưu niệm nên chuyển đổi mô

hình để phù hợp với thời đại mới. Bạn nào có nhu cầu có thể liên hệ tôi để được hướng dẫn

chi tiết. Kinh doanh bây giờ mà không tức thời, biết tính toán thì kiếm ăn qua ngày còn khó

huống chi là làm giàu.

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Lựa chọn, tìm mua quà tặng vào ngày Lễ Tình nhân 14/2 qua mạng giờ đã trở thành

sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ vì yếu tố tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Năm nay, Valentine

đang đến rất gần lại vào thời điểm sau Tết nên nhiều bạn trẻ có thêm thời gian để chuẩn bị

cho “đối tượng” của mình những món quà bất ngờ, ý nghĩa và độc đáo.

Minh Thắng, sinh viên Đại học FPT chia sẻ: “Trên mạng bạn có thể ghé thăm nhiều

gian hàng trực tuyến một lúc, thoải mái so sánh giá, mặc cả, tìm lời tư vấn, nhận xét trước

khi quyết định mua. Điều này sẽ rất mất thời gian nếu đến các của hàng thông thường”.

Một lí do nữa khiến người dùng ngày càng thích lựa chọn mua hàng online là mức độ

phong phú của hàng hoá cũng như việc chia sẻ của cộng đồng về những món quà mà ai đó

đang có ý định lựa chọn. Chỉ cần “Google” với những từ khoá dành riêng cho Valentine

như “Quà tặng bạn trai”, “Chocolate Valentine”, “quà cho Valentine”, “socola Valentine”

… bạn sẽ có rất nhiều lời tư vấn, giải đáp.

Năm nay theo khảo sát tại nhiều website mua bán lớn có thể thấy các mặt hàng rất

phong phú cả về chủng loại và giá cả. Ngoài những mặt hàng tiêu biểu và truyền thông

“thường có” như hoa hồng và socola, Valentine năm Nhâm Thìn cho thấy thị trường đang

ưa chuộng các sản phẩm đôi.

“2012 có lẽ là năm đẹp dành cho các sản phẩm theo cặp nhân mùa Valentine khi

chúng tôi nhận thấy số lượng đông đảo các gian hàng trên Vatgia.com tập trung khai thác

và tung ra hàng loạt mặt hàng độc đáo theo cặp như nhẫn đôi, áo đôi, trang sức đôi, gấu

bông đôi … Chi phí cho những sản phẩm này không quá cao, tính sử dụng lâu bền nên thu

hút nhiều người tìm hiểu và lựa chọn”, bà Mai Thu Trang phụ trách Marketing sàn

Vatgia.com cho biết.

Ngoài sản phẩm đôi đang lên ngôi, nhiều bạn muốn thể hiện khả năng khéo tay và gửi gắm tình cảm với sản phẩm hand - made thì bộ sản phẩm tự làm socola là sản phẩm

không thể tuyệt hơn. “Còn gì bằng khi trong ánh nến lung linh, bầu không khí ngọt ngào ấm

áp cùng “người ấy” nhâm nhi vị ngọt socola do chính mình tự làm”, Minh Huyền, nhân viên

một công ty IT chia sẻ với ánh mắt hạnh phúc.

Với những ai không thể thiếu hoa hồng nhưng muốn tìm sự độc đáo khác lạ, hoa hồng

biết nói chính là món quà lí tưởng. Hoa hồng biết nói là công nghệ in chữ và hình ảnh trực

tiếp lên cánh hoa hồng tươi. Công nghệ này đã xuất hiện nhiều ở các nước trước khi du

nhập vào Việt Nam. Hiện hoa hồng biết nói chủ yếu có các màu vàng, trắng, hồng .. chưa có

mực in trên hoa hồng đỏ.

"Những bông hoa hồng được khắc chữ cẩn thận trên cánh đã thực sự tạo nên một cơn

sốt. Khách hàng có thể ghi những lời muốn nói lên đóa hồng, thay vì phải nhờ ý nghĩa của

loài hoa nói hộ lòng mình như trước đây. Có lẽ vì thế mà mọi người gọi đó là hoa hồng biết

nói", bà Mai Thu Trang giải thích thêm.

Trên nhiều website, “hoa gấu bông” cũng đang là sản phẩm gây chú ý. Đó là những

162

chú gấu bông được bó lại như một bó hoa hoặc các loại thú bông gói cùng với hoa tươi. Sản

phẩm này được xem là khá độc đáo và mới lạ.

Theo ông Cao Vi Long, đại diện website Nhanh.vn, “đây là sự kết hợp hai trong một

hết sức thú vị mà các bạn nam dành tặng bạn gái. Hầu hết phụ nữ đều thích hoa và gấu

bông nên ý tưởng ghép giữa gấu và hoa thật sự là chọn lựa được cánh “mày râu” tâm đắc

chuẩn bị dành cho ngày 14/2”.

Bên cạnh đó, các sản phẩm quần áo thời trang, mĩ phẩm, nước hoa, đồ phụ kiện …

vẫn là sự lựa chọn quen thuộc dành cho chàng và nàng. Những mặt hàng công nghệ như

USB hình tim, vỏ điện thoại đôi cho các cặp tình nhân hay chuột có hình trái tim, máy nghe

nhạc, khung ảnh kĩ thuật số, hoa hồng đổi màu, hoa lồng trong bóng … cũng được nhiều

người quan tâm.

Ngoài việc các gian hàng trực tuyến đang tưng bừng cung cấp các sản phẩm mùa

Valentine, nhiều đơn vị cũng rộn ràng chuẩn bị các chương trình dành riêng cho các cặp đôi.

Theo thông tin từ website Cucre.vn, website này sẽ giúp những ai chưa tìm được “một nửa”

của mình cơ hội sưởi ấm trái tim vào ngày ngọt ngào nhất trong năm”.

…………..

“(Dân trí) - Khi đời sống vật chất được cải thiện, nhu cầu thưởng thức, lãng mạn hóa

tình yêu cũng được người dân chăm chút hơn. Vì thế, dù không phải là dịp lễ lớn, ngày

Valentine cũng là dịp “ăn nên làm ra” của giới kinh doanh hoa và quà tặng.

Hà Nội: Hoa hồng tăng mạnh - Quà độc lên ngôi Hoa hồng bán lẻ 40 - 0 nghìn đồng/bông, trong khi đó các loại hoa khác vẫn giữ

giá: Hoa ly giá 60 - 70 nghìn đồng/cành, hoa tulip giá 2 nghìn đồng/bông, hoa lan giá 4 - 0

nghìn đồng/cành. Mặc dù vậy, khách hàng vẫn chủ yếu lựa chọn hoa hồng để tặng cho người

thương yêu của mình.

