Giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc ...

13
38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 228- Tháng 5. 2021 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Trịnh Hồng Hạnh Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 04/03/2021 Ngày nhận bản sửa: 14/04/2021 Ngày duyệt đăng: 19/05/2021 Tóm tắt: Kế toán giá trị hợp lý trong ngân hàng là thực sự cần thiết bởi đối tượng kế toán ngân hàng chủ yếu là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng thường xuyên biến động theo giá thị trường. Các ngân hàng cần công bố thông tin về các đối tượng kế toán theo nguyên tắc giá trị hợp lý thay vì nguyên tắc giá gốc để phản ánh đúng giá trị thực của chúng, đảm bảo cho các thông tin được cung cấp một cách trung thực, hợp lí, minh bạch hơn, giúp cho những người sử dụng thông tin có hiệu quả hơn. Cùng với xu hướng hội nhập kế toán quốc tế, việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là một xu thế tất yếu. Dựa trên tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý, bài viết xây dựng mô hình nghiên cứu, khảo sát thực tế, phân tích thống kê cho kết quả xác định 05 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế Resolution for applying fair value accounting according to international standards at Vietnamese commercial banks Abstract: Fair value (FV) accounting in banks is really necessary because the object of banking accounting is mainly financial instruments whose values fluctuate according to market prices. Banks need to disclose information about the accounting objects on the principle of fair value instead of the original price principle to accurately reflect their true value, ensuring that the information is provided in an honest and reasonable manner, more transparently, to help people use information more effectively. Along with the trend of international accounting integration, the application of standardized accounting according to international standards at Vietnamese commercial banks is an inevitable trend. Based on a research overview of factors affecting the application of FV accounting, the article builds research models, actual surveys, and through that statistical analysis results have identified 5 groups of factors affects the application of FV accounting of Vietnamese commercial banks, including: perceptions of the benefits and disadvantages of FV, legal environment, professional environment, business environment and economic environment. This is the basis for proposing solutions to apply international standard FV accounting at Vietnamese commercial banks in the coming time. Keywords: international accounting standards, fair value accounting, commercial bank. Hanh Hong Trinh Email: [email protected] Faculty of Banking, Banking Academy of Vietnam

Transcript of Giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc ...

38Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 228- Tháng 5. 2021

© Học viện Ngân hàngISSN 1859 - 011X

Giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trịnh Hồng HạnhKhoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng

Ngày nhận: 04/03/2021 Ngày nhận bản sửa: 14/04/2021 Ngày duyệt đăng: 19/05/2021

Tóm tắt: Kế toán giá trị hợp lý trong ngân hàng là thực sự cần thiết bởi đối tượng kế toán ngân hàng chủ yếu là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng thường xuyên biến động theo giá thị trường. Các ngân hàng cần công bố thông tin về các đối tượng kế toán theo nguyên tắc giá trị hợp lý thay vì nguyên tắc giá gốc để phản ánh đúng giá trị thực của chúng, đảm bảo cho các thông tin được cung cấp một cách trung thực, hợp lí, minh bạch hơn, giúp cho những người sử dụng thông tin có hiệu quả hơn. Cùng với xu hướng hội nhập kế toán quốc tế, việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là một xu thế tất yếu. Dựa trên tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý, bài viết xây dựng mô hình nghiên cứu, khảo sát thực tế, phân tích thống kê cho kết quả xác định 05 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế

Resolution for applying fair value accounting according to international standards at Vietnamese commercial banksAbstract: Fair value (FV) accounting in banks is really necessary because the object of banking accounting is mainly financial instruments whose values fluctuate according to market prices. Banks need to disclose information about the accounting objects on the principle of fair value instead of the original price principle to accurately reflect their true value, ensuring that the information is provided in an honest and reasonable manner, more transparently, to help people use information more effectively. Along with the trend of international accounting integration, the application of standardized accounting according to international standards at Vietnamese commercial banks is an inevitable trend. Based on a research overview of factors affecting the application of FV accounting, the article builds research models, actual surveys, and through that statistical analysis results have identified 5 groups of factors affects the application of FV accounting of Vietnamese commercial banks, including: perceptions of the benefits and disadvantages of FV, legal environment, professional environment, business environment and economic environment. This is the basis for proposing solutions to apply international standard FV accounting at Vietnamese commercial banks in the coming time.Keywords: international accounting standards, fair value accounting, commercial bank.

Hanh Hong TrinhEmail: [email protected] of Banking, Banking Academy of Vietnam

TRỊNH HỒNG HẠNH

39Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

toán giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm: cảm nhận về lợi ích và bất lợi của giá trị hợp lý, môi trường pháp luật, môi trường nghề nghiệp, môi trường kinh doanh và môi trường kinh tế. Đây là cơ sở đề xuất giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.Từ khóa: chuẩn mực kế toán quốc tế, kế toán giá trị hợp lý, ngân hàng thương mại.

