HT VQGPB DONG HO edit 1

8
1 QUY HOCH BO TN VÀ PHÁT TRIN BN VNG CNH QUAN SINH THÁI TẠI ĐẦM ĐÔNG HỒ, THXÃ HÀ TIÊN, TNH KIÊN GIANG Đinh Quang Diệp, Bùi ThPhương Thảo, Dương Thị MTiên, Võ Bá Hoàng ABSTRACT Dong Ho is a significant landscape element in Kien Giang Province because of its ecological character, its aesthetic qualities, and its historical, cultural and socio-economic links to the local community and Vietnam. However, the sustainability of the lagoon is at risk, along with its ability to provide the ecosystem services that the current generation draws on for their livelihood, and its ability to bring socio-economic benefits to future generations. Surveys, statistical analysis have been carried out to conserve and sustainably develop the ecological landscape here. 1. Mở đầu Hà Tiên là một vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Kiên Giang. Định hướng phát triển của Hà Tiên là kinh tế cửa khẩu, dịch vụ thương mại và du lịch, đặc biệt chú trọng đến việc quy hoạch khai thác tài nguyên để phát triển bền vững. Khu kinh tế cửa khẩu của Thị xã Hà Tiên với nhiều cảnh quan đẹp hữu tình như Núi Thạch Động, Đầm Đông Hồ, bãi Đá Dựng Mũi Nai với làng Mạc Cửu, Chùa Thiên Tiền Tự, Chùa Phù Dung,... là những di tích văn hoá đã được Nhà nước và UNESCO từng bước công nhận. Về mặt tự nhiên, Hà Tiên có mức độ đa dạng sinh học cao của đầm nước lợ, rừng, đồi núi đá vôi và cả đất đồng cỏ ngập nước theo mùa là nơi di trú của các loài chim, thú qúy hiếm như Sếu đầu đỏ, Cò quăm cánh xanh,... Về mặt địa chất, đây là một trong những điểm có tính đa dạng địa chất cao, độc đáo có một không hai ở toàn Đồng bằng sông Cửu Long. Là một vùng lõi thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Kiên Giang - Việt Nam, hệ sinh thái núi đá vôi và đất ngập nước vùng Hà Tiên được đánh giá là hệ sinh thái đặc biệt, trong đó đầm nước mặn Đông Hồ là một điểm nhấn quan trọng. Giá trị về tài nguyên thiên nhiên của đầm Đông Hồ đã góp phần rất lớn phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của Hà Tiên hơn 300 năm qua. Đầm Đông Hồ đã gắn liền với đời sống lịch sử xã hội của vùng đất Hà Tiên. Giá trị về tài nguyên thiên nhiên của đầm Đông Hồ đã góp phần rất lớn phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội nơi đây. Tuy nhiên trong nhiều năm qua cùng với sự thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy đến đầm qua chương trình thoát lũ biển Tây và tình trạng các hộ dân tự phát trồng Tràm, Mắm, Đước, Dừa Nước lấn chiếm lòng hồ ảnh hưởng đến rừng ngập mặn; khai thác hải sản với các nghề đăng, đáy, xiệp quá mức cho phép làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản; xả chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, nước thải nuôi trồng thuỷ sản gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan và ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Thực tế môi trường cảnh quan vùng hồ đang trên đà suy thoái, xuống cấp từng ngày, cần phải kịp thời chấn chỉnh khắc phục. Vấn đề đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu quy hoạch khu vực cho phù hợp với mục tiêu khai thác bền vững đầm Đông Hồ. 2. Tng quan Vùng qui hoạch đầm Đông Hồ có qui mô 1.500 ha. Rng ngp mn và thc vật đầm đa dạng vi 133 loài (60 loài trên b, 35 loài ven bvà 38 loài dưới nước) thuc 49 htrong đó có 23 loài ngp mn, nhiều loài năm trong danh mc thc vt nguy cp của IUCN, Sách đỏ VN (Cóc đỏ, Cóc hng, Bn ổi, …). Các tác động ca biến đổi khí hu vi nhiệt độ trung bình ngày Kiên Giang đã tăng lên 2,6 o C trong 24 năm qua (Thái Thành Lượm và Thái Bình Hnh Phúc, 2011). Dđoán với 1 m mực nước biển dâng lên thì có đến hàng ngàn người trong mỗi xã xung quanh Đông Hồ sphi di di (Carew Reid, 2007). Tình trng ngập úng thường xuyên trên din rng gần đây ở các khu vc nông nghip và nuôi trng thy sn dkiến phát trin trlại cũng gặp ít nhiều khó khăn. Nước mn xâm nhp vào tng chứa nước ngt stăng đáng kể, đe dọa nhu cầu an toàn nước cho mục đích tưới tiêu và sinh hot. Dbáo mực nước biển dâng và thay đổi thi tiết sảnh hưởng đến đầm Đông Hồ như: - Ngp úng dài hn sxy ra mt skhu vc ven và gn b. - Thay đổi đột biến trong đầm, kênh rch và tầng nước ngt. - Thay đổi hình thái các qun ththc vật xung quanh đầm. - Các loài thy sản nước mn sphong phú hơn so với các loài nước ngọt trong đầm. - Năng suất cây trng gim dn do xâm nhp mn ảnh hưởng đến đất nông nghip. - Mt hu hết các ao nuôi trng thy sn.

