BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 - Kho Bạc Nhà Nước

168
BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013 BỘ TÀI CHÍNH / 1 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Transcript of BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 - Kho Bạc Nhà Nước

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 1

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2013

PHỤ LỤC: SỐ LIỆU THỐNG KÊ

LỜI TỰA CỦA BỘ TRƯỞNG 8

10 SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH NĂM 2013 15

TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2013 17

TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2013 19

CÔNG TÁC PHÁP CHẾ VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 22

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2013 24

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ BAN HÀNH NĂM 2013 26

CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ NỘI ĐỊA 30

HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ THU NSNN TỪ HOẠT ĐỘNG NÀY 34

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2013 39

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ CÔNG 41

CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA TÀI CHÍNH 45

CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GIÁ 47

CÔNG TÁC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC NĂM 2013 49

AN SINH XÃ HỘI VÀ GIẢM NGHÈO 51

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 53

ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG 56

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC 58

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2013 60

THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NĂM 2013 63

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ 66

HOẠT ĐỘNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 68

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGÀNH TÀI CHÍNH 71

TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH 73

CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 76

MỤC LỤC

APPENDIX: STATISTICS DATA

FOREWORD BY MINISTER 79

10 HIGHLIGHTS OF THE FINANCIAL SECTOR IN 2013 85

GLOBAL FINANCIAL AND ECONOMIC DEVELOPMENT IN 2013 87

VIETNAM ECONOMIC DEVELOPMENT IN 2013 89

THE LEGISLATIVE ACTIVITIES AND ADMINISTRATIVE REFORMS 92

PERFORMANCE EVALUATION OF STATE BUDGET 2013 94

NEW POINTS IN TAX POLICY IN 2013 96

MANAGEMENT OF THE INLAND TAX COLLECTION 100

EXPORT - IMPORT PERFORMANCE AND BUDGET REVENUES 104

BOND MARKET IN 2013 109

PUBLIC DEBT MANAGEMENT 112

INSPECTION AND EXAMINATION IN FINANCE 116

THE MANAGEMENT OF THE PRICE 118

THE STATE RESERVE IN 2013 121

SOCIAL SECURITY AND POVERTY REDUCTION 123

STATE OWNED ENTERPRISE RESTRUCTURING PLAN 125

RENOVATION ON MANAGEMENT MECHANISM FOR PUBLIC SERVICE DELIVERY UNITS 128

CAPITAL EXPENDITURE MANAGEMENT 130

VIETNAM STOCK MARKET 2013 132

VIETNAM INSURANCE MARKET 2013 135

INTERNATIONAL COOPERATION IN FINANCE 138

OPERATIONS OF THE STATE TREASURY 140

INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATION IN THE MINISTRY OF FINANCE 143

NEW ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE MINISTRY OF FINANCE 145

EMULATION AND COMMENDATION 148

CONTENTS

LÃNH ĐẠO BỘ TÀI CHÍNH THE LEADERS OF MINISTRY OF FINANCE

Bộ trưởng - Minister Ông/ H.E. Đinh Tiến Dũng

Thứ trưởng - Vice MinisterÔng/Mr. Trần Xuân Hà

Thứ trưởng - Vice MinisterÔng/Mr. Trần Văn Hiếu

Thứ trưởng - Vice MinisterBà/Mrs. Nguyễn Thị Minh

Thứ trưởng thường trựcPermanent Vice Minister

Ông/Mr. Nguyễn Công Nghiệp

Thứ trưởng - Vice Minister Ông/Mr. Phạm Sỹ Danh

Thứ trưởng - Vice MinisterÔng/Mr. Trương Chí Trung

Thứ trưởng - Vice MinisterÔng/Mr. Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Thứ trưởng - Vice Minister Ông/Mr. Nguyễn Hữu Chí

Thứ trưởng - Vice MinisterBà/Mrs. Vũ Thị Mai

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC

BỘ TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG

Bộ máy giúp việc Bộ trưởng Bộ máy giúp việc Bộ trưởng

Các tổ chức chuyên ngành Các tổ chức chuyên ngành

Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ(Theo QĐ 479/QĐ-TTg ngày 15/4/2009)

VụNgânsáchNhànước

Tổngcục

Thuế

Viện chiến lượcvà Chính sách

Tài chính

TrườngCĐ

TC-HQ

Trường

TC-QTKD

TrườngĐại Học Đại HọcKT-TC

NXBTài chính

TrườngĐH TC - Marketing

Học việnTài chính

TrườngBD CBTC

Tạp chíTài chính

Thời báoTài chính

VN

CụcQuản lý,Giám sátBảo hiểm

CụcQuản lýnợ và Tàichính đối

ngoại

CụcTin học

vàThống kêTài chính

CụcTài chính

Doanhnghiệp

CụcQuản lý

Giá

CụcQuả n lý

Công sản

Ủy banChứngkhoánNhànước

Tổngcục

Dự trữNhànước

KhobạcNhànước

TổngcụcHải

quan

VụĐầutư

Vụ I(Ngânsách

Đảng,An

ninhQP...)

VụTài

chínhHCSN

VụTài

chínhcác

NH vàTổ

chứcTC

VụChếđộKế

toánvà

Kiểmtoán

VụHợptác

Quốctế

VụPhápchế

VụKế

hoạch- Tàichính

ThanhtraBộ

VụThi

đua -Khen

thưởng

VụTổ

chứccán bộ

Vănphòng

Bộ

VụChínhsáchthuế

ORGANIZATION STRUCTURE OF THE MINISTRY OF FINANCE

Department

of State

Budget

General

Department of

Taxation

General

Department of

Customs

State

Treasury

Department of

Price

Management

Department

of Corporate

Finance

Department of

Financial Informatics

and Statistics

Department of Debt

Management and

External Finance

Insurance

Supervisory Authority

General

Department of

State Reserves

State Sercurities

Commission

Department of

Public Assets

Management

Department

of Public

Investment

Department

of Finance

for National

Defense &

Security

Department

of Public

Expenditure

Administration

Department

of Tax

Policy

Department

of Banking

& Financial

Institutions

Department

of

Accounting

& Auditing

Department

of

International

Cooperation

Legal Ministerial

O�ce

Department

of Personnel

& Training

Department

of �nancial

Planning

Departmentof

Emulationand

Commendation

National

Finance

Inspectorate

MinisterMinister supporting

apparatus

Minister supporting

apparatus

Professional Specialized UnitsProfessional Specialized Units

National Institute for

Finance

Vietnam

Financial

Times

Financial

Magazine

Academy of

Finance

University of

Finance and

Marketing

Publishing

House

University of

Accountancy

College of

Finance and Customs

University of Finance

and Business

Administration

Institute of

Financial Training

Subordinate Units Subordinate Units

Department

Finance

Finance and

8 \ BỘ TÀI CHÍNH

NGAØNH TAØI CHÍNH VEÀ ÑÍCH CHAËNG NÖÔÙC RUÙT

Với đồng bộ các giải pháp đột phá được điều hành linh hoạt, năm tài khóa 2013 đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chỉ tiêu về thu ngân sách. Nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013 được thực hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp khó khăn, phục hồi tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự kiến. Trong bối cảnh đó, các chính sách tài khóa vừa phải đảm bảo thu ngân sách đáp ứng nhu cầu chi, vừa phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp nuôi dưỡng nguồn thu. Đó là thách thức không hề nhỏ đối với ngành Tài chính. Tuy nhiên, nhờ tinh thần đoàn kết, thống nhất trong hành động và với một nỗ lực vượt bậc, toàn ngành Tài chính đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Bứt phá ngoạn mục

Nhiệm vụ dự toán thu NSNN năm 2013 đặt ra rất nặng nề cùng với yêu cầu hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn để khuyến khích đầu tư, sản xuất - kinh doanh, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội là những yếu tố chi phối công tác điều hành NSNN năm 2013. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng với việc triển khai phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả của các ngành, các cấp, sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy chính quyền các địa phương, cùng với sự ủng hộ và nỗ lực vươn lên của cộng đồng các doanh nghiệp, nhân dân và của toàn ngành Tài chính, các chỉ tiêu về tài chính - NSNN năm 2013 đã đạt được những kết quả tích cực.

Bộ Tài chính đã chủ động trình Chính phủ quyết định nhiều giải pháp miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu ngân sách để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa (Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ); trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế giá trị gia tăng với những điều chỉnh ưu đãi hơn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng sớm hơn 6 tháng (từ 1/7/2013) so với hiệu lực chung của Luật, theo đó mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 25% xuống còn 20%. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cấp uỷ và chính quyền địa phương trong chỉ đạo công tác thu NSNN. Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan tiếp tục được đẩy mạnh, giảm thời gian kê khai và nộp thuế cho các doanh nghiệp, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện việc kê khai thuế qua mạng... tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.

Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm, trong điều kiện thu khó khăn, Bộ Tài chính đã xác định công tác quản lý chi NSNN phải tiếp tục được tăng cường, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Bộ Tài chính đã kịp thời hướng dẫn các cơ quan trung ương và địa phương

Lời tựa của Bộ trưởng

BỘ TÀI CHÍNH / 9

nghiêm túc thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên, triệt để tiết kiệm chi tiêu trong phạm vi dự toán được giao; rà soát, sắp xếp lại, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết. Hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán và ứng vốn, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi NSNN, đảm bảo chi ngân sách đúng chế độ... Khép lại một năm với những nỗ lực vượt bậc, số thu NSNN đã đạt 100,7% dự toán. Chi NSNN ước đạt dự toán Quốc hội đề ra.

Quyết tâm cao trước nhiệm vụ năm 2014

Ngành Tài chính xác định một số nhiệm vụ trong năm 2014, đó là: tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi tăng trưởng, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển; kết hợp đồng bộ, chặt chẽ chính sách tài khóa - tiền tệ; quản lý chi chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; cơ cấu lại chi NSNN; quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các loại hình thị trường; quản lý nợ công chặt chẽ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước; đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công, giá dịch vụ công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Việc triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2014 được dự báo diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội đất nước đang có những chuyển biến tích cực, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, ngành Tài chính quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu về tài chính - ngân sách năm 2014 đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ giao phó.

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Đinh Tiến Dũng

Lời tựa của Bộ trưởng

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

10 \ BỘ TÀI CHÍNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TÀI CHÍNH

CÁC VỤ, CỤC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA BỘ TÀI CHÍNH

Tên Vụ, Cục Chức năng, nhiệm vụ

Vụ Ngân sách nhà nước Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Vụ Đầu tư Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính đầu tư xây dựng cơ bản (trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh) là đầu mối tổng hợp, tham mưu các chính sách tài chính về đầu tư phát triển của nền kinh tế..

Vụ I Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngân sách đảng và một số đơn vị, chương trình đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp

Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính trong lĩnh vực hành chính, sự nghiệp (trừ đối tượng thuộc Vụ I quản lý).

Vụ Chính sách thuế Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.

Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính

Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý thị trường tài chính và dịch vụ tài chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, quản lý tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng; quản lý nhà nước về hoạt động xổ số, đặt cược, casino, trò chơi điện tử có thưởng, các quỹ tài chính nhà nước và các định chế tài chính khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán

Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ trong cả nước.

Vụ Hợp tác quốc tế Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác tài chính quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; quản lý các chương trình, dự án có sự tài trợ của nước ngoài cho Bộ Tài chính; tổ chức thực hiện công tác đối ngoại của Bộ Tài chính.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 11

Vụ Pháp chế Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ và tổ chức thực hiện công tác pháp chế của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.

Văn phòng Bộ Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo, điều phối, theo dõi, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy chế làm việc, các chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; tổ chức quản lý công tác hành chính, lưu trữ; công tác báo chí tuyên truyền của Bộ Tài chính.

Vụ Tổ chức cán bộ Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, nhân sự, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài chính.

Vụ Thi đua - Khen thưởng

Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý về hoạt động thi đua, khen thưởng đối với các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ và ngành Tài chính.

Vụ Kế hoạch - Tài chính Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý về tài chính, tài sản, đầu tư phát triển và xây dựng trong các đơn vị của Bộ Tài chính; công tác tài vụ, quản trị cơ quan Bộ.

Thanh tra Bộ Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện thanh tra hành chính đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Cục Quản lý công sản Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài sản nhà nước và trưng mua, trưng dụng tài sản; thực hiện quản lý về tài chính đối với tài sản kết cấu hạ tầng, đất đai và tài nguyên quốc gia theo quy định của pháp luật; trực tiếp quản lý một số loại tài sản nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ nước ngoài của quốc gia; quản lý nhà nước về tài chính đối với các nguồn viện trợ, tài trợ quốc tế cho Chính phủ Việt Nam, các khoản viện trợ, tài trợ của Chính phủ Việt Nam cho nước ngoài.

Cục Quản lý giá Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

12 \ BỘ TÀI CHÍNH

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm

Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi cả nước; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Cục Tin học và Thống kê tài chính

Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê trong ngành tài chính.

Cục Tài chính doanh nghiệp

Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; cơ chế, chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi, cổ phần hoá đơn vị, tổ chức kinh tế của Nhà nước thành doanh nghiệp đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý tài chính về đầu tư trực tiếp nước ngoài; thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Tổng cục Thuế Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Hải quan Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan.

Kho bạc Nhà nước Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Dự trữ Nhà nước

Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ nhà nước; trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ được Chính phủ giao.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 13

CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ

Viện Chiến lược và Chính sách tài chính

Nghiên cứu, xây dựng chiến lược và chính sách tài chính; nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính; phân tích, dự báo kinh tế - tài chính và tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành tài chính.

Thời báo Tài chính Việt Nam

Thông tin, tuyên truyền chính sách pháp luật về tài chính và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội trong nước và quốc tế theo định hướng của Đảng, Nhà nước.

Tạp chí Tài chính Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, trao đổi các vấn đề về pháp luật, chính sách, chế độ và nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh tế - tài chính.

Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức của Bộ Tài chính, đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, tài chính, kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn, cung cấp các dịch vụ, tư vấn các lĩnh vực quản lý thuộc Bộ Tài chính cho cán bộ, công chức, viên chức tài chính của các Bộ, cơ quan khác trong ngành, địa phương, các đơn vị tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.

Học viện Tài chính Đào tạo trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ quản lý về lĩnh vực tài chính kế toán.

Nhà xuất bản Tài chính Tổ chức, thực hiện công tác xuất bản và phát hành các xuất bản phẩm phục vụ cho hoạt động ngành Tài chính và các ngành kinh tế khác.

Trường Đại học Tài chính - Marketing

Tổ chức đào tạo trình độ đại học, sau đại học theo ngành và chuyên ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đảm bảo đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành về quản lý kinh tế tài chính, marketing thích ứng với yêu cầu của xã hội.

Trường Đại học Tài chính - Kế toán

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính, kinh tế và các ngành nghề khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ở trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học; thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính, kinh tế; cung cấp những sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

14 \ BỘ TÀI CHÍNH

Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh và các ngành, nghề khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ở trình độ cao đẳng và trung cấp; thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh; cung cấp những sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính, hải quan và các ngành, nghề khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ở trình độ cao đẳng và trung cấp; thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, hải quan; cung cấp những sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 15

10 SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH NĂM 2013

1. Thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách trong điều kiện khó khăn nhất

Mặc dù trong năm 2013, việc thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách phát sinh nhiều khó khăn, thách thức nhưng toàn ngành Tài chính đã chủ động, quyết liệt với quyết tâm cao nhất, tính đến ngày 31/12/2013, số thu NSNN cả năm (kể cả ghi thu - ghi chi ngoài dự toán) đã vượt qua mốc 100% dự toán.

Trong điều kiện thu ngân sách gặp khó khăn, NSNN vẫn luôn đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội năm 2013.

2. Bộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT index 2013

Theo đánh giá chỉ số xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt Nam 2013 (Vietnam ICT Index 2013) do Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT và Hội Tin học Việt Nam công bố, trong khối các Bộ, ngành, Bộ Tài chính đã vượt qua Bộ Công Thương để chiếm vị trí số 1 trong bảng xếp hạng với chỉ số là 0.7987.

3. Công tác thực hiện pháp luật về giá đã góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Bộ Tài chính đã tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý giá, qua đó xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước, kịp thời áp dụng các biện pháp bình ổn thị trường; kiên trì thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với điện, than, xăng dầu, dịch vụ công theo lộ trình với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát; thông tin tuyên truyền công khai minh bạch hóa chi phí, giá sản xuất, tiêu thụ điện, than, xăng dầu, dịch vụ công,... tạo sự đồng thuận trong xã hội. Nhờ vậy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm tăng 6,04%, là mức tăng thấp trong 10 năm qua.

4. Hoàn thiện thể chế về quản lý và giám sát doanh nghiệp nhà nước

Đẩy mạnh triển khai Quyết định 929/2012/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành nhiều nghị định quan trọng liên quan đến doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như: Nghị định 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước; Nghị định 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

16 \ BỘ TÀI CHÍNH

5. Thành công nổi bật trong xây dựng hệ thống pháp luật về tài chínhTrong năm 2013, có nhiều Luật của ngành Tài chính chính thức được Quốc hội thông qua

và có hiệu lực như: Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT; Luật Dự trữ Quốc gia; Luật Giá; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật cũng được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và trình Chính phủ ban hành, tạo hành lang pháp lý trong quá trình thực hiện.

6. Hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triểnNhiệm vụ huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) được giao trong

năm 2013 khá lớn, tuy nhiên Bộ Tài chính đã triển khai có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả năm 2013 đã phát hành được 181.093 tỷ đồng, bằng 100,3% kế hoạch, góp phần đảm bảo nhu cầu cho NSNN và cho đầu tư phát triển.

7. Tổ chức triển khai quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua hệ thống KBNNViệc quản lý, kiểm soát cam kết chi là một trong những cơ sở để có thể chuyển từ kế toán

tiền mặt tiến tới kế toán dồn tích, qua đó góp phần thực hiện cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; hỗ trợ cho việc lập ngân sách trung hạn nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm soát cam kết chi hỗ trợ việc kiểm soát chi tiêu ngân sách, ngăn chặn nợ đọng, góp phần đảm bảo an ninh tài chính. Bên cạnh đó, quản lý kiểm soát cam kết chi cũng góp phần nâng cao chất lượng dự báo luồng tiền để quản lý ngân quỹ an toàn, hiệu quả.

8. Chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tửNgày 02/01/2013, Tổng cục Hải quan đã công bố chính thức triển khai thủ tục hải quan

điện tử (TTHQĐT) tuân thủ theo Nghị định 87/2012/NĐ-CP, sau 7 năm thí điểm. Việc triển khai TTHQĐT sâu rộng tại 34/34 cục hải quan tỉnh, thành phố là một bước tiến dài của ngành Hải quan chuyển từ thủ tục hải quan thủ công truyền thống sang tự động hóa.

9. Thị trường chứng khoán vừa giữ được tốc độ tăng trưởng cao, vừa đẩy mạnh tái cấu trúc

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là một trong 10 TTCK có mức tăng trưởng nhanh trên thế giới. Giao dịch trái phiếu được bình chọn là thị trường phát triển tốt nhất châu Á, chỉ số VN Index tăng 23%, giá trị vốn hoá thị trường đạt 27,1% GDP. Khung pháp lý đối với hoạt động của TTCK đã được hoàn thiện, góp phần hoàn chỉnh thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; thực hiện một bước quan trọng công tác cấu trúc TTCK.

10. Thị trường Bảo hiểm Việt Nam đã trải qua 20 năm phát triển vững chắc và là lĩnh vực có mức độ mở cửa, hội nhập quốc tế nhanh nhất trong thị trường khu vực

Năm 2013 là năm thứ 20 thành lập và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự có mặt của 59 doanh nghiệp bảo hiểm, hơn 800 sản phẩm. Thị trường bảo hiểm luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao với tỷ lệ tăng doanh thu bảo hiểm gốc bình quân 10 năm qua đạt trên 16,5%, đầu tư trở lại nền kinh tế tăng trên 22,8%. Khung khổ pháp lý đối với thị trường bảo hiểm đã hoàn thiện, năng lực tài chính, quản trị và quản lý giám sát đã được nâng cao. Đây cũng là một lĩnh vực có mức độ mở cửa thị trường nhanh nhất trong lĩnh vực tài chính với sự hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài lớn trên thế giới.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 17

TÌNH HÌNH KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI NĂM 2013

Tăng trưởng kinh tế thế giới phục hồi với tốc độ chậm

Những tháng đầu năm 2013, nền kinh tế toàn cầu diễn biến trong khó khăn do các cực tăng trưởng của thế giới đều gặp những vấn đề như vách đá tài khóa tại Mỹ, nguy cơ vỡ nợ của khu vực đồng Euro, tuy nhiên càng về cuối năm tình hình đã tiến triển tốt hơn. Về cơ bản tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục được hồi phục nhưng với tốc độ vừa phải và không đồng đều giữa các khu vực. Kinh tế Mỹ tuy chưa phục hồi nhanh nhưng việc thông qua hệ thống ngân sách tự động đã phần nào hỗ trợ thị trường, đồng thời gói nới lỏng định lượng đã giúp duy trì giá trị trên thị trường tài chính. Mặc dù phải ban hành nhiều chính sách khắc khổ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp nhưng tính toàn vẹn của khu vực đồng Euro đã được duy trì và khủng hoảng nợ công ở khu vực này đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Ngân hàng thế giới ước tính tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2013 ở mức khoảng 2,4% giảm nhẹ so với mức 2,5% của năm 2012 (Global Economic Prospects - Tháng 6/2014).

Lạm phát ở mức thấp và tương đối ổn định

Giá hàng hóa trên thị trường thế giới trong năm 2013 nhìn chung diễn biến theo xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung được cải thiện và tốc độ tăng trưởng chậm lại của các nước mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc. Giá cả hàng hóa giảm đã làm giảm áp lực lạm phát tại nhiều nước và khu vực. Quỹ Tiền tệ quốc tế ước tính lạm phát các nước mới nổi và đang phát triển sẽ giảm từ mức 5,8% trong năm 2013 xuống còn 5,5% trong năm 2014 (IMF - World Economic Outlook - Tháng 4/2014). Giá một số hàng hóa

Nguồn: IMF

Đồ thị 1: Tăng trưởng GDP các nước và các khu vực trên thế giới 2010 - 2013 và dự báo 2014 - 2015

4,3

3,1 3,4

7,7

6,1

4,8 4,8 4,85,4

4

6

8

10

3,12,5 2,4

2,83,4

3

1,91,5 1,3

1,92,4

1,9

1,6

-0,6 -0,4

1,11,8

-2

0

2

4

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Thế giới Các nước phát triển

Khu vực đồng Euro Các nước mới nổi và đang phát triển

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

18 \ BỘ TÀI CHÍNH

cơ bản cũng tương đối ổn định. Trong năm 2013, giá dầu thô không có nhiều biến động, đặc biệt khi các vấn đề địa chính trị tại Libi hay Iran có chiều hướng được giải quyết.

Thị trường tài chính bắt đầu có xu hướng điều chỉnh

Dòng vốn đầu tư quốc tế đến các thị trường mới nổi có xu hướng giảm trong năm 2013. Nhiều nước phát triển thực hiện các gói kích thích nhằm phục hồi kinh tế sau khủng hoảng đã làm tăng tính thanh khoản của thị trường tài chính cũng như làm giảm lãi suất tại các nước phát triển, kích thích dòng vốn đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, việc Mỹ tiếp tục cắt giảm quy mô gói nới lỏng định lượng QE3 từ 75 tỷ mỗi tháng xuống 65 tỷ có hiệu lực từ 01/02/2014, cùng với những tín hiệu hồi phục ở hai thị trường lớn là Nhật Bản và Mỹ từ nửa cuối năm 2013 đã khiến dòng vốn đầu tư quốc tế bắt đầu quay trở lại các nước phát triển, làm dòng vốn đầu tư đến các nước đang phát triển có xu hướng giảm. Trên thị trường ngoại hối, đồng Đô la Mỹ tăng giá so với một số đồng tiền như Đô la Ốt-xtrây-li-a; Yên Nhật; Won Hàn Quốc. Giá vàng trong năm 2013 nhìn chung có xu hướng giảm do các rủi ro của kinh tế thế giới đã giảm bớt, lạm phát tương đối ổn định. Trung bình trong cả năm 2013 giá vàng đứng ở mức khoảng 1.411,23 USD/ounce, giảm 18,26% so với mức bình quân của năm 2012 (www.kitco.com).

Thương mại toàn cầu vẫn ở trạng thái thấp

Theo báo cáo của Tổ chức thương mại thế giới năm 2013, thương mại toàn cầu đạt tốc độ tăng trưởng 2,3%, hồi phục nhẹ so với tốc độ 2% của năm 2012, nhưng chưa bằng một nửa của năm 2011 (5,2%). Tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới ở mức thấp, đặc biệt là ở một số khu vực tiêu dùng lớn như châu Âu, cùng với xu hướng tạo dựng hàng rào bảo hộ thương mại là các nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm 2013. Ngoài ra, quá trình đàm phán tự do thương mại đa phương chưa có bước đột phá mới để tạo động lực tăng trưởng cho dòng thương mại toàn cầu.

Nguồn: IMF

-2

0

2

4

6

8

2010 2011 2012 2013 2014 2015

%

Các nước phát triển

Khu vực đồng Euro

Các nước mới nổi và

đang phát triển

Nhậ t

Đồ thị 2: Lạm phát của một số nước và khu vực trên thế giới giai đoạn 2010 - 2013 và dự báo 2014 - 2015

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 19

TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2013

Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi

Từ quý I/2012 kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi, tốc độ tăng trưởng được cải thiện qua từng quý, báo hiệu một chu kỳ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm (GDP) trong nước năm 2013 đạt 5,42%, cao hơn tốc độ 5,25% của năm 2012.

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng của các ngành trong GDP (%)

Năm 2011 20122013

Tăng trưởng Đóng góp vào GDP (điểm %)

Tổng số 6,24 5,25 5,42

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,02 2,68 2,67 0,48

Công nghiệp và xây dựng 6,68 5,75 5,43 2,09

Dịch vụ 6,83 5,90 6,56 2,85

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong ba khu vực sản xuất chính, dịch vụ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhất. Khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng xấp xỉ năm trước, các chỉ số sản xuất và tồn kho hàng công nghiệp đều thể hiện xu hướng chuyển biến tích cực. Riêng tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở mức thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây do sức cầu tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước vẫn còn thấp.

Tổng cầu còn yếu

Dù Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp giãn, giảm thuế nhằm để lại thêm nguồn tài chính cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng cường thu nhập khả dụng của người tiêu dùng, nhưng các yếu tố cấu thành tổng cầu vẫn chưa phục hồi.

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 theo giá thực tế tăng 12,6% so với năm 2012 và là mức tăng thấp nhất trong vòng bốn năm trở lại đây. Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP liên tục giảm từ mức 38,48% GDP năm 2010 xuống còn 30,44% GDP năm 2013, đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới chậm phục hồi nền kinh tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, sự hồi phục mạnh sau 3 năm suy giảm của vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một điểm sáng khả quan trong năm 2013, với mức vốn FDI thực hiện ước đạt 11,5 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2012, vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 22,35 tỷ USD tăng 36,7% so với năm 2012. Vốn FDI năm 2013 chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

20 \ BỘ TÀI CHÍNH

Năm 2013 cũng là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam duy trì thặng dư thương mại sau một giai đoạn dài liên tục thâm hụt, xuất siêu cả nước ước tính khoảng 0,3 triệu USD, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Về cơ bản, có thể thấy là tình hình xuất nhập khẩu trong năm 2013 tương đối ổn định so với năm 2012 mặc dù trong năm 2013 chỉ số giá xuất khẩu giảm hơn so với năm 2012. Việc 2 năm liên tiếp Việt Nam không bị thâm hụt thương mại đã góp phần củng cố cán cân thanh toán và tăng được dự trữ ngoại hối.

Chỉ số giá tiêu dùng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây

Lạm phát năm 2013 tăng thấp mặc dù chịu áp lực tăng giá của nhiều mặt hàng thiết yếu (y tế, giáo dục, giá điện, xăng,...). Chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 6,04% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Nếu tính trung bình chỉ số giá tiêu dùng năm 2013 cũng chỉ ở mức 6,6%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,21% của năm 2012. Nguyên nhân lạm phát thấp phần lớn là do tổng cầu yếu, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng đều ở mức độ vừa phải, lạm phát nhập khẩu không đáng kể.

Thị trường tài chính ổn định

Trên thị trường tài chính, nhìn chung lãi suất huy động, cho vay có xu hướng giảm ở tất cả các kỳ hạn. Đến cuối năm 2013, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ 0,5-2,5%/năm và trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006. Lãi suất cho vay ngắn hạn trung bình vào đầu năm khoảng hơn 13% thì đến cuối năm giảm xuống còn 10%, lãi suất cho vay trung và dài hạn cũng giảm từ mức 16% xuống còn 12%.

Tăng trưởng tín dụng phục hồi hơn so với năm 2012 nhưng vẫn ở mức thấp. Tính đến cuối năm, tăng trưởng tín dụng đạt mức 12,51%, cao hơn so với mức tăng 8,85% năm 2012.

Tỷ giá VND/USD trên thị trường chính thức và thị trường tự do năm 2013 có diễn biến tương đối ổn định do nguồn cung USD dồi dào và lạm phát ổn định. Tính đến cuối năm 2013, tỷ giá trung bình của 23 ngân hàng thương mại (NHTM) ở mức 21.084 VND/USD, chỉ tăng 1,27% so với với thời điểm cuối năm 2012.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đồ thị 3: Tốc độ tăng CPI (% tăng so với cùng kỳ năm trước)

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 21

Thị trường chứng khoán khởi sắc hơn. Tính đến cuối năm, chỉ số Vn Index đạt 504,63 điểm, tăng 90,9 điểm so với cuối năm 2012, tương ứng mức tăng 23%. Quy mô giao dịch trên toàn thị trường năm 2013 bằng 108,4% so với năm 2012. Mức vốn hoá toàn thị trường đạt xấp xỉ 27,1% GDP.

Triển vọng năm 2014

Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp sẽ có tác động tích cực lẫn tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam. Việc Mỹ điều chỉnh giảm quy mô của gói kích thích QE3 là một tín hiệu cho thấy kinh tế Mỹ phục hồi, có thể ảnh hưởng tích cực đến kinh tế Việt Nam trong dài hạn vì Mỹ là đối tác xuất siêu chủ yếu của Việt Nam. Chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản làm đồng Yên giảm giá so với nhiều đồng tiền chủ chốt cũng như đồng Việt Nam, điều này sẽ khiến các khoản nợ công của Việt Nam bằng đồng Yên giảm. Tuy nhiên, xu hướng đảo chiều trên thị trường tài chính quốc tế có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Thương mại toàn cầu tăng trưởng ở mức thấp cũng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, qua đó gây ra rủi ro đối với cán cân thanh toán và tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Về cơ bản, triển vọng kinh tế Việt Nam 2014 được đánh giá là khả quan hơn, tốc độ tăng trưởng GDP dự báo tăng trưởng ở mức 5,5-6%. Lạm phát được dự báo không có biến động so với năm 2013 do Chính phủ vẫn xác định mục tiêu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, để có thể thoát ra khỏi xu hướng giảm sút tăng trưởng và tận dụng chu kỳ hồi phục, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chính sách như sau:

Thứ nhất, điều hành hiệu quả chính sách tài khóa, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ thu, chi. Không ban hành, điều chỉnh chính sách làm giảm thu và tăng chi ngân sách nhà nước.

Thứ hai, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý;

Thứ ba, tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu đối với các mặt hàng không khuyến khích, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được; khai thác có hiệu quả các cơ hội, ưu đãi trong cam kết quốc tế; đa dạng hóa thị trường và tăng cường giá trị hàng xuất khẩu;

Thứ tư, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh thông qua việc tạo thuận lợi trong tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp, tăng cường xử lý nợ xấu; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; rà soát, sửa đổi bổ sung, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; thực hiện quyết liệt tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu thị trường tài chính và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

22 \ BỘ TÀI CHÍNH

CÔNG TÁC PHÁP CHẾ VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Hoàn thành nhiều đề án, dự án và công bố 237 thủ tục hành chính

Trong năm 2013, song song với việc điều hành chính sách tài khóa nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo đà tăng trưởng kinh tế, Bộ Tài chính đã đặc biệt quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế tài chính, tăng cường quản lý bằng pháp luật trong các lĩnh vực tài chính; đồng thời, đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, kiểm tra văn bản, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Về xây dựng, hoàn thiện pháp luật

Thực hiện các Chương trình xây dựng pháp luật, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội 66/67 đề án (đạt 98,5%). Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 03 dự án Luật, 01 Nghị quyết và cho ý kiến vào 01 dự án Luật [1] (đạt tỷ lệ hoàn thành 100%); Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 27/27 Nghị định, trong đó có 07 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính để hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (đạt 100%); 16/16 Quyết định (đạt 100%); 18/19 Đề án (đạt 94,7%); Bộ Tài chính đã ban hành theo thẩm quyền 221 Thông tư, Thông tư liên tịch.

Các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) tài chính được ban hành đã đáp ứng yêu cầu tiến độ, chất lượng văn bản được nâng cao, góp phần tạo môi trường pháp lý tài chính công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần tích cực cùng với toàn ngành hoàn thành nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2013 và các năm sau.

Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Các văn bản QPPL về thuế, giá, dự trữ quốc gia... được phổ biến, tập huấn cho các đối tượng để nắm vững, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả; các hoạt động hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), văn bản QPPL tài chính được đẩy mạnh trong thời gian thực hiện Ngày Pháp luật tài chính (28/08) và Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11) lần đầu tiên được tổ chức; hoạt động đối thoại doanh nghiệp được duy trì thực hiện hiệu quả; công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tiếp tục được triển khai. Trong năm đã tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2013 về thủ tục hành chính, chính sách thuế và hải quan tại Hà Nội với sự tham gia của

1- Trình Quốc hội thông qua 03 dự án Luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên (thay thế Nghị quyết 928/2010/UBTVQH10 ngày 19/4/2010).

Trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Hải quan (sửa đổi).

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 23

hơn 500 doanh nghiệp phía Bắc; tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của hơn 600 doanh nghiệp phía Nam để giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện văn bản QPPL thuế, hải quan.

Về kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản QPPL

Đã tổ chức kiểm tra 167 Thông tư, Thông tư liên tịch do Bộ Tài chính ban hành, 681 văn bản QPPL do các Bộ, ngành, địa phương ban hành có liên quan đến tài chính; đã kiểm tra thực hiện và theo dõi đánh giá thi hành 04 nhóm văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực dự trữ nhà nước, kế toán, thuế và giám định tư pháp.

Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện và xử lý đối với 18 văn bản có nội dung chưa phù hợp, góp phần khắc phục những sai sót trong quá trình soạn thảo văn bản. Việc kiểm tra thực hiện và theo dõi thi hành pháp luật đã giúp đưa ra những đánh giá về tính tuân thủ của các đối tượng; nắm bắt kịp thời những thông tin vướng mắc trong thực hiện văn bản để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản QPPL, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính.

Về cải cách thủ tục hành chính

Bộ Tài chính đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 5/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch rà soát thủ tục hành chính trọng tâm năm 2012. Trên cơ sở đó, tiếp tục rà soát đối với 05 nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế; 13 nhóm TTHC thuộc lĩnh vực hải quan và một số TTHC trong lĩnh vực chứng khoán, kho bạc nhà nước và đầu tư. Theo đó, đã kiến nghị đơn giản hóa 17 TTHC. Đồng thời tiếp tục tổ chức thực hiện các phương án đơn giản hóa TTHC tại Nghị quyết số 25/NQ-CP và Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.

Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC theo quy định tại Nghị định số 63/2011/NĐ-CP, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã ban hành 10 Quyết định để công bố 237 TTHC, trong đó 109 TTHC mới ban hành, 111 TTHC được sửa đổi, bổ sung và 17 TTHC bị bãi bỏ. Các TTHC luôn được cập nhật kịp thời trên cơ sở dữ liệu quốc gia tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận thực hiện TTHC.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

24 \ BỘ TÀI CHÍNH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2013

Phấn đấu quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ

Kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013

Về thu ngân sách nhà nước

Trong năm 2013, tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn. Nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo điều hành chính sách thu ngân sách nhà nước (NSNN) theo hướng giảm và gia hạn thời gian nộp đối với một số sắc thuế và khoản thu ngân sách... với tổng số tiền là 14.210 tỷ đồng.

Để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép thu vào ngân sách nhà nước đối với một số khoản thu đặc thù, như: thu NSNN đối với cổ tức được chia năm 2013 cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước do Bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, với tổng số thu ước đạt 29.100 tỷ đồng. Thu 75% tiền khí lãi nước chủ nhà được chia và tiền đọc, sử dụng tài liệu dầu khí năm 2013 khoảng 3.740 tỷ đồng.

Với các giải pháp phấn đấu quyết liệt, cộng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp,..., kết quả thu NSNN cả năm đạt 822 nghìn tỷ đồng, vượt 0,7% so với dự toán. Thu nội địa vượt 3,3% so với dự toán, chủ yếu do số thu tiền sử dụng đất tăng [2] và thực hiện thu vào ngân sách các khoản thu đặc thù đã được Quốc hội cho phép. Thu từ dầu thô vượt 21,7% so với dự toán, chủ yếu nhờ yếu tố giá dầu tăng [3]. Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm 6,8% so dự toán, chủ yếu do kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế đạt thấp, một số mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao kim ngạch giảm; cộng với việc tăng chi hoàn thuế giá trị gia tăng [4] so với dự toán, dẫn đến thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh, chỉ đạt 129.881 tỷ đồng.

Về chi ngân sách nhà nước

Chủ động lường trước những khó khăn của tình hình kinh tế tác động không thuận đến số thu ngân sách, việc điều hành chi NSNN được thực hiện theo hướng chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả, trong đó:

2- Thu tiền sử dụng đất cả năm đạt 46,39 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với dự toán.3- Giá dầu thanh toán bình quân cả năm đạt 113 USD/thùng, tăng 23 USD/thùng so với dự toán.4- Dự toán hoàn thuế GTGT là 71 nghìn tỷ đồng, thực hiện là 91,5 nghìn tỷ đồng.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 25

Rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi thường xuyên; thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại của 7 tháng cuối năm 2013, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết.

Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN và trái phiếu Chính phủ; tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư phát triển, tăng cường công tác quản lý nhằm giảm tối đa nợ đọng XDCB.

Chỉ sử dụng 50% nguồn dự phòng để xử lý những nhiệm vụ cấp bách, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, không ban hành các cơ chế, chính sách có tác động đến tăng chi NSNN mà chưa bố trí được nguồn.

Kết quả chi cân đối NSNN thực hiện cả năm đạt 1.017,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so với dự toán, đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bổ sung kinh phí đảm bảo quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết khác.

Bội chi NSNN và nợ công

Bội chi NSNN năm 2013 là 5,45% GDP (195.500 tỷ đồng), cao hơn mức bội chi dự toán 0,65% GDP. Tính đến ngày 31/12/2013, dư nợ công bằng 54,1% GDP, dư nợ Chính phủ bằng 42,2% GDP, dư nợ nước ngoài bằng 37,2% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Đánh giá chung, trong điều kiện phát sinh nhiều khó khăn và thách thức, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, cùng với sự nỗ lực của các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, hoạt động tài chính - NSNN năm 2013 đã bám sát mục tiêu đề ra: điều hành thu - chi ngân sách chặt chẽ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Tình hình triển khai thực hiện dự toán NSNN năm 2014

Kết quả thu chi NSNN 6 tháng đầu năm đạt khá, cao hơn so với cùng kỳ năm 2012 và 2013. Tổng thu NSNN 6 tháng đạt 52,8% dự toán, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước [5]; trong đó thu nội địa đạt 52,1% dự toán, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước; thu dầu thô đạt 63,9% dự toán, bằng 97,7% so với cùng kỳ năm trước, nhờ giá dầu thô tăng cao [6]; thu cân đối từ hoạt động XNK ước đạt 50% dự toán, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ kim ngạch XNK tăng khá. Tổng chi NSNN 6 tháng đạt 48,9% dự toán, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó chi đầu tư phát triển bằng 47,7% dự toán, bằng 99,8% so với cùng kỳ; chi thường xuyên bằng 50,3% dự toán, tăng 10,4% so với cùng kỳ.

Trong những tháng cuối năm 2014, việc điều hành chính sách tài khóa tiếp tục được thực hiện theo hướng chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, hiệu quả; quản lý chặt chẽ nguồn thu, tăng cường chống thất thu và xử lý nợ đọng, quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2014; đồng thời điều hành ngân sách đảm bảo nguồn chi cho các nhiệm vụ quan trọng, trong đó ưu tiên cho các nhiệm vụ an ninh quốc phòng, chi đảm bảo chế độ, chính sách cho con người, tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

5- Cùng kỳ năm 2012 đạt 46,7% dự toán, giảm 1,7%; cùng kỳ năm 2013 đạt 43,7% dự toán, tăng 4,5%6- Giá dầu thanh toán bình quân 6 tháng đạt 112 USD/thùng, tăng 14 USD/thùng so với dự toán.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

26 \ BỘ TÀI CHÍNH

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ BAN HÀNH NĂM 2013

Trong năm 2013, có 02 Luật thuế được Quốc hội ban hành là: (i) Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); (ii) Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT). Sau đây là những điểm mới về chính sách thuế TNDN và thuế GTGT được quy định tại 2 Luật thuế này.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp

Luật số 32/2013/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014 (trừ một số quy định có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 sớm hơn 6 tháng so với hiệu lực chung của Luật). Những điểm mới chủ yếu của Luật Thuế TNDN là:

Về khái niệm cơ sở thường trú: sửa đổi khái niệm về “cơ sở thường trú” quy định tại Luật hiện hành để phù hợp với các cam kết quốc tế và bảo đảm quyền đánh thuế của Việt Nam.

Về thu nhập chịu thuế: bổ sung quy định về thu nhập chịu thuế đối với chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; chuyển nhượng quyền góp vốn, quyền tham gia dự án đầu tư để bao quát những khoản thu nhập mới phát sinh, đồng thời đưa ra khỏi diện thu nhập khác khoản “hoàn nhập dự phòng” (hạch toán giảm chi phí) để phù hợp với tính chất kinh tế và chuẩn mực kế toán.

Về thu nhập được miễn thuế: bổ sung vào diện thu nhập miễn thuế đối với các trường hợp đặc thù, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đồng bộ với quy định của các pháp luật liên quan.

Ngoài ra, Luật bổ sung quy định miễn thuế TNDN cho các doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV và có số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên, không bao gồm DN hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.

Về xác định thu nhập tính thuế và chuyển lỗ đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản và một số khoản thu nhập mới phát sinh: đồng thời với việc bổ sung vào thu nhập chịu thuế đối với một số khoản thu nhập (nêu tại Điểm 1), tại Khoản 4 và Khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung quy định về xác định thu nhập tính thuế và chuyển lỗ đối với hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) phải xác định riêng để kê khai nộp thuế và được bù trừ lãi, lỗ của các hoạt động này với nhau; sau khi bù trừ mà vẫn bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế. Trường hợp kết thúc kỳ kinh doanh mà vẫn còn lỗ thì được chuyển lỗ vào thu nhập của hoạt động này của năm tiếp theo theo quy định chung.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 27

Về khoản chi được và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

Tại Khoản 5 Điều 1 Luật có quy định: (i) bổ sung quy định về điều kiện được tính vào chi phí được trừ phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; (ii) nâng tỷ lệ khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 10% lên 15% tổng chi phí, đồng thời loại bỏ một số khoản chi không mang tính chất quảng cáo, khuyến mại như chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí ra khỏi diện chi phí khống chế; (iii) bổ sung vào diện khoản tài trợ được tính vào chi phí được trừ đối với khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước đối với các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; (iv) bổ sung quy định về khoản chi đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ mang tính an sinh xã hội là khoản chi được trừ; (v) bổ sung nguyên tắc xác định chi phí hợp lý của một số lĩnh vực đặc thù (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xổ số,...); (vi) bỏ quy định về khoản chi không được trừ đối với phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, hàng hoá do DN tự xây dựng và thông báo với cơ quan thuế.

