Readiness Preparation Proposal (R-PP) - redd+ vietnam

163
Đề xuất Chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ (R-PP) Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tháng 11 năm 2011 Ngân hàng Thế giới không bảo đảm tính chính xác của số liệu trong bản Đề xuất Chuẩn bị Sẵn sàng (R-PP) do các quốc gia tham gia REDD đệ trình và không chịu trách nhiệm về hậu quả khi sử dụng nguồn số liệu đó. Ranh giới, màu sắc, địa danh và các thông tin khác thể hiện trên bất cứ bản đồ nào trong R-PP không thể hiện bất cứ một quan điểm đánh giá nào của Ngân hàng Thế giới về tình trạng pháp lý của bất cứ một lãnh thổ nào hay sự thừa nhận, hoặc công nhận các đường ranh giới đó.

Transcript of Readiness Preparation Proposal (R-PP) - redd+ vietnam

Đề xuất Chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ (R-PP)

Cộng hòa Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam

Tháng 11 năm 2011

Ngân hàng Thế giới không bảo đảm tính chính xác của số liệu trong bản Đề xuất Chuẩn bị Sẵn sàng (R-PP) do các quốc gia tham gia REDD đệ trình và không chịu trách nhiệm về hậu quả khi sử dụng nguồn số liệu đó. Ranh giới, màu sắc, địa danh và các thông tin khác thể hiện trên bất cứ bản đồ nào trong R-PP không thể hiện bất cứ một quan điểm đánh giá nào của Ngân hàng Thế giới về tình trạng pháp lý của bất cứ một lãnh thổ nào hay sự thừa nhận, hoặc công nhận các đường ranh giới đó.

R-PP Viet Nam

2

Quỹ Đối tác Các bon Lâm nghiệp (FCPF)

Đề xuất Chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ (R-PP)

Quốc gia đệ trình bản Đề xuất: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ngày sửa đổi: 18/11/2011

Mục lục R-PP

Thông tin chung ....................................................................................................................... 6 1. Thông tin liên lạc ............................................................................................................................... 6 2. Nhóm xây dựng R-PP ....................................................................................................................... 6 3. Tóm tắt nội dung ............................................................................................................................... 8

Hợp phần 1: Tổ chức và Tham vấn .......................................................................................12 1a. Cơ cấu Quản lý Sẵn sàng Quốc gia ................................................................................................. 12 1b. Tham vấn các bên liên quan và sự tham gia .................................................................................... 20

Hợp phần 2: Xây dựng Chiến lược REDD+ ...........................................................................32 2a. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng ...................................... 32 2b. Giải pháp Chiến lược REDD+ .......................................................................................................... 48 2c. Khung thực hiện REDD+ ................................................................................................................... 55 2d. Tác động xã hội và môi trường ......................................................................................................... 62

Hợp phần 3: Xây dựng Kịch bản Tham chiếu .......................................................................69

Hợp phần 4: Thiết kế Hệ thống Giám sát ..............................................................................75 4a. Lượng phát thải và hấp thụ ............................................................................................................... 77 4b. Các lợi ích và tác động khác ............................................................................................................. 82

Hợp phần 5: Khung thời gian Thực hiện và Ngân sách .......................................................89

Hợp phần 6: Thiết kế Hệ thống Giám sát và Đánh giá Chương trình ................................ 100

Phụ lục ........................................................................................... Error! Bookmark not defined. Phụ lục 1a: Cơ cấu Quản lý Sẵn sàng Quốc gia .................................................................................. 102 Phụ lục 1b-1: Các hội thảo tham vấn về R-PP đã được tổ chức cho đến nay ..................................... 105 Phụ lục 1b-2: Kế hoạch tham vấn và tham gia ..................................................................................... 109 Phụ lục 2a: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng ....................... 121 Phụ lục 2b: Giải pháp Chương trình REDD+ quốc gia ......................................................................... 133 Phụ lục 2c: Khung thực hiện REDD+ .................................................................................................... 143 Phụ lục 2d: Đánh gia tác động xã hội và môi trường ............................................................................ 145 Phụ lục 4: Thiết kế Hệ thống Giám sát ................................................................................................. 157 Phụ lục 6.1: Giám sát và Đánh giá Chương trình ................................................................................. 159

R-PP Việt Nam

3

Thuật ngữ viết tắt

5MHRP Chương trình Trồng 5 triệu héc-ta rừng (Chương trình 661)

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

BDS Hệ thống Phân phối Lợi ích

BMU Bundesministerium for das Umwelt (Bộ Môi trường Đức)

CARE Tổ chức Nhân đạo Quốc tế chống đói nghèo Toàn cầu

CDM Cơ chế Phát triển Sạch

CER Chứng chỉ Giảm Phát thải

CFM Quản lý Rừng Cộng đồng

CITES Công ước Buôn bán Quốc tế các Loài Nguy cấp

CoP Hội nghị các Bên tham gia

CPC Ủy Ban Nhân Dân Xã

CSO Tổ chức dân sự xã hội

DFID Bộ Phát triển Quốc tế (UK)

VNFOREST Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam

DPC Ủy Ban Nhân Dân Huyện

EC Ủy Ban Châu Âu

EIA Đánh giá Tác động Môi trường

FAO Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc

FCPF Quỹ Đối tác Các bon Lâm nghiệp

FFI Tổ chức FFI (Fauna and Flora International)

FIPI Viện Điều tra và Quy hoạch rừng

FLEG Tăng cường Thực thi Luật Lâm nghiệp và Quản trị rừng

FLEGT Tăng cường Thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại

FOMIS Hệ thống Thông tin Quản lý Rừng

FORMIS Dự án Hệ thống Thông tin Quản lý Rừng

FPD Cục Kiểm Lâm

FPDF Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

FSC Hội đồng Quản trị Rừng

FSDP Kế hoạch Phát triển Ngành Lâm nghiệp

FSIV Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

R-PP Việt Nam

4

FSSP Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp

FSSP-CO Văn phòng Điều phối Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp

GDLA Tổng cục Địa chính

GHG Khí nhà kính

GOFC-GOLD Tổ chức Giám sát Rừng và Độ che phủ đất Toàn cầu

GoV Chính phủ Việt Nam

GIZ Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit GmbH (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức)

ICD Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT)

ICRAF Trung tâm Nông Lâm Thế giới

IPCC Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu

IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

KfW Kreditanstalt für die Wiederaufbau (Ngân hàng Tái thiết Đức)

MARD Bộ NN&PTNT

MODIS Bức xạ quang phổ hình ảnh độ phân giải trung

MoF Bộ Tài Chính

MOIT Bộ Công Thương

MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường

MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư

MPS Bộ Công An

MRV Giám sát, Báo cáo và Kiểm chứng

NFA Đánh giá Tài nguyên Rừng Toàn quốc

NFI Điều tra Rừng Toàn quốc

NFIMAP Chương trình Điều tra, Theo dõi và Đánh giá Tài nguyên rừng Toàn quốc

NFM Chương trình Kiểm kê rừng

NGO Tổ chức phi chính phủ

NOAA-AVHRR Bộ cảm biến độ phân giải cao của vệ tinh NOAA (Mỹ)

NRP Chương trình REDD+ quốc gia

NTP-RCC Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu

OP Kế hoạch hoạt động

PAMB Ban Quản lý rừng đặc dụng

R-PP Việt Nam

5

PES Chi trả Dịch vụ Hệ sinh thái

PFES Chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng

PPC Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh

REDD Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các quốc gia đang phát triển

REDD+ Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng; vai trò của quản lý rừng bền vững, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng

RL Mức tham chiếu

REL Mức phát thải tham chiếu

R-PIN Đề xuất ý tưởng Dự án sẵn sàng thực thi REDD+

R-PP Đề xuất Chuẩn bị Sẵn sàng thực thi REDD+

SEA Đánh giá Môi trường Chiến lược

SEDP Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội

SESA Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược

SFE Lâm trường Quốc doanh

SFM Quản lý rừng bền vững

SNV Stichting Nederlandse Vrijwilligers (Tổ chức Phát triển Hà Lan)

SOC Doanh nghiệp nhà nước

SPOT Sistème pour l’Observation de la Terre (Hệ thống Vệ tinh Quan sát Trái đất)

SRD Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững

STWG Tiểu nhóm công tác kỹ thuật

TFF Quỹ Ủy thác Lâm nghiệp

TWG Tổ Công tác Kỹ thuật

UNFCCC Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu

UN-REDD Chương trình Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng của Liên hiệp quốc

UN-REDD Vietnam Chương trình UN-REDD tại Việt Nam

VNFF Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

WB Ngân hàng Thế giới

WG Tổ công tác

R-PP Việt Nam

6

Thông tin chung

1. Thông tin liên hệ

Tên TS. Cao Đức Phát

Tổ chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chức danh Bộ trưởng

Địa chỉ Số 2, Phố Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Điện thoại (84 4) 7332263

Fax (84 4) 8438793

Email [email protected]

Trang web http://www.mard.gov.vn; http://www.vietnam-redd.org

2. Nhóm xây dựng R-PP

Tên Tổ chức

TS. Phạm Mạnh Cường Chánh Văn phòng REDD+ Việt Nam, Bộ NN&PTNT – Trưởng nhóm

TS. Nguyễn Bá Ngãi Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT

ThS. Phạm Minh Thoa Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT

TS. Nguyễn Phú Hùng Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (FIPI)

TS. Lê Sỹ Việt Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam (VIFA)

Dương Trí Hùng Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam (VIFA)

TS. Nguyễn Bảo Huy Trường Đại học Tây Nguyên

TS. Nguyễn Khắc Hiếu Cán bộ đầu mối Quốc gia, Bộ TN&MT (MONRE)

ThS. Đinh Ngọc Minh Vụ Kinh tế Nông nghiệp, Bộ KH&ĐT (MPI)

Nguyễn Tuấn Phú Vụ Kinh tế Ngành, Văn phòng Chính phủ

TS. Patrick Van Laake Chương trình UN-REDD Việt nam

Richard McNally Tư vấn độc lập

Martin Smutny Tư vấn độc lập

R-PP Việt Nam

7

TS. Phạm Quốc Hùng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT

TS. Nguyễn Quang Tân Trung tâm Rừng và Con người (RECOFTC)

TS. Tô Xuân Phúc Tổ chức Forest Trend

Vũ Thị Bích Hợp Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

ThS. Trần Hữu Nghị Tổ chức Tropenbos International

TS. Phùng Văn Khoa Đại học Lâm nghiệp

Vũ Thị Hiền Trung tâm Phát triển bền vững miền núi

Nguyễn Trúc Bồng Sơn Điều phối viên Tổ công tác về REDD+, tỉnh Lâm Đồng

Arthur Neher Tư vấn độc lập

ThS. Trần Hiếu Minh Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT

Nguyễn Thị Tuyết Hòa Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN&PTNT

R-PP Việt Nam

8

3. Tóm tắt nội dung

Đề xuất Chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+ (R-PP) trình bày khái quát tiến trình dự kiến mà Chính phủ Việt Nam sẽ xây dựng một chiến lược quốc gia để tham gia vào cơ chế quốc tế về giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng; vai trò của quản lý rừng bền vững, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại các nước đang phát triển (gọi tắt là REDD+) phù hợp với mục tiêu của Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và hoàn cảnh của quốc gia với điều kiện nhận được sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật đầy đủ và dự báo trước được từ cộng đồng quốc tế.1

Các nghiên cứu khoa học cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trên thế giới, với những thiệt hại tiềm ẩn lớn về tài sản và tính mạng. Đường bờ biển dài với địa hình đất chỉ nhỉnh hơn mực nước biển đôi chút là nơi sinh sống của phần lớn dân số của đất nước và tập trung hầu hết các hoạt động kinh tế, đóng góp 90% cho tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Vì những lý do này mà Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích khi tham gia cuộc chiến quốc tế chống tác hại của hiện tượng trái đất đang nóng lên trên phạm vi toàn cầu.

Việt Nam là một trong 9 quốc gia được lựa chọn để xây dựng chương trình quốc gia theo Sáng Kiến Khởi Động Nhanh của Chương trình UN-REDD, và là một trong những quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận tham gia FCPF. Qua đó có thể thấy Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong việc đạt được các kết quả quan trọng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, chia sẻ các bài học kinh nghiệm với các nước đang phát triển và đóng góp vào quá trình đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu.

Độ che phủ rừng toàn quốc đã giảm từ 43% năm 1943 xuống còn 20% năm 1993. Sau đó, Chính phủ cũng đã có những nỗ lực lớn tăng độ che phủ rừng toàn quốc. Theo số liệu thống kê chính thức, diện tích rừng của Việt Nam đã tăng lên 13,26 triệu ha năm 2009 (độ che phủ rừng khoảng 39%). Chương trình Trồng mới 5 triệu ha rừng (còn gọi là Chương trình 661) đặt mục tiêu tăng độ che phủ rừng lên 40% vào năm 2010. Mục tiêu tăng độ che phủ rừng được thực hiện thông qua các biện pháp trồng rừng, quy hoạch lại và đưa diện tích rừng núi đá trước đây bị loại ra vào lại diện tích rừng toàn quốc, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên nhất là đối với rừng tre nứa. Mặc dù diện tích có tăng lên, nhưng nhiều khu rừng ở Việt Nam vẫn bị tàn phá và suy thoái nghiêm trọng. Một điều dễ nhận thấy là chất lượng rừng tự nhiên vẫn nghèo kiệt hoặc đang trong quá trình tái sinh và vẫn tiếp tục bị chia cắt nhỏ lẻ và suy kiệt. Diện tích rừng vùng đồng bằng với mức độ đa dạng sinh học tự nhiên phong phú đã hầu như không còn, trong khi đó rừng ngập mặn suy kiệt nghiêm trọng. Như vậy có thể thấy rừng Việt Nam hiện đang đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng. Mất rừng và suy thoái rừng dẫn đến hậu quả mất sinh cảnh và làm cho toàn bộ cảnh quan rừng dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.

Nguyên nhân phá rừng ở Việt Nam đã thay đổi trong suốt quá trình lịch sử và ở ở các địa phương là khác nhau. Phần lớn là do hậu quả của chiến tranh và xâm lấn đất rừng để mở rộng sản xuất nông nghiệp của người dân di cư. Hiện nay, chính tăng trưởng kinh tế nhanh và tăng cường xuất khẩu hàng hóa là nguyên nhân làm mất rừng và suy thoái rừng. Chuyển đổi đất rừng tự nhiên sang các mục đích sử dụng đất khác như cà phê, cao su đã làm thay đổi nhanh chóng cảnh quan rừng. Những nguyên nhân này là mối đe dọa nghiêm trọng đến diện tích rừng tự nhiện hiện có. Điều quan trọng là lợi ích từ REDD+ lớn hơn chi phí cơ hội của các loại hình sử dụng đất hiện có.

Trước khi sáng kiến REDD+ được chính thức công nhận bởi COP13, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ truong chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích bảo vệ diện tích rừng hiện có và

R-PP Việt Nam

9

trồng rừng mới. Ngày 24/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/ND-CP về chính sách Chi trả Dịch vụ Môi trường rừng (PFES) nhằm khuyến khích người dân địa phương và các các chủ thể bảo vệ rừng. Hấp thụ và bảo tồn các bon chính thức được coi là một trong những dịch vụ môi trường rừng đã đặt một nền tảng pháp lý quan trọng cho thực hiện REDD+ ở Việt Nam. Thực hiện một cơ chế REDD+ đầy đủ là một nhiệm vụ nhiều thách thức và đòi hỏi phải có sự điều phối và quy hoạch của nhiều ngành, cũng như sửa đổi chính sách, chương trình, luật pháp và thể chế. Thông qua thực hiện các hoạt động REDD+, Việt Nam đã thiết lập được một cơ cấu thể chế rõ ràng để thực hiện tiến trình REDD+. Vào tháng 1/2011, được sự cho phép Thủ tướng Chính phủ Ban chỉ đạo REDD+ của Việt Nam đã được thành lập với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành và do Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT làm Trưởng ban. Văn phòng REDD+ của Việt Nam cũng đã được thành lập để điều phối các hoạt động REDD+ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Mạng lưới REDD quốc gia đã được thành lập vào cuối năm 2009; tất cả những ai quan tâm đến REDD+ bất kể là người Việt Nam hay nước ngoài đều có thể tham gia. Đây là diễn đàn quan trọng để các thanh viên cùng trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm thực hiện REDD+. Nhóm kỹ thuật được thành lập bao gồm các Tiểu nhóm chuyên đề nhằm cung cấp những ý kiến góp ý và khuyến nghị về kỹ thuật cho Mạng lưới REDD quốc gia.

Hiện nay, Chương trình REDD+ quốc gia2 đang được xây dựng với sự tham gia va hỗ trợ của Ban Thư Ký mạng lưới REDD quốc gia và các tiểu nhóm kỹ thuật. Một phần trong quá trình xây dựng R-PP, nhất là để nâng cao tính sở hữu trong toàn bộ tiến trình và đảm bảo thực hiện REDD+ thành công, tiến trình tham vấn rộng rãi các bên liên quan cũng đã được thực hiện. Tham vấn các bên liên quan là một phần trong Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược nhằm tạo một diễn đàn đối thoại và huy động sự tham gia của các bên liên quan và đối tác cũng như tạo một cơ chế tiếp thu ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thực hiện Chương trình REDD+ quốc gia. Tiến trình này cơ bản đã giúp xác định được “các giải pháp chiến lược” để giải quyết tình trạng phá rừng và suy thoái rừng và là những nội dung cơ bản của một Chiến lược Quốc gia. Các giải pháp chiến lược là một hành động trực tiếp giải quyết động cơ cốt lõi của nạn phá rừng và suy thoái rừng và các nguyên nhân sâu sa đã đề cập ở trên. Lồng ghép trong ý tưởng, Chương trình REDD+ quốc gia gắn kết các hoạt động REDD+ với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, thực hiện ở tất cả các cấp hành chính khác nhau phù hợp với các tiến trình thực hiện REDD+. Sau khi R-PP được trình bày tại cuộc họp lần thứ 8 các nước tham gia FCPF được tổ chức tại Đà Lạt vào tháng 3/2011, quá trình tham vấn được tiếp tục tiến hành với sự cộng tác của Chương trình UN-REDD Việt Nam, SNV, ICRAF/CIFOR, Winrock, RECOFTC, mạng lưới biến đổi khí hậu của NGO và các thành viên

mạng lưới REDD quốc gia.

Đo đếm chính xác mức tăng trưởng rừng, qua đó xác định tiềm năng cắt giảm mức phát thải và tăng cường trữ lượng các bon là những nội dung then chốt của REDD+. Xác định tác động thực của REDD+ đòi hỏi phải có đầy đủ số liệu tin cậy về xu hướng hấp thụ các bon. Điều này thường được đưa trong các Kịch bản Tham chiếu và mức phát thải tham chiếu của rừng. Mặc dù mọi khía cạnh kỹ thuật đều phải đợi quyết định cuối cùng của Hội nghị các Bên tham gia UNFCCC (COP) nhưng từu cuối năm 2009 Việt Nam đã bắt đầu chuẩn thử nghiệm xây dựng các mức phát thải tham chiếu/mức tham chiếu (RELs/RLs) tạm thời với sự trợ giúp về kỹ thuật của NORDECO, JOFCA and JAFTA và đã bước đầu thống nhất được một số phương pháp kỹ

thuật. Lồng ghép tham vấn các bên liên quan (thí dụ thông qua Mạng lưới REDD quốc gia và các Tiểu nhóm Công tác Kỹ thuật), mức phát thải tham chiếu và mức tham chiếu cơ bản sẽ được xây dựng cho tất cả các hoạt động liên quan đến các bon trong phạm vi cơ chế REDD+. Hiện nay, phần lớn hoạt động xây dựng các mức tham chiếu được thực hiện với sự hỗ trợ của JICA - Nhật Bản và Phần Lan.

Để tính toán được mức chênh lệch giữa trữ lượng tính toán trong kịch bản tham chiếu với số liệu thu thập được thông qua đo đếm thực tế và kiểm chứng, thì phải có đầy đủ số liệu về diễn

R-PP Việt Nam

10

biến phá rừng và suy thoái rừng. Mức phát thải tham chiếu lịch sử sẽ được xây dựng trên cơ sở xu hướng phá rừng theo lịch sử ít nhất là từ năm 1990 và dựa vào toàn bộ số liệu lưu trữ hiện có từ ảnh vệ tinh của Việt Nam với độ phân giải không gian trung bình và số liệu đo đếm hiện trường của các chu kỳ điều tra rừng toàn quốc trước đây. Việc xây dựng mức phát thải tham chiếu lịch sử từ suy thoái rừng còn phức tạp hơn. Đối với trường hợp sau, giải pháp được cân nhắc là không kiểm kê lượng phát thải trong lịch sử từ suy thoái rừng vì mức độ chi tiết và số liệu độ che phủ rừng rất khó trùng khớp với độ số liệu hiện có. Thay vào đó, REL/RL cấp tỉnh sẽ được xây dựng trên cơ sở phân tầng lãnh thổ quốc gia thành các vùng sinh thái đồng nhất hơn.

Nguời dân địa phương đóng vai trò nhất định trong giám sát diễn biến rừng, đặc biệt họ có thể hỗ trợ tích cực trong việc xác định, báo cáo và thực hiện các can thiệp và nhiệm vụ cần thiết cho REDD+. Giám sát có sự tham gia của người dân sẽ giúp nâng cao hiểu biết và cam kết của họ, tạo sự tin cậy cho các nhà đầu tư rằng REDD+ sẽ duy trì được tính bền vững. Các bên liên quan chủ chốt sẽ được yêu cầu phải đăng ký thay đổi mục đích sử dụng đất, điều này sẽ mang lại kết quả cắt giảm đáng kể mức phát thải và tăng lượng hấp thụ các bon. Số liệu thay đổi mục đích sử dụng đất như vậy sẽ được lồng ghép với số liệu thay đổi độ che phủ đất theo lịch sử để đánh giá mức độ thành công của REDD+ và để quản lý số tiền mà Việt Nam đề nghị được chi trả trên thị trường giao dịch các bon quốc tế. Những lợi ích liên quan của phương pháp tiếp cận từ cấp cơ sở như vậy là yêu cầu cơ bản để quyền hưởng dụng đất được đảm bảo, nâng cao quyền sở hữu chung và hỗ trợ cho các tiến trình REDD+.

Một cơ chế tài chính sẽ được xây dựng để đến được với các đối tượng hưởng lợi địa phương khi tham gia thực hiện REDD+ và đảm bảo rằng nguồn tiền chi trả có cơ cấu quản lý chặt chẽ trong đó bao gồm các nguồn chi trả này được giám sát như thế nào. Một cơ chế không thuộc ngân sách phù hợp như vậy sẽ đáp ứng được các yêu cầu quốc tế về tính minh bạch, công bằng và gắn kết với hiệu quả thực hiện và phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa của quốc gia. Điều này ám chỉ nhu cầu “tách bạch” nguồn thu từ REDD+ nhằm ngăn chặn việc hòa nhập với các nguồn thu khác. Cơ chế phải có khả năng hỗ trợ việc chi trả nguồn thu từ REDD+ cho cấp tỉnh và địa phương cũng như tuân thủ các yêu cầu giám sát chặt chẽ và hiệu quả thực hiện. Mặc dù đã có một vài cơ chế chi trả, Việt Nam phải lựa chọn một cơ chế bền vững nhất cho REDD+, mà hiện nay cơ chế này là nội dung của một nghiên cứu Thiết kế Hệ thống Phân phối Lợi ích phù hợp từ REDD (BDS) cho Việt Nam.

Hệ thống giám sát, báo cáo và kiểm chứng (MRV) sẽ thực hiện theo đúng hướng dẫn của UNFCCC, cũng như thông qua các chức năng nhất là liên quan đến quản lý rừng và đất lâm nghiệp, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện và xã. Hệ thống sẽ được thực hiện để lượng hóa lượng phát thải các bon được cắt giảm và lượng hấp thụ tăng lên trong thực tế, cũng như giám sát các can thiệp và hành động REDD+, chi trả tiền và các giao dịch tài chính (kiểm toán). Việc xây dựng Hệ thống này sẽ chia thành nhiều giai đoạn phù hợp với Thỏa thuận Cancun và năng lực quốc gia.

Việt Nam là một trong số rất ít nước tham gia thực hiện REDD+ có Chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng được quy định bởi pháp luật và đã được tiến hành trên phạm vi cả nước từ năm 1990 đến nay. Nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia theo dõi và báo cáo diến biến rừng của các chủ rừng ở cấp địa phương cũng đã được quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Bên cạnh đó, phương pháp giám sát các bon rừng có sự tham gia của các hộ dân, cộng đồng xã và các nhóm quản lý rừng cộng động đang được Chương trình UNREDD Việt Nam thử nghiệm. Số liệu sẽ được thu thập thông qua phương pháp giám sát các bon có sự tham gia của người dân và sẽ được bổ sung thông qua giám sát dựa vào ảnh vệ tinh và số liệu đo đếm tại hiện trường từ Chương trình tổng Điều tra Rừng Toàn quốc. Tất cả các bên liên quan đều tiếp cận được chức năng cụ thể đối với nhiệm vụ cụ thể, vai trò và lợi ích của từng bên. Có ý kiến đề xuất là họ sẽ tiếp cận với nguồn thông tin và số liệu thông qua một giao

R-PP Việt Nam

11

diện trên nền một trang web. Hiện nay, SNV đang thực hiện thí điểm phương pháp này tại tỉnh Lâm Đồng.

Hoạt động báo cáo sẽ được quản lý thông qua một hạ tầng dữ liệu quốc gia của hệ thống MRV. Phương thức trao đổi thông tin sẽ thông qua internet và mạng thông tin di động, cả hai phương thức này đề sẵn có và dễ dàng thực hiện ở Việt Nam, ngoại trừ vùng sâu vùng xa.

Một cơ quan đánh giá độc lập (quốc tế) sẽ rà soát và đánh giá toàn bộ thông tin và số liệu, bao gồm Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội cấp tỉnh, và huyện liên quan đến REDD+. Hệ thống MRV sẽ hoạt động như là một kho số liệu liên quan đến báo cáo về lượng phát thải cắt giảm và hấp thụ.

Giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng cho thực hiện REDD+ sẽ được thực hiện thông qua nhiều hoạt động khác để đạt được kết quả dự kiến và cơ bản thực hiện sẵn sàng cho REDD+. Ở Việt nam, REDD+ hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến REDD+ đang được triển khai thực hiện, một số hoạt động đã được triển khai và không cần phải có ngân sách cho các hoạt động tương tự của FCPF. Ví dụ, Chương trình UNREDD Việt Nam đã phối hợp với JICA và Phần Lan hỗ trợ xây dựng mức phát thải tham chiếu (REL) cho Việt Nam. Do đó, không cần tài trợ cho hoạt động này. Mặt khác, rất ít sáng kiến xây dựng một hế thống MRV hoàn chỉnh được triển khai và hoạt động này rất cần hỗ trợ tài chính của FCPF. Các hoạt động thực hiện REDD+ đã được tính toán riêng và tổng ngân sách cho hoạt động là $15.578.0003, trong đó đề nghị hỗ trợ từ FCPF là $3.619.000. Dòng ngân sách cụ thể được trình bày trong Hợp phần 5.

Ở Việt Nam, REDD+ được coi là một trong những biện pháp nhằm ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng. REDD+ chỉ có thể thành công nếu được lồng ghép và phối hợp với các chính sách và chương trình, dự án bảo vệ phát triển rừng và phát triển kinh tế - xã hội. Xu hướng biến động của rừng, hệ thống quyền hưởng dụng rừng và đất lâm nghiệp, cam kết mạnh mẽ của chính phủ cùng với kinh nghiệm bảo vệ và phát triển rừng trong nhiều năm qua, hỗ trợ của FCPF và các đối tác phát triển khác có thể đưa ra những bài học kinh nghiệm thú vị cho tiến trình thực hiện REDD+ ở các quốc gia khác.

1 Việt Nam đang chuẩn bị để hỗ trợ cho các hoạt động REDD+ phù hợp được thông qua bởi COP. Ở Việt Nam, cơ

chế này được gọi là “REDD+”. Trong tài liệu R-PP này cả 2 thuật ngữ REDD và REDD+ được sử dụng và có nghĩa

giống nhau.

2 REDD+ là một hoạt động nhằm hỗ trợ nhằm đạt được mục tiêu của Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia

giai đoạn 2006-2020. Do đó, để tránh sự hiểu nhầm, cụm từ “Chương trình REDD+ Quốc gia” được sử dụng thay

cho Chiến lược REDD+ Quốc gia

3 Khoản tiền này chỉ bao gồm các hoạt động hiện tại và cam kết chắc chắn của các nhà tài trợ. Mọi đóng góp khác

đều chỉ là dự kiến, nhất là đóng góp từ Na-Uy (UN-REDD giai đoạn 2), GIZ và AusAID.

R-PP Việt Nam

12

Hợp phần 1: Tổ chức và Tham vấn

1a. Cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện REDD+ quốc gia

Ở Việt Nam, Bộ TN&MT (MONRE) chủ trì quản lý các chương trình biến đổi khí hậu. Bộ TN&MT cũng là cơ quan đầu mối UNFCCC và CBD. Bộ NN&PTNT (MARD) chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thủy lợi, nghề muối và phát triển nông thôn. Tổng cục Lâm nghiệp (VNForest) là cơ quan của Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm trong quản lý nhà nước về Lâm nghiệp. Tổng cục Lâm nghiệp có Cục Kiểm Lâm (FPD), Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (FiPi), 8 cục vụ chức năng và 6 vườn quốc gia nằm giải rác ở các tỉnh.1

Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu (NTP-RCC) đã được Thủ Tướng phê duyệt vào tháng 12 năm 2008, trong đó REDD là một trong những hợp phần quan trọng. Ban Chỉ Đạo thực hiện NTP-RCC gồm đại diện các bộ ngành liên quan và do Thủ Tướng Chính Phủ chủ trì. Trong cơ cấu của NTP-RCC, Tổng cục Lâm nghiệp/ Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động biến đổi khí hậu trong ngành Lâm nghiệp, trong đó có cả REDD+.

Tháng 1 năm 2011, Ban Chỉ Đạo REDD+ của Việt Nam đã được thành lập dưới sự ủy quyền của Thủ Tường và do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì để điều phối mọi nỗ lực và hoạt động của các cơ quan chính phủ ở cấp trung ương và địa phương, các tổ chức tư nhân, tổ chức phi chính phủ, tổ chức dân sự xã hội và các đối tác phát triển trong quá trình thực hiện REDD+.2 Ban Chỉ Đạo REDD+ mới được thành lập gồm đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ TN&MT, KH&ĐT, Tài Chính, KH&CN, Ngoại Giao và Ủy ban Trung ương về Dân tộc và Miền núi; đảm bảo sự tham gia của các bộ ngành khác có lĩnh vực hoạt động tác động tiêu cực của REDD. Ban Chỉ Đạo REDD+ không bị chồng chéo về nhiệm vụ và được thành lập để hỗ trợ Ban Chỉ Đạo Quốc Gia NTP-RCC và Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT trong công tác điều phối thực hiện REDD+ giữa các bộ ngành và trong nội bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Ngoài ra, Thủ Tướng đã yêu cầu Bộ TN&MT phối hợp với Bộ NN&PTNT và các bộ ngành liên quan khác xây dựng và trình đề xuất thành lập một tổ công tác hỗn hợp xây dựng Hành động Giảm nhẹ Phù hợp Quốc gia (NAMA) và thiết lập một hệ thống giám sát, báo cáo và kiểm chứng (MRV) đồng bộ và minh bạch ) đáp ứng được các yêu cầu quốc tế và hoàn cảnh trong nước cũng như lồng ghép các hoạt động này vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

1 Thông tin chi tiết về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tổng cục Lâm nghiệp được đăng tải trên trang web

http://www.tongcuclamnghiep.gov.vn/

2 Việt Nam không như các quốc gia khác ở chỗ Văn phòng Chính phủ và Quốc hội không chủ trì bất cứ một mạng

lưới ngành nào. Mỗi bộ ngành chịu trách nhiệm thành lập và quản lý mạng lưới trong các lĩnh vực quản lý nhà nước

của bộ đó. Ban Chỉ Đạo Quốc Gia đã được thành lập vào tháng 12 năm 2008 và do Thủ Tướng chủ trì để hỗ trợ thực

hiện NTP-RCC, trong đó REDD+ là một phợp phần. Do đó, Thủ Tướng đã đồng ý thành lập Ban Chỉ Đạo REDD+

Quốc Gia do Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì để tránh sự chồng chéo và hiểu nhầm. Ban Chỉ Đạo REDD+ Quốc

Gia có trách nhiệm hỗ trợ Ban Chỉ Đạo Quốc Gia NTP-RCC và Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT về các vấn đề liên quan

đến biến đổi khí hậu và các bon rừng.

R-PP Việt Nam

13

Văn phòng REDD+ Việt Nam cũng đã được thành lập vào tháng 1 năm 2011 với chức năng là văn phòng thường trực cho Ban Chỉ Đạo REDD+ của Việt nam và được đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp.3 Bộ NN&PTNT đang thảo luận với Chương trình UNREDD và các đối tác phát triển khác để hỗ trợ tăng cường năng lực cho văn phòng REDD+ Việt Nam. Một trang web về REDD+ ở Việt Nam cũng đã đi vào hoạt động với sự hỗ trợ của Chương trình UNREDD, với mục đích cung cấp kiến thức cơ bản về REDD+, chia sẻ thông tin bằng cả tiếng Anh và Việt về các chính sách và tiến trình thực hiện REDD+ ở Việt Nam (http://www.vietnam-redd.org). Ngoài ra, theo đề xuất của Tổng cục lâm nghiệp tại tờ trình số 637/LN-TTr-QLR, Quyết định số 2614/QĐ-BNN-LN ngày 16/9/2009, Mạng lưới quốc gia và Tổ công tác REDD đã được thành lập. Tại cuộc họp đầu tiên của Mạng lưới REDD, các bên đã thống nhất là Mạng lưới REDD do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT (đồng thời là Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp) chủ trì và một đối tác phát triển làm đồng chủ trì trên cơ sở luân phiên – Đại sứ quán Na-Uy đóng vai trò đồng chủ trì trong nhiệm kỳ đầu có thời hạn 2 năm.

Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) được thành lập năm 2001 theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và các đối tác quốc tế để hỗ trợ cho quá trình thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2006-2020 và Văn phòng Điều phối (FSSP-CO) sẽ có vai trò là Ban Thư Ký cho cả Mạng lưới REDD Quốc gia và Tổ công tác REDD.

Mạng lưới REDD Quốc gia

Mạng lưới REDD quốc gia có chức năng điều phối chung và hỗ trợ xây dựng sẵn sàng thực hiện REDD+ cùng với những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, như đã phản ánh trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu giai đoạn 2009-2015. Mọi quyết định của Mạng lưới REDD Quốc gia sẽ được trình lên Ban Chỉ Đạo REDD+ Quốc gia. Nhiệm vụ của Mạng lưới REDD Quốc gia gồm:

- Xây dựng kế hoạch hành động, bao gồm lộ trình, thiết kế và thực hiện tất cả các bộ phận cấu thành của hệ thống REDD+ quốc gia hiệu quả cho Việt Nam;

- Thiết lập các mốc thời gian và thời hạn hoàn thành từng bộ phận cấu thành của kế hoạch hành động;

- Chia sẻ kinh nghiệm và bài học với các bên liên quan trong thực hiện REDD+; Thường xuyên rà soát và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hành động, thiết kế và thực hiện các biện pháp khắc phục khiếm khyết trong quá trình thực hiện;

- Đảm bảo rằng mọi hoạt động hỗ trợ cho việc xây dựng và thực hiện các biện pháp REDD+ ở Việt Nam đều phù hợp và nhất quán với kế hoạch hành động;

Thành viên Mạng lưới REDD Quốc gia đều để mở đối với bất cứ nhóm nào ở tất cả các cấp. Các bên quan tâm và có nguyện vọng tham gia mạng lưới chỉ cần gửi một bức thư có địa chỉ liên hệ cho Ban Thư Ký của mạng lưới, tổ chức đó sẽ được bổ sung vào danh sách thành viên.

Hiện nay thành viên của mạng lưới REDD gồm đại diện của các cục vụ thuộc Bộ NN&PTNT như Tổng cục Lâm nghiệp, các Vụ Hợp tác Quốc tế, Kế hoạch, Tài chính, Khoa học, Pháp chế và Văn phòng Điều phối Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Viện Điều tra và Quy hoạch rừng, Nhóm Hỗ trợ Quốc tế về Môi trường (ISGE) và Cục Khí tượng

3 Để biết thêm thông tin chi tiết về Văn phòng REDD+ Việt Nam và các dự án liên quan đến REDD+ ở Việt Nam,

xin mời truy cập vào trang web http://www.vietnam-redd.org/

R-PP Việt Nam

14

Thủy văn và Môi trường (Bộ TN&MT), Vụ Kinh tế Nông nghiệp (Bộ KH&ĐT), Văn phòng Chính phủ. Khuyến khích các Đối tác Phát triển Quốc tế tham gia trên cơ sở tự nguyện. Bộ NN&PTNT đã tổ chức nhiều hội thảo tham vấn và nâng cao nhận thức nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ trong các hoạt động REDD+. JICA, GIZ, ADB, WB, sứ quán Na-Uy, Phần Lan, SNV, FFI, WWF, CARE international và nhiều tổ chức phi chính phủ hiện đã là thành viên của Mạng lưới REDD. Ngoài ra, các tổ chức nghiên cứu như ICRAF, RCFEE và các trường đại học cũng đã tham gia vào mạng lưới. Vào thời điểm tháng 3/2011, khu vực tư nhân chỉ mới bắt đầu bày tỏ mối quan tâm đến việc tham gia mạng lưới REDD+. Tuy nhiên, sự tham gia của khu vực tư nhân và cộng đồng địa phương là chưa nhiều do những nguyên nhân như i) họ chưa thấy được lợi ích trực tiếp trong ngắn hạn từ việc tham gia vào mạng lưới; ii) mạng lưới không hỗ trợ tài chính khi họ tham gia (ít nhất là chi phí đi lại, ăn nghỉ); và iii) có thể họ chưa có đầy đủ thông tin về chương trình REDD+. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của khu vực tư nhân trong việc thực hiện REDD+, Văn phòng REDD+ đã phối hợp với Chương trình UN-REDD Việt Nam, Công đoàn ngành và Công đoàn ngành xây dựng và gỗ quốc tế (BWI) tổ chức 3 khóa đào tạo tập huấn cho các Công ty Lâm nghiệp, Công ty chế biến gỗ và Ban quản lý rừng. Dự kiến một cuộc hội thảo cho các Công ty Lâm nghiệp đóng trên địa bàn Tây Nguyên sẽ được tổ chức vào tháng 12/2011. Bên cạnh đó, Chương trình UN-REDD Việt Nam cũng đã hỗ trợ tài chính cho một số thành viên Mạng lưới ở các tỉnh phía Nam tham gia các cuộc họp tại Hài Nội và một số địa phương khác.

Danh sách cập nhật thành viên của Mạng lưới REDD Quốc gia và những hoạt động chính của họ được trình bày trong Phụ lục 1a-1.

Mạng lưới REDD Quốc gia tổ chức họp định kỳ hàng quý. Trên cơ sở ý kiến phản hồi trong cuộc họp, ý kiến của các thành viên đều được ghi nhận và biên bản cuộc họp được soạn thảo và gửi tới các thành viên. Hiện nay, các thành viên giành sự quan tâm cao và tham gia họp tương đối đầy đủ.

Trong quý tư năm 2011, Chương trình UN-REDD đã hỗ trợ một nghiên cứu phân tích hiệu quả và nhu cầu cải thiện Mạng lưới REDD Quốc gia do một nhóm chuyên gia độc lập tiến hành. Kết quả cho thấy Mạng lưới là một diễn đàn hữu ích và hỗ trợ hiệu quả cho quá trình ra quyết định của Tổng cục Lâm nghiệp và Ban Chỉ Đạo Quốc Gia NTP-RCC trong quá trình thực hiện REDD+. Cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để bảo đảm sự tham gia của đại diện các bộ ngành. Điều này đòi hỏi phải có những cuộc họp lưu động và cho từng đối tượng mục tiêu nhằm nêu bật sự phù hợp của REDD+ với hoạt động của các bộ ngành đó. Theo phê duyệt của Ban Quản lý Chương trình ở Việt Nam, Chương trình đã hỗ trợ tuyển chọn một cán bộ để tăng cường cho Ban Thư Ký của Mạng lưới và một cán bộ truyền thông. Cả hai vị trí này hiện đã vào làm việc.

Nghiên cứu nói trên nhằm mục đích tìm hiểu cơ hội và điều kiện thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan địa phương vào các hoạt động của Mạng lưới REDD. Một giải pháp được đưa ra là thành lập các Mạng lưới REDD cấp tỉnh và tổ chức họp ở các vùng và tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho cộng đồng và các tổ chức (như ủy ban dân tộc, hội nông dân, hộ phụ nữ...) tham gia vào các hoạt động REDD+. Tại địa bàn thí điểm – tỉnh Lâm Đồng, Chương trình UN-REDD Việt Nam đã tổ chức tham vấn cộng đồng (FPIC) và tổ chức hàng loại các cuộc họp với các bên liên quan địa phương nhằm giới thiệu về biến đổi khí hậu và REDD. Ngoài ra, Tổng cục Lâm nghiệp cũng đã thúc đẩy các hoạt động của Tiểu nhóm công tác kỹ thuật về thực hiện REDD tại địa phương mới mục đích khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và các bên liên quan địa phương. Kết quả cho thấy cần nỗ lực hơn nữa để đảm bảo có nhiều nhóm người đại diện cho cộng đồng địa phương tham dự những buổi họp này. Điều này đòi hỏi phải có hỗ trợ tài chính để người dân có thể tham dự. Ba cuộc hội thảo đào tạo về REDD+ đã được tổ chức cho các cán bộ của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của 63 tỉnh, thành. Những cán bộ này đã trở thành những giảng viên nhằm nâng cao nhận thức về REDD+ cho cộng đồng địa phương. Hiện nay, Văn phòng REDD+ Việt Nam đang thảo luận với Trường Đại học Nông Lâm

R-PP Việt Nam

15

Thủ Đức nhằm hỗ trợ việc thúc đẩy các hoạt động của mạng lưới REDD+ ở các tỉnh phía Nam.

Tổ Công tác Kỹ thuật

Tổ công tác Kỹ thuật (TWG) REDD+ hỗ trợ cho hoạt động của Mạng lưới REDD Quốc gia về các khía cạnh kỹ thuật và hành chính. Tổ công tác này hiện nay do lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì làm trưởng nhóm và một Cán bộ Đầu mối REDD Quốc gia làm phó trưởng nhóm. Tổ công tác có các chức năng sau:

- Lên danh sách và cập nhật các nhà tài trợ cho việc xây dựng và thực hiện REDD+ ở Việt Nam;

- Phối hợp với các bên liên quan, xác định dự án REDD+ thí điểm ở Việt Nam;

- Rà soát các chương trình hiện có và trong kế hoạch với các đối tác phát triển liên quan đến kế hoạch hành động;

- Viết báo cáo thường niên của Việt Nam cho COP15 và các công ước quốc tế liên quan khác;

- Thực hiện hoạt động hàng chính, quản lý tài chính cho các khoản ngân sách phân bổ cho Mạng lưới REDD Quốc gia để đảm bảo mạng lưới hoạt động thông suốt và đúng chức năng

- Tổ chức các cuộc họp Mạng lưới REDD Quốc gia.

Cũng như Mạng lưới REDD Quốc gia, thành viên Tổn công tác cũng để mở. Tổ công tác nhóm họp thường xuyên hơn, định kỳ khoảng 2 tháng một lần. Một số cuộc họp tập trung vào chủ đề cụ thể. Ví dụ như Mức phát thải Tham chiếu, mà hiện đang được hỗ trợ thông qua hoạt động của Chương trình UN-REDD Việt Nam, JICA và Sứ quán Phần Lan, là nội dung trọng tâm của hai cuộc họp trong số các cuộc họp như vậy. Trong thực tiễn, có nhiều vấn đề kỹ thuật liên quan đến REDD+ nên TWG đã đề xuấ thành lập các Tiểu nhóm công tác nhằm tạo điều kiện cho các bên quan tâm làm việc sâu hơn đối với một số vấn đề cụ thể. Bốn tiểu nhóm công tác đã hoặc đang trong quá trình thành lập, các tiểu nhóm gồm:

(i) Tiểu nhóm về Quản trị REDD+: tập trung vào các vấn đề quản trị REDD+; cơ cấu của chính phủ và tăng cường năng lực; chính sách, quy định lâm nghiệp; kết nối với các cơ quan khác của chính phủ. Tiểu nhóm công tác kỹ thuật này do Cục trưởng Cục Kiểm lâm làm Trưởng nhóm và Điều phối viên phụ trách các Chương trình dự án thuộc “lĩnh vực xanh” của GIZ làm đồng Trưởng nhóm;

(ii) Tiểu nhóm MRV giải quyết các vấn đề số liệu thống kê, điều tra rừng, quản lý số liệu và MRV. Nhóm này do FAO điều phối và đã tổ chức khá nhiều cuộc họp về chủ đề này;

(iii) Tiểu nhóm về sự tham gia của các doanh nghiệp và Ban quản lý rừng do Forest Trend và Ban chính sách các tổ chức lâm nghiệp làm đồng trưởng nhóm;

(iv) Tiểu nhóm tài chính cho REDD+ và chia sẻ lợi ích do Lãnh đạo Vụ KHCN và HTQT của Tổng cục Lâm nghiệp và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng cao bền vững (CERDA) làm đồng Trưởng nhóm; và

(v) Tiểu nhóm thực hiện REDD+ tại địa phương tập trung vào các vấn đề thực hiện REDD+ tại cấp huyện và xã, tăng cường năng lực, chuyển đổi sinh kế cho người dân nông thôn, cộng đồng dân tộc thiểu số. Nhóm này hướng tới đúc kết bài học kinh nghiệm từ các dự án REDD+ hiện đang triển khai trong thực tế. SNV là phụ trách điều phối hoạt động của Tiểu nhóm công tác này.

R-PP Việt Nam

16

Hình: Dự kiến mô hình tổ chức thực hiện REDD+ ở Việt Nam

Tổ chức dân sự xã hội và cộng đồng địa phương

Sự thành công của các sáng kiến REDD tại Việt Nam phục thuộc vào mức độ tham gia và năng lực của các tổ chức và cộng đồng địa phương. Tầm quan trọng của các bên liên quan này trong bảo vệ và phát triển rừng đã được công nhận trong các văn bản luật và chính sách của chính phủ. Ngoài những đóng góp to lớn của Chương trình UN-REDD Việt Nam, nhiều NGO cũng đã có những hỗ trợ quý báu thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan địa phương trong các hoạt động REDD+. Ví dụ, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (CSD) – một tổ chức phi chính phủ nhỏ trong nước nhưng đã có những đóng góp rất tích cực, hiện đang thực hiện “Dự án tăng cường năng lực về biến đổi khí hậu cho các tổ chức dân sự xã hội” do Phần Lan tài trợ, dự án hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho xã hội dân sự nhất là các tổ chức phi chính phủ và đối tác của họ, để ứng phó hiệu quả và lồng ghép thích ứng và giảm biến đổi khí hậu vào trong các chương trình liên quan hiện có và chương trình trong tương lai, đóng góp cho quá trình phát triển bền vững lâu dài đất nước và con người Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng cao (CERDA) đang thực hiện một dự án thí điểm về tăng cường năng lực sẵn sàng cho cộng đồng dân tộc thiểu số để thực hiện chương trình REDD nhằm đảm bảo sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tốc thiểu số trong quá trình thực hiện REDD do NORAD tài trợ. Ngoài ra, SNV – một tổ chức phi chính phủ của Hà Lan, hiện đang thực hiện “Dự án giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng vì người nghèo ở vùng cảnh quan Cát Tiên” thuộc huyện Cát Tiên và Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Dự án hỗ trợ các

R-PP Việt Nam

17

tổ chức địa phương thiết lập quỹ giám sát các bon rừng công bằng, có đầy đủ chức năng mà có thể bồi hoàn thỏa đáng cho người dân địa phương đáng để giảm phá rừng và suy thoái rừng trong vùng cảnh quản. Ngoài ra, CERDA, ICRAF và JICA hiện đang thực hiện các dự án REDD dựa vào cộng đồng ở hai tỉnh miền núi phía Bắc (Bắc Kạn và Điện Biên). RECOFTC phối hợp với ICRAF, Chương trình UN-REDD, SNV và một vài đối tác khác đã hỗ trợ chính phủ thực hiện nâng cao nhận thức cấp cơ sở cho cộng đồng địa phương ở các tỉnh Bắc Kạn, Lâm Đồng và Cà Mau.

Người chủ trì các tiểu nhóm công tác được yêu cầu gửi biên bản và những khuyến nghị của các cuộc họp cho Ban Thư Ký. Đối với một số cuộc họp, biên bản họp được đăng tải trên trang web của FSSP và cũng sẽ được đăng tải trên trang web của Chương trình UN-REDD Việt Nam. Văn phòng Điều phối Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP-CO) với chức năng là Ban Thư Ký của Tổ Công Tác có trách nhiệm gửi thư mời và thông báo nội dung của các cuộc họp. FSSP có trang web và một chuyên mục giành riêng cho REDD+ (http://www.Vietnamforestry.org.vn/list_news.aspx?ncid=115); thông tin chi tiết về nội dung này trong phần 1.b. FSSP cũng có một bản tin cung cấp thông tin quan trọng của ngành lâm nghiệp, chẳng hạn như REDD+. Các hoạt động được ủy quyền của Mạng lưới REDD Quốc gia và Tổ Công tác Kỹ thuật được tài trợ bởi Văn phòng Điều phối Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, TFF, Chương trình UN-REDD Việt Nam và các đối tác phát triển khác và có sự đóng góp bằng hiện vật của chính phủ.

Ý tưởng thành lập Tổ Công tác Kỹ thuật ở cấp tỉnh cũng đã được đưa ra bàn thảo. Điều này cho phép địa phương có cơ hội thảo luận các chủ đề tương tự và tạo ra các kênh cho những nhóm người bị ảnh hưởng bởi REDD+ (ví dụ như cộng đồng địa phương, chủ rừng, chi cục Kiểm lâm) cùng nhau thảo luận thực tiễn áp dụng REDD+ ở cấp độ này. Cần đặc biệt quan tâm đến hoạt động nâng cao nhận thức và tạo cơ hội cho các nhóm dân tộc thiểu số tham gia tích cực trong các cuộc thảo luận về REDD+. Cần xây dựng phương pháp làm việc cụ thể.

Đến nay mối quan tâm đến REDD+ và các dự án REDD+ ở Việt Nam là tướng đối lớn (xem Phụ lục 1a-1). Điều này tạo nhu cầu lớn đối với Văn phòng Điều phối Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và Tổng cục Lâm nghiệp với tư cách là cơ quan chủ trì Tổ Công tác Kỹ thuật. Do các tiểu nhóm công tác đã được thành lập, nhu cầu tăng cường hỗ trợ cho Tổ Công tác Kỹ thuật càng trở nên rõ ràng hơn.

R-PP Việt Nam

18

Hợp phần 1a: Tổng hợp về Cơ cấu Quản lý Sẵn sàng Quốc gia

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính Hoạt động nhỏ Dự trù kinh phí (nghìn US$)

2010 2011 2012 2013 Tổng

Cơ chế hỗ trợ thúc đẩy các bên liên quant ham gia Mạng lưới REDD

$88 $30 $40 $40 $110

Hoạt động lưu động tiếp cận các bộ ngành, cục vụ trong Chính phủ

$85 $300 $30 $330

Quản lý Tổ Công tác Kỹ thuật

Các cuộc họp (ví dụ: đi lại cho các bên liên quant tham dự họp của Tổ Công tác Kỹ thuật)

$8 $20 $40 $30 $90

Phổ biến các báo cáo

$10 $10 $10 $30

Hỗ trợ Tổ Công tác Kỹ thuật

Chuyên gia thông tin/ tiếp cận lưu động

$24 $24 $48

Chuyên gia kỹ thuật

$24 $24 $48

Thành lập tổ công tác cấp tỉnh

Xác định cơ cấu tổ chức và thực hiện hoạt động hậu cần

$20 $20 $40

Huy động sự tham gia của các bên liên quan trong nước, quốc tế

$70 $20 $90

Tổng $181 $498 $198 $60 $786

Chính phủ1 p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $168 $198 $60 $426

Chương trình UN-REDD2 $181 $330 $10 $20 $360

1 Chính phủ Việt Nam đang có đóng góp cho tiến trình thực hiện Chiến lược REDD+ Quốc gia ở nhiều cấp. Hỗ trợ

cho cấp Chính phủ, nhất là thông qua Bộ NN&PTNT và các bộ ngành khác, thông qua UBND tỉnh và huyện và

thông qua các tổ chức nhà nước. Hỗ trợ bổ sung thông qua hỗ trợ hậu cần và hoạt động (thí dụ: sử dụng văn phòng,

sử dụng các hạ tầng khác). Trong phạm vi Chiến lược REDD Quốc gia, việc ước tính chính xác những đóng góp của

R-PP Việt Nam

19

chính phủ, nhất là tính toán cụ thể cho từng hợp phần, là không khả thi. Ước tính có phần thận trọng đóng góp của

Chính phủ cho Chương trình REDD Quốc gia là vào khoảng $ 4.000.000 một năm, chủ yếu dưới hình thức thời gian

làm việc của cán bộ cho các hoạt động được xác định trong Hợp phần 1.

2 Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản ánh các hoạt động liên quan trong đề xuất này (hội

thảo, tài liệu, mua sắm…). Thời gian làm việc của cán bộ và các hình thức chi phí hành chính khác không được tính

vào, nhưng chi phí cho tư phấn thì vẫn được tính vào.

R-PP Việt Nam

20

1b. Tham vấn và sự Tham gia của các Bên liên quan

Tham vấn trong quá trình xây dựng R-PP

Tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan và đối tác là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công một Chương trình REDD Quốc gia. Sự tham gia của các bên liên quan phải được bảo đảm trong quá trình xây dựng R-PP cũng như giai đoạn về sau khi xây dựng và thực hiện dự án và các hoạt động cụ thể sau khi quốc gia nhận được nguồn vốn tài trợ thông qua Chương trình REDD Quốc gia. Tham vấn các bên có liên quan là một quá trình liên tục và cần phải được tiến hành ở tất cả các giai đoạn và các bước trong quá trình thực hiện REDD+ chứ không nên chỉ được triển khai trong quá trình xây dựng R-PP. Tài liệu R-PP bao gồm nhiều gói các hoạt động tổng thể của cả quá trình thực hiện REDD+. Một trong những lợi thế của việc tham vấn các bên liên quan được tiến hành đồng thời với việc tham vấn chuẩn bị xây dựng Chương trình REDD+ quốc gia và văn kiện Pha 2 của Chương trình UN-REDD Việt Nam. Nhiều nội dung của tài liệu R-PP cũng là đầu vào của Văn kiện pha 2. Vì vậy, việc tham vấn các bên liên quan được tiến hành liên tục trong một thời gian dài với sự phối hợp của Chương trình UN-REDD Việt Nam và các chương trình, dự án khác với sự tham gia tích cực của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan nghiên cứu. Mạng lưới REDD quốc gia và Diễn đàn môi trường Việt Nam là những công cụ quan trọng cho việc tham vấn các bên.

Như đã đề cập ở trên, nhiều tổ chức phi chính phủ, trường Đại học và cơ quan nghiên cứu đã tham gia Mạng lưới REDD Quốc gia và đang thực hiện nhiều hoạt động liên quan đến REDD+ ở các tỉnh khác nhau. Trường Đại học Trong quá trình xây dựng chính sách chi sẻ lợi ích, Bộ NN&PTNT đã tỏ rõ quyết tâm thiết lập các cơ quan quản lý nguồn thu từ REDD+ và các Nhóm Đánh giá hiệu quả thực hiện REDD+ ở cấp quốc gia và địa phương với sự hiện diện của các bên liên quan, trong đó có cả các tổ chức phi chính phủ. Cụ thể, RECOFTC đã được lựa chọn để đánh giá hiệu quả của quá trình tham vấn cộng đồng (FPIC) tại hai huyện của tỉnh Lâm Đồng. SNV và các chuyên gia tư vấn đã được yêu cầu tiến hành một nghiên cứu về tình hình biến động rừng ở Việt Nam nhằm đưa ra những đánh giá độc lập. Forest Trend và VIFOREST được lựa chọn thực hiện một số nghiên cứu liên quan đến FLEGT. Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Liên Đoàn Lao Động tổ chức một hội thảo cung cấp thông tin cơ bản về REDD+ và thúc đẩy sự tham gia của các công ty lâm nghiệp. Trung tâm nghiên cứu và Phát triển bền vững miền núi (CERDA) là một trong những tổ chức phi chính phủ rất năng động tại Việt Nam làm đồng Trưởng tiểu nhóm kỹ thuật về cơ chế chia sẻ lợi ích (BDS). Hiện nay Trung tâm này đã được kỹ một hợp đồng phụ nhằm tham vấn các biên liên quan ở cấp địa phương trong việc xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích. Tổng cục Lâm nghiệp đã phối hợp với Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR) sản xuất một bộ phim ngắn về REDD+ và quản lý rừng bền vững ở Việt Nam để trình chiếu tại Triển lãm Thương mại ngành Lâm nghiệp Việt Nam, và phối hợp tổ chức các buổi tham vấn về REDD+ cho các công ty lâm nghiệp. Trong quá trình soạn thảo, khoảng 30 tỉnh đã gửi thư cho Tổng cục Lâm nghiệp bày tỏ quan tâm tham gia chương trình REDD+. Trong quá trình thực hiện REDD+, một điều rất rõ là các tổ chức phi chính phủ và các trường đại học tham gia rất hiệu quả trong việc tổ chức tham vấn các bên liên quan. Tuy nhiên, kiến thức về REDD+ và năng lực của các cơ quan này cần phải được nâng cao.

