Lôgic công năng và lôgic kết cấu có tác động quan trọng đối ...

7
23 Lôgic công năng và lôgic kết cấu có tác động quan trọng đối vi hình tượng kiến trúc ca bit thcũng như với bt kcông trình nào. Hình tượng kiến trúc chu schi phi ca hai yếu tố trên nhưng đồng thi cũng có nhng quy lut riêng của nó để to nên sc truyn cm nghthut. Chính vì vy, mt skiến trúc sư có thể có nhiu công trình bit thkhá hp lý nhưng có thể không hcó tác phm nghthut kiến trúc đích thực. + Mt sgii pháp thông dng khi thp kiến trúc hình khi và mặt đứng bit thTo nên sgng bó hài hoà gia khi kiến trúc và thiên nhiên (cây xanh bn hoa...) Chú ý đến sphong phú mái dc mái bng trên hình khi xinh xn.

Transcript of Lôgic công năng và lôgic kết cấu có tác động quan trọng đối ...

23

Lôgic công năng và lôgic kết cấu có tác động quan trọng đối với hình tượng kiến trúc

của biệt thự cũng như với bất kỳ công trình nào.

Hình tượng kiến trúc chịu sự chi phối của hai yếu tố trên nhưng đồng thời cũng có

những quy luật riêng của nó để tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật. Chính vì vậy, một số

kiến trúc sư có thể có nhiều công trình biệt thự khá hợp lý nhưng có thể không hề có tác

phẩm nghệ thuật kiến trúc đích thực.

+ Một số giải pháp thông dụng khi tổ hợp kiến trúc hình khối và mặt đứng biệt thự

Tạo nên sự gắng bó hài hoà giữa khối kiến trúc và thiên nhiên (cây xanh bồn hoa...)

Chú ý đến sự phong phú mái dốc mái bằng trên hình khối xinh xắn.

24

Tạo nên sự phong phú về chất liệu trên mặt đứng (ốp đá tự nhiên, nhân tạo, gỗ, kính,

kêramich, nhôm, gạch trần...), màu sắc phong phú kết hợp với thiên nhiên tạo nên sự hài

hoà giữa mặt đứng và phong cảnh thiên nhiên, bối cảnh kiến trúc.

Sử dụng các hình thức cửa, ban công, lôgia, lan can... và cả ôvăng được nghiên cứu kỹ

lưỡng với hình thức lạ để kết hợp cùng với kiểu mái tạo ra vừa một thể thống nhất hài hoà

với khung cảnh xung quanh, vừa có nét riêng.

Các hình thức cửa sổ góc, cửa sổ sinh đôi, bồn hoa bậu cửa, cầu thang ngoài trời là các

thủ pháp hay được khai thác

Chú ý tạo ra sự độc đáo của mái hiên, của lối đi vào sảnh, tại đó cần kết hợp với bồn

cây xanh, giàn hoa pergola, các bức tượng nhỏ, bể cảnh cùng với đài phun nước; dưới lối

đi cần phải sạch sẽ hai bên lối đi có thể trồng những hàng cỏ xén, bồn hoa để khi thâm

nhập gợi cho con người như lạc vào một thế giới bất ngờ và đầy ấn tượng.

Hình thức cổng, hàng rào cũng được dùng để tách biệt ngôi nhà này với các nhà khác.

cổng và hàng rào không chỉ bảo vệ ngôi nhà mà còn tránh cho ngôi nhà không bị những

25

ánh mắt tò mò của người qua đường. Hàng rào phải bảo đảm sự thông thoáng với bên

ngoài, an toàn cho bên trong. Chiều cao của hàng rào phải từ 2m trở xuống và hình thức

hàng rào tuỳ theo mặt đứng của ngôi nhà mà thiết kế cho phù hợp, độc đáo.

X. Phân tích một số công trình tiêu biểu:

Villa Savoye (Poissy - Pháp) 1928 – 1930 Kts. Le Corbusier

Ý đồ vẽ Villa Savoye được Le Corbusier coi là rút ra từ đền Parthenon ở

Acropolis Athens.

Khu đất xây dựng nhìn ra sông Seine, ngày xưa rất quang đãng nhưng ngày nay

cây cối dày đặc đã che đậy công trình. Ông nói là ý đồ sinh ra từ đền Parthenon

nhưng là công trình tiêu biểu cho "máy để ở" và 5 nguyên tắc thiết kế của ông. (Le

Corbusier coi trọng: lối đi kiến trúc Architecture promenade)

Khu đất xây dựng hình vuông giống như thời phục hưng KTS Palladio đã yêu

cầu khu đất cho toà nhà Rotunda (Villa Capra) quay mặt về phía 4 chân trời.

Le corbusier, hội họa Lập thể và kiến trúc Hiện đại

26

Biệt thự Savoie tại Poissy thể hiện rõ 5 quan điểm thiết kê’ do Le corbusier đề ra

Lối đi: chạy vòng quanh đốc thoải từ đó không gian dần mở ra (thực ra là vướng

một cái cột).

Mặt bằng : bờ tường + bức tường cong theo bán kính xe chạy (ông thân chủ

Savoye rất ưa xe ôtô). Dốc thoải kéo lên tận sân thượng có vách ngăn giống một cái

đàn Guitar trong tranh lập the, sân thượng có vẻ như trên sàn một tàu thủy.

