Đánh giá GD

23
LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong tiểu luận chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Sinh viên Nguyễn Việt Phương 1

Transcript of Đánh giá GD

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.

Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong tiểu luận chưa từng được công bố ở

các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Sinh viên

Nguyễn Việt Phương

1

MỤC LỤCLỜI CAM KẾT

KỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................5

I. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................5II. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................6

III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................6

1. Khách thể nghiên cứu.........................................................................................6

2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................6

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................6

V. Các phương pháp nghiên cứu................................................................................6

1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.......................................................................6

2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn....................................................................6

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................7

CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG..............................................7

I. Cơ sở lý luận............................................................................................................7

1. Các khái niệm......................................................................................................7

2. Lý luận về kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh...................................................7

3. Các chức năng của quản lý.................................................................................9

II. Cơ sở pháp lý tổ chức, quản lý kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh trong nhà trường THPT.................................................................................................................9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN, GIA LAI.10

I. Thực trạng.............................................................................................................10

1. Mục tiêu dạy học...............................................................................................10

2. Thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá............................................................10

3. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh tại trường THPT Lê Qúy Đôn, tỉnh Gia Lai............................................................................14

4. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá môn học.......15

III. Nhận xét thực trạng tổ chức, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh tại trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Gia Lai...........................................16

2

1. Tích cực..............................................................................................................16

2. Hạn chế...............................................................................................................17

3. Nguyên nhân......................................................................................................17

IV. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá........................................................................................................................17

PHẦN III: KẾT LUẬN..................................................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Viết đầy đủ Viết tắt

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo BGD-ĐT

2 Sở Giáo dục và Đào tạo SGD-ĐT

3 Trung học phổ thông THPT

4 Trung học cơ sở THCS

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Ký hiệu Tên bảng Trang

1 Bảng 1 Các cột điểm kiểm tra 10

2 Bảng 2 Cấu trúc bài kiểm tra 11-13

3 Bảng 3 Hình thức tổ chức, kiểm tra. 13-14

4 Bảng 4 Thuận lợi và khó khăn trong tổ chức kiểm tra 15-16

4

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIÊM RTRA, ĐÁNH

GIÁ MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN, TỈNH GIA LAI

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài

Trong xu hướng hội nhập hiện nay, tiếng Anh có vai trò quan trọng giúp cho học sinh tốt

nghiệp THPT có điều kiện phát triển nghề nghiệp tương lai khi ngày càng có nhiều các

công ty, xí nghiệp đặt ra yêu cầu về trình độ tiếng Anh đối với người lao động. Khi có

nền tảng tiếng Anh tốt là một lợi thế giúp các sinh viên, học viên tham gia học tập

nghiên cứu được tốt hơn vì nguồn tài liệu tiếng Anh hiện nay rất phong phú.

Kết quả khảo sát về chỉ số năng lực tiếng Anh, năm 2013 của EF (Education First-một tổ

chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực giáo dục) cho thấy Việt Nam xếp hạng thứ 28

trong số 60 quốc gia giỏi tiếng Anh nhất thế giới. (Education, 2013)

Kết quả trên cho thấy nỗ lực nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh của ngành

giáo dục nước ta đang có hiệu quả.

Tuy nhiên trong thực tiễn tổ chức và quản lý giảng dạy, kiểm tra, đánh giá môn tiếng

Anh trong ở các trường phổ thông vẫn còn bộc lộ những điều bất cập. Mục tiêu đề ra

nhằm giúp học sinh có khả năng phát triển năng lực tiếng Anh ở các kỹ năng nghe, nói,

đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ nhưng việc tổ chức kiểm tra, đánh giá lại chỉ tập trung

vào kỹ năng đọc và viết, từ đó giáo viên chỉ tập trung giảng dạy ngữ pháp, kỹ năng đọc

mà xem nhẹ hai kỹ năng nghe và nói. Từ đó gây nên sự mất cân đối, hệ quả là rất nhiều

học sinh hiện nay dù đã tốt nghiệp THPT nhưng không thể nói được những câu tiếng

Anh giao tiếp cơ bản.

Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý phải sớm đưa ra những giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh hiện nay.

Xuất phát từ đòi hỏi đó, tôi quyết định chọn và nghiên cứu vấn đề vấn đề “Tổ chức và

quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh trong trường phổ thông”, với đề tài

“Tìm hiểu thực trạng tổ chức và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh

tại trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Gia Lai”.

5

II. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng tổ chức và quản lý kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh tại trường

THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Gia Lai và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác

tổ chức và quản lý kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh tại trường.