Mặc dù REDD+ là một sáng kiến đang trong quá trình được phát triển và chưa được chính thức công nhận là một trong các biện pháp giảm biến đổi khí hậu trong bất cứ một thỏa thuận nào của UNFCCC, và trong quyền hưởng dụng đất/ rừng và hệ thống quản lý rừng, nhưng

R-PP Việt Nam

21

Việt Nam vẫn phấn đấu đảm bảo tham vấn đầy đủ và huy động sự tham gia tích cực của các bên liên quan, điều này sẽ đảm bảo tính minh bạch trong quá trình xây dựng và thực hiện R-PP và Chương trình REDD Quốc gia. Điều này được công nhận là sẽ góp phần cải thiện quá trình ra quyết định liên quan đến Chương trình REDD Quốc gia thông qua việc tạo ra một diễn đàn để bày tỏ và cân nhắc ý tưởng và quan điểm tất cả các bên liên quan và đối tác; cũng như góp phần chia sẻ lợi ích công bằng từ thực hiện REDD+. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động tham vấn cộng đồng (FPIC) và nâng cao nhận thức do Chương trình UN-REDD và một số dự án khác thực hiện cho thấy huy động cộng đồng địa phương tham gia thảo luận các hoạt động cụ thể (ví dụ: phân công lao động tuần tra bảo vệ rừng và xây dựng quy chế chia sẻ lợi ích phù hợp với tập quán địa phương) là một sáng kiến rất quan trọng và hoàn toàn hữu ích. Thực tế cho thấy họ rất tích cực tham gia thiết kế hệ thống chia sẻ lợi ích tại các huyện thí điểm. Tuy nhiên, cần có thời gian dài và đầu tư nhiều để người dân hiểu rõ về REDD+ và có thể đóng góp thiết thực cho việc xây dựng kế hoạch/ chiến lược REDD+ ở cấp quốc gia. Tham vấn được công nhận là một quá trình sống động. Quá trình tham vấn cần nhất quán với tiến trình thực hiện REDD+ và phù hợp với văn hóa địa phương, với quyền hưởng dụng rừng và hệ thống quản lý rừng. Lựa chọn tiến trình tham vấn phù hợp không chỉ giúp nhận được ý kiến phong phú, đa chiều và những đóng góp quý báu cho quá trình xây dựng R-PP và Chương trình REDD Quốc gia mà còn giảm thiểu được kỳ vọng thái quá từ các bên liên quan và mất lòng tin vào Chương trình REDD Quốc gia bị “treo”1 và trì hoãn kéo dài, chậm đưa vào thực hiện. Chính vì những lý do này mà có rất ít hội thảo tham vấn với cộng đồng địa phương được tổ chức tại các tỉnh không được chọn thí điểm REDD+ trong quá trình xây dựng R-PP. Nhiều cuộc tham vấn sẽ được tổ chức trong quá trình xây dựng Chương trình REDD Quốc gia.

Trong thực tiễn nhiều áp lực lên tài nguyên rừng không xuất phát từ các hoạt động trong ngành lâm nghiệp, điều đặc biệt quan trọng là các bên liên quan của tất cả các ngành cần được tham vấn. Tương tự vậy các quyết định được đưa ra ở các cấp hành chính khác nhau đều ít nhiều ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất, do đó các bên liên quan ở cấp quốc gia, tỉnh và địa phương cần đưa vào tham vấn.

Có thể nói rằng ngoại trừ các cơ quan chức năng và tổ chức trực tiếp tham gia xây dựng Chương trình REDD Quốc gia ở Việt Nam, còn các vấn đề liên quan đến REDD vẫn còn chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam (nhất là ở cấp tỉnh và các cấp hành chính thấp hơn). Do đó, một tiến trình tham vấn thành công phải có các hoạt động phát triển năng lực và nâng cao nhận thức. Hiện nay, Chương trình UN-REDD Việt Nam đã phối hợp với các sở ban ngành của tỉnh và cộng đồng địa phương ở Lâm Đồng xây dựng một cơ chế phù hợp trong đó cho phép các bên liên quan địa phương tham gia rộng rãi vào Mạng lưới REDD. Tổ công tác REDD+ của tỉnh cũng đã được thành lập.

Vì đánh giá xã hội và môi trường chiến lược (SESA) sẽ được thực hiện như là một phần trong R-PP và REDD+ (xem phần 2.4), nên các hoạt động tham vấn và tham gia của các bên liên quan sẽ được sử dụng cho mục đích đánh giá xã hội và môi trường chiến lược nhằm tránh sự chồng chéo và trùng lặp về nỗ lực.

Các hoạt động được thực hiện trong quá trình xây dựng R-PP

Theo khuyến nghị của FCPF1 tiến trình tham vấn nên là một phần trong quá trình xây dựng

1 Kế hoạch “bị treo” có nghĩa là một kế hoạch không được thực thi trong khoảng thời gian định trước do nhiều

nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như thiếu cơ sở pháp lý hay nguồn lực.

R-PP Việt Nam

22

R-PP. Để đạt được mục đích này, nhiều cuộc họp với các tổ chức và thể chế liên quan cần được tổ chức trong quá trình xây dựng R-PP (trước và sau khi diễn ra PC8 tại Đà Lạt) với sự cộng tác của rất nhiều các dự án có liên quan đến REDD+ và các NGO; ví dụ SNV, RECOFTC, CERDA, ICRAF, vv... Các tổ chức này gồm các Bộ, ngành trong Chính phủ, Cục,

Vụ của các Bộ liên quan, nhà tài trợ song phương và đa phương, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, viện nghiên cứu và các tổ chức hỗ trợ người dân tộc thiểu số và cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng. Nhận thức được tầm quan trọng về sự tham gia của những người ra quyết sách cấp cao trong quá trình xây dựng R-PP, Tổng cục Lâm nghiệp đã mời Vụ trưởng vụ Kinh tế Ngành trực thuộc Văn phòng Chính phủ tham gia làm thành viên tổ công tác. Danh sách các tổ chức và chủ đề thảo luận được trình bày trong Phụ lục 1.b-2a. Mục đích của các cuộc họp này là:

(i) Nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của rừng và việc thực hiện REDD+ cũng như những yêu cầu khi thực hiện REDD+;

(ii) Xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra mất rừng và suy thoái rừng tại các tỉnh;

(iii) Xác định và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các hoạt động thực hiện REDD+ tại các vùng có điều kiện sinh thái và kinh tế xã hội các nhau;

(iv) Tham vấn các vấn đề quan trọng về xã hội và môi trường liên quan đến REDD+ (như một phần trong quá trình xây dựng Điều khoản Tham chiếu cho Đánh giá xã hội và môi trường chiến lược);

(v) Xác định các bên liên quan và phương pháp phù hợp cần đề xuất trong kế hoạch tham vấn và tham gia nhằm huy động sự tham gia tích cực của các bên liên quan nhất là cấp địa phương;

(vi) Thảo luận về các cơ chế chia sẻ lợi ích tiềm năng.

Tiến trình xây dựng R-PP cũng như nội dung đề xuất của R-PP đều được trình bày tại các cuộc họp thường kỳ của Tổ Công tác Kỹ thuật kể từ tháng 4 năm 2010 do Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì. Để trình bày và thảo luận kết quả phát hiện ban đầu của bản dự thảo R-PPT, một hội nghị tham vấn quốc gia đã được Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8/7/2010. Có khoảng 30 đại biểu tham dự đại diện cho các cục vụ trong chính phủ, nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ. Danh sách đại biểu tham dự được cung cấp tại Phụ lục 1b-1. .

Những nội dung sau của dự thảo R-PP được trình bày và thảo luận tại hội thảo quốc gia đầu tiên về R-PP gồm:

Kế hoạch tham vấn và tham gia (ví dụ: Hợp phần 1b);

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng (ví dụ: Hợp phần 2a);

Các Giải pháp Chiến lược REDD+ (ví dụ: Hợp phần 2b); và

Điều khoản Tham chiếu cho Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược (ví dụ: Hợp phần 2d).

Thông tin tổng quan về những phần này được các chuyên gia tư vấn hoàn thiện và gửi cho đại biểu trước khi tham dự hội thảo. Toàn bộ tài liệu đều được dịch sang tiếng Việt. Hội thảo đã tạo cơ hội cho các tổ chức đóng góp ý kiến cho các bài tham luận. Những ý kiến này đều được ghi nhận và đưa vào dự thảo cuối cùng trong Hợp phần 1b, 2a, 2b và 2d.

Các nội dung dự thảo của R-PP cũng được đăng tải trên trang web của Bộ NN&PTNT và phổ biến thông qua Tổ Công tác Biến đổi Khí hậu (do tổ chức CARE International điều phối), các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam và Mạng lưới Biến đổi Khí hậu (do SRD điều phối) và

R-PP Việt Nam

23

Mạng lưới Giới và Phát triển Cộng đồng.

Bản dự thảo đầy đủ đầu tiên của R-PP được hoàn thiện đúng thời điểm hội thảo tham vấn quốc gia lần thứ hai được tổ chức vào ngày 13/8. Tài liệu R-PP cũng đã được dịch sang tiếng Việt và được đưa lên trang tin điện tử của Văn phòng REDD+ Việt Nam để lấy ý kiến của các bên liên quan (http://www.vietnam-redd.org). Ý kiến đóng góp của đại biểu đã

được ghi nhận và đưa vào dự thảo cuối cùng.

Bản R-PP hoàn thiện sẽ được đăng tải trên trang web của Văn phòng REDD+ Việt Nam và của Tổng cục Lâm nghiệp. Ngoài ra, Tổng cục Lâm nghiệp đã phối hợp Tăng cường Năng lực Thực hiện REDD cho cấp cơ sở trong Khu vực do NORAD tài trợ và do RECOFTC thực hiện để tiếp tục cải thiện tiến trình và phương pháp tham vấn. Phương pháp cải tiến đã được áp dụng để tham vấn các bên liên quan trong quá trình xây dựng Chương trình UN-REDD+ Quốc gia.

Kế hoạch Tham vấn và Tham gia

Mục tiêu cụ thể

The specific objectives of the consultation and participation process for REDD+ preparation and implementation in Vietnam can be defined as follows:

Nâng cao nhận thức cho tất cả các bên liên quan về tầm quan trọng của việc thực hiện REDD+ và vai trò của nó trong việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững;

Đảm bảo tất cả các bên liên quan đều được tham gia vào quá trình xây dựng Chương trình REDD+ Quốc gia (bao gồm đề xuất các dự án và hoạt động cụ thể). Điều đó có nghĩa là: (i) Họ được cung cấp những thông tin chính xác và đầy đủ và có cơ hội đóng góp ý kiến; (ii) ý kiến đóng góp sẽ được cân nhắc trong quá trình chuẩn bị REDD+, nghĩa là ý kiến có đóng có thể được tiếp thu đưa vào Chương trình REDD+ Quốc gia hoặc sẽ có giải trình lý do một số ý kiến đóng góp không được đưa vào;

Đảm bảo tất cả các bên liên quan tham gia quá trình thực hiện REDD+ (bao gồm giám sát và đánh giá) nhất là khi thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể nhằm tạo cơ hội ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của họ

Đảm bảo rằng những nhóm dễ bị tổn thương (nhất là người bản địa) bị tác động bởi quá trình thực hiện REDD+ nhận được những lợi ích thỏa đáng.

Góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực và tăng cường tác động tích cực của quá trình thực hiện REDD+ thông qua huy động sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình đánh giá xã hội và môi trường chiến lược.

Xác định bên liên quan

Trên cơ sở phân tích các bên liên quan, (xem Phụ lục 1.b-2a), các nhóm đối tượng mục tiêu sau có thể được xác định.

R-PP Việt Nam

24

Cấp quốc gia

Chính phủ và Văn phòng Chính phủ: Thủ tướng sẽ phê duyệt tờ trình về Chương trình REDD+ Quốc gia do Bộ NN&PTNT đệ trình, do đó cần huy động sự tham gia của Văn phòng Chính phủ trong suốt quá trình chuẩn bị REDD+. Văn phòng Chính phủ có đại diện trong Ban Chỉ Đạo REDD Quốc gia.

Các bộ ngành và cục vụ trong chính phủ: Ngoài Bộ NN&PTNT, trực tiếp chịu trách nhiệm điều phối REDD+, cần huy động sự tham gia của các bộ ngành khác quản lý lĩnh vực liên quan đến REDD; nhất là các Bộ TN&MT, Tài Chính, KH&ĐT, Lao động Thương binh và Xã hội, Y Tế, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giao Thông, Giáo dục và Đào tạo. Các cụ vụ liên quan nhiều nhất trong các bộ ngành này cũng cần được huy động tham gia.

Các tổ chức khác của chính phủ: Nhiều ủy ban có lĩnh vực trọng tâm liên quan đến REDD+ (Ủy ban Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Dân tọc và Miền núi, Hội đồng Tài nguyên nước Quốc gia, Ủy ban Di sản Văn hóa Phi vật thể, Tổng cục Du lịch Việt Nam) cần được mời tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện REDD+.

Các tổ chức quốc tế và cơ quan tài trợ đã cung cấp tài chính cho nhiều dự án liên quan trực tiếp với REDD+ hoặc sẽ trực tiếp tài trợ cho quá trình chuẩn bị và thực hiện REDD+. Nhất là UN-REDD, Ngân hàng Thế giới, FAO, JICA, GIZ, Đại sứ quán Na-Uy, Đại sứ quán Phần Lan là các nhà tài trợ hiện đang hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến REDD+ tại Việt Nam. Thông tin về các dự án này được đăng tải trên trang web của Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp: (http://www.vietnamforestry.org.vn/view_news.aspx?ncid=115 &nid=226).

Các tổ chức phi chính phủ (NGOs): Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế đều trực tiếp tham gia vào các hoạt động REDD+ hoặc các vấn đề xã hội và môi trường. Các tổ chức như SNV, Winrock và ICRAF đều đang thực hiện các chương trình REDD+ Quốc gia. Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ trong nước hoạt động trong lĩnh vực REDD+ cũng đã được thành lập. Các tổ chức này nên được khuyến khích tiếp tục tham gia vì họ có những đóng góp to lớn cho quá trình xây dựng Chiến lược REDD+ cũng như có thể tham gia thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể.

Trường Đại học và viện nghiên cứu: Nhiều trường đại học và viện nghiên cứu, thường có mối quan hệ với một cơ quan chính phủ, có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho những lĩnh vực cụ thể của tiến trình REDD+. Ví dụ Trường đại học Lâm nghiệp Xuân Mai, Trung tâm Nghiên cưu Sinh thái Rừng và Môi trường, Trường đại học Nam Long…

Cấp tỉnh

Ủy Ban Nhân dân tỉnh và các Sở, ngành liên quan (ví dụ: các Sở Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban Dân tộc, vv…): Đóng vai trò cực kỳ quan trọng và ra quyết định về các hoạt động trong tỉnh. UBND tỉnh cũng có vai trò điều phối giữa các bộ với các sở ngành. UBND tỉnh phải được tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện.

Công ty lâm nghiệp và các doanh nghiệp chế biến gỗ (kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân), các Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng: Các công ty lâm nghiệp hiện đang quản lý diện tích rừng lớn ở Việt Nam. Họ đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực giảm phá rừng và suy thoái rừng. Chính phủ Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quá trình đổi mới các Lâm trường quốc doanh (SFCs) nhằm mục tiêu quản lý rừng hiệu quả với sự tham gia tích cực của các hộ gia đình và cộng động địa phương. Trong báo cáo thẩm định của Norad đối với dự thảo Văn kiện Chương trình UN-REDD pha II (tháng 7/2011) đã nhận định rằng việc tiến hành các thỏa thuận thực hiện REDD+ ở cấp hộ gia đình sẽ gặp phải những thách thức về tổ chức và

R-PP Việt Nam

25

tài chính rất lớn và khuyến cáo Việt Nam nên nghiên cứu các cơ hội và phương án khuyến khích các Công ty lâm nghiệp và Ban quản lý rừng tham gia với sự trợ giúp của chính quyển địa phương trong quá trình thực hiện REDD+ và PES. Các Công ty lâm nghiệp và Ban quản lý rừng có thể đóng vai trò trung gian giữa các cơ quan Trung ương và hộ gia đinh và cộng đồng địa phương. Doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp khác: cả hai loại hình công ty này đều có lĩnh vực hoạt động liên quan đến rừng cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác và có thể gây áp lực lên tài nguyên rừng (nông nghiệp, nuôi tôm…), họ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện REDD+. Thực tiễn đã cho thấy ngành công nghiệp chế biến gỗ và các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản và cà phê đã tham gia vào các hoạt động có thể gây ra hiện tượng dịch chuyển địa điểm phát thải hoặc suy thoái rừng trong phạm vi quốc gia và cấp khu vực. Tuy nhiên sự tham gia của các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp này trong việc thực hiện REDD+ còn rtas hạn chế. Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm đảm bảo chế biến gỗ, nuôi trồng thủy sản và cà phê sản xuất bền vững bao gồm cả việc cấp chứng chỉ. Các đối thoại sẽ được tiến hành để nâng cao nhận thức về REDD+ cho các chủ thể thuộc nhóm này và xác định phương hướng biện pháp để các ngành này có thể có nguồn nguyên liệu sản xuất bền vững hơn. Có thể xem xét việc hỗ trợ các hiệp hội công nghiệp chế biến gỗ, nuôi trồng thủy sản và cà phê nâng cao và thực hiện các biện pháp quản lý mã sản phẩm nhằm khuyến khích nguồn nguyên liệu bền vững và hợp pháp. Văn phòng REDD+ Việt Nam và Chương trình đã thảo luận với Công đoàn, VIFOREST, Forest Trend và các bên có liên quan về việc nâng cao sự quan tâm và tham vấn với lĩnh vực kinh doanh. Ngày 10/11/2011 Bộ NN và PTNT đã tổ chức hội thảo quốc gia về vai trò của các chủ thể này với sự hỗ trợ của Chương trình Lâm nghiệp Việt – Đức. Hai hội thảo đã được tổ chức vào tháng 10 và tháng 11 bởi Tiểu nhóm kỹ thuật về sự tham gia của các doanh nghiệp và Ban quản lý rừng. Điều này sẽ tiếp tục được xem xét, nghiên cứu trong tương lai. Cấp huyện và địa phương

Ủy Ban Nhân Dân cấp Huyện: là cấp hành chính tham gia trực tiếp nhất trong quản lý các dự án và hoạt động cụ thể, do đó sự tham gia của UBND huyện đóng vai trò quan trọng đảm bảo sự thành công của quá trình thực hiện. UBND huyện sẽ điều phối chặt chẽ với các cấp hành chính thấp hơn – cấp xã và thôn bản.

Cộng đồng địa phương: Nhóm này gồm người sử dụng đất, những người sống gần và trong rừng – họ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thực hiện REDD+ và phải được huy động tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể. Nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương thì bất cứ nỗ lực nào cũng khó có thể duy trì được tác động về lâu dài. Cần thiết phải đảm bảo nhận được sự các bên tham gia với điều kiện họ được cung cấp thông tin trước và tự ra quyết định theo đúng tinh thần của các thỏa thuận quốc tế về nhân quyền. Các bên liên quan chỉ có thể ra quyết định phù hợp nếu có nhận thức đầy đủ về các sự lựa chọn có thể cũng như những tác động của các sự lựa chọn này đối với sinh kế của họ. Việc hiểu biết rõ sẽ giúp họ xác định được các sự lựa chọn nhằm góp phần cải thiện sinh kế từ rừng cũng như ngoài lĩnh vực lâm nghiệp. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tham gia thí điểm FPIC ở cấp cơ sở (tỉnh, huyện, xã và thôn/bản).

Một hướng dẫn bao gồm 10 bước để thực hiện FPIC đã được xây dựng và đưa liên trang tin điện tử của Văn phòng REDD+. Đây là các tài liệu rất cần thiết và hữu ích để tiến hành tham

vấn các bên liên quan trong quá trình thực hiện REDD+. Các bài học kinh nghiệm đã được chia sẽ với các nước khác.

R-PP Việt Nam

26

Tổ chức phi chính phủ và Tổ chức dân sự xã hội: Các tổ chức này ở cấp huyện và địa phương cần được huy động tham gia vào quá trình thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể. Họ có thể hỗ trợ tích cực và hiệu quả trong giao tiếp với các cộng đồng địa phương cũng như đóng vai trò quan trọng trong điều phối và huy động sự tham gia của người dân bản địa, cộng đồng dân tộc thiểu số và người sử dụng đất…

Cộng đồng dân tộc thiểu số: Họ là những người nghèo nhất trong số những người nghèo và có sinh kế truyền thống phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Mặc dù họ có phương thức quản lý và hình thức sở hữu riêng theo tập tục, cần được quan tâm đặc biệt đến đối tượng này cũng như làm thế nào để REDD+ có thể giúp cải thiện sinh kế và đời sống cho họ. Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc khuyến khích các dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ và phát triển rừng và phát triển kinh tế xã hội; điều này đã được tại Điều 5 của Hiến pháp và tại rất nhiều các điều trong Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Ủy ban Dân tộc (tương đương với cấp Bộ) và các văn phòng tại các cấp địa phương chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan tới công tác dân tộc. Đại diện của Ban Dân tộc ở Trung ương và các cấp địa phương được mời tham gia Ban Chỉ đạo REDD+ Việt Nam và Tổ công tác ở cấp cơ sở. Kể từ năm 2003 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm giao đất, giao rừng cho cộng đồng người dân tộc thiểu số và sự tham gia của họ trong việc bảo vệ và phát triển rừng,đặc biệt là ở Tây Nguyên. Người dân tộc thiểu số được ưu tiên nhận đất và rừng cũng như việc được tuyển dụng vào làm việc tại các công ty lâm nghiệp. Kinh nghiệm và kết quả thực thi các chính sách này sẽ được tổng kết vào năm 2012 làm cơ sở để nhân rộng ra các vùng khác trong cả nước. Chương trình UN-REDD Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ban Dân tộc tại các tỉnh và huyện để nâng cao nhận thức của người dân cũng nhưng trong quá trình thực thi FPIC. Phần lớn các tuyên truyền viên đều là người dân tộc thiểu số tại địa phương.

Doanh nghiệp nhà nước và tư nhân: cả hai loại hình công ty này đều có lĩnh vực hoạt động liên quan đến rừng cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác và có thể gây áp lực lên tài nguyên rừng (nông nghiệp, nuôi tôm…), họ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện REDD+.

Phương thức tham vấn

Các công cụ, phương pháp tiếp cận sau có thể được sử dụng để đảm bảo rằng thực hiện đúng tiến trình tham vấn và tham gia:

Tổ công tác Kỹ thuật

Do đã được thành lập và đi vào hoạt động, Tổ công tác Kỹ thuật đóng vai trò như là một diễn đàn quan trọng cho tiến trình tham vấn cấp quốc gia. Mặc dù Tổ công tác Kỹ thuật luôn rộng mở để bất cứ tổ chức nào cũng có thể tham gia, nhưng hiện vẫn còn nhiều cơ quan chủ chốt của chính phủ và tổ chức vẫn chưa có cơ hội tham gia. Tổ công tác Kỹ thuật cần nỗ lực và chủ động nhiều hơn nữa trong việc xác định và khuyến khích các bên liên quan chủ chốt tham gia vào Tổ công tác Kỹ thuật. Tổ công tác Kỹ thuật hoạt động như một diễn đàn tăng cường thảo luận các khía cạnh kỹ thuật liên quan đến REDD. Hiện nay bốn Tiểu nhóm công tác Kỹ thuật đã được thành lập là Quản trị, MRV, Chia sẻ lợi ích và Thực hiện tại địa phương. Mặc dù cần mời nhiều hơn nữa các tổ chức đã hoạt động về REDD+ tham gia tổ công tác, các tiểu nhóm công tác cần chủ động và nỗ lực hơn nữa trong việc khuyến khích sự tham gia rộng rãi, nhất là từ các nhóm tổ chức ở cấp quốc gia.

R-PP Việt Nam

27

Các mạng lưới hiện có sẽ được sử dụng để phổ biến thông tin và thu thập ý kiến phản hồi cho dự thảo R-PP/REDD+ - nhất là Tổ công tác về Biến đổi khí hậu (do tổ chức CARE International điều phối) và Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ và Biến đổi khí hậu (do Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững điều phối). Những mạng lưới này có thể được sử dụng để xác định các đối tác địa phương (vì các tổ chức phi chính phủ cũng như cá nhân là thành viên của cả hai mạng lưới) khi cần trong quá trình xây dựng và thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể.

Hội thảo quốc gia

Các cuộc hội thảo quốc gia cần được tổ chức trong quá trình chuẩn bị REDD+. Điều này gồm một hội thảo quốc gia khi R-PP chính thức được công nhận và khi Chương trình REDD+ Quốc gian đã được thống nhất. Hội thảo quốc gia là cơ hội để trình bày bản thảo cuối cùng của Chương trình REDD+ Quốc gia và kế hoạch hoạt động để thực hiện chương trình bao gồm quy trình đánh giá xã hội và môi trường chiến lược và kế hoạch tham vấn và tham gia.

Các hội thảo quốc gia được tổ chức thường xuyên trong quá trình thực hiện REDD+ để trình bày tiến độ thực hiện, dự án và hoạt động cụ thể và để thảo luận đưa ra định hướng cho các bước thực hiện tiếp theo.

Internet

Internet có thể được sử dụng để tuyên truyền phổ biến thông tin nhất là đến các tổ chức và cơ quan ở cấp quốc gia và tỉnh. Trang web hiện do Bộ NN&PTNT quản lý http://www.vietnamforestryVietnamforestry.org.vn và http://www.vietnam-redd.org đều đăng tải thông tin về REDD. Chương trình UN-REDD Việt Nam đã hỗ trợ xây dựng một trang web riêng cho REDD+ ở Việt Nam [http://vietnam-redd.org]. với chức năng như một nguồn thông tin quan trọng về các hoạt động REDD+ ở Việt Nam.

Quy trình đánh giá xã hội và môi trường chiến lược

Hiện nay có một số bộ tiêu chí đánh giá xã hội và môi trường chiến lược (SESA) do cac cơ quan khác nhau ban hành. Ngân hang thế giới đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng hướng dẫn thực hiện SESA năm 2010 và sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong quát trình thực hiện REDD+. Một số cuộc họp chuyên đề cần được tổ chức để thảo luận tiến trình đánh giá xã hội và môi trường chiến lược.

Họp đánh giá: sau khi nhóm đánh giá xã hội và môi trường chiến lược lập danh mục các vấn đề then chốt về môi trường và xã hội mà có liên quan đến các ưu tiên và hành động được đề xuất trong Chương trình REDD+ Quốc gia, thì cuộc họp đánh giá sẽ được tổ chức để công nhận kết quả phát hiện. Thành viên của Mạng lưới REDD Quốc gia và các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề then chốt về xã hội và môi trường sẽ được mời tham gia để công nhận kết quả phát hiện và kết luận.

Sau đó nên tổ chức hàng loạt các cuộc họp để đánh giá tác động tiềm ẩn. Cuộc họp của Mạng lưới REDD Quốc gia cần được tổ chức để trình bày và thảo luận tác động tiềm ẩn của REDD+ đến các vấn đề then chốt về môi trường và xã hội. Nhóm đánh giá xã hội và môi trường chiến lược sẽ trình bày kết quả phát hiện sơ bộ tại cuộc họp.

Nếu các hoạt động/ dự án cụ thể được đề xuất trong Chiến lược REDD và được phân tích trong đánh giá xã hội và môi trường chiến lược, thì cần tổ chức cuộc họp cấp tỉnh tại các tỉnh nơi mà các dự án và hoạt động này sẽ được thực hiện.

R-PP Việt Nam

28

Hàng loạt các cuộc họp và tham vấn song phương giữa cơ quan chức năng chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề then chốt về môi trường và xã hội với các cộng đồng có khả năng bị ảnh hưởng cần được tổ chức để thảo luận các biện pháp khuyến nghị giảm biến đổi khí hậu và tăng cường trữ lượng các bon rừng và khung giám sát.

Cuộc họp đánh giá xã hội và môi trường chiến lược lần cuối: Báo cáo đánh giá xã hội và môi trường chiến lược cần được trình bày và đưa ra thảo luận tại hội thảo quốc gia trong đó mọi thành viên của Mạng lưới REDD Quốc gia đều được mời tham dự. Ý kiến đóng góp và khuyến nghị sẽ được xem xét trong quá trình hoàn thiện báo cáo đánh giá xã hội và môi trường chiến lược.

Hội thảo cấp tỉnh và huyện

Ngoài hội thảo quốc gia chuyên đề đánh giá xã hội và môi trường chiến lược, hội thảo cấp tỉnh và huyện cũng cần được tổ chức. Thực tế là hiểu biết về REDD+ của các tỉnh còn hạn chế, điều này nêu bật nhu cầu hội thảo nâng cao nhận thức tại các tỉnh và huyện trọng điểm. Có ý kiến đề xuất nên cân nhắc việc thí điểm thành lập Tổ công tác Kỹ thuật cấp tỉnh mặc dù việc này vẫn phải được áp dụng và nên được khuyến khích. Điều quan trọng là phải thu hút sự quan tâm và ủng hộ của cấp tỉnh và huyện. Vì họ sẽ đóng vai then chốt trong việc ngăn chặt phá rừng và phải được huy động tham gia vào quá trình xây dựng các dự án và hoạt động cụ thể trong Chương trình REDD+ Quốc gia trước khi Chương trình được thực hiện.

Đối thoại công khai với cộng đồng

Đối thoại công khai với cộng đồng phải được thực hiện trong quá trình xây dựng các dự án và hoạt động cụ thể trong Chương trình REDD+ Quốc gia và phải được tiếp tục trong quá trình thực hiện Chương trình. Để thực hiện đối thoại, cần tổ chức chiến dịch thông tin tuyên truyền và tăng cường năng lực. Đối thoại công khai sẽ tạo ra một khung tham vấn để đảm bảo sự tham gia trên cơ sở có đầy đủ thông tin của những người bị ảnh hưởng thông qua thực hiện dự án, trong đó bao gồm cả giám sát và đánh giá. Một kế hoạch hành động cần được xây dựng cho từng khu vực cụ thể (cộng đồng) trong quá trình thực hiện đối thoại công khai. Chương trình UN-REDD Việt Nam đã xây dựng phương pháp tham vấn cộng đồng (FPIC) và đã thí điểm tại 78 thôn của tỉnh Lâm Đồng. Phương pháp này có thể áp dụng trên quy mô lớn hơn và với phạm vi rộng hơn. Để đảm bảo hiểu quả của các buổi tham vấn, cộng đồng địa phương và người dân nên được chia thành các nhóm khác nhau và thảo luận những hoạt động cụ thể; thí dụ: nhóm cộng đồng và người dân có rừng và quyền sử dụng đất lâm nghiệp; cộng đồng và người dân không có rừng; cộng đồng và người dân sống gần và trong rừng; cộng đồng và người dân sống xa rừng...

Đối thoại công khai cần đạt được một số mục đích: (i) thu thập thông tin về tình hình thực tiễn và hoàn cảnh cụ thể của một địa bàn bao gồm nhu cầu và những khó khăn tồn tại – những thông tin này cần được sử dụng để xây dựng hoặc sửa đổi các dự án và hoạt động cụ thể; (ii) huy động thành viên cộng đồng trực tiếp tham gia thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể; (iii) đảm bảo rằng cộng đồng không bị tác động tiêu cực bởi việc thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể; và (iv) huy động thành viên cộng đồng tham gia xác định các biện pháp giảm nhẹ - nếu tác động tiêu cực là không thể tránh khỏi.

Đối thoại công khai cũng hướng tới mục đích đảm bảo rằng các nhóm dễ bị tổn thương (nhất là cộng đồng dân tộc thiểu số) nhận được những lợi ích xã hội và kinh tế phù hợp với văn hóa của họ. Do đó một kế hoạch hành động cần có các biện pháp nâng cao năng lực cho tổ chức chịu trách nhiệm giải quyết nhu cầu của cộng đồng dân tộc thiểu số.

R-PP Việt Nam

29

Chiến dịch truyền thông và tăng cường năng lực

Chiến dịch truyền thông cần tổ chức ở hai cấp – (i) cấp quốc gia để quảng báo Chương trình REDD+ Quốc gia và những đóng góp của nó cho phát triển bền vững; và (ii) cấp cộng đồng để tạo diễn đàn cơ sở cho cá cuộc đối thoại công khai. Kinh nghiệm của Chương trình UN-REDD Việt Nam pha I và của các nước khác cho thấy việc nâng cao nhận thức và năng lực cho các bên liên quan trong quá trình thực hiện REDD+ là một quá trình lâu dài và tốn kém; quá trình này không thể hoàn thành trong 1 thời gian ngắn với sự hỗ trợ của 1 đối tác phát triển duy nhất. Việt Nam đề xuất việc này nên được tiến hành theo nhiều giai đoạn khác nhau phù hợp với quá trình đàm phán quốc tế và tiến trình thực hiện REDD+ ở Việt Nam với sự phối hợp chặt chẽ với nhiều đối tác phát triển và cơ quan khác nhau.

Các hoạt động sau cần được thực hiện ở cấp quốc gia:

Chuẩn bị thông tin báo chí (ít nhất là sau khi R-PP được chính thức phê duyệt và khi dự án quan trọng được thực hiện thành công) và tuyên truyền trên phương tiện truyền thông đại chúng (báo quốc gia, bản tin truyền hình).

Xây dựng nội dung tờ rơi tuyên truyền, giải thích mục đích của Chương trình REDD+ Quốc gia và lợi ích khi tham gia thực hiện và hướng tới người dân nói chung.

Lựa chọn và dịch một số ấn phẩm về REDD sang tiếng Việt và, nếu có thể, một số ngôn ngữ của dân tộc thiểu số (điều này cần xác định rõ khi đề xuất các dự án và hoạt động cần thực hiện trong khuôn khổ REDD+).

Duy trì hoạt động trang web (xem phần trên)

Tổ chức hội thảo quốc gia (xem phần trên)

Ở cấp cộng đồng, các hoạt động sau cần được thực hiện:

Tập huấn các nội dung về REDD+ cho các tình nguyện viên địa phương.

Thiết kế áp phích tuyên tuyền, giải thích các dự án và hoạt động cụ thể sẽ được thực hiện và tác động tiềm năng của chúng đến cộng đồng.

Tổ chức tham vấn với đại diện cộng đồng (trưởng thôn) để giải thích tiến trình và các bước cần làm trong quá trình thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể.

Tổ chức nhiều cuộc họp với cộng đồng

Kế hoạch tham vấn được trình bày cụ thể trong Phụ lục1.b-2b

Cơ chế phản hồi thông tin: Một cơ chế cho phép trao đổi một cách có hiệu quả và an toàn về

các vấn đề hoặc quan ngại sẽ được thanh lập. Bao gồm những quan ngại về việc thực thi các biện pháp giảm phát thải thực không đúng với những thỏa thuận đã đặt được giữa các bên liên quan hoặc quan ngại về tiến trình thực hiện FPIC. Chương trình UN-REDD giai đoạn I đang tiến hành các hoạt động nhằm xây dựng cơ chế này nhằm để phản hồi các ý kiến và mong muốn của các bên liên quan ở cấp cơ sở. Hy vọng rằng cơ chế này sẽ bao gồm sự tham gia của các tổ chức quần chúng như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên và có thể với sự tham gia và giúp đỡ của NGOs địa phương. Cơ chế này sẽ nối kết với các cơ cấu hiện hành như Ban Thanh tra nhân dân và các Ban giám sát đầu tư cộng đồng, điều này cho phép những vướng mắc sẽ được giải quyết ngay tại cấp cơ sở. Các vướng mắc nào không được giải quyết ở cấp cơ sở sẽ được chuyển lên cấp cao hơn.

R-PP Việt Nam

30

Hợp phần 1b: Tổng hợp về Tham vấn và Tham gia của các bên Liên quan

Hoạt động và Ngân sách2

Hoạt động chính Hoạt động

cụ thể

Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Tổng

Điều phối tiến trình tham vấn

Tổng thể $10 $15 $15 $10 $40

Đối thoại công khai và nâng cao năng lực cho cộng đồng

$20 $30 $20 $20 $70

Hội thảo

Quốc gia $81 $35 $25 $25 $85

Tỉnh và huyện $80 $70 $40 $30 $140

Nâng cao năng lực cho cộng đồng

Tập huấn cho tình nguyện viên địa phương

$30 $60 $40 $100

Họp và tham vấn $30 $80 $50 $30 $160

Dịch thuật $15 $15 $10 $40

Chiến dịch truyền thông quốc gia và nâng cao nhận thức

Hội thảo $50 $30 $20 $10 $60

Tờ rơi, áp phích $20 $20 $10 $20 $50

Hoạt động trang web

$8 $30 $20 $20 $70

Tài liệu nghe - nhìn

$20 $50 $20 $20 $90

Tài liệu tuyên truyền khác

$20 $20 $20 $10 $50

Tổng $369 $450 $295 $205 $950

Chính phủ p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $250 $190 $15 $455

Chương trình UN-REDD3 $369 $200 $105 $190 $495

1 Quỹ Đối tác Các bon Lâm nghiệp (FCPF): Báo cáo FMT 2009-2 – Tham vấn Quốc gia Cơ chế Sẵn sàng và Sự

tham gia cho REDD+ (6/5/2009)

2 Các hoạt động khác nhau liên quan đến tham vấn các bên liên quan khác nhau được đưa vào các hợp phần khác,

nhất là hợp phần 2d và 3. Tương tự cho hoạt động tập huấn đào tạo.

R-PP Việt Nam

31

3 Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản án các hoạt động liên quan trong đề xuất này (hội

thảo, tài liệu, mua sắm…). Thời gian làm việc của cán bộ và mọi chi phí hành chính khác không được đưa vào,

nhưng tiền công tư vấn vẫn được đưa vào.

R-PP Việt Nam

32

Hợp phần 2: Xây dựng Chiến lược REDD+

2a. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng

Thông tin chung về hiện trạng rừng Việt Nam

Phần lớn độ che phủ rừng Việt Nam đã suy giảm trong giai đoạn 1943 – 1993 từ ít nhất 43% xuống còn 20%.1 Kể từ đó trở đi, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn để tăng độ che phủ rừng. Theo số liệu thống kê chính thức, diện tích rừng thực tế của Việt Nam đã tăng lên 13,564 triệu héc-ta vào năm 2009 (tương đương với độ che phủ rừng 39%) từ 9,2 triệu héc-ta năm 1992.2 Diện tích rừng tăng lên phần lớn là rừng trồng, chiếm 2,9 triệu héc-ta; quy hoạch lại và đưa diện tích rừng núi đá trước đây bị loại ra vào lại diện tích rừng toàn quốc, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên nhất là đối với rừng tre nứa3. Một điều dễ nhận thấy là chất lượng rừng tự nhiên vẫn còn nghèo kiệt và tiếp tục bị chia cắt nhỏ lẻ. Trên hai phần ba diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam là rừng nghèo hoặc đang trong quá trình tái sinh, trong khi diện tích rừng giàu đã khép tán chỉ chiếm 4,6% (năm 2004) tổng diện tích rừng.4 Diện tích rừng vùng đồng bằng với mức độ đa dạng sinh học tự nhiên phong phú đã hầu như không còn. Trong giai đoạn 1999 – 2005 diện tích rừng giàu tự nhiên giảm 10,2%, rừng trung bình giảm 13,4%.5 Với hiện trạng rừng Việt Nam như vậy thì vấn đề suy thoái rừng là một nội dung hoàn toàn phù hợp. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục điều tra chuyên sâu hơn nữa. (Phụ lục 2.a.2: ToR 1: Tìm hiểu suy thoái rừng ở Việt Nam).

Nhiều nghiên cứu đã xây dựng bản đồ phá rừng và suy thoái rừng ở Việt Nam6,7; mặc dù các bản đồ cho thấy độ che phủ rừng toàn quốc có tăng nhẹ, nhưng ở cấp tỉnh một số khu vực (được thể hiện bằng màu xanh nước biển đậm) rừng đang bị tàn phá và suy thoái nghiêm trọng.8

Rừng ngập mặn của Việt Nam cũng đang suy kiệt nghiêm trọng; trong giai đoạn 1943 – 1999, diện tích rừng ngập mặn toàn quốc đã giảm từ 409.000 xuống còn 155.000 héc-ta hay giảm khoảng 62%.9 Tỷ lệ diện tích rừng ngập mặn bị mất trong giai đoạn 1985 – 2000 ước tỉnh khoảng 15.000 ha/ năm.10 Cuộc tổng điều tra rừng ngập mặn toàn quốc gần đây nhất được tiến hành năm 1999, nhưng số liệu của từng diện tích rừng cụ thể cho thấy các chương trình kiểm soát và trồng rừng ở tất cả các vùng đã có tác dụng làm chậm lại quá trình suy giảm diện tích rừng.11 Tại cuộc họp Ban Chỉ Đạo thực hiện Chương trình Đánh giá Giám sát Tài nguyên Rừng Toàn Quốc cho giai đoạn 2011 – 2015, Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu rằng Việt Nam đã thành công trong việc tái phục hồi rừng trong vài thập kỷ qua nhưng chính phủn sẽ quan tâm nhiều hơn nữa đến quản lý rừng bền vững và cải thiện chất lượng rừng trong những năm tới.

R-PP Việt Nam

33

Định hướng chung về chính sách lâm nghiệp

Cơ quan quản lý đất ở cấp trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Tổng cục Địa chính có chức năng tham mưu cho Bộ TN&MT. Quản lý nhà nước đối với rừng và đất lâm nghiệp ở cấp trung ương là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD). Tổng cục Lâm nghiệp (VNFOREST) là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trong lĩnh vực quản lý nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trong đó có cả quản lý rừng ngập mặn.

Trước thập niên 90, không có chính sách mạnh mẽ nào làm cơ sở pháp lý để tăng cường công tác bảo vệ rừng. Lúc đó mọi nỗ lực đều tập trung cho xây dựng lại đất nước và khuyến khích di cư vào vùng rừng núi, khai hoang mở đất nông nghiệp. Đối với những diện tích rừng bị tàn phá nặng nề, hàng loạt chính sách và chương trình được thực thi để chặn đứng nạn phá rừng và tăng diện tích rừng trên phạm vi toàn quốc.

Định hướng chính sách chung của Việt Nam cho ngành lâm nghiệp, như đã được khẳng định trong Chiến lược Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa của Ban chấp hành trung ương đảng, xác định năm mục tiêu rõ ràng cần đạt được đến năm 2010:12 (i) tăng độ che phủ rừng toàn quốc lên 43%; (ii) hoàn thành giao đất giao rừng cho các hộ gia đình và các thành phần kinh tế khác; (iii) thúc đẩy sinh kế dựa vào tài nguyên rừng; (iv) bảo vệ 10 triệu héc-ta rừng tự nhiên thông qua hợp đồng khoán bảo vệ với các hộ gia đình; và (v) đẩy nhanh tiến độ trồng rừng. Các nghị quyết ban hành sau này cũng nhấn mạnh nhu cầu bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ ven biển;13 đổi mới lâm trường quốc doanh (SFE).14 Mọi luật, nghị định, chính sách và chiến lược ban hành về sau liên quan đến ngành lâm nghiệp đều được xây dựng theo những định hướng này.

Từ năm 2000, Quốc hội đã ban hành nhiều luật liên quan đến quản lý và sở hữu rừng ở Việt Nam; đáng chú ý nhất là Luật Đất Đai (Quyết định 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003) trong đó xác định rõ khuôn khổ sở hữu đất lâm nghiệp và lần đầu tiên tạo cơ hội giao đất giao rừng cho cộng đồng và hộ gia đình; và năm 2005 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (Quyết định 29/2004/HQ11 ngày 3/12/2004) công nhận các hình thức sở hữu rừng gắn với quyền lợi và trách nhiệm bảo vệ rừng. Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định từ 1/7/2010 tất cả các lâm trường quốc doanh phải chuyển đổi thành công ty độc lập. Điều đó có nghĩa là mọi lâm trường quốc doanh phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và tự chủ về tài chính; Chính phủ chỉ cấp ngân sách hoạt động cho các ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng, mà chịu trách nhiệm cug cấp các dịch vụ công trong ngành lâm nghiệp

Chính sách, chương trình và chiến lượng then chốt của ngành lâm nghiệp

Việt Nam có nhiều nghị định, thông tư, luật và chính sách về thực hiện Luật Lâm nghiệp. Tội phạm được phân loại theo Luật Hình sự, trong đó có 4 loại tội phạm lâm nghiệp. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (Điều 12) quy định một loạt các “hành động bị cấm”, bao gồm khai thác gỗ và săn bắn trái phép; phá và hủy hoạt tài nguyên rừng; vô trách nhiệm trong phòng chống cháy rừng; xâm lấn đất rừng; vận chuyển lâm sản trái phép; chăn thả gia súc trái phép; và các hoạt động khác. Luật giao Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm chính trong công tác bảo vệ rừng. Một trong những nỗ lực tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp và quản trị rừng, Bộ NN&PTNT phối hợp với Ủy ban Châu Âu cùng thành lập một Tổ Công Tác hỗn hợp FLEGT. Như đã đề cập đến ở trên, Việt Nam và Ủy ban Châu Âu đã đạt được sự thống nhất vào tháng 8 năm 2010 để chuẩn bị Thỏa thuận Đối tác Tự nguyện (VPA) với Sáng kiến Tăng cường Thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại (FLEGT) của Liên minh châu Âu. Dự kiến tiến trình đàm phán sẽ kết thúc vào cuối năm 2012. Giai đoạn hiện nay của Chương trình UN-REDD Việt Nam và đề xuất giai đoạn hai cũng hỗ trợ cho các hoạt động

R-PP Việt Nam

34

FLEGT.

Năm 1992 chính phủ đã thực hiện Chương trình 327 với mục tiêu “phủ xanh đất trống đồi trọc”. Chương trình này được thay thế bởi một chương trình lớn hơn và tham vọng hơn để tiếp tục đặt nền móng vững chắc cho những nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam: Chương trình trồng 5 triệu héc-ta rừng hay còn gọi là “Chương trình 661”. Chương trình cấp toàn bộ ngân sách để đạt được mục tiêu đề ra là tăng độ che phủ rừng lên 43% vào năm 2010. Trong năm triệu héc-ta, 2 triệu héc-ta được quy hoạch là rừng phòng hộ và 3 triệu héc-ta là rừng sản xuất. Kết quả của chương trình vẫn bị lẫn lộn. Mặc dù chương trình đã trải qua một thời gian dài để đạt được mục tiêu bảo vệ rừng, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về tái sinh rừng, nhất là trồng rừng. Kết quả là Chương trình 147 “hỗ trợ phát triển rừng trồng” (2007-2015) tập trung vào đối tượng rừng sản xuất được đưa vào thực hiện. Chương trình đã qua nhiều lần sửa đổi xuất phát từ những khó khăn bất cập trong quá trình thực hiện,và đã được giải trình trong các báo cáo.15,16,17 Những điều này nêu bật nhu cầu phải huy động sự tham gia nhiều hơn nữa của cộng đồng địa phương quá trình ra quyết định, áp dụng các biện pháp cải thiện công tác quy hoạch lập kế hoạch, kiểm soát và thanh kiểm tra và việc thiếu thông tin được kiểm chứng độc lập đã nêu rõ thực trạng của ngành ở cấp địa phương. Vấn đề cốt lõi cản trở sự tham gia của cộng đồng địa phương là do thiếu vắng các biện pháp khuyến khích và chưa mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương khi tham gia các chương trình trồng rừng. Điều này sau này đã được cải thiện, nâng cao lợi ích cho người dân khi tham gia các chương trình.

Cả Chương trình 327 và 661 đều đầu tư bảo vệ rừng tự nhiên hiện có và thúc đẩy trồng rừng. Bài học thành công và thất bại của nhiều chính sách lâm nghiệp trước đây cũng như nguyên nhân của vấn đề đều được phân tích trong các báo cáo của WB, GFA và các tổ chức khác. Những bài học này cũng được nêu ra trong báo cáo Nghiên cứu Chia sẻ Lợi ích (BDS) do Chương trình UN-REDD và GIZ hỗ trợ và được đăng tải trên trang web của UN-REDD. Một số nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các chính sách bảo vệ rừng đã được xác định: i) thiếu thông tin tin cậy trong quá trình xây dưng chương trình và công tác quy hoạch còn nhiều yếu kém; ii) thiếu vắng cơ chế hưởng lợi để mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương để người dân không phá rừng; iii) quyền hưởng dụng đất và tài sản không rõ ràng và ổn định; iv) yếu kém trong quản lý và điều phối giữa các cơ quan liên quan ở trung ương và địa phương; và v) thiếu hệ thống giám sát và đánh giá thường xuyên, liên tục.

Đổi mới lâm trường quốc doanh là một cú hích lớn về chính sách kể từ thập niên 80. Những lâm trường này gần đây được chuyển đổi thành công ty lâm nghiệp nhà nước và tiếp tục bảo vệ 37% diện tích đất lâm nghiệp.18 Mục tiêu của chính sách cải cách này là tách biệt các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng (chủ yếu là khai thác gỗ) khỏi các hoạt động quản lý hàng hóa công (bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và bảo tồn đa dạng sinh học). Tuy nhiên, tiến độ thực hiện còn chậm. Tháng 9 năm 2010, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã quyết định giao Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì tiến trình cải cách lâm trường quốc doanh thay cho Ban Đổi Mới Doanh Nghiệp nhằm đẩy nhanh tiến trình đổi mới và giao đất giao rừng và giảm thiểu rủi ro tranh chấp quyền sử dụng đất giữa công ty lâm nghiệp với cộng đồng địa phương. Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT đã tổ chức một đoàn thanh tra gia liên ngành để đánh giá tiến trình đổi mới và hiện trạng quản lý đất lâm nghiệp tại tất cả các tỉnh có rừng giàu.

Chiến lược quốc gia hiện nay của ngành lâm nghiệp là Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia (NFDS) giai đoạn 2006-2020. Chiến lược được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy các chương trình và chiến lược trước đây, đặt mục tiêu tham vọng mới về trồng rừng, cải cách chính sách cũng như cấp ngân sách cho bảo vệ và trồng rừng và đặt vai trò và trách nhiệm lớn hơn đối với cộng đồng địa phương. Thông qua Chỉ thị 38/2005/CT-TTg, tiến trình Phân loại lại đất lâm nghiệp để giảm diện tích rừng phòng hộ và tăng diện tích rừng sản xuất cho đầu tư tư nhân cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Một phần mục tiêu của Chỉ thị này

R-PP Việt Nam

35

hướng tới khuyến khích sản xuất kinh doanh rừng trên diện tích rừng nghèo kiệt.

Từ năm 1993, đã có hàng loạt luật, chính sách và nghị định chuyển giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp ra khỏi sự quản lý của nhà nước. Năm 2006, chỉ có 55% diện tích đất lâm nghiệp được giao cho hộ gia đình kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất so với 81% của tổng diện tích đất nông nghiệp.19 Để nâng cao quyền sử dụng rừng và đảm bảo quyền hưởng dụng đất, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã phê duyệt đề án hỗ trợ giao đất giao rừng cho giai đoạn 2007-2010 (Quyết định số 2740/QĐ-BNN-KL ngày 20/9/1007). Chương trình đề ra mục tiêu hoàn thành giao rừng và cho thuê rừng đối với cộng đồng địa phương và các tổ chức hợp pháp vào cuối năm 2010. Ngoài ra, Chính phủ đã đầu tư khoảng 700 tỷ đồng (tương đương với 37 triệu USD) xây dựng bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000 để phục vụ công tác quản lý và giao đất giao rừng trong giai đoạn 2002-2008. Tuy nhiên, Các chương trình giao đất giao rừng này thường gặp khó khăn trở ngại do thiếu vốn và có sự chồng chéo về thẩm quyền của Bộ TN&MT chịu trách nhiệm quản lý công tác giao đất với Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm về đất lâm nghiệp. Tính đến năm 2010, phần lớn diện tích rừng của các tỉnh phía bắc đã được giao cho các tổ chức kinh tế nhưng diện tích còn rất lớn ở miền Nam vẫn thuộc quyền quản lý của các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương. Tư nhân hóa hoạt động trồng rừng và tốc độ phát triển nhanh chóng của khu vực tư nhân có thể làm phát sinh những mâu thuẫn tiềm ẩn giữa cộng đồng địa phương với các công ty lâm nghiệp tư nhân. Nhà nước đã ban hành một số chính sách trong đó ưu tiến giao rừng và đất nông nghiệp cho cộng đồng dân tộc thiểu số và người dân địa phưởng ở vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, cần tiến hành các nghiên cứu về vấn đề này ở tất cả các tỉnh có rừng để thu thông ý kiến đóng góp thiết thực cho quá trình xây dựng và sửa đổi chính sách.

Năm 2005, Cục Lâm nghiệp thí điểm thực hiện Chương trình Lâm nghiệp Cộng đồng (CFM) trong đó nêu bật những lợi ích to lớn và hướng tới phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam. Thủ Tướng đã ký ban hành Quyết định số 178/2001/QD-TTg ngày 12/11/2001 về trách nhiệm và quyền lợi của cá nhân và hộ gia đình đối với rừng và đất lâm nghiệp được giao hoặc khoán. Tuy nhiên, chính sách này chưa đi vào cuộc sống do nó phức tạp và chưa mang lại nhiều lợi ích và khuyến khích chủ rừng bảo vệ rừng sao cho có hiệu quả. Trong khuôn khổ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Bộ NN&PTNT đã có kế hoạch ban hành một quyết định mới về trách nhiệm và quyền lợi của các biên liên quan đến rừng để thay thế cho Quyết định 178/2001/QD-TTg.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á thí điểm thực hiện cơ chế Chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng (PFES) (theo Quyết định 380/QD-TTg năm 2008). Nội dung trọng tâm của cơ chế là lượng hóa giá trị các dịch vụ từ rừng phòng hộ đầu nguồn ở hai tỉnh thí điểm Lâm Đồng và Sơn La. Trên cơ sở những thành công của mô hình thí điểm, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2010/ND-CP ngày 24/9/2010 về Chính sách Chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng (PFES), trong đó hấp thụ và lưu trữ các bon cũng được coi là dịch vụ môi trường rừng. Nghị định tạo khung pháp lý quan trọng cho việc thực hiện REDD+ ở Việt Nam.20

Chính sách Giảm Phát thải từ Phá rừng và Suy thoái Rừng (REDD) đang được xây dựng ở Việt Nam. Từ năm 2008, Bộ NN&PTNT đã ủng hộ việc thực hiện Chương trình REDD+ Quốc gia, bao gồm tham gia vào Quỹ Đối tác Các bon Lâm nghiệp của Ngân hàng Thế giới và Chương trình UN-REDD Việt Nam. Có hàng loạt các dự án REDD+ do cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ nhất là JICA, SNV, BMU, GIZ và NORAD. Cũng như trong các chính sách bảo vệ rừng trước đây và hiện nay, Chính phủ Việt Nam mong muốn thực hiện REDD+ trên phạm vi toàn quốc và mong muốn nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế. Ban Chỉ Đạo REDD+ Quốc gia và Văn phòng REDD+ Việt Nam đã được thành lập vào tháng 1 năm 2011 theo sự ủy quyền của Thủ Tướng và chịu trách nhiệm điều phối cũng như hỗ trợ mọi hoạt động liên quan đến REDD+ ở Việt Nam. Trong bối cảnh

R-PP Việt Nam

36

REDD+ là một vấn đề tương đối mới mẻ và quá trình đàm phán quốc tế vẫn đang tiếp diễn, nên vấn đề này vẫn chưa được nêu bật trong các kế hoạch và chiến lược của ngày lâm nghiệp cũng như trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tháng 10 năm 2010, Bộ NN&PTNT đã quyết định lồng ghép REDD+ vào Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển Rừng Quốc gia cho giai đoạn 2011-2020, dự kiến kế hoạch này sẽ được trình lên Thủ Tướng phê duyệt vào quý ba năm 2011. Tháng 12 năm 2010, Thủ Tướng đã ban hành Quyết định số 2284/QD-TTg yêu cầu các bộ ngành và các tỉnh từng bước lồng ghép REDD+ vào chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội bắt đầu từ năm 2011. Như một kết quả không thể dự đoán trước về những hỗ trợ và các tiến trình đàm phán quốc tế, phương pháp tiếp cận theo từng giai đoạn và hoản cảnh quốc gia đã được quyết định tại COP 16, điều đó rất phù hợp để lồng ghép thực hiện REDD+ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay thay vì lồng ghép REDD+ vào kế hoạch cấp quốc gia. Hiện nay Chương trình UN-REDD Việt Nam đang hỗ trợ lồng ghép các hoạt động REDD+ vào quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh Lâm Đồng.

Để hỗ trợ thực hiện REDD+ và Chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng, Thủ Tướng đã yêu cầu Bộ NN&PTNT xây dựng đề án Chương trình Đánh giá và Giám sát Tài nguyên Rừng Toàn quốc (NFMAP) giai đoạn 2011-2015. Chương trình này hướng tới mục tiêu cung cấp số liệu lâm nghiệp định tính và định lượng tin cậy hơn đến tận chủ rừng cá nhân thông qua thiết lập một hệ thống giám sát tài nguyên rừng thường xuyên và thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan địa phương vào các hoạt động đánh giá tài nguyên rừng. Đề án hiện đang trong quá trình soạn thảo với tổng kinh phí khoảng 80 triệu USD, phần lớn khoản kinh phí này được phân bổ từ ngân sách trung ương. Chương trình UN-REDD Việt Nam sẽ hỗ trợ thí điểm tại 2 huyện của tỉnh Lâm Đồng, còn tổ chức FAO sẽ hỗ trợ một số tỉnh khác. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, hoạt động đo đếm và ước tính trữ lượng các bon được đưa vào Chương trình Đánh giá và Giám sát Tài nguyên Rừng Toàn quốc.

Tháng 12 năm 2008 Thủ Tướng đã ban hành Quyết định số 158/2008/QD-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu (NTP-RCC). Mặc dù mục tiêu trọng tâm là thích ứng nhưng kế hoạch này cũng có cả các biến pháp giảm nhẹ. Bộ TN&MT là cơ quan đầu mối, được giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho chính phủ ứng phó với biến đổi khí hậu. Văn phòng Thường trực Quốc gia đã được thành lập với đại diện của các bộ ngành chịu trách nhiệm điều phối các nỗ lực thực hiện NTP-RCC.

Các chính sách và chương trình trong lĩnh vực lâm nghiệp thường bao gồm cả rừng ngập mặn. Một số chương trình giải quyết cụ thể vấn đề rừng ngập mặn; đáng chú ý nhất là dự án phát triển diện tích rừng ngập mặn toàn quốc từ 209.741 héc-ta lên 307.295 héc-ta vào năm 2015 trên toàn bộ 29 tỉnh ven biển.

Động cơ phá rừng và nguyên nhân chủ yếu

Động lực và nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng thì có nhiều và rất phức tạp. Động cơ phá rừng ở Việt Nam đã thay đổi trong suốt quá trình lịch sử của đất nước. Diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng nhất xảy ra vào giai đoạn 1943 – 1993, theo ước tính độ che phủ rừng đã giảm mạnh từ 43% xuống còn 20%.21 Nhiều diện tích rừng bị tàn phá do chiến tranh và làn sóng khai hoang mở đất nông nghiệp chủ yếu do người kinh vùng xuôi di cư xâm lấn vào đất rừng.

