TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ NGHIÊN...

42
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VIỆT NAM

Transcript of TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ NGHIÊN...

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VIỆT NAM

Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn lực Tài chính vi môDoanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền thân là Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam - VMWG)và sự hợp tác của Nhóm nghiên cứu gồm TS. Nguyễn Hữu Thiện, ông Dương Phước HoàngLân, và ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai với nguồn hỗ trợ tài chính của Quỹ Citi – Ngân hàng Citi, tổchức ADA và tổ chức Cordaid. Sự đóng góp này là yếu tố quan trọng góp phần quyết địnhthành công của Báo cáo nghiên cứu. Các ý kiến trong Nghiên cứu này mang tính chất độclập và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam(VMWG). Bản báo cáo nghiên cứu này thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Nhóm Công tác Tàichính vi mô Việt Nam (VMWG). Việc sao chép một phần hoặc tái bản Báo cáo nghiên cứunày chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản của Nhóm Công tác Tàichính vi mô Việt Nam (VMWG) trước khi thực hiện sao chép hoặc tái bản.

Quỹ CitiQuỹ Citi tập trung những khoản tài trợ của mình để hỗ trợ ba lĩnh vực chính: giáo dục tàichính, giáo dục cho thế hệ trẻ, hỗ trợ cộng đồng và doanh nhân. Citi là một trong nhữngnhà tài trợ lớn nhất thế giới trong lĩnh vực tài chính vi mô thông qua việc tài trợ 40 triệu đô laMỹ nhằm hỗ trợ các chương trình và các tổ chức tài chính vi mô trên 50 quốc gia. Riêng ởkhu vực Châu Á, từ năm 1997, Quỹ Citi cam kết tài trợ trên 17 triệu đô la Mỹ cho các chươngtrình có liên quan đến tài chính vi mô. Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web: www.citigroupfoundation.org

Tổ chức ADATổ chức ADA được thành lập tại Luc-xam-bua vào năm 1994 bởi một số cá nhân hoạt độngtrong lĩnh vực tài chính sẵn sàng hành động để xóa đói giảm nghèo ở các nước đang pháttriển. ADA quản lý ngân sách hàng năm hơn 3.000.000 EUR và làm việc trực tiếp với 25 tổchức tài chính vi mô trên ba châu lục (châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh). Các tổ chức tàichính vi mô này cung cấp dịch vụ tài chính tới hàng trăm nghìn doanh nhân vi mô trên toànthế giới. Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web www.microfinance.lu

Tổ chức CordaidTổ chức Cordaid (Tổ chức Cứu trợ và Phát triển Quốc tế Công giáo) là một trong những tổchức phát triển lớn nhất ở Hà Lan với sự tham gia của 890 tổ chức đối tác tại 28 quốc gia tạichâu Phi, Châu Á, Trung Đông và Mỹ Latin. Được thành lập từ năm 1914, trải qua lịch sử lâudài, Cordaid cam kết thực hiện mục tiêu hỗ trợ người nghèo, những người bị đối xử bất côngtrên toàn thế giới. Thông tin chi tiết xin truy cập trang web www.cordaid.org

Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMWG)Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMWG) được thành lập như một diễn đàn dànhcho các nhà thực hành tài chính vi mô để chia sẻ kinh nghiệm và giải quyết các vấn đề khókhăn của ngành, góp phần đưa tiếng nói của Ngành tới các nhà hoạch định chính sách.Ra đời năm 2004, với tư cách là một tổ chức phi chính thức trực thuộc Trung tâm Nguồn cácTổ chức Phi chính phủ - VUFO. Đến tháng 09 năm 2011, VMWG đã chính thức trở thành Trungtâm trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME). Để biết thêm thôngtin xin truy cập trang web: www.microfinance.vn

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ

Cộng đồng khoa học đã nhất trí rằng biến đổi khí hậu là một thực tế đang diễn ra trên phạmvi toàn cầu. Những tác động đa dạng của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến sinh kếcủa khách hàng tài chính vi mô và làm suy giảm tính bền vững của các tổ chức tài chính vimô. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) và Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu(IPCC) (2009), Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam được xem là một trong ba vùng trênthế giới chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưacó nhiều nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với các tổ chức tài chính vi mô vàkhách hàng của họ, đặc biệt là ở Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.Nhằm nâng cao nhận thức của các bên có liên quan đến tác động của biến đổi khí hậuđối với các tổ chức tài chính vi mô và sinh kế của khách hàng tài chính vi mô, Nhóm CôngTác tài chính vi mô Việt Nam (VMWG) đã thực hiện nghiên cứu nhanh mang tính định tính ởĐồng bằng Sông Cửu Long để phát hiện vấn đề ảnh hưởng. Nghiên cứu này xem xét trườnghợp của ba tổ chức tài chính vi mô hoạt động ở các tỉnh Long An, Tiền Giang và Sóc Trăngở Đồng bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam.Độc giả sẽ tìm thấy trong báo cáo này: (a) mô tả về các khuynh hướng thời tiết gần đâydựa vào dữ liệu khoa học đã ghi nhận và những quan sát của người dân địa phương ở cácvùng nghiên cứu, (b) cảm nhận của người dân địa phương là khách hàng tài chính vi môvề những hiện tượng bất thường của thời tiết ảnh hưởng đến sinh kế của họ như thế nào,và (c) những dự báo hiện nay đối với những biến đối khí hậu và nước biển dâng ở Đồngbằng Sông Cửu Long đến cuối thế kỷ 21.Dựa vào thông tin đó, báo cáo nghiên cứu này cũng trình bày một danh mục các biện pháptiềm năng để tăng cường tính bền vững của các tổ chức tài chính vi mô và giảm mức độtổn thương của các tổ chức tài chính vi mô và khách hàng của họ đối với tác động củabiến đổi khí hậu.Vì đây là một nghiên cứu nhanh mang tính định tính, mặc dù đã phát hiện được vấn đề hỗtrợ tìm hiểu, các vấn đề cần quan tâm, nhưng do mẫu thông tin nhỏ nên độ lớn của cácvấn đề chưa được đánh giá. Để đánh giá được quy mô, mức độ tác động của các vấnđề, cần phải tiến hành thêm các nghiên cứu định lượng tiếp theo.Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMWG) xin trân trọng giới thiệu báo cáo này đếnquý độc giả. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng và ý tưởng đểcải thiện các nghiên cứu tiếp theo.Xin trân trọng cảm ơn quý độc giả.Thay mặt Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam.Giám đốc điều hànhNguyễn Thị Tuyết Mai.

LỜI NÓI ĐẦU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TÓM TẮT 1

1. THÔNG TIN CHUNG 3

1.1 Mục tiêu khảo sát 4

1.2 Các hạn chế của nghiên cứu 4

1.3 Phương pháp nghiên cứu 4

2. KẾT QUẢ 6

2.1. BĐKH tại Đồng bằng Sông Cửu Long 6

2.1.1 Xu hướng thời tiết gần đây ở ĐBSCL 6

2.1.2 Dự báo BĐKH cho Đồng bằng sông Cửu Long 7

2.1.3 Diễn biến thời tiết quan sát trong 5 năm qua tại địa phương 9

2.2. BĐKH tác động đến TCVM như thế nào 10

2.2.1 Mục đích cho vay vốn 10

2.2.2. Tác động của những hiện tượng thời tiết gần đây lên sinh kế tại địa phương 12

2.2.3. Các yếu tố phi khí hậu khác ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa phương 13

2.2.4. Các tác động khác của BĐKH 13

2.2.5 Các biện pháp ứng phó hiện tại 15

2.2.6 Thu nhập của các hộ vay 15

2.2.7 Tỉ lệ hoàn trả 19

2.2.8 Các khuyến nghị từ khách hàng cho các tổ chức TCVM 20

3. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21

3.1 Về BĐKH 21

3.2 Về các hoạt động của tổ chức TCVM, tính dễ bị tổn thương của khách hàng, và tính bền vững của các tổ chức TCVM 21

MỤC LỤC

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ

3.3 Kiến nghị 22

3.3.1 Đa dạng hóa sản phẩm TCVM 22

3.3.2 Áp dụng vốn vay linh hoạt 23

3.3.3 Điều chỉnh các sản phẩm TCVM hiện tại 23

3.3.4 Phát triển các chiến lược thích ứng với BĐKH cho các tổ chức TCVM 24

3.3.5 Tăng cường vốn xã hội của người vay 24

3.3.6 Áp dụng các công cụ TCVM xanh 24

3.3.7 Kết hợp TCVM với các chiến lược khác 25

3.3.8 Tạo diễn đàn chia sẻ 25

4. PHỤ LỤC 26

4.1 Phụ lục 1: Nghiên cứu điển hình hộ gia đình 26

4.2 Phụ lục 2: Phỏng vấn đại diện các tổ chức 30

4.3 Phụ lục 3: Danh sách người được phỏng vấn 32

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

BĐKH Biến đổi khí hậuBộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trườngĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu LongHội LHPN Hội Liên hiệp Phụ nữIPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậuNMA Tổ chức Liên minh Na-uy (Norwegian Mission Alliance)TCVM Tài chính vi môMOM Quỹ hỗ trợ Phụ nữ Phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 1

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một thực tế đang diễn ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).Các tác động nhiều mặt của BĐKH đang ảnh hưởng đến sinh kế của các khách hàng Tàichính vi mô (TCVM) và ảnh hưởng đến tính bền vững của các tổ chức TCVM. Thông qua xétnghiên cứu điển hình 03 tổ chức TCVM hoạt động ở ĐBSCL Việt Nam, nghiên cứu khảo sátnhanh mang tính định tính này do Nhóm Công tác TCVM Việt Nam thực hiện, nhằm tìm hiểunhững thách thức của BĐKH đến TCVM và khách hàng của họ; nâng cao nhận thức củacác bên liên quan bao gồm những nhà thực hành TCVM, cán bộ nhà nước, các chuyêngia, các nhà tài trợ, các nhà đầu tư, và các bên khác về tác động của BĐKH, sự cần thiếtphải ứng phó TCVM đối với những tác động của BĐKH; và đưa ra những kiến nghị để tăngcường xây dựng các sản phẩm và dịch vụ TCVM nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH tớingười nghèo và tăng khả năng bền vững của các tổ chức TCVM bán chính thức.

Tổng hợp tài liệu cho thấy những thay đổi liên quan đến khí hậu giữa giai đoạn 1970-1988 vàgiai đoạn 1990-2007 có thể được tóm tắt như sau:

(i) Mùa mưa kéo dài bắt đầu sớm hơn 3 ngày và kết thúc muộn hơn 3 ngày so vớitrung bình nhiều năm.

(ii) Lượng mưa trung bình hàng năm tăng 95mm.(iii) Nhiệt độ nóng hơn.

Trong khi đó, trong 5 năm qua, các địa phương đã quan sát sự bất thường của thời tiết như sau: (i) Trời nóng hơn so với trước đây và các đợt nóng thường xuyên hơn, (ii) Mưa trở nên bất thường hơn trong mùa khô và lượng mưa lớn hơn trong mùa mưa,(iii) Khó dự báo lũ ở những khu vực dễ bị ngập lụt,(iv) Khó dự báo xâm nhập mặn ở các vùng ven biển,(v) Gió mạnh và lốc xoáy thường xuyên ở các khu vực ven biển.

Các cuộc phỏng vấn với khách hàng của 03 tổ chức TCVM cho thấy sinh kế của các thànhviên vay vốn dựa vào đất đai và không dựa vào đất đai đều đang bị ảnh hưởng bởi nhữngbất thường của thời tiết. Bên cạnh đó, sinh kế của khách hàng cũng đang chịu ảnh hưởngbởi các yếu tố phi khí hậu như sự biến động giá cả thị trường, vật tư đầu vào và sản phẩmđầu ra, ô nhiễm môi trường và tỉ lệ lạm phát cao trong thời gian gần đây, và sự suy thoái kinhtế quốc tế và trong nước.

Hiện nay, cả 03 tổ chức TCVM được khảo sát cho thấy tỉ lệ hoàn trả rất cao (Quỹ hỗ trợ Phụnữ Phát triển Kinh tế Tiền Giang (Quỹ MOM) 99.96%; Dự án tín dụng nhỏ cho phụ nữ nghèohuyện Thủ Thừa 99.9%, và Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo Sóc Trăng 99%). Tuy nhiên, tỉ lệ hoàn trảcao chưa đủ để đảm bảo được tính bền vững về dài hạn của các tổ chức TCVM. Chậm trảbắt đầu tăng trong thời gian gầy đây do tác động của suy thoái kinh tế. Trong khi phần lớnkhách hàng có thể trả đúng hạn được phản ánh bởi tỉ lệ hoàn trả cao, một số khách hàngvẫn phải dựa vào các nguồn thu nhập khác như làm thuê và vay nóng bên ngoài với lãi

TÓM TẮT

suất cao để hoàn trả cho chương trình TCVM. Về dài hạn, BĐKH sẽ tạo ra các tác động đốivới sinh kế của khách hàng và sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững của các tổ chức TCVM. Dođó, các chương trình TCVM cần phải tính đến các yếu tố biến đổi khí hậu.