III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

1. Khách thể nghiên cứu

Giáo viên dạy tiếng Anh, trường THPT Lê Qúy Đôn, tỉnh Gia Lai.

2. Đối tượng nghiên cứu

Công tác tổ chức và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh tại trường

THPT Lê Qúy Đôn, tỉnh Gia Lai.

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu

1. Khảo sát thực trạng công tác tổ chức và quản lý kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh

tại trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Gia Lai.

2. Phân tích các mặt tích cực và hạn chế của công tác tổ chức và quản lý kiểm tra

đánh giá môn tiếng Anh tại trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Gia Lai.

3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý kiểm tra

đánh giá môn tiếng Anh tại trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Gia Lai.

V. Các phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp lý luận về tổ chức và quản lý kiểm tra đánh giá, tổ chức

kiểm tra môn tiếng Anh ở trường phổ thông.

2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.1 Phương pháp điều tra

Đối tượng điều tra: Các giáo viên dạy tiếng Anh của trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Gia

Lai.

Mẫu khảo sát: 2 giáo viên dạy tiếng Anh của trường, một giáo viên dạy khối 11 và 12,

giáo viên còn lại dạy khối lớp 10.

Nội dung điều tra: Khảo sát thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh tại

trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Gia Lai.

Hình thức điều tra: Khảo sát bằng bảng hỏi.

2.2 Phương pháp phỏng vấn

Đôi tượng phỏng vấn: giáo viên tiếng Anh của trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Gia Lai.

6

Hình thức: phỏng vấn gián tiếp (trao đổi qua Email).

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG

ANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

I. Cơ sở lý luận

1. Các khái niệm

1.1 Khái niệm kiểm tra

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận

xét”. (Hoàng Phê, 2011)

Một số nhà khoa học giáo dục cho rằng: kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu,

chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét. (Anh, 2013)

Kiểm tra là cơ sở cho đánh giá.

1.2 Khái niệm đánh giá

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa

vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề

ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao

chất lượng và hiệu quả công việc. (Anh, 2013)

1.3 Khái niệm tổ chức

Theo từ điển Tiếng Việt, tổ chức với chức năng là động từ trong câu có nghĩa là “làm

những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất”.

(Hoàng Phê, 2011)

Trong kiểm tra đánh giá giáo dục, tổ chức là khái niệm để chỉ các hoạt động của giáo

viên bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng các tiêu chí, chọn nội dung, xác định các

dạng bài, xây dựng bài kiểm tra và cho học sinh làm bài.

1.4 Khái niệm quản lý

Quản lý là quá trình tác động có chủ đích, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối

tượng quản lý nhằm tạo ra các hoạt động nhằm hướng tới đạt mục đích chung của tổ

chức dưới sự tác động của môi trường. (Vinh, 2012)

2. Lý luận về kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh

2.1 Các yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá

Để hoạt động kiểm tra hiệu quả cần phải tuân thủ các yêu cầu về tính minh bạch, tính tin

cậy và tính giá trị.7

2.1.1 Tính minh bạch

Tính minh bạch trong kiểm tra giúp học sinh biết được những gì họ sẽ phải thực hiện và

những tiêu chí ràng buộc, khuôn mẫu nhất định mà họ phải đạt được. Như vậy, khi giao

nhiệm vụ học tập, giáo viên phải cung cấp cho học sinh những thông tin về yêu cầu và

tiêu chí kiểm tra, đánh giá môn học.

Có thể đánh giá mức độ về tính minh bạch bằng câu hỏi “Did students understand what

was required of them to succeed in the task set for them?”, tạm dịch “Học sinh có nắm

được những yêu cầu đặt ra cho họ hay không? ”. (Grifith, 2012)

2.1.2 Tính tin cậy

Yêu cầu về tính tin cậy đòi hỏi giáo viên phải công bằng trong việc tổ chức kiểm tra và

thống nhất các tiêu chí đánh giá, các tiêu chí phải rõ ràng. Đảm bảo tôt chúc kiểm tra

không xảy ra gian lận, tiêu cực. Tính tin cậy còn thể hiện ở việc sử dụng phép đo chính

xác và phù hợp với từng dạng bài kiểm tra.

2.1.3 Tính giá trị

Tính giá trị đòi hỏi bài kiểm tra phải đo được mục tiêu của môn học đề ra. Bài kiểm tra

đảm báo tính giá trị phải bao gồm những kiến thức, kỹ năng liên quan đến mục tiêu được

đề cập đến trong từng chương, bài và toàn bộ môn học.