Transcript of HT VQGPB DONG HO edit 1

1

QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CẢNH QUAN SINH THÁI

TẠI ĐẦM ĐÔNG HỒ, THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG Đinh Quang Diệp, Bùi Thị Phương Thảo, Dương Thị Mỹ Tiên, Võ Bá Hoàng

ABSTRACT

Dong Ho is a significant landscape element in Kien Giang Province because of its ecological character, its aesthetic qualities, and its historical, cultural and socio-economic links to the local

community and Vietnam. However, the sustainability of the lagoon is at risk, along with its ability to

provide the ecosystem services that the current generation draws on for their livelihood, and its ability to bring socio-economic benefits to future generations. Surveys, statistical analysis have been carried

out to conserve and sustainably develop the ecological landscape here.

1. Mở đầu Hà Tiên là một vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Kiên Giang. Định hướng phát triển của Hà

Tiên là kinh tế cửa khẩu, dịch vụ thương mại và du lịch, đặc biệt chú trọng đến việc quy hoạch khai

thác tài nguyên để phát triển bền vững.

Khu kinh tế cửa khẩu của Thị xã Hà Tiên với nhiều cảnh quan đẹp hữu tình như Núi Thạch Động, Đầm Đông Hồ, bãi Đá Dựng Mũi Nai với làng Mạc Cửu, Chùa Thiên Tiền Tự, Chùa Phù

Dung,... là những di tích văn hoá đã được Nhà nước và UNESCO từng bước công nhận. Về mặt tự

nhiên, Hà Tiên có mức độ đa dạng sinh học cao của đầm nước lợ, rừng, đồi núi đá vôi và cả đất đồng cỏ ngập nước theo mùa là nơi di trú của các loài chim, thú qúy hiếm như Sếu đầu đỏ, Cò quăm cánh

xanh,... Về mặt địa chất, đây là một trong những điểm có tính đa dạng địa chất cao, độc đáo có một

không hai ở toàn Đồng bằng sông Cửu Long. Là một vùng lõi thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Kiên Giang - Việt Nam, hệ sinh thái

núi đá vôi và đất ngập nước vùng Hà Tiên được đánh giá là hệ sinh thái đặc biệt, trong đó đầm nước

mặn Đông Hồ là một điểm nhấn quan trọng. Giá trị về tài nguyên thiên nhiên của đầm Đông Hồ đã

góp phần rất lớn phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của Hà Tiên hơn 300 năm qua. Đầm Đông Hồ đã gắn liền với đời sống lịch sử xã hội của vùng đất Hà Tiên. Giá trị về tài

nguyên thiên nhiên của đầm Đông Hồ đã góp phần rất lớn phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội nơi

đây. Tuy nhiên trong nhiều năm qua cùng với sự thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy đến đầm qua

chương trình thoát lũ biển Tây và tình trạng các hộ dân tự phát trồng Tràm, Mắm, Đước, Dừa Nước

lấn chiếm lòng hồ ảnh hưởng đến rừng ngập mặn; khai thác hải sản với các nghề đăng, đáy, xiệp quá

mức cho phép làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản; xả chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, nước thải nuôi trồng thuỷ sản gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan và ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Thực

tế môi trường cảnh quan vùng hồ đang trên đà suy thoái, xuống cấp từng ngày, cần phải kịp thời chấn

chỉnh khắc phục. Vấn đề đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu quy hoạch khu vực cho phù hợp với mục tiêu khai thác bền vững đầm Đông Hồ.

