Tái hoà nhập cho người di cư trái phép sang Anh hồi hương về Việt Nam từ góc...

16
1 TÁI HÒA NHẬP CHO NGƢỜI DI CƢ TRÁI PHÉP SANG ANH HỒI HƢƠNG VỀ VIT NAM: TIP CN TGÓC ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HI Nguyn Minh Hoàng (1) Trần Văn Kham (2) Lƣu Thị Lch (3) Tóm tt: Trong khoảng 10 năm trở lại đây nhiều người mt stnh min Bc và miền Trung theo nhau di cư bt hợp pháp sang Anh thông qua các đường dây đưa người trái phép vi giấc mơ làm giầu nhanh chóng. Khi hồi hương về Vit Nam hđã phải đối mt vi nhiều khó khăn trong quá trình tái hòa nhập. Tuy nhiên vẫn chưa có các dịch vhtrtái hòa nhp phù hp và dtiếp cn cho những người này. Việc đánh giá lại dch vvà bsung các dch vmi là vic làm cn thiết tcác cách tiếp cn khác nhau, trong đó có cách nhìn của công tác xã hi. Tkhóa: di cư trái phép, buôn bán người, hồi hương, tái hòa nhập, dch vhtrtái hòa nhp.

Transcript of Tái hoà nhập cho người di cư trái phép sang Anh hồi hương về Việt Nam từ góc...

1

TÁI HÒA NHẬP CHO NGƢỜI DI CƢ TRÁI PHÉP SANG ANH

HỒI HƢƠNG VỀ VIỆT NAM: TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Nguyễn Minh Hoàng(1)

Trần Văn Kham(2)

Lƣu Thị Lịch(3)

Tóm tắt: Trong khoảng 10 năm trở lại đây nhiều người ở một số tỉnh miền Bắc và

miền Trung theo nhau di cư bất hợp pháp sang Anh thông qua các đường dây đưa người

trái phép với giấc mơ làm giầu nhanh chóng. Khi hồi hương về Việt Nam họ đã phải đối

mặt với nhiều khó khăn trong quá trình tái hòa nhập. Tuy nhiên vẫn chưa có các dịch vụ

hỗ trợ tái hòa nhập phù hợp và dễ tiếp cận cho những người này. Việc đánh giá lại dịch

vụ và bổ sung các dịch vụ mới là việc làm cần thiết từ các cách tiếp cận khác nhau, trong

đó có cách nhìn của công tác xã hội.

Từ khóa: di cư trái phép, buôn bán người, hồi hương, tái hòa nhập, dịch vụ hỗ trợ

tái hòa nhập.

2

REINTEGRATION PROCESS FOR VIETNAMESE IRREGULAR MIGRANTS

IN THE UNITED KINGDOM: AN SOCIAL WORK PERSPECTIVE

Nguyễn Minh Hoàng(1)

Trần Văn Kham(2)

Lƣu Thị Lịch(3)

Abstract: In the last 10 years, through smugglers, some Vietnamese people from

the central and northern provinces entered illegally into the United Kingdom with dream

of getting rich quickly. When repatriated to Vietnam they were faced with many

difficulties in the reintegration process. However, there is no suitable and accessible

reintegration services for these people. The evaluation of the services and adding new

services is essential from different perspectives including social work one.

Key words: irregular migrant, human trafficking, repatriation, reintegration,

reintegration services.

3

Đặt vấn đề

Trong khi có nhiều lựa chọn hợp pháp để ra nước ngoài lao động thông qua các

chương trình hợp tác xuất khẩu lao động chính thức thì người dân ở một số địa phương

như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hải Phòng, v.v. vẫn tìm cách di cư bất hợp pháp sang Anh

thông qua các đường dây đưa người trái phép. Những người này phải đối mặt với nhiều

rủi ro về sức khỏe, an toàn tính mạng, phạm pháp, bị bóc lột, và hạng loạt khó khăn trong

quá trình tái hòa nhập sau khi hồi hương về Việt Nam do không có việc làm, nợ nần và

túng thiếu...

Theo báo cáo của Cơ quan phòng chống tội phạm nghiêm trọng có tổ chức Vương

quốc Anh (SOCA), trong năm 2011, trong số nạn nhân của các đường dây buôn lậu

người vào Anh, nạn nhân là trẻ em từ Việt Nam chiếm 13% trong tổng số 489 trẻ em từ

43 nước (đứng thứ hai sau Rumania). Cũng theo cơ quan này thì những người được đưa

lậu vào Anh có thể bị bóc lột dưới nhiều hình thức, như bị buộc phải bán dâm, lao động

bị trả lương thấp, trồng cần sa và làm các việc làm phi pháp khác. Theo Sứ quán Anh tại

Việt Nam, riêng trong năm 2009 có 525 người Việt Nam đã bị trục xuất khỏi Anh sau khi

bị bắt giữ vì tội nhập cư lậu và nhiều người khác đã bị bắt vì trồng cần sa trái phép 1.

