Phát triển đô thị bền vững - WordPress.com

320
Phát triển đô thị bền vững Các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn Khóa học mùa hè về khoa học xã hội «Khóa học Tam Đảo» (Đà Lạt, Việt Nam) Tháng 7 / 2014 13 7 / 2015 Nhà xuất bảN tri thức

Transcript of Phát triển đô thị bền vững - WordPress.com

Phát triển đô thị bền vữngCác cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Viện nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), Đại học Nantes, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (ÉFEO) và Cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF) đồng thuận hỗ trợ tổ chức Khóa học mùa hè về khoa học xã hội «Khóa học Tam Đảo» trong khuôn khổ thỏa thuận đối tác giai đoạn 2014-2015. Thỏa thuận đối tác nhằm mục đích tổ chức khóa đào tạo đa ngành chất lượng cao, xây dựng diễn đàn đối thoại về các chính sách và thu hút đông đảo đối tượng trong và ngoài giới học thuật của khu vực Đông Nam Á.

Với chủ đề «Phát triển đô thị bền vững», cuốn kỷ yếu này ghi lại những tham luận và thảo luận được thực hiện trong khuôn khổ các phiên học toàn thể và lớp học chuyên đề diễn ra từ ngày 21 đến 29 tháng 7 năm 2014 tại trường Đại học Đà Lạt. Bốn lớp học chuyên đề đã đề cập đến các chủ đề nghiên cứu chính bao gồm: (i) công cụ và phương pháp lập kế hoạch đô thị và quy hoạch lãnh thổ; (ii) công cụ và mô hình hiểu và thăm dò sự vận động của không gian đô thị; (iii) đô thị và các hiện tượng bất bình đẳng về không gian xã hội; (iv) đào tạo kỹ thuật điều tra điền dã: thực tiễn, mạng lưới và chiến lược của hoạt động sản xuất rau vùng ngoại ô.

ĐIềU PHốIStéphane LAGRÉEViện Viễn đông Bác Cổ Pháp, É[email protected]

Virginie DIAZCơ quan Phát triển Pháp, [email protected]

Phát triển đô thị bền vững

Các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn

Khóa học mùa hè về khoa học xã hội«Khóa học Tam Đảo» (Đà Lạt, Việt Nam)Tháng 7 / 2014

Mã ISBN: 978-604-943-184-5Sách không bán

137 / 2015

Conf

éren

ces &

Sém

inai

res

/ Thá

ng 7

/ 20

15 /

Ph

át tr

iển

đô th

ị bền

 vữn

g

Nhà xuất bảN tri thức

Phát triển đô thị bền vữngCác cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn

CHỦ BIÊN BẢN TIẾNG VIỆT:GS.TS. Đỗ Hoài Nam

TS. Stéphane LAGRÉE

ĐIỀU PHỐIVirginie DIAZ

Cơ quan Phát triển Pháp, [email protected]

NHIỀU TÁC GIẢ

NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC

Hội nghị & hội thảoVụ Nghiên cứu của AFD tổ chức nhiều hội thảo và hội nghị, là nơi trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các tác nhân tham gia hỗ trợ phát triển: nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp... Các buổi gặp gỡ này có thể đề cập mọi lĩnh vực hoạt động của AFD. Tuyển tập ấn phẩm Hội nghị và hội thảo có mục đích cung cấp những kết quả và thành tựu chính của các cuộc gặp này tới những độc giả có liên quan.

Các ấn phẩm đã xuất bản thuộc tuyển tập:• Ấn phẩm số 12: Les exclusions paysannes : quels impacts sur le marché international du

travail ?• Ấn phẩm số 11: The Rise of Asian Emerging Providers: New Approaches to Development

Cooperation in Asia?• Ấn phẩm số 10: Khái niệm và quản lý rủi ro - Các cách tiếp cận phương pháp luận ứng

dụng trong phát triển (Có bản tiếng Anh và tiếng Pháp)• Ấn phẩm số 09: L’évaluation en évolution - Pratiques et enjeux de l’évaluation dans le

contexte de l’efficacité du développement• Ấn phẩm số 08: Nước và các vấn đề liên quan – Phương pháp và tính đa ngành trong

phân tích (Có bản tiếng Anh và tiếng Pháp)• Ấn phẩm số 07: Quartiers informels d’un monde arabe en transition  : réflexions et

perspectives pour l’action urbaine• Ấn phẩm số 06: Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển (Có bản tiếng Pháp)• Ấn phẩm số 05: Evaluation and its Discontents: Do We Learn from Experience in

Development?• Ấn phẩm số 04: Khác biệt xã hội và bất bình đẳng (Có bản tiếng Anh và tiếng Pháp)• Ấn phẩm số 03: Measure for Measure - How Well Do We Measure Development? – Kỷ yếu

Hội thảo AFD-EUDN lần thứ 8, năm 2010• Ấn phẩm số 02: Những chuyển đổi đã ban hành và qua thực tế - Khóa học mùa hè về

Khoa học xã hội “Khóa học Tam Đảo” (Có bản tiếng Anh và tiếng Pháp) • Ấn phẩm số 01: Implementing Large-Scale Energy Efficiency Programs in Existing Buildings

in China – Hội thảo tại Vũ Hán (Trung Quốc).

[ Lưu ý ]Những phân tích và kết luận giới thiệu trong tài liệu này thuộc trách nhiệm của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của AFD hoặc của các định chế đối tác của AFD.

Giám đốc xuất bản:Anne PAUGAMGiám đốc biên tập:Gaël GIRAUD

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 3

Lời nói đầu 5Lời cảm ơn 15Diễn văn khai mạc 17• GS.TS. Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 19• Rémi Genevey, Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp - AFD Việt Nam 21• Olivier Tessier, Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác Cổ - ÉFEO tại Việt Nam 24• Jean-Pascal Torréton, Trưởng đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển - IRD

tại Việt Nam 26• Giáo sư Yves Perraudeau, Giám đốc Viện Kinh tế - Quản lý - IAE, Phụ trách dự án hợp tác với Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Đại học Nantes 29• Claude-Emmanuel Leroy, Trưởng đại diện Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF 31

Phần 1 – Phiên toàn thể 351.1. Đô thị xưa và dấu vết đương đại, Philippe Papin 371.2. Đà Lạt. Và bản đồ tạo nên thành phố…, Pascal Bourdeaux 551.3. Xây dựng đô thị: so sánh các phương pháp và công cụ quy hoạch tại Pháp và Việt Nam. Tổng kết kinh nghiệm hợp tác cấp địa phương, Fanny Quertamp, Emmanuel Cerise 701.4. Phát hiện, đo lường và lý giải các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội, Jean-Michel Wachsberger 811.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ, Irène Salenson 981.6. Đô thị, một hệ thống phức hợp? Những thách thức mới trong mô hình hóa đô thị, Arnaud Banos 1121.7. Tổng luận các phiên toàn thể. Phát triển đô thị bền vững trước thách thức của quá trình chuyển đổi đô thị ở Việt Nam, Charles Goldblum 122

Phần 2 – Các lớp chuyên đề 1332.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ, Mai Linh Cam, Emmanuel Cerise, Christine Larousse, Clément Musil, Fanny Quertamp, Irène Salenson 1352.2. Công cụ và mô hình đọc sự vận động không gian đô thị, Arnaud Banos, Alexis Drogoul, Benoît Gaudou, Huỳnh Quang Nghi, Trương Chí Quang, Võ Đức Ân 1792.3. Đô thị và các bất bình đẳng không gian – xã hội: tiếp cận dịch vụ công, việc làm và nhà ở, Axel Demenet, Danielle Labbé, Xavier Oudin, Gwenn Pulliat, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud, Jean-Michel Wachsberger 2072.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và chiến lược trong hoạt động trồng rau tại vùng ven đô, Pierre-Yves Le Meur, Emmanuel Pannier, Olivier Tessier, Trương Hoàng Trương 249

Lý lịch giảng viên 275Ký hiệu và viết tắt 312

Mục

lục

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 5[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 5

Lời nói đầu 

Từ năm 2007 đến nay, hàng năm « Khóa học mùa hè Tam Đảo » đều tập trung vào đào tạo về phương pháp phân tích trong các ngành thuộc khoa học xã hội như địa lý, kinh tế, thống kê, xã hội học - nhân học, lịch sử…, cho khoảng 100 học viên Việt Nam (sinh viên, giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ, những người làm trong lĩnh vực phát triển, v.v…). Khóa học được tổ chức tại Hà Nội và Tam Đảo.

Từ năm 2010, nâng tầm khóa học lên phạm vi khu vực

Qua thành công của ba khóa học đầu tiên vào năm 2007, 2008 và 2009, với mục đích hỗ trợ duy trì phát triển khóa học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), Đại học Nantes, Viện Viễn Đông Bác cổ (ÉFEO) và Cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF) đã tái khẳng định cam kết thông qua một thỏa thuận đối tác ký ngày 15 tháng 4 năm 2010 tại trụ sở của AFD tại Paris, cho giai đoạn bốn năm từ 2010 đến 2013.

Với những kinh nghiệm đã tích lũy từ ba khóa học đầu tiên, Khóa học mùa hè ở phạm vi khu vực cũng đặt ra một số mục tiêu mới:- Lựa chọn chủ đề đặc thù với những thách thức mang tầm khu vực hoặc quốc tế cho từng

năm, từ đó sẽ bóc tách và thảo luận theo nhiều cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành;

- Được tổ chức tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, hai ngày học của phiên toàn thể sẽ kết thúc bằng phần tổng luận nhằm mở ra các hướng tư duy dưới góc độ liên ngành;

- Được tiếp tục tại Tam Đảo, để đảm bảo tính năng động trong các nhóm học viên và cách tiếp cận sư phạm hiệu quả, cởi mở, các học viên sẽ chia đều thành bốn lớp chuyên đề kéo dài trong năm ngày (20 học viên/lớp). Cuối khóa học sẽ là báo cáo tổng hợp của mỗi lớp;

- Khóa học cũng khuyến khích đón tiếp các học viên trong khu vực Đông Nam Á, nhằm nâng cao tầm ảnh hưởng và hình ảnh trong khu vực, cho phép mở rộng mạng lưới trao đổi và hợp tác giữa các nhà khoa học.

Năm 2013 và 2014: mở rộng phạm vi địa lý và quan hệ đối tác

Việc chuyển địa điểm tổ chức khóa học vào Đại học Đà Lạt nhằm mục đích mở rộng đối tượng đào tạo và các hoạt động hợp tác với các đơn vị miền Trung và miền Nam. Nhìn chung, việc thay đổi địa điểm tổ chức giữa Tam Đảo và Đà Lạt cũng là một cách để đảm bảo sự cân bằng về mặt địa lý giữa các vùng có học viên tham gia khóa học. Khóa học mùa hè Tam Đảo được lựa chọn là một trong các hoạt động tổ chức trong khuôn khổ năm Pháp-Việt 2013-2014, điều này cũng mang đến một luồng gió mới cho ê-kíp giảng viên và nghiên cứu đồng thời khẳng định uy tín của khóa học.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD6[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD6

Năm 2014 cũng đánh dấu sự mở rộng quan hệ đối tác với HéSam Paris Nouveaux Mondes [1]. Hoạt động tài trợ của Hésam hướng tới những mục tiêu chung: hợp tác nghiên cứu liên ngành khoa học, tính đổi mới của diễn đàn trao đổi và sự đóng góp vào triển vọng hợp tác về đào tạo hoặc nghiên cứu.

Kỷ yếu khoa học xuất bản hàng năm

Việc xuất bản kỷ yếu của khóa học được thực hiện trong năm tiếp theo sau khi khóa học kết thúc và nằm trong bộ sưu tập ấn phẩm của AFD Conférences et Séminaires do ÉFEO và NXB Tri Thức đồng xuất bản. Từ năm 2010, kỷ yếu khóa học được xuất bản bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp Việt. Cuốn kỷ yếu có thể được tải miễn phí trên trang web của AFD, của chương trình khóa học mùa hè (www.tamdaoconf.com) và trang web của các đối tác ký kết dự án. Kỷ yếu ghi lại những nội dung bài giảng của các phiên toàn thể, của bốn lớp học chuyên đề và của buổi tổng kết khóa học. Danh sách học viên và lý lịch chi tiết của các giảng viên cho phép thiết lập mạng lưới các nhà khoa học. Ngoài bản in, trang web của khóa học đăng các bài đọc tham khảo bổ sung thông tin và phân tích sâu hơn cho các chủ đề và phạm vi nghiên cứu của các chuyên ngành.

«Phát triển đô thị bền vững. Các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn»

Chủ đề xuyên suốt của khóa học mùa hè JTD 2014 là vấn đề đô thị qua lăng kính của các ngành khoa học nhân văn, xã hội và kinh tế trong các môi trường và thang độ phân tích khác nhau; vẫn theo khung chương trình đã xác định, khóa học lần thứ tám này được tổ chức xoay quanh hai trục nội dung bổ sung cho nhau:- Hai ngày học tổng thể ngày 21, 22 tháng 7. Toàn thể học viên, giảng viên và khách mời đã

nghe trình bày sáu bài tham luận dưới góc nhìn phương pháp luận và đa ngành về các vấn đề liên quan đến phát triển đô thị: góc nhìn lịch sử, chính trị, địa lý, kinh tế, thực tiễn và cách tiếp cận theo hệ thống phức hợp. Phim tài liệu «Khu vực phi chính thức, người lao động trong vùng xám» được trình chiếu với phần giới thiệu và bình luận của một trong những tác giả thực hiện. Hai ngày học tổng thể được kết luận bằng một bài tổng thuật toàn bộ những nội dung đã được trình bày và thảo luận;

- Bốn lớp học chuyên đề kéo dài trong năm ngày, từ thứ năm ngày 24 đến thứ hai ngày 28 tháng 7. Các lớp học chuyên đề đề cập đến các vấn đề liên quan đến công cụ và phương pháp xây dựng quy hoạch đô thị và lãnh thổ (lớp chuyên đề 1), công cụ và mô hình tìm hiểu và thăm dò sự vận động không gian đô thị (lớp chuyên đề 2), đô thị và các bất bình đẳng về không gian-xã hội (lớp chuyên đề 3), thực tiễn, mạng lưới và chiến lược của hoạt động sản xuất rau vùng ngoại ô (lớp chuyên đề 4). Cuối khóa học, các lớp chuyên đề đã trình bày bài thu hoạch tổng kết vào thứ ba ngày 29 tháng 7.

[1] Các thành viên của HéSam Université: Học viện Nghệ thuật và Nghề nghiệp Quốc gia Pháp (CNAM); Trường Cao học Khoa học xã hội (EHESS); Trường Louvre (EDL); Viện Viễn đông Bác Cổ (ÉFEO); Trường Hành chính Quốc gia (ENA); Trường Pháp điển Quốc gia (ENC); ENSCI-Les Ateliers; Trường Cao học thực hành (EPHE); Trường Kỹ nghệ Quốc gia (ENSAM); ESCP Europe; Fondation maison des sciences de l’Homme (FMSH); Viện quốc gia nghiên cứu nhân khẩu (INED); Viện Lịch sử và nghệ thuật quốc gia (INHA); Viện Di sản quốc gia (INP); Đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 7[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 7

Bài tham luận mở đầu của nhà sử học Philippe Papin, hiện đang công tác tại Ban Khoa học lịch sử và ngữ văn của trường Cao học Thực hành (EPHE), đã giới thiệu một số nét đặc điểm của đô thị cổ Việt Nam. Trước thế kỷ 17, các đô thị Việt Nam có số lượng không nhiều và thường đặt dưới sự kiểm soát của triều đình, vì thế ít có sự phân biệt giữa các đô thị thuần túy và các khu dinh thự của quan lại và các chợ làng nằm ở các điểm nút của các trục đường giao thông. Quản lý đô thị thời đó cũng không khác với việc quản lý các huyện và tỉnh. Tuy nhiên, khi các chúa Nguyễn lên ngôi, đi kèm với đó là việc dỡ bỏ lệnh cấm của triều đình, các đô thị dần khẳng định và phát triển dưới ảnh hưởng tổng hợp của các luồng di dân từ nông thôn ra định cư vĩnh viễn ở phố và sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động giao thương. Ở Hà Nội, đơn vị phường chính thức được chia thành hàng trăm phố, mỗi phố chuyên một nghề với những người dân từ nông thôn chuyển ra định cư và dần tạo nên khuôn khổ cho một đời sống thị thành mới. Ban đầu, phố Hà Nội còn là đơn vị hành chính phi chính thức, được ngầm công nhận và vẫn còn giữ mối liên hệ phụ thuộc với làng gốc ở quê – đây là một đặc điểm đô thị ngược với những đặc điểm của đô thị châu Âu thời kỳ đó, ở châu Âu, thành phố sở hữu nông thôn và kiểm soát nông thôn từ xa. Nhưng từ nửa sau của thế kỷ 18, các phố của Hà Nội tăng rất nhiều về số lượng, có mật độ dày hơn và dần dần phát triển độc lập, không còn phụ thuộc vào làng cũ mà có các hoạt động riêng, kiến trúc riêng, hoạt động thờ cúng riêng. Đất đai của thành phố có gốc gác từ nông thôn, nhưng không gian đô thị, xét cả về lịch sử và địa lý thì lại hình thành dần dần trong quan hệ đối lập với nông thôn. Giai đoạn thuộc địa, phường dần biến mất và thay vào đó là phố, phố trở thành đơn vị hành chính chính thức – Hà Nội có thị trưởng và mỗi phố có một trưởng phố – đây là những biểu hiện rõ nét của việc khẳng định sự độc lập của phố so với làng gốc. Các trung tâm đô thị tăng lên về số lượng, và công cụ thống kê cho phép ta đo lường được các chỉ số khác nhau (dân số, diện tích sở hữu, chuyển nhượng sở hữu đất đai). Bài tham luận này cũng đề cập tới sự phát triển đô thị hiện nay trên các khía cạnh về phân bổ về địa lý, mạng lưới lãnh thổ và những thách thức đang phải đối mặt. Cuối cùng, trong phần kết luận, tác giả tập trung vào khái niệm cảnh quan đô thị.

Bài tham luận của nhà sử học Pascal Bourdeaux, đại diện của Trường Viễn đông Bác Cổ ÉFEO tại thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu phiên học tổng thể buổi chiều với chủ đề về thành phố Đà Lạt. Nghiên cứu này đã đưa đến kết quả bao gồm một triển lãm và một cuốn sách ảnh bằng ba thứ tiếng (Pháp-Việt-Anh) với gần 500 tài liệu nguyên bản các loại có từ thuở ban đầu khi thành lập trạm nghỉ dưỡng Lang Biang vào cuối thế kỷ 19 cho tới những biến đổi hiện nay và các kế hoạch tương lai cho thành phố đến năm 2030 và 2050. Phân tích lịch sử hình thành thành phố của nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu bản đồ để xem xét các kế hoạch chỉnh trang, quy hoạch đã tác động thế nào đến diện mạo của thành phố, cũng như để xác định được những khoảng cách trong các kế hoạch chỉnh trang so với những gì diễn ra trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội của thành phố qua các thời kỳ.

Trong bài tham luận thứ hai của buổi chiều, Emmanuel Cerise, công tác tại Viện Quy hoạch đô thị (IMV) tại Hà Nội, và Fanny Quertamp, thuộc Trung tâm Dự báo và nghiên cứu đô thị thành phố Hồ Chí Minh (PADDI), đã đưa cử tọa tới một thang độ phân tích khác qua tham luận mang tên «Làm đô thị ở Việt Nam. Đối chiếu phương pháp và công cụ của Việt Nam và Pháp».

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD8[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD8

Ở Việt Nam, lập kế hoạch đô thị là một trong những bước chiến lược của tiến trình phát triển đô thị. Dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành trung ương Đảng, kế hoạch đô thị được lập ra sẽ xác định phạm vi, tính chất, chức năng và định hướng phát triển đô thị. Ngày nay, các chính quyền địa phương đang cố gắng nâng cao hiệu quả của công tác lập kế hoạch đô thị. Các kế hoạch được xây dựng mang tính chiến lược cao hơn, linh hoạt hơn trong thực hiện, thách thức đặt ra là làm sao xác định được các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên, phối hợp được việc thực hiện giữa các cơ quan ban ngành và trên hết là nâng cao năng lực quản lý dự án của các cơ quan nhà nước đối với các dự án đầu tư công. Đất đai là một yếu tố chiến lược khác của các cơ quan công quyền: đối với các cơ quan quản lý, điều quan trọng là làm sao vẫn đảm bảo được quỹ đất, thực thi luật đất đai và có vốn để đầu tư cho các công trình hạ tầng và trang thiết bị. Việc xây dựng và tích hợp tổng thể các mạng lưới giao thông công cộng ở hai thành phố lớn – là giải pháp để giải quyết thách thức về giao thông đi lại ở các đô thị Việt Nam – cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng mang tính chất cơ cấu đối với sự phát triển đô thị trong mười năm tới. Hơn nữa, để bắt kịp được với tốc độ tăng trưởng đô thị, các cơ quan quản lý đang phải giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết khác như phải đa dạng hóa nguồn cung về nhà ở, đặc biệt nhà ở có giá cả phù hợp với mặt bằng thu nhập chung. Quá trình đô thị hóa không được kiểm soát đầy đủ cũng là một yếu tố góp phần phá hoại các không gian văn hóa và lịch sử truyền thống. Chuyên gia và những người làm quản lý phải tìm được giải pháp để giải quyết các thách thức về bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc và di sản đô thị, đặc biệt ở những thành phố giàu về bản sắc văn hóa, đồng thời vẫn không kìm hãm tốc độ phát triển của đô thị đó. Hai giảng viên cũng đã đề xuất các công cụ làm đô thị và hướng suy nghĩ thông qua một tầm nhìn bao quát mang tính chất liên ngành để giải quyết các thách thức đô thị liên quan tới các vấn đề về lập kế hoạch đô thị, quản lý đất đai, giao thông công cộng, nhà ở và bảo vệ di sản.

Ngày học tổng thể thứ hai được bắt đầu bằng bài tham luận của chuyên gia kinh tế và xã hội học Jean-Michel Wachsberger, hiện đang là giảng viên tại Đại học Lille 3 và là nghiên cứu viên thuộc đơn vị nghiên cứu hỗn hợp của IRD-DIAL, bài tham luận bàn về hiện tượng phân cách và phân tách về không gian-xã hội ở đô thị.

Hiện tượng phân cách và/hoặc phân tách không gian đô thị đi cùng với quá trình phát triển đô thị từ đầu thế kỷ 20 là chủ đề thường xuyên được đề cập đến trong các nghiên cứu về đô thị. Các hiện tượng này là nguồn gốc lo lắng về sự ổn định của xã hội đô thị, và cũng thường là một trong các mảng quan trọng trong các chính sách công về nhà ở và quy hoạch đô thị đang được thực hiện. Tuy nhiên, chưa có định nghĩa cũng như một cách hiểu thống nhất về các hiện tượng này, về tiến trình dẫn tới sự xuất hiện của chúng cũng như hậu quả có thể có. Bài tham luận đặt câu hỏi về sự xác đáng của bản thân hai khái niệm này bằng cách sử dụng biện pháp đo lường, qua đó chứng tỏ rằng nếu các chỉ số thống kê góp phần quan trọng vào những tranh luận khoa học hiện nay về hình thái và tiến trình tổ chức về không gian-xã hội thông qua việc xác định rõ ràng hiện tượng nghiên cứu, thì các chỉ số đó cũng phải được đặt dưới lăng kính tư duy xã hội học. Việc xây dựng và đọc các chỉ số đó luôn phụ thuộc vào cách thức chúng ta sử dụng trước đó để xác định hiện tượng nghiên cứu, hình dung các nguyên nhân và hậu quả có thể có của hiện tượng đó. Theo hướng đó, các chỉ số xây dựng được sẽ không phải là một bằng chứng tuyệt đối mà chỉ là một bước trong tư duy.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 9[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 9

Tham luận của Irène Salenson – hiện đang công tác tại Ban Nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Pháp AFD, tại hội sở Paris – quan tâm đến các thách thức đô thị trong tương lai và vấn đề quy hoạch lãnh thổ. Để hiểu được các thách thức của sự tăng trưởng đô thị mạnh mẽ đang diễn ra ở các nước phía Nam, giảng viên quan tâm trước hết tới sự phân bổ của tăng trưởng giữa các vùng trên thế giới, tiếp đó, đặt ra vấn đề về định nghĩa « đô thị »: đâu là các yếu tố cấu thành của một đô thị? Các đô thị khác nhau ở các nước khác nhau trên thế giới có thể có cùng một định nghĩa hay không? Phần cuối của tham luận đề cập tới các hình thức mở rộng đô thị khác nhau cũng như các “mô hình” đô thị khác nhau tùy theo diện mạo và đặc điểm kinh tế. Để đảm bảo theo kịp tốc độ tăng trưởng đô thị nhanh chóng, cần phải có nguồn lực tài chính đáng kể, nhưng không phải đô thị nào hiện nay cũng đáp ứng được. Bài tham luận do đó cũng giới thiệu một số hướng tiếp cận với các nguồn lực tài chính và gợi ý giải pháp để cải thiện tình trạng hiện nay.

Bài tham luận cuối cùng do Arnaud Banos trình bày, tác giả hiện đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp CNRS, đồng thời là giám đốc đơn vị nghiên cứu hỗn hợp về chuyên đề Địa lý-đô thị (CNRS-Paris 1-Paris 7), bài tham luận này đề cập tới các thách thức mới đối với phương pháp mô hình hóa đô thị.

Các đô thị thường được coi là một hệ thống phức hợp, cấu thành nên từ rất nhiều thực thể không tương đồng, có tác động tương tác, qua lại lẫn nhau một cách độc lập ở nhiều thang độ khác nhau. Mỗi thực thể lại phụ thuộc vào từng thang độ quan sát: ở cấp cá nhân, đó là những người đi bộ, đi xe đạp hoặc lái xe cơ giới được coi là các thực thể hiển nhiên cấu thành nên hệ thống, nhưng ít ai nghĩ rằng, cột đèn giao thông hoặc các tòa nhà «thông minh» mà ta thấy xuất hiện trong các thử nghiệm SmartCities lại cũng là những thực thể cấu thành nên thành phố. Khi nâng dần thang độ quan sát lên, ta sẽ thấy các tập hợp cá nhân (hiệp hội, doanh nghiệp, cộng đồng tập thể, v.v...) cũng có thể coi là thực thể trừu tượng. Cuối cùng, ở cấp vĩ mô của mạng lưới đô thị, ta cũng thấy mỗi một thành phố sẽ là một thực thể độc lập, tương tác với các thực thể khác cũng chính là các thành phố. Như vậy, sự vận động của đô thị phụ thuộc phần lớn vào cơ chế tự tổ chức, trong khi đó, cấu trúc đô thị được hình thành nên từ vô số các quan hệ tương tác ngầm ẩn. Sự tương đồng rõ rệt đến mức ta có thể so sánh một thành phố với cơ thể sống có cùng một số thuộc tính chung.

Bộ phim tài liệu «Khu vực phi chính thức, người lao động trong vùng xám» dài 26 phút được nhóm tác giả (Axel Demenet, Vincent Doubrère và Jean-Yves Ricci) thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 được trình chiếu vào cuối ngày học tổng thể thứ hai. Từ ba thập kỷ gần đây, Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Và phần lớn người lao động trong các lĩnh vực phi nông đều chỉ có các hoạt động công việc nhỏ lẻ trong khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, hiện chưa có một định nghĩa rõ ràng thế nào là khu vực phi chính thức, khu vực này cũng không được thừa nhận cụ thể trong nền kinh tế. Điều kiện làm việc khó khăn, người lao động thuộc khu vực này rất dễ bị tổn thương. Khu vực này quan hệ chặt chẽ với tình trạng nghèo đô thị và không phải lúc nào người lao động cũng tự nguyện lựa chọn; một số người thích làm việc trong khu vực phi chính thức vì cảm thấy tự do và linh hoạt hơn so với công việc trong khu vực chính thức. Nhưng bên trong khu vực này có sự đa dạng và không đồng nhất rất lớn, điều này đặt ra

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD10[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD10

nhiều vấn đề phức tạp cho nhiều thành phố đang trong quá trình chuyển đổi. Năm nhân vật của bộ phim kể lại câu chuyện của họ, và cũng là câu chuyện minh họa sống động cho thực tế cuộc sống của hàng triệu người Việt Nam đang sinh sống ở các thành phố. Bộ phim đề cập đến các chủ đề: điều kiện lao động, lịch sử cuộc đời, quan hệ với chính quyền và với thành phố.

Hai ngày của phiên tổng thể được khép lại bằng bài tổng luận của Charles Goldblum, giáo sư ưu tú, cộng tác viên nghiên cứu với Viện Nghiên cứu, kiến trúc, quy hoạch đô thị và xã hội IPRAUS và Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á CASE.

Khóa học được tiếp nối bằng các lớp chuyên đề kéo dài từ thứ năm ngày 24 đến thứ hai ngày 28 tháng 7.

Lớp chuyên đề (1) bàn về các «Công cụ và phương pháp xây dựng quy hoạch đô thị và lãnh thổ», đặt mục đích trình bày cho học viên các ví dụ về phương pháp và các bước lập kế hoạch đô thị và quy hoạch lãnh thổ cũng như những công cụ được các chuyên gia lập kế hoạch-quy hoạch đô thị (planners) sử dụng.

Không giống như các lớp chuyên đề khác, lớp chuyên đề (1) bắt đầu bằng hoạt động tham quan thành phố Đà Lạt, với sự hướng dẫn của hai chuyên gia về quy hoạch đô thị của Việt Nam vào sáng thứ tư ngày 23 tháng 7. Sự phát triển gần đây của thành phố đã được lớp học phân tích, đồng thời cũng thảo luận về các thách thức trong tương lai. Một hoạt động khác là phân tích yếu tố lãnh thổ bằng cách quan sát trực quan và phỏng vấn, đây là các công cụ hàng đầu của người làm quy hoạch. Thứ năm ngày 24 tháng 7, lớp học tại phòng học, nội dung của cả ngày học là giới thiệu các công cụ và phương pháp phân tích không gian và thực hiện bài tập đánh giá chẩn đoán. Học viên của lớp làm việc theo nhóm để giải quyết bài tập phân tích các yếu tố lãnh thổ trên cơ sở tư liệu là không ảnh và bản đồ – chụp không ảnh của Fès (Maroc), bản đồ địa hình của Hồng Kông (Trung Quốc) và thành phố Grenoble (Pháp). Bài tập tiếp theo là phân tích các thách thức về giao thông đi lại thông qua việc sử dụng các công cụ định lượng (thống kê) kết hợp với các công cụ hình họa (bản đồ). Việc sử dụng phối hợp hai công cụ như vậy giúp xác định được các luồng di chuyển từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại trong một thành phố đông dân và rút ra được sự vận động về kinh tế và nhà ở cũng như các nhu cầu đi kèm về giao thông, việc làm, nhà ở và hạ tầng – nghiên cứu trường hợp hệ thống xe buýt nhanh (BRT) đang được xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh. Học viên cùng thực hiện bài tập phân tích đánh giá lãnh thổ, thảo luận về các thách thức quy hoạch ở nhiều cấp độ và giải trình cho những lựa chọn mà mình đưa ra để đề xuất cho các giải pháp quy hoạch hệ thống xe buýt.

Lớp học được tiếp nối với nội dung đề cập đến các thách thức về xác định thang độ không gian khi tiến hành lập kế hoạch đô thị, bài tập sử dụng hai trường hợp minh họa của Việt Nam: lựa chọn phương pháp luận để lập quy hoạch chiến lược cho dự án Đà Lạt mở rộng ở cấp độ khu vực; thách thức quy hoạch của một khu vực ven đô Hà Nội. Cuối cùng, lớp cũng giới thiệu cho học viên sản phẩm ma trận đô thị, do Ban Địa phương và phát triển đô thị của AFD xây dựng: đây là tổng hợp các công cụ và nguồn tư liệu được các nhà làm đô thị sử dụng. Công cụ này giúp thu thập và đối chiếu các phương diện khác nhau, cần thiết cho phân tích lãnh thổ đô thị: phương diện địa hình, thiên nhiên, môi trường; phương diện nhân khẩu-xã hội và kinh tế,

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 11[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 11

phương diện thể chế và tài chính. Lớp học cũng hướng học viên đến các vấn đề cần phải giải quyết khi làm việc với các cơ quan tài trợ vốn như AFD liên quan đến các thủ tục tài chính và những hạn chế của các công cụ được giới thiệu.

Biểu diễn một hệ thống thực với tất cả sự phức tạp của nó để đo lường được những thay đổi có thể xảy ra hoặc để xác định được các giải pháp quy hoạch phù hợp là một trong những thách thức hiện nay trong các nghiên cứu liên quan đến phương pháp mô hình hóa tin học, đây là chủ đề của lớp chuyên đề (2) với tên gọi «Công cụ và mô hình hiểu và thăm dò sự vận động không gian đô thị». Phương pháp mô hình hóa bổ sung cho các phương pháp phân tích truyền thống, giúp thiết kế được các mô hình với sự vận động là kết quả của các tương tác qua lại giữa các mô hình biểu diễn bằng tin học của các thực thể cấu thành nên hệ thống cần phải lập mô hình (các chủ thể, thể chế, môi trường, các hoạt động quy hoạch, chỉnh trang, v.v...). Tiếp đó, các mô hình này được sử dụng để làm bài tập thực nghiệm « ảo » – sử dụng phương pháp mô phỏng – theo đó sự vận động của các yếu tố có thể được nghiên cứu tới từng chi tiết nhỏ nhất nếu cần, trong đó khuyến khích sự tương tác với người sử dụng. Mục tiêu đặt ra là giúp học viên làm quen với các phương pháp mô hình hóa tin học, áp dụng cho các hiện tượng tăng trưởng đô thị. Dựa trên nghiên cứu trường hợp về quá trình phát triển một phần của thành phố Cần Thơ (đồng bằng sông Mê Kông) giai đoạn 2000-2010, bài tập đề cập đến các nội dung: các kiểu mô hình tăng trưởng đô thị (mô hình cellular automat, mô hình véc-tơ, mô hình thời gian dài, mô hình thời gian ngắn); các khía cạnh về phương pháp luận liên quan đến việc xây dựng bộ dữ liệu (địa lý, đô thị, xã hội) cần thiết cho mọi kiểu mô hình hóa (hệ thống thông tin địa lý GIS, hình ảnh vệ tinh, kết quả điều tra); xây dựng mô hình tăng trưởng đô thị bằng phần mềm GAMA, thăm dò các mô hình đó bằng phương pháp mô phỏng trên cơ sở vấn đề ban đầu. Lớp học được chia thành năm nhóm (mỗi nhóm bốn học viên do một giảng viên hướng dẫn), các nhóm làm bài tập áp dụng để vận dụng hai trong số năm mô hình được giới thiệu – mô hình cellular automat và mô hình véc-tơ đa tác tử – có sử dụng các dữ liệu mới và quy tắc mới. Mỗi nhóm có nhiệm vụ trình bày lại những gì đã học ở hai ngày đầu tiên.

Lớp chuyên đề (3) «Đô thị và các bất bình đẳng về không gian xã hội: khả năng tiếp cận dịch vụ công, việc làm và nhà ở» là mở rộng cho chủ đề của bài tham luận đã được trình bày ở phiên tổng thể liên quan đến hiện tượng phân cách và phân tách không gian xã hội đô thị. Làm việc, cư trú, tiếp cận dịch vụ công ở đô thị là những mối bận tâm thường trực của người dân đô thị, các vấn đề này không thể hiểu được nếu chỉ nhìn một cách riêng rẽ mà không đặt trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Đó cũng là những lĩnh vực dễ xảy ra tình trạng bất bình đẳng, dẫn tới sự xuất hiện của các hiện tượng phân cách và từ đó lại tiếp tục làm nảy sinh những hiện tượng bất bình đẳng mới. Lớp chuyên đề này tập trung vào chủ đề sự hình thành của các hiện tượng bất bình đẳng ở đô thị và cách mà các hiện tượng này góp phần vào tạo nên diện mạo và cảnh quan đô thị. Mục tiêu là giới thiệu và so sánh các công cụ phương pháp luận sử dụng ở các chuyên ngành khác nhau, những vấn đề gặp phải, để chứng minh sự tương tác và tính phức tạp của các hiện tượng xảy ra trong một bối cảnh đô thị độc nhất. Học viên của lớp làm bài tập trên nhiều loại tư liệu khác nhau – bài báo, phỏng vấn, dữ liệu thống kê, v.v... – và bình luận về sự phát triển, con đường đi và tác động của các chính sách đô thị.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD12[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD12

Các học viên cũng làm việc theo nhóm trong suốt cả tuần học. Bài tập nhằm mục đích xây dựng một bảng hỏi về tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của hiện tượng bất bình đẳng: bất bình đẳng được biểu hiện như thế nào trong các vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận việc làm, hoạt động kinh tế tạo ra bất bình đẳng như thế nào? Việc phân tích tình trạng nhà ở và thói quen cư trú có thể giúp tìm hiểu và giải thích tiến trình xuất hiện hiện tượng phân cách và phân biệt không gian-xã hội như thế nào? Đâu là những hiện tượng bất bình đẳng, đặc biệt là bất bình đẳng về không gian, có liên quan tới khả năng tiếp cận các dịch vụ công, và hiện tượng bất bình đẳng đó hình thành như thế nào? Mục tiêu là để cho thấy các điều tra định lượng góp phần như thế nào trong việc làm sáng rõ lo-gic của các chủ thể, giúp hiểu được tiến trình lựa chọn và những ràng buộc có liên quan, giúp ta hiểu được sự vận động của các hiện tượng phân cách và, cuối cùng, làm rõ cảm nhận và quan niệm của các chủ thể về hành động, hoàn cảnh riêng của mỗi bên và hiện tượng phân cách nói chung.

Lớp chuyên đề (4) «Đào tạo kỹ thuật điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và chiến lược của hoạt động sản xuất rau vùng ngoại ô» đặt hai mục tiêu: giới thiệu các công cụ và phương pháp điều tra trong ngành xã hội-kinh tế và nhân học, áp dụng vào thực địa qua bài tập điều tra kéo dài ba ngày. Lớp học thực hiện điều tra ở hai điểm: xã Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng; thôn Quảng Hiệp, xã Hiệp Thạnh.

Chủ đề xuyên suốt của lớp chuyên đề này là thực hiện nghiên cứu so sánh hai hệ thống sản xuất rau: hệ thống sản xuất gia đình, chuyên canh và bán thâm canh; hệ thống thâm canh ở sáu trang trại lớn với diện tích nhiều hec-ta, kết hợp với phương thức canh tác không dùng đất. Học viên của lớp được chia thành cặp thuộc các nhóm nhỏ, mỗi nhóm tiếp cận chủ đề theo một trong các hướng và các địa bàn sau đây: - Tại xã Liên Nghĩa: thực hiện điều tra đối với lãnh đạo, công nhân, cửa hàng bán vật tư nông

nghiệp, thành viên hợp tác xã rau và hoa an toàn, đầu mối thu mua ở chợ đầu mối của huyện; sự can thiệp và vai trò của chính quyền địa phương (trợ cấp, quản lý, giám sát) – phỏng vấn chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể khác nhau;

- Tại thôn Quảng Hiệp: điều tra về kinh tế hộ gia đình tập trung hoàn toàn vào trồng rau thương mại – nông dân trồng rau (lịch sử gia đình, hoàn cảnh kinh tế, v.v...), cửa hàng vật tư nông nghiệp, vựa rau quả - những người đến thu mua trực tiếp tại ruộng của nông dân, các hộ bỏ làm nông để chuyển sang làm dịch vụ và các hoạt động kinh tế khác, điều tra về sự can thiệp và vai trò của chính quyền xã và thôn.

Kết quả điều tra thực địa tiếp đó được khai thác phân tích với sự tham gia của tất cả các nhóm, để giúp học viên làm quen với quy trình tích lũy theo từng bước.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 13[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 13

Các lớp chuyên đề của khóa học mùa hè 2014 có các đặc điểm như sau:

Lớp chuyên đề Thang độ/cấp độ phân tích

Chuyên ngành Công cụ/phương pháp

-1-Công cụ và phương pháp xây dưng quy hoach đô

thị và lãnh thổ

Khu vưc, đô thị, hành lang giao thông

đô thị

Phát triển đô thị và quy hoach, lập kế hoach

đô thị, địa lý

Quan sát trưc quan, phỏng vấn, phân tích

bản đồ, phân tích lãnh thổ, cơ sở dữ liệu

thống kê

-2- Công cụ và mô hình tìm hiểu và thăm dò sư vận động không gian đô thị

Đô thị Mô hình hóa, địa lý, quy hoach

Mô hình tăng trưởng đô thị, phần mềm mô hình hóa Gama, nghiên cứu

trường hợp

-3-Đô thị và các bất bình

đẳng về không gian-xã hội: khả năng tiếp cận với

dịch vụ công, việc làm và nhà ở

Vĩ mô và trung mô, phường, điều tra hộ gia

đìnhXã hội học, kinh tế, địa lý

Phân tích chỉ số, phân tích về không

gian-xã hội, nghiên cứu trường hợp, cơ sở dữ liệu

thống kê, bảng hỏi

-4-Đào tao về kỹ thuật điều

tra điền dã. Thưc tiễn, mang lưới và chiến lược của hoat động xản xuất

rau ở vùng ngoai ô

Địa phương: xã, thôn. Đơn vị phân tích: điều tra

hộ gia đình và cá nhânNhân học-xã hội, kinh tế-

xã hội, lịch sửKinh tế-xã hội, phỏng vấn định tính, tiểu sử

Bốn lớp chuyên đề được xây dựng hướng tới học viên thuộc các chuyên ngành nghiên cứu khác nhau, với mục tiêu ưu tiên giúp cho tất cả các học viên có thể vận dụng được các phương pháp tiếp cận và công cụ nghiên cứu mở nhất. Mong muốn tổ chức các lớp chuyên đề đa ngành và liên ngành này đã đạt được kết quả thể hiện qua bài thu hoạch tổng kết của mỗi lớp được trình bày vào ngày cuối cùng của khóa học, thứ ba ngày 29 tháng 7. Một thông lệ của tất cả các khóa học mùa hè là phần trao chứng chỉ tham gia khóa học cho các học viên có chữ ký đại diện của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp IRD, Viện Viễn đông Bác Cổ ÉFEO và trường Đại học Nantes.

Đặc điểm của học viên

Năm 2014, tỷ lệ chọn học viên rất cao vì ban tổ chức nhận được tới 450 đăng ký. 93 đăng ký đã được chọn, bao gồm cả các học viên đăng ký dự thính, số lượng học viên dự thính cao hơn so với năm trước. Việc chọn lọc khắt khe như vậy là cần thiết để đảm bảo mức độ tương tác giữa các học viên cũng như hiệu quả của phương pháp sư phạm áp dụng cho các lớp chuyên đề. Tổng cộng có khoảng hơn 100 người tham dự vào hai ngày học tổng thể tại trường Đại học Đà Lạt. Qua phiếu đăng ký, chúng tôi nhận thấy học viên của khóa học có các đặc điểm như sau:- học viên nữ chiếm đa số: 68 % tổng số học viên;- độ tuổi: 16 % tuổi từ 20-25 tuổi, 38 % tuổi từ 26-30 tuổi, 24 % tuổi từ 31-35 tuổi và 22 % hơn

36 tuổi;

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD14[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD14

- trình độ và công việc đa dạng: thạc sĩ, giảng viên thạc sĩ, thạc sĩ và phát triển, nghiên cứu sinh, nghiên cứu sinh/tiến sĩ giảng viên, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên giảng viên, cán bộ dự án phát triển;

- đa ngành: xã hội học, nhân học và nhân học-xã hội, kinh tế, tài chính, thống kê/toán, dân số, địa lý, sử học, khoa học chính trị, quản lý quy hoạch/đô thị, khoa học pháp lý, tin học;

- học viên chủ yếu thuộc các tỉnh, thành phố phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Bình Dương; tiếp đó là Hà Nội, Đà Lạt, Đà Nẵng, Thái Nguyên;

- học viên từ các nước trong khu vực: Campuchia, Lào;- học viên dự thính của Việt Nam: Quỹ đầu tư phát triển Cần Thơ, Trung tâm Dự báo và nghiên

cứu đô thị thành phố Hồ Chí Minh (PADDI);- có sự tham gia của nhiều cơ quan: • Việt Nam: Học viện Khoa học xã hội, Đại học Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách

khoa Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Ngoại thương, Viện Xã hội học, Trung tâm Phân tích dự báo, Trung tâm Vệ tinh quốc gia Việt Nam, Đại học Kinh tế và quản lý Thái Nguyên, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào Cai, International Center for Advanced Research on Global Changes, Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ, Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, Khoa Luật – Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế Đà Nẵng, Đại học Đà Lạt, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tài nguyên môi trường, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, Đại học Hoa Sen, Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu đô thị và phát triển (CEFURD, thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Việt-Đức, Trung tâm Dự báo và nghiên cứu đô thị thành phố Hồ Chí Minh (PADDI), Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ, Đại học Bình Dương, Quỹ Đầu tư phát triển Cần Thơ, Khánh Hòa và Lào Cai;

• Campuchia: Viện Công nghệ, Đại học Luật và khoa học kinh tế hoàng gia Campuchia, các chương trình thạc sĩ giảng dạy bằng tiếng Pháp tại Hà Nội;

• Lào: Bộ Tư pháp.

Cuối cùng, khi viết những lời mở đầu này, chúng tôi vui mừng thông báo tới độc giả quyết định mở rộng mạng lưới đối tác với sự tham gia của «Global Development Network» (GDN) cho các khóa học 2015, 2016, qua đó, tiếp tục mở rộng phạm vi của khóa học sang hai nước Campuchia và Lào cũng như sang Myanmar và Madagascar; khóa học mùa hè lần thứ chín sẽ được tổ chức tại trường Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng với chủ đề: «Các thách thức chung trong phát triển của khu vực ASEAN».

Stéphane LagréePhụ trách Văn phòng điều phối hợp tác

với Cộng đồng Pháp ngữ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 15[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 15

Lời cám ơnHợp tác và liên kết giữa các cơ quan khác nhau thông qua một Thỏa thuận đối tác ký kết cho giai đoạn bốn năm qua đã mang đến cho Khóa học mùa hè Tam Đảo một uy tín không chỉ dừng lại ở tầm khu vực Đông Nam Á mà còn vươn xa hơn nữa. Chúng tôi xin cảm ơn các cơ quan đã đóng góp vào kết quả chung này: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD – Ban Nghiên cứu, Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp ÉFEO, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp IRD – Ban các Chương trình nghiên cứu và đào tạo phía Nam, trường Đại học Nantes và Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF.

Ấn phẩm quý vị đang cầm trên tay được hoàn thành thông qua sự gửi gắm của Guillaume de Saint Phalle, Ban Hỗ trợ quản lý tri thức của Cơ quan Phát triển Pháp AFD. Chúng tôi xin cảm ơn về những trao đổi rất hiệu quả trong thời gian qua.

Chúng tôi bày tỏ sự biết ơn chân thành tới các giảng viên đã tham gia Khóa học mùa hè Tam Đảo, những người đã mang đến chất lượng khoa học và sư phạm rất cao, không chỉ trực tiếp tại khóa học mà còn cả trong công tác tổ chức và quảng bá cho khóa học. Đó là các giảng viên: Arnaud Banos, Pascal Bourdeaux, Mai Linh Cam, Emmanuel Cerise, Axel Demenet, Alexis Drogoul, Benoit Gaudou, Charles Goldblum, Quang Nghi Huỳnh, Danielle Labbé, Christine Larousse, Pierre-Yves Le Meur, Clément Musil, Xavier Oudin, Emmanuel Pannier, Philippe Papin, Gwenn Pulliat, Fanny Quertamp, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud, Irène Salenson, Olivier Tessier, Trương Chí Quang, Trương Hoàng Trương, Võ Đức Ân và Jean-Michel Wachsberger.

Công việc ghi và gỡ băng phục vụ cho xuất bản ấn phẩm này rất tỉ mỉ và mất nhiều thời gian. Chúng tôi xin cảm ơn công sức và chất lượng công việc của các báo cáo viên: Léna Kéravec tại lớp chuyên đề 1 (tốt nghiệp Đại học Rennes II và Viện Di sản vùng-IRPA); Marie-Florine Thieffry tại lớp chuyên đề 2 (Đại học Hà Nội); Pierre Bussière tại lớp chuyên đề 3 (nghiên cứu sinh về quy hoạch, Đại học Montréal); Pierre Morère tại lớp chuyên đề 4 (tốt nghiệp cử nhân về nhân học xã hội, Đại học Strasbourg);

Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới đội ngũ biên, phiên dịch đã thực hiện công việc dịch thuật cho khóa học 2014: Trần Thị Phương Thảo, Kiều Thị Thuý Quỳnh, Đại học Hà Nội; Lê Thanh Mai, Bộ Ngoại giao Việt Nam; Nguyễn Thị Tuyết Lan, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam;  Ngô Hồng Lan, Đại học Kinh tế quốc dân; Lương Thị Mai Trâm, Phiên dịch viên; David Smith và Mary Glémot, phiên dịch độc lập.

Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Ban giám hiệu trường Đại học Đà Lạt, ông Nguyễn Đức Hòa (Hiệu trưởng nhà trường), ông Nguyễn Đình Hảo, ông Nguyễn Duy Mậu, ông Mai Xuân Trung (Phó Hiệu trưởng nhà trường) đã tạo điều kiện đón tiếp, góp phần lớn tạo nên thành công của khóa học 2014.

GS. TS. ĐỖ Hoài NamChủ tịch Hội đồng

Học viện Khoa học xã hội

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 17

Diễn văn khai mạcGS.TS. Đỗ Hoài NamChủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Rémi GeneveyGiám đốc Cơ quan Phát triển Pháp - AFD Việt Nam

Olivier TessierTrưởng đại diện Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp - ÉFEO tại Việt Nam

Jean-Pascal TorrétonTrưởng đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển - IRD tại Việt Nam

Yves PerraudeauGiám đốc Viện Kinh tế-Quản lý – IAE, Phụ trách dự án hợp tác với Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Đại học Nantes

Claude-Emmanuel LeroyTrưởng đại diện Cơ quan Đại học Pháp ngữ - AUF

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 19

Kính thưa Quý vị,

Thay mặt Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tôi xin gửi lời chào trân trọng đến lãnh đạo Đại học Đà Lạt, các ông Giám đốc và Trưởng đại diện của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học và các nhà tài trợ của Pháp.

Xin nhiệt liệt chào mừng tất cả các giảng viên và học viên tham dự Khóa học mùa hè về Khoa học xã hội năm 2014.

Đây là lần thứ tám khoá học mùa hè về Khoa học xã hội được tổ chức thường niên và là lần thứ hai được tổ chức tại Đại học Đà Lạt, một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng Tây Nguyên, Việt Nam.

Trải qua các năm liên tiếp, khóa học mùa hè Tam Đảo đã khẳng định được thương hiệu, thể hiện đẳng cấp về chất lượng giảng dạy và mô hình tổ chức. Hiện tại, chúng ta có thể tự hào nói rằng, khoá học là điểm hẹn mùa hè hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của ngày càng nhiều những nhà nghiên cứu và nhà khoa học trẻ trên mọi miền đất nước Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Qua đó, mạng lưới cộng tác của các nhà nghiên cứu trong khu vực ngày càng được mở rộng.

Với thiện chí tiếp tục phát triển khóa học, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các đối tác Pháp truyền thống đã ký kết Thoả thuận đối tác mới cho giai đoạn hai năm 2014-2015. Tại buổi khai giảng này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cơ quan Phát triển Pháp AFD, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp IRD, Viện Viễn đông Bác Cổ EFEO và Đại học Nantes vì sự tin tưởng và ủng hộ mà các bạn dành cho chúng tôi.

Tôi cũng gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF, Văn phòng Châu Á - Thái Bình Dương. Không chỉ đồng hành cùng chúng tôi ngay từ những khoá học đầu tiên mà vào tháng 12 năm 2013, AUF đã ký thoả thuận hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam để triển khai thực hiện dự án «Hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn». Dự án hợp tác này có thời hạn bốn năm, từ năm 2014 đến 2017, trong đó Khoá học mùa hè là hợp phần đào tạo quan trọng nhất. Trong khuôn khổ này, sẽ có nhiều hơn nữa những cơ hội cho các học viên đến từ các quốc gia trong khu vực tham dự khoá học .

Kính thưa Quý vị,

Khóa học lần thứ tám năm nay mang chủ đề Phát triển đô thị bền vững, tiếp cận dưới

Diễn văn khai mạcGS.TS. Đỗ Hoài Nam

Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hộiViện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD20

các góc độ phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn.

Có sức hút mạnh mẽ về cơ hội việc làm, các dịch vụ y tế, văn hoá và giáo dục, các thành phố lớn và các khu đô thị lớn ngày càng làm gia tăng dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị. Kể từ năm 2008 đã có hơn 50% dân số thế giới sinh sống ở các đô thị, xu hướng này sẽ còn tăng trong những thập niên sắp tới. Sự phát triển đô thị đang diễn ra đặc biệt mạnh mẽ ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cùng với đó, chất lượng sống của người dân đô thị và những vấn đề về môi trường đang đặt ra cho các các nhà quản lý và hoạch định chính sách nhiều khó khăn và thách thức mới.

Từ hơn 20 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, qua đó đã kéo theo sự phát triển nhanh chóng của nhiều đô thị mới, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Tìm hiểu, học tập và tham khảo kinh nghiệm quốc tế về phát triển và quản lý đô thị của nhiều nước trên thế giới trong bối cảnh phát triển hiện đại là việc làm rất cần thiết cho Việt Nam. Đó là lý do mà Hội đồng khoa học của Dự án Khoá học mùa hè đã quyết định lấy chủ đề trọng tâm cho khoá học năm nay là Phát triển đô thị bền vững.

Tham gia khóa học năm nay có hơn 90 học viên đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, các Sở, Ban, Ngành của Việt Nam. Ngoài

ra còn có sự tham gia các học viên đến từ Lào và Campuchia.

Chúng tôi cũng đánh giá cao sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín đến từ Pháp, Canada và Nouvelle-Calédonie. Những tri thức và kinh nghiệm của các giảng viên đến từ các nước trên thế giới sẽ giúp mở ra những hướng tiếp cận mới mang tính phương pháp luận và liên ngành, có thể ứng dụng không những trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy mà còn trong công tác hoạch định chính sách.

Để kết thúc bài phát biểu, thay mặt Học viện Khoa học xã hội trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Học viện, tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Sở Ngoại vụ tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban nhân dân huyện Đức Trọng, Đại học Đà Lạt và các cơ quan đối tác Pháp đã đồng hành cùng chúng tôi trong công tác triển khai tổ chức Khóa học mùa hè 2014.

Xin cảm ơn các giảng viên, học viên, đội ngũ biên, phiên dịch và các cán bộ Văn phòng điều phối hợp tác với cộng đồng Pháp ngữ vì những đóng góp chung để phát triển khóa học đầy hứa hẹn và mang tính khu vực này.

Xin kính chúc các Quý vị sức khỏe, chúc Khóa học thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cám ơn.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 21

Thưa Ông Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,Thưa Ông Nguyễn Đức Hòa, Hiệu trưởng trường Đại học Đà Lạt,Thưa các Bà, các Ông,Các bạn thân mến,

Trước hết, cho phép tôi bày tỏ sự vui mừng được có mặt cùng quý vị ngày hôm nay để mở màn cho Khóa học mùa hè Tam Đảo lần thứ tám. Đây là năm thứ hai liên tiếp khóa học này diễn ra tại Đà Lạt, Cơ quan Phát triển Pháp rất hân hạnh được tham gia tổ chức và tài trợ cho khóa học. Khóa học đã trở thành một dịp rất được mong đợi để cùng nghiên cứu chung về những chủ đề đáng quan tâm đối với khu vực của thế giới nơi chúng ta đang sống. Tôi xin cảm ơn các tổ chức đã góp phần tham gia tổ chức sự kiện này, và xin được nêu cụ thể ở đây: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trường Đại học Đà Lạt, Viện Nghiên cứu Phát triển IRD, Viện Viễn đông Bác Cổ EFEO, Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF, trường Đại học Nantes và Cơ quan Phát triển Pháp AFD. Tôi xin đặc biệt trân trọng nhấn mạnh vai trò của ông Stéphane Lagrée, bởi lẽ tôi hiểu rõ những đóng góp và nhiệt huyết của ông dành cho khóa học này.

Các nỗ lực liên tục của quý vị cho phép Khóa học năm nay tiếp tục thu hút được một số lượng đông đảo các nhà nghiên cứu trẻ từ

các nước trong khu vực. Tôi rất vui mừng được có mặt tại đây với các bạn để cùng với các giảng viên đại học và nhà nghiên cứu hỗ trợ định hướng cho những nghiên cứu về phát triển đô thị bền vững.

Chắc hẳn các bạn đang nghĩ rằng đây là một chương trình hết sức rộng lớn, và các bạn có lý khi nghĩ như vậy. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu của mình, các bạn nên hướng tới quy mô toàn cầu của thách thức đô thị hóa và vô số tác động của quá trình này tại địa phương.

Chủ đề này bao trùm mọi lĩnh vực của khoa học xã hội và một số ngành khoa học tự nhiên «cứng» nhưng có những câu trả lời đối với các thách thức về phát triển đôi khi bị coi là quá «mềm». Tuy nhiên, thách thức về phát triển đô thị bền vững không chỉ là vấn đề của khoa học, và những lời giải đáp cho các câu hỏi mà thách thức này đặt ra đòi hỏi các bạn phải có sự nhạy cảm cao, đặc biệt là về văn hóa và nghệ thuật, bởi lẽ vì sao và làm cách nào để sống ở một thành phố mà cuộc sống không dễ chịu? Chút nữa tôi sẽ trở lại với phương diện này, đây cũng là một câu hỏi cơ bản gắn với chủ đề nghiên cứu được đề xuất với các bạn.

Cho phép tôi được quay trở lại trong chốc lát với vai trò của một nhà tài trợ phát triển, vốn là lĩnh vực hoạt động của tôi, để tóm lược cho

Diễn văn khai mạc Rémi Genevey

Giám đốc Cơ quan Phát triển PhápAFD Việt Nam

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD22

các bạn một cách nhìn về vấn đề phát triển đô thị hiện tại, với những nét lớn còn chưa định rõ: - Trong những thập kỷ vừa qua, các khu vực

đô thị đã có sự phát triển chưa từng thấy. Hiện nay, hơn 50% dân số trên thế giới là dân cư đô thị, và mỗi năm dân cư đô thị trên thế giới tăng khoảng 70 triệu người, tức là hơn 10 lần dân số hiện tại của thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tượng này chủ yếu diễn ra ở các nước phía Nam, ở châu Á và châu Phi cận Sahara, là khu vực mà 78% dân cư đô thị còn đang phải sống trong một môi trường đô thị độc hại;

- Xu hướng này thường bị coi là không thể đảo ngược, đến độ mà một số người cho rằng việc tìm cách hạn chế di dân từ nông thôn ra đô thị là vô ích, và cần phải tập trung nỗ lực vào sự hỗ trợ tăng trưởng đô thị một cách thông minh. Thật vậy, đô thị hiện là nơi sản sinh ra nhiều giá trị gia tăng và của cải quốc gia nhất, và điều này giải thích cho sức hấp dẫn của đô thị đối với người dân vùng nông thôn. Do vậy, phải thiết kế các đô thị của tương lai như thế nào để tiếp nhận 2 tỷ thị dân mới trong thời gian từ nay tới năm 2030?;

- Ở Việt Nam, đến năm 2050, dự kiến dân cư đô thị sẽ chiếm 60% dân số. Tuy vậy, sự tăng trưởng này, vốn đi kèm sự với sự phát triển mạnh về kinh tế trong một thời gian dài, liệu có bền vững? Những tác động tiêu cực của sự tiến triển không kiểm soát chẳng phải đã được ghi nhận trong thực tại: chất lượng không khí, ô nhiễm nước, tắc nghẽn giao thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ở một số giờ trong ngày? Và sẽ như thế nào khi sự tăng trưởng kinh tế sẽ cho phép người lái xe hai bánh xem xét (một cách chính đáng) chuyển sang sử dụng ô tô? Chính phủ và các chính quyền địa phương liệu có thể giải quyết thách thức về trang bị cho các đô thị và công nghiệp hóa hiệu suất cao và hợp lý để đảm bảo tạo việc làm, chất

lượng sống cùng môi trường lành mạnh và được bảo vệ lâu dài?

- Sự phát triển đô thị tập hợp mọi biểu hiện của sự phát triển nói chung, có sự tập trung những tác động tích cực (ví dụ như tăng trưởng kinh tế) hoặc ngược lại là tiêu cực. Phát triển đô thị cũng minh họa cho những sự loạn năng trên toàn cầu, tại cấp độ địa phương, mà trước tiên phải kể đến biến động khí hậu bất thường. Về mặt này, Việt Nam có nhiều ví dụ cụ thể ở khu vực đô thị về «căn bệnh chung toàn cầu» này, mà trước hết là các đô thị duyên hải ngày càng dễ tổn thương trước sự dâng lên của nước biển;

- Cuối cùng, làm cách nào để tăng trưởng đô thị không tạo ra những khoảng cách về phát triển, như Việt Nam cho tới nay đã tránh được, và không tạo ra những khu ổ chuột nằm ngoài quỹ đạo phát triển. Hầu hết các nhà nghiên cứu hiện đều thống nhất rằng ngày nay, phát triển bền vững không gì khác ngoài phát triển tổng thể, nhưng đằng sau thuật ngữ này (vốn nằm ở trọng tâm của những bài phát biểu của các nhà tài trợ hỗ trợ phát triển) là những chính sách nào, đặc biệt là về đất đai, giao thông công cộng, quy hoạch?

Thông qua các khoản tài trợ của mình, Cơ quan Phát triển Pháp AFD đem lại những yếu tố giải đáp cho một phần các câu hỏi này:- Những lời giải đáp dưới dạng tài trợ cơ sở

hạ tầng cho phép cải thiện điều kiện sống ở các thành phố, thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại và tín dụng dài hạn trực tiếp dành cho các chủ dự án, ví dụ như trường hợp của tuyến đường sắt đô thị số 3 của thành phố Hà Nội, hoặc các khoản tài trợ dành cho các Quỹ Đầu tư Phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Lào Cai hoặc Khánh Hòa, biết rằng bản thân các quỹ này là các công cụ tài trợ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 23

đầu tư của chính quyền các thành phố liên quan;

- Những giải pháp dựa vào năng lực tài chính của AFD, và có tính chất thể chế hơn với mục đích khuyến khích phân quyền hoặc tăng cường sự tự chủ của các chính quyền địa phương. Theo đó, AFD mong muốn giúp đỡ các nước Đông Nam Á với kinh nghiệm đã thu được từ các vùng hải ngoại thuộc Pháp và các khu vực khác trên thế giới mà chúng tôi có hoạt động tài trợ trực tiếp cho các chính quyền địa phương bằng những khoản tín dụng được cấp cho các chính quyền này mà không có bảo lãnh của Chính phủ ở cấp trung ương. AFD cũng nằm trong số các tổ chức sáng lập Liên minh Hợp tác của Pháp vì đô thị và lãnh thổ (Partenariat français pour la ville et les territoires - PFVT), là một liên minh coi quản lý đô thị dân chủ là một nền tảng của sự phát triển đô thị bền vững và tổng thể trong đó việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu và tạo việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo và xóa bỏ bất công;

- Cuối cùng, AFD dựa vào các chính quyền địa phương của Pháp. Các địa phương này dùng kỹ năng của mình để phục vụ cho các chính quyền địa phương ở các nước đối tác, những cách làm liên quan đến quản lý các dịch vụ công (giao thông, cấp nước sạch, thoát nước và vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác thải,…) cũng như về lập kế hoạch và quy hoạch lãnh thổ đô thị. Ví dụ, vùng Ile de France và thành phố Lyon mở rộng đã tiến hành các hoạt động hợp tác phi tập trung được đánh giá cao ở Việt Nam.

Như vậy, sự bùng nổ của đô thị hiện đang diễn ra là một thách thức chủ chốt mà nhân loại phải đối mặt. Từ nay tới năm 2030, 95% sự tăng trưởng này sẽ nằm ở các nước đang phát triển. Các đô thị phía Nam bán cầu sẽ có 4 tỷ người dân, tương đương với 80% thị dân trên toàn

thế giới, trong đó có 2 tỷ dân sẽ sống ở các khu vực tạm bợ và các khu ổ chuột.

Nhưng nghĩ đến thành phố của tương lai không chỉ là suy nghĩ về tương lai, mà cũng là nhìn về quá khứ và từ đó tìm ra những xúc tác cho sự thống nhất xã hội, sự thống nhất này sẽ cho phép cư dân đô thị có nhiều sự khác nhau về nguồn gốc cũng như mức sống cùng đoàn kết xoay quanh những tham chiếu chung và tiếp nhận những cư dân mới, những người cũng tự hào là cư dân của thành phố như những người đã cư trú lâu đời. Các tham chiếu này vừa hữu hình vừa phi vật chất, vừa là những công trình mà chúng ta thừa kế từ các thế hệ đi trước, vừa là lịch sử và những kỷ niệm gắn với các công trình này và tạo nên «tâm hồn của một nơi chốn», góp phần duy trì các truyền thống và văn hóa của một thành phố.

Thành phố bền vững là một thành phố bảo tồn được ký ức chung về quá khứ và di sản vật chất minh họa cho ký ức này, vốn không thể thiếu trong việc cấu thành đặc trưng của thành phố tập trung, và cũng là một thành phố thích ứng với những yêu cầu cải thiện của cải công vốn bị đe dọa bởi sự khai thác không hợp lý quỹ đất và tài nguyên thiên nhiên cũng như bởi biến động khí hậu bất thường.

Ở phương Tây, người ta thường nói rằng tương lai của con cái chúng ta sẽ không dễ chịu như quá khứ của người lớn là chúng ta hiện nay, hoặc thậm chí là quá khứ của những người thuộc thế hệ của tôi, do con người không đủ năng lực để đối mặt với những thách thức của sự phát triển bền vững. Tôi mong rằng qua những nghiên cứu của mình, các bạn sẽ chứng minh rằng sự tiên đoán đen tối này là không có căn cứ.

Xin cảm ơn.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD24

Tôi rất vui mừng được tham gia Khóa học mùa hè (KHMH) lần thứ 8. Qua mỗi năm, sự kiện thường niên này đã trở thành một điểm hẹn không thể bỏ qua trong các hoạt động hợp tác Pháp-Việt về khoa học xã hội, uy tín của khóa học đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam để thu hút các học viên đến từ các nước khác trong khu vực.

Quan hệ giữa KHMH, Trường Viễn đông Bác cổ Pháp (EFEO) và các đối tác khác được tóm gọn như sau: Qua dự án FSP «Hỗ trợ nghiên cứu về các

thách thức trong quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội của Việt Nam»,  EFEO là khởi nguồn của KHMH do Stéphane Lagrée, nghiên cứu viên hợp đồng của EFEO, người phụ trách «lịch sử» triển khai vào năm 2007.

EFEO cùng với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp IRD, Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF và trường Đại học Nantes định hướng khoa học cho mỗi khóa học và hỗ trợ tài chính. Ngoài ra, cần nhấn mạnh rằng toàn bộ các đối tác này đã khẳng định sự tin tưởng của mình đối với Khóa học bằng việc cam kết hỗ trợ sự kiện này thêm hai năm nữa (2014-2015) với sự tham gia của đối tác mới, PRES héSam, tài trợ việc xuất bản kỉ yếu Khóa học năm nay.

Nhìn chung, chúng ta chúc mừng Stéphane vì những nỗ lực tìm đối tác mới đang diễn ra: về phía PRES HéSam cũng như về phía Global Developement Network, ADB Institut. Tóm lại, Văn phòng tiếp tục cố gắng mở rộng theo chiều hướng cấu trúc khác như đã trình bày trong thỏa thuận «2014-2015».

Những dấu hiệu về sức mạnh của KHMH và uy tín của các Khóa học này cũng được thể hiện qua việc AUF cam kết nhiều hơn về đầu tư tài chính cũng như việc Khóa học được đưa vào chương trình «Bồi dưỡng nghiên cứu sinh ngành khoa học nhân văn và xã hội». Về vấn đề này, nhằm đáp ứng số lượng lớn ứng viên đăng kí vào lớp thực địa, trung tâm EFEO đã đề xuất hướng dẫn mỗi năm một đợt hai lớp học về đào tạo nghiên cứu thực địa trong chương trình «Bồi dưỡng nghiên cứu sinh» trong vòng ba năm (2014-2016). Lớp học này chỉ dành cho những nghiên cứu sinh (sinh viên, giảng viên đang làm việc) của Việt Nam, Lào và Campuchia. Lớp học đầu tiên trong vòng 15 ngày sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 năm 2014.

Trước hết, sức hút của KHMH được đo bằng số lượng ứng viên, đạt tới 450 người trong năm nay, trong số đó có một lực lượng mới

Diễn văn khai mạc Olivier Tessier

Trưởng đại diện Viện Viễn đông Bác CổPháp - ÉFEO tại Việt Nam

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 25

về học viên dự thính (PADDI, các Quỹ đầu tư Việt Nam và là đối tác của AFD).

Cuối cùng, tất cả các thành viên của EFEO-EPHE đã và đang làm việc tại trung tâm Hà Nội tham gia trực tiếp vào các hoạt động và phụ trách lớp học trong KHMH, và người đã tham gia ngay từ khóa học đầu tiên, Philippe Papin quay trở lại năm nay, ngoài ra còn có Andrew Hardy, Philippe Le Failler, Pascal Bourdeaux-phụ trách Văn phòng EFEO miền Nam và tôi.

Về phần mình, Stéphane gán cho tôi cái tên thân mật nhưng cũng có chút chế giễu là «kí ức của các Khóa học mùa hè » để tránh nói đến từ «người tiền sử », bởi tôi đã tham gia tất cả các khóa học, trong khuôn khổ các phiên học toàn thể và/hoặc như một người đồng tổ chức trong năm năm của «Lớp học về phương pháp nghiên cứu nhân học-xã hội học» (2008-2012). Theo cấp độ này, từ quan điểm của một nhà dân tộc học, chúng ta không nói đến thói quen nữa mà nói đến truyền thống lâu đời.

Năm nay, tôi vui mừng trở lại với «lớp học thực địa» - mối tình đầu của tôi, sau khi đã bỏ bê mối tình này năm ngoái, bởi Alexis Drogoul đã dụ tôi vào lưới hay đúng hơn là vào nhóm chuyên đề của anh ấy. Để đặt ra «cái nhìn nông thôn» về vấn đề phát triển đô thị bền vững trong Khóa học thứ tám này, chúng ta sẽ quan tâm đến sức sống dồi dào của khu vực trồng rau được thúc đẩy bởi chính sách đổi mới ở huyện Đức Trọng, giáp

ranh với thành phố Đà Lạt. Đặc biệt, sẽ đề cập đến so sánh việc tăng cường ứng dụng nông nghiệp và thương mại trong khuôn khổ duy trì hệ thống kinh tế gia đình vào việc chuyển đổi một số không gian đất đai thành đơn vị bán công nghiệp sản xuất thực sự (trang trại). 26 học viên tham gia lớp học sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của bốn giảng viên là Pannier Yves Lemeur «người trở về» (anh đã tham gia Khóa học mùa hè năm 2011 về Phân biệt xã hội và bất bình đẳng), Emmanuel Pannier «người quen» (báo cáo viên năm 2007, 2008, 2009, 2011 và giảng viên năm 2010), Trương Hoàng Trương «người mới đến» và tôi «người tiền sử» hướng dẫn. Pierre Morère sẽ đảm nhiệm vai trò báo cáo viên rất quan trọng, tuy là «người mới» của khóa học nhưng anh lại là người am hiểu tường tận thực tế của địa phương này, nơi anh làm việc từ nhiều năm nay.

Để kết thúc, chủ đề của năm nay một lần nữa lại thể hiện mong muốn của Khóa học mùa hè ưu tiên tiếp cận đa ngành và cùng hòa nhập với những mối quan tâm của thế giới hiện nay, sự tiến triển khái niệm được khởi đầu từ khóa học thứ tư (2014). Cũng vậy, thay mặt EFEO, tôi chân thành mong muốn rằng kinh nghiệm mới lạ này có trong Khóa học mùa hè truyền cảm hứng cho những sáng kiến và hình thức hợp tác mới trong vùng vì sự phát triển của ngành khoa học xã hội và vì sự hiểu biết hơn các xã hội Đông Nam Á xưa và nay.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD26

Thưa Ông Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thưa quý ông, quý bà,Thưa các bạn đồng nghiệp, các bạn trong ban tổ chức cùng toàn thể các bạn tham gia Khóa học mùa hè,

Viện Nghiên cứu Phát triển IRD tham gia ngay từ năm đầu tiên Khóa học mùa hè về khoa học xã hội được tổ chức năm 2007 và rất vui mừng được tiếp tục cùng các đối tác tham gia tích cực cho khóa học năm nay. Tôi xin phép nêu ra ít nhất sáu điểm khiến IRD có động lực tham gia và hỗ trợ cho khóa học này: • Hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội

Việt Nam được duy trì theo chủ trương của Chủ tịch viện, thể hiện qua mỗi năm. Việc đồng hợp tác trong Khóa học mùa hè cũng phù hợp với chủ trương của IRD nhằm cùng các đối tác tại các nước phía Nam xác định và thực hiện những mục tiêu chung với phương pháp tiếp cận tôn trọng các nguyên tắc đạo đức học trong hợp tác.

• Khóa học mùa hè chỉ có thể được thực hiện nhờ vào mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với các tổ chức bao gồm AFD, EFEO, AUF, trường Đại học Nantes và IRD. Quan hệ hợp tác lâu dài giữa nhiều tổ chức chính là

phương thức hoạt động mà Viện IRD mong muốn vì lợi ích của các đối tác phía Nam.

• Khóa học mùa hè là môi trường đào tạo chuyên sâu các cán bộ khoa học, giảng viên và các nhà nghiên cứu, những phân tích của họ sẽ giúp cho việc xây dựng các chính sách công nhằm đáp ứng những thách thức về phát triển. Việc chuyển giao phương pháp tiếp cận khoa học và phương pháp nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Phát triển IRD. Những nỗ lực về đào tạo thể hiện trong các kỷ yếu của các khóa học được xuất bản bằng ba thứ tiếng cũng cho thấy chất lượng của nhóm nhà tổ chức.

• IRD bị thuyết phục về tầm quan trọng của việc phát triển và duy trì mạng lưới khoa học gồm các nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu trẻ và các giảng viên. Trên thực tế, ngoài vai trò đào tạo và chuyển giao, Khóa học mùa hè Tam Đảo cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới các nhà nghiên cứu về khoa học xã hội.

• Tính đa ngành và liên ngành trong các cách tiếp cận của khóa học là điều kiện cần thiết để nêu rõ những thách thức của sự phát triển và cũng phù hợp với tinh thần của IRD. Tại khóa học năm nay, các bạn sẽ thấy được minh chứng cho tinh thần ấy qua các lớp

Diễn văn khai mạc Jean-Pascal Torréton

Trưởng đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển IRD tại Việt Nam

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 27

chuyên đề với sự tham gia của các nhà kinh tế và các nhà lập mô hình của IRD.

• Cuối cùng, việc mở rộng quy mô khóa học ra các nước láng giềng từ năm 2010 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và thúc đẩy động lực nghiên cứu trong vùng, hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ của IRD, đó là tạo điều kiện thuận lợi nhất để mở rộng hoạt động nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao ra quy mô vùng.

Chủ đề khóa học năm nay là «Phát triển đô thị bền vững. Các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn».

Bản thân tôi có rất ít thông tin về lĩnh vực này và tôi chắc chắn sẽ có thêm hiểu biết về phát triển đô thị thông qua khóa học năm nay nhưng quá trình chuyển đổi đô thị nhanh chóng trong các nước phát triển cho thấy các nhà hoạch định chính sách cần phải nắm rõ và giải quyết những khó khăn thách thức nhằm duy trì phát triển đô thị bền vững.

Phát triển đô thị rất mạnh mẽ tại châu Á và những thách thức không chỉ nằm trong phạm vi các thành phố lớn mà người ta thường nghĩ đến. Theo Liên hiệp quốc, vào năm 2025, những thành phố có số dân cư dưới 500 000 người trở thành những thành phố phát triển nhất thế giới với tổng dân số lên đến gần 2 tỷ người, chiếm 42 % tổng dân số trên toàn thế giới.

Sự gia tăng và tính liên kết của những thách thức liên quan đến nguồn cung cấp và tiếp cận dịch vụ, môi trường trong các lĩnh vực y tế, an ninh trước những thảm họa khiến công tác nghiên cứu trong lĩnh vực này hơn bao giờ hết cần phải phối hợp đa ngành để có thể mang lại câu trả lời, công cụ, và phương pháp tiếp cận cần thiết cho cộng đồng.

Các tác nhân và đối tượng hưởng lợi từ sự phát triển này gia tăng đòi hỏi phải thực hiện nghiên cứu hợp tác với nhiều tổ chức bao gồm các cơ quan chính quyền cao nhất có thể và các nhà hoạch định chính sách, các công dân, các công ty tư nhân, các tổ chức về phát triển và các nhà nghiên cứu cùng các giảng viên.

Chủ đề rộng lớn này cũng là một trong những chủ đề ưu tiên trong mục tiêu hoạt động của IRD cho giai đoạn 2011-2015 của IRD, trong đó có thể kể ra:• Tìm hiểu mối quan hệ giữa sự xuất hiện của

nhu cầu đô thị và sự phát triển hạn chế của những nhu cầu này do những thách thức về kinh tế và thương mại hóa trong trao đổi quốc tế;

• Các vấn đề vệ sinh đô thị, xử lý và sử dụng nước thải tại các thành phố lớn thuộc các nước phía Nam;

• Mối quan hệ giữa y tế và môi trường còn ít được xem xét và nghiên cứu tại các nước phía Nam. Ngoài những yếu tố liên quan trực tiếp đến vệ sinh môi trường, bệnh truyền nhiễm hoặc những vec-tơ chưa nổi hoặc phát tán theo những hình thức khác nhau tại nông thôn hay thành thị do tiếp xúc với nguồn lây bệnh, tập trung đông dân hay bùng phát ổ dịch.

Trên thực tế, 2/3 trong số các đơn vị nghiên cứu của IRD thuộc bộ môn khoa học xã hội làm việc ở các mức độ khác nhau về chủ đề đô thị, bao gồm các nhà địa lý, lịch sử, nhà quy hoạch đô thị, nhân khẩu học và kinh tế.

Dự án «Đất đô thị» (Territoires urbains, 2013-2016) được đơn vị nghiên cứu UMR PALOC thực hiện trong vùng nhằm phân tích những biến đổi về thể chế, phương thức quản trị đô thị và mối liên hệ giữa các cơ quan, đặc biệt

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD28

là thông qua các điều kiện hợp tác quốc tế và ảnh hưởng của nó đến việc phân cấp tại Lào.

Dự án INVERSES nghiên cứu «Tính bất hợp lệ, chính quyền và mặt khuất của khu vực đô thị» (Informalité, pouvoirs et envers des espaces urbains) do đơn vị nghiên cứu UMR URMIS thực hiện và được thành phố Paris tài trợ với mục đích nghiên cứu các hình thức quản trị và kiểm soát đô thị tại Jakarta và Manila, dựa trên một quan điểm ít được quan tâm: những hoạt động về đêm và những khoảng không gian dành cho các hoạt động này...

Đơn vị nghiên cứu Phát triển và Xã hội nghiên cứu «dân số trôi nổi» tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy không nằm trong con số thống kê nhưng trên thực tế dân số trôi nổi làm gia tăng dân số đô thị và cần phải được tính đến trong quy hoạch đô thị.

Đơn vị nghiên cứu UMR CEPED nghiên cứu đô thị hóa ven đô Hà Nội, đặc biệt là phân tích những thách thức nảy sinh do phát triển các khu công nghiệp gần các cụm làng nghề, sử dụng chủ yếu nguồn lao động di cư.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2005, đơn vị nghiên cứu UMR DIAL thực hiện điều tra về thị trường lao động và đặc biệt là khu vực phi chính thức, thành phần chính của lực lượng lao động tại các đô thị. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, những thông tin thu thập qua các cuộc điều tra chuyên biệt về khu vực phi chính thức thực hiện năm 2007 và 2009 đã được công bố trong một số ấn phẩm. Sắp tới sẽ tiếp tục điều tra và sẽ mở rộng trên quy mô toàn quốc.

Ngoài nhóm nghiên cứu về khoa học xã hội, các nhóm nghiên cứu khác thuộc IRD chuyên về y tế hay môi trường và nguồn lực cũng làm việc về các chủ đề liên quan đến khoa học xã hội.

Đơn vị nghiên cứu UMR MIVEGEC làm việc tại Việt Nam về chủ đề dịch tễ học ở người, nghiên cứu địa lý phát sinh của virus sốt xuất huyết tại Hà Nội và tính đồng bộ của dịch bệnh sốt xuất huyết giữa các thành phố của Việt Nam. Động thái không đồng bộ tại các thành phố khác nhau có thể dễ dàng làm tái xuất dịch bệnh từ các loài lân cận có tỷ lệ tái mắc bệnh cao sau khi dập tắt bệnh tại từng cơ sở.

Cuối cùng là đơn vị nghiên cứu UMI UMMISCO thực hiện mô hình hóa và mô phỏng các động thái gia tăng dân số đô thị tại Cần Thơ và Phnom Penh và tác động của chúng đến việc tăng rủi ro do người dân tiếp xúc với nguồn nước không an toàn và những bệnh dịch có liên quan mật thiết tới nước như bệnh sốt xuất huyết.

Điểm lại nội dung của Khóa học mùa hè cũng như những hoạt động của IRD liên quan đến phát triển đô thị cho thấy mục tiêu, phương pháp và nội dung của khóa học mùa hè về khoa học xã hội với chủ đề « Phát triển đô thị bền vững. Các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiến » hoàn toàn phù hợp với những chủ trương của IRD.

Cuối cùng, tôi xin chúc cho các quý vị có những tham luận và thảo luận sôi nổi và thú vị để Khóa học mùa hè Tam Đảo lần thứ tám thành công rực rỡ. Xin trân trọng cảm ơn.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 29

Kính thưa các ông/bà chủ tịch, Kính thưa các ông/bà trưởng đại diện, Thưa các nghiên cứu sinh,Thưa các bạn đồng nghiệp,

Năm nay, một lần nữa tôi lại vinh dự được có mặt tại phiên khai mạc Khóa học mùa hè 2014 với chủ đề về đô thị. Với tư cách là trợ lý chủ tịch, phụ trách các dự án hợp tác của trường Đại học Nantes với Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á, và thay mặt cho cá nhân tôi, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới quý vị.

Thay mặt cho chủ tịch của trường, ông Olivier Laboux, và Phó chủ tịch phụ trách quan hệ quốc tế, bà Gwénaëlle Proutière-Maulion, chúng tôi rất vui mừng được có mặt tại Khóa học mùa hè lần thứ tám này. Việc tham gia vào khóa học này thể hiện mong muốn của trường chúng tôi trong việc duy trì sinh hoạt khoa học chung này của chúng ta.

Chúng tôi nhận thấy hình thức tổ chức của khóa học này rất bổ ích cho các nghiên cứu sinh, giảng viên, nhà nghiên cứu của các nước

ASEAN và các nước Pháp ngữ. Như đã thông báo từ năm ngoái, trường Đại học Nantes đã bắt đầu gặt hái được những thành quả đầu tiên từ hoạt động này, nhiều hoạt động hợp tác mới đã được phát triển, nhiều nghiên cứu sinh đã đăng ký luận án tại trường theo hình thức đồng hướng dẫn.

Trong khuôn khổ chính sách hợp tác quốc tế của mình, trường chúng tôi tham gia vào nhiều hoạt động hợp tác năng động trong các lĩnh vực y khoa (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), dược (Phú Thọ), nha khoa (Hà Nội), khoa học kỹ thuật (Đà Nẵng và Cần Thơ), khoa học kinh tế và quản lý (Hà Nội, Phnom Penh, thành phố Hồ Chí Minh, và sắp tới là Nha Trang). Ngoài ra, chúng tôi đã tham gia tích cực vào sáng kiến xây dựng dự án trường đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam và hiện tại là đối tác quan trọng trong dự án «Tạo nguồn tiến sĩ» của AUF và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Với tư cách là Giám đốc Viện Kinh tế-Quản Lý Nantes, tôi xin được nhấn mạnh tới sự hiện diện của chúng tôi trong bốn chương trình

Diễn văn khai mạc Yves Perraudeau

Giám đốc Viện Kinh tế-Quản lý – IAE,Phụ trách dự án hợp tác với Việt Nam

và các nước Đông Nam Á,Đại học Nantes

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD30

đào tạo thạc sĩ trong lĩnh vực kinh tế và quản lý, một chương trình thạc sĩ tại Campuchia, và các hoạt động tích cực tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu. Chúng tôi cũng đã có cam kết tham gia vào các chương trình đào tạo đa ngành cùng với các chuyên gia luật và chuyên gia ngôn ngữ. Các dự án triển khai tại Thái Lan cũng có nhiều tiến triển.

Đối với một chuyên gia kinh tế, vấn đề đô thị là một vấn đề quan trọng và rất rộng: quản lý không gian đô thị và điều tiết các mục đích sử dụng khác nhau (công nghiệp, dịch vụ, giải trí, công viên cây xanh, nhà ở…), quản lý các mạng lưới, quản lý hậu cần hệ thống giao thông đô thị cũng như nhiều vấn đề liên quan đến giáo dục đào tạo và việc làm. Các vấn đề này quyết định tới cách tiếp cận đối với các mạng lưới và tập trung đô thị đòi hỏi phải suy nghĩ về vấn đề quy hoạch lãnh thổ. Là một chuyên gia  «kinh tế biển», tôi sẽ cố gắng kết nối với chủ đề của khóa học trước xoay quanh vấn đề tài nguyên nước, chúng

tôi có thể nhắc tới hiện tượng mà Jacques Marcadon gọi là « litturbanisation », tức là hiện tượng tập trung dân cư ở các thành phố lớn ven biển, đây là hiện tượng đặc trưng cho tiến trình đô thị hóa ngày nay.

Xin cám ơn các đối tác đã đồng hành cùng chúng tôi trong dự án này, cụ thể tôi xin cám ơn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Viễn đông Bác Cổ EFEO, Cơ quan Phát triển Pháp AFD, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp IRD và Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF. Cám ơn anh Stéphane Lagrée và ê-kíp đã luôn nỗ lực duy trì hoạt động cho khóa học này. Cám ơn trường Đại học Đà Lạt đã đồng ý làm địa điểm tổ chức của khóa học.

Thay mặt ông Olivier Laboux, Chủ tịch Đại học Nantes, một lần nữa tôi xin cám ơn tất cả các quý vị đã tham gia khóa học. Tôi rất vui và vinh dự được tham gia cùng các bạn trong dự án chung này của chúng ta. Chúc quý vị sức khỏe và thành công.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 31

Kính thưa Ngài Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,Kính thưa toàn thể các quí vị đại biểu đại diện cho các cơ quan đối tác,Thưa các đồng nghiệp, các bạn thân mến,

Trước hết, tôi xin phép Ngài Chủ tịch Hội đồng Học viện cho tôi được trân trọng cám ơn những lời chào mừng của Ngài, tôi xin chân thành cám ơn các bạn trong Văn phòng điều phối hợp tác với Cộng đồng Pháp ngữ của Học viện đã dành cho chúng tôi một sự đón tiếp rất nồng hậu .

Sự có mặt của tôi trong buổi khai mạc này trước hết là một bằng chứng về sự quan tâm của Cơ quan Đại học Pháp ngữ tới việc chia sẻ những ý tưởng nhằm mục đích đưa ra những giải pháp cho những thách thức mà xã hội hiện nay của chúng ta đang phải đương đầu. Chủ đề phát triển đô thị bền vững của khóa học này là một minh chứng hoàn hảo cho những thách thức này.

Chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ, thảo luận về việc đặt ra các chính sách đô thị công cộng, đó cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy chế độ quản trị tích hợp. Chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ, thảo luận về việc làm sao có thể quản lý được mật độ cư dân đô thị, đó

cũng chính là bàn đến vấn đề đa dạng hóa các phương tiện giao thông đô thị. Chúng ta hãy cùng nhau thảo luận đến vấn đề phân biệt xã hội về mặt không gian, đó cũng chính là bàn đến sự năng động trong việc hoạch định đất đai lãnh thổ. Còn nhiều vấn đề nữa chưa thể liệt kê hết ở đây.

Trước các thách thức về việc sử dụng không gian đô thị một cách năng động sao cho có thể vừa bảo đảm phát triển kinh tế, vừa bảo đảm được sự gắn kết xã hội theo viễn cảnh phát triển môi trường bền vững, thì thật là ảo tưởng khi tin rằng chỉ cần một chuyên gia, một trung tâm nghiên cứu hoặc thậm chí một thiết chế đơn lẻ có thể tìm ra được các giải pháp khả thi cho các vấn đề này.

Bởi vì mục đích đặt ra không chỉ là đưa ra các ý tưởng, các bài nghiên cứu đa ngành nhằm đạt các kết quả thích đáng và đồng bộ trong một hoàn cảnh cụ thể, mà còn có thể nói quan trọng nhất là việc tạo điều kiện phát triển cả về phương pháp nghiên cứu cũng như về phương pháp giảng dạy nhằm mục đích chuyển tải và nắm được các kiến thức này một cách hiệu quả nhất.

Vấn đề đưa ra các ý tưởng, truyền tải kiến thức, tiếp thụ được các kỹ năng là những vấn đề mà các nghiên cứu viên, các giảng viên và

Diễn văn khai mạcClaude-Emmanuel Leroy

Trưởng đại diệnCơ quan Đại học Pháp ngữ - AUF

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD32

các sinh viên - cả một tập thể đồng lòng phấn đấu nhằm đưa ra được những lời giải đáp cho những thách thức mà hiện nay xã hội chúng ta đang phải đối mặt. Tập thể này phải được coi là đầu tầu thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đó cũng chính là sự tiếp nối lôgic các xu hướng nghiên cứu của Hội nghị quốc tế về giáo dục phát triển bền vững mà UNESCO sẽ tổ chức vào tháng 11 năm nay ở Nagoya.

Trong bối cảnh này, Khóa học mùa hè Tam Đảo trở thành một nơi gặp gỡ đặc biệt. Ở đây chúng ta không chỉ đơn thuần tập hợp được các nguồn nhân lực - tổng lực các kỹ năng chuyên môn, mà ngoài ra còn tập hợp được các nguồn tài trợ dù ít nhiều quan trọng thế nào đi nữa, nhằm duy trì và phát huy các khóa học mùa hè này. Đối với Cơ quan Đại học Pháp ngữ, đối tác của khóa học này, đó là việc tạo điều kiện cho việc tạo lập một hệ thống để qua đó tôi luyện các nghiên cứu viên và các nghiên cứu sinh thế hệ mới.

Nhân đây tôi cũng xin lưu ý, Văn phòng hợp tác Đại học Pháp ngữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện đang triển khai chương trình hoạt động bốn năm tới của mình, một trong các dự án chủ đạo của chúng tôi là hỗ trợ các cơ quan thành viên của Tổ chức phát triển các chương trình đào tạo tiến sí.

Khóa học mùa hè Tam Đảo là một trong những mắt xích quan trọng của dự án hiện đang được triển khai này. Về bản chất, dự án này phát triển theo hướng đa ngành, về phạm vi hoạt động là trong toàn khu vực và đặc điểm quan trọng nữa là lấy sự phát triển quan hệ đối tác làm động lực trong suốt thời gian thực hiện dự án.

Và chính tinh thần phát triển quan hệ đối tác này, hơn bao giờ hết, luôn là kim chỉ nam cho mọi hoat động của Cơ quan Đại học Pháp ngữ.

Để kết thúc,

Kính thưa ngài Chủ tịch Hội đồng Học viện,Kính thưa toàn thể các quý vị đại biểu đại diện cho các cơ quan đối tác,Thưa các đồng nghiệp, các bạn thân mến,

Tôi xin chúc Khóa học mùa hè năm nay thành công rực rỡ, thành công trong việc đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy và nghiên cứu, thành công trong việc đa dạng hóa các chuyên ngành nghiên cứu, và cuối cùng là thành công trong việc đa dạng hóa các phương hướng nghiên cứu.

Xin cảm ơn.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 33

Bản đồ 1: Vị trí

Nguồn: Tomorrow Media.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 35

Phần 1Phiên học toàn thể

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 37

1.1. Đô thị xưa và dấu vết đương đại

Philippe Papin – Trường Cao học Thực hành, khoa Khoa học lịch sử và Ngữ văn

1.1.1 Đô thị và không phải đô thị

Khi nói đến đô thị Việt Nam, cần phải bắt đầu từ định nghĩa khái niệm hoặc ít nhất xác định giới hạn sát nhất có thể của khái niệm đô thị. Nếu định nghĩa theo dạng khẳng định thì đô thị là một nơi pha trộn giữa một bên là không gian chính trị, được bảo vệ bởi tường thành (thành), và một bên là chợ (thị), nằm trong hoặc nằm bên cạnh thành, là nơi cung cấp cho nhu cầu của thành, nên luôn luôn nhộn nhịp và có nhiều nhà ở của thường dân. Một đô thị, ở Việt Nam cũng như ở các nước Viễn Đông khác dưới các triều đại phong kiến, trước hết là sự kết hợp của các nơi chốn, không gian có sự phụ thuộc lẫn nhau, tạo nên sắc thái cho tên gọi thành-thị. Sự đối ngẫu này không phải là đặc điểm độc đáo có riêng ở khu vực này. Ta có thể dễ dàng tìm thấy nó ở những nơi khác, nhất là ở các đô thị của Hy Lạp cổ đại, vốn là ma trận của đặc điểm đô thị phương Tây, theo đó, trong tên gọi ta có từ polis, từ này chưa mang nghĩa «cộng đồng cư dân tự do» mà có nghĩa «khu vực thành có tường bảo vệ», đối lập với từ asti, hoặc astu, chỉ khu vực dưới thấp, có cư dân sinh sống và có các hoạt động giao thương.

Nếu phân tích kỹ có thể thấy kiểu phân chia như thế này nhìn chung là rất được mong đợi: rõ ràng việc liên kết, thậm chí là kết nối thành với thị, trung tâm chỉ huy và trung tâm hậu cần, chính trị và thương mại, quân đội và lương thực, quyền lực và hàng hóa là không thể tránh khỏi. Có  thể nói, cách bố trí song hành như vậy không cứng nhắc mà rất mềm dẻo, tùy theo vai trò và mức độ quan trọng của thành hay thị của mỗi nơi, và đây cũng là yếu tố làm nên hình mẫu cho khái niệm đô thị, thực tiễn đô thị cũng như những hình ảnh đại diện mà mỗi người có về thực thể này.

Định nghĩa theo dạng phủ định, phái sinh từ định nghĩa trên, không phải là không có ích khi xem xét khái niệm đô thị. Định nghĩa này giúp cho chúng ta tránh được nhầm lẫn, vì trong định nghĩa này, ta không tính đến những nơi chốn ban đầu có thể khiến chúng ta nghĩ rằng đó là một đô thị, hoặc ít nhất là các đô thị đang mới giai đoạn bắt đầu phát triển.

Trong số các nơi chốn không được xếp vào định nghĩa này, trước hết ta có các thực thể chỉ mang tính chính trị: những nơi cửa quan

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD38

của các tỉnh, huyện – hoặc những nơi tương đương, chỉ có số ít quan lại cai trị và lính tráng, tìm nguồn cung cấp hậu cần ở rất xa, ở các thôn làng gần đó và không có chợ ở xung quanh. Tất nhiên, kiểu bố trí này có ảnh hưởng rõ rệt tới mạng lưới đô thị ngày nay của Việt Nam, trong đó, khu dinh thự của các quan lại đóng vai trò nền tảng. Tuy nhiên, ta không thể đưa kiểu bố trí này vào trong định nghĩa về đô thị, nếu ta muốn định nghĩa đô thị có những đặc điểm đặc thù, bởi những biến đổi của đô thị diễn ra khá gần thời đại của chúng ta và tuân theo một lô-gic khác với lô-gic phát triển «tự nhiên»: trước thế kỷ 19, các đô thị chỉ là các điểm đơn lẻ, cô lập trên bản đồ, một số đô thị có quy mô lớn là nhờ có chợ và vận hành theo kiểu song song thành và thị, tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta không có thông tin nào về hiện tượng này và chúng ta cũng không biết thực tế như thế nào, ngoài trừ một số vị trí chiến lược được đánh dấu trên bản đồ sứ trình. Do vậy, ta không nên cho rằng, sự phát triển theo hướng này ở thời điểm đó là không tránh được: cửa quan và dinh thị của quan lại sau này trở thành đô thị, nhưng dưới thời cũ, đó chưa phải là đô thị.

Loại nơi chốn thứ hai mà ta không nên đưa vào trong định nghĩa đô thị là các nơi chốn thuần túy mang tính thương mại. Trước đây đã có – thậm chí đây còn là quy tắc – các khu chợ nằm ngoài ranh giới làng, ngoài khu cư dân, chỉ họp vài ngày và không có cư dân cư trú thường xuyên. Chợ này họp theo phiên, có lúc người ta họp chỗ này, lúc họp chỗ kia, chỉ họp trong ngày, chính quyền đóng vai trò duy nhất là thu thuế và phí họp chợ. Kiểu chợ phiên này không phải là chợ làng, đây có thể là yếu tố dẫn đến sự ra đời của các đô thị thực sự: tuy nhiên, ngoài một số trường hợp hiếm hoi, nhìn chung việc phát triển theo hướng này cũng mãi sau này mới diễn ra.

Trường hợp thứ ba, không hẳn phải loại ra khỏi định nghĩa về đô thị nhưng cũng chưa thể xếp vào đô thị, đó là các thực thể thuần túy mang chức năng thương mại, buôn bán, như kiểu Singapore theo nghiên cứu của Charles Goldblum, hoặc theo kiểu thành phố Sirivijaya. Ở đây chúng tôi muốn nhắc tới trường hợp đô thị cổ Óc Eo và Vân Đồn; Faifoo (Hội An) và Phố Hiến xuất hiện từ thế kỷ 17. Điều khiến chúng tôi không tính các thực thể này vào trong định nghĩa đô thị của Việt Nam, có thể ngoại trừ trường hợp Óc Eo, là bởi đó là các đô thị-buôn bán được hình thành từ một lịch sử nằm ngoài lịch sử của Việt Nam. Nhân đây, cũng phải nhắc lại là Việt Nam chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử đô thị các nước Đông Nam Á. Không một nơi nào và chưa bao giờ người ta nhận thấy một sự phát triển ồ ạt như vậy của các «thành phố buôn bán» hướng về giao thương đường biển và thông thương với nước ngoài ở hầu hết các nước trong khu vực kể từ thế kỷ 14, khi con đường hàng hải hình thành trên Ấn Độ Dương, và trở thành con đường giao thương chính. Không gì so sánh được với các đô thị hình thành thời bấy giờ, như trường hợp của các đô thị Pasai, Palembang và Aceh ở đảo Sumatra, Bantam và Batavia (sau này trở thành Jakarta) ở đảo Java, hoặc Malacca của Malaysia. Và đô thị sát nhất với định nghĩa của chúng ta, tất nhiên vẫn còn nhiều khoảng cách, chính là ba hoặc bốn trường hợp thành phố buôn bán đã nêu ở trên. Khi đô thị Việt Nam phát triển và tự khẳng định từ bên trong, do người Việt tự làm nên, ta thấy các đô thị đó có các nét cổ điển – kiểu hoàng thành – đô thị hành chính kết hợp với thị - chợ ở vòng ngoài. Chính xu hướng không thay đổi này đã giữ Việt Nam nằm ngoài các hoạt động tăng trưởng kinh tế lớn trước đây, và giúp cho hệ thống đô thị cấu trúc theo kiểu phủ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 39

quan vẫn được giữ nguyên vẹn và từ thế kỷ 19 đến nay tạo nên sự phong phú và độc đáo của mạng lưới đô thị Việt Nam.

Như vậy, trong số bốn loại hình đô thị kể trên – đô thị kiểu hoàng thành, đô thị tổ chức kiểu phủ quan, chợ phiên nông thôn và đô thị buôn bán, chỉ có loại hình thứ nhất, tính đến trạng thái của loại hình này ở thời điểm quan sát, là có thể được xếp vào diện đô thị mà chúng ta gọi là «thành phố». Và tất nhiên, hoàng thành Thăng Long là một hình mẫu điển hình, đó là một hình mẫu vì hoàng thành Thăng Long là một đô thị theo kiểu thành-thị điển hình, đồng thời theo thời gian, rất nhiều đô thị khác đã bắt chước kiểu cấu trúc của hoàng thành Thăng Long, nhất là ở phía Nam dưới thời chúa Nguyễn.

1.1.2. Thủ đô, một không gian riêng biệt

Ngay dưới thời Lý – Trần, trong khoảng thế kỷ 11 đến thế kỷ 14, hoàng thành Thăng Long đã mang đặc điểm hỗn hợp rõ nét của một đô thị. Hoàng thành được bao bọc với hệ thống cửa ô và đê điều, để phân định phạm vi của hoàng thành và kinh thành, khu vực kinh thành về nguyên tắc không được định nghĩa rõ ràng nhưng nhìn chung là nơi tập trung dân thường và có nhiều chợ. Tập hợp hoàng thành và kinh thành tạo nên một đơn vị hành chính riêng biệt: trong khi thủ phủ của các tỉnh lệ không có quy chế riêng thì kinh đô không phụ thuộc vào bất kỳ một đơn vị hành chính nào khác. Hoàng thành với quy chế riêng, được gọi là Phụng Thiên vào thế kỷ 15, có thể coi là một kiểu đơn vị bất thường trong phân loại các đơn vị hành chính chính thức. Biểu hiện rõ rệt nhất của cấu trúc thành-thị là Thăng Long được chia thành hai huyện – huyện Quảng Đức (sau này là Vĩnh Thuận) và huyện Vĩnh Xương (sau này

là Thọ Xương) – cách chia này tồn tại tới khi kết thúc chế độ phong kiến, và thậm chí còn kéo dài đến tận giai đoạn thuộc địa khi có sự phân biệt giữa Hà Nội và « ngoại thành ».

Cách phân chia đơn vị bên trong cũng khác biệt. Từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14, thủ đô được chia thành 61 phường, sau đó thành 36 phường từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Trong 1000 năm, phường là kiểu phân chia đơn vị hành chính tạo nên đặc điểm riêng độc đáo của thủ đô. Chỉ riêng thủ đô mới được chia thành phường và bản thân phường là yếu tố để nhận biết thủ đô. Xin lưu ý tên gọi phường ở đây không liên quan đến các làng nông thôn cũng có cách gọi tương tự ở thời đó hoặc các phường nghề. Cũng xin lưu ý là các đơn vị phường tỏa ra toàn bộ diện tích đô thị chứ không chỉ giới hạn ở khu trung tâm buôn bán hiện nay của Hà Nội, cho đến nay người ta vẫn còn nhầm lẫn rằng trung tâm buôn bán ở khu phố cổ hiện nay của Hà Nội được hình thành nên từ việc 36 phường của Hà Nội (tức là toàn bộ thành phố) đã dẫn tới sự ra đời của tên gọi huyền thoại « ba mươi sáu phố phường » từ thời thuộc địa. Ở đây có hai câu chuyện chồng lên nhau, tôi sẽ trở lại vấn đề này, nhưng tạm thời xin nhớ rằng phường là đơn vị hành chính nhỏ hơn nằm trong hoàng thành (nếu cần phải dịch tương đương, ta có thể dùng tên gọi là « quận »), tính cả các phường nằm ở phạm vi ngoại thành có hoạt động nông nghiệp.

