TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ...

166
TRƢỜNG ẠI HỌC CÔNG OÀN NGUYN HU ANH TCHC KTOÁN TI BNH VIN TÂM THẦN TRUNG ƢƠNG I LUẬN VN THẠC S KẾ TOÁN MÃ S: 834 03 01 NGƢỜI HƢỚNG DN KHOA HC: PTS. V THỊ KIM ANH HÀ NỘI, NM 2021

Transcript of TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ...

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

NGUYỄN HỮU ANH

TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN

TÂM THẦN TRUNG ƢƠNG I

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

MÃ SỐ: 834 03 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PTS. VŨ THỊ KIM ANH

HÀ NỘI, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần

Trung ương I” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả nghiên cứu thực hiện dƣới

sự hƣớng dẫn của TS. Vũ Thị Kim Anh. Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất cứ

công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung đƣợc trình bầy trong luận văn là

trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo

vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.

Tác giả

Nguyễn Hữu Anh

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng, sơ đồ

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1

2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan .......................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................................ 4

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 5

6. Những dóng góp của đề tài nghiên cứu .................................................................... 6

7. Kết cấu luận văn ........................................................................................................ 6

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỒ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ..................................................................................... 7

1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập ............................................................ 7

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập ................................................ 7

1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập .................................................................. 9

1.1.3. Cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập ........................ 10

1.2. Khái quát chung về tổ chức kế toán ................................................................. 16

1.2.1. Khái niệm tổ chức kế toán ............................................................................... 16

1.2.2. Yêu cầu và nguyên tắc của tổ chức kế toán ..................................................... 18

1.3. Nội dung tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập ..................... 21

1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán ................................................................................... 21

1.3.2. Tổ chức công tác kế toán ................................................................................. 24

1.3.3. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán ................................................................... 40

Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................................... 45

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƢƠNG I .......................................................................................... 46

2.1. Tổng quan về Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I .......................................... 46

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 46

2.1.2. Đặc điểm hoạt động, quản lý ảnh hƣởng đến tổ chức kế toán tại Bệnh viện

Tâm thần Trung ƣơng I .............................................................................................. 46

2.2. Thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I.............. 51

2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán .................................................................. 51

2.2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán ................................................................ 56

2.2.3. Thực trạng tổ chức công tác kiểm tra kế toán .................................................. 71

2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I .......... 73

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc .............................................................................................. 73

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 75

Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................................... 87

Chƣơng 3. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƢƠNG I .......................................................................................... 88

3.1. Định hƣớng phát triển và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh

viện Tâm thần Trung ƣơng I .................................................................................... 88

3.1.1. Định hƣớng phát triển của Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I ........................ 88

3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I 90

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm Thần

Trung ƣơng I.............................................................................................................. 93

3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán .................................................................. 93

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ................................................................ 94

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức kiểm tra công tác kế toán ................................................ 108

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp ...................................................................109

3.3.1. Về phía Nhà nƣớc và cơ quan quản lý ........................................................... 109

3.3.2. Đối với Bệnh viện Tâm thần Trung uơng I .................................................... 111

Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................114

KẾT LUẬN ..............................................................................................................115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................116

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC: Báo cáo tài chính

BCQT: Báo cáo quyết toán

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

CNTT: Công nghệ thông tin

CCDC: Công cụ dụng cụ

ĐVSNCL: Đơn vị sự nghiệp công lập

GTGT: Giá trị gia tăng

KCB: Khám chữa bệnh

KBNN: Kho bạc nhà nƣớc

HCSN: Hành chính sự nghiệp

NSNN: Ngân sách nhà nƣớc

SNCL: Sự nghiệp công lập

SXKD: Sản xuất kinh doanh

TKKT: Tài khoản kế toán

TSCĐ: Tài sản cố định

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng

Bảng 2.1. Chi tiết một số tài khoản trọng yếu tại Bệnh viện ...................................... 62

Bảng 2.2: Danh mục một số báo cáo kế toán đang sử dụng tại bệnh viện ................ 71

Bảng 3.1. Đề xuất ghi mã nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, vật tƣ y tế nhập kho .... 99

Bảng 3.2. Đề xuất ghi mã nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, vật tƣ y tế xuất kho ... 100

Bảng 3.3. Đề xuất ghi mã thu viện phí ...................................................................... 101

Bảng 3.4. Đề xuất ghi mã chi phí tiền lƣơng ............................................................ 101

Bảng 3.5. Đề xuất ghi mã tài sản cố định ................................................................. 102

Bảng 3.6. Đề xuất ghi sổ kế toán .............................................................................. 105

Sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Trình tự sử lý chứng từ kế toán ................................................................. 27

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ................................................................. 48

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện ...................................................... 53

Sơ đồ 2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ tại Bệnh viện Tâm thần TW1 ................ 56

Sơ đồ 2.4. Quy trình luân chuyển chứng từ ở Bệnh viện Tâm thần TW1 .................. 60

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh xã hội ngày nay con ngƣời là nhân tố quan trọng nhất quyết

định trực tiếp đến sự phát triển của xã hội. Cho nên muốn có một xã hội phát triển

đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực, trong đó có việc bảo vệ và chăm sóc sức

khỏe của con ngƣời. Để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, ngành y tế

phấn đấu luôn đảm bảo công bằng, không ngừng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả

hoạt động…các cơ sở y tế là các Bệnh viện, là các đơn vị trực tiếp thực hiện việc

chăm sóc, cung cấp các dịch vụ y tế cho nhân dân với đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ

thuật đƣợc tổ chức thành các khoa, phòng sử dụng trang thiết bị và các cơ sở hạ

tầng, các giƣờng bệnh thích hợp. Nhƣ vậy việc phát triển và hoạt động có hiệu quả

đối với các Bệnh viện đặc biệt là hệ thống các Bệnh viện công lập đã và đang là một

vấn đề đƣợc quan tâm đặc biệt của ngành y tế.

Cùng với sự ra đời và thay đổi khá nhiều trong các chính sách kinh tế xã hội

đặc biệt là những chính sách có liên quan trực tiếp đến ngành y tế đã có sự tác động

mạnh mẽ đến cơ chế quản lý tài chính tại các Bệnh viện công lập, buộc các Bệnh

viện công lập phải chủ động quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính đảm bảo

mục tiêu hiệu quả hoạt động và thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa trong việc cung cấp

các dịch vụ y tế cho xã hội.

Tổ chức kế toán là sự thiết lập mói quan hệ qua lại giữa các yếu tố cấu thành

bản chất của hạch toán kế toán để phát huy tối đa vai trò của kế toán trong công tác

quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Tổ chức kế toán khoa học sẽ góp

phần quan trọng vào việc thu thập, xử lý thông tin, giúp lãnh đạo đơn vị đƣa ra

những quyết định đúng đắn và kịp thời có ảnh hƣởng đến kết quả sử dụng các

nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.

Nằm trong hệ thống các Bệnh viện công lập của cả nƣớc, những năm qua

Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I đã có những bƣớc phát triển và nhiều thay đổi

trong mô hình quản lý cũng nhƣ hoạt động của mình. Bệnh viện đã chủ động cơ

cấu lại bộ máy tổ chức, tăng cƣờng công tác quản lý trong đó chú trọng đến nâng

cao vai trò của thông tin kế toán. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy tổ chức kế toán

ở đơn vị còn nhiều bất cập khi chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới. Thông tin do kế

2

toán mang lại chƣa đáp ứng đƣợc một cách toàn diện nhu cầu quản lý. Tổ chức kế

toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I mặc dù đang từng bƣớc hoàn thiện nhƣng

vẫn còn nhiều bất cập, còn bị động, lúng túng khi chuyển đổi sang áp dụng cơ chế tài

chính theo nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Chế độ kế toán mới theo thông

tƣ 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính. Vì vậy tổ chức kế toán tại đơn vị này cần

phải hoàn thiện để đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin một cách hiệu quả.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Tổ chức kế

toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I” làm luận văn thạc sỹ. Mục đích

nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu thực trạng kế toán tại Bệnh viện và đƣa ra

những giải pháp có tính khoa học và thực tiễn góp phần hoàn thiện công tác tổ chức

kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I nói riêng và các Bệnh viện công lập

tiến tới quá trình tự chủ tài chính nói chung.

2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan

Tổ chức kế toán là công việc tổ chức bộ máy kế toán, vận dụng các phƣơng

pháp kế toán để thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin trên cơ sở chấp hành nghiêm

chỉnh các chính sách, chế độ tài chính hiện hành nhằm phát huy hết vai trò của kế

toán góp phần quản lý điều hành đơn vị có hiệu quả. Chính vì vậy trong những năm

qua đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu các giác độ, lĩnh vực, khía cạnh nghiên

cứu khác nhau, nhƣng chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực sự nghiệp công lập có

ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống xã hội nhƣ y tế, văn hóa, giáo dục, tài nguyên môi

trƣờng, thông tin truyền thông...Dƣới đây là một số công trình đã nghiên cứu về tổ

chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập nhƣ:

Luận văn thạc sỹ với đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán tài chính tại Bệnh

viện hữu nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới” của tác giả Đoàn Nguyên Hồng (2017).

Trong công trình này tác giả đã phân tích, đánh giá tổng hợp cả về tổ chức kế toán

và quản lý tài chính Bệnh viện hữu nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới. Tuy nhiên, các

kiến nghị và giải pháp chủ yếu đề cập đến vấn đề quản lý tài chính chứ chƣa đi sâu

vào việc hoàn thiện và tăng cƣờng vị thế của tổ chức kế toán.

Luận văn thạc sỹ với đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Bạch

Mai” của tác giả Nguyễn Linh Chi (2018) đã hệ thống hóa các nguyên tắc chung và

nội dung tổ chức kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập nói chung

3

và tại Bệnh viện Bạch Mai nói riêng, qua đó tác giả cũng đƣa ra đề xuất mà Bệnh

viện cần triển khai thực hiện nhằm góp phần tăng cƣờng chất lƣợng tổ chức kế toán,

bao gồm: Hoàn thiện bộ máy kế toán và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán. Tuy

nhiên nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu lý luận và thực trạng

dƣới góc độ KTTC theo QĐ 19/2006/ QĐ-BTC mà chƣa đề cập đến tổ chức kế toán

theo TT107/2017. Luận văn cũng chƣa đề cập đến việc ứng dụng công nghệ thông

tin (CNTT) trong tổ chức kế toán.

Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh

Bình” của tác giả Lê Thị Thúy Hằng (2018). Luận văn đã khái quát đƣợc những vấn

đề cơ bản trong tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu, chỉ ra thực

trạng cơ chế quản lý tài chính, các nội dung trong tổ chức kế toán tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Ninh Bình. Tác giả cũng chỉ ra những tồn tại về tổ chức kế toán tại đơn vị, trên cơ sở đó, tác giả đã đƣa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh

viện đa khoa Tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở phạm

vi nghiên cứu lý luận và thực trạng dƣới góc độ KTTC theo QĐ 19/2006/ QĐ-BTC

mà chƣa đề cập đến tổ chức kế toán theo TT107/2017.

Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Tuệ

Tĩnh”của tác giả Vũ Thị Trà My (2019) cũng đi vào nghiên cứu nội dung tổ chức kế

toán trong đơn vị sự nghiệp có thu nhƣ tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức chứng từ,

tài khoản, sổ, báo cáo, tổ chức kiểm tra kế toán. Tuy nhiên tác giả chƣa đề cập đến

tổ chức ứng dụng CNTT trong tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu nói

chung và Bệnh viện Tuệ Tĩnh nói riêng.

Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan và khoảng

trống nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu phân tích nội dung cơ bản của các công trình liên quan

có thể nhận thấy những kết quả mà các công trình đã đạt đƣợc nhƣ sau:

- Những nghiên cứu đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về tổ chức kế toán các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL).

- Những nghiên cứu đã trình bày các nội dung liên quan đến tổ chức kế toán

đơn vị SNCL theo chu trình kế toán đƣợc chia thành các nội dung đó là: Tổ chức bộ

máy kế toán; Tổ chức chứng từ kế toán; tổ chức tài khoản kế toán; tổ chức hệ thống

sổ kế toán, tổ chức lập các báo cáo kế toán để cung cấp thông tin và phân tích sử

4

dụng thông tin kế toán phục vụ quản lý tài chính cơ quan hành chính, đơn vị sự

nghiệp và tổ chức kiểm tra kế toán.

Xuất phát từ bản chất của kế toán là một hệ thống thông tin kinh tế, tài chính

của đơn vị và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế của đơn vị bằng hệ thống

các phƣơng pháp của mình. Tổ chức kế toán là tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức

công tác kế toán thông qua việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về

hoạt động của đơn vị. Với cách tiếp cận tổ chức kế toán theo hệ thống thông tin kế

toán thì đó là quá trình thu thập thông tin ban đầu, xử lý thông tin và cung cấp

thông tin kế toán. Luận văn sẽ nghiên cứu lý luận về tổ chức kế toán trong các đơn

vị SNCL và thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần TW1 dƣới cách tiếp

cận theo chức năng của hệ thống kế toán thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế

toán đó là: (i) tổ chức bộ máy kế toán; (ii) tổ chức công tác kế toán; (iii) tổ chức

công tác kiểm tra kế toán.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm

thần Trung ƣơng I thời gian qua và trên cơ sở đó, đề xuất, gợi ý một số giải pháp

nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại đơn vị dƣới góc độ kế toán tài chính (KTTC)

trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa và làm rõ những lý luận chung về tổ chức kế toán trong các đơn

vị SNCL dƣới góc độ KTTC.

Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung

ƣơng I dƣới góc độ KTTC. Qua đó rút ra nhũng ƣu, nhƣợc điểm trong tổ chức kế

toán của đơn vị.

Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần

Trung ƣơng I, luận văn đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại

Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I dƣới góc độ KTTC.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu tổ chức kế toán trong các đơn vị SNCL.

5

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tổ chức kế

toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I dƣới dƣới góc độ KTTC gồm có tổ chức

bộ máy kế toán; tổ chức công tác kế toán và tổ chức công tác kiểm tra kế toán.

Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh

viện Tâm thần Trung ƣơng I

Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại

Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I với số liệu nghiên cứu năm 2019.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Cơ sở phƣơng pháp luận của đề tài luận án là phƣơng pháp duy vật biện

chứng; trong đó dựa trên nền tảng nhận thức các vấn đề nghiên cứu từ cơ sở lý luận

đến hiện thực khách quan về tổ chức kế toán của Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I.

Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng vận dụng bƣớc đầu trong nghiên cứu

đƣợc dựa trên quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan

đến tổ chức kế toán nhằm tìm ra những vấn đề cần phải giải quyết về mặt lý thuyết.

Trên cơ sở đó, luận văn đã phân tích và tổng kết những vấn đề nghiên cứu có liên

quan đến tổ chức kế toán và xác định mục tiêu nghiên cứu của mình.

Cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng cũng đƣợc vận dụng thông qua

quá trình thu thập và xử lý dữ liệu. Quá trình khảo sát số liệu và dẫn chứng thực tế

đƣợc tiến hành thông qua việc quan sát để thu thập số liệu.Trong quá trình thu thập

số liệu, các cơ sở dữ liệu đƣợc so sánh để tìm ra giải pháp tốt nhất phản ánh đƣợc

bản chất của vấn đề nghiên cứu. Nhờ đó, cũng đã giảm thiểu đƣợc vai trò chủ quan

của tác giả nhằm bảo đảm tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

+ Phương pháp thu thập tài liệu: Phƣơng pháp này dùng để thu thập các thông

tin về từng nội dung liên quan đến tổ chức kế toán nhƣ các nhân tố về đặc điểm của

các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế quản lý tài chính, nguồn tài chính đầu tƣ cho

các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I và sự

ảnh hƣởng của công nghệ thông tin đối với tổ chức kế toán trong đơn vị này.

Trong quá trình thu thập tài liệu và tìm hiểu thực tế đã giúp tác giả nhận biết

6

đƣợc thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I, qua đó phát hiện đƣợc hạn chế, tồn tại của tổ chức kế toán tại các đơn vị này.

Luận văn đã tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu tại Bệnh viện Tâm thần

Trung ƣơng I. Trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc, tác giả đã lựa chọn những số

liệu cần thiết, phù hợp để đƣa vào sử dụng trong luận văn. Để thực hiện đƣợc phƣơng pháp này cần tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các

chứng từ và sổ kế toán, báo cáo kế toán có liên quan đến tổ chức kế toán tại bệnh

viện. Việc áp dụng phƣơng pháp này sẽ nhằm phát hiện sự tác động của các nhân tố

từ môi trƣờng khách quan ảnh hƣởng đến hoạt động và tổ chức kế toán của Bệnh

viện Tâm thần Trung ƣơng I. + Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: Dựa vào những thông tin, tài liệu

thu thập đƣợc qua việc khảo sát tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I, qua việc sƣu tầm trên sách báo, tạp chí, qua việc tìm kiếm trên các website... các thông tin đƣợc

lựa chọn, phân loại và sắp xếp một cách có hệ thống tác giả đã phân tích, đánh giá ở

chƣơng 2 của luận văn.

6. Những dóng góp của đề tài nghiên cứu

Về lý luận: Luận văn đã trình bày một cách toàn diện và có hệ thống về khái

niệm, đặc điểm, cơ sở kế toán áp dụng, các nguyên tắc và nội dung tổ chức kế toán

trên dƣới góc độ KTTC ở các đơn vị SNCL.

Về thực tiễn: Luận văn đã mô tả khái quá đặc thù quản lý và họat động kinh

doanh của Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I ảnh hƣởng đến tổ chức kế toán, phản

ánh thực trạng tổ chức kế toán dƣới góc độ KTTC, chỉ ra những ƣu điểm và những

mặt hạn chế trong việc tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I. Qua đó đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện tổ chức kế toán dƣới góc độ tổ chức

KTTC, đảm bảo sự phù hợp với đặc thù hoạt động, cơ chế quản lý tài chính và kế

toán của Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần

Trung ương I

7

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỒ CHỨC KẾ TOÁN

TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.1.1. Khái niệm

Đơn vị SNCL là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc, tổ chức chính

trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tƣ cách pháp

nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nƣớc [20].

Theo chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS 1, IPSAS 6 và IPSAS 22) các

đơn vị cung cấp dịch vụ công và các cơ quan chính quyền các cấp bị kiểm soát bởi

một đơn vị công ngoại trừ các đơn vị kinh doanh bằng vốn nhà nƣớc đƣợc gọi là

các đơn vị thuộc lĩnh vực công hay đƣợc gọi là “đơn vị bị kiểm soát”. Các đơn vị

này hoạt động dựa vào nguồn tài trợ của chính phủ gồm nguồn ngân sách hoặc phi

ngân sách. Theo quan điểm này đơn vị SNCL đƣợc hiểu là các đơn vị nhận tài trợ

và chịu kiểm soát bởi nhà nƣớc để thực hiện các công việc do nhà nƣớc giao [4].

Theo quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành: Đơn vị

hành chính sự nghiệp do Nhà nƣớc quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm

vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nƣớc về một lĩnh vực nào đó, hoạt động

bằng nguồn kinh phí NSNN cấp, cấp trên cấp toàn bộ hoặc cấp một phần kinh phí

và các nguồn khác đảm bảo theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp nhằm thực

hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nƣớc giao cho từng giai đoạn [2, tr.3].

1.1.1.2. Đặc điểm

Kế thừa những nghiên cứu quá khứ, tác giả cũng nhận định các đơn vị SNCL

là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính

trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tƣ cách pháp nhân, cung cấp

dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nƣớc. Nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động do

NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách. Các hoạt động này chủ yếu đƣợc tổ

chức để phục vụ xã hội, do đó chi phí chi ra không đƣợc bồi hoàn trực tiếp bằng lợi

ích kinh tế mà đƣợc thể hiện bằng hiệu quả xã hội nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kinh

tế vĩ mô. Bắt nguồn từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vai trò của Nhà nƣớc

8

trong nền kinh tế thị trƣờng, phƣơng thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công

là rất đa dạng, nhƣng dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau chúng đều mang

những đặc điểm cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất, mục đích hoạt động của các đơn vị SNCL là không vì lợi nhuận, chủ

yếu phục vụ lợi ích cộng đồng.

Việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đƣợc tạo ra bởi đơn vị SNCL không vì

mục đích lợi nhuận nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự có mặt của nhà nƣớc

trong việc tài trợ cho các hoạt động dịch vụ công vừa để thực hiện vai trò của Nhà

nƣớc trong việc phân phối lại thu nhập, thực thi các chính sách phúc lợi công cộng

khi can thiệp vào thị trƣờng; mặt khác qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội

phát triển, nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Thứ hai, sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phấm mang lại

lợi ích chung có tính bền vững; lâu dài cho xã hội

Là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều ngƣời, cho nhiều

đối tƣợng trên phạm vi rộng. Mặt khác, sản phẩm của các hoạt động SNCL chủ yếu

là các “hàng hóa công cộng” phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá t nh tái sản

xuất xă hội. Hàng hoá công cộng có hai đặc tính cơ bản là không có tính cạnh tranh

và không loại trừ. Nhờ việc sử dụng những “hàng hóa công cộng” do hoạt động

SNCL tạo ra làm cho quá trình sản xuất của cải vật chất đƣợc thuận lợi và ngày

càng đạt hiệu quả cao. Vì vậy, hoạt động sự nghiệp công luôn gắn bó hữu cơ và tác

động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội.

Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi

phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức, duy trì và đảm bảo hoạt

động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ tổ

chức thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, những chƣơng trình chỉ có Nhà

nƣớc, với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả,

nếu để tƣ nhân thực hiện, mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn chiếm mục tiêu xă hội và dẫn

đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp, từ đó kìm hãm sự phát

triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, việc quản lý hoạt động của các đơn vị SNCL gắn với việc tạo lập và sử

9

dụng các nguồn lực tài chính được tiến hành theo hai phương thức: quản lý đầu

vào, và quản lý đầu ra.

Chi phí cho dịch vụ công thƣờng đƣợc tính dựa trên số chi ngân sách bình

quân đầu ngƣời. Nếu kinh phí tài trợ cho hoạt động cung cấp dịch vụ công phụ

thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nƣớc, nhà nƣớc thƣờng áp dụng quản lý hoạt

động của đơn vị theo phân cấp kinh phí đầu vào của đơn vị đó vì điều này đồng

nghĩ với việc kiểm soát một bộ phận của chi ngân sách. Khi xã hội phát triển, dịch

vụ công dành cho mọi đối tƣợng ngƣời dân đƣợc nâng giá trị, cùng tiến trình xã hội

hóa dịch vụ công, ảnh hƣởng của khu vực tƣ nhân vào quá trình cung dịch vụ công,

xuất hiện các nguồn tài trợ khác ngoài ngân sách nhà nƣớc, nhu cầu quản lý hiệu

quả hoạt động cung cấp dịch vụ đƣợc đặt ra đối với các nhà đầu tƣ, phát sinh xu thế

cạnh tranh tƣơng tự khu vực dịch vụ tƣ nhân dẫn đến cách quản lý hoạt động các

đơn vị SNCL sẽ theo đầu ra.

1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu của quản lý nhà

nƣớc...mà các đơn vị SNCL đƣợc phân chia theo các tiêu thức khác nhau. Các cách

phân loại tuy khác nhau đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc

đối với các đơn vị SNCL trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá đƣa ra các định

hƣớng, mục tiêu phát triển của mỗi loại hình đơn vị phù hợp với từng thời kỳ.

Theo phân cấp quản lý ngân sách

Theo Quyết định số 90/2007 QĐ-BTC ngày 26/10/2007 của Bộ Tài chính về

việc ban hành "Quy định về mã số các đơn vị có quan hệ với ngân sách" thì đơn vị

dự toán, đơn vị sử dụng NSNN:

- Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do

Thủ tƣớng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao, thực hiện phân bổ, giao dự toán

ngân sách cho các đơn vị cấp dƣới trực thuộc.

- Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dƣới đơn vị dự toán cấp I, đƣợc đơn vị

dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán đƣợc giao cho đơn vị dự toán cấp III

(trƣờng hợp đƣợc ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I).

- Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách (đơn vị sử dụng

10

NSNN), đƣợc đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách.

- Đơn vị cấp dƣới của đơn vị dự toán cấp III đƣợc nhận kinh phí để thực hiện

phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán

theo quy định (đơn vị sử dụng NSNN) [3].

Theo quan điểm về thực hiện quyền tự chủ

Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về tự chủ tài chính của các

đơn vị SNCL, các đơn vị SNCL bao gồm:

- Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, trong đó nguồn thu

từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn NSNN đặt hàng cung cấp

dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí.

- Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên, trong đó nguồn thu từ hoạt động

dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn NSNN đặt hàng cung cấp dịch vụ sự

nghiệp công theo giá tính đủ chi phí. NSNN không phải cấp kinh phí cho các hoạt

động chi thƣờng xuyên của đơn vị.

- Đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự

nghiệp công chƣa kết cấu đủ chi phí, đƣợc Nhà nƣớc đặt hàng, giao nhiệm vụ cung

cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chƣa tính đủ chi phí).

- Đơn vị SNCL do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ

đƣợc cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp) [10].

1.1.3. Cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.3.1.Cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Hoạt động của các đơn vị SNCL đƣợc duy trì và đảm bảo chủ yếu bằng nguồn

NSNN và có nguồn gốc NSNN theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Do vậy,

hoạt động của các đơn vị SNCL phải tuân thủ chế độ quản lý tài chính công. Quản

lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các đơn vị SNCL, bao

gồm lên kế hoạch, lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách phải đảm

bảo tính thống nhất để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo... Tổ chức kế

toán của các đơn vị SNCL phải đảm bảo tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý tài

chính theo quy định hiện hành. Do vậy, cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị

SNCL góp phần tạo ra hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập, sử dụng nguồn tài

chính trong các đơn vị SNCL. Công tác quản lý tài chính sẽ chi phối và tác động rất

11

lớn đến tổ chức kế toán trong các đơn vị SNCL. Điều này đã đƣợc chứng minh qua

thực tiễn thực hiện cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị SNCL nhƣ sau:

- Cơ chế quản lý tài chính theo năm dự toán là cơ chế truyền thống đƣợc áp

dụng trƣớc năm 2002. Theo cơ chế quản lý này căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ

đƣợc giao và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nƣớc, các đơn vị SNCL lập dự toán

thu chi theo năm; tổ chức thực hiện dự toán tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn, định

mức của Nhà nƣớc trong phạm vi dự toán đƣợc duyệt; quyết toán dự toán theo cơ

chế này phải tuân thủ theo các mục chi của mục lục NSNN tƣơng ứng với từng nội

dung chi, các khoản chi không hết phải nộp lại NSNN hoặc giảm trừ dự toán vào

năm sau trừ trƣờng hợp đặc biệt.

- Cơ chế tự chủ tài chính đƣợc hình thành trên quan điểm đơn vị sử dụng tài

chính đƣợc điều hành một cách linh hoạt thay thế cho cơ chế quản lý tài chính năm

mà lâu nay nhà nƣớc áp đặt cho các đơn vị SNCL. Đến nay, hoạt động của các đơn

vị SNCL đƣợc tuân thủ theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ban hành

ngày 25/4/2006 về việc “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện

nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL”, và Nghị

định 16/2015/NĐ-CP “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Theo đó, thì quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đƣợc trao cho đơn vị SNCL trong

việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính

để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp

dịch vụ chất lƣợng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc giải quyết thu

nhập cho ngƣời lao động. Cho tới nay, trong nhiều lĩnh vực mặc dù Nghị định số

16/2015/NĐ-CP đã đƣợc ban hành nhƣng do chƣa có hƣớng dẫn thực hiện Nghị

định này trong nhiều lĩnh vực nên các đơn vị SNCL chƣa có hƣớng dẫn, đang thực

hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, các đơn

vị SNCL không chỉ có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ

chức bộ máy, biên chế mà còn có quyền tự chủ về tài chính trong quá trình hoạt

động của đơn vị SNCL đƣợc tổng hợp theo 5 nội dung sau [10]:

- Tự chủ về các khoản thu, mức thu: Đơn vị SNCL đƣợc quyết định các khoản

thu, mức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. Đối với hoạt động

thu phí, lệ phí và sản phẩm, dịch vụ nhà nƣớc đặt hàng đơn vị thực hiện theo mức thu

12

hoặc khung mức thu và đơn giá sản phẩm do nhà nƣớc quy định.

- Tự chủ về huy động vốn: Đơn vị SNCL có hoạt động dịch vụ đƣợc vay vốn của

các tổ chức tín dụng; đƣợc huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tƣ

mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

- Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính: Đơn vị SNCL chủ động sử dụng nguồn

kinh phí NSNN cấp bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên, nguồn thu sự nghiệp để hoàn

thành nhiệm vụ đƣợc giao; Đối với đơn vị SNCL tự bảo đảm toàn bộ chi phí, đơn vị

SNCL tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động đƣợc quyết định các mức chi quản lý,

chi nghiệp vụ thƣờng xuyên cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do nhà nƣớc quy định.

- Để chủ động sử dụng nguồn kinh phí hoạt động thƣờng xuyên đƣợc giao

đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và KBNN thực hiện kiểm soát chi.

- Tự chủ về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm: “đơn vị SNCL tự bảo

đảm toàn bộ chi phí, đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động đƣợc trích

lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động và

trích lập Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thƣởng, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập; đơn vị

SNCL do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động đƣợc chi trả thu nhập tăng thêm

cho ngƣời lao động, chi khen thƣởng, chi phúc lợi, chi tăng cƣờng cơ sở vật chất, chi lập

Quỹ dự phòng ổn định thu nhập”.

1.1.3.2. Nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập

Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì nguồn tài chính của các đơn vị SNCL bao

gồm [10]:

- Nguồn NSNN cấp: Kinh phí đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên thực hiện

chức năng nhiệm vụ; Kinh phí thực hiện chi nhiệm vụ không thƣờng xuyên theo

quy định: thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các chƣơng trình mục tiêu

quốc gia, chƣơng trình, dự án, đề án, kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo

quyêt định của cấp có thẩm quyền, đầu tƣ xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang

thiết bị, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất do cơ quan có thẩm quyền giao.

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp công bao gồm nguồn ngân sách nhà nƣớc

đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, nguồn thu phí, lệ phí.

- Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

13

- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật nếu có [10].

1.1.3.3. Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách tại

các đơn vị sự nghiệp công lập

- Lập dự toán ngân sách

Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu

cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu ngân sách hàng năm một cách

đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Có hai phƣơng pháp lập dự toán thƣờng

đƣợc sử dụng là phƣơng pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ và phƣơng pháp lập

dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ. Mỗi phƣơng pháp lập dự toán trên có những

đặc điểm riêng cùng những ƣu, nhƣợc điểm và điều kiện vận dụng khác nhau.

“Phƣơng pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phƣơng pháp xác định các chỉ

tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trƣớc và điều chỉnh

theo tỷ lệ tăng trƣởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến. Phƣơng pháp này rất rõ ràng, dễ

hiểu và dễ sử dụng, đƣợc xây dựng tƣơng đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bền vững

cho nhà quản lý trong đơn vị trong việc điều hành mọi hoạt động.”

“Phƣơng pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ là phƣơng pháp xác

định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế

hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả

hoạt động thực tế của năm trƣớc. Đây là phƣơng pháp lập dự toán phức tạp hơn do

không dựa trên số liệu, kinh nghiệm có sẵn. Tuy nhiên, nếu đơn vị sử dụng phƣơng

pháp này sẽ đánh giá đƣợc một cách chi tiết hiệu quả chi phí hoạt động của đơn vị,

chấm dứt tình trạng mất cân đối giữa khối lƣợng công việc và chi phí thực hiện,

đồng thời giúp lựa chọn đƣợc cách thức tối ƣu nhất để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.”

“Khi lập dự toán ngân sách, các đơn vị SNCL phải phản ánh đầy đủ các khoản

thu, chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban

hành, kể cả các khoản thu, chi từ nguồn viện trợ. Trong quá trình lập dự toán ngân

sách phải lập đúng mẫu biểu, thời gian theo đúng quy định và lập chi tiết theo mục

lục ngân sách nhà nƣớc (NSNN). Dự toán ngân sách của các đơn vị SNCL đƣợc gửi

đúng thời hạn đến các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.”

- Chấp hành dự toán ngân sách

Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài

14

chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán ngân sách của

đơn vị thành hiện thực. Trên cơ sở dự toán ngân sách đƣợc giao, các đơn vị SNCL

chủ động tổ chức triển khai thực hiện, đƣa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn

thành tốt nhiệm vụ thu - chi đƣợc giao, đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí

ngân sách theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. Để theo dõi

quá trình chấp hành dự toán ngân sách, các đơn vị SNCL cần tiến hành tổ chức hệ

thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán để theo dõi

chi tiết, cụ thể từng nguồn thu, từng khoản chi, quản lý quỹ lƣơng, các quỹ và quản

lý tài sản của đơn vị.

+ Chấp hành dự toán thu: Các đơn vị SNCL thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu

đủ theo mức thu và đối tƣợng thu. Trong quá trình chấp hành dự toán thu các đơn vị

phải coi trọng công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chính sách thu

do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với đơn vị có nhiều nguồn thu, cần có

biện pháp quản lý thống nhất nhằm sử dụng các nguồn thu đúng mục đích, hiệu quả

và tiết kiệm. Muốn vậy các đơn vị phải tổ chức kế toán khoa học từ việc tổ chức hệ

thống chứng từ ghi nhận các khoản thu, trên cơ sở đó tiến hành phân loại các khoản

thu, ghi sổ kế toán và định kỳ lập các báo cáo tình hình huy động các nguồn thu.

+ Chấp hành dự toán chi: Song song với việc tổ chức khai thác các nguồn thu

nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động, các đơn vị SNCL phải có kế hoạch

theo dõi việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích để hoàn thành nhiệm vụ

đƣợc giao trên cơ sở minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả. Trong cơ chế tự chủ tài

chính, thƣớc đo các khoản chi của đơn vị có chấp hành đúng dự toán hay không

chính là quy chế chi tiêu nội bộ. Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để Thủ trƣởng

đơn vị điều hành việc sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, là cơ

sở pháp lý để KBNN kiểm soát chi. Những nội dung chi trong quy chế chi tiêu nội

bộ đã có tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì phải thực

hiện theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Những nội dung chi cần thiết phục vụ cho

hoạt động của đơn vị trong quy chế chi tiêu bộ nhƣng Nhà nƣớc chƣa ban hành chế

độ thì Thủ trƣởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung

công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.

Nhƣ vậy đối với quản lý chi, các đơn vị SNCL phải quản lý một cách có hiệu

15

quả và tiết kiệm. Muốn vậy các đơn vị SNCL phải sử dụng đồng thời các biện pháp

khác nhau, trong đó có tổ chức vận dụng hệ thống phƣơng pháp kế toán để thu thập,

ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin kịp thời các khoản chi theo từng nội dung chi,

từng nhóm chi, mục chi và thƣờng xuyên tổ chức phân tích, đánh giá, tổng kết rút

kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề ra biện pháp tăng cƣờng quản lý chi.

+ Quản lý quỹ lƣơng: Các đơn vị SNCL phải chấp hành đúng quỹ tiền lƣơng

đƣợc duyệt tƣơng ứng với số cán bộ, viên chức đƣợc giao theo chỉ tiêu biên chế

hàng năm. Nghiêm cấm việc sử dụng quỹ tiền lƣơng cho các mục đích khác và

ngƣợc lại. Bên cạnh đó, việc chi trả quỹ tiền lƣơng thực hiện đồng thời với việc

trích nộp BHXH, BHYT, BHTN và các khoản trích nộp khác theo quy định.

Việc lập dự toán, cấp phát và hạch toán quỹ tiền lƣơng phải đúng mục lục NSNN.

Việc cấp phát, thanh toán quỹ tiền lƣơng ở các đơn vị SNCL phải chịu sự kiểm

tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và cơ quan KBNN.

+ Quản lý tài sản công trong đơn vị SNCL: Việc quản lý và sử dụng tài sản

công tại các đơn vị SNCL phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, mọi tài sản nhà nƣớc đều đƣợc Nhà nƣớc giao cho đơn vị quản lý,

sử dụng. Các đơn vị SNCL có quyền sử dụng, khai thác tài sản nhà nƣớc theo đúng

mục đích đƣợc giao, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả.

Thứ hai, tài sản nhà nƣớc phải đƣợc đầu tƣ, trang bị và sử dụng đúng mục

đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm.

Thứ ba, tài sản nhà nƣớc phải đƣợc hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo

quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê,

cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác đƣợc

thực hiện theo cơ chế thị trƣờng, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác.

Mọi quan hệ trong giao dịch mua sắm, bán, thanh lý, thuê, cho thuê, liên

doanh, liên kết đƣợc thực hiện theo cơ chế thị trƣờng thông qua việc đấu thầu, đấu

giá công khai theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, tài sản nhà nƣớc đƣợc bảo dƣỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy

định và việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc đƣợc thực hiện công khai, minh

bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc phải đƣợc xử lý

kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

16

Nhƣ vậy, về mặt quản lý và tổ chức thì những nguyên tắc quản lý tài sản công

có ảnh hƣởng đáng kể đến tổ chức kế toán của các đơn vị SNCL từ khâu bắt đầu

hình thành tài sản đến quản lý, sử dụng tài sản.

- Quyết toán thu - chi ngân sách.

Quyết toán thu - chi ngân sách là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài

chính. Đây là quá t nh kiểm tra, tổng hợp số liệu về t nh h nh chấp hành dự toán

trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đó rút ra

những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo. Để có thể tiến hành quyết toán thu

- chi, các đơn vị phải thực hiện lập các BCTC và BCQT ngân sách để nộp các cơ

quan nhà nƣớc và công khai theo quy định của pháp luật.

Số liệu trên sổ kế toán của đơn vị SNCL phải đảm bảo cân đối và khớp

đúng với số liệu của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc cả về tổng số và chi

tiết, sau đó mới tiến hành lập báo cáo quyết toán năm.

Qua đó có thể thấy ba khâu công việc trong quản lý tài chính có quan hệ mật

thiết với nhau và có ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm

hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Muốn vậy các đơn vị phải có sự

chủ động, linh hoạt trong hoạt động đồng thời với việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả

các nguồn lực. Điều này một mặt phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, chức năng,

nhiệm vụ đƣợc giao, mặt khác phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý,

phƣơng thức hoạt động, cũng nhƣ cách thức tổ chức kế toán khoa học.

1.2. Khái quát chung về tổ chức kế toán

1.2.1. Khái niệm tổ chức kế toán

Kế toán - một trong những công cụ quản lý có hiệu lực đƣợc sử dụng trong

các đơn vị để quản lý tài sản, quản lý quá trình tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh

phí. Song để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý đắc lực ở các đơn vị SNCL,

thì vấn đề tổ chức kế toán hợp lý và khoa học là một trong những tiền đề tiên quyết

của các đơn vị. Tổ chức kế toán đƣợc coi là công việc tổ chức quản lý quan trọng

trong quá trình thực hiện kế toán của mỗi tổ chức, nhằm giúp cho việc thu nhận, xử

lý, phân tích và cung cấp thông tin cho công tác điều hành mọi hoạt động kinh tế tài

chính của đơn vị. Mặt khác, tổ chức kế toán không đơn thuần là tổ chức một bộ

phận quản lý trong đơn vị, mà còn bao hàm cả tính nghệ thuật trong việc xác lập các

17

yếu tố, điều kiện cũng nhƣ các mối liên hệ qua lại tác động trực tiếp hoặc gián tiếp

đến hoạt động kế toán, bảo đảm cho kế toán phát huy tối đa các chức năng vốn có

của mình.

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về tổ chức kế toán trong các đơn

vị SNCL, song có thể tóm tắt thành một số quan điểm nhƣ sau:

Quan điểm thứ nhất: “Tổ chức hạch toán kế toán là việc thiết lập mối quan hệ

giữa các đối tượng và phương pháp hạch toán để ban hành chế độ kế và tổ chức

vận dụng chế độ kế toán trong thực tế tại đơn vị kế toán cơ sở” [18, tr.9].

Quan điểm thứ hai: “Tổ chức kế toán là việc thiết lập mối quan hệ giữa các

phương pháp hạch toán kế toán (Phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản,

phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân đối kế toán) trong từng nội dung

hạch toán cụ thể nhằm phản ánh, chính xác, kịp thời tình hình tài sản và các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị” [23, tr.192].

Quan điểm thứ ba: “Tổ chức kế toán là việc tổ chức vận dụng các phương

pháp kế toán để liên kết các yếu tố cấu thành, các công việc của kế toán nhằm thực

hiện tốt các nhiệm vụ của kế toán trong đơn vị” [16, tr.11]. Tổ chức kế toán ở đơn

vị là tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về hoạt động của

đơn vị. Tổ chức kế toán trong đơn vị phải giải quyết đƣợc hai phƣơng diện: Tổ chức

thực hiện các phƣơng pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán, và các phƣơng pháp,

phƣơng tiện tính toán nhằm đạt đƣợc mục đích của công tác kế toán và tổ chức bộ

máy kế toán nhằm liên kết các nhân viên kế toán thực hiện tốt công tác kế toán

trong đơn vị.

Nếu quan điểm thứ nhất mới chỉ nêu đƣợc tổ chức kế toán là việc thiết lập mối

quan hệ giữa đối tƣợng kế toán và các phƣơng pháp kế toán mà chƣa chỉ ra phƣơng

pháp kế toán là những phƣơng pháp nào thì quan điểm thứ hai đã khắc phục và chỉ

rõ rằng tổ chức kế toán là thiết lập các mối quan hệ giữa các phƣơng pháp kế toán

đó là phƣơng pháp chứng từ; phƣơng pháp tài khoản; phƣơng pháp tính giá; phƣơng

pháp tổng hợp cân đối kế toán nhƣng vẫn còn chung chung, chƣa thể hiện vai trò

của tổ chức bộ máy trong khái niệm.

Quan điểm thứ ba đã chỉ ra rằng tổ chức kế toán là việc tổ chức thực hiện các

phƣơng pháp kế toán để liên kết các yếu tố cấu thành để thực hiện tốt các nhiệm vụ

18

của kế toán, quan điểm này vẫn còn chung chung chƣa nói lên các yếu tố tổ chức

trong bộ máy kế toán. Theo quan điểm này các yếu tố cấu thành cần phải liên kết

chƣa đƣợc chỉ ra.

Nhìn chung, các quan điểm đều cho rằng tổ chức kế toán đƣợc coi là công việc

tổ chức quản lý quan trọng trong quá trình thực hiện công tác kế toán của mỗi tổ

chức, nhằm giúp cho việc thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho công

tác điều hành mọi hoạt động kế toán tài chính của đơn vị. Mặt khác, trong thời đại

khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì không thể thiếu việc tổ chức ứng dụng

CNTT vào trong thực thi công việc kế toán. Theo đó, tổ chức kế toán là phải tổ

chức tốt ở tất cả các nội dung trên.

Từ những phân tích nêu trên, tác giả cho rằng: “Tổ chức kế toán được coi như

là một hệ thống các yếu tố cấu thành, bao gồm tổ chức vận dụng các phương pháp

kế toán để thu nhận, xử lý, phân tích, kiểm tra và cung cấp các thông tin; tổ chức

vận dụng chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chính, kế toán vào đơn vị; tổ chức

các nhân sự để thực hiện công việc kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán

phát huy hết vai trò, nhiệm vụ của mình, giúp công tác quản lý và điều hành hoạt

động của đơn vị có hiệu quả”.

1.2.2. Yêu cầu và nguyên tắc của tổ chức kế toán

Tổ chức kế toán có chất lƣợng hiệu quả là cơ sở để cung cấp thông tin kịp

thời, đầy đủ, trung thực, khách quan, hợp lý về tình hình tài sản, công nợ, nguồn

kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động tài chính của đơn vị kế toán,phù hợp với

quy định pháp luật kế toán hiện hành và các quy định khác của pháp luật khác có

liên quan; cung cấp đầy đủ, kịp thời, minh bạch, phục vụ cho việc ra các quyết định

kinh tế của nhà quản trị và những cá nhân tổ chức bên ngoài có liên quan.

