TapchiNgheluat so4 2016.pdf - Học Viện Tư Pháp

88

Transcript of TapchiNgheluat so4 2016.pdf - Học Viện Tư Pháp

MỘT SÔ HÌNH ẢNH HOẠT BỘNG CỦA HỌC VIỈN TU PHÁP■ ■ ■ ■

Ngày 1/6/2016 Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Lào Xay-xỉ- Xăn-ti-vômg thăm và làm việc tại Học v iện Tư pháp

I

P h

rLễ khai giảng lóp Đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát khóa 7

và Đào tạo nghiệp vụ Thi hành án khóa 16

Legaí <Professửms <Revwu

Phó Tổng biên tập Phụ tráchPGS.TS. NGUYỄN VĂN HUYÊN

Thư ký tòa soạnTS. NGUYỄN THANH PHÚ

Hội đồng cố vấnGS.TSKH. LÉ CẢM

GS.TS. TRẦN NGỌC ĐƯỜNG PGS.TS. PHẠM HỐNG HẢI PGS.TS. HOÀNG THÊ' LIÊN

GS.TS. NGỤYỄN THỊ Mơ

TS. KHUẤT VĂN n g a

PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ TS. ĐẶNG QUANG PHƯƠNG TS. NGUYỄN VĂN QUYỂN

GS.TS. LÊ MINH TÂM

GS.TS. NGUYỄN XUÂN YÊM

Ban biên tập

PGS.TS. NGUYỄN VĂN HUYÊN TS. Dỗ 0ỨC HỐNG HÀ

TS. NGUYỄN XUÂN THU TS. NGUYỄN VAN đ iệ p

TS. LÊ MAI ANH TS. NGUYỄN THANH PHÚ

PGS.TS. NGUYỄN MINH HẰNG TS. TRẮN THANH PHƯƠNG

TS. LÊ THU HẰNG

THS. NGUYỄN THỊ HẰNG NGA THS. TRẤN MINH TIẾN THS. PHẠM NHƯ HƯNG

TS. ĐỐNG THỊ KIM THOA

THS. PHẠM THI THÚY HỐNG

Trụ sỏ tòa soạnSố 9 Đường Trân Vỹ

Mai Dịch, Cáu Giấy, Hà Nội Tel: (8 4 .0 4 ) 7 5 6 6 129 (1 2 8 -1 1 8 )

Fax: (8 4 .0 4 )8 3 6 1 2 6 7 Email: ngheluathvtp@ gmail.com

Chế bản tạiCông ty TNHH một thành viên

In Quân đội 1 Giấy phép xuất bản số 141/GP-BVHTT

ngày 21 tháng 5 năm 2005 In tại cty TNHH một thành viên In Quăn đội 1

Bìa 1: Thứ Trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu chúc mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2016

MỤC LỤC Trangm m

CẢI CÁCH TƯ PHÁPo Một Số vấn đề nhầm thực thi các quy định về quyền con người trong 3

Hiến pháp Việt NamPGS. TS. Phan Trung Hiền

NGHIÊN CỨU TRAO Đổlo Pháp luật về quyền được bồi thường thiệt hại của người bị oan sai 8

trong tố tụng hình sự, thực trạng và một số kiến nghịTS. Hoàng Minh Hội

o Cơ chế huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong công tác xây dựng pháp luật theo tinh thần Luật ban hành vản bản quy phạm pháp luật năm 2015

TS. Nguyễn Mạnh Cườngo Những điểm mới về phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo luật Tố

tụng hành chính năm 2015ThS. Lê Việt Sơn

° Vai trò cùa luật sư trong vụ án về người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự nãm 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự nam 2015

TS. Lê Đăng Doanh° Bàn về tội phạm tham nhũng theo Bộ luật hình sự năm 2015

ThS. Trần Huy Đứco Thời hiệu khởi kiện có là điều kiện để tòa án thụ lý vụ án dân sự không

TS. Hà Hữu Dụngo Bàn về kỹ năng của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án theo quy

định của luật tố tụng hành chinhTS. Trằn Quang Hiển

o Một số vấn đề về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015

ThS. Bạch Ngọc Duo Những vấn đề pháp lý về tự do lựa chọn trọng tài viên và giải pháp

nâng cao chất lượng đội ngũ trọng tài viên ở Việt Nam hiện nay

ThS. Trần Viết Longo Vai trò của báo chí trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp

cùa chính phủ ở Việt NamThS. Nguyễn Thị Hoài Phương

o Bàn về căn cứ khởi tô vụ án, khởi tố bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

ThS. Lưu Thanh Hùngo Bảo vệ người tiêu dùng bầng quy định trách nhiệm thu hồi sản phẩm

không đạt chất lượng đối với nhà sản xuất ở Việt Nam hiện nayỶhS. Phạm Văn Phong

o Các lý thuyết làm cơ sở hình thành hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc tế

Trịnh Tuấn Anho Bàn về đặc điểm của loại tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ

quan, tổ chứcThS. Trương Thanh Hà

BÌNH LUẬN ÁNo Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng mua bán 71

nhà ở bị vô hiệu theo Bộ luật dân sự Việt NamTP. Nguyễn Thị Minh Phượng

NHÌN RA THẾ GIỚI

Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong pháp luật hình sự một so nước trên thế giới t J

^ J | L ...................... 77ỉS. Nguyễn Kim ChiThủ tục tố tụng hành chính của cộng hòa Pháp và một số kinh nghiệm cho Việt Nam

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh ThS. Phạm Lương Khiển

13

18

24

30

32

35

39

44

47

52

55

61

66

75

79

TABLE 0F CONTENTS Page

K ID K H ỈL A Q ĨD E M YL egaí (pro/essio ns (Rẹvừw

AVflElF\

Deputy Editor-in-ChiefNGUYEN VAN HUYEN, Ass.Prof.PhD.

Sub-EdỉtorNGUYEN THANH PHU, PhD.

Advisory BoardLE CAM, Prof, Sc.PhD.

TRAN NGOC DUONG, Prof. PhD. PHAM HONG HAI Assoc.Prof.PhD HOANG THE LIEN, Assoc.Prof.PhD

NGUYÊN THI MO, Prof. PhD. KHUAT VAN NGA, PhD.

PHAM HUU NGHI.Assoc.Prof.PhD DANG QUANG PHUONG, PhD. NGUYEN VAN QUYEN, PhD.LE MINH TAM, Prot. PhD.

NGUYEN XUAN YEM, Proí. PhD.

Adỉtorỉal BoardNGUYEN VAN HUYEN, Assoc. Prof., PhD.

DO DUC HONG HA, PhD. NGUYEN XUAN THU, PhD. NGUYEN VAN DIEP, PhD.

LE MAI ANH, PhD.NGUYEN THANH PHU, PhD.

NGUYEN MINH HANG, Assoc. Prof., PhD. TRAN THANH PHUONG, PhD.

LE THU HANG, PhD.NGUYEN THI HANG NGA, MA.

TRAN MINH TIEN, MA.PHAM NHU HUNG, MA.

DONG THI KIM THOA, PhD.PHAM THITHUY HONG.MA.

Headquarter9 Duong Tran Vy

Mai Dich - Cau G iay - Ha Noi Tel: (84.04) 7 566 129 (128-118)

Fax: (84.04)8361267 Emaỉl: ngheluathvtp@gmaỉl.com

Mock-upArmy Prỉnt No1 one Member

Limited Liabllỉty company

Publication lìcense no. 141/GP-BVHTĨ Dated October 10 2005

Arm y P rin t No1 one Member Lim ited Liabilìty company

LEGAL REFORMSome issues to implement regulations on human rights in Viet NanYs 3constitution

Assoc.Prof.Dr. Phan Trung Hien

RESEARCH, EXCHANGEo Law on the right to enjoy damage compensation for persons 8

convicted w rongfu lly in crim ina l procedure , rea lity and recommendations

Dr. Hoang Minh Hoi o Mechanismotattractingparticipation from organizations,individuals 13

in developing law under spirit of law on issuing legal normative documentsin2015

Dr. Nguyen Manh Cuong o New points on the íirst-instance court of administrative case under 18

administrative procedure law in 2015MA.Le Viet Son

o The role of lawyer in the case related to person under 18 years o f age 24committing crime under regulations of Criminal Code in 2015 and Criminal Procedure Code in 2015.

Dr. Le Dang Doanho D iscussiononcorruptioncrimeunderCrim inalCodein2015 30

MA. Tran Huy Duco VVhether the time to start a lavvsuit is a condition for the court to 32

handlecivilcaseDr. Ha Huu Dung

o Discussion on skills of judge in solving cases under regulations of 35 administrative procedure law

Dr. Tran Quang Hieno Some issues on criminal liability of business legal entity regulated in 39

Crim inalcodeỉn2015MA. Bach Ngoe Du

o Legal issues on íreely choosing arbitrator and solutions to enhance 44 quality of arbitrators in Viet Nam novvadays

MA. Tran Viet Longo The role of press in controlling implementation of executive right of 47

the government in Viet NamMA. Nguyen Thi Hoai Phuong

o Discussion on ground to institute criminal case, initiate criminal 52 proceedings against the accused in Criminal Procedure Code in 2015

MA. Luu Thanh Hungo Protecting consumers by regulating responsibility to withdraw 55

Products not meeting quality standards for producers in Viet Nam novvadays

MA. Pham Van Phongo Theories to be ground for torming dumping in international trade 61

Trinh Tuan Anho Discussion on characteristics ofcrimes oftorging seal, documents of 66

agencies, organizationsMA. Truong Thanh Ha

DISCUSSION ON CASESo Protecting interest of the bona fine third party when a contract of 71

buying and selling house is invalid under the Civil Code of VietJudge Nguyen Thi Minh Phuong

LOOKING TO THE WORLD

Crimes of offending against order of administrative management in 75criminal law of some countries

MA. Nguyen Kim Chi Procedure of administrative procedure of the French Republic and 79 experience for Viet Nam

Assoc.Prof.Dr. Nguyen Hoang Anh MA. Pham Luong Khien

CẢI CÁCH Tư PHÁP [ «Sô" tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

9ỉ()f)ề guật

M Ộ T S Ổ V Á N Đ Ề N H Ằ M T H Ư C T H I C Á C Q U Y Đ Ị N HVẺ QUYẺIM CON NGƯỜI 'TRONG MI Ế IM PHÁP V1ÊT NAM

(Tiếp theo sô 3/2016)

PGS. TS. Phan Trung Hiển1

4. Sự kế thừa và phát triển của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam về quyền con nguòi trong giai đoạn hiện nay2

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triên năm 2011), Đảng ta đã chỉ rõ: “quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết”. Như vậy, trong định hướng phát triên đất nước, Đảng ta khẳng định mạnh mẽ bán chất nhà nước ta là nhà nước thực hiện quyền iàm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp năm 2013. Hiển pháp năm 2013 gồm 11 Chương 120 điều. Riêng chế định về quyên con người, quyền công dân trong Chương II từ điều 14 đến điều 49 gồm 36/120 điểu là Chương chửa đựng nhiều điều nhất và nhiều điểm mới nhất. Những điểm mới về bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cônt; dân không chỉ được quy định tập trung trong Chương II mà còn là quan điêm, nội dung xuyên suốt trong toàn bộ Hiển pháp năm 2013:

M ột là, xây dựng và bảo đảm quyền con người là nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước ta. Hiến pháp năm 2013 xác định nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước là phải bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận,

tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện (Điều 3). Điểm tiến bộ của Hiến pháp năm 2013 là việc ghi nhận Nhà nước “công nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền con người” (Điều 3) vì Hiến pháp năm 1992 chi đề cập đến nghĩa vụ tôn trọng quyền con người ở Điều 50. Đây là cơ sở hiến định có tính ràng buộc các cơ quan nhà nước phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những trách nhiệm của mình về quyền con người.

H ai là, bảo vệ quyền con người là nhiệm vụ trọng yếu của cơ quan Tòa án và Viện kiệm sát. Hiến pháp năm 2013 xác định “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngư ờ i...” và “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con ngư ờ i...’’. Như vậy, tuy nhiệm vụ cụ thê của Tòa án và Viện kiêm sát có những yếu tố đặc thù, khác biệt; song bảo vệ quyền con người là nhiệm vụ chung của các cơ quan này. Đây là điểm mới có ý niỉhĩa quan trọng trong lịch sừ lập hiến Việt Nam, khẳng định sứ mệnh của các cơ quan tư pháp, một nền tư pháp vì con người.

Ba /ờ,“Quyền con người đã được đặt một ví trí xứng đáng trong Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên Chương là “Quyền con người, quyền và nehĩa vụ của công dân” thay cho Chương ‘‘Quyền và nghĩa

1 Phó Trường Khoa Luật Trường Đại học cần Thơ.

2 PGS.TS. Chu Hồng Thanh; Một số điếm mới về qityền con người, quyền và nghĩa vụ cơ băn cùa công dân trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam, http://moj.gov.vn/npl/Pages/drn-tai-lieu-tham- khao.aspx?ItemID=19 [truy cập ngày 24-7-2015].

o

HỌC VIỆN Tư PHÁP

vụ công dân” trong Hiến pháp năm 1992. Chẳng những quyền con người lần đầu tiên được đặt tên Chương và được đặt lên vị trí trước quyền công dân. mà Chương “Quyền con người, quyền công dân” cũng được đưa lên vị trí quan trọng trong Hiến pháp, chi sau Chương chế độ chính trị mà thôi (Chương II thay vì Chương V).

Bổn là, Hiến pháp năm 2013 xác định rất rõ ràng về tính riêng biệt của quyền con người, quyền công dân. Trong 36 điều của Chương II khi dùng "mọi người” tức là chu thể của quyền con người, bao gồm cả công dân. Quyền con người nói chung (bao gồm cả công dân) được nhắc đến trong “mọi người", trong tất cả những “không ai”, “tổ chức, cá nhân”, "Người Việt Nam ờ nước ngoài”, "người nước ngoài cư trú ở Việt Nam”. Trong tất cả những điều khoản không nhẳc đến chú thể hoặc đối tượng cụ thể thì đều được hiểu chủ thể của quyền con người. Những quy định mới này phù hợp với Luật nhân quyền quốc tế, các điều ước quốc tế về nhân quyền và với chù trương, chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện của Đàng, Nhà nước Việt Nam.

N ăm là, bảo đảm nguyên tắc giới hạn quyền con người theo chuẩn mực quốc tế. Hiến pháp năm 2013 quy định: ‘'Quyền con người, quyền công dàn chi có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.” (Khoản 2 Điều 14).

Sáu là, kế thừa và phát triển các quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung, hoàn thiện hoặc tách ra thành các điều riêng như các quyền: Bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); Cấm tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình (khoản 1 Điều 20); Bào vệ đời tư và nơi ở (Điều 21, 22); Tiếp cận thông tin (Điều 25); Bình đẳng giới (Điều 26); Bỏ phiếu trong trưng cầu ý dân (Điều 29); Tố tụng công bàng (Điều 31); Sở hữu tư nhân (Điều 32)... Ngoài

o

ra, Hiến pháp năm 2013 còn bô sung các quyền như: Quyền sống (Điều 19); Các quyền về văn hóa (Điều 41); Quyền sống trong môi trường trong lành (Điều 43); Quyền có nơi ở hựp pháp (Điều 22); Quyền hưởng an sinh xã hội (Điều 34)... Những quyền mới này đã mở rộng phạm vi bảo vệ, bảo đảm thực hiện của Hiến pháp với các quyền con người, quyền cône dân trên cả hai lĩnh vực: dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa ơ nước ta. phù hợp với Luật nhân quyền quốc tế.

Bủy là, hoàn thiện quyền được xét xử công bàng. Nội dung về quyền dược tố tụng công bang trong Điều 72 Hiến pháp năm 1992 được mở rộng đáng kê trong Điều 31 Hiến pháp năm 2013. Được xét xử công bằng là một giá trị xã hội quan trọng trong chế định pháp lý về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Tám là, đoi tượng sờ hữu tư nhân dã được mở rộng. Hiến pháp năm 2013 ghi nhận những nhận thức pháp lý mới về sờ hữu tư nhân. Chù thế của quyền sở hữu tư nhân trong Hiến pháp năm 2013 đã được mờ rộng từ “công dân” trong Hiến pháp năm 1992 sang "mọi người” trong Điều 32 Hiến pháp năm 2013. Điều này có nghĩa là không chỉ công dân Việt Nam mà mọi người sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền về tài sản và nhân thân phi tài sàn. Sự mờ rộng này phù hợp với thực tể thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và đáp ủng yêu cầu cùa hội nhập quốc tế, khi mà các thể nhân, pháp nhân nước ngoài hiện diện làm ăn. sinh sống ngày càng nhiều ở nước ta, họ cũng phải được bảo vệ quyền tư hữu tài sản và tư liệu sản xuất, đây là một trong những tiền đề cơ bản nhất đe mọi người có thê yên tâm làm ăn. sinh sống ở Việt Nam. Bèn cạnh đó, các quyền cùa người sử dụng đất đã từng bước hoàn thiện, đặc biệt là việc ghi nhận cơ sở hiến dịnh về thu hồi đất vì mục đích quôc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ‘'được bồi thường theo quy định của pháp luật” (khoản 3 Điều 54 Hiến pháp năm 2013).

s ỏ tháng 7/2016 - Năm thứ Mười M ột

Chín là, hoàn thiện các quy định về lao động và việc làm nhàm đảm bảo quyền con người. Lao động và việc làm là một trong những quyền trọng tâm của hệ thống quyền con người được ghi nhận tại Công ước quốc tế vê các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966. Cụ thể, theo Điều 35 Hiến pháp năm 2013 thì quyền về lao động, việc làm bao gồm: quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc công bàng, an toàn; được hường lương, chế độ nghi ngơi. Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động. Những quy định mới này có giá trị xã hội to lớn bảo vệ quyền con người, trong điều kiện phân công lại lao động xã hội, tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới ở đất nước ta.

Có thể nói, nội dung 36 điều của Chương II Hiến pháp năm 2013 đã có thể quán xuyến được hầu hết các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa được ghi nhận trong Bộ luật nhân quyền quốc tế (International Bill on Human Rights). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp đã khái quát: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bàn của công dân được đề cao, được đưa lên vị trí trang trọng hàng đầu trong Hiến pháp (Chương II). Đó vừa là kế thừa Hiến pháp năm 1946 do Chù tịch Hồ Chí Minh - Trường ban soạn thào; vừa thể hiện nhận thức mới, đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề cao nhân tố con người, coi con người là chù thể, nguồn lực chù yêu và là mục tiêu của sự phát triển”3.

5. Hoàn thiện về cơ chế thực thi quyền con người ở nước ta

Mặc dù Hiến pháp năm 2013 đã là một văn kiện pháp lý thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của

pháp luật Việt Nam trong việc “công nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền con người’', song việc thực thi quyền con con người là một phạm trù rộng, đòi hỏi cà một quá trình xây dựng và hoàn thiện. Chính vì vậy, nội dung này sẽ trình bày một số tồn tại cần phải khắc phục để quyền con người được ghi trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước ta thực sự phát huy được hiệu quả một cách toàn diện:

Thứ nhất, tuy Hiến pháp năm 2013 đã lược bỏ một khối lượng đáng kê các cụm từ “ theo quy định của pháp luật”, “theo quy định của luật”, song cụm từ “ theo quy định của pháp luật” vẫn còn xuất hiện. Một mặt, việc lược bò một khối lượng các cụm từ này thể hiện tư duy tiến bộ trong việc thừa nhận khả năng áp dụng trực tiếp các quy phạm Hiến pháp, đồng thời ghi nhận sự ràng buộc trách nhiệm của nhà nước đối với việc bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm pháp lý này đã được xác định rõ ràng trong Luật nhân quyền quốc tế. Mặt khác, việc còn sử dụng các cụm từ “theo quy định của pháp luật” vẫn còn cho thấy hệ thổng pháp luật chúng ta chưa thực sự đồng bộ và hoàn chinh. Bởi một khi hệ thống pháp luật đã hoàn chinh thì các nội dung về quyền con người phải được khẳng định trong Hiến pháp và quy định trong một đạo luật cụ thể. Các văn bản dưới luật, nếu có ghi nhận, cũng là để hướng dẫn chi tiết thi hành các quyền đó một cách hiệu quả và sát với tình hình thực tế hơn, mà không được phép giới hạn, hạn chế các quyền con người do Hiến pháp quy định.

Thứ hai, trong thiết chế thực thi quyền con người, chúng ta còn một số thiết chế chưa hoàn thiện. Đe bảo vệ được các quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 một cách hiệu quả thì cần phải có cơ quan bảo hiến. Mặc dù trong Dự thào sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

3 PGS.TS. Chu Hồng Thanh, Một số điếm mới vé quyển con người, quyền và nghĩa vụ cơ bàn cùa công dân trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam , http://moj.gov.vn/npl/Pages/dm-tai-lieu-tham- khao.aspx?ItemID=19[truy cập ngày 24-7-2015].

o

HỌC VIỆN Tư PHÁP

năm 1992, nội dung cơ quan bảo hiến đã được đưa vào, song cuối cùng nội dung cơ quan bảo hiến đã không được ghi nhận trong Bản Dự thảo cuối cùng. Điều này, một mặt cho thấy việc xây dựng cơ quan bảo hiến là vấn đề phức tạp, không thể nóng vội một sớm một chiều trong điều kiện chưa có tiền lệ ở các nước xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, điều này cũng đặt ra vấn đề là cần có lộ trình để xây dựng cơ quan này trong tương lai khi các điều kiện chín muồi.

Thú ba, mặc dù Tòa hành chính đã đi vào hoạt động từ năm 19964, tức là cách đây gần20 năm và đã có nhiều bước tiến bộ vượt bậc, song hiệu lực và hiệu quả của tòa hành chính vấn còn là vấn đề đáng bàn: (i) Hiện tại pháp luật Việt Nam vẫn chưa có cơ quan chuyên biệt thi hành án hành chính. Ngoài phần “dân sự” trong bản án hành chính được thi hành bời cơ quan thi hành án dân sự, còn lại các phần khác thì không rõ cơ quan thi hành. Chính vi vậy, trong một số sách báo pháp lý, án hành chính được xem là thi hành dựa trên yếu tố “tự nguyện” - điều rất khó khả thi trên thực tế. (ii) Vị trí của tòa chưa thực sự độc lập, tiếng nói của cơ quan Tòa án chưa thực sự đúng với vị trí của tòa trong hệ thống chính trị của địa phương. Thực tế, vẫn còn các cuộc họp “liên tịch”, “nội chính” trước khi mở phiên tòa hành chính mà đôi khi trái với nguyên tắc “độc lập và tuân theo pháp luật” cùa cơ quan xét xử; (iii) Thẩm quyền của tòa hành chính mặc dù đã được mở rộng, song vẫn còn nhiều giới hạn. Chính vì tòa chỉ xem xét “văn bản cá biệt” nên các văn bản khác dù có tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, ảnh hưởng đến các quyền của họ thì cũng không phải là đối tượng xem xét của tòa hành chính. Ví dụ: Do không có thẩm quyền xem xét văn bản quy phạm pháp

luật nên tòa là chù thể ngoại cuộc đối với các đồ án quy hoạch thiếu tính khả thi, các bảng giá đất “không phù hợp" với giá thị trường... chi vì lý do duy nhất: các văn bàn vừa nêu là văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó, chính những văn bản này. trong một số trường hợp, ảnh hưởng đến các quyền thiết thân của con người. Hơn nữa, theo Luật Đất đai năm 2013 thì việc xác định giá đất tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quôc phòng, an ninh, phát triên kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng được thê hiện bàng một quyết định cá biệt ban hành tại thời điểm xác định giá đất5. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn nên Tòa hành chính vẫn chưa xem xét quyết định này có '‘phù hợp với giá đất trên thị trường" hay chưa theo nguyên tắc quy định tại Điều 112 Luật Đất đai năm 2013

6. Đề xuất kiến nghị bảo đảm thực thi quyền con ngưòi

Để thực thi quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013, tác giả có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, quy định chi tiết các nội dung Hiến pháp trong các đạo luật và văn bản dưới luật. Các nhà lập pháp cần xây dựng những đạo luật để hướng dẫn thi hành Hiến pháp như: (i) cần khẩn trương lên chương trình xây dựng các đạo luật liên quan đến quyền con người mà Việt Nam chưa có luật như: Luật trưng cầu ý dân, Luật biểu tình, Luật bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất...; (ii) Đối với những đạo luật đã ban hành, cần thiết phải có các văn bàn hướng dẫn chi tiêt của Chính phủ, các bộ ngành, Tòa án và Viện kiểm sát để các quy định được thực thi một cách hiệu quả.

T hử hai, thực thi nghiêm chinh các quy định mang tính nghĩa vụ và trách nhiệm của

4Xem Pháp lệnh Thú tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, sừa đổi, bổ sung năm 1998 và 2006.5 K.hoàn 2 Điều 74 Luật đất đai nãm 2013.

o

s ố tháng 7/2016 - N ăm thứ Mười M ột

Nhà nước, cán bộ nhà nước trước toàn dân như: Bộ luật tố tụng hình sự, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật phòng chống tham nhũng, Pháp lệnh dân chủ cơ sở... Chỉ có việc thực thi nghiêm chỉnh các quy định này mới phòng, tránh được những hành vi “lạm quyền”, “vô quyền” của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước dẫn đến những thiệt thòi của người dân.

T hứ ba, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của tòa hành chính. Như trên đã phân tích, tòa hành chính hiện nay hoạt động thiếu hiệu quả và, trong một số trường hợp, không bảo đảm tính độc lập. Song song với việc công nhận án lệ6, các vãn bàn hướng dẫn thì hành Luật tố tụng hành chính nên có những quy định chi tiết về việc xem xét văn bản xác định giá đất cụ thể do ủ y ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của tòa, bảo đảm bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Trong tương lai, nên nghiên cứu mở rộng đối tượng của tòa hành chính theo mục tiêu là bảo vệ quyền con người. Theo đề xuất của tác giả, về lâu dài, bất kể văn bản tồn tại dưới hình thức nào được ban hành bởi các cơ quan hành pháp và cán bộ hành chính nhà nước, hễ có căn cứ cho rằng văn bản đó đi ngược lại với việc bảo vệ các quyền con người, đều có thể xem là đối tượng khởi kiện của tòa hành chính.

T hứ tư, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền con người. Trước hết, phải nâng cao nhận thức chung của đội ngũ cán bộ, công chức. Quyền con người sẽ khó được thực thi nếu đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không nắm rõ các mục đích, yêu cầu của việc thực thi quyền con người. Tiếp đó, những ghi nhận về quyền con người trong Cương lĩnh của Đảng ta, trong Hiến

6 Xem Điều 22 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014.

g i t ậ t

pháp của Nhà nước ta nên được các nhà giáo dục nghiên cứu để cập nhật trong các chương trình giảng dạy phổ thông, giảng dạy trung cấp, cao đẳng đại học và sau đại học, đặc biệt là những chuyên ngành có liên quan đến chính sách và luật pháp.

T h ứ năm, tiếp tục gia nhập, ký kết những công ước tiến bộ về quyền con người. Trước mắt cần có những nghiên cứu chi tiết, thấu đáo về quyền con người trong các điều ước quốc tế. Từ những nghiên cứu này, Việt Nam không chi ngày càng hoàn thiện các quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 mà còn có thể ứng dụng các cơ chế nhằm thực thi quyền con người. Trong tương lai, khi đã là một thành viên gắn bó với của cộng đồng quốc tế, với những điều kiện thích hợp, Việt Nam có thể nghiên cứu việc tham gia ký kết là thành viên của các Tòa án chung để nâng cao vị thế trên trường quốc tế, đồng thời bảo đảm quyền con người được thực thi theo chuẩn mực chung của thế giới.

T h ứ sáu, về định hướng lâu dài, nên có những bước nghiên cứu, thí điểm và xây dựng mô hình cơ quan bảo hiến ở Việt Nam. Mặc dù đây là vấn đề mới, chưa có tiền lệ ở Viêt nam, song vì mục tiêu tiến bộ xã hội và bảo đảm quyền con người, chúng ta nên có lộ trình để xây dựng thiết chế này. Các quy định của Hiến pháp liên quan đến quyền con người nên hạn chế “ủy quyền” chung chung xuống các cơ quan nhà nước. Thay vì xây dựng các cụm từ “theo quy định của pháp luật” thì chúng ta nên ghi nhận “theo quy định của luật” . Luật, văn bản lập pháp của cơ quan đại diện cho toàn thể nhân dân mới có khả năng quy định quyền con người một cách toàn diện và hoàn chỉnh. Điều này cũng thể hiện việc tôn trọng, công nhận và bảo vệ quyền con người theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013./.

o

NGHIÊN CỨU TRAO Đổl

PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC B ồ i THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NGLÍỜI BỊ OAN, SAI TRONG J ố ỊỤNG HÌNH s ự -

THựC TRẠNG VÀ MỘT s ố KIEN NGHỊ• • • •

Gần đây, một số vụ án oan, sai trong tố tụng hình sự (TTHS) được phát hiện và các cơ

quan tiến hành tố tụng đã khẩn trương tiến hành thực hiện trách nhiệm bồi thường cho những người bị thiệt hại. Tuy nhiên, quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều người bị oan, sai chưa hoàn toàn được bào đảm. Những mất mát của họ chưa thực sự được bù đăp vì những vướng mắc, bất cập trong cơ chế thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân cơ bàn là do những bất cập trong các quy định pháp luật có liên quan. Bài viết phân tích một số vấn đề lý luận, thực trạng và đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về quyền được bồi thường thiệt hại của người bị oan, sai trong TTHS.

1. Khái niệm, nội dung và tiêu chí hoàn thiện pháp luật về quyền đưọc bồi thường thiệt hại của người bị oan, sai trong tố tụng hình sự

Quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự là một trong những quyền cơ bản con nguời. Đối tượng được bồi thường bao gồm những người bị bắt, tạm giữ, tam giam, bị can, bị cáo, người bị kết án trái pháp luật trong các vụ án hình sự. Chủ thể có trách nhiệm bồi thường là Nhà nước được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, những người thi hành công vụ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật trong TTHS và đã gây ra nhưng thiệt hại cho người bị oan, sai. Để bảo đảm quyền lợi của người bị oan, sai trong TTHS, Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thực hiện trách

TS. Hoàng, Minh Hội'

nhiệm bồi thường cùa Nhà nước đối với người bị oan, sai nhàm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của họ, lợi ích của Nhà nước và xã hội. Như vậy có thể hiểu pháp luật về quyền được bồi thường thiệt hại đối với người bị oan, sai trong TTHS là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chinh quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thực hiện trách nhiệm bồi thường Nhà nước đối với người bị oan, sai trong TTHS do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định.

v ề nội dung điều chỉnh: Pháp luật về quyền được bồi thường thiệt hại của người bị oan, sai trong TTHS là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất, bao gồm các nhóm sau: nhóm các quy phạm pháp luật xác định quyền cùa người bị oan, sai trong TTHS; nhóm các quy phạm pháp luật xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức thực hiện công vụ gây ra oan, sai trong TTHS; nhóm các quy phạm pháp luật quy định trình tự, thủ tục thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN); nhóm quy định điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước về công tác thực hiện TNBTCNN...

v ề hình thức cùa pháp luật: Hệ thống văn bản quy pham pháp luât (VBQPPL) về quyền được bồi thường thiệt hại của người bị oan, sai trong TTHS được thể hiện ờ nhiều câp độ với hiệu lực pháp lý khác nhau, được biểu hiện trong nhiều ngành luật khác nhau như Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, luật Dân sự; không chi thể hiện trong Hiến pháp mà còn trong nhiều luật, Bộ luật như Bộ luật TTHS, Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Tòa án nhân dàn, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật Dân sự. Luật Tố tụng dân sự... Do vậy,

1 Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

o

Sô tháng 7/2016 - N ăm thứ Mười M ột

nhiệm vụ hàng đầu trong việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này cần ưu tiên công tác rà soát, tập hợp để kiến nghị sửa đổi những quy phạm đã lạc hậu, bổ sung những quy định nhằm bảo đảm tính khách quan, khoa học.

Tiêu chí hoàn thiện pháp luật: Từ những tiêu chí chung của hoàn thiện hệ thống pháp luật, có thê chia các tiêu chí của hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này thành hai nhóm tiêu chí: Nhóm tiêu chí về hoàn thiện về nội dung pháp luật, nhóm tiêu chí hoàn thiện về hình thức pháp luật.

Tiêu chí hoàn thiện về nội dung pháp luật trong lĩnh vực này phải phù hợp với các quan điểm, chủ trương cùa Đảng về quyền con người, quyền công dân và bảo đàm quyền được bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai trong TTHS. Pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai trong TTHS phải phù hợp với thực tế và ổn định, không thể “cao hon” hay “thấp hơn” trình độ phát triển kinh tế. Không chì là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, pháp luật trong lĩnh vực này còn phải tương thích, hài hòa với các quy phạm xã hội trong các lĩnh vực khác, phù hợp với những nội dung trong các Công ước có liên quan về quyền được bồi thường của người bị oan, sai trong TTHS mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

Tiêu chí hoàn thiện về hình thức đối với pháp luật trong lĩnh vực này phải bảo đảm tính toàn diện, thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo, không triệt tiêu lẫn nhau; bảo đảm sự liên kết chặt chẽ, đặt trong một chinh thể, ràng buộc với nhau và thống nhất với các nhóm quy phạm pháp luật điều chinh quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thực hiện TNBTCNN đối với người bị oan, sai trong TTHS. Ngoài ra, pháp luật về quyền được bồi thường thiệt hại của người bị oan, sai trong TTHS phải bảo đảm tính minh bạch và khả khi, bảo đảm kỹ thuật lập pháp hiện đại, yêu cầu ngôn ngữ trong các VBQPPL phải trong sáng, đơn nghĩa, dễ hiểu, dễ thực hiện.

2. Thực trạng pháp luật về quyền đưọc bồi thưòng thiệt hại của ngưòi bị oan, sai trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay

ịỉllậ t

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp, phòng, chống oan, sai, trong TTHS như Nghị quyết số 49-NỌ/TWngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp. Cùng với đó Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách ghi nhận, bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị oan, sai trong TTHS, phù họp tiến trình dân chủ hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền. Những chủ trương đó đã trở thành một trong những công cụ để bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội, thước đo của nền đân chủ và tiến bộ; góp phần thể hiện trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS.

Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước về bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai trong TTHS. Thời gian qua nhiều văn bản pháp luật được ban hành: Bộ Luật TTHS năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật TNBTCNN năm2009, Nghị định 16/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật TNBTCNN...

Các văn bản pháp luật trên đây đã quy định trách nhiệm bôi thường của Nhà nước đôi với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính, hoạt động to tụng nói chung và TTHS nói riêng, trong thi hành án. Đặc biệt, Luật TNTBCNN năm 2009 đã xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự (cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong hoạt động tổ tụng hình sự; Viện kiểm sát nhân dân; Toà án nhân dân), trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường cho người bị thiệt hại trong TTHS. Bên

o

HỌC VIỆN Tư PHÁP

cạnh đó, pháp luật quy định người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyêt bồi thường thiệt hại.

Theo Báo cáo về công tác bồi thường cùa Nhà nước cùa Chính phù năm 2015: Tòa Ún nhân dãn cúc cấp đã thụ lý, giai quyết 14 vụ việc (tăng 02 vụ việc so với nám 2014), trong đó có 07 vụ việc thụ lý mới (giàm 04 vụ việc so với năm 2014), đã giài quyết xong 12/14 vụ việc, với số tiền phải bồi thường là 9 tỷ 661 triệu 120 nghìn đồng (tăng 8 tỳ 526 triệu 559 nghìn đong), còn 02 vụ việc đang giải quyết. Viện kiểm sát nhãn dân cúc cáp đã thụ lý, giải quyết 36 vụ việc (giảm 10 vụ việc so với năm2014), trong đỏ cỏ 17 vụ việc thụ lý mới (tương đương năm 2014), đã giài quyết xong 15/36 vụ việc, với tông só tiên phải bôi thường là 03 tỳ 984 triệu 475 nghìn đòng (tăng 2 tỷ 033 triệu 452 nghìn đòng so với năm 2014), còn 21 vụ việc đang giải quyết. Ngành Công an đã thụ lý, giải quyết 6 vụ việc (tăng 03 vụ việc so với năm 2014), trong đó có 03 vụ việc thụ lý mới (tăng 02 vụ việc so với năm 2014), đã giải quyết xong 02/6 vụ việc, với tống số tiền phái bồi thường là 711 triệu 153 nghìn đồng (tăng 448 triệu 852 nghìn đồng so với năm 2014)2.

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã phân tích trên đây, pháp luật về quyền được bồi thường thiệt hại của người bị oan, sai trong TTHS còn nhiều han chế:

về nội dung pháp luật: Quy trình, thù tục thẩm định hồ sơ để xem xét, ra quyết định bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai còn rườm rà, nhiều thủ tục, có nhiều cơ quan tham gia, với nhiều cấp từ địa phương đến trung ương trong khi chưa có quỹ tiền cho việc chi trả bồi thường thiệt hại gây ra trong tố tụng.

Việc chi trà tiền bồi thường cho người bị thiệt hại tiến hành chậm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thiệt hại.Ví dụ, vụ bồi thường thiệt hại cho ông Lương Ngọc Phi (tình Thái Bình) đến nay vẫn chưa giải quyết xone việc bồi thường3. Thậm chí vì pháp luật quy định có nhiều cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường nên có những trường hợp “đùn đây trách nhiệm giải quyết bồi thường giữa các cơ quan tổ tụng làm kéo dài việc bồi thường, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị oan, sai như vụ ông Phan Văn Lá (tỉnh Long An) đã21 năm làm “bị can”, đến nay chưa được bồi thường”4.

Những quy định về trách nhiệm hoàn trả cùa của công chức có hành vi gây thiệt hại chưa phù hợp với thực tế. Điều này gây phàn ứng không đồng tình trong dư luận xã hội và làm cho nhân dân mất niềm tin. Bởi lẽ, luật quy định chi phí mà cán bộ, công chức phải hồi thường rất thấp so với số tiền mà ngân sách nhà nước phải chi trả. Hơn nữa, cán bộ, công chức thực hiện trách nhiệm bồi thường (nếu khi có iồi cố ý) trà tiền bàng cách trừ dần vào lương hàng tháng của người thi hành công vụ, mức tối thiểu không dưới 10% và tối đa không quá 30% thu nhập từ tiền lương hàng tháng, v ề nguyên tắc Nhà nước vần phải đứng ra bồi thường và quyền lợi của người bị oan, sai phải được bảo đảm. Song để không còn án oan, sai và Nhà nước không phải chi ngân sách bồi thường thì công tác cán bộ một lần nữa phải đặt ra. Bởi nếu không có sự chấn chỉnh mà vẫn để lọt những người không xứng đáng vào bộ máy thì tất cả những yếu kém trong quá trình công tác đó Nhà nước và người dân phải chịu5. Từ năm, 2010 - 2015, trong tổng số 258 vụ việc với mức bồi thường hơn 111 tỷ đồng, số

2 Chính phù (2015), Báo cáo số 552/BC-CP về công tác bồi thường cùa Nhà nước năm 2015, tr3.3ủ y ban Thường vụ Quốc hội (2015), Tài liệu đã dẫn, trl8.4 ùy ban Thường vụ Quốc hội (2015), Tài liệu đã dẫn, trl 8.5Xem: http://vov.vn/phap-luat, ngày 07/12/2015.

Sô tháng 7/2016 - Năm thứ Một

vụ việc thực hiện hoàn trả mới đạt hon 676 triệu đồng, sổ tiền còn lại là do ngân sách cấp phát6. Trong các vụ việc này chưa có những vụ nào xác định lỗi cố ý, phải bồi hoàn 100% tiền Nhà r.ước đã bồi thường cho người bị oan, sai, do đó tính răn đe không cao.

v ề cơ chế giải quyết bồi thường của Nhà nước chưa tập trung, thiếu thống nhất, chưa bảo đản tính chuyên nghiệp, thậm chí nhiều vụ việc khó xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thưbmg nên người bị hại phải chờ đợi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xác định cơ quan và trách nhiệm thực hiện bồi thường. Bất cập hiện nay là “cơ quan giải quyết bồi thường theo mô hình phân tán, nhưng không thành láp bộ phận, bố trí biên chế để thực hiện nhiệm vụ giải quyết bồi thường, đặc biệt, trong hoạt động tố tụng hình sự, việc giao cho cơ quan có thẩm quyền to tụng đã làm oan, sa. có trách nhiệm giải quyết bồi thường, dẫn đến hiện tượng né tránh, đùn đẩy hoặc trong tầương lượng giải quyết bồi thường gặp khó khin làm kéo dài thời gian giải quyết bồi thường”7. Ngoài những thủ tục còn phức tạp, phiền hà, gây khó khăn cho người bị oan, sai được bồi thường thiệt hại đã phân tích, Luật TNBTCNN chưa quy định về trình tự, thủ tục và các hình thức, biện pháp trách nhiệm người lứng đầu và cơ quan quản lý cán bộ, công ciức thực hiện công vụ đã gây thiệt hại phải x n lỗi công khai. Có ý kiến đúng khi nhận định: “trình tự thủ tục xin lỗi như thế nào, người bị oan, sai có được phát biểu cảm tường ằay không, thời gian diễn ra buổi lễ xin lỗi là bio nhiêu... thì chẳng thấy cơ quan nào giải tlich hay hướng dẫn. Vì vậy, mỗi nơi làm mót kiểu, có nơi làm qua quýt, vội vàng khiến Ìgười bị oan, sai tủi thân như khi bị hàm om, sai”8.

