n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam - Tủ sách

250
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vμ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 1 MC LC KYU HI THO ĐỔI MI VÀ NÂNG CAO CHT LƯỢNG ĐÀO TO KTOÁN, KIM TOÁN THEO YÊU CU HI NHP STT Tên bài và tác giStrang 1 Li nói đầu 4 2 Nâng cao năng lc, nlc toàn cu - Chiến lược ca Hip hi Kế toán các nước Đông Nam Á 2016 – 2019 6 3 Đổi mi chương trình, ni dung và phương pháp đào to Kế toán, Kim toán Đặng Văn Thanh 13 4 Đào to cnhân kế toán đủ bn lĩnh hi nhp AEC Nguyn Đăng Huy 19 5 Hành nghkế toán và phương pháp ging dy môn hành nghkế toán cho sinh viên chuyên ngành kế toán Hà ThTường Vy 24 6 Đổi mi đào to Kế toán Vit Nam theo yêu cu tham gia Cng đồng kinh tế ASEAN Nghiêm Văn Li 26 7 Đổi mi chương trình đào to và phương pháp ging dy các bc hc nhm đáp ng yêu cu ca ngun nhân lc kế toán, trong bi cnh Vit Nam gia nhp TPP và AEC Phan Đức Dũng 41 8 Nâng cao cht lượng đào to ngành Kế toán và Kim toán trong các trường Đại hc khi kinh tế, nhm đáp ng yêu cu hi nhp kinh tế quc tế Thnh Văn Vinh 51 9 Đổi mi chương trình đào to cnhân theo hướng “Vng lý thuyết, gii thc hành” bin pháp tTrường Đại hc Tây Bc Đỗ ThMinh Tâm 61 10 Skhác bit trong đào to Kim toán gia quc tế và Vit Nam Trn Mnh Dũng – Nguyn ThM69 11 Hn chế ca Kim toán viên, gii pháp và hàm ý vđào to Kim toán ti Vit Nam Nguyn ThM- Trn Mnh Dũng 75 12 tăng năng lc cnh tranh ca ngun nhân lc Kế toán, Kim toán Vit Nam theo yêu cu hi nhp thông qua mô hình phi hp văn bng đại hc và văn bng nghnghip quc tế ACCA 81 13 Chinh phc nghnghip nhchng chICAEW CFAB ICAEW 86 14 Nâng cao cht lượng đào to ngun nhân lc Kế toán, Kim toán ti các trường đại hc, đáp ng yêu cu hi nhp Đào Mnh Huy 89

Transcript of n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam - Tủ sách

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

1

MỤC LỤC KỶ YẾU HỘI THẢO ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN,

KIỂM TOÁN THEO YÊU CẦU HỘI NHẬP STT Tên bài và tác giả Số trang

1 Lời nói đầu 4 2 Nâng cao năng lực, nỗ lực toàn cầu - Chiến lược của Hiệp hội Kế toán

các nước Đông Nam Á 2016 – 2019 6

3 Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo Kế toán, Kiểm toán

Đặng Văn Thanh

13

4 Đào tạo cử nhân kế toán đủ bản lĩnh hội nhập AEC Nguyễn Đăng Huy

19

5 Hành nghề kế toán và phương pháp giảng dạy môn hành nghề kế toán cho sinh viên chuyên ngành kế toán

Hà Thị Tường Vy

24

6 Đổi mới đào tạo Kế toán ở Việt Nam theo yêu cầu tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN

Nghiêm Văn Lợi

26

7 Đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy các bậc học nhằm đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực kế toán, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP và AEC

Phan Đức Dũng

41

8 Nâng cao chất lượng đào tạo ngành Kế toán và Kiểm toán trong các trường Đại học khối kinh tế, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Thịnh Văn Vinh

51

9 Đổi mới chương trình đào tạo cử nhân theo hướng “Vững lý thuyết, giỏi thực hành” biện pháp từ Trường Đại học Tây Bắc

Đỗ Thị Minh Tâm

61

10 Sự khác biệt trong đào tạo Kiểm toán giữa quốc tế và Việt Nam Trần Mạnh Dũng – Nguyễn Thị Mỹ

69

11 Hạn chế của Kiểm toán viên, giải pháp và hàm ý về đào tạo Kiểm toán tại Việt Nam

Nguyễn Thị Mỹ - Trần Mạnh Dũng

75

12 tăng năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực Kế toán, Kiểm toán Việt Nam theo yêu cầu hội nhập thông qua mô hình phối hợp văn bằng đại học và văn bằng nghề nghiệp quốc tế

ACCA

81

13 Chinh phục nghề nghiệp nhờ chứng chỉ ICAEW CFAB ICAEW

86

14 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Kế toán, Kiểm toán tại các trường đại học, đáp ứng yêu cầu hội nhập

Đào Mạnh Huy

89

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

2

15 Để cơ hội của AEC trao cho Kế toán chuyên nghiệp Việt Nam thành hiện thực – Đòi hỏi phải đổi mới đào tạo chuyên ngành Kế toán tại các trường Đại học

Đỗ Ngọc Trâm

95

16 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Kế toán trong các trường Đại học ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập

Đào Thị Đài Trang

104

17 Yêu cầu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực Kế toán, Kiểm toán trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

Nguyễn Xuân Nhật

109

18 Đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán trong bối cảnh gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dưới góc nhìn của người giảng dạy ở bậc Đại học

Nguyễn Lê Nhân – Lê Anh Tuấn

119

19 Đổi mới nội dung và phương pháp thực tập tốt nghiệp gắn với tăng cường ứng dụng và thực hành nghề nghiệp ngành kế toán tại Trường Đại học Tây Bắc

Vũ Thị Sen

123

20 Nâng cao chất lượng câu hỏi trắc nghiệm các môn học kế toán nhằm đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá của các cơ sở đào tạo kế toán

Đoàn Thị Dung – Nguyễn Văn Hưởng

129

21 Thiết kế giảng dạy và đánh giá theo hướng tích hợp năng lực cho sinh viên chuyên ngành kế toán

Trần Thị Thu Trâm

138

22 Áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong các luận án Tiến sỹ ngành kế toán tại Việt Nam

Mai Hoàng Minh –Phạm Trà Lam – Trương Thị Anh Đào

145

23 Đổi mới công tác giảng dạy môn kế toán tài chính tại các trường Đại học và Cao đẳng tại Việt Nam – Nghiên cứu điển hình tại TP.Hồ Chí Minh

Phạm Xuân Thành –Trần Văn Tùng

155

24 Một số bất cập và giải pháp về đào tạo kế toán ở Việt Nam hiện nay Trần Thị Mơ

169

25 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp – nghiên cứu ở địa bàn TP. KonTum

Phạm Thị Ngọc Ly – Phan Thị Thanh Quyên

173

26 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến ngành kế toán tại các trường Đại học Việt Nam hiện nay

Ngô Thị Hải Châu – Thiều Kim Cương

182

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

3

27 Hiện trạng đào tạo kế toán và yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam

Đỗ Kiều Oanh

195

28 Thay đổi giáo trình nguyên lý kế toán hiện nay theo hướng hội nhập quốc tế

Nguyễn Cửu Đỉnh

202

29 Giới thiệu một số mô hình về chuẩn đầu ra bậc Đại học ngành kế toán tại các trường trên Đại học thế giới và định hướng cho Việt Nam

Phạm Quang Huy – Mai Thị Hoàng Minh

210

30 Đào tạo thạc sỹ kế toán tại các cơ sở đào tạo trong nước hiện nay – Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng

Phan Thanh Hải

215

31 Về đào tạo chuyên gia kế toán ở Việt Nam Đường Thị Quỳnh Liên

219

32 Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần thực hành nghiệp vụ kế toán

Lương Thị Thủy

223

33 Công tác đào tạo các chứng chỉ ngắn hạn kế toán, kiểm toán hiện nay – Thực trạng và giải pháp

Dương Thị Thanh Hiền – Đinh Thị Thu Hiền

229

34 Đổi mới phương pháp giảng dạy học phần nguyên lý kế toán theo hướng tiếp cận thực tiễn

Đào Thị Minh Tâm

232

35 Thiết lập khung Kiểm soát Nội bộ cho các trường Đại học ngoài công lập ở Việt Nam

Nguyễn Hoàng Phương Thanh

239

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

4

LỜI NÓI ĐẦU

Có một thực tế, trong tổng số hơn 400 trường Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam, hiện có tới hơn 200 trường có đào tạo chuyên ngành Kế toán và Kiểm toán. Đó là chưa tính tới hàng trăm trường Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề ở khắp các địa phương trong cả nước. Các trường Đại học kinh tế có chuyên ngành đào tạo kế toán và kiểm toán đã đành, không ít Trường Đại học kỹ thuật cũng tham gia đào tạo chuyên ngành này. Ở nhiều trường Đại học kinh tế, đào tạo chuyên ngành kế toán và kiểm toán có đủ mọi hệ đào tạo và cấp bậc đào tạo, từ đại học, cao học và đào tạo tiến sĩ với đủ các hệ chính quy, tại chức,liên thông và đào tạo từ xa. Mỗi năm có cả vạn sinh viên, học sinh chuyên ngành kế toán, kiểm toán ra trường. Đó là, chưa kể tới hàng trăm lớp dạy nghề kế toán và kiểm toán do các trường lớp, các trung tâm, các doanh nghiệp (DN) tổ chức dưới mọi hình thức. Chuyên ngành kế toán và kiểm toán vẫn là chuyên ngành hấp dẫn thu hút nhiều thí sinh dự thi hàng năm. Có trường Đại học kinh tế, số lượng sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán chiếm trên dưới một nửa số sinh viên của trường. Ở nhiều trường Đại học, điểm trúng tuyển vẫn cao nhất nhì so với các chuyên ngành khác.

Điều đó thể hiện, nhu cầu về kế toán, kiểm toán của xã hội của nền kinh tế còn rất lớn và đây cũng là một nghề “hot”, được giới trẻ quan tâm. Trước yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi và trong tiến trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, kế toán không thuần túy là công cụ quản lý, là việc ghi chép, xử lý thông tin mà đã phát triển và trở thành một ngành, một loại hình dịch vụ, thương mại dịch vụ, dịch vụ cao cấp hỗ trợ DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa. Pháp luật Việt Nam đã thừa nhận và điều chỉnh các hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán, hoạt động của tổ chức nghề nghiệp. Phát triển các hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán theo xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và quốc tế, tạo dựng và mở rộng giao lưu nghề nghiệp. Các chủ thể kinh tế được tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. DN tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tự quyết định. DN được sử dụng các dịch vụ tài chính, trong đó có dịch vụ tư vấn, quản trị, thuế, hải quan, kế toán, kiểm toán,….

Hơn nữa, thời đại ngày nay là thời đại của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão, sự phát triển của công nghệ thông tin là sư hỗ trợ quan trọng và đắc lực cho quản trị kinh doanh. Kế toán là ngành và lĩnh vực sớm tiếp cận công nghệ thông tin và sử dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ, thay thế phần lớn công việc mang tính nghiệp vụ của những người làm kế toán và kiểm toán. Điều đó ảnh hưởng đáng kể tới tinh chất công việc kế toán và đặc biệt, là nội dung và cách thức đào tạo về kế toán.

Trong hoàn cảnh đó, các nhà kế toán cũng phải đáp ứng những yêu cầu mới: - Tính chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội của kế toán, kiểm toán. Người làm nghề

kế toán, kiểm toán phải là những chuyên gia tài chính, có thể hành nghề độc lập và cung cấp các dịch vụ tài chính, kế toán và kiểm toán.

- Về năng lực chuyên môn: Có hiểu biết về kinh tế tài chính, kỹ năng tổ chức và xử lý thông tin tài chính, kiểm tra và đánh giá thông tin, đưa ra các ý kiến nhận xét, tư vấn về tài chính cho các nhà quản lý; Có trình độ tổ chức hoạt động tài chính kế toán, điều hành công việc tài chính, kế toán.

- Về đạo đức nghề nghiệp: Là nghề nghiệp gắn liền con số, có quan hệ chặt chẽ với các quyết định kinh tế tài chính. Vì vậy, đòi hỏi cao về tính trung thực, khách quan, bản lĩnh

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

5

nghề nghiệp. Đây cũng là đạo đức nghề nghiệp của những người làm nghề kế toán và kiểm toán.

Trong lộ trình hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã là thành viên của WTO, tham gia Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), để có những chuyên gia kế toán, kiểm toán cho nền kinh tế cần đổi mới căn bản cả chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực.

Về chương trình đào tạo cần đa dạng hơn, linh hoạt hơn cho các chuyên ngành kế toán và kiểm toán. Nội dung đào tạo cần phong phú về kiến thức, vừa đảm bảo những kiến thức lý thuyết rất cơ bản, có tính nguyên lý, đạo lý và khoa học, vừa có tính thực tiễn. Kiến thức về kế toán và kiểm toán không chỉ dừng lại ở phương pháp kế toán, kiểm toán, phương pháp xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin kinh tế tài chính, mà quan trọng hơn là kỹ năng tổ chức thu thập, đánh giá thông tin, kỹ năng sử dụng thông tin do kế toán xử lý và cung cấp, do kiểm toán đã kiểm tra đánh giá và xác nhận. Con số của kế toán phải là con số biết nói, con số phản ánh thực trạng kinh doanh, thực trạng tài chính của tổ chức, DN. Cần phải cung cấp cho người học kỹ năng nhìn nhận, đánh giá và phân tích thông tin. Phương thức đào tạo cần có thay đổi căn bản, hạn chế cách đào tạo truyền thống, nặng về lý thuyết, xa rời thực tế. Chấm dứt cách giảng dạy thụ động, người học buộc phải coi các quy định trong chế độ kế toán do Nhà nước là kiến thức kế toán chuẩn. Cần phải tạo cho người học hiểu và phát triển lý luận mang tính bản chất của kế toán và kiểm toán. Chế độ kế toán hay các quy định kế toán, kiểm toán của Nhà nước trong từng thời kỳ, trong từng cơ chế quản lý chỉ là sự hiện thân, sự minh chứng cho những nguyên lý mang tính bản chất của kế toán. Hãy chọn phương pháp giảng dạy và phương pháp học tích cực, đối với môn học kế toán và kiểm toán. Tăng cường các bài tập tình huống, các trao đổi hai chiều giữa người dạy và người học. Tạo cơ hội để người học sớm tiếp cận các hoạt động thực tế, các yếu tố, các công việc, các phương pháp, thuộc các phần hành kế toán, kiểm toán.

Sẽ có rất nhiều vấn đề phải suy nghĩ, phải trao đổi từ nhận thức, quan điểm, cách làm để đổi mới căn bản hoạt động đào tạo kế toán và kiểm toán. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học: “Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo kế toán, kiểm toán theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” với mục đích trao đổi các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế và thị trường dịch vụ mở cửa, hội nhập. Ban tổ chức Hội thảo khoa học đã nhận được sự hưởng ứng với nhiều bài viết của các nhà khoa học, giảng viên từ Học viện, các trường Đại học trong cả nước. Chúng tôi đánh giá cao tâm huyết, trách nhiệm và trí tuệ của các nhà khoa học. Chắc chắn những nhà kế toán Việt Nam, các nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục đại học sẽ làm được, làm tốt công cuộc đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo kế toán và kiểm toán xứng tầm trong khu vực.

Do sự hạn chế về thời gian và năng lực, chắc chắn việc biên tập kỷ yếu hội thảo khoa học còn nhiều khiếm khuyết. Xin chân thành cảm ơn, trân trọng và đánh giá cao mọi ý kiến để nâng cao chất lượng kỷ yếu hội thảo khoa học. Hy vọng, sẽ có những cuộc Hội thảo khoa học sâu hơn về những vấn đề đã đặt ra cho công tác đào tào nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán của Việt Nam.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

6

N¢NG CAO N¡NG LùC, Nç LùC TOµN CÇU CHIÕN L¦îC CñA HIÖP HéI KÕ TO¸N C¸C N¦íC §¤NG NAM ¸ (2016 – 2019)

Hiệp hội Kế toán các nước Đông Nam Á, đã xây dựng Chiến lược nghề nghiệp kế toán và phát triển Hiệp hội. Đến năm 2019, với mục tiêu xây dựng tổ chức nghề nghiệp kế toán của khu vực được công nhận và có giá trị toàn cầu, phù hợp và đáp ứng tốt nhất cho việc hành thành và vận hành Cộng đồng kinh tế thống nhất trong các nước ASEAN (AEC). Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam là thành viên chính thức của AFA, từ năm 1998. Chủ tịch VAA đã là chủ tịch AFA nhiệm kỳ 2004-2005 và hiện nay, là Ủy viên thường trực Ban chấp hành Hiệp Hội. Xin trân trọng giới thiệu, nội dung chủ yếu của chiến lược để các nhà kế toán Việt Nam hiểu và tích cực chuẩn bị cho sự phát triển nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Việt Nam theo tinh thần Chiến lược AFA.

Nội dung Chiến lược:

Phần I: Hiệp hội Kế toán các nước Đông Nam Á (AFA)

AFA được thành lập tháng 3/1977, là 1 tổ chức của các Hội Nghề nghiệp Kế toán các nước Đông Nam Á. Các thành viên của AFA, bao gồm các thành viên chính thức và các thành viên liên kết.

Các thành viên chính thức của AFA là các tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc gia đại diện cho các nước trong lãnh thổ Đông Nam Á (ASEAN) và phải được công nhận là tổ chức kế toán quốc gia, được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công nhận là tổ chức kế toán quốc gia đó. Những thành viên chính bao gồm: (Xếp theo ABC)

1) Viện Kế toán Công chứng Brunei (BICPA) 2) Viện Kế toán và Kiểm toán Campuchia (KICPAA) 3) Viện Kế toán Thực hành Inđônêsia (IAI) 4) Hội Nghề nghiệp Kế toán và Kiểm toán Lào (LCPAA) 5) Viện Kế toán Malaysia (MIA) 6) Hội đồng Kế toán Myanmar (MAC) 7) Viện Kế toán Công chứng Philippine (PICPA) 8) Viện Kế toán Singapore (ISCA) 9) Liên đoàn Nghề nghiệp Kế toán Thái Lan (FAP)

10) Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam. (VAA) Các thành viên liên kết là các tổ chức quốc tế về nghề nghiệp kế toán và tổ chức nghề

nghiệp trong các nước ASEAN hoặc nước khác có quan hệ tốt và hỗ trợ cho sự phát triển của ASEAN, thậm chí họ có thể ngoài lãnh thổ ASEAN. Các thành viên liên kết hiện nay gồm:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

7

1) Hội Kế toán Công chứng Vương quốc Anh (ACCA)

2) Tổ chức Kế toán Úc và New Zealand (CAANZ)

3) Hội Kế toán Công chứng ÚC (CPA)

4) Viện Kế toán Công chứng Anh và Xứ Wales (ICAEW).

Đến cuối năm 2015, AFA đã nhận được thư đề nghị xin gia nhập làm Thành viên liên kết của các tổ chức sau:

1) Viện Kế toán Công chứng Malaysia (MICPA)

2) Hội Nghề nghiệp Kế toán Anh (AAT UK);

3) Viện Kế toán Công chứng Nhật Bản (JICPA)

Tầm nhìn của AFA: Là tổ chức được công nhận toàn cầu, đại diện cho Nghề nghiệp Kế toán Khu vực Đông Nam Á.

Nhiệm vụ của AFA: Tạo điều kiện và tăng cường phát triển nghề kế toán trong khu vực, nhằm phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên AFA.

Mục tiêu của AFA: AFA được thành lập nhằm các mục tiêu sau:

1) Là một tổ chức nghề nghiệp kế toán ASEAN, nhằm nâng cao vị trí của nghề kế toán trong khu vực với quan điểm thiết lập một triết lý chung trong ASEAN về nghề kế toán;

2) Làm vai trò trung gian cho các quan hệ song phương gần gũi nhau hơn, hợp tác trong khu vực, và hỗ trợ thành viên kế toán ASEAN;

3) Tiếp tục phát triển nghề kế toán trong khu vực, thông qua việc là đại diện cho khu vực ASEAN;

4) Phát hiện và làm nổi bật các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến nghề kế toán trong khu vực ASEAN và đưa ra các đề xuất, giải pháp để giải quyết vấn đề;

5) Cung cấp các cơ hội, địa chỉ cho các thành viên ASEAN trao đổi thông tin quan trọng về nghề kế toán;

6) Đại diện cho nghề kế toán ASEAN để giải quyết các vấn đề chung với các tổ chức kế toán Quốc tế khác;

7) Làm việc với các tổ chức kinh tế trong khu vực ASEAN mà các nỗ lực của họ có hỗ trợ bổ sung cho nghề kế toán ASEAN.

Phần II: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập 08/8/1967, ở Bangkok, với 5 thành viên sáng lập: Inđônêsia, Malaysia, Philippine, Singapore và Thailand. Brunei ra nhập ngày 08/01/1084, Việt Nam ngày 28/7/1995, Lào và Myanmar 23/7/1997, và

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

8

Campuchia 30/4/1999. Chỉ còn lại Đông Timor là nước trong khu vực chưa ra nhập và hiện đang trong quá trình ra nhập ASEAN.

Cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập 2015 (AEC) nhằm mục tiêu là thống nhất kinh tế khu vực mà đã được nhấn mạnh trong Tầm nhìn ASEAN 2020, được dựa trên lợi ích chung của các thành viên ASEAN, để thống nhất các nền kinh tế một cách sâu rộng thông qua các sáng kiến hiện tại với lộ trình cụ thể. Mục tiêu của chương trình là tạo ra một khu vực kinh tế ASEAN phát triển ổn định, thịnh vượng và có sức cạnh tranh cao, mà trong khu vực kinh tế này các luồng lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và nguồn vốn tự do luân chuyển, phát triển kinh tế cân bằng và giảm đói nghèo và chênh lệch về kinh tế xã hội đến 2020.

Khi ASEAN phát triển nhanh và phấn đấu trở thành thị trường chung, nghề nghiệp kế toán có 1 vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp các nước, thông qua các giao dịch xuyên biên giới và đóng góp cho việc nâng cao năng lực cho cả khu vực công và khu vực tư vì lợi ích chung của xã hội. Chương trình công nhận lẫn nhau ASEAN (MRA) về dịch vụ kế toán được thiết lập, là lộ trình của các nhà chức trách ban hành chính sách nghề nghiệp của ASEAN với sự hỗ trợ của các tổ chức kế toán chuyên nghiệp (PAO) trong khu vực, với mục tiêu là sự di chuyển các Nhà kế toán giỏi trong khu vực ASEAN.

Là 1 tổ chức chung của các tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc gia và được thành lập với mục tiêu chính là phát triển nghề kế toán trong khu vực Đông Nam Á, AFA đã chứng minh được giá trị của mình trong việc phát triển Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 (AEC) thông qua việc tham gia tích cực trong việc phát triển Chương trình công nhận lẫn nhau ASEAN (MRA) về dịch vụ kế toán và làm việc với các đối tác liên quan, để chuẩn bị tốt cho nghề nghiệp kế toán khi chào đón việc thống nhất ASEAN.

Phần III: Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC)

Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) là tổ chức toàn cầu về kế toán, hiện có 175 thành viên chính thức và liên kết thuộc 130 nước. Chiến lược của IFAC trong 2016-2018 là vị trí chiến lược và là cơ sở cho các sáng kiến và các hoạt động trong tương lai.

Tầm nhìn của IFAC: Là tổ chức kế toán toàn cầu, được công nhận là sự cần thiết để phát triển các tổ chức, các thị trường tài chính và các nền kinh tế mạnh và bền vững.

Nhiệm vụ của IFAC: Phục vụ lợi ích chung và tăng cường nghề nghiệp kế toán thông qua:

a) Hỗ trợ xây dựng các chuẩn mực kế toán quốc tế chất lượng cao;

b) Phê duyệt và thực hiện các chuẩn mực này;

c) Nâng cao năng lực cho các tổ chức kế toán chuyên nghiệp;

d) Thông tin, truyền thông về các vấn đề lợi ích chung.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

9

Với sự tư vấn của những người tham gia, Ban Lãnh đạo IFAC đã đưa ra các hoạt động, nhằm thúc đẩy việc đạt được mục tiêu chiến lược một cách mạnh mẽ, có hiệu lực và hiệu quả, theo đuổi lợi ích kinh tế xã hội, đáp ứng xu hướng vĩ mô có quan hệ mật thiết với nghề kế toán, và tối đa hóa lợi ích của nhà đầu tư.

Các mục tiêu chiến lược của IFAC là các sáng kiến mà IFAC đặt ưu tiên:

1) Chuẩn mực quốc tế: Đóng góp cho việc xây dựng các chuẩn mực quốc tế chất lượng cao, bởi các Ủy ban xây dựng chuẩn mực độc lập và tạo điều kiện thông qua và áp dụng các chuẩn mực này.

2) Phát triển nghề kế toán toàn cầu – Nâng cao năng lực tổ chức kế toán chuyên nghiệp: Phát triển nghề kế toán toàn cầu bằng việc, nâng cao năng lực tổ chức kế toán chuyên nghiệp và hỗ trợ họ thực hiện các chuẩn mực quốc tế và đưa ra các kinh nghiệm quý báu trong thực tế để chia sẻ.

3) Phát triển nghề kế toán toàn cầu – Trách nhiệm hiện nay. Tiếp tục nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm trong khu vực công.

4) Chất lượng và các thành viên. Phát triển nghề kế toán toàn cầu bằng việc, nâng cao năng lực tổ chức kế toán chuyên nghiệp và hỗ trợ họ thông qua việc thực hiện các chuẩn mực quốc tế và đưa ra các kinh nghiệm quý báu trong thực tế để chia sẻ, duy trì hệ thống đánh giá chất lượng và cơ chế thanh kiểm tra và kỷ luật.

5) Hỗ trợ nghề kế toán toàn cầu. Hỗ trợ các tổ chức kế toán chuyên nghiệp chia sẻ kinh nghiệm và phát triển các kiến thức, ý tưởng và nguồn lực, đảm bảo cho các kinh nghiệm của doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty kinh doanh dịch vụ kế toán (PAIBs) được chú ý, trong việc xây dựng các chuẩn mực.

6) Là đại diện và hỗ trợ toàn cầu. Đại diện toàn cầu và hỗ trợ lợi ích chung, để tăng cường danh tiếng và niềm tin cũng như tăng giá trị trong nghề nghiệp kế toán của các nền kinh tế.

AFA hiện nay đang nghiên cứu khả năng hợp tác, nhằm phối hợp và hợp tác với IFAC chủ yếu để đạt được việc công nhận chính thức như là nhóm chuẩn mực kế toán khu vực của IFAC (AAG).

Phần IV: Chiến lược của AFA giai đoạn 2016-2019

A- Quá trình xây dựng và phát triển AFA đến năm 2015

Từ khi thành lập (năm 1977), AFA đã được xem là tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động với vai trò, đóng góp cho sự phát triển của nghề kế toán trong khu vực ASEAN. Với vai trò đó, trước 2015 (2008-2015) AFA đã đưa ra các mục tiêu chiến lược được thực hiện trên cơ sở kế hoạch hoạt động như sau:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

10

Các mục tiêu chiến lược Các hoạt động chủ yếu Tình hình hiện tại Thành lập Ban Thư ký AFA Ban Thư ký AFA (thường trực) được sự

giúp đỡ của IAI (Viện Kế toán Inđônêsia).

Phối hợp và điều hành các dự án. Giám đốc điều hành AFA đã được bổ nhiệm, để đảm nhiệm nhiệm vụ này.

Thông tin nội bộ và ra ngoài bao gồm cả việc cập nhật website

Hệ thống thông tin tích cực đã được thiết lập (Website, Báo cáo cập nhật AFA, Báo cáo hàng năm, và mạng lưới thông tin đối với những người tham gia).

Tăng cường năng lực cho AFA

Xin nguồn tài trợ mới Là cơ sở để các thành viên hợp tác, nhằm chia sẽ kinh nghiệm và các nguồn lực (đặc biệt là giúp các thành viên trong Chương trình doanh nghiệp vừa và nhỏ của IFAC)

Chia sẻ nguồn lực giữa các thành viên và tìm kiếm khả năng giúp đỡ các thành viên nâng cao năng lực

Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các thành viên Phối hợp với các cơ quan hợp tác phát

triển (Ví dụ như WB và ADB) trong việc nâng cao năng lực trong khu vực

Phối hợp với WB để làm các Báo cáo của WB, trao đổi thông tin tích cực với ADB

Thực hiện hoặc tham gia vào nghiên cứu những lĩnh vực mang lại lợi ích cho các thành viên

Nỗ lực tài trợ cho các nghiên cứu của AFA (về chủ đề doanh nghiệp vừa và nhỏ)

Tổ chức các cuộc Hội thảo và đào tạo trong lĩnh vực, nhằm nâng cao nghề kế toán và kinh tế trong khu vực

Phối hợp đồng chủ nhà giữa AFA và các thành viên

Bảo vệ các vấn đề cụ thể, mà nó làm nâng cao vị thế của nghề kế toán trong khu vực ASEAN

Là tiếng nói đại diện của nghề kế toán ASEAN, trong việc thông tin về vị trí kế toán đối với các đối tác quan tâm trong khu vực và quốc tế

Có đóng góp tích cực trong việc xây dựng Chương trình công nhận lẫn nhau ASEAN (MRA) về dịch vụ kế toán

Một số sáng kiến đã được xây dựng và điều hành bởi AFA, cùng với các thành viên trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược trên:

Tại Hội nghị AFA 112 (Bandar Seri Begawan, 7/9/2013), AFA đã chú trọng vào các vấn đề chủ yếu để thực hiện kế hoạch chiến lược:

1) Chú trọng nội bộ: Nâng cao năng lực cho các thành viên.

2) Chú trọng bên ngoài: Vị trí, vai trò của AFA và mối quan hệ với cộng đồng quốc tế.

3) Tiếp tục tăng cường năng lực của AFA.

4) Bảo vệ các vấn đề làm tăng vị trí vai trò của nghề kế toán.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

11

Tại Hội nghị AFA 115 (Yogyakarta, 13/6/2014) AFA đã quyết định các ưu tiên vào các sáng kiến mà hướng tới các mục tiêu chiến lược (Nghị quyết Hội đồng AFA số 115-4-2014).

1) Thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên và hỗ trợ các thành viên gia nhập là thành viên của IFAC.

2) Làm rõ các đề xuất có giá trị đối với các thành viên AFA và những người tham gia (thông qua thương hiệu và sự lãnh đạo).

3) Giúp AFA được công nhận là Khu vực Kế toán của IFAC

B. Phương hướng 2016 - 2019

Kế hoạch hành động của AFA giai đoạn 2016-2019, được xây dựng cho khuôn khổ của 2 nhiệm kỳ Chủ tịch:

1) 2016-2017, dưới sự lãnh đạo của Ông Sonexay Silaphet đến từ Hội Kế toán và Kiểm toán Lào (LCPAA).

2) 2018-2019, dưới sự lãnh đạo của Đại diện Viện Kế toán Singapore (ISCA).

Mong muốn của AFA là được công nhận toàn cầu và là cơ quan đại diện cho nghề kế toán khu vực ASEAN, nên kế hoạch và mục tiêu chiến lược phải phù hợp với chiến lược của IFAC. Việc xây dựng chiến lược giai đoạn 2016-2019 của AFA vẫn dựa vào các báo cáo, xu hướng phát triển và các sáng kiến mà sẽ đóng góp cho việc phát triển nghề kế toán trong khu vực ASEAN:

1) Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015, đặc biệt là Chương trình công nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN (MRA) về dịch vụ kế toán.

2) Báo cáo của World Bank - AFA (2014) về tình hình hiện nay của Nghề nghiệp Kế toán và Kiểm toán các nước ASEAN, là cơ sở đánh giá tình hình hiện tại về nghề kế toán của 10 nước thành viên ASEAN.

3) Các sáng kiến của lực lượng thi hành nhiệm vụ (task forces) 2014-2015.

C. Mục tiêu và Kế hoạch của AFA 2016 - 2019

Kế hoạch và Mục tiêu của AFA 2016-2019, sẽ đặt ưu tiên như sau:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

12

Mục tiêu chiến lược Hoạt động chính Xem xét lại Hiến pháp và Luật của AFA. Hiến pháp và Luật của AFA được Hội đồng AFA thông qua từ khi thành lập năm 1977, đã được sửa một số lần, năm 2007. Các sửa đổi phải được tiến hành phù hợp với các thay đổi và phát triển mới nhất, theo tiến trình và phù hợp với mục tiêu của IFAC.

Tăng cường quản trị, nâng cao năng lực AFA

Đăng ký tổ chức hợp pháp của AFA. AFA được ASEAN công nhận như là 1 tổ chức hoạt động của ASEAN từ 1994. Việc công nhận này được dựa trên Hiến pháp và Luật của AFA. Ban Thư ký dưới sự giúp đỡ của IAI được công nhận pháp nhân tại Inđônêsia. Hướng tới tương lai, AFA cần đăng ký pháp nhân để tăng cường năng lực tương lai, AFA cần đăng ký pháp nhân để tăng cường năng lực quản trị nội bộ và tập trung vào các tương tác và sáng kiến với các tổ chức tài trợ.

Huy động các nguồn tài trợ khác. Nguồn tài chính của AFA chủ yếu dựa vào các phí thành viên. Để hỗ trợ cho các sáng kiến và các dự án của AFA, AFA phải tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ tiềm năng. Hội phí vẫn được sử dụng tài trợ cho các chi phí hoạt động của AFA. Được IFAC công nhận là 1 nhóm kế toán khu vực chính thức. AFA sẽ tăng cường phối hợp và hợp tác với IFAC thông qua chương trình là nhóm kế toán khu vực chính thức. Tích cực phối hợp với các đối tác là tổ chức khu vực, toàn cầu. Thông qua cơ chế bản ghi nhớ (MOU) AFA đã thiết lập hợp tác với các tổ chức khu vực/toàn cầu như Liên đoàn Kế toán Nam Á (SAFA), Liên đoàn Kế toán Thái Bình Dương (CAPA) và các tổ chức tài trợ.

Được công nhận là Tổ chức Kế toán khu vực ASEAN và Hỗ trợ các vấn đề chung trong khu vực

Xuất bản Chương trình Kết nối AFA như một kênh thông tin với bên ngoài. Chương trình Kết nối AFA là một xuất bản của AFA với định kỳ 3 tháng. AFA sẽ có thông tin ra bên ngoài, để hỗ trợ lợi ích chung của khu vực. Chương trình đào tạo đồng tổ chức giữa AFA-IFAC/IFRS cho các thành viên AFA. Khuyến khích thông qua và áp dụng chuẩn mực kế toán Quốc tế trong 10 nước thành viên ASEAN, thông qua chương trình đạo tào về chuẩn mực. Báo cáo chung của World Bank-AFA về tình hình hiện nay của nghề kế toán và kiểm toán trong các nước ASEAN, cung cấp phân tích về tình hình hiện nay mà các nước đang thực hiện so với chuẩn mực quốc tế ở 10 nước ASEAN. Tình hình này được sử dụng làm cơ sở cho việc lên kế hoạch cho việc đào tạo.

Khuyến khích và tạo điều kiện thông qua và áp dụng chuẩn mực kế toán Quốc tế trong khu vực ASEAN Nhóm chuẩn mực kế toán khu vực như là tiếng nói của khu vực đối với chuẩn mực kế toán

quốc tế. Giới thiệu nhóm chuẩn mực kế toán khu vực như là tiếng nói của khu vực đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế khác, đặc biệt là các chuẩn mực cao trong hầu hết các nước ASEAN. Thiết lập một mô hình để hỗ trợ nâng cao năng lực cho các Tổ chức kế toán chuyên nghiệp AFA. AFA lựa chọn một mô hình chung để sử dụng nhằm hỗ trợ các thành viên AFA trong việc nâng cao năng lực hoặc thông qua 1 mô hình đã được xây dựng bởi tổ chức khu vực khác (Ví dụ như: Mô hình Hoàn thiện của Liên đoàn Kế toán Thái Bình Dương - CAPA), Điều này có thể được thực hiện, thông qua cơ chế hợp tác với những cơ quan này.

Hỗ trợ và tạo điều kiện để nâng cao năng lực cho các Tổ chức Kế toán chuyên nghiệp (PAOs) và các Thành viên

Hỗ trợ các thành viên trong việc nâng cao cơ cấu tổ chức của mình. Làm việc với các thành viên AFA để tìm ra các phương pháp để tăng cường cơ cấu tổ chức (cả số lượng và chất lượng), một trong các phương pháp là giúp các thành viên làm việc với các đối tác có liên quan. Thiết lập một cơ chế thông tin với các nhà xây dựng chính sách trong khu vực. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm trong khu vực, công bằng việc thiết lập một cơ chế thông tin với các nhà xây dựng chính sách giải quyết việc quản lý tài chính khu vực công trong khu vực.

Bảo vệ và nỗ lực để tăng tính minh bạch và trách nhiệm trong khu vực công

Xây dựng sự hiểu biết chung trong khu vực công (tính trách nhiệm). Làm việc với IFAC để tổ chức một số các sự kiện với chủ đề về tính trách nhiệm trong khu vực công Xây dựng mô hình Kế toán vi mô. Thông qua Nhóm chuẩn mực kế toán được IFAC công nhận, xây dựng mô hình kế toán vi mô chất lượng cao như là một mô hình chung được sử dụng bởi các công ty trong khu vực.

Hỗ trợ và tạo điều kiện thực hành kế toán chất lượng cao, thông qua chia sẻ kiến thức và nguồn lực

Nâng cao hơn nữa Website của AFA như là nguồn thông tin chia sẻ kiến thức và nguồn lực. Nâng cao chất lượng và khuyến khích sử dụng Website như là nguồn thông tin chia sẻ kiến thức và nguồn lực. Các thành viên được khuyến khích chia sẻ các kinh nghiệm quý báu với các thành viên khác, thông qua việc sử dụng kênh thông tin này.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

13

ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

PGS.TS Đặng Văn Thanh

Để đào tạo nguồn lực cử nhân kế toán, kiểm toán có kết quả trong nền kinh tế chuyển đổi và hội nhập quốc tế có rất nhiều việc phải làm, phải đổi mới, từ tuyển chọn đối tượng học, người dạy, chương trình, nội dung đào tạo, đến phương pháp giảng dạy, học tập và các điều kiện vật chất cho dạy và học. Trong phạm vi bài viết, xin trình bày một số nhận thức, quan điểm và đi thẳng vào khâu dạy và học các môn học kế toán, kiểm toán ở các Trường Đại học.

Trước hết, Cần có nhận thức, có quan điểm nhìn nhận về đặc điểm đào tạo cử nhân kinh tế nói chung, cử nhân kế toán và kiểm toán:

(1)- Sinh viên là người đã trưởng thành, là người đã có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân, có kiến thức học vấn ít nhất là sinh viên năm thứ ba, thứ tư, về cơ bản đã có kiến thức chung, kiến thức cơ sở, kiến thức ngành, cá biệt cũng có người đã có những kiến thức cần thiết về ngành hoặc chuyên ngành đào tạo, đã từng qua thực tế trong quản lý kinh tế, như sinh viên đại học liên thông hay đại học tại chức .

(2)- Sinh viên là người đã ít nhìều có vốn sống thực tế, đã va chạm với cuộc sống thực tế, bắt đầu biết sống tự lập, đã qua 2 - 3 năm là sinh viên, cá biệt có người đã có một số năm làm việc hoặc bươn chải ở một vài lĩnh vực. Khác hẳn với học sinh phổ thông, trong quá trình học trên lớp, sinh viên luôn liên hệ với những gì họ đã thấy, đã làm, đã gặp, đang làm hoặc đã tham gia giải quyết.

(3)– Thời gian dành cho việc học có thể bị chi phối bởi nhiều lý do. Ngoài giờ lên lớp, họ phải lo nhiều việc, kể cả nỗi lo cho đời sống thường nhật. Ngay trong thời gian lên lớp không hẳn họ đã tập trụng hoàn toàn cho nghe giảng và học tập. Không ít trường hợp, đặc biệt là sinh viên đại học tại chức , liên thông họ phải lo giải quyết công việc ngay cả trong giờ học.

Hai là, cần thống nhất về nhận thức liên quan tới mục tiêu, tính chất và phương thức đào tạo cử nhân kinh tế nói chung và các chuyên ngành cụ thể nói riêng. Về đào tạo cử nhân ngành kế toán, kiểm toán không hẳn là các nhà kế toán lý thuyết hay thực hành mà là các chuyên gia kế toán và kiểm toán ở bậc đại học. Yêu cầu đối với cử nhân kế toán, kiểm toán là phải nắm chắc lý thuyết về kế toán, kiểm toán; hiểu và biết được các nguyên lý tổ chức, nguyên lý và nguyên tắc kế toán, kiểm toán trong kinh tế thị trường để hình thành quan điểm nghề nghiệp của bản thân. Đồng thời, quan trọng hơn, phải có kỹ năng vận dụng các quy định của Nhà nước, các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán vào hoạt động thực tế của vị trí làm việc, của đơn vị hoặc tổ chức kinh tế để tổ chức công tác tài chính, kế toán, kiểm toán và xử lý những vấn đề rất sống động của thực tế đời sống kinh tế - xã hội. Cử nhân kế toán và kiểm toán có tiêu chuẩn và yêu cầu không hoàn toàn như cử nhân quản trị kinh doanh hay cử nhân tài chính - ngân hàng. Họ phải có đủ lý luận và kỹ năng để tổ chức công tác tài chính, tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán, tổ chức các hoạt động kiểm toán trong những điều

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

14

kiện và hoàn cảnh rất cụ thể. Họ cũng có thể đảm nhiệm được các công việc của nhà hoạch định chính sách tài chính, kế toán, kiểm toán, người tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp hoặc đảm nhiệm những công việc quản lý kế toán và kiểm toán ở cơ quan Nhà nước. Trong thị trường thương mại dịch vụ, cử nhân kế toán, kiểm toán cần có đủ kiến thức nghề nghiệp và bản lĩnh để cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn quản trị kinh doanh, tư vấn về thuế, về pháp luật kinh tế.

Đối với cử nhân kinh tế nói chung, cử nhân tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh nói riêng, là những người không trực tiếp phải làm kế toán hay kiểm toán mà là các cử nhân kinh tế - tài chính, trang bị kiến thức về kế toán, kiểm toán để sử dụng trong quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế. Do đó, yêu cầu kiến thức về kế toán, kiểm toán đối với họ là có đủ hiểu biết cần thiết để sử dụng kế toán, kiểm toán cho công việc điều hành và quản lý kinh tế - tài chính. Nội dung giảng dạy là kiến thức về nguyên tắc, phương thức và năng lực sử dụng kế toán và kiểm toán trong từng môi trường và từng hoạt động kinh tế - tài chính cụ thể.

Từ những nhận thức và thống nhất về nhận thức để thiết kế chương trình, nội dung đào tạo trình độ cử nhân.

Ba là, Chương trình đào tạo cử nhân kế toán, kiểm toán đã được thiết lập với những môn học bắt buộc đủ để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận được những vị trí tương xứng trong các tổ chức kinh tế. Đồng thời, có 2 chuyên ngành cho sinh viên tự chọn để đi sâu nghiên khoa học về nghiệp vụ kế toán hoặc kiểm toán. Chương trình đào tạo phải giúp sinh viên có những hiểu biết chung nhất cần thiết về kế toán, kiểm toán, vừa giúp học viên các kỹ năng vận dụng kỹ năng vào tổ chức công việc kế toán và kiểm toán, bao gồm cả kiến thức nghiệp vụ, cả kỹ năng mềm. Quan trọng là lượng kiến thức lý thuyết và phương pháp, kỹ năng do giảng viên cung cấp và trang bị cho sinh viên trong cả quá trình học ở trên lớp. Trong giảng dạy, cần hài hòa giữa thuyết trình và tổ chức cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc thêm, tự tổ chức thảo luận có sự hướng dẫn của giáo viên. Mỗi môn học bố trí theo tỷ lệ 60/40, nghĩa là giảng lý thuyết trên lớp tối đa 60 %, còn 40% là thảo luận, thực hành, làm bài tập tình huống,...

Bốn là, Cần có sự chuẩn bị kỹ nội dung giáo trình, bài giảng cho sinh viên kể cả tài liệu chính thức, tài liệu tham khảo. Giáo trình, tài liệu, bài giảng cho sinh viên là rất cần thiết, bởi vì nhiều kiến thức cho sinh viên là kiến thức rất cơ bản về môn học, kể cả những khái niệm, thuật ngữ và học thuật cần phải được đảm bảo thống nhất, chuẩn xác. Để chuẩn bị tốt bài giảng và giảng bài có chất lượng cần chọn lựa những nội dung vừa mang tính căn bản, mang tính hệ thống, vừa bao gồm những kiến thức sâu về nghiệp vụ và các phương thức xử lý nghiệp vụ. Ví dụ về kế toán, ở bậc đại học cần giảng dạy những kiến thức rất cơ bản và cụ thể về kế toán doanh nghiệp, bao gồm những kiến thức về tổ chức công tác kế toán, những phương pháp kế toán những nghiệp vụ kinh tế - tài chính cơ bản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần trình bày các kiến thức và kỹ năng về vận dụng những kiến thức đó vào tổ chức kế toán ở các loại hình doanh nghiệp cụ thể về quy mô, về ngành nghề và hình thức tổ chức kinh doanh. Cần quan tâm tới việc cung cấp cho sinh viên kiến thức và năng lực vận dụng kiến thức, vận dụng các phương pháp kế toán, kiểm toán vào những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Năng lực vận dụng phải được coi là giá trị cốt lõi của các cử nhân kế toán và kiểm toán.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

15

Năm là, Về phương pháp dạy và học môn học kế toán, kiểm toán ở bậc đại học. Đối với sinh viên, cần chọn phương pháp giảng dạy cho người lớn.

- Phải hiểu rõ đối tượng đào tạo, để định lượng nội dung, cách truyền đạt. Trước khi giảng cần có những thông tin cần thiết về học viên: khả năng, tính cách, vai trò, vị thế trong lớp học, kết quả học tập cho đến thời điểm học môn kế toán, kiểm toán. Riêng với sinh viên Đại học tại chức, liên thông cần hiểu về xuất thân, nghiệp vụ đã được đào tạo, công việc đã và đang làm. Dành thời gian cần thiết tìm hiểu và giao lưu với học viên trước khi vào bài giảng.

- Chủ động và có biện pháp điều chỉnh, gia giảm nội dung bài giảng, kiến thức cần trình bày. Không cứng nhắc theo nội dung đã chuẩn bị và nội dung giáo trình, giáo khoa.

Sáu là, Phương pháp giảng bài cho sinh viên phải khác hẳn với phương pháp giảng cho học sinh phổ thông. Cần phải coi đây là bài thuyết trình. Đây là nấc thang thứ hai của giảng dạy sau giảng dạy ở bậc phổ thông trung học, sau giảng dạy các môn cơ sở và kiến thức chung. Thuyết trình không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức, thông tin khoa học mà phải tạo ra môi trường học hứng thú, khuyến khich tư duy. Giảng viên trình bày những kiến thức cơ bản, làm sáng tỏ hoặc giải thích những khái niệm, kiến thức mới, kiểm tra khả năng tiếp thu của sinh viên và khuyến khích sinh viên chuyển thành kiến thức và nhận thức riêng của mình. Trên bình diện lớn hơn, Giảng viên lôi cuốn và khích lệ sinh viên vào các hoạt động tự nghiên cứu. Khả năng tự nghiên cứu của sinh viên sẽ được tăng lên, nếu giảng viên thuyết trình có chủ đích và kỹ năng lôi cuốn sinh viên thông qua các hoạt động:

- Yêu cầu sinh viên suy nghĩ và thảo luận về tình huống đã gặp trong công việc, trong đời sống thường nhật, mà tình huống này có tác động minh họa cho khái niệm, nội dung đã hoặc sẽ trình bày, giúp họ thấy cách áp dụng thực tiễn của khái niệm, kiến thức, như khái niệm chứng từ, tài khoản, báo cáo tài chính, tài sản, vốn nguồn trong kế toán, khái niệm bằng chứng, trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán, về sai sót và gian lận..

- Yêu cầu sinh viên trả lời, tự tìm lời giải cho các câu hỏi được chuẩn bị trước về phần vừa học hoặc diễn giải theo cách hiểu của họ về những vấn đề vừa được giảng viên trình bày. Đây là một hình thức kiểm tra việc tiếp thu của sinh viên trước khi chuyển sang phần bài mới

- Phát cho học viên các tài liệu đề cập một khía cạnh của một phần bài giảng đang được trình bày và trong tài liệu có chỗ trống, để học viên có thể tự viết phần diễn giải hoặc liên hệ công việc của phần đang được thảo luận.

Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy, các bài thuyết trình thành công đều phải chuẩn bị rất công phu và phải xem xét 4 yếu tố:

(1) Bài thuyết trình phải ngắn gọn, tập trung vào một vài ý chính trong tài liệu giáo trình, giảng dạy, truyền đạt kiến thức theo từng phần nhỏ.

(2) Bài thuyết trình phải được bố trí theo trình tự: Phần mở đầu có tính gợi mở, phần thân có tính thuyết phục và phần kết phải hùng hồn.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

16

(3) Thông qua các kỹ năng hỏi – đáp, giảng viên phải tạo cho sinh viên nhiều cơ hội để thể hiện việc tiếp thu kiến thức của họ và để trao đổi các quan điểm và kinh nghiệm thực tế của sinh viên với giảng viên và giữa các học viên với nhau.

(4) Giảng dạy thành công là phải nhìn nhận được việc sinh viên có nhu cầu tiếp cận kiến thức thông qua bài giảng và phương tiện, công cụ giảng dạy dùng trong bài giảng của giảng viên hay không?

Bảy là, Thảo luận và phương pháp thảo luận của sinh viên. Một trong những phương pháp giảng dạy cho người lớn – sinh viên, giúp lôi cuốn sinh viên tham gia tích cực trong buổi học là phương pháp thảo luận nhóm. Thảo luận là hình thức tương tác giữa hai hoặc nhiều người về một chủ đề cùng quan tâm.

Trong thảo luận, giảng viên có thể đóng vai trò trực tiếp hướng dẫn và chỉ đạo thảo luận, có thể để sinh viên tự điều hành cuộc thảo luận theo hướng dẫn của giảng viên. Thảo luận là để khuyến khích sinh viên suy nghĩ, liên hệ, tiếp thu và đề xuất các ý tưởng mới liên quan đến một chủ đề cụ thể. Để thảo luận, các câu hỏi được chuẩn bị trước và được đưa ra đột phát nhằm đạt hiệu quả học tập như mong muốn.

Thảo luận có thể:

- Xử lý tình huống: Xử lý số liệu, nghiệp vụ kinh tế, đóng vai...

- Thảo luận theo kết cấu: Lôi cuốn sinh viên tạo ý tưởng hoặc giải quyết vấn đề liên quan một chủ đề và thể hiện giá trị làm việc tập thể.

Tác dụng: - Khuyến khích sinh viên hình thành các lập luận logic.

- Sinh viên thêm tự tin phát triển suy nghĩ và tiếp cận theo mô hình nhóm, ít phụ thuộc giảng viên.

- Thông qua thảo luận, tranh luận, thậm chí kể cả thăm dò, bày tỏ quan điểm hiểu biết, thuyết phục, sinh viên sẽ học hỏi lẫn nhau, hiểu nhau hơn và thu lượm thêm kiến thức, kinh nghiệm.

- Để thảo luận có kết quả, Giảng viên cần có lượng kiến thức cần thiết về chủ đề thảo luận, vai trò giảng viên trở thành người hướng dẫn và người diễn giải.

Tám là, Nên có nhiều bài tập tình huống cho sinh viên trong quá trình dạy và học. Các bài giảng đều có bài tập. Bài tập là hoạt động phát triển và phụ trợ nằm trong chương trình môn học. Các bài tập cần được chuẩn bị trước.

Có ba dạng bài tập:

- Bài tập khởi động: Bắt đầu môn học hoặc bắt đầu phần mới, nội dung mới của môn học: Tạo cầu nối kiến thức giữa các phần của môn học, giữa kiến thức mới với những kiến thức, quan điểm sẵn có của sinh viên.

- Bài tập giải quyết vấn đề: Xử lý các vấn đề ngay trong quá trình giảng dạy và học bài mới.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

17

- Bài tập ứng dụng: Thường áp dụng sau bài học hoặc sau học phần. Mục đích đảo ngược lại tiến trình và chuyển môi trường từ lý thuyết trong bài học về cuộc sống thực tiễn, về “thế giới thực”. Sinh viên vận dụng kiến thức đã học để tham gia xử lý những tình huống thực tế.

Bài tập có thể khác nhau về chủ đề, về hình thức, nhưng đều có kết cấu giống nhau và phải quan tâm:

- Ước tính thời gian: Thời gian làm bài tập phải đảm bảo đủ để học viên trao đổi và xử lý thông tin xuất hiện trong bài tập, đủ tời gian đưa ra lời giải theo yêu cầu của bài tập.

- Bài tập phải có mục đích rõ ràng tùy theo dạng của bài tập. Từng mục đích đều phải có tính định hướng công việc, có nghĩa là phải có đánh giá cụ thể và thực tế những gì sinh viên đã tiếp thu hoặc có thể giải được, sau khi đã tích cực làm bài tập.

- Sau mục đích, bài tập cần nêu rõ những việc sinh viên phải làm, phải đưa ra lời giải. Cần giúp sinh viên chọn được cách thức giải bài tập hiệu quả nhất.

Chín là, Cần có kỹ năng Quản lý và điều hành lớp học. Quản lý và giữ nghiêm trong thời gian trên lớp vừa thể hiện tính mô phạm vừa thể hiện vị thế đúng mức, tính trách nhiệm của cả người dạy và người học và là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo.

(1) Cần đảm bảo tính sư phạm, nghiêm túc của lớp học cả về giờ giấc, quy trình và các thao tác của người thầy, người trò. Hạn chế tối đa việc ra, vào, làm việc riêng trong giờ giảng. Đảm bảo sinh viên tôn trọng thực sự giáo viên và tôn trọng lẫn nhau trong giờ trên lớp.

(2) Giảng viên cần nắm thông tin cơ bản về lớp học, về chất lượng chung của sinh viên và tính cách, năng lực cá biệt của những học viên làm nòng cốt, những sinh viên cần có sự quan tâm riêng. Đây chính là thông tin quan trọng giúp giảng viên chọn lựa những nội dung cần nhấn mạnh, cần đi sâu trong bài giảng, lựa chọn phương pháp thuyết trình và cách thức đưa ra chủ đề, phương thức thảo luận, làm bài tập.

(3) Có biện pháp xác lập, duy trì và quán xuyến vị trí của sinh viên trong giờ lên lớp. Giảng viên cần nắm chắc sơ đồ lớp học, vi trí ngồi của học viên, hiểu và nắm chắc tình trạng, thái độ, ý thức cúa một phần học viên trong lớp. Có thái độ đúng mức nghiêm túc và luôn thể hiện sự hiểu biết, sự quan tâm đến học viên nói chung và một số học viên cụ thể

(4) Đảm bảo giờ giảng trên lớp diễn ra theo chủ định, nghiêm túc nhưng không quá căng thẳng. Có biện pháp lôi cuốn, khuyến khích và tạo cơ hội cho sinh viên tham gia tích cực trong quá trình học trên lớp. Hạn chế việc học một cách uể oải, cưỡng bức, thiếu tập trung, thụ động, tiêu cực. Trong một chừng mực nhất định giáo viên cũng cần đưa ra những câu chuyện sống động, thực tế và có khiếu hài hước trong quá trình thuyết trình nhưng phải đúng lúc, sát chủ đề bài giảng.

Cuối cùng, Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua các bài kiểm tra, thi hoặc khóa luận tốt nghiệp. Có nhiều cách ra đề kiểm tra, đề thi: Tự luận, trắc nghiệm, tiểu luận. Đặc điểm chung là đề thi, đề kiểm tra hay luận văn, tiểu luận là để kiểm tra hiểu biết của người học về

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

18

kiến thức cơ bản của môn học theo chương trình, giáo trình và bài giảng, đồng thời phần nào có đánh giá khả năng vận dụng kiến thức đã học của người học vào thực tiễn và nếu được có thể đưa ra những giải pháp, những ý kiến xử lý những vấn đề cụ thể do thực tế đặt ra. Nhưng tôi cho rằng, với sinh viên đại học tại chức cần hướng tới đánh giá kết quả học tập trên cơ sở năng lực vận dụng kiến thức để nhận xét hoặc đưa ra ý kiến về những nội dung mang tính thực tế. Hạn chế những đề thi tự luận mà học viên làm bài có thể chép thụ động từ sách, từ bài giảng. Các đề thi, kiểm tra nên mang tính suy luận, mở, và sinh viên có thể sử dụng các tài liệu trong phòng thi. Để tránh tình trạng chép lời giải của nhau nên ra đề kiểm tra, đề thi với số lượng cần thiết (Đề kiểm tra nên sử dụng 3 - 5 đề khác nhau – Không cần khác nhau một cách tuyệt đối).

Khóa luận tốt nghiệp (Luận văn tốt nghiệp) cần có tính lý thuyết và thực tiễn nhất định. Không nên đòi hỏi quá cao mà vấn đề quan trọng là học viên mô tả, đánh giá được vấn đề trong thực tế một cách khoa học, biết dùng kiến thức đã học để đưa ra những so sánh, những ý kiến để giải quyết một hoặc một số vấn đề do thực tế đặt ra. Hạn chế bớt việc trình bày lại những lý thuyết mang tính sách vở trong luận văn. Làm luận văn và bảo vệ luận văn tốt nghiệp là phương thức phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng viết, lập luận và thuyết trình của sinh viên. Đây là chủ đề rất rộng, xin được trao đổi sâu hơn trong một chuyên đề riêng sẽ đầy đủ hơn.

Tóm lại, Đào tạo cử nhân kế toán, kiểm toán là một cấp đào tạo có tính đặc thù. Rất cần có những nhận thức đúng về đặc điểm, tính chất, mục tiêu và yêu cầu của hệ đào tạo này để tìm kiếm phương thức, giải pháp tiến hành các hoạt động đào tạo có hiệu quả.

Từ thực tế đã tham gia đào tạo, xin mạnh dạn trao đổi một số suy nghĩ, cách làm và tự thấy đó là những kinh nghiệm đã được đúc rút vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn. Rất mong nhận được ý kiến trao đổi của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và cả học viên cao học nữa, với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân kế toán, kiểm toán nói riêng, cử nhân kinh tế- tài chính, quản lý kinh doanh nói chung.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

19

ĐÀO TẠO CỬ NHÂN KẾ TOÁN ĐỦ BẢN LĨNH HỘI NHẬP AEC

TS. Nguyễn Đăng Huy Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Với sứ mệnh tạo dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, một khu vực có sức cạnh tranh, phát triển đồng đều và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) tập trung vào các biện pháp tạo thuận lợi hóa và tự do lưu chuyển thương mại, đầu tư, dịch vụ, lao động tay nghề cao, và sự di chuyển tự do hơn của các dòng vốn. Tại Việt Nam, nơi tập trung một phần sáu lao động của cả khu vực, điều này đồng nghĩa với tăng GDP thêm 14,5% và sẽ có thêm hàng triệu việc làm mới vào năm 2025. Theo tổng hợp của tác giả, tính từ đầu năm 2015 đến hết tháng 09/2016, cả nước có thêm 178.404 doanh nghiệp (DN) thành lập mới (bình quân mỗi tháng có thêm gần 8.500 DN). Bên cạnh đó, kể từ 01/2017, kế toán là 1 trong 8 lĩnh vực, ngành nghề được di chuyển hoạt động tự do trong cộng đồng ASEAN, tạo ra điều kiện làm việc rộng mở trong môi trường quốc tế. Làm thế nào để Việt Nam có được các cử nhân kế toán có đủ kiến thức và tâm thế để tự tin hội nhập AEC, là câu hỏi được chia sẻ phần nào trong bài viết.

1. Những yêu cầu đổi mới và thách thức của quá trình hội nhập AEC

Nhu cầu xã hội đối với lao động ngành kế toán

Trong số hơn 400 trường đại học ở Việt Nam, hiện tại có đến hơn một nửa đào tạo chuyên ngành kế toán. Do kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các DN, tổ chức nên trước những thay đổi liên tục xu hướng các ngành nghề khác nhau thì kế toán vẫn là ngành học mang tính ổn định cao, thu hút được nhiều bạn trẻ chọn học và gắn bó do thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Sinh viên (SV) tốt nghiệp có thể làm việc ở mọi loại hình DN, các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện… Sau khi ra trường, SV ngành kế toán có thể đảm nhiệm các vị trí như kế toán viên, kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, giám đốc tài chính, kiểm soát viên, kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên Nhà nước, thanh tra kinh tế, nhân viên thuế, chuyên viên tư vấn tài chính, nhân viên ngân hàng, giảng viên, nhân viên phòng giao dịch, nhân viên quản lý tài chính các dự án... Tuy nhiên, nhân sự ngành kế toán có chứng chỉ theo đúng nghĩa và quy chuẩn quốc tế còn quá mỏng về số lượng và hạn chế về chất lượng như nhiều nghiên cứu trước đây đã đề cập.

Thực tế cho thấy, sau khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có hiệu lực, những SV ngành kế toán ở một vài nơi đã sẵn sàng nắm bắt cơ hội, chuẩn bị cho hội nhập AEC. Những người có chứng chỉ kiểm toán viên đạt tiêu chuẩn ASEAN sẽ được tự do luân chuyển giữa 10 nước trong khu vực. Không chỉ vậy, họ có cơ hội làm việc ngay cho các công ty kiểm toán nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.

Thách thức đối với nhân lực kế toán Việt Nam khi hội nhập AEC Có thể nói thách thức của thị trường lao động AEC là rất lớn. Sự cần cù, chăm chỉ

chưa đủ để đứng vững trên thị trường này. Yêu cầu về tay nghề và kiến thức chuyên môn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

20

chưa bao giờ là ưu điểm đối với lao động Việt Nam nói chung và kế toán nói riêng. Ngoài ra, khi tham gia AEC, ngoài việc giỏi chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng đa dạng... người lao động cần có vốn ngoại ngữ để có cơ hội tham gia làm việc tại các quốc gia của AEC. Thực tế còn cho thấy điểm yếu lao động Việt Nam là thiếu các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp, trình bày, quản lý thời gian...

Việc di chuyển nhân lực trong các quốc gia thuộc AEC sẽ gây ra cạnh tranh lớn về nhân lực. AEC cho phép tự do di chuyển lao động có tay nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia và lao động có trình độ của ASEAN tham gia vào hoạt động liên quan đến thương mại và đầu tư qua biên giới Việt Nam. Việt Nam sẽ đối mặt với sự di chuyển lao động, việc làm, định cư và được đối xử bình đẳng tại các nước thành viên. Từ đó, sức ép cạnh tranh đối với lao động của Việt Nam sẽ là rất lớn, trong đó lao động ngành kế toán sẽ là tiên phong và bị tác động lớn nhất theo cả 2 hướng (hiện tại lực lượng lao động có tay nghề và kỹ năng, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở Châu Á - Thái Bình Dương).

2. Thực trạng đào tạo nhân lực ngành kế toán, kiểm toán của Việt Nam

Về chương trình đào tạo

Những năm gần đây không thể phủ nhận là chương trình đào tạo của nhiều trường đại học đã liên tục thay đổi theo hướng tăng cường tính thực hành, thực tế nhưng lại chưa tính đến vấn đề hội nhập. Khi AEC chính thức được ký kết, một số trường đại học tiên phong hơn cũng đã bắt đầu thiết kế lại chương trình đào tạo để SV ngành kế toán tiến dần đến tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, vì chưa tính đến hội nhập nên đã ảnh hưởng đến việc tiếp tục theo học các chương trình đào tạo ở nước ngoài hay thi CPA tại một số quốc gia khác theo chuẩn quốc tế, sau khi tốt nghiệp của SV.

Ngoài ra, sau nhiều năm nỗ lực nhưng trình độ ngoại ngữ và kỹ năng làm việc vẫn là hạn chế lớn của lớp cử nhân chuyên ngành kế toán nói chung và các chuyên ngành khác ở Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân đã được nhắc đến, đó là các chương trình đào tạo dành cho các học phần ngoại ngữ và kỹ năng chưa thực sự phù hợp và hiệu quả.

Về công tác giáo trình, tài liệu giảng dạy

Mặc dù, đã ban hành các chuẩn mực kế toán nhưng nhiều giáo trình và tài liệu giảng dạy về kế toán trên thị trường hiện nay đều bám vào tinh thần của các thông tư hướng dẫn. Trên thực tế, đây chỉ là phần hướng dẫn thực hành, nên hạn chế phần nào khả năng suy luận và phát triển kiến thức của SV.

Việc hiểu đúng bản chất các chuẩn mực và vận dụng vào điều kiện Việt Nam là rất cần thiết, vì hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính luôn thay đổi.

Hình thức đào tạo theo kiểu niên chế, dù đã được rất nhiều trường đại học chuyển sang tín chỉ nhưng trong thực tế, nhiều trường mới chỉ chuyển đổi về hình thức, việc tổ chức lớp học vẫn như niên chế, người học không có điều kiện lựa chọn các khối kiến thức phù hợp với khả năng của mình để phát triển nghề nghiệp sau này. Kiến thức mà mọi SV được tiếp cận đều như nhau, khối lượng nhiều, rộng nhưng thiếu chuyên sâu, thiếu khả năng riêng biệt theo các lựa chọn khác nhau (ví dụ sâu về kế toán quản trị hay hệ thống thông tin...). Ngoài ra, khả

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

21

năng chuyển đổi nghề nghiệp trong tương lai của các cử nhân kế toán là không cao do các môi trường có những giới hạn, phạm vi khác nhau về kiến thức.

Phương pháp giảng dạy

Dù được nhắc đến rất nhiều nhưng trong thực tế vẫn còn tồn tại rất nhiều tình trạng giảng chay, nặng về lý thuyết hoặc nếu có thực tế, thực hành thì cũng hoàn toàn chưa tương xứng, chưa đủ đáp ứng những yêu cầu, mong mỏi của SV đối với chuyên môn của chuyên ngành kế toán.

3. Giải pháp để các cử nhân kế toán Việt Nam tự tin, bản lĩnh hội nhập thành công trong AEC

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho ngành kế toán, gia tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động quốc tế, nhiều trường đại học trên cả nước đã đưa ngành kế toán vào chương trình đào tạo, xây dựng chương trình từng bước đáp ứng những nhu cầu nghiêm ngặt của quốc tế. Tuy nhiên, nếu những giải pháp sau được quan tâm đúng mức sẽ giúp các cử nhân kế toán Việt Nam dễ dàng nắm bắt những cơ hội mà ngành kế toán đang thực sự mang đến cho họ. Trong các nhóm giải pháp dưới đây, việc thiết kế và vận hành chương trình đào tạo ngành kế toán là quan trọng hơn cả.

Về thiết kế chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy

- Khung chương trình đào tạo ngành kế toán cần được thiết kế vừa mang tính quốc tế cao, vừa phù hợp với Việt Nam. Chương trình đào tạo cần có sự quan tâm đến việc thi cấp chứng chỉ CPA ở nước ta và trong khu vực.

- Việc thiết kế chương trình đào tạo cần xem xét những thông lệ chung trong đào tạo ở các hiệp hội nghề nghiệp. Trong đó, một số học phần thuộc khối kiến thức chuyên sâu được giảng dạy bằng tiếng Anh và do các giảng viên trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới giảng dạy.

- Các chương trình đào tạo cần đặc biệt chú trọng đến lượng kiến thức về kế toán và kiểm toán quốc tế, kế toán tập đoàn nói chung và tập đoàn đa quốc gia nói riêng, tổ chức công tác Kế toán trên hệ thống máy vi tính, ứng dụng các phần mềm kế toán hiện đại...

- Gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham gia của DN, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với trị trường lao động, hướng vào việc đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng ngành, đáp ứng nhu cầu của DN.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động của khu vực và thế giới để giao lưu và học hỏi kinh nghiệm, như tham gia Hội thi tay nghề ASEAN, Hội thi tay nghề thế giới...

- Chương trình đào tạo cần tiệm cận và tham khảo chương trình tiên tiến của các nước để thuận lợi cho việc thừa nhận bằng cấp, chuyển đổi môn học hay chuyển tiếp học ở bậc học cao hơn.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

22

- Chương trình đào tạo kế toán của các trường đại học cần hướng đến được kiểm định bởi Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN). Chương trình được xây dựng dựa trên việc tham khảo một số chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới, có điều chỉnh, bổ sung phù hợp với đặc thù của Việt Nam nhằm mang lại giá trị gia tăng cao và sự khác biệt cho người học ở cả năm khía cạnh: kiến thức, tư duy, kỹ năng, hành vi và thái độ.

- Phân lớp, phân trình độ cũng là giải pháp cần nghĩ đến thay cho đào tạo đại trà. Sắp tới, các trường cần đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ trong giảng dạy chuyên ngành kế toán thì mới có thể cạnh tranh được với đội ngũ kế toán chuyên nghiệp của nước ngoài.

- Cần thay đổi một cách căn bản về giáo trình, tài liệu giảng dạy về kế toán. Trong đó, lấy chuẩn mực kế toán là nền tảng để SV hiểu thực chất vấn đề thay vì quá nhiều nghiệp vụ chi tiết. Có như vậy, mới hạn chế được việc giáo trình phải thay đổi liên tục, khi chế độ kế toán thay đổi. Ngược lại, các bài tập cần được hệ thống và gắn với thực tiễn chứng từ, sổ sách, báo cáo nhiều hơn.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức để cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, thống kê cho các đơn vị thực tế.

Các hoạt động thiết thực để hỗ trợ SV kế toán

Để có đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng chuyên môn tốt, khả năng thích ứng nhanh và thành đạt trong công việc, bên cạnh chương trình đào tạo trên lớp, các trường cần nỗ lực trong nhiều hoạt động mang tính thiết thực để hỗ trợ SV:

- Tổ chức các buổi hướng nghiệp giới thiệu cơ hội việc làm sau hội nhập nhằm tạo hành trang cần chuẩn bị, khi gia nhập thị trường lao động của AEC.

- Tham gia các chương trình giao lưu với SV, học giả quốc tế.

- Tham quan, thực tế tại các DN lớn trong quá trình học tập.

Việc định hướng cho SV trong quá trình học tập

- Với những cơ hội việc làm mở ra sau hội nhập AEC, số lượng học viên đăng ký học và thi chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế có xu hướng tăng cao. Không chỉ học tập tại trường, nhiều SV còn đăng ký theo học tại các trung tâm đào tạo kiểm toán viên có cấp chứng chỉ hành nghề quốc tế. Theo CPA Australia, nơi đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề quốc tế, kết quả thi của học viên Việt Nam tương đối tốt so với các nước trong khu vực, với tỷ lệ đỗ đạt 75%.

- Bên cạnh kiến thức chuyên ngành đầy đủ và kỹ năng tốt, SV ngành kế toán tốt nghiệp cần đạt chuẩn Tiếng Anh đủ để giao tiếp và làm việc với người nước ngoài. Từ đó mới hình thành năng lực tổng hợp, phân tích và trợ giúp hoạch định, tổ chức và thực thi các chính sách, cũng như lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư nước ngoài tại các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn, tổng công ty hay DN có vốn nước ngoài.

- Tạo điều kiện cho SV được tham gia các hội thảo với chuyên gia quốc tế, hay giao lưu/trao đổi với SV quốc tế.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

23

- Tăng thời lượng các môn kỹ năng chuyên ngành vì kế toán, kiểm toán là lĩnh vực dịch vụ thực sự đòi hỏi những kỹ năng phối hợp công việc.

- Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng và ngoại ngữ, cần xây dựng chương trình khởi nghiệp đa dạng, phong phú để SV trải nghiệm gồm cơ hội tiếp cận môi trường làm việc thực tế ngay trong quá trình học tập thông qua các hội thi SV với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, các buổi hội thảo chuyên đề, kiến tập và thực tập dài hạn tại các DN uy tín trong và ngoài nước để có cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp mình theo đuổi mà còn có những trải nghiệm công việc hữu ích làm nền tảng vững chắc cho lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp.

Thay lời kết

Để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cao về kế toán, kiểm toán, phù hợp với quan điểm, đường lối và chiến lược hội nhập AEC, Việt Nam phải có các cử nhân đủ sức tham gia vào quá trình vận hành của các chuỗi giá trị toàn cầu trong xu thế các tập đoàn xuyên quốc gia có ảnh hưởng ngày càng lớn, hoạt động kế toán, kiểm toán đang xóa mờ các ranh giới giữa các quốc gia. Nhân lực trẻ ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam nhất định sẽ phát huy thật tốt, tự tin trong hội nhập và trở thành một trong những ngành có lợi thế nhất của nước ta, khi đồng hồ đếm ngược đã chính thức khởi động, chờ thời khắc năm 2017 đang đến rất gần.

------------------------

Tài liệu tham khảo 1. Website: www.trungtamwto.vn: Các hiệp định thương mại trong khuôn khổ ASEAN

2. Website: www.asean.org: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

3. Một số bài viết trên các website:

- http://ueb.vnu.edu.vn/newsdetail/ve_UEB/16145/%C4%91ao-tao-dai-hoc-can-nang-cao-ky-nang-cho-sinh-vien-trong-dieu-kien-hoi-nhap-kinh-te.htm#.WBjCJfSYKEY

- http://vtv.vn/kinh-te/sinh-vien-nganh-ke-toan-kiem-toan-san-sang-chuan-bi-cho-hoi-nhap-aec-2016011310154179.htm

- http://text.xemtailieu.com/tai-lieu/doi-moi-cong-tac-dao-tao-ke-toan-kiem-toan-trong-dieu-kien-hoi-nhap-kinh-te-the-gioi-572829.html

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

24

HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

Ths. Hà Thị Tường Vy Ban QLHNKT, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam,

Khoa kế toán, Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

Trong nền kinh tế phát triển, sinh viên (SV) chuyên nghành kế toán sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm, SV có thể thi vào làm việc cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp (DN) cũng có thể bổ sung cho các DN dịch vụ kế toán, kiểm toán. Bởi vậy, bên cạnh việc đào tạo cho SV nắm vững các tri thức chuyên môn căn bản, hiện đại còn cần cung cấp cho SV các kỹ năng, kỹ xảo và đạo đức nghề nghiệp, truyền cho SV ngay trong ghế nhà trường có sự say mê tìm tòi sáng tạo trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Để giúp cho SV khi ra trường tự tin trong tuyển dụng, làm việc. Thiết nghĩ rằng, các trường đào tạo chuyên nghành kế toán cần bổ sung vào chương trình đào tạo môn học “Dịch vụ Kế toán và Hành nghề Kế toán”.

Môn học này có vai trò quan trọng, đối với họat động kế toán và dịch vụ kế toán. Môn học này sẽ trang bị cho SV kiến thức, có thể đáp ứng những yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp và quy trình hành nghề cung cấp dịch vụ kế toán, như: Cung cấp những kiến thức và phương pháp tiếp cận khi thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính, cho các đối tượng mà chưa có môn học nào cung cấp. Đồng thời, môn học cũng giới thiệu trình tự và phương pháp tổ chức công việc kế toán với tư cách là một nghề trong hoạt động kinh doanh, giúp SV chuyên ngành kế toán tiếp cận dễ dàng với thực tế ngay sau khi ra trường và hơn nữa, là giúp cho SV định hướng ngay cho mình về nghề nghiệp, hạn chế sự thất nghiệp của SV sau khi ra trường.

Vậy phương pháp giảng dạy môn học này thế nào cho có hiệu quả? Đây là một câu hỏi khó và còn nhiều trăn trở, vì môn học này có tính tổng hợp, kết hợp kiến thực của nhiều môn học. Nó vừa có tính thực hành nhưng không phải là thực hành chuyên môn về kế toán mà thiên về thực hành có tính hướng nghiệp vừa có tính lý luận – lý luận về nghề nghiệp, về đạo đức nghề nghiệp.

Rút kính nghiệm sau nhiều kỳ giảng dạy môn học này, tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Hôm nay, nhân dịp cuộc Hội thảo tôi mạnh dạn trao đổi cùng các đồng nghiệp phương pháp giảng dạy môn học này với mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp, để mang lại hiệu quả cao nhất cho người học và giúp cho môn học này có tính lan tỏa trong các trường Đại học cùng khối. Đó là: Phương pháp thuyết trình kết hợp với làm việc nhóm và xây dựng các mô hình ứng dụng

Chọn phương pháp này, vì các lý do sau: (1) Trang bị cho SV các yêu cầu, nguyên tắc và quy định pháp lý của việc hành nghề

kế toán mà quan trọng đó các yêu cầu, nguyên tắc đạo đức nghề kế toán cần tuân thủ; (2) Giảng viên chia sẻ với SV các thông tin của môn học, do đó tạo ra sự quan tâm

đến SV và SV được tham gia vào bài học, sẵn sàng chia sẻ với giáo viên, bởi vậy SV sẽ rất hứng thú và dễ dàng hiểu bài học;

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

25

(3) Khi thảo luận nhóm sẽ gia tăng sự tham gia vào bài giảng của SV, trao đổi, bảo vệ ý kiến của mình. Như vậy, sẽ giúp cho SV chủ động phát huy khả năng học tập, tư duy, sáng tạo, đẩy mạnh tinh thần làm việc nhóm trong giờ học để tạo nên sự thích thú, hứng thú với việc học giảm thiểu tối đa việc mất chú ý, làm việc riêng không chú ý trong giờ hoc;

(4) Tạo cơ hội để SV đưa ra các mô hình DN theo sự tưởng tượng trên cơ sở tổng hợp kiến thức của các môn học có liên quan và thuyết trình, thảo luận, nhận các ý kiến đóng góp của các bạn trong lớp, giáo viên từ đó SV tăng thêm khả năng tổng hợp, thuyết trình các vấn đề và tăng sự tự tin trong học tập. Mà quan trọng hơn, đó là xây dựng cho SV sự tò mò về nghề nghiệp, tạo dựng mục tiêu phấn đấu, sự lựa chọn cho tương lai một cách đứng đắn hơn.

Để đạt được các mục tiêu trên, cần phải có các giải pháp sau: - Về phía giảng viên: Cần có kiến thức đầy đủ, sâu sắc vấn đề cả lý thuyết lẫn thực

tiễn, luôn luôn làm chủ nội dung, thời gian giảng dạy, có thể kết hợp một cách khoa học, hợp lý các phương pháp giảng day, luôn là người định hướng, giám sát SV và thật sự là mô hình mẫu cho SV;

- Nhà trường: Cần phải có các phương tiện, cơ sở vật chất cho hoạt động thực hành và có sự kết hợp tốt với các DN dịch vụ kế toán và tạo cơ hội cho SV có điều kiện thực hành. Nếu có điều kiện, trường có thể xây dựng các mô hình mẫu để SV có cơ hội hoạt động ngoại khóa.

- Trường có thể bố trí một lượng kinh phí để có thể tổ chức các cuộc ngoại khóa tại các DN hoặc mời lãnh đạo các DN đến nói chuyện trao đổi với SV về nghề nghiệp về hướng nghiệp. Nếu làm được điều này, thực sự rất có hiệu quả với SV, sau buổi nói chuyện thấy sự chuyển biến rõ rệt trong thái độ, tinh thần học tập của SV. Tuy nhiên, do tự làm nên phạm vi và tác dụng còn rất hạn hẹp (Chỉ dừng lại ở lớp Kiểm toán).

- SV: Cần phải tạo dựng cho SV hiểu được mục tiêu của môn học là tổ chức ứng dụng các kiến thức đã học một cách tổng hợp vào việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập BCTC, tư vấn kế toán. Bởi vậy, SV cần tăng cường tính chủ động trong nghiên cứu, học tập và giành thời gian thỏa đáng, để chuẩn bị bài cũng như được trao đổi, đi thực tiễn.

Hành nghề kế toán là một môn học về tổ chức cung cấp dịch vụ, là một môn học mới, đang trong giai đoạn vừa dạy vừa rút kinh nghiệm. Việc tìm ra được một phương pháp dạy hiệu quả thực sự là một việc khó. Tuy nhiên, bản thân tôi thấy rằng, phương pháp giảng dạy mang tính thuyết trình kết hợp với làm việc nhóm và xây dựng mô hình ứng dụng vẫn được SV đón nhận một cách tích cực.

-------------------------- Tài liệu tham khảo

- Luật Kế toán số 88/2015/QH 13; - Giáo trình Hành nghề kế toán, Trường Đại học KD & CN Hà Nội; - Phương pháp Giảng dạy Đại học, Tiến sỹ Shahida Sajjad, Khoa Đào tạo Đặc biệt, trường Đại học Karachi,PakiStan; - Phương pháp giảng dạy theo dự án (Project Based learning).

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

26

ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM THEO YÊU CẦU THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi Trường ĐH Lao động – Xã hội

Để tham gia cung cấp dịch vụ kế toán cho các nước trong cộng đồng kinh tế ASEAN, nhân viên kế toán Việt Nam phải được đào tạo tương tự như các nước trong khu vực. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác nhau khá lớn về chương trình và nội dung đào tạo cử nhân kế toán giữa một số trường Đại học (ĐH) Việt Nam, với một số trường ĐH trong khối ASEAN và các nước phát triển.

Theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), 8 lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển giữa các nước trong khối bao gồm nghề kế toán. Liệu nhân viên kế toán Việt Nam có thể ra nước ngoài để làm việc, hay bị nhân viên kế toán các nước ASEAN lấn át ngay trên sân nhà? Nhân viên kế toán các nước ASEAN được đào tạo như thế nào, so với nhân viên kế toán Việt Nam? Bài viết dưới đây, so sánh chương trình và nội dung đào tạo nhân viên kế toán trình độ ĐH của một số trường ĐH Việt Nam với một số trường ĐH trong khu vực, để thấy được những điểm mạnh và những bất cập trong đào tạo ĐH kế toán ở Việt Nam.

Từ khóa: đào tạo kế toán, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, học phần đại cương, học phần chuyên ngành

1. Về cơ cấu kiến thức

1.1. Chương trình đào tạo kế toán của một số trường ĐH Việt Nam

Các chương trình đào tạo kế toán của các trường ĐH được khảo sát gồm: trường ĐH Kinh tế Quốc dân (KTQD), Học viện Tài chính (HVTC), trường ĐH Thương mại (ĐHTM), trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (KTHCM), trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng (KTĐN), Học viện Ngân hàng (HVNH) và trường ĐH Lao động – Xã hội (LĐXH).

Kết quả khảo sát cho thấy, không kể phần giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng, chương trình đào tạo ĐH kế toán của các trường ĐH trong nhóm khảo sát đều khoảng trên dưới 130 tín chỉ. Để tiện cho việc so sánh, chúng tôi chia các học phần trong chương trình đào tạo thành 3 khối: (i) Khối kiến thức giáo dục đại cương, (ii) Khối kiến thức chuyên ngành và (iii) Các học phần thực tập, thi tốt nghiệp.

Về tổng thể, các chương trình đào tạo ĐH kế toán của các trường, phần kiến thức giáo dục đại cương thường chiếm từ 20 đến 34% kiến thức toàn khóa học. Không kể học phần thực tập và thi tốt nghiệp thường chiếm từ 8 đến 10% tổng khối lượng kiến thức (từ 10 đến 15 tín chỉ) thì khối lượng kiến thức giáo dục đại cương thường chiếm từ 22 đến 37% khối lượng kiến thức toàn khóa. Thấp nhất là chương trình của trường ĐH Thương Mại (32 tín chỉ chiếm

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

27

27%) và cao nhất là chương trình đào tạo kế toán của trường ĐH KTQD (44 tín chỉ chiếm 37%).

Đồ thị 1. Tỷ trọng các khối kiến thức trong các chương trình đào tạo

(i) Khối kiến thức giáo dục đại cương

Theo quy định hiện hành, các học phần giáo dục chính trị trong chương trình đào tạo có số tín chỉ tối thiểu là 10 (chiếm từ 8 đến 10% khối lượng kiến thức toàn chương trình). Thời lượng còn lại chiếm từ 20 đến 28% tổng thời lượng đào tạo toàn chương trình, được phân bổ cho các học phần cơ bản khác.

Đồ thị 2. Cơ cấu các học phần trong chương trình đào tạo

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

28

So sánh các học phần về số tuyệt đối, số tín chỉ giáo dục đại cương của các trường ĐH cũng tương đối khác nhau. Ngoại trừ các học phần giáo dục lý luận chính trị và ngoại ngữ tương đương nhau, các học phần đại cương còn lại và kiến thức chuyên nghiệp có sự chênh lệch nhau khá lớn. Ngoài các học phần giáo dục chính trị và tiếng Anh, các học phần đại cương còn lại trong chương trình của trường ĐH chiếm từ 16 đến 20 tín chỉ. Hầu hết các học phần đại cương còn lại này là toán cao cấp, tin học cơ bản, pháp luật đại cương, xác suất thống kê và các học phần tự chọn như soạn thảo văn bản. Một số trường có các học phần tương đối, đặc biệt hoặc ít liên quan đến ngành kế toán như tối ưu hóa, kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển (KTHCM) hoặc kinh tế môi trường (ĐHTM, HVTC). Nhóm học phần trang bị kỹ năng mềm trong các học phần đại cương tương đối ít. Trong 7 chương trình được khảo sát, chỉ có 2 chương trình của LĐXH có học phần Soạn thảo văn bản, Tâm lý học đại cương và Logic học, chương trình của HVNH và có học phần kỹ năng giao tiếp và thuyết trình.

Như vậy, phần lớn các kiến thức bắt buộc trang bị trong chương trình đào tạo ĐH kế toán đều là những kiến thức về lý luận chính trị và kiến thức chuyên ngành hoặc bổ trợ chuyên ngành, các kiến thức cần thiết về kinh doanh và xã hội hầu như không có, hoặc có tương đối ít. Điều này thể hiện sự cứng nhắc trong các chương trình đào tạo cử nhân kế toán, của các trường ĐH Việt Nam.

(ii) Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp của các trường được khảo sát chiếm từ 58 đến 70% tổng số tín chỉ. Tỷ lệ các học phần kiến thức chuyên nghiệp cao nhất là chương trình của ĐHLĐXH (68%) và thấp nhất là chương trình của ĐH KTQD (58%).

Bảng 1. Tỷ trọng cơ cấu kiến thức trong chương trình đào tạo cử nhân kế toán của các trường ĐH Việt Nam

Khối kiến thức KTQD HVTC ĐHTM KTHCM KTĐN HVNH LĐXH

Đại cương 34% 28% 27% 30% 30% 28% 25%

Chuyên nghiệp 58% 64% 65% 62% 58% 65% 68%

Cơ sở ngành và khối ngành 7% 24% 22% 19% 14% 18% 24%

Ngành, chuyên ngành 38% 24% 33% 32% 29% 23% 28%

Bổ trợ 14% 16% 10% 11% 16% 23% 16%

Thực tập và thi tốt nghiệp 8% 8% 8% 8% 11% 8% 8%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Website của các trường ĐH)

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp được chia thành: (a) Kiến thức cơ sở ngành và khối ngành, (b) Kiến thức ngành và chuyên ngành, (c) Kiến thức bổ trợ. Cơ cấu khối kiến thức chuyên ngành của các trường được khảo sát, thể hiện trên đồ thị 3 như sau:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

29

Đồ thị 3. Cơ cấu kiến thức chuyên ngành của các trường ĐH Việt Nam

1.2. Chương trình đào tạo cử nhân kế toán của một số trường ĐH nước ngoài

So sánh chương trình đào tạo ĐH kế toán của một số trường trong nước với các chương trình đào tạo của các trường ĐH ở nước ngoài, chúng ta sẽ thấy rõ hơn xu hướng đào tạo của các trường hiện nay.