Theo SOCA, trong năm 2013, trong số 140 nạn nhân người Việt Nam được hồi hương từ

Anh về nước thì có tới 95 người (68%) đã nói là họ bị các đường dây đưa lậu người và

băng nhóm tội phạm ở Anh ép buộc trồng cần sa. Cũng trong năm 2013, nạn nhân là

người Việt Nam chiếm 5% trong số các nạn nhân được các cơ quan hữu quan của Anh

đánh giá theo Cơ chế xác định nạn nhân (được ban hành từ năm 2009 để sàng lọc và bảo

vệ nạn nhân buôn bán người).

Những thực tế trên đây đặt ra vấn đề cần phải tìm hiểu những lý do khiến người

dân di cư trái phép sang Anh và đặc biệt là những khó khăn mà người di cư hồi hương

phải đối mặt và các nhu cầu của họ để tái hòa nhập. Bên cạnh đó, việc đánh giá các dịch

vụ hỗ trợ tái hòa nhập để chỉ ra mức độ sẵn có – tính phù hợp và khả năng tiếp cận cũng

là việc làm cần thiết. Trên cở đó cần xây dựng các mô hình trợ giúp phù hợp để hỗ trợ tái

hòa nhập và phòng chống (tái) di cư bất hợp pháp, đặc biệt là các giải pháp về hỗ trợ vốn

1 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/09/100907_uk_viet_illegals.shtml

4

vay tạo sinh kế và cung cấp thông tin về di cư an toàn hướng đến tạo được cuộc sống

phát triển bền vững. Bài viết này là một phần trong đề tài nghiên cứu về Người Việt Nam

di cư trái phép sang Anh hồi hương và nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trong những năm gần đây, một số cơ quan và tổ chức trong nước cũng như quốc

tế đã có các nghiên cứu, đánh giá về vấn đề người Việt Nam di cư ra nước ngoài, trong

đó có vấn đề hỗ trợ tái hòa nhập cho người hồi hương. Nghiên cứu đầu tiên phải kể đến là

Báo cáo Tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài do Cục

Lãnh sự - Bộ Ngoại giao và Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) thực hiện năm 2011. Bằng

phương pháp phân tích tài liệu, ngoài phần mô tả thực trạng công dân Việt Nam ra nước

ngoài, báo cáo đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm và một số khuyến nghị nhằm phát

huy vai trò của di cư quốc tế vì mục tiêu hội nhập và phát triển, thúc đẩy di cư hợp pháp,

bảo đảm di cư an toàn, phòng chống di cư trái phép và nạn buôn bán người.

Một báo cáo khác cũng được thực hiện bằng phương pháp phân tích tài liệu là

Tóm tắt thảo luận chính sách: để người di cư trở về đóng góp tích cực cho Việt Nam. Báo

cáo này do nhóm các cơ quan gồm IOM, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Cơ quan

Phụ nữ Liên hợp quốc (UNWOMEN) thực hiện. Báo cáo đã chỉ ra nhiều tồn tại và thách

thức trong công tác hỗ trợ tái hòa nhập cho người di cư hồi hương. Mặc dù đã có một luật

riêng về người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động (luật số

72/2006/QH11 - gọi tắt là Luật 72), nhưng công tác quản lý và chế độ phúc lợi cho người

lao động di cư trở về vẫn chưa được giải quyết triệt để. Mặc dù luật bao gồm các điều

khoản hỗ trợ người di cư trở về nhưng trên thực tế nhìn chung các chính quyền địa

phương không có các chính sách hỗ trợ người trở về hoặc thậm chí không biết con số

người trở về. Việc thực hiện Luật 72 hiện đang tồn tại một số bất cập và không có cơ

quan nào chịu trách nhiệm quản lý và hỗ trợ người lao động di cư trở về mặc dù Bộ Bộ

Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) chịu trách nhiệm chung về quản lý lao

động đi làm việc tại nước ngoài.

Đánh giá hai mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cho nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài

là Trung tâm Tiếp nhận và Nhóm Tự lực tại các tỉnh An Giang, Bắc Giang và Lào Cai do

5

chính các tổ chức này thực hiện, IOM và Bộ LĐ-TB&XH đã nêu lên những thành công

cũng như những thách thức trong việc thực hiện công tác bảo vệ nạn nhân (Báo cáo đánh

giá các mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cho nạn nhân bị mua bán trở về tại Việt Nam).