Chiến lược chung đối với các tổ chức TCVM để thích ứng với tác động của BĐKH là xâydựng năng lực cho khách hàng nhằm ứng phó với những thay đổi hiện tại và những bất ổndo BĐKH trong tương lai. Nếu không có BĐKH, các khách hàng hiện tại của các tổ chứcTCVM cũng đã đương đầu với nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nếu người dân không cócác nguồn lực để đối phó với những khó khăn hiện tại thì họ sẽ có ít khả năng để đối phóvới những khó khăn do BĐKH gây ra, tình trạng này được gọi là “sự thiếu hụt trong thíchứng”(adaptation deficit). Vì vậy thích ứng với BĐKH có thể cần bắt đầu ngay để giải quyết“sự thiếu hụt trong thích ứng” nhằm giải quyết các vấn đề hiện tại và xây dựng khả năng tựphục hồi. Một danh mục các giải pháp cho việc thích ứng với BĐKH được đưa ra trong báocáo này, bao gồm:

1. Đa dạng hóa các sản phẩm TCVM.2. Áp dụng linh hoạt với các khoản vay.3. Điều chỉnh các sản phẩm vay hiện tại4. Phát triển các chiến lược thích ứng với BĐKH cho các tổ chức TCVM.5. Tăng cường vốn xã hội của người vay.6. Áp dụng các công cụ TCVM xanh.7. Kết nối TCVM với các chiến lược khác.8. Tạo ra diễn đàn chia sẻ.

2 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 3

Cộng đồng khoa học đã thừa nhận BĐKH đã là một thực tế đang diễn ra. ĐBSCL đã đượcxác định là một trong ba khu vực trên thế giới chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khíhậu (Bộ TN&MT năm 2009, IPCC 2007b). BĐKH đang ảnh hưởng đến cả các hệ thống tự nhiênvà xã hội.Các Tổ chức TCVM sẽ chịu ảnh hưởng bởi BĐKH do tác động của BĐKH tới sản xuất nôngnghiệp, thủy sản, đất đai, tài nguyên nước và các hoạt động sinh kế của khách hàng TCVM.Các nước nghèo và những người nghèo nhất tại các nước này sẽ chịu ảnh hưởng nặngnề nhất bởi BĐKH. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện liênquan đến tác động của BĐKH đối với TCVM và khách hàng vay vốn, đặc biệt là ở ĐBSCLcủa Việt Nam. Đây là báo cáo khảo sát mang tính định tính nhanh do Nhóm Công tác Tài chính vi mô ViệtNam (VMWG) thực hiện nhằm chia sẻ kiến thức, kỹ năng, và các ý tưởng để vượt qua nhữngthách thức chính của Ngành.Nghiên cứu này được thực hiện với thông tin từ 3 tổ chức TCVM đang hoạt động ở vùngĐBSCL bao gồm:

1. Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển Kinh tế tỉnh Tiền Giang (MOM).2. Dự án Tín dụng nhỏ cho Phụ nữ nghèo huyện Thủ Thừa.3. Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo tỉnh Sóc Trăng.

Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển Kinh tế tỉnh Tiền Giang (MOM)Quỹ hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, được thành lập từ sự hợp tác giữa tổ chức Nor-wegian Mission Alliance (NMA) và Hội LHPN tỉnh Tiền Giang năm 2001. NMA cung cấp vốn tàitrợ trong 4 năm từ 2002-2005. Vốn được bắt đầu phát vay từ tháng 09 năm 2002. Hiện tại,Quỹ có hơn 23.800 khách hàng với 4 chi nhánh, Gò Công, Cái Bè, Mỹ Tho, và Tân Phước –Châu Thành.

Dự án tín dụng nhỏ cho Phụ nữ nghèo huyện Thủ ThừaDự án được khởi động vào tháng 10 năm 2010, là một dự án TCVM phi lợi nhuận cho ngườinghèo, được tài trợ bởi Công ty TNHH Thương mại, Đầu tư, Xây dựng Minh Phước, thực hiệnbởi Hội LHPN huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Hiện tại, dự án được triển khai trên địa bàn 5 xãcủa huyện. Mức vay hiện tại là 3-4 triệu đồng, dự án đã có kế hoạch mở rộng số khách hànglên 1.000 vào cuối năm 2012.

Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo tỉnh Sóc TrăngLà một phần của dự án Phát triển Cộng đồng do tổ chức CARE thực hiện tại Sóc Trăng từnăm 2005, hợp phần tín dụng được triển khai vào năm 2008 với sự hợp tác của Hội LHPN tỉnhSóc Trăng. Sau đó, hợp phần tín dụng được chuyển đổi thành Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo tỉnhSóc Trăng hiện theo quyết định số 497/QDTC—CTUBND ngày 21/10/2011 của UBND tỉnh SócTrăng. Hiện tại Quỹ có hơn 2.310 thành viên.

1. THÔNG TIN CHUNG:

1.1 Mục tiêu khảo sát:1. Tìm hiểu những thách thức của BĐKH đối với các tổ chức TCVM và các khách hàng của họ,2. Nâng cao nhận thức của các bên liên quan bao gồm: các nhà thực hành TCVM, các

cán bộ Nhà nước, các chuyên gia, các nhà tài trợ, các nhà đầu tư, và những bên liênquan khác về tác động của BĐKH đối với TCVM, các nhu cầu thích ứng của TCVM đối vớicác tác động của BĐKH,

3. Đưa ra các khuyến nghị để tăng cường và phát triển các sản phẩm và dịch vụ TCVMnhằm giảm thiểu tác động của BĐKH tới người nghèo và tăng tính bền vững của các tổchức TCVM bán chính thức.

Cụ thể, việc đánh giá nhằm mục đích để trả lời các câu hỏi sau đây:1. Các xu hướng khí hậu trong suốt 5 năm qua là gì?2. Các dự báo chính về BĐKH tại đồng bằng sông Cửu Long là gì?3. BĐKH ảnh hưởng đến TCVM như thế nào?4. Cách nào có thể cải thiện các hoạt động TCVM để đảm bảo tính bền vững?

1.2 Các hạn chế của nghiên cứuCần lưu ý rằng Báo cáo này là một đánh giá nhanh nhằm cung cấp thông tin định tính từquan điểm của người dân địa phương ở ĐBSCL dựa trên kinh nghiệm đời sống hàng ngàycủa họ. Trong khi nghiên cứu cung cấp những hiểu biết chiều sâu vào các vấn đề để hiểumối quan hệ nhân - quả giữa các yếu tố, do thông tin thu được từ một số lượng nhỏ ngườicung cấp thông tin, nên có thể có một sự thiên lệch mẫu nhỏ. Để nghiên cứu thêm về quymô, ảnh hưởng của vấn đề này đòi hỏi phải có thêm các nghiên cứu định lượng. Ngoài ra,phạm vi của Báo cáo chỉ thảo luận về tác động của BĐKH mà không tính đến các tác độngtiềm tàng khác từ các đập thủy điện ở thượng nguồn lưu vực sông Mekong ở Trung Quốc,Lào, và Campuchia cũng như tác động từ các công trình điều tiết nước quy mô lớn ở ĐBSCL.Hiện tại, Trung Quốc đã hoàn thành 3 đập, đang xây dựng 1, và có thêm 3 đập được lên kếhoạch ở vùng Thượng lưu vực sông Mê Kông trong khi Lào và Campuchia đang có kế hoạchxây dựng tổng cộng 11 đập trên dòng chính ở vùng Hạ lưu vực. Các đập này, đặc biệt làcác đập trên dòng chính ở Hạ lưu vực Sông Mekong tại Lào và Campuchia sẽ có tác độngnghiêm trọng trên tất cả các khía cạnh của ĐBSCL và sẽ tạo ra nhiều sự bấp bênh cho sinhkế của khách hàng của các tổ chức TCVM. Tại thời điểm viết Báo cáo này, ngày 07 tháng11 năm 2012, đập Xayaburi đã được động thổ, con đập đầu tiên tạo tiền lệ cho tổng số 11đập dự kiến xây dựng trên dòng chính của sông Mekong trong vùng Hạ lưu vực.

1.3 Phương pháp nghiên cứu:Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:

1. Tài liệu liên quan đến các dự báo về BĐKH cho ĐBSCL,2. Phỏng vấn hộ gia đình là các khách hàng của các tổ chức TCVM bằng cách sử dụng

phỏng vấn bán cấu trúc,

4 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 5

3. Nghiên cứu trường hợp của các hộ gia đình điển hình thông qua các cuộc phỏng vấnsâu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn,

4. Quan sát trực tiếp các điều kiện sống của người trả lời phỏng vấn, các hệ thống sảnxuất, cảnh quan,

5. Phỏng vấn những người nòng cốt là đại diện các tổ chức đoàn thể địa phương nhưhội phụ nữ và hội nông dân, và

6. Thu thập thông tin thứ cấp từ:○ Dữ liệu từ các tổ chức TCVM○ Các báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động từ các tổ chức TCVM.

Bảng dưới đây trình bày số khách hàng hộ gia đình được phỏng vấn trong 3 tổ chức TCVM:

Bảng 1: Số thành viên được phỏng vấn

Tổ chức TCVM Số hộ Địa điểm

Thủ Thừa 3 Xã Tân Thành, thị trấn Thủ Thừa

MOM 7 2 hộ ở Tân Điền, huyện Gò Công Đông 5 hộ ở Tân Hòa Tây, Huyện Tân Phước

Sóc Trăng 8 Xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, xã Trường Khánh, huyện LongPhú, và xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách

Tổng 18

2.1 BĐKH tại Đồng bằng Sông Cửu Long2.1.1 Xu hướng thời tiết gần đây ở ĐBSCL

Những tác động của BĐKH ở ĐBSCL biểu hiện rõ, thông qua so sánh giai đoạn1970-1989 và giai đoạn 1989-2007, những thay đổi có thể được tóm tắt như sau:1. Lượng mưa: Theo Dự án Quy hoạch tổng thể ĐBSCL, Việt Nam - Hà Lan (2010),

với lượng mưa trung bình hàng năm 1.733 mm, đạt đỉnh điểm vào tháng 10,lượng mưa đã tăng lên 5,5% tương đương 95mm trong giai đoạn 1970-2007 vớimùa mưa bắt đầu 3 ngày sớm hơn và kế thúc muộn hơn 3 ngày so với bìnhthường (Hình 1).

2. KẾT QUẢ

6 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Lượn

g m

ưa (m

m)

Năm

y = 2.5258x + 1684.8

1970

24002200200018001600140012001000

1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005

y = 0.01596x + 26.8

1970

28.0

27.5

27.0

26.5

26.01975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 Năm

Hình 1: Xu hướng lượng mưa ở ĐBSCL từ 1970 đến 2007. Nguồn: Lương Văn Việt (2008)

2. Nhiệt độ: Theo Dự án Quy hoạch tổng thể ĐBSCL, Việt Nam - Hà Lan trích dẫnLương Văn Việt (2008) nhiệt độ thay đổi tính trên cả năm tại ĐBSCL trong giaiđoạn 1970-2007 là 0,60 C (Hình 2).

Hình 2: Xu hướng nhiệt độ trung bình ở ĐBSCL

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 7

H(cm

)

1980

1981

1982

1983

1984

1985

1986

1987

1988

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

160

150

140

130

120

110

100

Năm

Càng sâu vào nội địa, thay đổi nhiệt độ càng rõ hơn. Vùng ven Biển Đông có sự thay đổinhiệt độ thấp nhất với 0,50 C (thấp hơn so với ĐBSCL trung bình khoảng 0,10 C) và các khuvực với những thay đổi cao nhất là Tứ giác Long Xuyên, vùng giữa Sông Tiền, Sông Hậu vàĐồng Tháp Mười có sự gia tăng nhiệt độ trung bình trong khoảng từ 0,650C -0,660C.

Xét theo mùa thì nhiệt độ thay đổi trong mùa khô cao hơn so với mùa mưa, với sự giatăng nhiệt độ mùa khô 0,210C đến 0,240 C cao hơn so với mùa mưa. Điều này chủ yếu làảnh hưởng của lượng mưa tăng trong mùa mưa, trong đó có một tác động ôn hòa vàonhiệt độ1.

3. Mực nước biển: Trong giai đoạn 1980 - 2007, dữ liệu tại trạm Vũng Tàu cho thấymực nước biển tăng cao nhất, trung bình, và thấp nhất lần lượt là 14 cm, 13 cm và 12 cm. Trạm trên sông thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai vàcác trạm tại các cửa sông trong hệ thống sông Cửu Long cũng đã ghi nhậnmực nước biển dâng trung bình 9 - 13 cm trong giai đoạn này 2.

Hình 3: Xu hướng mực nước biển cao nhất tại Vũng Tàu từ 1980-2007. Nguồn: Lương Văn Việt (PhamDang Manh Hong Luan (2009)

1. Luong Van Viet (2008). Rainfall, Temperature, and Humidity change in the Mekong Delta.Ministry of Science and Technology

2. Luong Van Viet, Pham Dang Manh Hong Luan, 2009. Analyzing the fluctuation and water leveltrend in Saigon – Dong Nai river system. Journal of Science, Earth Sciences 25, P. 125-132

2.1.2 Dự báo BĐKH cho Đồng bằng sông Cửu LongLượng mưa: Các kết quả của Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá lượng mưathay đổi trong mỗi kịch bản phát thải từ thấp đến cao được trình bày trong bảngB2 dưới đây (phát thải trung bình) đang được sử dụng cho việc lập kế hoạchthích ứng với BĐKH tại Việt Nam.