1.2.1. Chương trình đào tạo cử nhân kế toán của trường ĐH SIM- Singapore

Chương trình đào tạo cử nhân kế toán của trường ĐH SIM (một trường ĐH tư ở Singapore) gồm 200 tín chỉ, trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng nghề nghiệp với các học phần chính như kế toán tài chính (KTTC), kế toán quản trị (KTQT), thuế, luật pháp và công nghệ thông tin. Các học phần bổ trợ trang bị các kiến thức về chiến lược, quản trị kinh doanh để hiểu được môi trường kinh doanh trong và ngoài tổ chức.

Bảng 2. Cấu trúc chương trình đào tạo cử nhân kế toán

của trường ĐH SIM, Singapore (200 tín chỉ)

CÁC HỌC PHẦN THUỘC KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC TỔNG QUÁT (40 tín chỉ) Kiến thức giáo dục cơ bản

(30 tín chỉ) Các học phần tự chọn

(10 tín chỉ) CÁC HỌC PHẦN CỐT LÕI (60 tín chỉ)

Kiến thức chuyên ngành (75 tín chỉ)

Kiến thức bổ trợ (65 tín chỉ)

Thực tập và tốt nghiệp (20 tín chỉ)

(Nguồn: http://uc.unisim.edu.sg/accountancy.html)

Các học phần giáo dục cơ bản tập trung vào các kiến thức trang bị tư duy và nhận thức về thế giới như học phần tư duy và suy luận (CCO101), nghiên cứu xã hội (CCO105), văn hóa và sự khác biệt (CCO201), sự phát triển bền vững, công nghệ và xã hội (CCO203) và 2 học phần tự chọn.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

30

Các học phần chuyên ngành trang bị các kiến thức về KTTC, KTQT, báo cáo tài chính (BCTC), hệ thống kiểm soát và ra quyết định, thuế, các dịch vụ kiểm toán và đảm bảo, KTQT chiến lược. Các học phần chuyên ngành được thiết kế mỗi học phần 5 tín chỉ và được giảng dạy trong chương trình gồm: KTTC, KTQT, BCTC, Intermediate Financial Reporting, kế toán cho ra quyết định và kiểm soát, giới thiệu về thuế, hệ thống thông tin kế toán, BCTC nâng cao, dịch vụ đảm bảo và chứng thực (Assurance and Attestation), thuế công ty và đối tác, thuế quốc tế và lập kế hoạch thuế, KTQT chiến lược, các chủ đề về dịch vụ đảm bảo và chứng thực, phân tích BCTC và định giá.

Các học phần bổ trợ trang bị các kiến thức về quản trị kinh doanh, các kỹ năng kinh doanh, thống kê, các phương pháp nghiên cứu định lượng, luật kinh doanh và soạn thảo hợp đồng, quản trị nhân sự, … Các học phần bổ trợ trong chương trình được thiết kế, mỗi học phần 5 tín chỉ và bao gồm: Quản trị và kỹ năng kinh doanh, thống kê, các phương pháp nghiên cứu định lượng, luật về hợp đồng và đại lý, quản trị nhân sự, chiến lược (10 tín chỉ), luật công ty và sai lầm cá nhân, kinh tế học quản trị, kinh tế quốc tế, quản trị marketing, thị trường, định chế và các công cụ tài chính, quản trị tài chính.

Các học phần tự chọn chỉ chiếm 10% trong tổng thời lượng học tập toàn khóa, nhưng có tương đối nhiều học phần cho sinh viên tự chọn. Tùy theo định hướng nghề nghiệp và sở thích, sinh viên có thể chọn những học phần để nghiên cứu sâu hơn về kế toán như Forensic Accounting, Hospitality Accounting, hoặc các học phần phục vụ cho nghiên cứu định lượng hay các học phần về văn hóa, nghệ thuật,… Đối với các học phần tự chọn, sinh viên phải học tối thiểu 10 tín chỉ và tối đa 20 tín chỉ.

Bảng 3. Các học phần tự chọn trong chương trình đào tạo của trường ĐH SIM- Singapore

Học phần Số tín chỉ Học phần Số tín chỉ Forensic Accounting 5 Financial Plan Construction 5 Hospitality Accounting 5 General Electives 10 Topics in Assurance and Attestation 5 Essential Academic Writing Skills 2.5 Data Visualisation for Business 5 Presenting with Confidence 2.5 Selected Topics in Regression 5 Business Chinese 2.5 Fundamentals of Data Mining 5 Executive Action Learning 2.5 Association and Clustering 5 Thinking Critically 2.5 Predictive Modelling 5 Managing Your Personal Finances 2.5 Business Analytics Applications 5 Lead and Influence 2.5 Independent Study 5 Negotiation and Relationship

Management 2.5

Corporate Finance 5 Reflection and ePortfolio 2.5 Portfolio Management 5 The Making of Modern China 5 Equity Securities 5 Government and Politics in China 5 Fixed Income Securities 5 Chinese Economy in Transformation 5 Derivative Securities 5 Chinese Society in Transition 5 Alternative Investments 5 Fundamentals of Investing 2.5 Financial Risk Management 5 Abstract Art Appreciation 5 Retirement Planning 5 Contemporary Dance Appreciation 5 Tax and Estate Planning 5 Overseas Study Mission (China Beijing) 5 Risk Management and Insurance Planning

5 Overseas Study Mission (Vietnam-Ho Chi Minh City)

5

(Nguồn: http://uc.unisim.edu.sg/accountancy.html)

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

31

1.2.2. Chương trình đào tạo cử nhân kế toán của trường ĐH Thamasat, Thái lan

Chương trình đào tạo cử nhân kế toán của trường ĐH Thamasat, Thái lan gồm 135 tín chỉ, được chia thành:

a. Các học phần giáo dục đại cương: 30 tín chỉ

Trong phần này, sinh viên bắt buộc phải học 21 tín chỉ chung cho các ngành khoa học xã hội, nhân chủng học, khoa học và toán, ngôn ngữ gồm học phần: Toán đại cương, tiếng Anh cơ bản II, tiếng Anh cơ bản III và 9 tín chỉ, dành riêng cho sinh viên ngành kế toán (mỗi học phần 3 tín chỉ) là kinh tế và xã hội, đọc thông tin (Readinh for Information) và Nghe - nói I (Listening – Speaking I).

b. Các học phần chuyên ngành: 87 tín chỉ được chia thành

b.1. Các học phần cốt lõi (45 tín chỉ) gồm các học phần: Luật kinh doanh, thuế, quản trị chiến lược, KTTC, tài chính doanh nghiệp (DN), nguyên lý marketing, nguyên lý quản trị, giới thiệu về phân tích định lượng, thống kê kinh doanh, quản trị sản xuất và hoạt động, nguyên lý của hệ thống thông tin, giới thiệu về kinh tế vi mô I, giới thiệu về kinh tế vi mô II, Tiếng Anh giao tiếp kinh doanh I, Tiếng Anh giao tiếp kinh doanh II (mỗi học phần 3 tín chỉ).

b.2. Các học phần chuyên ngành bắt buộc (27 tín chỉ) gồm 9 học phần: Intermediate Accounting I, Intermediate Accounting II, kế toán chi phí, quản trị chi phí, kế toán thuế, kiểm toán, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ, kế toán nâng cao, hệ thống thông tin kế toán (mỗi học phần 3 tín chỉ).

b.3. Các học phần chuyên ngành tự chọn: 15 tín chỉ. Các học phần tự chọn được chia thành 3 nhóm. Sinh viên phải chọn 1 học phần trong nhóm 1 và nhóm 2, chọn 3 học phần trong nhóm 3.

Nhóm 1, sinh viên chọn 1 học phần, trong các học phần sau: Thảo luận về KTTC hoặc thảo luận về kiểm toán, hoặc thảo luận về KTQT.

Nhóm 2, sinh viên chọn 1 học phần trong các học phần: BCTC và phân tích BCTC, kế toán cho lập kế hoạch và kiểm soát.

Nhóm 3, 9 tín chỉ còn lại, được tự chọn từ các học phần sau: Kế toán cho DN, đặc biệt các vấn đề về thuế, kế toán quốc tế, tích hợp kế toán cho ERP, kế toán cho lập kế hoạch và kiểm soát, hệ thống thông tin kiểm toán và kiểm soát, KTQT nâng cao, thảo luận về KTQT, quản trị tài chính, đầu tư, quản trị tài chính quốc tế, phân tích tín dụng, phân tích chứng khoán thu nhập cố định, quản trị các định chế tài chính, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe, môi trường pháp lý và đảm bảo kinh doanh, quản trị tài chính chiến lược, quản trị và phân tích rủi ro tài chính, thảo luận về tài chính, phân tích vốn chủ sở hữu, nghiên cứu về tính khả thi của tài chính, chứng khoán phái sinh, ngân hàng đầu tư, tài chính DN quốc tế nâng cao, hệ thống thông tin quản trị, hệ thống dữ liệu thông tin trong DN, hệ thống cơ sở dữ liệu, thiết kế và phân tích hệ thống, hệ thống thông tin tích hợp trong DN (ERP), …

c. Các học phần tự chọn (18 tín chỉ) còn lại, cũng được chọn từ các học phần thuộc nhóm 3 ở trên.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

32

Để được nhận bằng tốt nghiệp, sinh viên phải đạt được ít nhất điểm C cho mỗi học phần bắt buộc và có điểm trung bình thấp nhất là 2.0 cho tất cả các học phần bắt buộc và tự chọn.

1.2.3. Chương trình đào tạo cử nhân kế toán của trường ĐH Victoria (Úc)

Chương trình đào tạo cử nhân kế toán 3 năm của trường ĐH Victoria (Úc) gồm 288 tín chỉ (24 học phần) trang bị các kiến thức cốt lõi về kế toán. Có khả năng đảm nhận các công việc về kế toán và tư vấn trong lĩnh vực kế toán, đủ điều kiện để trở thành thành viên của CPA Australia, Viện Kế toán công chứng Australia (the Institute of Chartered Accountants Australia), và Hiệp hội Kế toán Công chứng (the Association of Chartered Certified Accountants).

Kết cấu của chương trình gồm:

(1) Các học phần cốt lõi (84 tín chỉ) gồm: Trang bị các kiến thức về các nguyên lý kinh tế, thống kê DN, marketing, luật kinh doanh, quản trị và hành vi của tổ chức, thông tin kế toán cho việc ra quyết định. Mỗi học phần 12 tín chỉ.

(2) Các học phần chuyên ngành (84 tín chỉ) gồm: Hệ thống thông tin kế toán, KTTC, KTQT, luật công ty, kế toán công ty, tài chính DN và KTTC nâng cao (mỗi học phần 12 tín chỉ).

(3) Các học phần tự chọn (84 tín chỉ), được chọn từ hơn 1.000 học phần, đang được giảng dạy trong các chương trình đào tạo của trường.

1.2.4. Chương trình đào tạo kế toán của Trường Kinh doanh Robert H. (Robert H. Smith School of Business) thuộc ĐH Maryland (Hoa Kỳ)

Chương trình đào tạo kế toán của Trường Kinh doanh Robert H. (Robert H. Smith School of Business) thuộc ĐH Maryland (Hoa Kỳ) cũng gồm 120 tín chỉ, trong đó: Các học phần cơ bản 18 tín chỉ; Các học phần cơ sở 30 tín chỉ; Các học phần cốt lõi 66 tín chỉ và các học phần bổ trợ 12 tín chỉ. Trong các học phần cốt lõi, các học phần chuyên ngành kế toán chỉ có 24 tín chỉ (học phần KTTC chiếm 6 tín chỉ). Phần còn lại, là các học phần kinh doanh như: Quản trị nhân lực, công nghệ trong xã hội hiện đại, hệ thống thông tin trong tổ chức, lý thuyết về quản trị và tổ chức, đạo đức kinh doanh,...

Bảng 4. Cấu trúc chương trình đào tạo cử nhân kế toán Trường Kinh doanh Robert H. (Robert H. Smith School of Business) thuộc ĐH Maryland, Hoa kỳ (120 tín chỉ)

CÁC HỌC PHẦN CỐT LÕI (57 tín chỉ) Các học phần về kinh doanh

(33 tín chỉ) Các học phần chuyên ngành kế toán

(24 tín chỉ) CÁC HỌC PHẦN THUỘC KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC TỔNG QUÁT (63 tín chỉ)

Kiến thức giáo dục cơ bản (32 tín chỉ)

Kiến thức tổng quát (26 tín chỉ)

Kiến thức ngoài kinh doanh (5 tín chỉ)

(Nguồn: Website của ĐH Maryland)

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

33

2. Về các học phần trong chương trình đào tạo

Do tên gọi các học phần và việc sắp xếp các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành hay chuyên ngành khác nhau giữa các trường, để có thể so sánh được, chúng tôi tạm coi những học phần có tên gọi gần giống nhau là một học phần. Ví dụ: Lý thuyết tài chính – tiền tệ, nhập môn tài chính – tiền tệ được coi là học phần tài chính – tiền tệ; các học phần marketing căn bản, nhập môn marketing và nguyên lý marketing là marketing căn bản,…

Các học phần cơ sở ngành hoặc chuyên ngành

Trong khối kiến thức cơ sở ngành và khối ngành, hầu hết các trường ĐH đều giảng dạy các học phần kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, tài chính tiền tệ, nguyên lý kế toán. Các học phần còn lại có sự khác nhau giữa các trường như sau:

Học phần nguyên lý kế toán được đa số các trường coi là môn cơ sở ngành, nhưng trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng lại coi là môn chuyên ngành.

Trường ĐH KTQD xếp các môn nguyên lý thống kê, quản trị tài chính, pháp luật kinh doanh vào nhóm “kiến thức chung của ngành” cùng với các học phần kiểm toán căn bản, KTTC 1 và 2, KTQT 1.

Học phần marketing căn bản, là học phần bắt buộc được HVTC xếp vào nhóm các kiến thức bổ trợ, trong khi trường ĐH KTQD coi là học phần tự chọn với 2 tín chỉ.

Bảng 5. Các học phần kiến thức chuyên ngành của các trường ĐH Việt Nam Học phần KTQD HVTC ĐHTM KTHCM KTĐN HVNH LĐXH KTTC CNBB

8TC CNBB 12TC

CNBB 9TC

CNBB 9TC

CNBB 10TC

CNBB 9TC

CNBB 6TC

Kế toán HCSN/kế toán công

CNBB 3TC

BTBB 2TC

CNBB 3TC

CNTC 2TC

CNBB 2TC

CNTC 3TC

CNTC 6TC

Kế toán ngân sách CNTC 2TC

Kế toán TM & DV CNBB 2TC

CNBB 2TC

CNTC 2TC

Kế toán ngân hàng CNTC 2TC

BTTC 3TC

Kế toán DNXL CNBB 2TC

CNTC 2TC

Kế toán DN nông nghiệp

CNBB 2TC

Kế toán công ty/CTCP

CNTC 2TC

CNTC 2TC

Kế toán dự án đầu tư CNTC 2TC

Hợp nhất BCTC CNBB 2TC

CNTC 2TC

Lý thuyết kế toán CNTC 2TC

Cộng 15 20 14 13 15 12 18

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

34

Ghi chú:

CNBB Học phần chuyên ngành bắt buộc CNTC Học phần chuyên ngành tự chọn BTBB Học phần bổ trợ bắt buộc BTTC Học phần bổ trợ tự chọn

(Nguồn: website của các trường ĐH)

Các học phần chuyên ngành

Trong phần kiến thức chuyên ngành, các học phần trang bị kiến thức để phục vụ cho ghi sổ kế toán chiếm thời lượng lớn, trong tổng số thời lượng cho các môn chuyên ngành. Thông thường, các học phần này thường chiếm khoảng 30% thời lượng của các học phần chuyên ngành. Số lượng tín chỉ liên quan đến các học phần KTTC và ghi sổ kế toán khác thập nhất là 12 tín chỉ (HVNH), cao nhất là 20 tín chỉ (HVTC). Nội dung của các học phần KTTC chiếm thời lượng lớn nhất, trong các chương trình giảng dạy (từ 6 đến 12 tín chỉ) và được chia nhỏ thành các học phần khác nhau với tên gọi KTTC I, KTTC II, … Tuy nhiên, hầu hết nội dung của các học phần này đều tập trung trang bị các kiến thức ghi sổ kế toán, theo các hướng dẫn của Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Bộ Tài chính. Các nội dung trang bị kiến thức về chuẩn mực kế toán (CMKT) chưa được chú ý đến, trong các học phần này. Các học phần ngoại ngữ chuyên ngành được nhiều trường coi là học phần chuyên ngành bắt buộc và được giảng dạy với thời lượng đáng kể, từ 3 đến 6 tín chỉ.

Học phần KTQT chiếm từ 3 đến 4 tín chỉ. Trường ĐH KTQD có thêm học phần KTQT 2 tín chỉ, để sinh viên tự chọn. Nội dung giảng dạy của học phần KTQT, chủ yếu tập trung vào các kỹ thuật tính toán phục vụ cho lập kế hoạch và ra quyết định ngắn hạn, ít chú ý đến việc sử dụng các kết quả tính toán để ra quyết định và bỏ qua các nội dung liên quan đến kiểm soát và đánh giá. Hầu hết, các nội dung liên quan đến hệ thống kiểm soát và đánh giá không được chú ý giảng dạy, trong hầu hết các chương trình đào tạo kế toán của các trường ĐH.

Các học phần bổ trợ

Các học phần bổ trợ giữa các trường, cũng có sự khác nhau đáng kể. Chương trình của trường ĐH KTQD tập trung vào những học phần trang bị kiến thức về quản lý dự án đầu tư, thị trường bất động sản và đầu tư chứng khoán. Học viện Tài chính lại chú ý nhiều hơn đến định giá DN và văn hóa DN và quan hệ công chúng. Nhiều trường trang bị các kiến thức quá sâu về quản trị ngân hàng, nghiệp vụ ngân hàng thương mại như HVTC, ĐHTM, ĐHKTQD và ĐHKTHCM. Ngoài trường ĐH KTĐN có một số học phần về quản trị DN, quản trị sản xuất và quản trị chiến lược, hầu hết các chương trình của các trường ĐH được khảo sát đều thiếu những học phần này. Đây là những học phần cần thiết, trang bị các kiến thức về chiến lược, quản trị DN,... Để giúp sinh viên có thể tham gia vào quá trình hoạch định và thực hiện chiến lược, ra quyết định kinh doanh tại DN.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

35

Bảng 6. Các học phần bổ trợ trong chương trình đào tạo kế toán KTQD HVTC ĐHTM KTHCM KTĐN HVNH LĐXH Thống kê kinh doanh BTTC 2TC CNBB 3TC BTTC 3TC BTBB 3TC Thuế CNTC 2TC BTBB 2TC BTBB 2TC BTBB 3TC BTBB 3TC Tài chính học BTBB 3TC Tài chính công BTTC 2TC BTTC 3TC BTTC 2TC Đầu tư tài chính BTTC 2TC BTTC 3TC Quản trị tài chính BTBB 3TC CNTC 3TC BTBB 3TC BTBB 3TC Tài chính DN BTBB 5TC CNBB 3TC BTBB 3TC BTBB 3TC Tài chính quốc tế BTTC 2TC BTTC 3TC Thị trường và các định chế TC BTTC 3TC Định giá tài sản CNTC 2TC Định giá DN BTTC 3TC Thị trường chứng khoán BTTC 2TC BTTC 3TC BTTC 3TC CNTC 2TC Thị trường CK và đầu tư CK CNTC 2TC Quản trị ngân hàng TM CNTC 2TC BTTC 3TC Nguyên lý thẩm định giá BTTC 2TC Thẩm định dự án đầu tư BTTC 2TC Lập và Quản lý dự án đầu tư BTTC 2TC Dự báo kinh tế và kinh doanh BTTC 2TC Thanh toán quốc tế BTTC 2TC BTTC 2TC BTTC 2TC Ngân hàng thương mại CNTC 2TC BTTC 3TC Nghiệp vụ ngân hàng TM BTTC 2TC Thanh toán QT và tài trợ XNK BTBB 3TC Kinh doanh XNK BTBB 3TC Kinh tế quốc tế CNTC 2TC BTTC 3TC Kinh tế DN thương mại CNBB 2TC Quản trị dịch vụ BTTC 3TC Quản trị chất lượng toàn diện BTTC 3TC Quản trị chiến lược BTTC 3TC Quản trị ngân hàng BTTC 3TC Quản trị sản xuất BTTC 3TC BTTC 3TC Quản trị kinh doanh CNTC 2TC Quản trị rủi ro BTTC 2TC Quản trị nhân lực BTTC 2TC Quản lý công nghệ BTTC 2TC Nghiệp vụ bảo hiểm xã hội BTTC 2TC Nhập môn quản trị nhân lực BTTC 2TC Lý thuyết tổ chức BTBB 3TC Hệ quản trị CSDL BTTC 3TC Luật kế toán BTTC 3TC CNTC 2TC Mô hình toán kinh tế CNTC 2TC Internet & TM điện tử CNTC 2TC Văn hoá DN CNTC 2TC CNTC 2TC Nguyên lý tiền lương BTBB 2TC Khoa học quản lý CNTC 2TC Hệ thống thông tin quản lý BTTC 3TC Thị trường bất động sản BTTC 2TC Dân số và phát triển BTTC 2TC Kinh tế và quản lý môi trường BTTC 2TC Kinh tế vi mô 2 BTTC 2TC Bảo hiểm CNTC 2TC BTBB 3TC Phương pháp NCKH BTTC 2TC Ngoại ngữ chuyên ngành CNBB 3TC CNBB 6TC BTBB 3TC BTBB 5TC CNBB 6TC CNBB 3TC

Ghi chú: (ký hiệu như bảng 5) (Nguồn: website của các trường ĐH)

Bảng 7. Các học phần phát triển kỹ năng của các trường ĐH Việt Nam KTQD HVTC ĐHTM KTHCM KTĐN HVNH LĐXH Phát triển kỹ năng quản trị BTTC 3TC Kỹ năng quản trị BTTC 2TC Kỹ năng giao tiếp CNTC 2TC

Quan hệ công chúng CNTC 2TC Ghi chú: (ký hiệu như bảng 5)

(Nguồn: website của các trường ĐH)

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

36

Để thấy sự khác nhau về các học phần trong chương trình đào tạo ĐH kế toán, của các trường ĐH Việt Nam và nước ngoài, tác giả lấy chương trình đào tạo của Học viện Tài chính, trường ĐH Kinh tế quốc dân là những cơ sở có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong đào tạo kế toán, so với chương trình đào tạo kế toán của Trường Kinh doanh Robert H. (Robert H. Smith School of Business) thuộc ĐH Maryland (Hoa Kỳ) Kinh doanh làm ví dụ.

Trong danh mục các học phần trong chương trình đào tạo của HVTC, phần lớn các học phần trang bị cho sinh viên kiến thức ghi sổ trong các DN, trong các lĩnh vực hoạt động. Các học phần kế toán, tài chính chiếm từ 8 đến 10 tín chỉ (nếu tính cả 2 tín chỉ tự chọn). Nếu tính cả các học phần liên quan như CMKT, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán ngân hàng thương mại thì tổng số tín chỉ sinh viên được học để phục vụ cho ghi sổ kế toán là 16 tín chỉ, chiếm 28% (16/57 tín chỉ) khối lượng kiến thức ngành và chuyên ngành. Các học phần trang bị kiến thức về quản trị kinh doanh, marketing và các kiến thức bổ trợ khác chỉ chiếm khoảng 7% (9 tín chỉ), trong đó có những học phần quá sâu, ít có quan hệ với kế toán DN như quản trị ngân hàng thương mại, bảo hiểm.

Chương trình đào tạo cử nhân kế toán của trường ĐH Kinh tế quốc dân hiện nay gồm 130 tín chỉ. Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 76 tín chỉ. Số học phần chuyên ngành gồm cả kiến thức chung của ngành là 48 tín chỉ, trong đó có 36 tín chỉ là kiến thức bắt buộc và 12 tín chỉ là kiến thức tự chọn. Phần kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành kế toán là 28 tín chỉ trong đó 22 tín chỉ, là bắt buộc và 6 tín chỉ tự chọn.

Trong chương trình đào tạo của trường ĐH Kinh tế quốc dân, ngoài các học phần trang bị kiến thức chung của ngành, các học phần trang bị kiến thức chuyên ngành tập trung vào kiến thức ghi sổ kế toán gồm:

Nguyên lý kế toán (3 tín chỉ); KTTC (8 tín chỉ);Kkế toán công (3 tín chỉ); Kế toán công ty (2 tín chỉ) và Kế toán quốc tế (2 tín chỉ). Tổng cộng các học phần trang bị kiến thức phục vụ cho ghi sổ kế toán chiếm 18 tín chỉ, chiếm khoảng 24% kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Các học phần trang bị kiến thức về quản trị kinh doanh chiếm 8% khối lượng chương trình, không có học phần nào trang bị kiến thức về chiến lược kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo, hành vi tổ chức,... Học phần marketing được chuyển thành học phần tự chọn trong kiến thức tự chọn của ngành. Một số học phần tương đối xa chuyên ngành như quản lý công nghệ, thị trường bất động sản, tài chính quốc tế.

Trong các chương trình đào tạo cử nhân kế toán ở Việt Nam, chưa có chương trình nào đưa học phần đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán và các học phần ngoài kinh doanh vào giảng dạy.

Chương trình đào tạo kế toán của Trường Kinh doanh Robert H. (Robert H. Smith School of Business) thuộc ĐH Maryland (Hoa Kỳ) gồm có các học phần về kinh doanh, các học phần chuyên ngành và các học phần ngoài kinh doanh.

Các học phần về kinh doanh, sinh viên được học trong chương trình áp dụng từ kỳ học mùa thu năm 2012 gồm: Giới thiệu về hệ thống thông tin (3 tín chỉ), Tài chính kinh doanh (3 tín chỉ), Nguyên lý Marketing (3 tín chỉ), Chiến lược kinh doanh (1 tín chỉ), Luật kinh doanh

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

37

(3 tín chỉ), Lãnh đạo (1 tín chỉ), Chuỗi giá trị trong kinh doanh (3 tín chỉ), Chính sách kinh doanh (3 tín chỉ) và các chủ đề kinh doanh nâng cao (1 tín chỉ).

Các học phần chuyên ngành chiếm 24 tín chỉ chia thành hai phần: Phần I là các học phần bắt buộc 12 tín chỉ và phần II là các học phần tự chọn (12 tín chỉ). Trong các học phần bắt buộc, sinh viên bắt buộc phải hoàn thành các học phần: KTTC I (3 tín chỉ), KTTC II (3 tín chỉ), KTQT (3 tín chỉ) và hệ thống thông tin kế toán (3 tín chỉ). Ngoài các học phần bắt buộc, sinh viên phải tự chọn học các học phần sau, để tích lũy đủ 12 tín chỉ thuộc các học phần chuyên ngành.

Nếu tự chọn theo hướng sẽ trở thành kế toán viên công chứng, sinh viên phải học 3 học phần: Thuế thu nhập cá nhân (3 tín chỉ), Đạo đức và sự chuyên nghiệp trong kế toán (3 tín chỉ), Lý thuyết và thực hành kiểm toán ( 3 tín chỉ). Ngoài ra, sinh viên phải tự chọn một trong các học phần sau (3 tín chỉ): Kế toán công, Thuế công ty và thuế bất động sản, Kiểm tra gian lận kế toán, kế toán nâng cao, Lý thuyết và thực hành kiểm toán nâng cao, Các chủ đề đặc biệt trong kế toán.

Nếu chọn theo hướng để trở thành nhân viên KTQT, sinh viên phải học học phần KTQT nâng cao (3 tín chỉ) và chọn học 3 trong số các học phần sau, để tích lũy đủ 9 tín chỉ còn lại: Khảo sát hệ thống thông tin kinh doanh và công nghệ, Thuế thu nhập cá nhân, Hoạt động nghiên cứu để ra quyết định quản lý, Quản lý sản xuất, Hệ thống cơ sở dữ liệu, Phân tích và thiết kế hệ thống, Kế toán công, Đạo đức và chuyên nghiệp trong kế toán, Thuế công ty và thuế bất động sản, Kiểm tra gian lận kế toán, Kế toán nâng cao, Các chủ đề đặc biệt trong kế toán, Mô hình thống kê tuyến tính trong kinh doanh, Giới thiệu về lý thuyết tối ưu hóa, Quản trị tài chính, Tài chính quốc tế.

Ngoài học các học phần chuyên ngành kế toán, sinh viên nước ngoài còn được các học phần ngoài kinh doanh. Tùy theo từng năm, trong chương trình đào tạo của trường, sinh viên được học các học phần ngoài kinh doanh như: Nhân văn (3 tín chỉ), Khoa học tự nhiên (3 tín chỉ), Lịch sử khoa học xã hội (3 tín chỉ), Khái niệm và ứng dụng của công nghệ thông tin (3 tín chỉ), Công nghệ trong xã hội hiện đại (3 tín chỉ),...

Ngoài các học phần trên, trong chương trình đào tạo của Trường Kinh doanh Robert H. (Robert H. Smith School of Business) thuộc ĐH Maryland (Hoa Kỳ) còn có các môn rèn luyện kỹ năng cho sinh viên như: Kỹ năng thuyết trình; Nói trước công chúng; Nghiên cứu các hiện tượng xã hội, v.v...

So sánh cơ cấu chương trình và các học phần trong các chương trình đào tạo kế toán của các trường ĐH trong nước với một số trường ĐH nước ngoài cho thấy, các chương trình đào tạo của các trường ĐH Việt Nam vẫn còn nặng về truyền đạt kiến thức hàn lâm, ít chú trọng rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy, khả năng tranh luận, khả năng xử lý những tình huống cụ thể. Kết quả của các chương trình đào tạo hiện nay, là tạo ra những sinh viên có kiến thức kế toán hạn hẹp, chỉ làm được nhiệm vụ ghi sổ kế toán và lập BCTC, thụ động trong giải quyết công việc, không có khả năng thiết kế hệ thống thông tin đáp ứng nhu cầu của quản trị DN, không có khả năng tham gia vào các hoạt động quản trị, xây dựng và thực hiện chiến lược, tư vấn cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định để giúp cho DN nâng cao hiệu

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

38

quả kinh doanh, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và đạt được mục tiêu chiến lược trong tương lai,…

3. Về giáo trình và nội dung giảng dạy

Mặc dù, CMKT đã được ban hành, nhưng hầu hết các giáo trình kế toán, KTTC được sử dụng trong các trường ĐH hiện nay, đều viết theo các thông tư hướng dẫn. Trên thực tế, đây chỉ là phần hướng dẫn thực hành ghi chép các nghiệp vụ kinh tế vào sổ kế toán. Dựa trên các giáo trình này, sinh viên chỉ được học cách ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và bỏ qua các vấn đề cốt lõi là nguyên tắc và CMKT cần vận dụng, để ghi nhận và xử lý thông tin. Việc bỏ qua những vấn đề cốt lõi của kế toán như vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng suy luận và phát triển kiến thức của sinh viên.

Các giáo trình KTQT, chủ yếu đề cập đến các kỹ thuật KTQT truyền thống, hầu như không có giáo trình nào đề cập đến những kỹ thuật KTQT được phát triển gần đây như hạch toán chi phí theo hoạt động, bảng điểm cân bằng, điểm chuẩn (benchmarking) và các hệ thống đánh giá chiến lược khác.

Một số giáo trình KTQT, tiếp cận theo cách hoàn toàn khác với cách tiếp cận phổ biến của các giáo trình của các nước phát triển. Trong một số giáo trình, các phương pháp KTQT được giới thiệu là các phương pháp chứng từ, tài khoản, tính giá và tổng hợp – cân đối kế toán, các chương của giáo trình được phân chia tương tự như KTTC như: KTQT TSCĐ, KTQT vật liệu, công cụ dụng cụ, KTQT doanh thu, chi phí,… Nhiều trường ĐH coi các hướng dẫn về KTQT trong Thông tư 53/2006/TT-BTC, là tài liệu quan trọng để biên soạn giáo trình và bài giảng KTQT. Các nội dung giảng dạy KTQT, chủ yếu bám sát theo Thông tư này.

Nội dung giảng dạy của nhiều học phần còn trùng lặp và chưa phù hợp với sinh viên ngành kế toán. Cụ thể:

Ngoài một số trường có giảng dạy CMKT cho sinh viên như Học viện Tài chính và ĐH Thương Mại, phần lớn giáo trình đào tạo và nội dung giảng dạy của các học phần chuyên ngành chỉ tập trung vào đào tạo nhân viên ghi sổ, bỏ qua các nội dung cốt lõi, các nguyên tắc, nguyên lý và phương pháp, chuẩn mực vốn là cơ sở nền tảng của kế toán. Nội dung các học phần chưa chú ý phân tích có hệ thống các khái niệm chuyên ngành, các tình huống thực tế, chuẩn mực nghề nghiệp cũng như trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết, để sinh viên có thể thực hiện được vai trò của nhân viên kế toán là thiết kế hệ thống thông tin trọng yếu phục vụ quản trị DN, tham gia vào việc xây dựng và thực hiện chiến lược, hỗ trợ cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. Các học phần cũng chưa tích hợp được các kiến thức cần thiết, theo yêu cầu của các Hội nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPAA,... trong các chương trình đào tạo.

Kết quả của chương trình và nội dung đào tạo cử nhân kế toán hiện nay, là chỉ đào tạo ra những sinh viên biết ghi sổ kế toán một cách máy móc, theo chế độ kế toán được ban hành. Sinh viên không có kiến thức cơ bản và hiểu biết đầy đủ về chuẩn mực; Không có kiến thức, tầm nhìn chiến lược; Không biết thiết kế, tạo ra những thông tin quan trọng để hỗ trợ cho các nhà quản trị trong việc thực hiện chiến lược và ra quyết định ngắn hạn, … Hạn chế của chương trình và nội dung đào tạo kế toán hiện nay trong các trường ĐH, đã ảnh hưởng không

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

39

nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các DN, làm giảm hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các DN Việt Nam.

4. Các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kế toán trong các trường ĐH ở Việt Nam

Để cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo kế toán trong các trường ĐH ở Việt Nam, cần thiết phải đổi mới chương trình, giáo trình và nội dung, phương pháp đào tạo.

Về chương trình đào tạo: Cần giảm bớt những học phần với mục tiêu trang bị kiến thức phục vụ cho ghi sổ kế toán, để tăng cường những học phần trang bị kiến thức, để giúp cho sinh viên có thể hiểu được rõ hơn hoạt động của DN, các kiến thức về quản trị DN, chiến lược kinh doanh, marketing, ... Để có thể xây dựng được hệ thống thông tin trọng yếu phục vụ quản trị DN, tham gia vào xây dựng và thực hiện chiến lược, tham gia vào các hoạt động quản trị và ra quyết định ở DN, ... Theo kinh nghiệm của một số nước, trong chương trình đào tạo kế toán cần có các học phần như: Chiến lược kinh doanh, quản trị DN, hành vi tổ chức, ...

Về nội dung đào tạo: Các học phần cần coi trọng các nguyên tắc, nguyên lý, chuẩn mực là cơ sở nền tảng của kế toán. Thay vì chỉ dạy cho sinh viên chế độ kế toán, các trường ĐH cần quan tâm trang bị cho sinh viên các kiến thức cần thiết liên quan đến CMKT, bao gồm CMKT Việt Nam và CMKT, chuẩn mực BCTC quốc tế, ... các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, các kỹ năng cần thiết của nghề nghiệp kế toán và các kiến thức cần thiết theo tiêu chuẩn của các Hội nghề nghiệp quốc tế và Việt Nam, cũng cần được coi trọng trong nội dung đào tạo.

Về giáo trình: Thay vì biên soạn giáo trình kế toán chỉ dựa trên các thông tư do cơ quan quản lý ban hành, trong giáo trình kế toán cần có các nội dung liên quan đến chuẩn mức kế toán quốc tế và CMKT Việt Nam. Hệ thống các chuẩn mực quốc tế về trình bày BCTC cũng luôn thay đổi, do vậy các nội dung của các giáo trình kế toán cũng cần có sự thay đổi phù hợp, để kế toán Việt Nam có thể hội nhập với kế toán khu vực và thế giới.

Để thực hiện được các yêu cầu trên, cần có sự phối hợp tích cực giữa các Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán với các trường ĐH trong quá trình xác định chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình và nội dung đào tạo ĐH ngành kế toán. Cụ thể:

Khi xây dựng chuẩn đầu ra, các Hội nghề nghiệp cần tham gia để giúp các trường xác định được các yêu cầu về kiến thức chuyên môn và kỹ năng, để có thể trở thành một nhân viên kế toán chuyên nghiệp.

Trong quá trình xây dựng chương trình và xác định nội dung đào tạo, các Hội nghề nghiệp cần tham gia để tư vấn cho các trường nên xây dựng chương trình và xác định nội dung giảng dạy như thế nào, để đạt được những yêu cầu kiến thức và kỹ năng đã được xác định trong chuẩn đầu ra.

Kết luận

Kế toán là ngành có tính quốc tế hóa cao. Nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên kế toán, không chỉ giúp cho Việt Nam nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực và thế

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

40

giới, mà còn giúp nhân viên kế toán Việt Nam có thể ra nhập thị trường cung cấp dịch vụ kế toán quốc tế và cạnh tranh với nhân viên kế toán của các nước khác theo thỏa thuận về việc tự do dịch chuyển lao động trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

--------------------------

Tài liệu tham khảo 1. Kaplan R S (1995), New roles for management accountants, Journal of Cost Management, Autumn 1995, Volume: 9 Issue: 3 pp.6-13

2. Chương trình đào tạo kế toán của một số trường ĐH trong và ngoài nước (qua website của các trường)

3. TS. Nguyễn Vũ Việt, Đào tạo ngành kế toán đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán ở Học viện Tài chính, http://www.hvtc.edu.vn/tabid/103/id/13610/Default.aspx

4. Giáo trình kế toán của một số trường ĐH trong và ngoài nước

5. Kế toán và kiểm toán Việt Nam Những bước tiến mạnh mẽ, vững vàng sau 20 năm đổi mới . PGS.TS Đặng Văn Thanh. Tạp chí Kế toán- Kiểm toán số 77.

6. Đào tạo kế toán Việt nam – Tiềm năng và thách thức. PGS.TS Vũ Hữu Đức ĐH mở TP.HCM

7. Nghiêm Văn Lợi, Trần Minh Tâm (2014), Nâng cao chất lượng đào tạo kế toán trong các trường ĐH ở Việt Nam theo yêu cầu hội nhập. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Đổi mới đào tạo kế toán – tài chính đáp ứng yêu cầu hội nhập”, tổ chức tại trường ĐH LĐXH, tháng 8/2014.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

41

ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC BẬC HỌC NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN

TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM GIA NHẬP TPP VÀ AEC

PGS. TS. Phan Đức Dũng

Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)

Theo quan điểm của tổ chức Liên Hợp Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực kế toán nói riêng, trở nên quan trọng, nhất là kể từ khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement – TPP) có hiệu lực. Đồng thời, là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) vào ngày 31/12/2015, AEC sẽ tạo ra cơ hội cho người lao động Việt Nam, trước mắt là 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển, thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương.Để Việt Nam hội nhập vào AEC và TPP thành công thì vai trò của các trường đại học có các bậc đào tạo Cử nhân, Thạc sỹ và Tiến sỹ chuyên ngành kế toán, kiểm toán cũngnhư vai trò của các tổ chức nghề nghiệp như: VAA, CPA, ACCA, CFA, CIMA,… là cần thiết. Vì giúp cho người lao động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán có nhiều cơ hội hơn, để làm việc ngay trong nước và tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Từ khoá: Đào tạo, kỹ năng, lao động, chất lượng, chuyên môn, giảng dạy.

Giới thiệu

Nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực kế toán nói riêng, trở nên quan trọng. Nhất là khi, Việt Nam đã là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) vào ngày 31/12/2015. AEC là khu vực kinh tế chung của các nước thuộc bán đảo Đông Nam Á bao gồm: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philipines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đây là một sự kiện quan trọng, vì tạo ra một bước ngoặt lớn đối với thị trường lao động. Đến ngày 4/2/2016, tại New Zealand, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement – TPP) đã tổ chức lễ ký kết chính thức, sau khi 12 nước hai bên bờ Thái Bình Dương gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Malaysia, Mexico, Nhật Bản, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, đã thông qua vào ngày 05/10/2015. Đồng thời, cũng đưa ra lộ trình để Hiệp định đi vào

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

42

hiệu lực là, 2 năm sau ngày ký kết với cam kết sẽ tập trung mọi nỗ lực cần thiết, để quốc hội các nước thành viên sớm phê chuẩn Hiệp định. Lộ trình hội nhập vào AEC, có nhiều cơ hội mở ra cho người lao động Việt Nam để có thể học hỏi và làm việc tại các doanh nghiệp (DN) lớn của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, cũng như bước chân ra thế giới bên ngoài để làm việc. Theo đó, nguồn nhân lực chất lượng cao như các chuyên gia, thợ lành nghề, phải được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ Đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, được di chuyển tự do hơn. Trong đó, AEC sẽ tạo ra cơ hội cho người lao động Việt Nam, trước mắt là 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương gồm: Kế toán, Kiến trúc sư, Nha sĩ, Bác sĩ, Kỹ sư, Y tá, Vận chuyển và Nhân viên ngành du lịch; Nhằm thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần tăng năng suất lao động.

Do vậy, một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế như: Tài nguyên thiên nhiên; Vốn; Khoa học - công nghệ; Con người,… Trong các nguồn lực đó, từ trước đến nay, thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia, luôn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó, thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Nguồn nhân lực chỉ có thể ươm mầm và phát triển trong môi trường được tự do sáng tạo và được pháp luật bảo vệ. Dù rằng, hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực, nhưng theo quan điểm của tổ chức Liên Hợp Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Nội lực của một quốc gia chủ yếu ở việc sở hữu càng nhiều chất xám của thế giới, muốn sở hữu càng nhiều chất xám thì nơi đó phải xây dựng cho được một xã hội dân sự và thượng tôn pháp luật. Như Bill Gates đã từng nhận định, cuộc chiến cạnh tranh trong tương lai của các công ty trên thế giới chính, là cuộc chiến tranh giành chất xám, vì công ty nào có chất xám là công ty đó có tất cả. Và điều này cũng có nghĩa, quốc gia nào sở hữu nhiều công ty có chất xám thì quốc gia đó sẽ có tất cả. Như vậy, sức mạnh của mỗi quốc gia chính là ở nội lực của quốc gia đó, mà nội lực của quốc gia chính là năng suất lao động cao, mà năng suất lao động cao chỉ có được khi có nguồn nhân lực chất lượng, nguồn nhân lực chất lượng chỉ có được khi có môi trường tự do học thuật, thì mới tạo ra được khả năng sáng tạo. Là thành viên AEC, Việt Nam mở rộng trao đổi thương mại, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, kinh tế phát triển đồng đều, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng giảm xuống, đời sống văn hóa tinh thần của người lao động ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là thành viên TPP khi bắt đầu có hiệu lực, sẽ là một trong những nước có lợi vì mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những rào cản hàng hoá cho dịch vụ. TPP sẽ cho phép mức độ giao dịch thương mại lớn và các khoản đầu tư lâu dài hơn với các quốc gia còn lại, trong đó, có khoản đầu tư từ Hoa Kỳ, một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Lợi ích này chủ yếu từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các nước đối tác TPP (đồ thị 1).

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

43

Đồ thị 1: GDP và thương mại của 12 quốc gia thành viên TPP

Nguồn: Tác giả tổng hợp

TPP là một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, mang lại dịch vụ giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng, những công nghệ và phương thức quản lý mới cho đối tác Việt Nam và một sức ép để cải tổ và để tiến bộ hơn cho các đơn vị dịch vụ nội địa. Lợi ích cũng có thể đến từ những thay đổi thể chế hay cải cách, để đáp ứng những đòi hỏi về pháp luật và cạnh tranh từ TPP. Đây là những lợi ích lâu dài và xuyên suốt các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội. Những lợi ích nói trên rõ ràng là không nhỏ và vì vậy, cũng không khó giải thích tại sao nhiều chuyên gia cho rằng, tham gia TPP thực sự là một cơ hội không nên bỏ lỡ cho Việt Nam, vì khi TPP có hiệu lực thì Việt Nam có khả năng hạn chế việc thâm hụt cán cân thương mại với các quốc gia trong ASEAN và Trung Quốc (đồ thị 2). Khi thu nhập cao hơn, sẽ cho phép Việt Nam đầu tư nhiều hơn và tăng trưởng nhanh hơn. Đồng thời, sẽ giảm những trở ngại đối với xuất khẩu và có vị trí cạnh tranh mạnh mẽ trong một số ngành sản xuất khác của các thành viên TPP. Tuy nhiên, Việt Nam phải đối mặt với mối nguy từ việc mở cửa thị trường nội địa, cam kết về những vấn đề như bảo hộ cao hơn đối với quyền sở hữu trí tuệ, đòi hỏi cao trong bảo vệ môi trường, những nguyên tắc về lao động. Bởi lẽ, những điều kiện ngặt nghèo về lao động, về xuất xứ nguyên liệu cũng có thể khiến hàng hóa Việt Nam không tận dụng được lợi thế từ việc giảm thuế trong TPP, nhưng lại phù hợp với nguyện vọng của người lao động Việt Nam, vì họ không muốn mình bị ép quá đáng trong điều kiện lao động tồi tàn, hoặc trả lương không xứng với công sức bỏ ra.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

44

Đồ thị 2: Cán cân thương mại giữa Việt Nam với TPP, ASEAN và Trung Quốc

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bởi vì, người lao động ai cũng muốn có việc làm tốt hơn, đãi ngộ tốt hơn, đó là quyền lợi hết sức chính đáng của họ, dù rằng lao động Việt Nam khá lớn (đồ thị 3). Ai cũng muốn có được tay nghề cao hơn, được đào tạo bài bản hơn, không ai muốn làm những việc thấp kém mãi với đồng lương không đủ sống? Nếu có sức ép nhất định và có cơ chế khuyến khích thực hiện tốt, có thể thúc đẩy các DN đi theo hướng đó, thì quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo tốt hơn.

Đồ thị 3: Lực lượng lao động ở các quốc gia trong AEC

Nguồn: Tác giả tổng hợp

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

45

Hơn nữa, khi mở cửa thị trường lao động, Việt Nam sẽ phải tiếp nhận người nước ngoài hành nghề ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều DN vẫn không hiểu rõ nội dung của các thỏa thuận về công nhận tay nghề tương đương trong ASEAN (Mutual Recognition Arrangements - MRAs). Điều này sẽ gây cản trở trong quá trình khi mà những nhà tuyển dụng khu vực tiến hành tham chiếu, để thẩm định chuyên môn và kỹ năng của nguồn lao động có tay nghề. Về phía người lao động – các kế toán, kiểm toán viên hành nghề ngoài những kiến thức chuyên môn theo chuẩn ASEAN thông qua MRA, cũng được lưu ý cần phải trau dồi thêm các kỹ năng về ngôn ngữ, kỹ năng quản lý và kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa. Liệu người lao động Việt Nam có được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp, có tìm được một công việc tốt, ổn định đi kèm với thu nhập và điều kiện làm việc tốt hay không, khi Việt Nam hội nhập? Nhiệm vụ của các trường đại học nói chung và các trường đại học có đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán nói riêng, trong việc thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo cho các bậc học như thế nào, để phù hợp với yêu cầu thực tiễn hội nhập nền kinh tế Việt Nam? Để trả lời được các câu hỏi này, cần phải nhìn nhận một cách khách quan về chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy tại các trường Đại học, nhằm làm rõ nét hơn là tại sao người lao động Việt Nam khó đáp ứng được nhu cầu của thị trường, khi nền kinh tế hội nhập? Giải pháp nào, để đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy tại các trường có đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán?

Thực trạng chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy về kế toán

Trong thời đại hội nhập ngày nay, với xu hướng phát triển kinh tế, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy, trong việc nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như bồi dưỡng cho nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Khi tham gia vào AEC, người lao động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra các thị trường trong khu vực. Tuy nhiên, sự tự do dịch chuyển lao động trong nền kinh tế ASEAN, một mặt giúp cho người lao động Việt Nam cơ hội làm việc tại các nước, nhưng mặt khác lại mang đến những khó khăn và thách thức cần phải giải quyết, cụ thể:

Thứ nhất, đa số chương trình đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế nói chung và chuyên ngành kế toán, kiểm toán nói riêng, khối kiến thức giáo dục đại cương bậc Đại học chưa kể các môn giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng, vẫn còn chiếm tỷ trọng tương đối cao. Chương trình đào tạo của nhiều trường Đại học có đào tạo về kế toán, kiểm toán vẫn còn thiếu các môn học về kỹ năng mềm, tiếng Anh chuyên ngành, đạo đức nghề nghiệp,… vốn rất cần thiết cho quá trình học tập và làm việc của người lao động sau khi tốt nghiệp. Phần lớn, người lao động Việt Nam nói chung và người lao động trong lĩnh vực kế toán kiểm toán nói riêng, vẫn được đánh giá có ưu điểm là cần cù, chịu khó, chấp nhận mức lương thấp,… nhưng lại hạn chế về khả năng giao tiếp, thụ động, thiếu kỹ năng làm việc nhóm và tính kỷ luật còn thấp – vốn là những đặc điểm cần thiết cho một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại như trong thời đại hội nhập hiện nay. Đây là nguyên nhân, dẫn đến chất lượng và trình độ của lao động Việt Nam chưa cao, ngay cả tỷ lệ được đào tạo đại học, nên dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều lần không chỉ với các nước trên thế giới, mà cả các nước trong khu vực ASEAN. Theo một khảo sát được thực hiện bởi Vietnamworks, Đồ thị 8, trên 1.700 người lao động đang làm việc tại Việt Nam vào tháng 7/2015, có 3 kỹ năng quan

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

46

trọng nhất mà người lao động Việt Nam cần trang bị và phát triển để sẵn sàng cho Cộng đồng kinh tế ASEAN, bao gồm: Kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lãnh đạo. Trong đó, kỹ năng ngoại ngữ được 89% số người khảo sát đánh giá là quan trọng nhất, tiếp theo kỹ năng giao tiếp là 62% và cuối cùng, kỹ năng xây dựng lãnh đạo hay quản lý là 34%.

Đồ thị 4: Tỷ lệ kỹ năng mềm mà người lao động cần (%)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Vietnamworks, 2015

Thứ hai, phương pháp giảng dạy áp dụng trong nền giáo dục rập khuôn (theo chương trình khung) thì không cần tư duy phản biện, không cần dựa trên nền tảng duy lý. Do đó, không phù hợp để áp dụng các phương pháp giảng dạy theo mô hình giáo dục khai phóng, từ các quốc gia phát triển với nền giáo dục tiên tiến. Nền giáo dục rập khuôn, chính là lực cản trong tư duy khoa học, do không giải thích cho người học về bản chất của vấn đề chuyên môn đang nghiên cứu, nên không có lời giải đáp hợp lý và như vậy, sẽ không hệ thống hoá được các vấn đề cần được nghiên cứu, sẽ không tìm ra khe hổng cho vấn đề nghiên cứu tiếp theo, thì sẽ không tạo ra được những con người làm khoa học thực thụ theo đuổi sự nghiệp học thuật nhằm góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn và truyền đạt lại cho người học sau này. Kiến thức chuyên ngành là nền tảng, nhưng quan trọng hơn là người học phải biết vận dụng lý thuyết vào thực tế, nếu phương pháp giảng dạy không chú trọng đến việc phát triển tư duy phản biện, khả năng phân tích vấn đề, các bài giảng không được lồng ghép nhiều tình huống thực tiễn, để giúp sinh viên hiểu được cách thức ứng dụng lý thuyết vào thực tế, do giảng viên không thể giải thích được bản chất của vấn đề, liên quan đến thể chế pháp luật hiện hành.

Đổi mới chương trình đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán

Khi AEC và TPP có hiệu lực, sẽ tạo áp lực để các nước thành viên hoàn thiện thể chế, điều chỉnh chính sách, quy định cũng như các đạo luật khác, trước hết để thích nghi đồng bộ với quy định về lao động của các nước trong ASEAN và TPP. Đặc biệt, những yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ASEAN và TPP, càng khẳng định Việt Nam cần tập trung nhiều nguồn lực hơn nữa, nhằm phát triển lực lượng lao động một cách toàn diện nhất. Chính sách giáo dục cần phải có chính sách nhất quán với định hướng là ưu tiên đào tạo nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học và sau Đại học. Theo nguyên tắc, bậc học càng

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

47

cao học phí càng cao và sự tài trợ của Nhà nước càng giảm đến mức không còn trợ cấp nữa. Đồng thời, phải tạo điều kiện cho người học ở bậc học thấp hơn, nếu có ý chí phấn đấu thì có cơ hội học tiếp ở bậc học cao hơn, nên tạo điều kiện thuận lợi cho người học thông qua các chính sách của Nhà nước, nên có chính sách khuyến khích học tập suốt đời. Phải được Luật hóa các chính sách giáo dục tại DN, thông qua chính sách miễn thuế thu nhập DN liên quan đến chi phí đào tạo cho người lao động, cụ thể:

Thứ nhất, chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán phải dựa trên cơ sở của nền giáo dục khai phóng, phải tôn trọng tự do học thuật và không nên áp đặt bất kỳ quan điểm hay tư tưởng nào vốn được xem là ưu việt nhất. Do đó, các chương trình đào tạo phải được xây dựng theo nhu cầu xã hội, tăng thời gian thực hành, tập trung vào những nội dung, kỹ năng người học, DN và xã hội cần, chương trình nên gắn với việc đa dạng hoá các phương thức đào tạo. Các cơ sở đào tạo cần phối hợp với các công ty, DN, gắn lý thuyết với thực tiễn, khuyến khích người sử dụng lao động tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học. Đồng thời, nội dung giảng dạy cũng nên được chú trọng thiết kế, sao cho có thể giúp người học có khả năng tự cập nhật với các thay đổi trong hệ thống kế toán – kiểm toán, của các quốc gia trên thế giới nói chung và trong khối ASEAN nói riêng. Đối với một số môn học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, các trường nên mạnh dạn sử dụng các giáo trình của Đại học danh tiếng trên thế giới để dùng làm tài liệu giảng dạy, tạo môi trường nghiên cứu học thuật thông qua các Tập san hay Tạp chí chuyên ngành quốc tế, để người học dễ dàng tìm đọc, từ đó có thể tự cập nhật kho tàng kiến thức mới trên thế giới. Tổ chức lại mạng lưới giáo dục đào tạo, sắp xếp lại hệ thống giáo dục quốc dân cả ở quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề, cơ sở đào tạo, quy hoạch lại mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng, miền và địa phương, thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Thứ hai, các chương trình đào tạo về kế toán tại các trường Đại học, phải được tích hợp với các yêu cầu của chuẩn mực giáo dục quốc tế về kế toán chuyên nghiệp (IES). Do đó, các trường có đào tạo sinh viên kế toán, phải áp dụng các chuẩn mực giáo dục quốc tế về kế toán chuyên nghiệp, để cải thiện và phát triển chất lượng và năng lực của người hành nghề kế toán nói chung và sinh viên ngành kế toán nói riêng. Chuẩn mực giáo dục quốc tế về kế toán chuyên nghiệp được xây dựng bởi Hội đồng Chuẩn mực giáo dục quốc tế kế toán (IAESB), một cơ quan độc lập, chuyên về thiết lập các tiêu chuẩn trong lĩnh vực giáo dục kế toán chuyên nghiệp, thuộc Liên đoàn quốc tế kế toán (IFAC). IFAC mong muốn tạo ra một tiêu chuẩn nền tảng chung cho 130 quốc gia thành viên, trong đó có bao gồm các nước thành viên của AEC. IES bao gồm những tiêu chuẩn quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục kế toán để chuẩn bị cho sinh viên được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp. Bộ chuẩn mực này bao gồm 8 chuẩn mực, cụ thể là: IES 1: Yêu cầu đầu vào của một chương trình giáo dục kế toán chuyên nghiệp; IES2: Phát triển chuyên môn ban đầu – Năng lực kỹ thuật; IES3: Phát triển chuyên môn ban đầu – Kỹ năng nghề nghiệp; IES4: Phát triển chuyên môn ban đầu – Giá trị đạo đức, và thái độ chuyên nghiệp; IES5: Phát triển chuyên môn ban đầu – Kinh nghiệm thực tế; IES6: Phát triển chuyên môn ban đầu – Đánh giá năng lực chuyên môn; IES7: Phát triển nghề nghiệp; IES8: Năng lực chuyên môn cho người tham gia kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC). Ngoài ra, IAESB còn ban hành các Công bố về thực hành giáo dục quốc tế

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

48

(International Education Practice Statements – IEPS) và Nghiên cứu về giáo dục quốc tế (International Education Information Papers – IEIP). IEPS trợ giúp cho việc áp dụng các kinh nghiệm về học tập và phát triển cho kế toán chuyên nghiệp, thông qua việc giải thích, minh họa hay mở rộng những vấn đề liên quan đến IES. Trong khi đó, IEIP thúc đẩy việc xem xét và đánh giá những vấn đề mới phát sinh, trong lĩnh vực học tập và phát triển nghề nghiệp của người lao động.

Thứ ba, chương trình đào tạo nên có nội dung đào tạo về các kỹ năng mềm cho sinh viên như: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, kỹ năng ra quyết định và xử lý vấn đề, biết lắng nghe và học hỏi từ người khác,… để giúp người học có thể thích ứng nhanh với môi trường làm việc mở và đa văn hóa. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến chất lượng giảng dạy ngoại ngữ, sao cho người học có thể sử dụng được trong quá trình làm việc. Năng lực chuyên môn, là khả năng thực hiện một công việc theo một tiêu chuẩn được xác định. Trong lĩnh vực kế toán, năng lực chuyên môn không chỉ là những kiến thức về các nguyên tắc, các chuẩn mực, khái niệm, sự kiện hay quy trình, mà nó là sự tích hợp và ứng dụng của năng lực kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ, đạo đức và các giá trị nghề nghiệp.

Thứ tư, các đơn vị sử dụng lao động liên kết với các trường Đại học xây dựng chương trình nâng cao trình độ, công ty phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động nâng cao kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, phù hợp với nghề nghiệp mà họ đang theo đuổi, trong thời gian làm việc tại DN. Đồng thời, các trường Đại học nên hợp tác với các Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế, sẽ giúp sinh viên có cơ hội được tiếp cận với các kiến thức mang tính ứng dụng vốn rất cần thiết cho việc hành nghề sau khi ra trường. Đặc biệt, trong lĩnh vực Kế toán – Tài chính, các chứng chỉ hành nghề do các Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế cấp như CPA, ACCA, CFA, CIMA,… thường đóng vai trò như tấm vé thông hành, để sinh viên bước vào các DN lớn của nước ngoài và có nhiều cơ hội để làm việc tại nhiều nước trên thế giới. Do vậy, các trường Đại học cần sớm đạt được các thỏa thuận hợp tác với các Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế, để được công nhận chương trình đào tạo. Từ đó, giúp sinh viên được miễn giảm nhiều môn thi, rút ngắn con đường lấy chứng chỉ hành nghề quốc tế.

Thứ năm, khi xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với phương pháp giảng dạy theo mô hình giáo dục khai phóng rất quan trọng, nhằm giúp cho sinh viên nâng cao năng lực tư duy, phân tích dữ liệu thống kê trong quá khứ, để đưa ra các quyết định quản trị trong tương lai, áp dụng các lý thuyết vào thực tiễn chỉ ra các bất cập và tồn tại trong vận dụng, nâng cao khả năng tự học với phương châm là học suốt đời. Phương pháp giảng dạy mới chỉ có thể phát huy tác dụng trong môi trường tự do học thuật, chấp nhận sự khác biệt và tôn trọng quan điểm phản biện, không quy chụp vì đã đụng chạm đến vùng nhạy cảm và cấm kỵ. Kiến thức chuyên ngành là nền tảng, nhưng quan trọng hơn là sinh viên biết vận dụng lý thuyết vào thực tế, nên phương pháp giảng dạy cần chú trọng đến việc phát triển tư duy phản biện, khả năng phân tích vấn đề. Phương pháp giảng dạy mới, giúp người học hoàn thiện bằng tư duy phản biện, khả năng ứng dụng rộng rãi, biết đặt câu hỏi và suy nghĩ vượt qua khuôn khổ lý thuyết. Vì họ sẽ được chuẩn bị tốt hơn và sẽ có những năng lực phản ứng nhanh hơn, trước những tình huống khác nhau trong thực tiễn xã hội. Khi hành động khả năng xử lý được dựa trên tư duy

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

49

phản biện, phán đoán, với nền tảng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trong thời gian đào tạo, sẽ giúp cho người lao động có cơ sở hơn trong việc đưa ra quyết định hợp lý cuối cùng.

----------------------------

Tài liệu tham khảo Hoàng Nguyễn. 30/07/2015. Người lao động Việt Nam lạc quan về Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN. Truy cập 10/8/2015, từ HR Insider / VietnamWorks: http://hrinsider.vietnamworks.com/nguoi-lao-dong-viet-nam-lac-quan-ve-cong-dong-kinh-te-asean/ Đức Vượng: “Thực trạng và giải pháp về phát triển nhân lực Việt Nam” ILO Việt Nam. 25/09/2014. Lỗ hổng đào tạo – việc làm khiến chất lượng, năng suất lao động vốn thấp càng thêm tồi tệ. Truy cập 30/7/2015, từ Văn phòng ILO tại Việt Nam: http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-hanoi/documents/publication/wcms_305404.pdf Vụ hợp tác quốc tế - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 07/01/2015. “Cộng đồng Asean và tham gia của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện công đồng Asean”. Truy cập 19/07/2015, từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: http://www.omard.gov.vn/upload/files/ASEAN%20Community.pdf Hoàng Nguyễn. 30/07/2015. Người lao động Việt Nam lạc quan về Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN. Truy cập 10/8/2015, từ HR Insider / VietnamWorks: http://hrinsider.vietnamworks.com/nguoi-lao-dong-viet-nam-lac-quan-ve-cong-dong-kinh-te-asean/ VACPA (2014). Tài liệu họp thường niên Giám đốc các công ty kiểm toán năm 2013-2014. VACPA (2015). Tài liệu họp thường niên Giám đốc các công ty kiểm toán năm năm 2014-2015. Phạm Hoài Hương (2010). Mức độ hài hòa giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế. Tạp chí Khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng, số 5, tr. 12-29. Trần Anh Tuấn (2015). Việt Nam trước ngưỡng cửa cộng đồng kinh tế ASEAN. Tạp chí Tài chính Việt Nam, số 2, tr. 21-37. Trần Quốc Thịnh (2012). Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Kiểm toán, số 3, tr. 42-57. Lê Thị Hồng Len (2014). Trưởng đại diện ACCA Việt Nam: "Tôi tự hào về sự thành công của các hội viên ACCA". Website tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư, [truy cập ngày 18/08/2015] <http://nhipcaudautu.vn/lanh-dao/ceo-viet/truong-dai-dien-acca-viet-nam-toi-tu-hao-ve-su-thanh-cong-cua-cac-hoi-vien-acca-3245181> Thanh Thủy. 09/07/2014. Thị Trường lao động AEC: cơ hội và thách thức. Truy cập 19/07/2015, từ Báo điện tử Chính phủ: http://baodientu.chinhphu.vn/Thi-truong/Thi-truong-lao-dong-AEC-Co-hoi-va-thach-thuc/203251.vgp Hà Văn Hội (2013), Tham gia cộng đồng Kinh tế ASEAN và những tác động đến thương mại quốc tế của Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29 số 43, tr.44-53. Bùi Thị Minh Tiệp (2015) Nguồn nhân lực của các nước ASEAN và những tham chiếu cho Việt Nam trước thềm hội nhập AEC, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 212, tháng 2/2015, tr.25-34. Nguyễn Đức Thành. (2014, 9 5). Việt Nam và AEC 2015. Đã truy lục 8 10, 2015, từ Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online: http://www.thesaigontimes.vn/119601/Viet-Nam-va-AEC-2015.html GSO. (2012-2015). Số liệu thống kê dân số và lao động. Đã truy lục 8 15, 2015, từ Tổng cục Thống kê Việt Nam: http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=427&idmid=3 Phụ lục dự thảo "Chiến lược Phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020". Quyết định số 1216-QĐ/TTg, ngày 22-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ: "Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020", www.chinhphu.vn. Bộ Lao động – Thương binh xã hội. Số liệu kinh tế - xã hội tổng hợp. Website Bộ Lao động – Thương binh xã hội, [truy cập ngày 15/08/2015] < ttp://kinhtexahoitonghop.molisa.gov.vn > Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề VACPA (2015). Kế toán - Kiểm toán Việt Nam cần chuẩn bị gì cho hội nhập khu vực ASEAN. Website VACPA, [truy cập ngày 16/08/2015] <http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=4766#none> Pak Tee Ng (2012): “ Trong trận chiến toàn cầu về tài năng: ứng phó của Singapore về chính trị và giáo dục.” Viện Nghiên cứu Giáo dục Quốc gia, Đại học Kỹ Thuật Nanyang Nguồn: http://www.nhanlucnhantai.com Nguồn www.chrd.edu.vn http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---sro-bangkok/documents/publication/wcms_249982.pdf

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

50

ASEAN Secretariat (1997). ASEAN Vision 2020. Jakarta: ASEAN secretariat. IAESB (2014), International Education Standards for Professional Accountantsnt Kunklaw, R. (2014). The Readiness of Accounting Professionals toward ASEAN Economic Community (Doctoral dissertation, Thesis of Faculty of Management Sciences, Prince of Songkla University, Thailand). Sinlarat, P. (2011). Study Strategy by Undergraduate Standard Framework. Bangkok, Chulalongkorn University Printing House. Steelyana, W. (2012, November). Preparing Indonesia skilled labor in the field of accounting, finance and capital market for ASEAN Economic Community 2015. In 1st International Conference on Business, International Relation and Diplomacy (ICOBIRD). Suttipun, M. (2014a). The readiness and factor influencing readiness of Thai accountants toward ASEAN Economic Community: A survey study of accountants from Songkhla province. Chulalongkong Business Review, 138, 66-92. Suttipun, M. (2014b). The Readiness of Thai Accounting Students for the ASEAN Economic Community: An Exploratory Study. Asian Journal of Business and Accounting, 7(2), 139. World Bank (2014). Current Status of the Accounting and Auditing profession in ASEAN countries.Washington DC: World Bank, pp.1-88. International Labour Organization – ILO (2014), Survey of ASEAN employers on skills and competiviteness – 2014. ILO. (2014, 8 19). ASEAN Community 2015: Managing integration for better jobs and shared prosperity. Retrieved 8 05, 2015, from Internatonal Labour Organization: http://www.ilo.org/asia/whatwedo/publications/WCMS_300672/lang--vi/index.htm ILO. (2014, 5). Survey of ASEAN employers on skills and competitiveness. Retrieved 8 09, 2015, from: International Labour Organization. International Journal of Educational Development 31 (2011) 262–268 Kusumasari L. (2014), Indonesia Institute of accountants (IAI) towards ASEAN Economic Community (AEC) 2015. Asia Pacific Journal of Accounting and Finance, Special Issue, pp.1-30. Leebouapao L. (2014), Opportunities and Challenges of Lao PDR’s Integration into ASEAN Economic Community (AEC) by and after 2015. National Economic Research Institute, Lao PDR, pp.1-10. Rynhart, G. and Chang J. H. (2014), The road to the ASEAN Economic Community 2015: The challenges and opportunities for enterprises and their representative organizations. Bureau for Employers’ Activities – ILO Office for Asia and the Pacific, pp.1-58. Suttipun M. (2014), The Readiness of Thai Accounting Students for the ASEAN Economic Community: An Exploratory Study. Asian Journal of Business and Accounting, 7, pp.139-159. Yapa, P. W. (2014), The Institutional Environment Of Accounting Profession In Asia. Asia Pacific Journal of Accounting and Finance, Special Issue, pp.74-97. World Bank (2014). Current Status of the Accounting and Auditing profession in ASEAN countries. Washington DC: World Bank, pp.1-88. ASEAN Secretariat (2009). Roadmap for an ASEAN Community 2009 – 2015. Online information at the ASEAN website: www.asean.org

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

51

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ

NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

PGS.TS. Thịnh Văn Vinh Học viện Tài chính

Hội nhập kinh tế Quốc tế đã đặt ra những yêu cầu mới có tính chất cấp bách trong việc đào tạo ra những sản phẩm kế toán, kiểm toán có chất lượng ở các trường Đại học (ĐH). Trong những năm qua, mặc dù Nhà nước và các trường ĐH đã không ngừng cải tiến phương pháp và chương trình đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, thực tiễn đào tạo kế toán, kiểm toán hiện nay trong các trường ĐH của Việt Nam vẫn tồn tại không ít những bất cập.

1. Thực trạng và sự cấp thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế toán và kiểm toán tại các trường ĐH khối kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế, kế toán, kiểm toán của Việt Nam đã trở thành một công cụ, một lĩnh vực quan trọng, một dịch vụ, một ngành cần thiết không thể thiếu được trong quản lý kinh doanh hiện đại. Kế toán, kiểm toán ngày càng khẳng định và phát huy vị thế quan trọng của mình trong cơ chế thị trường.

Trong những năm đầu hội nhập Quốc tế, chất lượng đào tạo ngành kế toán và kiểm toán của Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt, việc đào tạo có nhiều bước phát triển được nhìn nhận một cách toàn diện trên các mặt của đời sống kinh tế, xã hội.

Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành vi của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể đã được thiết lập. Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động về kế toán, chất lượng đào tạo không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường với những điều kiện bảo đảm nhất định như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,… mà còn phải tính mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động như tỷ lệ có việc làm ở các doanh nghiệp (DN), năng lực hành nghề tại các DN và các công ty kế toán – kiểm toán, khả năng phát triển nghề nghiệp, sự nhạy bén của nghề nghiệp với thị trường lao động và môi trường làm việc,...

Xuất phát từ quan điểm về chất lượng đào tạo nêu trên, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng đào tạo đối với từng ngành nhất định có thể khái quát bao gồm: (1) Phẩm chất về xã hội và nghề nghiệp, (2) Các chỉ số về sức khỏe, (3) Trình độ kiến thức và kỹ năng chuyên môn, (4) Năng lực hành nghề, (5) Khả năng thích ứng thị trường lao động, (6) Năng lực nghiên cứu và tiềm năng phát triển nghề nghiệp.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

52

Theo tinh thần đó, chất lượng đào tạo ngành kế toán, kiểm toán tại Việt Nam trong thời gian qua được đánh giá như sau:

Một là, về đạo đức hầu hết sinh viên kế toán, kiểm toán Việt Nam đều ý thức về trách nhiệm xã hội, thấu hiểu các giá trị nhân văn, sự thông cảm, khoan dung, có ý thức trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân.

Hai là, có kiến thức hàn lâm tốt về khoa học chung, về ngành và chuyên ngành kế toán, kiểm toán.

Ba là, có năng lực thu thập và đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề chuyên ngành kế toán, kiểm toán, có khả năng phát triển và mở rộng kiến thức.

Bốn là, kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán, máy tính và các phương tiện quản lý khác còn có những hạn chế nhất định, kỹ năng về phân tích, tổ chức hệ thống thông tin kế toán bằng phương tiện hiện đại còn ở mức độ thấp.

Năm là, khả năng về ngôn ngữ giao tiếp thông thường (tiếng Anh) hạn chế, tư duy tích lũy am hiểu các vấn đề kế toán, kiểm toán toàn cầu còn thấp, khó hội nhập sâu rộng với kế toán, kiểm toán quốc tế, khả năng hòa hợp với kế toán, kiểm toán quốc tế thì có thể nhưng khả năng hội tụ kế toán quốc tế còn có khoảng cách khá xa.

Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường dịch vụ kế toán ở Việt Nam phải thống nhất với các nước trong khu vực và trên thế giới, và thực tế là hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam đã tiệm cận với hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải tạo được môi trường pháp lý thống nhất, xóa bỏ sự khác biệt tiến đến tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ Quốc tế. Trong hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán phải đảm bảo thống nhất nội dung chương trình đào tạo, thi cử, tiêu chuẩn sát hạch đánh giá chất lượng đào tạo và chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán để tiến tới việc thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán và kiểm toán.

Hội nhập kinh tế Quốc tế hiện nay, việc tiếp tục và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế toán, kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, tuân thủ thông lệ Quốc tế và yêu cầu hội nhập là một sự bức thiết với những lý do sau đây:

Thứ nhất: Xuất phát từ thực trạng kinh tế xã hội của Việt Nam và yêu cầu tất yếu phải nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo ngành kế toán và kiểm toán nói riêng trong quản lý kinh tế hội nhập ngày nay.

Về chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán nói riêng hiện nay của chúng ta còn có khoảng cách so với các nước phát triển trên Thế giới. Việc hội nhập về lĩnh vực đào tạo và giáo dục của chúng ta chậm hơn rất nhiều so với lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực kế toán và kiểm toán nói riêng.

Thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam hội nhập hiện nay đã có nhiều bước phát triển nhưng vẫn còn không ít các vấn đề tồn tại cần phải khắc phục, nhiều vấn đề hạn chế, bất cập nảy sinh từ quá trình quản lý tư duy theo kiểu cũ để lại mà chúng ta đang từng bước cần khắc

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

53

phục và phải học hỏi kinh nghiệm, cách thức quản lý của các nước phát triển. Trong bối cảnh đó, nhiều Quốc gia, nhiều tổ chức nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đang tăng sức ép rất mạnh và yêu cầu Việt Nam tích cực thực hiện các quy định theo thông lệ và hội nhập, trong đó có giáo dục, đào tạo mà yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và ngành kế toán kiểm toán nói riêng là một sự cấp bách.

Thứ hai: Xuất phát từ lý do hội nhập kinh tế Quốc tế và sự thừa nhận lẫn nhau về chất lượng đào tạo và bằng cấp.

Kết quả đào tạo theo kiểu niên chế trước kia của chúng ta không được các nước phát triển thừa nhận. Sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập làm việc, hay vào làm cho các DN nước ngoài tại Việt Nam rất bị thiệt thòi.

Chúng ta cần phải tăng cường khai thác và phát huy lợi thế của người đi sau để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo ngành kế toán và kiểm toán nói riêng cũng như không ngừng nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Sự thay đổi cơ chế đào tạo theo tín chỉ thay cho đào tạo theo niên chế cũng là một yếu tố nâng cao chất lượng đào tạo để được Quốc tế thừa nhận.

Mặt khác, thực trạng trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản lý của chúng ta còn rất hạn chế và đã bộc lộ rất rõ trong thời gian gần đây, thông qua thực tế về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh rất ảm đạm của hầu hết các DN trong nước, mà đặc biệt là là các DN Nhà nước. Chính cách thức quản lý cổ điển và tư duy theo kiểu bao cấp không thể tồn tại trong cơ chế hội nhập hiện nay mà chúng ta phải đi theo một qui luật mới, với những kiến thức mới mà đào tạo có chất lượng là một khâu rất quan trọng hiện nay.

Thứ ba: Xuất phát từ xu thế tất yếu của thời đại và sự hội nhập xóa bỏ khoảng cách giữa trường ĐH Quốc lập và dân lập.

Trong điều kiện hội nhập Quốc tế hiện nay, các quan điểm và suy nghĩ giữa trường Quốc lập và dân lập tuy vẫn tồn tại nhưng đang dần được rút ngắn và từng bước xóa bỏ. Cách hiểu trong quá trình lựa chọn trường để thi tuyển của thí sinh, khi học trong trường và khi ra làm việc ở các cơ quan đâu đó vẫn có suy nghĩ khác nhau. Nhưng thực tế hiện nay, các tổ chức, DN và người sử dụng lao động nhất là các tổ chức Quốc tế, các DN nước ngoài,… họ không quan tâm người học ở đâu, bằng cấp gì mà họ quan tâm người học ra có làm được việc hay không? Hội nhập Quốc tế và theo xu hướng đó, tất yếu mọi trường ĐH khối kinh tế càng phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo ĐH ngành kế toán và kiểm toán.

Thứ tư: Cần phải khắc phục được những bất cập trong chương trình đào tạo cử nhân kế toán và kiểm toán hiện nay đó là:

- Khối lượng đơn vị học trình còn lớn hơn một số nước trên thế giới và khu vực. (Một số nước trên thế giới và khu vực chỉ đào tạo 3 năm).

- Đào tạo kế toán, kiểm toán nặng về chính sách, chế độ và pháp luật chưa thực sự khoa học. Làm hạn chế sự sáng tạo của sinh viên đối với thị trường lao động, nhất là thị trường lao động nước ngoài.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

54

- Đổi mới chương trình đào tạo chưa gắn liền với đổi mới giáo trình, chất lượng giáo trình, tính khoa học và tính hiện đại của giáo trình chưa cao.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, nhất là các phòng thực hành và cơ sở thí nghiệm.

Cơ sở vật chất của các trường ĐH, cao đẳng hầu hết là yếu kém. Nhiều trường thường xuyên phải thay đổi địa điểm, hệ thống máy móc, thiết bị trang bị không đầy đủ nên việc áp dụng công nghệ trong việc học tập là hạn chế đối với sinh viên ngành kế toán hiện nay - ngành mà hiện hầu như các thao tác tính toán trong thực tế đều sử dụng công cụ máy tính.

- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự khai thác và phát huy được hết khả năng tích cực của sinh viên, còn chú ý quá nhiều đến lý thuyết, chưa chú ý đúng mức đến thực hành. Nhất là các môn học cần phải kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành.

Chương trình đào tạo ngành kế toán tại các trường ĐH ở nước ta hiện nay chủ yếu mang tính hàn lâm, nặng về lý thuyết, sinh viên ít được trang bị các kiến thức thực tế, ít có cơ hội tiếp xúc với các DN, các cơ quan nên việc đáp ứng được những yêu cầu của công việc là một trở ngại lớn. Hiện nay, phần lớn các nhà DN, các công ty tư nhân đều cần những người có kinh nghiệm làm việc, song đối với các bạn sinh viên kinh nghiệm gần như là không có hoặc có nhưng rất ít. Lý do này dẫn đến một thực trạng là, có quá ít công việc trong khi đó số lượng các sinh viên tìm việc làm lại rất lớn không đáp ứng kịp thời nguồn cung đòi hỏi. Hàng năm có rất nhiều DN, công ty tư nhân được thành lập tạo ra một khối lượng không nhỏ công việc mới cho các bạn sinh viên mới ra trường. Song một thực tế là số sinh viên tốt nghiệp sau khi ra trường lại quá lớn làm cho số công việc mới không đủ để đáp ứng với nhu cầu số lượng lao động được đào tạo ra.

- Cơ chế kiểm soát ĐH hiện nay của ta đang có nhiều khác biệt với thế giới như Việt Nam đang kiểm soát khá chặt đầu vào, kiểm soát quá trình đào tạo và đầu ra chưa được xác định đúng mức. Ngược lại, thế giới và các nước phát triển lại tăng cường kiểm soát đầu ra và kiểm soát trong quá trình đào tạo. Chính quá trình kiểm soát này tạo nên không ít những bất cập làm chất lượng đào tạo không cao.

Các cơ quan quản lý và Bộ Giáo dục đào tạo vẫn còn một số bất cập trong việc giao chỉ tiêu từng ngành nghề cho các trường. Đôi khi khó kiểm soát được hoạt động đào tạo của các trường ĐH hiện nay. Năm 2008 nước ta có 209 trường Cao đẳng và 160 trường ĐH nhưng đến năm 2012 con số này đã là hơn 412 trường ĐH, cao đẳng. Với một mức tăng nhanh như vậy thì chất lượng, cơ sở thiết bị đào tạo khó có thể đáp ứng kịp thời và nhiều trường đổ xô đào tạo ngành kế toán cho dù trường đó mang tên kỹ thuật, ví dụ như ĐH Kiến trúc, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Điện lực,... Bên cạnh đó đào tạo vẫn chưa gắn với nhu cầu thực tế của xã hội cũng là một trong những hạn chế cần được khắc phục.

- Nội dung và chương trình giảng dạy chưa thực sự khoa học, còn nhiều nội dung trùng lắp, chồng chéo, chưa thiết thực. Cần phân biệt rõ nội dung đào tạo ở ĐH là đào tạo về học thuật, đào tạo nghề nghiệp là đào tạo của hiệp hội nghề nghiệp, và đào tạo để làm cụ thể ở một đơn vị là đào tạo nội bộ. Nội dung và chương trình giảng dạy trong trường ĐH ở Việt Nam chưa thực sự khoa học theo đúng nghĩa của nó. Nhiều nội dung giảng dạy chưa xác định

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

55

rõ được ranh giới đào tạo ĐH với đào tạo nghề nghiệp và đào tạo nội bộ. Vì vậy, ở Việt Nam hiện nay, hầu như đang thực hiện đào tạo ở bậc ĐH cả 3 loại đào tạo này nên vừa trùng lặp, chồng chéo, kéo dài và không thiết thực, gây lãng phí, nhất là môn kế toán còn quá cứng nhắc, bám quá nhiều vào chế độ, thiếu khoa học,…

2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế toán và kiểm toán ở trường ĐH

Xuất phát từ các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo mà các giải pháp sau đây cũng nhằm vào nâng cao chất lượng của các yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo như sau:

Một là, về lực lượng giảng viên:

1. Về con người, lực lượng chính của quá trình đào tạo:

Trường ĐH phải không ngừng nâng cao chất lượng giảng viên và tăng cường chế độ đãi ngộ đối với những giảng viên nói chung và những giảng viên có uy tín, chất lượng của trường hay giảng viên cộng tác (kiêm nhiệm, thỉnh giảng).

Giảng viên và những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn hay chế độ đãi ngộ có liên quan đến giảng viên là vấn đề mấu chốt của chất lượng đào tạo.

Muốn có trò giỏi, tất phải có Thầy giỏi. Giảng viên là nhân tố quan trọng có tính quyết định đến sự thành công, tồn tại và phát triển của trường ĐH và chất lượng đào tạo.

Trường ĐH cần phải tăng cường phát triển về số lượng Giảng viên trên cơ sở sàng lọc, tuyển chọn theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn được nhà trường qui định phù hợp với điều kiện hiện nay.

Tích cực đào tạo, bồi dưỡng những giảng viên đã có, bằng nhiều cách như tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, tham gia các cuộc thi olympic, chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, học cao học, NCS, thi kiểm toán viên hành nghề,… Đãi ngộ tốt với những người, những giảng viên có trình độ, năng lực, uy tín,…

2. Tích cực và tăng cường dự giờ giảng lẫn nhau trao đổi để học hỏi và góp ý cho nhau về chuyên môn, về kinh nghiệm giảng dạy, về phương pháp sư phạm…

3. Tích cực và thường xuyên tổ chức hội thảo khoa học và sinh hoạt chuyên môn. Tích cực mời các chuyên gia đầu ngành có năng lực và uy tín tham dự, góp ý hoặc giảng dạy và cập nhật những kiến thức mới cho giảng viên. (Cả Sinh viên càng tốt).

4. Cho phép Sinh viên lấy phiếu tín nhiệm đánh giá giảng viên giảng dạy để có căn cứ phân loại thi đua, xếp mức lương và sắp xếp cho giảng viên sẽ giảng những khối, lớp nào cho phù hợp.

Việc lấy phiếu tín nhiệm rất phổ biến ở các trung tâm đào tạo bên ngoài. Khi họ mời giảng và trả tiền, họ có quyền yêu cầu và đòi hỏi giảng viên phải có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và uy tín để đáp ứng yêu cầu của họ. Nếu không họ sẽ bị giải thể vì không có người học. (Bao nhiêu lớp tan rã vì giáo viên không đáp ứng được yêu cầu này). Ngày nay,

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

56

trò có quyền đòi hỏi ở Thầy, Thầy, Cô nào đáp ứng được yêu cầu thì tồn tại và phát triển, nếu không sẽ phải ra đi vì qui luật sàng lọc tất yếu của xã hội. Ta nên tôn trọng qui luật này.

Tuy nhiên, cần tránh và cảnh giác với những cách lấy phiếu vì một Mục đích nào đó thiếu khách quan, chỉ lấy phiếu ở một lớp nào đó có vấn đề sau đó kết luận hay lấy phiếu không công khai, lấy phiếu có chủ ý để thực hiện ý đồ cá nhân thì rất nguy hiểm …..

5. Bắt buộc hàng năm, các giảng viên phải có các bài báo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc các bài trên kỷ yếu hội thảo khoa học của trường, của khoa.

Qui định này nhằm thúc đẩy các giáo viên phải nghiên cứu và có quan điểm riêng của mình để đưa ra một vấn đề mới nào đó. Cũng qua đó, đôn đốc và giúp các giáo viên tích cực, chủ động nghiên cứu khoa học.

6. Bắt buộc mọi giảng viên phải đăng ký các đề tài khoa học và giao cho giáo viên phải hoàn thành với sự giúp đỡ về mặt kinh phí phù hợp.

7. Thường xuyên tổ chức thi giáo viên giỏi trong trường và có giải thưởng phù hợp. Việc thi giáo viên dạy giỏi vừa có đủ căn cứ khách quan đánh giá và trao danh hiệu xứng đáng cho những giáo viên giỏi, đồng thời động viên những giáo viên thực sự dạy giỏi, vừa tạo phong trào giảng dạy tốt trong trường học. Những người giữ vị trí lãnh đạo càng phải gương mẫu tham dự thi giáo viên dạy giỏi.

Các giảng viên là những người trực tiếp giảng dạy, là căn cứ để Sinh viên và xã hội đánh giá về chất lượng giảng dạy của trường. Cũng cần phân biệt và đánh giá rất khách quan 2 lĩnh vực công việc trong trường học hiện nay, đó là giảng dạy và quản lý. Giỏi về giảng dạy khác với giỏi về quản lý. Chỉ trao danh hiệu thi đua dạy giỏi cho giảng viên. Trao danh hiệu quản lý giỏi cho nhà quản lý. Trao danh hiệu không đúng sẽ tạo ra không ít bức xúc cho giảng viên, nhiều khi lại rất bất lợi.

Hai là, Về tài liệu giảng dạy, học tập và nghiên cứu:

Để nâng cao chất lượng giảng dạy kế toán và kiểm toán, các trường ĐH phải có đầy đủ các loại tài liệu sau đây:

1 - Tài liệu kế toán và kiểm toán của các trường ĐH có uy tín và danh tiếng, kể cả trong nước và nước ngoài.

2 - Tài liệu nghiên cứu và giáo trình giảng dạy nội bộ của trường.

3 - Tài liệu của hiệp hội nghề nghiệp kế toán và kiểm toán

4 – Chuẩn mực kế toán và kiểm toán trong nước, nước ngoài cho cả lĩnh vực công và tư.

Các tài liệu phải đầy đủ và đáp ứng kịp thời một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất cho giáo viên và Sinh viên khi có nhu cầu. Tránh gây khó khăn hoặc tài liệu chỉ để trưng bày.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

57

Các tài liệu và nội dung giảng dạy phải thực sự khoa học, tránh hiện tượng giảng dạy theo chế độ, nay giảng mai thay đổi. Sự thay đổi thường xuyên không phải là vấn đề khoa học và yêu cầu đào tạo của trường ĐH.

Ba là, về phương pháp đào tạo:

Phải thực hiện đào tạo theo tín chỉ với phương pháp đào tạo tích cực. Phải kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết với thực hành, giữa nhà trường với các cơ quan và DN bên ngoài; giữa các trường với nhau. Phương pháp đào tạo phải khơi dậy tính tích cực, chủ động cho Sinh viên và cả giáo viên. Phương pháp đào tạo phải thực sự tôn trọng sinh viên. Giảng viêng phải có đủ năng lực để giảng dạy trước mọi đối tượng.

