Dia ly lop 6

4
TRƯỜNG PT THỰC HÀNH SƯ PHẠM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG, năm học 2014 – 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Địa Lý – Lớp 6 Thời gian: 150 phút Đề thi có 02 trang (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: 4,0 điểm a. Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất? b. Dựa vào bản đồ các khu vực giờ, hãy cho biết: Khi Luân Đôn (khu vực giờ 0) là 5 gisáng ngày 15/04/2015, thì Mát-xcơ-va (khu vực giờ số 2), Hà Ni (khu vực giờ thứ 7), Niu-Iooc (khu vực giờ thứ 19) là mấy giờ? Câu 2: 4,0 điểm Dựa vào hình dưới đây, hãy cho biết: a. Đường đồng mức là những đường như thế nào? b. Sự chênh lệch về độ cao giữa 2 đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu m? c. Độ cao của các đỉnh núi A 1 , A 2 và các điểm B 1 , B 2 , B 3 là bao nhiêu m? d. Lược đồ có tỉ lệ 1:100.000, hãy tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A 1 đến A 2 Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

Transcript of Dia ly lop 6

Page 1: Dia ly lop 6

TRƯỜNG PT THỰC HÀNH SƯ PHẠM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG, năm học 2014 – 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Địa Lý – Lớp 6 Thời gian: 150 phút Đề thi có 02 trang (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: 4,0 điểm

a. Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất? b. Dựa vào bản đồ các khu vực giờ, hãy cho biết: Khi Luân Đôn (khu vực giờ 0) là 5 giờ

sáng ngày 15/04/2015, thì Mát-xcơ-va (khu vực giờ số 2), Hà Nội (khu vực giờ thứ 7), Niu-Iooc (khu vực giờ thứ 19) là mấy giờ?

Câu 2: 4,0 điểm Dựa vào hình dưới đây, hãy cho biết:

a. Đường đồng mức là những đường như thế nào? b. Sự chênh lệch về độ cao giữa 2 đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu m? c. Độ cao của các đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2, B3 là bao nhiêu m? d. Lược đồ có tỉ lệ 1:100.000, hãy tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến A2

Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

Page 2: Dia ly lop 6

Câu 3: 4,0 điểm Dựa vào hình vẽ sau:

a. Nêu khái niệm kinh độ, vĩ độ của một điểm. b. Viết tọa độ địa lý của các điểm A, B, C. c. Từ điểm B, ta đi theo hướng nào để đến điểm A và đi theo hướng nào để đến điểm C.

300T 200T 100T 00 100Đ 200Đ

A

100B

00

100N

200N

300N

B

C

Câu 4: 4,0 điểm

a. Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ?

b. Trình bày sự hình thành mây và mưa.

Câu 5: 4,0 điểm a. Ở Long Xuyên, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 26oC, lúc 13 giờ được 330C và lúc

21 giờ được 280C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu ? b. Dựa vào bảng số liệu lượng mưa (đơn vị mm), hãy tính: tổng lượng mưa trong năm,

lượng mưa mùa mưa, lượng mưa mùa khô của TP. HCM

----Hết----

Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: …………………………………………. Số báo danh: …………………

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa 13,8 4,1 10,5 50,4 218,4 311,7 293,7 269,8 327,0 266,7 116,5 48,3

Page 3: Dia ly lop 6

ĐÁP ÁN Câu 1: 4,0 điểm

a. Do Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm. (0,5đ) Nhờ có sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên ở khắp nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. (0,5đ)

b. Hà Nội: 12h, ngày 15/04/2015 (1,0đ) Mát-xcơ-va: 7h, ngày 15/04/2015 (1,0đ) Niu-Iooc: 0h, ngày 15/04/2015 (1,0đ)

Câu 2: 4,0 điểm

a. Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao (hoặc độ sâu) trên bản đồ. (1,0đ) b. Sự chênh lệch về độ cao giữa 2 đường đồng mức là: 100 m (0,75đ) c. Độ cao của các đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2, B3:

- Độ cao của A1: 900 m. (0,25đ) - Độ cao của A2: trên 600 m. (0,25đ)

- Độ cao của B1: 500 m. (0,25đ) - Độ cao của B2: 650 m. (0,25đ)

- Độ cao của B3: trên 550 m. (0,25đ) d. Khoảng cách trên lược đồ từ A1 - A2: 7,5 cm -> khoảng cách thực tế: 7,5 km

Câu 3: 4,0 điểm

a. Kinh độ của một điểm là khoảng cách được tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. (0,75đ) Vĩ độ của một điểm là khoảng cách được tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. (0,75đ)

b. Tọa độ: A(200Đ; 100B) B (300T; 100B ) C(100T; 200N) (1,5đ)

c. Từ điểm B đi theo hướng Đông đến điểm A, đi theo hướng Đông Nam đến điểm C. (1,0đ)

Câu 4: 4,0 điểm

a. Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định. Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa thì gọi là không khí đã bão hoà hơi nước. (1,0đ)

- Không khí đã bão hoà mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay do tiếp xúc với một khối không khí lạnh thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ, tạo thành hạt nước. (1,5đ)

b. Hơi nước khi bốc lên cao, bị lạnh dần sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa. (1,5đ)

Câu 5: 4,0 điểm

a. Nhiệt độ trung bình ở Long Xuyên: (1,0đ) (26+33=28)/3 = 29oC

b. Tính lượng mưa: Tổng lượng mưa: 1931 mm (1,0đ) Lượng mưa mùa mưa: 1687,3 mm (1,0đ)

Page 4: Dia ly lop 6

Lượng mưa mùa khô: 243,6 mm (1,0đ)