Như vậy, có thể thấy là thủ đô có cấu tạo lãnh thổ và hành chính rất riêng, khác biệt so với nông thôn, và cũng khác so với kiểu “đô thị” thủ phủ của các tỉnh lị thời bấy giờ. Việc cai quản thủ đô cũng khác. Năm 1265, Thăng Long được đặt dưới sự cai quản của quan Đại an phủ sứ, trong khi các tỉnh chỉ có Phủ sứ. Năm 1341 có quan Kinh sư đại doãn, sau đó thay bằng quan Phủ doãn vào thế

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD40

kỷ 15. Vị trí này được giao cho các quan rất to. Người đầu tiên được bổ vào vị trí này là Nguyễn Trung Ngạn, sinh năm 1288 tại tỉnh Nam Định, 16 tuổi đỗ tiến sĩ, được bổ làm quan và sau đó được giao nhiệm vụ “chép công việc hàng ngày” của triều đình (chép sử), phủ sứ của nhiều tỉnh và cuối cùng, năm 1341, khi ông 53 tuổi, được bổ nhiệm làm Kinh sư đại doãn. Một người cần phải được nhắc đến là Dương Trực Nguyên, đỗ tiến sĩ kỳ thi năm 1490, pháp quan, được bổ nhiệm làm quan Phủ doãn kinh đô vào năm 1499. Như vậy chức quan cai quản Thăng Long cũng có một quy chế riêng.

1.1.3. Bước ngoặt vào thế kỷ 17, 18

Vào thế kỷ 17, 18, lịch sử đô thị Việt Nam có sự thay đổi lớn. Sự thay đổi lớn nhất là đầu não của mạng lưới đô thị tức là thủ đô Hà Nội có sự đảo lộn sâu sắc. Triều Lê bị đặt dưới sự kiểm soát của các chúa Trịnh, những người cai quản toàn bộ các vùng phía bắc của đất nước. Vua vẫn giữ ngôi báu và vẫn ngự trong hoàng thành, nhưng chỉ tồn tại để làm vì. Toàn bộ các công việc cai trị đều thuộc về tay chúa Trịnh. Sự tồn tại song song hai cơ quan quyền lực này buộc chúa Trịnh phải đặt dinh ở nơi khác: đó là khu vực nằm gần hồ Hoàn Kiếm, phố Nhà Thờ và phố Trần Hưng Đạo ngày nay, toàn bộ khu vực này được đặt tên mới là vương phủ. Chỉ trong thời gian ngắn, 52 công trình mới được dựng lên, trong đó có đền Ngọc Sơn. Tóm lại: trung tâm ảnh hưởng của thành phố đã dịch chuyển sang khu buôn bán, chợ, nhà ở và khu dân thường. Trên bản đồ, và trong thực tế, trung tâm chính trị quyền lực của thành phố vẫn có sự giao cài với khu vực dân sự.

Thêm vào đó, việc hoàng đế mất quyền lực còn có nghĩa là sự thiêng liêng của quyền lực triều đình bị giảm sút và những quy

định Nho giáo bị nới lỏng. Hoàng đế mất quyền lực ở Bắc kỳ và không tồn tại đối với dân Nam kỳ. Quyền lực giờ thuộc về tay các chúa Trịnh, vốn là dân võ biền, hoặc quan cai trị, hoặc những người đã từng đi chinh phục. Xã hội bắt đầu vượt qua những điều cấm kỵ trong quá khứ. Chẳng hạn, việc buôn bán không còn bị coi là hoạt động hèn kém nhất nữa, và do vậy, sự sáng tạo của các nghệ nhân làng nghề cũng không còn bị cấm đoán, nhà nước bỏ độc quyền, các quan cũng tham gia vào hoạt động thương nghiệp, các làng nghề bắt đầu mang sản phẩm đem bán ở chợ, số lượng chợ tăng lên rất nhanh; tiểu thương ở các thành phố giàu lên, phát triển hơn và bắt đầu xây dựng nhà tầng, vốn trước đó còn bị cấm vì quan niệm dân thường không được phép ở cao hơn quan.

Những gì diễn ra ở Hà Nội cũng diễn ra ở các tỉnh lị, thị trấn, thị tứ. Thực tế, thời kỳ này là thời kỳ thương mại phát triển rất mạnh, nhiều nơi phục vụ cho việc kinh doanh buôn bán được ra đời và phát triển, hoạt động giao thương tăng lên theo cấp số nhân, không chỉ giữa thành thị và nông thôn mà còn giữa các vùng miền khác nhau trên khắp đất nước, đây cũng là thời kỳ việc giao thông đi lại được cải thiện với nhiều con đường mới được xây dựng, cầu gỗ được thay thế bằng cầu đá, đất đai được mua bán trao đổi, xuất hiện hệ thống sở hữu và hoạt động của tư nhân, lập chợ ở các khu đất thuộc sở hữu của các ngôi chùa, những việc này ta có thể tìm thấy được ghi trên các tấm văn bia.

Chính ở thời kỳ này ta thấy bắt đầu có các hình thức kết nối đa dạng giữa thành thị và nông thôn, và các hình thức này vẫn còn tồn tại và kéo dài cho đến thời kỳ đương đại hiện nay.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 41

1.1.4. Đô thị hóa theo hình vuông

Di cư từ nông thôn ra thành thị không phải là hiện tượng hoàn toàn mới. Từ lâu đã có một số trường hợp di cư như vậy. Trong xã hội trước đây, đô thị và các vùng vành đai đô thị thường được hình thành nên từ các phường vốn chỉ là bản sao phụ của các làng nông thôn, nằm cách trung tâm khoảng năm chục cây số. Ở nông thôn có các làng A, B, C, D, v.v..., thì ở thành phố cũng có các bản sao A’, B’, C’, D’, v.v... Nói cách khác, đô thị bị chiếm hữu từ bên ngoài. Đô thị cũng bị quản lý từ bên ngoài: trong danh sách tên các phố phường nội đô ta thấy có tên của các làng xuất thân. Việc thờ cúng cũng được giữ nguyên. Đình làng cũng có các bản sao ngoài Hà Nội. Thậm chí người ta còn giữ nguyên tên của làng gốc. Người ta đi đi về về thường xuyên giữa hai nơi, với tần suất phụ thuộc vào khoảng cách xa gần. Đấy là tình hình trước đây.

Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 17, một xu hướng mới xuất hiện, đó là rất nhiều người từ làng ra phố và ở lại, lập nghiệp, phát triển gia đình và không quay về làng cũ nữa – chính sách tự do của chúa Trịnh cho phép họ làm điều đó. Họ ở lại phố và phát triển công việc buôn bán, vì việc kiểm soát đã được nới lỏng. Dần dần, họ tách khỏi làng quê. Ở phố bắt đầu xuất hiện một giai cấp tư sản thành thị, không còn giống với dòng họ ở làng cũ. Ta cũng thấy việc thờ cúng bắt đầu có sự khác biệt, làng ở phố bắt đầu thờ các vị thần hoặc ông tổ nghề có liên quan đến lịch sử của đô thị (trường hợp Linh Lang ở Hà Nội), hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của họ (ông tổ nghề bạc, nghề dệt, nghề in, v.v...), nhìn chung, kể cả việc thờ cúng thành hoàng, thánh thần cũng không còn giống như ở làng cũ. Bản sao của các làng cũ bắt đầu dần độc lập và thể hiện sự độc lập của mình đối với làng

cũ. Làng phố dần tách khỏi làng cũ, giảm bớt chất quê và dần trở thành phường trong phố chứ không còn là làng từ quê vươn vào phố nữa. Thường thường, các làng phố tập hợp với nhau, vì còn phải giải quyết các vấn đề về đường giao thông, an ninh trật tự, vì vậy, các làng cùng kết hợp xây đình, cùng sử dụng chung, người dân không còn phân biệt gốc gác nữa mà chung sống với nhau, để phục vụ cho các hoạt động cộng đồng, tập thể trong khu: nên đình sinh hoạt chung của làng phố không còn giống với đình làng ở quê nữa, đình làng ở quê ít được sử dụng và dần dần trở nên đổ nát. Về kiến trúc, đình sinh hoạt chung của làng phố không mang kiến trúc hình vuông hay hình chữ nhật nữa mà giống như một ngôi nhà bình thường, lẫn vào khung cảnh xung quanh, không khác với bức tranh chung của đô thị, với cửa mở ra phố và đây là nơi ra vào của đình phố; bên trong, khi có hội họp, không phân biệt gian phải, gian trái nữa, mà là phía trước phía sau: việc bố trí chỗ ngồi danh dự cũng đã thay đổi. Vật liệu xây dựng chung cũng thay đổi: tường trình được thay thế bằng tường gạch. Thành phố trở nên kiên cố hóa. Sau đó, từ khoảng năm 1650, hàng chục các phường nhỏ này dần thay đổi, mở rộng phạm vi, gộp vào nhau thành phường lớn, tự tổ chức tùy thuộc vào tình hình hạn chế của thành phố, do diện tích hẹp, do diện tích khu đất của phường chỉ có thế. Đây là quá trình thành phố được đô thị hóa dần dần, con đường đô thị hóa theo hình vuông.

1.1.5. Phố ra đời

Phường vẫn tiếp tục tồn tại nhưng dần biến mất khỏi các tài liệu, kể cả các tư liệu chính thức, số lượng cũng hiếm hơn, đến mức trong các tư liệu sau này người ta không nhắc đến nữa. Đâu đó trong khoảng cuối thế kỷ 18 đầu

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD42

thế kỷ 19, khi Hà Nội mất vị thế kinh đô, toàn bộ các phường đều biến mất. Chỉ còn lại trên giấy tờ, hoặc trên nền đất của các phường cũ những bộ phận cấu thành nên phường, với con số khoảng 100 đơn vị như vậy, và dần dần con số này cũng giảm bớt, người ta gọi các đơn vị đó là «làng Hà Nội». Có nhiều tên gọi khác nhau đối với các đơn vị này (chủ yếu

được gọi là thôn) nhưng nhìn chung đó là các thực thể quy mô rất nhỏ. Diện tích trung bình khoảng 72 mẫu tính vào cuối thế kỷ 19: tương đương 26 ha, ¼ cây số vuông, hoặc bằng với diện tích vườn Jardin des Plantes ở Paris. Diện tích này nhỏ, kể cả nếu so với diện tích các làng nông thôn cùng thời kỳ đó: dưới 3% có diện tích dưới 70 mẫu.

Hai phần ba các làng của Hà Nội có diện tích dưới 18 hecta. Một làng có diện tích trung bình của đồng bằng Bắc bộ có thể chứa được bốn hoặc năm làng phố của Hà Nội. Các làng phố này nằm ở khu vực trung tâm thành phố, thuộc huyện Thọ Xương chỉ có diện tích tương đương với công viên Montsouris ở Paris, và thậm chí có làng còn chỉ có diện tích vẻn vẹn 2500 m2, bằng với quảng trường Dauphine.

Kiểu không gian, diện tích nhỏ hẹp như vậy trở thành một tiêu chí để định nghĩa thành phố, hiện chỉ có một bản đồ duy nhất đang được lưu trữ tại khu lưu trữ Pineau của Trung tâm lưu trữ của Viện Kiến trúc quốc gia Pháp. Bản đồ này mô tả tỉ mỉ khu buôn bán của Hà Nội, tính từ đê sông Hồng cho tới hoàng

thành, có cả các chi tiết về ao hồ, hình các công trình xây dựng, tên địa danh bằng tiếng Việt và một thông số duy nhất không tài liệu nào có là đường ranh giới bằng vạch chấm phân định với các làng nông thôn.

Các làng hình thành từ chính sách cởi mở về chính trị và thương mại giai đoạn thế kỷ 17 chủ yếu nằm ở khu vực ven sông Hồng và các sông nhỏ khác, hoạt động chủ yếu về giao thương, vận chuyển sản phẩm từ làng ra phố hoặc mang hàng hóa từ phố về làng. Chính vì các làng này, và chỉ từ các làng này mà hình thành nên cách nói phố phường. Xét về nghĩa từ nguyên, phố là tên chỉ một khu chợ họp thường xuyên, có cửa hàng và nhà ở, được hình thành xung quanh một bến đò/tàu. Trong tiếng Hán cổ, phường là từ chỉ một khu

Diện tích đơn vị lãnh thổ đô thị của Hà Nội năm 1894

Nguồn: ANV, Tòa thị chính Hà Nội, hồ sơ 5833

Loại Số làng Diện tích trung bình (theo mẫu)

Tương đương hecta

>= 100 mẫu 13 238 8650-100 mẫu 10 65 2420-50 mẫu 18 28 10< 20 mẫu 21 9 3

Tổng của Hà Nội 63 72trong đó Thọ-Xương 32 43 15trong đó Vĩnh-Thuận 31 102 37

1Bảng

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 43

hành chính, một quận, cái này chúng ta đã nhắc đến ở trên. Vậy nên trong cách gọi phố phường này, ý nghĩa ẩn chứa trong đó không phải cái mà ngày nay người ta vẫn dịch ra là «phố + phường nghề», tức là mỗi phố có một nghề – điều này có thể đúng, nhưng không phải đúng với tất cả các trường hợp, và cũng không liên quan gì đến từ ngữ được sử dụng –, ý nghĩa chính xác hơn của nó phải là «chợ bến đò/bến tàu + quận», theo đó, ta có thể hiểu đó là một khu buôn bán ở đô thị, có cư dân sinh sống, thực hiện các hoạt động giao thương ở phạm vi rộng, tận dụng sự thuận tiện của giao thông đường thủy.

Đó chính là những nét riêng của Hà Nội cũ so với phần còn lại của thủ đô, cả phần nông thôn và phần ngoại thành. Sự phát triển về

sau này của Hà Nội càng khẳng định nét riêng biệt này của thủ đô vì các làng phố ở trung tâm – nằm dọc ven sông Hồng, sông Tô Lịch và các con sông khác – càng phát triển hơn về chiều dài để làm sao mỗi người đều có chỗ mở cửa hàng và làm ăn được. Để phân biệt với các làng lân cận, phía trước và phía sau, mỗi làng tự xây cổng làng mình. Phố trước đây chỉ là một bến tàu/đò có hoạt động buôn bán, dần không còn mang ý nghĩa ban đầu đó nữa, phố được hiểu như hiện nay, là một con đường đi lại, hai bên có cửa hàng cửa hiệu. Hãy cùng xem xét tiến trình biến đổi: trong cùng một vận động, làng phố chia nhỏ thành phường và từ bên trong, hình thức tổ chức cũ cũng được chia nhỏ thành các ngõ phố.

Tổ chức làng đô thị

nhà

nhà

nhà

nhà

nhà

nhà

nhà

nhà

nhà

nhà

nhà

nhà

Ph ng 1, ph A Ph ng 1, ph B

Ph ng 1, ph C Ph ng 1, ph D

Nguồn: tác giả.

Xem xét địa danh của Hà Nội có thể thấy phố dần phổ biến hơn so với phường gốc ban đầu. Ai cũng biết đến phố Hàng Cân,

Hàng Nón, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Bông, những tên phố đã đi vào thơ ca, bài hát, tục ngữ, vào câu chuyện «ba mươi sáu phố

1Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD44

phường», và cho đến nay vẫn còn tồn tại. Nhưng mấy ai biết đến những tên gọi như Thách Khối hay Vĩnh Hạnh? Đại Lợi, Tiền Túc hay Hữu Nghiệm? Ngược lại, ở vùng ngoại thành, các làng không vận động theo kiểu như vậy mà vẫn giữ nguyên là các đơn vị làm nông nghiệp hoặc làm nghề thủ công theo kiểu cũ, lý do là vì không ở gần các dòng chảy như sông Hồng và các con sông khác, vì thế, tên gọi của các làng vẫn còn giữ nguyên cho đến bây giờ: Kim Liên, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Võng Thị, Tây Hồ, Liễu Giai, Thủ Lệ, v.v...

Đây không hẳn là hiện tượng độc đáo. Singapore cũng hình thành theo cách như vậy, đó là kết quả của sự kết hợp giữa «trật tự giao thương» (các cửa hàng nối liền với nhau) theo cách nói của Charles Goldblum và «trật tự tục lệ xã hội» (tập hợp theo nhóm phố và phường), hai cách tổ chức này tăng cường và bổ sung cho nhau. Hai thành phố trẻ hơn là Bangkok và Kuala-Lumpur cũng phát triển theo hướng này, thông qua sự phát triển các hoạt động buôn bán của các thương nhân người Hoa vào cuối thế kỷ 18. Tuy nhiên, điều thú vị của Hà Nội là quá trình vận động của thủ đô là hoàn toàn tự thân, từ bên trong, do các dòng di cư không phải từ ngoài vào mà chủ yếu là từ trong phạm vi nội bộ địa giới của mình.

1.1.6. Một quãng nghỉ ngắn

Tới đây ta đã có thể làm một đánh giá tổng kết đầu tiên. Lịch sử đô thị, trong suốt chiều dài của mình, đã biến từ một cấu trúc thị-thành, với trung tâm chính trị chiếm vai trò thống trị, được bổ sung bằng hệ thống chợ xung quanh thành một thành phố tập trung hoàn toàn vào phương diện dân sự và thương mại. Chính trị đã nhường chỗ cho giao thương, và

bởi vì các hoạt động này nằm ở hai nơi khác nhau, nên tổ chức địa lý của thành phố cũng đã đảo ngược. Nói cách khác, trong trường hợp của Hà Nội, vùng ngoài trở thành trung tâm và khu vực trung tâm lại biến thành ngoại vi. Từ thế kỷ 17, trung tâm Hà Nội được định vị trong khu vực tam giác các phố buôn bán, trong khi trước đó, trung tâm thủ đô lại nằm ở khu vực hoàng thành, về sau khi khu vực trung tâm chuyển dịch dần về các phố buôn bán, ở khu vực hoàng thành đó chủ yếu chỉ còn lại các cánh đồng lúa và trâu cày. Trong cụm từ thành thị, có nghĩa là «thành phố», chữ thị đã thắng thế so với chữ thành. Thứ hai, ngay trong chữ thị này, và cũng bởi sự kiểm soát của triều đình đã được nới lỏng và các hoạt động giao thương phát triển mạnh mẽ, các phường bên trong cũng không còn giữ nguyên hình thức tổ chức hành chính mà cũng thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Phường cũng ngày càng trở nên độc lập hơn với làng gốc ở quê. Nhu cầu về buôn bán và quản lý tại chỗ cũng đã dẫn đến sự thay đổi hoàn toàn các ranh giới, tập quán, quyền lực, tâm lý gốc gác, và làm thay đổi mạnh mẽ hơn nữa quan hệ giữa thành thị và nông thôn. Đây cũng là nhận xét thứ ba của tôi, đó là, không giống như những gì người ta thường nói, đô thị Việt Nam hình thành, tổ chức và phát triển trong tâm thế chống lại chính sách của Nhà nước và phản lại nông thôn: chứ không phải do/nhờ vào hay cùng với Nhà nước và nông thôn.

1.1.7. Từ các chợ đô thị đến thị trường nhà đất

Tư liệu về giai đoạn thuộc địa khá đầy đủ và chất lượng tính từ cuối những năm 1920 đã giúp chúng ta lần đầu tiên có thể đo lường được hiện tượng đô thị một cách tổng thể. Dưới đây là các dữ liệu về miền Bắc Việt Nam:

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 45

Đô thị miền Bắc giai đoạn 1936-1937

Nguồn: dữ liệu về diện tích: ANV, Sở địa chính và địa hình Bắc kỳ, hồ sơ 46. Dữ liệu về dân số: Gourou, 1940.

Diện tích theo hecta

Dân số Mật độ (người / ha)

Tỷ lệ đô thị hóa

Toàn Bắc kỳ 11 798 800 8 700 000 0,74 4,36 %Đô thị Bắc kỳ 8 666,42 379 154 44Đô thị trung bình 249 12 231 49Các đô thị/ toàn Bắc kỳ 0,07 % 4,36 %Đô thị vùng châu thổ 73 % 84 % 50 4,27 %Đô thị vùng cao và trung bình

27 % 16 % 26 4,93 %

Hà Nội 1 235,9 145 442 118

Chiếm chưa đầy 5 % dân số và dưới 1 % diện tích, có thể nói đô thị chiếm vị trí rất nhỏ. Cùng thời kỳ này, trong những năm 1930, Pháp và Italia đã đô thị hóa tới 50 %, còn Anh là 80 %. Các đô thị Việt Nam thời kỳ đó có quy mô nhỏ (250 ha) và thưa dân (12 000 người). Mà đây mới chỉ là mức trung bình, nếu xem xét kỹ từng trường hợp (Phụ lục 1), có thể thấy mạng lưới đô thị miền Bắc chỉ có hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng, chỉ riêng hai thành phố này đã chiếm 1/3 diện tích và 2/3 dân số các đô thị của toàn miền.

Tuy nhiên, nhận định như vậy không gây nhiều ngạc nhiên và cũng không phản ảnh hết thực tế. Thậm chí nhận định này có thể gây nhầm lẫn, vì giống như mạng lưới của các đô thị Việt Nam ngày nay, đô thị thời đó có đến 80 % là nông thôn. Như vậy, đánh giá đô thị tập trung chủ yếu về chất hơn là về lượng. Nhiều trung tâm đô thị vẫn có thành phần bên trong mang tính nông thôn, trong khi đó,

ngược lại, một số làng nông thôn lại bắt đầu vận hành (cư xử) giống như đô thị. Tôi xin sử dụng từ «cư xử» và thực tế đô thị thì đúng là như vậy: đô thị là gì, liệu có phải vì nó vận hành khác với nông thôn? Ở đây, cần phải sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau, và theo ý kiến tôi, các tiêu chí này thể hiện được nội hàm và sắc thái của đô thị. Các tiêu chí đầu tiên cần xem xét là loại hình sở hữu đất đai và các hoạt động kinh tế liên quan đến các thửa đất.

Đất đai ở đô thị Việt Nam là sở hữu tư nhân, gần như hoàn toàn là của tư nhân, khác với ở các làng nông thôn, cho đến thế kỷ 19 vẫn còn tới ¼ diện tích đất sở hữu tập thể (đây là tỷ lệ ở phía Bắc, tỷ lệ này ở phía Nam là dưới 10%). Một đặc trưng nữa tạo sự khác biệt cho đô thị Việt Nam, là đất đai được chia thành rất nhiều thửa, và như vậy, việc sở hữu đất được chia nhỏ cho nhiều chủ sở hữu. Dữ liệu của năm 1939 minh họa cho thực tế này:

2Bảng

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD46

Nếu không tính trường hợp của Bắc Ninh (trường hợp ngoại lệ vì Bắc Ninh bao gồm nhiều thị trấn thị tứ nhỏ), Hà Nội sẽ là đô thị có nhiều thửa đất nhất, tiếp theo đó là các đô thị ngoại vi của Hà Nội (Hoàn Long, trước đây là huyện Vĩnh Thuận) và Hải Phòng. Thủ phủ của Đông Dương, kể cả khi không tính

các huyện ngoại thành, có số lượng thửa đất nhiều hơn tới 12 lần so với một thành phố tỉnh lị như Thái Bình, và cao hơn sáu lần so với Huế, bốn lần so với Phnom Penh. Ta không có thông tin về giai đoạn trước giai đoạn thuộc địa, nhưng có thể nói, số lượng thửa đất đã tăng gấp hơn hai lần chỉ trong vòng 40 năm:

Tuy nhiên, liệu số lượng thửa đất tăng gấp hai lần có đồng nghĩa với việc số lượng chủ sở hữu cũng tăng tương tự? Liệu có thêm các chủ sở hữu mới đối với các thửa đất mới hình thành từ mở rộng đô thị, hay những thửa đất đó lại tiếp tục rơi vào tay những người đã sở hữu nhiều thửa đất trước đó? Ở đây ta phải

tính toán số lượng thửa đất thuộc sở hữu của từng chủ sở hữu. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có dữ liệu của giai đoạn cuối những năm 1930, nhưng may mắn là các dữ liệu này rất chi tiết và đầy đủ, liên quan đến toàn bộ các đô thị của khu vực Đông Dương (ngoại trừ vùng Nam kỳ):

Số lượng thửa đất ở các đô thị Việt Nam năm 1939

Số lượng thửa đất của Hà Nội

Nguồn: ANV, Sở địa chính và địa hình, hồ sơ 59.

Nguồn: Papin, 2013.

Bắc Ninh, Đáp Cầu, Gia Lâm 15 998 Lạng Sơn 1 162Hà Nội 8 885 Sơn Tây 1 120Hải Phòng 7 860 Ninh Bình 1 092Hoàn Long 4 851 Móng Cái 1 022Nam Định 3 251 Cao Bằng 935Hải Dương 2 433 Bắc Giang 894Đồ Sơn 2 321 Hưng Yên 812Phát Diệm 1 412 Phú Thọ 800Hà Ðông 1320 Thái Bình 751

1902 4 2001923 6 6781934 8 5441939 8 8851942 9 334

3Bảng

4Bảng

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 47

Ở các đô thị thuộc vùng Đông Dương, mỗi chủ sở hữu trung bình 1,15 thửa đất (vùng Trung kỳ, Lào và Campuchia), ngoại trừ Bắc kỳ, con số này là 2 thửa. Như vậy, hiện tượng sở hữu nhiều đất đai là không có. Nói chung, hình thức sở hữu phổ biến ở các đô thị Việt Nam là mỗi gia đình có một thửa. Mức trung bình ở Hà Nội có cao hơn ở nơi khác, lý do là bởi thời kỳ đó, người Pháp, chứ không phải người Việt Nam, đã sở hữu tới 49 % diện tích thành phố (kể cả các cơ quan công quyền và doanh nghiệp).

Tiêu chí cuối cùng để đánh giá đô thị: sự luân chuyển về quyền sở hữu đất. Các thửa đất được mua đi bán lại, trao tay, và thị trường đất đai tồn tại thực sự, điều này không có ở các vùng nông thôn, sở hữu đất đai ở nông thôn ổn định hơn, không có nhiều thay đổi. Xu hướng luân chuyển quyền sở hữu này có thể nhìn thấy rõ nét qua một chỉ số chung: đó là tỷ lệ các thửa đất được mua đi bán lại trên tổng số các thửa đất của toàn thành phố. Chúng tôi chỉ có dữ liệu để tính toán chỉ số này cho huyện Hoàn Long, ngoại thành Hà Nội, đây là các dữ liệu của địa chính của năm 1943.

Tỷ lệ đất mua đi bán lại chiếm 9 %. Cũng trong năm 1943, tỷ lệ này là 4% cho toàn vùng Bắc Bộ và từ 3-4% ở Pháp. Như vậy, các khu vực ngoại thành Hà Nội, sau này cũng được đô thị hóa, có tỷ lệ luân chuyển đất đai rất cao: thị trường đất đai đô thị Hà Nội có độ mở lớn gấp hai lần so với khu vực nông thôn. Ngoài ra, ta cũng nhận thấy một xu hướng rõ rệt nữa là đất đai được chia nhỏ: trong năm 1943, 683 thửa đất được tách nhỏ, trong khi chỉ có 65 thửa được gộp vào.

1.1.8. Đô thị hóa và mạng lưới đô thị ngày nay: một cái nhìn

Năm 1989, đô thị Việt Nam chiếm 5% diện tích và dưới 20% dân số. Ở thời điểm đó chỉ có một đô thị duy nhất có dân số hơn 1 triệu người (thành phố Hồ Chí Minh), một đô thị có dân số trong khoảng 0,5-1 triệu người (Hà Nội), 18 đô thị có dân số 100 000-500 000 người, 42 đô thị còn lại có dân số dưới 100 000 người.

20 năm sau, năm 2009, dân số đô thị Việt Nam ước tính chiếm 30% dân số. Con  số này phản ánh đúng thực tế, vì phải trừ đi số lượng những người di cư không khai báo

Số lượng thửa đất và chủ sở hữu đất ở các đô thị vùng Đông Dương năm 1939

Nguồn: RST, hồ sơ 15 254.

Số lượng trung tâm đô thị

Số lượng chủ sở hữu đất

Số lượng thửa đất

Tỷ lệ (Cơ sở 100)

Bắc Kỳ 53 39 175 66 942 171Trung Kỳ 21 12 658 14 676 115Lào 14 4 999 5 104 102Campuchia 12 3 768 5 060 134

5Bảng

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD48

(ví  dụ con số này là 15-18 % dân số thành phố Hồ Chí Minh). Nếu vẫn giữ tốc độ này, xét theo các điều kiện kinh tế hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam sẽ là 40% vào năm 2020. Nói cụ thể hơn, trong vòng năm năm tới, mỗi năm sẽ có thêm 1 triệu người đến sinh sống ở các vùng đô thị của Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 7,1 triệu dân (đây là mức cao nhất của cả nước, địa phương có số dân ít nhất của cả nước là Bắc Cạn với 294.000 dân), trong đó có 1,2 triệu người sinh sống ở vùng ngoại thành nông thôn. Hà Nội, do mở rộng địa giới nên phình to một cách đột ngột, hiện có 6,5 triệu dân, trong số đó 3,8 triệu người là dân nông thôn. Nói cách khác, dân số 100% đô thị của hai thành phố lớn này

là 5,9 triệu người đối với thành phố Hồ Chí Minh và 2,6 triệu người đối với Hà Nội, tổng cộng là 8,5 triệu người, chiếm 1/3 tổng dân số đô thị và 1/10 tổng dân số của cả nước.

Tuy vậy, phải nhấn mạnh một điều là, sự tăng trưởng đô thị diễn ra ở tất cả các vùng miền theo tỷ lệ tương ứng với quy mô của các đô thị, nói cách khác, sự tăng trưởng này không làm mất cân bằng mà ngược lại củng cố thêm sự phân bổ dân số đô thị cân bằng theo các vùng địa lý. Nếu làm tròn số, ta thấy dân số đô thị của Việt Nam được phân bố theo tỷ lệ 1/5 cho mỗi khu vực đồng bằng châu thổ, 1/3 cho vùng Đông Nam Bộ, 1/4 cho miền trung và phần còn lại cho vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Ta thấy rằng dân số đô thị được phân bố tương đối đồng đều, tương ứng với quy mô dân số và diện tích của mỗi vùng. Bảng dưới

đây cho chúng ta thông tin chi tiết hơn về thực tế này:

Phân bố dân số đô thị theo vùng (2009)

Nguồn: tác giả.

Vùng %Bắc – Trung du và miền núi 7Bắc – Châu thổ sông Hồng 23Trung - Đồng bằng và ven biển 18Trung – Cao nguyên 6Nam – Vùng Đông Nam 31Nam – Châu thổ sông Mêkông 15

Việt Nam 100

6Bảng

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 49

Tình hình của hai năm 1999 và 2009 không có nhiều khác biệt, thậm chí ổn định ở mức đáng ngạc nhiên. Nếu phân tích mức tăng trưởng của 10 năm, để tìm hiểu xem mức tăng trưởng diễn ra ở đâu, ta thấy hai xu hướng, một mặt, khu vực miền Trung Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ đô thị hóa không thay đổi, mặt khác, hai khu vực đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải miền Trung có tỷ lệ đô thị hóa tăng thêm + 30% và + 40 %. Vấn đề là, ở ba khu vực có tỷ lệ đô thị hóa tăng cao nhất này, mức gia tăng dân số nói chung lại thấp nhất (như trường hợp thành phố Cần Thơ): dân số đô thị tăng ở những nơi dân số nói chung tăng ít. Nguyên nhân lý giải cho nghịch lý này là mức tăng trưởng đô thị chủ yếu xuất phát từ tình trạng di dân từ nông thôn ra thành phố trong phạm vi bán kính hẹp, người nông dân bỏ quê ra sinh sống ở các vùng đô thị lân cận, và đối với trường hợp các thị trấn thị tứ thuộc tỉnh hay huyện, điều này không làm thay đổi tổng dân số của tỉnh. Cho nên mức tăng trưởng đô thị này chủ yếu là tăng cơ học cho dân di chuyển trong cự ly gần.

Trong thực tế, việc di dân trong phạm vi bán kính hẹp là hoàn toàn có thể, vì lúc nào cũng

có một thành phố, thị trấn, thị tứ gần với làng mình. Không thể nói hết được về sự đa dạng của mạng lưới đô thị ở Việt Nam, nhưng có thể tóm tắt một cách đơn giản như sau: 1/3 dân số đô thị sống ở hai thành phố lớn, 1/3 sống trong khoảng 100 thành phố trung bình và lớn hơn (với dân số trong khoảng 50 000-1 triệu người), 1/3 còn lại sống ở hơn 1000 thành phố nhỏ (dưới 50 000 dân). Nếu muốn ra thành phố, nói chung chẳng bao giờ quá xa so với nhà mình. Các thành phố thuộc tỉnh hoặc thị trấn thuộc huyện tất nhiên không phải lúc nào cũng lớn, nhưng chỗ nào cũng có và xoay quanh nó là vùng ngoại thành nông thôn. Ở các tỉnh đồng bằng miền Bắc, cứ 30 cây số lại có một trung tâm đô thị; ở miền Nam, mạng lưới đô thị thưa hơn một chút vì hấp lực của thành phố Hồ Chí Minh và tiếp đó là của Bà Rịa-Vũng Tàu và Cần Thơ, tuy nhiên, mạng lưới này có kết cấu chắc chắn và tăng cường củng cố lẫn nhau. Ở các vùng còn lại, các đô thị quy mô vừa rất ý thức được thực trạng và vai trò của mình, 91 đô thị trong số đó đã kết nối để hình thành nên Hiệp hội Các đô thị Việt Nam ACVN, hiệp hội này được thành lập năm 1990 theo sáng kiến của chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế. Tóm lại,

Tỷ lệ đô thị hóa theo từng vùng (2009)

Nguồn: tác giả.

VùngDân số đô thị (%)

1999 2009 Tăng trưởngtừ 1999 tới 2009

Bắc – Trung du và miền núi 13,8 16,0 + 16 %Bắc – Châu thổ sông Hồng 21,1 29,2 + 38 %Trung - Đồng bằng duyên hải 18,4 24,1 + 31 %Trung – Tây Nguyên 26,7 27,8 + 4 %Nam – Vùng Đông Nam bộ 55,1 57,1 + 4 %Nam – Châu thổ sông Mêkông 17,1 22,8 + 33 %

Việt Nam 23,5 29,6 26

7Bảng

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD50

mạng lưới đô thị Việt Nam được tổ chức theo một cách riêng biệt so với các nước khác ở châu Á, và giống như hai mặt của tấm huy chương, đô thị Việt Nam vừa có xu hướng di dân từ nông thôn ra thành phố trong cự ly gần, lại vừa có sự phân bổ tương đối đồng đều tỷ lệ thuận với quy mô của từng vùng trên phạm vi cả nước.

Một thực tế nữa là mạng lưới đô thị quy mô khiêm tốn đã dẫn đến hình thành ở các tỉnh một lối sống đô thị rõ rệt, không còn mang tính nông thôn nữa. Thực tế này có thể thấy được ở mọi nơi. Những người không bỏ hẳn quê ra phố vẫn có thể thường xuyên lên thành phố, đi về trong ngày, tối vẫn về làng ngủ, hoặc ở lại phố vài tối trong tuần, nhất là những người trẻ. Đây có thể coi là một bước đệm để chuyển ra sống dần ở phố mà không phải đối mặt với quá nhiều rủi ro. Họ chỉ đi khi họ chắc chắn đã có việc làm – khác với những người bỏ quê ra hẳn các thành phố lớn, nhiều phiêu lưu, rủi ro hơn – những người này vẫn có thể kết bạn, tìm người yêu, bạn đời, sau đó mới quyết định có ở lại phố hay không. Thành phố nhỏ trở thành nơi có việc làm, có cuộc sống hiện đại, có các thói quen mới, có sự tự do nhất định, và từ tâm nó sẽ lan tỏa ra các vùng ngoại vi, nhưng đồng thời vẫn duy trì sự tồn tại của các vùng ngoại vi đó.

Mạng lưới đô thị dày đặc và phân bố đồng đều như vậy được bố trí theo kiểu tổ ong trên toàn bộ diện tích lãnh thổ là yếu tố để hấp thu tốt các cú sốc về di dân từ nông thôn ra thành thị – ít nhất đó là thực tế đã diễn ra cho tới khi có những số liệu thống kê mới nhất của năm 2009, vì theo đợt thống kê mới này, ở Việt Nam bắt đầu có xu hướng di cư từ nông thôn ra thành phố theo cự ly lớn, tức là đi thẳng từ quê ra các thành phố lớn mà không qua mức trung gian là các thành phố nhỏ gần nhà. Một trong những thách

thức trong tương lai gần là – trong những năm sắp tới, dân số đô thị sẽ tăng thêm mỗi năm 1 triệu người – nên sẽ phải củng cố mạng lưới các đô thị cấp trung gian và đây sẽ là một lợi thế lớn cho Việt Nam, xét cả về dân số và quy hoạch lãnh thổ. Các đô thị cấp trung gian là một điều hiếm hoi ở các nước châu Á, vì phần lớn cả các nước này đều có hiện tượng phát triển đầu to, hoặc hơn được một chút là hai đầu to. Trên quan điểm đó, sẽ không phải là không có lợi nếu các đô thị lớn có thể dựa vào các đô thị vệ tinh, đó không phải là «ngoại thành» mà là các đô thị thực sự, có bản sắc riêng, tham gia đầy đủ vào sự tăng trưởng của đô thị lớn, nhưng hoàn toàn có khả năng để phát triển các hoạt động độc lập hoặc bổ trợ cho thành phố lớn. Và các đô thị vệ tinh này cũng lại có các vùng ngoại ô của mình và các vùng ngoại ô đó cũng đóng vai trò độc lập và bổ trợ tương tự. Giống như viên đá ném thia lia, toàn bộ các vùng kể cả vùng nông thôn sẽ được hưởng lợi từ sức đẩy từ thành phố lớn. Tuy nhiên để có thể đi theo được hướng này, đầu nối của các mối nối trong mạng lưới đô thị phải thật chắc, không chỉ để giúp cho các hoạt động trao đổi kinh tế diễn ra nhanh hơn mà còn để hạn chế các luồng di cư và định cư vĩnh viễn từ nông thôn ra các thành phố lớn. Hiện nay điều này chưa làm được vì mạng lưới kết nối giao thông còn quá kém, và nhìn chung hạ tầng giao thông chưa đủ để đáp ứng nhu cầu.

Tôi xin phép được kết thúc bằng đôi lời về cảnh quan đô thị. Đúng là ta có thể đưa ra rất nhiều định nghĩa về đô thị, nhờ vào các tiêu chí về dân số, đưa ra đặc thù về từng loại hình, cố gắng xếp loại một cách hoàn chỉnh các kiểu đô thị càng ngày càng phức tạp hơn, nhưng rốt cuộc lại cái cảnh quan đô thị mà chúng ta nhìn thấy, ở một thời điểm nhất định mới chính là yếu tố giúp chúng ta nhận

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 51

ra sự khác nhau giữa đô thị và nông thông. Sự phân định rõ rệt đến mức ta có thể nhận ra những mảnh ghép nông thôn trong bức tranh đô thị và mảnh ghép đô thị trong bức tranh nông thôn. Ai trong chúng ta chưa từng ngỡ ngàng khi thấy một khu vực đậm chất nông thôn tồn tại trong lòng một thành phố, hay một nét đô thị rõ rệt nào đó trong làng nông thôn? Cảnh quan là một khái niệm rất được những người làm về địa lý quan tâm, và những người nghiên cứu về lịch sử cũng có thể lấy đó làm cảm hứng nghiên cứu, đó là chìa khóa để giúp ta hiểu và mở được nhiều cánh cửa. Có thể nó khiến ta có đôi chút lo sợ vì không dễ đo lường, không dễ định lượng, nó không nằm trong phạm trù của ngành khoa học của những con số, nhưng nó lại thuộc về cảm nhận, về bản năng, về sự tức thời, một kiểu hiểu biết không xa lạ với cảm nhận văn chương đối với những thực tế nhạy cảm và mang tính cảm xúc. Và để nói về cảnh quan, có lẽ chúng ta phải dùng những ngôn từ mà Roland Barthes từng sử dụng trong cuốn Những điều bí ẩn. Đô thị sẽ khô khan, cứng nhắc, trong suốt, rõ ràng và có khuôn khổ; nông thôn thì ẩm ướt, vận động, đục mờ, tối và mở không giới hạn. Ở đây là bê tông, kính và xi măng, ở kia là gạch, đất và cây cối. Liệu người ta đã nghĩ đến việc đo

lường tỷ lệ đất mà người ta có thể bốc được và giữ được trong lòng bàn tay ở một thành phố? Và tương tự như thế, tỷ lệ đất không bị lấy đi trong một làng nông thôn? Liệu đó Hà Nội của những năm 1960-1980 có còn là một thành phố, với những con đường đất, bụi cây, nhà tường trình, và những đàn lợn được nuôi trong các căn hộ tập thể? Và liệu một ngôi làng xa xôi của tỉnh Phú Yên có còn là một vùng nông thôn khi nó có hệ thống cống thoát nước hoàn chỉnh, đường đi lối lại bằng xi măng, có vỉa hè và vườn cây ở sân nhà? Ở nơi ấy, mới đây thôi, tôi còn chuyện trò với các thợ cắt tóc, chủ quán karaoke, thợ sửa ảnh trên photoshop, nhân viên cửa hàng bán đồ điện tử hifi thế hệ mới nhất, bác sĩ… những người hàng ngày vào phố làm việc, biết tường tận thời sự mới nhất, những người không còn quan tâm đến làm nông, những người bắt tay bạn chứ không nắm lấy cổ tay, những người sống trong những ngôi nhà kiên số, có ban công trang trí đầy hoa nhựa. Không phải lúc nào vẻ ngoài cũng phản ánh sai thực chất. Và trong trường hợp này, chính cảnh quan bên ngoài cho chúng ta thấy sự khác nhau giữa nông thôn và thành phố cũng như nông thôn và thành phố đan cài vào nhau như thế nào.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD52

Diện tích, dân số, mật độ các trung tâm đô thị năm 1936

Đồng bằng Miền núi và trung duTrung tâm

đô thịHéc-ta Dân số Mật độ Trung tâm

đô thịHéc-ta Dân số Mật độ

TP Hà Nội 1 236 145 442 118 Cao Bằng 182 8 929 49TP Hải Phòng 1 753 73 315 42 Tuyên Quang 112 7 849 70Nam Định 445 25 347 57 Lạng Sơn 766 6 458 8Bắc Ninh (Đáp Cầu, Thị Cầu)

552 16 865 31 Phú Thọ 221 5 325 24

Hải Dương 198 9 649 49 Móng Cái 119 5 184 43Kiến An 605 7 599 13 Lào Cái 138 4 357 32Sơn Tây 178 5 865 33 Yên Bái 68 3 994 58Hà Đông 202 5 716 28 Phủ Lãng

Thương227 3 508 15

Thái Bình 94 5 372 57 Hoà Bình 31 3 443 112Phủ Lý 158 4 926 31 Thái Nguyên 80 3 432 43Hưng Yên 87 3 967 46 Hà Giang 63 1 970 31Vĩnh Yên 313 3 699 12 Lai Châu 170 1 721 10Việt Trì 99 3 024 30 Quảng Yên 81 1 597 20Ninh Bình 164 2 821 17 Bắc Cạn 43 1 418 33Phúc Yên 62 2 349 38 Chapa 859 Gia Lâm 142 2 251 16 Thất Khê 103 Hương Hoá 78 1 762 23 Chợ Bờ 19 Kî Sở 327 Đồ Sơn 526 Đồng-Mô 71 Ninh Giang 40 Phương Lâm 15 Phả Lai (7 chùa)

13

TỔNG 7 030 320 296 46 2 424 60 044 25

8Bảng

Phụ lục

Nguồn: Dữ liệu về diện tích: Cục lưu trữ, Sở địa chính và địa hình Bắc Kỳ, hồ sơ 46; dữ liệu về dân số: Gourou, 1940.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 53

Nguồn

CỤC LƯU TRỮ NHA NƯƠC (ANV), Mairie de Hanoi, dossier 5833 : « Rôle d’impôt foncier en 1894 ». –, Cadastre et de la Topographie du Tonkin,

dossier 46. –, Cadastre et Topographie, dossier

59, «  Érection des centres urbains en communes, 1939 ».

–, Cadastre et Topographie du Tonkin, dossier 314.

RESIDENCE SUPERIEURE DU TONKIN (RST), dossier 15 254, « Statistiques fiscales, 1937-1943 ».

Danh mục tham khảo chọn lọc

BRIFFAUT, C., La Cité Annamite, Paris, Librairie de la société du Recueil Sirey, 3 volumes : I, La fondation, 1909, 172 p. ; II, Les sédentaires, 1912, 133 p. ; III, Les errants, 1912, 81 p.

CARTIER, M. (1070), « Une tradition urbaine : les villes dans la Chine antique et médiévale », Annales E.S.C., n°4, pp. 831-841.

CHOAY, Fr. (1992), « L’histoire et la méthode en urbanisme » in Marcel Roncayolo et Thierry Paquot (dir), Villes et civilisation urbaine, XVIIIe-XXe siècle, Paris, Larousse, pp. 270-278.

CLAVAL, P. (1978), Espace et pouvoir, Paris, PUF, 257 p.

COQUERY-VIDROVITCH, C. (1991), «  The process of urbanization in Africa (from the  origins to the beginning of independence  », African Studies Review, vol.34, n°1, avril, pp.1-98.

DANG PHUONG NGHI (1969), Les institutions du Vietnam au XVIIIe siècle, Paris, Publications de l’École Française d’Extrême-Orient, vol. LXIV, 141 p.

DAUMARD, M. (1991), « Ville et société. Les  problèmes du XIXe siècle français », Bulletin de la Société d’Histoire Moderne, n°4, pp.15-23.

FOURNIAU, C. (1912), « Le phénomène urbain au Vietnam à l’époque coloniale », Péninsule indochinoise, Études urbaines, L’Harmattan, pp.167-183.

GOLDBLUM,, C. (1977), « Singapour : fondation d’un espace social coutumier » in Bulletin du  CeDRASEMI, Paris, CNRS, vol. VIII, n°2, pp.129-161.

GOUROU P. (1940), L’utilisation du sol en Indochine francaise, Paris, Hartmann, 1940, p. 96 et p. 105.

HERVÉ, J.C. et J.L. BIGET (1995), Panoramas urbains. Situation de l’histoire des villes, Fontenay-aux-Roses, ENS Editions, 348 p.

LOMBARD, D. (1994), « A propos de l’histoire des villes d’Asie du Sud-Est. Nouvelles considérations », Orbi, pp. 99-106.

LOMBARD, D. (1970), « Pour une histoire des villes du Sud-Est asiatique », Annales E.S.C., n°4, juillet-août, pp. 842-856.

MAC GEE, T.M. (1967), The South-East Asian cities. A social Geography of the primates Cities of South-East Asia, Londres, 1967.

MERLIN, P. (1973), Méthodes quantitatives et espaces urbains, Paris, Masson, 190 p.

NGUYỄN VĂN UẨN (1995), Hà Nội, nửa đầu thế kỷ XX, Hà Nội, NXB Hà Nội, 3 tập : 941, 935, 807tr.

PAPIN, P. (2013), Histoire des territoires de Hanoi – Quartiers, villages et sociétés urbaines du XIXe au début du XXe siècle, Les Indes savantes, Paris, 391 p.

PAQUOT, Th. (1990), Homo urbanus, Essai sur l’urbanisation du monde et des mœurs, Paris, Le Félin, 177 p.

PONS, Ph (1988), D’Edo à Tokyo, Mémoires et modernité, Paris, Gallimard, 458 p.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD54

RAGON, M. (1986), Histoire de l’architecture et de l’urbanisme modernes, Paris, Seuil, folio, 2 t., 374 p. et 348 p.

RAMBAUD, P. (1974), Société rurale et urbanisation, Paris, Le Seuil, 348 p.

REICHERT, H. et J.D RÉMOND (1980), Analyse sociale de la ville, Paris, Masson, 226 p.

SIT, Victor F.S. (1995), Beijing, The nature and planning of a chinese capital city, Londres, Wiley, 389 p.

SMITH, T. C. (1995), A sense of history - Studies in the social and urban history of Hong-Kong, Hong-Kong, The Hong-Kong Educational Publishing Co., 413 p.

WEBER, M .(1992), « Définir la ville », in Marcel Roncayolo et Thierry Paquot (dir), Villes et civilisation urbaine, XVIIIe-XXe siècle, Paris, Larousse, pp. 283-300.

WOODSIDE, A.B. (1971), « The Development of social Organizations on Vietnamese Cities in the late colonial Period », Pacific Affairs, XLIV, n°1, pp.39-64.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 55

1.2. Đà Lạt. Và bản đồ tạo nên thành phố…

Pascal Bourdeaux – Viện Viễn đông Bác Cổ, thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh chào mừng năm giao lưu Pháp-Việt 2013-2014. Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng, tuần lễ văn hóa Đà Lạt (9-15/12/2013) đã được tổ chức và sự kiện mở màn của tuần lễ văn hóa chính là lễ khai mạc triển lãm «Đà Lạt. Và bản đồ đã tạo nên thành phố…» diễn ra ngày 9/12/2013 tại phòng triển lãm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm kỷ niệm 120 năm ngày bác sĩ Yersin khám phá ra cao nguyên Lang Biang với những điều kiện tự nhiên ưu đãi, nơi sau này hình thành nên thành phố Đà Lạt ngày nay.

Để nhắc đến lịch sử đô thị 120 năm của thành phố Đà Lạt, vốn còn rất nhiều điểm còn chưa được biết đến một cách thấu đáo, Olivier Tessier, Trưởng đại diện của Viện Viễn đông

Bác Cổ ÉFEO tại Việt Nam và tôi - những người tham gia vào xây dựng đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã quyết định lựa chọn góc tiếp cận bằng công cụ bản đồ lịch sử. Góc tiếp cận này nhanh chóng thể hiện sự phù hợp và độc đáo của mình trong việc làm sáng rõ cả một mảng trong lịch sử của vùng, nhất là những điểm còn đang được tranh luận hiện nay về những thách thức và phương pháp cần áp dụng vào mục đích giữ gìn di sản đô thị. Nghiên cứu tài liệu đã được chúng tôi thực hiện ở bốn nước với sự hỗ trợ của nhiều đồng nghiệp, chúng tôi cũng được nhiều cơ quan nhà nước, tư nhân và cá nhân tạo điều kiện để tiếp cận được với các nguồn tài liệu nguyên bản; nhân đây chúng tôi xin phép được gửi lời cảm ơn tới các cơ quan tổ chức và cá nhân dưới đây:

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD56

Chúng tôi đã thực hiện việc phân loại, sắp xếp và phân tích nguồn tư liệu khổng lồ này và từ đó hình dung được toàn bộ các dự án quy hoạch đô thị được thực hiện tiếp nối nhau trên cao nguyên Lang Biang và thành phố Đà Lạt trong suốt thế kỷ 20 và thậm chí cho tới tận hiện nay. Chính quyền thành phố Đà Lạt đã đặt hàng thực hiện một nghiên cứu đánh giá triển vọng vào cuối năm 2013, đề án «Điều chỉnh quy hoạch tổng thể thành phố Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn 2050» đã hoàn thành. Đề án này đã được trình lên các cơ quan chính phủ và chính thức được thông qua vào giữa năm 2014. Nói như vậy để nhấn mạnh rằng, câu chuyện về lịch sử đô thị thành phố Đà Lạt mà chúng tôi chia sẻ trong bài trình bày này sẽ mang đến cho chúng ta một cái nhìn mới về thành phố - địa điểm tổ chức khóa học mùa hè lần thứ hai liên tiếp, đồng thời cũng giúp chúng ta có thêm chất liệu về chủ đề «phát triển đô thị bền vững».

Trong bài trình bày này, chúng tôi tổng hợp lại các yếu tố quan trọng nhất từ catalogue các tư liệu đã được triển lãm vào tháng 12 vừa qua. Nghiên cứu này của chúng tôi được thực hiện trên góc nhìn đa ngành, phương pháp luận và liên ngành qua đó cho thấy các chuyên ngành khác nhau về lịch sử, bản đồ và quy hoạch đô thị cũng như cách tiếp cận lịch sử và tương lai có thể đối thoại với nhau như thế nào.

1.2.1. Dẫn nhập

Việc sắp xếp trật tự của một không gian đô thị sẽ phản ánh bản chất và sự đa dạng của các mối tương quan về quyền lực, quan hệ xã hội và vị thế của các quan hệ đó, vốn là các yếu tố nhào nặn nên một đô thị kể từ khởi nguồn. Biểu diễn tất cả các quan hệ đó trong không gian, bản đồ sẽ giúp ta hình dung được những phương thức hình thành nên cấu trúc xã hội, chính trị và kinh tế của một thời kỳ

Các cơ quan hỗ trợ tư liệu về lịch sử đô thị TP Đà Lạt

Cơ quan tổ chức tại Pháp Cơ quan tổ chức tại Việt NamCục Lưu trữ hải ngoạiViện PasteurHội Kiến trúc (Cité de l’architecture)Missions étrangères de ParisTu viện Couvent des OiseauxBan lịch sử Bộ Quốc phòng (Service historique de la défense)Viện Địa lý quốc giaKho ảnh của ÉFEO

Cục Lưu trữ quốc gia (trung tâm lưu trữ số 1 tại Hà Nội, số 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, số 4 tại Đà Lạt) Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng Sở xây dựng TP Đà Lạt

Các cơ quan khác Cơ quan tổ chức tư nhân, cá nhânHội nghị quốc tế về kiến trúc hiện đại (Congrès International de l’architecture moderne - Zurich, Suisse)Đại học Rikkyo (Tokyo, Nhật Bản)

Văn phòng kiến trúc Interscène Tư liệu cá nhân của kiến trúc sư VeysseyreHội những người bạn Huế xưa (Nouvelle Association des Amis du Vieux Huê)Eric Jennings (Đại học Toronto, tác giả một cuốn sách về lịch sử Đà Lạt)Nhà nhiếp ảnh Tam Thái

1Khung

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 57

nhất định. Tuy nhiên, mặc dù chính quyền ở các thời kỳ khác nhau, từ thời kỳ thực dân đến giai đoạn hiện nay, đã bao lần mong muốn kiểm soát được việc quy hoạch trên thực tế, nhưng phải thừa nhận một điều là Đà  Lạt ngày nay không có một chút gì là kết quả của một sự phát triển liên tục và có kế hoạch.

Tính thường kỳ của lịch sử đô thị tự áp đặt như là điều hiển nhiên ngay khi ta xem xét toàn bộ những kế hoạch chỉnh trang kế tiếp nhau từ năm 1906 đến 1994. Nhìn về quá khứ, những kế hoạch trên chứng tỏ sự lạc điệu lớn giữa kế hoạch hóa đô thị được sắp xếp một cách rất hoàn hảo với việc thực thi quá hỗn độn và đôi khi lộn xộn, chứng tỏ rằng con người không cam chịu bị trói buộc vào những loại hình, hoạt động và không gian được xác định từ trước nhưng được cho là quá xa so với thực tiễn thường ngày của họ cũng như quá xa so với khát vọng cá nhân và/hoặc tập thể.

Đà Lạt có đầy đủ những đặc điểm của một thành phố nghỉ dưỡng: «Tất cả các trạm nghỉ mát trên cao mới được tạo ra và không một trạm nào là sự phát triển từ một hạt nhân nguyên thủy. Chúng không có đặc tính phát triển chậm của các thành phố cũng như không có những lệ thuộc vốn có của một trạng thái cũ. Vì vậy, không có gì thúc đẩy để định hướng toàn bộ các công trình xây dựng ở những nơi này đến sự thể hiện kiến trúc, và sự hoàn toàn tự do sáng tạo phải được thực hiện» (Indochine hebdomadaire illustré, 1943). Hơn nữa, sự phát triển đô thị ở đây được điều chỉnh theo một nguyên tắc, đó là nguyên tắc quy hoạch phân khu chức năng, tức là chia khu và chuyên môn hóa không gian đô thị tùy theo bản chất sử dụng. Việc quy hoạch đô thị tìm cách hợp lý hóa kế hoạch chỉnh trang không gian bằng cách dung hòa hai đặc tính nội tại của hệ thống thuộc địa. Thứ nhất là sự chung sống giữa dân thường và

quân sự, quân đội không thể thiếu để bảo vệ dân và bảo vệ tính bền vững của hệ thống. Thứ hai là sự phân cách giữa cư dân người Âu và người bản địa. Theo những hoạch định đầu tiên, đây là nơi nghỉ dưỡng và khu đồn trú cho các đội quân, sau đó thành phố dao động giữa nhiều chức năng (trạm điều dưỡng, trung tâm nghỉ mát trên cao hướng tới du lịch và vui chơi giải trí ngoài trời, trung tâm chính trị). Đầu những năm 1960 đánh dấu sự chuyển tiếp sang đô thị hóa kiểu Việt Nam theo đúng lô-gic chuyển giao các dịch vụ công của thành phố thuộc địa cho chính quyền mới của đất nước, song cũng là sự Việt Nam hóa các khu dân cư và các khu đất được sử dụng khác của thành phố. Cho đến năm 1975, nếu như thành phố vẫn phát triển chức năng du lịch, giáo dục và tôn giáo của mình, chính là do các vấn đề về an ninh và tiện ích công đã thúc đẩy triển khai những sáng kiến trong thành phố. Thành phố cũng khẳng định khuynh hướng khoa học và đào tạo đại học. Sau một thập kỷ chìm vào giấc ngủ, sự ra đời của chính sách đổi mới (1986) đã mở đầu một động thái đô thị mới. Từ nay nhiều vấn đề mới được đặt ra liên quan đến định hướng phát triển cho thành phố. Năm 1994, một kế hoạch tổng thể đã được phê duyệt ở cấp nhà nước cao nhất nhằm xác định lại địa lý của thành phố và của vùng cho tới thế kỷ 21. Những điều chỉnh gần đây giúp chúng ta hình dung được các định hướng tương lai trong quy hoạch thành phố.

Nếu bản đồ chắc chắn tạo ra thành phố, đồng thời trong một thời gian vun đắp hình ảnh của một «nước Pháp nhỏ miền nhiệt đới» (Le Brusq, 1999), thì xem xét triển vọng của việc lập bản đồ lịch sử và kết hợp nó với việc lập bản đồ tương lai có thể làm sáng tỏ những lựa chọn được mô tả ngày nay và từ đó sinh ra sự phát triển của Đà Lạt.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD58

1.2.2. «Phát hiện» và các chuyến khảo sát (1881-1905)

Những chuyến đi đầu tiên

Ý thức được sự thiếu hiểu biết của họ về phần lớn lãnh thổ đã trở thành một thuộc địa của Pháp từ năm 1867, chính quyền dân sự và quân sự Nam Kỳ đã đưa ra một loạt các cuộc thăm dò và trinh sát tại Tây Nguyên vào đầu những năm 1880. Chuyến thám hiểm đầu tiên do bác sĩ Paul Néis và trung úy Albert Septans thực hiện. Họ đã tới cao nguyên Lang Biang năm 1881, sau khi đã ngược lên đầu nguồn sông Đồng Nai, nơi Raoul Humann đã lập một bản đồ chi tiết «Thung lũng sông La Ngà và Đồng Nai Thượng» vào năm 1889.

Yersin không phải là người châu Âu đầu tiên đặt chân lên cao nguyên Lang Biang, nhưng chuyến thám hiểm ông thực hiện từ tháng 2 đến tháng 10/1893 nhằm đánh giá nguồn tài nguyên và xem xét khả năng xây dựng một con đường ở vùng này vẫn có ý nghĩa quyết định đối với thành phố Đà Lạt tương lai bởi vì chuyến đi này có thể coi là tiền đề cho việc khai sinh Đà Lạt. Tuy nhiên, cũng nên tương đối hóa việc ông «phát hiện» ra cao nguyên Lang Biang ngày 21/6 vì thực ra trước đó rất lâu nơi đây đã có sự hiện diện của con người (các tộc người Lát, Sre, M’nông Chil Bih).

Cao nguyên Lang Biang năm 1925

Nguồn: Hội những người bạn Huế xưa (Nouvelle Association des Amis du Vieux Huê).

1Ảnh

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 59

Năm 1897, Doumer mong muốn xây dựng một trạm nghỉ mát trên cao nên đã hỏi ý kiến Yersin về điều kiện vệ sinh nơi đây, câu trả lời của ông là cao nguyên Lang Biang đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: «độ cao phù hợp, diện tích đủ, thời tiết ôn hòa, nguồn nước có sẵn, giao thông có thể dễ tiếp cận». Cuối cùng Doumer đã cho xây dựng gần Đăng Kia (làng của tộc người Lát), còn gọi là Lang Sa «phố Pháp», một đồn lính nhỏ cùng một đài quan sát với trạm khí tượng và một trạm thử nghiệm nông nghiệp.

Từ năm 1897 đến năm 1900, nhiều phái đoàn khảo sát về địa hình, khí tượng và y tế đã được cử lên cao nguyên, với mục đích là để đánh giá khả năng tiếp cận và điều kiện vệ sinh của

khu vực này. Sau một loạt các chuyến khảo sát này, hiển nhiên là việc lựa chọn Đà Lạt đòi hỏi những nguồn nhân lực và tài chính kếch xù, dẫn đến nhiều ý kiến gièm pha. Một phái đoàn nghiên cứu mới được giao cho Debay, đối thủ của Yersin, thực hiện ở miền Trung (1900), tại Bà Nà. Tuy nhiên, dự án vẫn cứ tiếp tục được thực hiện.

Các công trình quy hoạch đầu tiên về đường giao thông

Ngay từ năm 1898, công trình làm con đường bộ rải đá từ Phan Rang lên Đà Lạt đã được khởi công để có thể đi lại bằng ô tô, con đường bộ này được lát đá và rải nhựa trên chiều dài 48 km, kéo dài thêm theo con đường mòn dành

Vùng Đắk Lắk

Nguồn: Lưu trữ của Viện Pasteur, 38341.

2Bản đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD60

cho la và xe thồ. Duy chỉ có cầu Balach và đường đi là cần phải được nâng cấp và mở rộng. Kế hoạch xây dựng tuyến đường xe lửa cũng được nghiên cứu chạy từ Tháp Chàm và bỏ qua Nha Trang. Nhưng chi phí về tài chính và thiệt hại về nhân lực của dự án này quá lớn. Số người thiệt mạng vì dự án này lên tới hàng nghìn người, đến nỗi Hồ Chí Minh đã dẫn ví dụ về việc xây các con đường Đà Lạt để minh chứng cho những tội ác ghê gớm mà thực dân đã phạm phải.

1.2.3. Một thành phố đang bước đâu thành hình (1900-1916)

Năm 1901, Đà Lạt mới chỉ có một nhúm nhà văn phòng công chính phần lớn vẫn đang còn xây dựng, một vài lán trại dành cho quân lính và một khối nhà lớn bằng gỗ được sử dụng làm khách sạn.

Nhưng ngay từ đầu, trạm điều dưỡng Đà Lạt đã được xem là nơi có hai chức năng quân sự và dân sự, mục đích này đã dẫn đến việc tổ chức không gian theo hai chức năng.

Kế hoạch Champoudry (1906)

Paul Champoudry, Thị trưởng đầu tiên của Đà Lạt được bổ nhiệm năm 1900, là người khởi xướng đồ án đầu tiên về đô thị hóa được duyệt vào năm 1906, theo đó đồ án xác định sự tách biệt song hành: một bên là tách biệt giữa hai cực quân sự (phần Bắc cao nguyên cho tới đỉnh Lang Biang) và dân sự (phần Nam cao nguyên) và một bên là tách biệt giữa các khu vực cư dân người Âu và khu vực người bản xứ. Bản đồ này được thiết kế trên cơ sở nguyên lý về chia khu nhằm tập hợp các cơ quan và sở công chính hoạt động một phần trong năm:- khu vực trung tâm và phía tây: khu vực hành

chính, nhà thương và khu thương mại;

- phía tây: nhà ga và trường học tiếp nối với khu nhà ở.

Trong thực tế, Đà Lạt chưa có nhiều phát triển cho đến đầu những năm 1910. Thời kỳ đó, thành phố chỉ có khoảng chục ngôi nhà nhỏ bằng gỗ và một vài tòa nhà bằng gạch tập trung thành trung tâm hành chính.

Bước ngoặt Đại thế chiến

Việc kết hợp hai nhân tố đã kéo Đà Lạt ra khỏi tình trạng đờ đẫn:- Đại Thế chiến lần thứ nhất bùng nổ khiến

cho các kiều dân khó quay trở lại chính quốc và những người này quyết định ở lại Đông Dương;

- Sau nhiều đợt hoãn đi hoãn lại, một vài công trường xây dựng hạ tầng giao thông cũng được hoàn thành (mở rộng con đường nối Phan Thiết – Djiring – Đà Lạt hoàn thành năm 1914; tuyến đường sắt Tháp Chàm-Xóm Gòn được đưa vào khai thác năm 1916).

Nghị định ngày 6/1/1916 đã chính thức hóa việc thành lập cùng lúc thị tứ Đà Lạt và tỉnh Lang Biang. Chỉ dụ của triều đình ngày 20/4/1916 đã công nhận quyết định này. Trung tâm đô thị Đà Lạt trở thành xứ Pháp nằm bên trong xứ bảo hộ Trung kỳ.

1.2.4. Thành phố phát triển (1915-1932)

Nhằm đối phó với sự tăng mạnh số lượng khách du lịch châu Âu thường xuyên đến nơi nghỉ mát này từ khi đại chiến thế giới lần thứ nhất nổ ra, toàn quyền Đông Dương lúc đó là Ernest Roume đã ra lệnh xây biệt thự và một khách sạn lớn, đó là khách sạn Lang Biang Palace (nay là Đà Lạt Palace) được xây trong các năm từ 1916 đến 1922. Về phần mình, Albert Sarraut đã thiết lập Sở Công chính

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 61

chuyên tập trung cho việc xây dựng khu nghỉ dưỡng và những con đường xung quanh.

Cũng chính ở thời kỳ này mà hồ Xuân Hương được đào ngay trung tâm thành phố vào năm 1919.

Đồ án quy hoạch của O’Neill (1919): cân bằng quy hoạch lãnh thổ nghiêng về phía người dân

Vào năm 1919, Jean O’Neill đề xuất một bản quy hoạch đô thị được xây dựng theo ba định hướng chính:- phần ruộng đất trưng dụng cho khu doanh

trại quân lính chiếm độc quyền toàn bộ phần diện tích nằm bên bờ hữu ngạn sông Cam Ly nay bị thu hẹp lại nhiều và được chia thành hai vùng đẩy lùi lên phía Tây Bắc và Đông Nam khu đô thị;

- vùng đất tập hợp những khu đất thuộc sở hữu của Nhà nước được giải phóng, chia lô “để bán” và “để dành riêng”;

- ở phía hạ lưu con đập của hồ nhân tạo đang xây dựng, có một khoảnh không gian được vạch định cho việc du nhập một “làng người An Nam”.

Nếu như hai khuynh hướng lúc đầu của thành phố được chấp nhận thì việc cân bằng lại sự chiếm đóng lãnh thổ nghiêng nhiều về phía người dân. Những yêu cầu nhượng đất thuộc sở hữu Nhà nước, tạm thời hay vĩnh viễn, đã minh họa cho những thay đổi trong việc sử dụng không gian.

Tiếp theo sau Chỉ dụ của triều đình ngày 11/10/1920 lập cao nguyên Lang Biang là khu tự trị nằm bên trong tỉnh được lấy tên từ cao nguyên này, nghị định ngày 31/10 đã chính thức hóa việc thành lập thị tứ Đà Lạt và xác định rõ bản chất tổ chức hành chính của thị tứ này.

Cảnh hồ Đà Lạt (1919)

Nguồn: Hội những người bạn Huế xưa (Nouvelle Association des Amis du Vieux Huê).

2Ảnh

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD62

Đồ án quy hoạch của Hébrard (1923) hay ý tưởng về một thành phố Đà Lạt « đô thị-thủ đô »

Bản đồ án của Hébrard hướng tới thành lập một trung tâm chính trị và hành chính quan trọng bậc nhất kết hợp với các chức năng giải trí và dưỡng bệnh. Theo đó, Hébrard đi tới xác định ba “thành phố” trong một:- Một khu người Việt thực thụ. Ông ta lên kế

hoạch mở rộng khu này về phía Bắc của làng mà O’Neill đã xác định trước. Hébrard đề xuất thiết lập khu người Việt thứ hai gần với trung tâm hành pháp trong trường hợp trung tâm này ra đời.

- Một thành phố dành cho người châu Âu cư trú gồm ba lô lớn.

- Một trung tâm hành chính sẽ sớm tiếp nhận thủ đô mùa hè của Hội đồng Đông Dương. Tiếp tục theo hướng này, ông này còn dự kiến xây dựng một “trung tâm hành pháp” lớn về phía Đông thành phố, được xem như thủ đô hành chính của Đông Dương.

Bản đồ án này hoàn toàn lờ đi vấn đề phát triển hạ tầng du lịch cũng như các yếu tố cảnh quan. Được duyệt vào năm 1923, dự án tỏ ra có quá nhiều tham vọng. Cuối cùng, chỉ có một trong ba hạng mục phân lô và con đường dạo quanh hồ là trở thành hiện thực.

Đường xá lên Đà Lạt cũng được cải thiện. Năm 1918, đã có thể đi đường bộ từ Sài Gòn lên Đà Lạt trong một ngày. Năm 1919, con đường nối Phan Rang – Đà Lạt xe cộ đã có thể đi lại được từ đầu đến cuối.

Công trường xây dựng tuyến đường sắt mất thời gian hơn rất nhiều: mãi đến năm 1938, một nhà ga mới được đưa vào sử dụng.

Đổ xô về Đà Lạt và những hệ quả đi theo

Đà Lạt cũng là một địa điểm nghỉ ngơi và giải trí. Người ta làm mọi thứ để thu hút du khách qua việc xây dựng một không gian đô thị dễ chịu và thoải mái, vừa đảm bảo các tiêu chí thẩm mĩ và thống nhất về kiến trúc. Một trong những nét hấp dẫn du khách đến thành phố này là hoạt động săn bắn thú rừng. Ngoài săn bắn ra, Đà Lạt còn giới thiệu nhiều hành trình dã ngoại đi bộ xung quanh thành phố hoặc xe hơi. Để đảm bảo đủ chỗ lưu trú cho du khách có tiền, nhiều khách sạn hạng sang đã được xây dựng  (Lang Biang Palace, khách sạn Desanti, Hôtel du Parc, và mấy năm sau, khách sạn Annam và khách sạn Chic Shanghai cũng được xây dựng).

Vào năm 1930, thành phố có khoảng 350 người châu Âu sinh sống cùng với gần 10 000 người Việt Nam, cộng thêm cư dân Sài Gòn khoảng 1 700 người trong đó có nhiều người Sài Gòn đến nghỉ. Sự gia tăng dân số này khẳng định vai trò thành phố nghỉ dưỡng của Đà Lạt cũng như xu hướng đẩy dần các công trình quân sự ra khỏi khu vực trung tâm thành phố.

1.2.5. Tham vọng trái ngược của một đô thị-thủ đô (1932-1940)

Các đồ án quy hoạch của Pineau

Thập niên 1930 là thời gian của mọi tham vọng. Đồ án quy hoạch tổng thể mới với độ chính xác cao của nhà quy hoạch đô thị Pineau đã đưa Đà Lạt hướng tới một dự án quy hoạch đô thị thực thụ, hòa nhập với môi trường của nó. Một loạt đồ án-dự đoán và đồ án-kế hoạch được lập và cụ thể hóa theo chủ đề những định hướng mong muốn. Pineau nhấn mạnh tới các hạng mục mở rộng hồ nhân tạo, các khu vườn, cũng như chăm chút cho sự đa dạng về kiến trúc để phát triển Đà Lạt thành

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 63

một «thành phố-khách sạn», và bảo tồn cảnh quan cũng như không gian thiên nhiên.

Nước, nhân tố tạo nên cấu trúc một đô thị-vườn

Tiếp cận và kiểm soát được nguồn nước là trọng tâm của quá trình phát triển thành phố, để đảm bảo đồng thời các vấn đề về vệ sinh, phúc lợi xã hội, thực nghiệm sinh học-nông học và đáp ứng được nhu cầu sau này đối với nước và năng lượng. Các hồ biến Đà Lạt thành một thành phố-vườn. Tuy nhiên, đến tháng 5/1932, một cơn bão gây ra mưa lớn, vỡ đập và lũ lụt mặc dù đã có biện pháp phòng ngừa, khiến 17 người chết, đều là người Việt Nam. Thảm kịch này khiến các nhà quy hoạch phải có biện pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro tốt hơn. Việc vỡ đập cũng đẩy nhanh tiến độ các dự án mở rộng hồ (nạo vét, quy hoạch bờ bao, thành lập câu lạc bộ du thuyền mang tên «la Grenouillère» - Đầm Ếch ).

Các chức năng đô thị mới và mở rộng cảnh quan

Năm 1936, thị xã Đà Lạt được tổ chức lại thành hai khu vực đô thị nội đô và ngoại ô. Đà Lạt nổi lên với nhiều công sở và cơ quan đại diện cho quyền lực của thực dân. Hoàng đế Bảo Đại thường xuyên lưu tại đây. Nhiều tiện ích công mới phát triển: một bệnh viện lớn được xây dựng vào năm 1932, nhà ga và khu vực chợ được quy hoạch lại, trường trung học được đổi tên thành trường Alexandre Yersin vào năm 1935, phân viện của Viện Pasteur cũng được khánh thành vào năm 1936.

Nếu từ lâu Đà Lạt đã có một «khu phố An nam», thì ở thập kỷ này đã bắt đầu có những bước đầu tiên trong việc gia tăng mật độ cư trú cũng như xu hướng sinh sống lâu dài. Ngoài các khu nhà ở, thương mại, nhà vườn trồng rau thuộc về người Việt, một thành phố bản xứ nữa được bố trí ở khu vực phía Tây, gần ga xe lửa sau này.

Đà Lạt trước hết vẫn là một thành phố nghỉ mát. Du lịch, những thú ăn chơi của xã hội thượng lưu, ẩm thực sánh vai tự nhiên cùng thể thao, phục hồi thể lực và hé mở đời sống văn hóa địa phương. Một mặt, người ta tìm thấy ở đây thực phẩm của «Pháp» vốn có thể thiếu trầm trọng ở những nơi khác. Mặt khác, điều kiện thuận lợi cho hoạt động thể thao đã khiến nơi đây thành trung tâm thể thao quan trọng của thuộc địa (sân quần vợt, đường đua xe đạp, đường đua ngựa, câu lạc bộ đua thuyền, sân golf 18 lỗ, sân bóng đá).

Không gian xanh bao quanh Đà Lạt tăng thêm sức thuyết phục về sự quyến rũ của nó. Một trong những hướng phát triển là nhằm xây dựng một «thành phố-cảnh quan» hòa nhập vào cao nguyên Lang Biang, tức là một thành phố trong rừng. Điều này đòi hỏi phải thực hiện giải phóng mặt bằng theo hình nón để bảo vệ tầm nhìn toàn cảnh quan đặc biệt của miền núi. Bên trong thành phố, các khu vườn và không gian được mở rộng để bảo vệ được di sản thiên nhiên này.

1.2.6. Kết quả triển khai và những điều xảy ra ngoài kế hoạch quy hoạch dưới thời thuộc địa (1941-1955)

Đồ án quy hoạch của Lagisquet và việc kéo dài khu vực đô thị nội đô

Đầu những năm 1940 là một thời kỳ mới có nhiều thay đổi của thành phố. Chính quyền thực dân bắt tay vào các dự án mới làm đẹp và mở rộng thành phố, là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn về chỉnh trang và quy hoạch đô thị trên toàn cõi Đông Dương thuộc Pháp. Một ban quy hoạch đô thị và kiến trúc trung ương đã được lập vào tháng 12/1940 để thực hiện ý tưởng này, đồng thời một cao ủy về quy hoạch, làm đẹp và mở

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD64

rộng các thành phố đã bắt đầu nhiệm vụ của mình năm 1941.

Đồ án Lagisquet năm 1943 là đề xuất cải thiện cơ cấu cuối cùng tái hiện thực những kế hoạch tiếp theo nhằm nhấn mạnh đến một số phương diện phát triển và làm đẹp thành phố. Đà Lạt vốn được cho là một «nước Pháp nhỏ miền nhiệt đới» vì thế cần phải gìn giữ những lợi thế thẩm mỹ và cảnh quan. Song dự án cũng đã phải đối mặt với những thách thức về dân số.

Chính sách kế hoạch hóa tập trung đặc biệt chú ý đến nông nghiệp và quân đội. Decoux đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng hạ tầng cho giáo dục và thể thao dành cho thanh niên cũng như đưa ra một chính sách mới về nhà ở xã hội ở khu vực ngoại ô.

Ảo tưởng về một thành phố thủ đô với một vài công trình xây dựng nổi tiếng

Đà Lạt trở thành thủ đô cố định dưới thời Decoux. Khi Hội nghị Đà Lạt được tổ chức năm 1946, nó đã trở thành một thủ đô Liên bang Đông Dương phi thực tế. Sau đó, vào năm 1949, khi trở về Việt Nam, Bảo Đại đóng đô làm việc tại Đà Lạt đã làm rạng rỡ thêm cho xứ sở này. Cho đến năm 1955, ông đã lấy Đà Lạt làm thủ đô không chính thức để lãnh đạo Quốc gia Việt Nam và lãnh thổ vùng Cao nguyên Nam phần, «hoàng triều cương thổ» trực tiếp thuộc quyền của mình. Thành phố có thể tự hào về nhiều công trình xây dựng uy tín tượng trưng cho quyền lực, đứng đầu trong số đó là dinh Toàn quyền cũ (được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1937), nơi Decoux đã làm việc trong thời gian nửa năm, hay biệt thự thứ hai của cựu Hoàng đế An Nam được khởi công năm 1938. Tháng 11/1950, Trần Đình Quế trở thành thị trưởng người Việt đầu tiên của thành phố. Đà Lạt đón nhận những cơ sở quân sự mới

(Trường thiếu sinh quân, Trường võ bị được thành lập năm 1950) và các cơ quan hành chính tỉnh và quốc gia. Những năm 1950 đánh dấu việc thành phố thuộc địa trở thành thị xã Việt Nam, song song với việc chuyển giao quyền lực.

Làm đẹp đô thị và bảo tồn cảnh quan

Từ 4500 người vào năm 1935, dân số thành phố đã tăng ba lần vào năm 1942 và tăng lên đến 25 500 người vào năm 1944. Sau đó, trong giai đoạn 1946-1953, khoảng hơn chục làng được hình thành và phát triển lên thành phường, thường là của những người dân di cư cùng quê.

Phong cách kiến trúc theo chủ nghĩa chiết trung được phản ánh trong nhiều công trình tôn giáo bắt đầu vào những năm 1930 và tiếp tục trong những năm 1950. Ngoài rất nhiều địa điểm theo Thiên chúa giáo, thành phố còn có nhiều đền thờ, lăng mộ lớn thờ Nguyễn Hữu Hào và nhiều chùa. Tổng cộng có hơn 40 chùa, 29 nhà thờ nhỏ và nhà thờ, 15 dòng Công giáo.

Do ít có dự án xây dựng được thực hiện nên thành phố vẫn giữ được tầm nhìn cảnh quan. Các khu vườn và khu vực trồng hoa làm tăng thêm sự hài hòa giữa phần xây dựng và các không gian thiên nhiên của thành phố.

Đây chắc chắn là thời kỳ hoàng kim trong quy hoạch kiến trúc và cảnh quan của Đà Lạt. Thành phố được phát triển theo nhiều phong cách đa dạng. Năm 1942, toàn thành phố có 730 biệt thự và chừng ấy vườn. Các tòa nhà công chính được xây dựng chủ yếu theo phong cách hiện đại. Các tòa nhà mới xây dựng trong thời gian này chủ yếu theo phong cách chức năng. Di sản kiến trúc của thành phố đã trở thành biểu tượng và mang đến cho thành phố độ chín về thẩm mỹ.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 65

1.2.7. Đà Lạt và thay đổi quy chế hành chính sang cấp tỉnh (1955-1993)

Tính hiện đại của Đà Lạt vào giữa những năm 1960

Trong thập niên 1960, thành phố có nhiều biến đổi dưới tác động của việc quốc hữu hóa các dịch vụ công và Việt hóa các khu dân cư. Hiển nhiên, quá trình phát triển của thành phố ở thời kỳ này bị bó buộc do hoàn cảnh chiến tranh. Hạ tầng cơ sở vẫn được tăng cường để biến Đà Lạt thành một thành phố đa năng, nhưng không có nhiều nỗ lực hay dự án mới được đưa ra trong vấn đề quy hoạch đô thị. Đồ án quy hoạch của Lagisquet năm 1943 thậm chí còn được sử dụng lại dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong khi đó, thành phố có sự thay đổi quy chế hành chính, chuyển sang cấp tỉnh. Năm 1958, việc

chia lại địa giới hành chính đã dẫn đến sự ra đời của tỉnh Tuyên Đức và Đà Lạt trở thành thủ phủ của tỉnh này. Và thập kỷ 1960 chủ yếu là thời gian thực hiện việc tỉnh hóa Đà Lạt hơn là kéo dài các nỗ lực hiện đại hóa thành phố.

Thời kỳ này Đà Lạt có gần 60 000 dân. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp được tăng cường, khu vực trung tâm thành phố tăng dần mật độ dân cư, nhiều biệt thự mới được xây dựng. Để phục vụ cho các hoạt động thương mại, một khu chợ mới rộng rãi nhiều tầng cũng được xây dựng và khánh thành vào năm 1960.

Bên cạnh nhiều trường công và trường dòng, Đà Lạt cũng có một trường đào tạo linh mục sau này trở thành khoa thần học, một trung tâm văn hóa Pháp và một thư viện thành phố. Xu hướng phát triển thành thành phố khoa học cũng được khẳng định

Cảnh Đà Lạt (1966)

Nguồn: nguồn chưa xác định, Interscène-Southern Institute of Urban Planning.

3Ảnh

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD66

(trung tâm thử nghiệm giống cây nông nghiệp và giống hoa, nhà máy thủy điện Đa Nhim, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, viện Pasteur, viện địa lý, sở thống kê). Được lên kế hoạch từ rất sớm, đến năm 1957, Đà Lạt bắt đầu có một trường đại học rộng rãi ở phía bắc khu vực hồ trung tâm.

Mặc dù ở trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng Đà Lạt vẫn là một điểm đến du lịch quan trọng của Việt Nam. Trong thời gian này, thành phố vẫn tiếp tục phát triển về mặt du lịch, đặc biệt ở cấp địa phương.

Những định hướng mới (1980)

Thời kỳ thống nhất đất nước và những năm sau đó được đánh dấu bằng sự ngắt quãng trong quá trình phát triển của thành phố, không có thêm một dự án mở rộng mới nào. Toàn bộ khu vực đô thị đều được điều chỉnh sau năm 1975, di sản kiến trúc Pháp cũng được thay đổi mục đích sử dụng hoặc dần bị bỏ mặc. Đà Lạt phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều khu kinh tế mới trong vùng và đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước Trung ương. Dân số ổn định, sau đó tăng lên và vượt con số 100 000 người. Các hoạt động nông nghiệp và khai thác tài nguyên vẫn tiếp tục được tăng cường. Hồ và đập vẫn được tu bổ. Tuy vậy, ấn tượng chung vẫn là thành phố đang dần xuống cấp.

Chủ trương cải tạo thành phố mang lại một luồng sinh khí mới nhưng cũng làm tăng áp lực lên các công trình cũ, đất đai và môi trường. Nhiều câu hỏi mới về định hướng phát triển thành phố cũng được đặt ra. Sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày phát hiện ra cao nguyên Lang Biang và Đà Lạt vào năm 1993 là dịp để đưa ra những hướng mới, mang tính tổng thể cho tương lai của thành phố. Năm

1994, đồ án quy hoạch tổng thể đã được chính phủ thông qua với định hướng phát triển cho thành phố cũng như toàn khu vực ở đầu thế kỷ 21.

1.2.8. Định hướng cho dự án Đà Lạt mở rộng ở thế kỷ 21

Đà Lạt đầu thế kỷ 21

Một dự án phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng cho tới năm 2020 đã được đưa ra vào năm 1996. Nghị quyết thành phố năm 2001 đã nêu rõ các mục tiêu về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ và bảo vệ môi trường.

Ngay trước năm 2000, Đà Lạt trở thành đô thị loại 2, và đến ngày 27/5/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch định hướng phát triển thành phố Đà Lạt (393 km2) và tỉnh Lâm Đồng cho hai thập kỷ tới.

Phân tích thực trạng của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng

Các định hướng quy hoạch không gian mới được đưa ra trong nghiên cứu khả thi dự án «Đà Lạt lớn» hướng tới hai mục tiêu và ưu tiên nguyên tắc phát triển bền vững:- Đà Lạt phải trở thành đô thị loại 1,

dân số sẽ tăng gấp đôi đến năm 2050 (980 000 người);

- Là một thành phố nghỉ dưỡng với đặc điểm khí hậu độc đáo, không nơi nào có ở Việt Nam, Đà Lạt đặt hai mục tiêu phát triển du lịch đồng thời vẫn gìn giữ được vẻ đẹp cảnh quan và ưu thế về ngành trồng hoa, trái cây và nông nghiệp.

Phân tích đánh giá chi tiết toàn bộ lãnh thổ vùng đất Đà Lạt sẽ giúp đánh giá được thế mạnh và điểm yếu của thành phố, định

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 67

hướng được các lựa chọn cần thiết cho phát triển dự án Đà Lạt mở rộng ra bán kính lớn hơn, với diện tích lên tới 3 355 km2. Công việc này sẽ giúp xác định lại được vai trò, hình ảnh và sự năng động của thành phố Đà Lạt – phần lõi trong phạm vi bán kính mới rộng hơn của Đà Lạt mở rộng bao gồm cả các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương và một phần huyện Lâm Hà.

Tỉnh Lâm Đồng đã triển khai một số trục quan trọng các định hướng này, đặc biệt các định hướng liên quan đến khai thác tiềm năng của vùng đất này như phát triển du lịch, các cơ sở giáo dục đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao, sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghệ mới.

Bản đồ địa hình

Tỉnh Lâm Đồng: 9 773 km2

Chu vi nghiên cứu: 3 355 km2

Thị xã Đà Lạt: 393 km2

Nguồn: Interscène-Southern Institute of Urban Planning.

3Bản đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD68

Đà Lạt 2050, dự báo tổng thể và chuyên đề

Các lựa chọn này dựa trên tầm nhìn chiến lược và các định hướng quy hoạch không gian đáp ứng với mong muốn phát triển lãnh thổ bền vững.

Các tiềm năng của vùng đất này cho phép đặt mục tiêu phát triển cân bằng cho cả bốn cực chiến lược bổ sung cho nhau:1. Thành phố Đà Lạt, sẽ được tổ chức lại trong

phạm vi giới hạn của cao nguyên. Khu vực nghỉ mát truyền thống nổi tiếng sẽ vẫn tiếp tục thực hiện các định hướng bảo vệ và phát huy giá trị cảnh quan, di sản, tầm nhìn, các khu vực rừng xung quanh, v.v...

2. Hai điểm du lịch được phát triển ở khu vực hồ Đăng Kia và hồ Tuyền Lâm.

3. Một thành phố mới ở khu vực phía nam (Liên Nghĩa) sẽ tập trung phần lớn các phường mới, phát triển các hoạt động kinh tế và các khu cư trú của người dân.

4. Hai khu đô thị sinh thái, phát triển trên cơ sở các làng Nam Bàn và Quang Lập ở phía Đông và phía Tây thành phố mới.

1.2.9. Kết luận

Nếu như « bản đồ đã tạo nên thành phố», thì liệu rằng nó có tiếp tục giữ vai trò mang tính quyết định này trong một tương lai gần hay không? Nghiên cứu các bản đồ quy hoạch, ta có thể nhìn thấy nhiều đề án khác nhau đưa ra những mục tiêu tham vọng ở các cấp độ khác nhau để biến Đà Lạt thành một trạm nghỉ mát trên cao, một trung tâm điều dưỡng, một thành phố tương lai, một thành phố-khách sạn, một thành phố du lịch giải trí, một thành phố-vườn, một thủ đô mùa hè, một thành phố-thủ đô, một thành phố du lịch, một thành phố thử nghiệm nông nghiệp và trồng hoa, một thành phố đại học và khoa học, một thành phố hàng đầu.

Đà Lạt và cao nguyên Lang Biang là không thể tách rời, cùng tạo nên một và chỉ một thực thể duy nhất. Các giai đoạn phát triển đô thị tiếp nối nhau đã ngay từ đầu đặt ra mong muốn gìn giữ môi trường xung quanh. Các tiêu chí này vẫn luôn được tính đến trong các đề án quy hoạch ngày nay để xây dựng một thành phố tương lai phát triển bền vững, tổng thể và thân thiện với môi trường, một thành phố tương lai phải biến Đà Lạt thành đô thị loại 1 nhưng vẫn giữ được cái hồn của một «thành phố-cảnh quan» nguyên bản. Lịch sử Đà Lạt hiển nhiên cho chúng ta thấy một vài nét đặc thù, nhưng Đà Lạt cũng như rất nhiều thành phố khác trên thế giới hiện đang phải giải quyết hàng loạt các thách thức về dân số, kinh tế, bảo vệ di sản, môi trường, vốn là những vấn đề mà mọi đô thị đang chuyển đổi đều phải đối mặt.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 69

Danh mục tài liệu tham khảo

ANONYME. (1943), « Les stations de repos », Indochine hebdomadaire illustré, numéro spécial n°155 « l’architecture moderne en Indochine », 19 août, p. 21.

BOURDEAUX, P. et O. TESSIER (éd.) (2013), Đà  Lạt – Et la carte créa la ville (trilingue français, Vietnamien, anglais), Hanoi, NXB Tri Thức& EFEO.

DƯƠNG T.Q (éd.) (2008), Đà Lạt Xưa, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Xưa & Nay, NXB Văn hóa Sài Gòn.

INTERSCENE & SIUP (2013), Révision du Master plan de Dalat pour 2030, avec une vision à 2050.

JENNINGS, E. (2011), Imperial Heights - Dalat and the making and undoing of French Indochina, Berkeley, University of California Press. Version française, 2013, La ville de l’éternel printemps – Comment Dalat a permis L’Indochine française, Paris, Payot.

HERBELIN, C. (2010), « Architecture et urbanisme en situation coloniale : le cas du Việt Nam », thèse de doctorat « Histoire de l’art », Université Paris-Sorbonne.

LE BRUSQ, A. et L., De Selva (1999), Việt Nam : A travers l’architecture coloniale, Paris, éd. de l’Amateur : Patrimoine et médias.

SỬ DỊA. (1971), «Đặc khảo Đà Lạt», n°23-24, SaiGon.

TAM THAI, (2009), Ngày Xưa Lang Bian Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin.

TRƯƠNG P. và D. NGUYỄN (1993), Đà Lạt trăm năm, A hundred years history of Dalat, Công  ty văn hóa tổng hợp Lâm Đồng xuất bản.

Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt, 1993, Đà  Lạt thành phố Cao Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD70

1.3. Xây dựng đô thị: so sánh các phương pháp và công cụ

quy hoạch tại Pháp và Việt Nam. Tổng kết kinh nghiệm hợp tác

cấp địa phươngFanny Quertamp, Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị (PADDI),

Emmanuel Cerise, Dự án hợp tác Phát triển đô thị Hà Nội – Ile-de-France (IMV)

Dự án hợp tác Phát triển đô thị Hà Nội – Ile-de-France (IMV) và Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị (PADDI) được thành lập lần lượt vào các năm 2001 và 2006 trong khuôn khổ các thỏa thuận hợp tác cấp địa phương giữa Vùng Ile-de-France với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Vùng Rhône-Alpes với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Hai cơ quan này có nhiệm vụ tổ chức các hội thảo đào tạo do các chuyên gia của Vùng Ile-de-France và Vùng Rhône-Alpes đảm nhiệm dành cho các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời tổ chức hoặc hỗ trợ các dự án hỗ trợ kỹ thuật (nghiên cứu khả thi, tư vấn, v.v…).

Cuốn sách “Xây dựng đô thị: so sánh các phương pháp và công cụ quy hoạch tại

Pháp và Việt Nam. Tổng kết kinh nghiệm hợp tác cấp địa phương” được biên soạn từ chủ trương chia sẻ các kinh nghiệm về tổ chức hành chính, các phương pháp và công cụ quy hoạch cho đến các cơ chế kinh tế - xã hội của hai vùng đô thị lớn mà IMV và PADDI đang duy trì các hoạt động hợp tác.

1.3.1. Những thách thức về quy hoạch đô thị tại Việt Nam: làm thế nào để quy hoạch hiệu quả hơn?

Với tỷ lệ đô thị hóa ước tính đạt 29,6% năm 2009, Việt Nam thuộc hàng những nước đô thị hóa thấp nhất thế giới. Trong khi các đô thị Việt Nam chiếm tới 70% tổng sản phẩm quốc gia (Ngân hàng Thế giới, 2010), kể từ giữa những năm 1990, Chính phủ Việt Nam

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 71

đã lựa chọn một chiến lược phát triển kinh tế trên cơ sở đẩy nhanh đô thị hóa.

Bùng nổ đô thị và các thách thức về đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh

Để thực hiện được tham vọng trở thành một trong những vùng đô thị hóa lớn tại khu vực Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh phải giải quyết được nhiều thách thức. Sự bùng nổ đô thị được tiếp sức từ quá trình dịch cư nông thôn dẫn đến sự gia tăng các khu dân cư tự phát và các công trình xây dựng hiện đại đáp ứng một thị trường bất động sản rất sôi động. Bối cảnh gia tăng dân số nhanh chóng đã dẫn tới sự phát triển đô thị dàn trải cũng như đầu cơ đất đai và bất động sản tại các khu vực trung tâm thành phố và vùng ngoại vi. Mặt khác, do phải chịu nguy cơ ngập lụt rất lớn, thành phố Hồ Chí Minh được xếp vào nhóm năm đô thị chịu ảnh hưởng nặng nhất thế giới về ngập lụt. Dù đã có nhiều công trình bảo vệ như xây dựng hệ thống đê và các dự án tiêu thoát nước đang được thực hiện, nguy cơ ngập lụt vẫn đòi hỏi phải có những biện pháp chặt chẽ nhằm kiểm soát đô thị hóa tại những khu vực dễ ngập lụt và hai bên bờ các con sông.

Như vậy, những thách thức lớn về hạ tầng và dịch vụ đô thị là xây dựng nhà ở để xóa nhà tạm bợ, giảm tải cho hệ thống hạ tầng đường bộ và phát triển giao thông công cộng, đảm bảo cho người dân được sử dụng nước sạch, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải và tổ chức xử lý chất thải rắn.

Sự chuyển tiếp hướng tới quy hoạch mang tính chiến lược hơn

Tại Việt Nam, các phương pháp quy hoạch đô thị vẫn còn chịu tác động của phương pháp quy hoạch theo tiêu chuẩn trên cơ sở các dự

báo dân số và khó lồng ghép những chuyển biến về mặt không gian và kinh tế - xã hội có liên quan đến tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân kể từ khi tiến hành mở cửa kinh tế. Tuy nhiên, kể từ giữa những năm 1990, các dự án đô thị mới, mạng lưới các dự án giao thông năng lực lớn và gần đây là việc lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu trong chiến lược phát triển đô thị đã góp phần làm thay đổi cách tiếp cận quy hoạch theo tiêu chuẩn. Kể từ mười năm qua, những chuyển biến trong cách lập và thể hiện các tài liệu quy hoạch đã cho phép xây dựng những đồ án tổng thể với tầm nhìn chiến lược hơn đối với các vùng lãnh thổ. Thách thức chủ yếu là phát triển một quy hoạch chiến lược, linh hoạt và hiệu quả bao hàm việc điều phối nhiều chính sách chuyên ngành và mang tính liên tỉnh.

Thực hiện quy hoạch và sự phân tán thẩm quyền và trách nhiệm

Một trong những trở ngại chính là khó khăn trong việc áp dụng các tài liệu quy hoạch. Phương pháp hệ số kéo theo hình thức quy hoạch cứng nhắc buộc các tài liệu quy hoạch chi tiết phải xác định ở cấp độ quận, huyện các quyền sử dụng đất, phạm vi của các công trình hạ tầng, các mục tiêu về dân số, mức độ đáp ứng của các dịch vụ đô thị và công trình công cộng. Thực tế kinh tế và xã hội học, các chu kỳ kinh tế khiến cho các quy hoạch này thực ra rất ít khi áp dụng được trên thực tế. Mặt khác, sự đa dạng của các chủ thể: chính quyền địa phương (tỉnh thành, quận huyện), các chủ thể quy hoạch đô thị (nhà đầu tư, doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài, liên doanh, v.v…), các cơ quan hành chính (các Bộ) khiến cho việc quản lý đô thị trở nên nặng nề ít đáp ứng được các nhu cầu ở địa phương. Do đó hình

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD72

thức quản lý đô thị theo quy chế thực ra rất ít được áp dụng bởi khó theo sát được những chuyển biến của thị trường bất động sản.

Các mục tiêu của quy hoạch tổng thể phải thật rõ ràng và dễ hiểu với tất cả các chủ thể thuộc khối nhà nước cũng như với các đối tác tư nhân. Tình trạng kéo dài của các quá trình đối thoại ở cấp vùng đô thị, của việc soạn thảo và thực hiện (dự án chung, các nội dung điều chỉnh) cũng quan trọng không kém gì so với chính nội dung đồ án. Các mục tiêu của đồ án phải được đưa vào một chiến dịch truyền thông đối với những đối tượng sẽ thực hiện đồ án đó.

Phối hợp giao thông và quy hoạch đô thị tại Hà Nội

Sau một thời gian dài chỉ bó hẹp trong phạm vi các quận trung tâm, kể từ những năm 1990, thành phố Hà Nội đã chứng kiến sự tăng trưởng đô thị mạnh mẽ. Các dự án đô thị và công nghiệp gia tăng nhanh chóng góp phần tạo ra quá trình mở rộng ra các khu vực ngoại ô vốn đã có mật độ dân cư khá cao. Năm 2008, việc sáp nhập tỉnh Hà Tây vào địa bàn Hà Nội nhằm mục tiêu kiểm soát tốt hơn việc phát triển đô thị và phục vụ cho mong muốn đưa thủ đô trở thành một vùng đô thị lớn. Đồ án quy hoạch chung được soạn thảo ngay sau khi sát nhập hai địa phương này và đã được phê duyệt năm 2011 dự kiến phát triển năm đô thị vệ tinh trong bán kính 40 km xung quanh Hà Nội. Quy hoạch đô thị sẽ được lồng ghép vào quy hoạch vùng, phát triển mạng lưới giao thông công cộng và phát huy giá trị các không gian mở. Trong vùng đô thị đang mở rộng đó với lựa chọn quy hoạch theo cấu trúc vòng tròn đồng tâm, điều quan trọng là phải áp dụng phương thức quy hoạch đô thị mật độ cao, có ranh

giới rõ ràng và dựa trên một mạng lưới giao thông công cộng hiệu quả cao. Việc phát triển mạng lưới giao thông vùng là một ưu tiên nhằm kết nối các đô thị mới với nhau cũng như kết nối với đô thị trung tâm. Các sơ đồ quy hoạch đô thị mới có thể tuân theo các nguyên tắc TOD «Transit Oriented Development» tạo thuận lợi cho phát triển đô thị quanh các nhà ga giao thông công cộng.

1.3.2. Đất đai đô thị: Một công cụ phát triển gắn với một hệ thống phức tạp

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mật độ đô thị cao trong số những thành phố đông đúc nhất trên thế giới, đạt tới 840 người/ha trong khu phố cổ của Hà Nội và 500 người/ha trong khu vực Chợ Lớn của thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ giữa những năm 1990, thành phố Hà Nội đã mở rộng nhanh chóng sau một thời gian dài giữ nguyên địa giới hành chính. Trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh đã mở rộng đô thị kiểu dàn trải rất nhiều, lan ra cả các tỉnh lân cận như Đồng Nai và Long An cũng như phát triển xuống diện tích rừng ngập mặn phía nam. Như vậy, cả hai đô thị lớn của Việt Nam đều phải đối mặt với áp lực lớn về đất đai và sự dàn trải đô thị đòi hỏi một phương thức quy hoạch và quản lý quỹ đất tối ưu hơn.

Áp lực đất đai và dàn trải đô thị

Hiện nay, đất đai được Nhà nước và chính quyền địa phương coi như một công cụ phát triển phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa trên cả nước. Kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới, nhu cầu gia tăng và chính sách mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài đã góp phần phát triển các hoạt động xây dựng và giá đất, nhất là

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 73

tại Hà Nội nơi nguồn quỹ đất hạn chế hơn. Như vậy, đất đai đã trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư được săn lùng nhiều nhất và sinh lợi nhất, từ đó tạo ra nhiều chiến lược đầu cơ khác nhau. Tuy đất đai vẫn được coi là thuộc sở hữu chung của Nhà nước, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất lại trở thành một nguồn thu nhập rất lớn cho các địa phương. Việc kiểm soát đất đai, chế độ thuế gắn liền với đất đai và việc đầu tư cho các công trình hạ tầng trong lĩnh vực này trở thành những thách thức lớn mà chính quyền các địa phương phải giải quyết. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Làm thế nào để tạo nguồn quỹ đất cho các dự án quy mô lớn? Làm thế nào để bảo đảm các quyền về đất đai? Sử dụng quỹ đất thế nào cho hiệu quả đối với việc đầu tư xây dựng hạ tầng và quy hoạch đô thị?

Đất đai và xây dựng, hai quy hoạch khác nhau

Hệ thống đất đai trở nên phức tạp do cách làm quy hoạch không đồng bộ (quy hoạch đất đai / quy hoạch xây dựng), tình trạng tồn tại hai hệ thống giá đất và các quy trình giải phóng mặt bằng quá nặng nề. Các quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị tách rời nhau cả về mặt thực hiện và thời gian.

Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất do Sở Tài nguyên và Môi trường lập xác định các chức năng sử dụng đất trong thời gian mười năm và phải phù hợp với quy hoạch tổng thể xây dựng do các cơ quan khác lập. Sau đó, quy hoạch này được cụ thể hóa thành các quy hoạch chi tiết ở cấp quận huyện. Nhưng việc chính quyền huy động quỹ đất để thực hiện các công trình hạ tầng xã hội hay hạ tầng kỹ thuật tuân theo các quy trình phức tạp khiến cho thời gian thực hiện các dự án bị kéo dài và chi phí bị tăng cao.

Sự tồn tại đồng thời cả khung giá đất chính thức và giá đất trên thị trường

Hệ thống giá đất ở Việt Nam có đặc điểm là tồn tại cùng lúc khung giá đất chính thức và mức giá trên thị trường. Các quy trình liên quan đến đất đai (thu hồi, đền bù, v.v…) giữa Nhà nước và người dân được thực hiện trên cơ sở khung giá đất chính thức được thiết lập với mục tiêu điều tiết giá đất. Tuy được Bộ Tài chính xác định trên quy mô toàn quốc và các Sở Tài chính xác định ở cấp địa phương, song các khung giá này đang có xu hướng tiếp cận dần với giá thị trường. Sự tồn tại hai hệ thống như vậy dù có sự điều chỉnh của cả hai song vẫn tạo ra tình trạng mập mờ và tiếp tay cho hiện tượng đầu cơ.

Cải thiện an toàn đất đai và tuân thủ quy hoạch

Việc cải thiện an toàn đất đai và tuân thủ quy hoạch là những điều kiện tiên quyết. Trước mắt, việc xác định rõ hơn các chức năng sử dụng của từng thửa đất, củng cố các quyền gắn liền với các hoạt động chuyển nhượng và lập một sổ ghi tập hợp toàn bộ các hoạt động pháp lý đối với mọi tài sản và chủ sở hữu sẽ giúp đảm bảo an toàn về mặt đất đai.

Mặt khác, sự gia tăng các chủ thể gây phức tạp cho quá trình quản lý đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch sử dụng đất trên toàn quốc, còn Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý các hoạt động thế chấp, sơ đồ địa chính, chuyển nhượng chính thức, phân cấp hoặc cho thuê đất, thực hiện quy hoạch đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về phần mình, Sở Xây dựng cấp phép xây dựng cho các dự án lớn trong khi các quận huyện cấp phép xây dựng cho các cá nhân cũng như thực hiện các quy trình thu hồi đất, bồi thường và tái định cư cho người dân. Bên cạnh những cơ quan hành chính đó, việc tự do hóa các giao dịch đất đai đã dẫn

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD74

đến sự xuất hiện các chủ thể mới thuộc diện tư nhân hoặc bán công: nhà đầu tư bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản của các ngân hàng, đơn vị tư vấn định giá đất đai và doanh nghiệp bán công.