Khuyến nghị đáng lưu ý mà báo cáo này nên ra là ngành LĐ-TB&XH các tỉnh cần xây

dựng hệ thống theo dõi tiếp tục sau khi cung cấp dịch vụ, và tăng cường sự tham gia của

các tỉnh vào các hoạt động hỗ trợ; các mạng lưới tái hòa nhập cần được khuyến khích

thành lập với sự tham gia của nhiều cơ quan tổ chức, trong đó có các tổ chức phi chính

phủ và tổ chức quần chúng.

Trong tài liệu nghiên cứu (Tái) hòa nhập: Nhìn từ quan điểm của các cơ sở hỗ trợ

nạn nhân về những thành công & thách thức trong quá trình (tái) hòa nhập cộng đồng

của nạn nhân bị buôn bán trong khu vực Tiểu vùng sông Mê-Công mở rộng được các tổ

chức quốc tế về phòng chống buôn bán người là UNIAP, World Vision và Học viện

Nexus xây dựng 2, các tác giả cho rằng hiện vẫn chưa có giải thích cụ thể về định nghĩa

“tái hòa nhập thành công”. Điều đó có nghĩa là hoạt động hỗ trợ nạn nhân buôn bán

người tái hòa nhập vẫn còn nhiều thách thức và hiệu quả của họat động hỗ trợ tái hòa

nhập cần phải được xem xét lại trên cơ sở làm rõ các phương pháp, công cụ, tiêu chí và

chỉ số đánh giá tái hòa nhập.

Cũng được xây dựng bởi UNIAP, World Vision và Học viện Nexus, báo cáo

nghiên cứu có tên Hậu bị buôn bán: Trải nghiệm và thách thức trong quá trình (tái) hoà

nhập của người bị buôn bán trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông đã làm rõ một số

thuật ngữ liên quan đến hỗ trợ tái hòa nhập, đồng thời nêu ra một số tồn tại trong công tác

tái hòa nhập cho nạn nhân buôn bán người ở các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mê

Kông, như: nạn nhân không được hỗ trợ hoặc có được hỗ trợ nhưng không đầy đủ; bản

thân nạn nhân từ chối sự hỗ trợ; nạn nhân bị ép buộc phải nhận hỗ trợ; việc chuyển tuyến,

điều phối và phối kết hợp còn nhiều yếu kém; không cung cấp đẩy đủ thông tin; sự riêng

2 Tài liệu này được Dự án Liên minh các tổ chức Liên hợp quốc về phòng chống buôn bán người

(UNIAP), tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision) và Học viện NEXUS xây dựng cho Chính phủ các

nước COMMIT. COMMIT là sáng kiến phối hợp cấp bộ trưởng các nước thuộc khu vực tiểu vùng Sông

Mê-kông mở rộng về phòng chống buôn bán người.

6

tư và bảo mật chưa được chú trọng; thiếu các hỗ trợ mang tính cá nhân hóa; thiếu các

dịch vụ toàn diện, thiếu chỗ ở phù hợp, v.v..

Một số nghiên cứu khác như: Xuất khẩu lao động ở Việt Nam: một số vấn đề thực

tiễn và chính sách (Viện Xã hội học, 2003); Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động tại

Thái Bình (tổ chức Health Bridge Canada, 2006); Tác động của xuất khẩu lao động đến

cuộc sống gia đình tại tỉnh Thái Bình (tổ chức Health Bridge Canada, 2008), v.v..

Đánh giá chung: Từ những nghiên cứu hiện nay về vấn đề di cư, các nghiên cứu

nhấn mạnh nhiều đến các vấn đề vĩ mô liên quan đến chính sách, sự đóng góp của dòng

di cư, những khó khăn ở nơi làm việc, v.v.. Hiện còn thiếu những nghiên cứu đề cập toàn

diện và cụ thể hơn về cách thức tạo các điều kiện thuận lợi để hỗ trợ người di cư trái phép

hồi hương hoà nhập với cộng đồng từ góc độ những quy định, chính sách và các mô hình

dịch vụ xã hội cụ thể. Do đó, cần thiết phải tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu của họ

để từ đó có thể xây dựng các các giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ tái hòa nhập và phòng

chống (tái) di cư trái phép.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Bài viết này được dựa trên câu hỏi nghiên cứu thứ tư trong 4 câu hỏi nghiên cứu

chính của đề tài: (a) Những nguyên nhân dẫn đến việc di cư trái phép, những rủi ro và

khó khăn mà người Việt Nam phải đối mặt trong quá trình di chuyển và nhập cư trái phép

và sinh sống tại Anh là gì? (b) Những khó khăn và trở ngại đối với người di cư trái phép

hồi hương trong quá trình tái hòa nhập xã hội là gì? (c) Đâu là những nhu cầu về dịch vụ

hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng và giảm thiểu nguy cơ tái di cư không an toàn của người di

cư hồi hương? Và (d) Các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập và khả năng tiếp cận, và chính sách

phòng chống di cư không an toàn hiện có là gì? Các câu hỏi nghiên cứu được định hướng

và tiếp cận bởi lý thuyết nhu cầu và lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội, trong đó

nhìn nhận đâu là những nhu cầu cơ bản mà người di cư cần hiện thực hoá khi trở về Việt