Bốn là, Về cơ sở vật chất và trang thiết bị:

Tăng cường cơ sở vật chất và tăng cường trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, phục vụ công tác giảng dạy.

Cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật không thể thiếu khi giảng dạy trong điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo ngày nay.

Năm là, Về hợp tác và quan hệ với hiệp hội nghề nghiệp và các trường ĐH khác:

1. Trường học phải thường xuyên hợp tác và quan hệ với hiệp hội nghề nghiệp kế toán và kiểm toán trong nước và nước ngoài, tích cực cho các giáo viên, Sinh viên tham dự các cuộc thi về chuyên môn nghề nghiệp kế toán và kiểm toán tạo điều kiện cho các Sinh viên và giáo viên cọ xát và nâng cao trình độ chuyên môn và tích luỹ kinh nghiệm.

2. Tăng cường hội thảo khoa học với các trường ĐH khác, với cơ quan và tổ chức chuyên môn khác để có thêm kinh nghiệm và hiểu biết về chuyên môn.

Trường học cần có quy định quy đổi các giờ nghiên cứu khoa học, các bài báo, bài viết loại này ra giờ giảng để trả lương cho giảng viên. (Tất nhiên những loại giờ này phải được tính rất cao mới khuyến khích giáo viên nghiên cứu được).

3. Tích cực mời các báo cáo viên bên ngoài của các đơn vị có liên quan phải có học hàm, học vị, của các trường ĐH khác trong nước, nước ngoài về báo cáo và cùng trao đổi kinh nghiệm cho nhau để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Sáu là, Về chế độ đãi ngộ

Thường xuyên quan tâm đúng mức và không ngừng nâng cao về đời sống vật chất tinh thần cho các giảng viên của trường, đặc biệt là những giảng viên có trình độ và uy tín.

Bảy là, Về quản lý đào tạo:

1. Phải có một bộ phận kiểm tra và giám sát giảng dạy, thi cử của trường một cách độc lập và khách quan.

2. Phải xây dựng hệ thống đề thi và các câu hỏi ôn thi, xây dựng hệ thống các môn học đảm bảo khoa học phù hợp với yêu cầu đào tạo của thời đại.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

58

3. Phải nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm quản lý của các trường có uy tín, danh tiếng và điển hình hiện nay cả trong nước và Quốc tế......

Tám là, Về phía Sinh viên:

Cần nâng cao chất lượng đầu vào của Sinh viên cũng là một vấn đề tác động rất lớn đến chất lượng đào tạo. Ở các trường có uy tín hiện nay do chất lượng đầu vào tốt nên chất lượng đào tạo cũng cao hơn và thuận lợi hơn. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho trường uy tín đó và cũng là vấn đề rất khó khăn của các trường mới hình thành chưa khẳng định được mình trước xã hội.

Lựa chọn, sàng lọc ra những Sinh viên có năng lực, tốt nghiệp xuất sắc để giúp đỡ, phát triển, tạo công ăn, việc làm và phải sử dụng ngay những sinh viên này. Phải có sự quan tâm thực sự đúng mức, kịp thời và tạo điều kiện cho những Sinh viên này khi ra trường có việc làm ngay, có thể nhận vào đào tạo thêm để làm giáo viên, giúp đỡ kinh phí để học cao học, NCS và sau này phải làm việc ở trường hoặc giúp cho các Sinh viên này được vào làm việc cho các DN có nhu cầu và có sự tài trợ học bổng cho Sinh viên .....

Chín là, các giải pháp khác:

Ngoài các giải pháp trên, những giải pháp thứ yếu sau đây cũng không thể bỏ qua như:

1. Phải nhanh chóng hoàn thiện những quy định về đào tạo đảm bảo khoa học, chặt chẽ, đầy đủ và công bố công khai, minh bạch những quy định này trên website của trường để cho Giáo viên và Sinh viên nắm được dễ dàng thực hiện một cách hiệu quả, chất lượng.

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của trường phải gọn nhẹ, sử dụng đúng người, đúng việc, phải có đủ những người lãnh đạo đủ tài, đức, liêm chính và tâm huyết để làm được những công việc trong điều kiện mới.

3. Nêu gương và mời về trường những Sinh viên có nhiều thành tích trong học tập, công tác, đã trưởng thành ngoài xã hội để làm tấm gương, khuyến khích các Sinh viên của trường.

4. Luôn quan tâm tới thực trạng và sự tác động của xã hội để có những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp. Sự tác động của xã hội không những có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy của giáo viên mà cả chất lượng học tập của Sinh viên.

5. Trường ĐH phải thường xuyên có sự trao đổi giữa nhà trường nơi đào tạo và nơi sử dụng lao động để gắn kết giữa trường học với DN, giữa nhà trường với xã hội.

6. Phải thường xuyên thu thập sự phản hồi của nhà tuyển dụng cả trong nước lẫn nước ngoài để cải tiến hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo,...

Điều kiện thực hiện các giải pháp:

1. Đối với Nhà nước và Hiệp hội nghề nghiệp

- Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm giúp các trường ĐH xác định rõ phạm vi, ranh giới giữa nội dung đào tạo học thuật trong trường ĐH và đào tạo nghề nghiệp và đào tạo

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

59

nội bộ để từ đó xây dựng chương trình khung khoa học cho các trường ĐH. Tránh đào tạo chồng chéo, trùng lắp và không cần thiết.

- Phải thực sự trao quyền tự chủ cho các trường ĐH tự quyết định và giải quyết những công việc của trường nằm trong quyền hạn của họ phù hợp và tuân thủ những quy định nhằm tăng cường chất lượng đào tạo.

- Nhà nước phải thực sự có một cơ chế và chính sách kiểm soát chất lượng đào tạo một cách khách quan và chặt chẽ. Chỉ cho phép những trường ĐH nào đủ tiêu chuẩn mới được phép đào tạo ngành kinh tế và chuyên ngành kế toán và kiểm toán. Không cho phép đào tạo tràn lan như hiện nay theo kiểu trăm hoa đua nở. Trường nào không đủ điều kiện và tiêu chuẩn phải dẹp bỏ và dứt khoát không cho phép đào tạo về kế toán và kiểm toán. Phải có những quyết định bình đẳng hoá không phân biệt đối xử trong công việc, kể cả suy nghĩ và hành động giữa ĐH quốc lập và dân lập. Có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời ngay các hiện tượng tiêu cực, cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các trường ĐH một cách đúng đắn, khách quan và minh bạch.

Nhà nước phải thực sự là vai trò nòng cốt quản lý, định hướng đào tạo, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá và xử lý vô tư, khách quan để tạo ra uy tín đem lại sự công bằng và chất lượng thực sự cho các trường ĐH, cho xã hội để người học và nhà tuyển dụng có được những căn cứ khách quan lựa chọn được những Sinh viên có chất lượng thực sự.

- Có chế độ ưu tiên cộng điểm hoặc miễn thi một số môn nào đó mà sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán trong trường ĐH đạt kết quả cao trong các kỳ thi tại trường, hoặc có đạt giải trong các kỳ thi quốc gia hoặc quốc tế có liên quan đến kế toán và kiểm toán.

- Hiệp hội nghề nghiệp phải thường xuyên quan tâm và tổ chức các cuộc thi về chuyên môn nghề nghiệp kế toán và kiểm toán tạo điều kiện cho các Sinh viên và giáo viên tham dự.

- Hiệp hội nghề nghiệp phải tích cực cùng các trường ĐH tổ chức đào tạo, cập nhật và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các giáo viên và Sinh viên của trường.

2. Đối với các trường ĐH khối kinh tế

- Phải có sự chỉ đạo đồng bộ giữa Đảng ủy, ban Giám đốc từ trên xuống dưới.

- Phải đồng thuận thực hiện

- Phải làm đúng quy định

- Phải có đủ cơ sở vật chất, tài liệu cho Sinh viên

- Có đủ kinh phí để thực hiện

- Phải có đủ lực lượng cán bộ, giáo viên có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, cũng như lòng nhiệt huyết và sự say mê, yêu nghề mới có thể thực hiện được.

3. Đối với các cơ quan, DN và tổ chức sử dụng lao động

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

60

- Các cơ quan, DN và các tổ chức sử dụng lao động cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhà trường để thực hiện tuyển dụng và sử dụng những Sinh viên có chất lượng cao thực sự.

- Phải thực sự quan tâm và ưu tiên cho những sinh viên có đủ trình độ, năng lực, có nguyện vọng và có nhiều thành tích trong học tập được thực tập, sự tuyển dụng các Sinh viên vào làm việc sau này cần có sự ưu tiên cho những Sinh viên học giỏi thậm chí xét tuyển thẳng cho những Sinh viên xuất sắc vào làm việc tại cơ quan và DN.

Chất lượng đào tạo trong trường học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động kể cả trào lưu, sự ảnh hưởng của xã hội và tính chất thời đại. Trên đây chỉ là một số vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo được gợi mở. Việc thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo của trường không tách rời yêu cầu và sự tác động của xã hội. Tuy nhiên, để làm được việc nâng cao chất lượng đào tạo thì một trong yếu tố chủ quan có liên quan trực tiếp đến chất lượng giảng dạy mà trường ĐH có thể làm được đó là phải gạt bỏ tất cả các mối quan hệ và lợi ích cá nhân, phải biết hy sinh vì cái chung, vì chất lượng đào tạo và sự tồn tại phát triển của trường, mới có thể làm được. Đây là một vấn đề phức tạp, không phải làm ngày một, ngày hai, phải làm từng bước và lâu dài mới có được kết quả như mong muốn.

------------------------- Tài liệu tham khảo

1 - Hội thảo Quốc tế về “Đổi mới công tác đào tạo kế toán, kiểm toán ở bậc ĐH tại Việt Nam” ACCA, VAA, 5/2011. 2 - GS.TS. Đặng Thị Loan – Trường ĐH kinh tế quốc dân “Thực trạng và giải pháp đổi mới nội dung đào tạo kế toán và kiểm toán trình độ ĐH ở Việt Nam” – Tạp chí Kiểm toán - số 6 (127) tháng 6/2011. 3 - MAJO GOERGE – giảng viên trường ĐH RMIT tại Việt Nam – “Các khuyến nghị về đổi mới chương trình giảng dạy - Tạp chí Kiểm toán - số 6 (127) tháng 6/ 2011. 4 - PGS.TS. Vũ Hữu Đức – Trường ĐH mở TP HCM “Đào tạo kế toán Việt Nam” – Thực trạng và giải pháp” - Tạp chí Kiểm toán - số 6 (127) tháng 6/2011. 5 - Chương trình đào tạo Kiểm toán viên Nhà nước của cộng hòa Liên Bang Đức; Cồng hòa séc; Nhật Bản; Trung Quốc; Canada; Malaixia; Inđônêxia... 6 - TS. Trần Phước – Trường ĐH Công nghiệp TP HCM “Phát triển chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán Việt Nam thời kỳ hiện đại hóa – công nghiệp hóa và hội nhập Quốc tế” - Tạp chí Kiểm toán - số 6 (127) tháng 6/2011. 7 - Nhân lực ngành kế toán, kiểm toán - chưa thể hội nhập sâu. Nghiêm Huê, Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ GD và ĐT 8 - Đổi mới công tác đào tạo kế toán – kiểm toán trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Trương Bá Thanh – Trần Đình Khôi Nguyên, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng. 9 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: đổi mới đào tạo kế toán – kiểm toán trong các trường ĐH khối kinh tế ở Việt Nam. 10 - Chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán và giáo trình của Học viện Tài chính; các trường ĐH kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại,…

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

61

ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN THEO HƯỚNG “VỮNG LÝ THUYẾT, GIỎI THỰC HÀNH”

BIỆN PHÁP TỪ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Ths. Đỗ Thị Minh Tâm Đại học Tây Bắc

Chương trình đào tạo đại học (ĐH) là nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng chương trình đào tạo là một quá trình diễn ra liên tục, đổi mới không ngừng nhằm đáp ứng với nhu cầu của tình hình mới. Nắm vững yêu cầu đó, Khoa Kinh tế - Trường ĐH Tây Bắc đã và đang liên tục hoàn thiện chương trình đào tạo đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Từ thực tế đó, bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả việc xây dựng chương trình đào tạo hệ cử nhân trong các trường ĐH.

Được thành lập vào tháng 7/2009, Khoa Kinh tế là một trong những khoa có tuổi đời trẻ nhất của Trường ĐH Tây Bắc. Với sức trẻ, sự năng động, Khoa được đánh giá là giàu tiềm năng phát triển. Là một trong những ngành đào tạo đầu tiên của Khoa Kinh tế, chuyên ngành kế toán đã đóng góp không nhỏ vào những thành tựu mà Khoa đã đạt được. Để góp phần vào việc thực hiện các giải pháp để đạt được mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 là khoa đi đầu trong việc đào tạo cử nhân kinh tế, kế toán và quản trị kinh doanh thực hành, bộ môn Kế toán đã nỗ lực không ngừng hoàn thiện chất lượng dạy và học. Với 9 khóa sinh viên đã tốt nghiệp (K45 đến K53), trong đó có nhiều sinh viên đang công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức quan trọng trên địa bàn khu vực Tây Bắc và một số tỉnh trong cả nước. Các em đang dần khẳng định vị trí của mình trong công việc và cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển chung của khu vực Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán được xây dựng bởi nhà trường, các cán bộ giáo viên Khoa Kinh tế phối kết hợp cùng các phòng ban có liên quan, dựa trên kinh nghiệm thực tế giảng dạy và tham khảo chương trình đào tạo kế toán của các trường Kinh tế đã được áp dụng giảng dạy lâu năm như Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Với mục tiêu phát triển chương trình đào tạo, tập trung thực hiện đào tạo cử nhân thực hành, đến nay chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán đã có những thay đổi đáng chú ý như sau: chương trình đào tạo thứ nhất áp dụng cho khóa đầu tiên là khóa 45 (năm học 2004 – 2005), chương trình thứ hai chỉnh sửa áp dụng cho khóa 46-49, chương trình đào tạo thứ 3 áp dụng cho khóa 50 - 52 (xây dựng từ chương trình niên chế học phần sang chương trình đào tạo tín chỉ), chương trình đào tạo thứ 4 áp dụng cho khóa 53 trở đi.

Để thấy được sự thay đổi giữa các chương trình trước và sau khi thay đổi, tác giả tiến hành thống kê và so sánh như sau:

Đối với khoá 45 mục tiêu đào tạo hướng tới việc đưa kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cở sở ngành áp dụng vào chương trình đào tạo là chủ yếu, kiến thức chuyên ngành chiếm

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

62

tỷ lệ ít trong toàn bộ chương trình. Đối với khoá 46-49 mục tiêu đào tạo có chút thay đổi, kiến thức chuyên ngành được chú trọng nhưng chưa sâu. Vẫn nặng về kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ sở ngành.

Bảng 1.1: Chương trình đào tạo đại học kế toán niên chế học phần áp dụng

cho khoá 45, khoá 46-49 Áp dụng cho khoá 45 Áp dụng cho khoá 46-49 Chương trình ĐH Kế toán Số học trình Tỷ lệ (%) Số học trình Tỷ lệ (%)

Kiến thực giáo dục đại cương 70 43,48 70 33,65 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 133 65,52 138 66,35 Kiến thức cơ sở ngành 72 35,47 74 36,45 Kiến thức chuyên ngành 46 22,66 49 24,14 Chuyên đề tốt nghiệp 5 2,46 5 2,46 Thi tốt nghiệp hoặc khoá luận 10 4,93 10 4,93

Tổng 203 100 208 100

Nhìn vào bảng 1.1, ta thấy chương trình đào tạo áp dụng cho Khóa 45 và áp dụng cho Khóa 46- 49 có sự thay đổi về tổng số đơn vị học trình, từ 203 học trình lên 208 học trình, trong đó Kiến thức giáo dục đại cương vẫn giữ nguyên là 70 đơn vị học trình nhưng so với tổng số học trình của chương trình thì khối lượng kiến thức này giảm từ 34,48% xuống còn 33,65%, Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tăng 5 đơn vị học trình từ 133 (chiếm 62.52%) lên 138 đơn vị học trình (chiếm 66.35%). Việc thay đổi giữa hai chương trình chủ yếu do thay đổi phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, thêm và bớt một số môn trong chương trình. Vậy chương trình áp dụng cho Khóa 46-49 đã có những thay đổi nhất định, hướng tới các môn học có tính ứng dụng hơn so với chương trình áp dụng cho khóa 45, tuy nhiên sự thay đổi này chưa đáng kể, khối lượng kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ chương trình, trong khi kiến thức chuyên ngành vẫn đang chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, nội dung các học phần vẫn mang nặng tính lý thuyết hàn lâm, ít hoặc không có kiến thức thực hành.

Với xu hướng đổi mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu chuyển đổi từ việc thực hiện chương trình đào tạo theo hệ thống niên chế thành đào tạo theo hệ thống tín chỉ kiểu Hoa Kỳ, bắt đầu từ năm học 2008- 2009 và đòi hỏi phải hoàn tất việc chuyển đổi này trước năm 2012. Cho đến nay, rất nhiều trường ĐH trong cả nước đã áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ, trong đó có trường ĐH Tây Bắc áp dụng từ khóa K50 (năm học 2009 – 2010) trở đi. Theo hình thức đào tạo này sinh viên tùy theo khả năng học tập của mình có thể quyết định số tín chỉ mình có thể hoàn thành trong một kỳ. Như vậy, sinh viên giỏi có thể rút ngắn thời gian học tập, không nhất thiết phải mất 4 năm như đào tạo niên chế học phần trước đây. Thời lượng trên lớp giảm, giúp sinh viên có nhiều thời gian tự học, tự nghiên cứu. Điều này có tính hợp lý, không nhất thiết giáo viên phải giảng toàn bộ giáo trình cho sinh viên ghi chép. Có nhiều vấn đề không cần giảng mà sinh viên có thể tự mình đọc hiểu được. Đây là điều cần thiết nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. Để đáp ứng yêu cầu đó Khoa Kinh tế đã xây dựng lại Chương trình đào tạo ĐH Kế toán theo chế độ tín chỉ.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

63

Bảng 1.2: Chương trình ĐH kế toán tín chỉ áp dụng cho Khóa 50- 52 so sánh với khóa 46- 49

Áp dụng từ Khóa 50 đến 52 Áp dụng cho khoá 46-49 CHƯƠNG TRÌNH ĐH KẾ TOÁN Số tín chỉ Tỷ lệ ( % ) Số học trình Tỷ lệ (%)

Kiến thức giáo dục đại cương 42 31,58 70 33,65 Kiến thức giáo dục chuyên ngiệp 91 68,42 138 66,35 Kiến thức cơ sở ngành 39 29,32 74 36,45 Kiến thức chuyên ngành 42 31,58 49 24,14 Thực tập tốt nghiệp và Khóa luận (hoặc tích lũy các học phần tương đương 10 7,52 5 2,46

Tổng 133 100 208 100

Toàn bộ chương trình là 133 tín tương đương gần 200 đơn vị học trình, kiến thức giáo dục đại cương 42 tín, chỉ còn chiếm 31,58%, chủ yếu giảm ở nhóm học phần chính trị từ 28 đơn vị học trình xuống còn 10 đơn vị tín chỉ, bớt học phần Quy hoạch tuyến tính, Tiếng anh 3…, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 91 tín chiếm 68,42% (kiến thức cơ sở ngành giảm và kiến thức chuyên ngành tăng). Có thêm nhiều môn chuyên ngành mới bổ sung vào chương trình, ví dụ như: Kế toán máy trong đơn vị hành chính sự nghiệp, Kế toán thuế…. Ngoài ra, chương trình có 8 môn tự chọn tạo điều kiện cho sinh viên có thể đăng ký chọn môn học tùy theo sở thích và năng lực bản thân, tăng tính chủ động cho sinh viên trong việc đăng ký giáo viên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhà trường gặp không ít khó khăn từ vấn đề tự học của sinh viên, từ phía người dạy thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống, từ cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng nhu cầu học và dạy... Vì vậy, việc lấy ý kiến phản hồi từ người học và người sử dụng lao động từ khóa 45 (chương trình đào tạo theo niên chế học phần) và khóa 50 (chương trình đào tạo tín chỉ) với mục đích đánh giá sự xây dựng chương trình có thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội là rất cần thiết, là một cơ sở quan trọng trong quá trình tiếp tục xây dựng chương trình đào tạo cho các khóa tiếp theo của nhà trường và của Khoa Kinh tế và của bộ môn kế toán. Nhóm giảng viên đã thực hiện điều tra với 365 phiếu khảo sát phát ra trên 547 sinh viên đã tốt nghiệp, thu về được 122 phiếu của các sinh viên đã tốt nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014, tương ứng với các khóa đào tạo từ K45 ĐH Kế toán đến K51 ĐH Kế toán trên địa bàn 3 Tỉnh Tây Bắc gồm: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Kết quả điều tra khảo sát chương trình đào tạo thông qua bảng sau:

Bảng 1.3: Đánh giá chương trình đào tạo Mức độ đánh giá

1 2 3 4 5 Tổng

Số lần trả lời

%

Số lần trả lời

%

Số lần trả lời

%

Số lần trả lời

%

Số lần trả lời

%

Số lần trả lời

%

1 Chương trình đào tạo

1.1 Ngành học có mục tiêu rõ ràng, phù hợp với yêu cầu XH 2 1.64 11 9.02 35 28.69 42 34.43 32 26.23 122 100

1.2 Cấu trúc chương trình mềm dẻo, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên 5 4.10 44 36.07 36 29.51 16 13.11 21 17.21 122 100

1.3 Tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành hợp lý 40 32.79 24 19.67 27 22.13 15 12.30 16 13.11 122 100

1.4 Tổ chức các khóa tập huấn, thuyết trình, tọa đàm kỹ năng mềm cho sinh viên 56 45.90 24 19.67 22 18.03 5 4.10 15 12.30 122 100

1.5

Sự vận dụng kiến thức và kỹ năng của các môn học trong chương trình vào công việc hiện tại 9 7.38 47 38.52 23 18.85 18 14.75 25 20.49 122 100

(Thang điểm từ 1 là không tốt đến 5 là tốt nhất)

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

64

Phân tích cụ thể từng chỉ tiêu ta thấy:

Về chương trình đào tạo

Biểu đồ 1: Ngành học có mục tiêu rõ ràng, phù hợp với yêu cầu xã hội

Điểm 5 chiếm 26,23%, điểm 4 chiếm 34,43%, điểm 3 chiếm 28,69%, còn lại là điểm 1 và điểm 2. Đa số sinh viên đánh giá cao về mục tiêu của chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán rõ ràng và phù hợp với yêu cầu xã hội.

Biểu đồ 2: Cấu trúc chương trình mềm dẻo, tạo điều kiện cho sinh viên

Điểm 5 chiếm 17,21%, điểm 4 chiếm 13,11%, điểm 29,51%, điểm 2 chiếm 36,07%,

điểm 1 chiếm 4,1%. Cấu trúc chương trình được đánh giá chưa cao thể hiện qua tỷ lệ điểm 4 và điểm 5 thấp hơn nhiều so với tỷ lệ của điểm 2, 3. Bên cạnh đó điểm 1 chiếm tỷ lệ tuy nhỏ nhưng cũng cần lưu ý về chương trình đào tạo chưa có cấu trúc thực sự mềm dẻo để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên.

Biểu đồ 3: Tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý

Điểm 5 và điểm 4 chiếm tỷ lệ nhỏ, điểm 1 chiếm tỷ lệ lớn nhất (32,79%), điểm 2 và

điểm 3 chiếm tỷ lệ lần lượt là 19,67% và 22,13%. Điều này cho thấy nhược điểm của chương

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

65

trình đào tạo trước khi chỉnh sửa chưa phân bổ hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, lý thuyết chiếm chủ yếu còn thực hành không đáng kể, dẫn đến sinh viên ra trường không bắt kịp với công việc thực tế vì chưa được thực hành làm thực tế bao giờ, trong khi nghề kế toán yêu cầu phải có kinh nghiệm thực tế thì mới đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Biểu đồ 4: Tổ chức các khóa tập huấn, thuyết trình, tọa đàm, kỹ năng mềm cho sinh viên

Điểm 4 và điểm 5 chiếm tỷ lệ rất nhỏ (tương ứng với 4,1% và 12,3%), còn điểm 1, 2, 3 chiếm tỷ trọng lớn xấp xỉ 83%, cho thấy đây là nhược điểm lớn trong chương trình đào tạo của nhà trường và của khoa, chưa trang bị những kỹ năng mềm cho sinh viên chuẩn bị hành trang trong quá trình xin việc và làm việc.

Biểu đồ 5: Sự vận dụng kiến thức và kỹ năng của các môn học vào công việc hiện tại

Thêm một tiêu chí về chương trình đào tạo được sinh viên đánh giá rất thấp, cụ thể:

điểm 4 và điểm 5 chiếm tỷ lệ 35,25%, còn điểm 1,2,3 chiếm tỷ lệ lớn 64,75%. Nguyên nhân do cấu trúc chương trình chưa mềm dẻo, tỷ lệ phân bổ lý thuyết và thực hành không hợp lý, có quá nhiều lý thuyết và rất ít thực hành trong chương trình, chưa có nhiều các lớp tập huấn tọa đàm để rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên, khả năng liên hệ ứng dụng các kiến thức kỹ năng đã học của sinh viên chưa cao nên việc vận dụng kiến thức và kỹ năng của các môn học vào công việc bị đánh giá thấp.

Chính từ việc đánh giá này, một lần nữa Khoa Kinh tế lại xây dựng thay đổi chương trình đào tạo, để bắt kịp với nhu cầu và xu hướng Đào tạo ra các cử nhân trình độ ĐH Kế toán có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo để có thể hành nghề trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Sinh viên ra trường có khả năng thực hiện các nghiệp vụ về kế toán, phân tích dự báo tài chính trong các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính sự nghiệp…. Có thể tiếp tục tự học,

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

66

tham gia học tập ở bậc học cao hơn để trở thành các nhà quản lý tài chính, các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán.

Chương trình đào tạo mới với môn thực hành kế toán như: Thực hành kế toán sản xuất (3 tín chỉ), Thực hành kế toán thương mại và dịch vụ (2 tín chỉ), Thực hành kế toán xây lắp (2 tín chỉ), Thực hành kế toán công (3 tín chỉ) tương ứng với các loại hình doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, doanh nghiệp xây lắp và các đơn vị hành chính sự nghiệp. Điểm mới trong các môn thực hành là sinh viên thực hành công việc kế toán thực tế, dựa trên bộ chứng từ riêng mang đặc trưng của từng đơn vị cụ thể. Từ đó, sinh viên được tiếp cận và làm việc trực tiếp trên chứng từ thực tế, lên sổ và lập báo cáo tài chính. Sinh viên được rèn kỹ năng tự kiểm tra, kiểm soát trước khi có thanh tra, kiểm toán tài chính. Đây chính là điểm đổi mới căn bản làm tăng lên đáng kể khối kiến thức chuyên ngành. Cụ thể:

Bảng 1.3 Chương trình ĐH kế toán tín chỉ áp dụng cho Khóa K53 đến nay Áp dụng từ Khóa 53 đến nay Áp dụng từ khóa K50 – K52 CHƯƠNG TRÌNH ĐH KẾ TOÁN Số tín chỉ Tỷ lệ (%) Số tín chỉ Tỷ lệ (%)

Kiến thức giáo dục đại cương 39 26.53 42 31,58 Kiến thức giáo dục chuyên ngiệp 108 73.47 91 68,42 Kiến thức cơ sở ngành 42 28.57 39 29,32 Kiến thức chuyên ngành 55 37.41 42 31,58 Thực tập tốt nghiệp và Khóa luận (hoặc tích lũy các học phần tương đương 11 7.48 10 7,52

Tổng 147 100 133 100

Nhìn vào bảng 1.3 ta thấy, chương trình đào tạo áp dụng cho khóa K53 đến nay được xây dựng với việc áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ đã giảm bớt dần các môn học đại cương chú trọng hơn tới các môn Kiến thức chuyên ngành. Cụ thể với K53: toàn bộ chương trình đào tạo là 147 tín chỉ trong đó: Kiến thức giáo dục đại cương chiếm 39 tín chỉ (tương đương 26.53%), còn lại Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 108 tín chỉ (tương đương 73.47%). Trong Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp thì kiến thức chuyên ngành chiếm tới 55 tín chỉ (tương đương 37.41%).

So với khóa K45-K49, thì tỷ lệ các môn thực hành đã được tăng lên đáng kể (14 tín chỉ). Nếu như khóa K45- K49, sinh viên học nặng về lý thuyết và không được áp dụng vào thực hành cho các môn chuyên ngành kế toán, thì đối với khóa K53 đến nay sinh viên đã được rèn luyện những kỹ năng thực hành ngay khi ngồi trên ghế nhà trường điều này khiến cho sinh viên thuận lợi hơn khi tiếp xúc với công việc ngoài thực tế.

So với khóa K50-K52 thì tỷ lệ thực hành của khóa K53 đến nay nhiều hơn 10 tín chỉ, nếu trước đó sinh viên chỉ được thực hành trên phần mềm kế toán MISA áp dụng cho doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp thì nay sinh viên đã được cung cấp thêm các kỹ năng thực hành trên exel tương ứng với các loại hình doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, doanh nghiệp xây lắp và các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Để thực hiện tốt việc đổi mới chương trình giảng dạy đối với khóa K53 đến nay, hệ thống máy tính ở phòng máy cũng thường được sửa chữa để phục vụ tốt hơn cho sinh viên học tập. Đối với giảng viên cũng phải cập nhật, thay đổi phương pháp giảng dạy để phù hợp

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

67

với chương trình đổi mới, như xây dựng bộ chứng từ mô phỏng cho từng môn thực hành, cập nhật các thông tư, nghị định mới để áp dụng vào thực hành. Hiện nay, khoa cũng đã đề xuất với nhà trường về việc xây dựng một phòng thực hành với đầy đủ các bộ dữ liệu về hóa đơn, chứng từ, báo cáo của các doanh nghiệp, tạo ra môi trường làm việc học tập giống với thực tế, để sinh viên có thể trực tiếp thực hành, làm quen với công việc của kế toán ngay từ khi con ngồi trên ghế nhà trường.

*Nhận xét chung

Việc thay đổi chương trình đạo tạo khi tăng cường các môn thực hành kế toán của chương trình K53 trở lại đây, mang lại rất nhiều thuận lợi cho sinh viên như, về lý thuyết sẽ được thực tế hóa áp dụng ngay vào thực hành trên chứng từ, sổ sách mô phỏng, điều này sẽ giúp cho sinh viên tiếp nhận kiến thức nhanh, ghi nhớ tốt hơn, khoa học hơn khi chỉ học lý thuyết suông như các khóa trước.

Bài học kinh nghiệm:

Xuất phát từ những hiệu quả đã đạt được sau những lần xây dựng, chỉnh sửa chương trình đào tạo theo hướng phù hợp tại Trường ĐH Tây Bắc, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm, góp phần hoàn thiện công tác xây dựng chương trình đào tạo tại các trường ĐH, cụ thể như sau:

Một là, việc xây dựng sửa đổi chương trình cần có sự tham gia rộng rãi của các đối tượng có liên quan như: cần làm một cuộc điều tra rộng rãi về yêu cầu đáp ứng công việc của sinh viên ra trường, đối với các doanh nghiệp, các đơn vị tuyển dụng, các kế toán đang làm việc thực tế trong các đơn vị, lấy ý kiến của các giảng viên giảng dạy, các cựu sinh viên và các sinh viên hiện tại để đảm bảo chỉnh sửa chương trình đào tạo đáp ứng với yêu cầu đào tạo thực tế hiện nay. Cần tham khảo cách sửa đổi chương trình của các trường ĐH trong nước và quốc tế, để đảm bảo việc chỉnh sửa có được cái nhìn rộng, dài hạn, tránh được những sai lầm, những tồn tại của những trường đã đi trước và học hỏi được cách chỉnh sửa chương trình cho phù hợp với thực tế của trường về đội ngũ giảng viên, sinh viên, cơ sở vật chất hiện nay… Việc thực hiện chỉnh sửa, cần có sự chỉ đạo sát sao và sự phối hợp chặt chẽ từ Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, Bộ môn, các giảng viên và các đối tượng có liên quan. Đặc biệt, đối với góc độ Bộ môn là người trực tiếp thực hiện chương trình đào tạo, cần phải tổ chức các buổi hội thảo để tổng hợp các ý kiến đóng góp thiết thực trực tiếp từ các giảng viên giảng dạy để đưa ra chương trình chi tiết chỉnh sửa phù hợp nhất.

Hai là, cần sửa đổi chương trình theo hướng tăng cường thời lượng giành cho thực hành rèn nghề, đảm bảo sinh viên học lý thuyết đến đâu được thực hành rèn nghề luôn đến đó, cần rút bớt khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành xuống để đảm bảo khối kiến thức đại cương và cơ sở ngành chiếm tỷ lệ 50%. Khối lượng kiến thức đại cương giữa các ngành trong trường đảm bảo tương đồng nhau, khối lượng kiến thức cơ sở ngành trong những ngành của Khoa Kinh tế cũng đảm bảo tương đồng nhau, để dễ dàng trong việc thực hiện đào tạo liên thông dọc, liên thông ngang giữa các chương trình với nhau. Ngoài ra, đối với các hệ đào tạo khác của một ngành cũng cần thống nhất theo một chương trình đào tạo chung để dễ dàng cho việc quản lý và thực hiện đào tạo.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

68

Ba là, trong chương trình đào tạo, cần chú trọng tổ chức các buổi hội thảo, ngoại khóa, các câu lạc bộ… nhằm giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc thực tế sau khi ra trường. Sinh viên có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được môi trường quốc tế.

Bốn là, Nhà trường trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy chiếu, loa míc… tại các phòng học, tại các phòng máy tính, cần trang bị đủ số máy tính, ghế ngồi, máy chiếu, loa, mic…đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng bảo trì máy móc để đáp ứng nhu cầu dạy và học của giảng viên và sinh viên. Tăng cường tập huấn cán bộ, học hỏi các trường có quy mô lớn và đi trước sử dụng phần mềm đăng ký học cho sinh viên nhằm tránh tình trạng quá tải khi sinh viên đăng ký học và xử lý các tình huống có thể xảy đến trong quá trình sinh viên đăng ký học các tín chỉ.

Năm là, cần tiến hành đào tạo và bồi dưỡng kiến thức thực tế cho đội ngũ giảng viên. Đội ngũ đi tiên phong trong việc chỉnh sửa chương trình, để họ có tư duy và định hướng và có phương pháp giảng dạy, đáp ứng được với chương trình đã chỉnh sửa. Ngoài ra, mỗi giảng viên được coi là những hạt nhân quan trọng, trong việc chỉnh sửa chương trình, do đó mỗi giảng viên phải tự vận động, tìm hiểu thực tế và đưa ra nội dung chỉnh sửa chi tiết đối với từng học phần cụ thể như thế nào, để đáp ứng được mục tiêu đào tạo thực tế hiện nay và trong thời gian tới.

Tóm lại, chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng thực hành đã và đang góp phần đào tạo nên các thế hệ sinh viên “Vững lý thuyết - Giỏi thực hành - Nhanh vào thực tiễn”, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thời đại mới.

-----------------------------

Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Anh Ngọc (2014), Điều tra kết quả việc làm và chất lượng làm việc của sinh viên chuyên ngành kế toán trường ĐH Tây Bắc, Trường ĐH Tây Bắc.

2. Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Phương Anh (2015), Bước đầu khảo sát hiệu quả các môn thực hành kế toán trong ngành kế toán tại trường ĐH Tây Bắc, Trường ĐH Tây Bắc.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

69

SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐÀO TẠO KIỂM TOÁN GIỮA QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM

PGS. TS. Trần Mạnh Dũng (CPA) -TS. Nguyễn Thị Mỹ Đại học Kinh tế quốc dân

Nghiên cứu này được thực hiện, nhằm chỉ ra sự khác biệt đáng kể, trong đào tạo kiểm toán trong môi trường quốc tế và Việt Nam, ở cấp bậc cử nhân. Qua đó, đưa ra một số suy ngẫm riêng của nhóm tác giả về khoảng cách này. Cũng thông qua thực trạng đào tạo kiểm toán trong môi trường quốc tế, mà nó sẽ là bài học hữu hiệu cho các nhà quản lý của Việt Nam, trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán, đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu rộng về đào tạo kiểm toán theo thông lệ quốc tế. Qua đó, góp phần vào công cuộc đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục đại học ở Việt Nam, trong đó có đào tạo kiểm toán.

Từ khóa: Đào tạo Kiểm toán, sự khác biệt, Việt Nam

1. Giới thiệu

Với sự hội nhập sâu rộng giữa Việt Nam với quốc tế trong đó Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ký kết Hiệp định Thương mại song phương (như Hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ); Ký kết Hiệp định Thương mại đa phương (như TPP)… thì nó ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có ngành giáo dục và đào tạo, mà cụ thể hơn nữa là đào tạo kiểm toán trong các trường đại học của Việt Nam.

Hòa theo chủ trương lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong việc đổi mới căn bản trong giáo dục và đào tạo; trong đó có đào tạo các môn học kiểm toán cũng như hòa nhập theo thông lệ chung về đào tạo kiểm toán trên thế giới, thì đào tạo kế toán và kiểm toán cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng kế toán, kiểm toán, để đáp ứng các yêu cầu trên.

Dựa vào kinh nghiệm của nhóm tác giả, kết hợp với quan sát, phỏng vấn; nhóm tác giả đưa ra các minh chứng về đào tạo kiểm toán trong ngữ cảnh quốc tế có gắn với môi trường đào tạo tại Australia. Theo đó, các vấn đề về đội ngũ giảng viên; Thời lượng môn học; Thời gian học; Tài liệu giáo trình; Chương trình đào tạo; Cơ sở dữ liệu; Đánh giá sinh viên; Phương pháp giảng dạy,… sẽ được phân tích bàn luận chi tiết.

2. Sự khác biệt trong đào tạo kiểm toán giữa quốc tế và Việt Nam

Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo rất đa dạng, phần lớn có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ đúng chuyên ngành. Tuy nhiên, điều khác biệt lớn giữa đội ngũ giảng viên của quốc tế và Việt Nam ở chỗ, các giảng viên đã có kinh nghiệm thực tế tại các công ty kế toán và kiểm toán hoặc tư vấn. Mặc dù, hiện tại họ đang là giảng viên của

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

70

các trường đại học nhưng họ vẫn tham gia với các doanh nghiệp (DN) về tư vấn, kế toán, kiểm toán hoặc thậm chí vẫn điều hành không chỉ một DN mà còn nhiều DN có liên quan đến nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế, quản trị kinh doanh, ... Chính vì vậy, mà bài giảng của họ thường lôi cuốn, cuốn hút sinh viên qua các kiến thức hàn lâm có gắn với các ví dụ minh họa, rất cụ thể và rõ ràng. Qua đó, tạo cho sinh viên hứng thú và hiểu rõ kiến thức ngay ở trên lớp học.

Một điều khác biệt nữa mà chúng ta có thể nhận thấy là khả năng nghiên cứu, viết bài, tham dự hội thảo quốc gia và quốc tế của đội ngũ giảng viên quốc tế rất mạnh. Hàng năm, giảng viên vẫn công bố cập nhật các nghiên cứu của mình trên website của Khoa, của trường và việc nghiên cứu này cũng là tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên cũng như xếp hạng các trường Đại học.

Ngược lại, đội ngũ giảng viên giảng dạy môn kiểm toán lại các trường Đại học của Việt Nam, phần nhiều là các sinh viên xuất sắc được giữ lại trường. Sau đó, các giảng viên này cũng học sau Đại học để nâng cao trình độ. Mặc dù, kiến thức thực tế còn hạn chế, nhưng hiện tại một số trường Đại học cũng đang khuyến khích giảng viên làm việc hoặc kết hợp cùng các công ty kiểm toán thực hiện các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC), kiểm toán hoạt động, tư vấn,… để có cái nhìn sâu sắc hơn về nghề nghiệp kiểm toán. Các trường đại học cũng yêu cầu số giờ định mức nghiên cứu khoa học qua Hội thảo, bài viết, xây dựng đề cương, phản biện,… Tuy nhiên, nhiều giảng viên cũng đang cố gắng để hoàn thành giờ nghĩa vụ nghiên cứu khoa học.

Thời lượng môn học và thời gian học

Ở mức độ cử nhân kế toán, ở tầm quốc tế các sinh viên được học môn kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo (Auditing & Assuvance Services) với 6 tín chỉ. Khác với quốc tế, các trường đại học đào tạo sinh viên chuyên ngành kế toán, sinh viên được học một số môn học liên quan đến kiểm toán như: Lý thuyết kiểm toán hay kiểm toán căn bản (3 tín chỉ); Kiểm toán BCTC (3 tín chỉ); Kiểm toán hoạt động (3 tín chỉ). Ngoài ra, đối với sinh viên chuyên ngành kiểm toán, còn học thêm một số môn học có liên quan như: Kiểm toán BCTC 2 (3 tín chỉ); Kiểm toán nội bộ (3 tín chỉ), Kiểm toán nội bộ (3 tín chỉ),…

Có điều khác biệt rất lớn giữa quốc tế và Việt Nam đó là, ở cấp bậc cử nhân, các trường quốc tế chỉ đào tạo chuyên ngành kế toán; trong khi đó, trong ngữ cảnh Việt Nam, một số trường có đào tạo chuyên ngành kiểm toán. Hơn nữa, các trường quốc tế hầu như chỉ dạy duy nhất môn kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo; trong khi đó, tại Việt Nam sinh viên được học rất nhiều môn học khác nhau, liên quan đến kiểm toán.

Cũng giống như các trường Đại học quốc tế, nhiều trường đã giảng dạy các môn học kiểm toán toán trong cả 3 kỳ sau khi sinh viên đã học các môn học cơ bản như kế toán căn bản, kế toán tài chính (KTTC)…

Các trường Đại học của Việt Nam thường giảng dạy vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Tuy nhiên, một số các trường Đại học quốc tế phân ra nhiều buổi học như buổi sáng, buổi chiều và buổi tối. Theo kinh nghiệm quốc tế, các buổi giảng môn học kiểm toán được công bố công khai theo thời gian, địa điểm và sinh viên có thể học buổi nào cũng được, hoặc thậm chí

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

71

có thể học các buổi khác nhau về cùng nội dung môn học. Điều này tạo cho người học hoàn toàn chủ động, về thời gian tham dự trên lớp học của mình.

Tài liệu giáo trình

Các trường Đại học quốc tế có phát hành giáo trình kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo cho từng năm. Nội dung phiên bản (version) giữa năm sau với các năm trước có thể không có khác biệt lớn, nhưng nó đảm bảo tính cập nhật theo kiểm toán quốc tế và điều kiện tình hình của từng quốc gia.

Do các trường Đại học của Việt Nam vừa đào tạo hoặc chuyên ngành kế toán, hoặc chuyên ngành kiểm toán, hoặc cả hai chuyên ngành nên các trường phát hành nhiều giáo trình kiểm toán khác nhau như: Kiểm toán căn bản, Kiểm toán BCTC, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán nội bộ,… với tính cập nhật không cao, còn mang tính hàn lâm với nhiều thuật ngữ dịch chưa thực sự phù hợp và ít có ví dụ minh họa, để làm rõ tính kinh điển, tính học thuật trong các tài liệu đó. Hơn nữa, vẫn còn có nhiều khoảng cách giữa nội dung trong các tài liệu giáo trình kiểm toán với những gì đang thực hiện tại các công trình kiểm toán và thị trường kiểm toán.

Chương trình giảng dạy

Các môn học được giảng dạy trong các trường Đại học Việt Nam, trong đó có môn kiểm toán có đề cương chi tiết học phần (hay môn học). Trong đó, có đề cập đến trình độ và loại hình đào tạo, tên học phần, số tín chỉ; Điều kiện tiên quyết khi học môn học, mô tả học phần; Mục tiêu học phần; Nội dung học phần (bao gồm cả nội dung giảng dạy và bài tập và thảo luận); Và các mục cần giảng chi tiết trong các chương. Đề cương này thường được xây dựng từ bộ môn, sau đó được thông qua bởi Hội đồng khoa học của Khoa (viện) và nhà trường.

Chương trình môn học kiểm toán của các trường quốc tế được xây dựng, theo sự tư vấn của các nhà quản lý DN kiểm toán; Hiệp hội nghề nghiệp; các Nhà sử dụng lao động; Sinh viên đã tốt nghiệp; Đội ngũ giảng viên,… nên phần nhiều các nội dung được giảng dạy bảo đảm cung cấp các kiến thức cơ bản và tính ứng dụng rất cao. Theo đó, những gì người học được trang bị, thì cũng rất sát với các công việc thực tế mà các DN kiểm toán đang thực hiện. Điều này rất thuận lợi cho sinh viên khi tốt nghiệp ra trường và được chấp nhận lớn từ phía các nhà tuyển dụng lao động trong ngành kế toán và kiểm toán.

Cơ sở dữ liệu

Tại thư viện của các trường quốc tế, tài liệu liên quan đến kiểm toán nhiều và đa dạng như sách kiểm toán với nhiều tác giả viết khác nhau, cả trong nước và quốc tế; Tạp chí; Kỷ yếu Hội thảo,… Cơ sở dữ liệu được khai thác qua mạng Internet thực sự đa dạng. Hàng năm, các trường quốc tế bỏ ra kinh phí không nhỏ để sinh viên và giảng viên có thể truy cập và download các tài liệu cả trong và ngoài nước từ các nguồn khác nhau, trong đó có kiểm toán. Do đó, sinh viên thực sự rất thuận lợi, khi tiếp cận cơ sở dữ liệu đa dạng và phong phú, để phục vụ tốt cho quá trình học tập và nghiên cứu.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

72

Nếu nhìn vào hệ thống tài liệu, giáo trình và cơ sở dữ liệu của các trường Đại học của Việt Nam thì còn nhiều hạn chế. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra cho sự hạn chế này, nhưng cho dù nguyên nhân nào đi chăng nữa thì có thể nói rằng, sinh viên nói chung và sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán có quá ít cơ hội trong việc tiếp cận đến tri thức nhân loại, có liên quan đến kế toán, kiểm toán. Một số trường Đại học của Việt Nam cũng phần nào cải thiện cơ sở học liệu, cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, phần nhiều vẫn chưa được khai thác hiệu quả, do tính chủ động của sinh viên còn hạn chế.

Các trường Đại học nước ngoài cung cấp bài giảng ghi âm, slides chuẩn, bài tập,… trên mạng Internet cho sinh viên và nộp bài qua phần mềm Turnitin, trong đó có quy định rất chặt chẽ gian lận trong sao chép tài liệu, bài tập trong giáo dục đào tạo. Theo đó, dựa trên bài giảng ghi âm được upload trên Internet, sinh viên hoàn toàn có thể nghe bài giảng nhiều lần, hoặc nếu sinh viên nghỉ học cũng có thể hiểu được bài học về các nội dung môn học.

Tại các trường Đại học trong nước, một số trường đã yêu cầu có bài giảng qua slide chuẩn, áp dụng một phần việc nộp bài và kiểm tra chống gian lận qua phần mềm Turnitin. Điều này cũng thể hiện phần nào có sự hòa nhập theo thông lệ phổ biến của quốc tế, tuy vẫn còn cải thiện hơn nữa để theo kịp phần nào với quốc tế.

Đánh giá sinh viên

Đối với môn học kiểm toán, phần lớn các trường Đại học đánh giá sinh viên qua việc tham dự trên lớp; Kiểm tra giữa kỳ; Kiểm tra bài tập; Kiểm tra cuối kỳ với các tỷ lệ % khác nhau. Ví dụ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đánh giá tham dự 10%, kiểm tra giữa kỳ 20% và kiểm tra cuối kỳ 70%. Việc đánh giá này, cũng thể hiện đánh giá kết quả muốn học theo cả quá trình, chứ không chỉ phụ thuộc vào kết quả thi cuối môn học như trước đây. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, sinh viên làm nhiều bài tập (Assignments) được đánh giá hơn như assignment 1, assignment 2, assignment 3… do số lượng sinh viên trong một lớp không nhiều như số lượng sinh viên tại Việt Nam.

Thi hết môn kiểm toán thì các sinh viên quốc tế được thông báo sơ đồ ngồi và trật tự trong khi làm bài thi. Quá trình thi được kiểm soát và giám sát qua hệ thống camera theo dõi. Các sinh viên theo dõi trong khi thi và bài thi có nhiều điểm giống nhau sẽ bị hủy kết quả thi và sẽ gặp các bộ phận quản lý của khoa về những sai phạm này. Theo đó, nếu sinh viên vi phạm thì sẽ được các cán bộ quản lý của Khoa uốn nắn và cảnh báo khi muốn tiếp tục là sinh viên của trường đại học đó.

Phương pháp giảng dạy

Theo phương pháp giảng dạy tích cực, lấy sinh viên làm trọng tâm (student centered) và tăng cường sự tương tác giữa người dạy và người học trong quá trình giảng dạy đại học, giảng viên tại Việt Nam thường sử dụng hệ thống slides trình chiếu cho sinh viên; thảo luận nhóm, tăng cường trao đổi mới căn bản giáo dục dạy học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Tuy nhiên, một số giảng viên còn quá lệ thuộc nhiều vào Slides và cho rằng dựa vào slides là đã áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy. Thực ra, slides là chỉ công cụ để áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực mà thôi. Theo đó, có ý kiến cho rằng có sự thay đổi trong việc giảng dạy đọc – chép sang giảng dạy theo trình chiếu – chép.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

73

Theo quan điểm quốc tế, các giảng viên không bị quá lệ thuộc nhiều vào hệ thống slides mà họ kết hợp nhiều các phương pháp khác nhau như đặt câu hỏi, khuyến khích sinh viên phát biểu, nghiên cứu tình huống; trình bày nhóm; bài tập cá nhân …

Thống nhất trong giảng dạy

Ví dụ liên quan đến môn học kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo cho sinh viên cử nhân chuyên ngành kế toán, hệ thống slides thống nhất bao gồm mục tiêu và các slide chi tiết cho từng mục tiêu hướng tới. Tiếp đến, hệ thống tài liệu hướng dẫn chi tiết cho giảng viên (Instructions) cho từng chương, từng mục tiêu trong từng chương. Hệ thống tài liệu bài giải thống nhất cho các câu hỏi lựa chọn, câu trả lời đúng sai; bài tập tính toán, trường hợp nghiên cứu liên quan đến bài tập cuối các chương trong giáo trình. Hơn nữa hệ thống ngân hàng trong câu hỏi với đáp án liên quan đến từng mục tiêu trong từng chương. Quả thật là từ nội dung môn học, slides, hướng dẫn, testbank đều thống nhất và rất thuận lợi cho giảng viên trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy.

Nếu soi những nội dung này vào các môn học, trong đó có môn học liên quan đến kiểm toán thì quả là câu chuyện dài và giữa quốc tế và Việt Nam còn có khoảng cách quá lớn cần thu hẹp trong tương lai. Thời gian cần thu hẹp khoảng cách này, hiện tại vẫn chưa có câu trả lời và nó tùy thuộc vào các nhà quản lý giáo dục, những người điều hành môn học, các giảng viên, sự hỡ trợ của nhà trường …

3. Đôi điều suy ngẫm

Có nhiều sự khác biệt trong đào tạo cử nhân chuyên ngành kế toán và kiểm toán trong đó có môn học kiểm toán trong ngữ cảnh quốc tế và ngữ cảnh của Việt Nam mà trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra minh chứng về đào tạo kiểm toán của các trường đại học Australia. Cũng do nhiều sự khác biệt về cách nghĩ, cách làm, nguồn lực…. và phải có chương trình đào tạo kiểm toán mang bản sắc của Việt Nam mà luôn tồn tại khoảng cách giữa đào tạo kiểm toán tại Việt Nam và quốc tế. Hơn nữa, có nhiều trường đào tạo chuyên ngành kiểm toán cho sinh viên ở bậc cử nhân mà phần lớn các trường quốc tế không đào tạo chuyên ngành này, mà họ chỉ đào tạo chuyên ngành kế toán dẫn đến kéo theo lại càng có nhiều sự khác biệt giữa đào tạo kiểm toán của Việt Nam và quốc tế.

Qua nghiên cứu này, nhóm tác giả muốn truyền tải đến người đọc một cái nhìn thực sự khách quan và người đọc tự phán xét về đào tạo môn học kiểm toán tại các trường đại học Việt Nam. Thực sự thì có quá nhiều sự khác biệt từ đội ngũ giảng viên; thời lượng môn học; thời gian học, tài liệu giáo trình; chương trình học; cơ sở dữ liệu, đánh giá kết quả học tập, phương pháp dạy tính thống nhất trong giảng dạy; sự chấp nhận của người sử dụng lao động…

Cũng phải thừa nhận rằng, khoảng cách giữa đào tạo các môn học kiểm toán trong môi trường quốc tế và Việt Nam ngày càng giảm xuống do các nhà quản lý đào tạo cũng đã nhận thức được sự cần thiết, cũng như chính các giảng viên thấy được cần phải hòa nhập hoàn thiện đào tạo theo thiên hướng quốc tế.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

74

Hiện tại, nhiều trường đại học đang loay hoay với câu chuyện tuyển người học, sao cho cố gắng đủ về số lượng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo như đào tạo hệ vừa học vừa làm; hệ liên thông; đào tạo liên kết… thì câu chuyện về chất lượng còn ít nhiều chưa thực sự chú trọng và sự chấp nhận của nhà tuyển dụng hay không còn chưa được quan tâm. Khi nào có sự xếp hạng tín nhiệm các trường đại học và các nhà quản lý giáo dục quan tâm thì câu truyện về nội dung chương trình, cơ sở dữ liệu; giáo trình học liệu… sẽ được quan tâm hơn.

----------------------------

Tài liệu tham khảo 1. Asian Development Bank (2005), Asian Economic Cooperation and Integration; Progress, Prospects and

Challenges, Manila, Philippine. 2. Frank, K.E., Lowe, D.J. and Smith, J.K. (2001), “The expectation gap: perceptual differences between

auditors, jurors and students”, Managerial Auditing Journal, Vol. 16, pp. 145-9. 3. Gramling, A.A., Schatzberg, J.W. and Wallace, W.A. (1996), “The role of undergraduate auditing

coursework in reducing the expectation gap”, Issues in Accounting Education, Vol. 11 No. 1, pp. 131-61. 4. Hoogendoorn, M., (2006), "International Accounting Regulation and IFRS Implementation in Europe and

Beyond - Experiences with First-time Adoption in Europe", Accounting in Europe, vol. 3. 5. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (2015), Gia nhập TPP & AEC- thời cơ và thách thức đối với kế toán

kiểm toán Việt Nam - Hội thảo khoa học do ACCA và VAA tổ chức ngày 18/12/2015 tại Hà Nội. 6. IFAC (2015), International Standard on Auditing 200: Objective and General Principles Governing an

Audit of Financial Statements, paragraph 2, IFAC, New York, NY. 7. Lê Thanh Bằng (2014). Một số vấn đề về nhân lực ngành kế toán – kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh toàn

cầu hóa. 8. Trần Mạnh Dũng (2012). Đánh giá luận án tiến sỹ tại Đại học Macquarie, Australia. Hội thảo khoa học

“Chất lượng luận văn Thạc sỹ - luận án Tiến sỹ. Đại học KTQD tổ chức. 9. VPER (2015), The Impact of TPP and AEC on the Vietnamese Economy: Macroeconomic Aspects and the

Case of Livestock Sector, Workshop on Analysing the Impacts of TPP and AEC on Vietnam.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

75

HẠN CHẾ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN, GIẢI PHÁP VÀ HÀM Ý VỀ ĐÀO TẠO KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM

TS. Nguyễn Thị Mỹ - PGS. TS. Trần Mạnh Dũng (CPA) Đại học Kinh tế quốc dân

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với thế giới ngày càng trở nên sâu rộng và có ảnh hưởng lan tỏa, đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và ngành nghề tại Việt Nam. Trong đó, không thể không kể đến ngành nghề có ảnh hưởng lớn, đó là kế toán và kiểm toán. Theo đó, nghiên cứu này giới thiệu tổng quan về TPP, AEC, kiểm toán độc lập; tổng hợp những hạn chế của kiểm toán viên (KTV) độc lập qua đó đưa ra những đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế đó. Theo nhóm tác giả, ngoài việc các KTV chủ động và tích cực trong việc hoàn thiện các kiến thức và kỹ năng thì đào tạo kế toán, kiểm toán trong các trường đại học đóng vai trò rất quan trọng.

Từ khóa: KTV, đào tạo kiểm toán, Việt Nam

1. Giới thiệu

Sau thời gian dài đàm phán, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết vào ngày 04/02/2016 tại Auckland (New Zealand). TPP có sự tham gia của 12 quốc gia bao gồm: New Zealand, Australia, Canada, Mỹ, Mexico, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Singapore, Peru và Chile. Việt Nam tham gia vào TPP, sẽ tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động mở rộng và phát triển thị trường sang các nước thành viên TPP, nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia vào rất nhiều diễn đàn kinh tế thế giới như WTO, ASEAN,… mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức.

Trong khu vực, ngày 22/11/2015: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur, về việc thành lập AEC – Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á. AEC thực chất chưa thể được coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng đồng Châu Âu (EC), bởi AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những điều lệ, quy định có tính chất ràng buộc cao và rõ ràng như EC. AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN, thông qua việc hiện thực hóa dần 04 mục tiêu: (i) Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung; (ii) Một khu vực kinh tế cạnh tranh; (iii) Phát triển kinh tế cân bằng; và (iv) Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Một trong các vấn đề về lao động được đề cập đến khi hội nhập là tự do hóa lao động. Điều này được hiểu là, các lao động các nước thành viên được tự do lao động tại các nước trên cơ sở sự thừa nhận về trình độ tay nghề, bằng cấp, chứng chỉ hành nghề,… Cho đến nay, việc tự do hóa lao động trong AEC mới chỉ dừng lại ở các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) về trình độ của lao động có kỹ năng (thông qua xây dựng hệ thống đăng ký hành nghề chung) trong 8 ngành nghề. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, chỉ có 2 MRA đã được thực thi đầy đủ. Ngành Kế toán, Kiểm toán là một trong 8 ngành nói trên, đã tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức đối với nhân sự kiểm toán.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

76

Ngành kiểm toán Việt Nam đã qua 25 năm hình thành và phát triển. Một phần tư thế kỷ là quãng thời gian còn rất khiêm tốn so với lịch sử hàng trăm năm hình thành và phát triển của chuyên môn này, tại các quốc gia khác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngành kiểm toán ở Việt Nam đã ghi nhận một thực tiễn phát triển vượt bậc và đến nay, đã có thể tự tin sánh vai các đối tác toàn cầu trên nhiều phương diện nghề nghiệp.

Kể từ khi ra đời năm 1991 đến nay, trải qua 25 năm, hoạt động kiểm toán đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết và quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Kiểm toán góp phần cung cấp các thông tin trung thực, khách quan. Từ đó, tạo niềm tin cho những người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định. Một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động kiểm toán đó là KTV. KTV không chỉ đạt được trình độ chuyên môn theo yêu cầu nghề nghiệp, mà cần phải đảm bảo đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp,…

Tính đến 5/10/2016, tại Việt Nam có 1.783 KTV hành nghề trong số 149 công ty kiểm toán (trong tổng dân số Việt Nam hơn 93 triệu dân, chiếm 0,002 % dân số). Điểm thuận lợi về nhân sự kiểm toán Việt Nam là sự xuất hiện từ sớm và khá đầy đủ của doanh nghiệp (DN) lớn trong lĩnh vực kiểm toán quốc tế. Họ hoạt động dưới hình thức 100% vốn nước ngoài, hoặc thông qua công ty đối tác trong nước để cung cấp dịch vụ. Điều này khiến KTV của Việt Nam được tiếp xúc, thừa hưởng, thêm kinh nghiệm từ KTV trên toàn cầu. Các KTV có thể tiếp cận hệ thống kỹ thuật - công nghệ nghề nghiệp đã được phát triển tiên tiến trên toàn thế giới, được đào tạo, huấn luyện và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán và các lĩnh vực kinh tế, tài chính, thuế có liên quan, đặc biệt là các chuẩn mực nghề nghiệp cho hoạt động kiểm toán, kế toán ở Việt Nam. Từ đó, giúp cho các KTV không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng ứng dụng trong thực tiễn. Bên cạnh đó, các KTV Việt Nam ngày càng hoạt động chuyên nghiệp hơn, thông qua việc tạo dựng ý thức đầu tư và phát triển chuyên môn nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đội ngũ nhân sự chất lượng cao này chính là những hạt nhân, để tiếp tục đóng góp và phát triển ngành kiểm toán. Hơn nữa, hệ thống khuôn khổ pháp luật, hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) - kiểm toán hiện hành đã bám sát và tiệm cận được với các chuẩn mực Quốc tế, các Hội nghề nghiệp ra đời từ rất sớm,… Qua đó, giúp KTV ngày càng tiếp cận đến các yêu cầu và cơ sở pháp lý chung trên toàn cầu.

2. Hạn chế của đội ngũ KTV của Việt Nam

Dựa vào các nghiên cứu trước đây về những vấn đề còn tồn tại trong đội ngũ KTV tại Việt Nam, cũng như dựa vào kết quả phỏng vấn các KTV trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số hạn chế được chỉ ra như sau:

Thứ nhất, Sự phát triển của cơ sở pháp lý cũng như các chuẩn mực đạo đức mới chỉ kịp thời và bước đầu phù hợp với hội nhập là với hoạt động kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước. Cụ thể, các KTV độc lập, KTV Nhà nước có khả năng tiếp cận tri thức mới trên toàn cầu cũng như nâng cao kiến thức chuyên môn phù hợp với thông lệ quốc tế. Các KTV nội bộ còn bộc lộ nhiều hạn chế. Xuất phát từ bản thân hoạt động Kiểm toán Nội bộ Việt Nam chưa ban hành đầy đủ về hệ thống quy định pháp lý: Chưa có Luật Kiểm toán Nội bộ, chưa có Chuẩn mực Kiểm toán Nội bộ. Thậm chí, chưa tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ KTV nội bộ, chưa có Hiệp hội các KTV Nội bộ, chưa có Viện nghiên cứu nào về Kiểm toán Nội bộ…

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

77

Thứ hai, Tính chuyên nghiệp của các KTV Việt Nam chưa cao và đồng bộ. Một số các KTV hành nghề trong các Công ty kiểm toán lớn như BIG FOUR còn có thể đảm bảo tính chủ động, linh hoạt khi hiện nay họ đã được tham gia vào sự luân chuyển, trao đổi KTV giữa các chi nhánh của BIG FOUR trên toàn cầu,…Còn lại các KTV khác thì vẫn thụ động trong ứng dụng kỹ năng nghề nghiệp, việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực còn hạn chế và chưa đi vào tiếp cận đến hệ thống pháp lý, văn hóa các nước trong khu vực và các nước phát triển. Tại các quốc gia như Singapore, Malaysia, Philippin,… các KTV chủ động nghiên cứu các cơ sở pháp lý, sự khác biệt trong văn hóa,… của các nước khu vực, để chuẩn bị cho quá trình hội nhập. Tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của các KTV, là cơ sở tạo ra sự chuyên nghiệp trong công việc. Tại Việt Nam hiện nay, còn có rất nhiều vụ việc vi phạm tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp.

Thứ ba, Năng lực chuyên môn của các KTV còn chưa bắt kịp khu vực và các nước phát triển. Điều này xuất phát từ chủ quan và khách quan,… Trước hết, phải nói đến các KTV chưa chủ động tiếp cận đến các kiến thức yêu cầu chung của nghề nghiệp và chưa nâng cao trình độ chuyên môn, để đảm bảo yêu cầu hội nhập, thông qua việc thi các chứng chỉ có sự thừa nhận rộng rãi trên thế giới như ACCA, CPA Úc,…. Đội ngũ kế toán, KTV của Việt Nam có chứng chỉ của các Hiệp hội quốc tế hiện nay khá mỏng, ước tính khoảng 5.000 người chỉ chiếm khoảng 3%, trong tổng số những người hành nghề trong khối ASEAN (gần 190.000 người) – Theo PGS.TS. Đặng Văn Thanh - Chủ tịch VAA trả lời báo chí khi tham gia Hội thảo “Gia nhập TPP & AEC – Thời cơ và thách thức đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam” do VAA và ACCA tổ chức tháng 12/2015. Đất nước với hơn 90 triệu dân, chiếm 1/6 dân số của các nước ASEAN, nhưng số kế toán viên, KTV có chứng chỉ hành nghề chỉ chiếm khoảng 2% tổng số kế toán viên, KTV hiện có của các nước ASEAN (4.000/196.000). Bên cạnh đó, chứng chỉ CPA Việt Nam còn chưa đáp ứng yêu cầu và chưa được thừa nhận của các nước trong khu vực và các nước phát triển.

Thứ tư, Trình độ ngoại ngữ, giao tiếp, ứng xử còn chưa đáp ứng chuẩn mực quốc tế,… Một trong những rào cản rất lớn đối với KTV khi tham gia thi chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế đó là trình độ ngoại ngữ. Hiện nay, với một số KTV trong các công ty kiểm toán BIG FOUR và một số công ty kiểm toán lớn khác là có khả năng ngoại ngữ và trình độ chuyên môn có thể đảm bảo yêu cầu hội nhập. Hiện nay, với số lượng các du học sinh học tập ở nước ngoài về nước công tác, có thể trình độ ngoại ngữ tốt nhưng kiến thức chuyên ngành lại chưa đáp ứng và ngược lại KTV trong nước đáp ứng yêu cầu chuyên môn thì trình độ ngoại ngữ chưa thành thạo. 3. Đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế của KTV

Với những hạn chế nêu trên, để giúp cho ngành kiểm toán nói chung và các KTV nói riêng, đáp ứng được các yêu cầu hội nhập và mở rộng tri thức, nhóm tác giả đưa ra các đề xuất sau: Thứ nhất, về phía Nhà nước

Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp lý, theo hướng hội nhập sâu rộng hơn. Luật Kế toán 2015 ra đời, thay thế Luật Kế toán 2003, đã phần nào đáp ứng yêu cầu đó. Tuy nhiên, cũng cần xem xét lại Luật Kiểm toán, Luật Kiểm toán Nhà nước 2005 và các văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể. Nhà nước cần thức đẩy các mối quan hệ, để nhận được sự hỗ trợ của

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

78

các chuyên gia nước ngoài, trong quá trình soạn thảo các CMKT và kiểm toán. Để việc hội nhập thuận lợi, dễ dàng hơn đòi hỏi hệ thống kế toán, kiểm toán phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Quá trình soạn thảo các CMKT, kiểm toán được huy động sự tham gia của các chuyên gia từ các công ty kiểm toán, các trường đại học trên cả nước và cả các chuyên gia nước ngoài. Điều này giúp cho việc soạn thảo tiến hành thuận lợi và đạt chất lượng cao. Đồng thời, cần xây dựng lộ trình thống nhất và thực thi chứng chỉ KTV khu vực (ACPA). Để hoạt động xuyên biên giới, kế toán, KTV của Việt Nam đã được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán kiểm toán của Việt Nam (CPA) cần được “nâng cấp” lên chứng chỉ KTV ASEAN (ACPA). Khi đó, người có chứng chỉ ACPA sẽ đủ điều kiện hành nghề ở tất cả các nước ASEAN mà không phải xin phép, thi sát hạch, chỉ cần đăng ký hành nghề theo quy định của nước đó. Hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các Hội nghề nghiệp trên thế giới, để đào tạo đội ngũ kế toán viên, KTV đạt trình độ ngang bằng với trình độ của khu vực. Đẩy mạnh việc thỏa thuận, hợp tác giữa các quốc gia trong khối ASEAN, để tiến tới công nhận các bằng cấp và chứng chỉ hành nghề lẫn nhau. Thiết lập mối liên kết giữa cơ quan Nhà nước, cơ sở đào tạo, Hội nghề nghiệp và DN. Trong đó, các cơ quan Nhà nước, Hội nghề nghiệp đóng vai trò ban hành, hướng dẫn DN thực hiện. Trong quá trình thực hiện, DN sẽ đóng góp ý kiến để cơ quan Nhà nước điều chỉnh lại hệ thống văn bản pháp luật phù hợp hơn với tình hình thực tế.

Thứ hai, về phía công ty kiểm toán

Công ty kiểm toán nâng cao việc đào tạo, luân chuyển KTV trong cùng hệ thống thành viên, để từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn và khả năng cạnh tranh của các KTV nước nhà. Cụ thể, các công ty kiểm toán quy mô lớn, là thành viên của các hãng quốc tế, cần đẩy mạnh hơn nữa việc trao đổi KTV với các nước phát triển. Các công ty kiểm toán quy mô nhỏ cần chú ý đến khả năng đào tạo cho các KTV. Hiện nay, các công ty kiểm toán quy mô nhỏ (dưới 10 KTV) thì khả năng đào tạo chuyên môn chưa tốt. Việc hội nhập TPP, AEC tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam có nhiều cơ hội việc làm hơn, cũng như có cơ hội học tập kinh nghiệm từ những quốc gia có bề dày phát triển trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thông qua các phương thức cung cấp dịch vụ mang tính thương mại quốc tế. Theo đó, công ty kiểm toán ở Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ cho chi nhánh của một DN Việt Nam ở nước ngoài, theo quy định của pháp luật Việt Nam; Các hãng kiểm toán nước ngoài có thể mở công ty, chi nhánh ở Việt Nam để thực hiện việc kinh doanh của mình; Các Hiệp hội nghề nghiệp như Hội Kế toán viên công chứng Anh (ACCA), Hội Kế toán công chứng Australia,… đều mở văn phòng đại diện ở Việt Nam. Bên cạnh đó, khi gia nhập vào các hãng kiểm toán, các công ty Việt Nam có thể cử nhân viên trao đổi, học tập, làm việc cũng như tham gia các khóa học các chứng chỉ kiểm toán quốc tế giúp nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên.

Thứ ba, về phía chính các KTV Các KTV cần nâng cao trình độ ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp trong công việc, chủ

động tiếp cận đến hệ thống pháp lý của các nước trong khu vực cũng như điều kiện văn hóa của các nước đó. Đồng thời, tích cực tham gia vào đội ngũ các KTV có chứng chỉ chuyên môn quốc tế (ACCA, CPA Úc,…). Bên cạnh đó, các KTV nâng cao kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp. Ngoài ra, khi làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ làm tăng tính linh hoạt,

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

79

khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa - vốn dĩ là một điểm chưa mạnh của Việt Nam, sẽ được nâng cao và cải thiện đáng kể.

Các KTV cũng cần nhận thức được rằng, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên nhanh chóng và sâu rộng, đặc biệt đối với ngành nghề kế toán và kiểm toán. Chính vì vậy, mà trước khi nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các DN kiểm toán, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước,… thì chính bản thân các KTV phải tự nhận thức được khoảng trống (gap) về sự thiếu hụt về kiến thức (chuyên môn nghề nghiệp trong nước & quốc tế, tiếng Anh, tin học,…) và kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, xử lý trường hợp, nghiên cứu điển hình,…). Vì vậy mà việc học hỏi, cập nhật kiến thức và các kỹ năng cần được thực hiện và tiến bộ qua thời gian.

Vẫn biết rằng, trong mùa kiểm toán thì quả là rất bận rộn, tuy nhiên không phải vì thế mà đổ lỗi tất cả do khách quan hoặc quá bận rộn mà chính các KTV cần phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu hội nhập rất sâu rộng và nhanh chóng. Ngoài vụ mùa kiểm toán bận rộn thì thời gian mà các KTV cần cập nhật kiến thức và trao đổi những gì đã đạt được, những hạn chế một cách cụ thể và rõ rang, để khắc phục những tồn tại trong các mùa kiểm toán sau và hơn thế nữa, là đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp kế toán và kiểm toán.

Thứ tư, về phía các trường đại học

Cho đến thời điểm hiện tại, đã có một số nghiên cứu về chất lượng sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán ở cấp bậc cử nhân sau khi ra trường và khả năng đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, sau khi ra trường. Kết quả của các nghiên cứu đó đều cho rằng số lượng sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán là đầu vào tuyển dụng tốt cho các công ty kiểm toán và kiểm toán Nhà nước, đặc biệt ở các trường đại học top trên như Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, … Tuy nhiên, các sinh viên này vẫn chưa thực sự đáp ứng với kỳ vọng của các nhà quản lý của các DN kiểm toán cả về kiến thức và kỹ năng mềm. Chính vì vậy, mà sau khi tuyển dụng các sinh viên chuyên ngành làm nhân viên chuyên nghiệp của các DN kiểm toán thì các DN kiểm toán còn mất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc đào tạo các nhân viên mới. Điều này cũng làm cho các DN kiểm toán, phát sinh thêm chi phí và thời gian ở mức nhất định.

Thiết nghĩ rằng, nếu có sự kết hợp và trao đổi bàn bạc gắn kết nhiều hơn giữa các trường đại học (cơ quan đào tạo nguồn nhân lực) và các DN kiểm toán (đơn vị sử dụng nguồn nhân lực) về các vấn đề khác nhau như: Nội dung chương trình học; Trao đổi thực tế giảng viên; Hỗ trợ sinh viên thực tập; Tổ chức các buổi định hướng nghề nghiệp; Tổ chức hội thảo có sự hiện diện và có ý kiến của người sử dụng lao động, … thì sẽ giảm bớt được khoảng cách giữa việc các trường đại học cứ đào tạo; Trong khi đó, chất lượng nguồn nhân lực đầu vào lại không đáp ứng được yêu cầu của các DN kiểm toán và qua đó, sẽ phần nào giảm chi phí cho công ty kiểm toán; chi phí cho các trường đại học và suy rộng ra là, giảm chi phí cho toàn xã hội.

Ngoài ra, kế toán, kiểm toán là lĩnh vực có sự hội nhập rất sâu rộng với kế toán và kiểm toán quốc tế. Do vậy, đối với các trường đại học sẽ thuận lợi hơn các DN kiểm toán là có sự trao đổi, giao thoa về học thuật của kế toán, kiểm toán Việt Nam và kế toán, kiểm toán quốc tế. Vì vậy, ngoài việc mời các chuyên gia trong nước nói chuyện về nghề nghiệp và kiến

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

80

thức mới về kế toán, kiểm toán thì nên mời các chuyên gia kế toán, kiểm toán quốc tế giảng dạy và nói chuyện với sinh viên chuyên ngành.

Quá trình hội nhập tạo cơ hội cho công dân các nước di chuyển tự do trong khối. Các nước ASEAN phát triển ngành kiểm toán đi trước như Singapore, Thailand, Malaysia, Philippines,… với số lượng KTV nhiều và trình độ ngoại ngữ tốt, sẽ chuyển sang nước ta làm việc và cạnh tranh trực tiếp với đội ngũ kế toán, kiểm toán trong nước. Từ đây, sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các KTV nói riêng và hoạt động kiểm toán nói chung. Do vậy, cần khẩn trương và quyết liệt trong việc nâng cao tay nghề KTV trong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập; Mà trong đó, theo nhóm tác giả thì đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán được coi là then chốt.

-------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Asian Development Bank (2005), Asian Economic Cooperation and Integration; Progress, Prospects and Challenges, Manila, Philippine. 2. Bộ Công thương (2014), Báo cáo về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và sự tham gia của Việt Nam. 3. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (2015), Gia nhập TPP & AEC - Thời cơ và thách thức đối với Kế toán, Kiểm toán Việt Nam - Hội thảo khoa học do ACCA và VAA tổ chức ngày 18/12/2015 tại Hà Nội. 4. Nguyễn Anh Tuấn (2014), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và tác động tới Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia. 5. Nguyễn Thanh Hà (2015), TPP & AEC: Thời cơ và thách thức đối với Kế toán, Kiểm toán Việt Nam. 6. Phạm Đức Cường, Trần Mạnh Dũng & Đinh Thế Hùng (2015), KTTC căn bản: Lý thuyết và thực hành, NXB Tài chính. 7. Phạm Minh Đức (2014), Ngành Dệt May Việt Nam trong bối cảnh thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hội thảo về tác động của TPP đến Việt Nam, do VCCI tổ chức. 8. Sherman, D. H., Young, S. D. & Collingwood, H., (2003), Profits You Can Trust: Spotting & Surviving Accounting Landmines, FT Press, New Jersey. 9. Trần Mạnh Dũng & Lại Thị Thu Thủy (2013), Kiểm toán căn bản: Lý thuyết, câu hỏi và bài tập trắc nghiệm. NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 10. Vanzetti & Pham Lan Huong (2014), Rules of Origin, Labour Standards and the TPP, Report for The World Bank in Vietnam. 11. VPER (2015), The Impact of TPP and AEC on the Vietnamese Economy: Macroeconomic Aspects and the Case of Livestock Sector, Workshop on Analysing the Impacts of TPP and AEC on Vietnam.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

81

TĂNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM THEO YÊU CẦU HỘI NHẬP

THÔNG QUA MÔ HÌNH PHỐI HỢP VĂN BẰNG ĐẠI HỌC VÀ VĂN BẰNG NGHỀ NGHIỆP QUỐC TẾ

Sự kiện gia nhập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) không chỉ đánh dấu một

kỷ nguyên tự do hóa thương mại, mà các rào cản trong thị trường lao động giữa các nước ASEAN ở nhiều lĩnh vực cũng không còn. Lao động từ các nước ASEAN sẽ được tự do vào Việt Nam làm việc, tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính. Trong bối cảnh đó, người Việt Nam có cơ hội dành phần thắng trên “sân nhà” của mình không? Để tăng lợi thế cạnh tranh cho nhân sự Việt Nam trên “sân nhà” , vươn ra sân chơi khu vực và thế giới, các chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo kế toán, kiểm toán, tài chính ở các Trường Đại học kinh tế cần đổi mới như thế nào? Vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp làm cầu nối giữa doanh nghiệp và Trường Đại học, sinh viên ra sao?

Nhân sự Việt Nam đứng đâu trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, đầu tư…?

Kế toán là một trong tám lĩnh vực được tự do luân chuyển lao động trong AEC. Đây cũng là mũi nhọn, đóng vài trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực có tổng dân số là 600 triệu người và GDP hàng năm gần 3.000 tỉ đô-la Mỹ.

Nếu xét trên góc độ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, nhân sự từ các quốc gia như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia,… rõ ràng có “lợi thế cạnh tranh” hơn lao động Việt Nam. Ngoài ra, vốn ngoại ngữ cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc cạnh tranh lao động đầy cam go này.

Thậm chí, ngay cả khi còn đang được bảo vệ khá chặt chẽ bởi hàng rào bảo hộ như hiện nay, lao động trong nước vẫn đang yếu thế trong cuộc cạnh tranh. Nếu điểm qua một vòng các công ty “tên tuổi” trong nhiều lĩnh vực, có thể dễ dàng nhận ra những vị trí chủ chốt như Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính,… hiện vẫn đang được nắm giữ phần lớn bởi những nhân sự nước ngoài. Những nhân sự cấp cao này đến từ nhiều nước khác nhau trong khu vực, họ đều có những điểm chung là trình độ chuyên môn tốt, khả năng giao tiếp ngoại ngữ lưu loát và một bề dày kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia.

Nhưng điều đó, không có nghĩa người Việt Nam sẽ không tận dụng được cơ hội do AEC mang lại. Đặc biệt trong bối cảnh ở Việt Nam các Hiệp hội ngành nghề trong nước dần lớn mạnh, các Hiệp hội ngành nghề quốc tế như Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) đóng góp nguồn nhân lực kế toán kiểm toán tài chính chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế, các Trường Đại học Kinh tế chủ động hợp tác quốc tế mang lại các chương trình song bằng học thuật - nghề nghiệp.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

82

Cơ hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, tài chính khi hội nhập

Tám lĩnh vực nghề nghiệp mà người lao động được quyền di chuyển tìm việc làm sau khi AEC hình thành gồm: Kế toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch. Nhưng điều kiện đặt ra để nhận được quyền tự do làm việc trong các nước thuộc khối ASEAN là người lao động phải được công nhận tay nghề tương đương giữa các nước.

Cụ thể, để chuẩn bị cho các cơ hội việc làm này, các quốc gia của ASEAN cần phải nắm vững và vận dụng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Agreements) để tạo thuận lợi cho việc di chuyển, xuất khẩu lao động. Cho đến nay, các thoả thuận này đã được ký kết cho các lĩnh vực nghề nghiệp gồm: Người hành nghề y, nha khoa, y tá; Dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn; Dịch vụ kiến trúc, dịch vụ đo đạc. Theo các thoả thuận này, các nước trong khối ASEAN sẽ công nhận kỹ năng, bằng cấp được đào tạo tại các quốc gia trong khối để các lao động được dễ dàng di chuyển cùng với những nới lỏng về visa, thời gian lưu trú.

Bên cạnh đó, người lao động cần chú ý tới khung tham chiếu trình độ ASEAN (ASEAN Qualifications Reference Framework) để nắm bắt các quy định chi tiết về kỹ năng tay nghề, bằng cấp ở từng quốc gia khi áp dụng cho các lao động ở nước khác trong khu vực, để có những chuẩn bị trước khi tham gia vào lực lượng lao động trong khu vực.

Các chuyên gia kế toán, kiểm toán, tài chính luôn đem lại giá trị cao cho các nền kinh tế ở tất cả các giai đoạn phát triển. Ở Việt Nam, với sự có mặt của những Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế như ACCA, sẽ là cơ hội thuận lợi cho những lao động Việt Nam muốn nắm bắt cơ hội nghề nghiệp do AEC mang lại. Thông qua chương trình học và thi chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính đạt chuẩn quốc tế, chúng tôi hướng đến việc trang bị kiến thức và kỹ năng, giúp học viên chuẩn bị thật tốt để trở thành những nhà lãnh đạo ưu tú trong các lĩnh vực kinh doanh, không chỉ tại Việt Nam, mà trên toàn cầu.

Tăng năng lực cạnh tranh thông qua đáp ứng hiệu quả nhất nhu cầu doanh nghiệp và môi trường kinh doanh toàn cầu

Trong lĩnh vực tài chính kế toán kiểm toán, để đào tạo được nhân sự có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh quốc tế, tổ chức đào tạo phải xây dựng được chương trình đào tạo với các môn học và thi bao quát hầu như tất cả các lĩnh vực mà một chuyên gia tài chính kế toán trong doanh nghiệp cần phải nắm, bao gồm cả kỹ năng quản trị và kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực: Kế toán tài chính, kế toán quản trị, báo cáo tài chính, kỹ năng lãnh đạo, lập chiến lược và quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, luật, thuế, các dịch vụ bảo đảm và đạo đức nghề nghiệp.

Chứng chỉ ACCA giúp cho các học viên, hội viên ACCA có được tư duy, kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của một chuyên gia kế toán tài chính toàn diện, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau và các nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế với thách thức của môi trường kinh doanh toàn cầu, trên cơ sở Khung Năng lực ACCA.

Khung Năng lực ACCA được xây dựng và cập nhật hàng năm, trên cơ sở nghiên cứu khảo sát từ mạng lưới doanh nghiệp đối tác toàn cầu, luân phiên mỗi đợt khảo sát gồm hơn 500 Giám đốc tài chính, trưởng ban tài chính và các nhà ra quyết định tài chính cao cấp về

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

83

những kỹ năng cần thiết của một Giám đốc tài chính tương lai. Các nghiên cứu khảo sát này, nêu rõ các Giám đốc tài chính của tương lai cần các cơ sở toàn diện các kiến thức, kỹ năng trên bình diện đầy đủ của quản lý tài chính, từ lên kế hoạch ngân sách đến quản trị hoạt động, tuân thủ và bảo đảm.

Do đó, Khung Năng lực ACCA thể hiện các năng lực cần có của những vị trí công việc khác nhau trong ngành kế toán, kiểm toán, tài chính hiện đại mà học viên ACCA sẽ đạt được thông qua hoàn tất Chứng chỉ ACCA (bao gồm các môn thi, nội dung học về đạo đức nghề nghiệp và yêu cầu về kinh nghiệm thực tế). Khung Năng lực đảm bảo học viên khi hoàn tất Chương trình ACCA sẽ có đầy đủ 10 năng lực của một chuyên gia tài chính toàn diện đáp ứng các vai trò, vị trí khác nhau trong ngành nghề tài chính kế toán kiểm toán bao gồm: Lãnh đạo và Quản lý; Quản trị, rủi ro và kiểm soát; Quản lý mối quan hệ với các đối tác; Kiểm toán và bảo đảm; Luật và thuế; Quản trị Tài chính; Chiến lược và đổi mới; Báo cáo doanh nghiệp; Kế toán quản trị bền vững; Tính chuyên nghiệp và Đạo đức.

Khi đưa các năng lực cụ thể này vào trong chương trình học và thi ACCA, ACCA chỉ rõ ra được những năng lực cụ thể nào cần phát triển, khi nào cần phát triển, cũng như đánh giá định kỳ xem những năng lực đó có thực sự cần thiết hay không, và cần điều chỉnh như thế nào để đáp ứng được những yêu cầu của nghành nghề tài chính kế toán hiện tại và tương lai. Từ đó, ACCA có thể xác định những điều chỉnh cần thiết hàng năm về giáo trình, chương trình học và thi nhằm đảm bảo học viên của mình sẽ đạt được những năng lực cần thiết, đáp ứng hiệu quả nhất nhu cầu doanh nghiệp và môi trường kinh doanh toàn cầu.

Khung Năng lực này hỗ trợ các chuyên gia nhân sự nắm được các vai trò, vị trí công việc cần thiết của chức năng tài chính kế toán và các yêu cầu cụ thể của từng vị trí công việc này, từ đó giúp họ quản lý và tuyển dụng được những nhân tài cho doanh nghiệp của mình.

Ngoài việc luôn đảm bảo chương trình được thiết kế và thực hiện sâu sát để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, tại Việt Nam, ACCA cũng đã nỗ lực đưa vào chương trình sự lựa chọn học môn Luật Doanh nghiệp và môn Thuế của Việt Nam, nhằm giúp các học viên tại Việt Nam có thể áp dụng ngay vào công việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tại Việt Nam mà không mất thời gian chuyển đổi như khi được đào tạo thuần túy theo các chương trình quốc tế. Điều này đòi hỏi một sự đầu tư rất lớn về mặt công sức và thời gian. Trong số các chương trình quốc tế tương đương, hiện chỉ có ACCA làm được điều này. Các hội viên ACCA đã học qua môn Luật Doanh nghiệp và Thuế Việt Nam còn được miễn phần thi tương ứng khi tham dự kỳ thi sát hạch lấy Chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam (CPA Việt Nam), nghĩa là được miễn 40/100 câu hỏi của kỳ thi này. Đây cũng là thuận lợi lớn các công ty kiểm toán tư vấn tại Việt Nam đánh giá cao ở chương trình ACCA.

Học viên sau khi hoàn tất chương trình đào tạo ACCA, có thể đảm nhiệm rất nhiều vị trí và công việc khác nhau trong các tổ chức. Rất nhiều hội viên ACCA đang giữ vị trí giám đốc điều hành, giám đốc tài chính,… của nhiều ngân hàng, quỹ đầu tư, doanh nghiệp ở mọi ngành nghề chứ không chỉ ở các công ty kiểm toán tư vấn.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

84

Tăng năng lực cạnh tranh thông qua mô hình phối hợp giữa văn bằng đại học và văn bằng nghề nghiệp quốc tế

Là một Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế hàng đầu thế giới, với hơn 188.000 hội viên và 480.000 sinh viên đang theo học chương trình và 7.110 doanh nghiệp đối tác trên 178 quốc gia, giá trị cốt lõi của ACCA là mang lại cơ hội trở thành chuyên gia tài chính toàn diện, phát triển và thành công trong sự nghiệp cho các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới. ACCA luôn chú trọng, phát triển các mối quan hệ hợp tác chiến lược với những đối tác, những trường Đại học hàng đầu như: Đại học London, Đại học Oxford Brookes tại Anh quốc, Đại học Macquarie Úc, nhiều trường Đại học ở Mỹ, Úc, Niu-di-lân, trong khu vực và ở Việt Nam giúp sinh viên chuẩn bị năng lực sẵn sàng làm việc, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp khi ra trường.