*»uẬt

v ề hình thức của pháp luật: Một số quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn cho người được bồi thường. Ví dụ, khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 05 ngày 02/11/2012 của VKSNDTC, TANDTC, Bọ Công an, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định người được bồi thường phải có quyết định của cơ quan nhà nước chứng minh họ không có hành vi vi phạm pháp luật trong khi khoản 2 Điều 26 Luật TNBTCNN quy định “người bị tạm giam không có hành vi phạm tội”. Vì vậy, những trường hợp tạm giam sau đó chuyển xử lý hành chính do hành vi không cấu thành tội phạm không được Viện kiểm sát các cấp tính vào diện được bồi thường thiệt hại9. Vụ ông Nguyễn Văn Thêm kiện đòi cơ quan điều tra Công an huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bồi thường oan, sai hơn 3,8 tỷ đồng nhưng chưa được giải quyết vì chưa có đủ điều kiện khởi kiện với lý do là trong hồ sơ khởi kiện của ông Thêm chưa có văn bản nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật10.

Nguyên nhân của những bất cập trên đây:

Luật TNBTCNN được ban hành năm2009, có hiệu lực năm 2010 đến nay đà triển khai thực hiện được 6 năm, góp phần tích cực bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự cho người bị oan, sai trong TTHS; tuy nhiên, trong bối cảnh Hiến pháp năm2013, một số vãn bản luật mới như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011, Bộ Luật hình sự năm 2015, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự

6http://tioitre.vn/tin/phap-luat: “Dừng công tác đối với công chức gây oan sai”, ngày 08/01/2016.7Chính )hủ (2015), Dáo cáo sổ 552/BC-CP vê Cóng tác bồi thường cùa nhà nước năm 2015, trl3.8 Đinh V5n Quế (2015), Hành trình "được vạ má sưng'. Nguồn http://phapluattp.vn, truy cập ngày 16/8/2015 9ủ y barThường vụ Quốc hội (2015), Tài liệu đã dẫn, tr 18.10 http://)aotintuc. vn/xa-hoi/thu-gon-dau-moi-giai-quyet-boi-thuong-nha-nuoc-20160108214213096.htm

©

HỌC VIỆN Tư PHÁP

năm 2015 ... dẫn đến môi trường pháp lý thay đổi. Do vậy, nhiều quy định cùa Luật TNBTCNN năm 2009 không phù hợp, thậm chí mâu thuẫn cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung văn bản luật này...trong khi đó hoạt động nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn pháp luật về bảo vệ quyền được bồi thường thiệt hại cùa người bị oan, sai chưa được tiến hành thường xuyên, chưa hiệu quà. Bên cạnh đó, việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học về trình tự, thủ tục thực hiện TNBTCNN chưa được coi trọng.

3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền được bồi thường thiệt hại của ngưòi bị oan, sai trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay

Kiến nghị sửa đoi về nội dung pháp luật:- Mở rộng phạm vi bồi thường thiệt hại

trong hoạt động TTHS, cần phải có căn cứ tính toán thiệt hại được bồi thường mang tính định lượng để xác minh hoặc định mức bồi thường, nhất là đối với những thiệt hại về tài sản đã mất, hoặc không được sử dụng trong một thời gian dài.

- Quy định về trình tự, thủ tục về hình thức xin lồi công khai và phục hồi danh dự cho người bị oan, sai trong TTHS.

- Sửa đổi, bổ sung căn cứ tính mức thiệt hại được bồi thường cho người bị oan, sai trong TTHS bao gồm những thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.

- Sửa đổi, bổ sung tăng mức tính đền bù đối với cán bộ, công chức gây ra oan sai trong TTHS, xác định mức hoàn trả phù hợp với những thiệt hại đối với công chức có hành vi trái pháp luật để nâng cao trách nhiệm thi hành công vụ, hạn chế làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về rút ngắn thời hạn và đơn giản thủ tục cấp kinh phí bồi thường cho người bị oan, sai trong TTHS.

Kiến nghị sửa đổi về hình thức pháp luật:- Tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung Luật

TNBTCNN năm 2009 phù hợp với các quy

định của Hiển pháp năm 2013, Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị. Bộ luật TTHS năm 2015, Bộ Luật hình sự năm 2015, Luật Tổ chức Tòa án nhân dàn năm2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) năm 2015 và các quy định pháp luật khác liên quan đến quyền được bồi thường thiệt hại của người bị oan. sai trong TTHS: Bô sung nguyên tấc giải quyết TNTBCNN phải tiện lợi, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; sửa đổi Điều 9 về Quyền, nghĩa vụ của người bị thiệt hại cho phù hợp với Đ iều 4; Điều 16 về Hồ sơ yêu cầu bồi thường nên gọi là các giấy tờ yêu càu bồi thường thiệt hại; Sừa đổi Điều 32 về Trách nhiệm bồi thường cùa Toà án nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự cho phù hợp với Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014; sửa đổi, bổ sung căn cử tính thiệt hại để bù đẩp những thiệt hại về tinh thần tại Điều 47 để phù hợp với thực tế hiện nay; sửa đổi, bổ sung Điều 51 về Khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tổ tụng hình sự như quy định cụ thể về trình tự, thù tục tiến hành khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại và có chế tài xử lý nghiêm đoi với cán bộ, công chức thực hiện không đúng, không thực hiện nghĩa vụ.

- Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định của văn bản hướng dẫn trái với quy định của Luật. Ví dụ Thông tư liên tịch số 05 ngày 02/11/2012 của VKSNDTC, TANDTC, Bộ Công an, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về phạm vi bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai bảo đảm phù hợp với Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật TTHS năm 2015, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hiện hành.

- Rà soát, bỏ những thủ tục gây khó khăn cho người bị thiệt hại, bảo đảm cho họ được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường nhanh chóng, tiện lợi phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia./.

o

Sô" th án g 7 /2016 - N ăm thứ Mười Một

^ỈỊ\I|C V ỉiiậ t

co CHẾ HUỴ ĐỘNG sụ THOM GM của CÁC Tổ CHÍIC cá NHÂN TRONG CÔNG Tác XÔY DỤNG PHÓP LUẬT THEO TINH TUỒN LUẬT BON HÀNH VĂN BÔN QUY PHẠM PHÓP LUẬT NÔM 2015

1. Cơ chế huy động sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong công tác xây dựng pháp luật

Quá trình xây dựng pháp luật là trật tự được xác định về mặt pháp lý của hoạt động hình thành, ghi nhận và đưa ý chí của nhân dân thành pháp luật thông qua các giai đoạn kế tiếp nhau từ nhận thức nhu cầu, kiến nghị và sáng kiến pháp luật, đánh giá tác động, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thảo luận, thông qua VBQPPL, công bố VBQPPL. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL bao gồm các giai đoạn: (1). Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất sáng kiến pháp luật; (2). Đánh giá tác động của chính sách, phân tích chính sách trong đề nghị xây dựng dự thảo VBQPPL; (3). Lập dự kiến Chương trình và thông qua Chương trình xây dựng VBQPPL; (4). Soạn thảo VBQPPL; (5). Thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo VBQPPL; (6). Thảo luận, thông qua dự án, dự thảo ỲBQPPL; (7). Công bo VBQPPL.

1.1. Chủ thể có quyền huy động các tổ chức, cá nhân trong công tác xây dựng pháp luật

Để đảm bảo cho việc huy động tổ chức, cá nhân vào hoạt động xây dựng pháp luật có hiệu quả, vấn đề xác định rõ trách nhiệm cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở những căn cứ quy định của pháp luật tiến hành và chịu trách nhiệm về việc tổ chức huy động tổ chức, cá nhân vào hoạt động xây dựng pháp luật là điều cần thiết. Tại khoản 2 Điều 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định “Trong quả trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, to chức chủ trì soạn tháo và cơ quan, to chức có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện đế các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ỷ kiến về đề nghị xây dựng

TS. Nguyễn Mạnh Cường'

văn bản quy phạm pháp luật, dự thào văn bủn quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ỷ kiến của đổi tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bàn quy phạm pháp lu ậ t”. Đây là điều khoản quy định mang tính khái quát về việc các cơ quan, tổ chức có liên quan “có trách nhiệm tạo điều kiện ” để các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật được quyền tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng VBQPPL, dự thảo VBQPPL. Theo quy định trên, cơ quan, tổ chức có liên quan được hiểu là cơ quan chủ trì soạn thảo; cơ quan thẩm định; cơ quan có thẩm quyền ký ban hànfi văn bản ..., có thẩm quyền huy động các tồ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động xây dựng VBQPPL như: Quốc hội, ủ y ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uy ban nhân dân các cấp ... Như vậy, có thể nhận thấy chủ thể có quyền huy động tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình xây dựng VBQPPL khá nhiều với nhiều loại hình văn bản và nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành khác nhau.

1.2. Chủ thể được huy động tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, quyền của tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến xây dựng VBQPPL “Mặ/ trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và cóng nghiệp Việt Nam, các tỏ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điểu kiện góp ỷ kiến về đề nghị xây dựng VBQPPL và dự thảo VBQPPL Quyền tham gia xây dựng pháp luật là biểu hiện cụ thể của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

1 Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.

o

HỌC VIỆN Tư PHÁP

Trong điều kiện mở rộng dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì sự tham gia của tổ chức, cá nhân vào quá trình xây dựng pháp luật là một trong những điều kiện cần thiết để đảm bảo cho pháp luật phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Sự tham gia của tổ chức, cá nhân vào quá trình xây dựng pháp luật cũng chính là cơ hội để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, hay nói khác đi đó cũng là quá trình để các bên hiểu nhau và vận động sự ủng hộ lẫn nhau trong việc thiết lập một cơ chế, khuôn khổ mang tính pháp lý chung đối với xã hội. Như vậy, theo quy định trên, có thể hiểu, tổ chức, cá nhân có quyền có ý kiến về đề nghị xây dụng VBQPPL và dự thảo VBQPPL, bao gồm: Cá nhân công dân; các chuyên gia, các nhà khoa học; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế đại diện các nhóm lợi ích chịu sự tác động trực tiếp của VBQPPL (doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp...) và các cơ quan nhà nước (không phải là cơ quan soạn thảo, góp ý, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản)...

Huy động sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong công tác xây dựng pháp luật cần được hiểu là việc tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền cơ bản đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Công dân có quyền tiếp cận thông tin.... ” (Điều 25) và “ Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thào luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước vể các vấn để của cơ sở, địa phương và cả nước ” (khoản 1 Điều 28). Đâỵ là một phương thức thực thi dân chủ trực tiếp ừong hoạt động lập pháp của nhà nước, v ề nguyên tắc, sự tham gia của tổ chức, cá nhân không bị hạn chế ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình xây dựng pháp luật và cũng không bị hạn chế đổi với bất cứ loại VBQPPL nào. Trong nhà nước pháp quyền, quyền cùa tổ chức, cá nhân phải được bảo đảm bằng trách nhiệm của Nhà nước như quyền

tham gia xây dựng pháp luật phải được bào đảm bằng trách nhiệm của nhà nước cung cấp thông tin, tạo và vận hành một cơ chế pháp lý để Nhà nước không chỉ lắng nghe, phát hiện nhu câu mà còn huy động sự tham gia có hiệu quả của tổ chức, cá nhân vào quá trình xây dựng các VBQPPL phù hợp với nhu cầu của cuộc sống và ý chí, nguyện vọng của nhân dân2.

1.3. Phạm vi huy động tổ chức, cá nhân vào hoạt động xây dựng pháp luật

(i) Huy động tổ chức, cá nhân tham gia khảo sát, điều tra, xây dụng báo cáo đánh giá tác động (bước gọi là tiền xây dựng văn bản) để xem xét mục đích, yêu cầu, nội dung, đôi tượng điều chỉnh của văn bản là gì? So sánh các chi phí, lợi ích giữa đổi tượng quản lý với đối tượng bị quản lý giữa các bên như thế nào? Lợi ích gì cho xã hội, cho người dân khi ban hàrih các văn bản đó? Tác động của văn bản đó đối với xã hội, người dân như thế nào?. Đây là bước mà theo chúng tôi là khá quan trọng, tránh tình trạng như trước đây nhiều văn bản quy phạm pháp luật ban hành nhưng không được đồng thuận của người dân, gây bức xúc cho xã hội nên đã không đi vào cuộc sống.

(ii) Huy động tổ chức, cá nhân tham gia vào khâu phân tích chính sách, phản biện độc lập chính sách đây là khâu rất quan trọng. Ket quả của việc phân tích, phản biện chính sách để làm rõ các vấn đề sau:

- Chính sách phải đề cập được những vấn đề bức xúc mà xã hội đang quan tâm giải quyết tác động tích cực đến nguyên nhân của vấn đề, có mục tiêu cụ thể rõ ràng với biện pháp khoa học chứa đựng cơ chế tác động thích hợp sẽ có ảnh hưởng tốt đến kinh tế - xã hội;

- Chính sách phải phù hợp với tình hình thực tế nghĩa là khi ban hành một chính sách phải xuất phát từ thực tế và tình hình nẩy sinh mới và phải giải quyết được các vấn đề đó, để làm được điều này chính sách ban hành ra phải phù họp với điều kiện cụ thể, đáp ứng được yêu câu bức xúc của đời sông xã hội vưa không

2 TS. Dương Thanh Mai, Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng văn bàn quy phạm pháp luật thuộc Chirơng trình 909/Nxb Tư pháp, năm 2008, tr 195.

o

làm phát sinh hoặc hạn chế được với vấn đề mâu thuẫn thực tế và mục tiêu quản lý;

- Chính sách phái có tính khá thi trong cuộc sống, tính khả thi của chính sách thể hiện trên nhiều phương diện như nguyên nhân của vấn đề tạo ra chính sách, lựa chọn thời điểm ban hành, thời điểm áp dụng...

- Chỉnh sách phải đảm bảo tỉnh hợp lý, muốn chính sách đi vào đời sống xã hội được thuận lợi thì ngoài những yêu cầu trên còn phải đáp ứng yêu cầu là tính họp lý. Tính hợp lý thể hiện sự cân đối hài hoà giữa mục tiêu của chính sách với đối tượng thụ hưởng của chính sách.

- Chính sách phải mang lại hiệu quả cho đời song xã hội nghĩa là chính sách phải đạt được hiệu quả cao, chi phí nguồn lực (chi phí xã hội, chi phí tổ chức thực hiện, chi phí về điều kiện đảm bảo...) thấp.

(iii) Huy động tổ chức, cá nhân tham gia vào Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập các dự Ún Luật là khâu khá quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật vì tổ chức, cá nhân tham gia vào khâu này đều là các chuyên gia, nhà khoa học có uy tín hoặc đại diện các tổ chức có liên quan trực tiếp chuyển tải ý kiến tập hợp của cộng đồng xã hội đến với cơ quan soạn thảo pháp luật. Thời gian qua, việc huy động này đã đạt được một số kết quà nhất định, được cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá cao như: Việc huy động tổ chức, cá nhân tham gia vào việc ban hành Hiến pháp năm 2013, sửa đổi, bổ sung các dự án: Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015...

(iv) Huy động to chức, cá nhân tham gia góp ỷ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong đó tổ chức, cá nhân là một trong những chủ thể của việc lấy ý kiến rộng rãi như tham gia một số dự án được tổ chức lấy ý kiến thời gian qua: Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015... Việc huy động ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân

SỐ tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

9?flí)c ^nntbằng hình thức đã giải quyết được hai mục đích quan trọng mà Đảng và Nhà nước đặt ra, đó là:(1) Phát huy quyền làm chủ và trí tuệ của toàn dân, góp phần bảo đảm tính khả thi và hiệu lực của văn bản sau khi được ban hành và (2) Tuyên truyên pháp luật của Nhà nước; góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức trách nhiệm của công dân. Bên cạnh những hiệu quả đạt được thì hình thức này có hạn chế là tốn kém. Tổng kinh phí phục vụ cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân nói chung (trong đó có tổ chức, cá nhân nói riêng) được ừích từ ngân sách của các cơ quan, tổ chức, các bộ, ngành trung ương và địa phương một khoản kinh phí khá lớn. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức trung ương và địa phương phải dành khá nhiều thời gian cho việc lấy ý kiến, tập hợp, tổng hợp, phân tích, đanh giá các ý kiến góp ý nhưng hiệu quả thực tế còn khá hạn chế.

(v) Huy động tổ chức, cá nhãn tham gia thấm định văn bản quy phạm pháp luật là bước vô cùng quan trọng để xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức của dự thảo nhàm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo trong hệ thống pháp luật và việc tuân thủ trình tự, thủ tục soạn thảo của dự thảo. Việc góp ý, thẩm định dự thào văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm tính khách quan, tuân thủ trình tự, thủ tục thẩm định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 để tránh chồng chéo, mâu thuẫn với Hiến pháp, Luật chuyên ngành và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

2. Một sô khó khăn, vướng mắc trong việc huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong công tác xây dựng pháp luật

Mặc dù Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định rõ ràng, cụ thể hơn về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc huy động tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai, quy trình huy động này vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc, cụ thể:

o

HỌC VIỆN TU PHÁP

Thứ nhất, quy trình soạn thảo, ban hành VBQPPL hiện vẫn bị khép kín trong nội bộ các cơ quan nhà nước; còn nhiều cơ quan quan niệm tuyệt đối hóa vai trò làm luật của các cơ quan nhà nước, coi quyền xây dựng pháp luật là của riêng mình. Quy trình soạn thảo và ban hành VBQPPL hiện nay thường là một “vòng khép kín ”3 trong các cơ quan nhà nước, từ cơ cấu Ban soạn thào cho đến trình tự soạn thảo, lấy ý kiến, phản biện các chính sách của dự án luật, pháp lệnh..., chưa đa dạng hóa các chủ thể thuộc nhiều tầng lóp khác nhau tham gia xây dựng hoặc góp ý văn bàn. Cơ chế phối hợp giữa cơ quan soạn thảo với các bộ, ngành có liên quan cũng chưa được mở rộng nên trách nhiệm soạn thảo văn bản thường dồn cho bộ chủ trì soạn thảo; dự thảo văn bàn thường đến giai đoạn cuối của thủ tục mới đưa xin ý kiến dẫn đến rơi vào thế bị động và hình thức.

Thứ hai, chính sách pháp luật, dự kiến lập chương trình, dự thảo VBQPPL chưa được công khai rộng rãi, thường xuyên. Công khai các chính sách, dự thảo văn bản là cơ sở đầu tiên cho mọi hình thức tham gia. Có công khai thì mới có sự tham gia. Nhưng tâm lý của các cơ quan soạn thào thường coi các dự thảo trong giai đoạn soạn thảo là bí mật (nhất là đối với các dự thảo do Bộ Công an, Bộ quốc phòng soạn thảo...), do đó, dự thảo được cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa ra lấy ý kiến hoặc huy động tổ chức, cá nhân (với tư cách là chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn) thì đã ở giai đoạn cuối.

Thứ ba, quyền của tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình xây dựng VBQPPL chưa rõ ràng, mới chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc "... tô chức, cả nhân có quyển và được tạo điểu kiện góp ý kiến về để nghị xây dimg VBQPPL và dự thảo VBQPPL ” (khoản 1 Điều 6 Luật BHVBQPPL năm 2015) nhưng chưa có cơ chế thích họp ràng buộc cơ quan nhà nước thực hiện những quyền đó; chưa có sự phân loại nhóm đối tượng được huy động để làm rõ sự cần thiết của

việc huy động vói những cách thức, biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể. Đặc biệt là những quy định chủ thể được huy động đặc thù như các nhà khoa học, các nhà chuyên gia, các nhà hoạt động thực tiễn, nhân dân và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bàn.

Thứ tư, chưa thực sự coi trọng ý kiến của cá nhân (với tư cách là chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn); chưa có cơ chế ghi nhận vai trò của họ trong soạn thảo, thẩm định, góp ý văn bản. Quá trình lấy ý kiến, phân tích, tổng họp và xử lý ý kiến đối với các dụ án, dự thảo văn bản chưa có sự phân biệt giữa ý kiến của các nhà chuyên môn với ý kiến của đông đảo các nhóm đối tượng khác.

Thứ năm, cách thức, hình thức tổ chức huy động to chức, cá nhân tham gia góp ý dự thảo VBQPPL còn nhiều khiếm khuyết như: Tài liệu gửi xin ý kiến còn quá dàn trải, cách thể hiện khó hiểu, câu hỏi trọng tâm quá ngắn gọn, không làm rõ được vấn đề xin ý kiến nên việc góp ý không tập trung, có nhiều cách hiểu khác nhau; thời gian xin góp ý quá ít nên các đối tượng không đủ thời gian để xem xét, nghiên cứu các vấn đê cần quan tâm, dẫn đến góp ý chiếu lệ, vì vậy, hiệu quả không cao.

Thứ sáu, năng lực nhân sự của cơ quan soạn thảo còn hạn chế do kinh nghiệm của các nhân viên của cơ quan soạn thảo nhiều lúc chưa hiêu sâu, rõ vẩn đề của dự thảo, cộng với thời gian dành cho việc xây dụng pháp luật không nhiều (bởi vì công việc chính của phần lớn các cơ quan chủ trì soạn thảo là các cơ quan quản lý nhà nước (chỉ đạo, điều hành) nên việc huy động tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật không hiệu quả.

Thứ bày, trình độ dân trí, nhất là trình độ vê pháp luật của người dân còn rất hạn chế. Hiện nay, không chỉ kiến thức pháp luật của người dân còn thấp mà sự chấp hành, ý thức, tinh thần tuân thủ pháp luật của người dân chưa cao. Chính vì vậy, khi huy động sự tham gia của các tố chức, cá nhân vào hoạt động xây dựng pháp

8 Đổi mới eông tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản QPPL/Chương trình 909/Nxb Tư pháp, năm 2008, tr288.

©

Sô" tháng 7/2016 - Nảm thứ Mười M ột

luật thi chả thể được huy động tham gia còn rất lúng túng

Thứ tcrm, trình độ sử dụng công nghệ thông tin của nhân dân còn thấp, cộng với sự trang bị các cổng, trrang thông tin tiếp nhận thông tin của các cơ quan nhà nước còn lạc hậu nên việc phản ánh ciũng như tiếp nhận thông tin góp ý của tổ chức, cá nhân về hoạt động xây dựng pháp luật còn hình thức và gặp nhiều khó khăn.

Thứ chín, cơ chế đảm bảo (thù lao, cơ sở vật chất, phưcng tiện làm việc...) cho việc huy động tô chức, cá nhân tham gia vào việc xậy dựng pháp luật còn hạn chế nên không khuyến khích được nhiều tổ chức, cá nhân tâm huyết tham gia.

3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong công tác xây dựng pháp luật

Một là, cần sớm ban hành các văn bản có liên quan để làm rõ quy trình xây dựng VBQPPL công khai, minh bạch ghi nhận các quyền và điều kiện đảm bảo cho việc huy động các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật. Kế thừa và phát triển, khắc phục những tồn tại, hạn chế của pháp luật hiện hành về sự tham gia xây dựng pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật của tổ chức, cá nhân, đảm bảo hiện thực hóa toàn diện hơn quyên tham gia quán lý nhà nước và xã hội cúa nhân dân trên thực tế, đảm bảo dân chù thực chất hướng tới những giá trị chung về quyền con người, xây dựng xã hội văn minh, nhà nước pháp quyền, không tách rời giữa quyền lợi với nghĩa vụ. Xây dựng các tiêu chí cụ thể nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động của tổ chức, cá nhân khi tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật.

Hai là, nâng cao nhận thức của các cơ quan có thẩm quyền trong việc huy động tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng pháp luật, qua đó, có thể tiếp nhận, xử lý được thông tin về nhu cầu và đòi hỏi của xã hội nhằm sàng lọc và sử dụng hữu ích những tư vấn, phát hiện mang tính khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng pháp luật hướng tới mục tiêu chung là quản lý nhà nước, quản lý xã hội bàng pháp luật.

9ỉftl|c VnàiBa là, phải tạo môi trường thuận lợi (pháp lý

và xã hội) cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình xây dụng pháp luật, vói các cơ chế bảo đảm rõ ràng, cụ thể hơn về địa vị pháp lý, về quyền của các chủ thể và quy trình huy động; phải xác lập cơ chế pháp lý đặc thù cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật và coi đây là một kênh quan trọng trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các sáng kiến pháp luật cũng như các văn bản pháp luật thực định.

Bốn là, phải đảm bảo sự công khai, minh bạch, dễ dàng tiếp cận thông tin đối với các tổ chức, cá nhân khi tham gia xây dựng pháp luật. Điều này đòi hỏi phía các cơ quan nhà nước phải thực hiện rất nhiều những đổi mới về phương thức quản trị, trong đó hướng tới đáp ứng yêu cầu tiếp cận thông tin của các chủ thể đa dạng trong xã hội.

Năm là, tuyên truyền, phổ biến để khuyến khích tổ chức, cá nhân tích cực tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật để cơ quan nhà nước hiểu được vai trò, trách nhiệm cùa mình trong việc tạo điều kiện, cơ chế thu hút sự tham gia của nhóm đối tượng này; cần có biện pháp giáo dục nâng cao kiến thức, trình độ, nhất là ý thức chính trị, tinh thần pháp luật của người dân, làm cho người dân tự giác và có ý thức hom nữa trong việc tham gia vào hoạt động xây dụng pháp luật.

Sáúlà, bào đảm các điều kiện vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Xây dựng và phát triển hệ cơ sở dữ liệu VBQPPL ; bảo đảm kinh phí cho hoạt động xây dựng VBQPPL; hiện đại hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị. Phải có quy định rõ ràng về sự họp tác, trách nhiệm giải trình của các bên trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Có như vậy mới tạo điều kiện để tất cả các bên tham gia có trách nhiệm, hiệu quả vào quá trình này.

Bảy là, cần có cơ chế khuyến khích, khen thưởng tổ chức, cá nhân hoàn thành xuất sắc những công việc được giao trong quá trinh tham gia vào hoạt động xây dụng, ban hành pháp luật./.

o

HỌC VIỆN Tư PHÁP

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ PJHIÊN TÒA sơ THAM vụ ÁN HÀNH CHÍNH THEO LUẬT TÔ TỤNG HÀNH CHÍNH NĂM 2015■ ■

Lê Việt Sơn'

Luật Tô tụng hành chính được Quôc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 10,

ngày 25/11/2015 (Luật TTHC nam 2015) gồm 23 chương, 372 điều với nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng so với Luật To tụng hành chính năm 2010. Phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính được ghi nhận tại Chương XI của Luật TTHC năm 2015 với nhiều nội dung kế thừa các quy định của Luật TTHC năm 2010 như nội quy phiên tòa, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm, thủ tục hòi, thù tục tranh luận, nghị án, tuyên án ..., đồng thời đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng về hình thức bố trí phòng xử án, sự có mặt và phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm, thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, thẩm quyền của Hội đồng xét xừ sơ thẩm ...

1. Địa điểm tổ chức phiên tòa, hình thức bố trí phòng xử án và nội quy phiên tòa

Địa điểm tổ chức phiên tòa và hình thức bố trí phòng xừ án là những quy định mới được ghi nhận trong Luật TTHC năm 2015. Theo Điều 150 về địa điểm tổ chức phiên tòa được tổ chức tại trụ sở Tòa án hoặc có thể ngoài trụ sở Tòa án. Một vấn đề cần lưu ý là phiên tòa sơ thẩm dù được tiến hành tại trụ sở Tòa án hay xét xử lưu động thì phòng xử án cũng phải đảm bảo tính trang nghiêm và được bố trí theo đúng quy định của pháp luật. Điều 151 Luật TTHC nam 2015 hình thức bố trí phòng xừ án được quy định như sau:

1. Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được treo chính giữa phía trên phòng xử án và phía trên chỗ ngồi cùa Hội đòng xét xử.

2. Phòng xử án phủi có các khu vực được bố trí riêng cho Hội đồng xét xử, Kiểm sát

viên, Thư kỷ phiên tòa, đương sự, người bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp cùa đương sự, những người tham gia tố tụng khác và người tham dự phiên tòa.

Theo quy định trên có thể thấy hình thức bố trí phòng xử án được quy định không rườm rà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuẩn bị xét xử được tiến hành nhanh chóng, bảo đảm cho việc mở phiên tòa được thực hiện đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

v ề nội quy phiên tòa không phải là một quy định mới bời lẽ đã được quy định tại Điều 127 Luật TTHC năm 2010. Tuy nhiên, những quy định của Luật TTHC năm 2010 về nội quy phiên tòa còn chung chung, chưa rõ ràng và cụ thể khi chỉ quy định độ tuổi được vào phòng xử án, yêu cầu mọi người đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. Trong khi đó theo Điều 153 LuậtTTHC năm 2015 ngoài việc kế thừa các nội dung trên thì còn bổ sung một số quy định như người tham gia phiên tòa phải chấp hành việc kiểm tra an ninh, cấm mang các tài liệu, vật cấm vào phiên tòa; quy định về tác nghiệp của nhà báo tại phiên tòa; trang phục tham dự phiên tòa... Với sự quy định chi tiết này làm cho các quy định của Luật TTHC năm 2015 về nội quy phiên tòa có khả năng áp dụng trực tiếp mà không cần có văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao như Luật TTHC năm 2010.

2. về quy định xét xử trực tiếp, bàng lờinói

Điều 152 Luật TTHC năm 2015 quy định phiên tòa sơ thẩm phải được xét xử trực tiếp và bằng lời nói, cụ thể:

1 Giảng viên Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Tp.HCM.

o

S ố tháng 7/2016 - N ảm thứ Mười M ột

1. Việc xét xử bằng lời nói và phải được tiên hành tại phòng xử án.

2. Hội đồng xét xử phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án tại phiên tòa bằng cách hỏi và nghe trình bày, tranh luận trực tiếp xề tình tiết, chứng cứ của vụ án của người khởi kiện, người bị kiện, người cỏ quyển lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên tòa, nghe Kiểm sát viên phát biểu ỷ kiến của Viện kiếm sát.

Theo quy định trên có thể thấy Luật TTHC năm 2015 tiếp tục kế thừa một số quy định của Luật TTHC năm 2010 về nguyên tắc tiến hành phiên tòa sơ thẩm khi quy định vụ án hành chính phải được xét xử trực tiếp, bằng lời nói. Theo chúng tôi việc kế thừa này là hợp lý bởi lẽ với việc quy định vụ án hành chính phải được xét xử trực tiếp thông qua việc hỏi và nghe lời trình bày của đương sự, tranh luận trực tiếp của các bên đương sự về tình tiết, chứng cứ của vụ án nhằm bảo đảm vụ án hành chính được xét xử đúng đắn, khách quan tránh trường hợp “átf bỏ túi” hay “íw tại hồ sơ”. Ngoài ra, Luật TTHC năm 2015 có sự sửa đổi khi đã bỏ quy định việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành liên tục. Chúng tôi cho ràng, việc bỏ đi quy định này là hợp lý bởi lẽ trong phiên tòa xét xử sơ thẩm khó có thể tiến hành được một cách liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa như quy định của Luật TTHC năm 2010 vì còn có những trường hợp tạm ngừng phiên tòa và tạm hoãn phiên tòa khi xuất hiện những căn cứ theo quy định của pháp luật.

3. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩmĐiều 154 Luật TTHC năm 2015 quy định

về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm như sau:

“Hội đỏng xét xử sơ thấm gồm một Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trừ trường

^ u ậ t

hợp quy định tại khoản l Điều 249 của Luật này. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Tham phán và 03 Hội thẩm nhân dân trong trường hợp sau đây:

1. Khiếu kiện quyết định hành chỉnh, hành vi hành chính của ủy ban nhân dân cấp tình, Chủ tịch ủ y ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đổi tượng;

2. Vụ án phức tạp. ”Với quy định trên có thể thấy thành phần

Hội đồng xét xử sơ thẩm theo quy định của Luật TTHC năm 2015 có một sổ điểm kế thừa quy định của Luật TTHC năm 2010 khi quy định thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm phải có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân, đồng thời trong một số trường hợp thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể bao gồm 5 thành viên. Bên cạnh đó, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm theo Luật TTHC năm 2015 có một số sự sửa đổi, bổ sung sau:

- M ột là, trường họp xét xừ theo thủ tục rút gọn thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không có sự tham dự của Hội thẩm nhân dân. Cụ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều 249 thì việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán thực hiện. Việc quy định này xuất phát từ lí do là các vụ án hành chính được xét xử theo thủ tục rút gọn phải bảo đàm việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, ngoài ra vụ án hành chính được xét xử theo thủ tục rút gọn là các vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ; các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn nên việc xét xử của một Thẩm phán sẽ không gặp khó khăn.

- Hai là, Luật TTHC năm 2015 đã sửa đổi về trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân

HỌC VIỆN TUPHAP

dân, cụ thể gồm hai trường hợp sau: thứ nhát, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của ủ y ban nhân dân cấp tỉnh. Chú tịch ủ y ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng; thứ hai, vụ án phức tạp. Trong khi đó, theo quy định của Luật TTHC năm 2010 quy định Hội đồng xét xừ sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân trong hai trường hợp sau:

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đổi tượng, phức tạp;

- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Như vậy, Luật TTHC năm 2015 đã bỏ trường hợp xét xử đối với khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có thể gồm 5 thành viên, đồng thời bổ sung thêm trường hợp “vụ án phức tạp ” mà không gộp chung làm một căn cứ với “khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chù tịch Uỷ ban nhân dân cấp tinh liên quan đến nhiều đối tượng ” như quy định của Luật TTHC năm 2010 trước đây. Chúng tôi cho rằng sự sửa đổi này là hợp lý vì đối với khiếu kiện về quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh luôn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tinh, trong khi đó Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp tỉnh tham gia xét xử đều là Thẩm phán có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm vì đây là các Thẩm phán trung cấp hoặc cao cấp nên họ có kiến thức chuyên môn vững vàng vì vậy không nhất thiết phải quy định thành phần Hội đồng xét xừ sơ thẩm có thể gồm 5 thành viên. Bên cạnh đó, Luật TTHC năm 2015 tách trường hợp “vụ án phức tạp” thành trường hợp riêng mà không gộp chung với "khiếu kiện quyết định hành chỉnh, hành vi hành chính cùa ủ y ban nhản dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tinh liên quan đến nhiều đổi tượng” là điều

phù họp so với quy định của Luật TTHC năm 2010 bởi lẽ thực tiễn giải quyết vụ án hành chính cho thấy đối với* một số vụ án hành chính tuy không phải là khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của ủ y ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch ủ y ban nhàn dân cấp tỉnh nhưng cũng rất phức tạp, khó giải quyết nên việc tách ra là điều phù hợp.

4. v ề sự có mặt của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thâm

Nhìn chung Luật TTHC năm 2015 kế thừa hầu hết các quy định của Luật TTHC năm 2010 về sự có mặt của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm và cách xử lý khi những chủ thể này vắng mặt. Tuy nhiên có một số sửa đổi đáng chú ý là về sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.

Điều 156 Luật TTHC năm 2015 quy định về sự có mặt cùa Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm như sau:

1. Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiêm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.

2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa xét xử, nhưng có Kiếm sát viên dự khuyết thì người này được tham gia phiên tòa xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu.

Với quy định trên có thể thấy Luật TTHC năm 2015 có hai điểm kế thừa Luật TTHC năm 2010: một là, Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công phải có mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; hai là, trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa xét xử, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết thì người này được tham gia phiên tòa xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu. Tuy nhiên, Luật

Sô tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

TTHC năm 2015 có một điểm sửa đổi so với quy định cùa Luật TTHC năm 2010 là trong trường hợp Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử thay vì phải hoãn phiên tòa như quy định trước đây của Luật TTHC năm2010. Theo chúng tôi sở dĩ Luật TTHC năm 2015 có sự sửa đổi này xuất phát từ lí do nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án hành chính được xét xử kịp thời, đúng thời hạn tố tụng đã được quy định.

5. v ề p h á t biểu của Kiểm sá t viên tạ i phiên tòa sơ thẩm

So với quy định của Luật TTHC năm2010, quy định của Luật TTHC năm 2015 về phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính có sự sửa đổi quan trọng. Điều 190 Luật TTHC năm 2015 quy định như sau:

“Sau khi những người tham gia tổ tụng tranh luận và đoi đáp xong, Kiếm sát viên phát biêu ỷ kiến về việc tuân theo pháp luật tổ tụng cùa Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, kế từ khi thụ ỉý cho đến trước thời điếm Hội đồng xét xứ nghị án và phát biêu ý kiến về việc giải quyết vụ án.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiếm sát viên phủi gừi văn bản phát biêu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án

Như vậy, theo quy định của Luật TTHC năm 2015, việc phát biểu của Kiểm sát viên đã được sửa đổi theo hướng cho phép Kiểm sát viên được quyền phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. Chúng tôi cho rằng việc sửa đổi này là hợp lý bởi lẽ Kiểm sát viên là người kiêm sát việc giải quyết vụ án ngay từ khi vụ án hành chính được khởi kiện, Kiểm sát viên cũng được quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án nên hơn ai hết Kiểm sát viên là người nắm rõ bàn chất vụ việc. Do đó, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm về việc giải quyết

g i iậ t

vụ án được xem như là kênh quan trọng để Hội đồng xét xử tham khảo đánh giá về tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện. Bên cạnh điểm mới như trên, Luật TTHC năm 2015 còn bổ sung thêm quy định “ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiêm sát viên phái gửi văn bàn phát biếu ý kiến cho Tòa Ún đê lưu vào hồ sơ vụ án ” nhằm đảm bảo việc hoàn tất hồ sơ vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.

6. Thủ tục tiến hành phiên tòa S O ’ thẩmKhác với Luật TTHC năm 2010, Luật

TTHC năm 2015 quy định cụ thể về thủ tục tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Theo Điều 175 Luật TTHC năm 2015 thì nội dung và phương thức tranh tụng như sau:

1. Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trà lời và phát biểu quan điêm, lập luận vê đánh giá chứng cứ, tình tiết cùa vụ Ún, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giâi quyết yêu cầu cùa đương sự trong vụ án.

2. Việc tranh tụng tại ph iên tòa được tiến hành theo sự điều khiên cùa Chù tọa phiên tòa.

3. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thài gian tranh tụng, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày hét ỷ kiến , nhưng có quyển cắt ý kiến không liên quan đến vụ án.

Với quy định trên có thể thấy, tranh tụng không phải là quy định hoàn toàn mới được quy định ở Luật TTHC năm 2015 mà một số quy định về việc tranh tụng đã được ghi nhận ờ Luật TTHC năm 2010, tuy nhiên có điều là Luật TTHC năm 2010 lại không sử dụng thuật ngừ tranh tụng để nói về các hoạt động này. Trên cơ sở kế thừa nhiều quy định của Luật TTHC năm 2010, thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm có một số điểm mới sau đây:

- Một lạ, Luật TTHC năm 2015 đã bổ sung chi tiết về trình bày của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm mà trước đây Luật TTHC

o

HỌC VIỆN Tư PHÁP

năm 2010 chưa có sự quy định cụ thê. Theo Điều 176 Luật TTHC năm 2015 thì nội dung trình bày như sau: người bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, người khởi kiện trình bày về vấn đề chưa rõ, còn mâu thuẫn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp; người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người bị kiện, người bị kiện trình bày ý kiến của người bị kiện đối với yêu cầu của người khởi kiện; yêu cầu, đề nghị của rmười bị kiện và chứng cứ đế chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày đôi với yêu cầu, đề nghị của người khởi kiện, người bị kiện, yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.

- Hai là, thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm được sửa đổi về thứ tự hòi. Neu như Điều 148 Luật TTHC năm 2010 trước đây quy định việc hòi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự Chủ toạ phiên toà hòi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự, những người tham gia tố tụng khác và Kiểm sát viên thì theo Khoản 1 Điều 177 Luật TTHC năm 2015 thì thứ tự hỏi được thực hiện như sau:

a) Người khởi kiện, người báo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện hỏi trước, tiếp đến người bị kiện, người bào vệ quyển và lợi ích hợp pháp cùa người bị kiện, sau đó là người có quyển lợi, nghĩa vụ liên qúan, người bùo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cỏ quyển lợi, nghĩa vụ liên quan;

b) Người tham gia to tụng khác;c) Chù tọa phiên tòa, Hội thâm nhân dán;d) Kiêm sát viên tham gia phiên tòa.

Với quy định trên có thể thấy, thứ tự hỏi cùa các chủ thè tô tụng tại phiên tòa sơ thâm theo quy định của Luật TTHC năm 2015 có sự khác biệt khi chủ tọa phiên tòa và Hội thẩm nhân dân không phải là những người hỏi trước mà đươne sự và neười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cúa đương sự là những người hỏi trước. Chúng tôi cho rằng việc sửa đổi thứ tự hỏi tại phiên tòa sơ thâm theo quy định của Luật TTHC năm 2015 là điêu hợp lý, nhăm cụ thê nguyên tăc tranh tụng trong hoạt động tố tụng hành chính quy định tại Điều 18 Luật TTHC. Mục đích cùa việc hỏi tại phiên tòa sơ thấm là nhàm làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến vụ án nhằm làm rõ về tính hợp pháp của đói tượng khiếu kiện. Do đó, hơn ai hết những đương sự trong vụ án hành chính và ngườ: bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải là những người được hỏi trước nham làm rõ các tình tiế t cùa vụ án để bảo vệ >êu cầu, quyền và lợi ích hợp pháp cùa mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác mà mình cho rằng không đúng pháp luật. Ngoài ra, Luật TTHC năm 2015 đã quy định rõ về nguyêr. tấc hỏi tại phiên tòa "việc đặt câu hỏi phái rồ ràng, nghiêm túc, không trùng lặp, không 'lỢÌ dụng việc hỏi và trà lời đê xâm phạm danh dự, nhân phãm cùa những người tham gia tố tụng

Ba là, thủ tục nghị án đã đưọrc Luật TTHC năm 2015 quy định rõ ràng va chi tiết hơn. Cụ thể theo Khoản 3 Điều 191 Luật TTHC năm 2015 quy định khi nghị án, Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét lại phiên tòa, kết quả việc tranh tụng tại phitn tòa, ý kiến cùa Kiểm sát viên, các quy cịnh cùa pháp luật và nghiên cứu, áp dụng ár lệ hành chính (nếu có) liên quan để quyết địrh về các vấn đề sau đây:

- Tính hợp pháp và có căn cứ về hình thức, nội dung của quyết định hàrh chính

Sô tháng 7/2016 - Nãni thứ Mười Một

hoặc việc thực hiện hành vi hành chính bị khởi kiện;

- Tính hợp pháp về thẩm quyền, trình tự, thú tục ban hành quyết định hành chính hoặc việc thực hiện hành vi hành chính;

- Thời hiệu, thời hạn ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính;

- Mối liên hệ giữa quyết định hành chính, hành vi hành chính với quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện và những người có liên quan;

- Tính hợp pháp và có căn cứ của văn bản hành chính có liên quan (nếu có);

- Vấn đề bồi thường thiệt hại và vấn đề khác (nếu có).

7. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm theo quy định của Luật TTHC năm 2015 kế thừa hầu hết các quy định của Luật TTHC năm 2010. Bên cạnh đó, thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm theo Luật TTHC năm 2015 có một số bổ sung đáng chú ý sau:

Một là, bổ sung thêm quy định Hội đồng xét xử sơ thẩm được quyền kiến nghị cách thức xử lý đối với quyết định hành chính trái pháp luật đã bị hủy trong trường hợp Tòa án tuyên hủy bỏ quyết định hành chính trái pháp luật của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước (điểm b khoản 2 Điều 193 Luật TTHC). Chúng tôi cho ràng đây là quy định hợp lý của Luật TTHC năm 2015. Hội đồng xét xử trên cơ sở nhận định quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành là trái pháp luật nên hơn ai hết họ biết được vụ việc trên nên được giải quyết như thế nào, do đó việc họ kiến nghị cách thức xử lý đối với quyết định hành chính được ban hành trái pháp luật là kênh tham khảo quan trọng giúp người bị kiện trong vụ

92f)ljề *ỉuậtán hành chính để việc thực thi bản án của Tòa án được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Luật TTHC năm 2015 quy định Hội đồng xét xử sơ thẩm chỉ được quyền kiến nghị cách thức xử lý đối với quyết định hành chính trái pháp luật đã bị hủy mà không được quyền ban hành ra các quyết định hành chính mới thay thế là điều hợp lý nhằm tránh “chồng lấn” chức năng quản lý hành chính của cơ quan quản lý nhà nước.

Hai là, bổ sung thêm quy định Hội đồng xét xử đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó có vãn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính, văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên sửa đổi, bo sung hoặc bãi bỏ các văn bản đó. Chúng tôi cho rằng đây là quy định rất hợp lý của Luật TTHC năm 2015 bởi lẽ khi đánh giá về tính hợp pháp của đổi tượng khiếu kiện thì Hội đồng xét xử luôn dựa vào các văn bản hành chính của cơ quan nhà nước cấp trên và văn bàn quy phạm pháp luật cơ quan nhà nước có liên quan đến vụ án và nếu như các văn bản này ban hành trái pháp luật thì vô hình trung bản án của Tòa án cũng không đúng quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Tóm lại, Luật TTHC năm 2015 đã kế thừa cơ bản những quy định về phiên tòa sơ thẩm của Luật TTHC năm 2010 đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới giúp Tòa án nhân dân thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trong việc giải quyết vụ án hành chính được quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật TTHC năm 2015 ‘T ò a án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyển công dân, bào vệ chế độ xã hội chù nghĩa, bào vệ lợi ích cùa Nhà nước, quyển và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

HỌC VIỆN Tư PHÁP

VAI TRÒ CỦA LUẬT sư TRONG yụ Á N VỀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUổl PHẠM TỘI THEO QUY ĐỊNH CỦẤ BỘ LUẬT HÌNH sự NĂM 2015

VÀ BÔ LUÂT TỒ TUNG HÌNH sư NĂM 2015

Bộ Luật hình sự năm 2015 (BLHS 2015) và Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015

(BTTHS 2015) được Quốc hội khoá XIII thông qua với nhiều nội dung mới trong đó có nội dung trách nhiệm hình sự của người chưa đù 18 tuổi phạm tội và quyền của người bào chữa cho họ.

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn cung cấp một số nội dung mới mà Bộ luật TTHS và BLHS năm 2015 quy định về TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, một trong những nội dung mới thể hiện tính hướng thiện trong BLHS 2015. Qua những nội dung mới bài viết muốn đề cập đến một số kỹ năng kiến nghị của Luật sư nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm tội.

Trước hết Luật sư cần nấm vững những quy định mới về TNHS của người dưới 1 8 tuổi phạm tội theo quy định cùa BLHS năm 2015 để từ đó đề xuất phù hạp trong quá trình tham gia tố tụng vụ án.

1. Một số quy định của BLHS năm 2015 về TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội

1.1. BLHS 2015 đã sử dụng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi phạm tội” thay cho thuật ngữ “người chưa thành niên phạm tội” nham cụ thể hóa và thống nhất cách hiểu về độ tuôi của người chưa thành niên phạm tội. Bời theo Điều 1 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam phê chuẩn ngày 20/2/1990 quy định: “trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi..” trong khi đó Luật trẻ em năm 2014 của Việt Nam quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Như vậy, có một khoảng trống độ tuổi từ đù 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được gọi tên như thế nào?. Và nhiều người gọi độ tuối đủ 16 đến

1 Trường đại học Luật Hà Nội

TS. Lê Đăng Doanh1

dưới 18 tuổi là người chưa thành niên phạm tội. Neu quan niệm như vậy lại không phù hợp với quy định của Điều 68 BLHS năm 1999 quy định: “người chưa thành niên từ đủ 14 tuôi đến dưới 18 tuổi phải chịu TNHS theo quy định của chương n à y . N h ư vậy, có thể thây sự thiếu thống nhất trong cách gọi tên đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội. Cho nên BLHS 2015 thống nhất tên gọi là “ những quy định đối với người dưới 1 8 tuôi phạm tội” và nội dung này không có gì khác so với khái niệm người chưa thành niên phạm tội theo Điều 69 BLHS năm 1999.

Nhìn chung, BLHS 2015 có nhiều điểm mới tiến bộ và nhân đạo hơn trong chính sách xử lí người chưa thành niên phạm tội, đàm báo quyền và lợi ích của các em ở mức độ cao hơn thế hiện ở nhiều quy định mới trong BLHS năm 2015.

1.2. Nguyên tắc chỉ đạo chung về xử lý đối với người dưới 18 phạm tội.

Khoản 1 Điều 91 BLHS 2015 quy định “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuôi và chủ yếu nhàm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chừa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Viêc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phái căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức cùa họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm”.

Nguyên tắc xử lý chung của Điều 91 BLHS 2015 so với quy định cùa BLHS 1999 cơ bản về nội dung có sự kế thừa quy định của BLHS năm 1999? Khoản 1 Điều 69 BLHS 1999 quy định nguyên tắc “Việc xử lí người

©

Sô tháng 7/2016 - N ăm thứ Mười Một

chưa thàrh niên phạm tội chù yếu nhàm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạni và trở thành công dân có ích cho xã hội” . Qu> định này khẳng định mục đích của việc xử lí người chưa thành niên là nhàm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chừa sai lầm để có thể phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho >â hội. Và khoản 1 Điều 91 BLHS 2015 vẫn giữ nguyên tư tưởng xử lí người chưa thàrh niên phạm tội như nội dung Điều 69 BLHSním 1999, đồng thời bổ sung nhấn mạnh ttĩên nội dung “đàm bào lợi ích tốt nhất cùa ngườ dưới 18 tuổi” và đưa nội dung này lên đầu tiên của nguyên tắc xử lý đối với người dưM 18 tuổi phạm tội. Điều này, thể hiện tư tưong chỉ đạo mới về cách tiếp cận giải quyết TNHS cùa người dưới 18 tuổi phạm tội.

Như \ậ\, Luật sư cần nắm vững định hướng mới trong n>uyên tẩc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội. Đ) là việc xử lý phải đảm bảo lợi ích tôt nhất của người dưới 18 tuổi. Đây là một nguyên tăc nang tính chỉ đạo, có ý nghĩa “định hưởng cho cán bộ tiến hành to tụng khi quyết định lựa chm biện pháp xừ lí cụ thể đối với người chua 'hành niên, nhằm tìm ra biện pháp phù hợp nhci đối với các em”2. Đây cũng là căn cứ có tính Ìguyên tắc để Luật sư có thể có nhừng đề xuìt phù hợp đôi với các cơ quan Tiên hành tố tụng. Ví dụ đề xuất miễn TNHS, miễn hình phạt hoíc thay đổi các biện pháp ngăn chặn trong các trrờng hợp cần thiết đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

1.3. vấ i đề miễn TNHS đối với người dưới 18 tuổ phạm tội

Quy địrh miễn TNHS cho đối tượng là người dưới 8 tuổi phạm tội trong BLHS 2015 mở rộng hcn so với quy định của BLHS năm 1999. Nếu lhoản 2 Điều 69 BLHS 1999 quy định riêng \ề miễn TNHS đối với người chưa thành niên, theo đó người chưa thành niên phạm tội c< thể được miễn TNHS nếu thỏa mãn các điềi kiện: a) Phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội ngliêm trọng; b) Gây hại không lớn;

2 Bộ Tư pháp, huyết minh về BLHS 2015.

9ỈỊ1Í1C *ỉuật

c) Có nhiều tình tiết giảm nhẹ; d) Được gia đình hoặc cơ quan nhận giám sát, giáo dục thì khoản 2 Điều 91 BLHS 2015 chi quy định các điều kiện để người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được miễn TNHS với các điều kiện: Có nhiều tình tiết giảm nhẹ; Tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả... tất nhiên kèm theo biện pháp giám sát giáo dục chặt chẽ hơn.

về loại tội thì người dưới 18 tuổi được miễn TNHS với mức độ rộng hơn so với quy định trong BLHS 1999. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng (trừ một số tội quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 BLHS 2015). Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS). Ví dụ: Tội cướp giật tài sàn - khoản 2, 3 Điều 171 BLHS, Tội trộm cắp tài sản - khoản 3 Điều 173 BLHS...CÓ mức phạt tù đến 15 năm vẫn có thể được miễn TNHS. Tuy nhiên những người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn TNHS phải bị áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục được quy định tại mục 2, chương XII của BLHS 2015, bao gồm các biện pháp: khiên trách (Điều 93), hòa giải tại cộng đồng (Điều 94) và giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điêu 95). Đây là những quy định mới trong BLHS 2015 nhằm mục đích sớm đua người dưới 18 tuổi phạm tội ra khỏi quy trình tố tụng hình sự và áp dụng các biện pháp xử lý khác mang tính giáo dục - phòng ngừa xã hội nhàm mục đích chính là giúp cho họ nhận rõ được lỗi lầm, có thái độ ăn năn hối cải, khắc phục sai phạm.

Các biện pháp giám sát, giáo dục đổi với người dưới 18 tuổi phạm tội thể hiện tư duy chuyển hướng giảm thiểu mức thấp nhất việc truy cứu TNHS và áp dụng các biện pháp hình phạt đối với độ tuổi chưa thành niên. Điều này phù hợp với thực tế và giảm bớt những tác động tiêu cực đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng như giảm bớt thời gian, chi phí xã hội

0

cho việc điều tra, truy tố, xét xứ đối các vụ án về người dưới 18 tuồi phạm tội khi xét thấy không cần thiết. Ví dụ, biện pháp hòa giải tại cộng đồng Điều 94 BLHS 2015 quy định:

1. Hòa giải tại cộng đong được áp dụng đỏi với người dưới 18 tuổi phạm tội trung những trường hợp sau đáy:

a) Người từ đù 16 tuôi đên dưới 18 tuôi phạm tội it nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng;

b) Người lừ đù 14 tuôi đên dưới 16 tuôi phạm tội rát nghiêm trọng quy định tại điêm b khoán 2 Điếu 91 cùa Bộ luật này.

2. Cơ quan điểu tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với ủ y ban nhũn dân cấp xã tô chức việc hòa giãi tại cộng đong khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và để nghị miễn trách nhiệm hình sự.

3. Người được áp dụng biện pháp hòa giài tại cộng đong phai thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Xin lỗi Người bi hại và bồi thường thiệt hại;

b) Nghĩa vụ quy định tại khoán 3 Điểu 93 cùa Bộ luật này.

Việc hòa giải tại cộng đồng không những là biện pháp giám sát, giáo dục người phạm tội mà còn làm bớt đi mâu thuẫn xã hội trong cộni> đồng dân cư khi mà người phạm tội xin lỗi, khi mà sự bồi thường thiệt hại được chấp thuận và bên bị hại đề nghị miễn TNHS cho người phạm tội.

Vai trò của Luật sư trong những vụ án này có ý nghĩa quan trọng trong việc để các bên bị hại và người phạm tội hòa giải với nhau. Ví dụ như giải thích pháp luật để các bên thấy được quyền và nghĩa vụ mà luật quy định cũng như những lợi ích của việc hòa giải mang lại...

Người Luật sư tham gia các vụ án do người dưới 18 tuồi thực hiện, cần cân nhẳc đê đề xuất với các cơ quan Tiến hành tố tụng xem xét việc miền TNHS và lựa chọn biện pháp giám sát, giáo dục phù hợp với từng đối tượng cụ thê.

Như vậy, các quy định về miễn trách

nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS 2015 vừa mở rộng phạm vi việc áp dụng nhưng cũng vừa mang tính cụ thê và chặt chẽ hơn so với BLHS 1999.

Một van đề Luật sư cần lưu ý, tuy Điều 91 BLHS 2015 không qụv định miễn TNHS cho người từ đù 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, nhưng khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý (tính chât mức độ nguy hiểm cao) mà luật hình sự quy định miễn TNHS thì đương nhiên người đủ 14 tuồi đến dưới 16 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng (tính chất mức độ nguy hiểm thấp hơn) cũng có thể được miễn TNHS. Việc đề xuất này của Luật sư hoàn toàn có căn cứ khoa học. Ví dụ A mới đủ 15 tuôi phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác với hậu quả gấy tổn thương cơ thể người khác 62,% thì bị áp dụng khoản 3 Điều 134 BLHS 2015 có mức phạt tù từ 7 năm đến 12 năm, (tội rất nghiêm trọng) nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đã tự nguyện bồi thường, khắc phục phần lớn hậu quả thì có thể được miễn TNHS. Và do vậy suy ra ràng nếu A chi gây thương tích cho người khác 15% tổn hại sức khòe và bị áp dụng khoản 1 Điệu 134 BLHS 2015 có mức phạt tù cao nhất đến 3 năm (tội ít nghiêm trọng) cũng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đã tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quà thì đương nhiên cũng có thể được miễn TNHS.

Ngoài ra. Luật sư cần nắm rõ đối với trường hợp: “Người đồng phạm nhung có vai trò không đáng kể” cũng có thể đuợc miễn TNHS. Đây là quy định mới nhàm áp dụng trong một số vụ đồng phạm mà người đông phạm chi đóng vai trò giúp sức mà đóng góp không nhiều trong việc cùng thực hiện tội phạm, nhất là người dưới 18 tuồi bị lôi kéo, xúi giục.

Quy định mới này Luật sư cần vận dụng trong các vụ án về người chưa thành niên phạm tội để có đề xuất miễn TNHS phù hợp với các đối tượng cụ thể như các trường hợp bị lôi kéo, bị người đã thành niên xúi giục trong các tội như vận chuyển ma túy, giúp sức

Sô tháng 7/2016 - N ăm thứ Mười Một

trong tội trộm cắp tài sản, trong tội cướp giật tài sản .v.v...

1.4. Phạm vi chịu TNHS của người dưới 18 tuổi theo quy định trong BLHS năm 2015

Vấn đề độ tuổi chịu TNHS đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong quy định của BLHS 1999 và BLHS 2015 là cơ bàn thống nhất. Tại Điều 12 BLHS 2015 quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

BLHS 2015 đã sửa đổi quy định về tuổi chịu TNHS của người từ đù 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một sổ tội phạm có tính nguy hiểm cao và có nhiều khả năng thực tế các đối tượng này có thể thực hiện, đồng thời quy định rõ những tội danh cụ thể mà người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS.

Khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 quy định như sau:

“Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuôi chì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, cố ỷ gây thương tích hoặc gây lỏn hại sức khỏe cùa người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuôi, tội cưỡng dám người từ đù 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nham chiếm đoạt tài sán; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: nhóm a, b, c, d, đ, e...(xem khoán 2 Điều 12 BLHS 2015)

Theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015 đã mở rộng phạm vi chịu TNHS của độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về các loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng trong số ít tội phạm. Ví dụ như khoản 1, 2 Điều 134 Tội cô ý gầy thuơng tích .. .hoặc khoản 1 Điều 169 bắt cóc nhàm chiếm đoạt tài sản chỉ là tội nghiêm trọng. Đồng thời lại thu hẹp phạm vi các loại tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 12BLHS2015.

Điều mà Luật sư cần lưu ý là, một số tội phạm đã thực hiện trước thời điểm 00 giờ ngày 09.12.2C15 (ngày công bố BLHS 2015 mà

S ìu ậ t

không phải là ngày BLHS có hiệu lực) mà sau thời điểm này mới bị phát hiện thì phải căn cứ theo nghị quyết 109 ngày 27.11.2015 cùa Quốc hội khóa XIII về việc thi hành BLHS 201 5 để áp dụng.

Những trường hợp hành vi nguy hiêm mà người đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện nếu BLHS 1999 coi là tội phạm nhưng BLHS 2015 không buộc phải chịu TNHS mà sau ngày 09.12.2015 mới phạt hiện thì người này không phải chịu TNHS nữa, nếu vụ án đang được khởi tố, đang điều tra...th ì phải đình chi...

Neu những hành vi mà người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã thực hiện trước ngày 01.7.2016 đến nay bị coi là tội phạm hoặc theo quy định của Điêu 12 BLHS 2015 phải chịu TNHS thì không bị truy cứu TNHS theo quy định của khoản 2 Điềụ 7 BLH2015.

Ví dụ B đủ 15 tuổi 11 tháng cùng đồng phạm khác phạm tội hiếp dâm chị B vào đêm ngày 02/6/ 2015 và đến ngày 02/7/2016 mới bị phát hiện. Hành vi của B nếu truy tố sẽ thuộc khoản 1 Điều 111 BLHS năm 1999 có mức cao nhất của khung hình phạt đen 7 năm tù (Đây là tội nghiêm trọng). Theo BLHS 1999 quy định thì B không bị truy cứu TNHS, nhưng theo khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 thì B phải chịu TNHS về tội phạm này. Tuy nhiên xét theo khoản 2 Điều 12 quy định này là quy định mới không có lợi cho người phạm tội nên theo khoản 2 Điều 7 BLHS 2015 thì B không bị truy cứu TNHS.

Những nội dung trên là cơ sớ pháp lý quan trọng để Luật sư cần kiến nghị kịp thời đối với các cơ quan tiến hành tố tụng đê đình chi vụ án khi đang tham gia các vụ án về người chưa đủ1 8 tuổi phạm tội đã được khởi tô, đang điêu tra, truy tố hay chuẩn bị xét xử mà thuộc trường họp pháp luật quy định nêu trên.

1.5. Vấn đề quyết định hình phạt đổi với người dưới 18 tuổi phạm tội

Khoản 4 Điều 69 BLHS 1999 quy định: “Khi xét xừ, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các

G

HỌC VIỆN Tư PHÁP

biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này”. Cách quy định của Điều 69 BLHS 1999 như trên thể hiện tư tường chi đạo là trong lựa chọn biện pháp xử lí người chưa thành niên phạm tội, Tòa án phải càn nhẳc áp dụng hình phạt trước, sau đó thấy khôntỉ cần thiết phải áp dụng hình phạt thì mới áp dụng các biện pháp tư pháp. Điều này rõ ràng có thê mang đên những hậu quả bất lợi cho người chưa thành niên phạm tội và chưa thể hiện rõ tính hướng thiện, tính nhân đạo cũng như nguyên tẳc chỉ đạo chung khi áp dụng các biện pháp xử lý người chưa thành niên phạm tội không phải để trừng trị mà chủ yếu nhàm mục đích cài tạo giáo dục.

Đen nay, khoản 3 Điều 91 BLHS 2015 quy định: “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”. Khoản 4 Điều 91 quy định: “ Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Muc 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa”.

Với những quy định nêu trên cho thấy, BLHS 2015 đã đặt vấn đề “chỉ truy cứu TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường họp cần thiết và căn cứ xem xét đầu tiên là đặc điểm nhân thân người phạm tội. Đó chính là độ tuổi, là hoàn cành gia đình, sự giáo dục của cha mẹ, của nhà trường... Khác với khoán 3 Điều 69 BLHS 1999 thì điều kiện xem xét đầu tiên là “ ...căn cứ vào tình chất của hành vi phạm tộ i...” Và khi xử lý người dưới 18 tuôi phạm tội thì chỉ sau khi cân nhắc các biện pháp miễn TNHS và biện pháp đưa đi trường giáo dưỡng mà không đảm bảo hiệu quả giáo dục phòng ngừa thì mới áp dụng đến các

biện pháp hình phạt. Đây có thê nói là sự đôi mới tư duy rất lớn về đường lối xư lý đối với người dưới 18 tuôi phạm tội của nhà nước ta.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 69 BLHS 1999 " ... Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởníỉ mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng” . Theo quy định trên thì Tòa án chỉ cần áp dụng hình phạt tù dành cho người chưa thành niên thấp hơn so với người đã thành niên phạm tội trong các điều kiện tương tự là được và Điều luật chi quy định là cần “hạn chế” áp dụng hình phạt tù.

Đến nay khoản 6 Điều 91 nêu rõ: “Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hường mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trờ lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất” ...

Việc bổ sung quy định “với thời hạn thích hợp ngắn nhất” vào nguyên tắc trên, đòi hỏi Tòa án khi lượng hình cần lựa chọn một mức phạt tù dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội thấp hơn mức phạt tù với người từ đủ 18 tuôi phạm tội tương ứng và phải ở mức thấp nhât có thể nhưng vẫn đảm bảo được tính răn đe, phòng ngừa. Tất nhiên, để đánh giá thế nào là thời hạn thích hợp ngắn nhất cũng cần có sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền nhưng đây cũng là cơ sở đề Luật sư có những đề xuất thích họp khi tham gia bào chữa cho các đôi tượng dưới 18 tuổi phạm tội.

2. Một số quy định mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về vụ án do ngưòi dưói 18 tuổi phạm tội

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 co nhiều quy định mới nói chung và đối với người dưới 18

s ố tháng 7/2016 - N ăm thứ Mười M ột

tuổi phạn tội riêng và Luật sư cần nhận thức đây đủ đè phát huy cao nhất quyền của mình trong việc bào chữa cho các đối tượng dưới 18 tuổi phạm tội.

Trưóc hểt đó là quy định cụ thể hơn khi xác định độ tuổi tại Điều 417 BLTTHS 2015. Đây là căn cứ thống nhất cho việc xác định độ tuổi của người bị buộc tội và cả người bị hại trong những trường hợp đối tượng là người dưới 18 tuổi.

Điều 417 BLTTHS 2015 quy đinh: “Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:

a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.

b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh ....”

Những nội dung trên trước đây đã được các cơ quan có thám quyền hướng dẫn nhưng nay được quy định một cách chính thức trong BLTTHS với những nội dung cụ thể, chặt chẽ hơn.

Thứ hai, áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhất là biện pháp tạm giam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo Điều 419 BLTTHS 2015 quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế: “Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chăn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuôi trong trường hợp thật cần thiết. Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưói 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặr. khác không hiệu quả...”

Là Luật sư nếu chứng minh việc áp dụng biện pháp tạm giam là không cần thiết thì đồng thời phải đưa n được những căn cứ có thể áp dụng

'Jỉflíjé Vỉuậtcác biện pháp ngăn chặn khác đối với người dưới 18 tuổi phạm tội mà vẫn đảm bảo cho quá trình tiến hành tố tụng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến quá trinh điều tra, truy tố, xét xử. Trong những trường họp nêu trên thì Luật sư kiến nghị đối với các cơ quan Tiến hành tố tụng không áp dụng biện pháp tam giam đối vói người dưới 18 tuổi phạm tội. Ví dụ người chưa thành niên có bố mẹ giám sát, có nơi cư trú ổn định, rõ ràng... thì Luật sư có thể đề nghị áp dụng biện pháp bảo lĩnh (Điều 121 BLTTHS), cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123 BLTTHS).V.V...

Thứ ba, theo Điều 421 BLTTHS 2015 trong việc lấy lời khai người bị giữ trong trường họp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm g iữ ... hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi thì: “cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lẩy lời khai, hỏi cung cho người bào chừa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chừa hoặc người đại diện của họ”.

Như vậy Luật TTHS đã quy định chặt chẽ hơn khi lấy lời khai của người bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi phạm tội và nhân mạnh sự bắt buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo cho luật sư thời gian, địa điểm ... như một nghĩa vụ bẳt buộc. Điều này khác với trước đây Luật TTHS chỉ quy định là Luật sư được quyền đề nghị cơ quan Điều tra thông báo trước ngày giờ địa điểm ... (khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003).

Trên đây là một số nội dung mới liên quan đến vai trò của Luật sư trong vụ án về người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của BLHS 2015 va BLTTHS 2015* Luật sư cần nắm bắt những thay 'đổi lớn trong chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội để từ đó vận dụng trong quá trình tham gia các vụ án này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho họ./.

B À N V Ề T Ộ I P H Ạ M T tlA IV I N H Ũ N G T H E O B Ộ L U Ậ T M ÌN H s ự N Ă M 2 0 1 5• • •

ThS. Trần Huy Đức1

Đê phù hợp với tình hình, chủ trương, chính sách và các quy định mới về công

tác phòng, chống tham nhũng, những quy định về tội phạm tham nhũng được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 đã có nhiều thay đổi so với BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 /7/2016, BLHS năm 2015 ra đời có thể nói là bước tiến lớn trên nhiều phương diện cả trong kỳ thuật lập pháp hình sự đến nội dung của các quy định trong Bộ luật. BLHS năm 2015 đã thực sự kế thừa nhiều điểm tích cực, tiến bộ, khoa học còn phù hợp của BLHS năm 1999 cũng như của các quy định liên quan trước đó. Đồng thời BLHS năm 2015 cũng đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung mới ở nhiều chương, phần và từng điều khoản trong đó có các sửa đổi liên quan đến tội tham nhũng, góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; khắc phục những bất cập trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, phù hựp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước, điều đó được thể hiện ở những vấn đề sau:

Thứ nhất, về kết cấu của điều khoản trong Bộ luật: Cũng giống như BLHS năm 1999, các tội phạm tham nhũng trong BLHS năm 2015 được xếp vào chương các tội phạm về chức vụ. Tuy nhiên, do kết cấu của BLHS năm 2015 có thay đổi nên các tội phạm tham nhũng được bố trí ở chương XXIII thaỵ vì chương XXI như BLHS năm 1999. v ề số điều khoản quy định trong luật thì các BLHS năm 1999 và năm 2015 đều có 7 Điều quy định về các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, nếu các tội tham nhùng trong BLHS năm 1999 được quy định từ Điều 278 đến Điều 284, thì theo BLHS năm 2015 các tội này quy định từ

Điều 353 đến Điều 359. Tên gọi các Điều cơ bản vẫn giữ nguyên như cũ, gồm các tội sau: Tội tham ô tài sản; Tội nhận hối lộ; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Tội giả mạo trong công tác.

Thứ Itai, về một số thay đổi cơ bản về nội dung trong quy định của các Điều theo BLHS năm 2015:

Một là, BLHS năm 2015 đã mở rộng chù thể của tội phạm tham nhũng không chỉ trong khu vực Nhà nước, những người có chức vụ trong khi thực hiện công vụ mà còn bao gồm cả một số chủ thể bên ngoài Nhà nước. Chẳng hạn, tại khoản 6 Điều 353, Tội tham ô tài sản quy định: “Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”.

Theo đó, các tội phạm về chức vụ ở khu vực ngoài Nhà nước áp dụng đổi với 4 tội danh là: Tội tham ô tài sản, Tội nhận hối lộ, Tội môi giới hổi lộ và Tội đưa hối lộ.

Hai lù, ngoài việc vẫn giữ nguyên quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia (quy định tại Chương XIII) và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (quy định tại Chương XXVI), BLHS năm 2015 còn bổ sung thêm 02 tội vào các trường họp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là: Tội tham ô tài sản (theo khoản 3 và khoản 4, Điều 353); Tội nhận hối lộ (theo khoản 3 và khoản 4, Điều 354). Đối với tội phạm này, bất kỳ thời điểm nào phát hiện được tội phạm là có thể xử lý hình sự, kể cả khi người phạm tội đã về hưu, nghỉ việc.

1 P.Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Đà Năng

Như vậy, với quy định này, người phạm tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ nếu thuộc trường hợp “rất nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng” sẽ không được áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là một quy định mới, thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước nhằm tăng cường đấu tranh chống tham nhũng. Qua đó khắc phục tình trạng có những vụ việc mà tài sản tham ô rất lớn, hậu quả rất nặng nề, gây dư luận xã hội đặc biệt xấu nhưng vì hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự mà không xử lý được, gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến chủ trương đấu tranh phòng, chống tham những thời gian qua.

Ba là, Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, tội phạm tham nhũng đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu, nếu muốn đấu tranh vói loại tội phạm này hiệu quả thì sự hợp tác quốc tế là rất cần thiết, trong đó có việc tham gia ký kết Công ước quốc tế về chống tham nhũng (UNCAC). Ngày 03 tháng 7 năm 2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phê chuẩn công ước này. Như vậy, Việt Nam đã chính thức tham gia Công ước cùa Liên hợp quốc về chống tham nhũng và phải có trách nhiệm thực thi các quy định của Công ước UNCAC kể cả trong công tác nội luật hóa các quy định của Công ước này vào BLHS năm 2015. Đẻ góp phần đẩy manh công tác phòng, chổng tham nhũng, triển khai có hiệu quả Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, nhất là trong hoàn cảnh nước ta đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, BLHS năm 2015 đã bổ sung quy định về xử lý hình sự đối với tội đưa hổi lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chửc quốc tế công. Theo đó, khoản 6, Điều 364 về Tội đưa hối lộ quy định: '‘Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tô chức ngoài nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại điều này

Bốn là, Một trong những điểm mới mang tính đột phá đó lậ nếu trong BLHS năm 1999 chỉ quy định “của hối lộ” là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá được bàng tiền, thì BLHS

SỐ tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

% 1 )C g n ậ t

năm 2015 quy định ngoài lợi ích vật chất còn bổ sung “của hối lộ” có thể là “lợi ích phi vật chất” trong các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ (điểm b, khoản 1, điều 354; điểm b, khoản 1, điều 364; điểm b, khoản 1, điều 365), trong đó tội nhận hối lộ là tội phạm tham nhũng. Điều đó có nghĩa là ngoài lợi ích vật chất thì các lợi ích phi vật chất như lợi ích tinh thần cho người thụ hưởng cũng xem là yếu tố cấu thành đối với các tội danh trên. Tuy nhiên vẫn cần phải có quy định hướng dẫn chi tiết thế nào là “lợi ích phi vật chất” để việc áp dụng được thống nhất và thuận lợi.

Năm là, Xuất phát từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng thòi gian qua có một vấn đề hết sức bức thiết đặt ra đó là quá trinh xử lý các vụ án tham nhũng, nhất là những vụ án tham nhũng lớn thì tiền và tài sản tham nhũng thu hồi được quá ít, hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng không đạt. Bên cạnh đó, cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước là từng bước hạn chế tiến tới nghiên cứu xóa bỏ hình phạt tử hình, đồng thời khuyến khích người phạm tội tham nhũng khắc phục hậu quả, nộp lại tiền cho Nhà nước, hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế - xã hội mà tội tham nhũng gây ra. Điều 40, Bộ luật hình sự 2015 quy định “Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn” thì sẽ không thi hành án tử hình đổi với người bị kết án và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.

Có thể nói, những quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 liên quan đến tội phạm tham nhũng đã có những thay đổi không chỉ đơn thuần về kỳ thuật lập pháp mà là những thay đổi về chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước. Với những thay đổi này hy vọng rằng khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của nước ta thời gian tới./.

o

HỌC VIỆN Tư PHÁP

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN CÓ LÀ ĐlỀU KIỆN ĐẼ TÒA ÁN THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN sự KHÔNG?■ ■ ■

Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS năm2015) được Quốc hội nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016 sẽ đưa một loạt các vẩn đề mới trong điều chỉnh hoạt động tố tụng dân sự vào thực tiễn ứng dụng pháp luật. Một trong những điểm mới trong điều chỉnh hoạt động tố tụng dân sự đó chính là cách tư duy mới của các nhà lập pháp về vấn đề thời hiệu khởi kiện một vụ án dân sự.

Khoản 2 Điều 184 BLTTDS năm 2015 có quy định: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thâm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thòi hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ” . Như vậy, việc áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tổ tụng chỉ áp dụng theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự. Điều đó cho thấy cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thời hiệu khởi kiện được dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự do và tôn trọng ý chí của các đương sự. Xét về nguyên tắc, đó cũng chính là một định hướng dự trù đến khả năng thỏa thuận cùa các đương sự trong việc áp dụng các nội dung có liên quan đến yếu tố thời hiệu.

Tuy nhiên, khi phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan đến thời hiệu cần làm rõ các nội dung cơ bản sau đây:

TS. Hà Hữu Dụng'

Thứ nhắt, “ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”. Khái niệm này được đề cập tại khoản 1 Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) theo đó: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền, lợi ích họp pháp bị xâm phạm”. Trong một số trường hợp cụ thể. khái niệm: “Ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm được định nghĩa như sau: "Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm; Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhung phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra xâm phạm”2

Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thỏa thuận của các bên.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra xâm phạm, trừ trường họp các bên có thỏa thuận khác. Nếu một bên đom phương đình chi họp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ họp đồng là ngày bị xâm phạm.

1 Khoa đào tạo Luật sư, Học viên tư pháp.2 Khoán 5 Điều 23 Nghị Ọuyết số 03/2012/NỌ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” cùa BLTTDS

năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011.

Sô" tháng 7/2016 - N ăm thứ Mười Một

Đổi 'ớ i trường hợp đòi bồi thường thiệt hại do hàih vi xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng..., thì ngày xảy ra hành vi xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính m ạng,...là ngày bị xâm phạm.

Trong một quan hệ pháp luật hoặc trong một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng.

Trong một số trường hợp khác nếu các bên có thỏa thuận về thời điểm bát đầu thời hiệu khởi kiện, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được xác định theo thòa thuận của các bên.

Thứ hai, “Thời điểm phát sinh tranh chấp”. Đây chính là thời điểm xung đột về quyền và lợi ích hợp pháp trên phương diện thực tế “Hiện hữu’- giữa các bên tham gia tranh chấp. Thực tế cho thấy, “Ngày quyền và lợi ích hợp pháp” cùa chủ thể bị xâm phạm có thể xảy ra cùng với “Thời điểm phát sinh tranh chấp”. Trường hợp này tương đối đơn giản khi xác định điêm mốc để tính thời hiệu. Ví dụ: Trâu nhà ông A sang phá vườn nhà bà B. BỊ bà B phát hiện, thu giữ trâu, triệu tập ông A ngay tức thì, chỉ ra thiệt hại, đòi bồi thường...rõ ràng trong trườrg họp này thời điểm quyền, lợi ích hợp pháp của bà B bị xâm phạm xảy ra trùng với thời điẻm giữa ông A và bà B có thể phát sinh tranh chấp (vì các bên có thể bất đồng quan điểm trong đánh giá thiệt hại cũng như mức phải Dồi thường...)- Phức tạp hơn cho cách xác định mốc để tính thời hiệu chính là “Ngày quvền và lợi ích họp pháp bị xâm phạm” diễr. ra không trùng lặp với “Thời điểm phát sinh tranh chấp”. Rõ ràng trong trường họp này để chủ thể được hưởng lợi về thời hiệu sẽ là sự lựi chọn “Thời điểm phát sinh tranh chấp” để thh thời hiệu khởi kiện.

Một ví dụ khác: c cho D thuê nhà thông qua một hẹp đồng cho thuê nhà ở với thời hạn01 năm kể từ 01/02/2015 đến 01/02/2016. Do bận rộn vơi chuyến đi công tác nước ngoài

iiuật(25/01/2016 c đi khỏi Việt Nạm) mà c đã “Quên” không thanh lý hợp đồng. Từ nước ngoài 05/02/2016 c nói chuyện với D qua điện thoại về nội dung thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, các bên chi đạt được thỏa thuận duy nhất là sau một tháng (05/03/2016) chờ khi c đi công tác về mới giải quyết cụ thể. Ngày 06/03/2016, c có mặt ở Việt Nam và đã trực tiếp gặp D cùng vói một số các yêu cầu sau đây đối với D: 1) thanh lý hợp đồng; 2) D phải thanh toán tiền thuê nhà cho c từ 02/02/2016 đến 05/03/2016 = 20.000.000 ỴNĐ (hai mươi triệu Việt Nam đồng). Yêu cầu thứ 2 của c không được D chấp nhận, bời theo sự giải thích của D là việc D “Phải ở thêm hơn 01 tháng nữa” là do lỗi của c . Coi như “D đã trông nhà giúp C” và không chấp nhận thanh toán...T rong trường hợp này, giả định tranh chấp đã xảy ra, thực tiễn cho thấy, các sự kiên pháp lý xày ra tương ứng với các thời điểm làm phát sinh các vấn đề có liên quan đến thời hiệu: Ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (02/02/2016); Ngày biết được quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (05/02/2016); Thời điểm phát sinh tranh chấp (06/03/2016). Như vậy, để được hường lợi về thời hiệu, thì thời điểm phát sinh tranh chấp (06/03/2016) sẽ được lựa chọn.

Thứ ba, ngày chủ thể “Biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Pháp luật chưa có quy định cụ thể cũng như cách định nghĩa cho khái niệm này. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động tố tụng chỉ ra ràng các sự kiện pháp lý có liên quan đến tiến trình giải quyết tranh chấp có thể đóng vai trò là cơ sở để chứng minh một trong các bên có thể biết được hoặc buộc phải biết “Ngày quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Ví dụ như: Phiên hòa giải được kết thúc bàng việc lập Biên bản hòa giải; các chứng cứ liên quan đến việc thừa nhận nghĩa vụ hoặc công nhận thực hiện một phần nghĩa vụ...Các mốc thời gian được thê hiện thông qua các sự kiện pháp lý đó chính là bằng chứng để chứng minh một trong các bên đã biết hoặc buộc phải biết quyền và

HỌC VIỆN Tư PHÁP

lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm phạm hay chưa. Điều 162 BLDS năm 2015 có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây: “Bên có nghĩa vụ thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ cùa mình đối với người khởi kiện; Các bên đã tự hòa giải với nhau”.

Thứ tư, “Yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thâm ra bàn án, quyết định giải quyết vụ việc”. Đây là một khái niệm mới về thời hiệu được quy định tại BLTTDS năm 2015. Từ phương diện chủ quan dễ nhận thấy, nếu các bên không thỏa thuận được hoặc “ứng xử” không công bàng: được hường lợi hơn hoặc bị thua thiệt hơn về thời hiệu, thì xu hướng yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu để giải quyết vụ việc là khả năng thực tế mà các bên có thể đi đến.

Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện, sẽ là việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quàn lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự. Ví dụ: Ngày 01/01/2008, M cho N vaỵ 500 triệu đồng, thời hạn vay là 01 năm. Đen hết ngày 01/01/2009, N không trả tiền gốc và tiền lãi. Ngày 03/04/2011, M khởi kiện yêu cầu buộc N trả lại cả tiền gốc và tiền lãi. Yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện. Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. Việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện,... được thực hiện như quy định cùa BLDS năm 2005. _

Theo hướng dẫn tại Điều 8 (khoản 6) của Nghị Quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục

giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì Tòa án không được lẩy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để trả lại đơn khởi kiện. Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại, thì Tòa án phải thụ lý vụ việc (đương sự phải nộp tạm ứng án phí nếu không thuộc diện được miễn theo quy định của pháp luật). Trường hợp đã có bản án, quyết định cùa Tòa án bác yêu cầu hoặc đình chi vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết, thì Tòa án căn cứ điểm b khoản 1 Điều 168 của BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bồ sung năm 2011 để trả lại đơn khởi kiện và giải thích cho đương sự biết đương sự có quyền làm đơn đề nghị xem xét vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án.

Tuy vậy, đối chiếu với quy định tại điêm h khoản 1 của Điều 192 của BLTTDS năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi thời hiệu khởi kiện đã hết. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ngay cả trong trường hợp: Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án nhưng thời hiệu khởi kiện đã hết (điểm e khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015).

Như vậy, yếu tổ thời hiệu luôn là vấn đê hết sức “nhạy cảm ” và luôn là nội dung hêt sức quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Các quy định của pháp luật nội dung trong việc thụ lý cũng như đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi thời hiệu khởi kiện đã hết có thể trở thành “Cái bẫy thời hiệu” từ góc nhìn tư vấn giải quyết các vụ việc dân sự. Chính vì thế đòi hỏi sự tỉnh táo, linh hoạt, khoa học khi đánh giá các yếu tố liên quan đến thời hiệu luôn là cần thiết đôi với chuyên gia khi đưa ra ý kiến về vân đê thời hiệu./.

o

BÀN VÈ KỶ NĂNG CỦA THẢM PHÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYÉT VỤ ÁN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TÓ TỤNG HÀNH CHÍNH

Có thể nói, phiên tòa hành chính sơ thẩm là một diễn đàn thê hiện rõ nét giá trị văn hóa

tố tụng hành chỉnh Việt Nam. Cấc giá trị văn hóa này được thể hiện cả về thời gian, không gian cũng như các hoạt động cụ thê của thâm phán và những người tham gia tô tụng. Thực tiễn Luật Tô tụng hành chính (TTHC) hiện hành - một dạng cụ thể của văn hóa phi vật thể đã lần lượt xác định hàng loạt chuẩn mực, khuôn mẫu cho các hành vi tố tụng hành chính của thẩm phán, điều đó được thể hiện ở những vấn đề sau:

v ề hành vi khai mạc phiên toà: Thâm phán Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà và đọc quyêt định đưa vụ án ra xét xử. Sau đó yêu câu Thư ký Toà án báo cáo với Hội đông xét xừ vê sự có mặt, văng măt của những người tham gia phiên toà theo giây triệu tập cùa Toà án và lý do văng mặt. Thâm phán Chủ toạ phiên toà kiêm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án và kiêm tra căn cước của đương sự. Phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tô tụng khác; giới thiệu những người tiên hành tô tụng, người giám định, người phiên dịch; hỏi nhũng người có CỊuyên yêu câu thay đôi những người tiên hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu câu thay đôi ai không và lý do yêu câu thay đôi. Trong trường hợp tại phiên toà có người yêu câu thay đôi người tiên hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch thì Thẩm phán cùng các thành viên của Hội đồng xét xử phài xem xét, quyêt định việc châp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu theo quy định của pháp luật; trường hợp không châp nhận thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên toà. Đê bảo đảm tính khách quan cùa người làm chứng trước khi người làm chứng được hỏi vê những vấn đề mà họ biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án, Thẩm phán Chủ toạ phiên toà có thể quyêt định những biện pháp cân thiêt đê những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiêp xúc với những người có liên quan.