Trong thực tế với những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau nhƣ sự

yếu kém về năng lực, chuyên môn do sự hạn chế hiểu biết về pháp luật, sự mới mẻ

và phức tạp của các giao dịch, sự mâu thuẫn về lợi ích nhóm... thông tin do kế toán

cung cấp luôn có khả năng tồn tại nhữn sai phạm với các mức độ khác nhau. Vì vậy

để đảm bảo thông tin kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời, minh bạch, rõ ràng đáng tin

cậy, tổ chức kế toán cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Tổ chức kế toán phải đảm bảo yêu cầu khoa học và hợp lý, trên cơ sở chấp

19

hành đúng các nguyên tắc tổ chức và phù hợp với các chính sách chế độ, thể lệ quy

chế tài chính kế toán hiện hành.

Bất kì công việc nào tổ chức trƣớc hết phải thể hiện tính khoa học và hợp lý,

bởi vì công việc tổ chức là yếu tố quyết định đến chất lƣợng và hiệu quả công việc.

Do đó công tác kế toán phải tuân thủ theo những nguyên tắc, chính sách, chế độ,

quy chế tài chính kế toán... Vì thế, tổ chức kế toán ở ĐVSNCL không chỉ cần tính

khoa học, hợp lý mà còn dựa trên cơ sở chấp hành đúng các quy định có tính

nguyên tắc, các chính sách chế độ hiện hành liên quan của Nhà nƣớc.

Tổ chức kế toán ở đơn vị phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý,

quy mô và địa bàn hoạt động của đơn vị.

Mỗi đơn vị có những đặc điểm, điều kiện thực tế khác nhau về tổ chức hoạt

động, tổ chức quản lý cũng nhƣ quy mô và t nh độ quản lý. Vì thế tổ chức kế toán ở

ĐVSNCL muốn phát huy tốt tác dụng thì phải phù hợp với điều kiện thực tế của

đơn vị đó.

Tổ chức kế toán ở đơn vị phải phù hợp với biên chế đội ngũ và khả năng trình

độ của đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán hiện có.

Mỗi ĐVSNCL có đội ngũ kế toán với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng

các thiết bị phƣơng tiện kỹ thuật tin học... có thể khác nhau. Do vậy, các đơn vị

muốn tổ chức kế toán hợp lý và có hiệu quả thì khi tổ chức kế toán cần đảm bảo

tính phù hợp với đội hình đội ngũ, trình độ của họ thì ngƣời làm kế toán mới đủ khả

năng điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc kế toán đƣợc giao.

Tổ chức kế toán phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ công việc

kế toán trong đơn vị, thu nhận, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin kế toán đáp

ứng yêu cầu quản lý của nhà quản trị.

Sản phẩm cuối cùng của kế toán là cung cấp đƣợc các thông tin kế toán (các

báo cáo kế toán) cần thiết cho các đối tƣợng sử dụng thông tin. Nhữn thông tin đó

xuất phát từ yêu cầu quản lý, quản trị đơn vị và của các đối tƣợng sử dụng thông tin

kế toán. Do vậy khi tiến hành tổ chức kế toán ở đơn vị cần lƣu ý đến yêu cầu quản

lý, quản trị của các đối tƣợng đó để thiết kế hệ thống thu nhận và cung cấp thông tin

phải có hiêu quả hữu ích.

Tổ chức kế toán phải đảm bảo được những yêu cầu của thông tin kế toán và

20

tiết kiệm chi phí hạch toán.

Kế toán là công cụ quản lý, mà mục đích của quản lý là hiệu quả và tiết kiệm,

đồng thời kế toán là công việc, là hoạt động của mỗi tổ chức, mỗi bộ phận của đơn

vị cũng chi phí rất nhiều cho công việc này. Do vậy, khi tổ chức kế toán ở đơn vị

cũng quan tâm đến vấn đề hiệu quả và tiết kiệm chi phí hạch toán cần phải xem xét

tính toán, xem xét đến tình hình hợp lý giữa chi phí hạch toán với kết quả, xem xét

chi phí hạch toán với hiệu quả, tính kinh tế của công tác kế toán mang lại.

Xuất phát từ các yêu cầu trên, để tổ chức kế toán khoa học cần phải tuân thủ

các nguyên tắc cơ bản sau:

Một là: Tổ chức kế toán trong đơn vị phải đảm bảo tuân thủ các quy định của

pháp luật về kế toán.

Nhằm tạo ra môi trƣờng pháp lý cho hoạt động của kế toán, mỗi quốc gia sẽ

ban hành một hệ thống các quy định cho hoạt động của kế toán nhƣ luật, các chuẩn

mực kế toán... Vì vậy để đảm bảo tuân thủ luật pháp tổ chức kế toán phải đảm bảo

các quy định của Luật Kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các quy định

pháp luật khác có liên quan.

Hai là: Tổ chức kế toán phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất.

Tổ chức kế toán trong ĐVSNCL phải đảm bảo sự thống nhất giữ các bộ phận kế

toán trong đơn vị. Giữa đơn vị chính với các đơn vị thành viên và các đơn vị nội bộ.

Tổ chức kế toán trong đơn vị phải đảm bảo đƣợc sự thống nhất giữa kế toán và

các bộ phận quản lý khác trong đơn vị. Kế toán là một trong các công cụ quản lý

thuộc hệ thống các công cụ quản lý chung của toàn đơn vị. Do đó phải chú ý đến

mối quan hệ của kế toán với các bộ phận quản lý khác nhằm đảm bảo tính thống

nhất trong xử lý, cung cấp thông tin, kiểm soát điều hành các hoạt động của đơn vị.

Tổ chức kế toán trong đơn vị SNCL cũng phải đảm bảo sự thống nhất giữa các

nội dung của tổ chức kế toán, đảm bảo sự thống nhất giữa các đối tƣợng, phƣơng

pháp, và hình thức tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị.

Ba là: Tổ chức kế toán phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đặc thù của các

ĐVSNCL.

Tổ chức kế toán phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô,đặc

điểm tổ chức quản lý của đơn vị.

21

Tổ chức kế toán cũng phải phù hợp với trình độ,yêu cầu quản lý, phù hợp với

trình độ của nhân viên kế toán trong đơn vị.

Tổ chức kế toán cũng phải phù hợp với trình độ trang bị thiết bị, phƣơng tiện

tính toán, các trang thiết bị khác phù hợp cho kế toán và công tác quản lý chung

trong toàn đơn vị.

Bốn là: Tổ chức kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

Tiết kiệm đƣợc đo lƣờng qua mức độ chi phí vật chất và lao động sống cần

phải có để thực hiện tổ chức kế toán đƣợc tối thiểu hóa nhƣng đảm bảo tính kịp thời

trong cung cấp thông tin cho ngƣời sử dụng. Hiệu quả thể hiện ở chất lƣợng, tính

đầy đủ thích hợp của thông tin cung cấp, thỏa mãn nhu cầu thông tin cho việc ra

quyết định của các cấp chủ thể quản lý.

Năm là: Tổ chức kế toán phải tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm.

Nhằm tạo nên các tác nhân độc lập, có thể kiểm soát lẫn nhau trong quá trình

thực hiện nhiệm vụ tài chính đặc biệt đối với tài chính của hoạt động sự nghiệp là

hoạt động tài chính mang tính chất tuân thủ. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa ngƣời

ra quyết định và ngƣời chấp hành quyết định thực hiện nghiệp vụ tài chính cần đƣợc

quán triệt trong tổ chức kế toán trong đơn vị SNCL.

1.3. Nội dung tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập

1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Theo quy định của Luật Kế toán (Điều 48), yêu cầu các đơn vị SNCL phải

“Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí ngƣời làm kế toán hoặc thuê làm kế toán” [20].

Nhƣ vậy, tổ chức bộ máy kế toán cần đƣợc hiểu nhƣ là việc tạo ra mối quan hệ giữa

các cán bộ, nhân viên kế toán cùng các phƣơng tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán,

thông tin đƣợc trang bị để thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu thu nhận,

kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, phân tích và cung cấp những thông tin kinh tế về

các hoạt động của đơn vị, phục vụ công tác quản lý. Do đó, tổ chức bộ máy kế toán

là một trong những nội dung quan trọng trong tổ chức kế toán ở các đơn vị SNCL,

bởi suy cho cùng thì chất lƣợng của công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình

độ, khả năng, đạo đức nghề nghiệp và sự phân công, phân nhiệm hợp lý các nhân

viên trong bộ máy kế toán.

Thông thƣờng những nội dung chính của tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn

22

vị SNCL bao gồm xác định số lƣợng nhân viên cần phải có; yêu cầu về trình độ

nghề nghiệp; bố trí và phân công nhân viên thực hiện các công việc cụ thể; xác lập

mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán với nhau cũng nhƣ giữa bộ phận kế toán với

các bộ phận quản lý khác có liên quan, kế hoạch công tác và việc kiểm tra tình hình

thực hiện kế hoạch;…

Nhƣ vậy, để tổ chức bộ máy kế toán cần phải căn cứ vào hình thức tổ chức kế

toán, vào đặc điểm tổ chức và quy mô hoạt động của đơn vị, vào tình hình phân cấp

quản lý, khối lƣợng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế, tài

chính cũng nhƣ yêu cầu, trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ kế toán. Hiện nay, các

đơn vị SNCL có thể tổ chức bộ máy kế toán theo các hình thức sau:

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Còn gọi là mô hình một cấp.

Đơn vị kế toán độc lập chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm để thực hiện toàn

bộ công tác kế toán từ việc xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết,

lập báo cáo kế toán, phân tích kinh tế các hoạt động. Trƣờng hợp đơn vị kế toán có

các đơn vị trực thuộc thì không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ có nhân viên kinh tế

làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, hƣớng dẫn và thực hiện hạch toán ban đầu các

nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thuộc phạm vi đơn vị mình, kiểm tra các chứng

từ thu nhận đƣợc và định kỳ gửi toàn bộ chứng từ về phòng kế toán trung tâm. Mô

hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung thƣờng đƣợc áp dụng thích hợp với các đơn

vị sự nghiệp độc lập, có tƣ cách pháp nhân đầy đủ, không có sự phân tán quyền lực

quản lý. Đây cũng là những đơn vị sự nghiệp có hoạt động tập trung về mặt không

gian và mặt bằng hoạt động, có kỹ thuật xử lý thông tin hiện đại.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán: Còn gọi là mô hình hai cấp. Bộ

máy kế toán đƣợc phân chia thành hai cấp riêng biệt là cấp trung tâm và cấp trực

thuộc. Kế toán ở cả hai cấp đều tổ chức sổ kế toán và bộ máy nhân sự tƣơng ứng để

thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán phân cấp. Kế toán trung tâm thực hiện

các phần hành kế toán phát sinh ở đơn vị chính, công tác tài chính và công tác thống

kê trong toàn đơn vị; hƣớng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc;

thu nhận, kiểm tra các báo cáo tài chính, thống kê của các đơn vị trực thuộc, gửi lên

và lập báo cáo tài chính, thống kê tổng hợp cho toàn đơn vị.

Kế toán trực thuộc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính phát

23

sinh ở đơn vị mình từ khâu hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán đến lập các báo cáo tài

chính, thống kê định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm. Từ những đặc điểm tổ chức

bộ máy kế toán nhƣ mô tả trên, mô h nh tổ chức bộ máy kế toán phân tán áp dụng

thích hợp với những đơn vị có quy mô lớn, địa bàn hoạt động phân tán, chƣa trang

bị và ứng dụng phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại trong công tác kế toán.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán: Còn gọi là

mô hình hỗn hợp. Mô hình này kết hợp đặc trƣng của cả hai mô hình tổ chức bộ

máy kế toán tập trung và tổ chức bộ máy kế toán phân tán. Theo mô hình tổ chức bộ

máy kế toán này, ở đơn vị chính thành lập phòng kế toán trung tâm, làm nhiệm vụ

hƣớng dẫn kiểm tra kế toán đơn vị, ở các đơn vị trực thuộc lớn, đủ trình độ quản lý

đƣợc phân cấp quản lý kinh tế tài chính nội bộ ở mức độ cao thì cho tổ chức kế toán

riêng. Còn ở các đơn vị trực thuộc nhỏ thì không cho tổ chức kế toán riêng mà chỉ

bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hƣớng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và

kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm.

Trong trƣờng hợp này công việc kế toán ở toàn đơn vị tổng thể đƣợc phân

công phân cấp nhƣ sau:

Phòng kế toán trung tâm thực hiện công việc kế toán phát sinh ở đơn vị chính

và ở các đơn vị trực thuộc không có tổ chức công tác kế toán riêng; hƣớng dẫn,

kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc; thu nhận, kiểm tra báo cáo tài

chính ở các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng gửi đến và lập báo cáo tài

chính tổng hợp toàn đơn vị tổng thể; thực hiện công tác tài chính, thống kê, tổng hợp

số liệu để lập báo cáo tài chính đơn vị.

Ở các đơn vị kế toán phụ thuộc có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công việc kế

toán phát sinh ở đơn vị mình, công tài tài chính, thống kê trong phạm vi đơn vị mình

và định kỳ lập các báo cáo tài chính, thống kê gửi về phòng kế toán trung tâm. Các

nhân viên hạch toán ở các đơn vị trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng thực

hiện các phần hành công việc hạch toán đƣợc phòng kế toán trung tâm giao và định

kỳ gửi chứng từ kế toán về phòng kế toán trung tâm.

Việc tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị SNCL có thể thực hiện theo các

mô hình khác nhau, phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động của từng đơn vị.

Sau khi xác định, lựa chọn mô hình tổ chức thích hợp từ các mô hình trên, các đơn

24

vị SNCL có thể tổ chức phân công công việc cụ thể trong bộ máy. Theo đó kế toán

trƣởng của các đơn vị có trách nhiệm phân công, bố trí nhân viên kế toán đảm trách

các phần hành kế toán cụ thể. Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán với sự phân công,

phân nhiệm rõ ràng, xác định mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán với nhau, mối

quan hệ giữa bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị là một trong

những nội dung quan trọng và là yếu tố quyết định hoàn toàn tới chất lƣợng công tác

kế toán của một đơn vị [17].

1.3.2. Tổ chức công tác kế toán

Tổ chức công tác kế toán trong một đơn vị là việc tổ chức áp dụng các nguyên

tắc, phƣơng pháp kế toán nhằm thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế tài

chính phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán và

ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Từ quan điểm của tác giả khi

nghiên cứu khái niệm tổ chức công tác kế toán, thì việc tổ chức công tác kế toán trong

các đơn vị SNCL bao gồm các nội dung nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:

Có nhiều quan điểm tiếp cận nội dung tổ chức công tác kế toán nhƣng theo tác

giả hệ thống thông tin kế toán quan trọng nhất trong công tác quản lý kinh tế tài

chính của một đơn vị. Việc tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào và tổ chức tốt

nguồn nhân lực kế toán, tổ chức dữ liệu, xử lý dữ liệu, phân tích, cung cấp thông tin

kế toán và công tác kiểm tra kế toán để phục vụ yêu cầu quản lý có ý nghĩa to lớn

trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị SNCL. Nhƣ vậy, bên cạnh

việc phân tích nhu cầu của xã hội đối với các dịch vụ công, thì hệ thống thông tin kế

toán là công cụ quan trọng để các đơn vị SNCL xác định thế mạnh của mình và xây

dựng chiến lƣợc phát triển lâu dài. Có thể khái quát một số quan điểm tiếp cận tổ

chức công tác kế toán nhƣ sau:

Quan điểm về tổ chức công tác kế toán tiếp cận theo tổ chức hệ thống thông tin

kế toán cho rằng tổ chức công tác kế toán gồm các nội dung sau: Tổ chức thông tin

đầu vào của hệ thống; Tổ chức thiết kế hệ thống xử lý hóa thông tin; Tổ chức thông tin

đầu ra của hệ thống; Tổ chức sử dụng thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị đơn

vị; Tổ chức kiểm tra công tác kế toán. Nhƣ vậy theo quan điểm này xuất phát từ vai

trò thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh tế, tài chính của

đơn vị. Cụ thể:

25

+ Tổ chức thông tin đầu vào của hệ thống thông qua thu nhận thông tin đầu vào

về các đối tƣợng kế toán, thực hiện việc ghi nhận và phản ánh các nghiệp vụ kinh tê -

tài chính phát sinh và hoàn thành theo thời gian và địa điểm của chúng trên các chứng

từ kế toán. Không phải tất cả các giao dịch kinh tế khi xảy ra đều trở thành nghiệp vụ

kinh tế - tài chính mà kế toán của một đơn vị phải ghi nhận.

+ Tổ chức thiết kế hệ thống xử lý hệ thống hóa thông tin: Đây là khâu tiếp theo

của khâu thu nhận thông tin; phân loại và sử dụng các phƣơng pháp kế toán nhƣ

phƣơng pháp tài khoản, phƣơng pháp tính giá... để tiếp tục ghi nhận các thông tin kế

toán vào các tài khoản kế toán và sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, các báo cáo

kế toán... Đặc điểm thông tin kế toán tài chính chủ yếu là những thông tin biểu hiện

dƣới hình thức giá trị và là thông tin quá khứ và thông tin hiện tại; Còn đặc điểm

thông tin kế toán quản trị biểu hiện dƣới các hình thức giá trị, hiện vật, thời gian và là

những thông tin quá khứ, thông tin hiện tạo và thông tin tƣơng lai. Do đó, dựa trên cơ

sở này, sẽ tiến hành thiết kế, xây dựng hệ thống sổ kế toán, báo cáo kế toán đáp ứng

đƣợc cả yêu cầu này. Thông qua các phƣơng pháp phân tích (kết hợp cả yếu tố định

lƣợng), những con số “câm” sẽ trở thành những con số “biết nói” và trở thành thông

tin hữu ích cho việc quản lý, điều hành và ra quyết định của đơn vị.

+ Tổ chức thông tin đầu ra của hệ thống: Đây là khâu cuối của quy trình tổ chức

công tác kế toán. Các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán đƣợc dựa trên sự tính

toán số liệu quá khứ, hiện tại và ghi nhận, nhƣng những báo cáo này sẽ có hữu chỉ khi

nó đƣợc phân tích nhằm mục đích cung cấp cho các đối tƣợng quan tâm. Việc phân

tích phải dựa trên các phƣơng pháp phân tích theo chiều dọc, chiều ngang, thay thế

liên hoàn, so sánh...

Vì vậy, trong phạm vi nội dung luận văn này, học viên xin đi sâu phân tích nội

dung tổ chức công tác kế toán theo cách tiếp cận này cụ thể nhƣ sau:

1.3.2.1. Tổ chức thu thập thông tin kế toán

Thông tin kế toán ban đầu là những thông tin về sự vận động của các đối tƣợng

kế toán. Đây là thông tin đƣợc hình thành từ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát

sinh và thật sự hoàn thành trong quá trình hoạt động của đơn vị. Do đó, thu thập thông

tin kế toán ban đầu là thu thập thông tin ban đầu về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát

sinh tại đơn vị nhằm phục vụ cho quản lý kinh tế, tài chính tại đơn vị.

26

Tổ chức thu thập thông tin kế toán ban đầu thông qua hệ thống chứng từ kế

toán là công việc khởi đầu của toàn bộ quy trình kế toán và có ý nghĩa quyết định

đối với tính trung thực, khách quan của số liệu kế toán và báo cáo kế toán, đồng

thời thông tin kế toán ban đầu là căn cứ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế,

tài chính của đơn vị. Nhƣ vậy, tổ chức hệ thống chứng từ kế toán chính là công việc

tổ chức thu nhận thông tin về nội dung các nghiệp vụ, giao dịch kinh tế tài chính

phát sinh ở đơn vị và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ đó.

Từ những phân tích trên có thể thấy vai trò của tổ chức hệ thống chứng từ kế

toán đƣợc xác định là “khâu công việc quan trọng đối với toàn bộ quy trình kế toán

bởi nó cung cấp nguyên liệu đầu vào - các thông tin ban đầu về các đối tƣợng kế

toán”. Về nội dung, tổ chức chứng từ kế toán đƣợc hiểu là “tổ chức việc ban hành,

ghi chép chứng từ, kiểm tra, luân chuyển và lƣu trữ tất cả các loại chứng từ kế toán

sử dụng trong đơn vị nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin, kiểm tra thông tin

đó phục vụ cho ghi sổ kế toán và tổng hợp kế toán”. Xét theo mục đích thì tổ chức

chứng từ kế toán chính là thiết kế hệ thống thông tin ban đầu trên hệ thống các loại

chứng từ đƣợc luân chuyển theo một trật tự xác định nhằm các mục đích quản lý và

thực hiện các giai đoạn tiếp theo của quá trình hạch toán.

Do vậy khi tổ chức hệ thống chứng từ kế toán cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Ghi nhận và phản ánh đúng nội dung các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát

sinh và thực sự hoàn thành của đơn vị sự nghiệp công lập theo địa điểm và thời gian

phát sinh nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan của hoạt động kinh tế tài chính

của từng đơn vị.

- Ghi nhận và phản ánh rõ tên, địa chỉ của từng cá nhân ở từng bộ phận thực

hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính để có thể kiểm tra và quy trách nhiệm đối với

từng cá nhân và ngƣời đứng đầu trong việc thực hiện các nghiệp đó khi cần thiết.

- Ghi nhận, phản ánh trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu hiện vật và giá trị các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động đến tài sản hoặc liên quan đến trách nhiệm vật

chất của đơn vị, trình bày rõ căn cứ tính toán, xác định số liệu các chỉ tiêu trên. Qua

đó, giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh tế tài chính tại đơn vị.

- Thông tin kế toán ban đầu phải đƣợc phản ánh kịp thời, phản ánh đúng thực

tế tài sản và sự vận động của tài sản trong đơn vị, nhằm phục vụ tốt cho việc điều

27

hành và quản lý kinh tế, tài chính tại đơn vị. Hiệu lực của thông tin kế toán ban đầu

chỉ phát huy cao khi thông tin đƣợc ghi nhận và cung cấp kịp thời.

Để thu nhận đƣợc thông tin kế toán toàn diện, đáng tin cậy và hữu ích thì bộ

phận kế toán phải tổ chức khoa học, hợp lý hệ thống chứng từ kế toán. Muốn tổ

chức tốt hệ thống chứng từ kế toán trong các đơn vị SNCL một mặt phải căn cứ vào

chế độ do Nhà nƣớc ban hành, mặt khác phải căn cứ vào quy mô, loại hình hoạt

động, trình độ, cách thức tổ chức quản lý của đơn vị để xác định số lƣợng, chủng

loại chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ phù hợp. Do đó, khi tổ chức hệ

thống chứng từ kế toán trong các đơn vị SNCL bao gồm những công việc nhƣ sau:

Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, tổ chức tốt hệ thống chứng từ kế toán trong

các đơn vị SNCL một mặt phải căn cứ vào chế độ do Nhà nƣớc ban hành đƣợc áp

dụng thống nhất để tăng cƣờng tính pháp lý của chứng từ. Hiện nay chứng từ kế

toán áp dụng cho các đơn vị SNCL phải tuân theo quy định của Luật Kế toán năm

2015, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế

toán và Thông tƣ 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 chế độ kế toán

HCSN. Đồng thời phải căn cứ vào quy mô, loại hình hoạt động, trình độ, cách

thức tổ chức quản lý của bản thân đơn vị để xác định số lƣợng, chủng loại chứng

từ và trình tự luân chuyển chứng từ phù hợp. Do đó những nội dung cụ thể của tổ

chức chứng từ kế toán trong đơn vị SNCL bao gồm các bƣớc đƣợc và đƣợc mô tả

theo sơ đồ 1.1:

Sơ đồ 1.1: Trình tự sử lý chứng từ kế toán

Nguồn: [2]

Thứ nhất, xác định danh mục chứng từ kế toán. Danh mục chứng từ đƣợc

thiết kế phải đạt các yêu cầu tính pháp lý, đầy đủ và hợp lý khi đƣợc vận dụng. Trên

cơ sở Luật Kế toán và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Kế toán, các đơn vị

SNCL thiết lập danh mục chứng từ sử dụng cho đơn vị mình. Theo Thông tƣ

107/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 về chế độ kế toán HCSN do Bộ Tài chính

Các chứng từ kế toán

Kiểm tra chứng từ

Luân chuyển

chứng từ

Lƣu trữ chứng

từ

28

áp dụng cho các đơn vị HCSN từ 1/1/2017 thì các đơn vị HCSN đều phải sử dụng

thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong Thông tƣ này

gồm 4 mẫu: phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền và giấy thanh toán tạm ứng.

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị SNCL không đƣợc sửa đổi biểu mẫu chứng từ

thuộc loại bắt buộc. Ngoài ra đơn vị HCSN đƣợc tự thiết kế mẫu chứng từ để phản

ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu

các nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu

cầu quản lý của đơn vị. Bên cạnh đó, các đơn vị SNCL cần phải thiết kế một số

chứng từ kế toán cần thiết phục vụ cho công tác quản trị nội bộ mà chế độ kế toán Nhà

nƣớc chƣa quy định hoặc cần cụ thể hóa và bổ sung thêm một số nội dung trên cơ sở hệ

thống chứng từ kế toán đã đƣợc quy định trong các chế độ kế toán, để phục vụ cho việc

thu thập thông tin cho mục tiêu quản lý; đồng thời cũng có thể sử dụng một số loại

chứng từ nghiệp vụ, chứng từ tính toán trung gian do đơn vị xây dựng.

Đối với các đơn vị SNCL triển khai áp dụng cơ chế tự chủ tài chính, vấn đề

xác định danh mục chứng từ kế toán là hết sức cần thiết để xây dựng hệ thống thông

tin ban đầu phục vụ quản lý thu, chi, quản lý tài chính trong điều kiện tự chủ.

Trong điều kiện ứng dụng CNTT nhƣ hiện nay thì thu thập thông tin kế toán

phải đảm bảo tính trung thực, khách quan và có giá trị pháp lý thông qua chứng từ

kế toán. Các chứng từ kế toán sau khi ứng dụng CNTT sẽ trở thành các dữ liệu kế

toán: bao gồm toàn bộ các số liệu, các thông tin phục vụ cho việc xử lí thông tin kế

toán trong hệ thống, trợ giúp cho việc ra các quyết định của nhà quản lí và điều

hành của đơn vị. Dữ liệu kế toán đƣợc chuẩn hóa về mặt hình thức trên các vật

mang tin và đƣợc pháp lí hóa bởi Nhà nƣớc về mặt tƣ cách. Việc thu nhận thông tin

kế toán thông qua việc ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên

các chứng từ kế toán với tƣ cách là thông tin ban đầu.

Do vậy, đơn vị cần tổ chức xây dựng hệ thống danh mục chứng từ theo từng

đối tƣợng và mã hóa các đối tƣợng đó một cách khoa học và phù hợp chi tiết nhất

đến từng đối tƣợng. Mỗi danh mục quản lý một loại đối tƣợng kế toán cụ thể nhƣ:

Danh mục hàng hóa, danh mục khách hàng; danh mục tài sản cố định; danh mục

các kho;…hoặc đại diện cho một yếu tố đặc trƣng của công việc kế toán nhƣ danh

mục tài khoản kế toán; danh mục chứng từ, danh mục khoản mục…Mã hoá đối

29

tƣợng kế toán là một biểu diễn theo quy ƣớc cho một thuộc tính của một thực thể

hay một tập thực thể để xác lập một tập hợp những hàm thức nhằm xác định đối

tƣợng là duy nhất. Thƣờng thì, mỗi đối tƣợng sẽ đƣợc gắn cho một hay một dãy kí

hiệu. Thông qua bộ mã mang các nội dung và tiêu thức quản lý, có thể trích lọc,

phân tích thông tin theo các nội dung yêu cầu của ngƣời sử dụng thông tin.

Thiết kế bộ mã hóa thông tin kế toán. Công tác mã hóa thông tin trên máy rất

quan trọng trong việc xử lý số liệu kế toán trên máy vi tính. Mã hóa thông tin kế

toán trên máy vi tính một cách khoa học giúp ngƣời quản lý truy cập dữ liệu một

cách nhanh chóng và dễ dàng, giúp tránh đƣợc sự nhầm lẫn do các đối tƣợng thông

tin đƣợc quản lý giống nhau. Yêu cầu đối với việc mã hóa thông tin kế toán nhƣ

sau: Không dƣ thừa, gợi nhớ, dễ bổ sung, thống nhất tên gọi. Sau khi xây dựng

xong bộ mã hoá đối tƣợng kế toán, phải tiến hành triển khai tới ngƣời dùng thông

qua các quy định sử dụng thống nhất bộ mã công khai đến từng cá nhân, nghiêm

cấm mọi hành vi tự ý thay đổi mã đối tƣợng.

Chứng từ ứng dụng CNTT là chứng từ kế toán thông thƣờng, thông qua việc

sử dụng CNTT để nhập các thông tin cần thiết trên chứng từ. Chứng từ điện tử là

một dạng của chứng từ kế toán nhƣng đƣợc thể hiện dƣới dạng dữ liệu điện tử, đƣợc

mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn

thông hoặc trên vật mang tin nhƣ băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán. Chứng từ

điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử

dụng và lƣu trữ; phải đƣợc quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác,

xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định.

Chứng từ điện tử đƣợc quản lý nhƣ tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó đƣợc

tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhƣng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng. Về chữ ký

trên chứng từ điện tử: Ký chứng từ điện tử bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch

vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp; có giá trị nhƣ chứng từ bằng giấy.

Khi chứng từ bằng giấy đƣợc chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch,

thanh toán hoặc ngƣợc lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh

tế, tài chính, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lƣu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm

tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.

Thứ hai, tổ chức lập chứng từ kế toán. Đây là quá trình sử dụng các chứng

30

từ đã đƣợc lựa chọn trong danh mục chứng từ của đơn vị và các phƣơng tiện phù

hợp để ghi các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ. Theo quy định

của Luật Kế toán (Điều 18) thì các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan

đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ

đƣợc lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Chứng từ kế toán phải đƣợc

lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác, dễ kiểm tra, kiểm soát. Nội dung nghiệp vụ

kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không đƣợc viết tắt, không đƣợc tẩy xóa,

sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt

quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị

thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng

cách gạch chéo vào chứng từ viết sai [20].

Đây là quá trình sử dụng các chứng từ đã đƣợc lựa chọn trong danh mục

chứng từ của đơn vị và các phƣơng tiện phù hợp để ghi các nghiệp vụ kinh tế tài

chính phát sinh vào chứng từ. Bộ phận kế toán quy định và hƣớng dẫn việc ghi chép

ban đầu chính xác, đầy đủ các yếu tố trên chứng từ kế toán. Tất cả các nghiệp vụ

kinh tế tài chính phát sinh đều phải lập chứng từ kế toán rõ ràng, đầy đủ, kịp thời và

chính xác nội dung quy định trên mẫu. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở nhiều địa

điểm, thời điểm khác nhau, liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau đòi hỏi kế toán

phải quy định, hƣớng dẫn cách ghi chép trên các chứng từ kế toán một cách cụ thể,

chi tiết đảm bảo cho các chứng từ kế toán đƣợc lập đúng yêu cầu của pháp luật và

chính sách chế độ kế toán của Nhà nƣớc làm căn cứ đáng tin cậy để ghi sổ kế toán.

Việc lập chứng từ kế toán phải tuân thủ theo quy định tại điều 18 của Luật Kế toán.

Đối với những chứng từ kế toán đƣợc lập dƣới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo

quy định của Luật Kế toán và phải quy định rõ bộ phận nào phải nhập loại chứng từ

nào một cách hợp lý, duy nhất để tránh trùng lắp thông tin

Thứ ba, tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán. Các bộ phận của đơn vị SNCL

luôn là trung tâm liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và nhân viên

kế toán có trách nhiệm kiểm tra nội dung nghiệp vụ đã đƣợc phản ánh trên chứng từ

nhằm đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy của thông tin kế toán trên chứng từ.

Bộ phận kế toán cần tổ chức kiểm tra chặt chẽ toàn bộ chứng từ đã thu nhận trƣớc

khi ghi sổ kế toán và phải quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng nhân viên

31

kế toán trong việc kiểm tra thông tin trên chứng từ kế toán. Kiểm tra thông tin trên

chứng từ kế toán cần kiểm tra các nội dung sau: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của

nghiệp vụ kinh tế tài chính; kiểm tra tính trung thực, chính xác chỉ tiêu số lƣợng và

giá trị của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; kiểm tra việc ghi chép đầy đủ

các yếu tố của chứng từ nhằm đảm bảo tính pháp lý của chứng từ kế toán. Đối với

các chứng từ điện tử khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc

kiểm tra, thanh tra, giám sát và kiểm toán theo quy định, đơn vị kế toán phải có

trách nhiệm in ra giấy các chứng từ kế toán lƣu trữ trên phƣơng tiện điện tử, ký xác

nhận của ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc kế toán trƣởng, đóng dấu (nếu có) để

cung cấp theo thời hạn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ tƣ, tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán sau khi

đƣợc kiểm tra và hoàn chỉnh cần phải xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ cho

từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để đảm bảo cho các bộ phận quản lý,

các bộ phận kế toán có liên quan có thể thực hiện việc kiểm tra nội dung nghiệp vụ

kinh tế tài chính phản ánh trong chứng từ để thực hiện việc ghi sổ kế toán, đảm bảo

cung cấp thông tin kịp thời phục vụ lãnh đạo và quản lý hoạt động ở đơn vị. Để đảm

bảo việc luân chuyển chứng từ kế toán nhanh và phù hợp cần xác định chức trách,

nhiệm vụ của các bộ phận chức năng trong đơn vị nhằm giảm bớt những thủ tục,

những chứng từ kế toán không cần thiết và tiết kiệm thời gian.

Thứ năm, tổ chức bảo quản, lƣu trữ và tiêu hủy chứng từ kế toán. Sau khi

ghi sổ kế toán, chứng từ phải đƣợc bảo quản đầy đủ, an toàn tại phòng kế toán của

các đơn vị SNCL để phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu. Khi kết thúc kỳ kế

toán năm, chứng từ đƣợc chuyển sang lƣu trữ theo từng loại và theo thứ tự thời gian

phát sinh. Tùy theo từng loại tài liệu mà thời gian lƣu trữ quy định có thể khác

nhau. Khi hết thời hạn lƣu trữ, chứng từ đƣợc phép tiêu hủy theo quy định.

1.3.2.2. Tổ chức xử lý thông tin kế toán

* Tổ chức xử lý thông tin kế toán qua hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán (TKKT) là một bộ phận cấu thành quan trọng của

kế toán, bao gồm những quy định thống nhất về loại tài khoản, số lƣợng tài khoản,

ký hiệu và nội dung ghi chép của từng tài khoản.

Theo Điều 18 của Luật kế toán quy định “Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ

32

thống TKKT do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống TKKT áp dụng ở đơn

vị.Đơn vị kế toán đƣợc chi tiết các TKKT đã chọn phục vụ yêu cầu quản lý của đơn

vị” [20].

Nhƣ vậy, hệ thống TKKT đƣợc xem là “xƣơng sống” của hệ thống kế toán,

đảm bảo cho việc xử lý số liệu và cung cấp thông tin hữu ích cho ngƣời sử dụng.

Do đó, khi tổ chức hệ thống TKKT không đơn thuần là các đơn vị SNCL sử dụng

TKKT do Nhà nƣớc ban hành vào công tác kế toán; xét theo tính độc lập tƣơng đối

thì các nội dung của tổ chức công tác kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do

đó nghiên cứu nội dung tổ chức hệ thống TKKT đơn vị SNCL phải đặt trong mối

quan hệ với các nội dung khác nhau nhƣ sau:

Một là, tổ chức sử dụng thông tin thu thập trên hệ thống chứng từ: Chứng

từ kế toán là cơ sở pháp lý, nguồn số liệu để hạch toán vào các TKKT tƣơng ứng

phù hợp. Tùy theo mức độ phân loại, xử lý và tổng hợp báo cáo của nhân viên kế

toán vận dụng hệ thống chứng từ và hạch toán ban đầu mà nhân viên kế toán có thể

phản ánh trực tiếp vào tài khoản chi tiết, tài khoản tổng hợp hoặc phải tiến hành

tổng hợp trƣớc khi phản ánh vào các TKKT theo từng đối tƣợng kế toán.

Hai là, tổ chức vận dụng hệ thống TKKT: Hệ thống TKKT áp dụng trong

các đơn vị SNCL thực hiện theo Thông tƣ 107 quy định chế độ kế toán HCSN. Hệ

thống TKKT theo Thông tƣ 107 gồm 9 loại: loại 1- Tiền, đầu tƣ tài chính, nợ phải

thu, hàng tồn kho; loại 2 - TSCĐ; loại 3-Nợ phải trả; loại 4- Tài sản thuần; loại 5-

Doanh thu; loại 6- Chi phí; loại 7- Thu nhập khác; loại 8- Chi phí khác; loại 9- Xác

định kết quả và loại 0- Tài khoản ngoài bảng. Trong đó:

- Các loại tài khoản (TK) trong bảng gồm TK từ loại 1 đến loại 9, đƣợc hạch

toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). TK trong bảng dùng để kế

toán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính), áp dụng cho tất cả các đơn vị

HCSN, phản ánh tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng

dƣ (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.

- Loại TK ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, đƣợc hạch toán đơn (không hạch

toán bút toán đối ứng giữa các TK). Các tài khoản ngoài bảng liên quan đến NSNN

hoặc có nguồn gốc NSNN (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013, 014, 018) phải đƣợc

phản ánh theo mục lục NSNN, theo niên độ (năm trƣớc, năm nay, năm sau (nếu có)

33

và theo các yêu cầu quản lý khác của NSNN.

Các đơn vị SNCL căn cứ vào hệ thống TKKT quy định để lựa chọn các tài

khoản áp dụng trong đơn vị mình cho phù hợp với đặc điểm, quy mô, lĩnh vực hoạt

động, đảm bảo hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Ngoài ra

trong điều kiện tự chủ tài chính, để đề ra những quyết định phù hợp, các đơn vị

SNCL cần có nhu cầu lớn về thông tin quản lý tài chính, quản lý các khoản thu, chi.

Theo tác giả, các đơn vị SNCL có thể nghiên cứu, xây dựng các TKKT chi tiết để

phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin

quản trị nội bộ về những nghiệp vụ trọng yếu, góp phần theo dõi bổ sung và tăng

tính chi tiết, kịp thời về những đối tƣợng đã đƣợc theo dõi trên hệ thống TKKT mà

chế độ quy định.

Bên cạnh đó, trong trƣờng hợp các đơn vị SNCL sử dụng phần mềm kế toán,

công việc quan trọng là hệ thống TKKT phải đƣợc mã hóa trên cơ sở số hiệu TKKT do

chế độ quy định đƣợc bổ sung thêm các số hoặc kết hợp chữ và số hoặc dùng hệ thống

ký tự chữ để mã hóa các tài khoản chi tiết đến cấp 4, cấp 5, cấp 6... đảm bảo tính thống

nhất trong toàn đơn vị; đáp ứng yêu cầu có thể chỉnh sửa, bổ sung linh hoạt.

Việc lựa chọn hợp lý các TKKT sẽ giúp tổ chức kế toán đƣợc xử lý, hệ thống

hóa và cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, hữu ích, phục vụ hiệu quả cho

yêu cầu quản lý của ðơn vị. Đối với từng tài khoản, đơn vị có thể quy định chi tiết

tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kế

toán, phƣơng tiện kỹ thuật thu nhận, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin kế toán.

Ba là, xử lý sơ bộ, hệ thống hóa và tổng hợp thông tin kế toán: Việc hệ

thống hóa và tổng hợp thông tin kế toán có thể đƣợc tổng hợp báo cáo từ bộ phận

hạch toán ban đầu, cũng có thể nhân viên kế toán phải xử lý tổng hợp theo từng đối

tƣợng kế toán để phản ánh vào các tài khoản phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý.

Bốn là, tổ chức cung cấp thông tin phục vụ lập báo cáo kế toán: Sau khi

phân loại, hệ thống hóa và tổng hợp thông tin thu nhận từ các chứng từ kế toán

trong kỳ, nhân viên kế toán phải tổng hợp theo từng đối tƣợng kế toán trên từng tài

khoản kế toán để cung cấp số liệu cho bộ phận tổng hợp lập báo cáo kế toán.

Tóm lại, việc vận dụng hệ thống TKKT sẽ là định hƣớng có tính chất quyết

định đến hệ thống thông tin của đơn vị. Do đó các đơn vị SNCL cần phải có sự

34

quan tâm đúng mức khi vận dụng hệ thống TKKT. Trong quá trình vận dụng hệ

thống TKKT phải bám sát và dựa trên hệ thống TKKT hiện hành đồng thời phải kết

hợp xem xét những đặc điểm riêng trong hoạt động quản lý tài chính, trong công tác

tổ chức quản lý tài chính cũng nhƣ yêu cầu về thông tin quản lý của đơn vị.

* Tổ chức xử lý thông tin kế toán qua hệ thống sổ kế toán

Nhằm quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị, những

thông tin phản ánh trong các chứng từ kế toán cần phải đƣợc phân loại và phản ánh

một cách có hệ thống vào các TKKT trong các tờ sổ kế toán phù hợp. Luật Kế toán

đã quy định “Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lƣu giữ toàn bộ các nghiệp

vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán” [20]. Nhƣ vậy, sổ

kế toán là phƣơng tiện để cập nhật và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

theo từng đối tƣợng kế toán, từng chỉ tiêu kinh tế. Đối tƣợng kế toán rất phong phú,

đa dạng về nội dung kinh tế, về đặc điểm vận động và có yêu cầu quản lý khác

nhau, do đó để phản ánh các đối tƣợng kế toán sổ kế toán bao gồm nhiểu loại khác

nhau. Vì vậy, theo tổ chức hệ thống sổ kế toán chính là việc thiết lập cho đơn vị một

hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có chủng loại, số lƣợng, hình thức kết cấu

theo hình thức kế toán nhất định phù hợp với đặc thù của đơn vị. Do đó, tổ chức hệ

thống sổ kế toán phải đảm bảo hệ thống hóa đƣợc toàn bộ thông tin về hoạt động

kinh tế, tài chính để lập đƣợc các BCTC nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho công

tác quản lý tài chính. Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán ở đơn vị SNCL cần phải đáp

ứng đƣợc các yêu cầu sau:

- Phải đảm bảo mối quan hệ giữa ghi sổ theo trật tự thời gian với ghi sổ phân

loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị khi tổ

chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp.

- Phải đảm bảo mối quan hệ giữa ghi sổ kế toán tổng hợp và ghi sổ kế toán chi

tiết đối với các chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp.

- Phải đảm bảo quan hệ kiểm tra, đối chiếu số liệu nhằm đảm bảo tính chính

xác tuyệt đối trong quá trình hệ thống hóa thông tin kế toán từ các chứng từ kế toán.

Để tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán nhằm tổng hợp, xử lý và hệ thống

hóa thông tin kế toán thu nhận ban đầu nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản

lý; nhân viên kế toán phải thực hiện việc ghi sổ kế toán trong mối quan hệ giữa các

35

nội dung sau:

Một là, tổ chức sử dụng thông tin thu thập trên hệ thống chứng từ và tài khoản

kế toán: Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý và nguồn số liệu để kế toán ghi chép vào

các sổ kế toán tƣơng ứng phù hợp. Tùy theo mức độ phân loại, xử lý và tổng hợp

báo cáo của nhân viên kế toán thực hiện vận dụng hệ thống chứng từ và hạch toán

ban đầu; kế toán đã phân loại và phản ánh trên các TKKT liên quan mà nhân viên

kế toán có thể ghi trực tiếp vào các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp hoặc phải

tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu để ghi sổ kế toán tổng hợp, trong đó:

- Sổ chi tiết thì đơn vị tự thiết kế số lƣợng sổ, nội dung, kết cấu các loại sổ phù

hợp với đặc điểm các loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị phản ánh

liên tục đầy đủ thƣờng xuyên các nghiệp vụ phát sinh doanh thu, chi phí, tình hình

sử dụng kinh phí, xác định kết quả hoạt động dịch vụ theo bộ phận, theo từng hoạt

động dịch vụ… Bên cạnh đó, kế toán phải mở các sổ kế toán chi tiết theo từng đối

tƣợng kế toán phục vụ cho cung cấp thông tin cụ thể đáp ứng yêu cầu quản lí.

- Sổ tổng hợp đƣợc sử dụng để cung cấp thông tin tổng hợp của từng đối

tƣợng kế toán cụ thể, là cơ sở lập báo cáo tổng hợp, phân tích và lập BCTC và

BCQT.