Mô hình kết hợp giữa một bằng học thuật của trường Đại học và văn bằng nghề nghiệp quốc tế được thừa nhận toàn cầu ACCA, giúp mang lại lợi ích toàn diện cho sinh viên. Mô hình kết hợp này đưa một số môn học của ACCA vào chương trình giảng dạy tại các trường Đại học, hướng đến các lợi ích đầu ra và việc làm cho sinh viên khi các bạn có cơ hội có cả bằng cấp trong nước và quốc tế: Bằng Cử nhân của trường Đại học chính quy, Chứng chỉ kế toán và kinh doanh chuyên sâu (Advanced Diploma in Accounting and Business) do ACCA cấp và cơ hội lấy bằng Cử nhân trường Đại học Oxford Brookes danh tiếng của Anh quốc. Các học viên học hết cấp độ cơ bản của Chương trình ACCA và làm bài luận Nghiên cứu và Phân tích theo hướng dẫn của trường Đại học Oxford Brookes sẽ được trường Oxford Brookes cấp bằng Cử nhân. Mô hình này đã được triển khai thành công ở rất nhiều nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Indonesia, … và đặc biệt là Trung Quốc với hơn 100 trường Đại học đã đưa chương trình ACCA vào giảng dạy. Theo các sinh viên tốt nghiệp ở các nước này thì chương trình 3 trong 1 này, giúp họ tiết kiệm đến một nửa thời gian và nguồn lực, giúp họ vừa có được bằng Cử nhân danh tiếng của Anh quốc Oxford Brookes, vừa đạt được Chứng chỉ nghề nghiệp kế toán tài chính quốc tế ACCA.

Đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp thành công của học viên với các bằng Cao học quốc tế, ACCA còn có các chương trình chuyển đổi sang bằng Cao học về Kế toán Kinh doanh, bằng Cao học Quản trị kinh doanh (MBA) của trường Đại học Oxford Brookes, bằng Cao học của trường Đại học London xếp hạng thứ 3 tại Anh và 22 trên toàn thế giới cũng như bằng Cao học của các trường Đại học hàng đầu ở Úc, Niu-di lân và Mỹ.

Được sự ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tại Diễn đàn Giáo dục Anh quốc - Việt Nam tại Luân-đôn vào tháng 9 năm 2015, ACCA chính thức ký Thỏa thuận hợp tác thực hiện mô hình kết hợp văn bằng học thuật - văn bằng nghề nghiệp quốc tế với các trường Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính và Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Tính đến nay, mô hình hợp tác ưu việt này đã được thực hiện thêm tại một số trường đại học lớn, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, các sinh viên sẽ được học cả 9 môn hoặc lựa chọn 1 số môn cấp độ cơ bản của Chương trình ACCA trong lúc theo học, tại trường Đại học và trải dài trong các năm học. Chương trình được triển khai linh hoạt phù hợp theo điều kiện và nhu cầu của từng trường Đại học tại Việt Nam. Các trường Đại học và sinh viên thuộc mô hình này cũng được hưởng quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía các doanh nghiệp hàng đầu và ACCA như các chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và kỹ năng giảng dạy

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

85

thường xuyên cho các giảng viên; Chương trình học bổng, chương trình thực tập sinh, các hoạt động thăm quan và tìm hiểu môi trường làm việc chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp hàng đầu, các buổi định hướng nghề nghiệp, các khóa rèn luyện kỹ năng mềm cũng như bí quyết quản lý thời gian, học và thi hiệu quả dành cho sinh viên.

Trong khuôn khổ hợp tác này, ACCA và các trường ĐH cam kết hợp tác lâu dài và nỗ lực để cùng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam và khu vực, với những kiến thức vững chắc và kỹ năng thành thạo trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính và quản trị - trang bị những kiến thức và kỹ năng mà xã hội đang tìm kiếm, nhằm hướng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với khu vực và thế giới.

Một thị trường lao động rộng lớn sắp mở ra, với rất nhiều cơ hội nghề nghiệp dành cho những người có tay nghề. Tại Hội thảo Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng hơn do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức, Lãnh đạo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng, AEC có thể tạo thêm hàng triệu cơ hội việc làm ở Việt Nam, nhưng những lao động thiếu kỹ năng và kinh nghiệm sẽ không thể nắm bắt được những cơ hội đó. Theo một báo cáo của Bộ Lao động, trong 53 triệu người trong độ tuổi lao động, chỉ có 25,4% triệu người có chuyên môn kỹ thuật, và số công nhân có chứng chỉ và bằng cấp chỉ chiếm 18,4%.

Cơ hội việc làm đang mở ra với nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và chứng chỉ chất lượng quốc tế, nhưng thời gian không còn nhiều. Rõ rang, việc đào tạo theo những chuẩn mực quốc tế là một nhu cầu cấp thiết để người lao động Việt Nam có thể thật sự hội nhập vào một thị trường lao động chung, không chỉ trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, quản trị như nêu trong bài viết, mà còn trong nhiều ngành đòi hỏi tư duy, chất xám và kỹ năng.

Với vai trò là Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế lâu đời, phát triển nhanh và mạnh nhất trong 5 năm vừa qua, mới đây ngày 7/10/2016 ACCA vinh dự đoạt giải thưởng quốc tế Hiệp hội nghề nghiệp tốt nhất của năm 2016, đây là giải thưởng danh giá toàn cầu kế toán quốc tế (International Accounting Bulletin and The Accountant Awards), ACCA sẽ luôn đồng hành cùng các trường Đại học, các Hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và cộng đồng chuyên gia, để đóng góp vào sự lớn mạnh của ngành nghế kế toán, kiểm toán, tài chính Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

86

CHINH PHỤC NGHỀ NGHIỆP NHỜ CHỨNG CHỈ ICAEW CFAB Tương đương với trình độ Certificate level của Bằng Kế toán công chứng - ICAEW

ACA, ICAEW CFAB sẽ mang đến cho người học những kiến thức và kĩ năng mang tính nền tảng, thiết thực về ngành tài chính, kế toán và kinh doanh, 6 môn học bao gồm: Kế toán Tài chính (Accounting), Kế toán Quản trị (Management Information), Luật (Law), Nguyên tắc về Thuế (Principles of taxation), Kinh doanh và Tài Chính (Business and Finance), Kiểm toán (Assurance). ICAEW CFAB sẽ trang bị cho học viên các một nền tảng vững chắc, một bước đệm hoàn hảo trên con đường tiến tới danh vị cao quý Chartered Accountant.

ICAEW CFAB tương đương với trình độ Certificate level của Bằng kế toán công chứng - ICAEW ACA

Chứng chỉ ICAEW về Tài chính, Kế toán và Kinh doanh (ICAEW CFAB) là chứng chỉ được quốc tế công nhận và được đánh giá cao bởi những doanh nghiệp, tổ chức uy tín trên thế giới mở cánh cửa cơ hội nghề nghiệp rộng lớn, đa dạng và đem đến lợi thế cạnh tranh lớn cho học viên, trong đó phải kể đến:

1. Chinh phục nhà tuyển dụng: Sở hữu chứng chỉ ICAEW CFAB là minh chứng cho kiến thức chuyên môn và kĩ năng chuyên ngành, đồng thời điểm tựa tinh thần vững chắc, gia tăng sự tự tin giúp học viên ghi điểm và chinh phục nhà tuyển dụng.

2. Sẵn sàng làm việc ở môi trường quốc tế: Tham gia ICAEW CFAB, học viên đồng thời tích luỹ cho mình vốn tiếng Anh chuyên ngành theo chuẩn quốc tế, sẵn sàng cho môi trường làm việc đa quốc gia.

3. Cánh cửa nghề nghiệp đa dạng: Không gói gọn trong lĩnh vực kế toán, ICAEW CFAB mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng cho học viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm tài chính, kinh doanh,…

4. Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cần thiết: Với bộ công cụ học liệu online ICAEW’s toolkit, học viên ICAEW được trang bị kỹ năng nghề nghiệp hữu ích như: Viết CV, kỹ năng phỏng vấn cùng các cơ hội tuyển dụng,…

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

87

Ở Việt Nam, đã có rất nhiều bạn trẻ là học viên ICAEW CFAB đã thành công giành được những cơ hội nghề nghiệp triển vọng như: Thực tập sinh, nhân viên ở BDO Malaysia, làm việc tại Deloitte, EY, PWC, KPMG, ....

Trở thành Kế toán viên công chứng – ICAEW Chartered Accountant, bước ngoặt trong sự nghiệp của một Kế toán, Kiểm toán viên.

Với một Kế toán viên, Kiểm toán viên việc trở thành một Chartered Accountant, có thể được coi là một mục tiêu nghề nghiệp quan trong và là một dấu mốc mang tính bước ngoặt nếu mục tiêu đó được hiện thực hoá.

Thông qua chương trình đào tạo chuyên sâu và toàn diện, đồng thời ứng dụng song hành những kiến thức và kĩ năng vào thực tế trong thời gian dài, mỗi kế toán viên, khi đạt được danh vị Chartered Accountant đã thực sự trở thành 1 nhân sự toàn diện về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế,… Chính bởi lẽ đó, các kế toán viên công chứng ICAEW Chartered Accountant luôn được đánh giá rất cao và được tin tưởng giao phó những vị trí giữ trách nhiệm quan trọng trong doanh nghiệp.

Để đạt được danh vị cao quý này, học viên cần hoàn thành tất cả các yêu cầu bắt buộc bao gồm:

• Phát triển nghề nghiệp;

• Đạo đức và hoài nghi nghề nghiệp;

• 3-5 năm kinh nghiệm làm việc thực tế; và

• 15 môn học kế toán, tài chính và kinh doanh.

4 nhóm yêu cầu bắt buộc thuộc chương trình ICAEW ACA

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

88

Phát triển nghề nghiệp

Phát triển nghề nghiệp, nâng cao khả năng và hiệu quả công việc của học viên trong 7 lĩnh vực chính: Gia tăng giá trị, giao tiếp, xem xét vấn đề, ra quyết định, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và năng lực chuyên môn. Kế toán viên công chứng ICAEW nổi tiếng vì sự chuyên nghiệp và chuyên môn của họ. Phát triển nghề nghiệp chuẩn bị hành trang cho họ, để có thể giải quyết thành công nhiều tình huống khác nhau mà họ sẽ gặp trong suốt sự nghiệp của mình.

Đạo đức và hoài nghi nghề nghiệp

Đạo đức không chỉ là biết các quy định về tính bảo mật, tính chính trực, tính khách quan và tính độc lập, mà là xác định những vấn đề đạo đức khó, hiểu những ảnh hưởng và hành xử phù hợp. Chúng tôi kết hợp đạo đức trong toàn bộ chương trình đào tạo ACA, để phát triển năng lực đạo đức – vì thế kế toán viên công chứng ICAEWW luôn biết đưa ra quyết định đúng đắn.

3 - 5 năm kinh nghiệm thực tế

Là một phần của chương trình đào tạo ACA, học viên phải hoàn thành 450 ngày kinh nghiệm làm việc thực tế, thường mất khoảng 3-5 năm. Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm họ có được là vô giá, vì họ có cơ hội áp dụng những kiến thức được học vào thực tế. Kinh nghiệm có thể có được từ một số lĩnh vực khác nhau theo những yêu cầu của doanh nghiệp.

15 môn học kế toán, tài chính và kinh doanh

Học viên có được kiến thức sâu sắc trong nhiều chủ đề về kế toán, tài chính và kinh doanh. Các môn học được thiết kế để phù hợp với kinh nghiệm làm việc thực tế mà doanh nghiệp cung cấp, do đó học viên tiến bộ liên tục trong suốt quá trình học để lấy chứng chỉ này. Học viên được học các môn ‘truyền thống’ như kế toán, kiểm toán và dịch vụ đảm bảo, và đồng thời cũng được học nhiều môn về tài chính và kinh doanh như chiến lược kinh doanh, báo cáo tài chính, pháp luật và quản lý.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

89

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP

TS. Đào Mạnh Huy Trưởng Bộ môn Kiểm toán, Đại học Lao động – Xã hội

Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập kế toán, kiểm toán nói riêng đang

đặt ra những thách thức mới cho công tác đào tạo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại các trường Đại học, Học viện. Công tác đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán trong những năm qua đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện và thay đổi. Bài viết sau đây, sẽ phân tích thực trạng công tác đào tạo kế toán, kiểm toán trong các trường Đại học, Học viện hiện nay và đề xuất các giải pháp, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán đáp ứng đòi hỏi và yêu cầu của hội nhập. Từ khóa: Nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán; chất lượng đào tạo.

1. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại các cơ sở đào tạo

Nguồn nhân lực cho lĩnh vực kế toán, kiểm toán ở nước ta hiện nay được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và học viện đào tạo học vị để cung cấp nguồn nhân lực ở các trình độ từ trung cấp, cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Bên cạnh đó, còn một hình thức đào tạo nữa đó là đào tạo nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Loại hình đào tạo này thường do các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo kế toán, các công ty kiểm toán và các Hiệp hội nghề nghiệp thực hiện.

Thống kê cho thấy, hiện nay trên cả nước có khoảng trên 50 trường đại học, học viện đang đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Công tác đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, học viện được xem xét và đánh giá trên một số khía cạnh sau:

- Thứ nhất, về thời gian đào tạo Thời gian đào tạo tương ứng với từng trình độcụ thể như sau:

Đào tạo trung cấp: 2 năm

Cử nhân cao đẳng: 3 năm

Cử nhân đại học: 4 năm

Thạc sĩ: 2 năm

Tiến sĩ: 4 năm

Trong các bậc đào tạo nói trên, số lượng lớn tập trung vào bậc cử nhân đại học. Bậc học này, hàng năm cung cấp hàng nghìn cử nhân kế toán, kiểm toán cho nền kinh tế, chiếm trên 90% nguồn nhân lực được đào tạo.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

90

- Thứ hai, về chương trình đào tạo Chương trình đào tạo được các trường thiết kế, dựa trên chương trình khung của Bộ

Giáo dục và Đào tạo. Dựa trên quy định này các trường đã xây dựng khung chương trình cụ thể cho trường mình, phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường. Để có cơ sở xem xét và đánh giá sâu hơn về vấn đề này, tác giả đã khảo sát khung chương trình đạo tạo cử nhân chuyên ngành kế toán tại một số cơ sở đào tạo, điển hình trong cả nước bao gồm: (1) Đại học Kinh tế Quốc dân, (2) Đại học Kinh tế TP.HCM, (3) Đại học Kinh tế Đà Nẵng, (4) Đại học Thương mại, (5) Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội, (6) Học viện Tài chính, (7) Học viện Ngân hàng. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 1: Thống kê phân bổ khối lượng kiến thức hệ cử nhân chuyên ngành kế toán tại một số trường Đại học và Học viện

ĐVT: Tín chỉ

TT Khối kiến thức KTQD HVTC ĐHTM KTHCM KTĐN HVNH ĐHQG

1 Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu 44 36 32 37 38 36 37

2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 76 83 78 78 73 84 85

- Kiến thức cơ sở ngành và khối ngành 9 31 26 24 17 24 37

- Kiến thức ngành, chuyên ngành 49 31 40 40 36 30 30

- Kiến thức bổ trợ 18 21 12 14 20 30 18

3 Thực tập và viết khóa luận 10 10 10 10 14 10 13

Tổng cộng 130 129 120 125 125 130 135

Nguồn: Khung chương trình đào tạo cử nhân ngành kế toán của các Trường

Biểu đồ 1: Thống kê tỷ lệ phân bổ khối lượng kiến thức đào tạo sinh viên chuyên ngành kế toán tại một số trường Đại học và Học viện

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

91

Như vậy, có thể thấy, khối kiến thức giáo dục đại cương thường chiếm 29,1%, khối kiến thức ngành chiếm 62,3% và còn lại là thời gian phân bổ cho thực tập và làm khóa luận hoặc thi tốt nghiệp là: 8,6%.

Trong những năm gần đây, chương trình đào tạo ngành kế toán đã có những đổi mới rõ rệt. Ngoài các môn học truyền thống, các trường đã bổ sung nhiều môn học mới để xây dựng các kiến thức và kỹ năng phù hợp với thực tiễn như: Quản trị chi phí, Kiểm soát nội bộ, Kiểm soát quản lý, Kiểm toán hoạt động, kiểm toán nội bộ,... ngoài những môn học truyền thống như Kế toán tài chính, Kiểm toán tài chính. Bên cạnh đó, các trường cũng chú trọng hơn vào một số môn học như Kế toán Quản trị, Chuẩn mực Kế toán quốc tế,... Nhiều trường đã xây dựng các phòng thực hành kế toán cho sinh viên, giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận với công việc thực tế. Sự đổi mới này đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán.

- Thứ ba, về hình thức đào tạo

Trước đây, hình thức đào tạo được áp dụng, chủ yếu là đào tạo theo niên chế. Tuy nhiên, hình thức nàycó nhiều bất cập và không phù hợp với xu hướng đào tạo quốc tế, nên hiện nay hầu hết các trường đã chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ. Đối với hình thức này, người học được chủ động lựa chọn các khối kiến thức phù hợp với khả năng của mình về phát triển nghề nghiệp sau này. Sinh viên được quyền tự lựa chọn giảng viên, khối lượng kiến thức tích lũy trong từng kỳ học phù hợp với năng lực học tập của mình, do vậy sinh viên có thể rút ngắn được thời gian đào tạo và tiết kiệm được chi phí đào tạo.

Bên cạnh hình thức đào tạo truyền thống do các trường, học viện tự đảm nhiệm, trong những năm gần đây một số trường đã và đang phát triển các hình thức đào tạo mới như mở các chương trình đào tạo chất lượng cao. Trong đó, các chương trình này được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và giáo trình nước ngoài. Nhiều trường đã kết hợp với các tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp nước ngoài như: Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA), Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), cùng tổ chức đào tạo ngành kế toán, kiểm toán. Sinh viên sau khi ra trường, sẽ được các Hiệp hội này công nhận một số học phần, sinh viên chỉ phải học thêm một số học phần còn lại, để hoàn thành chứng chỉ nghề nghiệp do các tổ chức hội nghề nghiệp này cấp.

- Thứ tư, về đội ngũ giảng viên

Trong những năm qua, do sự phát triển nhanh chóng của các trường đào tạo ngành kế toán trong khi các chuẩn mực giáo dục nghề nghiệp chưa rõ ràng, đã dẫn đến lạm phát đại học kế toán. Mặt khác, nhu cầu về đào tạo kế toán, kiểm toán gia tăng lớn trong khi đó số lượng giảng viên đã tăng không tương ứng, do đó tỷ lệ sinh viên bình quân tính trên một giảng viên quá cao. Đội ngũ này cũng chủ yếu chỉ tập trung vào công tác giảng dạy, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, còn có một lý do cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ giảng viên, đó là số giảng viên trẻ mới được bổ sung, tuy nhiên kinh nghiệm và kiến thức thực tế nghề nghiệp và phương pháp giảng dạy còn hạn chế. Những điều đó vô hình chung đã làm giảm chuẩn giảng viên và ảnh hướng đến chất lượng đào tạo.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

92

- Thứ năm, về phương pháp giảng dạy và học

Trước đây, do điều kiện cơ sở vật chất thiết bị còn thiếu thốn, trang thiết bị giảng dạy lạc hậu nên các trường chủ yếu áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, trong đó quá trình tương tác giữa thầy và trò chủ yếu là theo phương thức thầy giảng, trò chép (Phương pháp “dạy chữ”). Do phương pháp này có quá nhiều nhược điểm, nên hiện nay hầu hết các trường đặc biệt là các trường có truyền thống đã chuyển sang áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực. Trong đó, sự tương tác giữa thầy và trò tích cực hơn, thầy chủ yếu truyền dạy phương pháp tiếp cận kiến thức và thực hiện ba nhiệm vụ là: Dạy phương pháp, dạy nghề và dạy thái độ cho sinh viên. Giảng viên chỉ gợi ý, hướng dẫn một số nội dung cốt lõi, cơ bản, phương pháp tham khảo tài liệu và giải đáp các vấn đề tranh luận, thắc mắc của sinh viên. Sinh viên sẽ phải dành thời gian tự học, tự đọc, tự nghiên cứu nhiều hơn.

- Thứ sáu, về giáo trình và tài liệu học tập

Giáo trình các môn học được sử dụng trong các trường đại học, chủ yếu do các trường tự biên soạn. Nhìn chung, hệ thống giáo trình các môn học kế toán đặc biệt là môn kế toán tài chính, kế toán thuế mới chỉ được biên soạn thuần túy, dựa trên nền tảng của các chế độ kế toán hiện hành. Có thể nhận thấy rằng, nội dung chủ yếu thiên về hướng dẫn thực hành, nên hạn chế phần nào đến khả năng tư duy và nhận thức của sinh viên. Bên cạnh đó, do đặc thù chế độ kế toán ở Việt Nam thường xuyên thay đổi nên giáo tŕnh dễ bị lạc hậu, thiếu tính cập nhật nếu không được sửa đổi, bổ sung thường xuyên. Tuy nhiên, gần đây một số trường đã mạnh dạn đổi mới tư duy biên soạn giáo, trình thông qua hình thức biên soạn dựa trên các chuẩn mực kiểm toán. Bên cạnh đó, một số trường sử dụng và đưa vào giảng dạy hệ thống các giáo trình nước ngoài đã được mua bản quyền và Việt hóa. Điều này sẽ giúp người học có điều kiện được tiếp cận với kiến thức theo chuẩn quốc tế.

2. Định hướng và các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học, học viện

Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề quan trọng được các trường đại học, học viện đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn khẳng định rằng, việc đổi mới quản lý giáo dục đại học là khâu đột phá để tạo sự đổi mới toàn diện giáo dục đại học và phát triển quy mô phải đi đôi với đảm bảo chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo chi phối rất lớn đến chất lượng đào tạo. Cải tiến, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo sẽ tác động quan trọng đến đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời đó cũng là mục tiêu để đạt tiêu chuẩn chất lượng Trường đại học.

Trước những thực trạng trên, với yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành kế toán, kiểm toán cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Hoàn thiện chương trình đào tạo: Để hoàn thiện chương trình đào tạo, điều đầu tiên cần phải thực hiện là nghiên cứu xây dựng cấu trúc chương trình hợp lý. Số lượng các môn học, thời lượng của từng môn học được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. Trong đó, cần tăng cường kỹ năng thực hành, giảm tính lý thuyết

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

93

để nâng cao khả năng thích ứng với công việc mà sinh viên sẽ đảm nhận trong tương lai. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần nghiên cứu cải tiến và điều chỉnh khung chương trình, theo hướng giảm các môn học thuộc phần giáo dục đại cương, tăng thời lượng các môn học liên quan đến chuyên ngành kế toán, kiểm toán, để các trường có điều kiện điều chỉnh khung chương trình hợp lý và phù hợp với thực tiễn.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy: Đây là một yếu tố có tính then chốt quyết định trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán trong tương lai. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp hiện đại khác. Tuy nhiên, để đổi mới và nâng cao chất lượng của yếu tố này không phải là dễ dàng, do yếu tố này bị tác động bởi tổng hợp nhiều nhân tố khác có liên quan như: Phương tiện, trang thiết bị giảng dạy, trình độ và năng lực của giảng viên, trình độ và khả năng tiếp nhận của người học. Do đó, để thực hiện yếu tố này, đòi hỏi cần phải kết hợp thực hiện đồng bộ với nhiều biện pháp khác.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị: Dành nguồn lực thích đáng để đầu tư, nâng cấp phòng học, giảng đường, hệ thống trang thiết bị giảng dạy theo chuẩn, nhằm tạo ra các điều kiện học tập và giảng dạy tốt nhất, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của người học.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin: Để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo thì không thể thiếu được nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Các trường cần đầu tư và xây dựng các trung tâm thực hành với các mô hình doanh nghiệp khác nhau, làm cơ sở cho người học có cơ hội thực hành và vận dụng những lý thuyết đã học vào công việc thực tế. Việc thiết kế và xây dựng các trung tâm thực hành cần chú ý lựa chọn và đa dạng hóa các chương trình phần mềm kế toán khác nhau, để giúp sinh viên khi ra trường có thể thực hiện công việc được ngay, giảm tối thiểu thời gian đào tạo lại cho các đơn vị sử dụng lao động.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên: Để đạt được yêu cầu này cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và dài hạn để nâng cao trình độ giảng viên. Giảm tỷ lệ số sinh viên trên một giảng viên để giảm áp lực cho đội ngũ giảng viên để họ có điều kiện cân đối giữa thời gian giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Ban hành các chính sách khuyến khích các giảng viên nghiên cứu khoa học. Thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, đặc biệt là sự thay đổi của các chuẩn mực, chế độ trong nước và quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế mở rộng liên kết đào tạo với các trường cả ở trong và ngoài nước. Nhằm tận dụng thế mạnh của từng trường và hạn chế sự cạnh tranh trong đào tạo giữa các trường trong cùng khối ngành.

3. Kết luận

Trong những năm qua, lĩnh vực giáo dục đào tạo nói chung cũng như đào tạo kế toán, kiểm toán nói riêng đã có những chuyển biến đáng kể. Quy mô và chất lượng đào tạo cũng như hình thức đào tạo về kế toán, kiểm toán không ngừng được mở rộng và nâng cao ở tất cả các bậc học, cấp học. Chủ trương xã hội hóa giáo dục tiếp tục được thực hiện và có những chuyển biến mạnh mẽ với sự ra đời của các cơ sở đào tạo về kế toán, kiểm toán ngoài công lập. Trước những cơ hội và thách thức trong tương lai khi mở cửa thị trường kế toán, kiểm

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

94

toán theo các cam kết quốc tế như WTO, TTP... Để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi trên sân nhà đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ các cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong đó, các trường đại học, học viện có vai trò rất quan trọng, nơi cung cấp nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán có chất lượng cao cho thị trường. Muốn thực hiện mục tiêu này, không còn cách nào khác là phải không ngừng đổi mới, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán hiện nay.

-------------------------

Tài liệu tham khảo - Hội nhập kinh tế quốc tế thách thức đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các nhu cầu xây dựng năng lực. Nguyễn Văn Quang. Phó Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM.

- Đổi mới công tác đào tạo kế toán - kiểm toán trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Trương Bá Thanh - Trần Đình Khôi Nguyên - Đại học Kinh tế Đà nẵng.

- Kế toán và kiểm toán Việt Nam Những bước tiến mạnh mẽ, vững vàng sau 20 năm đổi mới. PGS.TS Đặng Văn Thanh, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số 77.

- AUN-QA, Guidelines, Bangkok, 2004.

- Khung chương trình đào tạo cử nhân ngành kế toán Trường Đại học kinh tế quốc dân, Đại học kinh tế TPHCM, Đại học kinh tế Đà Nẵng, Đại học Thương mại, Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

95

ĐỂ CƠ HỘI CỦA AEC TRAO CHO KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM THÀNH HIỆN THỰC - ĐÒI HỎI PHẢI ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Ths. NCS. Đỗ Ngọc Trâm Khoa Kế toán, Kiểm toán – Học viện Ngân hàng

Với việc thành lập AEC, dòng hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn di chuyển tự do đồng

thời với cả việc di chuyển tự do lao động có kỹ năng giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN. Gắn với việc di chuyển hàng hóa, dịch vụ, ASEAN sẽ có một mạng lưới sản xuất thống nhất, thị trường lao động có tính kết nối cao và vận hành thông suốt. Ban đầu, có 8 ngành nghề lao động được tự do di chuyển giữa các nước ASEAN thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên du lịch. Mặc dù, hiện tại chưa có các tiêu chuẩn thống nhất trong tất cả các nước ASEAN về thị trường lao động, nhưng đây là thị trường của những người có chứng chỉ nghề nghiệp hoặc bằng cấp được các nước ASEAN công nhận. Mức độ lành nghề hay tính chuyên nghiệp sẽ được đặt lên hàng đầu và đây được xem là một trong những rào cản kỹ thuật lớn nhất đối với thị trường lao động ASEAN. Lâu nay, Việt Nam vẫn có lợi thế lao động giá rẻ nhưng khi gia nhập AEC cùng việc đòi hỏi lao động có tay nghề, kỹ năng và kỷ luật lại đang khiến lợi thế này trở thành thế yếu. Đó là chưa kể một số nước trong khu vực đã có những quy định riêng trong việc dịch chuyển lao động vào quốc gia mình, trong khi việc này tại Việt Nam vẫn chưa thực sự rõ nét. Đối với ngành nghề kế toán, thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay là thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ kế toán. Thực tế đội ngũ kế toán viên có chứng chỉ quy chuẩn quốc tế theo đúng nghĩa quá mỏng cả về số lượng và chất lượng, nguy cơ “bị lấn sân nhà” gần trở nên hiện hữu. Muốn hiện thực hóa cơ hội “tự do di chuyển” trong thị trường dịch vụ kế toán ASEAN của kế toán viên chuyên nghiệp Việt Nam, một trong những đòi hỏi cấp thiết chính là phải đổi mới phương thức đào tạo sinh viên chuyên ngành này, tại các trường đại học. Nghiên cứu này của chúng tôi, bằng các phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết và nghiên cứu lịch sử kết hợp điều tra xã hội, với mục tiêu tìm hiểu chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường đại học hiện nay, và đưa ra các khuyến nghị, thay đổi phương thức đào tạo để có một lực lượng lao động kế toán chuyên nghiệp trong tương lai, tự do di chuyển được trong thị trường lao động ASEAN. Từ khóa: AEC, kế toán, lao động, tự do di chuyển.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

96

AEC là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN (cộng đồng chính trị - an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa - xã hội). Cơ chế hợp tác này có hiệu lực từ ngày 31/12/2015 với quy mô dân số trên 600 triệu người và GDP khoảng 2.500 tỷ USD. AEC ra đời tạo nhiều cơ hội để người lao động dịch chuyển giữa các nước khác cùng khối ASEAN giúp cân bằng sự thiếu hụt nhân lực cho các quốc gia này, cải thiện thu nhập và tích luỹ những kinh nghiệm mới cho người lao động. Các quốc gia ASEAN bước đầu đã thông qua các Thoả thuận khung (Mutual Recognition Arrangement – (MRA)) chấp nhận sự khác biệt giữa các quốc gia về giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm và các yêu cầu cấp phép cho người lao động chuyên nghiệp, công nhận một số hoặc tất cả các khía cạnh của kết quả đánh giá kỹ năng lao động thể hiện trên các chứng chỉ, bằng cấp đào tạo; cùng với những nới lỏng về visa, thời gian lưu trú... tạo thuận lợi cho việc tự do di chuyển và quyền tự do làm việc tại các nước trong khu vực đối với 8 ngành nghề, bao gồm nghề kế toán. Vậy thực tế sự chuẩn bị của lực lượng lao động kế toán Việt nam đã sẵn sàng cho công cuộc di chuyển tự do này như thế nào?

1/ “Tiêu chuẩn quốc tế” của đội ngũ kế toán viên Việt Nam và khả năng “tự do di chuyển” trong thị trường dịch vụ kế toán của AEC

Kế toán - kiểm toán luôn được đánh giá là dịch vụ cao cấp, đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế, tạo ra môi trường doanh nghiệp (DN) cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên, đây lại là một trong những nhóm ngành mang tính đặc thù cao, nên người làm về kế toán – kiểm toán chuyên nghiệp sẽ rất khó linh hoạt nếu muốn sử dụng kiến thức kỹ năng vốn có để đổi sang ngành nghề khác. Ngành nghề kế toán hiện nay cùng với nhiều ngành tài chính, ngân hàng lại đang rơi vào tình trạng bão hòa do cung vượt cầu.

Khi Việt Nam tham gia AEC, nhiều chuyên gia, lãnh đạo và người trong ngành nghề kế toán nhận định đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán, cơ hội đến nhiều hơn là thách thức. Một mặt, thỏa thuận này không làm ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán trong nước. Bởi vì người nước ngoài có Chứng chỉ kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN chỉ được làm việc trong các DN kế toán, kiểm toán, không được hành nghề độc lập với tư cách cá nhân. Mặt khác, Việt Nam sẽ tăng cường hội nhập với khu vực về lĩnh vực kế toán, kiểm toán; đặc biệt khi tham gia Hiệp định khung và đạt được sự thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề thì danh tiếng của Việt Nam sẽ cao hơn trên thị trường quốc tế; phạm vi hoạt động và thị trường rộng mở, các kế toán viên, kiểm toán viên (KTV) chuyên nghiệp sẽ rất thuận lợi trong quá trình hành nghề tại các nước khác trong khu vực và học hỏi kinh nghiệm tốt từ các quốc gia có bề dày phát triển trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Hội nhập cũng làm thay đổi tích cực về mặt thể chế, hệ thống pháp lý, pháp luật chuẩn mực, đáp ứng tốt các yêu cầu khi các tổ chức quốc tế vào Việt Nam, đa dạng hóa đối tượng tham gia hoạt động kế toán, kiểm toán tại Việt Nam (bao gồm cả những người nước ngoài có chứng chỉ kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN). Nhưng chính những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam, cũng là thách thức lớn nhất của chúng ta hiện nay. Một thực tế nảy sinh là tại các nước như Indonexia, Philippin, Malaysia có hơn nửa số kế toán viên hành nghề ở nước ngoài, họ được đào tạo rất kỹ về chuyên môn, được đào tạo kỹ càng cùng khả năng hòa nhập kiến thức văn hóa, phong tục tập quán của các nước khác, thì việc chiếm lĩnh thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp Việt Nam là hoàn toàn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

97

có thể. Ngược lại, kế toán viên, KTV Việt Nam có đủ năng lực và được thừa nhận để hành nghề ở nước ngoài hay không vẫn đang còn là câu hỏi chưa có lời đáp.

Trước tiên, phải nói về số lượng kế toán viên chuyên nghiệp có chứng chỉ quốc tế tại Việt nam. Người lao động trong ngành nghề kế toán Việt Nam chủ yếu quan tâm đến thị trường lao động trong nước, họ lựa chọn việc học theo bằng cấp để được tuyển chọn vào các DN, các đơn vị công lập … và chỉ học các chứng chỉ kế toán quốc tế nếu vị trí làm việc bắt buộc, ví dụ như các công ty kiểm toán hoặc tư vấn tài chính. Hơn nữa theo quy định hành nghề, họ không cần thiết thi chứng chỉ hành nghề nếu không làm cho các công ty dịch vụ kế toán và không có ý định hành nghề độc lập. Do đó, theo Báo cáo đánh giá về tình trạng kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp tại các nước ASEAN của World Bank tháng 9/2014 (Report of World Bank about Curent status of the accounting and auditing profession in ASEAN countries, September 2014), so với các quốc gia láng giềng như Indonexia, Malaysia, Philippin thì nhân lực làm nghề của chúng ta khá kiêm tốn. Đội ngũ kế toán viên - KTV Việt Nam có chứng chỉ của các Hiệp hội quốc tế chưa đến 10.000, chỉ chiếm khoảng 5,44% trong tổng số những người hành nghề trong khối ASEAN.

Bảng 1: Số lượng kế toán viên, KTV chuyên nghiệp của từng quốc gia ASEAN

Country Number of Accountants % of total in ASEAN Brunei 50 0.03%

Cambodia 258 0.15%

Indonesia 20,735 12.07%

Lao 175 0.10%

Malaysia 32,750 19.06%

Myanmar 550 0.32%

Philippines 21,586 12.57%

Singapore 28,869 16.80%

Thailand 57,467 33.45%

Vietnam 9,350 5.44%

Total 171,790 100.00%

Nguồn: Báo cáo điều tra các PAOs của từng quốc gia thuộc ASEAN - AFA thực hiện trong khoảng từ 2013- 2014

Trái với Liên minh Châu Âu, các nước thành viên ASEAN đang thận trọng hơn về cách tiếp cận của họ để hội nhập kinh tế khu vực. Sẽ không có một đồng tiền chung và việc tự do di chuyển lao động không giống những gì đang diễn ra trong sự di chuyển tự do của người lao động Châu Âu. Để được di chuyển, lao động giữa các nước trong khu vực sẽ phải đáp ứng các điều kiện trong các thỏa thuận công nhận tay nghề lẫn nhau phù hợp với các quy định hiện hành về việc hành nghề kế toán, kiểm toán ở nước đăng ký hành nghề. Tuy nhiên trên thực tế, tuy có sự công nhận về chứng chỉ, bằng cấp giữa các quốc gia ASEAN nhưng việc tự do hành nghề trong khối ASEAN không hề “tự do” như trong EU. Vì nên tảng đào tạo nghề

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

98

giữa các quốc gia, quan điểm vận dụng chuẩn mực kế toán, kiểm toán vào các quy định mực thước điều phối hoạt động kế toán, kiểm toán quốc gia có nhiều khác biệt dẫn đến tiêu chuẩn đánh giá và đăng ký hành nghề độc lập chuyên nghiệp ở các quốc gia cùng khối ASEAN còn tồn tại chênh lệch. Trong khi các nước phát triển trong khối như Singapore, Thailand đã xây dựng được các tiêu chuẩn đánh giá để cấp chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp khá tương đồng với tiêu chuẩn quốc tế của Anh, Mỹ, Úc, hoặc theo IFAC, thì Việt Nam chưa xây dựng chương trình đào tạo kế toán viên và KTV có chứng chỉ chuẩn hóa. Chức danh nghề nghiệp, chứng chỉ nghề nghiệp chưa được xác lập và thừa nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế. Bởi vậy, điểm yếu về nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán không chỉ nằm ở số lượng khiêm tốn mà cả chất lượng chưa đồng đều và đạt chuẩn.

Thêm vào đó, nhiều quốc gia bên cạnh việc gỡ bỏ một số rào cản theo thỏa thuận của AEC lại đề ra các phương thức bảo hộ lao động nội địa khác, ví dụ như: tại Campuchia, Thailand, Myanmar và Lào, các công ty phải chứng minh rằng tuyển dụng lao động tay nghề cao của nước ngoài thì sẽ có một sự chuyển giao kỹ năng và kiến thức cho người lao động địa phương; hoặc như ở Indonesia, các công ty có tuyển lao động nước ngoài phải chứng minh rằng vị trí công việc đó không thể tuyển được nhân viên địa phương phù hợp; và Philippines còn quy định trong hiến pháp giới hạn các ngành nghề được tuyển dụng lao động nước ngoài.

Một đòi hỏi vô cùng cấp thiết là Việt Nam phải tích cực, khẩn trương chuẩn bị từ nhận thức, đến tạo dựng môi trường khuôn khổ pháp lý trực tiếp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ các DN cung cấp dịch vụ, đội ngũ kế toán, KTV hành nghề... để có thể trước hết là thành công tại Việt Nam và sau đó là thị trường khu vực. Về lâu dài, muốn khai thác triệt để cơ hội được từ AEC, đồng thời cạnh tranh được trên thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán ASEAN, chất lượng dịch vụ phải đạt tiêu chuẩn, mà thể hiện chính trong chất lượng người làm nghề kế toán, kiểm toán.

Vấn đề đặt ra là cần có chiến lược đào tạo, huấn luyện, xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp của nghề kế toán trong tương lai đạt tiêu chuẩn quốc tế và đủ năng lực, tự tin để tham gia cuộc “tự do di chuyển” lao động trong khối ASEAN.

2/ Đào tạo nghề kế toán tại các trường đại học – Cái gốc chất lượng của lực lượng lao động kế toán chuyên nghiệp.

Cũng theo theo Báo cáo đánh giá về tình trạng kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp tại các nước ASEAN của World Bank tháng 9/2014 (Report of World Bank about Curent status of the accounting and auditing profession in ASEAN countries, September 2014), kết quả khảo sát cho thấy, ngành kế toán là một ngành đào tạo rất thịnh hành ở hầu hết các nước ASEAN, với khoảng 80.000 sinh viên chuyên ngành này tốt nghiệp mỗi năm, đặc biệt Indonexia có 35.000 sinh viên tốt nghiệp ngành này (Hình 1). Phần lớn các trường đại học có đào tạo ngành kế toán ở các nước ASEAN đều đảm bảo nội dung chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS và ISA) trong chương trình giảng dạy của họ (Hình 2). Số lượng giờ tín chỉ trung bình cần thiết để có được một mức độ kế toán tương đương giữa các nước là 134 giờ, ngoại trừ Philippines, giờ tín chỉ theo yêu cầu là 277 giờ gấp đôi so với yêu cầu trung bình).

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

99

Hình 1: Lượng sinh viên ngành kế toán tốt nghiệp trung bình năm

Hình 2: Số giờ tín chỉ tối thiểu để cùng đạt ở mức độ kế toán tiêu chuẩn, theo khung chương trình đào tạo đại học chuyên ngành kế toán (các nước trừ Lào và Việt Nam bao

gồm cả giờ giảng nội dung chuẩn mực kế toán quốc tế được công nhận IFRS, IAS)

Tìm hiểu chương trình khung đào tạo chuyên ngành kế toán của các trường đại học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua, dễ thấy các môn học thiên về trang bị kiến thức hàn lâm, nếu có định hướng thực hành thì chủ yếu gắn với chế độ kế toán hiện hành ở các lĩnh vực

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

100

tư và công của Việt Nam. Các kiến thức liên quan đến chuẩn mực kế toán quốc tế được thừa nhận dần được đưa vào nhưng thời lượng không nhiều thường chỉ chiếm 3 đến 6 giờ tín chỉ. Việc đan xen các kỹ năng mềm, kỹ năng nhóm, kỹ năng tự nghiên cứu cùng đạo đức nghề nghiệp còn hạn chế. Và tuyệt nhiên chưa có sự đầu tư đào tạo sinh viên khả năng thích nghi và hòa nhập về văn hóa, tập quán để có thể lao động ở môi trường nước ngoài dễ dàng. Việc sử dụng tiếng Anh trong đào tạo chuyên ngành thường hạn chế trong một nhóm đối tượng sinh viên đã được phân loại (hệ chất lượng cao, tiên tiến hoặc đào tạo theo chương trình liên kết) chứ không phổ cập đại trà. Về phương thức đào tạo vẫn nặng theo phương pháp truyền thống dẫn đến sự thụ động của người học. Việc tiếp cận với nguồn tri thức quốc tế phải thông qua định hướng giảng viên là chủ đạo tuy nhiên khả năng cập nhật của giảng viên cũng chưa đồng đều. Rõ ràng, việc xây dựng chuẩn đầu ra của đào tạo chưa thực sự gắn chặt với tiêu chuẩn hành nghề và phát triển nghề của kế toán viên.

Về khả năng học và hành của sinh viên chuyên ngành kế toán tại các trường đại học hiện nay, tính chủ động tích lũy kiến thức chưa được đề cao.Thông qua điều tra mẫu ngẫu nhiên 500 sinh viên chuyên ngành kế toán, năm thứ tư tại 5 trường đại học có đào tạo ngành này trên địa bàn Hà nội, trong khoản thời gian từ tháng 3/2016 đến 4/2016, do nhóm nghiên cứu khoa học của chi đoàn sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thực hiện, cho kết quả: tỷ trọng sinh viên đảm bảo toàn diện kiến thức lý thuyết: 62,59%; có kiến thức thực tiễn liên quan đến ngành nghề: 18,43%, có chứng chỉ quốc tế tiếng Anh: 48,25%; có ý định nghiêm túc theo học chứng chỉ kế toán quốc tế: 38,97%. Nhìn nhận một cách thẳng thắn thì có trên dưới 60% nhân lực chưa trang bị tốt về chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ. Đặc biệt, khi được hỏi về mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai, thì khoảng 15% có ý thức tìm hiểu và đầu tư cho việc học để cạnh tranh trên thị trường kế toán chuyên nghiệp trong điều kiện hội nhập AEC. Điều này cho thấy, định hướng nghề nghiệp là một thứ còn rất mơ hồ đối với lực lượng lao động trẻ. Nhiều sinh viên thật sự chưa hình dung ra cộng đồng này sẽ như thế nào và phải chuẩn bị những gì. Các em chỉ biết tập trung học để sau này xin việc ở một DN trong nước, chứ cũng chưa nghĩ đến chuyện sẽ làm việc ở quốc gia khác. Nhiều sinh viên cho rằng, với nhiều bằng cấp, kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao sẽ dễ dàng tìm việc. Điều này đúng, nhưng chưa đủ vì theo khảo sát, những người làm việc hiệu quả và dễ thăng tiến không thể thiếu những kỹ năng mềm. Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị.

Rất dễ hiểu khi nền kinh tế và thị trường lao động của Việt Nam có mức tăng trưởng ổn định, các chỉ số phát triển kinh tế đều đạt kết quả tích cực, tác động thuận lợi đến thị trường lao động; tuy nhiên thị trường lao động tiếp tục có sự chênh lệch giữa cung - cầu. Việc “thừa - thiếu, thiếu - thừa” trong các ngành, nghề bao gồm cả nghề kế toán vẫn luôn hiện diện. Giai đoạn gần đây, một thực trạng dễ thấy là các DN rất cần đội ngũ nhân sự chất lượng cao và đảm bảo hài hòa 3 yếu tố: kiến thức nghề, kỹ năng nghề và thái độ (đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật, trách nhiệm…), nhưng nhiều ứng viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt phần kỹ năng.

Trong tương lai, ASEAN đang tập trung thiết lập Khung tiêu chuẩn chất lượng ASEAN để phổ quát cho các quốc gia trong khối, nhằm đồng bộ hóa các quy định đánh giá

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

101

chất lượng lao động được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp nhằm nâng cao tính năng động, tự do di chuyển của lao động tay nghề cao trong khối ASEAN. Do vậy đào tạo người làm nghề kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp có Chứng chỉ Kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN, sẽ là định hướng lâu dài của Việt Nam. Các trường đại học đào tạo chuyên ngành kế toán, Hiệp hội kế toán, kiểm toán Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thiết phải phối hợp trong công cuộc cải thiện chất lượng giáo dục kế toán cả về nội dung chương trình, phương pháp và tiêu chí đánh giá chuẩn đầu ra cho sinh viên chuyên ngành kế toán, hướng đến tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn khu vực. Chỉ có vậy mới đảm bảo năng lực và sự tự tin cho lực lượng lao động ngành này trong tương lai, khi di chuyển tự do trong thị trường dịch vụ kế toán chuyên nghiệp ASEAN.

3/ Đổi mới phương thức đào tạo ngành kế toán trong các trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu lao động di chuyển tự do trong thị trường dịch vụ kế toán chuyên nghiệp ASEAN

Không thể khẳng định tính tuyệt đối của chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo của riêng một trường đại học nào, khi trong thực tế chất lượng giáo dục kế toán ở các trường đại học tại các quốc gia trong ASEAN là rất khác nhau. Nhưng nếu dựa trên tiêu chuẩn giáo dục quốc tế (IES-2) dành cho ngành kế toán mà Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2015, bao gồm các qui tắc về giáo dục đại học chuyên nghiệp – kinh nghiệm thực tế - Kỳ thi sát hạch được công nhận bằng chứng chỉ, thì đào tạo ngành kế toán tại các trường đại học nên tuân thủ các nội dung sau:

+ Xây dựng năng lực cho đội ngũ giảng viên và nội dung chương trình đào tạo đảm bảo đầy đủ kiến thức theo tiêu chuẩn IES.

+ Tổ chức thời gian kiến tập để sinh viên tốt nghiệp có được kinh nghiệm thực tế phù hợp và được công nhận từ nhà trường;

+ Xây dựng các tiêu chí tương thích với yêu cầu của IES kinh nghiệm thực tế

+ Tiến đến xây dựng các kỳ thi sát hạch chung phạm vị ASEAN về kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm, đối với kế toán chuyên nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học

Từ “chuẩn mực chung” này, mỗi quốc gia có thể xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo chuyên ngành này ở bậc đại học, dựa trên điều kiện giáo dục sẵn có của quốc gia. Với chủ trương khuyến khích các trường đại học hợp tác và phát triển các tiêu chuẩn chung ASEAN về lâu dài, lực lượng lao động kế toán chuyên nghiệp Việt Nam đủ khả năng tự tin chiếm lĩnh thị trường trong nước và tự do di chuyển ra thị trường các nước ASEAN khác.

Cho đến hiện tại, một bộ các tiêu chuẩn hành nghề kế toán chuyên nghiệp được công nhận bởi tất cả 10 nước ASEAN chưa ra đời. Tuy nhiên, chúng ta có thể đúc rút những bài học chuẩn bị từ chính các nước xung quanh. Ví dụ như tại Indonexia, cùng lúc với sự ra đời của AEC, chính phủ Indonexia kết hợp với hiệp hội kế toán, kiểm toán Indonexia xây dựng các qui định tiêu chuẩn hành nghề kế toán chuyên nghiệp của quốc gia mình, cụ thể là quy định PMK 25 / PMK.01 / 2014. Trong đó, bao gồm các quy định về đăng ký lần đầu, đăng ký

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

102

lại vào hiệp hội kế toán công chứng Indonexia của các kế toán viên độc lập, về kỳ thi chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp, dịch vụ kế toán, tiêu chuẩn giáo dục, đào tạo nghề nghiệp (PPL) dành cho kế toán viên nội địa, kế toán viên nước ngoài và quy định hoạt động của các tổ chức chuyên môn của kế toán. Về chứng chỉ, người hành nghề kế toán chuyên nghiệp phải thi đạt chứng chỉ CA (đã được quốc tế công nhận) nên có khả năng được tiếp nhận ở quốc gia khác. Việc duy trì và phát triển hoạt động nghề nghiệp thể hiện ở việc thi sát hạch đều đặn và chứng chỉ chỉ được đảm bảo trong thời hạn cụ thể. Đặc biệt, quy định này nêu rõ về giáo dục nghề kế toán (PPA), kỳ thi CA, hướng dẫn chấm điểm và kinh nghiệm thực tế, MRA, KJA, quy tắc đạo đức, PPL, cơ cấu tổ chức của IAI, các thành viên kỷ luật, và việc đăng ký lại kế toán của Indonesia. Đây chính là định hướng cho các trường đại học ở Indonexia đổi mới đào tạo chuyên ngành kế toán.

Việt Nam cũng nên theo hướng tập trung đổi mới đào tạo tại các trường đại học có chuyên ngành kế toán để đạt yêu cầu IES.

+ Xây dựng các chương trình đào tạo nghiệp vụ kế toán phải gắn với nhu cầu về nghề nghiệp của xã hội, hướng đến lực lượng sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để có thể thi được chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN, mà trước tiên ở giai đoạn này có thể kết hợp với chương trình đào tạo của các tổ chức được cấp chứng chỉ quốc tế hiện đang có tại Việt Nam như ACCA, ICAEW, CPA Úc…

+ Đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo phải bắt đầu từ việc đáp ứng nhu cầu công việc kế toán thực tế, phải xuất phát từ người học, phải lấy người học làm trung tâm, phát huy được nguyên lý “nắm bắt bản chất - học ít biết nhiều”; xuất phát từ yêu cầu thị trường đào tạo nghề nghiệp.

+ Thay đổi phương pháp giảng dạy, đào tạo kế toán để phù hợp với sự phát triển của khoa học – công nghệ và sự phát triển của kinh tế tri thức.

+ Xây dựng lực lượng giảng viên, chuyên gia hỗ trợ sinh viên trong công tác nghiên cứu và tiếp cận với tri thức theo tiêu chuẩn IES.

Kết luận:

Hội nhập AEC tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam có nhiều cơ hội việc làm và học tập kinh nghiệm từ những quốc gia có bề dày phát triển trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán thông qua các phương thức cung cấp dịch vụ mang tính thương mại quốc tế, cũng như có cơ hội nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, khi làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ làm tăng tính linh hoạt, khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa. Theo đó, công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán ở Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ cho chi nhánh của một doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam; các công ty kế toán, kiểm toán nước ngoài có thể mở chi nhánh ở Việt Nam để thực hiện việc kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, khi gia nhập vào các hãng kiểm toán, các công ty Việt Nam có thể cử nhân viên trao đổi, học tập, làm việc cũng như tham gia các khóa học cấp chứng chỉ kiểm toán quốc tế giúp nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên. Các trường đại học được kỳ vọng sẽ góp phần trong việc hỗ trợ các chiến lược thay đổi chất lượng nguồn lực ngành nghề kế toán. Với việc đổi mới đào tạo, các trường đại học sẽ nâng cao chất

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

103

lượng sinh viên tốt nghiệp của mình để họ có thể cạnh tranh với các đối thủ từ các quốc gia khác trong AEC. Như vậy AEC thực sự trao cơ hội cho kế toán chuyên nghiệp Việt nam làm việc như kế toán chuyên nghiệp quốc tế.

-------------------------

Tài liệu tham khảo 1/ IFAC, “International Education Standard 2 - Initial Professional Development-Technical Competence (IAESB)”, January 2014

2/ World Bank Group, Current Status Of The Accounting and Auditing Profession in Asean Countries, September 2014

3/ http://reports.weforum.org/global-competitiveness-report-2014-2015/rankings/

4/ ILO – International Labour Organization, 2014.Survey of Employers on skills and Competitiveness ASEAN. URL: http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/ public /—asia/—ro-bangkok/—sro-bangkok/documents/publication/wcms_249982.pdf

5/ Nhóm NCKH K21KK ĐH Kinh doanh và Công nghệ hà nội, “Hoàn thiện phương thức học kế toán trong thời kỳ hội nhập”, 2015-2016

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

104

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP

Ths. Đào Thị Đài Trang Khoa Kế Toán – Đại học Duy Tân

Ngành kế toán trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một ngành nghề quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, nó luôn được khuyến khích phát triển. Như bất cứ ngành nghề khác, nguồn nhân lực luôn là yếu tố then chốt cho sự tồn tại và phát triển của DN. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP, AEC thì việc xây dựng được đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng càng trở nên cấp thiết. Điều này chỉ thực sự đạt được khi công tác đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán từ phía các trường đại học (ĐH) phải ngày càng nâng cao chất lượng mới đáp ứng lại được sự kỳ vọng của nhà tuyển dụng. Trong nội dung bài viết, tác giả đề cập đến thực trạng chung về công tác đào tạo ngành kế toán ở các trường ĐH và một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành kế toán đáp ứng nhu cầu hội nhập.

Từ khóa: Chất lượng đào tạo, ngành kế toán, trường ĐH, TPP, AEC.

Thực trạng công tác đào tạo nhân lực kế toán trong các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay

Cho đến thời điểm tháng 10/2016, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nước ta có khoảng 553 cơ sở đào tạo, trong đó có 203 trường ĐH và học viện, 208 trường cao đẳng và 142 trường trung học chuyên nghiệp. Trong tổng số các cơ sở đào tạo này thì có trên 50% đăng ký đào tạo ngành kế toán với nhiều chuyên ngành khác nhau như kế toán DN, kế toán kiểm toán…. Ngay cả những trường có thế mạnh chủ yếu là đào tạo các khối ngành về kỹ thuật, công nghệ, sức khỏe cũng tham gia đào tạo mã ngành kế toán, đặc biệt là các trường ĐH, cao đẳng thuộc khối ngoài công lập. Kết quả của quá trình đào tạo này đã làm cho kế toán trở thành một trong những ngành có nguồn cung về lao động dồi dào nhất trong số các ngành nghề phổ biến hiện nay theo một số các khảo sát gần đây, đặc biệt trong thời gian 06 tháng đầu năm 2016. (Xem hình 1 dưới đây)

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

105

Hình 1. Những nhóm ngành có nguồn cung nhân lực cao [3]

Chỉ số năm 2015

Chỉ số 6/2016

Hiện trạng ngành kế toán thất nghiệp nhiều, phải làm trái ngành mới có công việc.

Tuy nhiên, xét về khía cạnh cầu nhân lực, thì nghành kế toán vẫn nằm trong nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao (xem hình 2). Như vậy, Ngành kế toán dù nguồn cung cao, tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng nhu cầu tuyển dụng cũng cao! Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có nghịch lý như vậy.

Hình 2: Những nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao [3]

Lý giải cho điều này có nhiều nguyên nhân song một trong những nguyên nhân cơ bản nhất đó là do chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo chưa đáp ứng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

106

Theo thông tin phản hồi từ các DN tuyển dụng nhân sự cho bộ phận kế toán có đến 80% – 90% những sinh viên được tuyển dụng chưa có khả năng tiếp cận ngay được với công việc của một “Kế toán” thực sự. Khảo sát sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, từ các trường ĐH Kế toán- Kiểm toán lớn và có uy tín của Việt Nam cho thấy có tới 2/3 trả lời chưa thể nắm bắt được công việc kế toán hay kiểm toán ngay khi được giao mà phải được đào tạo, hướng dẫn lại [1]

Như vậy, xét một cách tổng thể, thực trạng nguồn nhân lực ngành Kế toán nước ta hiện nay đang ở trong tình trạng thừa về số lượng song đang có hạn chế, gặp vấn đề về chất lượng. Điều này thể hiện ở nhiều khía cạnh biểu hiện năng lực, chất lượng của nhân lực trong quá trình tìm kiếm việc làm, tăng tiến trong nghề nghiệp như khả năng ngoại ngữ yếu, hiểu biết về văn hóa DN, văn hóa quốc gia còn hạn chế, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và tính chủ động công việc chưa cao, khả năng làm việc nhóm có hiệu suất thấp... Các nguyên nhân cơ bản của thực trạng đào tạo nguồn nhân lực Kế toán ở nước ta

Thực trạng trên cho thấy việc đào tạo nhân lực ngành kế toán tại Việt Nam đang gặp rất nhiều vấn đề. Nguyên nhân của thực trạng này có thể kể đến sự tác động từ nhiều phía. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ phân tích những nguyên nhân đến từ phía các cơ sở đào tạo và sản phẩm của quá trình đào tạo (người sinh viên, học viên chuyên ngành kế toán)

- Về phía cơ sở đào tạo: Lý giải cho tình trạng nguồn nhân lực do chính các cơ sở đào tạo ra không đáp ứng

được yêu cầu của nhà tuyển dụng trên thị trường lao động có thể ảnh hưởng từ các nguyên nhân sau:

+ Do chương trình đào tạo ngành kế toán của cơ sở đào tạo lạc hậu, thiên về lý thuyết hàn lâm, hệ thống các môn học chuyên ngành không phù hợp với hệ thống chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Thực tế hiện này, nhiều cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo của ngành Kế toán từ 120-150 tín chỉ, song tỷ trọng các môn học thuộc về chuyên ngành và chuyên ngành sâu chỉ chiếm khoảng 20% chương trình. Trong số 20% số tín chỉ toàn khóa học ở các môn học chuyên ngành sâu nội dung còn nặng về lý thuyết hàn lâm nên sinh viên vẫn chưa thể tiếp cận được với công việc thực tế. Hệ thống các giáo trình, tài liệu phục vụ học tập nghiên cứu được thiết kế theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và bước đầu tiếp cận với Hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán nhưng cũng chỉ là trên những nguyên tắc chung. Chương trình đào tạo chậm cải tiến đổi mới, thiếu tính cập nhật, lý thuyết chưa gắn với thực tiễn, các môn học quá nhiều và cơ cấu thời lượng chưa hợp lý, dẫn tới sinh viên Việt Nam học quá nhiều nhưng kiến thức lại chưa phù hợp với thực tiễn.

+ Do đội ngũ giảng dạy các môn học chuyên ngành, chuyên ngành sâu còn mỏng cả về số lượng lẫn chất lượng

Mặc dù thực tế hiện nay, các cơ sở đào tạo đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và số lượng của lực lượng đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ các giảng viên, người truyền đạt kiến thức vẫn bộc lộ việc đơn điệu trong phương pháp giảng dạy. Giờ giảng chuyên ngành sâu cho SV, học viên vẫn chủ yếu mang tính thuyết giảng, làm người học tiếp

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

107

thu một cách thụ động, nội dung giảng dạy mang nặng lý thuyết, thiếu cập nhật thực tiễn dẫn tới xơ cứng, giáo điều, tính ứng dụng thấp.

Việc sử dụng các phương tiện phục vụ cho giảng dạy chưa nhiều. do vậy mà không thể truyền tải hết lượng thông tin cần cung cấp cho người học, số thời gian của giảng viên dành cho lên lớp tại các trường quá lớn, cho nên hạn chế thời gian nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thực tế.

Phương pháp giảng dạy về cơ bản tuy đã có sự cải tiến song về cơ bản vẫn tuân thủ theo phương pháp truyền thống thầy đọc, trò chép (hoặc trò nghe) và làm bài tập, không đảm bảo được việc nâng cao kiến thức cho người học.

Đội ngũ giảng viên đảm nhận giảng dạy các học phần về kế toán, kiểm toán phần lớn còn khá trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng công việc thực tế.

- Về phía SV, học viên được đào tạo về Kế toán Sự hiểu biết của người học về ngành học mà mình theo đuổi còn chưa rõ ràng; khả

năng hướng nghiệp và khởi nghiệp của SV trong quá trình học và sau khi học còn thấp. Tính chủ động sáng tạo trong học tập và nghiên cứu của sinh viên nhìn chung chưa

cao, thiếu tư duy khoa học, đại đa số học thụ động, học theo phong trào, học cho qua “học theo hội chứng bằng cấp”, do vậy khi tốt nghiệp chưa đủ kiến thức để đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành kế toán trong thời gian đến

Trên cơ sở phân tích một số các nguyên nhân trong công tác đào tạo nhân lực ngành kế toán. Dưới góc nhìn từ phía đào tạo ĐH, các tác giả mạnh dạn có một số các khuyến nghị cụ thể như sau :

- Về phía Tổ chức đào tạo + Cần nghiên cứu chương trình đào tạo phù hợp thực tiễn hành nghề, tích cực trong

quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, tích cực trao đổi và tiếp thu kinh nghiệm từ các học viên ở những quốc gia có hệ thống kế toán phát triển cũng như các tổ chức ban hành chuẩn mực quốc tế. Nhà trường cần thúc đẩy các nhóm nghiên cứu khoa học về những lĩnh vực kế toán, kiểm toán nêu trên, các sản phẩm cần được phát hành và phổ biến để làm nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo.

+ Chương trình đào tạo của nhà trường về lĩnh vực kế toán cần được đổi mới theo hướng trang bị những kiến thức và kỹ năng cho học viên, vừa phù hợp với thực trạng Việt Nam và chuẩn bị cho những bước tiền đề hội tụ với kế toán quốc tế. Hệ thống chương trình cũng như tài liệu giảng dạy nên được thiết kế lại phù hợp và có cập nhật thường xuyên các chuẩn mực kế toán ban hành. Các trường ĐH, cao đẳng, các nơi đào tạo chuyên ngành… cần trở thành cầu nối giữa các DN và việc áp dụng các văn bản pháp quy mới về kế toán trong vai trò hướng dẫn và thu thập các ý kiến đóng góp từ phía các DN.

+ Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế ISA, IFRS. Mạnh dạn phối hợp và tăng cường hợp tác với ACCA, CPA úc, CIMA... để đổi mới giáo trình đào tạo. Tăng cường giảng dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành để sinh viên có thể chuyển đổi sang bằng cấp quốc tế (ACCA, CPA úc, CIMA...) dễ dàng hơn. Đối

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

108

với sinh viên chuyên ngành kiểm toán cần quy định chuẩn đầu ra về ngoại ngữ nâng cao hơn nữa so với hiện nay.

+ Gia tăng liên kết để nghiên cứu chương đạt chuẩn: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành như Bộ Tài chính, Hội nghề nghiệp trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán, kiểm toán mới qua đó giúp nhà trường đẩy nhanh việc đổi mới giáo trình một cách toàn diện và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tế, cho sinh viên tiếp cận thực tế thường xuyên để nâng cao khả năng thực hành . Thực hiện phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn, tổ chức đào tạo nên tổ chức các buổi Hội thảo về kế toán bàn về những văn bản mới ban hành có sự tham gia của các đơn vị hành nghề. Hội thảo sẽ giúp trao đổi thông tin giữa cơ sở đào tạo và đơn vị hành nghề nắm tường tận các quy định mới của Bộ Tài chính về Kế toán.

+ Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý.

+ Ngoài ban giám hiệu, trưởng khoa, hay tổ trưởng chuyên môn phối hợp tiến hành đánh giá năng lực giảng viên thì nên để sinh viên tham gia vào công việc này. Bởi sinh viên mới chính là đối tượng va chạm và tiếp xúc với giảng viên nhiều nhất.

+ Nâng cao năng lực giảng viên thông qua việc cử đi học tập, nghiên cứu các chương trình học từ các nước có nền giáo dục phát triển như: Mỹ, Úc, Singapore,…

+ Tăng cường quan hệ DN: Thông qua việc đẩy mạnh quan hệ DN, nhà trường có thể không ngừng điều chỉnh, cập nhật, bổ sung chương trình đào tạo, làm cho chương trình đào tạo thực sự sát với nhu cầu nhân lực của DN trong thực tế. Sinh viên sẽ có cơ hội tìm hiểu thực tế tại DN thông qua các chuyến đi thực tế tại DN, giao lưu, trao đổi với các Lãnh đạo DN, được nghe Lãnh đạo DN và cán bộ, nhân viên tại DN báo cáo, chia sẻ về những chủ đề cụ thể gắn liền với môn học, với chương trình đào tạo từng chuyên ngành cụ thể.

- Về phía người học + Thay đổi suy nghĩ: Xác định việc học là lấy kiến thức, trưởng thành trong suy nghĩ

và kỹ năng sống là cơ sở sau này đi làm chứ không phải học để có tấm bằng. + Phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập, bỏ kiểu học theo hướng thụ động

nghe chép và đọc chép, tìm hiểu phương pháp học tập có hiệu quả, nâng cao nghiên cứu khoa học và học tập gắn liền với thực hành để cọ sát với thực tế, thực tiễn.

------------------------- Tài liệu tham khảo

[1] Phan Thanh Hải, Nguyễn Phi Sơn (2016), Đào tạo nhân lực cho ngành kiểm toán độc lập của Việt Nam trong các trường ĐH – Cơ hội và thách thức khi gia nhập TPP, AEC; Kỷ yếu Hội thảo 20 năm thành lập hội kế toán kiểm toán Việt Nam. [2] http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=4695 [3] http://aum.edu.vn (ngày truy cập: 21/10/16)

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

109

YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

Ths.Nguyễn Xuân Nhật Đại học Ngân hàng TP.HCM

Hội nhập kinh tế thế giới là xu hướng tất yếu hiện nay đối với Việt Nam, trong các

lĩnh vực hội nhập có lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Cuối năm 2015, Việt Nam đã chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), khi đó đòi hỏi đội ngũ nhân lực hành nghề kế toán kiểm toán phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung của khu vực. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo đội ngũ lao động đủ sức cạnh tranh trong lĩnh vực này thì không thể không kể đến vai trò của các Trường đại học. Đây là nhiệm vụ cấp thiết của các trường đại học khối kinh tế, nơi đảm nhận việc cung cấp cho thị trường lao động được đội ngũ nhân lực kế toán, kiểm toán có trình độ chuyên môn cao phục vụ cho sự phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập. Xuất phát từ mục tiêu trên, bài viết gợi ý một số yêu cầu mà các Trường đại học tại Việt Nam cần thực hiện trong công tác đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập. Từ khóa: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), kế toán kiểm toán, thị trường lao động. 1. Giới thiệu

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới tạo nên một nền kinh tế thị trường mở cửa và trong xu thế đó, nền kinh tế nước ta không chỉ mở cửa cho những giao dịch thương mại mà còn cả những giao dịch cung cấp dịch vụ. Theo quan điểm và tư duy mới của quá trình hội nhập thì nghề kế toán, kiểm toán đã trở thành một ngành dịch vụ cao cấp đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, đây là một nghề nghiệp được thừa nhận trong nền kinh tế thị trường chứ không thuần túy là công cụ quản lý kinh tế, tài chính.

Hiện nay, Việt Nam đã chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Theo các Thỏa thuận về công nhận tay nghề tương đương lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN cho phép 8 ngành nghề lao động được tự do di chuyển và làm việc tại các nước trong khu vực, trong đó có nghề kế toán. Bên cạnh đó cuối năm 2015, các nước trong khu vực cũng đã đạt được Thỏa thuận thực thi thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán. Dịch vụ kế toán, kiểm toán được xem là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ việc hội nhập này và

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

110

cũng chính từ việc hội nhập đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức đối với nghề kế toán, kiểm toán tại Việt Nam.

Để Việt Nam cung cấp được các dịch vụ kế toán, kiểm toán chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới thì chúng ta cần có những giải pháp trong công tác đào tạo ra đội ngũ nhân lực kế toán, kiểm toán có đầy đủ trình độ chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc tế để có thể hành nghề được trong môi trường cạnh tranh quốc tế, phù hợp với bối cảnh kinh tế mới. 2. Sơ lược về Cộng đồng kinh tế ASEAN liên quan đến dịch vụ kế toán, kiểm toán

Ngày 22/11/2015, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập AEC. Tham gia vào các mục tiêu của AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Chương trình, Sáng kiến, Tuyên bố,… giữa các nước trong ASEAN. Để hiện thực hóa mục tiêu của AEC có rất nhiều Hiệp định, Thỏa thuận, Sáng kiến,... đã được các thành viên đàm phán, ký kết và thực hiện. Trong đó, các Hiệp định quan trọng và đưa thực thi tương đối đầy đủ là: Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS); Hiệp định về Di chuyển thể nhân trong ASEAN (MNP); Các Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về một số lĩnh vực dịch vụ; Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA).

Về tự do hoá dịch vụ, ASEAN đã hoàn tất Gói 9 cam kết dịch vụ theo Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), tạo thuận lợi cho việc luân chuyển dịch vụ trong khu vực. Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) giữa các nước thành viên ASEAN về tiêu chuẩn, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp v.v. là một công cụ quan trọng giúp tự do hóa lưu chuyển các dịch vụ chuyên nghiệp trong ASEAN. Tới nay, các nước ASEAN đã ký các thỏa thuận công nhận lẫn nhau đối với các tiêu chuẩn, kỹ năng các ngành dịch vụ cơ khí, y tá, kiến trúc, kế toán và du lịch. Việc các nước trong khu vực đạt được Thỏa thuận thực thi thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán kiểm toán vào tháng 11/2015 đã thông qua việc thành lập Hội đồng Kiểm soát tại mỗi nước và Ủy ban điều phối kế toán chuyên nghiệp để thực hiện việc đánh giá và cấp chứng chỉ hành nghề ASEAN (ACPA). 3. Cơ hội và thách thức đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán trong quá trình hội nhập AEC 3.1 . Cơ hội

- AEC mở ra cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, khi có nhiều nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán sẽ giúp nhân lực ngành kế toán có cơ hội được đào tạo trình độ chuyên môn, kỹ năng theo chuẩn quốc tế.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

111

- Thỏa thuận thực thi thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán sẽ tạo cơ hội cho những người hành nghề kế toán ở Việt Nam được tự do học tập ở các nước để có chứng chỉ ACPA và khi có chứng chỉ đó thì nguồn nhân lực này được tự do làm việc tại các nước trong khu vực.

- Để hành nghề kế toán hợp pháp tại các nước trong khu vực, theo thỏa thuận giữa các nước ASEAN đòi hỏi người lao động phải có Chứng chỉ ACPA, ngoài số năm kinh nghiệm còn phải am hiểu luật pháp và được Hội đồng Kiểm soát tại nước sở tại chấp thuận. Điều này tạo ra lực cản cho sự dịch chuyển của các chuyên gia nước ngoài gia nhập vào thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán trong nước. Đây là cơ hội để các trường đại học, các tổ chức đào tạo nguồn nhân lực ngành kế toán tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo để phù hợp với các tiêu chuẩn nghề nghiệp được ghi nhận trong Thỏa thuận. 3.2 . Thách thức

- Khi mở cửa thị trường lao động trong khu vực ASEAN sẽ có sự dịch chuyển nguồn nhân lực nước ngoài có chất lượng cao tham gia hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam. Tự do lưu chuyển lao động đã tạo ra sự cạnh tranh rất lớn đối với nguồn nhân lực nội địa. Nếu lao động Việt Nam tay nghề kém, thiếu các kỹ năng cần thiết (ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp,…) có thể sẽ gặp khó khăn lớn khi gia nhập AEC.

- Quá trình nhận thức về nghề kế toán có sự thay đổi khi Việt Nam tham gia hội nhập, nó trở thành ngành dịch vụ cao cấp và được tự do hành nghề ở các nước trong khu vực nên xu hướng sắp đến có rất nhiều đối tượng muốn chọn học ngành nghề này sẽ tạo áp lực cho các Trường đại học, các tổ chức đào tạo ngành kế toán, kiểm toán phải mở rộng quy mô đào tạo, phải cải tiến nội dung, chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế. 4. Một số gợi ý về công tác đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán đối với các Trường đại học tại Việt Nam trong quá trình hội nhập AEC

AEC đã chính thức được ra đời vào cuối năm 2015, khi đó lao động các nước trong AEC được tự do di chuyển, làm việc, định cư và được đối xử bình đẳng tại các nước thành viên. Những chuyên gia kế toán, kiểm toán nước ta muốn được thị trường lao động khu vực chấp nhận thì phải đạt trình độ của khu vực đề ra, khi đó sẽ được tự do lựa chọn hành nghề tại bất cứ nước nào với mức lương xứng đáng. Bên cạnh đó, khi chúng ta được tự do làm việc trong khu vực thì sẽ có làn sóng đội ngũ chuyên gia nước ngoài du nhập vào thị trường lao động nước ta và khi đó chúng ta không đủ sức cạnh tranh ngay trên sân nhà nếu không đạt trình độ chuyên môn cao như họ vốn đã được đào tạo ở những quốc gia phát triển. Để việc gia nhập AEC là một cơ hội rất lớn cho nhân lực hành nghề kế toán nước ta thì ngay bây giờ cần

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

112

phải có sự chuẩn bị, nếu không thì nguồn lao động nghề kế toán, kiểm toán nước ta rất khó để cạnh tranh được với nguồn lao động ở khu vực chứ chưa nói đến toàn cầu. Như vậy, để có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu do sự tự do hóa thị trường lao động trong khu vực khi AEC ra đời, các Trường đại học cần thực hiện các yêu cầu đặt ra trong công tác đào tạo đội ngũ nhân lực hành nghề kế toán, kiểm toán như sau: 4.1 . Thay đổi nhận thức về vai trò của kế toán

Cần thay đổi nhận thức cả về người dạy lẫn người học. Nhận thức về môn học rất quan trọng, nó giúp người học xác định động cơ, thái độ, mục tiêu học tập cũng như nghề nghiệp sau này. Cũng dựa trên nền tảng nhận thức đó thì người dạy phải lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp để chuyển tải kiến thức đến người học. Theo Luật Kế toán 2015, kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Tuy nhiên, hầu hết trong tư duy của người học luôn cho rằng, kế toán chỉ đơn giản là công cụ ghi chép các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị mà quên rằng nó là bộ phận không tách rời trong hoạt động tài chính trong đơn vị, nó là công cụ để quản lý tài chính tại đơn vị. Hoạt động kế toán có vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với bất kể loại hình doanh nghiệp nào, sản phẩm của hoạt động này chính là hệ thống báo cáo tài chính cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, minh bạch, công khai cho các nhà quản trị của đơn vị, các đối tác đầu tư cũng như các cơ quan ban ngành của Nhà nước. Hiện nay, công việc hạch toán kế toán Nợ/ Có đã được các phần mềm kế toán hỗ trợ tối đa nên vai trò kế toán trong đơn vị thể hiện ở chức năng cung cấp thông tin kế toán. Từ yêu cầu đó, chúng ta cần thay đổi nhận thức của người học là người làm kế toán phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và chức năng của kế toán, phải nắm vững bản chất nghiệp vụ, am hiểu tường tận các quy định đề cập trong các chuẩn mực, chế độ kế toán, kiểm toán để vận dụng chứ không thuần túy chỉ là ghi chép Nợ/Có. Khi nền kinh tế hội nhập, thị trường đòi hỏi hệ thống thông tin kế toán ngày càng minh bạch, trung thực, có giá trị dùng để phân tích được chỉ tiêu kinh tế, khi đó vai trò của kế toán càng được nâng lên. Để khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngoài những điều kiện khác thì hệ thống báo cáo tài chính của chúng ta phải đáp ứng theo chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có cơ sở phân tích, so sánh các chỉ tiêu kinh tế, tài chính giữa các doanh nghiệp ở các nước với nhau, từ đó đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, để kế toán thực hiện đúng chức năng cung cấp thông tin theo yêu cầu trên đòi hỏi các chuẩn mực kế toán Việt Nam phải tương đồng với chuẩn mực quốc tế. Do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan Nhà nước, hội nghề nghiệp, các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán, các trường đại học cần phải hợp tác về mặt chuyên môn, nghiên cứu các chuẩn mực kế toán ở

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

113

những nước có hệ thống kế toán phát triển để bổ sung và điều chỉnh hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo thông lệ quốc tế nhưng cũng cần phù hợp với thực tiễn Việt Nam. 4.2 . Đổi mới chương trình, nội dung giảng dạy

Các trường đào tạo nguồn nhân lực ngành kế toán, kiểm toán khi xây dựng chương trình đào tạo cần chú trọng đến việc trang bị kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của thị trường lao động. Khi hội nhập thị trường lao động được mở rộng ra khu vực và thế giới chứ không còn bó hẹp ở thị trường trong nước nữa, điều này đồng nghĩa với thị trường lao động đang đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế. Xã hội đã đặt ra yêu cầu lớn đối với các trường đại học trong nước phải đào tạo được sinh viên mà sau khi tốt nghiệp tự tin làm việc được trong môi trường quốc tế, như vậy việc đổi mới chương trình đào tạo phù hợp thực tiễn nghề nghiệp và theo hướng hội nhập là nhiệm vụ của các trường đại học hiện nay. Khi các nước trong khu vực đã thống nhất xác định mặt bằng chung về đào tạo chuyên gia về kế toán kiểm toán thì các chương trình đào tạo trong nước cần bám sát các chuẩn mực đào tạo đó, để đào tạo được chuyên gia kế toán, kiểm toán có thể làm việc bất kể ở quốc gia nào trong khu vực. Khi đó, đội ngũ này mới đủ sức làm việc trong môi trường cạnh tranh ngay trong nước và ở các nước thành viên. Ngoài ra, các trường trong nước cần tham khảo một số chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán của các trường đại học ở các quốc gia có hệ thống kế toán phát triển trên thế giới để từ đó chương trình đào tạo của chúng ta tương đồng với các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, là cơ sở để bằng cấp đối với ngành kế toán, kiểm toán ở Việt Nam được khu vực và thế giới công nhận. Điều này cũng là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên chúng ta được phép học chuyển đổi, liên thông giữa các trường trong khu vực và thế giới.

Đổi mới chương trình đào tạo thì nội dung giảng dạy cần biên soạn lại tương thích. Nội dung các học phần cần bám sát thực tế, không chỉ là lý thuyết suông và là kiến thức lạc hậu, sinh viên học xong không áp dụng được vào thực tế. Đây cũng là vấn đề tồn tại trong nền giáo dục Việt Nam không chỉ riêng cho đào tạo ngành kế toán kiểm toán. Để khắc phục điều này, nội dung các tài liệu giảng dạy nên được thiết kế lại phù hợp và có cập nhật thường xuyên các chuẩn mực kế toán, nhằm giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp vận dụng được các chuẩn mực này vào công việc kế toán kiểm toán thực tế, chứ không bỡ ngỡ. Ngoài ra, nội dung giảng dạy cần liên tục bổ sung những nghiệp vụ mới phát sinh trong nền kinh tế mở cửa, có nhiều chuyển biến phức tạp như hiện nay. Nhà trường cần thiết kế chương trình mô phỏng thực tế trên phần mềm kế toán tại trường, để sinh viên ứng dụng lý thuyết đã được học. Bên cạnh đó, nhà trường cần tạo mối quan hệ liên kết với các đơn vị bên ngoài, để sinh viên được

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

114

tiếp cận thực tế các phần mềm kế toán hiện đại. Với xu thế của hội nhập hiện nay, bên cạnh nội dung giảng dạy bằng tiếng Việt, chúng ta cần biên soạn và giảng dạy bằng ngôn ngữ tiếng Anh, để sinh viên ngành kế toán, kiểm toán quen thuộc với các thuật ngữ chuyên ngành trong các chuẩn mực kế toán quốc tế. 4.3 . Giảng viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy

Theo quan điểm đổi mới giáo dục hiện nay, giáo dục bậc đại học ngoài việc giúp sinh viên tiếp nhận kiến thức, còn định hướng cho sinh viên tính tự chủ, tích cực tự học. Đối với giảng viên đảm nhận vai trò giảng dạy cần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu cập nhật những kiến thức mới, cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy, để nâng cao tính tự học của sinh viên. Giảng viên cần hướng dẫn phương pháp, gợi ý nội dung cần nghiên cứu, cách thức tìm kiếm tài liệu, nhằm giúp sinh viên tự giải quyết vấn đề để lĩnh hội được tri thức, chứ không phải sinh viên chỉ biết thu nhận được những kiến thức mà giảng viên trình bày theo cách thức “đọc – chép” hoặc “nhìn – chép”. Do đó, giảng viên cần thay đổi phương pháp giảng dạy, để hình thành thói quen học tập tập chủ động, sáng tạo ở sinh viên, để kho tàng kiến thức rộng lớn của nhân loại thành tri thức cho những ai biết tìm tòi, nghiên cứu. 4.4 .Tham chiếu chương trình đào tạo chứng chỉ quốc tế về kế toán, kiểm toán

Hiện nay, đã có nhiều tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế lớn hoạt động tích cực tại Việt Nam như ACCA, CPA Australia, trong các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cập nhật kiến thức cho những người làm kế toán, kiểm toán. Đây là cơ hội tốt để đội ngũ kế toán, kiểm toán trong nước có thể đạt đến kiến thức về kế toán, kiểm toán theo chuẩn quốc tế và nhận các chứng chỉ hành nghề được cả khu vực và quốc tế công nhận. Khi gia nhập AEC, Ủy ban điều phối kế toán chuyên nghiệp thực hiện việc đánh giá và cấp chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp hành nghề (ACPA). Như vậy, trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, các chứng chỉ quốc tế này có ý nghĩa quan trọng đối với những ai muốn tham gia làm việc trong môi trường quốc tế, và nó được xem là điều kiện cần khi muốn hành nghề kế toán, kiểm toán tại các nước trên thế giới. Tuy nhiên, để tạo tiền đề cho sinh viên được tiếp tục tham gia vào các khóa học này một cách dễ dàng, chương trình đào tạo của các trường đại học cần đào tạo được nền tảng vững chắc về kế toán, kiểm toán, cụ thể sẽ có một số học phần cơ bản về kế toán, kiểm toán tương thích với học phần trong chương trình đào tạo của các tổ chức đào tạo các chứng chỉ quốc tế. 4.5 . Mở rộng đào tạo sau đại học ngành kế toán, kiểm toán.

Hiện nay, cử nhân ngành kế toán, kiểm toán đã được nhiều trường đại học khối kinh tế trên cả nước đào tạo, sau khi tốt nghiệp đội ngũ nhân lực này sẽ đảm nhận những công việc kế

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

115

toán, kiểm toán tại các đơn vị. Tuy nhiên, đây chỉ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cơ bản chứ chưa được đào tạo chuyên sâu về kế toán, kiểm toán nên thị trường lao động vẫn thiếu vắng những chuyên gia về lĩnh vực này. Bằng chứng cho thấy, có rất ít những đề tài nghiên cứu về ngành kế toán, kiểm toán được các nhà khoa học, các giảng viên, cũng như các nghiên cứu sinh, học viên cao học thực hiện nên chưa có những sản phẩm chất lượng cao cung cấp cho thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán và làm nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo. Để khắc phục tình trạng này, các trường ngoài việc đào tạo cơ bản về kế toán, kiểm toán cho cử nhân cần tập trung phát triển đào tạo ở bậc sau đại học đối với ngành này hơn nữa. Tuy nhiên, khi xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán- kiểm toán ở các bậc (đại học, cao học, nghiên cứu sinh) cần kết hợp với nhau tránh trùng lặp kiến thức về chuyên môn. 4.6 . Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo

Bên cạnh việc mở rộng đào tạo chuyên sâu trong nước, Nhà nước cần có chính sách đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ngành kế toán, kiểm toán ở các nước có hệ thống kế toán phát triển và tạo điều kiện để ngày càng có nhiều người tham gia học tập chuyên sâu, được trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực kế toán, kiểm toán cũng như có cơ hội tiếp cận với các tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế. Ngoài ra, các Trường đại học trong nước cần liên kết với các Trường có kinh nghiệm đào tạo ngành kế toán, kiểm toán trong khu vực cũng như thế giới để mở ra cánh cửa cho những người không có điều kiện học tập ở nước ngoài cũng có thể tham gia học tập trong nước với nội dung, kiến thức theo tiêu chuẩn quốc tế và bằng cấp được quốc tế công nhận. 4.7 . Tăng cường đào tạo ngoại ngữ và vi tính cho sinh viên

Bên cạnh những kiến thức được trang bị, làm hành trang để sau khi tốt nghiệp, người học đảm nhận được công việc theo trình độ chuyên môn đã được đào tạo, thì tiếng Anh cũng hết sức quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Chúng ta đã thấy quá rõ ràng, nếu kiến thức chuyên môn vững vàng, xử lý công việc thành thạo nhưng lại thiếu vốn tiếng Anh thì không thể nào làm việc trong môi trường quốc tế. Vốn tiếng Anh đề cập ở đây không chỉ là tiếng Anh dùng để giao tiếp mà cần đặc biệt chú ý đến việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành kế toán, kiểm toán hướng đến tính học thuật cao, đạt chuẩn quốc tế. Có như thế thì đội ngũ nhân lực này mới có thể đọc, hiểu được các chuẩn mực kế toán quốc tế, vận hành được các phần mềm kế toán mà hoàn toàn đều sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh và cũng đủ khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh để đảm nhận những công việc kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp đa quốc gia hiện diện tại Việt Nam, cũng như tham gia vào thị trường lao động ở nước ngoài. Do đó, các

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

116

trường đại học cần tăng cường đào tạo tiếng Anh cho sinh viên ngành kế toán, kiểm toán để đáp ứng yêu cầu của hội nhập. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, công việc kế toán hiện nay đều được tổ chức thực hiện trên hệ thống máy vi tính có trang bị các phần mềm kế toán. Do đó, việc đào tạo kỹ năng vi tính cũng là vấn đề cần quan tâm, trong quá trình đào tạo sinh viên, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 4.8 . Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong sinh viên

Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên sẽ rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề một cách khoa học và hơn hết là gắn liền lý luận với thực tiễn theo nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành”. NCKH trong sinh viên thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Với hình thức nghiên cứu đơn giản nhất, thường xuyên nhất là thực hiện các tiểu luận, nghiên cứu từng chủ đề liên quan đến từng môn học theo yêu cầu của giảng viên. Qua đó, giúp sinh viên mở rộng, đào sâu hiểu biết thêm kiến thức của môn học và bổ sung thêm kiến thức thực tế nhằm nâng cao chất lượng học tập cho bản thân, đạt kết quả cao đối với các môn học trong chương trình đào tạo của nhà trường. Ngoài ra, còn rèn luyện sinh viên có những kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày.