“Năm nào, vào ngày này thì hoa hồng cũng là loại tăng giá nhiều nhất. Valentine

năm nay, hoa hồng loại đẹp tăng giá gấp đôi so với năm trước. Giá mỗi bông hoa hồng mà

cửa hàng tôi nhập vào đã 30 nghìn đồng/bông mà còn không có hoa để lấy do rét kéo dài.

Trung bình, mỗi bó hoa nhà tôi có giá 300 - 400 nghìn đồng, cũng có bó lên tới 4 - triệu

đồng”, chị Minh Tâm, chủ cửa hàng hoa, phố Kim Mã cho biết.

Không chỉ có hoa hồng, kẹo sô-cô-la, món quà truyền thống của ngày tình nhân này

cũng “nhảy” giá từ 4 - 80 nghìn đồng/hộp (tùy loại).

Hồng Anh, (sinh viên trường ĐH Thủy Lợi) kinh doanh quà tặng ngày Valentine cho

biết: “Dịp Valentine năm nay cái gì cũng đắt nên việc kinh doanh cũng khó khăn hơn. Ví dụ

như cũng hộp kẹo sô-cô-la này năm nay đã đắt hơn 6 nghìn đồng/hộp so với mọi năm khiến

giá thành cho các hộp quà tặng (gồm sô-cô-la, thiệp và gấu bông) cũng đội lên”.

Thị trường ảo cũng khá sôi động và tỏ ra vượt trội khi hút khách hơn các gian hàng

thực.

Chị Lệ Hằng, chủ cửa hàng lưu niệm đang sở hữu một gian hàng trực tuyến cho biết:

“Mình có cả cửa hàng thực và một gian hàng ảo. Thế nhưng năm nay, xu hướng mua hàng

trực tuyến tăng hơn các năm trước rất nhiều. Cho đến thời điểm này, đơn đặt hàng sản

phẩm cho lễ tình nhân qua mạng đã vượt quá số lượng tìm mua tại cửa hàng”.

Ngoài sô-cô-la và hoa tươi, những món quà độc đáo, lạ mắt, không đụng hàng, giá cả

163

phải chăng luôn là tiêu chí chọn lựa hàng đầu của nhiều bạn trẻ.

Nhẫn đôi có thể đổi màu theo cảm xúc thu hút nhiều khách hàng “teen”. Nhẫn hoạt

động do sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da khi người đeo thay đổi cảm xúc tạo ra các màu sắc

khác nhau. Cả đôi nhẫn có giá bán 100 nghìn đồng.

Đặc biệt năm nay, cộng đồng mạng đang săn lùng những tờ tiền đôi trùng mệnh giá,

trùng seri làm quà lưu niệm với ý nghĩa tuy 2 con người sống trong 2 hoàn cảnh khác nhau,

hình dáng khác nhau, tính cách khác nhau nhưng trái tim đã cùng chung một nhịp. Hiện một

thành viên trên Chodientu.vn đang rao bán một cặp tiền đôi mệnh giá 2 nghìn, trùng seri số

tứ quí với giá 99 nghìn đồng.

Bên cạnh đó, các sản phẩm cặp đôi như cốc đôi đổi màu hay USB hình trái tim, đèn

ngủ chiếu hình sao, hình trái tim, đèn ngủ Neight light với hình dáng như những chậu hoa

phát sáng …có giá bán dao động từ 100 – 00 nghìn đồng cũng được nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Nghệ An: Hoa hồng giấy Origami “hút” hàng

Dịp lễ Valentine năm nay thành Vinh như được dát một màu vàng rực rỡ của nắng

sau một thời gian dài chìm trong giá lạnh. Nếu như các cặp tình nhân vui mừng vì sẽ có một

ngày đặc biệt trong thời tiết đẹp thì tại các cửa hàng, các điểm bán hoa tươi lại khá ảm đạm.

Bạn Huyền - bán hoa trước cổng trường ĐH Vinh buồn thiu: “Hôm nay đã là ngày

13 rồi nhưng người mua hoa tươi ít lắm. Ngồi từ sáng đến giờ mà bọn em mới chỉ bán được

2 bó hoa và khoảng gần 10 bông hồng. Hoa ế, trời lại nắng nên khá vất vả để bảo quản

hoa”.

Trong khi các điểm bán hoa tươi vắng hoe thì điểm bán hoa hồng theo phong cách

Origami tại ngã 6 Bưu điện tỉnh Nghệ An lại nhộn nhịp người vào ra.

Hoài Anh - một trong 3 chủ nhân của “cửa hàng” hoa đặc biệt này chia sẻ: “Nếu xét

yếu tố lãng mạn thì hoa giấy phong cách Origami không thua kém gì hoa tươi thế nhưng ưu

thế của món quà tặng này là có thể để được rất lâu. Khảo sát thị trường thì thấy, giá cả của

hoa Origami của bọn em có giá rẻ hơn hoa tươi lại có nhiều hộp quà kích cỡ với những mức

giá khác nhau để các bạn lựa chọn phù hợp với túi tiền của mình”.

Hoa hồng giấy Origami đủ màu sắc được đóng vào các hộp giấy hình trái tim hoàn

toàn được làm bằng tay, điểm thêm ít sợi bông, sợi kim tuyến lại có sức hút khá lớn. Ngay

trong ngày mở hàng, Hoài Anh đã bán được gần 20 hộp quà. Đến chiều ngày 13, 100 hộp

hoa hồng giấy chỉ còn hơn 10 hộp. "Chủ quán đều chưa có ai tặng hoa, hôm trước còn hi

vọng ế mấy hộp để 3 đứa tự tăng nhau nhưng giờ thì kế hoạch "phá sản" rồi", cô bạn tên

Vinh tếu.

Hải Hà - cô bạn thủ qũi của nhóm tươi cười khoe: "Để đầu tư cho "thương vụ" này,

bọn em hùn vốn, mỗi người 00 nghìn đồng. Tính đến giờ, trừ chi phí thì lãi mỗi người được

gần một triệu đồng rồi. Tính ra thì nhiều nhưng trước ngày lễ Valentine hơn một tuần, đêm

nào 3 đứa cũng phải thức đến 3 giờ sáng để xếp hoa. Môn nghệ thuật này đòi hỏi phải khéo

léo và tỉ mỉ từng chút một nên để làm được một hộp quà bán với giá 10 nghìn có khi phải mất

cả ngày”.

Bởi yếu tố lạ, không kém phần lãng mạn lại bảo quản được lâu nên nhiều bạn trẻ đã

lựa chọn hoa hồng giấy Origami thay thế cho hoa hồng tươi truyền thống.