Giữa thập niên 90, rừng Việt Nam bị suy thoái và nghèo kiệt nghiêm trọng, điều này thúc dục phải có những thay đổi trong chính sách để ổn định và tăng diện tích rừng thông qua áp dụng các sáng kiến lâm nghiệp quốc gia – đáng chú ý nhất là “Chương trình 661”. Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong việc ngăn chặn xu hướng mất rừng và suy thoái rừng. Bên cạnh những tiến bộ này thì những thách thức và đe dọa mới lại xuất hiện. Nhiều ý kiến thống nhất

R-PP Việt Nam

37

cho rằng nguyên nhân chính, trực tiếp hiện nay của nạn phá rừng là hậu quả của: (i) chuyển đổi rừng sang đất nông nghiệp (nhất là cây công nghiệp và cây lâu năm); (ii) tác động của việc phát triển cơ sở hạ tầng và thủy điện; (iii) khai thác gỗ không bền vững; và (iv) cháy rừng. Hiện có những động cơ trực tiếp khác nữa nhưng không lớn lắm chẳng hạn như các loài xâm lấn, khai khoáng, nhiên liệu sinh học và biến đổi khí hậu. Mặc dù tác động này có thể tăng lên trong tương lai, nhưng hiện tại những tác động này giường như không đủ lớn và vì thế không được đưa vào nghiên cứu trong báo cáo này. Tuy nhiên, điều quan trọng là những tác động này cần được tiếp tục giám sát vì chúng vẫn được coi là những nguyên nhân “trực tiếp” hoặc “cận kề” gây mất rừng. Hơn nữa, chúng không phải là nguyên nhân “chủ yếu” hoặc “sâu xa” cần giải quyết để tạo ra một tác động lâu dài ngăn chặn mất rừng. Thông tin về động cơ trực tiếp và nguyên nhân cốt lõi sẽ tạo cơ sở để dựa vào đó xác định Chương trình REDD+ Quốc gia phù hợp. Nguyên nhân chính làm suy thoái rừng gồm: khai thác gỗ trái phép, quản lý rừng không bền vững, du canh du cư và phá rừng lấy củi. Nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất dẫn đến suy thoái rừng ở Việt Nam trong thập kỷ qua là phương thức khai thác gỗ không bền vững (nổi bật là nạn khai thác gỗ trái phép).

Để hiểu rõ hơn về động cơ của mất rừng và suy thoái rừng cũng như nguyên nhân sâu xa của nó đòi hỏi phải có những đánh giá toàn diện và tham vấn với nhiều chuyên gia; danh sách các chuyên gia có thể đóng góp đầu vào cho phần này được cung cấp tại Phụ lục 2.a.1’ cùng với danh sách các ấn phẩm chính. Hiện nay, Chương trình UN-REDD Việt Nam có kế hoạch tiến hành một đánh giá như vậy. Một báo cáo tổng quan đã được đưa ra trong đó cung cấp nhiều thông tin cụ thể hơn là thông tin trong R-PP.22

I. Chuyển đổi đất rừng sang đất canh tác lâm nghiệp

Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu nông sản, bao gồm cà phê, hạt điều, hồ tiêu, tôm, gạo và cao su. Năm 2009, ngành nông nghiệp đóng góp 20% GDP toàn quốc, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm là 3,84% trong giai đoạn 2006-2008.23 Trong vòng 5 năm trở lại đây, diện tích cây công nghiệp đã được mở rộng và phát triển nhanh hơn quy hoạch và tăng từ 1,634 triệu héc-ta năm 2005 lên 1,886 triệu héc-ta năm 2008. Diện tích nuôi trồng thủy sản cũng tăng mạnh, chủ yếu là diện tích nuôi tôm. Trong giai đoạn 1991-2001, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ở các vùng biển và duyên hải Việt Nam đã tăng gần gấp đôi. Các chính sách và kế hoạch nông nghiệp trong tương lai có xu hướng ổn định diện tích cà phê và chè trong khi diện tích đất cho phát triển cây cao su dự kiến được mở rộng từ 30.000 héc-ta lên đến mục tiêu đề ra là 430.000 héc-ta vào năm 2015.24 Phần lớn việc mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm gần đây tập trung vào hai vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam là Tây nguyên và Đông Nam Bộ. Phần lớn diện tích mở rộng theo quy hoạch đều nằm trong các vùng sinh thái nông nghiệp này vốn đặc biệt thích hợp cho cây cà phê, cao su và hạt điều. Trong vòng 10 năm qua, các tỉnh này đều đã trải qua thời kỳ cao điểm phá rừng ồ ạt như đã được nêu bật trong nhiều báo cáo.25,26 Chính phủ vẫn tiếp tục đặt mục tiêu cao để nâng giá trị nuôi trồng thủy sản.

Những chuyển biến chính diễn ra ở khu vực Tây Nguyên, nhất là hai tỉnh Đak Lak và Lâm Đồng, là việc mở rộng diện tich cây cà phê. Giá cà phê trên thị trường thế giới bắt đầu tăng cao từ đầu thập niên 90 và những quy định mới về quyền sở hữu đất đã dẫn đến tình trạng mở rộng ồ ạt diện tích trồng cà phê trong vùng. Trong giai đoạn 1990 – 2000, diện tích trồng cà phê đã tăng từ 50.000 lên 500.000 héc-ta.27 Làn sóng di cư ồ ạt cũng đổ về trong vùng. Khi giá cà phê giảm mạnh một số hộ nông dân buộc phải chặt bỏ cây cà phê. Một số vùng chẳng hạn như tỉnh Đak Nông đại diện cho một trong những vùng còn lại cuối cùng xâm lấn vào đất rừng tự nhiên để mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Với độ che phù rừng còn tướng đối lớn và đất đai màu mỡ thì những vùng như vậy sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ làn sóng mở rộng diện tích đất nông nghiệp và do đó hoàn toàn phù hợp với REDD. Điều tương tự cũng xảy ra đối với vùng ven biển, các chính sách của chính phủ và tín hiệu thị

R-PP Việt Nam

38

trường đã trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến sự chuyển đổi trên quy mô lớn diện tích đất lúa và rừng ngập mặn ven biển thành các trang trại nuôi tôm.28

Những tín hiệu thị trường này đang diễn ra trong khuôn khổ quy hoạch và các chính sách hỗ trợ nông nghiệp hướng tới tăng trưởng nông nghiệp theo định hướng xuất khẩu. Các chính sách và kế hoạch ở rộng sản xuất nông nghiệp trong hiện tại và tương lai đều hướng tới mở rộng diện tích cây cao su trên quy mô lớn và hạt điều trong với quy mô nhỏ hơn như đã nêu rõ trong dự thảo lần thứ nhất kế hoạch 5 năm Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015; cũng như Quyết định 25/2008/QD-TTg ngày 5/2/2008 và Quyết định 750/2009/QD-TTg ngày 3/6/2009 cho phép phát triển 100.000 ha cây cao su ở vùng Tây Nguyên. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy là những diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt lớn sẽ bị chặt trắng để trồng cao su. Việc mở rộng này sẽ xảy ra chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và vùng sinh thái nông nghiệp Đông Nam Bộ. Chương trình REDD+ Quốc gia khuyến nghị nên tiến hành các đánh giá chuyên sâu về tác động tiềm ẩn của chính sách mở rộng diện tích trồng cao su đối với rừng tự nhiên. Xem phụ lục 2.a.2: ToR II: Đánh giá chính sách mở rộng diện tích phát triển cây cao su ở khu vực Tây Nguyên và vùng sinh thái nông nghiệp Đông Nam Bộ.

Vấn đề trở nên phức tạp hơn do hệ thống phân loại rừng và quy trình phê duyệt hiện nay có thể dẫn đến một thực tế là nhiều khu rừng sinh trưởng tốt hoặc đang tái sinh tự nhiên bị chuyển đổi để trồng rừng mới, mà chủ yếu là cao su và keo. Quy định quản lý rừng Quyết định 186/2006/QD-TTg và kế tiếp là Thông tư 99/2009 ngày 6/11/2009 quy định tiêu chí rừng nghèo kiệt và các loại rừng nghèo kiệt được phép tái trồng rừng. Theo ý kiến của một số chuyên gia thì điều này có thể anh hưởng lớn đến rừng tự nhiên ở Tây Nguyên.29 Ngoài ra, hệ thống điều tra và kiểm chứng các tiêu chí xác định rừng nghèo kiệt và loại rừng đủ điều kiện được trồng lại để ngỏ trước các ảnh hưởng. Trong bối cảnh có nhiều mối quan tâm về hệ thống phân loại rừng và quy trình phê duyệt, chúng tôi khuyến nghị cần nghiên cứu lại vấn đề này. Phụ lục 2.a.2: ToR III: Nghiên cứu hệ thống phân loại rừng và quy trình phê duyệt để đưa ra khuyến nghị.

Hiện năng lực và khả năng đảm bảo các “kế hoạch” của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp được thực hiện còn hạn chế. Nhiều báo cáo đã nêu hiện tượng chuyển đổi mục đích sử dụng đất ồ ạt trái phép để mở rộng đất nông nghiệp do hạn chế của lực lượng kiểm lâm và năng lực yếu kém trong thực thi luật pháp.30 Theo số liệu thống kê năm 2009, 4.356 vụ phá rừng đã được phát hiện với diện tích rừng bị mất lên đến 1.998 héc-ta.31 Tuy nhiên, nhiều vấn đề như quyền sở hữu đất, chính sách và quy hoạch không rõ ràng, thiếu biện pháp khuyến khích phát hiện các vụ vi phạm và giám sát chưa chặt chẽ cho thấy con số thực tế các vụ phá rừng là cao hơn nhiều.32 Nghiên cứu của tổ chức ICRAF tại tỉnh Đak Nông cho thấy động cơ trực tiếp chính gây mất rừng là việc chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây công nghiệp lâu năm và sự tác động qua lại của việc chuyển đổi này với tập tục du canh du cư để chiếm đất. Người dân địa phương, nhất là các dân tộc thiểu số, đang chiếm diện tích đất này để bán cho sản xuất cây công nghiệp lâu năm.33 Một nguyên nhân sâu xa vì sao các tổ chức kinh tế lại có động cơ chuyển đổi đất rừng sang nông nghiệp là vì họ chưa tính đúng tính đủ giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ mà rừng cung cấp. Ngoài lâm sản ra, các doanh nghiệp giường như hoàn toàn không thể khai thác được các lợi ích khác và không thể tối đa hóa giá trị tiềm năng của rừng. Đây chính là lý do bất cập, hạn chế của công tác đào tạo, chế biến, tiếp thị và không đủ năng lực thâm nhập vào các thị trường khác nhau. Điều này dễ nhận thấy là hiện nay các cơ quan quản lý đang tập trung nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả của ngành. Hiện nay nhiều dịch vụ sinh thái quý giá từ rừng chưa được quan tâm đúng mức. Quyết định 380/QD-TTg ban hành năm 2008 cho phép thí điểm thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, mở đường cho việc áp dụng sâu rộng trên phạm vi toàn quốc.

Đói nghèo vẫn là một vấn đề dai dẳng ở Việt Nam nhất là đối với các dân tộc thiểu số hiện

R-PP Việt Nam

39

đang sinh sống chủ yếu sinh sống ở vùng rừng và miền núi. Mặc dù các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,5% tổng dân số nhưng lại chiếm đến 44,7% người nghèo ở Việt Nam và 59% số người thiếu đói.34 Đối tượng này làm phát sinh áp lực chuyển đổi rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp và giảm nghèo.

Đã có nhiều cuộc thảo luận về tác động của tập quán nông nghiệp theo truyền thống du canh du cư dẫn đến mất rừng. Chính sách của nhà nước trong suốt 30 năm qua đã nỗ lực thử nghiệm tiến tới loại bỏ tập quán này và hướng tới phương thức sản xuất nông nghiệp định canh định cư. Giường như tập quán du canh du cư có tác động rất khác nhau tùy thuộc vào từng vùng sinh thái nông nghiệp. Ở khu vực Tây Nguyên, nhiều diện tích canh tác xâm lấn vào những khu rừng mới xuất phát từ động cơ chiếm đất để bán vì mục đích thương mại và trồng cây công nghiệp. Ở khu vực Bắc Trung Bộ không có nhiều cơ hội cho trồng cây công nghiệp, tập quán du canh du cư vẫn diễn ra chủ yếu là để tự tục lương thực. Hiện nay diện tích đất nông nghiệp mở rộng xâm lấn vào những khu rừng mới vẫn chưa rõ ràng. Điều quan trọng là cần tiến hành những phân tích chuyên sâu để làm rõ tình hình. Phụ lục 2.a.2: ToR IV: Đánh giá tác động du canh du cư đối với mất rừng và suy thoái rừng tại ba vùng sinh thái nông nghiệp Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Động cơ cốt lõi cuối cùng thúc đẩy việc mở rộng diện tích cây công nghiệp và sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp lương thực xuất phát từ nguyên nhân gia tăng dân số cơ học (di dân) và tự nhiên. Nhìn chung, làn sóng di dân tự phát đang có xu hướng giảm xuống do diện đất canh tác không còn nhiều và chính sách hạn chế di dân được các tỉnh áp dụng, và một phần do nhiều việc làm phi nông nghiệp được tạo ra tại các vùng quê nhà. Tình trạng di dân hiện chỉ diễn ra ở những vùng còn quỹ đất và đất đai phì nhiêu, chẳng hạn như một phần phía đông của Tây Nguyên. Các dân tộc thiểu số thường có tỷ lệ sinh cao hơn (bình quân mỗi gia đình có 3-4 con so với người Kinh chỉ có 1 hoặc 2 con), điều này cho thấy áp lực tăng dân số sẽ còn tăng cao từ những nhóm này.35

2. Khai thác gỗ không bền vững

Khai thác gỗ không bền vững là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái rừng và là hệ lụy của phương thức quản lý yếu kém và các hoạt động trái phép cũng như khai thác gỗ của các hộ nông thôn để sử dụng.

Rất khó để ước tính được quy mô của các hoạt động trái phép nhưng chúng được coi là động cơ chính gây mất rừng ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê gần đây trong năm 2009, có 25.817 vụ vi phạm quy định nhà nước (48.605 m3 gỗ các loại đã bị tịch thu) đã được phát hiện liên quan đến khai thác và buôn bán gỗ và lâm sản trái phép.36 Tuy nhiên, do thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ, các vụ việc sử lý chưa nghiêm và thiếu biện pháp khuyến khích chính quyền địa phương cung cấp và khai báo chính xác, nên con số các vụ việc không bị phát hiện và báo cáo còn cao hơn nhiều.37 Phương thức khai thác chọn sẽ làm cho rừng dần bị suy thoái. Một số vụ vi phạm lâm nghiệp có sự tham gia của người dân địa phương do đói nghèo mà làm liều, trong khi đó phần lớn các vụ vi phạm có động cơ và thao túng của các nhóm và mạng lưới tội phạm.

Để ngăn chặn các vụ vi phạm lâm nghiệp trái pháp luật, hàng loạt chính sách, chiến lược và nghi định đã được ban hành, đáng chú nhất là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Tuy nhiên, các vụ vi phạm luật lâm nghiệp vẫn diễn ra bất chấp những nỗ lực này. Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy hoạt động khai thác gỗ trái phép.

Nhu cầu gỗ cứng nhiệt đới cho sản xuất đồ gỗ với giá thành hợp lý ngày càng tăng. Việt Nam đã trở thành trung tâm lớn về xuất khẩu đồ gỗ, sản phẩm gỗ hiện đứng thứ 5 trong các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.38 Buôn bán và khai thác gỗ trái phép ở Việt Nam sẽ trở thành vấn đề nghiệm trọng đối với tương lai ngành gỗ cũng như lợi ích tiềm năng thu được từ REDD. Với các quy định chặt chẽ hơn như yêu cầu phải có bằng chứng chứng

R-PP Việt Nam

40

minh gỗ hợp pháp (Đạo luật Lacy của Hoa Kỳ và sáng kiến FLEGT của Liên minh Châu Âu), Việt Nam cần loại bỏ việc sử dụng gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp. Trong bất cứ một cơ chế REDD+ nào, rủi ro tiềm ẩn sự rò rỉ là một vấn đề cần phải được tính đến. Nếu bảo vệ rừng chỉ đơn thuần làm cho việc chuyển đổi rừng xảy ra ở các quốc gia láng giềng thì điều này sẽ tác động đến số lượng tín chỉ mà Việt Nam có quyền được hưởng.

Mặc dù chính phủ đã có những nỗ lực to lớn trong việc áp dụng các luật mới để ngăn chặn vấn đề này nhưng khung pháp lý vẫn còn chưa đầy đủ. Thiếu hụt đã được chỉ ra trong nhiều báo cáo: “Khung pháp lý còn chưa rõ ràng, quá phức tạp và còn nhiều lỗ hổng dễ bị tội phạm lợi dụng để thu lợi bất chính với rủi ro bị pháp luật trừng phạt là rất thấp. Quy trình tố tụng còn nhiều bất cập, chế tài sử phạt chưa nghiêm, chưa tương xứng với lợi ích bất chính thu được”.39 Một lỗ hổng trong hệ thống pháp lý hiện nay là chưa có cơ chế kiểm tra việc sử dụng gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp của các cơ sở chế biến, một lỗ hổng nữa là chưa có quy định yêu cầu phải xuất trình bằng chứng hợp pháp khi nhập khẩu gỗ thuộc các loài không nằm trong danh mục CITES. Điều này sẽ xảy ra thực trạng là gỗ nhập khẩu được cho là hợp pháp mặc dù chúng có thể được xuất đi trái phép từ một vùng nào đó, nhất từ những vùng ở Lào và Campuchia nơi áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ.40 Thự tế hiện nay chưa có định nghĩa chuẩn và hệ thống kiểm chứng gỗ hợp pháp có nguồn gốc trong nước hoặc quốc tế.

Biện pháp thực thi hiện này thường tập trung vào truy bắt thủ phạm của các vụ vi phạm xảy ra gần rừng hoặc vận chuyển gỗ trái phép. Biện pháp như vậy đòi hỏi phải có nguồn lực lớn và lực lượng bảo vệ rừng đông đảo. Lương thấp cộng với địa bàn hoạt động ở vùng sâu vùng xa làm cho họ trở nên dễ bị mua chuộc, hối lội. Biện pháp này có chi phí cao và tác động thấp chủ yếu chỉ tác động đến các hộ gia đình có sinh kế phụ thuộc vào rừng hoặc lực lượng dân phòng truy bắt các nhóm tội phạm có tổ chức và các hộ nghèo được thuê khai thác gỗ. Những người được hưởng lợi nhiều nhất từ các vụ vi phạm, dân buôn gỗ và quan chức địa phương lại thường không bị sử phạt. Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của Cục Kiểm Lâm được thành lập cơ bản sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng vi phạm này. Biện pháp tập trung thực thi pháp luật tại các điểm bán gỗ (ví dụ như tại các cơ sở cưa xẻ, chế biến…) vốn là nguyên nhân chính dẫn đến khai thác gỗ trái phép, sẽ giúp giải quyết được những vấn đề này.41

Để thực thi pháp luật có hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Kiểm lâm với các cơ quan khác. Nhận thức được nhu cầu điều phối liên ngành, nhiều chỉ thị (đáng chú ý nhất là Chỉ thị 08/2006/CT-TTg của Thủ Tướng) đã được ban hành áp dụng. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng sự phối hợp liên ngành vẫn chưa có nhiều cải thiện do vướng mắc một số khó khăn bất cập như thiếu kinh phí, mâu thuẫn giữa các văn bản luật, chính sách và hướng dẫn, thiếu nguồn lực về con người và tài chính.42

Cũng như những nguyên nhân sâu xa, nhất là những nguyên nhân thúc đẩy khai thác gỗ trái phép, còn nhiều nguyên nhân khác nữa tồn tại trong ngành lâm nghiệp dẫn đến việc khai thác gỗ không bền vững. Ví dụ quy trình phân loại đất lâm nghiệp tạo cơ hội chuyển đổi không cần thiết nhiều diện tích rừng tự nhiên, chính sách cấm khai thác gỗ hiện nay tại một số tỉnh và quy định khai thác theo hạn ngạch (quota) đã khuyến khích hoạt động khai thác gỗ trái phép. Hệ thống khai thác theo hạn ngạch này cần được thay thế bằng một hệ thống mà cho phép nâng cao tối đa khối lượng gỗ có thể mua bán.43

Một vấn đề quan trọng khác là hệ thống quản lý hiện nay của ngành lâm nghiệp. Ví dụ Chương trình 661, như đã được nêu rõ; chừng nào mà quy hoạch hiện nay, ngân sách và các biện pháp kiểm soát đều được cung cấp, thì điều này sẽ khuyến khích sử dụng sai mục đích hoặc lợi dụng các nguồn lực từ ngân sách. Mội khía cạnh quan trọng là phải đảm bảo rằng những người tham gia thực hiện các hoạt động được hỗ trợ từ chương trình không có quan hệ với những người chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện đó. Tiến trình phân cấp

R-PP Việt Nam

41

phân quyền đang diễn ra ở Việt Nam có nhiều tiềm năng mang lại những lợi ích lớn hơn cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên nếu tiến trình này được thực hiện mà không có sự tham gia của người dân thì nó có thể tiếp tục loại bỏ những người nghèo trong khi tạo và trao quyền lực lớn hơn vào tay những người có thế lực ở địa phương.44 Quá trình ra quyết định trong ngành lâm nghiệp chưa có sự tham gia của người dân để đảm bảo rằng nhu cầu và lợi ích của cộng đồng địa phương luôn được đáp ứng. Các chương trình trước đây đã vấp phải một số khó khăn trong việc huy động cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động xóa đói giảm nghèo dựa vào tài nguyên rừng.45

Một trong những vấn đề cốt lõi hiện nay là cộng đồng địa phương vẫn chưa được giao quyền sử dụng rừng đầy đủ. Trao quyền sở hữu cho hộ gia đình và cộng đồng để họ có thể hưởng lợi từ rừng sẽ khuyến khích người dân bảo vệ rừng và ngăn chặn xâm lấn đất rừng. Đến năm 2006, chỉ có 55% diện tích đất rừng đã được giao (trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất so với 81% của diện tích đất nông nghiệp).46 Một vấn đề nữa là ngay cả khi cộng đồng được trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp thì họ cũng chưa thể hưởng lợi từ rừng. Bất cứ một quy trình giao quyền sử dụng rừng nào cũng phải có những hỗ trợ tiếp theo để tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương làm giàu từ những quyền mới của họ. Phụ lục 2.a.2: ToR V: Nghiên cứu quy trình giao đất và khuyến nghị biện pháp cải thiện hệ thống hiện có để mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Một số dân tộc thiểu số có truyền thống quản lý rừng tập thể. Quản lý rừng cộng đồng mang có những ưu điểm rõ ràng, nhưng cho đến nay hỗ trợ cho quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Theo số liệu thống kê chính thức chỉ khoảng 1% diện tích đất thuộc quyền sở hữu của cộng đồng. Tuy nhiên, kết quả các cuộc khảo sát cho thấy diện tích đất thuộc quyền quản lý của cộng đồng cao hơn nhiều.47 Gần đây với chính sách phân cấp sở hữu và quản lý thì mối quan tâm đến quản lý rừng cộng đồng như là một mô hình về quyền sử dụng ở Việt Nam ngày càng tăng lên. Trong khuôn khổ REDD+, thì hình thức quản lý rừng cộng đồng là rất phù hợp. SNV, SCD, CEDRA, ICRAF và một số tổ chức phi chính phủ hiện đang tìm hiểu cơ hội áp dụng quản lý rừng cộng đồng trong thực hiện REDD+ ở khu vực phía Bắc của Việt Nam. Bài học kinh nghiệm từ những dự án này rất hữu ích cho quá trình xây dựng và thực hiện Chương trình REDD+ Quốc gia.

Người dân cần lâm sản để đáp ứng các nhu cầu cơ bản như nhiên liệu, xây dựng và thực phẩm.48 Việc lấy củi để làm than tạo áp lực lên rừng. Những nhu cầu cơ bản này có thể khiến con người góp phần làm suy thoái hay mất rừng tự nhiên.

III. Phát triển hạ tầng

Các quốc gia cần có cơ sở hạ tầng để phát triển. Trong tất cả các hoạt động phát triển hạ tầng thì làm đường và xây dựng đập gây ra những tác động hủy hoại lớn nhất đến rừng và mất rừng. Chiều dài hệ thống đường bộ ở Việt Nam đã tăng lên gấp đôi kể từ năm 1990.49 Trong khi diện tích rừng bị loại bỏ để làm đường có thể không lớn, nhưng việc tiếp cận các khu rừng dễ dàng hơn để xâm lấn và khai thác không bền vững gây ra những tác động hủy hoại lớn. Để thực hiện các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo thì cần phải xây dựng đường và hồ đập. Để đảm bảo tài nguyên được sử dụng hiệu quả nhất, điều quan trọng là phải tính toán đầy đủ các chi phí môi trường và xã hội đồng thời thúc đẩy các hình thức tăng trưởng kinh tế hiệu quả và bền vững để tối đa hóa phúc lợi xã hội.

Thủy điện đóng vai trong quan trọng trong sản xuất điện của Việt Nam. Theo dự kiến năm 2010 các nhà máy thủy điện sẽ cung cấp 9.412 MW trong tổng sản lượng 26.209 MW. Ngành điện có kế hoạch tăng sản lượng điện gấp đôi lên 10.766 MW vào năm 2025, khai thác mọi tiềm năng kỹ thuật hiện có của đất nước.50 Khu vực Tây Bắc của Việt Nam là vùng hiện cung cấp phần lớn sản lượng điện cũng như có tiềm năng lớn nhất cho phát triển thủy điện. Yếu tố

R-PP Việt Nam

42

then chốt thúc đẩy phát triển thủy điện là nhu cầu dùng điện tăng cao. Theo dự báo nhu cầu điện năng sẽ tăng 11% vào năm 2015. Để đáp ứng được nhu cầu đang tăng lên nhanh chóng này, ngành năng lượng đã nỗ lực mở rộng và cải thiện hệ thống năng lượng. Báo cáo đánh giá các giải pháp đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam kết luận so với các nguồn sản xuất năng lượng thay thế có tính khả thì thì phát triển thủy điện có chi phí kinh tế, xã hội và môi trường cao hơn.51

Việc xây dựng đập thủy điện dọc sông Đồng Nai đã phá hủy trên 15.000 héc-ta rừng tự nhiên.52 Theo ước tính, tác động của 21 đập thủy điện lớn nhỏ đã quy hoạch (với tổng công suất trên 4.610 MW) sẽ lấy đi một diện tích rừng khoảng 21.133 héc-ta (trong đó 4.227 héc-ta rừng tự nhiên và 1.367 héc-ta rừng trồng). Tổng giá trị tài nguyên rừng mất đi ước tính lên đến 72,4 triệu USD.53 Nghiên cứu này cũng ước tính tác động tiêu cực đối với tài nguyên rừng do di dân và tái định cư cho khoảng 61.571 người mất đất và nhà ở trong 21 công trình thủy điện. Ba trong số các công trình đó có mật độ dân số cao, tái định cư được xem là một rủi ro nghiệm trọng đến các khu rừng xung quanh – Tất cả các thủy điện này đều nằm trong vùng sinh thái nông nghiệp Tây Bắc.54 Điều này chỉ rõ rõ tầm quan trọng của các giải pháp di dân và bồi thường mà có tác động lâu dài về xã hội và môi trường khi phát triển hồ đập thủy điện quy mô lớn.

Bên cạnh các công trình lớn, còn nhiều các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Ước tính đến năm 2025 các công trình thủy điện nhỏ và bơm tích nước sẽ sản xuất 3.860 MW, gây tác động trên một địa bàn nhỏ hơn nhưng tác động đến nhiều địa bàn.55 Đối với các công trình thủy điện nhỏ, yêu cầu khảo sát và đánh giá tác động môi trường không cao. Trách nhiệm giải trình trong công tác quy hoạch và phê duyệt các dự án phát triển còn yếu kém đã tạo cơ hội gian dối và tham nhũng ở cấp cơ sở. Trong thực tế có nhiều công trình thủy điện như vậy được đề xuất mà không tiến hành đánh giá đầy đủ các tác động kinh tế, xã hội và môi trường, do vậy cần rà soát một số dự án đề xuất nhất là ở những khu vực nhạy cảm để quyết định xem liệu các dự án như vậy có được phép triển khai và chủ đầu tư dự án phải áp dụng những biện pháp nào để giảm thiểu tác động. Phụ lục 2.a.2: ToR VI: Đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ để đưa ra khuyến nghị giảm thiểu tác động đến tài nguyên rừng( tập trung ở các tỉnh trọng điểm).

Cơ chế giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường hiện vẫn chưa hoàn thiện. Tác động hủy hoại phần lớn xuất phát từ việc thiếu các quy định pháp lý. Cần có các quy định pháp lý mạnh hơn để bảo vệ những khu rừng tự nhiên quan trọng và ngăn chặn thiệt hại đối với những tài nguyên thiên nhiên còn lại. Phần lớn những tác động tiềm ẩn này đều có thể giảm nhẹ – một số có thể tránh được – thông qua công tác quy hoạch, thiết kế dự án và chọn địa bàn một cách thận trọng.

IV. Cháy rừng

Trong giai đoạn 1992 – 2002, diện tích bình quân hàng năm bị mất do cháy rừng là 6.000 héc-ta.56 Giai đoạn 2004 – 2008, theo báo cáo đã xảy ra 3.659 vụ cháy rừng, thiêu hủy 15.479 héc-ta (tương đương với diện tích bình quân 3.096 ha/năm).57 Dự án “Tăng cường năng lực Phòng cháy Chữa cháy Rừng cho Lực lượng Kiểm Lâm 2007-2010” đã được Thủ Tướng phê duyệt tại Quyết định số 02/QD-TTg ngày 2/1/2007. Bộ NN&PTNT đã ban hành Văn bản số 1266/BNN-KL hướng dẫn xây dựng dự án theo Quyết định 02/QD-TTg.58 Các văn bản pháp lý này đã được áp dụng tại các tỉnh để tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô. Theo thống kế của chính phủ, trong năm 2009 đã xảy ra 314 vụ cháy rừng, gây thiệt hại cho 1.492 héc-ta rừng, thấp hơn đôi chút so với năm trước. Tuy nhiên, năm 2010 số vụ cháy rừng tăng lên đột biến. Tính đến tháng 4 năm 2010, đã xảy ra 500 vụ cháy rừng, gây thiệt hại cho khoảng 3.000 héc-ta rừng, nguyên nhân cháy rừng năm nay là do thời tiết khô hanh kéo dài do hiện tượng El Nino.

R-PP Việt Nam

43

Khoảng 6 triệu héc-ta rừng của Việt Nam luôn đối mặt với nguy cơ cháy rừng. Nhất là tại các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên (Kon Tum, Lâm Đồng và Gia Lai), Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp). Ngay cả khi có chương trình mới tăng cường năng lực phòng chống cháy rừng, điều dễ nhận thấy là năng lực phòng chống cháy rừng vẫn còn nhiều hạn chế mặc dù hiện nay đã có sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với công an và quân đôi trong công tác phòng chống cháy rừng. Huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương có thể là một giải pháp hiệu quả đảm bảo có đủ nhân lực cho công tác phòng chống cháy rừng.

Cháy rừng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tập quán đốt rừng làm nương rẫy của cộng đồng dân tộc vùng cao là nguyên nhân chính gây cháy rừng. Làm đât hoặc làm cỏ trên nương rẫy sau thường trùng vào thời điểm mùa khô. Tập quán đốt rừng làm nương rẫy không phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long nơi mà phần lớn các vụ cháy rừng xảy ra do người dân đốt tổ ong lấy mật hoặc người đi săn đốt lửa để hun khói động vật rừng hoặc do bất cẩn của người dân sống quanh khu vực. Một vấn đề quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long là thực hiện biện pháp quản lý mực nước chữa cháy rừng. Các vườn quốc gia như Tràm Chim, U Minh Thượng, U Minh Hạ đã áp dụng biện pháp quản lý mực nước để chữa cháy rừng, biện pháp này giúp rừng sinh trưởng đồng thời giải quyết được vấn đề cháy rừng. Điều quan trọng là phải thực hiện đúng biện pháp quản lý mực nước cho chữa cháy để đáp ứng một lúc cả hai mục tiêu này.

Nguyên nhân cháy rừng được thống kê như sau: i) tập quán đốt nương làm đất sau thu hoạch: 60,8%; ii) dùng lửa để săn thú rừng, đốt tổ ong lấy mật, thu lượm chất thải: 18%; iii) bất cẩn: 5%; iv) cố tình đốt lửa: 5%; v) các nguyên nhân khác: 11,2%.59 Một nguyên nhân quan trọng khác là thời tiết khô hanh. Năm 2010 là năm có số vụ cháy rừng tăng cao đột biến do thời tiết khô hanh kéo dài, là hậu quả của hiện tượng El Nino. Dự báo biến đổi khí hậu chỉ rõ Tây Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng sẽ có thời tiết khô hanh kéo dài. Cần nghiên cứu tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu đến những khu vực này để đánh giá hết được những nguy cơ cháy rừng.

Chương trình phòng chống cháy rừng sẽ kết thúc vào năm 2010 và đề xuất cho giai đoạn tiếp theo (2010-2015) đã được trình lên. Cung cấp đầy đủ trang thiết bị cho lực lượng kiểm lâm, nâng cao nhận thức và tăng cường phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với công an và quân đội là những nội dung quan trọng không thể thiếu trong bất cứ một giải phòng cháy chữa cháy rừng.

Hợp phần 2a: Tổng hợp về Đánh giá hiện trạng sử dụng đất,

chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính

Hoạt động cụ thể Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Tổng

R-PP Việt Nam

44

Các nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu suy thoái rừng và cơ hội REDD+

$45 $30 $20 $95

Đánh giá tác động của cây cao su đối với rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và vùng sinh thái nông nghiệp Đông Nam Bộ

$20 $20

Nghiên cứu hệ thống phân loại rừng và quy trình phê duyệt để xác định tác động đến mất rừng và đưa ra khuyến nghị

$30 $30

Đánh giá quy trình giao đất hiện nay và khuyến nghị cải thiện hệ thống hiện có để mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

$30 $30

Tìm hiểu tác động của tập quán du canh du cư đến độ che phủ rừng ở khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

$30 $30

đánh giá môi trường chiến lược cho các kế hoạch xây dựng hồ đập thủy điện vừa và nhỏ và khuyến nghị giải pháp giảm tác động đến tài nguyên rừng (vùng trọng điểm Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên)

$30 $30

Tổng $45 $185 $30 $20 $235

Chính phủ p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $170 $20 $0 $190

Chương trình UN-REDD60 $45 $15 $10 $20 $45

1 Võ Quý và Lê Thạc Cán (1994) Bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học phong phú hơn của Việt Nam. Tạp

chí Quản lý Môi trường Châu Á, 2(2), 55–59 2 Tổng cục Thống kê, (2008) Niên giám thống kê của Việt Nam (2007)

3 Quỹ Đối tác Các bon Lâm nghiệp: Báo cáo Ý tưởng Kế hoạch Sẵn sàng (R-PIN) cho Việt Nam

4 Ngân hàng Thế giới (2005) Giám sát Môi trường – Đa dạng sinh học Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Washington

DC 5 Quỹ Đối tác Các bon Lâm nghiệp (FCPF) Báo cáo Ý tưởng Kế hoạch Sẵn sàng cho Việt Nam

6 SNV (2009) Lập bản đồ Tiềm năng REDD+ ở Việt Nam: Độ che phủ rừng, thay đổi độ che phủ rừng và mật độ

các bon, SNV, Hà Nội 7 JICA (2009), Báo cáo tiến độ: Nghiên cứu tiềm năng rừng và đất liên quan đến “Biến đổi khí hậu và Rừng” tại

Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, JICA 8 JICA (2009), Báo cáo tiến độ: Nghiên cứu tiềm năng rừng và đất liên quan đến “Biến đổi khí hậu và Rừng” tại

Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, JICA

R-PP Việt Nam

45

9 Ngân hàng Thế giới (2005) Giám sát Môi trường – Đa dạng sinh học Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Washington

DC 10

Võ Sỹ Tuấn (2005). Tài liệu hội thảo Quốc gia về khai thác nguồn lợi thủy sản, chế biến và dịch vụ vận chuyển.

Nhà xuất bản Nông nghiệp. 11

Ngân hàng Thế giới (2005) Giám sát Môi trường – Đa dạng sinh học Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Washington

DC 12

Chiến lược 2001-2010 đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng

nền móng cơ sở hạ tầng để hướng Việt Nam trở thành một nền kinh tế công nghiệp vào năm 2020; Định hướng phát

triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2005; Văn kiện đại hội Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX 2001; Định

hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010; Văn kiện đại hội Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X

2006. 13

Bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện đại hóa và công nghiệp hóa (CPV, No.41-NQ/TW, 15/11/2004). 14

Tiếp tục tái cơ cấu, cải cách và phát triển doanh nghiệp nhà nước trong ngành nông và lâm nghiệp (Bộ Chính trị

Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quyết định 28/NQ/TW, 16/6/2003). 15

Salmi, J, N. X. Nguyen, và T. Q. Le (1999) Nghiên cứu giải pháp tài chính cho quản lý rừng bền vững ở Việt

Nam, Hà Nội, Việt Nam 16

UN (2010) Thiết kế hệ thống chia sẻ lợi ích phù hợp với REDD cho Việt Nam, UNDP, UNEP và FAO, Hà Nội 17

GFA (2007) Hướng tới phương pháp tiếp cận dựa vào chương trình trong ngành lâm nghiệp Việt Nam? Nghiên

cứu để đưa ra cơ sở sửa đổi Chương trình 661 và xây dựng mô hình tài chính ODA cho chương trình sửa đổi, xem

xét kinh nghiệm và kết quả từ các dự án lâm nghiệp do KfW đồng tài trợ, Hà Nội 18

Ngân hàng Thế giới (2009) Việt Nam: Hài hòa chi tiêu công với ưu tiên chiến lược trong ngành lâm nghiệp,

phòng Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới,

tháng 11/2009 19

Ngân hàng Thế giới (2009) Việt Nam: Hài hòa chi tiêu công với ưu tiên chiến lược trong ngành lâm nghiệp,

phòng Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới,

tháng 11/2009 20

Bộ NN&PTNT (2010) Báo cáo đánh giá giữa kỳ: về thực hiện Quyết định 380/QD-TTg ngày 4/4/2008 của Thủ

Tướng về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội. 21

Võ Quỹ và Lê Thạc Cán (1994) Bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học phong phú hơn của Việt Nam. Tạp

chí Quản lý Môi trường Châu Á, 2(2), 55–59 22

McNally, R.H.G (2010) Báo cáo chính sách lâm nghiệp, động cơ phá rừng và chiến lược sẵn sàng REDD+ cho

Việt Nam như là đóng góp cho Quỹ Đối tác Các bon Lâm nghiệp Ngân hàng Thế giới: Kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng

Việt Nam, Hà Nội. 23

Bộ NN&PTNT (2010), Dự thảo thứ nhất “Kế hoạch Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 5 năm giai đoạn 2011-

2015’, Bộ NN&PTNT, Hà Nội 24

Như trên 25

SNV (2009) Lập bản đồ Tiềm năng REDD+ ở Việt Nam: Độ che phủ rừng, thay đổi độ che phủ rừng và mật độ

các bon, SNV, Hà Nội. 25

Bộ NN&PTNT (2010), Dự thảo thứ nhất “Kế hoạch Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 5 năm giai đoạn 2011-

2015’, Bộ NN&PTNT, Hà Nội 26

Cường, P.M, Vu, T.D và Nguyen, H.T.T (2008), Điều tra thay đổi độ che phủ đất và mất rừng ở Việt Nam –

Nghiên cứu điểm tại huyện Krong Nô, tỉnh Đak Nông, Ngân hàng Thế giới, Hà Nội 27

Ngân hàng Thế giới (2009) Phân tích xã hội: Dân tộc và phát triển ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Washington

D.C 28

WWF MPO (2004) Tự do hóa thương mại, đói nghèo nông thôn và môi trường: Báo cáo khởi động chương trình

nghiên cứu Việt Nam, Washington DC 29

Thái Học (2009) Mối nguy từ phá rừng “hợp pháp” (28/10/2009). [Internet]. [cited 11/5/2010]. Đăng tải tại

http://www.baodatviet.vn/ 30

SNV (2009) Nghiên cứu động cơ phá rừng tại tỉnh Đak Nông và Lâm Đồng, dự thảo báo cáo, SNV 31

Bộ NN&PTNT (2010) Báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp chuẩn bị cho hội nghị tổng kết thường niên FSSP vào

ngày 2/2/2010 32

Ngân hàng Thế giới (2010) Việt Nam – Tăng cường thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại, phòng

Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tháng 4/2009 – Dự thảo 33

http://www.isge.monre.gov.vn/index.php?mod=viewcontent&id_content=1121&id_item=97&id_group=33

R-PP Việt Nam

46

34

Ngân hàng Thế giới (2009) Phân tích xã hội: Dân tộc và phát triển ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Washington

D.C 35

Ngân hàng Thế giới (2009) Phân tích xã hội: Dân tộc và phát triển ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Washington

D.C 36

Bộ NN&PTNT (2010) Báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp chuẩn bị cho hội nghị tổng kết thường niên FSSP vào

ngày 2/2/2010 37

Ngân hàng Thế giới (2010) Việt Nam – Tăng cường thực thi luật lâm nghiệp và quản trị rừng, phòng Phát triển

nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới, tháng 4/2009 –

DỰ THẢO 38

Quỹ Đối tác Các bon Lâm nghiệp (FCPF) Báo cáo Ý tưởng Kế hoạch Sẵn sàng (R-PIN) cho Việt Nam 39

Ngân hàng Thế giới (2010) Việt Nam – Tăng cường thực thi luật lâm nghiệp và quản trị rừng, phòng Phát triển

nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới, tháng 4/2009 –

DỰ THẢO 40

Như trên 41

Ngân hàng Thế giới (2010) Việt Nam – Tăng cường thực thi luật lâm nghiệp và quản trị rừng, phòng Phát triển

nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới, tháng 4/2009 –

DỰ THẢO 42

Ngân hàng Thế giới (2010) Việt Nam – Tăng cường thực thi luật lâm nghiệp và quản trị rừng, phòng Phát triển

nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới, tháng 4/2009 –

DỰ THẢO 43

Ngân hàng Thế giới (2010) Việt Nam – Tăng cường thực thi luật lâm nghiệp và quản trị rừng, phòng Phát triển

nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới, tháng 4/2009 –

DỰ THẢO 44

Holland, T, Diễm, D và Hung, T.M (2009) Giám sát quản trị rừng ở Việt Nam: Nghiên cứu ban đầu và khuyến

nghị để xây dựng bộ chỉ số, Hà Nội 45

McNally, R.H.G, Sage, N & Holland, T (2008) Hiểu biết về REDD: Gợi ý cho Lào, Nê-Pal và Việt Nam, SNV,

Hà Nội 46

Ngân hàng Thế giới (2009) Việt Nam: Hài hòa chi tiêu công với ưu tiên chiến lược trong ngành lâm nghiệp,

phòng Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới,

tháng 11/2009 47

Bộ NN&PTNT (2008) Báo cáo: Khảo sát lâm nghiệp cộng đồng; Bộ NN&PTNT, Hà Nội 48

Ngân hàng Thế giới (2009) Việt Nam: Hài hòa chi tiêu công với ưu tiên chiến lược trong ngành lâm nghiệp,

phòng Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới,

tháng 11/2009 49

Chiều dài con đường từ chiến lược hạ tầng 50

ADB (2009), Khai thác thủy điện cho phát triển: Đánh giá môi trường chiến lược cho phát triển thủy điện bền

vững ở Việt Nam: Tổng kết chính sách, ADB, Manila 51

ADB (2009) Đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch thủy điện theo Kế hoạch Phát triển Năng lượng VI:

Báo cáo cuối cùng, ADB, Manila 52

http://www.thanhniennews.com/2010/Pages/20100425172519.aspx 53

ADB (2009) Đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch thủy điện theo Kế hoạch Phát triển Năng lượng VI:

Báo cáo cuối cùng, ADB, Manila 54

Như trên 55

ADB (2009) Khai thác thủy điện cho phát triển: Đánh giá môi trường chiến lược cho phát triển thủy điện bền

vững ở Việt Nam: Tổng kết chính sách, ADB, Manila 56

Cục Kiểm Lâm (2002) Đề xuất chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn ở Việt Nam. Hà Nội: Dự án Tăng cường

năng lực quản lý khu bảo tồn ở Việt Nam. 57

Cục Kiểm Lâm (2009) Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị của Thủ Tướng về các biện pháp khẩn cấp quản lý

bảo vệ rừng, Bộ NN&PTNT, Hà Nội 58

Bộ NN&PTNT (2010) Dự thảo thứ nhất “Kế hoạch Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 5 năm giai đoạn 2011-

2015’, Bộ NN&PTNT, Hà Nội 59

Cục Kiểm Lâm (2009) Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị của Thủ Tướng về các biện pháp khẩn cấp quản lý

bảo vệ rừng, Bộ NN&PTNT, Hà Nội

R-PP Việt Nam

47

60

Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản ánh các hoạt động liên quan trong khuôn khổ của

đề xuất này (hội thảo, tài liệu, thiết bị…). Thời gian làm việc của cán bộ và các chi phí văn phòng khác không được

tính vào đây, nhưng chi phí tư vấn thì có được tính.

R-PP Việt Nam

48

2b. Giải pháp Chiến lược REDD+

Các hợp phần của một Chương trình REDD+ Quốc gia

Chương trình REDD+ Quốc gia Việt Nam đang trong quá trình soạn thảo và dự kiến sẽ được trình lên Thủ Tướng phê duyệt vào giữa năm 2011. Một phần trong quá trình xây dựng Báo cáo Chuẩn bị Sẵn sàng là tiến trình tham vấn rộng rãi các bên liên quan chủ chốt (phần 1.b). Kết quả của tiến trình này là cơ bản xác định được “các giải pháp chiến lược” để giải quyết vấn đề mất rừng và suy thoái rừng. Mặc dù kết quả này chỉ thể hiện các ý tưởng ban đầu nhưng chúng lại đưa ra các yếu tố để Chương trình REDD+ Quốc gia dựa vào đó mà cải tiến và phát huy. Giải pháp chiến lược được xác định là hành động trực tiếp giải quyết động cơ cốt lõi của mất rừng và nguyên nhân sâu xa đã được chỉ ra trong (phần 2.a). Phụ lục 2b Bảng 1 nêu ra một vài ví dụ về mối liên hệ giữa động cơ thúc đẩy phá rừng và giải pháp REDD+ khả thi ở

Việt Nam. Rõ ràng là có nhiều ý tưởng ban đầu và cần tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu hơn để đánh giá tính khả thi về kinh tế xã hội, chính trị và thể chế của các giải pháp này. Phụ lục 2.b ToR 0: “Đánh giá tính khả thi về kinh tế xã hội, chính trị và thể chế của các phương pháp chiến

lược được đề xuất”. Chiến lược đặt trong tâm vào 6 hợp phần cốt lõi được trình bày dưới đây (thông tin cụ thể của từng hợp phần này được trình bày trong Phụ lục 2.b.1). Mỗi hợp phần đều cần tiếp tục nghiên cứu như là một phần của Giai đoạn Chuẩn bị.

Hợp phần Một: Phân vùng và Quy hoạch Sử dụng đất

Xét đến các kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp, nhất là cho phát triển cao su và cà phê, cũng như kế hoạch phát triển thủy điện, đường giao thông và hạ tầng, điều rõ ràng là để giảm thiểu tác động gây mất rừng cần phải thực hiện phân vùng và quy hoạch sử dụng đất tổng hợp. Kế hoạch của các ngành (ví dụ: kế hoạch ngành nông nghiệp, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội…) cần được đánh giá ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh để xác định xem kế hoạch nào tiềm ẩn khả năng gây mất rừng. Các cơ quan chức năng cần nỗ lực trong điều chỉnh quy hoạch và phân vùng nhằm giảm thiểu tác động đến tài nguyên rừng. Trên phạm vi rộng hơn, cần lồng ghép REDD+ vào kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trong tương lai mà hiện đang trong quá trình soạn thảo cho giai đoạn 2011-2015 (kế hoạch cấp huyện và xã cũng vậy). Điều đặc biệt quan trọng là bất cứ một kế hoạch nào cũng phải được giám sát chặt chẽ để đảm bảo sự tuân thủ thông qua xây dựng các hệ thống cho phép bên thứ ba có thể kiểm chứng. Hiện nay, quy hoạch sử dụng đất tổng hợp của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020 đang trong quá trình soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình UN-REDD. Bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất của Lâm Đồng có thể nhân rộng sang các tỉnh thực hiện REDD+ khác.

Hợp phần Hai: Tiến trình Giao quyền Sử dụng Rừng

Giao quyền sử dụng rừng cho hộ gia đình và cộng để họ có thể hưởng lợi từ rừng sẽ có tác dụng khuyến khích người dân tích cực bảo vệ rừng và ngăn chặn xâm lấn đất rừng. Việc này cũng sẽ đảm bảo cộng đồng địa phương sẽ được hưởng lợi từ REDD. Do đó, bất cứ một Chương trình REDD+ Quốc gia nào cũng phải có biện pháp đảm bảo quyền sử dụng rừng của cộng đồng địa phương. Hiện đã có một Chương trình Quốc gia rất tham vọng cần được phát huy để đạt được mục tiêu này.

Cần tập trung nỗ lực cải thiện cơ chế điều phối và thực hiện giữa Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT về giao đất giao rừng, cũng như hỗ trợ và đầu tư nhiều hơn cho cộng đồng địa

R-PP Việt Nam

49

phương để giúp họ hiểu rõ làm thế nào để được hưởng lợi từ quyền sử dụng rừng. Quản lý rừng cộng đồng đã được công nhận là một hệ thống quản lý hứa hẹn nhiều tiềm năng và cần thử nghiệm nhiều hơn nữa và áp dụng như là một phần trong bất kỳ một cơ chế REDD+ nào. Điều này đòi hỏi phải áp dụng những hướng dẫn rõ ràng và một phương pháp tiếp cận toàn diện để lồng ghép các khía cạnh của quản lý rừng cộng đồng vào quy hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng, cơ chế hưởng lợi, kế hoạch quản lý rừng. Mặc dù xung đột thường song hành với các vấn đề giao đất và quyền sử dụng đất, nhưng điều quan trọng là xây dựng chính sách sử dụng đất hiệu quả và tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương sẽ giảm thiểu tranh chấp và mâu thuẫn về đất đai. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã hỗ trợ 80.000 USD cho Trường Đại học Huế để tiến hành một phân tích về hiệu quả của chính sách giao đất giao rừng và tranh chấp giữa những người sử dụng đất tại các tỉnh có rừng. Kết quả nghiên cứu sẽ rất hữu ích cho quá trình xây dựng và thực hiện Chương trình REDD+ Quốc gia.

Hợp phần Ba: Chính sách Lâm nghiệp, Cải cách Luật và Hành chính

Như đã nêu rõ trong Phần 2a, cần thực hiện hàng loại cải cách trong chính sách lâm nghiệp, luật pháp và hành chính để giải quyết vấn đề mất rừng và suy thoái rừng. Điều này gồm nỗ lực lớn hơn cho nâng cao nhận thực ở cấp địa phương (tỉnh, huyện, xã và thôn bản) về các chương trình, chính sách và cơ hội hiện hữu và trong tương lai mà nó tạo ra cho cộng đồng địa phương.

Những chính sách cần nghiên cứu gồm: (i) cấm khai thác gỗ tại nhiều tỉnh và quy định tỷ lệ khai thác tại một số tỉnh khác; (ii) cải thiện hệ thống cấp phép trồng rừng trên “đất lâm nghiệp nghèo kiệt”, bao gồm quy trình phân loại đất nghèo kiệt; (iii) nhu cầu áp dụng các yêu pháp lý để chứng minh nguồn gốc gỗ nhập khẩu; (iv) biện pháp phòng chống cháy rừng; (v) khắc phục những lỗ hổng pháp lý để ngăn chặn đối phó khi bị phát hiện, ví dụ những đối tượng ngăn chặn hoặc cản trở thanh kiểm tra phương tiện vận chuyển hoặc cơ sở chế biến. Đối với những cải cách hành chính cần thiết, cần quan tâm đến công tác lập kế hoạch, dự toán ngân sách và số liệu đối chứng với Chương trình 661. Cần rà soát chính sách lâm nghiệp, cải cách luật ngay từ khi bắt đầu Giai đoạn Chuẩn bị.

Hợp phần Bốn: Thực hiện quy hoạch và các quy định môi trường

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh và nhu cầu các dự án phát triển ngày càng lớn sẽ tác động đến tài nguyên rừng, thì chất lượng đánh giá môi trường chiến lược đóng vai trò cực kỳ quan trọng để đảm bảo có được quy hoạch phù hợp và các biện pháp bảo vệ. Chất lượng đánh giá môi trường chiến lược cần được thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng yêu cầu về chất lượng luôn đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, trong đó bao gồm cả các chính sách bảo vệ. Điều quan trọng là phải xây các dựng các hệ thống phù hợp, đảm bảo tính độc lập của các công ty tư vấn khi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và không bị ảnh hưởng bởi các đơn vị thực hiện dự án. Đối với các khu vực trọng điểm, điều quan trọng là phải đánh giá các kế hoạch phát triển hiện có và loại bỏ bất cứ kế hoạch nào mà gây mới rừng với tỷ lệ lớn. Trong trường hợp, tác động lớn là không thể tránh khỏi thì các biện pháp quản lý/ giảm thiểu tác động môi trường phải được áp dụng. Tóm lại, cần hướng tới một quy trình cấp phép chặt chẽ và minh bạch hơn đối với các dự án phát triển ở khu vực có rừng, bao gồm cả yêu cầu tham vấn rộng rãi. Cần cải thiện hệ thống số liệu, chia sẻ thông tin và giám sát tuân thủ đối với các dự án cấp quốc gia và cấp tỉnh thông qua giám sát và kiểm chứng của bên thứ ba. Để thực hiện được việc này cần tăng cường cơ chế đối thoại với những đối tượng bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển ở khu vực có rừng cũng như nâng cao nhận thức và cơ chế hỗ trợ cho các nhóm mà có thể chưa nhận thức rõ hoặc thiếu nguồn lực để tham gia vào cơ chế đối thoại.

Cần thận trọng rà soát hệ thống pháp luật tố tụng và khuyến nghị những thay đổi cần thiết để

R-PP Việt Nam

50

sử phạt nghiêm minh những đối tượng gây hủy hoại môi trường.

Hợp phần Năm: Thúc đẩy các giải pháp thay thế chuyển đổi rừng và suy thoái rừng

Để khuyến khích hộ gia đình, công ty và doanh nghiệp nhà nước chấm dứt phá rừng thì cần đưa ra các giải pháp thay thế. Cần đánh giá càng sớm càng tốt các giải pháp thay thế và đưa vào áp dụng các giải pháp đó. Điều này gồm nghiên cứu các giải pháp và hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như tăng cường thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích sản xuất các loại cây trồng mang lại giá trị cao và đào tạo nghề tạo cơ hội thu nhập phi nông nghiệp. Cần tổ chức đào tạo nghề nâng cao kỹ năng cho các đối tượng sống phụ thuộc vào rừng. Hỗ trợ và tạo thuận lợi đầu tư cải tiến công nghệ trong ngành gỗ như công nghệ sấy, sử lý, chế biến gỗ và hỗ trợ ngành gỗ thích ứng với những thay đổi của thị trường quốc tế (ví dụ như Đạo luật Lacy của Hoa Kỳ, FLEGT và nhu yêu cầu ngày càng tăng đối với chứng chỉ FSC…). Để giải quyết vấn đề suy thoái rừng do lấy củi (để sản xuất than củi) cần tiến hành đánh giá, tìm hiểu, giới thiệu và đưa vào áp dụng các giải pháp thay thế cải tiến sử dụng nhiên liệu như cải tiến bếp lò và hầm khí ga sinh học (bio-gas). Một lĩnh vực đặc biệt quan trọng là cần đưa ra giải pháp thay thế cho tập quán đốt rừng làm nương rẫy vốn là nguyên nhân chính trực tiếp và gián tiếp gây mất rừng. Cần có đưa vào thực hiện một chương trình hỗ trợ hướng tới cơ hội tham gia thực hiện REDD+ và loại bỏ tập quán du canh du cư. Cần tập trung nỗ lực khuyến khích các hộ gia đình mà sinh kế gắn với những rủi ro làm tăng nguy cơ cháy rừng (như đốt tổ ong lấy mật, săn bắn thú rừng bằng sông khói) tham gia thực hiện các giải pháp thay thế. Các giải pháp thay thế cần được phân tích chuyên sâu. Phụ lục 2.b ToR I: Nghiên cứu các giải pháp thay thế chuyển đổi rừng và suy thoái rừng cũng như nhu cầu tăng cường năng lực.

Nghiên cứu chi phí – lợi ích của việc thực hiện REDD+ tại tỉnh Lâm Đồng hiện đang được một số chuyên gia trong nước và quốc tế tiến hàng với sự hỗ trợ của Chương trình UN-REDD Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá xem kết quả đầu ra của phân tích chi phí cơ hội được sử dụng thế nào cho quy hoạch sử dụng đất và tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương trong xây dựng quy hoạch sử dụng đất tổng hợp. Tổ chức ICARF đã thực hiện một nghiên cứu tương tự tại tỉnh Đak Nông. Sau khi nghiên cứu hoàn thành, cần có hỗ trợ về năng lực cho các địa bàn thí điểm, tạo điều kiện áp dụng các giải pháp thay thế. Ngoài ra, phối hợp với các ngành kinh tế khác là việc làm hoàn toàn cần thiết để xác định các giải pháp thay thế về sinh kế và cải thiện tập quán sản xuất nông nghiệp cũng như phương thức sản xuất kinh doanh rừng mà có thể ngăn chặn mất rừng và giảm thiểu suy thoái rừng.