Về thuế suất

Luật sửa đổi, bổ sung quy định từ 01/01/2014 áp dụng mức thuế suất phổ thông là 22%; DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất phổ thông 20% kể từ 01/7/2013. Từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất phổ thông là 20% (Khoản 6, điều 1) và mức thuế suất ưu đãi 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17% (Khoản 7 Điều 1).

Về ưu đãi thuế

Về đối tượng ưu đãi thuế: đối tượng hưởng ưu đãi thuế là doanh nghiệp và căn cứ áp dụng ưu đãi thuế theo dự án đầu tư của doanh nghiệp. Theo hướng này, phạm vi ưu đãi đối với đầu tư mới sẽ rộng hơn so với Luật hiện hành, do đó sẽ ảnh hưởng tới thu ngân sách, tuy nhiên có ưu điểm là chính sách rõ ràng, thống nhất với quy định của pháp luật về đầu tư.

Về lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi thuế: tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 1 Luật Thuế TNDN năm 2013 bổ sung thêm lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi (ngoài các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi theo quy định của Luật năm 2008).

Về ưu đãi đối với lĩnh vực xã hội hoá: lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường, DN được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trên phần thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hoá.

Bổ sung quy định ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng (ĐTMR)

Luật sửa đổi, bổ sung năm 2013 (Khoản 8, Điều 1) đã bổ sung quy định miễn thuế, giảm thuế đối với ĐTMR, trong đó quy định rõ phạm vi ưu đãi, mức ưu đãi, tiêu chí ĐTMR để được ưu đãi thuế. Đồng thời quy định rõ DN ĐTMR vào lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo Luật này mà đáp ứng một trong ba tiêu chí do Luật quy định thì phần thu nhập tăng thêm do ĐTMR được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế theo diện ĐTMR.

Trường hợp DN ĐTMR vào lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí nêu trên thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

28 \ BỘ TÀI CHÍNH

Bổ sung quy định dẫn chiếu về mức trích tối thiểu quỹ phát triển khoa học và công nghệ đối với DN Nhà nước

Để thực hiện chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 20/NQ-TW, tại Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung đã quy định dẫn chiếu về việc DN Nhà nước ngoài việc thực hiện trích quỹ theo quy định của Luật này còn phải đảm bảo tỷ lệ trích quỹ tối thiểu theo quy định tại Luật Khoa học và công nghệ.

Quy định cụ thể một số khoản thu nhập không được ưu đãi thuế và nguyên tắc ưu đãi thuế:

Về quy định những trường hợp không thuộc diện hưởng ưu đãi thuế TNDN như diện DN thực hiện dự án đầu tư mới: Luật sửa đổi, bổ sung (Khoản 12 Điều 1) đã bổ sung quy định không áp dụng ưu đãi thuế theo diện dự án đầu tư mới đối với trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức DN, chuyển đổi sở hữu…, đồng thời giao Chính phủ quy định các trường hợp dự án đầu tư mới của DN nhưng không được ưu đãi thuế.

Về quy định cụ thể một số khoản thu nhập không được ưu đãi thuế: Luật sửa đổi, bổ sung (Khoản 12 Điều 1) đã quy định rõ các khoản thu nhập khác không được hưởng ưu đãi thuế. Theo đó, các khoản thu nhập không liệt kê tại Khoản này mà có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh được ưu đãi thuế của doanh nghiệp thì được tính chung vào thu nhập từ sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế.

Về nguyên tắc ưu đãi thuế: Luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung quy định trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế trên tổng doanh thu của doanh nghiệp; đồng thời bổ sung quy định rõ trường hợp trong cùng một thời gian, nếu DN được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì DN được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất.

Về hiệu lực thi hành: Luật có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014. Riêng hai chính sách ưu đãi thuế sau đây được áp dụng kể từ ngày 01/7/2013 (sớm hơn 6 tháng so với hiệu lực chung của Luật) là: (i) quy định doanh nghiệp có doanh thu năm quy mô nhỏ và vừa áp dụng thuế suất 20%; (ii) quy định áp dụng thuế suất 10% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội.

Về thuế giá trị gia tăng

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.

Luật sửa đổi, bổ sung đã thực hiện một số nội dung cải cách theo Chiến lược nhằm tháo gỡ những bất cập phát sinh trong thực tế, tạo bước đột phá trong cải cách hành chính nhằm đơn giản hoá về thủ tục, từ đó giảm thời gian và tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế đồng thời hỗ trợ cho nhóm đối tượng xã hội, một số điểm mới của Luật Thuế GTGT là:

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 29

Về đối tượng không chịu thuế

Bổ sung đối tượng không chịu thuế gồm bảo hiểm về con người cho phù hợp Luật Kinh doanh bảo hiểm; bổ sung bảo hiểm cho ngư dân nhằm khuyến khích bám biển; bổ sung làm rõ dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng, bán nợ, kinh doanh ngoại tệ không chịu thuế GTGT;

Chuyển vệ sinh công cộng sang đối tượng áp dụng thuế suất 10% để đảm bảo tính liên hoàn về thuế GTGT và doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào;

Quy định mức doanh thu để xác định hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế của hộ, cá nhân kinh doanh là từ 100 triệu đồng/năm trở xuống, tương đương với hơn 8 triệu đồng/tháng không phân biệt ngành nghề, địa bàn.

Về giá tính thuế: Bổ sung quy định giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm cả thuế bảo vệ môi trường để phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế về giá tính thuế GTGT là giá bán cuối cùng chưa có thuế GTGT.

Về thuế suất thuế GTGT: áp dụng thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội; sửa đổi bổ sung quy định: nguyên tắc xác định hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, tiêu dùng trong khu phi thuế quan và hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

Về ngưỡng đăng ký nộp thuế GTGT và phương pháp tính thuế: về cơ chế ngưỡng và phương pháp tính thuế, Luật quy định ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng/năm trở lên đối với doanh nghiệp để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT; đồng thời quy định doanh nghiệp có doanh thu dưới ngưỡng và hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu. Theo đó, doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ không phải thực hiện các thủ tục, hồ sơ kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đơn giản hoá công tác kế toán thuế, giảm thời gian và chi phí tuân thủ.

Về hoàn thuế GTGT

Sửa đổi, nâng quy định mức tiền thuế GTGT đầu vào tối thiểu để được hoàn thuế đối với đầu tư và xuất khẩu từ 200 lên 300 triệu đồng cho phù hợp thực tế, đơn giản và tiết kiệm chi phí cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

Bổ sung quy định việc hoàn thuế đối với hàng hoá mang theo khi xuất cảnh của người mang hộ chiếu nước ngoài để khuyến khích khách du lịch người nước ngoài mua hàng tại Việt Nam khi xuất cảnh.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

30 \ BỘ TÀI CHÍNH

CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ NỘI ĐỊAĐẩy mạnh các biện pháp tuân thủ pháp luật về thuế

Tình hình thực hiện công tác quản lý thu thuế nội địa năm 2013

Kế thừa và rút kinh nghiệm từ bài học của các năm trước, cơ quan thuế các cấp đã đồng loạt triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tăng cường chống thất thu thuế, thu hồi nợ đọng và khai thác tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, cụ thể là:

(1) Giao chỉ tiêu phấn đấu thu nội địa cho 63 cục thuế nhằm tạo động lực ngay từ đầu năm toàn ngành quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013. Trên cơ sở nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013, cơ quan thuế các cấp đã giao chỉ tiêu phấn đấu theo từng quý làm căn cứ để thực hiện tốt tiến độ thu từng tháng, từng quý trên địa bàn và phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành tài chính ngân sách của lãnh đạo Bộ, Chính phủ.

(2) Nghiên cứu, tham mưu trình Bộ, Chính phủ có các văn bản đề nghị các Bộ, ngành ở Trung ương và cấp uỷ, chính quyền địa phương đẩy mạnh sự quan tâm, phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013. Điều này đã tạo ra sự đồng lòng, ủng hộ và vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ huy động nguồn lực phục vụ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

(3) Thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu nộp ngân sách của Tổng cục Thuế, trực tiếp đồng chí Tổng cục trưởng là Trưởng ban, các đồng chí Phó Tổng cục trưởng là Phó Trưởng ban để chỉ đạo công tác thu ngân sách tại cơ quan thuế các cấp. Tổ chức các đoàn công tác làm việc với các địa phương có số thu lớn; triển khai 15 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các tập đoàn, tổng công ty để rà soát từng khoản thu và đôn đốc thu nộp đầy đủ, kịp thời số thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước.

(4) Thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Tính đến tháng 12/2013, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện gia hạn, miễn giảm thuế cho 231.457 lượt người nộp thuế với số tiền là 11.639,5 tỷ đồng. Ước tính cả năm con số miễn, giảm, giãn là khoảng 14.210 tỷ đồng.

(5)Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, phổ biến kịp thời các chính sách thuế mới trên các phương tiện thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương. Trong năm 2013, Tổng cục Thuế tiếp tục tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp Hàn Quốc, EU và các doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Báo điện tử Vietnamnet xây dựng Bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam năm 2013. Cơ quan thuế các cấp tiếp tục nhân rộng sáng kiến “Tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế”, đồng thời tổ chức khoảng 800 cuộc đối thoại với khoảng 103.600 lượt người nộp thuế tham dự, đã thực hiện hỗ trợ tại trụ sở cơ quan thuế cho

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 31

khoảng 300.000 lượt người nộp thuế, hỗ trợ qua điện thoại cho khoảng 250.000 lượt người nộp thuế và hỗ trợ khoảng 25.000 lượt văn bản; đã tổ chức khoảng 1.000 buổi tập huấn chính sách thuế mới cho người nộp thuế mới.

(6) Chú trọng thực hiện các biện pháp quản lý kê khai và kế toán thuế, tiếp tục duy trì có chất lượng báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu quản lý thuế (báo cáo sức khoẻ doanh nghiệp). Thực hiện kiểm kê, rà soát mã số thuế đảm bảo kiểm soát và nắm bắt kịp thời đối tượng nộp thuế để đưa vào diện theo dõi, quản lý thuế. Nâng cao chất lượng công tác kê khai thuế (bình quân có 98% tờ khai nộp đúng hạn) và tổ chức triển khai thành công việc truyền nhận bảng kê chứng từ thu nộp và hoàn trả ngân sách gắn chữ ký số bốn ngành Thuế - Hải quan - Kho bạc - Tài chính trên phạm vi toàn quốc. Hoàn tất việc triển khai dự án kê khai thuế qua mạng tại 63 tỉnh, thành phố với khoảng 296.000 doanh nghiệp tham gia, tổng số tờ khai thuế đã tiếp nhận và xử lý là 7,7 triệu tờ. Tiếp tục đẩy mạnh việc thu thuế qua hệ thống các ngân hàng thương mại, qua đó đã thực hiện thu nộp đối với 60% doanh nghiệp với số tiền thu được đạt gần 80% trong tổng thu NSNN. Đặc biệt, Tổng cục Thuế đã phối hợp với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lần đầu tiên triển khai thí điểm phương thức nộp thuế điện tử, thực hiện nâng cao một bước cải cách, hiện đại hoá công nghệ quản lý thuế.

(7) Tích cực triển khai nhiều biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Cơ quan thuế đã giao chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2013 đến từng bộ phận và gắn trách nhiệm cụ thể cho từng công chức trong công tác quản lý nợ thuế; xây dựng các tiêu chí cụ thể để đôn đốc, thu hồi vào ngân sách đối với từng trường hợp nợ thuế lớn (trên 5 tỷ đồng, trên 1 tỷ và trên 500 triệu đồng). Kết quả là tính đến 31/12/2013, cơ quan thuế đã thu được 55% số nợ thuế tại thời điểm 31/12/2012. Tổng số nợ thuế tính đến ngày 31/12/2013

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

32 \ BỘ TÀI CHÍNH

là 61.173 tỷ đồng, tăng 11.791 tỷ (tương ứng tăng 23,9%) so với thời điểm 31/12/2012, bao gồm: nợ khó thu là 10.541 tỷ đồng; nợ chờ xử lý là 2.869 tỷ đồng; nợ đến 90 ngày là 10.929 tỷ đồng; nợ trên 90 ngày là 36.834 tỷ đồng. Nếu loại trừ nhóm nợ khó thu, nợ chờ xử lý, các khoản nợ liên quan đến Vinashin, Vinaline và các khoản nợ do người nợ thuế đang khiếu nại thì tổng số nợ thuế là 44.263 tỷ đồng, chiếm 8,3% tổng thu ngân sách.

(8) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách nhà nước, chú trọng thanh tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển giá, kinh doanh thương mại điện tử; thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng. Năm 2013, đã thực hiện thanh, kiểm tra đối với 64.669 doanh nghiệp; số tiền thuế truy thu và phạt là 13.621 tỷ đồng (tăng 3% so với năm 2012); giảm khấu trừ 1.164,8 tỷ đồng (tăng 37% so với năm 2012); giảm lỗ 14.864,9 tỷ đồng (bằng 99,8% so với năm 2012); đã đôn đốc thu nộp vào ngân sách 9.635,9 tỷ đồng (chiếm 71% số tiền thuế truy thu và phạt, tăng 26,9% so với năm 2012). Riêng lĩnh vực quản lý chuyển giá, giao dịch liên kết đã thực hiện thanh, kiểm tra đối với 1.965 doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá; số tiền thuế truy thu, phạt, truy hoàn 963,4 tỷ đồng, giảm khấu trừ 132,2 tỷ đồng và giảm lỗ 3.902,3 tỷ đồng; đã quản lý được 3.188 doanh nghiệp thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết; hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá đã từng bước được xây dựng để phục vụ công tác thanh tra giá chuyển nhượng đối với các ngành nghề có rủi ro cao về thuế. Đồng thời, Tổng cục Thuế đã tăng cường phối hợp với cơ quan công an tiến hành điều tra, khởi tố các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận về hoàn thuế giá trị gia tăng; kết quả đã chuyển 67 hồ sơ doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm hình sự đến cơ quan điều tra và đã tiến hành khởi tố 17 doanh nghiệp, bắt giữ 22 đối tượng vi phạm pháp luật về thuế, buôn bán hoá đơn bất hợp pháp.

Với các biện pháp triển khai quyết liệt, thu nội địa năm 2013 vượt 3,3% so với dự toán, chủ yếu do số thu tiền sử dụng đất tăng và thực hiện thu vào ngân sách các khoản thu đặc thù đã được Quốc hội cho phép.

Định hướng công tác quản lý thu thuế nội địa năm 2014

Năm 2014, nhiệm vụ thu ngân sách giao cho cơ quan thuế là 624.200 tỷ đồng (trong đó thu từ dầu thô là 85.200 tỷ đồng, thu nội địa là 539.000 tỷ đồng). Cơ quan thuế các cấp quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt tối thiểu 8% so với dự toán pháp lệnh được giao. Để đạt được mục tiêu này, Tổng cục Thuế đã đề ra các giải pháp như sau:

(1) Trên cơ sở số giao dự toán của hội đồng nhân dân các tỉnh /TP, Tổng cục Thuế tiếp tục rà soát, tính toán và trình Bộ giao nhiệm vụ phấn đấu thu năm 2014 cho các cục thuế đảm bảo tổng thu nội địa vượt ít nhất 8% dự toán pháp lệnh. Đồng thời nâng cao một bước về công tác phân tích, dự báo thu ngân sách, thường xuyên theo dõi diễn biến, nắm chắc các nguồn thu; phân tích cụ thể nguyên nhân tác động làm tăng, giảm nguồn thu theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu.

(2) Về công tác thanh tra, kiểm tra

Giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra cho các cục thuế đảm bảo thanh tra đạt tối thiểu 1,65% và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đạt tối thiểu 13% số lượng doanh nghiệp thuộc diện

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 33

quản lý thuế; phối hợp với cơ quan an ninh điều tra, cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm về kinh tế điều tra, xác minh một số đường dây sử dụng hóa đơn bất hợp pháp; sớm triển khai quy trình thanh tra sửa đổi, hoàn thiện quy trình kiểm tra sửa đổi phù hợp với Luật Thanh tra và Luật Quản lý thuế; chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý rủi ro về thuế, theo đó tập trung xây dựng các phần mềm phân loại đối tượng nộp thuế.

(3) Chỉ đạo các cục thuế công bố công khai thông tin các doanh nghiệp nợ thuế lớn, chây ỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện ban hành 100% thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp. Sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý nợ thuế, ban hành quy trình thay thế quy trình cưỡng chế nợ thuế phù hợp với các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Phấn đấu số nợ đến thời điểm 31/12/2014 không quá 5% so với tổng số thực hiện thu nội địa.

(4) Thường xuyên theo dõi, tổng hợp nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, duy trì báo cáo định kỳ về “sức khỏe doanh nghiệp”. Chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tập trung rà soát, đôn đốc việc kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân. Kiên quyết xử lý doanh nghiệp không nộp, chậm nộp hồ sơ khai thuế. Phấn đấu hết năm 2014, hơn 90% doanh nghiệp thực hiện nộp tờ khai thuế điện tử. Mở rộng triển khai nộp thuế qua hệ thống ngân hàng, triển khai rộng rãi hình thức nộp thuế điện tử. Tự động hoá quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, góp phần giảm thiểu chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và cơ quan thuế, tập trung số thu nộp kịp thời vào ngân sách.

(5) Coi thông tin, tuyên truyền, giải thích chính sách, định hướng dư luận là giải pháp quan trọng trong tổ chức thực hiện, đưa chính sách vào cuộc sống. Tổ chức đối thoại thường xuyên với người nộp thuế theo quy chế đã ban hành và cần nhân rộng mô hình tổ chức các “Tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế”.

(6) Triển khai rộng rãi dịch vụ đối chiếu chéo bảng kê hoá đơn trong toàn hệ thống. Hoàn thành đề án cấp mã chống giả hoá đơn; quản lý chặt chẽ việc in, sử dụng hoá đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ; cơ quan thuế thực hiện bán hóa đơn cho các doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế hoặc có hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn; nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hóa đơn.

(7) Nâng cao một bước về công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, trong đó tập trung vào thực hiện chức năng điều phối, hướng dẫn, hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh công tác hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp lớn; tăng cường đối thoại để kịp thời nắm bắt tồn tại, vướng mắc về cơ chế chính sách và quản lý thuế của doanh nghiệp lớn; xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn.

(8) Tập trung chỉ đạo cơ quan thuế các cấp triển khai có hiệu quả Kế hoạch cải cách hệ thống thuế năm 2014 theo Quyết định số 99/QĐ-TCT ngày 11/02/2014 và Thông báo số 39/TB-TCT ngày 18/02/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

34 \ BỘ TÀI CHÍNH

HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TỪ HOẠT ĐỘNG NÀYCân bằng cán cân thương mại

và tăng cường biện pháp chống thất thu

Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2013

Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2013 đã đạt được những chỉ tiêu quan trọng. Nổi bật nhất là: kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu năm 2013 đều đạt mức tăng trưởng trên 2 con số; cán cân thương mại hàng hóa khá cân bằng (xuất siêu rất nhỏ) hiếm có từ trước đến nay, đánh dấu năm thứ hai liên tục Việt Nam xuất siêu. Cụ thể: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong năm 2013 đạt 264.065,5 triệu USD, tăng 15,7% so với năm 2012; trong đó: xuất khẩu đạt 132.032,9 triệu USD, tăng 15,3% và nhập khẩu đạt 132.032,6 triệu USD, tăng 16% .

Đồ thị 4: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn đoạn 2003-2013 và ước tính năm 2014

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu hàng hóa trong năm 2013 đối mặt với nhiều khó khăn khi giá và lượng nhiều nhóm hàng xuất khẩu giảm như: nhóm hàng nông sản (cà phê, gạo, sắn và sản phẩm của sắn…); nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản (than đá, dầu thô và xăng dầu). Tuy nhiên, xuất khẩu cả nước vẫn tăng 15,3% (tương đương tăng 17,5 tỷ USD) so với năm 2012, nhờ vào

-30

-10

10

30

50

70

90

110

130

150

170

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

(Dự báo)

Tỷ USD

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân thương mại

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 35

tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của nhóm hàng công nghiệp chế biến, cụ thể là: điện thoại, máy vi tính; sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 11,3 tỷ USD), hàng dệt may (tăng 2,86 tỷ USD), hàng giày dép (1,15 tỷ USD)...

Đồ thị 5: 10 nhóm hàng có kim nglớn nhất của Việt Nam năm 2013

Dầu thô

5%

Thủy sản

5%

Máy

móc, thiết

bị, dụng cụ phụ tùng

khác

5%

Gỗ & SP gỗ4%

Phư�ng tiện

vận tải &

phụ tùng4%

Gạo

2%

Hàng hóa

khác

31%

: 10 có kim ngạch xuất khẩu ăm 2013

Đồ thị 6: 10 nhóm hàng có kim lớn nhất của Việt Nam

Điện thoại

các loại &

linh kiện16% Hàng

dệt, may

14%

Máy vi

tính, sản

phẩm điện tử và linh

kiện

8%

Giày dép

6%

Sắt thép

5%Chất dẻo

nguyên liệu

4%

Nguyên phụ

liệu dệt, may,

da giày3%

Thức ăn gia

súc &

nguyên liệu2%

Hóa chất

2%

Hàng hóa

khác

38%

ng có kim ngạch nhập khẩu ớ ất của Việt Nam năm 2013

Máy

móc, thiết

bị, dụng cụ, phụ tùng

khác

14%

Máy vi

tính, Sp điện

tử & linh kiện

14%

Vải

7%

Điện thoại

các loại &

linh kiện6%

Xăng dầu

5%

Sắt thép

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nhập khẩu hàng hóa trong năm 2013 đã có sự phục hồi tốt với mức tăng kim ngạch là 16%, nhỉnh hơn mức tăng của xuất khẩu và cao hơn 9,5 điểm phần trăm so với năm trước. Kết quả này đã phản ánh phần nào sự phục hồi và phát triển của một số ngành hàng, nhóm hàng của sản xuất và tiêu dùng trong nước. Xét về số tuyệt đối, kim ngạch nhập khẩu tăng tới 18,25 tỷ USD, cao gấp 2,6 lần so với mức tăng hơn 7 tỷ USD của năm 2012.

Trong năm 2013, Việt Nam có trao đổi hàng hóa với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của xuất khẩu tăng từ 25 thị trường năm 2012 lên 27 thị trường năm 2013 và nhập khẩu tăng từ 13 thị trường lên 17 thị trường. Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của các thị trường trên 1 tỷ USD chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu và 88% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2013 với tổng trị giá là 24,33 tỷ USD, tăng mạnh tới 19,8% và chiếm 18,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường lớn thứ 2 là Hoa Kỳ cũng đạt tốc độ tăng khá cao là 21,4%, với trị giá là 23,87 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trị giá nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2013 từ Trung Quốc tăng 28,4%, đạt 36,95 tỷ USD, chiếm 28% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

36 \ BỘ TÀI CHÍNH

Bảng 2. Một số chỉ tiêu về xuất nhập khẩu năm 2013

Thị trường

Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất nhập khẩu

Trị giá (Tỷ

USD)

So với 2012 (%)

Tỷ trọng (%)

Trị giá (Tỷ

USD)

So với 2012 (%)

Tỷ trọng (%)

Trị giá (Tỷ

USD)

So với 2012 (%)

Tỷ trọng (%)

Châu Á 68,57 11,5 51,9 108,20 17,8 81,9 176,77 15,3 66,9

- ASEAN 18,47 4,4 14,0 21,64 2,7 16,4 40,10 3,5 15,2

- Trung Quốc 13,26 7,0 10,0 36,95 28,4 28,0 50,21 22,0 19,0

- Nhật Bản 13,65 4,5 10,3 11,61 0,1 8,8 25,26 2,4 9,6

- Hàn Quốc 6,63 18,8 5,0 20,70 33,2 15,7 27,33 29,4 10,3

Châu Mỹ 28,85 22,4 21,8 8,98 10,6 6,8 37,84 19,4 14,3

- Hoa Kỳ 23,87 21,4 18,1 5,23 8,4 4,0 29,10 18,8 11,0

Châu Âu 28,11 19,2 21,3 11,43 7,9 8,7 39,55 15,7 15,0

- EU 24,33 19,8 18,4 9,45 7,5 7,2 33,78 16,1 12,8

Châu Phi 2,87 16,0 2,2 1,42 37,7 1,1 4,29 22,4 1,6

Châu Đại Dương 3,73 9,9 2,8 2,09 -5,3 1,6 5,82 3,9 2,2

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại

Năm 2013, công tác chống buôn lậu đã đạt được những kết quả đáng kể, có tính tập trung, thống nhất cao, kịp thời cảnh báo các hiện tượng, phương thức thủ đoạn nổi cộm. Hải quan Việt Nam đã tăng cường đấu tranh, ngăn chặn các vụ việc vi phạm, mặt hàng, địa bàn trọng điểm góp phần tích cực đảm bảo an ninh quốc gia, chống thất thu ngân sách nhà nước. Cụ thể:

(1) Tổ chức Hội nghị về công tác chống buôn lậu nhằm quán triệt chủ trương, định hướng nhiệm vụ trọng tâm, triển khai Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng hải quan chuyên trách chống buôn lậu đến năm 2020;

(2) Tổ chức thành công nhiều hoạt động ngoại giao về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quan;

(3) Triển khai nhiều chuyên đề, kế hoạch, xác lập chuyên án đấu tranh có quy mô lớn, liên tỉnh như: chống buôn lậu rượu ngoại; chống buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu qua biên giới; tăng cường kiểm soát hoạt động xuất khẩu, vận chuyển trái phép khoáng sản ra nước ngoài; kiểm soát, xử lý đối với hàng hóa nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan tại cảng Hải Phòng, Quảng Ninh; chuyên đề xe ôtô tạm nhập tái xuất tại Hải phòng, Quảng Ninh; chuyên đề xe ôtô Việt kiều hồi hương;...

(4) Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác nghiệp vụ như: thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, công tác thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, công tác thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, công tác quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 37

(5) Với những nỗ lực của toàn ngành, trong năm 2013, đã phát hiện, bắt giữ được 22.012 vụ việc vi phạm (trong đó có 677 vụ việc liên quan đến ma túy), trị giá hàng hoá vi phạm ước tính trên 565,426 tỷ đồng (số vụ vi phạm giảm 9,2%, trị giá tăng 9,36% so với năm 2012). Số đã xử lý, thu nộp ngân sách đạt 148,827 tỷ đồng; cơ quan hải quan ra quyết định khởi tố 30 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 47 vụ.

Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu

Quản lý thu NSNN từ hoạt động XNK năm 2013

Năm 2013, Tổng cục Hải quan được giao nhiệm vụ thu NSNN là 237.500 tỷ đồng (tăng 20% so với số thực thu năm 2012).

Ngay từ đầu năm, Tổng cục Hải quan đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp: tập trung nguồn lực tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Thực hiện các biện pháp quản lý thu, chống thất thu NSNN như: chống thất thu về giá, phân loại hàng hóa xác định mức thuế, C/O; tăng cường kiểm soát giá nhập khẩu đã được xác định tại cơ sở dữ liệu giá, tăng cường kiểm tra giá mặt hàng xuất khẩu; tăng cường kiểm tra sau thông quan, đôn đốc thu nợ thuế; thực hiện nghiêm túc các kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ; khẩn trương xử lý dứt điểm các vi phạm, tồn tại trong lĩnh vực thuế, truy thu đầy đủ, kịp thời vào NSNN đối với số tiền đã được cơ quan kiểm toán, thanh tra phát hiện, kiến nghị...

Kết quả, tính đến ngày 31/12/2013, số thu của Tổng cục Hải quan đạt 221.381 tỷ đồng [7], bằng 93,2% dự toán, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2012.

Nguyên nhân:

(1) Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa năm 2013 đều tăng so với năm 2012 [8]. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu có thuế đạt 9,37 tỷ USD, giảm 11,8% so với năm 2012; kim ngạch nhập khẩu có thuế đạt 65,87 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2012.

(2) Do điều chỉnh tăng thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu: từ ngày 18/4/2013 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 43/2013/TT-BTC về việc tăng thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu thêm 2% (xăng 14%, DO 10%, FO, dầu hỏa 12%); Thông tư 47/2013/TT-BTC ngày 26/4/2013 tăng xăng lên 16%, DO 12%, FO, dầu hỏa 14%; Thông tư 58/2013/TT-BTC ngày 8/5/2013 tăng thuế suất thuế nhập khẩu xăng lên 19%, DO 14%, FO 15%, dầu hỏa 16%; đến Thông tư 70/2013/TT-BTC ngày 22/5/2013 về việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu xăng xuống 18%.

(3) Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/7/2013, theo đó hàng kinh doanh phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, trường hợp được các tổ chức tín dụng bảo lãnh thì phải trả tiền chậm nộp thuế, nên năm 2013 có 10.250 tỷ đồng của các tờ khai chuyển từ năm 2012 chuyển thu năm 2013.

(4) Thu hồi nợ thuế của các tờ khai phát sinh trước ngày 1/1/2013 là 1.807 tỷ đồng: Nợ thuế chuyên thu đến 31/12/2013 khoảng 6.101,59 [9] tỷ đồng, giảm khoảng 838,28 tỷ đồng

7- Số liệu do KBNN chốt ngày 31/1/2014 cung cấp.8- Chi tiết xem tại Phần I ở trên.9- Số liệu khai thác trên hệ thống KT559.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

38 \ BỘ TÀI CHÍNH

(giảm khoảng 12,08%) so với 30/6/2013 (thời điểm thực hiện Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung). Tỷ trọng nợ thuế chuyên thu so với số thu NSNN từ hoạt động XNK đến 31/12/2013 là 2,75%, giảm so với 30/6/2013 (3,18%) và giảm so với 31/12/2012 (2,94%).

Định hướng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước năm 2014

Năm 2014, Tổng cục Hải quan được giao nhiệm vụ thu NSNN là 224.000 tỷ đồng (tăng 9,33% so với số thực thu năm 2013). Ngay từ đầu năm, Tổng cục Hải quan đã đề ra các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2014, cụ thể:

(1) Chỉ đạo các cục hải quan địa phương triển khai thực hiện thu đạt và vượt kế hoạch thu ngân sách năm 2014; theo dõi, quản lý sát tình hình thu nộp NSNN, xử lý kịp thời vướng mắc về chế độ chính sách thuế ảnh hưởng tới quản lý thu nộp NSNN; đưa ra các giải pháp chống thất thu, tăng thu NSNN.

(2) Theo dõi, phân tích kết quả thu đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả, chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố tổ chức rà soát toàn bộ nguồn thu, phát hiện kịp thời các địa bàn, lĩnh vực, mặt hàng, loại hình kinh doanh còn thất thu để có biện pháp quản lý thu phù hợp.

(3) Đẩy mạnh công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu, qua công tác tham vấn giá, xác định trị giá, xác định mã số tính thuế; kiểm tra sau thông quan; tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành để ngăn ngừa, kiểm tra, phát hiện các hành vi gian lận thương mại qua xuất xứ hàng hóa, xác định trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng có dấu hiệu kim ngạch bất thường, thuế suất cao.

(4) Tiếp tục triển khai, mở rộng kết nối với các ngân hàng thương mại để tạo thuận lợi tối đa cho việc thu và nộp thuế, hoàn thiện triển khai mở rộng cổng thanh toán điện tử, nâng cấp hệ thống sử dụng bảng kê điện từ có gắn chữ ký số, nâng cấp hệ thống trao đổi thông tin với ngân hàng thương mại, kho bạc nhà nước.

(5) Đẩy mạnh công tác thu nợ: triển khai xây dựng kế hoạch thu hồi nợ thuế, phấn đấu năm 2014 thu hồi khoảng 2.000 tỷ đồng tiền nợ thuế.

(6) Xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro, đảm bảo thông tin quản lý rủi ro có hiệu quả đối với từng khâu nghiệp vụ; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế.

(7) Tăng cường kiểm soát hải quan, phòng chống buôn lậu; thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá, các chất ma tuý qua biên giới trong điều kiện môi trường thông quan điện tử.

(8) Tăng cường kiểm tra các trường hợp miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế.

(9) Thực hiện kiểm soát chặt chẽ hồ sơ, giám sát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu, kịp thời ngăn chặn hành vi xuất khống hàng hóa nhằm mục đích chiếm đoạt tiền thuế GTGT thông qua khấu trừ, hoàn thuế.

(10) Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ hàng tạm nhập - tái xuất, hàng gia công, nhập sản xuất xuất khẩu...

(11) Tổ chức thực hiện nghiêm chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra.

(12) Phối hợp với Vụ Chính sách thuế, xây dựng Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập ưu đãi năm 2014.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 39

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NĂM 2013Kênh huy động vốn tích cực

Năm 2013, thị trường trái phiếu đã có bước phát triển tích cực trên cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, tiếp tục là một kênh huy động vốn quan trọng trong điều hành ngân sách, đặc biệt trong bối cảnh thu ngân sách khó khăn.

Tình hình thị trường năm 2013Năm 2013, tổng khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP), trái phiếu được Chính

phủ bảo lãnh (TPCP bảo lãnh), trái phiếu chính quyền địa phương (TP CQĐP) và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt mức kỷ lục là 271.335 tỷ đồng, tương đương 7,57% GDP. Dư nợ thị trường trái phiếu tại thời điểm 31/12/2013 đạt 701.873 tỷ đồng, tương đương 19,6% GDP.

Trái phiếu Chính phủ Thị trường sơ cấp: Trong năm 2013, KBNN đã huy động được 181.093 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm

và tăng 28,1% so với năm 2012. Kỳ hạn phát hành bình quân là 3,21 năm. Lãi suất phát hành giảm từ 25-170 điểm so với thời điểm cuối năm 2012 đối với các kỳ hạn. Dư nợ TPCP đến cuối năm 2013 là 415.958 tỷ đồng (bằng 11,6% GDP năm 2013), kỳ hạn còn lại bình quân của năm 2013 là 2,38 năm.

Thị trường thứ cấp: Khối lượng giao dịch TPCP tăng, bình quân là 1.390 tỷ đồng/ngày; mặt bằng lãi suất giảm từ 120-180 điểm so với năm 2012.

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnhThị trường sơ cấp: trong năm 2013, chỉ có hai ngân hàng chính sách thực hiện phát hành

TPCP bảo lãnh, trong đó Ngân hàng Phát triển (NHPT) huy động được 40.000 tỷ đồng (bằng 100% hạn mức bảo lãnh năm 2013); và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huy động được 7.380 tỷ đồng (bằng 40,8% hạn mức bảo lãnh năm 2013). Kỳ hạn phát hành trái phiếu bình quân trong năm 2013 là 2,83 năm đối với NHPT và 2,99 năm đối với NHCSXH. So với thời điểm cuối năm 2012, lãi suất phát hành của NHPT giảm từ 20-112 điểm, của NHCSXH giảm từ 5-148 điểm đối với các kỳ hạn. Kỳ hạn còn lại bình quân của danh mục trái phiếu NHPT là 3,08 năm, của danh mục trái phiếu NHCSXH là 1,93 năm trong năm 2013. Dư nợ TPCP bảo lãnh đến cuối năm 2013 là 171.178 tỷ đồng (bằng 4,78% GDP).

Thị trường thứ cấp: khối lượng giao dịch TPCP bảo lãnh tăng, bình quân là 220 tỷ đồng/ngày. Mặt bằng lãi suất giảm từ 120-180 điểm so với năm 2012.

Trái phiếu Chính quyền địa phươngTrong năm 2013, tổng khối lượng phát hành TP CQĐP đạt 8.450 tỷ đồng với 8 đợt phát

hành. Lãi suất phát hành đối với kỳ hạn 3 và 5 năm có độ trội từ 0,85% đến 1,14% so với mức lãi suất TPCP cùng kỳ hạn, riêng kỳ hạn 10 năm có độ trội là 0,40%. Tính đến 31/12/2013, dư nợ TP CQĐP đạt 17.019 tỷ đồng, (tương đương khoảng 0,47% GDP).

Trái phiếu doanh nghiệpTrong năm 2013, khối lượng đăng ký phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ là 52.196

tỷ đồng; khối lượng phát hành thực tế là 34.412 tỷ đồng (66% khối lượng đăng ký). Kỳ hạn phát hành còn tập trung vào kỳ hạn dưới 3 năm, chiếm đến 56% khối lượng phát hành, kỳ hạn từ 3 đến 5 năm chiếm 33% và kỳ hạn trên 5 năm chiếm 12%. Tính đến cuối năm 2013, dư nợ TPDN là 97.719 tỷ đồng (bằng 2,72% GDP).

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

40 \ BỘ TÀI CHÍNH

Đánh giá kết quả đạt được và tồn tại hạn chế trong năm 2013 Kết quả đạt được

(1) Việc huy động TPCP và TPCP bảo lãnh đã cơ bản đạt kế hoạch;

(2) Lãi suất phát hành đã được điều hành hợp lý, phù hợp với tình hình thị trường trái phiếu và thị trường tiền tệ;

(3) TPDN bắt đầu phát triển trở lại, nhưng mới ở mức độ cầm chừng, sau một thời gian có rất ít đợt phát hành TPDN.

Tồn tại hạn chế

(1) Hệ thống nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu vẫn chủ yếu tập trung vào ngân hàng thương mại. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài rất ít, chỉ chiếm khoảng 1 - 2% tổng khối lượng trái phiếu. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại có nguồn vốn đầu tư dài hạn hạn chế nên nhu cầu chủ yếu là trái phiếu có kỳ hạn ngắn, bằng hoặc dưới 3 năm.

(2) TP CQĐP vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu huy động vốn của các địa phương.

(3) Thị trường trái phiếu thứ cấp vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến độ tin cậy của các thông tin giao dịch thông báo trên hệ thống, gồm: (i) giao dịch repo chưa được báo cáo đúng bản chất; (ii) cơ chế thanh toán và lưu ký vẫn còn những hạn chế khi ngân hàng nhà nước chưa sẵn sàng thực hiện chức năng thanh toán trái phiếu.

Định hướng và giải pháp điều hành thị trường năm 2014

Yêu cầu huy động vốn trên thị trường trái phiếu rất lớn trong năm 2014, cụ thể đối với TPCP là 232.000 tỷ đồng; đối với TPCP bảo lãnh là 63.000 tỷ đồng; đối với TP CQĐP là 10.000-15.000 tỷ đồng; đối với TPDN là 30.000-35.000 tỷ đồng.

Giải pháp về khung khổ pháp lý(1) Tiếp tục rà soát, đánh giá, xây dựng khung khổ pháp lý về phát hành TPCP, TPCP bảo

lãnh, TP CQĐP và TPDN;

(2) Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về dịch vụ định mức tín nhiệm và xây dựng dự thảo Nghị định về Quỹ hưu trí tự nguyện.

Giải pháp về điều hành thị trườngVề tổ chức phát hành

Về TPCP: Kho bạc Nhà nước thực hiện xây dựng và công khai lịch biểu phát hành; tăng thanh khoản thị trường theo hướng giảm số mã trái phiếu và tăng quy mô niêm yết của 1 mã trái phiếu; tăng cường phát hành trái phiếu kỳ hạn từ 5 năm trở lên; xây dựng cơ chế chính sách về quản lý ngân quỹ kho bạc.

Về TPDN: xây dựng cơ sở dữ liệu phát hành TPDN để củng cố việc công bố thông tin trên thị trường sơ cấp.

Về điều hành lãi suất: thực hiện điều hành lãi suất TPCP, TPCP bảo lãnh linh hoạt, phù hợp với điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước và diễn biến trên thị trường trái phiếu và thị trường tiền tệ.

Về đăng ký, lưu ký: Trung tâm Lưu ký chứng khoán hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ theo mô hình đối tác trung tâm; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để hoàn thiện và xây dựng hệ thống thanh toán TPCP nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro đối tác trong giao dịch trái phiếu.

Về TPCP bảo lãnh: khuyến khích hai ngân hàng chính sách công bố lịch biểu phát hành bao gồm kỳ hạn dự kiến phát hành sau khi Thủ tướng chính phủ phê duyệt hạn mức phát hành trái phiếu.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 41

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ CÔNG Đảm bảo sự bền vững và khả năng trả nợ

Tình hình nợ công năm 2013

Theo quy định của Luật Quản lý nợ công, nợ công bao gồm: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Tính đến ngày 31/12/2013, ước tổng dư nợ công của Việt Nam 1.937 nghìn tỷ đồng, bằng 54,1% GDP, bao gồm:

Nợ Chính phủ 1.512 nghìn tỷ đồng, bằng 42,2% GDP; trong đó nợ nước ngoài 761 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 50,3%), nợ trong nước 751 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 49,7%);

Nợ được Chính phủ bảo lãnh ở mức 394 nghìn tỷ đồng. Trong đó bảo lãnh vay nước ngoài ở mức 187 nghìn tỷ đồng và bảo lãnh vay trong nước (tập trung vào Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH), VEC và một số dự án trọng điểm quốc gia khác) khoảng 207 nghìn tỷ đồng.

Nợ chính quyền địa phương khoảng 30 nghìn tỷ đồng. Trong đó, dư nợ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương ở mức 17 nghìn tỷ đồng.

Đánh giá tình hình và công tác quản lý nợ công năm 2013 cho thấy đã đạt được một số kết quả nhất định, bên cạnh đó cũng còn có những tồn tại, khó khăn, thách thức có thể ảnh hưởng đến sự bền vững của nợ công và khả năng trả nợ trong thời gian tới.

Nguồn: Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại

Đồ thị 7: Dư nợ vay của Chính phủ

50 000

60 000

70 000

80 000

26 159,76

35 784,84

Triệu USD

0

10 000

20 000

30 000

40 000

2010 2011 2012 2013

28 008,3 32 032,5 34 872,2 36 280,43

18 969,7720 496,51 Nợ trong nước

Nợ nước ngoài

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

42 \ BỘ TÀI CHÍNH

Về kết quả đạt được:

(1) Huy động vốn năm 2013 đạt được khối lượng vốn lớn (ước đạt 513 nghìn tỷ đồng), góp phần quan trọng trong việc bổ sung và đảm bảo nguồn vốn đầu tư dài hạn cho phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển.

(2) Nhìn chung các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia đến cuối năm 2013, giai đoạn 2013-2015 vẫn còn nằm trong giới hạn đã được phê duyệt [10] và trong trong giới hạn an toàn theo khuyến nghị của các tổ chức tài chính quốc tế [11]. Dự kiến chỉ tiêu nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trong giai đoạn 2013-2015 như sau:

Bảng 3: Một số chỉ tiêu về nợ công của Việt Nam giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: nghìn tỷ đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

1. Dư nợ công 1.937 2.400 2.902

Trong đó nợ Chính phủ 1.512 1.846 2.200

2. Tỷ lệ nợ so GDP 54,1% 56,8% 60,1%

Trong đó Chính phủ 42,2% 43,6% 45,5%

3. Nợ nước ngoài của quốc gia 37,2% 42,4% 44,3%

(3) công tác quản lý nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia đã được tăng cường, ngày càng tốt hơn, có sự chuyển dịch theo xu hướng tích cực (giảm tỷ trọng vay nợ nước ngoài, tăng tỷ trọng vay nợ trong nước) nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường vốn trong nước, nhất là thị trường trái phiếu chính phủ và từng bước tiếp cận gần với các thông lệ tốt trên thế giới.

Về diễn biến của xu hướng nợ, năm 2001 tỷ lệ nợ công trong nước chỉ chiếm 18% tổng số nợ công; năm 2005 tỷ lệ này ở mức 34,2%; năm 2010 khoảng 46,9% và cho đến cuối năm 2013 tỷ lệ này tăng lên 50%, giảm thiểu rủi ro tỷ giá đối với danh mục nợ công bằng ngoại tệ, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài của quốc gia.

Trong công tác điều hành kế hoạch vay trả nợ Chính phủ và các hạn mức nợ công, Bộ Tài chính đã chủ động bố trí trả nợ đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo các cam kết và trong dự toán được duyệt. Thường xuyên theo dõi đánh giá mức an toàn nợ công và không tác động lớn đến kinh tế vĩ mô.

(4) Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách quản lý nợ, nhất là việc ban hành mới, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn như: Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 4/5/2013 phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2013-2015; Quyết định 01/2013/QĐ-TTg ngày 7/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ.

10- Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 quy định giới hạn an toàn về nợ, bao gồm: nợ công dưới 65% GDP và nợ Chính phủ dưới 55% GDP.