Hai là, tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán theo quy định của Nhà nước: Để

tổ chức hệ thống sổ kế toán đáp ứng các yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, kế toán

đơn vị SNCL cần lựa chọn hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán (hay hình thức kế

toán) thích hợp với số lƣợng sổ, nội dung, kết cấu các loại sổ phù hợp với đặc điểm

các loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị. Hình thức kế toán là hệ

thống tổ chức sổ kế toán, bao gồm số lƣợng sổ, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ

giữa các loại sổ trong việc ghi chép, tổng hợp, hệ thống hóa số liệu từ các chứng từ

kế toán theo một trình tự và phƣơng pháp nhất định nhằm cung cấp các số liệu cần

thiết cho việc lập các báo cáo kế toán.

Điều 25 Luật Kế toán quy định: “Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ

kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng ở đơn vị

và đơn vị kế toán đƣợc cụ thể hoá các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu kế

toán của đơn vị” [20]. Nhƣ vậy, mỗi hình thức kế toán quy định một hệ thống sổ kế

toán nhất định, đơn vị SNCL căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy

36

định để lựa chọn hệ thống các sổ kế toán theo hình thức kế toán đã chọn. Các đơn vị

SNCL đều phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, lƣu trữ và bảo quản sổ kế toán

theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Kế toán và

Chế độ kế toán HCSN ban hành theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC. Đối với từng sổ

kế toán, các đơn vị SNCL có thể cụ thể hóa theo hình thức kế toán đã chọn, đảm

bảo phù hợp với quy mô, đặc điểm, yêu cầu quản lý, trình độ chuyên môn của nhân

viên kế toán và phƣơng tiện kỹ thuật tính toán.

Theo quy định hiện hành và tùy vào quy mô, đặc điểm hoạt động và trình độ

của đội ngũ cán bộ kế toán, các đơn vị SNCL có thể lựa chọn một trong các hình

thức kế toán: Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái; Hình thức kế toán Nhật ký chung;

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Ba là, tổ chức mở sổ, ghi sổ và khóa sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp:

Theo hình thức kế toán đơn vị đã lựa chọn và tùy thuộc vào yêu cầu quản lý kế toán

phải mở sổ vào đầu kỳ kế toán năm (đối với đơn vị kế toán mới thành lập thì sổ kế

toán phải mở từ ngày thành lập); nhân viên kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán

đã đƣợc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý tiến hành ghi sổ kế toán chi tiết theo từng

đối tƣợng quản lý chi tiết; theo từng bộ phận, địa điểm phát sinh các nghiệp vụ kinh

tế tài chính phục vụ công tác quản trị. Tổng hợp số liệu sổ kế toán chi tiết lập các sổ

kế toán tổng hợp theo từng loại, nhóm đối tƣợng kế toán phục vụ cho công tác tổng

hợp, phân tích và lập báo cáo kế toán. Kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế

toán trƣớc khi lập báo cáo tài chính và các trƣờng hợp khóa sổ kế toán khác theo

quy định của pháp luật.

Bốn là, tổ chức cung cấp thông tin từ các sổ kế toán: Tùy theo yêu cầu quản lý

ở từng bộ phận, từng đối tƣợng; kế toán có thể cung cấp thông tin ở những mức độ

nhất định cho các nhà quản lý từ khâu tổng hợp ghi sổ kế toán nhƣ về số lƣợng, sự

biến động của từng thứ, từng loại, từng nhóm đối tƣợng kế toán hoặc theo từng loại

nghiệp vụ phục vụ công tác phân tích, đánh giá thông tin kế toán để có những biện

pháp điều chỉnh trong quản lý và điều hành trực tiếp phù hợp.

Năm là, tổ chức quá trình bảo quản, lưu trữ sổ kế toán: Hiện nay các đơn vị SNCL đều phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, bảo quản, lƣu trữ sổ kế toán theo

quy định của Luật Kế toán năm 2015, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP quy định chi

37

tiết một số điều của Luật Kế toán và Thông tƣ 107 /2017/TT-BTC chế độ kế toán

HCSN. Theo quy định của Thông tƣ 107 /2017/TT-BTC: Nếu đơn vị HCSN lựa chọn

lƣu trữ sổ kế toán trên phƣơng tiện điện tử thì vẫn phải in sổ kế toán tổng hợp ra giấy,

đóng thành quyển và phải làm đầy đủ các thủ tục quy định pháp lý theo quy định. Các

sổ kế toán còn lại, nếu không in ra giấy, mà thực hiện lƣu trữ trên các phƣơng tiện

điện tử thì Thủ trƣởng đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm để bảo đảm an toàn, bảo

mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu đƣợc trong thời hạn lƣu trữ.

Ứng dụng CNTT trong tổ chức xử lý thông tin kế toán đƣợc thực hiện qua

phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán là bản mô tả lại việc xử lý thông tin kế toán

bằng một ngôn ngữ lập trình trên máy vi tính. Thông qua phần mềm kế toán, con

ngƣời có thể giải bài toán kế toán trên máy tính, bao gồm từ khâu thu nhận chứng

từ, lƣu trữ chứng từ, xử lý dữ liệu và cung cấp. Kế toán cần phải ghi nhận các

nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào các phần mềm kế toán thông qua các thao

tác với giao diện nhập liệu phù hợp để làm cơ sở cho phần mềm thực hiện xử lý ở

những khâu tiếp theo. Do đó sau khi xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ cần

xác định các nội dung nhập liệu cần thiết vào phần mềm và các thủ tục kiểm soát

quá trình nhập liệu liên quan.

Lựa chọn phần mềm kế toán cần tuân thủ nguyên tắc sau:

+ Phần mềm kế toán đƣợc lựa chọn phải đảm bảo tuân thủ pháp luật về kế

toán; phù hợp với các chuẩn mực kế toán, chế độ chính sách của Nhà nƣớc.

+ Phần mềm kế toán phải có khả năng mở rộng, nâng cấp, sửa đổi bổ sung

trên cơ sở dữ liệu đã có; có khả năng tự động xử lý và tính toán chính xác số liệu kế

toán, loại bỏ đƣợc bút toán trùng lắp; tự động kết xuất các báo cáo kế toán, đảm bảo

bản quyền, khai thác, và lƣu vào các loại đĩa để bảo mật công tác của kế toán.

+ Phần mềm kế toán phải kiểm soát đƣợc việc sửa chữa, điều chỉnh sổ kế toán,

báo cáo tài chính khi phát hiện sai sót hoặc những hành vi truy cập hệ thống, chỉnh

sửa, thêm, xóa dữ liệu.

+ Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật cao nhất của hệ thống, thực

hiện chế độ phân quyền rõ ràng trong hệ thống.

Ứng dụng CNTT vào công tác kế toán trong các đơn vị SNCL hiện nay thực

chất là việc áp dụng phần mềm kế toán, tức là áp dụng chƣơng trình dùng để xử lý

các công việc kế toán một cách tự động từ khâu nhập chứng từ, tổng hợp số liệu,

38

ghi sổ kế toán và kết xuất báo cáo. Công việc của kế toán do máy vi tính đảm

nhiệm, còn công việc của ngƣời làm kế toán là kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ,

nhập chứng từ vào máy, kiểm tra tính chính xác của các chứng từ trong việc quản lý

nghiệp vụ.

1.3.3.3. Tổ chức cung cấp thông tin kế toán

Tổ chức cung cấp thông tin kế toán thông qua việc lập các báo cáo kế toán là

công việc tiếp theo của quá trình tổ chức kế toán và sản phẩm của quá trình này là

thông tin đƣợc công bố trên báo cáo kế toán. Tổ chức lập các báo cáo kế toán là tổ

chức cung cấp thông tin kế toán và là khâu công việc cuối cùng của một quá trình

công tác kế toán. Số liệu trong báo cáo kế toán mang tính tổng quát, toàn diện tình

hình tài sản, nguồn vốn, tình hình cấp phát, tiếp nhận kinh phí của Nhà nƣớc, tình

hình thu, chi và kết quả hoạt động sự nghiệp, hoạt động SXKD dịch vụ trong kỳ

phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi; quản lý tài sản; tổng hợp phân

tích, đánh giá các hoạt động của đơn vị. Chính vì thế, tổ chức lập báo cáo kế toán

đƣợc đầy đủ, kịp thời, đúng theo yêu cầu quản lý sẽ giúp cho việc phân tích, đánh giá tình hình đƣợc đúng đắn, góp phần làm cho quản lý của đơn vị đem lại hiệu quả

ngày càng cao. Tổ chức lập BCKT là dựa vào các quy định về biểu mẫu, phƣơng pháp lập của Nhà nƣớc để tiến hành phân công và hƣớng dẫn các bộ phận liên quan

thực hiện đúng theo các quy định. Hiện nay các đơn vị SNCL chủ yếu lập và gửi các

BCKT theo quy định của Chế độ kế toán HCSN ban hành theo Thông tƣ số 107/TT-

BTC, trong đó có 2 loại báo cáo kế toán mà các đơn vị HCSN sử dụng là [2]:

(1) Báo cáo tài chính (BCTC)

Mục đích của BCTC: dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết

quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho

những ngƣời có liên quan để xem xét và đƣa ra các quyết định về các hoạt động tài

chính, ngân sách của đơn vị. Thông tin BCTC giúp cho việc nâng cao trách nhiệm

giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của

pháp luật.

Thông tin BCTC của đơn vị HCSN là thông tin cơ sở để hợp nhất BCTC của

đơn vị cấp trên.

Đơn vị phải lập BCTC vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế

toán. Việc lập BCTC phải đƣợc căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế toán.

39

BCTC phải đƣợc lập đúng nguyên tắc, nội dung, phƣơng pháp theo quy định

và đƣợc trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trƣờng hợp BCTC trình bày khác

nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.

BCTC phải đƣợc phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá

trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình

hình tài chính, kết quả hoạt động, các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị.

(2) Báo cáo quyết toán (BCQT)

Đơn vị SNCL có sử dụng NSNN phải lập BCQT ngân sách đối với phần kinh

phí do NSNN cấp.Trƣờng hợp đơn vị HCSN có phát sinh các khoản thu, chi từ

nguồn khác, nếu có quy định phải quyết toán nhƣ nguồn NSNN cấp với cơ quan có

thẩm quyền thì phải lập BCQT đối với các nguồn này.

Mục đích của BCQT: BCQT NSNN dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và

sử dụng nguồn kinh phí NSNN của đơn vị SNCL, đƣợc trình bày chi tiết theo mục

lục NSNN để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm

quyền khác.

Báo cáo quyết toán (BCQT) nguồn khác phản ánh tình hình thu - chi các

nguồn khác của đơn vị SNCL, theo quy định của pháp luật phải thực hiện quyết toán

với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác.

Báo cáo quyết toán NSNN, báo cáo quyết toán nguồn khác đƣợc lập báo cáo

theo kỳ kế toán năm theo qui định của Luật NSNN.

Thứ hai, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ và

điều hành hoạt động của đơn vị.

Báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ và điều hành hoạt động của

đơn vị SNCL, phản ánh các chỉ tiêu kinh tế, tài chính theo từng mặt cụ thể theo yêu

cầu quản lý của đơn vị trong việc lập dự toán, kiểm tra điều hành và ra quyết định.

Bên cạnh đó thông tin trong các báo cáo kế toán có thể giúp cho nhà quản lý đơn vị

có thể đánh giá đƣợc tình hình hoạt động, thực trạng tài chính của đơn vị từ đó các

nhà quản lý đơn vị có thể đề ra các giải pháp, các quyết định trong việc tổ chức, điều

hành hoạt động của đơn vị một cách kịp thời, phù hợp với sự phát triển của đơn vị.

Đồng thời hệ thống báo cáo kế toán cũng có ý nghĩa trong việc củng cố và nâng cao

chất lƣợng công tác hạch toán kế toán ở các bộ phận của đơn vị SNCL. Báo cáo kế

40

toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ và điều hành hoạt động của đơn vị thƣờng

đƣợc lập không theo những quy định bắt buộc của Nhà nƣớc, mỗi đơn vị SNCL tùy

theo những đặc điểm và yêu cầu thông tin để tổ chức lập báo cáo cho phù hợp.

Do vậy tổ chức lập báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu điều hành hoạt động của

đơn vị SNCL, chủ yếu là dựa vào đặc điểm tổ chức quản lý tài chính và yêu cầu

thông tin cho quản lý ở từng bộ phận, cũng nhƣ toàn đơn vị. Từ đó xây dựng các

báo cáo phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết đã xác định và phân công hƣớng

dẫn các bộ phận có liên quan tiến hành lập đúng theo các báo cáo đã đƣợc xây dựng.

Tóm lại, để thông tin báo cáo kế toán trở thành thông tin hữu ích, giúp các đối

tƣợng sử dụng thông tin đánh giá đúng thực trạng và đề ra các quyết định quản lý tài

chính đúng đắn, việc lập báo cáo kế toán ở các đơn vị SNCL cần phải đảm bảo các

yêu cầu sau:

Thứ nhất, nội dung thông tin cung cấp phải phù hợp với yêu cầu sử dụng thông

tin của đơn vị. Nội dung các chỉ tiêu báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho

ngƣời sử dụng thông tin.

Thứ hai, nội dung các chỉ tiêu báo cáo, phƣơng pháp tính các chỉ tiêu số lƣợng,

giá trị phải nhất quán để đảm bảo có thể tổng hợp đƣợc các chỉ tiêu cùng loại, có thể

so sánh đƣợc với kỳ trƣớc, với dự toán để xem xét, đánh giá khi sử dụng thông tin.

Thứ ba, căn cứ xác định các số liệu báo cáo phải rõ ràng, phải có trong sổ kế

toán của đơn vị nhằm đảm bảo tính có thể tin cậy đƣợc của thông tin.

Thứ tƣ, các chỉ tiêu số lƣợng trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, tức là phải

phù hợp với số liệu trong sổ kế toán, sau khi đã kiểm tra tính chính xác của số liệu

này trong quá trình hệ thống hóa thông tin kế toán.

Thứ năm, các báo cáo phải đƣợc lập và nộp đúng hạn nhằm phát huy đƣợc

hiệu lực đối với ngƣời sử dụng thông tin.

1.3.3. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Tổ chức công tác kiểm tra kế toán là một nội dung của tổ chức công tác kế

toán trong các đơn vị SNCL nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan,

đáng tin cậy của thông tin kế toán; kiểm tra việc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán

trong đơn vị; kiểm tra trách nhiệm cá nhân từng nhân viên kế toán, đặc biệt là trách

nhiệm và quyền hạn của Kế toán trƣởng; kiểm tra kết quả công tác kế toán trong

41

mối quan hệ đối chiếu với các bộ phận liên quan trong đơn vị… Tổ chức kiểm tra

kế toán đƣợc tiến hành kịp thời đƣợc coi là một nhân tố hay biện pháp giám sát vừa

chấn chỉnh, vừa ngăn chặn những gian lận, sai sót trong công tác kế toán đảm bảo

tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và đƣợc thể hiện tại Khoản 10, điều 5,

Luật Kế toán “Kiểm tra kế toán là xem xét đánh giá việc thực thi pháp luật về kế

toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán” [20].

Thông qua kiểm tra kế toán, nhà quản lý có thể đánh giá đƣợc mức độ tuân thủ

các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính, đánh giá đƣợc tình hình chấp

hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quy định của pháp luật. Ngoài ra,

thông qua kết quả kiểm tra, đơn vị đánh giá đƣợc chất lƣợng hoạt động quản lý các

khoản thu- chi tài chính và sử dụng tài sản, tiền vốn, sử dụng quỹ lƣơng, quỹ

thƣởng, các quỹ của cơ quan và công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản; đồng thời phát

hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm

theo đúng thẩm quyền đã đƣợc phân cấp. Bằng việc đánh giá những tồn tại, tìm ra

nguyên nhân và đƣa ra phƣơng hƣớng, biện pháp khắc phục, các đơn vị có thể rút

kinh nghiệm và nâng cao chất lƣợng công tác quản lý tài chính kế toán tại đơn vị.

Nhƣ vậy nhiệm vụ của công tác kiểm tra kế toán trong các đơn vị SNCL bao gồm:

Thứ nhất, kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh;

tính hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị, của công tác tổ chức và

điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và các hoạt động khác.

Thứ hai, kiểm tra, kiểm soát chất lƣợng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế

tài chính của đơn vị đƣợc cung cấp qua báo cáo tài chính và các báo cáo khác.

Thứ ba, kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của

Nhà nƣớc liên quan đến tình hình chi tiêu NSNN và các quỹ tại đơn vị. Kiểm tra và

đánh giá hiệu quả của việc chi tiêu NSNN trong việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc

giao tại đơn vị.

Thứ tƣ, xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã

đƣợc phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trƣớc đó.

Để thực hiện những nhiệm vụ trên, tổ chức kiểm tra kế toán ở các đơn vị

SNCL cần tuân thủ theo các nội dung sau:

Một là, kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán, gồm: Kiểm tra về

42

chứng từ kế toán; kiểm tra về tài khoản và sổ kế toán; kiểm tra về báo cáo tài chính;

kiểm tra việc kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản, thực hiện lƣu trữ tài liệu kế toán;

kiểm tra việc thực hiện chế độ, kế hoạch kiểm tra kế toán; kiểm tra thuê làm kế

toán, làm thuê Kế toán trƣởng của đơn vị.

Hai là, kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán, ngƣời làm kế toán, gồm:

- Kiểm tra biên chế, tổ chức bộ máy, việc phân công phân nhiệm trong bộ máy

xem có phù hợp với nhiệm vụ kế toán của đơn vị, cán bộ kế toán có đảm bảo tiêu

chuẩn quy định và yêu cầu công tác của chức trách, nhiệm vụ bộ máy kế toán.

- Kiểm tra mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức kế toán và quan hệ giữa

tổ chức kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị SNCL có chặt chẽ và

đảm bảo cho công tác kế toán thực hiện yêu cầu chính xác, đầy đủ và kịp thời.

- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chức trách của cán bộ kế toán nói chung và

Kế toán trƣởng (hoặc phụ trách kế toán) nói riêng.

Ba là, kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán, gồm:

Kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn điều kiện cho ngƣời hành nghề kế toán; kiểm tra

cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán.

Những công việc kiểm tra trên có thể tiến hành một cách toàn diện hay theo

từng chuyên đề, kiểm tra thƣờng xuyên theo kế hoạch hay kiểm tra bất thƣờng, đột

xuất, có thể do do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoặc do nhân viên kế toán

kiêm nhiệm hoặc bộ phận kiểm tra chuyên trách thực hiện theo chỉ đạo của Thủ

trƣởng đơn vị và Kế toán trƣởng.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, công tác kiểm tra kế toán ở các đơn vị SNCL phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị phải đảm bảo thực

hiện ngay trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý của từng cán bộ, viên chức và

đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan:

- Trƣờng hợp tự kiểm tra định kỳ, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán phải

đƣợc lập kế hoạch và tiến hành theo đúng trình tự quy định, có các bƣớc công việc

và phƣơng pháp thực hiện riêng biệt đảm bảo tính phù hợp trong mọi hoàn cảnh.

- Đơn vị phải thông báo hoặc công khai cho các đối tƣợng liên quan trong đơn vị đƣợc biết trƣớc khi tiến hành kiểm tra nhằm hạn chế sự lệch hƣớng trong quá

trình kiểm tra và không bị thiên lệch theo ý chí chủ quan của ngƣời kiểm tra.

43

- Quá trình thực hiện tự kiểm tra luôn phải chấp hành theo quy định của các

chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nƣớc, phải phân biệt rõ ràng, minh bạch

những việc làm đúng và những việc làm sai. Những sai phạm đều phải đƣợc làm rõ,

tìm ra nguyên nhân, quy trách nhiệm cụ thể đối với tổ chức, cá nhân mắc sai phạm.

- Quá trình thực hiện tự kiểm tra luôn phải đảm bảo tính khách quan từ khâu tổ

chức thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra đến khâu đƣa ra kết luận về kết quả kiểm tra.

Hai là, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán phải đảm bảo tính liên tục,

thƣờng xuyên, không đƣợc tạo nên sự gò ép, căng thẳng đối với cán bộ, viên chức

trong đơn vị. Cần có biện pháp giáo dục, tuyên truyền để mọi ngƣời đều có trách

nhiệm tham gia công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán.

Ba là, những kết luận của việc tự kiểm tra phải đƣợc nêu rõ ràng, chính xác và

chặt chẽ. Mỗi điểm kết luận phải có tài liệu chứng minh. Tùy hình thức kiểm tra để

có kết luận kiểm tra phù hợp, có thể kết luận từng phần hoặc toàn bộ công tác tài

chính, kế toán của đơn vị.

Bốn là, trong các đợt kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra và sau mỗi đợt kiểm

tra, bộ phận kiểm tra phải lập báo cáo kiểm tra. Báo cáo kiểm tra phải nêu từng

bƣớc của quá trình kiểm tra, nội dung và các phần hành của công việc kiểm tra.

Trong các báo cáo phải nêu ra những tồn tại và các kiến nghị sửa chữa, khắc phục.

Thực hiện công tác kiểm tra kế toán trên cơ sở ứng dụng CNTT dễ dàng thực

hiện hơn. Bất kỳ hệ thống thông tin kế toán nào cũng phải lƣu vết các sửa chữa của

kế toán. Việc truy xuất các dữ liệu kế toán phục vụ công tác kiểm tra kế toán đƣợc

chính xác và kịp thời.

Yêu cầu ngƣời kiểm tra kế toán ngoài việc phải có trình độ chuyên môn nghiệp

vụ về lĩnh vực kiểm tra, còn cần có trình độ CNTT đáp ứng công tác kiểm tra.

Phƣơng thức kiểm tra kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT cần phù hợp do

đặc thù của dữ liệu kế toán đƣợc nhập liệu một tắc "nhập liệu chi tiết nhất" và

"chống trùng", nên việc kiểm tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp không có

ý nghĩa. Một phần mềm kế toán ứng dụng thƣờng đƣợc thực hiện thông qua 3 giai

đoạn: Nhập liệu, xử lý và kết xuất. Bởi vậy, việc kiểm tra bao gồm:

Một là, Kiểm soát nhập liệu. Kiểm soát nhập liệu đƣợc thực hiện từ khi có

nguồn dữ liệu cho đến khi hoàn tất nhập liệu vào hệ thống. Đây là công tác kiểm tra

44

có tầm quan trọng bậc nhất đối với công tác kiểm tra kế toán, bao gồm: Kiểm soát

nguồn dữ liệu nhằm đảm bảo rằng dữ liệu nhập vào hợp lệ, không bị trùng lặp khi

nhập liệu; Kiểm tra quá trình nhập liệu. Các đoạn mã chƣơng trình kiểm tra trình tự

nhập liệu cần đƣợc viết và tích hợp trong phần mềm kế toán nhằm đảm bảo cho

việc nhập liệu chính xác và đầy đủ.

Hai là, Kiểm soát quá trình xử lý dữ liệu. Kiểm soát xử lý kiểm tra sự chính

xác của thông tin kế toán trong quá trình xử lý số liệu, loại trừ các yếu tố bất thƣờng

trong quá trình xử lý số liệu, loại trừ các yếu tố bất thƣờng trong quá trình xử lý và

đảm bảo cho hệ thống vận hành nhƣ thiết kế ban đầu. Trong quá trình thiết kế hệ

thống, ngƣời lập trình sẽ lập trình các thủ tục kiểm soát xử lý do kế toán cung cấp để

hệ thống có thể tự động kiểm tra các hoạt động xử lý.

Ba là, kiểm soát thông tin đầu ra. Kiểm soát thông tin đầu ra bao gồm chính

sách và các bƣớc thực hiện nhằm đảm bảo sự chính xác của việc xử lý số liệu. Việc

kiểm soát có thể thực hiện thông qua các thủ tục sau:

- Xem xét các kết xuất nhằm đảm bảo nội dung thông tin cung cấp và hình

thức phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin;

- Đối chiếu giữa kết xuất và dữ liệu nhập thông qua các số tổng kiểm soát

nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin;

- Chuyển giao chính xác thông tin đến đúng ngƣời sử dụng thông tin;

- Đảm bảo an toàn cho các kết xuất và thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp;

- Quy định ngƣời sử dụng phải có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ

và trung thực của thông tin sau khi nhận thông tin, báo cáo;

- Quy định hủy các dữ liệu, thông tin bí mật sau khi tạo ra kết xuất trên các

bản in thử, bản nháp...

- Tăng cƣờng các giải pháp an toàn hệ thống mạng trong trƣờng hợp chuyển

giao thông tin trên hệ thống mạng máy tính.

Kiểm tra kế toán nội bộ đánh giá sự an toàn của dữ liệu trong khi xem xét hoạt

động của các bộ phận, các phần hành kế toán trong bộ máy kế toán và đƣa ra những

đề nghị cho kế toán viên và kế toán trƣởng. Việc chỉnh sửa số liệu của chức năng kế

toán tổng hợp phải độc lập với việc chỉnh sửa số liệu trên các phân hệ khác, kế toán

tổng hợp không đƣợc quyền chỉnh sửa số liệu kế toán chi tiết của các phân hệ, điều

này nằm đảm bảo việc kiểm tra, đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.

45

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã hệ thống hóa đồng thời làm rõ các vấn đề cơ bản

về khái niệm, đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế quản lý tài

chính, nội dung tổ chức kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, nội dung tổ

chức kế toán trình bày các nội dung lớn đó là: Tổ chức bộ máy kế toán; Tổ chức

công tác kế toán; Tổ chức kiểm tra kế toán

Các nội dung trên đều có tính lôgic và quan hệ mật thiết với nhau tạo thành

một hệ thống lý luận cơ bản về tổ chức kế toán tại đơn vị SNCL. Đây là vấn đề

quan trọng, là cơ sở cho việc vận dụng các cơ sở lý luận vào thực tiễn để phân tích

đánh giá thực trạng cũng nhƣ tạo tiền đề để đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện tổ

chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I.

46

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN

TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƢƠNG I

2.1. Tổng quan về Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên Bệnh viện

Tiếng Việt: Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I

Tiếng Anh: National Pychiatric Hospital – Number One

Tên viết tắt: BVTTTW1

Địa chỉ: Xã Hòa Bình- Huyện Thƣờng Tín- Thành phố Hà Nội

Điện thoại: +842433853227 Fax : +842433853190

Website: bvtttw1.gov.vn

Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I đƣợc thành lập theo quyết định số 519 của

Bộ Y tế ngày 07/6/1963. Trên cơ sở tiếp quản khu điều dƣỡng cán bộ Miền Nam

tập kết. Tháng 5/1957 một vinh dự lớn lao của Bệnh viện khi đƣợc Bác Hồ về thăm

và nói chuyện với cán bộ, nhân viên và ngƣời bệnh. Bác đã ân cần thăm hỏi, động

viên mọi ngƣời và căn dặn: "Cán bộ ngành y tế trước hết phải thật thà đoàn kết, hết

lòng thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng

như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu”.

Lúc đầu Bệnh viện có 100 giƣờng bệnh. Năm 1965 Bộ Y tế cho xây dựng

Bệnh viện với quy mô 300 giƣờng bệnh. Thời kỳ từ năm 1965 do chiến tranh phá

hoại của Mỹ ném bom Miền Bắc rất ác liệt. Hầu hết các khoa phòng của Bệnh viện

phải sơ tán đến các xã xung quanh, cho đến năm 1973 mới trở về.

Ngày nay Bệnh viện đã phát triển lớn mạnh trở thành một Bệnh viện chuyên

khoa Tâm thần đầu ngành của đất nƣớc, có cơ sở hạ tầng khang trang, có trang thiết

bị y tế hiện đại và đồng bộ, với đội ngũ công chức đông đảo và tài năng. Bệnh viện

đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân

dân, đƣợc dân tín nhiệm, bạn bè quốc tế đánh giá cao.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động, quản lý ảnh hưởng đến tổ chức kế toán tại

Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế,

47

chịu sự quản lý nhà nƣớc của Bộ Y tế, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, có

tài khoản riêng đƣợc mở tại Kho bạc Nhà nƣớc và tại các Ngân hàng Thƣơng mại

theo quy định của pháp luật.

Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I có chức năng cung cấp dịch vụ khám

bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho ngƣời bệnh tâm thần ở

tuyến cao nhất.

Bệnh viện còn là cơ sở đào tạo, thực hành chuyên ngành tâm thần của các

trƣờng đại học, cao đẳng và trung học y tế, cũng nhƣ các thực tập sinh nƣớc ngoài

đến học tập, nghiên cứu.

Công tác nghiên cứu khoa học cũng luôn đƣợc Bệnh viện chú trọng, đẩy mạnh

phát triển về số lƣợng và chất lƣợng, cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong các lĩnh vực:

dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng. Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng đƣợc

chuẩn hóa, áp dụng các quy trình, quy phạm chuẩn trên thế giới. Hàng trăm đề tài

cấp cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nƣớc có giá trị thực tiễn cao đã đƣợc nghiệm thu và

đang tiến hành với kết quả tốt.

Về công tác chỉ đạo tuyến, ngay từ khi mới thành lập, cùng với việc củng cố,

xây dựng và phát triển Bệnh viện, công tác chỉ đạo tuyến đã đặc biệt đƣợc chú

trọng. Ngoài tham mƣu giúp Bộ Y tế về chiến lƣợc phát triển ngành, Ban giám đốc

cùng phòng chỉ đạo tuyến tổ chức nhiều chuyến công tác xuống tận xã phƣờng, thôn

bản để nắm bắt tình hình, tập huấn đào tạo chuyển giao kỹ thuật và tƣ vấn thuyết

phục chính quyền các cấp xây dựng mạng lƣới chuyên khoa theo chiến lƣợc.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu bộ máy tổ chức đƣợc xây dựng theo quy chế tổ chức và hoạt động của

Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I ban hành kèm theo quyết định số 7293 /QĐ-

BYT ngày 07/12/2018 gồm: Lãnh đạo Bệnh viện (Giám đốc và không quá 03 Phó

Giám đốc), các Hội đồng để phục vụ nhiệm vụ (Hội đồng khoa học- công nghệ; Hội

đồng Thuốc và điều trị; Hội đồng Thi đua khen thƣởng), các khoa lâm sàng và cận

lâm sàng, các khoa hỗ trợ, các phòng chức năng hành chính, trung tâm đào tạo và

chỉ đạo tuyến.

48

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Nguồn: Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

49

Cơ cấu viên chức hiện nay Bệnh viện gồm 570 nhân viên biên chế và lao động

hợp đồng không xác định thời hạn và xác định thời hạn.

Về tài chính

Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng 1 là đơn vị sự nghiệp đƣợc ngân sách nhà

nƣớc đảm bảo toàn bộ kinh phí chi hoạt động thƣờng xuyên theo Nghị đinh 43/2006

và theo quyết định số 589/QĐ- BYT ngày 23/01/2018 về việc giao quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm về tài chính.

Giám đốc Bệnh viện là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về quyết định

của mình trong toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Bệnh viện và thực thi công

khai tài chính theo quy định.

- Nguyên tắc quản lý tài chính

Tất cả các khoản thu, chi phát sinh trong quá trình hoạt động của Bệnh viện

phải tuân thủ theo Chế độ tài chính, kế toán hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ của

BVTTTW1. Tất cả các khoản thu phải sử dụng mẫu hóa đơn, biên lai, phiếu thu do

Bệnh viện phát hành theo quy định của nhà nƣớc. Phòng Tài chính kế toán có trách

nhiệm thông báo công khai nội dung mức thu trên cơ sở các quyết định áp dụng nội

dung, mức thu cụ thể của Bệnh viện.

Tất cả các khoản thu, chi phải đƣợc quản lý thống nhất và thể hiện trên hệ

thống sổ kế toán theo quy định của pháp luật và tuân thủ quy định, trình tự thủ tục

và phải đƣợc quản lý chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, chi đúng, tuân thủ đầy đủ các quy

định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Nghiêm cấm cá nhân tự đặt ra các khoản thu, chi hoặc cố tình để ngoài sổ kế toán và

ngoài sự quản lý của Bệnh viện.

Tất cả các khoản chi thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện, các

khoản chi khác không nằm trong quy chế chi tiêu nội bộ thì thực hiện theo chế độ

kế toán hiện hành của Nhà nƣớc và quyết định của Giám đốc Bệnh viện.

Các khoản chi phải có trong dƣ toán hoặc chủ trƣơng của Bệnh viện đƣợc Giám

đốc phê duyệt hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền phê duyệt, không cho phép chi NSNN đối

với các trƣờng hợp tự ý thực hiện khi chƣa có chủ trƣơng đƣợc phê duyệt.

Kết thúc nhiệm vụ các khoản chi đã đủ điều kiện phải làm thủ tục chi. Kết thúc

năm ngân sách các khoản chi phát sinh trƣớc đó phải làm thủ tục thanh toán.

50

Đảm bảo công khai dân chủ theo quy định của pháp luật.

- Cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện

Cơ chế tiền lƣơng tiền công và thu nhập thực hiện theo quy định tại Nghị định

204/2004/NĐ-CP; Nghị định 117/2016/NĐ-CP ngày 21/07/2016 của Chính phủ sửa

đổi bổ sung một số điều Nghị định 204/2004/ NĐ-CP. Đối tƣợng lao động theo hợp

đồng dài hạn căn cứ Nghị định 68/2000/NĐ-CP.

- Sử dụng kết quả tài chính trong năm

Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm, sau khi đảm bảo các khoản

chi thƣờng xuyên còn lại đƣợc trích lập các quỹ của đơn vị, chia thu nhập tăng thêm

cho cán bộ công nhân viên tại Bệnh viện.

Nguồn tài chính tại Bệnh viện

Nguồn tài chính của Bệnh viện đƣợc hình thành từ các nguồn:

- Kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp

Ngân sách nhà nƣớc cấp chi hoạt động thƣờng xuyên để thực hiện chức năng

nhiệm vụ đƣợc nhà nƣớc giao theo quy định.

Nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp để thực hiện các nhiệm vụ không thƣờng

xuyên gồm:

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, viên chức

+ Kinh phí thực hiện các chƣơng trình, dự án mục tiêu y tế quốc gia; các

chƣơng trình dự án, đề án khác.

+ Kinh phí đối ứng thực hiện các dự án vay, dự án viện trợ theo dự án đƣợc

cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt

+ Kinh phí đầu tƣ phát triển, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố

định phụ vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ nhà nƣớc quy

định (nếu có)

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, thực hiện chế độ luân phiên có

thời hạn đối với ngƣời hành nghề khám chữa bệnh theo quy định;

+ Các nguồn ngân sách không thƣờng xuyên khác theo quy định của pháp luật.

51

- Nguồn thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nƣớc: Mức thu, tỷ lệ nguồn thu

đƣợc để lại cho Bệnh viện sử dụng theo quy định của pháp luật

+ Các khoản thu do cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán theo quy định của

Luật bảo hiểm y tế; theo Thông tƣ 39/2018/ TT-BYT ngày 30/11/2018 “Quy định

thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các Bệnh viện

cùng hạng trên toàn quốc và hƣớng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh,

chữa bệnh trong một số trƣờng hợp”; Thông tƣ 13/2019/TT-BYT ngày 05/07/2019

sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ 39/2018/TT-BYT.

+ Các khoản thu do cung cấp các dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật về

giá dịch vụ y tế: Thông tƣ 36/2016-TT-BYT ngày 29/09/2016 của Bộ Y tế “Quy định việc thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh,

chăm sóc và nuôi dƣỡng ngƣời bệnh Phong, Tâm thần tại các cơ sở khám chữa bệnh

chuyên khoa Phong, Tâm thần của nhà nƣớc”; Thông tƣ 37/2018/TT-BYT “Quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi

thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà

nƣớc và hƣớng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một

số trƣờng hợp”. + Thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tƣợng

có nhu cầu, mức thu từ hoạt động này thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ

chi phí và có tích lũy để tái đầu tƣ phát triển

- Nguồn viện trợ, tài trợ , quà tặng, cho theo quy định của pháp luật.

+ Các nguồn thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật

- Nguồn kinh phí khác: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, của ngân

hàng thƣơng mại, ngân hàng phát triển, vốn kích cầu, vốn huy động của cán bộ viên

chức; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài

nƣớc theo quy định của pháp luật.

2.2. Thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I 2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng và quyết định

sự thành công của tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I.

2.2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc quy định cụ thể trong quy chế tổ

52

chức và hoạt động của Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I. Hiện nay, mô hình tổ

chức bộ máy kế toán Bệnh viện đang áp dụng theo mô hình tập trung.

Với mô hình này đơn vị chỉ tổ chức một phòng Tài chính Kế toán chịu trách

nhiệm tổ chức, thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính của đơn vị nhƣ:

- Phòng Tài chính- Kế toán có chức năng tham mƣu giúp Giám đốc Bệnh viện

trong công tác thực hiện quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tài chính- kế toán.

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn,trung hạn và dài hạn.

- Huy động và khai thác các nguồn thu hợp pháp dựa trên quy định của nhà

nƣớc và pháp luật.

- Thực hiện phần hành kế toán về chế độ tài chính đúng theo quy định; Tổ

chức và điều hành cho bộ máy kế toán; thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về

công tác tài chính- kế toán, kiểm tra các hoạt động chi tiêu theo đúng chế độ.

- Lập,phân tích báo cáo, cung cấp thông tin kế toán tài chính cho ban lãnh đạo.

- Xây dựng dự toán thu, chi, kiểm soát thu, chi, chi tạm ứng căn cứ theo tiến

độ các hoạt động, dự toán chi tiết đã đƣợc phê duyệt.

- Hƣớng dẫn thực hiện chế độ chứng từ kế toán căn cứ theo chế độ chứng từ kế

toán do Bộ Tài chính ban hành.

- Thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn kế toán.

- Kiểm kê tài sản định kì theo quy định của nhà nƣớc.

- Thực hiện tự chủ tài chính, hƣớng dẫn, phối hợp các đơn vị liên quan thực

hiện đúng các quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, các chế độ bảo hiểm y tế, bảo

hiểm xã hội cho cán bộ nhân viên của Bệnh viện.

- Thực hiện luân chuyển, lƣu giữ tài liệu chứng từ kế toán theo đúng quy định.

Với hình thức này giúp cho bộ máy kế toán có sự lãnh đạo tập trung, thống

nhất và phối hợp nhịp nhàng.

2.2.1.2. Tổ chức nhân sự trong bộ máy kế toán

Phòng Tài chính kế toán của Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng 1 hiện nay có 19

ngƣời trong đó có 01 Trƣởng phòng kiêm kế toán trƣởng, 01 phó trƣởng phòng, 16

nhân viên kế toán, 01 nhân viên thủ quỹ. Phòng Tài chính kế toán chịu sự quản lý

trực tiếp của Ban Giám đốc Bệnh viện. Tổ chức bộ máy kế toán nhƣ đơn vị đang

53

thực hiện hiện nay là tƣơng đối phù hợp về mặt số lƣợng kế toán, một bộ máy kế

toán với sự tập hợp đồng bộ các cán bộ nhân viên kế toán đảm bảo thực hiện đầy đủ

các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị.

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện

Nguồn: Phòng Kế toán

Căn cứ vào khối lƣợng công việc kế toán, Trƣởng phòng Tài chính Kế toán

phân công cho mỗi nhân viên kế toán đảm nhiệm các phần hành kế toán cụ thể. Mỗi

nhân viên có thể đảm nhiệm một hoặc một số phần hành kế toán.

Trƣởng phòng TCKT (Kế toán trƣởng): giúp Ban Giám đốc chỉ đạo, có các

quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

- Phụ trách chung, công tác tổ chức nhân sự, đối nội, đối ngoại, đón tiếp các cơ

quan chức năng chuyên môn và các đơn vị trong và ngoài Bệnh viện đến làm việc

với phòng TCKT.

- Quản lý và giám sát công tác tài chính của Bệnh viện, chịu trách nhiệm trƣớc

Giám đốc về công tác quản lý tài chính.

- Tham mƣu, xây dựng các phƣơng hƣớng, biện pháp cải tiến quản lý tài chính

Kế toán tài sản cố định

Thủ Quỹ

NCKH

toán ngân hàng, kho

bạc

Kế toán vật tƣ kho

HCQT

Kế toán kho dƣợc, VTTBYT

KẾ TOÁN THU VIỆN PHÍ

TRƢỞNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

Kế toán Tiền mặt

Kế toán tổng hợp

Kế toán tiền

lƣơng, bảo hiểm

PHÓ PHÕNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

54

hàng năm.

- Tham mƣu, xây dựng, thay đổi quy chế chi tiêu nội bộ.

- Chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động về kế toán của phòng TCKT

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán và BCKT theo đúng quy định

- Lập và duyệt các dự toán thu, chi tài chính hàng năm của Bệnh viện.

- Duyệt các chứng từ thu, chi các nguồn kinh phí hoạt động.

Phó Phòng Tài chính Kế toán

- Chỉ đạo, hƣớng dẫn viên chức thực hiện chuyên môn nghiệp vụ tổ Viện phí,

Thực hiện kiểm tra giám sát chất lƣợng, tiến độ công việc, thực hiện nhiệm vụ của

viên chức thuộc lĩnh vực đảm trách. Đề xuất với trƣởng phòng tổ chức thực hiện nội

dung công việc đảm nhiệm. Phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện công việc

của phòng theo lĩnh vực đảm trách.

- Thực hiện giám sát, tổ chức công tác thu viện phí, quyết toán kinh phí khám

chữa bệnh với Bảo hiểm y tế thành phố Hà Nội theo quy định hiện hành.

Kế toán tổng hợp

- Trực tiếp thực hiện việc hạch toán, đối chiếu sổ, tiếp nhận và xử lý báo cáo

của các đơn vị trực thuộc, định kì lập các BCTC phục vụ việc quyết toán nguồn

kinh phí.

- Phối hợp các phần hành kế toán thực hiện nghiệp vụ kế toán theo quy định

hiện hành. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán nội bộ, số

liệu chi tiết và số liệu tổng hợp.

- Thực hiện lƣu trữ sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định.

Kế toán ngân hàng kho bạc

- Thực hiện nhận dự toán nguồn Ngân sách nhà nƣớc cấp, nguồn tiền gửi tại

kho bạc, ngân hàng.

- Mở sổ theo dõi thu chi các nguồn kinh phí, thanh toán các khoản kinh phí,

đối chiếu số dƣ định kì với Kho bạc Nhà nƣớc.

- Báo cáo theo yêu cầu của quản lý, lãnh đạo Bệnh viện.

Kế toán tiền mặt

- Theo dõi các khoản thanh toán phát sinh của quỹ tiền mặt.

- Theo dõi tạm ứng, theo dõi công nợ, lập báo cáo theo yêu cầu của Lãnh đạo

55

Bệnh viện.

Kế toán tiền lƣơng, các khoản trích theo lƣơng

Thực hiện thanh toán lƣơng, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lƣơng

cho cán bộ nhân viên.

Kế toán theo dõi các nguồn kinh phí Đào tạo, nghiên cứu khoa học

Theo dõi thanh toán nguồn kinh phí của từng lớp Đào tạo, kiểm soát chi các

lớp đào tạo tại Bệnh viện và các lớp đào tạo thuộc nguồn kinh phí 1816

Kiểm tra giám sát nguồn kinh phí NCKH phát sinh

Kế toán Tài sản cố định

Theo dõi việc mua sắm tài sản cố định, theo dõi, thống kê tài sản cố định.

Kế toán công cụ, dụng cụ, kho HCQT

Theo dõi công cụ dụng cụ tại đơn vị. Kiểm tra đối chiếu, kiểm kê định kỳ, lập

báo cáo nhập, xuất, tồn kho theo quy định.

Kế toán Dƣợc, Vật tƣ y tế

Theo dõi thanh toán tiền mua thuốc, vật tƣ thiết bị y tế,

Theo dõi nhập xuất tồn kho dƣợc, kho vật tƣ, đối chiếu định kì số lƣợng hàng

nhập, xuất theo định kì quy định.

Tổ kế toán viện phí

Thực hiện thu phí, lệ phí khám chữa bệnh.

Theo dõi, thanh toán viện phí, thanh toán tiền ăn của ngƣời bệnh, thanh toán

bảo hiểm y tế đối với ngƣời bệnh.

Thủ quỹ

Có trách nhiệm bảo quản tiền mặt tại quỹ, thực hiện các nghiệp vụ thu, chi

tiền, thực hiện kiểm kê quỹ định kỳ.