2. Tổng quan

Vùng qui hoạch đầm Đông Hồ có qui mô 1.500 ha. Rừng ngập mặn và thực vật đầm đa dạng với 133 loài (60 loài trên bờ, 35 loài ven bờ và 38 loài dưới nước) thuộc 49 họ trong đó có 23 loài

ngập mặn, nhiều loài năm trong danh mục thực vật nguy cấp của IUCN, Sách đỏ VN (Cóc đỏ, Cóc

hồng, Bần ổi, …).

Các tác động của biến đổi khí hậu với nhiệt độ trung bình ngày ở Kiên Giang đã tăng lên 2,6oC

trong 24 năm qua (Thái Thành Lượm và Thái Bình Hạnh Phúc, 2011). Dự đoán với 1 m mực nước

biển dâng lên thì có đến hàng ngàn người trong mỗi xã xung quanh Đông Hồ sẽ phải di dời (Carew –

Reid, 2007). Tình trạng ngập úng thường xuyên trên diện rộng gần đây ở các khu vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản dự kiến phát triển trở lại cũng gặp ít nhiều khó khăn. Nước mặn xâm nhập vào

tầng chứa nước ngọt sẽ tăng đáng kể, đe dọa nhu cầu an toàn nước cho mục đích tưới tiêu và sinh hoạt.

Dự báo mực nước biển dâng và thay đổi thời tiết sẽ ảnh hưởng đến đầm Đông Hồ như: - Ngập úng dài hạn sẽ xảy ra ở một số khu vực ven và gần bờ.

- Thay đổi đột biến trong đầm, kênh rạch và tầng nước ngọt.

- Thay đổi hình thái các quần thể thực vật xung quanh đầm.

- Các loài thủy sản nước mặn sẽ phong phú hơn so với các loài nước ngọt trong đầm. - Năng suất cây trồng giảm dần do xâm nhập mặn ảnh hưởng đến đất nông nghiệp.

- Mất hầu hết các ao nuôi trồng thủy sản.

2

- Hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn, làm cho nhiều diện tích nông nghiệp không thể canh tác

được.

- Giảm lượng bồi lắng trong thời kì hạn hán, nhưng tăng trong mùa mưa.

Trong khi mực nước biển dâng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của người dân trong khu vực Đông Hồ, thì có thể có một số lợi ích tự sự biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng của nước biển dâng sẽ

giúp rửa trôi ô nhiễm và làm cho các loài thủy sản nước mặn trong đầm tăng lên. Thời kì khô hạn kéo

dài hơn sẽ là điều kiện lý tưởng cho du lịch biển, tuy nhiên ngành du lịch sẽ cần phải chuẩn bị các phương án ứng phó với tác động do bão và ngập lụt thường xuyên và quyết liệt hơn.

3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp ngoại nghiệp: • Khảo sát các loại thực vật hiện có, kết hợp với ảnh vệ tinh qua thời gian, phỏng vấn người

dân để phỏng đoán diễn biến của thực vật trong tương lai.

• Xác định khí hậu, thủy văn, hướng gió và hướng nắng của khu vực

• Tìm hiểu về tính chất đất, dòng chảy, văn hóa gắn liền với cảnh quan khu vực • Khảo sát hiện trạng kiến trúc và hạ tầng

• Khảo sát văn hóa và kinh tế người dân bản địa

- Phương pháp nội nghiệp: • Nghiên cứu các phương pháp bố trí bố cục phù hợp

• Phân loại và đánh giá các loại cây trồng phù hợp với tính chất khu vực và chức năng

các phân khu • Phân tích và đưa ra các phương án qui hoạch bảo tồn

4 Kết quả nghiên cứu

4.1 Bối cảnh hệ thực vật trong khu vực

4.1.1 Hệ thực vật núi đá vôi Hà Tiên, Kiên Lương là vùng có núi đá vôi duy nhất ở phía Nam Việt Nam, với khoảng 21

hòn núi nhỏ nằm rải rác trong vùng đồng bằng ngập nước. Chính sự biệt lập về địa lý đã tạo nên tính