11- Chỉ số trả nợ của chính phủ khoảng 14 - 15% so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm (theo thông lệ quốc tế, một quốc gia đảm bảo khả năng trả nợ khi chỉ tiêu về nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ dưới 30% so với tổng thu ngân sách nhà nước).

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 43

Về khó khăn, thách thức:

(1) Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn gây áp lực gia tăng huy động vốn [12], đôi khi vượt khả năng cung ứng của thị trường, thúc đẩy gia tăng nợ công.

(2) Dư nợ công tiếp tục tăng nhanh trong năm 2013 (tổng dư nợ công ở mức 1.937 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với dư nợ công đến cuối năm 2012) làm nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ có xu hướng tăng rõ rệt, việc ngân sách chỉ có thể bố trí được một phần nghĩa vụ trả nợ trong nước của Chính phủ càng làm tăng rủi ro tái cấp vốn đối với danh mục nợ công.

(3) Phân bổ sử dụng vốn vay còn dàn trải, thời gian thực hiện các dự án kéo dài làm giảm hiệu quả đầu tư do thiếu vốn đối ứng, chậm giải phóng mặt bằng và bất cập trong khâu chuẩn bị đầu tư.

(4) Xu hướng dự án cho vay lại/dự án được Chính phủ bảo lãnh gặp khó khăn trả nợ, các khoản vay trong nước và nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh đang có xu hướng gia tăng nhanh, làm tăng nợ dự phòng của Chính phủ, đồng thời tiếp tục tạo ra tâm lý dựa dẫm vào sự bảo đảm của NSNN của các doanh nghiệp được bảo lãnh.

(5) Với quy mô thị trường và cơ cấu nhà đầu tư còn hạn chế, Chính phủ phải huy động trái phiếu kỳ hạn ngắn [13], làm cho kỳ hạn còn lại của danh mục nợ trái phiếu Chính phủ tại 31/12/2013 chỉ còn khoảng 2,38 năm dẫn đến áp lực trả nợ của NSNN ngay trong 1 - 2 năm tiếp theo rất cao. Đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho VDB, NHCSXH cũng diễn ra tương tự như đối với trái phiếu Chính phủ và các dự án cho vay tín dụng đầu tư thường có kỳ hạn trả nợ dài (từ 7 đến 10 năm), dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa kỳ hạn huy động và cho vay, tăng rủi ro tài chính đối với các định chế tài chính này.

(6) Vẫn còn một số thể chế chính sách quản lý nợ công còn chậm được xây dựng, công tác tổ chức và quản lý nợ công còn phân tán ở cấp các Bộ, ngành và địa phương [14] gây khó khăn cho công tác giám sát chỉ tiêu an toàn nợ công, phân định trách nhiệm trả nợ trong trường hợp chương trình, dự án sử dụng nợ công không hiệu quả.

Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ công

Việc huy động, phân bổ sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công thời gian tới cần bám sát một số mục tiêu, định hướng cơ bản sau đây:

12- Hiện nay, chủ trương huy động vốn vay chủ yếu căn cứ vào nhu cầu, đề xuất danh mục các chương trình, dự án của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, tách rời các hạn mức nợ công, xác định mức vay nợ phù hợp với khả năng trả nợ gây áp lực gia tăng nợ công.

13- Kỳ hạn phát hành TPCP dưới 5 năm chiếm đến 93% khối lượng phát hành, trong đó tín phiếu ≤ 1 năm chiếm 20,3%, kỳ hạn ≤ 2 năm chiếm 50,3%; kỳ hạn dài ≥10 năm chỉ chiếm 7,0%.

14- Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện quản lý nhà nước đối với vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài và trái phiếu Chính phủ cho các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý các khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế (WB, ADB), hạn mức vay nước ngoài của các doanh nghiệp; Bộ Tài chính quản lý vay thương mại nước ngoài của Chính phủ, bảo lãnh Chính phủ.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

44 \ BỘ TÀI CHÍNH

(1) Nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ Chính quyền địa phương) đến năm 2015 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

(2) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

(3) Đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối Nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn của quốc gia hàng năm trên 200%.

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, thời gian tới cần thực hiện đồng bộ và quyết liệt một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nợ công như sau:

(1) Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về nợ công trong đó có việc đánh giá, rà soát Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn để tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ về quản lý nợ công, tài khóa và ngân sách.

(2) Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nợ, khắc phục tình trạng quản lý nợ công phân tán ở các Bộ, ngành.

(3) Kiểm soát chặt chẽ việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, với việc giảm dần hạn mức cấp bảo lãnh Chính phủ, chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia, chuyển dần sang kênh bảo lãnh của các ngân hàng thương mại và hạn chế cấp bảo lãnh đối với các dự án có chủ đầu tư là đơn vị ngoài ngành.

(4) Để tăng cường kỷ luật tài khóa, đề nghị không tạm ứng vốn KBNN cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu và thực hiện thu hồi các khoản tạm ứng vốn KBNN đến hạn nhưng chưa hoàn trả.

(5) Phấn đấu tăng thu để giảm bội chi, tăng chi trả nợ và tăng kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ nhằm góp phần giảm tương ứng nhiệm vụ huy động vốn và đảo nợ trong năm 2014.

(6) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay về cho vay lại với việc tăng cường cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và doanh nghiệp/nhà đầu tư; mở rộng cơ chế cho vay lại cho chính quyền địa phương để nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của địa phương, đồng thời bảo đảm đối xử công bằng giữa các địa phương.

(7) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nợ công và quản lý rủi ro; đồng thời tăng cường công tác quản lý và xử lý rủi ro về nợ công với việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và chủ động triển khai phương án xử lý rủi ro đối với một số khoản nợ của Chính phủ.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 45

CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA TÀI CHÍNH Chuyển từ thanh tra bị động sang chủ động,

có chương trình, mục tiêu

Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra năm 2013

Năm 2013, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính (Thanh tra Bộ Tài chính và các Tổng cục) đã triển khai thực hiện 60.661 cuộc thanh tra, kiểm tra; phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý về tài chính 13.636 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 2.600 tỷ đồng; đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều văn bản quản lý nhà nước, góp phần quan trọng vào thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tài chính ngân sách, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật tài chính. Cụ thể như sau:

Thanh tra chuyên ngành

Năm 2013, Thanh tra Bộ Tài chính đã triển khai 35 cuộc thanh tra. Nội dung thanh tra tập trung vào công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước; việc quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay do Chính phủ bảo lãnh; giá các mặt hàng nhà nước thực hiện quản lý, bình ổn; công tác quản lý thu và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội; việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của đối tượng thanh tra. Qua thanh tra đã kiến nghị xử lý về tài chính trên 2.461 tỷ đồng (tăng thu NSNN: 1.250,1 tỷ đồng; giảm chi NS: 1.183,6 tỷ đồng, xử lý tài chính khác 27,5 tỷ đồng) tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2012. Đồng thời, có nhiều kiến nghị về sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách tài chính còn sơ hở, bất cập.

Thanh tra, kiểm tra nội bộ

Nhằm chấn chỉnh các sai phạm trong việc triển khai, chấp hành chính sách pháp luật, việc thực hiện quy trình, quy chế, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị và cán bộ công chức trong ngành, công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ cũng được các đơn vị chú trọng thực hiện. Điển hình tại một số đơn vị như sau:

Thanh tra Bộ Tài chính đã tiến hành 12 cuộc thanh tra nội bộ, tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế GTGT, công tác kiểm tra sau thông quan tại Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan; công tác quản lý vốn đầu tư của Dự án cải cách tài chính công thuộc Bộ. Kết quả thanh tra đã phát hiện nhiều sai sót, bất cập trong quản lý và có nhiều kiến nghị về công tác quản lý, chấp hành quy trình, quy chế, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách về thuế GTGT, về công tác kiểm tra sau thông quan và quản lý dự án đầu tư...; đồng thời đã phát hiện, kiến nghị xử lý về tài chính gần 100 tỷ đồng.

Tổng cục Thuế đã thực hiện 2.549 cuộc kiểm tra nội bộ tại 2.776 đơn vị; đã phát hiện số tiền thuế sai phạm 71,8 tỷ đồng; kiến nghị xử lý vi phạm 206 người, đã xử lý 192 người (trong đó: kiểm điểm rút kinh nghiệm 165 người; khiển trách 18 người; cảnh cáo 06 người; hạ bậc lương 01 người; cách chức 01 người; buộc thôi việc 01 người).

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

46 \ BỘ TÀI CHÍNH

Kho bạc Nhà nước đã tổ chức kiểm tra đột xuất công tác an toàn kho quỹ và kiểm tra nghiệp vụ tại 31 đơn vị KBNN tỉnh, thành phố và 52 KBNN quận, huyện, thị xã; kho bạc các tỉnh, thành phố kiểm tra được trên 1.500 lượt đơn vị theo các hình thức: kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề và kiểm tra thường xuyên. Qua kiểm tra phát hiện một số đơn vị, cá nhân vẫn còn mắc những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đã phát hiện 01 vụ việc tham nhũng; đã xử lý 01 đối tượng là buộc thôi việc, thu hồi về ngân sách nhà nước 533 triệu đồng.

Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2013 có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động thanh tra còn có những hạn chế như: một số cuộc thanh tra chậm triển khai, thời gian lưu hành kết luận kéo dài; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị thanh tra còn hạn chế, việc rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc thanh tra thực hiện vẫn chưa đầy đủ, kịp thời.

Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2014

(1) Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo đủ chứng lý kết luận, tính khả thi trong việc thực hiện các kiến nghị thanh tra. Tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa Thanh tra Bộ với thanh tra các Tổng cục đối với các cuộc thanh tra theo chuyên đề, thanh tra diện rộng để có được những đánh giá sâu, toàn diện về cơ chế chính sách được ban hành và hiệu quả phát huy trong thực tiễn. Phát hiện, kiến nghị sửa đổi bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách chưa phù hợp, xử lý nghiêm minh những trường hợp tham ô, tham nhũng, lãng phí. Tổ chức thực hiện đúng các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, quy chế làm việc của cơ quan; khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra.

(2) Tiếp tục nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức, phương pháp tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra thể hiện tính khoa học trong điều hành hoạt động thanh tra, thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra; nêu cao trách nhiệm, kỷ luật, tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính hiệu quả trong hoạt động thanh tra.

Tăng cường công tác giám sát từ xa, nắm bắt đối tượng thông qua hệ thống phân tích rủi ro, mà đặc biệt là sự phối hợp, nắm bắt thông tin thông qua các cơ quan quản lý nhà nước các lĩnh vực của Bộ.

(3) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, xử lý sau thanh tra; tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các đoàn thanh tra, bảo đảm đúng tiến độ và nội dung thanh tra; tăng cường tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc thanh tra.

(4) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế thanh tra tài chính phù hợp với Luật Thanh tra sửa đổi và các quy định pháp luật. Tiếp tục xây dựng chuẩn hoá các quy chế làm việc, quy trình nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, theo từng lĩnh vực.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 47

CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GIÁThực hiện đồng bộ các giải pháp

Năm 2013, công tác quản lý, điều hành giá đã bám sát mục tiêu, biện pháp đề ra tại Nghị quyết số 01 ngày 7/1/2013, Nghị quyết số 02 ngày 7/1/2013 của Chính phủ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể trên các mặt công tác chính sau đây:

Công tác quản lý, bình ổn giá và thanh tra, kiểm tra

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ [15], các Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương về tăng cường quản lý, bình ổn thị trường, giá cả. Kết quả là các địa phương đã nghiêm túc triển khai các biện pháp quản lý, bình ổn thị trường giá cả. Đặc biệt, công tác bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ không để thiếu hàng, sốt giá; tăng cường kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn; giãn thời gian điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá nên không gây tác động mạnh lên mặt bằng giá; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình dự trữ hàng hoá bình ổn thị trường, giá cả tại địa phương [16].

Các địa phương đã tích cực tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra hoạt động của thị trường, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá; Bộ Tài chính cũng chủ trì kiểm tra và nắm tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý và bình ổn giá tại 11 tỉnh, thành phố trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013; phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại một số địa phương về công tác chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết. Bên cạnh đó, sở tài chính các tỉnh, thành phố thường xuyên, liên tục chủ trì phối hợp với các ban, ngành có liên quan triển khai kiểm tra việc tuân thủ quy định quản lý nhà nước về giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn.

Điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếuĐối với giá xăng dầuTrong năm 2013, mặc dù giá xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp trong nhiều thời điểm

có xu hướng tăng là chủ yếu và dao động ở mức cao, nhưng giá bán xăng dầu trong nước đã 09 lần điều hành giữ ổn định giá, 04 lần tăng giá, 06 lần giảm giá thông qua sử dụng công cụ thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn giá, lợi nhuận định mức của doanh nghiệp. Các đợt điều hành giá xăng dầu đều được thực hiện công khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, họp báo thường kỳ, đối thoại chính sách.

Đối với giá điệnGiá bán điện bình quân được giữ ổn định trong 7 tháng đầu năm 2013. Từ 1/8/2013, trên cơ

sở đề nghị của EVN và sau khi rà soát, tính toán biến động các thông số đầu vào cơ bản, theo thẩm quyền Bộ Công Thương đã đồng ý điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân 5% (lên mức 1.508,85 đồng/kwh) so với mức áp dụng từ 22/12/2012 (1.437 đồng/kwh). Riêng đối với giá điện cho mục đích sinh hoạt, giá bán lẻ điện 50kwh đầu tiên cho hộ nghèo và thu nhập thấp tiếp tục được giữ ổn định ở mức 993 đồng/kWh. Ngoài ra, các hộ thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định vẫn được Nhà nước hỗ trợ giá điện là 30.000 đồng/hộ/tháng.

15- Ch� thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá nh�ng tháng cuối Ch� thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá nh�ng tháng cuối năm 2012, Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 3/1/2013 về việc triển khai công tác phục vụ dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013

16- Theo Bộ Công Thư�ng, trong dịp Tết Quý Tỵ, có 44 t�nh, thành phố thực hiện chư�ng trình dự tr� hàng hóa Theo Bộ Công Thư�ng, trong dịp Tết Quý Tỵ, có 44 t�nh, thành phố thực hiện chư�ng trình dự tr� hàng hóa bình ổn thị trường trong dịp Tết với tổng kinh phí 1.700 tỷ đồng, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như: gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, thủy hải sản, đường, rau củ, thực phẩm chế biến…

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

48 \ BỘ TÀI CHÍNH

Đối với giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổiTrong năm 2013, trước diễn biến một số doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá sữa, Bộ Tài chính

đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo Sở Tài chính các tỉnh thành phố phối hợp với Sở Công thương (Chi cục Quản lý thị trường), Sở ban ngành chức năng liên quan kiểm tra việc kê khai giá và niêm yết giá của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo quy định đối với mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Thanh tra Bộ và Cục Quản lý Giá phối hợp kiểm tra một số doanh nghiệp sản xuất, phân phối, kinh doanh sữa lớn tại Việt Nam. Đồng thời, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan thống nhất về định nghĩa sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc danh mục BOG theo quy định của Luật Giá.

Đối với giá lúa gạoVề giá mua lúa định hướng, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn công bố giá thành sản xuất lúa kế hoạch, trên cơ sở đó chỉ đạo giá mua lúa định hướng từ đầu vụ, cụ thể:

Vụ Đông Xuân 2012-2013 công bố mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch khoảng từ 3.134 - 4.474 đồng/kg; mức giá thành bình quân sản xuất lúa kế hoạch khoảng 3.616 đồng/kg; Vụ Hè thu 2013 công bố mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch khoảng từ 3.283 - 4.816 đồng/kg; mức giá thành bình quân sản xuất lúa kế hoạch khoảng 4.142 đồng/kg. Trên cơ sở giá thành sản xuất này, các tổ chức, cá nhân mua lúa của nông dân đảm bảo có lãi tối thiểu.

Đối với giá dịch vụ giáo dục, dịch vụ khám chữa bệnh tại cơ sở công lậpNăm 2013 các địa phương và các cơ sở giáo dục công lập đã giãn thời gian tăng học phí,

viện phí và xây dựng lộ trình điều chỉnh hợp lý. Nhờ vậy, mặc dù cả nước có khoảng trên 40 tỉnh, thành phố điều chỉnh tăng học phí các loại theo lộ trình tăng học phí quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ tại các bậc mẫu giáo, phổ thông cơ sở, học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học; 17 tỉnh, thành phố tăng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập nhưng đã không gây tác động đột biến đến chỉ số giá tiêu dùng của cả nước.

Ngoài ra, công tác nghiên cứu, xây dựng và ban hành cơ chế chính sách giá kịp thời, đúng tiến độ tạo những tiền đề thuận lợi để công tác quản lý giá đi vào nền nếp.

Phương hướng quản lý, điều hành và bình ổn giá năm 2014

(1) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Giá và các văn bản dưới Luật trong phạm vi cả nước.

(2) Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường trong nước và quốc tế, làm tốt công tác thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường để kịp thời đề xuất các giải pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát theo quy định của pháp luật.

(3) Thực hiện cơ chế giá thị trường, khuyến khích cạnh tranh về giá, áp dụng các biện pháp khuyến mại, giảm giá theo quy định của pháp luật hiện đang áp dụng đối với đại bộ phận hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế. Chủ động áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Luật Giá đối với mặt hàng thuộc danh mục BOG.

(4) Phấn đấu năm 2014 cơ bản thực hiện giá thị trường đối với điện, theo lộ trình thị trường đối với dịch vụ y tế, giáo dục; đồng thời, có chính sách hỗ trợ đối với đối tượng chính sách, người lao động và người có thu nhập thấp. Thực hiên công khai thông tin về giá, điều hành giá để tạo sự đồng thuận và giám sát từ công luận.

(5) Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về giá. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

(6) Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá, thẩm định giá đối với hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 49

CÔNG TÁC DỮ TRỰ NHÀ NƯỚC NĂM 2013Tổng giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất cấp

vượt mức 1.000 tỷ đồng

Những điểm mới của hoạt động quản lý dự trữ quốc gia quy định trong Luật Dự trữ quốc gia

Luật Dự trữ quốc gia đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012, có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Luật Dự trữ quốc gia được ban hành đã khắc phục được một số tồn tại, hạn chế của Pháp lệnh dự trữ quốc gia (DTQG), những quy định chưa đồng bộ với các Luật khác, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu hoạt động DTQG trong điều kiện mới; bảo đảm sự điều hành, sử dụng nguồn lực DTQG của Nhà nước theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, có hiệu lực và hiệu quả.

Hoạt động quản lý DTQG được quy định trong Luật DTQG có những điểm mới so với pháp lệnh DTQG như sau:

(1) Bổ sung quy định của Nhà nước về hình thành, quản lý, điều hành, sử dụng DTQG nhằm đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách, phòng, chống, khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh phục vụ quốc phòng, an ninh.

(2) Quy định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phê duyệt dự toán ngân sách trung ương, kế hoạch, danh mục hàng DTQG, quản lý và sử dụng hàng DTQG. Đặc biệt, quy định nhiệm vụ của Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà nước về Dự trữ quốc gia.

(3) Khuyến khích được sự tham gia của các thành phần kinh tế trong một số hoạt động DTQG như: đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, quản lý, bảo quản, bảo vệ tài sản, nghiên cứu khoa học.

(4) Hiện đại hóa công nghệ quản lý, bảo quản, nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng công nghệ bảo quản, công nghệ tin học tiên tiến của các nước trong khu vực, phù hợp với điều kiện khí hậu và kinh tế - xã hội của Việt Nam nhằm bảo đảm chất lượng hàng DTQG.

(5) Quy định nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Bộ Tài chính chủ trì phân bổ khoản chi cho mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất trong năm kế hoạch.

(6) Quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các địa phương trong việc bố trí quỹ đất cho xây dựng kho DTQG theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(7) Quy định công tác nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và công nghệ về DTQG.

(8) Quy định chế độ, chính sách đối với người làm công tác DTQG.

(9) Quy định chính sách của Nhà nước về DTQG.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

50 \ BỘ TÀI CHÍNH

Công tác cứu trợ, cứu đói đảm bảo an sinh xã hội năm 2013

Trong năm 2013, để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, thời kỳ giáp hạt, phục vụ các chương trình mục tiêu, dự án và đảm bảo an ninh, quốc phòng, Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định xuất cấp hàng DTQG cho các địa phương, tổng giá trị hàng đã xuất cấp khoảng 1.380 tỷ đồng, cụ thể:

Bộ Tài chính xuất cấp tổng số 1.052,5 tỷ đồng, gồm: 105.071 tấn gạo, trị giá khoảng 1.050 tỷ đồng, xuất vật tư, thiết bị trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng (70 bộ nhà bạt các loại, trong đó: 10 bộ loại 16,5m2 và 60 bộ loại 24,75 m2) và xuất 1.200 tấn muối ăn phục vụ đồng bào bão lụt, trị giá khoảng 1 tỷ đồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất 510.000 liều vắc xin LMLM typ O, 197.000 liều vắc xin LMLM 3 typ, 2.010.000 liều vắc xin dịch tả lợn, 90.000 lít hóa chất sát trùng Han-Iodine, 17.000 lít hóa chất sát trùng Vetvaco-Iodine; 365.000 lít thuốc sát trùng Benkocid, 4.040 tấn hạt giống lúa, 543 tấn hạt giống ngô, 88,4 tấn hạt giống rau và 788 tấn hóa chất Chlorine, tổng trị giá khoảng 248 tỷ đồng.

Bộ Công an xuất cấp 05 danh mục mặt hàng, tổng trị giá khoảng 80 tỷ đồng để trang bị cho các lực lượng thuộc Bộ Công an nhằm sẵn sàng, chủ động thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống cấp bách xảy ra.

Đến nay, số lượng hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và phân bổ đúng đối tượng. Năm 2013, lần đầu tiên tổng giá trị hàng DTQG xuất cấp vượt mức 1.000 tỷ đồng và cũng là lần đầu tiên, tổng lượng gạo cứu trợ vượt mức 100.000 tấn, trước đây năm nhiều nhất cũng chỉ đạt khoảng 82.000 tấn. Điều này đã khẳng định việc Luật DTQG đã chính thức đi vào cuộc sống, trong đó công tác xã hội hóa DTQG ngày càng được quan tâm.

Dự kiến các hoạt động cứu trợ, cứu đói năm 2014

Dự kiến trong năm 2014, ngành DTQG sẽ xuất cấp lượng hàng trị giá khoảng 1.500 tỷ đồng để cứu trợ, cứu đói đảm bảo an sinh xã hội, cụ thể:

Đối với lương thực: dự kiến xuất cấp khoảng 110.000 tấn gạo (trong đó 60.000 tấn cho học sinh tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và 50.000 tấn để cứu trợ).

Về vật tư thiết bị cứu hộ, cứu nạn: dự kiến xuất cấp các mặt hàng trị giá khoảng 50 tỷ đồng, gồm xuồng cao tốc, nhà bạt, phao áo, phao tròn cứu sinh và thiết bị chữa cháy rừng.

Về các mặt hàng vật tư nông nghiệp: dự kiến xuất cấp hàng trị giá khoảng 250 tỷ đồng, gồm vắc xin, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và hạt giống cây trồng các loại.

Về mặt hàng an ninh: dự kiến xuất cấp các trang thiết bị phục vụ đảm bảo an ninh, an toàn trật tự xã hội trị giá khoảng 80 tỷ đồng.

Về các mặt hàng quốc phòng: dự kiến xuất cấp các trang thiết bị đảm bảo thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng, trị giá khoảng 100 tỷ đồng.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 51

AN SINH XÃ HỘI VÀ GIẢM NGHÈO Chiếm 27,6% tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2013

Tình hình ban hành và thực hiện chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo

Kết quả đạt được

Thông qua việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo bền vững, công tác giảm nghèo đã đạt được kết quả theo kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm bình quân từ 14,2% năm 2010 xuống còn 9,6% năm 2012 và đến cuối năm 2013 còn khoảng 7,8%, bình quân tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2,13%/năm; riêng các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 5%/năm.Các chính sách an sinh xã hội đã tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, giáo dục đào tạo; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo, xã bãi ngang… được tăng cường, góp phần cải thiện đáng kể hệ thống giao thông, giảm chi phí sản xuất, giảm cách biệt về địa l‎ý góp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, đời sống người nghèo được cải thiện.

Hàng năm, ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí tăng chi cho lĩnh vực an sinh xã hội, giảm nghèo theo khả năng ngân sách nhà nước, bảo đảm năm sau cao hơn năm trước cả về chi tuyệt đối và tương đối. Trong giai đoạn 2006-2013, kinh phí ngân sách nhà nước chi cho công tác an sinh xã hội, giảm nghèo khoảng 1.384.400 tỷ đồng, đạt 27,6% tổng chi ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo.

Một số hạn chế

Hiện nay, ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo. Việc thực thi các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo còn phụ thuộc vào nguồn ngân sách trung ương. Các địa phương chưa huy động tối đa nguồn lực trong xã hội. Việc triển khai các chính sách ở nhiều nơi còn mang tính thụ động.

Tổng kinh phí mà các đối tượng hưởng chính sách nhận được không nhỏ nhưng phân tán ở nhiều chính sách, do nhiều cơ quan quản lý và chi trả nên khó kiểm tra, giám sát, thống kê. Mặt khác, kinh phí hỗ trợ không kèm điều kiện dẫn đến nhiều trường hợp người hưởng lợi nhận tiền nhưng không thực hiện đúng mục tiêu chính sách đã đề ra. Một số chính sách có định mức chưa thực sự phù hợp, chưa đảm bảo mức sống tối thiểu cho đối tượng thụ hưởng.

Tính bao cấp của Nhà nước đối với các đối tượng thụ hưởng trong chính sách ngày càng tăng, như chính sách bảo hiểm y tế mở rộng diện hỗ trợ đối với hộ cận nghèo.

Việc lồng ghép chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo với các chương trình kinh tế - xã hội còn mang tính hình thức. Một số chính sách ban hành còn trùng lắp về đối tượng (như chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo).

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

52 \ BỘ TÀI CHÍNH

Định hướng trong các năm tiếp theo

Về nhận thức và chỉ đạo điều hành công tác an sinh xã hội

Quán triệt về nhận thức cũng như thống nhất về khái niệm, phạm vi của hệ thống an sinh xã hội theo đúng Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa XI về một số chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 để từ đó có sự thống nhất, xuyên suốt trong công tác chỉ đạo và điều hành việc xây dựng chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam.

Về sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế và tổ chức thực hiện chính sách

Chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ; ưu tiên người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

Đổi mới cơ chế phân bổ chi ngân sách cho an sinh xã hội, giảm nghèo, ban hành cơ chế, chính sách nhằm tăng cường tính hiệu quả; củng cố và mở rộng hơn nữa hệ thống an sinh xã hội. Chú trọng trong phân phối lại qua phúc lợi xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, trợ giúp xã hội; bảo đảm đời sống ít nhất là ở mức trung bình của xã hội cho các nhóm đối tượng chính sách.

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế khuyến khích, huy động nguồn lực từ người dân và cộng đồng xã hội cho công tác an sinh xã hội, giảm nghèo. Đổi mới hình thức hỗ trợ tiền mặt có điều kiện cho nhóm đối tượng yếu thế, chuyển từ phương thức cấp phát trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công sang cấp phát cho đối tượng thụ hưởng dịch vụ công.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn của các bộ, ngành địa phương, đảm bảo các chế độ, chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo của Nhà nước đến với người dân đầy đủ, kịp thời, sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; hạn chế tình trạng vốn bố trí trong năm không sử dụng hết phải chuyển nguồn sang năm sau.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an sinh xã hội trong đó tập trung vào các lĩnh vực có tình hình vi phạm cao như nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trùng đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 53

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Ðã hoàn thiện các cơ sở pháp lý

Quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, với nhiệm vụ đặt ra từ nay đến năm 2015 là phải đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhằm tạo ra khu vực DNNN có cơ cấu hợp lý, kinh doanh có hiệu quả hơn và nâng cao sức cạnh tranh, thực hiện tốt vai trò đầu tàu của nền kinh tế và các nhiệm vụ chính trị, xã hội được giao, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt “Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015” (sau đây gọi tắt là Đề án). Theo đó, tính đến hết tháng 2/2014 đã có 69 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước đã được phê duyệt Đề án tái cơ cấu. Hiện nay, các Tập đoàn, Tổng công ty đang tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu toàn diện các mặt như tái cơ cấu về tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp, tái cơ cấu về tài chính, tái cơ cấu về quản trị, lao động theo đề án đã được phê duyệt.

Hoàn thiện các cơ sở pháp lý

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách đối với quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cơ chế quản lý giám sát tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (MTV) do Nhà nước sở hữu 100% vốn để phù hợp với yêu cầu quản lý theo hướng nâng cao trách nhiệm kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu, phân định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp; nâng cao tính công khai, minh bạch, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vốn và tài sản Nhà nước giao.

Một số nghị định đã được Chính phủ ban hành trong thời gian qua, gồm: quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với DNNN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013); quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước (Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013); quy định về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013); sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013), chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013)....

Đồng thời các Bộ, ngành có liên quan cũng đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành nhiều văn bản như: quy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (Nghị

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

54 \ BỘ TÀI CHÍNH

định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012); quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn MTV là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu (Nghị định số 172/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013), Quy chế hoạt động của kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Quyết định 35/2013/QĐ-TTg ngày 07/6/2013); quy định về quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng trong công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu (Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 17/5/2013, Nghị định 51/2013/NĐ-CP ngày 17/5/2013)...

Một số kết quả bước đầu

Đối với tái cơ cấu các DNNN, trên cơ sở Đề án tái cơ cấu, phương án sắp xếp, cổ phần hóa giai đoạn 2011 - 2015 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các doanh nghiệp đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả như sau:

(1) Đã xác định rõ và tập trung các nguồn lực cho ngành, nghề kinh doanh chính; xây dựng kế hoạch dài hạn, chiến lược phát triển đến năm 2015, 2020 và phương án tài chính để triển khai thực hiện; tổ chức lại sản xuất, kinh doanh và sắp xếp các đơn vị thành viên; nâng cao năng lực tài chính, đẩy mạnh công tác nghiên cứu triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ;

(2) Quan tâm hơn đến công tác thoái vốn ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính;

(3) Công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp được kiện toàn. Trong đó, Chính phủ đã ban hành 10/14 Nghị định về Điều lệ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các Bộ, địa phương đã ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của phần lớn các tổng công ty trực thuộc;

(4) Phương thức quản trị doanh nghiệp ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bước đầu có những đổi mới và chuyển biến tích cực, quy chế quản lý nội bộ được hoàn thiện phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức, hoạt động mới được ban hành. Công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra cũng được tăng cường;

(5) Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành, các Bộ ngành tổng hợp, địa phương, Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được xác định cụ thể, rõ hơn và bước đầu phát huy tác dụng theo quy định của Nghị định số 99/2012/NĐ-CP.

Về nhiệm vụ và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các DNNN

Giai đoạn từ nay đến hết năm 2015 sẽ kiên quyết thực hiện tái cơ cấu DNNN, DNNN chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh; tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách có liên quan; tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu.

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 06/3/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, theo đó trong

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 55

2 năm 2014 - 2015 sẽ tập trung vào 2 nhóm giải pháp chính, đó là: công tác tổ chức triển khai và tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ thoái vốn nhà nước. Cụ thể như sau:

Về công tác tổ chức triển khai

Giao các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải quán triệt và làm tốt công tác tư tưởng theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về sắp xếp, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và Quyết định số 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Về cơ chế chính sách đẩy mạnh thoái vốn

Khi thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước thì phải xây dựng kế hoạch tiến độ cụ thể trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.

Bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước được thực hiện các giải pháp bổ sung như:

(1) Được thoái vốn đầu tư dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách kế toán của doanh nghiệp sau khi đã trừ dự phòng tổn thất khoản đầu tư vốn theo quy định và trên cơ sở phương án thoái vốn đã được chủ sở hữu xem xét, quyết định;

(2) Khi chuyển nhượng các khoản đầu tư tại các công ty cổ phần chưa niêm yết có giá trị tính theo mệnh giá từ 10 tỷ đồng trở lên thì doanh nghiệp được lựa chọn thuê tổ chức tài chính trung gian để bán đấu giá hoặc tự tổ chức đấu giá tại doanh nghiệp, không nhất thiết phải bán đấu giá qua Sở giao dịch chứng khoán. Trường hợp đấu giá không thành công thì báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định bán thỏa thuận;

(3) Được chào bán ra công chúng số cổ phần mà doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư tại các công ty đại chúng có hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ trên cơ sở phương án thoái vốn đã được chủ sở hữu xem xét, quyết định;

(4) Đối với việc thoái vốn tại các công ty đầu tư tài chính, các ngân hàng thương mại của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, có thể giao các ngân hàng thương mại nhà nước mua lại hoặc chuyển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại diện chủ sở hữu;

(5) Giao Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước xem xét, mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty 100% vốn nhà nước vào lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng sau khi đã thực hiện các biện pháp thoái vốn mà không thành công và các lĩnh vực khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

56 \ BỘ TÀI CHÍNH

ÐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG

4/7 đề án đã hoàn thành

Đề án “Đổi mới cơ chế quản lý đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL)” gồm những nội dung cơ bản: khẳng định việc tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế hoạt động và tài chính của các đơn vị SNCL, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công (SNC) trong thời gian tới là cần thiết, phải được tiến hành với quyết tâm cao hơn, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ và toàn diện hơn về cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính.

Tình hình triển khai thực hiện Đề án

Ngày 06/3/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 272/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị SNCL và Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Thông báo Kết luận số 37 của Bộ Chính trị. Theo đó, Chính phủ đã giao cho các Bộ, ngành liên quan xây dựng 07 đề án với những nội dung cơ bản như sau:

(1) Hoàn thiện thể chế về cơ cấu và phương thức đầu tư của ngân sách nhà nước: Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, tăng cường đầu tư hàng năm cho xây dựng cơ sở vật chất các hoạt động SNC cơ bản và thực hiện cơ cấu lại chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ công.

(2) Hoàn thiện thể chế về cơ chế tài chính đối với các đơn vị SNCL.

(3) Hoàn thiện thể chế về cơ chế tự chủ thực hiện nhiệm vụ và tổ chức bộ máy đối với các đơn vị SNCL.

(4) Hoàn thiện thể chế về cơ chế đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công.

(5) Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa dịch vụ SNC.

(6) Tăng cường và hoàn thiện các công cụ quản lý và vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công.

Đến hết năm 2013, đã có 4/7 đề án của các Bộ đã được hoàn thành gồm: Nghị định của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị SNCL và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; báo cáo về đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách đấu thầu, đặt hàng giao nhiệm vụ cung cấp một số dịch vụ SNC từ ngân sách nhà nước; Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020; và Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung QĐ 1466/QĐ-TTg về tiêu chí các cơ sở xã hội hóa.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 57

Định hướng thời gian tới

Các Bộ, ngành sớm hoàn thành các đề án theo nhiệm vụ được giao, trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ phê duyệt để triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả đề án, cụ thể:

(1) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc cung cấp dịch vụ công và cơ chế hoạt động của đơn vị SNCL.

(2) Xây dựng và trình Chính phủ đề án thực hiện thí điểm góp vốn cổ phần để thành lập mới đối với một số đơn vị SNCL, các đơn vị thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa.

(3) Nghiên cứu, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án về cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với các trường cung ứng một số ngành nghề khó tuyển sinh, nhà nước có nhu cầu cao, chủ yếu phục vụ cho khu vực nhà nước gắn với số lượng và chất lượng cung cấp dịch vụ; Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số người làm việc và cơ chế tài chính đối với các đơn vị SNCL đối với các lĩnh vực chưa hoàn thành.

(4) Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành sớm thực hiện việc chuyển đổi từ cơ chế giao dự toán sang cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ theo hướng: từ năm 2015, nếu Bộ, ngành nào chưa thực hiện chuyển đổi, Bộ Tài chính chỉ thẩm định phân bổ dự toán chi thường xuyên (chi lương và hoạt động bộ máy), đối với các nội dung dự toán kinh phí cung cấp dịch vụ công khác, sẽ chỉ phân bổ sau khi các Bộ, ngành đã có phương án chuyển đổi đối với các đơn vị SNCL từ cơ chế giao dự toán sang cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ.

(5) Trình Thủ tướng Chính phủ đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách đối với các đơn vị sự nghiệp y tế chuyên ngành đặc thù, cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; hoàn thiện và ban hành cơ chế kiểm định chất lượng trong lĩnh vực y tế.

(6) Lựa chọn và giao nhiệm vụ cho một số đơn vị SNCL trực thuộc xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm thực hiện đặt hàng cung ứng dịch vụ đối với các loại hình dịch vụ ít có khả năng xã hội hóa nhưng nhà nước có nhu cầu sử dụng và xã hội chưa có khả năng đáp ứng; thực hiện giao quyền tự chủ hoạt động kết hợp với tự chủ tài chính cao, từng bước tính đủ giá dịch vụ và giảm trợ cấp ngân sách, đa dạng hóa các nguồn thu.

(7) Trình cấp có thẩm quyền sớm phê quyệt hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị cung ứng dịch vụ công trong các lĩnh vực.

(8) Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sớm hoàn thiện và ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí đánh giá chất lượng của các hoạt động dịch vụ sự nghiệp; hoàn thiện quy hoạch dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

58 \ BỘ TÀI CHÍNH

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC

Chặt chẽ, triệt để tiết kiệm các khoản chi từ ngân sách nhà nước

Công tác quản lý vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm 2013 tuân thủ nguyên tắc quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm các khoản chi đầu tư từ NSNN. Đồng thời cũng là năm đầu tiên chính thức gắn với triển khai thực hiện tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là đầu tư công theo Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013.

Với tinh thần chỉ đạo trên, công tác quản lý đầu tư của Bộ Tài chính trong năm 2013 được triển khai trong bối cảnh sau:

Thứ nhất, thực hiện triệt để yêu cầu của tái cơ cấu đầu tư mà trọng tâm là đầu tư công với các nội dung về đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý sử dụng vốn, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán và lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước.

Thứ hai, khó khăn trong cân đối nguồn lực của ngân sách nhà nước trước nhu cầu vốn đầu tư rất lớn của các Bộ, ngành và địa phương đặt ra áp lực đối với các Bộ và địa phương trong lựa chọn dự án, phân bổ nguồn vốn hiệu quả đồng thời đặt ra áp lực cho các cơ quan tổng hợp trong điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư năm.

Với bối cảnh và yêu cầu đặt ra như trên, công tác quản lý vốn XDCB và vốn trái phiếu Chính phủ trong năm 2013 của Bộ Tài chính đã được triển khai một cách chủ động, bám sát thực tiễn, kịp thời nắm bắt tình hình triển khai, đề xuất và kiến nghị các giải pháp hợp lý tháo gỡ khó khăn cho đơn vị, kết quả cụ thể thể hiện trên một số mặt sau:

(1) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, thanh - quyết toán vốn đầu tư, vốn trái phiếu Chính phủ theo nguyên tắc tăng cường hiệu quả quản lý trong ngành Tài chính qua cơ chế báo cáo nội bộ, đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn ngành và triển khai đồng bộ chương trình Tabmis với toàn bộ 57/57 Bộ, ngành khối trung ương. Tiếp tục trong năm 2014, cơ chế, chính sách quản lý sẽ được sửa đổi tập trung vào các nội dung quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và tăng cường công tác quyết toán phù hợp với tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành; hướng dẫn về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động ban quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ.

(2) Hướng dẫn kịp thời các Bộ, địa phương triển khai kế hoạch đầu tư năm 2013 được Quốc hội, Chính phủ giao, đồng thời Bộ Tài chính đã kiến nghị kịp thời những vấn đề tồn tại như chậm phân bổ, phân bổ không hết kế hoạch, phân bổ chưa đúng đối tượng, hoặc

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 59

dự án phân bổ chưa đủ thủ tục đầu tư, vấn đề bố trí thanh toán nợ XDCB và thu hồi vốn ứng trước. Các phát hiện kiến nghị của Bộ Tài chính đã được các Bộ, địa phương tiếp thu hoàn chỉnh giúp công tác giải ngân được nhanh chóng.

(3) Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đúng quy định công tác thẩm định về nguồn vốn và phần vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương theo nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ. Thông qua công tác thẩm tra đã kiến nghị cụ thể với các Bộ, địa phương về cơ cấu vốn, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư dự án, về việc phê duyệt dự án chưa phù hợp với qui định góp phần hạn chế tình trạng phê duyệt dự án vượt quá khả năng bố trí, giảm dần tính dàn trải trong bố trí kế hoạch đầu tư.

(4) Chủ động bám sát thực tiễn, nắm bắt kịp thời các vướng mắc phát sinh, có biện pháp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ, đảm bảo đủ nguồn vốn thanh toán kịp thời cho các dự án.

(5) Bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để kịp thời có các ý kiến, phương án khả thi sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong năm (nguồn ứng trước, số thu hồi và phương án sử dụng đối với nguồn kết dư, nguồn phải thu hồi của kế hoạch các năm 2011, 2012…).

(6) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn của Bộ, địa phương. Cập nhật kịp thời tình hình giải ngân, duy trì tốt việc công khai kết quả giải ngân vốn đầu tư của các Bộ, địa phương định kỳ quý; công khai kết quả thực hiện quyết toán dự án hoàn thành cả nước; báo cáo thống kê định kỳ tháng tình hình giải ngân vốn đầu tư làm cơ sở cho công tác điều hành chung của các cơ quan tổng hợp và của Thủ tướng Chính phủ.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

60 \ BỘ TÀI CHÍNH

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2013

Top 10 thị trường hồi phục mạnh nhất thế giới

Đánh giá hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2013

Hệ thống văn bản pháp lý và cơ chế, chính sách cho thị trường chứng khoán (TTCK) tiếp tục được đẩy mạnh và hoàn thiện theo hướng tiếp cận các thông lệ quốc tế. Trong năm qua, đã trình ban hành 1 Nghị định (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán); 06 Thông tư (về giám sát, hướng dẫn niêm yết, giao dịch điện tử...). Ngoài ra cũng đã ban hành 11 văn bản hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ.

Thị trường cổ phiếu đã có kết quả tích cực do điều kiện kinh tế vĩ mô cải thiện và các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Chỉ số VNIndex tăng 22%; HNIndex tăng 19% so với cuối năm 2012. Thị trường chứng khoán Việt Nam là 1 trong 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới; mức vốn hóa tăng 181 nghìn tỷ đồng và tương đương 27,1% GDP; quy mô giao dịch bình quân cả cổ phiếu, trái phiếu mỗi phiên tăng 36% so với năm 2012; tổng giá trị huy động vốn ước đạt 243 nghìn tỷ đồng, tăng gần 30% (chiếm 22% tổng vốn đầu tư toàn xã hội), trong đó cổ phiếu và cổ phần hóa là 44 nghìn tỷ đồng, tăng trên 40%, số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng trên 1,3 triệu tài khoản, tăng 15%.

Thị trường trái phiếu Chính phủ đạt kỷ lục mới: quy mô huy động vốn trái phiếu Chính phủ qua thị trường chứng khoán cao nhất từ trước tới nay, góp phần tích cực cho công tác huy động vốn cho ngân sách.

Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Đồ thị 8: Chỉ số VN-Index và HNX- Index giai đoạn 2009-2013

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 61

Công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trên TTCK tiếp tục được tăng cường. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý kiên quyết, kịp thời, đúng quy định, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng; đã tổ chức 14 đoàn thanh tra và 33 đoàn kiểm tra đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đại chúng, thao túng giá chứng khoán; ban hành 84 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân, với tổng số tiền phạt gần 8 tỷ đồng.

Công tác hội nhập đã đạt được những bước tiến lớn khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên ký kết đầy đủ của MMOU Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO), ký kết phụ lục A, Biên bản ghi nhớ đa phương của IOSCO.

Tình hình tái cơ cấu thị trường chứng khoán

(1) Tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên thị trường chứng khoán: tiêu chuẩn phát hành, niêm yết được nâng cao. Trên cơ sở đó, đã ban hành các văn bản pháp lý để nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường; tăng cường quản trị công ty và từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế.