Các nhân viên kế toán tại phòng Tài chính kế toán vừa thực hiện nghiệp vụ kế

toán tài chính, vừa thực hiện một số công việc của kế toán quản trị : Thực hiện kế

toán tài chính theo phần hành đƣợc giao, lập báo cáo kế toán, báo cáo nội bộ liên

quan khác và thực hiện phân tích, kiểm soát, đánh giá về nội dung, lĩnh vực phân

công. Bên cạnh đó phòng Tài chính kế toán tổ chức thành các bộ phận trên cơ sở

nhóm các phần hành nghiệp vụ và yêu cầu phân tích quản trị liên quan để thực hiện

công tác.

56

2.2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán

2.2.2.1. Thực trạng tổ chức thu thập thông tin kế toán

Thu nhận thông tin kế toán là thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài

chính phát sinh và đã thực sự hoàn thành, đây là thông tin về toàn bộ hoạt động kinh

tế tài chính của Bệnh viện. Để tổ chức thu nhận thông tin và hạch toán ban đầu, kế

toán ghi nhận thông tin về đối tƣợng kế toán vào các bản chứng từ kế toán. Hệ

thống chứng từ kế toán áp dụng tại Bệnh viện đƣợc quy định tại Thông tƣ số

107/2017/TT-BTC, gồm hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hƣớng

dẫn. Tùy từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các đối tƣợng kế toán

khác nhau, có mức độ phức tạp, quy mô khác nhau, yêu cầu quản lý của bệnh viện

kế toán sử dụng các loại chứng từ phù hợp. Thực tế tại Bệnh viện Tâm thần Trung

ƣơng I, khi có các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thì phòng kế toán đơn vị

phải tổ chức kiểm tra các điều kiện để hạch toán ban đầu đầy đủ ở tất cả các bộ phận

và đây là công việc khởi đầu của quy trình kế toán. Tùy thuộc vào loại nghiệp vụ

thực hiện, loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số lƣợng nghiệp vụ để kế toán sử dụng

các loại chứng từ kế toán phù hợp. Kết quả quan sát cho thấy quá trình lập, phân

loại, kiểm tra chứng từ tại bệnh viện đều đảm bảo tuân thủ quy trình luân chuyển

chứng từ qua 4 bƣớc nhƣ sơ đồ 2.3 dƣới đây:

Sơ đồ 2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ tại Bệnh viện Tâm thần TW1

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán

Bước 1: Lập, tiếp nhận chứng từ kế toán

Qua quan sát thực tế vận dụng hệ thống chứng từ kế toán do Nhà nƣớc ban

hành theo Thông tƣ số 107/2017/TT-BTC Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I sử

dụng khoảng 33/68 chứng từ các loại. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến

hoạt động của Bệnh viện đều đƣợc lập chứng từ kế toán về cơ bản theo đúng quy

Lập, tiếp nhận chứng từ kế toán

Kiểm tra, ký chứng từ kế toán

Phân loại, sắp xếp, định khoản và ghi sổ kế toánKế toán ðào tạo,

Lƣu trữ, bảo quản chứng từ kế toánKế

57

định của Nhà nƣớc. Tất cả các chứng từ kế toán đều tập trung ở Phòng Tài chính kế

toán của đơn vị. Nhìn chung, nội dung các chứng từ kế toán đƣợc lập đều rõ ràng,

đúng với từng nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Trên các chứng từ kế

toán đều ghi rõ trách nhiệm từng ngƣời có liên quan đến chứng từ nhƣ ngƣời lập,

ngƣời quản lý trực tiếp, chủ tài khoản... đảm bảo thực hiện ghi đầy đủ các yếu tố

của chứng từ, đảm bảo chứng từ có tính pháp lý cao và đúng chế độ kế toán hiện

hành và là căn cứ để tiến hành các phần hành kế toán hoặc khai báo và nhập dữ liệu

vào máy tính theo yêu cầu của phần mềm kế toán áp dụng. Ngoài ra, Bệnh viện đã

sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán, do đó phần lớn các mẫu chứng từ có sẵn

trên máy tính nhƣ Giấy rút dự toán ngân sách, Bảng thanh toán tiền lƣơng, Bảng kê

chi phí khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại trú, Báo cáo chi tiết thu viện phí ngƣời

bệnh... Nhân viên kế toán chỉ cần bổ sung vào chứng từ các thông tin cần thiết về

nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên, do hạn chế của phần mềm kế toán về giới

hạn của số ký tự mà phần diễn giải nghiệp vụ kinh tế phát sinh đôi khi kế toán phải

viết tắt hoặc quá tóm tắt nội dung nghiệp vụ dẫn đến thiếu rõ ràng trong việc phản

nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh gây khó khăn cho quá trình ghi sổ kế toán cũng

nhƣ công tác kiểm tra, thanh tra.

* Về hệ thống mẫu biểu chứng từ kế toán: thực hiện các mẫu biểu chứng từ

thuộc hệ thống chứng từ kế toán chung bắt buộc mà chế độ kế toán quy định. Việc

thực hiện phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của đơn vị thể hiện đầy

đủ ở 4 chỉ tiêu: chỉ tiêu lao động tiền lƣơng, chỉ tiêu vật tƣ, chỉ tiêu tiền tệ, chỉ tiêu

TSCĐ.

- Chứng từ lao động tiền lương/tiền công: Tại Bệnh viện Tâm thần Trung

ƣơng I, các khoản về tiền lƣơng, phụ cấp, các khoản trích theo lƣơng do bộ phận bộ

phận kế toán tính toán và chi trả. Chứng từ kế toán trong chỉ tiêu lao động tiền

lƣơng sử dụng bao gồm một số những chứng từ cơ bản nhƣ: Bảng chấm công, bảng

thanh toán tiền lƣơng, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền làm thêm

giờ, bảng chấm công trực, bảng thanh toán tiền trực, bảng thanh toán thu nhập tăng

thêm, danh sách chi lƣơng và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân, quyết

định đi công tác, giấy đi đƣờng, bảng kê thanh toán công tác phí...

- Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu tiền mặt, phiếu chi tiền mặt, séc rút tiền mặt, giấy

58

đề nghị tạm ứng, bảng kê đề nghị thanh toán, giấy đề nghị thanh toán...

+ Phiếu thu: Căn cứ vào đề nghị của các bộ phận khác kế toán lập phiếu thu

nhằm ghi nhận số tiền mặt, ngoại tệ.. thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu

tiền, ghi sổ quỹ, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan. Phiếu thu do kế toán lập

thành 2 liên, ghi đầy đủ nội dung trên phiếu và ký vào phiếu thu, sau đó chuyển cho

Kế toán trƣởng soát xét và Giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập

quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) và

Phiếu thu trƣớc khi ký và ghi rõ họ tên.

+ Phiếu chi: Xác định khoản tiền mặt thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ

quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và ghi sổ kế toán. Phiếu chi tiền là chứng từ chứng minh

các khoản chi của đơn vị cho hoạt động. Phiếu chi đƣợc lập thành 1 liên, chỉ khi đủ

chữ ký cần thiết thủ quỹ mới đƣợc xuất quỹ, sau khi nhận đủ số tiền ngƣời nhận tiền

phải ghi số tiền bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ tên vào Phiếu chi.

+ Giấy đề nghị thanh toán: Theo mẫu bắt buộc, dùng để tổng hợp các khoản

chi kèm theo chứng từ (nếu có) để làm thủ tục thanh toán.

+ Giấy đề nghị tạm ứng: Là căn cứ để xét duyệt tạm ứng làm thủ tục lập phiếu

chi và xuất quỹ cho tạm ứng.

Ngoài ra, tại Bệnh viện lập thêm Bảng tổng hợp thu chi (Đối tƣợng: nội trú,

ngoại trú), Danh sách ngƣời bệnh tạm ứng... Bảng tổng hợp số tiền tạm ứng, số tiền

thu viện phí, thanh toán ra viện của ngƣời bệnh thuận tiện trong công tác đối chiếu,

theo dõi từng khoản kinh phí thu đƣợc từ nguồn thu viện phí.

Về chứng từ điện tử, đối với các khoản thu viện phí từ khi chuyển sang giá

dịch vụ, BVTTTW1 đã sử dụng hóa đơn điện tử kết xuất trực tiếp từ phần mềm thay

thế cho hóa đơn giấy trong hoạt động cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) cho

khách hàng. Những lợi ích của hóa đơn điện tử so với hóa đơn giấy truyền thống

nhƣ: giao dịch thanh toán nhanh chóng, thuận lợi, ngƣời bệnh có thể lấy đƣợc hóa

đơn tài chính hợp pháp đúng ngày phát sinh nghiệp vụ, kể cả sau ngày phát sinh

nghiệp vụ thanh toán với Bệnh viện; giảm áp lực cho việc quản lý, lƣu trữ hóa đơn;

thuận tiện cho việc tìm kiếm, tra cứu, tránh đƣợc các rủi ro mất, cháy, hỏng hóa

đơn; thuận lợi cho việc hạch toán, kê khai, nộp thuế và tiêt kiệm chi phí in ấn, bảo

quản, lƣu trữ, gửi và tìm kiếm hóa đơn. Theo đó, Bệnh viện thực hiện xuất hóa đơn

59

viện phí cho ngƣời bệnh sau khi quy t nh khám cận lâm sàng đƣợc bắt đầu, và sau

khi điều trị và thanh toán viện phí. Riêng đối với việc sử dụng hóa đơn, chứng từ

thanh toán chi phí KCB BHYT giữa cơ quan BHYT và các cơ sở khám, chữa bệnh

BHYT, Bệnh viện thực hiện theo quy định tại văn bản số 8418/BTC-TCT. Thời

điểm lập hóa đơn, biên lai, phiếu thu là ngày, tháng hoàn thành việc quyết toán chi

phí KCB BHYT giữa cơ quan BHXH và cơ sở KCB; số tiền ghi trên hóa đơn, biên

lai, phiếu thu là số kinh phí KCB BHYT đƣợc cơ quan BHXH quyết toán.

- Chứng từ vật tư, văn phòng phẩm:

+ Chứng từ tăng vật tƣ, văn phòng phẩm: biên bản giao nhận vật tƣ, văn phòng

phẩm Phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT, biên bản thanh lý hợp đồng.

+ Chứng từ giảm vật tƣ: Giấy đề nghị cung cấp vật tƣ, văn phòng phẩm hợp

đồng kinh tế tƣ, văn phòng phẩm mà Bệnh viện Tâm thần Tw1 sử dụng là: phiếu

xuất kho, phiếu nhập xuất thẳng, bảng phân bổ CCDC, giấy báo hỏng, mất CCDC.

Tại Bệnh viện còn bổ sung thêm Phiếu lĩnh thuốc, vật tƣ... của từng khoa

phòng để theo dõi chi tiết số lƣợng thuốc và vật tƣ y tế tiêu hao của từng bộ phận,

khoa, phòng.

- Chứng từ TSCĐ:

+ Chứng từ tăng TSCĐ: Hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận TSCĐ, hóa đơn

GTGT, biên bản bàn giao và nghiệm thu TSCĐ, biên bản thanh lý hợp đồng...

+ Chứng từ giảm TSCĐ mà Bệnh viện sử dụng là: Biên bản thanh lý TSCĐ,

biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, thẻ TSCĐ và các chứng từ

liên quan khác nhƣ biên bản đề nghị thanh lý TSCĐ, biên bản hội đồng xử lý

TSCĐ, hóa đơn GTGT.

Ngoài ra, các chứng từ thu chi tiền mặt khác là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng

đến hoạt động thu, chi của Bệnh viện. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc nhƣ hóa

đơn mua hàng, phiếu nhập kho, xuất kho, biên bản giao nhận... để lập chứng từ thu

chi tiền mặt. Đối với các chứng từ thanh toán qua ngân hàng, kho bạc, đầu năm khi

kế toán nhận đƣợc quyết định giao dự toán ngân sách, kế toán căn cứ vào dự toán

đƣợc duyệt để lập kế hoạch chi tiêu trong năm. Hiện nay, tại Bệnh viện Tâm thần

Trung ƣơng I, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh hầu hết đều đƣợc thực hiện

thanh toán qua kho bạc theo quy định nhƣ các khoản thanh toán các nhân: tiền

60

lƣơng, trực, độc hại,..; các khoản thanh toán với các đơn vị cung ứng: máy móc,

trang thiết bị y tế, thuốc, máu, vật tƣ, hóa chất... Các chứng từ thanh toán bằng tiền

mặt tại đơn vị thƣờng là các nghiệp vụ nhỏ lẻ, số tiền phát sinh ít.

* Về tiếp nhận chứng từ kế toán như sau:

Tất cả các chứng từ kế toán lập ở nơi khác đều đƣợc chuyển về Phòng Tài

chính kế toán của Bệnh viện để kiểm tra và xử lý. Khi các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh, kế toán viên và kế toán trƣởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình thủ

trƣởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từ mẫu chứng từ (nếu có), phân loại, xác

định loại chứng từ, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán. Nhìn

chung công tác lập chứng từ của Bệnh viện tƣơng đối đảm bảo đúng yêu cầu của

chế độ kế toán, trung thực, đầy đủ các yếu tố theo đúng mẫu quy định về nội dung

nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, đủ chữ ký những ngƣời có liên quan đến

chứng từ nhƣ ngƣời lập, Kế toán trƣởng, Giám đốc... Các chứng từ kế toán của đơn

vị đều đƣợc lập trên máy vi tính theo Luật kế toán và chế độ kế toán, cùng các văn

bản hƣớng dẫn hiện hành, có đầy đủ tính pháp lý.

* Kiểm tra chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ kế toán:

Có thể khái quát quy trình luân chuyển chứng từ đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Sơ đồ 2.4. Quy trình luân chuyển chứng từ ở Bệnh viện Tâm thần TW1

Nguồn: Phòng Kế toán

Bệnh viện Tâm thần TW1 sử dụng phần mềm quản lý Bệnh viện để liên kết hệ

thống khám chữa bệnh phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân từ khâu khám

chữa đến khâu thanh toán. Cuối ngày, thủ quỹ tổng hợp số tiền thu viện phí theo nội

dung và mục đích sử dụng chứng từ để theo dõi trên: Bảng tổng hợp thanh toán

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Lập, tiếp nhận các chứng từ kế toán

Lƣu trữ, bảo quản và hủy các chứng từ kế toán

Kiểm tra, ký các chứng từ kế toán Phân loại, hạch toán và ghi sổ chi tiết/ tổng hợp

61

ngƣời bệnh...do các kế toán thanh toán viện phí lập. Các chứng từ này sẽ đƣợc

chuyển cho kế toán tiền mặt để kiểm soát dòng tiền mặt của Bệnh viện.

Các chứng từ kế toán tại Bệnh viện đều đƣợc kiểm tra tính rõ ràng, trung thực,

đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán, tính hợp pháp của

các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu

chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan. Kiểm tra tính chính xác của số

liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. Tuy nhiên việc kiểm tra còn theo hình thức

chiếu lệ, chƣa chặt chẽ nên không tránh khỏi thiếu sót.

Việc kiểm tra kế toán tại Bệnh viện thƣờng đƣợc thực hiện tại khâu ban đầu do

kế toán phần hành thực hiện, và tiến hành kiểm soát lại tại khâu sau do kế toán tổng

hợp, hoặc kế toán trƣởng thực hiện. Khi kiểm tra chứng từ kế toán, nếu kế toán phát

hiện hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính

của Nhà nƣớc, phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho...) đồng thời

báo cáo ngay cho Thủ trƣởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện

hành. Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số

không rõ ràng thì ngƣời chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu

làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ. Hiện nay Bệnh viện

Tâm thần Trung ƣơng 1 đã ứng dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán, do đó

phần lớn các mẫu chứng từ có sẵn. Nhân viên kế toán chỉ cần bổ sung vào chứng từ

các công tác cần thiết về nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

* Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán: Các chứng từ kế toán của các Bệnh viện

phân thành 2 loại: Chứng từ gốc (chứng từ ban đầu) và chứng từ tổng hợp (chứng từ

trung gian).

Các chứng từ kế toán bao gồm các chứng từ mua sắm TSCĐ, thanh toán

lƣơng, thuốc, vật tƣ y tế, hóa chất...các chứng từ phản ánh việc ghi nhận các hoạt

động thu viện phí: thu viện phí BHYT, thu viện phí KCB dịch vụ...

Lưu trữ và bảo quản chứng từ: Các chứng từ kế toán đƣợc lƣu trữ, bảo quản

theo đúng nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ: Tối thiểu

là 5 năm đối với chứng từ kế toán không trực tiếp để ghi sổ và lập báo cáo tài chính

nhƣ phiếu xuất kho, nhập kho, phiếu thu, phiếu chi không lƣu trong tập tài liệu kế

62

toán của bộ phận kế toán, Tài liệu kế toán dung cho quản lý điều hành của đơn vị kế

toán không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính...; Tối thiểu là 10 năm

đối với chứng từ trực tiếp để ghi sổ lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng

hợp chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, tài liệu kế toán và báo cáo quyết

toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành của Ban quản lý dự án... Tuy nhiên, Bệnh viện

không thực hiện tiêu hủy chứng từ nên lƣợng chứng từ lƣu trữ rất nhiều.

Việc lƣu trữ, bảo quản chứng từ kế toán của Bệnh viện do phòng Tài chính -

kế toán đảm nhận. Hiện nay, Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I có kho lƣu trữ bảo

quản chứng từ đảm bảo đúng quy định về lƣu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

2.2.2.2. Tổ chức xử lý thông tin kế toán

* Tổ chức xử lý thông tin kế toán qua hệ thống TKKT

Về xây dựng danh mục hệ thống tài khoản kế toán

Bảng 2.1. Chi tiết một số tài khoản trọng yếu tại Bệnh viện

Tài khoản Nội dung chi tiết

TK 112 - TGNH Mở chi tiết theo từng tài khoản của đơn vị -11211 Tiền gửi nguồn NSNN cấp và thu hoạt động khác đƣợc để lại; -11212 Tiền gửi viện trợ, vay nợ nƣớc ngoài;-11214

Tiền gửi thu phí,lệ phí; -11218 Tiền gửi đầu tƣ xây dựng cơ bản; -11219 Tiền gửi khác

TK 152 - Nguyên

liệu, vật liệu

Mở chi tiết thành 03 tài khoản cấp 2 và trong mỗi nhóm lại chia theo tài khoản chi tiết cấp 3, nhƣ: 1522 nhóm vật tƣ liên quan đến thuốc - dƣợc liệu - dịch truyền - hóa chất (tài khoản cấp 3 gồm: 15221 thuốc, dƣợc liệu – 15223 dịch truyền – 15224 phim

– 15225 hóa chất – máu), 1523 nhóm vật tƣ văn phòng phẩm (- 15231 giấy tờ in;- 15232 văn phòng phẩm), 1525 vật liệu khác( - 15251 kho thực phẩm, -15252 kho HCQT, 15253 kho VTYT

TK 1318 - phải thu khác

Mở chi tiết theo từng đối tƣợng nhƣ: 13181 tạm thu BHYT, 13182 tạm thu viện phí nội trú,

Tk 511 Thu hoạt động do NSNN cấp

- Mở chi tiết tk cấp 2theo hƣớng dẫn thông tƣ 107

63

TK 531 - Doanh

thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

- Không mở chi tiết các Tk cấp 2 theo các nhóm thu dịch vụ y tế: KCB BHYT, KCB không BHYT, nhóm thu dịch vụ khác: trông xe, dịch vụ đào tạo, nhà thuốc BV, dịch vụ khác…

Tk 611- Chi phí

hoạt động

Mở chi tiết cấp 2 theo hƣớng dẫn Thông tƣ 107/2017/TT-BTC

và chi tiết các tài khoản cấp 3 theo từng hoạt động tƣơng ứng.

TK 642- Chi phí

quản lý của hoạt độngSXKD,dịch vụ

Mở chi tiết cấp 2 theo hƣớng dẫn của Thông tƣ 107/2017/TT-

BTC và chi tiết tài khoản cấp 3 theo từng hoạt động tƣơng ứng.

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán

Căn cứ vào hệ thống tài khoản đƣợc quy định tại chế độ kế toán HCSN ban

hành theo TT 107/TT-BTC, Bệnh viện xây dựng hệ thống tài khoản cho đơn vị.

Xuất phát từ đặc điểm hoạt động, Bệnh viện xác định số lƣợng tài khoản cấp 1, cấp

2, cấp 3 mà đơn vị mình sẽ sử dụng. Sau đó kế toán trƣởng mở bổ sung các tài

khoản cần thiết để theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có những quy

định cụ thể về phƣơng pháp ghi chép của mỗi tài khoản cụ thể trên cơ sở vận dụng

hợp lý chế độ kế toán hiện hành và không vi phạm các chính sách chế độ kinh tế tài

chính liên quan.

Hiện tại bệnh viện đang sử dụng 29 tài khoản cấp 1 trong bảng cân đối tài

khoản và 1 tài khoản cấp 1 ngoài bảng cân đối tài khoản. Trên cơ sở xác định các tài

khoản cấp 1, đơn vị đã tổ chức chi tiết các tài khoản cấp 2, cấp 3 và cấp 4 cho một

số tài khoản chính sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý và ghi sổ kế toán.

Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I hiện đang áp dụng TKKT theo Thông tƣ

107/2017/TT- BTC, hệ thống tài khoản kế toán tổng hợp tại Bệnh viện đƣợc chia

làm 9 loại tài khoản trong bảng và 01 loại tài khoản ngoài bảng theo đúng hƣớng

dẫn của thông tƣ mới. Đối với hệ thống tài khoản chi tiết, Bảng 2.1. là chi tiết

một số tài khoản trọng yếu tại Bệnh viện.

Về xác định nội dung phản ánh của tài khoản kế toán và phương pháp hạch

toán một số nghiệp vụ trọng yếu tại Bệnh viện

Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán đã đƣợc ban hành thống nhất và có hƣớng

64

dẫn cụ thể về nội dung ghi chép, phản ánh trên từng tài khoản, Bệnh viện vận dụng để

thực hiện ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên sổ kế toán

theo quy định. Nội dung dƣới đây, tác giả chỉ xin đi sâu vào phƣơng pháp hạch toán

của một số nghiệp vụ trọng yếu mang tính đặc thù tại Bệnh viện.

Xử lý thông tin kế toán trong phần hành kế toán nguyên liệu, vật liệu và

công cụ, dụng cụ - quy trình hạch toán nhập - xuất thuốc và vật tƣ y tế

Việc xử lý thông tin kế toán trong chu trình cung ứng đƣợc phối hợp chặt chẽ

giữa các bộ phận: kế toán - bộ phận quản lý vật tƣ và bộ phận quản lý dƣợc dƣới sự

hỗ trợ của hệ thống phần mềm, đặc biệt là phần mềm quản lý dƣợc.

Hiện nay hệ thống phần mềm quản lý dƣợc và vật tƣ chƣa đƣợc kết nối với

phần mềm kế toán tại Bệnh viện, nên việc nhập - xuất kho thuốc… đều do kế toán

viên nhập trực tiếp vào phần mềm. Việc nhập kho thuốc đƣợc Bệnh viện thực hiện

theo thời điểm thực tế phát sinh. Bởi vậy, với đặc thù về sự đa dạng cả về số lƣợng

lẫn chủng loại nguyên liệu, vật liệu tại Bệnh viện, thì việc kế toán nhập kho thủ

công nhƣ hiện nay quả thực là một vấn đề.

Xử lý thông tin kế toán trong phần hành kế toán viện phí và BHYT, Kế toán

thu viện phí và BHYT

Ở Bệnh viện, thu viện phí và kế toán thu viện phí và những nghiệp vụ xoay

quanh hoạt động này là nghiệp vụ trọng yếu của công tác kế toán. Theo quy trình tổ

chức thu viện phí tại Bệnh viện thực hiện tập trung tại quầy thu viện phí trung tâm

với bàn thu viện phí theo đối tƣợng khám chữa bệnh BHYT, khám chữa bệnh thông

thƣờng chung cho tất cả các khoa.

Về hạch toán khoản thu viện phí do người bệnh chi trả (bao gồm dịch vụ KCB

BHYT đồng chi trả, KCB không BHYT):

Khi phát sinh một yêu cầu khám cận lâm sàng sau khi khám lâm sàng, ngƣời

bệnh mang chỉ định khám đến quầy thu viện phí. Kế toán viện phí xuất hóa đơn bán

hàng và chuyển sang thủ quỹ để thu tiền ngay cho từng trƣờng hợp. Cuối ngày kế

toán viện phí lập bảng kê hóa đơn bán hàng sử dụng trong ngày, đối chiếu với thủ

quỹ thu và nộp lại cho kế toán hạch toán tiền mặt để lập 1 phiếu thu tƣơng ứng với

tổng số tiền thu viện phí sau đó nhập liệu vào phần mềm máy tính và ghi sổ.

Tình huống 1 : Ngày 31/10/2019, thu tiền viện phí khám chữa bệnh (KCB)

65

Nợ TK 111 - Tiền mặt nguồn kinh phí khác: 1.896.000 đ

Nợ TK 13181- Tạm thu của ngƣời bệnh: 3.336.000

Có TK 531 - Thu KCB: 5.232.000 đ

- Trường hợp người bệnh nhập viện nội trú

Ngƣời bệnh vào khám ở Bệnh viện phải ký quỹ tại điểm thu viện phí. Đây là

nghiệp vụ thƣờng xuyên phát sinh tại các Bệnh viện. Ở thời điểm trƣớc năm 2018, đối

với những nghiệp vụ này, Bệnh viện mở chi tiết tài khoản cấp 2 của tài khoản 331: TK

3318 - Phải trả tiền gửi viện phí ngƣời bệnh để theo dõi hay tài khoản cấp 3 - 33181 -

tiền tạm gửi của ngƣời bệnh không có BHYT, 33182- Tiền tạm gửi của ngƣời bệnh có

BHYT, kế toán thu tiền mặt hạch toán:

- Nợ TK 1111: Tiền mặt

- Có TK 33181/33182: Phải trả tiền gửi viện phí ngƣời bệnh

Bởi đây là khoản nhận trƣớc của khách hàng, nên việc ghi bên Có TK phải trả

khách hàng chƣa thực sự đúng với bản chất nghiệp vụ, với Thông tƣ 107/2017/TT-

BTC đã hƣớng dẫn nội dung phản ánh TK 1313 - “Nhận trƣớc tiền của khách hàng

theo hợp đồng (hoặc cam kết) bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ; nhận trƣớc tiền của

ngƣời bệnh khi vào viện...”, Tuy nhiên Bệnh viện điều chỉnh việc hạch toán nghiệp vụ

này về theo TK 13181, 13182

Khi thu tạm ứng của ngƣời bệnh nội trú, kế toán viết phiếu thu.Cuối ngày, các

kế toán thu viện phí tại quầy lên báo cáo chi tiết tạm ứng , lập bảng kê thu tạm ứng

viện phí, đối chiếu với thủ quỹ thu, chuyển lên kế toán hạch toán tiền mặt tại phòng

kế toán. Theo đó, kế toán tiền mặt lập một phiếu thu, nhập liệu vào phần mềm máy

tính và thực hiện thao tác in Chứng từ ghi sổ và hạch toán:

Nợ TK 111 - Tiền mặt nguồn kinh phí khác

Có TK 13181/13182 - Tạm thu viện phí nội trú

Khi ngƣời bệnh làm thủ tục ra viện và thanh toán chi phí điều trị nội trú, từ bảng

kê chi phí điều trị nội trú tổng hợp và phiếu thu tạm ứng vào viện, kế toán thu viện phí

tại quầy xuất hóa đơn bán hàng, phiếu chi giao cho thủ quỹ để thanh toán với ngƣời

bệnh và thu tiền/ trả lại tiền nếu có phát sinh chênh lệch thiếu/thừa so với khoản ngƣời

bệnh đã tạm ứng. Cuối ngày, kế toán thu viện phí tại quầy lập bảng kê thanh toán

ngƣời bệnh nội trú, bảng tổng hợp số thu thanh toán chi phí khám chữa bệnh với

66

ngƣời bệnh; bảng tổng hợp hóa đơn thu tiền nội trú và bảng tổng hợp chi tạm giữ viện

phí chuyển lên kế toán tiền mặt.

+ Kế toán lập phiếu chi tƣơng ứng với giá trị trên bảng tổng hợp chi tạm giữ

viện phí, nhập liệu vào phần mềm và in chứng từ ghi sổ:

Nợ TK 13181/13182 - Tạm thu viện phí nội trú

Có TK 111 - Tiền mặt

+ Căn cứ bảng tổng hợp bảng tổng hợp hóa đơn thu tiền nội trú, Kế toán nhập

liệu và in chứng từ ghi sổ:

Nợ TK 13181/13182 - Tạm thu viện phí nội trú

Có TK 531 - Thu KCB không BHYT, Phần thu trực tiếp từ BHYT cùng chi trả

do ngƣời bệnh trả

Về hạch toán khoản thu viện phí do BHYT chi trả: Bệnh viện Tâm thần Trung

ƣơng 1 ghi nhận doanh thu KCB BHYT vào thời điểm quyết toán chi phí KCB, căn cứ

số liệu trên biên bản quyết toán chi phi KCB giữa cơ quan BHXH và Bệnh viện. Khi

đó kế toán xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu đối với số đã đƣợc quyết toán.

Về thực trạng ghi nhận chi phí liên quan đến hoạt động khám, chữa bệnh: Theo

quy định, tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ dở dang.

Tại Bệnh viện phản ánh các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động

khám chữa bệnh nhƣ: chi phí vật tƣ, bông băng, cồn gạc, văn phòng phẩm, công cụ

dụng cụ, điện, nƣớc, nguyên liệu, vật liệu và các chi phí khác phục vụ trực tiếp hoạt

động khám chữa bệnh. Tài khoản 642 - Chi phí quản lý phục vụ các phòng, ban, trung

tâm của bộ phận quản lý của đơn vị gồm: chi phí vật tƣ, văn phòng phẩm, công cụ,

dụng cụ, điện, nƣớc, chi phí quảng bá dịch vụ KCB và các chi phí khác phục vụ công

tác quản lý chung của đơn vị. Xử lý thông tin kế toán trong phần hành kế toán TSCĐ - thực trạng ghi nhận

hao mòn và trích khấu hao TSCĐ

Thời điểm hiện tại, Bệnh viện hiện vẫn đang đƣợc xếp vào loại hình đơn vị tự

chủ đƣợc nhà nƣớc bảo đảm chi thƣờng xuyên, giá dịch vụ y tế chƣa tính đủ 7 yếu

tố hình thành giá, vậy nên, Bệnh viện hiện vẫn đang tính hao mòn đối với những

TSCĐ có nguồn gốc từ NSNN và trích khấu hao đối với những TSCĐ sử dụng cho

hoạt động hoạt động khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, phần lớn đều thực hiện khấu hao

đối với tất cả các TSCĐ tham gia vào các hoạt động này theo tiêu chuẩn ghi nhận

67

TSCĐ: “Từ 10 triệu đồng trở lên” ở Thông tƣ 45/2018/TT-BTC.

Xử lý thông tin kế toán trong phần hành kế toán lương và chi trả thu nhập

tăng thêm

Bệnh viện Tâm thần TW 1 là Bệnh viện công lập, nên cơ chế chi trả lƣơng cho cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng đều đƣợc thực hiện theo hệ thống thang

bảng lƣơng do Nhà nƣớc quy định. Theo khảo sát, về tiền lƣơng hàng tháng, căn cứ

vào vị trí việc làm, loại cán bộ, chức vụ và mã ngạch, bậc để xác định các hệ số

lƣơng, hệ số phụ cấp để tính ra đƣợc tổng mức lƣơng. Đồng thời, đối với khoản thu

nhập tăng thêm, Bệnh viện phân phối theo đánh giá hiệu quả công việc (xếp loại

dựa trên mức độ hoàn thành công việc).

* Tổ chức xử lý thông tin kế toán qua hệ thống sổ kế toán

Hệ thống sổ kế toán tại Bệnh viện bao gồm các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế

toán chi tiết, hàng kỳ đƣợc kết xuất từ chƣơng trình phần mềm kế toán tổng hợp

DAS. Hệ thống sổ hiện nay tại đơn vị đƣợc thiết kế theo hình thức chứng từ ghi sổ

bao gồm chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ quỹ tiền mặt, sổ tài sản cố định, sổ chi tiết các

tài khoản, sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí, sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí,

sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của kho bạc, sổ tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc. Nhƣ vậy, thực tế tại đơn vị, mặc dù áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ trên cơ sở sử dụng

phần mềm, nhƣng hiện tại đơn vị không in sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mà chỉ lƣu chứng từ theo thời gian dƣới hình thức từng tệp, trong đó bao gồm các chứng từ gốc

và chứng từ ghi sổ đi kèm. Hàng ngày, căn cứ vào nội dung kinh tế đƣợc định khoản trên các chứng từ

đã đƣợc kiểm tra, ký duyệt kế toán nhập dữ liệu vào máy theo các thông tin đƣợc

thiết kế sẵn của phần mềm kế toán (TK ghi Nợ 66121; TK ghi Có 1111, 312, 112,

4312…; Mục lục ngân sách, mục, tiểu mục; Mã chƣơng trình; Mã đối tƣợng…). Dữ

liệu sẽ đƣợc tự động chuyển đến các sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp có liên quan.

Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập các báo cáo tài chính theo

quy định. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết đƣợc thực hiện tự

động, luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo đúng các thông tin đã đƣợc nhập

trong kỳ.

Các sổ kế toán đƣợc thiết kế bằng máy tính có sự trợ giúp của phần mềm kế

toán DAS nên các loại sổ luôn đƣợc cập nhật theo đúng quy định của nhà nƣớc và

68

vẫn đảm bảo đƣợc nội dung đã đƣợc quy định. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn thiếu một

số mẫu sổ theo quy định nhƣ: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ chi tiết nguyên liệu,

vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu S22- H); Sổ theo dõi tạm ứng

kinh phí của Kho bạc (Mẫu S72- H); Sổ chi tiết doanh thu đối với đơn vị có hoạt

động sản xuất kinh doanh, dịch vụ (S51-H). Sổ tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản

cố định, Sổ kho chƣa phản ánh chi tiết tình hình luân chuyển giữa các khoa vì vậy

tổng hợp thì vẫn thể hiện đúng nhƣng từng sổ chi tiết thì chƣa đúng.

Ngoài ra, việc thiết kế các mẫu sổ mà đặc biệt là sổ chi tiết chi phí khám chữa

bệnh có ý nghĩa rất lớn đối với tổ chức kế toán tại Bệnh viện. Bởi lẽ thực tế tại

Bệnh viện, đi kèm với việc điều trị cho ngƣời bệnh là phát sinh rất nhiều các khoản

chi phí khác nhau nhƣ chi phí về thuốc, dịch truyền, nên đi kèm với Phiếu thanh

toán ra viện của ngƣời bệnh là Bảng kê chi phí điều trị. Trong trƣờng hợp ngƣời

bệnh thuộc diện đƣợc BHYT chi trả một phần chi phí thì lại càng khó khăn hơn.

Đơn giản vì nếu Bệnh viện không tổ chức hạch toán thật chi tiết, khả năng cơ quan

Bảo Hiểm Xã Hội tƣ chối thanh toán là rất cao. Lúc đó, khoản chi phí này lại là

“gánh nặng” đối với Bệnh viện và việc xác định nguyên nhân để quy trách nhiệm

cũng gây ra những khó khăn trong nội bộ đơn vị. Để việc hạch toán các khoản chi

phí này đƣợc tốt thì trách nhiệm công việc của kế toán chi tiết là rất lớn. Mỗi ngƣời

từ thu ngân chịu trách nhiệm thanh toán cho từng ngƣời bệnh ra viện ngoài việc

thanh toán đúng đủ cho ngƣời bệnh thì cần phải phân loại đối tƣợng ngƣời bệnh

ngay từ khâu lập chứng từ này. Hiện nay do trình độ của kế toán viên còn non, yếu

hơn nữa lƣợng ngƣời bệnh thanh toán hàng ngày là rất lớn, bệnh viện lại triển khai

thêm nhiều dịch vụ kĩ thuật mới nên việc đi chi tiết từng hoạt động dịch vụ sẽ gặp

khó khăn. Mặc dù đã có phần mềm quản lý thu chi viện phí riêng nhƣng cũng

không thể tránh khỏi những sai sót phải làm thủ công.

Quan trọng hơn là phần việc ở nhân viên kế toán phần hành với việc hoàn

thiện các mẫu sổ chi tiết đáp ứng nhu cầu quyết toán với cơ quan bảo hiểm.

Nhƣ đã trình bày trong phần tổ chức vận dụng chứng từ kế toán, kế toán

BHYT sau khi tiếp nhận chứng từ tập hợp lƣu chứng từ theo từng ngƣời bệnh, đối

chiếu với phần mềm kế toán quản lý khám chữa bệnh lên báo cáo tổng hợp gửi đến

cơ quan BHYT đề nghị thanh toán theo quý và xử lý chênh lệch phát sinh nếu có và

69

chuyển báo cáo cho kế toán tổng hợp để hạch toán ghi sổ.

Đối với các ngƣời bệnh BHYT, kế toán mở sổ chi tiết theo chính sách hƣởng

bảo hiểm của đối tƣợng, nhƣ thế sẽ có 3 sổ chi tiết tƣơng ứng cho đối tƣợng ngƣời

bệnh KCB ban đầu, ngƣời bệnh nội tỉnh đến và ngƣời bệnh ngoại tỉnh đến. Chi tiết các

sổ là ngƣời bệnh đúng tuyến và ngƣời bệnh trái tuyến. Sổ chia làm nhiều cột, bao gồm

các thông tin liên quan đến thông tin ngƣời bệnh, số thẻ BHYT, nơi cấp thẻ, các chi

phí khám chữa bệnh phát sinh trong đó thể hiện số tiền ngƣời bệnh đã chi trả và số

tiền đơn vị đề nghị cơ quan BHYT thanh toán.

Đối với ngƣời bệnh không BHYT, kế toán mở sổ chi tiết theo dõi chung và

nhiều cột theo từng dịch vụ kĩ thuật phát sinh.

Nhìn chung, việc sử dụng các loại sổ, xây dựng kết cấu các loại sổ, quan hệ đối

chiếu kiểm tra, trình tự, phƣơng pháp ghi chép các loại sổ kế toán tại Bệnh viện đã

tuân thủ chế độ và quy định của Nhà nƣớc. Việc vận dụng sổ kế toán đảm bảo cung

cấp thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý. Bệnh viện đã ghi sổ kế toán bằng

máy theo phần mềm…, hầu hết các loại sổ sách đều đƣợc thực hiện qua phần mềm, vì

thế qua việc nhập số liệu từ chứng từ gốc, máy vi tính sẽ tự kết xuất số liệu vào các sổ

có liên quan, do đó giảm nhẹ đƣợc khối lƣợng cho nhân viên kế toán, khi cần có thể in

sổ sách rất dễ dàng, thuận lợi. Tuy nhiên, thực tế đơn vị vẫn còn thiếu một số mẫu sổ

theo quy định.

Nhƣ bảng tính lƣơng, bảng thanh toán tiền trực, thanh toán văn phòng phẩm, bồi

dƣỡng bằng hiện vật, đơn vị vẫn đang phải tƣ lập bảng tính trên Excel. Với số lƣợng

nhân viên là hơn 500 con ngƣời thì việc nhầm lẫn là không thể tránh khỏi.

Xây dựng quy trình mở sổ, ghi chép và khóa sổ kế toán

Bệnh viện thực hiện việc ghi chép trên sổ kế toán qua phần mềm kế toán DAS.

Việc xây dựng, thiết kế quy trình ghi chép trên sổ kế toán đƣợc thực hiện theo chƣơng

trình phần mềm kế toán do đơn vị đặt hàng.

Đối với hệ thống sổ chi tiết, mặc dù đối tƣợng theo dõi chi tiết khác nhau nhƣng

phần lớn theo một mẫu thiết kế chung. Bên cạnh đó, để theo dõi chi tiết số dự toán

đƣợc giao và tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng dự toán của Bệnh viện từ nguồn

NSNN và các nguồn khác, kế toán mở “sổ chi tiết theo dõi dự toán từ nguồn NSNN

trong nƣớc”; “sổ theo dõi nguồn viện trợ”; “sổ theo dõi nguồn vay nợ nƣớc ngoài”; “sổ

70

theo dõi kinh phí NSNN cấp bằng lệnh chi tiền” và “sổ theo dõi nguồn phí đƣợc khấu

trừ, để lại”.

Bảo quản và lƣu trữ sổ kế toán

Bệnh viện thực hiện ghi sổ trên máy vi tính, nên tại bộ phận trực tiếp ghi sổ, tất cả

các sổ kế toán đƣợc lƣu trữ trên máy vi tính và chịu trách nhiệm chính bởi ngƣời trực

tiếp ghi sổ. Kết thúc một niên độ kế toán, sổ kế toán đƣợc in ra, sắp xếp và bảo quản

tại bộ phận lƣu trữ cùng với chứng từ kế toán.

Nội dung minh họa một số sổ kế toán thực tế tại Bệnh viện liên quan đến các tình

huống đề cập ở nội dung trên đƣợc trình bày tại (Phụ lục số 1).

2.2.2.3. Thực trạng tổ chức cung cấp thông tin

Mục đích cuối cùng của kế toán là cung cấp thông tin cho các đối tƣợng sử

dụng. Thông tin trên báo cáo kế toán phải đƣợc cung cấp cho đối tƣợng sử dụng một

cách đầy đủ và kịp thời. Bệnh viện Tâm thần TW1 nộp báo cáo tổng hợp hàng năm

cho các cơ quan chủ quản là Bộ Y tế vào tháng tƣ hàng năm, nhƣng BCTC, BCQT

thƣờng nộp muộn hơn so với thời gian quy định. Bệnh viện nộp báo cáo để các cơ

quan chủ quản thực hiện trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt các báo cáo quyết toán.

Kho bạc Nhà nƣớc nơi các Bệnh viện này giao dịch phối hợp kiểm tra đối chiếu,

điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi NSNN và các hoạt động nghiệp vụ

chuyên môn của đơn vị.

Theo quy định, Giám đốc Bệnh viện là ngƣời chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc

cơ quan chủ quản về quản lý tài chính trong đơn vị về các nguồn thu cũng nhƣ các

khoản chi của Bệnh viện và phòng tài chính kế toán là bộ phận nghiệp vụ quan

trọng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện.

Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và cơ quan tài chính

cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán tại Bệnh viện bao gồm việc lập và

thực hiện dự toán thu - chi ngân sách, cấp phát và quản lý tài sản vật tƣ, tổ chức và

thực hiện các nghiệp vụ kế toán, báo cáo quyết toán và kiểm kê tài sản cũng nhƣ

phân tích hoạt động kinh tế tài chính của Bệnh viện. Hiện nay hệ thống báo cáo kế

toán tại đơn vị bao gồm:

Comment [VKA1]: Bổ sung CTGS, Sổ Cái, S ổ chi

tiết

71

Bảng 2.2: Danh mục một số báo cáo kế toán đang sử dụng tại bệnh viện

(Phụ lục 2)

TÊN BÁO CÁO

Bảng cân đối số phát sinh Mẫu số S05-H

Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01/BCTC

Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động Mẫu số B01/BCQT

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Mẫu B03a/BCTC

Thuyết minh báo cáo quyết toán Mẫu số B03/BCQT

Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B04/BCTC

Nguồn: Phòng Kế toán

Theo quan sát của tác giả thì hệ thống chỉ tiêu BCTC, BCQT ngân sách của

Bệnh viện phù hợp và thống nhất với các chỉ tiêu dự toán năm tài chính và mục lục

ngân sách, đảm bảo có thể so sánh đƣợc giữa số hiện thực với số dự toán giữa các

kỳ kế toán với nhau. Và có giải trình trong Thuyết minh báo cáo tài chính. Phƣơng

pháp lập các chỉ tiêu trong BCTC, BCQT ngân sách thực hiện thống nhất với các

chỉ tiêu dự toán năm tài chính và mục lục ngân sách, đảm bảo có thể so sánh đƣợc

giữa số hiện thực với số dự toán giữa các kỳ kế toán với nhau, tạo điều kiện cho

việc kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách và tình hình

sử dụng các nguồn thu của Bệnh viện. Tuy nhiên Giải trình trong Thuyết minh

BCTC, BCQT các chỉ tiêu còn sơ sài, chƣa rõ ràng, chƣa chi tiết, chƣa nêu rõ đƣợc

khó khăn và tồn tại cũng nhƣ những mặt tích cực của Bệnh viện.