Muốn vậy giáo viên cần xây dựng thang đo, trọng số điểm của từng bài thi, từng phần

trong bài thi sao cho phù hợp với mục tiêu của chương, bài và môn học.

2.2 Môn tiếng Anh trong nhà trường THPT

2.2.1 Đặc thù môn tiếng Anh

Môn tiếng Anh là môn học đặc thù mang tính thực hành cao, có bốn kỹ năng mà người

học phải hướng tới, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Vì vậy trong dạy học tiếng Anh, giáo

viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về ngữ pháp, từ vựng mà còn

phải giúp học sinh đạt được các kỹ năng trên.

2.2.2 Mục tiêu giảng dạy tiếng Anh trong trường THPT

Tổ chức giảng dạy tiếng Anh trong trường THPT nhằm giúp học sinh sử dụng được

tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ phổ thông thông qua việc hình thành các

kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết. Tạo nền tảng cho hợp tác lao động quốc tế và là

công cụ để học sinh học tập, nghiên cứu ở cấp học cao hơn.

2.2.3 Nội dung dạy học tiếng Anh trong trường THPT

8

Nội dung chương trình Tiếng Anh ở trường THPT được biên soạn theo các chủ đề được

lặp lại và có mở rộng so với chương trình tiếng Anh THCS. Nội dung cũng được mở

rộng từ lớp 10 đến lớp 12.

Cụ thể, cấu trúc chương trình tiếng Anh theo sách giáo khoa do nhà xuất bản Giáo dục

Việt Nam phát hành theo các khối lớp từ lớp 10 đến lớp 12 đều có 16 bài (16 Units)

tương ứng với 16 chủ đề.

2.2.4 Nội dung kiểm tra môn tiếng Anh trong trường THPT

Nội dung kiểm tra môn tiếng Anh trong trường THPT bám sát theo nội dung chương

trình sách giáo khoa được sử dụng.

3. Các chức năng của quản lý

Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá cũng phải đảm bảo các chức năng chung của quản

lý, bao gồm các chức năng kế hoạch hoa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.

3.1 Chức năng kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa trong quản lý kiểm tra đánh giá là việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, vạch

ra các nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra.

3.2 Chức năng tổ chức

Là quá trình tiếp nhận, phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực thực hiện việc kiểm tra,

công tác phối hợp các nguồn lực thực hiện kiểm tra. Phân chia vai trò, trách nhiệm cho

từng bộ phận, cá nhân có liên quan.

3.3 Chức năng chỉ đạo

Là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới

các mục tiêu kiểm tra với chất lượng cao.

3.4 Chức năng kiểm tra

Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục

tiêu kiểm tra.

II. Cơ sở pháp lý tổ chức, quản lý kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh trong nhà

trường THPT

1. Công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm

học 2014-2015 của Bộ giáo dục và đào tạo.

2. Công văn số 2653/BGDĐT-GDTrH, hướng dẫn triển khai dạy học tiếng Anh cấp

THCS và THPT theo đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 từ năm học 2014-2015.

3. Công văn hướng dẫn kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh trường THCS và THPT,

năm học 2014-2015 của Sở giáo dục và Đào tạo Gia Lai.9

4. Kế hoạch năm học của trường, kế hoạch của tổ chuyên môn.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA,

ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN, GIA LAI

I. Thực trạng

1. Mục tiêu dạy học

Tập trung phát triển năng lực ngoại ngữ của học sinh ở cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc,

viết.

1.1 Về kiến thức

Học sinh nắm vững kiến thức ngữ pháp, từ vựng

1.2 Về kỹ năng

Học sinh có thể nói tiếng Anh từ những câu đơn giản đến phức tạp (chào hỏi; bộc lộ thái

độ; suy nghĩ, đưa ra quan điểm cá nhân; thuyết trình; báo cáo; …)

1.3 Về thái độ

Học sinh nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của tiếng Anh và có ý hức tự học tiếng

Anh, tự rèn luyện trau dồi năng lực ngoại ngữ.

2. Thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá

Hoạt động tổ chức kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo công văn hướng dẫn của SGD-

ĐT. (Sở Giáo dục và Đào tạo, 2014)

2.1 Nội dung kiểm tra, đánh giá môn học

Ở mục này, tôi hệ thống hóa các thông tin khảo sát thực tế theo bảng tương ứng với

những nội dung ở các mục nhỏ.