Bạn Tuấn - phường Trường Thi (Tp Vinh) chia sẻ: “Năm ngoái mình mua một bó hoa

164

hồng tươi tặng bạn gái nhưng chỉ trưng được vài ngày là hoa héo mất rồi. Valentine năm

ngoái trời mưa nên 3 hôm sau thì bó hoa lên mốc phải vứt đi. Năm nay mình mua hoa giấy

Origami tặng cho cô ấy. Hi vọng cô ấy sẽ vui vì không còn phải lo bảo quản hay sấy khô để

giữ nữa”.

Huế: Hoa tươi tăng nhiệt, quà tặng giảm giá câu khách

Trước Valentine một ngày, qua khảo sát của PV tại nhiều điểm kinh doanh bán hoa,

quà phục vụ Lễ tình nhân tại TP Huế thì hoa tươi đều đồng loạt tăng giá, riêng quà thì có

nhiều hình thức khuyến mãi hút khách.

Theo anh Nguyễn Thắng, chủ cửa hàng bán hoa trên đường Đống Đa thì giá hoa năm

nay có đắt hơn so với mọi năm. Một bông hoa hồng bán ra khoảng 12.000 – 1.000 đồng, một

bó hoa hồng (3 bông) có giá khoảng 60.000 đồng. Riêng hoa hồng kết thành hình trái tim

(10 bông đến 20 bông) có giá từ 200.000 đến 300.000 đồng.

Tại chợ Đông Ba, hoa hồng tuy có rẻ hơn nhưng cũng tăng gấp đôi so với ngày

thường với trung bình một bông hồng cỡ nhỏ khoảng 10.000 đồng. Còn nếu hồng cỡ to thì

giá từ 12.000 - 13.000 đồng/ bông.

Bên cạnh đó, nhiều nơi bán quà lại có hình thức khuyến mãi giảm giá hay cùng giá

tiền rồi thêm quà. Như ở Nhà sách Phương Nam đường Lê Lợi, một giỏ quà gồm 2 cuốn

sách về tình yêu, một hộp tình yêu và một chậu bông hồng giả có giá từ 324.000 giảm xuống

29.000 đồng. Tương tự nhiều mặt hàng về Valentine đều giảm từ 10 - 20%, gói quà cũng được

giảm giá.

Theo một nhân viên bán hàng ở nhà sách Phương Nam đường Trần Hưng Đạo, các

mặt hàng bán chạy gồm sô – cô – la hộp, truyện đôi Valentine, hoa, gấu bông. Trong đó sô –

cô – la bán được hơn 400 hộp trong vài ngày qua. Đây là những mặt hàng có giảm giá ít

nhiều nên đã hút được khách vào mua tặng người yêu.

Đà Nẵng: Sôi động thị trường quà tặng Valentine

Khảo sát các cửa hàng lưu niệm, cửa hàng hoa, siêu thị … trên địa bàn TP. Đà Nẵng

cho thấy các sản phẩm cho ngày Lễ tình nhân năm nay vẫn là những quà tặng quen thuộc

như các loại mĩ phẩm, trang sức, quần áo đôi, thú nhồi bông, li đôi …Trong đó, mặt hàng

chủ đạo của mùa Valentine là sô-cô-la và hoa tươi.

Valentine là thời điểm lên ngôi của các loại hoa tươi đặc biệt là hoa hồng. Theo

những người kinh doanh hoa cho biết, giá hoa tươi, đặc biệt là hoa hồng tăng từ 30 – 40%

so với ngày thường. Cụ thể: hoa hồng: 10.000 đồng/bông, hoa ly: 3.000 đồng/cành, hoa đồng

tiền: 7.000 đồng/bông, hoa lan: 100.000 đồng/bó…Các giỏ hoa chủ yếu được kết theo hình

trái tim, hình hai người …có giá từ 70.000 đồng – 300.000 đồng/giỏ, thậm chí lên đến tiền

triệu nếu khách muốn đặt theo thiết kế riêng.

Năm nay, trên các viên sô-cô-la được các nhà sản xuất in nổi các họa tiết, trái tim,

con vật ngộ nghĩnh, nhưng chủ yếu được thiết kế thế theo hình một trái tim. Ngoài ra, cũng

có một số loại được thiết kế theo hình trái tim đôi. Đây là những mặt hàng được nhiều bạn

trẻ quan tâm và lựa chọn. Giá mỗi hộp dao động từ 30.000đ đến 300.000đ/hộp, tùy kích cỡ

lớn nhỏ, sản xuất trong nước hay nước ngoài.

Bên cạnh sô-cô-la thì mặt hàng thú nhồi bông, áo đôi … cũng được nhiều bạn trẻ ưa

thích. Đặc biệt là loại thú nhồi bông có hình quả tim có giá từ 80 – 10 ngàn đồng/quả tim.

165

Nhằm kích cầu người tiêu dùng trong dịp lễ đầu năm đối với những cặp đôi yêu nhau,

các siêu thị, shop thời trang, hãng trang sức đã đua ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp

dẫn.

Hệ thống siêu thị Co.opmart đưa ra chương trình “Mừng lễ tình nhân” với hơn 400

sản phẩm (giá khuyến mãi đến 40%) chủ yếu là hàng thời trang, mĩ phẩm. Ngoài ra, khách

hàng còn rút thăm may mắn “Cặp đôi sành điệu” để có cơ hội sở hữu 3 cặp máy tính bảng

Ipad 2.

Siêu thị Big C có chương trình “14/2 nhân đôi hạnh phúc với món quà ý nghĩa” với

hơn 100 mặt hàng độc quyền dành cho Valentine như: Sô-cô-la, hoa hồng, hộp quà … trong

đó giảm giá 4% khi mua áo cặp tình nhân.

Hiệu thời trang N&M giảm giá 0% tất cả các sản phẩm nam nữ, giảm giá 20% các

loại phụ kiện nhân ngày lễ tình nhân. Hiệu John Henry cũng giảm giá 0% tất cả các mặt

hàng.

Các cửa hàng vàng bạc, đá qúi cũng không đứng ngoài cuộc nhân ngày lễ này. Hiệu

vàng bạc đá qúi Quang Vinh giảm giá 10%. Hiệu PNJ giảm giá 1% trang sức vàng.

Đồng Nai: Trung niên cũng háo hức với lễ Tình nhân

Tại Đồng Nai trong những ngày gần đây, nhu cầu mua sắm hoa, quà tặng nhân dịp

Valentine cũng tăng lên rất cao.

Trên các tuyến đường trung tâm TP.Biên Hòa như: Phạm Văn Thuận, Đồng Khởi,

Nguyễn Ái Quốc, Bùi Văn Hòa … không khí của ngày lễ Tình nhân Valentine đang trở nên

nhộn nhịp. Khách hàng không chỉ là các cô cậu thanh niên, sinh viên … mà ngày càng có

nhiều người độ tuổi trung niên tìm mua.