(2) Tái cấu trúc thị trường trái phiếu: Bộ Tài chính đã ban hành Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020, tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa kỳ hạn phát hành TPCP. Chính thức vận hành hệ thống giao dịch TPCP phiên bản 2 và hệ thống Đường cong lợi suất TPCP; đã hoán đổi 4 đợt TPCP với khối lượng 33,4 triệu trái phiếu.

(3) Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư: để phát triển cơ sở các nhà đầu tư, trong thời gian qua đã triển khai các giải pháp: (i) hoàn thiện khung pháp lý đối với các loại hình quỹ đầu tư mới; (ii) tiết giảm thủ tục hành chính, tạo sự tiện lợi cho hoạt động giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài; (iii) rà soát lại các chính sách thuế, phí, lệ phí nhằm khuyến khích thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước; triển khai đồng bộ với việc cải thiện tình hình thu, chi ngân sách. Do vậy đã có 10 quỹ mở được cấp phép chào bán, thành lập; dự kiến sẽ có trên 05 quỹ mở mới trong thời gian tới. Số lượng nhà đầu tư nước ngoài tăng 10%; đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tăng 55% so với cuối năm 2012.

(4) Công tác tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán, cơ sở nhà đầu tư đạt những thành quả nhất định: hoạt động tái cấu trúc được đẩy mạnh trên cơ sở phân loại thành 4 nhóm theo quy định để có giải pháp xử lý phù hợp; bảo đảm nguyên tắc không làm xáo trộn thị trường và sử dụng các nghiệp vụ thị trường để tái cơ cấu. Nhiều tổ chức kinh doanh chứng khoán đã nỗ lực vượt qua khó khăn, tự tái cấu trúc trên các mặt cơ cấu tổ chức, nhân sự, hoạt động, năng lực tài chính, mô hình kinh doanh, quản trị rủi ro, quản trị công ty; nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Đã có 24 công ty chứng khoán và 6 công ty quản lý quỹ đã được tái cấu trúc, rút khỏi thị trường dưới các hình thức như giải thể, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, kiểm soát, kiểm soát đặc biệt hoặc từng bước rút các nghiệp vụ kinh doanh.

(5) Tái cấu trúc Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLKCK): tích cực triển khai xây dựng Đề án hợp nhất 2 SGDCK theo lộ trình. Nghiên cứu xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ theo mô hình đối tác trung tâm; triển khai hệ thống vay và cho vay chứng khoán phục vụ triển khai sản phẩm phái sinh; triển khai đề án chuyển chức năng thanh toán tiền trái phiếu Chính phủ từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

62 \ BỘ TÀI CHÍNH

Định hướng năm 2014

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách, đề án

(i) Xây dựng Đề án và Nghị định về tổ chức và hoạt động thị trường chứng khoán phái sinh; đề án thành lập SGDCK. Hoàn thiện các thông tư về tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết; hướng dẫn công bố thông tin;

(ii) Tiếp tục phối hợp xây dựng, ban hành các quy định hướng dẫn chế độ kế toán, kiểm toán phù hợp với các chuẩn mực quốc tế theo bước đi phù hợp.

Tiếp tục tích cực triển khai các đề án đã được phê duyệt

1- Về thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài: nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam. Đàm phán với ESMA (Cơ quan Quản lý các TTCK châu Âu) để ký biên bản ghi nhớ (MOU) về cơ chế phối hợp, giám sát, hỗ trợ thu hút vốn đầu tư từ châu Âu; nghiên cứu, xây dựng chương trình, giải pháp để nâng hạng TTCK Việt Nam trên bảng phân loại MSCI (từ hạng Frontier Market đến Emerging Market).

2- Về tái cấu trúc TTCK và phát triển TTCK

(i) Về cơ sở hàng hóa: tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị trường chứng khoán phái sinh; nâng cao chất lượng quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành; tiếp tục tăng cường tính minh bạch trên thị trường chứng khoán; hoàn thiện các chế độ tài chính, chế độ kế toán đối với một số loại hình quỹ đầu tư. Tiếp tục hướng dẫn khắc phục các sai sót trong soát xét, kiểm toán báo cáo tài chính.

(ii) Về cơ sở nhà đầu tư: nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách để triển khai thí điểm các chương trình hưu trí tự nguyện, hưu trí bổ sung. Nghiên cứu cơ chế, chính sách thuế nhằm khuyến khích hoạt động của các loại hình quỹ đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các sản phẩm quỹ mới. Phát triển các nhà đầu tư tổ chức, các nhà tạo lập thị trường và hoàn thiện cơ chế, hệ thống giao dịch trái phiếu.

(iii) Về tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán: tiếp tục thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên cơ sở phân loại theo tiêu chí và các biện pháp xử lý phù hợp. Nghiên cứu mô hình về việc xây dựng quỹ bảo vệ nhà đầu tư.

(iv) Về tái cấu trúc hệ thống tổ chức thị trường chứng khoán

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Đề án, Quyết định về tổ chức và hoạt động của SGDCK Việt Nam. Tiếp tục hoàn thiện cấu trúc giao dịch và sản phẩm của các SGDCK; nâng cấp hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ.

Củng cố mô hình hoạt động độc lập của TTLKCK Việt Nam theo hướng bổ sung chức năng đối tác thanh toán trung tâm (CCP); hệ thống vay và cho vay chứng khoán; chuyển chức năng thanh toán trái phiếu từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước.

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường

Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm. Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ trong kế hoạch năm 2014.

Tiếp tục triển khai phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan (NHNN, Cơ quan công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia…) trong công tác thanh tra, giám sát, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng, minh bạch của thị trường.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 63

THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NĂM 2013

Tổng quan thị trường bảo hiểm năm 2013

Năm 2013, thị trường bảo hiểm đạt được những kết quả tăng trưởng tích cực và đáng ghi nhận, cụ thể như sau:

Cơ cấu thị trường: trong năm 2013, thị trường bảo hiểm Việt Nam có sự tham gia của 59 doanh nghiệp, trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ, 16 DNBH nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (DNMGBH) và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Bên cạnh đó, sự góp mặt của 26 văn phòng đại diện (VPDD) của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam năm 2013 cũng góp phần cải thiện môi trường đầu tư và tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam.

Về quy mô thị trường

Về doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường: năm 2013 tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 47.074 tỷ đồng, tăng 14,13% so với năm 2012, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 24.426 tỷ đồng, tăng 7%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 22.648 tỷ đồng, tăng 23,1%.

Về chi trả quyền lợi bảo hiểm: tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền bảo hiểm ước khoảng 18.814 tỷ đồng. Trong đó, các DNBH phi nhân thọ ước đạt 10.719 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 8.095 tỷ đồng.

Đầu tư trở lại nền kinh tế: tổng số tiền đầu tư của các DNBH năm 2013 ước đạt 105.265 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2012, trong đó, các DNBH phi nhân thọ đạt khoảng 24.265 tỷ đồng, tăng 14%; các DNBH nhân thọ đạt khoảng 81.000 tỷ đồng, tăng 24,01%. Tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ đạt gần 50%, góp phần vào công tác huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Về năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động

44/45 DNBH đảm bảo biên khả năng thanh toán và quy mô vốn chủ sở hữu; 8/11 DNMGBH đang hoạt động đáp ứng quy mô vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Năm 2013, có 4 DNBH phi nhân thọ và tái bảo hiểm đã được tổ chức xếp hạng quốc tế A.M Best xếp hạng về năng lực tài chính, trong đó, 02 doanh nghiệp (Samsung Vina và Vinare) được xếp hạng B++; 02 doanh nghiệp (PVI và PVI Re) được xếp hạng B+.

Trong lĩnh vực phi nhân thọ, có 14/29 DNBH kinh doanh có lãi, 15/29 doanh nghiệp lỗ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trong lĩnh vực nhân thọ, có 10/16 doanh nghiệp có lãi, 6/16 doanh nghiệp lỗ. Trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm, có 9/11 doanh nghiệp có lãi, 2/11 doanh nghiệp lỗ.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

64 \ BỘ TÀI CHÍNH

Tình hình tái cấu trúc các DNBH

Căn cứ Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 6/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm, đến cuối năm 2012, các DNBH được phân loại thành 4 nhóm, trong đó có 09 DNBH phi nhân thọ và 15 DNBH nhân thọ thuộc nhóm 1; 19 DNBH phi nhân thọ thuộc nhóm 2; 01 DNBH phi nhân thọ thuộc nhóm 3; không có DNBH nào thuộc nhóm 4.

Trên cơ sở phân loại, các DNBH đã triển khai các giải pháp tái cấu trúc đối với từng nhóm, tập trung vào việc nâng cao mức độ an toàn tài chính và hiệu quả hoạt động đầu tư: 6 DNBH tăng vốn điều lệ với tổng số tiền là 1.036,84 tỷ đồng; 01 DNBH giảm vốn điều lệ với số tiền là 31 tỷ đồng của các DNBH.

Đẩy mạnh khai thác tại các mảng thị trường tiềm năng, từng bước cải thiện chất lượng công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro: hầu hết các DNBH đã xây dựng được các quy trình nghiệp vụ cơ bản, bố trí các chức danh quản trị điều hành đáp ứng tiêu chuẩn, thực hiện việc công bố công khai thông tin theo quy định của pháp luật.

Công tác hoàn thiện khung khổ pháp lý về kinh doanh bảo hiểm

Một số chính sách về bảo hiểm đã được ban hành trong năm 2013 như: quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (Nghị định số 98/2013/NĐ-CP); quy định giảm tỷ lệ đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới (Nghị định số 214/2013/NĐ-CP); quy định hướng dẫn triển khai bảo hiểm hưu trí và Quỹ hưu trí tự nguyện (Thông tư số 115/2013/TT-BTC); quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm (Thông tư số 101/2013/TT-BTC).

94.98080.000

100.000

120.000

140.000

Tỷ đồng

Phi nhân thọ

37.23717.681 15.650

94.980

20.114

64.314

0

20.000

40.000

60.000

80.000

Tổng tài sản Tổng nguồn vốn chủ sở h�u Tổng dự phòng…

Phi nhân thọNhân thọ

Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm

Đồ thị 9: Năng lực tài chính của các thị trường bảo hiểm năm 2013

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 65

Công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra

Trong năm 2013, cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm đã tiến hành thanh tra một số DNBH, qua thanh tra, kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm DNBH có hành vi vi phạm, hướng dẫn DNBH tuân thủ quy định pháp luật, tăng cường quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro, phòng chống trục lợi; đồng thời kiến nghị sửa đổi những bất cập trong cơ chế chính sách.

Định hướng phát triển thị trường bảo hiểm năm 2014

Trong năm 2014, các DNBH sẽ tiếp tục thực hiện theo đúng lộ trình tái cấu trúc DNBH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1826/QĐ-TTg.

Dự kiến trong năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 51.632 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2013, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 26.380 tỷ đồng, tăng 8%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 25.252 tỷ đồng, tăng khoảng 11,5%. Phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm phấn đấu tăng từ 5-7% so với năm 2013.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm và các DNBH cần phải đồng lòng, quyết tâm thực hiện các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm năm 2014 như sau:

Cơ quan quản lý bổ sung các quy định về bảo hiểm bảo lãnh; ban hành tiêu chí đánh giá, xếp loại DNBH; ban hành quy định triển khai bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng; sửa đổi, bổ sung chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; phê duyệt các quy chế quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm; nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển bảo hiểm nhân thọ dành cho người có thu nhập thấp, cơ chế thành lập Pool bảo hiểm năng lượng nguyên tử tại Việt Nam (AEIP).

Cơ quan quản lý, giám sát tăng cường công tác quản lý, giám sát doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Các DNBH đẩy mạnh các hoạt động khai thác bảo hiểm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng; tăng cường năng lực tài chính, quản trị điều hành, quản lý rủi ro.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

66 \ BỘ TÀI CHÍNH

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾĐem lại những lợi ích thiết thực cho nền kinh tế

Công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng vào thành tích của ngành Tài chính trong năm 2013. Hàng loạt các chương trình hợp tác, hội nhập, ngoại giao đồng thời được triển khai. Bộ Tài chính đã tiếp đón nhiều đoàn cao cấp (Phó Thủ tướng, Bộ trưởng) từ các nước đến thăm, làm việc với Bộ, đồng thời Lãnh đạo Bộ đã thực hiện nhiều chuyến thăm và làm việc với các đối tác quan trọng của nhiều nước. Trong năm 2013, nhiều chương trình hợp tác song phương đã được triển khai thực hiện, ký kết, bao gồm chương trình hợp tác với Bộ Tài chính Hàn Quốc, Myanmar, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ…; ký biên bản ghi nhớ về hợp tác và hỗ trợ Cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS) thành lập văn phòng đại diện chính thức tại Hà Nội.

Các chương trình hỗ trợ kỹ thuật lớn cho ngành Hải quan, Thuế, Kho bạc, quản lý nợ công vào thời điểm triển khai tích cực nhất; Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tích cực chủ động trong việc tìm kiếm, vận động các nguồn tài trợ mới dành cho các chương trình, dự án của Bộ, đồng thời không ngừng đổi mới cách thức làm việc, nâng cao hiệu quả công việc. Nhờ đó các nhà tài trợ tiếp tục thể hiện sự quan tâm cũng như cam kết ủng hộ mạnh mẽ tới các dự án then chốt của Bộ Tài chính như cải cách và tái cấu trúc DNNN (do JICA tài trợ), tăng cường năng lực phân cấp ngân sách và dự báo thu (GIZ tài trợ), quản lý giám sát thị trường tài chính…

Năm 2013, tình hình hợp tác tài chính khu vực không có nhiều hoạt động và sáng kiến mới nhưng Việt Nam đã tập trung khai thác sâu các sáng kiến hiện thời, từng bước cụ thể hóa các sáng kiến này thành lợi ích cụ thể cho quốc gia. Trong hợp tác ASEAN và ASEAN+3, Việt Nam luôn chủ động thực hiện các nghĩa vụ và cam kết quốc tế, đồng thời cũng bắt đầu hưởng lợi từ việc đóng góp trước đó vào các Quỹ phát triển thị trường vốn mà cụ thể là Quỹ bảo lãnh tín dụng đầu tư ASEAN+3 (CGIF) vừa được giới thiệu tới các doanh nghiệp Việt Nam như một kênh tiếp cận thị trường vốn ASEAN+3 với chi phí thấp. Cũng trong năm 2013, Việt Nam đã ký kết thỏa thuận đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai mở rộng, nâng quy mô Quỹ phòng chống khủng hoảng tài chính từ 120 tỷ USD lên 240 tỷ USD, theo đó quyền lợi vay vốn từ quỹ này của Việt Nam cũng tăng gấp đôi, lên mức 10 tỷ USD. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng rất tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu châu Á (ABMI), nhờ đó hỗ trợ các cơ quan trong nước soạn thảo và hoàn thiện khung pháp lý đối với lĩnh vực trái phiếu, dần hướng tới các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực này. Trong năm 2013, tổng số 4 nghị định và thông tư liên quan tới lĩnh vực trái phiếu đã được triển khai thành công.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 67

Năm 2013, cũng là năm Việt Nam tham gia đàm phán nhiều Hiệp định Thương mại tự do có ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định FTA song phương Việt Nam-EU. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã thực hiện tốt nhiệm vụ giải trình, rà soát chính sách thuộc lĩnh vực tài chính liên quan đến cam kết WTO phục vụ thành công đợt rà soát chính sách thương mại sau 5 năm gia nhập WTO của Việt Nam. Bộ Tài chính cũng đã chủ trì xây dựng phương án đàm phán các nội dung thuộc lĩnh vực tài chính trong khuôn khổ Hiệp định TPP và 4 FTAs khác (bao gồm nội dung thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, các biện pháp thuế khác, dịch vụ tài chính phi ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước; trợ cấp v.v...). Công tác triển khai thực hiện cam kết trong FTAs cũng được chú trọng. Bộ Tài chính đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các cam kết thuộc lĩnh vực hội nhập kinh tế tài chính, vừa bảo đảm phía Việt Nam thực hiện đúng cam kết và các tổ chức, cá nhân của Việt Nam khai thác lợi ích của các thỏa thuận này.

Về công tác tổng hợp, giải trình chính sách tài chính, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị liên quan từ trung ương tới địa phương cùng phối hợp kháng kiện thành công đối với vụ kiện về chống trợ cấp mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Bộ Thương mại Hoa Kỳ và sắp tới là mặt hàng sợi tổng hợp của EU.

Có thể nói hoạt động đối ngoại trong thời gian qua đã đem lại những lợi ích thiết thực cho ngành Tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung, đồng thời nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Các chủ trương, định hướng về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến các định hướng trong hoạt động đối ngoại của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có hoạt động đối ngoại của ngành Tài chính.

Trong năm 2014 công tác đối ngoại, hợp tác tài chính và hội nhập quốc tế sẽ đặt trọng tâm vào việc phân tích, đánh giá, theo dõi kết quả thực hiện các cam kết mà Việt Nam đã, đang thực hiện và chuẩn bị hoàn thành, phân tích cụ thể những tác động, ảnh hưởng đến kết quả của các cam kết để rút ra được những bài học kinh nghiệm trong các quá trình hợp tác về sau. Ngoài ra, ngành Tài chính là một ngành lớn, hoạt động trải dài trên nhiều lĩnh vực quan trọng của đất nước. Người làm công tác đối ngoại của ngành không chỉ ở Bộ mà còn ở hệ thống các tổng cục, hệ thống tài chính ở địa phương cần có sự liên kết chặt chẽ và phối hợp đồng bộ, tránh tình trạng hoạt động không thống nhất hoặc trùng lắp gây lãng phí, ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của Bộ trong các hoạt động đối ngoại của ngành.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

68 \ BỘ TÀI CHÍNH

HOẠT ĐỘNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚCHệ thống TABMIS triển khai diện rộng và vận hành ổn định

Tình hình thực hiện năm 2013

Về hoạt động quản lý ngân quỹ

Về khuôn khổ pháp lý, trong năm 2013, kho bạc nhà nước (KBNN) đã phối hợp bổ sung điều khoản quy định trong Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) (sửa đổi) về quản lý ngân quỹ; đồng thời, hoàn thiện dự thảo Nghị định quản lý ngân quỹ và dự kiến sẽ trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ ngay sau khi Luật NSNN (sửa đổi) được Quốc hội thông qua.

Hiện đại hóa công tác thanh toán thông qua việc triển khai thí điểm quy trình thanh toán điện tử liên ngân hàng (với Ngân hàng Nhà nước - NHNN) và triển khai mở rộng thanh toán song phương điện tử (với hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam); đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn hệ thống KBNN. Qua đó, góp phần từng bước hình thành tài khoản thanh toán tập trung của hệ thống KBNN.

Tập trung theo dõi tình hình thu, chi và tồn ngân quỹ KBNN; kịp thời báo cáo Bộ Tài chính các giải pháp xử lý để đảm bảo thanh khoản. Trong năm 2013, hệ thống KBNN đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán chi trả của NSNN và các đơn vị giao dịch.

Về huy động vốn

Năm 2013, thị trường tài chính - tiền tệ diễn biến theo xu hướng tích cực nhờ sự điều hành linh hoạt của chính sách tiền tệ. NHNN điều chỉnh giảm 2%/năm các mức lãi suất điều hành; điều chỉnh giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên; điều chỉnh giảm 1%/năm lãi suất tối đa với tiền gửi bằng VND dưới 6 tháng. Lạm phát trong phạm vi kiểm soát, tỷ giá ổn định,… do vậy thị trường trái phiếu chính phủ thu hút được sự quan tâm đông đảo của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kết quả năm 2013, thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, KBNN đã huy động đạt 100% kế hoạch.

Về kiểm soát chi

KBNN đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo KBNN các tỉnh, thành phố triển khai công tác kiểm soát chi NSNN. Đặc biệt, từ ngày 01/6/2013, toàn hệ thống KBNN đã triển khai thực hiện quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN đối với cả chi đầu tư và chi thường xuyên từ NSNN. Qua đó, góp phần thực hiện cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Trong năm 2013, thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, hệ thống KBNN đã phát hiện 77.053 khoản chi thường xuyên của 34.646 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết; tạm dừng chưa thanh toán với số

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 69

tiền khoảng 1.436 tỷ đồng chưa đủ điều kiện chi theo quy định (trong đó số thực từ chối thanh toán là 15,4 tỷ đồng). Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản, hệ thống KBNN đã từ chối thanh toán ước khoảng 80 tỷ đồng (số tiền từ chối này là do chủ đầu tư đề nghị thanh toán cao hơn giá trúng thầu, sai số học hoặc do không có trong hợp đồng, dự toán).

Về kế toán nhà nước

Về cơ chế chính sách: đã cơ bản hoàn thiện khung pháp lý về kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý kho bạc và ngân sách (TABMIS). Trên cơ sở đó, KBNN đã tổ chức triển khai, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong toàn ngành một cách thống nhất, hiệu quả.

Về việc triển khai TABMIS: hệ thống TABMIS đã được triển khai diện rộng và vận hành ổn định trên phạm vi toàn quốc với 1.600 điểm. Sau khi được nâng cấp, tinh chỉnh nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động, hệ thống TABMIS đã đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên, các sự cố phát sinh đã được nắm bắt, xử lý kịp thời. TABMIS đã thể hiện tính hiệu quả rõ rệt trong việc cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về thu, chi NSNN trên phạm vi toàn quốc, trên từng địa bàn; về tình hình tồn ngân quỹ của từng đơn vị KBNN…

Phương hướng thực hiện năm 2014

Về hoạt động quản lý ngân quỹ

(1) Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để đảm bảo triển khai thực hiện các hoạt động cải cách quản lý ngân quỹ KBNN theo hướng an toàn, hiệu quả.

(2) Xây dựng và triển khai các công cụ phục vụ cho cải cách quản lý ngân quỹ, bao gồm: hoàn thành việc triển khai thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán song phương điện tử; xây dựng và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức dự báo luồng tiền.

(3) Hoàn thiện tổ chức bộ máy để thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ. Cụ thể, năm 2014 trình Bộ, trình Thủ tướng sửa đổi Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính để hình thành đơn vị/bộ phận chuyên nghiệp về quản lý ngân quỹ tại KBNN đảm bảo phù hợp với thông lệ chung của quốc tế; đồng thời, chuẩn bị nguồn nhân lực để triển khai chức năng quản lý ngân quỹ.

Về huy động vốn

(1) Công bố rộng rãi lịch biểu phát hành chi tiết cả năm, kế hoạch phát hành hàng quý và cả năm, chi tiết theo các kỳ hạn phát hành để các nhà đầu tư chủ động bố trí vốn tham gia thị trường.

(2) Phát hành đa dạng các kỳ hạn trái phiếu từ 364 ngày - 15 năm để thu hút các nhu cầu đầu tư. Duy trì việc phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm 1 tháng/01 lần, trái phiếu 15 năm 1 quý/lần để thu hút nguồn vốn dài hạn.

(3) Luôn bám sát tình hình thị trường để quyết định kỳ hạn và khối lượng phát hành hợp lý của từng đợt đấu thầu.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

70 \ BỘ TÀI CHÍNH

(4) KBNN phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ nghiên cứu các sản phẩm mới (trái phiếu zero - coupon không thanh toán lãi định kỳ, trái phiếu lãi suất thả nổi đảm bảo theo chỉ số lạm phát).

(5) Nâng cấp chuyên mục trái phiếu Chính phủ tại website của Bộ Tài chính nhằm công khai, minh bạch và chuyển tải toàn bộ các quy định về khung pháp lý cũng như thông tin về thị trường trái phiếu Chính phủ đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Về kiểm soát chi

(1) Rà soát, nghiên cứu sửa đổi quy trình nghiệp vụ giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN;

(2) Sửa quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước theo Thông tư số 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ.

Về kế toán nhà nước

(1) Về cơ chế chính sách: tiếp tục triển khai chế độ kế toán nhà nước ban hành theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS; Hoàn thiện quy chế tạm thời về trách nhiệm, quyền hạn đối với các thành viên tham gia hệ thống TABMIS; triển khai các nội dung thuộc Đề án Tổng kế toán nhà nước tại KBNN.

(2) Về triển khai hệ thống TABMIS: tập trung nâng cao hiệu quả khai thác vận hành hệ thống TABMIS như: đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả khai thác thông tin báo cáo trên TABMIS; tiếp tục hoàn thiện và triển khai một số quy trình nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý (cam kết chi, thanh toán); triển khai xây dựng một số hệ thống vệ tinh xung quanh TABMIS để trao đổi số liệu phục vụ yêu cầu quản lý; tăng cường chất lượng và năng lực quản trị công nghệ thông tin, đặc biệt là quản trị vận hành hệ thống TABMIS của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 71

ỨNG DỤNG CNTT NGÀNH TÀI CHÍNHDẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT index 2013

Năm 2013 là năm bản lề của Kế hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ngành Tài chính giai đoạn 2011-2015. Toàn ngành tập trung triển khai theo kế hoạch 5 năm ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính và của từng đơn vị, hệ thống đã được phê duyệt. Công tác kế hoạch đã được cập nhật thường xuyên và được điều chỉnh hợp lý theo từng năm, từng giai đoạn giúp cho quá trình triển khai ứng dụng CNTT của toàn ngành được đồng bộ, thống nhất, bám sát các yêu cầu đặt ra cho công tác hiện đại hóa của ngành Tài chính. Những kết quả đạt được:

1. Công tác hoàn thiện cơ chế chính sách: công tác xây dựng cơ chế chính sách cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong giai đoạn mới. Các quy định, quy chế, hướng dẫn về quản lý CNTT được ban hành (Quy chế kiểm tra CNTT; quy chế báo cáo CNTT; quy định về đảm bảo an toàn thông tin trên hệ thống mạng; cập nhật chuẩn CNTT và Quy định về cung cấp các dịch vụ ứng dụng CNTT đối với hệ thống mạng của Bộ Tài chính...) tạo hành lang pháp lý để triển khai ứng dụng CNTT trong toàn ngành.

2. Về xây dựng và triển khai hệ thống ứng dụng phục vụ hiện đại hoá: năm 2013, toàn ngành Tài chính tổ chức triển khai thực hiện 59 đề án, dự án và trên 100 nhiệm vụ ứng dụng CNTT quan trọng trên nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành. Trong đó, đã đạt được một số kết quả nổi bật:

Hoàn thành đóng gói, bàn giao và chính thức tiếp nhận, vận hành hệ thống TABMIS. Sau hơn 8 năm xây dựng, triển khai Dự án, đã đánh dấu sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ CNTT ngành Tài chính;

Hoàn thành triển khai giai đoạn 2 Dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu nộp thuế giữa cơ quan Thuế - Kho bạc - Hải quan - Tài chính. Việc triển khai thành công dự án góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách; thông tin nhanh số thu vào ngân sách nhà nước qua kho bạc; giảm nguồn lực nhập cùng loại thông tin về chứng từ thu tại các đơn vị thuộc ngành Tài chính; tập trung quản lý đối với các khoản thu vào ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu qua kho bạc nhà nước, khắc phục tình trạng không thống nhất về thông tin thu nộp; đáp ứng xu hướng hiện đại hóa công tác tài chính quốc gia và xây dựng chính phủ điện tử.

Hoàn thành triển khai mở rộng hệ thống kê khai tờ khai thuế qua mạng Internet (gọi tắt là iHTKK) tại 63 cục thuế, cho gần 333 nghìn doanh nghiệp, đạt 133% kế hoạch giao năm 2013. Số lượng tờ khai được nhận qua hệ thống lên đến hơn 8 triệu tờ khai.

Hoàn thành tiếp nhận, vận hành thử nghiệm và đào tạo tập huấn sử dụng hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACC), chuẩn bị sẵn sàng cho việc đưa hệ thống vào vận hành chính thức từ 01/4/2014.

Triển khai các hệ thống chỉ đạo điều hành, quản lý văn bản và điều hành đã đạt được mục tiêu tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của ngành Tài chính theo yêu cầu của Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần cải cách hành chính, tiết kiệm chi phí;

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

72 \ BỘ TÀI CHÍNH

Chương trình quản lý đăng ký tài sản gắn với chữ ký số được triển khai cho các Bộ/ngành, địa phương bên cạnh việc góp phần dần hình thành CSDL tập trung về tài sản nhà nước, đáp ứng được yêu cầu tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản trên toàn quốc để báo cáo Chính phủ, báo cáo Quốc hội, góp phần cải cách hành chính qua việc giảm báo cáo giấy.

Năm 2013, Bộ Tài chính trở lại xếp hạng thứ nhất trong khối các Bộ, ngành về ứng dụng CNTT, ghi nhận sự phối hợp tốt trong tổ chức triển khai CNTT giữa các đơn vị trong và ngoài ngành để cùng tháo gỡ, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong triển khai ứng dụng CNTT.

3. Công tác triển khai đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và an ninh thông tin điện tử ngành Tài chính:

Trong năm 2013, công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin được thực hiện theo bộ máy tổ chức mới. Công tác an toàn bảo mật đã đạt được những thành công nhất định: Thứ nhất, giúp nâng cao nhận thức về công tác an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ của Bộ Tài chính; Thứ hai, thông qua các giải pháp triển khai cụ thể, từng bước đã đáp ứng được công tác an toàn bảo mật đối với hệ thống ứng dụng CNTT của ngành Tài chính, giảm nguy cơ tấn công qua mạng vào các ứng dụng, thông tin, dữ liệu nội bộ của cơ quan Bộ.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại được duy trì ổn định (hệ thống các Trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế, hạ tầng truyền thông thống nhất toàn ngành kết nối từ trung ương đến tất cả các quận huyện, hệ thống máy chủ lớn chuẩn sẵn sàng cao, hệ thống sao lưu, lưu trữ dữ liệu công nghệ mới,...) đáp ứng yêu cầu của các bài toán ứng dụng lớn như hệ thống thông tin tích hợp ngân sách và kho bạc (TABMIS), hệ thống thuế, hải quan điện tử...

4. Xây dựng và tổ chức triển khai dịch vụ công và nội dung số: dịch vụ công và nội dung số là hai mảng nhiệm vụ mới, không có nhiều mô hình mẫu để tham khảo. Trong năm 2013, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản mang tính chiến lược, xác định rõ mô hình, lộ trình phát triển hệ thống Cổng Thông tin điện tử của toàn ngành Tài chính theo đúng định hướng của Chính phủ và Bộ Tài chính; chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan để đảm bảo duy trì tốt việc cung cấp thông tin, dịch vụ trên các Cổng Thông tin điện tử và xây dựng kế hoạch triển khai cho các năm tiếp theo.

5. Công tác thống kê tài chính:

Năm 2013, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê đã được triển khai một cách toàn diện và hiệu quả. Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 15/2013/TT-BTC ngày 05/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn Hệ thống chỉ tiêu và Mẫu biểu báo cáo thống kê sử dụng tại các sở tài chính. Thông tư số 15/2013/TT-BTC là văn bản pháp lý đầu tiên hướng dẫn các nội dung về triển khai công tác thống kê tại các sở tài chính. Việc thực thi Thông tư số 15/2013/TT-BTC là công cụ quan trọng để xây dựng, củng cố chế độ báo cáo thống kê tài chính thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Công tác xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu tài chính, ngân sách và danh mục dùng chung đã đáp ứng được yêu cầu đề ra, cập nhật đầy đủ và chính xác hệ thống Danh mục phục vụ công tác tra cứu và vận hành các hệ thống lớn trong và ngoài ngành. Thường xuyên theo dõi, vận hành cơ sở dữ liệu dự phòng lưu trữ tại Trung tâm dự phòng tại TP. Hồ Chí Minh.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 73

TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NGÀNH TÀI CHÍNHPhù hợp với các pháp luật chuyên ngành mới

Về công tác tổ chức cán bộ năm 2013

Ban hành văn bản, chính sách về công tác tổ chức cán bộ

Trong năm 2013, Bộ Tài chính đã ban hành bổ sung 11 văn bản liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, bao gồm:

Chỉ thị của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp giai đoạn 2016-2021;

05 Quyết định ban hành kèm các Quy chế về: hoạt động của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính; luân chuyển công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình và quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; nâng bậc lương trước hạn cho công chức, viên chức do lập thành tích xuất sắc.

06 Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển giai đoạn 2013-2020 và tầm nhìn đến 2030 của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ.

Công tác tổ chức bộ máy

Dự thảo trình Chính phủ ban hành Nghị định 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

Ban hành 26 Quyết định về tổ chức bộ máy: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; thành lập và đổi tên các đơn vị cho phù hợp với yêu cầu quản lý mới.

Công tác biên chế, tiền lương, tuyển dụng, nâng ngạch, bậc

Về biên chế: trên cơ sở 74.207 chỉ tiêu biên chế của Bộ Nội vụ giao năm 2013, Bộ Tài chính đã thực hiện giao cho các đơn vị trực thuộc Bộ và các đơn vị thuộc cơ quan Bộ. Đã thực hiện bổ sung được 55 biên chế công chức làm nhiệm vụ quản lý muối ăn dự trữ quốc gia.

Về tuyển dụng: năm 2013, các tổ chức, đơn vị đã tuyển dụng được 3.441 công chức, viên chức (3.303 công chức và 138 viên chức).

Về quản lý ngạch, tiền lương, phụ cấp

Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ nhân viên, cán sự lên chuyên viên đối với 2.358 chỉ tiêu; nâng ngạch đặc cách đối với công chức có thông báo nghỉ hưu: chuyên viên chính 41 người; chuyên viên cao cấp 15 người.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

74 \ BỘ TÀI CHÍNH

Bổ nhiệm ngạch thanh tra viên đối với 07 công chức Thanh tra Bộ; bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính đối với 206 công chức đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch chuyên viên lên chuyên viên chính 2011-2012; bổ nhiệm ngạch phóng viên chính đối với 01 trường hợp; phối hợp với Bộ Nội vụ bổ nhiệm 68 công chức vào ngạch chuyên viên cao cấp.

Nâng bậc lương trước hạn đối với 40 công chức, viên chức và hợp đồng lao động 68; nâng lương thường xuyên đối với 368 cán bộ, công chức; thỏa thuận xếp lương đối với 103 công chức mới tuyển dụng thuộc TCHQ; 502 công chức mới tuyển dụng vào Tổng cục thuế có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội; nâng bậc lương trước hạn đối với công chức có thông báo nghỉ hưu: 3 người.

Công tác nhân sự

Công tác quy hoạch: thực hiện Chỉ thị số 05-CT/BCSĐ ngày 30/8/2013 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, toàn ngành Tài chính đã thực hiện rà soát đối với 26.388 trường hợp quy hoạch chức danh các cấp giai đoạn 2011-2015, tiến hành quy hoạch các chức danh giai đoạn 2016 - 2021.

Công tác bổ nhiệm: thực hiện quy trình bổ nhiệm cho 98 trường hợp, trong đó: khối cơ quan Bộ: 61 người. khối các Tổng cục: 27 người; khối các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ: 10 người (thuộc diện Ban Cán sự Đảng và Bộ trưởng quản lý).

Công tác bổ nhiệm lại: thực hiện quy trình bổ nhiệm lại (gồm cả kéo dài thời gian giữ chức vụ) đối với 77 trường hợp: 02 Thứ trưởng, 36 người thuộc cơ quan Bộ, 41 người thuộc khối các tổng cục và đơn vị sự nghiệp do Bộ quản lý.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Ban hành Đề án đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức văn phòng ngành Tài chính giai đoạn 2013-2015; thẩm định 15 chương trình, tài liệu; ban hành 9 chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; quyết định phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ

Đồ thị 10: Công tác biên chế năm 2013

1,56%

13,88%3,83%

4,07%

C� quan Bộ

TCHQ

KBNN

20,29%

56,36%

TCT

DTNN

Biên chế sự nghiệp đối với

các tổ chức, đ�n vị thuộc Bộ

KBNN

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 75

chức ngành Tài chính năm 2014. Tổng hợp toàn ngành, năm 2013 đã tổ chức được 483 lớp đào tạo, bồi dưỡng. Tổng số lượt CCVC được đào tạo, bồi dưỡng là 95.300 lượt người; trong đó, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài là 746 lượt người.

Đánh giá những điểm mới của Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ của Bộ Tài chính

Ngày 23/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính. So với Nghị định số 118/2008/NĐ-CP, Nghị định số 215/2013/NĐ-CP có một số nhiệm vụ được bổ sung cho phù hợp với các pháp luật chuyên ngành mới được Quốc hội, Chính phủ ban hành và phân công của Chính phủ (như Luật DTQG, Luật Kiểm toán độc lập, Luật giá, Nghị định số 99/2012/NĐ-CP,...), cụ thể như sau:

Về quản lý dự trữ nhà nước: chủ trì xây dựng, trình Chính phủ danh mục hàng dự trữ, tổng mức dự trữ, tổng mức tăng dự trữ nhà nước, kế hoạch dự trữ nhà nước; lập dự toán, phương án phân bổ ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia hàng năm của các Bộ, ngành được phân công dự trữ nhà nước (nhiệm vụ này, trước đây, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì).

Về tài chính doanh nghiệp

Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lý, giám sát vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; cơ chế quản lý, sử dụng các nguồn hỗ trợ cho doanh nghiệp từ ngân sách nhà nước và các nguồn quỹ khác của Nhà nước.

Tổng hợp, báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao, về tình hình tài chính các doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi toàn quốc; xem xét cụ thể báo cáo tài chính của Tập đoàn kinh tế nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Quyết định bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Kiểm soát viên tài chính đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thẩm định và chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài của các Tập đoàn kinh tế nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

Về quản lý tài chính các tổ chức tài chính và dịch vụ tài chính: xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước; chính sách tín dụng ưu đãi khác của nhà nước theo quy định của pháp luật.

Về kế toán, kiểm toán: cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với doanh nghiệp kiểm toán, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đối với kiểm toán viên; đình chỉ việc kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.

Về lĩnh vực giá: cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, đình chỉ việc kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá.

Về tổ chức bộ máy: kiện toàn bộ máy và nâng cấp địa vị pháp lý của Vụ Kế hoạch - Tài chính thành Cục Kế hoạch - Tài chính để đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa và công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng và kiểm tra, kiểm toán nội bộ của ngành Tài chính.

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

76 \ BỘ TÀI CHÍNH

CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNGHướng tới kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Tài chính

(28/8/1945- 28/8/2015)

Trải qua 69 năm xây dựng và phát triển, ngành Tài chính đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Trong suốt chặng đường phát triển, toàn ngành đã phát huy truyền thống đoàn kết, phấn đấu, thi đua vượt qua khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Các phong trào thi đua của ngành Tài chính luôn bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành, cũng như của từng cơ quan, đơn vị trong cả giai đoạn và trong từng thời kỳ nhằm động viên, khích lệ cán bộ, công chức phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, không ngừng học tập, rèn luyện, nỗ lực phấn đấu, cống hiến. Trong sự phát triển chung của ngành có sự đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ, của các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến qua các thời kỳ, đó thực sự là những tấm gương tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt, đại diện cho các cơ quan, đơn vị trong các phong trào thi đua, được biểu dương, tôn vinh, khen thưởng hàng năm và được phổ biến, nhân rộng trong ngành Tài chính các năm qua.

Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, kể từ Đại hội thi đua yêu nước toàn ngành lần thứ III năm 2010 đến nay, phong trào thi đua đã thực sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đa dạng hơn với nhiều nội dung, hình thức khác nhau, khơi dậy được tinh thần phấn khởi trong lao động, sáng tạo của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành, tạo động lực mạnh mẽ thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị tài chính - ngân sách được giao. Ngoài việc phát động thi đua bằng văn bản trong các Hội nghị sơ kết, tổng kết, mít tinh, kỷ niệm gắn với các sự kiện trọng đại của đất nước, của ngành, đồng thời để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của ngành, Bộ đã phát động các phong trào thi đua lớn có tính xuyên suốt cả giai đoạn 5 năm và hàng năm gắn liền với khẩu hiệu hành động, định hướng cho toàn ngành. Các phong trào tiêu biểu năm 2013 là:

“Nỗ lực lớn, quyết tâm cao, đoàn kết, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2013”.

Các đơn vị trong ngành từ trung ương tới cơ sở hưởng ứng tích cực phong trào thi đua do Bộ phát động, triển khai tổ chức phát động hàng trăm phong trào thi đua, thi đua theo đợt, thi đua thực hiện các chương trình công tác trọng tâm, trọng điểm. Phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị được kết hợp tốt với các phong trào thi đua của tổ chức Đảng, đoàn thể

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BỘ TÀI CHÍNH / 77

(Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Nữ công..) cùng với các hoạt động xã hội, từ thiện, được toàn thể cán bộ, công chức trong ngành tự nguyện và hăng hái tham gia, tạo được nét đẹp văn hoá cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao và phát huy giá trị nền tảng tinh thần của các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng con người mới, nhân tố mới, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh về mọi mặt.

Hiệu quả từ các phong trào thi đua đã góp phần tích cực vào những thành tựu chung của ngành Tài chính, là động lực để toàn ngành phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Thành tựu của ngành Tài chính trong các năm qua và đặc biệt là giai đoạn vài năm gần đây là minh chứng rõ nét cho sức mạnh của công tác thi đua khen thưởng.

Ghi nhận và biểu dương những thành tựu và đóng góp to lớn của ngành Tài chính cho đất nước, các tập thể và cá nhân của ngành đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Bộ Tài chính được tặng Huân chương Hồ Chí Minh năm 1995, Huân chương Sao Vàng năm 2000; Chính phủ tặng Cờ Thi đua (giải nhất, giải nhì, giải ba) cho Bộ Tài chính là cơ quan dẫn đầu phong trào thi đua khối các Bộ, ngành tổng hợp năm 2006, 2010, 2012. Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho 15 tập thể và 03 cá nhân. Ngoài ra còn nhiều phần thưởng cao quý khác mà các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, trong các phong trào thi đua yêu nước đã được Nhà nước ghi nhận, khen thưởng. Chỉ riêng thống kê từ năm 2010 đến nay, toàn ngành đã có trên 80 nghìn trường hợp được khen thưởng các hình thức, trong đó khen cao có 1703 trường hợp được tặng Huân chương các hạng, 4.348 trường hợp nhận Bằng khen TTCP; 51 cá nhân được phong tặng CSTĐTQ; 125 tập thể được xét tặng Cờ Thi đua của Chính phủ.

Bước sang năm 2015, ngành Tài chính sẽ kỷ niệm 70 năm thành lập, đồng thời tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn ngành lần thứ IV. Để chuẩn bị cho sự kiện trong đại này, Bộ đã thành lập Ban Tổ chức “Kỷ niệm 70 thành lập ngành Tài chính” (QĐ số 1856/QĐ-BTC ngày 05/9/2013) gồm 29 thành viên do Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng làm Trưởng Ban, đồng thời thành lập Bộ phận thường trực và các Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung tổ chức các hoạt động kỷ niệm (văn nghệ, thể thao, tuyên truyền tìm hiểu lịch sử ngành, tổ chức phát động thi viết về các sự kiện, nhân vật nổi bật; tổ chức triển lãm về các hình ảnh hiện vật, thành tựu 70 năm; biên tập và sản xuất phim tài liệu; xây dựng và bồi dưỡng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến để đề nghị khen thưởng bậc cao từ nay đến năm 2015..), tổ chức phát động các phong trào thi đua (ngắn ngày, dài ngày), hướng tới lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành.

Annual Report2013

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 79

FINANCIAL SECTOR IN THE SPRINT

With proactive measures in budget management, the iscal year 2013 missions have been completed, particularly revenue targets. Budget performance in 2013 has faced dificulties in domestic economy, while global recovery seemed slower than expected. Fiscal policy, on the one hand, has to collect enough revenue to inance expenditure needs, while on the other hand, has to support enterprises to overcome dificulties and nourish the future revenue sources. This is a big challenge for the Financial sector. However, all iscal targets have inally been achieved thanks to great attempts from every unit in the sector.

Spectacular breakthrough

Budget missions in 2013 was challenging, including easing policies to support business activities, and allocating funds for social securities, while strengthening revenue measures to collect enough resources for expenditure needs. With timely and close direction from all central and local governments, strong courage from business community as well as great efforts from the inancial sector, all budget missions have been achieved.