Với hình thức NCKH khác trong sinh viên như viết báo cáo thực tập hay khóa luận tốt nghiệp, sẽ là bước đầu giúp sinh viên vận dụng một cách tổng hợp những kiến thức đã học cùng với tư duy sáng tạo, tư duy logic để giải quyết một vấn đề khoa học và thực tiễn đặt ra. Bên cạnh đó, sẽ giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tư duy tự nghiên cứu độc lập và biết bảo vệ lập trường quan điểm của riêng mình về vấn đề nghiên cứu. Và phát triển cao hơn là các hình thức nghiên cứu độc lập viết các bài báo khoa học đăng trên kỷ yếu hội thảo, các tạp chí khoa học và thực hiện các đề tài nghiên cứu độc lập phù hợp với khả năng.

Từ những hình thức đơn giản đến phức tạp của NCKH trong sinh viên đều giúp sinh viên tổng hợp kiến thức, vận dụng các phương pháp nghiên cứu, biết cách tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin, biết cách suy luận và giải quyết vấn đề. Khi thu thập thông tin từ thực tế, giúp cho sinh viên xây dựng được mối quan hệ, nâng cao khả năng giao tiếp. Thông qua công việc báo cáo NCKH sẽ hình thành kỹ năng diễn đạt, phong thái tự tin cho sinh viên.

Như vậy, NCKH trong sinh viên sẽ đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho chính sinh viên. Ngoài lợi ích nâng tầm hiểu biết cho sinh viên, phát triển khả năng tư duy, rèn luyện các kỹ năng mềm, sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu mà còn hình thành tính chăm chỉ, tính kiên nhẫn, tính kiên định, tạo lập tác phong làm việc khoa học, năng động, sáng tạo ở sinh viên. Tất cả các điều này rất cần thiết cho sinh viên khi rời ghế giảng đường

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

117

đại học, tự tin bước vào nghề nghiệp của mỗi người, và hơn hết là tự khẳng định năng lực của bản thân. 4.9 . Bổ sung đào tạo đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam được ban hành ngày 01/12/2005 theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC, ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và nay được thay thế bởi Thông tư số 70/2015/TT-BTC, ngày 08/5/2015. Theo đó, các nguyên tắc cơ bản áp dụng cho tất cả những người làm kế toán và người làm kiểm toán là: Độc lập; Chính trực; Khách quan; Năng lực chuyên môn và tính thận trọng; Tính bảo mật; Tư cách nghề nghiệp; Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Nếu người làm kế toán, kiểm toán thiếu một trong những nguyên tắc cơ bản nêu trên thì sản phẩm của hoạt động kế toán, kiểm toán tại doanh nghiệp đó là những thông tin kế toán không phản ánh trung thực, khách quan tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi ích của các thành phần có liên quan cũng như niềm tin của công chúng. Tuy đã có quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán từ năm 2005 nhưng đến nay hầu hết các chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán của các trường đại học nước ta vẫn chưa đề cập đến vấn đề này. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần phổ biến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đến với sinh viên với các hình thức khác nhau, không nhất thiết phải bố trí thành một môn học để sau khi ra trường sinh viên có đủ kiến thức hành nghề mà không vi phạm đạo đức nghề nghiệp, một mặt để hạn chế rủi ro nghề nghiệp cho chính bản thân, mặt khác bảo vệ lợi ích cho đơn vị mình đang công tác. Và hơn bao giờ hết trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay thì hệ thống thông tin kế toán đòi hỏi ngày càng phải minh bạch, khách quan và đáng tin cậy cho các nhà đầu tư. Điều đó cho thấy rằng, những người làm kế toán, kiểm toán cần thiết phải tôn trọng và tuân thủ chuẩn mực đạo đức này một cách nghiêm ngặt hơn. Chính sự cần thiết khách quan của thực tiễn cũng như đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các trường đại học cần đưa nội dung chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vào chương trình đào tạo càng sớm càng tốt. 5. Kết luận

Dịch vụ kế toán, kiểm toán là một trong những lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi tham gia vào AEC. Nghề kế toán là một trong những nghề được tự do di chuyển và làm việc tại các nước trong khu vực, điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các chuyên gia kế toán, kiểm toán. Để thích ứng với xu thế hội nhập không cách nào khác là phải nâng cao chất lượng nguồn lao động của Việt Nam. Chính điều này đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán của các Trường đại học

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

118

tại Việt Nam. Hy vọng, các yêu cầu này được giải quyết để nguồn lao động kế toán, kiểm toán nước ta được tự do lựa chọn hành nghề tại bất cứ nước nào trong khu vực với mức lương xứng đáng và không ngại cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa khi mà có đội ngũ chuyên gia có tay nghề cao du nhập vào.

------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Quốc hội (2012), Luật giáo dục đại học, Luật 08/2012/QH13. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Nghị quyết số 29-NQ/TW. 3. Quốc hội (2015), Luật Kế toán năm 2015, Luật 88/2015/QH13; 4. Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015, ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. 5. Cẩm nang tóm lược Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Trang thông tin Trung tâm WTO và hội nhập. 6. Trần Thị Phương Thảo, Trần Thị Thoa, Nguyễn Thị Hoa Hồng, (2016), “Thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán Việt Nam trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Công thương số 6.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

119

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)

DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI GIẢNG DẠY Ở BẬC ĐẠI HỌC

Th.s Nguyễn Lê Nhân – NCS. Lê Anh Tuấn Khoa Kế toán - Đại học Duy Tân

Bài viết bàn về thực trạng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán của Việt Nam hiện

nay thông qua góc nhìn của người làm công tác đào tạo ở bậc đại học. Nội dung của bài viết nhằm đưa ra đánh giá tổng quan về chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán hiện nay, những thách thức từ bối cảnh gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Từ đó, đề xuất giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc học đại học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán. Đáp ứng nhu cầu hội nhập và luân chuyển tự do nguồn nhân lực, trong AEC hiện nay. Từ khóa: Đào tạo, nhân lực kế toán kiểm toán, AEC, MRA.

Đặt vấn đề

Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán trong ASEAN (MRA) đã được ký kết bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, lần thứ 46 vào tháng 8/2014, tạo điều kiện và cơ hội cho lao động của quốc gia này dễ dàng làm việc tại các quốc gia thành viên khác. Việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) giúp đa dạng hóa lao động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam, giúp Việt Nam tăng cường hội nhập với khu vực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Đặc biệt, đối với các Công ty kiểm toán, sẽ có nhiều chọn lựa tuyển dụng yêu cầu lao động trình độ cao vào làm việc. Song song với đó, lao động Việt Nam cũng sẽ có cơ hội và điều kiện thuận lợi sang làm việc và học hỏi kinh nghiệm tại các quốc gia khác.

Tuy nhiên, hội nhập hóa khu vực cũng đem đến nhiều thách thức lớn cho Việt Nam, trong đó chủ yếu là việc cạnh tranh gay gắt trong thị trường dịch vụ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong nước. Trong khi nhân lực ngành kế toán, kiểm toán của chúng ta còn kém về năng lực cạnh tranh, cả ở góc độ doanh nghiệp (DN) và góc độ kiểm toán viên. Để hiện thực hóa những cơ hội và đối mặt với những thách thức hiện hữu đó, đối với công tác đào tạo đòi hỏi phải có những giải pháp đổi mới toàn diện về hình thức, nội dung và phương pháp. Thực trạng công tác đào tạo kế toán, kiểm toán tại nước ta

Những thách thức trên, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, tuy nhiên dưới góc nhìn của những người trực tiếp làm công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán ở bậc Đại học. Chúng tôi thiết nghĩ, chất lượng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán Việt Nam chịu sự tác động của các nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đó là vấn đề về “Môi trường pháp lý” trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Việt Nam đã xây dựng một hệ thống pháp lý và chuẩn mực kế toán (CMKT) hoàn chỉnh, với nhiều nội dung phục vụ cho hội nhập và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, sự hòa hợp giữa hệ thống pháp lý, các CMKT, chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam so với quốc tế còn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

120

một khoảng cách tương đối lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do, ở nước ta, Nhà nước giữ “vai trò quyết định” trong hệ thống kế toán quốc gia, cụ thể đó là việc Luật Kế toán, Luật Kiểm toán được Quốc hội ban hành, kèm theo đó là những chế độ tài chính được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ, và hệ thống các Chuẩn mực, cũng như các Thông tư hướng dẫn được Bộ Tài chính ban hành. Ngoài ra, hệ thống kế toán các DN bị “chi phối” bởi các qui định của cơ quan quản lý thuế. Điều này vô hình chung tác động trực tiếp lên ý thức của người làm nghề kế toán, đó là luôn phải tuân thủ theo sự chi phối vốn có của các cơ quan quản lý, biến công việc kế toán trở thành công việc luôn được chú trọng bởi hình thức mà không chú trọng đến bản chất.

Thứ hai, đó là vấn đề về “Chương trình đào tạo” của các cơ sở đào tạo nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Thực trạng hiện nay, điểm yếu tại đa phần các cơ sở đào tạo đều mắc phải đó là việc xây dựng cố định khung chương trình đào tạo, khó thay đổi hoặc ít thay đổi theo xu hướng cập nhật các chương trình tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Chương trình nặng về đào tạo lý thuyết, khối lượng các học phần cung cấp kỹ năng thực hành nghề nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong khối lượng tổng chương trình. Điều này gây nên tình trạng, người học sau khi tốt nghiệp các với các bằng cấp nghề nghiệp lại chưa thể hòa nhập, thích ứng ngay với thực tế công việc của thị trường lao động. Trong các chương trình đào tạo kế toán hiện nay chủ yếu đào tạo dưới dạng hàn lâm, chưa lồng ghép các kiến thức và kĩ năng của các tổ chức hội nghề nghiệp.

Qua đó, có thể thấy rằng, để có được các kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp, cơ quan quản lý đào tạo và các cơ sở đào tạo cần có kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng, đào tạo nguồn nhân lực đạt chất lượng bằng, hoặc cao hơn so với các nước trong khu vực.

Thứ ba, đó là vấn đề ngoại ngữ, được coi là chìa khóa mở cánh cửa hội nhập thì người lao động Việt Nam chưa thể sử dụng thành thạo được tiếng Anh và các ngoại ngữ khác. Trong khi lao động từ các quốc gia khác trong ASEAN sử dụng tiếng Anh thành thạo. Có thể kể đến các quốc gia như Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia,… Đây được xem là rào cản lớn nhất của người dạy và người học tại Việt Nam. Khi chưa sử dụng thành thạo ngôn ngữ thì đòi hỏi nâng cao chất lượng, tiếp cận với các thông tin có tính cấp thiết, vấn đề mới rất khó khăn.

Thứ tư, hầu hết các sinh viên ngành kế toán, kiểm toán tại các trường Đại học của Việt Nam sau khi tốt nghiệp, nếu được nhận vào các công ty đa quốc gia hay có vốn FDI rất khó khăn trong việc hòa nhập, do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, kĩ năng. Bộ GD&ĐT nên yêu cầu tất cả các trường đại học Việt Nam đảm bảo chuẩn đầu ra sinh viên của trường mình theo một tiêu chuẩn quốc tế. Cần xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá về chất lượng đầu ra của sinh viên mình.

Thứ năm, đội ngũ giảng viên giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành kế toán chưa đáp ứng đầy đủ về lượng và chất. Số lượng giảng viên có chuyên môn sâu và phương pháp nghiên cứu mới còn hạn chế, điều này là một trong những hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực kế toán và kiểm toán tại Việt Nam.

Thứ sáu, sự gắn kết của nhà trường và DN chưa cao. Tại Việt Nam hiện nay, chỉ có một số trường đại học lớn đào tạo về kế toán, kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với các DN. Đây chính là một trong những rào cản về đào tạo nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập. Nhà

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

121

trường cần phải biết, DN cần nguồn nhân lực đảm bảo các yếu tố như thế nào, để đào tạo cho phù hợp với xu thế. Một số các giải pháp và khuyến nghị

Thứ nhất, về môi trường pháp lý. Bộ Tài chính trước khi đưa ra các quy định về quản lí kế toán thì nên ghi nhận các ý kiến phản hồi từ các DN, chuyên gia, Hiệp hội hành nghề và các đối tượng giảng dạy. Cần có sự bàn bạc giữa Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, của các cơ quan quản lý Nhà nước và của các cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán để hướng đến việc xây dựng và thống nhất về chương trình khung cũng như nội dung cơ bản của các môn học cho phù hợp với từng cấp học, từng loại chứng chỉ kế toán, kiểm toán viên Việt Nam.

Thứ hai, Về xây dựng chương trình đào tạo ở các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu hội nhập và luân chuyển lao động tự do của AEC theo chúng tôi cần các điều kiện như sau:

- Về nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo: + Tuân thủ quy định, quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo + Hài hòa giữa tính kế thừa và tính cập nhật theo yêu cầu hội nhập + Chương trình phải có tính chủ động, dễ thay đổi để thích ứng + Khối lượng đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, thực hành nghề nghiệp cần được tăng

lên và cân đối, giảm với khối lượng kiến thức lý thuyết ngành một cách phù hợp. - Về nội dung chương trình đào tạo: + Kiến thức cơ sở + Kiến thức chuyên ngành + Thực hành nghề nghiệp Nên khuyến khích các trường đại học “nhập khẩu” các chương trình đào tạo về Kế

toán và kiểm toán đã được các tổ chức nghề nghiệp, các trường đại học có uy tín trong khu vực ASEAN và thế giới công nhận. Phương pháp giảng dạy nên sử dụng nhiều hơn các tài liệu nước ngoài, các công bố quốc tế mới nhất về lĩnh vực kế toán, kiểm toán và các tình huống thực tế, để nâng cao khả năng xử lí của người học.

Thứ ba, Vấn đề nâng cao trình độ ngoại ngữ của người học cũng rất đáng quan tâm. Bộ GD&ĐT nên đưa ra biện pháp quản lí chặt chẽ hơn về việc đào tạo các kĩ năng về ngoại ngữ ở các trường đại học.

Thứ tư, Phát triển thương hiệu của các trường đại học, biến các trường đại học tại Việt Nam là những trường có những sinh viên đến từ các quốc gia khác nhau trong khu vực tham gia học. Từ đó, tạo lập dấu ấn và kí kết các chương trình liên kết có chất lượng cao, tham gia vào các tổ chức kiểm định đại học tiêu chuẩn trong khu vực (AUN-QA) và thế giới. Nếu làm được điều này, thì người học sẽ là hưởng lợi đầu tiên khi bằng cấp của họ được công nhận trong khu vực và có thể tham gia làm việc thuộc các nước trong khối ASEAN.

Thứ năm, Cần nâng cao đội ngũ chất lượng giảng viên của các trường bằng nhiều cách khác nhau.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

122

+ Đầu tư cho đội ngũ giảng viên học cao học, nghiên cứu sinh tại các trường có uy tín trong khu vực và thế giới. Tham gia các khóa học nâng cao về chuyên môn, tại các trường đại học trong khu vực.

+ Có chính sách thu hút các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực nghiên cứu. Chế độ đãi ngộ tốt, để lôi kéo những người này về phục vụ công tác giảng dạy.

+ Thường xuyên tổ chức các Hội thảo nghề nghiệp, trao đổi chuyên môn về các vấn đề mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Có các công bố mới trong lĩnh vực nghiên cứu kế toán và kiểm toán.

Thứ sáu, Về phía nhà trường, phải có sự kết hợp chặt với các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực trong nước. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ kiểm toán viên, đội ngũ quản lý nòng cốt, có chính sách đãi ngộ tương xứng với năng lực, để duy trì và phát triển đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp, đạt trình độ khu vực và được quốc tế công nhận. Một số học phần về kế toán và kiểm toán đòi hỏi thực tế có thể mời các kiểm toán viên, kế toán viên có kinh nghiệm giảng dạy để nâng cao trình độ của người học, giúp người học có thể tiếp cận với những tình huống thực tế và tiếp cận được những kiến thức mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Thông qua việc trao đổi giữa nhà trường và DN, nhà trường sẽ thay đổi các môn trong chương trình giảng dạy phù hợp với xu thế. Kết luận

Việt Nam đang trên con đường hội nhập sâu rộng hơn với quốc tế nên đòi hỏi vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cần phải được nghiên cứu kĩ và quyết tâm thực hiện trong một chiến lược dài hơi và liên tục. Điều này rất khẩn thiết vì theo thỏa thuận trong khuôn khổ cộng đồng ASEAN, từ năm 2016, kế toán là một trong 8 ngành nghề được phép di chuyển trong khối ASEAN. Muốn không thua ngay trên sân nhà thì cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, DN, Hiệp hội hành nghề và các cơ quan ban ngành chức năng.

-------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Vĩnh Thanh (2015), Cộng đồng kinh tế ASEAN và nguồn nhân lực của Việt Nam. Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 443, tháng 4/2015. 2. Ngô Trí Tuệ (2007), Đào tạo kế toán kiểm toán trong giai đoạn hội nhập WTO. Tạp chí Kiểm toán Số 8 – 2007. Trang 50-52. 3. Bùi Thị Minh Tiệp (2015), Nguồn nhân lực của các nước ASEAN và những tham chiếu cho Việt Nam trước thềm hội nhập AEC, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 212 tháng 2/2015, Trang 25-34. 4. Đình Thiệu (2014), Cơ hội và thách thức tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN. VOV Online. http://vov.vn/kinh-te/co-hoi-va-thach-thuc-tham-gia-cong-dong-kinh-te-asean-345618.vov [Ngày truy cập : 28/10/2016] 5. Nguyễn Quốc Trường và Nguyễn Thế Cường (2013). Cộng đồng Kinh tế ASEAN – cơ hội và thách thức với Việt Nam. Đổi mới và phát triển. http://www.doimoi.org/detailsnews/1894/343/cong-dong-kinh-te-asean-co-hoi-va-thachthuc-doi-voi-viet-nam [Ngày truy cập : 28/10/2016]

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

123

ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG VÀ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

NGÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Ths. NCS Vũ Thị Sen Khoa Kinh tế - Đại học Tây Bắc

Bài viết đưa ra cơ sở của việc đổi mới nội dung, phương pháp trong chương trình

thực tập tốt nghiệp ngành kế toán, tại Trường Đại học Tây Bắc hiện nay, theo hướng tăng cường thực hành nghề nghiệp và ứng dụng thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của người học và người sử dụng lao động. Thông qua việc đổi mới chương trình thực tập tốt nghiệp này góp, phần thực hiện đổi mới chương trình đào tạo ngành kế toán, tại Trường Đại học Tây Bắc. Từ khóa: Chương trình đào tạo; Chương trình thực tập tốt nghiệp

1. Đặt vấn đề

Trường Đại học Tây Bắc là một trường đào tạo đa ngành nghề, cung cấp sản phẩm đào tạo chủ yếu cho thị trường lao động vùng Tây Bắc. Sinh viên của Nhà trường thuộc nhiều dân tộc khác nhau trong vùng, có điểm đầu vào tuyển sinh so với các trường đại học khác của cả nước là thấp. Vì vậy làm thế nào để sản phẩm đào tạo của nhà trường đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của vùng, vừa là mục tiêu cũng là trọng trách của nhà trường đối với vùng Tây Bắc.

Để đạt được mục tiêu và trọng trách trên, năm 2013 Trường Đại học Tây Bắc thực hiện chủ trương đổi mới chương trình đào tạo các ngành học theo hướng “Vững lý thuyết, giỏi thực hành”. Phương trâm đào tạo này đối với ngành kế toán đã trở thành một định hướng đào tạo hết sức quan trọng, phù hợp theo yêu cầu và tính chất nghề nghiệp của ngành. Bởi muốn làm tốt công việc kế toán, phải đảm bảo được các yếu tố như: Nắm chắc nội dung, trình tự và phương pháp hạch toán theo Chuẩn mực, Chế độ và các văn bản tài chính hiện hành. Đồng thời, nghề kế toán là nghề cần đến những kỹ năng, kinh nghiệm thực tế kết hợp với sự cập nhật kịp thời hệ thống văn bản tài chính, kế toán hiện hành thì mới có thể làm tốt công việc này. Ngành Kế toán- Khoa Kinh tế đã thực hiện xây dựng lại và đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tăng cường thực tế, thực hành nghề nghiệp cho sinh viên, trong đó có đổi mới chương trình thực tập tốt nghiệp theo hướng đổi mới nội dung và phương pháp thực tập, nhằm tăng cường kỹ năng nghề nghiệp kế toán cho sinh viên, trong quá trình thực tập đạt được mục tiêu đào tạo đề ra trên đây. 2. Khái quát đánh giá về chương trình đào tạo và nội dung, phương pháp thực tập tốt nghiệp ngành kế toán, giai đoạn 2004- 2015 2.1. Khái quát đánh giá về chương trình đào tạo

Kết quả khảo sát đánh giá của người học về chương trình đào tạo, được tổng hợp dựa trên 122 phiếu khảo sát của người học trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của Nguyễn Anh Ngọc (2014). Phiếu khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá, quan điểm người trả lời được lựa chọn theo các mức sau: Mức 1 = Hoàn toàn không đồng ý, mức 2= Không đồng ý, mức 3= Bình thường, mức 4= Đồng ý, mức 5= Rất đồng ý. Số liệu thu thập được tính điểm trung bình chung và căn cứ vào mức điểm đánh giá đã cho trong thang đo

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

124

Likert ở trên, tác giả đề xuất khung điểm đánh giá trung bình chung cho các khía cạnh đánh giá dưới đây như sau: Mức điểm dưới 2.5: Không hiệu quả; Mức điểm từ 2.5 – 3.1: Hiệu quả thấp; Mức điểm từ trên 3.1 – 3.7: Hiệu quả khá tốt; Mức điểm từ trên 3.7 – dưới 4.5: Hiệu quả tốt; Mức điểm từ 4.5 trở lên: Hiệu quả rất tốt. Điểm trung bình chung về các yếu tố đánh giá chương trình đào tạo ngành kế toán theo Biểu đồ 1 dưới đây.

Biểu đồ 1: Người học đánh giá về chương trình đào tạo

(Nguồn số liệu khảo sát)

Theo Biểu đồ 1, người học đánh giá chung về mục tiêu đào tạo ngành kế toán ngành đạt ở mức khá cao (3.7 điểm)- ở mức khá tốt. Đánh giá về yếu tố mềm dẻo, linh hoạt trong chương trình chỉnh đào tạo của ngành ở mức bình thường (3.03 điểm), do trong chương trình tỷ lệ học phần tự chọn thấp, chỉ có 3 học phần tự chọn (mỗi học phần tự chọn được chọn 1 trong 2 học phần cho trước), các học phần bắt buộc hầu hết là học phần theo quy định chung về chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do đó, sự mềm dẻo, linh hoạt của chương trình đào tạo trên là không cao. Đây chính là một trong những hạn chế của chương trình đào tạo giai đoạn 2004 - 2015 cần được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Điểm trung bình chung đánh giá sự phù hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong chương trình đào tạo tổng hợp được là 2.53 điểm. Kết quả đánh giá này cho thấy, chương trình đào tạo được đa số người học đánh giá là có cơ cấu chưa phù hợp. Đây cũng là hạn chế lớn của chương trình đào tạo cần khắc phục vì hạn chế này dẫn đến sinh viên ra trường không bắt kịp với công việc thực tế, trong khi nghề kế toán yêu cầu phải có kinh nghiệm thực tế thì mới đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Đánh giá về mức độ đào tạo kĩ năng mềm cho sinh viên trong chương trình đào tạo có số điểm trung bình chung là 2.17 điểm, cho thấy chương trình đào tạo hầu như chưa trang bị được kĩ năng mềm cho người học. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất đối với chương trình đào tạo ngành kế toán của Nhà trường giai đoạn trên.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

125

Điểm trung bình chung đánh giá sự vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào công việc có điểm là 3.02 điểm cho thấy, người học đánh giá việc vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo trong nhà trường vào công việc còn chưa cao, còn tỷ lệ khá lớn người học (46%) đánh giá chương trình chưa thực sự được vận dụng vào trong công việc. Tỷ lệ này đánh giá chương trình đào tạo chưa đáp ứng được thực sự yêu cầu trong thực tế công việc. Ngoài ra, có tỷ lệ khá lớn người học không được làm đúng chuyên ngành đào tạo, nên ít vận dụng kiến thức chuyên ngành được đào tạo vào công việc thực tế sau khi ra trường.

Kết quả khảo sát đánh giá của người sử dụng lao động về chương trình đào tạo ngành kế toán, được thể hiện thông qua 20 phiếu trả lời từ phía người sử dụng sản phẩm đào tạo ngành kế toán của Nhà trường, trên địa bàn 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu cũng cho thấy: Về khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao đạt ở mức 85%; Về khả năng thích ứng tốt các nhiệm vụ mới được giao chiếm 55%, khả năng không thích ứng với nhiệm mới được giao chiếm 10%, khả năng thích ứng ở mức trung bình là 35%. Như vậy, khả năng thích ứng đạt ở mức khá tốt, 85% sản phẩm đào tạo được người lao động đánh giá là có khả năng phát triển tốt nghề nghiệp trong tương lai. Tuy vậy, kỹ năng còn thiếu nhiều nhất của sản phẩm đào tạo là kỹ năng giải quyết tình huống với tỷ lệ 30,43%, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, viết báo cáo chiếm tỷ lệ 26,09%, trình độ tin học ngoại ngữ với 21,73%, còn lại là thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm và một vài kỹ năng bổ sung khác; 60% sản phẩm đào tạo tuyển dụng vào phải trải qua đào tạo lại để có đáp ứng được yêu cầu công việc.

Như vậy, đối với sản phẩm đào tạo ngành kế toán của Nhà trường trong thời gian vừa qua, đã được đa số người sử dụng lao động chấp nhận và đánh giá khá tốt về sản phẩm đào tạo. Tuy vậy, sản phẩm đào tạo vẫn còn thiếu và yếu về kĩ năng mềm phục vụ cho công việc, còn một bộ phận lao động chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như khả năng thích ứng nhanh với công việc còn ở mức thấp và còn một tỷ lệ lớn (60%) lao động tuyển dụng vào phải trải qua đào tại lại mới đáp ứng được yêu cầu công việc, chương trình đào tạo còn chưa mềm dẻo, linh hoạt, cơ cấu chương trình đào tạo còn chưa hợp lý,... dẫn đến chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường còn nhiều mặt hạn chế. Trên cơ sở những mặt hạn chế này dẫn đến việc thực hiện đổi mới tổng thể chương trình đào tạo ngành kế toán mà Nhà trường đang áp dụng hiện nay, trong đó có sự đổi mới về chương trình thực tập tốt nghiệp của ngành.

2.2. Khái quát đánh giá về nội dung và phương pháp thực tập

Đối với sinh viên năm cuối ngành kế toán, sau khi đã hoàn thành cơ bản chương trình đào tạo tại trường thì học kỳ cuối là học kỳ sinh viên dành hầu hết thời gian đến đơn vị thực tập nghề nghiệp. Mục tiêu của kỳ học này là sinh viên được tiếp cận thực tế nghề nghiệp, học hỏi các kỹ năng trong công việc, vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực hành mô phỏng, để làm công việc như một kế toán thực sự tại đơn vị thực tập. Đây là giai đoạn tạo tiền đề, làm bước đệm, làm cầu nối cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm tốt, không chỉ công việc kế toán mà cả các công việc khác mà người sử dụng lao động yêu cầu. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp thực tập trong chương trình đào tạo trước đây nặng về hình thức báo cáo, sản phẩm thực tập là những báo cáo như: Báo cáo tổng hợp khái quát chung về đơn vị thực tập và báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp dưới dạng đề tài, phản ánh về thực trạng và những giải pháp kế toán đối với đơn vị thực tập. Những sản phẩm thực tập này mang nặng

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

126

tính học thuật, nặng về lý thuyết, ít tính thực hành, thực tế, thể hiện người học phải đi nghiên cứu sâu cơ sở lý luận theo Chuẩn mực, Chế độ và những văn bản kế toán hiện hành. Đồng thời, nghiên cứu đánh giá về thực trạng công tác kế toán của đơn vị thực tập, tuy nhiên nội dung đánh giá này mang tính hình thức là chủ yếu, vì trong báo cáo không thể minh chứng hết toàn bộ công tác tổ chức hạch toán tại đơn vị thực tập, cũng như không có cơ sở chỉ ra những hạn chế trong công tác hạch toán tại đơn vị thực tập. Vì vậy, phân tích, đánh giá về công tác kế toán của người học trong báo cáo thực tập còn sơ sài, không phản ánh chính xác về đơn vị thực tập. Ngoài ra, với phương pháp thực tập như vậy, sinh viên chỉ tập trung vào việc viết và hoàn thiện báo cáo, sinh viên phải giành phần lớn thời gian cho việc hoàn thành những báo cáo dày hàng gần trăm trang nên không có nhiều thời gian để quan sát, vận dụng, học hỏi các kỹ năng nghề nghiệp tại nơi thực tập, để có thể hình thành và tích lũy những kĩ năng nghề nghiệp kế toán, cũng như kĩ năng làm việc trong quá trình thực tập cho mình. Ngoài ra, với những báo cáo dài mang tính hình thức như vậy lại tạo ra sự sao chép, copy bài lẫn nhau giữa các sinh viên mà giảng viên rất khó có thể kiểm soát được về chất lượng của bài viết xem có gắn với thực tế của đơn vị hay không, có đúng là sản phẩm do sinh viên thực hiện hay không.

Theo kết quả phỏng vấn những sinh viên đã tốt nghiệp ngành kế toán, các em nói rằng: Thực tập theo cách trên các em có rất nhiều bài viết có sẵn trên mạng, các em chỉ cần điều chỉnh một số thông tin về đơn vị thực tập và một số số liệu thu thập được tại đơn vị thực tập là hoàn thành báo cáo thực tập mà không cần phải mất nhiều thời gian đến đơn vị thực tập, thậm chí có sinh viên chỉ liên hệ đơn vị thực tập để được xin xác nhận, đóng dấu vào bài thực tập mà không cần đến đơn vị để thực tập, sinh viên chỉ ngồi nhà tự chỉnh sửa những bài chuyên đề có sẵn trên mạng sau đó hết kì thực tập xin xác nhận đơn vị thực tập là nộp bài. Như vậy, sản phẩm thực tập mà sinh viên nộp về để đánh giá chấm điểm đối với quá trình thực tập không có cơ sở đánh giá đây là sản phẩm do sinh viên tự thực hiện, đồng thời không phản ánh được những kỹ năng mà sinh viên đã đạt được trong quá trình thực tập. Nếu vậy thì kì thực tập như thế đôi khi trở nên phản tác dụng, lãng phí thời gian, công sức tổ chức thực hiện của nhà quản lý, giảng viên hướng dẫn và cả sinh viên mà không đem lại kết quả như mục tiêu đặt ra đối với người học trong chương trình đào tạo.

3. Đổi mới nội dung và phương pháp thực tập tốt nghiệp ngành kế toán, theo hướng tăng cường ứng dụng thực hành nghề nghiệp tại Trường Đại học Tây Bắc

Xuất phát từ những hạn chế trên đây của nội dung và phương pháp thực tập trong chương trình đào tạo cũ, đã dẫn đến hiệu quả đào tạo của nhà trường còn nhiều mặt hạn chế, như trong kết quả đánh giá của người học về chương trình đào tạo trên đây. Vì vậy, đổi mới chương trình đào tạo, trong đó có đổi mới nội dung và phương pháp của chương trình thực tập tốt nghiệp cuối khóa đối với ngành kế toán là cần thiết.

Xuất phát từ sự đổi mới mục tiêu đào tạo của nhà trường, đồng thời khắc phục những hạn chế của phương thức thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo trước đây. Ngành Kế toán, Khoa Kinh tế đã tiến hành Tổ chức Seminar, xin ý kiến đóng góp rộng rãi của các giảng viên giảng dạy và sinh viên của ngành. Đồng thời, dựa trên kết quả đánh giá của người học và người sử dụng lao động về chương trình đào tạo, để xây dựng chương trình đào tạo mới, trong đó có xây dựng, đổi mới nội dung và phương pháp thực tập theo chương trình chi

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

127

tiết của ngành kế toán theo hướng tăng tính thực hành nghề nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi các kỹ năng công việc, để sinh viên ra trường có thể nhanh chóng tiếp cận làm được công việc kế toán ngay mà không cần mất nhiều thời gian học việc như trước đây.

Với nội dung và phương pháp thực tập hiện nay như đề xuất trong chương trình chi tiết là: Thay vì viết những báo cáo thực tập dài về mặt lý thuyết, mô tả thực trạng về công việc kế toán mà không phản ánh được những kỹ năng và khả năng ứng dụng thực tế của sinh viên, thì với phương thức thức thực tập mới này sinh viên đến đơn vị thực tập tìm hiểu khái quát về hoạt động và công tác kế toán của đơn vị thực tập, để có những hiểu biết cơ bản về hoạt động và cách thức tổ chức hạch toán tại đơn vị thực tập. Hàng ngày sinh viên đến đơn vị thực tập như người học việc làm kế toán thông qua quan sát công việc của kế toán, thực hành làm công việc mà kế toán đơn vị giao cho, thực hiện ghi chép lại những gì đã quan sát, thu thập các dữ liệu kế toán tại đơn vị. Đồng thời, vận dụng những kiến thức đã học để kết hợp các mẫu chứng từ về nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị thực tập, sinh viên tự thực hành làm công việc kế toán, theo hướng dẫn của giảng viên và cán bộ kế toán tại đơn vị thực tập. Trên cơ sở đó, hoàn thành bộ sản phẩm thực tập là bộ chứng từ, sổ kế toán, báo cáo kế toán. Đồng thời, người học thuyết minh lại ngắn gọn kết quả của những sản phẩm thực hành trên tại đơn vị thực tập để thấy được cách thực hiện hạch toán tạo ra bộ sản phẩm thực hành đó.

Nội dung và phương pháp thực tập mới này, đã được ứng dụng ngay trong chương trình đào tạo theo tín chỉ sửa đổi áp dụng đối với kỳ thực tập từ năm 2016. Trong quá thực hiện Khoa Kinh tế và Bộ môn Kế toán sẽ theo dõi chặt chẽ, xem xét sự phù hợp và tính hiệu quả của việc ứng dụng nội dung và phương pháp thực tập mới, để tiếp tục điều chỉnh cho các khóa tiếp theo nhằm đạt được mục tiêu đào tào đề ra của ngành kế toán, tại Trường Đại học Tây Bắc.

Với những đổi mới về chương trình thực tập tốt nghiệp của ngành kế toán tại Trường Đại học Tây Bắc trên đây, đã góp phần đạt được mục tiêu về sản phẩm đào tạo ngành kế toán của Nhà trường là, người học ra trường có thể làm được công việc kế toán tại các DN, các cơ quan sự nghiệp ngay mà không mất nhiều thời gian học việc.

4. Một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp theo chương trình thực tập hiện nay của ngành kế toán, tại Trường Đại học Tây Bắc

Một là, ngành kế toán cần phải theo dõi, quản lý chặt chẽ quá trình thực tập của sinh viên tại các đơn vị thực tập. Đồng thời, sau mỗi kì thực tập, cần thực hiện sửa đổi và ban hành lại bản hướng dẫn thực tập tốt nghiệp chi tiết theo nội dung và phương pháp mới trên và có điều chỉnh theo thực tế cho phù hợp để sinh viên và giáo viên hướng dẫn bám sát thực hiện đúng nội dung và phương pháp thực tập đề ra một cách có hiệu quả nhất.

Hai là, cần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các học phần chuyên ngành kế toán trong chương trình đào tạo, trong đó có các học phần thực hành kế toán mô phỏng trên lớp hơn nữa để làm tiền đề, nền tảng kiến thức kế toán vững chắc cho sinh viên thì việc thực tập theo nội dung và phương pháp mới trên đạt được hiệu quả và chất lượng cao theo mục tiêu đặt ra.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

128

Ba là, nhà trường tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác hơn nữa đối với các DN, cơ quan sự nghiệp là người sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường để sinh viên có cơ hội và thuận lợi hơn trong việc liên hệ và được tham gia thực hành, thực tập nghề nghiệp tại các đơn vị này. Ngoài ra, thông qua đó có thể nắm bắt được yêu cầu nghề nghiệp, có định hướng đào tạo đáp ứng được nhu cầu của thị trường sao cho sản phẩm đào tạo của nhà trường được thị trường chấp nhận.

Bốn là, giảng viên giảng dạy chuyên ngành cần tích cực thâm nhập, nắm bắt thực tiễn, tham gia vào thực tiễn công tác kế toán trong các DN, các cơ quan sự nghiệp. Đồng thời, giảng viên cần liên tục cập nhật văn bản tài chính hiện hành vận dụng vào giảng dạy, giúp người học cập nhật được những văn bản mới vào công tác kế toán. Như vậy, giảng viên có thể trở thành cầu nối giúp người học vận dụng tốt giữa lý thuyết với thực hành nghề nghiệp một cách có hiệu quả nhất. Từ đó, rút ngắn khoảng cách giữa việc học trên lớp và với thực tế công việc kế toán trong các DN và các cơ quan sự nghiệp hiện nay.

Năm là, mỗi sinh viên phải luôn chủ động, có động cơ, mục tiêu học tập tốt. Đồng thời, người học cần có đam mê, yêu nghề nghiệp, luôn năng động, chủ động tự học tập, tìm hiểu, liên hệ các DN, đơn vị sự nghiệp để có thể được nhận vào làm thực tập công việc kế toán tại các đơn vị đó một cách thuận lợi trong quá trình thực tập.

Kết luận Như vậy, việc đổi mới nội dung và phương pháp thực tập tốt nghiệp trong chương trình

đào tạo ngành kế toán tại trường Đại học Tây Bắc, được xuất phát từ mục tiêu đào tạo của nhà trường. Đồng thời, dựa trên yêu cầu của người học và người sử dụng lao động. Thông qua việc đổi mới nội dung và phương pháp thực tập tốt nghiệp trong chương trình, đã góp phần vào việc đổi mới chương trình đạo tạo theo hướng “Vững lý thuyết, giỏi thực hành” của nhà trường. Ngoài ra, bài viết đã đưa ra một số đề xuất nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp theo chương trình thực tập hiện nay, nhằm ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo ngành kế toán tại trường Đại học Tây Bắc, góp phần đáp ứng tốt về chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của vùng Tây Bắc.

------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Anh Ngọc và các thành viên bộ môn Kế toán, Điều tra kết quả việc làm và chất lượng làm việc của sinh viên chuyên ngành kế toán trường Đại học Tây Bắc, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, năm 2014. 2. Nguyễn Thị Thanh (K53 Đại học kế toán), Bước đầu khảo sát hiệu quả các môn thực hành kế toán trong ngành kế toán tại Trường Đại học Tây Bắc, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, năm 2016. 3. Vũ Thị Sen, Cần đổi mới chương trình đào tạo ngành kế toán theo hướng tăng tính ứng dụng thực tiễn, Tham luận tại Hội thảo chỉnh sửa chương trình đào tạo Khoa Kinh tế, năm 2013. 4. Vũ Thị Sen, Đổi mới chương trình đào tạo ngành kế toán tại trường Đại học Tây Bắc", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số tháng 3/2016. 5. Trường Đại học Tây Bắc, Chương trình đào tạo ngành kế toán, năm 2004, 2009, 2014.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

129

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÁC MÔN HỌC KẾ TOÁN NHẰM ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO KẾ TOÁN

TS. Đoàn Thị Dung* TS. Nguyễn Văn Hưởng **

* Khoa Tài chính – Kế toán - Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an nhân dân ** Khoa Kinh tế - Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên

Việc xây dựng (XD) hệ thống câu hỏi thi đảm bảo chất lượng, là một trong những

nhiệm vụ quan trọng của việc đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá đối với các cơ sở đào tạo kế toán ở Việt Nam. Câu hỏi thi đảm bảo chất lượng, phải đảm bảo được bốn tiêu chí: Độ khó; Độ phân biệt; Độ tin cậy và độ giá trị. Trong bài viết này, tác giả đưa ra một số kinh nghiệm XD và đánh giá chất lượng câu hỏi thi đối với các môn học kế toán, nhằm nâng cao chất lượng công tác thi, kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo đối với các cơ sở đào tạo ngành kế toán. Từ khóa: Câu hỏi trắc nghiệm tự luận; Câu hỏi trắc nghiệm khách quan; Kiểm tra đánh giá. 1. Kết quả khảo sát thực trạng công tác XD và đánh giá chất lượng câu hỏi thi

Qua khảo sát thực tế, tính đến tháng 6/2016, trong tổng số gần 470 trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam, có hơn 300 trường đào tạo ngành kế toán – kiểm toán. Khối các trường đã XD được ngân hàng câu hỏi thi đưa vào khai thác sử dụng gần 178 trường. Gần 50 trường Cao đẳng và Đại học, đã XD được ngân hàng câu hỏi thô đối với một số môn học chuyên ngành kế toán. Số các trường còn lại, đang triển khai XD và cũng đang gặp phải một số khó khăn nhất định. Khó khăn lớn nhất là do đội ngũ giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của chất lượng câu hỏi thi, trong việc đổi mới công tác giáo dục đào tạo. Hệ thống câu hỏi thi đối với các môn cơ sở của ngành, được triển khai XD và nghiệm thu trước các môn chuyên ngành. Các môn chuyên ngành kế toán, kiểm toán ở một số trường còn chưa triển khai XD được bởi nguyên nhân chưa XD được chuẩn đầu ra, hoặc đã XD được ngân hàng câu hỏi thô chưa đảm bảo chất lượng. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu về những khó khăn của đội ngũ giảng viên khi biên soạn và đánh giá chất lượng câu hỏi thi trắc nghiệm (kết quả khảo sát 409 giảng viên của 37 Trường Đại học và Cao đẳng đào tạo kế toán, tính đến tháng 9/2016).

Bảng 1: Những khó khăn khi biên soạn câu hỏi thi

TT Nguyên nhân Giảng viên bậc Đại học

Giảng viên bậc Cao đẳng

1 Chưa bồi dưỡng về cách XD câu hỏi thi 38% 52%

2 Thiếu thời gian soạn bộ câu hỏi thi 38% 62%

3 Thiếu kỹ năng phân tích và ngại thay đổi 12% 24%

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

130

Bảng 2: Kết quả khảo sát thực tế việc đánh giá chất lượng câu hỏi thi Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng

Mức độ GV thường xuyên phân tích độ khó (%)

13,4

16,2

40,8

29,6

100

Mức độ GV thường xuyên phân tích độ phân biệt (%)

22,7

16,5

22,8

38,0

100

Tỷ lệ giảng viên phân tích độ khó của câu hỏi thi: Theo kết quả khảo sát, có tới hơn 40% giáo viên hiếm khi phân tích độ khó của câu hỏi thi, gần 30% giáo viên không bao giờ phân tích độ khó của đề thi. Điều này chứng tỏ, các giảng viên vẫn coi nhẹ việc phân tích đề thi và cho rằng, việc này không cần thiết và tốn nhiều thời gian.

Tỷ lệ giảng viên phân tích độ phân biệt của câu hỏi thi: Có khoảng 38 % giáo viên không bao giờ phân tích độ phân biệt của câu hỏi thi. Vấn đề này do một số nguyên nhân sau: Giảng viên phải giảng dạy quá nhiều giờ, ít thời gian nghiên cứu; Một số giáo viên cho rằng, đề thi của họ chắc chắn đạt chất lượng nên không cần phải phân tích đề thi; Phần lớn giáo viên nói, họ không có trong quy định nên không bắt buộc phải làm; Phần lớn giáo viên cho rằng, không có kinh phí cho việc đánh giá chất lượng đề thi nên không làm,...

Từ những khảo sát và phân tích trên, vấn đề chất lượng câu hỏi thi chưa được các giảng viên nhìn nhận đúng đắn. Dẫn đến việc không đánh giá hoặc đánh giá không đầy đủ chất lượng của đề thi. Do vậy, chúng ta cần khẳng định lại vai trò của câu hỏi thi, đối với cả người dạy và người học.

Đối với người XD đề thi và giảng dạy: Bộ câu hỏi thi có chất lượng sẽ là thước đo chuẩn để đánh giá được kết quả đào tạo theo chuẩn đầu ra của môn học và của chương trình đào tạo; Phân loại được chất lượng đào tạo; Giảng viên có được những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá nâng cao chất lượng đào tạo; Việc XD bộ câu hỏi thi có chất lượng sẽ nâng cao trình độ, tâm thế và trách nhiệm của giảng viên,...

Đối với người học: Được thi và kiểm tra bằng bộ câu hỏi thi có chất lượng, người học đánh giá được giá trị nhận thức của mình, từ đó có đổi mới phương pháp học để đạt chất lượng hơn; Nâng cao được nhận thức và tư duy của người học; Tạo động lực học tập và nghiên cứu của học viên và đặc biệt là, học viên tự đánh giá được năng lực của mình,... 2. Một số kinh nghiệm XD câu hỏi thi

Phân loại câu hỏi thi theo các phương pháp đánh giá người học

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

131

Câu hỏi thi gồm hai loại: Câu hỏi trắc nghiệm tự luận và trắc nhiệm khách quan. Tùy vào từng hoàn cảnh, mục đích cụ thể để sử dụng loại câu hỏi trắc nghiệm nào cho phù hợp. Loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận thường sử dụng khi: Số sinh viên cần kiểm tra đánh giá không quá đông; Khi chưa có ngân hàng đề thi chất lượng, giảng viên sẽ sử dụng câu hỏi trắc nghiệm tự luận và phân bổ được thời gian hợp lý để chấm thi; Khi muốn tìm hiểu và khuyến khích khả năng diễn đạt tư duy, ý tưởng sáng tạo của sinh viên; Khả năng tin tưởng vào sự khách quan khi chấm thi,... Còn đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường dùng trong trường hợp: Số sinh viên cần kiểm tra đánh giá quá đông; XD được ngân hàng đề thi trắc nghiệm khách quan có chất lượng; Kiểm tra kiến thức trong phạm vi rộng để ngăn ngừa học tủ, học lệch. Điểm chấm thi chính xác, tin cậy và không phụ thuộc vào trình độ của người chấm thi,...

(1) Câu trắc nghiệm tự luận

Câu tự luận ngắn: Nên sử dụng khi cần đánh giá mức nhận thức thấp (mức biết và hiểu đơn giản).

Ví dụ: Phân biệt báo cáo tài chính (BCTC) và Báo cáo quyết toán, ở đơn vị hành chính sự nghiệp?

Câu tự luận trả lời dài: Nên sử dụng khi cần đánh giá mức nhận thức cao (mức hiểu sâu và lập luận).

Ví dụ: Phân tích vai trò thông tin kế toán quản trị (KTQT) với chức năng quản lý trong doanh nghiệp (DN)?

Một số kỹ năng khi viết câu hỏi trắc nghiệm tự luận

Viết câu hỏi nên ngắn gọn, vừa đủ để vấn đề được nêu rõ ràng. Nêu chủ đề nhằm mục đích kiểm tra năng lực trả lời, chứ không phải là khả năng đoán được những gì mà người ra đề dự định hỏi. Từ vựng được sử dụng và những khái niệm được thể hiện trong chủ đề, không được quá khó đối với thí sinh có lực học bình thường, để có thể hiểu nhanh chóng để làm bài thi.

Bản thân câu hỏi cần phải định hướng một cấu trúc để viết bài tự luận.

Ví dụ: Hãy so sánh kế toán tài chính (KTTC) và KTQT?

Hoặc: Hãy mô tả ngắn gọn và sau đó phân tích....? Hoặc: Hãy nêu ra bối cảnh của... rồi phân tích, đánh giá các kết qủa đạt được trong bối cảnh ấy?

Nên hướng tới việc kiểm tra, đánh giá các mục tiêu quan trọng ở mức trí lực cao (nhận thức và tư duy bậc cao). Nên dùng các từ “So sánh...”, “Cho biết lý do...”, “cho ví dụ về...”, “Giải thích tại sao...”, “Xác định những nguyên nhân...”, “Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu...”...để luyện tập học viên tư duy và áp dụng sáng tạo những điều đã học, đã nghiên cứu hơn là hỏi những gì chỉ cần trí nhớ. Không nên dùng những từ như “Cái gì...” , “Kể lại....”, “Khi nào....”, “Liệt kê...”... bởi vì những từ này, thí sinh chỉ cần sao chép, học thuộc là có thể trả lời được. Các cụm từ “Anh (chị) nghĩ gì...”, “Theo ý kiến của anh chị...”, “Anh (chị) nghĩ gì về...” chỉ nên dùng khi giáo viên thực sự muốn biết thái độ của thí sinh, hay đánh giá khả

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

132

năng lý luận của thí sinh như thế nào. Trường hợp này, điểm của thí sinh sẽ không căn cứ vào lập trường của thí sinh mà chỉ căn cứ vào khả năng biện minh và chống đỡ cho lập trường của mình.

Nên tăng số câu hỏi. Số câu hỏi của mỗi bài thi có thể tăng lên, bằng cách giảm chiều dài của phần trả lời. Số câu hỏi nhiều hơn sẽ làm tăng độ tin cậy và độ giá trị của bài trắc nghiệm.

Người viết câu hỏi nên viết ra đáp án và xác định, xem đề ra có thực sự đòi hỏi câu trả lời đó hay không. Người viết câu hỏi cũng nên cố gắng thử trả lời câu hỏi trong khoảng thời gian giới hạn cho phép, điều này giúp cho thấy được tính hợp lý của thời gian dành cho thí sinh để viết câu trả lời.

Không nên dùng cả trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan, trong cùng một đề thi khi thời gian có hạn. Việc dùng cả hai loại câu hỏi này, sẽ khiến thí sinh không đủ thời gian trả lời và việc ghép điểm của hai phần cũng khó khăn. Nên viết câu hỏi, để đánh giá khả năng thí sinh ở mức trí lực khác nhau (Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá).

(2) Câu trắc nghiệm khách quan

Câu đúng sai: Câu đúng sai là câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu người thi phải phán đoán đúng hay sai đối với một câu trần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để người thi tuỳ ý lựa chọn một trong hai đáp án: Đúng hoặc Sai. Loại câu hỏi này, phù hợp nhất cho việc khảo sát trí nhớ những sự kiện, hay nhận biết các sự kiện.

Ví dụ: Những câu dưới đây, câu nào đúng thì đánh “Đ”, câu nào sai đánh “S”

(1) Nếu DN hoạt động thua lỗ thì kết quả hoạt động này đc ghi = số âm trên tài khoản lợi nhuận của DN.

(2) Số lượng sổ cái trong một đơn vị kế toán đúng = số lượng tài khoản mà đơn vị đó sử dụng.

(3) Hàng hoá sản phẩm xuất kho giao cho người mua được coi là tiêu thụ.

(4) Chỉ tiêu lợi nhuận trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh luôn bằng nhau.

(5) Giá trị ghi sổ của tài sản mua vào nhất thiết phải trùng khớp với số tiền ghi trên hoá đơn.

Một số kỹ năng khi viết câu hỏi Đúng - Sai

Câu trắc nghiệm nên hỏi những điều quan trọng, nội dung có giá trị chứ không phải là những chi tiết vụn vặt, không quan trọng. Nên trắc nghiệm khả năng lý giải, chứ không chỉ là trắc nghiệm trí nhớ. Không nên trích nguyên văn những câu từ sách giáo khoa, trong tài liệu giảng dạy, để tránh việc học sinh thuộc lòng máy móc. Nên diễn đạt lại các điều đã học dưới dạng những câu mới, biểu thị được mục tiêu cần được khảo sát.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

133

Trong một câu hỏi chỉ có thể hỏi một vấn đề hoặc một ý trọng tâm, không nên hỏi hai ý hoặc nửa câu đúng, nửa câu sai. Tránh sử dụng các từ ngữ có tính giới hạn đặc thù mang tính ám thị. Khi ý của câu hỏi là chính xác thì nên tránh dùng những từ như “Nói chung”, “Thông thường”, “Thường thường”, “Rất ít khi”, “Có khi”, “Một vài”, “Có thể”, “Đa số” để tránh cho người dự thi dựa vào những từ này đưa ra đáp án “Đúng”. Trình bày câu hỏi thi đơn giản rõ ràng, không thể đúng sai lẫn lộn, ba phải, không phân biệt được đúng sai dễ sinh ra hiểu nhầm.

Một câu, nếu chỉ dùng câu đúng sai thì số lượng câu trong một đề phải nhiều, ít nhất là từ 30 đến 50 câu. Để tiện cho việc cho điểm, nên có một hình thức đáp án thống nhất. Nên cố gắng viết những câu để thí sinh áp dụng kiến thức đã học. Tránh để thí sinh đoán câu trả lời đúng, nhờ chiều dài của câu hỏi.

Câu nhiều lựa chọn: Câu hỏi nhiều lựa chọn là câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu người thi tùy ý lựa chọn đáp án chính xác trong một số đáp án được đưa ra. Kết cấu của câu hỏi nhiều lựa chọn gồm 2 bộ phận: một phát biểu chính, thường gọi là câu dẫn (chủ đề) và bốn, năm, hay nhiều phương án trả lời cho sẵn để thí sinh chọn ra câu trả lời đúng nhất, hay hợp lý nhất. Câu dẫn thường dùng các từ, câu hỏi, hoặc câu trần thuật để biểu thị. Phần trả lời đã chuẩn bị, có thể dùng các câu ngắn hoặc các nhóm từ để biểu thị. Trong 4 đến 5 phương án chọn có một phương án hoặc một vài phương án đúng, các phương án còn lại là sai, còn gọi là phương án nhiễu.

Một số kỹ năng khi viết câu hỏi nhiều lựa chọn

Giai đoạn chuẩn bị: Xác định mục tiêu và nội dung kiến thức cần kiểm tra thật chi tiết, rõ ràng; Định lượng một cách hợp lý từng nội dung kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra đáp ứng được chuẩn đầu ra; Lập bảng phân bổ số câu hỏi chi tiết, phù hợp với định lượng đã đưa ra,...

Giai đoạn thực hiện: Cần đảm bảo theo các nguyên tắc; Soạn thảo ngân hàng câu hỏi thi và đánh giá chất lượng câu hỏi thi, chất lượng đề thi; Mỗi câu hỏi thuộc về một phần kiến thức nhất định, một kỹ năng nhất định; Ước lượng được thời gian trả lời mỗi câu hỏi thi,...

− Đối với câu dẫn: Có thể dùng một câu hỏi hay câu nhận định không đầy đủ (câu bỏ lửng) để làm câu dẫn; Không nên đưa quá nhiều tư liệu vào câu dẫn; Tránh sử dụng câu mang tính phủ định, nếu có nên sử dụng ký hiệu để nhấn mạnh từ phủ định,...

− Đối với phương án trả lời: Các phương án trả lời nên viết theo cùng một văn phong và tương đương nhau về độ dài; Nên thận trọng khi dùng các câu hỏi có sử dụng phương án trả lời “Tất cả đều đúng” hay “ Tất cả đều sai”; Câu dẫn và các phương án trả lời phải phù hợp với nhau về ngữ pháp khi ghép chúng với nhau; Các phương án “nhiễu” cần diễn đạt sao cho có vẻ hợp lý, có sức hấp dẫn như nhau nhưng không mang dấu hiệu đánh lừa người thi; Độ khó của câu tùy thuộc vào đối tượng và mục đích kiểm tra...

3. Kinh nghiệm đánh giá chất lượng câu hỏi thi, bài thi trắc nghiệm

(1) Độ khó (hoặc độ dễ): Tỷ lệ thí sinh trả lời đúng cho ta số đo gần đúng về độ khó (độ dễ) của câu hỏi thi:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

134

Công thức để tính độ khó (độ dễ):

Số thí sinh làm đúng P = Tổng số thí sinh dự thi

x 100 (1)

Thang phân loại Độ khó (độ dễ) quy ước như sau :

- Câu dễ :70 đến 100 % thí sinh trả lời đúng.

- Câu tương đối khó :30 đến70 % thí sinh trả lời đúng.

- Câu khó :0 đến 30 % thí sinh trả lời đúng.

Nên dùng các câu trắc nghiệm có P nằm trong khoảng : 25% < P < 75%.

Ngoài khoảng, dùng một cách chọn lọc tuỳ theo mục tiêu của bài trắc nghiệm:

- Nếu để tuyển sinh, nên thêm một số câu có: P > 75%.

- Nếu chỉ để đánh giá đạt hay không đạt, có thể dùng một số câu có: P< 10%.

(2) Độ phân biệt: Phân bố tỷ lệ thí sinh trả lời đúng hoặc sai của các thí sinh thuộc nhóm khá, nhóm trung bình và nhóm kém, cho ta số đo tương đối về Độ phân biệt của câu hỏi .

Công thức để tính Độ phân biệt:

(Số thí sinh điểm cao làm đúng - Số thí sinh điểm thấp làm đúng) DI = Tổng số thí sinh điểm cao và /hoặc điểm thấp

(2)

Độ phân biệt liên quan mật thiết với độ khó và số lượng câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm.

Nếu P trong khoảng 25% < P < 75% thì DI khoảng 10% hoặc > 0,2 là bài trắc nghiệm có Độ phân biệt tốt.

Ví dụ: Chọn đáp án đúng và khoanh tròn vào đáp án đúng.

Thông tin KTQT phải:

a. Tuân thủ quy định của các chuẩn mực kế toán (CMKT).

*b. Linh hoạt, kịp thời và hữu ích.

c. Phù hợp với các nguyên tắc kế toán chung.

d. Phù hợp với chế độ chính sách kế toán chung.

e. Đáp ứng yêu cầu của DN

f. Đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư

Phân tích câu trắc nghiệm trên, câu trả lời đúng là b. Các câu a, c, d, e và f là câu nhiễu. Kết quả của 150 thí sinh được trình bày trong bảng sau:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

135

Câu trả lời a/ b/* c/ d/ e/ f/ tổng ______________________________________________ Nhóm khá 4 22 10 1 13 0 50 Nhóm trung bình 5 14 20 2 7 2 50 Nhóm kém 7 5 23 1 6 8 50 ______________________________________________ Tổng số: 16 42 52 4 26 10 150

- Độ khó P: ( 42 : 150 ) x 100 = 28 % = câu hỏi khó.

- Độ phân biệt DI: ( 22 – 5 ) : 100 = 17%

- Câu nhiễu có giá trị phải có ít nhất 3% thí sinh dự thi chọn: Câu nhiễu d có 4:150x100 = 2,6%, câu nhiễu này chưa đạt yêu cầu phải sửa lại.

- Câu nhiễu e, có 26: 150 x 100 = 17,3%, câu nhiễu này, nhóm khá (13 thí sinh) lựa chọn nhiều hơn nhóm kém (6 thí sinh) có thể do các nguyên nhân: Nếu do nguyên nhân đây cũng là câu trả lời đúng do kiến thức đã được cập nhật mới, yêu cầu sửa lại phương án này; Nếu do nguyên nhân đây là câu khó nên được phụ đạo và nhóm thí sinh kém hơn sẽ chịu khó nghe, nhóm thí sinh khá chủ quan, câu này phù hợp là phương án nhiễu; Nếu do nguyên nhân do nhóm thí sinh khá suy luận nhiều, đây là phương án chưa rõ ràng dẫn đến việc hiểu theo nhiều chiều, yêu cầu sửa lại rõ nghĩa,…

(3) Độ tin cậy của bài trắc nghiệm: Hệ số tương quan của tỷ lệ trả lời đúng/ sai giữa các lần trắc nghiệm bằng các đề trắc nghiệm tương đương, là độ tin cậy của bài trắc nghiệm.

Hệ số tương quan được tính bằng công thức sau:

2 22 2( ) ( )

X YXY

NRX Y

X YN N

−=

⎛ ⎞ ⎛ ⎞− × −⎜ ⎟ ⎜ ⎟⎜ ⎟ ⎜ ⎟

⎝ ⎠ ⎝ ⎠

∑ ∑∑∑ ∑∑ ∑

(3)

Ví dụ:

Mục tiêu của KTQT là:

a. Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và tình hình sử dụng vốn của DN.

b. Xử lý các dữ liệu kế toán để thực hiện chức năng phân tích, dự toán, kiểm tra và ra quyết định.

c. Cung cấp các thông tin theo yêu cầu của đối tượng sử dụng bên ngoài DN.

d. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu hỏi trắc nghiệm trên được thử nghiệm trên 10 thí sinh (Từ A- J), qua hai (X,Y) lần trả lời, ta có:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

136

Bảng 4: Bảng tính toán độ tương quan

Z X Y X2

Y2

XxY

A 30 25 900 625 750

B 34 38 1156 1444 1292

C 32 30 1024 900 960

D 47 40 2209 1600 1880

E 20 7 400 49 140

F 24 10 576 100 240

G 27 22 729 484 594

H 25 35 625 1225 875

I 22 28 484 784 616

J 16 12 256 144 192

∑ 277 247 8359 7355 7539

Ta tính được hệ số tương quan:

2 2

247 2777539 697,110. 0,7531254,1 683,1247 2477355 8356

10 10

r sp

×−

= = =×⎡ ⎤ ⎡ ⎤

− −⎢ ⎥ ⎢ ⎥⎣ ⎦ ⎣ ⎦

(4)

Kết luận: Có 75,3 % cặp điểm cao cùng cao, thấp cùng thấp, do vậy câu hỏi đạt độ ổn định cao hay độ tin cậy cao.

(4) Độ giá trị của bài thi trắc nghiệm: Số đo mức độ mà một bài trắc nghiệm đo được đúng mục đích mà nó định đo, đó là độ giá trị của bài trắc nghiệm. Căn cứ vào mục tiêu trắc nghiệm, có thể chia độ giá trị của bài trắc nghiệm thành 3 loại chính:

− Độ giá trị nội dung: Phản ánh mức độ bài trắc nghiệm có trắc nghiệm được đúng mục tiêu, đủ nội dung môn học đã đề ra không.

− Độ giá trị tiêu chí: Phản ánh mức độ bài trắc nghiệm đo được theo các tiêu chí định sẵn (tiêu chí chuẩn đoán, tiêu chí tuyển chọn).

− Độ giá trị cấu trúc: Phản ánh mức độ bài trắc nghiệm đo được các năng lực hay các phẩm chất định đo theo một cấu trúc lý thuyết định trước.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

137

Kết luận

Tóm lại, bộ câu hỏi thi có chất lượng đóng vai trò là thước đo trong công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo. Hoạt động kiểm tra đánh giá được coi như một hoạt động học tập tích cực. Để XD được một hệ thống câu hỏi thi có chất lượng, thực sự cần rất nhiều tâm huyết và sự nỗ lực của các giảng viên cũng như điều kiện của các cơ sở đào tạo. Trên đây là một số kinh nghiệm, được tác giả nghiên cứu của một số giảng viên có kinh nghiệm và một số cơ sở đào tạo uy tín đối với ngành kế toán. Tác giả rất mong, nhận được nhiều hơn nữa những chia sẻ kinh nghiệm của các quý độc giả trong lĩnh vực tài chính kế toán, về việc XD có chất lượng hệ thống câu hỏi thi nhằm nâng cao công tác đổi mới chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán của Việt Nam.

----------------------------

Tài liệu tham khảo [1] Quang An (1997), “Trắc nghiệm khách quan và tuyển sinh đại học”, Đại học Đà Lạt. [2] Nguyễn Phụng Hoàng và Võ Ngọc Lan (1997), “Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập”,NXB Giáo dục. [3] Nguyễn Phụng Hoàng (1996),”Cải tiến phương thức tuyển sinh”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, No -4. [4] Vương Lý Linh (2001), “Đo lường giáo dục”, NXB Đại học Sư phạm Hoa Đông [5] Dương Thiệu Tống (1995), “Trắc nghiệm và Đo lường thành quả học tập”, Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. [6] Lê Anh Vũ (1999), “Thử thẩm định độ tin cậy của điểm số trung bình các môn thi của sinh viên Trường Đại học Kỹ Thuật Công nghệ năm học 1998 – 1999”; Báo cáo tại Hội nghị Dạy tốt – Học tốt của Trường Đại học Kỹ Thuật Công nghệ.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

138

THIẾT KẾ GIẢNG DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

Trần Thị Thu Trâm

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

Để tìm được công việc và thành công sau khi tốt nghiệp, sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức về chuyên ngành được đào tạo, mà còn cần đạt được các kỹ năng quan trọng khác, trong đó phần lớn các kiến thức và kỹ năng, sẽ được hình thành trong thời kỳ được đào tạo tại nhà trường. Bài viết này, trình bày ứng dụng hai mô hình khung năng lực, nhằm đáp ứng nhu cầu công việc của sinh viên chuyên ngành kế toán, đó là Khung năng lực tích hợp (Lawson và các cộng sự, 2014) và Khung năng lực cốt lõi AICPA (2015). Thông qua đó, một số năng lực được sử dụng làm kim chỉ nam để thiết kế tiến trình dạy - học - đánh giá trong học phần Phân tích tài chính doanh nghiệp (DN). Gồm xác định mục tiêu học tập, xây dựng bài giảng và bài tập, các hoạt động bổ trợ và đánh giá.

Từ khóa: Năng lực, AICPA 2015, Lawson và các cộng sự (2014), Phân tích tài chính DN

1. Đặt vấn đề

Năng lực có thể được hiểu là một tập hợp gồm kiến thức, kỹ năng và khả năng được yêu cầu, nhằm đáp ứng nhu cầu công việc. Khi gia nhập AEC, lao động có tay nghề giữa các nước thành viên ở 8 ngành nghề: Kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ sư, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch được công nhận tay nghề tương đương. Do đó, sẽ dẫn đến sự dịch chuyển về lao động có tay nghề ở các DN Việt Nam (20% lao động Việt Nam có kỹ năng chuyên môn1) sang các DN khác và một bộ phận lao động bị thay thế bởi lao động nước ngoài có tay nghề thâm nhập vào thị trường lao động nước ta. Ngoài ra, theo nghiên cứu của công ty nhân sự Jobstreet.com vào tháng 3 năm 2016 tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành kế toán- kiểm toán của các DN vẫn trong top 3 những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Tuy nhiên, cũng theo thông tin phản hồi từ các DN tuyển dụng nhân sự cho bộ phận kế toán, thì có đến 80%- 90% sinh viên được tuyển dụng chưa có khả năng tiếp cận ngay với công việc2. Do đó, để có thể cạnh tranh ở thị trường lao động trong nước cũng như ở nước ngoài, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những năng lực cần thiết. Theo Diễn đàn kinh tế thế

1AEC: Cơ hội lớn, thách thức nhiều (Kỳ 3: Nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập thành công), http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/4773/aec--co-hoi-lon--thach-thuc-nhieu-%28ky-3--nang-cao-nang-luc-canh-tranh-de-hoi-nhap-thanh-cong%29.aspx 2http://tuyensinh.dainam.edu.vn/khoa-ke-toan-dai-hoc-dai-nam-dao-tao-nha-thuc-hanh-ve-ke-toan-kiem-toan.htm

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

139

giới (World Economy Forum-WEF), cho đến năm 2020, người lao động cần đạt 10 kỹ năng chủ yếu được liệt kê theo thứ tự quan trọng giảm dần như sau: Giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phản biện, sáng tạo, quản lý con người, hợp tác, trí tuệ cảm xúc, đánh giá và ra quyết định, hướng dịch vụ, đàm phán và nhận thức linh hoạt. Đối với lĩnh vực hành nghề kế toán, một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xác định các năng lực cơ bản đối với cá nhân hoạt động trong ngành nghề này; Chẳng hạn như: AICPA (2015); De Lange, Jackling và Gut (2006); Kavanagh và Drennan (2008); Lawson và các cộng sự (2014). Các nghiên cứu này cũng xác định một số năng lực cần thiết, trùng khớp với nghiên cứu của WEF như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và ra quyết định hay quản lý con người. Do vậy, để hoạt động đào tạo tại nhà trường gắn liền với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp, mỗi học phần cần được thiết kế sao cho sinh viên có thể đạt được các năng lực trên. Bài viết lấy ví dụ minh họa sự vận dụng các năng lực trên, trong giảng dạy và đánh giá đối với môn học Phân tích tài chính DN. 2. Giới thiệu hai khung năng lực đối với sinh viên chuyên ngành kế toán 2.1. Khung năng lực của AICPA năm 2015 2.1.1. Năng lực hữu dụng: Là năng lực chuyên môn có mối quan hệ mật thiết với nghề nghiệp, gồm:

− Ra quyết định − Phân tích và kiểm soát rủi ro − Đo lường − Báo cáo − Nghiên cứu

2.1.2. Năng lực cá nhân: Liên quan đến hành vi và thái độ của chuyên gia kế toán tiềm năng. Phát triển các năng lực cá nhân này, sẽ giúp nâng cao cách thức mà các mối quan hệ nghề nghiệp được vận dụng, để hỗ trợ cho học tập và phát triển cá nhân. Các năng lực này bao gồm:

− Thái độ chuyên nghiệp − Giải quyết vấn đề và ra quyết định − Tương tác − Lãnh đạo − Truyền thông − Quản trị dự án − Sử dụng công nghệ kỹ thuật

2.1.3. Năng lực bao quát ngành nghề: Liên quan đến quan điểm/cách nhìn nhận và yêu cầu kỹ năng xem xét bên trong và bên ngoài môi trường tác nghiệp và mối quan hệ tác động giữa chúng, để tạo nên thành công hay thất bại. Họ phải quen thuộc với thực tiễn của môi trường nghề nghiệp. Các kỹ năng này bao gồm:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

140

− Tư duy phản biện/chiến lược − Quan điểm ngành/lĩnh vực − Quan điểm toàn cầu/quốc tế − Quản lý nguồn lực − Quan điểm luật pháp − Tập trung vào khách hàng − Công nghệ

2.2. Khung năng lực theo nghiên cứu của Lawson và các cộng sự (2014) 2.2.1. Năng lực cơ bản: Đây là năng lực cần thiết chung cho sinh viên các trường đào tạo về kinh tế. Nó hỗ trợ các năng lực kế toán cụ thể và các năng lực quản trị khác, nhằm giúp sinh viên chuẩn bị cho công việc, bao gồm:

− Truyền thông/Truyền đạt − Sử dụng các công cụ định lượng − Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề − Tương tác − Sử dụng công nghệ

2.2.2. Năng lực kế toán: Cho phép kế toán viên phối hợp các phương pháp quản trị và kế toán, với sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật, sẽ giúp DN hình thành và thực thi thành công chiến lược. Bao gồm các năng lực sau:

− Lập và phân tích báo cáo − Hoạch định, phân tích và kiểm soát − Thực hiện và lập kế hoạch về thuế − Hệ thống thông tin − Bảo đảm và kiểm soát nội bộ − Thái độ, đạo đức và giá trị nghề nghiệp

2.2.3. Năng lực quản trị bao quát: Đào tạo ngành nghề phải giúp sinh viên phát triển được năng lực quản lý bao quát. Sở hữu được những năng lực này giúp kế toán viên làm việc và hợp tác hiệu quả với các thành viên khác của tổ chức. Những năng lực này rất cần thiết cho những ai mong muốn trở thành nhà quản trị hay nhà điều hành thành công, bao gồm:

− Lãnh đạo − Đạo đức và trách nhiệm xã hội − Quản lý và phát triển tiến trình − Quản trị, quản lý rủi ro và tuân thủ − Năng lực nghề nghiệp khác

3. Vận dụng khung năng lực để thiết kế chương trình giảng dạy và đánh giá Hầu hết, chương trình đào tạo kế toán của các trường đại học công lập của Việt Nam,

đều bao gồm các học phần thuộc chuyên ngành như kế toán tài chính (KTTC), kế toán quản trị (KTQT), Hệ thống thông tin kế toán, Phân tích tài chính DN, Kiểm toán căn bản và Kiểm toán tài chính. Trong học phần Phân tích tài chính DN, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

141

cơ bản về đánh giá tình hình tài chính của DN thông qua hệ thống báo cáo tài chính (BCTC), chẳng hạn như: Phân tích cấu trúc tài chính, phân tích hiệu quả hoạt động và phân tích khả năng thanh toán. Phạm vi bài viết sẽ ứng dụng khung năng lực đã trình bày ở trên, nhằm thiết kế chương trình giảng dạy và phương pháp đánh giá sinh viên trong học phần này, cụ thể: (1) Lựa chọn một số năng lực phù hợp để tạo thành mục tiêu học tập; (2) Từ mục tiêu học tập, xây dựng nội dung bài giảng và bài tập; (3) Thực hiện các hoạt động hỗ trợ sinh viên (nếu cần) và (4) Đánh giá (sử dụng rubrics).

Bảng 1. Năng lực tích hợp cho sinh viên trong học phần Năng lực thuộc khung Vận dụng trong học phần

Năng lực hữu dụng Báo cáo Chuẩn bị và định dạng dữ liệu cho phân tích và

trình bày Nghiên cứu So sánh dữ liệu trên BCTC của các công ty trong

cùng ngành Sử dụng công nghệ Dùng Excell để phân tích dữ liệu và tạo đồ thị Năng lực cá nhân Giải quyết vấn đề và ra quyết định

Giải quyết vấn đề: Giải thích và so sánh các chỉ số tài chính của các công ty cùng ngành. Ra quyết định: Đưa ra ý kiến về triển vọng của công ty

Tương tác Làm việc với người khác, để tạo nên báo cáo nhóm và đánh giá đồng nghiệp, dựa trên những tiêu chí được gợi ý

Lãnh đạo Làm việc nhóm Truyền thông Làm việc và chuẩn bị báo cáo nhóm Quản trị dự án Làm việc với người khác, để đạt được các cột mốc

quan trọng và đảm bảo đúng thời hạn. Năng lực bao quát ngành nghề

Yếu

tố th

uộc

khun

g nă

ng lự

c cố

t lõi

của

AIC

PA

Tư duy phản biện/phê phán Tổng hợp nghiên cứu đã thực hiện, từ đó cho biết triển vọng của DN

Năng lực cơ bản Truyền thông Làm việc và chuẩn bị báo cáo nhóm Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề

Thực hiện nghiên cứu về công ty trong cùng ngành. Đánh giá công ty thông qua chiều hướng của dữ liệu và các bằng chứng khác

Tương tác Làm việc với người khác, để tạo nên báo cáo nhóm và đánh giá đồng nghiệp, dựa trên những tiêu chí được gợi ý

Công nghệ Dùng Excell để phân tích dữ liệu và tạo đồ thị Năng lực kế toán Lập và phân tích báo cáo Chuẩn bị và định dạng dữ liệu cho phân tích và

trình bày, cũng như phân tích dữ liệu tài chính Năng lực quản trị bao quát Y

ếu tố

thuộ

c kh

ung

năng

lực

tích

hợp

cho đà

o tạ

o kế

toán

Lãnh đạo Làm việc nhóm

3.1. Xác định mục tiêu học tập: Mục tiêu học tập sẽ ảnh hưởng đến nội dung bài tập và cách thức mà bài tập được triển khai thực hiện (Anson, 2007). Sau khi học xong môn học này, sinh viên có thể phân tích, giải thích dữ liệu tài chính của một công ty, sau đó trình bày các thông tin này vào một báo cáo tổng hợp. Cụ thể, sinh viên sẽ đạt được các kỹ năng sau:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

142

− Tìm kiếm dữ liệu tài chính ban đầu của công ty (BCTC, giá cổ phiếu).

− Sử dụng kỹ năng Excell để trình bày và phân tích dữ liệu.

− Vận dụng kỹ năng nghiên cứu để đánh giá chiến lược của DN, tình hình hoạt động của DN và của ngành.

− Sử dụng kỹ năng phân tích để so sánh tình hình tài chính của các DN trong cùng ngành.

− Làm việc nhóm để tạo ra báo cáo nghiên cứu tổng hợp.

− Đánh giá đồng nghiệp.

3.2. Xây dựng bài giảng và bài tập đánh giá

Tương ứng với các mục tiêu học tập, bài giảng sẽ được thiết kế sao cho bảo đảm đầy đủ nội dung lý thuyết gồm phương pháp phân tích, nguồn dữ liệu phân tích và xây dựng chỉ tiêu phân tích. Bài tập đánh giá sinh viên trong học phần này, gồm 2 phần: Thực hành cá nhân trên ứng dụng Excell và bài báo cáo nhóm. Theo đó, giảng viên cung cấp danh sách các công ty niêm yết thuộc các ngành/lĩnh vực kinh doanh khác nhau (bảo đảm có khoảng 2 hoặc 3 DN trong cùng ngành/lĩnh vực). Sau đó, yêu cầu mỗi sinh viên lựa chọn một công ty, các sinh viên cùng chọn công ty như nhau sẽ thành lập thành một nhóm (số lượng sinh viên mỗi nhóm cần căn cứ vào sĩ số của lớp, mỗi nhóm không có quá 6 sinh viên và số lượng thành viên mỗi nhóm phải bằng hoặc xấp xỉ nhau).

3.2.1 Bài tập cá nhân

Trước hết, mỗi sinh viên sẽ tự tìm và tải dữ liệu tài chính ban đầu của công ty mà mình đã lựa chọn, số liệu trên BCTC cần được nhập vào Excell. Theo kết quả của các nghiên cứu và kết quả này cũng hoàn toàn đúng đối với giáo dục đại học của Việt Nam. Đó là, nhà tuyển dụng mong muốn lựa chọn được các sinh viên có kỹ năng về Exell, chẳng hạn, thực hiện các kỹ thuật cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia, sắp xếp, định dạng. Chính vì vậy, bài tập cá nhân sẽ yêu cầu mỗi sinh viên phải thực hiện thành thạo các thao tác này. Cụ thể, sinh viên phải thực hiện phân tích ngang (phân tích xu hướng) và phân tích dọc (phân tích tỷ trọng), tính toán các tỷ số và vẽ đồ thị đối với dữ liệu trên bảng cân đối kế toán (BCĐKT) và báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD).

3.2.2 Báo cáo nhóm

Căn cứ vào bài tập Excell của từng cá nhân, mỗi nhóm sẽ thực hiện một báo cáo tổng hợp về công ty đã chọn. Bài tập này giúp sinh viên phát triển kỹ năng nghiên cứu bằng cách phân tích dữ liệu hàng năm của công ty, tin tức từ cổng thông tin điện tử chính thức của công ty cũng như thông tin thông qua báo chí và truyền hình. Nội dung của bài báo cáo nhóm bao gồm phân tích chiến lược, tình hình và kết quả kinh doanh của công ty. Cụ thể, sinh viên cần trình bày những thông tin cơ bản về DN (tên, địa chỉ, mã chứng khoán,…), phân tích BCTC, so sánh dữ liệu của công ty với đối thủ cạnh tranh và đưa ra kết luận.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

143

3.3. Hoạt động bổ trợ

Nhằm giúp sinh viên dễ dàng đạt được các kỹ năng trên, giảng viên cần thực hiện các hoạt động hỗ trợ trong quá trình thực hiện bài tập (cá nhân và nhóm), bao gồm: 3.3.1. Hoạt động tại lớp về phân tích các chỉ số tài chính: Giảng viên lấy BCTC của 1 công ty (không trùng với các công ty mà sinh viên đã chọn), nhập dữ liệu vào Excell, tập tin này cũng sẽ bao gồm một bảng tính trong đó đưa ra công thức tính toán của các chỉ số tài chính. Sau đó, sinh viên sẽ làm việc theo cặp để tính toán lại các chỉ số này và thảo luận để biết các chỉ số này được sử dụng như thế nào trong đánh giá lợi nhuận, hiệu quả hoạt động và khả năng thanh toán. Giảng viên cũng cần lưu ý với sinh viên về sự khác nhau trong quan điểm phân tích và nguồn dữ liệu sẽ ảnh hưởng đến cách xác định các chỉ số (Chẳng hạn như: Sử dụng lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận trước thuế khi tính toán tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), sử dụng doanh thu chưa thu tiền hay doanh thu thuần để xác định vòng quay nợ phải thu,…). 3.3.2. Thực hành tại phòng máy: Trước khi học chuyên ngành, sinh viên đã được học môn Tin học đại cương. Môn học này giúp sinh viên thực hiện được các thao tác về các ứng dụng tin học văn phòng, tuy nhiên, mức độ còn đơn giản và chưa sát sườn với chuyên ngành được đào tạo. Vì vậy, giảng viên sẽ bố trí một vài tiết thực hành tại phòng máy nhằm giúp sinh viên củng cố và nâng cao kỹ năng này, đặc biệt là kỹ năng sử dụng Excell. Trong phần này, sinh viên cần chuẩn bị tập tin Excell với dữ liệu của BCĐKT và BCKQKD được nhập sẵn. Số liệu sẽ được định dạng (phân cách hàng nghìn, số âm,…) và thực hiện các phép tính tổng đơn giản (tổng tài sản ngắn hạn, tổng tài sản dài hạn, tổng tài sản,…). Sau đó, sẽ thực hiện phân tích ngang, phân tích dọc và phân tích chỉ số. Bên cạnh đó, sinh viên phải vẽ đồ thị hình tròn (đồ thị bánh) để thể hiện cơ cấu tài sản (hoặc nguồn vốn), đồ thị biến động giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu công ty. Mục đích của bài tập này, là giúp sinh viên tìm hiểu các chức năng khác nhau của Excell liên quan đến công thức toán và đồ thị. Sinh viên được khuyến khích tự thực hiện các bài tập trên, trước khi được giảng viên hướng dẫn. 3.3.3. Tương tác Excell tại lớp: Hoạt động này, giúp sinh viên khám phá cách thức trình bày dữ liệu hiệu quả, cũng như giải đáp các thắc mắc hoặc lỗi thường gặp của sinh viên khi trình bày dữ liệu trên Excell. Khoảng một tuần sau buổi thực hành tại phòng máy, mỗi sinh viên sẽ trình bày kết quả thực hiện theo yêu cầu của giảng viên trên Excell để các bạn khác so sánh (kết quả tính toán) và cho nhận xét về hình thức (dựa trên gợi ý đã cho sẵn của giảng viên). Thông qua phần này, sinh viên sẽ rút ra được những mẹo định dạng phổ biến, cũng như phím hoặc tổ hợp phím “nóng” trên Excell. Sau cùng, dựa trên dữ liệu đã được tính toán trùng khớp, sinh viên có thể thực hiện những phân tích ban đầu về tình hình tài chính của công ty. 3.3.4. Bản nháp của báo cáo và tương tác nội bộ nhóm: Hoạt động này giúp hình thành và phát triển kỹ năng làm việc nhóm, bao gồm: (1) Tìm hiểu sản phẩm và chiến lược của công ty thông qua cổng thông tin điện tử của DN và tin tức báo chí, chuyển tải thông tin về xu hướng của dữ liệu tài chính như chiều hướng của doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động và khả năng thanh toán; (2) Nhận định về ngành/lĩnh vực, so sánh công ty với đối thủ cạnh tranh và với bình quân ngành, kết luận về triển vọng của công ty. Một tuần, sau khi nộp bản nháp của mỗi nhóm, sẽ được trao đổi với nhóm trong cùng ngành/lĩnh vực để được nhận xét về nội dung (có đầy đủ theo yêu cầu hay không) và hình thức. Nhận xét của sinh viên được đưa ra, dựa trên các câu hỏi do giảng viên chuẩn bị trước. Các nhóm trong cùng ngành sẽ nhận bài về nhà nhận xét, sau đó mang đến lớp để trao đổi các bình luận. Cuối cùng, một bản báo cáo

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

144

chính thức sẽ được nộp lại sau khi chỉnh sửa từ những góp ý phù hợp, xác đáng. Hoạt động này giúp sinh viên nhận thức được rằng, viết và chuẩn bị báo cáo nghề nghiệp là một quá trình lặp đi lặp lại bao gồm viết, nhận phản hồi và chỉnh sửa. Đồng thời, bước đầu cho sinh viên cơ hội để rèn luyện kỹ năng cho và nhận phản hồi. 4. Đánh giá

Nhằm hướng sự tập trung vào những nội dung mang tính trọng yếu và phát huy hết năng lực của sinh viên, bài tập đánh giá cần được thiết kế gồm các yêu cầu gắn liền với điểm số. Bên cạnh đó, giảng viên sẽ sử dụng rubrics để đánh giá kết quả học tập, thông qua xác định các tiêu chí và hướng dẫn phục vụ đánh giá. Việc làm này là đáng tin cậy và công bằng, vì hoạt động đánh giá được thực hiện nhất quán và xác định rõ ràng kỳ vọng đối với sinh viên, liên kết hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá. Với bài tập được thiết kế như trên, kết quả học tập đối với học phần này được đánh giá dựa trên hai yếu tố, bao gồm:

+ Điểm cá nhân: Căn cứ vào kết quả của bài tập cá nhân trên Excel như: Định dạng (Tên các cột dữ liệu, kiểu chữ, bôi đậm, nghiêng, màu hay gạch chân nội dung bằng chữ, định dạng số như phân cách hàng nghìn, số thập phân) dùng dạng đồ thị có phù hợp (Hình tròn đối với phân tích ngang và hình cột đối với phân tích dọc), công thức có phù hợp không,…).

+ Điểm nhóm: Phụ thuộc vào hình thức (Lỗi chính tả, canh lề,…) và nội dung. Nội dung bài báo cáo nhóm phải được chỉnh sửa theo phản hồi (Đầy đủ 5 phần: Chiến lược kinh doanh, BCTC, đánh giá ngành, giá cổ phiếu, kết luận và triển vọng). Ngoài ra, điểm nhóm còn chịu ảnh hưởng bởi đánh giá lẫn nhau của các thành viên trong nhóm (Theo mẫu có sẵn của giảng viên). 5. Kết luận

Đối với học phần Phân tích tài chính DN, việc xây dựng chương trình giảng dạy và đánh giá như trên, giúp sinh viên tích hợp được các năng lực cần thiết, để hỗ trợ công tác sau khi tốt nghiệp, ngoài khối lượng kiến thức được truyền đạt. Tuy nhiên, cách thực hiện này cũng gặp khá nhiều khó khăn, nhất là về thời gian thực hiện. Chính vì vậy, tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi học phần mà giảng viên có sự vận dụng linh hoạt hai mô hình năng lực trên và mang lại các kết quả khác nhau trong giảng dạy và đánh giá.

------------------------- Tài liệu tham khảo

AICPA, (2015). AICPA Core Competency Framework & Educational Competency Assessment Website.http://www.aicpa.org/interestareas/accountingeducation/resources/pages/corecompetency.aspx Lawson và các cộng sự (2014). Focusing accounting curricula on students’ long-run careers: Recommendations for an integrated competency-based framework for accounting education. Issues in Accounting Education, 29(2), 295-317. Grim, S.D & Blazovich, J. L (2016). Developing student competencies: An integrated approach to a financial statement analysis project. J. of Acc. Ed., doi: 10.1016/j.jaccedu.2016.01.001 Kavanagh, M. H., & Drennan, L. (2008). What skills and attributes does an accounting graduate need? Evidence from studentperceptions and employer expectations. Accounting and Finance, 48, 279–300. De Lange, P., Jackling, B., & Gut, A. M. (2006). Accounting graduates’ perceptions of skills emphasis in undergraduate courses:An investigation from two Victorian universities. Accounting and Finance, 46, 365–386. https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-10-skills-you-need-to-thrive-in-the-fourth-industrial-revolution/

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

145

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG CÁC LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÀNH KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM

PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh - NCS.Ths Phạm Trà Lam Th.s Trương Thị Anh Đào

Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh

Phương pháp nghiên cứu khoa học là một môn học, trang bị cho người học những quan điểm, nhận thức, phương pháp và công cụ cần thiết, để thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học đúng phương pháp và có chất lượng. Bài viết xuất phát từ nghiên cứu thực trạng, áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong 41 luận án tiến sỹ ngành kế toán, được thu thập từ hai trường đại học hàng đầu Việt Nam về kinh tế, đó là Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh và Đại học Kinh tế Quốc dân. Để nhận định và đề xuất một số vấn đề về phương pháp nghiên cứu khoa học nên được ứng dụng trong các luận án tiến sỹ ngành kế toán trong tương lai. Các đề xuất trong bài viết chỉ mang tính khái quát hóa, chưa đi vào phân tích cụ thể cách thức thực hiện.