1. Giới thiệu

Kế toán giá trị hợp lý (GTHL) đã được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới với việc áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) về GTHL theo những cách thức khác nhau, nhằm phát huy những lợi ích của nó đối với các quốc gia, các cơ quan quản lý cũng như các nhà đầu tư. Ở Việt Nam, kế toán GTHL bước đầu đã được áp dụng, và lần đầu tiên Luật Kế toán (sửa đổi) số 88/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015 đã quy định về GTHL, thể hiện xu hướng và sự cần thiết của vấn đề này. Việc áp dụng kế toán GTHL tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam cũng đã bước đầu được thực hiện thông qua hướng dẫn chế độ kế toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tuy nhiên so với chuẩn mực kế toán quốc tế thì vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù chưa phải là một yêu cầu bắt buộc theo luật và quy định của Việt Nam, tuy nhiên, một số NHTM thuộc top đầu đã và đang thực hiện lập báo cáo tài chính (BCTC) theo IFRS (trong đó có sử dụng GTHL để công bố thông tin về tài sản, nợ phải trả của ngân hàng) do nhu cầu tự thân như: họ cần nộp BCTC được lập theo IFRS cho Ngân hàng Thế giới (WB), các tổ chức tài chính quốc tế, hay nhà đầu tư nước ngoài để được vay vốn, hoặc để phục vụ cho mục đích xếp hạng tín nhiệm. Nhiều ngân hàng cũng muốn quản trị rủi ro tốt hơn, theo thông lệ quốc tế, nên ngoài việc lập BCTC theo Chuẩn mực Kế toán

Việt Nam (VAS) thì họ cũng lập thêm BCTC theo IFRS. Tuy nhiên BCTC theo IFRS không được các ngân hàng công bố rộng rãi. Theo khảo sát của tác giả, tính đến năm 2019 mới có khoảng 20% ngân hàng đã và đang lập BCTC theo IFRS, trong đó chủ yếu là các ngân hàng thuộc nhóm 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn thực hiện thí điểm Basel 2 như: VCB, BIDV, Vietinbank, Sacombank, VIB, MB, Techcombank, VP Bank, Maritimebank, ACB… Hầu hết các ngân hàng mới chỉ lập BCTC theo IFRS trên cơ sở chuyển đổi BCTC theo VAS sang và có sự hỗ trợ chuyển đổi thủ công của công ty kiểm toán. Ở phương diện nào đó, khi các nhà đầu tư nước ngoài tiếp xúc thì đây cũng là sự hạn chế bởi nhà đầu tư mong muốn các ngân hàng có BCTC theo chuẩn quốc tế do chính ngân hàng thực hiện chế độ kế toán theo chuẩn quốc tế, chứ không phải đơn thuần là công tác chuyển đổi BCTC vào cuối năm. Hơn nữa việc chuyển đổi các khoản mục của BCTC theo VAS sang IFRS chủ yếu là thực hiện các bút toán phân loại lại, điều chỉnh giá trị các khoản mục theo đúng phương pháp kế toán quy định ở các chuẩn mực kế toán quốc tế, chưa sử dụng GTHL trong đánh giá sự suy giảm giá trị của tài sản, việc đánh giá lại GTHL của các khoản mục tài sản và nợ phải trả chưa được thực hiện đầy đủ theo đúng chuẩn mực quốc tế. Mặc dù số lượng các ngân hàng tự nguyện áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực

Giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

40 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021

quốc tế còn ít, song điều đó cũng thể hiện các ngân hàng đã dần nhận thấy việc áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế là cần thiết. Vì vậy vấn đề Bài viết đặt ra và giải quyết là cần đưa ra giải pháp nhằm áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới, trên cơ sở xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế tại các NHTM Việt Nam.

2. Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế

Các nghiên cứu trên thế giới cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế nói chung và kế toán GTHL nói riêng. Nhìn chung, phần lớn các nhân tố này có liên quan đến các yếu tố môi trường, bao gồm những nhân tố sau:a. Môi trường pháp lý và thuếMôi trường pháp lý và thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức quản lý kế toán. Chand và Patel (2008) khẳng định rằng các chuẩn mực và thực hành kế toán hiện hành được thiết lập theo truyền thống. Chúng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hội tụ với chuẩn mực BCTC quốc tế. Lundqvist và các cộng sự (2008) bổ sung thêm rằng các phương pháp kế toán hiện hành có thể dẫn đến áp dụng sai các chuẩn mực.Môi trường thuế cũng có tác động đến khung BCTC. Francis và các cộng sự (2002) chỉ ra rằng: ở các nước Anglo-Saxon (như Anh) chính sách kế toán có thể bị ảnh hưởng trong một số lĩnh vực nhất định bởi thuế; ở các nước châu Âu lục địa (như Đức), có một liên kết ràng buộc toàn diện giữa thuế và các quy tắc kế toán. b. Môi trường nghề nghiệpChất lượng của BCTC bị ảnh hưởng bởi

mức độ phát triển của nghề kế toán. Sự phát triển của nghề kế toán là một khái niệm rộng. Nó có thể được đo bằng nhiều cách, trong đó, các chỉ số quan trọng là: Sự hiện diện và tầm quan trọng của các hiệp hội nghề nghiệp (Askary, 2006), mức độ đầy đủ của của các chứng chỉ kế toán (Chen và cộng sự, 2002; Spathis và Geograkopoulou, 2007; và Lundqvist và cộng sự, 2008), và sự sự ủng hộ pháp luật và điều lệ quy tắc (Ashraf và Ghani, 2005).c. Môi trường kinh doanhMôi trường kinh doanh xác định mức độ, hình thức và nội dung thông tin cần thiết và do đó giúp định hình các quy tắc và thực tiễn khung BCTC. Hung và Subramanyam (2007), Floropoulos (2006) chỉ ra một số yếu tố đáng chú ý trong môi trường kinh doanh: Đặc điểm của công ty; Mức độ phát triển thị trường vốn; và Loại hệ thống tài chính hiện tại.d. Môi trường kinh tếNhiều nghiên cứu đều khẳng định môi trường kinh tế có ảnh hưởng quan trọng đến các khung BCTC. Môi trường kinh tế cung cấp các cấu trúc xác định thông tin cần được báo cáo. Các yếu tố kinh tế chính ảnh hưởng đến sự phát triển của các khung BCTC là: Cổ phần hoá (Ashraf và Ghani, 2005); Mở cửa kinh tế (Irvine và Lucas, 2006 và Irvine, 2008); Giai đoạn phát triển kinh tế (Archambault và Archambault, 2003); và Thương mại quốc tế (Irvine, 2008).e. Môi trường quốc tếMôi trường quốc tế có thể đóng góp rất nhiều trong việc định hình các đặc điểm của khung BCTC, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Kế toán ở một quốc gia cụ thể có thể được phát triển là kết quả của sự gia nhập của đất nước vào cộng đồng quốc tế. Chand và Patel (2008) nhận thấy rằng sự hiện diện của các công ty kế toán quốc tế là một trong những thuộc tính ảnh hưởng đến