2.1.1 Các cột điểm kiểm tra

Bảng 1. Các cột điểm kiểm tra

STT Cột điểm Số lượng (bài) Hệ số điểm

1 Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra miệng) 2 x1

2 Kiểm tra thường xuyên (15 phút) 2-3 x1

3 Kiểm tra một tiết (45 phút) 2 x2

4 Thi cuối học kỳ 1 x3

10

II.1.2 Cấu trúc các bài kiểm tra

Bảng 2. Cấu trúc bài kiểm tra

STT Khối lớp Bài kiểm tra Cấu trúc

1

10

Kiểm tra bài cũ (kiểm tra

miệng)

Gồm các câu hỏi về: từ

vựng, văn phạm, giao tiếp

liên quan đến bài học trước.

Kiểm tra thường xuyênGồm hai phần: trắc nghiệm

khách quan + tự luận.

- Phần trắc nghiệm

gồm các câu hỏi về phát

âm, từ vựng và ngữ pháp;

- Phần tự luận kiểm

tra kỹ năng viết, thường là

các bài tập viết lại câu hoặc

trả lời câu hỏi dựa theo một

đoạn văn cho sẵn.

Kiểm tra một tiết

Gồm hai phần: trắc nghiệm

khách quan + tự luận.

- Tỉ lệ 40 % trắc

nghiệm, 60% tự luận

- Bài kiểm tra một tiết

có các câu hỏi kiểm tra các

kỹ năng nghe, đọc, viết và

ngữ pháp. Có hai dạng bài

tập để kiểm tra mỗi kỹ

năng.

Gồm hai phần: trắc nghiệm

khách quan + tự luận.

- Tỉ lệ 40 % trắc

nghiệm, 60% tự luận

- Bài kiểm tra học kỳ 11

Thi cuối học kỳ có các câu hỏi kiểm tra các

kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

và ngữ pháp;

- Phần trắc nghiệm

chiếm 3 điểm, phần tự luận

4 điểm và 2 điểm kiểm tra

nói;

- Có hai dạng bài tập

kiểm tra cho mỗi kỹ năng.

2 11 và 12

Kiểm tra bài cũGồm các câu hỏi về: từ

vựng, văn phạm, giao tiếp

liên quan đến bài học trước.

Kiểm tra thường xuyên

Gồm hai phần: trắc nghiệm

khách quan + tự luận.

- Phần trắc nghiệm

gồm các câu hỏi về phát

âm, từ vựng và ngữ pháp;

- Phần tự luận kiểm

tra kỹ năng viết, thường là

các bài tập viết lại câu hoặc

trả lời câu hỏi dựa theo một

đoạn văn cho sẵn.

Kiểm tra một tiết

Gồm hai phần: trắc nghiệm

khách quan + tự luận.

- Tỉ lệ 40% trắc

nghiệm, 60% tự luận

- Bài kiểm tra một tiết

có các câu hỏi kiểm tra các

kỹ năng nghe, đọc, viết và

ngữ pháp. Có hai dạng bài

tập để kiểm tra mỗi kỹ

năng.

12

Kiểm tra cuối kỳ - Bài kiểm tra gồm 2

phần: trắc nghiệm khách

quan + tự luận, tỉ lệ 7/3;

- Bài kiểm tra chỉ có

các câu hỏi trắc nghiệm

khách quan đối với lớp 12

(tỉ lệ 100%)

Không tổ chức kiểm tra thực hành vì điều kiện nhà trường không đáp ứng được

II.1.3 Hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá

Bảng 3. Hình thức tổ chức, kiểm tra.

STT Bài kiểm tra Hình thức tổ chức kiểm tra

1 Kiểm tra bài cũ

- Tổ chức vào đầu giờ học (10 phút);

- Mỗi lần kiểm tra từ hai đến ba học sinh;

- Giáo viên đưa ra yêu cầu, học sinh trả lời

trực tiếp.

2 Kiểm tra thường

xuyên

- Tổ chức vào đầu hoặc cuối tiết học, có

thể lấy điểm kiểm tra đầu học kỳ làm một cột

điểm kiểm tra thường xuyên;

- Giáo viên ra đề, học sinh làm bài trên đề

dưới sự giám sát trực tiếp của giáo viên;

3 Kiểm tra một tiết

- Tổ chức theo lịch phân công của tổ bộ

môn;

- Giáo viên ra đề, tổ trưởng bộ môn duyệt,

học sinh làm bài trên đề, làm bài theo lớp.

- Theo kế hoạch chung của trường;

- Không thi theo lớp nhưng chia đều học

sinh từng khối ra các phòng thi theo thứ tự

Alphabet;

- Một phòng thi có hai giám thị theo dõi.