Ministry of Finance has submitted to the Government for issuing measures to ease tax burden for businesses (Resolution No 02/NQ-CP by the Government); submitted to the Government to submit to the National Assembly for approval Law on amendment some articles in Law on Corporate Income Tax and Law on Value Added Tax with a more favorable adjustments for businesses, particularly the new 20% CIT (down from 25%) for small and medium enterprises which has been applied from July 2013, 6 month earlier than other adjustments. Ministry of Finance, in cooperation closely with other line ministries and local authorities, has forcefully implemented measures to achieve revenue targets. Administrative reform in taxation and customs procedures has been accelerated with application of internet based procedures, which could help reduce time for tax declaration and collection.

Early anticipating dificulties in achieving budget revenue targets, Ministry of Finance has strengthened expenditure management toward more economic and eficient spending. Ministry of Finance has instructed line ministries and local authorities in avoiding waste in current expenditures, managing expenditures within allocated amount, reviewing and cutting down those items which are not urgently necessary, strictly limiting number of extra spending items, strengthening supervision and inspection on expenditure implementation. The result is encouraging as by the end of 2013, despite extremely dificult context, budget revenue performance has achieved targeted igures 100.4%, and so does the expenditure performance.

Minister’s Foreword

80 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

Minister’s Foreword

High determination for 2014 missions

Main missions for inancial sector in 2014 include: focusing on resolving dificulties for businesses, recovering growth, facilitating business development; combining synchronously iscal policy and monetary policy; closely managing expenditures and preventing wastes; restructuring state budget expenditures; managing prices on market mechanism, controlling inlation, promoting development of markets; closely managing public debt to ensure national inancial security; accelerating the restructuring of state enterprises; renovating the inancial mechanism of the business units, managing prices of public services; strengthening iscal discipline, administrative reform, thrift practice and waste combat.

The implementation of iscal missions in 2014, though may enjoy favorable conditions resulting from improved economic situation, is expected to face many challenges. The leadership from the Government and Prime Minister, together with close cooperation from line ministries and local authorities, would play an important role in the success of the Financial sector in 2014.

THE MINISTER OF FINANCE

Dinh Tien Dung

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 81

ANNUAL REPORT 2013

FUNCTIONS AND DUTIES OF UNITS UNDER MINISTRY OF FINANCE

DEPARTMENTS, PROFESSIONAL SPECIALIZED UNITS UNDER MINISTRY OF FINANCE

Department Function

Department of State Budget

Advise and assist Minister of Finance in performing tasks of managing the state budget in accordance with relevant laws and regulations.

Department of Public Investment

Advise and assist Minister of Finance in conducting tasks of state management on inance for capital construction investment (excluding the area of defense and security); is a synthetic focal point, advising on inancial policies on development investment in the economy

Department of Finance for National Defense and Security (Department 1)

Advise and assist Minister of Finance in performing tasks of state management on inance and budget in the ields of defense, security, party budget and a number of units, special programs as prescribed by laws.

Department of Public Expenditure Administration

Advise and assist Minister of Finance in conducting tasks of state management on inance in the ield of administration, business (except for those under the Department 1 manage).

Department of Tax policy

Assist Minister of Finance in researching and constructing policies and legal documents on taxes, fees and other revenues of the state budget.

Department of Banking and Financial Institutions

Advise and assist Minister of Finance in managing inancial markets and services under management scope of Ministry of Finance; managing inancial of State Bank of Vietnam and credit institutions; managing lottery activities, betting, casino, games with prizes, state inancial funds and other inancial institutions as assigned by Minister of Finance.

Department of Accounting and Auditing

Assist Minister of Finance in implementing the uniied State management over accounting, independent audit and internal audit in the country.

Department of International Cooperation

Advise and assist Minister of Finance in performing tasks of international economic integration and international inancial cooperation under the state management scope of Ministry of Finance; managing foreign funded programs, projects for the Ministry of Finance; implementing external affairs of the Ministry.

82 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

Department Function

Legal Department Assist Minister of Finance in implementing the State management tasks by law in the areas under the jurisdiction of the Ministry and performing legislation work of the Ministry of Finance as prescribed by laws.

Ministerial Ofice

Advise and assist Minister of Finance in directing, coordinating, monitoring and urging organizations and units within the Ministry to implement programs and plans of the Ministry in accordance with its working regulations; perform administrative works, archives; media advocacy of Ministry of Finance.

Department of Personnel and Training

Advise and assist Minister of Finance in conducting tasks of managing organizational structure, staffs, salaries, training and educating for civil servants and employees of Ministry of Finance.

Department of inancial Planning

Assist Minister of Finance in managing inancial, property, development investment and construction of units under the Ministry; performing inance management and internal administration at Ministry’s ofice.

Department of Emulation and Commendation

Advise and assist Minister of Finance in consistent management of emulation and commendation of the organizations and units of Ministry of Finance and in entire inance sector.

Inspection of Finance

Advise and assist Minister of Finance in consistently managing inspection, resolve complaints and denunciations, preventing from and protesting against corruption, practising thrift and combating with wastefulness; performing administrative inspections for organizations and individuals under the direct management of the Ministry and specialized inspection within the State administration of Ministry of Finance.

General Department of Taxation

Advise and assist Minister of Finance in state administration of domestic revenues nationwide, including taxes, fees, charges and other revenues of the state budget; carrying out tax administration as prescribed by laws.

General Department of Customs

Advise and assist Minister of Finance in state management of customs and performance of law enforcement tasks on customs.

State Treasury

Advise and assist Minister of Finance in managing the state budget funds, state inancial funds and other state funds as assigned to manage; government treasury management; holding the State Accounting; mobilizing capital for state budget and development investment through issuing government bonds prescribed by the laws.

General Department of State Reserves

Advise and assist Minister of Finance in carrying out the state management function on the state reserves; directly manage reserved inventories assigned by the Government.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 83

ANNUAL REPORT 2013

Department Function

State Securities Commission

Advise and assist Minister of Finance in conducting the state administration on securities and securities markets; the direct management and supervision of securities activities and markets; management of activities in the ield of securities services, securities markets in accordance with the laws and regulations.

Department of Public Assets Management

Assist Minister of Finance in performing the state management function on state property and compulsory purchase and requisition of property, implementation of inancial management of infrastructure assets, land and other national resources in accordance with relevant laws and regulations; directly managing some state assets as prescribed by Minister of Finance.

Department of Price Management

Assist Minister of Finance in performing the function of state management on price and price appraisement in the country in compliance with relevant laws and regulations.

Department of Corporate Finance

Advise and assist Minister of Finance in conducting state management function on inance of corporate, cooperatives and collective component; inancial mechanisms and policies for ownership transformation, state owned enterprise restructuring, converting and equitizing state owned economic units, organizations into enterprises; being focal point to assist Minister of Finance in performing the inancial management function on foreign direct investment; fullilling the rights and tasks of state capital ownership representatives at enterprises as assigned by Minister of Finance.

Department of Financial Informatics and Statistics

Advise and assist Minister of Finance in performing tasks of state management and implementing activities related to information technology applications and statistics in the inancial sector.

Department of Debt Management and External Finance

Assist Minister of Finance in performing consistently state management function on borrowing and repayment of the Government, local authorities, government guaranteed debts and foreign debts of the country; state management on inance of international aid and fund for the Government of Vietnam, aid and inancial support of the Government of Vietnam to foreign countries.

Insurance Supervisory Authority

Assist Minister of Finance in conducting state management function on insurance business nationwide, directly managing and supervising the insurance business and service activities in the ields of business insurance as prescribed by laws.

84 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

National Institute for Finance

Doing research, drafting inancial strategy and policies; doing basic science research and making applications in inancial area; inancial- economic analysis and forecasts; managing scientiic research activities in inancial sector.

Vietnam Financial Times Informing and propagandizing inancial policies and political, economic, social - culture issues in accordance with the orientation of the Party and State toward domestic and international scale.

Financial Magazine Assist Minister of Finance in informing, propagandizing, exchanging issues of legaslation, policy, mechanism and, operation in terms of inancial and economic ields.

Institute of Finance Training

Training for civils servants, oficials and staff in the inancial sector; Organizing training courses in inancial management and professional expertise and providing education and consultancy services in the ields of inancial management and state administration management of the Ministry of Finance for individuals and organizations from various economic sectors; Doing scientiic research in the areas of inancial and expertise development in accordance with approved plans.

Academy of Finance Training bachelor and postgraduate, doing science research and retraining in accordance with offcial, professional, technology management standards in accounting-inance sector.

University of Finance and Marketing

Training bachelor and postgraduate withbranch and speciality as prescribed by Ministry of Education and Training; and doing science research in economic, inancial and marketing areas.

Finance Publish House Publishing and distributing publications serving operation of inancial sector and other economic sectors.

University of Accounting and Finance

Training and retraining human resource with the branch and speciality in economic, inancial, accounting and auditing areas at levels of college, bachelor, master and doctor as permitted by the jurisdictional authority ;doing science research and application for economic-inancial-accounting-auditing sectors.

College of Finance and Business Administration

Training and retraining human resource with branch and limited speciality in economic, inance, business administration sectors and other branchs at college and intermediate levels under permittance the jurisdicstional authority ; doing science research and application for economic-inancial-business administration sectors.

College of Customs and Finance

Training and retraining human resource with branch and limited speciality in economic, inance, customs areas and other branchs at college and intermediate levels under permitance of jurisdistional authority ; doing science research and application for economic-inancial-customs sectors.

SUBORDINATE UNITS UNDER MINISTRY OF FINANCE

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 85

ANNUAL REPORT 2013

10 HIGHLIGHTS OF THE FINANCIAL SECTOR IN 2013

1. Completing budget and inance tasks in the most dificult context of the economy

Despite many dificulties and challenges in 2013, the Ministry of Finance and all its departments in cities and provinces have been active and strongly determined to complete the inance and budget execution tasks. As of 31 December 2013, the total budget revenue has exceeded the planned amount. Though the budget revenue target has been hard to achieve in 2013, the Government timely ensured budget expenditure on living security and social welfare.

2. First ranking in the Vietnam ITC index 2013

According to the Vietnam ICT Index 2013 which ranked the readiness and availability for Informatics and Technology application in Vietnam announced by the Ofice of the National Steering Committee on Informatics and Technology and Vietnam Informatics Association, the Ministry of Finance has surpassed the Ministry of Commerce and Industry to become the irst ranking with the Index of 0,7987.

3. Price policy implementation – the important factor in achieving inlation control and

macroeconomic stability targets

The Ministry of Finance has strengthened its inspection on the compliance with price management policy and regulations, as results, all the violence actions have been strictly treated in the timely and transparent manner. In addition, other policy measures have been comprehensively implemented including: continuously updating of domestic and international markets movement, timely introducing market stabilizing measures; consistently implementing market oriented price management policy for electricity, coal, oil and petrol, public services with appropriate level and timing of intervention from the Government to ensure the inlation control target; public disclosure of information on costs, production and consumption prices of electricity, coal, oil and petrol, public services…Thanks to that, CPI of 6.04% is the lowest level over 10 past years.

4. Completing the institutional framework on SOEs management and supervision

Pursuant to the Government’s Decision No 929/2012/QD-Ttg dated Jul 17th 2012 on state owned enterprises (SOEs) restructuring, many important Decrees on SOEs drafted by the Ministry of Finance have been submitted to the Government to issue, such as: Decree No 61/2013/ND-CP on supervision; Decree No 71/2013/ND-CP on investing state capital in enterprises…

5. Outstanding results in developing a inancial legal system

In 2013, many Laws led by the Ministry of Finance have oficially approven and entered in effects, including: Tax Management Law (amended); Law amending and supplementing a number of articles of the Corporate Income Tax; Law amending and supplementing a number of articles of the Value Added Tax; National Reserve Tax; Price Tax; Law on Thrift Practice and Waste Combat (amended).

86 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

The Decrees detailing the implementation of Laws drafted by the Ministry of Finance have also been issued by the Government which paved a legal corridor in the implementation process.

6. Completing tasks of raising capital for state budget and development investment

Despite the heavy tasks of raising large amount of capital through bond issuance in 2013, the Ministry of Finance has implemented effective solutions to mobilize capital and made all its efforts to complete the assigned tasks. As results, revenue from bond issuance in 2013 was VND 181,093 billion, reached 100.3% of planned igure, contributing to balancing the budget for development investment.

7. Successful management and control of State Budget spending through the State Treasury system

The management and control of state budget spending is one of the important steps in the process of transforming from cash accounting to accrual accounting, thereby contributing to the implementation of public inance reforms in the direction of openness, transparency and in accordance with international standards and practices; supporting the medium-term budgeting to effectively realize the economic restructuring targets. Eficient control on expenditure of the spending units will support the state budget management, stop the arrears, contributing to ensuring inancial safety... In addition, good control over expenditure items will also improve the quality of cash lows projection for safe and eficient cash management.

8. Implementation of e-customs procedures

On 1 December 2013, General Administration of Customs oficially announced the implementation of e-customs procedures in accordance with the Decree 87/2012/ND-CP, after 7 years of the pilot implementation. The extensive deployment of e-customs procedures in all 34 provincial Customs Departments has been a big progress of Customs Administration in moving from traditional customs procedures to automation.

9. High growth rate of the stock market in restructuring

Vietnam’s stock market is one of 10 stock markets that have grown rapidly in the world. The bond trading has been voted the best Asian development, VN Index up by 23% with the market capitalization reached 27.1% of GDP. The legal framework for the operation of the stock market has been completed which can contribute to governing the market economy under the management of the State and make an important step in the restructuring process.

10. 20 years of steady growth in Vietnam’s insurance market - the fastest, open and deeply

integrated market in the region

2013 has marked 20th year of establishment and development of Vietnam’s insurance market with the presence of 59 insurers and more than 800 products. The insurance market has maintained a high growth with the average growth rate of premium revenue of 16% over ten years and the reinvestment into the economy rose by 22%. Regulatory framework for the insurance market has been completed, inancial strength, governance and supervision has been enhanced. This is the earliest and fastest opened area in the inancial sector with the presence of the big 100% foreign capital insurance companies in the world.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 87

ANNUAL REPORT 2013

Source: IMF

GLOBAL FINANCIAL AND ECONOMIC DEVELOPMENT IN 2013

The world economy recoved at slow pace

In the irst months of 2013, the global economic outlook was gloomy when the key economic drivers of the world have faced their own dificulties. In the US., the US. Government had to deal with iscal cliff issues meanwhile in the Euro zone, many countries were in the edge of debt default risks. However, the situation has improved and become brighter in the latter part of the year when the global economy has returned to its recovery path. The recovery pace, nevertheless, was sluggish and not even among regions. In the US., the approval of government budget and implementation of quantitative easing measures has helped to stimulate the inancial market and its economy. Although many economies in the Euro zone had to undergone the dificult time by introducing austerity policies which resulted in a rise in the unemployment rate but the integrity of the euro area has been maintained and the region has overcome the most critical time of the public debt crisis. Estimations from the World Bank showed that the global GDP growth rate in 2013 would be at 2.4%, slightly higher than in 2012 of 2.5% (Global Economic Prospects).

Inlation was low and stable

In comparison with last year, commodity prices on the world market have moved downward. The reason mainly was abundant supplies and slowing growth in emerging economies, especially China. This trend of global commodity prices has supported to reduce inlationary

Chart 1: Global GDP in 2010-2013 and forecast for 2014-2015

4,3

3,1 2,83,4

7,7

6,1

4,8 4,8 4,85,4

4

6

8

10

3,12,5 2,4 2,83

1,91,5 1,3

1,9 2,4

1,9 1,6

-0,6 -0,4

1,11,8

-2

0

2

4

2010 2011 2012 2013 2014 2015World Advanced Economies

Euro Area Emerging and Developing Economies

88 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

pressures in many countries and regions. The International Monetary Fund estimated that the inlation in emerging and developing economies would fall from 5.8% in 2013 to 5.5% in 2014. Prices of necessary commodities were also stable. In 2013, crude oil prices did not change much, especially when geo-political problems in Libya or Iran have been improving and possibly come to a settlement.

Financial markets started adjusting               International capital lows into emerging markets tended to fall in 2013. The implementation

of stimulus packages in many developed countries to support the economic recovery after the crisis has increased the liquidity of the inancial markets and lowered interest rates in these economies, which resulting in the outlows of investment abroad. However, international capital lows began to return to the developed countries and caused a decreasing trend in capital inlows to developing countries when the US. government started its unwinding up the QE3 from USD 73 billion to USD 65 billion per month on 2 January 2014 along with signs of recovery in Japan and the US. from the second half of 2013. On foreign exchange markets, the US. dollar appreciated against a number of currencies, such as Australian dollar; Japanese Yen; Korean Won. Gold prices in 2013 generally were decreasing due to the risk of the world economy has eased, inlation was relatively stable. In 2013, the gold price stood at about USD 1,413.71/ounce, 18.26% reducing compared to the average of 2012 (www.kitco.com).

Global trade remained low

As reported by the World Trade Organization, in 2013, global trade growth reached 2.3%, slight recovery compared to 2% in 2012, but was less than half of its growth in 2011 (5,2%). The sluggish recovery in the world economy, especially in some key areas of consumption such as the European, along with high trade barriers were main causes affecting global trade in 2013. In addition, there was less progress made in the negotiation of multilateral trade liberalization to create drivers for the global trade.

-2

0

2

4

6

8

2010 2011 2012 2013 2014 2015

%

Advanced Economies

Euro Area

Emerging and

Developing Economies

Japan

Source: IMF

Chart 2: Global Inlation in 2010-2013 and forecast for 2014-2015

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 89

ANNUAL REPORT 2013

VIETNAM ECONOMIC DEVELOPMENT IN 2013

Economic growth was showing signs of recovery

From the irst quarter of 2012, Vietnam's economy was showing signs of recovery, growth rate was improved after each quarter, signaling a new period of economic growth. The country GDP growth rate in 2013 reached 5.42%, higher than the rate of 5.25% in 2012.

Table 1: GDP growth rate and the sectoral contribution (%)

Year 2011 2012

2013

Growth rateContribution to GDP (% point)

Total 6.24 5.25 5.42  

Agriculture, forestry and ishery 4.02 2.68 2.67 0.48

Industry and construction 6.68 5.75 5.43 2.09

Services 6.83 5.90 6.56 2.85

Source: GSO

In terms of sectoral contribution, the service sector continued to maintain its highest growth rate. Industry and construction sector maintained a stable growth rate as previous years. The production index of industrial goods and inventory index were showing positive changes. The agriculture, forestry and ishery sector, however, was developing at the lowest level in recent years due to the low demand from both domestic and foreign sides.

Weak aggregate demand

Although the Government has implemented measures to relax and reduce taxes in order to support enterprises to have more inance for the further expansion of business as well as to enhance the disposable income of consumers, the elements of aggregate demand was still not recovered.

Retail goods and consumer services revenues in 2013 increased by 12.6% compared to 2012 and was the lowest increase during past four years. Besides, the investment over GDP ratio has decreased from 38.48% of GDP in 2010 to 30.44% in 2013, which was considered as one of the important reasons leading to slow recovery in recent years. However, the strong recovery of FDI inlows after three consecutive years of contraction was a bright spot in 2013. The realized FDI was estimated at USD 11.5 billion, increased 14.5% in comparison with the same period in 2012, registered capital increased to USD 22.35 billion and was 36,7% higher than 2012. FDI in 2013 primarily focused on the processing industry and manufacturing.

90 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

In 2013, Vietnam registered the trade surplus for the second consecutive year after a long period of continuously running deicits. However, the trade surplus was USD 0,3 million, lower than the same period last year. Basically, the import and export activities in 2013 were more stable compared to 2012, given the fact that in 2013 the export prices fell lower than in 2012. The second consecutive surplus year in trade has contributed to strengthen the country’s balance of payments and foreign reserves position.

The lowest consumer price index in 10 years

Low inlation in 2013 was low despite the fact that there was a rise in prices of many essential goods (health, education, electricity and gas prices ...) The consumer price index rose 6.04% over the same period last year, the lowest level in recent 10 years. The average index in 2013 was only 6.6%, much lower than the rate of 9.21% in 2012. Fragile performance of aggregate demand, total means of payments, and insigniicant imported inlation were largely considered the causes of lower inlation in Vietnam.

Chart 4: Growth rate of CPI (y-o-y change, %)

Source: GSO

Stable inancial market

Credit and deposit interest rates were decreasing in all maturities in the market. By the end of 2013, the deposit interest rate was reduced by 0.5-2.5%/ year and returned to the rates in 2005-2006 period. Short-term average credit rate was over 13% in the beginning of the year before falling to 10%, long- and medium-term credit interest rates also fell from 16% to 12%.

Credit growth recovered further than it was in 2012 but still at a low level. Credit growth this year reached 12.51%, higher than the 8.85% growth rate in 2012. The VND/USD exchange rates on the oficial market and the de facto market in 2013 have been stable due to the abundant supply of dollars and steady inlation. As of late 2013, the average exchange rate of 23 commercial banks was at VND 21,084 per one dollar, slightly rose by 1.27% in comparison with the end of 2012.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 91

ANNUAL REPORT 2013

The stock market in 2013 was more active and as the end of the year, VN-Index reached 504.63 points, 90.9 points or 23% increased higher than from the end of 2012. Transaction value on the market in 2013 rose by 108.4% compared with 2012 and the total market capitalization was approximately 27.1% of the country’s GDP.

Prospects in 2014

In 2014, world economic situation is expected to have both positive and negative impacts on Vietnam economy. The US. Fed’s decision on tapering its QE3 stimulus would positively affect Vietnam's economy in the long term because the US. is an important trade partner of the Vietnam. The monetary easing policy in Japan makes the yen depreciating against many major currencies as well as Vietnam dong, this will reduce the Vietnam's public debt burden in yen from Japan. However, the reversal trend of the capital lows in international inancial markets may cause certain inluence on capital inlows to Vietnam. Low global trade growth would reduce the Vietnam’s exports in the near future, therefore, impose risks to the country’s balance of payments and economic growth.

Basically, Vietnam's economic outlook in 2014 is considerably better as the GDP growth rate would reach 5.5-6%. Inlation is forecasted to be stable with the same pace as in 2013 given the continuity of prudent macroeconomic policies from the government. The economy, however, may underline potential risks, these following policy measures should be implemented to support the economy:

First, implement iscal policy effectively to ensure the balance of revenue and expenditure.

Second, deploy lexible and effective monetary policy with closely coordination with iscal policy to control inlation, maintain the macroeconomic stability and support economic growth;

Third, introduce measures to promote exports and to closely control the restrictedly imported items; effectively exploit opportunities, preferential articles from signed international agreements; diversify export markets and increase the value added of exports;

Fourth, focus on solving dificulties, promote business through facilitating enterprises in accessing to capital for businesses; accelerate the bad debts solving, implement solutions to remove dificulties for the real estate market; review, amend and carry out effectively preferential policies to encourage business development.

Fifth, continue the implementation of the three strategic breakthroughs; shift the growth model; improve the eficiency and competitiveness of the economy; improve the eficiency and utilization of mobilized inancial resources to improve the quality of human resources and infrastructure system; drastically restructure public investment, inancial markets and the state-owned enterprises.

92 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

THE LEGISLATIVE ACTIVITIES AND ADMINISTRATIVE REFORMSCompleted many law schemes and projects,

and introduced 237 administrative procedures

In 2013, in tandem with the implementation of the iscal policy to stabilize the macro-economy, control inlation, create economic growth, the Ministry of Finance has kept an eye in completing and strengthening the inancial management by laws in the inancial sector. The ministry has conducted training activities to promote the common understanding and awareness of inancial legislative regulations to enterprises, and simpliied administrative procedures.

Improving the inancial regulations

In its effort to improve the inancial regulations, in 2013, the Ministry of Finance has submitted to the Prime Minister, the Government and the National Assembly 66/67 law projects (reaching 98.5% of year target). The National Assembly and its Standing Committee have approved three law projects, one proposed Resolution, and given comments on one law project [1], which fully met the year task. Government, the Prime Minister has issued 27/27 Decrees, in which, the Decree No. 07 on penalties and ines for administrative violations in inancial sector to guide the implementation of the Law on Handling of Administrative Violations (100%); 16/16 Decisions (100%); 18/19 schemes (reaching 94.7%); the Ministry of Finance issued in its relevant competence of 221 Circulars and Joint Circulars.

The promulgated legal instruments on inance have met the set schedule and management requirements, contributed to create the inancial regulatory environment of openness and transparency. They also met the practical requirements and contributed positively to the whole sector to complete the task of inancial budgets in 2013 and subsequent years as well.

Legal regulations introduction and legal assistance to enterprises

The legal documents on taxes, prices, national reserves... have been introduced and trained to relevant oficers so that they would understand and implement effectively, support people and enterprises in the completing their administrative procedures. These activities were further enhanced and conducted in the irst-time-organized Day of Financial Laws (28

1- Submitted to the National Assembly for approval of 03 Law Projects including: the amended Law on Value Added Tax; amended Law on Corporate Income Tax, amended Law on thrit practice and waste combat; Resolution of the National Assembly Standing Committee on issuing the resource tax rate (to replace the Resolution No. 928/2010/UBTVQH10 dated 19 April 2010).

Submitted the National Assembly for the law project on amended Law on Customs.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 93

ANNUAL REPORT 2013

August) and Viet Nam’s Day of Laws (9 November). The dialogue between the ministry and enterprises, individuals has been maintained effectively. The legal assistance for the business was continued to be deployed.

The ministry also held two dialogue conferences in 2013 on administrative procedures, tax and customs policies, one in Hanoi with the participation of more than 500 enterprises in the North and another in Ho Chi Minh City with the participation of more than 600 enterprises from the South, to address the problems of enterprises in the process of implementation of legal documents on taxation and customs.

Inspection and monitoring the implementation of legal documents

The Ministry has inspected the implementation of 167 Circulars and Joint Circulars issued by the Ministry of Finance, 681 legal documents issued by the other line ministries, branches and localities related to inancial issues; examined and evaluated the implementation of the 04 groups of legal documents respectively in the areas of state reserves, accounting, taxation and judicial expertise. Through the inspection, the ministry has detected and adjusted 18 inappropriate documents, contributed to overcome the incompetence in the compiling process. The inspection and monitoring has helped to give an assessment of the compliance of the subjects; capture timely the problems arose in implementation of legal documents to timely amend, supplement or promulgate. These processes contributed to improve the eficiency of state management in the inancial sector.

Administrative reform

The Ministry of Finance has planned and implemented the Decision No. 263/QD-TTg of the Prime Minister, and on that basis, continued to review 05 groups of administrative procedures on taxation; 13 groups on customs and a number of administrative procedures on securities, state treasury and public investment. Accordingly, the ministry has proposed to simplify 17 administrative procedures. The ministry at the same time continued to simplify the administrative procedures in line with the Resolution No. 25/NQ-CP and Resolution No. 68/NQ-CP of the Government.

Regarding to the implementation of the administrative procedure monitoring under the provisions of Decree No. 63/2011/ND-CP and Decree No. 48/2013/ND-CP, the Ministry of Finance has issued 10 Decisions to publicize 237 administrative procedures, in which there were 109 new administrative procedures, 111 amended administrative procedures, and 17 abolished administrative procedures. Those administrative procedures were updated promptly to the national database to facilitate citizens and enterprises to access and perform.

94 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

PERFORMANCE EVALUATION OF STATE BUDGET 2013

Strive to complete the budget misions in 2013

On budget revenue

In 2013, business activities, especially in domestic enterprises faced many dificulties. In order to resolve dificulties for business sector, the government has adjusted budget revenue policy towards reducing the rates and extending the time of payment for some certain taxes and fees... with the total amount of VND 14,210 billion.

To generate additional revenue for the budget, the government has submitted to the National Assembly for approval to collect some speciic revenues, such as state budget revenues for the dividend in 2013 for the State capital in the company’s equity shares, and the proit remaining after deduction of the legal funds from the 100% state owned Corporation, with total revenue estimated at VND 29,100 billion. Revenue share from oil and gas production approximately 3,740 billion in 2013.

With the extraordinary efforts, state budget revenue has achieved VND 822 trillion, 0.7% higher than predicted igure. Domestic revenues exceeding 3.3% compared with the estimate, thanks to increasing in land use fee [2] and some speciic revenues which have been approved by the National Assembly. Oil revenues exceeding 21.7% compared with the estimate, primarily due to increased oil price [3]. Revenue from import and export decreased 6.8%, mainly due to reduction in taxable imports and exports; together with increase in VAT refund [4] higher than expected, leading to the sharp reduction in revenue from export and import, and only reached VND 129,881 billion.

On budget expenditure

Anticipating challenges in budget revenue arose from macroeconomic situation, the management of budget expenditure has been carried out toward more tightening and effective, among which:

Review and re-arrange current expenditure items; save additional 10% of current expenditure estimates for the remain 7 months of 2013; cut or delay those not - urgent items.

Strictly control on formulation, appraisal and approval of projects funded by the State budget and Government bonds; accelerate construction and disbursement of development projetcs; strengthen the management in order to minimize debts on capital investment.

2- Land rents for the whole year reached 46.39 trillion, an increase of 19% over the estimate

3- Annually average oil price paid was USD 113/barrel, up USD 23/ barrel higher than predicted.

4- Estimates of VAT refund is VND 71 trillion, actual performance was VND 91.5 trillion.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 95

ANNUAL REPORT 2013

Use only 50% of contingent fund for urgent expenditure items, such as compensation for nature disasters, diseases... cease all new policies which require additional fund from state budget.

Total state budget expenditure for the whole year was VND 1,017.5 trillion, increase by 4% compared to plan, which has fulliled all requirements for social securitiy, national defence and polices, and other necessary and urgent missions.

Budget deicit and public debt

Budget deicit in 2013 was 5.45% of GDP (VND195,500 billion), higher than the planned deicit of 0.65% of GDP. Up to 31/12/2013, public debt was 54.1% of GDP, government outstanding loans was 42.2% of GDP, foreign debt equal to 37.2% of GDP, all well under the safe limits.

Overall assessment, though facing many dificulties and challenges, with the leadership and administration of the government, along with the efforts of the ministries, local authorities and business community, all the state budget missions in 2013 have been completed: tight iscal operation has contributed to macroeconomic stability and solved dificulties for business.

Implementation of budget missions in 2014

The result of state budget missions in the irst 6 months was quite encouraging, and higher than the same period in 2012 and 2013. Budget revenue in 6 months was of 52.8% total planned igure, up 15.8% compared to the same period last year  [5]; among which domestic revenue was 52.1% of the plan, increasing by 18% compared to the same period last year; revenue from crude oil was 63.9% plan, about 97.7% compared to the same period last year, thanks to high crude oil prices [6]; revenue imbalance from import-export activities was at 50% of the plan, an increase of 27% compared to the same period last year, mainly due to a signiicant increasing in imports and exports. Total budget expenditure in 6 months was 48.9% of the plan, up 8.8% compared to the same period last year; among which capital expenditures was of 47.7% of the plan, equal to 99.8% over the same period; current expenditure was 50.3% of the plan, an increase of 10.4% over the same period.

In the last 6 months of 2014, iscal policy management would continue its trend towards strictness, thrift and eficiency; closely manage on revenues, reduce losses and enhance handling arrears; strive to complete budget revenue missions in 2014, together with allocate enough resources for important expenditure items, in which national defense, security and social spendings are top priorities.

5- he same period in 2012 reached 46.7% of the plan, down 1.7%; the same period in 2013 reachded 43.7% of the plan, up 4.5%.

6- Semi-annual average oil price paid was USD 112/ barrel, up USD 14/ barrel higher than predicted.

96 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

NEW POINTS IN TAX POLICY IN 2013

In 2013, there were 2 tax laws promulgated by the National Assembly, namely: (i) Law Number 32/2013/QH13 amending and supplementing some articles of the Law on Corporate Income Tax (CIT) and (ii) Law Number 31/2013/QH13 amending and supplementing some articles of the Law on Value Added Tax (VAT). Here are the highlights of the two new laws:

Law on Corporate Income Tax

Law No. 32/2013/QH13 approved by the National Assembly XIII, the 5th Session dated June 19, 2013, took effect from the date January 1, 2014 (except for some provisions take effect from the date January 7, 2013- 6 months earlier than the general effective date of the Law). The main points of the amending Corporate Income Tax Law are:

Deinition of a permanent establishment: The Law amends deinition of “permanent establishments” as provisions of the current law for conformity with international commitments and ensure Vietnam’s power to tax.

Taxable income:  The Law provides additional regulations on the taxable income for the transfer of investment projects; transfer of the rights of mineral exploration, mining, processing; transfer the rights of capital contribution and, the right to participate in investment projects to cover the new income generated while taking out other income account “provisional reversals” (accounting costs) to match the nature of economic and accounting standards.

Tax - exempted Income: The Law supplements the additional typical cases in the tax-exempted income, to meet the requirements of practice and synchronize with the provisions of the relevant laws.

In addition, the Law stipulated additional tax exemption cases for enterprises with 30% of the average number of employees with disabilities, drug users, people living with HIV and the average number of employees from 20 people or more, not including companies operating in the inancial sector and the real estate business.

On determining taxable income and loss transfer for the transfer of real estate and a number of new generated revenue

Along with the addition to the taxable income for certain income (mentioned in point 1), Clause 4 and Clause 10, Article 1 of the Law Amending and Supplementing have additional regulations on determining taxable income and loss in case of transfer of investment projects and transfer the right to participate in investment projects (except for the project of mineral exploration and mining). It is to determine separation in tax declaration offset proits and losses of these activities together; after offsetting but still losses, and such losses are offset against proits of business activities in the taxable period. In case of termination of business term, which is still loss shall be carried forward losses in income of this activity next year in accordance with the general provisions.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 97

ANNUAL REPORT 2013

On the deductible and non-deductible expenditure in determining taxable income

In Clause 5 of Article 1 of the Law stipulates: (i) speciied additional conditions shall be included in deductible expenses must be non-cash payment evidence or documents; (ii) raising the ceiling for expenses in advertising and promotion from 10% to 15% of total costs, while eliminating some expenses which are not for promotion and advertisement in nature, such as payment discount and free newspapers and courtesy newspapers of press agencies from the ceiling; (iii) supplement the provision on grants are included in deductible expenses for grants under the program of State for localities in the region with extremely dificult socio- economic conditions; (iv) payments to fund pension contributions or provident fund will be the deductible expenses; (v) additional provisions on the principles for determining the reasonable expenditures of a particular sector (banking, insurance, securities, lottery, ...); (vi) remove provisions on payments are not deducted for expenses in excess of the consumption of raw materials, energy and goods built and reported by enterprises to the tax authorities.

Regarding tax rate: The Law amending and supplementing the provisions applicable from January 1, 2014 the general tax rate is 22%, for enterprises with total annual revenue is less than 20 billion VND will be applied the tax rate of 20% since July 1, 2013. From January 1, 2016, the general tax rate is 20% (Clause 6, Article 1) and the preferential tax rate shall be reduced to 17% (Clause 7 of Article 1).

Regarding tax incentives

On the objects of tax incentives: the objects of tax incentives are enterprises and the basis for applying tax incentives are investment projects of the enterprises. In this way, the scope of incentives for new investment is broader than the regulations in the current law, thereby affecting the state budget revenue. However, the new regulation has the advantage of clearness and consistency with the provisions investment law.

In the ield, industry and area for tax incentives: in Clause 7, Clause 8 of Article 1 of Law 2013, it is supplemented the additional provisions of the ields, industries and geographical areas for tax incentives (while remaining the ields, industries and geographical areas under the provisions of Law 2008).

Tax incentives for socialization areas: For sector of education, vocational training, health, culture, sports and the environment, all enterprises are allowed to apply the preferential tax rate of 10% on the income from the socialization activities.

Additional provisions of tax incentives for investment expansion

The Law amending and supplementing 2013 (Clause 8, Article 1) added regulations on tax exemption or reduction for investment expansion, which speciies the scope of incentives, preferential rates, criteria for identifying investment expansion. At the same time, the law stipulates clearly that in case of investment expansion speciied in the preferential ield and industry which meet one of three criteria stipulated by law, the income share

98 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

increased by investment expansion will be of tax incentives under the ongoing project for the remaining period (if any) or applying tax exemption or reduction under scheme of investment expansion.

In case that the enterprises which having investment expansion in the preferential ield and sector do not meet one of three criteria above, the income share increased by investment expansion will be of tax incentives under the ongoing project for the remaining period (if any).

Additional reference to the prescribed minimum distribution for the fund for development of science and technology in state-owned enterprises: To implement the Party’s policies in Resolution No. 20/NQ-TW, in Clause 11, Article 1 of the Law Amending and Supplementing prescribed reference to the state owned enterprises apart from the fund under the provisions of this Law must also ensure minimum rate of income distribution for fund as stipulated in the Law on Science and Technology.

Speciic regulations on incomes without tax incentives and principles for tax incentives

About speciied circumstances not subject to corporate income tax incentives as enterprises implement new investment projects: the Law on amendments and supplements (Clause 12, Article 1) provides additional that the new investment projects in case of division, separation, merger, consolidation, enterprise transformation, ownership transformation... and also assign the Government for further case of new investment projects of non tax incentives.

On some speciied income not subject to tax incentives: Law amended and supplemented (Clause 12, Article 1) clearly provides for a number of other income which will not be subject to tax incentives. Therefore, Therefore, the income which is not listed in the clause and related to business activities that beneit from tax incentive is aggregated with income from business subject to tax incentives.

Principles of tax incentives: Law amending and supplementing have additional cases of not having a separate accounting, the income from tax incentives production and business are determined by the ratio between the revenue from tax incentive production and business and the total revenue of enterprises. At the same time, it is stipulated that in the same period, if enterprises enjoy many different levels of tax incentives for the same income, enterprises are allowed to apply the most favorable tax incentives.

Effective date: The Law takes effect from January 1, 2014. Particularly the following tax policies shall apply from the date of July 1, 2013 (6 months earlier than the general effective date of the Law), are: (i) small and medium enterprises will apply the tax rate of 20% and (ii) applicable tax rate of 10% on income of enterprises from social housing investment projects.

Value Added Tax (VAT)

Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Value Added Tax (VAT) Number 31/2013/QH13 was approved by the National Assembly XIII, 5th Session dated June 16, 2013 takes effect from January 1, 2014.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 99

ANNUAL REPORT 2013

Law amending and supplementing have made a number of content-based reform in accordance with the Reform Strategy in order to solve the shortcomings arising in practice, creating a breakthrough in administrative reform to simplify the procedure, thereby reducing the time and cost savings for the taxpayer and further support for social groups. The followings are the new points in the Law on VAT Law:

Non taxable objects:

The Law supplements non-taxable objects, including: insurance for human in accordance with the Law on Insurance Business; insurance for isherman to encourage them to work harder; loan services of taxpayers who are not credit institutions, debt trading, forex trading.

The Law also apply the public toilets services the tax rate of 10% to ensure the consecutive in value added tax and enterprise which declares and deduct the VAT in inputs.

The Law stipulates the turnover threshold of less than 100 million VND per year (equal to more than 8 million per month) to determine goods and services by households which is not subject to VAT regardless of industry or geographical area.

About the taxable price: The Law has supplemented environment protection tax in taxable prices for commodities which subjects to the environment tax in order to be conformity with international rules and practices regarding that taxable prices for determining VAT shall be the inal price which is not including VAT.

Regarding tax rate: Applying 5% tax rate for social housing; and to conform with international practice, solving the current problems, amending regulation (ii) identify principles goods and services export tax rate is 0% goods and services consumed outside Vietnam, consumption of non-tariff zones and goods or services provided to foreign customers under the provisions of the Government.

Regarding taxable threshold and tax calculation method: Regarding taxable threshold and tax calculation method, the Law stipulates the threshold of more than 1 billion VND turnover for enterprise to apply the method of tax credit. For the enterprises and individuals below the threshold, the method of percentage on turnover will be applied. Therefore, the mini and small medium enterprise shall not have to register for VAT at the tax authority, thereby simplifying the tax accounting and saving time and compliance costs.

Regarding VAT refund:

The Law increases the minimum input VAT to be refunded for the investors and exporters from 200 to 300 million VND and above for practical agreement and administration simpliication and cost savings for both taxpayers and tax authorities.

The Law provides additional provisions on VAT reimbursement for goods carrying in emigration of foreign passport holders to encourage foreign tourists who buy goods in Vietnam.

100 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

MANAGEMENT OF THE INLAND TAX COLLECTION

Promote measures to comply with the tax regular

Management of domestic tax collection in 2013

Inheritance and lessons drawn from the experience of the previous years, the tax authorities have simultaneously carried out drastically revenue management solutions, monitored tightly resources of revenues, strengthened anti-tax losses, debt collection and exploited more revenue resources for the budget, namely:

(1) Assign revenue targets for 63 tax departments to motivate the whole system from the beginning of the year to complete the task in 2013 revenues. Based on revenue missions in 2013, the tax agencies in all levels were assigned quarterly targets as a basis to make good progress monthly and support for the inance management and execution of the Ministry of Finance and the Government.

(2) Study, advise and submit the Ministry and the Government the proposals to suggest line ministries and local authorities for further coordination and cooperation in concentration to the implementation of revenue tasks in 2013. This has created a consensus, support and participation of the whole political system to the task of mobilizing resources for the implementation of the objectives of socio-economic development.

(3) Establish the Steering Committee on reducing losses and urging the budget under the General Department of Taxation that chaired by the General Director and assisted by the Vice General Directors to instruct the revenue collection for budgets in tax authorities at all levels. Besides, missions were organized in working with provinces of great revenues. 15 inspection and examination teams were sent to the State Owned Groups and Corporations to review each line of tax and ensure the tax payment in full and in time for the state budget.

(4) Well implement the policies on tax exemption or reduction, tax payment deferment under the Resolution of the National Assembly and the Government. As of December 2013, the tax authorities in all levels have made the tax exemption, reduction and payment deferment for 231,457 turns of taxpayers with the amount of VND 11,639.5 billion. The estimated annual igure for tax exemption, reduction and relaxation is about VND 14,210 billion.

(5) Perform diversiied forms of dissemination to taxpayers and timely dissemination of new tax policies on the media facilities at the central and local levels. In 2013, the General Department of Taxation continued holding a conference to dialogue with South Korean businesses, and enterprises of the EU and Chamber of Commerce and Industry of Vietnam (VCCI). The General Department of Taxation was in collaboration with the electronic newspaper VietnamNet on building the standing table for the 1,000 Vietnam’s largest taxpayers in 2013.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 101

ANNUAL REPORT 2013

Tax agencies at all levels continue to multiply initiatives “Week of listening to the taxpayer”, and about 800 dialogues were made for about 103,600 turns of taxpayers, support at the tax ofices for about 300,000 turns of taxpayers, telephone support for 250,000 turns of taxpayers with 25,000 documents regarding tax regulatory explanation; 1,000 training sessions were held on the new tax policy for the new taxpayers.

(6) Focus on implementation of measures on tax declaration and accounting, to maintain quality assessment report on the operation of the business through tax administration indicators (enterprise health report). The inventory and review of the tax code was made to ensure timely grasp taxpayers to take on comprehensive monitoring and management of taxes. The quality of tax declaration was improved (on average 98% submitted on time) and successful organization of the transfer and remittance of the tax payment slips and reimbursement billing attached digital signatures of 4 authorities Tax - Customs - Treasury - Finance on a national scale. The project of online tax declaration was completed in 63 provinces and cities with participation of about 296,000 enterprises and the total number of tax declaration received and processed of 7.7 million documents. The tax collection system through commercial banks was continued to promote, which have been collected from 60% of enterprises accounting for nearly 80% of the total state budget revenue. In particular, the General Department of Taxation has collaborated with the Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV) was irst piloted electronic tax payment method, step by step contribute to the enhancement of the reforms and technology modernization of tax administration.

(7) Implement drastically a number of measures on debt management and enforcement of tax debts under the provisions of the Law on Tax Administration. The tax agency has assigned tax collection target in 2013 and attached to each department responsibility for each civil servant in the management of tax debt; develop speciic criteria for each case of large tax debts (over VND 5 billion, over VND 01 billion and over VND 500 million). As a result, as of 31st December 2013; the tax ofice has obtained 55% of the debt amount at the time 31st December 2012. The unpaid taxes by 31st December 2013 is VND 61,173 billion, an increase of VND 11,791 billion (equivalent to 23.9%) compared to 31st December 2012, including: non-performing debts is VND 10,541 billion; pending debt is VND 2,869 billion; debts overdue to 90 days is VND 10,929 billion; debts overdue more than 90 days VND 36,834 billion. Excluding non-performing debts, pending debt, overdue debts related to Vinashin, Vinaline and other tax debts under appeal, the total tax debt amount is VND 44, 263 billion, accounting for 8.3% of total revenues budget.

