TIÊU CHUẨN SA8000 Social accountabiliti

26
TIÊU CHUẨN SA8000 Social accountabiliti

Transcript of TIÊU CHUẨN SA8000 Social accountabiliti

TIÊU CHUẨN SA8000

Social accountabiliti

1.Khái niệm:SA8000 ( social accountability 8000 ) là một tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, trong đó đưa ra các khái niệm và tiêu chí đánh giá về trách nhiệm xã hội đối với lao động trong tổ chức.SA8000 là tiêu chuẩn so sánh và đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. SA 8000 thúc đẩy việc đảm bảo quyền cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp. SA 8000 đặc biệt yêu cầu sự công khai trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Nguồn gốc hình thành:

SA 8000 là tiêu chuẩn đưa các yêu cầu về trách nhiệm xã hội do Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế nay là tổ chức Trách nhiệm Quốc tế SAI ( social accountability international ) la môt tổ chưc Phi chınh phủ, chuyên hoat đông về cac lınh vưc hơp tac trach nhiêm xã hôi, đươc thanh lâp năm 1969, co trụ sở đăt tai New York ban hành.SA8000 được ban hành lần đầu vào năm 1997. Cuối tháng 12 năm 2001, tiêu chuẩn SA 8000 phiên bản 2001 đã ra đời. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền.

3. Mục đích của SA 8000 ?

● Cải thiện điều kiện làm việc trên tòan cầu● Đưa ra các yêu cầu chung liên quan đến điều kiện làm

việc cho tất cả các ngành nghề và quốc gia● Phối hợp với các tổ chức nhân quyền và lao động trên

khắp thế giới● Khuyến khích sự hợp tác giữa giới chủ, công nhân và

các tổ chức dân sự.● Mang lại lợi ích cho cả hai cộng đồng kinh doanh

và người tiêu dùng thông qua phương thức đôi bên cùng có lợi.

4. Cơ sở xây dựng SA 8000 ?

Khi xây dựng các yêu cầu của tiêu chuẩn SA8000, tổ chức xây dựng căn cứ vào:-Quyền lao động trong công ước ILO (Tổ chức quốc tế về lao động) -Luật lao động của nước sở tại -Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc -Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em .

Các tổ chức cộng tác:

5. SA 8000 áp dụng cho tổ chức nào ?

●SA8000 có thể được áp dụng cho bất kỳ cơ quan, tổ chức nào không phụ thuộc vào quy mô, loại hình, ngành nghề, vị trí địa lý ...

●Tiêu chuẩn này được áp dụng cho cả các nước đang phát triển cũng như cho các nước đã công nghiệp hoá, cả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các tổ chức dịch vụ hành chính công.

●Hiện nay các doanh nghiệp tiên phong áp dụng SA8000 là các doanh nghiệp Dệt – May – Da giày, thuốc lá, sản xuất đồ gỗ, dược phẩm…

6. Tại sao phải áp dụng SA 8000 ?

Khi tổ chức quyết định áp dụng SA8000, thì có nhiều lý do để áp dụng, trong đó những lý do chính sau:● Muốn cải thiện môi trường làm việc● Muốn cải thiện đời sống, sức khỏe cho người lao động

trong tổ chức● Muốn cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp● Muốn cải thiện mối quan hệ với chính quyền địa phương● Bị khách hàng ép buộc, bị các nước nhập khẩu bắt buộc

(rào cản phi thuế quan)

7. Các yêu cầu chính của SA 8000 ?SA 8000 đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về quyền lao động chủ yếu dựa vào các công ước quốc tế như công ước của Tố chức lao động quốc tế, Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Công ước về quyền của trẻ em của Liên Hiệp Quốc. Cụ thể các yêu cầu chính của SA 8000 gồm 9 điều khỏan:1) Lao động trẻ em: không được tuyển công nhân dưới 15 tuổi (dưới 14 tuổi đối với các nước đang phát triển theo Công ước 138 của ILO) và cần có biện pháp khắc phục nếu phát hiện có trẻ em đang làm việc.2) Lao động cưỡng bức: không được ràng buộc về nợ và lao động khổ sai, tổ chức và các nhà thầu phụ, nhà gia công của tổ chức không được giữ tiền đặc cọc và giấy tờ tùy thân của người lao động khi được tuyển dụng vào doanh nghiệp.3) An tòan và sức khỏe: cung cấp một môi trường làm việc an tòan và bảo đảm sức khỏe, thực hiện phòng ngừa tai nạn lao động, đào tạo công nhân về an tòan và bảo đảm sức khỏe, có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh, nước uống cho người lao động.4) Quyền tự do hội họp và thỏa ước tập thể: Tôn trọng quyền thành lập công đòan và gia nhập công đòan, không đe dọa, ngăn cản hội họp công đòan.