TRỊNH HỒNG HẠNH

41Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

sự hội tụ với IFRS. Trong bối cảnh tương tự, Irvine và Lucas (2006) và Irvine (2008) cho rằng việc áp dụng IFRS của UAE được lấy cảm hứng từ các công ty kế toán quốc tế. Joshi và Ramadhan (2002) và Joshi và các cộng sự (2008) cũng xác nhận điều này cho Bahrain.f. Yếu tố văn hoá - tâm lýMột số lượng đáng kể các nghiên cứu đã đề cập đến mối quan hệ giữa khung BCTC và môi trường văn hóa. Các nghiên cứu được biết đến rộng rãi nhất là bởi Hofstede (1980, 1983, và 1984) và Gray (1988). Hai tác giả đã đề xuất các mô hình liên kết giá trị văn hóa với khung BCTC của một quốc gia. Perera và Baydoun (2007) tuyên bố rằng ngành kế toán của Indonesia nhiều khả năng xếp hạng cao trên cả khía cạnh thận trọng và bí mật, dựa trên mức độ chuyên nghiệp thấp và khoảng cách quyền lực lớn ở Indonesia. Điều này dẫn đến mức độ minh bạch thấp trong các BCTC.Các nghiên cứu trong nước về GTHL chủ yếu là những nghiên cứu về sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các doanh nghiệp, có thể kể đến là các nghiên cứu của các tiến sĩ, các nhà khoa học Việt Nam như: Nguyễn Thế Lộc (2010), Mai Ngọc Anh (2010), Lê Hoàng Phúc (2012), Hà Thị Ngọc Hà (2016) và một số các nghiên cứu khác. Các nghiên cứu đưa ra những vấn đề khác nhau trong việc áp dụng GTHL, nhưng đều có sự đồng thuận về quan điểm ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.Bài viết này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam, xây dựng mô hình nghiên cứu, lấy phiếu khảo sát thực tế và kiểm định bằng công cụ thống kê SPSS để xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng. Trên cơ sở đó đề xuất những

giải pháp phù hợp, khả thi nhằm áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới .

3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi về việc áp dụng kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam. Các dữ liệu thu thập được phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm định các giả thuyết với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22. a. Biến số nghiên cứu và thiết kế phiếu khảo sátTừ tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán GTHL, tác giả đề xuất mô hình với các giả thuyết nghiên cứu như sau:H11: Yếu tố Chính sách - pháp luật có tác động đến mức độ sử dụng kế toán GTHL tại các ngân hàng (PL)H21: Yếu tố Môi trường nghề nghiệp có tác động đến mức độ sử dụng kế toán GTHL tại các ngân hàng (NN)H31: Yếu tố Môi trường kinh doanh có tác động đến mức độ sử dụng kế toán GTHL tại các ngân hàng (KD)H41: Yếu tố Môi trường kinh tế - quốc tế có tác động đến mức độ sử dụng kế toán GTHL tại các ngân hàng (KT)H51: Yếu tố Văn hóa - tâm lý có tác động đến mức độ sử dụng kế toán GTHL tại các ngân hàng (TL)Trong đó do yếu tố tâm lý được chia ra làm hai nhóm được kỳ vọng có tác động đến mức độ áp dụng GTHL tại các ngân hàng ngược chiều nhau, nhóm 5a1 là các yếu tố liên quan đến cảm nhận lợi ích của GTHL (TLI) và nhóm 5b1 là các yếu tố liên

Giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021

quan đến cảm nhận những bất lợi cũng như những khó khăn khi triển khai kế toán theo GTHL (TLB). Từ các giả thuyết đặt ra, ta có phương trình hồi quy bội như sau:HL = α + β1*PL + β2*NN + β3*KD + β4*KT + β5*TLI + β6*TLB + εĐể kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, tác giả đã cùng các cộng sự xây dựng bảng câu hỏi để khảo sát tại các ngân hàng. Tất cả các biến được đo bằng cách sử dụng các câu phát biểu dưới dạng Likert với thang điểm đánh giá là 5 (từ “1 = Hoàn toàn không đồng ý” cho đến “5 = Hoàn toàn đồng ý”), trừ một số câu hỏi về những vấn đề khác. Thang đo cũng được gửi đến một số chuyên gia trong lĩnh vực kế toán ngân hàng đọc trước, trả lời và bổ sung. Các câu hỏi sau khi được chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện nhằm khảo sát mức độ sử dụng kế toán GTHL tại các ngân hàng thể hiện tại Bảng 1.b. Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đoSau khi nhận được phản hồi, tác giả tiến hành làm sạch thông tin, lọc bảng câu hỏi và mã hóa những thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.