TS. Trần Quang H iển1

Trường hợp lời khai của đương sự và người làm chứng có ảnh hường lân nhau thi Thâm phán Chù toạ phiên toà có thê quyêt định cách ly đương sự với người làm chúng trước khi hỏi người làm chứng; hỏi người khởi kiện về việc thay đổi, bổ sung, rút một phân hoặc toàn bộ yêu câu khởi kiện; hỏi người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu câu độc lập vê việc thaỵ đôi, bô sung, rút một phân hoặc toàn bộ yêu câu độc lập. Châp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu cùa đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu câu khỏi kiện hoặc yêu câu độc lập ban đâu. Trường họp đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cẩu của mình và việc rút yêu câu của họ là tự nguyện thì Hội đông xét xử châp nhận và đình chì xét xử đôi với phân yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu mà đương sự đã rút. Trường họp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhung người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành người khởi kiện.

về hành vi hỏi tại phiên tòa:Hội đông xét xử xác định đây đủ các tình tiết

cùa vụ án bang cách nghe ý kiến của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyên lọi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, đôi chiêu các ý kiên này với tài liệu, chứng cứ đã thu thập được. Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự; người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự, thứ tự và nguyên tăc hỏi tại phiên tòa được thực hiện theo Điều 177 Bộ luật Tố tụng hành chính. Trong trường hợp có nhiều người khởi kiện thì phải hỏi riêng từng người một. Chi hòi người khởi kiện vê những vân đê mà người khởi kiện, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của người bị kiện, người có quyên

1 Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật, Học viện Báo chí và tuyên truyền

HỌC VIỆN Tư PHÁP

lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của những nguời này. Người khởi kiện có thê tự mình trả lời hoặc người bào vệ quyền và lợi ích họp pháp của người khởi kiện trả lời thay cho người khởi kiện và sau đó người khỏi kiện trả lời bổ sung.

Trường hợp có nhiều người bị kiện thì phải hỏi riêng từng người một. Chỉ hỏi người bị kiện vê những vân đê mà người bị kiện, người bào vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người bị kiện trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của người khỏi kiện, người có quỵên lọi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa những người này. Người bị kiện có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa người bị kiện trà lời thay cho người bị kiện và sau đó người bị kiện trả lời bố sung.

Trường hợp có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì phải hỏi riêng từng người một. Chi hòi người có quyền lọi, nghĩa vụ liên quan vê những vân đê mà họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa họ trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai cùa họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày cùa người khởi kiện, người bị kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này. Người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có thê tự mình trà lời hoặc người bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trả lời thay cho họ và sau đó họ trả lời bô sung.

Trường hợpr có nhiều người làm chủng thì phải hỏi riêng từng người một. Trước khi hỏi nậười làm chứng, Chủ toạ phiên toà phải hỏi rõ vê quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án; nêu người làm chứng là người chưa thành niên thì Chủ toạ phiên toà có thê yêu câu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hòi. Chủ toạ phiên toà yêu câu người làm chứng trình bày rõ những tình tiêt của vụ án mà họ biêt. Sau khi người làm chứng trình bày xong thì chi hỏi thêm người làm chúng vê những điêm mà họ trình bày chưa rõ, chưa đây đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn vói lời trình bày cùa đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án đê có thê được hỏi thêm. Trong trường họp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đông xét xử quyêt định không tiêt lộ những thông tin về nhân thân của người làm chứng và không đe những người trong phiên toà nhìn thây họ.

Việc công bổ các tài liêu:Tài liệu liên quan đên việc xét xử vụ án phải

được công khai tại phiên tòa trong các trường hợp: Người tham gia tố tụng không có mặt tại phiên toà mà trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đã có lời khai; Những lòi khai của người tham gia tô tụng tại phiên toà mâu thuẫn với những lời khai trước đó; Khi Hội đồng xét xử thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Kiếm sát viên, người tham gia tố tụng.

Trong trường họp đặc biệt cân giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục cùa dân tộc, giữ bí mật nghê nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật dời tư của cá nhân theo yêu câu của đương sự thì Hội đồng xét xử không công bô các tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

Theo yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng hoặc khi xét thấy cần thiết, Hội đông xét xử cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình tại phiện toà, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điêu 153 của Luật TTHC.

Chù tọa phiên toà yêu cầu người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định. Khi trình bàỵ, người giám định có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, các căn cứ đê đưa ra kêt luận giám định. Kiêm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên toà có quyên nhận xét vê kêt luận giám định, được hội những vân đê còn chưa rõ, có mâu thuân trong kêt luân giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác cùa vụ án. Trong trường hợp người giám định không có mặt tại phiên toà thì chủ toạ phiên toà công bô kêt luận giám định. Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được công bô tại phiên toà và có yêu cậu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấỵ việc giám định bô sung, giám định lại là cân thiêt cho việc giải quyêt vụ án thì Hội đông xét xử quyêt định giám định bô sung, giám định lại; trong trường hợp này thì Hội đông xét xử quyêt định hoãn phiên toà.

Sô' tháng 7/2016 - Năm thứ Mứởi Một

Khi nhận thấy các tình tiết cùa vụ án đã được xem xét đầy đủ thì Chu toạ phiên toà hỏi Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của đương sự và những người tham gia tô tụng khác xem họ có yêu cầu hỏi vấn đề gì nữa khôn^; trường hợp có người yêu cầu và xét thấy yêu câu đó là có căn cứ thi Chủ toạ phiên toà quyết định tiếp tuc việc hỏi.

v ề điều khiến tranh luận: Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận tại phiên toà. Trình tự phát biêu khi tranh luân được thực hiện như sau: (i) người bảo vệ quyên và lợi ích họp pháp cùa người khởi kiện phát biêu. Người khởi kiện có quyên bô sung ý kiên; (ii) người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người bị kiên phát biểu. Người bị kiên có quyền bổ sung ý kiến; (iii) người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan phát biêu. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến trường hợp bên khởi kiện hoặc bên hị khởi kiện là cơ quan tổ chức thì người đại diện cơ quan, tổ chức trình bày ý kiến.

Trường hợp bên khởi kiện hoặc bên bị khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì người đại diện cơ quan, tô chức trình bày ý kiến.

Trường họp dương sự, người bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa đương sự văng măt tại phiên toà nhung có gửi văn bản bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của dương sự thì Hội đồng xét xử phải công bô văn bản này tại phiên toà.

Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của mình thì họ tự mình phát biêu khi tranh luận.

Khi phá: biểu về đánh giá chúng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà cũng như kết quả việc hỏi tại phiên toà. Nigười tham gia tranh luận có quyền đáp ại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên toà không được hạn chê thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hêt ý kiên, nhưng có quyên cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.

Sau khi những người tham gia tô tụng phát biêu tranh luận và đôi đáp xong, Kiêm sát viên phát biểu ỷ kiến về việc tuân theo pháp luật tô tụng trong quá trình giải quyêt vụ án của Thâm phán, Hội đ)ng xét xử; việc châp hành pháp luật

của người tham gia tố tụng hành chính, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thòi điểm Hội đồng xét xử nghị án.

về việc nghị án:Sau khi kễt thúc phần tranh luận, Hội đồng

xét xử vào phòniỉ nghị án đề nghị án. Chỉ có các thành viên của Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề cúa vụ án bàng cách biểu quyết theo đa số về tùng vân đê. Hội thâm nhân dân biêu quyêt trước, Thẩm phán biêu quyết sau cùng. Trường hợp Hội đông xét xử gôm năm thành viên thì Thâm phán Chù toạ phiên toà là người biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiếu số có quyền trình bày ý kiến của mình bàng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án. Khi nghị án, Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiêm tra, xem xét tại phiên toà, kêt quả việc hỏi tại phiên toà và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tô tụng, Kiêm sát viên. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiên đã thảo luận và quyêt định của Hội đông xét xử. Biên bàn nghị án phải được các thành viên Hội đông xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án. Trong trường họp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghi án đòi hỏi phài có thời gian dài thì Hội đông xét xử có thê quyêt định thời gian nghị án, nhưng không quá 05 ngày làm việc, kê từ khi kêt thúc tranh luận tại phiên toà.

Hội đỏng xét xử phái thông báo cho những người có mặt tại phiên toà và người tham gia tố tụng văng mặt tại phiên toà biêt giờ, ngày và địa điểm tuyên án; nêu Hội đồng xét xử đã thực hiện việc thông báo mà có người tham gia tô tụng vấng mặt thì Hội đông xét xử vẫn tiến hành việc tuyên án theo quy định tại Điêu 165 của Luật TTHC.

Qua tranh luận hoặc qua nghị án, nếu xét thấy có tình tiêt cùa vụ án chưa được xem xét, việc xét hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xừ quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận.

về quyết định của Hội đồng xét xử:Hội đông xét xử xem xét tính hợp pháp cùa

quyêt định hành chính, hành vi hành chính, quyêt định kỷ luật buộc thôi việc, quyêt định giải quyêt khiêu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyêt định giải quyết khiếu nại có liên quan.

o

HỌC VIỆN Tư PHÁP

Hội đồng xét xử có quyền quyết định: (i ) bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu câu đó không có căn cứ pháp luật; (ii) chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khới kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thâm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ. công vụ theo quy định của pháp luật; (iii) chấp nhận một phân hoặc toàn bộ yêu câu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thâm quyên trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật; (iv) chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên huy quyêt định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đâu cơ quan, tô chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;(v) chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyêt lại vụ việc theo quy đinh của Luật cạnh tranh; (vi) chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sừa đổi, bô sung danh sách cừ tri theo quy định của pháp luật; (vii) buộc cơ quan, tổ chức bôi thường thiệt hại, khôi phục quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tô chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyêt định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lỵ vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra; (viii) kiên nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thâm quyên xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nuười có thâm quyền của cơ quan nhà nước.

Hội đông xét xử sơ thâm ra bản án sơ thâm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản án gồm có phần mờ đầu, phan nội dung vụ án và nhận định của Toà án, phần quyết định. Trong phần mở đẩu phải ghi rõ tên Toà án xét xử sơ thẩm; số và ngàv thụ lý vụ án; số bán án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên; tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại

diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; nhữnt; người tham gia tố tụng khác; đối tượng khởi kiện: sổ, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xứ kín; thời gian và địa điểm xét xử.

Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Toà án phải ghi yêu câu khỏi kiện của người khỏi kiện; đê nghị của người bị kiện; đê nghị, yêu câu độc lập của người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan; nhận định của Toà án; điêm, khoản, điêu của văn bản quy phạm pháp luật mà Toà án căn cứ để giải quyết vụ án.

Trong nhận định của Toà án phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không châp nhận vêu câu, đê nghị của đương sự, người bảo vệ quyên và loi ích hợp pháp của đường sự.

Trong phần quyết định phải ghi rõ các quyêt định cùa Toà án vê từng vân đê phải giải CỊuyêt trong vụ án. về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án; trườnu họp có quyêt định phải thi hành ngay thì phái ghi rõ quyêt định đó.

Khi tuyên án. mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường họp đặc biệt được phép cùa Chủ toạ phiên toà. Chủ toạ phiên toà hoặc một thành viên khác của Hội đông xét xử đọc bản án; sau khi đọc xong có thê giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo.

Trường họp có đương sự không biết tiêng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phài dịch lại cho họ nghe toàn bộ bàn án sang ngôn ngữ mà họ biết.

Sau khi bản án, quvêt định của Toà án được ban hành thì không được sửa chừa, bô sung trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tà, về số liệu do nhâm lẫn hoặc tính toán sai. Văn bản sửa chừa, bổ sung phái được Toà án gửi ngay cho đươnĩỉ sự và Viện kiêm sát cùng câp; trường họp bản án, quyêt định đã có hiệu lực pháp luật còn phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện.

Việc sửa chữa, bô sunu bán án, quyêt định quy định của pháp luật TTHC do Thâm phán Chủ toạ phiên toà, phiên họp phôi hợp với các thành viên Hội đông xét xử vụ án đó thực hiện. Trường hợp một trong những thành viên của Hội đồng xét xử không thê thực hiện được việc sửa chừa, bổ sung thì việc sửa chữa, bô sung do Chánh án Toà án thực hiện./.

Sô tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

SUftljc g n ậ t

MỘT SỐ VẤN Đ Ề V Ề TR Á CH NHIỆM HÌNH s ự• • •

CỬA PH Á P NHÂN THƯƠNG MẠI QUY ĐỊNH TRONG BỘ LU Ậ T HÌNH S ự NĂM 2 0 15

Bộ luật hình sự năm 2015 (BLHS 2015) và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

(BLTTHS 2015) đã chính thức được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua tháníi 12/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 /7/2016. So với BLHS 1999 thì một trong những vấn đề mới được bổ sung đưa vào trong Bộ luật đó là chế định về trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân thương mại. Có thể nói chế định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được đặt ra là một bước naoặt trong đời sống pháp luật xã hội của nước ta. Điều này đã thể hiện sự quyết liệt của các nhà lập pháp khi xác định chế tài đổi với hành vi gây nguv hiểm cho xã hội cùa các tổ chức doanh nghiệp sẽ không chỉ dừng lại ở mức độ xử lý hành chính- dân sự mà còn phải xem xét xử lý trách nhiệm hình sự cho tương xứng với những hậu quả mà đổi tượng chủ thể này gây ra.

1. Những điếm mói trong Bô luât hinh sự năm 2015 quy định về trách nhiệm hinh sự đối vói pháp nhân thương mại

BLHS 2015 quy định pháp nhân thương mại là chủ thể tội phạm và phải chịu TNHS là điêm mới so với các BLHS trước đây, đồng thời phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng ngừa tội phạm, đáp ứng được yêu cầu xử lý các hành vi nguy hiêm nghiêm trọng do pháp nhân gây ra trong hoạt động kinh tế, thương mại và tác động tiêu cực đến môi trường sống.

1.1. Tại sao lại quy địnlí trách nhiêm hĩnh s ự (lối với pliáp nltân

Cùng với sự phát triển cùa xã hội, đời sống vật chất kinh tế được nâng cao, cũng

ThS. Bạch Ngọc Du1

đồng nghĩa với việc gia tăng các vấn đề về tội phạm mới, các loại hình tội phạm với tính chất ngày càng tinh vi và phức tạp. Có những loại hành vi trước đây khi ở cấp độ và mức độ chưa phổ biến và chưa tới mức nguy hiểm đáng kể cho xã hội nên chưa được coi là hành vi phạm tội. Đen nay, với một mức độ ảnh hưởng cao hơn, tính chất nguy hiểm hơn nên bắt buộc cần có những quy định bổ sung về tội danh cho phù hợp để có hình phạt thích đáng loại trừ hành vi nguy hiểm ra khỏi xã hội.

Tương tự đối với những quy định về chủ thể phạm tội, trước đây chúng ta chỉ quen với khái niệm chù thể phạm tội là cá nhân mà chưa có quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Trong lĩnh vực khoa học pháp lý hình sự một thời gian dài hầu như không đặt ra vấn đề nghiên cứu thiết lập trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập quốc tế, khi nước ta tham gia ký kết các điều ước và công ước quốc tế, trong đó đòi hỏi phải có việc hợp tác quốc tế trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nói riêng, vấn đề xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự cùa pháp nhân là yêu cầu phải được đặt ra.

Trong thực tiễn pháp lý, việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật ở một số lĩnh vực cùa đời sổng xã hội, đặc biệt là lĩnh vực quản lý kinh tế và bảo vệ môi trường cho thấy việc đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự cùa pháp nhân thương mại, trình tự thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt trong

1 Chù tịch Hội đổng quàn trị Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5

HỌC VIỆN Tư PHÁP

bối cảnh hiện nay, khi mà các tô chức doanh nghiệp trong quá trình tô chức hoạt độnu sản xuất kinh doanh của mình, vì mục tiêu lợi nhuận, một sổ chủ thề đã có những hành vi vi phạm nghiêm trọng lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích họp pháp của tổ chức và công dân, đe dọa đến an toàn vệ sinh môi trường sống của cộng đồng. Trong đó, nhiều hành vi vi phạm pháp luật có tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kê cho xã hội do các pháp nhàn thương mại thực hiện, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực môi trường, sàn xuất kinh doanh và các hoạt động quản lý kinh tế, xã hội khác

1.2. Cơ sở và diều kiện cltịu trủcli nhiêm hình sự của pháp nhân

Quy định về TNHS đối với pháp nhân là vấn đề rất mới trong bối cảnh cần phai có những chế tài hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi xâm hại nghiêm trọng đến đời sống xã hội của chủ thể tội phạm là pháp nhân thương mại. Đồng thời cũng đòi hởi các cơ quan lập pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật cho phù hợp với đời sống xã hội, đưa ra những nguyên tắc xử lý đàm bào tính khách quan, giải quyết v à đáp ứ n g kịp thời những tồn tại, màu thuần này sinh. Đây cũng sẽ là cơ sở đê các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành thận trọng hơn trong công tác truy tố xét xừ các vụ án hình sự có liên quan đến pháp nhân thương mại, có những nhận định, quyết định đúng đắn chính xác trong việc xác định tội danh, xét xử đúnu người, đúng tội, đúng pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 BLHS 2015 thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chi đạo. điều hành hoặc chấp thuận cùa pháp nhân thương mại; Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoán 3 Điều 27 của Bộ luật này.

Với quy định này, có thề thấy cần phải làm sáng tó vấn đề quan trọng dần đến đù điêu kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân, đó là hành vi phạm tội được đề cập trên của người có thâm quyền của pháp nhân hay là hành vi của chính pháp nhân thương mại. Đối với điều kiện nêu tại điểm c, khi nào thì được coi là có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận cùa pháp nhân thương mại? Chi đạo, điều hành của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, cùa giám đôc hoặc tổng giám đốc, cùa hội đồng quản trị/hội đồng thành viên của pháp nhân thương mại có thể được coi là chí đạo, điều hành của pháp nhân thương mại hay không nếu có những vấn dề theo luật lại thuộc thẩm quyền của dại hội đồng cổ đông, nghĩa là phải thuộc về ý chí chủ quan cùa đa số cổ đông của pháp nhân thương mại? Điều này sẽ liên quan đến những hệ lụy của việc áp dụng hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội, đến lợi ích của những cá nhân hay nhóm cô đông khác cùa một pháp nhân bị ảnh hường bởi những chế tài của pháp luật hình sự dành cho pháp nhân thưưng mại phạm tội nầm ngoài ý chí chù quan cùa họ.

1.3. Phạm vi chịu trách nlìiêm hình • • t

s ự c ủ a p h á p n h â nTheo Điều 76 BLHS 2015 quy định về

phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại được giới hạn và chia ra làm 2 nhóm: nhóm các tội phạm xâm phạm về hoạt động quản lý kinh tế và nhóm tội phạm xâm phạm về môi trường.

- Khoản 1 Điều 76 quy định các tội phạm xâm phạm về trật tự quản lý kinh tế sau đây pháp nhân thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự hao gồm: Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyến trái phép hàntỉ hóa, tiền tệ qua hiên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sán xuàt. buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sàn xuất,

buôn bán hàng giả là lương thực, thực phấm. phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chừa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón. thuốc thú y, thuốc báo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứns khoán); Điều 210 (tội sừ dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bào hiểm xã hội, bào hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh); Điều 225 (tội xàm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sờ hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định vê nghiên cứu. thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về khai thác, bào vệ rừng và quàn lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã);

- Khoản 2 Điều 176 quy định nhóm tội phạm xâm phạm về môi trường sau đây pháp nhân thưcmg mại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự bao gồm: Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phòne ngừa, ứng phó, khấc phục sự cố môi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chổng thiên tai; vi phạm quy định về bào vệ bờ. bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thài vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại).

Sỏ tháng 7 /2 0 )6 - Năm ỉhứ Mười Một

g u ậ t

1.4. Hình phạt và chế tài áp dụng đối với pháp nhân thương mại

Trong phần quy định về áp dụng hình phạt đối với pháp nhân thương mại tại Chương XI BLHS, việc áp dụng các hình phạt đối với một pháp nhân thươna mại phạm tội phái đám bảo nguyên tắc cá thê hoá hình phạt. Đày có thê nói là một nguyên tắc xuyên suốt, không thể tách rời mối liên hệ giữa tội phạm và hình phạt. Ờ đây khi áp dụng hình phạt sẽ đòi hỏi hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội phải tương xứng với tính chất, mức độ nguv hiểm của hành vi phạm tội, tương xứng với các đặc điểm của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hinh sự, tương xứng với yếu tố lồi cùa pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội. Có như vậy, hình phạt được áp dụrm mới đạt được tính hiệu quả trong trừng trị cũne như phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực này.

Trong giai đoạn trước đây, khi các hành vi vi phạm của pháp nhân thương mại chi bị xử lý bàng các chế tài dân sự cũng như hành chính thì tác dụng răn đe và phòng ngừa đối với họ không cao. Việc áp dụng hình phạt được quy định trong BLHS đối với các pháp nhân thương mại khi bị truy tố về hành vi phạm tội cùa mình sẽ đàm bào việc thực thi pháp luật nghiêm minh hơn, quyết liệt hơn. Tuy nhiên, khác với việc áp dụng hình phạt đối với cá nhân phạm tội, việc áp dụng hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội dược áp dụng bàng các hình thức như: phạt tiền, đình chi hoặc tạm đình chỉ hoạt động cũng như các hình phạt bổ sung khác liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của một tổ chức doanh nghiệp... Mặc dù hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại theo quy định tại Điều 75 BLHS phải đảm bảo đủ các yếu tố cấu thành, phải do ý chí của người hoặc nhóm người đại diện cho pháp nhân thực hiện nhàm đàm bão lợi ích cho pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, đó không hẳn là ý chí của những cá nhân hay nhóm cổ đông đại diện còn lại của

o

HỌC VIỆN Tư PHÁP

doanh nghiệp. Khi áp dụng hình phạt đối với pháp nhân thương mại - doanh nghiệp dó - sẽ gián tiếp gây ra nhừrm thiệt hại cho họ mà không đem lại ý rmhĩa trừng phạt thực sự cùa pháp luật hình sự. Hơn nữa, phai kể đến nhữnu rmười lao động, nhìrrm neười có quyền lợi liên quan đang làm việc trong pháp nhân thương mại phạm tội đó. bị chịu những tác động và ánh hường tiêu cực không hề nhỏ từ hình phạt đối với pháp nhân tổ chức nơi họ làm việc. Giải quyết vấn đề thực tiễn này hoàn toàn không đơn giản khi áp dụng hình phạt dôi với đối tượng và loại tội phạm liên quan đến pháp nhàn thương mại.

2. Những vấn đề đặt ra của việc áp dụng trách nhiệm hinh sự đối với pháp nhân thưong mại khi Bộ luật hinh sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật

2.1. Giải thích cltíttlì tliức luật hình sụQuá trình điều tra, truy tố, xét xứ đôi với

các đối tượng là pháp nhân Ihưưng mại theo quy định của BLHS 2015 chắc chắn không thể tránh khỏi các khó khăn, vướng mắc do một số quy định cụ thể có thể hiêu theo nhiêu cách khác nhau, thậm chí tồn tại các quy định mâu thuẫn nhau, do đó, cơ quan có thâm quyền giải thích pháp luật cần sớm có vãn bàn giải thích pháp luật đối với các nội dunq của BLHS 2015 liên quan đến TNHS của pháp nhân thương mại.

2.2. Những vấn đề cần phải đirợc hướng dẫn cụ the của Cơ quan có tham quyển

- về vấn để đồng phạm giữa người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội.

Khoản 2 Điều 75 BLHS 2015 quy định việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Quy định này làm phát sinh một vấn đề là cá nhân và pháp nhân thương mại là những đối tượng phạm pháp hình sự với cùnsi một khách thể thì có được coi là đồng phạm hay không? Xác định lỗi và vai trò của cá nhân và pháp nhân thương mại trong một hành vi phạm tội của pháp nhân thươne mại

như thế nào? Trong một vụ phạm tội cua pháp nhân thươna mại thì cá nhân sẽ phai chịu trách nhiệm về cùng một tội danh hay sẽ bị xừ lý theo tội danh khác? Tội danh khác đó. nếu có, là tội gì? Trorm trường hợp bị xét xứ cùng một tội danh thì có xem xét vấn đề đồng phạm hay không? Trong trường hợp cá nhân bị truv cứu TNHS với cùng hành vi đó về một tội danh khác thì nguyên tắc xử lý hình sự “cùng một hành vi phạm tội không được truy cứu hai tội danh” sẽ được xem xét thế nào?

- về khái niệm hành vi và ỷ thức cùa người phạm tội và pháp nhân thưưng mại phạm tội.

Khái niệm về tội phạm được quy định tại Điều 8 (BLHS) 2015, theo đó, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tronc Bộ luật hình sự. do người có năne lực trách nhiệm hình sự (TNHS) hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xàm phạm khách thể được BLHS bảo vệ. Như vậy. ngoài đối tượng truyền thống, được quy định từ suốt 70 năm qua về khái niệm người có năniỉ lực trách nhiệm hình sự, tức “cá nhân” . BLHS 2015 đã bồ sung thêm một đối tượng là “pháp nhân thương mại” cũng có thể phải chịu TNHS.

Có nhiều quy định của BLHS 2015 cho thấy khái niệm “người phạm tội” trong BLHS 2015 chi dùng để chi “cá nhân phạm tội" chứ khônu bao hàm '"pháp nhân thương mại phạm tội”, chảne hạn quv định về cơ sở của trách nhiệm hình sự (Điều 2). nguyên tắc xử lý (Điều 3). khái niệm hình phạt (Điều 30), mục đích hình phạt (Điều 31), các biện pháp tư pháp (Điều 46) ... Các nguyên tắc xử lý đôi với "người phạm tội” (khoản 1 Điều 3) được quy định tách biệt so với nguyên tắc xử lý đôi với "pháp nhân thương mại phạm tội” (khoán2 Điều 3). Các hình phạt đối với người phạm tội được quv định thành một điều luật riêng (Điều 32) và các hình phạt đổi với pháp nhân thương mại cũng được quy định thành một điều luật riêng (Điều 33).

o

sỏ iháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

Việc áp dụng quy định của EÌLHS đối với pháp nhân phạm tội được quy định tại Điều 74 BLHS, theo đó, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương XI- Nhữnu quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội;

Từ định nghĩa về tội phạm tại Điều 8 được trích dẫn ở trên có thể thấy rầng, pháp nhân thương mại bị coi là phạm tội khi nó thực hiện “hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách co ý hoặc vô ý” xâm phạm các khách thê được BLHS bào vệ. Tuy nhiên, khái niệm về "cố ý phạm tội” tại Điều 10 BLHS và khái niệm về “vô ý phạm tội” tại Điều 11 BLHS lại chỉ có thể áp dụnu đối với '"người phạm tội”. Như vậy, không thể căn cứ vào Điều 10, Điều 11 BLHS 2015 để xác định khi nào hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại được coi là “vô ý phạm tội”, khi nào được coi là “cổ ý phạm tội”. Đây là một trong những trở ngại về lý luận khi định tội đối với pháp nhân thưong mại. Ngoài ra, cô ý hay vô ý là thuộc phạm trù ý thức, một “pháp nhân thương mại” có thể được coi là có ý thức hay không cũng là một vấn đề gây tranh cãi. Ngoài ra, những gì có thể được coi là hành vi của một pháp nhân trong khi mọi hoạt động của pháp nhân đều phải thực hiện thông qua những con người cụ thê.

Nếu theo tinh thần của BLHS 2015, pháp nhân thương mại có thể thực hiện được các hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách cổ ý hoặc vô ý thì vấn đề cần đặt ra ở đây là: Tại sao lại phải giới hạn các tội phạm mà pháp nhân thương mại có thể phải chịu TNHS? Tại sao không phái là bât cứ tội phạm nào mà pháp nhân có thê thực hiện? Ví dụ như các tội danh xâm phạm đên tính mạng sức khòe của con người...

2.3. Công lác tăng cường nâng cao năng lực nhận thức cho người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án mà pháp nhân là chủ thể tội phạm.

Việc nâng cao năng lực nhận thức và trình độ cho những người tiến hành tố tụng là

9?flí|ề SSnẬt

điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi đưa vào áp dụng chế định mới về trách nhiệm hình sự pháp nhân. Nhằm giảm thiểu những bất cập trong khâu truv tố xét xử đối với loại tội danh mới này cũng như giúp các cơ quan tiến hành to tụng thực hiện đúng quy định pháp luật, cần tổ chức các buôi hội thảo, các lớp tập huấn cho từng nhóm đối tượng níìười tiến hành tố tụng như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán làm công tác xét xử án hình sự. Thông qua đó, cần bổ sung cũng như chia sẻ những kiến thức, quy định mới hướng đến sự thống nhất trong cách hiểu, thống nhất trong quan điểm áp dụng pháp luật, đặc biệt là hoạt động định tội và đánh giá vai trò của những người đại diện theo pháp luật, giám đốc, tông giám đốc của pháp nhân đối với hành vi phạm tội mà pháp nhản phải chịu trách nhiệm hình sự. Mặt khác. Tòa án nhân dân tối cao cần kịp thời nghiên cứu, giải đáp các thẳc mắc trong công tác áp dụng pháp luật của các Tòa án địa phương đồng thời tồng kết các kinh nghiệm trong toàn ngành. Khẩn trương lựa chọn các bản án xét xử đối tượng pháp nhân thương mại phạm tội để làm án lệ.

Nói chung, khái niệm về tội phạm cũng như những quy định về chế tài và hình phạt đổi với tội phạm là pháp nhân thương mại được quy định trong BLHS sửa đồi 2015 là vấn đề mới của pháp luật hình sự Việt Nam. Để việc triển khai áp dụng pháp luật vào cuộc sống trong thời gian tới đòi hỏi phải có sự hoàn thiện hệ thống các vãn bản hướng dẫn cùa các nhà lập pháp; sự nắm bắt hiêu biết một cách thấu đáo của các cơ quan tiên hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tô và xét xử đối với loại hình chủ thể mới cúa tội phạm là pháp nhân thương mại. c ần phải có những chương trình nghiên cứu, tổng hợp và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng của các nước trên thế giới đối với loại tội phạm này, từ đó mới đàm bảo pháp luật thực sự đi vào cuộc sổng./.

©

HỌC VIỆN Tư PHÁP

NHỮNG VÁN ĐỀ PHÁP LÝ VÈ TỤ 1)0 LựA CHỌN TRỌNG TÀI VIÊN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG ĐỘI NGŨ

TRỌNG TÀI VIÊN Ở VIỆT-NAM HIỆN NAY • • •

ThS. Trần Viết Long'

1. Những vấn đề pháp lý về tự do thỏa thuận lựa chọn trọng tài viên và thực trạng đội ngũ trọng tài viên ỏ’ Việt Nam hiện nay

Hiện nay, về đội neũ trọng tài viên, tính đến tháng 4 năm 2015, cà nước có 306 trọng tài viên. Tronu đó, Trurnỉ tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) có 149 trọng tài viên, chiếm gần 50% tổng số trọníỉ tài viên tronu cả nước. Theo số liệu thống kê, sổ lượng trọng tài viên là Giáo sư, Phó giáo sư chiếm 12%; số lượng trọng tài viên có trình độ tiến sv chiếm 30,7%; sổ lượng trọng tài viên có trình độ thạc sỹ chiếm 17,3°/<r trên tổng số trọng tài viên ở Viêt Nam.

về trình độ chuyên môn, hầu hết các trọng tài viên đều có bàng tốt nehiệp đại học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau; đồng thời đang đảm nhiệm các công việc trong các lĩnh vục khác như luật sư (số luật sư là trọng tài viên của VIAC chiếm 29%), luật gia (số luật gia là trọng tài viên của VIAC chiếm 15%), kỹ sư. chuyên gia thươníỉ mại quốc tế (số chuyên gia thương mại quốc tế là trọng tài viên của VIAC chiếm 22%)... Phần lớn sổ trọng tài viên là giáo sư, tiến sỹ vừa kiêm nhiệm công việc trong các cơ quan Nhà nước và thực hiện hoạt động trọng tài ờ các Trung tâm trọng tài. đặc biệt VIAC còn có đội ngũ trọng tài viên là níỉirời nước ngoài đang hành nghề tại Trung tâm. Hiện nay, VIAC có 16 Trọng tài viên là người nước ngoài3.

Nhìn chung, đội ngũ trọng tài viên đều có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm trong nhiều

lĩnh vực. đặc biệt là các lĩnh vực sôi động trong bối cảnh hội nhập quốc tế như bảo hiểm, thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài và xuất nhập khâu. Nhiều trọng tài viên bên cạnh có trình độ, kiến thức chuyên môn còn sử dụng thành thạo neoại ngữ là điều kiện thuận lợi đê tham gia vào việc giải quvết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài và các vụ việc tranh châp quốc tế.

Công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỳ năng tư vấn. kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại cho Trọne tài viên cũng đã được các Trung tàm trọng tài quan tâm và thực hiện thường xuyên. Trung tâm trọng tài VIAC còn có những chươne trình bồi dưỡng liên kết với các tổ chức trọng tài nước ngoài cho trọng tài viên của minh.

Luật trọng tài thương mại 2010 quy định tiêu chuẩn dể trở thành trọng tài viên: “a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định cùa Bộ luật dân sự; b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên; c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điêm b khoản này, cũng có thề được chọn làm Trọng tài viên.”4.

Tuy nhiên, một sổ trường hợp đạt các tiêu chí nêu trên nhưng không được làm trọng tài viên, đó là: “a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên. Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiêm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi

1 Trường Đại học Luật - Đại học Huế2 Bộ tư pháp, Báo cáo sơ kết 04 nclm thi hành luật trọng tài thương mại, 2015, Tr. 033 Bộ tư pháp, Báo cáo sơ kết 04 năm thi hành luật trọng tài thương mại, 2015, Tr. 034 Khoán 1 Điều 20 Luật trọng tài thươn? mại 2010

o

hành án; b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bàn án nhưng chưa được xóa án tích”5. Luật trọng tài thương mại 2010 cũng cho phép các trung tâm trọng tài được nâng cao chất lượng trọng tài viên phù hợp các tiêu chí và định hướng phát triển cúa trung tâm mình.

Thực tế, đội neũ trọng tài viên phần lớn hoạt động kiêm nhiệm, do đó, chưa thực sự chuyên tâm, chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động trọng tài. Một số Trọng tài viên là luật sư hành nghề coi hoạt động trọng tài như một hình thức bổ sung cho hoạt động luật sư; một sổ đối tượng khác đang công tác ở các cơ quan nhà nước thì coi việc trờ thành trọng tài viên như một công việc làm thêm của mình đã làm ảnh hưởng tới tính chuyên nghiệp của hoạt động trọng tài.

về sự chênh lệch kiến thức chuyên môn, kỹ năng tố tụng của trọng tài cũng là một vấn đề cần quan tâm trong giải quyết tranh chấp thay thế. Hạn chế này làm bộc lộ tính chưa chuyên nghiệp cùa một số trọng tài viên. Một số trọng tài viên chưa được trang bị kiến thức pháp lý cơ bàn, còn yếu về trình độ chuyên môn, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, thiếu kiến thức về thương mại quốc tế và lúng túng trong quá trình tham gia tô tụng trọng tài. Ngoài ra, một bộ phận đội ngũ trọng tài viên Việt Nam hiện nay còn yếu về trình độ ngoại ngữ và hạn chế trong việc cập nhật kiến thức thương mại quốc tế.

v ề tiêu chuẩn trọng tài viên hiện nay, pháp luật một sổ nựớc trên thế giới không quy định tiêu chí trọng tài viên. Ví dụ như Luật trọng tài thương mại Thụy Điển không có quy định về điều kiện đáp ứng để trở thành trọng tài viên mà chỉ quy định các trường hợp không được làm trọng tài viên. Ờ Việt Nam, tiêu chuân cùa trọng tài viên được quy định cụ thể tại Điều 20 Luật trọng tài thương mại 2010. Tuy nhiên xuất phát từ thực tiễn cần bàn luận về một số vấn đề

SỐ tháng 7/2016 - N ăm thứ Mười Một

9?flí|ề **uật

liên quan đến điều này. Có ý kiến cho rằng, nếu quy định về tiêu chuân trọng tài viên như điều 20 Luật trọng tài thương mại 2010 còn quá chung chung. Ngược lại, có ý kiến cho ràng quy định như vậy là phù hợp. Theo quan điêm cùa tác già nên khái quát cụ thè việc quy định tiêu chí của trọng tài viên. Ví dụ, tại điểm b khoản 1 điều 20 quy định trọng tài viên phái có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trờ lên. Quy định này có tính ràng buộc nhàm nâng cao năng lực cũng như kinh nghiệm giải quyết tranh chấp cho trọng tài viên. Đối với tranh chấp phát sinh, khi lựa chọn trọng tài viên các chủ thể tranh chấp đều mong muốn Hội đồng trọng tài là những trọng tài viên đù tài, đù tâm, khách quan. Thực tế, các trọng tài viên chủ yếu là nhà làm luật, có thể họ công tác tại các trường đại học đảm nhận chuyên môn về luật, các viện nghiên cứu pháp lý, hoặc các luật gia, luật sư ... Như vậy, thực tiễn cho thấy các trọng tài viên được đào tạo trong khoa học pháp lý có nhiều lợi thế về việc giải quyết tranh chấp bàng trọng tài.

Theo quy định của Luật trọng tài 2010 thì ngoại ngữ không bắt buộc đối với tiêu chuân trọng tài. Tuy nhiên, xét về quá trình hội nhập kinh te quốc tế, việc giao dịch thương mại cỏ yếu tố nước ngoài không thể thiếu đối với một quốc gia. Nếu chúng ta không xây dụng tiêu chí về chuẩiỊ mực ngoại ngữ đối với trọng tài viên, có thể sẽ mất cơ hội và chi phí cho tranh tụng trọng tài. Mặt khác, đội ngũ trọng tài viên nước ngoài có xu hướng tham gia giải quyết tranh chấp đa quốc gia nên khả năng mất “thị trường” là rất có thể nếu không đáp ứng được nhu cầu cùa các bên về yếu tố ngôn ngữ. Vì vậy, dưới góc độ nghiên cứu. tác giả đề xuất cần xây dựng bộ tiêu chuẩn cao hon đối với trọng tài viên được luật hóa trong quy định cùa nhà nước bàng văn bản quy phạm pháp luật.

5 Khoản 2 Điều 20 Luật trọng tài thương mại 2010

e

HỌC VIỆN Tư PHÁP

2. Một sô giải pháp CO' bán nhắm nâng cao chất luọTig đội ngũ trọng tài viên ở Việt Nam trong thòi gian tới

Luật trọng tài thương mại Việt Nam 2010 đã quy định các tiêu chuẩn về trọng tài viên. Tuy nhiên, thực tế cũng phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến trọng tài viên làm cho phán quyết trọng tài chưa thực sự thể hiện được ý chí thống nhất giữa các bên. Vì vậy, để trọng tài viên có được cơ hội thể hiện năng lực cùa minh trong vụ việc giải quyết tranh chấp cần khắc phục các quy định về trọng tài để đảm bảo được niềm tin đối với chủ thể tranh chấp. Vì vậy, theo tác giả, về trọng tài viên cần có các giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả trontỉ giải quyết tranh chấp hiện nay như sau:

Thứ nhất, cần có các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trọng tài viên hàng năm. Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kỹ năng giải quyết tranh chấp cho đội ngũ trọng tài viên trong các lĩnh vực chuyên môn chuyên sâu như đầu tư, thương mại quốc tế, tài chính, ngân hàng...

Thứ hai, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động cùa trọng tài thương mại theo hướng tăng cường năng lực quản lý, điều hành của các Trung tâm trọng tài; có chính sách thu hút đội ngũ trọng tài viên quốc tế và các chuyên gia, luật sư trong nước giỏi về chuyên môn. thành thạo ngoại ngữ tham gia giải quyết tranh chấp trọng tài.

Thứ ba, nghiên cứu, triển khai quy định cua Luật trọng tài thương mại về việc thành lập Hiệp hội trọng tài thương mại nhằm tập hợp đội ngũ trọng tài viên toàn quốc trong việc xây dựng, ban hành và triển khai Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Trọng tài viên; thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trọng tài, chia sè kinh nghiệm thực tiễn tố tụng trọng tài, tổ chức đào tạo đội ngũ trọng tài viên, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, pháp luật nên quy định tiêu chuẩn “cứng” về trọng tài viên trên nền tảng trọng tài viên phải trung thực, khách quan và chịu trách

nhiệm hoàn toàn với phán quvết cúa mình đổi với hoạt động xét xử vụ việc. Đẻ báo đám tính an toàn và khách quan cho các bên, đối vói các hợp đồng có giá trị kinh tế lớn, các bèn tranh châp cân thỏa thuận trọng tài viên cụ thê đê có căn cứ giải quyết tốt các tranh chấp, v ề quốc tịch cùa chủ tịch Hội đồng trọng tài cần được các bên cân nhác để tạo niềm tin cho khách hàng. Theo tác giá. đối với các tranh chấp thì quôc tịch của chủ tịch Hội đồng trọng tài khác với quôc tịch của hai trọng tài viên đại diện cho hai bên tranh chấp.