đặc hữu và đa dạng riêng biệt cho vùng núi đá vôi này. Các núi đá vôi chứa đựng tài nguyên sinh học phong phú, là môi trường sống của nhiều dạng thực vật độc đáo. Qua khảo sát cho thấy, mức độ đa

dạng sinh học ở khu vực này khá cao (hơn 322 loài). Trong đó có loài quí hiếm như Tuế (Cycas

clivicola sub sp.Lutea) tại Việt Nam, loài này chỉ có tại vùng đá vôi thuộc tỉnh Kiên Giang), loài đặc

hữu như Thu hải đường bà tài (Begonia bataiensis), Điểu bế (Ornithoboea emarginata), Lan bầu rượu (Calanthe kienluongensis), Trà Amplexicaul (Begonia bataiensis, Ornithoboea emarginata), lan đất

(CalanthekienLuongensis), và rất nhiều cây thuốc như Bạc thau (Paraboea cf. cochinchinensis), Giảo

cổ lam (Gynostemma pentaphyllum), Cốt toái bổ (Drynaria quercifolia), Bình vôi (Stephania rotunda)... Các loài Da, Si mọc bám trên vách đá nhờ bộ rễ rất phát triển, bám chặt vào các vách đá,

luồn lách vào trong các khe đá tìm nước và chất khoáng cho quá trình sống của mình, thúc đẩy cho

quá trình phong hóa đá vôi tạo cho khu vực những cảnh quan kì thú.

4.1.2 Thực vật khu vực thị xã Hà Tiên và lân cận

Kết quả khảo sát cây xanh khu vực này chủ yếu có các loài như: Gáo (Cephalanthus sp.),

Bằng lăng nước, Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia sp.), Muồng ngủ (Samanea saman), Mù u

(Calophyllum inophyllum), Tra lâm vồ (Hibiscus tiliaceus), Trâm (Syzygium sp.), Chà là (Pheonix paludosa), Thốt nốt (Borassus flabellifer), Ngọc lan trắng (Michelia alba), Mò cua (Alstonia

scholaris), Đào tiên (Crescentia cujete), Ô môi (Cassia grandis), Phi lao (Casuarina equisetifolia) và

1 số loài thuộc chi Ficus… Hệ cây xanh đường phố chưa được đầu tư đúng mức, chưa đa dạng, giá trị cảnh quan chưa đáp ứng và không có tính đặc thù. Có loài được trồng nhiều nhưng tỏ ra kém thích

nghi như Dầu rái (Dipterocarpus alatus). Một số loài đã được nhập trồng và thích nghi tốt như Móng

bò tím (Bauhinia purpurea), Bò cạp nước (Cassia fistula), Bàng (Terminalia catappa)…

4.2 Hiện trạng thực vật khu vực đầm Đông Hồ

Chịu ảnh hưởng của 2 mùa rõ rệt, vào mùa khô khi cường triều nước biển xâm nhập sâu vào

nội địa thì toàn đầm đều bị nhiễm mặn, vào mùa mưa nước lũ đổ về vùng thượng nguồn và chảy vào

đầm nên toàn đầm chịu ảnh hưởng ngạt trừ vùng tiếp giáp với biển chịu ảnh hưởng lợ. Hệ thực vật đa dạng với 133 loài được tìm thấy, 23 loài thực vật ngập mặn, cùng một số loài quí hiếm.

Nhìn chung, đầm có thể được chia thành ba khu vực liên quan đến độ mặn của nước và đặc

trưng của hệ sinh thái: + Khu vực phía Bắc tiếp giáp với sông Giang Thành

3

+ Khu vực trung tâm (xung quanh khu vực tập trung dân cư )

+ Khu vực phía nam (từ vùng tập trung dân cư về Núi Tô Châu)

Thực tế, ranh giới của 3 vùng hệ sinh thái này không rõ rệt và chịu ảnh hưởng của biến đối khí

hậu và mực nước biển dâng.

Hình 1 Ranh qui hoạch và các khu vực

4.2.1 Khu vực phía Bắc

4.2.2 Khu vực trung tâm

4.2.3 Khu vực phía Nam

Tiếp giáp với vùng biển Tây Nam nên hệ sinh thái mang tính ngập mặn nhiều hơn.

Dưới ảnh hưởng của sông Giang Thành và chế độ

lũ, khu vực này được cung cấp nước ngọt thường xuyên.