Từ khóa: Phương pháp nghiên cứu, CB – SEM, PLS – SEM, nghiên cứu sinh, ngành kế toán

1. Giới thiệu

Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống (Babbie, 1986) (trích theo Nguyễn Đình Thọ, 2013). Đối với một nghiên cứu sinh, luận án tiến sĩ có thể được xem là công trình nghiên cứu khoa học đầu tay và việc hoàn thành một luận án tiến sĩ sẽ trở thành dấu mốc, đánh dấu con người nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu khoa học có thể chia thành hai dạng gồm nghiên cứu hàn lâm (academic research) và nghiên cứu ứng dụng (applied research) (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Nghiên cứu hàn lâm, nhằm mục đích xây dựng và kiểm định lý thuyết khoa học mà các lý thuyết này dùng để giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học (Kerlinger, 1986) (trích theo Nguyễn Đình Thọ, 2013). Chú ý rằng, kết quả của nghiên cứu hàn lâm trong lĩnh vực kinh doanh không nhằm vào mục đích ra các quyết định về kinh doanh của nhà quản trị trong một doanh nghiệp (DN) cụ thể (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Ngược lại, nghiên cứu ứng dụng là nghiên cứu nhằm ứng dụng các thành tựu khoa học của ngành đó vào thực tiễn của cuộc sống (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Điều này có nghĩa là, nghiên cứu ứng dụng trong kinh doanh sẽ dựa vào các lý thuyết khoa học đã được khám phá và kiểm định trong nghiên cứu hàn lâm, để giải quyết một vấn đề kinh doanh cụ thể. Với vai trò là một nghiên cứu sinh, luận án tiến sĩ phải thỏa mãn là một công trình nghiên cứu khoa học hàn lâm, vì vậy vấn đề về phương pháp nghiên cứu khoa học là vô cùng quan trọng. Phần tiếp theo của bài viết sử dụng thuật ngữ nghiên cứu khoa học, để chỉ về nghiên cứu hàn lâm của nghiên cứu sinh.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

146

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cùng với một xuất phát điểm thấp so với các quốc gia phát triển về vấn đề nghiên cứu khoa học Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Trong bối cảnh này, các nghiên cứu sinh sẽ đóng vai trò quan trọng và trở thành lực lượng, góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học tại Việt Nam. Bài viết này tập trung vào một số vấn đề về phương pháp nghiên cứu khoa học trong luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh ngành kế toán.

Phần tiếp theo lần lượt bàn luận về thực trạng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong các luận án tiến sĩ ngành kế toán tại Việt Nam trong mục 2. Mục thứ 3, bàn luận về các phương pháp nghiên cứu hàn lâm trong kinh doanh và mục thứ 4, đi sâu giới thiệu về một công cụ phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng đó là SEM. Cuối cùng, mục thứ 5, kết luận một số vấn đề về phương pháp nghiên cứu khoa học nên thực hiện trong luận án tiến sĩ của các nghiên cứu sinh ngành kế toán.

2. Thực trạng áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong các luận án tiến sĩ ngành kế toán tại Việt Nam

Hiện tại, không có nhiều trường đại học tại Việt Nam được phép đào tạo tiến sĩ ngành kế toán. Trong số ít các trường đại học này, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (UEH) và Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) là hai trường có số lượng đào tạo tiến sĩ ngành kế toán lớn. Vì vậy, bài viết này thu thập các luận án tiến sĩ ngành kế toán được đào tạo từ hai trường đại học trên, để khái quát hóa một phần thực trạng sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong các luận án tiến sĩ ngành kế toán.

Chúng tôi tiến hành thu thập các luận án tiến sĩ ngành kế toán từ năm 2013, tức gồm ba năm gần nhất (không tính năm 2016). Tính đến thời điểm thu thập luận án tiến sĩ ngành kế toán là ngày 5/9/2016, chúng tôi thu thập được tổng cộng 41 luận án tiến sĩ, được công bố trên website chính thức của UEH và NEU. Các thông tin liên quan đến năm 2016 không có ý nghĩa so sánh, bởi hiện tại chưa kết thúc năm 2016. Danh mục các luận án tiến sĩ được thu thập từ UEH và NEU, trình bày cụ thể trong phụ lục 1 và phụ lục 2.

Bảng 1 bên dưới thể hiện số lượng các luận án tiến sĩ ngành kế toán đã hoàn thiện, theo thời gian và theo trường đại học. Theo đó, số lượng luận án tiến sĩ ngành kế toán được hoàn thành ngày càng tăng, năm 2013 có tổng cộng 7 luận án thì đến năm 2014 là 10 và năm 2015 là 16 luận án được hoàn thành. Đây là một tín hiệu cho thấy, các trường đại học đang có xu thế đẩy mạnh việc hoàn thành luận án tiến sĩ ngành kế toán.

Bảng 1. Thống kê số lượng luận án tiến sĩ ngành kế toán Năm UEH NEU Tổng 2013 2 5 7 2014 5 5 10 2015 6 10 16 2016 4 5 9

Tổng cộng 17 25 42

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

147

Trong 41 luận án được thu thập, xét về khía cạnh phương pháp nghiên cứu, có 11 luận

án thực hiện theo phương pháp định lượng, 17 luận án sử dụng phương pháp hỗn hợp và có

đến 14 luận án (chiếm tỷ lệ 33,3%) không áp dụng một phương pháp nghiên cứu khoa học cụ

thể nào (xem bảng 2). Ngoài ra, không có một luận án tiến sĩ ngành kế toán nào sử dụng

phương pháp định tính để thực hiện nghiên cứu. Một câu hỏi đặt ra là, liệu rằng một luận án

tiến sĩ có nên thực hiện bằng phương pháp định tính hay không? Nếu thực hiện thì nên tiến

hành như thế nào? Mặc dù, có đến 40,5% luận án được viết bằng phương pháp hỗn hợp, tức

bao gồm cả định tính và định lượng. Nhưng theo chúng tôi phương pháp định tính được các

nghiên cứu sinh sử dụng trong luận án chủ yếu chỉ là để hoàn thiện thang đo các khái niệm

nghiên cứu, chứ không phải là khám phá lý thuyết khoa học (theo đúng nghĩa của nghiên cứu

định tính). Bên cạnh đó, một số luận án sử dụng phương pháp hỗn hợp, thì trong phần phương

pháp định tính có khám phá thang đo. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi thì các luận án này

vẫn chưa áp dụng được một quy trình nghiên cứu định tính khoa học. Chính vì vậy, mà chúng

ta cần bàn luận thêm về vấn đề lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp cho một công trình

nghiên cứu khoa học. Mục 3 bên dưới sẽ bàn luận về vấn đề này, nhưng tập trung hơn vào

phương pháp định tính.

Bảng 2. Thống kê phương pháp nghiên cứu trong luận án tiến sĩ ngành kế toán

Năm 2013 2014 2015 2016 Tổng Tỷ lệ

Định tính 0 0.0%

Định lượng 3 5 3 11 26.2%

Hỗn hợp 2 3 7 5 17 40.5%

Không có phương pháp 5 4 4 1 14 33.3%

Tổng cộng 7 10 16 9 42 100.0%

Một vấn đề nổi bật mà chúng tôi nhận thấy trong quá trình tìm hiểu và tổng hợp

phương pháp nghiên cứu trong các luận án tiến sĩ ngành kế toán, đó là vấn đề sử dụng các kỹ

thuật phân tích dữ liệu nào trong nghiên cứu định lượng. Sơ đồ 1, liệt kê các kỹ thuật (công

cụ) phân tích dữ liệu định lượng được sử dụng trong các luận án tiến sĩ ngành kế toán.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

148

Sơ đồ 1. Thống kê kỹ thuật xử lý dữ liệu định lượng trong luận án tiến sĩ ngành kế toán

Sơ đồ 1, cho thấy thống kê mô tả được sử dụng trong 100% các luận án tiến sĩ ngành

kế toán. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì nó giúp nêu rõ về mẫu nghiên cứu, nó là kỹ thuật đơn giản nhất trong xử lý dữ liệu định lượng. Hai kỹ thuật nhằm đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu gồm Crobach’s Alpha, nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo và EFA, nhằm đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2013) được sử dụng gia tăng theo thời gian. Đây là một tín hiệu đáng mừng về chất lượng luận án tiến sĩ ngành kế toán tại Việt Nam, trong thời gian qua. Tuy nhiên, tỷ lệ luận án có sử dụng hai kỹ thuật này, trong tổng số 28 luận án sử dụng phương pháp định lượng và phương pháp hỗn hợp là không nhiều. Nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu thì theo tìm hiểu của chúng tôi, các luận án tiến sĩ ngành kế toán chủ yếu sử dụng hai kỹ thuật phân tích dữ liệu đó là: (i) Kiểm định sự khác biệt trung bình và (ii) Phân tích hồi quy. Các kỹ thuật kiểm định sử khác biệt trung bình trong các luận án tiến sĩ ngành kế toán bao gồm kỹ thuật phân tích one-way ANOVA, T-test,… Nhóm kỹ thuật này, giúp kiểm tra có sự khác biệt trong giá trị trung bình của hai hay nhiều đám đông nghiên cứu hay không (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Phân tích hồi quy được sử dụng nhiều hơn trong các luận án tiến sĩ ngành kế toán và có xu hướng gia tăng theo thời gian. Trong các luận án này, hồi quy theo OLS, hồi quy REM, hồi quy FEM hay hồi quy từng bước đã được sử dụng. Tuy nhiên, số luận án thực hiện phân tích dữ liệu hồi quy vẫn chưa nhiều, cụ thể năm 2015 chỉ có 32,1% luận án sử dụng phương pháp định lượng và hỗn hợp áp dụng kỹ thuật phân tích hồi quy OLS, để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Vấn đề đặt ra là, các kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng được sử dụng trong các luận án tiến sĩ ngành kế toán hiện tại đã phù hợp chưa? Theo đánh giá của chúng tôi thì, các kỹ thuật phân tích này là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu trong các luận án tiến sĩ đã được công bố của ngành kế toán trong thời gian qua (Mục tiêu chủ yếu là kiểm định mối quan hệ của một số yếu

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

149

tố nào đó đến một khái niệm kế toán cụ thể tức mô hình nghiên cứu chỉ tập trung có hai loại biến, đó là biến độc lập và biến phụ thuộc). Tuy nhiên, liệu rằng các nghiên cứu sinh ngành kế toán trong tương lai có nên tiếp tục xác định mục tiêu nghiên cứu như xu hướng hiện tại và sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu hiện tại hay không? Câu hỏi này rất khó để trả lời nhưng dưới quan điểm và hiểu biết của chúng tôi, chúng tôi sẽ đề xuất một kỹ thuật phân tích dữ liệu khác nên được sử dụng trong luận án tiến sĩ ngành kế toán, đó là kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Và tất nhiên, trong trường hợp này, mục tiêu và mô hình nghiên cứu cũng nên thay đổi so với hiện tại. Mục thứ 4 trong bài viết này, sẽ đi sâu giới thiệu về kỹ thuật SEM.

3. Áp dụng phương pháp nghiên cứu trong luận án tiến sĩ ngành kế toán

Như đã giới thiệu ở phía trên, nghiên cứu khoa học hàn lâm, nhằm mục đích xây dựng và kiểm định lý thuyết khoa học. Để thực hiện được điều này, nhà nghiên cứu có thể sử dụng phương pháp định tính để xây dựng lý thuyết khoa học, định lượng để kiểm định lý thuyết khoa học hay phương pháp hỗn hợp, nhằm xây dựng và kiểm định lý thuyết khoa học (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Chú ý rằng, trong cộng đồng nghiên cứu khoa học, hai thuật ngữ nghiên cứu và dữ liệu có cùng nghĩa như nhau. Nghiên cứu gắn với dữ liệu và dữ liệu gắn với nghiên cứu (Ehrenberg, 1994; Zaltman et al, 1982) (trích theo Nguyễn Đình Thọ, 2013). Điều này có nghĩa là phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu sử dụng dữ liệu định tính, phương pháp định lượng áp dụng với dữ liệu định lượng và phương pháp hỗn hợp áp dụng cho dữ liệu hỗn hợp. Đối với một luận án tiến sĩ, việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Các nội dung tiếp theo lần lượt giới thiệu cụ thể hơn về từng phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp định tính

Nghiên cứu định tính là nghiên cứu một tình huống giả định mà các quan sát viên quan tâm đến thế giới. Nó bao gồm một tập hợp các phương pháp xử lý tài liệu thu thập, để làm cho thế giới từ không nhìn thấy đến nhìn thấy được. Những cuộc nghiên cứu này, làm thay đổi thế giới. Họ thể hiện thế giới thông qua một loạt các hoạt động, trong đó có ghi chép tại hiện trường, phỏng vấn, trò chuyện, chụp hình, ghi âm và ghi nhớ cho bản thân. Ở cấp độ này, nghiên cứu định tính liên quan đến tiếp cận diễn giải một cách tự nhiên với thế giới. Điều này có nghĩa rằng, các nhà nghiên cứu định tính nghiên cứu mọi thứ trong môi trường tự nhiên của họ, cố gắng giải thích hiện tượng về ý nghĩa mà mọi người mang đến cho họ (Denzin & Lincoln, 2011).

+ Nghiên cứu định tính có tám đặc điểm nổi bật, để phân biệt nó với các dạng nghiên cứu khác (định lượng) (Marshall & Rossman, 2010)

+ Nghiên cứu trực tiếp tại nơi người tham gia trải nghiệm:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

150

Nhà nghiên cứu chính là đối tượng thu thập dữ liệu bằng kiểm tra văn bản, quan sát hành vi, phỏng vấn, có thể sử dụng 1 công cụ do chính họ xác định, theo câu hỏi mở không dùng câu hỏi định sẵn của người khác.

Nhà nghiên cứu kết hợp các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau gồm phỏng vấn, quan sát và xem xét tài liệu, nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Áp dụng phương pháp quy nạp, tức từ dữ liệu sử dụng các kỹ năng lý luận phức tạp và tư duy logic, để khám phá lý thuyết.

Vai trò của người tham gia nghiên cứu rất quan trọng. Cần chứng minh tính khách quan, đa dạng của người tham gia nghiên cứu không bị ảnh hưởng, bởi nhà nghiên cứu và không lệ thuộc vào việc xem xét các nghiên cứu đi trước.

Quá trình nghiên cứu định tính có thể thay đổi linh hoạt, nhằm khám phá được những đặc điểm chung nhất.

Nhà nghiên cứu cố gắng nhận diện mối quan hệ phức tạp giữa các vấn đề.

+ Nghiên cứu định tính nên được sử dụng trong các tình huống sau (Marshall & Rossman, 2010): Khái niệm nghiên cứu khó đo lường hay cần được nghe tiếng nói thầm lặng, cần có sự hiểu biết chi tiết về vấn đề phức tạp, mong muốn hiểu được bối cảnh, theo dõi nghiên cứu định lượng, nhằm giải thích cơ chế hay mối quan hệ nhân quả và các mô hình, khi muốn phát triển một lý thuyết mới và khi phương pháp định lượng không phù hợp, để giải thích những vấn đề nhạy cảm (phân biệt giới tính, chủng tộc,…) và nó phù hợp để giải quyết một vấn đề cụ thể.

Từ các khái niệm, đặc điểm và điều kiện nên sử dụng phương pháp định tính được giới thiệu ở trên, trong các luận án tiến sĩ ngành kế toán, hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp định tính, nhằm khám phá được các lý thuyết khoa học mới trong ngành. Chú ý rằng, để thực hiện thành công một nghiên cứu định tính, nghiên cứu sinh cần tổng hợp các nghiên cứu đi trước trên thế giới, để xác định khe hổng nghiên cứu nhưng không sử dụng các nghiên cứu đi trước để làm cơ sở thực hiện phỏng vấn, quan sát hay xem xét tài liệu, mà cần suy luận logic để tạo ra các câu hỏi mở, nhằm thu thập dữ liệu định tính và phân tích dữ liệu định tính (ví dụ sử dụng phần mềm Nvivo). Thông thường, một vấn đề nghiên cứu mà chưa được bất cứ nhà nghiên cứu nào trên thế giới thực hiện, hoặc có rất ít hay nó là vấn đề kế toán nhạy cảm thì nghiên cứu sinh nên sử dụng phương pháp định tính, để đạt được mục tiêu khám phá tri thức.

- Nghiên cứu định lượng

o Đây là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học. Khác với nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng nhằm mục đích thu thập dữ liệu để kiểm định các lý thuyết khoa học được suy diễn từ lý thuyết đã có (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

151

o Bao gồm hai phương pháp chính: Khảo sát (survey method) và thử nghiệm (experimentation) (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong phương pháp khảo sát, dữ liệu được thu thập từ các bảng khảo sát với chủ yếu là các câu hỏi dạng đóng, ngược lại dữ liệu được thu thập trong phương pháp thử nghiệm thông qua các thí nghiệm cụ thể với người tham gia nghiên cứu. Ngoài ra, dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu định lượng cũng có thể là các dữ liệu thứ cấp đã có sẵn trên thị trường (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

o Các công cụ phân tích dữ liệu định lượng rất đa dạng và phổ biến là các phương pháp thống kê dựa vào phương sai (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Nếu dựa vào mối quan hệ giữa các biến (khái niệm nghiên cứu) có thể chia thành 2 nhóm công cụ phân tích dữ liệu. Thứ nhất, đó là phân tích phụ thuộc lẫn nhau (interdependence method) như phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhóm (CLA). Thứ hai, là phân tích phụ thuộc (dependence method) như phân tích hồi quy, phân tích phân biệt MDA, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM,… (Hair et al, 2006) (trích theo Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong phân tích đa biến, nếu mô hình đo lường và mô hình lý thuyết không được kết hợp để xử lý đồng thời và không tính sai số đo lường của biến độc lập, thì nó được gọi là phân tích đa biến thế hệ thứ nhất. Các phương pháp thống kê trong họ hồi quy thuộc nhóm này. Phân tích đa biến ở thế hệ thứ hai kết hợp được cả mô hình đo lường và mô hình lý thuyết trong phân tích và chúng luôn tính các sai số của biến độc lập. SEM thuộc thế hệ này (Fornell, 1982) (trích theo Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Từ các đặc điểm của phương pháp định lượng kết hợp với thực trạng các luận án tiến sĩ ngành kế toán, chúng tôi đã tìm hiểu và nhận thấy rằng, tất cả các luận án tiến sĩ hiện tại của ngành kế toán tập trung vào phương pháp khảo sát trong nghiên cứu định lượng, phương pháp thí nghiệm chưa được tìm thấy trong luận án tiến sĩ ngành kế toán. Rõ ràng, các nghiên cứu bằng phương pháp thử nghiệm nên được sử dụng trong luận án tiến sĩ ngành kế toán trong tương lai. Bên cạnh đó, như đã giới thiệu ở trên, các luận án tiến sĩ ngành kế toán được tìm hiểu chủ yếu sử dụng công cụ phân tích dữ liệu là hồi quy. Và kỹ thuật này, chỉ thuộc thế hệ thứ nhất với những nhược điểm của nó. Vì vậy, với một mô hình nghiên cứu phức tạp hơn thì SEM nên được sử dụng làm công cụ phân tích dữ liệu. Nội dung về SEM được giới thiệu cụ thể tại mục 4.

- Nghiên cứu hỗn hợp

o Phương pháp hỗn hợp phối hợp các trường phái, phương pháp và công cụ đã được các nhà nghiên cứu chấp nhận và sử dụng rộng rãi (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

o Các thiết kế hỗn hợp có thể chia thành 4 nhóm chính: (i) Hỗn hợp đa phương pháp (triangulation design) là dạng thiết kế mà cả phương pháp định tính và định lượng được sử dụng song hành, chúng đều có giá trị như nhau trong đạt mục tiêu nghiên cứu; (ii) Hỗn hợp gắn kết (embedded design) là dạng thiết kế trong đó một phương pháp (định tính hoặc định lượng) là chính và phương pháp còn lại gằn vào phương pháp chính; (iii) Thiết kế hỗn hợp

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

152

giải thích (explanatory design) là dạng thiết kế phương pháp định lượng là chính, phương pháp định tính dùng để giải thích cho kết quả của nghiên cứu định lượng và (iv) Thiết kế hỗn hợp khám phá (exploratory design) là thiết kế được tiến hành hai chiều, tức là định tính là phương pháp chính để khám phá hiện tượng khoa học. Sau đó, định lượng được tiến hành để khẳng định nó. Và cuối cùng, định tính được thực hiện một lần nữa, nhằm giải thích cho kết quả định lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Trong các luận án tiến sĩ ngành kế toán được chúng tôi tổng hợp, các nghiên cứu hỗn hợp chủ yếu sử dụng phương pháp định tính để kiểm tra lại thang đo khái niệm nghiên cứu có phù hợp với bối cảnh Việt Nam hay không. Và do đó, chúng không được xếp vào bất cứ nhóm nghiên cứu hỗn hợp nào được giới thiệu ở trên. Trong tình huống này, dữ liệu định tính được thu thập để làm cơ sở để thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức mà thôi. Các nghiên cứu sinh ngành kế toán trong tương lai có thể áp dụng cả 4 thiết kế hỗn hợp đã giới thiệu ở trên, để khám phá và kiểm định các lý thuyết khoa học về kế toán.

4. Ứng dụng SEM trong luận án tiến sĩ ngành kế toán

Như phần trên đã giới thiệu, SEM là một kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng đa biến thuộc thế hệ thứ hai, nó kết hợp được cả mô hình đo lường và mô hình lý thuyết trong phân tích và luôn tính các sai số của biến độc lập. Trong đó, mô hình cấu trúc (mô hình lý thuyết) mô tả mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn, trong khi mô hình đo lường mô tả mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn (thông thường là khái niệm nghiên cứu không thể đo lường trực tiếp) và thang đo của chúng (tức là các biến quan sát của biến tiềm ẩn) (Hair et al, 2014).

SEM (STRUCTURAL EQUATION MODELING) - Mô hình cấu trúc tuyến tính giúp khám phá những sai số đo lường, hợp nhất những khái niệm trừu tượng và khó phân biệt (Fornell, 1982) (trích theo Hair et al, 2014). Mô hình SEM là sự mở rộng của mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) cho phép nhà nghiên cứu kiểm định một tập hợp phương trình hồi quy cùng một lúc (Hair et al, 2014). Vì vậy, nếu trong mô hình nghiên cứu có tồn tại các biến trung gian, biến kiểm soát hay biến điều tiết (ngoài biến độc lập và biến phụ thuộc) thì nhà nghiên cứu nên sử dụng SEM để phân tích dữ liệu. Hiện tại, trong các nghiên cứu định lượng của nghiên cứu sinh ngành kế toán, thì do mục tiêu nghiên cứu mà mô hình nghiên cứu chủ yếu chỉ có hai loại biến là biến độc lập và biến phụ thuộc nên công cụ phân tích dữ liệu là hồi quy có thể sẽ phù hợp. Tuy nhiên, trong tương lai, các nghiên cứu sinh ngành kế toán nên mở rộng mục tiêu và mô hình nghiên cứu thành những mô hình phức tạp hơn (sẽ mang nhiều ý nghĩa khoa học hơn) và khi đó nên sử dụng SEM.

SEM bao gồm nhiều loại nhưng được sử dụng phổ biến là hai loại: CB – SEM (certainly covariance-based SEM) và PLS – SEM (partial least squares SEM) (Hair et al, 2014). CB – SEM chủ yếu được sử dụng để xác nhận hay từ chối một lý thuyết, tức là một tập hợp các mối quan hệ có hệ thống giữa nhiều biến có thể kiểm tra bằng thực nghiệm. Nó thực hiện điều này bằng cách, xác định cách thức một mô hình lý thuyết được đề xuất có thể ước tính ma trận hiệp phương sai (covariance matrix) cho một tập hợp dữ liệu mẫu. Ngược lại, PLS – SEM (được gọi là mô hình đường dẫn PLS - PLS path modeling) được sử dụng chủ yếu để phát triển lý thuyết trong nghiên cứu khám phá (exploratory research). Nó thực hiện

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

153

điều này bằng cách, tập trung giải thích sự khác biệt trong các biến phụ thuộc khi kiểm định mô hình (Hair et al, 2014).

Để phân biệt được CB – SEM và PLS – SEM, nhà nghiên cứu cần nắm bắt đặc điểm và mục tiêu của từng loại. Trong tình huống, lý thuyết trong lĩnh vực nghiên cứu còn hạn chế, nhà nghiên cứu nên xem xét việc sử dụng PLS-SEM để thay thế cho CB – SEM. Điều này đặc biệt phù hợp, nếu mục đích chính của việc áp dụng mô hình cấu trúc là dự đoán và giải thích cấu trúc mục tiêu (Hair et al, 2014). Thủ tục ước tính trong PLS – SEM là dựa trên phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu thông thường (ordinary least squares - OLS), ngược lại CB – SEM dựa trên thủ tục ước tính khả năng tối đa (maximum likelihood - ML) (Hair et al, 2014).

PLS – SEM nên sử dụng khi: (i) Mục tiêu nghiên cứu đang dự đoán một cấu trúc mục tiêu quan trọng hay xác định một cấu trúc điều khiển chính; (ii) Mô hình cấu trúc có các thang đo dạng kết quả (Formative); (iii) Mô hình cấu trúc (tức khái niệm) là phức tạp (gồm nhiều cấu trúc và chỉ số); (iv) Kích thước mẫu nhỏ và/ hoặc dữ liệu không có phân phối chuẩn và (v) Nghiên cứu là để sử dụng điểm của biến tiềm ẩn cho nghiên cứu tiếp theo (Hair et al, 2014).

CB – SEM nên sử dụng khi: (i) Mục tiêu nghiên cứu là kiểm tra lý thuyết, khẳng định lý thuyết hay so sánh giữa các lý thuyết thay thế nhau; (ii) Phần sai số yêu cầu đặc điểm kỹ thuật là cộng dồn như hiệp phương sai; (iii) Mô hình cấu trúc có mối quan hệ hai chiều (non – recursive, tức là mô hình không phân biệt rõ đâu là biến nguyên nhân và đâu là biến kết quả mà chúng có tác động qua lại nhau) và (iv) Nghiên cứu yêu cầu một tiêu chí thích hợp cho phạm vi toàn cầu (Hair et al, 2014).

Để có thể ứng dụng kỹ thuật SEM cho nghiên cứu sinh ngành kế toán, không thể không nhắc đến các phần mềm thống kê hỗ trợ xử lý dữ liệu. Nếu công cụ CB – SEM được sử dụng, thì phần mềm AMOS sẽ hỗ trợ tốt cho nhà nghiên cứu. Ngược lại, nếu nghiên cứu sử dụng công cụ PLS – SEM, thì phần mềm SmartPLS sẽ là lựa chọn phù hợp cho nhà nghiên cứu. 5. Kết luận

Xuất phát từ thực trạng thực hiện luận án tiến sĩ ngành kế toán tại Việt Nam trong thời gian qua, nhóm tác giả đã nhận định và đề xuất một số vấn đề về phương pháp nghiên cứu, với hy vọng gợi mở một số vấn đề mới mà nghiên cứu sinh ngành kế toán nên áp dụng trong tương lai. Các đề xuất của chúng tôi bao gồm:

- Thực hiện nghiên cứu định tính đối với các vấn đề kế toán “mới” tức là các vấn đề chưa được thực hiện hay hiểu biết về chúng là rất ít.

- Mở rộng nghiên cứu định lượng với các chủ đề nghiên cứu liên quan đến kế toán đã được thực hiện tương đối nhiều trên thế giới, nhưng tri thức về chúng là chưa hoàn toàn đầy đủ, trong tình huống này, các nghiên cứu sinh ngành kế toán nên mở rộng các mô hình nghiên cứu hiện có, bằng cách bổ sung thêm các biến trung gian, biến kiểm soát hay biến điều tiết.

- Khi thực hiện nghiên cứu định lượng, ngoài phương pháp khảo sát mà phần lớn các luận án tiến sĩ ngành kế toán thực hiện trong thời gian qua, nghiên cứu các chủ đề kế toán cũng có thể thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm, đặc biệt với các chủ đề kế toán hành vi, thì phương pháp này rất đáng thực hiện.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

154

- Tiếp tục thực hiện các nghiên cứu dạng hỗn hợp theo một trong bốn thiết kế hỗn hợp đã giới thiệu gồm: Hỗn hợp đa phương pháp, hỗn hợp gắn kết, hỗn hợp giải thích và hỗn hợp khám phá. Nghiên cứu sinh cũng có thể thực hiện khảo sát định tính, để kiểm tra tính phù hợp của thang đo khái niệm nghiên cứu, trong bối cảnh Việt Nam dựa vào các thang đo khái niệm của các nghiên cứu đi trước.

- Tìm hiểu và ứng dụng thêm công cụ phân tích dữ liệu SEM khi sử dụng nghiên cứu định lượng hay nghiên cứu hỗn hợp, trong tình huống mô hình nghiên cứu phức tạp và gồm nhiều loại biến: Biến độc lập, biến phụ thuộc, biến trung gian, biến kiểm soát và biến điều tiết.

---------------------------- Tài liệu tham khảo

Denzin, N. K and Lincoln, Y. S., 2011. The SAGE Handbook of Qualitative Research. Thousand Oaks, CA: SAGE. Hair, J. F., Hult, G.T. M., Ringle, C. M., Sarstedt, M., 2014. A PRIMER ON PARTIAL LEAST SQUARES STRUCTURAL EQUATION MODELING (PLS-SEM). SAGE Publications. Marshall, C., & Rossman, G. B. (2010). Designing qualitative research (5th ed.). Thousand Oaks, CA: Sage. Nguyễn Đình Thọ, 2013. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động xã hội, Việt Nam. Những Quy định về đào tạo sau đại học . Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh năm 2013 http://www.ueh.edu.vn/ https://www.neu.edu.vn/ Các Luận án Tiến sỹ Kinh tế từ năm 2013 đến nay.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

155

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC & CAO ĐẲNG TẠI VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

TS. Phạm Xuân Thành - TS. Trần Văn Tùng Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã từng bước chuyển mình bằng các việc thể chế hóa các định chế, hệ thống pháp lý, tạo điều kiện cho mọi tổ chức sẵn sàng gia nhập và thách thức trong môi trường cạnh tranh. Trong đó, vấn đề giáo dục và đào tạo được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

Theo đó, đổi mới công tác đào tạo ngành kế toán trong các trường Đại học, Cao đẳng nói chung và giảng dạy học phần kế toán tài chính (KTTC) nói riêng, theo hướng hội nhập là một việc làm cần thiết. Bài viết trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết, về những vấn đề liên quan đến hoạt động giảng dạy đối với các học phần trong chương trình đào tạo. Đồng thời, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác giảng dạy học phần KTTC ở các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam (nghiên cứu điển hình tại TP. Hồ Chí Minh). Trên cơ sở đó, xác lập mô hình nghiên cứu theo hướng đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến công tác giảng dạy học phần này thông qua thực hiện kiểm định mô hình nghiên cứu. Căn cứ vào kết quả kiểm định để đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm đổi mới công tác giảng dạy của học phần KTTC, tại các trường theo hướng hội nhập, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của môn học KTTC trong chương trình đào tạo Ngành kế toán bậc đại học, cao đẳng ở Việt Nam.

Từ khóa: Đổi mới công tác giảng dạy, giảng dạy kế toán, KTTC

1. Vấn đề nghiên cứu

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, chưa bao giờ nghề kế toán, kiểm toán có vị thế như lúc này và đây cũng chính là nỗi lo của các nhà quản lý, các doanh nghiệp (DN) về nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán, về chất lượng công tác kế toán, kiểm toán nói chung và về đội ngũ chuyên gia kế toán, kiểm toán nói riêng. Để nâng cao sức cạnh tranh của DN, phải có một bộ máy đủ mạnh để cung cấp cho nhà quản trị những thông tin chính xác, kịp thời cho việc ra quyết định sản xuất, kinh doanh và đây cũng chính là những thách thức đối với dịch vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu về kế toán.

Trong cam kết về dịch vụ của Việt Nam gia nhập WTO, có nội dung cam kết chung cho tất cả các ngành và phân ngành dịch vụ là các DN nước ngoài được phép thành lập hiện

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

156

diện thương mại tại Việt Nam, dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, DN liên doanh, DN 100% vốn nước ngoài. Về cam kết cụ thể, có các nội dung liên quan đến các phân ngành dịch vụ giáo dục, nghiên cứu, tư vấn. Trong đó, dịch vụ giáo dục chỉ cam kết các lĩnh vực: Quản trị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngôn ngữ. Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO tác động, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các trường đại học, viện nghiên cứu nói chung và về lĩnh vực kế toán nói riêng, bao gồm cả những yếu tố thuận lợi và khó khăn.

Từ những vấn đề đặt ra như trên, cho thấy sự cần thiết phải đổi mới công tác đào tạo kế toán tại các trường đại học - cao đẳng nói chung và học phần KTTC nói riêng, nhằm đáp ứng được yêu cầu của người học và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới của đất nước.

2. Tổng quan về công tác giảng dạy học phần KTTC

2.1. Giới thiệu về công tác giảng dạy học phần KTTC ở một số cơ sở đào tạo nước ngoài

Qua nghiên cứu của nhóm tác giả về chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành kế toán của một số cơ sở nước ngoài cho thấy, các cơ sở thiết kế chương trình môn học, hệ thống bài tập, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá rất khác biệt so với nhau. Nguyên nhân chủ yếu là, chuẩn đầu ra cho sinh viên được các trường xây dựng không giống nhau. Nếu chuẩn đầu ra theo hướng nghiên cứu thì sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng mang tính hàn lâm, còn chuẩn đầu ra theo hướng thực hành thì sinh viên sẽ được quan tâm nhiều hơn, trong việc trang bị những kỹ năng nghề nghiệp. Sau đây là kết cấu môn học KTTC cho cử nhân kế toán bậc Đại học, của trường Đại học Oxford Brookes và trường Đại học Kwantlen Polytechnic (KPU) (Canada).

Bảng 1: Đào tạo môn học KTTC cho cử nhân kế toán của Đại học Oxford Brookes Đào tạo môn học KTTC cho cử nhân kế toán– Đại học Oxford Brookes

1/ Thời gian đào tạo 4 năm (8 học kỳ) 2/ Hình thức đào tạo: Tín chỉ 3/ Số tín chỉ dành cho môn học KTTC: 12 tín chỉ

Các môn học bắt buộc Năm học Tên môn học Số tín chỉ

Các môn tự chọn

Introduction Accounting 2 Năm 1 Accounting in Society 2

Năm 2 Financial Accounting and Reporting 3

Các học phần bổ sung kiến thức nghề của các Hiệp hội nghề như

ACCA

Năm 3 Optional work placement (includes a skills for placement search module in your second year)

Financial Accounting Theory 3 Năm 4

Accounting Syoptic 2

Các học phần bổ sung kiến thức nghề của các Hiệp hội nghề như

ACCA (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ trang web giới thiệu chương trình học cử nhân kế toán của trường Đại học Oxford

Brookes)

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

157

Bảng 2: Đào tạo môn học KTTC cho cử nhân kế toán của Đại học KPU

Đào tạo môn học KTTC cho cử nhân kế toán– Đại học Kwantlen Polytechnic (KPU) (Canada)

1/ Thời gian đào tạo 4 năm (8 học kỳ) 2/ Hình thức đào tạo: Tín chỉ 3/ Số tín chỉ dành cho môn học KTTC: 12 tín chỉ

Các môn học bắt buộc Năm học

Tên môn học Số tín chỉ Các môn tự chọn

Năm 1 Introduction Financial Accounting I 3

Năm 2 Introduction Financial Accounting II 3

Năm 3 Intermediate Financial Accounting I 3

Năm 4 Intermediate Financial Accounting II 3

Các học phần bổ sung kiến thức nghề của các Hiệp hội

nghề như ACCA -

(Nguồn: Tổng hợp từ trang web giới thiệu chương trình học cử nhân kế toán của trường Đại học Kwantlen Polytechnic (KPU) (Canada)

Qua số liệu thống kê ở các bảng trên cho thấy:

• Việc thiết kế và phân chia các học phần của môn học được tiến hành theo hướng gọn nhẹ, không phân ra quá nhiều học phần.

• Chương trình đào tạo ngành kế toán ở các trường Đại học nước ngoài có bổ sung các học phần mà người học có thể lựa chọn tham dự để dự thi chứng chỉ CPA, do các Hiệp hội nghề nghiệp tổ chức. Do vậy, khả năng thích ứng của người học sau khi đào tạo là rất lớn.

• Môn học được thiết kế và giảng dạy theo hướng cung cấp cho người học kiến thức nền tảng mà không đi quá sâu vào các lĩnh vực cụ thể.

• Môn học được thiết kế theo hình thức tín chỉ, do vậy đòi hỏi người học phải chủ động tìm tòi nghiên cứu và đặc biệt là có thời gian trải nghiệm thực tế, để tự trao dồi và hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân. Chẳng hạn, trường Đại học Oxford Brookes đã dành hẳn một năm cho sinh viên thực hành các kỹ năng ở các đơn vị kinh tế trên các kiến thức đã được trang bị tại nhà trường.

2.2. Các yếu tố tác động đến chất lượng công tác giảng dạy

Thứ nhất, chương trình môn học: Hiện nay, sinh viên học quá nhiều môn nên các chuyên ngành, thời lượng học đã bị giảm bớt. Nhưng khi ra trường, các cơ quan tuyển dụng lại không tuyển dụng “toàn diện” mà tuyển dụng chuyên ngành. Như vậy, chương trình môn học của nhà trường cần phải phù hợp với mục tiêu đào tạo và thỏa mãn với chuẩn đầu ra đã được xây dựng. Môn học phải cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất, trong đó đặc biệt chú trọng đến các kỹ năng như giải quyết các bài tập lớn, thuyết trình được một vấn đề chuyên môn, giải quyết được các tình huống thực tiễn và lý giải các vấn đề một cách khoa học, khả năng phân tích và tư duy sáng tạo, đồng thời biết sử dụng kỹ thuật công nghệ mới trong học tập và nghiên cứu.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

158

Thứ hai, phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy là vấn đề bức thiết hiện nay tại các cơ sở giáo dục cả nước nói chung. Hiện nay, phần lớn vẫn là cách dạy truyền thống: Dạy thuyết trình, chính cách dạy này làm cho sinh viên không biết học gì ở nhà, chỉ biết học trên lớp, học bài giảng của thầy là đủ, ai viết đúng ý thầy thì được điểm cao. Giảng dạy đại học, cao đẳng chủ yếu là dạy cách học, cách nghiên cứu cho sinh viên. Thời gian trên lớp là thời gian các giảng viên nêu các quan điểm, nêu vấn đề, gợi ý những vấn đề nghiên cứu để học sinh tự học ở nhà, giới thiệu tài liệu tham khảo, hướng dẫn thảo luận. Làm sao để sinh viên tìm được con đường đến bài giảng như thầy đã làm khi chuẩn bị bài giảng của mình và có những cái phát hiện khác mới hơn.

Thứ ba, chất lượng đội ngũ tham gia giảng dạy: Chất lượng người thầy quyết định chất lượng giáo dục. Yếu tố này yêu cầu, phải đảm bảo đủ số lượng cán bộ giảng dạy tương ứng với số lượng sinh viên và chương trình đào tạo của trường theo tỷ lệ quy định. Cán bộ giảng dạy phải có bằng cấp chuyên môn, kiến thức bổ trợ và kinh nghiệm giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của chương trình môn học đảm nhiệm. Đồng thời, người giảng còn phải tham gia công tác biên soạn bài giảng, cải tiến chương trình môn học và tham gia nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao trình độ và kỹ năng giảng dạy cho sinh viên.

Thứ tư, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học: Cơ sở vật chất không chỉ là cơ ngơi trường lớp khang trang, mà quan trọng là bộ phận cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Thư viện và thiết bị là cơ sở vật chất chuyên môn của trường ĐH, quan trọng là chất lượng đầu tư sách, thiết bị, máy móc phục vụ cho việc dạy và học. Nếu thư viện và thiết bị nghèo nàn, thì đừng nói đến đổi mới phương pháp dạy học mới. Đây là khâu yếu của nhiều trường đại học, cao đẳng có quy mô nhỏ hiện nay ở nước ta, thiếu giảng viên có thể mời được, nhưng vật chất phục vụ cho việc dạy học không phải ngay một thời gian ngắn đã làm được.

Thứ năm, phương thức đánh giá học tập của sinh viên: Cần xây dựng một hệ thống đánh giá học tập để phân loại được sinh viên, yêu cầu sinh viên phải học tập tích cực mới hy vọng có điểm cao. Ngoài ra, cần có các hình thức thi đa dạng, hạn chế thi tự luận mà thi trắc nghiệm, làm các bài tập dưới dạng tiểu luận, niên luận, trắc nghiệm vấn đáp thay cho hình thức thi viết.

Các yếu tố khác:

+ Chất lượng đầu vào của học sinh, sinh viên. Điều này liên quan đến nguồn tuyển sinh, chất lượng tuyển sinh, phương thức tuyển sinh. Sắp tới đây, Nhà nước áp dụng một lần thi lấy hai kết quả, kết quả tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học thì liệu chất lượng tuyển sinh sẽ ra sao nếu như việc thi cử ở trường phổ thông có kẽ hở cho việc tiêu cực? Các trường đại học sinh sau đẻ muộn, và nhiều trường cao đẳng chất lượng tuyển sinh sẽ không cao, bởi ít có cơ hội thu hút học sinh giỏi của các trường phổ thông. Thậm chí, phải tuyển sinh nguyện vọng 2,3 là những đối tượng không mặn mà lắm với trường, thường có điểm tuyển sinh thấp hơn so với các trường đã có danh tiếng.

+ Tính thực hành, thực tế và định hướng nghề nghiệp: Hiện nay, có tình trạng thừa thầy thiếu thợ, vừa thiếu nhưng vừa thừa. Thiếu chất lượng nhưng thừa về số lượng. Hiện tượng học đối phó, học vì điểm, vì bằng chứ không học để ra đời làm việc là tương đối phổ biến hiện nay.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

159

Việc học phải gắn liền với nghề và cơ sở kinh tế thì khi ra trường mới có khả năng đáp ứng yêu cầu thực tế.

+ Đội ngũ những người làm công tác quản lý giáo dục trong các trường đại học, cao đẳng: Năng lực quản lý của những người quản lý và hoạch định chiến lược giáo dục của nhà trường cũng có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nói chung và cho chuyên ngành kinh tế nói riêng, trong đó có môn học KTTC.

3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 4 bước sau:

Bước 1: Căn cứ vào cơ sở lý thuyết, tác giả sử dụng phương pháp định tính như thống kê, phân tích, nội suy. Đồng thời, kết hợp với phỏng vấn chuyên gia để xác định các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến công tác dạy và học môn KTTC tại các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam theo hướng đổi mới, hội nhập với thế giới. Theo Sallis, Edward (1993) thì chất lượng giảng dạy môn học bị chi phối bởi 5 yếu tố đó là: Chương trình môn học; Phương pháp giảng dạy; Chất lượng đội ngũ giảng dạy; Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học và phương thức kiểm tra đánh giá môn học. Riêng các nhân tố khác, chúng tôi đúc kết kinh nghiệm từ các buổi hội thảo khoa học chuyên đề về công tác giáo dục đại học và cao đẳng, do thời gian có hạn và các nhân tố này phần lớn bị ảnh hưởng của các chính sách vĩ mô của Nhà nước, nên chúng tôi không đưa vào mô hình nghiên cứu khảo sát.

Bước 2: Dựa vào các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến công tác dạy và học môn KTTC tại các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam. Tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp kết hợp với trả lời, thông qua bảng câu hỏi từ 125 chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy kế toán làm việc tại các trường đại học và cao đẳng, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (trong đó gồm 12 chuyên gia là các Hiệu phó, Phụ trách phòng đào tạo, số còn lại là các giáo viên trực tiếp giảng dạy). Kết quả phỏng vấn được nhập liệu và dùng hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định thang đo.

Bước 3: Sau khi kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis) để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này dựa vào tỷ số rút trích nhân tố (Eigenvalue), theo đó chỉ những nhân tố nào có tỷ số rút trích nhân tố (Eigenvalue) lớn hơn 1 sẽ được giữ lại, còn nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, bởi vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1. Phương pháp rút trích các thành phần chính (Principal components) và phương pháp xoay nguyên gốc các nhân tố (Varimax Procedure) được sử dụng để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, tăng khả năng giải thích các nhân tố. Kết quả trên, dùng để phân tích hồi quy tuyến tính bội để kiểm định các giả thuyết của mô hình. Từ đó, xem xét mức độ tác động của các yếu tố này đến công tác dạy và học môn KTTC tại các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

160

Bước 4: Phân tích kết quả và đề xuất giải pháp về việc đổi mới công tác dạy và học môn KTTC tại các trường đại học ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng hội nhập với quốc tế.

3.2.Mô hình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết ở trên, đồng thời nhóm tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhằm tìm hiểu thực trạng về công tác dạy và học môn KTTC tại các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất ra mô hình nghiên cứu với 5 biến độc lập cơ bản sau đây:

Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất.

Các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Chương trình môn học ảnh hưởng thế nào đến công tác dạy và học.

H2: Phương pháp giảng dạy và học tập ảnh hưởng thế nào đến công tác dạy và học.

H3: Chất lượng đội ngũ tham gia giảng dạy ảnh hưởng thế nào đến công tác dạy và học.

H4: Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy ảnh hưởng thế nào đến công tác dạy và học.

H5: Phương thức đánh giá kiểm tra môn học ảnh hưởng thế nào đến công tác dạy và học.

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thông qua các lý thuyết về các yếu tố tác động đến việc giảng dạy môn KTTC tại các trường đại học Việt Nam, nhóm tác giả đưa ra mô hình hồi quy bội tuyến tính như sau

Y = X0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

161

Trong đó, các hệ số hồi quy :β1, β2, β3, β4, β5

Biến phụ thuộc: Y: Chất lượng việc giảng dạy môn KTTC tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Biến độc lập:

X0: là biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi.

X1: chương trình môn học.

X2: phương pháp giảng dạy.

X3: cơ sở vật chất.

X4: chất lượng đội ngũ giảng viên.

X5: phương pháp kiểm tra đánh giá môn học.

4.1. Xây dựng thang đo

Chương trình môn học: Được đo bằng 5 biến quan sát có mã số CT1 đến CT5.

Phương pháp giảng dạy: Được đo bằng 5 biến quan sát có mã số PP1 đến PP5.

Cơ sở vật chất: Được đo bằng 4 biến quan sát có mã số CS1 đến CS4.

Chất lượng đội ngũ giảng viên: Được đo bằng 4 biến quan sát có mã số DN1 đến DN4.

Phương pháp kiểm tra đánh giá môn học: Được đo bằng 4 biến quan sát có mã số KT1 đến KT4.

4.2.Kiểm định mô hình đo lường

Nghiên cứu đã kiểm định thang đo thông qua Cronbach Anpha, kết quả toàn bộ biến quan sát có ý nghĩa và đạt được độ tin cậy. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì, hệ số Cronbach Anpha > 0,6 thì thang đo nhân tố là phù hợp. Đồng thời, các nghiên cứu cũng đòi hỏi các biến quan sát có tương quan mạnh với nhau, theo đó chỉ số tương quan giữa biến - tổng (Corrected Item-Total Correlation) > 0,3.

Việc kiểm định thang đo thông qua Cronbach Anpha, các kết quả bao gồm CT4 “Chương trình môn học đòi hỏi các sinh viên đọc thêm tài liệu tham khảo” bị loại bỏ do có hệ số Cronback Alpha < 0,6. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha sau khi loại bỏ biến này như sau:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

162

Bảng 3: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số tương quan bội

Alpha nếu lọai biến này

Biến quan sát (Scale Mean if Item Deleted)

(Scale Variance if

Item Deleted)

(Corrected Item-Total

Correlation)

(Squared multiple

collection)

(Cronbach's Alpha if Item

Deleted) Thang đo “Chương trình môn học” (CT), Alpha = 0,704 CT1- Chương trình môn học phù hợp với mục tiêu và chuẩn đầu ra

13.26 1.793 .546 .367 .605

CT2- Chương trình môn học phù hợp với mục tiêu tuyển dụng của người lao động và xã hội

13.39 1.837 .543 .343 .608

CT3- Chương trình môn học cung cấp cho sinh viên những kỹ năng cơ bản

13.43 1.876 .519 .274 .624

CT4- Chương trình môn học cần được đánh giá định kỳ

13.50 2.042 .361 .148 .719

Thang đo "Phương pháp giảng dạy" (PP), Alpha = 0,62 PP1- Phương pháp giảng dạy đòi hỏi sinh viên tham gia vào việc xây dựng bài

16.81 3.156 .376 .159 .567

PP2- Phương pháp giảng dạy đòi hỏi giảng dạy lý thuyết, kết hợp với thực hành các kỹ năng

16.85 3.178 .367 .161 .571

PP3- Phương pháp giảng dạy yêu cầu sinh viên phải thảo luận, học tập theo nhóm

16.78 3.090 .402 .196 .555

PP4 – Phương pháp giảng dạy đòi hỏi phải sử dụng công nghệ mới trong giảng dạy

17.14 2.673 .412 .182 .546

PP5- Phương pháp giảng dạy đòi hỏi phải có sự phân tích về đánh giá của sinh viên và các đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy

16.77 2.825 .337 .139 .591

Thang đo "Chất lượng đội ngũ giảng viên" (DN) , Alpha = 0,716 DN1- Nghiên cứu khoa học của giảng viên

12.09 2.129 .625 .487 .575

DN2- Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học vị sau đại học

11.32 2.994 .326 .123 .742

DN3- Nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ giảng dạy

11.81 2.479 .469 .226 .673

DN4 – Hướng dẫn sinh viên tham gia các cuộc thi, tham gia nghiên cứu khoa học

11.75 1.898 .617 .486 .578

Thang đo "Cơ sở vật chất" (CS), Alpha = 0,812

VC1- Thư viện có đầy đủ phục vụ việc giảng dạy

11.47 4.042 .792 .763 .689

VC2- Đảm bảo phòng học lý thuyết và thực hành đạt chuẩn quy định

10.39 4.998 .375 .430 .878

VC3- Đảm bảo thiết bị trong phòng học đầy đủ và đáp ứng nhu cầu dạy và học

11.09 4.145 .826 .719 .681

VC4- Đảm bảo khu vực giải trí cho sinh viên và cán bộ giảng dạy

11.81 3.963 .607 .661 .781

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

163

Thang đo "Phương pháp kiểm tra đánh giá môn học" (KT), Alpha = 0,731

KT1- Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau, để đánh giá khách quan kết quả học tập của sinh viên

9.58 4.278 .646 .516 .600

KT2- Đánh giá của sinh viên về hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập

11.92 4.735 .311 .231 .812

KT3- Các quy trình thi và kiểm tra đều được thông báo công khai, rộng rãi cho sinh viên và các cán bộ giảng dạy

10.94 4.415 .703 .496 .582

KT4- Các đề thi được đánh giá đạt chuẩn khoa học

9.71 4.481 .512 .469 .675

Thang đo “Chất lượng việc giảng dạy môn KTTC tại các trường đại học Việt Nam” (Y), Alpha = 0,674

Y1- Việc đo lường các nhân tố tác động đến việc đổi mới chất lượng giảng dạy môn KTTC là rất cần thiết

7.68 .752 .581 .340 .443

Y2 –Các trường đã đủ điều kiện để đổi mới chất lượng giảng dạy môn KTTC, nhằm hội nhập với quốc tế

8.18 1.178 .444 .220 .648

Y3- Công tác giảng dạy môn KTTC tại các trường Đại học Việt Nam đang tiệm cận với các nước trên thế giới

8.51 .881 .472 .238 .604

Kết quả phân tích độ tin cậy theo Cronbach Alpha cho thấy, các biến quan sát trên đã

thỏa mãn điều kiện về tương quan biến -tổng >0.3 và giá trị Alpha của các thang đo đều >0.6.

Vậy các thang đo này đã đạt độ tin cậy, có thể sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

• Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập: Kết quả chạy EFA cho thấy,

ngoại trừ yếu tố PP5 “Phương pháp giảng dạy đòi hỏi phải có sự phân tích về đánh giá của

sinh viên và các đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy” bị loại, các yếu tố còn lại cho kết

quả phù hợp với: KMO = 0,567 (yêu cầu phải lớn hơn > 0.5) với mức ý nghĩa sig=0,000 (yêu

cầu của mức ý nghĩa <5%), Eigenvalues = 1,195 (yêu cầu của giá trị Eigenvalues >1) và tổng

phương sai trích = 72,734% (yêu cầu giá trị phương sai >50%). Kết quả của phân tích nhân tố

khám phá EFA như sau:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

164

Bảng 4: Bảng giải thích tổng các biến động Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Compo

nent Total % of

Variance Cumulative

% Total % of

VarianceCumulative

% Total % of

Variance Cumulative %

1 3.435 16.357 16.357 3.435 16.357 16.357 2.657 12.653 12.653 2 3.058 14.563 30.920 3.058 14.563 30.920 2.424 11.541 24.194 3 2.222 10.581 41.501 2.222 10.581 41.501 2.321 11.053 35.247 4 2.115 10.072 51.573 2.115 10.072 51.573 2.297 10.940 46.187 5 1.811 8.622 60.195 1.811 8.622 60.195 1.979 9.423 55.610 6 1.439 6.851 67.046 1.439 6.851 67.046 1.881 8.957 64.567 7 1.195 5.688 72.734 1.195 5.688 72.734 1.715 8.167 72.734 8 .948 4.514 77.248 9 .875 4.165 81.414 10 .690 3.285 84.699 11 .579 2.756 87.455 12 .528 2.516 89.971 13 .446 2.121 92.092 14 .396 1.888 93.980 15 .328 1.562 95.542 16 .238 1.133 96.675 17 .219 1.041 97.716 18 .164 .780 98.496 19 .129 .614 99.110 20 .115 .547 99.657 21 .072 .343 100.000

Bảng 5: Kiểm định KMO và Bartlett's Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .567

Approx. Chi-Square 1297.168 Df 210

Bartlett's Test of Sphericity

Sig. .000

Bảng 6: Ma trận xoay các nhân tố Component

1 2 3 4 5 6 7 CS1 –Thư viện có đầy đủ tài liệu phục vụ việc giảng dạy .948

CS4 –Đảm bảo khu vực giải trí cho sinh viên và cán bộ giảng dạy .893

CS3 –Đảm bảo thiết bị trong các phòng học phù hợp và đáp ứng yêu cầu của giảng viên và sinh viên .791

KT4 –Các đề thi được đánh giá đạt chuẩn khoa học .864 CS2- Đảm bảo phòng học lý thuyết và thực hành đạt quy chuẩn .643

KT1- Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau, để đánh giá khách quan kết quả học tập của sinh viên

.574

DN1 –Nghiên cứu khoa học của giảng viên .865 DN 4- Hướng dẫn sinh viên tham gia các cuộc thi, tham gia nghiên cứu khoa học .851

CT2 – Chương trình môn học phù hợp với yêu cầu của người tuyển dụng lao động và xã hội .791

CT3- Chương trình môn học cung cấp cho sinh viên những kỹ năng cơ bản .743

CT1–Chương trình môn học phù hợp với mục tiêu và chuẩn đầu ra. .640

CT5- Chương trình môn học phải được đánh giá định kỳ .630

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

165

PP3-Phương pháp giảng dạy yêu cầu SV phải thảo luận, học tập theo nhóm .729

PP1-Phương pháp giảng dạy đòi hỏi sinh viên tham gia vào việc xây dựng bài .696

PP2 – Phương pháp giảng dạy đòi hỏi kết hợp giảng lý thuyết với thực hành các kỹ năng .620

PP4- Phương pháp giảng dạy đòi hỏi phải sử dụng công nghệ mới trong giảng dạy .615

KT2 –Đánh giá của sinh viên về hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập .823

KT 3 –Các quy trình thi & kiểm tra đều được thông báo công khai, rộng rãi cho sinh viên và các cán bộ giảng dạy

.742

DN2- Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học vị sau đại học .704 DN3 –Nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ giảng dạy .668

Các thang đo sau khi đánh giá và kết cấu lại có 7 thành phần, và gồm 17 biến quan sát. Các thành phần được đặt tên lại theo tính chất của các biến quan sát như sau:

• Biến 1: Cơ sở vật chất – CS

• Biến 2: Kiểm soát chất lượng – KS

• Biến 3: Nghiên cứu khoa học – NC

• Biến 4: Chương trình môn học – CT

• Biến 5: Phương pháp giảng dạy – PP

• Biến 6: Phương pháp kiểm tra đánh giá – KT

• Biến 7: Chất lượng đội ngũ giảng viên – GV

• Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến Phụ thuộc đạt yêu cầu với KMO = 0.627 (> 0.5) với mức ý nghĩa sig= 0.000 (Mức ý nghia <5%), Eigenvalues = 1.831 (Giá trị Eigenvalues >1) và tổng phương sai trích = % (Giá trị phương sai >50%). Bảng kết quả của các biến Phụ thuộc như sau:

Bảng 7: Bảng giải thích tổng các biến động

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1.831 61.047 61.047 1.831 61.047 61.047.701 23.360 84.407 .468 15.593 100.000

Bảng 8: Kiểm định KMO và Bartlett's

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .627Approx. Chi-Square 62.327df 3Bartlett's Test of Sphericity Sig. .000

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

166

4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Mô hình phân tích hồi quy mô tả hình thức của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, qua đó giúp dự đoán mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.

Căn cứ mô hình điều chỉnh đã được hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá, ta có mô hình hồi quy tuyến tính bội như sau:

Y= β 0 + β1CS + β2KS + β3NC + β4CT + β5PP + β6KT + β7GV + ε

Trong đó:

- Biến phụ thuộc: Chất lượng giảng dạy môn KTTC tại các trường Đại học và Cao đẳng.

- Biến độc lập: “Cơ sở vật chất” (CS), “Kiểm soát chất lượng” (KS), “Nghiên cứu khoa học” (NC), “Chương trình môn học” (CT), “Phương pháp giảng dạy” (PP), “Phương pháp kiểm tra đánh giá” (KT), “Chất lượng đội ngũ giảng viên” (GV)

Bảng 9: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội với các hệ số hồi quy từng biến trong phương trình

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients Collinearity Statistics Model

B Std. Error Beta t Sig.

Tolerance VIF (Constant) .379 .239 1.585 .116 CT .082 .092 .090 .893 .374 .279 3.585PP .244 .091 .251 2.673 .009 .324 3.086

NC .169 .073 .188 2.304 .023 .430 2.325DN .238 .099 .244 2.414 .017 .280 3.573CS .035 .059 .040 .585 .560 .610 1.639KT .055 .054 .061 1.023 .309 .792 1.263

1

KS .094 .081 .109 1.158 .249 .321 3.116

Dựa vào bảng trên ta thấy:

- Cả 7 biến đều có ý nghĩa thống kê.

- Các chỉ tiêu nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập đều <10, nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh giá là không nghiêm trọng.

Phương trình hồi quy bội được thể hiện dưới dạng sau:

Y = 0.09 CT + 0.251 PP + 0.188NC + 0.244 DN + 0.04 CS + 0.061 KT + 0.109 KS

4.5. Kiểm định độ phù hợp của mô hình:

Kết quả kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa sig = 0,000 cho thấy, mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với dữ liệu đã thu thập.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

167

Bảng 10: Bảng dữ liệu ANOVA

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 47.952 7 6.850 33.396 .000b

Residual 23.999 117 .205 1 Total 71.951 124

Đánh giá mức độ giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình:

Hệ số R2 (R Square) = 0.666 cho thấy, 66,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc có thể được giải thích bởi mô hình.

Bảng 11: Bảng đánh giá mức độ giải thích các biến độc lập trong mô hình

Model R R Square Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

1 .816a .666 .646 .45290 1.276

5. Kết luận và đề xuất

Mô hình nghiên cứu đã tìm ra được, các nhân tố tác động đến chất lượng môn KTTC DN, tại các trường đại học tại Việt Nam. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả, chất lượng giảng dạy môn KTTC DN bị tác động bởi 7 nhân tố bao gồm cơ sở vật chất, kiểm soát chất lượng, chương trình môn học, nghiên cứu khoa học, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và chất lượng đội ngũ giảng viên. Bảy nhân tố trên đã giải thích được 66,6% chất lượng giảng dạy môn KTTC DN, tại các trường đại học tại Việt Nam, trong đó nhân tố phương pháp giảng dạy đóng vai trò quan trọng nhất và tiếp đến là nhân tố chất lượng đội ngũ giảng viên. Nhóm tác giả cho rằng, các trường đại học, cao đẳng nên tập trung nguồn lực vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy theo các biện pháp như sau:

Thứ nhất, đổi mới công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về tuyển dụng giảng viên đại học chuyên ngành Kế toán; Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút đội ngũ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, sinh viên các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao làm giảng viên đại học chuyên ngành Kế toán; Xây dựng chính sách thu hút cán bộ chuyên ngành Kế toán có trình độ chuyên môn cao ở trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, trong các cơ sở đào tạo của Việt Nam.

Thứ hai, xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp của giảng viên đại học chuyên ngành Kế toán; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ giảng viên đại học chuyên ngành Kế toán, nhằm nâng cao chất lượng của giảng viên cả về năng lực chuyên môn lẫn kiến thức, nghiệp vụ sư phạm.

Thứ ba, đổi mới công tác quản lý, sử dụng, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giảng viên đại học chuyên ngành Kế toán theo hướng phân công, phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

168

Thứ tư, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên đại học chuyên ngành Kế toán, tương xứng với thành tích và năng lực cá nhân; Điều chỉnh chính sách lương, phụ cấp ưu đãi, cơ chế đãi ngộ phù hợp, để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tạo động lực và điều kiện cho đội ngũ giảng viên đại học chuyên ngành Kế toán nâng cao năng lực, trình độ.

Thứ năm, ứng dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến hiện đại, tích cực theo hướng đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy, giảm thời lượng thuyết giảng và tăng thời lượng hoạt động của người học, tạo sự tương tác cao giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau, khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo, xóa bỏ lối áp đặt kiến thức theo kiểu giáo điều, hướng đến việc phát triển nhận thức bậc cao cho sinh viên, đó là: Phân tích, tổng hợp, đánh giá và cuối cùng là, chú trọng phát triển kỹ năng và xây dựng thái độ làm việc tích cực cho người học.

Ngoài ra, đúc kết từ thực tiễn cho thấy, các yếu tố khác cũng tác động không kém đến chất lượng đào tạo sinh viên như công tác tuyển sinh đầu vào, định hướng nghề nghiệp cho đầu ra của sinh viên, đội ngũ những người làm công tác quản lý giáo dục tại cơ sở cũng cần được các trường đại học, cao đẳng quan tâm nghiên cứu và cải tiến triệt để; Cần có các chính sách vĩ mô về đổi mới thực sự công tác giáo dục đại học, cao đẳng. Những định chế rõ ràng, cụ thể từ chính phủ và các cấp quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương, liên quan đến các yếu tố trên.

---------------------------

Tài liệu tham khảo [1] Bộ Giáo dục và đào tạo, 1997. Giáo dục học Đại học;

[2]Luật Giáo dục. NXB. Chính trị quốc gia, 1999.

[3]Đinh Văn Tiến – Ulrich Lipp, Nguyễn Thị Minh Phượng, Phạm Thị Thúy (2011), Cẩm nang phương pháp sư phạm, NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

[4]Lê Đức Luận, 2015- Những yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục Đại học, http://www.qnamuni.edu.vn/detailHT.asp?ID=27&IDCD=10&type=hthao

[5]Sallis, Edward (1993), Total Quality Management in Education. Kogan Page Educational Management Teries: Philadelphia – London.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

169

MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ths. Trần Thị Mơ Đại học Lâm nghiệp

Vấn đề đào tạo nói chung và đào tạo kế toán nói riêng, ở Việt Nam hiện nay, còn

nhiều bất cập. Số lượng đào tạo khá lớn, tuy nhiên đầu ra lại không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế. Tỷ lệ sinh viên ( SV) chất lượng chưa cao, tỷ lệ thất nghiệp nhiều. Chương trình và phương pháp đào tạo hiện nay mang tính hàn lâm khá nhiều, thiếu kiến thức thực tế, thiếu sự kích thích tư duy, sáng tạo, nghiên cứu cho người học. Cùng với sự gia tăng của các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN nhỏ và vừa (DNNVV), cơ hội việc làm cho những cử nhân kế toán cũng mở rộng hơn. Tuy nhiên, nhiều SV tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, sau khi ra trường còn chưa tìm được việc hoặc làm việc không đúng chuyên ngành. Bởi SV kế toán tốt nghiệp thiếu quá nhiều kiến thức thực hành, để có thể tiếp nhận công việc thực tế tại DN. Bài viết đi sâu vào những bất cập trong đào tạo kế toán hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Từ khóa: Đào tạo, kế toán, thực tế

1. Thực trạng đào tạo kế toán ở Việt Nam hiện nay

Đào tạo kế toán ở Việt Nam hiện nay vẫn là một ngành đào tạo “hot”, với lượng SV tham gia học tập khá đông, chiếm lượng lớn trong các ngành đào tạo ở Việt Nam hiện nay, từ trung cấp, cao đẳng cho đến đại học và sau đại học. Không chỉ các trường khối kinh tế đào tạo SV chuyên ngành kế toán,mà ngay cả các trường khối kỹ thuật cũng mở rộng và đào tạo ngành kế toán cho SV. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo khá thấp so với số lượng SV được đào tạo. Thực trang hiện nay cho thấy, SV kế toán sau khi tốt nghiệp, ra trường chưa được tích lũy đủ kiến thức, kỹ năng để có thể xin việc, đi làm. Thực tế cho thấy, SV sau khi ra trường hoặc đã đi làm kế toán 2 - 3 năm nhưng vẫn chưa biết làm báo cáo tài chính, chưa biết cách giải trình, bảo vệ số liệu với cơ quan Thuế, chưa phân tích được số liệu tài chính của DN, chưa tư vấn được cho Ban lãnh đạo DN trong việc đưa ra các quyết định quản trị.

Cùng với sự gia tăng của các DN, đặc biệt là DNNVV, cơ hội việc làm cho những cử nhân kế toán cũng mở rộng hơn. Tuy nhiên, nhiều SV tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán sau khi ra trường, còn chưa tìm được việc hoặc làm việc không đúng chuyên ngành. Bởi SV kế toán tốt nghiệp thiếu quá nhiều kiến thức thực hành, để có thể tiếp nhận công việc thực tế tại DN

Hiện nay, ở Việt Nam, có rất nhiều công ty, trung tâm đào tạo kế toán thực hành được thành lập, vẫn duy trì và phát triển được. Điều này cho thấy, kiến thức SV được đào tạo trên giảng đường chưa đủ hành trang để SV có thể tự tin tìm việc và làm việc. Rât nhiều SV ra trường có nhu cầu học thêm, để có thể làm được việc kế toán trong DN.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

170

Thực tế cho thấy, chất lượng kế toán ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, sự phát triển của công ty. Bởi vậy, khi SV đi thực tập, DN nói chung và phòng kế toán nói riêng, rất ít khi giao việc, tin tưởng cho SV thực hành, tiếp cận số liệu, chứng từ thực tế. Cùng với chương trình giảng dạy mang tính lý thuyết nhiều tại các trường, SV chuyên ngành kế toán khi tốt nghiệp thường không định hình được công việc sẽ làm, khó hình dung, có được cái nhìn cụ thể về công việc kế toán thực tế. Bởi thế, SV lại cần một thời gian học tập, đào tạo lại mới có hiệu quả, kiến thức, kỹ năng để có thể làm việc. Từ đó, có thể thấy thực trạng đào tạo kế toán ở nước ta hiện nay, có những bất cập:

Thứ nhất, Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết Chương trình đào tạo hầu hết hiện nay ở các trường nói chung nặng về lý thuyết, ít

thực hành, mang tính “hàn lâm” cao. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, chúng ta có thể thấy rất rõ sự thay đổi và phát triển nhanh chóng cả về quy mô lẫn chất lượng của nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao trong xã hội. Đáng lẽ, SV tốt nghiệp từ giảng đường đại học đã là những nguồn nhân lưc có chất lượng tốt trong nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, SV kế toán ra trường thiếu nhiều kiến thức để có thể làm việc được.

Một phần lớn nguyên nhân của bất cập này là do chương trình giảng dạy trên giảng đường của các trường xây dựng. SV học quá nhiều môn lý thuyết, rất nhiều trường xây dựng chương trình đào tạo kế toán với rất nhiều môn chuyên ngành, từ nguyên lý kế toán, kế toán tài chính, đến kế toán chuyên sâu trong các loại hình DN....Từ đó, SV sau khi tốt nghiệp, thừa lý thuyết thiếu thực hành. Thực tế là, nhiều trường Đại học, Học viện, cao đẳng…ở nước ta truyền đạt cho những SV đã và đang theo học là những kiến thức cơ sở nặng lý thuyết thay vì “cầm tay chỉ việc” như đối với các chương trình giáo dục tiên tiến, hay từ các trung tâm kế toán thực hành đào tạo. Như vậy, SV học quá nhiều môn học hàng tuần; bội thực bởi những thuật ngữ, khái niệm nhưng lại thiếu những giờ thực hành, thao tác trên các máy móc, phương tiện làm việc, thiếu sự suy nghĩ và làm việc độc lập trong cách giải quyết các tình huống thực tế … đang là thực tế đào tạo của không ít cơ sở đào tạo hiện nay. Ngay cả những kiến thức thực tế cơ bản như viết hóa đơn, xử lý sai sót,... hay ngay cả những phần mềm hỗ trợ kê khai là gì, nhiều SV mơ hồ và chưa từng biết đến.

Tất cả những thực trạng kể trên không thể phụ nhận một vấn đề đó là khung chương trình đào tạo của nhiều cơ sở đào tạo hiện nay vẫn còn chậm trễ trong việc thay đổi, cập nhật và bắt kịp với yêu cầu đỏi hỏi của xã hội mà cụ thể là các doanh nghiệp trên thực tế.

Thứ hai, đội ngũ giảng dạy khá nhiều giáo viên trẻ, thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế, nghiên cứu:

Thực tế cho thấy, SV ra trường thiếu rất nhiều kiến thức thực tế. Để giải quyết được vấn đề này, thì ngoài chương trình đào tạo, đội ngũ giảng dạy cũng phải có đủ kiến thức thực tế để giảng dạy, truyền đạt, chia sẻ cho SV. Ở các trường ở Việt Nam hiện nay, đôi ngũ giáo viên trẻ khá đông. Điều này có thế mạnh từ sự năng động, nhiệt tình... của đội ngũ trẻ. Tuy nhiên, mới ngành nghề kế toán đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng khi ra trường, thì đây lại là một bất cập. Rất nhiều giáo viên đi dạy 2- 3 năm cũng chỉ tiếp cận những kiến thức lý thuyết, sách vở, rất nhiều giáo viên chưa từng nghiên cứu, tiếp cận kiến thức thực tế.

Tại các trường, nhiều giảng viên phần lớn đều là những SV khá, giỏi được giữ lại trường, chưa được trau dồi và cọ xát với thực tế công tác ở các doanh nghiệp cụ thể. Chính vì

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

171

vậy, họ chỉ cung cấp cho SV những giờ học hàn lâm nặng về hàm lượng lý luận chứ không có hoặc có rất ít những tình huống và quy trình thao tác thực tế.

Thứ ba, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm cho SV chưa được chú trọng đào tạo: Hầu hết, hiện nay chương trình giảng dạy cho SV chủ yếu là kiến thức. Tuy nhiên,

trong xu thế hội nhập, và yêu cầu đa dạng, toàn diện trên nhiều mặt hiện nay của các DN, nhân lực không những phải có kiến thức tốt mà kỹ năng cũng rất được chú trọng, yêu cầu khá cao. Tuy nhiên, do ít tiếp xúc, cọ xát thực tế, chương trình giảng dạy lại quá nặng lý thuyết, nên thế hệ SV trẻ kế toán ra trường phần lớn khá thụ động, rất kém tư duy, kỹ năng thiết yếu khi đi làm, rất khó có được các kỹ năng mềm cơ bản từ giao tiếp,làm việc độc lập, hay xử lý tình huống

Thứ tư, sự thụ động, ít tư duy, nghiên cứu của SV trong học tập Từ những phân tích trên, có thể thấy, chất lượng SV kế toán ra trường khá thấp. Tuy

nhiên, ngoài những nguyên nhân từ phía trường, lớp, giáo viên, thì một nguyên nhân nữa là từ phía SV. Đó là SV nói chung và SV kế toán nói riêng, hiện tại học tập khá thụ động, ít tư duy, mảng nghiên cứu hoặc không có hoặc có rất ít. Đấy chính là do sức “ì”của giới trẻ nói chung và SV kế toán hiện nay ở Việt Nam hiện nay. Trước đây, phương thức học tập hiện nay với mô hình "thuộc giáo án", "thầy đọc trò chép" phổ biến ở nhiều giảng đường là nguyên nhân chính gây ra sức ì trong học tập của SV. Tuy nhiên, hiện nay, chương trình giảng dạy đã được đổi mới rất nhiều, giờ học đa dạng hơn, đòi hỏi sự tư duy, sáng tạo của SV. Nhưng thực tế, thì sức “ì” nói chung ở Việt Nam khá nặng, có thể ví như một bệnh xã hội của giới trẻ, rất khó thay đổi. SV nói chung và SV kế toán nói riêng ngại tư duy, ngại phát biểu, thể hiện bản thân. Điều này dẫn đến, SV ra trường dường như có rất ít kỹ năng, không thể hiện được sự tư duy, sáng tạo. Từ đó, khó có thể đáp ứng được yêu cầu làm việc trong môi trường năng động, cạnh tranh hiện nay trong nền kinh tế 2. Một số giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kế toán hiện nay

Từ thực trạng và những bất cập kể trên tác giả mạnh dạn để ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kế toán hiện nay ở Việt Nam

Thứ nhất, sửa đổi, hoàn thiện chương trình giảng dạy đào tạo kế toán: Đây là một giải pháp rất quan trọng để có thể đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo

ngành kế toán. Chương trình giảng dạy phải kết hợp cả lý thuyết và thực hành. Xây dựng chương trình giảng dạy thực hành cụ thể cho SV theo từng giai đoạn của quá trình học tập, tiếp cận tối đa công việc kế toán thực tế trong DN.

Rà soát lại nội dung cụ thể của môn học để tránh trùng lắp, giảm bớt những vấn đề không cần thiết, bổ sung kiến thức mới như các thông lệ, chuẩn mực chung mang tính quốc tế về kế toán, nhằm cung cấp thêm lý luận cơ bản và tạo điều kiện cung cấp thông tin hội nhập về kế toán quốc tế và khu vực...; Nội dung, phương pháp và nguyên tắc lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, quy trình kiểm toán,…

Thứ hai, bổi dưỡng, nâng cao chuyên môn, kiến thức thực tế, nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên

Song song với đổi mới chương trình giảng dạy, đào tạo, cần chú trọng không ngừng nâng cao chuyên môn, kiến thức thực thế cho giảng viên. Để có thể giảng dạy kiến thức thực

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

172

tế cho SV, giảng viên bắt buộc phải có được kiến thức thực tế. Để làm được điều này, các cơ sở đào tạo cần xây dựng lộ trình hoàn thiện kiến thức cho giảng viên.

- Có thể kết hợp với DN, các cơ sở đào tạo thực tế thực hành, xây dựng các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho đội ngũ giảng viên.

- Cử giảng viên tham dự các Hội thảo thực tế, tiếp cận với yêu cầu của các DN để có thể hoàn thiện kiến thức của bản thân.

- Tham gia định kỳ các đợt tập huấn thực tế tại DN .... Thứ ba, đổi mới, hoàn thiện phương pháp giảng dạy Phương pháp giảng dạy ở Việt Nam hiện nay, đã và đang từng ngày đổi mới hoàn

thiện. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được xu thế hội nhập, và sự cải thiện, thay đổi qua chất lượng đầu ra chưa thực sự rõ rệt, đặc biệt trong đào tạo ngành kế toán. Cần kết hợp phương pháp giảng dạy “cầm tay chỉ việc” cho SV, nâng cao được chất lượng đào tạo. Phương pháp giảng dạy trên lớp cần kích thích được sự tư duy, sáng tạo, hứng thú cho SV.

--------------------------- Tài liệu tham khảo

1. HỘI THẢO ACCA Teach Network 2016, ngày 31/08/2016, KS Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội 2. Hồng hạnh, Nhiều bất cập trong đào tạo ngành Kế toán-kiểm toán, xem 15h ngày 30/10/2016

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nhieu-bat-cap-trong-dao-tao-nganh-ke-toan-kiem-toan-1320733088.htm

3. Thu anh, Đào tạo kế toán tại Việt Nam chưa đúng phương pháp, xem 17h ngày 30/10/2016 http://cogioi.edu.vn/ao-to-k-toan-ti-vit-nam-cha-ung-phng-phap/

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

173

MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN VÀO CÔNG VIỆC THỰC TẾ CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM

Phạm Thị Ngọc Ly - Phan Thị Thanh Quyên Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

Kiến thức chuyên ngành kế toán là một nội dung giảng dạy quan trọng, trong chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán thuộc các hệ đào tạo khác nhau. Kiến thức chuyên ngành kế toán là những kiến thức liên quan đến công việc thường ngày của một kế toán viên, sinh viên sẽ được cung cấp một hệ thống cơ sở lý luận là những Chuẩn mực, Thông tư được áp dụng trong công tác kế toán, được rèn luyện và thực hành các kỹ thuật xử lý các nghiệp kế toán phát sinh thường ngày, dưới cả hình thức thủ công và ứng dụng tin học. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về vận dụng kiến thức, tác giả nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp cải thiện chương trình giảng dạy, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy... nhằm nâng cao chất lượng đào nghề nghiệp kế toán.

Từ khóa: Kế toán, kiến thức kế toán, sinh viên, giảng viên, học tập.

1. Đặt vấn đề

Sinh viên tốt nghiệp ra trường có đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, có đảm nhiệm tốt công việc được phân công, luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Trong đó, các cơ sở đào tạo muốn biết những kiến thức cung cấp có thực sự hữu ích đối với sinh viên, hay sinh viên có được trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết để vận dụng kiến thức được học vào công việc thực tế,...Từ đó, có định hướng giáo dục và đào tạo đúng đắn. Bởi vậy, rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra tầm quan trọng của công tác giảng dạy hiệu quả, cũng như xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn làm cơ sở để đánh giá chất lượng dạy học tại các cơ sở đào tạo.

2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính: Kết quả nghiên cứu định tính cho phép, phác thảo mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu định lượng:

- Từ mô hình thực nghiệm đã được thông qua trong giai đoạn nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành các phác thảo về thang đo cho các biến số của mô hình, tức là các nhân tố ảnh

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

174

hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức. Kết quả giai đoạn nghiên cứu này, cho phép hình thành các ý tưởng cơ bản liên quan đến các biến số, phục vụ cho việc xây dựng bảng câu hỏi.

- Tiến hành phác thảo bảng câu hỏi điều tra trên địa bàn TP. Kon Tum.

- Điều tra đối tượng theo mẫu bảng câu hỏi đã xác định và tiến hành nhập liệu điều tra vào phần mềm SPSS, phục vụ cho công tác phân tích dữ liệu điều tra. Các kỹ thuật phân tích trên phần mềm nói trên được sử dụng như là: Phân tích mô tả mẫu, phân tích các thống kê tham số tổng quát, phân tích nhân tố và kiểm định, phân tích tương quan và hồi quy.

- Dựa vào kết quả điều tra gợi ý một số giải pháp, nhằm nâng cao mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.

Xác định các nhân tố trong mô hình giả định

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp, đầu tiên, kiến thức chuyên ngành được nghiên cứu ở đây bao gồm cả khối kiến thức hàn lâm và cả những kỹ thuật thực hành được hình thành và rèn luyện, dựa trên khối kiến thức hàn lâm được cung cấp. Do đó, khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành được cung cấp sẽ là nền tảng ban đầu, để sinh viên có thể vận dụng vào công việc thực tế. Vì vậy, khối lượng kiến thức hàn lầm về chuyên ngành được cung cấp phải là một nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng.

Mặt khác, kỹ năng vận dụng kiến thức chuyên ngành sẽ được tích lũy và hoàn thiện dần, qua quá trình học tập và rèn luyện. Nên thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán, là nhân tố thứ hai được đưa vào mô hình.

Để đảm bảo nguyên tắc dạy học hiệu quả của M. David Merrill: Kiến thức phải được người học ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Cở sở đào tạo phải tạo cơ hội để người học được thực hành cũng như vận dụng các kiến thức đã học. Do đó, các nhân tố bao gồm thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế và thời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc, lần lượt được nhóm đưa vào mô hình nghiên cứu.

Theo A.V.Barabasicoov (1963): “Kỹ năng là khả năng tự có của con người”, nghĩa là việc vận dụng kiến thức tốt hay không tốt, còn phụ thuộc vào năng lực tiềm ẩn bên trong của mỗi người. Nếu một cá nhân thông minh, tư duy logic thì trong một môi trường như nhau, với thái độ tích cực như nhau thì khả năng vận dụng kiến thức vào công việc thực tế sẽ tốt hơn những cá nhân khác. Vậy nên, khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức được học vào hoàn cảnh thực tế của mỗi cá nhân, là một nhân tố tiếp theo sẽ ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành vào công việc thực tế.

Bên cạnh đó, nếu xét trên một khía cạnh đơn lẻ, thái độ có tác động rất lớn đến hiệu quả công việc đạt được. Bởi vậy mà, trong mục tiêu đào tạo, ngoài các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp đúng đắn cũng là một mục tiêu quan trọng đặt ra trong giáo dục. Nếu một cá nhân mặt dù không thông minh nhưng có thái độ tích cực, ham học hỏi, mong muốn củng cố và hoàn thiện bản thân thì sẽ khác một cá nhân có thái độ tiêu cự, thậm chí cá nhân đó rất thông minh thì hiệu quả công việc sẽ không cao và cá nhân đó cũng không được

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

175

đánh giá tốt. Dó đó, thái độ tích cực đối với nghề nghiệp cũng được nhóm đưa vào mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành vào công việc thực tế.

Như vậy, với 6 nhân tố được nhóm đưa vào mô hình nghiên cứu được xem xét trên tất cả các mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ và được cụ thể hóa thành những tiêu chí cụ thể như đã trình bày ở trên. Trong đó:

- Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp – Mã hóa: Nhantoanhhuong1

- Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán - Mã hóa: Nhantoanhhuong2 - Thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế - Mã hóa: Nhantoanhhuong3 - Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức được học vào hoàn cảnh thực tế - Mã hóa:

Nhantoanhhuong4 - Thái độ yêu thích đối với nghề nghiệp - Mã hóa: Nhantoanhhuong5 - Thời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc trong thực tế - Mã

hóa: Nhantoanhhuong6

Mô hình nghiên cứu giả định

Mô hình 1: mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp giả định

Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp

Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán

Thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế

Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức được học vào hoàn cảnh thực tế

Thái độ yêu thích đối với nghề nghiệp

Thời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc

Mư c đô vân dung kiê n thưc chuyên

ngành kê toán vào công viê c

thực tê cu� sinh viên s�u khi tô t

nghiê p

H1

H2

H3

H4

H5

H6

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

176

H1: Các kiến thức hàn lâm về chuyên ngành cung cấp càng đầy đủ, mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế càng thành thạo.

H2: Thời lượng được thực hành các kiến thức chuyên ngành kế toán càng nhiều, mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế càng thành thạo.

H3: Thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế càng nhiều, mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế càng thành thạo.

H4: Khả năng tiếp thu và vận dụng các kiến thức được học vào hoàn cảnh thực tế càng tốt, mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế càng thành thạo.

H5: Thái độ yêu thích đối với nghề càng nhiều, mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế càng thành thạo.

H6: Thời lượng được tiếp cận với các mô hình mô phỏng thực tế càng nhiều, mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế càng thành thạo.

Tổng thể nghiên cứu là các nhân viên làm ở phòng kế toán thuộc các tổ chức kinh tế khác nhau, hiện đang công tác tại TP. Kon Tum, với 100% đã có bằng tốt nghiệp chuyên ngành kế toán hệ chính quy hoặc tại chức, tại các Trường Cao Đẳng và Đại học trên cả nước.

Bảng 1: Mô tả mẫu nghiên cứu

TT Tổ chức/ đơn vị Lĩnh vực hoạt động Tổng số phiếu

khảo sát đã phát

Tổng số phiếu đã

nhận được

1 Các Công ty, DN sản xuất kinh doanh

Xây lắp, sản xuất Cao Su, Cà Phê, buôn bán xe máy, vật liệu xây dựng, thiết bị văn phòng,…

80 76

2 Ngân hàng 20 17 3 Ủy ban, Bưu Điện 25 24

TỔNG CỘNG 125 117 3. Kết quả nghiên cứu 3.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo các nhân tố, ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán, vào công việc thực tế của sinh viên

Để đánh giá độ tin cậy thang đo các nhân tố trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình tương quan Alpha của Cronbach (Cronbach's Coefficient Alpha).

Bảng 2: Hệ số tin cậy CRONBACH ALPHA của thang đo Scale Mean if

Item Deleted Scale Variance if

Item Deleted Corrected Item – Total Correlation

Cronbach’s Alpha if Item Deleted

Nhantoanhhuong1 16.68 5.564 .535 .674 Nhantoanhhuong2 16.05 5.566 .487 .692 Nhantoanhhuong3 14.97 6.775 .400 .638 Nhantoanhhuong4 15.75 5.085 .509 .679 Nhantoanhhuong5 17.21 6.458 .111 .846 Nhantoanhhuong6 15.36 5.801 .497 .693

Cronbach’s Alpha .766

Hệ số Cronbach’s Alpha tính được cho toàn thang đo là 0.766, một con số khá cao, hầu hết các giá trị của hệ số tương quan đều lớn hơn 0.3. Như vậy, các câu hỏi có tính đồng hướng, đo được đúng cái cần đo. Ngoại trừ nhân tố ảnh hưởng thứ 5 (Nhantoanhhuong5) với hệ số Cronbach’s Alpha, sau khi loại nhân tố này ra khỏi mô hình sẽ làm tăng hệ số Cronbach’Alpha tổng đến 0.846. Đồng thời, hệ số tương quan của nhân tố thứ 5 này cũng nhỏ

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

177

hơn 0.3. Điều này dẫn đến việc suy xét có nên loại nhân tố ảnh hưởng thứ 5 này ra khỏi mô hình và quyết định sẽ được đưa ra sau khi phân tích kết quả hồi quy.

3.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy bội

Phân tích hồi quy được thực hiện với 6 biến độc lập như đã trình bày ở trên và được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể các biến – Phương pháp Enter.

Bảng 3: Phân tích hệ số hồi quy Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

1 .886 .781 .769 .36490

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, trị số thống kê F được tính từ giá trị R Square có giá trị Sig. rất nhỏ (Sig. = 0.00a), cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu. Các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc và mô hình có thể sử dụng được.

Đồng thời, mô hình có R2 là 0.781 và R2 hiệu chỉnh là 0.769, điều này có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu 76.9%. Nói cách khác, các yếu tố trong mô hình có tác động đến khoảng 76.9% mức độ vận dụng thành thạo kiến thức chuyên ngành kế toán, vào công việc thực tế của sinh viên.

Bảng 4: Phân tích Anova Model Sum of Aquares df Mean Square F Sig.

1 Regression Residual Total

17.290 14.647 31.937

6 110 116

2.882 .133

21.641 .000a

Như vậy, ngoài các yếu tố nêu trên, mức độ vận dụng thành thạo kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên, còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác mà nghiên cứu này chưa đề cập đến.