Ngoài ra. theo tác giả cần bồ sung quy định về trọng tài phải được đào tạo qua chuyên môn luật đê đam bảo tính hiệu quá trong giải quyêt tranh châp. Theo đó, đè phát triển trọng tài theo xu hướng hội nhập thì tiêu chuẩn về ngoại ngừ nên được quy định trong luật trọng tài đối với trọng tài viên phải có bàng đại học ngoại ngừ hoặc chứng chỉ do cơ sở nước ngoài cung cấp về kỳ năng nghe, đọc, nói và viết thành thạo nhàm nâng cao chất lượng và uy tín cho trọng tài Việt Nam trong thời gian tới.

3. Kết luậnXây dựng pháp luật luôn cần tính tới môi

trường chính trị, đặc tính riêng biệt cùa mỗi hệ thống pháp luật cũng như điều kiện kinh tế, văn hóa. xã hội mỗi quốc gia. Trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý về trọng tài, những quy định phù hợp ở nước ngoài hoặc thực tiễn áp dụng ở Việt Nam rất cần được kế thừa áp dụng. Như vậy, có thể khẳng định ràng với một thời gian phát triển, đội ngũ trọng tài thương mại ờ nước ta đã có nhũng chuyển biến tích cực tronu năng lực, nhận thức và thực tiễn. Nó được định hình qua việc các vụ việc được giải quyết bàng trọng tài được nhiều hơn, ý thức độc lập lựa chọn giải quyết các xung đột được các bèn tranh chấp coi trọng hơn khi lựa chọn giải quyết bằng trọng tài thay thế cho tòa án. Vì thế, việc xây dựng lộ trình cũng như hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng tạo dựng được vị thế của trọng tài trong quá trinh hội nhập quốc tế./.

o

s ố tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

9?flí|c ^ I iậ t

V A I T R Ò C Ủ A B Á O C H Í T R O N G K IE M s o á t v i ệ c T H ự C h i ệ n Q U Y Ề N H À N H P H Á P C Ủ A C H Í N H P H Ủ Ở V I Ệ T N A M

V ai trò cúa báo chí trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ciia Chính phù.

Theo nguyên lý chung về tổ chức quyền lực nhà nước thì quyền lực Nhà nước được phân chia thành ba nhánh quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, quyền hành pháp được hiểu là ‘'quyền của nhà nước, trong đó các cơ quan nhà nước có tham quyền chù động thi hành các chủ trương, chính sách đã được thông qua hoặc pháp luật đã được ban hành”2. Theo quy định của Hiến pháp 2013 thì quyền hành pháp trong Nhà nước ta được thực hiện thông qua hệ thống cơ quan hành chính nhà nước mà đứng đầu là Chính phủ. Chức nãng hành pháp của Chính phủ được thể hiện ở ba mặt hoạt động là: đề xuất chính sách và dự thảo luật đề Quốc hội thông qua; bào đảm chính sách và pháp luật được thi hành trên thực tế và thiết lập trật tự công trong các lĩnh vực cần sự can thiệp cùa Nhà nước vì lợi ích công và duy trì trật tự côrm đó (chính là hoạt động lập quy của Chính phù).

Cốt lõi cùa bất kỳ nền dàn chù nào là sự tham gia có ý nghĩa và tích cực của người dân vào các quyết định của Nhà nước. Do đó, công khai, minh bạch hoạt động thực thi quvền lực nhà nước và bào đảm tự do thông tin, tự do báo chí là những điều kiện quan trọng để nhân dân thực hiện quyền làm chù của mình. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, báo chí được phép hoạt

ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương'

động tự do và không phái chịu sự hạn chế nào từ phía nhà nước3. Theo đó, chính quyền không có quyền kiểm tra, giám sát hay rút gọn những nội dung mà báo chí đưa tin, cũng như giám sát hoạt động cùa các nhà báo. Ở Hoa Kỳ, Chính phủ không câp phép cho các nhà báo hay kiêm soát nguồn cung cấp giấy và mực in4.

Với tư cách là nhánh quyền lực thứ tư, các phương tiện truyền thông đại chúng đóng một vai trò quan Irọng trong quá trình kiếm soát việc thực hiện quyền lực Nhà nước: không chỉ thông báo cho công chúng biết các nhà lãnh đạo của mình đang làm gì; mà quan trọng hơn còn tham gia giám sát, phản biện hoạt động cùa Chính phù5.

Ở các nước dân chù tư sàn, các phương tiện truyền thông, báo chí vô cùng đa dạng, phong phủ về chùng loại, hình thức sở hữu và hoạt động tự do nên có thể đi sâu khám phá, phơi bày mọi ngóc ngách đời sống xã hội. Chính nhờ vậy báo chí đã tăng cường nhận thức của người dân về các vấn đề chính trị, xã hội, tạo công luận phản ứng trước các vấn đề bức xúc trong quá trình thực thi chính sách của Chính phủ, do đó, buộc các Chính phủ phải nghiêm túc thực thi pháp luật và ban hành các quy định, chính sách phù hợp với lòng dân. Báo chí là công cụ, phương tiện hữu hiệu của nhân dân để kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và quyền hành pháp cùa Chính phủ nói riêng.

1 Khoa Luật Mành chính, Đại học Luật Huế

- Xem :Ts. Tô Văn Hòa (2014), “Moi quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp theo tinh thần Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam năm 2013 ”, Tạp chí Luật học, số Đặc san tháng 9 năm 2014, tr.34.

> Xem: Điều luật Bổ sung số một, Dự luật về các quyền, Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1791 quy định: "Quốc hội sẽ không đưa ra luật nào hạn chế tự do ngôn luận hay tự do báo chí....4 Xem: N icolas Johnson (2001), “Xác định lãnh địa cùa quyền lực thứ tư ” , Báo chi và Đạo đức, h ttp :// vietnammese.vietnam.usembassy.gov truy cập ngày 19/2/2016.5 Xem: N icolas Johnson (2001), “Xác định lãnh địa cùa quyền lực thứ tư", Báo chí và Đạo đức, h ttp :// vietnammese.vietnam.usembassy.gov truy cập ngày 19/2/2016.

o

ịỊỞ nước ta, báo chí được xác định là tiếng

nói của Đảng, của Nhà nước, của các tô chức đoàn thể, đồng thời là diễn đàn xã hội. diễn đàn của nhàn dân. Trong văn kiện Niĩhị quyết Trung ươnc 6 lần hai khóa VIII. Đanu Cộrm sàn Việt Nam đã chính thức công nhận báo chí và truyền thông dại chúng là một trong bôn hệ thống giám sát xã hội: “Ve thực chất, đó là sự xác định và đề cao hơn quyền dân chú của nhân dân, đồng thời trao cho nhân dàn công cụ sắc nhạy (báo chí) trong việc thực hiện quyền giám sát xã hội của mình"6. Đồng thời. Hiến pháp 2013 đã ghi nhận quyền tự do báo chí cua công dân tại Điều 257. Luật Báo chí hiện hành8 đã có những quy dịnh thể hiện rõ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cùa công dân: "Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí. quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bào hộ; không ai được lam dụng...(khoản 2 Điều 13 Luật Báo chí năm 2016). Báo chí không bị kiêm duyệt trước khi in. truyền dần và phát sóng. Luật Báo chí năm 2016 dà dành hẳn một chương quy định quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận theo tinh thần Hiến pháp 2013. (chương II)

Ờ nước ta hiện có 845 cơ quan báo chí in với 1.118 ấn phẩm, một hãng thônu tấn quốc gia, 67 đài phát thanh - truyền hình, số lượng các kênh chương trình phát thanh - truyền trình quảne bá là 179 kênh, số lượng dơn vị cung cấp truyền hình cáp là 33 đơn vị, 98 cơ quan báo chí điện tử và 1.525 trang thông tin điện tử tồng hợp; 420 mạng xã hội được phép hoạt động với lượng truy cập rất cao. ảnh hường ngày càng lớn về thông tin9.

Trước sự phát trièn của khoa học công nuhệ và việc bào đàm tự do báo chí ờ Việt Nam. các phương tiện truyền thông, báo chí đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cua nhàn dân trong việc kiểm soát việc thực hiện quyển hành pháp của Chính phu. xét trên các phương diện sau:

Thứ nhát, Báo chí có vai trò quan trụng trong cung cấp thông tin. lù lực lượng tiên phong trong cuộc chiến chung tham nhũng và tiêu cực. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, báo mạng, mạng xã hội...), báo chí thông tin đến nhân dân về hoạt động cùa Chinh phú cũng như các công chức công tác trong lĩnh vực hành pháp. Các thông tin mà báo chí cuniỉ cấp là kênh tham khảo phò biến, quan trọng cua người dân tronu việc đánh giá hiệu quá hoạt động cùa các cơ quan và còng chức hành pháp

Trong quá trinh thực hiện chức năntỉ truyền tải thông tin của mình, báo chí đã trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc chiến chống tham nhũng và lãng phí. Trong những nãm qua, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc tố giác, đưa nhiều vụ tiêu cực. tham nhũng ra ánh sáng, điển hình là: vụ Mai Văn Dâu; vụ PMU 18; vụ Dề án 112- Chính phu điện tứ; vụ Lã Thị Kim Oanh; vụ chia chác đất đai ờ Đồ Sơn; những tiêu cực của cảnh sát giao thông trên Quốc lộ 1A trên địa phận Đồng Nai những năm 2003- 2004; vụ án tham nhũng tại Vinashin. Vinalines.. .Theo đó. hàng loạt quan chức thậm chí có người nắm giữ chức vụ cao đã bị tố giác. Điều đó cho thấy báo chí có vai trò quan trọnu trong việc thúc đay điều tra của chính quyên đổi với các hành vi tham nhũng. Vì vậy có thể nói ràng, tố giác các quan chức năng tham nhũng là tác động hiệu quà nhất mà truyền thônu có thể làm đê ngăn chặn hành vi sai trái.

HỌC VIỆN TƯ PHÁP "

6 Xem: Nguyễn Văn Dùng, Nàng cao nãng lực giám sát xa hội CIÌCỈ báo chỉ, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 2. tr 29.7 Xem: Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin ...”

8 Luật Báo chí năm 2016 (có hiệu lực từ níiày 1/1/2017)9 Xem: Ts.Trương M inh Tuấn (2015), Tự do bảo chí không phai là vô hạn , http: v ietnam net.vn/vnchinh- tri/242115/tu-do-bao-chi-khong-phai-la-vo-han.htm l truy cập ngày 19/2/2016

o

Cũng từ quá trình giám sát này, truyền thông đại chúng đã cánh báo với nhà nước về những sở hớ, yếu kém, những khoảníỉ trống trong quán lý nhà nước, đồng thời khang định tính cáp thiết cúa việc phòng chống tham nhũng nhàm củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước, vào chế độ10.

Thứ hai, báo chí đã góp phần tăng cường ỷ thức giám sát cúc cơ quan nhà nước của người dân. Thông qua việc cung cấp thông tin vê hoạt động quản lý nhà nước, báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường nhận thức cùa người dân trong lình vực chính trị xã hội. Từ việc theo dõi thông tin mà báo chí cung cấp, người dân nắm bắt được hoạt động cùa các cơ quan hành pháp ờ trung ương và địa phương cũng như những chính sách mà Chính phù đề xuất. Trên cơ sở đó nhân dân sẽ đánh giá các hoạt động đó có phù hợp với ý chí, nguvện vọng cùa mình, với thực tiễn cùa đất nước và địa phương không và sẽ bày tỏ sự bức xúc đối với những quyết định không đồng tình. Nhờ sức mạnh và sự lan tỏa của báo chí, sự bức xúc cùa người dân trở thành dư luận xã hội. Dư luận xã hội trong những năm qua đã trở thành một động lực thúc đẩy các hoạt động của Chính phủ, buộc Chính phủ và các thành viên cùa Chính phù phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trước nhân dân. Điều này thế hiện rõ qua việc đích thân các Bộ trưởng. Thứ trưởng giải trình, làm rõ các câu hòi, vấn đề đại biểu Quốc hội và cử tri cà nước quan tâm trong các phiên chất vấn của Quốc hội; việc Thù tướng Chính phù trá lời trực tuyến các câu hỏi cùa người dân; việc các quan chức cấp cao cùa Chính phủ, người đứng đầu ủ y ban nhân dân các cấp công khai số điện thoại, hòm thư điện tử để người dàn phản ánh khi phát hiện các vụ việc tiêu cực...

Thử ba, báo chí đã tạo được diễn đàn đê nhân dân cùng tham gia kiểm soát, phan biện

SỐ tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

9 ĩfự )c ìiuậ t

việc thực hiện quyền hành pháp của Chỉnh phù. Ờ Việt Nam, với việc bảo đàm tự do báo chí, truyền thông đại chúng đã tích cực chuyển tài các ý kiến, nhận xét, đánh giá của người dân về quá trình quản lý nhà nước, quá trình thực thi quyền hành pháp cùa Chính phủ. Hình thức phàn ánh tiếng nói của nhàn dàn được thế hiện đa dạng khôniỉ chi trong bài viết của các nhà báo mà còn xuất hiện độc lập trên các chuvên mục, các diễn đàn báo chí (chuyên mục dân hỏi Bộ trưởng trà lời). Truyền thông đại chúne còn thực hiện chức năng phản biện xã hội khi là nơi để nhân dân phản ánh, phê bình nhừnti yếu kém. tiêu cực, vi phạm pháp luật cùa cơ quan thực thi quyền hành pháp và của cán bộ nhà nước công tác trong lĩnh vực hành pháp đế thúc đẩy các cơ quan chức năng bào vệ lợi ích chính đáng cho người dân.

Tuy có nhiều ưu thế nhưng hiện nay các phương tiện truyền thông báo chí cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Thể hiện trước hết là, dù hiện tại hệ thống các tổ chức thông tin đại chúng ở nước ta rất đa dạng và hùng hậu nhung sự tham gia cúa báo chí vào quá trình giám sát quyền lực nhà nước nói chung và Chính phủ nói riêng còn thiếu tính triệt đề, chưa phát huy hết khà năng của mình. Phần lớn các cơ quan báo chí, truyền thông tập trung chú trọng hoạt độnu tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, còn hoạt động với tư cách là cơ quan đại diện cúa dàn, giám sát cơ quan, quan chức trong lĩnh vực hành pháp chưa được coi trọng đúng mức. Điều này được giải thích là do hình thức lỉiám sát này lại phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện như tự do ngôn luận, tự do báo chí, sự kiểm duyệt, chi phổi của hệ thông chính trị, của các cơ quan chức năng đôi với các phương tiện truyền thông đại chúng". Một khó khăn thường thấy trong hoạt động giám sát đó là do

10 Xem: TS. Lưu Văn Quáng (2008), Xây dựng cơ chế kiêm soát quyển lực nhà nước ờ Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số B08-13,, tr. 143.11 Xem: Trịnh Thị Xuyến, Xây dựng cơ chê kiếm soát quyền lực Nhà nước ớ Việt Nam , Luận án tiến sỹ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Ho Chí M inh, 2006, tr 95

©

HỌC VIỆN Tư PHÁP

lo SỢ phiền hà, động chạm, sợ trách nhiệm nên thiếu sự hợp tác từ các cơ quan, tô chức, cá nhân với truyền thông đại chúng. Mặt khác, các nhà báo và các phương tiện truyền thôniỉ đại chúng còn gặp nhiều trở ngại, hạn chế nhat định trontỉ việc tiếp cận. điều tra, xác minh thông tin. Trên thực tế, đã có không ít các vụ việc, hiện tượng tiêu cực được báo chí phàn ánh nhung không có phan hồi hay vụ việc chưa được giải quyết hoặc giải quyết khôrm đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó, báo chí cũng phải dối mặt với một khó khăn trong việc kiêm soát quyền hành pháp của Chính phủ đó là vấn đề đạo dức của người làm báo, rmười đưa tin. Nhiều nhà báo do sự cám dỗ của vật chất và những lợi ích cá nhân đã bị tha hóa. biến chất dẫn đễn đưa tin thiếu tính khách quan, chính xác, trung thực thậm chí là đưa tin sai lệch ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát, làm giảm niềm tin cúa nhân dân đối với tính khách quan cùa báo chí mà các nhà báo bị liên quan trong vụ án Năm Cam là điển hình.

Phát huy vai trò báo chí trong kiêm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.

Có thê thây răng, dù hình thức nhân dân kiểm soát quyền hành pháp tuy đa dạng nhưnu hiệu quả nhất là thông qua các phương tiện truyền thông báo chí. Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quyền hành pháp đặc biệt là trong chiến lược chống tham nhũnt’ của quốc gia. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần làm gì đê khuyến khích và hồ trợ cho báo chí được độc lập, nhàm phát huy vai trò của mình trong kiêm soát quyền hành pháp cùa Chính phủ. Thiết nghĩ, để các phươnu tiện truvền thông báo chí phát huy hon nữa vai trò của mình trong việc kiêm soát việc thực hiện quyền hành pháp ớ nước ta, cần phái thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:

Thừ nhất, cần mạnh dạn nghiên cửu và cho phép phát triên cúc tờ báo do tư nhản s ở hữu. Thực tế ở các quốc gia cho phép tư nhân hóa

các cơ sở truyền thông báo chí cho thấy ràng đây là cách tốt nhất để tăng tính tự chú và năng lực đau tranh chống tham nhũng của truyên thòng. Điển hình như ở Mehico, ní>ay sau khi Chính phu bãi bò quyền kiểm soát nhà nước đối với tất cả các đài truyền hình vào năm 1989 và ngừng kiểm soát nhập khẩu báo chí, các cơ sở truyền thôníi đã trở nên thiện chiến hơn troníí cuộc chiến chổng tham nhũng12. Vì vậy. việc nước ta mạnh dạn nghiên cứu và cời mờ hơn trong việc cho phép phát triển các tờ báo do tư nhân sờ hữu sẽ tóp phan tạo ra không khí tụ do. dân chu rộng rãi trong hoạt động báo chí; những sự kiện, vấn đề quan trọng của quốc gia hay những vấn đề nôi cộm gây bức xúc trong dư luận sẽ dược trao đổi, thào luận, phân tích khách quan trên diễn đàn cùa các phươnu tiện thôntí tin đại chúng đê người dân tìm hiểu. Đồrm thời, từng bước xã hội hóa các truyền thông cũng sẽ góp phần khắc phục những hạn chế mà các phương tiện truyền thông hiện nay đane gặp phái: phụ thuộc vào ngân sách nhà nước nên còn "dè chùng”, nể nang; bị chi phối, kiểm duyệt trong việc cung cấp thông tin. nhất là những thông tin có tính chất nhạy cảm; hoạt động nặng tính tuyên truyền chủ trương, chính sách mà chưa chú trọng đến tạo diễn đàn xã hội của quần chúng nhân dân.

Thứ hai, bảo đàm tự do truyền thông, tự do báo chí gan liền với việc đay mạnh xúy dựng chinh quyển nhà nước công khui, minh hạch ờ Việt Nam. Truyền thông đại chúntỉ có vai trò quan trọng trong việc kiêm soát quyền hành pháp cùa Chính phú, thê hiện qua việc tăng cườnu nhận thức của quần chúng nhân dân về việc kiểm tra, giám sát Chính phủ; cung cấp thônu tin, điều tra và báo cáo các hiện tượng tiêu cực. tham nhũrm của các cơ quan và công chức hành pháp; tạo diễn đàn đê nhân dàn đóng góp ý kiến, phán biện xã hội đối với Chính phủ. Để thực hiện được vai trò này thì đòi hỏi truyền thông, báo chí phải được tự do. Ờ nước

12 Xem: Rod Macdonell và M ilica Pesic, "Vai trò cúa truyền thông trong đấu tranh chốníỉ tham nhũng” , Vai trò của Nghị viện trong hạn chế tham nhũng, The World Bank Washington, DC, tr. 121

ta, tự do báo chí, tự do truyền thông luôn dược ghi nhận thành nguyên tẩc hiến định, dược tôn trọng và bào vệ nhưng các cư chế bào đảm còn chưa đủ mạnh. Vì vậy cần xây dựng các cơ chế bào đàm tự do truyền thông, trước hết là cần đẩv mạnh việc xây dựng chính quyền nhà nước công khai, minh bạch, bảo đàm quyền tiếp cận thông tin.

Thứ ba, cần xây dựng các quy định pháp luật để bào vệ nhà háo, cụ thể là cần sớm ban hành Luật Bao vệ người chong tiêu cực, Rõ ràng rằng, các nhà báo tìm cách vạch trần, phanh phui các hành vi tiêu cực, tham nhũng thường phải đổi mặt với nhiều sự de dọa về thể chất và tinh thần. Vì vậy, việc hào vệ quyền lợi và sự an toàn của nhà báo là điều có ý nghĩa quan trọng để bào đàm cho các nhà báo tham gia tích cực, hữu hiệu trong cuộc chiến chống tham nhũng. Để làm được điều này cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp mà trước hết cần sớm ban hành Luật Bào vệ người chống tiêu cực. Đạo luật này được xây dựng với mục dích là bào vệ những nhân viên trona bộ máy Nhà nước hay những công dân khác trong đó có các nhà báo khỏi sự trả thù khi họ đứng lên tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của các quan chức. Bên cạnh đó, Nhà nước cần xử lý nghiêm khác đối với các cơ quan, công chức nhà nước vi phạm luật báo chí; thiết lập cơ chế bảo vệ và khen thưởng những nhà báo dũng cảm, dám dấu tranh với những sai phạm của bộ máy và công chức nhà nước nhằm đưa sự việc ra ánh sáng. Chính sự bảo vệ, trân trọng cùa Nhà nước dành cho những nhà báo tham gia chống tiêu cực bảo đảm rằng những người có thông tin nêu ra đã sử dụng một cách có ý nghĩa các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của họ.

Thứ tư, cần đặt ra trách nhiệm giải trình của truyền thông. Nguyên tắc xây dựng nhà nước công khai, minh bạch đòi hỏi các quan

SỐ tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

9ìflí|c i*u ậ t

chức Chính phủ có trách nhiệm giải trình về những hoạt động quản lý, điều hành cùa mình thì đồng thời cũng dòi hỏi các nhà báo - lực lượng tiên phong trong cuộc chiến chống tham nhũng, cho việc thực hiện quyền con người, cho sự trung thực và các nguyên tắc dân chú - cũng phải tuân thù nguyên tắc này. Việc yêu cầu các nhà báo có trách nhiệm giải trình cũng nhàm hạn chế tình trạng "báo chí phong bì”, nghĩa là các nhà báo nhận tiền để viết báo làm vui lòng và phục vụ lợi ích của “người đưa phongbì” 13. Đây cũng là cơ sở đế phát hiện và từ đó áp dụng những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các nhà báo lợi dụng quyền hạn của minh để trục lợi hoặc bao che cho những hành vi sai trái hoặc kích động nhân dân chống lại chính quyền.

Cuối cùng, cần nghiên cứu xảy dựng các tổ chức giám sát các phương tiện truyền thông, báo chí. Truyền thông báo chí có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, điều tra các vụ việc tham nhũng, giám sát Chính phủ. Tuy nhiên để tránh sự lạm dụng quyền lực mà truyền thông báo chí có thể gây tổn hại cho chính Nhà nước, tổ chức, công dân nên cần thiết phài xây dựng các tổ chức giám sát báo chí. Việc nghiên cứu xây dựng các tổ chức giám sát báo chí, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền báo chí phát triển như Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, dù tự do báo chí được bào đám nhưng việc giám sát báo chí rất được chú trọng và được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức và dược thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau: Nhừnu tổ chức giám sát ngoài ngành, sự chi trích bên trong ngành truyền thônu, sự phê phán từ hội đồng báo chí, sự phê phán từ những tồ chức nghề nghiệp...Nhờ sự hoạt động tích cực của các tổ chức này nên bảo đảm các nhà báo đưa tin trung thực, khách quan tránh tổn hại đến lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác./.

15 Xem: Rod Macdonell và M ilica Pesic, “ Vai trò cùa truyền thông trong đấu tranh chống tham nhũng” , Vai trò cùa Nghị viện trong hạn ché tham nhũng, The World Bank Washington, DC, tr. 126

o

HỌC VIỆN Tư PHÁP

BÀN VỀ CĂN C ữ KHỞI T Ó v ụ Á N , KHỞI T Ò BỊ CAN TRONG B ộ LUẬT T Ó TỤNG HĨNH s ự IMÃM 2015

1. Khởi tố vụ án là giai đoạn mở đầu cứa tố tụng hình sự (TTHS) trorm đó các chu thê có thẩm quvền theo quy định cua Bộ luật TTHS quy định kiếm tra thông tin, tài liệu thu được, xác định có hay khôníi có dấu hiệu tội phạm đê ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khới to vụ án. Khởi tố bị can là hoạt động áp dụng pháp luật TTHS của cơ quan có thâm quyền trorm đó xác định một người, pháp nhàn đã thực hiện tội phạm để bắt đau tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp cưỡrm chê theo trình tự, thu tục cùa TTHS.

Căn cứ khởi tố vụ án. khởi tố bị can có vai trò quan trọng trong giai đoạn khởi tố.Việc tiên hành khởi tố chi được khởi động nếu xác định có căn cứ khởi tố. Căn cứ khởi tố vụ án, khời tố bị can là cốt lõi của các hoạt động mờ đầu của quá trình TTHS. Việc khởi tố đúng pháp luật hay không phụ thuộc vào căn cứ khởi tố.

2. Căn cứ khởi tố vụ án được quy định tại Điều 143 Bộ luật TTHS năm 2015. Từ quỵ định cùa điều luật trên có thề khẳng định về mặt pháp lý, căn cứ khới tố vụ án hình sự dã được xác định là “dấu hiệu của tội phạm" níỉhĩa là chỉ được khời tố khi đã xác định có dấu hiệu của tội phạm.

Mặc dù đã được quy định cụ thể trong Bộ luật TTHS 2015 nhưng nhận thức và giải thích về căn cứ khởi tố vụ án hình sự hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau: có được những thônu tin thực tế khách quan về hành vi phạm tội2, có sự việc xày ra và sự việc đó có dấu hiệu tội phạm-'; căn cứ để xác định dấu hiệu của tội

ThS. Lưu Thanh Hùng1

phạm4; có dược những thônií tin thực tế khách quan về hành vi phạm tội5.

Theo tác giả, các nhà nghiên cứu đều xuât phát từ lý luận triết học vê cặp phạm trù nội dung - hình thức để phân tích, lý giải căn cứ khởi tố, nhưng do đặt trong mối quan hệ khác nhau và phươniỉ diện tiếp cận khác nhau nèn dẫn đén sự giải thích khác nhau. Trên cơ sớ lý luận chứng cứ và đặt căn cử khởi tố trong môi quan hệ với nguồn tài liệu chứa đựng phàn ánh nó (theo quy định từ khoán 1 đên khoản 6 Điêu 143 Bộ luật TTHS năm 2015) thì căn cứ khởi tố được giai thích là chứní’ cứ chứnu minh (xác định) có dấu hiệu tội phạm. Đặt trong mối quan hệ giữa Luật hình sự và Luật TTHS thì căn cứ khởi tố được giải thích là dấu hiệu cùa tội phạm. Neu đặt trong mối quan hệ giữa chứng cứ với đối tượng chứng minh thì nội dung quy định tại Điều 143 Bộ luật TTHS 2015 cho thấy ràng cơ sở khới tố là nguồn chứng cử, do dó cái được rút ra từ nguồn chứng cứ phải là chứng cứ; dấu hiệu tội phạm (căn cứ khởi tố) là đổi tượng chứng minh, là vấn dề mà chứng cứ có nhiệm vụ phái làm rõ.

Những quan điếm và cách giải thích trên chi có ý nghĩa về lý luận, học thuật. Trong thực tiễn, đối với hoạt động áp dụng pháp luật hai cách giải thích trên đều có thê chấp nhận vì đều làm rõ được nội dung, bàn chất của quy phạm pháp luật về căn cứ khởi tố và đều tạo cơ sờ cho việc áp dụng đúng pháp luật. Dâu hiệu tội phạm được chứng cứ chứng minh (xác định) hay nói ngược lại có chứng cứ xác

1 Trườns Đại học An ninh nhân dânViện nshiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật TTHS Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, tr76.’ Viện thông tin khoa học xã hội ( 1981), Sưu tập chuyên đề nhữn% vắn đề lý luận vè luật hình sự. Luật To tụng hình sự và tộ i phạm học, Hà Nội, trl 544 Viện khoa học pháp lý (1999), Bình luận khoa học Bộ luật TTHS, Nxb TP.HỒ Chí M inh, tr.4635 Viện khoa học pháp lý (2005). Bình luận khoa học Bộ luật TTHS, Nxb Tư pháp, Hà Nội. tr347.

0

s ố tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

định dấu hiệu tội phạm, về bản chất được hiểu giống nhau. Trong quy định của luật về căn cứ khởi tố, nói đến chứng cứ không thể không nói đến đối tượng chứng minh của nó (là dấu hiệu tội phạm) vì nếu không có đối tượng chứng minh thì sẽ không có chứng cứ; ngược lại nói đen dấu hiệu tội phạm cũng không thê không đề cập đến chứng cứ xác định nó, vì dấu hiệu tội phạm không tự bộc lộ mà phải được xác định bàng chứng cứ. Khi giải thích về căn cứ khởi tố nếu tách dấu hiệu tội phạm ra khỏi mối quan hệ với chứng cứ xác định nó sẽ siêu hình, phiến diện.

Trong quy định về căn cứ khởi tố bị can, khoản 1 Điều 179 Bộ luật T tH S năm 2015 đã ghi rõ: “Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can”. Quy định trên phàn ánh rõ hai khía cạnh của căn cứ khởi tố và mối quan hệ giữa chúng, đó là chứng cứ (cần cứ để xác định đối tượng chứng m inh...) và vấn đề cần làm rõ (đối tượng chứng minh - hành vi phạm tội).

Khi giải thích về căn cứ khởi tố vụ án thì vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là hiêu đúng nội dung, phạm vi của quy định “dấu hiệu tội phạm”. Theo tác giả, dâu hiệu tội phạm trong căn cứ khởi tố vụ án quy định tại Điều 143 Bộ luật TTHS năm 2015 được hiểu không hoàn toàn giống các dấu hiệu của tội phạm trong khái niệm tội phạm và dấu hiệu của các yếu tố cẩu thành tội phạm trong lý luận về cấu thành tội phạm.

Các dấu hiệu của tội phạm được rút ra từ khái niệm tội phạm (tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự, tính chịu hình phạt...) là những thuộc tính cùa tội phạm. Các dấu hiệu của tội phạm được rút ra từ khái niệm tội phạm thì một hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi có đủ các dấu hiệu, thuộc tính này nếu thiếu một dấu hiệu nào đó không phải là tội phạm. Dấu hiệu trong cấu thành tội phạm được hiểu là một biểu hiện, một nội dung cùa các yếu tố cấu thành tội phạm (như dấu hiệu

VuẬt

hành vi, dấu hiệu hậu quả... trong mặt khách quan; dấu hiệu lỗi, dấu hiệu động cơ, dấu hiệu mục đích... trong mặt chủ quan của tội phạm .. Trong lý luận về cấu thành tội phạm cũng phải đầy đủ các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm không thể chỉ dựa vào một vài dấu hiệu trong cấu thành tội phạm để kết luận một chủ thể đã thực hiện tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo tác giả, “Dấu hiệu tội phạm” trong căn cử khởi tố vụ án quy định tại Điều 143 Bộ luật TTHS năm 2015 khác các dấu hiệu của tội phạm trong khái niệm tội phạm và dấu hiệu của các yếu tố cấu thành tội phạm trong lý luận về cấu thành tội phạm. Đối với dấu hiệu tội phạm với ý nghĩa là căn cứ khởi tố vụ án phải được hiểu theo nghĩa chung, khái quát. Đó là những biểu hiện, những “khía cạnh” của tội phạm được chứng minh, xác định bàng chứng cứ cụ thể. Sự khác nhau về dấu hiệu tội phạm trong căn cứ khởi tố vụ án hình sự với dấu hiệu tội phạm trong khái niệm tội phạm và dấu hiệu của các yếu tố cấu thành tội phạm trong lý luận về cấu thành tội phạm là ở tính đầy đủ chứ không phải tính khách quan. Khi khởi tố vụ án chi cần xác định biểu hiện tội phạm, chưa cần thiết phải xác định đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm được rút ra từ khái niệm tội phạm và các dâu hiệu trong cấu thành tội phạm. Tại thời điểm ra quyết định khởi tố vụ án chưa yêu cầu xác định ngay ngữời thực hiện tội phạm là ai, hành vi thực hiện tội phạm diễn ra như thế nào. Mặt khác những biểu hiện của tội phạm trong căn cứ khỏi tố là có thật, tồn tại khách quan và đã được xác định (chứng minh). Căn cứ khởi tố vụ án trả lời câu hỏi đặt ra là dựa vào đâu, vào cái gì để quyết định mở cuộc điều tra theo trình tự, thủ tục TTHS. Do đó căn cứ khởi tố vụ án không thể cùng nội dung với căn cứ xác định có tội trong khái niệm tội phạm (xác địrih một hành vi là tội phạm) và trong cấu thành tội phạm.

Căn cứ khởi tố vụ án và căn cứ khởi tố bị can có mối liên hệ chặt chẽ. Việc xác định đủng căn cứ khởi tố bị can, trong nhiều trường hợp là yếu tố góp phần khắc phục những thiếu sót khi

\KCiHỌC VIỆN Tư PHÁP

khởi tố vụ án hoặc góp phần làm cho nhiệm vụ của khởi tố được thực hiện đầy đủ (trường hợp thay đổi quyết định khởi tố, khỏi tố bổ sung).

Khoản 1 Điều 179 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định “Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can”.

Như vậy, khởi tố vụ án và khởi tố bị can có điêm giống nhau, đều là quyết định bắt đầu điều tra công khai theo trình tự thủ tục TTHS nhung khác nhau về thòi điểm, yêu cầu và căn cứ khởi tố. Neu như tại thời điểm ra quyết định khởi tố vụ án chưa yêu cầu xác định ngay người thực hiện tội phạm là ai, pháp nhân nào; hành vi thực hiện tội phạm diễn ra như thế nào thì khi quyết định khởi tổ bị can phải xác định chính xác một người hoặc pháp nhân cụ thê đã thực hiện hành vi phạm tội. Khởi tố bị can không chỉ được tiến hành ở giai đoạn khởi tố vụ án mà còn được thực hiện trong giai đoạn điều tra hay trong giai đoạn truy tố nêu phát hiện có người thực hiện tội phạm.

3. Đe có căn cứ khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát phải thông qua các hoạt động kiểm tra, xác minh thu thập chứng cứ,

. đánh giá sơ bộ để xác định có hay không có một tội phạm tương ứng với một tội danh đã được quy định trong Bộ luật TTHS xảy ra trên thực tế. Khi ra quyết định khởi tổ vụ án hình sự thì không bẩt buộc phải chúng minh đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Thông thường, chỉ cần làm rõ khách thể trực tiếp của tội phạm, các dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan và chủ quan của tội phạm. Vì thế khi xác định có dấu hiệu của tội phạm dù chưa rõ người thực hiện hành vi phạm tội là ai, pháp nhân nào... việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vẫn được tiến hành.

Mặt khác, không phải tất cả các vụ việc sau khi đã xác định có dấu hiệu của tội phạm thì bắt buộc đều phải khởi tố vụ án hình sự. Tội phạm là một hiện tượng xã hội luôn gắn với một thời điểm, một hoàn cành cụ thể, do đó việc khởi tố hay không khởi tổ phải gắn với rất

nhiều các yếu tố như: chính sách hình sự của nhà nước, yêu cầu của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Do vậy, khi khởi tố vụ án hình sự ngoài việc xác định các dấu hiệu của tội phạm, còn phải kết hợp với một số điều kiện như: cơ sở của trách nhiệm hình sự (Điều 3); nguyên tắc xử lý (Điều 3); thời hiệu truy círu trách nhiệm hình sự (Điều 27); miễn trách nhiệm hình sự (Điều 29); tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12) và một số quy định khác ở một số tội danh ở tùng thời điểm cụ thể theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.

Đê xác định căn cứ khởi tố được chính xác, khách quan, cơ quan có thẩm quyền khởi tố cần thận trọng cân nhắc, đối chiếu các dấu hiệu của tội phạm với các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 để xác định chính xác tội danh, hành vi phạm tội cần khởi tố để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Đe khắc phục tình trạng khởi tổ vụ án hình sự không có căn cứ pháp lý, việc khởi tố kéo dài không chứng minh được tội phạm và người phạm tội dẫn đến việc bất oan, bất sai hoặc bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, làm giảm uy tín của cơ quan có thẩm quyền khởi tố với công dân, thì các cơ quan có thẩm quyền khởi tổ phải quán triệt nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc khởi tố. Việc khởi tô phải đảm bảo có căn cứ theo luật định, các quyết định khởi tố phải gửi đến Viện Kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố. Ngoài ra, việc xác định căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can phải dựa trên các nguồn theo quy định tại Điều 143 Bộ luật TTHS năm 2015, cụ thể: Tố giác của cá nhàn; Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; người phạm tội tự thú.

Căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can là vấn đê quan trọng trong pháp luật TTHS. Việc nhận thức sâu sắc căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can là tiền đề triển khai và áp dụng có hiệu quả trong thực tế chế định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Tác giả xin được nêu ra đê cùng trao đôi./.

©

s ố tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

9 Ỉ Ị Ị Í Ị C S i n ậ t

Bảo VỆ NGỤÒI T1EU DÙNG BẰNG QUY ĐỊNH TRÓOJ NMÊM THU HÓI SẢN PHấM KHÔNG ĐẠT CHẤT LUONG ĐÓI VÓI

NHÀ SẢN XUẤT ỏ VỆT NAM MÊN NAY

Đặt vấn đềKể từ sau Đại hội Đàng lần VI (1986), Đảng

ta đã xác định chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có bước tăng trường và phát triển vượt bậc với sự xuất hiện của hàng trăm nghìn doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất các mặt hàng sàn phẩm thiết yếu phục vụ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại rất nhiều hiệu ứng tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tiếp thu và vận dụng có chọn lọc những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới góp phần giúp cho các doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại, người tiêu dùng cũng được tiếp cận vói nhiều sản phẩm có chất lượng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh nhừng mặt tích cực đạt được thì chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu đang trở thành vấn đề lớn, gây bức xúc đối với một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng trong xã hội. Bào vệ người tiêu dùng bang quy định trách nhiệm thu hồi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn đối với nhà sản xuất ờ Việt Nam hiện nay là yêu cầu tất yếu nhàm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa trona việc bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng

1. Những vấn đề cơ bản về quy định trách nhiệm thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng đối với nhà sản xuất

Thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng là một trong số những biện pháp quan trọng góp phần đảm bào loại bò được những sản phẩm không an toàn cho người tiêu dùng ra khỏi thị trường. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ "sản phẩm Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000: sản

ThS. Phạm Văn Phong1

phẩm (product) là kết quả của một quá trình sản xuất, trong đó “quá trình sàn xuất ” là tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác với nhau để biến đổi đầu vào (input) thành đầu ra (output). Sản phẩm được phân thành hai loại chủ yếu: sản phẩm hữu hình như máy móc, thiết bị, nhiên liệu và sản phẩm vô hình như phần mềm máy tính và cả dịch vụ (services). Theo Luật Trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản (Luật số 85 ban hành năm 1994) (khoản 1 Điều 2) thì “sản phãm ” có nghĩa là “động sàn được sản xuất hoặc chế biến Ờ Việt Nam, theo Luật chất lượng sàn phẩm, hàng hóa năm 2007 thì “sản phâm là kết quà cùa quá trình sàn xuất hoặc cung ímg dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng”. Tựu chung lại, có thể hiểu một cách khái quát nhất sản phẩm là các loại hàng hóa, dịch vụ được sản xuất nhàm mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh trên thị trường.

Sản phẩm không đạt chất lượng là một trong số những yếu tố quan trọng để xác định trách nhiệm của người sản xuất khi gây ra thiệt hại về mặt vật chất, tinh thần đối với người tiêu dùng sản phẩm của họ. Sản phẩm không đạt chất lượng là sự khiếm khuyết vật lý làm cho sản phẩm không an toàn hoặc sự khiếm khuyết về mặt thiết kế mặc dù không làm cho sản phẩm trờ nên nguy hiểm nhưng làm cho sàn phẩm không phù hợp với một hay nhiều mục đích nhất định nào đó hoặc việc thiếu cảnh báo hay hướng dẫn để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng sàn phẩm. Trách nhiệm thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng là một loại nghĩa vụ mà pháp luật quy định theo đó tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiến hành loại bỏ hàng hóa không đạt chất lượng ra khỏi quá trình lưu thông trên thị trường, ngăn ngừa người tiêu dùng tiếp cận với hàng hóa không đạt chất lượng và phải gánh chịu những

1 Học viện Hành chính Quốc gia

rủi ro từ việc sử dụng hàng hóa không đạt chât lượng do mình sản xuất, cung ứng. Các sản phâm không đạt chất lượng được thu hồi vừa góp phần giúp bào vệ sức khỏe, tính mạng, tài sàn đối với người tiêu dùng; vừa là giải pháp ứng phó kịp thời với những khuyết tật của nền kinh tế thị trường bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2. Thực trạng công tác hảo vệ ngưòi tiêu dùng bằng quy định trách nhiệm thu hồi sản phẩm không đạt chất lưọng đối với nhà sản xuất ở Việt Nam hiện nay

2.1. Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm thu hòi sản phẩm không dạt chất lượng của nhà sản xuất

Quy định trách nhiệm thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng đối với nhà sản xuất là một biện pháp quan trọng bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng. Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định khi phát hiện hàng hóa khuyết tật, không đạt chất lượng, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm:

Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết đế ngìmg việc cung cấp hàng hóa không đạt chất lượng trên thị trường;

- Thông báo công khai vể hàng hóa không đạt chất lượng và việc thu hồi hùng hóa đó ít nhất 05 sổ liên tiếp trẽn bảo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông với các nội dung sau đây: a) Mô tà hàng hóa phài thu hồi; b) Lý do thu hồi hàng hóa và cành báo nguy cơ thiệt hại do không đạt chất lượng cùa hàng hóa gây ra; c) Thời gian, địa điếm, phương thức thu hồi hàng hóa; d) Thời gian, phương thức khắc phục không đạt chất lượng cùa hàng hóa; đ) Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyển lợi ngirời tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa;

- Thực hiện việc thu hồi hùng hóa không đạt chất lượng đủng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi ph í phút sinh trong quá trình thu hồi;

- Báo cáo kết quả cho cơ quan quàn lý nhà nước về bào vệ quyển lợi người tiêu dùng cấp tinh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa không đạt chất lượng sau khi hoàn thành việc thu hồi;

trường hợp việc thu hồi hàng hỏa không đạt chất lượng được tiến hành trên đ ịa bàn từ hai tỉnh trở lên thì bảo cáo két quá cho cơ quan quản lý nhà nước về bào vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương. ”

Đặc biệt, Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 còn quy định rõ “Tô chức, cả nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa không đạt chắt lượng do mình cung cáp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khóe, tài sản của người tiêu dùng, kê cà khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có loi trong việc phát sinh không đạt chất lượng ”, trừ trường họp quy định tại Điều 24 của Luật này (tức là trừ trường hợp tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa chúng minh được việc không đạt chất lượng cùa hàng hóa không thể phát hiện được với ưình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng).