Hợp phần Sáu: Thiết lập cơ chế chia sẻ lợi ích

Sự thành công của bất cứ một dự án REDD+ nào cơ bản đều phụ thuộc vào dự án được thiết kế và thực hiện hiệu quả như thế nào. Điều này đòi hỏi các cộng đồng sử dụng rừng phải nhận được những lợi ích thực sự và ổn định để bảo vệ rừng. Với mục tiêu này thì Hệ thống Chia sẻ Lợi ích (BDS) được thiết lập và đưa vào hoạt động đóng vai trò quan trọng. Chương trình UN-REDD Việt Nam đã xác định hệ thống chia sẻ lợi ích là một thành phần quan trọng và đã tiến hành một nghiên cứu để xây dựng một hệ thống phù hợp nhất cho Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ được hoàn thành vào năm 2011. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng cho thấy không có một hệ thống chia sẻ lợi ích nào phù hợp cho tất cả các tỉnh; mỗi tỉnh hoặc mỗi vùng đều có một số yêu cầu cụ thể. Nhiều khả năng Chương trình sẽ thực hiện giai đoạn II trong đó hệ thống chia sẻ lợi ích sẽ được thí điểm tại một số tỉnh. Khuyến nghị về pháp lý, thể chế và chính sách của nghiên cứu này được trình bày trong Phần 2c. Nghị định 99/2010/ND-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tạo thuận lợi để hệ thống chia sẻ lợi ích phù hợp sớm được xây dựng.

Việt Nam dự kiến thông qua phương pháp tiếp cận quốc gia để thực hiện REDD+. Điều đó có

R-PP Việt Nam

51

nghĩa trong nước sẽ không xảy ra sự rò rỉ trong ngành lâm nghiệp khi chương trình REDD+ được thực hiện đầy đủ trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều khả năng phương pháp tiếp cận dựa vào dự án hoặc từng bước sẽ được thực hiện trong ngắn hạn dựa vào nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ các đối tác phát triển và năng lực của Tổng cục Lâm nghiệp. Nếu thực hiện theo hướng đó, việc thực hiện REDD+ tại một số tỉnh thí điểm có thể gây rò rỉ trong nước. Tuy nhiên, rủi ro có thể không cao do chính phủ hiện đang thực hiện hàng loạt chính sách và chương trình về quản lý rừng. Nghiên cứu rủi ro rò rỉ trong nước sẽ được tiến hành trong quá trình thực hiện giai đoạn 2 của Chương trình UN-REDD mà dự kiến sẽ bắt đầu triển khai vào cuối năm 2011 (cùng thời điểm thực hiện R-PP).

Tiến trình chuẩn bị Chương trình REDD+ Quốc gia Các hợp phần này thể hiện ý tưởng ban đầu từ vòng tham vấn đầu tiên. Bước tiếp theo là điều chỉnh các yếu tố của Chiến lược và tham vấn rộng rãi với nhiều đối tượng hơn. Điều này giúp hiểu rõ hơn yếu tố nào hiện đang được chính phủ hỗ trợ và khâu nào còn thiếu hụt về tài chính. Khuyến nghị đưa ra nhiều bước thực hiện để thúc đẩy tiến trình:

Bước 1: Tiến hành các nghiên cứu tiếp theo để hiểu rõ hơn về mất rừng và suy thoái rừng ở Việt Nam

Nhiều nghiên cứu cần được thực hiện để hiểu rõ hơn về động cơ gây mất rừng và suy thoái rừng cũng như khuyến nghị các giải pháp giải quyết vấn đề. Kết quả của các nghiên cứu này sẽ được sử dụng làm cơ sở để chỉnh sửa Chiến lược Quốc gia. Các nghiên cứu gồm: (i) nghiên cứu về suy thoái rừng và các cơ hội từ REDD; (ii) đánh giá tác động của chính sách phát triển cao su đến rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và vùng sinh thái nông nghiệp Đông Nam Bộ; (iii) nghiên cứu về hệ thống phân loại rừng và quy trình phê duyệt để xác định tác động gây mất rừng; (iv) đánh giá quy trình giao đất hiện nay và khuyến nghị cải thiện hệ thống hiện hành nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương; (v) đánh giá tác động tập quán du canh du cư đến độ che phủ rừng ở khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; (vi) đánh giá môi trường chiến lược cho các kế hoạch xây dựng hồ đập thủy điện vừa và nhỏ và khuyến nghị giải pháp giảm tác động đến tài nguyên rừng (vùng trọng điểm Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên). Điều khoản Tham chiếu (ToR) được cung cấp tại Phụ lục 2.a-2. Sau khi một số hoặc toàn bộ nghiên cứu được hoàn thành thì Chương trình REDD+ Quốc gia sẽ được chỉnh sửa.

Bước 2: Xây dựng và tiếp tục tham vấn Chương trình REDD+ Quốc gia

Chương trình REDD+ Quốc gia cần được chỉnh sửa và bổ sung nội dung chi tiết trên cơ sở kết quả phát hiện từ các nghiên cứu. Khuyến nghị được đưa ra là cần tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu tìm hiểu và tính toán chi phí cho các chiến lược phát triển phát thải thấp trong khuôn khổ REDD. Xem Phụ lục 2b ToR: Xác định và tính toán chi phí cho các chiến lược phát

triển phát thải thấp trong khuôn khổ REDD. Trong giai đoạn này, cần công bố rõ các hoạt động đã nhận được sự hỗ trợ của chính phủ và các cơ quan tài trợ. Điều này sẽ giúp xác định được những thiếu hụt về tài chính. Nhiều hoạt động đã nhận được sự ủng hộ chính trị và hỗ trợ tài chính mạnh mẽ, vậy vấn đề là làm thế nào tận dụng và phát huy được những hỗ trợ sắn có. Đến nay, hỗ trợ của các nhà tài trợ cho REDD+ tập trung vào nâng cao hiệu quả điều tra rừng và xác định Mức Phát thải Tham chiếu (xem Phần 3 và 4). Trong giai đoạn này, cần tiến hành đánh giá sơ bộ về chi phí và lợi ích của các giải pháp chiến lược REDD+ khác nhau. Điều này sẽ giúp xác định thứ tự ưu tiên cho các giải pháp.

Cũng trong giai đoạn này cần thực hiện tiến trình tham vấn toàn diện hơn để tìm kiếm sự ủng hộ và thu thập ý kiến phản hồi cho Chương trình REDD+ Quốc gia. Để đảm bảo tính sở hữu của tiến trình và sự thành công khi thực hiện REDD+, Chiến lược sẽ bao gồm tham vấn cấp quốc gia và tỉnh, đa ngành và đa thành phần các bên liên quan trong đó có sự tham gia của đại diện khu vực tư nhân, tổ chức phi chính phủ, trường đại học, quan chức chính phủ, các

R-PP Việt Nam

52

nhóm người bản địa, cộng đồng địa phương, các nhóm phụ nữ và xã hội dân sự. Trên cơ sở bản chất đa ngành của REDD+, điều quan trọng là REDD+ được đối thoại rộng rãi với các bộ ngành của chính phủ; các bộ ngành này gồm các Bộ NN&PTNT, TN&MT (chủ yếu là Tổng cục Địa chính), KH&ĐT, Tài chính, Công Thương, Công an, Quốc phòng và các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân… Kết quả nâng cao nhận thức và tiến trình tham vấn sẽ được sử dụng làm cơ sở quyết định các giải pháp ưu tiên cho REDD+ và Chương trình REDD+ Quốc gia. Những giải pháp ưu tiên có thể được lồng ghép vào các chiến lược, kế hoạch và chính sách quốc gia và ngành chẳng hạn như Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2015, cũng như các kế hoạch cấp tỉnh, huyện và xã. Như đã đề cập ở trên, Bộ NN&PTNT hiện đang soạn thảo Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng Toàn quốc giai đoạn 2010-2029 và các hoạt động REDD+ sẽ được lồng ghép vào đó. Ngoài ra, Chương trình UN-REDD đang hỗ trợ kết hợp thực hiện REDD+ với xây dựng quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Lâm Đồng.

Bước 3: Thiết lập cơ cấu thể chế REDD+ để thực hiện Chiến lược REDD ở cấp Quốc gia

Hiện nay, Mạng lưới REDD Quốc gia và Tổ Công tác Kỹ thuật đã được thành lập để hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chiến lược REDD+ Quốc gia. Như đã nêu rõ, nhiều vấn đề liên quan cần giải quyết trong REDD+ không thuộc phạm vi ngành lâm nghiệp, vì thế cần tranh thủ sự ủng hộ và quan tâm của các bộ ngành khác; Ban Chỉ Đạo REDD+ và Văn phòng REDD+ Việt Nam đã được thành lập sẽ hỗ trợ tăng cường sự điều phối và hợp tác giữa các bộ ngành. Như đã nêu rõ trong Phần 1, một số hoạt động tiếp cận cần được thực hiện để đảm bảo sự tham gia tích cực của tất cả các bộ ngành liên quan.

Bước 4: Thí điểm thực hiện Chiến lược REDD: ở cấp Quốc gia và cấp tỉnh

Bước cuối cùng là thực hiện Chiến lược ở cả cấp Quốc gia và cấp tỉnh. Các tỉnh làm điểm sẽ được lựa chọn. Để chọn các tỉnh làm điểm, cần tham khảo các nghiên cứu hiện có về mức độ mất rừng và suy thoái rừng. Các tỉnh như Đak Nông, Nghệ An, Sơn La và Lâm Đồng là các tỉnh cần đặc biệt quan tâm do có tỷ lệ mất rừng và phá rừng cao. Các tỉnh này cũng đại diện cho động cơ khác nhau gây mất rừng và suy thoái rừng và phân bố tại các vùng miền khác nhau của đất nước. Trên cơ sở tầm quan trọng của rừng ngập mặn trong việc giảm tác động của biến đổi khí hậu, cần quan tâm thí điểm tại một khu vực có độ che phủ rừng ngập mặn lớn mà hiện đang đối mặt với nguy cơ đe dọa, chẳng hạn như tỉnh Cà Mau ở đồng bằng sông Cửu Long. Song song với việc xác định quy mô mất rừng và suy thoái rừng, cần đánh giá chi phí cơ hội cho các phương thức sử dụng đất khác nhau và xác định rõ vùng nào có chi phí thấp và khả thi trong ngăn chặn mất rừng. Ví dụ những vùng vẫn còn tập quán du canh du cư.

Cần tiến hành đánh giá bổ sung động cơ gây mất rừng ở cấp tỉnh và đưa ra thảo luận cũng như thống nhất với các sở ngành của tỉnh về giải pháp khả thi nhất sẽ đưa vào triển khai. Các tỉnh thí điểm có thể bắt đầu thực hiện Chiến lược REDD+ Quốc gia. Điều này đòi hỏi phải lồng ghép REDD+ vào các chu kỳ lập kế hoạch quan trọng, chẳng hạn như chu kỳ xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội. Việc lồng ghép như vậy cần tiếp tục thực hiện cho cấp huyện để đảm bảo rằng các cấp cơ sở thực sự tiến hành lồng ghép.

Như đã đề cập ở trên, Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu (NTP-RCC) và nghị định của chính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng ban hành tháng 9 năm 2010 và Chiến lược REDD+ Quốc gia mà hiện đang trong quá trình soạn thảo và dự kiến sẽ được Thủ Tướng phê duyệt trong năm nay là khung pháp lý cho thực hiện những giải pháp chiến lược REDD này. Ngoài hỗ trợ từ các đối tác phát triển khác, giai đoạn 2 của Chương trình UN-REDD đã được trình lên Chính phủ Na-Uy vào tháng 12 năm 2010 sẽ cho phép Việt Nam thí điểm REDD+ tại cấp tỉnh và sẽ phấn đấu thành lập Tổ Công tác Kỹ thuật cấp tỉnh và thực hiện chi trả trên cơ sở hiệu quả thực hiện (xem phần 2.c).

R-PP Việt Nam

53

Hợp phần 2b: Tổng hợp về Chiến lược

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính

Hoạt động cụ thể Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Tổng

Nghiên cứu chuyên sâu

Đánh giá tính khả thi của các giải pháp này, khuyến nghị tiến hành một đánh giá chuyên sâu hơn

$20 $20

Nghiên cứu các giải pháp thay thế chuyển đổi rừng và suy thoái rừng cũng như nhu cầu tăng cường năng lực

$80

$80

Tiến hành phân tích rò rỉ trong nước

$80 $80

Thực hiện các nội dung của Chương trình REDD+ Quốc gia

Đánh giá, khuyến nghị và thử nghiệm phân vùng và quy hoạch sử dụng đất (và giám sát)

$90 $180 $120 $390

Hỗ trợ tiến trình giao quyền sử dụng rừng cho hộ gia đình và cộng đồng

$80 $120 $120 $320

Nghiên cứu chính sách lâm nghiệp, cải cách luật và hành chính

$60 $80 $40 $40 $160

Thực hiện quy hoạch và các yêu cầu môi trường

$30 $80 $80 $190

Hỗ trợ năng lực cho các giải pháp sinh kế khác nhau, bao gồm cả tập huấn đào tạo

$40 $90 $80 $210

R-PP Việt Nam

54

Xác định và tính toán chi phí cho các chiến lược phát triển phát thải thấp trong khuôn khổ REDD

$40 $40

Xây dựng Chương trình REDD+ Quốc gia

Đánh giá chi phí và lợi ích của các giải pháp thay thế trong Chương trình REDD+ Quốc gia

$30 $30 $30

Xây dựng Chương trình REDD+ Quốc gia

$350 $350 $350

Tổng $610 $920 $510 $440 $1,870

Chính phủ p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $480 $500 $240 $1,180

Chương trình UN-REDD1 $610 $440 $10 $240 $690

1 Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản ánh các hoạt động liên quan trong khuôn khổ của

đề xuất này (hội thảo, tài liệu, thiết bị…). Thời gian làm việc của cán bộ và các chi phí văn phòng khác không được

tính vào đây, nhưng chi phí tư vấn thì có được tính.

R-PP Việt Nam

55

2c. Khung thực hiện REDD+

Chương trình UN-REDD Việt Nam đã nghiên tìm hiểu giải pháp thực hiện REDD+ như là một phần của nghiên cứu Thiết kế Hệ thống Chia sẻ Lợi ích Phù hợp với REDD cho Việt Nam.1 Phần khuyến nghị đề xuất một cơ cấu thể chế, kinh tế, pháp lý và quản trị tin cậy và minh bạch cần thiết để Việt Nam có thể thực hiện REDD+ cũng như đáp ứng được các nghĩa vụ của quốc gia trong bất cứ một chế độ REDD+ nào trong tương lai. Đối với một số nội dung, cần tiến hành các nghiên cứu hoặc thử nghiệm bổ sung để chỉ ra được các quyết định chính sách phù hợp. Các nghiên cứu bổ sung đó sẽ được Chương trình UN-REDD Việt Nam thực hiện trong năm 2010/2011. Các khuyến nghị chính về về pháp lý, thể chế và chính sách về của nghiên cứu này được trình bày trong phần 1-11 bên dưới.

1. Khung pháp lý cho REDD+

Yêu cầu quốc tề liên quan đến quản lý nguồn thu từ REDD+ nhiều khả năng sẽ đòi hỏi phải có phương pháp quản trị và mức độ đảm bảo pháp về mặt pháp lý mà chưa từng có trong các chương trình quốc gia tương tự như chi trả dịch vụ môi trường rừng hay chương trình 661. Ngoài ra, REDD+ đưa ra những khái niệm pháp lý vốn còn mới mẻ đối với Việt Nam như quyền sở hữu hay quyền đối với các bon rừng. Vì thế cần nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Phụ lục 2.c.1: ToR I: Nghiên cứu phân tích quyền sở hữu các bon trong khuông khổ REDD+ ở Việt Nam.

Đối với REDD+ bất kỳ khung pháp lý nào cũng cần xác định rõ ràng các quyền, nhất là các quyền của cộng đồng sống trong và xung quanh rừng, có cơ chế tài chính để tạo thuận lợi cho chi trả từ REDD+ đến được với đối tượng hưởng lợi ở địa phương và đảm bảo rằng nguồn chi trả có cơ cấu quản lý chặt chẽ trong trong đó gồm nguồn chi trả được giám sát như thế nào. Một khung tương tự như vậy cần giải quyết vai trò, quyền và trách nhiệm của mọi bên liên quan chính.

Ba vấn đề pháp lý cụ thể cần được ưu tiên giải quyết ở Việt Nam: (1) các quyền đối với các bon, đất và rừng, nhất là giao rừng gắn với quyền sử dụng đất; (2) cơ chế điều phối hành động của các cơ quan chức năng nhà nước liên quan đến REDD, nhất là Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT; và (3) đảm bảo rằng mọi đối tượng hưởng lợi hợp pháp đều được công nhận, nhất là giải quyết vấn đề tư cách pháp nhân của cộng đồng địa phương.

Trong khi chờ đợi sự thống nhất về khung pháp lý quốc tế cho REDD+ thì một nghị định cụ thể cho REDD+ cần được triển khai thực hiện để giải quyết vấn đề quản trị nguồn chi trả quốc tế cho REDD và để đảm bảo rằng việc thực hiện REDD+ nhất quán với luật pháp Việt Nam. Nghị định này cần được ban hành sau giai đoạn thí điểm (ít nhất là hơn hai năm) mà trong thời gian đó các mô hình REDD+ sẽ được thử nghiệm. Phương pháp tiếp cận này cũng tương tự như quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng với một nghị định được xây dựng sau hai năm thí điểm. Kế hoạch thí điểm REDD+ tại một số tỉnh và huyện đang được xây dựng và thiết lập một hệ thống để đảm bảo rằng bài học kinh nghiệm được đúc kết và phân tích trong quá trình soạn thảo và ban hành một nghị định về REDD+ trong tương lai (mục tiêu 2012 hoặc 2013).

2. Phân loại nguồn thu từ REDD+ và khả năng tạo ra một quỹ riêng cho REDD+

Một cơ chế ngoài ngân sách phù hợp cần được xác định mà đáp ứng được các yêu cầu quốc

R-PP Việt Nam

56

tế về tính minh bạch, công bằng và kết nối với hiệu quả thực hiện. Điều này muốn nói đến nhu cầu “tách bạch” nguồn thu từ REDD+ nhằm ngăn chặn việc hòa nhập với các nguồn thu khác. Cơ chế phải có khả năng hỗ trợ việc chi trả nguồn thu từ REDD+ cho cấp tỉnh và địa phương cũng như tuân thủ các yêu cầu giám sát chặt chẽ và hiệu quả thực hiện.

Hiện đã có một số cơ chế khả thi. Một giải pháp là đưa tiền chi trả vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, quỹ này được thành lập một phần là để quản lý nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Quỹ này hoạt động ở các cấp quản lý khác nhau. Nguyên tắc minh bạch trong quản lý nguồn thu từ REDD+ nhấn mạnh nhu cầu có sự tham gia rộng rãi trong quản lý nguồn thu mà cơ cấu quản lý hiện nay khó có thể đáp ứng được. Quỹ Ủy thác Lâm nghiệp (TFF) là một ví dụ khác về cơ chế tài chính ngoài ngân sách mà đã hoạt động trong ngành lâm nghiệp và có quy trình ra quyết định minh bạch hơn.

Trong bối cảnh phương thức quản lý có sự tham gia đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng còn một số hạn chế, thì cần cân nhắc sửa đổi bổ sung quỹ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng để có thể vào áp dụng phương thức quản lý có sự tham gia hoặc thành lập một “Quỹ REDD+” mới. Quỹ này có thể xây dựng theo mô hình của Quỹ Ủy thác Lâm nghiệp, cho phép áp dụng phương thức quản lý có sự tham gia và có quỹ tương đương ở cấp tỉnh và huyện. Quỹ REDD+ cần được quản lý bởi một hội đồng gồm nhiều bên liên quan và được kiểm toán độc lập bên ngoài. Kinh nghiệm quốc tế về quỹ REDD hoặc Quỹ Biến đổi Khí hậu (ví dụ ở Indonesia) cần được nghiên cứu, cùng với các công cụ tài chính hiện có ở Việt Nam, như quỹ Quỹ Ủy thác Lâm nghiệp, nhằm xác định yêu cầu và chức năng hoạt động để tạo ra một Quỹ REDD+ ở Việt Nam. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề xuất sử dụng quỹ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng hiện có và thành lập một chi nhánh cho nguồn tài chính REDD+ với quy chế đặc biệt đáp ứng được cả yêu cầu trong nước và quốc tế về quản lý tài chính. Những nghiên cứu này hiện đang trong quá trình thực hiện.

3. Quản lý nguồn thu từ REDD+ ở cấp tỉnh

Chính phủ trung ương sẽ nhận được nguồn chi trả REDD+ từ cộng đồng quốc tế. Nguồn tài chính này sau đó sẽ phải được chi trả cho những người đã bỏ chi phí để cắt giảm phát thải, và phân chia cho các đối tượng hưởng lợi cuối cùng, nhất là những người sống trong và xung quanh rừng vốn đã thay đổi hành vi của mình để hưởng ứng các sáng kiến REDD+. Cần cân nhắc sự đánh đổi trong vấn đề này. Càng có nhiều cấp quản lý nguồn thu này thì hiệu quả chi phí của cơ chế càng giảm. Chi phí hoạt động có xu hướng cao hơn và rủi ro tìm kiếm đặc lợi và tham nhũng sẽ cao hơn.

Khuyến nghị đưa ra là trong giai đoạn đầu thí điểm REDD+, nguồn thu cần được quản lý ở cấp quốc gia và cấp tỉnh. Tuy nhiên, một khi đã có kinh nghiệm, với điều kiện chi phí giao dịch tăng thêm không quá cao, và nhất là khi năng lực cấp tỉnh và huyện đã được tăng cường thì nguồn thu REDD+ cần được quản lý ở cấp quốc gia, tỉnh và huyện.

Thí điểm cơ cấu quản lý nguồn thu REDD+ tại một số tỉnh và tăng cường năng lực năng lực cho cấp tỉnh và huyện cần được thực hiện trong khoảng thời gian ít nhất là 2 năm nhằm đúc kết bài học kinh nghiệm liên quan đến chi phí, hiệu suất và hiệu quả quản lý nguồn thu REDD+ ở các cấp.

4. Các tổ chức tham gia giám sát các can thiệp và hành động REDD+

Có bốn hình thức giám sát cần thực hiện trong khuôn khổ REDD: (i) giám sát lượng phát thải (trữ lượng các bon); (ii) giám sát các can thiệp và hoạt động REDD+; (iii) giám sát chi trả nguồn thu từ REDD+; và (iv) giám sát giao dịch tài chính (kiểm toán). Lĩnh vực chuyên môn cần có vì thế rất rộng. Để giám sát lượng phát thải, các cơ quan kỹ thuật như Cục Kiểm Lâm

R-PP Việt Nam

57

và Viện Điều tra và Quy hoạch Rừng phải tham gia nhờ có kinh nghiệm giám sát tài nguyên rừng ở cấp quốc gia và địa phương. Đối với giám sát hoạt động và chi trả ở cấp tỉnh, cần có sự tham gia của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh (và có thể cấp huyện). Các tổ chức quần chúng như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên cũng có thể tham gia giám sát REDD+ vì họ có hệ thống cơ sở đến tận cấp xã/ thôn bản.

Nhu cầu giám sát toàn diện cần cân bằng với chi phí giao dịch. Cần thận trọng để tránh mâu thuẫn về lợi ích giữa cơ quan giám sát với đối tượng nhận chi trả từ REDD+. Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị cần thành lập một cơ quan giám sát REDD+ để giám sát và điều phối mọi hoạt động giám sát REDD+. Thành viên của cơ quan này nên có đại diện của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, một công ty kiểm toán tài chính độc lập (ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán độc lập quốc gia Việt Nam), Cục Kiểm Lâm, Viện Điều tra và Quy hoạch Rừng và các tổ chức dân sự xã hội. Ngoại trừ ban thư ký, các thành viên của cơ quan này có thể làm việc theo chế độ kiêm nhiệm trong giai đoạn đầu. Một cơ quan như vậy cần được thành lập ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh. Để cắt giảm chi phí, không nên thành lập cơ quan này ở cấp thấp hơn; cơ quan cấp tỉnh sẽ chịu trách nhiệm giám sát cấp địa phương. Như là một hoạt động tiếp theo, một đánh giá về nhu cầu và chi phí giám sát thông qua rà soát các quy trình đánh giá hiện có, tính đến tiêu chuẩn giám sát cao hơn trong khuôn khổ REDD, sẽ được thực hiện. Kết quả của đánh giá này sẽ được sử dụng để xây dựng kế hoạch giám sát REDD+ chi tiết ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.

5. Trích lại nguồn thu cho Chính phủ

Việc quản lý hệ thống phân phối tiền chi trả cần có chi phí hành chính và quản lý. Chi phí này cần phải cân bằng với yêu cầu đảm bảo phần lớn tiền chi trả từ REDD+ được sử dụng càng hiệu quả càng tốt để giảm mất rừng. Liên quan đến các quỹ do chính phủ quản lý ở cấp trung ương ở Việt Nam, hiện không có quy trình chuẩn để xác định mức phí quản lý phù hợp. Khoản tiền cụ thể hoặc tỷ lệ phần trăm của nguồn thu được chính phủ trích lại cần dựa trên hiệu quả hoạt động và quy định một mức sát với chi phí giao dịch thực tế và chi phí hoạt động cộng với một khoản khuyến khích nhỏ khi tham gia vào REDD. Định mức cho các chi phí này và tỷ lệ trích lại sẽ được xác định trong các nghiên cứu tiếp theo mà sẽ được thực hiện.

6. Mức chi trả ở địa phương và cơ cấu chi trả

Bản chất và mức độ của lợi ích mang lại cần phản ánh chi phí cơ hội và những thiệt hại phát sinh để tránh mất rừng và suy thoái rừng, cả tiền tệ và phi tiền tệ. Mặc dù việc sử dụng công thức chuẩn hóa để tính toán mức chi trả có thể là phương pháp thực tiễn nhất, nhưng điều này cần tính đến một khoản dự phòng để phản ánh sự thay đổi trong chi phí tạo ra lượng phát thải được cắt giảm giữa các vùng và nhóm khác nhau trong những hệ thống sản xuất và điều kiện sinh thái khác nhau.

Đối với công việc tiếp theo, những định mức chi phí cơ hội lớn cần được điều tra đối với từng vùng, nhóm đối tượng, hệ thống sản xuất và điều kiện sinh thái. Công việc cần tiếp tục thực hiện gồm thiết kế hệ thống cân bằng quyền lực và hướng dẫn tính toán mức chi trả bình quân (“Hệ số R”, tương tự như “Hệ số K” sử dụng trong cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng).

7. Đối tượng chủ rừng đủ điều kiện nhận tiền REDD+

Hiện tại COP chưa đưa ra hướng dẫn nào về đối tượng đủ điều kiện để nhận tiền chi trả từ REDD+. Tuy nhiên, theo quan điểm chung thì ai sở hữu các bon thì sẽ là đối tượng được chi

R-PP Việt Nam

58

trả. Phần lớn các chương trình chia sẻ lợi ích ở Việt Nam đều chi trả cho các đối tượng là hộ gia đình, các tổ chức dân sự xã hội và chủ rừng. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cần này tồn tại một số bất cập như quyền đối với các bon không rõ ràng, còn nhiều tranh cãi và chồng chéo cũng như khả năng phát sinh mâu thuẫn khi một số hộ thì được nhận tiền còn số khác thì không. Nhiều trong số các bất cập về quyền có thể được giải quyết bằng cách chi trả cho cộng đồng thôn bản như phương pháp đã áp dụng trong cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, cộng đồng thôn bản là đối tượng có vị thế tạo ra lợi ích từ trữ lượng các bon tốt hơn các đối tượng chủ rừng khác. Trong Quyết định số 2282/QD-TTg, Thủ tướng đã yêu càu Bộ NN&PTNT xây dựng một quy định về các vấn đề này trong thời gian từ 2011 đến 2012. Mâu thuẫn giữa Luật Dân Sự với các luật và chính sách khác về công nhận tư cách pháp nhân của cộng đồng cần được giải quyết trong tương lai. Đánh giá độc lập và bài học kinh nghiệm từ các dự án lâm nghiệp cộng đồng, bao gồm quỹ cộng đồng được thành lập trong khuôn khổ dự án KfW-6 và Chương trình Thí điểm Lâm nghiệp Cộng đồng do Quỹ TFF tài trợ cần được chia sẻ. Báo cáo đánh giá cần cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng văn bản pháp quy về lâm nghiệp cộng đồng và các biện pháp phù hợp để tăng cường năng lực và hỗ trợ lâm nghiệp cộng đồng.

8. Tăng cường thực thi luật cho phân phối lợi ích trên cơ sở hiệu quả thực hiện

Các vấn đề như khai thác gỗ trái phép và xâm lấn đất rừng đều gây tác động cản trở quá trình thực hiện các sáng kiến khác nhằm cắt giảm phát thải. Nếu không có các biện pháp thực thi luật lâm nghiệp hiệu quả hơn thì rủi ro sẽ vẫn tồn tại khi các bên liên quan nỗ lực cắt giảm phát thải lại không được đền đáp xứng đáng do sự không tuân thủ của các đối tượng thực hiện các hành động bất hợp pháp.

Cơ cấu hoạt động để nâng cao hiệu quả thực thi luật lâm nghiệp trong trung hạn cần được xây dựng. Cơ cấu này nhiều khả năng sẽ gồm Thanh tra Lâm nghiệp Trung ương có đường dây nóng để báo cáo về các vụ vi phạm pháp luật và phản hồi các hoạt động thực thi luật ở địa phương. Trong ngắn hạn, cần xác định các điều kiện (như kịp thời báo cáo) mà đối tượng nhận tiền được miễn trách nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ do những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.

Kinh nghiệm gần đây về thực thi luật dựa vào cộng đồng đòi hỏi phải có đánh giá và cụ thể hóa trong các quy định của nhà nước. Tổng cục Lâm nghiệp và chi cục kiểm lâm tỉnh cũng như hạt kiểm lâm huyện sẽ cần hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực thực thi luật pháp. Dự án REDD+ thí điểm cần đưa nội dung liên quan đến thực thi luật pháp thành một hợp phần chính của ngay từ khi bắt đầu thiết kế dự án. Dự án cần đưa ra các biện pháp xác định trách nhiệm của chủ rừng trong các hoàn cảnh khác nhau.

9. Giám sát có sự tham gia

Các bên liên quan địa phương có thể ghi lại những thông tin về các vụ việc và sự kiện ảnh hưởng đến sinh kế của họ. Giám sát có sự tham gia tạo ra một văn hóa chất vấn (hoặc kiểm soát của xã hội) và có tác dụng thúc đẩy tìm hiểu về chu kỳ lập kế hoạch, hoạt động, đánh giá và học hỏi. Giám sát có sự tham gia cũng xây dựng lòng tin trong toàn bộ hệ thống, tính công bằng và minh bạch. Cộng đồng địa phương có thể đóng vai trò trong giám sát phát thải, nhưng có vai trò đặc biệt giá trị trong việc xác định, báo cáo và thực hiện các can thiệp và nhiệm vụ do REDD đặt ra. Giám sát có sự tham gia sẽ tăng cường hiểu biết và cam kết, tạo sự an tâm và tin tưởng của nhà đầu tư rằng REDD+ có tính bền vững. Hiện nay kinh nghiệm về giám sát rừng có sự tham gia còn hạn chế. Các phương pháp giám sát có sự tham gia với các mô hình đã được khẳng định thành công đang được nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu này, các nguyên tắc giám sát REDD+ có sự tham gia sẽ được đưa vào thực hiện. Chương

R-PP Việt Nam

59

trình UN-REDD Việt Nam đang xây dựng quy trình giám sát các bon có sự tham gia và các phương pháp hiện đang được thử nghiệm tại tỉnh Lâm Đồng. Giám sát có sự tham gia được coi là một phần của hệ thống MRV, và được trình bày tóm tắt trong Phần 4.

10. Thiết kế cơ chế khiếu nại được xã hội chấp thuận

Bất cứ hệ thống chia sẻ lợi ích nào, dù có được thiết kế tốt đến đâu đi nữa, cũng sẽ không tránh khỏi những khiếu kiện của những người cho rằng họ chưa được đền đáp thỏa đáng hoặc đang chịu thiệt thòi cho những kẻ được hưởng lợi mà không có đóng góp gì cho bảo vệ rừng và cắt giảm phát thải các bon. Trên cơ sở tầm quan trọng của quản lý khiếu nại để đảm bảo rằng hệ thống chia sẻ lợi ích đền đáp cho những người đáng được đền đáp trên cơ sở lượng phát thải được cắt giảm và tạo ra thông tin mà có thể được sử dụng để cải thiện hệ thống chia sẻ lợi ích, thì cần có một cơ chế khiếu nại đáng tin cậy. Một cơ chế khiếu nại trong đó cho phép quản lý khiếu nại một cách minh bạch và hiệu quả và cách thức phù hợp nhất để tổ chức dân sự xã hội Việt nam có thể tham gia vào cơ chế như vậy cần được xem xét. Luật Khiếu nại năm 2005 là một cơ sở pháp lý tốt để xây dựng cơ chế khiếu nại hoặc hướng dẫn cụ thể cho thực hiện REDD+.

Phân tích chuyên sâu hơn về cơ cấu thể chế phù hợp cho cơ chế khiếu nại có sự tham gia sẽ được thực hiện. Điều này cần có một chiến dịch truyền thông qua đó thông tin về đề xuất cơ chế khiếu nại sẽ được phổ biến rộng rãi đến mọi bên liên quan.

Trong phần lớn các lĩnh vực này, theo kế hoạch các nghiên cứu chuyên sâu sẽ được hoàn thành trong năm 2011. Điều này sẽ giúp tiếp tục chỉnh sửa và quyết định Chương trình REDD+ Quốc gia tại Việt Nam.

11. Thúc đẩy Thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị Rừng và Thương mại (FLEGT) cấp quốc gia và khu vực nhằm làm giảm rò rỉ các can thiệp REDD+

Mặc dù sự kết nối giữa REDD+ và FLEGT hiện vẫn còn đang được thảo luận tại các diễn đàn quốc tế, Tổng cục Lâm nghiệp đã quyết định hỗ trợ cho hoạt động này trong Chương trình REDD+ Quốc gia và cũng là một phần trong Chương trình UN-REDD ở Việt Nam. Một thỏa thuận đã đạt được vào tháng 8 năm 2010 để chuẩn bị cho Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) với Sáng kiến Tăng cường Thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị Rừng và Thương mại (FLEGT) của Liên minh Châu Âu. Ngày 5/10/2010, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã nộp một bản đề xuất lên Thủ Tướng về i) thành lập Nhóm Đặc Trách FLEGT do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và Văn phòng thường trực FLEGT của Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì; ii) xây dựng Hệ thống Bảo đảm Gỗ Hợp Pháp – TLAS; và iii) chiến dịch nâng cao nhận thức về FLEGT và Đạo luật Lacy của Hoa Kỳ. Tổng cục Lâm nghiệp hiện đang thảo luận với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), tổ chức Forest Trend, Việt Lâm nghiệp châu Âu (EFI) và các đối tác khác về điều phối hai sáng kiến này. Chương trình UN-REDD Việt Nam đề xuất thành lập một Tiểu nhóm Công tác Kỹ thuật FLEGT và sẵn sàng hỗ trợ cho các hoạt động FLEGT.

Kể từ cuối năm 2010 một loạt các biện pháp đã được tiến hành nhằm nâng cao năng lực quốc gia về thực thi FLEGT. Ban Chỉ đạo quốc gia về FLEGT đã được thành lập do một Thứ

trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT làm Trưởng ban và Văn phòng thường trực FLEGT cũng đã được thành lập đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp, điều đó nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa hai sáng kiến FLEGT và REDD+; Một hệ thống bảo đảm tính hợp pháp về gỗ – TLAS cũng sẽ được thành lập và sẽ được hỗ trợ bằng cách chỉnh sửa một số chính sách và quy định hiện hành trong khai thác và quản lý gỗ. Bên cạnh đó chương trình nâng cao nhận thức về FLEGT và Đạo luật Lacey cũng đã được tiến hành với sự phối hợp của các NGO và Hiệp hội gỗ và lâm sản (VIFOREST).

R-PP Việt Nam

60

Việt Nam đã xúc tiến hợp tác với các quốc gia láng giềng về FLEGT trước khi gia nhập FCPF. Việt Nam đã ký Biên bản Ghi nhớ với Lào năm 2008 và thảo luận với Campuchia về phương thức hợp tác từ năm 2009. Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ủy Ban Châu Âu (EC) và một số tổ chức của Hoa Kỳ về FLEGT và thực hiện Đạo luật Lacey. Tiến trình đàm phán VPA với EC đã chính thức khởi động trong tháng 8 năm 2010. Trong tiến trình đàm phán với EC, Việt Nam sẽ đối thoại với các quốc gia khác trong khu vực về thực hiện FLEGT.

Trong năm 2011, Việt Nam đã mời các đoàn đại biểu cấp cao của Lào sang Việt Nam để cùng nhau thảo luận hợp tác thực hiện FLEGT. Dự kiến một phái đoàn của Việt Nam do thứ trưởng Bộ NN&PTNT sẽ sang làm việc và thảo luận với Lào về thực hiện REDD+ và FLEGT vào cuối quý ba hoặc đầu quý bốn năm nay. Việt Nam có kế hoạch tổ chức một hội thảo khu vực về hợp tác thực hiện REDD+ ở tỉnh Quảng Trị, trong đó Việt Nam sẽ mời đại diện từ Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (MAF) của Lào và các tỉnh biên giới tham dự. Trong quá trình xây dựng R-PP, Việt Nam sẽ nhận được hỗ trợ để thúc đẩy các nỗ lực trong lĩnh vực này nhằm giảm sự rò rì các can thiệp REDD+.

Hợp phần 2c: Tổng hợp về Khung thực hiện

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính Hoạt động

cụ thể

Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Tổng

Khởi đầu và hoàn thành các nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu quyền sở hữu các bon trong khuôn khổ REDD+ ở Việt Nam

$30 $30

Đánh giá công cụ tài chính ở Việt Nam để tạo ra Quỹ REDD+ Việt Nam

$30 $30

Rà soát quy trình giám sát hiên có

Đánh giá nhu cầu và chi phí giám sát

$80 $30 $110

Xây dựng ý tưởng cho hệ thống phân phối nguồn thu

Thí điểm hệ thống chia sẻ lợi ích và cơ cấu quản lý nguồn thu ở cấp tỉnh

$78 $100 $178

R-PP Việt Nam

61

Quy trình chuẩn cho khoản trích lại hợp lý của chính phủ

$30 $60 $30 $120

Chi phí cơ hội $40 $100 $140

Tổng chi phí của Hợp phần 2c $148 $400 $60 $0 $460

Chính phủ p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $120 $60 $0 $180

Chương trình UN-REDD2 $148 $280 $280

1 UN (2010), Thiết kế hệ thống chia sẻ lợi ích phù hợp với REDD cho Việt Nam, UNDP, UNEP và FAO, Hà Nội

2 Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản ánh các hoạt động liên quan trong khuôn khổ của

đề xuất này (hội thảo, tài liệu, thiết bị…). Thời gian làm việc của cán bộ và các chi phí văn phòng khác không được

tính vào đây, nhưng chi phí tư vấn thì có được tính.

R-PP Việt Nam

62

2d. Tác động Xã hội và Môi trường

Thông tin chung

Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược (SESA) cho Chương trình REDD+ Quốc gia sẽ góp phần thực hiện REDD+ hiệu quả chủ yếu thông qua:

Xác định rủi ro về xã hội và môi trường cũng như lợi ích tiềm năng từ thực hiện REDD+, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng liên quan và những người ra quyết sách về các rủi ro đó;

Đưa ra khuyến nghị về cơ cấu thể chế và quản lý cần thiết để thực hiện REDD+ và giải quyết các tác động tiêu cực tiềm ẩn về xã hội và môi trường do thực hiện REDD+;

Đề xuất biện pháp giảm tác động tiêu cực tiềm ẩn và tăng cường tác động tích cực của việc thực hiện chiến lược REDD+ mà cần đưa vào Chương trình REDD+ Quốc gia và cân nhắc khi thực hiện các hoạt động và dự án cụ thể trong khuôn khổ thực hiện REDD+; và

Đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan và đối tác trong quá trình xây dựng và thực hiện Chương trình REDD+ Quốc gia.

Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ tạo một diễn đàn tham vấn với sự tham gia của các bên liên quan và các đối tác liên quan đến REDD+ cũng như tạo một cơ chế cân nhắc ý kiến của các bên trong quá trình xây dựng và thực hiện Chương trình REDD+ Quốc gia.

Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược cũng sẽ phân tích mối liên hệ giữa REDD+ với các Chính sách Bảo vệ liên quan của Ngân hàng Thế giới nhằm đảm bảo việc thực hiện REDD+ tuân thủ các yêu cầu của họ. Chính sách Bảo vệ của Ngân hàng Thế giới được trình bày trong Phụ lục 2d-1a.

Trong quá trình thực hiện, nhóm Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ phối hợp chặt chẽ với nhóm xây dựng Chương trình REDD+ Quốc gia (Bộ NN&PTNT) và Tổ Công tác Kỹ thuật

Theo hướng dẫn của FCPF1 Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ thực hiện theo phương pháp thường sử dụng để Đánh giá Môi trường Chiến lược (SEA) như đã nêu rõ trong các quy định hiện hành của chính phủ Việt Nam1 và hướng dẫn về Đánh giá Môi trường Chiến được quốc tế công nhận. Theo quy định hiện hành của Việt Nam, Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng một chính sách, kế hoạch hoặc chương trình, nhóm xây dựng chương trình và nhóm Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược hoạt động độc lập nhưng cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thiết kế Chương trình REDD+ Quốc gia.

Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược cho Chương trình REDD+ Quốc gia sẽ thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng Chương trình REDD+ Quốc gia (ví dụ: Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ được thực hiện thông qua hàng loạt hoạt động và nhiệm vụ phân tích mà sẽ được kết nối với các bước liên quan trong quá trình xây dựng và thực hiện Chương trình REDD+ Quốc gia). Phương pháp tiếp cận như vậy sẽ cho phép (i) các cơ quan

1 Circular No.05/2008/TT-BTNMT dated 08th December 2008 of MONRE on detailed technical guidelines for SEA, EIA

R-PP Việt Nam

63

chức năng chịu trách nhiệm về R-PP, về xây dựng và thực hiện Chương trình REDD+ Quốc gia có phản ứng tức thì với đề xuất nêu ra trong Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược; (ii) cho phép các bên liên quan và công chúng cùng tham gia Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược và Chương trình REDD+ Quốc gia.

Tham vấn các bên liên quan và sự tham gia của họ là một phần không thể tách rời trong Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược. Nhu cầu tham vấn, tham gia và mục đích chính của nó được chỉ ra cho mỗi hoạt động Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược và nhiệm vụ phân tích. Tuy nhiên xem xét cấu trúc của R-PP, những nội dung này được trình bày đầy đủ và cụ thể trong Kế hoạch Tham vấn và Tham gia (ví dụ: Hợp phần 1b của R-PP).

Như là một trong những đầu vào quan trọng, Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ sử dụng kết quả của Đánh giá Môi trường Chiến lược cho Quy hoạch Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2010, mà được thực hiện theo một gói Hỗ trợ Kỹ thuật của WB và hoàn thành vào tháng 12 năm 2010, nhất là nếu nó có thể sử dụng các kết quả đầu ra sau: (i) phân tích các vấn đề môi trường liên quan đến ngành lâm nghiệp Việt Nam; (ii) đánh giá tác động tích cực và tiêu cực tiềm ẩn về môi trường của các hoạt động lâm nghiệp cụ thể; (iii) các biện pháp giảm tác động tiêu cực và tăng cường tác động môi trường tích cực đã được xác định; và (iv) Kết quả từ tiến trình tham vấn được thực hiện như là một phần của Đánh giá Môi trường Chiến lược. Gói Hỗ trợ Kỹ thuật đó cũng hỗ trợ tăng cường năng lực Đánh giá Môi trường Chiến lược cho Tổng cục Lâm nghiệp và một vài cơ quan quy hoạch sử dụng đất khác trong Bộ NN&PTNT và ba tỉnh được lựa chọn.

Các hoạt động và nhiệm vụ phân tích

Các hoạt động và nhiệm vụ phân tích sau sẽ được thực hiện trong khuôn khổ Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược cho Chương trình REDD+ Quốc gia:

(i) Xác định phạm vi của đánh giá

Mục đích của nhiệm vụ ban đầu là xác định các vấn đề then chốt về xã hội và môi trường cần phân tích trong khuôn khổ Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược cũng như các chính sách, chiến lược, kế hoạch và chương trình liên quan.

Dựa vào danh mục sơ bộ liệt kê các vấn đề then chốt về xã hội và môi trường (xem Phụ lục 2d-1b để biết một danh mục cụ thể) và sau khi có phân tích về Chương trình REDD+ Quốc gia và khung chính sách, chiến lược liên quan, nhóm Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ chuẩn bị rà soát các vấn đề then chốt về xã hội và môi trường, mà có liên quan đến các ưu tiên và hành động được đề xuất trong Chương trình REDD+ Quốc gia. Đối với mỗi vấn đề, các hoạt động REDD+ cụ thể mà có khả năng gây ra tác động tiêu cực hoặc tích cực đối với riêng từng vấn đề xã hội và môi trường sẽ được mô tả, cũng như khung chính sách (ví dụ: các chính sách, kế hoạch và chương trình liên quan ở cấp quốc tế và quốc gia) và mối liên hệ của nó với từng vấn đề riêng (ví dụ: có mối quan hệ gì giữa Chương trình REDD+ Quốc gia với các chính sách, kế hoạch hoặc chương trình liên quan đến vấn đề xã hội và môi trường cho trước).

Trong trường hợp Chương trình REDD+ Quốc gia cho phép quyết định ranh giới của các ưu tiên và hoạt động đuợc đề xuất, thì phạm vi ranh giới của tác động tiềm ẩn sẽ được mô tả (ví dụ: những tỉnh nào hoặc huyện nào có thể bị ảnh hưởng).

Kết quả phát hiện và kết luận sẽ được tổng kết trong báo cáo đánh giá ban đầu, báo cáo này sẽ được trình bày và thảo luận với với các bên liên quan và đối tác.

R-PP Việt Nam

64

(ii) Phân tích cơ bản

Để xây dựng khung đánh giá sâu hơn về tác động tiềm năng của REDD+, Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ xác định các động cơ chính ảnh hưởng đến xu hướng các vấn đề then chốt về xã hội và môi trường. Phân tích cũng quan tấm đến sự tiến triển trước đây và tình hình hiện nay và sẽ mô tả xu hướng tiến triển của các vấn đề xã hội và môi trường trong tương lai nếu REDD+ không được thực hiện.

Nghiên cứu cũng sẽ xác định những thiếu hụt hiện có về quản lý, thể chế và năng lực cần khắc phục để giải quyết hiệu quả tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường từ việc thực hiện Chương trình REDD+ Quốc gia. Các yếu tố sau trong nhiều yếu tố khác sẽ được xem xét: (i) năng lực thể chế hiện tại để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường liên quan đến REDD+; (ii) hiệu quả của các cơ chế lồng ghép các môi quan tâm về xã hội và môi trường trong ngành lâm nghiệp. Nếu có thể, phân tích có thể đưa ra một số đề xuất sửa đổi khung quản lý và thể chế liên quan riêng đến từng vấn đề xã hội hoặc môi trường.

Cần quan tâm đặc biệt đến quyền và sinh kế của các nhóm dân tộc thiểu số, vấn đề giới và quản trị như là một phần của đánh giá cơ bản và đánh giá tác động. Tác động của REDD+ đến đói nghèo cần được thảo luận bao gồm phân tích sự bất bình đẳng trong phân chia đất, thu nhập và các tài sản khác, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của các cộng đồng địa phương khác nhau, và khả năng tham gia của họ vào quá trình ra quyết định chính trị. Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn 2 có kế hoạch xem xét giải quyết các vấn đề này.

Kết quả phát hiện và kết luận sẽ được công nhận thông qua tham vấn với các bên liên quan và đối tác.

(iii) Đánh giá tác động tiềm ẩn

Tác động tiềm ẩn của việc thực hiện Chương trình REDD+ Quốc gia đến các vấn đề xã hội và môi trường sẽ được đánh giá trong giai đoạn Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược. Đánh giá sẽ xác định các hợp phần cụ thể của Chương trình REDD+ Quốc gia (ưu tiên, hoạt động hoặc dự án) mà có khả năng ảnh hưởng đến xu hướng xã hội hoặc môi trường, và sẽ xem xét cả tác động tích cực và tiêu cực và mô tả đặc điểm cụ thể của các tác động tiềm ẩn (bao gồm quy mô, thời gian, khả năng đảo ngược…)

Nếu các hoạt động/dự án cụ thể được đề xuất bởi Chương trình REDD+ Quốc gia, thì Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ mô tả tác động tiềm năng đến các vấn đề xã hội và môi trường, cũng như phân tích sự phù hợp và mối liên hệ với các chính sách bảo vệ của Ngân hàng Thế giới. Trên cơ sở phân tích này Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ đề xuất cơ chế (dưới hình thức Khung Quản lý Môi trường và Xã hội) để đảm bảo rằng việc thực các dự án/hoạt động cụ thể tuân thủ các chính sách liên quan của Ngân hàng Thế giới. Danh mục các chính sách bảo vệ liên quan của Ngân hàng Thế giới được cung cấp tại Phụ lục 2d-1a.

Kết quả phát hiện và kết luận sẽ được công nhận thông qua tham vấn với các bên liên quan và đối tác.

(iv) Xác định biện pháp giảm nhẹ và tăng cường

Dựa vào phân tích trước đó, Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ đề xuất biện pháp giảm nhẹ tác động tiêu cực tiềm ẩn và tăng cường tác động tích cực tiềm năng của việc thực hiện REDD+. Các biện pháp có thể được xây dựng dưới hình thức khuyến nghị: (i) sửa đổi Chương trình REDD+ Quốc gia; (ii) sửa đổi cơ cấu quản lý và thể chế (ví dụ: sửa đổi các

R-PP Việt Nam

65

chính sách và chiến lược hiện có để đảm bảo thực hiện REDD hiệu quả; (iii) điều kiện để thực hiện REDD+; và (iv) tăng cường sự tham gia của các bên liên quan và đối tác

Kết quả phát hiện và kết luận sẽ được công nhận thông qua tham vấn với các bên liên quan và đối tác. (v) Xác định khung giám sát

Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ đề xuất một hệ thống giám sát trong đó xác định rõ trách nhiệm, mẫu báo cáo… và sẽ xác định các chỉ số để giám sát tác động tổng thể của việc thực hiện REDD+ đến các vấn đề xã hội và môi trường. Việc giám sát tác động tổng thể của REDD sẽ được kết nối với giám sát thực hiện các dự án/ hoạt động cụ thể trong khuôn khổ thực hiện REDD+.

(vi) Báo cáo

Mọi kết quả phát hiện, kết quả và kết luận từ Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ được tổng kết trong báo cáo Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược. Dự thảo báo cáo sẽ được tham vấn với các bên liên quan và đối tác, kết quả tham vấn sẽ được đưa vào báo cáo cuối cùng.

Báo cáo Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ bao gồm tổng quan về các nội dung khuyến nghị cho Chương trình REDD+ Quốc gia với phần giải trình những khuyến nghị này đã được xem xét như thế nào trong dự thảo cuối cùng của Chương trình REDD+ Quốc gia.

Kế hoạch cụ thể nêu rõ các giai đoạn thực hiện Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược, hoạt động cần thiết, kết quả đầu ra và khung thời gian được trình bày ở Phụ lục 2d-1c.

Tham vấn với các bên liên quan

Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược cho Chương trình REDD+ Quốc gia sẽ thực hiện theo tiến trình có sự tham gia của tất cả các bên liên quan và đối tác. Nhìn chung, mọi kết quả phát hiện và kết luận chính sẽ được công nhận thông qua tham vấn. Tiến trình Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ được thực hiện cùng với các hoạt động trong Kế hoạch Tham vấn và Tham gia (ví dụ: Hợp phần 1b của R-PP). Các hoạt động cần triển khai để đảm bảo tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan được mô tả cụ thể trong Kế hoạch Tham vấn và Tham gia; Kế hoạch thực hiện Đánh giá Môi trường Chiến lược chỉ nêu ra chung chung nhu cầu tham vấn và tham gia cho từng hoạt động của Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược.

Thành phần nhóm Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược

Nhóm Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược sẽ gồm các chuyên gia sau:

Trưởng nhóm (chuyên gia quốc tế) có ít nhất 10 năm kinh nghiệm quốc tế về lồng ghép các vấn đề xã hội và môi trường vào quá trình xây dựng quy hoạch và ra quyết định (bao gồm Đánh giá Môi trường Chiến lược, tính bền vững và thẩm định tổng hợp…). Yêu cầu phải có kinh nghiệm quản lý một số dự án trước đây.

Chuyên gia về xã hội (quốc tế) có ít nhất 10 năm kinh nghiệm liên quan bao gồm đánh giá tác động xã hội của việc thực hiện chính sách; Yêu cầu có kinh nghiệm đã từng làm việc tại Việt Nam.

Chuyên gia môi trường (quốc tế) có ít nhất 10 năm kinh nghiệm liên quan (đánh giá tác động môi trường) trong ngành lâm nghiệp; Yêu cầu có kinh nghiệm đã từng làm việc tại Việt Nam.

R-PP Việt Nam

66

Chuyên gia xã hội và kinh tế (trong nước) có ít nhất 10 năm kinh nghiệm liên quan nhất là kinh nghiệm làm việc với người bản địa và các dân tộc thiểu số.

Chuyên gia môi trường và lâm nghiệp (trong nước) có ít nhất 10 năm kinh nghiệm liên quan trong lâm nghiệp, bảo vệ rừng và đánh giá môi trường.

Chuyên gia phân tích chinh sách (trong nước) có ít nhất 10 năm kinh nghiệm liên quan và hiểu biết sâu về khung chính sách và cơ cấu thể chế ở Việt Nam.

Chuyên gia huy động sự tham gia của người dân (trong nước) có ít nhất 10 năm kinh nghiệm tổ chức tiến trình tham vấn và tham gia của người dân, ưu tiên có kinh nghiệm làm việc với các dân tộc thiểu số và người bản địa.

Bảng dưới đây trình bày phân chia công việc giữa các thành viên trong nhóm Đánh giá Xã hội

và Môi trường Chiến lược (theo ngày công):

Vị trí/ giai đoạn SESA

Ph

ạm

vi củ

a

SE

SA

Ph

ân

tíc

h c

ơ

bản

Đn

áh

giá

c

động

Biệ

n p

p g

iảm

nhẹ

ng

ờn

g

Kh

un

g g

iám

sát

o c

áo

Tổ

ng

ph

u

R-PP Việt Nam

67

Trưởng nhóm (quốc tế) 5 3 8 6 4 8 34

Chuyên gia xã hội (quốc tế)

2 6 10 5 3 7 33

Chuyên gia môi trường (quốc tế)

1 3 8 3 2 6 23

Chuyên gia xã hội và kinh tế (quốc tế)

2 6 10 5 3 4 30

Chuyên gia môi trường và lâm nghiệp (trong nước)

1 3 8 3 2 4 21

Chuyên gia phân tích chính sách (trong nước)

3 5 5 6 1 3 3

Chuyên gia huy động sự tham gia của người dân (trong nước)

2 5 15 3 4 15 44

Tổng phụ 16 31 64 31 19 47 208

R-PP Việt Nam

68

Hợp phần 2d: Tổng hợp về Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính Hoạt động

cụ thể

Dụ trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Tổng

Thực hiện Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược

Tư vấn quốc tế $74 $31 $105

Tư vấn trong nước

$18 $14 $32

Tham vấn và hội thảo

$30 $10 $5 $45

Dịch thuật và in ấn

$8

$5

$3

$16

Tổng $0 $130 $60 $8 $198

Chính phủ p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $130 $60 $8 $198

1 Báo cáo FMT 2010-9: Quỹ Sẵn sàng Lồng ghép các mối quan tâm về Xã hội và Môi trường vào Tiến trình Chuẩn

bị Sẵn sàng cho REDD+, Quỹ Đối tác Các bon Lâm nghiệp (FCPF), DỰ THẢO sửa đổi – tháng 7/2010.

R-PP Việt Nam

69

Hợp phần 3: Xây dựng Kịch bản Tham chiếu

Bối cảnh và thuật ngữ

Phương pháp xây dựng kịch bản tham chiếu cho cả 5 hoạt động REDD+ (như đã thống nhất tại COP 16) vẫn chưa được hoàn thành. Các cuộc thảo luận ở Việt Nam về thiết lập đường cơ sở cho cơ chế REDD+ đến nay tập trung vào Mức Tham chiếu (RL), bao gồm Mức Tham chiếu rừng và Mức Phát thải Tham chiếu (REL). Sự khác biệt đã được làm rõ giữa REL trong quá khứ dựa vào số liệu lịch sử và RL tương lai dựa vào ngoại suy từ xu hướng trong quá khứ hoặc dự báo dựa vào mô hình hóa.

Chính phủ Việt Nam, vói sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế (FAO thông qua Chương trình UN-REDD và JICA), đã thực hiện nhiều hoạt động để xây dựng REL/RL. Lĩnh vực then chốt trong quá trình xây dựng REL/RL đến nay, cả hoạt động đang triển khai và hoạt động đã hoàn thành, gồm:

Số hóa tất cả các bản đồ rừng và số liệu đo đếm hiện trường của các chu kỳ điều tra

rừng toàn quốc trước đây – với hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của JICA và Phần Lan; số

liệu bản đồ từ tất cả các chu kỳ trước hiện đã được lồng ghép vào môi trường phân

tích không gian đơn thông qua sử dụng các tiêu chuẩn lập bản đồ của Việt Nam. Tất

cả số liệu lâm nghiệp số hóa cho các năm 1990, 1995, 2000 và 2010 sẽ được chuẩn

hóa và lưu vào cơ sở dữ liệu ngành lâm nghiệp;

Rà soát và đánh giá chất lượng số liệu của bốn chu kỳ điều tra rừng từ Chương trình

Tổng Điều tra Rừng Toàn quốc từ năm 1990. Số liệu lâm nghiệp năm 1990, 2000

và 2010 sẽ được kiểm tra và công nhận. Số liệu năm 1995 và 2005 sẽ được công

nhận vào năm 2011 với sự hỗ trợ của JICA;

Rà soát và đánh giá phương pháp xây dựng REL/RL – với sự hỗ trợ của JICA, Phần

Lan và Chương trình UN-REDD Việt Nam. Một mức phát thải tham chiếu tạm thời

(cho mất rừng) được xây dựng;

Huy động các bên liên quan trong nước và quốc tế tham gia thảo luận phương pháp

xây dựng REL/RL cho Việt Nam, thông qua Tiểu Nhóm Công tác Kỹ thuật về MRV –

với hỗ trợ kỹ thuật từ Chương trình UN-REDD Việt Nam.