Sự xuất hiện các chủ thể mới và công cụ mới

Để phát triển một chính sách thu hồi đất đai, các đô thị thành lập nhiều cơ quan chuyên trách: các Trung tâm Phát triển quỹ đất (CDF) là các đơn vị sự nghiệp có thu hoặc các doanh nghiệp nhà nước. Nhiệm vụ của họ là thu hồi các khu đất và tạo nguồn quỹ đất cho chính quyền hoặc các nhà đầu tư tư nhân. Mục tiêu là tạo ra cơ chế “một cửa” cho các quy trình thu hồi đất và cấp phép đầu tư mà trước đây có liên quan đến nhiều sở ngành khác nhau: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Như vậy, việc kiểm soát quỹ đất thiếu chặt chẽ của chính quyền khiến cho việc thực hiện các định hướng phát triển đô thị trong các quy hoạch tổng thể trở nên thiếu quyết liệt và việc thu hồi đất trở thành đòn bẩy duy nhất của chính quyền địa phương để thực hiện các dự án đất đai. Tuy nhiên, dường như chính quyền chỉ nhận thấy đó là một nguồn thu hơn là một công cụ phục vụ phát triển đô thị. Chính vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang cân nhắc khả năng áp dụng các công cụ tương tự như quyền trưng mua ở Pháp song có điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh quy định tại Việt Nam. Đồng thời, cơ quan này cũng tính đến việc thành lập một trung tâm nghiên cứu đô thị nhằm tạo thuận lợi cho việc xây dựng các chính sách đất đai và các quy hoạch sử dụng đất.

1.3.3. Giao thông công cộng nội đô: đấu tranh chống ùn tắc và phát triển một mạng lưới giao thông công cộng hấp dẫn và đa dạng

Những hiệu ứng kết hợp của tình trạng tăng dân số nhanh chóng, tăng sức mua và tốc độ cơ giới hóa nhanh chóng của các hộ gia đình ở thành thị dẫn đến hiện tượng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Xu hướng từ bỏ xe đạp, phương tiện chính trong những năm 1980 và 1990, để chủ yếu chuyển sang sử dụng xe máy (chiếm 80% lượng phương tiện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Dù mới chỉ chiếm khoảng 8% nhu cầu đi lại trong đô thị, song ô tô con đang gia tăng nhanh chóng so với các loại hình giao thông khác.

Đổi mới giao thông công cộng ở Hà Nội và sự gia tăng ở thành phố Hồ Chí Minh

Giữa những năm 1990, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã được thành lập từ 5 đơn vị giao thông đô thị của thành phố. Cơ quan phụ trách quản lý các mạng lưới xe buýt của thành phố là Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội (TRAMOC) được thành lập năm 1998. Kể từ giữa những năm 2000, các tuyến buýt mới đã được giao cho các doanh nghiệp khác thuộc thành phần nhà nước hoặc tư nhân nhằm tạo ra một sự cạnh tranh trong việc ký kết các hợp đồng khai thác. Trong suốt thời gian đó, giao thông công cộng tại Hà Nội đã được hiện đại hóa, nhất là nhờ các dự án hợp tác với Vùng Ile-de-France bao gồm việc xây dựng các điểm trung chuyển, một xưởng sửa chữa - bảo dưỡng, mở rộng mạng lưới (lên 70 tuyến vào năm 2012) hay đào tạo các chuyên gia về giao thông công cộng. Nhờ đó, số lượng hành khách đã tăng từ 10 triệu lượt năm 2001 lên tới 413 triệu lượt vào năm 2009. Vùng Ile-

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 75

de-France thông qua IMV và TRAMOC đã tiến hành xây dựng làn đường dành riêng đầu tiên cho xe buýt vào năm 2013 và nghiên cứu khả năng nhân rộng dự án thí điểm này trên quy mô rộng lớn hơn.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, kể từ khi cải thiện năng lực phục vụ (số tuyến, tần suất, khả năng tiếp cận), xe buýt được người dân sử dụng nhiều hơn, từ 36,2 triệu lượt hành khách năm 2002 tăng lên 342 triệu lượt vào năm 2008. Sự tăng trưởng đó có thể lý giải bằng việc mở rộng mạng lưới phục vụ ra toàn địa bàn thành phố (146 tuyến buýt vào năm 2012) cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ: kéo dài thời gian phục vụ trong ngày, tăng tần suất, chính sách giá vé phù hợp và thậm chí trang bị điều hòa trên xe. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ như vậy, song việc tồn tại quá nhiều các đơn vị nhỏ lẻ khiến cho việc quản lý gặp khó khăn cả về chất lượng xe và đào tạo nhân sự. Mặt khác, việc thiếu quỹ đất cũng cản trở việc xây dựng hoặc hiện đại hóa các điểm trung chuyển và làn đường dành riêng cho xe buýt. Như vậy, cải thiện chất lượng dịch vụ và khả năng tiếp cận là một thách thức lớn cần giải quyết.

Các chính sách giao thông công cộng đầy tham vọng

Quy hoạch giao thông của Hà Nội dự kiến đến năm 2030 giao thông công cộng sẽ chiếm tới 50%. Có tổng cộng tám tuyến đường sắt đô thị, trong đó bốn tuyến đã được đầu tư, đã được thể hiện trong các quy hoạch giao thông và quy hoạch chung. Một nghiên cứu về phương án đầu tư theo mô hình hợp tác công/tư đối với tuyến số 5 đang được thực hiện. Trong mạng lưới đã được quy hoạch vẫn còn bốn tuyến chưa tìm được nguồn kinh phí. Ngân hàng Thế giới hỗ trợ một dự án BRT (xe buýt nhanh).

Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, mục tiêu được xác định trong quy hoạch giao thông được điều chỉnh năm 2013 là đến năm 2020 giao thông công cộng sẽ đáp ứng khoảng từ 20% đến 25% nhu cầu đi lại. Bản quy hoạch này đề xuất xây dựng sáu tuyến tàu điện ngầm, trong đó có ba tuyến hiện đã được các nhà tài trợ vốn đầu tư. Ngân hàng Thế giới cũng hỗ trợ một tuyến BRT trên Đại lộ Võ Văn Kiệt. Có hai dự án monorail khiêm tốn hơn được các tập đoàn tư nhân của Malaysia phát triển đồng thời.

Thách thức về giao thông bền vững

Mặc dù có những dự án đầu tư quan trọng để xây dựng tàu điện ngầm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cho đến nay xe buýt vẫn là phương tiện giao thông công cộng duy nhất tuy chỉ đáp ứng chưa đến 5% nhu cầu đi lại ở thành phố Hồ Chí Minh và hơn 11% ở Hà Nội. Số lượng taxi và xe ôm rất nhiều để bù đắp phần nào những hạn chế của mạng lưới hiện nay, song vẫn rất cần thiết lập một hệ thống giao thông công cộng liên thông và hiệu quả, điều mà người dân rất mong đợi và cũng là ưu tiên của chính quyền địa phương. Số vụ tai nạn giao thông đường bộ khá cao, thậm chí gây nhiều thương vong, cũng là nguyên nhân đòi hỏi cần ưu tiên thúc đẩy giao thông công cộng. Nhu cầu đi lại gắn liền với các thách thức về mở rộng đô thị và sự hiện diện của các loại hình giao thông tốc độ cao, dù là công cộng hay cá nhân, sẽ đảm bảo cho thành công của các dự án bất động sản cũng như các dự án ở khu vực ven đô, nơi sẽ xây dựng tương lai của các thành phố lớn của Việt Nam. Diện tích dành cho mạng lưới đường bộ vẫn còn quá thấp đặc biệt trong các khu trung tâm lịch sử cũng như trong toàn bộ các khu vực đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi tỷ lệ dành cho đường giao thông chỉ chiếm 5,8% diện tích đô thị. Sự

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD76

thiếu thốn không gian dành cho giao thông gây ra những xung đột giữa các loại hình giao thông, trong đó người đi bộ không hề được tính đến.

Nhiệm vụ của các cơ quan điều hành (PDA)

Quản lý giao thông là một thẩm quyền chính của cấp tỉnh. Các sở giao thông cũng chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và điều hành giao thông công cộng. Cơ quan điều hành giao thông lập quy hoạch mạng lưới (các tuyến và khung giờ hoạt động) trình sở giao thông và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, sau đó ký hợp đồng với các đơn vị khai thác. Các đơn vị này chịu trách nhiệm bán vé (vé lượt, vé tập, vé tháng), sau đó nộp lại cho PDA.

Tài chính: một hệ thống được trợ giá rất nhiều

Các mạng lưới xe buýt đều không thể có lợi nhuận nên cần được trợ giá rất nhiều ở cả thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phần ngân sách trợ giá chiếm khoảng 40% chi phí vận hành. Tại thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền thành phố còn cung cấp cho các đơn vị khai thác các công trình hạ tầng (nhà để xe, điểm đầu cuối) và dành các khoản vay ưu đãi để đổi mới phương tiện vận  tải thuộc sở hữu của các công ty đó. Giá vé xe buýt được UBND thành phố quyết định theo đề xuất của PDA. Khoản tiền thanh toán cho các đơn vị khai thác theo kilomét vận hành ở Hà Nội do TRAMOC ấn định, còn ở thành phố Hồ Chí Minh do Sở Giao thông và Sở Kế hoạch và Đầu tư ấn định, sau đó được chính quyền thành phố phê duyệt. Cách thức vận hành như vậy hiện đang tồn tại nhiều vấn đề do sự tăng nhanh lượng hành khách trong  khi vì những lý do chính trị, chính quyền của cả hai thành phố đều quyết định không tăng trợ giá cũng không tăng giá vé. Tại thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống này dựa trên chính sách trợ giá và các hợp đồng khai thác ngắn

hạn (từ một đến bốn năm) khiến cho các nhà đầu tư không hào hứng và cũng chẳng hấp dẫn nhiều đối với các doanh nghiệp.

1.3.4. Nhà ở: đảm bảo chỗ ở cho người thu nhập thấp và tái định cư cho những người dân chịu ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng

Trong suốt thập niên 1999 – 2009, dân số Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tăng trung bình mỗi năm 3%, từ đó khiến cho các quận trung tâm và vùng ngoại vi tăng mật độ kèm theo sự phát triển đô thị dàn trải. Do đó, nhà ở trở thành một chủ đề quan tâm chính của người dân, các nhà đầu tư và cả chính quyền. Nhiều khu đô thị mới đã phát triển mô hình nhà chung cư cao tầng bên cạnh loại hình nhà liền kề và biệt thự. Chất lượng nhà ở nhìn chung đã cải thiện nhờ các chính sách xoá bỏ nhà tạm bợ, nhất là các khu vực dọc theo các kênh mương.

Chiến lược quốc gia về nhà ở và các điều kiện nhà ở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Mặc dù có một thị trường xây dựng bất động sản tư nhân rất năng động, nguồn cung nhà ở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn rất thấp so với nhu cầu thực tế, nhất là đối với các tầng lớp bình dân và trung lưu. Nguồn cung bất động sản mới vẫn chủ yếu là nhà bán, ngay cả khi chính quyền luôn cố gắng phát triển quỹ nhà cho thuê với mức giá hợp lý. Các dự án nhà ở được hỗ trợ vẫn liên quan mật thiết với các chương trình tái định cư cho người dân trong diện giải toả để xây dựng các công trình hạ tầng hoặc các dự án bất động sản. Mặc dù đã cải thiện các thủ tục bồi thường và tái định cư, những dự án này vẫn là nguyên nhân chính gây ra những

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 77

căng thẳng giữa người dân, các nhà đầu tư và chính quyền.

Theo các số liệu thống kê, ở Việt Nam diện tích nhà ở bình quân đầu người đã tăng từ mức 9,7 m2 năm 1999 lên 18,6 m2 năm 2009. Tuy nhiên, đến năm 2004 vẫn có tới 30% dân số phải sống trong cảnh chỉ có chưa đầy 3 m2/người. Thậm chí trong khu phố cổ Hà Nội, con số này chỉ đạt 2,2 m2/người. Khoảng 25% số nhà ở bị chính phủ đánh giá là không đạt các tiêu chuẩn về tiện nghi hoặc có thể chỉ đạt tiêu chuẩn nhà tạm. Tình trạng bấp bênh về nhà ở như vậy có liên quan tới tập quán tự xây nhà, song cũng liên quan đến các trường hợp chiếm hữu không hợp thức (dân nhập cư tự do tại thành phố Hồ Chí Minh, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và/hoặc quyền sở hữu bất động sản) hoặc do thiếu các công trình hạ tầng đô thị cơ bản (thoát nước, v.v…).

Tìm kiếm nguồn quỹ đất và các cơ chế tài chính

Việc phát triển quỹ nhà ở xã hội phải tuân thủ các định hướng đã được xác định trong các tài liệu quy hoạch. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề tìm được quỹ đất để xây dựng nhà tập thể và huy động các nguồn tài chính cần thiết để tạo nguồn quỹ đất đó là hai khó khăn rất lớn đối với chính quyền các cấp. Hàng loạt mô hình đã được áp dụng nhằm huy động sự đóng góp của các nhà đầu tư tư nhân. Do đó, các dự án bất động sản kinh doanh và các khu đô thị mới đều phải dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội và quy hoạch hạ tầng. Thành phố cũng có thể dành một khu đất cho một nhà đầu tư cam kết xây dựng một khu nhà ở xã hội tại một địa điểm khác. Tương tự như vậy, một nhà đầu tư khi mua một khu đất có thể được hưởng những điều kiện ưu đãi về thuế nếu họ xây nhà và bán với mức giá do chính quyền kiểm soát. Những nhà đầu tư

thực hiện các dự án trên những khu đất rộng có thể cũng buộc phải xây dựng một khu nhà ở xã hội trong phạm vi dự án của mình. Cuối cùng, việc cấp phép xây dựng cũng như việc cho phép nâng thêm tầng cũng có thể đi kèm với điều kiện phải dành một phần nhà ở trong phạm vi dự án cho chính quyền. Do những cách thức thực hiện như vậy, các khu tái định cư hoặc nhà tập thể thường nằm ở các khu vực ngoại vi, không có đầy đủ cơ sở hạ tầng và ít được tiếp cận với giao thông công cộng. Một phần những khu nhà này bao gồm cả nhà kinh doanh theo mức giá thị trường và nhà do các doanh nghiệp nhà nước quản lý nên gặp phải nhiều vấn đề về đồng sở hữu vì quy chế phức tạp.

Cải tạo nhà ở và các khu dân cư xuống cấp

Những năm gần đây, cải tạo đô thị đã trở thành một thách thức lớn do sự xuống cấp của quỹ nhà được xây dựng từ những năm 1970 – 1980. Các dự án cải tạo nhà tạm cũng nhận được sự hỗ trợ của các nhà tài trợ vốn quốc tế. Chương trình “Viêt-Nam Urban Upgrading” của Ngân hàng Thế giới được triển khai từ năm 2004 dự kiến xây dựng tại các khu dân cư tạm bợ nhiều công trình công cộng (trường học, trạm xá), cơ sở hạ tầng thiết yếu (cấp nước, thoát nước...), trao các khoản vay giúp cải thiện nhà ở hoặc hỗ trợ các hộ dân hoàn thiện các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thu hồi đất: bồi thường và tái định cư

Khi số lượng các dự án kinh doanh bất động sản càng tăng nhanh thì những thách thức về tái định cư và bồi thường cho các hộ dân bị thu hồi đất càng trở nên gay gắt. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 2010 – 2015 đã có gần 500 dự án liên quan đến công tác bồi thường và tái định cư; 30 000 hộ dân đã được hoặc cần được tái định cư trong

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD78

giai đoạn 2006 – 2015. Còn tại Hà Nội theo ước tính có khoảng 30 000 hộ dân trong khu trung tâm phố cũ cần được tái định cư. Có ba giải pháp đã được đề xuất: tái định cư tại chỗ, tái định cư nơi khác hoặc bồi thường về tài chính.

Mức bồi thường được xác định căn cứ theo các thời điểm quy chiếu, nhất là thời điểm thống kê lần đầu tiên số hộ sinh sống trong giai đoạn trước khi triển khai dự án hoặc ngày ra thông báo chính chức. Các quy định pháp luật áp dụng cho việc bồi thường là những quy định hiện hành trong năm phê duyệt dự án. Tuy nhiên, do việc giải phóng mặt bằng phải được tiến hành trong nhiều năm sau khi phê duyệt nên trong thời gian đó, các tài sản đều tăng giá do lạm phát. Người dân thường yêu cầu áp dụng những quy định pháp luật mới nhất, từ đó kéo theo những phương pháp đánh giá và đền bù bổ sung thường theo hướng có lợi cho người dân. Mức bồi thường cho các dự án của nhà nước được tính toán trên cơ sở giá đất được công bố chính thức, tức là tương đương trong khoảng từ 40 đến 70% giá thị trường. Tổng mức đền bù cũng có thể tính đến giá trị của các bất động sản, hỗ trợ và giúp đỡ tái định cư. Như vậy, luôn có một sự linh hoạt nhất định trong việc tính toán mức bồi thường.

Nhìn chung, người dân luôn mong muốn được tái định cư gần nơi ở cũ nhưng các khu vực tái định cư lại thường nằm ở những khu vực ngoại vi của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do không phù hợp với lối sống của người dân nên rất nhiều ngôi nhà tại các khu tái định cư này vẫn bị bỏ trống. Việc tăng giá thuê nhà và chi phí đi lại thường kéo theo hiện tượng nhà tái định cư bị bán lại hoặc trở thành khu cho dân nghèo. Những căn hộ tái định cư được chính quyền trợ giá có xu

hướng nhanh chóng được người thụ hưởng bán lại cho bộ phận dân cư khá giả hơn mặc dù theo quy định thì người được tái định cư chỉ được phép chuyển nhượng căn hộ đó sau mười năm sử dụng. Trong những khu này đôi khi cũng xuất hiện một thị trường cho thuê lại nhà không chính thức.

1.3.5. Di sản đô thị: những đô thị luôn chuyển biến, những bản sắc cân được phát huy

Di sản phong phú của Hà Nội

Hà Nội là một trong số hiếm những đô thị trong khu vực Đông Nam Á có được một di sản lịch sử, văn hoá và đô thị hơn 1000 năm tuổi. Các khu vực lân cận quanh Hà Nội hiện còn tới hơn 500 làng nghề chuyên sản xuất các đồ mỹ nghệ, hàng dệt hoặc đan lát tiêu biểu cho văn hoá vùng châu thổ sông Hồng. Riêng thành phố Hà Nội đã có ba quần thể di sản quan trọng: khu phố cổ (36 phố phường), khu phố Pháp và quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Cấu trúc đô thị trong khu phố Cổ phản ánh mô hình tổ chức cổ xưa theo các phường thợ (Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Đường, v.v…). Khu vực này đặc trưng bởi mật độ dân cư và công trình rất cao, các hoạt động buôn bán và nghề thủ công cũng như di sản kiến trúc đồ sộ (nhà ở, đình, đền, chùa). Trong khi đó, khu phố Pháp với cấu trúc “thành phố vườn” phân bố dạng ô bàn cờ đầu thế kỷ 20 bao gồm nhiều công trình công cộng thời Pháp thuộc và biệt thự cổ (theo nhiều phong cách kiến trúc từ địa phương, tân cổ điển, art-deco đến chủ nghĩa hiện đại). Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, nơi tập trung quyền lực nhà nước của Việt Nam kể từ thế kỷ 11, bao gồm một khu khảo cổ có giá trị rất lớn cùng nhiều di sản

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 79

khác. Kể từ năm 2010, khu di tích này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

Một di sản phong phú đối với một đô thị hiện đại ở thành phố Hồ Chí Minh

Di sản đô thị của thành phố Hồ Chí Minh đặc trưng bởi sự đa dạng của các công trình lịch sử cùng các quần thể đô thị có giá trị. Những công trình chủ đạo trong khu vực Quận 1 như trụ sở UBND Thành phố, Nhà hát Lớn hay Bưu điện đã được thành phố Lyon giúp trùng tu, chiếu sáng nghệ thuật và được xếp hạng công trình lịch sử. Ngay trên địa bàn quận này cũng có nhiều quần thể đáng chú ý như chợ Bến Thành hay cảng Ba Son. Còn tại Quận 3 có nhiều biệt thự cổ thời Pháp. Ở Quận 5 có khu Chợ Lớn của Hoa kiều có rất nhiều đền chùa cùng các quần thể đô thị cổ (chợ Bình Tây, phố người Hoa) và các dãy nhà kho cũ chạy dọc theo các con kênh. Giờ đây đô thị lớn nhất phía nam này đang hướng tới một “phong cách hiện đại”: kiến trúc Việt Nam đương đại và sự xuất hiện của nhiều toà nhà cao tầng với các công trình biểu tượng như toà nhà Bitexco tạo nên diện mạo mới cho cảnh quan đô thị và đặt ra câu hỏi về khái niệm di sản theo cách riêng của mình.

Một áp lực đất đai đe doạ di sản

Áp lực đất đai và tình trạng đầu cơ bất động sản kèm theo nhu cầu nhất thiết phải hiện đại hoá đô thị bằng cách mở rộng các trục đường chính và xoá bỏ nhà tạm khiến cho việc bảo tồn các công trình này gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn trước mắt. Những khu đất liên quan đến các biệt thự cổ trong khu phố Pháp tại Hà Nội và các Quận 1 và 3 của thành phố Hồ Chí Minh luôn được coi là “những khu đất vàng” luôn tạo ra những cơ hội tuyệt vời cho việc xây dựng các toà tháp cao tầng do vị trí nằm trong trung tâm thành

phố, diện tích khuôn viên rộng (500 đến 1000m2) và giao thông thuận tiện. Trong khu phố cổ Hà Nội, giá đất tăng mạnh đã kéo theo sự gia tăng mật độ xây dựng theo hướng chồng thêm tầng và xây dựng nhiều toà nhà có chiều cao lớn hơn rất nhiều so với các dãy nhà cổ.

Các công trình và điều kiện sống xuống cấp

Chủ trương bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị ở Việt Nam cũng phải đối mặt với tình trạng xuống cấp của các công trình cũng như quá tải về dân cư trong các biệt thự và nhà cổ. Tình trạng này cũng liên quan đến những ngôi biệt thự do chính quyền quản lý nhưng đã được phân cho một số hộ dân cùng sử dụng. Mức tiền thuê nhà quá thấp khiến cho chính quyền không thể đầu tư cải tạo những ngôi nhà này và tình trạng ở thuê không ổn định cũng không khuyến khích người dân thực hiện các công việc duy tu bảo dưỡng. Các biệt thự thường có nhiều chủ sở hữu, từ đó dẫn đến tình trạng phân chia thửa đất và công trình cũng như những khó khăn trong việc quản lý và khi chuyển nhượng. Tại Hà Nội, những biệt thự được gìn giữ và duy tu tốt nhất đều là những công trình đã được phân cho các cơ quan ngoại giao nước ngoài.

Một quy chế mang tính bảo vệ cao hơn trên quy mô toàn khu vực

Các công trình lịch sử và văn hoá đều thuộc diện bảo tồn của chính sách cải tạo căn cứ theo Nghị định ban hành ngày 31/3/1984 về “bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng”. Luật Di sản văn hoá năm 2001 cũng hướng tới các di sản phi vật thể và công trình, di tích, danh thắng và hiện vật được thừa nhận có giá trị thẩm mỹ, lịch sử và tính độc đáo. Luật này quy định các công cụ bảo vệ những vùng đệm xung quanh các di tích

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD80

được bảo vệ. Luật quy hoạch đô thị năm 2010 quy định việc đưa các di tích lịch sử vào các tài liệu quy hoạch đô thị. Các thành phố ở Việt Nam đều đã nắm bắt được những thay đổi pháp lý này và đã bắt đầu nghiên cứu các phạm vi bảo vệ trên quy mô toàn thành phố ngay từ những năm 1990.

Tôn tạo di sản tại Hà Nội

Tại Hà Nội, song song với những chuyển biến đô thị trong những năm 1990 là sự thay đổi nhận thức về việc cần thiết phải gìn giữ di sản kiến trúc và đô thị của thành phố. Năm 1996, một kế hoạch bảo tồn và quy hoạch khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm đã được thông qua. Kế hoạch này đã cho phép loại bỏ hai dự án xây tháp cao tầng có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới cảnh quan đô thị của hồ nước mang tính biểu tượng của Hà Nội. Năm 1998, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội đã được thành lập trực thuộc Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm với trách nhiệm kiểm soát các công trình xây dựng và đảm bảo tuân thủ các quy định bảo vệ. Năm 2004, khu phố cổ đã được Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia. Bên cạnh đó, thành phố Toulouse đã giúp đỡ Hà Nội tôn tạo nhiều nhà cổ tiêu biểu trong khu vực này để phát huy giá trị du lịch. Cuối cùng, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật của Vùng Île-de-France, khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 2010 và một quy chế bảo tồn khu phố Pháp đang được trình lên lãnh đạo thành phố Hà Nội để phê duyệt. Vấn đề di sản được tính đến trong quy hoạch chung, nhất là nội dung liên quan đến việc bảo tồn khu nội đô lịch sử và mạng lưới các làng nghề.

Một khái niệm di sản mở rộng ra đối với các không gian công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh

Được thực hiện từ năm 1996 trên quy mô toàn  thành phố trên cơ sở các hoạt động hợp tác cấp địa phương với Cộng đồng đô thị Lyon, một tài liệu thống kê di sản đã cho phép thiết lập danh sách các công trình cần được nghiên cứu để bảo tồn cũng như xác  định trách nhiệm của từng cơ quan trong công tác này. Kể từ đó, thành phố Hồ Chí Minh đã tính đến một kế hoạch phát huy giá trị di sản. Năm 2009, một quyết định được chính quyền thành phố ban hành phân loại các biệt thự thành ba hạng để bảo vệ đòi hỏi công tác quản lý theo từng mức độ chặt chẽ khác nhau. Bên cạnh đó, mọi hoạt động phá dỡ đều phải được Ủy ban nhân dân thành phố thông qua. Hiện tại chưa có quy chế chung và chi tiết cho việc quản lý di sản thông thường, song những vấn đề này cũng đã bắt đầu được chú ý, dù còn ở mức thấp, nhất là đối với di sản cây xanh, công nghiệp và các không gian công cộng. Như vậy, các công trình trong khu vực cảng Ba Son thuộc Quận  1 đã trở thành chủ đề thảo luận liên quan đến việc bảo tồn trong bối cảnh áp lực đất đai rất lớn, đầu cơ bất động sản và các dự án cải tạo bờ sông. Mặt khác, các dự án cải tạo các con kênh cũng dự kiến nạo vét lòng kênh, chỉnh trang hai bên bờ và quy hoạch các không gian công cộng mới đáp ứng nhu cầu tản bộ.

Danh mục tài liệu tham khảo

QUERTAMP, F., L. PANDOLFI, L. PETIBON (2014) Faire la Ville : Lecture croisée des méthodes et outils de l’urbanisme en France et au Viêt-Nam - Hà Nội : PADDI, IMV, AFD, juillet, 124 p.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 81

1.4. Phát hiện, đo lường và lý giải các hiện tượng phân biệt

không gian-xã hộiJean-Michel Wachsberger – Đại học Lille 3, IRD DIAL

Gần 60 % dân số thế giới hiện đang sống ở khu vực đô thị, con số này chỉ là 33 % vào giữa thế kỷ 20. Xu hướng dân cư nông thôn chiếm đa số tồn tại trong hàng thế kỷ đã bị đảo ngược, hiện tượng này diễn ra trước hết ở các nước phương Tây và đang tác động tới hầu hết các nước đang phát triển. Mặc dù tỷ lệ đô thị hóa còn thấp (giống như hầu hết các nước Đông Nam Á khác), Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trong vòng một thập kỷ, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đã tăng từ 26,7 % năm 2004 lên 31,7 % năm 2012.

Nếu như đô thị hóa luôn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và mang đến những tác động tích cực, cũng phải thừa nhận là những biến đổi nhanh chóng mà quá trình này mang lại kể cả đối với các hình thái tổ chức xã hội đôi khi lại là nguồn gốc của nhiều vấn đề, ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển bền vững của một quốc gia. Xuất phát từ tình trạng bất bình đẳng tồn tại ở mức độ nghiêm trọng và hiện tượng phân biệt xã hội đang diễn ra

ngay trong các khu vực đô thị, ngay từ cuối thế kỷ 19, các nghiên cứu về đô thị đã luôn đặt câu hỏi về nguyên nhân và hậu quả của tình trạng này. Với rất nhiều nghiên cứu, các chất vấn đặt ra đã và luôn liên quan tới vấn đề cơ bản hơn, sâu sắc hơn về khả năng của các đô thị trong việc «làm xã hội, làm đô thị», điều này được chứng thực từ hàm ý vốn tiêu cực của các thuật ngữ phân cách đô thị, và mới đây hơn là phân tách đô thị, những thuật ngữ này hay được dùng để chỉ các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội.

Bài trình bày này nhằm làm sáng tỏ những gì đang được tranh luận hiện nay dưới góc độ phương pháp luận, giúp chúng ta cùng suy nghĩ về cách thức nhìn nhận các hiện tượng bất bình đẳng và phân biệt không gian-xã hội tại các đô thị hiện nay. Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đâu là nguồn gốc của các hiện tượng này và hậu quả của nó là gì đòi hỏi chúng ta trước hết phải xác định được đặc điểm của các hiện tượng đó. Thế nhưng, tìm hiểu rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD82

cho thấy việc xác định đặc điểm của các hiện tượng đó thường phụ thuộc vào cái chúng ta quan sát là gì, quan sát ở cấp độ nào, diễn ra trong xã hội nào và thời kỳ quan sát là thời kỳ nào. Vả lại, ta có thể nhặt ra được một số lượng lớn các khái niệm giúp hiểu được các hiện tượng đó (Vasconcelos, 2013). Và tựu chung lại, do các hiện tượng này thường được gắn với những cách hiểu khác nhau nên cũng liên quan đến nhiều thực tiễn khác nhau.

Đây chính là điều chúng tôi muốn chỉ ra thông qua bài trình bày với hai phần này, trong phần một chúng tôi sẽ trình bày về các nỗ lực trong việc tìm giải pháp để biểu diễn và mô hình hóa các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội, còn trong phần hai, chúng tôi sẽ nhắc đến việc đo lường các hiện tượng đó.

1.4.1. Biểu diễn-mô hình hóa

Những nghiên cứu phân tích xã hội học đầu tiên vào đầu thế kỷ 20 về các hiện tượng phân cách không gian-xã hội đã dẫn tới việc ra đời các mô hình tổ chức và phát triển đô thị. Các mô hình này mô tả thành phố như một hệ thống kết nối các cá nhân với môi trường của mình và tạo ra một cách tự nhiên và cơ học các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội. Các mô hình này được ra đời ở Mỹ, xuất phát từ kết quả quan sát hiện tượng mở rộng nhanh chóng của các thành phố của Mỹ, trong đó Chicago là trường hợp điển hình. Tuy nhiên, ngoài lô-gic tổ chức và phát triển chung, chúng ta sẽ thấy các mô hình này rất khác nhau kể cả về biểu hiện cũng như trong cách diễn giải những cơ chế dẫn tới sự hình thành của các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội. Chúng ta cũng sẽ thấy các mô hình này được lập nên để phân tích các đô thị công nghiệp và sự phát triển của các đô thị dịch vụ cần có một mô hình phân tích mới.

Ba mô hình đô thị

Mô hình đô thị đầu tiên và cũng là mô hình nổi tiếng nhất là mô hình vòng tròn đồng tâm do Ernest Burgess đưa ra vào những năm 1920. Đây cũng là mô hình khiến cho khái niệm phân cách không gian-xã hội trở nên phổ biến và trở thành thuật ngữ chung chỉ sự cách ly giữa các nhóm dân cư với đặc điểm xã hội nhân khẩu khác nhau, với đặc thù riêng trong không gian đô thị. Nếu phân tích theo mô hình này, đô thị tổ chức và phát triển tập trung từ trong ra ngoài, xuất phát từ tâm là các trung tâm kinh doanh thương mại (khu vực tâm điểm, vùng lúp hay còn gọi là Central Business district), khu vực này được coi là trung tâm của đời sống kinh tế xã hội đô thị. Ở khu vực này không có sự tồn tại của các khu dân cư, nhưng lại là nơi cư ngụ tạm thời của những người được gọi là hobos (những người không có nhà ở cố định, di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác để làm việc) và của một vài nghệ sĩ. Ở rìa của khu vực trung tâm này là vùng chuyển tiếp, đây là nơi hình thành nhiều hoạt động kinh doanh thương mại mới và công nghiệp nhẹ, các khu dân cư sống tập trung theo nguồn gốc tôn giáo của những người nhập cư mới đến, và cũng là nơi tập trung các hoạt động buôn bán bất hợp pháp và mại dâm. Không gian đô thị ở đây thường xuống cấp với các khu nhà ổ chuột, môi trường không an toàn. Xa hơn nữa ra phía ngoài là khu vực sinh sống của công nhân làm việc ổn định ở các nhà máy, họ không muốn cư trú ở vùng chuyển tiếp nhưng lại muốn sống gần nơi làm việc, còn xa hơn nữa ở ngoài cùng là khu vực dân cư cao cấp, với các tòa chung cư hoặc nhà riêng của giới nhà giàu. Cuối cùng ở vành ngoài là khu vực những người có việc làm ở trung tâm đi đi về về, đây là khu vực có không gian rộng lớn, là nơi cư trú của những gia đình

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 83

không có đủ tiền để thuê nhà ở khu vực nhà giàu, với một hay nhiều thành viên đi làm ở khu vực trung tâm và trở về nhà vào buổi tối. Trong mô hình này, sự phân biệt không gian-xã hội là hệ quả của việc tập trung cục bộ các hoạt động sản xuất cũng như lựa chọn nơi ở của mỗi cá nhân ở một khu vực nhất định, lựa chọn này không do bản thân họ tự quyết định mà phụ thuộc vào khả năng tài chính, nguồn gốc «dân tộc» và quy mô gia đình. Hiện tượng phân biệt này diễn ra gần như tự nhiên theo cùng nhịp với sự phát triển của đô thị, mỗi một khu vực tạo nên một không gian tổ chức xã hội đặc thù. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý là khu vực da đen, «với cuộc sống độc lập và lộn xộn» không tuân theo cách tổ chức vòng tròn đồng tâm như thế này, đó là một khu vực cô lập (black belt) ngay trong lòng khu vực sinh sống của công nhân các nhà máy và khu cư trú của người giàu (Bacqué và Lévy, 2009).

Đến cuối những năm 1930, mô hình này đã bị mô hình của Omer Hoyt thay thế, mô hình thứ hai này mô tả các đô thị không còn được sắp xếp theo sơ đồ vòng tròn đồng tâm nữa mà theo khu vực lan tỏa. Bằng cách lập bản đồ dữ liệu về nhà ở thu thập được theo từng phân khu ở 64 thành phố của Mỹ và quan sát sự biến thiên của bản đồ dữ liệu theo thời gian, Omer Hoyt, một nhà kinh tế thuộc Công ty nhà ở liên bang đã chứng tỏ rằng cấu trúc cư trú của các thành phố phụ thuộc vào sự biến động của giá thuê nhà, và giá thuê nhà cũng luôn tuân theo quy luật phân bố lan tỏa. Theo đó, các khu vực có giá thuê nhà cao thường hình thành từ các khu thương mại bán lẻ, văn phòng, dọc theo các tuyến đường giao thông tốc độ cao, các nguồn nước điều hòa không thuộc hệ thống kênh cấp thoát

nước, theo hướng các khu vực có chất lượng sống cao, nhìn chung tỏa dần từ trung tâm ra các vùng vành đai (Racine, 1971). Các khu vực có giá thuê nhà trung bình thường phát triển quanh vùng ven các khu vực có giá thuê nhà cao, còn các khu vực có giá thuê nhà thấp chiếm các vị trí còn lại trong không gian đô thị. Trong mô hình này, tác giả chỉ tập trung vào không gian cư trú, ta có thể thấy, hành vi của người dân với vị thế xã hội cao nhất sẽ quyết định tới việc hình thành giá thuê nhà và phân bổ các khu vực khác nhau trong không gian đô thị.

Năm 1945, hai nhà địa lý là Chauncy Harris và Edward Ullman đã đưa ra kiểu mô hình thứ ba, được gọi là mô hình đa hạt nhân trong tổ chức lãnh thổ. Phân tích của hai tác giả này cho thấy rằng nếu như các thành phố thường duy trì cách tổ chức ban đầu với mô hình một hạt nhân –một vùng lõi duy nhất (cảng, nhà ga, nhà máy, v.v...), theo đúng những gì được mô tả ở hai mô hình đã trình bày ở trên, thì trong quá trình phát triển, nhiều khu vực hạt nhân mới có thể hình thành, và cũng sẽ quyết định đến cách thức tổ chức không gian ở vùng lân cận xoay quanh hạt nhân đó. Đối với hai tác giả này, sự hình thành của các khu vực hạt nhân mới là kết quả của xu hướng tập hợp các hoạt động cùng loại vào một khu vực, hoặc xu hướng một số các hoạt động khác tự đẩy ra xa trung tâm, hoặc từ những ràng buộc về không gian đối với việc phát triển một số hoạt động (như vận tải đường sắt, xây dựng kho bãi), hoặc từ các đặc điểm môi trường vốn quyết định tới lựa chọn về nhà ở của những người có thu nhập cao. Các yếu tố này kết hợp lại làm hình thành nên cấu trúc đô thị đa hạt nhân (Racine, op. cit.).

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD84

Ba mô hình cấu trúc đô thị của MỹS / Ba mô hình c u trúc ô th c a M

Ngu n : http://fr.slideshare.net/ecumene/5-urban-models

Nguồn : http://fr.slideshare.net/ecumene/5-urban-models

2Sơ đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 85

Phân tích theo hệ giai thừa

Ba mô hình giới thiệu ở trên có sự khác biệt rất lớn cả về tổ chức không gian-xã hội (vòng tròn đồng tâm, lan tỏa hoặc đa cực-đa hạt nhân) và về cơ chế vận hành tự thân của mỗi mô hình. Sự khác biệt giữa các mô hình này được lý giải từ việc tác giả của mỗi mô hình thuộc về một lĩnh vực nghiên cứu riêng và do vậy, họ không sử dụng cùng một phương pháp nghiên cứu, cũng như không quan sát cùng các yếu tố giống nhau (cá nhân, nhà ở, hoạt động, đặc điểm vật lý thực thể). Tuy vậy, không phải vì thế mà các khác biệt này lại không tương thích với nhau, và thực tế ta có thể coi ba loại hình cấu trúc không gian này là những thành phần độc lập nhưng cùng tạo nên cấu trúc kinh tế-xã hội tổng thể của một đô thị (Ciceri, 1974).

Đây chính là kết quả phân tích theo hệ giai thừa được đưa ra vào giữa những năm 1950. Khi thực hiện phân tích phương sai [2] từ sáu biến thống kê (giáo dục, nghề nghiệp, tiền thuê nhà, khả năng sinh con, việc làm của phụ nữ, loại nhà ở và nguồn gốc dân tộc), hai nhà xã hội học đô thị là Bell và Shevky (1955) đưa ra nhận định rằng mối liên hệ giữa các biến này có thể được giải thích trên ba phương diện lớn, độc lập với nhau: trình độ kinh tế, vị

thế gia đình và nguồn gốc dân tộc. Từ nhận định này, hai tác giả Anderson và Egeland (1961) tiếp tục phân tích sự phân bố theo không gian của ba phương diện này ở bốn thành phố của Mỹ để từ đó chứng tỏ rằng trình độ kinh tế biến thiên khác nhau chủ yếu theo từng khu vực, và vị thế gia đình (và vị trí gia đình trong vòng đời) được tổ chức theo vòng tròn đồng tâm, trong khi đó nguồn gốc dân tộc lại đánh dấu các không gian tách bạch ở một số khu vực của đô thị. Ba hình thái tổ chức không gian này xếp chồng lên nhau và tạo ra không gian đô thị. Từ đó, ta hiểu được những yếu tố khiến cho các mô hình đã trình bày ở trên trở nên không tương thích, và ở phần sau, chúng ta cũng sẽ thấy những khó khăn trong việc đo lường các hiện tượng bất bình đẳng về không gian-xã hội. Nếu như nhiều yếu tố - trong đó có một số yếu tố độc lập với các yếu tố khác - cùng có tác động quyết định (nhưng phân tích giai thừa không cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ tác động của các yếu tố đó) tới việc phân bố về mặt không gian của các cá nhân và các hộ gia đình, thì việc lập bản đồ các hiện tượng bất bình đẳng có thể khác với kết quả có được khi chúng ta chỉ tập trung riêng vào một khía cạnh này hay khía cạnh khác.

[2] Phương pháp phân tích toán học giúp rút ra một số biến cơ bản và độc lập từ tập hợp các quan hệ của nhiều biến.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD86

Từ Chicago đến Los Angeles

Các mô hình ở trên được lập khi nghiên cứu các thành phố «công nghiệp». Theo đó, ở các đô thị hữu cơ, các thành phần cấu tạo khác nhau về phương diện xã hội lại đa số kết nối với nhau về chức năng. Thế nhưng, các đô thị hậu công nghiệp lại có sự khác biệt căn bản theo cái nhìn của một số nhà quan sát, hệ quả là thuật ngữ phân tách có xu hướng dần thay thế thuật ngữ phân cách để thể hiện đặc trưng của các hiện tượng bất bình đẳng về không gian xã hội. Thuật ngữ phân cách chủ yếu chỉ tình trạng cách ly trong mối

quan hệ phụ thuộc qua lại của các vùng giới hạn địa lý và cư dân trong mỗi vùng, trong khi thuật ngữ phân tách lại mang nội hàm về không gian, chỉ tình trạng tản mát, thậm chí rời rạc của mạng lưới đô thị, mà biểu hiện của nó là sự thiếu vắng tính liền mạch và chồng lấn về vật lý thực thể giữa các khu vực khác nhau trong đô thị, cũng như tính kết nối rất yếu giữa các khu vực với nhau (hạn chế trao đổi giữa các mảnh đô thị bị tách rời), thuật ngữ này cũng mang nội hàm xã hội, ám chỉ đến xu hướng thu mình lại kể cả về xã hội, văn hóa, chính trị và/hoặc bản sắc của từng

Thành phân cấu tạo cấu trúc kinh tế xã hội của một đô thị

S / Thành ph n c u t o c a c u trúc kinh t xã h i c a m t ô th

Ngu n : Mansuy et Marpsat (1991).

TT.Kinh doanh Ngu n g c dân t c

Lo i h gia ình

M c thu nh p

Khô

ng g

ian

xã h

i

Không gian v t th

Nguồn: Mansuy và Marpsat (1991).

3Sơ đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 87

mảnh đô thị bị tách rời với các mảnh khác (Navez-Bouchanine, 2002).

Đối với nhiều tác giả, sự vận động của các đô thị hiện nay đang làm thay đổi sâu sắc tổ chức không gian xã hội của các đô thị theo kiểu Ford, trong đó, đô thị điển hình ngày nay của Mỹ không phải là thành phố Chicago nữa mà thay thế vào đó là Los Angeles (Soja, 2000): mở rộng các vùng vành đai đô thị lan tỏa nhiều hơn là theo kiểu vòng tròn đồng tâm (Mangin, 2001); chuyên biệt và đứt gãy giữa các không gian khác nhau (Dear, 2000); tập trung theo cực về xã hội và không gian xã hội (Sassen, 1991); tư nhân hóa các không

gian công cộng, xuất hiện ranh giới mới giữa các khu vực (Davis, 2006). Các hiện tượng này dẫn ta tới việc phải tương đối hóa giá trị của các mô hình biểu diễn. Các mô hình này nhìn chung vẫn được xây dựng trong những bối cảnh đặc thù và để đáp ứng một số những vấn đề đặc biệt, không mang tính bao quát. Nhìn chung, kiểu mô hình này vẫn hữu dụng trong việc làm sáng tỏ những nhận định về các tiến trình không gian-xã hội đang diễn ra ở một số đô thị, ở một vài thời điểm nào đó, tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của các mô hình đó không mang tính bao quát cả về không gian và thời gian.

Từ Chicago đến Los AngelesS / T Chicago n Los Angeles

Ngu n : Jacquier (2007).

Biên gi i c

Tr c nh ng n m 70 T khi

Khu ng i nghèo « ghettos de pauvres

»

Ngo i thành

Biên gi i m i và nh ng gi i h n

Khu c trú c a ng i giàu

«ghettos de riches»

Khu ph nguy hi m

...

»

Nguồn: Jacquier (2007).

4Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD88

1.4.2. Đo lường-lý giải

Các mô hình biểu diễn giúp làm xuất hiện các hiện tượng bất bình đẳng về không gian-xã hội và cũng đưa gợi ý về những tiến trình dẫn tới sự xuất hiện của các hiện tượng đó. Tuy nhiên, kiểu mô hình này không giúp ta thấy được mức độ của các hiện tượng đó là đến đâu. Để trả lời câu hỏi này, nhiều tác giả đã nghiên cứu để tìm ra được một công cụ đo lường. Trong phần này, chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu về nỗ lực của các nhà nghiên cứu trong đo lường các hiện tượng bất bình đẳng về không gian-xã hội. Ta sẽ thấy là vấn đề đo lường làm nảy sinh các vấn đề về biểu diễn các hiện tượng này, các lý do thì hoàn toàn giống nhau: đặc tính đa chiều và đa giai thừa khiến ta không thể áp dụng được một thước đo duy nhất. Trước hết, trong phần này, ta sẽ cùng tư duy về các yếu tố tiên quyết cần có để đo lường. Sau đó, tôi sẽ giới thiệu một số các chỉ số thường dùng để đánh giá hiện tượng phân cách. Cuối cùng, ta sẽ xem xét khả năng có thể hay không thể đo lường được hiện tượng phân tách.

Các yếu tố tiên quyết cho đo lường

Trước khi thực hiện việc đo lường hiện tượng phân cách, cần phải đặt hai câu hỏi: ta muốn quan sát hiện tượng này trên phương diện nào và việc đo lường sẽ được thực hiện theo thang độ nào.

Như đã nói ở trên, có nhiều yếu tố có tác động quyết định tới các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội. Chẳng hạn, việc dân cư phân bố cư trú theo nguồn gốc «dân tộc» có thể cho ra một cấu trúc không gian khác với việc phân bố theo vị thế gia đình. Do vậy, việc đo lường hiện tượng phân cách theo nguồn gốc dân

tộc có thể sẽ cho ra các kết quả khác với đo lường hiện tượng phân cách về xã hội-nhân khẩu học. Tuy nhiên, các phương diện khác nhau của hiện tượng phân cách không nhất thiết phải độc lập với nhau. Thực tế, đôi khi, ta có thể xây dựng được một chỉ số tổng hợp giúp đo lường tất cả các phương diện có liên hệ qua lại với nhau, hoặc tính toán mức độ phân cách dựa trên phương diện có mức độ kết nối mạnh nhất với các phương diện còn lại. Chẳng hạn, ở Pháp, việc có thu nhập thấp hơn 60 % mức thu nhập bình quân có vẻ có liên quan nhiều tới một số đặc điểm khác, như vị thế là người nhập cư, vị trí trên thị trường lao động việc làm, hoặc thậm chí là loại hộ gia đình, vì vậy, đôi khi các thành phố phải sử dụng các chính sách lựa chọn khu vực để thực hiện các chương trình hành động trên cơ sở duy nhất một yếu tố là thu nhập.

Lựa chọn thang độ đo lường cũng không phải là không có tác động. Một mặt, phải ấn định các giới hạn không gian trong đó ta muốn đo lường (khu phố, thành phố, khu dân cư, tỉnh, khu vực, quốc gia...), và mặt khác, phải xác định mức độ sát nhất với thực tế (nhà, căn hộ, khối nhà, quan hệ hàng xóm, khu phố, phường, v.v...). Các lựa chọn này không liên quan đến kỹ thuật thống kê, và ngay từ đầu cần phải có cái nhìn mang tính xã hội học. Như E. Préteceille (2006) đã nhận định, điều này khiến chúng ta phải quyết định về «tập hợp mà chúng ta cho rằng là tạo ra hoặc phải tạo ra «xã hội», và từ đó mà các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội có thể phá vỡ tính kết dính trong xã hội». Thế nhưng, các lựa chọn này tất nhiên cũng quyết định tới kết quả thu được.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 89

Chẳng hạn, khi nghiên cứu hiện tượng phân cách trong cộng đồng cư dân nhập cư ở Pháp, Mirna Safi (2009) đã chỉ ra rằng thang độ quan sát tổng thể càng giảm, hiện tượng này diễn ra ở mức độ càng nhẹ. Nếu chỉ giới hạn trong phạm vi thủ đô Paris, ta thấy mức độ phân cách sẽ nhỏ đi nếu tính thêm vành đai trong cùng, và sẽ nhỏ nữa nếu tính toàn bộ vùng vành đai ngoài cùng, và vô cùng nhỏ nếu thang độ quan sát là toàn bộ vùng thủ đô Île-de-France. Câu hỏi đặt ra ở đây là ở không gian nào, ở thang độ quan sát nào ta có thể đánh giá một mức độ phân bố cư dân nhập cư nào đó là không đồng đều một cách «bất bình thường», điều này dẫn đến việc phải tìm câu trả lời cho các câu hỏi khác có liên quan, đó là đâu là lý do và lô-gic của việc người nhập cư «phải» được phân bố đồng đều trên các vùng lãnh thổ (Wachsberger, 2013).

Độ sát của phân tích cũng có ảnh hưởng tới cảm nhận và quan niệm về tình trạng phân cách. Được quan sát trong phạm vi bán kính hàng xóm láng giềng lân cận (trong khoảng 30-40 hộ nằm gần nhau) như trong nghiên cứu của Maurin (2004), hiện tượng phân cách về xã hội nghề nghiệp diễn ra ở mức độ lớn hơn so với kết quả quan sát các khu vực có quy mô lớn hơn, chẳng hạn khu vực tập trung được đánh giá theo dữ liệu thống kê (IRIS) (khoảng 2 000 người) [3], như trong nghiên cứu của Préteceille (2006). Như vậy khi ưu tiên lựa chọn một thang độ quan sát nhất định nào đó, tất nhiên không phải là ưu tiên theo sở thích mà còn tùy thuộc vào những yêu cầu nghiên cứu, thì đều dẫn đến một kết quả và một cái nhìn đặc thù về hiện tượng

phân cách hoặc phân tách xã hội. Chẳng hạn, lựa chọn quan sát ở cấp độ một khu vực láng giềng hẹp đòi hỏi ta phải quan sát và phân tích thành phần xã hội trong các tòa nhà chung cư. Xét về mặt xã hội, các đơn vị này có mức độ đồng nhất cao hơn so với quy mô khu phố nơi có các tòa nhà chung cư đó. Nhưng để quan sát được có hiện tượng phân cách xã hội hay không, cần phải đặt ra một số lượng lớn giả thuyết về nguyên nhân và hệ quả của mức độ đồng nhất cao về mặt xã hội trong các tòa nhà chung cư: đây có phải là biểu hiện của tình trạng bị cách ly hay tự động cách ly của một số tầng lớp hoặc nhóm cư dân? Liệu điều đó có cản trở sự tương tác giữa các nhóm xã hội? Liệu điều đó có ảnh hưởng tới cơ hội tiếp cận của mỗi người tới các loại hàng hóa dịch vụ được cung cấp? Chừng đó câu hỏi không thể có câu trả lời nếu chỉ thực hiện các phân tích thống kê, do đó cần phải sử dụng góc nhìn về xã hội học. Mức độ tinh và sát với thực tế trong quan sát cũng có thể thay đổi quy mô và/hoặc sự phân bổ các chương trình chính sách của nhà nước trong việc xóa bỏ hiện tượng phân cách xã hội. Khi áp dụng chính sách tổ chức đô thị theo hình lưới tại Amiens, tức là phân chia diện tích của thành phố thành các hình ô vuông diện tích 200 x200 m, các chuyên gia về chính sách đô thị mới của Pháp đã làm xuất hiện một hình thái tổ chức địa lý mới của nghèo đói, từ đó đòi hỏi phải giảm rõ rệt phạm vi bán kính áp dụng của các chính sách ưu tiên trong giảm nghèo cho các khu vực có liên quan và tập trung cho một số khu vực nhất định có xuất hiện các hiện tượng nghèo mới.

[3] IRIS là các khu vực có khoảng 2 000 dân. Đây là cách phân chia lãnh thổ mà Viện thống kế và nghiên cứu kinh tế quốc gia INSEE sử dụng để thực hiện đợt tổng điều tra năm 1999.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD90

Quy hoạch theo hình lưới và chính sách đô thị tại AmiensB n / Quy ho ch theo hình l i và chính sách ô th t i Amiens

Ghi chú : nh ng i m màu vàng (1) xác nh nh ng khu v c t p trung ông ng i nghèo Ngu n : http://www.ville.gouv.fr/IMG/pdf/reforme-geographique-prioritaire-130729-bd-2.pdf

(1) (1)

(1) (1)

(1)

(1)

Ghi chú: những điểm màu vàng (1) xác định những khu vực tập trung đông người nghèo.Nguồn: http://www.ville.gouv.fr/IMG/pdf/reforme-geographique-prioritaire-130729-bd-2.pdf.

Các chỉ số

Sau khi đã lựa chọn phạm vi và thang độ phân tích, cần phải xây dựng các chỉ số thống kê phù hợp để có thể quan sát được hiện tượng phân cách hoặc phân tách về mặt không gian ở phạm vi khu vực đã lựa chọn. Ở đây, nhà nghiên cứu có nhiều phương án lựa chọn. Chẳng hạn có thể dựa theo nghiên cứu của Massey và Denton (1988) để sử dụng năm loại chỉ số đo lường hiện tượng phân cách về không gian: chỉ số bình đẳng (evenness), chỉ số tiếp xúc (exposure), chỉ số tập trung (concentration), chỉ số tập hợp thành nhóm về không gian (clustering) và chỉ số trung tâm hóa (centralization). Thế nhưng, mặc dù chỉ thể hiện một phần các khía cạnh khác nhau của hiện tượng phân cách, các chỉ số này cũng phản ánh một cái nhìn, hoặc hiển hiện

hoặc ngầm ẩn, về bản chất của hiện tượng phân cách, về tiến trình dẫn tới xuất hiện hiện tượng này và thậm chí cả về những hệ quả mà nó gây ra. Đây chính là nội dung chúng tôi muốn nhắc tới ở đây thông qua việc giới thiệu cụ thể một số các chỉ số, các chỉ số đó đã được sử dụng như thế nào và những tranh luận xoay quanh việc áp dụng các chỉ số đó.

Trong số năm loại chỉ số trên, chỉ số bình đẳng là chỉ số đầu tiên được phát triển để đo lường hiện tượng phân cách và hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến (Rhein, 1994). Chỉ số này được sử dụng để đo lường mức độ đồng đều hoặc không đồng đều trong phân bố dân cư ở các khu vực khác nhau, trong mối tương quan với tỷ lệ phân bố của dân số nói chung (chỉ số phân cách) hoặc với một nhóm dân cư tham chiếu (chỉ số bất tương đồng). Được

4Bản đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 91

xây dựng theo nguyên tắc thống kê trên cơ sở áp dụng đường cong theo lý thuyết của Lorentz, chỉ số này có thể coi là «trung tính» so với lý thuyết nghiên cứu xã hội học. Chẳng hạn, chỉ số phân cách (hay chỉ số bất tương đồng) do Duncan và Duncan (1955) đề xuất giúp đo lường khoảng cách chênh lệch trong phân bố một nhóm dân cư nhất định ở các khu vực khác nhau so với sự phân bố của dân số nói chung (hoặc của một nhóm dân cư tham chiếu): nếu khoảng cách chênh lệch bằng 0, tỷ lệ phân bố đều nhau hoàn toàn; nếu khoảng cách chênh lệch bằng 1, mức độ phân cách là tối đa [4].

Tuy nhiên, ta cũng cần phải đặt câu hỏi về ý nghĩa xã hội học của tình trạng phân bố đồng đều của các nhóm dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định, cũng như tới tác dụng của chỉ số này trong phân tích xã hội học. Chỉ số bất tương đồng ngầm chứa giả thiết rằng khi sự phân bố của một nhóm dân cư đặc thù tương đồng với sự phân bố của một nhóm dân cư tham chiếu, ta có thể coi đó là một tình huống xã hội «bình thường» và bất cứ một khoảng cách chênh lệch nào so với mức độ phân bố đồng đều này cũng đều là thể hiện của một vấn đề xã hội nào đó, còn nếu không ít nhất cũng là biểu hiện của một hiện tượng xã hội cần chú ý quan tâm. Như vậy, việc sử dụng chỉ số này chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội học nếu như nhà nghiên cứu giải thích được tại sao một nhóm dân số nhất định (người nhập cư, công nhân, người theo đạo Hồi, v.v.) phải được phân bổ đồng đều ở một khu vực nhất định thì mới được coi là « bình thường », và từ đó phải đưa ra được giả

thuyết về các yếu tố dẫn tới tình trạng phân bố không đồng đều của các nhóm dân cư đó.

Các chỉ số tiếp xúc giúp đo lường xác suất một thành viên trong một nhóm dân cư nhất định có sự chia sẻ nơi ở của mình với một thành viên của một nhóm dân cư khác (chỉ số tương tác) hoặc một thành viên trong nhóm của mình (chỉ số co cụm). Cũng giống như các chỉ số bình đẳng, chỉ số tiếp xúc cũng dao động từ 0 (mức độ tương tác hoặc co cụm bằng 0) đến 1 (mức độ tương tác hoặc co cụm tối đa). Các chỉ số này dựa trên ý tưởng theo đó, việc chia sẻ một không gian cư trú sẽ tạo thuận lợi cho tương tác xã hội, và theo hướng này hay hướng khác, các tương tác xã hội đó sẽ tác động tới khả năng hội nhập hoặc hòa nhập của các cá nhân cũng như tới khả năng xảy ra hay không xảy ra xung đột về xã hội hoặc về sắc tộc. Tuy nhiên, các tương tác xã hội này chỉ thuần túy mang tính chất xác suất. Trong thực tiễn, chúng ta đều biết là sự gần gũi về mặt không gian không phải lúc nào cũng làm tăng mức độ trao đổi giữa các thành viên (Chamboredon, Lemaire, 1970; Oberti, 2007). Ngoài ra, các trao đổi giữa các nhóm hoàn toàn có khả năng diễn ra ngoài khu vực cư trú, và chỉ số tiếp xúc không giúp chúng ta đo lường được những tương tác này [5].

Chỉ số tập trung là nhóm chỉ số thứ ba đo lường hiện tượng phân cách xã hội, các chỉ số này cũng lại dựa trên một lô-gic khác biệt. Thực tế, chỉ số tập trung chỉ đo lường mức độ tập hợp theo nhóm của một nhóm dân cư nhất định ở một số khu vực nhất định. Trọng tâm của chỉ số này không được đặt vào xác suất tương tác mà chỉ đặt vào mức độ chia sẻ

[4] Để biết công thức toán học của các chỉ số, xin xem thêm Wachsberger 2012.[5] Ví dụ các tương tác có thể xảy ra tại nơi làm việc, các khu buôn bán. Vả lại, các tương tác này cũng có thể xảy ra với

các cá nhân sinh sống ở một khu vực lân cận (Cherkerboard problem), điều này khiến cho việc xác định các phân đơn địa lý sử dụng cho tính toán các chỉ số trở nên khó khăn (Morril, 1991).

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD92

một khu vực lãnh thổ nhất định, không đưa ra bất cứ một giả thuyết nào kể cả về nguyên nhân lẫn tác động của hiện tượng tập hợp theo nhóm đó. Như vậy, mặc dù giá trị của chỉ số tập trung và chỉ số tiếp xúc không độc lập với nhau (mức độ tập trung cao sẽ đi cùng mới mức độ co cụm cao), có thể thấy, các chỉ số tiếp xúc sẽ giúp quan sát tốt hơn và như vậy khách quan hơn. Tuy nhiên, bản thân các chỉ số này cũng dựa trên một cái nhìn đặc thù về hiện tượng phân cách, theo đó, hiện tượng này có gắn với vấn đề tồn tại của các khu ghetto là các khu đô thị nghèo đông dân. Các chỉ số này đo lường tỷ lệ dân cư được coi là sống ở các khu vực hoặc bán kính trong đó, mật độ dân cao hơn mật độ chung của dân số (khu phố hoặc khu vực có mật độ người nghèo, người nước ngoài, công nhân, v.v... cao). Các chỉ số này cũng tập trung nhiều hơn cho các khu phố hoặc khu vực có mật độ tập trung cao một số đối tượng dân cư nhất định và bỏ qua các cá nhân cũng thuộc nhóm dân cư có liên quan đó nhưng sống rải rác ở các khu phố hoặc khu vực khác. Các chỉ số này cũng cần phải xác định một cách võ đoán một ngưỡng tập trung nhất định. Trong nghiên cứu về hiện tượng hình thành các khu ghetto ở Mỹ, Jargowsky (1997) đã tính toán tỷ lệ tập trung người nghèo trên cơ sở số người nghèo (là những người sống dưới ngưỡng nghèo) sinh sống trong một khu vực có tỷ lệ nghèo lên tới 40 %.

Các chỉ số cuối cùng được sử dụng để đo lường hiện tượng phân cách mà chúng tôi giới thiệu dưới đây là các chỉ số tập hợp nhóm, chỉ số này không chỉ đo lường mức độ tập trung các thành viên của một nhóm dân cư nhất định ở các khu vực mà còn xem xét khoảng cách địa lý giữa các khu phố bị phân cách. Như vậy, các chỉ số này thể hiện mức độ cô lập của một nhóm dân cư nhất định

trong phạm vi bán kính quan sát. Tập trung và tập hợp theo nhóm do đó cho chúng ta những thông tin khác nhau. Quả thực, một nhóm dân cư có thể có mức tập trung rất cao (đa số các thành viên sinh sống trong một vài khu vực địa lý nơi nhóm dân cư đó chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số nói chung của khu vực) nhưng lại có mức tập hợp theo nhóm rất thấp nếu như các khu vực cách xa nhau về mặt địa lý. Đây là nhận định được rút ra rất rõ ràng từ phân tích của Safi (2009) về sự phân bố của người nhập cư ở các khu vực thuộc vùng thủ đô Paris. Theo phân tích này, cộng đồng người châu Á là các cộng đồng có mức tập trung cao ở một số khu vực riêng biệt nhưng lại cách xa nhau về địa lý, trong khi đó, cộng đồng người nhập cư gốc Phi lại thường có mức tập hợp theo nhóm rất cao trong các khu vực nghèo, gần nhau về mặt địa lý và thường bị kỳ thị phân biệt. Việc xem xét có tồn tại hay không hiện tượng tập hợp theo nhóm của các khu vực cư trú cho chúng ta một số hướng diễn giải về các cơ chế dẫn tới tình trạng tập trung dân cư ở các khu vực chịu sự phân cách. Đối với cộng đồng người nhập cư gốc Á chẳng hạn, điều này có thể «phản ánh một chiến lược hình thành mạng lưới xã hội trong một số khu vực hơn là cơ chế bị gạt ra ngoài lề ở một khu vực địa lý có hoàn cảnh không thuận lợi».

Vì các chỉ số ở trên được xây dựng theo các lô-gic khác nhau nên mỗi chỉ số sẽ mang đến một cái nhìn đặc thù về quy mô của hiện tượng phân cách. Nếu phân tích sâu hơn nữa, ta cũng có thể coi các chỉ số đó không mang tính không gian xét trên một góc độ nhất định vì các chỉ số này không tính đến khoảng cách không gian của các đơn vị cũng như thành phần cấu tạo nên từng đơn vị được quan sát. Như vậy, các chỉ số này ngầm coi rằng ranh giới giữa các khu vực là hoàn toàn kín, và các

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 93

nhóm dân cư khác nhau ở các đơn vị quan sát khác nhau không được coi là có tương tác. Các chỉ số này cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tóm tắt về hiện tượng phân cách ở tổng thể không gian đô thị nhưng lại không chỉ rõ khu vực nào chịu sự phân cách lớn nhất. Để giải đáp cho những ý kiến này, một số tác giả đã đề xuất nhiều công thức tính toán đối với các chỉ số đó, để từ đó tính toán được phương

diện không gian, có tính đến đặc điểm trong phân bổ về mặt địa lý của các đơn vị quan sát (số lượng hàng xóm, phạm vi ranh giới giữa các khu vực, khoảng cách với hàng xóm), và xác định vị trí bằng cách đo lường mức độ đa dạng trong mỗi đơn vị phân chia theo ranh giới hoặc độ đa dạng trong các đơn vị này với các đơn vị hàng xóm [6].

Đo lường hiện tượng phân tách

Các chỉ số trình bày trên đây được xây dựng để đo lường hiện tượng phân cách. Nhưng chúng ta cũng đã thấy trong các xã hội hậu công nghiệp có vẻ xuất hiện các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội có đặc điểm gần với hiện tượng phân tách hơn là hiện tượng phân cách. Để đo lường chính xác hiện tượng này, cần phải xây dựng các chỉ số riêng. Tuy

nhiên, trong khi mong muốn đo lường được hiện tượng phân cách của các nhà nghiên cứu đã dẫn đến sự ra đời của vô số các chỉ số đo lường thì các nhà xã hội học và các nhà địa lý hiện nay vẫn chưa thật tập trung trong việc tìm ra các chỉ số đo lường cho đối tượng phân tích của họ là hiện tượng phân tách.

Hãy cùng điểm lại một số dấu mốc trong quá trình xây dựng chỉ số đo lường cho hiện tượng

Chỉ số bất tương đồng của vùng Île-de-FranceB n / Ch s b t t ng ng c a vùng Île-de-France

Ghi chú : m c màu s c chuy n t màu tr ng th hi n s b t t ng ng mang tính tiêu c c cao (s xu t hi n r t ít) t i màu en th hi n s b t t ng ng mang tính tích c c cao (s xu t hi n dày c).

Ngu n : Safi (2009).

S b t t ng ng c a ng i Th Nh K t i vùng Île-de-France n m 1999

S b t t ng ng c a ng i Tây Âu t i vùng Île-de-France n m 1999

Ghi chú: mức độ màu sắc chuyển từ màu trắng thể hiện sự bất tương đồng mang tính tiêu cực cao (sự xuất hiện rất ít) tới màu đen thể hiện sự bất tương đồng mang tính tích cực cao (sự xuất hiện dày đặc). Nguồn: Safi (2009).

5Bản đồ

[6] Để biết công thức tính toán, xin xem thêm Gaschet và Le Gallo, 2009.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD94

này. Các chỉ số được xây dựng phải đảm bảo đo lường trực tiếp các khía cạnh khác nhau giúp phân biệt rõ hiện tượng phân tách và hiện tượng phân cách: tính không liên tục về không gian và độ kết nối yếu giữa các khu vực bán kính đô thị. Hai tiêu chí phân biệt này mặc dù có liên quan đến nhau nhưng không thể gộp vào trong cùng một thước đo. Bản thân hai tiêu chí này lại cũng mang đặc điểm đa chiều, điều này khiến cho việc xây dựng một chỉ số tổng hợp càng trở nên khó khăn hơn. Như vậy, đề cập đến hiện tượng phân tách theo hướng đo lường đòi hỏi ta phải ưu tiên lựa chọn góc độ tiếp cận, tức là phải xác định một vấn đề đặc thù. Ở đây, tôi xin chỉ nêu một số minh họa cho nhận định này để kết thúc cho bài trình bày.

Khi phân tích một trong hai tiêu chí là tính không liên tục về không gian lãnh thổ thuần túy ở góc độ địa lý, chúng ta có thể sử dụng công cụ là sự chênh lệch về mật độ giữa các khu phố để xây dựng chỉ số phân tán tương đối, chẳng hạn như hệ số dung sai của mật độ. Khi giá trị chênh lệch cao, tức là có sự đan xen của các «lỗ hổng» trong không gian đô thị và các khu vực có mật độ dân số quá tải, điều đó có nghĩa là tình trạng phân tách diễn ra ở mức độ lớn. Tuy nhiên, chỉ số này không thể hiện được vị trí khác nhau của khu vực này so với khu vực khác (liệu các khu vực có mật độ cao và mật độ thấp như vậy có thực sự đan xen, hay tập hợp theo cụm, các khu vực này tập hợp theo cụm ở trung tâm, các khu vực khác tập hợp theo cụm ở các vùng vành đai?). Chỉ số này cũng không thể hiện được bản chất của các không gian có mật độ thấp và do vậy không đưa ra được các nguyên nhân lý giải cho sự chênh lệch về mật độ giữa các khu vực. Các đơn vị không gian có mật độ dân cư thấp liệu có phải là khu vực cư trú dành riêng cho một số đối tượng được

ưu tiên, các công viên dành cho tất cả mọi người, các khu công nghiệp hay thương mại, các khu vực đất trống không có công trình xây dựng do đặc điểm địa chất? Ngoài ra, chỉ số này cũng chỉ phản ánh được một khía cạnh của tính không liên tục về không gian lãnh thổ, vì ta biết đặc điểm của tính không liên tục về không gian lãnh thổ được xác định qua sự tồn tại của các bức tường ngăn, hoặc ranh giới khó vượt qua. Mức độ phân tán thấp về mật độ của các khu vực như vậy không đồng nghĩa với việc có hiện tượng phân tách mạnh.

Ta cũng có thể cho rằng hiện tượng phân tách chỉ thực sự tồn tại nếu các đơn vị không gian không kết nối hoặc kết nối với nhau lỏng lẻo. Như vậy khi đo lường, ta phải chỉ ra được những khiếm khuyết về kết nối giữa các đơn vị trong không gian đô thị. Những rào cản đó, chẳng hạn như đường cao tốc không được phép chạy ngang qua, các bức tường, hàng rào thường dễ nhìn thấy trên bản đồ đường giao thông. Qua đó, ta có thể lựa chọn xây dựng một chỉ số đo lường hiện tượng phân tách đô thị, theo những nghiên cứu đã được thực hiện trong ngành sinh học địa lý (Romano, 2012), chỉ số này sẽ thể hiện mức độ rào cản đô thị của các yếu tố liệt kê ở trên. Tuy nhiên, để chỉ số này có thể được sử dụng nhiều hơn, một mặt cần phải lập danh sách các loại rào cản có thể có (đường sắt, đường cao tốc, sông, tường, rào, v.v.) và mặt khác phải phân chia một hệ số rào cản cho từng loại rào cản (ví dụ đường sắt không phải lúc nào cũng không thể vượt qua nếu như không có rào chắn hai bên, hoặc một con đường với bốn làn đường không phải lúc nào cũng không thể đi băng ngang nếu như mật độ giao thông không quá dày đặc, v.v.). Đây là một việc khó vì thực tế ở mỗi đô thị là rất khác nhau.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 95

Như vậy, ta có thể thiên sang xây dựng một chỉ số dựa trên thời gian trung bình mà một cá nhân có mặt trong khu phố hoặc khu vực của mình. Nếu đa số người dân ở mỗi khu vực đô thị dành phần lớn thời gian của mình để có mặt ở khu vực đó thì ta có thể thấy hiển nhiên sẽ có trình trạng khép kín giữa các không gian với nhau. Tuy nhiên, còn một điểm nữa phải lưu ý là sự giao lưu giữa các khu phố không chỉ đơn thuần là di chuyển của các cá nhân từ khu phố này sang khu phố khác. Chẳng hạn, liệu ta có thể nói rằng có hiện tượng phân tách xã hội nếu như các phân khu trong không gian đô thị kết nối với nhau về mặt kinh tế (thông qua trao đổi hàng hóa), trong khi các hoạt động này không đòi hỏi cư dân giữa hai khu vực phải di chuyển hay đi lại quá nhiều? Liệu ta có thể nhắc đến hiện tượng phân tách hay không khi mà do thiếu sự tiếp xúc về mặt thực thể vật lý, các cá nhân ở các khu vực khác nhau liên lạc với nhau bằng các phương tiện phi vật chất (điện thoại, vô tuyến, radio, mạng Internet)? Ngược lại, mức độ đi lại di chuyển nhiều cũng không hẳn không tương thích với xu hướng phân tách xã hội, nếu như lộ trình và các phương tiện đi lại của mỗi cá nhân không giống nhau, như trường hợp của các đô thị lớn của Brazil.

Kết luận

Các mô hình đô thị cùng các chỉ số thống kê có đóng góp lớn vào những tranh luận khoa học về các hình thái và tiến trình không gian xã hội trong phát triển đô thị. Việc xây dựng các mô hình và các chỉ số này cần phải xác định rất chính xác hiện tượng mà ta phải nghiên cứu, và như vậy đòi hỏi phải làm rõ

được các khái niệm. Về kết quả có thể mang lại, các mô hình và chỉ số thống kê này đã góp phần bảo vệ cho quan điểm của các tác giả và khiến những người có quan điểm trái chiều phải thực hiện những phân tích sâu hơn để bảo vệ cho quan điểm của mình.

Tuy nhiên, lợi ích của các mô hình và chỉ số giới thiệu trong bài trình bày này không nên che giấu một điều là việc xây dựng và đọc chúng luôn phụ thuộc vào cách mà chúng ta sử dụng trước đó để xác định hiện tượng cần quan sát, hình dung các nguyên nhân và hậu quả có thể có. Theo hướng đó, các chỉ số thống kê không khác biệt so với các yếu tố khác trong lập luận khoa học của các ngành khoa học xã hội và như vậy cũng không có giá trị cao hơn. Đó không phải là các bằng chứng tuyệt đối mà chỉ là một bước riêng trong tư duy. Như vậy, khi nhiều chỉ số mang đến một câu trả lời khác, điều đó không nhất thiết có nghĩa là trong các chỉ số đó có chỉ số sai, mà là mỗi chỉ số đó gắn với các khái niệm được định nghĩa không cùng một cách, và chúng mang đến câu trả lời cho những câu hỏi đặc thù: đó là một trạng thái hay một tiến trình? Đó có phải là một hiện tượng tự nhiên hay là kết quả của một hành vi chiến lược? Nó được tổ chức hay tự phát, mù mờ? Nó được chủ động lựa chọn hay bị động? Nó thường xuyên hay chỉ là tạm thời? Mỗi cách đặt câu hỏi và xác định hiện tượng phân cách hay phân tách đều dẫn tới việc xây dựng được một thước đo riêng biệt và mang đến một câu trả lời đặc thù. Khó khăn trong việc đo lường chính xác hiện tượng phân cách hay phân tách như vậy chủ yếu là vấn đề mang tính ngữ nghĩa nhiều hơn là vấn đề thống kê.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD96

Tài liệu tham khảo

ANDERSON, T.R. et J.S. EGELAND (1961), «Spatial Aspects of Social Area Analysis», American sociological Review, vol. 26, pp. 392-98.

BACQUE, M.-H. et J.-P. LEVY (2009), «  Ségrégation », in J.-M Stébé, H. Marchal, Traité sur la ville, PUF, pp. 303-352.

BELL, W. et E. SHEVKY (1955), Social Area Analysis, Stanford University Press.

CHAMBOREDON, J.-C. et M. LEMAIRE (1970), « Proximité spatiale et distance sociale. Les grands ensembles et leur peuplement », Revue française de sociologie, 11, p. 3-33.

CICERI, M.-F. (1974), Méthodes d’analyse multivariée dans la géographie anglo-saxonne. Evaluation des techniques et des applications, Thèse de doctorat de 3ème cycle, Université de Paris 1 Panthéon-Sorbonne.

DAVIS, M. (2006), Au-delà de Blade runner : Los Angeles et l’imagination du désastre, Paris, Allia.

Dear, M. J. (2000), The Postmodern Urban Condition, Oxford, Blackwell Publishers.

DUNCAN, O.D. et B. DUNCAN (1955), « A Methodological Analysis of Segregation Indexes », American Sociological Review, 41, p. 210-217.

GASCHET, F. et J. LE GALLO (2009), « La dimension spatiale de la ségrégation », in Gaschet F., Lacour C., Métropolisation et ségrégation, Presses Universitaires de Bordeaux, pp. 45-61.

JACQUIER, C. (2007), « Comment construire des projets solidaires de territoires ? », Communication à la 4e journée du cycle de qualification des acteurs, Rouen.

JARGOWSKY, P. (1997), Poverty and Place. Ghettos, Barrios and the American City, Russel Sage Foundation, New-York.

MANSUY, M. et M. MARPSAT (1991), « Les quartiers des grandes villes : contrastes sociaux en milieu urbain », Economie et statistique, n° 245, pp. 33-47.

MASSEY, D.S. et N.A. DENTON (1988), « The Dimensions of Residential Segregation », Social forces, 67 (2), p. 281-315.

MAURIN, E. (2004), Le ghetto français. Enquête sur le séparatisme social, Paris, Edition du Seuil.

MONGIN, C. (2001), « D’Angelinopolis à Postmetropolis, ou l’exception devenant paradigme : un modèle pour la ville mondiale ? », Mappemonde n°61, pp. 1-8.

MORRIL, R. L. (1991), « On the Measure of Spatial Segregation », Geography Research Forum, 11, p. 25-36.

NAVEZ-BOUCHANINE, F. (2002), La fragmentation en question : des villes entre fragmentation spatiale et fragmentation sociale ?, Paris, L’Harmattan.

OBERTI M., 2007, L’école dans la ville : ségrégation, mixité, carte scolaire, Paris, Presses de Sciences Po.

PRETECEILLE, E. (2006), « La ségrégation sociale a-t-elle augmenté ? La métropole parisienne entre polarisation et mixité », Sociétés contemporaines, 62, p. 69-93.

RACINE, J.-B. (1971), « Le modèle urbain américain. Les mots et les choses », Annales de Géographie, n°440, pp. 397-427.

RHEIN, C. (1994), «La ségrégation et ses mesures », in Brun J., Rhein C. (dir.), La ségrégation dans la ville. Concepts et mesures, Paris, L’Harmattan, p. 51-62.

ROMANO, B. (2002), « Evaluation of Urban Fragmentation in the Ecosystems », International conference on mountain environment and development, Chengdu, China, 15-19 octobre, http://dau.ing.univaq.it/planeco/staff/romano/pdf_pubblicazioni/China_2002.pdf

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 97

SAFI, M. (2009), « La dimension spatiale de l’intégration : évolution de la ségrégation des populations immigrées en France entre 1968 et 1999 », Revue française de sociologie, 50(3), p. 521-552.

SASSEN, S. (1991), The global City : New York, London, Tokyo, Princeton : Princeton University Press.

SOJA, E. (2000), Postmetropolis, Critical Studies of Cities and Regions, Londres : Blackwell.

VASCONCELOS, P. (2013), « Processus et formes  socio-spatiaux des villes : une contribution au débat », in M. Carrel, P.  Cary, J.-M. Wachsberger, Ségrégation et fragmentation dans les métropoles. Perspectives internationales, Presses Universitaires du Septentrion, pp. 30-55.

WACHSBERGER, J.M. (2012), « Ségrégation et fragmentation socio-spatiale. L’épreuve de la mesure », Bulletin de Méthodologie Sociologique, n°115, p. 66-78.

WACHSBERGER, J.M. (2013), « Portée et limite des indicateurs de fragmentation et de ségrégation », in Carrel M., Cary  P., Wachsberger J.M. (dir.), Ségrégation et fragmentation dans les métropoles  : perspectives internationales, Presses universitaires du Septentrion, Lille, p. 79-96.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD98

1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ

Irène Salenson – Cơ quan Phát triển Pháp AFD

Báo cáo này nhắc đến những khía cạnh lớn trong phát triển đô thị hiện nay và trong tương lai, từ đó đề cập tới những thách thức lớn trong phát triển đô thị tương lai, đây là những yếu tố cần phải tính đến ngay từ đầu khi bắt đầu triển khai các kế hoạch quy hoạch đô thị và quy hoạch lãnh thổ.

Trong phần đầu, chúng tôi sẽ nhắc đến lịch sử phát triển đô thị và sự phân bổ các đô thị trên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác nhau của khái niệm «đô thị» và các mô hình đô thị khác nhau. Trong phần này, chúng tôi cũng tập trung vào các cơ hội cũng như rủi ro có thể có liên quan tới sự phát triển đô thị, vốn vừa là cơ hội vừa là thách thức cho sự phát triển đô thị của tương lai.

Phần hai của báo cáo sẽ tập trung vào một số điều kiện quan trọng cần tính đến trong việc xây dựng một chiến lược lãnh thổ và các mục đích của quy hoạch đô thị, các nội dung này sẽ được phân tích sâu hơn ở lớp chuyên đề «công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị». Chúng tôi cũng sẽ trình bày sơ qua một vài hướng tiếp cận nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu rất lớn trong phát triển đô thị tương lai.

1.5.1. Tăng trưởng đô thị và thách thức cho tương lai

Tăng trưởng đô thị trong tương lai diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển

Đầu thế kỷ 21, dân số thế giới đa số tập trung ở các khu vực đô thị. Năm 1990, tỷ lệ dân số đô thị trung bình trên thế giới mới chỉ là 13%. Sự tăng trưởng đô thị ban đầu diễn ra chủ yếu ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD và Mỹ Latin, do tác động của quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển của khu vực dịch vụ. Hiện nay, Mỹ Latin là khu vực có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất thế giới, trung bình dân số đô thị chiếm khoảng 75 % tổng dân số các nước thuộc khu vực này (ONU-Habitat, 2013). Châu Á và châu Phi cận Sahara vẫn có tỷ lệ dân nông thôn cao, tuy nhiên, có sự chênh lệch giữa các nước – tỷ lệ dân đô thị ở Singapore là 100% nhưng ở Việt Nam chỉ đạt 30% vào năm 2014.

Vào năm 2050, tỷ lệ dân số đô thị trung bình trên thế giới sẽ là 70%, nhưng tỷ lệ này sẽ lên tới 83% ở các đô thị các nước phía Nam, tăng trưởng đô thị diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển (chiếm 95% tỷ lệ tăng trưởng đô thị). Quá trình đô thị hóa hiện nay diễn ra

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 99

chủ yếu ở các đô thị phía Nam và xu hướng này sẽ còn tiếp tục được duy trì trong những thập kỷ tới đây, thách thức lớn đặt ra cho các thành phố phía Nam là làm sao đáp ứng được nhu cầu của người dân đô thị về nhà ở, hạ tầng, dịch vụ, việc làm, v.v.

Tại châu Á (không tính Nhật Bản), tỷ lệ đô thị hóa trung bình mới chỉ là 10% năm 1950, dự báo tỷ lệ này sẽ vượt 50% vào năm 2030. Theo số liệu của Liên hợp quốc (ONU-Habitat, 2005), châu lục này có tỷ lệ tăng trưởng đô thị mạnh nhất thế giới, bên cạnh châu Phi cận Sahara: mức tăng trưởng đô thị trung bình là 1,5 - 3 %/năm cho cả châu lục, trên 3 % đối với Việt Nam, Lào và Campuchia (nhưng ở châu Phi, mức tăng trưởng cao hơn 5 % tại Cộng hòa Mali và Cộng hòa Dân chủ Congo). Tất nhiên các con số này còn nhiều điều có thể gây tranh luận vì còn phụ thuộc vào đơn vị

hành chính lãnh thổ trong thống kê. Theo đó, để đơn giản hóa, có nơi tính gộp luôn cả các xã nông thôn vào trong các không gian được xác định là «không gian đô thị» theo tiêu chí của Liên hợp quốc. Tỷ lệ tăng trưởng đô thị ở các nước OECD thấp hơn (dưới 1,5 %/năm), trong khi đó Nga và các nước Đông Âu ghi nhận xu hướng giảm tăng trưởng đô thị.

Tăng trưởng đô thị là kết quả kết hợp giữa tăng dân số tự nhiên của dân số đô thị và tăng dân số cơ học do hiện tượng di cư từ nông thôn hoặc di cư quốc tế. Ở một số đô thị phía Nam, mức tăng dân số tự nhiên khá cao (các nước đang trong giai đoạn quá độ dân số), thậm chí còn vượt cả mức tăng cơ học do di dân từ nông thôn. Nói cách khác, vì số trẻ em sinh ra ở thành phố đông nên các thành phố mở rộng ra chứ không phải (hoặc

Sự phát triển của đô thị trong 20 năm tới

T l t ng tr ng ô th trung bình

hàng n m (2010-2015)

ô th h n 10 tri u dân

N m 2007

ô th m i n m 2025

Nguồn: ONU-Habitat (2005).

6Bản đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD100

không chỉ do) thành phố thu hút người dân từ các vùng nông thôn.

Ngược lại, ở các nước OECD, tỷ suất sinh ở một số nước quá thấp, không đảm bảo mức sinh thay thế. Khi các nước đã có tỷ lệ đô thị hóa rất cao, hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành phố không còn diễn ra ồ ạt (thậm chí còn có xu hướng quay về nông thôn hoặc các vùng vành đai ven các đô thị lớn), thì tỷ lệ đô thị hóa sẽ giảm, thậm chí về mức âm. Như vậy, mặc dù xu hướng chung trên thế giới là hiện tượng đô thị hóa đang diễn ra đại trà nhưng tốc độ tăng trưởng đô thị đang giảm trên quy mô toàn cầu và sẽ còn tiếp tục giảm trong những thập kỷ tới đây.

Vả lại, mức tăng trưởng đô thị hiện được ghi nhận chủ yếu ở các thành phố «cấp hai». Người ta đã nhắc nhiều đến các «đại đô thị»: năm 2005, trên thế giới có khoảng 20 thành phố có dân số vượt 10 triệu người, theo dự báo, sẽ có thêm khoảng năm hay sáu thành phố nữa ở châu Phi và châu Á có dân số cao như vậy. Như vậy, có thể dễ dàng thấy các thành phố có dân số đông trên phạm vi thế giới, nhưng thực tế, phần lớn cư dân đô thị hiện nay đang sinh sống ở các thành phố có dân số dưới 500 000 người. Tỷ lệ các đô thị nhỏ sẽ giảm nhẹ (từ 57 % xuống 55 % giai đoạn 1990-2025), nhưng tỷ lệ đô thị có dân số hơn 10 triệu người sẽ đạt trần (tăng từ 7 % lên 10% trong tổng số các đô thị trên thế giới trong cùng thời kỳ).

Nhưng ở Pháp, các «thành phố loại vừa» là các thành phố có dân số từ 20 000-100 000 người, trong khi đó, đô thị loại vừa lại là các thành phố có dân số hơn 1 triệu người. Thực trạng này buộc chúng ta phải đặt câu hỏi đối

với các tiêu chí định nghĩa hiện nay về đô thị, đô thị lớn và siêu đô thị.

Nhiều định nghĩa nhưng các hình thái đô thị lại mang tính phổ quát

Các «đô thị» thường được định nghĩa theo tiêu chí dân số, nhưng ngưỡng dân số lại không đồng nhất giữa các nước: ở Pháp, « đô thị » (thành phố) là các đơn vị hành chính có dân số hơn 2000 người, ở Island, con số này là 300 người, trong khi ở Nhật Bản, ngưỡng dân số để xác định đô thị là 50 000 người (UN-Habitat, 2014).

Ở Pháp, bên cạnh tiêu chí dân số còn có thêm tiêu chí «mật độ»: các công trình xây dựng phải có độ liên tục (khoảng cách giữa các công trình trung bình là dưới 100m). Mới đây, Viện Thống kê quốc gia Pháp INSEE đã đưa thêm tiêu chí «vùng ảnh hưởng» để xác định các «vùng đô thị» (phạm vi tạo việc làm trong vùng, tần suất tương tác giữa nội đô và các vùng ngoại ô, v.v...). [7]

Ở các nước khác, quy chế «thị xã» phải được nhà nước ra quyết định công nhận, theo đó đơn vị hành chính được công nhận quy chế này sẽ có quyền tự chủ lớn hơn (đối với các nước thực hiện chính sách phân cấp, phân quyền quản lý) hoặc sẽ được cấp nhiều phương tiện hoạt động hơn gắn với các cơ quan phi tập trung của nhà nước ở cấp địa phương (huyện, tỉnh, bang). Các yếu tố này tương đối độc lập với tiêu chí số dân: các xã «nhỏ» có thể trở thành «thị xã» (đô thị) nếu Nhà nước thấy cần tăng cường vai trò của xã đó ở một khu vực lãnh thổ nhất định, hoặc nhiều đơn vị hành chính khác có dân số đông hơn lại không được công nhận ngay.

[7] http://www.insee.fr/fr/methodes/default.asp?page=definitions/aire-urbaine.htm(thông tin tham khảo ngày 5/12/2014).

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 101

Đối với người dân, các không gian được coi là «đô thị» có những đặc điểm chung, không chỉ liên quan đến ngưỡng dân số: các hoạt động «có quan hệ» diễn ra ở nơi đó (thương mại, học hành, dịch vụ, hoạt động văn hóa),

và «đời sống xã hội» ở nơi đó sẽ thiết lập nên các thiết chế và tổ chức tập thể của nhà nước hay tư nhân. Chẳng hạn, ở Pháp, các thị trấn có 3.000 hay 4.000 dân vẫn có thể tiếp tục bị gọi là «làng» nếu không có nhiều hoạt động

hay dịch vụ, trong khi nếu xét theo tiêu chí chính thức của INSEE, các đơn vị hành chính này được xếp vào diện đô thị (thành phố).

Xét về hình thái, lịch sử đô thị hóa đã chứng kiến sự phát triển của nhiều «mô hình» đô thị. Các mô hình này được giới thiệu dưới dạng  «mô hình» cấu tạo để phục vụ cho phân loại trong phân tích, nhưng nhìn chung, không một đô thị nào có thể được xếp vào một loại «mô hình» hoàn hảo, mỗi mô hình lại có nhiều biến thể khác nhau, thậm chí có sự phối hợp đặc điểm của nhiều loại mô hình.

Các đô thị châu Âu thời Trung Cổ và các đô thị kiểu «médinas» của thế giới Ả rập thường được cấu tạo với phần  lõi là thành. Trong thành thường là nơi dự trữ lương thực thực phẩm, tránh tình trạng cướp bóc hoặc trộm cắp. Phía bên trong thành có đủ các «chức năng đô thị» của các thành phố hiện đại ngày nay: chức năng chỉ huy, có lâu đài, dinh thự lãnh chúa và/hoặc nơi ở của quan quân, chức năng thương mại (chợ búa, cửa hàng cửa hiệu) và dịch vụ chung (trường học, ngân hàng, bệnh viện, nơi thờ cúng). Phía ngoài

Đặc điểm đô thị

La ville médiévaleLa médina arabe

Ngo i thành

La ville industrielle (XIX°)

Trung tâm

Khu nhà vùng ngo i ô

Khu công nhân vùng ngo i ô

Trung tâm kinh t

ô th công nghi p

La ville non contrôlée

Trung tâmVùng ngo i ô chính th c Dàn tr i ô

th

Siêu trung tâm

La ville durable

Khu nhà vùng ngo i ô

Trung tâm ô th c p hai Ngo i ô

lân c n

ô th h u công nghi p

ô th b n v ng

Trung tâm

Đô thị kiểu trung cổ

Nguồn: Guillaume Josse, Groupe Huit.

5Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD102

thành là phần kéo dài, phát triển thành các khu vực «ven thành» hay còn gọi là vùng ven đô ngày nay, lý do dẫn tới sự mở rộng ra ngoài thành này là do trong thành không còn đáp ứng đủ nhu cầu về nhà ở. Tuy nhiên, mật độ xây dựng vẫn tập trung chủ yếu ở trong thành: đây là mô hình thành phố nhỏ gọn theo kiểu «nén, tích hợp».

Các «thành phố công nghiệp» ra đời dẫn đến sự xuất hiện của nhiều hình thái đô thị mới, mặc dù nhiều thành phố công nghiệp mới này vẫn được ghép với các thành phố «kiểu Trung Cổ» có sẵn trước đó. Trong trường hợp này, phần thành vẫn duy trì các chức năng chỉ huy và chức năng thương mại, mật độ thường dồn theo chiều cao, ở Pháp chủ yếu theo nguyên lý Haussmans vào cuối thế kỷ 19, sau đó, mật độ đô thị tăng với sự xuất hiện của các trung tâm kinh doanh dịch vụ vào nửa cuối thế kỷ 20. Hoạt động sản xuất công nghiệp được tập trung ở các vùng vành đai của thành vì cần có không gian và diện tích lớn. Các khu nhà ở công nhân hình thành gần các nhà máy công nghiệp, sau đó, giao thông đường sắt, và về sau này giao thông đường bộ và đi lại bằng ô tô phát triển đã dẫn tới hiện tượng mở rộng các vùng ven tịnh tiến ra phía ngoại ô.

Các nước phía Nam có cả hai mô hình đô thị «kiểu Trung Cổ» và «kiểu công nghiệp», nhưng sang thập kỷ 1960-1970 bắt đầu xuất hiện một hình thái đô thị mới: mô hình đô thị «kiểu tự phát». Xung quanh khu vực trung tâm, đôi khi được mở rộng bằng một vùng ngoại ô chính thức (thời thuộc địa hoặc hậu thuộc địa) bắt đầu phát triển các khu vực «phi chính thức», thường có mật độ cao, dẫn đến hiện tượng dàn trải đô thị. Tính «phi chính thức» chỉ là một phần (quy hoạch kém, thiếu hạ tầng công cộng), vì các công trình ở các khu vực này thường do dân tự xây dựng, với

nhiều hình thức tổ chức tập thể khác nhau. Ngoài ra, các khu vực «tự phát» không phải là tác nhân duy nhất dẫn đến tình trạng dàn trải đô thị: một số khu vực này nằm ở các vùng rất gần với nội đô và thường có mật độ rất dày (ví dụ các khu phố nghèo favelas của thủ đô Rio de Janeiro của Brasil hoặc khu Kibera ở thủ đô Nairobi của Kenya). Ngược lại, chính những chương trình nhà ở xã hội của chính phủ dành cho người có thu nhập thấp, các khu «  đô thị mới  » của tầng lớp trung lưu hoặc khu «nhà ở khép kín » của giới nhà giàu mới là các yếu tố góp phần vào việc « gặm nhấm » không gian nông thôn, vì những khu vực này thường được xây dựng ở phía ngoài, cách trung tâm thành phố vài chục cây số (đặc biệt ở Ai Cập, Nam Phi, Trung Quốc, Việt Nam – Paquette, 2010) – tình trạng này làm gia tăng chi phí xây dựng hạ tầng và đấu nối vào các mạng lưới hạ tầng (Berque, Bonnin, Ghorra-Gobin, 2006).

Mô hình «đô thị bền vững» đặt mục tiêu hạn chế tình trạng dàn trải đô thị, giảm tác động của các thành phố tới môi trường cũng như mức phát thải các-bon, vì tình trạng đô thị dàn trải làm tăng phát thải các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính (Satterthwaite, 2004; Flux, 2010). Theo đó, phải thay đổi các hình thức tổ chức đô thị đã có ở các mô hình cũ theo hướng khuyến khích tăng mật độ ở các vùng trung tâm và vùng ngoại ô lân cận trong cự ly gần, đồng thời, phát triển các «trung tâm đô thị cấp hai» (mô hình thành phố «đa tâm») tạo việc làm và cũng cấp dịch vụ ở nhiều nơi khác nhau ngoài trung tâm nội đô gốc, điều này sẽ giúp hạn chế việc di chuyển của người dân (Club France Rio+20, 2012; Williams, 2010). Để thực hiện được điều này các cơ quan quản lý cần phải kiểm soát mạnh sự phát triển về mặt không gian: lập quy hoạch chi tiết đi kèm với các quy định

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 103

đầy đủ, các quy định và quy hoạch đó phải được áp dụng chặt chẽ, nhưng điều này đòi hỏi phải đầu tư phương tiện về con người và tiền bạc để có thể giám sát, tính toán các công trình xây dựng, xử lý các trường hợp vi phạm, tập trung ngăn ngừa xu hướng «tự do» trên thị trường nhà đất cũng như định hướng việc lựa chọn vị trí nhà ở của người dân hay trụ sở doanh nghiệp, công ty.

Cơ hội và nguy cơ của tăng trưởng đô thị

Đối với các nước đang phát triển, đô thị hóa chắc chắn mang lại nhiều cơ hội. Các nền kinh tế hiện đại (kinh tế công nghiệp và hậu công nghiệp) đều có tỷ lệ đô thị chiếm đa số, ta thấy có sự tương quan tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng đô thị và tăng trưởng GDP theo đầu người: các nước có tỷ lệ dân số nông thôn chiếm đa số thường có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất (Rwanda, Haïti, Ấn Độ),

còn các nước có GDP bình quân đầu người cao cũng là nước có tỷ lệ đô thị hóa cao: Đức, Hồng Kông, Singapore. Đô thị thường là nơi tập trung các hoạt động có giá trị gia tăng cao và các hoạt động công nghệ, nghiên cứu (tài chính, công nghệ thôn tin, v.v...). Các hoạt động kinh tế tham gia vào toàn cầu hóa cũng diễn ra chủ yếu ở các thành phố lớn, mở cửa với thế giới (Veltz, 2005).

Mức độ tập trung về dân số, hoạt động và dịch vụ ở đô thị cũng có tác động tích cực: khi đạt đến một ngưỡng nhất định, mật độ tập trung cao ở đô thị sẽ giúp giảm chi phí sản xuất (theo nguyên lý kinh tế bậc thang) và phát triển được dịch vụ chuyên nghiệp (Fujita, Thisse, 2002; Prager, Thisse, 2009).

Tuy nhiên, các thành phố phát triển cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Thứ nhất là các nguy cơ từ thiên nhiên: động đất, lở

Tương quan giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Satterthwaite (2007).

1Biểu đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD104

đất, bão lụt, sóng thần, thiên tai thường để lại hậu quả lớn hơn do mật độ dân cư và hạ tầng ở đô thị cũng dày hơn. Tác động của biến đổi khí hậu cũng lớn hơn (nước biển dâng, lụt  lội, nắng nóng, v.v...). Trên phạm vi thế giới, tác  động của biến đổi khí hậu tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển; nhưng đây lại cũng là nơi tập trung nhiều thành phố siêu lớn, siêu giàu và có mật độ đô thị rất dày. Khu vực Trung Mỹ và vùng Andes, Nhật Bản, vùng duyên hải Trung Quốc và bán đảo Đông Dương là những nơi phải đối mặt với nguy cơ lớn nhất từ biến đổi khí hậu.

Báo cáo số 4 của Nhóm công tác liên chính phủ về biến đổi khí hậu GIEC (IPCC, 2007) đã chỉ ra rằng, nếu mực nước biển tăng thêm 1m, Việt Nam sẽ là nước chịu tác động nặng nề nhất, kể cả về diện tích ảnh hưởng cũng như số người bị ảnh hưởng (11%), hệ quả đi cùng là tác động tới kinh tế (ảnh hưởng tới 10% GDP), do tình trạng tập trung mật

độ dân cư và hoạt động kinh tế ở các tỉnh ven biển.

Những nguy cơ có nguyên nhân từ con người cũng nghiêm trọng hơn. Ô nhiễm từ giao thông, công nghiệp và rác thải dẫn đến các vấn đề sức khỏe, các khu vực có điều kiện bấp bênh nhiều khi phải đối mặt với các nguy cơ y tế, dịch tễ; việc thiếu quan tâm tới khó khăn trong đời sống của người dân ở các khu vực này cũng kéo theo nhiều nguy cơ về mặt xã hội, sử dụng đất đai, lấy đất nông nghiệp phục vụ cho xây dựng, hậu quả đi kèm sẽ là các nguy cơ về mất an ninh lương thực, rối loạn chu trình luân chuyển nước, và nhất là nguy cơ ngập lụt.

Thách thức và cơ hội đặt ra cho các đô thị nhiệm vụ tìm kiếm giải pháp để đảm bảo đưa ra được một chính sách quy hoạch và phát triển đô thị đúng đắn, kiểm soát được sự phân bố dân cư và các hoạt động, từ đó

Các đô thị lớn và nguy cơ biến đổi khí hậu.Nguy cơ tổng hợp: hạn hán, bão lụt, lở đất

(R i ro th p)

ô th h n 5 tri u dân

Ven biển dễ bịtổn thương

Nguồn: De Sherbinin et al (2007).

7Bản đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 105

đưa ra được các triển vọng phát triển bền vững cho đô thị trong tương lai (Kanaley, Roberts 2006).

1.5.2. Xây dựng chiến lược lãnh thổ: lời giải nào cho thách thức tương lai?

Dưới dây chúng tôi trình bày ngắn gọn ba khía cạnh cơ bản trong phát triển đô thị ở cấp độ địa phương: quản trị địa phương, quy hoạch lãnh thổ, nguồn tài chính địa phương.

Quản trị địa phương và quản lý đầu tư công

Trong những thập kỷ gần đây, ở nhiều nước đang phát triển đã diễn ra quá trình phi tập trung, phân quyền quản lý, dẫn đến sự xuất hiện và khẳng định vai trò của các hội đồng địa phương do dân bầu. Tuy nhiên, mức độ phi tập trung và phân quyền quản lý ở các nước không giống nhau và mô hình này cũng không mang tính phổ quát. Một số nước vẫn duy trì cơ chế tập trung và chỉ thực hiện việc phân cấp về nơi ra quyết định. Trong mọi trường hợp, mỗi một hệ thống quản trị thể chế cũng đều phải phù hợp với bối cảnh của nó và phải là kết quả từ sự lựa chọn của người dân.

Việc lập quy hoạch đô thị nhìn chung thường đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân khi đó là kết quả do chính tác nhân địa phương quyết định. Tuy nhiên, quản trị địa phương còn gặp nhiều thách thức. Một mặt, việc phân chia thẩm quyền giữa các thực thể chính quyền được phân cấp, phân quyền phi tập trung, các cơ quan hành chính tản quyền và chính quyền trung ương cần phải được hỗ trợ từ một hệ thống các văn bản và công cụ pháp lý cũng như quy định đầy đủ. Mặt khác, ngay cả khi đã có hệ thống các văn bản và công cụ chi tiết, địa phương còn cần phải có đủ phương tiện để đảm trách nhiệm vụ công

của mình ở cấp độ địa phương, nhất là phần ngân sách phân bổ từ ngân sách nhà nước phải đủ để đáp ứng nhu cầu. Chính quyền địa phương còn phải đề ra các chính sách công phù hợp cho địa phương mình cũng như đảm bảo tìm ra các giải pháp bền vững. Chính quyền địa phương cũng phải tổ chức tốt mối quan hệ giữa các tác nhân khác nhau trong địa phương mình, dựa vào khu vực tư nhân và người dân, đưa họ vào trong quy trình ra quyết định.

Nhiều điều kiện có thể tạo thuận lợi cho công tác quản lý đầu tư công ở các dự án quy hoạch và phát triển địa phương, mặc dù các điều kiện này hiện diện ở nhiều mức độ khác nhau. Trước hết cần phải kiểm soát được vấn đề đất đai (cũng không nhất thiết phải triệt để): biết được hiện trạng của các loại đất (địa bạ hoặc hệ thống thông tin địa lý GIS), lập quỹ đất dự phòng cho xây dựng cơ bản, lên kế hoạch quy hoạch lãnh thổ, thực hiện các công việc chỉnh trang. Cũng cần phải có đủ nguồn nhân lực để đảm bảo triển khai thực hiện và theo dõi thực hiện dự án: nhân lực phải có đủ trình độ, mức thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm và công việc, điều kiện lao động phải đảm bảo ổn định số lượng nhân lực. Các cơ quan hành chính phải có năng lực trong quản lý các khâu về hành chính trong đầu tư công, nhất là phải có khả năng tổ chức đấu thầu cho nhiều dự án cùng một lúc, ký hợp đồng với các doanh nghiệp trúng thầu và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện, đồng thời phải có khả năng đảm trách công tác bảo trì bảo dưỡng thiết bị và hạ tầng. Cuối cùng, công tác quản lý tài chính địa phương cũng là một điều kiện để đảm bảo thành công: khả năng cải thiện nguồn thu ngân sách, lập dự toán tài chính, quản lý ngân sách, v.v... (Bourdin, Lefeuvre, Mélé, 2006).