Xử lý dữ liệu bao gồm thống kê mô tả dữ liệu thu thập và Phân tích dữ liệu qua các bước: (1) Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha để loại bỏ các câu hỏi không phù hợp và hạn chế các câu nhiễu trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo; (2) Kiểm định giá trị của biến bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factors Analysis) và (3) Phân tích tương quan, hồi quy đa biến để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến và mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố khác nhau đối với mức độ áp dụng GTHL tại các ngân hàng thông qua mô hình hồi quy bội. Trong đó biến phụ thuộc là mức độ áp dụng GTHL, còn biến độc lập là các nhân tố có thể ảnh hưởng đến mức độ áp dụng GTHL. Mô hình hồi quy được chạy bằng phần mềm SPSS 22 theo phương pháp Enter.

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các đối tượng khảo sát là nhân viên kế toán và trưởng, phó phòng, phụ trách hoạt động kế toán tại các ngân hàng theo phương pháp

Bảng 1. Câu hỏi khảo sát các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuấtKý hiệu Câu hỏi khảo sát

Biến phụ thuộc: HL thể hiện mức độ sử dụng kế toán GTHL tại các ngân hàngHL1 Lãnh đạo cấp cao đã nhận thức về GTHL

HL2 Lãnh đạo cấp cao mong muốn chuyển hẳn sang GTHL.

HL3 Ngân hàng đã sử dụng GTHL trong các hoạt động.Liệt kê những hoạt động sử dụng GTHL………………………………..

HL4 Ngân hàng đã có hướng dẫn phương pháp định giá theo GTHL.

HL5 Ngân hàng sử dụng kỹ thuật định giá theo IFRS.

HL6 Ngân hàng sử dụng năm kỹ thuật định giá theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

HL7 Ngân hàng sử dụng phương pháp khác.Tên phương pháp khác:………………………………………………….

HL8 Tóm lại, ngân hàng có thể sử dụng GTHL trong giai đoạn hiện nay.

TRỊNH HỒNG HẠNH

43Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

Ký hiệu Câu hỏi khảo sát

Các biến độc lập

Yếu tố chính sách-pháp luật (PL)

PL1 Chưa có Quyết định quy định GTHL là cơ sở định giá trong kế toán

PL2 Chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam về đo lường GTHL

PL3 Một số chuẩn mực kế toán hiện tại của Việt Nam có đề cập đến GTHL nhưng chưa rõ ràng, đầy đủ.

PL4 NHNN chưa yêu cầu bắt buộc sử dụng GTHL đối với các NHTM

PL5 Quy định về thuế của Việt Nam không khuyến khích ghi nhận theo GTHL.

Yếu tố Môi trường nghề nghiệp (NN)

NN1 Các tổ chức kiểm toán chưa có vai trò trong việc tư vấn cho các NH áp dụng kế toán GTHL.

NN2 Chương trình giảng dạy ngành kế toán tại các trường đại học đề cập rất ít đến GTHL.

NN3 Các NH vẫn coi trọng nguyên tắc kế toán theo giá gốc.

NN4Số lượng kế toán viên chuyên nghiệp có trình độ (am hiểu về chuẩn mực kế toán quốc tế nói chung và về kế toán GTHL nói riêng) tại các NH Việt Nam còn rất hạn chế.

Yếu tố Môi trường kinh doanh (KD)

KD1 Sở giao dịch chứng khoán chưa có lộ trình yêu cầu các tổ chức báo cáo theo IFRS và sử dụng GTHL.

KD2 Nhà đầu tư (kể cả nhà đầu tư chiến lược) không có nhu cầu về việc ngân hàng nên báo cáo theo GTHL.

KD3 Thị trường hàng hóa, công cụ tài chính ở Việt Nam chưa phát triển.

KD4 Việt Nam chưa có các tổ chức định giá độc lập hoạt động.

Yếu tố Môi trường kinh tế-quốc tế (KT)

KT1 Ngân hàng không bị áp lực phải công bố báo cáo theo IFRS và sử dụng GTHL để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

KT2 Các tổ chức quốc tế (WTO, WB, IFM…) không gây áp lực yêu cầu ngân hàng lập báo cáo theo IFRS và sử dụng GTHL.

KT3 Các ngân hàng/công ty đa quốc gia không kỳ vọng ngân hàng lập báo cáo theo IFRS và sử dụng GTHL.

Cảm nhận về những lợi ích của Giá trị hợp lý (TLI)

TLI1 BCTC minh bạch, thông tin thích hợp, dễ so sánh

TLI2 Giúp cơ quan quản lý nắm được giá trị thực tế của NH

TLI3 Tiếp cận thị trường vốn quốc tế dễ dàng hơn

Cảm nhận về những bất lợi của Giá trị hợp lý (TLB)

TLB1 Sử dụng GTHL không cải thiện được chất lượng báo cáo.

TLB2 Cập nhật quy trình kế toán GTHL khó khăn, phức tạp

TLB3 Lợi ích mang lại từ việc báo cáo theo GTHL không tương xứng với chi phí

TLB4 Không có sự đồng thuận về GTHL từ người làm kế toán, nhà quản lý đến đối tượng sử dụng.

Nguồn: Tác giả xây dựng từ tổng quan nghiên cứu và chỉnh sửa sau góp ý của các chuyên gia

Giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021

chọn mẫu thuận tiện không xét đến hình thức sở hữu, quy mô của các ngân hàng, trong khoảng thời gian từ tháng 10/2019- 12/2019.Phương pháp khảo sát được thực hiện bằng việc gửi phiếu khảo sát qua Email, sử dụng bảng câu hỏi thiết kế trên Google form và thu hồi phiếu qua bảng tổng hợp tự động của Google.