Phương pháp kỹ thuật xây dựng REL/RL

Dựa vào các hoạt động đang được triển khai với sự hỗ trợ quốc tế, Chính phủ Việt Nam và các đối tác đang hướng tới một số điểm hội tụ về phương pháp kỹ thuật phù hợp để xây dựng REL/RL tại Việt Nam, mặc dù chúng ta đều hiểu rằng mọi cân nhắc về kỹ thuật sẽ chỉ đi đến hồi kết khi có quyết định của UNFCCC. Các cuộc thảo luận giữa các bên liên quan đến nay đã tạo ra được sự hội tụ về các quan điểm kỹ thuật cốt lõi để xây dựng REL/RL tại Việt Nam:

R-PP Việt Nam

70

REL/RL cho Việt Nam sẽ được xây dựng cho mọi hoạt động liên quan đến các

bon trong phạm vi cơ chế REDD+ mà đang trong đàm phán trong khuôn khổ

UNFCCC (ví dụ: bao gồm mất rừng, suy thoái rừng, tăng cường trữ lượng các bon và

quản lý rừng bền vững1) bao gồm REL được xây dựng để giảm mất rừng và suy thoái

rừng và RL tương lai được xây dựng để tăng cường trữ lượng các bon;

Một REL lịch sử sẽ được xây dựng dựa vào xu hướng mất rừng trong lịch sử

ngược trở lại từ ít nhất năm 1990. Độ che phủ rừng tăng lên trong giai đoạn này có

liên quan đến hoàn cảnh quốc gia nhất định làm thay đổi trong xu hướng độ che phủ

rừng bắt đầu từ giai đoạn này, sự thay đổi này là kết quả của các chính sách của

chính phủ tác động mạnh đến động cơ gây mất rừng. Các nghiên cứu gần đây về

động cơ gây mất rừng sẽ được lồng ghép vào REL. Số liệu diện tích rừng ban đầu về

mất rừng có thể dựa vào số liệu lưu trữ đầy đủ hoặc ảnh vệ tinh có độ phân giải

không gian trung bình và độ phân giải thời gian cao nhất có thể (sử dụng số liệu

MODIS) và được bổ sung bằng số liệu điều tra rừng hiện có từ năm 1990. Một nghiên

cứu cũng đang được thực hiện để đánh giá khả năng sử dụng số liệu ngược thời gian

về trước, bằng cách sử dụng số liệu của NOAA AVHRR. Hệ số phát thải có thể được

xây dựng bằng số liệu điều tra rừng nói trên cũng như số liệu từ các nghiên cứu khác

bao gồm số liệu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Xây dựng REL lịch sử cho suy thoái rừng mắc phải nhiều vấn đề phức tạp. Một

nghiên cứu đang được thực hiện để củng cố số liệu diện tích bằng cách sử dụng ảnh

vệ tinh có độ phân giải cao, nhưng với hạn chế nhất định như nguồn số liệu như vậy

cho toàn quốc và khoảng thời gian phù hợp. Vấn đề này trở nên phức tạp hơn với

mức độ suy thoái rừng khác nhau theo thời gian và không gian. Trên cơ sở những

cân nhắc này, giải pháp bỏ qua lượng phát thải lịch sử từ suy thoái rừng hiện

đang được nghiên cứu. Điều này ám chỉ rằng suy thoái rừng hiện nay không được

để tính đến và chỉ có tăng cường trữ lượng các bon ở những vùng này mới được tính

đến, ám chỉ rằng một nguồn thu tiềm năng lớn có thể bị mất, tuy nhiên đây là một

cách tính bảo thủ;

RELs/RLs cấp tỉnh sẽ được xây dựng dựa vào phân tầng lãnh thổ quốc gia.

Phân tầng sẽ dựa vào các đặc tính nhất định, trong đó vùng sinh thái sẽ là một đặc

tính chính – và chỉ đặc tính cho giai đoạn đầu2. Các đặc tính thứ cấp và cấp ba khác

như loại rừng và hình thức quản lý có thể được tính đến để phân tầng trong giai đoạn

sau. Theo ước tính lãnh thổ quốc gia có khoảng 15 vùng sinh thái; một nghiên cứu

xác định những vùng sinh thái này hiện đang được Chương trình UN-REDD Việt Nam

thực hiện.

RL tương lai cho tăng cường trữ lượng các bon sẽ được xây dựng sau tiến trình thiết

lập RL lần đầu dựa vào khả năng ứng phó lý-sinh của rừng đối với từng vùng sinh

thái, tiếp đến là tiến trình phân tích hệ số điều kiện kinh tế xã hội cấp tỉnh thông qua

sử dụng phân tích chồng ghép không gian trong GIS;

REL tương lai cho cắt giảm phát thải từ mất rừng sẽ được xây dựng vào trữ lượng

R-PP Việt Nam

71

các bon ước tính của mỗi vùng sinh thái từ số liệu Điều tra Rừng Toàn quốc kết hợp

với điều kiện kinh tế xã hội cấp tỉnh thông qua sử dụng phân tích chồng ghép không

gian trong GIS;

Việt Nam sẽ xây dựng một REL/RL quốc gia riêng cho từng hoạt động trong các

hoạt động đủ điều kiện trong cơ chế REDD+, mà cơ bản là sự tổng hợp REL/RL được

xây dựng cho từng tầng ở cấp tỉnh;

Hoàn cảnh quốc gia cần được xem xét gồm nỗ lực trồng rừng của chính phủ, nhất là

hai chương trình trồng rừng lớn của quốc gia: Chương trình trồng 5 triệu héc-ta rừng

(Chương trình 661) 1998-2010 và Chương trình quốc gia phục hồi đất trống và giao

đất lâm nghiệp (Chương trình 327) từ năm 1993-1997. Phát triển theo quy hoạch hay

dự báo như đã nêu đặt ra trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội và Chiến lược

Phát triển Rừng trong cả giai đoạn cho đến năm 2020 sẽ được xem xét khi xây dựng

REL/RL. Nhất là tác động của việc thực hiện REDD đến ngành chế biến gỗ (mà nhập

khẩu 80% nguyên liệu phần lớn là từ các quốc gia châu Á mà cũng đang xây dựng

chương trình REDD+ Quốc gia) sẽ được tính đến;

REL/RL cho Việt Nam sẽ được định kỳ rà soát và cập nhật.

Tăng cường năng lực thể chế

REL/RL là một phần của hệ thống MRV quốc gia. Quá trình xây dựng REL/RL đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan khác nhau. Thông tin cụ thể về tổ chức thể chế cho hệ thống MRV quốc gia sẽ được trình bày trong Hợp phần tiếp theo. Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý tiến trình xây dựng REL/RL. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, quá trình xây dựng REL/RL cho từng loại rừng sẽ đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan lâm nghiệp khác nhau như các cơ quan lâm nghiệp cấp tỉnh (chủ yếu là cấp tỉnh và huyện). Các hoạt động tập huấn và tăng cường năng lực đang được triển khai cho các cơ quan tham gia tiến trình xây dựng REL/RL gồm:

Biên soạn sổ tay kỹ thuật về xây dựng, rà soát và cập nhật REL/RL – với sự hỗ trợ kỹ

thuật của Chương trình UN-REDD Việt Nam;

Tập huấn cho giảng viên đi đào tạo về xây dựng, rà soát và cập nhật REL/RL – với sự

hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình UN-REDD Việt Nam.

Tiến trình tham vấn cho xây dựng REL/RL

Chính phủ Việt Nam, cùng với các đối tác quốc tế, đã xây dựng một cơ chế tham ván cho REDD+ (“Mạng lưới REDD Quốc gia”), trong đó bao gồm diễn đàn chuyên đề và mở để thảo luận những vấn đề liên quan đến MRV, trong đó có REL/RL (“Tiểu nhóm Công tác Kỹ thuật về MRV”). Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp đồng chủ trì tổ công tác này với các đối tác gồm Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (FIPI), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV), các cục vụ khác của Tổng cục Lâm nghiệp, cũng như các đối tác phát triển quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Tổng cục Lâm nghiệp đã tham vấn với nhiều tổ chức quốc tế, chuyên gia, trong đó có cả chuyên gia trong Ban thư ký UNFCCC, IPCC, FAO và Winrock về các yêu cầu quốc tế, phương pháp để xây dựng REL/RL.

R-PP Việt Nam

72

Bước tiếp theo và nhu cầu còn tồn tại (thiếu hụt) trong xây dựng REL/RL

Trong khi tham vấn ở cấp quốc gia về phương pháp xây dựng REL/RL đang được triển khai thì việc xây dựng REL/RL ở cấp tỉnh vẫn chưa được thực hiện. Dự án và các đối tác phát triển hiện đang xây dựng REL/RL đang thực hiện các hoạt động sau:

Ấn định REL/RL dựa vào giả định lý sinh của từng kiểu vùng sinh thái; REL/RL sẽ

được xây dựng từ số liệu điều tra rừng toàn quốc sẵn có, chỉ sử dụng những ô mẫu

(trong tổng số 2.000 ô trên toàn quốc) mà phân bố trong vùng sinh thái cụ thể;

Phân bổ REL/RL cho các cấp đơn vị hành chính phù hợp (ban đầu là ở cấp tỉnh và áp

dụng cho cấp huyện đúng lúc); áp dụng kỹ thuật tổng hợp không gian và cắt xén trong

một GIS;

Xác định điều kiện kinh tế xã hội liên quan (theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội…)

để tính toán hệ số vào trong REL/RL;

Tổng hợp các REL/RL cấp tỉnh với một REL/RL cấp quốc.

Một lĩnh vực nữa được hưởng lợi từ cập nhật và cải thiện là tạo ra hệ số phát thải chắc chắn. Như đã đề cập trên, hệ số phát thải là rất cần thiết cho từng vùng sinh thái (đặc tính cơ bản của phân tầng), và trong tương lai, cần thiết cho tầng thứ hai và thứ ba. Đề xuất đưa ra là tài trợ của FCPF đóng góp cho tiến trình này bằng tiếp tục thực hiện các bước sau:

Đánh giá nguồn số liệu điều tra rừng hiện có (gồm số liệu của Viện Điều tra và Quy

hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam…) theo tầng vùng sinh thái;

Thu thập số liệu điều tra rừng cho từng tầng trong đó thiếu hụt được xác định trong

tiến trình trên.

Trong bối cảnh nhiều hoạt động liên quan đến xây dựng REL/RL đang được triển khai, với các kết quản ban đầu được đưa ra vào cuối năm 2010, do vậy không cần FCPF hỗ trợ cho Hợp phần này.

Hợp phần 3: Tổng hợp về Kịch bản Tham chiếu

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính Hoạt động

cụ thể

Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Tổng

Đánh giá chất lượng bốn chu kỳ điều tra rừng

$140 $140

Công nhận số liệu trong năm 1995 và 2005

$150 $150

R-PP Việt Nam

73

Đánh giá và công nhận số liệu hiện có và các xu hướng trong quá khứ

Thiết lập bản đồ mất rừng trong lịch sử ở cấp huyện

$150 $150

Phát triển phương pháp

Xây dựng phương pháp trữ lượng các bon có sự tham gia

$80 $80

Đánh giá phương pháp xây dựng REL/RL

$90

$90

Phân loại rừng toàn quốc

$150 $150

Thiêt lập REL/RL

Tạo ra REL/RL cấp tỉnh

$80 $80

Đánh giá và xây dựng hệ số phát thải cho từng kiểu rừng

$50 $50

Tham vấn và tập huấn đào tạo

Huy động sự tham gia của các bên liên quan trong nước và quốc tế thông qua Tiểu Nhóm Công tác Kỹ thuật

$50 $50

Tập huấn xây dựng RELs/RLs

$60 $60

Tổng $1,000 $0 $0 $1,000

Chính phủ p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $0 $0 $0 $0

Chương trình UN-REDD3 $526 $470 $470

JICA4 $1610 $530 $530

1 Làm thế nào giải quyết bảo tồn trong REL/RL cho Việt Nam sẽ cần được tiếp tục xem xét, với tiến bộ trong đàm

phán quốc tế.

2 Cách phân tầng này không gây hiểu lầm với cách phân tầng theo yêu cầu của IPCC để kiểm kê lượng phát thải khí

nhà kính thực. Phân tầng thành vùng sinh thái là sự phân chia nhỏ lãnh thổ Việt Nam thành các vùng liền kề, không

chồng lên nhau và khác nhau về đặc tính liên quan đến biến động rừng. Nó được sử dụng để xác định khả năng ứng

R-PP Việt Nam

74

phó tiềm năng của rừng khi được quản lý bền vững và cần để dự báo lượng các bon tăng cường. Cách phân loại để

tính lượng phát thải khí nhà kính thực đòi hỏi phải phân chia nhỏ các hình thức sử dụng đất, đất lâm nghiệp thành

các loại rừng được quản lý và không được quản lý…của điều kiện thực tế.

3 Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản ánh các hoạt động liên quan trong khuôn khổ của

đề xuất này (hội thảo, tài liệu, thiết bị…). Thời gian làm việc của cán bộ và các chi phí văn phòng khác không được

tính vào đây, nhưng chi phí tư vấn thì có được tính.

4 JICA đang hỗ trợ một nghiên cứu về chất lượng số liệu điều tra rừng hiện có nhằm xác định những vùng phù hợp

cho các dự án Trồng rừng và Tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) và khu vực ưu tiên REDD+, và

thí điểm xây dựng REL/RL sử dụng số liệu điều tra rừng và kỹ thuật viễn thám. Các khoản mục cụ thể trong tổng

ngân sách chỉ là con số ước tính; tổng kinh phí đưa ra chỉ để cho biết những đóng góp của Hợp phần 3.

R-PP Việt Nam

75

Hợp phần 4: Thiết kế hệ thống giám sát

Phạm vi đo đếm, báo cáo và hệ thống kiểm chứng

Xây dựng hệ thống Giám sát, Báo cáo và Kiểm chứng (MRV) là một hợp phần quan trọng của Chương trình REDD+ Quốc gia. Hiện hệ thống này vẫn đang được thảo luận tại các hội nghị quốc tế, chính xác là những yêu cầu gì của hệ thống MRV sẽ được tất cả Quốc gia tham gia Công ước chấp thuận. quyết định của COP 16 đòi hỏi các quốc gia đang phát triển phải xây dựng hệ thống giám sát rừng quốc gia hoàn chỉnh và minh bạch để giám sát và báo cáo các hoạt động phù hợp với hoàn cảnh quốc gia, đưa ra được bằng chứng hỗ trợ đầy đủ và có thể dự báo được và tiếp tục hoàn thiện hệ thống được Hội nghị Các bên gia thống nhất. Điều rõ ràng là trong quyết định của COP 16 vẫn còn thiếu cấu phần “V” và các chính sách bảo vệ cũng chưa được đưa vào hệ thống MRV. Thực tế này đã gây khó khăn cho các quốc gia đang triển khai REDD+ trong thiết kế hệ thống MRV cho REDD+.

Ngày 13/1/2011, Thủ Tướng đã gửi thư yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì xây dựng hệ thống MRV hoàn chỉnh và minh bạch cho hoạt động giảm biến đối khí hậu tại Việt Nam đáp ứng được yêu cầu quốc tế và phù hợp với hoàn cảnh quốc gia. Bộ TN&MT hiện đang phối hợp với JICA, Bộ NN&PTNT và các bộ ngành liên quan xây dựng một dự án có tên là “Tăng cường năng lực điều tra khí nhà kính tại Việt Nam” dự kiến sẽ thực hiện từ năm 2011 đến 2013. Theo kế hoạch đã

được xây dựng trong dự án JICA, Việt Nam sẽ có hệ thống kiểm kê khí nhà kính toàn diện vào cuối năm 2012.

Bộ NN&PTNT hiện đang thảo luận với Bộ TN&MT, JICA, FAO và các đối tác phát triển khác về thiết kế một hệ thống MRV quốc gia cho chương trình REDD+; hệ thống cấp tỉnh sẽ được xem

Điều phối REDD+

(Văn phòng REDD+

Việt Nam

Hệ thống giám sát

đất bằng vệ tinh

( GDLA/MONRE)

Điều tra

sinh khối rừng

(FIPI/MARD)

Kiểm kê khí

Nhà kính quốc gia

(VNCCO / MONRE)

Kiểm soát chất lượng

Đối thoại Quốc gia

(VNCCO/ MONRE)

Kiểm chứng

Đảm bảo

chất lượng

Tổng cục

Thống kê

(GSO)

Hệ thống thông tin REDD+ Quốc gia

(Văn phòng REDD+

Việt Nam

Đánh giá

độc lập

nội bộ

R-PP Việt Nam

76

xét khi có yêu cầu và nguồn lực. Hệ thống MRV của Việt Nam sẽ hỗ trợ cho các hoạt động đủ điều kiện theo cơ chế REDD+. Hệ thống MRV sẽ thực hiện, hỗ trợ và thúc đẩy các yêu cầu giám sát, báo cáo và kiểm chứng như đã được xác định bởi Công ước các Bên tham gia UNFCCC, cũng như những chức năng bổ sung cho việc thực hiện Chương trình REDD+ Quốc gia và các chức năng khác của Nhà nước liên quan đến quản lý rừng, đất lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh, huyện và xã.

Sơ đồ trên thể hiện quy trình thiết kế một hệ thống như vậy. Tổng cục Địa chính (GDLA) chịu trách nhiệm cung cấp số liệu về sử dụng đất; Tổng cục Lâm nghiệp cung cấp số liệu lâm nghiệp toàn quốc; Văn phòng Quốc gia thực hiện UNFCCC sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác như Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT và các bộ ngành khác, chuẩn bị Đối thoại Quốc gia và kiểm kê khí nhà kính.

Hệ thống MRV sẽ được thông báo cho các biên liên quan trong REDD+, mỗi cơ quan có thể tiếp cận được với chức năng cụ thể liên quan đến nhiệm vụ, vai trò hoặc mối quan tâm cụ thể của từng bên liên quan. Công dụng cốt lõi của hệ thống MRV sẽ hỗ trợ tất cả các chức năng chính của quản lý rừng, tích hợp, phân tích số liệu, đánh giá chất lượng số liệu, báo cáo, giám sát và đánh giá và kiểm tra. Mỗi tỉnh và cấp hành chính thấp hơn sẽ sử dụng một công dụng cụ thể mà hỗ trợ cho quản lý và phân tích số liệu phù hợp với nhiệm vụ riêng của họ. Chủ rừng và các đối tượng khác tham gia thực hiện REDD+ sẽ tiếp cận với thông tin và số liệu liên quan đến những hoạt động mà họ tham gia Chương trình REDD+ Quốc gia, thí dụ thông qua một giao diện dựa vào trang web.1 Việt Nam sẽ học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia REDD khác trong quá trình thiết kế hệ thống MRV. Gần đây, Chương trình UN-REDD Việt Nam đã thử nghiệm phương pháp Giám sát Các bon có Sự tham gia (PCM) trong đó cho phép cộng đồng và người dân địa phương tham gia tiến trình đo đếm và giám sát các bon. Tuy nhiên, việc thực hiện Giám sát Các bon có Sự tham gia đang đối mặt với một số thách thức về năng lực kỹ thuật của người dân địa phương và độ tin cậy của số liệu thu thập. Phương pháp này cần tiếp tục thử nghiệm ở các địa bàn thí điểm khác.

Tham vấn cho hệ thống MRV Trong quá trình phân tích hiện trạng tại Việt Nam và phát triển các hoạt động Sẵn Sàng cho MRV, nhiều hoạt động tham vấn đã được thực hiện:

Mạng lưới REDD Quốc gia đã thảo luận các yêu cầu chung và giải pháp xây dựng hệ

thống MRV.

Trong Mạng lưới REDD Quốc gia và Tổ Công tác kỹ thuật REDD, một Tiểu Nhóm Kỹ

thuật về xây dựng MRV/REL đã trao đổi về hiện trạng và giải pháp cho một hệ thống

MRV để thực hiện REDD+. Thành viên Tiểu nhóm công tác gồm đại diện các tổ chức kỹ

thuật quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế:

- Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (VNFOREST)

- Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (FIPI)

- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV)

- Trung tâm Tài nguyên Rừng và Môi trường (FREC)

- Trung tâm Thông tin và Tư vấn Lâm nghiệp (CFIC)

- Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Rừng và Môi trường (RCFEE)

- Cục Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi Khí hậu (DMHCC) thuộc Bộ TN&MT

1 Hệ thống MRV của Brazin là một ví dụ tốt sử dụng giao diện dựa vào trang web.

R-PP Việt Nam

77

(MONRE)

- Tổng cục Địa chính (GDLA), Bộ TN&MT

- Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VFU)

- Trường đại học Tây Nguyên

- Đại sứ quán Na-Uy

- Đại sứ quán Phần Lan

- Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)

- Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc(FAO)

- Winrock International

- Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV)

Chương trình UN-REDD Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động khác nhau về MRV với

sự tham gia của các bên liên quan ở Hà Nội và Lâm Đồng. Hoạt động thí điểm Giám sát

Các bon có Sự tham gia ở cấp xã và hộ gia đình gồm đánh giá các giải pháp và học tập

kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng (CFM) của tỉnh Đăk Nông.

Các nghiên cứu đánh giá số liệu điều tra rừng và xây dựng REL do chính phủ Phần Lan

và tổ chức JICA hỗ trợ cũng đã lồng ghép các yêu cầu của MRV mà đã được thảo luận

trong hội thảo với các bên liên quan.

Winrock International đã tổ chức một hội thảo khu vực về REL và MRV trong đó đại biểu

Việt Nam tham dự đã thảo luận các giải pháp cho hệ thống MRV quốc gia.

Bộ NN&PTNT đã tổ chức nhiều cuộc họp với các bên liên quan trong và ngoài chính

phủ để thảo luận về MRV. Một hội thảo quốc gia đã được tổ chức để thảo luận R-PP

trong đó tập trung vào hợp phần REL và MRV của đề xuất.

4a. Lượng Phát thải và Hấp thụ

Chức năng chính của MRV

R-PP Việt Nam

78

Giám sát lượng phát thải và hấp thụ

Giám sát lượng phát thải và hấp thụ1 sẽ được thực hiện theo phương pháp hai cấp độ:

1. Cấp độ 1: Thu thập số liệu cơ bản của chủ rừng từ nhiều ô mẫu thống kê;

2. Cấp độ 2: Tạo bộ số liệu chính xác thông qua điều tra rừng chuyên nghiệp.

Giám sát rừng để tạo ra số liệu Cấp độ 1 sẽ được thực hiện ở cấp thấp nhất có thể, thí dụ cấp chủ rừng.2

Số liệu Cấp độ 1 được thu thập sẽ chỉ giới hạn ở số liệu cơ bản để ước tính sinh khối (thí dụ: số cây, đường kính, xác định loài) cũng như ước tính số liệu diện tích rừng (ví dụ: diện tích cho từng loại rừng). Tuy nhiên, số liệu thu thập được sẽ có khối lượng rất lớn và từ nhiều ô mẫu thống kê. Các đơn vị tham gia sẽ giám sát số liệu tài nguyên rừng của họ trên cơ sở định kỳ hàng năm, với chỉ tiêu lấy mẫu hàng năm từ 10-20% diện tích rừng. Điều này làm tăng đáng kể khối lượng số liệu thống kê cơ bản (lên đến một triệu ô mẫu mỗi năm, giả định rằng mọi gia đình quản lý rừng đều tham gia) mà hỗ trợ nhiều loại kiểm tra chất lượng số liệu, phân tích và đánh giá, cả về mặt thời gian và không gian (phân tích khoảng cách gần kề, phân tích so sánh theo các vùng sinh thái…). Những khu rừng mà không được quản lý bởi các tổ chức tham gia sẽ được đưa vào Chương trình REDD+ Quốc gia, hoặc thông qua phân tích tương quan với diện tích được đưa vào, viễn thám hoặc kết hợp cả hai.

Việc thu thập số liệu Cấp độ 1 có thể được hỗ trợ bởi các cơ quan lâm nghiệp địa phương, hoặc bên cung cấp dịch vụ thứ ba như công ty thương mại, tổ chức phi chính phủ, tổ chức dân sự xã hội, cung cấp chuyên môn cụ thể trong đo đếm hoặc báo cáo cho các bên tham gia trong REDD+. Những công ty cung cấp dịch vụ như vậy sẽ hoạt động trên cơ sở hợp đồng với các bên tham gia. Một bộ hướng dẫn quản lý những hỗ trợ bên ngoài như vậy sẽ phải được xây dựng.

Các hoạt động xây dựng phương pháp Giám sát Các bon Có sự tham gia (PCM) để thu thập số liệu ở Cấp độ 1 trong những khu rừng được quản lý theo cơ cấu quản lý có sự tham gia (bao gồm hộ gia đình, xã và các nhóm Quản lý Rừng Cộng đồng (CFM)), đang được thực hiện với sự hỗ trợ của Chương trình UN-REDD Việt Nam, dựa vào kinh nghiệm với những phương pháp tiếp cận tương tự đã được thí điểm ở các quốc gia khác3. Các phương pháp tương tự cần được xây dựng cho các chủ rừng khác, như các lâm trường quốc doanh trước đây.

Số liệu Cấp độ 1 bản thân nó không đủ để tính toán sinh khối, và sẽ được bổ sung từ số liệu Cấp độ 2. Chương trình Điều tra Rừng Toàn quốc (NFI) hiện nay và các chương trình nghiên cứu mà Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV) đang thực hiện sẽ cung cấp số liệu bổ sung (Cấp độ 2) để chuyển đổi số liệu Cấp độ 1 thành số liệu sinh khối, việc chuyển đổi này cũng nhận được hỗ trợ bổ sung từ Chương trình UN-REDD Việt Nam. Hàm tương quan sinh khối do trong nước xây dựng có thể áp dụng được cho một số loài và số liệu điều tra rừng lưu trữ trong 20 năm từ 2000+ ô mẫu sơ cấp và vĩnh cửu có khả năng cung cấp đủ số liệu để áp dụng phương pháp thay đổi trữ lượng của IPCC để tính sinh khối 4. Hoạt động trong tương lai của cả Chương trình Điều tra Rừng Toàn quốc (NFI) và chương trình của FSIV sẽ giải quyết được các yêu cầu của REDD+, cũng như yêu cầu của Chính phủ Việt Nam. Thông qua Chương trình Hợp tác Lâm nghiệp FAO – Phần Lan, Chương trình Điều tra Rừng Toàn quốc (NFI) sẽ được nâng cấp, với mục tiêu rõ ràng là hỗ trợ cho khía cạnh này của hệ thống MRV trong Chương trình REDD Quốc gia.

Số liệu Cấp độ 1 sẽ được bổ sung bằng giám sát dựa vào vệ tinh, để đánh giá chính xác diện tích rừng (số liệu diện tích). Trong những năm gần đây, việc lập bản đồ độ che phủ rừng dựa vào nhiều nguồn số liệu khác nhau, gần đây nhất là số liệu ảnh vệ tinh đa quang phổ SPOT-5 có độ phân giải không gian 2,5 mét.

R-PP Việt Nam

79

Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là báo cáo lượng phát thải cắt giảm và hấp thụ tại Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) ở cấp độ 3. Hy vọng rằng nguồn số liệu điều tra rừng hiện nay sẽ cho phép báo cáo ở Cấp độ 2, nhưng đến thời điểm báo cáo đầu tiên về lượng phát thải cắt giảm và hấp thụ được xây dựng, thì số liệu bổ sung sẽ được thu thập đầy đủ để tuân thủ cấp độ 3. Khối lượng số liệu cơ sở sẽ đưa ra được mẫu thống kê tin cậy, trong khi đó điều tra chuyên môn và các chương trình nghiên cứu sẽ bổ sung đầy đủ yêu cầu về mức độ chính xác

Báo cáo lượng phát thải và hấp thụ

Báo cáo số liệu cơ sở của chủ rừng sẽ được quản lý thông qua một hạ tầng dữ liệu quốc gia cho hệ thống MRV. Hàng loạt giải pháp công nghệ đã được áp dụng để cung cấp cho chủ rừng và hỗ trợ các tổ chức báo cáo số liệu của họ cho hệ thống MRV quốc gia. Hai giải pháp trao đổi thông tin chính, mộ là internet, mà hiện đang phát triển nhanh chóng ở Việt nam và nhìn chung là sẵn có ở các thị trấn, thị tứ và phần lớn trung tâm huyện, và hai là mạng lưới điện thoại di động mà có độ phủ sóng rộng khắp ngoại trừ vùng hẻo lánh nhất. Truy cập internet được ưa thích hơn do chi phí hợp lý, mà còn dễ hỗ trợ nhiều chức năng thông qua một giao diện riêng và cung cấp thông tin phản hồi cho chủ rừng (tải thông tin lên mạng, tổng hợp số liệu đã trình lên, tổng hợp số liệu chi trả, so sánh với các số liệu tải lên khác hoặc số liệu bình quân trong tỉnh…).

Ở cấp trung ương, mọi số liệu về chủ rừng được đối chiếu và kết hợp với các nguồn số liệu khác. Việc phân tích sẽ được hỗ trợ thông qua một nhóm chuyên trách ở Bộ NN&PTNT và các tổ chức thứ ba do Bộ NN&PTNT mời tham gia. Việc phân tích sẽ gồm đánh giá chất lượng số liệu, ước tính sinh khối và tăng trưởng sinh khối, rà soát và tầng rừng của các vùng sinh thái…). Kết quả phân tích sẽ là một báo cáo về lượng phát thải cắt giảm và hấp thụ mà tuân thủ các yêu cầu của cơ chế REDD+ do Các bên tham gia công ước UNFCCC thiết lập.

Kiểm chứng lượng phát thải và hấp thụ

Việc kiểm chứng báo cáo lượng phát thải cắt giảm và hấp thụ sẽ được hỗ trợ từ trong nước, trước khi trình lên UNFCCC, và phục vụ mục đích đánh giá độc lộc theo yêu cầu của UNFCCC.

Chính phủ sẽ thiết lập một quy trình để kiểm chứng rằng lượng phát thải cắt giảm và hấp thụ trong báo cáo đáp ứng được các tiêu chí của UNFCCC. Điều này có nghĩa là hệ thống MRV sẽ lồng ghép chức năng đánh giá độc lập, mặc dù do Chính phủ Việt Nam tự thực hiện. Việc kiểm chứng dựa vào hệ thống MRV sẽ được bổ sung thông qua phân tích ảnh vệ tinh độ phân giải cao trên cơ sở lấy mẫu. Đối với kiểu phân tích này thì phương pháp phân tích mới cần được xây dựng.

Sau khi đệ trình báo cáo, cơ quan đánh giá độc lập (quốc tế) sẽ được trao quyền tiếp cận để rà soát mọi số liệu trong hệ thống MRV, từ số liệu cơ sở do chủ rừng cung cấp cho giai đoạn báo cáo, đến số liệu điều tra rừng, quy trình phân tích để đánh giá chất lượng số liệu, tính toán sinh khối và báo cáo, và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh và huyện phù hợp với REDD… Hệ thống MRV sẽ hoạt động như là một kho chứa chính cho mọi dữ liệu liên quan đến báo cáo về lượng phát thải cắt giảm và hấp thụ

Hoạt động sẵn sàng Như là một phần của tiến trình sẵn sàng cho REDD+ ở quy mô quốc gia, các hoạt động sau được đề nghị FCPF hỗ trợ:

R-PP Việt Nam

80

Thiết lập quy trình kỹ thuật và hoạt động cho hệ thống MRV

Hệ thống MRV sẽ được thiết kế theo những tiêu chuẩn cập nhật nhất về thiết kế hệ thống cho hệ thống thông tin trọng yếu cho từng nhiệm vụ, bao gồm yêu cầu kỹ thuật về số liệu (sự toàn vẹn của thông tin, quản lý giao dịch, an toàn dữ liệu, xử lý sự cố, sao chép dự phòng…), quy trình nghiệp vụ (xác định quản lý và phân tích số liệu, xác định vai trò và trách nhiệm quản lý hoạt động của mọi chủ thể, xác định tình trạng an ninh…) và quản lý hoạt động (quản lý chung đối với hệ thống, quản lý an ninh, cập nhật và duy trì, nhân sự và đào tạo). Việc thực hiện trong thực tiễn, đầu tư hạ tầng và tập huấn cho người sử dụng hệ thống sẽ được hỗ trợ ở cấp quốc gia và tại 5 tỉnh thí điểm. Chương trình REDD Việt Nam hiện đang trong quá trình xác định giai đoạn II trong đó sẽ cung cấp những hỗ trợ như vậy cho năm tỉnh (tùy thuộc vào phê duyệt của nhà tài trợ).

Một nội dung quan trọng của thiết kế này là việc xác định giao diện cho hệ thống MRV với các bên hữu quan trực tiếp, ví dụ chủ rừng muốn tải lên số liệu điều tra mới hoặc rà soát hiện trạng rừng của họ hoặc hiệu quả thực hiện tương đối và cơ quan chức năng cấp tỉnh và huyện thi hành nhiệm vụ cụ thể trong thực hiện REDD+.

Xây dựng hướng dẫn và cơ chế báo cáo số liệu

Rừng Việt Nam được quản lý bởi nhiều chủ rừng, có điều kiện thuê khác biệt lớn, hiểu biết về điều kiện rừng, quản lý và kỹ thuật đo đếm, tiếp cận tài nguyên, tiếp cận các kênh thông tin… Sự khác biệt về điều kiện này phải được liệt kê và với mỗi loại liên quan thì một phương pháp giám sát cần được xây dựng. Phương pháp giám sát sẽ tạo ra thiết kế đo đếm (ở đâu? Như thế nào? Tần xuất?), thông số đo đếm (cái gì?) và giải pháp để lưu trữ và báo cáo số liệu đo đếm cho hệ thống MRV.

Ngoài ra, phương pháp giám sát phải xác định vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan tham gia giám sát, từ chủ rừng cho đến các cơ quan kỹ thuật và hành chính cấp cơ sở, huyện, tỉnh và quốc gia mà có quyền hạn trong vùng này. Vai trò của bên cung cấp dịch vụ thứ ba cũng phải được xác định.

Chương trình UN-REDD Việt Nam hiện đang trong quá trình xác định giai đoạn II trong đó sẽ có những hỗ trợ cho điều tra rừng và thiết bị thông tin mà sẽ được sử dụng để thực hiện giám sát đặc tính của rừng ở cấp cơ sở (tùy thuộc vào phê duyệt của nhà tài trợ).

Xây dựng quy trình phân tích và báo cáo số liệu quốc gia

Số liệu hiện trường Cấp độ 1 và số liệu điều tra chuyên đề phải được tích hợp để chuyển hóa vào báo cáo quốc gia về lượng phát thải cắt giảm và hấp thụ. Quy trình phân tích (thống kê) phải được xây dựng, để giải quyết các vấn đề như chất lượng số liệu, đánh giá sự cố, mức độ tin cậy và chính xác. Quy trình phải tuân thủ các yêu cầu của UNFCCC.

Ngoài ra, quy trình phải được xây dựng để đánh giá quyết định và công bố quan trọng mà củng cố giám sát và báo cáo, chẳng hạn như phân tầng rừng trên cạn thành các vùng sinh thái, Mức Tham chiếu và Kịch bản Tham chiếu, xác định động cơ mất rừng và suy thoái rừng…

Xây dựng hệ thống kiểm chứng quốc gia

Chính phủ Việt Nam quyết tâm thiết lập một cơ chế giám sát nội bộ để tạo sự trung thực của báo cáo về lượng phát thải cắt giảm và hấp thụ trước khi trình lên UNFCCC. Trên cơ sở số liệu trong hệ thống MRV, một bộ quy trình phân tích (thống kê) phải được xây dựng trong đó tuân thủ các tiêu chuẩn mà chuyên gia đánh giá độc lập sẽ áp dụng trong quá trình nghiệm

R-PP Việt Nam

81

thu.

Việc nghiệm thu trong nước trên cơ sở số liệu báo cáo phải cần được bổ sung thông qua đánh giá mức độ chính xác của số liệu diện tích và hệ số phát thải mà sử dụng phương pháp lấy mẫu diện tích mà phương pháp này sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao. Hiện nay chưa có tiêu chuẩn nào được quốc tế công nhận về đánh giá chất lượng như vậy và chưa có hướng dẫn từ UNFCCC, và các cơ quan chuyên môn của UNFCCC, IPCC hoặc các tổ chức khoa học có cùng mối quan tâm (ví dụ: GOFC-GOLD), vì thế việc nghiệm thu này sẽ được thực hiện trên cơ sở thí điểm. Phương pháp nghiệm thu sẽ được công bố cho các chuyên gia đánh giá độc lập để tham khảo (và có thể áp dụng với các bộ ảnh vệ tinh khác).

Thực hiện

Hệ thống MRV sẽ được thiết lập bởi nhiều cơ quan phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện nhiệm vụ này. Các cơ quan đóng góp chính, ngoài nguồn lực từ FCPF; gồm:

Bộ NN&PTNT, là cơ quan đầu mối cho REDD, sẽ chủ trì phần hạ tầng thực thể của hệ thống MRV và bảo đảm tính bền vững lâu dài của hệ thống;

Chương trình UN-REDD Việt Nam hiện đã xây dựng những cấu phần ban đầu của hệ thống MRV, cũng như các cấu phần liên quan (thí dụ: hệ thống chia sẻ lợi ích và lồng ghép vào quy hoạch cấp tỉnh);

Dự án FORMIS hiện đang xây dựng hệ thống FOMIS trong Bộ NN&PTNT và các hạ tầng liên quan;

Dự án NFA; dự án NFA FAO – Phần Lan sẽ hỗ trợ tích hợp NFI vào hệ thống MRV; số liệu NFI đặc biệt quan trọng trong các vấn đề liên quan đến đánh giá chất lượng số liệu.

Nguồn lực của FCPF sẽ được sử dụng cho các cấu phần then chốt của hệ thống MRV:

Thiết lập hạ tầng vật lý cấp quốc gia và địa bàn 5 tỉnh; hạ tầng này gồm phần cứng, nhưng đặc biệt cũng gồm mọi khía cạnh về toàn vẹn của hệ thống MRV;

Thiết kế lô-gíc của mô hình dữ liệu MRV với sự hỗ trợ cho nhiều lợi ích (Hợp phần 4b;

Xây dựng chu trình công việc cho các nhiệm vụ chính trong REDD và MRV;

Phát triển giao thức nhập dữ liệu, phân tích và báo cáo.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, một nhóm chuyên gia sẽ làm việc với nhau trong giai đoạn từ 2011-2012:

Trưởng nhóm, chuyên gia tin học nghiệp vụ (8 tháng);

Chuyên gia hạ tầng máy tính, chuyên về phần cứng, thiết lập mạng, an ninh tin học, dự phòng số liệu... (2 tháng)

Chuyên gia xây dựng mô hình thiết kế dữ liệu, chuyên về mô hình hóa số liệu (cơ sở dữ liệu) (8 tháng);

Chuyên gia mô hình hóa quy trình nghiệp vụ (8 tháng).

R-PP Việt Nam

82

4b. Lợi ích và Tác động khác

Chức năng khác của hệ thống MRV

Các chức năng chính của hệ thống MRV – thu thập số liệu từ tất cả các chủ rừng tham gia trên phạm vi toàn quốc, đánh giá hiệu quả thực hiện, lập báo cáo về lượng phát thải cắt giảm và hấp thụ, kiểm chứng nội bộ và độc lập – dựa vào quản lý mọi thông tin và số liệu liên quan trong một hệ thống thông tin riêng (nhưng rải rác). Việc tích hợp này mở ra nhiều khả năng bổ sung thêm các chức năng, mà một vài trong số đó liên quan trực tiếp đến REDD+ và không đòi hỏi hoặc đòi hỏi rất ít số liệu bổ sung, trong khi các chức năng khác lại liên quan đến các ưu tiên của Nhà nước hoặc toàn xã hội:

Hệ thống chia sẻ lợi ích cho REDD+ sẽ quản lý sự tham gia và chi trả theo hiệu quả

thực hiện của các bên tham gia vào cơ chế REDD+;

Giám sát các biện pháp bảo vệ như đã được liệt kê bởi Nhóm Công tác đặc biệt về

Hành động Hợp tác Dài hạn (WG-LCA)5, nhất là những chính sách liên quan đến

người bản địa và cộng đồng địa phương, bảo tồn đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh

thái, các lợi ích xã hội và môi trường khác, rủi ro ngược và rủi ro dịch chuyển phát

thải;

Giám sát và đánh giá hiệu quả của Chương trình REDD+ Quốc gia, bao gồm đánh giá

tác động xã hội và môi trường;

Hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp quốc gia, tỉnh và huyện, công

cụ quy hoạch quan trọng của chính phủ;

Lồng ghép với các hệ thống thông tin lâm nghiệp khác mà chính phủ đang vận hành;

Nâng cao nhận thức cho người dân, gồm cung cấp thông tin thông qua sử dụng

phương tiện truyền thông đại chúng để tiếp cận người dân (trang web) và hướng tới

các nhóm đối tượng cụ thể (thí dụ: các trường tiểu học và trung học, trường đại học,

tổ chức quần chúng của Mặt Trận Tổ Quốc như Đoàn Thanh niên hoặc Hội Liên hiệp

phụ nữ).

Hệ thống chia sẻ lợi ích

Hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) sẽ được tích hợp với hệ thống MRV trong phạm vi mà bằng chứng để chi trả phải dựa vào thông tin truy xuất từ hệ thống MRV.

Hệ thống chia sẻ lợi ích được Chương trình UN-REDD Việt Nam xây dựng. Trong đề xuất giai đoạn hai của Chương trình UN-REDD Việt Nam, Hệ thống chia sẻ lợi ích sẽ được vận hành ở một số tỉnh thí điểm. Thiết kế của hệ thống MRV sẽ phải tuân thủ mọi yêu cầu kỹ thuật và quản lý của Hệ thống chia sẻ lợi ích. Trong bối cảnh mà các quy định cụ thể quản lý Hệ thống chia sẻ lợi ích chưa được xây dựng, thì hệ thống MRV cần phải linh hoạt cả về giải pháp thiết kế lẫn giải pháp phát triển hệ thống (ví dụ: có sẵn tư vấn hoặc nhà thầu) cho phép điều chỉnh cho phù hợp sau này.

R-PP Việt Nam

83

Giám sát các biện pháp bảo vệ

COP 16 tại Cancun, Mê-xi-cô đã thông qua Quyết định của Nhóm Công tác đặc biệt về Hành động Hợp tác Dài hạn (AWG-LCA), trong đó các quốc gia REDD yêu cầu xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin về các biện pháp bảo vệ được quy định tại phục lục 1 đến quyết định đó được giải quyết thế nào và tuân thủ trong suốt quá trình thực hiện REDD+. Tuy nhiên, theo dự kiến, trong tương lai biện pháp bảo vệ sẽ được lồng ghép vào hệ thống MRV để giám sát những khía cạnh này, với trọng tâm tập trung vào quyền của người bản địa và cộng đồng địa phương, bảo tồn đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái, các lợi ích xã hội và môi trường khác, rủi ro ngược và rủi ro dịch chuyển phát thải.

Việt Nam với sự hỗ trợ của SNV sẽ áp dụng các tiêu chuẩn và chỉ số đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái và tìm hiểu làm thế nào để lồng ghép việc này vào hệ thống MRV. Điều này sẽ được thí điểm tại Lâm Đồng. Hy vọng rằng quá trình thí điểm có thể đưa ra một kế hoạch cụ thể lồng ghép các tiêu chuẩn và biện pháp bảo vệ vào Chương trình REDD+ Quốc gia. Tương tự vậy, các tiêu chuẩn và biện pháp bảo vệ xã hội cũng cần được tìm hiểu.

Mặc dù trọng tâm của nhiệm vụ này tập trung vào các biện pháp bảo vệ môi trường nhưng việc tìm hiểu thêm về các biện pháp bảo vệ xã hội và tiêu chuẩn xã hội cũng rất quan trọng. Hiện nay việc nghiên cứu các biện pháp bảo vệ xã hội (thí dụ: UN-REDD) và tiêu chuẩn xã hội (ví dụ: CCB) cũng đang thực hiện để xây dựng các biện pháp phù hợp cho quốc gia. Phụ lục 4: TOR I: Nghiên cứu biện pháp và tiêu chuẩn bảo vệ xã hội cho REDD+ tại Việt Nam.

Giám sát và đánh giá Chương trình REDD+ Quốc gia

Hệ thống MRV là một trong những công cụ chủ yếu trong giám sát và đánh giá của Chương trình REDD+ Quốc gia. Chỉ tiêu và chỉ số định lượng sẽ dựa vào số liệu truy xuất từ hệ thống MRV. Một chức năng quan trọng của quá trình giám sát và đánh giá là đánh giá tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và tính công bằng của Chương trình REDD+ Quốc gia, từ quan điểm của cả bên tham gia (chủ rừng được chi trả khi tham gia và nhận triền chi trả theo hiệu quả thực hiện) và cộng đồng quốc tế (mức độ chính xác và sự lâu dài của lượng phát thải được cắt giảm và hấp thụ, tuân thủ các biện pháp bảo vệ...). Hệ thống MRV và tính năng tiếp cận mở của nó đối với các bên liên quan sẽ cho phép hệ thống giám sát và đánh giá thực hiện những chức năng này theo một phương thức mà tạo được lòng tin với các bên liên quan.

Việc thiết kế hệ thống MRV sẽ cho phép các bên, như tổ chức dân sự xã hội hoặc tổ chức phi chính phủ tham gia (một phần) vào quá trình giám sát và đánh giá.

Hỗ trợ xây dựng và đánh giá Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội

Công cụ quy hoạch quan trọng nhất của chính phủ là Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội. Chính phủ trung ương và chính quyền các tỉnh đều phải xây dựng Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội theo chu kỳ 5 năm một lần và được cập nhật hàng năm và xây dựng kế hoạch cho từng năm. Nhất là ở cấp tỉnh, hệ thống MRV sẽ là một công cụ hướng dẫn chính quyền cấp tỉnh xây dựng nội dung cho các hoạt động phát triển ngành lâm nghiệp trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội mới và cập nhật hàng năm, cũng như phân tích tiến bộ đạt được và đánh giá hiệu quả thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội trong ngành lâm nghiệp.

Một dự án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do UNDP tài trợ đang hỗ trợ lồng ghép biến đổi khí hậu vào Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội, trong khi đó Chương trình UN-REDD Việt Nam cũng đang hỗ trợ lồng REDD+ vào Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội. Chương trình UN-

R-PP Việt Nam

84

REDD Việt Nam hiện đang thí điểm lồng ghép tại tỉnh Lâm Đồng và sẽ mở rộng phạm vi của hoạt động này sang bốn tỉnh khác trong đề xuất giai đoạn 2 của Chương trình UN-REDD Việt Nam.

Tích hợp với các hệ thống thông tin lâm nghiệp khác

Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT có rất nhiều hệ thống thông tin hỗ trợ thực hiện các chức năng của Tổng cục. Mối quan tâm trước mắt là hệ thống Điều tra Rừng Toàn quốc (NFI) và Hệ thống Thông tin Quản lý Rừng (FOMIS).

Sự liên kết giữa hệ thống Điều tra Rừng Toàn quốc (NFI) với hệ thống MRV đã được giải quyết trong phần 4a: cơ sở dữ liệu NFI sẽ hỗ trợ chuyển đổi các thuộc tính cơ bản của rừng thành ước tính sinh khối. Ngược lại, hệ thống MRV có thể hỗ trợ NFI thông qua cung cấp ảnh trạng thái rừng, có thể dùng công cụ thiết kế hệ thống ô mẫu cho NFI. Chương trình Hợp tác Lâm nghiệp FAO-Phần Lan tiếp tục hỗ trợ phát triển NFI.

Hệ thống FOMIS là mọt hệ thống thông tin lâm nghiệp phục vụ nhiều mục đích với mục tiêu cung cấp thông tin chất lượng cao về tài nguyên và hiện trạng rừng, hoạt động quản lý, sản xuất và chế biến gỗ cho chủ rừng và các cơ quan chức năng nhà nước. Cũng như với NFI, thông tin được tạo ra từ hệ thống MRV có thể được sử dụng làm số liệu đầu vào cụ thể cho hệ thống FOMIS, cung cấp số liệu cho quyết định quản lý rừng cơ sở và thông tin phản hồi về tác động hoặc kết quả của quản lý rừng. Hệ thống FOMIS hiện đang được dự án FORMIS nâng cấp với sự hỗ trợ của chính phủ Phần Lan. Dự án FORMIS đang chủ động phối hợp với Chương trình UN-REDD Việt Nam tích hợp những lĩnh vực liên quan của quản lý thông tin REDD vào hệ thống FOMIS. Sự kết nối trực tiếp giữa hệ thống FOMIS với MRV hiện đang được nghiên cứu.

Nâng cao nhận thức cho người dân

Chương trình REDD+ Quốc gia sẽ trực tiếp tiếp xúc với người dân sống gần hoặc trong rừng, có hợp đồng khoán quản lý bảo vệ rừng và chịu trách nhiệm thu thập số liệu về tài nguyên rừng và lượng phát thải cắt giảm và lượng hấp thụ tăng lên. Tuy nhiên, để tạo ra những thay đổi như mong đợi trong thái độ và nhận thức về rừng và vai trò của rừng trong thích ứng và giảm biến đổi khí hậu đòi hỏi phải người dân phải có nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của rừng trong việc cung cấp dịch vụ hệ sinh thái mà mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Để đạt được mục đích này, Chương trình REDD+ Quốc gia sẽ hỗ trợ một chiến dịch nâng cao nhận thức cho người dân thông qua nhiều phương tiện truyền thông. Hoạt động này có thể gồm phát những nội dung chủ đạo của REDD+ trên truyền hình hoặc chương trình phát thanh, đăng tải tài liệu về REDD+ quốc gia trên trang web, phân phát tài liệu đến các trường tiểu học và trung học, cung cấp thông tin cho các tổ chức quần chúng (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân...) và cho phép tiếp cận số liệu vì mục đích nghiên cứu. (Xem phần 1.b).

Hệ thống MRV có thể cung cấp thông tin cơ bản ở nhiều cấp độ khác nhau để hỗ trợ nâng cao nhận thức. Như là một điểm gia nhập, Hệ thống MRV sẽ cho phép tiếp cận thông qua một giao diện trang web, cung cấp thông tin tổng quan về các đặc điểm và hiện trạng rừng đến tập cấp xã (thí dụ: cấp thấp nhất hiện vẫn đảm bảo được danh tính cho cá nhân tham gia vào cơ chế REDD+). Khi số liệu lưu trữ nhiều lên trong các năm tiếp theo, quá trình phát triển của rừng sẽ được hiển thị hóa. Giao diện trang web sẽ được thiết kế để hỗ trợ cho ứng dụng xây dựng bản đồ trên trang web, ví dụ người sử dụng có thể quan sát và phân tích diện tích rừng mà họ quan tâm. Quyền truy cập sẽ không bị hạn chế do đó bất cứ ai đều có thể lưu lại quá trình phát triển và hiện trạng tài nguyên rừng; hệ thống đương nhiên sẽ có một mức độ tổng hợp số liệu để bảo vệ thông tin hoặc bản quyền cá nhân hoặc thông tin có giá trị thương

R-PP Việt Nam

85

mại. Các hình thức tuyên truyền khác sẽ sử dụng kho thông tin, nhưng sẽ được đóng gói thành các định dạng khác nhau (ví dụ: sổ tay, áp phích, băng video). Nội dung cụ thể sẽ được xây dựng cho các đối tượng có mối quan tâm hoặc yêu cầu đặc biệt (ví dụ: hiển thị hóa các tác động của phát triển hạ tầng, đánh giá đa dạng sinh học, phát triển của các khu rừng bị ảnh hưởng chất độc da cam). Hoạt động Sẵn Sàng Là một phần trong tiến trình sẵn sàng cho REDD+ ở quy mô quốc gia, đề xuất FCPF hỗ trợ cho các hoạt động sau: Chức năng phân tích cho giám sát và đánh giá và giám sát các biện pháp bảo vệ

Hệ thống MRV đòi hỏi phải hỗ trợ được chức năng phân tích cho giám sát và đánh giá và giám sát các biện pháp bảo vệ. Hai chức năng tăng thêm này có thể đòi hỏi phải thu thập số liệu bổ sung trong hệ thống MRV. Cần thực hiện một nghiên cứu để xác định quy trình phân tích cho giám sát đánh giá và giám sát các biện pháp bảo vệ cũng như các yêu cầu số liệu bổ sung liên quan. Nghiên cứu này cần quan tâm đến mối liên kết với các hệ thống thông tin lâm nghiệp khác và các nguồn số liệu thứ cấp. Hệ thống MRV sẽ được ứng dụng cụ thể để cung cấp số liệu đầu vào cho giám sát và đánh giá các hoạt động của FCPF, như đã nêu cụ thể trong Hợp phần 6, một khi hệ thống được đưa vào hoạt động. (Điều này làm phát sinh một câu hỏi hóc búa là phải áp dụng giám sát và đánh giá trong quá trình xây dựng hệ thống mà sẽ hỗ trợ cho cùng chức năng giám sát và đánh giá đó – như đã nêu – nhưng hệ thống sẽ chỉ thực hiện được chức năng này sau khi được đưa vào hoạt động).

Tích hợp với các hệ thống thông tin lâm nghiệp khác

Hệ thống MRV cần được tích hợp với các hệ thống thông tin lâm nghiệp khác hiện đang được sử dụng tại Bộ NN&PTNT, nhất là cơ sở dữ liệu NFI và hệ thống FOMIS. Điều này cuối cùng sẽ, nhưng không nhất thiết, mang lại một môi trường phần cứng/ phần mềm tích hợp, hoặc có thể dưới hình thức các hệ thống khác nhau nhưng được kết nối. Phân tích hệ thống và yêu cầu tích hợp phải đưa ra được một thiết kế cho hệ thống MRV trong đó cho phép trao đổi thông tin giữa các hệ thống. Nâng cao nhận thức cho người dân

Số liệu MRV có thể được ứng dụng thông qua nhiều phương tiện để cung cấp thông tin cho người dân về hiện trạng và quá trình phát triển rừng ở Việt Nam. Một phương án cụ thể để tổng hợp và đối chiếu số liệu dưới một hình thức mà không vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và những người tham gia cơ chế REDD+, qua đó cung cấp giá trị to lớn nhất cho người dân, cần được thiết kế.

Việc xây dựng cơ chế cung cấp số liệu truy xuất từ hệ thống MRV được giải quyết trong Phần 1.b và cũng được đưa vào cùng với phần ngân sách.

Thực hiện

Để triển khai thực hiện, cùng nguồn lực và kế hoạch sẽ được sử dụng sẽ được sử dụng như cho Hợp phần 4a.

R-PP Việt Nam

86

Hợp phần 4: Tổng hợp về Giám sát

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính Hoạt động

cụ thể

Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Tổng

Thiết lập quy trình kỹ thuật và vận hành

Thiết kế tổng thể hệ thống MRV

$120 $40 $160

Thực hiện MRV trên cơ sở thí điểm

$430 $450 $160 $610

Phát triển hạ tầng MRV

$125 $350 $325 $675

Tập huấn cho người sử dụng

$95 $200 $225 $40 $465

Xây dựng hướng dẫn và cơ chế báo cáo số liệu

Phân loại các bên liên quan

$80 $80

Thiết lập phương thác giám sát, bao gồm các giải pháp lưu trữ và báo cáo

$80 $80

Xây dựng quy trình phân tích số liệu quốc gia và báo cáo

Đánh giá quy trình phân tích

$80 $40 $120

Đánh giá quyết định và công bố

$60 $30 $30 $120

Xây dựng cơ chế kiểm chứng quốc gia

Xây dựng quy trình phân tích (thống kê)

$30 $30 $60

Đánh giá thiết kế MRV với các chuyên gia đánh giá độc lập

$30 $30 $60

Biện pháp bảo vệ

Xây dựng và thử nghiệm các tiêu chuẩn đa dạng dinh học và biện pháp bảo vệ như là một phần của hệ thống MRV REDD+

$160 $170 $140 $470

Đánh giá và đưa ra các biện pháp bảo vệ xã hội

$30 $30

R-PP Việt Nam

87

quốc gia và tiêu chuẩn xã hội

Xây dựng quy trình giám sát, bảo vệ

Nghiên cứu để xác định quy trình phân tích cho giám sát và đánh gia và giám sát các biện pháp bảo vệ

$60 $40 $100

Tích hợp với các hệ thống thông tin lâm nghiệp khác

Phân tích hệ thống và yêu cầu tích hợp

$50 $50 $80 $180

Tổng $700 $1.780 $1.170 $210 $3.210

Chính phủ6 p.m. $500 $500 $500 $1.500

FCPF $0 $430 $320 $70 $860

Chương trình UN-REDD7 $30 $140 $170

Dự án FORMIS8 $670 $980 $680 $2.330

Đánh giá Tài nguyên rừng Toàn quốc – FAO9

$61 $368 $368 $307 $1.104

JICA10 $1.000 $1.000 $1.000 $3.000

SNV $140 $170 $160 $470

1 Giám sát ở đây được hiểu là định kỳ đo đếm các thông số của rừng để ước tính sinh khối chứa đựng trong rừng.

2 Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện này: “Chủ rừng phải điều tra và

thống kê tài nguyên rừng và giám sát biến động tài nguyên rừng (…) (Điều 32, khoản 2.a) và “Chủ rừng phải công

bố số liệu điều tra và thống kê (…) theo mẫu do Ủy Ban Nhân Dân thị trấn/xã/phường quy định” (ibid, sub 2.b).

3 Kiến thức được tạo ra trên cơ sở kinh nghiệm trước đây trong PCM được đăng tải tại

http://www.communitycarbonforestry.org/

4 Nguồn và chất lượng số liệu điều tra rừng hiện có đang được đánh giá bởi hai nghiên cứu riêng do chính phủ Phần

Lan và JICA thực hiện.

5 Văn bản hỗ trợ đàm phán giữa các Bên tham gia vào ngày 17/5/2010, văn kiện FCCC/AWGLCA/2010/6, chương

6, điều 2.

6 Bộ NN&PTNT hiện đang xây dựng đề xuất thực hiện Đánh giá và Giám sát Tài nguyên Rừng Toàn quốc giai đoạn

2011-2015 trong có một số hoạt động REDD+. Chương trình có kinh phí khoảng 32 triệu USD.

7 Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản ánh các hoạt động liên quan trong khuôn khổ của

đề xuất này (hội thảo, tài liệu, thiết bị…). Thời gian làm việc của cán bộ và các chi phí văn phòng khác không được

tính vào đây, nhưng chi phí tư vấn thì có được tính.