13

4 Kiểm tra cuối kỳ - Số lượng học sinh trung bình trong một

phòng thi là 30 em;

- Học sinh có 60 phút để làm bài;

- Đối với học sinh lớp 10 và 11, phần

kiểm tra kỹ năng nói được tổ chức riêng, học

sinh bốc thăm chủ đề và mỗi em có 2 phút trình

bày quan điểm của mình về chủ đề ấy với giáo

viên, một giáo viên/phòng thi.

Sĩ số học sinh trung bình một lớp là 40 em

3. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh tại trường

THPT Lê Qúy Đôn, tỉnh Gia Lai

3.1 Cơ cấu tổ chức tổ ngoại ngữ

Tổ ngoại ngữ của trường có 5 giáo viên, trong đó có một tổ trưởng (cô Nguyễn Thị

Thanh Nga), các giáo viên đều đạt chuẩn giáo viên theo quy định của BGD-ĐT.

Tổ ngoại ngữ của trường chịu sự quản lý trực tiếp của phó hiệu trưởng chuyên môn (cô

Nông Thị Thúy Lan) và chịu sự quản lý cao nhất của Hiệu trưởng nhà trường.

3.2 Thực trạng quản lý

Công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh của trường được thực hiện

theo chỉ đạo của SGD-ĐT Gia Lai, dựa trên kế hoạch kiểm tra, đánh giá của nhà trường

và kế hoạch của tổ chuyên môn.

Việc quản lý kiểm tra, đánh giá do tổ trưởng chuyên môn trực tiếp quản lý. Nội dung

quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh của trường bao gồm:

3.2.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

Kế hoạch kiểm tra đánh giá được xây dựng cùng với kế hoạch dạy học, dựa trên kế

hoạch năm học của trường và kế hoạch của tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn chỉ

đạo các giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch dạy học và kiểm tra đánh giá môn học.

Kế hoạch của giáo viên được tổ trưởng chuyên môn duyệt, kế hoạch của tổ do hiệu phó

chuyên môn chỉ đạo xây dựng và hiệu trưởng ký duyệt.

Kế hoạch kiểm tra, đánh giá bao gồm: thời gian, nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra,

người phụ trách và người theo dõi, giám sát.

14

3.2.2 Phân công thực hiện

Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp theo dõi, chỉ đạo việc tổ chức kiểm tra, đánh

giá môn học của giáo viên trong tổ.

Hiệu phó chuyên môn có vai trò quản lý chung, giám sát, kiểm tra hoạt động tổ chức

kiểm tra đánh giá môn học của giáo viên có theo kế hoạch và quy định của SGD-ĐT hay

không.

Trước khi tổ chức kểm tra, giáo viên thông báo trước những nội dung liên quan đến bài

kiểm tra, các tiêu chí đánh giá, cho điểm.

3.2.3 Quản lý việc ra đề kiểm tra

Đề kiểm tra thường xuyên và kiểm tra một tiết do giáo viên ra đề theo công văn hướng

dẫn của SGD-ĐT. Đề kiểm tra một tiết được tổ trưởng chuyên môn duyệt.

Đề kiểm tra cuối học kỳ, mỗi giáo viên xây dựng bài kiểm tra cho khối lớp mình giảng

dạy, các đề được tổ trưởng chuyên môn duyệt sau đó được đưa ra bốc thăm chọn ra đề

thi cuối cùng.

Riêng học sinh lớp 12 làm đề thi cuối kỳ và cuối năm học của SGD-ĐT.

3.2.4 Chấm bài và cho điểm

Giáo viên trong tổ trực tiếp chấm bài và cho điểm bài làm. Bài kiểm tra cuối học kỳ tổ

chức “chấm chéo”, giáo viên dạy lớp này sẽ chấm bài làm của học sinh lớp khác.

Điểm cuối cùng sẽ được nộp về tổ trưởng chuyên môn tổng kết và nộp lại hiệu phó

chuyên môn.

4. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá môn học

Theo kết quả bảng khảo sát giáo viên.

Bảng 4. Thuận lợi và khó khăn trong tổ chức kiểm tra

STT Khối lớp Thuận lợi Khó khăn

1 10

- Được tự do thiết kế nội

dung kiểm tra, đánh giá;

- Có quy định sẵn về các

cột điểm, tỉ lệ điểm nên chỉ

cần làm theo mẫu quy định;

- Nội dung kiến thức không

quá khó để tổ chức kiểm

- Lớp học quá đông học sinh

nên khó tổ chức kiểm tra,

đánh giá;

- Thời lượng quá ít (chỉ 45

phút một tiết) nên khó kiểm

tra bao quát hết học sinh.