Nhìn chung thị trường quà tặng cho các cặp tình nhân năm nay không có gì khác

nhiều so với năm ngoái nhưng đa dạng hơn về mẫu mã, kiểu dáng lẫn giá cả. Món quà

truyền thống là sô-cô-la và hoa hồng đã được các cửa hàng bày sẵn. Trong đó, mặt hàng

hoa hồng, nhất là hoa hồng đỏ đến thời điểm hiện tại đã tăng giá từ 20 - 40%.

Theo chị Tuyết Lan - chủ shop hoa Thiên đường trên đường Đồng Khởi (phường Tân

Hiệp): “Một giỏ hoa hồng đỏ 8 bông có giá 10.000 đồng, hoa lan khoảng 60.000 - 100.000

đồng/cành 4 hoa; hoa lan (các loại) có giá dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/bó; các loại

hoa nghệ thuật đặt theo yêu cầu có giá bán từ 00.000 - 700.000 đồng/bó”.

Bên cạnh các loại hoa, một sản phẩm quà tặng khác không thể thiếu trong dịp

Valentine là sô-cô-la, bánh kem … Các hộp sô-cô-la ngoại (Pháp, Bỉ, Ý) có giá bán dao

động từ 10.000 - 300.000 đồng/hộp; trong khi đó sô-cô-la nội có giá rẻ hơn với mức giá từ

0.000 - 70.000 đồng/hộp. Bánh kem, bánh gatô cũng là loại quà tặng rất “hút” khách dịp

Valentine với những kiểu dáng bắt mắt. Loại bánh chất lượng, được đặt theo yêu cầu với giá

mua sản phẩn này từ 200.000 - 00.000 đồng/chiếc.

Khi đời sống vật chất được cải thiện, nhu cầu thưởng thức, lãng mạn hóa tình yêu

của những người độ tuổi trung niên càng được chú trọng. Anh Trần Thanh Quang (1 tuổi)

chia sẻ: “Valentine là ngày lễ đặc biệt. Không chỉ có giới trẻ mới hào hứng mà chúng tôi

những người đứng tuổi vẫn muốn mình còn yêu nhau nồng nàn như ngày nào. Trong ngày

Valentine tôi sẽ tặng hoa hồng cho bà xã với lời nhắn gửi về một sự ngọt ngào, một niềm

hạnh phúc trọn vẹn”.

166

Cùng tâm trạng ấy chị Lê Thị Thanh Thúy (43 tuổi) cho biết: “Bọn mình con cái đã

lớn hết rồi nhưng vẫn muốn giành riêng cho nhau cái gì đó thật đặc biệt. Nhờ có dịp này mà

tình yêu chúng mình thêm nồng nàn và lãng mạn. Mình sẽ mua một bó hoa hồng nhung để

tặng chồng nhưng sao giá đắt quá””.

Kết luận: “Bán hàng cặp đôi” bán những món hàng không chỉ có thể tặng nhau vào

dịp lễ mà còn có thể mua xài hàng ngày. Tính thiết thực của sản phẩm sẽ giúp ý tưởng luôn

tăng doanh số bán ra. Bạn nghĩ nàng có thích không khi bạn mua tặng nàng một chiếc áo

cùng tông màu với bạn để đi chơi ngày Valentine? Cuộc sống càng khó khăn con người càng

tính toán, những tính toán đó cuối cùng đều qui về một mối: Đó là mua hàng vừa mang tính

đáp ứng nhu cầu thiết thực vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần. Nếu một món hàng chỉ đáp ứng

một trong hai nhu cầu chắc chắn doanh số bán ra sẽ không bằng món hàng “lợi đủ đôi

đường”. Chính vì lẽ đó việc chọn hàng bán, thiết kế hàng trở nên vô cùng quan trọng.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải có số vốn khoảng 10 triệu VND nếu muốn mở web và khoảng 10 triệu

VND nếu muốn mở một shop nhỏ.

+ Bạn phải có gu thẩm mĩ, am hiểu về marketing, đầu óc sáng tạo để có thể tự thiết kế

ra các sản phẩm đặc sắc …

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của vài người thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp, khéo tay, biết gói quà …

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại

sao họ nên chọn dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với

những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc thu lợi nhuận: Thời gian để hoàn thành một web lôi kéo được nhiều khách hàng ghé thăm ít nhất cũng phải mất từ 6 tháng – một năm. Trong thời gian này bạn phải viết,

biên tập hàng ngàn bài viết đưa lên web. Đây quả là một công việc vô cùng đồ sộ, nếu bạn

167

muốn thời gian sinh lợi nhanh hơn thì bạn phải cố gắng rất nhiều.

Thời buổi bây giờ kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng bị cạnh tranh rất khốc liệt, do

đó chắc chắn thời gian đầu mô hình này sẽ không sinh ra lợi nhuận đủ để bạn sinh sống đòi

hỏi bạn phải kiếm thêm thu nhập từ nguồn khác. Sau khi web đem lại cho bạn một thu nhập

ổn định thì bạn mới nên nghỉ việc khác để toàn tâm toàn ý tập trung cho sự nghiệp này.

+ Về việc chế tạo sản phẩm: Chắc chắn có nhiều món hàng bạn sẽ không tìm mua

được ở bên ngoài, do đó bạn phải chế tạo nó. Nếu bạn không có khả năng này e rằng bạn sẽ

thất bại.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Không quản lí tốt tiền bạc thì đừng mơ đến chuyện giàu có.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải có đạo đức nghề nghiệp, mặc

đồng phục, nhã nhặn với khách … Đối với những bạn đã từng đứng ở cương vị quản lí có

những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những

bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện

từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn rất ít nếu bạn chỉ bán qua web, rủi ro ít.

+ Đối tượng khách hàng phục vụ đông đảo, nhu cầu nhiều, khả năng chi trả cao …

+ Hàng hóa thiết thực, phong phú, độc đáo, người mua có thể mua được bất cứ lúc

nào, ở đâu để cho, tặng hoặc sử dụng.

+ Có thể vừa đi làm vừa kinh doanh mô hình này trên mạng để kiếm thêm.

+ Sẽ kiếm được siêu lợi nhuận nếu bạn biết cách chế tạo chúng.

170

Ý TƯỞNG BÁNH NGHỆ THUẬT

1. Ý tưởng:

Tôi chợt nảy ra ý tưởng này khi xem được những tấm hình dưới đây:

Những mẫu bánh trên đây chưa phản ánh đầy đủ những điều tôi muốn nói, tuy

nhiên chúng cũng cho bạn hiểu chút gì đó về ý tưởng “bánh nghệ thuật” mà tôi định đề

cập đến.