8 Ngân sách cho dự án FORMIS do chính phủ Phần Lan và Quỹ Ủy thác Lâm nghiệp (TFF) tài trợ. Khoảng kinh phí

nêu ra là cho đầu vào kỹ thuật chỉ liên quan trực tiếp đến xây dựng MRV (mua sắm hạ tầng công nghệ thông tin,

dịch vụ công nghệ thông tin, phát triển ứng dụng, tập huấn đào tạo…). Mọi khoản kinh phí đều đã được chỉ ra. Dự

án FORMIS đặt tại Bộ NN&PTNT và hoạt động tại các địa bàn thí điểm ở 3 tỉnh mà không có hoạt động REDD+

khác liên quan đến đề xuất hiện hành.

R-PP Việt Nam

88

9 Đối tác Lâm nghiệp Phần Lan – FAO đang khởi đầu thực hiện dự án Đánh giá Tài nguyên Rừng Toàn Quốc (NFA)

để hỗ trợ cho Điều tra Rừng Toàn quốc. Dự án NFA có mục tiêu cụ thể là hỗ trợ cho Chương trình REDD Quốc gia

thông qua xây dựng hệ số phát thải cho tất cả các kiểu rừng chính, cũng như hỗ trợ xây dựng REL/RL và kết nối với

hệ thống MRV. Dự án NFA dự kiến bắt đầu thực hiện vào tháng 11 năm 2010. Trong khi chờ đợi kết quả của giai

đoạn khởi động dự án, chưa có tuyên bố dứt khoát nào được đưa ra về hoạt động cụ thể nào sẽ được dự án NFA hỗ

trợ. Các khoản kinh phí thể hiện trong các dòng ngân sách của các bảng tổng hợp không được phản ánh trong ngân

sách cho các hoạt động ở trên. Khoản đóng góp của nhà tài trợ dự kiến đóng góp cho Hợp phần 3 và 4 được chia đều

cho hai hợp phần này. Đóng góp của chính phủ và các khoản chi phí vì thế không được đưa vào.

10 JICA đang xây dựng kế hoạch cho dự án “Tăng cường năng lực trong vùng trình diễn REDD+”, theo kế hoạch sẽ

thực hiện từ năm 2011-2013. Ngân sách dự án cho Việt Nam ước tính khoảng 3.000.000 USD và được chia đều cho

3 năm. Dự trù ngân sách cho từng hoạt động cụ thể vẫn chưa được thực hiện.

R-PP Việt Nam

89

Hợp phần 5: Khung thời gian và Ngân sách

Hợp phần 1a: Tổng hợp về Cơ cấu Quản lý Sẵn sàng Quốc gia

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính Hoạt động

cụ thể

Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Tổng

Hỗ trợ cơ chế thúc đẩy các bên liên quan khác tham gia mạng lưới REDD

$88 $30 $40 $40 $110

Hoạt động tiếp cận các bộ ngành chính phủ và các cục vụ

$85 $300 $30 $330

Quản lý Tổ Công tác Kỹ thuật

Các cuộc họp (thí dụ: đi lại cho các bên liên quan trong Tổ Công tác Kỹ thuật)

$8 $20 $40 $30 $90

Phổ biến các báo cáo

$10 $10 $10 $30

Hỗ trợ Tổ Công tác Kỹ thuật

Chuyên gia thông tin/tiếp cận

$24 $24 $48

Chuyên gia kỹ thuật

$24 $24 $48

Thành lập Tổ Công tác cấp tỉnh

Xác định cơ cấu và thực hiện hậu cần cần thiết

$20 $20 $40

Huy động sự tham gia của các bên liên quan (quốc tế) trong nước

$70 $20 $90

Tổng $181 $498 $198 $60 $786

Chính phủ1 p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $168 $198 $60 $426

Chương trình UN-REDD2 $181 $330 $10 $20 $360

R-PP Việt Nam

90

Hợp phần 1b: Tổng hợp về Tham vấn và sự Tham gia của các bên liên quan

Hoạt động và Ngân sách3

Hoạt động chính Hoạt động

cụ thể

Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Total

Điều phối tiến trình tham vấn

Điều phối chung $10 $15 $15 $10 $40

Đối thoại công khai và tăng cường năng lực cộng đồng

$20 $30 $20 $20 $70

Hội thảo

Quốc gia $81 $35 $25 $25 $85

Cấp tỉnh và huyện

$80 $70 $40 $30 $140

Tăng cường năng lực cộng đồng

Tập huấn cho cán bộ thúc đẩy địa phương

$30 $60 $40 $100

Các cuộc họp và tham vấn

$30 $80 $50 $30 $160

Dịch thuật $15 $15 $10 $40

Chiến dịch truyền thông quốc gia và nâng cao nhận thức

Hội thảo $50 $30 $20 $10 $60

Tờ rơi, áp phích $20 $20 $10 $20 $50

Duy trì trang web $8 $30 $20 $20 $70

Tài liệu nghe nhìn

$20 $50 $20 $20 $90

Tài liệu tuyên truyền khác

$20 $20 $20 $10 $50

Tổng $369 $450 $295 $205 $950

Chính phủ p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $250 $190 $15 $455

Chương trình UN-REDD4 $369 $200 $105 $190 $495

R-PP Việt Nam

91

Hợp phần 2a: Tổng hợp về Đánh giá hiện trạng sử dụng đất,

chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính

Hoạt động

cụ thể

Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Tổng

Nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu suy thoái rừng và các cơ hội từ REDD+

$45 $30 $20 $95

Đánh giá tác động của chính sách phát triển cao su đến rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và vùng sinh thái nông nghiệp Đông Nam Bộ

$20 $20

Nghiên cứu phân loại rừng và quy trình phê duyệt để xác định tác động đến mất rừng và đưa ra khuyến nghị

$30 $30

Đánh giá quy trình giao đất hiện nay và khuyến nghị giải pháp cải thiện hệ thống để mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

$30 $30

Hiểu biết về tác động của tập tục du canh du cư đến độ che phủ rừng ở vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên

$30 $30

Đánh giá môi trường chiến lược kế hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ, khuyến nghị giải pháp giảm tác động đến rừng (tập trung vào vùng Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên)

$30 $30

Tổng $45 $185 $30 $20 $235

Chính phủ p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $170 $20 $0 $190

Chương trình UN-REDD5 $45 $15 $10 $20 $45

R-PP Việt Nam

92

Hợp phần 2b: Tổng hợp về Chiến lược

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính

Hoạt động

cụ thể

Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Total

Các nghiên cứu sâu

Đánh giá tính khả thi của các giải pháp này, khuyến nghị tiến hành một nghiên cứu sâu hơn

$20 $20

Nghiên cứu giải pháp thay thế chuyển đổi rừng và suy thoái rừng cũng như nhu cầu tăng cường năng lực

$80

$80

Tiến hành phân tích rò rỉ trong nước

$80 $80

Thực hiện các nội dung của Chương trình REDD+ Quốc gia

Đánh giá, khuyến nghị và thử nghiêm phân vùng và quy hoạch sử dụng đất (và giám sát)

$90 $180 $120 $390

Hỗ trợ tiến trình giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cộng đồng

$80 $120 $120 $320

Nghiên cứu chính sách lâm nghiệp, cải cách xây dựng luật và hành chính

$60 $80 $40 $40 $160

R-PP Việt Nam

93

Thực hiện quy hoạch và các yêu cầu môi trường

$30 $80 $80 $190

Hỗ trợ năng lực cho các giải pháp chuyển đổi sinh kế, bao gồm cả tập huấn đào tạo

$40 $90 $80 $210

Xác định và tính toán chi phí cho chiến lược phát triển các bon thấp trong khuôn khổ REDD

$40 $40

Xây dựng Chương trình REDD+ Quốc gia

Đánh giá chi phí và lợi ích của các giải pháp Chương trình REDD+ Quốc gia thay thế

$30 $30 $30

Xây dựng Chương trình REDD+ Quốc gia

$350 $350 $350

Tổng $920 $510 $440 $1,870

Chính phủ p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $450 $330 $320 $1,100

Chương trình UN-REDD6 $610 $470 $180 $120 $770

Hợp phần 2c: Tổng hợp về Khung thực hiện

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính Hoạt động

cụ thể

Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Tổng

Thực hiện và hoàn thành các nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu quyền sở hữu các bon trong khuôn khổ REDD+ tại Việt Nam

$30 $30

Đánh giá các công cụ tài chính

$30 $30

R-PP Việt Nam

94

để tạo ra quỹ REDD+ ở Việt Nam

Rà soát quy trình giám sát hiện có

Đánh giá nhu cầu và chi phí giám sát

$80 $30 $110

Xây dựng ý tưởng cho hệ thống phân phối nguồn thu

Thí điểm hệ thống chia sẻ lợi ích và cơ cấu quản lý nguồn thu cấp tỉnh

$78 $100 $178

Quy trình chuẩn cho khoản trích lại hợp lý của chính phủ

$30 $60 $30 $120

Chi phí cơ hội $40 $100 $140

Tổng cho Hợp phần 2c $400 $60 $0 $460

Chính phủ p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $120 $60 $0 $180

Chương trình UN-REDD7 $148 $280 $280

Hợp phần 2d: Tổng hợp về Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính Hoạt động

cụ thể

Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Tổng

Thực hiện Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược

Tư vấn quốc tế $74 $31 $105

Tư vấn trong nước

$18 $14 $32

Tham vấn và hội thảo

$30 $10 $5 $45

Dịch thuật và in ấn

$8

$5

$3

$16

Tổng $0 $130 $60 $8 $198

Chính phủ p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $130 $60 $8 $198

R-PP Việt Nam

95

Hợp phần 3: Tổng hợp về Kịch bản Tham chiếu

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính Hoạt động

cụ thể

Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Tổng

Đánh giá chất lượng bốn chu kỳ điều tra rừng

$140 $140

Công nhận số liệu trong năm 1995 và 2005

$150 $150

Đánh giá và công nhận số liệu hiện có và xu hướng quá khứ

Xây dựng bản đồ mất rừng lịch sử cấp huyện

$150 $150

Xây dựng phương pháp

Xây dựng phương pháp trữ lượng các bon có sự tham gia

$80 $80

Đánh giá phương pháp xây dựng REL/RL

$90

$90

Phân tầng quốc gia

$150 $150

Thiết lập REL/RL

Thiết lập REL/RL cấp tỉnh

$80 $80

Đánh giá và xây dựng hệ số phát thải cho từng kiểu rừng

$50 $50

Tham vấn và tập huấn đào tạo

Huy động sự tham gia của các bên liên quan quốc tế và trong nước thông qua Tiểu nhóm Công tác Kỹ thuật

$50 $50

R-PP Việt Nam

96

Tập huấn về xây dựng REL/RL

$60 $60

Tổng $1,000 $0 $0 $1.000

Chính phủ p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $0 $0 $0 $0

Chương trình UN-REDD8 $526 $470 $470

JICA9 $1610 $530 $530

Hợp phần 4: Tổng hợp về Giám sát

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính Hoạt động

cụ thể

Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Tổng

Thiết lập quy trình kỹ thuật và hoạt động

Thiết kế tổng thể hệ thống MRV

$120 $40 $160

Thực hiện hệ thống MRV trên cơ sở thí điểm

$430 $450 $160 $610

Xây dựng hạ tầng MRV

$125 $350 $325 $675

Tập huấn cho người sử dụng

$95 $200 $225 $40 $465

Xây dựng hướng dẫn và cơ chế báo cáo số liệu

Phân loại các bên liên quan

$80 $80

Thiết lập quy trình giám sát, bao gồm giải pháp lữu trữ và báo cáo

$80 $80

Xây dựng quy trình phân tích số liệu quốc gia và báo cáo

Đánh giá quy trình phân tích

$80 $40 $120

Đánh giá quyết định và công bố

$60 $30 $30 $120

Xây dựng cơ chế kiểm chứng quốc gia

Xây dựng quy trình phân tích (thống kê)

$30 $30 $60

Đánh giá thiết kế MRV với chuyên

$30 $30 $60

R-PP Việt Nam

97

gia đánh giá độc lập

Chính sách bảo vệ

Xây dựng và thử nghiệm các tiêu chuẩn đa dạng sinh học và và biện pháp bảo vệ như là một phần của hệ thống MRV trong REDD+

$160 $170 $140 $470

Đánh giá và đưa ra biện pháp bảo vệ quốc gia và tiêu chuẩn xã hội

$30 $30

Xây dựng quy trình giám sát và biện pháp bảo vệ

Nghiên cứu để xác định quy trình phân tích cho giám sát và đánh giá và giám sát các biện pháp bảo vệ

$60 $40 $100

Tích hợp với các hệ thống thông tin lâm nghiệp khác

Đánh giá hệ thống của chuyên gia và yêu cầu tích hợp

$50 $50 $80 $180

Tổng $700 $1.780 $1.170 $210 $3.210

Chính phủ10 p.m. $500 $500 $500 $1.500

FCPF $0 $430 $320 $70 $860

Chương trình UN-REDD11 $30 $140 $170

Dự án FORMIS12 $670 $980 $680 $2.330

Đánh giá Tài nguyên Rừng Toàn quốc – FAO13

$61 $368 $368 $307 $1.104

JICA14 $1.000 $1.000 $1.000 $3.000

SNV $140 $170 $160 $470

R-PP Việt Nam

98

Các nhà tài trợ khác rất tích cực tham gia vào các hoạt động REDD+, họ đã cung cấp tài chính cho các hợp phần khác nhau. Đề nghị FCPF bổ sung cho những nguồn lực còn thiếu được xác định trong các hợp phần khác nhau như sau:

Đóng góp của FCPF – Tổng số 2010 2011 2012 2013 Tổng

Tổng Hợp phần 1 (a + b) $0 $418 $388 $75 $881

Tổng Hợp phần 2 (a + b + c + d) $0 $870 $470 $328 $1,668

Tổng Hợp phần 3 $0 $0 $0 $0 $0

Tổng Hợp phần 4 (a + b) $0 $430 $320 $70 $820

Tổng Hợp phần 6 $0 $100 $80 $50 $230

TỔNG ĐÓNG GÓP CỦA FCPF $1.818 $1.258 $523 $3.599

1 Chính phủ Việt Nam đang đóng góp ở nhiều cấp để thực hiện Chiến lược REDD+ Quốc gia. Bản thân cấp chính

phủ cũng nhận được hỗ trợ, nhất là thông qua Bộ NN&PTNT và các bộ ngành khác nữa, thông qua chính quyền tỉnh

và huyện và thông qua các tổ chức nhà nước. Hỗ trợ bổ sung xuất phát từ nguồn hỗ trợ hậu cần và hoạt động (ví dụ:

sử dụng văn phòng, sử dụng các hạ tầng khác). Phạm vi của Chiến lược REDD Quốc gia ở mức mà khi ước tính

chính xác những đóng góp của chính phủ, nhất là khi xác định cụ thể cho từng hợp phần, là không khả thi. Một ước

tính rất thận trọng thì đóng góp của Chính phủ cho Chiến lược REDD Quốc gia là 4.000.000 USD một năm, trong

đó chủ yếu là thời gian làm việc của cán bộ dành cho các hoạt động đã xác định trong Hợp phần 1.

2 Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản ánh các hoạt động liên quan trong khuôn khổ của

đề xuất này (hội thảo, tài liệu, thiết bị…). Thời gian làm việc của cán bộ và các chi phí văn phòng khác không được

tính vào đây, nhưng chi phí tư vấn thì có được tính.

3 Các hoạt động khác nhau liên quan đến tham vấn các bên liên quan được đưa vào các hợp phần khác, nhất là hợp

phàn 2d và 3. Tương tự cho các hoạt động tập huấn đào tạo.

4 Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản ánh các hoạt động liên quan trong khuôn khổ của

đề xuất này (hội thảo, tài liệu, thiết bị…). Thời gian làm việc của cán bộ và các chi phí văn phòng khác không được

tính vào đây, nhưng chi phí tư vấn thì có được tính.

5 Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản ánh các hoạt động liên quan trong khuôn khổ của

đề xuất này (hội thảo, tài liệu, thiết bị…). Thời gian làm việc của cán bộ và các chi phí văn phòng khác không được

tính vào đây, nhưng chi phí tư vấn thì có được tính.

6 Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản ánh các hoạt động liên quan trong khuôn khổ của

đề xuất này (hội thảo, tài liệu, thiết bị…). Thời gian làm việc của cán bộ và các chi phí văn phòng khác không được

tính vào đây, nhưng chi phí tư vấn thì có được tính.

7 Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản ánh các hoạt động liên quan trong khuôn khổ của

đề xuất này (hội thảo, tài liệu, thiết bị…). Thời gian làm việc của cán bộ và các chi phí văn phòng khác không được

tính vào đây, nhưng chi phí tư vấn thì có được tính.

R-PP Việt Nam

99

8 Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản ánh các hoạt động liên quan trong khuôn khổ của

đề xuất này (hội thảo, tài liệu, thiết bị…). Thời gian làm việc của cán bộ và các chi phí văn phòng khác không được

tính vào đây, nhưng chi phí tư vấn thì có được tính.

9 JICA đang hỗ trợ một nghiên cứu về chất lượng của số liệu điều tra rừng hiện có phục vụ mục đích xác định những

khu vực phù hợp cho dự án AR-CDM và khu vực ưu tiên REDD+, và thí điểm xây dựng REL/RL thông qua sử dụng

số liệu điều tra rừng và kỹ thuật viễn thám. Việc phân chia tổng ngân sách theo hoạt động chỉ là con số ước tính;

tổng ngân sách chỉ thể hiện khoản đóng góp liên quan đến Hợp phần 3.

10 Bộ NN&PTNT hiện đang xây dựng đề xuất thực hiện Đánh giá và Giám sát Tài nguyên Rừng Toàn quốc giai

đoạn 2011-2015 trong có một số hoạt động REDD+. Chương trình có kinh phí khoảng 32 triệu USD.

11 Mọi đóng góp của Chương trình UN-REDD Việt Nam chỉ phản ánh các hoạt động liên quan trong khuôn khổ của

đề xuất này (hội thảo, tài liệu, thiết bị…). Thời gian làm việc của cán bộ và các chi phí văn phòng khác không được

tính vào đây, nhưng chi phí tư vấn thì có được tính.

12 Ngân sách cho dự án FORMIS do chính phủ Phần Lan và Quỹ Ủy thác Lâm nghiệp (TFF) tài trợ. Khoảng kinh

phí nêu ra là cho đầu vào kỹ thuật chỉ liên quan trực tiếp đến xây dựng MRV (mua sắm hạ tầng công nghệ thông tin,

dịch vụ công nghệ thông tin, phát triển ứng dụng, tập huấn đào tạo…). Mọi khoản kinh phí đều đã được chỉ ra. Dự

án FORMIS đặt tại Bộ NN&PTNT và hoạt động tại các địa bàn thí điểm ở 3 tỉnh mà không có hoạt động REDD+

khác liên quan đến đề xuất hiện hành.

13 Đối tác Lâm nghiệp Phần Lan – FAO đang khởi đầu thực hiện dự án Đánh giá Tài nguyên Rừng Toàn Quốc

(NFA) để hỗ trợ cho Điều tra Rừng Toàn quốc. Dự án NFA có mục tiêu cụ thể là hỗ trợ cho Chương trình REDD

Quốc gia thông qua xây dựng hệ số phát thải cho tất cả các kiểu rừng chính, cũng như hỗ trợ xây dựng REL/RL và

kết nối với hệ thống MRV. Dự án NFA dự kiến bắt đầu thực hiện vào tháng 11 năm 2010. Trong khi chờ đợi kết quả

của giai đoạn khởi động dự án, chưa có tuyên bố dứt khoát nào được đưa ra về hoạt động cụ thể nào sẽ được dự án

NFA hỗ trợ. Các khoản kinh phí thể hiện trong các dòng ngân sách của các bảng tổng hợp không được phản ánh

trong ngân sách cho các hoạt động ở trên. Khoản đóng góp của nhà tài trợ dự kiến đóng góp cho Hợp phần 3 và 4

được chia đều cho hai hợp phần này. Đóng góp của chính phủ và các khoản chi phí vì thế không được đưa vào.

14 JICA đang xây dựng kế hoạch cho dự án “Tăng cường năng lực trong vùng trình diễn REDD+”, theo kế hoạch sẽ

thực hiện từ năm 2011-2013. Ngân sách dự án cho Việt Nam ước tính khoảng 3.000.000 USD và được chia đều cho

3 năm. Dự trù ngân sách cho từng hoạt động cụ thể vẫn chưa được thực hiện.

R-PP Việt Nam

100

Hợp phần 6: Thiết kế một Khung Giám sát và Đánh giá Chương trình

Giới thiệu

Khung giám sát và đánh giá chương trình sẽ giám sát quá trình thực hiện các hoạt động sẵn sàng như đã khái quát trong R-PP. Nó tồn tại độc lập với hệ thống giám sát được mô tả trong Hợp phần 4(a) mà đề cập đến giám sát (thực ra là đo đếm) lượng phát thải và hấp thụ các bon hoặc 4(b) mà giám sát tác động xã hội, môi trường và các tác động khác của hoạt động khi hiện R-PP.

Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát và đánh giá chương trình là trách nhiệm của Mạng lưới REDD quốc gia và Tổ Công tác Kỹ thuật (xem Phần 1a).

Hệ thống Giám sát và Đánh giá ở Việt Nam

Việt Nam dự định xây dựng một hệ thống Giám sát và Đánh giá hiệu quả thông qua sử dụng bộ công chụ chuẩn cho mục đích này. Trong khuôn khổ Chương trình UN-REDD Việt Nam, một hệ thống tương tự đã được đề xuất và R-PP sẽ kết nối vào cùng hệ thống, mặc dù tập trung vào Sẵn sàng REDD+ thực sự.

Ma trận khung lô-gic cơ bản sẽ đưa ra kết quả dự kiến (mục tiêu, kết quả và kết quả đầu ra), cùng với các chỉ số định lượng, bao gồm giá trị cơ bản và mục tiêu có thời gian rõ ràng. Khung lô-gic cũng mô tả phương tiện kiểm chứng và rủi ro và những giả định liên quan đến từng kết quả. Để đạt được sự minh bạch cao nhất và kết quả khách quan, các hoạt động đã thực hiện cần được đánh giá nội bộ và độc lập. Khung giám sát và đánh giá R-PP

Khung giám sát và đánh giá Chương trình sẽ được thiết kế để theo dõi tiến độ trong hoạt động sẵn sàng của R-PP. Nó xác định các mốc quan trọng trong khung thời gian và ngân sách được mô tả trong R-PP. Khung ngày sẽ đưa ra định hướng giám sát chung cho quá trình thực hiện R-PP, bao gồm các hoạt động cụ thể, giám sát tiến độ thực hiện hoạt động cần thiết để xác định, thử nghiệm và đánh giá các chiến lược REDD+. Vì vậy, khung giám sát và đánh giá sẽ có cả các hợp phần tiến trình và hợp phần kết quả đầu ra.

Hợp phần tiến trình hướng tới mục tiêu theo dõi hiệu quả thực hiện chung của chương trình để đạt được các mốc sẵn sàng với chi phi hợp lý và kịp thời. Hợp phần kết quả đầu ra của khung giám sát và đánh giá sẽ báo cáo tiến độ các hoạt động sẵn sàng mà được khái quát trong các hợp phần của R-PP, tập trung vào các chiến lược REDD+ và hoạt động được thực hiện trong giai đoạn sẵn sàng. Các chỉ số sản phẩm có thể được sử dụng sau khi Việt Nam chuyển sang các hoạt động sẵn sàng. Trong quá trình thực hiện REDD+, bao gồm toàn bộ tiến trình MRV và giám sát đánh giá, chỉ số hiệu quả hoạt động cụ thể sẽ được xây dựng để giám sát quá trình thực hiện, tác động đến trữ lượng các bon, tác động xã hội và môi trường, chi phí và các tác động khác. Các bên liên quan có trách nhiệm sẽ được tham vấn trong tiến trình và phản hồi trong tiến trình đánh giá.

Những rủi ro dự kiến trong quá trình thực hiện R-PP sẽ được mô tả cho mỗi mốc quan trọng và hoạt động, trên cơ sở đó các giải pháp giảm nhẹ cụ thể xẽ được xác định. Giám sát sự Chuẩn bị Sẵn sàng

R-PP Việt Nam

101

Khung giám sát và đánh giá đang được xây dựng và chỉ hoạt động đầy đủ và hữu ích cho giám sát và đánh giá sau khi tiến trình chuẩn bị thực sự sẵn sàng cho REDD+ đã đạt được và các hoạt động được bắt đầu triển khai. Tiến trình giám sát hiện nay được cho là đủ để giám sát kết quả R-PP như đã liệt kê trong các phần trước. Một ma trận giám sát đơn giản được sử dụng (Phụ lục 6.1).

Chính phủ, nhất là cơ quan chủ quản và thực hiện Bộ NN&PTNT, phối hợp chặt chẽ với Chương trình UN-REDD Việt Nam, định kỳ (hàng năm) sẽ tổ chức các cuộc họp lập kế hoạch và sơ kết cho tất cả các hoạt động trong ma trận giám sát (trở thành khung lô-gic đầy đủ), kế hoạch giám sát và đánh giá, và cuối cùng là kế hoạch hoạt động theo lịch định (hàng năm).

Đánh giá

Mạng lưới REDD quốc gia và Tổ Công tác Kỹ thuật sẽ xây dựng kế hoạch đánh giá để đảm bảo rằng mọi hoạt động trong kế hoạch của R-PP sẽ thực hiện đánh giá cuối cùng cũng như đánh giá hàng năm, trong đó sẽ đánh giá sự phù hợp và hiệu quả của can thiệp, đồng thời đánh giá tác động của kết quả đạt được trên cơ sở phân tích ban đầu và các chỉ số tiến trình được lựa chọn. Đối với mỗi hoạt đọng trong các hợp phần, sự phù hợp và hiệu quả thực hiện sẽ được đánh giá và đề xuất biện pháp cải thiện trong quá trình đánh giá. Tất nhiên, đây là quá trình lặp đi lặp lại, vì thông tin mới sẽ liên tục được đánh giá và kết quả là hoạt động và chỉ số liên quan sẽ được sửa đổi.

Hợp phần 6: Tổng hợp về Giám sát và Đánh giá

Hoạt động và Ngân sách

Hoạt động chính Hoạt động

cụ thể

Dự trù kinh phí (nghìn)

2010 2011 2012 2013 Tổng

Thiết kế và thực hiện kế hoạch giám sát và đánh giá chương trình

Hội thảo và các cuộc họp để thảo luận thiết kế thực

$30 $30

Xây dựng chỉ số kết uả đầu ra

Xây dựng các chỉ số hiệu quả thực hiện cụ thể

$30 $30 $20 $80

Tham vấn các bên liên quan

$10 $20 $30

Đánh giá độc lập

Xây dựng kế hoạch hàng năm và họp đánh giá

$20 $20 $20 $60

Đánh giá độc lập $10 $10 $10 $30

Tổng $0 $100 $80 $50 $230

Chính phủ p.m. p.m. p.m. p.m. p.m.

FCPF $0 $100 $80 $50 $230

R-PP Việt Nam

102

Phụ lục

Phụ lục 1a: Cơ cấu Quản lý Sẵn sàng Quốc gia

Phụ lục 1a-1: Tổ chức chính tham gia REDD+ và các hoạt động của họ

Đối tác/ Tổ chức Lĩnh vực hoạt động hiện nay

Tổ chức chính phủ

Văn phòng Chính phủ Điều phối liên bộ

Văn phòng REDD+ Việt Nam

Điều phối mọi hoạt động liên quan đến REDD+ và các bon rừng ở Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI)

Quy hoạch sử dụng đất chung

Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia và kế hoạch hành động

Bộ Tài Chính (MoF) Các cơ chế tài chính

Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE)

Điều tra khí nhà kính toàn quốc

Cơ quan Đầu mối thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu

Quyền sử dụng đất; quy hoạch sử dụng đất

Tổng cục Lâm nghiệp (VNFOREST) - Bộ NN&PTNT

Chủ trì mạng lưới

Quản lý Chương trình Điều tra và Giám sát Tài nguyên Rừng Toàn quốc

Xây dựng Chiến lược Quốc gia và Quy hoạch Phát triển Lâm nghiệp

Tham gia vào tất cả các lĩnh vực

Cục Kiểm Lâm (FPD) - Bộ NN&PTNT

Bảo vệ rừng

Thực hiện ở cấp hiện trường

Vụ Hợp tác Quốc tế (ICD) - Bộ NN&PTNT

Điều phối các nhà tài trợ

Vụ Kế hoạch (DoP) – Bộ NN&PTNT

Quy hoạch lâm nghiệp

Vụ Tài chính – Bộ NN&PTNT

Cơ chế tài chính

Vụ Khoa học, Công nghệ Cơ quan đầu mối REDD Quốc gia

R-PP Việt Nam

103

và Hợp tác Quốc tế – Bộ NN&PTNT

Điều phối Chương trình UN-REDD Việt nam

Điều phối thực hiện FCPF

Vụ Pháp chế – Bộ NN&PTNT

Các văn bản luật liên quan đến REDD

Văn bản luật liên quan đến PES

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV)

Nghiên cứu sinh thái rừng và biến động các bon

Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (FIPI)

Điều tra rừng/ trữ lượng các bon

Phương pháp điều tra sinh khối và trữ lượng các bon trong rừng

Phương pháp tính trữ lượng các bon thông qua sử dụng ảnh viễn thám

Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Đo đếm trữ lượng các bon

Văn phòng Điều phối Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp

Ban thư ký

Tổ chức/ Đối tác phát triển

Ngân hàng Thế giới Quỹ Đối tác Các bon Lâm nghiệp – Kế hoạch Chuẩn bị Sẵn sàng cho Việt Nam

Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO)

Kịnh bản REDD+, hệ thống chi trả, MRV, tăng cường năng lực

Chương trình UN-REDD Việt nam

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP)

Tăng cường năng lực cho REDD; Chương trình REDD Quốc gia; chia sẻ lợi ích; lồng ghép REDD+ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Điều phối thực hiện Chương trình UN-REDD Việt nam

Văn phòng Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương

Truyền thông, chia sẻ bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế, nâng cao nhận thức ở cấp trung ương, tỉnh và địa phương

Chương trình UN-REDD Việt nam

Phái đoàn Ủy ban Châu Âu (EC)

Tăng cường Thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại (FLEG-T)

Đại sứ Hoàng gia Na-Uy

Đồng chủ trì Tổ Công tác Kỹ thuật

Hỗ trợ Chương trình UN-REDD; cũng như nhiều dự án của các tổ chức phi chính phủ

Đại sứ quán Phần Lan

Hợp phần thu thập thông tin và phân tích xu hướng tài nguyên rừng và trữ lượng các bon cho xây dựng kịch bản phát thải tham chiếu tạm thời. Hỗ trợ kỹ thuật cho Cục Lâm nghiệp.

Các hoạt động liên quan đến REDD+ thông qua dự án FOMIS do Phần Lan tài trợ

JICA Kịch bản tham chiếu

R-PP Việt Nam

104

Nghiên cứu tiềm năng rừng và đất liên quan “Biến đổi Khí hậu và Rừng” Tiếp tục thực hiện hoạt động tại bốn địa bàn thí điểm (3 liên quan đến REDD+)

Quản lý rừng cộng đồng cho REDD

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ)

Hệ thống chia sẻ lợi ích cho REDD+ và PES

Tăng cường năng lực

Giám sát các bon dựa vào cộng đồng

Phương pháp điều tra trữ lượng các bon cho hệ sinh rừng núi đá và rừng ngập mặn

Bộ Môi trường Đức (BMU)

Chính sách liên quan đến REDD

Kịch bản REDD+

Hệ thống chi trả và chia sẻ lợi ích

Tổ chức phi chính phủ quốc tế

SNV Dự án REDD+ vì người nghèo ở vùng cảnh quan Cát Tiên (bao gồm đánh giá trữ lượng các bon, mô hình hóa kkhoong gian mất rừng, đánh giá động cơ gây mất rừng, sinh kế bền vững, quy hoạch sử dụng đất cộng đồng…)

Chi phí cơ hội REDD+

Giải pháp sinh kế REDD+

Dự án với IIED: Đói nghèo và tác động phát triển bền vững của cơ chế REDD+: Ví dụ của Việt Nam

Chủ trì Tiểu nhóm Công tác về Thực hiện tại Địa phương

Winrock International

Tăng cường năng lực

Hệ thống MRV Quốc gia

Hệ thống chi trả

Đo đếm cơ bản để tính toán trữ lượng các bon cho rừng đầu nguồn Đa Nhim (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng)

Mô hình hóa không gian mất rừng

FFI Dự án nghiên cứu khảo sát REDD+

Hỗ trợ năng lực

Trung tâm Nông Lâm Thế giới (ICRAF)

Chi phí cơ hội REDD+

REALU

Nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật cho chính phủ

CARE International Phát triển nông thôn

Chi trả dịch vụ môi trường

Quản lý rừng cộng đồng bền vững

Helvetas Việt Nam Hỗ trợ đối tác địa phường vùng sâu vùng xa Việt Nam lồng ghép

R-PP Việt Nam

105

REDD+ vào các kế hoạch phát triển của họ

Các dự án thí điểm về giảm nhẹ và thích ứng tại vùng sâu vùng xa

Tropenbos International Việt Nam (TBI-VN)

Xây dựng phương pháp phân tích bộ số liệu lâm nghiệp (sinh thái, xã hội…)

Tăng cường năng lực

Tổ chưc trong nước

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng cao (CERDA)

Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực biến đổi khí hậu và REDD

Tham gia mạng lưới vùng về dân tộc thiểu số/ người bản địa để tăng cường năng lực biến đổi khí hậu và REDD+ và vận động chính sách

Liên minh Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Xuất bản kiến thức về REDD+ ở Việt Nam từ các nguồn quốc tế trên trang web www.thiennhien.net

Dịch thuật một số báo cáo kỹ thuật sang tiếng Việt

Phát triển mạng lưới với các tổ chức phi chính phủ trong vùng hoạt động về REDD

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

Phát triển mạng lưới với các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động về REDD và để thực hiện REDD

Khơi thông ý tưởng REDD+ và giải mã REDD+

Xây dựng thông điệp REDD+ cho các nhà hoạch định chính sách và đàm phán biến đổi khí hậu quốc tế

REDD+ và phát triển sinh kế bền vững

Tăng cường năng lực biến đổi khí hậu, bao gồm REDD+, cho mạng lưới NGO Việt Nam (VNGO&CC)

Lồng ghép biến đổi khí hậu (bao gồm REDD) vào phát triển sinh kế bền vững cho các nhóm dân tộc thiểu số liên quan đến rừng ở miền Bắc Việt Nam

Phụ lục 1b-1: Tham vấn các bên liên quan đã thực hiện đến nay về R-PP

Danh sách các cuộc họp và tham vấn thực hiện trong quá trình xây dựng R-PP

Tên cơ quan/ Tổ Ngày Nội dung trao đổi

R-PP Việt Nam

106

chức

Bộ NN&PTNT -Tổng cục Lâm nghiệp

Một số cuộc họp vào tháng 4 và 5 năm 2010

• Bối cảnh chung liên quan đến REDD tại Việt Nam

• Hoạt động và vai trò của Bộ NN&PTNT

• Mạng lưới REDD quốc gia và Tổ Công tác Kỹ thuật

• Dự kiến tiến trình xây dựng R-PP

• Kế hoạch hoạt động thực hiện REDD+

• Quy trình phê duyệt R-PP chính thức

Ngân hàng Thế giới (Văn phòng Hà Nội)

Một số cuộc họp từ 12/4 đến 23/4/2010

• Hoạt động của WB hướng tới REDD+ và đánh giá môi trường (SEA và EIA) ở Việt Nam

• Kinh nghiệm từ các dự án do WB hỗ trợ tập trung vào dân tộc thiểu số, lâm nghiệp và phát triển thủy điện…

Chương trình UN-REDD Việt nam

20/4/2010 • Mối liên hệ giữa UN-REDD và R-PP

• Lộ trình dự kiến cho R-PP

FAO 20/4/2010 • Kinh nghiệm của FAO với các hoạt động liên quan đến REDD hiện có

SNV Việt Nam 21/4/2010 • Xây dựng REDD+ tại Việt Nam; động cơ gây mất rừng

• Hoạt động của SNV tại Việt Nam và kinh nghiệm từ ngành lâm nghiệp

• Dự án SNV tại Vườn quốc gia Cát Tiên

Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) Việt Nam

21/4/2010 • Tầm quan trọng của các Chương trình 661, 135 và 139 và mối quan hệ với REDD

• Phương thức huy động sự tham gia của các nhóm lợi ích (nhất là cấp cơ sở) và triển khai thực tế để đối thoại công khai hiệu quả

• Bên liên quan chủ chốt đã gặp gỡ (MPI, MONRE, CERDA)

RECOTFC 21//4/2010 • Tập huấn và tăng cường năng lực, tầm quan trọng của cán bộ tập huấn cơ sở

• Thay đổi trong động cơ gây mất rừng và sự khác biệt giữa các tỉnh

• Vấn đề REDD có thể giải quyết

• Mạng lưới NGOs hiện nay (Tổ công tác Biến đổi khí hậu, mạng lưới NGO Việt Nam và Biến đổi khí hậu)

GIZ 21/4/2010 • Hoạt động của GIZ tại Việt Nam (phát triển thể chế, lâm nghiệp cộng đồng, lâm nghiệp bền vững tại các Công ty lâm nghiệp nhà nước, thương mại và tiếp thị lâm sản)

• Sự án hệ thống quản lý rừng bền vững tại 5 tỉnh, phối hợp với các Công ty lâm nghiệp nhà nước, chứng chỉ rừng FSC

• Khung chính sách và hệ thống tài chính cho

R-PP Việt Nam

107

ngành lâm nghiệp Việt Nam

• Động cơ chính gây mất rừng

Bộ TN&MT – Vụ Đánh giá Tác động Môi trường (EIA)

21/4/2010 • Thực tiễn Đánh giá Môi trường Chiến lược ở Việt Nam

• Tầm quan trọng của các vấn đề biến đổi khí hậu

• Sự tham gia của Bộ TN&MT trong Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược

Bộ TN&MT -Cơ quan Bảo tồn Đa dạng sinh học

22/4/2010 • Vài trò và hoạt động của Cơ quan (i) xây dựng chính sách (kế hoạch, chương trình cả ngắn hạn và dài hạn); (ii) bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học; (iii) bảo tồn loài và nguồn gien và an toàn sinh học

• Hợp tác của Cơ quan với NGOs

• Khung pháp lý cho bảo tồn đa dạng sinh học

• Đông cơ chính gây mất đa dạng sinh học

Bộ TN&MT – Cục Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi Khí hậu

22/4/2010 • Vai trò của Bộ TN&MT trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và REDD+

• Phối hợp trong quá trình xây dựng R-PP/REDD+

• Phối hợp giữa Bộ NN&PTNT với Bộ TN&MT

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

19/5/2010 • Hoạt động của SRD liên quan đến REDD+ và cộng đồng địa phương

• Công cụ và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia

• Khía cạnh thực tiễn của truyền thông cho cộng đồng địa phương

• Kênh phân phối thông tin liên về R-PP/REDD+ (mạng lưới NGOs)

• Vấn đề cân bằng giới

CARE International 20/5/2010 • Hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu của tổ chức CARE International

• Tiềm năng tuyên truyền thông tin, tiếp nhận phản hồi và xác định các đối tác địa phương của Tổ công tác Biến đổi khí hậu (họp thường kỳ của nhóm giảm nhẹ, tuyên truyền thông qua email – khoảng 300 thuê bao)

• Tham vấn trước đây về REDD/R-PP (một số cuộc họp trong năm 2009/ 2010)

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng cao (CERDA)

21/5/2010 • Hoạt động và dự án liên quan đến REDD của CERDA (ví dụ: dự án “Đảm bảo sự tham gia hiệu quả của người bản địa trong tiến trình REDD+”, và dự án nghiên cứu “Người bản địa, rừng và REDD”) và kinh nghiệm đúc kết

• Mạng lưới hiện nay (“Mạng lưới REDD Việt Nam” và “Tổ công tác vận động chính sách và thúc đẩy người bản địa”) và huy động sự tham

R-PP Việt Nam

108

gia của họ trong phổ biến thông tin

• Sự cần thiết của chia sẻ lợi ích công bằng từ thực hiện REDD+ giữa các thành viên cộng đồng

• Nhu cầu hoạt động tăng cường năng lực chính thức ở cấp cộng đồng

Bộ TN&MT – Tổng cục Địa chính

27/5/2010 • Tầm quan trọng của REDD+ và biến đổi khí hậu đối với Bộ TN&MT

• Sự tham gia của Bộ TN&MT trong quá trình xây dựng R-PP và các hoạt động liên quan đến REDD: (i) lĩnh vực chính sách và pháp lý, (ii) quản lý sử dụng đất, (iii) lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch ngành

• Cơ cấu hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam; trách nhiệm và thách thức chính; khuyến nghị

• Đóng góp của REDD+ cho cải thiện quy hoạch sử dụng đất và điều phối

Viện Nghiên cứu Chính sách Xã hội và Sinh thái (SPERI)

28/5/2010 • Kinh nghiệm làm việc với các dân tộc thiểu số của SPERI

• Vấn đề then chốt cần huy động sự tham gia của các dân tộc thiểu số

• Nhu cầu quan tâm đến hệ thống ra quyết định truyền thống của dân tộc thiểu số.

Trung tâm Nghiên cứu và Thúc đẩy Giáo dục cho Phát triển Bền vững

28/5/2010 • Tầm quan trọng của nâng cao nhận thức cấp quốc gia

• Sử dụng internet để nâng cao nhận thức chung

• Thiếu tài liệu dễ đọc và “thân thiện người sử dụng” về biến đổi khí hậu bằng tiếng Việt (tời rơi, sổ tay…)

• Hệ thống giáo dục cần lồng ghép ví dụ thực tiễn và mô hình thực hành tốt

Dự án “Giảm nghèo cho các tỉnh miền Núi phía Bắc, giai đoạn 1”

5/7/2010 • Dân tộc thiểu số ở Việt Nam, sự khác biện về xã hội và văn hóa

• Tầm quan trọng của việc sử dụng tổ chức chính thức (người cao tuổi…) khi huy động sự tham gia của các dân tộc thiểu số

• Nêu bật tầm quan trọng của mô hình trình diễn thực hành tốt và phát huy hiệu quả - ví dụ: tổ chức tham quan học tập cho người dân tộc thiểu số đến vùng dân tộc thiểu số khác để học hỏi kinh nghiệm và kết quả đạt được

• Đề xuất huy động sự tham gia trong khuôn khổ REDD

R-PP Việt Nam

109

Phụ lục 1b-2: Kế hoạch Tham vấn và Tham gia

Phụ lục 1b-2a: Phân tích các bên liên quan

Bước đầu, lập danh sách các cơ quan và tổ chức liên quan đến REDD+ (xem danh sách bên dưới).

Cấp Tổ chức Cục, vụ/ Cơ quan

1. Cấp trung ương

1.1 Chính phủ và các bộ ngành

1. Văn phòng chính phủ 2. Bộ TN&MT 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư 4. Bộ Tài chính 5. Bộ NN&PTNT 6. Bộ xây dựng 7. Bộ Y Tế 8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 9. Bộ Công Thương 10. Bộ Giao thông 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo 12. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

1.2 Các tổ chức chính phủ khác

1. Ủy ban Phòng chống Lụt bão Trung ương 2. Ủy ban Tìm kiếm và Cứu nạn quốc gia 3. Ủy ban Trung ương về Dân tộc và Miền núi 4. Hội đồng Tài nguyên Nước Quốc gia 5. Ủy ban Di sản Văn hóa Phi vật thể 6. Tổng cục Du lịch Việt Nam

1.3 Viện Nghiên cứu và trường đại học

1. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV)

2. Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (FIPI) 3. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Rừng và

Môi trường 4. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 5. Văn phòng Điều phối Đối tác Hỗ trợ ngành

Lâm nghiệp 6. Trường Đại học Nam Long

1.4 Tổ chức và cơ quan quốc tế

1. FAO 2. Văn phòng khu vực UNDP 3. Văn phòng khu vực UNEP 4. Ngân hàng Thế giới 5. Phái đoàn EC 6. Đại sứ quán Hoàng gia Na-Uy 7. Đại sứ quán Phần Lan 8. JICA 9. GIZ 10. KfW 11. Nhóm nhà Tài trợ cùng Chí hướng 12. DFID

R-PP Việt Nam

110

13. ADB 14. Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan

1.5 Tổ chức phi chính phủ quốc tế

1. SNV 2. Tropenbos International Việt Nam 3. Helvetas Việt Nam 4. Winrock International 5. CARE INTERNATIONAL 6. ICRAF Việt Nam 7. Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) 8. IUCN 9. Tổ chức Fauna & Flora International (FFI) 10. RECOFTC 11. BirdLife International

1.6 Tổ chức phi chính phủ và mạng lưới trong nước

1. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng cao (CERDA)

2. Liên minh Con người và Thiên nhiên (PanNature)

3. Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

4. Tổ công tác Biến đổi khí hậu 5. Mạng lưới tổ chức phi chính phủ Việt Nam

và Biến đổi khí hậu 6. Mạng lưới Phát triển Giới và Cộng đồng

2. Cấp tỉnh

2.1 Tổ chức chính phủ

1. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh 2. Ủy ban Quy hoạch và Tổ chức Quản lý

Lưu vực sông

2.2 Tổ chức phi chính phủ và tổ chức dân sự xã hội

1. Hội Nông dân 2. Hội Liên hiệp Phụ nữ 3. Hội Cựu chiến binh 4. Đoàn Thanh niên

2.3 Bên sử dụng rừng khác

1. Công ty lâm nghiệp nhà nước 2. Công ty tư nhân

3. Cấp huyện và cơ sở

3.1 Tổ chức chính phủ

1. Ủy Ban Nhân Dân Huyện

3.2 Tổ chức phi chính phủ và tổ chức dân sự xã hội

1. Hội Nông dân 2. Hội Liên hiệp Phụ nữ 3. Hội Cựu chiến binh 1. Đoàn Thanh niên

3.3 Đối tượng hưởng lợi mục tiêu

1. Cộng đồng địa phương 2. Dân tộc thiểu số 3. Chủ đất và chủ sử dụng đất 4. Cư dân sống trong rừng

3.4 Bên sử dụng rừng khác

1. Công ty lâm nghiệp nhà nước 1. Công ty tư nhân

R-PP Việt Nam

111

Để xác định các nhóm bên liên quan khác nhau và mối quan hệ với REDD+, một đánh giá ảnh hưởng/ lợi ích đã được thực hiện. Phân tích này cho phép chia các bên liên quan thành bốn loại (A – D):

Loại A: Mối quan tâm lớn và ảnh hưởng thấp

Các bên liên quan trong Loại A gồm:

Ủy Ban Nhân Dân huyện

Viện nghiên cứu và trường đại học

Tổ chức phi chính phủ và tổ chức dân sự xã hội

Chủ đất

Người sử dụng đất

Cộng đồng địa phương và dân tộc thiểu số

Doanh nghiệp nhà nước và tư nhân

Nhóm này gồm UBND các huyện vì họ sẽ là cơ quan tham gia trực tiếp nhất vào quản lý các dự án và hoạt động cụ thể mặc dù thẩm quyền phê duyệt là của cấp trung ương và/hoặc tỉnh. Một số viện nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến REDD+ mà có lợi ích lớn khi thực hiện REDD+ nhưng lại có ảnh hưởng vừa phải. Có vị thế tương tự là các tổ chức phi chính phủ và tổ chức dân sự xã hội – (trong nước và quốc tế) mà có nguyện vọng tham gia REDD+. Những tổ chức hoạt động ở cấp huyện hoặc cấp cơ sở sẽ quan tâm đến thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể. Một trong những nhóm mục tiêu phù hợp nhất là cộng đồng địa phương, bao gồm người sử dụng đất, cư dân sống trong rừng, dân tộc thiểu số - những người mà nhiều khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc thực hiện REDD+. Doanh nghiệp nhà nước và tư nhân (cả trực tiếp tập trung vào rừng cũng như hoạt động trong các ngành khác, mà có thể tạo áp lực lên tài nguyên rừng – nông nghiệp, nuôi tôm…) có thể bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện REDD+, vì thế nên họ có thể quan tâm.

Loại B: Mối quan tâm lớn và ảnh hưởng lớn

Nhóm B gồm:

Các bộ ngành (nhất là Bộ NN&PTNT, TN&MT, KH&ĐT, LĐ TB & XH, Bộ Nội vụ và các bộ khác có liên quan đến các vấn đề then chốt về xã hội và môi trường)

Ủy ban Dân tộc và Miền núi Trung ương

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh

Công ty lâm nghiệp nhà nước

Tổ chức và cơ quan tài trợ quốc tế

Các bộ ngành thuộc nhóm này có trách nhiệm trực tiếp đối với quá trình thực hiện REDD+ (Bộ NN&PTNT), với các vấn đề quan trọng của xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo) và với các vấn đề môi trường (Bộ TN&MT); quản lý viện trợ nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh đóng vai trò quan trọng việc quyết định các dự án và hoạt động cụ thể trong khuôn khổ REDD. Các tổ chức dân sự xã hội có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc thực hiện REDD+, mối quan tâm của họ ở mức độ cao và ảnh hưởng của họ ở mức vừa phải. Tổ chức và cơ quan tài trợ quốc tế đã có các sự án tài trợ liên quan trực tiếp đến REDD+ hoặc sẽ trực tiếp tài trợ cho các dự án liên quan đến REDD và vì vậy trực tiếp tham gia thực hiện REDD+. Nhất là các sáng kiến lớn như Chương trình UN-REDD Việt Nam.

R-PP Việt Nam

112

Loại C: Mối quan tâm thấp và mức ảnh hưởng lớn

Nhóm C gồm:

Chính phủ

Văn phòng chính phủ

Bộ Tài chính

Chính phủ và văn phòng chính phủ là các cơ quan ra quyết định cuối cùng, vì Thủ Tướng sẽ phê duyệt thông báo chính thức về Chương trình REDD+ Quốc gia do Bộ NN&PTNT trình lên. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chung về quản lý các vấn đề tài chính. “Quyền lực” của những cơ quan này là hiển nhiên, tuy nhiên không trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện REDD+.

Loại D: Mức độ quan tâm thấp và ảnh hưởng thấp

Nhóm D gồm:

Các tổ chức chính phủ khác (các ủy ban, Ủy ban Quy hoạch và Tổ chức quản lý lưu vực sông…) có mức độ quan tâm thấp và ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định cũng thấp.

R-PP Việt Nam

113

Phân tích lợi ích của các bên liên quan trong REDD

Loại bên liên quan

Bên liên quan phù hợp

Đặc điểm lợi ích

Mức độ ảnh

hưởng

(H = cao

L = thấp)

Nhận xét

+ -

Cơ quan chính phủ cấp trung ương

Bộ NN&PTNT

X X H

Họ sẽ đóng góp thực hiện chính sách của Bộ NN&PTNT để giải quyết mất rừng và suy thoái rừng. Mặc khác, REDD+ có thể tiềm ẩn mâu thuẫn với các chính sách khác của Bộ NN&PTNT (về nông nghiệp, lâm nghiệp…) vì thế Bộ có thể tổ chức trao đổi nội bộ giữa các cục vụ, phòng ban nơi mà những ý kiến chưa đồng thuận có thể được nêu ra.

Bộ TN&MT

X H Thực hiện REDD+ sẽ góp phần thực hiện chính sách của nhà nước về cắt giảm phát thải khí nhà kính, cũng như tạo ra tác động tích cực đến các vấn đề môi trường khác (đa dạng sinh học, suy thoái đất…).

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

X X H Việc thực hiện REDD+ sẽ ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế xã hội ở cấp cộng đồng, vì thế nó có thể góp phần hoặc tiềm ẩn mâu thuẫn với các chính sách liên quan (tùy thuộc vào đặc điểm của tác động).

Ủy ban Trung ương về Dân tộc và Miền núi

X X H Việc thực hiện REDD+ sẽ ảnh hưởng đến các dân tộc thiểu số vì thế nó có thể góp phần hoặc tiềm ẩn mâu thuẫn với các chính sách liên quan (tùy thuộc vào đặc điểm của tác động).

Chính phủ/ Văn phòng chính phủ

X X H

Việc thực hiện REDD+ sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường, vì thế nó có thể góp phần hoặc tiềm ẩn mâu thuẫn với các chính sách liên quan (tùy thuộc vào đặc điểm của tác động). Chính phủ với tư cách là cơ quan ra quyết định phê duyệt REDD+ sẽ phải thúc đẩy đối thoại giữa các bộ ngành nhằm đạt được sự thống nhất cuối cùng về nội dung REDD+.

Các bộ ngành khác

X Có thể tiềm ẩn mâu thuẫn với chính sách của ngành (sản xuất năng lượng, hạ tầng giao thông, lâm nghiệp) và để thực hiện hiệu quả có thể đòi hỏi phải sửa đổi bổ sung chính sách và chiến lược hiện hành.

Các tổ chức chính phủ khác X

Có thể tiềm ẩn mâu thuẫn với chính sách của ngành (sản xuất năng lượng, hạ tầng giao thông, lâm nghiệp) và để thực hiện hiệu quả có thể đòi hỏi phải sửa đổi bổ sung chính sách và chiến lược hiện hành.

R-PP Việt Nam

114

Cơ quan chính phủ cấp tỉnh và huyện

Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh (PPC)

X X H

Việc thực hiện REDD+ sẽ ảnh hưởng đến nhiều tình hình xã hội, kinh tế và môi trường của các tỉnh.

Nó có thể góp phần thực hiện chính sách của nhà nước về mất rừng và suy thoái rừng. Mặc khác, REDD+ có thể tiềm ẩn mâu thuẫn với các chính sách khác (về nông nghiệp, lâm nghiệp…) vì thế UBND tỉnh có thể tổ chức trao đổi nội bộ giữa các phòng ban nơi mà những ý kiến chưa đồng thuận có thể được nêu ra.

Ủy Ban Nhân Dân Huyện (DPC)

X X L

Việc thực hiện REDD+ sẽ ảnh hưởng đến nhiều tình hình xã hội, kinh tế và môi trường của các huyện

Nó có thể góp phần thực hiện chính sách của nhà nước về mất rừng và suy thoái rừng. Mặc khác, REDD+ có thể tiềm ẩn mâu thuẫn với các chính sách khác (về nông nghiệp, lâm nghiệp…) vì thế UBND huyện có thể tổ chức trao đổi nội bộ giữa các phòng ban nơi mà những ý kiến chưa đồng thuận có thể được nêu ra.

Đối tượng hưởng lợi mục tiêu

Cộng đồng địa phương bao gồm cả dân tộc thiểu số

X X L

Anh hưởng đến tình hình xã hội, kinh tế và môi trường của cộng đồng địa phương.

Nó có thể mang lại lợi ích cho một số thành viên trong cộng đồng; tuy nhiên có một rủi ro tiềm ẩn tác động tiêu cực đến xã hội và kinh tế đối với những người mà hiện đang được hưởng lợi từ nông nghiệp và lâm nghiệp…

Cũng có thể mang lại những thay đổi trong phương thức sử dụng đất và ảnh hưởng đến việc thu hồi đất và dẫn đến tái định cư cho người dân nông thôn và vùng rừng.

Chủ đất X X L

Việc thực hiện REDD+ Cũng có thể mang lại những thay đổi trong phương thức sử dụng đất và ảnh hưởng đến việc thu hồi đất.

Người sử dụng đất X X L

Việc thực hiện REDD+ Cũng có thể mang lại những thay đổi trong phương thức sử dụng đất và ảnh hưởng đến việc thu hồi đất.

Cư dân sống trong rừng

X X L

Nó nên mang lại những lợi ích xã hội và kinh tế; tuy nhiên có một rủi ro tiềm ẩn tác động tiêu cực đến xã hội và kinh tế đối với những người mà hiện đang được hưởng lợi từ lâm nghiệp

Cũng có thể mang lại những thay đổi trong phương thức sử dụng đất và ảnh hưởng đến việc thu hồi đất và dẫn đến tái định cư cho người dân nông thôn và vùng rừng.

R-PP Việt Nam

115

Đối tượng sử dụng rừng khác

Tổ chức dân sự xã hội/ công ty lâm nghiệp nhà nước

X H

Có thể tiềm ẩn mâu thuẫn với ngành lâm nghiệp, ví dụ với lợi ích hiện này của các tổ chức dân sự xã hội.

Doanh nghiệp nhà nước/ tư nhân X L

Có thể tiềm ẩn mâu thuẫn với ngành lâm nghiệp, ví dụ với doanh nghiệp tư nhân đang khai thác gỗ cho mục đích thương mại (ví dụ: phát triển ngành cao su).

Tổ chức tài trợ Tổ chức và cơ quan tài trợ quốc tế

X H

Các tổ chức và cơ quan tài trợ quốc tế tài trợ cho các dự án liên quan trực tiếp đến REDD+ hoặc sẽ trực tiếp tài trợ cho các sự án liên quan đến REDD+ và như vậy sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện.

Xã hội dân sự NGOs

X L

Các tổ chức phi chính phủ đã tham gia vào các hoạt động liên quan đến REDD (họ là thành viên của Mạng lưới REDD Quốc gia). Những tổ chức hoạt động ở cấp huyện sẽ quan tâm và nên tham gia thực hiện các dự án và hoạt động trong khuôn khổ REDD+ (ở cả cấp quốc gia và địa phương).

Tổ chức dân sự xã hội

L

Tổ chức Dân sự Xã hội đóng vai trò quan trọng ở cấp cơ sở và cộng đồng, do đó lợi ích của họ có thể bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện REDD+ (nhất là bởi tác động đến sinh kế và các vấn đề xã hội). Họ nên được huy động tham gia vào các dự án và hoạt động cụ thể trong khuôn khổ REDD+ ở cấp cơ sở.

Các bên liên quan khác

Viện nghiên cứu và trường đại học

X L Viện nghiên cứu đã tham gia vào các hoạt động REDD+ ở Việt Nam. Việc thực hiện REDD+ có thể tạo cơ hội cho các hoạt động nghiên cứu.