Quần thể thực vật này xuất hiện trên đất phù sa không ổn định và bị ngập lụt trong thời gian dài, hệ sinh thái nước

ngọt chiếm ưu thế hơn.

Các loài phổ biến là Bần trắng (Sonnerratia alba), Bần ổi (Sonnerratia ovata), Bần chua (Sonnerratia

caseolaris), Mắm trắng (Avicennia alba), Mắm đen

(Avicennia officinalis), Tra lâm vồ (Hibiscus tiliaceus),

Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme), Dừa nước (Nypa fruticans), Quao nước (Dolichandrone spathacea), Gõ

nước (Intsia bifuga)…

Hình 2 Một đoạn thực vật phía bắc

Bị ngập lụt trong thời gian ngắn và theo mùa do ảnh hưởng của thủy triều, hệ thực vật có cấu trúc ổn định

trên lập địa bùn ổn định. Nước có xu hướng lợ với sự xuất

hiện của thực vật nước lợ điển hình.

Các loài thường gặp: Sú (Aegiceras cornniculatum), Vẹt tách (Bruguiera paviflora), Vẹt đen

(Bruguiera sexangula), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza),

Đước đôi (Rhizophora apiculata), Trang (Kandelia candel), Mướp xác tâm vàng (Cerbera odollam), Dừa nước

(Nypa fruticans), Tra lâm vồ (Hibiscus tiliaceus)

Hình 3 Thảm thực vật khu vực trung

tâm

Phía Bắc

Ranh

qui hoạch

Diện tích

Trên cạn

Trung tâm

Phía Nam

4

Nhìn chung, thảm thực vật ở đầm Đông Hồ có tính chất không ôn định, cụ thể như sau: - Nước ở khu vực phía Nam đang bị ngọt hóa ảnh hưởng lớn đến đa dạng thực vật ngập mặn

- Người dân tập trung trồng cây Dừa nước và Đước để phục vụ sản xuất và nơi ở

- Người dân nuôi tôm ngày càng nhiều, thảm thực vật bị tác động nghiêm trọng

- Đa dạng thực vật đang có dấu hiệu giảm đi - Các loài Đước, Dừa nước, Bần chiếm đa số

Hình 5 Phân bố các loài thực vật phổ biến

4.3 Tác động con người đến hệ thực vật

Đông Hồ chiếm 1/8 diện tích tự nhiên của thị xã Hà Tiên, là môi trường sống và nguồn sinh kế

cho khoảng 40.000 cư dân (85% dân số TX Hà Tiên). Trong đó khoảng 2.000 (22% dân số nông thôn) người sống dựa trực tiếp vào nguồn tài nguyên của đầm (2011). Quá trình phát triển dân cư và nhu cầu

làm ăn sinh sống của các tần lớp nhân dân cùng với sự bồi đắp khá nhanh của đầm đã dần làm thay đổi

hệ sinh thái cây ngập nước nơi đây.

Các loài thường gặp: Cóc vàng (Lumnitzera racemosa), Giá (Excoecaria agallocha), Tra (Hibiscus

tiliaceus), Quao nước (Dolichandrone spathacea), Xu ổi

(Xylocarpus granatum), Dừa nước (Nypa fruticans), Tra

lâm vồ (Hibiscus tiliaceus)

Hình 4 Thảm thực vật phía Nam

5

Hoạt động nông nghiệp gây phèn

làm giảm sự phù hợp trong sản xuất nông

nghiệp trong khu vực cũng như thực vật

bên trong đầm. Tuy nhiên do không có sinh kế thay thế khả thi nên các cư dân

vẫn tiếp tục canh tác và chuyển đổi các

đồng cỏ thành ruộng lúa.

Hình 6 Nồng độ Fe trong mẫu nước so với QCVN

(Nguồn: Nguyễn Xuân Viên, 2004)

Cạnh tranh trong việc sử dụng đất giữa sản xuất nông nghiệp và thảm thực

vật hiện hữu. Khai thác thủy sản và Dừa

nước (lá), trồng Tràm, Mắm, Dừa nước,

giăng đáy lần chiếm lòng hồ ảnh hưởng đến môi trường, cản quan và thoát lũ.

Nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là

nuôi tôm) quy mô hộ gia đình phát triển nhanh chóng xung quanh khu vực Đông

Hồ.