15

tra.

2 11 và 12

- Có quy định về số cột

điểm trong một học kỳ,

trong một năm học;

- Có quy định về các dạng

bài kiểm tra(tự luận hay

trắc nghiệm);

- Có thể điều chỉnh nội

dung kiến thức bài ktra để

phù hợp với đặc thù từng

lớp.

- Chương trình quá nặng nên

không thể kiểm tra bao quát

hết các mục tiêu môn học;

- Lớp học quá đông học sinh

nên khó tổ chức kiêm tra,

đánh giá;

- Thời lượng quá ít (chỉ 45

phút một tiết) nên khó kiểm

tra bao quát hết học sinh.

III. Nhận xét thực trạng tổ chức, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng

Anh tại trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Gia Lai

1. Tích cực

- Việc tổ chức, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh tại trường đã

tuân thủ đúng các quy định của cấp trên, đảm bảo nguyên tắc hành chính, pháp lý;

- Các bài kiểm tra có các dạng bài tập liên quan đến cả bốn kỹ năng ngôn ngữ

(nghe, nói, đọc viết);

- Việc kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính minh bạch khi học sinh được biết họ phải

làm gì và những tiêu chí ràng buộc liên quan.

2. Hạn chế

- Kiểm tra bài cũ khá ngắn (10 phút), trong khi đó phải kiểm tra từ hai đến ba học

sinh. Tuy nhiên xét trên tổng thời lượng một tiết học (45 phút) thì nó lại chiếm khoảng

thời gian lớn;

- Việc tổ chức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra một tiết khó đảm bảo tính tin cậy

khi số lượng học sinh trong một phòng quá đông trong khi phòng học chật hẹp nên một

giáo viên không thể theo dõi, bao quát hết;

- Chưa quan tâm nhiều đến việc kiểm tra kỹ năng nghe và nói, tỉ lệ các câu hỏi

trong bài kiểm tra vẫn thiên về kỹ năng đọc, viết và ngữ pháp. Như vậy, tổ chức kiểm tra

chưa đảm bảo được tính giá trị. Cụ thể trong bài kiểm tra cuối kỳ, điểm kiểm tra ngữ

16

pháp và đọc, viết chiếm 80% (lớp 10 và 11) trong khi điểm kiểm tra nói chỉ chiếm 20%,

với lớp 12 không kiểm tra kỹ năng nói.

3. Nguyên nhân

- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu tổ chức kiểm

tra, đánh giá môn học;

- Nhiều cơ chế ràng buộc, giáo viên không thể tự quyết định tỉ lệ các câu hỏi, tỉ lệ

điểm tương ứng với các kỹ năng theo năng lực học sinh mỗi lớp;

- Năng lực xây dựng câu hỏi kiểm tra của giáo viên chưa cao;

- Số lượng giáo viên quá ít so với tổng số học sinh.

IV. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý hoạt động kiểm tra,

đánh giá

Theo khảo sát, mức độ hài lòng của giáo viên đối với kết quả kiểm tra đánh giá chỉ từ

“không hài lòng” đến “trung bình”. Ở góc độ nào đó có thể thấy, việc tổ chức kiểm tra,

đánh giá môn tiếng Anh tại trường chưa đạt hiệu quả cao. Khi được hỏi thầy/cô có muốn

đổi mới biện pháp kiểm tra, đánh giá môn học hay không thì tất cả các giáo viên đều trả

lời “Có”.

Với những giải pháp được đưa ra, các giáo viên được hỏi đều đồng ý hai giải pháp sau:

- Giảm tải nội dung chương trình sách giáo khoa;

- Giảm số lượng học sinh của một lớp.

Tôi đồng ý với hai giải pháp trên, bên cạnh đó tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

1. Đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu tổ chức, quản lý kiểm tra đánh giá môn

học.

2. Tuyển thêm giáo viên, mở các chương trình bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý

về công tác kiểm tra đánh giá môn học nói chung và môn tiếng Anh nói riêng ở các nội

dung: xây dựng mục tiêu; kỹ năng xây dựng câu hỏi kiểm tra; phương pháp; hình thức

tổ chức kiểm tra.

3. Kiểm tra các kỹ năng

- Các bài kiểm tra miệng tập trung vào kiểm tra kỹ năng nói của học sinh;

- Trong các bài kiểm tra thường xuyên có một bài chỉ kiểm tra kỹ năng nghe;

- Kiểm tra kỹ năng nói tổ chức riêng nhưng một phòng thi nên có từ hai giáo viên

để đảm bảo đánh giá khách quan, tin cậy đồng thời có thể kéo dài thời gian trình bày của

17

học sinh lên 5 phút, nếu 2 phút thì quá ít để học sinh và giáo viên có thể có sự chuẩn bị

tốt nhất.