2.2.3. Thực trạng tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Để đảm bảo cho tổ chức kế toán tại Bệnh viện hoạt động có hiệu quả thực hiện

theo đúng các quy định chế độ tài chính, kế toán, sớm phát hiện và ngăn chặn kịp

thời những thiếu sót và hạn chế trong tổ chức kế toán đòi hỏi phải tiến hành tổ chức

kiểm tra kế toán. Qua tìm hiểu tại Bệnh viện, việc kiểm tra nội bộ đƣợc khái quát

nhƣ sau:

* Bộ phận kiểm tra kế toán

Tổ chức kiểm tra kế toán trong Bệnh viện bao gồm công việc tự kiểm tra trong

nội bộ bộ máy kế toán và công việc kiểm tra từ bên ngoài của các cơ quan chức

năng có liên quan. Hiện nay Bệnh viện Tâm thần TW1 chƣa có Bộ phận kiểm soát

nội bộ, công tác kiểm tra chứng từ kế toán thƣờng đƣợc thực hiện trực tiếp bởi bộ

72

phận kế toán sử dụng chứng từ để ghi sổ và đơn vị kiểm toán đối với các chứng từ

đã thực hiện việc ghi sổ kế toán. Việc kiểm tra nội bộ thực hiện ở khâu đầu chƣa

đƣợc chặt chẽ, không tránh khỏi nhầm lẫn, sai sót. Nội dung kiểm tra kế toán:

- Kiểm tra việc thực hiện ghi chép, tính hợp pháp, hợp lệ phản ánh trên các

chứng từ kế toán, trên các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, BCTC và việc chấp hành các

chính sách, chế độ và các quy định hiện hành của Bệnh viện.

- Kiểm tra, đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết trong quá trình

tổng hợp số liệu, thông tin kế toán. Trong mỗi phần hành công việc, kế toán viên

trực tiếp kiểm tra các chứng từ kế toán trƣớc khi thực hiện các bƣớc tiếp theo của

quy trình luân chuyển chứng từ kế toán, sau đó thực hiện kiểm tra việc ghi sổ kế

toán chi tiết mình quản lý.

- Kiểm tra việc tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, luân chuyển và xử lý chứng

từ, vận dụng hệ thống tài khoản và hình thức kế toán thích hợp; Kiểm tra việc cơ

cấu tổ chức bộ máy kế toán, bố trí nhân sự, phân công nhiệm vụ, trang bị phƣơng

tiện kỹ thuật cho công tác kế toán và tình hình lƣu trữ, bảo quản tài liệu kế toán.

- Báo cáo về kết quả công tác kiểm tra trong năm và tình hình khắc phục các

nội dung đã đƣợc phát hiện các lần kiểm tra của kỳ trƣớc nhƣ thế nào.

- Kiểm tra việc trích lập quỹ lƣơng, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,

bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản trích nộp khác có theo quy

định hiện hành không.

- Quỹ tiền mặt, tiền gửi cần kiểm tra số lƣợng tiền mặt thực có trong quỹ với

số lƣợng trong sổ sách. Số dƣ tiền gửi tại Kho bạc, Ngân hàng cần phải đối chiếu số

liệu giữa số dƣ ở Kho bạc Nhà nƣớc, Ngân hàng với số liệu trên sổ sách.

* Hình thức kiểm tra công tác kế toán

Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra hàng năm theo kế hoạch toàn bộ các nội dung của

kiểm tra kế toán - tài chính hoặc kiểm tra theo chuyên đề.

Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra mang tính sự vụ hay làm rõ từng một nội dung cụ

thể nào đó theo yêu cầu của Lãnh đạo Bệnh viện.

* Phương pháp kiểm tra

Hiện tại Bệnh viện áp dụng phƣơng pháp kiểm tra từ chứng từ đến báo cáo và

phƣơng pháp đối chiếu số liệu giữa chứng từ, sổ sách với BCTC kế toán, giữa số

73

liệu sổ kế toán tổng hợp với số liệu của các sổ kế toán chi tiết, giữa số liệu kế toán

trên sổ kế toán với số liệu thực tế kiểm kê.

Tuy nhiên công tác kiểm tra kế toán của Bệnh viện thƣờng đƣợc tiến hành

trƣớc khi lập báo cáo, nên không kịp thời phát hiện ra sai sót dẫn đến cuối năm phải

thực hiện nhiều bút toán điều chỉnh. Hơn nữa, trình độ kiểm tra còn hạn chế, công

tác kiểm tra nội bộ không thƣờng xuyên nên không kịp thời phát hiện đƣợc tính

không hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán. Công việc tự kiểm tra tại đơn vị chủ

yếu dƣới sự ch đạo của thủ trƣởng đơn vị, ban thanh tra nhân dân.

Công tác kiểm tra khác đƣợc tiến hành bởi các cơ quan có thẩm quyền ngoài

Bệnh viện thực hiện theo các quyết định kiểm tra, kiểm toán và thƣờng đƣợc thực

hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nƣớc, Bộ Y tế.... Công tác kiểm tra đƣợc tiến hành

theo năm, tùy theo quyết định của cơ quan quản lý. Nội dung kiểm tra tập trung chủ

yếu ở việc chấp hành các quy định của Chế độ Kế toán, Luật Ngân sách nhà nƣớc

về các chế độ về quản lý kinh phí, đề tài, dự án, các nguồn thu sự nghiệp...ở nội

dung của các chứng từ kế toán, phƣơng pháp kế toán, việc ghi sổ kế toán và lập

BCTC, việc chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ tài chính kế toán.

Ngoài ra, cơ quan BHXH cùng phối hợp với Bệnh viện tiến hành thẩm định chi phí

KCB hàng tháng cho các đối tƣợng khám chữa bệnh có thẻ BHYT.

2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I 2.3.1. Kết quả đạt được

Qua những năm thực hiện đổi mới cơ chế tài chính, Bệnh viện Tâm thần

Trung ƣơng I đã từng bƣớc thức hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số

43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 và đƣợc thay thế bằng nghị định số 16/2015/ NĐ-

CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ và Bộ Tài chính. Về tổ chức kế toán đã đảm

bảo sự hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của đơn vị. Bệnh viện đã sử dụng

nguồn ngân sách nhà nƣớc và các nguồn thu sự nghiệp tiết kiệm, chủ động trong

phân bổ tài chính. Bƣớc đầu tạo ra sự thay đổi đáng kể trong nhận thức, qua đó tính

tự chủ của Bệnh viện trong việc đƣa ra quyết định, trong đó có các quyết định tài

chính mang tính chất chủ động và sát với thực tiễn. Cùng với đó là quyền hạn và là

trách nhiệm của Lãnh đạo Bệnh viện cũng đƣợc nâng lên. Cụ thể:

Thứ nhất, về bộ máy kế toán tại Bệnh viện là hình thức tập trung, phù hợp

74

với quy mô, đặc điểm hoạt động hiện nay của đơn vị. Bộ máy kế toán có sự phân

công công việc rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ trách nhiệm của từng cán bộ làm kế toán và

mối quan hệ giữa các cán bộ kế toán, giữa phòng kế toán với các bộ phận chức năng

khác. Nhân sự trong bộ máy kế toán đƣợc bố trí phù hợp với năng lực và trình độ

chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công tác kế toan tại Bệnh viện có

hiệu quả. Số lƣợng lao động kế toán nhìn chung đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc

hiện tại. Bệnh viện Tâm thần TW1 đã tạo điều kiện cho nhân viên kế toán đƣợc học

tập, nâng cao trình độ, thích nghi với những thay đổi trong cơ chế quản lý tài chính

và chế độ kế toán.

Thứ hai, về tổ chức công tác kế toán

+ Đối với tổ chức thu thập thông tin kế toán: Bệnh viện đã thực hiện khá

tốt việc tổ chức thu nhận thông tin qua hệ thống chứng từ kế toán, cụ thể, việc lập

chứng từ, kiểm tra và luân chuyển chứng từ đƣợc thực hiện theo đúng chế độ chứng

từ kế toán theo quy định hiện hành. Trong công tác lập chứng từ kế toán, phần lớn

biểu mẫu chứng từ kế toán đã đƣợc sử dụng theo đúng quy định trong chế độ kế

toán hiện hành, theo hƣớng dẫn chung của Bộ Y tế đối với những chứng từ liên quan

đến chuyên môn nghiệp vụ (Luật KCB và văn bản hƣớng dẫn Luật KCB), và theo sự

hƣớng dẫn của cơ quan BHXH đối với những thanh quyết toán BHYT với cơ quan

này. Đồng thời, Bệnh viện Tâm thần TW1 cũng đã xây dựng, thiết kế đƣợc hệ thống

biểu mẫu chứng từ tƣơng đối đầy đủ và đồng bộ, cải tiến và bổ sung những chứng từ

cần thiết phù hợp với đặc thù của Bệnh viện để phục vụ và đáp ứng nhu cầu quản lý.

Do áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán, nên Bệnh viện có hệ thống

chứng từ đƣợc thiết kế và lập trình sẵn trên phần mềm nhƣ: Hóa đơn viện phí, phiếu

thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho….

Khi viện phí chuyển sang cơ chế giá dịch vụ, Bệnh viện Tâm thần TW1 đã chủ

động thay đổi, cập nhật hệ thống chứng từ phù hợp với những quy định về giá, mà

điển hình là chuyển từ “Biên lai thu viện phí” Sang “Hóa đơn viện phí”. Hóa đơn

viện phí đƣợc thể hiện dƣới dạng hóa đơn điện tử, phần lớn đã đảm bảo đƣợc những

quy định về hóa đơn nói chung theo Nghị định 51/2010/ NĐ-CP và thông tƣ

39/2014/TT-BTC; và những quy định về hóa đơn điện từ theo Nghị định

119/2018/NĐ-CP đƣợc hỗ trợ bởi phần mềm viện phí tích hợp với phần mềm hóa

75

đơn điện tử tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác lập, xử lý và kiểm soát chứng

từ, hạn chế chứng từ giấy bởi đây là hoạt động chính - mỗi ngày Bệnh viện thu hút

hàng tram lƣợt ngƣời bệnh tới khám, chữa bệnh - lƣợng chứng từ viện phí bằng giấy

phát sinh trƣớc đây thực sự là khối lƣợng khổng lồ.

Trong quá trình phân loại, xử lý, kiểm soát, bảo quản và lƣu trữ chứng từ kế toán,

Bệnh viện cũng đã chủ động xây dựng cho viện mình quy trình luân chuyển chứng từ

tƣơng ứng của từng hoạt động nghiệp vụ, tạo điều kiện và phân định rõ chức năng,

nhiệm vụ của từng bộ phận trong từng khâu trong chu trình.

+ Về tổ chức xử lý thông tin kế toán qua TKKT và sổ kế toán: Hệ thống tài khoản

kế toán của Bệnh viện hiện nay tƣơng đối phù hợp với các quy định của chế độ kế toán

hiện hành, góp phần ghi nhận, phản ánh thƣờng xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình

hoạt động. Bệnh viện cũng đã chủ động nghiên cứu, vận dụng và thiết kế những tài

khoản chi tiết phù hợp với đặc thù và yêu cầu quản lý. Hệ thống sổ kế toán mở tƣơng

đối logic, bảo đảm sự liên kết số liệu trong toàn đơn vị và đáp ứng đƣợc nhu cầu truy

xuất thông tin chi tiết, cũng nhƣ đối chiếu, kiểm tra số liệu trên BCTC

+ Về tổ chức cung cấp thông tin kế toán: Với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán,

Bệnh viện đã lập tƣơng đối đầy đủ, đúng theo mẫu quy định và phù hợp với yêu cầu

cung cấp thông tin cho các đối tƣợng sử dụng báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán;

đảm bảo tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính do kế toán cung cấp.

Phƣơng pháp lập, trình bày BCTC bảo đảm tín thống nhất, tôn trọng nguyên tắc lập

báo cáo.

Thứ ba, Về tổ chức công tác kiểm tra kế toán: Tại BVTTTW1 đã tiến hành

công tác kiểm tra kế toán một cách tƣơng đối thƣờng xuyên, liên tục và đƣợc thực hiện

ở mọi khâu, mọi quy trình kế toán. Công tác kiểm tra kế toán đƣợc thực hiện từ khi thu

nhận thông tin ban đầu, đến xử lý, hệ thống hóa để đảm bảo tính chính xác, khách

quan và hữu ích của thông tin kế toán cung cấp.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những ƣu điểm cơ bản đã đạt đƣợc, tổ chức kế toán tại Bệnh viện

Tâm thần Trung ƣơng I còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, về Tổ chức bộ máy kế toán

76

Tổ chức bộ máy kế toán chƣa gọn, nhẹ, chƣa tận dụng đƣợc tối ƣu tài nguyên

từ các phần mềm quản lý trong Bệnh viện: Bởi chƣa có sự kết nối thông tin giữa

phần mềm kế toán và các phần mềm quản lý khác trong Bệnh viện, nên phòng kế

toán vẫn phải bố trí nhân sự để đảm nhận việc nhâp thông tin vào phần mềm kế

toán, dẫn đến tăng số lƣợng nhân sự cũng nhƣ gia tăng công việc “thủ công” cho kế

toán viên.

Về trình độ của các nhân viên kế toán: Trình độ chuyên môn của các cán bộ kế

toán còn chƣa đồng đều, chƣa đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ thƣờng xuyên để cập nhật

chế độ chính sách mới của nhà nƣớc ban hành. Năng lực và trình độ của các cán bộ

kế toán còn nhiều hạn chế và cũng chƣa nhận thức đƣợc vai trò, việc phân tích số

liệu chƣa chuyên nghiệp. Nhân viên kế toán còn thiếu kỹ năng mềm, làm việc một

cách thụ động chƣa phát huy hết khả năng vai trò trách nhiệm của mình trong công

việc dẫn đến công việc bị đình trệ, thiếu kinh nghiệm xử lý công việc dẫn đến tình

trạng chậm trễ, xảy ra sai sót trong quá trình hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính

tai đơn vị.

Thứ hai, về tổ chức công tác kế toán

+ Về tổ chức thu nhận thông tin kế toán

(i) Việc lập và ghi chép các yếu tố liên quan đến các nội dung ghi trên chứng

từ kế toán đôi khi chƣa đầy đủ, kịp thời, vẫn còn tình trạng khi lập chứng từ không

ghi số hiệu chứng từ, hoặc một số chỉ tiêu chƣa thể hiện đầy đủ, nội dung nghiệp vụ

phản ánh trên chứng từ đôi khi quá tóm tắt làm mất đi tính rõ ràng, chính xác, gây

những khó khăn nhất định cho phần ghi sổ và sắp xếp, phân loại chứng từ, gây khó

khăn cho công tác kiểm tra, thanh tra kế toán…;

(ii) Việc thu nhận thông tin kế toán trong quá trình nhập - xuất thuốc còn có

sự bị động, phụ thuộc vào các bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận quản lý dƣợc nên

chƣa đảm bảo tính kịp thời, khách quan và chƣa hể hiện đƣợc vai trò trung tâm và

vai trò kiểm soát của kế toán tại khâu này; Thông tin trong quá trình nhập kho thuốc

mới chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin về số lƣợng và giá trị thuốc nhập kho,

chƣa tách bạch rõ trách nhiệm của các bộ phận liên quan trong quá trình mua sắm,

đấu thầu và nhập kho thuốc. Bên cạnh đó, chức năng kiểm soát của kế toán trong

từng khâu nhƣ xây dựng kế hoạch mua thuốc, quản lý đấu thầu thuốc, quản lý nhập

77

kho và bảo quản kho thuốc chƣa đƣợc thực thi. Việc thu nhận thông tin nhập kho

thuốc chƣa đảm bảo tính kịp thời, chƣa phản ánh chính xác thời điểm thực tế nhập

kho. Thông tin trong quá trình xuất kho thuốc sử dụng cho ngƣời bệnh ở phần lớn

Bệnh viện đƣợc thu nhận và kiểm soát ở phòng kế toán mới chỉ dừng lại ở hai chủ

thể: Bệnh viện - Khoa/phòng thay vì ở cả ba chủ thể liên quan đó là: Bệnh viện -

Khoa/phòng - Ngƣời bệnh. Khi xuất kho thuốc tại Kho của Bệnh viện, kế toán theo

dõi tên thuốc, số lƣợng, đơn giá xuất kho và đối chiếu theo yêu cầu của Khoa,

phòng dựa trên đơn thuốc bác sỹ kê đầu ngày để hạch toán vào chi phí khám, chữa

bệnh, trong khi thông tin về tình hình sử dụng thuốc của ngƣời bệnh chƣa đƣợc đối

chiếu với số xuất kho này. Tình hình sử dụng thuốc của ngƣời bệnh chỉ đƣợc thể

hiện ở “Bảng theo dõi thuốc điều trị hàng ngày” - đƣợc ghi chép bởi điều dƣỡng

trực với những thông tin về Số lƣợng, cách dùng mà chƣa có thông tin về giá thuốc,

với chữ ký của bác sỹ điều trị và đƣợc tập hợp trong hồ sơ bệnh án của ngƣời bệnh.

Chỉ sau khi làm thủ tục ra viện, khi nhận đƣợc tờ chi phí khám, chữa bệnh, phần

thuốc ngƣời bệnh đã sử dụng mới thể hiện ở đây về số lƣợng và giá trị. Quy trình

này rất dễ dẫn tới tình trạng, thuốc đã xuất ra khỏi kho - nhƣng ngƣời bệnh thực tế

chƣa đƣợc sử dụng, và cũng gây khó khăn trong việc đối chiếu của ngƣời bệnh.

(iii) Liên quan đến hoạt động khám - chữa bệnh, việc lập và sử dụng hóa đơn

điện tử còn nhiều hạn chế, chƣa tối ƣu hóa những tiện ích từ hóa đơn điện tử. Theo

quy định, thời điểm lập hóa đơn (kể cả hóa đơn điện tử) là ngày hoàn thành việc

cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu đƣợc tiền hay chƣa thu đƣợc tiền. Trƣờng

hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trƣớc hoặc trong khi cung ứng dịch

vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền. Trên thực tế, Bệnh viện Tâm thần TW1 hiện

chỉ mới đang thực hiện lập hóa đơn đúng thời điểm khi thu tiền của ngƣời tham gia

BHYT theo số tiền thanh toán trực tiếp của ngƣời bệnh. Còn đối với dịch vụ khám

chữa bệnh do BHYT chi trả, mặc dù đã và đang thực hiện đúng theo quy định này,

song việc lập hóa đơn tại thời điểm quyết toán chi phí KCB BHYT tƣơng đối xa so

với thời điểm hoàn thành cung ứng dịch vụ, đã dẫn tới nhiều bất cập trong công tác

ghi nhận doanh thu BHYT tại Bệnh viện, làm mất đi ý nghĩa của hóa đơn tài chính

này. Bên cạnh đó, theo quy định về hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử chỉ chuyển

đổi dƣới dạng giấy một lần duy nhất.

78

(iv) Hệ thống chứng từ chƣa đi sâu phản ánh các thông tin chi tiết của kế

toán cụ thể:

- Đối với những chứng từ liên quan đến nhập kho thuốc, chƣa có thông tin về

các bên chịu trách nhiệm trong quá trình đấu thầu, mua sắm và nhập kho thuốc,

chƣa có thông tin kiểm soát, đối chiếu giữa kết quả thầu và thực tế mua, chƣa có nội

dung về đặc thù hay tính chất của loại thuốc để bộ phận vật tƣ có cách thức bảo

quản, bộ phận kế toán có phƣơng án dự phòng phù hợp…

- Đối với những chứng từ liên quan đến quá trình xuất kho thuốc, chƣa có

thông tin và căn cứ để kiểm soát và đối chiếu việc sử dụng thuốc thực tế của ngƣời

bệnh với việc số lƣợng, chủng loại thuốc đã xuất kho.

- Chứng từ: “Tổng hợp chi phí của ngƣời bệnh”, chƣa có nội dung liên quan

đến tỷ trọng các khoản chi phí, hay chƣa có nội dung liên quan đến những quy định

về thanh toán của cơ quan BHXH, bởi vậy, thông tin về kết cấu chi phí thực tế phát

sinh hay sự chủ động trong thanh quyết toán của Bệnh viện với cơ quan BHXH là

chƣa có.

- Đối với chứng từ liên quan đến chỉ tiêu lao động, tiền lƣơng, ngoài những

thông tin cứng về ngạch bậc, chức vụ, vị trí việc làm, hệ số phụ cấp, số ngày nghỉ/

làm việc trong tháng thì cũng chƣa có những biểu mẫu chứng từ đƣợc thiết kế nhằm

cung cấp các thông tin về hiệu quả, cũng nhƣ mức độ hoàn thành công việc để đánh

giá năng lực, hiệu suất, hiệu quả làm việc của cán bộ, nhân viên.

- Đối với chứng từ liên quan đến chỉ tiêu tài sản cố định (TSCĐ), chƣa có

đƣợc sự đánh giá về tính chất của TSCĐ để dẫn tới việc sử dụng phƣơng pháp trích

khấu hao phù hợp, bởi vậy mà 100% TSCĐ đƣợc trích khấu hao theo phƣơng pháp

đƣờng thẳng, trong khi rõ ràng, những thiết bị y tế là một trong những tài sản có khả

năng lỗi thời cao trƣớc sự phát triển của nền y học hiện đại.

(v) Việc kiểm tra chứng từ mới chỉ thực hiện kiểm tra khâu đầu, còn sau khi

nhập chứng từ vào máy, kế toán không kiểm tra lại hoặc bỏ sót không kiểm tra. Mặt

khác, bộ phận thu viện phí và bộ phận kế toán tổng hợp tại Bệnh viện sử dụng hai

phần mềm riêng biệt, phần mềm quản lý Bệnh viện và phần mềm kế toán, nên cuối

ngày, nhân viên thu viện phí phải lập các bảng kê để đối chiếu với thủ quỹ theo từng

loại chứng từ phiếu thu tạm ứng, phiếu chi tạm ứng, hóa đơn bán hàng rồi sau đó

79

mới chuyển lại bảng kê tới kế toán tiền mặt để nhập tạo phiếu thu phiếu chi nhập dữ

liệu vào phần mềm kế toán tổng hợp. Việc làm trên cho thấy sự thiếu liên kết giữa

các phần mềm khác nhau đã làm tăng khối lƣợng công việc của nhân viên trong bộ

máy kế toán, đồng thời hạn chế sự kiểm tra, giám sát kịp thời giữa các bộ phận. Bên

cạnh đó, do sử dụng đồng thời hai phần mềm nên có những chứng từ phải lập tới hai

lần, ví dụ nhƣ: Phiếu chi tiền hoàn ứng cho ngƣời bệnh: trên phần mềm viện phí lập

phiếu chi cho từng ngƣời bệnh, sau đó tổng hợp số tiền chi trong một ngày và lập

tiếp một phiếu chi tổng hợp trên phần mềm kế toán.

+ Về tổ chức xử lý thông tin kế toán qua TKKT và sổ kế toán

Thứ nhất, về áp dụng hệ thống tài khoản theo Thông tư 107/2017/TT-BTC

(i) Về xác định nội dung phản ánh của tài khoản kế toán và phƣơng pháp hạch

toán một số nghiệp vụ trọng yếu tại Bệnh viện Tâm thần TW1.

+ Những hạn chế trong quá trình xử lý thông tin kế toán trong phần hành kế

toán nhập - xuất thuốc. Nhƣ đã phân tích ở thực trạng, vì chƣa có kết nối của hệ

thống phần mềm quản lý dƣợc hay vật tƣ với phần mềm kế toán, nên thời điểm hạch

toán thuốc nhập - xuất kho thƣờng vào cuối kỳ sau khi nhận đƣợc chứng từ từ bộ

phận quản lý vật tƣ. Điều này gây ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của

công tác kế toán tại đơn vị cả về chất lƣợng lẫn số lƣợng. Với lƣợng thuốc lớn, thay

đổi thƣờng xuyên, đa dạng về chủng loại, nguồn gốc đƣợc nhập hàng ngày, theo

từng gói thầu khác nhau thì việc quản lý, đối chiếu các thông tin từ hóa đơn mua

hàng với kết quả đấu thầu, rồi khâu hạch toán từng loại thuốc đã khiến khối lƣợng

công việc của kế toán viên là quá lớn. Hơn thế nữa, việc hạch toán vào cuối kỳ toàn

bộ số vật tƣ nhập kho trong tháng không đáp ứng đƣợc yêu cầu về tính kịp thời

trong cung cấp thông tin kế toán, đồng thời, tạo sự phụ thuộc vào phần mềm quản lý

vật tƣ và phần mềm quản lý dƣợc trong khi phần mềm kế toán vẫn là trung tâm của

toàn bộ quy trình kế toán.

Bên cạnh đó, việc khi xuất kho thuốc từ khoa Dƣợc cho các khoa, phòng đã

đƣợc ghi nhận ngay vào chi phí tại thời điểm xuất kho mà không quan tâm tới việc

ngƣời bệnh đã sử dụng hay chƣa sử dụng là một rủi ro có thể dẫn đến thất thoát.

+ Hạn chế trong quá trình xử lý thông tin kế toán trong phần hành kế toán hoạt

động khám, chữa bệnh.

80

Về thời điểm ghi nhận chi phí, những khoản chi phí phát sinh trong tháng

trƣớc đƣợc ghi nhận vào tháng này, và ngay cả những khoản chi phí phát sinh ở

tháng 12 năm trƣớc ghi nhận trong tháng 1 ở năm sau là chƣa phù hợp. Đồng thời,

việc hạch toán chỉ duy nhất trên TK 642 - Chi phí quản lý hoạt động sản xuất kinh

doanh (SXKD) cho cả chi phí trực tiếp và gián tiếp không chỉ chƣa tuân thủ chế độ

kế toán hiện hành, mà còn là chƣa đúng theo lý thuyết kế toán. Bên cạnh đó, việc

chƣa có tiêu thức phân bổ các khoản chi phí chung cho từng bộ phận dẫn tới việc

hạch toán toàn bộ những khoản chi phí này vào 1 tài khoản, cũng nhƣ chỉ phân loại

chi phí trực tiếp, gián tiếp giữa bộ phận quản lý, khối phòng, ban và các Khoa - trực

tiếp khám chữa bệnh một cách liệt kê chi phí phát sinh cũng góp phần làm cho bài

toán tính đúng, đủ chi phí hình thành giá dịch vụ y tế, xác định cụ thể doanh thu -

chi phí và kết quả của từng loại dịch vụ cụ thể trở nên khó khăn.

+ Hạn chế trong quá trình xử lý thông tin kế toán trong kế toán TSCĐ: Theo

hƣớng dẫn hiện tại theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC, hoạt động khám, chữa bệnh

BHYT hay khám, chữa bệnh theo yêu cầu đều đƣợc xếp vào hoạt động SXKD tại

Bệnh viện, nên theo cách hạch toán thông thƣờng sẽ trích khấu hao TSCĐ để tính

vào chi phí. Song, điều này lại mâu thuẫn với quy định về quản lý, tính hao mòn,

khấu hao TSCĐ theo thông tƣ 45/2018/TT-BTC về phạm vi TSCĐ tính hao mòn,

khấu hao. Theo đó, việc trích khấu hao toàn bộ TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản

xuất, kinh doanh tính vào chi phí, và toàn bộ khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động

SXKD đƣợc bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị chỉ có thể có ý

nghĩa khi giá dịch vụ tính đủ 7 yếu tố hình thành giá mà trong đó có tính đủ chi phí

khấu hao TSCĐ. Bởi vậy, ở thời điểm hiện tại, các TSCĐ phục vụ cho hoạt động

cung ứng dịch vụ KCB BHYT và dịch vụ KCB không BHYT chƣa trích khấu hao,

mà chỉ tính hao mòn TSCĐ. Thêm vào đó, việc quy định những TSCĐ dùng cho

hoạt động SXKD trích khấu hao TSCĐ theo thông tƣ 45/2013/TT - BTC hƣớng dẫn

chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ - trong đó có nội dung về nguyên

giá của TSCĐ đáp ứng đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ trong doanh nghiệp là

30.000.000 đ trở lên/ khác so với việc tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định từ

10.000.000 đ trở lên theo thông tƣ 45/2018/TT- BTC cũng một lần nữa gây khó

khăn cho kế toán các Bệnh viện trong việc phân định tài sản nào tính hao mòn, và

81

tài sản nào trích khâu hao.

+ Hạn chế trong quá trình xử lý thông tin kế toán chi trả lƣơng và thu nhập

cho cán bộ, nhân viên trong Bệnh viện: Toàn bộ số tiền chi trả lƣơng cho cán bộ,

nhân viên trong Bệnh viện đƣợc phản ánh vào tài khoản chi phí, trong đó đƣợc phân

tách thành chi phí trực tiếp (TK 154 - Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh) đối với

những nhân sự làm việc tại các khoa, và chi phí quản lý (TK 642 - Chi phí quản lý

chung) đối với những nhân sự làm việc tại các phòng, ban theo đúng hệ thống

thang, bảng lƣơng và chế độ phụ cấp của khu vực sự nghiệp y tế công lập. Phần thu

nhập tăng thêm đƣợc chi trả từ quỹ bổ sung thu nhập trên TK 4313 sau khi xác định

đƣợc phƣơng án phân phối thu nhập tăng thêm ở từng bộ phận. Tuy nhiên, nếu chỉ

dừng lại ở mức thu nhập theo xu hƣớng cào bằng nhƣ hiện nay là chƣa khuyến

khích và nâng cao năng suất và hiệu quả lao động của những nhân sự xuất sắc.

Xong nếu chi trả với mức thu nhập cao hơn cho những nhân sự này lại và tính toàn

bộ vào chi phí trong kỳ, thì lại đẩy giá thành dịch vụ y tế tăng cao, một phần ảnh

hƣởng tới kết quả hoạt động khám, chữa bệnh chung của Bệnh viện. Bởi vậy, cần có

cách thức xử lý hạch toán phù hợp để giải quyết hài hòa bài toán về nhân sự này.

Có thể nhận thấy, với những khoản thu viện phí do BHYT chi trả, các Bệnh

viện hạch toán chƣa có sự nhất quán. Việc ghi nhận doanh thu BHYT còn tồn tại

nhiều “rủi ro” nếu số đƣợc quyết toán nhỏ hơn nhiều so với số Bệnh viện đề nghị

quyết toán. Bên cạnh đó, cũng theo chuẩn mực, việc ghi nhận doanh thu phải phù

hợp với chi phí phát sinh trong kỳ song trên thực tế, việc ghi nhận doanh thu - chi

phí tại các Bệnh viện thực tế hiện nay là hai nghiệp vụ hoàn toàn độc lập.

Về thời điểm ghi nhận chi phí, những khoản chi phí phát sinh trong tháng

trƣớc đƣợc ghi nhận vào tháng này, và ngay cả những khoản chi phí phát sinh ở

tháng 12 năm trƣớc ghi nhận trong tháng 1 ở năm sau là chƣa phù hợp. Đồng thời,

việc hạch toán chỉ duy nhất trên TK 642 - Chi phí quản lý hoạt động SXKD cho cả

chi phí trực tiếp và gián tiếp không chỉ chƣa tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, mà

còn là chƣa đúng theo lý thuyết kế toán. Bên cạnh đó, việc chƣa có tiêu thức phân

bổ các khoản chi phí chung cho từng bộ phận dẫn tới việc hạch toán toàn bộ những

khoản chi phí này vào 1 tài khoản, cũng nhƣ chỉ phân loại chi phí trực tiếp, gián tiếp

giữa bộ phận quản lý, khối phòng, ban và các Khoa - trực tiếp khám chữa bệnh một

82

cách liệt kê chi phí phát sinh cũng góp phần làm cho bài toán tính đúng, đủ chi phí

hình thành giá dịch vụ y tế, xác định cụ thể doanh thu - chi phí và kết quả của từng

loại dịch vụ cụ thể trở nên khó khăn.

+ Hạn chế trong quá trình xử lý thông tin kế toán trong kế toán TSCĐ: Hiện

tại, kế toán tại Bệnh viện vẫn còn nhầm lẫn và chƣa hiểu rõ bản chất của việc tính

hao mòn và việc trích khấu hao TSCĐ, chƣa nắm rõ quy định về phạm vi, đối tƣợng

tính hao mòn và đối tƣợng trích khấu hao TSCĐ. Có những đơn vị hạch toán hao

mòn và khấu hao TSCĐ còn chƣa đúng theo hƣớng dẫn của chế độ kế toán hiện

hành. Với hƣớng dẫn hiện tại theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC, hoạt động khám,

chữa bệnh BHYT hay khám, chữa bệnh theo yêu cầu đều đƣợc xếp vào hoạt động

SXKD & cung ứng dịch vụ (CƢDV) tại Bệnh viện, nên theo cách hạch toán thông

thƣờng sẽ trích khấu hao TSCĐ để tính vào chi phí. Song, điều này lại mâu thuẫn

với quy định về quản lý, tính hao mòn, khấu hao TSCĐ theo thông tƣ 45/2018/TT-

BTC về phạm vi TSCĐ tính hao mòn, khấu hao. Theo đó, việc trích khấu hao toàn

bộ TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tính vào chi phí, và toàn bộ

khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD đƣợc bổ sung quỹ phát triển hoạt động

sự nghiệp của đơn vị chỉ có thể có ý nghĩa khi giá dịch vụ tính đủ 7 yếu tố hình

thành giá mà trong đó có tính đủ chi phí khấu hao TSCĐ. Bởi vậy, ở thời điểm hiện

tại, các TSCĐ phục vụ cho hoạt động cung ứng dịch vụ KCB BHYT và dịch vụ

KCB không BHYT chƣa trích khấu hao, mà chỉ tính hao mòn TSCĐ.

+ Hạn chế trong quá trình xử lý thông tin kế toán chi trả lƣơng và thu nhập

cho cán bộ, nhân viên trong Bệnh viện: Toàn bộ số tiền chi trả lƣơng cho cán bộ,

nhân viên trong Bệnh viện đƣợc phản ánh vào tài khoản chi phí, trong đó đƣợc phân

tách thành chi phí trực tiếp (TK 154 - Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh) đối với

những nhân sự làm việc tại các khoa, và chi phí quản lý (TK 642 - Chi phí quản lý

chung) đối với những nhân sự làm việc tại các phòng, ban theo đúng hệ thống

thang, bảng lƣơng và chế độ phụ cấp của khu vực sự nghiệp y tế công lập. Phần thu

nhập tăng thêm đƣợc chi trả từ quỹ bổ sung thu nhập trên TK 4313 sau khi xác định

đƣợc phƣơng án phân phối thu nhập tăng thêm ở từng bộ phận. Tuy nhiên, nếu chỉ

dừng lại ở mức thu nhập theo xu hƣớng cào bằng nhƣ hiện nay là chƣa khuyến

khích và nâng cao năng suất và hiệu quả lao động của những nhân sự xuất sắc.

83

Xong nếu chi trả với mức thu nhập cao hơn cho những nhân sự này lại và tính toàn

bộ vào chi phí trong kỳ, thì lại đẩy giá thành dịch vụ y tế tăng cao, một phần ảnh

hƣởng tới kết quả hoạt động khám, chữa bệnh chung của Bệnh viện. Bởi vậy, cần có

cách thức xử lý hạch toán phù hợp để giải quyết hài hòa bài toán về nhân sự này.

Thứ hai, về hạn chế trong tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán: Sổ kế toán

chi tiết mở theo chủ quan của Bệnh viện, chƣa thống nhất và thƣờng mang tính tự

phát, chƣa theo một trình tự, nguyên tắc nhất định. Bên cạnh đó, Bệnh viện thực

hiện ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ, nhƣng việc lập CTGS chƣa thống nhất

về thời gian ghi và khóa sổ, phƣơng pháp ghi sổ, quy định này hoàn toàn phụ thuộc

vào chủ quan của Bệnh viện, không phát huy hết tác dụng của CTGS trong việc cập

nhật kịp thời, phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và khó kiểm soát.

+ Về tổ chức cung cấp thông tin kế toán

Thứ nhất, thời gian nộp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của Bệnh viện

Tâm thần TW1 thƣờng chậm hơn so với quy định, đặc biệt là các báo cáo quyết toán

BHYT với cơ quan BHXH.

Thứ hai, công tác lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán tại Bệnh viện

hiện vẫn mang tính chấp hành, kế toán tại Bệnh viện vẫn chƣa thực sự nhận thức

đúng tầm quan trọng của các thông tin trên báo cáo. Do đó, báo cáo tài chính và báo

cáo quyết toán kết xuất từ phần mềm kế toán phần lớn phục vụ cho việc nộp lên cơ

quan cấp trên và phục vụ công tác thanh, kiểm tra.

Thứ ba, về thuyết minh báo cáo tài chính, Bệnh viện đã phản ánh tƣơng đối

đầy đủ các nội dung quy định, đã thể hiện đƣợc số đầu năm và số cuối năm. Tuy

nhiên, thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính mới đang dừng lại ở những con

số, chƣa có sự giải thích, hay trình bày rõ sự thay đổi của các chỉ tiêu trong các báo

cáo. Bởi vậy, để nâng cao vai trò và ý nghĩa của thuyết minh báo cáo tài chính,

Bệnh viện cần đầu tƣ kỹ lƣơng hơn cho nội dung của báo cáo này, thay vì chỉ tập

trung vào báo cáo tình hình tài chính và báo cáo kết quả hoạt động nhƣ ở thời điểm

hiện tại.

Về báo cáo quyết toán, mặc dù khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, phần

ngân sách nhà nƣớc cấp không còn nhiều và chủ yếu là phục vụ những hoạt động

không thƣờng xuyên, hoặc những nhiệm vụ chính trị. Mục tiêu của thuyết minh báo

84

cáo quyết toán là: “Thuyết minh báo cáo quyết toán trình bày khái quát về tình hình

lao động, tình hình thực hiện nhiệm vụ cơ bản thƣờng xuyên của đơn vị, đánh giá

kết quả thực hiện nhiệm vụ thu, chi, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ cung cấp

dịch vụ công, phân tích đánh giá những nguyên nhân các biến động phát sinh không

bình thƣờng trong hoạt động của đơn vị, nêu ra các kiến nghị xử lý với cơ quan cấp

trên.” Song, trên thuyết minh báo cáo quyết toán của Bệnh viện, phần nội dung

“Thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ cơ bản”, đặc biệt là “đánh giá tình hình thực hiện

nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công” còn đƣợc trình bày sơ sài, chƣa thể hiện đƣợc

mức độ phù hợp và hiệu quả của các khoản chi NSNN này, cũng nhƣ mức độ phù

hợp của loại hình đơn vị sự nghiệp mà Bệnh viện đang áp dụng.

+ Về tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Bệnh viện mặc dù đã phân công trực tiếp cho những kế toán viên làm nhiệm

vụ kiểm tra đối với những nội dung thuộc phần công việc mình phụ trách, song

cũng chƣa mang tính chuyên nghiệp, và kết quả chắc chắn chƣa thể so sánh với

những ƣu việt mà công cụ kiểm toán nội bộ mang lại nhằm mục đích nâng cao hiệu

quả công tác quản lý tài chính cho Bệnh viện.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, xuất phát từ sự thay đổi tƣơng đối lớn và chƣa hoàn thiện cả về cơ

chế tài chính lẫn kế toán trong khu vực công, đặc biệt là khu vực các đơn vị sự

nghiệp y tế công lập.

Trong thời gian từ 2015 trở lại đây, trƣớc sự thay đổi lớn trong luật NSNN,

Luật Kế toán, cùng với việc đẩy mạnh triển khai thực hiện cơ chế tự chủ các đơn

vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam, mà đứng đầu là các đơn vị sự nghiệp y tế công

lập. Mặc dù Nghị định 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp

công lập đã đƣợc ban hành từ 2015, nhƣng đến nay, ngành y tế vẫn chƣa có nghị

định hƣớng dẫn riêng cho lĩnh vực y tế đã khiến việc thực hiện tự chủ tài chính

của các đơn vị theo cách “tự chủ nửa vời”. Bởi vậy, tổ chức kế toán tại Bệnh viện

Tâm thần TW1 rất khó để cân bằng giữa tự chủ - tự chịu trách nhiệm với những

quy định về quản lý tài chính ở cơ quan có thẩm quyền. Dẫn tới đôi khi kế toán

“không dám làm” vì “sợ sai”.

85

Thứ hai, Thông tƣ 107/2017/TT-BTC ban hành chế độ kế toán hành chính sự

nghiệp mới, có lồng ghép một số nội dung của chuẩn mực kế toán công quốc tế, kéo

gần khoảng cách giữa kế toán hành chính sự nghiệp với kế toán doanh nghiệp. Song

ở thời điểm hiện tại, Việt Nam chƣa có chuẩn mực kế toán áp dụng cho lĩnh vực

công, khái niệm về kế toán dồn tích vẫn là điều mới mẻ đối với kế toán viên tại các

cơ sở y tế công lập. Bởi vậy, các nội dung trong chuẩn mực kế toán công quốc tế,

đặc biệt là việc ghi nhận doanh thu - chi phí khi nào, ghi nhận theo giá trị nào ghi

nhận nhƣ thế nào vẫn còn là khái niệm mới mẻ, chứ chƣa nói tới việc hiểu và vận

dụng nó một cách đúng đắn. Bệnh viện cần có thời gian và lộ trình tiếp cận mới có

thể nhận thức và hiểu sâu đƣợc những nội dung này.

Thứ ba, do đặc thù và tính phức tạp của lĩnh vực y tế - một đơn vị hoạt động

24/24 giờ. Số lƣợng ngƣời bệnh đông và có sự đa dạng về loại hình ngƣời bệnh với

thói quen dùng tiền mặt đã khiến công tác kế toán thu viện phí gặp nhiều khó khăn.

Ngƣời bệnh nằm viện từ tháng này sang tháng khác, và ngay cả từ năm trƣớc sang

năm sau điều thƣờng xuyên xảy ra, dẫn đến khó khăn trong việc ghi nhận doanh thu

- chi phí. Sự đa dạng về chủng loại thuốc, về tần suất nhập - xuất thuốc với đặc thù

phƣơng thức mua thuốc, vật tƣ y tế theo phƣơng thức tập trung đòi hỏi cần phải kịp

thời, chuẩn xác cả về số lƣợng, về chất lƣợng và đáp ứng đủ, đúng các quy định về

đấu thầu mua sắm tập trung…

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do năng lực quản trị của Bệnh viện còn chƣa theo kịp với yêu cầu

phát triển Bệnh viện theo hƣớng tự chủ tài chính.

Thứ hai, do trình độ chuyên môn của một số nhân viên kế toán còn hạn chế,

dẫn đến phụ thuộc vào sự hỗ trợ của phần mềm mà chƣa thực sự hiểu đƣợc bản chất

của nghiệp vụ, từ đó xử lý và phản ánh sai lệch thông tin kế toán.

Thứ ba, quy chế chi tiêu nội bộ chƣa đƣợc thực sự phát huy hết hiệu quả. Bệnh

viện đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện việc kiểm soát thu - các

nguồn kinh phí hoạt động, về cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý, nhƣng đôi khi

các văn bản pháp luật hƣớng dẫn mới đƣợc ban hành, các nội dung mới này chƣa

đƣợc cập nhật, thay thế, bổ sung kịp thời trong quy chế chi tiêu nội bộ nên chƣa

thực sự phát huy đƣợc hết hiệu quả của quy chế chi tiêu nội bộ.

86

Thứ tư, công tác kiểm tra kế toán, kiểm toán nội bộ chƣa đƣợc chú trọng dẫn

tới việc kiểm tra còn mang tính hình thức, chiếu lệ, không phát huy đƣợc hiệu quả

công tác kiểm tra, kiểm toán.

Thứ năm, chƣa phát huy đƣợc hiệu quả ứng dụng CNTT trong tổ chức kế toán.

Trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác kế toán còn hạn chế và không

đồng đều, bên cạnh đó trình độ về ứng dụng tin học của ngƣời làm công tác kế toán

trong các viện còn hạn chế, dẫn đến việc sử dụng phần mềm kế toán còn gặp khó

khăn. Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính của bệnh viện chƣa

thực sự hiệu quả. Các phần mềm sử dụng không có sự liên kết thống nhất với nhau,

gây lãng phí, tốn kém và có nhiều hạn chế chất lƣợng thông tin tài chính phục vụ

công tác kế toán của bệnh viện.