Bảng 1 Thành phần sử dụng đất (Nguồn: Nguyễn Xuân Viên, 2004)

STT Loại đất Diện

tích (ha)

Tỷ lệ

(%)

01 Mặt nước 963,36 69,59

02 Đất trồng dừa lá 370,20 26,74

03 Đất trồng đước, cây tạp 35,54 2,57

04 Đất dân dụng, vườn tạp 15,56 1,10

Tổng cộng 1.384,36 100

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và

nước thải trong quá trình nuôi trồng góp phần làm biến đổi chất lượng nước của

đầm Đông Hồ.

Các diện tích rừng ngập mặn bị thay thế bằng các ao thuỷ sản gây suy

giảm đa dạng sinh học. Hoạt động thủy

sản gây cạnh tranh trực tiếp với mục tiêu

bảo tồn rừng ngập mặn và hiện cũng đang ảnh hưởng đến chất lượng thẩm mỹ của

đầm. Hình 7 Chỉ số DO so với QCVN (Nguồn: Nguyễn Xuân

Viên, 2004)

Việc lấn chiếm ra lòng hồ trồng cây, giăng đáy, gây nên sự phức tạp trong công tác quản lý,

ảnh hưởng đến môi trường cũng như làm tăng tốc độ lắng, giảm tốc độ dòng chảy ảnh hưởng đến thoát lũ và cảnh quan khu vực.

Đa dạng sinh học phong phú nhất ở phía nam hồ, nơi có các cồn nhỏ rải rác, và một phần nhỏ

phía bắc hồ. Hệ thực vật vô cùng phong phú, với nhiều loài (trong đó có một số loài quí hiếm), nhiều tầng, cung cấp thức ăn cho động vật, chứa đựng lượng sự trữ carbon lớn và phát huy rất tốt hiệu quả

đối với môi trường. Đây cũng là nơi ít bị tác động nhất bởi các yếu tố con người.

Đa dạng sinh học được đánh giá thấp nhất ở phía đông hồ, nơi gần như toàn bộ vùng đất ngập nước đã trở thành ao nuôi thủy sản ở qui mô hộ gia đình. Thảm thực vật tự nhiên đã bị hủy diệt, chỉ

một số ít loài có tác dụng trực tiếp tới đời sống người dân được trồng mới như dừa nước, một số ít

đước và vài loài khác. Cùng với các hoạt động nhằm gia tăng năng suất thủy sản, sự thay đổi chất

lượng đất, nước làm hệ động vật, thủy sinh vật bị chết hoặc thiếu thức ăn tự nhiên nên trở nên đơn điệu về số lượng loài, thiếu cân bằng về sinh thái. Điều này chẳng những gây nguy hại đến môi trường

mà còn ảnh hưởng xấu đến năng suất nuôi trồng về lâu dài.

Khu vựa phía tây và hai bên ấp Cừ Đứt có sự biến động mạnh bởi lưu lượng dòng chảy thay đổi. Phía tây tích tụ trầm lắng nhiều hơn, các bãi bồi ngày càng mở rộng, diện tích cây xanh tăng lên

đáng kể. Tuy nhiên tính đa dạng sinh học lại ở mức trung bình do phần lớn thảm thực vật cũng như

6

động vật đều đã trải qua quá trình chọn lọc mà trong đó, người dân chỉ giữ lại hoặc trồng mới những

loài có giá trị đối với với cuộc sống của mình. Thực vật phân bố theo cụm rất đơn thuần về loài, và

tầng cao. Các giá trị môi trường như dự trữ sinh học, lọc nước, chuỗi thức ăn cũng có hiệu quả thấp.

Hình 8 Phân vùng đa dạng sinh

học

Hình 9 Phân vùng biến động

sinh học

Hình 10 Phân vùng biến động

sinh học

Theo kết quả khảo sát, khu vực đầm có tính đa dạng về mặt sinh học, biến động và hiệu quả

sinh thái liên kết khá chặt chẽ với nhau. Khu vực có đa dạng sinh học cao tương ứng với mức độ biến

động thấp nhất và hiệu quả sinh học cao nhất và ngược lại. Sự phân chia các mức độ đa dạng sinh học, biến động và hiệu quả sinh thái dựa vào khả năng phục hồi tự nhiên của nó.