Sự ra đời của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không làm Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 hết hiệu lực thi hành mà chí là các quy định mang tính chất bổ sung các quy định trong Luật Chất lượng sản phâm, hàng hóa. Chính vì thế, các quy định về thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 được xem là một bước tiến mới giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về ưách nhiệm thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng của nhà sản xuất.

Dựa trên những quy định do Luật bảo vệ quyền lọi người tiêu dùng năm 2010 và Luật Chât lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 thì rất nhiều bộ, ngành đã ban hành các văn bản hướng dẫn quy định về trình tự, thủ tục thu hồi (hoặc triệu hồi) các sản phẩm cùa nhà sản xuất thuộc phạm vi quản lý ừong ngành mình không bảo đảm chất lượng hoặc không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Chẳng hạn, ngày 31 tháng 10 năm 2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bào đảm an toàn. Các hình thức thu hồi thực phẩm nông lâm sản

không bảo đảm an toàn: Thu hồi tự nguyện do cơ sờ tự thực hiện; Thu hồi bắt buộc theo yêu cầu cùa cơ quan kiểm ưa. Cơ sờ phải thực hiện việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra trong các trường hợp: Thực phẩm hết thời hạn sừ dụng mà vẫn lưu thông, bán trén thị trường; Thực phẩm không phù hợp với quy chuân kỳ thuật tương ứng ảnh hưởng đen sức khỏe người tiêu dùng; Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành; Thực phâm bị hư hỏng trong quá trình bảo quàn, vận chuyển, kinh doanh làm sản phẩm không đàm bảo an toàn ảnh hưởng đến sức khòe người tiêu dùng; Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc có chứa tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định. Thực tiễn đã chứng minh, kể từ khi ban hành quy định về thu hồi thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phần nào được cải thiện rõ rệt.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, chế định trách nhiệm thu hồi sản phẩm được vận dụng trong các quy định về triệu hồi các sản phẩm xe cơ giới, xe mô tô, xe gan máy và xe đạp điện. Năm 2012, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư sọ 45/2012/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ mỏi trường trơng sản xuất, lắp ráp xe mỏ tô, xe gắn máy. Cơ sở sản xuất phải triệu hồi các sản phẩm do mình sản xuất, lắp ráp trong các trường hợp: Sản phâm vi phạm các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành bắt buộc áp dụng cho sản phẩm đó; Sản phẩm gây ra nguy hiềm về tính mạng và tài sản do các lỗi kỹ thuật trong quá trình thiết kế, sản xuất, lắp ráp; Sản phẩm dù chưa gây tổn thất về người và tài sản nhưng qua quá trình sử dụng có thể gây nguy hiểm trong một số điều kiện nhất định. Cơ quan quản lý chất lượng căn cứ các quy định, quy chuân kỳ thuật quốc gia hiện hành, các thông tin, kết quả điều tra để xem xét và đưa ra quyết định buộc Cơ sở sản xuất thực hiện triệu hồi sàn phẩm (Điều 11).

SỐ tháng 7/2016 - Năm ihứ Mười Một

9ỉflljc ^uậtViệc ban hành ngày càng đầy đù các quy định

về trách nhiệm thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng của nhà sản xuất ở Việt Nam cho thấy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngày càng coi trọng việc sử dụng biện pháp thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng trong công tác bào vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều này cũng có nghĩa ràng, chế định pháp luật về trách nhiệm thu hồi sàn phẩm không đạt chất lượng của nhà sản xuất ngày càng khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của mình trong hệ thống pháp luật nói chung và trong hệ thống các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng.

2.2. Thực trạng thực thi trách nltiệm thu hồi sắn pltum không đạt chất luợng của nhà sản xuất

Thu hồi hàng hóa không đạt chất lượng là một trong các quy định mới của Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010. Trước khi Luật ra đời, trách nhiệm thu hồi hàng hóa không đạt chất lượng đã được quy định, nhưng chi giới hạn trong một số lĩnh vực như phương tiện vận tải; thiết bị khoa học, công nghệ, thuốc y tế, may mặc... Kể từ khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra đời đến nay, nhiều doanh nghiệp chủ động thu hồi sản phẩm cùa các lĩnh vực như ôtô xe máy, đồ chơi trẻ em, thuốc đánh răng, thực phâm... Điều này thể hiện được ý thức tự giác cũng như trách nhiệm cùa doanh nghiệp đối với người tiêu dùng đã được nâng cao.

VÍ dụ: năm 2014, Apple xác định, những bộ sạc có Model:A1300 đi kèm với iPhone 3Gs, iPhone 4 và iPhone 4S được phát hành đến người dùng từ tháng 10/2009 đến tháng 9/2012 tại 37 quốc gia đã gặp phải lồi quá nóng và gây mất an toàn đến người dùng. Đồng thời bộ sạc A I400 mói được bán rời cũng nằm trong diện đổi trả của Apple2. Apple đã đưa ra thông báo kịp thời cho việc thu hồi và đổi trà lại bộ sạc mới cho người dùng trên 37 quốc gia trong danh sách được đổi trả, trong đó có Việt Nam.

Ngày 05/01/2015, Công ty TNHH Nam Bình- Giày thể thao Prowin kiểm tra định kỳ vật tư sản xuất và phát hiện lô PU may mũ giày nhập

2 Quốc Phan, Đổi trà sạc pin cùa Apple tại Việt Nam: Chì có chinh hãng, Báo điện từ Dân trí, số ra ngày 17/6/2014.

o

HỌC VIỆN Tư PHÁP

ngày 16/12/2015 kém chất lượng. Trong sổ vật tư không đạt chuẩn, Nhà máy đã đưa vào sản xuất ngày 03/01/2015 và cho ra thành phẩm 190 đôi giày đá bóng trẻ em màu xanh bích/vàng chanh. Khi phát hiện sản phẩm không đạt chất lượng đã được bày bán trên thị trường, Công ty TNHH Nam Bình đã đăng tải thông tin công bố xin lỗi công khai trên trang mạng chính thức của doanh nghiệp. Đồng thời khân trương tiến hành thu hồi sàn phẩm không đạt chất lượng của công ty trên thị trường.

Tuy nhiên, thực trạng thu hồi sản phẩm hiện nay cho thấy bên cạnh những hiệu quà tích cực đáng ghi nhận thì một số doanh nghiệp chưa công khai thừa nhận sản phẩm cùa mình không đạt chất lượng. Nhiều nguồn tin (báo chí, người dàn phản ánh...) cho thấy, các sản phẩm trong quá trình sử dụng đã thể hiện lỗi kỹ thuật, ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn của người sử dụng. Nhưng khi giải trình việc không đạt chất lượng này, các doanh nghiệp phần lớn đều tránh thừa nhận đây là lỗi mà thường tìm cách trả lời chung chung, không đi sâu vào vấn đề cụ thể. Hành vi này của doanh nghiệp có thể khiến người tiêu dùng không đánh giá được chính xác tầm quan trọng cùa lỗi kỹ thuật trên sản phẩm, từ đó, có thể ảnh hưởng tới kết quả thu hồi. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện dúng và đầy đủ các yêu cầu về thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Đơn cử như việc các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất vi phạm không thông báo công khai về hàng hóa không đạt chất lượng và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thône. Các doanh nghiệp thường chỉ đăng 1, 2 số hoặc đăng trên nhiều tờ báo khác nhau để tránh sự tập trung của dư luận, trong khi yêu cầu của luật là 5 số báo liên tiếp. Năm 2014, Hãng Canon khi tiến hành thu hồi máy ảnh để thay thế chi tiết không an toàn đã “phớt lờ ” luôn trách

nhiệm báo cáo với cơ quan quàn lý nhà nước vê bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD). Trường hợp việc thu hồi hàng hóa không đạt chất lượne được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì phải báo cáo kết quả cho cơ quan quàn lý nhà nước về báo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Trung ương. Tuy nhiên, khi Canon tiến hành thu hồi máy ảnh Canon PovverShot SX50 HS có các con số thứ nhất và thứ hai từ trái qua cua dãy số seri là “69”, “70”, hoặc “71” và con số thứ sáu của dãy số seri là “ 1 ” vì dòng sản phâm này có miếng đệm cao su nằm ở trước ô kính ngẩm có thể gây kích ứng và phát ban da cho người sư dụng và không báo cáo cơ quan chức năng, không đăng thông tin trên các phương tiện báo chí. Trả lời câu hỏi vì sao Canon tiến hành thu hồi máy ảnh, trong đó có thị trường Việt Nam mà không thông báo rộng rãi trên truyền thông báo chí để NTD biết được việc thu hồi đó và Canon không báo cáo cơ quan chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, Bộ phận quản lý cấp cao của Công ty TNHH Canon Marketing Việt Nam cho rằng: “Canon có thông báo rộng rãi trên kênh “truyền thông chính thứ c” của hãng". Thực tế tìm hiểu của phóng viên, kênh “truyền thông chính thức ” nói tới là vvebsite của doanh nghiệp. Qua trao đôi, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, cho đến nay cơ quan này chưa nhận được thông báo hay báo cáo nào của Canon và dù động thái thu hồi máy cùa hãng này đã diễn ra tới nay gần 05 tháng3.

Mặc dù đã có nhận thức rõ hơn về trách nhiệm thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng, tuy nhiên việc các doanh nghiệp chủ động thu hồi sản phâm còn rất ít. Bởi lẽ. doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc thực thi trách nhiệm thu hồi hàng hóa không đạt chất lượng, chưa ý thức được hậu quả người tiêu dùng có thể gặp phải. Đây là một thực tế mà các cơ quan chức năng cần quan tâm khắc phục để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùnu Việt Nam.

3 Canon chưa làm tròn trách nhiệm san phàm bị thu hòi, Báo điện từ VTC News, số ra ngày 05/4/ 2014

Sô tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

3. Một số giải pháp cơ bản nhắm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo vệ ngưòi tiêu dùng bang quy định trách nhiệm thu hồi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn ở Việt Nam hiện nay

Thứ n/tâí, hoàn thiện pháp luật ve trách nhiệm thu hồi san phâm không đạt chất lượng cùa nhà sàn xuất

Nhà nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Pháp luật giữ vị trí thượng tôn trong xã hội. Chính vì vậy, hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về trách nhiệm thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng của nhà sản xuất nói riêng là yêu cầu hết sức cấp thiết đặt ra trong thời gian tới. Thực tể quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng của nhà sán xuất vẫn xuất hiện một số hạn chế, bất cấp. Chẳng hạn, những quy định nghĩa vụ báo cáo của nhà sản xuất đối với cơ quan chức năng khi thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng vẫn còn thiếu. Ngoài việc báo cáo khi hoàn thành quá trình thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần quy định thêm về nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo từng tuần, từng tháng hay từng quý... tùy theo mức độ cùa vi phạm và tính chât tùng loại sản phẩm. Qua đó góp phần giúp các cơ quan quàn lý nấm được tiến độ thu hồi, số lượng sản phẩm đã được thu hồi, lý do chưa thu hồi hết nếu có từ đó có căn cứ hướng dẫn, xử lý kịp thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Pháp luật Việt Nam hiện tại mới chỉ áp dụng chế tài hành chính đối với các vi phạm về trách nhiệm thu hồi sản phẩm. Tuy nhiên, hình phạt chưa cụ thể hoặc phạt “quá nhẹ ” không đủ để răn đe, mức xử phạt thấp so với lợi nhuận mà nhà sản xuất thu được từ các hành vi vi phạm, cần nâng mức chế tài sao cho đủ sức răn đe đối với các nhà sản xuất khi có hành vi vi phạm là hiệu quả góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm thu hồi sản xuất ở Việt Nam.

Thứ hai, kiện toàn hệ thống cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện quy định thu hoi sán phãm không đạt chát lượng đôi với nhà sàn xuất

Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức thuộc Bộ Công thương có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng* đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ theo quy định của pháp luật. Với công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong Cục quản lý Cạnh tranh có Phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với số lượng chuyên viên chỉ vài người, số lượng nhân sự như vậy quá ít ỏi để đàm bảo điều tra, thông báo trách nhiệm thu hồi sản phẩm cho hàng vạn doanh nghiệp trên cả nước. Ngoài ra, cần không ngừng bồi dưỡng, đào tạo năng cao năng lực, trình độ công chức làm việc trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh. Cục Quản lý cạnh tranh nên tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi trách nhiệm thu hôi sán phâm cùa nhà sán xuât góp phần đẩy lùi tình trạng kinh doanh hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hường đến quyền lợi người tiêu dùng và uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Điều 27, Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 quy định: “Tổ chức xã hội thành lập theo quy định cùa pháp luật và hoạt động theo điểu lệ được tham gia hoạt động bão vệ quyền lợi người tiêu dùng". Thực tế hiện nay các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, còn mang nặng tính hình thức. Chính vì vậy, trong thời gian tới, những cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng phổi hợp, xây dựng cơ chế đế các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam tham gia vào

HỌC VIỆN Tư PHÁP

quá trình xây dựng pháp luật, chính sách, kế hoạch của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan nhàm tăng cường hiệu quả hoạt động thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng, đảm bảo quyền lợi của nuười tiêu dùng4

Thứ ba, đấy mạnh tuyền truyền, phô biến giáo dục pháp luật góp phần núng cao nhận thức cùa người tiêu dùng và nhà sản xuất ve trách nhiệm thu hôi sàn phám

Người tiêu dùng là đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất khi sử dụng những hàng hóa không đảm bảo chất lượng xuất hiện trên thị trường. Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan quàn lý cần xây dựng cơ chê, chính sách họp lý như: Đây mạnh tuyên truyên, phổ biến giáo dục pháp luật góp phần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng từ bị động sang chủ động thông tin cho cơ quan nhà nước, tô chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sàn cùa người tiêu dùng. Đối với nhà sản xuất, cơ quan nhà nước cần định hướng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên quan điểm: Việc thực hiện nghiêm chinh trách nhiệm thu hồi sản phám do Nhà nước quy định là một trong so những công cụ hữu hiệu đê khăng định uy tín và thương hiệu, đồng thời nâng cao khá năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp mình trong giai đoạn mở cửa hiện nay. Bên cạnh đó, nhà sản xuât cần nắm bắt kịp thời thay đổi của pháp luật về những quy định có liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn sản phẩm để từ đó kịp thời điều chỉnh, quán triệt hoạt động sản xuất sao cho hiệu quả nhất, chất lượng nhất.

Thứ tư, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học - kĩ thuật hiện đại [rong quá trình đánh giá chắt lượng sản phâm

Một sản phẩm chỉ bị thu hồi khi sản phẩm đó không đảm bảo chất lượng theo quy định pháp luật đề ra. Tuy nhiên, để đánh giá đâu là

một sản phẩm đạt chất lượng hoặc không đạt chất lượng đòi hỏi cơ quan chức năng cần có thiết bị khoa học, kỹ thuật tiên tiến; hệ thống chi số đo lường cụ thể, chuẩn xác. Trong thực tế quá trình xử lý sai phạm liên quan đên những sán phẩm không đạt chất lượng, cơ quan chức năng tò ra khá lúng túng khi không thể đưa ra bàng chứng kết luận rõ ràng sản phâm không đạt chuẩn. Nhất là những sản phẩm điện từ, đồ công nghệ... khó có thê đánh giá chât lượng bàng mắt thường. Do đó, đê nâng cao hiệu lực, hiệu quả quy định trách nhiệm thu hồi sàn phẩm không đạt chất lượng đối với nhà sản xuất thì Nhà nước ta cần chú trọng đầu tư có trọng điểm, tiếp thu thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của các quốc gia trên thế giới góp phần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học, kĩ thuật trong quá trình đánh giá chất lượng sản phẩm.

4. Kết luậnNhà nước Cộng hòa xă hội chủ nghĩa Việt

Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính vì vậy, bào vệ quyền lợi cùa người tiêu dùng cũng là trách nhiệm của nhà nước. Có thể nói, nền kinh tế thị trường đã đem lại rất nhiều lợi ích đáng ghi nhận, góp phần vào sự phát triển chung cùa đất nước. Từ một quốc gia nghèo đói, vật lộn khẳc phục hậu quả chiến tranh để lại thì giờ đây đời sống của neười dân Việt Nam đã không ngùng được nâng cao về cả điều kiện vật chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ nhà sản xuất, doanh nghiệp vì lợi ích kinh tế thực hiện hành vi buôn bán mặt hàng không đảm bảo chất lượng ra ngoài thị trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đen quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng quy định trách nhiệm thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng là biện pháp tối cần thiết góp phần giải quyết triệt để vấn nạn một số doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng kém chất lượng ờ Việt Nam hiện nay./.

4 Nguyễn Thị Vân Anh (2012), Vai trò cua Hội báo vệ ngirời tiêu dùng trong việc báo vệ ngicời tiêu dùng, Nxb. Chính

trị Quốc Gia, Hà Nội

s ố tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

^nật

CÁC LÝ THUYẾT LÀM c ơ SỞ HÌNH THÀNH HIỆN TƯỢNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUốC TẾ

Trịnh Tuân Anh 1

Theo lý thuyết, bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một

nước khác thâp hơn giá trị thông thườníi của sản phàm đó) nếu như giá xuất khau cùa sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được cùa sàn phẩm tươníí tự được tiêu dùne tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thônii thường2. Cụ thể, nếu một sàn phàm của nước A hán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Y<X) thì sản phẩm đó được xcm là bán phá giá từ nước A sang nước B. Khái niệm bán phá giá bắt nguồn từ kinh tế học là việc định giá chiếm đoạt được luật hóa thành hành vi bán phá giá với mức giá thấp hơn mức giá thông thường của hàng hóa đó là hành vi cùa doanh nghiệp, có thể bị trừng phạt bởi chính sách của chính phủ bànti biện pháp thương mại được gọi là biện pháp chống bán phá giá. Biện pháp chống bán phá giá là một trong các biện pháp thuộc nhóm tự vệ thương mại (khàc phục thươrm mại) trong thương mại quốc tế. được các quốc gia rất chú trọng sử dụniỉ. Đổi với Việt Nam trong giai đoạn 10 năm (2002 - 2012) riêng tại thị trường Hoa Kỳ đã có tổrm cộne 08 vụ điều tra chống bán phá giá mà Hoa Kỳ đã thực hiện đối với 07 nhóm sản phấm xuất khẩu của Việt Nam. từ nhữnii sản phấm xuất khẩu thuộc nhóm Việt Nam có thể mạnh, đến những sàn phâm có sức cạnh tranh trung bình, thậm chí cả các sản phâm mà Việt Nam mới chi xuất sang Hoa Kỳ nói riêng và các thị trường xuất khẩu khác nói chunu với số lượng và trị giá hạn chế3. Tuy nhiên trên thực tế, không ít doanh níihiệp xuất

khẩu của Việt Nam chưa thực sự quan tâm đúng mức tới hiện tượng bán phá giá. Bài viết tập trung phân tích các lv thuyết làm cơ sở hình thành hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc tế.

1. Lý thuyết liên quan đến tự do hóa thưong mại quốc tế

Tự do hóa thương mại được hiểu là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước được thực hiện khôna có sự kiểm soát bằrm những chính sách nhập khâu. Tự do hóa thương mại có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như tự do về hàng hóa không có thuế quan hay những hàng rào thuế quan, tự do về dịch vụ khôna bị thuế quan và hàng rào thương mại, tự do lưu chuyển lao động giữa các nước, tự do lưu chuyên vốn giữa các nước, sự vắng mặt của những chính sách thương mại bào hộ (như là thuế, tiền trợ cấp. quy định, hay luật). Một cách tổng quát tự do hóa thương mại có thê hiểu ịà việc tự do dịch chuyển mọi nuuồn lực giữa các quốc gia với nhau mà không có sự càn trở từ phía nhà nước. Tự do hóa thương mại tạo ra sự chuyên môn hóa trong sản xuất giúp các quốc eia có thể tận dụnỉỉ tối đa nhữne lợi thế của mình về mọi niiuồn lực. về mặt lý thuvết, thương mại quốc tế có thề đem lại lợi ích cho tărni trưởng kinh tế. thông qua phân bồ các nmiồn lực một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn trong nền kinh tế thế giới dựa trên chuyên môn hóa và căn cứ vẩo lợi thế cạnh tranh, đồng thời với mở rộng quy mô sản xuất trong nước theo hướng chuyên môn hóa sẽ giúp làm tăng cơ hội việc làm và khả năng tạo thu nhập cho nền kinh tế. Từ đó khai thác được lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại

1 Đại học kinh tế luật, Đại học quốc gia thành phổ Hồ Chí M inh2 Điều 2 .1 .H iệp định về việc Thực thi Điều V I của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994.3 Xem: Study Report on the EU and us trade remedies against Vietnamese product,tr. 2-3.

©

cũng mang lại nhiều hạn chế như khi tự do hóa thương mại sẽ xuất hiện cạnh tranh bất chính (cạnh tranh không lành mạnh). Khi môi trường cạnh tranh được hình thành và sự can thiệp cùa nhà nước giảm đi. tất yếu sẽ xuất hiện khuynh hướng lạm dụng tự do để cạnh tranh không lành mạnh mà tiêu biểu là hiện tượng bán phá giá cùa hàng hóa nhập khâu4. Sự thúc giục của lợi nhuận, của nhu cầu bành trướng thị phần và bằng khả năng sáng tạo, các doanh nghiệp luôn có xu hướng thực hiện những hành vi cạnh tranh bất chính nham loại bỏ đối thủ hoặc chiếm đoạt thị phân. Sự cạnh tranh bất chính có sự thâu tóm thị trường của Ihể lực bên ngoài đê khai thác nguồn lực quốc gia nhập khâu nhằm bóc lột người tiêu dùng dẫn đến sự chi phối lợi ích của các quốc gia bị chi phối. Bán phá giá và các hành vi tự vệ thương mại có thê nằm trong nhóm bất chính nhàm tạo ra lợi thể cạnh tranh về giá nham chiếm đoạt thị phân. Trong trường hợp có mục đích đó xảy ra thì hệ quả có thể dẫn đến việc tước đoạt lợi thế so sánh của quốc gia nước nhập khấu. Đây lại là hành động ngăn càn tự do hóa thương mại quốc tế, làm cho quyền kinh doanh của quốc gia nhập khẩu bị hạn chế bởi các hành vi bât chính. Ngoài ra, với tư cách là một biện pháp tự vệ thương mại (khắc phục thưưng mại) thì hành vi bán phá giá còn chịu sự ảnh hưởng cùa các lý thuyết về tự do hóa thương mại quốc tế qua các góc độ như sau:

Thứ nhất, ngoại tệ chỉ các đồng tiền dùng đê thanh toán và xác định giá trị thương mại của sản phẩm khi mua bán quốc tế. Ngay trong vụ việc bán phá giá các chuẩn giá trị đã có sự khác nhau (quốc gia xuất khẩu bán trong nội địa bang nội tệ, nhưng xuất khẩu lại bàng ngoại tệ), chính vì điều này đã dẫn đến sự chênh lệch tât yếu. Việc tính toán một hành vi, hoạt động có được xem là bán phá giá hay không tức là đi xác định biên độ phá giá thì phải quy đối tất cả về một loại đồng tiền chung, tuy nhiên tỉ giá

hối đoái lại thường có nhũng tác động là tăng hoặc giàm sức cạnh tranh về giá của sản phấm trong khi lưu thông trên thị trường quốc tế. chỉ cần có sự sai sót thì đều dần đen sự tính toán sai lệch.

Thứ hai. thực tế các quốc gia đều có sự khác nhau về tài nguyên tự nhiên (chùng loại, trữ lưựnu, mức khai thác), trình độ nguồn lao động, công nghệ kĩ thuật sàn xuất. Do đó đã có sự khác nhau trong cấu trúc chi phí cấu thành nên sản phẩm tạo nên nhưng sàn phẩm mặc dù cùng là một chủng loại và cùng một mục đích sứ dụng nhưni’ lại mức giá thành khác nhau. Chính vì vậy các sản phâm này khi đem xuất khâu ơ quôc gia nhập khâu thì giá của chúne cũng có sự khác nhau và hơn thê nữa là bản thân chúng khi đi tiêu dùng ờ nước nội địa với những sản phâm tương tự lại có mức giá khác nhau. Từ nhiều số liệu về giá mua bán hàng hóa trên thị trường nội dịa và các số liệu về giá xuất khẩu không đồng nhất, gây khó khăn cho cơ quan điều tra khi phủi tính toán biên độ phá giá cho mồi loại sản phẩm cùa từng doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ ba. giới hạn của pháp luật chống bán phá giá đó là các khung pháp luật về dịch vụ thương mại vẫn đang quá trình xây dựng, pháp luật về tự vệ thương mại và chong bán phá giá không áp dụng cho dịch vụ. Nhìn chung pháp luật bán phá giá theo nguyên tắc đối vật, tức là chì giải quyết trên vật chứ không giải quyết những gì không phái là vật, chỉ giải quyết hiện vật chứ không xử lý chú thể sơ hữu hiện vật. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất vật chất hiện hữu cùa hàng hoá và nhấn mạnh đến đối tượng xử lý của các biện pháp chống bán phá giá là hàng hoá. Khi hàng hóa nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, pháp luật được sứ dụng để xứ lý hàng hoá nhập khấu mà không xử phạt người đã thực hiện hành vi. Các biện pháp được sử dụng không nhàm mục đích loại bỏ sản phẩm bị bán

4 Nguyễn Ngọc Son (2010), Pháp luật chồng bún phú giá hàng hóa nhập khâu và cơ chế thực thi tại Việt Nam: Luận án tiến sĩ luật học, Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Như P hát, Đại học Luật Tp. Hồ Chí M inh, tr 24.

s ố tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

phá giá ra khỏi thị trường, cũng không đế trùng phạt chù thể thực hiện hành vi mà chỉ là loại bỏ hoặc ngăn (hặn thiệt hại do hành vi phá giá gây ra cho ngàih sản xuất trong nước5 .

2. Lý thuyit phân biệt giáPhân biệt giá là việc áp dụng các mức giá

khác nhau cho những khách hàng có giao dịch như nhau. Trotg pháp luật cạnh tranh, hành vi phân biệt giá giữa các khách hàng khác nhau là hành vi rnara tính lạm dụng. Theo đó hành vi định giá piân biệt là hành vi do doanh nghiệp ấn địrứ mức giá bán khác nhau trong các giao dịch rhư nhau nhàm thu lợi bất chính. Nguyên nhân của hiện tượng phân biệt giá là do việc áp dụn: giá khác nhau do khá năng chi trả đàm phán của khách hàng, phân bổ chi phí hoặc là hệ quả của chiến lược đòn bẩy, chiếm đoạt thị trườngcùa doanh nghiệp. Dưới góc độ kinh tế, trong ihững điều kiện khác nhau thì chi phí để thựchiện các giao dịch sẽ khác nhau. Nhưng với cá' giao dịch được tiến hành ở những điều kiệi như nhau mà doanh nghiệp lại tiến hành định ra các mức giá khác nhau thì đồng nghĩa là loanh nghiệp đã tạo ra sự định giá phân biệt. Trong pháp luật cạnh tranh, hành vi phân biệt gii được xác định dựa trên những căn cứ sau:

Một là, tiêi hành quan sát hiện tượng bên ngoài đó là v iệ so sánh giá mua hoặc giá bán của sản phẩm lủa các giao dịch như nhau với nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Neu có sự khác biệt về gá bán hoặc giá mua giữa nhiều nhóm khách hàig khác nhau thì kết luận có sự phân biệt giá.

Hai là, nhón khách hàng khác nhau phải như nhau về á c nội dung, điều kiện thương mại tức là có ga<0 dịch như nhau nhưng lại sự khác biệt về gá mua hoặc giá bán. Các giao dịch được coi là như nhau nếu chúng giống nhau về đối tưm g mua bán, giống nhau về sản lượng mua bái. giống nhau về thời điểm giao kêt của các hợt đồng, giống nhau về mức độ

liên tục của giao dịch, giống nhau về cấp độ thương mại.

Ba là, giả định có sự phân biệt giá đã tồn tại, điều kiện để phân biệt giá thành công thì doanh nghiệp phải có cơ sở phân loại khách hàng nếu không phân loại thì doanh nghiệp phải có chiến lược ngăn chặn sự thông đồng giữa các nhóm khách hàng.

Bốn là, chiến lược phân biệt giá chỉ đạt được mục đích cùa doanh nghiệp nếu có tính liên tục, dài hạn (có tầm chiến lược).

v ề mặt lý thuyết bán phá giá là một dạng hành vi phân biệt giá. Lý thuyết về phân biệt giá đê xây dựng căn cứ xác định hiện tượng bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu. Trong thương mại quốc tế doanh nghiệp không cần phải đi tiến hành phân loại khách hàng mà do biên giới quốc gia đã tạo ra sự phân loại khách hàng. Sự ton tại của biên giới quốc gia đã tự nhiên có sự ngăn chặn nhóm khách hàng dẫn đên sự thông đồng của nhóm khách hàng kém. Vì vậy trong thương mại quốc tế hai điều kiện trên đã mặc nhiên tồn tại mà doanh nghiệp không cần phải phân biệt. Ở đây sự khác biệt về giá do cùng doanh nghiệp thực hiện ở các vùng khác nhau dẫn đến sự so sánh về giá. Tất cả các giao dịch được chọn lựa để xác định giá so sánh đêu phải là các giao dịch như nhau, tuy nhiên trong thương mại quốc tế luôn tồn tại sự khác nhau về giá. Các giao dịch được lựa chọn như nhau mà có sự khác biệt về giá phải được quy đôi về cùng điều kiện giống nhau và loại trừ những điểm khác nhau. Đe kết luận có hành vi bán phá giá không thì phải chúng minh đó là một chiến lược hay không, hành vi đó phải xảy ra trong khoảng thời gian đáng kể và là một chuỗi các hành vi chứ không phải là một số giao dịch. Phá giá là kết quả của chuỗi hành động trong một khoảng thời gian chứ không phải là một số hành động trong một thời gian nhất định. Thời kì điều tra được xác định là trong khoảng thời gian trước đó có tất cả giao

5 Nguyễn Ngọc Sm (2010), tlđd, tr.26.

HỌC VIỆN Tư PHÁP

dịch. Đe xác định có hành vi bán phá giá không thì phải trải qua bốn bước cơ bàn:

Bước 1: Chọn giao dịch thực tế (giao dịch xuất khẩu và giao dịch tại nội địa),

Bước 2: Tìm giá cùa hai loại giao dịch dề làm cơ sở tiến hành so sánh giá,

Bước 3: Thẩm tra các loại giao dịch có như nhau không nếu khác nhau thì tiến hành điểu chỉnh sự khác biệt đê so sánh giá,

Bước 4: Tiến hành so sánh giá.3. Lý thuyết định giá hủy diệt (định giá

cướp đoạt)Lý thuyết định giá hủy diệt (định giá cướp

đoạt) ra đời từ nhận thức về cạnh tranh trong lĩnh vực giá cà giữa các doanh nghiệp. Khi giá cúa một sán phâm giảm xuống sẽ làm cho giá cùa sản phẩm cạnh tranh khác (nếu không thay đôi về giá) trờ thành cao tương đối trước nhu cầu cùa khách hàng. Doanh nghiệp kinh doanh sàn phâm có mức giá thấp có được lợi thế cạnh tranh về giá nên các đối thủ còn lại bị đặt vào tình trạng hoặc phải chạy đua để giảm giá hoặc châp nhận mất dần khách hàng với mức giá không đôi. Khi giá bán có thể gây lỗ cho đối thủ thì mức giá đó được suy đoán là có khả năng hủy diệt. Mức giá có khả năng hủy diệt đối thủ có thề là kết quả hoặc cùa quá trình cạnh tranh lành mạnh vê giá, hoặc cùa hành vi định giá hủy diệt6. Lí luận vè cạnh tranh đã chỉ ra ràng để có thê tiến hành hành vi định giá hủy diệt, cần thiết phài tồn tại những điều kiện nhất định, bao gồm:

1. Đổi tượng cùa các chiến lược ngăn cản, loại bỏ phải là doanh nghiệp có tiềm lực yếu hoặc có chi phí sản xuất cao. Qua đó doanh nghiệp thực hiện chiến lược loại bỏ có thê dễ dàng thao túng họ bàng chiến lược giá của mình;

2. Cấu trúc thị trườrm phải được tái thiết theo cách mà doanh nghiệp thực hiện chiến lược loại bỏ có thể dự trù trước sau khi thực hiện xong chiến lược ngăn càn loại bò;

3. Lợi nhuận độc quyền khi thị trường được tái cấu trúc sau khi dã hoàn thành chiến lược loại bo phái lớn hơn những lợi ích hiện tại mà doanh nghiệp phải hi sinh khi thực hiện chiến lược7.

Một cách tông quát, định giá hưy diệt là việc doanh rmhiệp hán hàng hóa dưới giá thành nhàm chiêm đoạt thị trường. Có hai điêu kiện với hành vi này: (i) Doanh nehiệp đã bán hàne hóa thâp hơn giá thành; (ii) Mục đích nhàm chiếm đoạt thị trường, c ần lưu ý, trong nhiều trường hợp việc bán hàng hóa dưới giá thành nhưng khôrm cấu thành hành vi định giá hùy diệt như bán lồ do doanh nghiệp tính toán sai lầm về sản lượng sản xuất nên chi phí biên cùa hàng hóa cao hơn mặt bang giá trên thị trường hoặc thị trường có những suy thoái như biến động về cầu, sự dư thừa về sản lượng làm cho các doanh nghiệp trên thị trưcng gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm buộc họ phải xem xét lại các điều kiện sản xuát. mua bán cho phù hợp, thậm chí phải chấp nhận lỗ đê giữ chân khách hàng nếu họ muồn tồn tại8. Trong trường hạp còn lại thì viéc dưới giá thành có thể nhàm mục đích định giá hủy diệt khi có mục đích chiếm đoạt thị tường tức là người thực hiện hành vi phải có sic mạnh thị trường, giữ vị trí thống lĩnh thị trường đê tiêu diệt đối thủ, nếu không có khả nàig tiêu diệt đối thú thì dù bán lồ cũng không có mục đích định giá hủy diệt. Việc bủn lỗ tạo ra sức ép cạnh tranh với đối thu thông qua loi thế về giá (giá đã bán thấp han so với giá dôi thủ, đây đổi thú vào trong tình trạnh bất lợi về giá). Việc chứníỉ minh khả nănu gây thệt hại vê thị phần như sự giàm sút về sàn lượng, doanh thu. khách hàng. Chinh vì vậy, theo lý thuyết chung bán phá giá không còn là cịnh giá hùỵ diệt mà chi là hiện tượníi phân biệ giá quôc tê nên cấu thành pháp lý cùa hành V này không là sự so sánh giữa giá bán thực tế \ới giá thành

6 Nguyễn Ngọc Son (2008), Hành vi định giá húy diệt và việc ứng dụng tronq pháp luật cạnh tranh Việt Nam , Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc Hội, số 19(135), tr.25-33.7 Phạm Hoài Huấn (2011), Hành vi định giá huỷ diệt trong pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nhà nưcn và pháp luật, số 8/2011 tr. 43 48.8 Nguyễn Ngọc Sơn (2008), tlđd, tr.25-33.

©

s ố tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

toàn bộ của sàn phẩm. Mục đích hay hậu quả tiêu diệt đối thú cạnh tranh không là căn cứ để xác định hành vi bán phá giá mà là một trorm nhừrm cơ sở để quyết định có áp dụng các biện pháp đê chống hán phá giá hav khôni’1'. Chiến lược bán phá giá đê chiếm đoạt thị trường thông qua cơ chế đòn bầy, hồ trợ. Mô ta cơ chế định giá hủy diệt đe tìm xem bán phá giá có chiếm đoạt thị trường thông qua cách thức định giá hủy diệt có chiếm đoạt thị trường không. Trong môi trường cạnh tranh tại nước nhập khẩu thì việc bán phá giá tạo ra lợi thế cạnh tranh của hàng nhập khâu so với hàniỉ hóa nội địa. Việc bán phá giá tạo ra sức ép về giá dần đến việc xói mòn giá (buộc hạ giá theo) hoặc kìm hãm giá (không cho tăng giá mặc dù tăng giá mới có lãi). Ngoài ra còn phải xem xét liệu doanh nghiệp ờ quốc gia nhập khẩu có bị thiệt hại trong thì trường nội địa không. Như vậy việc định giá hủy diết không dùng trực tiếp đe xác định có bán phá giá mà đế xác định khả năng gây thiệt hại và thiệt hại ở nước nhập khấu phải chịu, khả năng gây thiệt hại của hàng hóa nhập khâu.

4. Lý thuyết chống cạnh tranh không lành mạnh

Mặc dù có nhiều cố gắng, song pháp luật các nước đêu khòng thẻ đưa ra dược khái niệm cạnh tranh không lành mạnh có thể bao quát được mọi biểu hiện trên thực tế. Vì vậy, nếu có đưa ra khái niệm cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật cùa các nước cũng phải kèm theo các quy định liệt kê tùn e hành vi cụ thể. Với những lý do đó. lý thuvết về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh cho dù có những cách thức tiếp cận khác nhau, nhưng họ đều thống nhất về những căn cứ để nhận dạng cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, cạnh tranh khõng lành mạnh là hành vi:

1) Nhàm mục đích cạnh tranh phát sinh trong kinh doanh;

2) Trái với pháp luật cạnh tranh hoặc tập quán kinh doanh thông thường;

V u n t

3) Gây thiệt hại cho đối thủ hoặc cho kháchhàng10.

Có thể hiểu đơn giản cạnh tranh không lành mạnh là một thử cạnh tranh quá mức và vì thế gây tác dụng ngược. Nhà nước khône chỉ có trách nhiệm không tạo ra lợi thế hay bất lợi cho một đối thù cạnh tranh, mà còn cần ngăn chặn việc các đối thù cạnh tranh tạo ra lợi thế cho mình bàng bất kỳ thủ đoạn nào họ muốn. Neu không, trật tự kinh tế sẽ bị rối loạn và nhiều doanh nghiệp trung thực bị gạt ra khỏi cuộc chơi. Xét một cách khái quát, pháp luật chông cạnh tranh không lành mạnh ngăn chặn các hành vi của doanh rmhiệp nham tạo lợi thế cạnh tranh một cách không chính đáng trước các đối thu cạnh tranh khác. Những vụ việc thực tế về cạnh tranh không lành mạnh đều thể hiện một bàn chất chung theo đó doanh nghiệp toan tính đạt được thành công trên thị trường không dựa trên nồ lực của bàn thân cải thiện chất lượng, giá cả cùa sán phẩm, mà bang cách chiếm đoạt những ưu thế của sản phàm người khác hoặc tác động sai trái lên khách hàng.

Trong thương mại quốc tế việc bán phá giá có thề đem lại lợi ích cho người tiêu dùng vì họ có cơ hội mua được sản phâm giá rẻ. Với tâm lý chung, người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn sản phàm thỏa măn với nhu cầu của họ nhưng lại ở mức giá rè hơn mức giá họ có thể chi trả trong điều kiện thưcrmi mại thông thường. Việc xuất hiện của hàng hóa nhập khẩu cùne loại với mức giá rẻ hơn sản phẩm nội địa tương tự làm cho người tiêu dùng vừa thỏa mãn nhu cầu cùa mình vừa tăng được thặng dư trong tiêu dùne. Trong một chừng mực nào đó việc bán phá giá đã có tác dụng làm tăng thặng dư tiêu dùntỉ ở nước nhập khâu. Ngoài ra việc bán phá giá còn eiúp cho các doanh nghiệp liên doanh ở nước nhập khẩu hoạt động ở ngành sản xuất khác có thê sử dụng hàng hóa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

(Xem tiếp trang 70)

9 Nguyễn Ngọc Sơn (2010), tlđd, tr.40.10 Lé Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn (2010), Giáo trình Luật cạnh tranh, Đại học Kinh T ế -L u ậ t (Đ ạ i hục Ọuốc gia Tp. Hồ Chí M inh),tr.24.

HỌC VIỆN Tư PHÁP

BÀN VÈ Đ Ặ C ĐIÊM CỦA LOẠI TỘI PHẠM LÀM G IẢ CO N D Ấ U , TÀI LIỆU C Ủ A c o Q U A N , T Ổ C H Ứ C

Trong những năm gần đây tội phạm thực hiện hành vi làm giả con dấu. tài liệu đồng thời sử

dụnti tài liệu giả đó vào troníi các lĩnh vực nhạy cam như giáo dục, chính sách xã hội, ngân hàng, tài chính..., có những diền hiến phức tạp gây ảnh hướnu nghiêm trọng đến việc thực hiện che độ, chính sách, pháp luật và uy tín cùa các cơ quan, tô chức.