Tại sao lại là “bánh nghệ thuật” mà không phải “bánh kem nghệ thuật” hay “bánh

gì gì đó nghệ thuật”? Đơn giản bởi vì tôi không muốn giới hạn ý tưởng của mình trong

một phạm vi nào cả.

Như bạn đã biết, bánh kem được dùng trong các buổi tiệc trang trọng như: Cưới

hỏi, sinh nhật, kỉ niệm … Hiện nay trên thị trường bánh kem thường được làm theo một

khuôn mẫu định sẵn, tuy cũng đẹp nhưng chưa mang tính nghệ thuật, cá tính, phong cách

… Khi xã hội ngày càng phát triển thì xu hướng “cá nhân hóa” ngày càng được coi trọng.

Tại sao chúng ta không tạo ra những chiếc bánh nghệ thuật mang đậm dấu ấn riêng?

Bây giờ khách hàng đã chán với cảnh vào cửa hàng bánh kem lựa chọn những cái

bánh kem làm sẵn. Họ muốn đặt một cái bánh kem theo ý riêng của họ bạn có đáp ứng

được hay không?

Bạn thử tưởng tượng vào buổi tối Valentine bạn cùng nàng ngồi thưởng thức cái

bánh hình nàng thích hay gợi nhớ đến kỉ niệm nơi gặp gỡ đầu tiên của hai đứa. Bánh cũng

có thể

làm phong cảnh được chứ! Đó là chiếc bánh chỉ dành riêng cho bạn và nàng mà không ở đâu

có cả.

Bánh có thể lấy nguyên liệu từ bánh bông lan, kem hay chỉ đơn thuần là trái cây hoặc

bất kì thứ gì bạn muốn như chocolate, bông hồng ... Nó được làm dưới mọi hình dạng, kích

cỡ, trọng lượng …

Bạn hãy để ý vào các buổi tiệc cưới cô dâu, chú rể thường muốn để trên sân khấu một

cái bánh kem thật đẹp để làm phông chụp các bức hình lồng vào album cưới. Dịch vụ “bánh

nghệ thuật” cũng sẽ làm các bánh kem mô hình (giả) đó và cho mướn.

Quá trình từ khi nắm bắt được ý tưởng của khách hàng cho đến hoàn tất chiếc bánh

rất công phu: Đầu tiên bạn sẽ hỏi khách hàng muốn một cái bánh như thế nào, sau đó bằng

kĩ thuật đồ họa bạn mô phỏng chiếc bánh đó trên máy tính cho khách hàng xem, cuối cùng là

khâu hoàn tất nó bằng nguyên liệu thật.

Loại hình kinh doanh này đạt hiệu quả cao khi áp dụng kĩ thuật thương mại điện tử

(không cần mướn mặt bằng). Bạn sẽ lập một trang web, đưa tất cả các mẫu mã sản phẩm bạn

design lên (có thuyết minh đính kèm). Khách hàng nào có nhu cầu phải đặt trước một

khoảng thời gian qui định nào đó mới có hàng. Cố gắng chỉ làm khi có đơn đặt hàng để đảm

bảo chiếc bánh giao đến tay khách hàng luôn luôn tươi mới.

171

Đã qua rồi cái thời mở mặt bằng trưng bày những mẫu mã bánh kem cũ rích. Bán

bánh không cần phải bỏ ra hàng chục triệu đồng mướn mặt bằng chi cho tốn kém. Nếu bạn

có thể biến những chiếc bánh thành tác phẩm nghệ thuật tôi dám cam đoan bạn không hết

việc để làm vì nhu cầu của các khách hàng trẻ rất lớn, nhất là vào các dịp Giáng sinh,

Valentine … Điểm độc đáo của ý tưởng này là hướng đi kinh doanh khó có ai bắt chước

được, nó tạo ra lợi thế cạnh tranh nếu bạn là người giỏi. Bởi khi bạn là người giỏi thì khách

hàng chỉ có thể tìm đến bạn mà thôi!

2. Hoàn cảnh khách quan: Bằng vốn tri thức, kinh nghiệm sống khi quan sát hoàn cảnh khách quan bao năm tôi

tin ý tưởng sẽ thành công bởi những lí do chính sau:

+ Nhu cầu thưởng thức các loại bánh ngon là nhu cầu thường trực của mỗi người, nay

chúng ta làm cho công việc của mình trở thành nghệ thuật thì càng kích thích nhu cầu ấy

tăng cao.

+ Xu hướng “cá nhân hóa” ngày càng bộc lộ rõ nét hơn thông qua hoạt động mua sắm.

Điều đó thể hiện trong tất cả mọi lĩnh vực không ngoại trừ ngành ăn – uống. Chính vì thế ý

tưởng sẽ được nhiều người ủng hộ.

+ Đối tượng khách hàng chính của ý tưởng là thanh niên nam nữ, thiếu niên nhi đồng.

Đây là đối tượng khách hàng chiếm tỉ lệ đông, luôn ủng hộ trào lưu mới đáp ứng nhu cầu

của họ như: Tạo ra niềm hứng khởi, phong cách độc đáo …

+ Kinh doanh bằng tài năng của mình. Hiện nay bất cứ ngành kinh doanh nào khi mở

ra cũng bị người khác bắt chước, cạnh tranh, riêng loại hình kinh doanh bằng tài năng của

mình luôn có một phong cách riêng không ai “ăn cắp” được công nghệ nếu không cho họ

biết. Chính vì lẽ đó nếu ai có năng khiếu đặc biệt trong lĩnh vực mình kinh doanh sẽ quyết

định sự thành công của họ.

+ Xã hội ngày càng tiến bộ vì có internet, rồi sẽ có ngày chúng ta không phải chạy ra

đường mua cái bánh hay mướn mặt bằng để kinh doanh để phải cong lưng đóng tiền thuế,

phí mỗi tháng nữa. Tiền thuê mặt bằng quá cao khiến cho không ít người phải “ngã ngựa”

khi khởi nghiệp. Một điều phi lí nữa là tiền đó lại bắt khách hàng phải trả khi mua sản phẩm,

chỉ có người cho mướn mặt bằng là ngồi rung đùi hưởng lợi dù họ chẳng biết gì về kinh

doanh. Họ ngồi không ăn trên xương máu người khác khiến cho tất cả chúng ta đều phẫn nộ.

Tại sao chúng ta lại để cho điều ấy xảy ra khi mình là người có tài năng hơn họ? Xã hội ngày

càng mở ra nhiều con đường cho những ai có tài tiến gần hơn đến bục vinh quang loại dần

những kẻ sâu mọt, trục lợi. Vậy mới công bằng!