Bảng 2: Lượng mưa thay đổi (%) ở miền Nam Việt Nam so với giai đoạn 1980-1999 cho kịchbản (phát thải trung bình) B2.

Có thể thấy từ bảng cho kịch bản (phát thải trung bình) B2, lượng mưa sẽ gia tăng trongmùa mưa (tháng 6 - tháng 11) và giảm lượng mưa trong mùa khô (tháng 12 - tháng 5).

Nhiệt độ: Bảng dưới đây trình bày dự báo những thay đổi nhiệt độ theo kịch bảnB2 (phát thải trung bình) tại miền Nam Việt Nam (bao gồm cả vùng ĐBSCL và cáctỉnh Đông Nam Bộ).

Bảng 3: Các dự báo thay đổi nhiệt độ (0C) so với giai đoạn 1980-1999.

Theo dự báo, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng qua các thời kỳ với sự gia tăng nhiệt độ sẽ cao hơnvào mùa mưa (tháng 6 – tháng 11) hơn trong mùa khô.

Mực nước biển. Bảng dưới đây trình bày dự báo mực nước biển dâng cho ViệtNam đối với kịch bản B2 (phát thải trung bình)

Bảng 4: Dự báo mực nước biển dâng (cm) tại Việt Nam cho kịch bản B2 so với giai đoạn1980-1999

8 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Kịch bản Tháng Giai đoạn

B2

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

12-02 -3 -4.4 -6.2 -8.1 -8.7 -11.4 -12.8 -14.2 -15.8

03-05 -2.8 -4.1 -5.8 -7.5 -9.1 -10.6 -12 -13.2 -14.3

06-08 0.3 0.5 0.6 0.9 1.1 1.2 1.4 1.5 1.6

09-11 2.6 3.8 5.3 6.8 8.3 9.6 9.6 11.9 13

Kịch bản Tháng Giai đoạn

B2

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

12–02 0.3 0.5 0.6 0.8 1 1.3 1.5 1.5 1.7

03–05 0.4 0.6 0.8 0.9 1.2 1.4 1.7 1.8 1.9

06-08 0.5 0.7 0.9 1.2 1.5 1.8 2 2.1 2.1

09-11 0.5 0.6 0.9 1.2 1.4 1.8 1.9 2.1 2.3

Kịch bản Tháng Giai đoạn

B22020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

12 17 23 30 37 46 54 64 75

Nguồn: trích từ dự án Quy hoạch tổng thể ĐBSCL Việt Nam—Hà Lan. Bản cuối (2010)

Nguồn: trích từ dư án Quy hoạch tổng thể ĐBSCL Việt Nam - Hà Lan. Bảng chính thức (2010).

Nguồn: trích từ dư án Quy hoạch tổng thể ĐBSCL Việt Nam-Hà Lan. Bản cuối (2010).

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 9

Theo bảng trên, dự kiến mực nước biển sẽ tiếp tục tăng lên đến 75 cm vào cuốithế kỷ này so với giai đoạn 1980-1999.Mực nước biển tăng sẽ có tác động về độ sâu và phạm vi ngập ở ĐBSCL, đặcbiệt là các khu vực ven biển. Mực nước biển dâng sẽ góp phần vào việc xâmnhập mặn sâu vào nội địa, đặc biệt là trong mùa khô. Thay đổi độ sâu và phạmvi ngập cùng với thay đổi phạm vi xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng đến nôngnghiệp, ngư nghiệp, cung cấp nước và các ngành khác.

2.1.3. Diễn biến thời tiết quan sát trong 5 năm qua tại địa phươngCác thông tin sau đây từ các cuộc phỏng vấn với các khách hàng TCVM mô tảcảm nhận của người dân địa phương về thời tiết trong 5 năm qua.Nhiệt độ: Hầu hết những người được phỏng vấn cảm thấy rằng nhiệt độ trong 5năm gần đây đã trở nên nóng hơn so với trước đây. Họ mô tả các biểu hiện củanhiệt độ cao như sau:• Không giống như trước đây, bây giờ khoảng 9:00 giờ sáng đã rất nóng. Nông

dân không thể chịu được nóng sau 10:00 sáng nên họ phải ngừng làm việc.Buổi chiều quá nóng không thể làm việc ngoài đồng. Trước đây, nông dân cóthể làm việc đến trưa vào buổi sáng và cũng có thể làm việc vào buổi chiều.

• Nông dân nói rằng họ nhanh kiệt sức khi làm việc ngoài nắng.Lượng mưa:• Mưa thất thường, khó đoán. Có khi mưa liên tục trong nhiều ngày và có khi

không có một giọt mưa trong một thời gian dài.• Có một số trận mưa với lượng mưa đặc biệt cao, gây ngập bên trong đê

ngăn mặn.• Mưa thất thường hơn. Mưa cường độ cao xảy ra ở giữa mùa khô và hạn hán

gây nứt nẻ đất xảy ra ở giữa mùa mưa.• Trước đây, sau một cơn mưa thì trời mát mẻ. Bây giờ, ngay cả sau khi mưa vẫn

cảm thấy nóng.• Mưa kèm theo các cơn lốc mạnh gây sập nhà và gây thối hạt gạo và giảm

phẩm chất lúa. • Một đợt nóng ngay sau một đợt mưa gây một đợt hạn ngắn. Trong một số

ruộng lúa, không thể bón phân được vì tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn.

• Các mùa bây giờ rất rối loạn, không thể dự đoán được như trước đây. Bây giờthậm chí mưa ngay cả gần Tết.

• Những cơn hạn hán xảy ra ở giữa mùa mưa ảnh hưởng đến cây trồng. Lũ lụt và hạn hán• Tất cả các hộ gia đình được phỏng vấn ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

báo rằng nhà của họ bị ngập trong lũ lớn. Trong cơn lũ lớn đặc biệt trong năm

2011, các tuyến đường liên ấp ở một số xã bị ngập. Người dân đã phải tốn tiềnđể nâng cấp nền nhà ở của họ. Người dân cho rằng nước lũ bây giờ chảynhanh hơn từ sông Cửu Long do mất độ che phủ rừng và do có mạng lướikênh rạch dày đặc làm cho dòng chảy mạnh hơn.

• Tại các khu vực ven sông ở vùng hạ lưu sông Cửu Long như xã An Lạc Thônthuộc huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, nước gây ngập dọc theo bờ sông, kênhrạch, thậm chí sau khi mùa mưa đã kết thúc.

• Ở một số vùng có đê bao khép kín với cống ngăn mặn như ở Gò Công và ThủThừa, những người có đất trong đê thì không thấy nước cao.

Gió và bão• Người dân ven biển Gò Công báo rằng gần đây bão có vẻ xảy ra thường

xuyên hơn trước (40 năm trước).• Trong những năm gần đây, người dân đã được chính quyền địa phương

thường xuyên yêu cầu đến nơi trú ẩn an toàn trong 1-2 ngày tại trụ sở của chínhquyền xã.

• Lốc và gió mạnh thường xuyên hơn trong 10 năm qua. Tại Tân Phước, TiềnGiang và Vĩnh Châu, Sóc Trăng, gió giật mạnh đã phá hủy nhiều nhà dân.

• Trong khi tại Gò Công, người dân thấy lốc xoáy thường xuyên hơn so với trướcđây. Đôi khi, một cơn lốc cuốn một tấm lợp mái đi như một tờ giấy.

• Gió mùa mạnh hơn.Xâm nhập mặn • Người dân ở Kế Sách cũng báo rằng mức độ mặn xâm nhập khó đoán hơn.

Trong một số năm, mặn xâm nhập sâu vào đất liền (2005) và trong một số nămkhác, độ mặn ít (2012).

• Người dân sống bên trong đê báo không có tình trạng xâm nhập mặn.• Ở các huyện Trần Đề và Long Phú (Sóc Trăng), người dân báo rằng mùa xâm

nhập mặn khó đoán hơn. Trong một số năm, độ mặn ít do mưa sớm và cácnăm khác mặn xâm nhập sâu vào đất liền.

• Tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đôi khi các ruộng lúa bị khô hạn và nước mặnthấm sang ruộng lúa từ các ao nuôi tôm gần đó.

• Sạt lở bờ biển ở các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề và Cù Lao Dung đang gia tăngnghiêm trọng, một phần do mất rừng ngập mặn

2.2. BĐKH tác động đến TCVM như thế nào?2.2.1 Mục đích cho vay vốn

Bảng 5 sau đây trình bày thông tin về mục đích sử dụng vốn của các khách hàngcủa dự án MOM Tiền Giang, dự án tín dụng nhỏ Thủ Thừa, và dự án tín dụng nhỏSóc Trăng.

10 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 11

Bảng 5: Mục đích sử dụng vốn của khách hàng dự án MOM Tiền Giang, dự án Thủ Thừa, vàdự án Sóc Trăng

Mục đích vay Số khách hàng %

MOM Tiền Giang1 Buôn bán nhỏ 8,028 34.11%2 Chăn nuôi (gia súc, gia cầm, cá, tôm) 8,629 36.66%3 Trồng trọt 6,074 25.81%4 Dịch vụ 469 1.99%5 Ngư nghiệp 43 0.18%6 Tiểu thủ công nghiệp 154 0.65%7 Sửa chữa nhà 4 0.02%8 Vệ sinh môi trường 1 0.00%9 Chưa xác định 1 0.00%

10 Mục đích khác 133 0.57%Tổng 23,536 100.00%

DỰ ÁN THỦ THỪA1 Buôn bán nhỏ 289 35%2 Chăn nuôi (gia súc, gia cầm, cá, tôm) 215 26%3 Trồng trọt 287 35%4 Dịch vụ 24 3%5 Ngư nghiệp 0 0.00%6 Tiểu thủ công nghiệp 0 0.00%7 Sửa chữa nhà 0 0.00%8 Vệ sinh môi trường 0 0.00%9 Chưa xác định 0 0.00%

10 Mục đích khác 0 0.00%Tổng 815 100.00%

DỰ ÁN SÓC TRĂNG1 Buôn bán nhỏ 666 28.83%2 Chăn nuôi (gia súc, gia cầm, cá, tôm) 1,088 47.10%3 Trồng trọt 556 24.07%4 Dịch vụ 0 0.00%5 Ngư nghiệp 0 0.00%6 Tiểu thủ công nghiệp 0 0.00%7 Sửa chữa nhà 0 0.00%8 Vệ sinh môi trường 0 0.00%9 Chưa xác định 0 0.00%

10 Mục đích khác 0 0.00%Tổng 2,310 100.00%

Các dữ liệu trong bảng cho thấy:• Hầu hết các hộ gia đình khách hàng vay vốn cho các mục đích nông nghiệp.

Cần lưu ý ở đây rằng "nông nghiệp" thường được hiểu trong TCVM là bao gồmcả trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên các số liệu trong bảng do 3 tổ chức TCVMcung cấp đã tách trồng trọt và chăn nuôi riêng.

• Số người vay vốn từ các tổ chức TCVM cho buôn bán nhỏ, dịch vụ, nuôi thủysản, và làm thủ công mỹ nghệ ít hơn.

• Các con số cho thấy người nuôi thủy sản hiện không phải là khách hàng của3 tổ chức TCVM. Khi được hỏi, họ trả lời rằng mức vay 3-7 triệu đồng được cungcấp bởi các tổ chức TCVM là không đủ cho nuôi thủy sản và họ phải tiếp cậnvới các khoản vay từ ngân hàng.

Việc phần lớn các khách hàng vay vốn cho các mục đích nông nghiệp, dù làcho trồng trọt hay chăn nuôi, cho thấy các khoản vay dễ bị tác động của BĐKH.

2.2.2 Tác động của những hiện tượng thời tiết gần đây lên sinh kế tại địa phươngSinh kế không dựa vào đấtNhững hộ làm rượu cũng báo cáo thiệt hại do cơm rượu bị khét. Trong quá trìnhlên men, nếu một cơn mưa lớn diễn ra, gạo lên men bị quá ẩm sẽ chìm xuốngphía dưới đáy nồi và bị khét khi nấu. Mặt khác, nếu trời mưa liên tục, rượu sẽ trởnên chua. Những người nấu rượu phàn nàn rằng rất khó đoán sự thay đổi thờitiết để điều chỉnh việc nấu rượu.Chủ các tiệm tạp hóa nhỏ cho biết lũ gây ngập làm hư hỏng hàng hóa và tàisản của họ và hàng hóa bán được ít hơn trong thời gian đỉnh lũ vì đường xá bịngập. Tuy nhiên, họ cũng nói rằng thiệt hại là nhỏ vì chỉ xảy ra vào đỉnh lũ khoảng1 tháng đối với lũ, lũ lớn thì càng ngày càng hiếm ở ĐBSCL. Trong 10 năm liên tiếptừ 2000 đến 2010, đỉnh lũ ở ĐBSCL thấp. Lũ năm 2011 là một trong những trận đặcbiệt cao sau nhiều năm không có lũ lớn.Sinh kế dựa vào đấtLượng mưa lớn làm lúa ở giai đoạn chín ngã đổ. Lúa ở giai đoạn trổ đòng khôngthể ngậm sữa và lép hạt nếu mưa liên tục hoặc những cơn gió mạnh xảy ra. Nhiệtđộ cao và nước bốc hơi gây ra hạn hán làm xì phèn trong đất và làm nhiễm độclúa và mía gây giảm năng suất.Các cơn mưa bất thường vào mùa khô làm ảnh hưởng cây ăn trái như xoàikhông ra quả. Lượng mưa thất thường với cường độ lớn trong mùa khô gây raúng cục bộ trong vài ngày, gây hư hỏng cây trồng (củ hành và hẹ). Các đợt nắngnóng gây thiệt hại rau màu ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Đôi khi ngườinông dân phải trồng lại. Mưa bất thường trong mùa khô làm giảm độ mặn trongao nuôi tôm và làm tôm chết. Trong những năm hạn hán, nước mặn bị rò rỉ từ cácao nuôi tôm sang ruộng lúa liền kề gây chết lúa.