Khẩu hiệu "Anh sáng - Cây xanh - Không gian" thể hiện ở đây theo bố cục rất

kinh điển nhưng tầm nhìn không hạn chế. Kể cả phòng tắm cũng có cửa nhìn lên

trời. Trước vẻ nhẹ nhàng và phẳng phiu của ngôi nhà này sau này F.L. Wright cho

rằng Villa Savoye là kiến trúc hộp bìa các tông “Carton box Architecture”. Tuy nhiên

biệt thự Savoie tại Poissy, Pháp vẫn là kiệt tác của nền Kiến Trúc Hiện Đại.

Falling water (BEAR RUN Pennsylvania) 1935 KTS F.L.Wright

Biệt thự này có tính tiêu biểu cho phong cách Mỹ như Opera house đối với

Sydney.

Trước đó nhiều biệt thự của Mỹ đà có đặc tính tiêu biểu theo phong cách “Giấc

mơ kiểu Mỹ “ đang lên có nguồn ý từ thời khai phá, xây nơi xa xôi hoang dã. Chan

hòa thiên nhiên. Để thiên nhiên trang trí cho công trình. Quan niệm nhà biệt thự theo

“giấc mơ của người My” : Người ta cho rằng một số biệt thự nổi tiếng của Mỹ là biệt

thự nông thôn chứ không phải là thành thị. Điều này có cơ sở từ thời khai phá khi

27

người thực dân Anh tới lục địa này. Lúc đó người ta đi xa càng xa càng tốt để chiếm

quyền sở hữu đất mới. Phong cách hiện đại ở đây thể hiện là :

- Không gian liên tục

- Vật liệu trung thực (mặc dầu trong Robie House, Ô. Wright đã giấu dàn thép

để đỡ vì kèo gỗ đỡ mái ngói).

Wright cho rằng cần đi xa "10 lần hơn mình tưởng tượng" ngôi nhà phải mọc lên

từ khu đất xây dựng: ngôi nhà không nằm trên đồi mà một bộ phận của ngọn đồi.

Công trình sử dụng nhiều đá thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm mẫu và loại trừ

tất cả các dấu vết của phong cách truyền thống thời xưa, nhà là một bộ phận

của thiên nhiên: gắn chặt trong đất đá, vách là đá thật luôn kể cả trong nhiều

công trình khác như Talesin East và Talesin West…

Nguyên là chủ nhân: ông bà Edgar + Liliane Kaufmann muốn có một nhà

nghỉ cuối tuần trong rừng. KTS Wright ngay trong hôm thực địa đã nảy sinh ý

tưởng ngôi nhà như âm nhạc của dòng suối : "Music of the Stream". Ông suy

nghĩ 4 tháng nhưng phác thảo chỉ 2 giờ khi khách hàng điện thoại tới hối đến để

xem bản thiết kế. Ngôi nhà có nhiều tấm sàn kiểu mâm bằng BTCT, đối tượng

bằng các tấm tường, cột. Consol vươn dài hơn 5m.

Ông Wright dùng đá địa phương. Xếp theo phương ngang như vách đá hơn là

tường

Mặt bằng: bao bọc xung quanh một căn phòng lớn, gần như hướng tâm lệch

một phía. Mảng tường bằng kính kéo dài suốt. Các căn phòng không những mở ra

xung quanh mà có cả lỗ cửa nhìn lên trên.

Cầu thang mở xuống phía dưới tiếp xúc với mặt nước. Wright cho là công trình

vươn ra như kéo dài bờ vực và neo lại ngôi nhà vào bức tường sau. Có cả một đà

cong bao bọc như níu vào một cổ thụ.

28

Đà BTCT màu kem trái lê. Sử dụng sơn trộn các miếng đá thạch anh (mica??)

Wright thường nghĩ BTCT có thể chảy trôi. Điển hình sau này là việc áp dụng là bảo

tàng Gugenhein. Sau này khi thiết kê Taliesin West Ông còn ảnh hưởng triết lý

phương đông, ông xem phương hướng rất kỹ, rất tôn trọng tự nhiên, công trình như

neo chặt vào đất, trước sân có kim chỉ lối vào cho khách: lấy ý tưởng của Lão Tử.

Sự hiện thực của kiến trúc là không gian bên trong.

Biệt thự Libeskind - viên pha lê vươn lên từ đá

29

Theo e-architect.co.uk, diaoc.tuoitre.com.vn

Thường Nga (dịch)

Giống như một viên pha lê vươn lên từ đá, một cấu trúc ấn tượng nổi lên trên mặt

đất: biệt thự Libeskind do kiến trúc sư lừng danh Daniel Libeskind thiết kế là một

công trình nghệ thuật thật sự.

Biệt thự Libeskind như một viên pha lê vươn lên từ đá

Được xây dựng từ các nguyên liệu chọn lọc, công trình này có các không gian sống

đạt được những tiêu chuẩn cao nhất trong thiết kế, sự khéo léo và tính bền vững.

Biệt thự Libeskind độc đáo ở từng góc cạnh, mang đến sự tách biệt và tuổi thọ tối

đa, những công nghệ tiên tiến và sự thỏa mãn một số tiêu chuẩn tiết kiệm năng

lượng khắt khe nhất thế giới.

Biệt thự đánh thức các giác quan: ánh sáng chảy tràn qua những phần nhô ra bằng

kính, những đường nét đẹp và cân đối mang lại cảm giác yên bình, những phòng

lớn trang nhã và cầu thang bộ đưa đến một sự chuyển tiếp liền mạch. Mang tính

biểu tượng và phù hợp với quy luật tự nhiên, sự gắn kết của biệt thự với thiên nhiên

không bị đứt quãng khiến cho nơi đây luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên và những

không gian mở.