87

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng 2 của luận văn, tác giả đã khái quát hoạt động của Bệnh viện

Tâm thần TW1 cũng nhƣ phân tích rõ nét về thực trạng quá trình triển khai thực

hiện cơ chế tự chủ. Đồng thời, tác giả đã tập trung phân tích sâu thực trạng tổ chức

kế toán tại Bệnh viện này gồm: Tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán và

tổ chức công tác kiểm tra kế toán. Trong đó tổ chức công tác kế toán tại bệnh viện

tác giả cũng tiếp cận theo chu trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán,

trong đó tập trung vào một số phần hành kế toán trọng yếu chịu tác động lớn bởi cơ

chế tự chủ. Qua đó, luận văn đánh giá những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân

trong quá trình tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần TW1 kể từ khi thực hiện

Thông tƣ 107/2017/TT-BTC. Đây sẽ là cơ sở nền tảng, đóng vai trò then chốt để tác

giả đƣa ra những giải pháp phù hợp và sát thực ở chƣơng 3.

88

Chƣơng 3

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN

TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƢƠNG I

3.1. Định hƣớng phát triển và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán tại

Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I

3.1.1. Định hướng phát triển của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Xây dựng và phát triển mạng lƣới KCB phù hợp với điều kiện phát triển kinh

tế xã hội của đất nƣớc, nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế ngang tầm với các nƣớc

tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng cao, hƣớng tới sự công

bằng, hiệu quả và phát triển trong cung cấp, sử dụng các dịch vụ y tế. Tổng Bí thƣ

đã ban hành Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 hội nghị lần thứ 6 Ban chấp

hành TW khóa XII về chiến lƣợc ngành y tế đến năm 2030, với mục tiêu phát triển

nền y học Việt Nam khoa học, xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lƣợng, hiệu

quả và hội nhập theo phƣơng châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là

then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng

đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y và dân y, phát triển dƣợc

liệu, công nghiệp dƣợc và thiết bị y tế. Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I cần nhận

thức rõ việc mở rộng quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị SNCL y tế gắn

việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế với lộ trình BHYT toàn dân, lộ trình cải cách tiền

lƣơng; thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ, bảo đảm phù hợp với trình độ

chuyên môn, chất lƣợng dịch vụ ở từng tuyến và khả năng chi trả của nhân dân;

minh bạch giá dịch vụ y tế, phân định rõ phần chi từ NSNN và phần chi của ngƣời

sử dụng dịch vụ y tế. Đây là một nhiệm vụ nặng nề mà đơn vị phải nỗ lực hoàn

thiện mọi mặt để vừa đảm bảo tính công bằng y tế vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế

hƣớng tới mục tiêu ngành đề ra.

Để thực hiện tốt kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển ngành y tế

Việt Nam nhƣ đã nêu trên, Bệnh viện Tâm thần TWI phải hƣớng tới mục tiêu là xây

dựng Bệnh viện có chất lƣợng cao, hiện đại, thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm

sóc sức khỏe của nhân dân, với những nội dung cụ thể sau:

- Chú trọng đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, từng bƣớc đổi mới quy

trình khám chữa bệnh; hoàn thiện ứng dụng CNTT vào quản lý khám, chữa bệnh,

89

rút số, xếp hàng tự động…; cải tiến, đổi mới quy trình khám, chữa bệnh; quản lý

ngƣời bệnh qua mã vạch nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám bệnh của nhân dân,

giảm bớt quy trình khám, chữa bệnh nhằm tạo mọi thuận lợi cho nhu cầu của ngƣời

bệnh, phục vụ ngƣời bệnh một cách tốt nhất.

- Cải tiến hệ thống đánh số buồng bệnh, các khoa điều trị theo trật tự thống

nhất để ngƣời bệnh thuận tiện trong việc đi lại, tìm nơi điều trị. Ngoài ra Bệnh viện

còn chú trọng tăng cƣờng nguồn lực, cơ sở vật chất, đổi mới về quy trình khám

chữa bệnh. Giám sát các dịch vụ y tế mà ngƣời bệnh sử dụng để nhập số liệu vào

máy kịp thời, chính xác để quản lý chặt chẽ, tránh nhầm lẫn, bỏ sót các dịch vụ đã

đƣợc áp dụng.

- Bệnh viện tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành

hoạt động khám chữa bệnh; hƣớng tới thực hiện mục tiêu mỗi ngƣời bệnh vào viện

sẽ có 1 mã ngƣời bệnh riêng, thực hiện ứng dụng bệnh án điện tử.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ y tế, ngƣời lao động trong thực

hiện nhiệm vụ; tổ chức công tác tƣ vấn dinh dƣỡng, vệ sinh phòng bệnh, giáo dục

sức khỏe tại các khoa cho ngƣời bệnh và ngƣời nhà ngƣời bệnh. Đây cũng là tiền đề

củng cố niềm tin và sự hài lòng của ngƣời bệnh với Bệnh viện.

Với cơ chế tài chính giao quyền tƣ chủ hoàn toàn cho đơn vị theo Nghị định

16/2015/NĐ-CP thì Ban lãnh đạo Bệnh viện luôn luôn tìm ra các hƣớng tích cực thay

đổi cách quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tăng thu, tiết kiệm chi,

đồng thời cũng phải không ngừng học tập đào tạo, tạo mối quan hệ tốt đẹp với các

Bệnh viện trong và ngoài nƣớc, thu hút sự đầu tƣ cả về trí tuệ và cơ sở vật chất để có

thể khám chữa bệnh cho nhiều ngƣời bệnh. Ban lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần Trung

ƣơng I cần có những bƣớc tiến mới trong công tác quản lý, đặc biệt quan tâm chú

trọng đến công tác tài chính kế toán để đảm bảo đời sống cán bộ nhân viên trong viện

ngày càng đƣợc nâng cao, ngoài tiền lƣơng, các khoản phụ cấp đúng theo quy định thì

cần có một nguồn thu nhập tăng thêm đáng kể để cán bộ nhân yên tâm công tác, toàn

tâm toàn lực cống hiến cho sự nghiệp cao quý của mình, chăm lo cho sức khỏe của

nhân dân, xứng đáng theo lời dạy của Hồ Chí Minh “Lƣơng y nhƣ từ mẫu”.

Quá trình cải cách hệ thống kế toán Việt Nam trong thời gian qua đƣợc đánh

dấu bằng sự thay đổi của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 và các văn bản hƣớng dẫn

90

thi hành Luật Kế toán, đặc biệt là chế độ kế toán HCSN theo thông tƣ 107/2017/TT-

BTC là cơ sở pháp lý cho việc lập và trình bày BCTC minh bạch và đáng tin cậy

cho các đơn vị HCSN.

Chính vì vậy, hoàn thiện tổ chức kế toán các đơn vị SNCL nói chung và tổ

chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I nói riêng là yêu cầu khách quan,

phù hợp với pháp luật về quản lý tài chính, kế toán và pháp luật liên quan trong điều

kiện hiện nay

3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung

ương I

Xuất phát từ định hƣớng phát triển ở trên, việc hoàn thiện tổ chức kế toán tại

Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I phải phù hợp những nguyên tắc sau:

* Một là, phải phù hợp với đặc thù về quản lý kinh tế tài chính và đảm bảo tuân

thủ các chế độ chính sách, văn bản pháp luật có liên quan do Nhà nước ban hành.

Trong những năm qua, quản lý tài chính công ở Việt Nam đã từng bƣớc đƣợc

cải cách và đổi mới trên nhiều phƣơng diện để từng bƣớc xây dựng nền tài chính

quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài

chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình

tăng trƣởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; huy

động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả,

công bằng; cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện; đảm bảo tính hiệu lực và hiệu

quả của công tác quản lý, giám sát tài chính. Các đơn vị SNCL, trong đó có các

Bệnh viện công lập không nằm ngoài tiến trình cải cách tài chính công. Việc hoàn

thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần TW1 nhất thiết phải đảm bảo tuân thủ

quản lý tài chính công. Kế toán với tƣ cách là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ

quản lý kinh tế, không thể tách rời khỏi các chính sách, quy định về quản lý kinh tế,

tài chính của Nhà nƣớc. Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán là thu nhận, xử lý, phân tích

và cung cấp thông tin cho nhà quản lý nhằm đƣa ra các quyết định phù hợp trong

điều hành quản lý. Vì thế, trong quá trình tổ chức kế toán phải đảm bảo tuân thủ các

chính sách, chế độ về quản lý kinh tế, tài chính, kế toán.

Hai là, bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động và quản

lý của Bệnh viện trƣớc những yêu cầu đặt ra từ quá trình đẩy mạnh tự chủ tài chính.

91

Hoàn thiện tổ chức kế toán cần bảo đảm tính thống nhất giữa kế toán và quản lý,

thống nhất giữa Bệnh viện với các cơ quan quản lý ngành về mặt chuyên môn và tài

chính. Mỗi Bệnh viện có mô hình tổ chức công tác kế toán khác nhau nhƣng cần đƣợc

thống nhất mô hình tổ chức hoạt động và tổ chức quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu thông

tin khác nhau của các bộ phận quản lý. Mọi quyết định liên quan đến tình hình tài chính

phải có thông tin tin cậy do kế toán cung cấp, các chỉ tiêu tính toán phải phù hợp với

chỉ tiêu quản lý và hƣớng tới các chỉ tiêu quản lý. Thông tin kế toán cung cấp phải bảo

đảm so sánh đƣợc với các chỉ tiêu kế hoạch, giúp cho kế toán thực hiện nhiệm vụ kiểm

tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đơn vị đã đề ra; bảo đảm khả năng so sánh

số liệu kế toán giữa các Bệnh viện để đánh giá mối tƣơng quan lẫn nhau, từ đó đánh giá

hiệu quả hoạt động của Bệnh viện, đồng thời phục vụ cho công tác điều hành, quản lý

trong phạm vi toàn ngành Y tế và trong toàn xã hội.

Ngoài ra, hoạt động chính ở các Bệnh viện là khám, chữa bệnh, nguồn thu

chủ yếu là từ viện phí, thu thanh toán BHYT... Mỗi Bệnh viện có những nét đặc thù

riêng nên việc thực hiện tự chủ, quy mô và cơ cấu nguồn thu, quy mô hoạt động...

cũng khác nhau. Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần TW1 phải phù

hợp với đặc điểm, điều kiện và yêu cầu quản lý ở đơn vị. Nhằm bảo đảm tính hợp lý

giữa quản lý và kế toán. Bên cạnh đó, hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm

thần TW1 còn phải dựa trên cơ sở chiến, lƣợc phát triển của ngành Y tế nói chung

và phát triển của Bệnh viện nói riêng.

* Ba là, phải đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài việc tôn trọng pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán mà các văn bản pháp

luật của Nhà nƣớc đã ban hành, trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán của các

đơn vị SNCL nói chung và Bệnh viện Tâm thần TW1 nói riêng cũng cần phải quan

tâm đến các chuẩn mực kế toán công quốc tế và tính đến sự phát triển và những thay

đổi của các chính sách tài chính kế toán trong tƣơng lai. Với xu hƣớng chung của

thế giới là việc quốc tế hoá và toàn cầu hoá, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập

WTO thì yêu cầu về tính minh bạch thống nhất đối với các thông tin tài chính và

tính hiệu quả trong các hoạt động của các tất cả cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực công

đƣợc quan tâm nhiều hơn. Nhƣ vậy đặt ra yêu cầu đối với các chính sách quản lý

kinh tế vĩ mô kể cả chế độ tài chính kế toán của Việt Nam là phải dần phù hợp với

92

các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quốc tế theo lộ trình phù hợp. Các chuẩn mực

kế toán công quốc tế này sẽ giúp kế toán Việt Nam phát triển khoa học hơn, hợp lý

hơn và góp phần thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế của Việt Nam với các nƣớc trên

thế giới.

* Bốn là, phải đảm bảo cung cấp những thông tin tài chính cần thiết, kịp thời,

chính xác, có độ tin cậy cao nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc ra

quyết định quản lý vĩ mô và vi mô.

Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần TW1 phải đảm bảo hợp lý

và khoa học để đảm bảo thu nhận, xử lý kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin

phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế tài chính ở cả tầm vĩ mô và tầm vi mô. Từ đó cung

cấp thông tin một cách trung thực, khách quan, kịp thời, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu

minh bạch và công khai. Các thông tin do kế toán cung cấp là các thông tin vô cùng

quan trọng. Nó là cơ sở cho việc đánh giá và ra các quyết định có ảnh hƣởng rất lớn

đến quá trình hoạt động của đơn vị.

* Năm là, tổ chức kế toán phải đảm bảo tính thống nhất, nguyên tắc gọn nhẹ,

nhất quán, tiết kiệm và hiệu quả

Hoàn thiện tổ chức kế toán cần có sự thống nhất giữa Bệnh viện Tâm thần

TW1 với các bộ ngành liên quan, và với cơ quan BHXH Việt Nam. Một hệ thống kế

toán mặc dù đƣợc quốc tế thừa nhận nhƣng nếu không phù hợp với trình độ phát

triển của nền kinh tế Việt Nam, không phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình thì kế

toán sẽ không thực hiện đƣợc chức năng là công cụ quản lý kinh tế. Vì vậy hoàn

thiện tổ chức kế toán ở Bệnh viện Tâm thần TW1 trong giai đoạn hiện nay phải đảm

bảo đƣợc các mục đích đó là hội nhập về kế toán, góp phần hoàn thiện nền kế toán

Việt Nam, đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp thông tin và yêu cầu quản lý cũng nhƣ

phù hợp với quy mô của Bệnh viện. Do đó, khi hoàn thiện phải có tính khoa học tức

là có nội dung cụ thể, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, có lộ trình thực hiện và

phải xác định đƣợc hiệu quả kinh tế, phù hợp với đặc điểm, quy mô quản lý của

Bệnh viện. Có nhƣ vậy Bệnh viện Tâm thần TW1 mới cung cấp đƣợc thông tin tài

chính hữu ích, mới phục vụ đƣợc yêu cầu của các đối tƣợng quản lý Nhà nƣớc.

* Sáu là, tổ chức kế toán phải phù hợp và tiện lợi cho việc ứng dụng công

nghệ thông tin

93

Công nghệ thông tin hiện nay đã trở thành một phần rất quan trọng đối với tất

cả các lĩnh vực hoạt động xã hội đặc biết đối với lĩnh vực kinh tế tài chính. Hoàn

thiện tổ chức kế toán ở Bệnh viện Tâm thần TW1 cần dựa trên cơ sở ứng dụng

CNTT hiện đại, đảm bảo tính khả thi, chất lƣợng và hiệu quả. CNTT đã góp phần

làm thay đổi toàn diện lĩnh vực kế toán, thể hiện rõ nhất ở phƣơng thức xử lý dữ

liệu và cung cấp thông tin kế toán có những bƣớc nhảy vọt so với quy trình xử lý kế

toán thủ công trƣớc đây. Giải pháp tối ƣu là phải sử dụng CNTT hiện đại mới có thể

đáp ứng đƣợc các yêu cầu quản lý trong điều kiện mới. Tuy nhiên, việc ứng dụng

CNTT phải tuân thủ các yêu cầu và nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán theo

quy định. Nhƣ vậy, việc ứng dụng CNTT vào tổ chức kế toán là nhu cầu cấp thiết,

cần xây dựng phù hợp với quy mô, trình độ quản lý của Bệnh viện. Các phần mềm

ứng dụng cần có sự liên kết với nhau để việc cung cấp thông tin một cách nhanh

chóng, kịp thời, chính xác, phục vụ mục tiêu của các nhà quản lý.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm Thần

Trung ƣơng I

3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán theo hƣớng tinh giản, gọn nhẹ, phù hợp với các phần

mềm quản lý Bệnh viện để dễ dàng kiểm soát thông tin kế toán và tình hình tài

chính. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, để triển khai thành công định

hƣớng quản lý tổng thể Bệnh viện (kết nối phần mềm kế toán với các phần mềm

hoạt động nghiệp vụ của Bệnh viện), tổ chức bộ máy kế toán cần thiết kế, bố trí

nhân sự và phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho kế toán viên bám sát với các phân

hệ trên phần mềm quản lý tổng thể Bệnh viện và chu trình hoạt động tại Bệnh viện,

tạo sự gắn kết và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và tối ƣu hóa việc sử dụng tài

nguyên thông tin từ các phần mềm này. Từ đó, đƣa kế toán giữ vai trò trung tâm

trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho mọi hoạt động và quyết sách

của Bệnh viện, đồng thời giảm số lƣợng công việc kế toán mang tính thủ công. Bên

cạnh đó, việc triển khai các hình thức thu viện phí không dùng tiền mặt cũng là một

giải pháp để giảm bớt số lƣợng nhân sự kế toán thu viện phí, qua đó giúp bộ máy kế

toán gọn nhẹ.

Việc sử dụng phần mềm kế toán đã giúp giảm thiểu chi phí nhân công, tiết

kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, cung cấp kịp thời nhanh chóng, khoa học và

94

chính xác hơn các thông tin tài chính kế toán cho lãnh đạo đơn vị, cũng nhƣ các cơ

quan hữu quan. Tuy nhiên, để giảm bớt hạn chế còn tồn tại trong công tác ứng dụng

CNTT vào tổ chức kế toán của đơn vị cần:

- Cần phải nhận thức những ứng dụng của các phần mềm đó chỉ là công cụ để

giúp đơn vị hoạt động hiệu quả hơn, còn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có đƣợc

phản ánh nội dung và tính chất không hoàn toàn là do con ngƣời, do đó ngoài trang

bị phần mềm cần chú trọng tới yếu tố con ngƣời sử dụng để khai thác tối đa các

chức năng của ứng dụng phần mềm. Để tổ chức tốt công tác kế toán máy và quy

trách nhiệm cho các kế toán phần hành trong nội bộ kế toán cần phải thực hiện tốt

việc phân quyên và quản trị ngƣời dùng, tổ chức tốt hệ thống bảo mật chƣơng trình

kế toán và số liệu kế toán.

- Cần chú trọng đến vấn đề đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức cơ bản về nền tảng

y học, lý thuyết kế toán trên máy vi tính vì chỉ đào tạo hƣớng dẫn sử dụng các thao

tác khi thực hiện phần mềm đã đƣợc cài đặt, kế toán viên cũng chỉ thực hiện thao

tác nhập dữ liệu nhƣ một cái máy, không hiểu sâu về bản chất số liệu đƣợc thể hiện

trên báo cáo.

Bộ máy kế toán phải đƣợc sắp xếp, tổ chức một cách khoa học, hợp lý hơn để

đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả của công tác kế toán tài chính.

Cần tổ chức phân công nhiệm vụ hợp lý cho từng bộ phận kế toán để đảm bảo

thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin phục vụ cho việc điều hành của ban

Lãnh đạo Bệnh viện.

Hàng năm, sắp xếp thời gian cho các nhân viên kế toán đi tập huấn các lớp

ngắn hạn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý tài chính.

Luân chuyển vị trí công tác của các cán bộ kế toán thƣờng xuyên, thay nhau phụ

trách từng phần hành công việc để có thể hiểu biết hết các công việc kế toán trong

Bệnh viện. Cần thƣờng xuyên bố trí tập huấn chuyên sâu về sử dụng phần mềm kế

toán với toàn bộ các tính năng để khi có sự luân chuyển cán bộ thì các kế toán viên

có thể chủ động trong công việc.

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán

Qua việc nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm

thần Trung ƣơng I, tác giả xin đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện nhƣ sau:

95

3.2.2.1. Hoàn thiện tổ chức thu nhận thông tin kế toán

Với quy mô hoạt động của Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng 1 ngày càng mở

rộng, yêu cầu xử lý thông tin ngày càng nhanh, tạo nên sức ép về kiểm soát và phân

loại thông tin một cách nhanh chóng và chuẩn xác. Bởi vậy, tổ chức thu nhận thông

tin kế toán phải thay đổi về mặt chất, không chỉ tổ chức ở tại bộ phận kế toán, mà

còn phải tổ chức ở các bộ phận có liên quan đến thông tin và phải quy định cụ thể

quyền hạn, trách nhiệm của những bộ phận có liên quan đến thông tin đó, qua đó quy định trách nhiệm của các bên nếu có xảy ra sai sót.

Thứ nhất, hoàn thiện trên cơ sở bổ sung đầy đủ các yếu tố cơ bản của chứng

từ, đặc biệt, phản ánh một cách đầy đủ và toàn diện những thông tin cơ bản liên

quan đến các nội dung nghiệp vụ ghi trên chứng từ kế toán, đảm bảo tính rõ ràng,

chính xác, tạo thuận lợi cho việc ghi sổ và sắp xếp, phân loại chứng từ và tạo điều

kiện cho công tác thanh tra, kiểm tra.

Thứ hai, hoàn thiện quy trình kế toán hoạt động nhập, xuất kho thuốc, trong đó đặt vai trò của kế toán ở vị trí trung tâm, có sự gắn kết cao giữa bộ phận kế toán và

các bộ phận khác trên cơ sở tích hợp thông tin từ các bộ phận, tạo sự chủ động và

kịp thời trong công tác kế toán hoạt động nhập, xuất kho thuốc. Việc ghi nhận thông

tin nhập, xuất thuốc trên phần mềm kế toán phải gắn với thời điểm thực tế nhập,

xuất kho thuốc, khắc phục tình trạng cuối tháng mới ghi nhận thông tin. Đồng thời,

nâng cao vai trò kiểm soát của kế toán ở từng khâu trong quá trình nhập, xuất kho

thuốc, gắn rõ trách nhiệm của các chủ thể ở từng khâu trong toàn bộ quá trình.

Thứ ba, liên quan đến hoạt động khám, chữa bệnh, cần tuân thủ các quy định

về lập hóa đơn tài chính nói chung và hóa đơn điện tử nói riêng. Trong đó, thực hiện

nghiêm túc thời điểm lập, nội dung và cách thức lập, quy định về chuyển đổi, trình

tự luân chuyển, kiểm tra, lƣu trữ và bảo quản. Đặc biệt, nghiên cứu sửa đổi lại cách

thức xuất hóa đơn tài chính đối với phần thu viện phí BHYT do cơ quan BHXH chi trả nhằm hài hòa giữa quy định về hóa đơn theo Luật Kế toán với quy định về thanh,

quyết toán chi phí KCB BHYT của cơ quan BHXH. Bên cạnh đó, cũng cần chú

trọng hơn công tác quảng bá thƣơng hiệu, hình ảnh và xây dựng bộ nhận diện

thƣơng hiệu của Bệnh viện trong toàn bộ hệ thống chứng từ, đặc biệt là trên hóa đơn tài chính của Bệnh viện. Bên cạnh đó, tối ƣu hóa những ƣu việt mà hóa đơn điện tử

mang lại bằng cách thay đổi cách thức lƣu trữ, đối soát chứng từ phù hợp dựa vào

96

ứng dụng CNTT, thay vì in ra giấy nhƣ hiện tại.

Thứ tƣ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chứng từ, khắc phục những hạn chế

của hệ thống chứng từ kế toán hiện tại, phù hợp và đáp ứng với những yêu cầu

thông tin, đặc biệt là thông tin kế toán quản trị trong điều kiện các Bệnh viện đẩy

mạnh thực hiện tự chủ tài chính. Cụ thể:

- Trong quá trình nhập kho thuốc, đặc thù của Bệnh viện trong việc mua sắm

thuốc thƣờng đƣợc thực hiện chủ yếu theo phƣơng thức đấu thầu, bởi vậy cần tách

bạch rõ trách nhiệm của bộ phận xây dựng kế hoạch mua thuốc - bộ phận tổ chức

lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc - bộ phận tiếp nhận và quản lý kho thuốc - bộ

phận thanh toán. Theo đó, kế toán không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin về

số lƣợng và giá trị thuốc nhập kho, mà còn cần phải tập hợp những thông tin và đƣa ra những phân tích và nhận định phù hợp trên cơ sở thực thi chức năng kiểm soát

của mình trong từng khâu. Cụ thể, bộ phận kế toán cần so sánh và đối chiếu thông

tin làm căn cứ xây dựng kế hoạch mua thuốc của Bệnh viện không chỉ dựa trên báo

cáo sử dụng thuốc của khoa Dƣợc và còn dựa trên dữ liệu lịch sử của thông tin kế

toán về toàn bộ chi phí thuốc thực tế phát sinh năm trƣớc, so sánh và đối chiếu giá

thuốc trúng thầu với giá thuốc bán buôn, giá thuốc nhập kho với giá thuốc trúng

thầu…Bên cạnh đó, song song với việc quản lý đấu thầu thuốc, cần có thęm thông tin chi tiết lięn quan đến quản lý nhà cung cấp theo hƣớng sắp xếp, phân loại và

đánh giá các nhà cung cấp nhƣ thông tin về tên công ty, địa chỉ, điện thoại, giám

đốc… lịch sử phân phối thuốc theo thời gian và danh mục hàng hóa, đồng thời giảm

thiểu tối đa việc lƣu hồ sơ thầu, các hóa đơn, chứng từ nhập thuốc dƣới dạng giấy

thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, bổ sung nội dung về đặc

thù hay tính chất của loại thuốc để bộ phận vật tƣ có cách thức bảo quản, bộ phận kế

toán có phƣơng án dự phòng phù hợp…Trên những phân tích này, luận văn đề xuất

mẫu phiếu nhập kho mới nhằm hỗ trợ bộ phận kế toán thực thi vai trò kiểm soát của

mình. (Phụ lục 3.1).

- Với quy trình xuất kho thuốc sử dụng cho ngƣời bệnh, kế toán cần thu nhận

và kiểm soát thêm đầu mối thông tin giữa KHOA/PHÒNG - NGƢỜI BỆNH, thông

qua “BẢNG TỔNG HỢP SỬ DỤNG THUỐC CHI TIẾT THEO NGƢỜI BỆNH” Theo đó, để các khoa, phòng lên đƣợc báo cáo này, Bệnh viện cần thiết kê thêm

mẫu chứng từ: PHIẾU XUẤT KHO (Phụ lục 3.2) và PHIẾU LĨNH THUỐC (Phụ

97

lục 3.3) liên quan đến thông tin này. Với chứng từ Phiếu lĩnh thuốc, hàng ngày, sau

khi phát thuốc cho ngƣời bệnh, các khoa, phòng phải tổng hợp các phiếu lĩnh thuốc,

lập bảng tổng hợp báo cáo sử dụng thuốc theo khoa (Phụ lục 3.4). Thông tin trên

báo cáo này phải khớp với phiếu yêu cầu và phiếu xuất kho đầu ngày (Khi

Khoa/phòng nhận thuốc từ kho dƣợc đầu ngày).

- Trong công tác kiểm tra chứng từ kế toán, Bệnh viện cần tăng cƣờng nâng

cao tinh thần trách nhiệm của bộ phân kế toán mà chủ yếu là kế toán trƣởng trong

khâu kiểm tra lần hai. Nếu nhƣ lần đầu kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp hợp lý của

chứng từ, thì kiểm tra lần hai có tác dụng góp phần ngăn chặn kịp thời hiện tƣợng vi

phạm chính sách, chế độ tài chính kinh tế của Bệnh viện. Vì vậy trong lần kiểm tra

này cần kiểm tra toàn bộ hộ sơ chứng từ liên quan bao gồm các chứng từ hƣớng dẫn

và chứng từ bắt buộc kèm theo. Ngoài ra, đối với một số chứng từ quy mô lớn, cần

phải kiểm soát đảm bảo tuân thủ các văn bản quy định cụ thể đã đƣợc xây dựng nhƣ quy chế chi tiêu nội bộ hay Chế độ kế toán, Luật Kế toán.

Hơn nữa, để giúp cho viêc kiểm tra chứng từ kế toán đƣợc thuận lợi và đảm

bảo tính chính xác, cần phải xây dựng phƣơng pháp phân loại và sắp xếp chứng từ

một cách hợp lý. Hiện nay, Bệnh viện đang sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi

tính. Việc ghi chép kế toán cũng gần nhƣ đồng nghĩa với việc thu thập thông tin

kinh tế tài chính vào phần mềm. Việc nhập thông tin chứng từ kế toán vào máy vi

tính cần yêu cầu tuyệt đối phải đảm bảo sự chính xác, trung thực, và chi tiết. Do đó, cần phân loại và mã hóa chứng từ kế toán nhằm tổ chức theo các loại chứng từ, đáp ứng việc thu nhận số liệu của mỗi phần hành kế toán. Đồng thời với việc mã hóa hệ

thống giúp cho chứng từ quản lý, kiểm tra thông tin, lƣu trữ chứng từ một cách khoa

học hơn. Căn cứ vào các thông tin trên chứng từ và yêu cầu từ màn hình, sau khi

chứng từ đƣợc chuẩn hóa, kế toán viên tiến hành nhập vào máy. Đối với những

chứng từ phải in ngay sau khi nhập kế toán cần in các bảng kê chứng từ cùng loại để

đối chiếu với các bộ phận có liên quan nhƣ phiếu thu, phiếu chi, bảng kê chi tiết

chứng từ để đối chiếu với sổ quỹ của thủ quỹ kịp thời phát hiện sai sót.

Để hạn chế tình trạng một số chứng từ kế toán khi đƣợc chuyển đến phòng tài

chính kế toàn không đảm bảo tính kịp thời khách quan, Bệnh viện cần phân nhiệm rõ

ràng và xây dựng một quy trình luân chuyển chứng từ khoa học, phù hợp với đặc

điểm, quy mô hoạt động của đơn vị mình nhằm rút ngắn thời gian luân chuyển chứng

Comment [VKA2]: Xem lại, bổ sung

98

từ qua các khâu và đảm bảo thực hiện tốt các chƣng năng của kế toán là thu nhân, xử

lý và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời trong quá trình hoạt động của đơn vị. Việc lƣu trữ và bảo quản chứng từ ở Bệnh viện cần thực hiện nghiêm chỉnh

theo các quy định hiện hành. Bên cạnh đó, việc lƣu trữ chứng từ ở Bệnh viện hiện

nay vẫn chƣa đƣợc khoa học và hợp lý. Việc bảo quản chƣa đƣợc đảm bảo cho chất

lƣợng của chứng từ. Số lƣợng chứng từ lƣu trữ hiện nay đã quá lớn, cần phải thanh

lọc những chứng từ kế toán, xác định nhƣng chứng từ nào đủ thời hạn và theo quy

định cần phải hủy bỏ. Từ đó sắp xếp lại chứng từ cho hợp lý theo thời gian vào từng

khu vực riêng của kho lƣu trữ để thuận tiện cho việc kiểm tra, tiến hành tu sửa các

kho bảo quản chứng từ nhằm đảm bảo các điều kiện tối thiểu nhƣ nhiệt độ, không

khí, ánh sáng để giữ cho chất lƣợng chứng từ bảo quản.

Để đảm bảo công tác lƣu trữ chứng từ thực hiện thuận lợi, kế toán cần đánh số

hiệu chứng từ có quản lý theo từng nguồn kinh phí, trên đó liệt kê các số chứng từ đã

đƣợc lƣu trong tập chứng từ đồng thời mở sổ theo dõi các chứng từ đƣa vào lƣu trữ.

Bộ tài chính đã ban hành Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng cho các đơn vị

HCSN theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC đã đƣợc thay đổi và bổ sung những chứng

từ kế toán nhằm phù hợp với đặc điểm hoạt động của các đơn vị và theo hƣớng

giảm bớt số lƣợng chứng từ thuộc loại mang tính bắt buộc và tăng cƣờng chứng từ

mang tính hƣớng dẫn. Với hệ thống chứng từ hƣớng dẫn là một giải pháp hiện nay

đối với các đơn vị SNCL nói chung và Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I nói riêng

để đáp ứng yêu cầu quản lý và các hoạt động ngày càng phức tạp hơn của đơn vị.

Bên cạnh việc phải in, lƣu trữ và bảo quản chứng từ kế toán và các BCTC theo

quy định của pháp luật, việc bảo quản lýu trữ chứng từ trên máy vi tính cũng cần

phải đƣợc thực hiện. Hàng năm Bệnh viện nên lƣu trữ toàn bộ các thông tin của các

chứng từ kế toán sang thiết bị lƣu trữ khác nhƣ ổ cứng gắn ngoài và thực hiện chế

độ bảo quản. Tuy nhiên, để đẩm bảo tính chính xác và tránh những rủi ro gây ra,

hàng ngày kế toán các phần hành nên in các chứng từ phát sinh trong ngày vừa để

kiểm tra vừa bắt đầu khâu lƣu trữ chứng từ.

3.2.2.2. Hoàn thiện tổ chức xử lý thông tin kế toán

Thứ nhất hoàn thiện tổ chức xử lý thông tin kế toán qua hệ thống TKKT

Để có thể nâng cao tính kết nối giứa phần mềm kế toán và các phần mềm

quản lý, đặc biệt là phần mềm quản lý Bệnh viện, khắc phục tình trạng hoạt động

99

độc lập, thiếu tính liên kết dẫn đến việc phải kết xuất nhiều loại báo cáo từ các loại

phần mềm khác nhau, rồi phải bóc tách mất rất nhiều thời gian mới có đƣợc thông

tin cần sử dụng.

Ví dụ một số phần hành kế toán chủ yếu có thể tổ chức mã hóa chi tiết TKKT

nhƣ sau: - Đối với phần hành kế toán nguyên liệu, vật liệu, với mục tiêu quản lý đƣợc

tình hình nhập - xuất kho và sử dụng nguyên liệu, vật liệu, đặc biệt là thuốc và vật

tƣ tiêu hao, việc gắn kết các đoạn mã có thể đƣợc thiết kế theo mối quan hệ giữa các

đoạn mã sau:

+ Liên quan đến nghiệp vụ nhập kho

Bảng 3.1. Đề xuất ghi mã nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, vật tƣ y tế nhập kho

Tên đoạn mã Diễn giải

Mã bộ phận

Cho biết nguyên liệu, vật liệu đang đƣợc nhập vào kho nào (mã 1

sẽ đƣợc gắn tự động nếu đoạn mã vật tƣ y tế đƣợc gắn với ký

tự: kho Bệnh viện và mã 2 - tên cụ thể từng khoa/phòng sẽ đƣợc gắn với ký tự: kho đơn vị trong đoạn mã vật tƣ y tế.)

Mã nội dung hoạt động

Cho biết nguyên liệu, vật liệu đƣợc mua về sử dụng cho hoạt động nào

Mã nguồn Cho biết nguyên liệu, vật liệu đƣợc mua từ nguồn nào

Mã nhà cung cấp (NCC)

Cho biết nguyên liệu, vật liệu đƣợc mua từ đơn vị nào: - Ký tự đầu: Nhà cung cấp vật tƣ y tế

- Ký tự tiếp theo: Phƣơng thức lựa chọn nhà cung cấp

- Tên nhà cung cấp

Mã vật tƣ y tế

Cho biết nguyên liệu, vật liệu thuộc nhóm vật tƣ y tế nào, loại vật tƣ y tế nào và đặc biệt, tỷ lệ % BHYT thanh toán.

- 01 ký tự tiếp theo liên quan đến nhóm vật tƣ y tế: thuốc, máu, dịch truyền, phim, hóa chất, bông băng, vật tƣ tiêu hao, vật tƣ can thiệp…

- 02 ký tự tiếp theo là chi tiết loại vật tƣ y tế (theo danh mục do

BYT quy định) - 03 ký tự tiếp theo: tỷ lệ BHYT thanh toán (từ 0% - 100%)

Mã tài khoản tự nhiên: 152

Dùng để hạch toán kế toán

Nguồn: đề xuất cuả tác giả

100

+ Liên quan đến nghiệp vụ xuất kho

Chi phí nguyên liệu, vật liệu là một trong những khoản mục chi phí chiếm tỷ

trọng không nhỏ trong cơ cấu giá dịch vụ y tế, bởi vậy, việc kết hợp các đoạn mã thông

tin liên quan đến các khoản mục chi phí nói chung, và khoản mục chi phí này nói riêng

cần phải cung cấp đƣợc thông tin chi tiết tới từng dịch vụ, từng đối tƣợng khách hàng

và cho từng hoạt động, từng bộ phận cụ thể.

Bảng 3.2. Đề xuất ghi mã nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, vật tƣ y tế xuất kho

Tên đoạn mã Diễn giải

Mã bộ phận Cho biết nguyên liệu, vật liệu đang đƣợc sử dụng ở bộ phận nào trong Bệnh viện.

Mã nội dung hoạt động

Cho biết nguyên liệu, vật liệu đƣợc sử dụng cho hoạt động nào,nhóm hoạt động nào và cụ thể là hoạt động nào trong nhóm

Mã nguồn Cho biết nguyên liệu, vật liệu đƣợc mua và sử dụng từ nguồn nào

Mã dịch vụ y tế Cho biết nguyên liệu, vật liệu đƣợc sử dụng cho dịch vụ y tế nào

Mã khách hàng

Cho biết nguyên liệu, vật liệu đƣợc sử dụng cho đối tƣợng khách hàng nào. Đặc biệt, trong đoạn mã này, thông tin về tỷ lệ đƣợc BHYT thanh toán là thông tin quan trọng.

Mã nội dung chi phí Chi phí về thuốc, hóa chất, vật tƣ tiêu hao

Mã vật tƣ y tế

Cho biết nguyên liệu, vật liệu thuộc nhóm vật tƣ y tế nào, loại vật tƣ y tế nào và đặc biệt, tỷ lệ % BHYT thanh toán.

- 01 ký tự tiếp theo liên quan đến nhóm vật tƣ y tế: thuốc, máu, dịch truyền, phim, hóa chất, bông băng, vật tƣ tiêu hao, vật tƣ can thiệp…

- 02 ký tự tiếp theo là chi tiết loại vật tƣ y tế (theo danh mục do

BYT quy định) - 03 ký tự tiếp theo: tỷ lệ BHYT thanh toán (từ 0% - 100%)

Mã tài khoản tự nhiên: tài khoản liên

quan đến chi phí

Tƣơng ứng với từng hoạt động (gắn với đoạn mã nội dung hoạt động), nguồn mua vật tƣ (gắn với đoạn mã nguồn), thông tin sẽ đƣợc gắn với đoạn mã tài khoản chi phí tƣơng ứng: - Nếu hoạt động HCSN: 61112, 61122, 612, 6142

Đối với hoạt động SXKD, ngoài việc gắn kết hai đoạn mã trên, còn phụ thuộc vào đoạn mã Bộ phận

+ Nếu gắn với mã Bệnh viện/ mã phòng chức năng: 642

+ Nếu gắn với mã Khoa …: 154

Nguồn: đề xuất cuả tác giả

101

- Đối với phần hành kế toán thu viện phí:

Trong kế toán thu viện phí, thông tin về thu viện phí cần phải đƣợc cụ thể cho

từng bộ phận, từng hoạt động hay từng nhóm hoạt động; từng dịch vụ y tế. Bên cạnh

đó, thông tin về thu viện phí cũng cần phải đƣợc chi tiết cho từng khách hàng và nhóm

đối tƣợng khách hàng. Cụ thể:

Bảng 3.3. Đề xuất ghi mã thu viện phí

Tên đoạn mã Diễn giải

Mã bộ phận Phản ánh doanh thu của từng bộ phận trong Bệnh viện

Mã nội dung hoạt động Phản ánh doanh thu của từng hoạt động cụ thể

Mã dịch vụ y tế Phản ánh doanh thu của từng dịch vụ y tế

Mã khách hàng Phản ánh doanh thu chi tiết của từng đối tƣợng và nhóm đối tƣợng khách hàng

Mã tài khoản tự nhiên - Tài khoản 531

Dùng để hạch toán kế toán

Nguồn: đề xuất cuả tác giả

- Đối với phần hành kế toán lƣơng:

Bảng 3.4. Đề xuất ghi mã chi phí tiền lƣơng

Tên đoạn mã Diễn giải

Mã bộ phận Phản ánh nhân sự thuộc bộ phận nào

Mã cán bộ nhân viên

Phản ánh thông tin chi tiết về nhân viên: - Hạng nhân viên - Vị trí việc làm - Chi tiết từng cán bộ, nhân viên

Mã nội dung hoạt động Phản ánh chi phí lƣơng cho hoạt động cụ thể

Mã dịch vụ y tế

Phản ánh chi phí lƣơng cho từng dịch vụ cụ thể, đồng thời

cũng thống kê đƣợc số lƣợng dịch vụ y tế mà một nhân

viên y tế đã thực hiện trong khoảng thời gian nhất định.

Mã nguồn Phản ánh nguồn chi trả lƣơng cho cán bộ, nhân viên

Mã nội dung chi phí Chi tiền lƣơng và phụ cấp

Mã tài khoản tự nhiên -

Tài khoản chi phí tƣơng

ứng

Tƣơng ứng với từng hoạt động (gắn với đoạn mã nội dung

hoạt động), nguồn chi trả lƣơng (gắn với đoạn mã nguồn),

thông tin sẽ đƣợc gắn với đoạn mã TK chi phí tƣơng ứng:

102

Tên đoạn mã Diễn giải

- Nếu hoạt động HCSN: TK 61111, TK 61121, TK 612,

TK 6141

Đối với hoạt động SXKD và CUDV, ngoài việc gắn kết

hai đoạn mã trên, còn phụ thuộc vào đoạn mã Bộ phận:

+ Nếu gắn với mã phòng chức năng: TK 642

+ Nếu gắn với mã Khoa…: TK 154

Nguồn: đề xuất cuả tác giả

- Đối với phần hành kế toán TSCĐ

Bảng 3.5. Đề xuất ghi mã tài sản cố định

Tên đoạn mã Diễn giải

Mã bộ phận Cho biết TSCĐ đang đƣợc quản lý và sử dụng tại bộ phận nào

Mã nội dung hoạt động

Cho biết TSCĐ đƣợc mua về sử dụng cho hoạt động nào

Mã nguồn Cho biết TSCĐ đƣợc mua từ nguồn nào

Mã nhà cung cấp

(NCC)

Cho biết TSCĐ đƣợc mua từ đơn vị nào: - Ký tự đầu: Nhà cung cấp tài sản cố định - Ký tự tiếp theo: Phƣơng thức lựa chọn NCC - Tên nhà cung cấp

Mã nội dung chi phí + Chi phí khấu hao trang thiết bị

+ Chi phí khấu hao cơ sở hạ tầng

Mã tài sản cố định

- Thông tin về thông số kỹ thuật

+ Nhóm thiết bị kỹ thuật cao

+ Nhóm thiết bị thƣờng quy

- Thông tin về công dụng của TSCĐ:

+ Nhóm thiết bị chẩn đoán hình ảnh

+ Nhóm thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý

+ Nhóm thiết bị xét nghiệm

+ Nhóm thiết bị cấp cứu, gây mê, hồi sức

+ Nhóm thiết bị vật lý, trị liệu

+ Nhóm thiết bị quang điện tử y tế

+ Nhóm thiết bị điều trị chuyên dùng

103

Tên đoạn mã Diễn giải

+ Nhóm giƣờng bệnh

+ Nhóm thiết bị khác

- Thông tin về tên chi tiết của TSCĐ

- Thông tin về phƣơng pháp trích khấu hao

+ Khấu hao theo đƣờng thẳng

+ Khấu hao theo số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm, dịch vụ

+ Khấu hao theo số dƣ giảm dần có điều chỉnh

- Thông tin về mức khấu hao/ tỷ lệ khấu hao/ tháng

- Thông tin về kiểu phân bổ:

+ 0 - Không phải phân bổ

+ 1 - Phân bổ theo tỷ lệ

- Thông tin về tiêu thức phân bổ:

+ Theo doanh thu dịch vụ kỹ thuật

+ Theo số lƣợng dịch vụ cung cấp

+ Theo số ngày giƣờng quy đổi

+ Theo số lao động

+….