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả nghiên cứu

a. Thống kê mô tả số liệuTrên cơ sở gửi bảng câu hỏi tới các đối tượng khảo sát, kết quả thu về được 165 phiếu trả lời. Sau khi rà soát các phiếu trả lời, loại bỏ các phiếu trả lời có khả năng là đánh giá không nghiêm túc, còn lại 157 phiếu trả lời hợp lệ, chiếm tỷ lệ 95,15% được sử dụng cho nghiên cứu chính. Bảng 2 tóm tắt mô tả mẫu nghiên cứu. Trong số 157 câu trả lời, người được khảo

sát làm kế toán viên chiếm tỷ trọng lớn nhất (61%), 17% người trả lời khảo sát là trưởng phòng (hoặc phụ trách hoạt động) kế toán, còn lại 22% là đối tượng khác; đa số có trình độ đại học (74,5%) và sau đại học (23%).b. Đánh giá độ tin cậy của thang đoKết quả kiểm định dựa trên hệ số Cronbach’ Alpha cho thấy nhóm biến Cảm nhận bất lợi của GTHL không đảm bảo đạt yêu cầu về giá trị đo lường nên biến này bị loại ra. Các biến còn lại đều có hệ số Cronbach Alpha của nhóm > 0,7 nên đều đạt yêu cầu được giữ lại phân tích trong bước tiếp theo.Kiểm định giá trị của các biến thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả cho thấy các biến đo lường đều có giá trị Factor Loadings > 0,45. Các thang đo được chiết xuất thành sáu nhóm tương ứng với 6 nhóm yếu tố lựa chọn ban đầu. Các chỉ báo đo lường giải thích khá tốt cho các khái niệm nghiên cứu. Trừ biến TLB1 bị loại từ trước, các biến còn lại đều đạt yêu cầu và phù hợp để đưa vào phân tích tiếp theo.

Bảng 2. Mô tả mẫu nghiên cứuSố lượng Tỷ lệ phần trăm

Vị trí công việc

Kế toán viên 96 61%

Trưởng phòng/ Phụ trách hoạt động kế toán 26 17%

Khác 35 22%

Bằng cấp

Trung cấp/Cao đẳng 4 2,5%

Đại học 117 74,5%

Sau đại học 36 23%

Bằng cấp/chứng chỉ kế toán quốc tế 0 0%

Số năm kinh nghiệm

Dưới 3 năm 62 39,5%

Trên 3 năm- 10 năm 55 35%

Trên 10 năm 40 25,5%Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát

TRỊNH HỒNG HẠNH

45Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

Thực hiện các thao tác tương tự đối với biến phụ thuộc HL cũng cho kết quả đáng tin cậy tương tự và tiếp tục được sử dụng trong phân tích tương quan và phân tích hồi quy nhằm kiểm định giả thuyết đặt ra.c. Phân tích hệ số tương quanBảng 4 trình bày ma trận tương quan giữa các biến. Kết quả (theo giá trị sig.) tương quan Pearson giữa các biến độc lập PL, NN, KD, KT, TLI, TLB với biến phụ thuộc HL đều nhỏ hơn 0,05. Như vậy các biến độc lập đều thích hợp để đưa vào mô hình phân tích hồi quy bội về các nhân tố tác động đến mức độ sử dụng GTHL. Theo các tiêu chuẩn về dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến thì có thể thấy rằng các hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0,7 nên khả năng có đa cộng tuyến là thấp.d. Kết quả phân tích hồi quy bội về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng giá trị hợp lýKết quả mô hình hồi quy được tóm tắt trong Bảng 5. Về sự phù hợp của mô hình: Kiểm định F với hệ số sig.= .000 < 0,05 cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp. Khả năng giải thích của mô hình nghiên cứu là 53,8% (R2 = 0,538). Điều này có nghĩa là các biến độc lập giải thích được 53,8% sự biến động của biến phụ thuộc (mức độ sử dụng GTHL), còn lại là do các biến ngoài mô hình và các sai số ngẫu nhiên.

Từ Bảng 5 cho thấy, các giả thiết H11, H21, H31, H41, H5a1, H5b1 đều được chấp nhận vì giá trị ý nghĩa của thống kê t đều nhỏ hơn 0,05. Phương trình hồi quy cụ thể như sau:HL = 4,279 – 0,207PL – 0,193NN – 0,148KD – 0,146 KT + 0,345 TLI – 0,278 TLB (1)

4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Phương trình (1) cho thấy ảnh hưởng của biến độc lập tới biến phụ thuộc, hệ số tương quan của các biến đều có dấu như kỳ vọng ban đầu đặt ra, cho thấy các yếu tố bao gồm Chính sách-pháp luật, Môi trường nghề nghiệp, Môi trường kinh doanh, Môi trường kinh tế- quốc tế, Cảm nhận về bất lợi của GTHL đang cản trở, trong khi Cảm nhận về lợi ích của GTHL có tác động thúc đẩy việc sử dụng GTHL tại các ngân hàng Việt Nam. Trong các biến, biến Cảm nhận về lợi ích của GTHL có hệ số hồi quy lớn nhất (0,345), thể hiện là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ sử dụng GTHL. Đây cũng là yếu tố đang tạo ra động lực lớn nhất với việc sử dụng GTHL tại các NHTM Việt Nam. Các yếu tố còn lại hiện tại đều ít nhiều cản trở hoặc là làm cho việc sử dụng GTHL cũng như quá trình hội tụ với IFRS của Việt Nam còn diễn ra chậm chạp. Về

Bảng 3. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo qua Cronbach AlphaCác nhân tố Cronbach Alpha