Dựa vào kết quả ở bảng 5, trình bày ở dưới: Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) rất nhỏ (nhỏ hơn 2) cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy. Bảng kết quả cho ta hàm hồi quy có dạng như sau:

MĐVD = 0.203+0.093NT1+0.092NT2+0.244NT3+0.197NT4+0.023NT5+0.153NT6

Các hệ số hồi quy đều mang dấu dương, thể hiện các nhân tố trong mô hình hồi quy trên có mối tương quan thuận đến mức độ vận dụng thành thạo kiến thức chuyên ngành kế toán, vào công việc thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Kết quả ở bảng 5 cho thấy năm nhân tố: (1), (2), (3), (4), (6) có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành vào công việc thực tế của sinh viên và có ý nghĩa thống kê khi đưa vào phân tích do có mức ý nghĩa Sig. < 0.1. Trong khi đó, nhân tố thái độ

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

178

yêu thích đối với nghề nghiệp không ảnh hưởng đáng kể đến mức độ hài lòng của sinh viên và không có ý nghĩa thống kê trong mô hình phân tích do có mức ý nghĩa Sig. = 0.527 > 0.1.

Bảng 5: Kết quả hồi quy 6 nhân tố Unstandardized

Coefficients Standardized Coefficients

Collinearity Statistic Model

B Std. Error Beta t Sig.

Tolerance VIF 1 (Constant) Nhantoanhhuong1 Nhantoanhhuong2 Nhantoanhhuong3 Nhantoanhhuong4 Nhantoanhhuong5 Nhantoanhhuong6

.203

.093

.092

.197

.244

.023

.153

.347

.055

.051

.086

.047

.036

.059

.133 .134 .208 .333 .042 .199

.585 1.677 1.796 2.832 4.168 .634

2.610

.08 .096 .075 .006 .000 .527 .010

.665 .753 .769 .652 .963 .714

1.505 1.328 1.300 1.534 1.038 1.400

Kết hợp với kết quả khi tính hệ số Cronbach’Alpha ở phần trên và kết quả phân tích ở mục này, tác giả quyết định loại biến nhân tố thứ năm – Thái độ yếu thích đối với nghề nghiệp ra khỏi mô hình đã xây dựng ban đầu và tiến hành chạy lại mô hình gồm 5 nhân tố:

Bảng 6: Kết quả hồi quy 5 nhân tố Unstandardized

Coefficients Standardized Coefficients

Collinearity Statistic Model

B Std. Error Beta t Sig.

Tolerance VIF 1 (Constant) Nhantoanhhuong1 Nhantoanhhuong2 Nhantoanhhuong3 Nhantoanhhuong4 Nhantoanhhuong6

.246

.094

.096

.196

.240

.154

.340

.055

.050

.086

.047

.058

.135 .140 .205 .332 .201

.725 1.715 1.912 2.798 4.164 2.642

.066

.089

.058

.006

.000

.009

.666 .769 .774 .652 .715

1.501 1.301 1.300 1.292 1.399

Như vậy, mô hình thể hiện mối quan hệ giữa mức độ vận dụng thành thạo kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp với 5 nhân tố được thể hiện lại như sau:

MĐVD = 0.246 + 0.094NT1 + 0.096NT2 + 0.196NT3 + 0.240NT4 + 0.154NT6

So sánh hệ số Beta chuẩn hóa sẽ cho chúng ta biết được mức độ tác động của từng biến phụ thuộc đối với biến độc lập. Trong mô hình, nhân tố khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức vào hoàn cảnh thực tế (NT4) tác động nhiều nhất đến mức độ vận dụng thành thạo kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp do có hệ số Beta lớn nhất (Beta = 0.332), kế tiếp là nhân tố thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế (NT3) với Beta = 0.205, tiếp đến là nhân tố thời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc trong thực tế (NT6) với Beta = 0.201, cuối cùng là thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán (NT2) và khối lượng kiến thức hàn lầm về chuyên ngành kế toán được cung cấp (NT4) với hệ số Beta lần lượt là 1.40 và 1.35.

Kết quả kiểm định giả thuyết Kết quả kiểm định cho thấy các giả thuyết ban đầu sau đây được chấp nhận:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

179

H1: Các kiến thức hàn lâm về chuyên ngành cung cấp càng đầy đủ, mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế càng thành thạo.

H2: Thời lượng được thực hành các kiến thức chuyên ngành kế toán càng nhiều, mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế càng thành thạo.

H3: Thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế càng nhiều, mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế càng thành thạo.

H4: Khả năng tiếp thu và vận dụng các kiến thức được học vào hoàn thực tế càng tốt, mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế càng thành thạo.

H6: Thời lượng được tiếp cận với các mô hình mô phỏng thực tế càng nhiều, mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế càng thành thạo.

Riêng giả thuyết H5: Thái độ yêu thích đối với nghề càng nhiều, mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế càng thành thạo bị bác bỏ. 4. Kết luận và kiến nghị

Vậy, mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp được mô tả ở bên dưới:

Mô hình 2: ảnh hưởng của các nhân tố đên mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Từ việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp, tác giả gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Đồng thời, nhằm để hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết để sau khi tốt nghiệp

Khối lượng kiến thức hàn lâm về chuyên ngành kế toán được cung cấp

Thời lượng thực hành kiến thức chuyên ngành kế toán

Thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế

Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức được học vào hoàn cảnh thực tế

Thời lượng được tiếp cận với những mô hình mô phỏng công việc

Mức độ vận dụng kiến thức chuyên ngành kế toán vào

công việc thực tế của sinh viên sau khi tốt

nghiệp

+ 0.094

+ 0.096

+ 0.196

+ 0.240

+ 0.154

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

180

có thể nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu về công việc của đơn vị tuyển dụng, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường biến động và hội nhập. Thứ nhất, cần rèn luyện và phát huy tính chủ động của sinh viên, trong tiếp thu và vận dụng các kiến thức chuyên ngành kế toán vào công việc thực tế

Để rèn luyện, phát huy tính chủ động trong tiếp thu và vận dụng các kiến thức chuyên ngành kế toán vào hoàn cảnh thực tế, thì trước tiên cần phải tạo được động lực cho sinh viên trong quá trình học tập. Việc chủ động tiếp thu kiến thức của sinh viên, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, giảng viên là người đóng vai trò quan trọng. Các giảng viên tham gia giảng dạy môn chuyên ngành, nên là những người có thâm niên công tác thực tế trong lĩnh vực kế toán. Với những kiến thức thực tế bên ngoài mà trong sách vở hoàn toàn không có, sẽ thu hút được sự tiếp thu của sinh viên. Giảng viên phải kích thích được nhu cầu, khơi gợi hứng thú học tập cho người học, thông qua tất cả các giai đoạn của tiết lên lớp.

Tạo cho sinh viên một vị thế mới và cả những tiền đề, điều kiện thuận lợi để hoạt động: Sinh viên phải trở thành chủ thể tích cực, tự giác trong việc tìm hiểu, nắm vững nội dung, chương trình, mục tiêu môn học cũng như đặc trưng cơ bản của việc nghiên cứu học tập của môn học đó. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu học tập, nội dung cơ bản cần học, thiết kế được kế hoạch học tập phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân nhằm tạo thế chủ động, tự tin, sáng tạo trong quá trình học tập.

Việc thiết kế một bài giảng theo hướng tích cực cũng là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư công sức, tâm huyết và tinh thần trách nhiệm của người thầy. Mỗi giảng viên cần phải nghiên cứu kỹ về đối tượng dạy học của mình, trên nhiều khía cạnh như: Trình độ, khả năng tiếp thu, phương tiện dạy học để thiết kế bài giảng cho phù hợp. Mặt khác, giảng viên phải chủ động hướng dẫn phương pháp học tập các môn chuyên ngành cho sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên còn cần phải chủ động nghiên cứu phương pháp dạy học hiện đại, kỹ năng thiết kế các bài giảng theo hướng tích cực, để có thể thu hút được sự chú ý, tiếp thu kiến thức của sinh viên.

Giảng viên có thể sử dụng phương pháp “Suy nghĩ - Từng cặp - Chia sẻ” để có thể giúp sinh viên chủ động khi tiếp thu bài giảng. Phương pháp này được thực hiện, bằng cách cho các sinh viên cùng đọc tài liệu hoặc suy nghĩ về một chủ đề. Sau đó, các sinh viên ngồi bên cạnh nhau có thể trao đổi với nhau về ý kiến và kinh nghiệm của mỗi người một khoảng thời gian nhất định (khoảng vài phút), sau đó chia sẻ với cả lớp. Phương pháp này có ưu điểm là, rất dễ dàng thực hiện mọi cấu trúc lớp học, ai cũng có thể tham gia được vào việc chia sẻ ý kiến của mình, tạo được sự tự tin cho người học dám nói ra những suy nghĩ của mình (đây là điểm yếu đối với đa số các sinh viên Việt Nam), giúp các sinh viên tập trung vào chủ đề đang học, biết mình đang học gì và đã hiểu vấn đề đến đâu, thậm chí nêu lên cả những vấn đề mới cho bài học. Phương pháp này có thể giúp sinh viên đạt được: Cấu trúc giao tiếp; tư duy suy xét, phản biện (Critical thinking). Thứ hai, cần tăng thời lượng được tiếp cận với công việc thực tế của một kế toán viên, tăng thời lượng sinh viên đến học tập tại doanh nghiệp

Thay vì học kỳ cuối sinh viên mới có cơ hội đến doanh nghiệp và tiếp cận với công việc thực tế, sinh viên sẽ được đến doanh nghiệp học tập ngay khi học các môn chuyên ngành. Bởi theo nghiên cứu của Biggs (2003), tỷ lệ tiếp thu kiến thức của người học tăng lên cao khi

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

181

được vận dụng đa giác quan vào hoạt động học tập, được sử dụng trong thực tế. Và đặc biệt, nếu được dạy lại hay truyền đạt lại cho người khác, tỷ lệ này lên đến 90%. Thứ ba, cần tăng thời lượng được làm việc trên các mô hình mô phỏng công việc thực tế

Nhà trường có thể xây dựng mô hình “Phòng kế toán ảo” để hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập. “Phòng kế toán ảo” là một mô hình lấy ý tưởng mô phỏng phòng kế toán trong thực tế, thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán của một DN vừa bởi các nhân viên kế toán chuyên trách, được chia thành 6 vị trí công việc: Kế toán công nợ, kế toán thanh toán (kế toán tiền), kế toán kho, kế toán thuế, kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. Người tham gia sẽ được giao nhiệm vụ “đóng vai” nhân viên kế toán, thực hiện các nhiệm vụ được giao như: Quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp, tiếp nhận, kiểm tra, lập, luân chuyển các chứng từ kế toán, hạch toán ghi sổ, luân chuyển số liệu, lập BCTC, thuế,...dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên. Trên cơ sở 6 vị trí công việc, người tham gia được chia thành 6 nhóm khác nhau. Mỗi nhóm có 2 đến 3 thành viên, cùng thực hiện các nghiệp vụ kế toán được giao, qua đó cũng phát huy được những ưu việt của phương pháp học nhóm, làm việc nhóm. Thứ tư, cần tăng thời lượng thực hành các kiến thức chuyên ngành kế toán

Hầu hết, các giải pháp trình bày ở trên đầu tập trung vào kỹ thuật thực hành trong công tác kế toán, ở phần giải pháp này sẽ tập trung trình bày chi tiết những kỹ thuật thực hành kế toán, cần được đưa vào nội dung cũng như là tăng thời lượng giảng dạy một số môn học như:

Về học phần thuế: Bên cạnh những nội dung chuyên về kiến thức lý thuyết như cách tính toán, điều luật, quy định của Luật thuế, nên đưa các kỹ thuật kê khai và nộp thuế qua mạng hay phần mềm, cách thức lập và hoàn thiện một hồ sơ thuế hoàn chỉnh vào nội dung giảng dạy và thực hành.

Về học phần hệ thống thông tin kế toán: Thay vì giảng dạy những nội dung có thiên hướng về cách thiết kế dữ liệu, phần mềm kế toán, một nội dung được đánh giá là khá nặng và chưa thực sự cần thiết đối với sinh viên chuyên ngành kế toán, thì nên để sinh viên rèn luyện thành thạo các kỹ năng thực hành bằng ứng dụng tin học như phần mềm kế toán, excel,...

Về học phần kế toán tài chính: Các kỹ thuật tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả hoạt động kinh doanh hay lập và trình bày báo cáo tài chính là những nội dung hữu ích, nên tăng thời lượng giảng dạy các kiến thức này kết hợp với thực hành thủ công và ứng dụng tin học trong kế toán.

-------------------------- Tài liệu tham khảo

Đỗ Thị Thúy (2012), Đánh giá mức độ đáp ứng công việc trên biển của sinh viên chính quy tốt nghiệp ngành điều khiển tàu biển và máy tàu biển của Trường Đại học Hàng Hải, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, Trường Đại học quốc gia Hà Nội. PGS TS. Nguyễn Văn Nam (2005), Các giải pháp cơ bản gắn liền với đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Merrill, M. D. (2007). First Principles of instruction: a synthesis. Trends and Issues in Instructional Design and Technology, 2nd Edition. R.A. Reiser and J. V. Dempsey. Upper Saddle River, JN, Merrill/Prentice Hall. 2: p. 62-71. National Training Laboratories, Bethel, Maine, http://lowery.tamu.edu/teaming/morgan1/sld023.htm

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

182

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TRỰC TUYẾN NGÀNH KẾ TOÁN

TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY

Th.s Ngô Thị Hải Châu – Th.s Thiều Kim Cường Bộ môn Kế toán, Đại học Thủy Lợi

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo trực tuyến đang là một loại hình ngày càng phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới, thu hút hàng triệu lượt người học. Nước ta đã và đang chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá, nhu cầu học tập của nhân dân là rất lớn. Thực tế đó, đòi hỏi ngành giáo dục phải không ngừng mở rộng các loại hình đào tạo, trong đó đào tạo trực tuyến được xem như là một loại hình có nhiều ưu điểm nhất. Loại hình giáo dục này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội học tập cho nhiều đối tượng, đặc biệt là đối với những người đang làm việc, họ vừa công tác, vừa có thể tham gia học tập để nâng cao trình độ. Hiện nay, các trường Đại học (ĐH) Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến, rất đa dạng về ngành, đặc biệt là ngành kế toán. Có hàng nghìn cử nhân trực tuyến kế toán đã ra trường, có công việc ổn định, khẳng định chất lượng đào tạo của các đơn vị. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, vẫn có những thách thức để nâng cao chất lượng đào tạo kế toán trực tuyến, cần những giải pháp đồng bộ, từ nhà trường, giảng viên tới sinh viên cũng như quản lý Nhà nước. Thông qua bài viết này, các tác giả tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ bản, để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến ngành kế toán tại các trường ĐH Việt Nam hiện nay.

Từ khóa : Đào tạo kế toán, cử nhân trực tuyến, ĐH, Việt Nam

1. Những vấn đề cơ bản về đào tạo trực tuyến

E-learning là viết tắt của Electronic Learning và hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về E-learning. Hiểu theo nghĩa tổng quát, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin. Theo một cách hiểu khác, Elearning là một kiểu dạy học, trong đó người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: E-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video… ; Các nội dung học tập có thể được phân phát qua các công cụ điện tử hiện đại như: Máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet, các website,… hoặc có thể thu được từ đĩa CD, băng video, audio,… Hiện nay, có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học là giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

183

(Asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp, trong đó tại cùng một thời điểm có nhiều người truy cập mạng và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau: Thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài hoặc xem tivi phát sóng trực tiếp… Giao tiếp không đồng bộ, là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm; Ví dụ như: Các khóa tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc trưng của kiểu học này, là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu trước khi khóa học diễn ra, học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khóa học. Trong loại hình học tập truyền thống (học tập mặt đối mặt), học viên trực tiếp nhận thông tin (bài giảng) từ giảng viên. Khi các học viên tự học bằng sách vở, băng tiếng, băng hình, phát thanh, truyền hình... học viên thiếu hẳn yếu tố giao tiếp hai chiều giữa thầy - trò, trò - bạn. Các giao tiếp hai chiều này, trên thực tế lại là một yếu tố rất quan trọng, trong quá trình dạy và học. Học tập trực tuyến hay học tập trên mạng ra đời, nhằm tạo ra yếu tố giao tiếp hai chiều giữa học viên với giáo viên - “ảo” và trao đổi với các bạn học - “ảo” qua mạng máy tính hoặc Internet. Học tập trực tuyến, còn có tác dụng kích thích ý thức tự học của học viên, hỗ trợ học viên tiếp cận với nguồn thông tin phong phú hơn rất nhiều, so với bài giảng trên lớp của giáo viên. Tuy mới ra đời không lâu, nhưng đến nay dạy học trực tuyến đã là một loại hình học tập rất phổ biến trên toàn thế giới, không những chỉ có tác dụng hỗ trợ cho học viên tự học, học viên đào tạo từ xa mà còn rất bổ ích cho việc học tập trên lớp theo loại hình đào tạo truyền thống.

Theo thống kê, cho đến nay có thể kể ra 5 loại hình đào tạo trực tuyến, được áp dụng tương đối phổ biến qua các thời kỳ như sau:

1) Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT -Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.

2) Đào tạo dựa trên máy tính không nối mạng (CBT - Computer-Based Training) là hình thức đào tạo sử dụng các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training.

3) Đào tạo dựa trên web (WBT - WebBased Training) là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin về người học và quản lí khóa học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail,... và có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.

4) Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training) là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: Lấy tài liệu học, xem chương trình, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên,...

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

184

5) Đào tạo từ xa (Distance Learning) là hình thức đào tạo, trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như, việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web.

Từ những vấn đề nêu trên, khi triển khai vào thực tế, chúng ta có thể thấy được đào tạo trực tuyến có một số đặc điểm cơ bản như sau:

1) Dễ tiếp cận và thuận tiện: Dịch vụ học trực tuyến dựa trên công nghệ là Internet, vì vậy việc tiếp cận rất dễ dàng, người học có thể tiếp cận và học bất cứ nơi đâu.

2) Tính linh hoạt: Bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ học trực tuyến là linh hoạt. Từ khi đăng kí học đến lúc hoàn tất, người học có thể học theo thời gian biểu mình định ra, không bị gò bó bởi thời gian và không gian lớp học, dù vẫn đang ở trong lớp học “ảo”. Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tự định hướng” và “tự điều chỉnh” như trình bày dưới đây.

3) Tự định hướng: Vì là khóa học trực tuyến nên trong một số dịch vụ, người học có thể tự định hướng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù hợp nhất đối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân, hoặc một công ty có thể yêu cầu công ty cung cấp dịch vụ học trực tuyến thiết kế khóa học theo yêu cầu của mình, theo định hướng hay theo nhu cầu kiến thức của nhân viên.

4) Tự điều chỉnh: Người học có thể tự điều chỉnh nhịp điệu khóa học cho mình, nghĩa là có thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự sắp xếp, hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình.

5) Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu của các khóa học trực tuyến có tính đồng bộ cao, vì chương trình cùng các tài liệu được soạn thảo được đưa lên trang trực tuyến từ ban đầu.

6) Tương tác và hợp tác: Người học có thể giao lưu và tương tác với nhiều người cùng lúc, có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến để thảo luận và làm bài tập về nhà. Ngày nay, việc tương tác và hợp tác trên Internet là phổ biến qua forum, blog, Facebook,… người học có thể tận dụng Internet để “vừa làm, vừa học, vừa chơi”.

Theo Elliott Masie, một chuyên gia nổi tiếng trong ngành học trực tuyến, Elearning là “việc áp dụng công nghệ để tạo ra, cung cấp, chọn lựa, quản trị, hỗ trợ và mở rộng cách học truyền thống”. Việc phát triển của Internet, với khả năng giúp học viên tiếp cận liên tục các khóa đào tạo một cách hiệu quả và tiết kiệm, đã tạo nên một giai đoạn mới cho việc dạy và học đạt đến những tầm cao mới mà chưa có công nghệ nào có thể sánh được. Skillsoft, một nhà cung cấp giải pháp học trực tuyến hàng đầu của Mĩ, thì cho rằng, E-learning có những đặc điểm ưu việt như khóa học có nội dung phù hợp và cập nhật, học viên có thể tiếp cận một cách thuận tiện nhiều khóa học và có thể nghiên cứu nội dung ở mọi nơi, việc tập hợp nội dung nhanh chóng, khả năng cung cấp thông tin cho học viên trên khắp thế giới bằng ngôn ngữ của họ và

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

185

khảnăng theo dõi, báo cáo và đánh giá kết quả việc học. Online Lerning có rất nhiều lợi ích đa dạng và phong phú, khi xét ở các góc độ khác nhau: Về phía người học, về phía cơ sở đào tạo, về xã hội,... Sau đây, là một số lợi ích cơ bản:

1) Online Lerning giúp người học vượt qua rào cản về không gian và thời gian. Với hình thức học này, người học có thể đăng kí và theo học bất cứ thời gian nào mình muốn. Học viên có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kì nơi đâu,… Tận dụng được nguồn giảng viên chất lượng cao từ nhiều nơi trên thế giới, nội dung truyền tải nhất quán, phù hợp với yêu cầu của người học.

2) Online Lerning giúp cho người học chủ động hơn: Dễ dàng tự định hướng và tự điều chỉnh việc học tập của bản thân. Việc đăng kí và chứng thực học viên đơn giản và thuận tiện. Người học có khả năng tự kiểm soát cao, thông qua việc tự đặt cho mình tốc độ học phù hợp, bỏ qua những phần hướng dẫn đơn giản không cần thiết, mà vẫn đáp ứng được tiến độ chung của khóa học. Đối với học viên, kèm theo việc tăng khả năng tiếp tục đáp ứng được công việc, giảm thời gian học, học viên còn có thể học mọi lúc, mọi nơi, cho phép học viên có thể hoàn thành chương trình đào tạo một cách thuận tiện ngoài giờ làm việc hay ở nhà.

3) Online Lerning giúp cho người học rèn luyện và phát triển khả năng tự học. Trong suốt quá trình học trực tuyến, học viên phải tự xây dựng kế hoạch học tập, lựa chọn môn học, tài liệu cần thiết, tự thực hiện các yêu cầu của khóa học,... nhờ thế mà khả năng tự học mỗi ngày một tốt hơn.

4) Online Lerning làm tăng lượng thông tin một cách rõ rệt, kiến thức thu được rất đa dạng và phong phú. Nhờ tính tương tác và hợp tác cao, dễ tiếp cận và thuận tiện, đào tạo trực tuyến tạo một môi trường giao tiếp thuận lợi giữa học viên với giáo viên, giữa học viên với nhau,... Khi mọi người được trao đổi với giáo viên và bạn bè trong lớp, họ có thể tiếp thu nhiều thông tin hơn từ các nguồn khác nhau. Mặt khác, kết quả đào tạo cũng được tự động hóa và được thông báo nhanh chóng, chính xác, khách quan.

5) Rút ngắn thời gian đào tạo. Học viên tận dụng được mọi thời gian rảnh rỗi, giảm thiểu thời gian rời khỏi văn phòng hoặc gia đình. Cơ sở đào tạo cũng dễ dàng kiểm soát thời gian thực hiện khóa học.

6) Chi phí cho việc học tập được giảm thiểu: Chi phí cho người học, chi phí cho tổ chức và quản lí đào tạo. Nội dung khóa học có thể sử dụng lại được với các học viên khác nhau. Cắt giảm được chi phí in ấn, xuất bản và phân phối tài liệu, lương của giáo viên, chi phí thuê phòng học, chi phí đi lại, ăn ở cho học viên. Tiết kiệm được một khoản tiền lớn do giảm được chi phí đi lại.

7) Online Lerning là một mô hình dạy học có hiệu quả cao: Học trực tuyến giúp học viên và các công ty có học viên, không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đáp ứng đúng với nhu cầu của

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

186

mình. Tỉ lệ học viên hoàn thành khóa học cao hơn. Với cơ sở đào tạo: Dễ dàng tạo các khóa học từ các tài nguyên có trước, thu được lợi.

2. Thực trạng công tác đào tạo cử nhân trực tuyến ngành kế toán tại các trường ĐH Việt Nam hiện nay

2.1. Tổng quan tình hình đào tạo trực tuyến tại Việt Nam hiện nay và xu hướng tới 2020

Bước sang thế kỷ 21, phát triển giáo dục ĐH đặt ra yêu cầu lớn đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đào tạo mở và từ xa là giải pháp toàn cầu, là phương thức giáo dục có triển vọng nhất của thế kỷ 21 và là phương thức hỗ trợ việc xã hội học tập, là công cụ để học tập suốt đời. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ truyền thông thông tin, ứng dụng E-Learning vào đào tạo trở thành xu thế phát triển của thế giới, nhất là đối với cộng đồng giáo dục mở và từ xa. Phương pháp học tập dựa trên công nghệ ICT đang làm thay đổi ngành giáo dục thế giới từ tổ chức, quản lý đào tạo đến xây dựng bài giảng, hỗ trợ người học. Mặc dù có những cách tiếp cận rất khác nhau, nhưng hầu hết các cơ sở đào tạo mở và từ xa đều đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực này.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có các chủ trương, chính sách về phát triển đào tạo từ xa. Đề án “Đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 nêu: “Điều chỉnh và củng cố các ĐH Mở, đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ giáo dục (công nghệ thông tin truyền thông và công nghệ đánh giá hiện đại) để tăng mạnh quy mô đào tạo của các ĐH Mở theo nguyên tắc mở rộng đầu vào”. Đề án đã đề ra mục tiêu đến năm 2020: 4,5% dân số học ĐH (4,5 triệu người), trong đó 40% học chính quy, 40% học từ xa, 20% học trực tuyến. Đề án “Phát triển Giáo dục từ xa, giai đoạn 2005-2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo Quyết định số 164/2005/QĐ-TTg, ngày 04/7/2005, nhằm mục tiêu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục từ xa, tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là nhân dân ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn được học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Góp phần nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cho đến nay, ở Việt Nam có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo bắt đầu triển khai đào tạo e-learning. Tùy theo mức độ ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông trong đào tạo, mức độ đầu tư về học liệu điện tử và mục đích đào tạo mà việc triển khai đào tạo e-learning ở mỗi cơ sở đào tạo hiện nay có sự khác nhau. Các cơ sở đào tạo phần lớn triển khai e-learning để đào tạo các khóa ngắn hạn hay để hỗ trợ cho hệ đào tạo chính qui. Các đơn vị thực hiện theo mô hình hỗ trợ cho hệ đào tạo chính qui chủ yếu đáp ứng nhu cầu theo dõi học liệu của sinh viên. Các trường ĐH trong toàn quốc đã tập trung nguồn lực tổ chức công tác đào tạo cử nhân trực tuyến. Ngoài ra, một số doanh nghiệp, tổ chức tư nhân cũng đã tổ chức hệ thống đào tạo trực

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

187

tuyến ngắn hạn của mình, hoặc kết hợp cùng các trường ĐH liên kết đào tạo cử nhân trực tuyến.

Theo các số liệu thống kê, số người sử dụng Internet hiện nay chiếm 35% dân số. Việt Nam có thị trường sử dụng internet tăng nhanh nhất trong khu vực và thuộc vào nhóm cao nhất trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển giáo dục từ xa, tăng cường đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đến nhiều vùng miền: Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” xác định đến năm 2016 tỷ lệ người dân sử dụng internet đạt trên 50%, đến năm 2020 đạt trên 70%. Về hạ tầng viễn thông băng rộng: Đến năm 2016, cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường trên cả nước, kết nối Internet đến tất cả các trường học; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 85% dân cư. Đến năm 2020, hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết số thôn, bản; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư. Có thể thấy, công nghệ thông tin và truyền thông trong những năm qua và triển vọng những năm tới phát triển rất mạnh mẽ, tạo thuận lợi và cơ hội để phát triển đào tạo trực tuyến.

Xu hướng về giáo dục của thế giới trong thế kỷ 21 chuyển từ mô hình tinh hoa sang mô hình giáo dục đại chúng, phục vụ cho số đông. Tỷ lệ những người đã có một văn bằng theo học e-learning ngày càng cao chứng tỏ việc học tập ngày nay không chỉ dừng lại ở một văn bằng, và việc học tập là thường xuyên liên tục để đào tạo, đào tạo lại, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ.

Hình thức đào tạo từ xa theo phương thức e-learning đã thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều của người dân, đã khẳng định tính ưu việt của phương thức học tập hiện đại này. E-learning cho phép người học học tập ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào thuận tiện với một hệ thống công nghệ đáp ứng đầy đủ các tính năng học tập, bộ học liệu dành riêng cho người tự học và đặc biệt người học tuy cách trở về mặt địa lý nhưng lại luôn gần gũi với giảng viên và các cán bộ hỗ trợ học tập luôn hàng ngày giao tiếp, hướng dẫn qua mạng internet, e-mail, tin nhắn, điện thoại để có được phương pháp học tập hiệu quả nhất.

2.2.Thực trạng công tác đào tạo cử nhân trực tuyến ngành kế toán tại các trường ĐH- Nghiên cứu vấn đề tại các trường ĐH liên kết đào tạo cùng Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica.

Trong số các cơ sở đào tạo e-learning ở Việt Nam, có thể nói, Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica hiện đang là một trong những đơn vị đi đầu đã xây dựng được hệ thống công nghệ e-learning. Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica ( Topica Edtech Group) là một doanh nghiệp công nghệ giáo dục đa quốc gia, cung cấp các giải pháp giáo dục trực tuyến bao gồm các chương trình cử nhân trực tuyến (Topica Uni), chương trình học tiếng Anh trực tuyến (Topica Native) và nền tảng công nghệ cho khóa học trực tuyến mở trên nhiều lĩnh vực (Edumall).

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

188

Topica đã triển khai xây dựng bộ học liệu điện tử cho nhiều ngành, đã triển khai nhiều khóa đào tạo ĐH ứng dụng e-learning toàn phần với các khóa học có mức độ tương tác cao nhất hiện nay, cùng phối hợp với các trường ĐH tổ chức đào tạo trực tuyến trên lãnh thổ Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Mỗi khóa học sử dụng các công cụ hỗ trợ hình ảnh như video giảng dạy, đồ họa, biểu đồ, tài liệu trực tuyến và bài kiểm tra nhỏ ở cuối mỗi bài học. Người hướng dẫn và học viên có thể tương tác với nhau trong các diễn đàn thảo luận. Tất cả những tài liệu này có thể xem mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có thiết bị kết nối mạng. Năm 2008, Tổ hợp này đã tích hợp công nghệ 3D “Second Life”, tại đó học viên có thể đi lại và tương tác trong không gian ảo 3D trong chương trình cử nhân trực tuyến (Topica Uni). Họ hợp tác với trường ĐH để cung cấp bằng cử nhân về Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính và Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Luật và Luật kinh tế. Bên cạnh các video giảng dạy chuyên môn, học viên có thêm kiến thức thực tế và kinh nghiệm qua chia sẻ của các doanh nhân thành đạt. Đến năm 2016, Tổ hợp giáo dục Topica là đối tác của 11 trường ĐH tại Việt Nam, Philippines và Mỹ. Tháng 4/2016, tổ hợp giáo dục Topica đã kí thỏa thuận đối tác với Coursera. Theo đó, một trong những đối tác của Topica ở Việt Nam, ĐH Vinh, sẽ công nhận tín chỉ từ 1800 khóa học online của Coursera.

Đặc biệt, ngành kế toán đào tạo dưới hình thức cử nhân trực tuyến đã thu hút được đông đảo các bạn sinh viên tham gia, rất đa dạng, từ sinh viên học văn bằng 2, liên thông cao đẳng hoặc trung cấp, học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông,… Theo thống kê, đã có hơn 100.000 lượt sinh viên cử nhân trực tuyến Việt Nam đã và đang học tại các 6 trường liên kết đào tạo cùng tổ hợp giáo dục Topica, bao gồm: ĐH Kinh tế Quốc dân, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, ĐH Trà Vinh, ĐH Vinh, ĐH Duy Tân, Phân viện ĐH Mở Hà Nội tại Đà Nẵng. Quy trình vận hành tổ chức học cho sinh viên học chương trình cử nhân trực tuyến ngành kế toán được triển khai như sau:

1, Về các công cụ học tập. Hiện nay, quá trình học tập được triển khai trên hệ thống các công cụ hỗ trợ tương đối phù hợp, thuận tiện và tích hợp nhiều công cụ nhỏ, có thể điều chỉnh liên tục để phù hợp với nhu cầu sinh viên.

- Lớp học ảo LMS: Sinh viên sẽ học trên lớp học ảo, với đầy đủ các học liệu (đề cương chi tiết môn học, bài giảng dạng văn bản, bài giảng dạng video, bài giảng dạng mp3). Lớp học ảo còn có phần để sinh viên luyện tập trắc nghiệm kiến thức môn học, thông qua các câu hỏi được lấy từ ngân hàng câu hỏi.

- Hệ thống hỏi đáp H2472: Sinh viên có thể đặt câu hỏi cho giảng viên và các bộ phận liên quan, xin giải đáp các thắc mắc về kiến thức môn học, các vấn đề vận hành liên quan 24/24 trong ngày, và sẽ được trả lời trước 72 giờ sau khi hỏi.

- Lớp học trực tuyến OnlineS: Mỗi môn học, thường vào thời điểm cuối khóa học, chương trình sẽ tổ chức 1 buổi ôn tập online, để giảng viên tổng hợp và giải đáp những vấn đề liên quan tới quá trình học, ôn tập trước khi thi.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

189

- Hệ thống trao đổi giảng viên TIM: Mô hình liên kết của các trường ĐH hiện nay và tổ hợp giáo dục Topica hiện nay có 2 bộ phận giảng viên. Bên cạnh giảng viên chuyên môn tới từ các trường ĐH, giảng viên hướng dẫn là những chuyên gia, lãnh đạo có kinh nghiệp tới từ các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp để chia sẻ những kiến thức thực tế, kinh nghiệm làm việc cho sinh viên. Các giảng viên chuyên môn và giảng viên hướng dẫn của lớp học, sẽ trao đổi các vấn đề liên quan tới lớp học thông qua hê thống TIM.

- Diễn đàn lớp học: Diễn đàn là nơi trao đổi, thảo luận các tình huống mở, case study cho sinh viên học tập. Các thảo luận này sẽ có sự tham gia tư vấn, hỗ trợ của các thầy cô giảng viên chuyên môn và hướng dẫn.

2, Về vấn đề học liệu. Ngoài sách/giáo trình môn học in ấn theo hình thức học truyền thống, sinh viên học e-learning được cung cấp (miễn phí) trên hệ thống e-learning các học liệu hỗ trợ cho quá trình tự học sau đây:

- Kế hoạch học tập lớp môn

- Hướng dẫn học tập môn học (text)

- Sách/giáo trình điện tử (e-book)

- Bài giảng đa phương tiện (audio, video, slide)

- Video ghi lại toàn bộ bài giảng trên lớp học trực tuyến (OnlineS).

- Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến (phục vụ tự luyện tập, kiểm tra)

- Các bài tập tình huống/chủ đề thảo luận mở trên Diễn đàn thảo luận môn học

Bộ học liệu cho đào tạo trực tuyến tiếp tục được bổ sung thêm các dạng học liệu mới, thường xuyên nâng cấp, cập nhật và phát triển học liệu theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn cho quá trình tự học của sinh viên. Ngoài ra, còn có sách/giáo trình in ấn (không bắt buộc mua đối với sinh viên học trực tuyến). Tổ hợp giáo dục Topica và các trường ĐH liên kết luôn xác định học liệu là yếu tố quan trọng để thực hiện đào tạo e-learning có hiệu quả, nhất là đối với ngành kế toán, cần tập trung vào các kỹ năng thực hành và để xây dựng được bộ học liệu điện tử có chất lượng, các bên liên quan chú trọng đến kiến thức chuyên môn, đồng thời kết hợp các tiêu chí kỹ thuật, thiết kế dàn dựng bài giảng công phu, cô đọng mang tính tương tác cao, giúp cho người tự học dễ dàng tiếp thu kiến thức.

Ví dụ thực tế về bài thực hành Kế toán máy. Do đặc thù môn học có tính thực hành cao, môn Kế toán máy trở thành điểm nóng trong học và thi do tính sao chép của học viên, kể cả bài thực hành quá trình cũng như bài thi. Bên cạnh đó, các sự cố phòng máy vào buổi thi thường hay gặp là rất khó khăn trong tổ chức thi lại hay thi bù cho học viên, hơn nữa chi phí là rất tốn kém. Để khắc phục tình trạng này, Topica đã xây dựng bài thực hành với số liệu được gắn một phần với số cá nhân của học viên. Với khoảng 3 chứng từ được gắn số của chứng từ với số cá biệt của học viên, tình trạng sao chép 100% bài làm của nhau không thể thực hiện được, do giáo viên dễ dàng phát hiện ra và xử lý theo quy chế. Với việc copy rồi sửa lại, việc này không dễ dàng bởi nếu muốn sửa lại số liệu trên phần mềm kế toán học viên

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

190

phải hiểu cách nhập liệu và quản lý phần mềm. Thời gian sửa lại có thể nhiều hơn thời gian làm mới. Vì thế, tình trạng sao chép bài gần như không còn. Đồng thời, chuyển thi cuối kỳ từ thi thực hành sang thi trắc nghiệm (phần thực hành lấy điểm trọng số cao hơn trước) làm giảm thiểu áp lực cho bộ phận tổ chức thi, tiết kiệm chi phí.

Bài tập nhóm môn Nguyên lý Kế toán, Kế toán tài chính. Các môn học này trước sử dụng hình thức bài kỹ năng hoặc bài tập nhóm. Mặc dù tính chuyên môn được giải quyết nhưng tính kết nối giữa các học viên không cao, đồng thời chưa giải quyết được các kỹ năng nghề nghiệp cho người học. Với các dự án nâng cao tương tác giảng viên và sinh viên, 2 môn học này được xây dựng bài tập nhóm với các tiêu chí về tính gắn kết, tính tương tác, tính chủ động của học viên. Với mô hình các nhóm đóng vai các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải mua bán lẫn nhau trong môi trường kinh doanh ảo trên diễn đàn, từ đó lập/nhận chứng từ kế toán, ghi sổ, lập báo cáo tài chính. Với mô hình này, học viên không chỉ học kỹ năng nghề nghiệp như lập/nhận/kiểm tra chứng từ, ghi sổ kế toán, lập BCTC mà còn hiểu quá trình hoạt động của kế toán gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào. Đồng thời, tăng cường tính tương tác giữa các học viên thông qua quá trình hoạt động nhóm, hay tương tác mua bán giữa các nhóm với nhau.

3, Về công tác giảng viên. Giảng viên tham gia giảng dạy E-learning ngoài kiến thức chuyên môn và phương pháp dạy học tích cực, còn có kỹ năng giảng dạy từ xa, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong môi trường giảng dạy trực tuyến và ngoài ra còn phải thực hiện các qui định trong giảng dạy trực tuyến, như trả lời giải đáp đúng hạn các câu hỏi của sinh viên, tham gia buổi lên lớp trực tuyến theo lịch, tổ chức cho sinh viên làm bài tập nhóm, bài tập tình huống,... Bên cạnh giảng viên chuyên môn tới từ các trường ĐH, giảng viên hướng dẫn là những chuyên gia, lãnh đạo có kinh nghiệm tới từ các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp để chia sẻ những kiến thức thực tế, kinh nghiệm làm việc cho sinh viên. 4, Về công tác hỗ trợ học tập và quản lý sinh viên. Topica và các trường ĐH liên kết coi trọng công tác hỗ trợ học tập cho người học. Với đặc thù người học ở phân tán nhiều nơi, chủ yếu học từ xa và qua mạng internet, người học luôn được hỗ trợ trong quá trình học tập:

• Hỗ trợ về phương pháp học trực tuyến, hướng dẫn và cung cấp các thông tin, thủ tục liên quan đến khóa học (thông qua đội ngũ cố vấn học tập);

• Hỗ trợ về kỹ thuật, đăng nhập hệ thống và chuẩn bị thiết bị học tập (thông qua đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật);

• Hỗ trợ phương pháp học tập môn học, nhắc nhở sinh viên hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học (thông qua đội ngũ quản lý lớp môn).

Phương tiện thực hiện việc hỗ trợ học tập: Qua mail, điện thoại, hệ thống hỗ trợ online H2472.

5, Về quá trình tổ chức đào tạo. Sinh viên học tập ngành kế toán bằng hình thức trực tuyến, sẽ trải qua 4 bước như sau:

- Tự nghiên cứu học liệu: Nhiệm vụ học tập được chia theo từng tuần. Sinh viên tự học qua tài liệu trên mạng (bài giảng điện tử, video, audio) hoặc tự học offline với đĩa CD-ROM;

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

191

- Trao đổi giải đáp: Sinh viên trao đổi các thắc mắc với giảng viên, cố vấn học tập và thảo luận với nhau thông qua hệ thống Elearning hoặc tại các buổi học tập trung (offline); Lớp học có thể được chia ra nhiều nhóm nhỏ để hỗ trợ nhau trong việc học tập, nâng cao chất lượng đào tạo. Việc tương tác học viên – giảng viên chủ yếu thông qua các hình thức: Trao đổi thảo luận hỏi đáp cùng thời điểm qua lớp học ảo (OnlineS), nội dung buổi trao đổi được ghi lại và đăng tải trên lớp học. Trao đổi thảo luận đặt câu hỏi trên diễn đàn môn học (forum), và nhận được câu trả lời trong vòng 72 giờ. Trao đổi qua e-mail, chia sẻ thông tin trên mạng. Học trực tiếp face-to-face 1-2 buổi thảo luận, giải đáp thắc mắc (tùy theo môn học).

- Thực hành, luyện tập: Sau mỗi học phần có các bài tập trắc nghiệm luyện tập (quiz) và bài tập tình huống. Học viên làm bài để thực hành, luyện tập về môn học.

- Thi, kiểm tra đánh giá: Các trường ĐH áp dụng mô hình đánh giá thường xuyên gồm đánh giá chuyên cần, kiểm tra giữa kỳ và thi hết học phần/môn học. Việc đánh giá chuyên cần và kiểm tra giữa kỳ căn cứ vào thời gian truy cập bài giảng, hoàn thành các bài luyện tập trên mạng, các bài tập do giảng viên yêu cầu, hoặc thông qua phỏng vấn trực tiếp, trình bày sản phẩm,... Kết thúc mỗi môn, học sinh viên phải làm bài tập trung tại địa điểm của các trường đại học liên kết.

3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo cử nhân trực tuyến ngành kế toán tại các trường ĐH Việt Nam hiện nay

3.1. Nâng cao chất lượng học liệu giảng dạy ngành kế toán theo hình thức trực tuyến tại các trường ĐH hiện nay

Do đặc tính cố hữu của E-learning là đề cao tính tự học. Vì thế, sự không hiện diện hoặc không hiện diện một cách trực tiếp của giảng viên, làm cho đặc tính tự học này trở thành rào cản lớn nhất trong chất lượng dạy và học của E-learning. Khi tham gia học tập trong môi trường e-Learning đòi hỏi người học phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện khả năng hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả với giảng viên và các thành viên khác. Tuy nhiên, các kỹ năng này thường rất khó có được đối với đặc tính của người học là người lớn, đã đi làm do họ bị phân tâm và phân tán thời gian cho nhiều việc khác.

Để khắc phục tình trạng này, học liệu tương tác là học liệu cần có giúp cho người dạy và người học có mức độ tương tác cao hơn bao gồm cả tương tác đồng bộ và tương tác không đồng bộ. (Tương tác đồng bộ là người dạy và người học cùng online và tương tác với nhau vào 1 thời điểm, tương tác không đồng bộ là ngược lại). Từ đó, người học được quản lý chặt chẽ hơn theo suốt quá trình học (tương tự như học truyền thống) hoặc được hỗ trợ trong suốt quá trình học.

Học liệu tương tác phải đáp ứng được các mục tiêu học tập, đồng thời đáp ứng được

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

192

các yếu tố lượng hóa đo lường tính tương tác của người học. Vì thế, cần có bộ tiêu chí đánh giá học liệu tương tác phục vụ cho việc xây dựng, đánh giá, vận hành cũng như kiểm định chương trình đào tạo. Có thể gồm các nội dung:

- Tiêu chí kiến thức: Học được kiến thức theo mục tiêu môn học

- Tiêu chí kỹ năng: Học được kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng cá nhân.

- Tiêu chí tương tác: Số lượng người truy cập, số lượng người tham gia học tập, tham gia thảo luận,…

- Tiêu chí dễ triển khai: Dễ dàng triển khai ở các lớp khác nhau, với các người học, người dạy khác nhau.

Bên cạnh đó, chúng ta thấy được, sản xuất học liệu là 1 hoạt động chuyên môn quan trọng trong giảng dạy. Vì thế, với sự ra đời của các bộ môn, việc xây dựng học liệu nói chung và học liệu tương tác nói riêng phải gắn với bộ môn. Bộ môn có trách nhiệm nghiên cứu phát triển học liệu.Việc xây dựng và nghiệm thu học liệu cần có quy trình rõ ràng hơn, quy định thành phần tham gia nghiệm thu, đánh giá, phản biện,… trong đó gắn với trách nhiệm của bộ môn.

Ngoài ra, đối với môn số môn học nặng về lý thuyết như nguyên lý kế toán, nguyên lý kiểm toán, với các khái niệm khá trừu tượng và khó hiểu đối với sinh viên, cần có những đổi mới phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học, nhất là trong điều kiện giảng dạy trực tuyến. Để khắc phục tình trạng này, cần xây dựng thêm thêm một số bài tập liên quan đến các tình huống thực tế và một số bài tập kỹ năng. Để tăng tính phong phú cho các dạng bài tập, đồng thời để sinh viên chủ động tiếp cận môn học, tác giả kiến nghị giữ nguyên 1 bài tập về nhà theo dạng bài trắc nghiệm, 1 bài tập nữa nên để ở dạng là bài tập kỹ năng. Dạng bài tập này, một mặt yêu cầu sinh viên phải có sự tìm hiểu thực tế để vận dụng giải quyết nội dung bài tập, một mặt tạo ra sự hứng thú cho sinh viên trong quá trình trao đổi, thảo luận và tìm ra tri thức mới. Ngoài ra các Case study cần được làm mới, cập nhật với những thay đổi của Kiểm toán, đồng thời tạo ra sự mới mẻ hơn cho sinh viên.

3.2. Nâng cao chất lượng giảng viên ngành kế toán theo hình thức trực tuyến tại các trường ĐH hiện nay

Về phía giảng viên hướng dẫn. Kế toán là một ngành học liên quan rất nhiều đến các tình huống trong thực tế. Đây chính là lợi thế của hình thức đào tạo E – Learning, khi có có sự tham gia của các giảng viên đến từ các tổ chức và doanh nghiệp có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm làm nghề. Chính vì vậy, để việc giảng dạy hiệu quả hơn, ngoài việc đăng các Case study cố định trong môn học, các giảng viên hướng dẫn đến từ các công ty kiểm toán hoặc đã từng làm trong linh vực kiểm toán cần có những bài viết chia sẻ với sinh viên các kỹ

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

193

năng cần thiết của một kiểm toán viên, các điều kiện để trở thành 1 kiểm toán viên chuyên nghiệp hay các chia sẻ về các kinh nghiệm làm nghề hay các tình huống thực tế,… Với cách tiếp cận này, giảng viên hướng dẫn mới đến được gần hơn, chia sẻ được nhiều hơn với sinh viên của mình.

Về phía giảng viên chuyên môn. Đối với phương pháp giảng dạy E Learning, giao tiếp chủ yếu của giảng viên đối với sinh viên chủ yếu thông qua hệ thống diễn đàn. Do vậy, để thu hút sinh viên tham gia trao đổi, thảo luận trên diễn đàn, các chủ đề mà giảng viên đưa ra phải thật sự có tính hấp dẫn đối với sinh viên. Đối với nội dung lý thuyết của từng bài học, giảng viên chuyên môn có thể làm rõ các khái niệm trong bài thông qua các ví dụ cụ thể, sau đó tiến hành tổng kết nội dung bằng 1 sơ đồ tư duy. Với cách thức này, sinh viên sẽ dễ dàng hơn trong việc tổng hợp và nắm bắt các nội dung trong bài học. Ngoài ra, các giảng viên còn có thể sử dụng các video clip trên mạng internet có nội dung liên quan đến bài học, để đưa vào các chủ đề trên diễn đàn cho sinh viên nghiên cứu và tham khảo.

3.3. Nâng cao chất lượng học tập của sinh viên ngành kế toán theo hình thức trực tuyến tại các trường ĐH hiện nay

Khi sinh viên đã chọn học ngành kế toán rồi thì điều đầu tiên người học cần làm, là sắp xếp quỹ thời gian phù hợp và lên lịch học càng cụ thể càng tốt. Hãy thật thoải mái, chọn lựa thời gian phù hợp trong ngày để bật máy tính và bắt đầu việc học một cách nghiêm túc. Học một cách nghiêm túc để không làm uổng phí công sức của các giảng viên dày công ngày đêm xây dựng ra những khóa học trực tuyến, cũng như lãng phí tiền bạc, thời gian và công sức của mình. Hãy tạo cho mình một thói quen học tập, tránh tư tưởng: Không học hôm nay thì ngày mai học.

Học là cho mình chứ không phải cho ai khác. Người học cần luôn luôn ghi nhớ điều đó. Với mô hình học trực tuyến, người học phải tự học là chính chứ không có thầy cô để chỉ bảo từng ly từng tý. Cũng giống như học truyền thống, người học cần nghiên cứu kỹ học liệu của từng môn học đã được đưa lên lớp học, làm bài tập đầy đủ và tích cực tham gia các buổi thảo luận theo chủ đề giảng viên mở trên diễn đàn. Hãy hạ quyết tâm theo đuổi khoá học đến cùng.

Trong quá trình học, chắc chắn người học không tránh khỏi có những chỗ không hiểu hay chưa hiểu hết. Nếu người học ngại hỏi, bỏ qua thì sẽ dần chán nản hoặc mù mờ về những gì mình học. Nhất là với người học có kiến thức căn bản chưa tốt và học trực tuyến theo hứng thú, phòng trào. Người học cần chủ động hỏi giảng viên hay các bạn trong lớp để đạt được hiệu quả cao nhất. Hãy tích cực tham gia các buổi thảo luận online, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình và hỏi những cái mà mình chưa biết. Từ đó, sẽ thấy được lỗ hổng kiến thức của mình và có thêm động lực để học tốt hơn. Cách người học đặt câu hỏi cũng thể hiện người đó chăm hay không, tư duy có tốt hay không. Không phải cái gì cũng hỏi và nên tìm hiểu trước khi hỏi vì nhiều khi tôi nhận được các câu hỏi mà đáp án đã được trình bày rất rõ ràng trong tài liệu học tập.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

194

Học trực tuyến có nghĩa là người học sẽ học qua máy tính là chủ yếu. Vì vậy, trước hết người học cần nắm vững những thủ thuật máy tính cơ bản. Bên cạnh đó, có rất nhiều tài liệu về kế toán, đặc biệt là các văn bản pháp quy. Do đặc thù của ngành, chế độ kế toán nói chung và các quy định cụ thể thường xuyên thay đổi. Điều này đôi khi làm cho học liệu cung cấp cho người học bị lạc hậu ít nhiều (do việc thay đổi học liệu đòi hỏi thời gian và quy trình nhất định). Người học cần thường xuyên cập nhật để làm mới kiến thức. Ngoài ra, ngành kế toán có rất nhiều môn học và giữa các môn học có mối quan hệ làm nền tảng, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Chẳng hạn, để học môn Tổ chức công tác kế toán, người học cần nắm vững kiến thức môn Nguyên lý kế toán và Kế toán tài chính. Do đó, việc kết hợp kiến thức giữa các môn học cũng là điều cần thiết.

4. Kết luận

Việt Nam đã mở cửa hội nhập, chúng ta có thể tự mình nhập và xuất khẩu tri thức ra thế giới, do đó nền giáo dục nước ta cũng phải đáp ứng yêu cầu của tình hình mới và Tổ hợp giáo dục Topica đã và đang làm được việc đó. Áp dụng hình thức đào tạo trực tuyến sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội, đặc biệt là đối tượng vừa làm vừa học, giúp người học bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng khi họ thực sự cần. Thực tế, tại Việt Nam, đào tạo trực tuyến đang thay thế phương thức đào tạo truyền thống, khi đã dần trở thành hình thức học phổ biến cho người đi làm, không có nhiều thời gian đi học các hình thức truyền thống. Tuy nhiên, do nhu cầu công việc hiện nay, cũng như trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài, sinh viên cử nhân trực tuyến nói chung, sinh viên cử nhân trực tuyến ngành kế toán nói riêng cần được trang bị những kiến thức lý thuyết, thực hành sát với tình hình thực tế. Vì vậy, thông qua bài viết này, chúng ta đánh giá được thực trạng của công tác đào tạo, vận dụng hệ thống các biện pháp, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân trực tuyến ngành kế toán.

-------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Lệ, Nghiên cứu về E-learning và đề xuất giải pháp triển khai E-learning trong đào tạo phổ thông, LVThS, Học viện BCVT, 2012 2. Nguyễn Minh Tuấn (2011), Sử dụng E-learning trong đào tạo giáo viên ở một số nước Châu Âu, Tạp chí Giáo dục số 264. 3. Hoàng Kiếm, Một số đề nghị đổi mới phương pháp giảng dạy với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, Báo cáo khoa học ĐHQG-HCM, tháng 11/2002. 4. Trần Khánh (2007), Tổng quan về ứng dụng CNTT & TT trong giáo dục, Tạp chí giáo dục số 161 kỳ 2 tháng 4/2007, trang 14, 15. 5. Quách Tuấn Ngọc (2003), Đổi mới giáo dục bằng CNTT & TT, Hội thảo CNTT & TT trong giáo dục, Hà Nội ngày 28/02 - 01/03/2003. 6. Nguyễn Duy Phương, Dương Trần Đức, Đào Quang Chiểu, Phạm Thị Huế, Nguyễn Thị Ngọc Hân , Bài giảng nhập môn Internet và E - learning, Chương trình đào tạo từ xa, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”, 2003. 7. Thornburg, David (2000), Technology in K-12 Education: Envisioning a New Future, 2002. 8. Harvey Singh (2003), Building effective blended learning program, Issue of Educational Technology, Volume 43, Number 6, Pages 51-54.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

195

HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

TS. Đỗ Kiều Oanh Khoa Kế toán, Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế

Đại học Quốc gia Hà Nội

Trước xu thế phát triển của xã hội hiện nay, đào tạo kế toán đang phải đối diện với nhiều vấn đề, đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho phát triển đào tạo kế toán, bước qua được trở ngại này, đào tạo kế toán sẽ đạt được sự phát triển to lớn. Triển vọng phát triển của đào tạo kế toán rất rõ ràng, chúng ta muốn thành công cần bám sát hơn trình độ quốc tế, lấy phát triển theo hướng quốc tế hóa làm xu thế chung. Trong quá trình đó, muốn nhanh chóng đạt được mục tiêu phải giải quyết tốt câu chuyện: con người, chương trình và phương pháp đào tạo.

Từ khóa: Đào tạo kế toán, con người, chương trình, phương pháp.

1. Đặt vấn đề

Kế toán và kiểm toán là một loại hình dịch vụ phổ biến và quan trọng trên mọi quốc gia. Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự xâm nhập từ bên ngoài vào thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán của các quốc gia là đương nhiên và ngày càng mạnh mẽ. Điều đó sớm hay muộn tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành các thị trường thống nhất về dịch vụ kế toán, kiểm toán, trước hết là ở cấp khu vực, sau đó là toàn cầu. Việt Nam, những năm gần đây quy luật phát triển của xã hội dẫn tới sự phát triển về kinh tế, vì thế nhu cầu về nhân lực kế toán của doanh nghiệp ngày càng tăng là tất yếu. Tuy nhiên, yêu cầu về năng lực và trình độ của nhân viên kế toán cũng được đòi hỏi ngày càng cao. Do vậy, việc đào tạo kế toán cần được quan tâm hơn tới chất lượng. Với nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao kiến thức kế toán cơ bản và chuyên ngành, mở mang tầm nhìn cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán. Hiện nay, việc đào tạo kế toán còn tồn đọng một số vấn đề, sự phát triển trong thời đại mới đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn đối với phương pháp và nội dung. Bài toán đặt ra cho việc nâng cao chất lượng đào tạo kế toán trước tiên là phân tích tìm ra nguyên nhân của các vấn đề: con người, chương trình, phương pháp đào tạo, từ đó tìm ra giải pháp khắc phục và nâng cao trình độ chuyên môn của kế toán.

2. Thực trạng giáo dục kế toán hiện nay

2.1 Lý luận xa rời thực tiễn

Hiện nay đào tạo kế toán đa phần là trực tiếp truyền tải kiến thức cho sinh viên một cách thụ động, quá trình học tập khô khan, khiến cho sinh viên không chỉ thiếu nhận thức chuyên môn, mà còn thiếu cả hứng thú học tập kế toán. Rất nhiều sinh viên học tập chỉ để có

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

196

trong tay tấm bằng kế toán, mà không chú trọng tiếp thu kiến thức cũng như đưa chúng vào thực tiễn đời sống. Trong đó, có 2 nguyên nhân chủ yếu:

Thứ nhất, chương trình giảng dạy kế toán chưa phù hợp, những kiến thức mà sinh viên được học trong chương trình không mang tính thực tế cao, khó ứng dụng trong thực tiễn, dẫn đến nhiều kiến thức kế toán học xong là quên, không áp dụng được, chỉ khi gặp khó khăn mới tá hỏa đi tìm hiểu, không chỉ lãng phí rất nhiều thời gian, hơn nữa hiệu quả học lại không cao, tài liệu phục vụ học tập cũng ít truyền tải cặn kẽ nội dung thực tế. Trong bối cảnh phát triển như vũ bão hiện nay, giáo dục các nước đều đảm bảo lý luận đi đôi với thực tiễn, yêu cầu đối với nhân lực không chỉ bó gọn trong một lĩnh vực nhất định mà cần có kiến thức tổng quát ở nhiều chuyên ngành.

Chương trình học của sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, ngoài một số môn học giáo dục chính trị và toán học, hầu như chỉ toàn là các kiến thức lý thuyết, hoàn toàn thiếu những mảng kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc sau khi tốt nghiệp. Chương trình học như vậy bó buộc tầm nhìn của sinh viên, sinh viên kế toán yếu kém những kiến thức chuyên môn về các kỹ năng khác, đặc biệt là công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Trong thời đại công nghệ như hiện nay, kỹ năng máy tính đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với toàn bộ sinh viên, do đó, chương trình đào tạo kế toán như hiện nay là chưa hợp lý, khó có thể sản sinh ra được những nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại.

Thứ hai là trong quá trình học tập, sinh viên thiếu kỹ năng thực tiễn, chưa thực sự nhuần nhuyễn đem những kiến thức đã học ứng dụng vào thực tiễn. Sinh viên chủ yếu sống trong môi trường sư phạm, ít tiếp xúc với thị trường và môi trường kinh tế, thiếu kiến thức về doanh nghiệp. Đào tạo kế toán phải bao gồm lý luận cơ bản và thực tiễn, chưa thực sự đi sâu những tình huống thực tế phát sinh tại doanh nghiệp, giáo viên chưa có điều kiện giảng giải phân tích những vấn đề của doanh nghiệp, khiến sinh viên chỉ có thể học thuộc lòng kiến thức để đối phó, sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, khiến cho nhiều sinh viên gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, chưa biết vận dụng các kiến thức được học vào thực tiễn.

2.2 Mục tiêu đào tạo còn chung, chưa rõ ràng

Mục tiêu đào tạo kế toán là cung cấp nguồn nhân lực chuyên môn cho xã hội, hy vọng bù đắp được nhưng lỗ hổng nhân lực trong ngành kế toán. Hầu hết các trường khi đưa ra mục tiêu trong chương trình đào tạo kế toán đều rất chung chung như: cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp kế toán để áp dụng vào thực tiễn một cách khoa học, hiệu quả, giúp nhà quản lý có đầy đủ thông tin để thực hiện các quyết định kinh tế; xây dựng cho sinh viên ý thức học tập, tự rèn luyện bản thân về kiến thức – kỹ năng và thái độ nghề nghiệp; rèn luyện và tạo động lực giúp sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, biết sáng tạo, thành thạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp và phát triển kiến thức chuyên môn, đáp ứng với sự phát triển của xã hội; trang bị cho sinh viên sự hiểu biết và ý thức nghề nghiệp, từ đó hình thành ý thức trách nhiệm của bản thân với nghề nghiệp, với công việc và doanh nghiệp, với cộng đồng và xã hội.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

197

Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội đặt ra yêu cầu mới cao hơn, cụ thể hơn cho mục tiêu ban đầu về đào tạo kế toán. Đồng thời, những thay đổi liên tục của thị trường và nền kinh tế và xu hướng hội nhập đặt ra phải xây dựng một mục tiêu rõ ràng cho đào tạo kế toán.

2.3 Hệ thống giáo dục chưa hoàn thiện

Hệ thống và thể chế giáo dục kế toán chưa hoàn thiện kéo theo hiệu quả làm việc thấp của nhân viên kế toán, chưa phát huy được năng lực thật sự của nó.

Thứ nhất là xây dựng chương trình đào tạo kế toán chưa phù hợp với yêu cầu thời đại. Việc xác định và phân bổ chương trình dạy và học còn mang tính chất tùy hứng, gộp hay cắt giảm thời lượng các môn học chuyên ngành thường xuyên xảy ra, chưa thi hành quán triệt kế hoạch đào tạo nhân lực kế toán một cách toàn diện và lâu dài. Trong chương trình dạy và học kế toán, ngoài một số môn học chuyên ngành liên quan có hiệu quả, một số môn học khác không thực sự có giá trị thực tiễn, ít có liên quan đến đời sống, không có khả năng bồi dưỡng năng lực làm lãng phí thời gian học tập của sinh viên. Hầu hết những sinh viên thông qua đào tạo kế toán đều chỉ có hiểu biết sơ sài về lĩnh vực kế toán, một mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đối với nhân lực kế toán, mặt khác chưa phù hợp yêu cầu của thời đại đối với nhân lực toàn diện, sinh viên loay hoay tìm kiếm việc làm hay kĩ năng chuyên môn yếu kém đều là những hậu quả của hệ thống giáo dục kế toán chưa hoàn thiện.

Thứ hai, phân bổ chương trình học thiếu hợp lý, thời gian dành cho các môn học chuyên ngành còn hạn chế, nội dung chương trình học chưa phong phú, dẫn đến chương trình học kế toán chưa phù hơp với yêu cầu thời đại. Nhiều môn chung được thêm vào chương trình học của chuyên ngành kế toán, nhiều môn chuyên sâu về kế toán bị bỏ qua hoặc đưa vào với thời lượng không đủ cần thiết. Vì thế sinh viên kế toán tốt nghiệp với kiến thức chuyên môn có hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp. Phạm vi kiến thức kế toán hạn hẹp, cộng thêm thiếu kiến thức chuyên sâu làm cản trở nghiêm trọng sự phát triển nghề nghiệp. Rõ ràng kết quả đào tạo năng lực tổng hợp chưa đủ mạnh sẽ dẫn đến công việc gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, nội dung giảng dạy cũ, chưa theo kịp thời đại, cũng như chưa hoàn chỉnh. Trong công tác đào tạo kế toán, chưa có một sự thống nhất về đại cương giảng dạy kiến thức kế toán, nội dung giảng dạy còn tồn tại bất đồng, dẫn đến các trường khó đưa ra quyết định chọn lựa, nội dụng giảng dạy thường chỉ là tổng hợp nhiều tiêu chuẩn chung, chưa kịp thời cập nhật nội dụng giảng dạy, nhiều năm liền vẫn sử dụng duy nhất một nội dung, khiến hệ thống kiến thức kế toán mà sinh viên tiếp thu được chưa bắt kịp thời đại, chưa đủ để đáp ứng yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra. Không chỉ vậy, nhiều kiến thức chuyên môn lặp đi lặp lại qua các môn học gây lãng phí thời gian của cả sinh viên và giáo viên, mà vẫn không nâng cao được hiệu quả học tập, ví dụ như nội dung giá thành được nhắc tới trong nhiều môn học.

2.4 Tôn chỉ giáo dục chưa rõ ràng

Tôn chỉ giáo dục trong đào tạo kế toán chưa rõ ràng là nguyên nhân chính dẫn đến giáo dục kế toán lạc hậu, tôn chỉ chưa rõ ràng khiến giáo viên không tìm được mục tiêu chính trong giảng dạy, sinh viên cũng không có cơ hội tiếp thu hết được, khả năng học tập chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, cụ thể:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

198

Thứ nhất, chỉ chú trọng nâng cao kỹ năng chuyên môn mà xem nhẹ bồi dưỡng các kỹ năng mềm khác: phần lớn giáo viên và phụ huynh có yêu cầu khắt khe đối với thành tích học tập của sinh viên, khiến sinh viên hình thành suy nghĩ chỉ cần học tập tốt thì mọi chuyện sẽ tốt, không để tâm rèn luyện và tích lũy kiến thức, các kỹ năng khác, trong quá trình học cũng chỉ tập trung vào các môn trọng điểm, các chương trình ngoại khóa nâng cao kỹ năng chưa được tất cả các sinh viên hưởng ứng một cách nhiệt tình.

Thứ hai, còn tồn tại nhiều nhân viên kế toán chưa ý thức đúng đắn việc tuân thủ các quy định của luật pháp dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng: những vụ tham ô, biển thủ công quỹ ngày càng gia tăng gây ra những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và Nhà nước. Do đó, tăng cường nội dụng giáo dục đạo đức và kiến thức về luật pháp trong chương trình đào tạo kế toán là vô cùng cần thiết, giúp nhân viên kế toán tự hình thành thước đo cho những hành động của bản thân để phù hợp với tiêu chuẩn.

Thứ ba, chương trình đào tạo kế toán hiện nay xem trọng khả năng ghi nhớ kiến thức đã học của sinh viên chứ không phải là tư duy trong quá trình học. Kế toán thực chất là công tác kinh tế quản lý, đòi hỏi chúng ta phải biết kết hợp tư duy lý luận với thực tiễn. Giáo viên cần sử dụng nhiều các tình huống có thật giúp sinh viên có được cái nhìn đúng và khái quát hơn về kế toán. Song, thực tế hiện nay đào tạo kế chưa chú trọng đến vận dụng ví dụ thực tiễn để giảng dạy và phân tích, sinh viên chỉ tiếp xúc với kiến thức sách vở khô khan, chỉ yêu cầu sinh viên hiểu kiến thức mà không dẫn dắt sinh viên tư duy phân tích vấn đề, thậm chí nhiều trường giáo viên chỉ chú trọng vào việc định khoản kế toán và bỏ qua các công việc khác thực sự cần thiết đối với nghề nghiệp kế toán.

2.5 Phân cấp đào tạo chưa hợp lý

Cùng với sự phát triển của xã hội và cải cách giáo dục, đào tạo kế toán cũng đã thay đổi nhiều, tuy nhiên hiện nay chương trình đào tạo kế toán ở các bậc trung cấp, cao đẳng và một số trường đại học còn nhiều nội dung giống nhau, không có nhiều sự khác biệt dẫn tới chất lượng và hiệu quả đào tạo giữa học sinh tốt nghiệp trung cấp hay sinh viên tốt nghiệp đại học. Thực tế minh chứng nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng lại không thể giải quyết tốt vấn đề và công việc liên quan đến kế toán bằng các học sinh tốt nghiệp trung cấp.

Để giải quyết vấn đề này, cần tiến hành cải cách đào tạo kế toán dựa theo xu hướng vận động phát triển, hoàn thiện chương trình giảng dạy trong giáo dục kế toán, cũng như phân cấp giáo dục kế toán, để nâng cao chất lượng đào tạo giúp phần cải thiện trình độ của nhân viên kế toán, bảo đảm cho kinh tế phát triển.

3. Yêu cầu đặt ra

Thứ nhất, cần chuẩn hóa hơn nữa khung chương trình đào tạo

Theo điều 39, Luật Giáo dục quy định về mục tiêu, nội dung và yêu cầu đào tạo ở trình độ Đại học là “Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo”. Như vậy, bên cạnh kiến thức về lý thuyết thì khung chương trình ban hành nhất thiết phải có những yêu cầu về thực hành. Thực tế là,

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

199

hiện nay các cơ sở đào tạo căn cứ vào quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục ban hành để xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp. Tuy nhiên khi xây dựng chương trình theo từng chuyên ngành thì lại gặp khó khăn trong việc xác định môn học, thời lượng những môn học, thứ tự môn học. Do đó, khi xây dựng cần phải có những chuyên gia, những nhà khoa học có kinh nghiệm, những thành viên của các cơ quan chức năng liên quan cùng xây dựng, để có được cái nhìn toàn diện hơn về yêu cầu đào tạo, xu hướng phát triển của tương lai, khả năng tiếp cận khu vực và thế giới, tránh tình trạng đổi đi đổi lại thứ tự, thời lượng các môn học. Trong điều kiện hội nhập như hiện nay, để có thể hướng tới sự thống nhất về nội dung chương trình và đặc biệt là phần thực hành nghề giữa các đơn vị kinh tế trong nước và nước ngoài và xa hơn là các nước trong khu vực và trên thế giới, khi xây dựng chương trình phải coi trọng phần kiến thức chuyên ngành, không thể xem nhẹ ngoại ngữ, đặc biệt là khối kiến thức liên quan đến thực hành nghề nghiệp.

Thứ hai, tiếp tục lộ trình tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA), Viện Kế toán công chứng Anh và

Xứ Wales (ICAEW) đã và đang tiến hành làm việc với những cơ sở đào tạo nhằm đưa những chương trình đào tạo kế toán – kiểm toán chuẩn quốc tế vào các trường. Vì thực tế hiện nay, khi xem xét kết quả đào tạo trong các cơ sở đào tạo thì các môn học về kế toán trong các trường đại học và các môn thi theo chương trình quốc tế chưa thực sự tương thích về nội dung. Như vậy, người học rất thiệt thòi cho nên cần thiết và cấp bách các cơ sở đào tạo phải đặt mục tiêu và thái độ sẵn sàng hơn nữa trong việc tiếp cận các chương trình tiên tiến trong khu vực nói riêng, trên thế giới nói chung để dần các bằng cấp của chúng ta được thừa nhận rộng rãi. Thứ ba, coi trọng hơn nữa việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo

Khẳng định rằng, để đào tạo ra những sản phẩm trí tuệ có chất lượng cho xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập thì đội ngũ giảng viên có vai trò vô cùng quan trọng. Thực tế có thể nhận thấy rằng, đội ngũ giảng viên được hình thành chủ yếu từ đào tạo trong nước và nước ngoài. Nếu được đào tạo trong nước thì trình độ ngoại ngữ sẽ không cao, phương pháp nghiên cứu khoa học cũng vẫn chưa có nhiều thay đổi, và đặc biệt là việc tiếp cận với những thay đổi của khu vực, thế giới còn rất hạn chế - cho nên kiến thức bổ sung cũng như truyền đạt cho sinh viên chỉ mang tình chất “lối mòn”. Phần còn lại giảng viên được đào tạo từ nước ngoài thì họ có một trình độ ngoại ngữ nhất định, phương pháp làm việc khoa học hơn nhưng để ứng dụng những cái mới vào bài giảng thì vẫn còn gặp khó khăn vì các chương trình trong nước và nước ngoài vẫn có những điểm chưa tương đồng và phương pháp tiếp cận môn học cũng khác nhau. Như vậy, ta thấy rằng để có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế thì trước hết người làm ra nó – đội ngũ giảng viên phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, cần từng bước đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giảng viên tiếp cận dần với những nội dung, phương pháp tiên tiến trên thế giới.

Thứ tư, đối tượng học phải có cơ hội tiếp cận nhiều hơn nữa với các nội dung, chương trình mới

Cơ sở đào tạo và các tổ chức, các Hiệp hội cần thiết phải phối hợp với nhau để tổ chức thêm nhiều các buổi giới thiệu, hội thảo những chương trình mới, nội dung mới với sinh viên.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

200

Một sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn nếu như ngoài những kiến thức thu được họ có thêm các chứng chỉ quốc tế. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ, tin học phải được xem là vấn đề thiết yếu, vô cùng quan trọng. Chúng ta đặt câu hỏi tại sao các tổ chức, các đơn vị sử dụng lao động không dần tiếp cận với các cơ sở đào tạo để cùng xây dựng chương trình với mục đích vừa nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tế. Làm được như vậy các sinh viên của chúng ta vừa đạt được trình độ chuẩn để khi sinh viên tốt nghiệp sẽ đạt đủ điều kiện để hành nghề.

Thứ năm, tạo nên sự gắn kết hơn nữa giữa Cơ quan chủ quản, các Hiệp hội nghề nghiệp với các cơ sở đào tạo và giữa các cơ sở đào tạo với nhau

Sự gắn kết giữa các cơ quan chủ quản, các Hiệp hội nghề nghiệp là hoàn toàn cần thiết bởi vì: Về phía các cơ sở đào tạo sẽ đào tạo ra được một kênh thông tin giữa yêu cầu thực tế và vấn đề đang đào tạo để mà điều chỉnh chương trình, nội dung cho phù hợp. Về phía Giảng viên sẽ có môi trường, có điều kiện cập nhật, nắm bắt được những thay đổi của những quy định – đặc biệt là những thay đổi quốc tế mà nhiều lúc muốn học cũng không biết tìm tài liệu này ở đâu. Về phía sinh viên sẽ được hưởng thụ những mặt tích cực này.

4. Những việc cần làm để đạt được sự chuẩn hóa trong đào tạo kế toán

Trước tiên là vấn đề con người. Đổi mới đào tạo kế toán muốn thành công trước tiên phải có đội ngũ giáo viên tinh thông về nghiệp vụ và chuyên sâu về lý luận. Thực tế hiện nay, đa số giáo viên giảng dạy về kế toán ở các trường đại học, cao đẳng nói chung còn rất ít kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế, thậm chí có người chưa từng làm thực tế đã lên bục giảng kế toán. Hơn nữa, mỗi giáo viên được phân giảng dạy một số môn học nhất định (Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính, Kế toán thuế…) nên các kiến thức chuyên môn cũng vì thế bị hạn chế. Để giải quyết được vấn đề này, đội ngũ giáo viên giảng dạy về nghiệp vụ kế toán cần tìm hiểu và thâm nhập công việc thực tế. Các cơ sở đào tạo nghiệp vụ kế toán cần chú trọng trong việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, trong đó đặt ra yêu cầu người dạy về nghiệp vụ kế toán bắt buộc phải làm được và làm thành thạo công việc của kế toán.

Hai là, chuẩn hóa chương trình đào tạo cho tương thích với chương trình đào tạo kế toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc xây dựng các chương trình đào tạo nghiệp vụ kế toán phải gắn với nhu cầu về nghề nghiệp của xã hội. Việc xây dựng chương trình đào tạo cần giải quyết tốt câu chuyện phân cấp trong đào tạo kế toán. Đồng thời, cần nêu rõ chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu hay thực hành. Trong trường hợp chương trình theo định hướng thực hành, cần quy định rõ thời lượng tối thiểu cho những giờ học thực hành và có những yêu cầu và điều kiện chặt chẽ cho việc kiểm tra kết quả đào tạo cho chương trình này. Thử làm một phép so sánh: chương trình đào tạo của ngành y rất rõ ràng về số giờ sinh viên phải đến thực tế ở các bệnh viện, từ đó khi tốt nghiệp họ sẽ có đủ tự tin nghề nghiệp để điều trị và khám chữa bệnh. Tuy nhiên, đào tạo kế toán lại phân bổ rất ít thời gian cho việc sinh viên đến các cơ sở thực tế làm việc như một kế toán thực thụ, tất yếu sản phẩm đào tạo đương nhiên sẽ không thể bắt tay ngay vào việc.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

201

Cùng với việc phân định rõ chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu hay thực hành thì khi xây dựng chương trình cũng cần phân bổ hợp lý thời lượng cho các nội dung về kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp.

Ba là, đổi mới phương pháp giảng dạy. Đào tạo nghiệp vụ kế toán cần thay đổi theo hướng lấy người học làm trung tâm. Trước tiên để người học tự chủ động tiếp cận và tìm hiểu các kiến thức nhằm phát huy tính sáng tạo cho người học trong việc tiếp thu kiến thức kỹ năng. Lấy người học làm trung tâm còn có ý nghĩa là phải dạy những gì người học và các đơn vị sử dụng lao động cần chứ không phải là dạy những gì mà cơ sở đào tạo có khả năng thực hiện. Ví dụ như, việc giải quyết các tình huống thực tế mang tính hệ thống và tổng hợp cao, tránh tình trạng chỉ tập trung vào định khoản. Để làm được việc này, các cơ sở đào tạo phải có một cơ sở dữ liệu với đầy đủ chứng từ kế toán hoặc phải đưa sinh viên đến làm việc tại các đơn vị thực tế và làm việc như một kế toán thực thụ. Chẳng hạn như, thay vì việc viết một bài luận tốt nghiệp (hay thi mấy môn tốt nghiệp), 6 tháng cuối cùng của chương trình đào tạo, các sinh viên sẽ làm việc thực tế ở các đơn vị kinh tế từ khâu lập chứng từ cho đến việc hoàn thành Báo cáo tài chính.

5. Kết luận

Sự phát triển của kinh tế xã hội dẫn tới tiến bộ xã hội, đào tạo kế toán cũng cần phải có những thay đổi thích hợp, cung cấp nguồn lực phù hợp với yêu cầu cho xã hội và doanh nghiệp. Con đường phát triển đào tạo kế toán không trải đầy hoa hồng, khắc phục nhiều khó khăn thử thách, chắc chắn sẽ đưa đào tạo kế toán của chúng ta phát triển theo hướng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

----------------------------

Tài liệu tham khảo 1. PGS.TS Đặng Văn Thanh - Đổi mới chương trình, nội dung và cách thức đào tạo kế toán-kiểm toán ở bậc đại học - Tạp chí Kiểm toán số 5/2011.

2. Ths. Lê Thanh Bằng – Một số vấn đề về nhân lực ngành kế toán kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa – Trang điện tử Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.

3. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán

4. www.vacpa.org.vn

5. www.cnki.com.cn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

202

THAY ĐỔI GIÁO TRÌNH NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN HIỆN NAY THEO HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

TS. Nguyễn Cửu Đỉnh Trưởng khoa Kế toán – Kiểm toán, ĐH Văn Lang

Bài viết này khái quát các mốc đổi mới có tính lịch sử về Chế độ kế toán Việt Nam,

theo việc ban hành và thực hiện các văn bản pháp quy trong lĩnh vực kế toán. Nội dung chính của bài viết tập trung vào phân tích một số nội dung trong giáo trình môn Nguyên lý kế toán, thông qua phân tích các hạn chế về cách tiếp cận, quan điểm và cả về lý luận, khái niệm, thuật ngữ của giáo trình đang được sử dụng giảng dạy tại phần lớn các trường đại học Việt Nam, bằng cách nghiên cứu, so sánh các giáo trình kế toán của các trường đại học uy tín trên thế giới với giáo trình của Việt Nam. Đây là môn học nền tảng về kế toán vì tính khoa học, lý luận và khuôn mẫu lý thuyết trong đó là kiến thức chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kết quả của bài viết là đưa ra những bất cập trong nội dung giảng dạy hiện nay, từ đó đưa ra một số đề xuất thay đổi về cách tiếp cận, nhận thức về một số khái niệm trong kế toán, khi biên soạn giáo trình và đưa vào giảng dạy môn Nguyên lý kế toán. Từ khóa: nguyên lý kế toán, chu trình kế toán, phương trình kế toán, hội nhập quốc tế Dẫn nhập

Tại Hội nghị tổng kết 20 năm cải cách kế toán Việt Nam (1995-2015) diễn ra vào ngày 8/5/2015, PGS.TS. Đặng Văn Thanh, chủ tịch VAA, đã cho rằng, qua 20 năm cải cách hệ thống kế toán Việt Nam với nhiều biến đổi, thăng trầm. Đến nay, có thể nhìn nhận giá trị khoa học, tính thực tiễn, tính hiện đại của hệ thống kế toán trên 9 khía cạnh:

Thứ nhất, Đổi mới căn bản nhận thức về bản chất và chức năng kế toán trong kinh tế thị trường;

Thứ hai, Xác định lại một cách chuẩn xác hơn, phù hợp hơn các đối tượng sử dụng thông tin kế toán trong cơ chế quản lý kinh tế mới;

Thứ ba, Đã xác định rõ hơn, đầy đủ hơn yêu cầu mới của hệ thống kế toán; Thứ tư, Tôn trọng đẳng thức căn bản mang tính tổng quát của kế toán; Thứ năm, Phản ánh và giải quyết nguồn vốn của doanh nghiệp theo sự bố trí, sắp xếp

và sự biến động của kinh tế thị trường và luật thương mại; Thứ sáu, Việc thiết kế và sắp xếp hệ thống tài khoản kế toán trên nguyên tắc cân đối

giữa tài sản và nguồn vốn, hoàn toàn phù hợp với các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, đồng thời có so sánh giữa chi phí và thu nhập trong niên độ kế toán;

Thứ bảy, Những nhận thức mới về doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh;

Thứ tám, Vốn và tài sản của doanh nghiệp được trị giá theo yêu cầu của cơ chế kinh tế mới;

Thứ chín, Quá trình cải cách kế toán đã tạo nền tảng để hệ thống kế toán Việt Nam và nghề nghiệp kế toán Việt Nam, có những bước phát triển nhanh mạnh theo chủ định.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

203

Đó là những đánh giá và nhận định tổng quát ở tầm vĩ mô. Để nhìn lại các giai đoạn đổi mới và phát triển cụ thể hơn, trong lĩnh vực kế toán. Chúng ta hãy sơ lược lại quá trình đó dựa vào sự ra đời của các văn bản pháp lý về kế toán, trong đó sự ra đời của những quyết định về Chế độ kế toán doanh nghiệp nói chung, là tiêu chí được nhấn mạnh để phân đoạn các mốc thời gian.

1. Sơ lược quá trình đổi mới Chế độ kế toán Việt Nam

Giai đoạn từ năm 1995 – 2000

Vào đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam, đòi hỏi cơ chế quản lý và điều hành của Nhà nước phải dần dần thay đổi, những công cụ quản lý bằng thể chế, bằng các quy định pháp luật được xây dựng và ban hành. Trong lĩnh vực kế toán, việc Chế độ kế toán doanh nghiệp mới được Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT, ngày 01/11/1995, đã đánh dấu một sự thay đổi lớn nhất trong lĩnh vực kế toán, thể hiện nỗ lực rất lớn trong quá trình đổi mới để hội nhập quốc tế; Ví dụ, việc chuyển đổi Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất từ 2 con số sang Hệ thống tài khoản kế toán 3 con số,…. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Luật kế toán, nền tảng pháp lý cao nhất để kế toán hoạt động, thì vẫn chưa có, ngành nghề kế toán vẫn dựa vào Pháp lệnh về Kế toán và Thống kê ban hành, từ năm 1988 để hoạt động. Đây được xem là một bất cập.

Giai đoạn từ năm 2001 – 2006

Kế thừa Quyết định 1141, bằng những nỗ lực tiếp tục đổi mới của Chính phủ và được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức quốc tế, bắt đầu từ năm 2001 trở đi, Việt Nam đã lần lượt ban hành một số Chuẩn mực kế toán, được biên soạn dựa trên nền tảng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Điều này đã thể hiện sự hoà hợp và hội nhập mạnh mẽ hơn của lĩnh vực kế toán Việt Nam lúc này. Năm 2004, văn bản pháp quy cao nhất trong lĩnh vực kế toán được ban hành, đó là Luật Kế toán. Luật Kế toán ra đời, đã tạo dựng một nền tảng pháp lý vững chắc để kế toán phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, để cụ thể hoá cho những thay đổi về quan điểm trong từng chính sách, nghiệp vụ kế toán, đến năm 2006, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, về Chế độ kế toán doanh nghiệp, thay thế Quyết định 1141, đã đánh dấu một sự thay đổi lớn lần hai trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam, trong đó có nhiều sự thay đổi về quan điểm, lý luận về quản lý tài chính, kế toán, ví dụ khái niệm về “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” đã bị loại bỏ, nhiều nguyên tắc, phương pháp kế toán được thay đổi và bổ sung theo hướng dần hoàn thiện và hội nhập.

Giai đoạn từ năm 2007 – đến nay

Mặc dù, Quyết định 15 đánh dấu những nỗ lực lớn trong tiến trình đổi mới về kế toán. Trong giai đoạn này, với nhu cầu thực tế và sự mong muốn hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa, Việt Nam dần dần phải điều hành và quản lý nền kinh tế bằng các bộ luật và cụ thể hoá bằng các văn bản dưới luật. Về lĩnh vực kế toán, trong giai đoạn này, Bộ Tài chính đã tập trung nghiên cứu, rà soát và tiếp cận mạnh mẽ đến các thông lệ kế toán quốc tế. Bên cạnh đó, các cơ chế pháp lý và hoạt động của thị trường vốn Việt Nam ngày càng hoàn thiện và ổn định; Các Hiệp hội nghề nghiệp kế toán quốc tế thâm nhập và hoạt động mạnh mẽ tại Việt

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

204

Nam; Các dịch vụ kế toán, kiểm toán phát triển mạnh mẽ và được hoạt động trên những nền tảng pháp lý vững chắc,…. Trước những thay đổi lớn về môi trường kinh doanh và những đòi hỏi khách quan của cơ chế quản lý tài chính, kế toán, đến năm 2014, Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, thay thế Quyết định 15, đã đánh dấu một bước thay đổi mạnh mẽ hơn nữa, trong tiến trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán. Theo Thông tư 200, nhiều quan điểm về nghiệp vụ, phương pháp, nguyên tắc kế toán đã đổi mới theo hướng hội nhập với thông lệ quốc tế, như quan điểm “tôn trọng bản chất hơn hình thức”, tách biệt một cách rõ ràng kế toán vì mục tiêu thuế và kế toán vì mục tiêu lập báo cáo tài chính…. Cũng trong giai đoạn này, một sự kiện không kém phần quan trọng giúp cho tiến trình hội nhập nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, đó là Luật kế toán sửa đổi được Quốc hội thông qua vào năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Như vậy, sơ lược qua từng giai đoạn, ta thấy kế toán Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong hơn 20 năm qua, theo chiều hướng ngày càng hội nhập với các thông lệ kế toán quốc tế. Việt Nam đã dần hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường và tiến tới, phải được các quốc gia công nhận là một nước có nền kinh tế thị trường hoàn toàn. Do vậy, tiến trình Việt Nam tiến tới công nhận và áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) theo xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới, khi muốn hội nhập vào các tổ chức quốc tế lớn như WTO, TPP, AEC… là một quy luật tất yếu.

2. Môn Nguyên lý kế toán đang giảng dạy hiện nay và một số đề xuất thay đổi để hội nhập

Thông qua các giai đoạn phát triển như đã trình bày ở trên, phải nhìn nhận rằng, Kế toán tài chính thực hành của Việt Nam đã có những thay đổi mang tính lịch sử. Tuy nhiên, những thay đổi đó chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ cụ thể chứ chưa giải quyết về mặt lý luận, quan điểm, nhất là về các khái niệm mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập với thông lệ kế toán quốc tế. Thực tế cho thấy rằng, các tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán vẫn đang chạy theo những thay đổi của kế toán thực hành, để cập nhật giáo trình giảng dạy thông qua các Nghị định, Thông tư do cơ quan Nhà nước ban hành. Những nghiên cứu về lý luận, bản chất, khái niệm liên quan đến những thay đổi trong kế toán để cập nhật, biên soạn giáo trình mới là rất hiếm. Các tổ chức đào tạo không bắt kịp những đổi mới có tính hội nhập quốc tế, hoặc có nhưng không bài bản và không khoa học.