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải là người nắm được các kĩ thuật làm bánh nghệ thuật, nắm được nhu cầu,

tâm lí khách hàng …

+ Bạn phải có số vốn khoảng 10 triệu VND (trong trường hợp nào đó ít hơn vẫn có

thể làm được). Số vốn này bạn sẽ dùng để mua dụng cụ, nguyên liệu làm bánh; lập trang

web; quảng cáo; giao dịch …

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

172

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp, khéo tay, óc thẩm mĩ, sáng tạo … + Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh ngành ăn

uống.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại

sao họ nên chọn dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với

những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc thu lợi nhuận: Thời gian để hoàn thành một web lôi kéo được nhiều khách

hàng ghé thăm ít nhất cũng phải mất từ 6 tháng – một năm. Trong thời gian này bạn phải viết,

biên tập hàng ngàn bài viết đưa lên web. Đây quả là một công việc vô cùng đồ sộ, nếu bạn

muốn thời gian sinh lợi nhanh hơn thì bạn phải cố gắng rất nhiều.

Thời buổi bây giờ kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng bị cạnh tranh rất khốc liệt, do

đó chắc chắn thời gian đầu mô hình này sẽ không sinh ra lợi nhuận đủ để bạn sinh sống đòi

hỏi bạn phải kiếm thêm thu nhập từ nguồn khác. Sau khi web đem lại cho bạn một thu nhập

ổn định thì bạn mới nên nghỉ việc khác để toàn tâm toàn ý tập trung cho sự nghiệp này.

+ Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi vô cùng khó. Nếu quản

lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận thu vào sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh an

toàn thực phẩm cần đặt lên hàng đầu. Không mua hàng trôi nổi mà mua hàng ở những cơ sở

173

có uy tín, có sự kiểm định rõ ràng. Về cơ bản ta sẽ không mua hàng để sẵn mà chỉ mua hàng

khi có khách đặt hàng.

+ Về việc thiết kế bánh: Vì mẫu mã bánh chưa có trên thị trường đòi hỏi bạn phải tự

sáng tạo ra, nếu bạn nào không có năng khiếu này chắc chắn sẽ thất bại.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Khi mua dụng cụ, thiết bị … phải tính đến hiệu suất sử dụng, độ bền, an toàn … Sau

một thời gian sử dụng phải thanh lí để dụng cụ, thiết bị … luôn mới.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải có đạo đức nghề nghiệp, mặc

đồng phục và nhã nhặn với khách … Đối với những bạn đã từng đứng ở cương vị quản lí có

những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những

bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện

từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn rất ít. Lấy tài năng để kinh doanh do đó

rủi ro gần như không có (nếu bạn là người giỏi).

+ Chiến lược kinh doanh trên mạng không mướn mặt bằng kinh doanh do đó hạn chế

thấp nhất rủi ro, chi phí mà phạm vi hoạt động lại rộng lớn.

+ Mô hình kinh doanh không chỉ bán bánh thật mà còn bán bánh mô hình, cho thuê

bánh mô hình do đó sẽ có nhiều nguồn thu.

+ Có thể mở lớp dạy kĩ năng làm bánh, bán sách dạy làm bánh, quảng cáo cho các

doanh nghiệp …

+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội, nhu cầu nhiều nên được xã hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.

+ Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những

đối tượng này làm nhân viên.

174

Ý TƯỞNG ẨM THỰC CHO BÉ

1. Ý tưởng:

Khi qua Nhật sống và làm việc tôi tình cờ được tiếp cận cách thức chế biến thức ăn

dành cho trẻ biếng ăn của người Nhật. Những món ăn họ làm không những đáp ứng nhu cầu

về chất dành cho các bé mà còn rất đẹp. Có người còn chế món ăn thành hình con này con

kia. Khi về Việt Nam đi bất cứ đâu tôi cũng thấy các quán ăn mọc lên như nấm nhưng các

quán ăn dành riêng cho các bé thì hầu như chưa có, thế là trong đầu tôi vang lên câu hỏi:

Liệu có một mô hình kinh doanh ẩm thực nào chỉ dành riêng cho các bé không nhỉ?

Tôi ao ước có một mô hình kinh doanh các món ăn chỉ phục vụ cho các bé từ 10 tuổi

trở xuống. Khi vào đó các bé sẽ được ăn những món cháo rất ngon, đủ màu sắc; những chiếc

bánh bao hình chú mèo Kitty; hay li kem nhỏ nhỏ, xinh xinh hình chú hề … Tất cả bàn, ghế,

li, chén, muỗng, đũa … đều có hình dễ thương, còn các cô phục vụ thì khỏi phải chê khi họ

hóa thân thành các nhân vật hoạt hình đẹp tuyệt như Bạch Tuyết, chị Hằng, nàng tiên …

Đảm bảo khi mô hình kinh doanh này ra đời ngay cả các bé biếng ăn cũng không thể cưỡng

lại. Hàng tuần cha mẹ nào không muốn chở con đi đây đó ăn, nếu như có một nơi tuyệt vời

như vậy thì sao lại không tới. Tôi nghĩ rằng nếu mô hình này được triển khai một cách bài

bản, khoa học sẽ đánh bại những cửa hàng thức ăn nhanh hiện nay vốn toàn đồ chiên đầy

dầu mỡ.

Sau đây tôi xin giới thiệu một số hình ảnh về ẩm thực dành cho các bé:

175

Chắc chắn những hình ảnh trên đây chưa phản ánh hết ý tưởng mà tôi ấp ủ trong đầu,

vì đây là ý tưởng kinh doanh mới cho nên chưa có ở đâu làm hết. Tuy nhiên, chỉ bấy nhiêu

đó thôi bạn cũng có thể hình dung tôi muốn nói gì.

2. Hoàn cảnh khách quan:

“Tại VN, theo nghiên cứu mới cho thấy tỉ lệ bé biếng ăn trong độ tuổi từ từ 1 – 6 là

38%. Quan trọng hơn, có 40% những bé biếng ăn này có dấu hiệu biếng ăn ngay từ khi dưới

3 tuổi. Theo các nghiên cứu trên thế giới, có 20 - 4% bé biếng ăn trong độ tuổi từ 1 – .

Đây là số liệu vừa được công bố tại Hội thảo giới thiệu quyển sách Chẩn đoán và

Điều trị các rối loạn nuôi ăn ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ tại TP.HCM và Hà Nội do Viện bào

chế Abbott và Hội Dinh dưỡng đã phối hợp tổ chức vừa qua. Hội thảo thu hút hơn 1.000 các

bác sĩ chuyên khoa Nhi và các chuyên gia dinh dưỡng trong toàn quốc.