Môi trường chính sách- pháp luật (PL) 0,911

Môi trường nghề nghiệp (NN) 0,933

Môi trường kinh doanh (KD) 0,820

Môi trường kinh tế- quốc tế (KT) 0,913

Yếu tố tâm lý- văn hóa 1 (Lợi ích của báo cáo theo GTHL- TLI)) 0,930

Yếu tố tâm lý- văn hóa 2 (Bất lợi khi chuyển sang báo cáo theo GTHL- TLB) 0,729

Mức độ sử dụng giá trị hợp lý tại ngân hàng (HL) 0,906Nguồn: Tổng hợp kết quả trên phần mềm SPSS

Giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021

thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần, nhóm Cảm nhận về bất lợi của GTHL (trong đó điển hình nhất là nỗi lo về quy trình cập nhật GTHL khó khăn, phức tạp), tiếp theo là nhóm Môi trường pháp luật và nhóm Môi trường nghề nghiệp lần lượt xếp tiếp theo với các mức ảnh hưởng trung bình. Hai

nhóm biến thuộc Môi trường kinh doanh và Môi trường kinh tế đứng cuối cùng với các tác động yếu hơn.

5. Đề xuất giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bảng 4. Kết quả phân tích tương quan PearsonHL PL NN KD KT TLI TLB

HL 1

PL -.345** 1

NN -.339** .205** 1

KD -.531** .375** .384** 1

KT -.373** .302** .344** .420** 1

TLI .446** -.032 .088 -.304** -.038 1

TLB -.410** -.042 .097 .233** .083 -.220** 1* Correlation is significant at the 0,05 level (2-tailed)** Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed)

Nguồn: Tổng hợp kết quả trên phần mềm SPSS

Bảng 5. Bảng tóm tắt kết quả mô hình hồi quy

ModelUnstandardized Coefficients

Standardized Coefficients t Sig.

Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) 4.279 .271 15.771 .000

PL -.134 .040 -.207 -3.360 .001 .814 1.229

NN -.111 .036 -.193 -3.058 .003 .771 1.296

KD -.116 .057 -.148 -2.051 .042 .591 1.692

KT -.091 .040 -.146 -2.297 .023 .763 1.311

TLI .205 .036 .345 5.663 .000 .830 1.204

TLB -.212 .045 -.278 -4.752 .000 .903 1.107Dependent VariableR2Adjusted R2Durbin-WatsonFSig

HL0.5380.5191.53529.0950.000

Nguồn: Tổng hợp kết quả trên phần mềm SPSS

TRỊNH HỒNG HẠNH

47Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế tại các NHTM Việt Nam, các giải pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế tại các NHTM Việt Nam được đề xuất theo thứ tự mức độ ảnh hưởng (cản trở) của các nhân tố.

5.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của các ngân hàng thương mại về việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý

Thứ nhất, các NHTM Việt Nam cần xác định việc áp dụng IFRS và GTHL là một xu thế mà các ngân hàng cần phải hướng tới. Lợi ích mà IFRS mang lại cho các ngân hàng sẽ vượt xa những chi phí trước mắt mà ngân hàng phải bỏ ra.Thứ hai, các NHTM Việt Nam cần mạnh dạn nghiên cứu vận dụng GTHL, đặc biệt là khối ngân hàng niêm yết; Chủ động minh bạch thông tin tài chính, tiếp cận thu hút vốn nước ngoài; Thể hiện phương pháp xác định GTHL một cách rõ ràng trên Thuyết minh BCTC. Thứ ba, các NHTM phải thay đổi quan điểm lập BCTC: BCTC phải hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu thông tin của cổ đông, đặt lợi ích của cổ đông lên trên hết và đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, đối tác, đặc biệt là các đối tác nước ngoài.Thứ tư, chủ động nâng cao trình độ chuyên môn về kế toán, về thị trường cho cả người quản lý ngân hàng, quản lý tài chính cũng như nhân viên kế toán.

5.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế

Ở Việt Nam, tính đến nay Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán (CMKT) theo 5 đợt từ năm 2001 đến năm 2005.

Tuy nhiên, hệ thống các CMKT Việt Nam hiện nay chưa có đầy đủ các chuẩn mực tương đương với chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS). Việc đo lường và trình bày về công cụ tài chính, GTHL và giảm giá tài sản là những lĩnh vực còn thiếu trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính với đối tượng kế toán chủ yếu là các công cụ tài chính với giá trị thường xuyên biến động thì đây là những CMKT rất cơ bản cần thiết phải có. Hơn nữa các chuẩn mực hiện tại cũng có một số khác biệt so với các CMKT quốc tế tương đương do chưa được cập nhật bởi từ khi ban hành đến nay chưa có sự điều chỉnh nào trong khi chuẩn mực quốc tế thường xuyên có sự điều chỉnh. Với Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung số 88/2015/QH13, một trong các nội dung quan trọng được bổ sung đó là qui định các nguyên tắc kế toán liên quan đến GTHL. Các qui định về GTHL được đề cập trong Điều số 3, số 6 và số 28 trong Luật Kế toán năm 2015. Tuy nhiên, trong Điều 6 Khoản 1 lại có qui định: “Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc” là không tương thích với qui định của IFRS (IFRS qui định tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính khi ghi nhận ban đầu được xác định theo GTHL). Do vậy, để có đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc áp dụng kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam thì cần phải nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung các văn bản từ cấp cao nhất là Luật Kế toán cho đến các chuẩn mực kế toán và thông tư hướng dẫn theo hướng tiếp cận với hệ thống chuẩn mực quốc tế. Cụ thể là: sửa đổi nguyên tắc giá gốc trong Luật Kế toán số 88/2015/QH13 theo hướng không quy định cụ thể trong Luật vì đã có quy định trong Chuẩn mực chung, tức là chỉ cần quy định “các nguyên tắc kế toán áp dụng phải tuân thủ theo quy định của Chuẩn mực chung”; nghiên cứu ban hành

Giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

48 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021

các chuẩn mực kế toán về GTHL và công cụ tài chính theo lộ trình phù hợp; rà soát chỉnh sửa, cập nhật đối với các chuẩn mực kế toán hiện có về GTHL cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế và ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể việc đo lường công cụ tài chính, đối tượng kế toán chủ yếu của ngân hàng.Tất cả những công việc trên cần có một cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện, do vậy cần thành lập Ủy ban Chuẩn mực kế toán Việt Nam với nòng cốt là thành viên của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành ở các trường đại học, duy trì hoạt động thường xuyên và liên tục, chịu sự giám sát của Hội đồng quốc gia về kế toán, Vụ chế độ kế toán - Bộ Tài chính. Ủy ban này có vai trò soạn thảo, ban hành CMKT và các hướng dẫn, tham gia giám định và xử lý các tranh chấp về kế toán. Điều này có ý nghĩa quyết định trong việc cập nhật hệ thống CMKT Việt Nam theo kịp sự phát triển của nền kinh tế và quốc tế, tăng cường sự bình đẳng trước các quy tắc nghề nghiệp giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người làm nghề, tăng tính độc lập xét đoán trong các ước tính kế toán đặc biệt là đo lường theo GTHL của doanh nghiệp và người làm nghề.

5.3. Nhóm giải pháp về môi trường nghề nghiệp - kế toán

Thứ nhất, cần nâng cao vai trò của các tổ chức, hội nghề nghiệp kế toán. Theo đó, cần có các giải pháp gia tăng vai trò quản lý, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho người làm nghề kế toán; Giao quyền tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề cho hội nghề nghiệp; nâng cao uy tín hội nghề nghiệp; và đẩy mạnh hoạt động giao lưu trao đổi quốc tế với các hội nghề nghiệp ở các quốc gia trên thế giới để học tập kinh nghiệm điều

hành, phát triển hội. Thứ hai, cần nâng cao trình độ hiểu biết của người làm nghề kế toán về GTHL. Trong đó quan trọng là các trường đại học, tổ chức đào tạo kế toán cần đi đầu trong việc bắt kịp xu hướng phát triển của GTHL để nghiên cứu đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên; các doanh nghiệp nói chung và NHTM cần tạo điều kiện cho nhân viên kế toán học tập nâng cao trình độ, có chế độ đãi ngộ phù hợp với những người có trình độ chuyên môn cao; phát huy năng lực tự nghiên cứu của người làm kế toán Việt Nam, đây được xem là giải pháp đơn giản nhưng hữu hiệu nhất.

5.4. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh

Để cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ cần có chiến lược để từng bước hoàn thiện hệ thống thị trường hoạt động; xây dựng thị trường hàng hoá và thị trường tài chính theo hướng ngày càng minh bạch để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm dữ liệu tham chiếu để đo lường GTHL.Một là, hoàn thiện các điều kiện hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa cho các mặt hàng mà người dân và doanh nghiệp có nhu cầu mua bán hợp pháp nhằm mở rộng các mặt hàng được phép giao dịch trên sàn. Hai là, hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính theo chiều sâu.Ba là, ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin vào việc quản lý điều hành giá cả thị trường, xây dựng các sàn giao dịch trực tuyến.

5.5. Nhóm giải pháp tạo sức ép buộc các ngân hàng thương mại áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế

Đối với các NHTM Việt Nam hiện nay, việc áp dụng tự nguyện kế toán GTHL còn chưa phổ biến, một trong những nguyên

TRỊNH HỒNG HẠNH

49Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

nhân được các chuyên gia chỉ ra là do Chính phủ chưa định hướng mạnh mẽ cho việc áp dụng IFRS; Các NHTM Việt Nam đa phần nhỏ, chưa chú trọng vào thu hút vốn trên thị trường quốc tế. Do vậy cần phải thực hiện những giải pháp sau để tạo sức ép, buộc các NHTM áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế:Thứ nhất, Chính phủ cần công bố chính thức trên phương diện quốc tế, đưa ra cam kết cụ thể để đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng IFRS. Đồng thời, cần có sự điều hành chỉ đạo của Chính phủ trong việc tuyên truyền quảng bá cho việc áp dụng IFRS. Phải xác định việc hoà hợp hay hội tụ với kế toán quốc tế không phải là việc riêng của Bộ Tài chính mà cần có sự vào cuộc của các Bộ, Ban ngành có liên quan. Thứ hai, Bộ Tài chính cần sớm quyết định và tuyên bố lộ trình cũng như lựa chọn mô hình áp dụng IFRS phù hợp với Việt Nam. Việc tuyên bố lộ trình là cần thiết để có mục tiêu hành động rõ ràng.