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD106

Ở đây chúng tôi đề xuất một vài hướng nhằm cải thiện tình hình thực tiễn về quy hoạch lãnh thổ và quản lý tài chính ở địa phương. Các phương pháp quy hoạch sẽ được phân tích sâu hơn ở lớp chuyên đề. Các chủ đề này cũng được giảng trong ba môn thuộc chương trình đào tạo của Trung tâm nghiên cứu tài chính, kinh tế và ngân hàng (CEFEB) thuộc AFD, đây là chương trình đào tạo dành cho chuyên gia làm việc cho các đối tác của Cơ quan Phát triển Pháp. [8]

Mục tiêu và thách thức trong quy hoạch lãnh thổ

Quy hoạch lãnh thổ tức là các tác nhân địa phương cùng nhau ngồi lại để lập các kế hoạch dự báo phát triển hoạt động và tổ chức không gian trên một vùng lãnh thổ xác định cho tương lai gần – thường là khoảng 10-20 năm (Choay, Merlin, 2010). Việc quy hoạch này nhắm đến nhiều mục tiêu, chúng tôi xin trích nêu ra đây một số mục tiêu chính. Mục tiêu thứ nhất là để đáp ứng nhu cầu của người dân và người sử dụng, về nhà ở, việc làm và dịch vụ. Mục tiêu thứ hai, cũng là hệ quả trực tiếp của mục tiêu thứ nhất, là để đảm bảo cân bằng giữa các nhu cầu khác nhau, tiến tới xác định lợi ích chung, bao quát. Mục tiêu thứ ba là giúp cho địa phương làm chủ được việc quản lý đất đai, có quỹ đất cho xây dựng cơ bản, xây dựng hạ tầng và thực hiện các công việc chỉnh trang. Mục tiêu thứ tư là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, để làm được điều này cần hạn chế tình trạng dàn trải trong phát triển đô thị và khuyến khích phát triển đô thị tích hợp, nhỏ gọn. Mục tiêu thứ năm là tạo thuận lợi cho phát triển các hoạt động kinh tế tạo nhiều việc làm, mục tiêu thứ sáu là chống bất bình đẳng xã hội (Fainstein, 2001). Giữa các mục

tiêu này không có thứ bậc về tầm quan trọng, tất cả các mục tiêu đều có vai trò quan trọng như nhau trong việc đảm bảo sự phát triển cân bằng và bền vững của địa phương.

Vả lại, một trong những thách thức lớn trong công tác quy hoạch lãnh thổ là phải tính đến khu vực « phi chính thức  ». Các chính sách phát triển của địa phương không được phép bỏ qua sự tồn tại của các khu vực và các hoạt động được hình thành tự phát, không theo kế hoạch của các cơ quan công quyền, thường thì việc hình thành các khu vực hoặc hoạt động như vậy là hệ quả của tình trạng chính quyền không có đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của người dân khi dân số gia tăng và khi đô thị phát triển. Các chính sách phạt đối với khu vực phi chính thức sẽ có hậu quả tiêu cực về mặt xã hội, và nhìn chung, các chính sách như vậy cũng thường không hiệu quả, vì sự phát triển của các khu vực và hoạt động đó rõ ràng là để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân (nhà ở, việc làm, dịch vụ...) (Durand-Lasserve, 2006).

Như vậy, chính quyền phải quyết định quan điểm của mình đối với khu vực phi chính thức: có nên hợp thức hóa các khu vực phi chính thức trong tình trạng bấp bênh hay không? Có nên kiểm soát tất cả mọi hoạt động không được đăng ký chính thức? Nếu câu trả lời là có, chính quyền cần phải thực hiện các khoản đầu tư lớn để giúp cho các khu vực tự phát hòa nhập được với các khu vực chính thức: kết nối mạng giao thông công cộng, các mạng dịch vụ hạ tầng thiết yếu, xây dựng thêm hạ tầng, đường xá... Chính quyền cũng có thể thực hiện nhiều chương trình xây dựng nhà ở để đáp ứng nhu cầu đô thị tăng lên, hạn chế việc hình thành các khu vực bấp bênh phi chính thức mới. Việc kiểm soát

[8] http://www.cefeb.org/home/programmes/appui-aux-operations-du-groupe-afd_1/PAGESACTUS_1/PCL2014

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 107

các hoạt động kinh tế cũng cần phải có một bộ máy hành chính đầy đủ và nguồn lực con người (Chaboche, Dukhan, Salenson, 2014).

Một hướng khác có thể nghĩ tới là tìm ra điểm nối giữa khu vực chính thức và khu vực phi chính thức. Chẳng hạn, xe buýt công cộng sẽ phục vụ các khu vực «chính thức» và một phần các khu vực bình dân có thể tiếp cận được, còn các khu vực còn lại sẽ chấp nhận các hình thức giao thông công cộng hình thành tự phát từ sáng kiến của người dân mang tính «thô sơ hơn» (Godard, 2008), như kiểu dịch vụ xe ôm ở Việt Nam, dịch vụ này sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân ở những địa bàn có đường xá chật hẹp.

Việc dung hòa các mục tiêu và thách thức khác nhau trong quy hoạch đô thị bản thân nó cũng đã là một thách thức, thường rất khó vượt qua, nhưng công tác quy hoạch đô thị còn gặp phải nhiều khó khăn khác nữa. Lý tưởng mà nói, các kế hoạch và chương trình phải được lập ở tầm không gian tương ứng với một khu vực chức năng (chẳng hạn, khu vực hạ lưu một con sông sẽ phải có chức năng quản lý nguồn nước, khu vực bán kính tạo việc làm để đảm bảo chức năng hạn chế di chuyển ở khoảng cách quá xa, v.v...), nhưng vấn đề là địa giới hành chính không phải lúc nào cũng được xác lập tương ứng với các không gian chức năng, điều này sẽ dẫn đến xuất hiện các vấn đề về quản trị địa phương. Do tình hình dân số, kinh tế, xã hội biến động quá nhanh, cũng như do việc quy hoạch lại không gian đô thị, nên các đồ án quy hoạch cũng phải linh hoạt và dễ điều chỉnh, thay đổi. Điều này đòi hỏi phải thường xuyên thực hiện và cập nhật các nghiên cứu thống kê dữ liệu về hiện trạng lãnh thổ (kể cả dữ liệu về dân cư và các hoạt động kinh tế), phải có một cơ chế và công cụ thống nhất, lâu dài, mềm

dẻo trong xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định pháp luật, và, như đã nói ở trên, cần phải có nguồn lực về tài chính và con người đủ để triển khai tất cả các công việc đó.

Đây là lý do vì sao việc quy hoạch phải phù hợp với những phương tiện thực có thể huy động để phục vụ cho việc thực hiện các đồ án quy hoạch cũng như theo dõi về sau. Các đồ án quy hoạch không được đưa ra những mục tiêu quá tham vọng so với năng lực thực hiện dự án. Chẳng hạn, tại vùng Ile-de-France, khi điều chỉnh quy hoạch tổng thể của vùng, vào đầu những năm 2000, người ta nhận thấy 60% các công trình xây dựng trong vùng được thực hiện ở các khu vực nằm ngoài tính toán ban đầu của bản quy hoạch tổng thể đưa ra vào năm 1994 (IAU-IDF, 2009). Như vậy, không nên tiêu tốn toàn bộ năng lượng vào việc xây dựng hệ thống các quy định chặt chẽ nếu như không có phương tiện để đạt được mục tiêu đề ra và xử lý các trường hợp vi phạm nếu có.

Trước tình hình nhu cầu gia tăng như vậy, một trong các hướng giải pháp là góp phần vào cải thiện nguồn lực tài chính của các tác nhân chịu trách nhiệm về công tác phát triển đô thị: chính phủ, thành phố, chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân ở địa phương.

Tài chính cho phát triển đô thị: một vài hướng đi

Các chính quyền địa phương được phân cấp quản lý (là cơ quan đại diện trực tiếp của chính phủ ở cấp độ địa phương) hoặc phân quyền (hội đồng địa phương do dân bầu ra) có nhiều nguồn tài chính tiềm năng có thể huy động để đầu tư cho công tác quy hoạch của địa phương.

Xét về số lượng, Nhà nước là cơ quan đóng góp đầu tiên, tiền từ Nhà nước sẽ được rót

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD108

xuống cho các địa phương, tiền ngân sách cấp nhìn chung thường chiếm hơn một nửa trong nguồn ngân sách của địa phương. Tiền ngân sách cấp có thể theo định kỳ thường xuyên (hàng năm) hoặc bất thường khi cần phải thực hiện một dự án cụ thể (chẳng hạn xây bệnh viện, hoặc làm đường, v.v...). Đối với phần cấp ngân sách định kỳ hàng năm, mức được cấp thường tỷ lệ thuận với quy mô dân số và mức đóng góp từ thuế của địa phương vào ngân sách nhà nước. Mức này nhiều khi cũng được tính toán trên cơ sở quy chế hành chính của địa phương nhận ngân sách (thôn, thị xã, thị trấn, thành phố, v.v...), và ở mức độ hiếm hơn, mức cấp sẽ được tính toán trên cơ sở nhu cầu hoặc hoàn cảnh khó khăn của địa phương. Theo đó, ở một số nước, nhất là ở Pháp, nhiều cơ chế cân bằng ngân sách giữa các địa phương được áp dụng để tăng mức ngân sách cấp cho các địa phương nghèo, số tiền bù chênh lệch này sẽ được lấy từ phần đóng góp ngân sách của các địa phương giàu hơn.

Tuy nhiên, ngân sách do Nhà nước cấp lại được sử dụng để phục vụ cho cả chi phí hoạt động của chính quyền địa phương lẫn đầu tư cho xây dựng cơ bản. Ở nhiều nước, gần như toàn bộ tiền ngân sách nhà nước cấp được sử dụng để chi tiêu cho hoạt động của chính quyền địa phương (nhất là để trả lương cho đội ngũ cán bộ), và hậu quả là không còn tiền cho đầu tư. Quy định trong các văn bản pháp luật (cấp quốc gia) và pháp quy (cấp địa phương) cần phải đưa ra nhiều biện pháp có thể được áp dụng để quy định chặt chẽ mục đích sử dụng của các khoản đầu tư dành riêng cho phát triển đô thị.

Nguồn tài chính thứ hai có thể nghĩ đến là nguồn riêng của các địa phương. Các khoản này có thể có nhiều loại. Tiền thu từ thuế

đất, thuế nhà ở, thuế bất động sản được địa phương thu trực tiếp, nguồn này thường có đối với các địa phương được phân quyền quản lý. Bên cạnh đó còn có thêm các loại thuế đánh vào các hoạt động kinh tế (thuế hoạt động nghề nghiệp, hoặc tiền kinh doanh, cho thuê các cơ sở thương mại), các khoản này thường thu trực tiếp ở địa phương, kể cả ở những địa phương không được phân quyền quản lý. Ngoài ra, các địa phương cũng thu tiền phí sử dụng dịch vụ công tại địa phương nếu có: tiền thu dọn rác thải sinh hoạt, tiền nước, tiền đỗ xe, tiền phí dịch vụ giao thông công cộng, v.v... Địa phương sẽ tìm cách để cải thiện các nguồn thu này vì đây là một nguồn thu nhập quan trọng cho ngân sách địa phương. Chẳng hạn, tiền thuế đất có thể mang về cho Pháp nguồn thu lên tới 25 tỷ euro/năm, chiếm tới 25% thu nhập của các thành phố. Để có thể đảm bảo hiệu quả trong thu thuế đất đai và bất động sản chẳng hạn, cần phải xây dựng và cập nhật hệ thống thông tin địa lý (địa chính hoặc GIS). Còn đối với thuế môn bài đánh vào các hoạt động kinh tế, cần phải hạn chế số lượng các trường hợp được miễn thuế cũng như thời gian được miễn thuế áp dụng ban đầu để thu hút doanh nghiệp đến địa phương, phải bố trí cán bộ thu thuế, kiểm tra và xử lý trong trường hợp không chịu đóng thuế kinh doanh.

Nguồn thu tài chính thứ ba là trích một phần giá trị gia tăng từ đất đai và bất động sản. Khi cấp phép xây dựng, địa phương có thu phí. Ngoài ra, địa phương cũng có thể bán quyền xây dựng trên các mảnh đất thuộc sở hữu của mình, hoặc chuyển quyền xây dựng cho một bên nào đó, những việc này cũng mang lại thu nhập (Weiping W., 2007). Giá trị gia tăng (lợi nhuận) mà bên tư nhân được chuyển giao quyền xây dựng thu được từ việc chuyển

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 109

đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp thành đất xây dựng, hoặc các giao dịch khác (mua bán, chuyển nhượng) hoặc từ thừa kế, cũng có thể đánh thuế nếu như việc chuyển nhượng hoặc giao dịch đó được thực hiện một cách hợp pháp, trong khuôn khổ quy định. Các dự án và hạng mục quy hoạch được thực hiện với sự tham gia của các công ty bất động sản, các công ty xây dựng và khai thác lớn của Nhà nước (đối với hạ tầng) và các doanh nghiệp và tập đoàn công nghiệp (trong quy hoạch các khu công nghiệp, khu sản xuất) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khu vực tư nhân, từ đó nâng cao nguồn đóng góp cho ngân sách địa phương (Paulais, 2012).

Nguồn tài chính thứ tư cho phát triển đô thị là xây dựng mô hình đối tác giữa khu vực công và khu vực tư, ví dụ như để thực hiện các hạng mục và dự án quy hoạch nêu ở trên. Chính quyền địa phương góp vốn vào dự án bằng đất, bảo lãnh vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, còn các công ty tư nhân sẽ đảm trách chi phí thực hiện (quy hoạch các thửa đất, lắp đặt hạ tầng, v.v...). Đồng thời, hình thức «ủy quyền dịch vụ công» cũng là hình thức đối tác giữa Nhà nước và tư nhân, trong đó, đối tác tư nhân chịu trách nhiệm phân phối một loại dịch vụ công nào đó thay cho cộng đồng. Đối tác tư nhân sẽ phải thực hiện các khoản đầu tư cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ này (chẳng hạn, mở rộng mạng lưới đường ống dẫn nước sạch).

Nguồn tài chính cuối cùng cho phát triển đô thị là nguồn vốn vay ngân hàng, hiện tại, nguồn này tương đối ít được địa phương ở các nước đang phát triển sử dụng, trong khi đây lại là nguồn vốn được sử dụng rất phổ biến ở địa phương các nước phía Bắc. Trên cơ sở dự báo nguồn thu hàng năm tính toán được và chất lượng của công tác quản lý tài

chính, một địa phương có thể trực tiếp vay tiền ngân hàng, có thể là ngân hàng trong nước hoặc ngân hàng nước ngoài (kể cả các tổ chức cho vay quốc tế như Ngân hàng Thế giới WB, Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB hoặc Cơ quan Phát triển Pháp AFD), hoặc vay gián tiếp từ các khoản vay của chính phủ (từ bộ Tài chính). Địa phương cũng có thể hưởng cơ chế bảo lãnh nợ, theo đó, một tổ chức tài chính cam kết bảo đảm rủi ro cho các khoản vay của địa phương. Một trong những điều kiện tiên quyết để có thể huy động được nguồn này là phải phát triển được các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, cả ở cấp trung ương và địa phương, ngân hàng phát triển sẽ huy động được vốn nhàn rỗi của các hộ gia đình để từ đó có thể sử dụng vào các dự án đầu tư của địa phương. Một nguồn nữa có thể nghĩ đến đó là một số thành phố lớn có thể phát hành trực tiếp trái phiếu trên thị trường tài chính để có thể đảm bảo có nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu cũng nên chỉ giới hạn ở một mức độ hợp lý, tránh trường hợp nợ quá nhiều. Đây là trường hợp đã từng xảy ra với nhiều tỉnh của Brasil và Argentina, bị tác động từ hai cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra vào năm 1997 và 2001. Tại Brasil, nợ công của các bang lên tới mức cao hơn gấp mười lần so với mức thu ngân sách thường xuyên (AFD, IPEA và Quỹ Ciudad Humana, 2014).

Tất cả các hướng nêu trên đều nên được nghiên cứu khả năng áp dụng để huy động được nguồn vốn cho phát triển đô thị, đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng do dân số gia tăng. Thực tế, «wishfull thinking» về phát triển đô thị bền vững, về quy hoạch lãnh thổ «thông minh», về sự tham gia của người dân vào quy trình ra quyết định sẽ không mang lại lợi ích gì nếu như không tìm được nguồn

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD110

vốn cần thiết để thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững.

Kết luận

Để giải quyết các thách thức đô thị tương lai, công tác lập kế hoạch và quy hoạch đô thị cần phải tính đến ba trụ cột của phát triển bền vững: phát triển kinh tế, giải quyết tình trạng bất bình đẳng xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển kinh tế là động cơ giúp các đô thị mang lại cho người dân việc làm, dịch vụ, và cung cấp nguồn lực cho xây dựng hạ tầng công cộng. Đối với công tác quy hoạch lãnh thổ, cần phải xây dựng được các chiến lược và kế hoạch đầu tư hiệu quả.

Quy hoạch cũng phải làm sao đảm bảo phát huy được mô hình đô thị «phát triển bao quát» hay «đoàn kết», tức là mô hình đô thị không có tình trạng một số bộ phận người dân bị gạt ra ngoài lề (người nhập cư, người nghèo, người thiểu số, phụ nữ, người già). Để làm được điều này, công tác quy hoạch đô thị phải đặt ra mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, và chung hơn nữa là tiếp cận được được với các không gian công cộng chung (tự do đi lại, tiếp cận với hạ tầng, v.v...). Công tác quy hoạch cũng phải đảm bảo ngăn chặn được hiện tượng phân tách không gian xã hội, mang lại cho người dân dịch vụ nhà ở hợp lý cho mọi người, cải thiện điều kiện sống ở các khu nhà hiện có thông qua các dự án cải tạo đô thị.

Cuối cùng, việc lập kế hoạch và quy hoạch đô thị cũng phải đưa ra các công cụ bảo vệ môi trường. Những thách thức chủ yếu hiện nay trong lĩnh vực này là làm sao thực hiện được các cam kết đã đưa ra (bảo vệ tài nguyên, bảo vệ không gian xanh) và tìm được nguồn tài chính cần thiết cho việc triển khai các biện

pháp đã đưa ra (chẳng hạn để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp, hoặc hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thải vào môi trường).

Tài liệu tham khảo

AFD, IPEA ET FONDATION CIUDAD HUMANA (2014), Financer la ville latino-américaine, Des outils au service d’un développement urbain durable, AFD, Savoirs communs n°16.

BODY-GENDROT S., M. LUSSAULT, T. PAQUOT (2000), La Ville et l’urbain, l’état des savoirs, La Découverte, p. 21-34.

BERQUE A., P. BONNIN, C. GHORRA-GOBIN (2006), La ville insoutenable, Paris, Belin.

BOURDIN A., M.P. LEFEUVRE, P. MELE (dir.) (2006), Les règles du jeu urbain. Entre le droit et  la confiance, Paris, Descartes et Compagnie.

CHABOCHE M., A. DUKHAN, I. SALENSON (2014), « Intégrer les quartiers précaires aux villes : le défi de demain », Question de développement n°17, AFD.

CHOAY F., P. MERLIN (2010), Dictionnaire de l’urbanisme et de l’aménagement, Paris, Presses Universitaires de France.

CLUB FRANCE RIO+20 (2012), Sustainable Urban Territories: towards a new Model ?, Club France Rio+20.

DE SHERBININ A., A. SCHILLER, A. PULSIPHER (2007), The vulnerability of global cities to climate hazards, Publishing by SAGE on behalf of International Institute for Environment and Development.

DURAND-LASSERVE A. (2006), “Market-driven Evictions and Displacements. Implications for the Perpetuation of Informal Settlements in Developing Countries”, in Huchzermeyer M., Karam A. (eds.), Informal Settlements, A Perpetual Challenge?, Cape Town, Cape Town University Press.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 111

FLUX (2010), « Faibles densités et coûts du développement urbain », Flux numéro 79/80, janvier-juin.

FUJITA M. et J.F. THISSE (2012), The Economics of Agglomeration, Cambridge, Cambridge University Press.

GODARD X. (2008), « Transport artisanal : esquisse de bilan pour la mobilité durable », communication lors de la conférence CODATU XIII, Ho-Chi-Minh ville.

IAU-IDF, (2009), « Les pressions foncières en milieu agricole et naturel », Paris, IAU-IDF. International Panel on Climate Change (2007), Assessment Report 5 on Climate Change, UNEP.

JACQUET P., R.K. PACHAURI, L. TUBIANA (dir.) (2010), « Villes, changer de trajectoire  », Regards sur la Terre 2010, Presses de Sciences Po.

KANALEY T. et B. ROBERTS (eds.) (2006), Urbanization and Sustainability in Asia, Good Practice Approaches in Urban Region Development, Asian Development Bank and Cities Alliance.

LORRAIN D. (ed.) (2014), Governing Megacities in Emerging Countries, Londres, Ashgate.

ONU-HABITAT (2005), Responding to the challenges of an urbanizing word, UN-Habitat.

ONU-HABITAT (2013), State of the World’s Cities 2012-2013, UN-Habitat annual report.

PAQUETTE, C. (2010), « Mobilité quotidienne et accès à la ville des ménages périurbains dans l’agglomération de Mexico. Une lecture des liens entre pauvreté et mobilité», Revue Tiers-Monde, n° 201, pp. 157-175, janvier-mars, Paris, Armand Colin.

PRAGER J.-C. et J.F. THISSE (2009), Les enjeux démographiques du développement économique, Notes et documents n°46, AFD.

PAULAIS T. (2012), Financing Africa’s Cities. The Imperative of Local Investment, Washington, World Bank, Agence Française de Développement.

SATTERTHWAITE D. (ed.) (2004), Sustainable Cities, Londres, Earthscan.

SATTERTHWAITE D. (2007), The ten and half myths that may distort the urban policies of governments and international agencies, cité dans CGLU, document technique sur les finances locales.

FAINSTEIN S., (2001) “Inequality in Global City Regions”, in Scott, A., Soja, E. et Agnew, J., Global City-regions: Trends, Theory, Policy, Oxford, Oxford University Press.

VELTZ P. (2005), Mondialisation, villes et territoires. L’économie d’archipel, Paris, PUF.

WEIPING W. (2007), “Urban Infrastructure and Financing in China”, in Yan S., Ding S. (eds), Urbanization in China: Critical Issues in an Era of Rapid Growth, Cambridge, Massachussetts, Lincoln Institute of Land Policy.

WILLIAMS K. (2010), “Sustainable cities: research and practice challenges”, International Journal of Urban Sustainable Development, 1:1-2, pp. 128-132.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD112

Các thành phố thường được định nghĩa là một hệ thống phức hợp, hình thành nên từ rất nhiều thực thể bất đồng nhất, có tác động qua lại lẫn nhau ở nhiều cấp độ khác nhau. Sự vận động đô thị vì vậy tùy thuộc rất nhiều vào tiến trình tự tổ chức, trong khi cấu trúc đô thị sẽ được hình thành nên từ chính vô số những tương tác qua lại tiềm ẩn trong lòng cấu trúc đó. Đôi khi chúng ta có thể nói tổ chức trong cấu trúc đô thị gần như tương đồng với tổ chức của các cơ thể sống, với nhiều thuộc tính tương tự.

Vậy chúng ta học hỏi được gì từ những điều này? Chúng ta có thể rút ra được những gì để áp dụng vào quy hoạch đô thị?

1.6.1. Đô thị, một hệ thống phức hợp?

Rất nhiều nghiên cứu đã so sánh đô thị với các hệ thống phức hợp (Batty, 2005; Benenson và Torrens, 2002; Krugman, 1996; Johnson, 2001;

Portugali, 2000). Đúng là định nghĩa rộng nhất về hệ thống phức hợp (Waldrop, 1992) đưa ra khẳng định ít nghi ngờ về khả năng có thể đạt tới một sự so sánh tương đồng rất lớn: một hệ thống được coi là phức hợp khi được cấu tạo nên từ nhiều thực thể ít nhiều độc lập, và giữa các thực thể đó có sự tương tác cục bộ. Các hệ thống như vậy không chịu sự kiểm soát hoặc dẫn dắt của một nhóm thực thể hoặc một cấu trúc cấp cao hơn (theo lô-gic top-down), mà chủ yếu vận động theo cơ chế tự tổ chức (theo lô-gic bottom-up).

Các thực thể cấu thành nên một hệ thống như vậy phụ thuộc một cách tự nhiên vào từng cấp độ quan sát nhất định: ở cấp độ vi mô, mỗi thực thể «thành thị» quan sát được một cách hiển nhiên chính là người đi bộ, đi xe đạp, hoặc lái xe ô tô, nhưng ít ai nhận thấy rằng bản thân các trụ đèn giao thông hoặc các tòa nhà «thông minh» xuất hiện trong các thử nghiệm mang tên SmartCities cũng chính là những thực thể vi mô đó. Khi nâng

1.6. Đô thị, một hệ thống phức hợp?

Những thách thức mới trong mô hình hóa đô thị

Arnaud Banos – CNRS-Paris 1-Paris 7

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 113

dần thang độ quan sát, ta thấy các tập hợp (hiệp hội, doanh nghiệp, cộng đồng…) cũng có thể trở thành những thực thể trừu tượng ở cấp trung mô. Và cuối cùng, ở cấp độ vĩ mô trong cấu trúc mạng lưới đô thị, ta có thể thấy mỗi thành phố đều có thể được coi là một thực thể độc lập, nhưng có tương tác với các thành phố khác (Pumain và cộng sự, 2006).

Nếu như ngày nay, người ta áp dụng điều này với nhiều hệ thống phức hợp tự nhiên (hoạt chất, cơ thể sống, quần thể côn trùng...) và nhân tạo (mạng Internet chẳng hạn), việc áp dụng khung phân tích như trên với xã hội loài người và với một số hiện tượng đặc thù nhất trong xã hội loài người (như trường hợp các đô thị chẳng hạn) vẫn còn đang được tranh luận rất nhiều. Thực tế, sẽ là điều đáng ngạc nhiên khi cho rằng đô thị là một hệ thống phức hợp, có thể điều chỉnh và tự tổ chức, và rằng cấu trúc và sự vận động của đô thị phụ thuộc nhiều vào cơ chế tự tổ chức hơn là vào các tác động dẫn dắt và kiểm soát một cách tập trung. Tuy nhiên, đấy chính xác lại là những gì Denise Pumain, một trong những chuyên gia xuất sắc của lĩnh vực này nói đến khi tác giả này nhắc đến nguồn gốc của các hệ thống cư trú:

«Dù các biện pháp được đưa ra nhằm kiểm soát lãnh thổ thông qua việc thiết lập các chức năng đô thị trung tâm có tổ chức kết cấu chặt chẽ đã và sẽ tiếp tục có hiệu quả, ta vẫn có thể chắc chắn rằng, các chức năng được thiết lập đó không phải là yếu tố chính yếu mang tính quyết định trong cấu trúc và sự vận động của các hệ thống cư trú của con người. Hẳn nhiên, những người cai trị và đô hộ có thể dựng lên các kế hoạch sử dụng lãnh thổ bằng một hệ thống các quảng trường, dinh thự, trụ sở hay trại lính. Một số công trình đô thị được tùy tiện

áp đặt từ phía những người có quyền lực về chính trị (Richelieu tại Pháp) hoặc về kinh tế (Sun City tại Nam Phi) hoặc thậm chí từ những người làm quy hoạch (những thành phố mới). Tuy nhiên, mặc dù thực sự giúp kiểm soát hiệu quả toàn bộ tổ chức các hệ thống cư trú, các biện pháp can thiệp chủ quan này không nhất thiết phải dẫn đến sự xuất hiện của nhiều hình thái đa dạng, theo các chế độ chính trị và hệ thống kinh tế, bằng những biểu hiện rõ rệt hơn trong sự thay đổi của chúng» (Pumain, 1998).

Nghiên cứu mới đây của các nhà địa lý người Israel tại thành phố Tel-Aviv trong thời gian 15 năm (Nurit và cộng sự, 2012) đã góp phần vào những tranh luận xoay quanh một nghiên cứu thực chứng về khoảng cách trong phát triển đô thị giữa quy hoạch và thực tế: tỷ lệ đô thị phát triển không theo quy hoạch ban đầu có lúc lên tới hơn 65%. Điều này khiến các tác giả đặt nghi ngờ về việc liệu các chính sách quy hoạch đô thị được đưa ra có thực sự dẫn dắt sự phát triển của các đô thị trong thực tiễn hay không.

Vậy hành động của nhà nước (hiểu theo nghĩa rộng) có vai trò gì trong vấn đề này? «Những việc đó vượt quá năng lực của chúng tôi, những người vốn là nhà tổ chức làm, vì, của quy hoạch phát triển đô thị» theo lời của François Ascher (2000), tác giả này chỉ trích những hiện tượng phát triển gần đây của các xã hội hiện đại cũng như những sản phẩm đô thị đi kèm, gọi đó là các «métapoles» - tạm dịch là đô thị siêu hình – để nhấn mạnh tình trạng diện mạo đô thị càng ngày càng bị phân mảnh, tan loãng, với sự vận hành ngày càng phức tạp do tương tác giữa các thực thể cấu thành nên đô thị ngày càng dày và nhiều.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD114

1.6.2. Từ mô hình hóa các hệ thống đô thị...

Sự phát triển đồng thời của xã hội, đô thị và quy hoạch đô thị chắc chắn cần có sự phát triển song song của các phương pháp và công cụ mô hình hóa đô thị, đây là công cụ không thể bỏ qua mặc dù thường rất ít được

biết đến, ngoại trừ trong phạm vi hẹp của các chuyên gia làm mô hình. Các mô hình vĩ mô và mô hình tĩnh được đưa ra vào những năm 60-70 dần dần được thay thế bằng các mô hình hiệu quả hơn, ở quy mô nhỏ hơn, thậm chí có sự xuất hiện của các mô hình cho phép đo lường được ở cấp độ cá nhân.

Sự phát triển của các phương pháp và công cụ mô hình hóa diễn ra trong một bối cảnh xã hội liên tục vận động cũng tương ứng với một xu hướng chung dẫn dắt sự phát triển của nhiều ngành khoa học. Nhìn chung, có thể nói sự phát triển của lĩnh vực này có các đặc trưng rõ rệt như sau:- Gia tăng mạnh các cơ chế lan tỏa (tương

tác dương) và lấn át dần cơ chế điều tiết (tương tác âm);

- Cấu trúc sinh học phát triển mạnh (cùng với các khái niệm thuần túy sinh học như

tự tổ chức auto-organisation, chuyển hóa, vòng đời) lấn át dần các khái niệm vật lý theo kiểu Newton và việc tìm kiếm sự cân bằng, ổn định;

- Gia tăng quan hệ không đồng nhất giữa các thực thể cấu thành nên xã hội con người, đặc biệt ở cấp độ cá nhân;

- Coi trọng các khái niệm cân bằng động và vận động xa cân bằng (« Life at the edge of chaos »), lấn át dần việc tìm kiếm bản thân sự cân bằng.

Sự phát triển đồng thời của đô thị, quy hoạch đô thị và mô hình đô thị

Nguồn: Batty (2005), http://www.casa.ucl.ac.uk/rits/rits-lecture-2.pdf

6Sơ đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 115

Đó là một sự vận động nền tảng và cần phải được đánh giá đo lường cẩn thận. Ở đây ta thấy có một khó khăn nội tại của các ngành khoa học xã hội, khó khăn này thường hay bị Herbert Simon nhắc đến (Herbert Simon là nhà khoa học đoạt giải Turing năm 1975 nhờ các công trình nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo và giải Nobel kinh tế năm 1978 nhờ các nghiên cứu về tính hợp lý hạn chế). Lợi dụng nghĩa kép của từ «hard» trong tiếng Anh (cứng và khó), Herbert Simon thường nói rằng các ngành khoa học xã hội thực sự là những ngành «khoa học cứng» (hiểu theo nghĩa «khó khăn»). Đối với Simon, không thể cắt tính xã hội thành nhiều tiến trình khác nhau, riêng rẽ rồi giao cho từng ngành nghiên cứu khác biệt thực hiện phân tích độc lập với nhau, sau đó mới gộp lại để cho ra kết quả phân tích tổng thể của hệ thống xã hội. Hơn nữa, trái với các ngành khoa học tự nhiên và vật lý, khoa học xã hội khó đảm bảo thực hiện được các thực nghiệm có kiểm soát. Do vậy, khó có thể kiểm chứng được các giả thuyết liên quan đến mối liên hệ giữa hành vi của các cá nhân và các cấu trúc cũng như tiến trình vĩ mô, điều này sẽ hạn chế mọi câu hỏi mang tính nền tảng, căn bản, kiểu như: «NẾU các cá nhân đi theo một số quy tắc, THÌ tổng thể xã hội sẽ có một số thuộc tính nào đó». Vậy mà chính dạng vấn đề này mới là yếu tố tạo nên sự sôi nổi trong nghiên cứu về cái mà ngày nay ta gọi là các hệ thống phức hợp có khả năng thích nghi: ở mức độ nào các hành vi ở phạm vi cục bộ, không có sự phối hợp nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau có thể dẫn đến sự xuất hiện của các cấu trúc và/hoặc tiến trình tổng thể?

Phía sau câu hỏi đơn giản này ẩn chứa hai khó khăn lớn với bản chất rất khác nhau. Thứ nhất, trong một hệ thống phức hợp được cấu tạo nên từ rất nhiều thực thể có tương tác qua lại

ở phạm vi cục bộ, khó có thể rút ra được các tác động mang tính chất hệ quả vĩ mô từ các hành vi ở tầm vi mô, thậm chí ngay cả khi ta đã biết rõ các điều kiện ban đầu, thuộc tính của mỗi thực thể cũng như môi trường và quy luật hành vi của chúng: do vậy, mô phỏng bằng công cụ tin học – hiểu theo nghĩa chạy lặp lại nhiều lần bằng phần mềm máy tính một mô hình toán học và/hoặc tin học – thường là công cụ duy nhất giúp ta có thể hiểu biết thêm trong lĩnh vực này. Khó khăn thứ hai ở đây là sẽ còn khó hơn nữa khi muốn rút ra kết luận về hành vi ở tầm vi mô từ những hiểu biết ở tầm vĩ mô: đối với kiểu «vấn đề đảo ngược» này, giải pháp sẽ là «làm sản sinh ra» các «yếu tố có vai trò giải thích» từ việc mô phỏng các cấu trúc và tiến trình vĩ mô trên cơ sở các hành vi cá nhân (Epstein và Axtell, 1996), tiếp đó cần phải kiểm chứng và đối chiếu các yếu tố đó với lý thuyết của các thực tế được quan sát.

Ta thấy rằng, trong cả hai trường hợp (vi mô –> vĩ mô và vĩ mô –> vi mô), việc mô hình hóa và mô phỏng đều đóng vai trò chìa khóa. Mô hình phân cách của Schelling (Schelling, 1978), một trong những mô hình được biết đến nhiều nhất trong các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, sẽ minh họa rõ nét cho hai loại khó khăn này.

Mô hình lý thuyết này nói lên điều gì? Hãy tưởng tượng có một số lượng các hộ gia đình là số chẵn, một nửa được mang màu C1 và nửa còn lại mang màu C2. Các hộ gia đình này được đặt một cách ngẫu nhiên vào các ô vuông trên bàn cờ theo hai yêu cầu sau đây: 1) mỗi ô chỉ chứa một hộ và 2) số lượng ô phải lớn hơn số hộ. Bây giờ chúng ta sẽ cho các tác tử này một nguyên tắc hành vi rất đơn giản, theo kiểu kích thích/phản xạ: nếu tỷ lệ số hộ mang màu C1 nằm trong vùng phạm vi lân cận với một hộ mang màu C2 mà lớn hơn ngưỡng λ, hộ C2

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD116

đó được đặt vào trong một ô vuông trống trên bàn cờ có tỷ lệ hộ mang màu C1 thấp hơn ngưỡng λ.

Hiển nhiên, nếu độ dung sai thấp (giá trị của ngưỡng λ thấp), sự thay đổi về vị trí của các

hộ sẽ tạo ra một tổ chức không gian có cấu trúc, được đánh dấu bằng sự phân cách ít nhiều rõ ràng giữa hai loại hộ mang hai màu khác nhau.

Điều đáng ngạc nhiên và cũng tạo nên thành công của mô hình này lại là nghịch lý sau đây: ngay cả khi giá trị của ngưỡng λ cao (ví dụ 70% số các hộ láng giềng có màu khác được

chấp nhận), sự vận động của mô hình cũng vẫn sẽ có xu hướng phân cách về mặt không gian đối với cả hai loại hộ.

Ví dụ về tổ chức không gian khi ngưỡng dung sai thấp

Ghi chú: λ = 30 % số các hộ láng giềng có màu khác Nguồn: NetLogo, https://ccl.northwestern.edu/netlogo

7Sơ đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 117

Trong trường hợp cụ thể này, các hộ không có tỷ lệ láng giềng khác màu trung bình là 70% mà chỉ là 30%. Nói cách khác, «tổng nhu cầu cá nhân sẽ tạo ra một hiệu ứng phân cách, hiệu ứng này sẽ vượt quá nhu cầu và tạo ra hình ảnh chế giễu về các nhu cầu đó» (Boudon, 1984).

Mô hình rất phức hợp này cũng như cấu trúc không gian ngầm ẩn trong đó (Banos, 2012) đã làm tốn rất nhiều giấy mực và tiếp tục gây ra tranh luận ở nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn. Một điểm thú vị theo chúng tôi ở đây có liên quan đến tính cách «ích kỷ» không thể sửa chữa của các hộ được mô hình hóa: mỗi hộ chỉ quan tâm tới lợi ích riêng và bỏ qua hoàn toàn những vấn đề cần quan tâm khác. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bỏ qua yêu cầu này, và để cho các hộ, trong các lựa chọn của mình, có thể tính đến tổ chức về mặt không gian được hình thành nên từ chính tập hợp các hành vi không có sự liên

kết phối hợp nhưng lại phụ thuộc vào nhau? Nói cách khác, nếu chúng ta để cho một số hộ khả năng lựa chọn một hành vi vị tha, vì người khác, mà hành vi đó được dẫn dắt bằng một chức năng mang tính công ích, tổng thể nhiều hơn, chẳng hạn nhằm hạn chế tình trạng phân cách tổng thể có thể xảy ra? (Grauwin và cộng sự, 2009).

Nói chung, việc đưa thêm yếu tố điều phối các hành vi vào trong một hệ thống thiếu vắng yếu tố này có cho phép thúc đẩy và làm thay đổi sự vận động của hệ thống đó hay không?

1.6.3. ... cho tới việc dẫn dắt vận hành các hệ thống

Người ta thường hay nhắc đến «trí thông minh tập thể» như là ví dụ về sự thăng hoa của xã hội, và nói chung, người ta cũng thường có xu hướng gắn cho các tiến trình

Ví dụ về tổ chức không gian khi ngưỡng dung sai cao

Ghi chú: λ = 70 % số các hộ láng giềng có màu khác Nguồn: NetLogo, https://ccl.northwestern.edu/netlogo

8Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD118

bottom-up những đặc tính chủ yếu mang tính tích cực. Tuy nhiên, theo mô hình phân cách của Schelling, sự thăng hoa này không phải là kết quả của một tiến trình có bản chất tích cực với nhiều đặc tính tốt. Vấn đề dẫn dắt vận hành các hệ thống này được đặt ra thường xuyên, nhằm để điều hòa các tác động không mong muốn có thể phát sinh và nếu có thể đảo ngược được hiệu ứng của chúng. Những ai đã từng thử nghiệm điều này đều vấp phải cùng một khó khăn và đó là khó khăn điển hình của các hệ thống kiểu này: sự thiếu vắng một người có thể xác định rõ ràng là có khả năng dẫn dắt. Do vậy, điều khiển được các hệ thống này là một thách thức. Chính vì lý do này mà chúng ta cần có các mô hình đơn giản hơn, có thể thăm dò được các hiện tượng nảy sinh. Cũng chính vì lý do này mà chúng ta cần các mô hình tương

tác được với nhau, để có thể tích hợp được các yếu tố con người vào trong tiến trình vận hành đó.

Với các phần mềm thuộc nhóm ComMod (http://cormas.cirad.fr/ComMod/), ta có thể xây dựng được các mô hình đô thị có sự tham gia: theo hướng này, mô hình đóng vai trò hỗ trợ chung và là trung gian hòa giải giữa các yếu tố con người vốn có xu hướng hành động trên cùng một hệ thống nhưng theo lô-gic riêng và thường là độc lập. Có thể coi đó là một kiểu hệ thống phức hợp được lồng vào trong một hệ thống phức hợp khác. Phần mềm SMArtAccess, được phát triển trong khuôn khổ dự án ANR MIRO (Miro, 2010), là một ví dụ về kiểu hệ thống «đa tác tử/đa tác nhân» vận hành theo kiểu trò chơi nghiêm túc.

Trò chơi nghiêm túc SMArtAccess, một hệ thống «đa tác tử/đa tác nhân»

Nguồn: tác giả.

9Sơ đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 119

Ta hãy xuất phát từ một thành phố ảo, với các cư dân ảo. Để đơn giản hóa và làm cho trò chơi dễ hiểu với các tác nhân nhưng không làm cho nó trở nên tầm thường, chúng ta hãy hình dung là mỗi một cư dân (tác tử) được đặt vào một vị trí ngẫu nhiên và đều có mục đích là thực hiện một chuỗi các di chuyển cố định theo kiểu:

Từ nhà –> nơi làm việc –> dịch vụ công cộng –> dịch vụ thương mại –> về nhà

Tiếp theo, ta sẽ xây dựng một định đề theo đó mỗi tác tử đều hợp lý và là «nhân tố tối đa hóa» nhưng lại có thông tin không hoàn chỉnh: một cách đơn giản để xác định chuỗi di chuyển này là giảm thiểu thời gian lưu thông tổng thể. Mỗi tác tử thực hiện một chuỗi di chuyển đồng thời giảm thiểu tổng thời gian lưu thông của mình và bỏ qua yếu tố ngoại cảnh là lưu lượng giao thông nói chung (điều kiện về thông tin không hoàn chỉnh).

Chúng ta tiếp tục hình dung là các tác tử là tác nhân con người được trao dây cương của môi trường đô thị trong đó chính mình đang biến đổi. Ví dụ một tác nhân có nhiệm vụ quản lý hệ thống đường bộ và giới hạn tốc độ cho phép, một tác nhân khác có nhiệm vụ phân bổ vị trí cho các dịch vụ công, tác nhân thứ ba chịu trách nhiệm phân bổ vị trí cho các dịch vụ thương mại, tác nhân thứ tư phụ trách quản lý địa điểm cư trú của các cư dân và cuối cùng một tác nhân đóng vai trò là nhân viên công quyền, đảm bảo sao cho một số yêu cầu vĩ mô được vận hành và đạt được sự bền vững.

Để thu hút được sự chú ý, mỗi tác nhân được giao thực hiện một mục tiêu đặc thù (ví dụ tối đa hóa lợi ích kinh tế đối với tác nhân phụ trách mảng «dịch vụ thương mại») và các chỉ số đo lường riêng cho hoạt động của mình (chỉ một người biết), cũng như một cái nhìn

Ví dụ về hiển thị cho mọi người chơi

Ghi chú: bề dày con đường tỷ lệ với sự lưu thông. Các vòng tròn tương ứng với thị phần các dịch vụ và nơi hoạt động. Người ta thấy rằng một vài vòng tròn rất ít được các tác nhân sử dụng và có thể được tái định vị. Nguồn: tác giả.

10Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD120

tổng thể về hệ thống (chi tiết này được phổ biến cho mọi tác nhân tham gia trò chơi nghiêm túc). Mỗi tác nhân đóng vai của mình, sau khi lượt chơi hoàn thành, các tác tử trong mô hình sẽ xác định lại chuỗi di chuyển của mình dựa trên các điều kiện ngoại cảnh mới, sau đó tham gia giao thông và thực hiện chuỗi di chuyển mới đó, và phản hồi lại mức độ hài lòng của mình, mức độ hài lòng này được đánh giá bằng tổng thời gian di chuyển thực tế. Tập hợp các chỉ số đánh giá đầu ra (feedbacks) sẽ cho phép người chơi điều chỉnh chiến lược của mình trước khi bắt đầu lượt chơi mới.

Thành phố ảo sẽ biến đổi trên cơ sở tập hợp hành động của các cá nhân, không nhất thiết phải có sự điều phối hay phối hợp, vì mục đích là để dẫn dắt người chơi tới việc ý thức được là một quy trình như thế sẽ bị chệch hướng, từ đó đề xuất và thực hiện các chiến lược có sự điều phối tốt hơn, dựa trên việc làm rõ mục tiêu của từng cá nhân và xác định các mục tiêu chung nếu có.

Trong trò chơi nghiêm túc mà đơn giản này ta thấy các vấn đề trong lòng một hệ thống xã hội phức hợp: sự tồn tại của các hành vi không có sự điều phối hay phối hợp nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau; sự tồn tại của nhiều mục tiêu nhưng không nhất thiết tương thích với nhau; sự tồn tại của các lợi ích cá nhân khác nhau và tương đối rõ ràng bên cạnh lợi ích tập thể mù mờ hơn và không nhất thiết được chia sẻ; việc dẫn dắt một hệ thống có trang bị động cơ riêng để vận hành bởi nhiều tác nhân, có tác động ở các cấp độ khác nhau, nhưng không tác nhân nào có ảnh hưởng thống trị; khả năng để cho các tác nhân có thể xác định được chiến lược của mình đồng thời có thể tương tác với các tác nhân khác. Những vấn đề nền tảng đó hiện nay đều có

thể tìm hiểu phân tích được nhờ vào loại trò chơi nghiêm túc này. Mô hình được phát triển trên cơ sở nguyên tắc tham gia đó sẽ trở thành một công cụ hỗ trợ lý tưởng để nghiên cứu quan hệ tương tác giữa các cá nhân và sự xuất hiện của các chiến lược hợp tác giúp trao đổi thông tin, xây dựng các chiến lược chung và đặt lợi ích cá nhân vào trong một lợi ích tập thể được chia sẻ tốt hơn.

Kết luận

Sự phức tạp của các tổ chức đô thị giống như một cơ thể sống hiện nay đều nhận được các ý kiến đồng thuận, kể cả đối với các chuyên gia về đô thị cũng như những người làm nghiên cứu về các hệ thống phức hợp. Ngược lại, các phương tiện giúp tiếp cận và quản lý được tính phức hợp này lại vô cùng đa dạng. « There is no one best way » theo lời Herbert Simon. Trong số rất nhiều cách tiếp cận đó, mô hình hóa là một con đường nhiều hứa hẹn, bản thân các phương pháp này lại cũng rất đa dạng. Không chỉ có một mà có rất nhiều phương pháp mô hình hóa khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng cần chạy mô hình, mục tiêu đề ra và văn hóa của bản thân người làm mô hình. Sự đa dạng này cần phải được gìn giữ, mặc dù sẽ có phương pháp này hay phương pháp khác hay hơn, hiệu quả hơn, cần được phát huy (Banos và Sanders, 2013). Hiểu rõ hơn các hệ thống đô thị để dẫn dắt tốt hơn sự vận hành của chúng tựu chung lại là những thách thức lớn và nhiệm vụ càng ngày càng quan trọng. Mô hình hóa và mô phỏng đóng vai trò nào đó để thực hiện được nhiệm vụ này: nếu được thiết kế tốt, các mô hình sẽ giúp chúng ta phá bỏ vách ngăn và rào cản trong tư duy (Banos, 2010), trong thực tiễn nghiên cứu cũng như trong hành động và quan hệ tương tác của chúng ta.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 121

Danh sách tài liệu tham khảo

ASCHER, F. (2000), Ces événements nous dépassent, feignons d’en être les organisateurs. Essai sur la société contemporaine, L’Aube, 304 p.

BANOS, A. (2012), « Network effects in Schelling’s model of segregation: new evidences from agent-based simulation », Environment and Planning B, Volume 39, n°2, 393–405.

BANOS, A. (2010), « La simulation à base d’agents en sciences sociales : une béquille pour l’esprit humain ? », Nouvelles Perspectives en Sciences Sociales, Volume 5, numéro 2, pp. 91-100.

BANOS, A. et L. SANDERS (2013), « Modéliser et simuler les systèmes spatiaux en géographie  », in Varenne Franck et Silberstein Marc (éd.): Modéliser et simuler. Épistémologies et pratique de la modélisation et de la simulation, Volume 1, Matériologiques, pp. 833-863.

BATTY, M. (2005), Cities and complexity, MIT Press, Cambridge, 565 p.

BENENSON, I. et P. TORRENS (2002), Geosimulation: Automata-based modelling of urban phenomena, Wiley, Chichester, 287 p.

BOUDON, R. (1984), La place du désordre. Critique des théories du changement social, Paris, Presses Universitaires de France, 1984, 245 p.

EPSTEIN, J. et R. AXTELL (1996) Growing artificial societies: social science from the bottom-up, Brookings Institution Press, MIT Press, Washington DC.

GRAUWIN, S., E. BERTIN, R. LEMOY, P. JENSEN (2009), « Competition between collective and individual dynamics », PNAS, USA 106, 20622-20626.

JOHNSON, S. (2008), Emergence: The Connected Lives of Ants, Brains, Cities, and Softwares, Scribner, New York.

KRUGMAN, (1996), The self organizing economy, Oxford, Blackwell Publishers.

MIRO, (2010), « Des trajectoires individuelles à la ville en mouvement », in Antoni JP (Dir), Modéliser la ville : formes urbaines et politiques de transport, Economica, pp. 216-245.

NURIT, A., A. JONATAN, B. ITZHAK (2012), « The actual impact of comprehensive land-use plans: Insights from high resolution observations », Land Use Policy, Volume 29, Issue 4, October 2012, Pages 862–877.

PORTUGALI, J., (2000) Self-organization and the city, Springer-Verlag, NY, 352 p.

Pumain D., (1998), « Les modèles d’auto-organisation et le changement urbain », Cahiers de Géographie du Québec, Volume 42, n° 117, décembre 1998, Pages 349-366

PUMAIN D., F. PAULUS, C. VACCHIANI-MARCUZZO, J. LOBO (2006), « An evolutionary theory for interpreting urban scaling laws », Cybergeo : European Journal of Geography, URL : http://cybergeo.revues.org/2519 ; DOI : 10.4000/cybergeo.2519.

SCHELLING (1978), Micromotives and Macrobehavior, W.W. Norton & Company.

WALDROP, M. (1992) Complexity : the emerging science at the edge of chaos, Simon and Schuster, New-York.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD122

Kính thưa các quý vị, thưa các bạn đồng nghiệp,

Trước hết tôi xin phép được gửi lời cám ơn tới ban tổ chức Khóa học mùa hè tại Đà Lạt, và đặc biệt tới Stéphane Lagrée, đã dành cho tôi nhiệm vụ vô cùng khó khăn là tổng kết hai ngày học tổng thể vô cùng phong phú vừa qua – phong phú cả về sự đa dạng trong các đề tài được đề cập tới và các vấn đề được đưa ra tranh luận. Tôi hy vọng là các giảng viên đã có bài trình bày sẽ thấy một phần của mình trong bài tổng luận tôi trình bày sau đây, xin lưu ý là bài tổng luận này không đi theo trình tự thời gian và cũng không mang tính kinh viện, tôi sẽ không tìm cách thuật lại một cách trung thành những nội dung đã được trình bày mà chủ yếu đưa thêm các bình luận, diễn giải và phân tích từ những gì tôi đã được nghe.

Để hình dung rõ hơn ý của tôi trong bài tổng thuật, cũng như để gợi mở cho nội dung sẽ được đề cập đến trong các lớp chuyên đề, tôi đề xuất chúng ta sẽ xuất phát từ một điểm mà tôi cho là có quyết định đến việc tìm tên gọi cho khóa học của chúng ta năm nay: «Những cái nhìn về phát triển đô thị bền vững». Thực tế, sáu bài trình bày mà chúng ta đã được nghe trong hai ngày vừa qua, cũng như những hình ảnh về các «vùng xám» chụp tại thành phố Hồ Chí Minh để làm đối trọng cho ta thấy rõ những biểu hiện căng thẳng hiện nay trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, đặt trong bối cảnh riêng cũng như gắn với những triển vọng của đất nước.

Giống như tất cả các nước Đông Nam Á khác, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi đô thị rất nhanh. Tuy nhiên, đặc thù của Việt Nam là chuyển đổi đô thị diễn ra đồng thời với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế

1.7. Tổng luận các phiên toàn thể. Phát triển đô thị

bền vững trước thách thức của quá trình chuyển đổi đô thị

ở Việt NamCharles Goldblum –Giáo sư ưu tú

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 123

thị trường, trong đó, đô thị hóa vừa là vec-tơ vừa là cách thức thực hiện chuyển đổi kinh tế–điều này nằm trong nhận định chung. Nhưng hiện nay, việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cơ sở hạ tầng đô thị, dịch vụ đô thị, nhà ở, lựa chọn các cấu trúc đô thị phù hợp với đòi hỏi của quá trình đổi mới không phải là những yếu tố duy nhất định hướng chiến lược phát triển đô thị của Việt Nam. Đất nước đang bước vào giai đoạn mà bản thân các hiệu ứng của các giải pháp ban đầu đó (kể cả về pháp luật hoặc pháp quy, ví dụ liên quan tới điều kiện tiếp cận đất đai hoặc sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài) cũng đang phải đối mặt với những hiện tượng, khía cạnh mới xuất hiện trong quá trình đô thị hóa với đặc điểm riêng là dựa trên sự hình thành của các đô thị lớn, quá trình phát triển đô thị không dựa trên cách giải quyết vấn đề problem-solving mà dựa nhiều hơn vào sự năng động nội tại, đặc biệt là sự năng động về kinh tế được mong đợi từ bản thân các dự án phát triển đô thị. Thế nhưng, cũng chính trong hoàn cảnh như vậy, trong chính cách làm đô thị như vậy lại làm nảy sinh ra nguyên tắc, hay nói cách khác là sự phát triển đô thị bền vững lý tưởng; có thể nhắc đến những quy định mới về bảo vệ môi trường mà các khu đô thị mới đang hình thành và phát triển tự áp dụng.

Chủ đề phát triển đô thị bền vững được thể hiện trong một không gian có nhiều thay đổi, nhiều dự án được thực hiện, trong không gian đó có sự đóng góp của các hoạt động đô thị (về điểm này các lớp chuyên đề sẽ tiếp tục đào sâu thêm). Tuy nhiên, như Philippe Papin đã nhắc đến một cách xuất sắc trong bài khai mạc, phải nhìn nhận một điều là, chất liệu mà trên đó, hoặc từ đó các dự án này được thực hiện (chất liệu về vật lý, xã hội, không gian – và còn có cả chất liệu về tư liệu, về những sự

tưởng tượng của con người) là được lịch sử tạo nên, với những dấu vết vĩnh cửu hay đứt quãng của lịch sử. Khái niệm ban đầu từ tiếng Anh sustainable development mang hàm ý chỉ quan điểm trong phát triển bền vững về môi trường, ám chỉ tới trách nhiệm của các xã hội ngày nay tới việc gìn giữ cho các thế hệ tương lai; nói tóm lại, sự phát triển phải được gắn kết với tương lai. Dịch sang tiếng Pháp, thuật ngữ này mang nghĩa «phát triển có thể duy trì được lâu dài» và như vậy, có thêm một hàm ý nữa về thời gian (nhưng tôi phải lưu ý một điều là cách dịch như vậy cũng có thể dẫn tới việc bỏ quên hàm ý về trách nhiệm và đạo đức trong phát triển). Với nội dung trình bày về mối liên hệ trong sự biến đổi về tên gọi phố phường Thăng Long-Hà Nội và những thay đổi về chính trị - hành chính của Việt Nam, đặc biệt từ thế kỷ 17, Philippe Papin đã nhắc chúng ta nhớ đô thị ngày nay không chỉ đơn thuần là một sân khấu nơi diễn ra nhiều hoạt động. Đó còn là nơi lưu dấu của tất cả những gì tạo nên mạng lưới và cấu trúc của tổ chức lãnh thổ đương đại, của các cách phân chia địa giới đất đai, trong tổ chức của các quyền lực địa phương, xuyên suốt qua tất cả những thăng trầm của lịch sử (và ai cũng biết rằng Việt Nam không nằm ngoài những thăng trầm đó). Đây có thể coi là một lợi thế trong sự tồn tại và phát triển của đô thị Việt Nam (khác với đô thị của Thái Lan) với một «mạng lưới đô thị rất dày đặc và phát triển cân bằng», đây cũng là điều chúng ta phải lưu ý trong quá trình làm đô thị đặc biệt trước xu hướng hình thành các cực đô thị hiện nay trong cấu trúc lãnh thổ.

Cũng đi theo cái nhìn mang tính thời gian, quay ngược lại quá khứ, Pascal Bourdeaux đã dẫn dắt chúng ta đi theo một tư duy đô thị từ trường hợp của thành phố Đà Lạt; một tư duy không bó hẹp đô thị cố định trong quá

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD124

khứ hoặc coi đó là một kết quả tất yếu của một tiến trình đã được lập sẵn (cách nhìn này không có giá trị nếu chúng ta quan sát các khái niệm khác nhau trong lịch sử phát triển của Đà Lạt, tính từ thời thành phố được quy hoạch theo các chương trình lập sẵn–từ kế hoạch quy hoạch của Champoudry năm 1906 hoặc chương trình quy hoạch của Hébrard năm 1923 cho tới dự án mở rộng thành phố Đà Lạt ngày nay), tư duy mà tác giả dẫn dắt chúng ta đi theo chính là tư duy làm sáng tỏ khái niệm đô thị từ những gì tạo nên mối liên hệ, cả về vật lý thực thể và xã hội, giữa các thế hệ. Các bức ảnh và toàn bộ tư liệu bản đồ mà tác giả giới thiệu qua bài tham luận của mình đã giúp chúng ta hình dung ra ký ức của các nơi chốn và minh họa rất sống động cho tiêu đề của bài: «Và bản đồ tạo ra thành phố». Và hiểu biết về quá khứ đô thị của chúng ta thông qua công cụ bản đồ càng được làm giàu thêm khi chúng ta thấy rằng bản đồ đã và vẫn luôn là một công cụ được sử dụng để phát huy giá trị và quy hoạch đô thị. Khác với những bản đồ mang giá trị biểu tượng được giới thiệu trong bài giảng của Philippe Papin về Thăng Long-Hà Nội vốn mang đến cho chúng ta «những phương diện khác của thực tiễn đô thị» (nhưng cũng dẫn chúng ta đến vấn đề về hình thái đô thị trong mối quan hệ với những biểu hiện bằng thực thể trong phát triển đô thị), bản đồ Đà Lạt được giới thiệu trong bài giảng của Pascal Bourdeaux mang đến cho chúng ta cái nhìn về những triển vọng thay đổi cấu trúc đô thị đã được lên kế hoạch trong dự án mở rộng Đà Lạt (thông qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển của thành phố, từ khi phát hiện ra cao nguyên Lang Biang cho đến khi nơi đây biến thành một thành phố nghỉ dưỡng), về những khía cạnh được đề cập đến trong dự án này kể cả về phương diện mở rộng địa giới, cải tạo phát

triển và bảo vệ phát huy giá trị di sản. Với Đà Lạt, ta biết rằng thành phố cũng được tạo nên từ những chất liệu của giấc mơ; đó không chỉ là giấc mơ của những người mơ mộng hay của các chuyên gia về đô thị, liệu tham vọng làm nên một Đà Lạt mở rộng có phải là một giấc mơ chung của tất cả mọi người?

Còn một điểm nữa để ta thấy cách tiếp cận đã được áp dụng trước đây trong quy hoạch đô thị cũng góp phần làm sáng rõ những định hướng phát triển đô thị ngày nay: từ một cơ sở điều dưỡng trở thành một thành phố nghỉ mát, đây là hai khía cạnh trong chiến lược lẩn tránh xã hội đã kết tinh nên thành phố Đà Lạt ngày nay; điều này mang ý nghĩa đầy đủ của nó khi chúng ta nhắc đến tình trạng phân biệt diễn ra dưới thời thuộc địa, và khi chúng ta biết được mối liên hệ chặt chẽ giữa các điều kiện ra đời của chính sách quy hoạch đô thị và các điều kiện phát sinh các vấn đề dịch tễ. Đơn cử như chúng ta nên xem xét một số hoạt động quy hoạch đô thị hiện nay dưới ánh sáng của việc xây dựng một số nơi dành riêng trước đây theo kiểu gated community, một hình thức quy hoạch đô thị nhằm mục tiêu phát triển đô thị bền vững nhưng lại chỉ dành cho một số đối tượng gọi là happy few? Điều này khiến chúng ta phải đặt câu hỏi về ý nghĩa thực sự của các hoạt động quy hoạch đó, cũng như về những gì mà chính sách quy hoạch theo kiểu này đã «gạt ra bên ngoài» (kể cả xét trên quan điểm môi trường). Phát triển đô thị bền vững liệu có khả thi được ở cấp độ quy hoạch vi mô, dù nó có được gắn cho cái tên eco-city?

Ở đây, ta có thể kết nối với vấn đề phân cách và phân tách không gian xã hội ở các thành phố lớn, đây là chủ đề được đề cập đến trong bài trình bày của Jean-Michel Wachsberger. Sử dụng phương pháp đo lường, tác giả đã gợi ra một hướng mới, đề cập tới một khía

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 125

cạnh đặc biệt trong phát triển đô thị bền vững, thuật ngữ này trong tiếng Anh gọi là sustainable, theo đó: ai là người phải chịu sự phát triển bền vững và hứng chịu những tác động của nó? Khía cạnh này vốn thường bị bỏ qua khi phân tích sự phát triển đô thị dưới góc độ các tác nhân tham gia, nhưng dần dần được quay trở lại một cách mạnh mẽ, chúng ta có thể nhận thấy điều này qua khái niệm «vùng xám» trong phim của của Axel Demenet, Vincent Doubrere và Jean-Yves Ricci; bộ phim nhắc đến thực tế hàng ngày của người nghèo đô thị tại một thành phố lớn đang trong quá trình phát triển kinh tế, bộ phim khiến người xem phải có một cái nhìn khác về khu vực phi chính thức, trong bộ phim ta thấy, các hoạt động kinh tế phi chính thức đã trở thành phương tiện sinh sống của một bộ phận rất lớn người dân đô thị, do đó, chúng ta nên có một cách tiếp cận khác với chủ đề này chứ không nên chỉ nhìn nhận khu vực này trên góc độ quy chế chính thức hay phi chính thức. Các hình thức phân biệt xã hội đô thị, các hoạt động kinh tế (đặc biệt là các hoạt động được gọi là phi chính thức) và một số tầng lớp dân cư – những yếu tố tạo nên cái bị gạt ra ngoài lề mà Michel de Certeau đã nhắc đến và được thể hiện rất rõ trong cách chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất – cần phải được xem xét lại dưới góc độ là một điểm trốn tránh cuối cùng trong việc phân tích liên quan đến cái mà chúng ta gọi là chuyên biệt hóa không gian/phân cách xã hội. Những thách thức liên quan đến «quyền được sống ở đô thị» mà Henri Lefebvre đã nhắc đến vào cuối những năm 1960 phải được đặt vào trong bối cảnh phát triển đại đô thị ngày nay, cũng như trong bối cảnh các đô thị được mở rộng về phạm vi do tác động của toàn cầu hóa kinh tế, theo logic luồng chảy (là cái «lô-gic công nghệ» của các luồng luân chuyển hàng hóa, tài sản, con người, thông

tin) và logic cạnh tranh. Liệu việc chuyển đổi đô thị có làm sâu thêm các xu hướng phát triển đại đô thị đang diễn ra hiện nay hay không? Hay chuyển đổi đô thị sẽ mang đến cho xu hướng phát triển đại đô thị đó một ý nghĩa mới, khởi đầu một giai đoạn đô thị hóa mới, dẫn đến một hiện tượng phân tầng mới trong xã hội dựa trên các yếu tố đất đai và đô thị, vốn là những yếu tố gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và tồn tại của những nơi chốn riêng biệt, co cụm mà người ta hay dùng để làm mô hình phân tích cho các vấn đề môi trường? Việc tạo ra các chuẩn mực về phát triển đô thị ở giai đoạn phát triển đô thị thứ hai này có giúp giảm bất bình đẳng? Trên quan điểm này, mối liên hệ giữa hiện tượng phân tách đô thị và phát triển đại đô thị hóa mà Jean-Michel Wachsberger nhắc đến đặt ra vấn đề về thay đổi thang độ quan sát cũng như thay đổi về khung quan sát: nếu chuyển từ hiện tượng phân cách sang hiện tượng phân tách đô thị, chúng ta cũng sẽ chuyển từ không gian chính sách công sang phân tích về tiến trình, về các xu hướng điển hình; vậy thì cái gì sẽ là đặc thù của quá trình chuyển đổi đô thị nhìn trên khía cạnh này?

Ở đây chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến điều kiện dẫn đến những chuyển đổi trong sở hữu đất đai (cũng như những vận động liên quan đến sự chuyển đổi đấy) – vấn đề này đã được Philippe Papin đặt vào trong bối cảnh thủ đô Hà Nội những năm 1940, tác giả đã nhận định rằng, sự vận động của thị trường nhà đất phải được coi là một đặc điểm đô thị. Điều này cũng được nhắc đến trong tham luận của Fanny Quertamp và Emmanuel Cerise, theo đó, Luật Đất đai hiện đã trở thành công cụ chính trong kiểm soát sự phát triển đô thị. Luật Đất đai sửa đổi mới nhất (tháng 11/2013) được thực hiện theo hướng điều tiết thị trường nhà đất, hướng tới việc định

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD126

giá lại đất nông nghiệp và điều chỉnh mức bồi thường cho các hộ dân bị lấy đất, phân biệt rõ việc tái định cư cho những người cư trú ở những nơi không đảm bảo và những người được hưởng lợi từ việc «lấy đất» trong khuôn khổ các hoạt động quy hoạch. Ngoài ra cũng nên quan sát những tác động có thể có của các chương trình đang được triển khai hiện nay nhằm phổ biến khái niệm «đô thị hiện đại và văn minh» tới mục tiêu xây dựng «đô thị phát triển bao quát» theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế. Theo quan điểm như vậy, ta có thể dễ dàng thấy được ích lợi của những thử nghiệm mà Jean-Michel Wachsberger thực hiện đối với các mô hình liên quan đến hiện tượng phân cách thông qua những phân tích về xã hội học: qua đó tác giả xem xét bản chất của hiện tượng phân cách, tiến trình xuất hiện của hiện tượng này và thậm chí cả các tác động của nó.

Thực hiện đo lường hiện tượng phân cách xã hội trong mối liên hệ với hiện tượng phân tách (về kinh tế/chức năng) vừa là hệ quả và cũng là yếu tố bổ sung cho nhau, trong cái nhìn về chính sách đô thị, cho các vấn đề liên quan đến nội hàm khái niệm và phương pháp luận mà Fanny Quertamp và Emmanuel Cerise nhắc đến trong nghiên cứu của mình về «tìm kiếm công cụ phân tích và công cụ can thiệp». Về câu hỏi mà Jean-Michel Wachsberger đặt ra liên quan đến giá trị áp dụng của các chỉ số thống kê đối với việc phân tích những thay đổi của các hiện tượng bất bình đẳng trong bối cảnh phát triển đại đô thị, có thể thấy, vấn đề này nhắc chúng ta nhớ đến việc xác định giá trị sử dụng của các công cụ hành động trong phát triển đô thị, đặt trong bối cảnh chuyển đổi đô thị ở Việt Nam. Thực tế, chính các phương tiện đưa ra để kiểm soát sự tăng trưởng đô thị (về không gian và thời gian) mới cần phải bị đặt câu

hỏi – trước những thuộc tính chung của tiến trình phát triển đại đô thị, những tác hại tổng lực của nó về cả hai hiện tượng phân cách và phân tách, và ở mức độ tương đối hơn, tới những đặc thù, bản sắc của xã hội Việt Nam, tới những mục tiêu tham vọng lớn hiện đang lan từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tới các thành phố khác như Đà Lạt, thành phố này đã đưa ra các kế hoạch dài hơn tới năm 2030 hoặc tầm nhìn tới năm 2050.

Bài tham luận của Fanny Quertamp và Emmanuel Cerise chủ yếu dựa trên cách «làm đô thị» ngày nay và mang đến cho chúng ta cái nhìn so sách về các phương pháp và công cụ phát triển đô thị ở Pháp và Việt Nam – hai tác giả đã thực hiện so sánh kép khi phân tích sự phát triển đô thị của hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở đối chiếu với hai đô thị lớn của Pháp là thành phố Lyon thuộc vùng Rhône-Alpes và vùng Île-de-France thông qua dự án Paris mở rộng (Grand Paris). Đây là các thành phố đang có các dự án hợp tác song phương ở cấp phi tập trung trong lĩnh vực đô thị: dự án PADDI và dự án IMV, hai cơ quan này chịu trách nhiệm cố vấn xây dựng nhiều dự án đô thị quy mô lớn, nhằm hỗ trợ cho hai thành phố của Việt Nam kiểm soát được quá trình mở rộng đô thị, thông qua nhiều hoạt động chuyên ngành khác nhau.

Phải thừa nhận là sự hấp dẫn của các đô thị hiện đang đặt các cơ quan chính quyền và quản lý quy hoạch đứng trước một nghịch lý: ở giai đoạn phát triển đại đô thị hiện nay tại các đô thị lớn của Việt Nam, các hoạt động triển khai nhằm đảm bảo giao thông và đi lại thông suốt (chống ùn tắc, phát triển hạ tầng đường xá, đảm bảo tương lai «phát triển một hệ thống giao thông công cộng hấp dẫn với người tham gia và kết hợp nhiều phương tiện đa dạng») lại cũng chính là các tác nhân tạo

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 127

ra các hiệu ứng (ít nhất là tiềm tàng) về việc hình thành xu hướng phát triển đô thị theo cụm, tập trung mật độ dày, có nhiều vấn đề trong vận hành rất khó quản lý được trong khuôn khổ các chính sách và luật lệ hành chính, thậm chí cũng rất khó điều chỉnh được xét trên quan điểm quy hoạch đô thị theo chuẩn. Hệ quả của nó là dẫn đến sự xuất hiện của các vấn đề về chuyển đổi đô thị, theo đó, do mải tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách trước mắt mà người ta bỏ qua tính «bền vững» trong phát triển đô thị, trong khi đó sự ưu tiên tối thượng dành cho các mục tiêu kinh tế trước mắt có nguy cơ đẩy các vấn đề về chất lượng đô thị và giải quyết các vấn đề hàng ngày của người dân xuống hàng thứ yếu. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nhà ở, bên cạnh các dự án của các cơ quan tài trợ quốc tế được triển khai nhằm giải quyết tình trạng nhà ở bấp bênh, hiện nay, các cơ quan quản lý địa phương cũng bắt đầu quan tâm trở lại đến vấn đề này, với nguyên tắc khuyến khích xã hội hóa có sự tham gia của khu vực tư nhân. Nhưng việc có quá nhiều bên tham gia (kể cả các cơ quan tài trợ vốn quốc tế) và có quá nhiều hình thức thực hiện, nhắm tới quá nhiều mục tiêu đã dẫn đến tình trạng không có sự kết nối giữa các dự án, các dự án bị tách bạch nhau theo từng loại nguồn vốn, và vô hình chung điều này cũng có những tác động không kiểm soát được tới việc hình thành hiện tượng phân tách không gian đô thị, kể cả trên khía cạnh rủi ro về môi trường.

Trên con đường tìm kiếm mô hình phát triển đô thị như vậy, người ta thấy có các công cụ hành động, lập kế hoạch và quản lý đô thị khác nhau, và đó là các yếu tố tạo ra sự căng thẳng giữa chuyển đổi đô thị và phát triển đô thị bền vững. Áp lực phải đảm bảo mục tiêu bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội của các chính sách đô thị ngày càng gia tăng, chính vì thế,

lại càng cần phải có sự phối hợp, quản trị dự án, tìm kiếm mô hình (và phải xác định xem mô hình nào đã cũ, không còn phù hợp), đối chiếu giữa tầm nhìn phát triển đô thị tổng thể và phương thức xử lý các vấn đề đô thị theo lĩnh vực chuyên ngành (quản lý đất đai, nhà ở, giao thông, di sản). Cách phân tích như vậy có thể liên tưởng tới việc phân biệt hai khái niệm đô thị hóa có điều hành (government-directed) và đô thị hóa tự do theo thị trường (market-implemented) mà hai tác giả Peter J. Rimmer và Howard Dick đã đề xuất trong nghiên cứu phân loại các đô thị của Đông Nam Á (The City in Southeast Asia. Patterns, Processes and Policy), tuy nhiên, hai hình thức đô thị này tồn tại cùng nhau mà bổ sung cho nhau, đây chính là yếu tố tạo nên sự phức tạp trong phát triển đô thị trong bối cảnh kinh tế thị trường theo định hướng xã hội.

Với các cách tiếp cận khác nhau, đối tượng phân tích cũng đa dạng, từ những kiến thức về đô thị cho đến các vấn đề liên quan đến các chính sách đô thị, các bài tham luận đều gắn với sự độc đáo và tính phức tạp trong phát triển đô thị (ví dụ cách tiếp cận coi việc quản lý đất đai là «công cụ phát triển đặt trong một hệ thống phức hợp» trong bài tham luận của Fanny Quertamp và Emmanuel Cerise, hoặc cái nhìn đối với «cấu trúc hỗn hợp» của đô thị Việt Nam trong tham luận của Philippe Papin). Các vấn đề được đưa ra đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt tới tầm quan trọng của việc đưa ra được một định nghĩa về đô thị (đây là một vấn đề thường trực), đưa ra được định nghĩa về đô thị – cùng với việc xác định được phạm vi giới hạn đô thị – hiển nhiên không phải là không có tác động tới việc xác định lo-gic và xây dựng được các chính sách đô thị. Về đô thị Việt Nam, Philippe Papin đã nhấn mạnh việc phân tích từng đô thị riêng rẽ, với những đặc điểm riêng không có nghĩa

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD128

là các đô thị đó không có đặc điểm chung, xét ngay từ từ ngữ tên gọi đô thị trong tiếng Việt: gồm thành và thị; và xem xét riêng rẽ từng đô thị cũng không làm giới hạn thực tiễn lịch sử đô thị trong khuôn khổ từ ngữ thành thị như vậy. Tác giả đã sử dụng những cách nói mang nhiều ý nghĩa («phi nông thôn hóa» làng đô thị; «đô thị hóa thành phố») để chứng minh sự đa nghĩa trong việc xây dựng khái niệm đô thị ở Việt Nam: xuất phát từ thế giới làng xã, đô thị Việt Nam dần hình thành và phát triển theo con đường cách ly khỏi chính thế giới làng xã đó.

Trong xu hướng phân tích đô thị theo quan điểm thống kê định lượng hiện nay, cách tiếp cận đô thị trong tính phức hợp của nó có vẻ bị tác động lớn – Philippe Papin đã có lý khi nhắc nhở chúng ta rằng «đô thị là công việc của định tính nhiều hơn là định lượng»; nhưng bản thân việc thiết lập các cơ sở dữ liệu định lượng chung, dù cần thiết, lại vấp phải chính các vấn đề liên quan đến việc đưa ra được một định nghĩa đô thị (việc đưa ra một con số quá cao so với thực tế về tỷ lệ đô thị hóa theo thống kê của Liên hiệp quốc ở các nước đang trong quá trình chuyển đổi ở Đông Nam Á có thể là kết quả của việc chỉ dựa vào con số thống kê được ở các đơn vị hành chính có quy mô lãnh thổ lớn, như đơn vị cấp tỉnh mà không tính tới các đơn vị nhỏ hơn ở cấp thấp hơn, đặc biệt các thị trấn, thị tứ ở các huyện hoặc xã nông thôn ở trong các đơn vị cấp tỉnh đó). Điều này được đề cập đặc biệt rõ ràng trong tham luận của Irène Salenson: ngoài những đặc điểm mang tính chất vật lý thực thể, xã hội và chức năng riêng của từng đô thị, chúng ta còn phải xem xét đến tính xác đáng trong việc phân loại theo kiểu nhóm «các đô thị phía Nam», trong đó, có xu hướng xếp các đô thị Việt Nam vào trong nhóm này: việc phân loại như vậy, tất

nhiên cùng với những đặc điểm riêng về đặc thù văn hóa, không gian, diện mạo, thường được gắn với ý tưởng cho rằng các đô thị này chủ yếu chỉ tăng trưởng về dân số mà không có sự tăng trưởng về kinh tế và các hệ quả đi kèm – nhưng đây lại không phải là vấn đề mà các đô thị Việt Nam hiện nay đang gặp phải, bởi vì các vấn đề đô thị ở Việt Nam hiện nay rõ ràng là có liên quan đến tăng trưởng kinh tế và các hình thức tăng trưởng. Ngược lại, đối với các vấn đề môi trường, khí hậu, nguy cơ đối mặt với thiên tai (ví dụ trường hợp thành phố Cần Thơ phải đối mặt với tác động của chính sách quy hoạch đô thị nhỏ gọn tới sinh kế của người dân), Irène Salenson đưa ra một hướng suy nghĩ mới tới các khía cạnh mới trong phân loại đô thị, dưới góc độ các vấn đề chung có liên quan đặc biệt tới tình trạng thiếu hụt hạ tầng, dịch vụ đô thị cơ bản và nhà ở. Theo đó, tác giả đã gắn với một khía cạnh quan trọng mà chúng ta có thể gọi là «phát triển đô thị bền vững», nhìn nhận một cách toàn diện và có sự liên kết giữa các vấn đề chuyên biệt của từng lĩnh vực; cách tiếp cận như vậy cũng giống với lập luận của Fanny Quertamp và Emmanuel Cerise khi hai tác giả đề xuất một cách lập kế hoạch đô thị mang tính chiến lược hơn, nhưng linh hoạt hơn đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng đô thị cả về môi trường, quy hoạch kiến trúc, bảo vệ di sản, cảnh quan. Chính sách và luật đô thị năm 2010 đã đưa ra được những định hướng như vậy, vấn đề còn lại là làm sao có phương tiện và quyết tâm để triển khai được các định hướng đó trên cơ sở năng lực quản lý tốt của các cơ quan chức năng, tìm được đủ nguồn tài chính cho phát triển đô thị, đây là những điều kiện cần thiết để phát triển đô thị bền vững đồng thời cũng là nguồn đảm bảo cho tính bền vững trong phát triển đô thị (cũng như đảm bảo chất lượng bền vững cho các cơ sở hạ tầng mới được tạo ra).

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 129

Liệu chăng sẽ cần có vai trò của các dự án viện trợ phát triển chính thức ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trong việc đảm bảo phát triển đô thị trên cơ sở đặc thù của mỗi thành phố lớn đang trong quá trình chuyển đổi như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, hoặc ít nhất cũng phải nhìn nhận được góc độ mà chúng ta quan tâm, tức là góc độ về tạo ra các yếu tố đô thị? Đây không chỉ đơn thuần là các vấn đề mang tính chất lý luận liên quan đến việc xác định các tiếp cận, xây dựng định nghĩa và các khái niệm: nó còn liên quan tới việc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao mô hình và chia sẻ kinh nghiệm thành công cũng như những hạn chế gặp phải trong mỗi mô hình.

Trên quan điểm như vậy, trong số các cách được đưa ra để xem xét tính phức hợp của đô thị, cách tiếp cận nhìn nhận «đô thị như một hệ thống phức hợp» của Arnaud Banos xứng đáng được đưa ra bàn luận trong mối liên quan tới bối cảnh chuyển đổi đô thị và những biến động kinh tế đang diễn ra hiện nay cũng như những biến động khác tạo nên đặc điểm đô thị. Cần phải ghi nhận tác dụng và sự cần thiết của các công thức mà tác giả đưa ra trong việc tư duy và xây dựng một quy trình tiếp cận mang tính thực tiễn – cụ thể ở đây là vai trò của phương pháp mô hình hóa, giúp cho các tác nhân/chủ thể đô thị hiểu được sự phức hợp của các trò chơi nghiêm túc (serious games) mà mình đang tham gia – cũng như hiểu được sự đa dạng trong các mục tiêu phát triển đô thị (hay nói cách khác là sự đa dạng của các lợi ích trong phát triển đô thị) và các lô-gic ẩn chứa sau đó. Nhưng liệu rằng có phải chúng ta đang trượt dần từ những phân tích về tính phức tạp của đô thị (tức là đang tìm hiểu về cơ chế đô thị) sang tính phức tạp trong phát triển đô thị (tức là phải gắn với việc ra quyết định

về phát triển đô thị)? Việc áp dụng cách tiếp cận này vào bài tập của lớp chuyên đề với bài tập liên quan đến trường hợp thành phố Cần Thơ sẽ mang lại cho chúng ta cái nhìn cụ thể hơn. Ngoài ra, làm thế nào để lồng ghép các yếu tố bên ngoài trong sự vận động đô thị vào các hình thức đầu tư từ ngoài cho các dự án đô thị hóa đã nêu ở trên: tức là các dự án ODA và dự án FDI? Trong bài tham luận rất phong phú về thông tin của mình, Arnaud Banos đã chỉ ra các hiện tượng lệch chuẩn; và trong quá trình chuyển đổi đô thị hiện nay, các hiện tượng lệch chuẩn này chính là nguyên nhân dẫn đến các thất bại trong việc phát triển theo hệ thống, và hậu quả là sự vận hành theo những lo-gic phi chính thức, chắp vá, nhỏ lẻ, thiếu sự quy hoạch tổng thể trong cả các cơ quan thể chế – kể cả ở các khu vực «vùng xám» được Axel Demenet, Vincent Doubrere và Jean-Yves Ricci nhắc đến trong phim tài liệu được chiếu tại phiên học toàn thể. Nhưng xét trên cách tiếp cận theo phương pháp mô hình hóa đô thị, thì các vấn đề xung đột sẽ như thế nào, đặc biệt là các xung đột liên quan đến vấn đề đất đai, bắt buộc tái định cư, bồi thường, thậm chí còn xảy ra những phản ứng bạo lực như trường hợp đã từng xảy ra với một số hình thức phát triển đô thị đang được thực hiện? Liệu đó có phải là dấu hiệu tạm thời của việc quá trình đại đô thị hóa không hoàn thành, trong khi chờ đợi một sự vận hành đô thị đều đặn hơn, thông suốt hơn trên cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn phát triển, các chính sách điều tiết, hay chính sách quy hoạch, hoặc đây là giai đoạn chuyển tiếp để chuyển sang một giai đoạn mà những lo-gic khủng hoảng và lệch chuẩn vô hình chung lại biến thành quy luật? Nói cách khách, bối cảnh chuyển đổi đô thị hiện nay sẽ khiến ta có cái nhìn phê phán như thế nào đối với việc mô hình hóa đô thị? Các câu hỏi này đòi hỏi ta cũng phải có sự chính xác

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD130

khi xây dựng «một kế hoạch đô thị mang tính chiến lược hơn» (có tính đến những ưu tiên về không gian và hành động), trong đó các «biến» quan trọng sẽ là các yếu tố đất đai và mạng lưới hạ tầng (kết hợp vấn đề đảm bảo luồng vận động – chủ yếu là luồng vận động kinh tế – với vấn đề liên quan đến quy mô đô thị). Đề xuất này được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau trong hai bài tham luận của Irène Salenson và của Fanny Quertamp và Emmanuel Cerise, tuy nhiên các tác giả cũng đặt ra vấn đề cần làm rõ thẩm quyền của mỗi bên trong việc xây dựng, triển khai và giám sát các cơ chế quy hoạch đô thị trong một hệ thống các tác nhân tham gia vào việc ra quyết định và quản lý vẫn còn đang vừa mang tính tập trung, vừa có sự phân cấp về thứ bậc và tương đối phân cách.

Ngoài ra, cách tiếp cận như vậy cũng nêu lên vấn đề về đối tượng của phương pháp mô hình hóa, ở đây đối tượng của mô hình hóa chính là đô thị, đặc biệt là xét trên khía cạnh phạm vi và giới hạn về không gian của đô thị ở thời điểm mà các thực thể đô thị đang có xu hướng được đặt vào trong một phạm vi không gian lãnh thổ rộng lớn hơn (trường hợp Hà Nội mở rộng, dự án Đà Lạt mở rộng). Điều này đã dẫn Terry McGee đến một thuật ngữ mới desakota (làng-đô thị) khi nhắc đến các thực thể có sự kết hợp giữa nông thôn và thành thị ở các đô thị Đông Nam Á ngay từ những năm 1980. Đây chính là mối bận tâm tới cấp độ can thiệp có liên quan tới hình thức «phân tích chẩn đoán về lãnh thổ» mà Irène Salenson đã đề xuất, theo đó tác giả cho rằng nên coi đó là bước đầu tiên trong mọi quy trình xây dựng các kế hoạch quy hoạch đô thị hay chương trình hành động ưu tiên.

Để kết luận, có thể nói, các vấn đề tôi đã nêu trên rất đa dạng và có liên quan tới các khía cạnh và các cách tiếp cận khác nhau về một trật tự đô thị tương lai, một trật tự đô thị mới mà ta mong muốn xây dựng theo hướng «phát triển bền vững». Làm thế nào để có thể dung hòa được một tương lai đô thị, hay một ý chí xây dựng đô thị bền vững với tình trạng tạm thời, chắp vá, không chắc chắn đang diễn ra hiện nay ở giai đoạn chuyển đổi đô thị? Liệu đây có phải là vai trò mà chúng ta mong đợi từ các chính sách lập kế hoạch đô thị, tức là vai trò đưa ra được một định hướng chiến lược? Đâu sẽ là dư địa cho hành động của mỗi tác nhân/chủ thể đặc biệt trong các vấn đề về đất đai ? Dù sao đi nữa, cũng phải nhận ra một điều là, chuyển đổi đô thị trong thực tế là một bước chuyển bắt buộc của mọi hình thức chuyển đổi đang diễn ra ở Việt Nam, biến các vấn đề liên quan đến sự phát triển của các đô thị và các vùng lãnh thổ, đến việc xây dựng, xác định công cụ là công tác tổ chức trong định hướng và điều tiết sự phát triển đô thị thành một vấn đề cần phải đặc biệt tập trung ưu tiên.

Cá nhân tôi, đó chính là những gì tôi nhận được từ những bài tham luận đã được trình bày và tôi đánh giá rất cao những hiểu biết và chia sẻ phong phú từ các tham luận đó. Như các bạn cũng có thể thấy, tôi không chỉ bằng lòng với việc trình bày một bài tổng thuật theo kiểu «khách quan, một màu»; phần tổng kết tôi đã làm được xây dựng dựa trên những câu hỏi mà các tham luận đó đã đặt ra, những gợi mở đã được tranh luận chứng tỏ sự quan tâm của toàn bộ khóa học tới các chủ đề được đề cập đến.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 131

Con đường dẫn chúng ta tới các cách tiếp cận khác nhau về vấn đề đô thị mà tôi được chia sẻ cũng các bạn mang đến cho chúng ta một cánh cửa, mở ra một hướng nhìn sáng rõ cho chủ đề của từng lớp chuyên đề:- Công cụ và phương pháp lập kế hoạch đô

thị và quy hoạch lãnh thổ;- Công cụ và mô hình phân tích và tìm hiểu

sự vận động của không gian đô thị;- Đô thị và các hiện tượng bất bình đẳng về

không gian-xã hội: khả năng tiếp cận với dịch vụ công, việc làm và nhà ở;

- Đào tạo về phương pháp điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và chiến lược trong hoạt động trồng rau ở vùng ven đô.

Ở đây sẽ không có mối liên hệ trực tiếp giữa việc mô tả và phân tích phương pháp tiếp cận (phương pháp này có lẽ sẽ phải được

xây dựng theo phương pháp tham gia). Cũng tương tự như vậy, việc thực hiện các thực nghiệm mới, ở trong nước hay ở nước ngoài đều có những ích lợi, nhưng không có nghĩa là việc đó sẽ dễ dàng dẫn chúng ta tới việc xác định được mô hình. Chính vì vậy, ngoài việc cung cấp những kiến thức sẽ được vận dụng tại lớp chuyên đề (mà, theo tôi hiểu qua tên gọi của mỗi lớp, sẽ không chỉ dừng lại ở việc vận dụng kiến thức), hai ngày học tổng thể này của chúng ta đã góp phần trang bị một cách tư duy chung cho quy hoạch đô thị ở Việt Nam và các nước khác, thông qua những trao đổi mang tính chất liên ngành, giữa các chuyên gia và nghiên cứu viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Xin chân thành cám ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 133

Phần 2Các lớp chuyên đề

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 135

2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ

Mai Linh Cam – AFD, Emmanuel Cerise – IMV, Christine Larousse – INTERSCENE, Clément Musil – PADDI,

Fanny Quertamp – PADDI, Irène Salenson – AFD

(Phần gỡ băng)

Ngày làm việc thứ nhất, sáng thứ Tư ngày 23

1.1.1. Đi thực địa

Lớp chuyên đề 1 bắt đầu một cách độc đáo ngay từ ngày thứ tư 23/7 khi đưa học viên thăm quan phong cảnh đô thị của Đà Lạt. Buổi học thực địa này do Irène Salenson và Vũ Thị Nam Phương, kiến trúc sư thuộc Phòng Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng phụ trách, mục đích là giúp học viên hiểu rõ hơn lãnh thổ và quá trình đô thị hoá của thành phố. Điểm dừng chân đầu tiên là khu vực cáp treo du lịch. Từ trên cao, học viên quan sát những điểm nhấn của quá trình phát triển đô thị: hiện trạng bến xe liên tỉnh và các trục giao thông chính, các khu nhà ở, các khu trồng trọt trong nhà kính nằm trong lãnh thổ đô thị v.v...

Ông Trần Đức Lộc, Phòng Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đã đến cùng lớp chuyên đề và bình luận về các dự án quy hoạch Đà Lạt và vùng Đà Lạt mở rộng trong tương lai. Học viên đặt nhiều câu hỏi về các quy định hiện hành liên quan đến bảo vệ môi trường – trồng thông chẳng hạn – và đô thị hóa. Sau đó, xe đưa học viên đến Dinh 1 của Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn và vị vua cuối cùng của Việt Nam, nơi này hiện không mở cửa đón khách thăm quan. Điểm dừng cuối cùng của hành trình là sân thượng một quán cà phê gần chợ Đà Lạt, từ đây có thể nhìn thấy quang cảnh toàn thành phố.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD136

Ngày làm việc thứ hai, thứ Năm ngày 24

Phần đầu của buổi sáng dành để học viên và giảng viên tự giới thiệu (tham khảo tiểu sử giảng viên, danh sách học viên ở cuối chương)

[Irène Salenson]

1.1.2. Đồ thị và bản đồ

Phương pháp chẩn đoán thực trạng đô thị và lập bản đồ đơn giản

Tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn về những biến đổi trong phương pháp quy hoạch đô thị, các phương pháp và công cụ chẩn đoán thực trạng đô thị và lãnh thổ và một số công cụ lập bản đồ đơn giản.

Vào thế kỷ XX, quy hoạch đô thị mang tính chặt chẽ - còn gọi là quy hoạch đô thị cổ điển – và diễn ra ngay từ đầu thế kỷ, Anh Quốc chắc chắn là quốc gia tiến bộ nhất về quy định trong quy hoạch đô thị. Trong giai đoạn này, quy hoạch đô thị cổ điển là quy hoạch do chính quyền trung ương xây dựng, vai trò của chính quyền địa phương chỉ ở mức tối thiểu (Merlin, 2007).

Cũng thời kỳ này tại các quốc gia và thành phố đang phát triển, quy hoạch đô thị kiểu thuộc địa phát triển theo các phương pháp ở châu Âu (Chenal, 2013). Thời kỳ vàng son của phương pháp quy hoạch này là khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, châu Âu bước vào giai đoạn tái xây dựng và tăng trưởng kinh tế còn gọi là «30 năm huy hoàng» (1945-1975). Đầu tư tài chính đặc biệt dành nhiều cho các công trình quy hoạch lãnh thổ và phát triển đô thị lớn.

Trong những năm 1980, mô hình quy hoạch cổ điển lung lay do xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế (1973, 1979) và do một số quyền hạn được chuyển giao cho chính quyền địa phương để thực hiện chính sách phân quyền. Ở Mỹ tình hình thoáng hơn vì khu vực tư nhân ngày càng tham gia nhiều hơn vào công tác quy hoạch đô thị. Tại các nước đang phát triển, các chính sách điều chỉnh cơ cấu buộc các chính phủ siết chặt ngân sách cả trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng công và quy hoạch lãnh thổ. Quy hoạch cổ điển dần dần nhường bước cho quy hoạch theo dự án: nhưng các dự án đô thị lại không bao phủ cả thành phố và mô hình mới này khiến thành phố bị phân mảnh, một số khu vực phát triển nhanh hơn khu vực khác hoặc được ưu đãi hơn (Paquot và cộng sự, 2010).

Từ những năm 1990, để thoát khỏi mô hình bị phê phán gắt gao này, phương pháp quy hoạch chiến lược xuất hiện. Mô hình này đặc biệt phát triển ở Barcelona (Tây Ban Nha), trong thập kỷ này thành phố đã thực hiện nhiều dự án chiến lược. Châu Mỹ Latin cũng áp dụng mô hình này, đặc biệt là Rosario (Achentina), rồi San Francisco (Mỹ) trước khi được áp dụng rộng rãi. Ngày nay, mô hình đã được sự đồng thuận ở quy mô quốc tế (UCLG, 2010; PFVT, 2012).

Tôi sẽ điểm nhanh các nguyên tắc của mô hình này, cũng xin nhắc các bạn là hiện nay ONU-Habitat đang chuẩn bị những đường hướng chủ đạo cho quy hoạch bền vững đô thị và lãnh  thổ nhằm đưa ra vào Hội nghị thượng  đỉnh lần thứ  3  về  nhà  ở  vào  năm  2016  (http://unhabitat.org/development-of-international-guidel ines- on-urban-and-ter r i tor ia l -planning/).

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 137

Đặc điểm mới của phương pháp quy hoạch chiến lược và bền vững là gì? (Jacquet và cộng sự, 2013 )- Sự phát triển bền vững có ba cột trụ chính

là: xã hội (thành phố “của mọi người”), kinh tế (thành phố là “động lực”), môi trường (thành phố “bền vững”) (Sattherthwaite, 1997);

- tập trung vào thay đổi khí hậu: giảm thiểu và thích ứng;

- phòng chống sự dàn trải của thành phố (thành phố “nén”);

- tập trung vào “các thành phố cấp 2”.Ngoài ra, cũng có thay đổi về phương pháp:- các tài liệu “chiến lược” mang tính chất định

hướng và khuyến nghị chứ không còn mang tính chất bắt buộc (có thể phản đối);

- tuy nhiên, ở phạm vi nhỏ, tài liệu quy hoạch có thể vẫn mang tính chất bắt buộc;

- cần có một tầm nhìn dài hạn đồng thời tiếp cận theo giai đoạn (lập ưu tiên);

- động viên sự tham gia của người dân và phát huy sáng kiến công dân là yếu tố trung tâm của chiến lược mới – (cách tiếp cận đi từ dưới lên trên);

- một cuộc đối thoại đa chủ thể: nhà nước – chủ thể địa phương – công và tư;

- một cách tiếp cận theo chủ nghĩa tự do mới: khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn;

- một thành phố số (“thành phố thông minh”): việc chỉ đạo trong thời gian thực thay thế quy hoạch cổ điển – như trong quản lý các mạng kỹ thuật, hệ thống sưởi đô thị, quản lý chất thải, có thể biết trong thời gian thực nhu cầu của lãnh thổ.

Các bước quy hoạch đô thị

Nguồn: tác giả.

2Khung

• Tuyêntruyềnvàtraođổivớicưdâncũngnhưcáctácnhântạiđịaphương.• Thựchiệnchẩnđoánthựctrạng(kếthừaquyhoạchđôthịkiểuAnh:hiểurõlãnhthổ,

các vấn đề và nhu cầu của lãnh thổ trước khi xây dựng dự án).• Xácđịnhcácđịnhhướngchính(xácđịnhvấnđềưutiênởcácquymôkhácnhau).• Xâydựngtàiliệuquyhoạch(vănbảnvàsơđồkhônggian).• Xâydựngkếhoạchđầutưtheoưutiên(địnhhướngchung).• Xâydựngkếhoạchchitiết(theoquận)haykếhoạchkhuvực.• Thựchiệnkếhoạchvàtheodõi.• Đánhgiá.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD138

Bây giờ chúng ta hãy cùng nghiên cứu các phương pháp và công cụ chẩn đoán thực trạng đô thị và lãnh thổ dựa trên công cụ chẩn đoán “lãnh thổ” của AFD và một số công cụ do các chủ thể khác sử dụng.

Chẩn đoán thực trạng của AFD tiến hành trên ba khía cạnh khác nhau:- khía cạnh “đô thị”: về không gian, dân số,

kinh tế-xã hội và môi trường;- khía cạnh thể chế: quản trị, năng lực, khung

quy định;- khía cạnh tài chính: nguồn tài lực của chính

quyền địa phương.

Để khảo sát các khía cạnh này có các công cụ sau đây:- Quan sát thực địa;- Điều tra định tính và định lượng (người dân,

người sử dụng, cơ quan ban ngành);- Phân tích dữ liệu và hình ảnh (bản đồ, bản

vẽ, ảnh), số liệu thống kê - để hiểu đặc điểm xã hội học dân số, kinh tế, hoạt động và phương thức vận hành của thành phố hay lãnh thổ;

- Tài liệu thể chế: luật, quy định, sơ đồ;- Ma trận đô thị là một công cụ tổng hợp tất

cả các dữ liệu định lượng và định tính. Với ma trận, có thể xây dựng những biểu đồ thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của thành phố, từ đó xác định những lĩnh vực cần ưu tiên can thiệp.

Quan sát thực địa: Đà Lạt

Nguồn ảnh: Irène Salenson.

4Ảnh

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 139

Đây là ảnh chụp từ cáp treo lớp chúng ta đã đến hôm qua. Tôi muốn nhấn mạnh rằng quan sát thực địa là một công cụ quan trọng giúp chẩn đoán thực trạng. Khi cần phân tích một lãnh thổ, phải dành càng nhiều thời gian càng tốt để quan sát thực địa một cách cụ thể: quan sát quan cảnh, hoạt động và trao đổi với những người sử dụng không gian này. Phải quan sát thực địa ở nhiều cấp độ. Phải tìm hiểu vị trí của thành phố trong cả nước, trong cả vùng; phải có cái nhìn tổng quát, sau đó sẽ đi thăm quan các khu vực nhỏ hơn.

Lớp thảo luận về những gì đã quan sát được trong chuyến thăm quan thực địa ngày hôm trước: loại hình nhà ở, địa hình, cơ sở hạ tầng, những khu vực canh tác và giải trí (sân golf ngay trung tâm thành phố) v.v...

Chúng ta hãy quay lại nói về sự tham gia của người dân vào dự án quy hoạch – các cấp độ tham gia. Có bốn cấp độ tham gia:- cấp độ 1, phổ biến nhất: chính quyền xây

dựng quy hoạch và chỉ thông báo cho người dân và người sử dụng;

- cấp độ 2: trước khi xây dựng quy hoạch, chính quyền hỏi ý kiến người dân ngay từ bước chẩn đoán thực trạng để hiểu rõ hơn sự vận hành của lãnh thổ;

- cấp độ 3: thảo luận, chính quyền hỏi ý kiến người dân về bước chẩn đoán thực trạng, nhưng cũng hỏi về những dự án tương lai, về việc xây dựng quy hoạch – tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn thuộc về chính quyền;

- cấp độ 4: việc đồng xây dựng kế hoạch quy hoạch là bước cuối cùng, người sử dụng và người dân tham gia vào tiến trình ra quyết định, họ có thể không đồng ý với quyết

định của chính quyền và họ tham gia thực hiện và theo dõi các kế hoạch.

Tuy nhiên, sự tham gia của người sử dụng và người dân cũng làm nẩy sinh một số vấn đề. Đầu tiên là nguyên tắc đại diện. Ai sẽ là người tham gia và có ý kiến với chính quyền? Đôi khi những người tham gia không mang tính đại diện cho toàn bộ dân cư – ví dụ như ở một số nước, phụ nữ và người trẻ không có người đại diện đầy đủ cho mình trong các buổi họp công khai hoặc người tham gia chủ yếu là các nhóm lợi ích (hiệp hội thương gia chẳng hạn) (Legros, 2008). Vấn đề này liên quan đến cách định nghĩa lợi ích chung: các cá nhân bảo vệ lợi ích của riêng mình, các nhóm lợi ích bảo vệ quyền lợi chung của nhóm mình. Ngoài ra, mức độ tham gia tuỳ thuộc vào từng quốc gia. Có những quốc gia tự nhận mình là dân chủ như nước Pháp đã thành lập nhiều cơ chế khuyến khích người dân tham gia vào các dự án quy hoạch; tuy nhiên vì nhiều lý do mang tính xã hội học, người dân vẫn còn ít tham gia (Bacquet và cộng sự, 2005). Chưa kể là các nhà quy hoạch đô thị và chính quyền còn nuôi dưỡng một huyền thoại, họ tin là có thể hỏi ý kiến một công dân “bình thường” nghĩa là không đại diện cho một đảng phái chính trị nào, không thuộc thành phần kinh tế tư nhân nên không đại diện cho một doanh nghiệp nào, v.v... Họ tin vào sự tồn tại của một công dân “trung lập” một cách không tưởng!

Tuy nhiên, nếu không bảo đảm được tính đại diện cho toàn bộ dân cư, vẫn có thể bổ sung các dữ liệu thu thập được bằng các khảo sát định lượng hoặc định tính để nắm rõ hơn ý kiến và đặc điểm của người dân. Điểm cuối cùng là thời gian cần thiết để tổ chức cho người dân tham gia, thảo luận và đồng xây dựng quy hoạch với chính quyền. Đối với quy

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD140

mô Đà Lạt, có thể cần hai năm để hoàn thành bước chẩn đoán thực trạng và hỏi ý kiến người dân. Tuy nhiên, có những cơ chế hỏi ý kiến người dân tổ chức nhiều lần giúp người dân thường xuyên cùng xây dựng dự án với chính quyền, đó là mô hình người dân tham gia quyết định về ngân sách ở Achentina, trong mỗi khu vực người dân cử đại diện tham gia biểu quyết một số chi tiêu công.

Một buổi được dành cho việc phân tích dữ liệu bản đồ: bản đồ địa hình ngoại ô Dakar ở Senegal, không ảnh của thành phố Bamako ở Mali, bản vẽ thành phố Djibouti, Nouakchott ở Mauritania, bản đồ sử dụng đất ở Ouagadougou ở Burkina Faso.

Trước khi để các bạn chẩn đoán thực trạng một số thành phố khác, tôi sẽ tổng hợp các yếu tố của bước này và đưa vài gợi ý về những thách thức và những câu hỏi ta nên tự đặt ra khi phải xây dựng một tài liệu quy hoạch đô thị và lãnh thổ:

Các yếu tố chẩn đoán thực trạng3Khung

Khung cảnh và vị trí:- khung cảnh: yếu tố tự nhiên như địa hình, hệ thực vật tự nhiên (rừng), sông ngòi (hướng

dòng chảy);- vị trí: trong vùng, trong nước;- các trục giao thông chính (thành phố kết nối với bên ngoài như thế nào?).

Lịch sử phát triển đô thị:- thành phố cổ ban đầu;- thành phố hình thành sau này;- các khu vực không phát triển theo quy định và các khu vực đang xây dựng.

Hình thức sử dụng đất:- hoạt động kinh tế: công nghiệp, thương mại, chợ;- nhà ở: mật độ xây dựng, loại hình nhà ở.

Các công trình công cộng chính:- trung tâm hành chính, bệnh viện, trường học, công trình thể thao;- đình, chùa, nhà thờ;- bến xe, nhà ga, sân bay.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 141

Ngày làm việc thứ ba, thứ Sáu ngày 25

1.1.3. Dịch chuyển và thách thức về giao thông

Xây dựng một dự án giao thông, chẩn đoán thực trạng

[Fanny Quertamp]

Chúng ta sẽ tìm hiểu một dự án cơ sở hạ tầng giao thông công cộng từ hai góc độ: từ góc độ kỹ thuật và từ góc độ yêu cầu của người sử dụng.