Trong quyển sách của mình, GS. Irene Chatoor (Phó chủ tịch Khoa Tâm thần học,

Giám đốc điều hành Chương trình Sức khỏe tâm thần dành cho trẻ nhỏ và nhũ nhi thuộc

Trung tâm Y học quốc gia dành cho trẻ em Mĩ) đã phân loại và phân tích nguyên nhân gây

nên việc từ chối ăn ở trẻ (ví dụ như biếng ăn nhũ nhi, ác cảm với thức ăn, rối loạn nuôi ăn do

điều chỉnh trạng thái hoặc do bệnh lí nội khoa, rối loạn nuôi ăn sau chấn thương…). Chính

việc chẩn đoán giúp xác định đúng được nguyên nhân gây nên chứng biếng ăn ở trẻ là cơ sở

để BS. Chatoor đưa ra các hình thức điều trị phù hợp. Là kết quả của nhiều năm nghiên cứu

tâm huyết về đề tài các rối loạn nuôi ăn ở trẻ nhỏ, quyển sách này đã được GS. Chatoor báo

cáo tại nhiều hội nghị quốc gia và quốc tế, và dùng để huấn luyện các chuyên gia trong chẩn

đoán và điều trị các rối loạn ăn uống. Tác giả Irene Chatoor cũng đã đoạt giải thưởng Irving

B. Harris của nhà xuất bản Zero To Three vì đã đưa ra những vấn đề mới, quan trọng tạo nên

sự khác biệt lâu dài trong cách chăm sóc trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ và gia đình.

Có một điều đặc biệt là hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng thiếu hụt dinh dưỡng

hay các dưỡng chất chỉ xảy ra khi trẻ ăn ít. Nhưng, ngay cả việc trẻ chỉ ăn một vài món nhất

định như ăn thịt mà không ăn rau … cũng dẫn tới thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho sự phát

triển của trẻ.

Theo TS. Từ Ngữ, Tổng Thư kí Hội Dinh dưỡng VN: “Biếng ăn kéo dài có thể dẫn

đến các hệ quả nghiêm trọng về mặt thể chất, chẳng hạn như sút kém trong phát triển và

chậm hấp thu dưỡng chất. Ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ cũng là một vấn đề đáng quan

tâm”. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Nếu bố mẹ tỏ ra lo lắng thái quá, và tiến hành các

biện pháp cưỡng bức ăn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối tương tác giữa họ và trẻ nhỏ.

Hầu hết các bậc cha mẹ cho rằng, biếng ăn chỉ ảnh hưởng đến thể trạng của bé như

chiều cao và cân nặng nhưng thực tế, hậu quả của nó còn nguy hiểm hơn nhiều. Biếng ăn

ban đầu dẫn tới sụt cân nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tác động nghiêm trọng, ảnh

hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ, khiến trẻ đánh mất nhiều cơ hội so với bạn

bè cùng trang lứa. Một số nghiên cứu còn cho thấy, biếng ăn có thể dẫn tới những biến

chứng trong quá trình phát triển của trẻ, gia tăng các bệnh mãn tính.

Do số lần ăn và số lượng ăn không đủ nên biếng ăn sẽ dẫn tới thiếu hụt chất khiến trẻ

bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao và cân nặng; giảm khả năng hấp thụ chất.

Biếng ăn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị giảm sức đề kháng. Vì thế, những bé biếng ăn

thường có số ngày bệnh nhiều hơn 29% và có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp nhiều hơn

176

4% so với bé bình thường.

Ngay khi thấy con mình có những dấu hiệu biếng ăn, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

177

Nhưng, điều quan trọng nhất trong quá trình chữa trị, cha mẹ cần tăng cường dinh dưỡng

cho trẻ bằng việc bổ sung các loại thức ăn đủ chất, đủ lượng với 4 nhóm thực phẩm: Đạm,

đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, vì trẻ đang biếng ăn, khả năng hấp thụ

kém nên cha mẹ cần chú trọng bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, chẳng hạn như

sữa dành cho trẻ biếng ăn để “lấp đầy” những “lỗ hổng” về sự thiếu hụt dưỡng chất của

bé”.

…………….

“Đừng căng thẳng và đừng làm nghiêm trọng mọi chuyện! Biếng ăn chỉ là một tình

trạng rất phổ biến ở trẻ em trong giai đoạn từ 1 - 6 tuổi.

Chăm sóc cho bé bằng chế độ ăn uống phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng; áp dụng các

“bí kíp” về tâm lí hiệu quả, bạn sẽ dễ dàng giúp thiên thần bé bỏng của mình vượt qua giai

đoạn biếng ăn.

1. Chỉ gợi ý bé ăn khi … bé đói!

Nếu bạn kè kè tô cơm hoặc chén bột bên mình, bất cứ lúc nào cũng lăm le … ép cục

cưng “ăn thêm vài muỗng đi con” thì chỉ làm bé sợ ăn chứ không thể nào thèm ăn nổi.

Nhiều đứa trẻ chưa kịp đói đã thấy mẹ cho ăn, lâu dần mất luôn “phản xạ thèm ăn”. Bạn

đừng lo việc để con biết đến cảm giác đói. Đói một chút không sao cả! Cơ thể con người là

một bộ máy tuyệt vời, khi bé đói, tức khắc cơ thể sẽ “báo động” và bé sẽ tìm cách đòi mẹ

cho ăn ngay thôi.

2. Cho con ăn vào giờ cố định: Sau vài ngày quan sát và bắt được nhịp khi nào con cảm thấy đói, bạn hãy dần dần

tìm cách cố định giờ ăn cho con vào khoảng thời gian ấy. Tùy theo độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu

dinh dưỡng, số lượng bữa ăn chính phụ, số lượng thực phẩm cần ăn trong mỗi bữa khác

nhau. Bạn nên tìm hiểu điều này để đáp ứng cho con, không để trẻ thiếu nhưng cũng không

để bé thừa năng lượng. Trẻ quen với nhịp sinh hoạt điều độ sẽ ăn ngủ đúng giờ, phát triển

hoàn thiện, tránh được việc biếng ăn, ăn uống thất thường lúc nhiều lúc ít.

3. Tuyệt đối không “lừa” trẻ!

Nhiều mẹ thấy con không chịu uống thuốc nên tìm cách “đánh lừa” bé bằng cách cho

thuốc vào thức ăn. Bạn tuyệt đối không bao giờ nên thực hiện cách này. Vì thực tế khi trộn

thuốc vào thức ăn, thức uống của trẻ có thể gây ra những phản ứng hóa học, mất tác dụng

của thuốc, thậm chí là gây hại cho trẻ. Thêm vào đó, chỉ cần bị mẹ “đánh lừa” vài lần, chắc

chắn bé sẽ sợ và đề phòng mỗi khi thấy thức ăn, không còn hào hứng với chuyện ăn nữa.