Nam cũng như đâu là những nguồn lực quan trọng (chính thức, phi chính thức, xã hội) để

người di cư giải quyết những khó khăn khi quay trở lại Việt Nam. Từ những câu hỏi

nghiên cứu và tiếp cận, nghiên cứu này có áp dụng khảo sát, phân tích tài liệu, phỏng vấn

là phương pháp nghiên cứu chính.

7

Để tìm hiểu về người Việt Nam di cư trái phép sang Anh hồi hương và nhu cầu

của họ về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập, chúng tôi đã khảo sát 340 người. Một vài nét về

những người tham gia khảo sát:

- Địa bàn cư trú: Hà Nội (21 người), Hải Phòng (61 người), Quảng Ninh (17

người), Hà Tĩnh (80 người) và Quảng Bình (161 người).

- Giới tính: 8,2% là nữ và 91,8% là nam.

- Học vấn: 84,3% có trình độ THCS hoặc THPT.

- Nghề nghiệp trước khi đi Anh: 22,9% làm nông nghiệp, 30% là lao động phổ

thông, 13,8% không có việc làm, v.v.

- Thời điểm đi Anh: phần lớn đi Anh vào những năm 2007 – 2010 (chiếm 68,5%).

Những người còn lại đi cả trước và sau thời điểm này.

- Thời gian sống ở Anh: những người sống ở Anh từ 2 đến 5 năm chiếm 52,8%,

sống dưới 2 năm chiếm 28,5%, sống trên 5 năm chiếm 15,6% và có một bộ phận nhỏ

sống ở Anh trên 10 năm.

- Thời điểm hồi hương về Việt Nam: Đa phần người di cư tham gia nghiên cứu hồi

hương trong các năm từ 2010 đến 2013 (xấp xỉ 80%). Phần còn lại hồi hương cả trước và

sau thời điểm này.

- Tình trạng việc làm ở thời điểm khảo sát (2014): 32,1% không có việc làm.

- Lý do trở về Việt Nam: 81,8% trở vệ do bị trục xuất và chỉ có 16,9% tự trở về.

Việc có một tỷ lệ lớn người bị trục xuất về nước cũng có nghĩa là kế hoạch làm việc và

kiếm tiền ở Anh ở của họ bị phá sản. Hệ quả là nhiều người đã về nước với bàn tay trắng

và số nợ đã vay để đi Anh không có nguồn để trả. Kết quả này logic với thông tin về tình

trạng của những người di cư sau khi hồi hương về Việt Nam.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng áp dụng phương pháp phân tích tài liệu để tìm hiểu

các nghiên cứu liên quan về hỗ trợ tái hòa nhập cho người đi xuất khẩu lao động về nước

và nạn nhân của buôn bán người hồi hương, và hệ thống các chính sách và hoạt động can

thiệp hiện có nhằm hỗ trợ tái hòa nhập cho những người này cũng được chúng tôi rà soát.

Kết quả từ phương pháp này nhằm hướng đến có được cách nhìn mang tính bối cảnh hơn

cho vấn đề nghiên cứu, cũng như nhận diện các dịch vụ hiện có dành cho người lao động

8

di cư, và là cơ sở để hướng đến đánh giá khả năng tiếp cận của người lao động di cư với

các dịch vụ này

Kết quả nghiên cứu

Nhận diện trải nghiệm cuộc sống sau hồi hương

Số tiền mà người di cư phải trả cho đường dây đưa người để được đi Anh dao

động trong khoảng từ 200 triệu đến 800 triệu. Kết quả khảo sát cho thấy, có đến hơn ¾ số

người đã phải vay nợ trên 70% tổng số tiền để đi Anh. Trong số những người phải vay nợ

để đi Anh, mới chỉ có 51,8% đã trả hết nợ vay bằng khoản tiền mang từ Anh về.

Về tình trạng việc làm của những người di cư hồi hương, vào thời điểm khảo sát,

có 32,1% không có việc làm. Trong số 67,9% có việc làm thì một bộ phận chỉ làm công

việc thời vụ, không cố định.