Mã tài khoản tự nhiên - TK 211,

213, 214

Dùng để hạch toán kế toán

Nguồn: đề xuất cuả tác giả

Hoàn thiện kế toán một số nghiệp vụ trọng yếu tại các Bệnh viện

Trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc kế toán theo chuẩn mực kế toán công quốc

tế, cần thiết phải hoàn thiện lại nội dung, nguyên tắc và phƣơng pháp kế toán trong một

số nghiệp vụ trọng yếu của Bệnh viện. Cụ thể:

Về kế toán nhập - xuất thuốc và vật tư y tế

Bệnh viện có kho thuốc tủ trực đặt tại các khoa/phòng. Khi xuất kho thuốc của

Bệnh viện cho các khoa/phòng phục vụ kho thuốc tủ trực, thay vì ghi nhận chi phí

Bệnh viện và giảm kho thuốc Bệnh viện, kế toán chỉ ghi nhận tăng kho thuốc tủ trực

và giảm kho thuốc Bệnh viện, bởi lúc này, thuốc chƣa đƣợc cấp cho ngƣời bệnh sử

dụng nên không đƣợc coi là chi phí. Tƣơng tự nhƣ vậy, khi Bệnh viện xuất kho

104

thuốc hay vật tƣ y tế (gang tay, bơm tiêm…) cho các khoa, phòng, chi phí thực tế

chƣa phát sinh bởi những thuốc hay vật tƣ này thực tế chƣa đƣợc sử dụng. Bởi vậy,

cần hạch toán theo bút toán sau:

- Khi xuất kho thuốc hay vật tƣ y tế cho khoa điều trị, kế toán ghi:

Nợ TK 152 - Kho thuốc/ vật tƣ của khoa

Có TK 152 - Kho thuốc/ vật tƣ Bệnh viện

- Căn cứ báo cáo sử dụng thuốc/ vật tƣ của khoa (có đối chiếu với chi phí khám,

chữa bệnh thực tế của ngƣời bệnh kết xuất chi tiết theo khoa), kế toán ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí khám, chữa bệnh

Có TK 152 - Kho thuốc/ vật tƣ của khoa

Về kế toán doanh thu hoạt động khám, chữa bệnh:

- Đối với những trƣờng hợp ngƣời bệnh điều trị liên quan đến hai năm tài chính,

tại thời điểm cuối kỳ kế toán, nếu ngƣời bệnh chƣa ra viện, căn cứ vào chi phí KCB

thực tế phát sinh mà ngƣời bệnh đã sử dụng, kế toán ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 1313 - Phải thu của ngƣời bệnh/ BHXH

Có TK 531 - Doanh thu hoạt động SXKD&CUDV

- Đối với kế toán doanh thu BHYT

Đối với hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, cần ghi nhận khoản thu này

ngay tại thời điểm hoàn thành việc khám, chữa bệnh cho ngƣời bệnh bảo hiểm y tế,

thay vì đợi đến cuối năm hoặc đến khi số liệu đƣợc cơ quan BHXH quyết toán. Theo

nguyên tắc thận trọng kế toán ghi nhận một khoản doanh thu ƣớc tính theo tỷ lệ %

thông thƣờng đƣợc cơ quan BHXH quyết toán, và sau đó, căn cứ vào biên bản quyết

toán giữa cơ quan BHXH với Bệnh viện, kế toán sẽ điều chỉnh tăng/ giảm doanh thu

(thời điểm trong năm tài chính) hoặc điều chỉnh tăng/giảm thặng dƣ/ thâm hụt (thời

điểm sang năm tài chính sau). Việc ghi nhận doanh thu ƣớc tính “sát” hay “chƣa sát”

sẽ đánh giá chất lƣợng của công tác kế toán tại đơn vị, nâng cao vai trò của kế toán

trong công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị.

Kế toán trả thu nhập cho nguồn nhân lực chất lượng cao

Để khuyến khích nguồn nhân lực chất lƣợng cao mà không làm gia tăng cũng

nhƣ tạo ra chênh lệch quá mức trong cơ cấu chi phí tiền lƣơng giữa các cán bộ, viên

chức tại các Bệnh viện, cần tạo lập quỹ tài trợ cho nguồn nhân lực chất lƣợng cao này,

105

không chỉ về mặt tài trợ về đào tạo (bởi hiện nay trong nội dung sử dụng quỹ phát triển

hoạt động sự nghiệp đã có nội dung chi đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ), mà còn cần có tài

trợ về mặt thu nhập cho bộ phận này. Điều này cần đƣợc quy định rõ trong quy chế tài

chính, cũng nhƣ quy chế sử dụng quỹ và đƣợc thống nhất trên toàn Bệnh viện.

Đối với định mức chi thu nhập theo quy chế chi tiêu nội bộ, kế toán ghi:

Nợ TK chi phí cho con ngƣời/

Có TK phải trả ngƣời lao động.

Đối với khoản chi trả thu nhập hỗ trợ nguồn nhân lực chất lƣợng cao (phần

chênh lệch), kế toán ghi:

Nợ TK quỹ PTHĐSN

Có TK phải trả ngƣời lao động

Thứ hai hoàn thiện tổ chức xử lý thông tin kế toán qua hệ thống sổ kế toán

Nhƣ đã phân tích ở phần hạn chế, việc hoàn thiện tổ chức vận dụng hệ thống sổ

kế toán trƣớc hết phải thiết lập đƣợc quy định về mở sổ chi tiết theo đúng quy trình

quản lý. Với cách thức hạch toán dựa trên hệ thống tổ hợp tài khoản đƣợc thiết kế theo

các đoạn mã nhƣ trên, thì việc mở sổ chi tiết cho từng đối tƣợng sẽ không còn là

chuyện phức tạp. Nhƣng điều quan trọng, Bệnh viện cần phải xác định đƣợc danh mục

sổ chi tiết bắt buộc phải mở tƣơng ứng với danh mục nội dung quản lý tài chính tại

Bệnh viện. Cụ thể theo minh họa sau:

Bảng 3.6. Đề xuất ghi sổ kế toán

STT Nội dung, yêu cầu

quản lý Sổ chi tiết đề xuất bổ sung

1

Doanh thu khám, chữa bệnh

phải đƣợc chi tiết theo:

khoa, theo loại hoạt động

hay theo từng dịch vụ y tế

- Sổ chi tiết thu khám, chữa bệnh theo khoa

- Sổ chi tiết thu khám chữa bệnh BHYT; không

BHYT; KCB theo yêu cầu…

- Sổ chi tiết doanh thu dịch vụ kỹ thuật A, B, C….

2

Chi phí khám, chữa bệnh

sau khi phân loại chi phí

trực tiếp, gián tiếp, còn phải

đƣợc chi tiết tƣơng ứng,

theo: khoa, theo loại hoạt

- Sổ chi tiết chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt

động khám, chữa bệnh theo khoa

- Sổ chi tiết chi phí trực tiếp liên quan đến khám,

chữa bệnh BHYT; không BHYT; KCB theo

yêu cầu…

106

STT Nội dung, yêu cầu

quản lý Sổ chi tiết đề xuất bổ sung

động hay theo từng dịch vụ

y tế

- Sổ chi tiết chi phí trực tiếp cho dịch vụ kỹ thuật

A,B, C…

3

Tài sản cố định cần chi tiết

theo nguồn hình thành, hay

chi tiết theo phƣơng pháp

tính khấu hao hoặc chi tiết

theo nhóm tài sản

- Sổ chi tiết TSCĐ theo nguồn hình thành

- Sổ chi tiết TSCĐ theo phƣơng pháp tính KH

- Sổ chi tiết TSCĐ theo nhóm tài sản…

4 ….

Nguồn: đề xuất cuả tác giả

Bên cạnh đó, cần quy định rõ thời gian ghi và khóa sổ đối với với từng phần

hành kế toán tƣơng ứng với bộ phận kế toán chuyên trách, để đảm bảo khớp đúng

thông tin giữa các bộ phận kế toán với nhau. Ví dụ nhƣ:

- Sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết tài khoản tiền gửi cần thực hiện khóa sổ vào cuối

mỗi ngày. Cần phải khớp đúng với kế toán thu viện phí

- Sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu cần thực hiện khóa sổ vào cuối tháng để tiến

hành kiểm tra, đối chiếu với sổ chi tiết chi phí, công nợ với nhà cung cấp…

3.2.2.3. Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin kế toán

Thứ nhất, Kế toán tại Bệnh viện cần thay đổi tƣ duy lập và sử dụng báo cáo tài

chính, báo cáo quyết toán của kế toán viên. Thay vì chỉ với mục đích nộp cho cơ

quan chủ quản ngành và phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, các Bệnh viện cần xác

định rõ đây chính là kênh thông tin vô cùng quan trọng, cung cấp một cách toàn

diện nhất về bức tranh tài chính của đơn vị. Bởi vậy, công tác lập báo cáo tài chính

và báo cáo quyết toán cần phải đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đƣợc giao cho

những cán bộ, nhân viên kế toán có năng lực và trình độ cao.

Thứ hai, cần nâng cao năng lực, trình độ hiểu biết của kế toán trong công tác

lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán. Bởi hiện nay, hầu hết công việc kế toán

đƣợc thao tác trên phần mềm kế toán, nên để có thể kiểm tra đƣợc tính đúng đắn,

phù hợp của thông tin trên báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán, kế toán viên

phải có sự hiểu biết sâu rộng và toàn diện về chuẩn mực kế toán, về kế toán nói

107

chung và kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng. Chỉ khi đó mới hạn chế

đƣợc những sai sót trong quá trình lập báo cáo.

Thứ ba, cần đẩy nhanh quá trình lập báo cáo và nộp báo cáo tài chính và báo

cáo quyết toán theo đúng quy định của Luật Kế toán 2015 và Thông tƣ

107/2017/TT-BTC: Giải pháp quy định về thời gian ghi sổ và khóa sổ kế toán sẽ

giúp công tác kiểm tra, số liệu trong quá trình thực hiện công tác kế toán tại năm.

Đây cũng là tiền đề để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian lập báo cáo tài chính và

báo cáo quyết toán tại Bệnh viện. Song song với đó, Bệnh viện cũng cần quy định

cụ thể về thời gian và số lần lập và nộp dự thảo báo cáo cho cán bộ phụ trách phòng

kế toán, và thời gian nộp báo cáo bản hoàn thiện cho các đối tƣợng sử dụng thông

tin trên báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán. Cùng với đó, cán bộ kế toán phụ

trách lập báo cáo cần tôn trọng triệt để, thống nhất quy định này.

Hoàn thiện một số nội dung trong báo cáo tài chính

Đối với thuyết minh báo cáo tài chính của Bệnh viện, tác giả đề xuất bổ sung

nội dung: “Các chính sách kế toán áp dụng” trên cơ sở Bộ Tài chính ban hành bộ

văn bản hƣớng dẫn về nguyên tắc ghi nhận các khoản mục trên báo cáo tài chính.

Phần nội dung về “các chính sách kế toán áp dụng” sẽ giúp cả ngƣời lập báo cáo

cũng nhƣ ngƣời sử dụng báo cáo có thể đối chiếu và đánh giá chất lƣợng của quá

trình thu nhận và xử lý thông tin kế toán. Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa và đƣa ra

những phân tích, so sánh số đầu năm - số cuối năm và chỉ ra nguyên nhân từ sự

chênh lệch đối với những khoản mục trọng yếu nhƣ:

- Nợ phải thu, đặc biệt các Bệnh viện cần chỉ ra số nợ của cơ quan BHXH, xác

định rõ toàn bộ là số nợ cơ quan BHXH hay trong đó có một phần là số cơ quan

BHXH xuất toán nhƣng chƣa đƣợc xử lý. Hơn nữa, cần chi tiết thời gian của những

khoản nợ phải thu để đánh giá đƣợc khả năng thu hồi, từ đó có cơ sở để trích lập dự

phòng (nếu đơn vị đƣợc phép trích lập).

- Nợ phải trả: cần chi tiết hóa thông tin về những khoản nợ lớn, nợ quá hạn và

khả năng cũng nhƣ phƣơng án chi trả của Bệnh viện

- Doanh thu: đƣa ra phân tích sự biến động và giải thích nguyên nhân tăng/

giảm doanh thu của từng mảng hoạt động cụ thể ở năm trƣớc và năm nay.

108

- Chi phí: đƣa ra phân tích về tỷ trọng chi phí, sự biến động và giải thích

nguyên nhân của sự biên động này theo các mảng hoạt động cụ thể tƣơng ứng với

doanh thu qua hai kỳ báo cáo.

Đối với báo cáo quyết toán, đặc biệt là thuyết minh báo cáo quyết toán, cần

đƣa ra những phân tích về kết quả cung ứng dịch vụ y tế công lập, và chỉ rõ tính phù

hợp trong những nội dung nhiệm vụ chi NSNN đã cấp trong kỳ so với thực tế thực

hiện. Đồng thời, cũng cần chỉ rõ mức độ phù hợp của loại hình đơn vị tự chủ đƣợc

áp dụng tại các Bệnh viện. Từ đó, qua việc phân tích về thuận lợi, khó khăn của đơn

vị, đƣa ra những khuyến nghị đối với cơ quan quản lý.

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức kiểm tra công tác kế toán

Kiểm tra kế toán là một trong những vẫn đề quan trong, đảm bảo cho công tác

kế toán đi vào nề nếp, thực hiện đúng chế độ tài chính quy định, ngăn ngừa hành vi

tiêu cực trong quản lý tài chính. Vì vậy, công tác kiểm tra kế toán phải đƣợc hoàn

thiện từng bƣớc và có hiệu quả. Để công tác kiểm tra kế toán thực sự phát huy vai

trò, yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống kiểm tra kế toán là phải phải phù

hợp với đặc điểm tổ chức của Bệnnh viện, của bộ phận kế toán để tạo ra một hệ

thống kiểm tra hoạt động thƣờng xuyên, có hiệu quả và phát huy tính dân chủ của

cán bộ, viên chức trong Bệnh viện. Vì vậy cần hoàn thiện một số nội dung nhƣ sau:

- Tăng cƣờng hơn nữa công tác tự kiểm tra nội bộ, theo đó Ban lãnh đạo Bệnh

viện, kế toán trƣởng, các nhân viên kế toán phải nâng cao ý thức tự kiểm tra, chịu

trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc và pháp luật khi thực hiện kiểm tra.

- Cần tổ chức bộ phận kiểm tra chuyên biệt, tránh những phiền hà nảy sinh

trong nội bộ, đồng thời giúp công tác kiểm tra đạt đƣợc hiệu quả.

Công tác tự kiểm tra phải đƣợc thực hiện từ khâu kiểm tra tính hợp lý, hợp

pháp của chứng từ kế toán, đến việc ghi chép, phản ánh trên tài khoản kế toán, sổ kế

toán, tính chính xác của số liệu kế toán. Việc chấp hành chính sách chế độ, thể lệ kế

toán; việc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán cũng nhƣ lề lối làm việc, hiệu quả của

bộ máy kế toán với các bộ phận, phòng ban quản lý chức năng trong đơn vị. Để từ

đó kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai sót, đề xuất ý kiến làm cho công tác kiểm

tra kế toán phát huy tác dụng trong công tác quản lý.

Để đáp ứng điều này, ngƣời làm công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đòi hỏi

109

phải có đƣợc kiến thức tổng hợp, linh hoạt ứng xử để có thể hoàn thành chức năng,

nhiệm vụ chuyên môn của mình. Đặc biệt là phải có trình độ để truy xuất thông tin

dữ liệu từ phần mềm kế toán qua Microsoft Excel để xem xét các sổ kế toán, các

báo cáo của đơn vị kế toán.

Tăng cƣờng đào tạo, nâng cao t nh độ chuyên môn nghiệp vụ ứng dụng CNTT

cho các cán bộ kế toán. Khuyến khích nhân viên kế toán sử dụng tìm hiểu cách lấy

dữ liệu kế toán phục vụ công tác kiểm tra kế toán đƣợc chính xác, thuận lợi. Việc

ứng dụng CNTT cần lƣu lại các dấu vết khi có sửa chữa đƣợc lƣu vết trên phần

mềm, nhanh chóng phát hiện các sai sót, các hành vi vi phạm trong công tác kế toán

để có hƣớng xử lý.

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp

Trong giai đoạn hiện nay với cơ chế quản lý tài chính mới, các đơn vị đƣợc

trao quyền tự chủ tài chính cùng với tính tự chịu trách nhiệm ngày càng cao, kế toán

và tổ chức công tác kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý tài

chính, xây dựng định mức chi tiêu hợp lý, kiểm soát và đƣa ra các thông tin kịp

thời, có chất lƣợng, phục vụ cho nhu cầu quản lý của đơn vị. Chính vì thế, tổ chức

công tác kế toán cần tiếp tục đƣợc hoàn thiện và phát triển để góp phần quản lý tài

chính một cách tiết kiệm, hiệu quả hơn. Để thực hiện các giải pháp, cơ quan Nhà

nƣớc và Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I cần ban hành và thực hiện một số nội

dung cụ thể nhƣ sau:

3.3.1. Về phía Nhà nước và cơ quan quản lý

Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ,

đặc điểm hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu có sự thay đổi căn

bản: Từ chỗ là đơn vị thực hiện dự toán ngân sách sang chủ động tìm kiếm nguồn

thu và bù đắp các khoản chi. Do đó hệ thống kế toán hiện hành cần có sự thay đổi

tƣơng ứng. Nhà nƣớc cần bổ sung Thông tƣ hƣớng dẫn cho Nghị định này.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về cơ chế quản lý tài chính, chế

độ kế toán áp dụng cho các đơn vị SNCL đƣợc giao quyền tự chủ đảm bảo tính

hợp lý, khả thi và thống nhất, tiến tới ban hành chuẩn mực kế toán công ở Việt

Nam, góp phần tạo môi trƣờng pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm

tra, giám sát của Nhà nƣớc về hoạt động kế toán, phù hợp với điều kiện của đất

110

nƣớc và hội nhập với khu vực và thế giới.

Để đảm bảo hoàn thiện môi trƣờng pháp lý về kế toán áp dụng cho các đơn vị

SNCL nói chung và Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I nói riêng phù hợp với điều

kiện hiện nay thì ngoài các văn bản về kế toán có tính pháp lý cao nhất nhƣ Luật

kế toán Việt Nam, các văn bản dƣới luật còn hiệu lực, cần tiếp tục đổi mới hệ

thống kế toán HCSN hiện hành theo hƣớng cơ bản sau đây:

- Về Luật kế toán: Cần tiếp tục triển khai việc hƣớng dẫn Luật kế toán ra

phạm vi toàn xã hội thông qua các văn bản cụ thể để các các đơn vị sự nghiệp dễ

thực hiện. Đồng thời, định kỳ hàng năm phải có sự kiểm tra, tổng kết của các cơ

quan chức năng đối với việc chấp hành luật của các đơn vị nhằm có những biện

pháp xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật.

- Ngoài việc ban hành Luật Kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị

HCSN, cùng với tiến trình cải cách hành chính công, Nhà nƣớc cần sớm ban hành

chuẩn mực Kế toán công của Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kế toán công quốc

tế và phù hợp với đặc điểm của các đơn vị HCSN của Việt Nam.

- Nhà nƣớc cần sớm ban hành những văn bản hƣớng dẫn, vận dụng kế toán

quản trị ở các đơn vị sự nghiệp có thu để giúp các đơn vị có thể vận dụng cụ thể vào

trong quá trình quản lý hoạt động của đơn vị đạt hiệu quả tối đa theo mục tiêu đề ra.

Trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Nhà nƣớc cần hoàn thiện

và đổi mới hệ thống định mức tiêu chuẩn; xây dựng đƣợc các định mức chi phí

hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển đất nƣớc cũng nhƣ phù hợp với điều kiện

phát triển của ngành y tế. Bởi hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức, là những

chuẩn mực cực kỳ quan trọng để đo lƣờng tiết kiệm hiệu quả của các hoạt động.

Nó là điều kiện để đảm bảo quản lý chi tiêu đƣợc tốt hơn, làm cơ sở cho quá trình

lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Mặt khác, Nhà nƣớc phải có chính sách tiền

lƣơng hợp lý, thể hiện đƣợc chính sách ƣu tiên cho cán bộ, công chức nhằm khuyến

khích họ nghiên cứu phát huy tài năng, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức

nghề nghiệp.

- Tăng cƣờng nguồn đầu tƣ, phân cấp nhiều hơn nữa về quản lý cho các Bệnh

viện công, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị. Tăng cƣờng đầu tƣ

vốn xây dựng cơ sở vật chất và phƣơng tiện máy móc thiết bị phục vụ công tác

111

khám chữa bệnh...

Bộ Y tế cần tăng cƣờng kiểm tra việc thực hiện tự chủ tài chính trong Bệnh

viện . Bên cạnh đó cần nghiên cứu đề nghị Chính phủ điều chỉnh các quy định hiện

hành về mức thu viện phí, chính sách phân phối thu nhập để tăng quyền tự chủ toàn

diện cho các Bệnh viện công, chứ không phải thuần túy là cắt giảm ngân sách chi

thƣờng xuyên của các Bệnh viện. Điều này sẽ là cơ sở cho việc điều chỉnh, hoàn

thiện cơ chế quản lý tài chính và hệ thống kế toán trong Bệnh viện .

Bộ Y tế cần chú trọng hơn nữa tới công tác kiểm tra, kiểm toán công tác kế

toán của các đơn vị SNCL, thành lập các đoàn thanh tra, đoàn kiểm toán hàng năm

độc lập với bộ phận kế toán tài chính nhằm đẩy mạnh công tác kiểm toán trong

hoạt động quản lý của các đơn vị, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản

lý của ngành y tế.

3.3.2. Đối với Bệnh viện Tâm thần Trung uơng I

Bệnh viện cần có sự đổi mới trong tƣ duy và trong cách ra quyết định của Ban

lãnh đạo Bệnh viện . Bộ máy lãnh đạo cần nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống kế

toán trong việc quản lý tài chính Bệnh viện , nhất là trong điều kiện tự chủ.

Mặt khác, Bệnh viện cần dành một khoản ngân sách hợp lý cho việc đầu tƣ

vào hệ thống thông tin kế toán với đội ngũ nhân viên kế toán và hệ thống phần

cứng, phần mềm kế toán phù hợp theo yêu cầu của công việc. Trong đó, việc đầu

tƣ cho đội ngũ nhân viên kế toán là yếu tố quyết định đến sự thành công của các

giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán. Việc đầu tƣ cho phần mềm kế toán và nâng

cao trình độ cán bộ kế toán tất nhiên sẽ phát sinh chi phí, tuy nhiên các khoản chi

này là nhỏ so với lợi ích mà nó mang lại cho bản thân Bệnh viện .

Từng bƣớc xây dựng, hoàn thiện quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu

nội bộ nhằm nâng cao khả năng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính.

Xây dựng lộ trình hoàn thiện công tác kế toán, kiểm soát nội bộ trong Bệnh

viện theo hƣớng hiện đại hóa, gọn nhẹ và hiệu quả.

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động, phân cấp quản lý tài chính, kế toán để tổ

chức kế toán phù hợp, đảm bảo phát huy đƣợc hiệu quả sử dụng các nguồn lực;

Cơ chế tự chủ tài chính đối với Bệnh viện vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi

nhƣng đi kèm với nó cũng có nhiều thách thức và khó khăn. Những thách thức khó

112

khăn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân chủ quan: Do đây

là một cơ chế thực hiện tƣơng đổi mới trong điều kiện Bệnh viện đã có một quá

trình phát triển khá lâu với cơ chế đƣợc bao cấp từ Nhà nƣớc nên vẫn tồn tại những

tƣ tƣởng ỷ lại và trông chờ... và những nguyên nhân khách quan: Các chính sách về

tài chính, kế toán liên quan vẫn chƣa đồng bộ và cũng còn nhiều điểm không hợp lý,

việc mở rộng nhiều loại hình cung cấp dịch vụ…

Vậy để giải quyết những khó khăn này đặt ra cho các đơn vị phải có những

thay đổi trong các lĩnh vực hoạt động của mình: Về nhiệm vụ chuyên môn, về cung

cấp dịch vụ, về tổ chức bộ máy, về tài chính kế toán...

Đối với việc tổ chức hoạt động của đơn vị trong giai đoạn phát triển và hội

nhập hiện nay, Bệnh viện Tâm thần TW1 nên dựa vào những điều kiện thuận lợi của

mình trong phạm vi cho phép, cần chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch phát

triển. Bệnh viện cần thiết phải mở rộng quy mô hoạt động đồng thời đa dạng hoá

việc cung cấp các loại hình dịch vụ tƣơng ứng với các mức viện phí phù hợp. Bệnh

viện có thể mở thêm các khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu cung cấp các dịch vụ

kỹ thuật cao để đáp ứng nhu cầu có điều kiện với mức thu tƣơng ứng nhằm tăng

nguồn thu cho phát triển hoạt động Bệnh viện .

Ngoài ra, Bệnh viện nên đa dạng hoá các hoạt động đầu tƣ và tăng cƣờng mở

rộng hợp tác quốc tế phù hợp với yêu cầu xã hội hoá các hoạt động y tế và xu thế

hội nhập phát triển hiện nay. Thực tế, việc đầu tƣ các trang thiết bị nếu chỉ trông

chờ vào NSNN cấp là rất khó bởi giá trị các máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại

là rất đắt tiền trong khi NSNN cấp vốn rất eo hẹp chỉ đáp ứng cho các hoạt động

thƣờng xuyên. Do vậy, Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I cần thiết phải định

hƣớng xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng,

điều kiện kinh tế xã hội và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành y tế nhƣ có thể

là liên doanh liên kết.

Bên cạnh việc thu hút các nguồn lực tài chính thì việc sử dụng nguồn lực tài

chính để phục vụ hoạt động và phát triển của Bệnh viện phải là vấn đề cần đƣợc

quan tâm đối với Ban Giám đốc Bệnh viện bởi mục tiêu cần phải phát huy hiệu quả

của việc sử dụng nguồn lực tài chính đã thu hút đƣợc.

Bệnh viện phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động, phân cấp quản lý, phân cấp kế

113

toán và căn cứ vào chế độ và tình hình tài chính của đơn vị mà tổ chức kế toán cho

phù hợp nhằm quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả.

Lãnh đạo đơn vị và các cán bộ kế toán phải có sự thay đổi thực sự trong nhận

thức về CNTT, về phần mềm kế toán ứng dụng vào công tác kế toán. Nếu không có

sự nhận thức đầy đủ về vai trò của CNTT mà chỉ dừng lại ở kế toán thủ công truyền

thống với sự trợ giúp giản đơn của máy tính thì đó là lực cản lớn nhất đối với đơn vị

trong điều kiện phát triển hiện nay.

Việc hoàn thiện tổ chức kế toán cũng cần phải thực hiện theo từng giai đoạn

tuân thủ theo các chính sách chế độ kế toán tài chính mà Nhà nƣớc ban hành và

phát triển theo hƣớng hiện đại khoa học và hiệu quả.

114

Tiểu kết chƣơng 3

Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I,

tác giả đã trình bày định hƣớng phát triển Bệnh viện và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức

kế toán tại Bệnh viện. Trên cơ sở đã chỉ ra các nguyên nhân hạn chế ở Chƣơng 2, tác

giả đã đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần

Trung ƣơng I nhằm khắc phục những tồn tại trong tổ chức kế toán hiện tại, đồng thời

phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhằm tăng thu nhập cho cán

bộ, viên chức của đơn vị, đó là: Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán; Hoàn thiện tổ chức

công tác kế toán; Hoàn thiện tổ chức kiểm tra công tác kế toán. Những giải pháp mà

chƣơng 3 đề cập sẽ giúp cho việc tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung

ƣơng I đƣợc tốt hơn. Tuy nhiên, để các giải pháp đƣợc thực hiện thành công thì

cần có những điều kiện từ phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và Bệnh viện Tâm

thần Trung ƣơng I.

115

KẾT LUẬN

Các Bệnh viện công nói chung và Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I nói riêng

đang đối mặt với nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức trong tiến trình tăng cƣờng tự

chủ tài chính. Để có thể đứng vững và phát triển trong môi trƣờng hoạt động ngày

một phức tạp hơn, các nhà quản lý rất cần đến những thông tin hữu ích để có thể

đƣa ra các quyết định tối ƣu. Điều đó, đòi hỏi kế toán phải vừa cung cấp đƣợc các

thông tin chi tiết, cụ thể về từng mặt hoạt động, vừa phải cung cấp những thông tin

mang tính khái quát, so sánh, đánh giá toàn diện các mặt hoạt động trong đơn vị.

Với việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm

thần Trung ương I”, qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng tổ chức kế toán

tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I, luận văn đã làm rõ đƣợc các vấn đề sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa đƣợc những vấn đề chung về đơn vị

SNCL, nội dung tổ chức kế toán trong đơn vị SNCL;

Thứ hai, luận văn đã mô tả khái quát về quá trình hình thành và phát triển,

nguyên tắc tài chính tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I; luận văn cũng đã làm rõ

thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I và chỉ ra những

mặt còn hạn chế trong tổ chức kế toán của bệnh viện.

Thứ ba, trên cơ sở định hƣớng phát triển và nguyên tắc hoàn thiện, luận văn đã

đề xuất những giải pháp cụ thể cũng nhƣ những kiến nghị về việc đổi mới, hoàn

thiện tổ chức kế toán của bệnh viện.

Trong quá trình nghiên cứu, do khả năng và trình độ có hạn, do điều kiện thời

gian và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót.

Tác giả rất mong muốn nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của các thầy cô

giáo để đề tài có ý nghĩa thiết thực hơn.

116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực

hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính

đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Bộ tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 chế độ kế

toán hành chính, sự nghiệp.

3. Bộ tài chính (2007), Quyết định số 90/2007 QĐ-BTC ngày 26/10/2007 về việc

ban hành "Quy định về mã số các đơn vị có quan hệ với ngân sách".

4. Bộ Tài chính (2019), Tài liệu đào tạo về chuẩn mực kế toán công quốc tế.

5. Bộ Y tế (2018), Quyết định số 589/QĐ- BYT ngày 23/01/2018 Quyết định về việc

giao tự chủ, tư chịu trách nhiệm về tài chính năm 2018.

6. Bộ Y tế (2018), Quyết định 7293 ngày 07/12/2018 Quyết định về việc ban hành

Quy chế Tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Tâm thần TW I.

7. Bệnh viện Tâm thần TW1 (2019), Tài liệu thực tế tại và chứng từ, sổ sách, báo

cáo kế toán năm 2019.

8. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên

chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

9. Chính phủ (2012), Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ban hành ngày 15/10/2012 về cơ

chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ

khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

10. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ

chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

11. Nguyễn Linh Chi (2018), “Hoàn thiện tố chức kế toán tại Bệnh viện Bạch Mai”,

Luận văn thạc sỹ, Viện ĐH mở Hà Nội.

12. Phạm Văn Đăng, Trần Phƣớc, Nguyễn Kính, Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2009), Kế

toán nhà nước, Nxb Tài chính, Tp Hồ Chí Minh.

13. Đỗ Thị Hồng (2018), “Tổ chức kế toán tại Học viện Y Dƣợc Học Cổ truyền Việt

Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Công Đoàn, Hà Nội.

14. Đoàn Nguyên Hồng (2017), “Hoàn thiện tổ chức kế toán tài chính tại Bệnh viện

117

hữu nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới”, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng ĐH Đà Nẵng.

15. Lê Thị Thuý Hằng (2018), “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện đa khoa

tỉnh Ninh Bình”, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng ĐH Lao Động Xã Hội, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2020), Giáo trình Kế toán công, Nxb Tài chính, Hà Nội.

17. Phạm Văn Liên (2013), Giáo trình kế toán hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản

Tài chính, Hà Nội.

18. Đinh Thị Mai ( 2016), Tổ chức công tác toán kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội.

19. Vũ Thị Trà My (2019), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Bệnh viện Tuệ

Tĩnh”, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng ĐH Công Nghệ Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.

20. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Kế toán ngày

20/11/2015.

21. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Viên chức số

58/2010/QH12 ngày 15/11/2010.

22. Trần Thị Cẩm Thanh (2014), Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

23. Lƣu Đức Tuyên, Ngô Thị Thu Hồng (2011), Tổ chức công tác kế toán trong

doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

Phụ lục Số 01

HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Mẫu số: 02GTTT0/001 Ký hiệu: TT/19E

Số: 0015136

BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƢƠNG I Địa chỉ: Xã Hòa Bình, Huyện Thƣờng Tín, Thành phố Hà Nội

MST: 0104017417 Tel: 024.33.853.227 Email: [email protected]

Số tài khoản: Tại ngân hàng:

Họ tên khách hàng: Đào Văn Kiên Mã nhận hóa đơn: 191031105154858HVBS9

Tên đơn vị: Địa chỉ: Bắc Từ Liêm- Hà Nội

MST: Tel: Email:

Số tài khoản: Tại ngân hàng:

Hình thức thanh toán: Tiền mặt Loại tiền: VND

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá Thành tiền (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4) x (5) 1 Chi phí khám chữa bệnh Lần 1 3.228.000 3.228.000

Tổng tiền hàng hóa, dịch vụ 3.228.000 Số tiền bằng chữ: Một triệu, bảy trăm linh bốn nghìn, một trăm hai mƣơi hai đồng.

Ngƣời mua hàng NGUYỄN MẠNH HÙNG

Ngày 31 tháng 10 năm 2019 Ngƣời bán hàng

Signer Info: BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƢƠNG I Serial number: 540101081D7E87B31071B8C6F391867D

Ghi chú: Người mua được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán.

Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: ng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và

hóa đơn điện tử gốc – hóa đơn nguồn (ghi rõ "HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ"); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện

chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi.

BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN KCB Ngày 31 tháng 10 năm 2019

Đơn vị: VNĐ

Số hóa đơn

Họ tên bệnh nhân

Phân tích thanh toán Số tiền ký

quỹ Quyết toán tiền KCB

Số tiền Thu tiền mặt

Khấu trừ ký qũy

1 2 4 5 6 7

15133 Đặng Văn Long 2,000,000 336,000 336,000

15134 Phương T. Kim Liên 57,000

57,000

15135 Đỗ Đức Long 1,000,000 405,000 1,000,000 1,405,000

15136 Đào Văn Kiên 2,000,000 1,228,000 2,000,000 3,228,000

15137 Nguyễn Thị Lan 90,000 90,000

15138 Lê Thị Thêu 116,000 116,000

5,000,000 1,896,000 3,336,000 5.232.000

Kế toán viện phí Thủ quỹ

Đơn vị: Bệnh viện Tâm thần TW1 Mẫu số: C40-BB Mã QHNS:105739 ................ (Ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC

ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)

PHIẾU THU

Ngày 31 tháng 10 năm 2019 Quyển số:..... Số: 699

Nợ:111.......... Có:531......... Họ và tên ngƣời nộp tiền: Tô Thị Thảo ............................................................................ Địa chỉ: Phòng TCKT ....................................................................................................... Nội dung: Thu 1 phần viện phí ngày 31/10/2019 ............................................................. Số tiền: 1.896.000 ................................................................... (loại tiền) Việt Nam Đồng (viết bằng chữ): Một triệu tám trăm chín mƣơi sáu nghìn đồng ....................................... Kèm theo: 7 chứng từ ........................................................................................................ THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN TRƢỞNG NGƢỜI LẬP (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền: - Bằng số: ..........................................................................................

- Bằng chữ: ....................................................................................... Ngày 31 tháng 10 năm 2019.

NGƢỜI NỘP THỦ QUỸ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Tô Thị Thảo + Tỷ giá ngoại tệ : ............................................................................................................. + Số tiền quy đổi: ..............................................................................................................

Đơn vị:Bệnh viện Tâm thần TW1 Mẫu số: S02a-H

Mã QHNS:1057139 (Ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC

ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)

CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 31 tháng 10 năm2019.

Số: 12.1/10TX

Đơn vị: đồng

Diễn giải Số hiệu tài

khoản Số tiền

Ghi chú

Nợ Có A B C 1 D

Thu một phần viện phí ngày 28/10/2019 111 531 8,280,164 Thu một phần viện phí ngày 29/10/2019 111 531 11,621,584 Thu một phần viện phí ngày 30/10/2019 111 531 6,337,592 Thu một phần viện phí ngày 31/10/2019

111 531 1,896,000

Thu tiền KCB BHYT từ ngày 01-31/10/2019

111 531 5,743,805

Cộng x x 33,879,145 x

Kèm theo ... chứng từ kế toán. Ngày 31 tháng 10 năm 2019

NGƢỜI LẬP KẾ TOÁN TRƢỞNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

BỘ Y TẾ

Bệnh viện Tâm Thần TW I

SỔ CÁI

Tháng 10 năm 2019

Tài khoản: 111 - Tiền Việt Nam

Đơn vị: đồng

Ngày Số CT

Số CTGS

Nội dung

Tài khoản

đối ứng

Nợ Có

THÁNG 10

Số dư đầu tháng 371,704,711

31/10/2019 689 12.1/10TX Thu tiền ký quỹ Bn vào viện ngày 31/10/2019

13181 36,000,000

31/10/2019 690 12.1/10TX Thu tiền ký quỹ KCB BHYT BN vào viện từ 01-31/10/2019

13182 29,000,000

31/10/2019 699 12.1/10TX Thu một phần viện phí ngày 28/10/2019

531 8,280,164

31/10/2019 700 12.1/10TX Thu một phần viện phí ngày 29/10/2019

531 11,621,584

31/10/2019 701 12.1/10TX Thu một phần viện phí ngày 30/10/2019

531 6,337,592

31/10/2019 702 12.1/10TX Thu một phần viện phí ngày 31/10/2019

531 1,896,000

31/10/2019 703 12.1/10TX Thu tiền KCB BHYT từ ngày 01-31/10/2019

531 5,743,805

31/10/2019 1013 13.1/10TX Chi tiền ký quỹ ra viện ngày 28/10/2019

13181 57,000,000

31/10/2019 1014 13.1/10TX Chi tiền ký quỹ ra viện ngày 29/10/2019

13181 36,000,000

31/10/2019 1015 13.1/10TX Chi tiền ký quỹ ra viện ngày 30/10/2019

13181 30,000,000

31/10/2019 1036 13.1/10TX Chi tiền ký quỹ ra viện ngày 31/10/2019

13181 21,000,000

31/10/2019 1038 13.1/10TX Chi tiền ký quỹ ra viện BHYT từ ngày 01-31/10/2019

13182 28,000,000

31/10/2019 1038 19.1/10TX Chi mua vật tƣ thay thế sc xe 0407 6422 2,480,000

31/10/2019 1039 19.1/10TX Chi tiền KCB BHYT BN ra viện từ ngày 01-31/10/2019

13182 26,000,000

Cộng phát sinh tháng 451,027484 200,480,000

Số dƣ cuối tháng 250,247,484

Ngày.31 tháng.10 .năm.2019..

Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị

Đơn vị: Bệnh viện Tâm thần Trung ƣơng I Mã QHNS:1057139

PHIẾU CHI Số: 16468

Ngày 28 tháng 10 năm 2019 Họ và tên ngƣời nhận tiền: Bùi Ngọc Tuân....................................................................... Địa chỉ: Kim Sơn- Ninh Bình ............................................................................................ Nội dung: Thanh toán tiền viện phí còn thừa .................................................................... Số tiền: 2,000,000 .............................................................................................. (loại tiền) (viết bằng chữ): Hai triệu đồng/ ........................................................................................ Kèm theo: .......................................................................................................................... NGƢỜI LẬP THỦ QUỸ NGƢỜI NHẬN TIỀN (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền: - Bằng số: .......................................................................................... - Bằng chữ: .......................................................................................................................

BẢNG THANH TOÁN TIỀN THUỐC BỆNH NHÂN RA VIỆN

Ngày 28 tháng 10 năm 2020

SỐ BIÊN LAI CHI

HỌ VÀ TÊN BỆNH NHÂN

ĐỊA CHỈ SỐ TIỀN KÝ QUỸ

VÀO VIỆN

PHÂN TÍCH THANH TOÁN

SỐ TIỀN THUỐC ĐÃ

DÙNG CHI TRẢ

531 13181 1 2 3 4 5 6

16468 Bùi Ngọc Tuân Kim Sơn-Ninh Bình 2,000,000 2,000,000

16469 Lƣu Văn Tuấn Lạng Sơn 2,000,000 2,000,000

16470 Vũ Thị Chiên Hà Tĩnh 2,000,000 2,000,000

16471 Phan Ngọc Mạnh Bắc Hà- Lào Cai 2,000,000 2,000,000

16472 Nguyễn Đức Thắng Thanh Trì- Hà Nội 2,000,000 2,000,000

16473 Vũ Đại Đồng Hai Bà Trƣng- Hà Nội 2,000,000 2,000,000

16474 Lê Thị Hoa Hòa Bình 2,000,000 2,000,000

Cộng 57,000,000 0 57,000,000

Bằng chữ: Năm mươi bảy triệu đồng.

Kế toán Thủ quỹ

Đơn vị:............................................ Mẫu số: C41-BB Mã QHNS: ..................................... (Ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC

ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)

PHIẾU CHI Ngày 28 tháng 10 năm 2019. Quyển số:.....

Số:1013 Nợ:13181...... Có:1111........ Họ và tên ngƣời nhận tiền: Tô Thị Thảo .................................................................................................... Địa chỉ: Phòng TCKT ................................................................................................................................ Nội dung: Thanh toán tiền thuốc BN ngày 28/10/2019 ............................................................................. Số tiền: 57,000,000 .................................................................................................................... (loại tiền) (viết bằng chữ): Năm mƣơi bảy triệu đồng ................................................................................................ Kèm theo: ................................................................................................................................................... THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN TRƢỞNG NGƢỜI LẬP (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền: - Bằng số: ..................................................................................................................

- Bằng chữ: ............................................................................................................... Ngày ......tháng ......năm ....

THỦ QUỸ NGƢỜI NHẬN TIỀN (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

+ Tỷ giá ngoại tệ : ..................................................................................................................................... + Số tiền quy đổi: ......................................................................................................................................

Đơn vị:Bệnh viện Tâm thần TW1 Mẫu số: S02a-H

Mã QHNS:1057139 (Ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC

ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)

CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 31 tháng 10 năm2019.

Số: 13.1/10TX

Đơn vị: đồng

Diễn giải Số hiệu tài

khoản Số tiền

Ghi chú

Nợ Có A B C 1 D

Chi tiền ký quỹ ra viện ngày 28/10/2019 13181 111 57,000,000 Chi tiền ký quỹ ra viện ngày 29/10/2019 13181 111 36,000,000 Chi tiền ký quỹ ra viện ngày 30/10/2019 13181 111 30,000,000 Chi tiền ký quỹ ra viện ngày 31/10/2019 13181 111 21,000,000

Cộng x x 144,000,000 x Kèm theo ... chứng từ kế toán.

Ngày 31 tháng 10 năm 2019

NGƢỜI LẬP KẾ TOÁN TRƢỞNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

BỘ Y TẾ

Bệnh viện Tâm Thần TW I

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Tháng 10 năm 2019

Tài khoản: 13181 – phải thu tiền kcb bn vào viện

Đơn vị: đồng

Ngày Số CT

Số CTGS

Nội dung

Tài khoản

đối ứng

Nợ Có

THÁNG 10

Số dư đầu tháng 805,449,000

31/10/2019 689 12.1/10TX Thu tiền ký quỹ Bn vào viện ngày 30/10/2019

1111 62,000,000

31/10/2019 689 12.1/10TX Thu tiền ký quỹ Bn vào viện ngày 31/10/2019

1111 36,000,000

31/10/2019 1013 13.1/10TX Chi tiền ký quỹ ra viện ngày 28/10/2019

1111 57,000,000

31/10/2019 1014 13.1/10TX Chi tiền ký quỹ ra viện ngày 29/10/2019

1111 36,000,000

31/10/2019 1015 13.1/10TX Chi tiền ký quỹ ra viện ngày 30/10/2019

1111 30,000,000

31/10/2019 1036 13.1/10TX Chi tiền ký quỹ ra viện ngày 31/10/2019

1111 21,000,000

Cộng phát sinh tháng 144,000,000 98,000,000

Số dƣ cuối tháng 250,247,484 851,449,000

Ngày 31 tháng 10 năm 2019

Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị

Bệnh viện Tâm Thần Trung Ƣơng I

Mã đơn vị QHNS: 1057139

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 31 tháng 07 năm 2019 Nợ 61112

Có 15223 Số CN/07DT

- Họ và tên ngƣời nhận hàng: Khoa CN

- Địa chỉ (bộ phận): - Lý do xuất kho: Xuất kho thuốc tháng 07/2019 - Nhập tại kho: Kho thuốc chính

STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tƣ, dụng cụ

sản phẩm, hàng hoá

Mã số

Đơn vị

tính

Số lƣợng Đơn giá Thành

tiền

Yêu cầu Thực xuất

A B C D 1 2 3 4 1 Seroquel XR 200mg TS25 Viên 40,00 40,00 21.896 875.840

2 Vitaplex 500ml DT11 Chai 20,00 20,00 9030 180.600

3 VG5 TV49 Viên 28,00 28,00 970 27.160

Cộng 1.083.600

Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một triệu không trăm tám mươi ba nghìn sáu trăm đồng./.

Số chứng từ kèm theo: 0

Ngày..........tháng.......năm............