4. Về công tác quản lý kiểm tra, đánh giá

Nên để giáo viên có quyền tự quyết định tỉ lệ câu hỏi của các phần trong bài kiểm tra

cũng như tỉ trọng điểm số cho mỗi phần vì họ là người trực tiếp theo sát học sinh nhất

nên nắm được năng lực của các em. Tuy nhiên ở đây không có nghĩa là giáo viên có

quyền tự ý làm bất cứ điều gì họ muốn mà phải đảm bảo bám sát mục tiêu của môn học.

Cần ban hành những cơ chế và biện pháp giúp học sinh ý thức trách nhiệm với việc học

của họ, từ đó chủ động, tìm tòi, sáng tạo. Tiếng Anh là môn học về ngôn ngữ, cần trải

qua quá trình rèn luyện lâu dài, đòi hỏi người học phải có sự nỗ lực và khả năng tự học

cao.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Tổ chức và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá đóng vai trò quan trọng trong việc đảm

bảo chất lượng giáo dục. Tiếng Anh là môn học đặc thù đòi hỏi việc tổ chức lý kiểm, tra

đánh giá phải đảm bảo bao quát được tất cả các kỹ năng của một ngôn ngữ.

Chính việc đảm bảo kiểm tra bao quát tất cả các kỹ năng sẽ giải quyết được thực trạng

“dạy lệch”, “học lệch” tiếng Anh tại các trường phổ thông hiện nay vì thực tế cho thấy

việc tổ chức dạy học phụ thuộc vào kiểm tra, đánh giá.

Muốn thực hiện tốt công tác này, trước hết chúng ta cần tổ chức bồi dưỡng, nâng cao

năng lực của đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh và cán bộ quản lý, đặc biệt là kỹ

năng xây dựng đề kiểm tra.

Về lâu dài chúng ta cần đào tạo đội ngũ chuyên viên chuyên về công tác tổ chức và quản

lý hoạt động kiểm tra đánh giá và biên chế về các trường, đồng thời chương trình đào tạo

giáo viên cần đưa nội dung kiểm tra, đánh giá trong giáo dục vào giảng dạy. (Thảo,

2004)

Trong bối cảnh hội nhập, chúng ta có thể tranh thủ sự liên kết giữa những tổ chức giáo

dục nước ngoài và các trường để xây dựng được chương trình giảng dạy cũng như kiểm

tra, đánh giá tiếng Anh hiệu quả, tiến tới đạt chuẩn quốc tế. Điều này cần nhận được sự

quan tâm đúng mức hơn của các nhà quản lý và sự vào cuộc nghiên cứu của những nhà

làm công tác giáo dục hiện nay.

18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hồ Sỹ Anh. (2013, 09). Tìm hiểu về kiểm tra đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra,

đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực. Tạp chí khoa học-Trường Đại học Sư

phạm Tp.Hồ Chí Minh, p. 136.

Education First. (2013). Báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ EF EPI. New York.

Grifith University. (2012). Assessment matters. Retrieved 11 12, 2014, from

http://app.griffith.edu.au/assessment-matters/

Hoàng Phê, V. X. (2011). Từ điển tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai (2014). Công văn số 1559/SGDĐT-GDTrH về việc

hướng dẫn triển khai kiêm tra, đánh giá môn tiếng Anh trường THCS và THPT,

năm học 2014-2015.

Lê Thị Thanh Thảo. (2004). Thử tìm nguyên nhân của thực trạng kiểm tra - đánh giá kết

quả học tập của học sinh phổ thông hiện nay. Vai trò của hoạt động kiểm tra,

đánh giá trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam, (pp. 70-71). Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thành Vinh. (2012). Khoa học quản lý đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo

dục, p. 12.

19

PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ-GIÁO DỤC

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG

THPT LÊ QUÝ ĐÔN, TỈNH GIA LAI

Kính chào quý thầy/cô,

Tôi là Nguyễn Việt Phương, sinh viên năm thứ 3, ngành Quản lý giáo dục, Khoa Tâm lý-Giáo

dục, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện tại tôi đang thực hiện tiểu luận về đề tài “Tìm hiểu thực trạng tổ chức và quản lý hoạt

động kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh tại trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Gia Lai “

Đây là bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho việc thu thập thông tin để hoàn thành tiểu luận, rất

mong quý thầy/cô vui lòng giúp đỡ bằng cách trả lời những câu hỏi trong bảng này theo hướng

dẫn kèm theo mỗi câu hỏi.