Phải hồi hương trước dự định, không có tiền, gánh nặng nợ nần và sự kỳ vọng quá

lớn của gia đình đã khiến nhiều người cảm thấy bị áp lực và căng thẳng. Theo kết quả

khảo sát, có 26,7% số người được hỏi cho biết gia đình đã mong đợi quá mức về số tiền

họ có thể kiếm được ở Anh. Những khó khăn về kinh tế cộng với việc xa cách lâu ngày

đã khiến một số gia đình rạn nứt, đổ vỡ. Một người di cư trở về ở Hà Nội cho biết ”cái

buồn nhất khi đi về là vợ chồng nó không còn được như cũ nữa, rồi ly dị. Đấy là cái sai

lầm nhất của mình. Có khả năng là cũng vì xa nhau quá, rồi cũng nhiều cái…”.

Với những khó khăn nêu trên, đã có đến 98% người di cư trái phép hồi hương cho

biết họ mong muốn nhận được hỗ trợ từ chính quyền địa phương và chính phủ Anh.

Trong đó, hỗ trợ để vay vốn được nhiều người mong đợi nhất (66,1%), sau đó là hỗ trợ về

giới thiệu việc làm (38,1%), hỗ trợ học nghề (12,7%) và hỗ trợ khám sức khỏe, tư vấn

pháp lý và hôn gia đình (4,2%).

Đánh giá một số dịch vụ hiện có

Mặc dù đa phần người di cư trái phép sang Anh hồi hương có mong muốn được

nhận một sự hỗ trợ nào đó để giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập, nhưng kết quả khảo sát

thực tế cho thấy, chỉ có rất ít người đã từng nhận được một hỗ trợ nào đó (những hỗ trợ

hàm ý ở đây chưa bao gồm khoản tiền mà chính phủ Anh hỗ trợ cho một số người di cư

hồi hương). Xin xem bảng dưới:

9

Những hỗ trợ mà người di cư trái phép hồi hương nhận được

Vấn đề đƣợc hỗ trợ Tỷ lệ %

Thăm hỏi 2,1

Hỗ trợ về pháp lý (nhập khẩu, giấy tờ đất đai, các giấy tờ khác) 2,1

Cho vay vốn 0,6

Tư vấn hôn nhân gia đình 0,6

Đào tạo nghề 0,3

Giới thiệu việc làm 0,0

Việc có rất ít người tham gia khảo sát cho biết đã từng được trợ giúp hoàn toàn

phù hợp với kết quả trong các nghiên cứu khác mà chúng tôi đã đề cập ở trên trong phần

tổng quan nghiên cứu (và sẽ tiếp tục bàn đến ở phần sau). Có nghĩa là hiện chưa có các

dịch vụ cụ thể được xây dựng và cung cấp riêng cho những người di cư trái phép hồi

hương. Một số dịch vụ xã hội đã có, tuy không dành riêng cho người di cư trái phép hồi

hương nhưng những người này vẫn có thể sử dụng nếu có nhu cầu, thì khả năng tiếp cận

vẫn thấp vì dịch vụ chưa phù hợp hoặc thông tin về dịch vụ chưa được phổ biến. Thực

trạng này không chỉ xảy ra riêng với người di cư trái phép sang Anh hồi hương mà xảy ra

với cả những người đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài một cách hợp pháp.

Các chính sách và hoạt động hỗ trợ nạn nhân mua bán người và người đi xuất

khẩu lao động về nước tái hòa nhập được coi là các chính sách hiện có “gần gũi” nhất với

người di cư trái phép sang Anh hồi hương. Có thể điểm qua một số chính sách và hoạt

động như sau:

- Luật Phòng, chống mua bán người (có hiệu lực từ 1/1/2012).

- Chương trình hành động quốc gia phòng, chống mua bán người giai đoạn

2011 - 2015.

- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao

động (có hiệu lực từ 29/11/2006).

10

- Thành lập Văn phòng thường trực phòng chống tội phạm và ma túy trực thuộc

Bộ Công an.

- Bộ tiêu chuẩn tối thiểu bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân và Cẩm nang hỗ trợ nạn

nhân bị mua bán do Bộ LĐ-TB&XH xây dựng.

- Đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 18001567 của Bộ LĐ-TB&XH chuyên cung

cấp thông tin và tư vấn qua điện thoại các vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em,

trong đó có vấn đề buôn bán người.

- Nhà Bình yên của TƯ Hội LH Phụ nữ Việt Nam (tiếp nhận và hỗ trợ toàn diện

dài hạn cho nạn nhân buôn bán người và bạo lực gia đình).

- Tài liệu hướng dẫn thực hành công tác xã hội với nạn nhân mua bán người do

Bộ LĐ-TB&XH và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) biên soạn.

- Chương trình giảng dạy về công tác xã hội với nạn nhân buôn bán người của

trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

- V.v..

Ngoài ra còn có thể kể đến một số chính sách chung như sau:

- Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

- Chương trình cho vay đối tượng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội.