12 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 13

2.2.3 Các yếu tố phi khí hậu khác ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa phươngHóa chất nông nghiệp hiện nay sử dụng nhiều hơn so với trước đây. Giá cả thịtrường bấp bênh làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Khi có thông tin cho rằng mộtloại cây trồng có lợi nhuận, nhiều người sẽ vội vàng "sao chép mô hình" và sau đócung vượt quá cầu khiến giá giảm. Gia súc, tôm, cá bị bệnh xảy ra phổ biến hơnvà gây nhiều thiệt hại hơn.

2.2.4 Các tác động khác của BĐKHNhiệt độ nóng hơn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số người dân cho biết họhay bị chóng mặt, đau đầu trong những đợt nóng gay gắt, đặc biệt là nhữngngười có tiền sử huyết áp cao.Trận lũ lớn trong năm 2011 gây ngập các đường liên ấp (mặc dù những conđường được làm trên đê chống lũ) làm gián đoạn hoạt động của các hộ giađình kinh doanh nhỏ.Tại các khu vực ven biển, các hoạt động sinh kế bị gián đoạn bất cứ khi nào cólệnh của chính quyền địa phương yêu cầu người dân đến nơi trú ẩn an toàn, đôikhi đến 2 ngày. Tại các khu vực ven biển, lốc xoáy cũng làm sập nhà cửa.Bảng sau đây cung cấp thông tin chi tiết về tác động của những hiện tượng thờitiết bất thường và các yếu tố phi khí hậu đến sinh kế của người dân địa phương(không chỉ về sinh kế của khách hàng).

Bảng 6: Tác động của những bất thường về thời tiết gần đây lên sinh kế địa phương

Sinh kế Các tác động có liên quan đến BĐKH Các yếu tố phi khí hậu

Buôn bánnhỏ

• Ngập lũ gây thiệt hại cho hàng hóa và tài sản.• Ít khách hàng do đường bị ngập. Điều này chỉ

xảy ra vào mùa lũ lớn.• Trận lũ năm 2011 là đặc biệt lớn sau 10 năm (từ

2000 đến 2011) mà không có lũ lớn.• Lũ lớn đã trở nên ít thường xuyên hơn ở ĐBSCL.

Trận lũ năm 2012 thấp hơn so với năm 2011khoảng 1 mét.

• Khách hàng bị ảnh hưởng bởilạm phát, thận trọng hơn trongchi tiêu.

Trồng lúa

• Nhiệt độ nóng và lượng nước bốc hơi cao gâyxì phèn làm hại lúa.

• Trong những năm gần đây, những đợt nóng vànhiệt độ cao đã diễn ra thường xuyên hơn

• Hạn hán xảy ra giữa mùa mưa gây ra thiếu nướclàm tăng chi phí bơm nước (khoảng 5-10%)

• Mưa thất thường trong quá trình thu hoạch làm choviệc phơi lúa khó khăn. Nông dân phải bán lúa ẩmở mức giá thấp hơn (10% thấp hơn).

• Gió mạnh là nguyên nhân gây lép hạt, giảmnăng suất lúa.

• Biến động giá gạo. Năm 2008-2009, gạo có giá tốt, thu nhậpcao, trong năm 2012 trúng mùanhưng giá thấp.

• Bệnh cũng gây ra thiệt hại chonăng suất lúa.

14 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Sinh kế Các tác động có liên quan đến BĐKH Các yếu tố phi khí hậu

Trồng mía

• Nhiệt độ nóng và bốc hơi cao và lượng mưathất thường gây xì phèn làm giảm năng suấtmía (40% mất năng suất).

• Tỉ lệ trữ đường giảm do mía phát triển kém

• Giá cả hàng năm không ổn định

Trồng rau màu

• Nắng làm thiếu nước tưới cho các vùng trồngrau màu ở Gò Công. Năm 2010 bị nặng nhất,nhiều ruộng rau phải xịt thuốc bỏ luôn, thiệt hạitrắng 100%.

• Mưa to làm giập lá, nắng lên lá sẽ bị “cháy”sau cơn mưa, xem như mất trắng.

• Nếu mưa nhiều sẽ làm vùng trong đê bị úng, vàtiêu không kịp sẽ làm rau bị hư (thỉnh thoảng xảyra)

• Xảy ra nhiều hơn thời gian gần đây

• Giá cả không ổn định, có khitrúng giá rất cao và có khi giáquá thấp phải nhổ bỏ rau.

Nuôi heo• Không có • Do tin tức về dịch bệnh tai xanh

• Tin tức về chất tạo nạc đã làmgiá heo rớt xuống thấp và bị lỗ.

Sản xuấtrượu

• Thay đổi thời tiết nhanh chóng làm giảm sảnlượng rượu.

• Gần đây điều này diễn ra thường xuyên hơntrước.

• Thiệt hại có khi lên đến 50% mẻ rượu.

• Không có

Gia cầm• Thời tiết nóng/lạnh đột ngột có thể sinh ra dịch

bệnh cho gia cầm• Bệnh cúm gia cầm

Nuôi tôm,cua quãng

canh

• Lượng mưa thất thường trong mùa khô, giảmđộ mặn trong ao gây sốc cho tôm.

• Giá cả bấp bênh • Thiếu nguồn cung tôm sạch

bệnh.• Bị nhiễm bệnh từ các ao khác do

dùng chung kênh cấp nước.

Trồng hành tím

• Hành tím được trồng trong Tháng 9-10 và tăngtrưởng khi mùa mưa đã kết thúc. Năm nay,mưa xảy ra vào tháng Hai gây thiệt hại nặngcho vụ hành.

• Giá cả không ổn định.• Hành thu hoạch được không thể

trữ mà phải bán

Lao độnglàm thuê

• Không có tác động trực tiếp • Có việc nhiều hơn nếu nhiều hộlàm vụ 3.

Trồng cây ăn trái

• Ngập lụt gây ra thối rễ và làm chết cây.• Nhiệt độ nóng gây ra tình trạng thiếu nước tưới

cho cây ăn quả.

• Giá cả không ổn định

Trồng dừa• Không có tác động trực tiếp • Bọ cánh cứng gây hại lên đến

30% sản lượng dừa

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 15

2.2.5 Các biện pháp ứng phó hiện tạiĐể ứng phó với lũ và hạn, Nhà nước đã xây dựng và mở rộng hệ thống đê điềuvà hệ thống cống kiểm soát lũ và xâm nhập mặn. Tuy nhiên, khi có lượng mưaquá lớn, đất bên trong đê cũng bị ngập vì mực nước trong các kênh mương xungquanh lên cao và trong những năm lũ đặc biệt cao như 2011 nhiều đê đã bị hỏnghoặc bị tràn.Một số hộ gia đình sử dụng bao cát để ngăn nước chảy vào nhà. Một số hộ giađình khác đã chi tiền để tôn nền nhà lên 1-1,5 mét lên cao hơn so với trước đây.Để đối phó với xì phèn trong đợt hạn hán, người dân nói họ sử dụng vôi để hạphèn. Tuy nhiên, năng suất luôn luôn bị ảnh hưởng. Trong các đợt nắng nóng,người dân đối phó bằng cách tránh làm việc ngoài đồng vào buổi trưa.Hiện tại không có biện pháp để tránh những tác động trên cây lúa gây ra bởi giómạnh gây ra ngã đổ trong giai đoạn lúa chín hoặc lúa không ngậm sữa gây léphạt. Để đối phó với tình trạng ngập úng lúa bên trong đê sau khi các cơn mưalớn, nông dân trồng lúa đã hùn tiền để mua máy bơm nước cứu lúa và hoa màu.Để tránh thiên tai, người dân tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn khi cảnh báo được đưara từ chính quyền địa phương.Nhìn chung, các biện pháp ứng phó mà người dân đang sử dụng chỉ là ứng phótình thế và ở quy mô hộ gia đình sau khi đã có kinh nghiệm từ thiệt hại. Ví dụ, khicác cơn mưa đã gây ra tình trạng ngập úng, họ mua máy bơm nước để bơmnước ra ngoài, khi một bệnh phá hủy cây trồng của họ, họ sẽ trồng lại cây trồngđó, hoặc khi một trận lũ đặc biệt cao xảy ra, họ sử dụng bao cát để bảo vệ nhà.

2.2.6 Thu nhập của các hộ vayKết quả các cuộc phỏng vấn với các hộ gia đình khách hàng của các tổ chứcTCVM cho thấy các nguồn thu nhập của các hộ gia đình của khách hàng kháđa dạng. Người vợ trong gia đình thường là người vay từ các tổ chức TCVM đểchăn nuôi, buôn bán nhỏ, và dịch vụ và người chồng có công việc khác cho thunhập như thợ hồ, lao động thuê, trồng lúa, hoặc nuôi thủy sản. Thu nhập tạo ratừ việc vay vốn của các tổ chức TCVM không được coi là nguồn thu nhập chínhcủa các hộ gia đình của khách hàng vì mức vay thấp. Các hoạt động tạo thunhập từ đồng vốn vay được coi là bổ sung cho các khoản thu nhập khácThu nhập hộ gia đình biến động theo giá thị trường. Trúng mùa cũng chưa chắcthu nhập cao. Hiện tại, tất cả các hộ gia đình được phỏng vấn cho biết rằng thunhập của họ thấp hơn so với năm 2008-2010 do giá cả của các khoản chi phíđầu vào cho sản xuất bây giờ cao hơn trước.

Bảng sau đây mô tả các xu hướng thu nhập của khách hàng và những thay đổi trong 5 năm qua.

Bảng 7: Xu hướng thu nhập của khách hàng TCVM trong 5 năm qua

16 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Tên Hộ Khuynh hướng thu nhập trong5 năm qua

(vẽ mũi tên chỉ lên, chỉ xuống,chỉ ngang và gắn con số %

Nguyên nhânliên quan đến

thời tiết khí hậu(giải thích rõ)

Nguyên nhânkhông liên quanđến thời tiết khíhậu (giải thích

rõ)

Tình hình trả vốnvay (%)

Giải thích tình hìnhtrả vốn vay có liênquan đến khuynhhướng thu nhập

hay không?

Đặng Thị Vân(2ha mía 1

vụ/năm, nuôigà vịt nhỏ lẻ)

(Mức thu nhập này chưa trừchi phí, riêng 2012 ước tính tổng

thu)

• Đất bị phèntrong các năm2011 & 2012 donắng nóng vàmưa bất chợtlàm xì phèn,mía khôngphát triển tốt.

• Tốn nhiều chiphí hơn muavôi, phân vàthuốc hạ phènđể xử lý

• Bán giá thấpdo mía giảmtrữ đường

• Hiện thu nhậpthấp hơn dogốc mía đãgià cỗi và cầnthay trong vụmới

• Giá mua míathị trường thấpvào năm 2011và năm nay dựtính thấp dotrữ đườnggiảm

• Việc đánh giátrữ đườnghoàn toàn donhà máy quyếtđịnh, ngườidân không rõtiêu chí nàođược áp dụng

• Mức vay nhỏdễ trả dần

• Chưa gặp khókhăn khi hoàntrả, nếu có thìdựa vào thunhập phụ từnuôi vịt, bánnước đá

Huỳnh ThịNương

(Vùng trồngmía 1

vụ/năm, diệntích đất bình

quân hộtrong xã lớn,đa số từ 1ha

trở lên) (Mức thu nhập này là ước tínhdựa trên năm có thu nhập cao

nhất, chưa trừ chi phí. Riêngnăm 2012 là ước tính)

• Đất bị phèntrong các năm2011 & 2012 donắng nóng vàmưa bất chợtlàm xì phèn,mía khôngphát triển tốt.

• Tốn nhiều chiphí hơn muavôi, phân vàthuốc hạ phènđể xử lý

• Bán giá thấpdo mía giảmtrữ đường

• Các năm 2008,2009 thu nhậpthấp hơn domía giống mớiđốn 1 năm, 1lần trồng cóthể ăn 5 năm

• Giá mua míathị trường thấpvào năm 2011

• Mức vay nhỏdễ trả.

• Chưa gặp khókhăn khi hoàntrả

• Có thêm thunhập phụ từnuôi vịt vàmướn 4 côngđất lúa

Lâm Thị Sắc(Nuôi tôm,cua quãng

canh, lúa, củhành tím, làm

thuê)

• Nếu trời đangnắng tốt mà bịmưa (xảy ratrong năm2011) thì tômdễ bị sốc dothay đổi độmặn, thiệt hạitừ 70%

• Tuy có kênhbao ngăn mặnnhưng khi trời

• Tôm khôngsạch bệnh thìcả ruộng tômmất trắng

• Giá hành cónăm rất cao,nhưng nămnay giá thấpdẫn đến lỗ lớn.