Mục tiêu nhắm đến là (a) cùng với các bạn thực hiện chẩn đoán thực trạng lãnh thổ để xây dựng một tuyến giao thông đô thị trên một trục đường mang tính chiến lược của thành phố Hồ Chí Minh (dự án BRT – Bus Rapid Transit – là tuyến xe buýt có làn đường riêng), (b) đặt ra một số câu hỏi (quy hoạch đô thị, cân bằng về lãnh thổ, môi trường) và (c) phát triển một phương pháp đa ngành và mang tính lãnh thổ trong quy hoạch đô thị.

Xây dựng một tài liệu quy hoạch đô thị và lãnh thổ

4Khung

Mục tiêu: đưa ra một số đề xuất cho sự phát triển tương lai của thành phố.- Xác định các yếu tố tạo nên cấu trúc chính của thành phố.- Xác định khó khăn, thách thức, nhu cầu.Tự hỏi:- Trong tương lai, phát triển đô thị theo hướng nào, ở những địa điểm nào?- Bao nhiêu? (dữ liệu dân số học và kinh tế dự báo)- Cần bảo vệ những nơi nào?- Còn thiếu công trình gì?

Buổi chiều các nhóm từ bốn đến năm học viên làm bài tập chẩn đoán hiện trạng đô thị và vẽ bản đồ - bản đồ và không ảnh các thành phố Grenoble, Hồng Kông và Fès. Công việc của các nhóm là xác định khung cảnh và vị trí của thành phố, lịch sử phát triển của thành phố, các công trình công cộng chính, các mạng lưới đô thị và cách sử dụng đất, các thách thức chính đối với quy hoạch.Các nguyên tắc cần tuân thủ để bản đồ dễ đọc được nhắc lại: sử dụng màu quy chuẩn; hạn chế số lượng màu và ký hiệu; đơn giản hoá các hiện tượng quan sát được; nhanh chóng xác định ranh giới thành phố (quy mô), khu trung tâm và các khu ngoại vi, các trục giao thông chính; các hình thức sử dụng đất; sử dụng tiêu đề, ngày tháng, chú thích, quy mô và định hướng không gian.Mỗi nhóm thực hiện một bản vẽ đơn giản dựa trên kết quả chẩn đoán thực trạng và trình bày với lớp.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD142

Mục tiêu quy hoạch tổng thể giao thông của thành phố là cải thiện tình hình về ách tắc và dịch chuyển. Chính quyền thành phố dự trù xây dựng tám tuyến giao thông công cộng

– tàu điện ngầm – và nhiều tuyến xe buýt có làn đường riêng. Chúng ta sẽ làm việc trên một trong các dự án đang triển khai.

Bản đồ về dịch chuyển của thành phố Hồ Chí Minh thể hiện các liên kết giữa khu vực trung tâm và các khu ngoại vi. Đây là thông tin đầu tiên về tổ chức không gian của thành phố và sự dịch chuyển trong thành phố.

Phương pháp của chúng tôi dựa trên ba bước sau đây:- tìm hiểu thực trạng thành phố: đặc điểm

chính và các yếu tố tạo nên cấu trúc chính của thành phố;

- xác định các thách thức kinh tế, xã hội và môi trường khi xây dựng một dự án giao thông đô thị;

- đề xuất các nguyên tắc quy hoạch ở những quy mô khác nhau (thành phố, không gian dự án, phường).

Trong trường hợp này, các phương tiện cá nhân (ô tô, xe gắn máy) và xe buýt chạy trên đại lộ Võ Văn Kiệt dọc theo một con kênh. Chúng tôi đề nghị các bạn suy nghĩ về ba phương án quy hoạch để đưa đường xe buýt vào: làn đường riêng của xe buýt chạy sát bên kênh, hoặc chạy sát bên các công trình xây dựng hoặc giữa đại lộ. Ví dụ: một trong các phương án yêu cầu phải phân biệt đâu là a) vỉa hè cho người đi bộ, b) hai làn xe

Chẩn đoán thực trạng dịch chuyển đô thị trong thành phố Hồ Chí Minh năm 2006

Nguồn: Paddi.

8Bản đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 143

buýt (bên trái và bên phải đại lộ) và c) phần giữa của đại lộ dành cho các phương tiện khác (ôtô và xe máy).

Các bạn sẽ giải thích sự lựa chọn phương án 1, 2 hay 3 từ những tiêu chí mà chúng tôi sẽ giúp các bạn xác định. Sau đó chúng ta sẽ đề xuất vị trí đặt trạm dừng của xe buýt để hành khách tiếp cận BRT tốt nhất.

Theo logic, các bạn chẩn đoán thực trạng ở nhiều cấp độ không gian: cấp độ thành phố, cấp độ các quận mà tuyến BRT chạy qua và cấp độ của các trạm dừng xe buýt nghĩa là cấp độ phường. Các bạn sẽ được cung cấp nhiều tài liệu: không ảnh (Google) sẽ giúp các bạn nhìn toàn bộ chiều dài của dự án BRT; một bảng dữ liệu thống kê dân số học của các quận tuyến BRT chạy qua; tài liệu quy hoạch đô thị, sơ đồ mạng lưới xe buýt hiện nay và sơ đồ mạng tàu điện tương lai, các bạn sẽ hình dung có thể liên kết các phương tiện này như thế nào.

[Clément Musil]

Nói một cách đơn giản, khái niệm Bus Rapid Transit là một hệ thống vận chuyển rất đông hành khách bằng xe buýt. Phương tiện này thường được gọi là «tàu điện mặt đất» và là sự kết hợp khả năng (nghĩa là số lượng hành khách được vận chuyển) và tốc độ của tàu điện ngầm hay tramway (trên 20 km/giờ). Định nghĩa của loại hình phương tiện này khá linh hoạt do trên thế giới BRT có rất nhiều cấu hình và do bản thân hệ thống được cải tiến không ngừng - ở Pháp gọi là xe buýt chất lượng cao.

Bố trí mặt đường để quy hoạch làn đường riêng của xe buýt sát vỉa hè

n v : mét

Nguồn: Paddi.

11Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD144

Chúng tôi sẽ giới thiệu xe BRT ở Jakarta (Indonesia) và Quảng Châu (Trung Quốc) để giúp các bạn thấy sự khác biệt giữa hai hệ thống này:- Ở Jakarta, hành lang xe buýt chỉ có một làn

và cách các làn đường khác bằng một gờ tường nên ô tô và xe máy không lấn qua đường xe buýt được. Sàn xe buýt rất cao vì vậy nền các trạm dừng cũng cao để ngang với sàn xe.

- Ở Quảng Châu xe buýt cổ điển hơn nghĩa là sàn xe buýt thấp, ở các trạm dừng có hai làn nên sau khi trả khách xe buýt có thể dễ dàng chạy luôn. Xe buýt có thể đậu lại mà không gây ảnh hưởng cho xe khác, nếu cần, xe khác có thể vượt qua xe buýt.

Cả hai thành phố có khoảng mười triệu dân. Ở Jakarta, hệ thống BRT dài 210 km trong khi ở Quảng Châu chỉ có 22 km. Ở Jakarta, mỗi ngày 300 000 hành khách sử dụng BRT trong khi con số này ở Quảng Châu là hơn 1 triệu người! Nguyên nhân của những khác biệt này không chỉ ở đặc trưng kỹ thuật và hành lang xe buýt mà còn ở nơi đặt trạm dừng và lộ trình xe buýt.

Việc xây dựng một tuyến (hay một mạng lưới) BRT dựa trên hai thành tố, thành tố kỹ thuật và thành tố dịch vụ cung cấp, chúng tôi đã tổng hợp dưới đây:

BRT ở Indonesia và Trung Quốc

Jakarta (Indonesia) Qu ng Châu (Trung Qu c)

Nguồn: Paddi.

5 và 6Ảnh

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 145

Tôi lưu ý các bạn là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng này có một thuận lợi chính là giá thành. Nếu so sánh chi phí xây dựng một tuyến BRT với một tuyến tàu điện ngầm hay tramway, đầu tư cho một km BRT rất thấp. Với cùng một số tiền đầu tư mà một thành phố (hay một quốc gia) dành cho việc thực hiện một phương tiện giao thông đô thị công cộng, có thể xây dựng 15 km đường BRT thay vì 1 km đường tàu điện ngầm. Ngoài ra, trong một số trường hợp, khả năng vận chuyển giữa một đường BRT và một đường tramway tương đương nhau: từ 20 000 đến 40 000 hành khách một giờ và theo một hướng.

[Fanny Quertamp]

Đối với chính quyền một thành phố, chi phí đầu tư và khả năng vận chuyển là hai tiêu chí quan trọng nhất để quyết định chọn phương thức nào.

Ngoài ra, nạn kẹt xe, đặc biệt do vị trí độc tôn của xe gắn máy và sự tăng rất nhanh của lượng ô tô, là đặc điểm của các thành phố của Việt Nam so với thế giới.

BRT là một phương tiện linh hoạt

Tuy n Bus Rapid Transit

Ph n K THU T

Ph n D CH V

• Làn ng riêng (c tuy n hay m t ph n tuy n) ;

• c u tiên giao l ( èn giao thông, ngã ba ngã t , vòng xoay) ;

• Xe c d ng (kh n ng v n chuy n cao, ít gây ô nhi m, c a bên hông trái và ph i) ;

• N n tr m xe bu t và sàn xe ngang nhau (không c n b c thang và lên xe nhanh chóng) ;

• Ph ng án xây d ng ng BRT gi a i l .

• T n su t (5 phút vào gi cao i m và 15 phút vào lúc khác) ;

• V n t c th ng m i (+20km/h) ; • Ch t l ng tr m d ng (d n, thông tin cho

hành khách, bán và ki m vé tr m) ; • Gi xe ch y (trong tu n, t i, cu i tu n) ; • B o m th i gian (thông tin cho hành khách

trong th i gian th c) ; • K t n i v i các ph ng ti n v n chuy n ô

th khác (v v t l và giá) ; • Hình nh tuy n bu t « sành i u».

TH M NH : GIÁ THÀNH

Nguồn: Paddi.

12Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD146

Một trong những khó khăn chính của xe buýt là lách được khi mật độ lưu thông dày đặc; đường phố nghẹt xe ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giao thông công cộng (tốc độ chậm). Số liệu thống kê cho thấy số phương tiện cá nhân tăng rất nhanh từ 2003 đến 2013, đặc biệt là xe máy và ô tô: +55% xe đăng ký lưu hành – hiện nay có khoảng 500 000 ô tô lưu hành ở thành phố Hồ Chí Minh; +40% xe gắn máy tức là hiện nay có gần 7 000 000 xe. Những con số này nói lên sức hấp dẫn của thành phố và việc người dân chọn đi lại bằng phương tiện cá nhân.

Hiện nay, người dân chưa đánh giá cao xe buýt. Thách thức chính đối với chính quyền

thành phố là chuyển từ một phương thức chuyên chở công cộng cũ kỹ sang một hệ thống chuyên chở hiện đại, đa phương thức và hiệu quả. Từ 15 năm nay, suy nghĩ của họ tập trung vào các phương tiện chở được rất nhiều hành khách, nhất là tàu điện ngầm và tramway. Lúc đầu chính quyền thành phố không quan tâm đến BRT vì phương tiện này chưa phổ biến. Thành phố dự kiến xây tám tuyến tàu điện ngầm nhưng hiện nay chỉ hai tuyến rưỡi có nguồn tài trợ. Một tuyến vừa có đoạn ngầm vừa có đoạn trên cao đang được xây dựng, tuyến thứ hai đang ở giai đoạn nghiên cứu. Khó khăn của các dự án này là khó khăn tài chính (do có nhiều nhà tài trợ và

Điều kiện giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn ảnh: Paddi.

7, 8 và 9Ảnh

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 147

thành phố thiếu kinh phí), khó khăn về quỹ đất (vấn đề thu mua đất) và kỹ thuật (điều kiện địa chất và thuỷ văn gây khó cho việc xây dựng phần ngầm của tàu điện ngầm). Ngoài ra, phải thiết lập được một mạng lưới thật sự kết nối với các tuyến buýt hiện hữu thì mạng lưới giao thông công cộng trong tương lai mới thật sự hiệu quả.

Nguyễn Tiến Hưng

Tramway và monorail khác nhau thế nào?

[Fanny Quertamp]

Tramway chạy trên mặt đất, monorail chạy trên cao.

Chúng ta sẽ làm việc trên dự án sau đây:

Tuyến BRT dài 25 km và chạy trên đại lộ Võ Văn Kiệt. Đoạn đầu tiên chạy đến sông Sài Gòn và khi hoàn thành, đoạn thứ hai sẽ chạy ngang bán đảo Thủ Thiêm. Đây là trục Đông

Tây chiến lược đi qua sáu quận. Chúng ta sẽ tập trung làm việc trên đoạn đầu tiên và suy nghĩ để tuyến BRT tích hợp được với các khu vực hiện hữu.

Dự án BRT trên đại lộ Võ Văn Kiệt

Nguồn: Paddi.

9Bản đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD148

Dự án BRT do Ngân hàng Thế giới và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tài trợ. Mục tiêu của tuyến buýt thử nghiệm này là trở thành mô hình mẫu về giao thông công cộng và để chứng minh cho người sử dụng hiệu quả của nó.

[Irène Salenson]

Bên kia kênh cũng có một đường. Giải quyết con đường đó thế nào?

[Fanny Quertamp]

Bên đó là những khu dân cư nghèo, đặc điểm của các khu này là có nhiều kênh, người dân có thể hưởng lợi từ tuyến buýt này. Khi quy hoạch, chúng ta phải suy nghĩ xem tuyến BRT sẽ giúp cho bộ phận dân cư nào.

Dự án BRT trên đại lộ Võ Văn Kiệt (2)

Nguồn: Paddi.

10Ảnh

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 149

PADDI đã thực hiện một khảo sát để biết hành khách của tuyến buýt số 39 đang chạy trên đường lộ trình tuyến BRT trong tương lai là ai, họ sử dụng xe buýt như thế nào – họ lên xe ở đâu, xuống ở đâu, họ đến trạm bằng cách nào, khi xuống xe họ rời trạm bằng cách nào, họ đi bao nhiêu lần một tuần hay một tháng, v.v... Thường hành khách là những sinh viên không có phương tiện đi lại khác, phần lớn họ đi từ điểm A đến đến điểm B – ít hành khách xuống giữa đường

và ít người lên ở các trạm trung gian. Kết quả khảo sát cũng cho thấy là hành khách đến trạm bằng nhiều phương tiện khác nhau (đi bộ, xe đạp, xe máy, buýt, xe ôm). Chúng tôi cũng đã thực hiện một khảo sát với các hộ gia đình cư ngụ dọc theo tuyến đường để biết họ có sử dụng xe buýt hay không. Chúng tôi sẽ cung cấp số liệu cho các bạn học viên làm bài tập – ví dụ người dân chỉ đi bộ các quãng rất ngắn, vậy phải nghĩ đến việc xây dựng lối đi bộ vào các trạm.

Dự án BRT trên đại lộ Võ Văn Kiệt (3)

Thông tin b sung về các tuy n bu t ch y trên i l Võ V n Ki t Tuyến số 39

Ai s d ng tuy n 39 ?

Ph n l n hành khách là sinh viên (46 %), h s d ng xe 39 trung bình 2 l n m i ngày.

8%

46%15%

5% 13%5%1%

7%

Ho t ngCommerçant

Etudiant

Fonctionnaire

Retraité

Ouvrier

Femme de ménageSans emploi

Buôn bán 8%Sinh viên 46%Công ch c 15%H u trí 5%Công nhân 13%N i tr 5%Không nghề nghiệp 1%

Nguồn: Paddi.

10Bản đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD150

Lớp chia làm bốn nhóm sẽ làm việc buổi sáng. Dự trù buổi chiều các nhóm sẽ trình bày kết quả làm việc của mình. Fanny Quertamp và Clément Musil sẽ bổ sung ý kiến và tổng hợp.

[Fanny Quertamp]

Mục tiêu của BRT là thu hút những người không sử dụng xe buýt, để họ chuyển từ đi xe máy sang đi xe buýt. Như vậy phải xác định lộ trình thế nào để khuyến khích tất cả những người dân ở đây trở thành hành khách tiềm năng.

Đường BRT không chỉ là một dự án cơ sở hạ tầng mà còn phải là đòn bẩy để cải thiện chất lượng đô thị, đặc biệt thông qua việc quy hoạch lại khu vực quanh các trạm dừng (không gian công cộng, không gian xanh/ vỉa hè/thương mại và dịch vụ). Trong chẩn đoán thực trạng, dường như có một yếu

tố chưa được chú ý đầy đủ là con kênh với nhiều thế mạnh cũng như khó khăn mà nó gây ra. Phương tiện giao thông công cộng là một dịch vụ công, nó phải giúp các bộ phận dân cư nghèo nhất di chuyển nhanh, vì vậy BTR phải nhắm đến bộ phận dân cư dễ tổn thương nhất.

Không hẳn là thành phố tìm nguồn tài trợ từ tư nhân cho dự án nhưng việc phát triển cơ sở hạ tầng này sẽ làm các nhà đầu tư thấy nhiều triển vọng ở những địa điểm có cơ hội đầu tư bất động sản. Bản thân con kênh là một trở ngại vì nhiều khu vực có mật độ dân số cao lại chỉ có vài chiếc cầu bắc qua kênh. Hiện nay, song song với đường BRT, thành phố dự trù phát triển du lịch sông nước trên kênh: như vậy các công trình nhà ở cổ và các kho hàng từ thời thuộc địa có thể sẽ được chỉnh trang và đổi mới.

Chẩn đoán thực trạng đô thị và lãnh thổ cho dự án BRT5Khung

Làm việc theo nhóm.Phương pháp làm việc: dựa trên dữ liệu được cung cấp (bản đồ, bản vẽ quy hoạch, không ảnh, bảng thống kê) học viên sẽ xác định:- các khu vực có mật độ cao và không cao. Tìm hiểu cụ thể về cách sử dụng không gian

bằng cách xác định: 1) nơi có hoạt động kinh tế, công nghiệp và thương mại (chợ, trung tâm thương mại...); 2) khu vực dân cư (mật độ xây dựng, loại hình công trình xây dựng…);

- các trục giao thông chính;- các công trình công cộng (trung tâm hành chính, bệnh viện và trung tâm y tế, trường

học, công trình thể thao, công trình tôn giáo, cơ sở logistic), không gian công cộng, không gian xanh;

- thế mạnh và ràng buộc khi sử dụng đất thuộc hành lang giao thông (phân tích về môi trường, xác định rủi ro, xác định di sản kiến trúc và đô thị).

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 151

[Clément Musil]

Có ba điểm cần lưu ý sau khi nghe các nhóm giới thiệu kết quả chẩn đoán thực trạng:- Tất cả các nhóm đều nêu Xa Cảng Miền Tây

là điểm xuất phát và điểm đến của BRT. Thật ra hành khách có thể đến từ một nơi khác, điều quan trọng là làm sao lên được BRT nhanh nhất dù hành khách đến Xa cảng Miền Tây bằng phương tiện gì;

- Đúng là BRT sẽ thu hẹp không gian dành cho ô tô và xe máy, nhưng đây là một quyết định mang tính chiến lược;

- Lợi nhuận sau khi đầu tư không dành cho một nhà đầu tư tư nhân mà thành phố và người dân thành phố phải là người hưởng lợi. Bất động sản, đất đai sẽ tăng thêm giá trị, sẽ có nhiều không gian xanh và nhiều không gian công cộng mới.

Bây giờ chúng ta hãy cùng suy nghĩ về khía cạnh kỹ thuật của đường xe buýt. Ta sẽ cho xe buýt chạy ở vị trí nào, một bên đại lộ - vậy thì bên có nhà cửa hay bên kênh – hay cho chạy ở giữa đại lộ?

Những lựa chọn về kỹ thuật

[Fanny Quertamp]

Tùy theo vị trí mà tác động của BRT sẽ khác nhau. Khả năng tiếp cận nhanh chóng là một tiêu chí cần lưu ý. Về mặt cảnh quan, kinh tế, thương mại, ta có thể mong đợi những kết quả nào? Đối với người mua bán, tuyến xe buýt sẽ là một thuận lợi hay một trở ngại?

Tất cả tùy thuộc vào việc định vị tuyến đường và các trạm dừng.

Chọn vị trí đường BRT…

Nguồn: Paddi.

13Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD152

Các bạn sẽ làm bài tập dựa trên bảng này, có nhiều phương án và một số tiêu chí các bạn cần phân tích và biện minh. Mục tiêu là thu hút càng đông hành khách càng tốt cho BRT.

Muốn như vậy, hành khách phải đến được trạm một cách thuận tiện, dễ dàng và phù hợp với nhu cầu của mình.

… và kết quả mong đợi

CH N V TRÍ TUY N XE BU T TIÊU CHÍ PHÍA KÊNH PHÍA CÔNG TRÌNH

XÂY D NG GI A I L

HÀNH KHÁCH D TI P C N HÀNH LANG VÀ BRT

V N GIAO THÔNG

TR NG I K THU T (thoát n c/ i n), GIÁ THÀNH

TI M N NG CHUY N I C A BRT (thành m t ng tramway hay tàu i n ng m…).

TÁC NG N C NH QUAN

KH N NG B TRÍ KHÔNG GIAN CÔNG C NG VÀ KHÔNG GIAN XANH

PHÁT TRI N B T NG S N VÀ TH NG M I

Nguồn: Paddi.

9Bảng

Fanny Quertamp giải thích các tiêu chí được giới thiệu. Lớp chuyên đề làm việc theo nhóm và thực hiện phân tích đa tiêu chí nhằm dự đoán tác động của tuyến BRT tùy theo vị trí của tuyến xe buýt trên đại lộ - thêm « +/-» để xác định ưu tiên vị trí nào, các nhóm được yêu cầu vẽ minh họa cho phương án mình đã chọn.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 153

Ngày làm việc thứ tư, thứ Bảy ngày 26

Trong phần đầu buổi sáng các nhóm trình bày lựa chọn của mình về vị trí tuyến đường.

[Fanny Quertamp]

Thực ra, dự án đang được tiến hành và phương án đã được chính quyền thành phố đồng ý sau khi có kết quả các nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. Tuyến đường sẽ nằm ở vị trí trung tâm đại lộ. Mục tiêu của BRT là thu hút tối đa lượng hành khách dọc theo cả tuyến xe buýt và tạo điều kiện để hành khách ở hai bên đại lộ dễ dàng sử dụng xe buýt. Hiện nay người dân Quận 1 và Quận 5 sử dụng ô tô và xe máy, không dễ khiến họ thay đổi phương tiện và sử dụng xe buýt. Đối với họ, đặt đường xe buýt phía kênh sẽ không thuận lợi chút nào và không hy vọng họ chịu băng qua đại lộ để sử dụng xe buýt. Còn đối với dân cư nghèo của các quận phía Nam (Quận 4 và 8), nếu đặt đường xe buýt phía bên các công trình xây dựng, họ sẽ phải băng qua kênh rồi băng qua đại lộ.

Về mặt cảnh quan, hiện nay chỉ có vài cây cầu băng qua kênh và dù BRT đặt ở vị trí nào, cũng phải xây dựng thêm cầu bắc qua kênh. Nếu đặt đường xe buýt phía bên kênh, cầu sẽ không quá dài và tác động lên cảnh quan sẽ ít; nếu đặt phía bên công trình xây dựng, cầu sẽ bắc qua đại lộ hoặc phải đặt giao lộ có

đèn giao thông. Một điều kiện quan trọng là tiêu chuẩn xây dựng cầu vì cầu phải thật cao để không ảnh hưởng đến việc thông thuyền.

Về giao thông và tốc độ trên đại lộ, đường BRT sẽ thu hẹp chiều rộng mặt đường dành cho xe cá nhân và tốc độ các xe này sẽ phải giảm đi. Nếu chỉ tính tiêu chí này, vị trí bên phía kênh ít ảnh hưởng đến giao thông hơn. Nếu đặt đường buýt ở hai vị trí kia, phải hình thành nhiều giao lộ và đặt đèn giao thông.

Xét về chi phí di dời các mạng lưới, nếu đặt phía kênh, phải dời toàn bộ mạng lưới điện; nếu đặt phía công trình xây dựng, chi phí quy hoạch sẽ cao. Xét cả ba phương án, vị trí giữa đại lộ ít tốn kém nhất vì chỉ phải di dời dải phân cách và thay đổi mặt đường.

Các nhóm đều nêu khả năng sẽ phát triển về bất động sản, du lịch và kinh tế - nhất là các quận phía Nam (Quận 4 và 8), ở đó địa điểm các nhà máy đang xuống cấp có thể phát triển bất động sản và xây dựng không gian xanh. Ở các Quận 1 và 5 có mật độ dân số cao và ít không gian xanh cũng có khả năng phát triển đô thị.

Cuối buổi học, học viên xem một phim hoạt hình về phát triển giao thông công cộng ở Pháp, phim do mạng lưới các cơ quan quy hoạch vùng Lyon thực hiện. Sau khi xem phim, học viên được mời phát biểu ý kiến và cảm tưởng.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD154

Xây dựng một dự án giao thông. Hình thành các trạm dừng và tái phát triển đô thị.

[Clément Musil]

Bây giờ chúng ta sẽ làm việc ở cấp độ các trạm dừng.

Việc thực hiện dự án gồm hai thành tố: thành tố giao thông và thành tố quy hoạch đô thị và cảnh quan (ở cấp độ hành lang xe buýt và trạm dừng). Ở cấp độ thành phố, sự xuất hiện của BRT – nói rộng hơn là của một phương tiện giao thông công cộng mặt đất (tramway cũng vậy) – cho phép:- bố trí lại không gian công cộng dành cho

người đi bộ, ô tô, xe đạp và xe máy;- trang trí hành lang giao thông bằng một hệ

thống chiếu sáng công cộng và thiết bị đô

thị hiện đại và quy hoạch đường dành cho người đi bộ;

- làm mới và cải thiện chất lượng mạng lưới đô thị.

Đối với hành lang xe buýt và trạm dừng có thể làm nhiều việc. Xây dựng các trạm dừng và đặc biệt là các trạm trung chuyển của nhiều phương tiện giao thông sẽ tạo nên một hình ảnh mới hiện đại cho thành phố. Việc tiếp cận BRT là cơ hội để tung ra nhiều dự án đô thị mới (nhà ở, công trình thương mại và công cộng).

Trạm dừng BRT và tái phát triển đô thị

PH NG TI N GIAO THÔNG CÔNG C NG

NG BRT (tr ng h p TPHCM)

KHÍA C NH V N CHUY N

KHÍA C NH QUY HO CH Ô TH VÀ C NH QUAN

Suy ngh v chia s không gian công c ng cho ng i i b và

xe có ng c (ô tô và xe máy)

Trang trí hành lang (h th ng chi u sáng công c ng và thi t b

ô th hi n i, l i dành cho ng i i b , v n hoa)

BRT công c m i ch nh trang không gian ô th « n i nào có BRT ch y ngang, thành

ph p h n và h i sinh »

Ch nh trang ô th (nâng c p nh ng công trình xu ng c p,

gom th a ô th )

Quy ho ch các khu v c chuy n i a ph ng ti n (bu t,

metro, tramway, ô tô, xe máy, xe p…)

Cp

thàn

h ph

C

p k

hu v

c Xây d ng nh ng khu trung tâm m i (giao di n khu v c chuy n

i a ph ng ti n và khu v c t ng lai hay khu v c c nâng c p) ; s n xu t hay/và nâng c p

thi t b công c ng và khu th ng m i ; D án ô th (nhà , v n

phòng, th ng m i)

Thi t k tr m d ng (m i ki n trúc s x l hình nh tuy n

giao thông)

BRT Đòn bẩyphát triển cáckhông gian

của trạm dừng

Nguồn: tác giả.

14Sơ đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 155

Điều quan trọng là một hành khách xuất phát từ một điểm « A » có thể đi đến trạm dừng BRT, nhanh chóng đổi phương tiện, sử dụng BRT và sau đó lại thay đổi phương tiện để đến điểm « B ». Đây chính là việc cụ thể hóa khái niệm liên phương thức. Các trạm dừng có vai trò chiến lược: phải có thể đi bộ đến trạm

dừng – khoảng cách từ 200 đến 300 m – hoặc bằng xe máy – phải dự trù bãi đậu xe gần trạm dừng -, bằng taxi, dự trù nơi taxi dừng trong thời gian ngắn - nhưng hành khách các tuyến buýt khác cũng phải đến được trạm dừng một cách nhanh chóng.

Vai trò các trạm dừng trên hành lang BRT

Trạm BRT và tái phát triển đô thị

Nguồn: Paddi.

Nguồn: Paddi.

15

16

Sơ đồ

Sơ đồ

ĐIỂM XUẤT PHÁT

ĐIỂMĐẾN

Lối vào trạm cho người đi bộ = Mắt xích chủ yếuTạo thuận lợi cho việc đổi phương tiện

Lối vào trạm cho người đi bộ = Mắt xích chủ yếuTạo thuận lợi cho việc đổi phương tiện

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD156

Trạm dừng và hành lang BRT. Trường hợp Quảng Châu

Trạm dừng và hành lang BRT. Buenos Aires (Achentina), đại lộ 9 tháng 7 trước và sau năm 2013.

Sau 2013

Tr c 2013

Nguồn ảnh: Paddi.

Nguồn ảnh: Paddi.

11 và 12

13 và 14

Ảnh

Ảnh

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 157

Mỗi trạm dừng là một cơ hội để tái phát triển không gian quanh trạm dừng thông qua một số dự án đô thị và các phương tiện để chuyển từ phương thức này sang phương thức khác. Mục tiêu của liên phương thức là giúp người dân tiếp cận phương tiện giao thông công cộng dễ dàng hơn, là tạo điều kiện kết nối giữa các phương thức chuyên chở và nâng cao tính cạnh tranh của phương tiện giao thông công cộng so với phương tiện cá nhân.

Ở Quảng Châu (Trung Quốc), BRT đặt ở vị trí trung tâm và một loạt cầu dành cho người đi bộ được xây dựng để hành khách đến trạm dừng. Từ năm 2011, Buenos Aires (Achentina) đã xây dựng 40 km đường BRT cho ba triệu người dân.

Sau năm 2013, số làn xe dành cho ô tô giảm từ 22 làn còn 14 làn. Đoạn này dài khoảng 5 km và gồm 17 trạm dừng – và đường dành cho xe đạp được xây dựng hai bên đại lộ. Thời gian dịch chuyển trung bình của một hành khách giảm từ 40 phút còn 15 phút!

Lê Thành Nhân

Xin cho biết khoảng cách giữa hai trạm dừng là bao nhiêu?

[Clément Musil]

Đối với tàu điện, 1km; đối với BRT, từ 600 đến 800 m.

Sarun Rithea

Ở Phnom Penh, đường phố hẹp, kẹt xe nhiều, một số đại lộ chỉ có hai làn xe mỗi bên. Vậy có giải pháp nào?

[Clément Musil]

Đầu tiên, chính quyền cần có quyết định mạnh mẽ như cấm không cho ô tô riêng đi lại trên những đường nhỏ để kết hợp làn đường riêng của xe buýt và các làn đường dành cho xe gắn máy (nhưng cấm ô tô không được chạy). Trên các đại lộ, dành hai làn trên bốn làn đường có sẵn cho xe buýt chẳng hạn.

Bây giờ tôi muốn các bạn cho biết sẽ đặt các trạm dừng chính ở đâu, dựa trên những gì mà bạn đã biết về lãnh thổ của thành phố Hồ Chí Minh sau khi chẩn đoán thực trạng đô thị và lãnh thổ của hành lang.

Quy hoạch trạm dừng BRT tại thành phố Hồ Chí Minh6Khung

Làm việc theo nhóm.Từ dữ liệu được cung cấp (sơ đồ mạng xe buýt hiện nay và kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông công cộng cho đến năm 2030):- xác định các trạm dừng «then chốt» trên hành lang BRT (giải thích tại sao);- đề xuất các quy hoạch cần thiết để bảo đảm khía cạnh vận chuyển hành khách và khía

cạnh quy hoạch đô thị và cảnh quan của dự án ở cấp độ trạm dừng: chú ý tạo điều kiện để đường BRT và các trạm dừng kết nối với mạng lưới xe buýt hiện hữu và với mạng lưới giao thông công cộng trong tương lai; dự trù bố trí để hành khách dễ dàng tiếp cận với trạm dừng; lập danh mục thiết bị và dịch vụ cần phát triển quanh trạm dừng; nêu khả năng phát triển đô thị (hình thái đô thị và kiến trúc, sử dụng đất).

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD158

Các nhóm làm việc trong 45 phút để đưa ra đề xuất, sau đó trình bày kết quả trước lớp.

Ngày làm việc thứ năm, Chủ nhật ngày 27

1.1.4. Dự án quy hoạch tổng thể vùng Đà lạt mở rộng đến năm 2030, tâm nhìn đến 2050

Phân tích và định hướng

[Christine Larousse]

Tôi sẽ giới thiệu với các bạn dự án quy hoạch tổng thể Đà Lạt mở rộng mà tỉnh Lâm Đồng đã giao cho công ty tư vấn về quy hoạch đô thị và cảnh quan Interscène chúng tôi có trụ sở đặt tại Paris thực hiện vào năm 2012.

Chúng tôi đã làm việc trong tám tháng. Cách đây một năm, Interscène đã nộp phiên bản cuối cùng của quy hoạch tổng thể và quy hoạch đã được các cơ quan của Bộ Xây dựng (SIUP) mà chúng tôi đã cộng tác điều chỉnh. Quy hoạch tổng thể được tỉnh Lâm Đồng và Thủ tướng thông qua vào tháng 7/2014. Để thực hiện nghiên cứu này, ngoài Thierry Huau, Giám đốc Interscène và tôi, còn có hai chuyên gia của vùng Île-de-France là Jean-Claude Gaillot, lúc đó là Giám đốc phụ trách quy hoạch và giao thông của vùng Île-de-France và Danielle Petit-Vu, Phụ trách hợp tác quốc tế.

Quy hoạch tổng thể do Thủ tướng Việt Nam yêu cầu thực hiện, quy hoạch nhắm đến nhiều mục tiêu nhưng ưu tiên cho sự phát triển bền vững:

- Đà Lạt sẽ trở thành thành phố loại 1 khi dân số Đà Lạt mở rộng sẽ nhân đôi vào năm 2050 (lúc đó dân số là 980 000 người) – các thành phố loại 1 của Việt Nam trực thuộc chính quyền trung ương, được tài trợ và có những công trình đặc thù. Để đón những cư dân mới Đà Lạt cần có công trình và cơ sở hạ tầng cần thiết cho thành phố mở rộng và phải đạt mức phát triển kinh tế cao hướng ưu tiên về du lịch, đổi mới, giáo dục và thực vật.

- Đà Lạt là một thành phố nghỉ dưỡng có khí hậu độc nhất vô nhị tại Việt Nam và đặt cho mình hai mục tiêu là phát triển du lịch để đón 10 triệu khách du lịch (dữ liệu của Bộ) đồng thời vẫn gìn giữ được những đặc trưng riêng của mình: cảnh đẹp với rất nhiều rừng, hồ, di sản kiến trúc lịch sử và ngành trồng rau và hoa.

Diện tích nghiên cứu đã được Pascal Bourdeaux trình bày trong phiên toàn thể (Bản đồ 3). Nghiên cứu Đà Lạt mở rộng khiến ta xem lại quy hoạch tổng thể của «Thành phố Đà Lạt» hiện hành vì sẽ có diện tích rộng gấp tám lần hiện nay (3.355 km2 tức khoảng 1/3 diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng).

Trước hết, xin phép được nhắc lại vài nguyên tắc phương pháp luận khi xây dựng một quy hoạch tổng thể mà mục tiêu là có tầm nhìn về sự phát triển của một thành phố trong 20 hoặc 30 năm sau. Một kế hoạch quy hoạch cho phép định lượng và định hướng sự phát triển của đô thị, hướng ta muốn tạo ra cho các thành tố của đô thị rồi thể hiện tất cả các điều này trong không gian khi xây dựng các khu vực dân cư mới, bố trí dịch vụ đô thị… Trong trường hợp Đà Lạt, chúng tôi được yêu cầu đề xuất quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 159

Công tác phân tích lãnh thổ phải tiến hành hết sức cẩn thận. Không thể «cắt-dán» một dự án X hay Y đã tiến hành cho một thành phố khác mà phải tìm cách «nói chuyện» với lãnh thổ mình nghiên cứu để hiểu rõ và nắm bắt tất cả các đặc thù của lãnh thổ đó. Như vậy phải đi thực địa, phân tích bản đồ, chụp rất nhiều ảnh, quan sát không ảnh… Phải thật cẩn thận khi xử lý số liệu và thống kê (như biến đổi dân số và ở Đà Lạt là số lượng du khách) – dự báo được các khuynh hướng trong tương lai sẽ cho phép đón đầu và thể hiện các con số này thành nhu cầu nhà ở, thiết bị, khả năng các cơ sở đón khách du lịch… Và cuối cùng, phải dành thời gian để phỏng vấn và trao đổi với những chủ thể hiện diện trên lãnh thổ (các thể chế công hay đại

diện cho người dân). Trong trường hợp Đà Lạt, chúng tôi chỉ gặp được chủ đầu tư (và chủ đầu tư được ủy quyền), tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan của Bộ Xây dựng Việt Nam (SIUP).

Bình thường, cần hai năm để xây dựng quy hoạch tổng thể nhưng chúng tôi chỉ có sáu tháng là một thời gian rất ngắn để xây dựng quy hoạch tổng thể cho Đà Lạt.

Chúng tôi đã nghiên cứu rất tỉ mỉ, đặc biệt chú trọng đến vẻ đẹp cảnh quan, đặc trưng về địa hình và lịch sử đã hình thành nên uy tín của địa danh này từ hơn một thế kỷ qua.

Trong cách tiếp cận của chúng tôi, lãnh thổ thật sự là một công cụ của dự án, chính lãnh thổ buộc ta chọn các định hướng quy hoạch

Diện tích nghiên cứu và địa hình Đà Lạt và vùng phụ cận

Ph n màu xám : các khu v c có cao

n 2 100 mét

Dalat

Lac DaNhim

Lac Dankia

Lac Prenn

Lac Ho Xuan HUong

Lac Da Ron

Lac Dai Ninh

Lac Pro

Lac Tuyen Lam

Nguồn và nguồn ảnh: INTERSCENE.

11Bản đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD160

thích hợp để gìn giữ bản sắc và môi trường. Có lẽ hơn ở nơi khác, ở Đà Lạt quy hoạch phải hài hòa và kế tục lịch sử một cách nhất quán, phải hòa vào thiên nhiên mà không gây sốc để thành phố độc đáo này phát triển một cách cân đối, không ảnh hưởng tiêu cực đến những gì được hình dung về Đà Lạt, không làm biến dạng khung cảnh sống và nghỉ dưỡng tuyệt vời để khẳng định hình ảnh cao cấp của Đà Lạt trong nước và trên quốc tế.

Xác định các yếu tố bảo vệ, là điều kiện của sự phát triển đô thị- Giữ nguyên địa hình bằng cách phát triển

đô thị trên vùng bình nguyên và cao nguyên trải dài từ vùng đất nông nghiệp rộng lớn phía nam ở độ cao từ 800 đến 1 000m và đỉnh Lang Biang phía bắc cao 2 100 m. Các vùng bằng phẳng này thuận lợi cho việc mở rộng đô thị hiện nay đang chịu nhiều áp lực cần phải định hướng lại (tham khảo bản đồ: Xác định vùng bình nguyên và cao nguyên là vùng đang chịu nhiều thách thức).

- Giữ nguyên tầm nhìn về mọi hướng, nhất là nhìn về phía núi rừng là đặc thù của Đà Lạt, hiện nay việc mở rộng đất canh tác theo các triền dốc đang là một mối đe dọa thật sự.

- Nâng cao giá trị mạng lưới thủy văn hết sức đặc biệt của Đà Lạt. Sông, hồ, thác vừa là nguồn nước vừa là phương tiện phát triển du lịch và nông nghiệp. Mạng lưới sông hồ là yếu tố cơ bản để xây dựng một thành phố-vườn nên phải bảo vệ nguồn nước đồng thời bảo vệ cảnh quan chung quanh các nguồn nước này. Ngoài ra, đó cũng là nơi trữ nước mưa và bảo vệ thành phố không bị ngập lụt.

- Bảo vệ các thung lũng dễ bị ngập lụt là nơi canh tác nông nghiệp ngay cả trong trung tâm thành phố đồng thời khuyến khích người nông dân chuyển đổi từ chế độ thâm canh hiện nay sang một phương thức canh tác sạch và bảo vệ môi trường tốt hơn.

- Nâng cao giá trị di sản kiến trúc lịch sử tập trung ở trục Đông-Tây dọc theo bờ Hồ Xuân Hương, gồm các biệt thự do các kiến trúc sư Pháp thiết kế: Ernest Hébrard trong những năm 1920, Louis Georges Pineau trong những năm 1930 và Jacques Lagisquet trong những năm 1940. Từ thác Cam Ly đến Dinh 1 là những công trình theo kiến trúc hiện đại hay kiến trúc địa phương: nào là khách sạn, bến xe liên tỉnh, trường học, công trình công cộng, nhà thờ, dinh thự, nơi nghỉ mát mùa hè, các biệt thự riêng lẻ hay tập hợp thành khu biệt thự, sân gôn, hồ và bờ hồ, vườn hoa…

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 161

Định lượng sự phát triển đô thị

Từ dữ liệu được cung cấp, chúng tôi đã lập bản đồ phân bố dân số trên lãnh thổ. Dân số theo phường từ 5 000 đến 45 000 người, mật độ cao nhất nằm ở trung tâm Đà Lạt mở rộng: đặc biệt ở khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt (mật độ ở một số khu vực khoảng 5 500 người/km2) và ở Liên Nghĩa, gần sân bay.

Ngoài hai khu vực này, dân cư phân bố rải rác, các khu dân cư thưa hẳn đi, nhất là hai bên đường (nguyên tắc phân tán đô thị). Sự phát triển đô thị tuyến tính tự phát này phải được khống chế trong quy hoạch tổng thể để tập trung dân lại quanh các thành phố và làng hiện hữu.

Để định lượng nhu cầu phát triển, chúng tôi dựa trên các số liệu về biến động dân số trong mười năm qua để dự báo dân số vào năm 2030 và năm 2050.

Xác định vùng bình nguyên và cao nguyên là vùng đang chịu nhiều thách thức

Các khu v c b ng ph ng d c t nh l 723

À L T

Làng cà phê Lâm Hà

Bình nguyên nông nghi p phía tây

Thung l ng sông Dâng

Thung l ng Ka Do

H an Kia

H Tuy n Lâm

Thung l ng nông nghi p phía ông

Nguồn: INTERSCENE.

12Bản đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD162

Các dự báo về dân số cho phép ước lượng nhu cầu về nhà ở (tính trung bình một hộ là 4,5 người). Từ số lượng nhà ở sẽ ước tính diện

tích đất sẽ đô thị hóa, kèm theo là công trình công cộng, hoạt động, cơ sở hạ tầng – trên nguyên tắc hỗn hợp đô thị.

Hi n nay (s li u 2010)

525 000 ng i (trong ó à L t 210 000 )

Nhu c u nhà cao

Chuy n i thành di n tích

N m 2030

716 000 ng i (trong ó à L t 290 000 )

N m 2050

980 000 ng i (trong ó à L t 402 000 )

+ 191 000 ng i + 42 000 nhà

+ 455 000 ng i

+ 100 000 nhà

Kho ng 1200 ha t ô th

Kho ng 2800 ha ât ô th

Nguồn: chính quyền tỉnh; INTERSCENE.

17Sơ đồ

Nguyên tắc tiện lợi7Khung

Hỗn hợp chức năng ở đô thị là điều kiện để nhà ở, cơ sở lưu trú, công trình công cộng, thương mại, hoạt động đồng cư. Đây là yếu tố tạo sự cân đối cần thiết cho một thành phố vận hành tốt – thành phố hoạt động vào bất kỳ giờ nào, công trình và hoạt động diễn ra gần nhà ở nên hạn chế dịch chuyển, v.v... Tính hỗn hợp trong sử dụng cũng giúp thành phố thích nghi tốt hơn với biến động của thị trường, vốn là điều khó tiên đoán cho 20 hay 30 năm sau. Khái niệm hỗn hợp đô thị cũng bao gồm tính hỗn hợp xã hội và hỗn hợp thế hệ.

Diễn dịch các khuynh hướng: dân số sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 (trong phạm vi nghiên cứu)

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 163

Chúng tôi quyết định để lãnh thổ phát triển cân đối dựa trên sự phát triển mới của các vùng đô thị hiện hữu đồng thời hạn chế áp lực lớn về đất đai mà Đà Lạt đang phải chịu – theo khuynh hướng hiện nay, vào năm 2030, dân số Đà Lạt sẽ là 300 000 người. Để tránh sự mất cân đối của Đà Lạt mở rộng và gìn giữ chất lượng đô thị và cảnh quan của Đà Lạt, quy hoạch tổng thể ấn định dân số sẽ là 260 000 người (tức là tăng 25% so với diện tích hiện nay). Như vậy thành phố Đà Lạt-hình ảnh của cả vùng sẽ phát triển có kiểm soát hơn và sẽ phát triển trong phạm vi cao nguyên. Bù lại, quy hoạch thông thể dự trù phát triển một thành phố mới về phía nam quanh Liên Nghĩa, gần sân bay và gần đường cao tốc tương lai. Thành phố mới sẽ là nơi tập

trung các phân khu kinh tế mới: khu vực dịch vụ và/hay công nghệ cao, trung tâm triển lãm, khách sạn, vùng cạnh tranh về hoa diện tích 400 ha gắn liền với vùng bình nguyên nông nghiệp.

Từ thành phố Đà Lạt đến Liên Nghĩa sẽ là một đường vành đai xanh cấm xây dựng để ngăn sự xuất hiện của một thành phố khác. Quy hoạch tổng thể cũng dự trù thành lập một số vùng phát triển trung gian từ các thị trấn hiện hữu như thị trấn Nam Ban chuyên về cà phê phía tây hay thị trấn Thạnh Mỹ chuyên trồng rau màu phía đông. Hai thành phố sinh thái này sẽ phát triển theo hướng tôn trọng, nâng cao giá trị và quảng bá cho hoạt động nông nghiệp.

Tâm nhìn và mục tiêu chiến lược

à L t

V n t nhiên c b o v

an Kia

Liên Ngh a và sân bay

Nam BanTh nh M /Qu ng L p

Nguồn: INTERSCENE.

13Bản đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD164

Lưu ý tâm quan trọng của các mạng lưới trong phát triển đô thị: khả năng hiện nay của các mạng lưới? Có thể phát triển như thế nào?

Các mạng lưới kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng thật sự yếu kém: cấp nước sạch, xử lý nước thải và rác thải, và hiện nay không đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Trước khi nói đến phát triển, quy hoạch tổng thể đặt ra vấn đề phải có mạng lưới cấp nước và xử lý nước phù hợp với nhu cầu, tổ chức xử lý rác thải, hạn chế hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, xin được nhắc lại, hiện nay các chất này đe dọa trầm trọng lãnh thổ và khả năng phát triển của lãnh thổ – do nước sinh hoạt lấy từ hồ nên càng phải giữ gìn chất lượng nước.

Lưu ý đến nguy cơ (từ tự nhiên, công nghiệp và công nghệ)

Ở Đà Lạt, nguy cơ tập trung vào các đập giữ nước quanh các hồ và nguy cơ ngập lụt khi vỡ đập. Quy hoạch tổng thể không dự trù phát triển đô thị ở các vùng có nhiều nguy cơ này.

Lưu ý đến hoạt động nông nghiệp và du lịch, là hoạt động kinh tế chủ chốt

Đà Lạt là vùng cạnh tranh nông nghiệp

Hoạt động nông nghiệp phát triển không ngừng và cạnh tranh với các khu vực đô thị

Thách thức về môi trường. Hạn chế sự phát triển đô thị ở mức độ nào?

Ô nhi m nghiêm tr ng h Than Th

X l rác th i : n u s d ng toàn b h th ng hi n nay: - còn 30 % rác th i ch a thu gom và b th i ra môi tr ng ; - bãi rác hi n nay không phù h p, r t ô nhi m.

X l n c th i : c n nâng c p nhi u kh n ng c a tr m : - công su t hi n nay ch t ng ng 7 % nhu c u dân s à L t.

C p n c s ch - b n i m l y n c trên các h , i m nào ch t l ng n c c ng có v n

Nhà máy x l n c th i à L t

Còn các m ng l i khác ?

Nguồn ảnh: INTERSCENE.

15 và 16Ảnh

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 165

và du lịch trên bình nguyên và cao nguyên. 25% (+ 100 000 ha) đất canh tác mới, ngay cả trong thành phố Đà Lạt, được ghi nhận từ 2005 đến 2010. Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng ban đầu hiện nay đang có khuynh hướng tập trung vào rau củ và cà phê (68% diện tích canh tác) và những sản phẩm này được xuất khẩu, giảm diện tích trồng ngũ cốc, lúa, trà và cây ăn quả. Hoạt động kinh tế quan trọng này được nêu bật trong quy hoạch tổng thể.

Tuy nhiên hoạt động nông nghiệp là nguyên nhân gây nên nhiều xáo trộn môi trường phải tính đến. Nông nghiệp ngày càng lấn chiếm vùng đồi gây xói mòn và ngập lụt. Ngành trồng hoa phát triển chủ yếu trong nhà kính vây nilông làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp cảnh quan ở trung tâm Đà Lạt.

Khâu tưới đất canh tác khiến nguồn nước bị khai thác quá mức, góp phần làm cạn trữ lượng nước và làm rừng bị yếu đi. Lượng đạm và thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp ở Đà Lạt rất cao và không đúng liều lượng nên đất và nước ngầm bị ô nhiễm nặng. Ban đêm, các nhà kính sáng đèn để «ép» cây ra hoa ra trái 24 trên 24 giờ cũng khiến đất bị suy kiệt.

Chúng ta mong muốn trong tương lai ngành nông nghiệp của Đà Lạt phát triển như thế nào? Nếu tiếp tục thâm canh, ngành nông nghiệp sẽ xung đột với phát triển đô thị và cả phát triển du lịch. Nông nghiệp thật sự là một mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh lãnh thổ. Ngoài ra, do tiêu chuẩn nhập khẩu rau quả ngày càng chặt chẽ, có thể về lâu dài sản phẩm Đà lạt sẽ gặp khó khăn khi ra thị trường quốc tế.

Vẫn phải làm nông nghiệp nhưng phải nâng cao giá trị sản phẩm và hướng về những tập quán nhắm đến chất lượng và bảo vệ môi trường. Trong lĩnh vực này, ngành nông nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ của một trung tâm cạnh tranh nông nghiệp sẽ được thành lập, nhằm kết hợp đổi mới và thực nghiệm tiến hành trong các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học.

Khẳng định tiếp tục phát triển nông nghiệp8Khung

Các vùng nông nghiệp lớn vẫn giữ đặc thù:- trong trung tâm thành phố, nông nghiệp phát triển theo dạng mới, giá trị cao hơn và

thiên về cảnh quan hơn (không dùng nhà kính nữa) (nông nghiệp đô thị sạch hay hợp lý);

- gìn giữ và nâng cao giá trị các loài hoa theo khu vực;- thành lập hai bảo tàng sinh thái ở hai khu vực sản xuất trà và cà phê để nâng cao giá trị

của hai sản phẩm này;- xây dựng một trung tâm cạnh tranh nông nghiệp cấp quốc gia.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD166

Đà Lạt, một vùng cạnh tranh và phát triển du lịch

Đà Lạt là một địa điểm nghỉ dưỡng trên cao, cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Ngày nay, sức hấp dẫn của Đà Lạt vẫn là những yếu tố dẫn đến việc thành lập Đà Lạt vào thế kỷ 19: khí hậu mát mẻ và khung cảnh thiên nhiên dễ chịu rất thuận lợi cho nghỉ dưỡng và giải trí. Bảo vệ cảnh quan do đó là một công việc hết sức quan trọng, cần bảo vệ và tôn giá trị các không gian thiên nhiên (đỉnh Lang Biang, vườn quốc gia Bi Đúp Núi Bà, thác Cam Ly, hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia…), bảo vệ đất canh tác và di sản văn hóa, kiến trúc và đô thị.

Số liệu thống kê do tỉnh cung cấp cho thấy lượng du khách tăng đều, tăng gấp 3 lần trong vòng mười năm qua (2,5 triệu du khách vào năm 2010); tuy nhiên chủ yếu đó là du khách nội địa (95%) thậm chí là du khách từ vùng phía nam (85% là du khách đến từ các tỉnh phía nam). Du khách quốc tế chiếm thiểu số có lẽ do Đà Lạt ở vị trí tương đối bị cô lập, một bộ phận cơ sở hạ tầng lại không thích hợp, một số sản phẩm và dịch vụ còn yếu.

Qua quy hoạch tổng thể, tỉnh Lâm Đồng mong muốn vùng Đà Lạt mở rộng sẽ có khả năng đón từ năm, sáu triệu lượt khách vào năm 2020 và gần mười triệu lượt khách vào năm 2030 (!), một con số theo chúng tôi là quá cao.

Khác với quy hoạch tổng thể hiện nay cho phép xây dựng rải rác trên lãnh thổ nhiều khu resort và công viên giải trí quanh các hồ, các định hướng mới là tập trung các cơ

sở du lịch tại ba địa điểm chính là hồ Đan Kia và hồ Tuyền Lâm gần Đà Lạt và hồ Đại Ninh phía nam. Việc phân khu nhằm bảo vệ bờ hồ tự nhiên của mỗi hồ tùy thuộc vào hướng nắng, địa hình, các loài thực vật và khả năng các công trình xây dựng tương lai có thể trực diện nhìn thấy nhau. Quy hoạch tổng thể mới khuyến nghị không biến bờ hồ thành tài sản riêng ngay cả để phục vụ du lịch; tất cả người dân và du khách, dù ở địa điểm nào, cũng phải được ra hồ một cách dễ dàng.

Kế hoạch phát triển du lịch phải được lập ở quy mô Đà Lạt mở rộng, những khu vực khác nhau có thể cung cấp sản phẩm đa dạng cho khách hàng đa dạng. Thành phố Đà Lạt là thủ phủ vùng cao lịch sử vẫn sẽ là điểm đến nổi tiếng; thế mạnh của Đà Lạt là cảnh quan (nông nghiệp và tự nhiên) và sự chuyển đổi di sản xây dựng lịch sử thành khách sạn và cơ sở hạ tầng cao cấp. Hồ Đan Kia và hồ Tuyền Lâm là hai thắng cảnh tuyệt vời, ở đó có thể tổ chức những «kỳ nghỉ gần thiên nhiên» mở ra môi trường hoặc tổ chức những khu vực giữa hồ và rừng tựa lưng vào những không gian thiên nhiên được bảo vệ thành những khu có hoạt động như ở bãi biển. Du lịch MICE thì nên tổ chức gần sân bay và trung tâm cạnh tranh nông nghiệp hơn, gần vùng bình nguyên trung tâm và ở Đà Lạt. Hai thành phố sinh thái thì hướng về du lịch sinh thái gắn với môi trường nông nghiệp (cơ sở lưu trú ngay tại trang trại , bảo tàng sinh thái…). Về phía nam, gần hồ Đại Ninh, có thể xây dựng một khu vui chơi thể thao dưới nước và thuyền buồm để phát triển du lịch gia đình và thể thao…

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 167

Stéphane Lagrée

Tôi nhớ trong một lần nói chuyện, nhà nhân học và dân tộc học Claude Lévi-Strauss tâm sự rằng thế giới ngày nay không còn là thế giới của ông nữa. Theo các bạn, nếu xuất phát từ quyết tâm chính trị quy hoạch vùng Đà Lạt mở rộng, «thế giới» này có còn giống thế giới của các bạn không?

Lê Thành Nhân

Tôi thường lướt web và đọc nhiều trang blog. Dường như có xung đột giữa những người không muốn Đà Lạt «thay đổi» và những người mong Đà Lạt được phát triển kinh tế vì sẽ có lợi cho hoạt động của họ.

[Christine Larousse]

Đúng là có xung đột giữa việc đáp ứng yêu cầu chính đáng của một đất nước 90 triệu dân phát hiện ra xã hội giải trí là gì và đồng thời phải giữ gìn những gì làm nên điểm yếu hay điểm mạnh của một nơi chốn và một điểm đến.

[Emmanuel Cerise]

Pháp cố gắng khuyến khích nên đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu số liệu thống kê, nghiên cứu lãnh thổ… vì đây là điều cần làm. Làm như vậy sẽ tốn kém nhiều cho nghiên cứu, thiết kế, nhưng về lâu dài sẽ có lợi vì chúng ta sẽ tránh đầu tư không phù hợp hoặc phát triển loại hình du lịch cho tất cả mọi người.

[Christine Larousse]

Dường như có chênh lệch giữa những gì tỉnh mong chờ Đà Lạt phát triển và hiện thực kinh tế nhìn thấy được trong quy hoạch tổng thể đến năm 2020 hiện hành. Các nhà đầu tư không đến nhiều như mong chờ. Vì vậy, cần tập trung nâng giá trị các khu vực đô thị hiện hữu và không vội khai phá không gian thiên nhiên mới. Khái niệm phân kỳ rất quan trọng khi xây dựng quy hoạch tổng thể - phân kỳ quá trình đô thị hóa: nêu phân kỳ, tiến độ thời gian, khi nào thì mở đất để phát triển đô thị.

Phát triển du lịch theo chủ đề9Khung

- Nhấn mạnh chủ đề «điểm đến thiên nhiên»: bảo vệ và nâng cao giá trị rừng (đi dã ngoại trong rừng, treckking, cắm trại qua đêm trong rừng, đỉnh Lang Biang, vườn quốc gia Bi Đúp, đường đi dạo quanh hồ);

- Du lịch giải trí với những hoạt động gần với thiên nhiên: gôn, hoạt động thể thao dưới nước ở hồ Đại Ninh…;

- Du lịch nông nghiệp: trang trại mang tính sư phạm, bảo tàng sinh thái về trà và cà phê, thăm quan trang trại, điểm thưởng thức sản phẩm, giới thiệu và bán sản phẩm;

- Du lịch MICE: tổ chức triển lãm, sự kiện quốc gia và quốc tế, hội thảo, vườn hoa Đà Lạt, hai trung tâm hội nghị (Đà Lạt và Liên Nghĩa);

- Du lịch di sản và văn hóa.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD168

Quy hoạch tổng thể dự trù gì cho Đà Lạt?

Christine Larousse đề nghị nhắc lại chủ đề «Đà Lạt, thành phố nghỉ dưỡng lịch sử» - mời độc giả xem lại phần trình bày ở phiên toàn thể của Pascal Bourdeaux. Pascal Bourdeaux nhấn mạnh khả năng tự chuyển đổi của thành phố bằng cách cải thiện phần cung của mình từ quy hoạch đô thị mang tính lịch sử và từ di sản cảnh quan.

Di sản cân giới thiệu

Khu v c hành chính g n ng Hu nh Thúc Kháng

Ana Mandara Resort

Nguồn ảnh: INTERSCENE.

17, 18, 19 và 20Ảnh

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 169

Đà Lạt, một thành phố trong vườn

Hình ảnh Đà Lạt gợi nhớ ký ức về một thành phố-vườn trong lịch sử với hồ và rừng núi bao

quanh nhìn hướng về đỉnh Lang Biang (cần bảo vệ tầm nhìn lịch sử về hướng này).

Sơ đồ này thể hiện những thế mạnh về thắng cảnh của Đà Lạt đã làm cơ sở đó cho quy hoạch tổng thể: rừng mọc bao quanh cao nguyên làm nổi bật đường đỉnh núi (cần bảo vệ màu xanh này); các thung lũng dễ bị ngập là nơi canh tác hiện diện ngay tại trung tâm thành phố (xác định các khu vực canh tác

cần nâng cao chất lượng); trục nước nối các hồ với thác Cam Ly (sợi chỉ nước xuyên suốt có thể đươc nâng cao giá trị); tầm nhìn toàn cảnh hướng về đỉnh Lang Biang, trục di sản nơi tập trung chủ yếu các công trình kiến trúc lịch sử của Đà Lạt.

Tâm nhìn lịch sử

(1) R ng bao quanh cao nguyên

( 4) Tr c di s n

(3) Tr c dòng ch y

(2) Các thung l ng d b ng p l t

(1)

(2)

(3) (4)

Nguồn: INTERSCENE.

18Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD170

Quy hoạch tổng thể khuyến nghị giữ tầm nhìn toàn cảnh từ các trục giao thông chính về hướng núi không bị chắn.

Ảnh này chụp từ trục di sản, từ một vị trí cao bên trên hồ. Phải làm sao giữ được tầm nhìn này bằng cách ngăn không cho đô thị hóa tại những điểm nhất định dọc theo các tuyến đường.

Như vậy, Đà Lạt sẽ phát triển quanh một dải xanh tạo nên cấu trúc chính của thành phố và được bảo vệ và các khu vực sẽ hình thành dựa trên mảng xanh này. Dải xanh cảnh quan là sự tái thể hiện của một thành phố trong vườn nhưng ở quy mô 200 000 dân, dải xanh sẽ kết nối các vườn hoa đô thị trong khu trung tâm với các thung lũng nông nghiệp phía bắc và với bạt ngàn rừng bao quanh thành phố. Đất nông nghiệp đô thị trong lòng thành phố thật sự là mặt tiền của cả ngành trồng hoa Lâm

Đồng sẽ tham gia tạo thành dải lưới xanh mở ra hướng thành phố, đó sẽ là một không gian xanh thường trực, nơi giới thiệu với du khách một thắng cảnh đẹp thay đổi theo mùa. Như vậy có nghĩa là các thói quen thâm canh hiện nay sẽ phải nhường bước cho một nền nông nghiệp đô thị chất lượng hơn.

Dải lưới xanh sẽ kết nối tất cả các công trình và các khu phố, tạo điều kiện phát triển những phương thức di chuyển nhẹ nhàng, hình thành những hồ trữ nước mưa và tạo điều kiện cho các loài di chuyển tự do (hành lang đa dạng sinh thái).

Các biệt thự trên trục di sản sẽ được chuyển đổi thành những cơ sở du lịch mới còn khu trung tâm thành phố sẽ trở thành một trung tâm thương mại hấp dẫn tổ chức lại quanh chợ, ngay gần hồ, ngay giữa dải lưới xanh.

Giữ gìn tâm nhìn toàn cảnh

Nhìn t ng vi n i (Ranh gi i phía nam c a cao nguyên)

Nguồn ảnh: INTERSCENE.

21 và 22Ảnh

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 171

Phát triển các phương tiện giao thông

Cuối cùng quy hoạch tổng thể dự trù sẽ phát triển nhiều cơ sở hạ tầng giao thông mới tạo điều kiện cho Đà Lạt trở thành một điểm du

lịch dễ đến (hiện nay còn bị cô lập), bảo đảm kết nối tốt giữa các vùng đô thị và hạn chế nguy cơ ùn tắc.

Cơ sở hạ tâng hiện hữu

N 27

N 27

N 20

N 20

Nguồn: INTERSCENE.

14Bản đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD172

Sau đây là những định hướng lớn của kế hoạch phát triển giao thông: • Quản lý hiệu ứng khi các phương tiện đổ về

Đà Lạt, nhất là đoạn hết đường cao tốc;• Quản lý nguy cơ ùn tắc nội thị bằng cách

xây dựng một đường vành đai quanh Đà Lạt. Như vậy hạn chế được xe đi ngang qua khu trung tâm và quanh hồ và bảo vệ được cảnh quan;

• Dự trù phương tiện phục vụ các khu du lịch mới ở hồ Đan Kia và Tuyền Lâm xuất phát từ Đà Lạt (đường bộ và cáp treo đô thị rất hấp

dẫn và mang tính giải trí với điều kiện tích hợp tốt vào khung cảnh);

• Phát triển phương tiện giao thông công cộng thông qua:

* mạng lưới buýt trên toàn vùng Đà Lạt mở rộng xuất phát từ bến xe liên tỉnh có kết nối với sân bay;

* một phương tiện có làn đường riêng kết nối sân bay và thành phố Đà Lạt;

• Mở một tuyến đường dành cho việc chuyên chở hàng hóa từ thung lũng phía đông ra hướng biển.

Định hướng phát triển giao thông

Nguyên t c phân lo i ng giao thông: -(1) ng dành cho xe nh liên vùng -(2) ng chính c a à L t m r ng -(3) ng du l ch -(4) ng n i th -(5) xu t ng v n chuy n hàng hóa

(1)

(2)

(2) (3)

(4)

(5)

Nguồn: INTERSCENE.

15Bản đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 173

Ngày làm việc thứ sáu, thứ Hai ngày 28

Tâm nhìn và mục tiêu chiến lược10Khung

- Bảo vệ và tôn giá trị rừng trong đó có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Kết nối đất nông nghiệp, không gian xanh, công viên đô thị mở để tăng cường lĩnh vực du lịch và đặc biệt là làm việc với Ban lãnh đạo Vườn Quốc gia Bi Đúp để phát triển du lịch sinh thái (làng du lịch sinh thái, khu cắm trại…).

- Tại Đà Lạt, xây dựng các khu vực trồng hoa ở trong và ngoài thành phố có ứng dụng công nghệ cao. Dự trù địa điểm tổ chức festival hoa. Đưa không gian xanh có hoa vào cảnh quan đô thị và xây dựng một trang trại sinh thái trong hệ thống công viên của thành phố.

- Xây dựng một trục và các không gian văn hóa nghệ thuật trong thành phố Đà Lạt và ở Đan Kia.

- Tăng cường và xây dựng các trục giao thông kết nối các khu vực đô thị của lãnh thổ, về mặt kinh tế kết nối Đà lạt với mạng lưới quốc gia và quốc tế và giữ gìn hành lang sinh thái quanh thành phố.

- Phân loại hệ thống đường bộ của Đà Lạt.- Xây dựng một hệ thống giao thông công cộng kết nối các thành phố và các địa điểm

du lịch. Trong thành phố cần xây dựng một hệ thống giao thông công cộng và mạng đường dành riêng cho người đi bộ (đường xanh).

Một buổi được dành để nói về các thách thức đặt ra cho việc quy hoạch ở quy mô phường: nghiên cứu và dự án quy hoạch để cải thiện đời sống các làng trong khuôn khổ phát triển phía tây Hà Nội. Mời độc giả tham khảo dự án nghiên cứu chi tiết của công ty tư vấn về quy hoạch đô thị và cảnh quan INTERSCENE nêu trong danh mục tài liệu cần tìm đọc xuất hiện ở cuối chương hoặc tham khảo trang web www.tamdaoconf.com.Sau khi Christine Larousse giới thiệu kết quả chẩn đoán thực trạng, học viên được yêu cầu tổng hợp nhằm đề xuất một dự án, đồng thời thực hiện một bản vẽ thể hiện những khó khăn khi thực hiện dự án. Sau đó các nhóm sẽ trình bày đề xuất của mình với lớp.

Buổi sáng của ngày làm việc cuối cùng dành cho Mai Linh Cam giới thiệu «Ma trận đô thị. Ma trận phân tích lãnh thổ, các mạng lưới, thể chế, xã hội», đây là một công cụ do bộ phận Chính quyền địa phương và phát triển đô thị của AFD thiết kế. Ma trận đã được thử nghiệm cho thành phố Addis Ababa của Ethiopia.Trong Excel, ma trận gồm năm bảng: dữ liệu cơ bản – phiếu thông tin về thành phố; các yếu tố cần thể hiện trên bản đồ - phân tích tổ chức không gian rất quan trọng; bản tổng hợp – nỗ lực sơ đồ hóa kết quả -; ma trận «kết

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD174

quả» - hình ảnh của thành phố - xây dựng từ nhiều tiêu chí – lãnh thổ, các mạng lưới, xã hội và thể chế. Cấu trúc của mỗi bảng gồm có:- lãnh thổ: hình thái (sáu chỉ số); rủi ro (bốn chỉ số); đất đai (ba chỉ số); môi trường (bốn chỉ số); - mạng lưới và dịch vụ: nước (bốn chỉ số); dịch chuyển (năm chỉ số); năng lượng (ba chỉ số); rác thải (ba chỉ số); thiết bị (bốn chỉ số);- xã hội: dân số (ba chỉ số); nhà ở (ba chỉ số); tính công dân (ba chỉ số); kinh tế địa phương (sáu chỉ số);- thể chế: hành chính (bốn chỉ số); quản trị (sáu chỉ số); tài chính địa phương (năm chỉ số).Học viên làm việc theo nhóm để điền vào ma trận dựa trên dữ liệu được giảng viên cung cấp về thành phố Addis Ababa. Mục tiêu của buổi làm việc này là nêu bật các mặt mạnh của ma trận, đó là một phương tiện đối thoại và là một công cụ sư phạm giúp hiểu rõ hơn một thành phố, các thể chế…và ma trận hỗ trợ xác định lĩnh vực nào cần ưu tiên can thiệp.

Buổi chiều lớp chuyên đề chuẩn bị báo cáo vào sáng thứ Ba những gì đã học và tiếp thu được.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 175

Tài liệu sử dụng trong lớp

Không ảnh của thành phố Fès (Morrocco); bản đồ địa hình của Hồng Kông; không ảnh hành lang Bus Rapid Transit (BRT) tại thành phố Hồ Chí Minh; bản đồ địa hình 1/25 000 của Grenoble; ma trận phân tích đô thị - AFD

Bài đọc (www.tamdaoconf.com)

Agence Française de Développement (2012), Sustainable Cities and Territories, Aménagement urbain, 6 p.

INTERSCENE (2005), Principes d’aménagement pour la protection et l’intégration des villages dans le cadre du développement ouest de Hanoi, rapport d’étude, janvier, 69 p. (hors annexes)

Tài liệu tham khảo

BACQUE, M., M-H. REY, H. SINTOMER Y (dir) (2005), Gestion de proximité et démocratie participative, une perspective comparative, Paris Ed La Découverte, coll recherches, 314 p.

CENTRAL POPULATION AND HOUSING CENSUS STEERING COMMITTEE (2010), The 2009 Vietnam Population and Housing census: Completed results, Hanoi.

CHENAL, J. (2013), La ville ouest-africaine. Modèles de planification de l’espace urbain, Genève, Editions Metis Presses.

INSTITUTE FOR TRANSPORTATION AND DEVELOPEMENT POLICY (ITDP) (2014), The BRT standard. 58 p.

JACQUET, P., R.K. PACHAURI, L. TUBIANA (dir.) (2010), « Villes, changer de trajectoire », Regards sur la Terre 2010, AFD et Presses de Sciences Po.

LEGROS, O. (2008), Participations citadines et action publique : Cotonou, Dakar, Jérusalem, Rabat, Sanaa, Tunis, Editions ADELS Yves Michel.

MERLIN, P. (2007), L’aménagement du territoire en France, Paris, La Documentation française.

PADDI, DESO, AGENCE D’URBANISME DE L’AGGLOMERATION LYONNAISE, COMITE POPULAIRE DE HO CHI MINH-VILLE, BANQUE MONDIALE (2011), East West BRT and Greenway Concept Workshop, Atelier du 4 au 8 juillet 2011 à Hô Chi Minh Ville. 74 p.

PAQUOT, Th., M LUSSAULT, S. BODY-GENDROT (2000), La ville et l’urbain, l’état des savoirs, Paris, Editions La Découverte.

PARTENARIAT FRANÇAIS POUR LA VILLE ET LES TERRITOIRES (PFVT) (2012), Orientations de la coopération française en appui à la planification urbaine stratétique, Paris, PFVT-MAE-AFD (existe également en anglais).

SATTHERTHWAITE. D. (1997), « Sustainable Cities or Cities that Contribute to Sustainable Development? », Urban Studies, vol. 34, n°10.

UCLG (2010), Policy Paper on Urban Strategic Planning, Barcelona, UCLG.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD176

Họ tên Cơ quan Chuyên ngành Lĩnh vực nghiên cứu Email

Đỗ Thùy NinhĐai học Kinh tế và

Kinh doanh Thái Nguyên

Quản lý kinh tế Tác động của đô thị hóa lên việc làm [email protected]

Đoàn Thị The

Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu, Đai

học Quốc gia Hà Nội

Địa lý Biến đổi khí hậu, đô thị hóa [email protected]

Heng Lina Đai học Luật và Kinh tế Hoàng gia Luật Hiện đai hóa đô thị

tai Campuchialina.heng@yahoo.

com

Hoàng Thị Vinh Đai học Đà Lat Phát triển đô thị Các nhóm nghèo ở đô thị [email protected]

Hun Ketya Viện Công nghệ Campuchia Xây dưng dân sư Building Information

Modelling [email protected]

Huỳnh Hồng Đức

(dư thính)

Trung tâm Dư báo và Nghiên cứu

Đô thị- - hongduc2003@

gmail.com

Lê Đức Huy Quỹ Đầu tư Phát triển Khánh Hòa

Tài chính, ngân hàng, xây dưng - leduchuy1201@

gmail.com

Lê Thành Nhân Đai học Kinh tế TPHCM Kinh tế Kinh tế Phát triển [email protected]

LongKeopichchenda

Đai học Lyon 3 liên kết với Đai học

Quốc gia Hà NộiPhát triển đô thị

Bảo vệ pháp lý cho Đầu tư trưc tiếp nước ngoài

tai Campuchia

[email protected]

Mol Vibol

World Engineering Construction and

Consultancy Co., Ltd / Viện Công nghệ

Campuchia

Biến đổi khí hậu, giáo dục, quy hoach

và đô thị hóa

Biến đổi khí hậu, quy hoach đô thị

[email protected]

Ngô Văn Huấn Đai học Đà Lat Xã hội học Chính sách công [email protected]

Nguyễn Duy Khiêm

Quỹ Đầu tư Phát triển Cần Thơ Đô thị hóa Đô thị hóa khiemnd.ct78@

yahoo.comNguyễn Khánh

DuyĐai học Kinh tế

TPHCMKinh tế

Phát triển Phát triển đô thị bền vững [email protected]

Nguyễn Tiến Hưng

Quỹ Đầu tư Phát triển Lào Cai

Đầu tư,xây dưng

Xây dưng dân sư, cơ sở ha tầng, nước và giao thông

[email protected]

NguyễnThị Thu Hà

Trung tâm Nghiên cứu về Phát triển

quốc tế Cerdi

Kinh tế Phát triển

Đầu tư công và tăng trưởng

[email protected]

Nguyễn Thị Hồng Điệp Đai học Cần Thơ GIS, môi trường đô thị Ứng dụng GIS

vào môi trường đô thị [email protected]

Nguyễn Thị Thúy Hồng

Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu, Đai

học Quốc gia Hà Nội

Địa lýThay đổi trong sử dụng đất và xã hội trong môi trường

đô thị

[email protected]

Danh sách học viên

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 177

Họ tên Cơ quan Chuyên ngành Lĩnh vực nghiên cứu Email

Nguyễn Vĩnh Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM

Kinh tế Phát triển Phát triển bền vững mrnguyen14@gmail.

com

Tống Thị Huyền Ái

Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu, Đai

học Quốc gia Hà Nội

Địa lý GIS, biến đổi sử dụng đất đai đô thị

[email protected]

Tô Thị Thùy Trang

Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM

Nông nghiệp đô thị Quy hoach đô thị ttttrang.hids@tphcm.

gov.vn

SarunRithea

Đai học Paris 1, Bộ Quy hoach lãnh thổ,

Quy hoach đô thị, Nhà ở và Xây dưng

Khoa học xã hội, luật Xây dưng vùng [email protected]

SorSopunaĐai học Lyon 3

liên kết với Đai học Quốc gia Hà Nội

Luật quốc tế cho đầu tư và hợp tác kinh tế

Chủ nghĩa tư do và hội nhập vùng

[email protected]

Viengvilay Bounmany Bộ Tư pháp Lào Luật Khung pháp lý cho đầu tư

nước ngoài tai Làovvlbounmany@

hotmail.com

Uyar Akim (dư thính)

Trung tâm Dư báo và Nghiên cứu

Đô thị_ Kế hoach hóa

cấp vùngpaddiauyar@gmail.

com

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD178

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 179

2.2. Công cụ và mô hình đọc sự vận động không gian đô thị

Arnaud Banos – CNRS, Alexis Drogoul – IRD, Benoît Gaudou – Đại học Toulouse, Huỳnh Quang Nghi – Đại học Cần Thơ,

Trương Chí Quang – Đại học Cần Thơ, Võ Đức Ân– MSI-IFI

Biểu diễn hệ thống thực tế phức tạp nhằm dự báo các biến động có thể xảy ra hoặc đề ra các giải pháp quy hoạch phù hợp là một trong những thách thức đặt ra trong công tác nghiên cứu và mô hình hóa tin học hiện nay. Bổ khuyết cho các phương pháp phân tích cổ điển khác, cách tiếp cận này cho phép thiết kế các mô hình động là kết quả tương tác giữa biểu diễn tin học các thực thể trong hệ thống mô hình hóa (tác nhân, thể chế, môi trường, quy hoạch, v.v...). Những mô hình này sau đó được sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho quá trình thực nghiệm “ảo” – có sử dụng mô phỏng - kết quả sẽ được nghiên cứu và phân tích một cách chi tiết; khuyến khích tương tác với người dùng.

Mục tiêu lớp học chuyên đề là để học viên làm quen với phương pháp mô hình hóa tin học các hiện tượng tăng trưởng đô thị. Sử dụng nghiên cứu phát triển đô thị tại một phần thành phố Cần Thơ (đồng bằng Sông Cửu Long) giai đoạn 2000-2010, khóa học đề cập đến những vấn đề sau: mô hình tăng trưởng đô thị; phương pháp tập hợp và tạo bộ dữ liệu (địa lý, đô thị, xã hội) phục vụ mô hình hóa (hệ thống thông tin địa lý, hình ảnh vệ tinh, kết quả điều tra); xây dựng mô hình tăng trưởng đô thị trong phần mềm mô hình hóa Gama, mô phỏng mô hình theo vấn đề đặt ra. Học viên làm việc theo nhóm nhỏ với nhiệm vụ phát triển và bổ sung mô hình cơ sở bằng cách thêm dữ liệu và đề ra các quy luật mới. Mỗi nhóm có nhiệm vụ tổng kết phương pháp đã được nghe giới thiệu trong hai buổi đầu khóa học.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD180

Trước ngày bắt đầu lớp học, các giảng viên đã hỗ trợ học viên cài đặt trên máy các phần mềm cần thiết phục vụ cho nội dung học.

Ngày học thứ nhất, thứ Năm ngày 24

Phần đầu của lớp học chuyên đề dành để giới thiệu học viên và giảng viên (xem tiểu sử giảng viên, danh sách học viên ở cuối chương). Lần lượt các học viên giới thiệu chéo người ngồi bên cạnh mình, giới thiệu cơ quan đang làm việc, các nghiên cứu đang thực hiện và mong đợi của từng cá nhân đối với lớp học chuyên đề.

[Alexis Drogoul]

Trong phiên họp toàn thể, các bạn đã được nghe giới thiệu nhiều thách thức đặt ra trong quá trình đô thị hóa ngày càng gia tăng và tốc độ đô thị hóa ngày càng lớn trên thế giới. Trong lớp chuyên đề của chúng ta, chúng ta sẽ đặt mình vào vị thế các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia quy hoạch. Các bạn sẽ phải tìm hiểu tính động trong hệ thống đô thị, đoán định và dự báo các biến động trong hệ thống, mô tả và đánh giá các biến động cũng như mô phỏng các chính sách liên quan đến quy hoạch.

Chúng ta sẽ nghiên cứu chủ yếu mô hình hình thái đô thị và mô hình tăng trưởng đô

Ví dụ Cân Thơ

Nguồn: tác giả.

16Bản đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 181

thị, nghĩa là những mô hình biểu diễn biến động không gian của đô thị trong môi trường vật chất. Để hiểu được tính động, chúng ta sẽ xây dựng mô hình sử dụng nhiều số liệu khác nhau: hình ảnh vệ tinh, ảnh chụp từ trên cao, điều tra, nghiên cứu điền dã, v.v... Số liệu này sẽ được phối hợp tùy theo mục tiêu đặt ra với mô hình để tìm hiểu quá trình biến động của hệ thống xã hội, đô thị và môi trường.

Khóa học sẽ giới thiệu các phương pháp luận, các vấn đề nghiên cứu và ứng dụng. Chúng tôi sẽ cố gắng truyền tải kinh nghiệm và cách làm để các bạn có thể độc lập xây dựng và sử dụng mô hình, giới thiệu để các bạn làm

quen với phương pháp thường được sử dụng trong các đề án đô thị hóa.

Toàn bộ phần giảng lý thuyết và các bài tập thực hành đều sử dụng một bộ dữ liệu do giảng viên xây dựng dựa trên dữ liệu của thành phố Cần Thơ (xem Bản đồ 16).

Cần Thơ hiện là thành phố lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long và có sức phát triển năng động nhất trong vòng mười năm qua. Chúng ta có bộ số liệu rất phong phú về sự phát triển của thành phố này.

Về mặt lý thuyết, khóa học được tổ chức như sau:

Tổ chức lớp học

Nguồn: tác giả.

19Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD182

Arnaud Banos sẽ giới thiệu tổng quát các mô hình tăng trưởng đô thị khác nhau và tập trung giới thiệu các vấn đề liên quan cũng như ưu điểm của từng mô hình. Buổi chiều, Benoît Gaudou sẽ giới thiệu phương pháp luận xây dựng mô hình. Sau đó, Trương Chí Quang sẽ giới thiệu công tác thu thập và xử lý số liệu. Ngày thứ sáu sẽ dành để giới thiệu công cụ mô hình hóa và mô phỏng cũng như giới thiệu hai mô hình biểu diễn mô hình hóa đô thị - mô hình tế bào tự động và mô hình tác tử sử dụng thông tin véc-tơ. Hai ngày cuối cùng các nhóm sẽ làm việc trong nhóm – mỗi nhóm bốn người sẽ có một giảng viên hỗ trợ - và mỗi nhóm sẽ có hai phần trình bày

trước lớp học. Hai học viên sẽ đại diện lớp chuẩn bị và có bài trình bày giới thiệu về lớp học chuyên đề trong phiên tổng kết toàn thể vào thứ bảy.

2.2.1. Mô hình tăng trưởng đô thị

[Arnaud Banos]

Mô hình tăng trưởng đô thị có lịch sử phát triển lâu dài, những bước phát triển trong mô hình hóa gắn với biến động của đời sống và phương thức lập kế hoạch tăng trưởng đô thị. Mô hình của học giả Von Thunen là mô

The Urban Modelling Timeline

Nguồn: Batty, 2014.

20Sơ đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 183

hình căn bản vì đây là mô hình tập trung vào phân tích kinh tế không gian và địa lý đô thị.

Von Thunen vốn là chủ đất. Ông quan sát tính quy luật trong cách tổ chức giữa đô thị và nông thôn. Vào thế kỷ 19, thành phố được cung cấp thực phẩm từ các vùng nông thôn. Von Thunen vạch ra các vòng tròn nông nghiệp đồng tâm vòng quanh thành phố,

các vòng tròn nông nghiệp có đặc trưng là chuyển dần từ thâm canh sang quảng canh và ngoài đầu mút ngoại vi là đất không canh tác. Vào thời điểm đó, giá trị đất phụ thuộc vào độ màu mỡ của mảnh đất. Còn Von Thunen lại cho rằng giá trị của đất phụ thuộc vào khoảng cách từ mảnh đất đó đến thị

Von Thunen Model

Nguồn: Von Thunen, 1842.

21Sơ đồ

Xây dựng mô hình của Von Thunen11Khung

- Hệ thống đô thị - nông thôn độc lập (khép kín).- Không gian địa lý phẳng (không có yếu tố cản trở tự nhiên).- Chất lượng đất và điều kiện khí hậu ở mọi nơi như nhau.- Nhà sản xuất giảm tối thiểu chi phí sản xuất phụ thuộc vào khoảng cách.- Nhà sản xuất tăng tối đa lợi nhuận.

P = lợi nhuận trồng trọt gắn với thị trường P Di = khoảng cách từ điểm i tới chợ

ß = chi phí vận chuyển trên một đơn vị khoảng cách Ri = lợi tức thu được từ việc canh tác tới điểm i

Ri = P - ßDi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD184

trường tiêu thụ đầu ra. Ông thiết lập mô hình lý thuyết từ những giả thiết sau:

Mô hình cho chúng ta thấy tại một địa điểm cụ thể, lợi tức đất đai phụ thuộc vào lợi nhuận canh tác thu được trừ đi chi phí vận chuyển sản phẩm ra chợ tiêu thụ. Cụ thể như sau:

phương trình này cho phép đoán định chính xác việc sử dụng đất phụ thuộc vào khoảng cách đến đô thị.

Mô hình này đã tham khảo lý thuyết lợi tức đất đai của nhà kinh tế học người Achentina Alonso là người đưa ra các nền tảng cơ bản

của kinh tế đô thị hiện vẫn còn giá trị đến ngày nay.

Lý thuyết lý giải vì sao các đô thị châu Âu đơn tâm được tổ chức xoay quanh một trung tâm thương mại, xung quanh là hoạt động công nghiệp tiếp đến là các khu vực nhà ở. Khái niệm khả năng tiếp cận là khái niệm căn bản: thời gian tiếp cận vào khu trung tâm cho phép ta hiểu cách thức các đô thị được hình thành và phát triển.

Trong quá trình phát triển quan điểm này, Walter Christaller, nhà địa lý người Đức, đã đề ra lý thuyết bao quát lĩnh vực kinh tế, địa lý và

đô thị hóa. Christaller chỉ ra rằng việc phân bổ đô thị ở các quy mô nhỏ, trung bình hay lớn không mang tính ngẫu nhiên; mỗi thực thể đô thị gắn với những sự kiện cụ thể; các đô thị mang tính độc lập và tự chủ. Làm thế nào lý giải được thông qua một quy trình chủ yếu tập trung tại trung tâm, chúng ta có thể quan sát được quy luật tổng thể trong cách các đô thị phân bố trong không gian? Paul Krugman, người đoạt giải Nobel kinh tế là một trong những học giả có sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực kinh tế trên thế giới cho rằng đó là một trong những bài toán hóc búa nhất đặt ra cho quá trình nghiên cứu.

Alonso Bid-Rent

Nguồn: Torrens, 2000.

2Biểu đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 185

Walter Christaller cũng lấy nguồn cảm hứng từ Von Thunen: không gian mang tính đồng bộ; người tiêu dùng có cùng chung hành vi là mua hàng với giá rẻ nhất; cạnh tranh mang tính hoàn hảo. Học giả này cho rằng chi phí vận chuyển hàng hóa do người tiêu dùng chi trả - thường là người tiêu dùng sống ngoài phạm vi đô thị. Chi phí vận chuyển được tính trong chi phí bán sản phẩm. Christaller đề ra trật tự đô thị - khi bạn ở trong một đô thị nhỏ, bạn sẽ mua các sản phẩm thông thường (rau quả, quần áo, v.v), nếu sản phẩm (hoặc

dịch vụ) càng hiếm thì quy mô đô thị càng lớn. Ví dụ: nếu các bạn cần phải có các giấy tờ cấp tỉnh, các bạn sẽ phải đi đến cấp tỉnh, là cấp trên của các cấp huyện là những đô thị quy mô trung bình. Khi đã đưa ra được các định đề như trên, vấn đề trở nên rất đơn giản: người tiêu dùng sẽ giảm thiểu chi phí đi lại và ưu tiên các đô thị gần hơn; các nhà sản xuất sẽ có xu hướng phân bổ một cách đều đặn.

Các bạn có thể lồng ghép toàn bộ các giả thiết và nguyên tắc hành vi này vào mô hình đa tác tử:

Central Places Theory

Central Places Theory 2

Nguồn: Christaller, 1933.

Nguồn: Banos et al., 2011.

22

1

Sơ đồ

Hình

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD186

Các đô thị nhỏ sẽ tìm cách tối ưu hóa lợi ích; các đô thị trung bình có tầm ảnh hưởng lớn hơn. Tất cả các đô thị đều vận hành theo quy luật đưa ra trong mô hình của Christaller. Điều bất ngờ là trên thực tế không dễ để các đô thị định vị với nhau: vị trí các đô thị là kết quả của

quá trình lâu dài gắn với lịch sử. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể rút ra tính quy luật.

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tìm hiểu cách phân bổ mang tính quy luật của các đô thị và quá trình phân bổ đô thị theo quy mô đô thị.

Nhà kinh tế học Zipf là người đầu tiên chỉ ra rằng nếu ta quan sát dân số của một đô thị dưới giác độ thuật toán, bạn sẽ thấy rằng dân số là tĩnh. Trong trường hợp này, tất cả các đô thị được tổ chức theo một đường thẳng, giá trị mũ gần bằng 2 (định luật Zipf ). Điều đáng ngạc nhiên là hành vi của một đô thị gắn với một bối cảnh duy nhất, tuy nhiên, các bạn có thể quan sát được tính chất lặp lại với các kết quả gần như lúc nào cũng giống nhau.

Bây giờ, chúng ta hãy quay trở lại với mô hình của Paul Krugman. Hãy hình dung một đô thị đơn giản, tuyến tính gồm các tế bào gần kề nhau. Mỗi tế bào có một số lượng doanh nghiệp ban đầu như nhau. Mỗi địa điểm có lợi thế định vị riêng đối với doanh nghiệp, lợi thế định vị đều có tính đến hai lực đối trọng nhau là lực hút và lực đẩy: do ở gần nhau, các doanh nghiệp có thể giảm một số chi phí (kinh tế quy mô lớn) – cùng chung hệ thống cấp điện sẽ giúp các doanh nghiệp cắt

Zipf Law

f(P) = a . P - ß

Where: - f(P) is the frequency of different city

sizes P - a is a constant of proportionality - ß is the scaling parameter = Zipf law: ß = 2

Nguồn: http://geodivercity.parisgeo.cnrs.fr/blog/

3Biểu đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 187

giảm chi phí - cũng như thu hút thêm khách hàng (nguyên tắc khu thương mại tập trung). Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp ở quá gần nhau, doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh lẫn

nhau. Tính động trong định vị sẽ phụ thuộc vào điểm cân bằng giữa hai lực này vốn không đối xứng; lực đẩy giảm chậm hơn so với lực hút.

Từ xuất phát điểm là tình trạng ban đầu theo đó tất cả các doanh nghiệp cùng định vị trải rộng trong không gian, xu hướng được thực hiện là tập hợp lại. Trên hình ảnh này, các bạn có thể thấy đó là những trung tâm thương mại hoặc tập hợp các đô thị:- các trung tâm thương mại gồm nhiều cửa

hàng được hưởng lợi từ kinh tế quy mô, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo các cửa hàng đủ xa nhau để tránh cạnh tranh;

- đô thị tồn tại vì các tác nhân kinh tế thấy cần thiết phải ở liền kề nhau để hưởng lợi từ kinh tế đô thị nhưng cũng phải đủ xa các đô thị khác với lý do xuất phát từ yếu tố cạnh tranh.

Tuy nhiên, sẽ khó để đề cập đến mô hình tăng trưởng đô thị khi ta chỉ nghiên cứu một đô thị đơn lẻ. Muốn có tăng trưởng, đô thị buộc phải mở cửa và hội nhập với môi trường xung quanh và có quan hệ với các đô thị khác trong cùng mạng lưới- đó là quan hệ vừa đấu tranh vừa hợp tác. Đây là cơ chế căn bản trong tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, các mô hình hình thái đô thị cũng ra ngoài khuôn khổ, chúng ta không chỉ đơn thuần nghiên cứu hình thái đô thị. Cùng nhau xem xét một loại mô hình được sử dụng trong những năm 1980-1990.

Krugman Model: Results

Nguồn: tác giả.

2Hình

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD188

Những mô hình này dựa vào một quan sát. Cùng nhau lấy ví dụ tăng trưởng của Las Vegas (Mỹ). Chỉ quan tâm đến những khu vực đô thị hóa. Chúng ta đã ở xa so với hình vòng tròn của đô thị đơn tâm của Von Thunen. Bề mặt đô thị đã hết. Tuy nhiên, nếu các bạn muốn tính chu vi đô thị thì đó là số vô cực: chúng ta không thể dùng khoảng cách để tính chu vi đô thị. Làm cách nào để lý giải loại hình học đặc thù này? Vốn là mốt thời thượng trong những năm 1970-1980, các đề xuất phỏng theo khoa học kết tinh, môn khoa học nghiên cứu sự hình thành các tinh thể. Theo lối suy diễn tương tự, người ta cho rằng những đối tượng mới sẽ ngẫu nhiên tìm thấy

các đô thị đang hình thành và sẽ quyết định ở lại đô thị đó. Cơ chế này mang tính cá nhân: di chuyển ngẫu nhiên dẫn đến việc hình thành bề mặt đô thị đang trong quá trình phát triển. Kết quả do quá trình ngẫu nhiên của các đối tượng mới (phân tử). Nếu các bạn áp dụng nhánh khoa học này vào quá trình phát triển đô thị, điều này có nghĩa là các đô thị tự thân tổ chức và không ai có thể quyết định điều gì ở mức độ tập thể. Đô thị là một tổng thể các quyết định cá nhân.

Bây giờ, chúng ta hãy tập trung vào các mô hình sử dụng đất đai và phương tiện giao thông, nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong khuôn khổ lớp chuyên đề này.

Diffusion-Limited Aggregation (DLA) Models

Nguồn: Acevedo et al., 1997.

3Hình

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 189

Công việc của chuyên gia mô hình hóa là thiết lập mối liên hệ giữa mô hình – là sự hiểu diễn một hay nhiều lý thuyết- và các lý thuyết được sử dụng để xây dựng mô hình. Hình dưới đây biểu diễn việc phân loại mô hình hiện thường được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau phụ thuộc vào mức độ phức

tạp của từng mô hình – mức độ chi tiết cần có; số lượng hệ thống con trong mô hình. Ví dụ, có thể xây dựng một mô hình đơn giản giúp tính toán chi phí đô thị áp dụng khái quát cho bất kỳ đô thị nào bằng cách lấy các biến bề mặt, thời gian đi lại trung bình, số lượng doanh nghiệp.

Land Use Models, Cellular Automata

Nguồn: Langlois, 2008.

4Hình

Land Use / Transport Models

Nguồn: Emberger, 2005.

4Biểu đồ

Situation réelle en 1994 Situation simulée en 1994 Real situation in 1994 Situation simulated in 1994

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD190

Chúng ta sẽ phân tách biến động sử dụng đất ra khỏi biến động sử dụng phương tiện giao thông và khả năng di chuyển, sau đó chúng ta sẽ xếp lớp các file dữ liệu. Thông thường, các mô hình sử dụng đất xây dựng

trên mô hình dạng «tế bào tự động» mà chúng ta học trong tuần này. Đây là trường hợp ứng dụng đối với đô thị Rouen tại vùng Normandie (Pháp).

Thông thường, mô hình tế bào tự động kết hợp giữa cấu trúc và các chu trình. Cấu trúc ứng với các tế bào và quan hệ liền kề; mỗi tế bào được định nghĩa trong quan hệ với những tế bào xung quanh. Các quy trình thiết lập tình trạng của tế bào. Ví dụ, một tế bào có

thể là rừng, nước hoặc công trình xây dựng. Các phương trình quá độ cho ta xác suất một tế bào sẽ thay đổi tình trạng – tại thời điểm «T» là rừng, đến thời điểm «T+1» là công trình xây dựng với một xác suất nào đó.

Cellular Automata

Cellular Automata (2)

CA= ({Cells, Neighbors}, {State, Transition Functions})

Structure Processes

a. 2D Automata with definition of neighbors b. Underlying Neighboring graph c. Underlying Neighboring graph

Nguồn: Moreno et al., 2009.

Nguồn: Moreno, op. cit.

23

24

Sơ đồ

Sơ đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 191

Mỗi tế bào đều có đặc điểm là một tình trạng. Ở đây, tình trạng là mầu đen, mỗi tế bào có thể xác định được các tế bào liền kề. «b» là hình biểu diễn của «a» với các chùm. Mỗi tế bào là một mối nối và tất cả các mối nối liền kề của hình biểu diễn được gắn kết với nhau bằng một liên hệ. Như vậy chúng ta sẽ có chùm «b» hoặc «c» tùy thuộc vào cách bạn định nghĩa quan hệ liền kề.

Mô hình tế bào tự động được sử dụng rộng rãi vì mô hình loại này cho phép tái biểu diễn các quy trình phức tạp bằng các nguyên tắc đơn giản – mỗi tế bào sẽ làm biến đổi

tình trạng của mình một cách năng động tùy thuộc vào tình trạng của các tế bào liền kề. Một trong những ví dụ nổi tiếng trong lĩnh vực “đời sống nhân tạo” có tên gọi “trò chơi cuộc sống” của Conway cho phép tạo ra nhiều hình thái đa dạng (patterns) theo những quy tắc rất đơn giản.

Trong bối cảnh đô thị, làm thế nào để giải thích một tế bào sẽ thay đổi tình trạng tại một  thời điểm cụ thể? Cách thông thường nhất là căn cứ vào số liệu hay hình ảnh vệ tinh để xây dựng các ma trận quá độ.

Ví dụ về ma trận

Nguồn: Demirel et al., 2010; Langlois, op. cit.

25Sơ đồ

Land use thematic

Land use change transition

Situation réelle en 1994 Situation simulée en 1994 Markov Chain

Neighborhood

Matrix

analysis

Real situation in 1994 Situation simulated in 1994

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD192

Từ việc xếp loại, số lượng các nhóm sử dụng đất là hạn chế. Tiếp đó, ta sẽ định nghĩa các thay đổi (tính động) của các tế bào tùy theo ba hình ảnh Landsat (1984, 1995, 2006). Sẽ tạo ra ma trận quá độ - hàng ngàn tế bào có trạng thái tại một thời điểm cụ thể và ma trận quá độ sẽ chỉ rõ việc thay đổi trạng thái với xác suất chuyển từ trạng thái rừng sang trạng thái công trình xây dựng. Ta tìm cách giảm các liên kết bằng cách sử dụng mô hình quy tắc dừng/tĩnh (xích Markov). Mô hình này xác định xác suất quá độ trong một tổng thể rộng lớn. Chúng ta so sánh dự báo của tế bào tại cùng một thời điểm. Khác với mô hình của Von Thunen, mô hình này tập trung chủ yếu vào dữ liệu («Data Driven») và mô hình tạo ra sẽ có khả năng đưa ra các dự báo chính xác trong một số hoàn cảnh cụ thể và trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, mô hình này không

mấy phù hợp để giải thích cách thức một đô thị được nhân rộng: tìm hiểu vấn đề này sẽ phải dựa vào một mô hình không phải là mô hình thiết lập quan hệ nhân quả nhưng là mô hình hoạt động trên cơ sở quy tắc dừng. Ngược lại, các mô hình «Concept Driven hay Theory Driven» mang ý nghĩa giải thích nhiều hơn vì có đặc điểm phổ biến hơn. Tuy nhiên chúng lại có khả năng dự báo thấp hơn vì điều này còn phụ thuộc vào cách ta xác định thế nào là dự báo “tốt”.

Chúng ta hãy cùng nhau xem xét cách tính khả năng di chuyển gắn với biến động trong tăng trưởng đô thị. Cách đơn giản và thường được sử dụng nhiều nhất là sử dụng các mô hình vĩ mô tư duy dưới dạng vùng. Không gian đô thị được phân thành vùng và sẽ tiến hành ước lượng luồng luân chuyển giữa các vùng.

Four Step Model

Nguồn: Southworth, 1995.

26Sơ đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 193

Mô hình được sử dụng nhiều nhất trên thế giới là mô hình bốn bước. Đầu tiên, cần xác định tiềm năng phát hành của từng vùng – ví dụ số lượng người ở tại khu vực đó và tiềm năng thu hút (ví dụ như tùy thuộc vào địa điểm làm việc). Trên cơ sở này, sẽ tiến hành bước phân bổ luồng luân chuyển («Trip Distribution») vốn phụ thuộc vào khả năng phát hành hoặc thu hút của từng vùng. Tiếp đó, sẽ xác định phương thức theo đó các cá nhân di chuyển (phương thức đi lại) và hành trình của họ mà ta sẽ phân bổ theo mạng lưới giao thông («Network Assignment»). Một số lượng lớn các phương trình được đưa vào mô hình bốn bước, các phương trình được phân thành hai nhóm lớn: phương trình vĩ mô (trường hợp các bước tái tạo và phân bổ luồng luân chuyển) và các phương trình gắn với hành vi cá nhân (trường hợp lựa chọn phương thức hoặc hành trình đi lại, thường là các mô hình có tên gọi «lựa chọn không liên tục»).

Chúng ta nhận thấy rằng mô hình vĩ mô gắn với quá trình hình thành/phân bổ luồng luân chuyển lấy cảm hứng từ lý thuyết vật lý Newton. Số lượng người di chuyển (luồng luân chuyển) giữa vùng «i» và «j» phụ thuộc vào «trọng số» các vùng «i» và «j». Ngược lại, số lượng này tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai khu vực. Ở đây chúng ta gặp lại mô hình trọng lực của Newton, trên cơ sở sự tương đồng vẫn là nguồn cảm hứng thảo luận trong cộng đồng các học giả. Khác với mô hình vật lý trong lý thuyết Newton, vốn là mô hình lý giải (nguyên nhân-hậu quả) và phổ quát (mũ khoảng cách là một hằng số),  mô hình tái tạo luồng luân chuyển là mô hình tĩnh mô tả («trọng số» các vùng gần với các chỉ số gián tiếp như dân số chẳng hạn) và tương đối (mũ khoảng cách được điều chỉnh theo số liệu và sẽ thay đổi theo địa điểm và thời gian). Tuy

nhiên, sự giống nhau có ý nghĩa khi ta xem xét ở góc độ vĩ mô, mô hình sẽ cho phép ta ước lượng một cách khá chính xác và cụ thể các luồng luân chuyển giữa các khu vực đô thị hoặc giữa các đô thị trong cùng một hệ thống đô thị.

Ngoài ra, cần thiết phải đưa hành vi vào, đó là phương thức mà các cá nhân di chuyển và những địa điểm mà các cá nhân có thể đi qua. Trên thực tế, các hành vi này thường xuyên biến đổi. Vì vậy, trong khi xây dựng mô hình, cần đơn giản hóa, ta nhớ lại một số bước đơn giản hóa giả thiết trong mô hình của Von Thunen hay Christaller. Ví dụ, đưa ra giả thiết cho rằng các tác nhân khi có thông tin hoàn hảo sẽ có thể so sánh «lợi ích» của tất cả các phương án có thể thực hiện và đương nhiên sẽ chọn phương án có lợi ích tối ưu. Đưa ra giả thiết này giúp ta biểu diễn về mặt toán học trong mô hình dưới dạng nén và rất tiện dụng. Nhìn chung, nếu ta đưa giả thiết rằng các cá nhân là khác nhau, sẽ khó để biểu diễn (hình thành) mô hình và còn khó hơn để giải mô hình bằng những công cụ mà chúng ta có (sử dụng công cụ toán học chẳng hạn). Ưu điểm của các mô hình tác tử chính là việc, trong một chừng mực nào đó, các bạn có thể loại bỏ các giả thiết này. Nhưng trong suốt khóa học này, các bạn sẽ thấy rằng khả năng làm như vậy gặp nhiều hạn chế cả trước và sau quá trình xây dựng mô hình. Trước xây dựng mô hình, ý tưởng cho rằng các cá nhân và/hoặc hành vi các cá nhân là khác nhau sẽ gây tranh cãi, nhất là trong bối cảnh cụ thể hoặc được giới hạn cụ thể như trường hợp của khả năng di chuyển. Hơn nữa, cũng không được quên những dao động vi mô có thể tạo nên quy tắc ở cấp độ vĩ mô. Chính vì vậy ta cần đặt vấn đề một cách chính xác vào thời điểm trước. Còn vào thời điểm sau xây dựng mô hình, nếu một mô hình gồm một

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD194

số lượng quá lớn tham số sẽ rất khó hiểu và khó sử dụng.

Chúng ta cũng nhận ra rằng mô hình bốn bước với phiên bản mà tôi giới thiệu với các bạn ngày hôm nay là mô hình tĩnh. Chẳng hạn nó còn thiếu một dữ liệu chủ chốt: giao thông đường bộ.