(8) Strengthen the inspection and monitor to reduce losses to the state budget. The inspection was focused on enterprises having associated transactions, price transfer, e-commerce business. Inspection also was made in the ield of deduction and refund of value added tax. In 2013, inspection and examination has been made in 64,669 enterprises with the amount of taxes arrears collection and penalties is VND 13,621 billion (up 3% compared to 2012); tax deduction reduction of VND 1,164.8 billion (up 37% compared to 2012); VND 14,864.9 billion of loss decreased (by 99.8% compared with 2012); tax payment of VND

102 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

9,635.9 billion (accounting for 71% of tax arrears and penalties, up 26.9% compared with 2012). Regarding the management of price transfer and associated transaction, inspection and examination have been made in 1,965 loss suffering enterprises and enterprises having a sign of price transfer. The amount of taxes arrears, penalties and reimbursement was of VND 963.4 billion. Tax deduction reduced by VND 132.2 billion and loss reduction of VND 3,902.3 billion. There were 3,188 enterprises which has been under monitoring for declaration for associated transactions. Databases system has been set up step by step for the management of price transfer in order to serve for inspection regarding the price transfer in the business activities having high risks of tax issues. Simultaneously, the General Department of Taxation has strengthened coordination with the police to investigate, prosecute organizations and individuals that commit fraud on value-added tax refund. As a result, there were 67 enterprises having signs of criminal violations and 17 enterprises to be conducted investigations and prosecutes. 22 people were arrested due to violation of tax laws, traficking in illegal billing. Domestic revenues in 2013 exceeding by 3.3% compared with the plan.

Orientation for the management of inland tax revenue in 2014

In 2014, revenues tasks assigned to the tax ofice is VND 624,200 billion (of which, crude oil of VND 85,200 billion and inland revenue of VND 539,000 billion). Tax agencies at all levels strive to exceed at least 8% compare with the targets set by the Ordinances. To achieve this goal, the General Department of Taxation has proposed the following solutions:

(1) On the basis of the target allocation of the provincial People’s Committee, the General Department of Taxation continued reviewing, calculating and submitting to the Ministry of Finance the allocation proposals for budget revenues in 2014 so that the Tax Departments strive for total inland revenue place over at least 8% of the plan under the ordinance. At the same time, it is necessary to enhance the revenue analysis and forecasting, monitor regularly the progress of tax collection, keep a close watch on the sources of revenue and analyze speciic causes and effects of the increase or decrease in revenue in each province and each ield.

(2) Regarding inspection and examination:

Inspection and examination will be assigned for the Tax Departments to ensure minimum inspection of 1.65% and checked at the headquarters of the taxpayer of at least 13% of enterprises subject to tax administration; Coordination will be further strengthened with investigation and security agencies, police departments in prevention of economic crime investigation to verify the violations in using illegal billing. Deployment of revised inspection process and completion of examination process in accordance with the Inspection Law and the Law on Tax Administration will be conducted. The application of information technology in the management of tax risks will be concentrated, which focused on building classiication taxpayers software.

(3) The General Department of Taxation will instruct the Tax Department to publicize information on the large tax debt enterprises on the mass media; make 100% notiication on

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 103

ANNUAL REPORT 2013

tax arrears and late payment. Amend and supplement the tax debt management processes, promulgate the alternative tax debt enforcement procedures in accordance with the provisions of the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Tax Administration; strive for the tax debts not exceeding 5% of the total inland revenues by 31st December 2014.

(4) Regularly monitor and keep a close watch on the enterprise performance and operation and maintain periodical reports on the enterprise health; instruct the tax authorities at all levels to concentrate on reviewing and urging the tax declaration and payment of organizations and individuals; force enterprises which is not conform or late in tax declaration; strive to reach 90% of enterprises declaring tax issues through electronics system; expand deployment of taxpayer through the banking system, striving to end in 2014 widespread deployment of electronic tax collection; Automate the process of receiving and processing tax application and enhance the tax administrative procedures towards simplicity, clarity, transparency and contribute to further reduce compliance costs for taxpayers and tax authorities and timely collect for revenue for the state budget.

(5) Information dissemination, advocacy, policy interpretation and public orientation is the key solution in implementation and bringing policies to the life; organize regular dialogue with taxpayers under regulations promulgated and need replication of the organization “Weeks of listening to the taxpayers”.

(6) Apply widely cross-reference services for the list of tax invoices in the system; complete the project on anti-counterfeit CIT invoice coding system; closely manage the printing and using goods and service invoices; tax agencies provide tax invoice for enterprises of high-risk of tax or tax invoice violations; enhance the application of information technology in invoice management.

(7) Enhance the tax administration for big enterprises, which focuses on the implementation of coordination and guidance, support for inspection and examination; fostering assistance and answering the queries from big enterprises; enhance dialogue with enterprises to capture existing constraints on policy mechanisms and tax management; build a database of tax administration for large enterprises.

(8) Focus on directing the tax authorities at all levels to effectively implement the tax system reform plan in 2014 under the Decision Number 99/QD-TCT dated 11th February 2014 and Notiication No. 39/TB-TCT dated 18th February 2014 of the General Department of Taxation.

104 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

EXPORT - IMPORT PERFORMANCE AND BUDGET REVENUES

Improve trade balance and reduce frauds and losses in tariff collection in 2013

Export - import performance in 2013

Though facing dificulties in both international and domestic markets, Vietnam export - import performance has achieved positive deliverables. Both export and import turnovers in 2013 saw a two - digit increase; balance of trade in goods has been improved with a small surplus which marked the second year of trade surplus. Particularly, the total export-import turnover of Vietnam in 2013 was USD 264.065 billion, up 15.7% compared with that in 2012, in which exports totaled USD 132.0329 billion, up 15.3% and imports USD 132.0326 billion, an increase of 16%.

Chart 4: Exports, Imports and Trade Balance of Vietnam from 2003-2013 and estimated 2014

Source: General Department of Customs

Export of goods in 2013 confronted many challenges with decreases in price and volume in many groups of commodity such as agricultural commodities (coffee, rice, cassava and cassava products, etc.), mineral and fuel (coal, crude oil and gasoline). However, the total exports of Vietnam still increased by 15.3% (equivalent to USD 17.5 billion) compared with 2012, which is attributed to drastic growth of processed industrial commodity groups, particularly phones, computers, electronic products and components (with an increase of USD 11.3 billion), textiles (with an increase of USD2.86 billion), and footwear (with a rise of USD 1.15 billion).

110

130

150

170

USD billion

Exports

Imports

Trade balance

-30

-10

10

30

50

70

90

110

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

(Forecast)

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 105

ANNUAL REPORT 2013

Source: General Department of Customs

Import of merchandises in 2013 experienced a recovery with an increase of 16%, slightly higher than the increase of export and up 9.5% compared with import in 2012. These igures relects a recovery and development of domestic production and consumption in several groups of commodities. In terms of absolute numbers, imports increased by USD18.25 billion, 2.6 times higher than the igure of USD 7 billion in 2012.

In 2013, Vietnam traded with over 200 nations. The number of markets with more than USD 1 billion export turnover increased from 25 to 27, while that of import increased from 13 to 17. Total export – import turnover from those markets accounted for nearly 90% of Vietnam’s export and 88% of import.

European Union (EU27) continued to be the largest import market of Vietnam in 2013 with a total value of USD 24.33 billion, a sharp rise of 19.8% and accounting for 18.4% of the total export turnover. Meanwhile, exports to the U.S. - the 2nd largest import market of Vietnam -accounted for 18.1% of Vietnam’s exports and saw a huge increase of 21.4%, equivalent to USD 23.87 billion.

In 2013 Vietnam’s imports from China rised by 28.4%, reaching USD 36.95 billion, which accounted for 28% of the total value of Vietnam’s imports.

Telephones

and

accessories

16%

Textile and

garments

14%

Computers

and

electronics

products

and

accessories

8%

Leather

and shoes

6%

Cruide oil

5%

Fisheries

5%

Machinery

and

equipment

5%

Wood and

wodden

products

4%

Transportat

ion

vehicles

and

spareparts

4%

Rice

2%

Others

31%

Machinery

and

equipment

14%

Computers

and

electronics

products

and

accessories

14%

Textile

7%

Telephones

and

accessories

6%

Oil and

petrol

5%

Steel

5%

Plastic

materials

4%Materials

for textile

and

garments

and leathers

& shoes

3%

Animal

fodders and

animal

fodder

materials

2%

Chemicals

2%

Others

38%

Chart 5: Vietnam’s 10 commodity groups of the highest exports in 2013

Chart 6: Vietnam’s 10 commodity groups of the highest imports in 2013

106 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

Table 2. Indicators on export and import in 2013

Market

Export Import Export and Import

Value (Billion USD)

Compared with 2012

(%)

Percent (%)

Value (Billion USD)

Compared with 2012

(%)

Percent (%)

Value (Billion USD)

Compared with 2012

(%)

Percent (%)

Asia 68.57 11.5 51.9 108.20 17.8 81.9 176.77 15.3 66.9

- ASEAN 18.47 4.4 14.0 21.64 2.7 16.4 40.10 3.5 15.2- China 13.26 7.0 10.0 36.95 28.4 28.0 50.21 22.0 19.0- Japan 13.65 4.5 10.3 11.61 0.1 8.8 25.26 2.4 9.6- Korea 6.63 18.8 5.0 20.70 33.2 15.7 27.33 29.4 10.3

America 28.85 22.4 21.8 8.98 10.6 6.8 37.84 19.4 14.3- United

States23.87 21.4 18.1 5.23 8.4 4.0 29.10 18.8 11.0

Europe 28.11 19.2 21.3 11.43 7.9 8.7 39.55 15.7 15.0

- EU (27) 24.33 19.8 18.4 9.45 7.5 7.2 33.78 16.1 12.8 Africa 2.87 16.0 2.2 1.42 37.7 1.1 4.29 22.4 1.6

Oceania 3.73 9.9 2.8 2.09 -5.3 1.6 5.82 3.9 2.2

Source: General Department of Customs

Operation of anti smuggling and trade fraudAnti smuggling activities have been consistently carried out by General Department of

Customs in critical areas and gained favorable outcomes, speciically:

(1) Organize a conference on anti-smuggling to make the consensus on main directions and missions, implementation of a scheme on capacity building for customs oficers in anti-smuggling activities until 2020;

(2) Organize several international cooperation activities to strengthen cooperation in customs.

(3) Implement inter-provincial projects such as anti-smuggling on foreign liquors and gasoline across the border, strengthening control on illegal export of minerals, solving imported goods yet not subject to any customs procedures on time in Haiphong port and Quangninh port. Other main projects are Projects on temporary car import for re-export in Haiphong and Quangninh and Projects on cars owned by overseas Vietnamese returnees, etc.

(4) Enhance inspection and guidance on professional tasks such as customs inspection, collecting and processing custom information, protecting intellectual property rights, and using professional dogs.

(5) In 2013, Customs ofices have discovered and arrested 22,012 people for violation (including 677 people committing to related-drug violence), the value of goods in all violations is worth VND 565.426 billion (in 2013 the violations decreased by 9.2 % in quantity, yet increased by 9.36 % in value compared with 2012). The handled violations contributed VND 148.827 billion to budget revenues; Customs agencies decided to prosecute 30 people, transferred 47 people to other agencies for prosecution.

The management of state budget revenues from import and exportManagement of state budget revenues from import and export in 2013

In 2013, the General Department of Customs was assigned a task of collecting VND 237,500 billion of taxes for the state budget (up 20% compared with the implemented igure in 2012).

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 107

ANNUAL REPORT 2013

Since the beginning of the year, the General Department of Customs has synchronously implemented these solutions: Strengthening the inspection and examination on taxes, reducing revenue losses, smuggling and trade fraud. Measures to manage revenues and to reduce losses of the state budget are: reducing losses in price, classifying commodities and determining the tariff and C/O; increasing control over import prices which has been identiied in a price database, strengthening examination on export prices; fostering post-clearance inspection, urging tax debt recovery; strictly implementing the conclusions and recommendation of the State Audit Ofice and the Government Inspectorate; urgently handling with tariff violations at their roots, fully and timely collecting the amount of tax which have been detected and requested by audit and investigation agencies.

As of 31 December 2013, the General Department of Customs has collected VND 221,381 billion [7] for state budget revenue, equal to 93.2% of the plan, up 12.1% over the same period in 2012.

Causes:

(1) In 2013, both export and import volumes increased compared with those in 2012  [8]. In particular, total value of exports including tariff was USD 9.37 billion, down 11.8%; total value of imports including tariff reached USD 65.87 billion, up 3.6% compared with the igure in 2012.

(2) Due to an increase in oil and gasoline import tariff: Since 18 April 2013, Ministry of Finance issued the Circular No. 43/2013/TT-BTC on an increase by 2% in oil import tariff (14% for gasoline, 10% for DO, 12% for FO and oil); the Circular No. 47/2013/TT-BTC dated 26 April 2013 on an increase of 16% for gasoline, 12% for DO, 14% for FO; the Circular dated 8 May 2013 No. 58/2013/TT-BTC on an increase in oil import tariff (19% for gasoline, 14% for DO, 15% for FO and 16% for oil), the Circular No. 70/2013/TT-BTC dated 22 May 2013 on an decrease to 18% in oil import tariff.

(3) Law amending and supplementing the Law on Tax Administration was in effective from 1 July 2013. Accordingly, tax payment shall be made prior to customs clearance or goods release. In case of credit institutions guarantee, late tariff payment must be made immediately. Therefore, in 2013 there were VND 10,250 billion of tax declarations for payment was transferred from 2012 to 2013.

(4) Tax liabilities arising before 1 January 2013 amounting of VND 1,807 billion was collected. The specialized tax liabilities amounted to VND 6101.59 billion as of 31 December 2013, down about VND 838.28 billion (approximately 12.08%) compared with the igure in 30 June 2013 (at the time Law amending and supplementing the Law on Tax Administration took effect). Up to 31 December 2013, the proportion of the specialized tax liabilities/debts in state budget revenues from export and import was 2.75%, down 3.18% compared with the igure in 30 June 2013, and down 2.94% compared with the igure in 31 December 2012.

7- Data by the State Treasury as of 31 January 2013

8- As speciied above

108 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

Orientation for the management of state budget revenue in 2014

In 2014, the General Department of Customs is assigned to complete the budget revenue of VND 224,000 billion (up 9.33% comparing with the implemented igure in 2013). From the beginning of the year, the General Department of Customs has taken out a number of measures to complete the tasks on national budget revenue in 2014. The details are as follows:

(1) Instruct its local custom departments to implement the task of budget revenue with aiming at fulilling and over-fulilling the set target in 2014; monitor and manage closely the progress of budget collection and to timely resolve the obstacles in taxation policy which may affect the national budget revevue management and to propose the solutions and methods to avoid the revenue loss and contribute to increase the national budget revenue;

(2) Monitor and analyze the igures on budget revenue to propose a number of measures and solutions to further effectively manage the stage budget revenue. Timely instruct the provincial departments of customs to review the resources for revenue and timely discover the areas, industries, commodities and types of business which may occur the risk of revenue loss and manage accordingly;

(3) Foster the revenue management; to explore the other resources of revenue and avoid the revenue loss by price consultation, price calculation, taxable code identiication, post-clearance examination, enhancement of inter-ministry coordination in order to prevent, supervise and discover the commercial fraud using commodity origin; and identiication of the key commondities which having the abnormal import-export volume or high tariff;

(4) Continue to implement and broaden the linkage with commercial banks to further facilitate the tax collection and tax payment; expand the application of electronic payment gate; upgrade the electronic signature declaration system and the information exchange system with commercial banks and the Treasury;

(5) Enhance recovering the tax debt, including: planning the debt recover in the year and setting the 2014 target to recover about VND 2,000 billion of tax debt;

(6) Develope and complete the risk management system to ensure the effective information on risk management in each department unit; enhance the supervision and investigation in tax;

(7) Strengthen custom supervisory and anti-contraband; effectively control commercial fraud, cross border transportation of illegal commodity and drug in case of electronic clearance;

(8) Enhance investigation in tax reduction, exemption, refund and tax free areas;

(9) Closely monitor documents and commodities for export and timely stop the stituation of export without goods to appropriate the VAT refund through tax deduction and refund;

(10) Foster the management and monitoring the temporary import for re-export, outwork, processing...;

(11) Implement seriously iscal policy and recommendations from the audit and investigation agencies;

(12) Coordinate with Department of Tax Policy to develop the Export Tariff, Preferential Tarriff in 2014.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 109

ANNUAL REPORT 2013

BOND MARKET IN 2013Eficient capital mobilization channel

In 2013, the bond market has seen positive developments on both the primary market and the secondary market, which played an important role as a channel for raising capital in executing budget, particularly in the context of limited budget revenues.

The market situation in 2013

In 2013, total volume of government bonds, government guaranteed bonds, local government bonds and corporate bonds reached a record of VND 271,335 billion, equivalent to 7.57% of GDP. Total outstanding bond as of 31 December 2013 reached VND 701,873 billion, equivalent to 19.6% of GDP.

Government Bonds

Primary market: In 2013, the State Treasury has mobilized VND 181,093 billion, exceeding the planned igure and up 28.1% compared with 2012. The average maturity is 3.21 years. The interest rate reduced from 25 to 170 points compared with the end of 2012 for all terms. The total outstanding government bonds by the end of 2013 was VND 415,958 billion (11.6% of GDP), the average maturity for the rest of 2013 was 2.38 years.

Secondary market: the trading volume of Government bond increased at the average of VND 1,390 billion/day; Interest rates reduced from 120 to 180 points from 2012.

Government guaranteed bonds

Primary market: In 2013 only two policy banks issued government-guaranteed bonds, among which Vietnam Development Bank (VDB) mobilized VND 40,000 billion (equal to 100% guarantee limit in 2013); and the Vietnam Bank for Social Policy (VBSP) raised VND 7,380 billion (40.8% guarantee limit in 2013). The average term of the bonds issued by VDB and VBSP in 2013 was 2.83 years and 2.99 years, respectively. Compared with the end of 2012, the interest rate issued by VDB decreased from 20 to 112 points and the rate by VBSP reduced from 5 to 148 points for the terms. The remaining average term of the VDB’s and VBSP’s bond portfolio is 3.08 years and 1.93 years in 2013. By the end of 2013, the total outstanding Government guaranteed bonds was VND 171,178 billion (equal to 4.78% of GDP).

Secondary market: Trading volume of the government guaranteed bonds increased at the average of VND 220 billion/day. Interest rates level reduced from 120 to 180 points compared to 2012.

Local Government Bonds

In 2013, the total issued volume reached VND 8,450 billion with 8 sessions of bond issuance. The interest rate’s spread for the term of 3 and 5 years was from 0.85% to 1.14% compared

110 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

to the interest rate of the government bond at the same term. The interest rate’s spread of the 10-year bonds separately was 0.40%. As of 31 December 2013, the total outstanding local government bonds reached VND 17,019 billion, equivalent to 0.47% of GDP.

Corporate Bond Market

In 2013, the volume of bonds registered to be issued in the form of private placement was VND 52,196 billion; the actual issuance volume was VND 34,412 billion (66% of registered amount). Major tenors have been less than three years which accounted for 56% of the issued volume while 3-5 year terms and more than 5-year term accounted for 33% and 12% of the issued volume, respectively. By the end of 2013, the total outstanding corporate bonds was VND 97,719 billion ( equal to 2.72% of GDP).

Achievements and limitations in 2013

Achievements

(1) The capital mobilization through issuing government bond and government guaranteed bonds have basically reached the target.

(2) The issued interest rate was reasonably regulated based on the situation of the bond market and the currency market.

(3) The corporate bond market become active again, but still at a moderate level after less active period.

Limitations

(1) Regarding to the structure of investors in the bond market, most key players are still focus on commercial banks. The participation of foreign investors is very small, with their holding of only about 1-2% of the total bond amount. Meanwhile with limited long-term capital, the commercial banks mainly invested in short-term bonds of equal to or less than 3 years.

(2) Local government bonds have not yet attracted the attention from investors, not really meet the needs of the capital mobilization of localities.

(3) Certain limitations still exist in the secondary bond market, affecting the reliability of the transaction information disclosed in the system, including: (i) the repo transactions were not properly reported; (ii) payment and depository mechanisms are still limited when the central bank is not ready to perform the function of bond settlement.

Orientation and solutions to regulate market in 2014

The need for raising capital through bond market is quite huge in 2014 with VND 232,000 billion by issuing government bonds; VND 63,000 billion for government guaranteed bonds, VND 10,000-15,000 billion for local government bonds and VND 30,000-35,000 for corporate bonds.

Legal framework

(1) To continue to review, evaluate, build a legal framework for government bond, government guaranteed bonds, local government bonds and corporate bonds issuance;

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 111

ANNUAL REPORT 2013

(2) To submit to the Government to promulgate the Decree on credit rating, draft Decree on voluntary pension funds.

Regulating Market

Issuers:

For government bonds, the State Treasury shall plan and announce issuance schedule; improve market liquidity towards reducing the number of bonds and increase the volume of each bond issuance; focus on bond with terms of 5 years and longer; develop policy and mechanism for treasury management.

Regarding government guaranteed bonds, two policy banks will be encouraged to disclosure their issuance schedule including the expected terms of bonds after the Prime Minister approves bond issuance limit.

In terms of regulating interest rate, Government bond and government guaranteed bonds interest rates will be regulated in a lexible manner in coordination with the monetary policy of the State Bank while taking into consideration of changes in the bond market and the currency market.

About bond registration and depository, Vietnam Securities Depository shall complete a clearing system with CCP model and coordinate with the State Bank of Vietnam to develop and complete a government bond settlement system soon in order to minimize counterpart risk in trading bonds.

For corporate bonds, it is important to build a database of corporate bond issuance to strengthen the information disclosure on the primary market.

112 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

PUBLIC DEBT MANAGEMENTEnsuring sustainability and repayment ability

Public debt in 2013

Under the provisions of the Law on Public Debt Management, public debt includes government debt, debt guaranteed by the Government and local government debt. Up to 31/12/2013, the total public debt estimated was VND 1,937 trillion, equal to 54.1% of GDP, including:

Government debt was VND1,512 trillion, about 42.2% of GDP; in which foreign debt was VND761 trillion (about 50.3%), domestic debt was VND 751 trillion (about 49.7%);

Chart 7: Outstanding government loans

Sources: Department of DMEF

Government-guaranteed debt was at VND 394 trillion, in which guarantee for foreign loans was VND 187 trillion and guarantee for domestic loans (mostly on the Vietnam Development Bank (VDB), Bank of Vietnam Social Policy (BSP), VEC and a number of key national projects) was around VND 207 trillion.

Local government debt was estimated at VND30 trillion. In particular, the issuance of local government bonds outstanding was at VND17 trillion.

The management of the public debt in 2013 has achieved some positive results, however shortcomings, dificulties and challenges may affect the sustainability of public debt and ability to repay in coming time.

50 000

60 000

70 000

80 000

20496,51

26 159,76

35 784,84

Million USD

0

10 000

20 000

30 000

40 000

28 008,332 032,5 34 872,2 36 280,43

18 969,77

20 496,51

Domesic

External

2010 2011 20132012

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 113

ANNUAL REPORT 2013

Achievements

(1) The volume of raising capital in 2013 was signiicant (over VND 513 trillion government loans), which contributed to the long-term investment for social and economic development, and inancing budget deicit and investment for development.

(2) In general, public debt, government debt and external debt indicators of the country by the end of 2013 and the period 2013-2015 was well within approved safety limits [9] and in safe range accordance with the recommendations of the international inancial institutions [10].. Expected public debt and foreign debt indicators in the 2013-2015 period as follows:

Table. Indicators of Vietnam’s public debt during 2013-2015

Unit: VND trillion

Indicators 2013 2014 2015

1. Outstanding public debt 1,937 2,400 2,902In which government debt 1,512 1,846 2,200

2. Public debt on GDP 54.1% 56.8% 60.1.%In which government debt 42.2% 43.6% 45.5%

3. National foreign debt 37.2% 42.4% 44.3%

Sources: Department of DMEF

(3) The management of public debt, government debt and the national foreign debt has been enhanced with the shift to positive trends (lowering the ratio of foreign debt, increasing the proportion of domestic debt) to promote the development of domestic capital markets, especially the Goverment bond market and gradually getting closer to the best practices in the world.

Regarding the evolution of the debt trend, in 2001 the ratio of domestic debt accounted for only 18% of the total public debt; in 2005 this ratio was at 34.2%; approximately 46.9% in 2010 and until the end of 2013, this percentage increased to 52%. The increasing ratio of domestic debt suggests a reduction of exchange rate risk on the debt portfolio in foreign currency, and also the national dependency on foreign debt.

In the management of repayment of government loans and maintaining debt limits, Ministry of Finance has actively arranged repayment in full and on time to meet all repayment commitments within the approved estimates; regularly monitored and assessed the safety of public debt and ensured no major impact on the macro economy.

(4) Continue to improve regulations on debt management, especially the promulgation, adjustment and supplement to be in accordance with the real situation, such as Decision

9- he strategy of public debt and external debt of the country for 2011-2020 and vision to 2030 regulating the safety on debt ceiling: public debt under 65% of GDP and government debt under 55% of GDP.

10- Repayment indicator of government debt was approximately 14-15% of the total state budget revenues annually (according to international rules, a nation is guaranteed for repayment ability when indicators of the repayment obligation of the Government under 30% of the total state budget revenues).

114 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

689/QD-TTg dated 04/05/2013 approving medium-term debt management program in 2013-2015; Decision 01/2013/QD-TTg dated 07/01/2013 issuing regulations on setting up, using and managing the accumulation fund for loan repayment…

Dificulties and challenges

(1) The need for investment in infrastructure was huge which put pressure on raising capital [11], sometimes beyond the ability of the supply market, and increased public debt.

(2) Public debt continued to rise rapidly in 2013 (total public debt was at VND1,937 trillions increased 18% compared with the number by the end of 2012, making the repayment obligation of the Government tends to increase markedly, the fact that budget could only arrange a part of domestic repayment obligations increased the risk of reinancing the debt portfolio.

(3) Allocation of loans was scattered, the implementation time prolonged to reduce the eficiency of investment due to the lack of counterpart funds, slow clearance and shortcomings in preparation.

(4) Re-lending project/ project with the Government guarantee tended to face repayment dificulties, domestic and foreign loans with government guarantee were increasing rapidly which caused increasing contingent liabilities of the Government, and continue to create psychologically dependence on the guarantee of the state budget.

(5) Market liquidity was low, the Government had to raise short-term bonds [12], the remaining term of the debt portfolio of government bonds in 31/12/2013 was only 2.38 years leading to high pressures of repayment of state budget within next 1-2 year. The same thing happened to bonds guaranteed by the Government in VDB, BSP, while investment credits usually had longer terms of repayment (from 7 to 10 years). The big difference between terms of borrowing and lending increased inancial risk for these inancial institutions.

(6) Some regulations on debt management were slowly built, the fragmentation of public debt management in the ministries and local authorities [13] made it dificult to monitor the public debt safety indicators and the division of repayment responsibilities in case of ineffective use of debts.

Solutions for improving public debt management

The mobilization, distribution, use of loan, repayment and debt management in coming time needs to stick some goals as follows:

11- Currently, the policy of raising the loan largely based on demand, proposal of portfolio of programs and projects from the ministries, local authorities and enterprises, separating the debt limit from the repayment capacity, increasing pressure on public debt.

12- Government bond issuance with term under 5 years accounted for 93% of the total issuance volume, among which under or equal to 1 year term treasury bills accounted for 20.3%, under or equal to 2 year term accounted for 50.3%; long term from 10 years accounted for only 7.0%.

13- Currently, the Ministry of Planning and Investment implement state management for ODA loans, preferential foreign loans and government bonds for transportation, irrigation, health and education projects; he State Bank of Vietnam manages loans from international inancial institutions (World Bank, ADB), limit foreign borrowing by enterprises; he Ministry of Finance manages foreign commercial borrowing by the Government, and Government’s guarantee.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 115

ANNUAL REPORT 2013

(1) Public debt (included Government debt, Government-guaranteed debt and Local government debt) by 2015 has not exceeded 65% GDP, in which government loans have not exceeded 55% GDP and the country’s foreign debt has not exceeded 50% GDP.

(2) The obligation of direct repayment of the Government (excluding re-lending) should not exceed 25% of total state budget revenue, and national foreign debt repayment obligations would be under 25% of annual exports.

(3) Ensuring the ratio of foreign exchange reserves to total national short-term foreign debt would be higher than 200%.

In coming time, some key measures need to be implemented to enhance the eficiency of public debt management, as follows:

(1) Continue to improve the legal framework for public debt, including the assessment and review of the State Budget Law, Law on Public Debt Management and guidelines to create a uniform legal framework for public debt management, iscal and budget.

(2) Continue to innovate the debt management and overcome the dispersion of debt management in the ministries.

(3) To strictly control the issuance and management of government guarantee, gradually decrease the quota of government guarantee, only consider granting loan guarantees for domestic urgent projects, key projects gradually shift to commercial guarantee by banks and limit the issuance of guarantees for those projects whose investors are not in the industry.

(4) To strengthen iscal discipline, treasury fund would not be advanced for programs and projects funded by bonds and those due date advance payment need to be recovered.

(5) Strive to increase revenue to reduce the budget deicit, raise debt repayment and increase the maturity of government bonds issued to help reduce the duties of capital mobilization and debt swap in 2014.

(6) Improve the eficiency of loan usage, enhance risk-sharing mechanisms between the State and enterprises/investors; expand re-lending mechanism for local government to enhance the local self-motivation and accountability, while ensuring fair treatment among localities.

(7) Continue to improve information systems of public debt management and risk management; while enhance the management and handling of risks to the public debt; continue to research, develop and implement proactive risk handling plans proactively for a

number of government debts.

116 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

INSPECTION AND EXAMINATION IN FINANCEShifting from a passive to an active and targeted inspection

The inspection and examination in 2013

In 2013, the inspection units of the Ministry of Finance (MOF’s National Finance Inspectorate and Inspectorates from the ministry’s General Departments) have conducted 60,661 times of inspections, in which detected and recommended to the ministry to have inancial treatment of VND 13,636 billion, administrative sanctions of VND 2,600 billion; proposed amendments and supplements to many issued documents on state management. These activities have contributed importantly to the successful implementation of the provisions of inancial budget laws and ensured inancial disciplines, in details:

Specialized inspection

In 2013, the MOF’s National Finance Inspectorate has deployed 35 inspection sessions. Those sessions focused on the management and administration of the state budget; the management and utilization of ODA, guaranteed loans by the Government; prices of mandatory commodities; the collection and utilization management of the Social Insurance Fund; the implementation of the obligations to the state budget… Through those inspection sessions, the National Finance Inspectorate has recommended to the Ministry to inancial correct of more than VND 2,461 billion (which helped to increase state budget revenues: VND 1,250.1 billion; to reduce spending VND 1,183.6 billion, other inancial processing of VND 27.5 billion). This value was 3 times higher than in 2012. At the same time, the Inspectorate has submitted proposals on amending and supplementing to practical regulation to overcome loopholes and shortcomings in the inancial mechanisms and policies.

Internal Inspection and Examination

In order to rectify the irregularities in the implementation and observance of laws and policies, implementation of procedures, regulations, performance of tasks assigned to units and oficials in the inancial sector, the internal inspection and examination were also concentrated. Some signiicant achievements as follows:

The MOF’s National Finance Inspectorate has conducted 12 internal inspections, which focused on the observance of the VAT law, the post-customs clearance inspection at the General Department of Taxation, General Department of Customs; the Public Financial Management Reform Project under the Ministry. Results from those inspections have found shortcomings in management and the Inspectorate have suggested recommendations for better management, execution procedures, regulations in those units. The Inspectorate also proposed amendments, supplements to mechanisms and policies on VAT, post-clearance inspection and management, and on management of investment projects.... The Inspectorate has simultaneously detected and proposed inancial treatments to nearly VND 100 billion.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 117

ANNUAL REPORT 2013

The General Department of Taxation has conducted 2,549 internal inspections at 2,776 units; found the amount of VND 71.8 billion on tax irregularities; recommended treatment of tax violation on 206 individuals, 192 individuals of those have been handled (in which, 165 individuals recommended for learn by experience; 18 for warning; 06 for caution; 01 for wage reduction; 01 for demotion; and 01 forced to resign).

The State Treasury has held ad-hoc inspections on fund and treasury safety and specialist knowledge in its 31 provincial treasuries, and 52 municipal treasuries. At the province and city level, 1,500 turns of inspection have been performed in different methods of irregular inspections, thematic and regular inspections. Through those inspections, the Treasury has found that there were still mistakes in the process of performing the task in some units and individuals. It has also found 01 corruption case; force to resign 01 individual and recovered VND 533 million to the state budget.

Although the inspection and examination in 2013 have achieved many positive developments, the activities also had limitations, such as there were sometimes slow inspections in deployment, the circulation time of the inspection conclusion was prolonged; the supervision of the implementation of the inspection recommendations was limited; and experience drawn after each inspection was not yet fully implemented promptly.

Financial inspection and examination in 2014

(1) Improve the quality of inspection and examination, ensure to have suficient evidences for conclusion and the feasibility of the inspection recommendations; strengthen the coordination and guidance between the MOF’s National Finance Inspectorate with the General Departments’ Inspectorate for thematic inspections, comprehensive inspections to get deep evaluation on the effectiveness of mechanisms and policies in practice; detect and promptly recommend the proper amendment to inappropriate policies; strictly handle cases of misappropriation, corruption and waste; compliantly apply laws on inspection and examination, and working regulations of the Ministry; overcome the delay in issuing the inspection conclusion or inspection records.

(2) Continue researching to innovate the contents, methods and approaches of organizing and conducting inspection activities; enhance the accountability, discipline, forcefulness, persuasiveness, effectiveness of inspection activities.

Strengthen the remote surveillance via risk analysis system, which is focusing on collaboration, information capture through the coordination with the governance departments within the Ministry.

(3) Strengthen the supervision of implementing the conclusions and recommendations after inspection process; reinforce the direction, control and supervision over the activities of the inspection team to ensure the time and content of each inspection session; enhance the reviewing after each inspection for better improvement in the future.

(4) Continue to complete the inancial inspection mechanism in accordance with the amended Law on Inspection and other related regulations; continue to develop standardized regulations for common working process, specialized inspections, or for sectoral inspections.

118 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

THE MANAGEMENT OF THE PRICEPerform synchronous solutions

In 2013, the price management has followed closely targets and measures set out in Resolution No. 01, Resolution No. 02 dated 01/07/2013 of the Government, contributing to macroeconomic stability, curbing inlation, and ensuring social security, particularly on the following key aspects:

Price management, stabilization and inspection

Under the guidance of the Prime Minister [14], the Resolution of the Government, the Ministry of Finance has issued a number of guidance documents for local authorities on strengthening the price management and stabilization. As a result, local authorities have seriously implemented measures to manage and stabilize the market price. In particular, the work of ensuring the balance between supply and demand for goods and services, avoiding imbalance or price escalation; enhancing the inspection on the conformation of regulation on price, tax and fee in local markets; extending time for price adjustment for goods and services which are regulated by the government; continuing to implement the Program of commodity reserving to stabilize prices in local markets [15].

Local authorities have actively held inspection teams to supervise activities in the market and examine the observance of regulation on price; the Ministry of Finance also took the lead in supervising the implementation and management of price stabilization in 11 provinces and cities in the Lunar New Year 2013; collaborating with the Ministry of Industry and Trade, Ministry of Agriculture and Rural Development to prepare some suppliers for the New Year celebration. Besides, the provincial Department of Finance frequently took the lead to coordinate with other departments in implementing the check on regulation conformation on prices, taxes, fees and charges in the area.

Price management of some important and essential commodities

For petrol prices

In 2013, world oil prices had a complicated luctuation and tended to rise. Domestic petrol price intervened 9 times to keep the stabilization, 4 times increased, and 6 times decreased through the use of import duty, stabilization fund, and mechanism of adjusting proits of the petrol distributers and retailers. The adjustments of petrol price were made public through the mass media, regular press conferences, and policy dialogue.

14- Direction No. 25/CT-TTg dated 26/9/2012 on strengthening price management, administration and stabilization in the last months of 2012, Public Message No. 10/CD-TTg dated 3/1/2013 on strengthening management on Lunar New Year 2013

15- According to the Ministry of Industry and Trade, in the Lunar New Year, 44 provinces and cities have implemented commodity reserves to stabilize the market with a total budget of VND 1,700 billion, focusing on essential items such as rice, meat, poultry, eggs, cooking oil, seafood, sugar, vegetables, processed food ...

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 119

ANNUAL REPORT 2013

For the price of electricity

Average electricity price was stable in the irst 7 months of 2013. From 01/08/2013, based on the proposal of EVN and after review the calculation of basic input costs, Ministry of Industry and Trade agreed to increase electricity prices by 5% on average (up to 1,508.85 VND/kWh) compared to the price applied from 22/12/2012 (VND 1,437 /kWh). As for the price of electricity for living purposes, the retail price of electricity for the irst 50kWh of poor and low - income households has continued to hold steady at 993 VND/kWh. In addition, poor households have still received State’s subsidy for electricity price with amount of VND 30,000/household/month.

For the price of milk for children under 6 years

In 2013, due to milk price escalation in a number of business, Ministry of Finance has issued many documents directing the provincial Department of Finance in collaboration with the Department of Industry and Commerce (Ofice of Market Management) and relating departments to check the price declaration and listing under the regulations, for dairy products and dairy products for children under 6 years of age. Ministry of Finance has also instructed the General Department of Taxation, General Administration of Customs, Inspection and Department of Price Management to coordinate in inspecting some manufacturing companies, distributors, and large dairy businesses in Vietnam. At the same time, Ministry of Finance has agreed with the Ministry of Health, Ministry of Trade and Industry and the relevant ministries on the deinition of milk products for children under 6 years in BOG prescribed by law.

For the price of rice

For the directive price, Ministry of Finance in collaboration with Ministry of Agriculture and Rural Development announced the planning cost of rise production, basing on that, announced the directive price of rice from the beginning of the crop season, particularly:

In the 2012-2013 Winter-Spring crop season, the planning cost of rice production was announced between VND 3,134 - 4,474/kg; the average planning cost of rice production was about VND 3,616/kg; in the Summer-Autumn crop season 2013 the planning cost of rice production was announced between VND 3,283 - 4,816/kg; the average planning cost of rice production planning was about VND 4,142/kg. On the basis of production costs, organizations and individuals set purchasing price of rice from farmers so as ensure a minimum proit.

For the price of educational services, medical services at public health facilities

In 2013, public facilities have extended the time for price increase in a reasonable roadmap. Therefore, the CPI has not been affected signiicantly, although more than 40 provinces and cities increased tuition fee based on the roadmap stipulated in Decree No. 49/2010/ND-CP of the Government dated 14/5/2010 in kindergarten, secondary, vocational, colleges and universities, 17 provinces and cities increased medical services and treatment at public health facilities.

In addition, the research, development and promulgation of policy mechanisms for price management have created favorable conditions for the management of prices.

120 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

Price management and stability in 2014

(1) Propagate and implement effectively Law on Prices and bylaws nationwide.

(2) Monitor international and domestic market situation, collect, analyze and forecast market data to timely propose solutions to stabilize prices and curb inlation.

(3) Perform market price mechanism, encourage price competition, apply promotion and discount under the provisions of law. Actively apply price stabilization measures in accordance with the provisions of the Law on Prices for items on the BOG list.

(4) Strive to perform in 2014 the market price for electricity, and continue the roadmap for prices of health services and education; at the same time, have policy to support for policy beneiciaries, workers and low-income people. Make public information about prices, operating cost to build public consensus and oversight.

(5) Strengthen inspection on observance of the provisions of the law on the prices Strictly handle violations according to law.

(6) To strictly enforce the provisions of law on bidding, auction and price appraisal for goods and services procured by the State budget.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 121

ANNUAL REPORT 2013

THE STATE RESERVE IN 2013The total value spending from the national reserves

is over VND 1,000 billion

The new points in the management of the National Reserve regulated in the Law on National Reserves

The Law on National Reserve was approved by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam XIII in 4th Session on 20 November, 2012 , the effective date of 1st July 2013. The Law on National Reserve was issued to overcome some of the existing shortcomings of the National Reserve Decree ( National Reserve ); inconsistent provisions with other laws, in order to ensure the consistency of the legal system, to meet the operational requirements of the national reserve under new conditions; to ensure the management, using the resources of the national reserve in accordance with the principle of concentration, consistency, effectiveness and eficiency.

The national reserve management activities speciied in the Law on National Reserve have some new points in comparison to the National Reserve Decree as follows:

(1) Supplementing State’s regulations on establishment, management, administration and use of the national reserve for unexpected and urgent needs, natural disaster prevention and mitigation, disaster and disease recovery, national defense and security.

(2) Coherently regulating the tasks and powers of the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the Government, the Prime Minister, Ministries and People’s Committees of Central provinces and cities in approving central budget, plan, list of national reserve goods, management and use of the national reserve goods. In particular, the Law regulated the tasks of the Ministry of Finance which is the leading agency in assisting the Government, the Prime Minister in the ield of the National Reserve .

(3) Encouraging the participation of all economic sectors into some national reserve activities such as technical equipment - infrastructure investment, management, preservation, and protection of assets and scientiic research.

(4) Modernizing the technology management, preservation, research, transfer and apply the advanced preservation technology, information technology of other countries in the region, in conformity with the climatic conditions and social -economic situation of Vietnam in order to ensure the quality of the national reserve goods.

(5) Providing the spending tasks of the Central Budget for the national reserve in accordance with the provisions of the State Budget Law. The Ministry of Finance shall allocate the expenditure for the increased purchase, compensated purchase of national reserve goods during the plan year.

(6) Regulating of the responsibilities of local People’s Committee in allocating the land to build warehouses for national reserve under the projects approved by authorities.

(7) Regulating the technological - scientiic researches and technologies for the national reserves.

122 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

(8) Regulating regimes and policies for people working in national reserves areas.

(9) Regulating the policy of the State on national reserves.

The tasks of relief and poverty relief ensuring the social security in 2013

In 2013, in order to overcome the consequences of natural disasters, epidemic, hunger relief for people in the Lunar New Year, pre-harvest period, to serve targeted programs and projects and to ensure security, defense, the Prime Minister has made the Decisions on allocating the national reserve goods for localities, the total goods supplied were about VND 1,380 billion, namely:

Ministry of Finance supplied a total of VND 1,052.5 billion, consisting of: 105,071 tons of rice ,worth about VND 1,050 billion, supplies and equipment worth about VND 1.5 billion (70 tents, including 10 tents of 16.5m2 and 60 tents of 24.75 m2) and 1,200 tons of salt for people in lood areas, worth about VND 1 billion.

Ministry of Agriculture and Rural Development issued 510,000 doses of FMD vaccine type O, 197,000 doses of FMD vaccine 3 type , 2,010,000 doses of swine vaccine, 90,000 liters of antiseptic chemicals Han - iodine, 17,000 liters of antiseptic chemicals Vetvaco - iodine; 365,000 liters of disinfectant Benkocid, 4,040 tons of rice seeds, 543 tons of maize seeds, 88.4 tons of vegetable seeds and 788 tons of chemical chlorine, total worth of VND 248 billion.

Ministry of Public Security issued a list of 05 items, worth of approximately VND 80 billion to equip the police force under the Ministry to be ready to actively perform tasks when emergency situations occur.

Up to now, the issued national reserve goods has been allocated ensuring suficient quantity, quality and for the correct objects. In 2013, for the irst time, the total value of the national reserve goods supplied was over VND 1,000 billion and also the irst time, the total amount of rice exceeded 100,000 tons, in the previous years the highest was around 82,000 tons. This conirms that the Law on National Reserve increasingly serve to life, while socialization of national reserve has been gradually attracted the concern

Expectation of relief operations and food aid for 2014In 2014, the national reserve is expected to supply the amount of goods of VND 1,500

billion for relief and poverty relief in order to ensure social security, namely:

For food: the expected supplying amount will be 110,000 tons of rice (including 60,000 tons for students in areas with particularly dificult socio-economic conditions and 50,000 tons for relief).

For rescue and salvage materials and equipments: the expected amount is about VND 50 billion, including speedboats, canvas ,loat collars, breeches buoys and forest ire ighting equipments.

For agricultural commodity: the expected amount is about VND 250 billion, including vaccines, veterinary medicine, plant protection chemicals and seeds of all kinds.