• Hành giá có rẻcũng phải bánhết, không để

• Những nămthu nhập tốt thìtrả dễ

• Riêng năm naybị thiệt hạihành, tôm…nên có lúcphải vay bênngoài với lãi10% để trả chochương trình

2010

120

100

80

60

40

20

2011 2012

2009 2009 2010 2011 2012

120

100

80

60

40

20

2009 2010 2011 2012

120

100

80

60

40

20

0

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 17

Tên Hộ Khuynh hướng thu nhập trong5 năm qua

(vẽ mũi tên chỉ lên, chỉ xuống,chỉ ngang và gắn con số %

Nguyên nhânliên quan đến

thời tiết khí hậu(giải thích rõ)

Nguyên nhânkhông liên quanđến thời tiết khíhậu (giải thích

rõ)

Tình hình trả vốnvay (%)

Giải thích tình hìnhtrả vốn vay có liênquan đến khuynhhướng thu nhập

hay không?

Mức thu nhập của hộ cao nhấtlà vào năm 2011 do được mùavà trúng giá. Năm 2012 bị thiệthại nặng do mưa trái mùa, thu

nhập giảm nghiêm trọng

nắng nóng,ruộng thiếunước tưới thìnước mặn sẽ xìtừ các vuôngtôm sangruộng lúa, làmlúa vàng, léphạt, có khigiảm 50% năngsuất

• Mùa trồnghành nếu bịmưa trái mùasẽ làm thiệt hạitrên 40% (còn 6phần)

lâu được. Lúacó rẻ thì cònvựa lại

Thạch Thị Na(Nuôi tôm

quãng canh,làm thuê laođộng nông

nghiệp)Thu nhập hiện tại dựa vào tômcá tự nhiên như cá chẽm, cáđối vào trong vuông tôm hàng

tháng

• Trời đang mùanắng mà đổmưa thì tômchết nổi lềnhbềnh do sốcđộ mặn

• Bị bệnh tai biến1 nửa người,chân bị tê nênkhông thể đilàm thuê

• Nuôi cuanhưng khôngcó rào lưới, cuadễ dàng bò rakhi nước lớn

• Tôm chết dolấy dưới kênhthải ra từ aonuôi côngnghiệp liền kề,bị lây bệnh

• Hiện tại phảivay bên ngoàivới lãi suất10%/tháng đểtrả chochương trìnhnhằm giữ uy tíncho nhóm

• Không muốnvay vòng saunữa vì sợ trảkhông nổi

• Điều kiện đất ítcộng với bệnhtật làm tăng rủiro trong sảnxuất và giảmkhả năng trả

Liêu Thị Đa(Làm ruộng,

nuôi tômquãng canh,bán tạp hóa,trồng hành

tím)

• Năm 2008 lúa bịthiệt hại donắng nóng,nước mặn thấmqua từ lô tôm

• Hành bị mưanhiều nên thối củ

• Năm nay dùmùa mưa vẫnbị những đợtnắng, vừa rồiphải bơm 10tiếng mới đủnước (tính rachi phí tăngthêm 5-10%)

• Làm đất vàchuẩn bị aotôm kỹ, ítbệnh

• Thả tôm giốngsạch bệnh

• Giá vật tưcao (phân,thuốc…) nênsản xuất năm2012 lời ít

• Trả dễ, khônggặp khó khăndo có nhiềunguồn thu

2008 2009 2010 2011 2012

120

100

80

60

40

20

0

2008 2009 2010 2011 2012

120

100

80

60

40

20

0

18 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Tên Hộ Khuynh hướng thu nhập trong5 năm qua

(vẽ mũi tên chỉ lên, chỉ xuống,chỉ ngang và gắn con số %

Nguyên nhânliên quan đến

thời tiết khí hậu(giải thích rõ)

Nguyên nhânkhông liên quanđến thời tiết khíhậu (giải thích

rõ)

Tình hình trả vốnvay (%)

Giải thích tình hìnhtrả vốn vay có liênquan đến khuynhhướng thu nhập

hay không?

• Năm 2008 thunhập còn thấpdo chỉ nuôitôm, chưatrồng hành, lúachỉ 1 vụ

Nguyễn ThịHồng Thủy

(Làm ruộng,nuôi gà nhỏlẻ, làm thuê

nông nghiệp)

• Thỉnh thoảngcó mưa đêmtrong mùanắng làm léphạt khi lúa trổbông, hoặcgió mạnh làmlúa chín ngãđổ, thiệt hại ítnhất 10% chovụ đó

• Không cónhiều ruộng,thu nhập củagia đình dựavào làm thuênông nghiệp

• Giá lúa caocộng với tăngvụ nên vợchồng đi làmthuê dễ dànghơn trong cácnăm qua

• Năm nay giálúa thấp, cóthể thu nhậpgiảm nhiều

• Do làm thuênên thấy trảhàng tháng dễlàm

Trần Thị Mỹ Lệ(Làm ruộng,

nuôi heo, gà,vịt, trồng ổi,bưởi, dừa)

• Nước ngậplàm cả vườnbưởi năm rồi bịhư hoàn toàn,tết năm nay sẽkhông có bưởi

• Những hộ cóđất xa kênh bịthiệt hại trongđợt nắng giữamùa mưa vừaqua, không thểbón phân cholúa làm thiệthại ước tính40%

• Trước năm2008 nướcmặn theo mùarõ ràng, kéodài 2-3 tháng,giờ mặn khôngtheo mùa, khimặn vào sâu,còn năm naythì không thấymặn do mưaquanh năm

• Giá lúa, heo,gà, vịt…thường xuyênbiến động,thường giảmgây thiệt hạicho nông dân

• Trả không khódo có nhiềunguồn thu

• Nếu thiệt hại từloại sinh kế nàythì có nguồnkhác thay thếđể hoàn trả

2008 2009 2010 2011 2012

120

100

80

60

40

20

0

2008 2009 2010 2011 2012

120

100

80

60

40

20

0

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 19

Tên Hộ Khuynh hướng thu nhập trong5 năm qua

(vẽ mũi tên chỉ lên, chỉ xuống,chỉ ngang và gắn con số %

Nguyên nhânliên quan đến

thời tiết khí hậu(giải thích rõ)

Nguyên nhânkhông liên quanđến thời tiết khíhậu (giải thích

rõ)

Tình hình trả vốnvay (%)

Giải thích tình hìnhtrả vốn vay có liênquan đến khuynhhướng thu nhập

hay không?

• Gió chướnggiờ không vềsớm mà trễhơn mọi năm,làm độ mặngiảm hơn

• Lúa bị ngã làmtốn thêm 10-20% chi phí cắtvì không sửdụng máy gặtđập được

Trần Thị LệHoa

(Làm ruộng,rẫy, làm thuê,nuôi vịt, heo,

bò)

• Gió mạnh làmlép bông lúa

• Giữa mùa mưamà bị khô thìphải bơm vàphải tốn thêmkhoảng 5% chiphí xăng dầuđể bơm

• Lúa khi sạ thìhay bị nắngcũng phảibơm nước tưới

• Nếu cắt lúa màgặp mưaxuống, nhất làmưa trái mùathì phải bán lúatươi với giá rẻ

• Thời gian gầnđây cắt lúamướn hay bịtrời mưa bấtchợt dù là mùanắng (phải sấylúa chứ khôngphơi được)

• Lúa bị bệnhvàng lùn,nhưng có thểtrị hết

• Giá nông sảnthấp, thỉnhthoảng trúnggiá vụ rau nhưdưa leo

• Những nămtrước thu nhậpcòn thấp vìchưa có đấtsản xuất, sauđược gia đìnhchồng cho đất

• Trả dễ, có ýthức hoàn trảvốn tốt, có khichuẩn bị trướcnửa tháng

• Cả 2 vợ chồngđều làm thuênên có thunhập thườngxuyên, trả tốt

• Muốn vay tiếpvới số vốn lênđến 10 triệu

2009 2010 2011 2012

120

100

80

60

40

20

0

2.2.7 Tỉ lệ hoàn trảTỉ lệ hoàn trả tại 3 tổ chức TCVM được khảo sát khá cao: MOM 99,96%; dự án ThủThừa 99,9%, Sóc Trăng 99%. Các khách hàng khi được hỏi về việc hoàn trả đã chobiết đó là vì các mức vay nhỏ nên dễ trả. Các hộ trả đúng hạn là những ngườicó nguồn thu nhập đa dạng hơn. Bảo lãnh nhóm trong việc hoàn trả cũng đượcxem như là một yếu tố quan trọng đảm bảo tỉ lệ hoàn trả cao. Tuy nhiên, cũng cókhách hàng cho rằng trong một số trường hợp do áp lực nhóm, một cách để

giảm thiểu rủi ro tín dụng được dùng là chuyển gánh nặng khuyến khích hoàn trảvà thu hồi từ các cán bộ tín dụng sang các khách hàng, nên một số hộ gia đìnhphải đối mặt với những khó khăn và có thể không thể trả nợ đúng hạn đã phải:(i) tìm nguồn khác để hoàn trả như làm thuê (nông nghiệp, xây dựng), mượn từngười thân, hoặc vay "nóng" bên ngoài với lãi suất lên đến 10% / tháng.Gần đây, tỷ lệ lạm phát leo thang làm cho giá các khoản đầu vào tăng đáng kểtrong khi giá sản phẩm nông nghiệp luôn biến động, ảnh hưởng đến lợi nhuậncủa hoạt động sinh kế và thu nhập của khách hàng. Các trường hợp chậm trảtừ 1 đến 30 ngày xảy ra thường xuyên hơn.

2.2.8 Các khuyến nghị từ khách hàng cho các tổ chức TCVMCác hộ khách hàng nói rằng họ muốn nhận được thông tin cảnh báo sớm, đặcbiệt là liên quan đến lũ, bão, xâm nhập mặn, hạn hán để kịp thời tránh tổn thấtnăng suất chăn nuôi và cây trồng. Tất cả các hộ khách hàng cũng mong muốnmức vay tăng lên để có đủ vốn cho các hoạt động sinh kế của họ.

20 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 21

3.1 Về BĐKHCác hiện tượng thời tiết bất thường do người dân quan sát có vẻ phù hợp với các dữ liệu khoahọc được ghi nhận (như trình bày ở phần trên). Các hiện tượng thời tiết bất thường bao gồm:1. Nhiệt độ tăng và ngày càng tăng cao.2. Lượng mưa có xu hướng tăng lên.3. Gió mạnh và các cơn bão có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn.4. Xâm nhập mặn sâu hơn vào đất liền trong một số năm đặc biệt khô hạn và khó dự đoán hơn.5. Lũ và hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt ở vùng ven biển. 6. Độ mặn có xu hướng khó đoán hơn với các cơn mưa trái mùa trong mùa khô và hạn hán

vào mùa mưa.Một số hiện tượng này là do BĐKH, nhưng đồng thời một số hiện tượng cũng là do các hoạtđộng sử dụng đất không bền vững (mất rừng trong đất liền và ven biển) và tác động của cáccông trình điều tiết nước quy mô lớn (đập thủy điện ở thượng nguồn dòng chính và các nhánhcủa sông Mekong; mạng lưới kênh rạch, đê điều, cống đập ở ĐBSCL làm thay đổi chế độ dòngchảy).Những thay đổi và thời tiết bất thường đang tạo áp lực lên các hệ tự nhiên và các hoạt độngsinh kế của người dân địa phương, trong đó bao gồm khách hàng tổ chức TCVM thường lànhóm người nghèo trong cộng đồng và phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ tự nhiên cho sinh kếcủa họ.

3.2 Về các hoạt động của tổ chức TCVM, tính dễ bị tổn thương của khách hàng,và tính bền vững của các tổ chức TCVM

Những con số hoàn trả tỉ lệ cao từ các tổ chức TCVM được khảo sát cho ấn tượng rằng họđang thực hiện rất tốt về bảo toàn vốn. Tuy nhiên, đồng thời, một số khách hàng đã báo cáorằng họ đã phải vay nóng từ bên ngoài để trả nợ. Số mẫu nhỏ của nghiên cứu này không chophép đánh giá quy mô của vấn đề. Sự gia tăng gần đây của các khoản nợ quá hạn cùng vớitỷ lệ lạm phát leo thang hiện nay cũng cho thấy khi sinh kế của khách hàng có nguy cơ rủi ro thìtính bền vững của các tổ chức TCVM cũng bị đe dọa. Trong tương lai, với sự thay đổi của khíhậu diễn ra phức tạp hơn nữa thì sinh kế của khách hàng sẽ có nhiều rủi ro hơn. Các vấn đềnhư khách vay nóng từ bên ngoài để trả nợ hoặc khách hàng phải rút khỏi chương trình cầnđược theo dõi chặt chẽ. Với sự BĐKH, chỉ riêng dữ liệu về tỉ lệ hoàn trả cao sẽ không đủ để đảmbảo tính bền vững của các tổ chức TCVM hoặc các tác động xã hội của các tổ chức TCVM.Trong lĩnh vực TCVM, từ “bền vững” có xu hướng được sử dụng theo nghĩa hẹp, chủ yếu đề cậpđến chỉ số tài chính tốt. Trong vài năm qua, thuật ngữ đã được mở rộng để bao gồm các tácđộng về mặt xã hội. Ngày nay, sự chú trọng ngày càng tăng về tài chính có trách nhiệm đãđược thêm vào yếu tố tác động môi trường được coi là biện pháp thành công cho một tổ chứcTCVM (MFI). Tất cả 3 tổ chức TCVM được khảo sát hiện nay chưa có biện pháp thích ứng vớiBĐKH và chưa có sự chuẩn bị nào để đáp ứng những nhu cầu thay đổi từ khách hàng khi phảiđối mặt với thời tiết bất thuờng và BĐKH. Điều này chắc chắn sẽ làm suy yếu tính bền vững củacác tổ chức TCVM.

3. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Các kết quả từ các tài liệu về BĐKH và các cuộc phỏng vấn với các khách hàng cho thấy rằngcác khách hàng được đặt vào tình thế có tính nhạy cảm và dễ bị tổn thất với những thay đổi khíhậu. Sự tổn thất thu nhập do các hiện tượng thời tiết/khí hậu bất thường đang xuất hiện nhiềuhơn. Như vậy, tác động từ BĐKH làm tăng rủi ro cho vay và thực hiện các hoạt động sinh kế khiếncác khách hàng nghèo dễ bị tổn thương hơn bình thường. Rõ ràng là có một nhu cầu lồng ghépvấn đề BĐKH vào chương trình để đảm bảo tính bền vững của TCVM.

3.3 Kiến nghịCác tổ chức TCVM có thể bị ảnh hưởng bởi BĐKH bằng nhiều cách, ví dụ thiên tai và quan trọnghơn đó là những diễn biến bất thường của thời tiết khí hậu làm ảnh hưởng đến sinh kế của kháchhàng mà đa số là người nghèo nông thôn.Thậm chí nếu không có BĐKH, khách hàng của các tổ chức TCVM cũng đang có nhiều khókhăn phải đối phó. Nếu người dân không có các nguồn lực để đối phó với những khó khăn hiệnnay thì họ sẽ không có khả năng để có thể đối phó với những khó khăn phát sinh do BĐKH, tìnhtrạng này được gọi là "thiếu hụt trong ứng phó” (adaptation deficit). Vì vậy, việc thích ứng vớiBĐKH không cần phải chờ đợi mà có thể bắt đầu ngay, tập trung vào giải quyết “sự thiếu hụttrong ứng phó” trước.Chiến lược thích ứng với BĐKH cho các tổ chức TCVM cần xây dựng năng lực của khách hàngđể ứng phó với những khó khăn hiện tại và với những thay đổi ngày càng tăng, khó đoán củacủa khí hậu. Dựa trên các thông tin từ các hoạt động hiện tại của các tổ chức TCVM đang hoạt động đượckhảo sát trong vùng ĐBSCL, những sự bất thường của thời tiết được quan sát gần đây, nhữngxu hướng được ghi nhận của khí hậu, và các dự đoán khí hậu cho tương lai, những kiến nghịsau đây được đưa ra như là một “thực đơn” các hành động thích ứng tiềm năng cho các tổchức TCVM để tăng tính bền vững của mình trong dài hạn.

3.3.1 Đa dạng hóa sản phẩm TCVMHiện tại, 3 tổ chức TCVM được khảo sát chỉ cung cấp các dịch vụ cho vay và tiếtkiệm bắt buộc và chỉ có MOM cung cấp các dịch vụ tiết kiệm tự nguyện và chưacó tổ chức nào trong số ba tổ chức trên cung cấp dịch vụ bảo hiểm Trong bối cảnh thay đổi do BĐKH, các tổ chức TCVM nên cung cấp dịch vụ tiết kiệmtự nguyện cho khách hàng nhằm cho phép khách hàng có thêm sự an toàn để ứngphó với sự thay đổi bất thường của thời tiết và khí hậu. Tiết kiệm vi mô là những khoảntiền gửi nhỏ để người dân phòng bị cho các chi phí thường xuyên và chi phí bấtthường.Bảo hiểm vi mô cũng có thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho những thay đổi liênquan đến khí hậu ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp và sức khỏe của các thànhviên trong gia đình của các hộ khách hàng để họ có thể bảo vệ tài sản của mình vàmưu sinh mà không phải lo sợ.Các tổ chức TCVM có thể đưa ra các dịch vụ phi tài chính và các dịch vụ khácnhằm xây dựng năng lực cho các khách hàng. Điều này có thể bao gồm tập huấn

22 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 23

các kỹ năng lập kế hoạch sinh kế, các kỹ năng quản lý tài chính, kỹ thuật canh tác.Trong số 3 tổ chức TCVM được khảo sát, chỉ có MOM với sự hỗ trợ của tổ chức NMAđã tiến hành các khóa tập huấn cho các khách hàng. Những tổ chức cho vay khácnên xem xét việc cung cấp các khóa đào tạo như vậy cho khách hàng của họ.Chẳng hạn, tập huấn cho nông dân nên được coi là một yếu tố thành công quantrọng trong cho vay làm nông nghiệp.Các khoản cho vay để cứu trợ thiên tai cũng có thể được xem xét. Ví dụ, Hiệp hộiPhụ nữ Tự tạo Việc làm (SEWA) ở Ấn Độ cung cấp khoản vay nhà ở để sửa chữahoặc thay mái nhà, gia cố vách nhà, hoặc xây dựng lại trong khu vực ít nguy có ítcác hiểm họa, có thể là chìa khóa để giảm các hiện tương cực đoan như lũ, hạnhán và bão3 .

3.3.2 Áp dụng vốn vay linh hoạtBĐKH ảnh hưởng đến khách hàng TCVM khác nhau. Người dân ở vùng ven biển dễbị tổn thương hơn đối với nước biển dâng, xâm nhập mặn, lốc xoáy, và sạt lở trongkhi người dân ở các khu vực dễ bị ngập như vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác LongXuyên dễ bị tổn thương hơn với lũ lụt, hạn hán và xì phèn.Thông thường, các tổ chức TCVM cung cấp các khoản vay có thời gian vay vàgiải ngân, thu hồi cố định, giống nhau cho các hoạt động sinh kế. Để giúp kháchhàng thích ứng với thay đổi, cần phải áp dụng sự uyển chuyển, linh hoạt, ví dụ:các khoản trả góp nhỏ hơn, hoặc thời gian trả dài hơn tùy theo hoạt động sinh kếhoặc theo mùa.Khi thảm họa xảy ra như lốc xoáy, sạt lở, hoặc hạn hán đặc biệt nghiêm trọng hoặclũ lụt, gây thiệt hại toàn bộ hoặc đáng kể tài sản của khách hàng khiến khách hàngkhông thể trả nợ đúng hạn hoặc hoàn toàn mất khả năng trả nợ, các tổ chứcTCVM nên xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ khách hàng và trong trường hợpxấu nhất xem xét xóa nợ. Các tổ chức TCVM cũng có thể xem xét cho vay bổ sungđể tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục lại các hoạt động sinh kế trước khi xảyra thảm họa.

3.3.3 Điều chỉnh các sản phẩm TCVM hiện cóTùy thuộc vào địa phương và loại tác động mà các khách hàng gặp phải như xâmnhập mặn ở vùng ven biển, lũ và hạn trong vùng lũ ở Tiền Giang và các tỉnh kháctrong vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, các tổ chức TCVM nên khuyếnkhích khách hàng vay vốn để tận dụng lợi thế của những thay đổi và tránh nhữngtác động bất lợi. Ví dụ, trong mùa lũ ở Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An, và tỉnh AnGiang, các tổ chức TCVM có thể cung cấp các khoản vay ngắn hạn để khuyếnkhích các hoạt động sinh kế như trồng rau trên bè nổi, đầu tư mua một chiếc xuồngnhỏ để thu hoạch các sản phẩm trên vùng đất ngập nước phát triển mạnh trong

3. Anna Hammill, Richard Matthew, and Ellisa MacArthur. Micro-credit and Climate Change.IDS Bulletin Volume 39, No 4, Sept 2008. Institute of Development Studies citing Pantoja (2002)

mùa lũ như bông súng, rau muống, bông điên điển và bắt cá. Các khoản cho vaycũng có thể dành cho các sáng kiến như mua máy bơm để bơm nước ra khỏi cáccánh đồng bị ngập trong trường hợp có mưa để cho phép khách hàng cứu câytrồng và vốn đầu tư của họ.

3.3.4 Phát triển các chiến lược thích ứng với BĐKH cho các tổ chức TCVM Tổ chức TCVM cũng nên "nhạy cảm với BĐKH" thông qua nhận thức những khó khănmới mà khách hàng của họ đang phải đối mặt và phát triển các chiến lược để giúpcác khách hàng đối phó với những khó khăn đó. Cán bộ địa bàn phải được trangbị kiến thức về BĐKH để đáp ứng với nhu cầu thay đổi và nhu cầu của khách hàngkhi đối mặt với BĐKH. Tập huấn và thông tin cho khách hàng làm thế nào để quản lýrủi ro, kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu rủi ro do thay đổi của thời tiết.

3.3.5 Tăng cường vốn xã hội của người vayNgười nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo nông thôn đang phải đối mặt với những trởngại lớn: sự cách li xã hội và địa lý, mù chữ, thiếu tự tin, kinh nghiệm làm ăn hạn chếvà các vấn đề về sức khỏe và dinh dưỡng của bản thân và gia đình của họ. Giảiquyết những trở ngại này đòi hỏi cải thiện mạng lưới hỗ trợ xã hội của người dân vàkiến thức cá nhân và cộng đồng, kỹ năng, và cách chăm sóc sức khỏe4,Câu lạc bộ trao đổi thông tin chia sẻ kinh nghiệm trong kỹ thuật sản xuất, các nhómvần đổi công có thể giúp huy động tổng hợp nguồn lực của các khách hàng vàcác thành viên trong cộng đồng nhằm ứng phó tốt hơn với những thay đổi. Cácđiều khoản của các khoản vay nên khuyến khích khách hàng vay để hình thành cácnhóm hỗ trợ lẫn nhau như thế.

3.3.6 Áp dụng các công cụ TCVM xanhThu nước mưa chứa trong ao, bể chứa dùng cho sinh hoạt gia đình và tưới cây trồngở các vùng khô hạn là những kỹ thuật đơn giản đã tồn tại ở ĐBSCL. Ví dụ, trong vùngngập mặn ven biển Cà Mau, người dân có thể cung cấp cho gia đình của họ cácloại rau tươi trồng trên luống, tưới bằng nước mưa chứa trong ao nhỏ đào ở gò cao,bên dưới lót bằng tấm vải nhựa để giữ nước.Các tổ chức TCVM có thể cho các hộ gia đình nghèo vay trực tiếp để họ có thểmua dụng cụ sử dụng năng lượng tái tạo (bếp biogas, bếp nấu năng lượng mặt trời,tấm năng lượng mặt trời, bếp nấu ăn hiệu quả) để đun nấu và thắp sáng. Điều nàycho phép các tổ chức TCVM tạo ra sự “đồng bộ” bằng cách kết nối giữ vốn vaycho các khoản vay chăn nuôi gia súc, gia cầm và các khoản vay để làm biogas từchất thải chăn nuôi.

24 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

4. Christopher Dunford. 08/2001. Xây dựng cuộc sống tốt hơn. Sustainable integration of mi-crofinance and education in child survival, reproductive health, and HIV-AIDS preventionfor the poorest entrepreneurs. A discussion paper by Christopher Dunford, Freedom fromHunger, commissioned by Micro-credit Summit Campaign

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 25

Các tổ chức TCVM cũng có thể đưa ra điều kiện vay cho khách hàng là phải xâydựng nhà ở trên mực nước lũ lịch sử hoặc không trồng các loại cây có thể dễ bịthiệt hại do hạn hán hoặc là phải trồng các giống có khả năng chịu hạn hoặc mặncao.