Dữ liệu này rất quan trọng vì các bạn phải lồng ghép vào mô hình khi các bạn làm việc theo nhóm. Yêu cầu là đưa ra giả thiết và đơn giản hóa tình huống, ví dụ như: đường chỉ có một làn, ô tô không thể vượt nhau, không có tai nạn giao thông, v.v... Trong trường hợp này, các bạn có thể coi mô hình đơn thuần dạng toán học. Đối với một đoạn đường, các bạn biết mức độ tập trung – số lượng xe tại thời điểm «t» - và lưu lượng – số lượng xe đi qua trong một đơn vị thời gian. Trong các

trường hợp đơn giản, lý thuyết lưu thông cho ta biết có mối quan hệ căn bản giữa mật độ và lưu lượng: nếu bạn tăng số lượng xe trên đường, mật độ sẽ tăng đến giá trị cực đại ứng với năng lực của đoạn đường; từ thời điểm này, mỗi khi bạn thêm một đơn vị xe vào, lưu lượng sẽ giảm đi (tắc nghẽn).

Nếu ta muốn đi vào cấp độ của xe ô tô, ta sẽ quan sát hành vi của từng phương tiện căn cứ vào vật tốc tối đa cho phép và vận tốc thực của xe, giống trong mô hình NaSch – ta có thể xem xét dưới góc độ vi mô của từng phương tiện với hành vi riêng hoặc tổng hợp dưới góc độ vĩ mô và lúc này chỉ xét đến luồng luân chuyển của các phương tiện.

Tùy từng giai đoạn, có thể sử dụng các dạng thức khác nhau.

Models Coupling

Net growth = gains - losses

1950 – 1975

1980

1990

High-resolution Spatially-dynamic

GIS – Geographical Information Systems

Dynamicspatial interaction-based

models

Nguồn: Engelen, 2006.

27Sơ đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 195

Đây là cách tiếp cận điển hình của những năm từ 1950 đến 1970. Đây là thời kỳ bắt đầu có hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho phép đưa vào mô hình các số liệu chính xác hơn.

Sau đó sẽ thêm vào các thông tin lưới ở các cấp độ pixel và tuyến tính cho các hệ thống đường.

Đây là mô hình Land-Use and Transport Interaction (LUTI) với mục tiêu lồng ghép tất cả các thông tin có được. Mọi thứ được gắn kết với nhau, không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Khả năng tiếp cận là một khái niệm

chủ chốt và mọi thứ biến động tùy thuộc vào khả năng tiếp cận (khoảng cách, chi phí).

Như vậy, tôi đã kết thúc nội dung chủ yếu là tính động trong lồng ghép các lớp thông tin.

LUTI Models

Nguồn: Engelen, op, cit.

28Sơ đồ

Slow-Fast Dynamics

Nguồn: Southworth, op. cit.

29Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD196

Chúng ta sẽ bắt đầu ở đâu? Đây là một hình tiêu biểu chỉ cho các bạn thấy một cách chính xác cơ chế vận hành trong mô hình trước. Các giai đoạn được chia như sau:- mũi tên 1: giai đoạn thay đổi trong mô đun

giao thông;- mũi tên 2: giai đoạn thay đổi sử dụng đất;- mũi tên 3: giai đoạn thay đổi sử dụng đất có

tác động đến khả năng di chuyển;- mũi tên 4: giai đoạn khả năng di chuyển có

tác động đến sử dụng đất.

Sử dụng đất có tác động sớm đến khả năng di chuyển. Nếu tôi bỏ các tòa nhà ra, khả năng di chuyển sẽ bị ảnh hưởng ngay tức thì. Tuy nhiên, biến động khả năng di chuyển có tác động dài hạn đến việc sử dụng đất – các cá nhân cần phải gặp khó khăn trong di chuyển trong một thời gian đủ dài thì mới có thể quyết định chuyển nhà.

2.2.2. Nghiên cứu tình huống: loại vấn đề, cách tiếp cận và mô hình

[Benoit Gaudou]

Mô hình đầu tiên là mô hình tĩnh, biểu diễn một hình ảnh vệ tinh của thành phố Cần Thơ – hình ảnh tại thời điểm «T» về trạng thái đô thị. Ví dụ thứ hai là một mô hình động – mô tả biến động của một hiện tượng theo thời gian. Minh họa là cơn bão tràn vào Nhật Bản vào tháng 7/2014. Các mô hình động dạng khí tượng cho phép đưa ra các dự báo, đó là biến động của hệ thống thông qua mô phỏng. Một mục tiêu cơ bản khác của mô hình hóa là hỗ trợ quá trình ra quyết định bằng cách thử nhiều kịch bản khác nhau.

Static and Dynamic Models

A map is a static model. Here of the urban areaof C n Th in 2010.

Meteorologic dynamic models allowa typhoon evolution to be predicted over 48h.

Nguồn: Konings, 2012; http://lesbrindherbes.org/2014/07/06/l-enorme-typhon-neoguri-se-dirige-japon/

5Hình

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 197

Một mô hình sẽ được hình thành thông qua vấn đề đặt ra với mô hình và mô hình phải giải quyết vấn đề này. Lớp học chuyên đề của chúng ta quan tâm đến những mô hình hướng về việc hiểu và lý giải tăng trưởng đô thị thông qua ví dụ là thành phố Cần Thơ. Cơ chế và quy tắc nào giúp ta tạo ra tăng trưởng đô thị giống với tăng trưởng trên thực tế? Một số lượng lớn câu hỏi sẽ có thể được đặt ra liên quan đến các biến đổi trong không gian đô thị: xây mới và/hoặc phá bỏ các con đường, thay đổi hệ thống giao thông đường thủy và giao thông công cộng, tác động của việc xây dựng các trung tâm thương mại, nhu cầu dịch vụ (bệnh viện, trường học, mạng lưới thủy lợi, v.v...), v.v...

Về mặt kỹ thuật, chúng ta sẽ tập trung vào mô  hình tác tử, mô hình cho phép: (i) lồng ghép sự khác biệt không gian, (ii) đưa các số liệu không gian vào, (iii) mô tả các hiện tượng ở cấp vi mô hình thành hành vi vĩ mô, và cuối cùng là (iv) tiến hành thử nghiệm với các kịch bản khác nhau.

Chúng ta sẽ xác định các thực thể quan trọng trong hệ thống và tính động của các thực thể này. Các thực thể là những thành phần đơn lẻ của hệ thống, tình trạng của nó được xác định thông qua các biến hoặc các thuộc tính. Tính động, hay quy trình, cho phép biến đổi hệ thống: ví dụ như các hành động gắn với các thực thể như đi lại, tương tác giữa các tác tử hoặc tính động của tác tử như thị trường tài chính, lũ lụt, v.v...

Sơ đồ này mô tả các bước mô hình hóa và mô phỏng.

Modelling is a Multi-Step Cycle

step 2 : identify the elements (entities,

dynamics) to model

step 3 : collect data

step 4 : define the agents

(characteristics, dynamics)

step 5 : implement the

model

step 6 : calibrate the

model

step 7 : explore the

model

step 1 : define the modelling

questions

Nguồn: tác giả.

30Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD198

Model 1: Entities, Dynamic and Scales

Spatial scale Area that covers C n Th city and the nearby suburbs Time scale Duration: 15 years from 1999 to 2014 Dynamic to take into account: The construction of buildings Entities to take into account:- Buildings; - Roads; - Rivers.

Mekong Delta

70 km

45 km

Considered area

Nguồn: tác giả.

6Hình

Model 2: Entities, Dynamic and Scales

C n Th 3 km

3 km

Considered area

Spatial scale The An Bình ward of C n Th Time scale Duration: 5 years from 2005 to 2010 Dynamic to take into account: The construction of buildings Entities to take into account: - Buildings - Roads - Rivers

Nguồn: tác giả.

7Hình

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 199

Trong mô hình thứ nhất này (xem Hình 6), phạm vi không gian ta quan tâm chính là khu vực rộng lớn xung quanh Cần Thơ; sự năng động chính là việc xuất hiện nhiều thực thể đô thị, ví dụ như các khu căn hộ mới. Với trường hợp ta nghiên cứu, các thực thể di chuyển bằng đường bộ và đường thủy. Phạm vi thời gian nghiên cứu là 15 năm.

Trong mô hình thứ hai (xem Hình 7), thay vì quan tâm đến tăng trưởng đô thị của toàn bộ thành phố, chúng ta sẽ chỉ tập trung nghiên cứu phường An Bình. Mô hình đã cụ thể hơn, chúng ta cũng quan tâm đồng thời đến tính động.

Bước thứ nhất là tập hợp bộ số liệu, có thể lấy từ kết quả điều tra thực địa, số liệu của các cơ quan chính phủ hoặc số liệu tiếp cận tự do trên mạng. Đối với thành phố Cần Thơ, số liệu được lấy từ Sở Tài nguyên và Môi trường.

Bước thứ hai là xây dựng GIS. Sẽ phải thay đổi số liệu cho đồng bộ với tiêu chuẩn, chỉnh sửa bảng thuộc tính, thiết lập liên hệ giữa các nguồn khác nhau để đưa ra số liệu mới, v.v.

Chúng ta sẽ lồng ghép gì vào mô hình? Tác nhân đưa ra trong hệ thống là gì?

Định nghĩa loại tác tử phụ thuộc nhiều vào quy mô đã chọn và vấn đề cần tìm hiểu. Việc phát triển mô hình sẽ khác đi nếu ta xem xét ở cấp độ khác nhau: toàn bộ đô thị, một khu phố hay từng ngôi nhà một – có thể biểu diễn

riêng biệt người dân, hộ gia đình hay cả khu dân cư. Đối với thành phố Cần Thơ, chúng ta quan tâm đến việc xây dựng các tòa nhà mới. Các tác tử có thuộc tính là hình dạng, vị trí hoặc mục đích sử dụng để ở hay kinh doanh. Một tác tử biểu diễn một thực thể vật chất trong hệ thống. Trong mô hình này, tòa nhà là các tác tử chủ chốt: chính các tác tử này tạo tính động và xác định các nguyên tắc mở rộng đô thị.

Chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn mô hình dạng tế bào tự động mà Arnaud Banos đã giới thiệu. Không gian được chia thành các ô trong đó mỗi tế bào là một tác tử mang một thuộc tính về mật độ dân số. Mỗi tác tử bao gồm một số lượng nhất định các tòa nhà.

Benoît Gaudou kết thúc phần trình bày của mình bằng nội dung về tính động và triển khai mô hình. Benoît Gaudou giới thiệu ba hệ thống: Net Logo, Repast và Gama, hệ thống thứ ba này được sử dụng trong lớp học chuyên đề. Các mục tiêu trong căn chỉnh cũng được giới thiệu.Phần cuối của ngày đào tạo tập trung giới thiệu phương pháp luận trong việc hình thành bộ số liệu. Trương Chí Quang đã trình bày các nội dung sau: giới thiệu GIS, dữ liệu lưới và véc-tơ; chuyển đổi dạng thức số liệu, v.v...

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD200

Ngày học thứ 2, thứ Sáu ngày 25

[Alexis Drogoul]

Trong cả ngày hôm nay, các bạn sẽ nghe giới thiệu những vấn đề phương pháp luận, chúng ta sẽ học việc thiết kế và triển khai mô hình trong phần mềm Gama. Mục tiêu đề ra không nhất thiết là các bạn phải sử dụng một cách độc lập và nhuần nhuyễn Gama (!) yêu cầu chỉ đơn giản là các bạn có đủ tự tin để cùng các thành viên trong nhóm thiết kế và thử nghiệm mô hình.

Huỳnh Quang Nghi giới thiệu phần mềm mô hình hóa Gama và ngôn ngữ «Gama Modeling Language» (GAML) viết mô hình. Võ Đức Ân trình bày phần thứ hai về mô hình tế bào tự động, được sử dụng để tái hiện quá trình phát triển đô thị của thành phố Cần Thơ giai đoạn 1999-2014. Một số nội dung trình bày đã được giới thiệu trong khóa học năm 2012, chúng tôi mời độc giả xem các ấn phẩm trước đây (Drogoul và Gaudou, 2012; Drogoul và cộng sự, 2012). Cuối cùng, Alexis Drogoul nhắc lại các bước trong xây dựng mô hình hôm trước đã được Benoît Goudou giới thiệu (Xem Sơ đồ 30) trong phần bài tập tái hiện hiện tượng tăng mật độ công trình xây dựng tại phường An Bình, Cần Thơ trong giai đoạn 2005 và 2010.

2.2.3. Động não

[Arnaud Banos]

Chúng ta hãy dành thời gian điểm lại những nội dung đã học trong buổi sáng.

Chúng tôi đã yêu cầu các nhóm đưa ra ba ví dụ về nguyên tắc phát triển đô thị tại Cần Thơ. Các bạn có thể suy luận và tư duy thông qua một số từ khóa rất đơn giản như: trung tâm, mạng lưới, chuyên biệt tính năng, giá trị đất, tăng mật độ, v.v... Những từ khóa này nhắc ta những khái niệm chủ chốt trong đô thị hóa. Quy định pháp luật trong phát triển đô thị đưa ra một số yêu cầu phải tuân thủ và công tác kế hoạch hóa làm thay đổi hay đề ra những dự án là các tác nhân tạo động lực phát triển đô thị. Ngoài ra, một số hạn chế về địa hình có tác động đến sự biến đổi đô thị.

Làm thế nào để biến khái niệm thành mô hình? Chúng ta đã xem cách đưa ra các quy tắc đơn giản và lồng ghép chúng vào Gama. Nhưng những bước này thôi chưa đủ, mô hình là kết quả của quá trình tư duy trí tuệ chứ không đơn thuần là biểu diễn tin học hay toán học. Cần xây dựng tư duy đưa vào mô hình với tư cách là đối tượng tin học hoặc toán học cụ thể.

Trước tiên, cần triển khai việc tạo hệ thống khái niệm.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 201

Trong phần mô tả, các bạn nhầm lẫn khái niệm khả năng di chuyển, là khái niệm cho phép kết nối nhiều khái niệm với nhau. Về cơ bản, khái niệm trung tâm là khái niệm về khả năng tiếp cận. Mạng lưới đường bộ hay lưới điện thực chất gắn với khái niệm khả năng tiếp cận. Các khái niệm khác cũng gắn với khái niệm này, ví dụ như công viên, điểm giải trí hoặc chức năng chuyên biệt: khu văn phòng, khu thương mại. Chúng ta đã nghe giới thiệu lý thuyết Von Thunen và lý thuyết lợi tức đất đai của Alonso, khả năng tiếp cận là một khái niệm trọng tâm lý giải giá trị đất trong khoảng thời gian xác định. Điều đáng quan tâm không phải là điều gì xảy ra ở một địa điểm, cái quan trọng đó là cách thức tiếp cận khu vực này từ các địa điểm khác của thành phố.

Lợi tức đất đai quyết định việc lập kế hoạch. Tất cả các tác nhân kinh tế khi định vị trong đô thị đều cạnh tranh nhau để định cư tại

những địa điểm tốt nhất so với tiềm lực kinh tế của bản thân. Lý thuyết lợi tức đất đai cho rằng nếu giá trị của đất là như nhau ở những địa điểm khác nhau tại một đô thị, thì đô thị này chưa có mật độ cao. Chính lợi tức đất đai kéo theo việc tăng mật độ đô thị, và ngược lại, mật độ đô thị giúp tăng lợi tức đất đai vì các tác nhân trong tình thế cạnh tranh nhau.

Tăng mật độ có tác động đến khả năng tiếp cận thông qua lưu lượng, hai lực này đối trọng nhau. Chúng ta cùng nhau nhớ lại mô hình của Krugman và hai lực đẩy-hút. Các cá nhân bị hút lẫn nhau, hút về các khu vực văn phòng, trung tâm thành phố và các hệ thống. Nhưng có một lực đẩy đẩy các cá nhân ra xa đô thị do những khó khăn trong khả năng tiếp cận. Trong cơ chế này, có thêm một lực đẩy: cạnh tranh thông qua chợ làm tăng lợi tức đất đai, các tác nhân kinh tế không có đủ năng lực tài chính để trang trải chi phí nên sẽ phải rời xa trung tâm.

Conceptual Model

Centrality

Accessibility

Networks (Roads, rivers, electricity?, water?...)

Amenities (parks, services, leisure…)

Land Rent

Densification

Demography

Urban sprawl

Functional specialisation

Urban legislation Urban planning Topographic constraints

Nguồn: tác giả.

31Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD202

Khi thêm vào các mối quan hệ giữa các khái niệm này, chúng ta xây dựng mô hình phát triển đô thị dựa trên lực hút và lực đẩy. Để có tăng trưởng đô thị, chúng ta cần phải thêm dân số vào, yếu tố này đồng thời là nội sinh và ngoại sinh.

Bây giờ, chúng ta có thể đưa mô hình vào Gama để kiểm định khả năng mô hình tái dựng quá trình tăng trưởng đô thị. Chúng ta đặt mình vào vị thế các nhà quy hoạch đô thị (sử dụng mô hình tế bào tự động tiếp đến là mô hình véc-tơ). Có ba thách thức đặt ra: 1) đưa thương mại vào trong mô hình nhằm tạo tính chuyên biệt tính năng; 2) đưa khả năng di chuyển; 3) tái tạo các vùng có mật độ thấp.

Làm việc theo nhóm cần có tương tác giữa các thành viên trong nhóm, đây là yếu tố cốt lõi trong nghiên cứu. Cần bày tỏ ý tưởng, biết lắng nghe và thảo luận làm sao để đưa ra những điểm thống nhất và gắn kết. Đây là điều tối quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Một trong những mục tiêu làm việc nhóm là các bạn rèn luyện việc trao đổi, thảo luận, chia sẻ quan điểm để xây dựng những đề xuất chung của cả nhóm.

Benoît Gaudou tổng kết ngày làm việc bằng các vấn đề mô phỏng, khảo sát các tham số và các giải pháp khác nhau do mô hình đưa ra trong phát triển đô thị. Gắn với bài trình bày trước, hai phần việc sau được đề ra: - sử dụng mô hình tế bào tự động được cung cấp để quan sát kết quả khác nhau do thay đổi số liệu GIS: thay đổi số liệu GIS (thêm/xóa bỏ đường, cầu, v.v... ); mô phỏng với số liệu mới và số liệu gốc (trong Gama); so sánh kết quả, tìm hiểu tác động của quy hoạch đô thị đến tăng trưởng đô thị;- sử dụng mô hình tác tử được cung cấp để quan sát và hiểu quá trình tăng trưởng không gian của các đơn vị địa lý: thêm các chỉ tiêu mật độ giao thông để quan sát tác động của hiện tượng phát triển; thêm quy luật trong xây dựng các hoạt động thương mại và quan sát tác động.Chi tiết kỹ thuật các buổi còn lại trong khóa học khó có thể được giới thiệu trong khuôn khổ ấn phẩm này. Để tìm hiểu cụ thể hơn về nội dung khóa học, chúng tôi xin mời độc giả liên hệ với các giảng viên với trưởng nhóm là Alexis Drogoul và mời độc giả tìm hiểu thêm các chương trình nghiên cứu được mô tả trong danh mục sách tham khảo nêu ở cuối cuốn sách này.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 203

Tài liệu tham khảo

ABRAMI, G., B. ANSELME., B. GAUDOU and F.  ROUSSEAUX (2014), Le modèle de von Thunen, Fiche pédagogique MAPS.

ALONSO, W. (1964), Location and Land Use, Toward a General Theory of Land Rent, Harvard University Press, Cambridge.

AVECEDO, W., L. GAYDOS, J. TILLEY, C.  MLADINICH, J. BUCHANAN, S. BLAUER, K. KRUGER and J. SCHUBERT (1997), Urban Land Use Change in the Las Vegas Valley, http://geochange.er.usgs.gov/sw/changes/anthropogenic/population/las_vegas/

BANOS, A., N. CORSON, C. PIVANO, H-L.  RAJAONARIVO and P. TAILLANDIER (2014), “Micro-macro Traffic Modeling”. Fiche pédagogique MAPS.

BANOS, A., D. MORENO, C. PIVANOL et P.  TAILLANDIER (2011), “Christaller, Still Alive!”, Cybergeo, http://cybergeo.revues.org/24878.

BATTY, M. (2014), “MRes in Advanced Spatial Analysis and Visualisation: Lecture 2, Modelling Histories-Types and Styles ”, UCL.

BATTY, M. et P. LONGLEY (1994), Fractal Cities: A Geometry of Form and Function, Academic Press, San Diego, CA et Londres.

CHRISTALLER, W. (1966), Central Places in Southern Germany, Translated by C. Baskin, Prentice Hall, from: Die zentralen Orte in Süddeutschland. Eine ökonomisch-geographische Untersuchung über die Gesetzmäbigkeit der Verbreitung und Entwicklung der Siedlungen mit städtischen Funktionen, Jena, Fischer Verlag (1933).

DEMIREL, H. and M. CETI (2010), Modelling Urban Dynamics via Cellular Automata, ISPRS Archive Vol. XXXVIII, Part 4-8-2-W9, “Core Spatial Databases - Updating, Maintenance and Services – from Theory to Practice”, Haifa.

DROGOUL, A, and B. GAUDOU (2012), « Méthodes informatiques de modé lisation à base d’agents » in LAGREE, S. (Scientific Editor), Collection Conférences et Séminaires, n°8, AFD-ÉFEO.

DROGOUL, A, B. GAUDOU, A. GRIGNARD, P.  TAILLANDIER and D.-A VO (2012), «  Approches pratiques de la modélisation à base d’agents » in LAGREE, S. (Scientific Editor), Collection Conférences et Séminaires, n°8, AFD-ÉFEO.

EMBERGER, G. (2005), Introduction to LUTI modelling - What is it and why do we need it?, SPARKLE – Training course.

ENGELEN, G. (2006) “Complexity, Land use and  Cellular Automata Modelling”, S4 Workshop RIKS, Maastricht.

GRIMM. V., U. BERGER, D.-L. DE ANGELIS, J.G  POLHILL, J. GISKE et S.F. RAILSBACK (2010), “The ODD Protocol: A Review and First Update”, Ecological Modelling 221.

HAGEN-ZANKER, A. (2006), “Evaluation of Spatial Models, Map Comparison Kit”, S4 Workshop RIKS, Maastricht.

KONINGS, V. (2012), “Can Tho, How to Grow? Flood Proof Expansion in Rapidly Urbanising Delta Cities in the Mekong Delta: the Case of Can Tho”, Master thesis, University of Delft.

KRUGMAN, P. (1996), The Self-Organising Economy, Blackwell Publishers, Boston.

LANGLOIS, P. (2008), “Cellular Automata for Modeling Spatial Systems”, in The Modeling Process in Geography, From Determinism to Complexity, pp. 277-307.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD204

LEBACQUE, J-P. (1996), “The Godunov Scheme  and What it Means for First Order Traffic Flow Models”, nn J.B. Lesort (ed.) Transportation and Traffic Theory, proceedings of the 13th  International Symposium on Transportation and Traffic Theory, 24-26 July, Lyon, Pergamon, Oxford.

LIGHTHILL, M.J. and G.B. WHITHAM (1955), On Kinematic Waves II. A Theory of Traffic Flow on Long Crowded Roads, Proceedings of the Royal Society A, vol. 229.

MORENO, D., D. BADARIOTTI and A. BANOS (2009), “Integrating Morphology in Urban Simulation through Reticular Automata”, in European Handbook of Theoretical and Quantitative Geography, FGSE, Lausanne.

NAGEL, K. and M. SCHRECKENBERG (1992), “A  Cellular Automaton Model for Freeway Traffic”, Journal de Physique, I 2 (12): 2221.

RAIMBAULT, J., A. BANOS and R. DOURSAT (2014), “A Hybrid Network/Grid Model of Urban Morphogenesis and Optimization”, ICCSA, Le Havre GS2: Fractal Analysis, Social Systems, June 26.

SOUTHWORTH, F. (1995), A Technical Review of Urban Land Use Transportation Models as Tools for Evaluating Vehicle Travel Reduction Strategies, Oak Ridge National Laboratory, Technical Report. http://cta.ornl.gov/cta/Publications/Reports/ORNL-6881.pdf

THÜNEN (von), J.H. (1842), Der isolierte Staat in Beziehung auf Landwirtschaft und Nationalökonomie, Rostock, Leopold.

TORRENS, P. (2000), “How Land-use Transportation Models Work”, CASA, paper n° 20.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 205

Họ tên Cơ quan Chuyên ngành Lĩnh vực nghiên cứu Email

Bùi Châu Trường Thọ

Viện Nghiên cứu Phát triển Quy hoach đô thị Phát triển đô thị buichautruongtho@

gmail.comLoïc Boisseau

(học viên tư do) Paddi Giao thông, đô thị Giao thông, đô thị [email protected]

Chu Pham Đăng Quang

Viện nghiên cứu Phát triển Quy hoach đô thị Quy hoach đô thị dangquang16.5@

gmail.com

Đinh Thị DiệuTrung tâm Quốc tế

Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu

Địa lý Biến đổi sử dụng đất và sinh kế đô thị

[email protected]

Đỗ Thanh Nghị Đai học Cần Thơ Tin học Khai thác dữ liệu [email protected]

Hoàng Thị Thanh Hà Đai học Đà Nẵng Tin học Đa tác tử, mô phỏng [email protected]

Lê Thị Bảo Yến Đai học Đà Nẵng Đa tác tử

Mô phỏng luồng giao thông quanh toà nhà trung tâm hành chính TP. Đà Nẵng dưa trên

hệ thống đa tác tử

[email protected]

Nguyễn Ngọc Ánh

Đai học Sư pham Hà Nội Địa lý Hệ thống thông tin địa lý,

quy hoach và môi trường anh.hnue@gmail.

com

Nguyễn Ngọc Doanh

Đai học Bách khoa Hà Nội

Mô hình hóa và hệ thống phức hợp

Mô hình hóa và hệ thống phức hợp trong sinh thái

học

[email protected]

Nguyễn Thị Hà Mi Đai học Cần Thơ Quản lý đất đai Môi trường đô thị [email protected]

Nguyễn Thị Hoàng Anh

Trung tâm vệ tinh quốc gia Địa lý Biến động lòng sông Hồng [email protected]

Nguyễn Quốc Huy

Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Biến đổi

Toàn cầu-

Công cụ và mô hình đọc sư vận động không gian

đô thị

[email protected]

Nguyễn Thị Vân Đai học Thủy lợi Toán sinh thái Mô hình sinh thái [email protected]

Trần Duy MinhĐai học Khoa học

Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh

Địa lý, GIS Biến động không gian [email protected]

Trần Nguyễn Minh Thư Đai học Cần Thơ Tin học Khai thác dữ liệu tnmthu80@gmail.

com

Trần Thị Lệ Hằng Đai học Cần ThơỨng dụng mô hình

toàn trong quản lý tài nguyên thiên nhiên

Ứng dụng Webgis trong quản lý nước đô thị [email protected]

Pham Duy Tiễn Đai học An Giang Quy hoach sử dụng đất, GIS

Quy hoach đất ở đô thị và nông thôn

[email protected]

Nguyễn Lê Vi Huỳnh Trung tâm HCM-GIS GIS Ứng dụng GIS levihuynh@gmail.

com

Ket Pinnara Học viện Công nghệ Campuchia Tài nguyên nước Kỹ thuật tưới tiêu

ở Campuchiaket.pinnara@gmail.

com

Danh sách học viên

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD206

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 207

2.3. Đô thị và các bất bình đẳng không gian – xã hội: tiếp cận

dịch vụ công, việc làm và nhà ởAxel Demenet – nghiên cứu sinh tại IRD-DIAL, Danielle Labbé –

Trường Đại học Montreal, Xavier Oudin – IRD-DIAL, Gwenn Pulliat – tư vấn, Mireille Razafindrakoto – IRD-DIAL, François Roubaud – IRD-DIAL,

Jean-Michel Wachsberger – Trường Đại học Lille 3-DIAL

(Phần gỡ băng)

Ngày học thứ nhất, thứ Năm ngày 24

Giới thiệu giảng viên và học viên (xem danh sách học viên tại phần cuối chương và phần tiểu sử giảng viên)

[Xavier Oudin]

Tôi rất vui khi thấy chủ đề nghiên cứu của các bạn rất đa dạng, vì vậy, các cuộc thảo luận trong lớp chuyên đề này chắc chắn sẽ rất phong phú. Bên cạnh đó, độ tuổi trung bình của các học viên là 33 nên chúng ta có thể hi vọng rằng kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong nghiên cứu của các

bạn là vững chắc. Điều đó sẽ rất có ích cho các cuộc thảo luận của chúng ta.

[François Roubaud]

Chúng tôi sẽ giới thiệu chương trình làm việc của tuần này. Triết lý của các Khóa học mùa hè Tam Đảo xoay quanh ba điểm chính:- phương pháp nghiên cứu: trong suốt quá

trình diễn ra lớp học chuyên đề, chúng tôi sẽ cố gắng truyền đạt tới các bạn những nội dung về phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính để đánh giá được quy mô và quá trình phân tách không gian – xã hội;

- yêu cầu tính đa ngành trong các nghiên cứu;

- tương tác giữa giảng viên và học viên cũng như giữa các nhóm học viên mà chúng ta sẽ cùng lập ra trong lớp chuyên đề.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD208

Trong tuần này, chúng ta sẽ đan xen các bài thuyết trình của giảng viên với phần trình bày bài tập của các nhóm.

Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau lập bốn nhóm rồi cùng nhau xác định chủ đề nghiên cứu cho mỗi nhóm.

Mỗi nhóm lựa chọn một chủ đề nghiên cứu liên quan tới chuyên đề chung của lớp học và phát triển nó. Các bước cần tiến hành cho bài tập nhóm như sau:- xác định chủ đề nghiên cứu;- đặt câu hỏi nghiên cứu;- xác định phương pháp điều tra cần thực

hiện để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

Tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của bước cuối cùng, các bạn cần cùng nhau tập trung suy nghĩ cho bước đó. Bài tập của nhóm phải đưa ra kết quả là một bảng hỏi phù hợp cùng các câu hỏi nghiên cứu. Tập trung vào phương pháp nghiên cứu và cùng nhau xây dựng phương pháp nghiên cứu là cách tốt nhất để tìm ra cách tiếp cận chung, nhất là đối với một lớp chuyên đề tập trung nhiều các chuyên ngành như lớp chúng ta.

Trong quá trình diễn ra lớp học, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu xây dựng bảng hỏi và suy nghĩ về những khó khăn trong thực hiện điều tra ở một quy mô cụ thể: khu phố. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn các định nghĩa khác nhau của khái niệm khu phố, cũng như các chỉ số khác nhau có thể sử dụng để xây dựng bảng hỏi. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng bảng hỏi sẽ không cho phép ta trả lời được tất cả các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Đối với một số câu hỏi, cần có hình thức điều tra khác. Mục tiêu của giai đoạn thứ ba là đề xuất được một bảng hỏi mà không cần thực hiện điều tra do thời gian có hạn.

Cuối cùng, chúng tôi đề nghị dành thời gian cho bài tổng kết. Trước khi đến được bài tổng kết, mỗi nhóm sẽ có nhiều lần giới thiệu tiến độ bài tập, giảng viên cũng như các nhóm khác sẽ đưa ra nhận xét để hỗ trợ các bạn trong quá trình xây dựng bảng hỏi. Sau đó, vào buổi sáng thứ ba tới, đại diện lớp chuyên đề này sẽ trình bày bài thu hoạch của nhóm trước toàn thể các học viên khác của khóa học.

Sau đây là chương trình của tuần: - buổi sáng nay, chúng ta sẽ lập nhóm. Có 2

tiêu chí chính: một là đặc điểm công việc, mỗi nhóm sẽ có đại diện của mỗi chuyên ngành khác nhau; mặt khác, tiêu chí về ngôn ngữ cũng sẽ giúp các bạn có thể giao tiếp được với nhau một cách hiệu quả. Trong ngày đầu tiên này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về bất bình đẳng không gian – xã hội trong các đô thị hiện đại. Ngoài ra, hằng ngày chúng ta cũng sẽ dành một khoảng thời gian cho phần bài tập của các bạn. Hôm nay, chúng tôi yêu cầu các bạn sử dụng khoảng thời gian này để cùng nhau xác định vấn đề nghiên cứu mà các bạn muốn thực hiện;

- sáng thứ sáu sẽ được bắt đầu bằng phần giới thiệu chủ đề nghiên cứu của các nhóm. Đây sẽ là dịp để chúng tôi đưa ra những phản hồi đầu tiên đối với đề xuất của các nhóm. Sau đó, chúng tôi sẽ trình bày các thách thức trong tiếp cận với dịch vụ công ở các khu đô thị tại bốn thành phố: Antananarivo ở Madagascar, Ouagadougou ở Burkina Faso, Rufisque ở Sénégal và Paris, Pháp;

− buổi sáng thứ bảy sẽ dành cho phần trình bày về thị trường lao động tại khu vực đô thị, tập trung vào các vấn đề liên quan tới sự phân tách nơi ở và tiếp cận thị trường lao động cũng như tới các chỉ số có thể dùng để đánh giá mức độ phân tách. Chúng ta

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 209

sẽ cùng nghiên cứu ba ví dụ: các «khu vực nhạy cảm» (ZUS) ở Pháp, tác động của phân tách nơi ở tại một khu vực ven đô thành phố Tel-Aviv (Israel) và sự không đồng nhất của các khu vực việc làm tại thành phố Hồ Chí Minh. Các ví dụ trên sẽ cho phép đề cập tới cách thức xây dựng bảng hỏi định lượng;

− buổi học đầu tiên của ngày Chủ nhật sẽ dành cho phần trình bày bài tập của các nhóm. Để chuẩn bị cho phần này, chúng tôi yêu cầu học viên đọc các bài viết mà chúng tôi đã chuyển tới các bạn để tìm ra các khái niệm chính có liên quan tới chủ đề nghiên cứu của các bạn. Buổi chiều, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn các bước chính trong xây dựng bảng hỏi định tính với hai ví dụ minh họa: «dân trôi nổi» ở Hà Nội và quá trình thay đổi nơi ở của các hộ gia đình trong các khu «đô thị mới» (ĐTM). Trong phần trình bày này, chúng tôi sẽ trở lại các khái niệm chính về phân tách không gian – xã hội. Cuối cùng, chúng tôi sẽ đề nghị mỗi nhóm cùng soạn ba câu hỏi định tính có liên quan tới chủ đề nghiên cứu của nhóm, sau đó trình bày và giải thích các câu hỏi đó;

− buổi sáng thứ hai sẽ dành cho phần kỹ thuật chọn mẫu cần thiết để thực hiện điều tra sau đó là phần trình bày kết quả bài tập của các nhóm. Kỹ thuật chọn mẫu cho phép xác định «dân số đối tượng», đây là một giai đoạn không thể thiếu đối với mọi nghiên cứu ở quy mô khác nhau vì sẽ không thể hoặc quá tốn kém để có thể thực hiện hỏi toàn bộ dân cư trên một lãnh thổ nào đó. Phần trình bày kết quả bài tập của các nhóm sẽ cho phép chúng tôi có thể đưa ra bình luận về phần bài các bạn đã làm. Mục tiêu là để cả lớp có thể cùng nhau làm báo cáo tổng kết tại phiên toàn thể.

3.3.1. Bất bình đẳng và phân tách không gian – xã hội: định nghĩa, xác định và đo lường

[Jean-Michel Wachsberger]

Tại phiên toàn thể, tôi đã đề cập đến nhiều ví dụ về biểu hiện của phân tách không gian – xã hội. Dù khái niệm này khá rộng, vẫn cần lưu ý rằng nó được biểu hiện bằng nhiều cách: có thể là các dạng thức tổ chức đô thị hoặc không gian, ví dụ hiện tượng Gated Communities là các khu vực bị cách ly về mặt vật lý trong mạng lưới đô thị, có thể là cách ly về mặt dân cư, ví dụ phân tách do đặc điểm sắc tộc hoặc nghề nghiệp – xã hội. Phân tách không gian – xã hội có thể khác nhau tùy theo từng đô thị nên sẽ chính xác hơn khi ta xét bằng đơn vị đo lường của nó. Ví dụ, trong rất nhiều các đô thị ở Brasil, biểu hiện phân tách rất rõ ràng trong khi tại các đô thị ở Việt Nam, sự phân tách lại không rõ nét. Vì vậy, nếu chúng ta muốn nghiên cứu kỹ về phân tách không gian – xã hội, cần đặt ra ba câu hỏi sau: - ai / cái gì? Liệu sự phân tách không gian –

xã hội có liên quan tới toàn bộ dân cư hay chỉ liên quan tới một bộ phận dân cư cụ thể, xác định theo sắc tộc, văn hóa hay theo tầng lớp nghề nghiệp – xã hội? Câu hỏi này nhằm xác định đặc điểm của dân cư mà ta muốn quan sát và xem xét sự phân tách;

− ở đâu? Ta muốn quan sát phân tách trong một không gian hay một lãnh thổ. Để làm được điều đó cần xác định một quy mô tổng thể để quan sát. Cần phân định ranh giới các khu vực rồi làm so sánh giữa chúng, tức là xác định xem nghiên cứu ta định thực hiện có độ chính xác ở mức nào. «Ở đâu» là khái niệm đặc biệt quan trọng trong lớp học chuyên đề này, thông thường chúng ta sẽ nghiên cứu ở quy mô khu phố;

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD210

− như thế nào? Câu hỏi này đặt ra để xây dựng và lựa chọn các chỉ số đo mức độ phân tách không gian – xã hội.

Câu trả lời cho các câu hỏi phụ thuộc vào giả thiết mà ta đã đưa ra trước đó cũng như vào vấn đề nghiên cứu chung.

Định nghĩa và quan sát phân tách: khách quan và chủ quan

Chúng ta hãy cùng nghiên cứu vấn đề sắc tộc như một ví dụ về phân tách. Ta cần làm sáng tỏ những khó khăn trong việc đo mức độ hiện tượng phân tách. Nếu phải đặt một câu hỏi để xác định nguồn gốc sắc tộc của cư dân, bạn đặt câu hỏi gì?

Phạm Thái Sơn

Ta có thể hỏi họ về gia đình, về môi trường văn hóa xã hội của họ.

Đỗ Phương Thúy

Ở Việt Nam, vấn đề này không phải là một vấn đề nhạy cảm nên ta có thể hỏi trực tiếp.

[Jean-Michel Wachsberger]

Câu trả lời cho vấn đề này ở mỗi nước là khác nhau; nếu đó không phải là vấn đề nhạy cảm, ta có thể hỏi trực tiếp. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần xem xét liệu việc đặt câu hỏi đó có cần và thiết thực cho nghiên cứu hay không. Hỏi một bộ phận dân cư về nguồn gốc là dân tộc thiểu số của họ cũng có nghĩa là ngầm gắn cho họ một định kiến về nguồn gốc sắc tộc của họ. Vì vậy, nhà nghiên cứu phải luôn thận trọng, tránh việc nghiên cứu của mình có thể gây tác động tới thực tế xã hội. Nhà nghiên cứu luôn cần đặt câu hỏi về sự cần thiết và tính xác đáng của các câu hỏi trong bảng hỏi.

Ở Peru, trong một cuộc điều tra về phân tách, câu hỏi về sắc tộc là nhạy cảm nên nhà nghiên cứu hỏi về ngôn ngữ mẹ đẻ để gián tiếp tìm hiểu nguồn gốc sắc tộc. Ở Pháp, câu hỏi này cũng khá nhạy cảm, người ta sẽ hỏi nơi sinh của cha mẹ. Ở Mỹ hay Canada, người ta có thể hỏi trực tiếp những vấn đề được coi là nhạy cảm ở các nước khác, ví dụ hỏi về chủng tộc: người Caucase, da đen, da trắng v.v...

Bây giờ chúng ta sẽ cùng đặt câu hỏi cho vấn đề nghèo đói.

[François Roubaud]

Liên quan tới nghèo đói và những khó khăn của việc phân tách không gian – xã hội, các bạn có thể xác định một thước đo «khách quan» và 1 thước đo «chủ quan» của nghèo đói? Bạn sẽ dùng câu hỏi gì để xác định được vấn đề đó?

Mai Thị Thanh Hoa

Ta có thể đặt câu hỏi về mức thu nhập bình quân tính theo ngày.

[François Roubaud]

Đây là một ví dụ rất hay liên quan tới nghèo đói «khách quan» ! Ta đo mức thu nhập, hoặc mức tiêu dùng và ta xác lập một ngưỡng cho phép phân biệt những người nghèo với những người không nghèo. Vậy ta có thể quan sát vấn đề này trong quy mô đô thị hoặc theo từng khu phố, mức độ tập trung dân số giàu và nghèo bằng cách sử dụng chỉ số mức thu nhập tính theo ngày. Tuy nhiên, người ta đã công nhận rằng nghèo đói không chỉ được đo bằng thước đo thu nhập, những thước đo khác cũng được sử dụng: sức khỏe, giáo dục, cảm giác tự do, hạnh phúc v.v... Tồn tại nhiều thước đo khác nhau để xác định

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 211

nghèo «chủ quan», một câu hỏi có thể đặt ra đó là «bạn có cảm thấy mình nghèo?». Giả sử chúng tôi đặt câu hỏi này trong khi điều tra để nghiên cứu về phân bố của những người dân tự đánh giá một cách chủ quan là nghèo, sau đó chúng tôi so sánh với số dân được xếp loại nghèo một cách khách quan. Hai loại dân cư trong khu phố chúng tôi nghiên cứu đó có trùng khớp nhau không?

Nguyễn Thị Thu Hà

Những khu phố nghèo chủ quan không nhất thiết sẽ trùng khớp với khu phố nghèo khách quan.

Lê Hồ Phong Linh

Nhiều khả năng là các khu phố đó sẽ khác nhau nhưng chúng cũng có thể trùng khớp. Điều đó phụ thuộc vào chỉ số mà nhà nghiên cứu sử dụng, thu nhập là một chỉ số «khách quan» và quan niệm về nghèo đói của người dân là một chỉ số «chủ quan».

[François Roubaud]

Đúng vậy, các khu phố có thể khác nhau nhưng cũng có thể trùng khớp. Điều quan trọng là các bạn bắt đầu phân biệt được các khái niệm chỉ số «khách quan» và chỉ số «chủ quan».

Trong một số khu phố nghèo, mạng lưới đoàn kết có thể rất vững chắc và người dân có thể cảm thấy không nghèo vì họ biết họ có thể dựa vào hàng xóm. Ngược lại, ở các khu phố giàu, người ta thường thấy sự đoàn kết là yếu. Quan trọng là chúng ta cần lưu ý rằng có tồn tại sự khác nhau giữa cái chúng ta đo lường được và cái được cảm nhận chủ quan.

Khu vực có phân tách: ranh giới giữa không gian được xác lập để nghiên cứu và không gian được cảm nhận theo chủ quan.

[Jean-Michel Wachsberger]

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu câu hỏi «Ở đâu». Sau khi giải quyết được vấn đề về các giới hạn, chúng ta cũng cần xác định quy mô không gian mà chúng ta muốn so sánh trong nghiên cứu. Kết quả sẽ thay đổi tùy theo chúng ta so sánh các không gian rộng hay hẹp. Phân tách sẽ càng tăng lên khi ta nghiên cứu các không gian càng nhỏ; khi chúng ta càng chia nhỏ không gian và nghiên cứu ở quy mô nhỏ, sự phân tách sẽ có nhiều khả năng bộc lộ hơn. Vấn đề phân chia không gian cũng có một logic riêng: chia không gian như thế nào? Theo không gian hành chính hay toán học – tức là chia nhỏ lãnh thổ thành các mảnh hình vuông, hay theo khu phố là các đơn vị được xác định theo quan niệm xã hội, văn hóa hoặc thói quen hằng ngày? Hãy mường tượng nghiên cứu mà bạn đang thực hiện không phụ thuộc vào các yếu tố vật chất và tài chính. Trong thế giới lý tưởng mà bạn không bị hạn chế bởi bất cứ điều gì thì bạn sẽ phân chia không gian theo cách nào và tại sao bạn làm như vậy?

Morgane Perset

Chúng tôi đã nghiên cứu các khu phố có nhà ở xã hội được xác định theo các tiêu chí hành chính. Trên thực địa, chúng tôi đã quan sát thấy rất nhiều sự chênh lêch. Tôi đã bắt đầu từ thực địa để xác định ra không gian nghiên cứu và không gian khu phố theo quan niệm của người dân.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD212

Nguyễn Tuấn Minh

Chúng ta có thể lấy mức độ đô thị hóa của các khu vực như là cơ sở để phân chia không gian nghiên cứu. Thông thường, ở trung tâm thành phố, mật độ dân cao và hạ tầng công cộng cũng tốt hơn, nhiều hơn so với các khu vực ngoại ô.

[Jean-Michel Wachsberger]

Nghiên cứu phân tách là so sánh giữa các khu vực, nên chúng ta có thể so sánh trung tâm thành phố với ngoại ô. Chúng ta cũng có thể sử dụng các đơn vị hành chính đã tồn tại sẵn – xã, huyện, quận – khi chúng ta đi xác định không gian nghiên cứu. Tuy nhiên, những đơn vị hành chính này không nhất thiết là lãnh thổ quen thuộc của người dân sống tại đó. Trong một số trường hợp, phân chia hành chính có thể trùng hợp với không gian sống của người dân. Nhưng ở những trường hợp khác, sự phân chia hành chính chỉ mang tính chất nhân tạo.

Một vấn đề khác nữa được đặt ra đó là khi ta đặt câu hỏi liệu người dân nghèo có tập trung ở trong một khu vực nhất định nào không? Rất có khả năng người nghèo tập trung đông tại các khu phố lớn. Đó là lý do tại sao ta có thể chia nhỏ một cách nhân tạo những đô thị có quy mô giống nhau. Ví dụ ở Pháp, có những không gian gọi là Đảo tập trung cho thông tin thống kê (IRIS), do Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (INSEE) lập ra, đó là những đơn vị lãnh thổ được phân chia đồng đều – 2000 dân. Cách phân chia này không thể dung hòa được giữa thực tế lãnh thổ và quan niệm của người dân về lãnh thổ nhưng lại là một công cụ hay để so sánh các đơn vị lãnh thổ đó với nhau. Khi ta sử dụng các phương pháp nghiên cứu thiên

về định tính, ta nhận thấy rằng khái niệm khu phố là một đơn vị địa lý thay đổi và mỗi người có thể gắn cho nó một ý nghĩa cũng như giới hạn khác nhau.

«Sử dụng tốt» các chỉ số đo mức độ tách biệt: từ đọc dữ liệu tới giải thích kết quả

Chúng ta hãy cùng đề cập tới vấn đề đo mức độ phân tách, nói cách khác là câu hỏi «Như thế nào?». Nhìn chung, ta có năm chỉ số phân tách chính (xem Khung 12).

Chúng ta hãy cũng phân tích ý nghĩa và tác dụng của ba trong số các chỉ số trên: chỉ số khác biệt, tương tác và chỉ số co cụm (độ tập trung trong không gian). Chúng ta cùng làm nhanh một bài tập trên cơ sở các số liệu của vùng Île-de-France (xem Biểu đồ 5).

Biểu đồ này cho thấy chỉ số khác biệt sắc tộc tính theo xã của vùng Paris cũng như biến đổi của nó qua nhiều thập kỷ. Các bạn hiểu như thế nào điểm đồ thị tại năm 1968 trên đường đồ thị biểu diễn số dân gốc Châu Phi khu vực cận Sahara?

Phạm Thái Sơn

Người nhập cư từ các nước châu Phi sống tập  trung hơn so với toàn bộ dân nhập cư còn lại.

[Jean-Michel Wachsberger]

Đúng vậy, nhưng bạn đã đi nhanh quá. Biểu đồ cho ta thấy gì về dân gốc Châu Phi khu vực cận Sahara năm 1968?

Nguyễn Thị Thu Hà

47% người gốc Phi phải di dời để đảm bảo sự phân bố đồng đều của dân cư trên các xã thuộc vùng Île-de-France.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 213

Nguồn: Massey và Denton (1988).

Năm loại chỉ số chính về mức độ phân tách12Khung

• Chỉsốvềbìnhđẳng(evenness): là chỉ số phân tách hoặc còn gọi là chỉ số khác biệt, là chênh lệch giữa một nhóm dân cư sống trong khu phố với tổng số dân cư (hoặc một nhóm dân cư khác) cùng sống trong khu phố đó. Đây cũng có thể được hiểu là tỉ lệ những người phải chuyển đi để đảm bảo sự phân bố đồng đều của dân số trong các khu phố khác nhau.

• Chỉsốtiếpxúc(exposure): là chỉ số về sự tách biệt hoặc tương tác, là kết quả so sánh giữa một nhóm dân nào đó trong mỗi khu phố so với tỉ lệ những người dân khác không cùng nhóm. Đây cũng có thể được hiểu là xác suất một người dân nào đó có tương tác với một người thuộc một nhóm dân cư khác trong khu phố của mình

• Chỉsốtậptrung(concentration): là sự chênh lệch giữa nhóm dân cư được nghiên cứu trong một đơn vị không gian với tổng số dân của nhóm đó trong toàn thành phố cũng như sự so sánh giữa đơn vị không gian đó với toàn thành phố. Chỉ số này dao động từ 0 đến 1. Chỉ số này cũng có thể được hiểu là tỉ lệ nhóm dân phải di dời để có được một mật độ dân đồng đều tại tất cả các đơn vị không gian.

• Chỉsốcocụm(mứcđộtậptrungtrongkhônggian-clustering): là số lượng dân trung bình trong một đơn vị không gian. Chỉ số tuyệt đối về độ tập trung trong không gian dao động từ 0 đến 1 cũng được hiểu là tỉ lệ một nhóm dân nào đó trong các vùng có độ tập trung dân cao.

• Chỉsốhướngtâm(centralization): là tỉ lệ của một nhóm dân sống tại khu vực trung tâm thành phố. Chỉ số hướng tâm tuyệt đối cũng được hiểu là phần dân cư của một nhóm phải di dời để nhận được một mật độ dân đồng đều tại trung tâm của khu vực đang nghiên cứu.

Chỉ số khác biệt về sắc tộc tại khu vực Paris

0.12

0.17

0.22

0.27

0.32

0.37

0.42

0.47

1968 1975 1982 1990 1999

!"#$%&'()&*+,-,#$'..'(( !+$'(/&()&/01+2( 1.+'3*4'(/'+($33$5#6+((1) Châu Phi c n Sahara

(1) (2)

(3)

(2) ông Nam Á (3) T p h p dân nh p c

Nguồn: Safi, 2009.

5Biểu đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD214

[Jean-Michel Wachsberger]

Chính xác. Có nhiều câu hỏi cần đặt ra trước một biểu đồ như thế này: Liệu ta có hiểu đúng nó không? Nó cho ta thấy điều gì? Và chúng ta có thể diễn giải nó như thế nào?

Biểu đồ này cho ta thấy rằng sự khác biệt của dân gốc Phi cận Sahara đã giảm đi theo thời gian, nói cách khác, số dân này được phân bố đồng đều hơn trên lãnh thổ vùng này. Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy sự phân tách của dân gốc Đông Nam Á, ban đầu là rất nhỏ nhưng sau đó duy trì theo thời gian và cuối cùng là rõ rệt hơn so với người dân gốc Phi cận Sahara. Cách giải thích này có được khi chúng ta đọc đồ thị theo chiều ngang – diễn biến theo thời gian – và chiều dọc – biểu diễn nguồn gốc của các nhóm dân. Trung bình, hai nhóm dân này có sự phân bố không đồng đều nhất so với các nhóm dân nhập cư còn lại.

Làm thế nào để có thể hạ thấp chỉ số khác biệt mà không cần phải có sự di dời của người dân?

Phạm Thái Sơn

Có thể có các nhóm dân thuộc các sắc tộc khác đến sống tại các xã này và khiến tỉ lệ người dân gốc Châu Phi cận Sahara giảm xuống.

[Jean-Michel Wachsberger]

Đúng vậy. Diễn biến của di cư khiến cho tỉ lệ dân gốc Phi cận Sahara vì thế giảm. Nói cách khác, sự phân bố đồng đều của năm 1968 khác với năm 1975 có thể được giải thích bằng nhiều yếu tố. Đô thị không phải là chu

trình khép kín. Dân cư luôn có sự thay đổi, theo thời gian đô thị lại đón nhận thêm cư dân mới, ví dụ người di cư đến từ các khu vực nông thôn. Hoặc dân số thay đổi tự nhiên do có người sinh ra và mất đi.

Vậy ta có thể nói gì về nhóm dân gốc Đông Nam Á?

Vũ Hoàng Đạt

Đường đồ thị ổn định hơn, sự phân tách không gian – xã hội của các nhóm dân gốc Đông Nam Á cao hơn so với nhóm dân gốc Phi cận Sahara kể từ sau năm 1975.

[François Roubaud]

Giả sử một thành phố gồm có ba khu phố khác nhau trong đó có các nhóm dân cư thuộc các sắc tộc khác nhau sinh sống: sắc tộc 1 là một nhóm dân nghèo, sắc tộc 2 là dân giàu.- Khu phố 1 có đặc điểm là khu phố khá khó

khăn vì đây là nơi sinh sống của 70% dân thuộc sắc tộc 1 và 30% dân sắc tộc 2.

- Khu phố 2 có đặc điểm cân bằng hơn, gần giống với một khu phố của « tầng lớp trung lưu » với 50% dân giàu và 30% dân nghèo.

- Khu phố 3 có đặc điểm là rất khó khăn, gần như một dạng « khu ổ chuột » vì nơi đây chỉ có dân thuộc sắc tộc 1 sinh sống.

Vì vậy đối với trường hợp khu phố 1, để khu phố này đạt mức chỉ số khác biệt trung bình, có nghĩa là gồm 50% dân thuộc sắc tộc 1 và 50% dân thuộc sắc tộc 2, thì cần di dời 20% dân cư của sắc tộc 1 đến chỗ khác, ví dụ đến khu phố 2. Tổng số phần trăm này sẽ cho ta chỉ số về sự khác biệt.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 215

So sánh sự tách biệt của các nhóm dân cư: tính tương đối của ngưỡng

[Jean-Michel Wachsberger]

Ta có thể định nghĩa sự phân tách như là sự phân chia của đô thị thành những khu vực khác nhau về mặt xã hội hoặc sắc tộc. Vì vậy, ta có thể khẳng định rằng một đô thị có sự phân tách khi tất cả các sắc tộc dân cư không phân bố đồng đều trên toàn thành phố mà tập trung ở một số khu phố nào đó. Tương tự như vậy, ta có thể nói rằng một nhóm dân cư có sự phân tách khi nhóm dân cư đó sống tập trung tại một số khu vực trong thành phố thay vì phân bố đều trên toàn thành phố. Các yếu tố này rất dễ nắm bắt nhưng thước đo sự phân tách không gian – xã hội thì phức tạp hơn. Trong phiên toàn thể, một đại biểu đã đặt ra câu hỏi liệu có tồn tại một «con số» của sự tách biệt không (có lượng hóa được)?

Đứng dưới góc độ xã hội học, kinh tế học và địa lý, đây chính là câu hỏi mà chúng ta quan tâm. Những chỉ số mà chúng tôi giới thiệu với các bạn ở đây thoạt đầu có thể khá trung lập so với câu hỏi này. Chỉ số khác biệt được hiểu là từ 0 (0%) đến 1 (100%) – 0 là không có phân tách; 1 là hoàn toàn phân tách. Từ giá trị nào thì ta có thể kết luận có sự phân tách? 30 %, 40 % hay 50 %? Liệu ta có thể đưa ra một ngưỡng mà dưới đó, ta có thể đánh giá sự phân tách là không đáng kể còn trên đó sự phân tách là đáng lưu ý? Với ví dụ về sự phân tách ở Paris, liệu ta có thể nói của nhóm dân cư gốc Đông Nam Á là có sự phân tách không?

Ly Sokrithea

Sự thay đổi từ năm 1968 đến năm 1999 cho thấy một sự gia tăng phân tách đáng kể.

Minh họa chỉ số khác biệt

70%

25%

5%

50%

50%0%

Q3 – r t nghèo

Q1 – nghèo

Q2 – t ng l p trung l u

20%

S c t c 1 – dân nghèo

S c t c 2 – dân giàu

Di d i dân c

Nguồn: các tác giả.

32Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD216

[Jean-Michel Wachsberger]

Các nhóm dân gốc Đông Nam Á đúng là có sự phân tách, nhất là so với các nhóm dân nhập cư khác. So sánh cho phép đánh giá mức độ phân tách của một nhóm dân. Chúng ta cũng ghi nhận đươc rằng sự phân tách của nhóm dân gốc Đông Nam Á kéo dài và có xu hướng ổn định trong khi đó sự phân tách ở các nhóm dân gốc Phi cận Sahara ngày càng giảm, từ 47% năm 1968 xuống 37% năm 1975. Các bạn có thể nói gì về mức độ phân tách của hai nhóm dân này trong giai đoạn 1968 – 1999?

Ly Sokrithea

Năm 1968, sự phân tách của các nhóm dân gốc Phi cận Sahara cao hơn so với mức độ phân tách nhóm dân gốc Đông Nam Á. Ngược lại, từ năm 1975 và nhất là vào năm 1999, chúng ta thấy rõ là nhóm dân gốc Đông Nam Á có sự phân tách cao hơn so với nhóm dân gốc Phi cận Sahara.

[Jean-Michel Wachsberger]

Sự thay đổi của đường đồ thị cho thấy có sự đảo ngược xu hướng và cần phải giải thích điều này. Chúng ta cần quan tâm xem liệu những người nhập cư gốc Đông Nam Á có phân tách hơn so với các nhóm dân khác không?

Nhân đây, tôi cũng xin mở ngoặc: có một vấn đề mang tính chính trị ở Pháp mà người ta gọi tên là «ngưỡng chấp nhận được». Thuật ngữ này chỉ mức mà người Pháp chấp nhận được đối với những người dân nhập cư, có nghĩa là  số người dân nhập cư trên một lãnh thổ nào đó, trên mức đó người dân Pháp có thể sẽ bộc lộ những hành vi mang tính bài ngoại và từ chối, điều này có thể dẫn đến việc người

dân sẽ bỏ phiếu cho đảng cực hữu. Nhưng trên thực tế, vấn đề này liên quan nhiều tới chính trị hơn là một thực tế xã hội. Theo tôi được biết, không có nghiên cứu xã hội nào xác định ra được một tỉ lệ mà trên mức đó sẽ có sự phân tách không gian – xã hội và tương tự, dưới mức đó sẽ không có phân tách không gian – xã hội đồng thời không có hệ quả nào của việc phân tách. Ví dụ này cho chúng ta thấy việc phân tách không gian-xã hội là một vấn đề tồn tại ở các mức độ khác nhau. Ngưỡng chấp nhận được là một khái niệm tương đối và chắc chắn là võ đoán. Cần tập trung vào hệ quả của phân tách không gian – xã hội, nhất là nghiên cứu tác động của nó khi nó có sự thay đổi.

Năm 1999, ta quan sát thấy chỉ số khác biệt đối với nhóm dân gốc Phi cận hoang mạc Sahara là 33% và gốc Đông Nam Á là 40%. Chênh lệch là 7. Các bạn nghĩ gì về mức độ chênh lệch này? Liệu ta có thể khẳng định rằng dân nhập cư gốc Đông Nam Á có sự phân tách lớn hơn rất nhiều, hay chỉ lớn hơn chút ít so với dân nhập cư gốc Phi cận Sahara?

Mục đích câu hỏi của tôi là để mời các bạn xem lại khái niệm ngưỡng, trên ngưỡng đó có thể có phân tách, dưới ngưỡng đó không có phân tách. Trên thực tế, khi bỏ qua vấn đề ngưỡng, sự phân tách chỉ đơn giản là việc một số nhóm dân nào đó đặc biệt tập trung trên một khu vực lãnh thổ nào đó của đô thị mà không phải là tại các khu vực khác. Tuy nhiên, định nghĩa này cũng chỉ là một cách để bớt đi một đơn vị đo lường sự phân tách không gian-xã hội. Để làm điều này, sau bài tập đầu tiên về chỉ số khác biệt, tôi đề nghị chúng ta sẽ cùng nghiên cứu chỉ số tương tác và thực hiện một so sánh.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 217

Chỉ số tương tác là chỉ số tính xác suất một người dân có những đặc điểm nhất định – về giới tính, sắc tộc, nghề nghiệp-xã hội, v.v…gặp một người khác có đặc điểm khác mình trong khu phố của mình. Đầu tiên, chúng ta cần đảm bảo hiểu đúng biểu đồ: giải thích giá trị 88% là đặc điểm của người nhập cư gốc Đông Nam Á năm 1968 như thế nào? Làm thế nào để nắm được diễn biến của sự phân tách?

Lê Hồ Phong Linh

Có nghĩa là năm 1968, xác suất một người nhập cư gốc Đông Nam Á có tương tác với với một người dân khác trong khu phố của mình là 88%. Mức độ tương tác giữa người dân nhập cư gốc Đông Nam Á và những người dân khác ở thời điểm năm 1968 là cao, sau đó giảm dần theo thời gian. Vì vậy, tôi nói rằng sự phân tách không gian – xã hội tăng lên khi xác suất tương tác giảm.

[Jean-Michel Wachsberger]

Bây giờ chúng ta hãy cùng so sánh các chỉ số tách biệt và chỉ số tương tác. Chỉ số thứ nhất cho biết sự phân tách ổn định ở một khoảng thời gian dài; ngược lại, chỉ số thứ 2 cho thấy sự phân tách tăng. Vậy ta hiểu thế nào về sự mâu thuẫn này? Làm thế nào để hiểu tương quan giữa các chỉ số này?

Morgane Perset

Chúng ta có thể đưa ra giả thiết rằng nhóm dân nhập cư gốc Đông Nam Á tập trung nhiều tại một số khu phố và trên thực tế họ có ít xác suất gặp những người dân khác.

[Jean-Michel Wachsberger]

Đúng vậy, một nhóm dân cư có đặc điểm giống nhau càng tập trung đông thì càng có ít chỗ cho những nhóm dân cư khác, từ đó xác suất tương tác càng thấp.

Chỉ số tương tác sắc tộc tại khu vực Paris

0.74

0.76

0.78

0.8

0.82

0.84

0.86

0.88

0.9

1968 1975 1982 1990 1999

Afrique Subsaharienne Asie du Sud-Est Ensemble des immigrés(1) Châu Phi c n Sahara (2) ông Nam Á (3)T p h p dân nh p c

(1)

(2)

(3)

Nguồn: Safi, 2009.

6Biểu đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD218

Hai chỉ số này không đo cùng một hiện tượng. Chỉ số khác biệt đo sự tách biệt không gian-xã hội trong cả quá trình và sự phân bố dân cư trên lãnh thổ trong khi chỉ số tương tác lại đo quá trình và tác động.

Hệ quả và tác động của sự phân tách không gian - xã hội

Chúng ta hãy cùng suy nghĩ về hệ quả và tác động có thể có của phân tách không gian - xã hội về mặt sắc tộc, nghề nghiệp-xã hội, mức thu nhập, v.v... Bạn có thể đề xuất một số hệ quả liên quan tới phân tách không gian - xã hội đối với nhóm dân nhập cư, đối với nhóm dân nghèo hoặc các nhóm dân khác nhưng cũng có thể là đối với toàn bộ xã hội? Các bạn nêu rõ các hệ quả tiêu cực cũng như tích cực để sau đó có thể tổng hợp nhiều tác động nhất có thể có của việc phân tách không gian - xã hội.

Nguyễn Thị Lành

Mức độ phân tách càng lớn thì càng khó tiếp cận với việc làm và trình độ học vấn càng thấp. Tôi lấy ví dụ về người dân tộc thiểu số Khor, vốn tập trung số đông ở quận 8, TP. Hồ Chí Minh.

Đàm Thị Đào

Phân tách xã hội có thể cho phép bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Roeungdeth Chanreasmey

Với tôi, ở Campuchia, phân tách không gian - xã hội đầu tiên là sự phân tách về sắc tộc và đó là một sự phân tách mang tính tích cực vì nó cho phép khẳng định bản sắc.

[Jean-Michel Wachsberger]

Sự tập trung dân nghèo trong một khu phố nghèo có thể gây hệ quả là sự xuất hiện một

vòng luẩn quẩn trong đó người dân không có đủ vốn xã hội và không tạo được mạng lưới tương hỗ vững chắc. Hiện tượng này có thể được thể hiện qua thuật ngữ « bẫy nghèo ».

[François Roubaud]

Tôi muốn nói thêm rằng mạng lưới hàng xóm có thể mang đến những hệ quả tích cực, thông qua viêc duy trì và chuyển giao bản sắc văn hóa hoặc thông qua thiết lập và phát triển mạng lưới tương hỗ.

Chúng ta hay cũng suy nghĩ đơn giản rằng khi tôi nghèo và sống trong một khu phố giàu, rất nhiều khả năng là tôi bị định kiến và điều kiện kinh tế - xã hội của tôi sẽ càng kém đi. Ngược lại, nếu tôi nghèo và sống cùng những người nghèo khác, rất có thể tôi thiết lập được mạng lưới tương hỗ và đoàn kết với những người sống quanh tôi. Qua mạng lưới xã hội, ta có thể xác định được những tác động tiêu cực và tích cực của phân tách không gian – xã hội. Lấy một ví dụ: giáo dục. Ta có xu hướng cho rằng con cái của những cư dân nghèo thường học kém và rằng khi họ sống co cụm thì xu hướng học kém lại càng rõ hơn. Nhưng liệu ta có thể xác định ra những hệ quả tích cực của việc sống tập trung này không?

Vũ Hoàng Đạt

Tôi nghĩ rằng hệ quả tích cực của phân tách không gian – xã hội đó là gia tăng thái độ tự tin trong nhóm. Khi người ta ở trong một nhóm với những cư dân có cùng hoàn cảnh, sẽ có thể có được sự tự tin của bản thân. Sự tự tin này có thể là một yếu tố thúc đẩy việc cố gắng học hành để đạt kết quả cao.

[François Roubaud]

Một cách trực tiếp hơn, sự tập trung của một số nhóm sắc tộc tại một số khu vực hay một

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 219

số trường học khiến người ta có thể dạy học bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của các nhóm đó, điều này giúp việc học được dễ dàng hơn. Người ta cũng có thể soạn chương trình giáo dục phù hợp hơn với trình độ của nhóm cư dân và như vậy giáo dục sẽ hiệu quả hơn.

Tóm tắt: những tác động của phân tách không gian - xã hội: lãnh thổ, khu vực và các cá nhân

[Jean-Michel Wachsberger]

Tôi muốn nhắc lại với các bạn ba loại tác động có thể có của sự phân tách không gian - xã hội: tác động liên quan tới đặc điểm lãnh thổ, tác động liên quan tới thành phần xã hội của lãnh thổ và tác động liên quan tới vốn xã hội.

Những tác động đầu tiên là các tác động liên quan tới đặc điểm lãnh thổ.

Ví dụ. Các nhóm dân nghèo của một số khu phố sống xa các dịch vụ công cộng và các khu vực có nhiều việc làm và đôi khi, những khu phố đó còn không tiếp cận được bằng các phương tiện giao thông công cộng. Bên cạnh các yếu tố liên quan tới khoảng cách và tiếp cận hạ tầng đô thị, cần thêm các yếu tố liên quan tới diện mạo của khu phố. Một số khu phố nghèo thường nằm ở các khu vực đặc biệt dễ bị rủi ro: ngập lụt, ô nhiễm. Kết hợp giữa khoảng cách và việc dễ gặp rủi ro thường dẫn đến những hệ quả tiêu cực về mặt sức khỏe, việc làm và giáo dục đối với dân cư.

Phân tách cũng có những hệ quả liên quan tới cấu trúc xã hội trên một lãnh thổ. Ta có thể nêu ra hiện tượng định kiến, tức là có một cái nhìn tiêu cực của một bộ phận xã hội đối với một khu vực lãnh thổ nào đó. Ví dụ ở Pháp, các khu chung cư cao tầng nằm ở ngoại ô các đô thị lớn nơi có tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao so với các khu vực khác, cư dân thường

bị định kiến về nơi ở của họ. Tóm lại, việc một người thuộc về một khu phố nào đó trong thành phố có thể làm hạn chế khả năng tiếp cận với việc làm, đồng thời cũng tác động không tốt đến kết quả học tập của người đó. Tuy nhiên, những hệ quả tiêu cực liên quan tới cấu trúc xã hội của lãnh thổ không phải không tạo ra những tác động tích cực. Sự tập trung cư dân có cùng đặc điểm tại cùng một khu vực có thể cho phép thực hiện chương trình giáo dục dành riêng cho cư dân đó. Tuy nhiên, nghiên cứu xã hội học về giáo dục cho thấy sự đa dạng xã hội của một tầng lớp dân cư có thể tạo thuận lợi cho trẻ em đạt kết quả cao hơn trong học tập và từ đó tăng cơ hội hòa nhập cho các em có nguồn gốc khó khăn. Cuối cùng, khi ta quan tâm tới cấu trúc xã hội của một khu vực và tới kết quả học tập của trẻ em ở đó, ta sẽ thấy cùng tồn tại hai hệ quả trái ngược nhau của sự phân tách.

Hệ quả thứ 3 của phân tách không gian – xã hội liên quan tới vốn xã hội. Ta thường phân biệt vốn xã hội tích cực, so sánh tương quan giữa các cá nhân với nhau – Bridging Capital –, với vốn xã hội tiêu cực dẫn tới sự khép kín – Bounded Solidarities. Ta cũng có thể đề cập đến các phân văn hóa (sous-culture) riêng của một khu phố, ví dụ phân văn hóa đói nghèo khiến một nhóm dân cư bị duy trì trong tình trạng đói nghèo – xem «bẫy nghèo đói». Phân văn hóa có thể dẫn đến việc xuất hiện các băng nhóm tội phạm vi phạm các trật tự xã hội đã được thiết lập. Ngược lại, nó cũng có thể mang đến những tác động tích cực: duy trì bản sắc văn hóa truyền thống, tăng cường sự tôn trọng từng cá nhân trong nhóm, thiết lập mạng lưới hỗ trợ và đoàn kết trong dân cư. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng khi người ta nghèo, sống trong các khu phố nghèo sẽ tốt hơn sống trong các khu phố giàu (Wachsberger, 2009b). Tuy vậy,

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD220

sự tương hỗ và tình đoàn kết không hẳn lúc nào cũng là hiển nhiên và ta cũng không thể mặc định cho rằng sự đồng nhất của một khu phố về mặt sắc tộc, văn hóa, thu nhập sẽ đương nhiên dẫn tới sự đoàn kết giữa các cư dân. Thông thường, trong các khu phố nghèo, sự mất an ninh thường rất rõ nét.

Để tổng kết lại, tôi muốn nhấn mạnh tới yếu tố cơ bản nhất của phân tách không gian – xã hội: sự phân tách, bản thân nó không tích cực cũng không tiêu cực. Chúng ta đã thấy rằng hệ quả của phân tách không gian – xã hội có thể theo hai chiều hướng, có nghĩa là làm giảm hoặc gia tăng bất bình đẳng xã hội và lãnh thổ, hoặc ngược lại đóng góp cải thiện điều kiện sống của một nhóm cư dân trên một lãnh thổ.

Các giảng viên nhắc lại các yêu cầu của bài tập nhóm:- xác định một nhóm cư dân cụ thể (người nghèo, thanh niên, người lao động trong lĩnh vực phi chính thức, người có trình độ học vấn thấp, v.v...);- lập giả thiết về các tác động của việc tập trung nhóm dân cư này trên một khu vực lãnh thổ;- xác định cơ chế và tiến trình qua đó các tác động này được bộc lộ.Mục đích chính của bài tập là chỉ ra rằng các tác động và hệ quả của phân tách không gian – xã hội không những rất khó dự đoán trước mà các kênh lan truyền qua đó chúng được bộc lộ cũng vô cùng phong phú và có thể diễn ra một cách song song, cạnh tranh với nhau hoặc tương hỗ cho nhau.

Ngày học thứ 2, thứ 6 ngày 25

Buổi sáng bắt đầu bằng bài trình bày của các nhóm, giới thiệu chủ đề nghiên cứu của mà mỗi nhóm sẽ tiến hành trong suốt tuần: Nhóm 1: Dân tộc thiểu số và tiếp cận với việc làm.Nhóm 2: Công nhân nhập cư và tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu.Nhóm 3: Tiếp cận với việc làm của thanh niên.Nhóm 4: Khó khăn trong tái định cư của người dân (thành phố Đà Nẵng).Mỗi nhóm trình bày một vấn đề nghiên cứu, giả thiết và phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Tiếp theo đó, các nhóm thảo luận với giảng viên để cụ thể hóa hơn vấn đề nghiên cứu và bổ sung thêm các ý tưởng. Những yêu cầu chính đã được đưa ra: cụ thể hóa các giả thiết, mở rộng chủ đề nghiên cứu đến thị trường lao động và những hệ quả có thể có của nghiên cứu; xác định rõ hơn khái niệm dân tộc thiểu số; xác định rõ những khó khăn trong việc định cư người dân.

3.3.2. Tiếp cận dịch vụ cơ bản ở thành phố

[Mireille Razafindrakoto]

Chúng ta sẽ cùng đề cập tới vấn đề tiếp cận dịch vụ công ở khu vực đô thị. Điều này sẽ cho phép chúng ta quay trở lại với vấn đề tác động kép của sự phân tách không gian – xã hội: tiếp cận dịch vụ công là một yếu tố của phân tách; phân tách không gian – xã hội gây ảnh hưởng tới việc tiếp cận dịch vụ công.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 221

Nguyên nhân khiến chúng tôi tập trung vào vấn đề tiếp cận với dịch vụ cơ bản ở thành thị là do hiện tượng mà chúng tôi gọi là «sự thiên vị thành thị» - thành thị thường được trang bị dịch vụ công thiết yếu tốt hơn so với các khu vực nông thôn.

Ở một số nước, tiếp cận với dịch vụ công ở thành thị không hẳn đã tốt hơn ở khu vực nông thôn, kể cả về mặt số lượng lẫn chất lượng (Vlahof và cộng sự, 2007). Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ tử vong trẻ em ở thành thị thấp hơn tại khu vực nông thôn, nhưng đó là do thu nhập tại thành thị cao hơn. Nếu cùng mức thu nhập, sẽ không còn tồn tại «sự thiên vị thành thị» nữa. Tuy nhiên, ta quan sát thấy là nhìn chung mức độ tập trung dịch vụ công cơ bản cũng như tập trung dân cư ở các thành phố là cao hơn. Để phân tích vấn đề này, chúng ta cần lưu ý: − phân phối dịch vụ công ở các khu vực khác

nhau trong thành phố. Sự phân phối này sẽ cho thấy những bất bình đẳng liên quan tới tính sẵn có của dịch vụ cũng như khoảng cách tới những dịch vụ đó, đặc biệt là khi ta phân biệt những khu phố giàu và nghèo với một số khu phố đặc biệt, ví dụ các khu ổ chuột, nơi người dân rất khó khăn trong đi lại – thường do thiếu an ninh – bên cạnh sự khan hiếm dịch vụ công;

− tốc độ đô thị hóa. Các đô thị ở các nước đang phát triển (ĐPT) ngày càng tiếp nhận nhiều người nhập cư, vì vậy có sự chênh lệch giữa nhu cầu của người dân và nguồn cung dịch vụ công;

− đặc điểm của các cá nhân và hộ gia đình. Khi ta quan tâm tới nhưng người «nghèo thành thị», ta thường nói đến những người

dân không được tiếp cận với dịch vụ công vì những khu phố nơi họ sống thường không có hạ tầng cơ sở và họ thì lại không có nguồn thu nhập đủ cao – hiệu ứng «khu phố nghèo» khi đó chồng lên «hiệu ứng thu nhập»;

Cũng cần thêm một hiện tượng mà các bạn chưa nêu ra khi trình bảy chủ đề nghiên cứu của mình: khái niệm sức khỏe và an sinh. Khi nói đến lập kế hoạch và quản lý đô thị, người ta thường nêu ra những thách thức về phát triển kinh tế xã hội. Nhưng điều quan trọng vẫn là phải tính đến yếu tố môi trường, nhất là tác động tới hình thái của đô thị cũng như hạ tầng công cộng (bao gồm cả các trung tâm giải trí, khoảng không gian xanh, v.v...) tới sức khỏe người dân. Phương pháp tiếp cận này cho phép xem xét các dịch vụ công một cách rộng hơn, như là các yếu tố an sinh cơ bản của người dân. Những vấn đề này tuy mới mẻ nhưng chúng đã khiến người ta phải chú trọng tới vấn đề «gánh nặng kép». Một mặt, dân cư nghèo thường phải đối mặt với các loại bệnh lây nhiễm do thiếu dịch vụ công, nhưng cũng là do điều kiện sống, thu nhập thấp, giáo dục kém; mặt khác, dân nghèo cũng bị mắc một số loại bệnh vốn trước đây chỉ tồn tại ở các nước gọi là «nước giàu» – ví dụ bệnh tim mạch – vì họ không được tiếp cận với hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí hoặc các khoảng không gian xanh cho phép họ có thể giảm thiểu đi sự căng thẳng trong cuộc sống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở Hồng Kông, tỉ lệ người tự tử ở các khu nhà không có khoảng không gian xanh cao hơn tại các khu nhà cũ thuộc các khu phố có không gian xanh (Burdett và cộng sự, 2011).

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD222

Chúng ta sẽ cùng nhau xét 4 ví dụ cụ thể minh họa cho những khó khăn trong tiếp cận với dịch vụ công ở khu vực thành thị. Những ví dụ này chỉ cho chúng ta làm thế nào để xác định và đo lường những khó khăn này. Các ví dụ này liên quan tới bốn thành phố: - Antananarivo (Madagascar) nơi hiện tượng

phân cực trong các khu phố rất rõ nét và tồn tại một sự bất bình đẳng rất lớn về tiếp cận dịch vụ công;

- Ouagadougou (Burkina Faso) nơi hạ tầng y tế đã có nhiều tiến bộ trong thời gian qua;

- Rufisque (Sénégal) nơi người ta đã chứng minh được sự tác động trực tiếp của việc

tiếp cận với dịch vụ công lên tình trạng sức khỏe người dân;

- Paris (Pháp): nơi vấn đề tiếp cận được nghiên cứu không chỉ qua sự phân bố dịch vụ trong không gian địa lý mà còn qua cả hành vi của người dân.

Phân cực trong các khu phố, bất bình đẳng và sự mong đợi của người dân đối với dịch vụ công: Antananarivo

Các bạn có thể nói gì thoạt đầu khi nhìn bảng 10?

Antananarivo: phân cực trong các khu phố. Phân bổ các cá nhân theo khu phố thông qua mức độ giàu có

Thu nh p trung bình c a khu

ph

Thu nh p h gia ình theo n v

tiêu dùng

Khu ph thu c t phân v th

1 (nghèo)

Khu ph thu c t phân v th 2

Khu ph thu c t phân v th 3

Khu ph thu c t

phân v th 4 (giàu)

T ng Khu ph nghèo t p trung ông

ng i nghèo

Khu ph giàu t p trung ông

ng i giàu

t phân v th 1 47 31 15 8 100 34 0

t phân v th 2 42 26 18 14 100 36 1

t phân v th 3 30 28 24 17 100 26 4

t phân v th 4 14 22 22 42 100 10 17

T ng c ng 33 27 20 20 100 26 6

Giải thích: trong số những người thuộc tứ phân vị 1 (nghèo) có thu nhập theo đơn vị tiêu thụ, 47% sống trong khu phố nghèo (nghĩa là khu phố có thu nhập trung bình thuộc nhóm 25% những người nghèo nhất), và 8% sống trong khu phố giàu (có thu nhập trung bình nằm trong 25% những người giàu nhất). Những khu phố tập trung đông người nghèo (hoặc đông người giàu) có hệ số chênh lệch thấp hơn hệ số chênh lệch trung bình.Nguồn: Wachsberger (2009a).

10Bảng

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 223

Lê Hồ Phong Linh

Bảng này cho chúng ta thấy các mức độ về nghèo khó và giàu có ở các khu phố khác nhau của thành phố Antananarivo. Ví dụ, khu phố thuộc tứ phân vị thứ nhất là nơi tập trung các hộ gia đình nghèo – 47% - trong khi khu phố thuộc tứ phân vị thứ 4 là nơi tập trung các hộ gia đình giàu, có nghĩa là nằm trong tứ phân vị thứ 4 xét về đơn vị – 42%.

[Mireille Razafindrakoto]

Đúng vậy, trong số 25% những người nghèo nhất, tức là trong tứ phân vị thứ nhất, 47% sống trong các khu phố nghèo nhất và chỉ có 8% sống trong các khu phố giàu nhất. Ngược lại, đối với 25% những người giàu nhất, tức là tứ phân vị thứ 4, 42% sống trong các khu phố giàu, chỉ 14% sống trong các khu phố nghèo nhất. Người ta nói đến sự phân cực. Nhưng tôi biết thành phố này, tôi đảm bảo với các bạn rằng hiện tượng phân cực không bộc lộ một cách rõ ràng: loại điều tra này cho phép vượt qua sự quan sát đơn thuần hoặc điều tra bằng trực giác.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng bình luận phần thứ 2 của bảng, phần tập trung dân cư nghèo trong các khu phố nghèo và dân cư giàu trong các khu phố giàu.

Vũ Hoàng Đạt

Các khu phố càng nghèo thì sự chênh lệch thu nhập bên trong khu phố lại càng cao.

[Mireille Razafindrakoto]

Bảng này cũng cho ta thấy rằng trong các khu phố nghèo, có sự tập trung cao độ của dân cư nghèo. Ngược lại, trong các khu phố giàu, thu nhập đa dạng hơn. Trong các khu phố nghèo, mức độ tập trung các hộ gia đình nghèo là khá cao – 34% - trong khi ở các khu phố giàu, mức độ tập trung của các hộ giàu lại thấp – 17%. Tóm lại, trong những khu phố giàu có người nghèo sinh sống trong khi các khu phố nghèo là nơi chỉ tập trung dân cư nghèo.

Bên cạnh mức độ tập trung, còn có một hiện tượng khác nữa liên quan tới bất bình đẳng địa lý. Các khu phố nghèo thường nằm ở vùng ven đô hoặc khu vực thấp dưới chân đồi trung tâm của Antananarivo nơi những người dân giàu nhất sinh sống. Những khu phố «thấp» đó thường được trang bị hạ tầng kém hơn so với các khu phố trung tâm, kể cả về các cơ quan hành chính hay trường học. Những khu này cũng dễ bị ngập lụt.

Bảng 11 cho ta thấy đặc điểm các khu phố tính theo mức thu nhập trung bình, đo bằng cả các chỉ số «khách quan» – có điện, nước – và chỉ số «chủ quan» – đánh giá của người dân về mức độ vệ sinh cả khu phố nơi họ sống, mức độ hài lòng về giao thông công cộng hoặc dịch vụ y tế.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD224

Người nghèo ít được cung cấp hạ tầng cơ sở hơn so với người giàu: chỉ một nửa số người nghèo được tiếp cận với điện, 7% được cung cấp nước sạch trong các khu phố tập trung đông người nghèo; 97% số nhà ở trong các khu phố tập trung đông người giàu được cung cấp điện và 85% được cung cấp nước sạch. Sự bất bình đẳng được giải thích bằng

mức thu nhập của người dân nhưng đó không phải là tiêu chí duy nhất: còn tồn tại một vấn đề vật lý khác về hạ tầng và việc tiếp cận dịch vụ công, «hiệu ứng khu phố». Ngoài việc cho ta thông tin về hạ tầng cơ sở ở các khu phố khác nhau, bảng này còn cho phép đối chiếu thông tin «khách quan» với sự đánh giá chủ quan của cư dân.

Antananarivo: Đặc điểm khu phố theo mức độ thu nhập trung bình

Nguồn: op. cit. (2009a).

11Bảng

Tứ phân vị có thu nhập trung bình của khu phố

Tứ phân vị 1 (Q1)

Tứ phân vị 2

Tứ phân vị 3

Tứ phân vị 4 (Q4)

Q1 tập trung đông người nghèo

Q4 tập trung đông người giàu

Tổng

Điều kiện ở (% cá nhân được…)

Sử dụng điện 57 77 83 91 50 97 76

Sử dụng nước 8 18 36 53 7 85 28

Đánh giá của người dân (% cá nhân gặp những vấn đề về …)

Thiếu vệ sinh khu phố 39 26 18 17 42 6 30

Xa nơi làm việc 18 20 17 18 19 12 18

Xa trung tâm y tế 26 12 12 13 27 9 16

Xa trường học 15 9 10 12 15 9 12

% người dân không hài lòng về khu phố

Giao thông công cộng 24 15 8 2 25 9 15

Dịch vụ y tế 47 30 34 35 50 50 37

Trường học, cơ quan giáo dục

36 18 21 25 38 32 25

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 225

Khi ta hỏi những người dân về mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ y tế, ta nhận thấy rằng không có sự khác biệt lớn giữa những người dân nghèo và dân giàu. Vì vậy, tại các khu phố tập trung đông dân nghèo cũng như các khu phố nhiều dân giàu, mức độ hài lòng của người dân về các dịch vụ công là như nhau: 50%. Một nhận xét tương tự khác đối với trường học và các cơ sở đào tạo. Hiện tượng này có thể được giải thích bằng khái niệm «tiêu hao sở thích»: các nhóm dân cư chấp nhận những khó khăn của họ và giảm bớt mong đợi về một môi trường sống tốt

hơn với dịch vụ công tốt hơn. Những yếu tố này cho thấy cần lưu ý cả các thông tin «khách quan», ví dụ sự phân bố cơ sở hạ tầng và dịch vụ công về mặt địa lý, và các đánh giá «chủ quan» của cư dân.

Chính sách công và nguồn cung hạ tầng y tế: Ouagadougou

Lấy ví dụ về thành phố Ouagadougou nơi đã có rất nhiều nỗ lực trong việc phân bổ hạ tầng y tế. Ví dụ này cho phép minh họa cụ thể tác động của chính sách y tế công tới người dân địa phương.

Ouagadougou. Phân bổ hạ tâng y tế

Theo các th i k chính: H t ng y t t n t i t tr c H t ng y t m i có Nh ng tr c chính

Các p ô th

ô th quy ho ch n m 1931

ô th quy ho ch n m 1961

ô th quy ho ch n m 1983

ô th quy ho ch n m 1998

ô th không quy ho ch n m 2003

Nguồn: Cadot và Harang (2006).

17Bản đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD226

Lê Hồ Phong Linh

Tốc độ đô thị hóa có vẻ diễn ra nhanh chóng, diện tích thành phố tăng gấp đôi trong vòng 70 năm. Một phần lớn hạ tầng y tế tồn tại từ trước năm 1961; người ta cũng thấy thiếu vắng hạ tầng y tế trong một số khu phố, nhất là những khu phố mới phát triển.

[Mireille Razafindrakoto]

Một khu vực «quy hoạch» là một khu vực người dân có thể sống được (bao gồm đường xá, cống, điện). Nhưng bản đồ không cung cấp thông tin về sự thay đổi theo thời gian của các khu vực không quy hoạch, bản đồ chỉ đưa ra thông tin vào năm 2003.- Cho đến những năm 1960, người ta vẫn

quan sát thấy một mức độ tập trung cao các hạ tầng y tế trong khu vực trung tâm thành phố thời thuộc địa.

- Cùng với chế độ Thomas Sankara, những cơ sở này đã phát triển ra vùng ngoại ô thành phố.

- Từ những năm 1990 trở đi, có sự bùng nổ nguồn cung về hạ tầng y tế trong thành phố. Những người xây dựng là tư nhân, điều này không những đặt ra vấn đề về tiếp cận với y tế của người dân mà còn gây ra sự phân bố không đồng đều bởi các khu vực không được quy hoạch và khu ngoại ô đều không có các hạ tầng đó. Người ta cũng đồng thời quan sát thấy rằng hạ tầng y tế tư nhân tập trung hơn và nhiều hơn so với hạ tầng y tế công.

Tìm kiếm đầu tiên của khu vực tư nhân là nguồn cầu dịch vụ. Toàn bộ hạ tầng y tế tư nhân đều nằm gần các trung tâm đô thị nơi sinh sống của khá đông người dân giàu, nơi có hạ tầng giao thông công cộng và hòa nhập với phần còn lại của thành phố.

Tác động của đặc điểm khu phố (tiếp cận với điện, nước và vệ sinh môi trường) lên sức khỏe người dân: Rufisque

Trường hợp nghiên cứu này đặc biệt rất thú vị vì đây là một thành phố cảng cổ nằm gần Dakar, nơi có nhiều kênh rạch lộ thiên trước đây được dùng làm đường đi lại của người và hàng hóa. Ngày nay, thành phố này phải đối mặt với các vấn đề về vệ sinh môi trường. Một nhóm nghiên cứu đa ngành của IRD đã thực hiện nghiên cứu về tác động của chính sách y tế công lên sức khỏe của người dân trong từng khu phố, họ sử dụng chỉ số về vệ sinh (cung cấp nước sạch, thoát nước thải, xử lý rác sinh hoạt, mật độ dân số, loại hình nhà ở v.v...). Chỉ số vệ sinh nhà ở sau đó được đối chiếu với chỉ số tần suất khám bệnh tiêu chảy (xem Biểu đồ 7).

Những khu phố vệ sinh càng kém thì bệnh tiêu chảy càng cao – với một vài dao động theo mùa. Đối tượng dân cư dễ mắc bệnh nhất là các hộ dân không được tiếp cận với nước sạch – không có đường nước và bếp, nhà tắm hay nhà vệ sinh. Cuối cùng, thay vì ưu tiên một yếu tố này so với một yếu tố khác, ta cần kết hợp các yếu tố: tác động của bối cảnh (nơi ở) với thu nhập (mức độ nghèo khó).

Từ tiếp cận tới khả năng tiếp cận, tính sẵn có, khoảng cách và khả năng di chuyển: Paris

Đầu tiên, tôi muốn các bạn lưu ý đến tác dụng của cách phân chia hành chính tới các phân tích thay vì sử dụng chúng ngay (xem Bảng 12). Liệu sử dụng cách phân chia hành chính có hợp lý với nghiên cứu này? Chúng ta có thể hỏi xem người dân quan niệm thế nào là khu phố nơi họ sống; sau đó đối chiếu các số liệu «khách quan» - cách phân chia khu phố theo đơn vị hành chính – với các số liệu mang tính «chủ quan» – quan niệm của người dân

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 227

(xem Bảng 12). Khi ta muốn đo tác động của chính sách công trên quan điểm của những nhà làm chính sách, ta có thể sử dụng cách phân chia khu vực theo đơn vị hành chính. Ngược lại, ta sẽ làm như nào nếu muốn sử

dụng thước đo là quan niệm của người dân về giới hạn địa lý khu phố của họ? Một nghiên cứu về vấn đề này đã được tiến hành tại Paris (Vallée và cộng sự, 2014). Các nhà nghiên cứu có trong tay dữ liệu hành chính về số lượng

Rufisque: Tỷ lệ trung bình tính theo mức độ vệ sinh nhà ở

Tác động theo năm và theo mùa

Sạch

M c trung bình

Không sạchTrun

g bì

nh

N m

Nguồn: Sy (2006).Ghi chú: SSCH mùa khô nóng; SP mùa mưa; SSF mùa khô lạnh.

7Biểu đồ

Ranh giới khu phố và những bất bình đẳng trong tiếp cận với các nguồn lực địa phương tại các khu dân cư ở Paris

Trong khu v c Paris

( n= 653)

T i Paris (n = 196)

Trong nh ng xã

l n (n = 157) Trong nh ng xã nh (n = 300)

Liên h gi a Paris và các

xã nh

S l ng trung bình các bác s a khoa trong khu ph … c xác nh t ph m vi c nh (= 367 m) 7.0 15.0 3.2 3.7 4

… c xác nh t khu ph theo quan ni m c a ng i dân 11.1 30.7 3.8 2.1 15

S l ng trung bình các nhà thu c trong khu ph … c xác nh t ph m vi c nh (= 367 m) 3.2 6.9 1.5 1.7 4 … c xác nh t khu ph theo quan ni m c a ng i dân 4.8 13.1 1.6 0.9 14

!

Nguồn: Vallée (2012).

12Bảng

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD228

bác sĩ và dược sĩ trên toàn bộ một khu dân cư của Paris, ngoài ra họ cũng có số liệu tính theo từng khu phố. Về mặt hành chính, các khu phố không bằng nhau, vì vậy người ta đã lấy trung bình để có thể thực hiện so sánh giữa các khu phố (367  m). Các nhà nghiên cứu tiến hành hỏi người dân về số lượng bác sĩ và dược sĩ có mặt trong khi phố của họ mà không đưa cho người được hỏi giới hạn về không gian của khu phố.

Nguyễn Thị Phương Yến

Nhìn chung, số lượng bác sĩ tính theo từng khu phố theo quan niệm của người dân cao hơn so với số lượng bác sĩ tính theo đơn vị khu phố hành chính. Theo quan niệm của người dân, khu phố của họ có thể lớn hơn so với khu phố theo phân chia hành chính.

[Mireille Razafindrakoto]

Khu phố khi là một «đơn vị hành chính» và khu phố «không gian sống» không nhất thiết trùng khớp với nhau. Ta cần tính đến quan niệm của người dân về ranh giới khu phố của họ đồng thời tính đến cả những hành vi của người dân đối với «hiệu ứng khu phố» và «hiệu ứng bối cảnh». Nghiên cứu đã tính tới phạm vi không gian hoạt động của người dân, tức là lãnh thổ hoạt động hằng ngày của họ, hay quan niệm của họ về khu phố của mình. Các nhà nghiên cứu có trong tay đặc điểm của dân cư (giáo dục, địa vị kinh tế - xã hội, văn hóa) và của khu phố (môi trường, các dịch vụ công đô thị). Phương pháp nghiên cứu cho phép chỉ ra rằng có tồn tại tác động của «hiệu ứng khu phố» lên hành vi của con người nhưng đồng thời hành vi của con người cũng quy định phạm vi khu phố. Một số hoạt động thường ngày của người dân thường tập trung trên một phạm vi khu phố

theo họ quan niệm. Điều hay trong nghiên cứu ở Paris đó là sự sẵn có của hạ tầng y tế trong các khu phố không phải là yếu tố giải thích việc tiếp cận của người dân với dịch vụ y tế dự phòng. Sự sẵn có của hạ tầng y tế trong một khu phố có tác động tích cực tới hành vi của con người về mặt y tế dự phòng nhưng điều đó chỉ đúng với một số cư dân có các hoạt động trong khu phố của mình. Với những cư dân mà hoạt động hằng ngày diễn ra bên ngoài khu phố nơi họ sống thì không có tương quan giữa sự sẵn có của hạ tầng y tế với việc khám bệnh dự phòng của họ.

Vấn đề đi lại của người dân cũng rất quan trọng. Điều cần đánh giá là quan hệ giữa sự sẵn có của hạ tầng tại các khu phố đang nghiên cứu với hành vi đi lại của người dân, với khả năng đi lại và tiếp cận với các khu vực khác, hạ tầng khác của thành phố. Khi đó ta nói đến khái niệm loại trừ hoặc phân tách.

Ngày học thứ 3, thứ Bảy ngày 26

3.3.3. Bất bình đẳng trên thị trường lao động thành thị

[Xavier Oudin]

Chúng ta hãy cũng nhau tập trung tới các yếu tố có thể giúp giải thích bất bình đẳng trong việc làm tại khu vực thành thị: tiếp cận với việc làm, điều kiện làm việc, chuyển đổi công việc cũng như tương tác với đô thị, ví dụ những ràng buộc về chỗ ở hay quỹ đạo di cư. «Thuyết tín hiệu» (Tilly và cộng sự, 2001) cho biết người sử dụng lao động ít quan tâm tới học vấn và quá trình đào tạo của người tìm việc mà quan tâm nhiều hơn tới tiếng tăm của những trường nơi họ đã học. Lý thuyết này khi áp dụng lên một đô thị sẽ chỉ ra sự kỳ thị về nơi ở.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 229

Thị trường lao động: khái niệm, công cụ và tình trạng

Đô thị hóa diễn ra song song với hai hiện tượng chính của thị trường lao động tại các nước đang phát triển:- hiện tượng giảm tương đối việc làm thuộc

lĩnh vực nông nghiệp trong tổng số việc làm;

- hiện tượng gia tăng dân số và tăng dân ở độ tuổi lao động.

Người ta thường chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích thị trường lao động. Phân tích này diễn ra ở nhiều mức độ: phân tích cấu trúc thị trường lao động – như sự phân bố việc làm trong các lĩnh vực –, phân tích điều kiện làm việc – ví dụ chất lượng việc làm và phân phối thu nhập – và cuối cùng, phân tích sự chuyển đổi. Những công cụ và khái niệm chính về thị trường lao động đầu tiên là dân số ở độ tuổi lao động và số dân ở độ tuổi từ 15 trở lên, trong đó người ta lại phân biệt lực lượng lao động và dân số không thuộc lực lượng lao động

Dân số ở độ tuổi lao động bao gồm những người có việc làm – đang làm việc và những người thất nghiệp. Những người này là người lao động có khai báo và cả những người đã làm việc ít nhất một giờ trong một khoảng thời gian xác định nào đó (tuần trước hoặc tháng trước, tùy theo từng điều tra), cho dù hình thức thù lao cho công việc cả họ là như thế nào. ba tiêu chí dùng để xác định người thất nghiệp là: không có việc làm, sẵn sàng làm việc và đang tích cực tìm việc làm. Những người có việc làm thường được chia theo lĩnh vực hoạt động và theo vị thế công việc. Ngoài ra, người ta còn quan tâm tới khu vực hoạt động của người lao động, phân biệt khu vực công với khu vực tư nhân, khu vực doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp quốc doanh hay tư nhân. Cuối cùng, một trường hợp đặc biệt nữa là phân biệt khu vực kinh tế chính thức và khu vực phi chính thức.

Các yếu tố trên cho phép tính ra các chỉ số.

Nguồn: các tác giả.

Phương pháp tính các chỉ số kinh tế khác nhau13Khung

Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động: được sử dụng để tính mức độ hội nhập với thị trường lao động; lực lượng lao động (người ở độ tuổi lao động có việc làm + người thất nghiệp) / dân số ở độ tuổi lao động.Tỉ lệ việc làm: được sử dụng để đo khả năng tạo việc làm của một nền kinh tế; người có việc làm / dân số ở độ tuổi lao động.Tỉ lệ thất nghiệp: được sử dụng để đo lường hiệu suất của một nền kinh tế; người thất nghiệp/ lực lượng lao động.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD230

Ở độ tuổi 40, 95% dân số nông thôn làm việc trong khi ở khu vực thành thị tỉ lệ đó là gần 90%. Đường đồ thị đứt minh họa sự khác nhau giữa khu vực thành thị/nông thôn tính theo độ tuổi. Chênh lệch đối với lực lượng dân số trẻ được giải thích là do ở thành thị, thời gian người dân đi học thường dài hơn. Ta cũng thấy tỉ lệ không tham gia lực lượng lao động tăng cao ở dân số thành thị do thời gian đi học dài hơn.

Tỉ lệ thất nghiệp ẩn chứa một chiều kích liên quan tới chính sách bởi nó phản ánh hiệu suất của thị trường lao động và sự dễ dàng trong tiếp cận thị trường lao động. Tuy nhiên, cần có những điều chỉnh nhất định khi tiến hành nghiên cứu tại các nước đang phát triển, nơi

tỉ lệ khai báo thất nghiệp thường khá thấp và không tương đồng với thực tế xã hội – không có bảo hiểm thất nghiệp. Năm 2013 ở Việt Nam, tỉ lệ thất nghiệp thành thị là 3,3%.

Khu vực hoạt động và loại công việc: ranh giới giữa chính thức và phi chính thức

Ở Việt Nam, cấu trúc thị trường lao động thành thị và nông thôn rất khác nhau. Khu vực nông thôn bao gồm 66% là nông dân và người làm nghề đánh bắt trong khi đó ở khu vực thành thị, tỉ lệ này là 13%. Thị trường lao động thành thị có đặc điểm là đa số người lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Vì vậy, có nhiều công nhân ở khu vực nông thôn hơn do các ngành công nghiệp được đặt chủ yếu ở khu vực này.

Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động thay đổi theo thời gian, giới tính, dân tộc, khu vực nông thôn hay thành thị.

Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động theo tuổi và theo khu vực địa lý ở Việt Nam

0

5

10

15

20

25

30

35

40

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51 53 55 57 59 61 63 65 67 69 71 73 75 77 79

Urban Rural Gap (right scale)(1)

(1)

(2)

(2)

Ages

%

Perc

enta

ge P

oint

Nguồn: các tác giả.

8Biểu đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 231

Trừ khu vực nông nghiệp, còn lại đại đa số người dân làm việc cho khu vực doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp hộ gia đình – không phải người làm công ăn lương. Nhà nước sử dụng 25% lao động ở khu vực thành thị. Mặc dù có mạng lưới các cơ quan hành chính trên khắp nơi, nhưng nhà nước chỉ sử dụng nhiều lao động ở thành thị. Cuối cùng, khu vực tư nhân gồm doanh nghiệp trong nước và nước ngoài chỉ sử dụng 25% lực lượng lao động thành thị.

[Axel Demenet]

Cải cách cơ bản các doanh nghiệp nhà nước State Owned Enterprise (SOE) diễn ra ở Trung Quốc vào cuối những năm 1990 là một bối cảnh hay để áp dụng cách phân chia khu vực lao động mà chúng tôi vừa giới thiệu với các bạn, vì nó cho phép ta có thể đánh giá tác động của sự giảm đột ngột hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước tới thị trường lao động thành thị. Nhiều nghiên cứu (ví

dụ Xia và cộng sự, 2013) đã chỉ ra rằng việc giảm mạnh việc làm trong khu vực nhà nước đã kéo theo sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập trên thị trường lao động thành thị cũng như sự khác biệt về thu nhập giữa những lao động làm việc cho nhà nước và lao động làm việc trong các khu vực khác. Xin nhắc lại là tất cả các yếu tố chúng tôi đã giới thiệu cho đến bây giờ cho phép nêu đặc điểm cấu trúc thị trường lao động nói chung, và của các khu vực đô thị nói riêng. Nếu bạn muốn nghiên cứu hai thị trường lao động khác nhau – hai khu phố, bạn có thể quan sát thấy tỉ lệ thất nghiệp bằng nhau nhưng chất lượng việc làm lại không giống nhau. Chất lượng việc làm là một thành tố cơ bản trong phân tích thị trường lao động. Thông thường, người lao động nêu ra mức lương như một chỉ số về sự hài lòng đối với công việc nhưng bên cạnh đó cũng còn các chỉ số khác. Văn phòng lao động quốc tế (BIT) đã đề xuất một loạt các chỉ số về chất lượng việc làm để đánh giá việc làm «tốt».

Phân phối việc làm tính theo các lĩnh vực lớn tại thành thị và nông thôn ở Việt Nam

Nông nghi p 13%

Công nghi p & xây d ng

32%

D ch v & th ng m i

55%

Thành th

Nông nghi p 66%

Công nghiệp& xây dựng

18%

D ch v & th ng m i

16%

Nông thôn

Nguồn: các tác giả.

33Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD232

Bây giờ, chúng ta hãy cùng chuyển sang khu vực phi chính thức. Ở Việt Nam, để có thể xác định một doanh nghiệp có thuộc khu vực không chính thức hay không, tiêu chí được sử dụng là đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nhưng người ta cũng có thể xác định một việc làm có phi chính thức

hay không bằng các tiêu chí khác được công nhận trên thế giới. Theo các tiêu chí này, gần 13% người lao động trong khu vực nhà nước của Việt Nam năm 2009 được coi là có việc làm phi chính thức. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 50% người lao động nằm trong danh sách lao động phi chính thức.

Các chỉ số để định nghĩa một «việc làm tốt» theo BIT

5 tiêu chí có thể dùng để đánh giá một việc làm có thuộc lĩnh vực phi chính thức hay không

14

15

Khung

Khung

• Bảohiểmxãhội:bảohiểmxãhộichoviệclàmliênquantớitainạnlaođộng,nghỉthaisản hoặc bảo hiểm y tế.

• Thùlao:phải«xứngđáng»tùytheobốicảnh,caohơnsovớingưỡngnghèo,tínhgiờlàmviệc ngoài giờ và thưởng.