Mặc dù mục đích chính cua các đôi tượng khi thực hiện hành vi làm giả con dấu. tài liệu đều là vì lợi ích kinh tế của bàn thân nhung hành vi phạm tội đó đã tác động, gày hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởniỉ xấu đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đế nhận diện rõ loại tội phạm làm già con dấu. tài liệu của ca quan, tổ chức, bài viết xin trao đôi một số đặc điểm của loại tội phạm này để có biện pháp đấu tranh phòníi, chống có hiệu quà trong thực tiễn.

Theo quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016) thỉ dấu hiệu đặc trưng của loại tội này bao gồm hai yểu tố: làm giả và có mục dích nhằm lừa dôi cơ quan, tô chức hoặc cônc dàn.

Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế các vụ án làm giả con dấu. tài liệu cùa cơ quan, tổ chức cho thay hoạt động phạm tội làm giả con dấu. tài liệu của cơ quan, tô chức có thể rút ra một số đặc điêm sau đây:

Một lù, hoạt động phạm tội làm giá con dấu, tài liệu của cơ quan, to chức bao gồm nhiều khâu, nhiều gioi đoạn klíác nliau

Đế thực hiện được hành vi phạm tội của mình các đối tượng phải thực hiện nhiều hành vi qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn cụ thể khác nhau. Thực tiễn công tác điều tra loại án này cho thấy, việc làm giá con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức chì được thực hiện khi có nhu cầu của

ThS. Tnamg Thanh Hà'

một bộ phận người tronu xã hội hoặc khi có nhữnu cơ sở tạo thuận lợi cho việc phạm tội. Các đối tượníi phải thực hiện qua nhiều khâu như tìm kiếm khách hàng có nhu cầu; nghiên cínt loại con dan, tài liệu định làm gia; tiến hành làm giả con dấu, giấy tờ; đưa giấy tờ, con dấu giá vào sử dụng... Vì vậy, hành vi phạm tội phải do nhiều người thực hiện gồm người trực tiếp làm giả các giấy tờ của cơ quan, tô chức, neười trung gian môi giới tiếp cận người có nhu câu, người sử dụng các giấy tờ giả.

Hai là, hành vi làm giả con (lau, tài liệu cùa cơ quan, tô chức xảy ra trên pliạm vi rộng, liên (ỊU(in den nhiều địa bùn, nhiêu loại tội phạm khác nhau

Những người sử dụng con dấu, tài liệu giả được làm ra cư trú, sinh sổng ở trên nhiều địa bàn khác nhau, thậm chí ở nhiều tinh thành trong cả nước. Do vậy. những vụ án làm giả con dấu. tài liệu cùa cơ quan, tổ chức thường xảy ra trên phạm vi rộng, liên quan đến nhiều địa bàn khác nhau. Ket quả khảo sát cho thay người làm giả con dấu. tài liệu ở I ỉà Nội, \ ỉải Phòng nhưng tiêu thụ tài liệu giả văn bang, chírnu chi có thể loanu rộng ra các tỉnh: Phú Thọ, Nghệ An. Vĩnh Phúc. Hải Dương. Thanh Hóa....

Thực tiền các vụ án làm già con dấu, tài liệu của cơ quan, tô chức thì hành vi tội phạm làm giả con dấu, tài liệu thường gán với những hành vi tội phụm khác, thòa mãn cấu thành 2 tội phạm tra lên, thậm chí nhiều tội phạm khác. Sờ dĩ có đặc điểm này vì kết quà cuối cùne của hành vi phạm tội làm ỉiià con đấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức mà các đối tượrm thực hiện là nhàm có được tài liệu giả và sử dụng nhữrm tài liệu giả này vào mục đích bất họp pháp. Bản thân tài liệu, con dấu già sẽ khône có giá trị nếu không được các đối tượng sử dụng vào những mục đích cụ

1 Cône an thành phố Hài Phòníỉ

thể cùa chúng. Trong các vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức thì các đối tượng ngoài hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức thường phạm thêm các tội như: tổ chức người khác trốn đi nước ngoài; lừa đảo chiếm đoạt tài sàn; giả mạo trong công tác; đưa và nhận hối lộ. Nhiều vụ án ngay từ khi phát hiện thì hành vi khách quan của các đổi tượng mang dấu hiệu cùa các tội phạm khác nên việc thu thập chứng cứ trong giai đoạn ban đầu không tập trung vào làm rõ về tội phạm làm giả con dấu, tài liệu. Hành vi khách quan cùa các đối tượng thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm, vì thế trong quá trình điều tra, xử iý các vụ án này việc tách bạch rõ từng hành vi phạm tội của các đổi tượng là rất khó khăn, đòi hỏi cán bộ điều tra phải hết sức chú ý, thận trọng và tỉ mỉ.

Nghiên círu đặc điểm này, giúp cơ quan điều tra hiểu rõ quá trình làm già con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức đồng thòi cũng cần phải làm rõ mục đích của các đối tượng khi sử dụng con dấu, tài liệu giả đó đê có thề kết luận vụ án một cách khách quan, toàn diện về những hành vi phạm tội của đối tượng.

Ba là, hoạt động phạm tội làm giả con (lẩu, tài liệu của cơ quan, tố chức thường liên quan đen các lĩnh vục như tài chính, ngân hàng, giáo dục,y té, xuất nltập cảnli

Nghiên cứu các vụ án đã xảy ra cũng cho thấy các đối tượng khi thực hiện hành vi phạm tội thườne nhàm vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, xuất nhập cảnh. Mục đích của các đối tượng khi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tô chức là có được vàn bàng, chứng chì. chứng minh thư giả để có hồ sơ tuyển dụng vào các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức nhà nước... xin câp hộ chiếu cho những người có nhu cầu xuất cảnh đi nước ngoài. Tiến hành khám xét nơi ở và làm việc cùa các bị can làm giả con dấu, tài liệu, cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều văn bàrug, chứng chỉ, hộ chiếu và chứng minh thư nhân dân giả...

Lĩnh vực giáo dục cũng là một lĩnh vực bị các đối tượng làm giả con dấu, tài liệu hướng đến trong thời gian qua. Hiện nay một số trường đại

Sô tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

Sỉuậthọc mới được mở ra, nhiều trường có nhu cầu tuyên sinh nhung không có thí sinh đăng ký học, đặc biệt là các trường đại học ngoài công lập, dù điêm tuyên sinh cùa các trường này khá thấp (chi bang điểm sàn tuyển sinh đại học), bên cạnh đó cũng có nhiều gia đình con em muốn học đại học nhưng lại không đủ khả nâng để thi và đỗ đại học nên tìm cách mua giấy báo điểm thi đại học giả đê được nhập học. Năm được nhu câu đó nên các đối tượng đã làm giả bàng đại học, giấy báo điểm thi đại học để xét tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3. Những hậu quả mà các đối tượng gây ra trên các lĩnh vực trên đã gây ra những dư luận xấu trong quần chúng nhân dân, ảnh hường đến uy tín của các cơ quan, tổ chức có con dấu. tài liệu bị các đối tượng làm giả.

Bốn là, /ĩànli vi phạm tội làm giả con dấu, tài Uệu của cơ quan, lổ chức được thực hiện với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, trong đó các đối tượng triệt đế lợi dụng công nghệ tliông tin, công nghệ cao vào hoạt động pltạm tội

Đe làm ra tài liệu, con dấu giả các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau. Có vụ án các đối tượng sừ dụng tài liệu thật nhưng bóc, thay ảnh của người được cấp tài liệu đó, chẳng hạn vụ làm giả con dấu, tài liệu cùa cơ quan, tổ chức và tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, bị can đã sử dụng ảnh cùa những người có nhu cầu xuất cảnh sang nước ngoài làm ăn để dán lên hộ chiếu thật nhằm qua mắt các cơ quan chức năng. Các đối tượng cũng có thể dùng máy scan, máy in màu đế thực hiện việc sao chép, chinh sửa, in ấn làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như trong vụ các đổi tượng đã dùng máy in màu, máy tính, máy scan để làm các giấy báo điêm đại học giả nhàm mục đích hường lợi.

Để thực hiện hành vi phạm tội, các đổi tượng thường lợi dụng các thiết bị công nghệ thông tin, công nghệ cao như máy tính, máy in. máy scan. Lợi dụng chức năng cùa các thiết bị công nghệ cao để làm giả con dấu, tài liệu cúa cơ quan, tổ chức hiện nay đã trở nên phổ biến trong các vụ án loại này vì thông qua các thiết bị đó các đối

G

HỌC VIỆN Tư PHÁP

tượng dễ dàng làm ra được các tài liệu giả với độ giống tài liệu thật rất cao. sản phâm làm ra thường có số lượne nhiều và mẫu mã dẹp đồng thời rút ngắn được thời gian, tiết kiệm công sức cho các đối tượng vì khôrm phải làm thù công. Khảo sát các vụ án đã xảy ra thì 100% các đối tượne đều sừ dụníi các thiết bị cône nghệ cao vào việc thực hiện hành vi phạm tội.

Nchiên círu đặc điểm trên đòi hỏi cơ quan an ninh điều tra phải tính toán, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan để thu thập các tài liệu, vật chứng chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng tronu vụ án không dê các đối tượng tẩu tán. tiêu hùy vật chứng vì đây là các tài liệu vật chứng dễ tiêu hủy.

Năm lù, các vụ án thường có tô chức, có dồng phạm, các đoi tượng đồng phạm có mối quan hệ tương đối thân thiết với nhau

Hầu hết các vụ làm giả con dấu. tài liệu cùa cơ quan, tổ chức đều có đồng phạm, số liệu thống kê cho thấy: vụ án làm giả con dấu, tài liệu nào cũng có nhiều bị can, nhiều đối tượng có liên quan. Hầu hết các vụ án làm giả con dấu. tài liệu của cơ quan, tổ chức đều có đông đối tượrm tham gia với các vai trò khác nhau, cộng tác. kết hợp với nhau, nhưng do tài liệu, chứng cứ về các đối tượng có liên quan ít hoặc chưa đủ căn cứ đe khởi tố bị can. Tài liệu, chứng cứ về các đôi tượng có liên quan chủ yếu là lời khai của bị can đã bị bắt, của người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan... Cán bộ điều tra phải tiến hành nhiều biện pháp thu thập chứng cứ khác nhau đề xác lập, củng cổ chứng cứ làm căn cứ để bắt, khởi tố các đối tượng có liên quan. Tuy vậy, nhiều trườnu hợp dù đã cố gắng nhưng cũng không đù tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng có liên quan đến vụ án.

Các đối tượng trong vụ án thường có quan hệ họ hàng hoặc thân quen với nhau, cùng nhau hoạt động phạm tội. Cũng có trường họp các đối tượng chi quen biết nhau sơ qua. cùng ru nhau thực hiện tội phạm nhưng do cùnti có chung lợi ích nên chúng gan bó với nhau tươníỉ đối chặt chẽ, mồi đối tượng phụ trách ờ một khâu công việc nhất định. Thông thường chúne cùng nhau

bàn bạc và tìm mọi thủ đoạn để che giấu hành vi phạm tội của hản thân và đồng bọn. tìm mọi thủ đoạn đề dối phó với các cơ quan chức năng khi bị phát hiện. Chúng cùníi thống nhất với nhau nếu trường hợp bị bắt thì từnu đối tượns sẽ khai báo như thế nào. nhữrm tên chưa bị bắt sẽ tẩu tán tài liệu, vật chứng và tìm mọi cách để giám nhẹ tội hay "kéo" nhĩrrm tên đà bị bắt ra. Điển hình như đườrm dày phạm tội cùa Đồng Xuân Phong, của Vũ Huy Tường bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng khởi tố điều tra tháng 6 năm 2013. các đối tượng trước khi thực hiện tội phạm chơi khá thân với nhau vì cùng trong giới kinh doanh và đă bàn bạc thống nhất với nhau về vai trò cùa từng đối tượng, cách thức thực hiện hành vi phạm tội và cũng thống nhât với nhau nếu bị phát hiện, truy bắt sẽ khai báo, đôi phó như thế nào với cơ quan công an. Khi bị bãt quá tang đang mua bán văn bàng, chứng chỉ giả, quá trinh lấy lời khai ban đầu bọn chủng đều khai là làm thuê cho một người chú hàng nhung không rõ tên và địa chi. Song quá trinh điều tra. xác minh cơ quan an ninh điều tra đã phát hiện ra ràng do bọn chúng đã thống nhất với nhau khai báo gian dối, chỉ nhận mình là người môi giới, bán thuê đe giảm nhẹ tội. Việc khai báo đó cũng xuất phát từ lợi ích kinh tế của mồi tên trong tô chức. Mặc dù có đông đôi tượng tham gia, song tổ chức không chặt chẽ vì mối quan hệ chủ yếu xuất phát từ nhu cầu lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế đơn thuần. Các đối tượne phạm tội có thề thông qua hoạt động kinh doanh, buôn bán hoặc qua họp tác làm ăn kinh te để lôi kéo, dụ do đối tượng khác cùng tham gia thực hiện hành vi phạm tội. Sờ dĩ như vậy là vỉ ngay từ đầu các đối tượng đã biết được hành vi mình thực hiện là trái pháp luật, cần phái giữ bí mật khi thực hiện hành vi này nên chi những đối tượng có mối quan hệ thân quen nhất định mới tham gia. Khi đã hình thành được '‘đường dây" phạm tội thì bắt tav vào thực hiện để kiếm lợi bất chính. Mặc dù các đối tượng phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội cùa mình thường tồ chức thành từng nhóm để dễ bề hoạt động, bọn chúng có sự phân công công việc, phân công vị trí của nhau một cách cụ thê

Sô tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

như: có đối tượng chuyên nắm tình hình, môi giới, có đối tượng chi làm nhiệm vụ sàn xuất ra các loại giấy tờ giả... Tuy nhiên, qua khảo sát thực tiền thì đây vẫn chi là hình thức đồng phạm giản đơn. cho đến nay vẫn chưa phát hiện vụ án nào có sự tô chức chặt chẽ. Điều này vừa có thuận lợi trong việc khai thác nhàm phân hóa các đối tượng, phá vỡ tính liên kết và chứng minh hành vi phạm tội của chúng, nhung cũng đặt ra khó khăn đổi với công tác hòi cung các đối tượng có quan hệ thân thuộc với nhau thường tìm cách trốn tránh khai báo về đồng bọn, ngược lại tarờng họp các đối tượng quen biết nhau sơ qua lại dễ khai về đồng bọn. song những hiêu biết về các đối tượnsỉ khác thường bị hạn chế, việc lấy lời khai, hỏi cung đê truy bất đổi tượng gặp nhiều khó khăn. Vì kinh tế mà bọn chúng gắn bó, ràng buộc với nhau, nhung bên cạnh đó, mặt trái trong quan hệ "làm ăn” của bọn chúng nên cũng thường này sinh và tồn tại mâu thuẫn về việc chia lợi nhuận. Đây chính là điểm yếu của chúng mà trong quá trình hỏi cung điều tra viên cần phải biết nắm bất và khoét sâu mâu thuẫn giữa chúng đê chúng tự khai báo, tổ cáo lẫn nhau.

Sáu lù, mục đích phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức của các đối tượng chu yếu xuất phát từ vẩn đề kinh tế

Nghiên cứu thực tẻ các vụ án làm giả con dấu. tài liệu cùa cơ quan, tổ chức cho thấy các bị can phạm tội đều xuất phát từ mục đích kinh tế. Các đối tượne do tham lam hoặc do sự suy thoái trong lối sống dẫn đến nợ nần. gặp khó khăn về kinh tế nên đã phạm tội nhàm mục đích thu lời bât chính, về ý thức chủ quan chúng biết rõ việc làm giả con dấu, tài liệu là hành vi vi phạm pháp luật nhưng vẫn tìm mọi cách làm ra con dấư, tài liệu giả rồi bán lại cho những người có nhu cầu hoặc trực tiếp đem đi sử dụng nhàm thu lời bất chính. Những bị can này nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, nhưng do khó khăn, cùng đường nên đã chấp nhận phạm tội, vì vậy có nhiều tên hoạt động khá tinh vi, có kinh nghiệm trong việc thực hiện và che giấu tội phạm, nhiều tên có kinh nghiệm và thủ đoạn đổi phó với cơ quan điều tra.

V u ậ t

Bảy là, đặc điểm về tài liệu, vật chứngCon dấu, tài liệu già là vật chứng quan trọng

trong các vụ án làm già con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Con dấu. tài liệu giả trong các vụ án làm già con dấu, tài liệu của cơ quan, tô chức đều được làm rất tinh vi, khó phát hiện già bàng trực quan (nhìn, sờ). Thậm chí có trườnti hợp đối tượng đem ra sử dụng mà cơ quan chức năng cũng không phát hiện ngay được như trong vụ án Ngô Thu Hằng (Hài Phòng) cùng đồng bọn làm giả chứng minh nhân dân, hộ chiếu xuất cảnh sang Hàn Quốc đã qua mặt được các cơ quan chức năng của Việt Nam, các đối tượng đã xuất cảnh sang được Hàn Quốc nhưng bị cơ quan an ninh nước này phát hiện và trục xuất về Việt Nam

Tuy nhiên, có trường hợp bàng cảm giác trực quan chúng ta cũng có thể xác định được tài liệu giả, như: ảnh trong tài liệu và dấu giáp lai không khớp với nhau, chừ ký, con dấu trong các trang tài liệu trùng với nhau vì được in từ cùng một phôi (trường hợp chừ ký thật có sự khác nhau ờ các trang tài liệu)... số vật chứng là con dấu, tài liệu giả đều được gửi tnmg cầu giám định để xác định chính xác. Khi tiến hành điều tra vụ án thì tài liệu, con dấu giả trở thành vật chứng quan trọng nhất, có tính quyết định trong chứng minh tội phạm. Nhừng tài liệu, con dâu giá này là sản phấm của các hành vi phạm tội, đồng thời là căn cứ pháp lý để xác định có tội phạm làm giả con dấu. tài liệu xảy ra hay không và người nào cỏ tội hay không có tội.

Nuoài ra. để thực hiện hành vi phạm tội, bọn tội phạm sử dụng nhiều loại phiamg tiện, công cụ khác nhau. Qua thực tiễn cho thấy chúng thường sừ dụng những công cụ như máy tính, máy in, máy scan... Đê liên lạc với nhau bọn chúng chú yếu sừ dụng điện thoại di động với sim rác và thường xuyên thay đồi số điện thoại liên lạc (chi sử dụng loại dịch vụ trả trước cùa các mạng di động), không dùng quá nhiều lần một sô nào đó, dùng ám tím hiệu để thông tin cho nhau, có khi không gặp mặt nhàm tránh bị lộ địa chỉ, tên tuôi khi bị phát hiện và khi cần có thể cắt đứt liên lạc khi đồng bọn bị bắt gây khó khăn

HỌC VIỆN Tư PHÁP

cho công tác giám sát bàng kỹ thuật nghiệp vụ cùa cơ quan an ninh. Những phương tiện dược các đôi tượng sử dụng để làm ra con dấu. tài liệu giả (máy tính, máy in. máy scan. điện thoại di động...); tiền, tài sán do phạm tội mà có... là nhũng vật chứng cần thu giữ, tạm giữ nhàm phục vụ có hiệu quá cho quá trình điều tra vụ án.

Như vậy, tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có nhiều đặc điểm giống nhau ở các vụ án khác, cẩn phái nghiên cứu, nhận diện đầy đủ các đặc điểm về bị can. bị cáo. về phương thức, thù đoạn, về tài liệu, vật chứng V.V.. để có giải pháp đấu tranh có hiệu quá với loại tội phạm nàv.

Công tác điều tra phải làm rõ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, các đối tượng đồng phạm, về hành vi vi phạm của các bị can khác trong vụ án. Nhiều thông tin, tài liệu liên quan đến nhiều đối

tượng ớ các tinh, thành khác nhau, nhung đều phai được xác minh cụ thê; các tài liệu, vật chứng phải thu giừ phục vụ cho quá trình chứng minh tội phạm tronti xét xử.

Năm dược đặc điêm cùa các đôi tượnsi troníi vụ án. các cán bộ điều tra sẽ có đủ thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cụ thê. áp dụng các biện pháp, chiến thuật điều tra phù hợp tránh sự can thiệp cùa một số cá nhân, tổ chức cũng như có sự rà soát tránh việc bỏ sót, bỏ lọt tội phạm hoặc thu thập chứntỉ cứ không đầy đủ.

Mật khac, cần nghiên cứu k ỹ nhân thân, hoàn cảnh của từng bị can để nắm rõ động cơ. mục dích phạm tội có sự phân loại đối với các đối tượng, từ đó vận dụntỉ các giải pháp thu thập chứng cứ cụ thể cho phù hợp với từng vụ án, từng đoi tượng./.

CÁC LÝ TH U YẾT LÀM c ơ SỞ HÌNH THÀNII ...(Tiếp theo trang 65)

Khi hàng hóa nhập khẩu bán phá giá thì các doanh nghiệp liên quan này có được nguồn nguyên liệu rè hơn để sản xuất kinh doanh, giúp tiết kiệm chi phí sàn xuất trong khi đó giá hán lại không đổi (lợi nhuận đương nhiên sẽ tăng theo), từ đó góp phần thúc đẩy tăng trường ngành sàn xuất mà họ hoạt động. Tuv nhiên, xét về mặt dài hạn. quyền lợi của người tiêu dùng có thể bị xâm hại nếu doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá hàng hóa đê thực hiện chiến lược chiếm đoạt thị trường bàng cách định giá hùy diệt ngành sàn xuất trong nước. Mặc dù bán phá giá đem lại lợi ích cho rmười tiêu dùng ờ hiện tại, song khi đã chiếm đoạt được thị trường nhập khâu, giá của hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng vọt trong tương lai để các doanh rmhiệp lấy lại những gì đã mất từ việc phá giá. Neười tiêu dùng lại trở thành nạn nhân của mức giá độc quyền do các doanh nghiệp

11 Nguyễn Ngọc Sơn (2010), tlđd, tr.2 1 -24

nước ngoài ấn định. Sự suy đoán về khả năng giá tãng trong tươrm lai hoặc sản lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm để chi phối cung cầu là một trong những cãn cứ đế kết luận về hàn chất cạnh tranh khônu lành mạnh của hành vi bán phá giá có mục đích cướp đoạt thị trường. Như vậy, bản chất cạnh tranh không lành mạnh của hành vi bán phá giá đó là sự lạm dụng băng cách tranh giành thị trường của các đối thủ cạnh tranh, cụ thể là các doanh nghiệp cạnh tranh nội địa. Sự suy giảm cùa ngành sàn xuất nội địa ờ hiện tại hoặc tương lai do bán phá giá gây ra là bằng chứrm chứng minh ràng quốc gia nhập khâu đã bị càn trớ khà năng phát triên lợi thế so sánh. Việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá được đặt ra nhằm bảo vệ thương mại tự do. bảo vệ lợi thế so sánh của quốc gia nhập khẩu đang bị đe dọa bời hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khâu" ./.

o

BỈNH LUẬN ÁN : «Số tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

9ỉ(|í)ề *ỉttật

BẢO VỆ QUYỀN LỢ l C ủ a n g ư ờ i t h ứ b a n g a y t ì n h k h i h ợ p đ ồ n g

MUA BẤN NHÀ Ở BỊ v ô HIỆU TH EO BỘ LUẬT DÂN s ự V IỆT NAM

các chủ thê khi tham gia giao dịch dân sự với mục đích tìm kiếm và trao đổi “lợi ích

hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đố"2. Thực tế không phải chủ thể nào cũng đạt được lợi ích mong muốn, dù họ đã xác lập giao dịch hoàn toàn thiện chí, ngay thẳng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Vấn đề đặt ra là quyền lợi của người thứ ba ngay tình sẽ được pháp luật bảo hộ như thế nào khi tham gia vào hợp đồng mua bán (HĐMB) nhà ở bị tuyên bố vô hiệu? khi mà lợi ích của người thứ ba bị đối kháng với lợi ích của chủ sở hữu tài sản đích thực, mà người xác lập hợp đồng với người thứ ba lại không phải là người có quyền định đoạt đối với tài sản.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trung phân tích các quy định bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người thứ ba ngay tình khi nhận được tài sản thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền lù chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở luìii tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa. (Về nguyên tắc) khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ của người giao kết và ncười liên quan cũng không còn3. Nói cách khác quyền lợi của người thứ ba cũng bị ảnh hưỏng khi hựp đồng với người thứ ba vô hiệu. Tuy nhiên, trong trường hợp người thứ ba tham gia giao dịch ngay tình thì pháp luật bảo vệ quyền lợi của họ như thế nào? Bộ luật Dân sự (BLDS) đưa ra chế định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không chỉ rõ “người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự ' là như thế nào mà

TP. Nguyễn Thị Minh Phượng'

pháp điển hóa khái niệm chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình theo quy định tại Điều 189 BLDS năm 2005. Kế thừa quy định của BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017) tại Điều 180 đã đưa khái niệm: “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiêm hữu có căn cứ đê tin rằng mình có quyền đối với tài sản chiếm hữu". Còn theo thuật ngữ Luật học, người thứ ba ngay tình khi tham gia giao dịch dân sự vô hiệu được hiểu là “người được chuyển giao tài sản thông qua giao clịch dân sự mù họ không biết, không buộc phải biết là tài sản dó do người chuyển giao cho họ thu được từ một giao dịch vô hiệu"4. Như vậy, khi một người xác lập HĐMB nhà ở trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tuân thủ các quy định của pháp luật; họ không thể biết đối tượng của hợp đồng nhà ở do người bán cho họ có được từ một giao dịch vô hiệu trước đó thì người này được coi là người thứ ba ngay tình khi HĐMB nhà ở mà họ giao kết bị tuyên bố vô hiệu.

1. Tinh tiết vụ kiện: Năm 2003, ông Phụng khai báo không đầy đủ nên đã được ủ y ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (QSH) nhà ở và quyền sử dụng (QSD) đất ở. Sau đó ông Phụng đã chuyển nhượng nhà - đất cho ông Thân, bà Liên. Ngày 25/6/2003 ủ y ban nhân dân tỉnh đã cấp giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở cho ông Thân, bà Liên. Tại bản án sơ thẩm số 06/2007/DS-ST ngày 21/5/2007 Tòa án đã tuyên bố HĐMB nhà ở giữa ông Phụng với vợ - chồng ông Thân, bà Liên là vô hiệu. Phán quyết này đã nhận được sự ủng hộ của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân

1 Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh2 Đ iều 123 Bộ luật Dân sự năm 2005.ì Lê T h ị Bích Thọ (2004), Hợp đồng kinh tế vô hiệu, Nxb Chính trị Quốc G ia, Hà N ội, tr. 107.4 Bộ Tư pháp, V iện nghiên cứu khoa học pháp lý (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb. Công an nhân dân, Hà N ộ i. tr.50.

o

HỌC VIỆN Tư PHÁP

tối cao. Tuy nhiên, tại Quyết định giám đốc thẩm số 06/2011/DS-GĐT ngày 18/3/2011 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao xác định: hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất giữa các đương sự “tại thời điểm giao dịch được côní> nhận là hợppháp"5. Do đó, "trong trường hợp này cần phải xác định rõ nếu việc chuyển nhượng nhà, đất giữa ông Phụng với vợ chồng ông Thân lù ngay tình, các dưcTng sự không có hành vi gian dôi hoặc nhằm che dậy một giao dịch khác thì phải căn cứ khoản 2 Điều 138 BLDS để công nhận hựp đồng"6. Như vậy, quan điểm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xác định dù là người thứ ba đã mua nhà của người đã được cấp giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở hựp pháp nhưng nếu không ngay tình thì không đưực bảo vệ. Từ vụ án này, đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.

2. Quan điểm và bình luận: Với quy định hiện nay của BLDS thì người thứ ba ngay tình không luôn đưực bảo vệ bằng cách công nhận hợp đồng của họ có hiệu lực. Quyền lợi của người thứ ba ngay tình sẽ đưực đặt ra khi "đã có giao dịch vô hiệu trước đó và việc quyền lợi của người thứ ba này được dặt ra khi giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu"1 và họ chỉ đưực công nhận là chủ sở hữu hợp pháp, trong trường hợp “nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bân án, quyết định bị huỷ, sửa”*. Đây là cách thức bảo vệ lợi ích của người thứ ba ngay tình tối ưu nhất và có tính khả thi hơn so với cách thức đòi bồi thường thiệt khi tuyên bố HĐMB nhà ở vô

hiệu. Như vậy, theo khoản 2 Điều 138 BLDS năm 2005, quyền lợi của người thứ ba tham gia giao dịch mua bán nhà ỏ khi bị tuyên bô vô hiệu sẽ được bảo vệ trong hai trường hợp: (i) Ngay tình, (ii) nhận được tài sản thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

Trường hựp thứ nhất. Người thứ ba ngay tình nhận được tài sản (nhà ở) thông qua bán đấu giá (của Trung tâm bán đâu giá tài sản, Tô chức kinh doanh dịch vụ bán đấu giá hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản). Vân đề là, điều luật lại không quy định bán đâu giá tài sản đó có đúng thủ tục luật định hay không (Điều 133 BLDS năm 2015 cũng chỉ dừng lại ở cụm từ “bán đấu giá"), nên dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau và thực tiễn Tòa án đã khá lúng túng khi áp dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi HĐMB nhà ở bị tuyên bố vô hiệu.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trong mọi trường hợp người thứ ba nhận được nhà ở thông qua bán đấu giá tài sản thì họ được coi là ngay tình và áp dụng khoản 2 Điều 138 BLDS năm 2005 để quyền lợi của họ.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Quyền lợi của người thứ ba chỉ được bảo vệ trong trường hdp họ nhận nhà ở khi họ ngay tình và việc “bán đấu giá" tài sản phải đúng quy định của pháp luật, vì “bán đấu giá tài sản là thủ tục công khai, minh bạch”9, thực tế không ít trường hợp việc bán đấu giá đã hoàn tất nhưng sau đó kết quả bị hủy bỏ do vi phạm pháp luật. Do đó, khi tham gia đâu giá buộc các chủ thể (người tham gia dấu giá, cơ quan tổ chức đâu giá) phái biết

5 Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về dân sự năm 2010- 2012, Tòa án nhân dân tối cao V iệt Nam, năm 2014, tr.443.6ĐỖ Vần Đại (2011), Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án, Nxb Chính trị - Quốc gia, Hà Nội, ư.777. 7ĐỖ Vần Đại (2011), Luật liỢp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án, Nxb Chính trị - Quốc gia, Hà Nội, Tr.797.8 Đ iều 258 và khoản 2 Đ iều 138 Bộ luật Dân sự năm 2005.9 Đỗ Văn Đại (2011), Luật liợp âồng Việt Nam, bản Ún và bìnli luận bản án, Nxb Chính trị - Quốc gia, Hà N ội, tr.783.

o

s ố tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

các quy định liên quan. Nếu thủ tục bán đấu giá vi phạm pháp luật mà các chủ thể vẫn tiến hành, thì kết quả bán đấu giá đó không được công nhận. Pháp luật không thể bảo vệ một quan hệ pháp luật được hình thành trên sự vi phạm pháp luật, khi chủ thể tham gia đã biết và buộc phải biết mà vẫn vi phạm. Tại Điều 4 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, quy định: “Trong trường h(fp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đôi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến tài sản bán đấu giá do có vi phạm pháp luật trước khi tài sản được đưa ra bán đấu giá nhưng trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sần đó bảo đảm tuân theo đầy đủ quy định của pháp luật thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người mua được tài sản bán đâĩỉ giả”. Đồng thời, tại khoản 5 Điều 2 Thông tư liên tịch sô 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quy định: “Trường hợp bủn Ún, quvết định bị kháng nghị đã được tổ chức thi hành một phần thông qua bán đấu giá nay bị huỷ, sửa thì cơ quan thi hành án tiếp tục hoàn thiện thủ tục theo quy định của pháp luật cho bên mua đấu giá, trừ trường hợp thủ tục bán đấu giá vi phạm í/uy định của pháp luật". Với quy định này cho thấy, nếu việc bán đấu giá vi phạm quy định của pháp luật thì người trúng đấu giá sẽ không thể hoàn tất các thủ tục để mua tài sản đó, việc này đồng nghĩa với việc kết quả bán đấu giá sẽ không thành; tuy nhiên, không đồng nghĩa với việc quyền lợi của người thứ ba ngay tình không được bảo vệ mà người thứ ba vẫn được bảo vệ bằng việc giải quyết bồi thường thiệt hại nếu có.

Trên thực tế xét xử cho thấy, đối với trường hợp người thứ ba nhận được nhà thông qua bán đấu giá ngoài điều kiện ngay tình thì quan điểm của các cấp Tôa án cũng có sự khác biệt, theo Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm thì người thứ ba nhận được tài sản thông qua bán đấu giá là

10 Khoản 2 Đ iều 138 Bộ luật Dân sự năm 2005.

V n ậ t

phải được bảo vệ; tuy nhiên, tại Quyết định ciáni đốc thẩm số 1 l/2010/DS-GĐT ngay 02/4/2010, Tòa án nhân dân tối cao nhận định: “Khi giải quyết vụ án cần xem xét việc bán đấu ạiá tài sản có đúng quy định của pháp luật khônạ; nếu bán đấu giá tài sản đã xong mà việc bán đấu giá đó đúng quy định của pháp luật thì phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nqưìri mua ngay tình thông qua dấu giá tài san theo qux định tại khoản 2 Điều 138 BLDS năm 2005; nếu bán đấu giá tài sản không đúng quy định của pháp luật thì không công nhận kết quả bún đấu giá”. Như vậy, quan điểm của Tòa án nhân dân tối cao thì quyền lợi của người thứ ba ngay tình chỉ được bảo vệ bằng việc công nhận cho người thứ ba ngay tình được nhận nhà khi thủ tục bán đấu giá tài sản phải đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp thứ hai. Quyền lợi của người thứ ba ngay tình đưực bảo vệ khi họ “giao clịch với người mù theo bản án, quyết định cửa cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhiùỉí> sau đó người này không phải lù chủ sở hữu tài sản do bản Ún, quyết định bị huỷ, sứa'''0. Với quy định này, nếu bản án, quyết định không bị hủy, sửa thì người thứ ba ngay tình không đưực bảo vệ? hay nói cách khác để được bảo vệ quyền lợi của mình khi HĐMB nhà ở vô hiệu, người thứ ba ngay tình phải chứng minh được người đã giao dịch mua bán nhà với họ đã được "bủn án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" xác định là “chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa"; đây là vấn đề rất khó khăn, phức tạp; vì nếu người bán đã được bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án công nhận họ là chủ sở hữu (mặc dù trên thực tế hụ không phải là chủ sở hữu nhà ở) nhưng bản án, quyết định đó không bị hủy, sửa (không có căn cứ xác định người bán không phải là chủ sở hữu tài sản); nếu căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 138 BLDS năm 2005 (nay là khoản 2 Điều 133 BLDS năm 2015) thì quyền lợi của người thứ ba ngay tình sẽ không được bảo vệ khi HĐMB

o

HỌC VIỆN Tư PHÁP

nhà ở bị tuyên bố vô hiệu. Điều này sẽ là bất hợp lý và mâu thuẫn với quy định tại Điều 246 BLDS năm 2005 (Điều 235 BLDS năm 2015) về xác lập QSH theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Như vậy, không thể căn cứ vào quy định tại Điều 138 BLDS năm 2005 để tuyên bố hợp đồng vô hiệu, cho dù “bủn Ún hay quyết định có bị hủy, sửa cũng không ảnh hưởng tới việc công nhận giao dịch của người thứ ba ngay tình"". Bởi lẽ, chủ sở hữu đích thực được quyền khỏi kiện yêu cầu bồi thường giá trị tài sản nếu họ chứng minh được lỗi của cá nhân hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc công nhận QSH không đúng, gây thiệt hại cho họ (khoản 3 Điều 133 BLDS năm 2015).

Có thể thấy rõ quan điểm của Tòa án qua thực tiễn xét xử. Nhà có neuồn gốc của ông Sảng và bà Năm. Ông sảng và bà Năm chết không để lại di chúc và có 05 người con. Năm 1996 bà Nhu là vợ ông Hiệp và là con dâu của ông Sảng- bà Năm bị truy tố về tội ''Lạm clụnẹ tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân”, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã kê biên căn nhà trên. Năm 1998, ông Hiệp (con ông Sảng- bà Năm) kê khai đăng ký nhà- đất của đưực Úy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận nhà- đất. Ngày 29/4/1999, bà Nhu bị xử phạt 08 năm tù và căn nhà trên tiếp tục kê biên để đảm bảo thi hành án. Ngày 23/6/1999, Thi hành án dân sự tỉnh có Quyết định phát mãi bán đấu giá căn nhà trên. Ngày 29/6/1999, 05 người con (trong đó có ông Hiệp) của ông Sảng và bà Năm đã khiếu nại đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định kê biên thi hành án và xin hoãn thi hành án bán đấu giá nhà. Ngày 19/01/2000, Thi hành án dân sự tỉnh đã lập hợp đồng bán căn nhà trên cho ông Tám. Ngày 31/01/2000, ông Tám được ủ y ban nhân dân huyện cấp giây chứng nhận QSH nhà và QSD đất. Ngày 04/4/2000, ông Tám bán nhà

cho ông Cam. Ngày 11/7/2000, ủ y ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có Quyết định hủy kê biên căn nhà trên. Nay niỉuyên đơn (05 người con của ông Sảng - bà Năm) khởi kiện yêu cầu bị đơn (ông Cam) trả lại nhà -đất.

Toa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã không chấp nhận yêu cầu khỏi kiện của 05 người con ông Sảng và bà Năm. Tuy nhiên, tại Quyết định giám đốc thẩm số 04/2010/DS-GĐT ngày 14/01/2010, Tòa án nhân dân tối cao dã xác định: Nhà- đất của ông sảng và bà Năm chưa cho ai nên việc kê biên căn nhà trên là "không có căn cứ pháp luật”. “Năm 1998, ông Hiệp kê khai, đăng ký xin cấp giấy chứnu nhận QSD khi chưa có ý kiến của các thừa kế tài sản của hai cụ và tài sản đang trong thời kỳ kê biên nhirtig Uy ban nhân dân huyện vẫn cấp giấy chứng nhận QSD đất cho ông Hiệp và bà Nhu là trái pháp luật”. Khi các thừa kế ông Sảng và bà Năm khiếu nại việc kê biên tài sản nhưng phòng thi hành án vẫn tiến hành bán đấu giá tài sản là không đúng. Việc ông Tám mua tài sản bán đấu giá của phòng thi hành án là ngay tình nên quyền lợi của ông Tám phải được bảo vệ. cần phải xem xét lỗi của bà Nhu, ông Hiệp, Phòng thi hành án để buộc bên có lỗi thanh toán giá trị cho nguyên đơn. Như vậy, quan điểm của Tòa án trong vụ án này thì việc cấp giấy chứng nhận của ủy ban nhân dàn và việc bán đấu giá tài sản là trái quy định của pháp luật nhưng quyền lợi của người thứ ba ngay tình vẫn được bảo vệ và nguyên đơn chỉ được kiện yêu cầu bồi thường giá trị tài sản.

Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử cho thấy, với quy định sau đó người bán không phải chủ sở hữu tài sản do bản án hay quyết định bị hủy, sửa là “không quan trọng, không làm mất di tính chất nqay tình của người thứ ba"'2 và “việc bân án hay quyết dịnh có bị hủy sửa hay không không làm ảnh hưởng t('ri việc câng nhận giao dịch đôi với n gưìxi thứ ba ngay tình”13.

(Xem tiếp trang 84)

11 Đỗ Vần Đại (2011), Luật hợp (tồng Việt Nam, bản án và bình luận bân án, Nxb Chính trị - Quốc gia, Hà Nội, ư. 789. l2Huỳnh Xuân Tình (2013), Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay lình khi giao dịch dân sự vô h iệ u , Luận văn thạc sỹ Luật, Trường đại học luật Thành phố Hồ Chí M inh, Tr.49.

13 Đỗ Văn Đại (2011), Luật hợp dồng Việt Nam, bủn án và bìnli luận bản án, Nxh Chính trị - Quốc gia, Hà Nội, tr. 789.

o

NHÌN RA THÊ GIỚI ((Sô tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

9ỉftí)ề g u ậ t

CÁC TỘI XÂM PHAM TRẬT Tự QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRONG PHÁP LUÂT HÌNH sự MỌT s ố NƯỚC TRÊN THẼ GIỚI

Các tội xàm phạm trật tự quản lý hành chính (TTQLHC) được quy định tại

chương XX - Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 là nhừng hành vi nguy hiểm cho xã hội do những người có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy định của Nhà nước về TTQLHC.

Nghiên cứu pháp luật hình sự một số nước trên thế giới như Liên banu Nga, Nhật Bàn, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,... cho thấy các tội xâm phạm TTQLHC trong pháp luật hình sự cúa một số nước trên thế giới có những quy định khác nhau.

1. Pháp luật hình sự Liên bang Nga PLHS Liên bang Nga là BLHS năm 1996,

sửa đổi năm 2010 hiện hành, trong đó khẳng định dứt khoát ngay nhiệm vụ của Bộ luật này: “Nhiệm vụ của BLHS này bao gồm: bảo vệ các quyền và tự do cùa con người và công dàn, chế độ sở hữu, trật tự và an toàn xã hội, môi trường, chế độ Hiến pháp Liên bang nga trước sự xâm hại của hành vi phạm tội, bào đảm nền hòa bình và an toàn nhân loại, cũng như ngăn chặn tội phạm” (khoản 1 Điều 2)2 .