For security products: the expected equipment for serving the security, safety of social order will be about VND 80 billion.

For national defense items: the expected issuing equipment for ensuring the implementation of security and defense tasks will be about VND 100 billion.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 123

ANNUAL REPORT 2013

SOCIAL SECURITY AND POVERTY REDUCTIONAccounting for 27.6% of the total State Budget

in the period 2006-2013

Promulgation and implementation of policy on social welfare and poverty reduction

Achievements:

Through the implementation of social welfare policies and programs for the Sustainable Poverty Reduction, the poverty reduction has been achieved the targets. The poor household rate had been declined from an average of 14.2 % in 2010 to 9.6 % in 2012 and about 7,8% by the end of 2013, the average poor household rate of the country fell 2.13%/ year; particularly the poor districts under Resolution 30a, the average poor household rate decreased by 5 %/year. The social security policies have created conditions for the poor to have access to health care services, health insurance, education and training. The infrastructure of the poor districts, villages... have been enhanced that signiicantly contributing to the improvement of transportation system, reduction of manufacturing costs and geographic gap, signiicantly contributing to the decrease of the rate of poor household and the living standard of the poor have been improved.

Every year , the State Budget has increased priority spending for the social security ield, reduced poverty within the ability of the State Budget, ensured that the following year would be higher than the previous ones in both absolute and relative igures. In the period of 2006-2013, the State Budget expenses for social security and poverty reduction were about VND 1,384,400 billion, accounting for 27.6 % of the total State Budget spending for the implementation of the social welfare policy and poverty reduction .

Weaknesses:

Currently, State Budget plays the key role in ensuring resources to implement social security policies and poverty reduction. The implementation of social welfare policy, poverty reduction still depends on the Central budget. The provinces have not mobilized maximum resources in society. The implementation of many policies is still passive in many areas.

The total amount provided to the policy beneiciaries was not little but it has been scattered in many policies under management of many agencies so that it would be dificult to examine, supervise, and for statistical purposes. On the other hand, non-condition funding led to many cases that the people received beneits but they didn’t comply with the policy objectives. Some policies have not been really appropriate, they have not ensured the minimum standard of living for the beneiciaries.

The subsidies of the State for beneiciaries under the policies have been gradually increasing, such as expanding support of health insurance policy for poor households.

124 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

The linkage between social welfare and poverty reduction policy with other social-economic programs has been still formalistic. Some policies have been also issued in duplicated objectives (such as policies to support health insurance for the poor).

Orientation in the following years

For the awareness and guidance of the social security operations

Grasping awareness as well as consensus on the concept and scope of the social security system in accordance with Resolution No. 15-NQ/TW dated 1st June 2012 of the Fifth Conference of the Central Executive Committee XI on a number of social policies for the period 2012-2020. Then, the consensus will be made in the guidance and administration of the development of social security policies in Vietnam.

Regarding the amendment, supplement and complement of mechanism and policy implementation

The policy on social welfare and poverty reduction should be appropriate with the standard of social - economic development and mobilization capacity, balance the country’s resources in each period; taking in priority the people who have great contribution, who are in dificult circumstances, the poor and the ethnic minorities.

The budget allocation for social security and poverty reduction should be reformed, the mechanisms and policies should be issued in order to increase the eficiency; consolidate and further expand the social security system. Redistribution should be paid attention through social welfare, particularly in the ield of health care, social assistance; life assurance in order to ensure at least the average living standard of social policy beneiciaries.

Policies and mechanisms should be built and completed in order to encourage to mobilize resources from people and society for the social security and poverty reduction. The forms of conditional cash assistance for vulnerable groups will be renewed, transforming from direct allocating method to the public service delivery units to allocating to beneiciaries of public services.

Strengthening the inspection and supervision of the use of funds by Ministries, local government in order to ensure that the regimes and policy on social welfare and poverty reduction of the Government will be provided fully and timely to the needed people, the use of expenditure will be in the right purposes in order to ensure the economy and eficiency; limit the circumstance that unused funds in the year must be carried forward to the next year.

Continuously improving regulations on handling with administrative violations in the ield of social security in which focusing on the areas with high violations such as arrears of social insurance, health insurance, unemployment insurance, duplicated objects that are provided with health insurance.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 125

ANNUAL REPORT 2013

STATE OWNED ENTERPRISES RESTRUCTURING PLAN

Completing legal framework

In the light of the resolutions of the Party, National Assembly, the Government, with the mission set out from now to 2015 which is to accelerate restructuring of state-owned enterprises (SOEs) to create an well-structured SOE sector with more eficient business performance and competitiveness, playing a leading role in the economy, the Prime Minister issued Decision No. 929/QD-TTg dated 17 July 2012 approving the Scheme “Restructuring SOEs focusing on economic groups, state general corporations for the period 2011-2015” (hereinafter referred to as Scheme). Accordingly, by the end of February 2014, the restructuring projects of 69 economic groups, state corporations have been approved. Currently, all economic groups and corporations are actively implementing a comprehensive restructuring process including organizational restructuring, business reorganization, inancial, governance and labor force restructuring under the approved scheme.

Completing the legal framework

The Ministry of Finance has submitted to the Government to issue the policies on state capital management at enterprises, inancial management mechanism for monitoring one member limited liability company with 100% State owned capital to meet the requirements of enhancing inspection and supervision responsibility of the owner, clearly deining the rights, obligations and responsibilities of the businesses; strengthening openness, transparency, autonomy, self-accountability of enterprises for State capital and assets.

A number of the Government’s Decrees have been issued in recent years, including: the Regulation on state capital investment in enterprises and inancial management on SOEs with 100% charter capital held by the Government (Decree No.71/2013/ND-CP dated 11 July 2013); the Regulation on inancial supervision, performance evaluation and public information disclosure for fully or partly state owned enterprises (Decree No. 61/2013/ND-CP dated 25 June 2013); the Regulation on debt management for the enterprises in which the Government holds 100% charter capital (Decree No. 206/2013/ND-CP dated 9 December 2013); amending and supplementing Decree No. 59/2011/ND-CP of the Government on transferring 100% state owned capital enterprises into joint stock companies (Decree No. 189/2013/ND-CP dated 20 November 2013); the Regulation on the functions, duties and operating mechanism of the State Capital Investment Corporation (Decree No. 151/2013/ND-CP dated 1 November 2013)...

In addition, a number of documents have also been issued by the Government, such as the Regulations on the assignment and decentralization of rights, responsibilities and obligations of State owners for SOEs and state capital investment in enterprises (Decree

126 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

No.99/2012/ND-CP dated 15 November 2012); the Provisions on establishment, reorganization and dissolution of a one member limited liability company owned by the Government and its subsidiary (Decree No. 172/2013/ND-CP dated 13 November 2013), the Regulation on operation of Comptroller for one member Limited Liability Company which the Government holds 100% of charter capital (Decision No. 35/2013/QD-TTg dated 7 June 2013); the Regulations on management of labor force, wages and remuneration in a one member Limited Liability companies owned by the Government (Decree No. 50/2013/ND-CP dated 17 May2013, Decree No. 51/2013/ND dated 17 May 2013) ...

Initial results

For the restructuring of SOEs, on the basis of the restructuring scheme, the equitization plan during stage 2011 - 2015 which has been approved by the competent authorities, enterprises have actively deployed and initially achieved the following results:

(1) Clearly identifying and focusing resources on key sectors and businesses; developing long-term plan and strategy toward 2015, 2020 and inancial plan for implementation; reorganizing production and business, restructuring member companies; improving inancial capability, boosting research and development, science and technology applications.

(2) Paying more attention to divestment from non-core businesses.

(3) Completing management and governance of enterprises. In particular, the Government has issued 10/14 Decrees on the Charter of economic groups, state general corporations while the ministries and localities have also enacted the Charters on organization and operation of the majority of corporations attached.

(4) Corporate governance method in economic groups and general corporations has initially shown positive changes, the internal management regulations have been completed in accordance with the provisions of law and newly issued Charters on organization and operation. Inspection and control have also been strengthened.

(5) The implementation of the rights, obligations and responsibilities of the Government, the Prime Minister, line Ministries, local governments, management boards of economic groups and general corporations have been clearly speciied, which has shown initial results under the provisions of Decree No. 99/2012/ND-CP.

Tasks and solutions to accelerate SOEs restructuring process

From now until the end of 2015, the Government has been determined to implement the restructuring of SOEs, focusing on several key areas, important geographical areas and national defense and security; separate business tasks with political and public duties. At the same time, relevant policies will be gradually completed; strengthening the management, supervision and examination by the owner.

Under the submission by the Ministry of Finance, the Government has issued the Resolution No 15/NQ-CP dated 6 March 2014 on number of solutions to accelerate equitization and divestments of state capital at enterprises. During the period 2014 - 2015, two groups of major

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 127

ANNUAL REPORT 2013

solutions will be focused, namely: organizing implementation and removing policy obstacles to accelerate divestment process with details as follows:

Implementation

All the line ministries, localities, economic groups and general corporations should thoroughly understand as well as raise public awareness on restructuring, equitization and enhancing eficiency of state owned enterprises under the guidance of the Decision 929/QD-TTg of the Prime Minister.

Mechanism, policy to accelerate divestment

In the process of restructuring, equitization and divestment of state capital, enterprises have to develop detailed roadmap to be submitted to the competent authority for approval and implementation.

Besides the implementation of the current regulations on the inancial management of enterprises which the Government holds 100% charter capital, the economic groups, state general corporations, state enterprises are allowed to implement additional measures, such as:

(1) To be able to divest investment capital at the price below par value or less than the book value of the enterprise after deducting the provision for loss of capital investment based on the divestment plan approved by the owner;

(2) When transferring investments in the unlisted company with the par value of VND 10 billion or more, the businesses will be able to hire the inancial intermediary to do auction or implement auction by themselves, not necessarily through the Stock Exchanges. In case of auction failure, negotiation will be the method to be considered by the owner;

(3) The shares held by the Government at loss making enterprises can be sold through public offering based on the divestment plan approved by the owner;

(4)The divested capital of the economic groups and state general corporations at the inancial investment companies and the commercial banks can be repurchased by the state-owned commercial banks or represented by the State Bank as owner;

(5) In the case of divestment failure, the State Capital Investment Corporation is authorized to consider to acquire the capital of economic groups and state general corporation, 100% state capital enterprises which has been invested in non-core businesses like insurance and banking sectors.

128 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

RENOVATION ON MANAGEMENT MECHANISM FOR PUBLIC SERVICE DELIVERY UNITS

4/7 projects are completed

Project “Renovation on Management Mechanism for Public Service Delivery Units” with the basic contents, including: Afirming to continuously implement the renovation of the operation and inancial mechanisms of Public Service Delivery Units, promoting the socialization of some public service categories are very necessary. They shall be carried out with greater determination, stronger innovation and more comprehensive synchronization on the operational and inancial mechanisms.

The implementation of the Project

On 6th March 2012, the Prime Minister issued Decision No. 272/QD-TTg to establish the State Steering Committee on innovating the operational mechanism of Public Service Delivery Units. The Ministry of Finance has been in charge to submit to the Government to issue the Resolution No. 40/NQ-CP dated 9th August 2012 on the Action Plan of the Government implementing the Conclusion Notiication No. 37 of the Political Bureau. Accordingly, the Government has assigned to the regarding Ministries and agencies to develop 07 projects with the basic contents as follows:

(1) Completing regulations on the investment structure and methods of the State Budget: The State continues to hold the leading roles, to increase annual investment for infrastructure of the basic non-bussiness activities and restructure current spendings from the state budget for operations of public services.

(2) Completing regulations on inancial mechanisms for the Public Service Delivery Units.

(3) Completing regulations on the self-control mechanism and organization structure of the Public Service Delivery Units.

(4) Completing regulations on ordering, purchasing and providing the public services.

(5) Completing regulations on and improving the implementation of policies to encourage the socialization of public services.

(6) Strengthening and completing the management instruments and the role of supervision on the state management agencies for the supply of public services.

By the end of 2013, there have been 4/7 projects of the Ministries that were completed, including: Decree of the Government on the operation mechanism, the inancial mechanism for the public service delivery units and the price of the medical treatments of public services; the Report on evaluating the implementation of procurement policy, providing some certain public services from the State budget; the strategy of developing vocational education in the

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 129

ANNUAL REPORT 2013

2011-2020 period; Decision on the amending and supplementing the Decision No. 1466/QD-TTg on the criteria of socialized units.

Orientation in upcoming period

The Ministries will be early to complete the Projects in accordance with the assigned tasks and submit to the Prime Minister and the Government for the approval of implementation of the Projects effectively and comprehensively, namely:

(1) Develop and submit to the Government for issuing the Decree on the supply of public services and the operation mechanism of the Public Service Delivery Units;

(2) Develop and submit to the Government the pilot Project for the equity contribution to established some new Public Service Delivery Units, the units of the state-owned corporations and groups before equitization;

(3) Research, develop and submit to the competent authorities to approve the Projects on ordering and assigning tasks mechanism for schools in some dificult enrollment sectors which are highly demanded by the government and used by the public sectors, associated with the quantity and quality of provided services; Decree of the Government on self-responsible performance of the tasks, organizational and inancial structures, and the number of employees of the Public Service Delivery Units for uninished work;

(4) The Government has assigned to the Ministries to soon transfer from the estimated allocation mechanism to the ordering and assigning task mechanism, according to the plans: From 2015, if the Ministries have not yet made the transfer, the Ministry of Finance will allocate only the regular expense estimates (salaries and operating costs), with the estimates for other public services, it will be allocated only when the Ministries already have transfer plans for the Public Service Delivery Units from the estimated allocation mechanism to the ordering mechanism;

(5) Submit to the Prime Minister to innovate the budgetary allocation mechanism for typical medical service delivery units, the ordering and task assignment mechanisms providing the public services; complete and issue the quality control mechanisms in the medical sector;

(6) Select and assign tasks to a number of Public Service Delivery Units to build up and submit to the Prime Minister for approval of the Project: apply in pilot the ordering supplying types of services that is dificultly socialized, high demand by the state but still not supplied by the market; assign self-responsibility along with self-inancing, gradually calculating the whole price of services, decreasing budget subsidies and diversifying income sources;

(7) Submit to the competent authorities for approval to complete the plan of the network providing public services;

(8) The management ministries will soon complete and promulgate the technical - economic standards and criteria for evaluating the quality of public services as well as complete the plan of public services.

130 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

CAPITAL CONSTRUCTION INVESTMENT MANAGEMENT

Secure and strict expenditures from the state budget

Capital construction investment management plans in 2013 were under the principles of secure and strict management closely in order to save the expenditures from the State Budget. It also was the irst year that oficially associated with the implementation of restructuring investment. The focus was on public investment under the Economic Restructuring Overall Project of the period 2013-2020 that’s had been approved by the Prime Minister in the Decision No. 339/QD-TTg dated 19th February 2013.

Following this above guidance, the investment management of the Ministry of Finance in 2013 was implemented in the following context:

Firstly, completely implementing the restructuring requirements focusing on public investment with the innovation of capital distribution and management mechanism, overcoming the problems of the spread, dispersed and wasted investment, as well as improving the eficiency of state investment.

Secondly, balancing the budget resources of the state was very dificult with the huge demands of investment of the ministries, local authorities. It puts a great pressure on the Ministries and local authorities in selecting projects and allocating capital eficiently, at the same time it also put pressure on the authorities in managing the implementation of the investment plan in the year.

With the context and requirements mentioned above, the management of capital construction and the funding allocation from Government bonds in 2013 of the Ministry of Finance has been implemented in an active way, in order to timely propose appropriate solutions to overcome the dificulties, the certain results as follows:

(1) Continuously complete the mechanism in management, payment and settlement of the investment capital from the budget and the Government bond under the principle of enhancing eficiency in the inance sector through internal reporting mechanisms and ensuring the implementation across the sector and implementation of TABMIS programs in 57/57 Central Ministries. In 2014, the management mechanisms and policies will continue to be revised focusing on management and payment of investment capital and current expenditure having the nature of investment and strengthening the settlement in accordance to the Directive of the Prime Minister on strengthening the settlement of completed projects; guidelines on the management and use of revenues from the project management board of the project owner, management units of projects using the State Budget and Government bonds.

(2) Promptly guide the ministries and localities to implement the investment plans in 2013

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 131

ANNUAL REPORT 2013

that assigned by the National Assembly, the Government. Also, the Ministry of Finance has a prompt actions and recommendations regarding to the arising issues such as delayed allocation, uninished allocation, allocation to incorrect objects, or allocated projects not following investment procedures, as well as the problems on debt payments of capital construction and the recovery of the advance payment . The recommendations of the Ministry of Finance helps the ministries and localities to complete further the assigned task and accelerate the fund allocation.

(3) Continuously and seriously implement the regulations on appraisal on the capital and the targeted additional capital from the state budget for the local budgets according to the assigned tasks in accordance with the Directive No. 1792/CT dated 15th October 2011 of the Prime Minister on strengthening investment management of capital from State Budget and the Government bonds. By the appraisal process, the Ministry of Finance had recommendations with the Ministries and localities on the capital structure, the possibility to balance funding for projects investment, the inconformity process of project approval. This helped mitigate the case that the project is approved in exceeding the allocated amount, gradually reducing the spread of capital allocation for investment planning.

(4) Actively keep a close watch on the practical facts, timely get the arising problems, or have solutions and measures to the competent authorities in order to ensure suficient funds for projects.

(5) Closely following the direction of the Government and the Prime Minister in order to have a timely recommendation and feasible plan in using the investment funds of the year (advanced capital, the recovery and the using plan of the surplus and the receivables under the plans of the years 2011, 2012…).

(6) The inspection and supervision of using process of the capital of Ministries and localities were strengthened. Timely updating the disbursement, maintaining the publication of the disbursed capital of the Ministries and localities under quarterly basis in order to disclose the implementation results on the settlement of completed projects throughout the country; present the monthly statistical reports on disbursement of capital investment as the basis for the general operation of the collecting agencies and the Prime Minister.

132 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

VIETNAM STOCK MARKET 2013 The world’s top 10 fastest recovering market

Vietnam stock market performance in 2013

Legal system, mechanism and policy for the stock market have been improved to approach the international practices. There were one Decree (on the penalty of administrative for violations on securities markets) and six Circulars (on monitoring, conducting listing, electronic trading...) which have been introduced; besides, 11 guidelines on profession were issued during the year.

Thanks to the strengthened macro-economy and workable solutions, the stock market has obtained positive results: VN-index increased by 23% and HNX-Index by 19% in comparison to the end of 2012. Vietnam’s stock market was one of the top 10 markets which had the highest speed of recovery in the world; its capitalization grew by VND 181 trillion (equal to 27.1% of GDP); the average transaction scale of both stocks and bonds in each session rose 36% higher than 2012; the total value of increased capital reached approximately VND 243 trillion (engrossing 22% of total social investment), of which stocks and equitization accounted for VND 44 trillion (increased by 40%), the capitalization mobilized by government bonds accounted for VND 195 trillion (16% higher than 2012); the number of investor’s accounts increased by 15% to more than 1.3 million accounts.

The government bond market established a new record for the highest ever mobilization scale of government bonds through the stock market, actively contributing to improve national budget.

Inspection, monitoring and handling violations in stock market were continued to be strengthened. Violations found were irmly, promptly and properly handled with the close cooperation with the authorities. 14 inspection and 33 investigation teams were formed to

494,77 484,66

351,55413,73

504 ,63

400

500

600

PointChart 8: VN- Index and HNX - Index, 2009 - 2013

VN-Index

168,17114 ,24

58 ,74 57,09 67 ,84

0

100

200

300

400

2009 2010 2011 2012 2013

VN-Index

HNX-Index

Source: Stock Exchange Commision

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 133

ANNUAL REPORT 2013

investigate securities companies, fund management companies, public companies which were suspicious to have manipulated the stock price; 84 administrative actions were imposed against individuals and organizations, with total penalties of nearly VND 8 billion.

Viet Nam’s integration progress has achieved great strides when the nation became the full member of MMOU, and signed Appendix A, Multilateral Memorandum of IOSCO (International Organization of Securities Commission).

The restructuring of stock market

(1) Restructuring the production-base on stock market: Enhancing the higher standards of issuing and listing of stocks. On that basis, legal documents have been issued to increase the transparency of the market, to strengthen the company governance, and to gradually approach the international standards.

(2) Restructuring the bond market: the Ministry of Finance issued the Roadmap for development of bond markets, vision to 2020, and continued to boost and diversify the issuance term of government bond (GB). The government bond-trading (version 2) and the bond-yield curve systems have been oficially operated; 4 series of government bond have been swapped with the volume of 33.4 million bonds.

(3) Restructuring the investor base: In recent years, several solutions to develop the base of investors have been deployed: (i) complete the legal framework for new types of investment fund; (ii) reduce administrative procedures, create convenience for trading activities of foreign investors; (iii) revise tax, fees and charges policies to attract foreign and domestic investors; simultaneously, improve the revenue and expenditure of the budget. Therefore, 10 open-ended funds have been licensed to establish and offer; another 5 new funds are expected in the future. Comparing to the end of 2012, the number of foreign investors rose by 10%; especially, that of foreign investing organizations increased by 55%.

(4) The restructuring of securities business and the investor base has gained certain achievements: restructuring activities to be promoted on the basis of classifying into 4 groups in accordance with appropriate regulations to have proper solutions; ensuring the principle of not disordering the market and using market professions to restructure. Many businesses have attempted to overcome dificulties to restructure their organizational structure, personnel, operations, inancial capacity, business model, risk management, governance company, advanced degrees and professional ethics. There have been 24 securities companies and 6 fund management companies which have been restructured or withdrawn from the market in various forms such as dissolution, termination of operation, cessation, control, particularly control or gradual withdrawal of the business operations.

(5) Restructuring Stock Exchange Commission and Vietnam Securities Depository Center (VSD): Actively developing the Integration Scheme of the two SEDs following the roadmap. Researching on building the central counterparty clearing house (CCP); deploying the securities borrowing-lending system that serves the derivatives products; deploying the scheme that transforms the function of government bond payment from commercial banks to the State Bank.

134 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

The Way Forward in 2014

Continue to develop and complete the legal framework, mechanism, policies and programs

(i) Develop Program and Decree on organization and operation of the derivative market; the program on establishing stock exchange; complete the Circulars on managing and organizing unlisted public companies’s securities; guide information publication.

(ii) Coordinate to develop and to issue the regulations of accounting and auditing to meet the international standards and to it the current environment situation.

Continue to implement approved programs actively

1. To attract foreign indirect investment: to improve the share of foreign ownership in the Vietnam’s enterprises; to negotiate with ESMA (the European Securities and Markets Authority) to sign the MOU on the coordination mechanism, monitoring and supporting to attract capital investment from Europe; to research and develop programs, solutions to upgrade Viet Nam’s stock market on the MSCI classiications (from frontier market into emerging market).

2. Restructuring and developing the stock market

(i) On the basis of products: Continue to research and complete the legal framework, to build infrastructure for the derivatives market; improve the quality of business governance and risk management of issuers; further enhance the transparency of the stock market; complete the inancial and accounting regime for certain types of investment funds; continue to guide in reviewing and auditing the inancial statement.

(ii) On the basis of the investors: study to develop mechanism and policies to implement the private voluntary pension fund program; research tax policy, mechanism to promote the operation of the investment funds and new fund products; develop organisation investors, market-makers and to complete the mechanism and bond trading system.

(iii) Restructuring security business organization: Continue to implement restructuring the organizational securities trading system based on the appropriate classiication criteria and measures; research on the protection of investor fund model.

(iv) Restructuring stock market organizational system: Continue to build and complete Program, Decision on operation and organization of Vietnam’s Stock Exchange; continue to build transaction structure and the products of the Stock Exchange; upgrade Government Bonds trading system.

Reinforce the VSD independent operational model towards the Central Counterparties (CCP) model; borrowing and lending of securities system; transferring settlement function of Government bond from commercial bank to the Central Bank.

Continue to strengthen management and supervision of market

Continue to strengthen inspection and supervision of the market and strictly handle violation cases; implement inspection plan and periodic monitoring in 2014.

Continue to closely coordinate with relevant authorizes (Central Bank, Police securities authorities, Ministry of Information and Communication, National Financial Supervisory Commission) to inspect, supervise and ensure the transparency fairness and strictness of the market.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 135

ANNUAL REPORT 2013

VIETNAM INSURANCE MARKET 2013

Overview of the Insurance Market (IM) in 2013

The insurance market has achieved a positive growth and recorded sound results:

Market Structure

In 2013, there were 59 enterprises in Vietnam’s IM including 29 non-life insurers, 16 life insurers, 12 insurance brokerage firms and two reinsurance companies. Besides, the presence of 26 representative offices of the foreign insurance organizations in Vietnam also contributed to improve the investment environment and confidence of foreign investors in Vietnam.

Market Size

Insurance premium revenue of the market: In 2013, the total revenue from the total premium increased by 14.13% to approximately VND 47,074 billion in comparison with 2012. Meanwhile, the revenue from non-life insurance premium increased by 7%, reaching VND 24,426 billion while the life insurance premium increased by 23.1%, reaching VND 22,648 billion.

The payment to insurance beneiciaries: The total estimated amount of actual compensation and insurance paid were approximately VND 18,814 billion. Among that, the estimated amount from non-life insurance was VND 10,719 billion and from life insurance was VND 8,095 billion.

Reinvestment: in 2013, the total estimated amount of investment from insurance companies enriched by 17.5% in comparision with 2012 to VND 105,265 billion; in which the non-life insurance increased by 14% to VND 24,265 billion and life insurance reached VND 81,000 billion, an increase of 24.01%. The proportion invested in Goverment bond was around 50% supporting to raise capital for socio-economic development.

Finance Capacity and business eficiency

There were 44 out of 45 insurance companies satisied the payment capacities and ensured equities scale: Equity scale of 8/11 brokerage insurance companies were compliance with the law.

Four non-life and reinsurance companies have been afirmed for inancial strength rating by an international rating agency, the A.M Best Company, they were Samsung Vina and Vinare as B++ and PVI and PVIre (B+).

In the non-life insurance sector, there were 14/29 insurance companies proiting and latter 15 companies reported the loss. In the life insurance sector, there were 10/16 companies reported the proit while other 6 companies registered the loss. In the brokerage insurance sector, 9/11 companies proited while 2/11 made loss.

136 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

Chart 9: The inancial capacity of the insuarance market in 2013

Sourses:Dept of Insurance supervisory authority

The Status of Restructing the insurance companies

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1826/QD-TTg, dated 6/12/2012 on Restructuring Bond Market And Insurance Company Program, to the end of 2012, the insurance companies were classiied into four groups, in which, there were nine non-life insurance companies and 15 life insurance companies belonging to group 1; 19 non-life insurance companies belonging to group 2; one non-life insurance company belonging to group 3, and there’s no company belonging in group 4.

Regarding to this classiication, insurance companies have implemented restructuring measures for each group, which focused on raising the level of inancial security and investment performance: six insurance companies increased their total charter capital to VND 11,036.84 billion; one insurer reduced the amount charter capital by VND 31 billion.

Developing potential market, gradually improve the quality of corporate governance, risk management: Most insurance companies have developed the basic business process, arranged management positions to meet the organizational standard, and applied information dissemination following the law.

Completion of insurance legal framework

Several insurance policy instruments have been issued in 2013: The regulation on the administrative penalty of violations in insurance business (Decree No. 98/2013/ND-CP);

94,980

100.000

120.000

140.000

VND billion

37,237

17,681 15,650

94,980

20,114

64,314

0

20.000

40.000

60.000

80.000

Total assets Total equity Total provisions capital

Non- life

Life

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 137

ANNUAL REPORT 2013

the regulation on reducing contribution rate on motor vehicle insurance funds (Decree No. 214/2013/ND-CP); regulation on implementation of pension insurance and voluntary pension fund (Circular No. 115/2013/TT-BTC); regulation on management and utilization of insurance protection fund (Circular No. 101/2013/TT-BTC).

Management, monitoring, inspection and examination

In 2013, insurance management and monitoring authorities has inspected some insurance companies, through those inspections and examinations, the violations of insurance companies have been strictly handled, instructed insurance companies to comply with the law, strengthened corporate governance and risk management, prevented proiteering as well as proposed amendment to close the gap of the policy mechanism.

Orientation For Development Of Insurance Market In 2014

In 2014, insurance companies will continue to be guided to comply with the roadmap of restructuring insurance market which was approved by Prime Minister under the Decision No. 1826/QD-TTg.

It is expected that in 2014, the total premium revenue will increase by 9.7%, to VND 51,632 billion as compared to 2013; in which the total revenue of non-life insurance premium to increase by 8%, to VND 26,380 billion, life insurance premium to increase by 11.5%, to VND 25,252 billion. The insurance fees arranged by the insurance brokers target to increase to from 5% - 7% as compared with 2013.

To achieve the above objectives, insurance management and supervision authorities and insurance companies should be united and determined to implement the insurance development solutions in 2014 as follows:

Management authorities should supplement regulations on guarantee insurance, issue standard criteria and rating insurance companies; issue the regulation on life insurance which is implemented via bank; amend and supplement compulsory insurance mechanism of motor vehicle owner liabilities; approve the regulations on management and use of protection fund for insurance beneiciaries; research and develop the regulation on life insurance for low-income individuals; establish the mechanism of Atomic Energy Insurance Pools (AEIP) in Viet Nam;

The management authorities should strengthen management and supervision capacities according to the law.

Insurance companies should strengthen their operational business, research and develop new products to meet the customer’s needs as well as strengthen the inancial capacity, governance management and risk management.

138 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

INTERNATIONAL COOPERATION IN FINANCEActivities of the International Cooperation Beneit

the Vietnam Economy

The international cooperation activities have had an important contribution to the achievement of the inancial sector in 2013. Series of programs for international cooperation, integration of the sector have been launched during the year. The Ministry of Finance has received many high level delegations (Deputy Prime Minister and Ministers) from other countries to work with the Ministry. Besides, the Ministry’s leaders have paid important working visits to the key partners in all over the world. In 2013, many bilateral programs have been also signed and implemented, including the cooperation programs with the Ministry of Finance of South Korea, Myanmar, Indonesia, India, and Malaysia... The Ministry has also signed a MOU of cooperation and support for the Financial Supervisory Service (FSS) of Korea to establish its representative ofice in Hanoi.

Many special technical assistance programs were conducted actively in customs, taxation, treasury and public-debt management at thr proper time. The Ministry have directed its relevant departments to involve actively in sourcing and mobilizing funds for programs and projects of the Ministry, and constantly innovating the working eficiency. The country’s sponsors continued to show interests and strong commitments to support the ministry’s projects in capacity building and SOE restructuring programs (funded by JICA), strengthening capacity of iscal decentralization and revenue forecasting (funded by GIZ), and management and supervision of inancial market...

In 2013, given no new inancial cooperation initiatives within the region, but the Ministry continued to extend further its current initiatives to beneit the economy. In ASEAN and ASEAN+3 cooperation framework, Vietnam has actively implemented its obligations and international commitments, also been beneited by previous contributions to the funds for capital market development, particularly, the ASEAN+3 Credit Guarantee Investment Facility (CGIF) has been introduced to Vietnam enterprises so that they could access to the ASEAN+3 capital market at a low cost. During the year, Vietnam has also signed a Chiang Mai Initiative Multilateralisation, which has doubled the size of Financial Crisis Prevention Fund to USD 240 billion from USD 120 billion and the right to borrow money of Vietnam from this fund to USD 10 billion. In addition, Vietnam has also actively participated in activities under the framework of Asian Bond Market Initiative (ABMI), supporting the local authorities to draft and complete legal framework of the bond market to meet the international standards gradually. The Ministry has issued four Decrees and Circulars to regulate the activities in the bond market.

Vietnam has joined the negotiation of further free trade agreements (FTAs), which

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 139

ANNUAL REPORT 2013

was expected to have large impacts on Vietnam’s economy, particularly the Trans-Paciic Partnership (TPP) Agreement and bilateral FTA between Vietnam and EU. Besides, the Ministry has successfully explained and reviewed the country’s policies in keeping in line with Vietnam’s commitments in WTO in the inancial sector and trade periodically after ive years joining WTO. The Ministry also served as the focal point in negotiating related issues in inancial sector under the TPP framework and other FTAs including import and export taxations, other tax measures, non-bank inancial services, SOEs and subsidies... The Ministry has issued timely guidelines for the implementation of the commitments in the ield of inancial and economic integration and has reviewed its policy to ensure the rightfully implemented commitments. Those activities have given individuals and organizations more chance, to enjoy the beneit of the agreement.

Concerning the iscal policy explanations, the Ministry has directed the related units from both central to local authorities to successfully reject anti-subsidy lawsuits from the US and EU against Vietnam export products.

The international cooperation activities in the recent years have brought practical beneits for inancial sector in particular, and the economy in general meanwhile improving Vietnam’s image on the international and regional fora.

The Ministry did take into account the direction of the Party and State on foreign affairs in designing its international policy.

In 2014, the Ministry will conduct the analysis, evaluation the results from the implementing of the commitments. Following this, the Ministry will continue to analyze the speciic impacts arising from those commitments to draw the lessons for better cooperation activities in the future. Besides that, the Ministry will push more measures to enhance the close coordination of international cooperation units between central or local authorities to avoid inconsistency, duplication, waste.

140 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

OPERATIONS OF THE STATE TREASURYComprehensive deployment

and stable operation of TABMIS

Performance in 2013

Treasury management

Regarding the legal framework, in 2013, the State Treasury made additional provisions regarding treasury management in the Law amending some articles in the Law on State Budget as well as completed the draft decree on treasury management which is expected to be submitted to the Ministry of Finance and the Government as soon as the Law on State Budget (amended) is passed by the National Assembly.

That payment system was modernized was relected by the pilot project on inter-bank electronic payment (with the State Bank of Vietnam - SBV) and the expansion of bilateral electronic payment (with Bank for Investment and Development of Vietnam – BIDV and Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Vietinbank). At the same time non-cash payment was promoted throughout the State Treasury system. As a result, a centralized payment account of the State Treasury has been gradually established.

The State Treasury focused on monitoring revenues, expenditures and balance of the Treasury; timely reported solutions to the Ministry of Finance to ensure liquidity for the system. In 2013, the State Treasury has fully and timely satisied the need of settlement and payment of the state budget and the involved agencies.

About capital mobilization

In 2013, the inancial and currency market followed a positive trend thanks to the lexible management of monetary policies. SBV reduced operating interest rates by 2 %/year; made a downward adjustment of 3%/year for maximum short-term lending rates in VND for priority areas; reduced maximum interest rates on deposits in VND less than 6 months by 1 %/year. Since inlation was under control and exchange rates were stable, etc., the government bond market attracted many domestic and foreign investors. In 2013, through the issuance of government bonds, the State Treasury has mobilized 100% of the targeted capital.

Expenditure management

State treasury has issued several guidance documents for the Treasury in provinces and cities in order to control state expenditure. In particular, since 1 June 2013 the State Treasury has promoted the control of state expenditure commitments on both capital and current expenditures from the state budget. The State Treasury has contributed to the public inance reforms towards openness, transparency and compliance with international standards and practices.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 141

ANNUAL REPORT 2013

In 2013, with a close monitor on state expenditure, the State Treasury found 77,053 current expenses in 34,646 agencies which did not abide by regulations. The State Treasury has requested agencies to provide the supplement and necessary documents for veriication. Besides, the State Treasury has suspended payment with amount approximately VND 1,436 billion which was non-qualiied (including VND 15.4 billion of refused payment). Regarding capital construction expenditure, the State Treasury has refused to pay an estimated number of VND 80 billion due to higher price than the winning bid price, wrong arithmetic or not including in the contract and the estimation.

About State accounting

Regarding policies: The Treasure has been basically completing the legal framework for state accounting system, which is applied to the treasury and budget management information system (TABMIS).The Treasury has provided guidance on accounting in the whole system to ensure the uniform and effective implementation.

Regarding TABMIS, TABMIS has been already deployed on a national scale with 1600 points and operated stably. After being upgraded for better performance, TABMIS has been regularly operated. The incurring incident was discovered and rectiied timely. TABMIS has clearly shown its eficiency in providing timely and comprehensive information on revenues, expenditures and the balance of the state budget on a national and local scale.

Orientation for 2014 performance

About treasury management

(1) Develop and complete the legal framework for safe and effective implementation of treasury management reform.

(2) Develop and implement measures for treasury management reform, including inalizing interbank electronic payment and bilateral electronic payment; Prepare necessary conditions to forecast cash low.

(3) Further strengthen the organization structure in treasury management. Speciically, in 2014 the Treasure will submit to the Ministry of Finance and the Prime Minister the amendment of the Decision No. 108/2009/QD-TTg dated 26 August 2009 deining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Treasury under the Ministry of Finance for establishing a professional department being in charge of fund management in the State Treasury to ensure the compliance with international common practices; mobilize appropriate human resources to perform treasury management functions.

Capital mobilization

(1) Provide in public bond issuance schedules in detail annually, quarterly and in maturity, which helps investors actively prepare for their investment.

(2) Issue bonds in various maturity from 364 days to 15 years for meet the investment demand; Maintain the annual issuance of 10-year bonds and the quarterly issuance of 15-year bonds to attract long-term funds.

142 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

(3) Regularly update market performance to decide the appropriate maturity and issuance volume.

(4) Coordinate with relevant departments under the Ministry of Finance to study on new bond products (for example, zero-coupon bonds with no periodic interest payments, bonds of loating rate subject to the inlation index).

(5) Upgrading columns of government bonds on the Ministry of Finance’s website for ensuring publicity, transparency and suficiency when conveying the legal framework as well as information about the government bond market to domestic and foreign investors.

Expenditure control

(1) Review and modify the operational procedure guidance on single window transactions in the management of current state budget expenditures via the State Treasury;

(2) Modify the payment process of oversea investment in Circular No. 218/2013/TT-BTC dated 31 December 2013 of Ministry of Finance on inancial management for projects and programs funded by oficial development assistance (ODA) and preferential loans from foreign donors.

About the State Accounting

(1) Mechanisms and policies: Continue to implement state accounting regulations issued in Circular No. 08/2013/TT-BTC dated 10 January 2013 of the Ministry of Finance guiding the implementation of the accounting regime applied in TABMIS; completing the temporary regulations on responsibilities and powers for the participants in TABMIS; deploy the scheme on General Accounting in the State Treasury.

(2) Deployment of TABMIS

Focus on improving the eficiency of operation of TABMIS, for example promoting and improving the eficiency of information exploitation on TABMIS; continue to complete and implement professional procedures for enhancing management eficiency (commitments on payments); develop some subordinates for TABMIS in order to exchange data for management; improve the quality and capacity of information technology governance, particularly governing TABMIS operation within the departments under the Ministry of Finance.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 143

ANNUAL REPORT 2013

INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATION IN THE FINANCE SECTOR

Ranked the irst in Vietnam ICT index 2013

The year 2013 was the key time in implementation of the Master Plan for IT application in Finance during 2011 - 2015. All inancial sector focused on implementing the approved 5-year IT application plan in the Ministry of Finance as well as in each department. The plan has been updated regularly and adjusted annually and periodically in order to make IT applications synchronized, uniied and closely follow the requirements for modernizing the Ministry. The results are listed as follows:

1. Improving mechanisms and policies generally met the requirements for deploying IT applications in the new period. The regulations and guidelines on IT Management such as regulation on IT test, IT reports, network information safety, updating IT standards and providing IT services for the network of Finance Ministry were established in order to create a legal framework to deploy applications across the Ministry.

2. Building and deploying applications system for modernization

The Ministry of Finance implemented 59 schemes and over 100 critical tasks on IT application in various ields in 2013. Some outstanding results are listed below:

Oficially operating TABMIS after 8 years of project construction deployment marked the maturity of IT staff in the inance sector.

Completion of Phase 2 of the project on modernization of tax collection among Tax, Treasury, Customs and Finance agencies. The successful implementation of projects plays a role in reforming administrative procedures, facilitating taxpayers to fulill budget obligations, reducing cost in handling document on the state budget revenues in the Ministry, centralizing the management of revenues to the state budget and the advance payment via the State Treasury, reducing the inconsistency of collection and payment information, following the trend of modernization of national inance and construction of e-government .

Implementing tax declaration system over the Internet (known as iHTKK) in 63 Departments of Taxation for nearly 333 thousand enterprises, which reached 133% of the assigned plan in 2013. The number of the declarations received by the system soared to more than 8 million.

Completing the phase of receiving, testing and training for operating the system of automatic customs clearance (VNACC); be ready for oficial adoption since 1st April 2014.

About implementation of administration system, document management, electronic documents in the Ministry have been increasingly used under the Directive No. 15/CT-TTg dated 22 May 2012 of Prime Minister, which furthered administrative reform and cost savings.

144 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

Programs on management of property registration associated with the digital signature, which were installed within ministries, branches and localities, facilitated forming a database on state property management, and met requirements of consolidating the management and use of national assets for submitting reports to the Congress instead of making paper statements.

Ministry of Finance was ranked the irst among ministries regarding IT applications in 2013. This year saw good cooperation among organizations inside and outside the Ministry for settling the dificulties in deploying IT applications.

3. Developing technical infrastructure and electronic information security in the Ministry

In 2013, information security was set up in a new way and achieved certain success: First, to help raise awareness about information safety, security among the staff of Finance Ministry; second, implement speciic solutions which gradually met the requirements of the security and conidentiality of IT application systems in the Ministry and reduced the risk of attacks to applications and internal data through the internet.

Maintaining modern technical infrastructure (the data center system meeting international standards, the uniied communications systems for connecting the whole Ministry from central levels to all districts, the large server systems of high standards and other new backup and data storage systems, etc.) met the requirements of treasury and budget information integration systems (TABMIS), Taxation systems, electronic Customs, etc.

4. Building and deploying public services and digital content

Since Public service and Digital content were two new tasks, there were not many models for reference. In 2013, the Ministry of Finance issued the strategic documents which determined a model and a roadmap of the Electronic Portal system development for the inance sector in accordance with the directions of the Government and the Ministry of Finance and actively coordinated with relevant agencies to ensure providing information and services on the Electronic Portal and plans for following years.

5. Financial Statistics

In 2013, the state administration in statistics has been implemented comprehensively and effectively. The Ministry of Finance issued Circular No. 15/2013/TT-BTC dated 5 February 2013 of the Minister of Finance on guiding indicators systems and statistical statement forms applied in the Department of Finance. Circular No. 15/2013/TT-BTC is the irst legal document guiding the implementation of statistics in the Department of Finance. The implementation of Circular No. 15/2013/TT-BTC played a vital role in forming and consolidating of the inancial statistical reporting regime consistent from centralities to localities.

Standardized databases of inance, budget, and a shared catalogs were operated, and fully and precisely updated the catalog for searching and operating large systems inside and outside the inance sector. Monitoring and operating storage backup databases in the backup Center in Ho Chi Minh City was done on a regular basis.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 145

ANNUAL REPORT 2013

NEW ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE MINISTRY OF FINANCECompliance with the new specialized law

Personnel organization in 2013

Issue documents and policies on personnel organization

In 2013, Ministry of Finance issued 11 additional documents related to the personnel organization, including:

Direction of Communist Party Commission of the Ministry of Finance on reviewing and planning additional leader positions for the period 2011-2015 and planning all-level leader positions for the period 2016-2021;

05 Decisions have been issued with the Regulations: Regulation on the operation of Communist Party Commission of the Ministry of Finance; Regulation on rotation of oficials within the Ministry of Finance and its attached departments; Regulation on disciplines for employees in the Ministry of Finance who violated population and family planning policies, and Regulation on management and use of diplomatic passports, oficial passports; Regulation on salary increase policy for employees and oficials ahead of schedule for those who have outstanding achievements.

06 Decisions approving the Development Strategy for the period 2013 - 2020 and vision towards 2030 of the training institutions under the Ministry.

Organizational structure

Based on the Ministry of Finance’s Draft submitted to the Government, Decree No. 215/2013/ND-CP dated 23 December 2013 regulating functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance has been issued.

26 Decisions have been issued on the apparatus deining the functions, tasks, powers and organizational structure; some units were established and renamed to meet new management requirements.

Recent development on stafing, salaries, recruitment, oficials level upgrading mechanism

Stafing: in 2013, based on the quota of 74,207 staff positions approved by Ministry of Home Affairs, Ministry of Finance allocated staff positions quota to various departments within the Ministry. 55 staff positions being in charge of salt resources management have been added to the General Department of National Reserve.