• Tínhổnđịnhcủacôngviệc:tiêuchínàyliênquantớicáchợpđồnglaođộngdàihạn,bảo vệ người lao động khỏi bị mất việc hoặc thất nghiệp kỹ thuật.

• Môitrườnglaođộng:côngviệcđóphảitôntrọngcáctiêuchuẩnvềvệsinhantoàn,không khiến người lao động phải đối mặt với nguy hiểm hoặc độc hại, không bị stress hoặc bạo hành tinh thần.

• Quyềncủangườilaođộng:tôntrọngBộluậtlaođộng,cókhảnăngthànhlậpnghiệpđoàn.

- không có hợp đồng bằng văn bản;- không có phiếu trả lương hằng tháng;- không có bảo hiểm;- công việc tạm bợ;- không được bảo vệ bằng các biện pháp bảo hộ hoặc thông qua nghiệp đoàn.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 233

Phân biệt đối xử, sự dịch chuyển và tiếp cận với thị trường lao động

[Xavier Oudin]

Ở thành thị, sự dịch chuyển trong công việc là một trong những vấn đề trọng tâm. Về lý thuyết, thị trường lao động vận hành một cách hoàn hảo, có nghĩa là khi cung và cầu gặp nhau không có trở ngại nào. Sự dịch chuyển trong công việc là khi người lao động phải đi lại để thực hiện công việc: đi lại bên trong doanh nghiệp, từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, từ khu vực này sang khu vực khác, từ nông thôn ra thành thị, v.v... Sự dịch chuyển được coi như một quá trình « tự nhiên » vì thị trường lao động luôn thay đổi. Về lý thuyết, sự di chuyển phải là hoàn hảo, tức là nó phải dẫn đến việc phân bổ tối ưu các nguồn lực kinh tế và con người. Trên thực tế, những rào cản cho sự dịch chuyển tồn tại rất nhiều nên thị trường lao động không bảo giờ là thuần túy và hoàn hảo. Các học thuyết đều tìm cách nghiên cứu sự vận hành không hoàn hảo của thị trường lao động. Ví dụ lý thuyết về phân khúc thị trường lao động đã định nghĩa hai phân khúc: - phân khúc «trên»: những người lao động

có tay nghề cao và cơ động. Công việc ổn định, được bảo hiểm tốt, thù lao cao và có nhiều cơ hội cho sự nghiệp;

- phân khúc «dưới»: những người lao động tay nghề thấp, ít cơ động, họ ở trong tình trạng phụ thuộc vào công việc của mình.

Ở Việt Nam, phân khúc trên là phân khúc của những người công chức, làm việc cho các doanh nghiệp Nhà nước; phân khúc dưới là những người làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức và những người lao động nhập cư.

Lấy ví dụ về lý thuyết «insiders-outsiders» của Lindbeck và Snower (1989) liên quan tới hành vi của người lao động. Những người ở bên trong (insiders) thường bảo vệ và giữ an toàn cho vị trí công việc của họ trên thị trường lao động bằng cách cản trở những người ở bên ngoài (outsiders).

Một ví dụ khác, những chi phí cho sự bất đối xứng thông tin – người sử dụng lao động không bao giờ biết trước được khả năng thực sự của ứng viên, vì vậy họ có rủi ro khi tuyển dụng. Sự bất đối xứng này cũng tồn tại đối với phía người lao động khi họ cũng không biết rõ về điều kiện làm việc, thực tế hợp đồng hoặc các mối quan hệ xã hội trong doanh nghiệp. Tóm lại, lý thuyết này nhấn mạnh đến khía cạnh khoảng cách so với trung tâm, không có các kênh tiếp cận với thông tin hoặc không giải mã được thông tin – «hiệu ứng khu phố». Điều này có thể được kiểm chứng tại các nước đang phát triển, nơi mạng lưới gia đình và xã hội cho phép tiếp cận với thông tin.

Những rào cản cho sự vận hành thông suốt của thị trường lao động chính là đặc thù kinh tế và thể chế. Ngoài ra, còn có những yếu tố liên quan tới chính trị, văn hóa, hiện tượng phân biệt đối xử.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD234

Biểu đồ này chỉ ra rằng ở Mỹ, người da trắng được trả lương cao hơn so với người da đen, người gốc châu Á được trả lương cao hơn người da trắng. Sự phân biệt thu nhập diễn ra ở hai khía cạnh: phân biệt theo sắc tộc và theo giới tính. Bạn sẽ quan sát thấy rằng sự phân biệt theo giới tính rõ nét hơn đối với những người lao động có thu nhập cao – người gốc châu Á – so với những người lao động có thu nhập thấp – cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha. Ngược lại, mức độ chênh lệch mà các dữ liệu không chỉ ra được là nam giới thường được giữ các vị trí lãnh đạo có thu nhập cao hơn nữ giới.

Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu phân khúc thị trường lao động tại các nước đang phát triển. Nhìn chung, người ta phân biệt thị trường lao động của lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với lĩnh vực công nghiệp hiện đại hoặc hơn thế nữa, giữa khu vực chính thức với khu vực phi chính thức. Tất cả mọi so sánh này đều được sử dụng nhằm hiểu thị trường lao động tại các nước đang phát

triển. Khi đề cập tới nhiều lĩnh vực, có nghĩa là tồn tại những rào cản giữa các lĩnh vực khác nhau đó. Trình độ học vấn vẫn là một tiêu chí quyết định. Ví dụ, để làm việc tại Samsung, bạn phải có quá trình đào tạo tối thiểu là chín năm. Vì những rào cản này, nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa khu vực kinh tế phi chính thức như một nơi «trú chân»: người lao động muốn làm việc trong khu vực chính thức nhưng không tiếp cận được. Khu vực kinh tế phi chính thức dễ tiếp cận hơn vì nó không đòi hỏi người lao động phải được qua đào tạo, cũng không đòi hỏi họ phải có vốn, tức là không có chi phí đầu vào.

Vậy những người dân nhập cư đến sống tại các thành phố liệu sẽ chỉ tập trung vào khu vực phi chính thức?

Nguyễn Tuấn Minh

Một số người lao động nhập cư đến với một công việc đã có, số khác tìm thấy việc làm trong khu vực chính thức.

Phân biệt thu nhập theo sắc tộc và giới tính ở Mỹ

M W M W M W M W M W

M W

Nguồn: Văn phòng thống kê Lao động (2008), http://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=125998232

9Biểu đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 235

[Xavier Oudin]

Tất nhiên, đây là một định kiến cần phải xóa bỏ. Trong rất nhiều nhà máy, người lao động thuộc khu vực chính thức mặc dù họ là người nhập cư. Ta thường hay gắn khu vực phi chính thức với vấn người nhập cư nhưng thực ra ta không thể suy nghĩ đơn giản hóa đi như vậy. Những nhà nghiên cứu bác bỏ các phân tích nhị nguyên thì cho rằng ưu điểm của khu vực chính thức có thể không lớn đến vậy. Bạn có thể được hưởng bảo hiểm xã hội trong công việc của mình nhưng bạn phải tự đặt ra câu hỏi về chất lượng bảo hiểm. Ngược lại, người ta cũng không thể coi khu vực phi chính thức chỉ là nơi làm việc tự do và dễ dịch chuyển. Điều kiện làm việc đôi khi khắt khe và không bằng khu vực chính thức: hơn 99% người lao động trong khu vực chính thức có phiếu trả lương và 96% có các kỳ nghỉ phép; đối với khu vực phi chính thức, các con số này lần lượt là 27% và 11%. Cuối cùng, mức thu nhập trong khu vực phi chính thức là thấp hơn so với khu vực chính thức dù là tư nhân hay nhà nước.

Phân tách không gian – xã hội với việc làm ở khu vực thành thị: những cơ chế của «khoảng cách»

[Axel Demenet]

Các bạn hãy chỉ ra đâu là những yếu tố không gian của phân tách trong tiếp cận với việc làm?

Vũ Hoàng Đạt

Ở Ấn Độ, việc bạn sống trong một khu ổ chuột (slum) hoặc thuộc về một tầng lớp xã hội nào đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng tìm được việc làm của bạn.

[Axel Demenet]

Vị trí của một khu phố có thể có ảnh hưởng tới việc tiếp cận với việc làm. Nó gợi lên khái niệm về không gian không phù hợp – Spatial Mismatch (Kain, 1968) để mô tả sự không phù hợp về không gian giữa nơi cư trú và nơi làm việc. Mức độ tập trung của cơ hội việc làm trong một số khu vực nhất định (thường là trung tâm), cách xa nơi cư trú của người nghèo, dẫn tới kết quả là họ ít khả năng tiếp cận với việc làm. Lưu ý ta cũng có thể lập luận ngược lại: cũng bởi vì thu nhập thấp nên người lao động không có điều kiện để sống ở những khu vực có nhiều cơ hội việc làm.

Cụ thể hơn, có ba cơ chế lý giải sự phân tách không gian – xã hội đối với thị trường lao động:- chi phí đi lại cao gây ảnh hưởng tới việc tìm

kiếm việc làm lẫn khả năng có việc làm;- thiếu thông tin, tại một số khu phố nơi thị

trường lao động chủ yếu thuộc khu vực phi chính thức, rất khó để có thể tiếp cận với thông tin việc làm trong khu vực chính thức;

- đối với người sử dụng lao động, một số khu phố được coi như góp phần đẩy xa người lao động ra khỏi việc làm do định kiến là họ sống quá xa, hoặc sống trong những khu phố có những đặc điểm tiêu cực.

Những cơ chế này đều dựa trên khái niệm «khoảng cách» giữa cơ hội việc làm và người lao động, xét theo nghĩa rộng: không chỉ về mặt địa lý mà cả về phương diện kỹ năng, mạng lưới xã hội hoặc phân khúc việc làm.

Chính sách của các thành phố cũng đưa ra một số giải pháp (luật chống phân biệt đối xử, giao thông công cộng giá rẻ, lập văn phòng thông tin lao động, v.v...) và những giải pháp đó vận hành khá tốt.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD236

Sự phân tách không gian – xã hội tiềm ẩn này được mình họa bằng ba ví dụ tại ba nước khác nhau: một số khu đô thị nhạy cảm ở Pháp, các vùng ven đô ở Tel Aviv và một số khu dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh.

Kỳ thị lãnh thổ và phân biệt sắc tộc: các vùng đô thị nhạy cảm (ZUS) ở Pháp

Nước Pháp xác định các khu vực kém phát triển kinh tế là các khu vực được ưu tiên có các chính sách công. Các ZUS này được lựa

chọn theo các tiêu chí khác nhau trong đó phải kể đến: nhà ở xuống cấp kèm theo một số đặc điểm bất lợi khác (không tiếp cận được bằng phương tiện giao thông công cộng, dân cư nhạy cảm). Tại một số đô thị ở Pháp, những ZUS này có thể chiếm tới 50% tổng dân số - Marseille, Rennes, Toulouse, v.v... Có một cơ quan riêng quan sát các đô thị này và thực hiện so sách tỉ lệ thất nghiệp trung bình tại chính các khu vực đó và so với các khu vực khác.

Trong các khu vực này, thất nghiệp thường cao hơn so với các khu vực còn lại trên toàn lãnh thổ Pháp, mức độ chênh lệch có xu hướng tăng cao trong giai đoạn mười năm trở lại đây. Năm 2012, gần 25% dân số ở các ZUS thất nghiệp. Nguyên nhân do tác động của vị trí địa lý lẫn tác động của sắc tộc: người ta đã làm phép thử về sự phân biệt đối xử

trong việc làm (Cơ quan quan sát ZUS, báo cáo năm 2013) bằng cách gửi những hồ sơ xin việc giống nhau, chỉ trừ sự khác nhau ở mục « dân tộc » (nguồn gốc sắc tộc). Vài trăm hồ sơ xin việc đã được gửi cho các vị trí chạy bàn trong quán ăn và kế toán; họ của người xin việc đã được thay đổi: họ Pháp, họ Maroc, họ hỗn hợp.

Tỷ lệ thất nghiệp trong các ZUS và tại phân còn lại của nước Pháp

0

5

10

15

20

25

30

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Zus Hors Zus Năm

%

(1) ZUS (2) Ngoài ZUS

(1)

(2)

Nguồn: Bunel et al., 2013.

10Biểu đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 237

Đối với công việc chạy bàn, tác động của nguồn gốc sắc tộc có tồn tại nhưng yếu; đối với vị trí kế toán đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, tác động của nguồn gốc dân tộc rõ nét hơn. Ngoài ra cũng có thể có tác động của vị trí địa lý đối với việc tiếp cận với việc làm, nó sẽ càng mạnh hơn khi kết hợp với nguồn gốc dân tộc và sự phân biệt đối xử tiềm ẩn trong tuyển dụng.

Những hiệu ứng xấu của phân tách nơi ở đối với giới tính: Tel-Aviv (Israël)

Các nghiên cứu của Semyonov và Epstein (1991) chỉ ra rằng tác động của phân tách có thể tăng lên. Trong hoàn cảnh các khu ngoại ô, nơi nguồn cung việc làm thấp, một người lao động phải chịu tốn kém hơn trong đi lại, đi xa hơn so với những người khác. Ở Israël, phụ nữ có xu hướng tự lựa chọn trước để tìm

những công việc gần nhà vì họ còn có các nghĩa vụ khác đối với gia đình. Nói cách khác, ta có thể quan sát ở đây các cơ chế phân tách theo cả hai yếu tố là nơi ở và theo giới tính.

Sự khác nhau về khả năng tiếp cận với việc làm: thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)

Ví dụ minh họa thứ 3 miêu tả các đặc điểm của việc làm tại các khu dân cư khác nhau tại thành phố Hồ Chí Minh. Ta quan sát thấy có sự khác nhau lớn về khả năng tiếp cận việc làm khi tính theo đơn vị điều tra nhỏ nhất: mỗi đơn vị gồm khoảng 100 hộ gia đình. Mục tiêu là để tìm ra sự biến động của các chỉ số ở các khu vực khác nhau; ở đây không phải là xác định vị trí địa lý của từng khu vực mà là quan sát sự biến động của các vị trí trên thị trường lao động ở quy mô nghiên cứu nhỏ.

ZUS và sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng,tiếp cận với việc làm

277

54

23

19

21

17

9

6

0 50 100 150 200 250 300

Người mang quốc tịch và tên Ma-rốc

người Pháp mang tên Ma-rốc

người mang họ Pháp, Ma-rốc + tên Pháp

dân Pháp “gốc”

Phục vụ bànKế toán

Tổng số người

Nguồn: Bunel và cộng sự, 2013.

11Biểu đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD238

Ở quy mô một đơn vị không gian nhỏ nhất trong thống kê, thành phố là một tập hợp rất nhiều các khu vực rất khác nhau trong vấn đề liên quan tới tiếp cận việc làm. Nếu tỉ lệ việc làm trong các khu vực này là 49%, sự biến động là đáng kể - thấp nhất là 29% và cao nhất là 89%. Đối với khu vực kinh tế phi chính thức, mức trung bình là 45%, mức thấp nhất là 0% và cao nhất là 83%.

Dẫn nhập phương pháp xây dựng bảng hỏi trong điều tra định lượng

Khi tiến hành điều tra, dù là điều tra định tính hay định lượng, luôn cần biết trước những loại thông tin mà ta muốn thu được. Trước khi xây dựng bảng hỏi phù hợp, cần phải có hiểu biết về nhóm dân cư mà ta nghiên cứu.

Đối với bảng hỏi định lượng thực hiện trên một mẫu điều tra lớn, ta dùng các câu hỏi đóng – cách thức trả lời được nêu ra trong các câu hỏi. Người được hỏi sẽ chọn câu trả lời. Để có thể xây dựng được một bảng hỏi định lượng hiệu quả, đầu tiên người ta dựa vào một bảng hỏi định tính: câu hỏi mở để có thể xác định được phạm vi những câu trả

lời có thể có. Thứ tự các câu trả lời cũng quan trọng vì người ta hay ưu tiên cho những câu trả lời đầu tiên – nếu ta yêu cầu một ai đó đánh giá mức sống của mình thì cần phải có sự điều chỉnh thích hợp trong số các câu trả lời để tránh câu trả lời «tầng lớp trung lưu» vì người được hỏi tự có quan niệm như vậy về bản thân. Tương tự như vậy, cách đặt câu hỏi cũng tùy vào loại phỏng vấn mà ta định tiến hành: phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại, tự trả lời, v.v... Cách đặt câu hỏi phải đơn giản và người được hỏi có thể hiểu ngay được câu hỏi. Bảng hỏi phải cân bằng. Đặt một câu hỏi không tốt, một bảng hỏi quá dài sẽ khiến ta không thể thu được thông tin xác đáng. Một khó khăn khác nữa là việc xác định số dân cần điều tra.

Để xác định một người có thuộc lực lượng lao động có việc làm hay không, ta cần đặt bốn câu hỏi. Những câu hỏi này có hình «cây». Mục đích cuối cùng là làm sao lường trước được tất cả các tình huống có thể xảy ra ở mỗi giai đoạn để lọc và không bỏ sót tất cả những đối tượng thuộc lực lượng lao động có việc làm qua bảng hỏi.

Quy mô phân tích và tính không đồng nhất trong tiếp cận việc làm: khu vực thống kê ở thành phố Hồ Chí Minh

Obs Mean Std. Dev. Min Max

T l vi c làm 5272 .493 .0841 .296 .897

Khu v c phi chính th c (% vi c làm)

2598 .457 .185 0 .833

Khu v c chính th c 2598 .158 .144 0 .846

Dân t c thi u s (%) 5272 .0816 .176 0 .891

Nguồn: các tác giả.

13Bảng

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 239

Để xác định một người có được coi là thất nghiệp hay không, ta phải biết được người đó có hội tụ ba tiêu chí sau hay không: không có việc làm, sẵn sàng làm việc, tích cực tìm việc. Để hiểu ba tiêu chí này, ta cần phải chia nhỏ các câu hỏi.

Nguyễn Thị Lành

Làm thế nào để thử nghiệm (test) một bảng hỏi đã xây dựng?

[Axel Demenet]

Ta luôn phải thử nghiệm các câu hỏi cũng như cấu trúc của bảng hỏi đã lập trên một số hộ gia đình hoặc một số người nhất định mà ta đã chọn. Mục đích để kiểm tra xem liệu

bảng hỏi đã phù hợp chưa, có quá dài không và liệu người thực hiện điều tra có thu được thông tin mong muốn hay không.

Nguyễn Thị Lành

Ta cần thử nghiệm bảng hỏi trên bao nhiêu người? bao nhiêu hộ gia đình, bao nhiêu doanh nghiệp?

[Axel Demenet]

Số lượng tùy thuộc vào quỹ thời gian bạn có, vào nguồn lực tài chính và con người, vào mức độ phức tạp của bảng hỏi. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tính chất sáng tạo của bảng hỏi.

Bảng hỏi dạng «cây»: chia nhỏ câu hỏi để thu được thông tin

Q1. Trong vòng 7 ngày qua, b n có làm vi c gì có thu nhâp không ?

Q2. Trong vòng 7 ngày qua, b n có làm vi c cho gia ình ho c trong m t hoàn c nh nào ó mà không có thu nh p không ?

Q3. Dù không làm vi c trong vòng 7 ngày v a qua, nh ng b n có ti p t c nh n l ng t m t công vi c nào ó mà b n ã làm t tr c không ?

Q4. B n có m t công vi c hay m t ho t ng nào ó mà b n s quay l i làm sau m t th i gian t m ngh không ?

Ngi

c hi thu

c l c lng lao

ng có vi c làm

Ng i c h i không thu c l c l ng lao ng có vi c làm

KHÔNGGG

KHÔNG

KHÔNG

KHÔNG

Nguồn: các tác giả.

34Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD240

Ngày học thứ 4, Chủ nhật ngày 27/7

Sau ba ngày học tập và trao đổi, các nhóm báo cáo những gì đã làm được trong nghiên cứu của mình.Nhóm 1: Phân tách không gian - xã hội và việc tiếp cận thị trường lao động: người dân tộc Chăm ở khu vực Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.Nhóm 2: Tác động của phân tách không gian - xã hội lên việc tiếp cận với dịch vụ trông trẻ đối với những người công nhân nhập cư khu Linh Trung, thành phố Hồ Chí Minh.Nhóm 3: Phân tách không gian - xã hội và tiếp cận với việc làm đầu tiên của thanh niên ở Phnom Penh (Campuchia).Nhóm 4: Tác động của việc tái định cư lên đối tượng dân cư phải di dời (Đà Nẵng).Ngoài phần bình luận cho bài tập của mỗi nhóm, các giảng viên cũng lưu ý cần nêu rõ giả thiết và câu hỏi nghiên cứu để phân biệt được đặc điểm cá nhân với «tác động của khu phố » và cần xây dựng một bảng hỏi thực tế.

3.3.4. Những khái niệm chính và khó khăn của phân tách nơi ở: bài đọc

Phần này do các giảng viên Danielle Labbé và Gwenn Pulliat phụ trách.Các bài viết cần đọc đã được phát cho lớp học ngay từ đầu – xem phần tài liệu tham khảo ở cuối chương. Các bài viết này cũng được đưa lên trang web www.tamdaoconf.com;

Mỗi nhóm được giao đọc một bài và sau đó giới thiệu lại các khái niệm nổi bật trong bài viết để làm rõ các dạng phân tách không gian – xã hội.Nhóm 1: Tác động của chính sách xóa bỏ phân tách tới sức khỏe người dân; bài nghiên cứu của Rebecca Cohen (2011).Nhóm 2: «Gated Communities» và hiện tượng tự phân tách; nghiên cứu của Edward J. Blakely và Mary Gail Snyder (1997).Nhóm 3: Tác động của phân tách nơi ở lên sức khỏe người dân; nghiên cứu của Emily Badger (2012).Nhóm 4: Tiến triển của các khu ổ chuột (favelas) ở Rio de Janeiro và hiện tượng xuống hạng; nghiên cứu của Janice Perlman (2007).

Danielle Labbé và Gwenn Pulliat tiếp tục trình bày bài giảng, lưu ý học viên về vấn đề quỹ đạo nơi ở và thói quen về nơi ở tại khu vực thành thị. Hai giảng viên cũng nhấn mạnh rằng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính bổ sung cho nhau. Điều tra định tính thực hiện trên cư dân trôi nổi ở thành phố Hồ Chí Minh và cư dân của các khu đô thị mới tại Hà Nội sẽ minh họa cho điều này. Cuối cùng, giảng viên trình bày phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc. Về những vấn đề vừa nêu trên, chúng tôi đề nghị quý vị tham khảo các kỷ yếu trước của Khóa học mùa hè, nhất là kỷ yếu năm 2010, phần lớp học chuyên đề về tính bổ sung của các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (Razafindrakoto và cộng sự., 2011).

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 241

Ngày học thứ 5, thứ Hai ngày 28/7

Lớp học chuyên đề thực hành phương pháp nghiên cứu đã được giới thiệu ngày hôm trước: mỗi nhóm trình bày lần thứ ba chủ đề nghiên cứu của nhóm trong đó nêu rõ việc thực hiện phỏng vấn định tính.

3.3.5. «Đối tượng dân cư nghiên cứu» và «chiến lược lấy mẫu» trong phương pháp điều tra định tính

[François Roubaud]

Chúng ta hãy cùng nghiên cứu vấn đề lấy mẫu trong điều tra định lượng, nói rộng hơn là phương pháp tiến hành điều tra. Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn các bước trong xây dựng một «chiến lược chọn mẫu» – «Sampling Strategy».

Xây dựng bảng hỏi trong khuôn khổ một nghiên cứu định lượng phải được làm đối với một đối tượng dân cư cụ thể: «đối tượng dân cư đích» (đối tượng dân cư nghiên cứu). Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, để đảm bảo tính khả thi của bảng hỏi, người ta không thể thực hiện điều tra tất cả các đối tượng dân cư đích đó. Ta phân biệt hai loại điều tra chính: − điều tra triệt để: toàn bộ một đối tượng cư

dân nào đó đều được hỏi – ví dụ mọi thành viên trong một doanh nghiệp, một ngôi

làng, một khu phố hay một nhóm cư dân đặc thù nào đó, như tất cả thanh niên từ 18 đến 25 tuổi;

− điều tra theo mẫu: chỉ một mẫu đại diện của cư dân đích được hỏi. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn loại điều tra này.

Trong điều tra theo mẫu, người ta lại phân ra thành hai loại nhỏ: - điều tra không ngẫu nhiên, nói cách khác là

điều tra «theo lựa chọn có lý do»: trong loại điều tra này, người ta tính các điều tra theo kiểu hiệu ứng «hòn tuyết lăn», thực hiện điều tra một người trong số nhóm cư dân, từ đó hỏi người này để lấy địa chỉ một người khác trong cùng nhóm cư dân đó v.v...; mặt khác, điều tra theo quota. Điều tra này đòi hỏi hiểu biết về đặc điểm về nhân khẩu và xã hội của nhóm cư dân (ví dụ nhóm cư dân gồm 25% là đàn ông ở độ tuổi 25 đến 30) để những đặc điểm đó được tôn trọng trong mẫu – tuy nhiên, chưa thể nói những đặc điểm đó mang tính dại diện cho tất cả tập hợp mẫu.

− điều tra ngẫu nhiên: là loại điều tra cần nhiều chi phí hơn, khó thực hiện hơn so với điều tra không ngẫu nhiên nhưng nó có nhiều ưu việt hơn. Chúng ta hãy cùng tập trung nghiên cứu loại điều tra này.

Ta luôn tìm cách tránh nhầm lẫn (thiên vị) và chính xác nhất (giảm thiểu sai số). Để đáp ứng được những yêu cầu này, ta có thể thực hiện điều tra giống như một bài thi bắn cung tên trong một lễ hội.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD242

Trong tình huống 1, các mũi tên được bắn tản mát, không theo hướng nào cụ thể nhưng thường được bắn xa trọng tâm: ở đây không có sự thiên vị, sai số là ngẫu nhiên nhưng tính chính xác của điều tra rất thấp.

Trong tình huống 2, các mũi tên tập trung hơn, chính xác hơn nhưng cũng vẫn xa trọng tâm: tính chính xác của điều tra cao hơn nhưng có sự thiên vị, và sai số mang tính hệ thống hơn. Cuối cùng, tình huống 3 là tình huống các mũi tên tập trung xung quanh trọng tâm: không có thiên vị, sai số là ngẫu nhiên và độ chính xác của điều tra cao.

Kế hoạch khảo sát, phương pháp lấy mẫu

Không có thiên v Sai s ng u nhiên

chính xác th p

Có thiên v Sai s h th ng

chính xác cao

Không có thiên v Sai s ng u nhiên

chính xác cao

Tình huống 1 Tình huống 2 Tình huống 3

Nguồn: các tác giả.

35Sơ đồ

Các dạng điều tra định lượng theo chiến lược lấy mẫu16Khung

Nguồn: các giảng viên.

1. Điều tra triệt để 2. Điều tra theo mẫu

- thống kê; - danh sách doanh nghiệp; - thư mục sinh viên;- đăng ký.

2A. Điều tra không ngẫu nhiên - lấy mẫu «mù»; - lấy mẫu hệ thống; - lấy mẫu kiểu «hòn tuyết lăn»; - lấy mẫu theo quota.

2B. Điều tra ngẫu nhiên- lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản;- lấy mẫu hệ thống;- lấy mẫu theo xác suất tỉ lệ thuận với

quy mô;- lấy mẫu phân tầng;- lấy mẫu chùm;- lấy mẫu nhiều cấp độ;- lấy mẫu nhiều giai đoạn.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 243

Điều tra định lượng đơn giản nhất và cổ điển nhất là thăm dò ngẫu nhiên đơn giản. Người ta xác định «cư dân đích» và lấy ra cùng một lúc một cách ngẫu nhiên một lượng «x». Sau đó, thực hiện hỏi nhóm cư dân đã chọn một cách ngẫu nhiên. Cách thứ hai là lấy mẫu hệ thống. Ta có một danh sách và ta lần lượt rút ra từ đó một số người, khoảng cách giữa những người được rút ra là bằng nhau – ví dụ trong danh sách có 100 người, tôi rút người số 3 sau đó cứ hết 7 người tôi lại rút một người. Cách thứ 3 là dạng điều tra định lượng tương ứng với điều tra theo xác suất tỉ lệ thuận với quy mô « cư dân đích ». Kỹ thuật điều tra này rất hay khi ta có các mẫu với kích cỡ khác nhau – trường hợp các khu phố có số dân khác nhau và ta có nguy cơ, nếu sử dụng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên, sẽ chọn nhiều người hơn ở những mẫu lớn so với ở các mẫu nhỏ. Một kỹ thuật khác nữa là lấy mẫu chùm (Cluster). Ta rút một cách ngẫu nhiên các nhóm người sau đó phỏng vấn đồng thời toàn bộ những người trong chùm mà ta đã rút ngẫu nhiên. Ưu điểm của kỹ thuật này là rút bớt được chi phí. Tuy nhiên, nếu tất cả các cá nhân trong một chùm giống nhau, điều tra sẽ không phản ánh được sự đa dạng của cư dân đích. Một kỹ thuật lấy mẫu khác nữa là chọn mẫu «phân tầng». Trong trường hợp lấy mẫu ngẫu nhiên, có nguy cơ là một phần của cư dân sẽ không có đại diện (ví dụ những người nam giới). Để tránh điều này, chọn mẫu phân tầng cho phép chia trước nhóm cư dân đích thành nhiều loại – ví dụ tách riêng nam giới và phụ nữ, người giàu và người nghèo, sau đó ta rút một số người nhất định, có ý nghĩa thống kê từ mỗi phân tầng đó. Đối với ví dụ đã nêu trên, chúng ta đảm bảo sẽ chọn được một số lượng mẫu «đủ» cả nam giới và nữ giới.

Trường hợp cuối cùng là lấy mẫu theo nhiều cấp độ. Đây là kỹ thuật mà chúng ta sẽ quan

tâm hơn cả. Khi điều tra nhiều cấp độ, ta sẽ bắt đầu bằng rút ngẫu nhiên tại các khu vực địa lý khác nhau (khu phố, thành phố, vùng). Sau khi chọn, ta sẽ đếm trong từng khu vực toàn bộ số hộ gia đình ở đó và chọn ngẫu nhiên một số hộ gia đình ở mỗi khu vực địa lý. Vì ta chọn ngẫu nhiên trong các khu vực địa lý khác nhau của một lãnh thổ, ta chỉ nhận được một phần của toàn lãnh thổ. Điều này giải thích tại sao một số khu vực trên lãnh thổ lại không có thông tin: vì chúng không được chọn ngẫu nhiên trong giai đoạn đầu khi chọn mẫu theo nhiều cấp độ. Đối với chủ đề của lớp học chúng ta, chỉ điều tra theo kiểu lấy mẫu nhiều cấp độ mới cho phép chúng ta thu được dữ liệu trong không gian vì phương pháp này ngay từ đầu tiên đã lựa chọn một tập hợp các khu vực địa lý. Nếu chỉ sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, ta sẽ gặp tình trạng chỉ có thể lấy được 1 hộ dân cho 1 khu phố và 10 hộ dân cho 1 khu phố khác. Một hộ dân cho 1 khu phố sẽ không đủ để rút ra đặc điểm của toàn bộ khu phố và sẽ không thể đủ để đánh giá mức độ phân tách.

Phần cuối của ngày được dành cho phần trình bày lần thứ 4 và lần cuối cùng của các nhóm và dành cho phần chuẩn bị bài thu hoạch của cả tuần, bài sẽ được trình bày trong phiên toàn thể diễn ra vào sáng ngày hôm sau.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD244

Tài liệu làm việc

Bảng các thuật ngữ chính trong thống kê lao động

Ví dụ về chỉ số tách biệt không gian – xã hội và cách giải thích

Điều tra về tách biệt, quy mô và ảnh hưởng của nó (Lima, 2013)

Bài đọc (www.tamdaoconf.com)

Almeida Vasconcelos (de), P. (2013) Processus et formes socio-spatiaux des villes  : une contribution au débat, in Ségrégation et fragmentation dans les métropoles : perspectives internationales, Carrel, M., P.  Cary et J.M. Wachsberger (dir.), Presses universitaires du Septentrion. (extrait tiré de chapitre)

Badger E. (2012) Living in Some Parts of Chicago  Can Take More Than a Decade Off Your Life. Invariably, the impact falls the hardest on low-income minorities.

http://www.citylab.com/housing/2012/08/living-some-parts-chicago-can-take-more-decade-your-life/2781/

Blakely E.J. et Gail Snyder M. (1997) Putting up the Gates.

http://www.nhi.org/online/issues/93/gates.html

Cohen R. (2011) The Impacts of Affordable Housing on Health: A Research Summary.

http:/www.nhc.org/media/files/Insights_HousingAndHealthBrief.pdf

Perlman J.E. (2007) Marginality from Myth to Reality – The favelas of Rio de Janeiro 1968-2005.

http:/www.advantronsample2.com/Marginality_from_Myth_to_Reality.pdf

Tài liệu tham khảo

ALMEIDA VASCONCELOS (de), P. (2013), «  Processus et formes socio-spatiaux des villes : une contribution au débat », in CARREL, M., P. CARY et J.M. WACHSBERGER (dir.), Ségrégation et fragmentation dans les métro poles : perspectives internationales, Presses Universitaires du Septentrion, Lille.

BACQUÉ, M.-H. et J.-P. LÉVY (2009), «  Ségrégation  », in STÉNÉ, J.-M. et H. MARCHAL, Traité sur la ville, PUF.

BADGER, E. (2012) “Living in Some Parts of Chicago Can Take More Than a Decade Off Your Life”, CityLab, août.

BLAKELY, E.J. et M-G. SNYDER (1997), “Putting up the Gates”, National Housing Institute.

BLINDER, A.S. (1973), “Wage Discrimination: Reduced Form and Structural Estimates”, The Journal of Human Resources, 8, no 4.

BUNEL, M., E. ENE, Y. L’HORTY et P. PETIT (2013), «  Effets de quartier, discrimination territoriale et accès à l’emploi - Les résultats d’un testing  », Observatoire des zones urbaines sensibles, Editions du CIV, Saint-Denis.

BURDETT, R., M. TAYLOR et A. KAASA (Eds.) (2011), “Cities, Health and Well-being”, LSE Cities, London School of Economics, Londres.

CADOT, E. et M. HARANG (2006), « Offre de soins et expansion urbaine, conséquences pour l’accès aux soins. L’exemple de Ouagadougou (Burkina Faso) », Espace population société, 2006/2-3.

CENTRAL POPULATION AND HOUSING CENSUS STEERING COMMITTEE (2010), “The 2009 Vietnam Population and Housing Census: Completed results”, Hanoi.

COHEN. R. (2011), “The Impacts of Affordable Housing on Health : A Research Summary”, Center for Housing Policy.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 245

CUSIN, F. (2012), « Le logement, facteur de sécurisation pour les classes moyennes fragilisées ? », Espaces et Sociétés, n°148-149.

DE MEL, S. D., J. MCKENZIE et C. WOODRUFF (2009), “Measuring Microenterprise Profits: Must We Ask How the Sausage is Made?”, Journal of Development Economics, 88(1).

DOERINGER, P.-B. et P. MICHAEL (1971), “Internal Labor Markets and Manpower Analysis”, Lexington Books, Lexington.

DOERINGER, P.B. et M.-J. PIORE (1971), Internal Labor Markets and Manpower Analysis, Lexington Books, Lexington.

DUNCAN, O.D. et B. DUNCAN (1955), “A Methodological Analysis of Segregation Indexes”, American Sociological Review, 41.

GASCHET, F. et J. LE GALLO (2009), « La dimension spatiale de la ségrégation », in GASCHET, F. et C. LACOUR, Métropolisation et ségrégation, Presses Universitaires de Bordeaux.

KAIN, J.F. (1968) “Housing Segregation, Negro Employment and Metropolitan Decentralization”, Quarterly Journal of Economics, 82(2).

LINDBECK, A. et D-J. SNOWER (1989), The Insider-Outsider Theory of Employment and Unemployment, MIT Press, Cambridge, MA.

MARPSAT, M. (1999), « Les apports récipro-ques  des méthodes quantitatives et qualitatives : le cas particulier des enquêtes sur les personnes sans domicile », Document de travail de l’INED, 79.

MASSEY, D.S. et N.A. DENTON (1988), “The Dimensions of Residential Segregation”, Social Forces, 67(2).

NAVEZ-BOUCHANINE, F. (2002), La frag-mentation en question : des villes entre fragmentation spatiale et fragmentation sociale ?, L’Harmattan, Paris.

NORDMAN, C.J., A.-S. ROBILLIARD et F. ROUBAUD (2013), “Decomposing Gender and Ethnic Earnings Gaps in Seven West African Cities”, in Urban Labour Market in Sub-Saharan Africa, Banque mondiale et AFD.

OAXACA, R.-L. (1973), “Male-Female Wage Differentials in Urban Labor Markets”, International Economic Review, 14, no 3.

PARIZOT, I., F. RAKOTOMANANA, M. RAZAFINDRAKOTO, F. ROUBAUD et J.M. WACHSBERGER (2005), « Santé, Inégalités et ruptures sociales à Antananarivo », DIAL/INSTAT/MADIO.

PERLMAN, J. (2007), “Marginality from Myth to Reality – The Favelas of Rio de Janeiro 1968-2005”.

RAZAFINDRAKOTO, M., J.-P. CLING, C. CULAS et F. ROUBAUD (2011), « Comment la transition économique est-elle vécue et perçue par la population ? Analyse de la complémentarité entre approches quantitative et qualitative », in LAGRÉE, S. (éditeur scientifique), Conférences & Sémi-naires, n° 2 AFD-ÉFEO.

SAFI, M. (2009), « La dimension spatiale de l’intégration : évolution de la ségrégation des populations immigrées en France entre 1968 et 1999 », Revue française de sociologie, 50(3).

SMYONOV, M. et N.L. EPSTEIN (1991), “Suburban Labor Markets, Urban Labor Markets and Gender Inequality in Earning”, Sociological Quarterly 32.

SY, I. (2006) « La gestion de la salubrité à Rufisque. Enjeux sanitaires et pratiques urbaines. », Thèse de doctorat de géo-graphie de la santé à l’Université Louis Pasteur de Strasbourg.

THIREAU, I. et H. LINSHAN (2002), « A l’ombre des commerces en bordure de route », Études Rurales, vol. 161-162.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD246

TILLY, C., P. MOSS, J. KIRSCHENMAN et I.  KENNELLY (2001), Space as a Signal: How Employers perceive Neighbourhoods, in O’CONNOR, A., C. TILLY et L. BOBO (ed.), “Urban Inequality: Evidence From Four Cities”.

VALLÉE, J. (2012), « Pour une approche multiscalaire de l’accessibilité aux ressources de santé. Accessibilité dans le quartier et accessibilité dans la ville », Communication à l’INED, Journée « Quartier et santé », http://pole_suds.site.ined.fr/fichier/s_rubrique/20593/vallee.fr.pdf

VALLÉE, J., G. LE ROUX, B. CHAIX, Y. KESTENS et P. CHAUVIN (2014), “The ‘Constant Size Neighbourhood Trap’ in Accessibility and Health Studies”, Urban Studies, mars.

VLAHOV, D., N. FREUDENBERG, F. PROIETTI, D. OMPAD, A. QUINN, V. NANDI et S. GALEA (2007), “Urban as a Determinant of Health”, Journal of Urban Health, 84(1).

WACHSBERGER, J.M. (2013), « Portée et limite des indicateurs de fragmentation et de ségrégation », in CARREL, M., P. CARY et J.M. Wachsberger (dir.) Ségrégation et fragmentation dans les métropoles  : pers-pectives internationales, Presses Universi-taires du Septentrion, Lille.

WACHSBERGER, J.M. (2012), « Ségrégation et fragmentation socio-spatiale. L’épreuve de la mesure », Bulletin de méthodologie sociologique, n° 115.

WACHSBERGER, J.M. (2009a), L’intégration sociale hiérarchisée. L’exemple d’une métropole en développement : Antananarivo, EHESS, Paris, http://www.dial.ird.fr/media/ird-sites-d-unites-de-recherche/dial/documents/enseignement/thesejmw.pdf

WACHSBERGER J.M., (2009b), « Les quartiers pauvres à Antananarivo : trappe à pauvreté ou support des individus? », Autrepart, n° 51.

XIA SONG, L. et S. APPLETON (2014), “The Effects of the State Sector on Wage Inequality in Urban China: 1988–2007”, Journal of Chinese Economic and Business Studies, 12:1.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 247

Họ và tên Cơ quan Lĩnh vực/ngành Đề tài nghiên cứu Email

Roeungdeth Chanreasmey

Học viện Công nghệ Campuchia Quản lý rủi ro - [email protected]

Đàm Thị Đào Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Quy hoach đô thị

Phát triển đô thị tai Hà Nội và Vientiane từ năm 2003

đến nay

[email protected]

Đỗ Phương Thúy

(học viên tư do)

Trung tâm Dư báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI)

Đô thị hóa Giao thông đô thị [email protected]

Hoàng Thị Hải Yến

Khoa Luật, Đai học Huế Luật tư, luật dân sư Bình đẳng giới trong

tiếp cận nhà ở [email protected]

Lê Hồ Phong Linh

Đai học Mở TP. Hồ Chí Minh Phát triển bền vững Chất lượng cuộc sống,

nghèo đói, di cưlhphonglinh@gmail.

com

Lê Thị Mỹ HàViện Nghiên cứu

Phát triển TP. Hồ Chí Minh

Nhân học đô thịLao động và việc làm của người nhập cư tai đô thị

TP. Hồ Chí Minh

[email protected]

Lương Ngọc Thảo

Viện nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí

MinhNhân học đô thị Phát triển nhà ở xã hội

tai TP. Hồ Chí Minhngocthaoluong@

gmail.com

Ly Sokrithea Học viện Công nghệ Campuchia Quy hoach đô thị Quy hoach đô thị sokrithea016@gmail.

com

Mai Thị Thanh Hoa

Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế xã hội Đà Nẵng

Kinh tế đô thịXây dưng mô hình chính quyền đô thị

Đà Nẵng

[email protected]

Nguyễn Tuấn Minh Viện Xã hội học Xã hội học đô thị và

Xã hội học kinh tếKinh tế phi chính thức

tai khu vưc đô thịnguyentuan-

[email protected]

Nguyễn Thị Kim Oanh

Đai học Ngoai thương

Hà NộiLuật Luật bảo vệ người

tiêu dùngkimoanhnt@ftu.

edu.vn

Nguyễn Thị Phương Yến

Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ Lịch sử, kinh tế, giới Giới, người nghèo đô thị phuongyen7@gmail.

comNguyễn Thị Thu Hương

(học viên tư do)

Quỹ Đầu tư phát triển Cần Thơ Tín dụng Tài chính ngthuhuong.1985@

gmail.com

Ny VichetĐai học Hoàng gia Luật và Khoa học

kinh tế Luật Asean [email protected]

Trần Thị Hồng Nhung

Đai học Sư pham Hà Nội Địa lý nhân văn Đô thị hóa và vấn đề

đói nghèo tai Việt Namtrannhungvnh@

gmail.comTrần Thị

Ngọc Trinh Đai học Cần Thơ Phát triển đô thị Đánh giá phát triển bền vững TP. Cần Thơ [email protected]

Morgane Perset (học viên tư do)

Trung tâm Dư báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI)

Đô thị hóa Đối tác công-tư, phát triển đô thị, di sản

[email protected]

Pham Thái Sơn Đai học Việt-Đức Phát triển đô thị Phát triển đô thị, nhà ở [email protected]

Danh sách học viên

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD248

Họ và tên Cơ quan Lĩnh vực/ngành Đề tài nghiên cứu Email

Vũ Hoàng Đat Trung tâm Phân tích và Dư báo Kinh tế phát triển Sinh kế ở khu vưc đô thị

của Việt Nam [email protected]

Vũ Ngọc Thành

Trung tâm nghiên cứu đô thị

và phát triển (CEFURDS)

Lịch sử đô thị, phát triển đô thị

Quá trình hình thành và phát triển của các đô thị cổ Việt Nam, Đô thị hóa Sài Gòn thời Pháp thuộc

[email protected]

Vũ Văn Lưu

Chi cục Dân số - Kế hoach hóa Gia đình - Sở Y tế TP. Hồ Chí

Minh

Địa lý dân số, luậtTác động của di dân đến

quá trình đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh

[email protected]

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 249

2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và chiến

lược trong hoạt động trồng rau tại vùng ven đô

Pierre-Yves Le Meur – VIện Nghiên cứu Phát triển IRD, Emmanuel Pannier – Trung tâm Nghiên cứu khoa học

quốc gia Pháp CNRS, Olivier Tessier – Viện Viễn đông Bác Cổ ÉFEO, Trương Hoàng Trương – Đại học Thủ Dầu Một

Lớp chuyên đề này nhằm giúp học viên làm quen với các phương pháp và công cụ sử dụng trong nghiên cứu định tính của các ngành khoa học xã hội. Học viên sẽ được giới thiệu các kỹ thuật và phương pháp điều tra điền dã, sau đó sẽ sử dụng các kỹ thuật và phương pháp đó vào thực hiện một nghiên cứu thực địa ngắn với các bước và quy trình nghiên cứu khoa học cụ thể bao gồm từ bước xây dựng đối tượng nghiên cứu cho tới bước xử lý và phân tích các dữ liệu thu thập được từ thực địa.

Bài tập điều tra điền dã được thực hiện ở hai địa điểm: xã Liên Nghĩa thuộc huyện Đức Trọng và thôn Quảng Hiệp của xã Hiệp Thạnh.

Học viên sẽ nghiên cứu so sánh hai hệ thống trồng rau: hệ thống thâm canh ở sáu trang trại trồng rau quy mô lớn, sử dụng kỹ thuật

trồng trên giàn và hệ thống trồng rau chuyên canh, bán thâm canh ở các hộ gia đình có quy mô nhỏ hơn.

Các nội dung nghiên cứu được xác định ban đầu như sau:• thực trạng của hai hệ thống trồng rau.• xác định các mối liên hệ giữa hai hệ thống:

đó có phải là hai hệ thống không liên quan gì hoặc có liên hệ với nhau hoặc phụ thuộc lẫn nhau? Các mạng lưới cung cấp vật tư và tiêu thụ riêng rẽ với nhau hay chồng chéo giữa hai hệ thống?

• xác định các yếu tố hạn chế hoặc cạnh tranh trong tiêu thụ, tiếp cận thị trường, quản lý nước, vật tư nông nghiệp, nhân lực,...

Học viên được chia thành ba nhóm. Mỗi nhóm có bốn cặp, một giảng viên hướng dẫn

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD250

và một phiên dịch hỗ trợ trong vòng 3 ngày thực hiện điều tra thực địa.

Lớp học được tổ chức như sau:- một nhóm thực hiện điều tra tại xã Liên

Nghĩa, chủ đề chính bao gồm: sản xuất rau thâm canh tại sáu trang trại của xã – điều tra ban lãnh đạo, công nhân, cửa hàng cung cấp vật tư nông nghiệp, thành viên hợp tác xã; hệ thống tiêu thụ – hoạt động của chợ đầu mối tại huyện: loại rau, giá thu mua của nông dân, dán nhãn, cơ sở thu gom và phân loại, mạng lưới phân phối, khách hàng; vai trò và sự can thiệp của chính quyền (hỗ trợ, quản lý, giám sát) – điều tra cán bộ huyện, phòng nông nghiệp, hội nông dân, hội phụ nữ, v.v...;

- hai nhóm còn lại thực hiện điều tra tại thôn Quảng Hiệp. Mỗi nhóm điều tra một bên đường quốc lộ: điều tra kinh tế hộ gia đình chuyên trồng rau kinh doanh – hộ trồng rau (lịch sử gia đình và các hoạt động kinh tế), cửa hàng vật tư nông nghiệp, vựa thu mua, hộ gia đình bỏ làm nông và chuyển một phần hoặc hoàn toàn sang làm dịch vụ hoặc các hoạt động khác; điều tra về vai trò và sự can thiệp của chính quyền xã thôn.

Trong ngày đầu tiên, các giảng viên sẽ giới thiệu một vài khái niệm cơ bản, cách thức xây dựng “chiến lược” điều tra – lựa chọn công cụ, kỹ thuật và phương pháp điều tra. Trọng tâm của ngày học đầu tiên này sẽ dành cho việc xây dựng phương pháp luận, thủ tục điều tra và bảng gợi ý nội dung điều tra; ngoài ra các giảng viên cũng sẽ giới thiệu chung về hoàn cảnh kinh tế xã hội của địa bàn thực hiện nghiên cứu (xem thêm các bài đọc tham khảo đã được cung cấp tại lớp học).

Ngày học thứ năm sẽ dành cho việc tổng hợp và sắp xếp dữ liệu thu thập được để làm bài báo cáo thu hoạch lớp học vào thứ Ba, ngày 29/7, phần này sẽ làm:

- theo cặp: i) thống kê dữ liệu; ii) sắp xếp dữ liệu theo khung chung của nhóm;

- theo nhóm: i) tổng hợp dữ liệu; ii) phân loại dữ liệu theo chủ đề của nhóm.

Công việc của các giảng viên bao gồm:1) trước khi thực hiện điều tra tại thực địa: xác

định khái niệm, khung phân tích và các lý thuyết-tranh luận có liên quan đến nghiên cứu của lớp;

2) trong ba ngày điền dã: quan sát và hỗ trợ các nhóm thực hiện điều tra (lựa chọn và nắm vững các kỹ thuật điều tra, tương tác với đối tượng phỏng vấn, v.v...). Việc đi cùng với các cặp học viên trong quá trình phỏng vấn và họp nhóm vào cuối ngày sẽ giúp dần xây dựng và xem xét lại đối tượng nghiên cứu đã xác định trên cơ sở các phỏng vấn đã thực hiện cũng như đối chiếu kết quả thực hiện trong ngày của mỗi cặp. Cách làm này giúp học viên hình dung được là giai đoạn điều tra thực địa cũng đồng thời là giai đoạn thực hiện song song việc xử lý thông tin thu được, kết hợp luôn việc rút ra thông tin và đọc thông tin đó. Dữ liệu thu được và báo cáo tại buổi họp cuối ngày sẽ giúp phát triển đối tượng nghiên cứu ngay mà không cần phải đợi đến giai đoạn sau thực địa: phần đánh giá mỗi buổi làm việc sẽ giúp xác định được mức độ xác đáng của các giả thiết cũng như hướng điều tra đặt ra ban đầu. Đối tượng nghiên cứu sẽ được xây dựng dần dần qua quá trình tích lũy năng động như vậy;

3) sử dụng kết quả điều tra: đây là bước khai thác các kết quả thu được từ thực địa, các cặp học viên trong nhóm sẽ cùng thảo luận, cách làm này sẽ giúp học viên quen với việc tích lũy và tổng hợp kết quả.

Một trong những đặc thù của lớp điền dã là các giảng viên tham gia vào nhóm với tư cách là thành viên tích cực chứ không phải là người

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 251

quan sát đơn thuần. Việc tương tác giữa các nhóm không phải là ưu tiên ở giai đoạn thực địa, nhưng đây sẽ là nội dung chính trong ngày làm việc chung của cả ba nhóm để chuẩn bị bài báo cáo tổng kết – các nhóm sẽ cùng làm việc để tìm ra mối liên hệ giữa các dữ liệu và kết quả phân tích của mỗi nhóm. Nội dung báo cáo kết quả của từng nhóm sẽ phải theo đúng các bước đã trình bày ở trên. Kết quả chung của cả lớp sẽ được tổng kết tại chỗ trên cơ sở ý kiến đánh giá của học viên, học viên cũng tự nhận xét về quá trình thực hiện của bản thân và những gì thu được trong ba ngày thực địa: tự phê bình và nhận xét mình đã hiểu và nắm được các phương pháp và kỹ thuật điều tra ở mức độ nào.

(Phần gỡ băng)

Ngày thứ nhất, thứ Năm ngày 24/7

[Olivier Tessier]

Năm nay là năm thứ bảy lớp điền dã được tổ chức trong khuôn khổ Khóa học mùa hè. Lớp chuyên đề của chúng ta sẽ do bốn giảng viên phụ trách. Tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn tổ chức lớp học sau đó từng người trong lớp sẽ lần lượt giới thiệu bản thân.

Thách thức của lớp chúng ta là làm sao trong vài ngày thực địa có thể bóc tách và nắm được các bước của một nghiên cứu điền dã; vì thời gian ngắn như vậy nên chúng ta sẽ chủ yếu làm quen được với một bài tập nghiên cứu điền dã vốn bình thường đòi hỏi phải được thực hiện trong vài tháng.

Buổi sáng ngày hôm nay chúng ta sẽ nghe ba bài dẫn nhập và thảo luận do Emmanuel Pannier, Pierre-Yves Le Meur và Trương Hoàng Trương trình bày xoay quanh các vấn đề liên quan đến

đào tạo kỹ thuật và phương pháp điều tra điền dã cũng như các thông tin cơ bản về địa bàn mà chúng ta sẽ thực hiện nghiên cứu.

Chúng ta sẽ thảo luận về nội dung của các bài dẫn nhập đó và nhấn mạnh vào các đặc thù trong quan hệ giữa người nghiên cứu với thực địa. Sau đó lớp sẽ chia thành ba nhóm, mỗi nhóm gồm 4-6 học viên, các nhóm sẽ chuẩn bị khung điều tra và nội dung nghiên cứu mà chúng ta sẽ thực hiện trong tuần này. Các nhóm nhỏ sẽ chia thành cặp, chúng ta sẽ thực hiện điều tra thực địa ngay từ sáng mai. Phần thực địa sẽ kéo dài ba ngày, cuối mỗi ngày các nhóm sẽ họp sơ kết để tập hợp dữ liệu thu được; tùy theo thông tin thu được trong ngày, chúng ta sẽ điều chỉnh các giả thiết đặt ra ban đầu và xác định các hướng nghiên cứu mới. Ở giai đoạn này, chúng ta chưa so sánh kết quả thu được của mỗi nhóm, phần việc này sẽ được thực hiện khi lớp quay về Đà Lạt. Như vậy, khi quay về Đà Lạt, cả lớp sẽ tổng hợp toàn bộ dữ liệu thu được của ba nhóm; đánh giá xem dữ liệu nào vẫn còn là giả thiết, dữ liệu nào là thông tin đã được khẳng định; so sánh kết quả của ba nhóm; xếp loại các dữ liệu chính đóng góp cho vấn đề nghiên cứu mà chúng ta đã xác định từ đầu.

Mục đích chính của chúng ta là học cách xây dựng và điều chỉnh đối tượng nghiên cứu dần dần theo diễn tiến của điều tra thực địa, tạo được một mức độ tự chủ, độc lập nhất định đối với đối tượng nghiên cứu của mình: không ngại thay đổi, điều chỉnh hoặc bổ sung cho đối tượng nghiên cứu của mình nếu dữ liệu thu được từ thực địa cho phép ta làm điều đó.

Giới thiệu giảng viên và học viên (xem thêm thông tin giảng viên và danh sách học viên ở cuối chương)

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD252

2.4.1. Các bước thực hiện một nghiên cứu định tính trên cơ sở điều tra thực địa

[Emmanuel Pannier]

Quy trình nghiên cứu

Trong phần trình bày này, tôi sẽ giới thiệu các bước cụ thể của quy trình nghiên cứu và tập trung vào một số nguyên tắc chủ chốt cả về lý thuyết và thực hành.

Các bước chính trong nghiên cứu nhân học-xã hội?- Xác định đề tài nghiên cứu và vấn đề

nghiên cứu ban đầu – hai yếu tố này sẽ phát triển dần trong quá trình nghiên cứu;

- Xây dựng đối tượng nghiên cứu: tiền thực địa, đọc các nghiên cứu và lý thuyết có liên quan, đánh giá tính khoa học và tính khả thi của đối tượng nghiên cứu, hướng nghiên cứu và các giả thiết có thể đặt ra;

- Lựa chọn phương pháp;- Điều tra thực địa: sử dụng các công cụ và kỹ

thuật thu thập dữ liệu;- Xử lý và phân tích dữ liệu: đọc dữ liệu và

khái quát thành lý thuyết;- Tổng hợp kết quả và viết báo cáo khoa học.

Mặc dù bao gồm các bước cụ thể như vậy nhưng trong quá trình thực hiện, người nghiên cứu không phải thực hiện theo thứ tự lần lượt: điều tra trên thực địa sẽ làm phát triển đối tượng nghiên cứu, các giả thiết và vấn đề nghiên cứu đặt ra ban đầu, v.v... Nghiên cứu định tính đòi hỏi phải có sự trở đi trở lại giữa thực tiễn, lý thuyết, đối tượng nghiên cứu, các hướng nghiên cứu đã đặt ra, các phương pháp nghiên cứu đã lựa chọn và các kết quả nghiên cứu đọc được qua mỗi bước.

Ở đây chúng ta phải nắm rõ ngay từ đầu bốn thuật ngữ quen thuộc trong nghiên cứu khoa

học nhưng đôi khi gây nhầm lẫn: phương pháp, phương pháp (cách) tiếp cận, kỹ thuật và phương pháp luận.

Phương pháp. Là quy trình lô-gic của một ngành khoa học được đưa ra để làm sáng tỏ một thực tiễn và lý thuyết. Phương pháp là tập hợp các nguyên tắc và hoạt động được tổ chức để xác lập các bước cụ thể của một nghiên cứu khoa học nhằm tìm câu trả lời cho các giả thiết được đặt ra trong một vấn đề nghiên cứu và một đối tượng nghiên cứu. Nói một cách cụ thể, phương pháp là một tập hợp các hoạt động và chiến lược mà một người làm nghiên cứu đưa ra để thu thập được thông tin, xây dựng dữ liệu, chứng minh, kiểm chứng và đưa ra các kết quả.

Lấy hai ví dụ cụ thể: - phương pháp diễn dịch, xuất phát từ các

quy luật chung để hướng tới cái riêng, cụ thể;

- phương pháp quy nạp, đi theo con đường ngược lại: trên cơ sở các nghiên cứu trường hợp cụ thể để xây dựng nên một nội dung mang tính chất khái quát.

Hai phương pháp này không bắt buộc phải áp dụng riêng rẽ mà có thể kết hợp trong một nghiên cứu có sự qua lại giữa nghiên cứu trường hợp và khái quát hóa thành khái niệm.

Phương pháp tiếp cận là một cách tư duy trí tuệ không đòi hỏi phải có các bước cụ thể hay một con đường đi riêng biệt: một trường phái tư tưởng, một cách riêng để tiếp cận thực tế quan sát được – phương pháp tiếp cận theo mạng lưới là một ví dụ, phương pháp tiếp cận này phân biệt với Rational Actor  Theory: phương pháp tiếp cận theo mạng lưới đặt các mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân vào trọng tâm của tư duy khoa học trong khi Rational Actor Theory tập trung

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 253

vào các cá nhân và những tính toán duy lý của mỗi cá nhân.

Kỹ thuật (công cụ) là một phương tiện cụ thể được sử dụng để đạt được kết quả cho từng phần; nhiều kỹ thuật được phát triển để phục vụ cho phương pháp, nhằm mục đích đạt được kết quả tổng thể về đối tượng nghiên cứu – xây dựng dữ liệu hoặc thu thập thông tin bằng phỏng vấn, bảng hỏi, quan sát, thống kê. Có thể gọi bằng một cách khác là phương pháp xây dựng dữ liệu.

Việc phân biệt phương pháp và công cụ phương pháp luận (hay phương thức xây dựng dữ liệu) là rất quan trọng. Phương pháp là cách tiến hành để đạt đến mục đích và tìm trả lời cho các câu hỏi đặt ra; công cụ là các kỹ thuật được đưa ra sử dụng, kết hợp với nhau để áp dụng phương pháp – bảng gợi ý phỏng vấn mở là một ví dụ về công cụ sử dụng phục vụ cho việc áp dụng phương pháp.

Phương pháp luận là việc nghiên cứu để áp dụng đúng các phương pháp và kỹ thuật đưa ra: suy nghĩ, chiêm nghiệm, đánh giá riêng của người nghiên cứu trên tinh thần phản biện và điều chỉnh.

Xây dựng vấn đề nghiên cứu chung

Vấn đề nghiên cứu được cấu thành từ chủ đề nghiên cứu, bối cảnh chung, các câu hỏi và giả thiết chủ yếu được đặt ra. Vấn đề nghiên cứu trả lời cho câu hỏi kép: ta biết gì và không biết gì về chủ đề nghiên cứu. Các câu hỏi này cần thiết cho việc xây dựng vấn đề nghiên cứu chung. - «Ta biết gì» Bối cảnh chung của nghiên cứu: • môi trường xã hội, chính trị, kinh tế và văn

hóa có liên quan tới đối tượng nghiên cứu; • hoàn cảnh các nghiên cứu trong nước và

quốc tế có liên quan tới chủ đề nghiên cứu;

• cơ sở lý luận: văn liệu có thể tiếp cận, gặp gỡ chuyên gia, các điều tra đã được thực hiện trước đó, các lý thuyết đã được xác lập, v.v...

Trên cơ sở đó, việc làm sáng rõ «ta biết gì» luôn hữu ích: viết, tổ chức hệ thống lại những dữ liệu ta có thể khai thác được từ những nghiên cứu trước đó theo chủ đề và tiểu chủ đề; lập sơ đồ và dàn ý những gì đã biết (việc này sẽ giúp xác định được những gì chưa biết hoặc chưa được đề cập). - «Ta không biết gì» Bao gồm tất cả các câu hỏi mà các nghiên cứu trước đó chưa cung cấp được câu trả lời thỏa đáng (trong khoa học, gọi là «vùng xám») hoặc ta chưa tìm được câu trả lời từ các điều tra và nghiên cứu thực địa mình đã thực hiện.

Nhìn chung, công việc này sẽ giúp chứng minh được tính xác đáng và cần thiết của đề tài nghiên cứu. Lập luận đưa ra phải chứng minh được: đề tài nghiên cứu là đề tài mới vì đề tài đó chưa được đề cập tới dưới góc độ nghiên cứu đề xuất; chủ đề nghiên cứu đã được đề cập nhưng chưa thỏa đáng; các nghiên cứu trước đó đã quá lâu và thực tiễn có nhiều thay đổi, cần phải nghiên cứu bổ sung; tiếp cận được với một số nguồn tư liệu chưa từng được công bố, chẳng hạn một số nguồn tư liệu lưu trữ, v.v...

Việc trình bày bối cảnh chung về khoa học và lý luận phải làm sao xác định được khung lý thuyết, các khái niệm hoặc xu hướng nghiên cứu hiện có, và những gì mà tác giả thực hiện đề tài muốn sử dụng cho nghiên cứu của mình (kể cả sau này có thể phải bỏ không áp dụng, tùy thuộc vào kết quả thu được trên thực địa). Phương pháp tiếp cận khoa học của đề tài dù mới nhưng một phần cũng phải là kết quả của các nghiên cứu và khám phá

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD254

của các tác giả trước, đây sẽ là nền tảng để triển khai một nghiên cứu, chẳng hạn một đề tài luận án tiến sĩ. Vì thế, điều cốt yếu phải làm là thống kê danh mục các nghiên cứu đã thực hiện trước đó trong lĩnh vực nghiên cứu của mình trước khi thực sự bắt tay vào thực hiện đề tài.

Bước ban đầu cần thiết này sẽ giúp có được cách tiếp cận tích lũy, tức là giúp cho người nghiên cứu có thể tìm hiểu và đánh giá được các công trình và kết quả nghiên cứu hiện có. Việc thống kê danh mục các nghiên cứu đã có cũng mở ra cho người nghiên cứu một cái nhìn, một vị thế mang tính đạo đức trong khoa học – nó sẽ là barie ngăn cản những đánh giá chủ quan nếu có về tính độc đáo, mới của các kết quả nghiên cứu đã thu được

– và nâng các bước của quy trình nghiên cứu trên nền tảng của những kiến thức và thành tựu khoa học lên tầm các định đề đã được khẳng định và không cần thiết phải chứng minh lại một lần nữa. Bước này cũng giúp người nghiên cứu đặt đề tài và bước nghiên cứu của mình vào trong mối quan hệ với các dòng tư tưởng và phương pháp tiếp cận khoa học hiện có.

Công việc cuối cùng là trình bày vấn đề nghiên cứu chung, đây sẽ là tổng hợp của hai vấn đề đã phân tích ở trên. Vấn đề nghiên cứu chung sẽ được đi kèm với các giả thiết được xây dựng dưới dạng câu hỏi, mức độ xác đáng của các câu hỏi này sẽ được kiểm chứng ở bước thực địa đầu tiên.

Trình bày vấn đề nghiên cứu chung

• Chủđềchungvàbốicảnh(xãhội,chínhtrị,kinhtế,vănhóa,v.v...)củađềtàinghiêncứu.•Câuhỏichung:câuhỏivềmộtđốitượngnhấtđịnhtrongmộtbốicảnhriêng.• Lýdolựachọnđềtài?• Mốcgiớihạnthờigianvàkhônggian.• Cácnghiêncứukháccóliênquanđếnđềtài,lýthuyếtvàcáckháiniệmcóliênquan.Lý

thuyết phải được dựa trên tổng thể các khái niệm khoa học của chủ đề, lĩnh vực nghiên cứu.

• Câuhỏi.Cụthểhóavấnđềnghiêncứubằngcáccâuhỏirõràngvàchínhxác.Mộtvấnđề nghiên cứu có thể được cụ thể hóa bằng nhiều câu hỏi nghiên cứu; một nghiên cứu được xây dựng cẩn thận là một nghiên cứu chỉ đề cập trực tiếp đến một câu hỏi nghiên cứu.

• Cácgiảthiếtnghiêncứu–làcáccâutrảlờigiảđịnhchocáccâuhỏinghiêncứuđãđặtra.

• Phươngpháp.Trongphầnđặtvấnđề,giớithiệuvấnđềnghiêncứu,cầnchỉrõphươngpháp, các bước tiến hành cũng như cách thức kiểm chứng các giả thiết đã đặt ra.

Nguồn: tác giả; Tremblay và Perrier (2006).

17Khung

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 255

Xây dựng đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là khía cạnh cụ thể sẽ được nghiên cứu, đánh giá, điều tra sẽ tập trung vào đối tượng này và cung cấp thông tin cần thiết để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đặt ra ban đầu – điều này đòi hỏi phải điều tra những gì diễn ra trong thực tế, thông lệ, tình huống, nơi chốn, con người, v.v...

Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi chung “ta tìm gì?” (Giordano và Jolibert, 2012); “Nếu chủ đề nghiên cứu xác định một phạm vi nghiên cứu chung (phụ nữ và thể thao, truyền thông và thể thao, tiền bạc và thể thao, v.v...), đối tượng nghiên cứu lại đưa ra một giới hạn chính xác hơn, hẹp hơn về đề tài dự định nghiên cứu, với một vấn đề nghiên cứu cụ thể được xây  dựng.” – xem thêm tại http://staps.univ-lille2.fr/. Nguyên tắc nền tảng ở đây là quan điểm của người nghiên cứu tạo ra đối tượng nghiên cứu chứ không phải theo con đường ngược lại: đối tượng nghiên cứu là kết quả tìm tòi về mặt tri thức của người nghiên cứu nhằm tổng hợp được bối cảnh văn hóa, khoa học của chủ đề nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu chung, các giả thiết, các nguồn tư liệu khả dụng, v.v...

Việc đầu tiên cần làm là đánh giá được mức độ khả thi và xác đáng của đề tài nghiên cứu tùy theo thực tế quan sát được trên thực địa; việc này sẽ được thực hiện ở giai đoạn tiền thực địa.

Giai đoạn tiền thực địa được thực hiện để đánh giá tính xác đáng của đề tài nghiên cứu trên cơ sở quan sát thực tiễn. Người nghiên cứu phải có thái độ cởi mở, tránh có cái nhìn bảo thủ và đóng khung về tư tưởng và phương pháp luận ngay từ khi bắt tay vào thực hiện đề tài. Sau bước tiền thực địa, người nghiên cứu phải có khả năng đánh giá, lật lại

những giả thiết đã đặt ra ban đầu, thậm chí cả đề tài nghiên cứu tổng thể của mình.

Bước tiền thực địa sẽ cho thấy một số câu hỏi và giả thiết ban đầu không xác đáng hoặc không hữu ích đối với đề tài nghiên cứu, và một số câu hỏi mới sẽ xuất hiện. Không có nguyên tắc cụ thể trong việc đánh giá mức độ xác đáng của mỗi câu hỏi nghiên cứu, điều này tùy thuộc vào “kỹ năng, kinh nghiệm” của người nghiên cứu và sự tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu trong giai đoạn xây dựng vấn đề nghiên cứu chung cũng như trong giai đoạn tiền thực địa. Tuy nhiên, tính xác đáng về khoa học của đối tượng nghiên cứu lại gắn với một số yêu cầu đòi hỏi trong thực tiễn nghiên cứu nhân học-xã hội:- xác định bối cảnh chung cho các nhóm xã

hội và thực tiễn xã hội đang có: mỗi một sự việc, một hành vi phải có chỗ đứng trong thời đại của nó cũng như trong khuôn khổ xã hội được xác định để thực hiện nghiên cứu. Do vậy, trong cách tiếp cận đã lựa chọn, người nghiên cứu cũng đọc hành vi cá nhân trong mối quan hệ với các điều kiện xã hội và lịch sử có liên quan;

- công việc xây dựng đối tượng nghiên cứu đòi hỏi phải xác định và tính tới các loại hình tư tưởng. Cần phải dự phòng để tránh mọi sự chệch choạc theo hướng vị chủng (dérives ethnocentristes), theo đó, phải luôn ý thức được rằng, loại hình tư tưởng của nhóm xã hội được nghiên cứu (emic) có khả năng sẽ khác với loại hình tư tưởng của người nghiên cứu (etic).

Ngoài ra, cũng phải đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Ở đây là đánh giá mức độ khả thi cụ thể của nghiên cứu. Việc đánh giá này tùy thuộc vào điều kiện ràng buộc đối với nghiên cứu, về thời gian, tài chính, số lượng điều tra viên tham gia, các điều kiện tiếp cận với thực địa và các nguồn thông tin dữ liệu

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD256

khả dụng. Ta sẽ xem xét hai điều kiện cuối cùng này.

Để xác định được đối tượng nghiên cứu cần phải thống kê lại các nguồn thông tin và kết quả nghiên cứu đã có. Bất kỳ một nghiên cứu hay báo cáo khoa học nào cũng phải được dựa trên việc khai thác các chất liệu thô, dữ liệu sơ cấp hoặc thứ cấp, các nguồn tài liệu thành văn hoặc truyền miệng. Về bản chất, các nguồn thông tin, dữ liệu cũng như thực địa nghiên cứu có thể sử dụng được là vô cùng đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào ngành nghiên cứu nói chung và đề tài nghiên cứu cụ thể nói riêng. Ở đây có thể phân biệt hai nguồn. - Đối với các nguồn đã có từ trước (thường là

các nguồn tư liệu viết hoặc cố định – phim, ảnh, bản ghi âm), cần phải xem xét về mức độ khả dụng, khả năng tiếp cận, số lượng có thể sử dụng. Chẳng hạn, đối với nguồn tư liệu lưu trữ của các làng có từ thời thực dân ở Việt Nam, nguồn này vô cùng lớn, sẽ là không tưởng nếu muốn khai thác toàn bộ: vì vậy, việc lựa chọn một phần từ nguồn này là cần thiết và có thể dựa trên các tiêu chí về địa lý, thời gian, hoặc chủ đề, v.v...

- Đối với các nguồn tư liệu gốc – do các nhà nghiên cứu thu thập được qua phỏng vấn, quan sát, điều tra có hệ thống, tổng hợp các dữ liệu thống kê đơn lẻ, ảnh, bản đồ, v.v... – cần phải xem xét các điều kiện và khả năng có thể xây dựng được các tư liệu đó. Giới hạn này là do năng lực của chính chúng ta đặt ra, nhưng cũng do một không gian tự do xác định có liên quan tới môi trường xã hội, chính trị, thể chế và vật chất đặt ra – đối với một nhà nhân học muốn nghiên cứu đến các tập tục thường có trước mỗi vụ cấy chẳng hạn, khả năng quan sát trực tiếp của người nghiên cứu sẽ bị giới hạn bởi số vụ lúa mỗi năm.

Làm chủ được yếu tố thời gian là một điểm quan trọng khác.

Lập tiến độ nghiên cứu tức là đặt ra các mốc thời gian cho các công việc cụ thể. Việc này không dễ thực hiện vì thường xác định mốc thời gian cho những việc đã làm thì dễ hơn xác định mốc thời gian cho những việc sẽ phải làm. Ngoài ra còn phải tính đến nhiều yếu tố khác nhau: - tổng thời gian có cho đề tài do người

nghiên cứu tự đặt ra hoặc theo yêu cầu; - tần suất và thời gian của các đợt thực địa;- các sự kiện quan trọng liên quan tới chương

trình nghiên cứu tổng thể - đặc biệt là các hội thảo, hội thảo khoa học, các đợt tham gia giảng dạy, v.v...;

- thời gian của người phụ trách chương trình nghiên cứu;

- các khoảng thời gian ít hoạt động của các trường đại học và viện nghiên cứu;

- các vấn đề cá nhân/gia đình của bản thân người nghiên cứu.

Tóm lại, cần phải xây dựng đối tượng nghiên cứu trên cơ sở xem xét tính xác đáng và khả thi của đề tài, điều này sẽ giúp tránh được tình trạng bực mình khi rơi vào:- một đối tượng nghiên cứu quá rộng và khó

xác định giới hạn;- một đối tượng nghiên cứu quá hẹp hoặc

phiến diện.

Khi xác định các trục nghiên cứu và xây dựng giả thiết, điều quan trọng nữa cần làm là chú ý đến hai nguy cơ lớn: cố gắng nghiên cứu triệt để, điều này là ảo tưởng và còn làm cho dự án không khả thi; đưa ra các trục nghiên cứu quá tản mát, không thực sự liên quan với nhau: quan hệ phụ thuộc và logic giữa các trục nghiên cứu sẽ tạo ra độ kết dính và giá trị của đề tài. Để tránh rơi vào hai tình huống này, người nghiên cứu phải gắn mỗi

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 257

trục nghiên cứu mà mình đưa ra với một hay nhiều giả thiết nghiên cứu sẽ được khẳng định hoặc bác bỏ trong quá trình nghiên cứu.

Sử dụng cách nói ẩn dụ «đường mòn nghiên cứu» trong tiếng Pháp (piste de recherche) là rất đúng. Ta thăm dò con «đường mòn» và trong suốt quá trình thực hiện, người nghiên cứu bị đặt trước nhiều lựa chọn. Và cuối cùng, ta có thể bỏ con đường đã đi đó (vì có những trở ngại không vượt qua được, vì quá xa so với hướng đi mong muốn ban đầu) và mở ra một con đường mới.

Cuối cùng, đối tượng nghiên cứu và những phân tích sẽ có được dần dần qua quá trình nghiên cứu, thông qua việc phản hồi theo kiểu feed-back trở đi trở lại, người nghiên cứu sẽ tự quan sát mình trong quá trình tư duy, lật đi lật lại vấn đề, đặt ra khoảng cách giữa bản thân mình và đối tượng nghiên cứu nhằm quan sát thật khách quan, và luôn có cái nhìn phản biện đối với các giả thiết mình đã đặt ra hoặc các kết quả mình đọc được. Đây quả thực là một thách thức lớn cho những người nghiên cứu trẻ và các sinh viên! Trong thực tiễn, xây dựng đối tượng nghiên cứu đòi hỏi phải có sự trở đi trở lại thường xuyên, liên tục giữa việc nghiên cứu lý thuyết và quan sát thực tiễn. Theo P. Bourdieu (1972), cần phải phê bình việc phân chia và phân biệt lý thuyết/thực hành như hiện nay vẫn làm trong các nghiên cứu khoa học: phân chia và phân biệt như vậy là do hiểu sai về mối quan hệ giữa «lý thuyết» vốn có được từ việc tổng hợp các kiến thức sách vở và phương pháp tiếp cận thực địa vốn được tư duy ngoài quá trình xây dựng đối tượng nghiên cứu. Nói một cách

cụ thể, giai đoạn điều tra thực địa đã bao hàm luôn việc xử lý đồng thời và đọc các thông tin thu được, công việc này đòi hỏi phải nắm được khung lý thuyết và các khái niệm cốt yếu: «thực địa quan sát được và kết quả đọc được chồng lên nhau, trộn vào nhau và trả lời cho nhau» (Olivier de Sardan, 2008). Ngay cả ở giai đoạn lấy dữ liệu, người nghiên cứu cũng đã phải thường xuyên cố gắng phân tích, phải ý thức được để tránh sai lệch trong việc đọc kết quả (Olivier de Sardan, 1996). Sau đó, khi quay về «văn phòng» để xử lý dữ liệu thu được qua điều tra (gỡ băng ghi âm), các yếu tố thu thập được (dữ liệu và kết quả đọc dữ liệu) sẽ được đối chiếu, so sánh, kết nối với nhau, sau đó đối chiếu với khung lý thuyết và khái niệm. Đây là cấp độ phân tích thứ hai, cho phép người nghiên cứu đặt ra một khoảng cách xa hơn với thực địa nghiên cứu. Quy trình làm việc như thế có sự hòa trộn nhưng không lẫn lộn giữa lý thuyết và thực địa sẽ giúp phát triển đối tượng nghiên cứu mà không cần phải đợi đến bước xử lý cuối cùng và bước phân tích hậu thực địa: theo đó, tính xác đáng của các giả thiết ban đầu, của khung điều tra và của các phân tích đã thực hiện sẽ được đánh giá ngay, và nếu cần có thể phải xác định lại ngay trong quá trình thực hiện các công việc theo tiến độ. Chính vì thế, chúng tôi cho rằng «giai đoạn lấy dữ liệu có thể được coi là quá trính tái cấu trúc không ngừng vấn đề nghiên cứu chung của đề tài, đặt trong sự tiếp xúc với chính bản thân các dữ liệu đó, và cũng có thể coi là việc liên tục sắp xếp lại khung phân tích trên cơ sở tích lũy các yếu tố từ thực địa». (Olivier de Sardan, 1995).

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD258

Từ xây dựng vấn đề nghiên cứu đến thực địa

t v n chung

Các gi thi t ban u

Ti n th c a (ti n- i u tra)

Các gi thi t c xây d ng

Các ph ng pháp i u tra

Các công c nghiên c u chung

Tr c an xuyên

Th c a

B i c nh v n hóa V n hóa khoa h c

i m lu n

Các kh n ng và nh ng bó bu c : - Thời gian- Tài chính - V n hóa - Ngôn ng

Các ngu n có th huy ng : - Nói- Viết

X l các d ki n Các gi i thích mang tính khai phá

Ti n trình : t t v n n th c a

Các ph ng pháp i u tra

Các ph ng pháp i u tra

Các công c i u tra

Các công c nghiên c u

Các công c nghiên c u

Các công c nghiên c u

Tr c 1

Tr c 2

Tr c3

Đối tượng nghiên cứu

Phảnhồi

Nguồn: Culas và Tessier (2008).

36Sơ đồ

Lựa chọn và «tự tạo» phương pháp cho bản thân

Như đã nói ở trên, phương pháp nghiên cứu là quy trình lên kế hoạch điều tra chi tiết để tìm câu trả lời cho các giả thiết đặt ra ban đầu trong khuôn khổ một vấn đề nghiên cứu và một đối tượng nghiên cứu được xác định rõ

ràng. Phương pháp nghiên cứu bao gồm cả các phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu.

Trong mọi trường hợp, không có một công thức chung về phương pháp luận: không có phương pháp định sẵn cho một nghiên cứu cụ thể mà nhà nghiên cứu có thể áp dụng

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 259

ngay không cần điều chỉnh gì thêm. Vì vậy, cần phải lựa chọn và điều chỉnh phương pháp nghiên cứu theo đề tài đã chọn, các câu hỏi đã đặt ra và cần tìm câu trả lời, theo loại dữ liệu cần thu thập và loại dữ liệu có thể tiếp cận được. Cuối cùng, người nghiên cứu cũng phải giải trình được lý do tại sao mình lại lựa chọn phương pháp nghiên cứu đó, trên cơ sở đề tài nghiên cứu của mình và những gì quan sát được trong thực tiễn. Tuy nhiên, nếu như mỗi phương pháp chỉ áp dụng được với một đề tài cụ thể, nhìn chung vẫn có các quy tắc có thể áp dụng chung. Xin liệt kê ra đây sáu phương pháp có thể sử dụng trong các ngành khoa học xã hội.- Phương pháp quy nạp và phương pháp

diễn dịch đã giới thiệu ở trên. Hai phương pháp này có thể kết hợp được trong một hệ thống nghiên cứu có sự trở đi trở lại giữa nghiên cứu trường hợp và nghiên cứu khái quát.

- Phương pháp phân tích: phương pháp này bóc tách đối tượng nghiên cứu từ mức độ phức tạp nhất đến mức độ đơn giản nhất. Hình ảnh minh họa hùng hồn nhất cho phương pháp này là hình ảnh một nhà hóa học cầm một vật trên tay, sau đó bóc tách vật đó tới từng nguyên tử, rồi tới từng hạt nhân rồi tới từng hạt cơ bản để cuối cùng chạm tới tinh chất của vật đó.

- Phương pháp lâm sàng: phương pháp này nhìn chung được sử dụng trong nghiên cứu xã hội học và nhân học. Phương pháp này giúp quan sát trực tiếp đối tượng nghiên cứu trong quá trình phát triển và biến đổi của nó. Đây là sự quan sát trực tiếp, không có giao diện, không có trung gian, người nghiên cứu ở trong tư thế đối diện với đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này dựa trên việc sử dụng phối hợp các nguyên tắc của hai phương pháp quy nạp và diễn dịch.

- Phương pháp thử nghiệm: phương pháp này ít được sử dụng trong nghiên cứu nhân học và xã hội học vì khó đưa mẫu nghiên cứu vào tình huống « phòng thí nghiệm». Phương pháp này được sử dụng trong ngành tâm lý nhi và tâm lý nói chung.

- Phương pháp thống kê: được sử dụng nhiều hơn trong xã hội học định tính và nhân khẩu học.

Các phương pháp tiếp cận chung này có thể được xem xét và áp dụng rất đa dạng, có thể kể đến phương pháp điều tra thực địa và phương pháp định tính, hai cách tiếp cận này «(...) liên quan đến một phương pháp nghiên cứu quan tâm đến ý nghĩa và quan sát một hiện tượng xã hội trong môi trường tự nhiên của nó. Hai cách tiếp cận này được sử dụng để xử lý các dữ liệu khó định lượng. Tất nhiên, hai cách tiếp cận này không bỏ qua các con số hoặc thống kê, nhưng không dành cho các yếu tố này vị trí hàng đầu» (Beaud và Weber, 2010).

Ở lớp chuyên đề này, chúng ta sẽ thực hiện một điều tra ngắn tại chỗ với một đối tượng nghiên cứu cụ thể – hoạt động sản xuất và kinh doanh rau quả ở hai địa phương – đối tượng nghiên cứu này được đặt trong một bối cảnh rộng hơn – ngành trồng rau của Đà Lạt - thông qua tìm hiểu hai hệ thống sản xuất.

Trước tiên, chúng ta sẽ bàn việc thu thập dữ liệu: nguồn và thực địa.

«Điều tra thực địa hay còn gọi là điều tra nhân học-xã hội luôn dựa trên việc kết hợp bốn hình thức thu thập dữ liệu: quan sát tham gia (người điều tra tham gia vào cuộc sống của địa bàn điều tra trong thời gian dài), phỏng vấn sâu (trò chuyện tương tác với người được phỏng vấn do người nghiên cứu gợi ra), rà soát (sử dụng các công cụ điều tra hệ thống), và thu thập các nguồn tư liệu viết» (Olivier De Sardan, 1995).

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD260

- Quan sát tham gia. «Qua thời gian dài sống tại địa bàn nghiên

cứu (và thường đi cùng với việc học tiếng địa phương), nhà nhân học «cọ sát» với chính thực tế mình muốn nghiên cứu. (…) Có thể tách tình huống chung này thành hai tình huống khác biệt: tình huống thứ nhất, người nghiên cứu trong vị thế quan sát (người nghiên cứu chỉ là người chứng kiến); tình huống thứ hai là tình huống tương tác (người nghiên cứu là bạn cùng diễn). Thông thường, các tình huống xảy ra trong thực tế đều có sự kết hợp ở các mức độ khác nhau của hai tình huống này».

Người nghiên cứu sẽ «ghi chép, tại chỗ hoặc sau này, và sẽ tìm cách lưu các dữ liệu thu được dưới dạng bản viết hoặc bản ghi (ghi âm, ghi hình) – các ghi chép này sẽ thành bộ tư liệu

và được tìm tòi, xử lý về sau này, hoặc sử dụng một phần để làm các mô tả trong báo cáo kết quả nghiên cứu cuối cùng. Bộ tư liệu thô này không phải là tư liệu lưu trữ như trong nghiên cứu của các nhà sử học, nó sẽ bao gồm các sổ nhật ký điền dã, trong đó, người nghiên cứu ghi rõ, cụ thể và có hệ thống những gì mình thấy và những gì mình nghe được».

«Không chỉ là một người chứng kiến đơn thuần, người nghiên cứu còn ở trong một quan hệ thường trực với các quan hệ xã hội có lời và không có lời ở thực địa nghiên cứu, có những quan hệ đơn giản và những quan hệ phức tạp: chuyện trò hai người, chuyện phiếm, trò chơi, v.v... Trong quá trình trò chuyện bình thường, người nghiên cứu sẽ dần đưa các vấn đề mình cần tìm hiểu vào trong câu chuyện, «kết hợp các hình thức trò chuyện

Điều tra thực địa và phương pháp định tính: mục tiêu, lợi ích và nguyên tắc

Nguồn: tác giả.

18Khung

Mục tiêu- Thu được các dữ liệu chính xác về thực tế và hành vi cụ thể của con người, hiểu được một

hiện tượng từ biểu hiện thực tế, nắm bắt được các hành động, mối quan hệ và tương tác trong các tình huống riêng và thực;

- Hiểu được chi tiết các thái độ, hành vi, động lực, logic và trao đổi giữa các tác nhân trong một bối cảnh cụ thể;

- Thiết lập lại được quan điểm của những người được điều tra.Lợi ích- Phân tích sâu đối tượng nghiên cứu;- Làm rõ được các cơ chế vận hành và sự đa dạng của các yếu tố có thể;- Đề xuất một hành động phù hợp cho thực tế quan sát được, vì đó là hành động dựa trên

thực tế.Nguyên tắc- Sống trong thực tế nghiên cứu;- Trải nghiệm thời gian dài (điền dã);- Tạo quan hệ gần gũi và tin cậy với những người được điều tra;- Chia sẻ cuộc sống hàng ngày với những người được điều tra;- Tham gia vào các hoạt động với những người được điều tra.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 261

hàng ngày», gặp gỡ con người ở địa phương trong cuộc sống hàng ngày của họ, trong thế giới «hành vi ứng xử tự nhiên» của họ. Rất nhiều câu nói, cách nói trong câu chuyện bình thường mà người nghiên cứu tham gia có thể mang lại sự đóng góp cho sự tìm hiểu khoa học của mình, tức là liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới đề tài nghiên cứu» (…) «Người nghiên cứu sẽ cố gắng (…) chuyển những nội dung tương tác mà mình thấy có giá trị thành dữ liệu nghiên cứu, (…) sắp xếp phân loại và mô tả các dữ liệu đó (…)».

- Phỏng vấn. «Việc thu thập dữ liệu trên cơ sở chuyện trò

với người địa phương là yếu tố trung tâm của bất kỳ một nghiên cứu thực địa nào. Phương pháp quan sát tham gia không giúp tiếp cận được với nhiều thông tin có ích: vì thế, cần phải sử dụng đến sự hiểu biết hay ký ức của người địa phương; hơn nữa, cảm nhận, suy nghĩ của các tác nhân tại địa phương là một yếu tố không thể thiếu trong việc tìm hiểu xã hội. Hiểu được “quan điểm” của mỗi tác nhân xét về một mặt nào đó là một tham vọng lớn của ngành nhân học. Phỏng vấn sâu nhìn chung vẫn là một phương pháp được ưu tiên, thường ít tốn kém nhất, để thu được dữ liệu cho phép ta tiếp cận được với cảm nhận và suy nghĩ của người trong cuộc (emic), bản xứ, địa phương. Ghi chép từ các cuộc phỏng vấn và nội dung ghi âm sẽ là phần cốt yếu của dữ liệu nghiên cứu.»

Emmanuel Pannier giới thiệu một số kỹ thuật phỏng vấn: xin ý kiến và kể chuyện; phỏng vấn tương tác; phỏng vấn trò chuyện, phỏng vấn và thời gian phỏng vấn.

Cần phân biệt rõ hai loại câu hỏi. Câu hỏi của người nghiên cứu – «câu hỏi văn phòng» – và

câu hỏi phỏng vấn, đặt cho người tham gia phỏng vấn – câu hỏi thực địa; «(...) các câu hỏi mà người nghiên cứu đặt ra cho mình thường liên quan đặc thù tới vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và ngôn ngữ của bản thân. Các câu hỏi này chỉ có giá trị trong phạm vi ý nghĩa của chúng và không có ý nghĩa tức thời đối với người được hỏi trong cuộc phỏng vấn. Chính vì vậy, cần phải chuyển các câu hỏi nghiên cứu đó thành câu hỏi mang đến ý nghĩa cho người trả lời phỏng vấn ở thực địa. Chính ở bước này, những kỹ năng “phi chính thức” có được qua việc quan sát tham gia (chẳng hạn qua những gì khó hiểu và chưa hiểu được ở những lần phỏng vấn đầu tiên) sẽ được sử dụng lại, thường là vô thức, để trò chuyện với người được phỏng vấn về chính cuộc sống của họ, theo mã ngôn ngữ của họ». (Olivier de Sardan 1995).

Thách thức ở đây là làm sao diễn dịch được và chuyển hóa được từ những mục nội dung, chủ để và những câu hỏi mà người nghiên cứu đặt ra cho mình, ngoài hoàn cảnh giao tiếp thực tế với người được phỏng vấn thành những câu hỏi phỏng vấn phù hợp với thực tế, kinh nghiệm và phạm trù ý nghĩa của người trả lời. Công việc này đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức tối thiểu về thực địa nghiên cứu của mình.- Kỹ thuật rà soát, tập hợp dữ liệu. «Khi thực hiện các kỹ thuật quan sát hoặc

phỏng vấn sâu, đôi khi người nghiên cứu phải sử dụng một số kỹ thuật thu thập dữ liệu đặc biệt, các kỹ thuật này được gọi là « kỹ thuật rà soát, tập hợp dữ liệu »: xây dựng một cách có hệ thống logic các dữ liệu sâu với số lượng xác định – thống kê, lập danh mục, bản đồ, cây phả hệ...».

Các kỹ thuật rà soát, tập hợp dữ liệu này cung cấp cho ta dữ liệu bằng số, và như vậy, cho ta thêm phương diện “định tính”: một lượng lớn các dữ liệu được tổng hợp trong các tập hợp dữ liệu con.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD262

«Kỹ thuật rà soát, tập hợp dữ liệu là các kỹ thuật quan sát và đo lường mà người nghiên cứu tự làm tại thực địa, để làm sao dữ liệu thu được phản ánh thật sát được vấn đề nghiên cứu (vốn không cố định mà phát triển dần qua quá trình nghiên cứu), các câu hỏi nghiên cứu (luôn được điều chỉnh, cập nhật), kiến thức về thực địa nghiên cứu (tương đối tổng hợp).».

- Các nguồn tư liệu viết. «Mặc dù khá cổ điển và không đặc thù với

điều tra thực địa, nhưng không nên giảm thiểu tác dụng của các nguồn tư liệu viết»: nguồn văn liệu các nghiên cứu khoa học đã được thực hiện, nguồn “tư liệu xám” (báo cáo, đánh giá, luận văn thạc sĩ, v.v.), báo chí, tư liệu lưu trữ từ nguồn địa phương (vở học sinh, thư từ, sổ sách kế toán, v.v...), v.v...

Thu thập dữ liệuS n xu t d li u

Giả thiếtkhái niệmnghiên cứu

Th c t NguồnCách thức thu thập dữ liệu

Quan sát

Phỏng vấn

Đối chiếu

Nguồn sốliệu viết

NC tìnhhuống

Câu h i trong nghiên c u :

t v n

« Hai chi u »

Đặt mình vào

Tham chiếu lý thuyết và văn hóa khoa học

Dữ liệu thu thập được

Nguồn: các tác giả.

37Sơ đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 263

«Một số dữ liệu được thu thập từ trước khi thực hiện điều tra thực địa và lập giả thiết ban đầu của nghiên cứu cũng như trước khi đưa ra các câu hỏi nghiên cứu riêng của đề tài; một số dữ liệu khác thì không thể tách rời khỏi điều tra thực địa – tư liệu viết của người địa

phương, tư liệu lưu trữ, báo chí địa phương... – một số khác nữa có thể được tìm thấy từ các nguồn độc lập, hoặc khác hẳn hoặc bổ sung cho tư liệu thu được từ điều tra thực địa – báo chí, lưu trữ». (Olivier de Sardan 1995).

Từ thực tế tới kết quả nghiên cứuS n xu t s li u

Diễn giải vàkhái niệmnghiên cứu

t v n

TH M NHU N

Ph ng v n

Quan sát

i chi u T li u

vi t

Nghiên c u tình hu ng

Nghe nhìn

Thực tếthamchiếu

Số liệuđưa ra

Sản phẩmkhoa học

Tham chiếu lý thuyết - văn hóa khoa học

Diễn giải vàkhái niệmphân tích

Nguồn: Olivier de Sardan (2008).

38Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD264

Xử lý và phân tích dữ liệu: sắp xếp, đọc và lý thuyết hóa dữ liệu

Cần phải thực hiện những thao tác nào đối với dữ liệu thu thập được?- Sắp xếp dữ liệu, thống kê các loại dữ liệu

đã tích lũy được từ các nguồn khác nhau: dữ liệu thu được từ quan sát, từ phỏng vấn sâu, từ thảo luận, từ các nguồn tư liệu viết, từ các bài viết khoa học.

- Tổ chức lại mỗi nhóm dữ liệu: xem và ghi lại mỗi cuộc phỏng vấn, các nội dung và bình luận đã ghi vào sổ trong quá trình phỏng vấn và điều tra thực địa, quan sát tình huống, thực tế và sự kiện tại thực địa, các nguồn tư liệu viết. Sau đó, phải thực hiện số hóa toàn bộ các nhóm dữ liệu quan trọng – mỗi nhóm phải được lưu dưới một file riêng.

- Tổ chức, sắp xếp và lựa chọn thông tin theo nhóm nội dung lớn (lập cơ sở dữ liệu database): lập khung sắp xếp dữ liệu theo nhóm nội dung lớn và sau đó nhập dữ liệu vào khung phù hợp với từng nguồn; trích xuất thông tin từ mỗi nhóm để sắp xếp theo chủ đề.

- So sánh và đối chiếu các nhóm dữ liệu: đối chiếu và so sánh dữ liệu.

Đối chiếu chéo dữ liệu là việc quan trọng khi điều tra thực địa: cần phải so sánh và đối chiếu các thông tin thu được từ cùng một nguồn (thông tin thu được về cùng một vấn đề nhưng từ nhiều cuộc phỏng vấn) hoặc từ nhiều nguồn khác nhau (quan sát trực tiếp từ thực tế, các nguồn tài liệu bằng văn bản, dữ liệu thu được từ việc rà soát các nguồn, lời kể). Đây là yếu tố đảm bảo sự khắt khe trong sàng lọc thông tin, lấy được cái lõi, cái thực trong vô số các biểu hiện khác nhau của thực tiễn nghiên cứu. Thông tin xuất phát từ một người hoặc một nguồn hiếm khi đủ để tạo ra được

các dữ liệu vững chắc, cần phải kiểm chứng và đối chiếu so sánh với các nguồn khác.

Ví dụ. Khi nói về việc đổi công, thường người kể hay có xu hướng lý tưởng hóa hình thức này, và việc đổi công thường được mô tả là vô tư, không vụ lợi, và là hình thức phổ biến. Tuy nhiên, quan sát trực tiếp từ thực tế và thống kê các nhóm đổi công vào vụ cấy và vụ gặt cho thấy hình thức đổi công này không hẳn giống như qua lời kể, thường không phải là phổ biến và có sự bắt buộc, qua việc quan sát và thống kê như vậy, người nghiên cứu thu được dữ liệu đáng tin cậy hơn về các mạng lưới quan hệ xã hội ở địa phương (họ hàng, láng giềng) ẩn phía sau quan hệ đổi công đó.

Tương tự như vậy, việc đi đi về về trong quá trình nghiên cứu thực địa cũng là một phương tiện hiệu quả giúp thu được các dữ liệu xác đáng và thực hiện được các phân tích phản biện tốt. Việc đi đi về về giữa phòng làm việc và thực địa giúp cho người nghiên cứu kết hợp được một cách hiệu quả những gì thu được qua trải nghiệm cuộc sống tại địa phương ở phạm vi gần và những gì phân tích được qua việc đặt mình ở vị trí người quan sát phía ngoài, và từ đó, thực hiện được «(...) việc liên tục xây dựng và điều chỉnh vấn đề nghiên cứu trên cơ sở tiếp xúc với [các dữ liệu thu được] và (...) điều chỉnh lại khung đọc kết quả dần dần theo những dữ liệu thực tế tích lũy được» (Olivier de Sardan, 1995).

Mỗi quy trình phương pháp luận là kết quả của nỗ lực xây dựng cá nhân và không đem áp dụng được cho nghiên cứu khác

Một trong những thách thức chủ yếu trong nghiên cứu thực địa là xây dựng được một quy trình phương pháp luận xác đáng, phù hợp với nghiên cứu để thu được các dữ liệu chắc chắn, khoa học và tìm giải đáp cho những câu hỏi đã đặt ra. Công việc này

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 265

thường là công việc cá nhân, là kết quả của việc tìm tòi, phân tích từ rất nhiều các định đề và giả thuyết cũng như đối chiếu với thực tế và điều kiện thực tế tại thực địa:- mỗi một điều tra thực địa đều là một điều tra

riêng biệt: nguy cơ thường có là lấy những gì áp dụng cho điều tra này và biến thành một «công thức nấu ăn» chung; trong các ngành khoa học xã hội, không thể có một khung hay hướng phương pháp luận nào được xây dựng như những công cụ độc lập, tức là không liên quan tới một vấn đề nghiên cứu cụ thể nào và tách rời với thực tiễn nghiên cứu; vì vật, mỗi phương pháp, mỗi thao tác kỹ thuật chỉ có thể áp dụng được cho một nghiên cứu và không thể áp dụng toàn bộ một cách máy móc cho một nghiên cứu khác.

Cũng phải nhắc nhở thêm về tầm quan trọng của việc phải ý thức rõ về sự khác nhau giữa «phương pháp luận» và «các công cụ phương pháp luận» – công cụ phục vụ cho phương pháp luận. Một cách cụ thể hơn, khi ta nói «Tôi sẽ thực hiện điều tra thực địa và tiến hành phỏng vấn» thì đó không phải là diễn giải về phương pháp nghiên cứu chung mà chỉ nói đến một cách tiếp cận chung và định ra một công cụ phục vụ cho nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu sẽ là các chiến lược mà người nghiên cứu lựa chọn để thực hiện điều tra theo các cách riêng biệt của mình, có sử dụng (và phối hợp) các công cụ phương pháp luận khác nhau để thu thập dữ liệu và đọc kết quả nghiên cứu.

Cuối cùng, hãy luôn nhớ là «Không nên lựa chọn phương pháp trên cơ sở các đánh giá mang tính kỹ thuật. Mỗi phương pháp tương ứng với một cách tiếp cận, một cách nhìn đối với thực tế xã hội, và do vậy, nó phải tương ứng với lựa chọn của người nghiên cứu» (Touraine, 1984), tất cả các yếu tố này phải được xem

xét một cách khách quan để tránh tình trạng bị rơi vào các lựa chọn chỉ dựa trên các đánh giá khoa học của riêng mình. Thực tế xã hội luôn được người nghiên cứu đề cập đến từ một cách nhìn và một quan điểm riêng, điều này là không thể phủ nhận, nhưng bản thân người nghiên cứu cũng luôn phải ý thức được điều đó.- Ảo tưởng về sự khách quan tuyệt đối: lựa

chọn nguồn thông tin không bao giờ là lựa chọn đơn chiều.

«Hẳn nhiên, dữ liệu, theo cách hiểu mà chúng ta bàn đến ở đây, không phải là các «mảnh của thực tế» được thu thập và bảo quản nguyên bản (ảo tưởng lạc quan), cũng không phải là hình ảnh đơn thuần mà người nghiên cứu dựng lên từ trong tâm tưởng hay từ sự nhạy cảm của mình (ảo tưởng chủ quan). Dữ liệu là kết quả của việc biến thành dấu vết khách quan của các “mảnh của thực tế” mà người nghiên cứu đã lựa chọn và cảm nhận». (Olivier de Sardan, 1995).

Ý tưởng về một sự khách quan nội tại của các dữ liệu thô – mà người ta gán cho chúng - là hoàn toàn ảo tưởng, lý do là các dữ liệu này khó mà không bị vượt qua bởi những sai lệch không thể tránh khỏi, vốn là kết quả từ bộ lọc theo lăng kính của người quan sát –. Chính bản thân người quan sát sẽ tự mình lựa chọn các tiêu chí sắp xếp dữ liệu, nhóm và phân loại chúng theo từng khái niệm mà mình muốn mô tả và phân tích. Điều này đúng với cả bước thu thập và bước phân tích dữ liệu. Các bước xác định câu hỏi và lập giả thuyết nghiên cứu thường giao thoa và dẫn dắt công việc thu thập dữ liệu, bất kỳ một suy nghĩ nào cũng sẽ làm biến đổi những hiện tượng thực tế quan sát được theo mã riêng và không một lựa chọn nào trong việc quyết định sử dụng một tập hợp dữ liệu nào đó trong phân tích lại nằm ngoài ý chí của người

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD266

nghiên cứu cũng như nằm ngoài khung khái niệm đã lựa chọn cho nghiên cứu của mình.

Xét một cách chung hơn, sự chủ quan của người nghiên cứu, vốn luôn tìm cách để hiểu được một cách khoa học một thực tế văn hóa, mà phần lớn việc hiểu đó dựa trên những kinh nghiệm và trải nhiệm cá nhân mình trong thực tế mà mình nghiên cứu, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cả quy trình nghiên cứu, trong đó, người nghiên cứu cũng tự coi mình là một «công cụ thu thập dữ liệu» (Aktouf, 1987: 151). Vì vậy, bên cách việc có một khoảng lùi so với thực tế quan sát để có thể đưa ra được một lựa chọn khách quan nhất có thể, thì điều cần làm là không nên coi nghiên cứu của mình là một công việc quan sát khách quan tuyệt đối, mà phải xem đó như là một mối quan hệ giữa một bên là các tác nhân và chủ thể xã hội riêng biệt và một bên là bản thân công việc quan sát của mình đối với mối quan hệ đó. Chính vì thế, chúng tôi cho rằng, không bao giờ có một ý kiến nhân học nào là khách quan, chỉ có sự tương tác giữa người nghiên cứu với các tác nhân và chủ thể xã hội, một sự tương tác mà chúng ta phải coi là phần không thể thiếu được của nghiên cứu, thậm chí phải coi là một trong các điểm cần phân tích để hiểu hoặc ít nhất để làm hồi lại một thực tế xã hội. Thay vì chối bỏ sự chủ quan đó, chúng tôi thấy tốt hơn là nên sử dụng nó trong nghiên cứu.