Ngƣời lập Ngƣời nhận hàng

Thủ kho Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc phụ trách bộ phận) (Ký, họ tên,

đóng dấu)

(Ký, họ tên)

Đơn vị:Bệnh viện Tâm thần TW1 Mẫu số: S21-H

Mã QHNS: 1057139

(Ban hành kèm theo Thông tư số

107/2017/TT-BTC

ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)

SỔ KHO

Tên vật liệu, dụng cụ: Seroquel XR 200mg Đơn vị tính: Chai Quy cách, phẩm chất: 200mg Mã số : TS 25

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ Diễn giải

Ngày nhập, xuất

Số lƣợng

Ghi chú (ký xác nhận của kế toán)

Ngày, tháng

Số hiệu chứng từ

Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn

A B C D E F 1 2 3 G

Tồn đầu kỳ 260

01/07/ 2019

01/07 PN

Nhập kho thuốc chính tháng 07/2019

1/7/ 2019

3000

31/07/ 2019

CN/07 Khoa CN Xuất kho thuốc tháng 07/2019

15/07/ 2019

40 420

31/07/ 2019

LK/07 Khoa LKXuất kho thuốc tháng 07/2019

18/07/ 2019 20 400

31/07/ 2019

PH/07 Khoa PHCN Xuất kho thuốc tháng 07/2019

31/07/ 2019 20 380

… … ... ...

Cộng cuối kỳ 3000 1160 2100

Số lũy kế x x

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ... - Ngày mở sổ: Ngày ... tháng ... năm......

NGƢỜI LẬP SỔ

KẾ TOÁN TRƢỞNG

THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Phụ lục 02

Bộ Y Tế Mẫu số B01/BCTC (Ban hành theo Thông tƣ số

107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)

Bệnh viện Tâm Thần Trung Ƣơng I

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Năm 2019 Tại ngày.......tháng.........năm..............

Đơn vị: đồng

STT Chỉ tiêu Mã số

Thuyết minh

Số cuối năm Số đầu năm

A B C D 1 2 TÀI SẢN

I Tiền 01 559,829,847 517,990,285

II Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 05

III Các khoản phải thu 10 2,125,760,743 3,367,335,835

1 Phải thu khách hàng 11 513,694,887 24,671,251

2 Trả trƣớc cho ngƣời bán 12 151,537,900 991,542,000

3 Phải thu nội bộ 13

4 Các khoản phải thu khác 14 1,460,527,956 2,351,122,584

IV Hàng tồn kho 20 2,454,659,038 2,475,483,783

V Đầu tƣ tài chính dài hạn 25

VI Tài sản cố định 30 181,110,422,170 177,910,096,759

1 Tài sản cố định hữu hình 31 72,918,751,054 69,380,639,126

- Nguyên giá 32 201,724,747,315 187,457,286,943

- Khấu hao và hao mòn lũy kế 33

2 Tài sản cố định vô hình 35 108,191,671,116 108,529,457,633

- Nguyên giá 36 109,270,903,933 109,220,903,933

- Khấu hao và hao mòn lũy kế 37

VII Xây dựng cơ bản dở dang 40 32,217,607,500 3,838,081,000

VIII Tài sản khác 45

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (50=01+05+10+20+25+30+40+45)

50 219,168,279,298 188,108,987,662

NGUỒN VỐN

I Nợ phải trả 60 216,974,787,156 187,122,800,520

1 Phải trả nhà cung cấp 61 3,861,063,500 772,534,555

2 Các khoản nhận trƣớc của khách hàng 62 1,110,597,049 1,298,173,464

3 Phải trả nội bộ 63

4 Phải trả nợ vay 64

5 Tạm thu 65

6 Các quỹ đặc thù 66

7 Các khoản nhận trƣớc chƣa ghi thu 67 210,939,684,938 184,315,993,527

8 Nợ phải trả khác 68 1,063,441,669 736,098,974

II Tài sản thuần 70 2,193,492,142 986,187,142

1 Nguồn vốn kinh doanh 71

2 Thặng dƣ / thâm hụt lũy kế 72

3 Các quỹ 73 2,193,492,142 986,187,142

4 Tài sản thuần khác 74

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

(80=60+70) 80 219,168,279,298 188,108,987,662

Lập, ngày.......tháng.......năm.............. Ngƣời lập biểu Kế toán

trƣởng Thủ trƣởng đơn vị

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Mã chƣơng: 023 Mẫu số B01/BCQT (Ban hành theo Thông tƣ số

107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)

Đơn vị báo cáo: Bệnh viện Tâm Thần Trung Ƣơng I

Mã ĐVQHNS: 1057139

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

Năm 2019

Đơn vị: đồng

STT CHỈ TIÊU MÃ SỐ

TỔNG SỐ Loại 100 Loại 130

TỔNG SỐ Khoản 101 TỔNG SỐ Khoản

131 Khoản 132

A B C 1 2 3 4 5 6 7

A NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

I NGUỒN NGÂN SÁCH TRONG NƢỚC

1 Số dƣ kinh phí năm trƣớc chuyển sang (01=02+05)

01 396,036,100 396,036,100 396,036,100

1.1 Kinh phí thường xuyên/tự chủ

(02=03+04) 02

- Kinh phí đã nhận 03 - Dự toán còn dƣ ở Kho bạc 04

1.2

Kinh phí không thường

xuyên/không tự chủ

(05=06+07)

05 396,036,100 396,036,100 396,036,100

- Kinh phí đã nhận 06 - Dự toán còn dƣ ở Kho bạc 07 396,036,100 396,036,100 396,036,100

2 Dự toán đƣợc giao trong năm (08=09+10)

08 85,180,000,000 100,000,000 100,000,000 85,080,000,000 85,080,000,000

- Kinh phí thường xuyên/tự chủ 09 68,310,000,000 68,310,000,000 68,310,000,000

- Kinh phí không thường

xuyên/không tự chủ 10 16,870,000,000 100,000,000 100,000,000 16,770,000,000 16,770,000,000

3 Tổng số đƣợc sử dụng trong năm (11=12+ 13) 11 85,576,036,100 496,036,100 496,036,100 85,080,000,000 85,080,000,000

- Kinh phí thường xuyên/tự chủ

(12=02+09) 12 68,310,000,000 68,310,000,000 68,310,000,000

- Kinh phí không thường

xuyên/không tự chủ

(13=05+10)

13 17,266,036,100 496,036,100 496,036,100 16,770,000,000 16,770,000,000

4 Kinh phí thực nhận trong năm (14=15+16) 14 85,576,036,100 496,036,100 496,036,100 85,080,000,000 85,080,000,000

- Kinh phí thường xuyên/tự chủ 15 68,310,000,000 68,310,000,000 68,310,000,000

- Kinh phí không thường

xuyên/không tự chủ 16 17,266,036,100 496,036,100 496,036,100 16,770,000,000 16,770,000,000

5 Kinh phí đề nghị quyết toán (17=18+19)

17 85,576,036,100 496,036,100 496,036,100 85,080,000,000 85,080,000,000

- Kinh phí thường xuyên/tự chủ 18 68,310,000,000 68,310,000,000 68,310,000,000

- Kinh phí không thường

xuyên/không tự chủ 19 17,266,036,100 496,036,100 496,036,100 16,770,000,000 16,770,000,000

6 Kinh phí giảm trong năm (20=21+25)

20

6.1 Kinh phí thường xuyên/tự chủ

(21 =22+23+24) 21

- Đã nộp NSNN 22

- Còn phải nộp NSNN (23=03+15-18- 22-31)

23

- Dự toán bị hủy (24=04+09-15-32)

24

6.2

Kinh phí không thường

xuyên/không tự chủ

(25=26+27+28)

25

- Đã nộp NSNN 26

- Còn phải nộp NSNN (27=06+16-19- 26-34)

27

- Dự toán bị hủy (28=07+10-16-35)

28

7 Số dƣ kinh phí đƣợc phép chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán (29=30+33)

29

7.1 Kinh phí thường xuyên/tự chủ

(30=31+32) 30

- Kinh phí đã nhận 31 - Dự toán còn dƣ ở Kho bạc 32

7.2

Kinh phí không thường

xuyên/không tự chủ

(33=34+35)

33

- Kinh phí đã nhận 34 - Dự toán còn dƣ ở Kho bạc 35

II NGUỒN VỐN VIỆN TRỢ

1 Số dƣ kinh phí năm trƣớc chuyển sang

36

2 Dự toán đƣợc giao trong năm 37

3 Tổng kinh phí đã nhận viện trợ trong năm (38=39+40) 38

- Số đã ghi thu, ghi tạm ứng 39 - Số đã ghi thu, ghi chi 40

4 Kinh phí đƣợc sử dụng trong năm (41= 36+38) 41

5 Kinh phí đề nghị quyết toán 42

6 Số dƣ kinh phí đƣợc phép chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán (43=41-42)

43

III NGUỒN VAY NỢ NƢỚC NGOÀI

1 Số dƣ kinh phí năm trƣớc chuyển sang (44=45+46)

44

- Kinh phí đã ghi tạm ứng 45 - Số dƣ dự toán 46 2 Dự toán đƣợc giao trong năm 47

3 Tổng số đƣợc sử dụng trong năm (48= 44+47) 48

4 Tổng kinh phí đã vay trong năm (49= 50+51) 49

- Số đã ghi vay, ghi tạm ứng NSNN

50

- Số đã ghi vay, ghi chi NSNN 51

5 Kinh phí đơn vị đã sử dụng đề nghị quyết toán

52

6 Kinh phí giảm trong năm (53=54+55+56)

53

- Đã nộp NSNN 54

- Còn phải nộp NSNN (55= 45+49-52- 54-58)

55

- Dự toán bị hủy (56= 46+47-49-59)

56

7 Kinh phí đƣợc phép chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán (57= 58+59)

57

- Kinh phí đã ghi tạm ứng 58 - Số dƣ dự toán 59

8 Số đã giải ngân, rút vốn chƣa hạch toán NSNN

60

B NGUỒN PHÍ ĐƢỢC KHẤU TRỪ ĐỂ LẠI

1 Số dƣ kinh phí chƣa sử dụng năm trƣớc chuyển sang (61=62+63)

61

- Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ 62

- Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ

63

2 Dự toán đƣợc giao trong năm (64=65+66)

64

- Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ 65

- Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ

66

3 Số thu đƣợc trong năm (67=68+69)

67

- Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ 68

- Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ

69

4 Tổng số kinh phí đƣợc sử dụng trong năm (70=71+72)

70

- Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ (71=62+68)

71

- Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ (72=63+69)

72

5 Số kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán (73=74+75)

73

- Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ 74

- Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ

75

6 Số dƣ kinh phí đƣợc phép chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán (76= 77+78)

76

- Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ (77=71-74)

77

- Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ (78=72-75)

78

C NGUỒN HOẠT ĐỘNG KHÁC ĐƢỢC ĐỂ LẠI

1 Số dƣ kinh phí chƣa sử dụng năm trƣớc chuyển sang (79=80+81)

79

- Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ 80

- Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ

81

2 Dự toán đƣợc giao trong năm (82=83+84)

82

- Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ 83

3 Số thu đƣợc trong năm (85=86+87)

85

- Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ 86

- Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ

87

4 Tổng số kinh phí đƣợc sử dụng trong năm (88=89+90) 88

- Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ (89=80+86)

89

- Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ (90=81+87)

90

5 Số kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán (91=92+93)

91

- Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ 92

- Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ

93

6 Số dƣ kinh phí đƣợc phép chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán (94=95+96)

94

- Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ (95=89-92)

95

- Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ (96=90-93)

96

Lập ngày.......tháng.......năm.............. Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Mã chƣơng 023 Đơn vị báo cáo: Bệnh viện Tâm Thần Trung Ƣơng I Mã ĐVQHNS: 1057139

Mẫu số B03BCQT (Ban hành theo thông tư số

107/2017/TT-BTC ngày

10/10/2017 của Bộ Tài chính)

THUYẾT MINH BÁO CÁO QUYẾT TOÁN Năm 2019

A. TÌNH HÌNH CHUNG 1. Tình hình ngƣời lao động: 1.1. Ngƣời lao động có mặt tại thời điểm báo cáo: 592 Ngƣời

Trong đó: - Công chức, viên chức (số lƣợng vị trí việc làm): 487 Ngƣời - Ngƣời lao động theo hợp đồng 68: 105 Ngƣời

1.2. Tăng trong năm: 79 Ngƣời Trong đó: - Công chức, viên chức (số lƣợng vị trí việc làm): 79 Ngƣời - Ngƣời lao động theo hợp đồng 68: 0 Ngƣời

1.3. Giảm trong năm: 17 Ngƣời - Công chức, viên chức (số lƣợng vị trí việc làm): 15 Ngƣời - Ngƣời lao động theo hợp đồng 68: 02 Ngƣời

2. Thực hiện các chỉ tiêu của nhiệm vụ cơ bản: Trong đó: 2.1. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thu, chi

a. Đánh giá chung: - Bệnh viện đã đƣợc Bộ Y tế giao quyền tự chủ về biên chế và về tài chính. Bệnh viện đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với văn bản pháp lý hiện hành và tình hình thực tế nguồn kinh phí tại đơn vị. - Bệnh viện đã xây dựng mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể Cơ cấu các nguồn thu bệnh viện:

Đơn vị tính: nghìn đồng

Nội dung

Năm 2018 Năm 2019 Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ

NSNN cấp cho hoạt động bệnh viện (130-132)

135.220.000 144.380.000

NSNN cấp cho đề án 1816 (130-132)

700.000 700.000

NSNN cấp cho hoạt động nghiên cứu KH (100-101)

333.000 100.000

NSNN cấp cho CTMT Y tế dân số (130-131)

2.128.500 2.481.000

Thu hoạt động SX kinh doanh, dịch vụ và thu khác

9.678.258 4.080.157

Tổng các nguồn thu 148.059.758 151.741.157 Cơ cấu thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thu khác: Đơn vị tính: nghìn đồng

Nội dung Năm 2018 Năm 2019

Số lƣợng Tỷ lệ Số

lƣợng Tỷ lệ

Thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Trong đó: - Thu viện phí, BHYT - Thu khác Thu khác Tổng các nguồn thu b. Đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình mục tiêu Y tế - Dân số: Năm 2019 chƣơng trình đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau: -Về công tác đào tạo – tập huấn: Mở đƣợc 05 lớp tập huấn tuyến tỉnh tại Thái Nguyên, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Ninh, Ninh Bình và tổ chức 08 lớp tập huấn chuyên môn tuyến xã. - Về các hoạt động chuyên môn: Duy trì mô hình điểm xã/ phƣờng: 2 điểm. Triển khai mẫu mới về trầm cảm tại 06 điểm xã/ phƣờng. - Đánh giá hiệu quả mô hình điều trị, quản lý và chăm sóc bệnh nhân động kinh tại công đồng: 8 tỉnh/ thành trên cả nƣớc. - Về giáo dục truyền thông: + Kết hợp với Đài truyền hình Trung ƣơng xây dựng 02 phóng sự tài liệu về Bệnh trầm cảm và đã đƣợc phát sóng trên đài truyền hình VTV1. + Biên soạn, bổ sung tài liệu hƣớng dẫn phát hiện sớm, chuẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân TTPL, động kinh, rối loại trầm cảm tại cộng đồng + In ấn một số tài liệu truyền thông. -Kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của Dự án BVSKTT cộng đồng tại một số tỉnh phía Bắc 2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công:

2.2.1. Các chỉ tiêu khám chữa bệnh:

STT Hoạt động Đơn vị tính 2018 2019 Tỷ lệ

% 1 Khám bệnh Lần 17.849 20.595 115,4 2 Ngƣời bệnh điều trị nội trú Ngƣời bệnh 5.558 5.325 95,87 3 Cấp cứu Ngƣời bệnh 2 0 4 Số tử vong và tỷ lệ tử vong Ngƣời bệnh 4 1 25 5 Tổng số ngày điều trị nội trú Ngày 268.656 237.353 88,35 6 Công suất giƣờng bệnh % 100 100 100 7 Ngày điều trị bình quân Ngày 43 43 100 8 Giƣờng điều trị bình quân Ngày/

giƣờng 365,02 365,15 100

9 Tổng số tiêu bản xét nghiệm Tiêu bản 327.269 337.801 103,2 Trong đó + XN sinh hoá Tiêu bản 85.910 118.320 137,72 + XN huyết học Tiêu bản 228.648 205.180 109 + Sắc ký Tiêu bản 178 254 89,73 + HIV Tiêu bản 1.158 1.223 105.61

+ VDRL(HbsAg) Tiêu bản 902 971 107,65 + Vi trùng Tiêu bản + HbA1C Tiêu bản 1.063 1.213 114,11 + Nƣớc tiểu Tiêu bản 9.410 10.640 113 10 Chụp X.quang các loại Lần 6.118 6.539 106,88 11 Siêu âm các loại Lần 3.193 3.309 103,64 12 Điện não đồ + lƣu huyết não Lần 15.494 16.075 130 13 Test tâm lý Lần 9.682 10.048 103,75 14 Điện tim Lần 2.512 3.151 125,43 Phân loại bệnh theo mã ICD 10 STT Phân loại bệnh theo ICD 10 Số ngƣời Ngày điều trị 1 Rối loạn tâm thần thực tổn( F00-F09) 379 20.265 2 Rối loạn tâm thần và hành vi do dùng

chất (F10 –F19) 755 18.875

3 Bệnh tâm thần phân liệt (F20 –F20.9) 1.823 105.806 4 Các rối loạn tâm thần khác ( F21 –F29) 899 35.960 5 Rối loạn cảm xúc (F30- F39) 780 35.100 6 Động kinh bao gồm cơn (G40- G41) 116 5.220 7 Các rối loạn tâm căn, nhân cách và hành

vi (F40 –F69) 143 6.435

8 Các rối loạn phát triển tâm lý, hành vi (F80 –F99)

58 1.740

9 Chậm phát triển tâm thần (F70 – F79) 126 3.780 10 Các bệnh khác 193 4.825 Cộng 5.272 238.006

Hoạt động điều trị

Khoa Số

giƣờng bệnh

Số ngƣời bệnh đầu kỳ

Tổng số ngƣời bệnh

vào ĐT nội trú

Trẻ em

< 15 tuổi

Cấp cứu

Ngày điều trị nội trú

Ngƣời bệnh

tử vong

Ngƣời bệnh có thể BHYT

Ngƣời bệnh

còn lại cuối kỳ

Khoa 1 74 69 559 26.961 61 73

Khoa 2 77 76 497 28.189 1 12 65 Khoa 3 58 54 486 16 20.998 54 55 Khoa 4 54 62 451 19.795 31 62 Khoa 5 80 76 676 29.250 8 69 Khoa 6 51 52 411 18.742 32 53 Khoa 7 64 93 452 23.480 15 54 Khoa 8 52 49 480 18.896 42 50 Khoa NCT 63 78 581 22.895 53 46 Khoa HĐLP

40 29 340 14.632 14 48

K. Tâm lý LS

20 20 0 7.200 0 20

Cai nghiện 39 42 392 14.168 17 69 Giƣờng nội trú QĐ

105 76 0 38.325 105

Cộng 672 680 5.325 16 0 238.006 01 339 644 1.2. Áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ cao trong khám chữa bệnh a. Các kỹ thuật công nghệ đang thực hiện tại bệnh viện: + Chụp XQ + Chụp Doplerr xuyên sọ + Điện tâm đồ + Điện não đồ vi tính + Siêu âm 3 chiều + Xét nghiệm các loại + Máy điều trị laser (LASEX PIRI ) + Máy điện châm đồ huyết FF0 + Thử nghiệm áp dụng thang tâm thần toàn diện CPRC vào việc đánh giá lâm

sàng bệnh nhân tại bệnh viện + Thùc nghiệm PICTOGRAM, thực nghiệm ghi nhớ 10 từ b. Các kỹ thuật khác + Máy giặt, máy là công nghiệp + Hệ thống xử lý chất thải y tế 1.3 Công tác chăm sóc - Bệnh viện duy trì tổ chức nhân sự y tế làm việc đảm bảo 24/24 giờ/ ngày và

hoạt động phục hồi chức năng hàng ngày cho bệnh nhân tại khoa hoạt động chức năng đều đặn.

3. Những công việc phát sinh đột xuất trong năm: - Bệnh viện đã tuyển mới 79 cán bộ viên chức vào biên chế. - Thanh lý TSCĐ: 03 ô tô đã hết giá trị hao mòn và giá trị sử dụng B. THUYẾT MINH CHI TIẾT I. Tình hình sử dụng NSNN trong năm 1. Nguyên nhân của các biến động quyết toán tăng, giảm so với dự toán đƣợc giao (kinh phí năm trƣớc chuyển sang, dự toán hủy bỏ không thực hiện, chi sai chế độ phải xuất toán,...): Dự toán huỷ bỏ: Hoạt động không thƣờng xuyên (CLK: 130-132) là 20.000.000 đồng (Hai mƣơi triệu đồng chẵn) so với dự toán đƣợc giao. Do tiết kiệm đƣợc chi phí mua sắm Tài sản cố định qua hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu với giá thấp hơn so với giá kế hoạch Dự toán huỷ bỏ: Chƣơng trình mục tiêu Y tế - Dân số (CLK: 130-131) là 461.667.928 đồng (Bốn trăm sáu mƣơi mốt triệu, sáu trăm sáu mƣơi bảy nghìn, chín trăm hai mƣơi tám đồng) so với dự toán đƣợc giao do triển khai công tác đấu thầu mua sắm thuốc chuyên khoa còn chậm. 2. Nguồn NSNN trong nước 2.1. Kinh phí đã nhận từ năm trước chuyển sang:

a) Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ: 0

+ Tiền đã nhận nhƣng chƣa chi: 0

2.2. Dự toán giao năm nay:

2.3. Kinh phí thực nhận trong năm:

+ Kinh phí đã rút dự toán NSNN để tạm ứng cho nhà cung cấp: 0

+ Số dƣ tạm ứng lệnh chi tiền: 0

Trong đó: 0

Nguồn CK: 0

b) Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ: 0

+ Tiền đã nhận nhƣng chƣa chi: 0

+ Kinh phí đã rút dự toán NSNN để tạm ứng cho nhà cung cấp: 0

+ Số dƣ tạm ứng lệnh chi tiền: 0

Trong đó: 0

Nguồn tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ không theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể:

0

Nguồn CK: 0

a) Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ:

- DT giao đầu năm:

Trong đó nguồn CK

- DT bổ sung, điều chỉnh trong năm: 0

+ Điều chỉnh tăng: 0

+ Điều chỉnh giảm: 0

Trong đó nguồn CK 0

b) Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ:

- DT giao đầu năm:

Trong đó nguồn CK 0

- DT bổ sung, điều chỉnh trong năm: 0

+ Điều chỉnh tăng: 0

+ Điều chỉnh giảm: 0

Trong đó nguồn CK 0

- Nguồn tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ không theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể:

0

- Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ:

Trong đó nguồn CK 0

Trong đó: 0

+ Nhận từ rút dự toán ngân sách đƣợc giao:

+ Nhận từ Lệnh chi tiền cấp vào tài khoản tiền gửi: 0

- Kinh phí không thƣờng xuyên/ không tự chủ:

2.4. Kinh phí giảm trong năm:

2.5. Kinh phí đã nhận chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán:

3. Nguồn viện trợ

3.1. Dự toán được giao năm nay:

3.2. Tổng kinh phí đã nhận viện trợ trong năm:

4. Nguồn vay nợ nước ngoài

Trong đó nguồn CK 0

Trong đó: 0

+ Nhận từ rút dự toán ngân sách đƣợc giao:

+ Nhận từ Lệnh chi tiền cấp vào tài khoản tiền gửi: 0

- Nguồn tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ không theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể:

0

a) Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ: 0

+ Tiền đã nhận nhƣng chƣa chi: 0

+ Kinh phí đã rút dự toán NSNN để tạm ứng cho nhà cung cấp: 0

+ Số dƣ tạm ứng lệnh chi tiền: 0

Trong đó: 0

Nguồn CK: 0

b) Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ: 0

+ Tiền đã nhận nhƣng chƣa chi: 0

+ Kinh phí đã rút dự toán NSNN để tạm ứng cho nhà cung cấp: 0

+ Số dƣ tạm ứng lệnh chi tiền: 0

Trong đó: 0

Nguồn tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ không theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể:

0

Nguồn CK: 0

- DT giao đầu năm: 0

- DT bổ sung, điều chỉnh trong năm: 0

+ Điều chỉnh tăng: 0

+ Điều chỉnh giảm: 0

- Nhận viện trợ bằng tiền về đơn vị: 0

- Nhận viện trợ bằng hàng hóa: 0

- Nhận viện trợ chuyển thẳng cho nhà cung cấp: 0

- Nhận viện trợ khác: 0

- DT giao đầu năm: 0

- DT bổ sung, điều chỉnh trong năm: 0

II. Tình hình thu phí, lệ phí và sử dụng nguồn phí đƣợc khấu trừ, để lại 1. Tình hình thu phí, lệ phí:

STT Nội dung Tổng số

thu Số phải nộp

NSNN Số phí đƣợc

khấu trừ, để lại Ghi chú

I Phí 1 Phí.... 2 Phí... 3 …

II Lệ phí (nộp NSNN 100%)

x

… x Trong đó: - Số phí đƣợc khấu trừ, để lại phân bổ cho chi thƣờng xuyên: ............................... - Số phí đƣợc khấu trừ, để lại phân bổ cho chi không thƣờng xuyên: ..................... 2. Tình hình thực hiện chi từ nguồn phí được khấu trừ, để lại

III. Nguồn hoạt động khác đƣợc để lại

IV. Thuyết minh khác 1. Chi tiền lƣơng: 53.113.119.875 đồng 1.1. Chi từ nguồn NSNN trong nƣớc: 53.113.119.875 đồng Trong đó: - Chi lƣơng cho công chức, viên chức (số lƣợng vị trí việc làm): 46.112.586.937 đồng - Chi cho ngƣời lao động theo hợp đồng 68: 7.000.532.938 đồng 1.2. Chi từ nguồn viện trợ, vay nợ nƣớc ngoài: 0 đồng Trong đó: - Chi lƣơng cho công chức, viên chức (số lƣợng vị trí việc làm): 0 đồng - Chi cho ngƣời lao động theo hợp đồng 68: 0 đồng 1.3. Chi từ nguồn phí đƣợc khấu trừ, để lại: 0 đồng Trong đó: - Chi lƣơng cho công chức, viên chức (số lƣợng vị trí việc làm): 0 đồng - Chi cho ngƣời lao động theo hợp đồng 68: 0 đồng 1.4. Chi từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ: 0 đồng

+ Điều chỉnh tăng: 0

+ Điều chỉnh giảm: 0

- Kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ: 0

- Kinh phí không thƣờng xuyên/không tự chủ: 0

Trong đó: Kinh phí chƣa đƣợc cấp có thẩm quyền giao: 0

Trong đó: - Chi lƣơng cho công chức, viên chức (số lƣợng vị trí việc làm): 0 đồng - Chi cho ngƣời lao động theo hợp đồng 68: 0 đồng 1.5. Chi từ nguồn khác: Trong đó: - Chi lƣơng cho công chức, viên chức (số lƣợng vị trí việc làm): 0 đồng - Chi cho ngƣời lao động theo hợp đồng 68: 0 đồng 2. Trích lập và sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lƣơng:

STT Nội dung Tổng

số

Trong đó

Nguồn NSNN

Nguồn phí

đƣợc khấu

trừ, để lại

Nguồn sản xuất kinh

doanh, dịch vụ

Nguồn khác

I Số dƣ năm trƣớc mang sang II Trích lập III Sử dụng 1 Sử dụng cho cải cách tiền lƣơng

2 Sử dụng cho đầu tƣ, mua sắm, hoạt động chuyên môn và thực hiện cơ chế tự chủ

IV Số dƣ chuyển năm sau 3. Chi NSNN bằng ngoại tệ (nếu có): Bệnh viện không có phát sinh chi NSNN bằng ngoại tệ C. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Năm 2019 Bệnh viện Tâm Thần Trung Ƣơng I đƣợc Bộ Y Tế hết sức quan tâm

trong việc phân bổ nguồn kinh phí theo kế hoạch do đơn vị lập. Tuy nhiên trong

năm 2019 có sự biến động của một số nội dung sau ảnh hƣởng đến nguồn kinh phí

chi trả cho các tháng cuối năm:

+ Số lƣợng Bệnh nhân thuộc 82 mã bệnh tăng đột biến trên 700 bệnh

nhân/ngày gia tăng chi phí điều trị và tiền ăn.

+ Thu viện phí, BHYT rất thấp (không có nguồn thu)

Kiến nghị:

-Mong Bộ Y Tế quan tâm hơn nữa đến khó khăn của đơn vị, cấp thêm kinh

phí để Bệnh viện hoạt động hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

-Mong Bộ Y Tế xem xét chỉnh sửa Thông tƣ 36/2016/TT-BYT điều chỉnh

nguồn kinh phí đặt hàng cho phù hợp với giá viện phí hiện nay; điều chỉnh lại các

mã bệnh chỉ để lại các mã bệnh thuộc thể Tâm thần phân liệt và động kinh còn các

mã bệnh khác do BHYT chi trả.

-Bộ Y Tế có chính sách đặc biệt ƣu tiên hơn nữa cho các Bệnh viện có nguồn

thu thấp và công việc hết sức nặng nhọc.

NGƢỜI LẬP BIỂU

(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƢỞNG

(Ký, họ tên)

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2020

THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ (Ký, họ tên đóng dấu)

Mã chƣơng: 023 Mẫu số S05-H (Ban hành kèm theo Thông tƣ số 107/2017/TT-BTC

ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)

Đơn vị báo cáo: Bệnh viện Tâm Thần Trung Ƣơng I

BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

Năm 2019

Số hiệu TK

Tên tài khoản Số dƣ đầu kỳ

Điều chỉnh số dƣ đầu

năm Số lũy kế từ đầu năm Số dƣ cuối năm

Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có

A - CÁC TÀI

KHOẢN TRONG BẢNG

111 Tiền mặt 371,704,711 30,608,379,791 30,606,622,233 373,462,269

1111 Tiền Việt Nam 371,704,711 30,608,379,791 30,606,622,233 373,462,269

112 Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

146,285,574 6,119,331,574 5,379,249,570 286,000,000

1121 Tiền Việt Nam 146,285,574 6,119,331,574 5,379,249,570 286,000,000

11219 Tiền gửi khác 146,285,574 6,119,331,574 5,379,249,570 286,000,000

131 Phải thu khách hàng

1,273,502,213 14,863,257,751 14,186,657,700 596,902,162

1311

Phải thu khách hàng thuộc hoạt động SXKD, dịch vụ

24,671,251 24,671,251

1318 Phải thu khách hàng thuộc hoạt động khác

1,298,173,464 14,863,257,751 14,186,657,700 621,573,413

13181 Phải thu tiền KCB BN vào viện

1,187,978,745 14,445,660,081 12,768,657,700 489,023,636

13182 Phải thu tiền KCB BHYT BN vào viện

110,194,719 417,597,670 1,418,000,000 1,110,597,049

141 Tạm ứng 1,686,049,920 2,188,406,472 2,933,223,100 941,233,292

152 Nguyên liệu, vật liệu

2,276,934,879 12,339,905,055 12,760,118,262 1,856,721,672

1522 Thuốc, máu, dịch 684,559,860 9,116,122,065 8,811,150,321 989,531,604

15221 Thuốc 502,932,846 6,941,322,255 6,586,619,640 857,635,461

15223 Dịch truyền 16,865,590 58,166,800 64,669,126 10,363,264

15224 Phim 34,398,856 276,730,000 292,858,856 18,270,000

15225 Hóa chất 130,362,568 1,839,903,010 1,867,002,699 103,262,879

1523 Vật tƣ văn phòng 302,456,631 862,733,000 883,433,711 281,755,920

15231 Giấy tờ in 271,458,626 766,884,000 766,686,210 271,656,416

15232 Văn phòng phẩm 30,998,005 95,849,000 116,747,501 10,099,504

1525 Vật liệu khác 1,255,182,614 2,260,155,790 3,017,468,619 497,869,785

15251 Kho thực phẩm 662,480,000 662,480,000

15252 Kho HCQT 491,811,660 1,219,946,000 1,385,321,114 326,436,546

15253 Kho Vật tƣ Y tế 100,890,954 1,040,209,790 969,667,505 171,433,239

1526 Dụng cụ chuyên môn 34,735,774 100,894,200 48,065,611 87,564,363

153 Công cụ, dụng cụ 198,548,904 1,424,999,000 1,199,610,538 423,937,366

1531 Dụng cụ thông thƣờng

198,548,904 1,424,999,000 1,199,610,538 423,937,366

154 Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

1,450,395,650 1,276,395,650 174,000,000

211 Tài sản cố định hữu hình

187,457,286,943 14,267,460,372 201,724,747,31

5

2111 Nhà cửa, vật kiến trúc 96,534,142,649 7,304,079,000 103,838,221,649

21111 Nhà cửa 76,202,289,949 2,492,269,000 78,694,558,949

21112 Vật kiến trúc 20,331,852,700 4,811,810,000 25,143,662,700

2112 Phƣơng tiện vận tải 6,905,808,080 6,905,808,080

21121 Phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ

6,905,808,080 6,905,808,080

2113 Máy móc thiết bị 54,704,229,212 6,633,137,730 61,337,366,942

21131 Máy móc thiết bị văn phòng

8,630,355,506 470,387,730 9,100,743,236

21132 Máy móc thiết bị động lực

4,469,007,900 22,750,000 4,491,757,900

21133 Máy móc thiết bị chuyên dùng

41,604,865,806 6,140,000,000 47,744,865,806

2115 Thiết bị đo lƣờng thí nghiệm

1,378,032,328 1,378,032,328

2118 Tài sản cố định hữu hình khác

27,935,074,674 330,243,642 28,265,318,316

213 Tài sản cố định vô hình

109,220,903,933 50,000,000 109,270,903,933

2131 Quyền sử dụng đất 105,670,500,000 105,670,500,000

2135 Phần mềm ứng dụng

50,000,000 50,000,000

2138 TSCĐ vô hình khác 3,550,403,933 3,550,403,933

214 Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ

118,768,094,117 11,117,134,961 129,885,229,078

2141 Khấu hao và hao mòn lũy kế tài sản cố định hữu hình

118,076,647,817 10,729,348,444 128,805,996,261

2142 Khấu hao và hao mòn lũy kế tài sản cố định vô hình

691,446,300 387,786,517 1,079,232,817

241 Xây dựng cơ bản dở dang

3,838,081,000 33,731,313,500 5,351,787,000 32,217,607,500

2413 Nâng cấp TSCĐ 3,838,081,000 33,731,313,500 5,351,787,000 32,217,607,500

331 Phải trả cho ngƣời bán

219,007,445 38,143,617,655 42,072,150,700 3,709,525,600

3311 Phải trả cho ngƣời bán - Thu, chi hoạt động do NSNN cấp

219,007,445 38,143,617,655 42,072,150,700 3,709,525,600

332 Các khoản phải nộp theo lƣơng

4,115,250,518 4,150,917,918 35,667,400

3321 Bảo hiểm xã hội 3,069,569,409 3,105,236,809 35,667,400 3322 Bảo hiểm y tế 482,497,893 482,497,893 3323 Kinh phí công đoàn 265,016,138 265,016,138 3324 Bảo hiểm thất nghiệp 298,167,078 298,167,078

333 Các khoản phải nộp nhà nƣớc

18,536,320 4,174,320 82,103,565 99,797,565 842,320 4,174,320

3335 Thuế thu nhập cá nhân

4,174,320 82,103,565 82,103,565 4,174,320

3338 Các khoản phải nộp nhà nƣớc khác

18,536,320 17,694,000 842,320

334 Phải trả ngƣời lao động

61,714,558,375 61,714,558,375

3341 Phải trả công chức, viên chức

61,714,558,375 61,714,558,375

337 Tạm thu 19,245,733,100 19,245,733,100

3371 Kinh phí hoạt động bằng tiền

19,245,733,100 19,245,733,100

33711 Tạm thu từ NSNN cấp bằng dự toán

19,245,733,100 19,245,733,100

338 Phải trả khác 85,388,310 7,057,473,745 7,477,233,040 505,147,605

3381 Các khoản thu hộ, chi hộ

39,416,435 6,919,690,000 7,464,254,040 505,147,605

3388 Phải trả khác 124,804,745 137,783,745 12,979,000

33888 Phải trả khác 124,804,745 137,783,745 12,979,000

366 Các khoản nhận trƣớc chƣa ghi thu

184,315,993,527 31,159,604,016 57,783,295,427 210,939,684,938

3661 Ngân sách nhà nƣớc cấp

179,486,370,527 24,816,275,016 27,813,295,427 182,483,390,938

36611 Giá trị còn lại của TSCĐ

177,673,366,759 11,117,134,961 13,385,801,372 179,942,033,170

36612 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho

1,813,003,768 13,699,140,055 14,427,494,055 2,541,357,768

3664 Kinh phí đầu tƣ XDCB

4,829,623,000 6,343,329,000 29,970,000,000 28,456,294,000

421 Thặng dƣ (thâm hụt) lũy kế

228,742,000 228,742,000

4218 Thặng dƣ (thâm hụt) từ hoạt động khác

228,742,000 228,742,000

431 Các quỹ 986,187,142 996,826,000 2,204,131,000 2,193,492,142

4312 Quỹ phúc lợi 807,000,000 807,000,000

43121 Quỹ phúc lợi 807,000,000 807,000,000

4314 Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

986,187,142 189,826,000 1,397,131,000 2,193,492,142

43141 Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

986,187,142 189,826,000 228,742,000 1,025,103,142

43142 Quỹ PTHĐSN hình thành TSCĐ

1,168,389,000 1,168,389,000

511 Thu hoạt động do NSNN cấp

120,524,554,284 120,524,554,284

5111 Thƣờng xuyên 115,626,156,912 115,626,156,912

5112 Không thƣờng xuyên

4,898,397,372 4,898,397,372

515 Doanh thu tài chính

144,780 144,780

531 Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

3,846,771,323 3,846,771,323

611 Chi phí hoạt động 122,305,633,284 122,305,633,284

6111 Chi phí hoạt động - Thƣờng xuyên

117,407,235,912 117,407,235,912

61111

Chi phí tiền lƣơng, tiền công và chi phí khác cho nhân viên

71,678,829,379 71,678,829,379

61112 Chi phí vật tƣ, công cụ và dịch vụ đã sử dụng

31,408,944,402 31,408,944,402

61113 Chi phí hao mòn TSCĐ

11,117,134,961 11,117,134,961

61118 Chi phí hoạt động khác

3,202,327,170 3,202,327,170

6112 Chi phí hoạt động - Không thƣờng xuyên

4,898,397,372 4,898,397,372

61121

Chi phí tiền lƣơng, tiền công và chi phí khác cho nhân viên

129,320,293 129,320,293

61122 Chi phí vật tƣ, công cụ và dịch vụ đã sử dụng

3,729,915,829 3,729,915,829

61128 Chi phí hoạt động khác

1,039,161,250 1,039,161,250

615 Chi phí tài chính 144,780 144,780

632 Giá vốn hàng bán

1,276,395,650 1,276,395,650

642 Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ

2,570,375,673 2,570,375,673

6421

Chi phí tiền lƣơng, tiền công và chi phí khác cho nhân viên

980,000 980,000

6422 Chi phí vật tƣ, công cụ và dịch vụ đã sử dụng

1,009,753,389 1,009,753,389

6428 Chi phí hoạt động khác

1,559,642,284 1,559,642,284

711 Thu nhập khác 33,242,000 33,242,000

7111 Thu nhập từ thanh lý, nhƣợng bán tài sản

33,242,000 33,242,000

811 Chi phí khác 4,500,000 4,500,000

8111 Chi phí thanh lý, nhƣợng bán tài sản

4,500,000 4,500,000

911 Xác định kết quả 124,604,712,387 124,604,712,387

9111 Xác định kết quả hoạt động hành chính sự nghiệp

120,524,554,284 120,524,554,284

9112 Xác định kết quả hoạt động SXKD, dịch vụ

3,846,771,323 3,846,771,323

9113 Xác định kết quả hoạt động tài chính

144,780 144,780

9118 Xác định kết quả hoạt động khác

233,242,000 233,242,000

91181 Kết quả hoạt động thanh lý, nhƣợng bán TS

233,242,000 233,242,000

Cộng 305,433,339,629 305,433,339,629 655,153,832,300 655,153,832,300 347,869,823,24

5 347,869,823,245

B - CÁC TÀI

KHOẢN NGOÀI BẢNG

008 Dự toán chi hoạt động

2,524,536,100 85,180,000,000 85,180,000,000

0081 Dự toán chi hoạt động - Năm trƣớc

2,524,536,100 85,180,000,000 85,180,000,000

00811 Dự toán chi thƣờng xuyên - Năm trƣớc

68,310,000,000 68,310,000,000 68,310,000,000 68,310,000,000

008112 Dự toán chi thƣờng xuyên - Năm trƣớc - Thực chi

68,310,000,000 68,310,000,000

00812 Dự toán chi không thƣờng xuyên - Năm trƣớc

2,524,536,100 16,870,000,000 16,870,000,000 16,780,000,000 16,870,000,000

008122

Dự toán chi không thƣờng xuyên - Năm trƣớc - Thực chi

16,870,000,000 16,870,000,000

Ngày.......tháng......năm..............

Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng Thủ trƣởng đơn vị

Phụ lục 3.1 Bệnh viện ………… Mã đơn vị QHNS:

PHIẾU NHẬP KHO

Ngày …… tháng…… năm ……. Số …….

TK Nợ: TK Có:

- Họ và tên ngƣời giao: TÊN NGƢỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THUỐC ĐÃ MUA VÀ ĐƢA VÀO KHO - Địa chỉ (bộ phận): - Lý do nhập kho: MUA THUỐC CỦA CÔNG TY ….VÀO THỜI GIAN …..(SỐ HÓA ĐƠN…..) - Theo hợp đồng số …………. ngày ….. tháng …. năm …của Công ty ……, theo quyết định số … về kết quả đấu thầu - Nhập tại kho: ……………………………………….

TT

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tƣ, dụng cụ sản phẩm,

hàng hoá

Mã số

ĐVT Số lƣợng Đơn giá

Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập

Theo kết quả thầu

Thực nhập

A B C D 1 2 3 4 1 2 Cộng Tổng số tiền (viết bằng chữ): Số chứng từ kèm theo: 1

Ngày..........tháng.......năm............ Ngƣời lập Ngƣời giao hàng Thủ kho Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Hoặc phụ trách bộ phận (Ký, họ tên)

Phụ lục 3.2 Bệnh viện Bộ phận: Mã đơn vị QHNS:

PHIẾU XUẤT KHO Ngày… tháng…năm…

Số …… - Họ và tên ngƣời nhận hàng: - Địa chỉ (bộ phận): - Lý do xuất kho: - Nhập tại kho: khoa ….

TT

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tƣ, dụng cụ sản

phẩm, hàng hoá

Mã số

ĐVT Số lƣợng

Đơn giá

Thành tiền Yêu cầu Thực xuất

A B C 1 2 3 4

Cộng

Nợ: KHO THUỐC TẠI KHOA Có: KHO THUỐC BỆNH VIỆN Tổng số tiền (viết bằng chữ):

Số chứng từ kèm theo:

Ngày..........tháng.......năm.....

Ngƣời lập Ngƣời nhận hàng Thủ kho Trƣởng Khoa dƣợc Kế toán trƣởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Phụ lục 3.3

BỘ Y TẾ Ngày… tháng ….. năm… BỆNH VIỆN: ……. Phiếu lĩnh số: ….. KHOA: …….. Số phiếu xuất kho: …..

PHIẾU LĨNH THUỐC

Mã ngƣời bệnh: Họ và tên: Tuổi:

Phòng: …….. Giƣờng:

TT Tên thuốc-

Dịch vụ Đơn vị Số lƣợng Đơn giá

Thành

tiền

Cách

dùng

1

2

3

Tổng cộng:

…. Ngày ….. tháng ……năm ……

Ngƣời bệnh/ Đại diện ngƣời Bác sỹ điều trị

nhà ngƣời bệnh

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục 3.4

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC

CHI TIẾT THEO NGƢỜI BỆNH

Ngày …… tháng….. năm ……

Số phiếu xuất kho:

TT Số phiếu lĩnh

thuốc

Tên ngƣời

bệnh

Mã ngƣời

bệnh

Tổng giá trị

thuốc lĩnh

Tổng giá trị

thuốc yêu cầu

1

2

3

Tổng ………..phiếu ……..người bệnh ………đ ………đ

(Báo cáo kèm theo ....... phiếu lĩnh thuốc)

NGƢỜI LẬP TRƢỞNG KHOA ĐIỀU TRỊ TRƢỞNG KHOA DƢỢC KẾ TOÁN