6. Kết luận

Bài viết đã tổng hợp các tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán GTHL để xây dựng mô hình nghiên cứu, lấy phiếu khảo sát thực tế và kiểm định bằng công cụ thống kê SPSS để xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho

thấy, các nhân tố cản trở hoặc là làm cho việc sử dụng GTHL cũng như quá trình hội tụ với IFRS của Việt Nam còn diễn ra chậm chạp sắp xếp theo thứ tự từ mạnh đến yếu bao gồm: cảm nhận về bất lợi của GTHL, môi trường pháp luật, môi trường nghề nghiệp, môi trường kinh doanh và môi trường kinh tế; Nhân tố đang tạo ra động lực lớn nhất cho việc sử dụng GTHL tại các NHTM Việt Nam cũng là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ sử dụng GTHL là Cảm nhận về lợi ích của GTHL. Trên cơ sở mức độ ảnh hưởng mạnh yếu của các nhân tố đó, bài viết đã đưa ra các nhóm giải pháp tương ứng nhằm áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.Tuy nhiên, nghiên cứu này còn có hạn chế là việc thu thập thông tin từ các NHTM Việt Nam chưa phân biệt được theo quy mô ngân hàng. Điều này cũng có ảnh hưởng đến việc nhận thức, nhu cầu và khả năng áp dụng kế toán GTHL theo chuẩn mực quốc tế. Hơn nữa, mô hình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xem xét ảnh hưởng của các nhân tố (biến độc lập) đến việc áp dụng kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam (biến phụ thuộc). Trong thực tế thì các mối quan hệ sẽ phức tạp hơn, những biến độc lập sẽ có những mối quan hệ, có ảnh hưởng lẫn nhau và còn chịu ảnh hưởng bởi cơ chế thực thi pháp luật. Do vậy, kết quả nghiên cứu mang tính chất là những phác thảo ban đầu, cho cái nhìn cơ bản về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán GTHL tại các NHTM Việt Nam ■

Tài liệu tham khảoArchambault, J. J., and Archambault, M. E. (2003), A multinational test of determinants of corporate disclosure, The

International Journal of Accounting, 38, 173–194.Ashraf, J., and Ghani, W. I. (2005), Accounting development in Pakistan, The International Journal of Accounting, 40,

175–201.Askary, S. (2006), Accounting professionalism – a cultural perspective of developing countries, Managerial Auditing

Journal, 21(1), 102-111.Bộ Tài chính (2008), 26 CMKT Việt Nam (2001-2006), Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Giải pháp áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

50 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021

Chand, P., and Patel, C. (2008), Convergence and harmonization of accounting standards in the South Pacific region, Advances in Accounting, incorporating Advances in International Accounting, 24, 83–92.

Chen, S., Sun, Z., and Wang, Y. (2002), Evidence from China on whether harmonized accounting standards harmonize accounting practices, Accounting Horizons, 16(3), 183-197.

Dương Thị Thảo (2013), Một số giải pháp hoàn thiện các qui định về sử dụng giá trị hợp lý trong chế độ kế toán DN Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.

Floropoulos, I. (2006), IFRS- First time users: some empirical evidence from Greek companies, SPOUDAI, 56(3), 39-70.

Francis, J., Schipper, K. & Vincent, L. (2002), Earnings announcements and competing information, Journal of Accounting and Economics, 33, 313-342

Gray, S. J. (1988), Towards a theory of cultural influence on the development of accounting systems internationally, Abacus, 24, 1-15.

Hà Thị Ngọc Hà (2016), Cập nhật chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế với việc góp phần tăng cường chất lượng báo cáo tài chính được kiểm toán, truy cập ngày 15/7/2016, từ http://www.vacpa.org.vn/.

Hair, J.F. Jr., Anderson, R.E., Tatham, R.L., & Black, W.C. (1998), Multivariate Data Analysis, (5th Edition), Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích Dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Đại học Kinh tế TP HCM.

Hofstede G. (1980), Culture’s consequences: international differences in work-related values, Bevarly HILLS, CA: Sage.

Hofstede G. (1983), The cultural relativity of organizational practices and theories, Journal of International Business Studies, 14(2), 75-89.

Hofstede G. (1984), Cultural Dimensions in Management and Planning, Asian and Pacific Journal of Management, 83-84.

Hung, M,. and Subramanyam, K. R. (2007), Financial statement effects of adopting international accounting standards: the case of Germany, Review of Accounting Studies, 12(4), 623-657.

IFRS 13- Fair Value Measurement; IFRS 9 Financial Instruments ; IAS 32 Financial Instruments: Presentation; IAS 39: Financial Instruments: Recognition and Measurement, https://www.iasplus.com/en/standards

Irvine, H. (2008), The global institutionalization of financial reporting: the case of the United Arab Emirates, Accounting Forum, 32, 125–142.

Irvine, H. J., and Lucas, N. (2006), The rational and impact of the adoption of International Financial Reporting Standards: the case of the United Arab Emirates, 18th Asian-Pacific Conference on International Accounting Issues, 1-22.

Joshi, P. L., and Ramadhan, S. (2002), The adoption of international accounting standards by small and closely held companies: evidence from Bahrain, The International Journal of Accounting, 37, 429-440.

Lê Hoàng Phúc (2012), Thực trạng và định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam, Tạp chí kiểm toán, Số 1.

Lundqvist, P., Marton, J., Pettersson, A. K., and Rehnberg, P. (2008), IFRS -implementation in listed companies- identification of factors leading to inconsistent application, Conference paper, School of Business, Economics and Law, Gothenburg University.

Mai Ngọc Anh (2011), Có nên sử dụng giá trị hợp lý là cơ sở tính giá duy nhất trong kế toán tài chính, Tạp chí Nghiên cứu khoa học Kiểm toán, số tháng 3.

Nguyễn Thế Lộc, 2010, Tính thích hợp và đáng tin cậy của giá trị hợp lý trong hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 3.

Perera, H., and Baydoun, N. (2007), Convergence with International Financial Reporting Standards: the case of Indonesia, Advances in International Accounting, 20, 201–224.

Spathis, C., and Geograkopoulou E. (2007), The adoption of IFRS in South Eastern Europe: the case of Greece. Int. J. Financial Services Management, 2(1/2), 50-63.

Quốc hội, 2015, Luật kế toán Việt Nam.