5) Sự phân biệt đối xử: không phân biệt đối xử với các lý do sắc tộc, đẳng cấp,nguồn gốc, tôn giáo, giới tính, tổ chức chính trị, tuổi tác...

6) Kỷ luật: không dùng nhục hình, đàn áp về tinh thần, thể xác hoặc lăng mạ, xỉ nhục bằng lời nói.

7) Giờ làm việc: tuân theo luật hiện hành, nhưng không được nhiều hơn 48giờ/ tuần. Làm 7 ngày được nghỉ 1 ngày. Thời gian tăng ca không quá 12 giờ/ tuần.

8) Thù lao: tiền lương hàng tuần (hoặc hàng tháng) phải đáp ứng các yêu cầu của Luật pháp và phải trang trải đủ những nhu cầu cơ bản của công nhân và gia đình; không được trừ lương vì lý do vi phạm kỷ luật.

9) Hệ thống quản lý bao gồm: Có chính sách trách nhiệm xã hội, phải tổ chức họp lãnh đạo định kỳ để xem xét tình hình thực hiện hệ thống trách nhiệm xã hội, phải có người đại diện để quản lý hệ thống trách nhiệm xã hội, phải kiểm sóat các nhà cung cấp/ nhà thầu phụ, thực hiện khắc phục và phòng các điểm không phù hợp, lưu trữ hồ sơ

8. Những lợi ích khi áp dụng SA 8000 ? a. Lơi ıch đưng trên quan điêm cua người lao động, các tổ chức công đoàn và tổ chức phi chính phủ:

• Tạo cơ hội để thành lập tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể.• Là công cụ đào tạo cho người lao động về quyền lao động.• Nhận thức của công ty về cam kết đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh về an toàn, sức khoẻ và môi trường.b. Lơi ıch đưng trên quan điêm cua khach hang:• Có niềm tin về sản phẩm được tạo ra trong môt môi trương lam viêc an toan và công băng• Giảm thiểu chi phí giám sát• Các hành động cai tiên liên tuc và đanh giá đinh kỳ cua bên Thứ Ba la cơ sở để chứng tỏ uy tın cua công ty

c. Lơi ıch đưng trên quan điêm cua chính doanh nghiệp:• Cơ hôi đê đat đươc lơi thế canh tranh, thu hut nhiêu khach hang hơn và xâm nhâp đươc vao thi trương mơi có yêu cầu cao• Nâng cao hình ảnh công ty, tạo niềm tin cho các bên trong “Sư yên tâm về măt trach nhiêm xã hôi”• Giam chi phı quan lý cac yêu câu xã hôi khac nhau.• Co vị thế tôt hơn trong thi trương lao đông và thể hiện cam kêt rõ rang về cac chuân mưc đao đưc và xã hôi giup cho công ty dễ dang thu hut đươc cac nhân viên giỏi, co kỹ năng. Đây la yêu tố đươc xem la “Chıa khoá cho sự thanh công” trong thơi đai mơi.• Tăng long trung thanh va cam kêt cua người lao động đôi vơi công ty.• Tăng năng suât, tối ưu hiệu quả quản lý• Co đươc môi quan hê tôt hơn vơi khach hang va co đươc cac khach hang trung thanh.

9.Ý nghĩa:

Ý nghĩa to lớn của SA 8000 là ngăn ngừa sự lạm dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân và đối xử phân biệt lao động nam nữ,dân tộc, tôn giáo , làm tăng trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động ngày càng to lớn, đó là luôn hướng tới cái thiện điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn cho công nhân đang làm việc cho doanh nghiệp

Đặc biệt trên các thị trường lớn như Mỹ, Canada và EU, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì... mà ngày càng quan tâm hơn đến điều kiện làm việc của công nhân tạo ra các sản phẩm này và luôn bị lôi kéo vào các chiến dịch quảng cáo nhằm bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em. Do vậy, SA8000 còn có ý nghĩa là tiêu chuẩn "khẳng định giá trị đạo đức" của sản phẩm mà DN cần thiết phải trang bị cho "hành trang" hội nhập của mình .