- Quỹ hỗ trợ nông dân.

- Chương trình tài chính vi mô của các tổ chức tài chính vi mô (cho vay ưu đãi).

- Vốn vay cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Dạy nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn.

- Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm.

- Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

- Sàn giao dịch việc làm và các trung tâm giới thiệu việc làm.

- Trung tâm trợ giúp pháp lý miễn phí.

Bên cạnh đó thì các cơ quan Liên Hợp Quốc và các tổ chức hoạt động trong lĩnh

vực hỗ trợ nhân đạo và phát triển cũng có một số can can thiệp nhằm hỗ trợ nạn nhân của

buôn bán người. Có thể kể đến một số chương trình như:

11

- Trung tâm Tiếp nhận và Nhóm Tự lực dành cho nạn nhân mua bán người do

IOM phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH thực hiện thí điểm tại một số địa phương.

- Nhà Nhân ái do tổ chức Pacific Links xây dựng nhằm tiếp nhận và hỗ trợ toàn

diện dài hạn cho nạn nhân mua bán người.

- Chương trình Chấm dứt mua bán người (ETIP) của tổ chức World Vision gồm

các hợp phần về chính sách, phòng ngừa và bảo vệ nạn nhân.

- Dự án Liên Hợp Quốc hợp tác hành động chống lại nạn buôn người (UN-

ACT).

- Dự án của tổ chức Asia Foundation về phòng chống mua bán người trong đó

có việc xây dựng trang web dicuantoan.org (trang web này hiện do Trung tâm

Giáo dục và Phát triển vận hành).

- Dự án “Thúc đẩy di cư an toàn từ Việt Nam thông qua việc thành lập thí điểm

Văn phòng hỗ trợ lao động ngoài nước” do Cục Quản lý Lao động Ngoài nước

(thuộc Bộ LĐ-TB&XH), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và IOM thực hiện. Dự

án này hiện có trang web hotrolaodongngoainuoc.org Dự án này nhằm mục

đích tạo điều kiện di cư an toàn cho công dân Việt Nam đi làm việc ở nước

ngoài thông qua dịch vụ cung cấp thông tin và tư vấn nhằm nâng cao nhận

thức về các vấn đề trong di cư lao động ra nước ngoài.

- Cẩm nang Hướng dẫn sinh hoạt nhóm Tự lực phòng chống mua bán người do

IOM và Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ

nữ và Vị thành niên (CSAGA) xây dựng.

- V.v..

Mặc dù có khá nhiều chính sách và chương trình can thiệp như vậy nhưng có thể

thấy là các chính sách và chương trình này nhắm đến đối tượng chính là những người đi

xuất khẩu lao động về nước và những người là nạn nhân của nạn buôn bán người. Trong

khi đó, nhóm những người di cư trái phép sang Anh hồi hương là một nhóm hoàn toàn

khác (như đã mô tả ở trên).

Khi mà các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập ở trong nước vẫn còn một khoảng cách

trong việc tiếp cận nhu cầu của một nhóm đặc thù là người di cư trái phép sang Anh hồi

12

hương như đề cập ở trên thì chính phủ Vương quốc Anh đã có những hành động cụ thể

nhằm giúp những người này tái hòa nhập. Cụ thể, thông qua Đại sứ quán Anh ở Hà Nội

và sự hợp tác với một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, một cuốn cẩm nang dịch vụ

dành cho người di cư hồi hương đã được xây dựng. Cẩm nang này bao gồm các hướng

dẫn về ăn ở, đi lại và thủ tục xuất nhập cảnh từ lúc chuẩn bị từ Anh về Việt Nam và quá

trình di chuyển. Bên cạnh đó là thông tin gợi ý về các dịch vụ tiềm năng mà người di cư

trái phép hồi hương có thể cần đến để tái hòa nhập và di cư một cách an toàn. Tuy nhiên,

cuốn cẩm nang này có một bất cập lớn là nó được xây dựng dựa trên ý chí chủ quan của

những người làm phát triển mà không dựa trên các khảo sát cụ thể về nhu cầu của người

di cư trái phép hồi hương. Đặc biệt, sau khi phân phát cuốn cẩm nang dịch vụ này, các cơ

quan phụ trách chương trình của chính phủ Anh không tiến hành đánh giá phản hồi của

người dùng, do đó không biết được mức độ phù hợp và hữu ích của cuốn cẩm nang.