2.4.2. Khuôn khổ thực hiện nghiên cứu trên thực địa

[Pierre-Yves Le Meur]

Việc lập khuôn khổ thực hiện trên thực địa đòi hỏi phải có một số lựa chọn, trước hết, các lựa chọn đó phải tùy thuộc vào câu hỏi mà ta đã đặt ra. Cũng phải lắng nghe những

gì thực địa nói với chúng ta, đặt mình vào vị thế của người đi khám phá. Đây là một khái niệm thực tiễn và mang tính mở. Mục đích của ta là thăm dò được một thực tế mà ta sẽ khám phá dần dần. Để chuẩn bị cho thực địa nghiên cứu và trong quá trình thực hiện điều tra, người nghiên cứu có thể dựa trên một số ít các khái niệm mang tính chất thăm dò, có thể sử dụng được cho cả việc nắm bắt được thực tế xã hội và phân tích các thực tế đó. Đó là các khái niệm tác nhân/chủ thể xã hội, nhóm chiến lược, tương tác xã hội, môi giới và trung gian. Các khái niệm công cụ này nằm ở nút giao giữa khung lý thuyết chung và các kỹ thuật cũng như phương pháp điều tra thực địa: ta phải xây dựng được một khung nghiên cứu mang tính chất thực tiễn, vận hành được tại thực địa để từ đó có thể xây dựng được một phương pháp tiếp cận được điều chỉnh cho phù hợp với thực địa nghiên cứu, mà thực địa nghiên cứu vốn cũng là kết quả của sự tương tác giữa thực tế xã hội và vấn đề nghiên cứu.

Tác nhân/chủ thể xã hội

Ngay cả trong những điều kiện cực đoan, ai cũng đều có khả năng hành động: ai cũng có năng lực, kiến thức, khả năng đánh giá, các giá trị, chuẩn mực và khả năng suy nghĩ. Bất kỳ ai cũng đều có những năng lực và khả năng giúp họ có thể đánh giá được kinh nghiệm của mình và phát triển hoặc thay đổi.

Điều tra thực địa nhằm giúp thấy lại được quan điểm, góc nhìn của các tác nhân xã hội khác nhau, thấy được lô-gic trong hành động của họ, mà những lô-gic đó thường đã ăn sâu bám rễ vào những cảm nhận của họ về thế giới (lô-gic mang tính chất «hình ảnh đại diện») và trong các mục tiêu chiến lược (lô-gic mang tính chất «chiến lược»). Vì thế, ta phải lắng nghe các quan điểm và các lý

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 267

do mà họ đưa ra, coi trọng những gì họ kể, những gì họ biết, họ đánh giá, những gì họ mong đợi. Nhưng cũng phải đối chiếu những yếu tố đó với những lời kể khác, quan điểm từ những người khác và với thực tế quan sát được tại thực địa, đặc biệt, ta phải đối chiếu những lời kể với hành động và những việc họ làm trong thực tế, điều này khó thực hiện được trong khuôn khổ lớp chuyên đề này vì thời gian quá ngắn.

Nhóm chiến lược

«Các nhóm chiến lược xuất hiện (...) giống như các tập hợp xã hội (...) từ thực tiễn với những hình thức khác nhau, cùng bảo vệ những lợi ích chung, đặc biệt thông qua các hành động xã hội và chính trị» (Oliver de Sardan, 2003).

Khái niệm nhóm chiến lược dựa trên một giả thuyết đơn giản: các nhóm tác nhân/chủ thể có lợi ích hoặc quan điểm chung đối với một vấn đề, một thách thức nào đó (nhưng họ không nhất thiết phải thuộc về một tập thể có tổ chức, có ý thức tập thể chung). Đây là một giả thuyết mang tính chất thăm dò, nó rất khác với khung phân tích đặt ra về sau này, ví dụ như khung phân tích về các tầng lớp xã hội. Giả thuyết thăm dò này cần phải được làm sâu hơn trong quá trình thực hiện điều tra thực địa. Để làm được điều này, ta phải quan tâm tìm hiểu đến lộ trình của các tác nhân/chủ thể trong cuộc đời họ, đến nguồn gốc xã hội, đến các loại vốn họ có (đất đai, kinh tế, vật chất, chính trị, xã hội, v.v...), để từ đó xác định được những đặc điểm chung và/hoặc các điểm khác biệt có thể có giữa các tác nhân/chủ thể khác nhau trong cùng một «nhóm chiến lược». Tiếp đó, chúng ta sẽ xem xem có hình thức tổ chức riêng, đặc thù nào tồn tại trong nhóm hay không (hiệp hội hoặc các kiểu hội nhóm, v.v...).

Trong khuôn khổ bài tập điều tra thực địa về hoạt động trồng rau ở ngoại ô Đà Lạt của lớp chúng ta, chúng tôi đã xác định được hai nhóm chiến lược: các trang trại trồng rau lớn có thuê nhân công và các cơ sở trồng rau quy mô hộ gia đình (với những điều tra khác – tùy theo địa điểm và/hoặc câu hỏi nghiên cứu – ta có thể xác định được nhiều nhóm chiến lược khác, ví dụ, nhóm người Kinh di cư và nhóm người địa phương chẳng hạn).

Chúng ta sẽ chia lớp thành hai nhóm: nhóm một sẽ điều tra về hoạt động trồng rau thâm canh tại sáu «trang trại trồng rau» quy mô lớn, nhóm hai sẽ tập trung vào các hộ nông dân. Một yếu tố nữa cần lưu ý là ở địa bàn nghiên cứu của chúng ta có cả người Kinh từ xuôi lên và người gốc Tây Nguyên. Trong quá trình điều tra, chúng ta sẽ xem xem việc phân biệt hai nhóm như vậy có tương tác hay không với việc phân biệt nhóm trang trại và nhóm hộ gia đình mà chúng ta đã xác định từ đầu hay không.

Công việc của chúng ta là tìm hiểu sự khác nhau giữa các thành viên trong mỗi nhóm, với các tiêu chí cụ thể là quy mô sản xuất (diện tích đất và nhân công), mức độ chuyên môn hóa, mức độ sản xuất hàng hóa, kết hợp nhiều hoạt động (so với các công việc cụ thể trong nghề trồng rau là người trồng, vựa thu mua, người bán rau, bán vật tư nông nghiệp, cung cấp tín dụng, v.v...). Ta cũng phải nghiên cứu tổ chức nội bộ của mỗi cơ sở sản xuất (hộ gia đình/thuê nhân công có trả lương) và vai trò, trách nhiệm của mỗi bên cũng như những khác biệt/bất bình đẳng về kinh tế xã hội giữa các tác nhân (chủ trang trại/công nhân làm thuê, giới, thế hệ, v.v...).

Ngoài nông dân trồng rau, chúng ta cũng phải tìm hiểu thêm về những người làm các hoạt động ngành nghề khác – tiểu thương,

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD268

vựa thu mua các loại, chính quyền các cấp, dịch vụ kỹ thuật, v.v – các nhóm này chúng ta sẽ tìm hiểu trên cơ cở thông tin thu thập được từ phỏng vấn. Cũng cần phải lưu ý đến tên gọi của lớp là điều tra thực địa vùng ven đô, nên ta cũng phải tìm hiểu thêm ở đối tượng là những người làm về quy hoạch đô thị, những người môi giới và kinh doanh bất động sản...

Đối với mỗi nhóm chiến lược – người trồng rau (trang trại/hộ gia đình), vựa thu mua, người bán, chúng ta cũng phải tìm hiểu xem có người nào làm nhiều việc/hoạt động cùng lúc, và có nhiều vai trò khác nhau hay không. Thu nhập là từ gia đình hay từ ngoài? Ai thực sự được trả tiền? Ai đóng góp vào việc duy trì hoạt động và trả tiền từ hoạt động này tùy theo nhu cầu?

Tương tác xã hội

Các tương tác xã hội sẽ là sợi chỉ xuyên suốt cho cuộc sống thường ngày. Có thể thu được thông tin về quan hệ tương tác xã hội tại địa phương từ lời kể của những người được phỏng vấn hay từ quan sát của người nghiên cứu (hội họp, các hoạt động chung, giao dịch mua bán, v.v...). Tất nhiên, việc quan sát tương tác tự nhiên hàng ngày sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều thông tin – trong gia đình, công việc, ở nơi công cộng, v.v... – nhưng lớp chúng ta không có thời gian để làm việc này.

Chúng ta sẽ tập trung vào một số các quan hệ tương tác đặc thù, và quan sát các thời điểm có sự thương lượng, liên kết, giao dịch, xung đột, trừng phạt (do vi phạm một quy định nào đó), trọng tài giải quyết, v.v... Qua đó, ta sẽ hiểu được vị thế của mỗi tác nhân/chủ thể so với những người còn lại tham gia vào các quan hệ tương tác đó.

Phân tích các quan hệ xung đột cũng có nhiều lợi ích, vì xung đột lúc nào cũng có (nhưng dưới các hình thức khác nhau) và có thể được coi như «cánh cửa mở», hoặc là yếu tố làm «phát lộ» những khoảng cách về vị trí (cũng như các hình thức đối xử khác nhau trong những hoàn cảnh, tình huống khác nhau, với từng đối tượng khác nhau, v.v...).

Các tương tác xã hội riêng trong quan hệ hàng hóa sẽ là đối tượng chúng ta tập trung nghiên cứu nhiều nhất: mua/bán rau củ, nhân công (được trả lương hay làm thuê: hoặc đổi đất lấy việc), vay tín dụng, v.v... Chúng ta cũng sẽ phân biệt các giao dịch mua bán và giao dịch tiền tệ, cũng như các mối quan hệ phi hàng hóa trong khuôn khổ hoạt động kinh tế nông nghiệp mang tính chất sản xuất hàng hóa rất mạnh mẽ. Ta cũng sẽ phải quan tâm đến mối quan hệ giữa yếu tố đất đai và sản xuất nông nghiệp – đằng sau các chiến lược sản xuất nông nghiệp là những phương thức hành động gì liên quan đến yếu tố đất đai? quan hệ giữa nông nghiệp và tín dụng – việc tiếp cận với tín dụng diễn ra như thế nào, các bên thương lượng như thế nào?

Ngoài các tương tác xã hội đặc thù và lặp đi lặp lại, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu các mạng lưới quan hệ xã hội theo kiểu chuỗi: các mạng lưới xã hội quan hệ với nhau như thế nào, có các chuỗi tương tác nào tồn tại? Người ta trao đổi những gì trong mỗi mạng lưới quan hệ (thông tin, tiền bạc, hiểu biết, kinh nghiệm, sản phẩm, v.v...)? Một câu hỏi nữa cũng cần phải tìm hiểu là việc mở rộng mạng lưới và phạm vi về lãnh thổ của các mạng lưới đó (tìm hiểu xem mạng lưới chỉ giới hạn ở «địa phương» hay không: các mạng lưới nông dân gồm những người là hàng xóm láng giềng, hoặc mạng lưới những người kinh doanh có phạm vi rộng hơn). Trong hoạt động kinh

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 269

doanh rau củ, đâu là các tác nhân chính trong các giao dịch?

Ở nội dung này, chúng ta sẽ xác định giới hạn phạm vi của phạm trù hàng hóa – mạng lưới địa phương có phải chỉ giới hạn trong phạm vi quan hệ thân cận hàng xóm láng giềng hay không?

Trung gian

Cần phải nhớ là không gian hành động không nhất thiết phải là địa điểm thực hiện điều tra và tương tác giữa các tác nhân/chủ thể đôi khi diễn ra gián tiếp, khi có sự tham gia của bên thứ ba. Đây cũng là trường hợp ta quan sát được đối với các hình thức khác nhau của sự đứt quãng (về chuẩn mực, về xã hội, về thể chế, v.v...) giữa hai «thế giới»: giữa chính quyền và người dân địa phương, giữa dự án phát triển và cộng đồng, v.v... Một số chủ thể xã hội còn phát triển được những năng lực riêng và sử dụng những năng lực đó để đứng giữa hai thế giới cách biệt đó, hay nói cách khác là giữa các chủ thể có các chức năng khác nhau, chẳng hạn, giữa người mua và người bán trong một quan hệ hàng hóa (xem thêm các hình thức trung gian cổ điển trong quan hệ buôn bán và giao dịch đất đai). Đối với quan hệ trao đổi hàng hóa, trung gian là một quan hệ đặc thù gồm ba bên: người mua, người bán và người trung gian. Trong bài tập này, chúng ta phải xác định: các chủ thể có mặt trong các quan hệ (đặc điểm xã hội học, các nguồn lực khác nhau, v.v...), bối cảnh diễn ra quan hệ (ít nhiều chính thức, ít nhiều có thứ bậc, hoặc ít nhiều bất bình đẳng), ai là trung gian, đối với đối tượng này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số câu hỏi sau:- Vai trò của họ là gì?- Ai thường hay làm trung gian?- Đường đời của họ như thế nào?- Họ có những năng lực gì?

- Họ có những loại vốn gì (vốn xã hội, vốn kinh tế, chính trị, ngôn ngữ v.v.)?

- Họ được trả thù lao như thế nào, thu nhập như thế nào?

Người trung gian có đặc điểm chung là độc quyền về thông tin, họ sẽ tìm cách giữ hoặc phát tán thông tin đó tùy theo tính toán lợi ích cá nhân. Đó có thể là các thông tin về pháp luật, về cơ chế chính sách, quy định liên quan đến một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn các quyết định mà chính quyền đưa ra nhưng chưa tới được các đối tượng chịu điều chỉnh của quyết định đó. Người trung gian cũng có thể kiêm luôn vai trò trung gian với các vai trò khác chẳng hạn vài trò trung gian trong tương tác giữa người mua với người bán, trung gian trong tiếp cận nguồn tín dụng cho người mua, hoặc có thể là người cấp tín dụng trực tiếp. Người trung gian thường có vị trí trong «vùng xám», tức là bên lề các thiết chế chính thức và thường thuộc về khu vực mà ta gọi là kinh tế phi chính thức, hoặc người đó đảm bảo được sự liên hệ giữa các mảng chính thức và phi chính thức của kinh tế và môi trường thể chế.

Trương Hoàng Trương giới thiệu bối cảnh kinh tế xã hội chung của địa bàn nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp thông tin từ các bài đọc đã phát cho cả lớp (xem thêm danh sách các bài đọc ở cuối chương, có thể đọc trên trang www.tamdaoconf.com). Lớp học được chia thành ba nhóm, và tập trung điều tra ở hai địa điểm: một nhóm tìm hiểu hoạt động trồng rau thâm canh ở xã Liên Nghĩa; hai nhóm điều tra ở thôn Quảng Hiệp, với hai khu vực nằm hai bên đường.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD270

Lớp xuống huyện Đức Trọng và điều tra theo ba chủ đề chính đã lựa chọn: - nhóm do Pierre-Yves Le Meur hướng dẫn điều tra về các mối quan hệ họ hàng ở các gia đình di cư – các gia đình này di cư đến đây như thế nào, theo mạng lưới nào?; các vấn đề liên quan đến đô thị hóa, hoạt động trồng rau (tại xã Liên Nghĩa);- nhóm do Trương Hoàng Trương và Emmanuel Pannier hướng dẫn tập trung điều tra vào các hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi và các vấn đề về môi trường (mạng lưới và phương thức hoạt động, kiểm tra chất lượng) (tại thôn Quảng Hiệp);- nhóm do Olivier Tessier hướng dẫn tìm hiểu các mạng lưới tại địa phương: người sản xuất, quan hệ giữa dân di cư với quê gốc (tại thôn Quảng Hiệp).Học viên của lớp cũng phỏng vấn chung tại UBND xã Liên Nghĩa và thôn Quảng Hiệp (chủ tịch và phó chủ tịch xã, các ban ngành khác nhau), tại các hộ trồng rau, công nhân làm việc ở các trang trại và hợp tác xã.Trên cơ sở thông tin thu được ban ngày, các nhóm đã rút ra được một số kết luận ban đầu và thực hiện một số điều chỉnh vào buổi họp cuối ngày.

Các ngày 2, 3, 4

Lớp quay về Đại học Đà Lạt. Ngày làm việc thứ năm lớp tập trung vào phân tích và tổng hợp kết quả từ thông tin thu được tại thực địa.Pierre-Yves Le Meur nhắc lại tầm quan trọng của yếu tố mạng lưới trong hệ thống sản xuất kinh doanh rau củ, và quan hệ giữa

Ngày thứ năm, thứ Hai ngày 28/7

người trồng và khách hàng, được đảm bảo thông qua hệ thống trung gian. Một số nội dung khác cũng được nhắc lại là yếu tố rủi ro, liên quan tới biến động giá cả và thời tiết, việc cần thiết phải xác định được cách mà các tác nhân/chủ thể sử dụng để xử lý các vấn đề liên quan đến một bên là các rủi ro có thể có và một bên là những quy chuẩn cần tuân thủ.Olivier Tessier cũng lưu ý lớp chú ý đến các điểm sau khi làm bài tổng kết để trình bày trước toàn khóa học vào thứ ba.- Đặc điểm của người trồng rauNgười di cư từ dưới xuôi, quen với việc trồng lúa.Ở cao nguyên, cây trồng chính là cây cà phê, được trồng đến cuối những năm 1980, sau đó là sự phát triển các hoạt động trồng rau, đây là yếu tố chính kéo dọ di cư đến vùng này.Người dân di cư chủ yếu từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc: Hà Nội, đồng bằng sông Hồng, trung du và vùng cao. Người di cư mới đến vùng này, hầu hết còn trẻ.Nam giới đến chủ yếu vì được cấp đất (độc thân, bộ đội).Những người mới đến vẫn giữ liên hệ với quê.- Tình hình từ những năm 2000Người dân hoặc mua đất – nhưng áp lực lớn: giá cao, thiếu đất; hoặc thuê đất.Chất lượng nước cũng là một yếu tố hạn chế.Nhân công làm đất chủ yếu là thuê.- Các vựa thu muaNgười đi thu mua cấp một: mua trực tiếp của người trồng, dùng vốn của mình, hoặc thu mua cho người khác.Vựa thu mua cấp hai: thu mua của người thu mua cấp một.Có nhiều hình thức: ứng trước, lựa chọn cách xử lý, hoặc cách trồng từng loại rau củ. Người thu mua tham gia vào các khâu từ trồng cho

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 271

Bài đọc tham khảo (www.tamdaoconf.com)

Cabinet Gressard Consultants (2009) Évaluation des moyens potentiels de développement de la filière et cadrage de la stratégie, Association des agriculteurs de la province de Lâm Đồng, 38 p.

Centre agricole de Đà Lạt (2007) Étude sur le système de production famiale à Đà Lạt et les environs, Projet de soutien à l’exportation des cultures fruitères et maraîchères de la région de Đà Lạt, 108 p.

Dynamics Vision consultants LTD (2007) Étude des opportunités à l’exportation pour les produits frais de Đà Lạt, Projet de renforcement des capacités commerciales

des cultures fruitières et maraîchères de la région de Đà Lạt, rapport final, 185 p.

Eridan étude filière (2007) Rapport officiel de l’étude de filière fruits et légumes à Đà  Lạt, Projet de renforcement des capacités commerciales des cultures fruitières et maraîchères du Lâm Đồng, 127 p.

Tài liệu tham khảo

AKTOUF, O. (1987), Méthodologie des sciences sociales et approche qualitative des organisations. Une introduction à la démarche classique et une critique. Montréal, Les Presses de l’Université du Québec.

ARDITI, C. C. CULAS, O. TESSIER (2009), Anthropologie du développement : formation aux méthodes de terrain en sociologie et anthropologie, in Lagrée St. (éditeur scientifique), « Stratégies de réduction de la pauvreté : approches méthodologiques et transversales », éditions Thi Thức. (site web : www.tamdaoconf.com)

BEAUD, S. et F. WEBER (2010), Guide de l’enquête de terrain, Paris : La Découverte

BOURDIEU, P. (1972), Esquisse d’une théorie de la pratique. Précédée de : « Trois études d’ethnologie Kabyle ». Genève, Droz.

CULAS, C. et O. TESSIER (2008), Formation en sociologie et anthropologie : méthodes et flexibilité, enquêtes de terrain et organisation du recueil des données, in Lagrée St. (éditeur scientifique), « Nouvelles approches méthodologiques appliquées au développement (2) », éditions Thế Giới. (site web : www.tamdaoconf.com)

GIORDANO, Y. et A. JOLIBERT (2012), Spécifier l’objet de la recherche. Méthodologie de la recherche. Réussir son mémoire ou sa thèse en sciences de gestion, Pearson Education, pp. 47-86.

tới mang sản phẩm ra thị trường – tham gia xuyết suốt theo chiều dọc.- Phổ biến thông tinThông tin do bên trung gian giữ, thông tin có được phổ biến hay không là tùy từng hoàn cảnh, và lợi ích cá nhân của mỗi bên. Nông dân trồng rau không phải lúc nào cũng làm theo các khuyến cáo của chính quyền hoặc của công ty/người cung ứng.Giá bán rau củ được điều chỉnh để tránh các hành vi xấu.Dựa trên kết quả đối chiếu và thảo luận của các nhóm, lớp đã lên dàn ý cho bài báo cáo tổng kết:- giới thiệu chung về bối cảnh địa lý lịch sử của vùng; - hệ thống sản xuất rau gia đình và những người thu mua;- mạng lưới các trang trại liên kết;- vấn đề về quy chuẩn.Mục đích của bài tập này là cả lớp sẽ cùng tham gia phân tích xử lý kết quả chuẩn bị cho bài báo cáo tổng kết.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD272

OLIVIER DE SARDAN, J-P. (1995), « La politique du terrain. La production des données en anthropologie », Enquêtes, 1 : 71-109.

OLIVIER DE SARDAN, J-P. (1996), « La violence faite aux données. Risque interprétatif et légitimation empirique en anthropologie, ou de quelques figures de la surinterprétation », Enquête, 3 : 31-59.

OLIVIER DE SARDAN, J-P. (2003), L’enquête socio-anthropologique de terrain : synthèse méthodologique et recommandations à l’usage des étudiants, Laboratoire d’études et recherches sur les dynamiques sociales du développement local (LASDEL), Études et travaux, n° 13.

OLIVIER DE SARDAN, J-P. (2008), La rigueur du qualitatif. Les contraintes empiriques de l’interprétation socio-anthropologique, Louvain-La-Neuve, Bruylant-Academian.

TOURAINE, A. (1984). Le retour de l’acteur, Paris, Fayard.

TREMBLAY, R. R. et Y. PERRIER (2006), Savoir plus : outils et méthodes de travail intellectuel, Les Éditions de la Chenelière inc., 2e éd.

Websites

http://staps.univ-lille2.fr/fileadmin/user_upload/ressources_peda/Masters/SLEC/objet_recherche.pdf

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 273

Họ và tên Cơ quan Lĩnh vực/ngành Đề tài nghiên cứu Email

Bùi Phương Linh Đai học Tài nguyên môi trường

Khoa học và quản lý môi trường

Quản lý môi trường vì phát triển bền vững

[email protected]

Bùi Thị Thy Đai học Hoa Sen Quản lý nguồn lưc môi trường

Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp

[email protected]

Đinh Như Hoài Viện KHXH vùng Trung bộ Dân tộc học Đô thị hóa và văn hóa phongqlkhvtb@

gmail.com

Hoàng Văn Việt Đai học Kinh tế Kinh tế và xã hội Kinh tế nông nghiệp [email protected]

Lê Thị Hồng Nhung

Viện KHXH vùng Nam bộ

Khoa học pháp lý, kinh tế

Truyền thông và phát triển kinh tế

[email protected]

Lương Duy Quang

Trung tâm nghiên cứu phát triển, Đai

học mởKinh tế phát triển Phát triển bền vững, tài

chính ngân hàngquang_0013000@

yahoo.com

Mai Minh Nhật Đai học Đà Lat Nhân học văn hóa-xã hội

Văn hóa và xã hội các dân tộc vùng Tây Nguyên [email protected]

Nguyễn Hùng Manh

Sở Văn hóa, Du lịch và Thể thao tỉnh

Lào Cai

Xã hội học, nhân học

Tác động của đô thị hóa tới văn hóa Tày

[email protected]

Nguyễn Thị Lan Anh

Đai học Kinh tế và quản trị kinh doanh

Thái Nguyên Kinh tế phát triển Phát triển đô thị ctminhanh@gmail.

com

Nguyễn Thị Kiều Tiên

Quỹ Đầu tư và phát triển Tài chính - [email protected].

vn

Nguyễn Thị Thu Phương

Trung tâm Phân tích và dư báo Di cư phi chính thức

Điều kiện sống của phụ nữ lao động ngoai tỉnh

(Hà Nội)

[email protected]

Nguyễn Thị YếnĐai học kinh tế và

quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Kinh tế phát triểnQuy hoach, phát triển

kinh tế, bất bình đẳng và nghèo đói

[email protected]

Nguyễn Thị Yên Đai học KHXH&NV Giới và di cư đô thị Lao động ngoai tỉnh [email protected]

Nguyễn Thanh Đồng

Sở Du lịch, Văn hóa và Thể thao tỉnh

Lào Cai

Xã hội học, nhân học

Tác động của đô thị hóa tới đời sống các dân tộc

thiểu số

[email protected]

Pham Thị Mỹ Trinh

Viện KHXH vùng Nam bộ Nhân học kinh tế Phát triển đô thị pmtrinh59@gmail.

com

Danh sách học viên

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD274

Họ và tên Cơ quan Lĩnh vực/ngành Đề tài nghiên cứu Email

Phan Thị Hoàn Viện KHXH vùng Trung bộ Nhân học Nghèo đói và phát triển phanhoan.na@gmail.

com

Pham Văn Trọng Đai học kinh tế quốc dân Xã hội học Đô thị hóa, điều kiện sống

hộ gia đìnhpvtrongxhh@gmail.

comTrần Bảo Quyên

(dư thính)Quỹ Đầu tư phát

triển Đô thị hóa Đô thị hóa [email protected]

Trần Thị Châu Phương Đai học Bình Dương Nhân học Dân tộc thiểu số và phát

triển đô thị[email protected]

Trương Thị Hiền Lương

Viện KHXH vùng Tây Nguyên Kinh tế Nông nghiệp, phát triển

nông thônhienluong39ptnt@

gmail.com

Trần Thị Thu Viện KHXH vùngTây Nguyên

Kinh tế đô thị -nông thôn Quy hoach đô thị tranthu.tl88@gmail.

comTrần Thị Thúy

Hằng Đai học Huế Xã hội học đô thị Di cư lao động trẻ em ra các vùng đô thị

[email protected]

Võ Thành Tâm Đai học Kinh tế Chính sách công và các vấn đề xã hội Dân số và phát triển vothanhtam@ueh.

edu.vn

Vũ Thị Thu Hương

Viện Nghiên cứu Phát triển Nhân học đô thị

Cơ hội và thách thức trong phát triển đô thị ở Việt

Nam

[email protected]

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 275

Lý lịch giảng viên

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 277

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2013: Chứng nhận đủ năng lực hướng dẫn nghiên cứu, chuyên ngành địa lý, Đại học Paris 1.

2001: Luận án tiến sĩ địa lý, Đại học Franche-Comté.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Giám đốc phụ trách nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia CNRS. Giám đốc Đơn vị nghiên cứu hỗn hợp chuyên đề địa lý-đô thị (CNRS-Paris1-Paris7). Giám đốc mạng nghiên cứu châu Âu S4 (Spatial Simulation for Social Sciences). Thành viên Ban lãnh đạo Viện các Hệ thống phức hợp vùng thủ đô Paris-Ile de France (UPS CNRS).

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Từ 15 năm nay, tác giả quan tâm tới sự vận động tổng hợp của các đô thị, việc đi lại hàng ngày của người dân và các hệ thống giao thông, cũng như các vấn đề phát sinh từ sự vận động đó (tắc đường, tai nạn giao thông, ô nhiễm, tiếng ồn). Từ cấp độ con đường di chuyển của mỗi cá nhân, tác giả phát triển lên tầm nhìn rộng, trên cơ sở bốn mối quan tâm lớn: 1) xác định đặc điểm của các cấu trúc không gian trong sự vận động của chúng; 2) xác định các tiến trình tự tổ chức và xuất hiện các hiện tượng tổ chức/hình thành sự khác biệt về không gian; 3) tìm hiểu vai trò của các quan hệ tương tác giữa xã hội-môi trường trong việc xuất hiện các cấu trúc không gian; 4) góp phần xác

định vai trò của phương pháp mô phỏng trong nghiên cứu địa lý.

Do đó, các nghiên cứu của tác giả cũng liên quan đến chuyên đề mô hình hóa và mô phỏng các hệ thống không gian phức hợp. Thực tế, theo tác giả, phần lớn các đối tượng nghiên cứu của ngành địa lý đều có thể mô tả như bản chất nó vốn thế, với thành phần cấu tạo là vô số các thực thể được định vị về mặt không gian, có quan hệ tương tác lẫn nhau theo những kênh ưu tiên riêng và trên nhiều cấp độ. Từ cấp độ làng địa phương tới làng toàn cầu, từ cấp độ một con phố nhỏ tới cả một thành phố đang chuyển động và hệ thống các thành phố, quy mô và cấp độ nghiên cứu là rất rộng lớn. Dữ liệu mà các nhà nghiên cứu sử dụng ngày nay để xử lý những hệ thống như vậy cũng vô cùng phức tạp: hàng loạt, không đồng nhất, từ nhiều nguồn, có vận động và nhiễu động, các dữ liệu ngày nay cần phải được xử lý ở mức độ càng ngày càng cần phải tinh vi hơn nữa, cần phải có sự đổi mới thường xuyên trong năng lực hình dung và độ tương tác cao. Hơn nữa, các phương pháp mô hình hóa và mô phỏng mới hình thành và phát triển từ các ngành khoa học nghiên cứu sự phức hợp, vốn thường xuyên được các nhà nghiên cứu địa lý sử dụng, sẽ cho phép tái tạo được sự xuất hiện của các tiến trình, các cấu trúc và việc triển khai chúng trong không gian địa lý. Phương pháp mô phỏng đa tác tử chiếm một vị trí quan trọng trong các công cụ này, vì nó cho phép thực hiện nhiều nghiên cứu đa dạng, linh hoạt và mềm dẻo. Nhờ phương pháp này, ta có thể thành lập nhiều phòng nghiên cứu ảo, cho phép

Arnaud BANOS

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD278

thực hiện các phương pháp thực nghiệm in silico. Khi đã xác định được đặc thù trong đặc điểm và hành vi của mỗi tác tử, các tác tử có thể sẽ được thực nghiệm trong các tình huống tương tác với môi trường động để từ đó thăm dò điều kiện xuất hiện của các tiến trình và cấu trúc cũng như sự triển khai của chúng trong không gian.

Ngày nay, các phương pháp này cho phép tái dựng lại được các hệ thống thực tiễn và trên quy mô càng ngày càng rộng (tới hàng trăm nghìn thực thể), và cũng có thể ứng dụng phục vụ cho các dự án xây dựng trò chơi khám phá, giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu các hệ thống phức hợp.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 279

Pascal BOURDEAUX

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2003: Luận án tiến sĩ lịch sử, do Giáo sư Nguyễn Thế Anh hướng dẫn; Trường Cao học Thực hành EPHE, khoa Lịch sử và triết học, nhận được sự khen ngợi của hội đồng chấm luận án, Paris Sorbonne.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Đại diện Viện Viễn đông Bác Cổ EFEO tại thành phố Hồ Chí Minh (09/2012 – 08/2014)

Phó giáo sư Trường Cao học Thực hành EPHE, khoa Khoa học tôn giáo (từ tháng 09/2007)

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu đầu tiên của Pascal Bourdeaux tập trung vào đề tài lịch sử Phật giáo Hòa Hảo, một hình thức biểu đạt của tính hiện đại tôn giáo và văn hóa Nam Bộ. Các nghiên cứu thực địa (nhất là tại tỉnh Kiên Giang) đã phân tích các đặc thù về xã hội và văn hóa đương đại (tín ngưỡng dân gian, cách tân Phật giáo, các cấu trúc xã hội, truyền thống địa phương) ở vùng đồng bằng sông Cửu Long để từ đó tìm hiểu một mặt về nền văn minh sông nước được mô tả trong các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam và mặt khác tìm hiểu xem nền văn minh sông nước đó gắn kết thế nào trong sự liền mạch của các giai đoạn thuộc địa và hậu thuộc địa tiếp nối nhau, trong khuôn khổ Nhà nước quốc gia. Qua một đợt công tác nghiên cứu tại Campuchia, tác giả đã có dịp tìm hiểu các nguồn tư liệu lưu trữ từ thời thuộc địa (Cục Lưu trữ Quốc gia

Campuchia) và tìm thấy các tư liệu có thể phục vụ cho nghiên cứu lịch sử văn hóa vùng Nam Bộ của Việt Nam.

Bên cạnh các nghiên cứu cá nhân, tác giả còn tham gia dự án nghiên cứu « Valéase » (Phát huy giá trị của tư liệu viết vùng Đông Nam Á - Valorisation de l’écrit en Asie du Sud-Est) tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Phnom Penh. Trong dự án này, tác giả đã tham gia hỗ trợ xây dựng và điều phối dự án hợp tác FSP «tính hiện đại trong tôn giáo và đổi mới: về việc định hình lại diện mạo Phật giáo và Cơ đốc giáo ở Việt Nam»  (Trường Cao học Thực hành – Viện Nghiên cứu tôn giáo, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Dự án giảng dạy và nghiên cứu khởi động từ năm 2007 của tác giả đã đưa việc nghiên cứu các hiện tượng tôn giáo Việt Nam vào trong phạm vi nghiên cứu «các tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á».

Ngoài ra, việc xây dưng một khóa đào tạo trình độ thạc sĩ cũng gợi ý cho tác giả nghĩ tới việc nghiên cứu lịch sử tri thức và văn hóa của các «ngành khoa học tôn giáo» (chủng loại và đại diện của tính tôn giáo) ở vùng bán đảo Đông Dương.

Trong khuôn khổ các hoạt động của Viện Viễn đông Bác cổ EFEO khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã đề xuất một chương trình nghiên cứu xây dựng chung với Olivier Tessier về các hiện tượng thay đổi về văn hóa xã hội và môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long, chương trình nghiên cứu này đã giúp tác giả có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về nền «văn minh sông

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD280

nước» hình thành dưới tác động của lịch sử và lịch sử trị thủy của địa phương. Ngoài ra chương trình nghiên cứu này cũng quan

tâm đến một mảng thứ hai là phát huy giá trị của di sản văn học (dự án biên tập lại bản cảo của Lục Vân Tiên).

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 281

Mai Linh CAM

Email: [email protected]

BẰNG CẤP

2002: Bằng cao học «Đô thị và lãnh thổ», ĐH Bách khoa Tours – khoa Quy hoạch.

2002: Bằng cao học Phát triển đô thị và Quy hoạch, Đại học Bách khoa Tours – khoa Quy hoạch.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Với chuyên môn phát triển đô thị chuyên ngành quy hoạch và giao thông, từ năm 2010, Mai Linh CAM giữ vị trí trưởng dự án tại Ban Chính quyền địa phương và phát triển đô thị, tại hội sở Cơ quan Phát triển Pháp AFD tại Paris, chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ dự án và theo dõi các hoạt động trong các lĩnh vực quy hoạch đô thị, nhà ở và dịch vụ đô thị cơ bản (giao thông, xử lý rác thải và nước thải) tại Ethiopia, Mali, Maroc, Tunisie và Tân Đảo.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Trong hai năm đầu khi bắt đầu công tác, tác giả tham gia vào dự án lập bản đồ quy hoạch và phát triển bền vững vùng Mayotte do một văn phòng tư vấn thực hiện, sau đó tác giả cũng tham gia vào dự án lập Sơ đồ quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội của Bộ Xây dựng trong khuôn khổ hợp tác phi tập trung với Viện Quy hoạch và Phát triển đô thị vùng Ile de France (IAU).

Từ năm 2004 đến 2008, tác giả làm việc cho một văn phòng kiến trúc Pháp tại Việt Nam, vị trí của tác giả là phụ trách các nghiên cứu đô thị, công việc này đã cho phép tác giả thiết kế và thực hiện nhiều dự án quy hoạch,

nhà ở, cải tạo đô thị và dự án giao thông tại vùng Đông Nam Á cùng với nhóm kiến trúc sư và quy hoạch đô thị người Việt (Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Ấn Độ).

Sau khi làm việc cho một văn phòng tư vấn về giao thông đô thị tại Pháp, tác giả tập trung nghiên cứu sâu hơn về sự kết nối giữa phát triển đô thị và giao thông, đồng thời ứng dụng các nghiên cứu đó trong các dự án về giao thông do AFD tài trợ. Ở vị trí công tác này, tác giả tham gia chủ yếu vào các khâu lập kế hoạch kỹ thuật, thể chế và tài chính của các dự án giao thông đô thị, đặc biệt ở vùng Tân Đảo trong dự án xây dựng hệ thống dịch vụ xe buýt cao cấp cho thành phố Grand Nouméa, một dự án tương tự tại thành phố Agadir, Maroc và dự án xây dựng hệ thống buýt nhanh BRT tại thành phố Addis Ababa, Ethiopia.

Chịu trách nhiệm đánh giá tài chính dự án, tác giả giám sát việc triển khai các dự án về dịch vụ đô thị tại Mali và Ethiopia:

• Đối với trường hợp Mali, dự án tác giả tham gia trị giá 20M€ nhằm triển khai một chương trình xử lý nước thải tại hai xã thí điểm ở huyện Bamako, kèm thêm hỗ trợ về quản lý đô thị về quy hoạch chiến lược tại Bamako;

• Đối với trường hợp Ethiopia, dự án tác giả tham gia trị giá 26M€ nhằm xây dựng một trung tâm chôn lấp rác thải tại Addis Ababa, trung tâm này sẽ thay thế cho bãi chôn lấp rác thải đặt tại khu vực trung tâm thành phố sẽ được cải tạo để thay đổi mục đích sử dụng.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD282

Tác giả cũng theo dõi danh mục tài chính của AFD cấp cho công ty bất động sản vùng Tân Đảo SIC, đây là công ty thực hiện các dự án nhà ở xã hội, đồng thời cũng tham gia vào các lĩnh vực quy hoạch và cải tạo đô thị.

Ngoài ra, tác giả cũng xử lý hồ sơ và theo dõi các dự án cải tạo các khu đô thị nghèo, các dự án trùng tu các công trình phố cổ và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thương mại (tổng trị giá: 80M€) tại Tunisie.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 283

Emmanuel CERISE

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2009: Luận án tiến sĩ kiến trúc, Đại học Paris 8 Trường Kiến trúc quốc gia (ENSA) Paris-Belleville.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Đại diện thường trú của vùng Île-de-France tại Hà Nội, đồng giám đốc Viện Quy hoạch đô thị thành phố Hà Nội – IMV (2012-2014). IMV là văn phòng quản lý các dự án hợp tác phi tập trung giữa Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội đồng vùng Île-de-France. Nghiên cứu viên tại labo IPRAUS, Viện Nghiên cứu thành phố Paris: Kiến trúc, đô thị và xã hội (đơn vị nghiên cứu hỗn hợp AUSSER 3329 thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia CNRS).

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu của tác giả phản ánh hai vị trí công tác hiện đảm nhiệm: nghiên cứu và thực địa.

Các đề tài nghiên cứu của tác giả xoay quanh các vấn đề đô thị như không gian xã hội, không gian văn hóa và các dự án. Nghiên cứu của tác giả tập trung vào kiến trúc và phát triển đô thị ở các thành phố châu Á; nơi ở, lối sống và chính sách nhà ở; lập bản đồ các thành phố, biểu diễn các thành phố và kiến trúc đô thị, quy hoạch tổng thể và dự án đô thị; di sản kiến trúc và di sản đô thị.

Trong mảng thực địa, tác giả tham gia trực tiếp vào các công việc tại IMV trong các lĩnh vực lập kế hoạch đô thị, giao thông công cộng, phát huy giá trị của các công trình di sản, phát triển du lịch và môi trường.

Cùng với các đồng nghiệp tại IMV và với sự giúp đỡ về khoa học kỹ thuật của các chuyên gia thuộc vùng Île-de-France (đơn vị phát triển, IAU-IdF, ENSA, Cơ quan công viên cây xanh, v.v...), tác giả thực hiện nhiều nghiên cứu, đánh giá thẩm định, các khóa đào tạo và các dự án thí điểm với sự phối hợp của các ban ngành thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (sở kiến trúc quy hoạch đô thị, sở giao thông, sở du lịch, viện quy hoạch đô thị, v.v...).

Một vài dự án:- giao thông, nghiên cứu trước khi đưa vào

vận hành tuyến buýt sạch trên đường vành đai số 3 của Hà Nội, xây trạm trung chuyển xe buýt trên đường Hoàng Quốc Việt, xây dựng tuyến hành lang buýt sạch dọc theo đường Yên Phụ, nghiên cứu kiến trúc và quy hoạch đô thị cho dự án xây dựng nhà ga đa phương tiện tại bến cuối tuyến tàu điện ngầm số 3.

- quy hoạch đô thị, tư vấn và hỗ trợ cho ê-kíp của IAU-IdF và VIUP để đánh giá quy hoạch tổng thể của Hà Nội, tổ chức các khóa đào tạo về quy hoạch đô thị cho HUPI.

- di sản và du lịch, dự án khôi phục di sản làng cổ Đường Lâm, phục chế một biệt thự trong khu phố Pháp, phát huy giá trị các làng nghề của Hà Nội.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD284

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

Cử nhân sư phạm. Trúng tuyển kỳ thi quốc gia năm 2007, Vụ Kinh tế và Quản lý (Cachan).

Trúng tuyển kỳ thi giáo viên quốc gia năm 2009, chuyên ngành kinh tế và quản lý, ban B.

Cử nhân Trường thống kê và quản lý kinh tế quốc gia ENSAE.

Tốt nghiệp Trường kinh tế Paris. Master 2 «Chính sách công và Phát triển».

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Nghiên cứu sinh tại Labo DIAL (đơn vị nghiên cứu hỗn hợp IRD/Đại học Paris-Dauphine) từ tháng 9/2012, do Mireille Razafindrakoto và François Roubaud (IRD/DIAL) đồng hướng dẫn, sau một năm làm ở vị trí trợ lý nghiên cứu của dự án IRD/TCTK năm 2010-2011 tại Hà Nội.

Sau đó tác giả công tác tại thành phố Hồ Chí Minh cộng tác cùng Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (Khoa Kinh tế Phát triển) và nhóm làm việc của IRD tại Hà Nội.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Phương pháp tiếp cận của tác giả kết hợp các chuyên ngành tác giả đã được đào tạo (kinh tế định lượng, quản lý và thống kê) và các nghiên cứu của tác giả nhằm hướng tới mục tiêu hỗ trợ cho việc ra quyết định liên quan tới chính sách công. Xuất phát từ thực tế kinh tế phi chính thức là một lĩnh vực rất rộng, có sự tồn tại bền bỉ trong các nền kinh tế đang phát triển, trong khi chưa có nhiều nghiên cứu quan tâm đến hiện tượng này,

tác giả đã xác định nhiều trục nghiên cứu nhằm đánh giá được sự phù hợp của các chính sách thường được khuyến cáo cho khu vực này.

Khuyến khích chính thức hóa khu vực phi chính thức 

Khu vực phi chính thức thường được cho rằng sẽ không tồn tại mãi mãi mà cần phải biến mất khỏi nền kinh tế thông qua con đường chính thức hóa với tốc độ nhanh, và các chính sách khuyến khích con đường chính thức hóa khu vực phi chính thức thường được các tổ chức quốc tế nhắc đến. Tuy nhiên, những người hoạt động trong khu vực phi chính thức vẫn còn ít được biết đến, kể cả ở cấp độ tổng thể cho tới cấp độ doanh nghiệp và mỗi cá nhân.

Trục nghiên cứu thứ nhất của tác giả là xác định loại hình doanh nghiệp phi chính thức nào có xu hướng sẽ trở thành chính thức, và đâu là hệ quả của việc chính thức hóa tới hiệu quả và điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp đó.

Phát triển an sinh xã hội 

Trục nghiên cứu thứ hai của tác giả quan tâm đến vấn đề thiếu vắng hệ thống an sinh xã hội dành cho người lao động trong khu vực phi chính thức. Việt Nam là một trường hợp rất thú vị xét trên góc độ này, vì hệ thống an sinh xã hội và bảo hiểm y tế tự nguyện lần lượt được đưa vào áp dụng năm 2008 và năm 2005, nhằm đạt được mục tiêu bảo hiểm toàn dân vào năm 2014, đây sẽ là cơ hội có một không hai để đánh giá sự phù hợp và hiệu quả của hai chính

Axel DEMENET

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 285

sách này. Nghiên cứu hành vi của người lao động trong khu vực phi chính thức đối với vấn đề an sinh xã hội có thể mang đến những thông tin cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách.

Tạo thuận lợi cho công tác đào tạo nghề

Các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực phi chính thức nhìn chung thường kém hiệu quả hơn các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức, và người lao động trong khu vực này cũng có ít vốn con người hơn. Ý kiến

thường được đưa ra là các chính sách đào tạo nghề có thể góp phần cải thiện hiệu quả của người lao động trong khu vực này.

Trục nghiên cứu thứ ba của tác giả tập trung vào thảo luận về tính phù hợp của các biện pháp đó thông qua việc nghiên cứu chi tiết các phương thức quản lý áp dụng trong các doanh nghiệp phi chính thức.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD286

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2000: Chứng nhận năng lực hướng dẫn nghiên cứu, chuyên ngành Tin học, Đại học Paris 6.

1993: Luận án tiến sĩ Tin học, Đại học Paris 6, nhận được lời khen từ Hội đồng bảo vệ luận án.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Nghiên cứu viên cao cấp từ tháng 12/2004 tại IRD, nghiên cứu viên cộng tác tại Đại học Cần Thơ (từ năm 2012). Giáo sư Tin học (2000-2004) tại Đại học Paris 6, Labo LIP6. Phó Giáo sư Tin học (1995-2000) tại Đại học Paris 6, Labo LAFORIA và LIP6.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Phạm vi đề tài nghiên cứu của tác giả tập trung vào thiết kế các công cụ thông minh nhân tạo để hỗ trợ cho việc lập mô hình và mô phỏng các hệ thống phức hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu liên ngành và xây dựng khái niệm liên ngành có thể sử dụng cho nhiều lĩnh vực. Theo đó, từ năm 1991, tác giả tham gia vào việc xây dựng một số khái niệm cơ bản của việc «mô hình hoá dựa trên tác tử», đồng thời tác giả cũng có các nghiên cứu khác để ứng dụng kỹ thuật này trong các lĩnh vực khác nhau (trong nghiên cứu thủy văn, địa lý, giao thông đường bộ, v.v...). Từ năm 1998, trong mối giao thoa kết hợp giữa lĩnh vực

tin học với kinh tế thử nghiệm và thiết kế có sự tham gia (conception participative), tác giả tập trung nghiên cứu nhiều hơn vào việc mô hình hoá và mô phỏng có sự tham gia, các phương pháp cho phép huy động sự tham gia các các nhân tố xã hội khác nhau vào việc thiết kế các mô hình. Điều này hoàn toàn phù hợp với việc quản lý các xung đột liên quan đến việc sử dụng các nguồn lợi chung; các phương pháp này đã được áp dụng thành công ở một số nơi (Bhoutan, Việt Nam, Thái Lan, Mexicô). Từ năm 2005, tác giả làm việc với tư cách là chuyên gia thiết kế và là một trong các tác giả xây dựng plateform về lập mô hình và mô phỏng GAMA (http://gama-platform.googlecode.com), đây là sản phẩm tổng hợp của 15 năm nghiên cứu trong lĩnh vực này, sản phẩm này có mục đích mang đến cho những người không chuyên về tin học các công cụ thiết kế mô hình rõ ràng, dễ hiểu, đa dạng và nhiều quy mô khác nhau, ngoài ra nó cũng cho phép thăm dò một cách «thông minh» (bằng mô phỏng và tối ưu hóa) không gian các thông số. Bên cạnh đó, từ năm năm gần đây, tác giả tham gia vào nhiều dự án ở Hà Nội và sau đó với Đại học Cần Thơ. Các nghiên cứu này nhằm mục đích hỗ trợ công tác hoạch định chính sách phòng chống các thảm họa môi trường (lũ và hiện tượng nhiễm mặn nước khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sinh vật ngoại lai xâm lấn, dịch cúm gia cầm, các thảm họa liên quan đến đô thị).

Alexis DROGOUL

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 287

Benoît GAUDOU

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2008: Nghiên cứu sinh về Trí thông minh nhân tạo, Đại học Toulouse.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Sau hai năm nghiên cứu sau tiến sĩ post-doc tại Viện Tin học Pháp ngữ IFI Hà Nội, từ năm 2010 đến nay tác giả là giảng viên tại Khoa Tin học, Đại học Toulouse 1 Capitole.

Là thành viên nghiên cứu của nhóm SMAC (Systèmes Multi-Agents Coopératifs) tại Viện Nghiên cứu Tin học Toulouse IRIT.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nhìn chung, các nghiên cứu của tác giả quan tâm đến phương pháp mô hình hoá một cách chính thức và không chính thức của các khái niệm tác động tới tri thức và việc ra quyết định của con người (nhất là liên quan đến lòng tin và các xúc cảm) và đến việc tích hợp các mô hình đó vào trong các mô phỏng đa nhân tố.

Các nghiên cứu hiện nay của tác giả được thực hiện trong khuôn khổ hai dự án:

- Dự án MAELIA (Multi-Agent for Environmental Norms Impact Assessment) được RTRA STAE hỗ trợ. Dự án này có mục tiêu là mô hình hoá các tác động xã hội và môi trường của các chuẩn quản lý và quản trị môi trường và các nguồn tài nguyên có thể tái tạo. Dự án sẽ phát triển một plateform mô hình hoá và mô phỏng các tác động trực tiếp/gián tiếp và các tác động mong đợi/không mong đợi của các

chuẩn quản lý đó tới một vùng lãnh thổ nơi các nguồn tài nguyên phải chịu nhiều hoạt động khai thác khác nhau, cạnh tranh với nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố vật lý, sinh học và địa hóa học. Lĩnh vực ứng dụng ưu tiên của dự án là công tác quản lý nguồn nước tại lưu vực sông Adour-Garonne;

- Dự án ANR EmoTES (Các xúc cảm trong tương tác xã hội: lý thuyết, thực nghiệm, nghiên cứu logic và tin học hóa). Mục đích của dự án này là nghiên cứu các xúc cảm được gọi là xúc cảm chiến lược, như cảm giác hối lỗi, ăn năn, tự hài lòng, thèm muốn và giận dữ, có thể xuất hiện trong một bối cảnh có sự tương tác chiến lược (tức là khi ích lợi của việc lựa chọn của một tác nhân này còn phụ thuộc vào cái mà các tác nhân khác quyết định làm hay không), các xúc cảm này sẽ được nghiên cứu dưới ba cách nhìn theo lý thuyết tâm lý, định hình logic và mô phỏng. Mục đích là tích hợp các xúc cảm chiến lược vào trong hành vi của các nhân tố của plateform SocLab (plateform mô phỏng các tổ chức dựa trên phương pháp định hình của C. Sibertin-Blanc và P. Roggero thuộc chuyên ngành xã hội học hành động có tổ chức - Sociologie de l’Action Organisée).

Tác giả cũng tham gia vào nhiều nhóm nghiên cứu chuyên đề được Mạng lưới quốc gia các hệ thống phức hợp RNSC hỗ trợ. Cụ thể, tác giả tham gia một số nhóm như: SimTools-Network, MAPS (Mô hình hoá đa nhân tố ứng dụng vào các hiện tượng không gian / Modélisation Multi-agents appliquée aux phénomènes spatialisés) và METISSE (Phương pháp và lý thuyết của công nghệ các hệ thống xã hội-môi trường

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD288

/ Méthodes Et Théories pour une Ingénierie des Systèmes Socio-Environnementaux). Ngoài ra, tác giả cũng tham gia phát triển

plateform mô hình hoá và mô phỏng đa nhân tố GAMA.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 289

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP 1997: Chứng nhận đủ năng lực hướng dẫn

nghiên cứu, Đại học Paris 8. 1986: Tiến sĩ phát triển đô thị và quy hoạch,

Đại học Paris 8.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Giáo sư ưu tú (Đại học Paris 8 và Viện Nghiên cứu đô thị Pháp Paris-Est), cộng tác nghiên cứu với Viện IPRAUS (đơn vị nghiên cứu hỗn hợp AUSSER CNRS) và Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á CASE (đơn vị nghiên cứu hỗn hợp CNRS/EHESS), thành viên Hội đồng quản trị (cựu phó chủ tịch) và Ban lãnh đạo của Nhóm nghiên cứu toàn cầu hóa và phát triển GEMDEV, cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu đô thị Pháp.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu tác giả thực hiện từ nhiều năm nay tập trung vào các vấn đề phát triển đô thị tại các thành phố Đông Nam Á đang trong quá trình vận động và chuyển đổi. Các vấn đề này được tác giả nghiên cứu trong khuôn khổ các dự án cá nhân hoặc các chương trình nghiên cứu tập thể, xoay quanh ba trục chính:

- chính sách đô thị, quy hoạch lãnh thổ và chiến lược quy hoạch, đặc biệt là trên phương diện các dự án thực hiện trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác, và rộng hơn nữa là theo logic quốc tế hóa các hiện tượng đô thị;

- tiến trình hình thành các đô thị lớn, các vấn đề đặc thù phát sinh từ tiến trình này, nhất là liên quan đến quản lý đô thị và quản lý

lãnh thổ trong bối cảnh đang diễn ra sự chuyển đổi ở các thành phố quy mô trung bình trong phạm vi các nước ASEAN;

- những «ý tưởng thành phố» ngầm ẩn trong các dự án đô thị đương đại (kể cả trong lĩnh vực «phát triển đô thị sự kiện» cũng như trong lĩnh vực di sản đô thị), và những giá trị tham chiếu có liên quan (đặc biệt là hình ảnh đại diện của quá khứ được lý tưởng hóa và hình ảnh đô thị hiện đại).

Hai trục đầu, kể cả phương diện lý luận, được phát triển trong khuôn khổ các chương trình nghiên cứu của CNRS hoặc của MAEE, có gắn kết với các hội thảo của GEMDEV hoặc các hội thảo lớn được tổ chức với sự phối hợp của các cơ quan hợp tác của Pháp (xem thêm chuỗi các hội thảo quốc tế về «sự hình thành các đô thị lớn mới nổi», Jakarta – tháng 10/2010 và Viên Chăn – tháng 6/2011 và tháng 11/2013). Trục thứ ba được phát triển chủ yếu tại labo IPRAUS (xem thêm hội thảo quốc tế «Kiến trúc các thành phố Đông Nam Á: hướng tới các hình thức biểu đạt tính hiện đại gắn kết với giá trị di sản», tháng 6/2013) và các mạng lưới nghiên cứu có sự tham gia của IPRAUS (nhất là mạng lưới nghiên cứu của châu Âu UKNA - Urban Knowledge Network Asia).

Ngoài việc công bố nhiều công trình và bài báo khoa học, các hoạt động nghiên cứu này còn được cụ thể hóa bằng các hoạt động đào tạo, giảng dạy (hướng dẫn luận án tiến sĩ, hội thảo chuyên đề), phát huy giá trị khoa học (tại các hội nghị quốc tế) và chia sẻ kinh nghiệm qua thẩm định (xem thêm đánh giá thẩm định dự án Sách trắng

Charles GOLDBLUM

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD290

về quy hoạch tổng thể thành phố Phnom Penh) cũng như thiết lập các quan hệ đối

tác với các chuyên gia và các nhà nghiên cứu về các vấn đề đô thị tại khu vực này.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 291

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP 2012: Thạc sĩ chuyên ngành Tin học, Đại

học Nantes, Pháp. 2010: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tin

học, Đại học Cần Thơ, Việt Nam.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Giảng viên trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu sinh thực hiện luận án theo hình thức đồng hướng dẫn giữa Đại học Pierre và Marie Curie (UPMC) và Trường Đại học Cần Thơ về Tin học (Mô hình hóa các hệ thống phức hợp).

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Tác giả hiện đang giảng dạy các môn học trong cơ sở dữ liệu, lập trình căn bản (C, Java), mô hình hóa đa tác tử cho sinh viên đại học ngành Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ thông tin.

Hiện nay tác giả đang làm luận án về hệ nền kết nối các mô hình đa tác tử. Đề tài sử dụng các mô hình mô phỏng đa tác tử về lan truyền rầy nâu, bùng phát dịch hại ở đồng bằng sông Cửu Long, mô hình thay đổi trong sử dụng đất. Đề tài nghiên cứu này được tài trợ trong dự án hợp tác giữa IRD với Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông và Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ.

HUỲNH Quang Nghi

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD292

Danielle LABBÉ

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2011: Luận án tiến sĩ về phát triển đô thị, University of British Colombia.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Giảng viên tại Viện Đô thị, khoa quy hoạch, Đại học Montréal từ năm 2012. Phụ trách giảng dạy các môn về phát triển đô thị quốc tế (trình độ cao học) và phương pháp nghiên cứu (Ph.D).

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu của tác giả xoay quanh quan hệ giữa đô thị hóa, quản trị và thay đổi xã hội tại Việt Nam. Tác giả quan tâm đến cách thức mà sự gặp gỡ giữa ý định của nhà nước, các thực tiễn trong quản trị và thực tiễn trong đời sống hàng ngày của người dân nhào nặn nên tiến trình chuyển đổi đô thị và các biểu hiện của tiến trình này về mặt không gian xã hội. Theo hướng này,

các nghiên cứu tác giả đang thực hiện về các khu đô thị mới ở Việt Nam tập trung tìm hiểu tại sao các vùng lãnh thổ đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng hiện nay vừa trở thành một nguồn lực chiến lược trong hành động của chính phủ lại cũng vừa là nơi diễn ra sự kháng cự trước các hành động can thiệp cũng như những gì được đưa ra để ủng hộ cho các hành động can thiệp đó.

Hiện nay tác giả đang tham gia vào bốn dự án nghiên cứu:

- Các «khu đô thị mới» ở Hà Nội: «từ sản xuất đến sở hữu»;

- Các không gian công cộng thân thiện với giới trẻ trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng;

- Giữa các khu đô thị mới và các làng ven đô: hướng tới cách tiếp cận quy hoạch bao quát về lãnh thổ;

- Các hình thức quản trị mới và hình thức biểu đạt mới của xã hội dân sự đô thị trong bối cảnh đô thị hậu xã hội chủ nghĩa.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 293

Christine LAROUSSE

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP 2010: Chương trình đào tạo ADEME –

«Phương pháp tiếp cận môi trường trong phát triển đô thị» (AEU).

1993: Bằng cao học thực hành «Phát triển đô thị, quy hoạch và phát triển», Viện đô thị Pháp. Đại học Paris VIII.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ năm 2008: Phụ trách Ban Đô thị tại Văn phòng nghiên cứu INTERSCENE, chuyên về mảng đô thị và cảnh quan, do Thierry Huau đại diện, có trụ sở tại Paris và Marrakech, hoạt động từ 25 năm nay tại Pháp và quốc tế.

- 2004-2008: Cố vấn đại diện vùng Ile de France cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, làm việc tại Viện Đô thị IMV (cơ quan hợp tác phi tập trung của vùng Ile de France).

- 2007-2008: Giảng viên tại Học viện Quốc gia Nghệ thuật và Nghề nghiệp, phụ trách môn quy hoạch đô thị ứng dụng (Bộ môn Quy hoạch và Phát triển).

- 1994-2008: Trưởng dự án tại Văn phòng nghiên cứu CANTAL-DUPART, chuyên về đô thị và quy hoạch.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Các dự án tác giả tham gia với tư cách chuyên gia về phát triển đô thị liên quan đến nhiều cấp độ; lập quy hoạch các vùng lãnh thổ lớn thông qua xây dựng các bản quy hoạch tổng thể, quy hoạch không gian xanh... thiết kế quy hoạch các khu đô

thị sinh thái, khu du lịch, chuyển đổi các khu công nghiệp, quy hoạch không gian công cộng, xây dựng công viên và khuôn viên...

Nhóm làm việc của tác giả hỗ trợ cho các chủ đầu tư nhà nước và tư nhân trong xây dựng dự án, nghiên cứu khả thi, xây dựng chương trình lộ trình, thiết kế và giám sát thi công, ê-kíp của tác giả luôn tính đến yếu tố cảnh quan trong bất kỳ một dự án nào.

Một điểm đặc biệt là văn phòng nghiên cứu nơi tác giả đang công tác hiện nay chuyên về cả hai mảng quy hoạch đô thị và cảnh quan, điều này giúp nhóm làm việc có một cái nhìn tổng quát và có thể tính toán tới mọi yếu tố phức tạp khi quy hoạch và phát triển một dự án. Nhóm làm việc luôn bắt đầu bằng việc xem xét các ưu thế và những khó khăn ràng buộc của khu vực thực hiện dự án, sau đó xem xét để làm sao tạo ra được sự độc đáo khác biệt, đồng thời dự tính được khả năng có thể đổi mới hoặc phát triển về sau này.

Nền tảng trong xây dựng dự án của nhóm làm việc là các yếu tố bối cảnh về địa lý, khí hậu, lịch sử, văn hóa, … Bản thân địa điểm thực hiện dự án chính là công cụ đầu tiên của nhóm làm việc trong xây dựng và thực hiện dự án.

Đô thị đương đại ngày càng trở nên phức tạp, nhiều khi không gian bị cắt quãng, phát triển không cân đối, nhiều khu vực bị bỏ rơi... đây cũng chính là cơ hội để thiết kế tạo ra sự gắn kết về cảnh quan, giảm được sự ngăn cách về mặt không gian bằng cách tính đến yếu tố cảnh quan trong mọi dự án

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD294

đô thị, và tạo ra những cảnh quan mới cho thành phố.

Chính trong việc lập quy hoạch tổng thể (master-plans) của các vùng lãnh thổ lớn mà ta có thể phát triển được cách tiếp cận như vậy.

Bản quy hoạch không gian xanh của Madagascar trên diện tích 8.500 ha hay bản quy hoạch tổng thể thành phố Đà Lạt đến năm 2030, tầm nhìn 2050 trên diện tích 393km2 đều dựa trên nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng giữa áp lực phát triển đô thị ngày càng gia tăng và các biện pháp bảo vệ cần thiết đối với các không gian tự nhiên và diện tích nông nghiệp đang bị đe dọa,

giữa việc đảm bảo quyền tiếp cận với các hạ tầng đô thị hiện đại và yêu cầu gìn giữ văn hóa và các giá trị địa phương.

Dự án của nhóm làm việc thực hiện thường liên quan đến các khu vực nhạy cảm về môi trường tự nhiên hoặc di sản lịch sử kiến trúc đô thị cần bảo vệ, nhóm làm việc của tác giả luôn tìm kiếm các giải pháp phù hợp sao cho vừa hạn chế được các tác động nhưng cũng đảm bảo chi phí tối ưu. Quản lý và tận dụng nước mưa, bảo vệ đa dạng sinh học, di chuyển tránh sốc, phát huy giá trị và quảng bá cho các di sản và đa dạng văn hóa... là những yếu tố mà nhóm làm việc của tác giả tìm kiếm mỗi khi thực hiện một dự án.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 295

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2006: Chứng nhận đủ năng lực hướng dẫn nghiên cứu ngành dân tộc học và nhân học xã hội, EHESS, Paris (tên đề tài: Nhân học quản trị. Chính sách đối với tài nguyên, công cụ cho phát triển và lô-gic của các chủ thể; xuất bản năm 2011).

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Nghiên cứu nhân học, giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phát triển IRD, thành viên đơn vị nghiên cứu hỗn hợp GRED (Quản trị, rủi ro, môi trường, phát triển), cộng tác nghiên cứu với trường EHESS (Trung tâm Norbert Elias, Marseille), hiện đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Nouméa từ năm 2008.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Lĩnh vực nghiên cứu của tác giả hiện nay xoay quanh các vấn đề về chính sách đối với các nguồn tài nguyên và sở hữu thuộc vùng Tân Đảo và Thái Bình Dương, xung quanh các thách thức về đất đai, tài nguyên mỏ và môi trường cũng như các thách thức về giá trị gắn với các nguồn tài nguyên và không gian môi trường có liên quan.

(i) Vấn đề đất đai (đất liền và vùng bờ): tương tác giữa luật đất đai, chính sách sở hữu và các cơ quan quyền lực về chính trị-pháp lý, gắn với lịch sử lập cư, những thay đổi về chính sách đương đại và quá trình cải cách đất đai.

(ii) Nhân học lĩnh vực khai thác mỏ: quan hệ giữa địa phương (tái cấu hình về xã hội chính trị, kinh tế, bản sắc), hoạt động khai thác mỏ (khai thác/chế biến) và xây dựng chính sách công (quản trị, RSE, thỏa thuận địa phương).

(iii) Vấn đề môi trường: quan hệ giữa hiểu biết địa phương, đa dạng sinh học, làm chủ và phát huy giá trị của không gian và thiên nhiên, cơ chế chính sách và công cụ về môi trường, dịch vụ hệ sinh thái.

(iv) Phát ngôn và cơ chế chính sách, thực tiễn và chính sách phát triển như một chủ đề xuyên suốt.

Pierre-Yves LE MEUR

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD296

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2013: Luận án tiến sĩ, chuyên ngành «Phát triển đô thị và quy hoạch không gian», Đại học Paris-Est, luận án thực hiện tại trường đào tạo tiến sĩ ngành Đô thị, Giao thông và Lãnh thổ.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Cộng tác nghiên cứu với các labo: Viện nghiên cứu Paris: Kiến trúc, kỹ thuật đô thị và xã hội (IPRAUS) gắn với đơn vị nghiên cứu hỗn hợp AUSSER (Kiến trúc Kỹ thuật đô thị Xã hội: Kiến thức Giảng dạy Nghiên cứu) và Viện IRASEC (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại). Hiện là thành viên của mạng nghiên cứu quốc tế UKNA (Urban Knowledge Network Asia), công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Thượng Hải và cộng tác viên nghiên cứu của Trung tâm PADDI (Trung tâm Dự báo và nghiên cứu đô thị) thành phố Hồ Chí Minh.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Trong khuôn khổ luận án tiến sĩ và các nghiên cứu tiếp theo sau, tác giả tập trung nghiên cứu ba mảng lớn. Mảng thứ nhất liên quan đến các tác nhân/chủ thể trong phát triển (thuộc các cơ chế hợp tác đa phương, song phương, phi nhà nước) và vai trò của họ trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và Lào. Mảng thứ hai liên quan đến cơ sở hạ tầng giao thông đô thị và sự phát triển của các cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực này, đặc biệt là ở các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Viên Chăn, trong mảng này, tác giả quan tâm chủ yếu đến việc quy hoạch, thiết kế, tài chính và xây

dựng hạ tầng và thiết bị. Mảng cuối cùng liên quan đến vấn đề đất đai đô thị trên phương diện quan hệ giữa các tác nhân/chủ thể, những xung đột có thể xuất hiện trong việc thực hiện các dự án phát triển đô thị tại ba thành phố kể trên.

Hiện nay, trong khuôn khổ các hoạt động của tác giả trong mạng lưới nghiên cứu UKNA cũng như cộng tác với trung tâm PADDI tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả thực hiện một nghiên cứu về tài chính hạ tầng giao thông đô thị. Dựa trên kinh nghiệm của Hồng Kông và Thượng Hải, trong những năm qua hai thành phố lớn của châu Á này đã xây dựng được các mạng lưới giao thông công cộng hiệu quả, nghiên cứu của tác giả có mục đích đóng góp vào việc phát triển và cải thiện mạng lưới giao thông công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, nghiên cứu này được thực hiện trước khi xây dựng các hạ tầng giao thông công cộng nên sẽ mang đến một cái nhìn tư duy về các phương thức tài chính và quản lý các tuyến tàu điện ngầm và xe buýt công suất vận tải lớn (Bus Rapid Transit) để làm sao có thể đảm bảo được sự kết nối chặt chẽ trong quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị. Nghiên cứu này quan tâm đặc biệt đến việc tìm hiểu cách sử dụng đất đai, đặc biệt là các khu đất nằm gần các nhà ga/bến đỗ trong tương lai sao cho mang lại nguồn tài chính tiếp tục đầu tư vào hạ tầng, cũng như làm thế nào để các nhà đầu tư tư nhân có thể tham gia vào các dự án này. Báo cáo kết luận của nghiên cứu sẽ được gửi cho trung tâm PADDI và các đối tác Việt Nam, ngoài ra cũng sẽ được sử dụng để viết các bài báo khoa học công bố trong khuôn khổ mạng nghiên cứu UKNA và các đối tác nước ngoài của UKNA.

Clément MUSIL

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 297

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

1985: Tiến sĩ Khoa học kinh tế, Đại học Rennes 1.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Xavier Oudin là nghiên cứu viên thuộc đơn vị nghiên cứu hỗn hợp DIAL (Viện Nghiên cứu Phát triển IRD và Đại học Paris-Dauphine). Tác giả đã công tác nhiều năm tại Thái Lan (Đại học Chulalongkorn sau đó Đại học Chiang Mai) và Việt Nam, tại Việt Nam, tác giả đã làm việc với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Hiện Xavier Oudin công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tại Hà Nội.

Xavier Oudin là điều phối viên Dự án châu Âu NOPOOR tập hợp khoảng 100 nhà nghiên cứu từ 20 viện và cơ quan nghiên cứu của 17 nước trong đó có Việt Nam, dự án nhằm phát triển các dự án tìm kiếm các kiến thức mới để nâng cao hiệu quả trong đấu tranh chống đói nghèo.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu của tác giả tập trung vào vấn đề lao động ở các nước đang phát triển, đặc biệt là việc làm trong lĩnh vực phi chính thức. Ở Đông Nam Á, có sự quan tâm đặc biệt tới tác động của giai đoạn quá độ dân số tới thị trường lao động.

Các nghiên cứu này xoay quanh hai trục chính bổ sung cho nhau:

- phân tích sự vận hành của thị trường lao động, đặc điểm và vai trò của khu vực phi chính thức, từ một điều tra độc đáo; ê-kíp của tác giả quan tâm đến đặc điểm của khu vực này, tác động của nó tới điều kiện sống của hộ gia đình, vai trò của nó trong giảm nghèo đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế suy giảm;

- nghiên cứu cách nhìn nhận của các hộ gia đình đối với quản trị, sự tham gia của người dân vào đời sống chính trị và quan hệ của người dân với các cơ quan thể chế; chương trình này nghiên cứu để tìm hiểu xem sự tham gia của người dân và chất lượng dịch vụ công góp phần vào giảm nghèo như thế nào.

Theo phân công nhiệm vụ của IRD và trong khuôn khổ dự án NOPOOR, công việc của tác giả bao gồm các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và phổ biến kiến thức, hỗ trợ cho việc xây dựng các chính sách phát triển: xây dựng một chương trình đào tạo liên kết trình độ master của Đại học Paris-Dauphine tại Việt Nam, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, v.v...

Xavier OUDIN

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD298

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2006-2012: Luận án tiến sĩ nhân học, Đại học Aix-Marseille 1.

2008: Chứng chỉ tiếng Việt, trung tâm CFC, Đại học Bách khoa Hà Nội.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Nghiên cứu viên hợp đồng tại Trung tâm Norbert Elias (CNRS-EHESS) trong khuôn khổ dự án ANR «Revalter» - «Đánh giá đa thang độ các hướng phát triển chăn nuôi ở Việt Nam».

Giảng dạy tại trường Đại học Toulouse II (Bộ môn Khoa học không gian và xã hội – Khoa Xã hội học và Nhân học).

Điều phối viên địa phương, giảng viên và nghiên cứu viên mảng nhân học của dự án «Nghiên cứu sự thay đổi xã hội và các dự án phát triển ở các vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam» do Cơ quan Phát triển Pháp AFD tài trợ.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Tác giả công tác tại Việt Nam từ năm 2005 và thực hiện nhiều nghiên cứu về người dân nông thôn ở đồng bằng sông Hồng cũng như các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (Mường, Tày, H’Mong, Dao). Phương pháp tiếp cận chung trong các nghiên cứu của tác giả là làm sáng tỏ biểu hiện và những thay đổi trong mối quan hệ xã hội thông qua nghiên cứu mạng lưới các quan hệ và trao đổi. Theo hướng đó, các nghiên cứu của tác giả đề cập đến phương diện xã hội không phải chỉ theo chiều «ở dưới lên», ở cấp độ các tác nhân/chủ thể riêng rẽ, cũng không phải chỉ «từ trên xuống», tức là ở cấp độ các cấu trúc, mà từ «môi trường», tức là ở cấp độ các mối quan hệ và tương tác kết nối các tác nhân/chủ thế xã hội và tạo ra xã hội. Đặc biệt, các nghiên cứu của tác giả tập trung vào việc thông thương phi hàng hóa, việc trao tặng mang tính tượng trưng, các thực hành xã hội mang tính tập thể, chế độ điều tiết xã hội, quan hệ Nhà nước-Người dân và sự thay đổi xã hội. Nằm giữa nhân học kinh tế và nhân học chính trị, các nghiên cứu của tác giả đặt ra vấn đề về chính trị, được hiểu như là các hành vi, các mối liên minh và xung đột tham gia vào việc xây dựng, duy trì và tái tạo xã hội.

Emmanuel PANNIER

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 299

Email: [email protected]

DANH HIỆU VÀ BẰNG CẤP

Hypokhâgne (1985), khâgne (1986), Trường Sư phạm Fontenay-Saint-Cloud (1986-1991).

Thạc sĩ lịch sử (1990). Luận văn tiến sĩ về thành phố Hà Nội (1996). Bằng tiếng Việt (1996). Bằng Hướng dẫn Nghiên cứu (2002). Giải thưởng Francis Garnier của Hiệp hội

Địa lý Paris (2001) và giải thưởng Joseph Carroll của Viện Văn khắc và Văn chương (2007).

Giáo sư danh dự; được thưởng Cành cọ hàn lâm (2002); được thưởng Huân chương Công trạng quốc gia (2008).

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Phụ trách diễn đàn Lịch sử Việt Nam tại Trường Cao học Thực hành, phân ban Khoa học lịch sử và triết học.

Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Genève (2006-2010, 2013).

Giám đốc nhóm nghiên cứu Nhà nước và Xã hội tại Bán đảo Đông Dương.

Thành viên Hội đồng khoa học của EFEO.

Chuyên gia tại Bộ Nghiên cứu. Thành viên Hiệp hội châu Á.

Philippe PAPIN

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD300

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2013: Luận án tiến sĩ địa lý, Đại học Paris Ouest, bằng xuất sắc, được nhận lời khen của hội đồng.

2010: Bằng cử nhân địa lý, Đại học sư phạm Paris, chuyên ngành bổ sung: xã hội học.

2009: Master II kinh tế phát triển bền vững và môi trường, AgroParisTech.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Đang tìm.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu của tác giả tập trung xoay quanh các vấn đề về phát triển đô thị, liên quan đến vấn đề phát triển lãnh thổ bền vững. Góc tiếp cận của tác giả là an ninh/mất an ninh lương thực ở khu vực đô thị, tác giả chọn địa bàn nghiên cứu là Hà Nội.

Nghiên cứu của tác giả bổ sung cho phân tích về tình hình an ninh lương thực ở Việt Nam, hiện nay đang hướng chủ yếu tới các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, đồng thời, cũng góp phần nêu bật tầm quan trọng của việc phải tính đến cả thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày của người dân đô thị để hiểu được sự hình thành của tình trạng bấp bênh ở các khu vực này. Tác giả tập trung nghiên cứu yếu tố dễ bị tổn thương và quan tâm tới những biến động

về mất an ninh lương thực, qua đó, chỉ ra rằng, Hà Nội cũng không thoát khỏi tình trạng mất an ninh lương thực, bất chấp việc điều kiện sống của người dân đã có những cải thiện mạnh mẽ.

Trong bối cảnh đang diễn ra những thay đổi nhanh chóng cả về không gian (mở rộng thành phố, các công trình xây dựng lớn...) và kinh tế, xã hội, hay pháp lý (điều chỉnh ngày càng chặt chẽ các hoạt động kinh tế, sử dụng đất, v.v...), việc phân tích thực tiễn cuộc sống của người dân đô thị, nhất là người nghèo sẽ làm bộc lộ việc các lựa chọn, hành động và phản ứng của mỗi người (sự linh hoạt về kinh tế, di chuyển đi lại, nợ nần, duy trì các mạng lưới giúp đỡ đoàn kết, v.v...) tham gia như thế nào vào việc hình thành nên sự bấp bênh trong cuộc sống hàng ngày cũng như khả năng ứng phó của bản thân mỗi cá nhân đó. Cụ thể, tác giả quan tâm nghiên cứu cách mà các tiến trình phát triển đô thị đang diễn ra tại Hà Nội tái tạo các nguồn lực và phương tiện sống của người dân đô thị, và cuối cùng dẫn tới sự gia tăng bất bình đẳng kể cả giữa các vùng và giữa các nhóm xã hội.

Cuối cùng, việc tiếp cận theo vấn đề an ninh/mất an ninh lương thực cũng mang đến một cách đọc rộng hơn đối với các thách thức trong phát triển đô thị.

Gwenn PULLIAT

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 301

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

Đại học Bordeaux III (1997 - 2003) – Tiến sĩ địa lý Không gian nhiệt đới: Hà Nội, quá trình đô thị hóa vành đai nhiều nghịch lý. Chuyển đổi và hình thành đô thị lớn, phân tích bản đồ // Hanoi, une péri-urbanisation paradoxale. Transition et Métropolisation, Analyse cartographique. Luận án xếp loại xuất sắc, nhận lời khen của hội đồng, bảo vệ tại Bordeaux, ngày 8/7/2003.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Đồng giám đốc Trung tâm Dự báo và nghiên cứu đô thị PADDI từ năm 2009, trong khuôn khổ hợp tác phi tập trung giữa vùng Rhône-Alpes, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Lyon, tác giả đã phát triển nhiều hoạt động đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực đô thị khác nhau (dịch vụ đô thị, quy hoạch đô thị và đất đai, quản trị, di sản...).

www.paddi.vn

www.paddi-expositions.org

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Với đề tài luận án tiến sĩ là sự vận động của các không gian đô thị vành đai Hà Nội (2003), tác giả đã tham gia thực hiện một cuốn atlas về Hà Nội trong khuôn khổ dự án hợp tác khoa học giữa Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia CNRS, Viện Nghiên cứu Phát triển IRD và Viện Hàn lâm

Khoa học Việt Nam (1996-2001). Sau đó, tác giả chuyển hướng nghiên cứu về các đề tài quy hoạch chiến lược (IMV, 2004-2005) và dịch vụ đô thị thông qua một dự án nghiên cứu về cải tổ các công ty nước sạch miền Bắc (PRUD, 2006). Từ năm 2006, tác giả tập trung nghiên cứu về các vấn đề đô thị trên quy mô toàn quốc tại Việt Nam. Trong đó, tác giả đã điều phối một dự án về chuyển đổi ngành nghề cho người nông dân bị mất đất ở các khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh (dự án FSP về Khoa học xã hội, 2009) có sự hợp tác của IRD và một nghiên cứu về tình trạng nghèo đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh (vùng Rhône-Alpes, 2012). Từ năm 2009, trong khuôn khổ các hoạt động của trung tâm PADDI, tác giả quan tâm tới các vấn đề quản trị đô thị gắn với sự phát triển của các công cụ, các tác nhân và phương thức quy hoạch đô thị, đặc biệt ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Các trục nghiên cứu chính:- phân tích dưới góc độ không gian các

biến động đô thị: xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin địa lý đô thị GIS, xử lý bản đồ;

- phân tích dưới góc độ kinh tế xã hội và thể chế các dịch vụ đô thị (nước sạch và xử lý nước thải, giao thông công cộng, rác thải...);

- quy hoạch đô thị và quy hoạch vùng: kết nối giao thông/quy hoạch đô thị;

- phân tích dưới góc độ thể chế hệ thống giao thông đô thị: quy hoạch và quản lý đô thị, dịch vụ đô thị, v.v...

Fanny QUERTAMP

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD302

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2010: Chứng nhận đủ năng lực hướng dẫn nghiên cứu, Đại học Paris-Dauphine.

1996: Tiến sĩ Khoa học kinh tế, Trường Cao học Khoa học xã hội, Paris (EHESS). Luận án xuất sắc, nhận được lời khen của hội đồng.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Phát triển IRD, Đơn vị nghiên cứu hỗn hợp DIAL (Phát triển, thể chế và toàn cầu hóa).

Chủ tịch Ủy ban khoa học chuyên ngành, các ngành khoa học xã hội nhân văn tại IRD (từ năm 2012).

Được phân vào labo DIAL-Paris từ tháng 9 năm 2011, sau 5 năm công tác tại Việt Nam ở vị trí chủ trì chương trình nghiên cứu «Chuyển đổi kinh tế và xã hội tại Việt Nam» (2006-2011), chương trình được thực hiện với sự phối hợp của Tổng cục Thống kê. Hiện nay, tác giả chịu trách nhiệm điều phối dự án đa ngành «Thể chế, quản trị và tăng trưởng dài hạn ở Madagascar».

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu hiện nay của tác giả tập trung vào: mối liên hệ giữa chất lượng sống và điều kiện sống hộ gia đình, bất bình đẳng và quản trị; độ hài lòng về việc làm; tham nhũng và nghèo đói, cũng như đánh giá tác động của chính sách công.

Tác giả tham gia vào nhiều chương trình nghiên cứu, đặc biệt là các chương trình về Madagascar và Việt Nam, đây là các chương trình nghiên cứu đa ngành, kết hợp hai cách tiếp cận định lượng và định tính, sử dụng phương pháp so sánh giữa các nước đang phát triển. Các nghiên cứu phân tích được thực hiện theo ba trục bổ trợ lẫn nhau:

- vai trò của khu vực phi chính thức trên thị trường lao động và tác động của khu vực này tới điều kiện sống hộ gia đình.  Xuất phát từ phân tích đặc điểm của khu vực này, ê-kíp của tác giả đặt câu hỏi khu vực phi chính thức đóng góp ở mức độ nào vào việc cải thiện mức sống và giảm bất bình đẳng? Đâu là những đặc thù của khu vực phi chính thức cần phải tính đến trong các chính sách công?;

- theo dõi và đánh giá tác động của các chính sách công, đặc biệt là tác động tái phân phối;

- vai trò và hiệu quả của các cơ quan thể chế trong quá trình chuyển đổi. Ở trục nghiên cứu này, nhóm làm việc của tác giả tìm hiểu mối liên hệ giữa quản trị (vai trò và phương thức vận hành của các cơ quan thể chế công), hệ thống các giá trị xã hội, sự vận động về kinh tế và điều kiện sống của người dân. Trong số các đề tài nghiên cứu, các phân tích được thực hiện trên nhiều phương diện khác nhau của hiện tượng nghèo đói (chất lượng sống chủ quan, điều kiện việc làm, tham gia/bị gạt ra ngoài lề đời sống xã hội, điều kiện tiếp cận dịch vụ công...).

Mireille RAZAFINDRAKOTO

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 303

François ROUBAUD

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

1991: Tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Paris XI-Nanterre. Xếp loại xuất sắc và được Hội đồng đánh giá cao, đăng ký giải thưởng cho luận văn xuất sắc và được tài trợ xuất bản.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu phát triển (IRD), đơn vị nghiên cứu DIAL (Phát triển, Các thể chế và Toàn cầu hóa) IRD - Trường Paris Dauphine.

Sau năm năm được điều động công tác tại Tổng cục Thống kê Việt Nam để phụ trách triển khai chương trình nghiên cứu của DIAL tại Việt Nam về «Những chuyển đổi kinh tế và chính trị ở Việt Nam», từ tháng 9/2011, tác giả quay trở lại công tác tại DIAL Paris.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Với tư cách là nhà nghiên cứu kinh tế phát triển, các công trình của tác giả được thực hiện theo hai hướng nghiên cứu sau:

Về thống kê: phương pháp điều tra, xử lý dữ liệu.

- Phát triển phương pháp điều tra hỗn hợp (hộ gia đình/doanh nghiệp) và thiết kế các cuộc điều tra 1-2-3 để đánh giá thống kê và

phân tích khu vực phi chính thức (thực hiện tại châu Phi, Mỹ Latin và châu Á).

- Phát triển các mô đun «Các phương diện khác nhau của nghèo đói», «Quản lý công» và «Dân chủ» (thực hiện tại châu Phi và châu Mỹ Latin).

- Hỗ trợ các viện thống kê quốc gia trong việc xây dựng và phân tích các kết quả điều tra.

Về kinh tế: - Hoạt động của thị trường lao động, khu vực

phi chính thức, các biến động đô thị và tác động đối với điều kiện sống.

- Các mối liên hệ giữa quản lý công, dân chủ, các phương diện mới của nghèo đói và quá trình phát triển kinh tế.

- Phân tích các chính sách công tại các nước đang phát triển: các chương trình điều chỉnh cơ cấu, các chiến lược giảm đói nghèo, theo dõi và đánh giá tác động.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD304

Irène SALENSON

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2007: Luận án tiến sĩ địa lý-đô thị, Đại học Paris 1 Panthéon Sorbonne.

1997: Thạc sĩ địa lý.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Phụ trách nghiên cứu tại Ban nghiên cứu, Cơ quan Phát triển Pháp AFD.

NHIỆM VỤ HIỆN NAY VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Vị trí phụ trách nghiên cứu tại Ban nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Pháp AFD bao gồm nhiều nhiệm vụ:

- quản lý các chương trình nghiên cứu do các cơ quan nghiên cứu khác thực hiện, thường là các chương trình nghiên cứu đa ngành (nhóm nghiên cứu và chuyên gia kết hợp cả chuyên gia kinh tế, chuyên gia phát triển đô thị, chuyên gia xã hội học, kỹ sư các ngành), về các chủ đề sau: đô thị bền vững, đô thị và khí hậu, khu sinh thái, dịch vụ thiết yếu (trong đó có quản lý rác thải);

- thẩm định trong lĩnh vực phát triển đô thị bền vững: nội bộ (nêu ý kiến về các dự án phát triển của AFD và các xuất bản phẩm trong lĩnh vực này) và với các đối tác bên ngoài (tham gia vào nhóm công tác «đô thị bền vững» của Quỹ Môi trường thế giới của Pháp);

- hoạt động đào tạo và hỗ trợ các hoạt động đào tạo (trong đó có tổ chức các nhóm sinh viên nghiên cứu với tư cách văn phòng nghiên cứu cho AFD để xác định các hướng tài chính dự án mới).

Chủ đề các nghiên cứu tác giả đã thực hiện trước đây và hiện nay liên quan đến các khía cạnh sau đây:

- xây dựng chính sách đô thị và thách thức đi kèm: lập kế hoạch đô thị, quan hệ giữa các chủ thể nhà nước và tư nhân trong phát triển đô thị, ảnh hưởng của những thách thức về chính trị trong việc ra các quyết định về đô thị;

- xã hội dân sự và đô thị: tham gia của người dân vào tiến trình quy hoạch đô thị, xây dựng chiến lược đô thị dựa vào người dân thay cho các chính sách đô thị của chính quyền, vai trò của các tổ chức phi chính phủ;

- phát huy giá trị của các công trình di sản và di sản thiên nhiên, thách thức về bản sắc, thách thức trong quy hoạch, thách thức về kinh tế;

- phát triển đô thị bền vững và thách thức phát triển ở đô thị các nước phía Nam: các thách thức đặc thù, vai trò của hợp tác quốc tế.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 305

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2003: Tiến sĩ nhân học, Đại học Aix - Marseille I, «Quê hương là chùm khế ngọt». Sự gắn kết xã hội và biến động không gian: thử định nghĩa về một không gian xã hội địa phương tại miền Bắc Việt Nam. Học viện Aix-Marseille, trường Đại học Provence (Aix-Marseille I), khoa nhân học, phân khoa Văn học và Khoa học nhân văn, tháng 12/2003, 658 trang + 150 trang phụ đề.

1991-1993: Kỹ sư kỹ thuật nông học các vùng nhiệt đới, chuyên ngành: Quản lý xã hội về nước, Trung tâm Quốc gia nghiên cứu nông học tại các vùng nhiệt đới (CNEARC), Montpellier.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Sau khi kết thúc khoá đào tạo kỹ sư nông học nhiệt đới và bốn năm công tác với cương vị phụ trách các chương trình phát triển (tại Burkina Faso, Haïti), năm 1995, tác giả đã bắt đầu thực hiện luận án tiến sĩ về nhân học (tại Đại học Aix-Marseille) và tiến hành nghiên cứu thực địa tại miền Bắc Việt Nam (tỉnh Phú Thọ). Trong quá trình thực hiện luận án của mình, bảo vệ năm 2003, tác giả đã chỉ ra rằng không gian nông thôn của người Kinh (hay người Việt) vốn thường được nhìn nhận hoặc/và mô tả như một khối các thực thể hoàn chỉnh và riêng rẽ là các làng xã, thì nay cho thấy một khía cạnh hoàn toàn khác khi nó được nhìn nhận dưới góc độ các trao đổi cũng như động lực của sự hình thành và chuyển hoá các không gian xã hội và chính trị. Thay cho sự gắn bó đã trở thành truyền thuyết của

những người nông dân với «mảnh đất cha ông» là một thực tế phức tạp hơn, đa dạng hơn, thực tế về một cộng đồng dân cư đầy biến động, có thể dễ dàng rời bỏ làng quê để đi tìm các cơ hội làm ăn.

Là đồng tác giả của cuốn Le village en question, tác phẩm đánh dấu việc hoàn tất chương trình nghiên cứu đa ngành được phối hợp thực hiện từ năm 1996-2000 giữa Trung tâm nghiên cứu của Viện Viễn đông Bác cổ tại Hà Nội và Viện Khoa học xã hội Việt Nam, song song với các công trình nghiên cứu riêng, tác giả đã tham gia điều phối hai chương trình hợp tác khoa học (1999-2004) cho Trường Đại học Công giáo Louvain tại các tỉnh miền núi Sơn La và Hòa Bình. Cùng thời gian này, tác giả đã tham gia vào các đoàn công tác thẩm định cho các tổ chức quốc tế (Liên minh Châu Âu, Ngân hàng Thế giới). Cuối cùng, từ tháng 1/2005 đến tháng 9/2006, tác giả là trưởng dự án FSP về «Hỗ trợ nghiên cứu các thách thức trong quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội tại Việt Nam» do Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội triển khai.

Khi được tuyển vào Viện Viễn đông Bác cổ làm việc với tư cách là giảng viên (tháng 9/2006), tác giả tiếp tục thực hiện các công trình nghiên cứu về sự phát triển các mối quan hệ giữa «Nhà nước và các cộng đồng nông dân» trong suốt thế kỷ 19 và 20 thông qua việc nhìn nhận các cộng đồng này dưới góc độ quản lý nguồn nước và các công trình thuỷ lợi bởi sự hiện diện khắp nơi của các công trình này tác động đến cảnh quan và nền văn hóa của người dân.

Olivier TESSIER

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD306

Nói một cách cụ thể, cần xem xét các điều kiện xã hội, kinh tế và chính trị cho việc xây dựng một công trình thuỷ lợi quy mô lớn tại khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, xem xét khả năng kiểm soát đất đai và người dân trong điều kiện không gian như vậy, chú ý đến các kỹ thuật xây dựng đang từng bước dẫn đến việc đổi mới lãnh thổ, phân tích các phương thức quản lý nước đang được một bên là các cộng đồng nông dân thực hiện, bên kia là Nhà nước thông qua các cơ quan chuyên môn và các cơ quan kỹ thuật thực hiện. Năm 2013, dự án «Analysis and Reconstruction of Catastrophes in History within Interactive Virtual Environments and Simulations» được khởi động, với sự tham gia của Viện Viễn Đông Bác Cổ, Viện nghiên cứu phát triển IRD, les ANV và Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH). Dự án này kéo dài ba năm, tập trung nghiên cứu lịch sử đương đại của đồng bằng châu thổ sông Hồng, thông qua việc nghiên cứu khối lượng tài liệu đồ sộ về vấn đề thủy lợi, được viết vào thời kỳ thuộc địa.

Được phân công phụ trách chương trình hợp tác khảo cổ giữa Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp, tác giả điều phối các hoạt động giúp Viện Khảo cổ học trong công tác bảo tồn và đề cao giá trị di sản của các di tích. Song song với các hoạt động này, trong thời gian hai năm, tác giả đã tiến hành tại Pháp và Việt Nam một nghiên cứu khoa lưu trữ về lịch sử thành cổ Hà Nội thế kỷ 19. Dựa trên những biên niên sử Việt Nam thời phong kiến, những nguồn tư liệu viết và hình ảnh đa dạng (các bản đồ, sơ đồ, ảnh) có được từ thời thuộc địa, công việc tái hiện lịch sử này là chủ đề của một cuộc triển lãm và nhiều hội thảo cũng như một ấn phầm đang được biên soạn.

Từ tháng 9/2012, tác giả phụ trách các hoạt động của Viện Viễn đông Bác Cổ ở Việt Nam, bao gồm trụ sở của Viện ở Hà Nội và ở thành phố Hồ Chí Minh.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 307

TRƯƠNG Chí Quang

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2009: Thạc sĩ chuyên ngành Bản đồ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.

2001: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tin học, Đại học Cần Thơ, Việt Nam.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Giảng viên trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu sinh thực hiện luận án theo hình thức đồng hướng dẫn giữa Đại học Pierre và Marie Curie (UPMC) và trường Đại học Cần Thơ về tin học (Mô hình hóa các hệ thống phức hợp).

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Tác giả hiện đang công tác tại bộ môn Tài nguyên đất đai, (khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên), trường Đại học Cần Thơ. Tác giả giảng dạy các môn học trong cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và mô hình hóa cho sinh viên đại học ngành Quản lý đất đai .

Hiện nay tác giả đang làm luận án về mô hình thay đổi sử dụng đất ở khu vực ven biển của đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài sử dụng mô hình hóa và mô phỏng đa tác tử về thay đổi trong sử dụng đất dưới tác động của sự thay đổi khí hậu toàn cầu và đặc biệt là nước biển dâng và xâm nhập mặn gây ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài nghiên cứu này được tài trợ trong dự án hợp tác giữa IRD với Đại học Cần Thơ (dự án ACCLIMATE PEERS).

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD308

TRƯƠNG Hoàng Trương

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2010: Tiến sĩ Xã hội học, Đại học Aix – Marseille I, đánh giá xuất sắc của hội đồng chấm luận án, tháng 2/2014 luận án được NXB Đại học Provence in thành sách.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Trưởng khoa «Đô thị học», Trường Đại học Thủ Dầu Một .

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Từ năm 2002, tác giả bắt đầu tham dự những dự án nghiên cứu đô thị, đô thị hoá và phát triển. Những vấn đề tác giả quan tâm là đời sống xã hội của cư dân đô thị, những chuyển đổi kinh tế của cộng đồng dân cư ven đô. Tác giả cũng đặc biệt quan tâm đến những cộng đồng dân tộc, nghề và làng nghề trong đô thị.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 309

VÕ Đức Ân

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2012: Tiến sĩ tin học (Paris 6): «Quản lý nhiều cấp độ trừu tượng trong các mô hình đa tác tử».

2008: Thạc sĩ tin học, song bằng của Viện tin học Pháp ngữ IFI, Hà Nội và Đại học La Rochelle, Pháp.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ tháng 7/2007, tác giả làm việc trong nhóm nghiên cứu MSI-IFI với vai trò là kĩ sư phát triển phần mềm. Tác giả tham gia vào phát triển phần mềm mô hình hóa và mô phỏng hướng tác tử GAMA (http://gama-platform.googlecode.com). GAMA được sử dụng để phát triển các mô hình hướng tác tử trong nhiều lĩnh vực như là dịch tễ học, quản lý cứu nạn sau thiên tai, nghiên cứu sự lan truyền của rầy nâu trên lúa, v.v...

Từ tháng 9/2009, tác giả là nghiên cứu sinh do Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF (Agence Universitaire de la Francophonie tài trợ). Tác giả làm việc dưới sự hướng dẫn của Alexis Drogoul (nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu và Phát triển IRD). Hoạt động nghiên cứu của tác giả diễn ra ở hai phòng nghiên cứu: phòng nghiên cứu MSI-IFI ở Hà Nội và Viện nghiên cứu IRD-Bondy ở Pháp. Luận án tiến sĩ hướng tới việc đề xuất ngôn ngữ mô hình hóa hướng tác tử nhằm phát triển các mô hình hướng tác tử đa cấp.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD310

Jean-Michel WACHSBERGER

Email: [email protected]

HỌC VỊ VÀ BẰNG CẤP

2009. Tiến sĩ xã hội học. Luận án xuất sắc, nhận được lời khen của hội đồng, EHESS.

1999. Thạc sĩ khoa học xã hội.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Giảng dạy Đại học Lille 3. Xã hội học đương đại; xã hội học Mỹ; xã hội

học nghèo đói; xã hội học chính trị; phân tích dữ liệu trong xã hội học.

Viện Nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế chính trị (IREEP), Cotonou, Bénin.

Xã hội học chính trị về quyền công dân ở châu Phi; hướng dẫn nghiên cứu ở các trường Pháp ngữ thuộc mạng lưới nghiên cứu Afrobaromètre (2007-2009).

Trung tâm đào tạo quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, Turin, Italia.

Xây dựng các điều tra về nguồn nhân lực và các mô-đun điều tra về việc làm trong các đợt điều tra hộ gia đình để xác định tiêu chí đánh giá việc làm thỏa đáng và phân tích dữ liệu điều tra (2013).

Nghiên cứu Thành viên đơn vị nghiên cứu hỗn hợp

225 DIAL (Viện Nghiên cứu Phát triển IRD-Đại học Paris-Dauphine) và thành viên hội đồng của 225 DIAL.

Nghiên cứu viên tại nhóm nghiên cứu GRACC-CeRIES, Đại học Lille 3.

Nghiên cứu viên tại Viện IREEP (Viện Nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế ứng dụng), Cotonou, Bénin.

TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu của tác giả tập trung vào phân tích các xã hội đang phát triển, chủ yếu là các xã hội châu Phi, và đặc biệt là các hình thức hội nhập hay bị gạt ra ngoài lề. Đây là một vấn đề nghiên cứu rộng, tác giả đã tìm hiểu các tác động về xã hội của những thay đổi về đô thị, quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc là những phát triển về thể chế. Cách tiếp cận phương pháp luận của tác giả là phân tích định lượng các dữ liệu điều tra (được thực hiện chuyên biệt hoặc khai thác từ các nguồn khác phục vụ cho nghiên cứu), tác giả cũng sử dụng bổ sung nhiều phương pháp khác, mang tính định tính nhiều hơn (quan sát, phỏng vấn) và khai thác các nguồn tư liệu viết. Ngoài ra, tác giả cũng phát triển các nghiên cứu về phạm vi áp dụng và hạn chế của cách tiếp cận định lượng trong nghiên cứu xã hội học.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 311

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD312

Ký hiệu và viết tắt

AFD Cơ quan Phát triển Pháp ASSV (VASS) Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt NamAUF Cơ quan Đại học Pháp ngữBAD Ngân hàng Phát triển châu ÁBIT Văn phòng Lao động Quốc tế BRT Bus Rapid TransitBHNS Hệ thống xe buýt nhanh CDF Trung tâm Phát triển bất động sảnCEFEB Trung tâm Nghiên cứu tài chính, kinh tế và ngân hàng CEFURD Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển CIRAD Trung tâm Hợp tác quốc tế và nghiên cứu phát triển nông nghiệp CNAM Học viện Kỹ nghệ Pháp CNRS Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia DIAL Phát triển, Thể chế và Toàn cầu hóa DoC Sở Xây dựng DoNRE Sở Tài nguyên và Môi trường DoF Sở Tài chính DoT Sở Giao thôngDPI Sở Quy hoạch và Đầu tưEDL Trường LouvreÉFEO Viện Viễn đông Bác Cổ EHESS Trường cao học Khoa học xã hội ENA Trường Hành chính Quốc giaENC Trường Pháp điển Quốc gia EPHE Trường Cao học Thực hành FMSH Quỹ Nhà khoa học Nhân văn GASS Học viện Khoa học xã hội GAMA Gis and Agent-Based Modelling ArchitectureGAML Gama Modeling LanguageGDN Global Development NetworkGIEC Nhóm công tác liên chính phủ về biến đổi khí hậu IAO Viện Quy hoạch và Đô thị vùng Île-de-FranceIMV Dự án hợp tác phát triển đô thị Hà Nội- Île-de-FranceINED Viện Quốc gia Nghiên cứu Nhân khẩu INHA Viện Lịch sử và Nghệ thuật Quốc gia INP Viện Di sản Quốc gia INSEE Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia IDE Đầu tư trực tiếp nước ngoài

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 313

IREEP Viện Nghiên cứu thực nghiệm về kinh tế chính trị IRIS Îlots regroupés pour l’information statistique IRD Viện Nghiên cứu Phát triểnJTD Khóa học mùa hè Tam ĐảoLUTI Land-Use and Transport InteractionMNT Mô hình số hóa đất đai NZU Khu đô thị mới OCDE Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ONG Tổ chức phi chính phủONU Liên hiệp quốc PADDI Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị PED Các nước đang phát triểnPFVT Liên minh Hợp tác của Pháp vì đô thị và lãnh thổ RNSC Mạng lưới quốc gia các hệ thống phức hợp TRAMOC Transport Management and Operation CenterSIG Hệ thống thông tin địa lý SIUP Cơ quan của Bộ Xây dựng và Quy hoạchSOE State Owned EnterpriseZUS Zones urbaines sensibles

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD314

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 315

NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC

53 Nguyễn Du - Hà Nội - Việt Nam

Tel: (844) 3945 4661; Fax: (844) 3945 4660

Email: [email protected]

Nhiều tác giả

Phát triển đô thị bền vữngCác cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn

« Khóa học Tam Đảo » (Đà Lạt, Việt Nam), tháng 7/2014

Chịu trách nhiệm xuất bản

CHU HẢO

Biên tập: Nguyễn Bích Thủy

Trình bày: Tomorrow Media Co., Ltd.

Vẽ bìa: Tomorrow Media Co., Ltd.

Đối tác liên kết

Công ty TNHH Truyền thông Ngày mới

Địa chỉ: Số 59 ngõ Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội

In 700 cuốn, khổ 17 x 25,5 cm tại Công ty TNHH in Hà Vĩnh. Địa chỉ: Số 11, Ngõ 10, Tổ 33, Tập thể Viện lịch sử Quân sự, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội.

Giấy đăng ký KHXB số: 1534-2015/CXBIPH/2-18/TrT. Quyết định xuất bản số: 16/QĐLK – NXB TrT của Giám đốc NXB Tri thức ngày 24/6/2015. ISBN: 978-604-943-184-5.

In xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2015.

Phát triển đô thị bền vữngCác cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Viện nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), Đại học Nantes, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (ÉFEO) và Cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF) đồng thuận hỗ trợ tổ chức Khóa học mùa hè về khoa học xã hội «Khóa học Tam Đảo» trong khuôn khổ thỏa thuận đối tác giai đoạn 2014-2015. Thỏa thuận đối tác nhằm mục đích tổ chức khóa đào tạo đa ngành chất lượng cao, xây dựng diễn đàn đối thoại về các chính sách và thu hút đông đảo đối tượng trong và ngoài giới học thuật của khu vực Đông Nam Á.

Với chủ đề «Phát triển đô thị bền vững», cuốn kỷ yếu này ghi lại những tham luận và thảo luận được thực hiện trong khuôn khổ các phiên học toàn thể và lớp học chuyên đề diễn ra từ ngày 21 đến 29 tháng 7 năm 2014 tại trường Đại học Đà Lạt. Bốn lớp học chuyên đề đã đề cập đến các chủ đề nghiên cứu chính bao gồm: (i) công cụ và phương pháp lập kế hoạch đô thị và quy hoạch lãnh thổ; (ii) công cụ và mô hình hiểu và thăm dò sự vận động của không gian đô thị; (iii) đô thị và các hiện tượng bất bình đẳng về không gian xã hội; (iv) đào tạo kỹ thuật điều tra điền dã: thực tiễn, mạng lưới và chiến lược của hoạt động sản xuất rau vùng ngoại ô.

ĐIềU PHốIStéphane LAGRÉEViện Viễn đông Bác Cổ Pháp, É[email protected]

Virginie DIAZCơ quan Phát triển Pháp, [email protected]

Phát triển đô thị bền vững

Các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn

Khóa học mùa hè về khoa học xã hội«Khóa học Tam Đảo» (Đà Lạt, Việt Nam)Tháng 7 / 2014

Mã ISBN: 978-604-943-184-5Sách không bán

137 / 2015

Conf

éren

ces &

Sém

inai

res

/ Thá

ng 7

/ 20

15 /

Ph

át tr

iển

đô th

ị bền

 vữn

g

Nhà xuất bảN tri thức