10.SA 8000 cung cấp cho các công ty 2 phương thức thể hiện trách nhiệm xã hội:

● Phuơng thức thứ nhất - tư cách thành viên, được thiết kế dành cho các nhà phân phối. Ở đó các nhà phân phối cam kết chỉ quan hệ với những đối tác cung cấp có trách nhiệm xã hội. Thành viên của SA 8000 được cung cấp các công cụ (nguyên tắc và kỹ thuật) tự đánh giá, được hỗ trợ thực hiện các chính sách trách nhiệm xã hội. Họ cần thông báo với các nhà cung cấp về việc tuân theo tiêu chuẩn SA 8000 và đưa ra một thời hạn nhất định trước khi ngừng quan hệ với các đối tác không đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra.

Các công ty thành viên cũng được yêu cầu báo cáo chi tiết hàng năm về mục tiêu SA 8000 của mình cũng như trình bày sơ lược về những gì đã làm để đạt được những mục tiêu đó. Các báo cáo này sẽ được SAI kiểm tra.

●Phương thức thứ hai - chứng nhận, dành cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp. Quá trình thực hiện được bắt đầu từ khi công ty liên hệ với tổ chức kiểm định được uỷ nhiệm. Công ty sẽ được ghi vào danh sách đề nghị cấp chứng nhận SA 8000 (SA 8000 applicant) sau khi chứng minh được các hoạt động của mình có khả năng phù hợp với các điều khoản của SA 8000. Tiếp theo, công ty bắt đầu thực hiện chương trình SA 8000, được xem xét kỹ lưỡng bởi một quá trình kiểm định tiền đánh giá. Các khuyến nghị của tổ chức kiểm toán cần được thực hiện trước khi thực hiện đánh giá chính thức.

Trong quá trình đánh giá chính thức, công ty vẫn có cơ hội điều chỉnh và bổ sung nốt các mặt còn hạn chế trước đợt kiểm tra cuối cùng. Chứng nhận SA 8000 sẽ được cấp nếu các kiểm định viên chấp nhận tình trạng của công ty phù hợp với tiêu chuẩn. Chứng nhận được cấp có giá trị 3 năm cùng với việc giám sát và kiểm định 6 tháng một lần.

11.Quy trình chứng nhận phù hợp SA8000:Về cơ bản, quy trình chứng nhận phù hợp SA 8000 không có gì khác biệt so với chứng nhận ISO 9000 và ISO 14000.Các doanh nghiệp mong muốn được chứng nhận phù hợp SA 8000 phải thực hiện các hoạt động theo hướng dẫn 3 bước của SAI như sau:

Bước 1: Tìm hiểu, nghiên cứu nội dung quy định của SA 8000 và đề nghị được chứng nhận, bao gồm:- Nghiên cứu kỹ lưỡng SA 8000 và quy trình chứng nhận SA 8000;- Đào tạo nội bộ về SA 8000;- Liên hệ với tổ chức chứng nhận SA 8000 đã được SAI công nhận để có mẫu đơn đề nghị chứng nhận;- Nộp đơn đề nghị chứng nhận.

Bước 2: - Thực hiện chương trình phù hợp SA 8000, bao gồm:- Thực hiện đánh giá nội bộ và các hành động hiệu chỉnh nội bộ cần thiết;- Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đến đánh giá tiền chứng nhận;- Thực hiện các hành động hiệu chỉnh do các chuyên gia đánh giá của tổ chức chứng nhận khuyến cáo sau khi đã đánh giá tiền chứng nhận;- Nếu cần thiết, có thể đề nghị kéo dài thời gian đề nghị chứng nhận đến 2 năm.

Bước 3: - Đo lường hiệu quả, bao gồm:- Đề nghị tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận;- Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đánh giá chứng nhận;- Thực hiện các hành động hiệu chỉnh (nếu cần thiết) và thông báo lại cho tổ chức chứng nhận để thực hiện việckiểm tra lại;- Được cấp chứng chỉ phù hợp SA 8000;- Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đến các đánh giá giám sát trong thời hạn hiệu lực của chứng chỉ SA 8000.