3.3.7 Kết hợp TCVM với các chiến lược khác Dịch vụ tài chính một mình nó không thể giải quyết các vấn đề cấu trúc phức tạpcủa đói nghèo và tính dễ bị tổn thương. Vì vậy, cần phải kết hợp TCVM với giáo dục,hoặc phối hợp với các chiến lược phát triển quốc gia nhằm khuyến khích tầm nhìndài hạn cho phát triển kinh tế bền vững. Hiện đã có những ví dụ tích cực của cácchương trình TCVM liên kết với giáo dục nhận thức về HIV/AIDS, TCVM và đào tạo kỹnăng nghề nghiệp, và TCVM bảo và môi trường mặc dù chỉ mới ở bước khởi đầu5. Tổ chức TCVM có thể thiết lập quan hệ đối tác với các tổ chức khác để cung cấpthêm các dịch vụ phi tài chính như các dịch vụ khuyến nông và khuyến ngư củanhà nước nhằm cung cấp các khóa tập huấn cho khách hàng để cải thiện kỹ năngcủa họ trong nông nghiệp hay hợp tác với các dự án của các Tổ chức Phi chínhphủ để cung cấp các dịch vụ xây dựng năng lực như chăm sóc sức khỏe, vệ sinh,lập kế hoạch sinh kế, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững. Các tổ chức TCVMcũng có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay cho nông dân nhằm giúpnông dân lựa chọn giống cây trồng mới, thích ứng hơn với điều kiện khí hậu thay đổi(chẳng hạn như nhiệt độ cao hơn, lượng mưa thất thường, và độ mặn cao hơn) tùynơi nào, lúc nào phù hợp. Tuy nhiên, khi chuyển sang giống mới thì cần cân nhắchiệu quả kinh tế so với giống hiện hành, trong đó cần phải xem xét rủi ro thiệt hại làbao nhiêu, khả năng thích ứng của giống hiện hành có thể được không, ví dụ thayđổi lịch thời vụ, thay đổi kỹ thuật canh tác, và so sánh năng suất của giống mới sovới giống cũ, cũng như so sánh yêu cầu về vốn đầu tư cho việc chuyển sang giốngmới. Hành động thích ứng cần phải hiệu quả về kinh tế. Nói cách khác, cần phải ápdụng nguyên tắc cẩn trọng để tránh các biện pháp thích ứng không cần thiết, khôngđúng lúc, và không hiệu quả.

3.3.8 Tạo diễn đàn chia sẻCác tổ chức TCVM nên có các diễn đàn liên tỉnh và diễn đàn quốc gia để kháchhàng và các tổ chức TCVM chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về những gì hiệu quả,những gì có thể làm được để làm cho chương trình của họ hoạt động hiệu quả hơnvà hữu ích hơn cho người nghèo.

5. Anne Hammil, Richard Matthew, Elissa McCarter. IDS bulletin, Volume 39. No 4. September2008, citing Barnes 2005; MkNelly and Dunford 1998.

4.1 Phụ lục 1: Nghiên cứu điển hình hộ gia đìnhPhần dưới đây trình bày 7 nghiên cứu điển hình mà người cung cấp thông tin đại diện chonhững loại hình sinh kế khác nhau trong những hộ phỏng vấn.

Nghiên cứu điển hình 1: Chị Nguyễn Thị Nguyệt, 40 tuổi

Ấp Tân Hưng Tây, xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền GiangChị Nguyệt có 2 con gái. Chồng chị làm thợ hồ.Sinh kế chính: bao gồm nấu rượu, nuôi heo, làm 5 công ruộng.

• Bắt đầu tham gia chương trình vay vốn: 2008, vợ là người đứng tên vay.• Quy định chương trình vay vốn: trả vốn lãi, đóng tiết kiệm bắt buộc hàng tháng với lãi

suất 1,2%/tháng.• Mức vay hiện tại là 5.000.000 đồng, trong tương lai không muốn tăng thêm vì ngại không

trả nổi.

Các thay đổi về thời tiết gần đây:• Bây giờ nóng gay gắt hơn so với trước đây. Không thể làm việc trên đồng cả ngày.• Mưa lớn hơn so với trước đây. Sau một cơn mưa, trời cũng nóng hơn so với trước đây.• Mực nước trong mùa khô đã tăng lên trong 10 năm qua. Trong một số năm mực nước

trong mùa khô không hạ thấp.• Không có đủ nước để tưới tiêu.• Gió dường như mạnh hơn trước, nhưng không có bão.

Thu nhập chính:• Trồng lúa, nuôi heo, nấu rượu, làm hồ.• Các khoản thu nhập trong những năm gần đây tốt hơn. Riêng trong năm 2011, tổng

thu nhập là 70 triệu đồng.• Đủ khả năng để xây dựng một ngôi nhà với cột bê tông và mái nhà thiếc, mua một

chiếc xe máy và đồ gia dụng khác, và gửi 2 đứa con đến trường.• Vốn được sử dụng để mua phân bón, sản xuất rượu, nuôi heo.• Tham gia vào 1 khóa tập huấn chăn nuôi heo được thực hiện bởi chương trình.

Tác động của những hiện tượng thời tiết bất thường:• Nhiệt độ nóng làm tăng phèn và làm giảm năng suất lúa.• Năng suất nấu rượu giảm khi thời tiết thay đổi nhanh. Điều này xảy ra thường xuyên

hơn so với trước đây.

Các biện pháp ứng phó:• Sử dụng vôi và tro để hạ phèn, cứu lúa.• Trong sản xuất rượu, cơm rượu bị khét do thời tiết bất thường được làm thức ăn cho

heo để giảm tổn thất.

4. PHỤ LỤC

26 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 27

Tình trạng thu nhập:• Năm 2011 và 2008 là năm giá gạo cao, thu nhập tốt. Hầu hết thời gian, giá gạo

biến động.• Thu nhập từ sản xuất rượu phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Khả năng hoàn trả:• Món vay nhỏ, dễ trả.• Tiếp tục vay.

Mong đợi:• Thông tin cảnh báo về các điều kiện thời tiết.

Nghiên cứu điển hình 2: Chị Lâm Thị Sắc, 42 tuổiĐịa chỉ: Ấp Sóc Lèo, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.Sinh kế chính: Nuôi tôm quãng canh, trồng lúa, củ hành tím, làm thuê lao động nông nghiệp,trồng đậu bắp, nuôi cua.Tham gia chương trình từ năm 2005. Sau 4 năm với mức vay ban đầu từ 1.000.000 đồng, chịđang vay 4.000.000 đồng với lãi suất 1,5%/tháng trong vòng 12 tháng với một khoản tiết kiệmbắt buộc 10.000 đồng/tháng. Chị mong muốn có được một khoản vay 20.000.000 hoàn trả3 tháng một lần.

Quan sát các hiện tượng thời tiết gần đây:Mười năm trước, nông dân có thể làm việc trên đồng từ sáng sớm đến khoảng 5 giờ chiều.Bây giờ không thể làm việc đến quá trưa vì trời quá nóng. Các cơn mưa lớn hơn so với trướcđây. Các cơn mưa lớn làm giảm độ mặn và gây chết tôm. Gió cũng mạnh hơn so với trướcđây. Rất khó để phân biệt giữa mùa mưa và mùa khô vì các cơn mưa cũng xảy ra ở giữa mùakhô gây thiệt hại cho cây trồng hành tím chẳng hạn như trong cuối tháng Giêng vừa rồi.Nước trong các kênh là nước ngọt vì có một hệ thống bao. Tuy nhiên, trong những năm quado hạn hán vào mùa khô, nước mặn rò rỉ từ các ao nuôi tôm xung quanh, gây thiệt hại choruộng lúa.

Các biện pháp ứng phó:Nếu một vụ mùa tôm bị mất do nhiệt độ cao và lượng mưa thất thường, gia đình đóng lướibắt cá đối trong tự nhiên vào ao để bán. Hành tím được trồng thay thế cho hành tây màuđỏ mà chịu thiệt hại do lượng mưa thất thường là nguyên nhân gây ngập lụt trong thời gianngắn tại địa phương trong mùa khô. Năm ngoái, giá củ hành tây đỏ là 20.000 đồng/kg nênnhiều hộ gia đình trồng hành tây đỏ trong năm nay và giá đã giảm xuống còn 5.000 đồng/kg.Trước đây, việc trả nợ vay rất dễ dàng. Trong nhiều năm lượng mưa thất thường gây ra thiệthại trong việc trồng hành đỏ như năm nay, việc hoàn trả trở nên khó khăn. Trong nhiềutháng, chị đã phải tiếp cận "vay nóng" với lãi suất cao để trả nợ cho dự án để giữ uy tín vớichương trình.

Chị mong rằng chương trình sẽ cung cấp các khoản vay với các khoản thanh toán theomùa và chị mong muốn được nhận được thông tin cảnh báo về các thay đổi của thời tiếtđể tránh thiệt hại cho cây trồng.

Nghiên cứu điển hình 3: Chị Thạch Thị Na, 40 tuổi Địa chỉ: Ấp Sóc Lèo, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc TrăngSinh kế chính: Nuôi tôm và cua quãng canh (0,5 ha); làm thuê nông nghiệp.Mức vay hiện tại: 4.000.000 đồng, được chia ra như sau:

• Mua gạo ăn: 500.000 VND• Mua tôm giống: 1.000.000 VND• Xử lý ao: 600.000 VND• Mua cua giống: 1.000.000 VND• Trả nợ các cửa hàng, thuốc men trị bệnh và mua đồ cho con đi học: phần còn lại

1.900.000 đồngChị đã mất trắng một vụ tôm do giống tôm bị bệnh, nguồn nước đã bị nhiễm bệnh ở ao bêncạnh, lượng mưa thất thường và nhiệt độ cao. Chị không có thu nhập thay thế nào khác(thu nhập khác chủ yếu là làm thuê). Chị đã phải vay nóng ở mức lãi suất 10%/tháng để trảnợ nhằm giữ uy tín cho chương trình.Hiện nay, gia đình của chị dựa vào cá tự nhiên trong ao như cá đối và cá chẽm cho thunhập từ 500.000 đồng - 1.000.000 đồng/tháng.Chị sẽ không tiếp tục với vòng vay tiếp theo vì sợ không có khả năng trả nợ. Chị mong muốnđược tập huấn miễn phí kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.

Nghiên cứu điển hình 4: Chị Liêu Thị Đa, 33 tuổiĐịa chỉ: Ấp Sóc Lèo, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.Sinh kế chính: nuôi tôm (0,7 ha), trồng lúa (0,7 ha), trồng hành tím (0,15 ha), nuôi heo, bántạp hóa.Chị đang vay vòng thứ hai với mức vay 2.000.000 đồng. Chị mong muốn có được mức vay10.000.000 đồng hoàn trả trong 3 lần.Chị đã đã thành công với các vụ mùa tôm của mình cho đến giờ. Vụ thu hoạch tốt nhất làvào năm 2010. Chị cũng có nhiều nguồn thu nhập khác như: nuôi cua, trồng lúa, trồng hànhtím, nuôi heo, và bán tiệm tạp hóa nhỏ.Vụ lúa trong năm nay gặp khó khăn. Mặc dù lúa được sạ vào mùa mưa, nhưng do hạn hánnên phải bơm nước vào ruộng lúa.

Nghiên cứu điển hình 5: Chị Nguyễn Thị Hồng Thủy, 35 tuổiĐịa chỉ: Ấp Trường An, xã Trường Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.Sinh kế chính: trồng lúa 0,2 ha, nuôi gà, làm thuê nông nghiệp.

28 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 29

Hiện tại, chị đang vay mức 5.000.000 đồng, sử dụng cho:• Phân bón: 2.000.000 đồng• Cày: 300.000 đồng• Giống: 400.000 đồng

Chị và chồng chị làm thuê lao động nông nghiệp tạo thu nhập. Chị mong muốn mức vay từ5.000.000 - 7.000.000 đồng.

Một số vấn đề liên quan đến thời tiết gần đây:• Nông dân đã phải chi tiền để bơm nước ngay cả trong mùa mưa do hạn hán ngắn và

gay gắt.• Lượng mưa thất thường vào ban đêm trong mùa khô gây ra bông lúa đang trổ bị lép

hạt, không ngậm sữa.• Gió mạnh làm lúa lép hạt và lúa chín bị ngã đổ.

Trong những năm gần đây, lao động nông nghiệp cho thu nhập tốt vì lúa trúng mùa và đượcgiá. Việc hoàn trả cũng dễ dàng. Chị mong có kỳ hoàn trả dài hơn (3 tháng 1 lần)

Nghiên cứu điển hình 6: Trần Thị Mỹ Lệ, 50 tuổiĐịa chỉ: Ấp Trường Hưng, xã Trường Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.Sinh kế: trồng lúa, nuôi heo, gà, vịt, trồng cây ăn trái.Hiện tại, chị vay mức vay 3.000.000 đồng, chủ yếu sử dụng mua phân bón. Chị mong đượcvay mức từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng.

Những hiện tượng thời tiết gần đây:Nhiệt độ nóng hơn, nhiều khi không thể chịu đựng được khi ở trong nhà. Trước đây, nôngdân có thể làm việc cả ngày trên đồng, bây giờ họ chỉ có thể làm đến tối đa 11 giờ sáng vàngưng làm buổi chiều.Mưa thì "to hết biết" sau đó ngay lập tức trời nắng nóng khi mưa ngừng.Mùa thì không còn rõ ràng nữa. Hạn hán xảy ra ở giữa mùa mưa. Trong một số năm, khôngcó đủ nước trong các kênh mương để bơm tưới cho lúa. Một số hộ gia đình không thể bónphân vì hạn hán. Gió mạnh làm lúa chín đổ, cần phải tăng thêm lao động thu hoạch và chiphí, thất thoát năng suất từ 10-20%.Trước năm 2009, độ mặn xâm nhập vào đất liền lên đến thị trấn huyện Kế Sách. Bây giờ độmặn xâm nhập ít hơn vì lượng mưa thất thường trong mùa khô và mùa mưa kéo dài lâu hơn.Chị mong vay một khoản vay lớn hơn, được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.

Nghiên cứu điển hình 7: Chị Trần Thị Lệ Hoa, 34 tuổiĐịa chỉ: Ấp Trường Hưng, xã Trường Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.Thu nhập chính: 0,3 ha đất lúa, 0,1 dưa leo, làm thuê nông nghiệp.Hiện tại, chị vay mức 4.000.000 đồng, sử dụng để mua phân và thuốc, nuôi vịt, nuôi heo, vàchi tiêu trong gia đình.