Bảng 2 Tiêu chuẩn phân chia các mức độ đa dạng sinh học, biến động và hiệu quả sinh thái

Nguy cơ thấp Trung bình Nguy cơ cao

Hệ sinh thái bị bị giảm sút đa dạng sinh học

Hệ sinh thái bị thay thế hay đổi mới có khả năng tự phục hồi

Hệ sinh thái bị thay thế hay đổi mới không thể tự phục hồi

Cùng với tác động của con người, đầm Đông Hồ cũng đang đang phải đối mặt với nguy cơ bị

ngọt hóa và sự lắng đọng trầm tích ngày càng nhanh chóng. Một số loài thực vật đặc trưng cho hệ rừng ngập mặn sẽ dần bị thay thế. Có thể kể tên một số loài như sau: Vẹt, Mắm, Giá, Cóc vàng…

4.4 Qui hoạch cảnh quan bền vững có tính thích ứng cao

4.4.1 Quan điểm quy hoạch:

Các quan điểm chính về quy hoạch bảo tồn và phát triển đầm Đông Hồ: (1) Quan điểm ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên:

(2) Quan điểm phát triển trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải gắn

với bảo vệ môi trường cảnh quan và sinh thái. (3) Quan điểm về tính thống nhất liên vùng:

- Mối liên hệ liên ngành giữa các ngành liên quan: kinh tế, văn hóa, lịch sử môi trường, và hạ

tầng kỹ thuật.

- Yếu tố du lịch lân cận, các vùng du lịch lân cận, tác động qua lại lẫn nhau. - Gắn liền với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh và khu vực.

(4) Quan điểm về văn hóa:

- Nhu cầu du lịch gắn liền với nhu cầu tìm hiểu văn hóa của cộng đồng người địa phương, vì vậy ứng xử của cộng đồng người đối với tự nhiên và xã hội trong khu vực quy hoạch là một yếu tố

phải quan tâm trong quá trình quy hoạch

- Tổ chức cảnh quan phải dựa vào tính cách văn hóa chung của người địa phương. (5) Quan điểm đầu tư phát triển kinh tế gắn liền với sinh kế dân cư địa phương:

Đầu tư phát triển kinh tế khôi phục hệ sinh thái đa dạng khu vực đầm phải gắn liền với sinh kế

dân cư trong vùng: gồm phát huy ngành nghề truyền thống, cải thiện mức sống người dân, tránh di dời

dân, phát triển nông – lâm - ngư bền vững, bảo tồn di sản thiên nhiên, làm nền tảng để phát triển các ngành nghề khác.

4.4.2 Phân vùng không gian

4.4.2.1 Phân vùng không gian bảo vệ nghiêm ngặt - Phân vùng không gian bảo vệ nghiêm ngặt được chọn nơi có nguồn gen thực vật phong phú

nhất, thể hiện khả năng đáp ứng cao với sự thay đổi điều kiện tự nhiên cũng cũng như tác động của

con người. Đây là nơi hạn chế tối đa tác động con người đặc biệt là các hoạt động sinh kế, ngăn cấm

7

các hình thức khai thác nông sản. Tuy nhiên, một số hoạt động nghiên cứu, du lịch có thể được triển

khai với mức độ giới hạn.

- Nằm ở phía nam đầm, đây là khu có cảnh quan đẹp, có tính đa dạng sinh học cao nhất, có

khả năng tự duy trì, phát triển

4.4.2.2 Phân vùng không gian duy trì – bảo tồn

- Phân vùng không gian duy trì – bảo tồn khoanh vùng nơi hệ sinh thái có khả năng tự phục

hồi và tiếp tục phát triển đa dạng sinh học cũng như phát huy tác dụng đối với môi trường. - Hoạt động sinh kế tự phát như giăng đáy, trồng/đốn cây tự phát cần được ngăn chặn triệt để

và quy hoạch vùng nuôi trồng có giới hạn không quá 10% diện tích để phục vụ hoạt động du lịch tái

hiện kế sinh nhai bản địa. - Khu vực đa dạng sinh học trung bình, không có loài quí hiếm, có địa hình đa dạng ở dọc bờ

Tây và Nam đầm cùng với dãy cồn nổi (ấp Cừ Đứt) là khu vực thích hợp.