Bảng hỏi gồm 2 phần:

Phần I: Tổ chức kiểm tra, đánh giá môn học. (2 câu hỏi)

Phần II: Trắc nghiệm về tính hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá môn học. (5 câu hỏi)

Tôi xin cam đoan các thông tin thu thập được chỉ nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu và học

thuật. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu các thông tin thu được phục vụ cho bất kỳ mục

đích nào khác.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Phần I

Tổ chức kiểm tra, đánh giá môn học

Câu 1: Xin thầy/cô cho biết mục tiêu của môn học này là gì ?

Xin nêu rõ 3 mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Câu 2: Xin thầy/cô cho biết việc tổ chức kiểm tra, đánh giá môn học bao gồm những nội

dung nào?

20

- Có các cột điểm kiểm tra, đánh giá nào ? ;

- Tỉ lệ điểm của các cột điểm là bao nhiêu (theo tỉ lệ phần trăm) ? ;

- Cách thức tổ chức kiểm tra đối với từng cột điểm;

- Các dạng đề kiểm tra tương ứng với từng cột điểm (Trắc nghiệm khách quan, bài luận,

bài tập nhóm,…).

Phần II

Trắc nghiệm về tính hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá môn học

(Khoanh tròn các chữ cái A, B, C, D để chọn đáp án)

Câu 1: Những thuận lợi trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá môn học mà thầy/cô đang

giảng dạy là?

(Có thể chọn nhiều đáp án)

A. Được hỗ trợ từ tổ bộ môn về nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá;

B. Được tự do thiết kế và tổ chức nội dung kiểm tra, đánh giá;

C. Có quy định sẵn về các cột điểm, tỉ lệ điểm nên chỉ cần làm theo mẫu quy định;

D. Nội dung kiến thức không quá khó để tổ chức kiểm tra;

E. Mục tiêu môn học không quá lớn;

F. Dễ kiểm tra mục tiêu kỹ năng vì đặc thù của môn học thuộc khoa học xã hội.

Câu 2: Trong quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá, thầy cô gặp những khó khăn gì? (Có

thể chọn nhiều đáp án)

A. Các quy định về cột điểm, thang điểm gò bó nên khó tổ chức theo ý mình muốn;

B. Phải tự đề ra mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra;

C. Chương trình quá nặng nên không thể kiểm tra bao quát hết các mục tiêu môn học;

D. Mục tiêu môn học quá lớn;

E. Lớp học quá đông học sinh nên khó tổ chức kiêm tra, đánh giá;

F. Thời lượng quá ít (chỉ 45 phút một tiết) nên khó kiểm tra bao quát hết học sinh.

Khó khăn khác:

……………………………………………………………………………………………………

21

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Câu 3: Mức độ hài lòng về kết quả tổ chức kiểm tra, đánh giá môn học của thầy/cô là:

(Chỉ chọn 1 đáp án)

A. Rất hài lòng B. Hài lòng C. Bình thường D. Không hài lòng E. Rất

không hài lòng

Câu 4: Hiện tại thầy/cô có muốn đổi mới biện pháp kiểm tra, đánh giá môn học này

không?

(Chỉ chọn 1 đáp án)

A. Có

B. Không

>>>Chỉ khi trả lời “Có” ở câu 4 mới làm tiếp câu sau đây<<<.

Câu 5: Theo thầy/cô những biện pháp nào sau đây sẽ giúp đổi mới hiệu quả hoạt động

kiểm tra đánh giá môn học mà mình đang giảng dạy: (Có thể chọn nhiều đáp án)

A. Tổ bộ môn cần hướng dẫn cụ thể hơn về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức kiểm

tra, đánh giá theo hướng dẫn chung của Sở giáo dục và đào tạo;

B. Giảm tải nội dung chương trình sách giáo khoa;

C. Đổi mới phương pháp dạy học;

D. Giáo viên có quyền tự đề ra các thang điểm kiểm tra, đánh giá, các dạng đề kiểm tra;

E. Tăng thời gian của các tiết học lên;

F. Giảm số lượng học sinh của một lớp;

G. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá;

H. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận;

I. Tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn về đổi mới kiểm tra, đánh giá môn học;

J. Sở giáo dục và đào tạo, nhà trường cần có các chính sách đãi ngộ tốt hơn với giáo viên.

22

Những biện pháp khác: (Đề xuất của cá nhân)

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Chúc quý thầy/cô luôn hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người!

_Hết_

23