Chị mong được vay 10.000.000 đồng để mua bán nông sản vì nghề này cho thu nhập tốt hơn.Gần đây, hạn hán diễn ra vào giữa mùa mưa và đã làm tăng thêm khoảng 5% chi phí canh tác.

4.2 Phụ lục 2: Phỏng vấn đại diện các tổ chức

1. Phỏng vấn Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển Kinh tế tỉnh Tiền Giang (CWED-MOM)(20/06/2012)Trả lời phỏng vấn: Bà Trần Thị Thanh Thụy, Giám đốc Quỹ

Quan sát xu hướng thời tiết trong 5 năm qua:• Mưa: mưa đã trở nên thất thường. Mưa xảy ra ngay cả khi gần Tết và cũng có mưa đá.• Nhiệt độ: nhiệt độ nóng hơn. Mùa mát mẻ mà không kéo dài như trước.• Bão và hạn hán xảy ra thường xuyên hơn ở các vùng ven biển như Gò Công và Bến Tre.• Độ mặn xâm nhập sâu hơn về đất liền, thậm chí đến cống Mỹ Tho.

Khách hàng TCVM bị ảnh hưởng như thế nào:• Kinh doanh nhỏ ít bị ảnh hưởng trừ khi có một cơn bão kéo dài.• Lũ lớn có thể cao hơn đê và là nguyên nhân gây ra thiệt hại cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.• Rau màu bị thiệt hại khi có hạn hán và mưa lớn• Thu nhập của khách hàng biến động theo giá thị trường của sản phẩm nông nghiệp và điều

kiện thời tiết mà điều này đã trở nên khó dự đoán hơn.• Hộ gia đình làm nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp theo là các hộ trồng màu,

sau cùng là những người trồng lúa.

Sự thay đổi thời tiết đã và đang tác động đến TCVM như thế nào:• Nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những thay đổi thời tiết. Điều

này ảnh hưởng đến thu nhập của khách hàng. Trong nhiều năm qua, MOM đã có thể duy trìmột tỉ lệ hoàn trả cao 99,9%. Một số ít trường hợp không trả hoặc chậm trả thường có nguyênnhân bệnh tật hoặc mất trắng mùa vụ.

• Có thể thấy rằng tỉ lệ hoàn trả liên quan chặt chẽ với thu nhập. Trong năm 2008 và 2011, tỷ lệlạm phát đặc biệt cao và các hộ chậm trả cũng tăng lên. Khi có thiên tai hay hiện tượng thờitiết bất thường diễn ra trong một khu vực rộng lớn, số nợ xấu cũng tăng đặc biệt là ở các khuvực ven biển như Gò Công. Tuy nhiên, do mức vay là khá nhỏ, nên khách hàng có thể hoàntrả dễ hơn. Cho dù đã có các khoản nợ xấu, tỉ lệ hoàn trả vẫn luôn trên 99%.

Những nỗ lực của Quỹ trong thời gian gần đây để tăng tính bền vững:• MOM đã tiến hành một chương trình tập huấn khách hàng phối hợp với trung tâm khuyến

nông tập huấn về nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và đào tạo kỹ năng đan lát, lậpkế hoạch doanh nghiệp nhỏ, kỹ thuật chăn nuôi.

• Thời gian cho vay hiện tại đã được mở rộng từ 12 tháng đến 18 tháng nên dễ dàng hơn chokhách hàng để trả nợ.

30 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 31

• Một phó giám đốc sẽ được tuyển dụng để đa dạng hóa các sản phẩm cho vay.• Cung cấp các dịch vụ tiết kiệm tự nguyện.

2. Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo tỉnh Sóc Trăng (03/07/2012)Bà Phạm Thanh Hương, Phó chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh kiêm Giám đốc Quỹ.Quỹ bắt đầu hoạt động năm 2008 từ một dự án tín dụng. Ngày 21/10/2011, dự án được chuyển đổithành Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo tỉnh Sóc Trăng.

Tình hình thời tiết trong 5 năm qua:Mùa mưa hiện nay không còn rõ ràng. Mưa xảy ra khi gần Tết với các cơn mưa lớn. Bão cũng nhiềuhơn so với 30-40 năm trước. Gần đây, lốc xoáy đã diễn ra tại các khu vực ven biển như Vĩnh Châu.Trời nóng hơn so với trước gây ra đau đầu và mệt mỏi. Mùa lạnh dường như đã rút ngắn.Do có các hệ thống đê bao ngăn mặn như như Trần Đề và Mỹ Xuyên, nước mặn không còn xâmnhập sâu như trước.

Hoạt động sinh kế của các hộ vay vốnPhần lớn các hộ nông dân trồng lúa, tiếp theo là rau màu (củ hành tím, khổ qua, và các loại rau),nuôi heo, vịt, gà. Một số hộ gia đình làm thuê lao động nông nghiệp và / hoặc làm việc trong cácnhà máy chế biến nông sản/thủy sản.Hộ không có đất thuê đất canh tác hoặc buôn bán nhỏ.

Tác động của thay đổi thời tiết lên các hoạt động sinh kế của khách hàngNông nghiệp: cây ăn quả bị bệnh, cây công nghiệp bị ngập lụt do lượng mưa thất thường và xâmnhập mặn, lúa bị ảnh hưởng bởi lượng mưa thất thường và gió mạnh.Nuôi trồng thủy sản: nuôi tôm có thể bị sốc nhiệt, vật nuôi bị bệnh khi thời tiết thay đổi nhanh chóng.Các hộ gia đình khó khăn chịu ảnh hưởng bởi thời tiết thay đổi đi tìm kiếm việc làm ở nơi khác đểlàm trả nợ. Quỹ chưa xóa nợ cho bất cứ trường hợp nào.

Các biện pháp giảm thiểu tác động:Quỹ đã cung cấp các khoản vay với các kỳ hoàn trả theo mùa để tạo điều kiện dễ dàng hơn chocác khách hàng trả nợ.Quỹ yêu cầu người dân đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình để giảm nguy cơ thiệt hại.Quỹ cũng đã phối hợp với dịch vụ khuyến nông/khuyến ngư để cung cấp các lớp khuyến nôngcho các khách hàng.Quỹ sẽ thiết kế các sản phẩm mới khi điều kiện cho phép.

Các vấn đề khác:Tỷ lệ lạm phát cao đã làm giảm thu nhập của các hộ gia đình nông dân vì giá đầu vào đãtăng đáng kể.

Họ tên Tuổi Nguồn thu nhậpchính Địa chỉ Ảnh

1 Huỳnh Thị Tươi(20/6/2012) 41 Lúa + rau màu

Xã Tân Điền, huyệnGò Công Đông,Tiền Giang

2 Nguyễn Thị Hồng(20/06) 45 Lúa + rau màu

Xã Tân Điền, huyệnGò Công Đông,Tiền Giang

3 Hồ Thị Phượng(21/06) 26 Tạp hóa, lúa,

(chồng thợ hồ)

Ấp Tân Hưng Tây, xãTân Hòa Tây, huyệnTân Phước, TiềnGiang

4 Nguyễn Thị Khuyên(21/06) 49 Làm ruộng, nuôi vịt

Ấp Tân Hưng Tây, xãTân Hòa Tây, huyệnTân Phước, TiềnGiang

5 Nguyễn Thị Nguyệt(21/06) 40 Nấu cơm rượu, nuôi

heo, làm ruộng

Ấp Tân Hưng Tây, xãTân Hòa Tây, huyệnTân Phước, TiềnGiang

6 Trần Thị Chiến(21/06) 57 Nấu rượu, nuôi vịt,

bán khóm

Ấp Tân Hưng Phú,xã Tân Hòa Tây,huyện Tân Phước,Tiền Giang

7 Cao Minh Hiếu(22/06) 37

Làm ruộng(chủ tịch HND)

Xã Tân Thành,huyện Thủ Thừa, tỉnhLong An

8 Đặng Thị Vân(22/06) 62 Mía, gà vịt nhỏ lẻ

Ấp 3, xã Tân Thành,huyện Thủ Thừa, tỉnhLong An

9 Huỳnh Thị Nương(25/06) 54 Mía, lúa, vịt, bán

nước đá cây

Ấp Ba Nhà Thương,thị trấn Thủ Thừa,huyện Thủ Thừa,Long An

4.3 Phụ lục 3: Danh sách người được phỏng vấn

32 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Họ tên Tuổi Nguồn thu nhậpchính Địa chỉ Ảnh

10Lâm Thị Sắc(03/07) 44

Nuôi tôm quãngcanh, trồng lúa, củhành tím, đậu bắp,làm thuê (NN)

Ấp Sóc Lèo, xã LịchHội Thượng, huyệnTrần Đề, tỉnh SócTrăng

11Thạch Thị Na(03/07) 40

Nuôi tôm quãngcanh, làm thuê laođộng NN

Ấp Sóc Lèo, xã LịchHội Thượng, huyệnTrần Đề, tỉnh SócTrăng

12Liêu Thị Đa(03/07) 33

Lúa, tôm quãngcanh, bán tạp hóa,trồng hành tím, nuôiheo

Ấp Sóc Lèo, xã LịchHội Thượng, huyệnTrần Đề, tỉnh SócTrăng

13 Nguyễn Thị HồngThủy (04/07) 35 Làm ruộng, nuôi gà,

làm thuê NN

Ấp Trường An, xãTrường Khánh,huyện Long Phú,tỉnh Sóc Trăng

14Trần Thị Mỹ Lệ(04/07) 50

Làm ruộng, nuôiheo, gà, vịt, làmvườn (ổi, dừa, bưởi)

Ấp Trường Hưng, xãTrường Khánh,huyện Long Phú,tỉnh Sóc Trăng

15Trần Thị Lệ Hoa(04/07) 34 Làm ruộng, rẫy, làm

thuê

Ấp Trường Hưng, xãTrường Khánh,huyện Long Phú,tỉnh Sóc Trăng

16 Phạm Thanh Hương(04/07) 50 Cán bộ Hội Phó chủ tịch Hội PN

tỉnh Sóc Trăng

17 Trần Thị Thanh Thụy(20/06) 37 Giám đốc Giám đốc Quỹ

MOM

18Ngô Văn Mười Ba(05/07) Làm vườn

Ấp An Ninh, xã AnLạc Thôn, huyện KếSách, tỉnh Sóc Trăng

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ - 33

• Anna Hammill, Richard Mathew, and Ellissa McArthur. 2008. Microfinance and climatechange adaptation. IDS Bulletin. Volume 39. Number 4, September 2008. Institute of Development Studies.

• Barnes, C. (2005) ‘Micro-credit and Households Coping with HIV/AIDS: A Case Study fromZimbabwe’, Journal of Microfinance 7.1: 55–77.

• Christopher Dunford. August 2001. Building better lives. Sustainable integration of microfi-nance and education in child survival, reproductive health, and HIV-AIDS prevention forthe poorest entrepreneurs. A discussion paper by Christopher Dunford, Freedom fromHunger, commissioned by Micro-credit Summit Campaign

• IPCC, 2007b: Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability Contribution ofWorking Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Cli-mate Change [Parry, M.L., O.F. Canziani, J.P. Palutikof, P.J. van der Linden, C.E.Hanson (eds.). Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York,NY, USA.

• Luong Van Viet (2008). Rainfall, Temperature, and Humidity change in the Mekong Delta.Ministry of Science and Technology.

• Luong Van Viet, Pham Dang Manh Hong Luan, 2009. Analyzing the fluctuation and water leveltrend in Saigon – Dong Nai river system. Journal of Science, Earth Sciences 25, P. 125-132

• Ministry of Natural Resources and Environment, Government of Vietnam. Climate changeand sea level rise scenario for Vietnam (Hanoi, MONRE 2009)

• MkNelly, B. and Dunford, C. (1998) Impact of Credit with Education on Mothers and theirYoung Children’s Nutrition: Rural Bank Credit with Education Program in Ghana, Freedomfrom Hunger Research Paper 4, Davis: University of California.

• Pantoja E. (2002). Microfinance and Disaster Risk Management: Experiences and LessonsLearnt. Prevention Consortium draft final report (July 2002).

• Vietnam-Netherlands Mekong Delta Master plan project (2010) Final draft. CLIMATECHANGE IN THE MEKONG DELTA Climate scenario’s, sea level rise, other effects

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

34 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMWG) được thành lập từ năm 2004 với sự thamgia của 87 thành viên, hoạt động như một diễn đàn dành cho các nhà thực hành tài chínhvi mô để chia sẻ kinh nghiệm và giải quyết các vấn đề khó khăn của Ngành, góp phần đưatiếng nói chung của Ngành đến các nhà hoạch định chính sách. Với tầm nhìn "Một ngànhtài chính vi mô lớn mạnh và năng động của các tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chínhchất lượng cao và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người nghèo/người có thu nhậpthấp tại Việt Nam một cách chuyên nghiệp, bền vững và hiệu quả”.

Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMWG)Tầng 4, số nhà 70, ngõ 34, phố Hoàng Cầu, Quận Đống ĐaHà Nội, Việt Nam

T: +84 4 6269 1825F: +84 4 6282 2462E: [email protected]