- Ở bờ Tây đầm, cần tiến hành nạo vét bùn và khống chế thảm thực vật trong giới hạn 30%

diện tích sát mặt nước để hạn chế sự tích tụ trầm lắng ảnh hưởng đến độ sâu tự nhiên của đầm. Nuôi trồng qui mô hộ gia đình phục vụ du lịch sinh thái có thể được triển khai sự tham gia cộng đồng. Cơ sở

vật chất phục vụ du lịch được triển khai trong khu vực cần có qui hoạch xây dựng chặt chẽ, không quá

30% diện tích cồn nổi, đảm bảo tính sinh thái và không gây hại đến cảnh quan chung - Tạo đường sạn đạo bao quanh bờ Tây và Nam đầm bảo vệ ranh giới và phục vụ du lịch

4.4.2.3 Phân vùng không gian phục hồi - chuyển tiếp

- Phân vùng không gian phục hồi – chuyển tiếp là nơi mà tác động tự phát đã đi quá giới hạn khôi phục tự nhiên, khiến đầm không thể tự phục hồi mà cần có nổ lực khôi phục của con người.

- Khu vực nuôi tôm phía Đông đầm cần được tác động để dần khôi phục địa hình nguyên trạng

với bãi bồi rừng ngập mặn và trồng rừng sác theo diễn thế tự nhiên.

- Khu vực đệm này ngăn cách vùng sản xuất nông nghiệp qui mô lớn phía Đông ranh giới, có tác dụng lọc chất thảy, dư lượng bảo vệ thực vật trước khi xả thảy vào đầm. Hệ rừng ngập mặn trong

tương lai còn giúp tăng dự trữ các bon, góp phần giảm thiểu tác động nước biển dâng, phát huy vai trò

cải thiện môi trường.

Hình 11Phân vùng không gian chức năng

4.4.3 Các giải pháp kinh tế, xã hội

Các giải pháp kinh tế, xã hội xoay quanh vấn đề giải quyết vấn nạn khai thác bừa bãi thiếu tổ chức, đồng thời tạo ra việc làm cho các hộ gia đình đã sinh sống tại đầm. Khả năng chuyển đổi sinh kế

8

của cộng đồng địa phương từ phụ thuộc vào sản xuất (nông nghiệp, đánh bắt) và khai thác tài nguyên

thiên nhiên sang các hoạt động khác như cung cấp dịch vụ và hỗ trợ du lịch là trọng tâm.

- Nuôi tôm có kiểm soát phục vụ du lịch không quá 10% diện tích bờ tây cồn Cừ Đứt

- Bờ Đông ấp Cừ Đứt cần trồng dãy cây xanh vành đai ngăn ngừa sạc lở và tạo cảnh quan. Cây lấy gỗ như Đước, Xu… có thể được khai thác cho xây dựng, trang trí cảnh quan cũng như các hoạt

động phục vụ du lịch

- Phát triển làng nghề trong đó cây dừa nước là trọng tâm: khai thác lá làm nhà ở sinh thái, khai thác mật hoa làm đường, ủ rượu tạo đặc sản địa phương…

5. Kết luận và kiến nghị

Rừng ngập mặn ở đầm Đông Hồ bị suy giảm đa dạng sinh học do việc lấn chiếm đất

để khai thác nông nghiệp, ô nhiễm, sự tích tụ trầm lắng, cũng như thay đổi độ măn. Cảnh

quan đầm đang trở nên đơn điệu khi một số loài thực vật đặc trưng của rừng sác như đã bị

thay thế. Những giải pháp phân vùng để bảo vệ, phục hồi cần được xem xét thực hiện để bảo

tồn và phát triển cảnh quan đặc thù nơi đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Liêu Kim Phượng, Trần Thị Hoàng Hà, 2011. Đặc điểm thạch học đá vôi Khoe Lá – Hà

Tiên – Kiên Giang.

2. Nguyễn Ngọc Bình, 1999. Trồng rừng ngập mặn, NXB Nông Nghiệp.

3. Trần Thiêm Trung, 1974. Hà Tiên địa phương chí, NXB Văn hoá.

4. UBND tỉnh Kiên Giang - Viện Văn hóa Nghệ thuật, 2007. Kỷ yếu Hội thảo Di sản văn hóa

Hà Tiên – bảo tồn và phát triển.

5. Viện khoa học thủy lợi miền Nam, 2006. Nghiên cứu hiện trạng môi trường đầm Đông Hồ

- Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.