4. Đa dạng món ăn:

Việc thay đổi khẩu vị thường xuyên sẽ giúp bé tò mò, hào hứng hơn khi đến bữa cơm

(được “khám phá” món mới mà!). Thêm vào đó, đa dạng món ăn cũng giúp cho bé không bị

thiếu chất. Bạn cần biết rằng theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em Việt

Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất, ví dụ như vitamin A, Kẽm, Magie, Selen …

vì ăn uống không đa dạng.

5. Kích thích ngon miệng:

Bằng cách nào ư? Hãy chú ý đến Kẽm, Vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có

khả năng kích thích sự thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng hơn. Một cách khác cũng kích

thích sự ngon miệng là đừng chỉ cho bé ăn bằng “miệng”. Chú ý đến mùi hương của món ăn,

178

trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động cũng là cách để bé hào hứng với bữa ăn của mình.

6. Hỗ trợ hệ tiêu hóa non yếu:

179

Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vốn rất non yếu. Vì thế, bạn nhất thiết

phải lưu ý đến việc hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của con nhằm giúp con tiêu hóa và hấp thu thức

ăn tốt hơn.

7. Cung cấp hệ dưỡng chất dễ hấp thu:

Hệ dưỡng chất dễ hấp thu, chuyển hóa nhanh sẽ giúp bé biếng ăn vẫn hấp thu được

trọn vẹn, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu bạn băn khoăn không biết

làm cách nào cung cấp được hệ dưỡng chất như thế này, nên tìm đến sự tư vấn của các bác

sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, hoặc chọn cho các sản phẩm đặc thù với công thức đã được các

nhà khoa học nghiên cứu riêng cho trẻ biếng ăn.

8. Hãy để bé ăn cùng gia đình:

Các chuyên gia tâm lí khẳng định rằng rất nhiều trẻ biếng ăn chỉ vì yếu tố tâm lí. Khi

được ăn cùng với gia đình, bé sẽ cảm nhận được sự hào hứng với bữa ăn của mọi người, từ

đó cũng tập trung với chuyện thưởng thức các món ăn hơn. Được mẹ “hiểu” và áp dụng đầy

đủ các bí quyết nói trên, chắc chắn bé yêu của bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi chứng biếng

ăn, ăn ngon miệng, phát triển thể chất và tinh thần hoàn thiện”.

Kết luận: Trẻ em hầu hết đều biếng ăn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này như:

Đồ ăn không ngon, không đẹp mắt, không phong phú, khung cảnh, không khí ăn không hào

hứng, vui tươi … “Ẩm thực cho bé” không chỉ cung cấp những món ăn giàu dinh dưỡng,

ngon, an toàn vệ sinh, đẹp mắt, phong phú … mà còn tạo ra một không gian vô cùng hấp dẫn

để kích thích bé ăn, ví dụ như: Thi xem ai uống sữa nhanh, ai ăn hết cái bánh sẽ được tặng

một con chuồn chuồn … Khi đến với “ẩm thực cho bé” các bé như lạc vào thế giới ẩm thực

của riêng mình. Với phương châm “dành cho bé những gì tốt đẹp nhất” các bậc cha mẹ hoàn

toàn yên tâm khi dắt con mình đến đây.

3. Điều kiện cần và đủ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý

tưởng này:

+ Bạn phải là người nắm được các kĩ thuật chế biến món ăn “ẩm thực cho bé”, nắm

được nhu cầu, tâm lí khách hàng …

+ Số vốn lí tưởng để thực hiện ý tưởng này là 300 triệu VND. Trong trường hợp bạn

đã có mặt bằng thì chỉ cần phân nửa là làm được. Nếu bạn có ít hơn thì phải biết cách làm và

tiến từ từ. Số vốn này bạn sẽ dùng để mua dụng cụ, nguyên liệu nấu ăn; lập trang web;

quảng cáo; giao dịch …

+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng.

+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn

hình ảnh, viết bài đăng trên web.

+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự

trợ giúp của vài người thì công việc mới suông sẻ.

+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp … + Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh ngành ăn

uống.

+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. Khó khăn và thuận lợi:

180

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy

mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực

181

hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo

đuổi ý tưởng này:

Khó khăn:

+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có

một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày,

chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải

viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn

phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại

sao họ nên chọn dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với

những ai không có khiếu văn chương.

+ Về việc mướn mặt bằng: Có thể nói mặt bằng có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành

công của ý tưởng, chính vì vậy nếu không am hiểu về việc chọn một mặt bằng kinh doanh lí

tưởng thì bạn sẽ thất bại.

+ Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi vô cùng khó. Nếu quản

lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận thu vào sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh an

toàn thực phẩm cần đặt lên hàng đầu. Không mua hàng trôi nổi mà mua hàng ở những cơ sở

có uy tín, có sự kiểm định rõ ràng.

+ Về việc chế biến món ăn: Món ăn sẽ được chế biến theo các tiêu chí sau: An toàn

vệ sinh, bổ dưỡng, ngon, đẹp mắt, phong phú … Để làm được điều này đòi hỏi người thực

hiện phải hiểu biết, có kĩ năng và sáng tạo rất nhiều.

+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất

thoát. Khi mua dụng cụ, thiết bị … phải tính đến hiệu suất sử dụng, độ bền, an toàn … Sau

một thời gian sử dụng phải thanh lí để dụng cụ, thiết bị … luôn mới.

+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ

đầu. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải có đạo đức nghề nghiệp, mặc

đồng phục và nhã nhặn với khách … Đối với những bạn đã từng đứng ở cương vị quản lí có

những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những

bạn mới ra đời khi đứng ở cương vị quản lí sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện

từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.

Thuận lợi:

+ Đây là một ý tưởng kinh doanh khả thi, thu tiền tươi, ít rủi ro …

+ Kinh doanh lĩnh vực ăn uống là lựa chọn sáng suốt trong thời buổi nền kinh tế đang

gặp khủng hoảng. Đặc biệt, ý tưởng này đánh vào khách hàng nhỏ tuổi (đây là đối tượng

khách hàng đông và cha mẹ không tiếc tiền đầu tư). Chính vì thế khả năng thành công của ý

tưởng là rất cao.

+ Chúng ta vừa bán tại tiệm vừa bán mang đi, giao hàng tại nhà để tăng doanh thu.

Ngoài ra, chúng ta còn nhận tổ chức các buổi tiệc tùng cho bé từ đơn đặt hàng của gia đình,

nhà trường, tổ chức nào đó …

+ Ngoài ra có thể nhận quảng cáo cho các doanh nghiệp.

+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội, nhu cầu nhiều nên được xã hội ủng hộ, từ đó

công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.

+ Giải quyết việc làm cho những người cao tuổi nhàn rỗi, tàn tật vì có thể nhận những

182

đối tượng này làm nhân viên.

5. Liên hệ qua địa chỉ E-mail bên dưới để được hướng dẫn cụ thể:

183