Phụ lục 1b-2b: Danh sách tham vấn và các cuộc họp và tham vấn trong quá trình xây dựng R-PP

Tiến trình sẵn sàng

Mục đích tham vấn và hoạt động tham gia

Target Nhóm Phương thức tham vấn, tham gia và chia sẻ thông tin

Chủ trì Khung thời gian

Xây dựng R-PP

Gửi đi, trình bày và thảo Thành viên mạng lưới REDD quốc

Tuyên truyền thông qua Bộ NN&PTNT

Tổng cục Lâm

6– 7 2010

R-PP Việt Nam

116

Tiến trình sẵn sàng

Mục đích tham vấn và hoạt động tham gia

Target Nhóm Phương thức tham vấn, tham gia và chia sẻ thông tin

Chủ trì Khung thời gian

luận dự thảo R-PP

Xác định đối tác/ bên liên quan cấp tỉnh và huyện

gia

Các bộ ngành và tổ chức chính phủ khác

UBND tỉnh và UBND huyện

Cộng đồng địa phương

NGOs và tổ chức dân sự xã hội

Tổ chức dân sự xã hội

Doanh nghiệp nhà nước và tư nhân

mạng lưới NGO hiện có

Đăng tải trên trang web của Bộ NN&PTNT

Hội thảo quốc gia lần đầu về R-PP

Hội thảo quốc gia lần 2 về R-PP

nghiệp

Công bố rộng rãi phiên bản R-PP cuối cùng

Phản hồi ý kiến nhận được

Nâng cao nhận thức hơn nữa về tiến trình sẵn sàng

Thành viên mạng lưới REDD quốc gia

Các bộ ngành và tổ chức chính phủ khác

UBND tỉnh và UBND huyện

Cộng đồng địa phương

NGOs và tổ chức dân sự xã hội

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà

Tuyên truyền thông qua mạng lưới NGO hiện có

Đăng tải trên trang web của Bộ NN&PTNT

Hội thảo quốc gia

Bộ NN&PTNT

Tổng cục Lâm nghiệp

10/2010

R-PP Việt Nam

117

Tiến trình sẵn sàng

Mục đích tham vấn và hoạt động tham gia

Target Nhóm Phương thức tham vấn, tham gia và chia sẻ thông tin

Chủ trì Khung thời gian

nước và tư nhân

Chuẩn bị quản lý tiến trình Sẵn sàng

Nâng cao nhận thức về REDD+ ở cấp quốc gia

Các tổ chức chính phủ ở cấp quốc gia

Người dân

Chuẩn bị và tuyên truyền thông tin báo chí về quyết định phê duyệt R-PP

Xây dựng và tuyên truyền tờ rơi thông tin về mục đích và lợi ích của REDD+

Bộ NN&PTNT 10/2010 – 2/2011

Nâng cao nhận thức về REDD+ ở cấp cộng đồng

Tổ chức đối thoại công khai ở cấp cộng đồng

Cộng đồng địa phương

Các tổ chức NGOs trong nước

Tập huấn REDD+ cho cán bộ thúc đẩy địa phương

Chuẩn bị nội dung truyên truyền trên áp phích, giải thích các hoạt động và dự án sẽ được thực hiện và lợi ích tiềm năng cho cộng đồng

Tổ chức tham vấn với lãnh đạo cộng đồng (trưởng thôn) để giải thích với họ về tiến trình và các bước thực hiện.

Tổ chức các buổi họp chính thức với cộng đồng

Bộ NN&PTNT 10/2010 – 2/2011

Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược (SESA)

Công nhận phạm vi đánh giá

Thông báo cho các bên liên quan về báo cáo khảo sát cuối cùng (bao

Các tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm các vấn đề xã hội và môi trường

Họp đánh giá ở cấp quốc gia

Đăng tải trên trang web của Bộ NN&PTNT

Tuyên truyền thông qua mạng lưới NGO hiện có

Bộ NN&PTNT Tổng cục Lâm nghiệp

Nhóm SESA

11/2010

R-PP Việt Nam

118

Tiến trình sẵn sàng

Mục đích tham vấn và hoạt động tham gia

Target Nhóm Phương thức tham vấn, tham gia và chia sẻ thông tin

Chủ trì Khung thời gian

gồm giải trình ý kiến đóng góp được tiếp thu và xem xét như thế nào)

SESA: Thu thập thông tin về xu hướng cơ bản cho các vấn đề xã hội và môi trường

Các tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm các vấn đề xã hội và môi trường

Các cuộc họp thâm vấn ở cấp quốc gia và ở các tỉnh/ huyện có khả năng bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện REDD+

Bộ NN&PTNT

Tổng cục Lâm nghiệp

Nhóm SESA

12/2010

Chuẩn bị sẵn sàng – xây dựng các dự án và hoạt động cụ thể

Huy động sự tham gia của các bên liên quan trong xây dựng dự án và hoạt động cụ thể

SESA:

Trình bày và thảo luận đánh giá tác động tiềm ẩn về xã hội và môi trường

Trình bày và thảo luận đề xuất biện pháp giảm nhẹ và tăng cường và khung giám sát

Trình bày và thảo luận báo cáo SESA

Cung cấp thông tin cho các bên liên quan về kết quả SESA

Thành viên mạng lưới REDD quốc gia

Các tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm các vấn đề xã hội và môi trường

Các tổ chức chính phủ khác

UBND tỉnh và UBND huyện

Cồng đồng địa phương

Tổ chức phi chính phủ và tổ chức dân sự xã hội

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Họp Mạng lưới REDD Quốc gia

Hội thảo cấp tỉnh

Đối thoại công khai với cộng đồng có khả năng bị ảnh hưởng

Phổ biến dự thảo báo cáo SESA thông qua mạng lưới NGO hiện có

Đăng tải dự thảo báo cáo SESA trên trang web của Bộ NN&PTNT

Hội thảo quốc gia

Đăng tải dự thảo báo cáo SESA trên trang web của Bộ NN&PTNT

Bộ NN&PTNT

Tổng cục Lâm nghiệp

Nhóm SESA

12/2010 – 4/2011

R-PP Việt Nam

119

Tiến trình sẵn sàng

Mục đích tham vấn và hoạt động tham gia

Target Nhóm Phương thức tham vấn, tham gia và chia sẻ thông tin

Chủ trì Khung thời gian

Chuẩn bị sẵn sàng – đề xuất các dự án và hoạt động cụ thể

Thông báo cho các bên liên quan và cộng đồng có khả năng bị ảnh hưởng về (i) dự án và hoạt động cụ thể sẽ được thực hiện, (ii) quy trình đảm bảo tuân thủ với các chính sách bảo vệ của Ngân hàng Thế giới

Thành viên mạng lưới REDD quốc gia

UBND tỉnh và UBND huyện

Cồng đồng địa phương

Tổ chức phi chính phủ và tổ chức dân sự xã hội

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Họp Mạng lưới REDD Quốc gia

Họp tham vấn với các cơ quan chức năng cấp quốc gia

Họp cấp tỉnh

Đối thoại công khai với cộng đồng có khả năng bị ảnh hưởng

Bộ NN&PTNT

Tổng cục Lâm nghiệp

2011

Thực hiện và giám sát

Huy động các bên liên quant ham gia thực hiện

Cung cấp thông tin cho các bên liên quan về tiến độ thực hiện

Cung cấp thông tin cho các bên liên quan về kết quả giám sát

Thành viên mạng lưới REDD quốc gia

Các tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm các vấn đề xã hội và môi trường

Các tổ chức chính phủ khác

UBND tỉnh và UBND huyện

Cồng đồng địa phương

Tổ chức phi chính

Họp thường kỳ Mạng lưới REDD Quốc gia

Hội thảo quốc gia thường niên về thực hiện REDD+

Xây dựng và tuyên truyền thông tin báo chí về kết quả thực hiện REDD+

Đối thoại công khai với cộng đồng có khả năng bị ảnh hưởng

Bộ NN&PTNT

Tổng cục Lâm nghiệp

2011 – 2012

R-PP Việt Nam

120

Tiến trình sẵn sàng

Mục đích tham vấn và hoạt động tham gia

Target Nhóm Phương thức tham vấn, tham gia và chia sẻ thông tin

Chủ trì Khung thời gian

phủ và tổ chức dân sự xã hội

Công ty lâm nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Đánh giá Cung cấp thông tin về kết quả thực hiện cuối cùng và hiệu quả

Thành viên mạng lưới REDD quốc gia

Các tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm các vấn đề xã hội và môi trường

Các tổ chức chính phủ khác

UBND tỉnh và UBND huyện

Cồng đồng địa phương

Tổ chức phi chính phủ và tổ chức dân sự xã hội

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Họp thường kỳ Mạng lưới REDD Quốc gia

Hội thảo quốc gia cuối cùng về thực hiện REDD+

Bộ NN&PTNT

Tổng cục Lâm nghiệp

2012

R-PP Việt Nam

121

Phụ lục 2a: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất,

chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng

Phụ lục 2a:1: Danh mục tài liệu được rà soát và chuyên gia được tham vấn

Danh mục tài liệu đã rà soát

ADB (2009), Khai thác thủy điện cho phát triển – Đánh giá môi trường chiến lược cho phát triển thủy điện bền vững tại Việt Nam (tổng hợp về chính sách), ADB, Manila

ADB (2009), Đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch thủy điện trong khuôn khổ kế hoạch phát triển năng lượng VI: Báo cáo cuối cùng, ADB, Manila

Cường, P.M, Vũ, T.D và Nguyễn, H.T.T (2008), Điều tra về thay đổi độ che phủ đất và mất rừng ở Việt Nam – Nghiên cứu điển hình ở huyện Krong No, tỉnh Đak Nông, World Bank, Hà Nội

Sở NN&PTNT (2008), Đề xuất dự án: Hỗ trợ người dân miền núi và cao nguyên canh tác nông lâm bền vững trên đất nương rẫy (du canh du cư), Sở NN&PTNT Quảng Bình

De Konnick, R (1999), Mất rừng ở Việt Nam, IDRC

Doan, D, Nguyễn, T, và Phung, V, (2009), Báo cáo 3 năm thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020, Hà Nội

Enters, T và Nguyễn, T.G (2009), Chương trình thí điểm quản lý rừng cộng đồng: Báo cáo đánh giá cuối cùng, Bộ NN&PTNT, Hà Nội

Cục Kiểm Lâm (2009), Báo cáo 5 năm thực hiện chỉ thị của Thủ Tướng về các biện pháp khẩn cấp bảo vệ và quản lý rừng, Bộ NN&PTNT, Hà Nội

Cục Kiểm Lâm (2002), Đề xuất chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn ở Việt Nam. Hà Nội: Dự án Tăng cường quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam, Bộ NN&PTNT, Hà Nội

Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê Việt Nam 2007

GFA (2007), Hướng tới một phương pháp tiếp cận dựa vào chương trình trong ngành lâm nghiệp Việt Nam? Nghiên cứu đưa ra cơ sở cho sửa đổi Chương trình 661 và xây dựng mô hình tài chính ODA cho chương trình sửa đổi, quan tâm đến kinh nghiệm và kết quả từ các dự án lâm nghiệp do KfW đồng tài trợ, Hà Nội

Holland, T, Diễm, D và Hung, T.M (2009) Giám sát quản trị rừng ở Việt Nam: Nghiên cứu khảo sát và đề xuất xây dựng bộ chỉ số, Hà Nội

ICEM (2010), Vườn quốc gia Chư Yang Sin: Đánh giá đề xuất phát triển đường giao thông và đường mòn trong vùng lõi: Tập 1; Báo cáo cuối cùng; Viết báo cáo cho tổ chức Birdlife International, Hà Nội

JICA (2009), Báo cáo tiến độ: Nghiên cứu tiềm năng rừng và đất liên quan đến “Biến đổi khí hậu và Rừng” tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, JICA

Bộ NN&PTNT (2010), Báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp viết cho Hội nghị Tổng kết thường niên FSSP ngày 2/2/2010

R-PP Việt Nam

122

Bộ NN&PTNT (2010), Dự thảo kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015 về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT, Hà Nội

Bộ NN&PTNT (2010), Báo cáo đánh giá giữa kỳ: về thực hiện Quyết định 380/QD-TTG ngày 4/4/2008 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội

Bộ NN&PTNT (2008), Báo cáo: Khảo sát lâm nghiệp cộng đồng, Hà Nội

McNally, R.H.G, Sage, N và Holland, T (2006) Hiểu về REDD: Gợi ý cho Lào, Nê Pal và Việt Nam, SNV, Hà Nội

Nguyễn, T và Lê, Q (1999), Nghiên cứu chiến lược tài chính cho quản lý rừng bền vững ở Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam

SNV (2010), Động cơ mất rừng và đánh giá cộng đồng: xã Tiên Hoàng và Đông Nai Thượng, báo cáo của đoàn SNV, huyện Cát Tiên district, tỉnh Lâm Đồng Province, SNV, Hà Nội

SNV (2009), Lập bản đồ tiềm năng REDD+ ở Việt Nam: Độ che phủ rừng, thay đổi độ che phủ rừng và mật độ các bon, SNV, Hà Nội

SNV (2009), Nghiên cứu động cơ mất rừng tại tỉnh Đak Nông và Lâm Đồng, dự thảo báo cáo SNV, Hà Nội

Chương trình UN-REDD Việt Nam (2010), Thiết kế hệ thống chia sẻ lợi ích phù tuân thủ theo REDD, UNDP, UNEP và FAO, Hà Nội

Võ Sỹ Tuấn (2005), Tài liệu hội thảo quốc gia về khai thác thủy sản, dịch vụ chế biến và vận chuyển, Nhà xuất bản Nông nghiệp

Võ Quý và Lê Thạc Cán. (1994) Bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học phong phú của Việt Nam. Tạp chí Quản lý Môi trường châu Á, 2(2), 55–59

Wode, B và Huy, B (2009), Nghiên cứu lâm nghiệp cộng đồng tại Việt Nam, GIZ, Hà Nội

Ngân hàng Thế giới (2010), Việt Nam – Việt Nam – Tăng cường thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại, phòng Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, dự thảo báo cáo, Washington, 4/2009

Ngân hàng Thế giới (2009), Việt Nam: Hài hòa chi tiêu công với ưu tiên chiến lược trong ngành lâm nghiệp, phòng Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới, tháng 11/2009

Ngân hàng Thế giới (2009), Phân tích xã hội: Dân tộc và phát triển ở Việt Nam, phòng Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới, Washington D.C

Ngân hàng Thế giới (2008) – Quỹ Đối tác Các bon Lâm nghiệp: Báo cáo Ý tưởng Kế hoạch Sẵn sàng (R-PIN) cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (2005), Giám sát môi trường Việt Nam: đa dạng sinh học, Ngân hàng Thế giới, Washington DC

WWF MPO (2006), Thương mại và hậu quả, WWF MPO, Washington

WWF MPO (2004), Tự do hóa thương mại, nghèo đói ở khu vực nông thôn và Môi trường: Báo cáo khởi động chương trình nghiên cứu Việt Nam, Washington DC

R-PP Việt Nam

123

Danh sách các chuyên đã tham vấn

Tên Tổ chức

TS. Nguyễn Bá Ngãi Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT

Phạm Minh Thoa Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT

TS. Cường Phạm Mạnh

Văn phòng REDD+ Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT

Douglas Graham Ngân hàng Thế giới

Trần Hoàng Hà Bộ NN&PTNT

Nguyễn Khắc Hiếu Bộ TN&MT

Hoàng Mạnh Hoà Bộ TN&MT

Minh Trần Hiếu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ NN&PTNT

Patrick Van Laake Chương trình UN-REDD Việt Nam

Tân Quang Nguyễn RECOFTC

Tapio Leppanen FORMIS

Tim Holland SNV

Rob Ukkerman SNV

Juergen Hess GIZ

Minh Hà Hoàng ICRAF

Phúc Xuân Tô Forest Trends

Akiko Inoguchi FAO

Eiji Egashira JICA

Waturu Yamamoto JICA

Thea Ottmann Đại sứ quán Hoàng gia Na-Uy

Vũ Minh Đức Đại sứ quán Hoàng gia Na-Uy

Hoàng Thành Liên minh Châu Âu

Steve Swann FFI

Josh Kempinski FFI

Claude Heimo Chuyên gia tư vấn

R-PP Việt Nam

124

Phụ lục 2a:2: Điều khoản Tham chiếu

TOR I: Nghiên cứu suy thoái rừng ở Việt Nam

Bối cảnh chung

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu thông qua hấp thụ các bon. Theo tính toán 18% lượng phát thải toàn cầu xuất phát từ mất rừng và suy thoái rừng. Mối quan tâm về biến đổi khí hậu ngày càng tăng do hậu quả các hoạt động của con người, các cuộc tranh luận về vai trò của rừng như là bể chứa các bon cũng vậy. Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng được cho là một phương thức giảm phát thải các bon từ ngành lâm nghiệp. Sự thành công của bất cứ một chương trình REDD+ nào cơ bản cũng phụ thuộc vào chương trình đó được thiết kế và thực hiện hiệu quả đến mức nào.

Để chuẩn bị cho một quốc gia sẵn sàng thực hiện REDD+, Ngân hàng thế giới đã xây dựng Kế hoạch Chuẩn bị Sẵn sàng (RPP) làm cơ sở để tổ chức thực hiện REDD+ ở quốc gia. Như là một phần của R-PP, chúng ta cần hiểu về thay đổi sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng nhằm xác định quy mô và động cơ gây mất rừng trong nước, và giải pháp cần thực hiện để giải quyết các động cơ đó. Trong bối cảnh hiện trạng rừng ở Việt Nam thì vấn đề suy thoái rừng có mức độ phù hợp cao. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào để giúp hiểu rõ hơn về tình hình và cơ hội từ giảm phát thải từ suy thoái rừng.

Mục tiêu

Mục tiêu tổng thể là nâng cao hiểu biết về khả năng suy thoái rừng và REDD+ ở Việt Nam; nhất là nhu cầu năng lực cơ sở (đặc biệt là giám sát)

Hoạt động cụ thể:

Rà soát tài liệu kỹ thuật liên quan đến giám sát suy thoái (ví dụ: GOFC-GOLD); đánh giá mức độ chính xác số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như viễn thám và các ô mẫu trên thực địa

Rà soát số liệu suy thoái rừng của nhà nước (ví dụ: các lớp chất lượng rừng khác nhau – cao, trung bình, thấp – và thay đổi diện tích của từng lớp chất lượng). Điều này cần chỉ ra các diện tích này được xác định như thế nào, bao nhiêu ô mẫu, loại ảnh nào... được sử dụng; và so sánh mức độ chính xác được so sánh như thế nào với tiêu chuẩn quốc tế từ các tổ chức như GOFC-GOLD;

Cung cấp bản đồ trong đó thể hiện rõ những khu vực xung yếu về suy thoái rừng (nhất là sử dụng kết quả của JICA);

Đánh giá hệ thống ô mẫu hiện có (ví dụ: quy mô/ tần xuất đo đếm, chất lượng số liệu, khả năng tiếp cận số liệu)

Khuyến nghị mức độ chụm (bao nhiêu lớp rừng riêng cần sử dụng) và mức độ chính xác (chúng ta chắc chắn đến mức nào cho bản đồ mà chúng ta xây dựng cho một lớp rừng cho trước); tuần tự, xây dựng nhiều kịch bản độ chụm và độ chính xác khác nhau;

Đánh giá xem liệu có yêu cầu về thể chế để đưa vấn đề suy thoái vào REDD+ ở Việt Nam mà riêng biệt và khác với yêu cầu chỉ cho suy thoái không thôi;

Đánh giá các nhóm tham gia chủ chốt và tình trạng pháp lý và tổ chức của họ để hiểu rõ hơn họ sẽ bị ảnh hưởng thế nào bởi những thay đổi của động cơ mất rừng.

R-PP Việt Nam

125

Chuyên gia

(1) Chuyên gia quốc tế về suy thoái rừng; tư vấn cần có kiến thức tốt về cơ chế REDD+, và hiểu biết về lâm nghiệp Việt Nam

(2) Chuyên gia trong nước có kiến thức sâu về rừng Việt Nam

Kết quả giao nộp

Báo cáo tổng quan về suy thoái rừng và giám sát trong khuôn khổ REDD+ trong đó nêu cụ thể cơ cấu giám sát suy thoái ở Việt Nam, và đánh giá về độ chụm và độ chính xác của hệ thống so với tiêu chuẩn quốc tế

Báo cáo tổng hợp về tiềm năng và khả năng cho REDD+ và suy thoái rừng ở Việt Nam (báo cáo này gồm khuyến nghị những thay đổi thể chế và hoạt động cần thiết để đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế)

Khung thời gian

Mỗi tư vấn cần khoảng 45 ngày.

TOR II: Đánh giá tình hình mở rộng diện tích cao su và đất rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và vùng sinh thái nông nghiệp Đông Nam Bộ ở Việt Nam

Bối cảnh chung

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu thông qua hấp thụ các bon. Theo tính toán 18% lượng phát thải toàn cầu xuất phát từ mất rừng và suy thoái rừng. Mối quan tâm về biến đổi khí hậu ngày càng tăng do hậu quả các hoạt động của con người, các cuộc tranh luận về vai trò của rừng như là bể chứa các bon cũng vậy. Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng được cho là một phương thức giảm phát thải các bon từ ngành lâm nghiệp. Sự thành công của bất cứ một chương trình REDD+ nào cơ bản cũng phụ thuộc vào chương trình đó được thiết kế và thực hiện hiệu quả đến mức nào.

Để chuẩn bị cho một quốc gia sẵn sàng thực hiện REDD+, Ngân hàng thế giới đã xây dựng Kế hoạch Chuẩn bị Sẵn sàng (RPP) làm cơ sở để tổ chức thực hiện REDD+ ở quốc gia. Như là một phần của R-PP, chúng ta cần hiểu về thay đổi sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng nhằm xác định quy mô và động cơ gây mất rừng trong nước, và giải pháp cần thực hiện để giải quyết các động cơ đó. Thực tế là mọi thông tin về mất rừng và động cơ gây mất rừng không sẵn có, nhiều nghiên cứu đã được khuyến nghị thực hiện. Nghiên cứu này có mục đích nghiên cứu tác động của việc mở rộng sản xuất cao su và đất rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và vùng sinh thái nông nghiệp Đông Nam Bộ.

Mục tiêu của nghiên cứu:

Mục tiêu tổng thể là nghiên cứu tác động của việc mở rộng và dự kiến mở rộng diện tích cao su (trọng tâm là khu vực Tây Nguyên và vùng sinh thái nông nghiệp Đông Nam Bộ) trên cơ sở đó khuyến nghị giải pháp giảm thiểu tác động lên rừng tự nhiên.

R-PP Việt Nam

126

Hoạt động cụ thể:

Đánh giá nội dung Quyết định 25/2008/QD-TTg ngày 5/2/2008 của Thủ Tướng về mở rộng 100.000 ha cao su ở Tây Nguyên, cũng như Thông tư 39/2009/TT-BNN ngày 3/3/3008 về phân loại rừng nghèo kiệt để chuyển đổi sang trồng cao su;

Nghiên cứu các kế hoạch của tỉnh liên quan đến mở rộng diện tích cao su (ví dụ: Đak Nông, Bình Phước, Đak Lak, Lâm Đồng) và lập bản đồ có khả năng sẽ mở rộng;

Nghiên cứu sự phát triển của ngành cao su Việt Nam, bao gồm tiềm năng, lợi nhuận theo các kịch bản giá và chi phí khác nhau;

Xây dựng mô hình dự báo mở rộng diện tích cao su theo quy hoạch và không theo quy hoạch trên cơ sở tiềm năng lợi nhuận của sản xuất cao su;

Xác định giải pháp giảm tác động của việc mở rộng này đến rừng tự nhiên (thông qua quy hoạch phân vùng sử dụng đất, kế hoạch nông nghiệp...)

Đánh giá các nhóm tham gia chủ chốt và tình trạng pháp lý và tổ chức để hiểu rõ hơn họ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trước những thay đổi về động cơ mất rừng;

Đánh giá sơ bộ (rà soát văn bản pháp quy) sinh khối của cây cao su so với rừng tự nhiên;

Khuyến nghị giải pháp giảm tác động của việc mở rộng diện tích cao đến rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và vùng sinh thái nông nghiệp Đông Nam Bộ;\

Chuyên gia

1) Chuyên gia quốc tế có hiểu biết về ngành cao su; chuyên gia cũng cần có kiến thức sâu về cơ chế REDD+, hiểu biết về ngành lâm nghiệp Việt Nam;

2) Chuyên gia trong nước có kiến thức sâu về luật, chiến lược và kế hoạch hiện hành liên quan đến cây cao su; chuyên gia cũng cần có hiểu biết về vùng Tây Nguyên.

Kết quả giao nộp

Báo cáo về tác động tiềm ẩn của việc mở rộng diện tích cao su vào rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và vùng sinh thái Đông Nam Bộ, cũng như khuyến nghị giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm ẩn. Báo cáo cần bao gồm:

Tổng hợp về các kế hoạch, chiến lược và chính sách cho mở rộng diện tích cao su ở cấp quốc gia và tỉnh;

Một phần nghiên cứu về sự phát triển của ngành cao su Việt Nam;

Nghiên cứu khả năng mở rộng diện tích cao su theo các kịch bản lợi nhuận khác nhau;

Bản đồ thể hiện diện tích rừng tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng (theo và không theo quy hoạch)

Khuyến nghị giải pháp giảm tác động của việc mở rộng diện tích cao su đến rừng tự nhiên.

Khung thời gian

Mỗi tư vấn cần 35 ngày để hoàn thành nhiệm vụ này

R-PP Việt Nam

127

TOR III Nghiên cứu phân loại rừng và quy trình phê duyệt để xác định tác động đến mất rừng

Bối cảnh chung

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu thông qua hấp thụ các bon. Theo tính toán 18% lượng phát thải toàn cầu xuất phát từ mất rừng và suy thoái rừng. Mối quan tâm về biến đổi khí hậu ngày càng tăng do hậu quả các hoạt động của con người, các cuộc tranh luận về vai trò của rừng như là bể chứa các bon cũng vậy. Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng được cho là một phương thức giảm phát thải các bon từ ngành lâm nghiệp. Sự thành công của bất cứ một chương trình REDD+ nào cơ bản cũng phụ thuộc vào chương trình đó được thiết kế và thực hiện hiệu quả đến mức nào.

Để chuẩn bị cho một quốc gia sẵn sàng thực hiện REDD+, Ngân hàng thế giới đã xây dựng Kế hoạch Chuẩn bị Sẵn sàng (RPP) làm cơ sở để tổ chức thực hiện REDD+ ở quốc gia. Như là một phần của R-PP, chúng ta cần hiểu về thay đổi sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng nhằm xác định quy mô và động cơ gây mất rừng trong nước, và giải pháp cần thực hiện để giải quyết các động cơ đó.

Một trong nguyên nhân gây mất rừng đã được xác định là những vấn đề không rõ ràng trong phân loại rừng và quy trình phê duyệt. Điều này đã dẫn đến tình trạng những khu rừng tăng trưởng tốt bị loại bỏ cho các mục đích sử dụng khác. Điều cực kỳ quan trọng là phải xây dựng được một cơ chế minh bạch và hiệu quả để đảm bảo rằng chiến lược và chính sách quốc gia được thực thi đúng luật.

Mục tiêu:

Mục tiêu tổng thể là nâng cao hiểu biết về hệ thống phân loại rừng và quy trình phê duyệt hiện hành trên cơ sở đó khuyến nghị giải biện pháp cải thiện, nâng cao tính minh bạch và cuối cùng là nâng cao hiệu quả.

Hoạt động cụ thể:

Thu thập tài liệu và giải thích các quyết định, thông tư hiện hành... liên quan đến quy trình phân loại rừng (trong đó phải giải thích rõ quy trình quyết định đất như thế nào thì được phân loại là nghèo kiệt);

Thu thập tài liệu và giải thích quy trình phê duyệt dự án trồng rừng trên đất rừng nghèo kiệt. Đưa ra ví dụ ở các tỉnh khác nhau mà đã thực hiện quay trình này;

Đối chiếu số liệu của một số ví dụ về mất rừng như là hậu quả của những điều còn chưa rõ ràng trong quy trình phân loại rừng; nêu rõ một số bất cập trong quy trình hiện hành

Nghiên cứu chất lượng của các đánh giá tác động môi trường (EIA) trước đây cho các dự án trồng rừng/ tái trồng rừng;

Đánh giá các nhóm chủ chốt tham gia và tình trạng pháp lý và tổ chức của họ để hiểu rõ hơn về họ sẽ bị ảnh hưởng thế nào bởi những thay đổi về động cơ mất rừng;

Khuyến nghị giảm pháp làm thế nào để nâng cao hiệu quả của quy trình phân loại rừng và phê duyệt

Chuyên gia

(1) Chuyên gia về ngành lâm nghiệp Việt Nam, có hiểu biết sâu về các luật, chiến lược và kế hoạch hiện hành về lâm nghiệp; tư vấn cũng cần có kiến thức về cơ chế REDD+

R-PP Việt Nam

128

Kết quả giao nộp:

Báo cáo tổng quan về các quyết định, thông tư... liên quan đến phân loại đất lâm nghiệp và quy trình phê duyệt. Bao gồm tiêu chí phân loại đất nghèo kiệt;

Báo cáo nêu rõ một số ví dụ những vấn đề chưa rõ ràng trong phân loại dẫn đến mất rừng;

Thông tin tóm tắt về một số vấn đề xung quanh đánh giá tác động môi trường;

Báo cáo tổng hợp bao gồm khuyến nghị những thay đổi cần thiết trong quy trình phân loại đất và phê duyệt để làm cho quy trình hiệu quả hơn

Khung thời gian

Chuyên gia cần khoảng 25 ngày để hoàn thành nghiên cứu này

TOR IV: Nghiên cứu quy trình giao đất và khuyến nghị cải thiện hệ thống để mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Bối cảnh chung:

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu thông qua hấp thụ các bon. Theo tính toán 18% lượng phát thải toàn cầu xuất phát từ mất rừng và suy thoái rừng. Mối quan tâm về biến đổi khí hậu ngày càng tăng do hậu quả các hoạt động của con người, các cuộc tranh luận về vai trò của rừng như là bể chứa các bon cũng vậy. Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng được cho là một phương thức giảm phát thải các bon từ ngành lâm nghiệp. Sự thành công của bất cứ một chương trình REDD+ nào cơ bản cũng phụ thuộc vào chương trình đó được thiết kế và thực hiện hiệu quả đến mức nào.

Để chuẩn bị cho một quốc gia sẵn sàng thực hiện REDD+, Ngân hàng thế giới đã xây dựng Kế hoạch Chuẩn bị Sẵn sàng (RPP) làm cơ sở để tổ chức thực hiện REDD+ ở quốc gia. Như là một phần của R-PP, chúng ta cần hiểu về thay đổi sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng nhằm xác định quy mô và động cơ gây mất rừng trong nước, và giải pháp cần thực hiện để giải quyết các động cơ đó.

Một trong những vấn đề tồn tại được xác định là việc thiếu chuyển giao quyền sử dụng rừng cho cộng đồng địa phương và quy trình giao đất nói chung. Năm 2006, chỉ có 55% diện tích đất rừng đã được giao, ví dụ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất so với 81% diện tích đất nông nghiệp được giao.1 Tuy nhiên, thậm chí là khi đất đã được giao thì một số cộng đồng vẫn không thể nhận được những lợi ích do thiếu sự hỗ trợ và hiểu biết về quy trình giao đất. Trên cơ sở tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền hưởng dụng đất cho cộng đồng và chương trình REDD+, thì việc tiếp tục nghiên cứu sâu về vấn đề này là rất quan trọng.

Mục tiêu

Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu này là tìm hiểu quy trình giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cộng đồng địa phương và xác định một số khó khăn trở ngại để đề xuất khuyến nghị giải pháp cải thiện quy trình.

Hoạt động cụ thể:

Tìm hiểu các chính sách, kế hoạch, nghiên cứu và văn bản hiện có... về quy trình giao đất lâm nghiệp để hiểu rõ hơn về quy trình hiện hành; viết báo cáo tóm tắt;

R-PP Việt Nam

129

Tìm hiểu quy trình ở các tỉnh khác nhau và thu thập văn bản về các phương pháp giao đất; chọn 3 tỉnh thí điểm ở ba vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau;

Tại địa bàn thí điểm, phỏng vấn cộng đồng mà đã tham gia quy trình giao đất (ưu tiên lựa chọn vùng Tây Bắc và Tây Nguyên); thiết kế bảng câu hỏi điều tra và phỏng vấn cộng đồng;

Chỉ rõ những vấn đề nổi cộm trong quy trình giao đất lâm nghiệp (việc này phải gồm vấn đề phân loại đất). Nhất là làm thế nào để giải quyết một số khó khăn tồn tại liên quan đến phân chia và chồng chéo trách nhiệm giữa hai bộ (Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

Khuyến nghị một số chính sách, quy trình và hoạt động đi kèm cần thiết để đảm bảo đẩy nhanh tiến trình giao đất và lợi ích cho cộng đồng địa phương;

Đánh giá các nhóm chủ chốt tham gia và tình trạng pháp lý và tổ chức của họ để hiểu rõ hơn họ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi những thay đổi về động cơ mất rừng;

Xây dựng hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp có sự tham gia và đề xuất lĩnh vực áp dụng

Chuyên gia

(1) Chuyên gia về giao đất lâm nghiệp; tư vấn cần có kiến thức sâu về cơ chế REDD+, và hiểu biết về ngành lâm nghiệp Việt Nam

(2) Cán bộ địa phương thực hiện khảo sát

Kết quả giao nộp

Viết báo cáo tóm tắt hiện trạng giao đất lâm nghiệp

Bảng câu hỏi phỏng vấn tại các tỉnh thí điểm

Phân tích quy trình giao đất tại các tỉnh thí điểm; tài liệu hóa các phương thức khác nhau tại các tỉnh khác nhau, chỉ rõ những phương thức thực hành tốt nhất và đưa ra khuyến nghị;

Hướng dẫn các bước và quy trình cần thiết cho giao đất có sự tham gia

Khung thời gian

Nhiệm vụ tư vấn cần 35 ngày cho chuyên gia; 40 ngày cho cán bộ địa phương thực hiện điều tra theo bảng câu hỏi

TOR V: Đánh giá tác động của tập tục du canh du cư đến mất rừng và suy thoái rừng ở ba vùng sinh thái nông nghiệp gồm vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên

Bối cảnh chung:

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu thông qua hấp thụ các bon. Theo tính toán 18% lượng phát thải toàn cầu xuất phát từ mất rừng và suy thoái rừng. Mối quan tâm về biến đổi khí hậu ngày càng tăng do hậu quả các hoạt động của con người, các cuộc tranh luận về vai trò của rừng như là bể chứa các bon cũng vậy. Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng được cho là một phương thức giảm phát thải các bon từ ngành lâm nghiệp. Sự thành công của bất cứ một chương trình REDD+ nào cơ bản cũng phụ thuộc vào chương trình đó được thiết kế và thực hiện hiệu quả đến mức nào.

R-PP Việt Nam

130

Để chuẩn bị cho một quốc gia sẵn sàng thực hiện REDD+, Ngân hàng thế giới đã xây dựng Kế hoạch Chuẩn bị Sẵn sàng (RPP) làm cơ sở để tổ chức thực hiện REDD+ ở quốc gia. Như là một phần của R-PP, chúng ta cần hiểu về thay đổi sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng nhằm xác định quy mô và động cơ gây mất rừng trong nước, và giải pháp cần thực hiện để giải quyết các động cơ đó.

Du canh du cư là tập quán sản xuất chủ yếu của các dân tộc thiểu số và thường được cho là một nguyên nhân gây mất rừng ở Việt Nam. Tuy nhiên, tập tục này dẫn đến mất rừng như thế nào thì còn chưa rõ ràng; và cũng có những khác biệt tùy thuộc vào địa bàn mà người dân thực hiện tập tục này. Nghiên cứu sâu hơn để xác định được tác động của tập quán du canh du cư đến mất rừng là một hoạt động rất quan trọng.

Mục tiêu:

Mục tiêu tổng thể là nghiên cứu quy mô mất rừng như là hậu quả của tập quán du canh du cư ở ba vùng sinh thái nông nghiệp Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Hoạt động cụ thể:

Thu thập thông tin về quy mô du canh du cư tại những địa bàn đại diện ở ba vùng sinh thái nông nghiệp (nhất là diện tích du canh du cư xâm lấn vào đất rừng là bao nhiêu);

Trên cơ sở thông tin đã xác định, lập bản đồ điểm nóng nơi xảy ra du canh du cư quy mô lớn nhất xâm lấn vào các diện tích mới (một diện tích trong mỗi vùng sinh thái);

Tìm lại ảnh viễn thám về độ che phủ rừng tại các điểm nóng (sử dụng ảnh Landsat hoặc các loại ảnh khác miễn phí hoặc có chi phí thấp); giải đoán ảnh để đánh giá biến động độ che phủ rừng;

Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội tại các vùng và dự báo diễn biến trong tương lai để đánh giá biến động độ che phủ rừng (đây có thể là đánh giá sơ bộ);

Phỏng vấn về phương thức sử dụng đất theo lịch sử, tập trung và những cánh đồng củ, đất bỏ hoang hóa... Những diện tích này đã biến động thế nào trong vòng 10 năm qua;

Xây dựng kế hoạch hoạt động về REDD+ và du canh du cư để thực hiện tại Việt Nam.

Chuyên gia

(1) Chuyên gia về du canh du cư tại Việt Nam; tư vấn phải có kiến thức về cơ chế REDD+ và hiểu biết về ngành lâm nghiệp Việt Nam;

(2) Chuyên gia có chuyên môn sâu về viễn thám và giải đoán ảnh vệ tinh để xây dựng bản đồ thay tổi sử dụng đất;

(3) Cán bộ địa phương tham gia khảo sát/ phỏng vấn tại các tỉnh

Kết quả giao nộp

Báo cáo ban đầu về hiện trạng du canh du cư và mất rừng tại ba vùng sinh thái nông nghiệp (dựa vào địa bàn thí điểm);

Bản đồ thể hiện điểm nóng (nơi mà mất rừng xảy ra trên quy mô lớn nhất do du canh du cư); và bản đồ thay đổi sử dụng đất tại các điểm nóng đã phát hiện;

Một phần nêu rõ xu hướng và mất rừng trong tương lai du du canh du cư;

R-PP Việt Nam

131

Báo cáo hoàn chỉnh về REDD+ và du canh du cư tại Việt Nam, trong đó có đề xuất các bước tiếp theo.

Khung thời gian

Nhiệm vụ này sẽ thực hiện trong khoảng 35 ngày đối với chuyên gia về du canh du cư; 30 ngày cho chuyên gia viễn thám và giải đoán ảnh; 45 ngày cho cán bộ địa phương thực hiện phỏng vấn bằng bảng câu hỏi điều tra.

TOR VI: Đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch các hồ đạp thủy điện vừa và nhỏ và khuyến nghị giảm tác động đến rừng (tập trung vào các tỉnh trọng điểm)

Bối cảnh chung:

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu thông qua hấp thụ các bon. Theo tính toán 18% lượng phát thải toàn cầu xuất phát từ mất rừng và suy thoái rừng. Mối quan tâm về biến đổi khí hậu ngày càng tăng do hậu quả các hoạt động của con người, các cuộc tranh luận về vai trò của rừng như là bể chứa các bon cũng vậy. Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng được cho là một phương thức giảm phát thải các bon từ ngành lâm nghiệp. Sự thành công của bất cứ một chương trình REDD+ nào cơ bản cũng phụ thuộc vào chương trình đó được thiết kế và thực hiện hiệu quả đến mức nào.

Để chuẩn bị cho một quốc gia sẵn sàng thực hiện REDD+, Ngân hàng thế giới đã xây dựng Kế hoạch Chuẩn bị Sẵn sàng (RPP) làm cơ sở để tổ chức thực hiện REDD+ ở quốc gia. Như là một phần của R-PP, chúng ta cần hiểu về thay đổi sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng nhằm xác định quy mô và động cơ gây mất rừng trong nước, và giải pháp cần thực hiện để giải quyết các động cơ đó. Một trong những động cơ đã được xác định là phát triển hạ tầng mà cụ thể hơn là việc phát triển các hồ đập thủy điện. Nhiều đập thủy điện đã được đề xuất xây dựng hoặc đang trong giai đoạn quy hoạch. Nghiên cứu này sẽ đánh giá các quy hoạch như vậy để đánh giá tác động và đề xuất giải pháp giảm nhẹ.

Mục tiêu:

Mục tiêu tổng thể là nghiên cứu tác động tiềm ẩn đến xã hội và môi trường của các dự án đập thủy điện ở nhiều tỉnh trọng điểm và khuyến nghị giải pháp giảm tác động đến rừng.

Hoạt động cụ thể

Đánh giá quy hoạch thủy điện hiện có ở các tỉnh trọng điểm (thí dụ: Quảng Nam, Đak Nông, Lâm Đồng) và xác định các dự án có rủi ro lớn về môi trường và xã hội (nêu rõ những rủi ro này; nhất là rủi ro mất rừng và đa dạng sinh học);

Nghiên cứu quay trình cấp giấy phép hiện hành cho dự án thủy điện; và nhất là yêu cầu đánh giá tác động môi trường (EIA);

Đánh giá các đánh giá tác động môi trường trước đây cho các đập thủy điện để so sánh với phương thức thực hành tốt quốc tế;

Khuyến nghị giải pháp giảm tác động của việc phát triển đập thủy điện trong tương lai tại các tỉnh thí điểm (khuyến nghị có thể gồm việc ngừng phát triển đập thủy điện và/hoặc các biện pháp giảm tác động);

Đánh giá các nhóm tham gia chủ chốt và trình trạng pháp lý và tổ chức của họ tìm hiểu họ sẽ bị ảnh hưởng thế nào bởi những thay đổi về động cơ mất rừng.

R-PP Việt Nam

132

Chuyên gia (1) Một chuyên gia quốc tế về đánh giá môi trường chiến lược, ưu tiên tư vấn có kiến thức về

REDD+ và hiểu biết về Việt Nam (2) Cán bộ hỗ trợ trong nước

Kết quả giao nộp

Báo cáo thể hiện kết quả đánh giá quy hoạch thủy điện tại các tỉnh thí điểm (có thể là Quảng Nam, Đak Nông và Lâm Đồng)

Thông tin về hiện trạng đánh giá tác động môi trường (EIA) cho thủy điện ở Việt Nam và lĩnh vực nào chưa thể đáp ứng được phương thức thực hành tốt

Khuyến nghị về chính sách, thể chế và hoạt động để giảm tác động môi trường và xã hội của đập thủy điện và đề xuất biện pháp biện pháp giảm tác động

Khung thời gian

Chuyên gia quốc tế cần 53 ngày để hoàn thành nhiệm vụ và 40 ngày đối với tư vấn trong nước.

1 Ngân hàng Thế giới (2009) Việt Nam: Hài hòa chi tiêu công với ưu tiên chiến lược trong ngành Lâm nghiệp,

phòng Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới,

tháng 9/2009

R-PP Việt Nam

133

Phụ lục 2b: Giải pháp Chương trình REDD+ Quốc gia

Bảng 1 trình bày một số ví dụ về mối liên hệ giữa động cơ gây mất rừng và các giải pháp REDD+ khả thi tại Việt Nam.

Chuyển đổi rừng sang đất nông nghiệp

Nguyên nhân chính (2.a)

Giải pháp chiến lược

(2.b)

[1.1] Giá thị trường Đảm bảo chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp mà ảnh hưởng đến giá,

bao gồm kiểm soát thương mại, luồng vốn, tỷ giá hối đoái và thị trường trong nước

Mô hình hóa tác động của giá cao su đến sản xuất và mở rộng diện tích; nghiên cứu giảm pháp giảm nhẹ để đảm bảo sẽ không lặp lại tình trạng mở rộng diện tích cà phê ồ ạt rồi đổ vỡ;

Nghiên cứu hệ thống thuế và phí hiện hành để đảm bảo tiếp thu chi phí môi trường; và phân phối công bằng tiền thuê đất;

Nghiên cứu giải pháp và hướng luồng đầu đến và hỗ trợ cho nông dân thực hành quản lý tốt (bao gồm sản xuất hiệu quả hơn, sản phẩm có giá trị cao hơn và tiếp cận được thị trường cao cấp, (ví dụ: cao su nhiệt đới, cà phê Arabica….)

[1.2] Chính sách và kế hoạch cấp quốc gia và tỉnh về mở rộng đất nông nghiệp (nhất là cao su)

Xây dựng báo cáo chiến lược và thực hiện nâng cao nhận thức cho Bộ NN&PTNT về kết nối REDD với chuyển đổi đât nông nghiệp; xây dựng đồ thị chi phí cơ hội cho các mặt hàng nông sản;

Lồng ghép REDD thành một phần của kế hoạch nông nghiệp 5 năm mới mà xây dựng trong năm 2010

Tiến hành đánh giá môi trường và xã hội cho kế hoạch nông nghiệp 5 năm tương lai (bao gồm kế hoạch mở rộng diện tích cà phê) để biết được tác động tiềm ẩn đến rừng tự nhiên;

Lồng ghép REDD vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2011-2015

Đối chiếu quy hoạch ngành với quy hoạch sử dụng đất hiện có để đảm bảo không có mâu thuẫn; khuyến nghị giải pháp;

Điều chỉnh phân vùng nhằm giảm thiểu tác động đến rừng (điều này gồm loại bỏ đất khó canh tác khỏi diện tích sản xuất, phục hồi đất nghèo kiệt);

Áp dụng quy trình quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia;

Nghiên cứu và thúc đẩy áp dụng hệ thống nông nghiệp đa dạng; nhất là nông lâm kết hợp;

Giám sát việc tuân thủ với các quy hoạch của trung ương và tỉnh thông qua giám sát và kiểm chứng của bên thứ 3;

[1.3] Hệ thống và quy trình phân loại rừng

Tiến hành đánh giá quy trình phân loại lại đất nghèo kiệt cũng như quy trình phê duyệt dự án trồng rừng; khuyến nghị giải pháp giải quyết một số mối quan tâm;

R-PP Việt Nam

134

Nghiên cứu các đánh giá tác động môi trường trước đây cho các dự án trồng lớn để đảm bảo rằng các dự án đó áp dụng phương thức thực hành tốt; dừng những dự án có rủi ro cao; khuyến nghị biện pháp giảm nhẹ;

Cải thiện hệ thống cấp giấy phép hiện hành cho trồng rừng trên “đất rừng nghèo kiệt”; bao gồm nâng cao tính độc lập của cơ quan cấp phép và khuyến nghị các loại đất phù hợp;

Nâng cao tính minh bạch trong phân loại đất rừng nghèo kiệt;

Thực hiện hệ thống giám sát và đánh giá độc lập.

[1.4] Yếu kém trong thực thi luật và không sử phạt xâm lấn đất rừng

Nâng cao nhận thức về các luật liên quan đến bảo vệ rừng cho người dân địa phương;

Sửa đổi chế tài sử lý/sử phạt để trấn áp mạnh mẽ hơn các vụ vi phạm;

Cải thiện hệ thống pháp luật (xem 2.3);

Điều chỉnh biện pháp thực thi luật (xem 2.4)

Hỗ trợ phối hợp liên ngành (xem 2.5)

[1.5] Định giá giá trị hàng hóa và dịch vụ rừng thấp hơn giá trị thật

Định giá dịch vụ hệ sinh thái nhằm làm nổi bật giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ rừng;

Áp dụng các chính sách/ hỗ trợ/ thúc đẩy đầu tư vào cộng nghệ chế biến gỗ hiệu quả hơn (ví dụ: sấy gỗ, sử lý và chế biến gỗ…);

Tăng cường năng lực sử dụng công nghệ chế biến lâm sản hiệu quả chi phí;

Hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới bền vững (ví dụ: thông qua Mạng lưới Thương mại Lâm sản Việt Nam, Hội đồng Quản trị Rừng);

Trong chính sách mới về chi trả dịch vụ môi trường rừng, nghiên cứu khả năng lồng ghép chi trả REDD/ các bon và vấn đề kết hợp các dịch vụ hệ sinh thái;

Áp dụng quy trình xây dựng kế hoạch quản lý rừng đa mục đích sử dụng

[1.6] Xóa đói giảm nghèo

Nghiên cứu “chuỗi giá trị” nông nghiệp; hỗ trợ tăng cường năng lực để tối đa hóa thu nhập cho những nhóm nghèo nhất trong chuỗi giá trị;

Nghiên cứu và thúc đẩy cơ hội thu nhập phi nông nghiệp; bao gồm tiềm năng nguồn thu từ REDD cho xóa đói giảm nghèo;

Tạo cơ hội đào tạo kỹ năng, tay nghề cho những nhóm người nghèo sống phụ thuộc vào rừng và bị xã hội lãng quên (ví dụ: tiếp thụ và quản lý tài chính);

Tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục, y tế và các dịch vụ thiết yếu khác.

[1.7] Sản xuất nông nghiệp truyền thống

Nghiên cứu tập quán du canh du cư và tác động đến tài nguyên rừng (bao gồm lập bản đồ diện tích du canh du cư tại các tỉnh mục tiêu);

Đánh giá chi phí cơ hội của phương thức sản xuất du canh du cư và xây dựng chương trình hỗ trợ về REDD and sản xuất nông nghiệp du canh du cư;

Hỗ trợ dịch vụ khuyến nông cho các mô hình sản xuất nông nghiệp địa phương; hỗ trợ kỹ thuật tiếp theo (kỹ thuật, tập huấn, mô hình)

R-PP Việt Nam

135

cho canh tác trên đất dốc/ nương rẫy; dịch vụ khuyến nông; và hệ thống thủy lợi;

Mở rộng thâm canh trong sản xuất nông nghiệp và các nguồn thu nhập thay thế, như nghề thủ công mới, cơ hội việc làm có lương, hoặc phát triển khu vực tư nhân;

Hỗ trợ tiếp thị dựa vào thôn bản và chế biến; tập trung sản xuất một số cây trồng giá trị cao (cà phê dưới tán rừng, cây đặc sản…), và các phương pháp đổi mới;

Cải thiện quản lý, giám sát và hỗ trợ từ dịch vự khuyến nông/ chính quyền địa phương.

[1.8] Tăng dân số Đầu tư nhiều hơn cho các chương trình sinh sản đặc biệt chú trọng

đến các dân tộc thiểu số;

Kiểm soát chặt hơn vấn đề di cư nhất là đến các vùng dễ bị tổn thương;

Đào tạo nghề; nhất là những kỹ năng có nhu cầu cao tại các thành phố, thị trấn gần kề (ví dụ: xây dựng, dịch vụ…);

Hỗ trợ di cư từ nông thôn ra thành thị

Chuyển đổi rừng sang phát triển hạ tầng

Nguyên nhân chính (2.a)

Chiến lược REDD

(2.b)

[2.1] Theo đuổi tăng trưởng kinh tế

Xác định giá trị hàng hóa và dịch vụ từ rừng bị mất đi do phát triển hạ tầng để hiểu rõ thiệt hại kinh tế;

Hội thảo cấp cao nâng cao nhận thức với các cơ quan chính phủ liên quan (Bộ Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư…) về giá trị kinh tế của rừng và nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng bền vững;

Thực hiện điều phối và quy hoạch hiệu quả hơn giữa các bộ ban ngành để thúc đẩy phát triển bền vững;

Đánh giá tác động tích lũy của các dự án hạ tầng (ví dụ: các đập thủy điện) thông qua đánh giá môi trường chiến lược;

Thực hiện chính sách trong đó yêu cầu tuân thủ nguyên tắc “không mất ròng diện tích rừng” đối với bất cứ dự án phát triển nào.

[2.2] Nhu cầu năng lượng

Tiếp tục đầu tư vào các biện pháp tiết kiệm năng lượng để giảm nhu cầu năng lượng;

Sửa đổi quy định và quy trình ra quyết định hiện hành để hỗ trợ tham gia thị trường Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) cho năng lượng tái sinh và sử dụng năng lượng hiệu quả.

[2.3] Quy hoạch yếu kém và mối quan tâm đến tác động môi trường

Nâng cao nhận thức về REDD giữa các bộ ngành khác nhau;

Tăng cường điều phối và quy hoạch tổng hợp giữa các bộ ngành ở cấp quốc gia và sở ngành ở cấp tỉnh;

Quy hoạch và phân vùng hợp lý để đảm bảo việc xây dựng đường giao thông có tác động nhỏ nhất đến môi trường và xã hội;

Phân tích chi phí và lợi ích trong đó có tính đến chi phí và lợi ích môi trường;

Thường xuyên kiểm tra chất lượng đánh giá tác động môi trường

R-PP Việt Nam

136

của các dự án để đảm bảo rằng các dự án tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế;

Lồng ghép giá trị môi trường vào quy hoạch hạ tầng và thiết kế dự án;

Trong trường hợp tác động môi trường là không tránh khỏi thì phải xây kế hoạch quản lý môi trường trong trong đó có các giải pháp giải quyết những đe dọa cụ thể.

[2.4] Thiếu các biện pháp giảm nhẹ và bồi thường phù hợp

Đánh giá tác động trực tiếp và gián tiếp của các dự án hạ tầng và đề ra các giải pháp giảm nhẹ/ bồi thường phù hợp trong giai đoạn thiết kế dự án;

Giành kinh phí cho việc thực hiện các biện pháp đó và xây dựng cơ chế tài chính bền vững để tạo nguồn vốn cho các biện pháp bồi thường trong tương lai (ví dụ: cơ chế chia sẻ lợi ích trong đó một tỷ lệ nguồn thu từ sản xuất thủy điện được trích ra để đầu tư cho các hoạt động phát triển tại địa phương);

Áp dụng các biện pháp giảm nhẹ và bồi thường cần thiết (ví dụ: lâm nghiệp cộng đồng, cải thiện hoạt động nông nghiệp và phát triển doanh nghiệp);

Thành lập một quỹ địa phương minh bạch để thực hiện chi trả tiền.

[2.5] Cơ chế trách nhiệm giải trình yếu kém trong quy hoạch và phê duyệt các dự án phát triển

Rà soát quy hoạch thủy điện tại một số tỉnh trọng điểm (như Quảng Nam, Đak Nông) và xác định dự án có rủi ro cao về môi trường và xã hội; hủy bỏ dự án có tác động hủy hoại môi trường và đảm bảo các dự án thực hiện điều khoản bảo vệ môi trường;

Thực hiện tiến trình tham vấn rộng rãi và minh bạch đối với các dự án hạ tầng tiềm năng;

Áp dụng quy trình cấp phép chặt chẽ hơn đối với các dự án thủy điện có quy mô vừa và nhỏ;

Đảm bảo tính độc lập giữa công ty thực hiện đánh giá tác động môi trường với công ty thực hiện dự án hạ tầng;

Tăng cường các biện khiếu kiện hợp pháp cho những người bị ảnh hưởng bởi các dự án hạ tầng;

Cải thiện quy hoạch tổng hợp, giám sát và đánh giá dự án phát triển.

[2.6] Thiếu các biện pháp bảo vệ hợp pháp

Tuân thủ luật hiện hành liên quan đến quy hoạch (ví dụ: cần nguyên cứu thay đổi tuyến đường đi qua các khu bảo tồn);

Tuân thủ các chính sách bảo vệ theo tiêu chuẩn quốc tế;

Cơ chế khiếu kiện hợp pháp để giải quyết tranh chấp; hỗ trợ cộng đồng địa phương tiếp cận.

[2.7] Thiếu nhận thức, kiến thức chưa đầy đủ và thiếu hụt số liệu

Tổ chức tập huấn để nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và xã hội trong phát triển hạ tầng;

Cải thiện hiệu quả điều phối giữa các bộ ngành và sở ngành.

R-PP Việt Nam

137

Phụ lục 2b.1: Đề xuất hành động ưu tiên cho Chương trình REDD+ Quốc gia

Hành động ưu tiên

Phân vùng và quy hoạch sử dụng đất

Đánh giá quy hoạch của các ngành (ví dụ: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, kế hoạch nông nghiệp, hạ tầng) ở cấp quốc gia và ở các tỉnh trọng điểm, xác định những kế hoạch tiềm ẩn nguy cơ gây mất rừng lớn;

Lồng ghép REDD+ thành một phần trong kế hoạch mới 5 năm về phát triển nông nghiệp mà được xây dựng trong năm 2010;

Điều chỉnh quy hoạch và phân vùng để giảm thiểu tác động đến tài nguyên rừng (điều này gồm loại bỏ diện tích đất không có khả năng trồng trọt ra khỏi diện tích đất sản xuất, phục hồi đất nghèo kiệt...);

Lồng ghép REDD+ vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh mà trong quá trình xây dựng cho giai đoạn 2011-2015;

Cải thiện biện pháp tuyên truyền thông tin về quy hoạch sử dụng đất để đảm bảo rằng những đối tượng bị ảnh hưởng sẽ được tham vấn và biết thông tin; áp dụng quy trình quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia;

Giám sát việc tuân thủ quy hoạch cấp quốc gia và cấp tỉnh thông qua kiểm chứng của bên thứ ba.

Quy trình giao quyền sử dụng đất

Đẩy nhanh tiến trình giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp; trong đó đẩy nhanh tiến độ giao đất lâm nghiệp (có tiềm năng sản xuất tốt) từ doanh nghiệp nhà nước cho hộ gia đình và cộng đồng;

Tăng cường điều phối và thực hiện giữa Bộ NN&PTNT với Bộ TN&MT về giao đất gắn với giao rừng;

Thực hiện các chính sách đầu tư và tăng cường năng lực trong quá trình giao đất nhằm nâng cao hiểu biết cho cộng đồng địa phương về lợi ích của việc giao quyền sử dụng rừng;

Tổ chức tập huấn quản lý rừng cộng đồng cho cán bộ liên quan (ngoài các hướng dẫn kỹ thuật);

Áp dụng hướng dẫn và phương pháp tiếp cận toàn diện cho lồng ghép các khía cạnh của quản lý rừng cộng đồng vào quy hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng, cơ chế hưởng lợi, kế hoạch quản lý rừng;

Đánh giá vấn đề về quyền các bon

Thành lập một cơ quan độc lập để giải quyết các tranh chấp đất đai.

Chính sách lâm nghiệp, cải cách luật và hành chính

Tăng cường nỗ lực nâng cao nhận thức cho cấp tỉnh về các chương trình và chính sách lâm nghiệp hiện tại và trong tương lai và cơ hội cho cộng đồng địa phương từ những chương trình và chính sách đó;

Sửa đổi chính sách về tỷ lệ khai thác dựa vào đánh giá hiện trạng và tăng trưởng rừng;

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kế hoạch quản lý rừng đa mục đích sử dung;

Khuyến nghị giải pháp cải thiện quy trình cấp phép cho dự án trồng rừng trên “đất rừng nghèo kiệt”; bao gồm quy trình phân loại đất nghèo kiệt;

Rà soát các biện pháp phòng chống cháy rừng tại các tỉnh dễ bị tổn thương và đánh giá

R-PP Việt Nam

138

hiệu quả của chiến lược hiện có; thiếu hụt và khuyến nghị;

Thực hiện các yêu cầu pháp lý để đưa ra bằng chứng cho gỗ nhập khẩu;

Loại bỏ kẽ hở pháp lý gây cản trở công tác phát hiện vụ việc vi phạm, ví dụ cản trở thanh kiểm tra phương tiện vận chuyển hoặc cơ sở chế biến;

Tập trung biện pháp chống khai thác gỗ trái phép vào các điểm bán gỗ (ví dụ: cơ sở chế biến gỗ); và hướng nỗ lực vào thực thi dựa vào thông tin mật báo;

Cải thiện quy hoạch, dự toán ngân sách và đối chứng với Chương trình Trồng 5 triệu héc-ta rừng để giảm cơ hội gian lận;

Tăng cường tính độc lập và tách biệt giữa đơn thực hiện chương trình lâm nghiệp với đơn vị chịu trách nhiệm giám sát;

Thực hiện hệ thống quản lý nước phòng chống cháy rừng phù hợp tại các vườn quốc gia ở đồng bằng sông Cửu Long;

Thiết lập hệ thống giám sát thường xuyên những biến động của rừng.