12.Tình hình thực hiện SA 8000 ở Việt Nam:

● Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có 551 đơn vị đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, 21 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14000, nhưng mới chỉ có rất ít doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động SA 8000. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, vì hiện tiêu chuẩn SA 8000 là một trong 3 tiêu chuẩn (ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000) được xem là bắt buộc để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá (đặc biệt là hàng dệt - may) sang thị trường Mỹ và Châu Âu.

●Việc thực hiện SA 8000 tại Việt Nam có rất nhiều thuận lợi bởi những tiêu chuẩn của SA 8000 có nhiều điểm tương đồng với các văn bản pháp luật và các chính sách liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người lao động.

●Các nhà quản lý ở các công ty đã áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 ở Việt Nam đều cho rằng, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn này không khó. Nền tảng của tiêu chuẩn này chính là thực hiện tốt Bộ luật Lao động và xây dựng tác phong công nghiệp trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, tạo mối quan hệ tôn trọng đoàn kết, gắn bó giữa những người lao động.

Việc áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước có nhiều thuận lợi, bởi các doanh nghiệp Nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc và các điều luật về lao động, vốn rất gần gũi với các quy định của Luật Lao động quốc tế mà SA 8000 lấy đó làm nền tảng. Việc áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước cũng giúp triển khai cụ thể và đi sâu vào khía cạnh hiệu quả của hoạt động quản lý lao động, nên gặp rất nhiều thuận lợi và ủng hộ từ các cấp quản lý cũng như ngay chính công nhân. Ngược lại, áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy có phần khó khăn hơn, nhưng sức ép từ phía công ty nhập khẩu sẽ là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp này áp dụng SA 8000.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có chính sách với người lao động tốt hơn so với yêu cầu của SA 8000. Thu nhập của người lao động tại nhiều doanh nghiệp còn cao hơn mức tối thiểu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực. Nhưng hiện tại, số doanh nghiệp Việt Nam được chứng nhận đạt SA 8000 chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

13. Những khó khăn chủ yếu trong việc áp dụng SA 8000 tại Việt Nam hiện nay là:● Nhận thức của doanh nghiệp về SA 8000. Hầu hết các doanh

nghiệp ở Việt Nam đều nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu tạo cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

● Các doanh nghiệp không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân.

● Không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA 8000 (chi phí đánh giá, chi phí thực hiện những thay đổi để áp dụng SA 8000). Nhiều công ty muốn được giám định công khai, nhưng không đủ chi phí cho việc giám định.

- Sự cách biệt văn hoá giữa khách hàng và nhà cung cấp. Do các quy định đạo đức của từng công ty thường được các công ty đa quốc gia áp đặt một chiều đối với các đơn vị gia công, nên nội dung thực hiện của các tiêu chuẩn không phản ánh được nhu cầu và giá trị địa phương. Việc này sẽ dẫn đến những khó khăn trong áp dụng SA 8000.

● SA 8000 là mục tiêu ít được ưu tiên, đặc biệt trong những thời điểm kinh tế suy thoái. Ngay cả khi hệ thống SA 8000 hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn về lâu dài, nhưng nhiều công ty vẫn không muốn đầu tư phục vụ nhu cầu trước mắt để thực hiện SA 8000.

● Thực tế của hoạt động gia công gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định khối lượng công việc giám sát. Các công ty đa quốc gia sẽ đòi hỏi tất cả các nhà cung cấp và đơn vị gia công thực hiện tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng bản chất của hoạt động gia công đảm đương phần lớn công đoạn sản xuất khác nhau tại các doanh nghiệp độc lập, làm cho việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và đòi hỏi các đơn vị gia công áp dụng SA 8000 trở nên khó khăn.

- Tuy nhiên, như đã phân tích, việc áp dụng SA 8000 không những đem lại nhiều lợi ích trong cạnh tranh, mà còn là điều kiện tất yếu đối với các sản phẩm muốn hội nhập với thị trường thế giới, nên dù còn nhiều khó khăn, việc xây dựng và áp dụng SA 8000 là nhiệm vụ cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. SAI cũng đã có nhiều chương trình để tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước đang phát triển trong việc xây dựng và xin cấp chứng nhận SA 8000.

Thank you

For listening