Nghiên cứu BLHS Liên bang Nga cho thấy, có nhiều tội phạm tương đồnu với BLHS Việt Nam với Chương 32 có tên gọi tương tự là “Các tội xâm phạm trật tự quán lý” bao gồm 16 tội danh sau đây3 :

+ Tội xâm phạm tính mạng của cán bộ báo vệ pháp luật (Điều 317) có mức hình phạt cao nhất là tù từ 12 năm đen 20 năm hoặc tù chung thân;

ThS. Nguyễn Kim Chi1

+ Tội sự dụng vũ lực với người đại diện chính quyền (Điều 318) có mức hình phạt cao nhất là tù từ 5 năm đến 10 năm;

+ Tội xúc phạm người đại diện chính quyền (Điều 319) có mức hình phạt cao nhất là cải tạo lao động từ 6 tháng đến một năm;

+ Tội công bố thông tin về các biện pháp an ninh được áp dụne cho quan chức trong các cơ quan bảo vệ pháp luật hay các cơ quan kiểm tra (Điều 320) có mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến 5 năm;

+ Tội làm rối loạn các hoạt động cùa các đơn vị thực hiện nhiệm vụ giáo dục phạm nhân (Điều 321) có mức hình phạt cao nhất là phạt tù từ 5 năm đến 12 năm;

+ Tội qua lại biên giới Liên bang Nga trái pháp luật (Điều 322) có mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến 5 năm;

+ Tội tô chức vượt biên trái phép (Điều 322-1) có mức hình phạt cao nhất là phạt tù từ2 năm đến 5 năm;

+ Tội thay đổi bicn giới quốc gia Liên bang Nga trái pháp luật (Điều 323) có mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến 4 năm;

+ Tội mua hoặc tiêu thụ các văn bàng chính thức và các huân huy chương Nhà nước (Điều 324) có mức hình phạt cao nhất là bị phạt giam đen 3 tháng;

+ Tội trộm cắp hoặc làm hư hỏng các loại con dấu, tài liệu hoặc trộm cắp các loại tem thuế, tem đặc biệt hoặc các dấu hiệu nhận biết tương ứng (Điều 325) có mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến 2 năm;

1 Giàng viên, Học viện Tư pháp2 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, BLHS Liên bang Nga, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011, tr. 18.

’Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, BLHS Liên bang Nga, Nxb. Công an nhân dân, Há Nội, 2011, tr.582, 584, 586, 588, 590, 592, 594.

0

HỌC VIỆN Tư PHÁP

+ Tội làm giả hoặc hủy hoại biên số của các loại phương tiện giao thông vận tải (Điều326) có mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến3 năm;

+ Tội làm già, sàn xuất hoặc tiêu thụ các loại văn bằne già. huân huy chưong Nhà nước giả. các loại con dấu. mẫu in sẵn giả (Điều327) có mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến4 năm;

+ Tội sản xuất, tiêu thụ các loại tem thuế giả, tem đặc biệt giả hoặc các dấu nhãn hiệu nhận biết hàng hóa tương đương giả (Điều 327-1) có mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến 5 năm;

+ Tội trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ dân sự thay cho quân sự (Điều328) có mức hỉnh phạt cao nhất là phạt tù đến2 năm;

+ Tội xúc phạm quốc huy Liên banu Nga. quốc kỳ Liên bang Nga (Điều 329) có mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến 1 năm;

+ Tội hành động tự tiện (Điều 330) có mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến 5 năm.

Như vậy. nghiên cứu so sánh quy định về TNHS đối với các tội xâm phạm TTQLHC trong BLHS Liên bang Nga với nước ta có một số nhận xét sau:

Một là, về cơ bản BLHS Việt Nam và Liên bang Nga đều quy định tương đối đầy đủ các tội danh, TNHS đối với các tội xâm phạm TTQLHC làm cơ sờ pháp lý trong việc xử lý neười phạm tội, bảo vệ TTQLHC của Nhà nước, đặc biệt là việc quy định rõ ràng và dứt khoát “cơ sở của TNHS”.

Hai là, tên gọi tội danh xâm phạm TTQLHC về cơ bản cũng tương tự nhau, tuy nhiên, có một số tội danh BLHS nước ta khôniỉ quv định như: Tội sử dụng vũ lực với người đại diện chính quyền (Điều 318); tội xúc phạm người đại diện chính quyền (Điều 319); tội công bo thông tin về các biện pháp an ninh được áp dụng cho quan chức trong các cơ quan bảo vệ pháp luật hay các cơ quan

kiểm tra (Điều 320); tội hành động tự tiện (Điều 330). Ngoài ra. một số tội danh trong BLHS Liên bang Nua được chia tách hành vi nhỏ hơn để truy cứu TNHS như: Tội mua hoặc tiêu thụ các văn bàniĩ chính thức và các huân huy chương Nhà nước (Điều 324); tội trộm cắp hoặc làm hư hỏng các loại con dấu, tài liệu hoặc trộm cắp các loại tem thuế, tem đặc biệt hoặc các dấu hiệu nhận biết tương ứng (Điều 325); tội làm già hoặc hủy hoại biển số cúa các loại phương tiện giao thông vận tải (Điều 326); v.v...

Ba là. đối với hành vi chốníi người thi hành công vụ. BLHS Liên bang Nga quy định ba tội và mức hình phạt nghiêm khắc hơn BLHS nước ta. Đó là, tội xâm phạm tính mạng của cán bộ hào vệ pháp luật (Điều 317) có mức hình phạt cao nhất là tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân; tội sừ dụng vũ lực với người đại diện chính quyền (Điều 318) có mức hình phạt cao nhất là tù từ 5 năm đến 10 năm và tội xúc phạm người đại diện chính quyền (Điều 319) có mức hình phạt cao nhất là cãi tạo lao động từ 6 tháng đến một năm, trong khi tội chống người thi hành công vụ theo BLI1S Việt Nam có mức cao nhât là đên 10 năm tù (Điều 257). Ngược lại. một số tội phạm trong BLHS nước ta lại có mức hinh phạt nghiêm khắc hơn, ví dụ: Tội xúc phạm Quốc kỳ. Quốc huy quy định hình phạt tù cao nhất đến 3 năm, trong khi BLHS Liên bang Nga quy định đến 1 năm.

2. Pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

PLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là BLHS năm 1997. sứa đổi năm 2005 hiện hành. Phần các tội phạm, các nhà làm luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không nêu tên tội danh, do đó, để bào vệ TTQLHC và TNHS đối với người thực hiện các tội phạm này được quy định với tên gọi tại Chươnu VI là “Tội xâm phạm trật tự quản lý xã hội” với 28

0

điều luật cụ thể4 tương tự như những tội danh được quy định tại chương XX-BLHS Việt nam nãm 1999. Ví dụ như:

- Điều 277 quy định: “Người nào dùnu vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhàm cản trở nhân viên cơ quan Nhà nước thi hành nhiệm vụ thi bị phạt tù đên 3 năm ...” tươn£ĩ tự tội chốno níiười thi hành công vụ quv định tại Điều 257 BLHS Việt Nam hiện hành;

- Điều 279 quy định: “Người nào mạo danh cán bộ đê lừa đào thì bị phạt tù đến 3 năm...” tương tự tội giả mạo chức vụ, cấp bậc quy định tại Điều 256 BLHS việt Nam hiện hành;

- Điều 280 quy định: “Người nào làm giả. sửa chữa, mua bán. trộm cắp. cướp, tiêu hủy công văn, giấy chứng nhận, con dấu của cơ quan Nhà nước thì bị phạt tù đến 3 năm...” tương tự tội làm giả con dấu. tài liệu của cơ quan tổ chức và tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu. tài liệu cùa cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội quy định tại Điều 267 và Điều 268 BLHS Việt Nam hiện hành;

- Điều 282 quy định: “Người nào có được bí mật Nhà nước một cách bất hợp pháp bàng cách lấy trộm, bí mật thu thập, mua chuộc, thì bị phạt tù đến 3 năm...” tương tự tội chiếm đoạt, mua bán. tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước quy định tại Điều 263 BLHS Việt Nam hiện hành;

- Điều 299 quy định: “Người nào làm nhục quốc huy. quốc kỳ của nước Cộng hòa nhân dàn Trung Hoa ở nơi công cộng bàng những hình thức như thiêu đốt, phá hủy, vẽ bẩn lên. giày xéo, thì bị phạt tù đến 5 năm...” tương tự tội xúc phạm Quốc kỳ. Quốc huy quy định tại Điều 267 BLHS Việt Nam hiện hành;...

Như vậy, nghiên cứu so sánh quy định về TNHS đổi với các tội xâm phạm TTQLHC trong BLHS Cộng hòa nhân dàn Trung Hoa với nước ta có một số nhận xét sau:

Một là, về cơ bản BLHS Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều quy định

SỐ tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

9ìịjI|c *ỉuậttương đổi đầy đủ các tội danh, TNHS đối với các tội xâm phạm TTQLHC làm cơ sở pháp lý trong việc xử lý người phạm tội, bảo vệ TTQLHC cùa Nhà nước, đặc biệt là khẳng định rõ ràng và dứt khoát “cơ sở cùa TNHS”.

Hai là, tên gọi tội danh xâm phạm TTQLHC về cơ bản cũne tương tự nhau, tuy nhiên, các nhà làm luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không nêu tên tội danh mà chi mô tả hành vi khách quan của tội phạm. Ngoài ra, các nhà làm luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định gộp chung cả các tội xâm phạm TTQLHC và các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng vào một Chương - “Tội xâm phạm trật tự quàn lý xã hội” với 28 điều luật, trong khi đó, theo BLHS Việt Nam được tách ra thành các Chương khác nhau. Ví dụ: Trong BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định cả tội gây rối trật tự công cộng (Điều 291), tội đánh bạc (Điều 302); v.v... trong khi BLHS Việt Nam quy định tại Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XIX).

Ba là, về mức độ TNHS, BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định cũng tương đồng về hình phạt áp dụng đổi với các tội xâm phạm TTQLHC, một số tội phạm quy định ít nghiêm khấc hơn BLHS nước ta như tội chống người thi hành công vụ, tội chiếm đoạt bí mật Nhà nước... Đặc biệt, có một số tội phạm khôntĩ có trong BLHS nước ta như tội truyền thụ phương pháp phạm tội (Điều 295); tội hoạt động dâm loạn (Điều 301); v.v...

3. Pháp luật hình sự N hật BảnPLHS Nhật Bản là BLHS Nhật Bàn năm

1907, sửa đổi năm 2011 hiện hành. Quy định về các tội xâm phạm TTQLHC, các nhà làm luật Nhật Bản không quy định rõ thành Chương độc lập như BLHS Việt Nam, mà các tội phạm này được quy định rải rác trong một số Chương, điều tương ứng. Ví dụ:

4 Đinh Bích Hà, Bộ luật nước Cộng hòa nhân dãn Trung Hoa, N X B Tư pháp, Hà Nội, 2007, tr. 175-188

©

HỌC VIỆN Tư PHÁP

- Chương 5 - Tội cản trở việc thi hành công vụ với các điều luật như5:

+ Tội cản trở việc thi hành công vụ + Tội cản trở việc thi hành cưỡng chế ...- Chương 13 - Tội xâm phạm bí mật với

các điều luật như6:+ Tiết lộ bí mật ...- Chương 17 - Tội làm giả văn bản với các

điều luật như7:+ Làm giả Chiếu chi+ Làm già văn bản của cơ quan Nhà nước + Làm sai lệch nội dung văn bản cùa cơ

quan Nhà nước+ Ghi không đúng sự thật vào văn bán

chính có chứng thực+ Sử dụng văn bản của cơ quan Nhà nước

bị làm giả ....- Chương 19 - Tội làm giả con dấu bàn với

các điều luật như8:+ Làm giả và sử dụng con dấu cùa Nhật

Hoàng+ Làm giả và sứ dụng bất chính con dấu

của cơ quan Nhà nước+ Tội làm giả số ký hiệu cùa cơ quan Nhà

nước và sử dụng bất hợp pháp+ Tội làm giả và sử dụng con dấu tư nhân + Tội làm giả dừ liệu điện từ...Như vậy, nghiên cứu so sánh quy định về

TNHS đối với các tội xâm phạm TTQLHC trong BLHS Nhật Bản với nước ta có một số nhận xét sau:

Một là, về cơ bản BLHS Việt Nam và Nhật Bàn đều quy định tương đối đầy đủ các tội danh, TNHS đối với các tội xâm phạm TTQLHC làm cơ sờ pháp lý trong việc xử lý người phạm tội, bảo vệ TTQLHC cùa Nhà

nước; tuy nhiên, BLHS Nhật Bản không có nội dung về “cơ sở của TNHS”.

Hai là, các nhà làm luật Nhật Bán quy định rải rác một số tội phạm tương ứng xâm phạm TTQLHC nhưne ở nhiều Chương khác nhau trong BLHS, với mức hình phạt ổn định. Riêng tội làm giả Chiếu chi (Điều 154) quy định người phạm tội ở mức nghiêm khẳc có thể bị phạt tù chuntỉ thân. Ngoài ra. phạm vi các tội xâm phạm TTQLHC quy định trong BLHS ít hơn BLHS Việt Nấm.

Ba là, về mức độ TNHS, BLHS Nhật Bản quy định cả vấn đề chuân bị phạm tội. phạm tội chưa đạt ở ngay cuối mỗi điều luật trong Phần riêng (nếu có), còn BLHS Việt Nam lại quy định ở Phần chung BLHS.

4. Kết luậnNghiên cứu so sánh BLHS một số nước

trên thế giới cho thay quy định về các tội I danh, TNHS đối với các tội xâm phạm

TTQLHC làm cơ sở pháp lý trong việc xử lý người phạm tội, bảo vệ TTQLHC của Nhà nước đều được ghi nhận đầy đù, trong đó đặc biệt là *‘cơ sở của TNHS” mặc dù mức độ TNHS có sự khác nhau. Đáng chú ý, BLHS Liên bang Nga có nhiều tội phạm tươne đồng với BLHS Việt Nam, BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lại ghép cả các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng vào cùng các tội xâm phạm TTQLHC. Đặc biệt, về mức độ TNHS, BLHS Nhật Bàn quy định cả vấn đề chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt ờ ngay cuối mỗi điều luật trong Phần riêng (nếu có), còn BLHS Việt Nam lại chỉ quy định ở Phần chung BLHS./.

5 Xem: Trần Thị Hiển, BLHS Nhật Ban, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2011, tr.90-94.

6 Xem: Trần Thị Hiển, DLHS Nhật Bán, Nxb Từ điền Bách khoa, Hà Nội, 2011, tr. 114-115.

7 Xem: Trần Thị Hiển, BLHS Nhật Ban, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2011, tr. 123-126.

8 Xem: Trần Thị Hiển, BLHS Nhật Ban, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2011, tr. 135-138.

Q

s ố tháng 7/2016 - Nâm thứ Mười Một

9 iflf)ề ^ n ậ t

THỦ TỤC TÔ TỤNG HÀNH CHÍNH CỦA CỘNG HÒA PHÁP VÀ MỘT SÔ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh1 ThS. Phạm Lươtig Khiển2

1. Thủ tục tố tụng hành chính của Cộng hòa Pháp

Trong số các quốc gia trên thế giới, có thể nói Cộng hòa Pháp là nước có nền tài phán hành chính phát triển nhất. Tài phán hành chính ở Pháp tạo thành một hệ thống độc lập so với tòa án dân sự; các vụ kiện hành chính được xử lý theo thủ tục riêng, và áp dụng pháp luật hành chính có khá nhiều đặc thù so với pháp luật dân sự.

ớ Pháp cũng phàn chia làm các loại thủ tục tố tụng hành chính như sau:

- Kiện hành chính đầy đủ: đây là loại kiện mà thẩm phán có nhiều quyền hạn nhất: có thể phán xét không chỉ trên bình diện pháp luật mà cả trên bình diện thực tế của vụ việc; thẩm phán hành chính có quyền yêu cầu cơ quan hành chính phải bồi thường; thậm chí có thể đưa ra các mệnh lệnh buộc cơ quan hành chính thực thi; ra các quyết định thay thế cho cơ quan hành chính. Ví dụ điển hình cho loại kiện này là các vụ kiện liên quan đến bồi thường thiệt hại do cơ quan hành chính gây ra; kiện bầu cử (trong loại kiện này, quyền của thẩm phán rất cao: có thể hủy kết quả bầu cử, tính lại số phiếu; tuyên rằng ứng viên này thắng thay cho Lứig viên khác); kiện về việc xếp hạng công trình - gây ảnh hưởng đến môi trường; kiện về thuế.v.v.

- Kiện hủy quyết định: trong truyền thống, loại kiện này chỉ nhằm đến mục tiêu: tuyên hủy quyết định hành chính. Thẩm phán hành chính không có quyền ra một quyết định mới thay thế cho quyết định bị kiện.

- Kiện giải thích quyết định: trong loại kiện này, đương sự yêu cầu thẩm phán hành chính đưa ra giải thích chính thức về ý nghĩa của một quyết định hành chính;

- Kiện cưỡng chế thi hành: đây là loại kiện trong đó thẩm phán hành chính có quyền cƯOng chế - ví dụ điển hình là thủ tục xử các vi phạm giao thông.

Tuy nhiên sự phân loại như trên hiện cũng bị chỉ trích khá nhiều: do chủ yếu trên thụt' tế chỉ tồn tại hai loại kiện đầu tiên, và cũng khá trùng hớp nhau.

Các tòa hành chính ở Pháp tồn tại độc lập so với tòa dân sự: thẩm quyền xử vụ án hành chính ở cấp cao nhất là Tham chính viện (Conseil d’Etat) - trong khi đó vụ án dân sựđưực xử ở cấp cao nhất là tòa phá án (Cour de Cassation). Hệ thống tòa hành chính ở Pháp được chia làm hai nhánh: Tòa hành chính thông thường và các tòa hành chính đặc biệt.

- Tòa hành chính thông thường bao gồm: Các tòa hành chính sđ thẩm; Các tòa hành chính phúc thẩm; Tham chính viện

- Tòa hành chính đặc biệt bao gồm: Các tòa tài chính công; kỷ luật tài chính; Các thiết chế xử lý kỷ luật (thường nằm trong các Hội nghề nghiệp như Hiệp hội bác sĩ); ủy ban xử lý kỷ luật trong các cơ sở giảng dạy đại học; Thiết chế tài phán trong lĩnh vực trợ cấp xã hội.v.v.

Các thiết chế tài phán đặc biệt này có tên gọi đa dạng, không phải lúc nào cũng là tòa án nhưng có thẩm quyền ra phán quyết như tòa, và việc xử lại các quyết định của các tòa này thuộc thẩm quyền cuối cùng của Tham chính viện.

Cho đến nay, xét xử hành chính ở Pháp không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật ưong nước: có khá nhiều quy định của Cộng đồng châu Âu làm ảnh hưởng đến nội dung xét xử hành chính ở quốc gia này - do sự tham gia của Pháp vào Cộng đồng châu Âu1.

1 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội2 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội1 Tham khảo: Contentieux administratií, s. Dael et A. Courreges, CA PUF 2013

Q

HỌC VIỆN Tư PHÁP

1.1. Thủ tục thụ lý vụ án hành chính tại cộng hòa Pháp

Để vụ án hành chính được thụ lý, cần hội tụ nhiều điều kiện khác nhau: điều kiện về người khởi kiện; điều kiện về thời hiệu

Điều kiện về người khởi kiện.Cớ thể tóm tắt điều kiện này như sau:

người khởi kiện cần có đầy đủ năng lực khởi kiện và cần lý giải được lợi ích để khởi kiện

- Năng lực khởi kiện: đó là việc cá nhân hay pháp nhân phải cỏ đầy đủ năng lực khởi kiện bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Với cá nhân: đó là người thành niên, có năng lực hành vi đầy đủ. Nếu là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất tinh thần thì cần phải có người đại diện hựp pháp. Người nước ngoài cũng hoàn toàn đủ năng lực khỏi kiện vụ án hành chính; và một người có thể ủy quyền cho người khác thay mình khởi kiện vụ án hành chính.

Với pháp nhân: chỉ có thể khỏi kiện vụ án hành chính nếu một tập thể được xác định là pháp nhân. Điều đó có nghĩa là một nhóm hội không có tư cách pháp nhân thì không có quyền khởi kiện vụ án hành chính.

- Lợi ích để khỏi kiện:Lợi ích khởi kiện là khái niệm trừu tượng

và việc giải thích lợi ích khởi kiện sẽ tùy thuộc hầu như hoàn toàn vào thẩm phán hành chính. Việc lý giải lợi ích khởi kiện một cách cởi mở hay chặt chẽ phụ thuộc vào mục đích kiểm soát quyết định hành chính và bảo về công dân như thế nào. về ccf bản: lợi ích đó có thể thể hiện dưới dạng vật chất hay tinh thần, phải cá thể hóa và hợp pháp.

Điều kiện về thời hiệu.Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính ở luật

Pháp thường rất ngắn. Lý do là nhà lập pháp cho rằng việc kiện hành chính không được làm ảnh hưởng đến hoạt động hành chính thường ngày, và cần bảo đảm sự an toàn pháp lý.

- Thời hiệu chung:Theo khoản 2 Bộ Luật Công lý hành chính,

thời hạn chung để khỏi kiện vụ án hành chính là 2 tháng kể từ ngày công bố hoặc nhận được

quyết định hành chính (trừ khi luật có quy định khác hoặc không quy định thời hạn).

- Thời hiệu đặc biệt:Có khá nhiều ngoại lệ:Khỏi kiện vụ án hành chính tại các lãnh

thổ hải ngoại: thời hạn có thể lên 3 tháng; thời hiệu 6 tháng đối với khỏi kiện tòa tài chính vùng nông thôn; 5 ngày đối với kiện về bầu cử ở cấp xã; 48 giờ đối với khởi kiện chống lại quyết định trục xuất khỏi lãnh thổ.v.v.

Tuy nhiên có lĩnh vực lại không có quy định thời hiệu khỏi kiện: trong lĩnh vực thi công công sản, người khởi kiện có thể khỏi kiện bât kỳ thời điểm nào; khỏi kiện chống lại vi phạm quyỏn tiêp cận hồ sơ hành chính;

Cách tính thời hiệu: từ thời điểm người khỏi kiện nhận biết được quyết định hành chính (đối với quyết định cá biệt) hoặc từ thời điểm quyết đinh quy phạm được công bố và kéo dài trong vòng thời hạn (2 tháng hoặc ngoại lệ); đến Oh ngày cuối cùng của thời hạn đó. Ví dụ: một vụ kiện chống lại quyết định cá biệt mà đương sự nhận được vào ngày 03/01/2015 sẽ hết thời hiệu vào ()h ngày 04/03/2015.

Thủ tục nộp đơn kiện.- Nội dung, hình thức đơn kiện:Luật tố tụng hành chính Pháp quy định

việc khởi kiện không tuyệt đối phải bằng đdn, nhưng về cơ bản mọi diễn tiến tố tụng diễn ra bằng hình thức viết.

Luật quy định đơn kiện phải nêu lý do: phải nêu các sự việc, các lập luận, rồi tiếp theo phải có các kết luận đưa lên cho thẩm phán.

Đơn kiện phải được viết bằng tiếng Pháp, đơn kiện phải được ký bởi chính người khởi kiện hoặc người đại diện của họ. Trong trường hợp thiếu sót chữ ký, tòa án sẽ triệu tập và cho phép bổ sung ngay tại phiên tòa.

- Thành phần hồ sơ của đơn kiện: cần gửi cùng đơn kiện: quyết định hành chính bị kiện; trong trường hợp cơ quan hành chinh không cung cấp thì người khởi kiện cần cửi bản đề imhị cung cấp của mình để làm bằng chứng (về việc đã yêu cầu cung cấp quyết định hay đã yêu cầu ra quyết định). Đây là thành phần

hồ sơ bắi buộc phải có. Ngoài ra có thể gửi các hồ sơ khíc để tăng thêm tính thuyết phục cho lập luận của đương sự. Đương sự phải gửi kèm theo tem thư bưu điện giá trị 35 euro, đây cũng là thành phần bắt buộc trong hồ sơ khỏi kiện.

- Nộp đơn kiện: đây là công việc của thư ký tòa: thư ký tòa nhận đưn kiện; đóng dâu, đánh số và thời điểm khỏi kiện được tính từ ngày nhận đơn có díu của tòa. Người khởi kiện cũng có thể nộp hoặc gửi đơn kiện bằng hình thức fax, email có chữ ký điện tử nhưng ngay sau đó lập tức phải gửi bản chính đơn kiện đến tòa.

1.2. Xét xử sơ thẩmPhiên tòa sơ thẩm có thể diễn ra theo hình

thức tập thể hoặc cá nhân thẩm phán, tùy theo quy định của pháp luật.

Phiên tòa dièn ra công khai, giai đoạn tranh luận cũng diễn ra công khai - đây là đòi hỏi luật định. Tuv nhiên cần phân biệt với việc chụp ảnh, ghi âm phiên tòa vì đây không phủi là việc đương nhiên: chỉ có thể làm nêu đã xin phép tòa. Phiên xử có thể diễn ra vào ngày nghỉ hay ngày lễ và điều đó không làm mất hiệu lực của phán quyết.

- Thảo luận và nghị ánLuật quy định việc thảo luận là bắt buộc: đây

là giai đoạn tiếp nối của tranh luận tại tòa. Tuy nhiên việc thảo luận có thể được thực hiện cùng ngày hay khác ngày xử. Luật quy định việc tranh luận là thủ tục kín, diễn ra bí mật.

- Bản án hành chínhChủ tọa phiên tòa là người viết bản án.

Bên cạnh hản án hành chính có biên bản phiên tòa. Đây là căn cứ để đánh giá thủ tục tố tụng diễn ra đúng luật hay không. Nội dung, hình thức của hai văn bản này đều đưực điều chính trong pháp luật.

Bản án hành chính phải nêu rõ tên các thẩm phán thành viên của Hội đồng xét xử. Bản án cũng phải nêu rõ tên của các đương sự. Trong trường hợp người bị kiện là cơ quan hành chính, tên đương sự là tên CƯ quan này chứ không phải tên người lãnh đạo/ đại diện của cơ quan. Bản án phải đưực ký bởi chủ tọa, thư ký, thẩm phán thành viên.

Nội dung bản án bắt buẹjc phải nêu được các lập luận. Dù luật quy định phần lập luận là bắt

SỐ tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

9ỉ(|l|ề Xíuntbuộc nhưng không có quy định cụ thể thê nào là lập luận mẫu mực: cần hiểu đó là lập luận đầy đủ và giải thích được phần phán quyết sau.

- Việc tuyên án: tuyên án là cơ sở để công khai bản án. Nội đung tuyên án phải phù hựp với biên bản. Tuy nhiên việc tuyên án có thể ngầm định hoặc công khai (lời nói): thẩm phán có thể đăng tải bản án trên báo chí hoặc niêm yết công khai. Sau khi được tiếp nhận, đọc, thì bủn án coi như đã công bố và có hiệu lực thực thi, tất cả mọi người đều có thể xin bản photo của bản án (nếu không phải là đương sự thì yêu cầu photo phải trả phí). Hoạt động xét xử sơ thẩm hành chính coi như chấm dứt tại giai đoạn này.

Bản án bắt buệx; phai được thông báo đến các đương sự, đây là điều kiện bắt buộc để có thể tiếp nối các thủ tục tố tụng về sau như phúc thẩm, giám đốc thẩm. Việc thông báo đến đương sự thuộc nhiệm vụ của thư ký tòa hoặc thừa phát lại và họ thực hiện bằng cách gửi một lá thư RAR hoặc gửi tại nhà ở của đương sự.

2. Một sô" kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam trong hoàn thiện thủ tục tô' tụng hành chính hiện nay

2.1. Về thả hiệuHầu như các nưức trên thế giới đều quy định

thời hiệu xử hành chính rất ngắn do đặc thù của tố tụng hành chính; một mặt phải đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân; mặt khác không được làm ảnh hưởng đến hoạt động hành chính. Vậy thời hiệu khỏi kiện hành chính ở Việt Nam 01 năm là hơi dài so với bối cảnh chung trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay, khi việc tiếp cận thông tin của dân chưa đảm bảo, thì quy định thời hiệu khỏi kiện dài sẽ bảo đảm quyền lợi cho công dân, tổ chức. Nhưng trong tương lai, khi quyền tiếp cận thông tin đưực bảo đảm, có thể nghĩ tới việc rút ngắn thời hiệu tố tụng hành chính để đảm bảo hiệu quả của hoạt động hành chính.

2.2. v ề nghĩa vụ chítng minhTỐ tụng hành chính khác với tố tụng hình sự

vì trong tố tụng hình sự có một bên đi buộc tội nhân đanh nhà nước. Mặt khác, tố tụng hành chính cũng không hoàn toàn giống tố tụng dân sự vì trong tố tụng dân sự, các đương sự có nghĩa

©

vụ tự mình chứng minh cho các lập luận của án hành chính liên quan việc thu hồi đất, bồi mình. Nếu coi tố tụng hành chính như tố tụng dân thường, hỗ trợ, tái định cư, cưỡng chế thi hànhsự và trao nghĩa vụ chứng minh hoàn toàn cho quyết định thu hồi đất, người khởi kiện đã nộpcác bên đương sự thì sẽ dẫn đến sự bất cônẹ nhất kèm theo đơn các tài liệu như: Giấy chứng nhận định đối với bên khởi kiện là người dân. Lý do là quyền sử dụng đất liên quan đến thửa đất bị cưỡng việc tìm đủ các ehứnii lý biện minh hay phản bác chế thu hồi; sổ hộ khẩu gia đình, bản sao Giây lại một quyết định hành chính đôi khi vượt quá chứng minh nhân dân của người khởi kiện, quyết tầm tay một công dân thường. Các tài liệu, hồ sơ định ciíOng chế ...nhưng đã bị Toà án cấp sơ thẩm hành chính nhiều khi chỉ được lưu giữ tại công trả lại đơn khởi kiện với lý do kèm theo đơn, người quyền; ẩn dưới nhiều lớp vỏ bí mật công tác, hí khởi kiện không cung cấp được các tài liệu, chứng mật cơ quan, và lưu giữ qua nhiều nhiệm kỳ công cứ chứtìg minh cho yêu cầu khởi kiện của mình tác khác nhau, vượt qua nhiều cửa thủ tục hành theo Điều 72 Luật TỐ tụng hành chính, còn Viện chính khác nhau mới hy vọne tiếp cận được. Và kiểm sát cho rằng nghĩa vụ cung cấp tài liệu,hoàn toàn khôns loại trừ khả năng cơ quan hành chứng cứ theo Điều 72 Luật Tố tụng hành chínhchính với tư cách là người bị kiện không muốn là nghĩa vụ mà đương sựphải thực hiện trong suốt công khai hay trao cho người đi kiện mình những quá trình giải quyết vụ án, không phải là yêu cầu tài liệu có khả năng chống lại chính mình. Bỏi lẽ bắt buệ)c ngay từ lúc mới nộp đưn khởi kiện, do đỏ, đó, nếu quan niệm nghĩa vụ chứng minh là ngang đã yêu cầu Toà án thụ lý để giải quyết đơn khởibằng, thuộc về đương sự sẽ là sự không công kiện của công dân, nhưng Toà án vẫn giữ quanbằng cho người khởi kiện hành chính. điểm của mình và không chấp nhận"5.

Trên thực tế đã có không hiếm trường hợp B(Ã vậy, để đảm bảo công tằng cho nguíi đi kiện, cơ quan hành chính gây cản trở cho việc thu thập vấn đề thu thập chíữig cứcần được quy định như sau: chứng cứ: “Không những vậy, các đối tượng bị Thứnhíá, nghĩa vu chúhg minh không chỉ thuộc khởi kiện thường ngại va chạm, né tránh trách về các bên đương sự- và tòa án không được “ởngoàinhiệm của mình, đặt mình ở vị trí cao hơn so với cuộc”. Luật TỐ tụng hành chính hiện nay chỉ quyngười khởi kiện. Một số trường hợp đại diện cơ định tòa án xác minh thu thập chúhg cứ khi đươngquan nhà nước đã phản ứng hoặc có thái độ sự không thể tự làm và có yêu cầu và tòa án xét thấykhông hợp tác khi bị triệu tập ra tòa, gây khỏ cần thiết (Điều 78 Luật Tố tụng hành chính), nhưkhăn ưong việc điều tra, thu thập chứng cứ; thậm vậy làm giảm thiểu đi rất nhiều khả năng can thiệpchí không thèm trả lời bằng văn bản theo yêu của tòa vào hoạt động chúhg minh. Đặt ữong bôicầu của cơ quan chức năng”4. cảnh hoạt động hành chính hiện nay, chúng tôi cho

Và người đi kiện hầu như bất lực trong việc răng: việc chíủig minh trong vụ án hành chính vừatìm đủ chứng cứ đáp ứng yêu cầu tòa giải quyết là quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của tòa án.vụ án hành chính: Thứ hai, cần có chế tài xử lý nghiêm minh

“Khoản 2 Điều 105 Luật Tố tụng hành chính đối với hành vi không giao nộp, gây cản trở trong quy định ngoài đơn khỏi kiện, người khởi kiện còn xác minh, thu thập chứng cứ. Đây là chê tài nhằmphải nộp kèm tài liệu chứng minh cho yêu cầu chủ yếu vào cơ quan hành chính, bởi cơ quankhởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp, hành chính thường là người nắm giữ chứng cứ vànhưng đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể là tài cũng là người có lợi ích lý giải được trong việcliệu này bao gồm những gì, nên vẫn còn nhận thức che giấu, cản trở xác minh chứng cứ. khác nhau tronsi quá trình áp dụng điều luật. Vừa Để có hiệu quả, chúng tôi cho rằng không chỉqua, có một sốtrường hợp người dân khỏi kiện vụ nên quy định các chế tài kiểu chung chung như

4 Nguyễn Sơn, chuyên mục Pháp luật: “Còn nhiều hất cập”,http://www.haohinhdinh.c(Mii.vn/vicwer.aspx‘?macm= 15&mai:mp= Ị7&rnahb=31719, tra cứu ngày 9/6/20155 http://vienkiemsathatinh.gov.vn/vks/dcfaulƯrcad.html/ncvvs/17()?điv id=ohjcct news&ỉblder id-166

“nếu không cung cấp chứng cứ thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật” vì như vậy thường khó áp dụng vào thực tiễn. Có thể học tập mô hình ở nước ngoài: tòa hành chính ở Cộng hòa Pháp: khi tòa án yêu cầu mà cơ quan hành chính không cung cấp chứng cứ, thì việc các lập luận do người khỏi kiện nêu ra mặc nhiên được tòa công nhận không cần phải bổ sang các chứng cứ liên quan đang nắm giữ bởi cơ quan hành chính. Có như vậy mới thực sự ràng buộc trách nhiệm của cơ quan hành chính trong cung cấp chứtig cứ cho vụ án, và làm ngang bằng địa vị của các bên đương sự trong các vụ kiện “dân kiện quan” đặc thù này.

2.3. về tranh tụng trong tốtỊUĩg hành chínhPhù hợp với xu hướng của tư pháp hiện đại,

nhằm bảo vệ tối cao công lý, quyền con người, nguyên tắc tranh tụng đã được đề cập tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” xuất phát từ mục đích, ý nghĩa của việc tranh tụng: “Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả ưanh tụng tại phiên tòa, trên CƯ sở xem xét đầy đủ toàn diện các chứng CÚT;

Tranh tụng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên. Tranh tụng trong vụ án hành chính có ý nghĩa đặc biệt: đây là công đoạn làm nổi bật vị thế của người tham gia tố tụng, phản ánh bản chất dân chủ tiến bộ của tố tụng hành chính: người đi kiện (dân) có quyền tranh luận công khai, thẳng thắn, trực diện với người bị kiện (quan).

Cho nên quy định về ưanh tụng ưong tố tụng hành chính sẽ làm nổi bật tính ưu việt, dân chủ của loại án này.

Bởi tầm quan trọng đặc biệt của ưanh tụng trong tố tụng hành chính, nên chúng tôi cho rằng:

Tranh tụng phải được cụ thể hóa từng công đoạn, cách thức trong Luật TTHC, để thẩm phán có thể điều hành một cách công khai, rành mạch và không e ngại “động chạm” đến cơ quan hành chính- người bị kiện. Các còng đoạn trong tranh tụng ở vụ án hành chính cần tập trung làm nổi rõ vị thế bìnih đẳng, tự tin, được pháp luật bảo vệ của người

SỐ tháng 7/2016 - Năm thứ Mười Một

khởi kiện - đối diện công quyền. Cụ thể: ‘Trong trường h(íp một người tham gia tranh tụng mà nhận được những yêu cầu (câu hỏi) của nhũhg người tham gia tranh tụng khác, thì họ phải trả lời câu hỏi của người khởi kiện trước, sau đó đến người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tiếp đến là người bị kiện, rồi đến nhũhg người tham gia tố tụng khác”6.

Để tranh tụng thực sự có hiệu quả, cần bảo đảm tư cách pháp lý của các bên tham gia tranh tụng. Khó hình dung được răng việc tranh tụng thực sự có hiệu quả hay bình đẵng sẽ diễn ra khi mà người bị kiện lại không hiện diện hoặc ủy quyền cho nhĩứig người không trực tiếp giải quyết vụ việc tại tòa.

2.4. T ố tụng hành chính cần sự nhanh chóng, kịp thời

Sự nhanh chóng, kịp thời của công lý hành chính biểu hiện ở các khía cạnh sau:

- Thứ nhất: thời hạn xét xử hành chính phải nhanh, gọn so với các thủ tục tố tụng khác;

- Thứ hai: phải cho phép khả năng có những thủ tục rút gọn trong xử hành chính;

- Thứ ba: cần xem xét lại thủ tục xử “án đụng trần” trong tố tụng hành chính.

Thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao là một thủ tục đặc biệt, lần đầu tiên được quy định trong Luật TỐ tụng hành chính Việt Nam năm 2010, và cũng là lần đầu tiên được quy định trong hệ thống pháp luật tố tụng Việt Nam.

Theo khoản 1 Điều 21 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002:

“Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và là cơ quan hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật”.

Với chức năng trên, các văn bản pháp luật do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành bao gồm: các nghị quyết (mang tính quy phạm) hướng dẫn áp dụng pháp luật; các văn bản áp dụng pháp luật với tên gọi là quyết định - là kết quả của hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm. Thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân

6 Trần Th ị Tô" Thu, Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo thể hiện trong Luật lố tụng hành chính, http://toaan.gov.vn

HỌC VIÊN Tư PHÁP

tối cao về bản chất chính là thủ tục xem xét lại kết quả giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

Vì vậy, tính đặc biệt của thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thể hiện rằng: ngay cả các phán quyết cuối cùng của cơ quan xét xử cao nhất cũng có thể được đưa ra xem xét lại. Nói cách khác, quy định về thủ tục xem xét lại quyết định cua Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao mở ra kha năng xem xét lại “án đụng trần”.

Nhưng việc xử lại án đụng tràn cũng tạo nên mối quan ngại về việc theo đuổi các vụ kiện kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhiều

bên. Các đương sự sẽ mất thêm thời gian, tiền bạc theo đuổi nhữns vụ kiện kéo dài. Công tác thi hành án vì vậy cũng bị chậm trễ, kéo đài; về phía tòa án, việc xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao cũng dẫn đến rủi ro làm giảm đi sự cẩn trọng của các thẩm phán: khi họ hiếu rằng phán quyết mình đã đưa ra còn có thể bị kháng cáo kháng nghị hay sửa đổi, thì vẫn còn khả năng “ỷ lại” chưa chịu trách nhiệm tuyệt đối, cuối cùng về vụ việc, để đảm bảo uy tín của ngành tư pháp. Hơn nữa về phương diện lý thuyết có thể đặt ra khả năng Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao bị “quá tải" khi đảm trách thêm thủ tục đặc biệt này./.

BẢO VỆ QUYỀN LỢ l C ủ a n g ư ờ i t h ứ b a . . . (Tiếp theo trang 74)

Nhìn nhận vấn dề này từ góc độ của luật so sánh, để con người tồn tại và xã hội phát triển pháp luật cần phải bảo vệ QSH tài sản cho các chủ thể. Đây là trách nhiệm của nhà nước. Nhìn chung pháp luật đều hướng tới bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi tham gia vào giao dịch dân sự vô hiệu; cụ thể: BLDS năm 1994 của Liên bang Nga không phân biệt việc đòi lại tài sản phải đăng ký QSH và tài sản không phải đăng ký QSH; Điều 302 BLDS Nga chỉ quy định người chiếm hữu ngay tình thông qua giao dịch không đền bù có tài sản thì phải trả lại cho chủ sở hữu tài sản; với quy định này cho phép được hiểu noưừi ngay tình thông qua giao dịch có đền bù, không phải trả lại tài sản trong tất cả các trường hựp. Còn theo BLDS Pháp, bên cạnh quy định việc xác lập sở hữu đối với BĐS đã mua của người ngay tình theo thời hiệu tại Điều 2265 (tùy thuộc vào địa hạt cư trú của người chủ sở hữu với BĐS mà có quy định khác nhau; nếu chủ sở hữu cùng địa hạt cư trú

với BĐS là 10 năm và nếu chủ sở hữu CƯ trú ngoài quản hạt với BĐS là 25 năm); Điều 2280 BLDS Pháp cũng quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình mua tài sản thông qua bán đấu giá nếu chưa được xác lập QSH theo thời hiệu thì chủ sở hữu chỉ có thể lấy lại nhà ở bằng phương thức mua lại tài sản đó.

Để hướng tới việc xây dựng Pháp luật dân sự Việt Nam phù hợp với xu thế của pháp luật các quốc gia tiến bộ trên thế giới; nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và HĐMB nhà ỏ vô hiệu nói riêng một cách hữu hiệu; tạo hành lang pháp lý thống nhất trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn xét xử, cần bổ sung quy định hướng dẫn “bún dấu giá" phải đúniz pháp luật. Đồng thời, bỏ quy định “nhưng sau dó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản ủn, quyết định bị hủy, sửa" vừa phù hợp với thực tiễn, vừa đảm bảo quy định về bán đấu giá tài sản và thi hành án dân sự./.

ĐÍNH CHÍNH

Do sơ suất tại Mục lục phần tiếng việt, Tạp chí Nghề luật sổ 01/2016. Bài viết "Nhữnu quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tổ tụng hình sự sửa đổi năm 2015” thiếu tên của tác giá Ban Trị sự xin bồ sung tác giả: ThS. Nguyễn Thị Mai.Tạp chí chân thành xin lỗi tác già và bạn đọc!

o

MỘT SÔ HÌNH ẢNH HOẠT DỘNG CỦA HỌC VIỆN TU PHÁP■ ■ ■ ■ ■

Khoa Đào tạo Luật sư chúc mừng Tạp chí Nghề luật nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2016

Viện khoa học pháp lý chúc mừng Tạp chí Nghề luật nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2016