Recruitment: in 2013, 3,441 oficials and employees have been recruited (3,303 oficials and 138 employees).

146 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

Chart 10: The 2013 stafing

Sources: Department of Personnel and Training

Management of staff grade, salaries and allowances

Examinations have been organized to upgrade employees to higher oficials level for 2,358 staffs; exceptionally promoted oficials who got retirement announcement to higher grade, including 41 principal experts and 15 senior experts.

The Ministry appointed 7 inspectors and 206 principal oficials who passed the examination for principal oficials in the period 2011-2012; appointed 1 principal reporter; in coordination with the Ministry of Home Affairs appointed 68 senior oficials.

The Ministry increased salaries ahead of schedule for 40 oficials, employees and 68 contracted workers; Increased salaries on schedule for 368 oficials and employees; negotiated salaries for 103 new oficials recruited for the General Department of Customs; 502 oficials newly employed in the General Department of Taxation who have paid social insurance; increased salaries for 3 oficials who had their retirement announcement.

Personnel management

Personnel planning: implementing Directive dated 30 August 2013 No. 05-CT/BCSD of Party Commission of the Ministry of Finance, the Ministry of Finance has reviewed planning of 26,388 leader positions at different levels in the period 2011-2015, proceeded planning of leader positions for the period of 2016 - 2021.

Appointment: 98 oficials have been appointed, 61 of whom were from Ministry’s departments, 27 from General Departments; 10 from subordinate units attached to the Ministry (under the Ministry’s Party Commission and Minister’s management).

Reappointment: reappointment (including expansion of leader position holding time) was made for 77 oficials including 02 vice ministers, 36 oficials of the Ministry and 41 people in Departments and Subordinate Units managed by the Ministry.

1.56%

13.88%3.83%

4.07% Ministerial Office

General Department of

Customs

State Treasury

20.29%

56.36%

State Treasury

General Department of

Taxation

General Department of

National Reserve

Subordinate units

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 147

ANNUAL REPORT 2013

Training programs

Issued training schemes for the 2013-2015 period; Evaluated 15 programs and materials; Issued 9 programs and training materials; Issued the Decision approving the plan on training oficials and employees of the Ministry of Finance in 2014. In total, 483 training courses were organized; 95,300 people were trained, particularly 746 people were trained overseas in 2013.

New points in Decree No. 215/2013/ND-CP dated 23 December 2013 of the Government on the functions and tasks of the Ministry of Finance

On 23 December 2013, the Government issued Decree No. 215/2013/ND-CP regulating functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance. Compared with Decree No. 118/2008/ND-CP, Decree No. 215/2013/ND-CP imposed some additional duties in accordance with the new specialized law which has been promulgated by National Assembly and the Government (Law on National Reserve, Law on Independent Auditing, Price Law, Decree No. 99/2012/ND-CP, ...), as follows:

Regarding the management of state reserve: formulate and submit to the Government the list of commodities to be reserved, the total value of reserved commodities, total increase and estimation in reserve; plan allocation of annual state budget to annually reserves (this task has been assumed by the Ministry of Planning and Investment previously).

Corporate Finance:

Formulate and recommend the Government and the Prime Minister to issue a mechanism of management and monitoring the state capital invested in businesses and the use of state budget resources for enterprises and other state funds.

Make a consolidated report on business eficiency and performance of fulilling public tasks assigned, the inancial status of the state owned enterprises through out the country; review the inancial statements of the state economic groups upon the Prime Minister’s request.

Be entitle to appoint, present awards or impose penalty to inancial supervisors who are in charge of the state economic groups as prescribed by the national law.

Appraise and approve the foreign loans of the state economic groups and the one member limited liability companies of which chartered capital were completely owned by the Government in accordance with the national law.

On the inancial management of inancial institutions and inancial services: formulate, recommend the Government to issue investment credit, export credit and other preferential credit policies in accordance with laws.

On accounting and auditing: grant and revoke qualiication certiicate of auditing irms providing auditing services, auditors’ professional registration certiicate; suspend audit services in accordance with law.

On price regulation: grant and revoke the certiicate of qualiied business providing valuation services, suspend valuation services and perform specialized inspection on price.

On organizational apparatus: complete organizational structures and upgrade the legal status of the Department of Planning and Finance to the General Department of Planning and Finance to meet the requirements of reform, modernization and inancial management of assets and investments in the construction, inspection and internal audit of the whole inancial sector.

148 \ MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM

ANNUAL REPORT 2013

EMULATION AND COMMENDATIONTowards the 70-year anniversary of establishment

of the Finance sector(28 August 1945- 28 August 2015)

Over 69 years of development, the Ministry of Finance has been gradually growing, contributing to the national development. During development stages, the Ministry of Finance has promoted unity, emulation for overcoming challenges, completing of political tasks assigned and contributing to the national development and defense.

Emulations in the Ministry of Finance always stickled to key political tasks of the Ministry and individual agencies in different periods in order to motivate oficials and employees to do their best, to have a sense of responsibility, to improve their moralities, qualiications, to learn constantly, and to dedicate themselves. The growth of the Ministry has been attributed to the dedication of many typical excellent individuals and team representatives who were honored annually and made popular in the inance sector.

Reviewing the last 5 years, since the third Patriotic emulation congress of the Ministry in 2010, the emulation with more diverse contents and forms which has been strongly promoting arouse enthusiasm and creativity of the majority of employees in the Ministry who were fulilling the inancial, budget and political missions allocated. In order to effectively implement political tasks, besides launching emulation in written paper in the Preliminary Conference, review, meetings and anniversaries related to important national events, the Ministry has launched the emulations for the period of 5 years and for each year. The 2013 emulation had a slogan:

"Endeavour, determination, solidarity, creativity to overcome dificulties and to successful implement the 2013 iscal mission"

Employees in both centralities and localities responded positively to the emulation which was launched by the Ministry. Performing political tasks was combined well with the emulation of Party organizations and unions (trade union, youth union, Veterans union, Women union, etc.) with charitable activities. All employees were eager to participate and create cultural agencies, which contributed to promoting the fundamental values of the patriotic emulation, personnel development and strength of agencies in different aspects.

The outcomes of emulation has contributed positively to the overall achievements of the Ministry of Finance particularly in overcoming challenges, successfully completing the assigned political tasks. The achievements in the last few years proved the power of emulation and commendation.

Recognizing the achievements and contribution of the Ministry of Finance to Vietnam, the Communist Party and the Government of Vietnam awarded several teams and individuals.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 149

ANNUAL REPORT 2013

Ministry of Finance, the leading agency of Vietnam in 2006, 2010 and 2012, was awarded the Medal of Ho Chi Minh City in 1995, Gold Star Medal in 2000 and Government Emulation Flags for the irst prize, second prize and third prize. 15 teams and 03 individuals were also awarded the title of Labor hero in the reform period. Besides, there were awards for the team and individuals who had made outstanding achievements in their work and in the patriotic emulation. Since 2010, the Ministry of Finance has had over 80 thousand people rewarded, 1703 of which were given different grades of Medals, 4348 were awarded the Government’s Merit; 51 individuals were awarded nationwide emulations; 125 teams were awarded the Government's Emulation Flag.

In 2015, the Ministry of Finance will celebrate 70 years of establishment, and the fourth patriotic emulation Congress will be held. To prepare for this event , the Ministry has established the Committee "Celebrating 70 years of the establishment the Ministry of Finance" (Decision dated 05/9/2013 No. 1856/QD-BTC). Besides 29 members including the Minister who will be the host, the Committee consisted of permanent divisions and subcommittees which will manage the organization, content of anniversary activities (in the ield of arts and sports, the history of the Ministry, a competition to write about events, prominent igures, and exhibitions of artifact images, 70-year achievements; documentary editorial and production, training the excellent teams and individuals to apply for higher award until 2015, etc.) and will launch emulation in short days and long days.

150 \ BỘ TÀI CHÍNH

ANNUAL REPORT 2013

PHỤ LỤC: SỐ LIỆU THỐNG KÊAPPENDIX: STATISTICS DATA

BIỂU/TABLE 01. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - TÀI CHÍNH TỔNG HỢPAGGREGATE ECONOMIC AND FINANCIAL INDICATORS

Chỉ tiêu Indicators

Đơn vị tính Unit 2012 2013e

1. GDP (giá thực tế) GDP at current price

Tỷ đồngBillions of VND 3 245 419 3 584 262

2. Ch� số phát triển GDP theo giá so sánh năm 2010 Index of gross domestic product at constant 2010 price % 5,25 5,42

3. Xuất khẩu Export

Triệu USD Million of USD 114 529 132 135

4. Ch� số phát triển xuất khẩu (năm trước =100) Index of Export (previous year = 100) % 158,6 115,4

5. Nhập khẩu Import

Triệu USD Million of USD 113 780 132 125

6. Ch� số phát triển nhập khẩu (năm trước =100) Index of Import (previous year = 100) % 106,6 116,1

7. Ch� số giá tiêu dùng Consumer price index % 109,21 106,60

8. Tổng thu Ngân sách Nhà nước Total State budget revenues

Tỷ đồng Billion of VND 1 038 451 822 000

9. Tổng chi Ngân sách Nhà nước Total State Budget expenditure

Tỷ đồngBillion of VND 1 170924 1 017 500

10. Bội chi ngân sách so với GDP State budget deciit as share of GDP % 4,8 5,3

11. Tỷ lệ nợ công so với GDP Public debt ratios as share of GDP % 55,7 54,2

12. Dư nợ của Chính phủ so với GDP Government debt as share of GDP % 43,3 42,3

13. Dư nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP Foreign debt ratios as share of GDP % 41,1 37,3

14. Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP State budget investment as share of GDP % 31,12 30,44

Nguồn/ Source: Bộ Tài chính/ Ministry of Finance

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 151

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BIỂU/TABLE 02. VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCINVESTMENT FROM STATE BUDGET

Đơn vị tính/Unit: Tỷ đồng/VND Billion

Chỉ tiêu Indicator

2012 2013e

2013

So với kế hoạch năm (%) Comparing to planning (%)

So với năm 2012 (%)

Comparing to 2012 (%)

TỔNG SỐ - Total 205 022 205 660 101,49 100,32

Phân theo cấp quản lý - By

management level

Trung ư�ng - Central 50 314 40 959 102,23 81,73

Địa phư�ng - Local 154 708 164 701 101,31 106,34

Một số Bộ - By Ministers

Bộ Giao thông Vận tải

Ministry of Transport7 525 7 687 122,45 98,77

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Ministry of Agriculture & Rural development

4 658 4 378 100,06 91,33

Bộ Xây dựng

Ministry of Construction1 788 1 326 75,25 72,96

Bộ Y tế

Ministry of Health1 086 769 89,15 71,55

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ministry of Education & Training932 644 92,40 70,20

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Ministry of Culture Sport and Tourism623 491 98,06 80,13

Bộ Công Thư�ng

Ministry of Industry and Trade459 319 117,44 70,12

152 \ BỘ TÀI CHÍNH

ANNUAL REPORT 2013

Chỉ tiêu Indicator

2012 2013e

2013

So với kế hoạch năm (%) Comparing to planning (%)

So với năm 2012 (%)

Comparing to 2012 (%)

Một số địa phương - By provices

Hà Nội 21 253 26 232 95,26 126,00

TP. Hồ Chí Minh 15 322 17 023 99,31 110,30

Đà Nẵng 7 019 5 630 74,83 70,36

Thanh Hóa 4 090 4 014 128,05 101,07

Quảng Ninh 3 673 4 010 102,92 103,87

Bình Dư�ng 3 537 3 878 99,76 116,56

Vĩnh Phúc 3 421 3 868 129,06 96,90

Nghệ An 3 750 169,57 102,03

Bà Rịa - Vũng Tàu 3 287 3 532 76,80 110,58

Đồng Nai 3 202 3 522 108,69 118,64

Kiên Giang 3 155 98,71 107,33

Hải Phòng 2 561 2 889 107,63 110,70

Quảng Nam 2 853 132,88 103,20

Cần Th� 1 935 2 665 91,63 129,31

Hà Tĩnh 2 538 2 536 94,05 98,69

Nam Định 2 495 106,24 104,01

Khánh Hòa 2 248 2 425 97,88 111,95

Bắc Giang 2 396 100,00 111,32

Thái Bình 2 052 136,91 124,80

Phú Yên 2 019 215,39 158,59

Bình Định 2 016 120,92 113,76

Điện Biên 1 966 90,98 54,00

Thừa Thiên - Huế 2 377 1 962 103,18 88,42

Đồng Tháp 1 934 118,39 104,00

Nguồn/Source: Tổng cục Thống kê - General Satistics Ofice

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 153

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BIỂU/TABLE 03. XUẤT KHẨU HÀNG HOÁEXPORT OF GOODS

Chỉ tiêu Indicator

Giá trị - Value (Triệu USD - Mill. USD)

Chỉ số phát triển Index (%)

2012 2013 2012 2013

Tổng số - Total 114 529 132 135 158,6 115,4

MẶT HÀNG CHỦ YẾU - BY MAIN GOOD

Thủy sản - Fishing 6 089 6 690 122,9 109,9

Rau quả - Vegetable and fruit 827 1 070 183,2 129,4

Hạt điều - Cashew nut 1 470 1 647 129,4 112,0

Cà phê - Coffee 3 673 2 721 208,3 74,1

Chè - Tea 225 230 114,0 102,3

Hạt tiêu - Pepper 739 890 174,0 120,3

Gạo - Rice 3 673 2 925 114,4 79,6

Sắn và sản phẩm của sắn - Manioc and manioc product 1 351 1 100 243,1 81,4

Than đá - Coal 1 239 916 80,0 73,9

Dầu thô - Crude Oil 8 212 7 240 166,1 88,2

Xăng dầu các loại - Gasoline 1 826 1 250 143,6 68,5

Hóa chất và SP hóa chất - Chemicals 1 091 1 289 171,8 118,1

Sản phẩm chất dẻo - Plastic 1 596 1 818 151,8 113,9

Cao su - Rubber 2 860 2 492 120,4 87,1

Túi xách, ví, va li, mũ, ô dù -Bag, pockets, wallets, hats 1 519 1 935 158,7 127,4 Sản phẩm mây tre, cói, thảm - Rattan, Bamboo anh rush products 212 230 104,2 108,6

Gỗ và sản phẩm gỗ - Wood and wooden products 4 665 5 590 136,9 119,8

Hàng dệt, may - Textile, sewing products 15 090 17 947 135,1 118,9

Giày dép - Footwear 7 262 8 410 143,0 115,8

Sản phẩm gốm sứ - Pottery and glassware 440 475 139,5 107,9

Đá quý, KL quý và sản phẩm-Precious stone anh metal 546 580 19,1 106,2 Điện tử, máy tính và LK - Electronic parts, computers and their parts 7 838 10 601 220,3 135,3

Máy móc, thiết bị, DC, PT khác - Machinery, equipments 5 536 6 014 181,7 108,6

Dây điện và cáp điện - Electrial wire and cable 619 678 47,1 109,6

Phư�ng tiện vận tải và phụ tùng - Transport and equipments 4 580 4 967 290,4 108,5

Nguồn/Source: Tổng Cục Hải quan - General Department of Customs

154 \ BỘ TÀI CHÍNH

ANNUAL REPORT 2013

BIỂU/TABLE 04. NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ

IMPORT OF GOODS

Chỉ tiêu Indicator

Giá trị - Value (Triệu USD - Mill.USD)

Chỉ số phát triển Index (%)

2012 2013 2012 2013Tổng số - Total 113 780 132 125 106,6 116,1MẶT HÀNG CHỦ YẾU - BY MAIN GOODS

Thủy sản - Fishing 655 721 118,1 110,2S�a và sản phẩm s�a - Dairy products 841 1 096 99,1 130,4Rau quả - Vegetable and fruit 335 406 114,0 121,1Lúa mỳ - Wheat 764 620 94,2 81,1Dầu mỡ động thực vật - Vegetable oil and fat 748 694 79,4 92,9Thức ăn gia súc và NPL - Footstuff for cattle 2 455 3 078 105,4 125,4Xăng dầu - Gasoline 8 960 6 970 90,3 77,8Khí đốt hóa lỏng - Gas 619 644 91,6 104,1Sản phẩm khác từ dầu mỏ - Other petroleum reined 801 889 98,4 111,0

Hóa chất - Chemicals 2 780 3 330 104,4 109,0

Sản phẩm hoá chất - Chemicals products 2 447 2 810 102,4 114,8Tân dược - Medicament 1 790 1 880 121,9 105,0Phân bón - Fertilizer 1 693 1 709 95,8 101,0Thuốc trừ sâu - Insecticides 692 750 108,8 108,4Chất dẻo - Plastic 4 804 5 714 101,2 118,9Sản phẩm chất dẻo - Articles of plastic 2 133 2 588 124,3 121,4Gỗ và NPL gỗ - Wood and wooden products 1 359 1 649 103,2 121,4Giấy các loại - Papers 1 164 1 331 110,5 114,4Bông - Cotton 877 1 171 83,2 133,4Sợi dệt - Fibers 1 408 1 520 91,7 108,0Vải - Textile farbrics 7 040 8 340 104,2 118,5Nguyên PL dệt, may, giày dép - Auxiliary materials for foodware 3 160 3 725 107,7 117,9

Sắt thép - Iron, steel 5 966 6 660 95,2 111,6Kim loại thường khác - Other metal 2 632 2 942 97,7 111,8Điện tử, máy tính và linh kiện - Electronic parts, computer and their parts 13 111 17 710 180,9 135,1

Ô tô nguyên chiếc - Motor vehicles 615 727 59,8 118,1Linh kiện, phụ tùng ôtô 1 461 1 681 71,7 115,0Xe máy nguyên chiếc - Motor cycles 71 42 75,9 59,7Linh kiện, phụ tùng xe máy 550 418 74,4 76,0Hàng hóa khác 6 715 6 180 104,3 92,0

Nguồn/Source: Tổng cục Hải quan - General Department of Customs

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 155

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

Năm Year

Thời gian Time

Thán

g 1-

Jun.

Thán

g 2-

Feb.

Thán

g 3-

Mar

.

Thán

g 4-

Apr.

Thán

g 5-

May

Thán

g 6-

Jun.

Thán

g 7-

July

Thán

g 8-

Aug

.

Thán

g 9-

Sep.

Thán

g 10

-Oct

.

Thán

g 11

-Nov

.

Thán

g 12

-Dec

.

2012

So với tháng trước

Month to month

101,00 101,37 100,16 100,05 100,18 99,74 99,71 100,63 102,20 100,85 100,47 100,27

So với cùng kỳ

năm trước

Year on year

117,27 116,44 114,15 110,54 108,34 106,90 105,35 105,04 106,48 107,00 107,08 106,81

So với tháng 12

năm trước

Compared to last

December

101,00 102,38 102,55 102,60 102,78 102,52 102,22 102,86 105,13 106,02 106,52 106,81

2013

So với tháng trước

Month to month

101,25 101,32 99,81 100,02 99,94 100,05 100,27 100,83 101,06 100,49 100,34 100,51

So với cùng kỳ

năm trước

Year on year

107,07 107,02 106,64 106,61 106,36 106,69 107,29 107,50 106,30 105,92 105,78 106,04

So với tháng 12

năm trước

Compared to last

December

101,25 102,59 102,39 102,41 102,35 102,40 102,68 103,53 104,63 105,14 105,50 106,04

Nguồn: Tổng cục thống kê - General Statistics Ofice

BIỂU/TABLE 05. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

CONSUMER PRICE INDEX

Đơn vị tính/Unit: %

156 \ BỘ TÀI CHÍNH

ANNUAL REPORT 2013

STT No.

CHỈ TIÊU Items 2011 2012

Ước TH 2013 Prel. 2013

(*)

A Thu cân đối ngân sách nhà nước State budget balancing revenues 962 982 1 038 451 822 000

I Thu theo dự toán Quốc hội Revenues by the National assembly's plan 721 804 734 883 822 000

1Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) Domestic revenues (excluding oil revenues) 443 731 477 106 563 329

2 Thu dầu thô - Oil revenues 110 205 140 106 120 438

3 Thu cân đối từ hoạt động XK, NK Revenues from Import - Export, net 155 765 107 404 129 882

4 Thu viện trợ không hoàn lại - Grants 12 103 10 267 8 351

IIHuy động đầu tư theo Khoản 3 Điều 8 của luật NSNN Investment mobilizations under Article 8.Clause 3 - The State budget law

4 678 17 247 -

III Nguồn năm trước chuyển sang - Forward revenue 202 041 246 690 -

IV Thu kết dư ngân sách địa phương Balance of local budget 34 459 39 332 -

BChi cân đối ngân sách nhà nước State budget balancing expenditure 1 034 244 1 170 924 1 017 500

I Chi theo dự toán Quốc hội Expenditures by the National assembly's plan 787 554 978 463 1 017 500

Trong đó - In which:

1Chi Đầu tư phát triển Development Invertment Expenditures 208 306 268 812 218 276

2

Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính Expenditures on socio-economics, defense, public security, public administration

467 017 603 372 694 124

3 Chi trả nợ và viện trợ Repayment of debt and provision of aids 111 943 105 838 105 000

4 Bổ sung quỹ dự tr� tài chính Transfer to inancial reserve fund 288 441 100

II Chuyển nguồn sang năm sau Forward expenditure 246 690 192 461 -

CBội chi ngân sách Nhà nước Budget deicit -112 034 -173 815 -195 500

Nguồn/Source: Vụ Ngân sách Nhà nước- Department of State Budget

BIỂU/TABLE 06. CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCSTATE BUDGET BALANCE

Đơn vị tính/Unit: Tỷ đồng - Billions of VNĐ

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 157

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BIỂU/TABLE 07. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

INDEX OF STATE BUDGET EXPENDITURE - REVENUE

Đơn vị tính/Unit: %

STT CHỈ TIÊU 2011 2012Ước TH 2013

Prel.2013 (*)

A Thu cân đối ngân sách nhà nước State budget balancing revenues 123,89 107,84 79,16

I Thu theo dự toán Quốc hội Revenues by the National assembly's plan 122,67 101,81 111,85

1Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) Domestic revenues (excluding oil revenues) 117,69 107,52 118,07

2 Thu dầu thô - Oil revenues 159,30 127,13 85,96

3 Thu cân đối từ hoạt động XK, NK Revenues from Import-Export, net 119,50 68,95 120,93

4 Thu viện trợ không hoàn lại - Grants 101,98 84,83 81,34

II

Huy động đầu tư theo khoản 3 Điều 8 của luật NSNN Investment mobilizations under Article 8.Clause 3 - The State budget law

58,39 368,68 -

III Nguồn năm trước chuyển sang Forward revenue 131,24 122,10 -

IV Thu kết dư ngân sách địa phương Balance of local budget 128,10 114,14 -

BChi cân đối ngân sách nhà nước State budget balancing expenditure 121,55 113,22 86,90

I Chi theo dự toán Quốc hội Expenditures by the National assembly's plan 121,38 124,24 103,99

Trong đó - In which:

1Chi Đầu tư phát triển Development Invertment Expenditures 113,73 129,05 81,20

2

Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính Expenditures on socio-economics, defense, public security, public administration

124,00 129,20 115,04

3 Chi trả nợ và viện trợ Repayment of debt and provision of aids 126,10 94,55 99,21

4 Bổ sung quỹ dự tr� tài chính Transfer to inancial reserve fund 104,73 153,13 22,68

II Chuyển nguồn sang năm sau Forward expenditure 122,10 78,02 -

Nguồn/Source: Vụ Ngân sách Nhà nước/ Department of State Budget

158 \ BỘ TÀI CHÍNH

ANNUAL REPORT 2013

STT CHỈ TIÊU 2011 2012Ước TH 2013

Prel. 2013

(*)

I Thu theo dự toán Quốc hội Revenues by the National assembly's plan 100,00 100,00 100,00

1

Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô)Domestic revenues (excluding oil revenues)

61,48 64,92 68,53

2 Thu dầu thô - Oil revenues 15,27 19,07 14,65

3 Thu cân đối từ hoạt động XK, NK Revenues from Import-Export, net 21,58 14,62 15,80

4 Thu viện trợ không hoàn lại - Grants 1,68 1,40 1,02

IIChi theo dự toán Quốc hộiExpenditures by the National assembly's plan

100,00 100,00 100,00

Trong đó - In which:

1Chi Đầu tư phát triểnDevelopment Invertment Expenditures 26,45 27,47 21,45

2

Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính Expenditures on socio-economics, defense, public security, public administration

59,30 61,67 68,22

3Chi trả nợ và viện trợRepayment of debt and provision of aids 14,21 10,82 10,32

4Bổ sung quỹ dự tr� tài chính Transfer to inancial reserve fund 0,04 0,05 0,01

Nguồn/ Source: Vụ Ngân sách Nhà nước/ Department of State Budget

BIỂU/TABLE 08. CƠ CẤU THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

STRUCTURE OF STATE BUDGET REVENUE - EXPENDITURE

Đơn vị tính/Unit : %

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 159

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) (%)

Public debt/GDP (%)54,9 55,7 54,2

Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP (%)National external debt/GDP (%)

41,5 41,1 37,3

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (%)Medium and long-term Government external debt service/export of goods and services (%)

3,5 3,5 4,3

Nợ chính phủ so với GDP (%)Government's Outstanding debt/GDP (%)

43,2 43,3 42,3

Nợ chính phủ so với thu ngân sách (%)Government's Outstanding debt/ Budget revenue (%)

162,0 172,0 184,4

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu NSNN (%)Government's Debt service/Budget revenue (%)

15,6 14,6 15,2

Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách (%)Contingent liability debt service/Budget revenue (%)

6,7 9,8 9,8

Hạn mức vay thư�ng mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ ( triệu USD)Ceiling of Commercial and Government guarantee external debt borrowing (million USD)

3 500 3.500,0 2.429,0

Nguồn/Source: Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại Department of Debt Management and External Finance

BIỂU/TABLE 09. CÁC CHỈ TIÊU VỀ NỢ CÔNG VÀ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA

PUBLIC DEBT AND EXTERNAL DEBT INDICATORS

160 \ BỘ TÀI CHÍNH

ANNUAL REPORT 2013

Chỉ tiêu Indicators

2011 2012 2013

USD VND USD VND USD VND

DƯ NỢ (1)

OUTSTANDING(1) 52 721,96 1 096 775,11 61 031,96 1 277 173,14 72 065,27 1 515 968,26

Nợ nước ngoài - External 32 086,36 667 492,68 34 872,20 726 317,61 36 280,43 763 198,29

Nợ trong nước - Domestic 20 635,60 429 282,43 26 159,76 550 855,53 35 784,84 752 769,97

RÚT VỐN TRONG KỲ (2 )

DISBURSEMENT(2) 10 128,08 207 087,96 13 548,72 282 179,18 19 328,84 403 873,83

Nợ nước ngoài - External 3 835,25 78 588,66 4 446,32 92 605,78 5 258,64 109 581,63

Nợ trong nước - Domestic 6 292,84 128 499,30 9 102,40 189 573,40 14 070,20 294 292,20

TỔNG TRẢ NỢ TRONG KỲ (2)

DEBT SERVICE PAYMENT(2) 5 060,20 103 152,38 6 703,03 133 778,39 8 885,51 185 814,16

Nợ nước ngoài - External 1 288,83 26 185,79 1 418,86 29 549,62 1 854,45 38 752,60

Nợ trong nước - Domestic 3 771,37 76 966,59 5 284,17 104 228,77 7 031,06 147 061,56

Trong đó - Of which:  

Tổng trả nợ gốc trong kỳPrincipal payment 3 691,22 75 276,56 4 029,27 83 457,82 6 016,14 125 818,05

Nợ nước ngoài - External 800,03 16 277,75 880,88 18 345,50 1 326,80 27 735,89

Nợ trong nước - Domestic 2 891,19 58 998,81 3 148,39 65 112,32 4 689,34 98 082,16

Tổng trả lãi và phí trong kỳInterest and Commissions payment

1 368,98 27 875,82 2 673,75 50 320,56 2 869,37 59 996,10

Nợ nước ngoài - External 488,80 9 908,04 537,98 11 204,12 527,65 11 016,70

Nợ trong nước - Domestic 880,18 17 967,78 2 135,77 39 116,44 2 341,72 48 979,40

Nguồn/Source: Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại Department of Debt Management and External Finance

BIỂU/TABLE 10. VAY VÀ TRẢ NỢ CỦA CHÍNH PHỦ

GOVERNMENT DEBT

Đơn vị tính: Triệu USD/Tỷ VNDUnit: Millions of USD/Billions of VND

(1) Áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ - Exchange rate at the end of period.(2) Áp dụng tỷ giá quy đổi tại ngày phát sinh giao dịch - Exchange rate as day of transaction.

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 161

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

BIỂU/TABLE 11. VAY VÀ TRẢ NỢ ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH

GOVERNMENT GUARANTEED DEBT

Đơn vị tính: Triệu USD/Tỷ VNDUnit: Millions of USD/Billions of VND

Chỉ tiêu Indicators

2011 2012 2013

USD VND USD VND USD VND

DƯ NỢ (1)

OUTSTANDING(1) 13 705,93 285 124,42 16 454,02 342 704,30 18 830,26 396 113,34

Nợ nước ngoài - External 5 611,41 116 734,15 7 229,82 150 582,72 8 962,59 188 537,04

Nợ trong nước - Domestic 8 094,52 168 390,27 9 224,20 192 121,58 9 867,67 207 576,30

RÚT VỐN TRONG KỲ (2 )

DISBURSEMENT(2) 3 742,97 76 662,13 5 058,08 105 345,49 5 298,10 110 893,45

Nợ nước ngoài - External 1 257,31 25 892,40 2 283,95 47 569,32 2 569,03 53 812,08

Nợ trong nước - Domestic 2 485,65 50 769,72 2 774,13 57 776,17 2 729,08 57 081,07

TỔNG TRẢ NỢ TRONG KỲ (2)

DEBT SERVICE PAYMENT(2) 2 302,08 46 946,74 3 512,76 73 158,27 3 838,26 80 218,07

Nợ nước ngoài - External 616,55 12 533,13 876,41 18 251,79 1 079,06 22 569,52

Nợ trong nước - Domestic 1 685,53 34 413,61 2 636,35 54 906,48 2 756,19 57 648,55

Trong đó - Of which:

Tổng trả nợ gốc trong kỳPrincipal payment 1 417,89 28 935,08 2 392,94 49 836,50 2 609,53 54 582,24

Nợ nước ngoài - External 415,78 8 465,12 644,38 13 419,63 796,50 16 660,77

Nợ trong nước - Domestic 1 002,11 20 469,97 1 748,56 36 416,87 1 813,04 37 921,47

Tổng trả lãi và phí trong kỳInterest and Commissions payment

884,20 18 011,65 1 119,81 23 321,77 1 225,73 25 635,83

Nợ nước ngoài - External 200,77 4 068,01 232,03 4 832,16 282,57 5 908,75

Nợ trong nước - Domestic 683,42 13 943,64 887,78 18 489,61 943,16 19 727,08

(1) Áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ - Exchange rate at the end of period.(2) Áp dụng tỷ giá quy đổi tại ngày phát sinh giao dịch - Exchange rate as day of transaction.

Nguồn: Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại Source: Department of Debt Management and External Finance

162 \ BỘ TÀI CHÍNH

ANNUAL REPORT 2013

BIỂU/TABLE 12. VAY VAF TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIANATIONAL EXTERNAL DEBTS

Đơn vị tính: Triệu USD/Tỷ VNDUnit: Millions of USD/Billions of VND

Chỉ tiêu Indicators

2011 2012 2013

USD VND USD VND USD VND

DƯ NỢ (1)

OUTSTANDING(1) 52 529,00 1 092 760,80 61 430,98 1 279 484,48 72 065,27 1 515 968,26

Nợ nước ngoài - External 32 032,50 666 372,00 34 925,78 727 434,05 36 280,43 763 198,29

Nợ trong nước - Domestic 20 496,51 426 388,80 26 505,21 552 050,43 35 784,84 752 769,97

RÚT VỐN TRONG KỲ (2 )

DISBURSEMENT(2) 10 168,73 207 435,96 13 548,71 292 670,00 19 328,84 403 873,83

Nợ nước ngoài - External 3 835,25 78 588,66 4 446,32 92 394,00 5 258,64 109 581,63

Nợ trong nước - Domestic 7 583,27 154 850,30 9 102,40 200 276,00 14 070,20 294 292,20

TỔNG TRẢ NỢ TRONG KỲ (2)

DEBT SERVICE PAYMENT(2) 5 184,76 110 633,53 6 703,02 133 778,38 8 885,51 185 814,16

Nợ nước ngoài - External 1 288,83 26 185,79 1 418,86 29 549,62 1 854,45 38 752,60

Nợ trong nước - Domestic 3 895,93 84 447,74 5 284,17 104 228,77 7 031,06 147 061,56

Trong đó - Of which:

Tổng trả nợ gốc trong kỳPrincipal payment 3 818,22 78 449,86 4 029,27 83 457,82 6 016,14 125 818,05

Nợ nước ngoài - External 790,18 16 135,41 879,70 18 201,00 1 326,80 27 735,89

Nợ trong nước - Domestic 3 018,19 85 820,95 3 148,39 92 347,44 4 689,34 98 082,16

Tổng trả lãi và phí trong kỳInterest and Commissions payment

1 366,53 32 183,67 2 673,75 50 320,56 2 869,37 59 996,10

Nợ nước ngoài - External 483,36 9 870,19 537,84 11 198,00 527,65 11 016,70

Nợ trong nước - Domestic 1 082,47 22 104,06 1 567,16 32 639,24 2 341,72 48 979,40

(1) Áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ - Exchange rate at the end of period.(2) Áp dụng tỷ giá quy đổi tại ngày phát sinh giao dịch - Exchange rate as day of transaction.

Nguồn: Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại Source: Department of Debt Management and External Finance

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 163

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

ThángMonth

Lãi suất phát hành bình quân của các kỳ hạn (%)Average Issuing Interest Rate(%)

0,5 năm0,5 year

1 năm1 year

2 năm2 year

3 năm3 year

5 năm5 year

10 năm10 year

1/2013 N/A 7,79 8,57 8,68 9,30 9,15

2/2013 N/A 7,92 8,30 8,59 9,30 9,15

3/2013 N/A 7,41 8,28 8,36 8,83 9,10

4/2013 5,50 6,67 7,39 7,70 8,45 9,10

5/2013 N/A 6,19 6,83 7,16 8,09 9,10

6/2013 N/A 5,72 6,64 6,90 7,33 9,00

7/2013 N/A 5,94 6,98 7,00 N/A 8,90

8/2013 N/A 6,31 7,13 7,59 N/A 8,90

9/2013 N/A 6,50 7,51 7,80 8,50 8,90

10/2013 N/A 6,39 7,27 7,66 8,47 8,90

11/2013 N/A 6,42 7,36 7,61 8,50 8,89

12/2013 N/A 6,33 7,15 7,69 8,54 8,89

Nguồn: Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chínhSource: Department of Banking and Financial Instutions

BIỂU/TABLE 13. LÃI SUẤT PHÁT HÀNH BÌNH QUÂN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CÁC THÁNG NĂM 2013

AVERAGE ISSUING INTEREST RATE OF VGBS BONDS, MONTHLY 2013

164 \ BỘ TÀI CHÍNH

ANNUAL REPORT 2013

BIỂU/TABLE 15. LÃI SUẤT PHÁT HÀNH BÌNH QUÂN TRÁI PHIẾU NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CÁC THÁNG NĂM 2013

AVERAGE ISSUING INTEREST RATE OF VBSP’S BONDS, MONTHLY 2013

ThángMonth

Lãi suất phát hành bình quân gia quyền NHCSXH theo từng tháng (%)Weighted Average Issuing Interest Rate, VBSP's Bonds, monthly 2013 (%)

2 nămtwo-year term

3 nămthree-year term

5 nămive-year term

TP NH CSXHVBSP's Bonds

TPCPVGB’sBonds

Chênhlệch

Spread

TP NH CSXHVBSP's Bonds

TPCPVGB’sBonds

Chênhlệch

Spread

TP NH CSXHVBSP's Bonds

TPCPVGB’sBonds

Chênhlệch

Spread

2/13 N/A 9,93 N/A3/13 N/A 9,72 N/A4/13 N/A 9,00 9,295/13 N/A 8,54 8,506/13 N/A 7,53 N/A7/13 N/A 8,00 N/A8/13 N/A 8,05 N/A12/13 8,23 8,50 9,45

Nguồn: Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chínhSource: Department of Banking and Financial Instutions

BIỂU/TABLE 14. LÃI SUẤT PHÁT HÀNH BÌNH QUÂN TRÁI PHIẾU NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CÁC THÁNG NĂM 2013

AVERAGE ISSUING INTEREST RATE OF VDB’S BONDS, MONTHLY 2013

Tháng

Lãi suất phát hành bình quân gia quyền NHPT theo từng tháng (%)Average Issuing Interest Rate, VDB’s Bonds, monthly 2013(%)

2 năm Two-year term

3 nămThree-year term

5 nămFive-year term

10 nămTen-year term

TPNHPTVDB’s Bonds

TPCPVGB’sBonds

Chênh lệch

Spread

TPNHPTVDB’s Bonds

TPCPVGB’sBonds

Chênh lệch

Spread

TPNHPTVDB’s Bonds

TPCPVGB’sBonds

Chênh lệch

Spread

TPNHPTVDB’s Bonds

TPCPVGB’sBonds

Chênh lệch

Spread

2/13 9,45 9,50 9,64 9,403/13 8,89 9,11 9,75 9,394/13 8,80 9,00 N/A 9,405/13 8,54 8,59 9,18 N/A7/13 7,60 N/A 8,50 N/A8/13 7,95 8,30 9,10 N/A9/13 8,44 8,58 9,10 9,2010/13 8,45 8,64 9,10 9,2011/13 8,45 8,55 9,45 N/A12/13 8,39 N/A 9,45 N/A

Nguồn: Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chínhSource: Department of Banking and Financial Instutions

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 165

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

STT No.

Chỉ tiêu Indicators

Đơn vị tính Unit 2012 2013

Chỉ số phát triển (%) Index (%)

2012 2013

1 Chỉ số VN-Index 413,73 504,63 117,69 121,97

Chỉ số HNX-Index 57,09 67,84 97,19 118,83

2 Tổng giá trị vốn hoá thị trường Market capitalization

Tỷ đồng VND Bill 793 814 974 720 141,30 122,79

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 678 403 842 105 149,50 124,13

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE(*) 115 411 132 615 106,84 114,91

3 Giá trị chứng khoán giao dịch Trading securities Value

Tỷ đồng VND Bill 496 412 679 228 134,52 136,83

a

Giá trị cổ phiếu giao dịch

Trading stock Value 331 625 343 578 128,90 103,60

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 216 881 260 985 136,27 120,34

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE(*) 114 743 82 593 116,93 71,98

b

Giá trị trái phiếu giao dịch

Trading bond Value 164 293 334 741 143,71 203,75

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 2 334 3 911 142,72 167,57

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE 161 959 330 830 143,72 204,27

c

Giá trị chứng chỉ quỹ giao dịch

Trading fund Certiicate Value 494 909 116,37 183,93

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 494 909 116,37 183,93

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE - - - -

4 Khối lượng chứng khoán giao dịch Trading securities Volume

Triệu chứng khoán

Mil. Securities

28 204 29 923 160,98 106,09

a

Khối lượng cổ phiếu giao dịch

Trading stock Volume 26 574 26 733 162,58 100,60

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 13 981 16 078 168,82 115,00

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE 12 593 10 655 156,16 84,61

b

Khối lượng trái phiếu giao dịch

Trading bond Volume 1 554 3 103 139,53 199,68

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 26 43 151,89 165,38

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE 1 528 3 060 139,34 200,26

BIỂU/TABLE 16. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

SECURITIES MARKET OPERATION

166 \ BỘ TÀI CHÍNH

ANNUAL REPORT 2013

STT No.

Chỉ tiêu Indicators

Đơn vị tính Unit 2012 2013

Chỉ số phát triển (%) Index (%)

2012 2013

c

Khối lượng chứng chỉ quỹ giao dịch

Trading fund Certiicates Volume 76 87 124,09 114,47

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 76 87 124,09 114,47

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE - - - -

5 Khối lượng chứng khoán niêm yết Listed securities Volume

Triệu chứng khoán

Mil. Securities

37 630 40 957 127,98 108,84

a

Khối lượng cổ phiếu niêm yết Listed stock Volume 33 400 35 696 126,59 106,87

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 24 850 26 945 134,77 108,43

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE 8 550 8 751 107,59 102,35

b

Khối lượng trái phiếu niêm yết Listed bond Volume 3 930 5 216 143,30 132,72

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 72 7 65,61 9,72

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE 3 858 5 209 146,54 135,02

c

Khối lượng chứng chỉ quỹ niêm yết Listed fund Certiicate Volume 300 45 108,66 15,00

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 300 45 108,66 15,00

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE - - - -

6Giá trị chứng khoán niêm yết Listed securities Value

Tỷ đồng VND Bill 730 001 879 014 134,97 120,41

a

Giá trị cổ phiếu niêm yết Listed stock Value 334 000 356 960 126,59 106,87

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 248 500 269 450 134,77 108,43

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE 85 500 87 510 107,59 102,35

b

Giá trị trái phiếu niêm yết Listed bond Value 393 000 521 600 143,30 132,72

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 7 200 700 65,61 9,72

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE 385 800 520 900 146,54 135,02

c

Giá trị chứng chỉ quỹ niêm yết Listed fund Certiicate Value 3 001 454 108,69 15,13

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 3 001 454 108,69 15,13

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE - - - -

MINISTRY OF FINANCE OF VIET NAM / 167

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂN 2013

STT No.

Chỉ tiêu Indicators

Đơn vị tính Unit 2012 2013

Chỉ số phát triển (%) Index (%)

2012 2013

7 Tổng số loại chứng khoán niêm yết Total listed securities 1 198 1 225 92,58 102,25

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 353 341 100,57 96,60

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE 845 884 89,61 104,62

a

Trái phiếu niêm yết Listed bond 488 545 95,31 111,68

Trái phiếu Chính phủ - Governmental bond 446 420 97,81 94,17

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE - - - -

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE 446 420 97,81 94,17

Trái phiếu Doanh nghiệp - Corporation Bond 6 18 46,15 300,00

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 5 4 83,33 80,00

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE 1 14 14,29 1,400,00

Trái phiếu chính quyền địa phư�ng Local governmental bond 36 107 83,72 297,22

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 34 34 87,18 100,00

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE 2 73 50,00 3,650,00

b

Cổ phiếu niêm yết Listed Stock 704 678 101,44 96,31

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 308 301 102,33 97,73

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE 396 377 100,76 95,20

c

Chứng chỉ quỹ niêm yết Listed fund Certiicates 6 2 120,00 33,33

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 6 2 120,00 33,33

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE - - - -

8Số phiên thực hiện giao dịch Number of listed companies

Phiên Sessions 494 500 99,60 101,21

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 247 250 99,60 101,21

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE 247 250 99,60 101,21

9 Số lượng công ty niêm yết chứng khoán Number of trading sessions

Công ty Companies 710 680 100,42 95,77

- SGDCK HCM - HCM STOCK EXCHANGE 313 303 101,95 96,81

- SGDCK HN - HANOI STOCK EXCHANGE 397 377 99,25 94,96

10Số lượng công ty chứng khoán được cấp phép The number of securities companies licensed

Công ty Companies 98 95 93,33 96,94

(*) Năm 2011-2013: Số liệu đã bao gồm cả UPCOM

Nguồn/Source: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - State Securities Comission

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNNGUYỄN ĐÌNH CẨN

(Phó Giám đốc phụ trách - Phó Tổng Biên tập)

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNGBỘ TÀI CHÍNH

BIÊN TẬPVĂN PHÒNG BỘ TÀI CHÍNH

CỤC TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ TÀI CHÍNHPHÒNG BIÊN TẬP - NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH

SỬA BẢN INCỤC TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ TÀI CHÍNH

NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH

Mã ISBN: In 800 cuốn, khổ 21x29,7cm tại ...............................................................................

Số ĐKXB: .....-2014/CXB/.....-......../TC. Số QĐXB: ....../QĐ-NXBTC ngày .../.../2014

In xong và nộp lưu chiểu tháng .... năm 2014

BAÙO CAÙO THÖÔØNG NIEÂNANNUAL REPORT

2013