Thực hiện quy hoạch và các yêu cầu môi trường

Tạo nguồn ngân sách riêng cho hoạt động liên ngành chống tội phạm lâm nghiệp; hoạt động này gồm biệt phái cán bộ từ ngành công an cho lực lượng kiểm lâm;

Thực hiện kiểm tra thường xuyên chất lượng đánh giá tác động môi trường để đảm bảo rằng các đánh giá đó được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có chính sách bảo vệ; và đảm bảo tính độc lập giữa đơn vị thực hiện đánh giá tác động môi trường với đơn vị thực hiện dự án;

Đánh giá kế hoạch phát triển hiện hành và loại bỏ bất cứ một kế hoạch nào tiềm ẩn nguy cơ gây mất rừng trên quy mô lớn; trong trường hợp tác động môi trường là không thể tránh khỏi thì phải áp dụng các biện pháp quản lý quản lý môi trường/ giảm tác động;

Quy trình cấp phép chặt chẽ và minh bạch hơn đối với các dự án phát triển ở vùng rừng, bao gồm tiến trình tham vấn rộng rãi hơn;

Cải thiện hệ thống số liệu và chia sẻ thông tin;

Giám sát sự tuân thủ các quy hoạch quốc gia và cấp tỉnh thông qua giám sát và kiểm chứng độc lập của bên thứ ba;

Hệ thống cảnh báo sớm ở những vùng dễ xảy ra cháy rừng.

Tăng cường các giải pháp thay thế chuyển đổi rừng

Đánh giá các giải pháp tạo cơ hội thu nhập thay thế chuyển đổi rừng;

Xây dựng chương trình hỗ trợ về REDD+ và du canh du cư;

Nghiên cứu các giải pháp và hỗ trợ: thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng có giá trị cao (ví dụ: cà phê dưới tán rừng; cây đặc sản) và cơ hội thu nhập phi nông nghiệp (ví dụ: du lịch sinh thái, nghề thủ công);

Tạo cơ hội đào tạo nâng cao tay nghề hướng tới các nhóm đối tượng sống phụ thuộc vào rừng (ví dụ: tiếp thị và quản lý tài chính);

Phân tích chuỗi giá trị cho các mặt hàng nông lâm sản;

Hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư vào công nghệ gỗ hiệu quả hơn (ví dụ: sấy, sử lý và chế biến gỗ); hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với những thay đổi của thị trường quốc tế (như Đạo luật Lacey, FSC...);

Đánh giá, nghiên cứu và áp dụng các giải pháp thay thế năng lượng tại các vùng rừng bị suy thoái do lấy gỗ làm củi (ví dụ: cải tiến bếp lò và xây hầm khí ga sinh học);

Xây dựng chính sách người sử dụng thân thiện trong đó trợ cấp cho hoạt động trồng rừng và trồng cây đa mục đích sử dụng trong các trang trại của tư nhân để lấy củi và gỗ;

Thực hiện nghiên cứu để tìm hiểu tác động của tập quán canh tác đốt rừng làm nương; xác định các biện pháp giảm nhẹ (ví dụ: dọn bỏ thảm lá khô, đường băng cản lửa...);

R-PP Việt Nam

139

Đào tạo nghề; nhất là đào tạo tay nghề cho những vùng lân cận thiếu lao động có tay nghề;

Nghiên cứu và áp dụng các cơ hội thu nhập thay thế và mô hình săn bắn và lấy mật mong ở những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao.

Hệ thống xét sử hiệu quả

Nghiên cứu vấn đề về quyền các bon và khuyến nghị quyền này được cơ cấu thế nào trong khuôn khổ hệ thống quyền sở hữu và pháp lý hiện hành;

Áp dụng chế tài sử lý/sử phạt mà có tác dụng ngăn chặn, răn đe tốt hơn đối với tội phạm khai thác gỗ trái phép; chuyển đổi trái phép đất lâm nghiệp và gây cháy rừng;

Đánh giá hệ thống xét sử hiện hành và khuyến nghị những thay đổi cần thiết để xử lý nghiêm minh tội phạm;

Tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp cho những đối tượng bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển ở vùng rừng;

Nâng cao nhận thức/ hỗ trợ cho các nhóm mà có thể không nhận thức được hoặc thiếu nguồn lực thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp.

Thiết lập cơ chế chuyển giao lợi ích

Đánh giá dịch vụ các bon cho các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau;

Nghiên cứu cơ chế chuyển giao lợi ích trong đó phân tích các giải pháp khác nhau để phân phối nguồn thu (phát huy từ các chương trình trước đây và hiện nay);

Thiết kế cơ chế thực hiện hiệu quả trên cơ sở kết hợp đầu vào và kết quả đầu ra;

Theo chính sách mới về chi trả dịch vụ môi trường rừng, nghiên cứu tiềm năng lồng ghép REDD/ chi trả các bon và vấn đề kết hợp các dịch vụ sinh thái rừng;

Thảo luận với Nhóm Tư vấn Quốc gia về một cơ chế phù hợp và thử nghiệm cơ chế

Thí điểm thực hiện cơ chế chuyển giao lợi ích.

TOR 0: Đánh giá tính khả thi về kinh tế xã hội, chính trị và thể chế của đề xuất phương pháp tiếp cận chiến lược

Bối cảnh chung:

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu thông qua hấp thụ các bon. Theo tính toán 18% lượng phát thải toàn cầu xuất phát từ mất rừng và suy thoái rừng. Mối quan tâm về biến đổi khí hậu ngày càng tăng do hậu quả các hoạt động của con người, các cuộc tranh luận về vai trò của rừng như là bể chứa các bon cũng vậy. Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD) được cho là một phương thức giảm phát thải các bon từ ngành lâm nghiệp. Sự thành công của bất cứ một chương trình REDD+ nào cơ bản cũng phụ thuộc vào chương trình đó được thiết kế và thực hiện hiệu quả đến mức nào. Để chuẩn bị cho một quốc gia sẵn sàng thực hiện REDD+, Ngân hàng thế giới đã xây dựng Kế hoạch Chuẩn bị Sẵn sàng (RPP) làm cơ sở để tổ chức thực hiện REDD+ ở quốc gia. Như là một phần của R-PP, việc xác định một chiến lược REDD+ Quốc gia là hoàn toàn cần thiết.

Chiến lược REDD+ Quốc gia của Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và dự kiến sẽ được trình Thủ tướng phê duyệt trong năm 2011. Để hiểu rõ hơn về một số giải pháp như là một phần của Chiến lược, hàng loạt giải phải đã được đề xuất. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có đánh giá nào về tính khả thi về kinh tế xã hội, chính trị và thể chế của phương pháp đề xuất.

Mục tiêu:

R-PP Việt Nam

140

Mục tiêu của nghiên cứu này là giúp tăng cường hiểu biết về tính khả thi về kinh tế xã hội, chính trị và thể chế của ý tưởng đề xuất mà sẽ trở thành một phần của một chương trình REDD

Hoạt động cụ thể:

Nghiên cứu danh mục ý tưởng ưu tiên và trên cơ sở kiến thực cập nhật thay đổi thứ tự các vấn đề ưu tiên đã được liệt kê (với giải trình khi bổ sung ý tưởng mới và loại bỏ một số ý tưởng đã được liệt kê);

Phân tích tính khả thi về chính trị và thể chế của các ý tưởng liệt kê, trình bày rõ mức độ khả thi của các ý tưởng đó; cần chỉ rõ những chính sách và cơ cấu thể chế hiện có nào có tác dụng thúc đẩy hoặc cản trở thực hiện những ý tưởng này;

Tính toán chi phí tăng thêm ban đầu khi áp dụng các hành động ưu tiên này;

Đánh giá tác động xã hội sau khi thực hiện những vấn đề ưu tiên này;

Xem xét rủi ro rò ri trong nước và quốc tế ở Việt Nam của các giải pháp chiến lược;

Khuyến nghị về tính khả thi của các hành động ưu tiên và đề xuất giải pháp hiệu quả chi phí nhất cho việc thực hiện các ưu tiên trong tương lai, bao gồm cần huy động sự tham gia của những cơ quan nào.

Chuyên gia

(1) Chuyên gia về lâm nghiệp và kinh tế lâm nghiệp; tư vấn cần có kiến thức về cơ chế REDD+ và hiểu biết về ngành lâm nghiệp Việt Nam;

(2) Chuyên gia chính sách và pháp lý

Kết quả giao nộp

Danh mục các hành động ưu tiên đã được sửa đổi;

Báo cáo về tính khả thi của đề xuất các hành động ưu tiên cho một chương trình REDD.

Khung thời gian: Chuyên gia tư vấn cần 30 ngày để hoàn thành nhiệm vụ; và 20 ngày cho chuyên gia chính sách/pháp lý. ToR I: Nghiên cứu giải pháp thay thế chuyển đổi rừng, suy thoái rừng và nhu cầu năng lực

Bối cảnh chung:

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu thông qua hấp thụ các bon. Theo tính toán 18% lượng phát thải toàn cầu xuất phát từ mất rừng và suy thoái rừng. Mối quan tâm về biến đổi khí hậu ngày càng tăng do hậu quả các hoạt động của con người, các cuộc tranh luận về vai trò của rừng như là bể chứa các bon cũng vậy. Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD) được cho là một phương thức giảm phát thải các bon từ ngành lâm nghiệp. Sự thành công của bất cứ một chương trình REDD+ nào cơ bản cũng phụ thuộc vào chương trình đó được thiết kế và thực hiện hiệu quả đến mức nào.

R-PP Việt Nam

141

Để chuẩn bị cho một quốc gia sẵn sàng thực hiện REDD+, Ngân hàng thế giới đã xây dựng Kế hoạch Chuẩn bị Sẵn sàng (RPP) làm cơ sở để tổ chức thực hiện REDD+ ở quốc gia. Là một phần của R-PP, điều quan trọng là cần tăng cường hiểu biết về thay đổi sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng nhằm xác định quy mô và động cơ chính gây mất rừng trong nước và những chiến lược quan trọng cần áp dụng để giải quyết những động cơ này. Một chiến lượng then chốt đặt ra mục tiêu thúc đẩy giải pháp thay thế chuyển đổi rừng và suy thoái rừng. Nghiên cứu này sẽ xem xét các giải pháp thay thế đó, tính khả thi và nhu cầu năng lực để đưa vào áp dụng trong thực tiễn.

Mục tiêu

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu các giải pháp sinh kế khác nhau đối với chuyển đổi rừng và suy thoái rừng và nâng cao hiểu biết về tính khả thi khi triển khai thực hiện các giải pháp này, bao gồm cả yêu cầu về năng lực.

Hoạt động cụ thể:

Tại các địa bàn thí điểm, đánh giá các giải pháp thay thế khác nhau cho các nhóm liên quan đến chuyển đổi rừng mà chủ yếu là do mở rộng đất nông nghiệp (ví dụ: tăng cường thâm canh sản xuất nông nghiệp), khuyến khích sản xuất cây trồng có giá trị cao (ví dụ: cà phê dưới tán rừng, cây đặc sản...);

Phân tích chuỗi giá trị để nghiên cứu các giải pháp tối đa hóa giá trị cho các nhóm đối tượng địa phương trong toàn bộ chuỗi giá trị nông nghiệp và lâm nghiệp;

Xác định cơ hội thu nhập phi nông nghiệp (ví dụ: du lịch sinh thái, nghề thủ công, xây dựng...) và nhu cầu đào tạo nghề; cũng như cơ hội việc làm từ cơ chế REDD+;

Đánh giá nhu cầu ứng phó với những thay đổi của thị trường quốc tế (ví dụ: Đạo luật Lacey, sáng kiến FLEGT và gia tăng nhu cầu chứng chỉ FSC...) và áp dụng quản lý rừng bền vững;

Đánh giá quy mô suy thoái rừng do tiêu thụ gỗ củi và nghiên cứu giải pháp giải quyết và áp dụng giải pháp thay thế nhiên liệu.

Chuyên gia:

1. Chuyên gia về giải pháp sinh kế ở khu vực nông thôn, xây dựng chuỗi giá trị và nguyên liệu thay thế; tư vấn cần có hiểu biết về khu vực nông thôn ở Việt Nam

2. Cán bộ hỗ trợ thu thập số liệu

Kết quả giao nộp

Báo cáo về các giải pháp sinh kế thay thế và yêu cầu năng lực để thực hiện các giải pháp đó (bao gồm giải pháp thay thế chuyển đổi rừng và quản lý rừng bền vững)

Báo cáo về giải pháp thay thế tiêu dùng gỗ củi và nguồn năng lượng thay thế khả thi

Khung thời gian Nhiệm vụ sẽ cần 35 ngày cho hai cán bộ

TOR 2: Xác định và tính toán chi phí cho chiến lược phát triển các bon thấp trong khuôn khổ REDD

Bối cảnh chung:

R-PP Việt Nam

142

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu thông qua hấp thụ các bon. Theo tính toán 18% lượng phát thải toàn cầu xuất phát từ mất rừng và suy thoái rừng. Mối quan tâm về biến đổi khí hậu ngày càng tăng do hậu quả các hoạt động của con người, các cuộc tranh luận về vai trò của rừng như là bể chứa các bon cũng vậy. Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD) được cho là một phương thức giảm phát thải các bon từ ngành lâm nghiệp. Sự thành công của bất cứ một chương trình REDD+ nào cơ bản cũng phụ thuộc vào chương trình đó được thiết kế và thực hiện hiệu quả đến mức nào.

Để chuẩn bị cho một quốc gia sẵn sàng thực hiện REDD+, Ngân hàng thế giới đã xây dựng Kế hoạch Chuẩn bị Sẵn sàng (RPP) làm cơ sở để tổ chức thực hiện REDD+ ở quốc gia. Như là một phần của R-PP, việc xác định một chiến lược REDD+ Quốc gia là hoàn toàn cần thiết. Chiến lược REDD+ Quốc gia của Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và dự kiến sẽ được trình Thủ tướng phê duyệt trong năm 2011. Để tăng cường hiểu biết về một số giải pháp thúc đẩy chiến lượng phát triển các bon thấp thì cần tiến hành một phân tích chuyên sâu. Nhiệm vụ tư vấn này có mục đích nghiên cứu và tính toán chi phí cho các chiến lược phát triển các bon thấp khác nhau mà có tác động đến rừng.

Mục tiêu

Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu này là xem xét các chiến lược phát triển khác nhau mà có tiềm năng cắt giảm phát thải trong ngành lâm nghiệp. Những chiến lược như vậy phải đảm bảo hiệu quả chi phí do đó một phân tích kinh tế cho các chiến lược là hoàn toàn cần thiết.

Hoạt động cụ thể:

Thu thập, đối chiếu các chính sách, quy hoạch, nghiên cứu, văn bản hiện hành... về chiến lược phát triển mà có tác động đến rừng. Phân tích này không chỉ phục vụ chủ yếu cho ngành lâm nghiệp và cho các ngành khác nữa mà có tác động đến rừng (ví dụ: hạ tầng, khai mỏ, nông nghiệp);

Đưa ra khuyến nghị cho chiến lược các bon thấp cho ngành lâm nghiệp và các ngành khác; những thay đổi đối với các chiến lược hiện nay và các chiến lược thay thế;

Tính toán chi phí gia tăng ban đầu khi triển khai thực hiện các chiến lược đó và lượng phát thải tránh được. Sử dụng số liệu này để phân tích tài chính cho các giải pháp khác nhau;

Lặp lại quy trình này ở cấp huyện để xây dựng chiến lược phát triển các bon thấp cho cấp huyện. Quy trình này có thể thực hiện cho cấp xã;

Chỉ ra những khó khăn và thách thức cần giải quyết khi thực hiện các chiến lược như vậy. Đưa ra khuyến nghị về một số chính sách, quy trình đi kèm;

Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện chiến lược cắt giảm phát thải cho cấp tỉnh

Chuyên gia

(1) Chuyên gia lâm nghiệp và kinh tế phát triển; tư vấn cần có kiến thức về cơ chế REDD+ và hiểu biết về ngành lâm nghiệp Việt Nam;

(2) Cán bộ hỗ trợ thu thập số liệu và hỗ trợ hoạt động hiện trường.

Kết quả giao nộp

R-PP Việt Nam

143

Báo cáo nêu rõ các chiến lược phát triển quốc gia phát thải thấp và chi phí lợi ích của các chiến lược đó;

Kế hoạch cắt giảm các bon cấp huyện và/hoặc xã;

Hướng dẫn các bước và quy trình cần thiết để thực hiện chiến lược cắt giảm các bon cấp tỉnh

Khung thời gian

Chuyên gia tư vấn cần 40 ngày để hoàn thành nhiệm vụ; cán bộ hỗ trợ 30 ngày

Phụ lục 2c: Khung thực hiện REDD+

Phụ lục 2c: ToR I: Nghiên cứu quyền sở hữu các bon trong khuôn khổ REDD+ ở Việt Nam.

Bối cảnh chung:

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu thông qua hấp thụ các bon. Theo tính toán 18% lượng phát thải toàn cầu xuất phát từ mất rừng và suy thoái rừng. Mối quan tâm về biến đổi khí hậu ngày càng tăng do hậu quả các hoạt động của con người, các cuộc tranh luận về vai trò của rừng như là bể chứa các bon cũng vậy. Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD) được cho là một phương thức giảm phát thải các bon từ ngành lâm nghiệp. Sự thành công của bất cứ một chương trình REDD+ nào cơ bản cũng phụ thuộc vào chương trình đó được thiết kế và thực hiện hiệu quả đến mức nào.

Để chuẩn bị cho một quốc gia sẵn sàng thực hiện REDD+, Ngân hàng thế giới đã xây dựng Kế hoạch Chuẩn bị Sẵn sàng (RPP) làm cơ sở để tổ chức thực hiện REDD+ ở quốc gia. Như là một phần của R-PP, chúng ta cần hiểu về thay đổi sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng nhằm xác định quy mô và động cơ gây chính mất rừng trong nước, và giải pháp cần thực hiện để giải quyết các động cơ đó.

Một khía cạnh quan trọng của tiến trình này là thiết lập quyền sở hữu các bon nhằm xác định đối tượng sẽ được hưởng lợi hoặc không từ tiến trình REDD+. Nâng cao hiểu biết về quyền các bon trong các mô hình quản lý rừng khác nhau là hoàn toàn cần thiết. Nghiên cứu này có mục đích thực hiện điều đó trong giai đoạn chuẩn bị.

Mục tiêu

Nghiên cứu này có mục tiêu tìm hiểu các giải pháp và đưa ra lộ trình làm rõ vấn đề về quyền sở hữu các bon rừng và gắn với quyền sử dụng đất lâm nghiệp, với quan điểm xây dựng văn bản luật cần thiết hỗ trợ thực hiện các quyền này vào năm 2012.

Hoạt động cụ thể:

Rà soát văn bản pháp quy về quyền các bon, sở hữu đất và REDD; đặc biệt chú trọng đến nỗ lực R-PP của các quốc gia khác. Đối chiếu và nêu rõ một số phương thức thực hành tốt và thách thức tiềm ẩn;

R-PP Việt Nam

144

Rà soát các nghị định, quyết định hiện hành của Việt Nam... về quyền sở hữu các bon rừng (nhất là liên quan đến Cơ chế Phát triển Sạch); rà soát các dự án các bon rừng hiện có ở Việt Nam;

Rà soát các luật và chính sách về rừng, quản lý rừng và quyền hưởng dụng đất để thiết lập tiền lệ và tiến trình mẫu khả thi cho phát triển một cơ chế thể chế để thiết lập quyền sở hữu và quản lý các bon rừng;

Xác định thiếu hụt trong văn bản pháp lý về quyền sở hữu rừng đối với các bon rừng và khuyến nghị giải pháp phù hợp giải quyết những thiếu hụt này thông qua văn bản pháp lý và các kênh khác;

Đối thoại với các bên liên quan trong ngành lâm nghiệp, chính phủ, tổ chức phi chính phủ và chuyên gia pháp lý... về các giải pháp hiệu quả thông qua các chính sách, thể chế và luật nào có thể được điều chỉnh để đưa quyền sở hữu các bon rừng vào làm cơ sở đảm bảo mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Chuyên gia:

1. Chuyên gia về quyền các bon có hiểu biết về các luật, chiến lược và quy hoạch hiện hành về lâm nghiệp; tư vấn cần có kiến thức về cơ chế REDD+

Kết quả giao nộp

Báo cáo tổng quan nêu rõ các quốc gia khác tiếp cận vấn đề quyền các bon và quyền sử dụng đất lâm nghiệp này như thế nào trong khuôn khổ REDD; khuyến nghị phương pháp thực hành tốt;

Báo cáo tổng quan về chính sách và cơ cấu thể chế hiện hành và thiếu hụt của Việt Nam cho thực hiện quyền các bon rừng

Lộ trình thực hiện những thay đổi cần thiết về chính sách và văn bản pháp lý cho thực hiện quyền các bon rừng và REDD+

Khung thời gian Tư vấn cần 30 ngày để hoàn thành nhiệm vụ này

R-PP Việt Nam

145

Phụ lục 2d-1a Danh mục các chính sách bảo vệ của Ngân hàng Thế giới liên quan đến R-PP/REDD

Chính sách bảo vệ của Ngân hàng Thế giới

Mục đích và nội dung chính Phù hợp với R-PP/REDD

Đánh giá môi trường (OP 4.01)

Đánh giá Môi trường cần thực hiện cho các dự án cụ thể để xác định những rủi ro môi trường tiềm ẩn và đánh giá những tác động môi trường làm cơ sở xây dựng biện pháp giảm nhẹ và tăng cường.

Đánh giá rủi ro môi trường tiềm ẩn và tác động của dự án trong vùng ảnh hưởng;

Nghiên cứu các giải pháp thay thế dự án;

Cải thiện phương thức lựa chọn dự án, vùng dự án, lập kế hoạch, thiết kế, và thực hiện thông qua phòng ngừa, giảm thiểu, giảm nhẹ hoặc bồi hoàn cho tác động tiêu cực đến môi trường và tăng cường tác động tích cực;

Lồng ghép tiến trình giảm nhẹ và quản lý tác động tiêu cực đến môi trường thông qua thực hiện dự án.

Việc thực hiện REDD+ sẽ bao gồm các dự án và hoạt động cụ thể, mà có thể gây ra tác động môi trường – cả tiêu cực và tích cực.

Mọi dự án cụ thể được thực hiện trong khuôn khổ REDD+ cần được đánh giá trong SESA nhằm xác định liệu các dự án đó có thuộc Loại FI (trung gian tài chính) của Ngân hàng Thế giới mà được áp dụng cho mọi đề xuất dự án mà có liên quan đến khoản đầu tư từ nguồn vốn của Ngân hàng thông qua bên trung gian tài chính tham gia.

Đánh giá xã hội và môi trường chiến lược cho REDD+ cũng đề xuất quy trình phù hợp cho đánh giá môi trường cho các dự án cụ thể, bao gồm việc xây dựng khung quản lý môi trường.

Sinh cảnh tự nhiên (OP 4.04)

Chính sách bảo vệ sinh cảnh tự nhiên cần đảm bảo rằng việc chuyển đổi diện tích lớn hay suy thoái sinh cảnh tự nhiên xung yếu (bao gồm những sinh cảnh mà (i) được luật pháp bảo vệ; (ii) chính thức được đề nghị bảo vệ; (iii) được các cơ quan chức năng xác định có giá trị bảo tồn cao; (iv) được công nhận là khu bảo tồn theo truyền thống của cộng đồng địa phương) cần tránh thực hiện và tác động tiềm ẩn đối với sinh cảnh tự nhiên cần được đánh giá đầy đủ, các biện pháp giảm nhẹ cần được đề xuất và thực hiện khi cần.

Việc thực hiện REDD+ có thể tiềm ẩn tác động đến sinh cảnh tự nhiên.

Vấn đề này cần được lồng ghép vào đánh giá xã hội và môi trường chiến lược (SESA) và đánh giá môi trường liên quan cho các dự án cụ thể và biện pháp giảm nhẹ phù hợp (kế hoạch giảm nhẹ) cần được đưa vào Khung Quản lý Môi trường cho các dự án cụ thể.

Rừng ( OP 4.36) Chính sách bảo vệ rừng cần hiện thực hóa tiềm năng của Xét đến mục đích cơ bản, việc thực hiện

Phụ lục 2d: Đánh giá Tác động Xã hội và Môi trường

R-PP Việt Nam

146

rừng để xóa đói giảm nghèo bền vững, lồng ghép rừng vào phát triển kinh tế bền vững, và bảo vệ dịch vụ môi trường thiết yếu ở địa phương và toàn cầu và giá trị của rừng.

REDD+ sẽ tác động đến rừng – mặt khác những tác động này hầu hết sẽ là tích cực.

Tuy nhiên, có thể xảy ra vấn đề ví dụ như việc mở rộng diện tích rừng trồng. Mọi tác động tiềm ẩn của việc thực hiện REDD+ đối với rừng cần được xem xét trong tiến trình SESA.

Tài nguyên Văn hóa Vật thể (OP 4.11)

Chính sách bảo vệ tài nguyên văn hóa vật thể hỗ trợ bảo tồn các tài nguyên văn hóa vật thể và tránh gây tổn hại hoặc thiệt hại đến chúng. Tài nguyên văn hóa vật thể gồm tài nguyên khảo cổ, cổ sinh vật, lịch sử, kiến trúc, tôn giáo (bao gồm nghĩa trang), thẩm mỹ và các tài nguyên có tầm quan trọng văn hóa khác.

Việc thực hiện REDD+ có thể tiềm ẩn tác động đến tài nguyên văn hóa vật thể như đã được xác định trong OP4.11.

Vấn đề này cần được lồng ghép vào SESA và đánh giá môi trường liên quan cho các dự án cụ thể và biện pháp giảm nhẹ phù hợp (kế hoạch giảm nhẹ) cần được đưa vào Khung Quản lý Môi trường cho các dự án cụ thể biện pháp giảm nhẹ phù hợp (kế hoạch giảm nhẹ) cần được đưa vào Khung Quản lý Môi trường cho các dự án cụ thể.

Người bản địa (OP 4.10)

Mọi dự án phải được thiết kế và thực hiện theo phương thức sao cho thúc đẩy và tôn trọng đầy đủ nhân phẩm, nhân quyền và đặc trưng văn hóa của người bản địa để mà họ: (a) nhận được những lợi ích xã hội và kinh tế tương đồng với các nền văn hóa khác; và (b) không bị thiệt thòi bởi tác động tiêu cực của tiến trình phát triển.

Việc thực hiện REDD+ có thể ảnh hưởng đáng kể đến người bản địa và các dân tộc thiểu số - sinh kế và điều kiện kinh tế xã hội của họ.

Mọi dự án cụ thể được thực hiện trong khuôn khổ REDD+ cần được đánh giá về tác động tiềm ẩn đối với quan điểm của người bản địa và dân tộc thiểu số. Đánh giá xã hội và môi trường chiến lược cho REDD+ cần đề xuất quy trình phù hợp để đánh giá các tác động này và xác định biện pháp giảm nhẹ và bồi thường phù hợp.

Tham vấn với những người và cộng đồng có khả năng bị ảnh hưởng phải là một phần thiết yếu của tiến trình.

Vì có sự liên quan chặt chẽ với chính sách bảo vệ tái định cư tự nguyện (xem phần

R-PP Việt Nam

147

bên dưới), nên cả hai vấn đề cần được giải quyết trong một tiến trình.

Tái định cư tự nguyện (OP 4.12)

Chính sách bảo vệ tái định cư tự nguyện đảm bảo rằng tái định cư tự nguyện xuất phát từ việc thực hiện các dự án và là điều này là không tránh khỏi hoặc không giảm thiểu được và những nơi nào mà việc tránh hoặc giảm thiểu này là không khả thi thì cần đề xuất biện pháp hỗ trợ những người phải di dời cải thiện hoặc ít nhất khôi phục lại sinh kế và mức sống cho họ một cách thực sự tương đương với mức trước khi di dời hoặc mức phổ biến hiện nay trước khi bắt đầy thực hiện dự án, tùy thuộc vào điều kiện nào cao hơn.

Việc thực hiện REDD+ có thể gây ra những thay đổi trong phương thức sử dụng đất và ảnh hưởng đến thu hồi đất, và vì thế dẫn đến tái định cư người dân sinh sống ở khu vực nông thôn và vùng rừng.

Mọi dự án cụ thể được thực hiện trong khuôn khổ REDD+ cần được đánh giá trong khuôn khổ SESA nhằm xác định liệu dự án đó có phải tái định cư người dân. Trong trường hợp đó, đánh giá xã hội và môi trường chiến lược cho REDD+ cần đề xuất quy trình phù hợp để đánh giá tác động kinh tế xã hội và xác định các biện pháp giảm nhẹ và đền bù phù hợp nếu cần, bao gồm xây dựng Khung Tiến trình Tái định cư.

Tham vấn với những người và cộng đồng có khả năng bị ảnh hưởng phải là một phần thiết yếu của tiến trình.

Vì có sự liên quan chặt chẽ với chính sách bảo vệ, nên cả hai vấn đề cần được giải quyết trong một tiến trình.

Phụ lục 2d-1b: Danh sách sơ bộ các vấn đề xã hội và môi trường

Vấn đề xã hội và môi trường liên quan đến REDD

Mô tả chính về sự phù hợp Văn bản liên quan ở cấp quốc gia Cơ quan chức năng liên quan

Phát triển kinh tế Việc thực hiện REDD+ có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế cả tầm vĩ mô và vi mô (thu nhập từ chi trả REDD+, sửa đổi

Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2001 – 2010 (2000)

Kế hoạch triển kinh tế xã hội 2006 – 2010 (2000)

Bộ KH&ĐT

Bộ Tài chính

Bộ Công Thương

R-PP Việt Nam

148

Vấn đề xã hội và môi trường liên quan đến REDD

Mô tả chính về sự phù hợp Văn bản liên quan ở cấp quốc gia Cơ quan chức năng liên quan

chính sách thuế, tác động đến giá lương thực và hàng hóa, lực lượng lao động và việc làm, sử dụng đất khác nhau, nguồn cung sản phẩm từ ngành lâm nghiệp...).

Định hướng chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam – Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam (2004)

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Xóa đói giảm nghèo

Tác động của REDD đến đói nghèo có thể được thừa nhận (cải thiện hạ tầng, cơ hội sinh kế mới cho người nghèo, tác động đến giá lương thực và hàng hóa, lực lượng lao động và việc làm, nâng cao tay nghề và hiểu biết cho cộng đồng địa phương).

Chiến lược giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện (2003) và các tiểu chương trình liên quan: Chương trình quỹ tăng trưởng và giảm nghèo (2003) và Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (2003)

Chiến lược xóa đói giảm nghèo 2001 – 2010

Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo (2000)

Định hướng chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam – Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam (2004)

Bộ KH&ĐT

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Bộ GD&ĐT

Giáo dục Việc thực hiện REDD+ có thể bao gồm đến nâng cao nhận thức và các biện pháp giáo dục.

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (2001)

Luật giáo dục (2005)

Định hướng chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam – Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam (2004)

Bộ GD&ĐT

Nông nghiệp

Việc thực hiện REDD có thể gây tác động tiềm ẩn đến nông nghiệp (thay đổi chính sách sử dụng đất, loại bỏ đất sản xuất ra khỏi đất nông nghiệp, cản trở mở rộng nông nghiệp, cải thiện phương thức sản xuất nông

Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn (2000)

Chương trình trồng mới 5 triệu héc-ta rừng từ năm 1998 đến 2010 – Chương trình 661 (1998)

Kế hoạch nông nghiệp Bộ NN&PTNT 2011-2015

Bộ NN&PTNT

R-PP Việt Nam

149

Vấn đề xã hội và môi trường liên quan đến REDD

Mô tả chính về sự phù hợp Văn bản liên quan ở cấp quốc gia Cơ quan chức năng liên quan

nghiệp, mở ra thị trường mới...)

Nhóm dễ bị tổn thương

Tác động của việc thực hiện REDD+ (thay đổi phương thức sử dụng đất, thu hồi đất...) có thể rất lớn đối với các dân tộc thiểu số, bởi vì họ là những người phụ thuộc độc nhất vào phương thức sử dụng đất hiện tại.

Tác động cụ thể đến phụ nữ như là nhóm dễ bị tổn thương cần được xem xét trong Chương trình REDD+ Quốc gia.

Chương trình trồng mới 5 triệu héc-ta rừng từ năm 1998 đến 2010 – Chương trình 661 (1998)

Chương trình 135 giai đoạn II: Hỗ trợ các xã khó khăn vùng sâu vùng xa (2006)

Chiến lược xóa đói giảm nghèo 2001 – 2010

Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 (2000)

Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ từ năm 2001 đến 2005

Định hướng chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam – Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam (2004)

Bộ KH&ĐT

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Ủy ban quốc gia về vấn đề dân tộc thiểu số

Bộ NN&PTNT

Phát tiển nông thôn

Tác động của REDD đến phát triển nông thôn liên quan đến ảnh hưởng của REDD+ đến sự phát triển kinh tế chung và đói nghèo (tác động đến giá lương thực và hàng hóa, lực lượng lao động và việc làm, phương thức sử dụng đất khác nhau, tác động đến nông nghiệp...).

Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn (2000)

Nghị quyết số.26-NQ/TW và Chương trình hành động của chính phủ về nông nghiệp, nông dân, và phát triển nông thôn tại Việt Nam (2008)

Chương trình trồng mới 5 triệu héc-ta rừng từ năm 1998 đến 2010 – Chương trình 661 (1998)

Bộ NN&PTNT

Bộ KH&ĐT

Tái định cư Việc thực hiện REDD+ có thể làm thay đổi phương thức sử dụng đất và ảnh hưởng đến thu hồi đất, và dẫn đến tái định cư cho người dân sống ở khu vực nông thôn và vùng rừng.

Chương trình trồng mới 5 triệu héc-ta rừng từ năm 1998 đến 2010 – Chương trình 661 (1998)

Nghị định 197/2004/ND-CP ngày 3/12/2004 về đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Ủy ban quốc gia về vấn đề dân tộc thiểu số

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Bộ KH&ĐT

Bộ TN&MT

Bộ NN&PTNT

Quản lý chất thải Việc thực hiện REDD+ có thể thay đổi xu hướng quản lý chất

Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm

Bộ TN&MT

R-PP Việt Nam

150

Vấn đề xã hội và môi trường liên quan đến REDD

Mô tả chính về sự phù hợp Văn bản liên quan ở cấp quốc gia Cơ quan chức năng liên quan

thải trong ngành nông và lâm nghiệp cũng như hệ thống quản lý chất thải của các thị trấn ở khu vực nông thôn.

2050 (2009)

Quản lý năng lượng

REDD+ có thể ảnh hưởng đến quy hoạch và các dự án cụ thể trong ngành năng lượng (nhất là thủy điện và sử dụng năng lượng tái sinh). Các biện pháp REDD+ cũng có thể ảnh hưởng đến tiết kiệm năng lượng trong ngành lâm nghiệp.

Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2001 – 2010 (2000)

Kế hoạch triển kinh tế xã hội 2006 – 2010 (2000)

Định hướng chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam – Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam (2004)

Chiến lược phát triển điện lực (2005)

Việt Nam – Kế hoạch hành động năng lượng tái sinh (2002)

Luật điện lực (2005)

Bộ Công Thương

Bộ KH&ĐT

Bộ NN&PTNT

Bộ TN&MT

Giao thông Các biện pháp REDD+ có thể bao gồm quy hoạch giao thông nhất là ở khu vực nông thôn, ví dụ chấm dứt hoặc chuyển hướng tuyến đường.

Chiến lược phát triển ngành giao thông đến năm 2020 (2004)

Định hướng phát triển giao thông của Việt nam trong thập kỷ tới (2005)

Quyết định 162/2002 của Thủ tướng chính phủ

Bộ Giao thông

Du lịch REDD+ có thể bao gồm các hoạt động và biện pháp tiềm năng thúc đẩy phát triển du lịch ở những vùng cụ thể và ngược lại việc thực hiện REDD+ có thể bị ảnh hưởng bởi sự phát triển du lịch.

Chiến lược phát triển du lịch 2001 – 2010 (2002)

Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2001 – 2010 (2000)

Kế hoạch triển kinh tế xã hội 2006 – 2010 (2000)

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Y tế Việc thực hiện REDD+ có thể dẫn đến những thay đổi đối với tình hình sức khỏe của người dân (lây lan bệnh truyền nhiễm, thương tật liên quan đến nghề nghiệp) cũng như ảnh hưởng

Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏa người dân 2001 – 2010

Định hướng chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam – Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam (2004)

Bộ Y tế

R-PP Việt Nam

151

Vấn đề xã hội và môi trường liên quan đến REDD

Mô tả chính về sự phù hợp Văn bản liên quan ở cấp quốc gia Cơ quan chức năng liên quan

đến khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế và y dược.

Khí hậu và biến đổi khí hậu

Việc thực hiện REDD+ sẽ góp phần trực tiếp và hiệu quả trong việc cắt giảm phát thải khí nhà kính.

Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu (2008) và phê duyệt Quyết định của Thủ tướng số 158/2008

Chiến lược quốc gia phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (2007)

Định hướng chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam – Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam (2004)

Kiểm kê khí nhà kính toàn quốc

Bộ TN&MT

Bộ KH&ĐT

Ministry of Finance

Bộ NN&PTNT

Ủy ban phòng chống lụt bão trung ương

Ủy ban quốc gia tìm kiếm và cứu nạn

Không khí Việc thực hiện REDD+ có thể tạo ra những thay đổi trong phương thức sản xuất kinh doanh rừng và ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành lâm nghiệp đối với không khí (ví dụ ngăn chặn đốt lửa).

Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (2003)

Luật Bảo vệ Môi trường (2005)

Định hướng chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam – Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam (2004)

Bộ TN&MT

Bộ NN&PTNT

Đất và loại đất Việc thực hiện REDD+ có thể ảnh hưởng đến đất – sói mòn đất (thông qua cải thiện biện pháp lâm nghiệp, tỷ lệ mất rừng chậm lại), ô nhiễm đất (các biện pháp trong nông nghiệp).

Quy hoạch sử dụng đất ở cấp quốc gia, tỉnh và cơ sở cần được quan tâm trong quá trình xây dựng và thực hiện REDD+.

Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (2003)

Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn trong thời kỳ Hiện đại hóa Công nghiệp hóa đến năm 2010 (2000)

Luật Bảo vệ Môi trường (2005)

Luật Đất đai

Định hướng chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam – Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam (2004)

Chương trình trồng mới 5 triệu héc-ta rừng từ năm 1998 đến 2010 – Chương trình 661 (1998)

Bộ TN&MT

Bộ NN&PTNT

R-PP Việt Nam

152

Vấn đề xã hội và môi trường liên quan đến REDD

Mô tả chính về sự phù hợp Văn bản liên quan ở cấp quốc gia Cơ quan chức năng liên quan

Nước Việc thực hiện REDD+ có thể ảnh hưởng đến cả chất lượng và nguồn cung cấp nước (tác động đến chế độ thủy văn, giảm ô nhiễm nhờ kết quả cải thiện biện pháp lâm nghiệp...).

Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (2003)

Chiến lược Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn đến năm 2020 (2000)

Kế hoạch Phát triển Tài nguyên Nước đến năm 2000 và Kế hoạch Phát triển dự kiến đến năm 2010 (1998)

Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn trong thời kỳ Hiện đại hóa Công nghiệp hóa đến năm 2010 (2000)

Luật bảo vệ môi trường (2005)

Luật Tài nguyên Nước (1998)

Nghị định 179/1999 về thực hiện Luật Tài nguyên Nước (1999)

Định hướng chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam – Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam (2004)

Bộ TN&MT

Bộ NN&PTNT

Bộ Xây dựng

Hội đồng Tài nguyên Nước Quốc gia

Ủy ban Quy hoạch và Tổ chức Quản lý Lưu vực Sông

Đa dạng sinh học và cảnh quan

Tác động tiềm ẩn của REDD đến đa dạng sinh học có thể liên quan đến biện pháp lâm nghiệp, giảm mất rừng, thay đổi trong nông nghiệp, hoặc các biện pháp bảo tồn cụ thể.

Việc thực hiện REDD+ có thể ảnh hưởng đến vùng cảnh quan theo nhiều cách – ví dụ tỷ lệ mất rừng chậm hơn, trồng rừng trên diện tích mới.

Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (2003)

Luật bảo vệ môi trường (2005)

Kế hoạch Hành động Đa dạng sinh học cho Việt Nam (1994)

Định hướng chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam – Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam (2004)

Chương trình trồng mới 5 triệu héc-ta rừng từ năm 1998 đến 2010 – Chương trình 661 (1998)

Bộ TN&MT

Bộ NN&PTNT

Di sản văn hóa REDD+ cần quan tâm đến di sản văn hóa và việc bảo vệ di sản văn hóa có thể bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện

Luật Di sản Văn hóa (2002)

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản Văn hóa (2002)

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Ủy ban Di sản Văn hóa Phi vật thể Heritage

R-PP Việt Nam

153

Vấn đề xã hội và môi trường liên quan đến REDD

Mô tả chính về sự phù hợp Văn bản liên quan ở cấp quốc gia Cơ quan chức năng liên quan

REDD+ có thể

Chương trình Mục tiêu Quốc gia Quản lý Di sản Văn hóa (2001)

Định hướng chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam – Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam (2004)

Phụ lục 2d-1c: Kế hoạch hoạt động cho Đánh giá Xã hội và Môi trường

Tiến trình Sẵn sàng

Giai đoạn Đánh giá Xã hội và Môi trường Chiến lược (SESA)

Hoạt động và Kết quả đầu ra Khung thời gian

Xây dựng R-PP

Điều khoản tham chiếu (ToR) cho SESA

Hoạt động

Đánh giá khảo sát ban đầu

Phân tích sơ bộ các bên liên quan

Kết quả đầu ra

ToR cho SESA

Tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan

Tham vấn cụ thể với các bên liên quan phù hợp

Hội thảo quốc gia

4 – 8/2011

Chuẩn bị cho Sẵn sàng

Phạm vi đánh giá Hoạt động

Xác định các vấn đề quan trọng về xã hội và môi trường

Xác định phạm vi ranh giới tác động tiềm năng của REDD+

Viết báo cáo khảo sát ban đầu

Phổ biến dự thảo báo khảo sát ban đầu

Tổ chức hội thảo khảo sát ban đầu

Hoàn thành báo cáo khảo sát ban đầu

Kết quả đầu ra

Báo cáo khảo sát ban đầu lồng ghép ý kiến tiếp thu

Tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan

9 – 10/2011

R-PP Việt Nam

154

Trình bày và thảo luận báo cáo khảo sát ban đầu

Phân tích cơ bản Hoạt động

Chuẩn bị phân tích cơ bản cho các vấn đề quan trọng về xã hội và môi trường

Kết quả đầu ra

Phân tích cơ bản

Đề xuất sửa đổi khung quản lý và thể chế

Tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan

Nghiệm thu phân tích cơ bản thông qua tham vấn với các bên liên quan và đối tác

10 – 11/2011

Đánh giá tác động Hoạt động

Đánh giá Chương trình REDD+ Quốc gia

Đánh giá dự án cụ thể

Đảm bảo tuân thủ với chính sách bảo vệ của Ngân hàng Thế giới

Kết quả đầu ra

Hiểu biết về tác động xã hội và môi trường

Tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan

Nghiệm thu phân tích thông qua tham vấn với các bên liên quan và đối tác

11/2011 – 1/2012

Biện pháp giảm nhẹ và tăng cường

Hoạt động

Đề xuất biện pháp giảm nhẹ và tăng cường phù hợp

Tổ chức hội thảo trình bày và thảo luận, đánh giá các biện pháp giảm nhẹ và tăng cường

Kết quả đầu ra

Biện pháp giảm nhẹ và tăng cường

Thống nhất sửa đổi (nếu cần) Chương trình REDD+ Quốc gia, sửa đổi cơ cấu quản lý và thể chế, điều kiện thực hiện REDD+, tiếp tục sự tham gia của các bên liên quan

Tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan

Công nhận đề xuất biện pháp giảm nhẹ và tăng cường thông qua tham vấn với các bên liên quan và đối tác

2/2012

Khung giám sát Hoạt động

Xây dựng khung giám sát

Kết quả đầu ra

3/2012

R-PP Việt Nam

155

Khung giám sát

Tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan

Trình bày và thảo luật về đề xuất khung giám sát với các bên liên quan và đối tác

Báo cáo Hoạt động

Viết dự thảo báo cáo SESA

Phổ biến dự thảo báo cáo SESA

Tổ chức hội thảo cuối cùng

Hoàn thành báo cáo SESA

Kết quả đầu ra

Báo cáo cuối cùng SESA lồng ghép ý kiến tiếp thu

Chương trình REDD+ Quốc gia cuối cùng lồng ghép khuyến nghị của SESA

Tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan

Trình bày và thảo luận dự thảo báo cáo SESA

3 – 4/2012

Thực hiện Đề xuất dự án và hoạt động cụ thể

Hoạt động

Thực hiện một số quy trình theo khuyến nghị của SESA để đảm bảo tuân thủ theo chính sách bảo vệ của Ngân hàng Thế giới (đánh giá môi trường...)

Kết quả đầu ra

Khung giám sát môi trường và các khung khác liên quan

Tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan

Tổ chức tham vấn với các bên liên quan ở tất cả các cấp (gồm đối thoại công khai cấp cơ sở)

2012

Giám sát Hoạt động

Giám sát thực hiện REDD+ (bao gồm các dự án cụ thể và hiệu quả của biện pháp giảm nhẹ)

Kết quả đầu ra

Báo cáo giám sát thường ký được công bố công khai

Tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan

Sự tham gia thực hiện dự án và hoạt động cụ thể của các bên liên quan

2012 – 2013

Đánh giá Hoạt động

Đánh giá kết quả đạt được và hiệu quả của thực hiện REDD+

2013

R-PP Việt Nam

156

Kết quả đầu ra

Báo cáo đánh giá được công bố công khai

Tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan

Cung cấp thông tin cho các bên liên quan về kết quả thực hiện cuối cùng và hiệu quả thực hiện

R-PP Việt Nam

157

TOR I: Nghiên cứu chính sách bảo vệ xã hội và tiêu chuẩn cho REDD+ tại Việt Nam

Bối cảnh chung:

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu thông qua hấp thụ các bon. Theo tính toán 18% lượng phát thải toàn cầu xuất phát từ mất rừng và suy thoái rừng. Mối quan tâm về biến đổi khí hậu ngày càng tăng do hậu quả các hoạt động của con người, các cuộc tranh luận về vai trò của rừng như là bể chứa các bon cũng vậy. Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD) được cho là một phương thức giảm phát thải các bon từ ngành lâm nghiệp. Sự thành công của bất cứ một chương trình REDD+ nào cơ bản cũng phụ thuộc vào chương trình đó được thiết kế và thực hiện hiệu quả đến mức nào.

Để chuẩn bị cho một quốc gia sẵn sàng thực hiện REDD+, Ngân hàng thế giới đã xây dựng Kế hoạch Chuẩn bị Sẵn sàng (RPP) làm cơ sở để tổ chức thực hiện REDD+ ở quốc gia. Một vấn đề tối quan trọng mà đã được nêu rõ trong Thỏa thuận Cancun là chính sách bảo vệ. Chính sách bảo vệ và tiêu chuẩn đã được xác định rõ trong khuôn khổ chiến lược REDD và quá trình thực hiện. Mục đích của Nhiệm vụ này là nghiên cứu sâu hơn về chính sách bảo vệ xã hội và tiêu chuẩn xã hội trong bối cảnh Việt Nam để đưa ra khuyến nghị làm thế nào để xác định và lồng ghép các vấn đề đó như là một phần của tiến trình REDD+

Mục tiêu

Mục tiêu tổng thể của nhiệm vụ này là xác định chính sách bảo vệ xã hội và tiêu chuẩn xã hội cho Việt Nam và tìm kiếm giải pháp để lồng ghép những tiêu chuẩn này vào hệ thống MRV

Hoạt động cụ thể:

Thu thập và đối chiếu phương thức thực hành tốt quốc tế hiện hành về chính sách bảo vệ xã hội và tiêu chuẩn xã hội (ví dụ: CCBA, UN REDD FPIC...)

Tổ chức hội thảo đa bên liên quan về chính sách bảo vệ và tiêu chuẩn xã hội cho REDD+ (hội thảo phải gồm những nhóm có khả năng bị ảnh hưởng bởi REDD+)

Viết dự thảo lần thứ nhất về chính sách bảo vệ và tiêu chuẩn xã hội cho REDD+; báo cáo này nên có các chỉ số và phương tiện giám sát chỉ số

Thực hiện lại quy trình này ở cấp tỉnh

Xây dựng tài liệu hướng dẫn biện pháp bảo vệ và tiêu chuẩn xã hội và phương tiện kiểm chứng cho Việt Nam

Chuyên gia

(1) Chuyên gia cần có kiến thức chuyên sâu về các vấn đề xã hội trong ngành lâm nghiệp Việt Nam; tư vấn cần có hiểu biết về cơ chế REDD+

Kết quả giao nộp

Báo cáo tóm tắt về phương thức thực hành tốt về chính sách bảo vệ và tiêu chuẩn xã hội và đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam

Phụ lục 4: Thiết kế Hệ thống Giám sát

R-PP Việt Nam

158

Dự thảo tiêu chuẩn và biện pháp bảo vệ xã hội ở Việt Nam

Hướng dẫn các bước và quy trình cần thiết để thực hiện và giám sát biện pháp bảo vệ và tiêu chuẩn đó

Khung thời gian

Chuyên gia tư vấn sẽ thực hiện nhiệm vụ trong khoảng 30 ngày

R-PP March 2011

159

Đề xuất Ma trận Giám sát Chương trình

Hợp phần Tiểu hợp phần Chỉ số kết quả đầu ra (sản phẩm)

Chỉ số tiến độ

Hợp phần 1: Tổ chức và Tham vấn

1a. Cơ cấu Quản lý Sẵn sàng Quốc gia

Sự tham gia của các bên liên quan khác được thực hiện

Hội thảo, các cuộc họp cung cấp thông tin

Hoạt động tiếp cận các bộ ngành chính phủ và sở ngành

Các cuộc họp, hội thảo, phổ biến báo cáo

Ban Thư Ký REDD đi vào hoạt động

Tổ công tác Kỹ thuật được thành lập

Mạng lưới REDD Quốc gia được thành lập

Các cuộc họp (ví dụ: đi lại cho các bên liên quan về tổ công tác)

Phổ biến báo cáo

Tuyển chọn bổ sung thêm 2 cán bộ cho Tổ công tác Kỹ thuật

Xây dựng ToR

Các vị trí cần tuyển dụng được quảng cáo

Tổ công tác quốc gia/cấp tỉnh được thành lập

Các cuộc họp, báo cáo

1b. Tham vấn và sự tham gia của các bên liên quan

Tiến trình tham vấn được điều phối và thực hiện

Đối thoại công khai và tăng cường năng lực cho cộng đồng được thực hiện

Báo cáo tiến độ

Hội thảo các bên liên quan Hội thảo quốc gia các bên liên quan được tổ chức

Hội thảo các bên liên quan cấp tỉnh và huyện được tổ chức

Tăng cường năng lực cho cộng Tập huấn cho cán bộ thúc đẩy ở địa phương

Phụ lục 6.1: Giám sát và đánh giá Chương trình

R-PP March 2011

160

đồng Các cuộc họp và tham vấn được tổ chức

Áp phích được sản xuất và phân phát

Chiến dịch truyền thông quốc gia (áp phích, tờ rơi, trang web...)

Nhận thức của các bên liên quan được nâng cao

Hợp phần 2: Xây dựng Chương trình REDD+ Quốc gia

2a: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, chính sách lâm nghiệp và quản trị rừng

Các nghiên cứu tiếp theo được thực hiện và hoàn thành

Nghiên cứu “Nghiên cứu suy thoái rừng và cơ hội từ REDD+” được thực hiện/ hoàn thành

Nghiên cứu “Đánh giá tác động của chính sách phát triển cây cao su đến rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và vùng sinh thái Đông Nam Bộ” được thực hiện/ hoàn thành

Nghiên cứu “Nghiên cứu phân loại rừng và quy trình phê duyệt để xác định tác động đến mất rừng và đưa khuyến nghị” được thực hiện/ hoàn thành

Nghiên cứu “Đánh giá quy trình giao đất và đưa ra khuyến nghị để cải thiện hệ thống hiện hành mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương” được thực hiện/ hoàn thành

Nghiên cứu “Tìm hiểu về tác động của tập quán du canh du cư đến độ che phủ rừng ở vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên” được thực hiện/ hoàn thành

Nghiên cứu “Đánh giá môi trường chiến lược cho các kế hoạch hiện hành của đập thủy điện quy mô vừa và nhỏ và đưa ra khuyến nghị để giảm tác động đến rừng (tập trung vào vùng Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên” được thực hiện/ hoàn thành

2b: Giải pháp Chương trình REDD+ Quốc gia

Kỹ năng chung (quản lý) về xây dựng và thực hiện chiến lược

Đào tạo nghề cho cơ hội thu nhập phi nông nghiệp, bao gồm công nghệ gỗ hiệu quả được tổ chức và hoàn thành

Các nghiên cứu sâu được thực hiện/ hoàn thành

Nghiên cứu “Nghiên cứu giảm pháp thay thế chuyển đổi rừng và suy thoái rừng cũng như nhu cầu năng lực” được thực hiện/ hoàn thành

Các yếu tố của Chương trình REDD+ Quốc gia gồm:

Phân vùng và quy hoạch sử dụng đất

Quy trình giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Phân vùng và quy hoạch sử dụng đất (và giám sát) được đánh giá và thử nghiệm

Quyền sử dụng đất lâm nghiệp đối với hộ gia đình và cộng đồn được hỗ trợ

Chính sách lâm nghiệp, cải cách luật và hành chính được nghiên cứu, thực hiện

R-PP March 2011

161

Chính sách lâm nghiệp, cải cách luật và hành chính

Quy hoạch và yêu cầu môi trường

Giải pháp thay thế cho sinh kế

Quy hoạch và các yêu cầu môi trường được thực thi

Tập huấn và tăng cường năng lực về hỗ trợ giải pháp chuyển đổi sinh kế

Chiến lược REDD Quốc gia được cập nhật

Chí phí và lợi ích của các giải pháp Chương trình REDD+ Quốc gia được đánh giá và báo cáo

Rà soát và khuyến nghị cập nhật cho Chiến lược REDD quốc gia được báo cáo

2c: Khung thực hiện REDD+ Các nghiên cứu tiếp theo được

thực hiện và hoàn thành

Nghiên cứu “Nghiên cứu quyền sở hữu các bon trong khuôn khổ REDD+ ở Việt nam” được thực hiện/ hoàn thành

Nghiên cứu “Đánh giá công cụ tài chính ở Việt Nam để tạo ra một Quỹ REDD+” được thực hiện/ hoàn thành

Rà soát quy trình giám sát hiện hành

Đánh gía nhu cầu giám sát và chi phí được thực hiện/ hoàn thành

Ý tưởng hệ thống phân phối nguồn thu

Thí điểm hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) và cơ cấu quản lý nguồn thu ỏ cấp tỉnh được thực hiện

Nghiên cứu quy trình chuẩn cho phép chính phủ trích lại được thực hiện

Nghiên cứu chi phí cơ hội được thực hiện

2d: Tác động Xã hội và Môi trường

Đánh giá xã hội và môi trường chiến lược (SESA)

Tư vấn trong nước (quốc tế) được tuyển chọn

Các thông số SESA được xác định

Thực thi các luật phù hợp trong thiết kế dự án

Dự tham gia của các bên liên quan (các cuộc họp và hội thảo)

Dịch thuật các báo cáo và in ấn

Hợp phần 3: Xây dựng kịch bản tham chiếu

3: Hoạt động kịch bản tham chiếu

Rà soát số liệu và đánh giá chất lượng

Thu thập số liệu và phân tích chất lượng được thực hiện

Thiếu hụt về số liệu và năng lực được xác định

Số liệu điều tra số hóa Số hóa được thực hiện/ hoàn thành

Đánh giá phương pháp RELs/RLs

Báo cáo và khuyến nghị

Thực hiện phương pháp trong kịch bản tham chiếu được thực hiện/ hoàn

R-PP March 2011

162

thành

Phân tầng quốc gia Đơn vị đất tách biệt được xác định

REL và RL cấp tỉnh Hội thảo tham vấn các bên liên quan về REL và RL

Hệ số phát thải cho từng kiểu rừng

Đánh giá hệ số phát thải cho từng kiểu rừng

Xây dựng hệ số phát thải cho từng kiểu rừng

Hội thảo tham vấn các bên liên quan

Năng lực xây dựng và thực hiện REL/RL

Tập huấn và tăng cường năng lực được thực hiện

Hợp phần 4: Thiết kế hệ thống giám sát

4a: Lượng phát thải và hấp thụ

Quy trình kỹ thuật và hoạt động

Hệ thống MRV và hạ tầng được thiết kế và thực hiện

Báo cáo có sẵn

Tập huấn cho người sử dụng được thực hiện/ hoàn thành

Hướng dẫn và cơ chế báo cáo số liệu

Danh sách phân loại các bên liên quan

Thông số cho thiết kế đo đếm được xác định và báo cáo

Lưu trữ và báo cáo số liệu

Quy trình phân tích và báo cáo số liệu quốc gia

Khuyến nghị về quy trình phân tích (thống kế)

Đánh giá quyết định và công bố

Cơ chế kiểm chứng quốc gia

Khuyến nghị về quy trình phân tích (thống kế)

ToR cho cán bộ đánh giá độc lập

Báo cáo kiểm chứng độc lập

4b. Lợi ích và tác động khác

Quy trình phân tích và báo cáo số liệu quốc gia

Đánh giá quy trình phân tích (thống kê)

Đánh giá quyết định và công bố

Chức năng giám sát và đánh giá và giám sát các biện pháp bảo vệ

Việc xác định quy trình phân tích được thực hiện

Hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) Các hoạt động tích hợp với hệ thống bên ngoài (Chương trình UN-REDD Việt Nam) trong MRV

Hệ thống thông tin lâm nghiệp tích hợp

R-PP March 2011

163