Ngoài việc xây dựng cuốn cẩm nang dịch vụ thì, thông qua hợp tác với IOM,

chính phủ Anh còn hỗ trợ tiền mặt cho những người cư trú bất hợp pháp ở Anh tự nguyện

hồi hương về Việt Nam (không phải tất cả những người tự nguyện trở về đều được hỗ trợ

mà chỉ những người đáp ứng được yêu cầu của chương trình này, ví dụ như phải chịu án

tù…). Trong giai đoạn đầu của chương trình, mức hỗ trợ 5.000 Bảng (tương đương 170

triệu đồng) là khá lớn và đã giúp nhiều người có tiền trả nợ hoặc đầu tư cho sản xuất kinh

doanh. Sau đó số tiền giảm dần xuống còn 3.000 Bảng (100 triệu) và nay là 1.500 Bảng

(50.000 triệu). Theo những người di cư hồi hương thì số tiền này là quá nhỏ bé so với số

nợ mà họ cần trả và cũng chưa đủ để đầu tư cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh lớn.

Hơn nữa, trong giai đoạn đầu của chương trình này người di cư hồi hương còn được yêu

cầu xây dựng các đề án sản xuất, kinh doanh hoặc tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác

xã, doanh nghiệp, v.v. thì mới được cấp tiền. Nhưng hiện nay không có sự hỗ trợ nào

khác ngoài việc cấp thẳng 1.500 Bảng. Nghĩa là người hồi hương phải tự nghĩ cách để sử

dụng số tiền này. Điều này cũng là một sự bất cập vì không ai biết được hiệu quả của việc

sử dụng số tiền hỗ trợ, và phương pháp trợ giúp theo kiểu cho “con cá” (chứ không phải

“cần câu”) như vậy đã được chứng minh là lỗi thời từ lâu.

13

Kết luận và khuyến nghị

Những người di cư trái phép sang Anh hồi hương không phải là những người lao

động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng chính thức (xuất khẩu lao động) và không

phải tất cả họ đều là nạn nhân của buôn bán người vì mục đóc bóc lột lao động và tình

dục. Họ là một nhóm đặc thù hoàn toàn khác. Hơn nữa, ngay cả khi họ được xác định là

nạn nhân mua bán người thì hoàn cảnh của họ cũng không giống với những nạn nhân

buôn bán người khác. Khác ở đây là bởi họ đã phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho các

đường dây đưa người trái phép để được đi Anh, nhưng khi hồi hương thì nhiều người

trắng tay và đối mặt với số nợ lớn cùng với tình trạng không có việc làm và nhiều khó

khăn khác. Chính bởi vậy, việc xây dựng các chính sách và chương trình hỗ trợ phù hợp

để giúp những người này tái hòa nhập, ổn định cuộc sống và không tái di cư bất hợp pháp

là việc làm cần thiết. Chúng tôi nêu ra một số khuyến nghị như sau:

- Chính phủ Vương quốc Anh (thông qua đại sứ quán ở Việt Nam) cần đánh giá lại

các hoạt động hỗ trợ người Việt Nam di cư trái phép sang Anh hồi hương để xác định

tính hiệu quả và rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm củng cố các hỗ trợ hiện có và xây

dựng thêm các chương trình hỗ trợ tái hòa nhập mới. Cụ thể là cần phải thu nhận ý kiến

phản hồi của người hưởng lợi đối với cuốn cẩm nang dịch vụ nhằm điều chỉnh nội dung

cho sát hợp với nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, thay vì chỉ hỗ trợ tiền mặt đơn thuần (1,500

Bảng – như đề cập ở trên), chính phủ Anh nên xây dựng các chương trình hỗ trợ cụ thể,

như hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn và các dịch vụ sẵn có khác, tư vấn học nghề và chuyển

đổi nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, hỗ trợ lập phương án/kế hoạch sản xuất – kinh

doanh, tập huấn các kiến thức về di cư an toàn và phòng chống buôn bán người, tập huấn

về quản lý tài chính (chi tiêu) và một số kỹ năng khác.

- Các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam, đặc biệt là Bộ LĐ-TB&XH, cần

tăng cường phối hợp với chỉnh phủ Vương quốc Anh để cùng triển khai các hoạt động hỗ

trợ người di cư hồi hương tái hòa nhập. Với các chính sách và chương trình đã có, cần

tăng cường tuyên truyền – giới thiệu nhằm giúp người di cư hồi hương biết đến để tiếp

cận sử dụng. Các chính sách, chương trình nào chưa có hoặc chưa phù hợp thì phải bổ

sung và điều chỉnh. Đặc biệt là công tác thông tin – giáo dục – tuyên truyền về di cư an

14

toàn cần phải được đẩy mạnh ở các địa phương có nhiều người di cư trái phép sang Anh

nhằm nâng cao nhận thức cho người dân để họ không tiếp tục tìm cách di cư trái phép

sang Anh. Các đường dây đưa người trái phép cũng cần được điều tra để truy tố, xét xử.

- Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và phát triển, đặc biệt là

các tổ chức làm về di cư an toàn, phòng chống buôn bán người và có địa bàn hoạt động ở

các địa phương có đông người đi Anh cần dành sự quan tâm nhất định để phòng chống di

cư bất hợp pháp sang Anh và hỗ trợ tái hòa nhập cho người hồi hương.

- Cần tiếp tục phát triển và xây dựng mô hình trợ giúp công tác xã hội dựa trên

cộng đồng và dịch vụ cho các đối tượng này để giúp người lao động nói chung, người di

cư trái phép nói riêng có cơ hội được tiếp cận với thông tin, các dịch vụ tài chính, các

cách thức để thay đổi phương kế sống (đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng sống, khởi

nghiệp…). Thông qua các mô hình như vậy, đặc biệt các mô hình dựa vào đặc điểm cụ

thể của cộng đồng để tạo cuộc sống ổn định không chỉ cho bản thân người di cư, mà còn

cho gia đình, cho thế hệ tương lai, và cho cộng đồng nơi họ đang sống.

Tài liệu tham khảo

1. BBC, Anh lại bắt người Việt nhập cư lậu (cập nhật ngày 7/9/2010),

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/09/100907_uk_viet_illegals.shtml.

2. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Tổ chức Di cư quốc tế - IOM (2011), Báo cáo tổng

quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài.

3. Graham Orr, sĩ quan liên lạc, Ban Hợp tác quốc tế thuộc Cơ quan Phòng chống tội

phạm quốc gia Vương quốc Anh (NCA), Phương thức tiếp cận điều tra tội phạm

nhập cư, di cư có tổ chức và ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia của Cơ quan Phòng

chống tội phạm quốc gia Vương quốc Anh (bài trình bày tại Hội thảo về công tác đấu

tranh chống buôn bán người khu vực tiểu vùng sông Mê Công do Sứ quán Anh tại Hà

Nội và UN-ACT tổ chức vào tháng 10/2014).

4. Tổ chức Di cư quốc tế - IOM (2011), Luật Di cư quốc tế (số 27), Giải thích thuật ngữ

về di cư (tái bản lần 2).

5. Tổ chức Di cư quốc tế - IOM và Bộ LĐ-TB&XH (2012), Báo cáo đánh giá các mô

hình hỗ trợ tái hòa nhập cho nạn nhân bị mua bán trở về tại Việt Nam.

15

6. Tổ chức Lao động quốc tế - ILO, Tổ chức Di cư quốc tế - IOM và Cơ quan Phụ nữ

Liên Hợp Quốc (UNWOMEN), Tóm tắt thảo luận chính sách: Để người lao động di

cư trở về đóng góp tích cực cho Việt Nam.

7. Trung tâm Đào tạo phát triển cộng đồng – CTD (2012), Báo cáo khảo sát địa chỉ dịch

vụ cho người di cư trở về.

8. Sứ quán Anh tại Việt Nam và Trung tâm Đào tạo phát triển cộng đồng – CTD (2013),

Cẩm nang Cơ hội ngày trở về (thông tin và địa chỉ cho người trở về Việt Nam sau khi

di cư trái phép sang Vương quốc Anh).

9. Sứ quán Anh tại Việt Nam và Trung tâm Đào tạo phát triển cộng đồng – CTD (2014),

Thực trạng người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp vào Vương quốc Anh trở về Việt

Nam.

10. UNIAP, World Vision và Học viện Nexus (2013), Hậu bị buôn bán: Trải nghiệm và

thách thức trong quá trình (tái) hoà nhập của người bị buôn bán trong khu vực Tiểu

vùng sông Mê Kông.

11. UNIAP, World Vision và Học viện Nexus (2011), (Tái) hòa nhập: Nhìn từ quan điểm

của các cơ sở hỗ trợ nạn nhân về những thành công & thách thức trong quá trình

(tái) hòa nhập cộng đồng của nạn nhân bị buôn bán trong khu vực Tiểu vùng sông

Mê-Công mở rộng.

Về tác giả:

(1) Nguyễn Minh Hoàng hiện là học viên cao học chuyên ngành Công tác xã hội

(khóa 2012), trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia

Hà Nội, đã có thời gian làm việc tại các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ

nhân đạo và phát triển trong nước và quốc tế như CIHP, CCIHP, Conseil Sante’,

World Vision, ActionAid, CTD và Habitat for Humanity. Email:

[email protected].

(2) Trần Văn Kham, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà

Nội, tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Công tác xã hội và Chính sách xã hội, Đại học Nam

Úc (2012), hiện đang nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Seoul. Email:

[email protected].

16

(3) Lưu Thị Lịch hiện đang công tác tại Viện Nghiên cứu Con người (thuộc Viện

Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và đang theo học chương trình tiến sĩ Tâm

lý học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Email: [email protected].