Trong nhiều thập niên qua, các trường đại học đang giảng dạy các giáo trình kế toán được biên soạn và cập nhật theo các văn bản pháp quy về kế toán, và chỉ thay đổi khi có văn bản mới ban hành. Trước khi bắt đầu vào giai đoạn chuyên ngành, các sinh viên ngành kế toán phải tiếp cận môn Nguyên lý kế toán (hay Kế toán đại cương), môn học căn bản và được xem là môn tiên quyết, để sinh viên tiếp tục học các môn kế toán chuyên ngành sâu hơn. Đây là môn cơ sở ngành của sinh viên các ngành kinh tế, trang bị những kiến thức cơ bản về thuật ngữ, phương pháp và nguyên tắc về kế toán, nên nó có tầm quan trọng rất lớn đối với sinh viên theo học ngành kế toán. Tuy nhiên, nội dung giảng dạy môn Nguyên lý kế toán hiện nay có quan điểm và cách tiếp cận rất khác biệt so với các trường đại học khác trên thế giới. Hay nói cách khác, nó chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội như hiện nay. Phạm vi bài viết này không đề cập đến các chương trình giảng dạy của một số trường đại

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

205

học đang liên kết hoặc đang sử dụng chương trình, giáo trình của các trường đại học nước ngoài (cái mà một số trường gọi là chương trình tiên tiến).

2.1. Thay đổi cách tiếp cận về tính hệ thống và quy trình làm kế toán

Hiện nay, phần lớn các giáo trình môn Nguyên lý kế toán (NLKT) đang giảng dạy tại các trường đại học có cách tiếp cận là giảng dạy từng nguyên tắc, từng phương pháp và từng yếu tố sản xuất, theo cách tiếp cận là hạch toán từ các yếu tố đầu vào cho tới các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh; kết thúc là tính toán được kết quả kinh doanh trong một kỳ. Kết cấu của giáo trình thông thường được sắp xếp theo thứ tự nội dung như sau: (1) Các vấn đề chung về kế toán; (2) Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán; (3) Tài khoản và Ghi sổ kép; (4) Tính giá các đối tượng kế toán; (5) Kế toán một số quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu; (6) Tổ chức công tác kế toán….

Cách tiếp cận này, giúp người học nắm được kiến thức về nguyên tắc và nội dung các phương pháp kế toán, để có thể vận dụng xử lý các nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên, cách tiếp cận từng phương pháp kế toán rời rạc như vậy, là thiếu tính hệ thống và tính quy trình bài bản, người học khó hình dung được phải vận dụng các phương pháp kế toán vào lúc nào và vận dụng vào đâu, và cũng chỉ giải quyết được từng nghiệp vụ đơn lẻ.

Khi nghiên cứu và tham khảo các giáo trình nước ngoài như Principles of Accounting, hoặc Fundamental Accounting Principles của nhiều tác giả khác nhau đang giảng dạy tại các trường đại học trên thế giới như Úc, Mỹ, Anh, Canada. Để hoà hợp với thông lệ quốc tế và có cách tiếp cận khoa học, bài bản hơn, bài viết mạnh dạn đề xuất cách tiếp cận theo Chu trình kế toán (hay có thể gọi là các Bước thực hiện công việc kế toán), như quan điểm và cách làm kế toán của các quốc gia phát triển. Các bước cơ bản được minh hoạ như hình sau:

Cách tiếp cận này có rất nhiều ưu điểm, người học dễ dàng hình dung công việc kế toán, sẽ bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào. Trong từng bước của chu trình kế toán, các

Chu trình kế toán

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

206

phương pháp kế toán sẽ được vận dụng để xử lý các nghiệp vụ kế toán. Và cũng qua từng bước của chu trình đã thể hiện rất rõ 3 chức năng cơ bản của kế toán, đó là: (1) Thu thập dữ liệu; (2) Ghi chép và xử lý dữ liệu; và (3) Truyền đạt thông tin. Chẳng hạn, trong Bước 1 – Nhận diện và phân tích nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thì chủ yếu tập trung phân tích Phương trình kế toán và bản chất kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế. Bước 2, 3 – Ghi sổ nhật ký và chuyển vào sổ cái kế toán, thì quy luật Nợ - Có (nguyên tắc phản ánh) của các loại tài khoản được giảng dạy và vận dụng, hoặc phương pháp kế toán kép (nguyên tắc ghi sổ kép) cũng được giảng dạy và vận dụng. Cách tiếp cận này, cũng thể hiện mục tiêu cơ bản nhất của kế toán là hướng đến việc trình bày thông tin trên báo cáo tài chính mà các giáo trình kế toán hiện tại không thể hiện được điều này. Qua chu trình trên, tư duy hệ thống và quy trình thực hiện công việc kế toán rất rõ ràng. Người học và người làm kế toán, sẽ biết bắt đầu công việc kế toán từ khâu nào, trong từng khâu sẽ sử dụng phương pháp và nguyên tắc kế toán, nào để xử lý các nghiệp vụ kinh tế, và kết thúc công việc kế toán cho ra sản phẩm gì.

2.2. Tiếp cận đến phương trình kế toán cơ bản và phương trình kế toán mở rộng

Trong các giáo trình NLKT đang giảng dạy tại các trường đại học, khi phân tích các ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế đến tình tình tài chính của doanh nghiệp, thì thường chọn cách tiếp cận là dùng Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) như là một công cụ để phân tích sự ảnh hưởng đó. Ta biết rằng, BCĐKT là sản phẩm cuối cùng của hệ thống kế toán tài chính. Vậy nếu phân tích trên công cụ này, sẽ không nhìn thấy hết bản chất và tính phổ quát của vấn đề.

Để thấy được gốc rễ của vấn đề, chúng ta nên tiếp cận theo cách dùng Phương trình kế toán cơ bản và Phương trình kế toán mở rộng, để phân tích sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế đến tình hình tài chính của đơn vị. Ta có các phương trình kế toán như sau:

Phương trình kế toán cơ bản:

Tài sản = Nguồn vốn, hay

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Phương trình kế toán mở rộng:

Tài sản = Nợ phải trả + (Vốn góp chủ sở hữu + Lợi nhuận), hay

Tài sản = Nợ phải trả + [Vốn góp chủ sở hữu + (Doanh thu – Chi phí)]

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, đều ảnh hưởng đến phương trình kế toán nói chung, do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của đơn vị. Việc sử dụng phương trình kế toán cơ bản để phân tích những ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế, không chỉ thấy được bản chất từng nghiệp vụ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của đơn vị, mà còn thấy được một cách tổng quát hơn các nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính, mà không chỉ là BCĐKT như cách tiếp cận cũ. Cụ thể là, qua phương trình kế toán mở rộng ta thấy, các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu và chi phí cũng được đề cập, tức là có liên quan đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó cũng thấy rõ mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính và thấy rõ được bản chất tài sản của một

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

207

đơn vị được hình thành từ đâu. Kiến thức và cách tiếp cận này được đề cập trong nội dung Bước 1 của chu trình kế toán.

2.3. Thừa nhận và thay đổi một số khái niệm

Đi sâu vào từng bước của chu trình kế toán, khi sử dụng các nguyên tắc, các phương pháp kế toán để xử lý nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ta thấy xuất hiện những khái niệm mà cần phải chính thức thừa nhận hoặc xem xét lại bản chất một số khái niệm như: Kế toán điều chỉnh (Bước 4); Khoá sổ kế toán (bước 5); Số dư tài khoản; Quy luật Nợ - Có … để phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.3.1. Thừa nhận khái niệm Kế toán điều chỉnh (adjustment entry)

Kế toán điều chỉnh hay còn gọi là bút toán điều chỉnh phải được chính thức thừa nhận, nếu chúng ta tiếp cận đến khái niệm “Chu trình kế toán”, và đây là một bước rất quan trọng trong chu trình kế toán. Bản chất của kế toán điều chỉnh là tuân thủ kế toán trên cơ sở dồn tích và tuân thủ nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Thông thường, có 4 loại bút toán điều chỉnh mà người làm kế toán phải thực hiện trước khi lập báo cáo tài chính lúc cuối kỳ, đó là: (1) Điều chỉnh chi phí trả trước; (2) Điều chỉnh doanh thu chưa thực hiện; (3) Điều chỉnh chi phí chưa ghi nhận và chưa thanh toán; và (4) Điều chỉnh doanh thu chưa ghi nhận và chưa thu tiền. Trong kế toán thực tế Việt Nam hiện nay, đều hiện diện các nghiệp vụ điều chỉnh nhưng nó không được hình thành như một bước hay một phương pháp kế toán bài bản. Vậy chúng ta mong muốn “Kế toán điều chỉnh” phải được công nhận chính thức (hoặc bắt buộc) như là một bước phải thực hiện trong quy trình làm kế toán và được giảng dạy một cách bài bản trong giáo trình cũng như trong công tác kế toán thực tế để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

2.3.2. Khái niệm khoá sổ kế toán (clossing entry)

Cũng như kế toán điều chỉnh, “khoá sổ kế toán” cũng là một bước trong chu trình kế toán. Theo quan điểm kế toán của một số quốc gia, như kế toán Mỹ, bước khoá sổ kế toán chỉ liên quan đến loại tài khoản tạm thời, tức là các loại tài khoản doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh; có nghĩa là việc thực hiện các bút toán khoá sổ chỉ liên quan đến các tài khoản tạm thời mà thôi. Ở Việt Nam, khoá sổ là một khái niệm không mới và được xem như là công việc kết sổ vào cuối kỳ, để kết thúc mọi việc của một kỳ kế toán, nhưng kỹ thuật thực hiện lại có một chút khác biệt. Công việc cụ thể mà thông thường kế toán phải làm là, thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh để lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; tính toán số dư của các tài khoản tài sản và nguồn vốn, để lập BCĐKT. Mặc dù sự khác biệt này không trọng yếu, nhưng khi đã hình thành một giáo trình để giảng dạy, thì cần thiết phải thống nhất quan điểm và cách thực hiện để kế toán Việt Nam có tính hoà hợp với quốc tế.

2.3.3. Quy luật Nợ - Có (Rule of Debit – Credit) và số dư tài khoản (Account balance)

Khi đi sâu vào từng khái niệm và nguyên tắc kế toán, chúng tôi thiết nghĩ cũng cần thay đổi quan điểm và cách tiếp cận để có thể hoà hợp với quốc tế.

Trước hết, về mặt lý thuyết, các giáo trình kế toán Việt Nam không thấy giải thích các thuật ngữ “Nợ”, “Có” trên tài khoản kế toán là gì. Thuật ngữ Nợ, Có gắn liền với lịch sử ra

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

208

đời của kế toán kép (double entry), chúng ta phải thừa nhận mà hoàn toàn không biết tại sao nó được gọi như vậy. Có lẽ, đây là một điều thú vị đối với bộ môn kế toán. Từ việc không giải thích ý nghĩa của thuật ngữ Nợ, Có dẫn đến việc người học đôi khi phải cố tình tự đặt ra cho riêng mình một quy luật riêng để nhớ (hoặc để hiểu) cách ghi chép trên từng tài khoản kế toán, từ đó mỗi người có một quy luật khác nhau để ghi chép trên các tài khoản. Đây là một thực tế đối với người học kế toán. Trong khi đó, Nợ, Có chỉ đơn thuần là những thuật ngữ được quy ước cho bên trái và bên phải của tài khoản và ngoài ra, nó không còn một ý nghĩa nào khác.

Quy luật Nợ - Có của các loại tài khoản cơ bản như: Tài khoản tải sản, tài khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, tài khoản doanh thu, tài khoản chi phí được nêu ra như là những quy ước thông thường, để người học nắm được kiến thức cơ bản về việc ghi chép trên các loại tài khoản này. Sở dĩ, chúng ta đề cập đến vấn đề này là vì nó ảnh hưởng rất lớn đến cách ghi chép sao cho đúng trên các loại tài khoản.

2.3.4. Khái niệm “Số dư tài khoản”

Theo giáo trình Fundermental Accounting Principles (kế toán Mỹ) và một số quốc gia phát triển khác thì khái niệm “Số dư tài khoản” là“Chênh lệch giữa tổng số tiền bên Nợ và tổng số tiền bên Có, bao gồm cả số dư đầu kỳ, của một tài khoản tại một thời điểm nhất định. Khi tổng số tiền bên Nợ cao hơn bên Có, thì tài khoản đó có số dư bên Nợ; hoặc ngược lại thì tài khoản đó có số dư bên Có”. Đây là một khái niệm rất hay và đã làm thay đổi cách tiếp cận cũng như quan điểm về bản chất của một số vấn đề. Chẳng hạn, khi nói các loại tài khoản doanh thu và chi phí là những tài khoản không có số dư, điều này chỉ đúng tại thời điểm lúc cuối kỳ, tức là khi thực hiện các bút toán khoá sổ (trong Bước 5) lúc cuối kỳ. Vậy tại một thời điểm bất kỳ trong kỳ kế toán, các tài khoản doanh thu và chi phí có số dư hay không? Theo khái niệm này, thì đương nhiên là có. Vậy khi nói các tài khoản doanh thu, chi phí có số dư tại một thời điểm nào đó thì lại nghe có vẻ không hợp lý với quan điểm hiện nay, hoặc nghe không quen thuộc vì trước nay, trong ý niệm của người làm kế toán thì chỉ có các tài khoản tài sản và nguồn vốn mới có số dư mà thôi. Hoặc một vấn đề khác, là làm thế nào để giải thích một cách khoa học và dễ hiểu khi một tài khoản đặc biệt nào đó có thể có số dư bên Nợ lẫn bên Có, thì khái niệm “Số dư tài khoản” này được vận dụng để giải thích là cứ bên nào có tổng số tiền cao hơn thì số dư nằm bên đó. Ví dụ, thông thường tài khoản tài sản có số dư bên Nợ, nhưng cũng có một số tài khoản tài sản có số dư bên Có, là vì phát sinh bên Có cao hơn phát sinh bên Nợ. Hoặc đối với các loại tài khoản nguồn vốn cũng vậy.

Kết luận

Với mong muốn thu hẹp khoảng cách giữa kế toán Việt Nam với các quốc gia phát triển khác trong khu vực và thế giới và với mục đích hoà hợp với thông lệ kế toán quốc tế, bài viết này đã đưa ra một số vấn đề cụ thể, để minh hoạ khả năng cho việc thay đổi từ cách tiếp cận, lý luận, quan điểm và từng thuật ngữ trong lý thuyết và thực hành kế toán Việt Nam hiện nay. Ở giai đoạn nhập môn kế toán thì việc thay đổi này là khả thi, tức là nội dung giáo trình môn học Nguyên lý kế toán hoàn toàn có thể thay đổi, vì nó chỉ đề cập đến khái niệm, nguyên tắc và các phương pháp cơ bản nhất của khoa học kế toán. Điều thay đổi này sẽ khó khăn hơn khi đi sâu vào chuyên môn, nghiệp vụ kế toán vì nó bị chi phối đến tính đặc thù về pháp luật

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

209

của một quốc gia. Cụ thể, các trường đại học là nơi cần phải nghiên cứu và thay đổi trước hết, để hình thành nên các giáo trình chính thống để giảng dạy cho người học.

Trong tất cả những vấn đề đặt ra, việc tiếp cận khái niệm “Chu trình kế toán” cần được chú trọng, vì đây là vấn đề cốt lõi. Nếu thay đổi được thì sẽ kéo theo nhiều vấn đề cụ thể khác cùng thay đổi. Từ lý luận cho đến thực tiễn, cách tiếp cận theo chu trình (không phải theo từng phương pháp kế toán cụ thể và theo yếu tố sản xuất kinh doanh như hiện nay) cũng đều giúp người học và người hành nghề kế toán hiểu được công việc làm kế toán phải thực hiện theo thứ tự từng bước như thế nào, cái gì làm trước, cái gì làm sau và kết thúc sẽ được sản phẩm gì. Cũng như, sẽ hiểu được từng phương pháp, nguyên tắc kế toán khi nào sẽ được vận dụng và vận dụng vào bước nào. Nói chung, người học và người hành nghề sẽ có được tư duy hệ thống và logic trong công việc mình làm.

Một tiếp cận đáng quan tâm nữa, đó là phương trình kế toán cơ bản và phương trình kế toán mở rộng. Công cụ kế toán này giải thích được toàn bộ bản chất tài chính của một đơn vị.

Đối với những đơn vị đào tạo theo chương trình liên kết hoặc dùng nguyên giáo trình kế toán nước ngoài để giảng dạy, cũng nên để ý đến tính đặc thù của từng quốc gia. Sinh viên tốt nghiệp từ những chương trình này sẽ gặp khó khăn không nhỏ khi làm việc tại Việt Nam, đây là đặc thù của nghề kế toán. Từ đó, nhiều trường đã kết hợp đào tạo kiến thức, vừa có tính địa phương vừa có tính quốc tế. Vậy qua bài viết này, chúng tôi khuyến nghị các trường đại học nên thay đổi cách tiếp cận và các quan điểm về mặt chuyên môn, để chính thức hoá trong các giáo trình kế toán Việt Nam đang giảng dạy tại các đơn vị đào tạo ngành kế toán, để hưởng ứng lộ trình và xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.

-----------------------

Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài chính, Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT, ngày 01/11/1995 2. Bộ Tài chính, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 3. Bộ Tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014 4. John J. Wild, Ken W. Shaw, Barbara Chiappetta,2011,Fundamental Accounting Principles, 20th edition, McGraw hill 5. Jerry J. Weygandt, Paul D. Kimmel, Donald E. Kieso, 2015, Accounting Principles, 12th edition, Wiley 6. PGS.TS. Trần Quý Liên, TS. Trần Văn Thuận, TS. Phạm Thành Long, 2015, Nguyên lý kế toán, trường đại học Kinh tế quốc dân, NBX đại học Kinh tế quốc dân 7. PGS.TS. Võ Văn Nhị, 2016, Nguyên lý kế toán, lần 8, Trường đại họcKinh tế Tp. Hồ Chí Minh, NXB Kinh tế Tp.HCM 8. PGS.TS. Vũ Hữu Đức, 2012, Nguyên lý kế toán, Trường đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, NXB Lao động 9. http://www.vica.org.vn/tin-tuc/hoi-nghi-33/20-nam-cai-cach-ke-toan-viet-nam-giai-doan-doi-moi-toan-dien-he-thong-phap-ly-ve-ke-toan-kiem-toan-viet-nam.html 10. 1John J. Wild, Ken W. Shaw, Barbara Chiappetta,Fundamental Accounting Principles, 20th edition,McGraw hill, p.55

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

210

GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH VỀ CHUẨN ĐẦU RA BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN

TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌCTRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆT NAM

TS. Phạm Quang Huy - PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh Khoa Kế toán – Đại học Kinh Tế TP.HCM

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của một chương trình đào tạo chính là chuẩn đầu ra áp dụng cho từng chuyên ngành. Chuẩn đầu ra chính là sự cam kết của các trường về những điều mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp một ngành học nào đó. Trong quá trình kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo do một số tổ chức quốc tế thực hiện thì chuẩn đầu ra là điều đầu tiên cần được xem xét vì đây được xem là một điểm then chốt để đánh giá về chương trình có đáp ứng được mục tiêu hay không. Trong nhiều năm qua, chuẩn đầu ra ngành kế toán của nhiều trường đại học vẫn chưa có sự thay đổi nhiều trong khi quá trình toàn cầu hóa về giáo dục đang diễn ra nhanh và mạnh. Bằng phương pháp tổng hợp và tổng quan hóa các tài liệu khoa học, mục tiêu chính của bài viết là giới thiệu một số mô hình hiện nay về các chuẩn đầu ra đang được triển khai áp dụng tại một số trường đại học tiên tiến trên phạm vi toàn cầu, qua đó đúc kết những nét chính để rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành kế toán của Việt Nam trong những năm tới.

Từ khóa: Chuẩn đầu ra, kế toán, chương trình đào tạo, chuyên ngành, đại học

1. Giới thiệu

Giáo dục đào tạo luôn được xem là một trong những trọng tâm cần tập trung để đẩy nhanh sự phát triển không ngừng, tiến đến sự hoàn thiện và hội nhập với xu hướng chung của quốc tế. Trong số các cấp bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam thì đào tạo bậc đại học luôn dành được sự quan tâm của toàn xã hội bởi đây được xem là giai đoạn quan trọng cung cấp các kiến thức, kỹ năng cũng như những sự hiểu biết nhất định cho người học, hình thành một con người với nhân cách, trí thức đầy đủ nhất (Susan, 2015). Khi sinh viên lựa chọn các ngành nghề mà mình theo học ở bậc đại học, một trong những ngành học luôn nhận sự lựa chọn của nhiều sinh viên, đó là ngành kế toán kiểm toán (Gert, 2012).

Nhiều trường đại học không phải khối ngành kinh tế nhưng vì mục tiêu hướng đến việc đáp ứng yêu cầu về tính cấp thiết cho nguồn nhân của chuyên ngành này lực cho xã hội nên cũng đã tiến hành mở ngành đào tạo kế toán kiểm toán cho trường (Jan & Shahzad, 2016). Qua đây có thể thấy rằng, kế toán kiểm toán luôn được xã hội thừa nhận, lựa chọn và tập trung phát triển chủ đạo trong nhiều năm liền. Chính vì điều này nên đội ngũ quản lý của các trường đại học thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt khoa học hay chuyên đề về việc nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế toán (Irvine & Elisa, 2004). Các buổi học thuật này, thường đi vào những nội dung cụ thể của đào tạo như phương thức dạy học trong hệ tín

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

211

chỉ, phương pháp giảng dạy và đánh giá, các kỹ năng cần thiết cho chuyên ngành, đổi mới mục tiêu của ngành đào tạo…

Đối với vấn đề về chuẩn đầu ra, các trường cũng dành nhiều sự quan tâm để phân tích và trao đổi trong khoảng 5 năm qua. Tuy nhiên, đi vào xem xét chi tiết nội dung của các buổi hội thảo đó, việc nghiên cứu cách viết các chuẩn đầu ra theo chuẩn quốc tế vẫn chưa được đi sâu tìm hiểu, đặc biệt là các mô hình được các trường đại học trên thế giới đưa vào áp dụng kể từ năm học 2016 – 2017. Với tầm quan trọng này, mục tiêu chính của bài viết là (1) cung cấp một tổng quan lý luận mới về các chuẩn đầu ra được các trường đại học tiên tiến trên thế giới triển khai và (2) rút ra và kết luận một số điểm chính cho việc thay đổi tại các trường tại Việt Nam.

2. Một số quy định hiện nay về chuẩn đầu ra tại Việt Nam

Hầu hết các trường đại học Việt Nam hiện nay đều phải tuân thủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công khai với xã hội về năng lực đào tạo cùng với chuẩn đầu ra của tất cả các chuyên ngành mà trường đang triển khai để đảm bảo chất lượng, đồng thời để người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết và giám sát thường xuyên liên tục. Một trong những công văn được xem là đầu tiên và quan trọng nhất về chuẩn đầu ra chính là Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/04/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo. Văn bản này đã quy định rõ “Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo”. Qua khái niệm này, chuẩn đầu ra hiện nay được mô hình hóa thành hai nhân tố chính, đó là kiến thức và kỹ năng của từng ngành học.

Tiếp theo văn bản trên, vào ngày 16/04/2015, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học. Trong đây, cơ quan quản lý về lĩnh vực giáo dục lại nêu ra một khái niệm khác về chuẩn đầu ra. Theo đó thì “Chuẩn đầu ra là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện”. Lúc này chúng ta có thể thấy rằng chuẩn đầu ra đã được mô hình hóa thành bốn nhân tố, đó là kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm (KSAR).

Đi vào cụ thể đối với ngành kế toán tại các trường đại học của Việt Nam, Ban chủ nhiệm các khoa chuyên ngành này thường sẽ hướng theo việc xây dựng chuẩn đầu ra theo đúng tinh thần hướng dẫn của văn bản pháp quy của bộ giáo dục đào tạo. Vì thế, các trường đều đã đưa ra trong bản công bố công khai ngành kế toán về chuẩn đầu ra theo 4 mục theo mô hình KSAR như trên. Trong các quyết định từng trường ban hành sẽ có thể bổ sung chi tiết thêm cho từng nhân tố tùy theo cách tiếp cận quan điểm của từng trường. Chẳng hạn như, đối với nhân tố kiến thức thì có thể chia ra 3 loại gồm kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành và kiến thức bổ trợ; đối với nhân tố kỹ năng (S) bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

212

Thêm vào đó, chuẩn về tiếng Anh và trình độ công nghệ thông tin có thể được tách biệt thành một mục riêng hoặc tích hợp vào chuẩn kiến thức (K) cho người học.

Qua đây có thể cho thấy rằng, chưa có một chuẩn đầu ra chung và mang tính hiện đại cho các trường đối với cùng một chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, lại có những điểm chung liên quan đến khối kiến thức đại cương mà điều này lại chưa được thay đổi trong nhiều năm qua, theo hướng tiếp cận chuẩn của thế giới. Phần kế tiếp của bài viết, sẽ giới thiệu về những mô hình chuẩn đầu ra mới này cho việc nhận định rõ xu hướng chung của giáo dục thời đại.

3. Giới thiệu một số mô hình chuẩn đầu ra của ngành Kế toán tại các trường trên thế giới

3.1. Mô hình chuẩn đầu ra theo quy trình

Trong chuyên ngành kế toán thì quy trình được xem là một nội dung cơ bản trong quá trình đào tạo. Khi giảng dạy về kế toán thường giảng viên các trường sẽ có xu hướng tiếp cận các nội dung theo một chu trình thống nhất của kế toán theo xu hướng quốc tế (Abdulaziz & Karim, 2013). Từ đó, chuẩn đầu ra của nhóm trường thuộc mô hình này sẽ trình bày theo 6 điểm sau:

- Xác định được các vấn đề về kế toán, thuế, kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp cùng với các tình huống không có cấu trúc nhất định.

- Thực hiện nghiên cứu bằng việc sử dụng kiến thức của bản thân với một kỷ luật tài chính.

- Sử dụng tốt hàng loạt các công cụ để thực hiện phân tích, tổng hợp thông tin và rút ra kết luận.

- Truyền thông hiệu quả thông qua việc viết và nói các vấn đề chuyên môn mang tính định tính và định lượng tốt.

- Phối hợp với các cá nhân khác trong một môi trường nhóm bao gồm trình bày và tiếp nhận các phản hồi mang tính đóng góp.

- Áp dụng các kỹ năng để tạo ra cách thức giải quyết vấn đề hiện tại và nêu rõ những ảnh hưởng của vấn đề đến các đối tượng sử dụng thông tin.

Quy trình trên cho thấy, các yêu cầu về chuẩn đầu ra có thể được trình bày một cách liên tục theo một quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc một ngành học, đặc biệt lại càng phù hợp đối với ngành kế toán, kiểm toán hiện nay (Ross & Harun, 2014).

3.2. Mô hình 4 mục tiêu và 5 đầu ra

Theo trường phái này cho rằng, chuẩn đầu ra không thể tách biệt độc lập với những điều mà sinh viên cần đạt được một cách tổng thể (Lisa, & Anders, 2005). Điểm đặc biệt cần chú ý của mô hình này chính là sự kết hợp giữa đầu ra với mục tiêu của toàn bộ chương trình. Chi tiết của mô hình này như sau:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

213

- Bốn mục tiêu mà sinh viên kế toán cần đạt được chính là các yếu tố thuộc về SKAC mang tính chung nhất. Sinh viên cần phải thực hiện và mô tả được những kỹ năng (skill) hiệu quả trong việc giao tiếp, viết luận, lập báo cáo bằng công nghệ máy tính một cách thuần thục. Sinh viên cũng cho thấy được sự vận dụng hữu ích các kiến thức (knowledge) trong chuyên môn kế toán, kiểm toán và thuế. Từ đó cho thấy, sự hiểu biết và khả năng áp dụng (apply) các kiến thức đó vào quá trình toàn cầu hóa, tiến hành phân tích theo từng bối cảnh (context) cụ thể trong công việc với tính chất rộng hơn, không chỉ trong phạm vi kế toán mà có thể là quản trị, nghiên cứu khoa học, tài chính hay các lĩnh vực liên quan khác (Nagalinagm, Mangala, & Kumudinie, 2015).

- Năm đầu ra cần có trong chương trình đào tạo kế toán chính là các yếu tố PACET. Ngay từ đầu thì kế toán cần có một khả năng lập kế hoạch (planning) tổng thể bởi đây là đào tạo trình độ đại học, không chỉ thao tác nghiệp vụ như các hệ trung cấp khác. Sau khi hoàn tất kế hoạch, kế toán viên có thể tiến hành sử dụng chuyên môn chính (core subjects) của mình để phân tích (analyze) vào từng hoàn cảnh kinh tế doanh nghiệp cụ thể bằng việc sử dụng thêm các công nghệ hỗ trợ (technical). Hầu hết các quốc gia này, luôn gắn liền vấn đề về đạo đức nghề nghiệp (ethics) là một nhân tố trọng tâm trong đào tạo nghề nghiệp này.

Các trường cho rằng mục tiêu học tập và chuẩn đầu ra cần phải đối chiếu song hành để có tính thống nhất và đầy đủ trong chương trình đào tạo (Vicente & Lourdes, 2003).

3.3. Mô hình theo tính chất kỹ năng

Theo trường phái này, chuyên môn của người học sẽ đều được truyền đạt như nhau. Từ những kiến thức đó, sinh viên sẽ chuyển hóa thành những kỹ năng và hình thành dần thông qua quá trình làm việc trên thực tế sau khi tốt nghiệp. Theo đó, các trường đại học theo trường phái này sẽ xuất phát từ kỹ năng để xác định chuẩn đầu ra của những yếu tố đó. Cụ thể trình bày theo bảng với 7 kỹ năng sau:

Kỹ năng sống

Áp dụng được những nội dung về đạo đức, nhận thức và những nguyên tắc nền tảng vào doanh nghiệp, khách hàng.

Kỹ thuật phân tích

Áp dụng vào giải quyết vấn đề cụ thể trong từng điều kiện thực tế khác nhau, đồng thời tạo lập các báo cáo tài chính, chứng từ, sổ sách đáp ứng các nhu cầu khác nhau.

Kỹ năng truyền thông

Có khả năng sử dụng các công nghệ phù hợp để trao đổi thông tin với các nhóm đối tượng khác nhau trong đơn vị.

Kỹ năng công nghệ

Có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại đơn vị thuộc khu vực tư và khu vực công.

Kỹ năng nhóm

Phối hợp mang tính tích cực và có tính chất tư duy phản biện với các nhân viên trong đơn vị thông qua các công việc kế toán được giao.

Giá trị xã hội

Phát triển nhận thức về sự quan trọng của cộng đồng trong quá trình sống và làm việc sau khi tốt nghiệp cũng như cộng đồng gắn liền với công việc kế toán.

Khả năng làm việc

Cho thấy được mức độ đáp ứng tốt và tối đa hóa được giá trị lợi ích đem lại trong công tác kế toán tại đơn vị.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

214

Mô hình này cho thấy, sự tập trung vào hình thành kỹ năng vì các trường cho rằng để thành công trong công việc thì kỹ năng chiếm một tỷ trọng cao hơn, bởi do chuyên môn đều được đào tạo theo đúng quy định chung của kế toán, kiểm toán của quốc gia đó.

4. Kết luận

Giáo dục đào tạo là một lĩnh vực luôn được đánh giá là quan trọng và cần dành nhiều sự quan tâm hơn nữa bởi các cơ quan Nhà nước cũng như các tổ chức nghề nghiệp trong một quốc gia. Trong tất cả các lĩnh vực thì kế toán, kiểm toán luôn là một ngành được hầu hết các trường đại học, cao đẳng tập trung hướng đến sự đào tạo. Điều này cho thấy, nguồn nhân lực về kế toán càng phải được nâng cao không những cả về số lượng mà còn chất lượng của sản phẩm đầu ra. Bài viết đã giới thiệu ba trường phái thiết lập chuẩn đầu ra hiện nay trên thế giới. Qua đây, các trường của Việt Nam có thể nghiên cứu để có những sự thay đổi, điều chỉnh chuẩn của trường mình sao cho vừa phù hợp với thực tế nhà trường, và vừa theo tiến trình hội nhập chung quốc tế hiện nay.

-----------------------

Tài liệu tham khảo Abdulaziz, T. & Karim, M (2013). Management accounting practices in the public sector of developing countries. African Journal of Accounting, Auditing and Finance, vol. 2, no. 2.

Gert, P (2012). The Role of Management Accountants in New Public Management. Financial Accountability & Management, vol. 28, no. 4, pp. 378–394.

Irvine, L. & Elisa, W (2004). The diffusion of management accounting innovations in the public sector: a research agenda. Management Accounting Research, vol. 15, no. 3, pp. 355–374.

Jan, V. H. & Shahzad, U (2016). Public sector management accounting in emerging economies: A literature review. Critical Perspectives on Accounting.

Lisa, A. & Anders, B (2005). The role of the Management Accountant in the Swedish Public Sector. Department of Business Administration, Accounting and Finance.

Nagalinagm, N., Mangala, F. & Kumudinie, D (2015). The Development of Public Sector Accounting and Financial Reporting in Sri Lanka. International Journal on Governmental Financial Management, vol. XV, no 2, pp. 70-88.

Ross, H. M. & Harun, H (2014). Public Sector Accounting Reform at Local Government Level in Indonesia. Financial Accountability and Management, vol. 30, no. 2, pp. 238-258.

Susan, N (2015). Public sector accounting: shifting concepts of accountability. Public Money & Managementvol. 35, no. 5, pp. 371-376.

Vicente, P. & Lourdes, T (2003). Reshaping Public Sector Accounting: An International Comparative View. Canadian Journal of Administrative Sciences, vol. 20, no. 4, pp. 334–350.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

215

ĐÀO TẠO THẠC SĨ KẾ TOÁN TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRONG NƯỚC HIỆN NAY

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

TS. Phan Thanh Hải Trưởng Khoa Kế toán - Đại học Duy Tân

Hiện nay, trên tinh thần của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành theo Thông

tư 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/05/2014, các trường đại học được Bộ GDĐT cấp phép đều xây dựng các Quy định về đào tạo, trên cơ sở lựa chọn theo định hướng nghiên cứu; hoặc theo định hướng ứng dụng; hoặc thực hiện cả hai chương trình một cách song song. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên cơ sở kinh nghiệm và thực tiễn của việc tổ chức và thực hiện quá trình đào tạo tại ĐH Duy Tân, kết hợp việc khảo cứu một số các nghiên cứu đã công bố, tác giả đề xuất một số vấn đề cần đổi mới từ phía cơ sở đào tạo trong việc quá trình thực hiện việc đào tạo bậc Thạc sĩ kế toán, theo hướng ứng dụng hay nghiên cứu. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và uy tín của cơ sở đào tạo đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Từ khóa: Thạc sĩ kế toán, định hướng ứng dụng, định hướng nghiên cứu, chất lượng đào tạo Đặt vấn đề

Chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ kế toán theo hướng ứng dụng nói chung tại các cơ sở đào tạo đều có mục tiêu chính, đó là giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; Có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; Có khả năng phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; Có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, để tiếp tục tham gia Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ. Trong khi đó, chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp, để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; Có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; Có thể tiếp tục tham gia Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

Như vậy, có thể nhận thấy, sự khác biệt giữa 02 chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ ở các cơ sở đào tạo hiện nay. Bài viết có hàm ý nhấn mạnh điểm khác biệt giữa hai chương trình đào tạo này trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị đổi mới, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Kế toán trong thời gian tới.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

216

Thực trạng đào tạo Thạc sĩ kế toán ở nước ta hiện nay

Theo như trình bày ở trên, xuất phát từ Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT, ngày 15/05/2014, thuật ngữ “Đào tạo Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng” mới chỉ thực sự được đề cập đến trong thời gian gần đây. Từ trước cho đến thời điểm có Thông tư này, các cơ sở đào tạo được cấp phép và thực hiện quá trình đào tạo bậc Thạc sĩ kế toán đều thực hiện nhất quán việc đào tạo học viên theo định hướng nghiên cứu hàn lâm. Việc chuyển đổi từ mô hình đào tạo theo định hướng nghiên cứu hàn lâm sang mô hình đào tạo theo định hướng ứng dụng mới chỉ được diễn ra tại số ít các trường đại học, các học viện lớn trong cả nước; Số lượng các cơ sở đào tạo duy trì song song mô hình đào tạo theo cả 02 định hướng chỉ được thực hiện một cách chuyên nghiệp tại một vài trường, đơn vị đào tạo có uy tín và thương hiệu lớn về khối ngành kinh tế như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TPHCM, Học viện Tài chính,… Còn lại, hầu hết các cơ sở được phép đào tạo bậc Thạc sĩ ngành kế toán, đều tồn tại một số các thực trạng sau đây:

Thứ nhất, nhiều cơ sở đào tạo được cấp phép đào tạo bậc thạc sĩ kế toán, chỉ có 01 chương trình đào tạo duy nhất. Chương trình này được xây dựng và đi vào thực tế đào tạo nhưng chưa được sửa đổi, cập nhật theo tinh thần của Thông tư 15/2014/TT-BGD&ĐT. Chính vì vậy, đối tượng tuyển sinh chưa được phân loại ngay từ đầu, chuẩn đầu ra, mục tiêu đào tạo dùng chung cho các đối tượng học viên khác nhau. Ví dụ cho vấn đề này, đó là việc chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong 01 lớp cao học về Kế toán có học viên là giảng viên trong các cơ sở đào tạo, có học viên thì công tác trong các đơn vị sự nghiệp, hành chính công nhưng cũng có các học viên thì công tác trong các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh… Chính đối tượng học viên không đồng nhất về mục tiêu học tập, có thế mạnh và hạn chế khác nhau, do đó áp dụng 01 quy trình đào tạo chung thì rất khó đạt được yêu cầu về mặt chất lượng.

- Thứ hai, quá trình tổ chức triển khai công tác đào tạo thực sự chưa phân biệt theo định hướng đào tạo nào? Hoặc có phân biệt thì chỉ về mặt hình thức trên văn bản chứ trong thực tiễn tổ chức thực hiện thì không có gì khác biệt giữa 2 định hướng.

Điều này được thể hiện cụ thể đó là trong quá trình đào tạo bậc thạc sĩ hầu hết được các cơ sở đào tạo xây dựng theo 02 hướng: Học tập trung với thời gian khoảng 2 năm (04 học kỳ) hoặc học không tập trung với thời gian đào tạo từ 2,5 - 3 năm (05 đến 06 học kỳ). Tuy nhiên, về cơ bản đó chỉ là sự tổ chức quá trình đào tạo phân chia theo thời gian học tập của học viên còn nội dung chương trình đào tạo về cơ bản không có gì khác biệt lớn, không phân chia rõ rệt định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng. Thông thường, học viên phải học các học phần bắt buộc và tự chọn, chiếm khoảng 3/4 thời gian của khóa học, 1/4 còn lại học viên thực hiện việc viết luận văn thạc sĩ và bảo vệ trước hội đồng chấm. Các nội dung môn học được thiết kế trong chương trình về cơ bản, chỉ đáp ứng yêu cầu nâng cao kiến thức về mặt lý thuyết hàn lâm, thiếu đi các môn học trang bị các kỹ năng, kiến thức ứng dụng thực tiễn.

- Thứ ba, Sản phẩm quan trọng nhất trong quá trình học tập ở bậc Thạc sĩ kế toán, chính là luận văn tốt nghiệp. Do định hướng mục tiêu ban đầu của chương trình đào tạo một số trường chưa rõ rang, chính vì vậy, việc xác định hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu phụ thuộc rất lớn vào cảm tính của học viên và giáo viên hướng dẫn.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

217

Theo Nguyễn Đình Thọ (2016) thì nghiên cứu hàn lâm là nghiên cứu để hình thành tri thức mới và kết quả nghiên cứu chủ yếu nhằm vào mục đích trả lời cho các câu hỏi về bản chất lý thuyết của khoa học. Hay nói cách khác như Kerlinger (1986) thì nghiên cứu hàn lâm có mục đích xây dựng và kiểm định các lý thuyết khoa học sử dụng để giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học. Cũng chính vì vậy các học viên theo học chương trình đào tạo Thạc sĩ, có thể chọn hướng nghiên cứu hàn lâm với tính mới như yêu cầu của luận án tiến sĩ. Tuy nhiên, các luận văn thạc sĩ theo hướng này có thể lặp lại các nghiên cứu hàn lâm khác trên thế giới, nhưng cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam (Nguyễn Phong Nguyên và Đoàn Ngọc Quế, 2016).

Trong khi đó, nghiên cứu ứng dụng là nghiên cứu để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn. Nghiên cứu theo định hướng ứng dụng mang tính thị trường hơn nghiên cứu hàn lâm. Nghiên cứu ứng dụng trong kinh doanh, là nghiên cứu tập trung cụ thể vào việc thiết kế những giải pháp, chính sách của DN và những chính sách, giải pháp này đã được kiểm chứng và ủng hộ bởi cơ sở lý thuyết đã được thừa nhận (Van Aken và cộng sự, 2012).

Như vậy, có thể nhận thấy, 02 mô hình đào tạo theo 02 định hướng khác nhau thì luận văn tốt nghiệp của học viên cũng phải được đánh giá theo các tiêu chí, yêu cầu khác biệt. Tuy vậy, trên thực tế, việc xây dựng quy trình nghiên cứu để định hướng cho học viên ngay trước thời điểm giao đề tài không được nhiều cơ sở đào tạo chú trọng, chủ yếu là “giao khoán” cho trách nhiệm hướng dẫn của giảng viên, giảng viên và học viên phải tự mình lựa chọn và xác định quy trình nghiên cứu. Chính vì vậy, tình trạng nội dung đề tài luận văn trùng lặp hoàn toàn hoặc một phần giữa các khóa đào tạo trong thời gian ngắn ngay chính trong bản thân cơ sở đào tạo, hoặc giữa cơ sở đào tạo này và cơ sở đào tạo khác là khá nhiều mà không thể kiểm soát được.

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Thạc sĩ kế toán trong thời gian tới

Căn cứ thực trạng phân tích ở trên, để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo bậc Thạc sĩ kế toán, tác giả mạnh dạn có một số đề xuất đối với các cơ sở đào tạo như sau:

1. Các cơ sở đào tạo phải nghiêm túc thực thi nội dung Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/05/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công bố công khai, minh bạch chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ kế toán theo 01 trong 02 định hướng hoặc áp dụng song song cả 02 chương trình đào tạo. Trước đó, phải chú trọng việc nghiên cứu xây dựng mới, cập nhật lại nội dung chương trình đào tạo sao cho đảm bảo tính tương thích với định hướng đào tạo. Ví dụ, Thạc sĩ kế toán ứng dụng thì trong cơ cấu các môn học phải có nhiều môn học thuộc về kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn; các đồ án, bài tập nhóm…. phải chú trọng đến việc nghiên cứu các tình huống thực tế diễn ra.

2. Các cơ sở đào tạo nên chú trọng việc triển khai các quy định hướng dẫn việc lựa chọn tên đề tài, xác định quy trình nghiên cứu theo các định hướng cho học viên đối với luận văn thạc sĩ.

Theo đó, các học viên thực thi luận văn theo định hướng nghiên cứu phải tập trung theo hướng tạo ra tri thức mới, đóng góp cho cơ sở lý luận và không cần thiết phải tập trung vào các đề xuất giải pháp cụ thể. Vì vậy, đề tài dạng này thường phải có tính mới trong các

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

218

khía cạnh: Khái niệm, mô hình, thang đo, phương pháp tiến hành. Quy trình theo hướng nghiên cứu là quy trình thực nghiệm bắt đầu từ việc quan sát, xây dựng lý thuyết dựa trên phương pháp quy nạp, xây dựng các giả thuyết bằng phương pháp suy diễn để kiểm định lý thuyết, thực hiện việc kiểm định giả thuyết và đánh giá kết quả thu được. (Aken và cộng sự 2012). Đặc trưng của quy trình này thông thường là các luận văn thạc sĩ với kết cấu 05 chương: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách.

Trong khi đó, các đề tài theo định hướng ứng dụng chỉ cần dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu phù hợp để thu thập dữ liệu, tiến hành công tác xử lý để tìm ra vấn đề, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp hết sức cụ thể cho một hoặc nhiều DN cụ thể trên thực tế (Nguyễn Phong Nguyên và Đoàn Ngọc Quế, 2016). Đặc trưng của quy trình này thông thường là các luận văn thạc sĩ với kết cấu 03 chương: Cơ sở lý luận; Thực trạng qua quan sát, thu thập và phân tích dữ liệu; Giải pháp và kiến nghị cụ thể.

3. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu trong cơ sở đào tạo. Đẩy mạnh công tác quan hệ DN, mời các nhà quản lý doanh nghiệp, hội nghề nghiệp, các lãnh đạo, chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan… tham gia giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo, nhằm gia tăng tính thực tiễn, nhận diện vấn đề thực tế của học viên trong quá trình học tập. Không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, tham khảo cập nhật chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế, lấy ý kiến phản hồi của học viên trong và sau quá trình đào tạo. Tăng cường công tác rà soát, đối chiếu tránh hiện tượng trùng lắp trong các khâu đăng ký, triển khai và nghiệm thu luận văn thạc sĩ. Nâng cao tiêu chuẩn đầu ra đặc thù theo các định hướng đào tạo khác nhau (Ví dụ, chuẩn ngoại ngữ của Thạc sĩ kế toán nghiên cứu, chắc chắn sẽ phải cao hơn so với chuẩn của thạc sĩ kế toán ứng dụng).

Trên đây là một số phân tích và đề xuất của tác giả đối với thực tiễn công tác đào tạo bậc Thạc sĩ kế toán, tại các cơ sở đào tạo trong nước hiện nay. Tác giả hi vọng, nội dung bài viết của mình sẽ mang lại đóng góp nhỏ bé trong sự thành công chung của Hội thảo quốc gia được tổ chức lần này.

--------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 15/2014/TT-BGD&ĐT, ngày 15/05/2014, về quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ. 2. Đại học Kinh tế quốc dân (2015), Quyết đính số 15/QĐ-ĐHKTQD, ngày 15/01/2015, về quy định đào tạo trình độ thạc sĩ. 3. Nguyễn Đình Thọ (2016), Phương pháp tập mờ QCA và nghiên cứu khoa học kinh doanh tại Việt Nam, NXB Kinh tế TPHCM. 4. Nguyễn Phong Nguyên, Đoàn Ngọc Quế (2016), Bàn về nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng ở bậc học Thạc sĩ ngành kế toán, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Những xu hướng mới trong nghiên cứu kế toán trên thế giới và yêu cầu đổi mới nội dung giảng dạy kế toán đối với các bậc đào tạo của trường ĐH Kinh tế TPHCM, tháng 10/2016. ISBN: 978-604-922-400-3. 5. Van Aken, J., Berends, H., & Van der Bị, H. (2012), Problem solving in Organizations: A Methodological Handbook for Business and Management Students. 2nd Edition. Cambridge University Press.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

219

VỀ ĐÀO TẠO CHUYÊN GIA KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM

Ths. Đường Thị Quỳnh Liên Khoa Kinh tế - Đại học Vinh

Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự

vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp (DN), nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong DN. Kế toán là một nghề cũng giống như nhiều nghề chuyên môn khác, nghĩa là phải có chức danh nghề nghiệp để đánh giá theo từng cấp độ chuyên môn nghiệp vụ, của những người làm việc trong lĩnh vực kế toán. Do đó, đào tạo chuyên gia kế toán ở Việt Nam không những là một tất yếu khách quan mà còn là vấn đề thời sự cấp bách, trong giai đoạn hiện nay.

Từ khóa: chuyên gia kế toán, đào tạo kế toán, kế toán, nghề kế toán

Kế toán cần ở mọi DN, tổ chức, đất nước, thể chế và ở những nước càng phát triển - chuyên môn kế toán càng được đánh giá cao và kèm theo là cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến cho người có chuyên môn cao trong lĩnh vực này.

Ngày nay, kế toán là một trong những ngành nghề được đánh giá cao nhất trong lĩnh vực kinh doanh. Tại Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand,… kế toán được liệt kê trong danh sách các ngành nghề có yêu cầu lao động cao và người ngoại quốc có chuyên môn kế toán phù hợp, sẽ được cộng điểm khi xin định cư tại các nước này.

Kế toán không chỉ đơn thuần là tiền, mà còn là những con số khiến cả thế giới xoay quanh. Những thách thức kinh tế thế giới gần đây chỉ ra rằng, hiện nay hơn bao giờ hết, kế toán phải đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của môi trường kinh doanh năng động hiện tại. Thậm chí, trong bối cảnh nền kinh tế đi xuống, vẫn có nhu cầu về những kế toán trẻ chuyên nghiệp có bằng cấp trên khắp thế giới, nhờ những kiến thức sâu rộng mà họ có thể mang tới cho một DN.

Những năm qua, đặc biệt từ năm 1995 đến nay, kế toán Việt Nam đã và đang được hoàn thiện một cách căn bản, nhằm thực sự trở thành công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế tài chính ở tầm vĩ mô. Song trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực hiện nay, đòi hỏi kế toán không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia, mà phải mang tính toàn cầu. Vì vậy, ở Việt Nam cũng cần phải có các chuẩn mực nghề nghiệp, chức danh nghề nghiệp, đảm bảo sự hành nghề theo những nguyên tắc và chuẩn mực thống nhất. Nghĩa là, phải đào tạo chuyên gia kế toán đạt tiêu chuẩn.

1. Mục tiêu đào tạo chuyên gia kế toán

Chuyên gia kế toán cần được coi là một chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Những ai đạt được chức danh này, phải là những người có trình độ chuyên môn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

220

nghiệp vụ cao, có đủ khả năng về lý luận và thực tiễn để hành nghề độc lập, xử lý những vấn đề nghiệp vụ một cách thành thạo. Đồng thời, phải có đủ các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những công việc, sản phẩm dịch vụ do mình cung cấp.

Ở Việt Nam, cần thiết phải đào tạo chuyên gia kế toán, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế và nâng cao trình độ chuyên môn trên lĩnh vực kế toán, kiểm toán ngang tầm với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, đào tạo chuyên gia kế toán ở Việt Nam hiện nay, cần phải nhận thức đầy đủ các mặt sau đây:

Về mục tiêu: Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán theo định hướng chuyên gia. Sinh viên ra trường, có khả năng thực hiện các nghiệp vụ về kế toán, phân tích dự báo tài chính trong các DN và tổ chức khác; Nghiên cứu, giảng dạy về kế toán trong các cơ sở giáo dục Đại học và các cơ sở nghiên cứu; Có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, để trở thành các nhà lãnh đạo, các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán. Đào tạo đội ngũ chuyên gia kế toán, nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn được công nhận trên phạm vi quốc gia, ngang tầm với các nước trong khu vực và quốc tế.

Thiết lập cơ sở pháp lý và các yếu tố hành chính, để Chính phủ công nhận chức danh chuyên gia kế toán.

Định hướng cơ bản về đào tạo chuyên gia kế toán

Đào tạo chuyên gia kế toán, phải trên cơ sở kết hợp các yếu tố cơ bản như quy định của Liên đoàn kế toán quốc tế, kinh nghiệm đào tạo chức danh này ở các nước có nền kinh tế phát triển và phù hợp với những đặc điểm của Việt Nam.

Đào tạo chuyên gia kế toán, cần phải tính đến sự phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ. Đồng thời, phải đảm bảo tính cơ cấu về cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực kế toán.

Đào tạo chuyên gia kế toán cần phải xác định được lộ trình, quy trình đào tạo và các phương án cụ thể trong đào tạo. Đồng thời, để có những chuyên gia kế toán được đào tạo, đòi hỏi phải đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương thức đào tạo kế toán. Về chương trình đào tạo, cần đa dạng hơn, linh hoạt hơn cho các chuyên ngành kế toán. Về nội dung, cần phong phú về kiến thức, để vừa đảm bảo những kiến thức lý thuyết cơ bản, có tính nguyên lý, đạo lý và khoa học vừa có tính thực tiễn. Khoa học kế toán có tính độc lập và khá hoàn chỉnh cả về nội dung và phương pháp luận, nhưng dựa trên nền tảng của khoa học quản lý và lý thuyết tài chính. Vì vậy, nội dung đào tạo không chỉ bao hàm những kiến thức mang tính nguyên lý, nguyên tắc của kế toán, kiểm toán, không chỉ kỹ năng về phương pháp kế toán, kiểm toán, mà rất cần những kiến thức về lý thuyết kinh tế, quản lý kinh tế và tài chính,... Kiến thức về kế toán, không chỉ dừng lại ở phương pháp kế toán, phương pháp xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính mà quan trọng hơn là kỹ năng tổ chức thu thập, đánh giá thông tin, kỹ năng sử dụng thông tin do kế toán xử lý và cung cấp, do kiểm toán đã kiểm tra, đánh giá và xác nhận.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

221

2. Các vấn đề liên quan đến đào tạo chuyên gia kế toán

Để đào tạo chuyên gia kế toán ở Việt Nam, mang tính khả thi và đạt hiệu quả mong muốn, cần giải quyết tốt các vấn đề cụ thể sau đây:

Thứ nhất, Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ có quyết định, công nhận về mặt pháp lý chức danh chuyên gia kế toán.

Thứ hai, Lập đề án, lựa chọn mô hình, phương án và lộ trình đào tạo chuyên gia kế toán.

Thứ ba, Xây dựng chương trình khung và nội dung, quy trình đào tạo, nguồn kinh phí phục vụ đào tạo.

Thứ tư, Triển khai thực hiện đào tạo thí điểm, từ đó đúc rút kinh nghiệm và thực hiện.

Hiện tại, trên thế giới, một số quốc gia đang tổ chức đào tạo chuyên gia kế toán theo mô hình sau:

- Đào tạo qua con đường Đại học. Những người tốt nghiệp Đại học chuyên ngành, tiếp tục lựa chọn để đào tạo trở thành chuyên gia kế toán, phải qua kỳ thi tuyển và kiểm tra kiến thức chuyên môn.

- Đào tạo ngoài Đại học. Những người không nhất thiết phải tốt nghiệp Đại học chuyên ngành, có thể chỉ có bằng tốt nghiệp trung học chuyên ngành kế toán, sau khi qua kỳ thi tuyển được lựa chọn vào đào tạo chuyên gia kế toán.

Nhưng thực tế, đối với Việt Nam, nên chăng chỉ đào tạo các chuyên gia kế toán qua con đường Đại học chuyên ngành, nhưng phải có thời gian thực tế công tác tại các DN, các đơn vị hành chính sự nghiệp ít nhất là 4 - 5 năm kinh nghiệm. Một số trường hợp đặc biệt, đối với những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, năng lực hiệu quả công tác tốt, thì vẫn có thể lựa chọn để đào tạo chuyên gia kế toán. Theo đó, vấn đề đào tạo chuyên gia kế toán đối với chương trình đào tạo cần được thiết kế theo các khối kiến thức, gồm các học phần. Các học phần này phải mang tính lý luận tổng hợp, kiến thức chuyên sâu và nhiều tình huống thực tế. Cuối khoá học, ngoài việc thi hết các học phần, các học trình, học viên phải hoàn thành một đề tài hoặc đề án xử lý những tình huống cụ thể. Về thời gian đào tạo, ít nhất là 1 năm và có thể tổ chức theo mô hình đạo tạo tập trung, hoặc đào tạo không tập trung.

Về tổ chức đạo tạo và quản lý

Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì, trong việc tổ chức đào tạo chuyên gia kế toán và giao cho một số đơn vị có đủ khả năng, điều kiện phối hợp đào tạo.

Lựa chọn giảng viên tham gia khoá đào tạo chuyên gia kế toán, trước hết phải là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực phù hợp với chuyên môn. Các giảng viên này có thể là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, các Chuyên viên cao cấp thuộc lĩnh vực phù hợp, có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các trường đại học, các Bộ, Ngành trong nước, đồng thời, có thể là chuyên gia nước ngoài. Trước mắt, yêu cầu đội ngũ giảng viên kế toán phải tự tham khảo thêm các tài liệu nước ngoài, để thiết kế bài giảng sát thực và sinh động hơn. Điều này

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

222

đặt ra một tiêu chí tuyển dụng giảng viên kế toán thời kỳ mới là phải thành thạo tiếng Anh, hay tối thiểu, phải đọc được và tham khảo được nguồn tài liệu nước ngoài. Việc thiết kế chương trình đào tạo kế toán bậc Đại học, nên theo hướng tích hợp với các chương trình dự thi lấy chứng chỉ hành nghề CPA Việt Nam và cao hơn nữa, là chứng chỉ ACCA, CPA Úc,…

----------------------------

Tài liệu tham khảo 1. PGS.TS Đặng Văn Thanh, Đổi mới chương trình, nội dung và cách thức đào tạo Kế toán - Kiểm toán ở bậc đại học, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số 5/2011 2 PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh, Chức danh nghề Kế toán – CPA Việt nam – Với thực trạng đào tạo kế toán hiện nay, Đại học Kinh tế TP.HCM 3. PGS.TS Vũ Hữu Đức, Đào tạo Kế toán Việt Nam – Tiềm năng và thách thức, Đại học mở TP.HCM 4. Ths. Nguyễn Đào Tùng, Nghề kế toán - rộng mở cơ hội việc làm và thăng tiến, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 5. Ths. Nguyễn Thị Hương Liên - Mô hình nào cho giảng dạy kế toán trong các trường ĐH Việt Nam, ĐH Quốc gia Hà Nội 6. Ths. Phạm Bích Ngọc, Tính cấp thiết của việc đào tạo chuyên gia kế toán hiện nay, Học viện Tài chính.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

223

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN

Lương Thị Thủy Đại học Tây Bắc

Kế toán là bộ phận không thể thiếu được trong bất kỳ một tổ chức hoạt động kinh

doanh nào. Các doanh nghiệp (DN) đang cần nguồn nhân sự kế toán có chất lượng cao, để đáp ứng nhu cầu quản lý này. Số lượng sinh viên (SV) được đào tạo ra trong ngành này không thiếu, nhưng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu công việc. Từ thực tế đó, các cơ sở đào tạo nghề, các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước đang nỗ lực đổi mới chương trình đào tạo kế toán, chú trọng vào thực hành nghiệp vụ, để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của DN. Nhìn vào tính cấp thiết và thực trạng trên, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần thực hành kế toán.

Từ khóa: Giảng dạy thực hành kế toán, Nghiệp vụ kế toán, Đề xuất giải pháp.

1. Sự cần thiết của việc giảng dạy thực hành nghiệp vụ kế toán

Thứ nhất, thực trạng cho thấy, phần đông các DN hiện nay tuyển dụng kế toán đòi hỏi SV phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm, tuy nhiên các DN (DN) đã đưa ra ý kiến chung rằng: “SV ngành kế toán sau tốt nghiệp 5 năm đầu tiên là học việc” , nhiều kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, tính thực hành – thực tế trong công việc của SV còn yếu. SV tốt nghiệp các cơ sở đào tạo về kế toán rất ít người có thể (hoặc trong thời gian ngắn sau khi được tuyển dụng có khả năng) bắt tay ngay vào công việc kế toán. Đa số các DN phải bỏ ra khá nhiều chi phí, thời gian cho công tác đào tạo lại. Điều này do cách thức giảng dạy ở các trường chủ yếu chuyên tâm vào lý thuyết sách vở, quá chú tâm với hệ thống tài khoản và chế độ kế toán mà lại xem nhẹ những kiến thức, kỹ năng của kế toán viên mà các DN thực sự cần thiết. Đào tạo tại các cơ sở chỉ mang nặng về lý thuyết, mà chưa gắn với thực hành nghề nghiệp. SV mới tốt nghiệp khi được tuyển dụng, gần như rất yếu các kỹ năng thực hành nghề nghiệp kế toán.

Thứ hai, Kế toán là một chuyên ngành mang tính logic cao, nên nếu áp dụng được phương pháp dạy và học hợp lý, sẽ rất thuận lợi trong việc khai thác sự chủ động, sáng tạo của người học, phát huy được nguyên lý “Nắm bắt bản chất - học ít biết nhiều”. SV được thực hành kế toán, là cở sở để người học nắm bắt, tổng hợp kiến thức lý thuyết đã học, vận dụng thực hành kế toán, tiếp cận gần hơn với thực tiễn. Một nghịch lý mà các DN nhận định: SV ngành kế toán khi phỏng vấn xin việc luôn quan tâm trả lời Nợ/Có, mà không hiểu ý nghĩa bản chất của vấn đề được nêu ra.

Thứ ba, đào tạo nghiệp vụ kế toán xuất phát từ yêu cầu thị trường đào tạo nghề nghiệp. Sau một thời gian tương đối dài, đào tạo kế toán dễ dàng thu hút được một lượng lớn các học viên, không chỉ các trường khối kinh tế mà đa số các trường kỹ thuật cũng tham gia đào tạo

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

224

kế toán. Tuy nhiên, do cung vượt quá cầu, thị trường lao động bão hòa,… số lượng học viên kế toán có việc làm đúng ngành nghề đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp. Học viên ít, cơ sở đào tạo kế toán lại quá nhiều, trong quá trình cạnh tranh khốc liệt này có thể khẳng định việc tăng cường thực hành nghề nghiệp, đưa người học đến gần với thực tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu, để các cơ sở đào tạo kế toán tồn tại và phát triển.

Thứ tư, đào tạo kế toán theo hướng tăng cường thực hành nghiệp vụ, để phù hợp với sự phát triển của khoa học – công nghệ và sự phát triển của kinh tế tri thức. Hiện nay, ở nước ta ước tính phải trên 80% DN đã sử dụng các phần mềm kế toán (ngoại trừ một số DN có quy mô rất nhỏ hoặc mới thành lập chưa kịp trang bị phần mềm kế toán), ngay cả những DN chưa sử dụng phần mềm kế toán, các kế toán viên đa số cũng được trang bị máy tính và sử dụng bảng tính Excel trong công việc. Nhưng trong giảng dạy, đa số các cơ sở đào tạo lại tách biệt việc trang bị kiến thức, kỹ năng kế toán và việc áp dụng công nghệ nên việc ứng dụng công nghệ, vào học tập rất hạn chế.

Thứ năm, đào tạo kế toán theo hướng tăng cường thực hành nghiệp vụ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho các đối tượng liên quan:

− Lợi ích đối với người học: SV khi tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức về lý thuyết, thực hành, thực tế công việc, yêu cầu của DN; Những quy định của pháp luật về tài chính kế toán, thuế, công cụ phần mềm kế toán. Đảm bảo chất lượng đào tạo, có được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Sự vững vàng về kiến thức là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp lâu dài.

− Lợi ích đối với nhà trường – cơ sở đào tạo Kế toán: Tạo sự đột phá trong đào tạo, gắn liền giữa đào tạo lý thuyết và thực hành, thực tế đảm bảo được chất lượng đào tạo theo tuyên bố chuẩn đầu ra của ngành Kế toán DN sẽ khẳng định được uy tín, thương hiệu của nhà trường.

− Lợi ích đối với DN – người sử dụng lao động: Từ việc thay đổi cách tiếp cận với thực tế công tác kế toán cho SV giúp cho các DN dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nhân sự kế toán đáp ứng nhu cầu quản lý DN mình. DN giảm bớt chi phí đào tạo, và hạn chế tình trạng “cầm tay chỉ việc”, đáp ứng mục đích của đơn vị là tuyển nhân sự vào làm việc chứ không phải tuyển nhân sự vào học việc.

2. Thực trạng giảng dạy các học phần thực hành nghiệp vụ kế toán

Thực trạng đào tạo ngành Kế toán hiện nay có thể đánh giá rằng: “Nội dung môn học vẫn còn nặng về lý thuyết thuần túy. Mặc dù, trong mấy năm gần đây, nhiều trường đại học, học viện đã có những đổi mới tích cực trong phương pháp giảng dạy theo hướng giảm giờ lý thuyết, tăng giờ thực hành và giờ tự học của SV. Tuy nhiên, hiệu quả của việc này còn quá thấp, vì cơ sở vật chất và kinh phí của các trường thường quá thiếu. Mặt khác, sự phối hợp với các DN để SV đi thực tập tốt nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thời gian thực tập ít, thậm chí chỉ là hình thức” (GS.TS. Ngô Thế Chi – Giám đốc Học viện Tài chính). “Các trường bắt buộc phải tuân thủ chương trình khung của Bộ, trong đó các môn học bắt buộc thuộc phần giáo dục đại cương còn chiếm khối lượng khá lớn, khiến cho việc giảm tải chương trình gặp nhiều khó khăn. Phương pháp giảng dạy vẫn thầy đọc trò chép và làm bài tập được thay bằng

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

225

công thức “Thầy giảng, trò nghe và làm bài tập”. Cách làm này tưởng chừng như đã đổi mới phương pháp dạy học, nhưng không đảm bảo kiểm soát tất cả người học phải làm việc và không đảm bảo nâng cao kiến thức cho người học ở trình độ cao, người học chỉ học được những gì thầy dạy” (TS. Nguyễn Khắc Hùng, Trường ĐH Sài Gòn).

Ở trên là những nhận định chung về đào tạo ngành Kế toán ở nước ta hiện nay, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, hiện có rất nhiều trường Đại học đang dần chú trọng đổi mới chương trình đào tạo, hướng tới tăng cường thực hành nghiệp vụ Kế toán. Trong một nghiên cứu “Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán tại trường Đại học Tây Bắc” của NCS. Ths. Vũ Thị Sen – trưởng bộ môn Kế toán – Khoa Kinh Tế - Trường Đại học Tây Bắc và các thành viên đã khảo sát và đánh giá chương trình đào tạo ngành Kế toán tại Trường Đại học Tây Bắc và đề xuất triển khai chương trình đào tạo SV ngành Kế toán đổi mới theo hướng tăng cường thực hành nghiệp vụ. Từ khóa K53 Đại học Kế toán và K54 Cao đẳng Kế toán, bộ môn Kế toán – Khoa Kinh tế - trường Đại học Tây Bắc bắt đầu đưa vào chương trình giảng dạy chuyên ngành Kế toán các học phần thực hành phong phú theo lĩnh vực và theo loại hình đơn vị: Thực hành trên excel kế toán DN sản xuất, kế toán DN xây lắp, kế toán công, ... chưa kể đến các học phần Kế toán máy tương ứng, sử dụng phần mềm kế toán Misa để SV ngành Kế toán của trường được tiếp cận thật gần với công việc của một kế toán thực sự. Trước khi bước vào các học phần thực hành, SV được làm quen với công việc kế toán từ môn học Tổ chức hạch toán kế toán. Theo đó, người học thực hành ghi sổ kế toán hoàn toàn thủ công, từ việc lập các chứng từ cho đến việc phản ánh các thông tin đó lên các sổ kế toán liên quan và lập các báo cáo theo từng hình thức ghi sổ và từng phần hành kế toán cụ thể, phục vụ theo yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của DN. Sau môn học này, SV được học và thực hành công việc kế toán trên excel và phần mềm kế toán Misa. Hiện đã có Khóa K53, Đại học Kế toán và K54 Cao đẳng Kế toán tốt nghiệp, các khóa sau là K54 đến K57 Đại học Kế toán đã và đang được học tập theo chương trình chú trọng thực hành.

Cùng hướng SV theo chương trình tăng cường thực hành, nhưng khác với chương trình đào tạo của Đại học Bây Bắc, Khoa Kế toán – Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp lại tăng cường thực hành nghiệp vụ cho SV theo hướng hoàn toàn thủ công. Sinh viến tiếp cận và hoàn thiện toàn bộ hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán dựa trên các nghiệp vụ - bài tập lớn Giáo viên giao theo các hình thức ghi sổ và theo từng môn học cụ thể. Qua cách làm thủ công này, SV được rèn luyện tính tỷ mỉ, cẩn thận, hình dung được quy trình lên sổ kế toán một cách rõ ràng, tuy nhiên còn hạn chế về việc chuẩn bị và nhận biết chứng từ cho các nghiệp vụ kinh tế. Hơn nữa, việc thực hành hoàn toàn thủ công viết tay trên giấy không thực sự là phù hợp với thực tế xã hội. Bù lại, ưu điểm của chương trình đào tạo này là, Khoa Kế toán đã đưa vào giảng dạy các học phần kế toán máy trên phần mềm Misa và Fast, là những phần mềm được sử dụng khá phổ biến, giúp học sinh tiếp cận gần hơn với việc ứng dụng tin học trong học tập và làm việc.

Ngoài ra, còn rất nhiều cơ sở đào tạo nghề, trường Cao đẳng, Đại học cũng đang dần đổi mới phương pháp dạy học tăng cường thực hành nghề nghiệp cho SV, nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và nhà tuyển dụng. Điều này hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả đào tạo tích cực và giúp người học tự tin trước cơ hội tìm kiếm việc làm đúng chuyên ngành. Tuy nhiên, vấn đề

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

226

đặt ra là: Giảng dạy các môn thực hành kế toán đang dần như một xu thế tất yếu, vậy làm sao để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn thực hành này?

3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy thực hành

Giảng viên trực tiếp giảng dạy: Giảng viên trực tiếp giảng dạy học phần thực hành là người có ảnh hưởng lớn nhất và trực tiếp tới hiệu quả giờ dạy, bởi vậy những giải pháp đề xuất mang tính cụ thể, gần gũi nhất:

− Cụ thể, trong từng tiết học:

Chuẩn bị chu đáo nội dung và thiết kế giáo án, đề cương chi tiết trước giờ thực hành: Lập kế hoạch dạy học chi tiết cho từng tiết thực hành, thể hiện rõ ràng nhiệm vụ tiết học, mục tiêu kết quả cần đạt được và hình thức kiểm tra kết quả thực hành của SV. Đối tượng SV phong phú với nhiều mức độ tiếp thu khác nhau, cần thiết kế giáo án phù hợp để phát huy tính chủ động của SV. Gợi nhớ lý thuyết để vận dụng và hướng SV vào bản chất nghiệp vụ, ghi nhớ quy trình từ đó xác định những chứng từ cần thiết lập và thu thập cho mỗi nghiệp vụ hơn là chỉ định khoản Nợ/Có.

Điều hành tổ chức giờ dạy: Điều quan trọng trong tiết thực hành là, giảng viên phải tổ chức và điều khiển các đối tượng SV trên lớp. Để lôi cuốn được các SV cùng tham gia thực hành, có thể chia lớp học thành các nhóm học tập (tùy theo quy mô lớp và năng lực người học để chia nhóm). Với việc chia nhóm, SV có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau, chứ không chỉ thụ động tiếp thu từ giáo viên. Giáo viên hướng dẫn SV các kỹ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu bằng máy chiếu cho SV quan sát. Tổ chức hướng dẫn SV thực hành, gợi mở, khuyến kích SV tích cực hoạt động. Đồng thời, quan sát, theo dõi và bổ trợ SV khi cần.

Chia nhỏ nội dung thực hành: Nội dung thực hành của mỗi học phần kế toán thường có dung lượng khá lớn, giảng viên có thể giảm nhẹ việc học thực hành bằng cách chia nhỏ các nội dung trong mỗi phần thực hành: Thực hành hoàn thiện bộ chứng từ, thực hành lên sổ sách và báo cáo. Có thể kết hợp chúng với nhau để tránh sự nhàm chán, tuy nhiên sâu chuỗi và liên kết lại để tránh phá vỡ sự logic vốn có của Kế toán.

Tìm sự hỗ trợ từ SV khá - giỏi: Trong quá trình dạy học, giảng viên quan sát và phát hiện những SV học tốt, tiếp thu nhanh, giao nhiệm vụ để chính các học sinh này sẽ đóng vai người hỗ trợ, có nhiệm vụ giải thích và hướng dẫn các bạn cùng nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ của giờ thực hành. Việc này giúp các em thoải mái trao đổi, không sợ sai, đồng thời có cơ hội để thảo luận, tăng kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm. Theo đó, cần có hướng động viên khuyến khích các em, tạo động lực để SV thi đua và hợp tác nhóm hiệu quả.

− Đối với toàn môn học:

Giảng dạy thực hành nghiệp vụ kế toán phải bắt đầu từ việc “dành nhiều thời gian dạy người học về phương pháp, kỹ năng, cách tự học, dạy cách sử dụng, khai thác các thiết bị,… và dạy làm người với mục đích người được đào tạo có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, có khả năng học tập suốt đời,…” (GS.TSKH Vũ Minh Giang). Theo đó, phải chuyển đổi cách học từ “nhớ” sang học để “hiểu” và học để “vận dụng”. Điều này đặc biệt phù hợp và

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

227

thiết thực với phương pháp giảng dạy, đào tạo nghiệp vụ kế toán, vì kế toán là một chuyên ngành có tính logic và hệ thống rất cao.

Cần thay đổi cách phương pháp giảng dạy, đào tạo nghiệp vụ kế toán theo hướng lấy người học làm trung tâm. Lấy người học làm trung tâm là mang lại tính chủ động, sáng tạo cho người học, trong việc tiếp thu kiến thức kỹ năng. Lấy người học làm trung tâm còn có ý nghĩa là phải dạy những gì người học cần chứ không phải là dạy những gì mà cơ sở đào tạo có khả năng thực hiện. Hướng SV tự thực hiện rèn luyện các kỹ năng cần thiết: Tỷ mỉ, cẩn thận, thành thạo chuyên môn, ứng dụng tin học và làm việc theo nhóm, ...

Áp dụng phương pháp giảng dạy thực hành nghiệp vụ Kế toán trên hệ thống bài tập tình huống mang tính hệ thống, tổng hợp cao kết hợp với việc ứng dụng phần mềm kế toán trong xử lý bài tập tình huống. Ngoài hệ thống nghiệp vụ đã xây dựng từ trước, mỗi giảng viên có thể lập một cơ sở dữ liệu với hệ thống chứng từ kế toán, nghiệp vụ kinh tế,… gần với mô hình thực tế của DN trong một kỳ kế toán và yêu cầu SV sử dụng công cụ excel hoặc phần mềm kế toán, để thực hiện các yêu cầu (từ việc cập nhật chứng từ, cho đến việc đưa ra các BCTC). Việc xử lý bài tập tình huống tổng hợp này là phương thức tốt nhất để trang bị, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cơ bản cho SV và là yêu cầu, động lực bắt buộc học viên phải có sự liên hệ, tra cứu, vận dụng kiến thức các môn học có liên quan.

Đổi mới ngân hàng đề thi mang tính tổng hợp cao. Đề thi gồm 2 phần: Một là, phần trình bày hiểu biết về các văn bản, thông tư, quyết định liên quan đến vấn đề kế toán cụ thể theo hiểu biết của SV; Hai là, phần thực hành ứng dụng tổng hợp mỗi nội dung thực hành đều được lồng ghép, đưa vào đề thi đánh giá năng lực người học. Điều này đòi hỏi ở SV tính chủ động tìm hiểu và tự thực hành, để có được kết quả đánh giá tốt ở môn học.

Bộ môn, Khoa và Nhà trường

Tăng cường các buổi sinh hoạt chuyên đề, seminar trao đổi kinh nghiệm cách thức tổ chức tiết học thực hành hiệu quả. Lắng nghe nguyện vọng của SV, giảng viên, để có hướng điều chỉnh phù hợp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần thực hành.

Xây dựng các chương trình giảng dạy thực hành nghiệp vụ Kế toán, phải gắn với nhu cầu về nghề nghiệp của xã hội. Để thực hiện được yêu cầu này, khi xây dựng chương trình đào tạo cần dựa trên việc phân tích nghề, phân tích công việc kế toán một cách đầy đủ, khoa học. Giảm thời gian, thời lượng các học phần giáo dục đại cương, để tăng thêm thời gian học tập các học phần thực hành. Ngoài việc thực hành ở các học phần cụ thể, nên xây dựng những bộ số liệu bài tập tổng hợp, điều này giúp người học dễ dàng có được sự hình dung và cách tiếp cận hệ thống về nghề nghiệp. Những bài tổng hợp tạo sự mới lạ, còn góp phần tạo sự hứng thú, tăng sự chủ động cho SV trong việc học tập.

Nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành nghiệp vụ Kế toán phải song hành với việc nâng cao chất lượng của cán bộ giảng dạy Kế toán, theo hướng gắn với kỹ năng nghề nghiệp thực tế. Bởi vậy, cần tăng cường tập huấn kỹ năng nghề thực tế cho đội ngũ giảng viên. Thực hiện liên kết chặt chẽ với khối DN, cơ sở sử dụng lao động, nhằm nhìn ra hướng đào tạo thiết thực, theo nhu cầu xã hội, đồng thời có thêm các thông tin, tình huống nghiệp vụ thực tế. Rất

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

228

cần thiết sự tham gia vào môi trường kế toán thực tế, để giảng viên kế toán không chỉ là người nắm vững lý thuyết còn là người làm được kế toán thực tế.

Và một giải pháp đề xuất cơ bản nhất cần được đáp ứng đó là: Khoa và Nhà trường cần kịp thời trong việc hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất (máy tính, máy chiếu, phòng học, ...) để nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần thực hành. Sự thiếu thốn trong cơ sở vật chất, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả giảng dạy các học phần thực hành mà công cụ sử dụng chủ yếu là các thiết bị công nghệ. Có giải quyết được các vấn đề cơ bản thì mới có cơ sở để thực hiện giảng dạy thực hành hiệu quả, chất lượng.

-------------------------

Tài liệu tham khảo 1. Đổi mới chương trình đào tạo ngành Kế toán tại trường Đại học Tây Bắc, NCS,Ths. Vũ Thị Sen, Đại học Tây Bắc, Tạp chí Kinh tế và dự báo.

2. Nhiều bất cập trong đào tạo ngành Kế toán - Kiểm toán, Hồng Hạnh, Báo điện tử Dân trí

3. Thách thức và cơ hội trong việc đổi mới phương pháp dạy kế toán, ThS. Đào Thị Thúy Liễu – Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán.

4. Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Kế toán, trường Đại học Tây Bắc

5. Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Kế toán, trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp

6. Mô hình thực hành kế toán ảo – đáp án cho bài toán nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế toán, Ths. Nguyễn Văn Đức – Trường CĐCN – Dệt May Thời trang Hà Nội.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

229

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁC CHỨNG CHỈ NGẮN HẠN KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ths. Dương Thị Thanh Hiền - Ths. Đinh Thị Thu Hiền Khoa Kế toán – Đại học Duy Tân

Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, hiện nay rất nhiều các cơ sở đào tạo, các trung tâm

tổ chức đào tạo các chứng chỉ ngắn hạn về kế toán, kiểm toán với nhiều hình thức và nội dung học tập khác nhau. Tuy nhiên, việc đào tạo ồ ạt, không được quản lý chặt chẽ và chất lượng chưa được kiểm chứng một cách kỹ lưỡng, đặc biệt là các trung tâm, các công ty đào tạo nhỏ. Nhiều vấn đề đặt ra như quản lý, giám sát chất lượng, quy trình cấp chứng chỉ… và giải pháp cho thực trạng trên là một trong những vấn đề cần quan tâm của công tác đào tạo các chứng chỉ kế toán, kiểm toán ngắn hạn hiện nay.

Từ khóa: Công tác đào tạo, chứng chỉ ngắn hạn, kế toán kiểm toán, chất lượng đào tạo

Thực trạng công tác đào tạo các chứng chỉ ngắn hạn kế toán, kiểm toán hiện nay

Đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ kế toán, kiểm toán ngắn hạn là hoạt động nhằm làm cho người học có thêm những kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán nhất định trong khoảng thời gian dưới một năm. Mục tiêu của các chứng chỉ ngắn hạn là bồi dưỡng, cập nhật và hệ thống hoá những kiến thức cơ bản, chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán, kế toán thuế.

Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên (SV) theo học các chương trình chuyên ngành kế toán tại các trường đại học, cao đẳng ngày càng nhiều và từ đó nhu cầu việc làm cũng cạnh tranh gắt gao hơn. Theo các chuyên gia về nghề nghiệp, đến năm 2018, mức độ tăng trưởng của ngành kế toán còn tăng nhiều, có thể lên đến 22%. Ngoài những vị trí kế toán, tài chính thông thường thì những vị trí cần năng lực chuyên môn cao như giám đốc tài chính, kế toán trưởng,…của nhiều doanh nghiệp (DN) đang thiếu rất trầm trọng. Chương trình đào tạo kế toán kiểm toán tại các trường cung cấp cho SV những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc sau khi ra trường.

Bên cạnh chương trình học và bằng cấp chính tại trường, nhu cầu SV tìm đến học các chứng chỉ ngắn hạn về kế toán, kiểm toán ngày càng nhiều, một phần mong muốn hoàn thiện kiến thức, một phần muốn đáp ứng thêm yêu cầu của nhà tuyển dụng. Do đó, số lượng các trung tâm, các cơ sở, công ty chuyên đào tạo các chứng chỉ ngắn hạn nói chung và các chứng chỉ ngắn hạn riêng về kế toán, kiểm toán càng nhiều. Có thể liệt kê một vài chứng chỉ đào tạo ngắn hạn về kế toán kiểm toán như: Chứng chỉ Kế toán trưởng, Chứng chỉ thực hành kế toán và khai báo thuế, chuyên viên kế toán tin học, Chứng chỉ tập huấn, bồi dưỡng trình độ chuyên môn kế toán, Chứng chỉ hành nghề kế toán, Khóa học kế toán tổng hợp nâng cao, Chứng chỉ kỹ năng nghề… Ngoài mục đích nâng cao chuyên môn thì nhiều SV, người đã đi làm chọn học các chứng chỉ này như một giải pháp để đáp ứng yêu cầu của công việc, của nhà tuyển dụng, mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bản thân.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

230

Các cơ sở đào tạo hiện nay cũng rất đa dạng, tồn tại dưới nhiều hình thức như Trung tâm đào tạo ngắn hạn trực thuộc trường, Công ty độc lập chuyên đào tạo các chứng chỉ ngắn hạn trong đó có kế toán, Trường nghề, Cơ sở dạy nghề của Nhà nước hoặc tự phát… Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều các cơ sở kinh doanh, đào tạo các chứng chỉ liên quan đến kế toán tài chính ngắn hạn, nhưng các cơ sở này đều không đăng ký hoạt động với Sở (đăng ký chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị giảng dạy). Việc này đã gây nhiều khó khăn trong việc quản lý của cơ quan Nhà nước về dạy nghề và không bảo đảm quyền lợi cho người học. Ngoài ra, việc các trường ĐH, viện khoa học, các trung tâm đào tạo thuộc các Bộ, Ngành, các trường trung học chuyên nghiệp thuộc ngành giáo dục quản lý có tham gia đào tạo nghề kế toán ngắn hạn nhưng không thực hiện việc cấp chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ Lao động Thương binh Xã hội và không báo cáo với cơ quan Nhà nước về đào tạo nghề, cũng là những khó khăn của cơ quan quản lý về đào tạo.

Số lượng đào tạo tăng hàng năm, tỉ lệ thất nghiệp giảm là điều đáng mừng, nhưng đi kèm theo đó là chất lượng đào tạo cũng phải tăng tương xứng. Ngoài những cơ sở đào tạo kế toán uy tín, với đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, thì các trung tâm, các công ty đào tạo nhỏ vẫn đang hoạt động kém hiệu quả, chất lượng đào tạo chưa đảm bảo, cấp chứng chỉ không đúng quy trình. Thực tế rằng, đào tạo các chứng chỉ kế toán ngắn hạn chỉ giải quyết cấp bách nhu cầu học nghề của học viên, chứ thực tế khó đảm bảo chất lượng, đôi khi đào tạo chỉ để biết chứ chưa để làm. Trong khi đó, nhà tuyển dụng luôn cần những kế toán giỏi chuyên môn, không cần qua đào tạo lại hoặc các kế toán trưởng thực sự vững tay nghề.

Việt Nam chúng ta vẫn là xã hội coi trọng bằng cấp, vì vậy các chứng chỉ ngắn hạn có thể coi là giấy phép thông hành cho công việc của một số nhóm đối tượng. Một số cơ sở đào tạo còn dung túng cho hành vi cung cấp chứng chỉ giả theo yêu cầu, chưa nói đến chất lượng không có, đây là hành vi vi phạm pháp luật. Từ đây có thể khẳng định, năng lực của các cơ quan quản lý còn yếu kém, thiếu cơ chế tương tác giữa các cơ quan có chức năng kiểm soát, đánh giá, thẩm định chất lượng, chương trình đào tạo với các cơ sở đào tạo. Công tác và cơ chế quản lý còn nhiều vướng mắc, thiếu đồng bộ, chia cắt. Chưa kiên quyết đóng cửa các cơ sở đào tạo yếu kém và vi phạm nghiêm trọng các quy định trong đào tạo. Một số giải pháp và kết luận

Trên cơ sở phân tích tiến trình thực trạng và nêu ra một vài điểm bất cập đối với công tác đào tạo các chứng chỉ kế toán kiểm toán ngắn hạn, tác giả đưa ra một số các giải pháp như sau:

1. Phải xây dựng chuẩn các chứng chỉ ngắn hạn kế toán, kiểm toán, bao gồm chương trình đào tạo, giáo trình tài liệu, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, các hỗ trợ cho người học....

- Chương trình đào tạo phải được được thiết kế theo yêu cầu của người học, của DN và bởi các giảng viên lâu năm trong nghề cùng các chuyên gia tài chính, kế toán có uy tín. Sau khoá học, các học viên phải có đủ kỹ năng để thực hiện các nghiệp vụ về kế toán, lập báo cáo tài chính, khai thuế và lập báo cáo quyết toán thuế của DN… đảm bảo các yêu cầu kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành thực tế, đạo đức nghề nghiệp và phương pháp làm việc.

- Giáo trình, tài liệu phải cập nhật các quy định hiện hành và tiến đến có sự đồng nhất giữa các cơ sở đào tạo, từng bước có lồng ghép các chương trình tiên tiến nếu được.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

231

- Đội ngũ giảng viên phải có chuyên môn chuẩn, có trình độ (giảng viên chính, thạc sĩ, tiến sĩ) và có kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài trường. Với các khóa học kế toán trưởng, DN được kết hợp với các cơ sở đào tạo, các trường để bồi dưỡng thêm.

- Có các chính cách hỗ trợ cho người học như trong hoặc sau khoá học, người học được hỗ trợ miễn phí các tư vấn về chế độ và công tác hạch toán kế toán, hoặc được giới thiệu việc làm sau khi học xong.

2. Phải xây dựng tiêu chí cấp phép, hoạt động chặt chẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo các chứng chỉ ngắn hạn, có liên quan đến nghề nghiệp kế toán. Theo pháp luật Việt Nam, kinh doanh dịch vụ kế toán và giáo dục nghề nghiệp đều là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các cơ sở đào tạo phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật liên quan đến đăng ký thành lập trung tâm đào tạo kế toán ngắn hạn có cấp chứng chỉ và cung cấp dịch vụ kế toán cho DN, có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

Tiêu chí cấp phép phải rõ ràng và minh bạch: các cơ sở đào tạo phải được thành lập dưới dạng DN là Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và DN tư nhân. Phải có ít nhất hai người có chứng chỉ hành nghề kế toán, trong đó có một trong những người quản lý DN dịch vụ kế toán, phải có chứng chỉ hành nghề kế toán…

3. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng Hoạt động kiểm tra, giám sát cần được thực hiện thường xuyên, hoặc đột xuất để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các trường hợp sai phạm, hoạt động đào tạo không đúng chất lượng. Hoạt động này có thể được thực hiện thông qua việc lấy ý kiến người học về chính cơ sở đào tạo mà người học đang tham gia để hoạt động giám sát được tiến hành rõ ràng và hiệu quả. Đội ngũ những người thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thuộc các Sở, ban ngành liên quan của địa phương nơi có các đơn vị hoạt động đào tạo; thuộc các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh Xã hội,...cần đảm bảo tính độc lập, liêm chính trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Tóm lại, hiệu quả của công tác đào tạo các chứng chỉ ngắn hạn kế toán, kiểm toán hiện nay là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thực trạng vẫn còn rất nhiều các cơ sở, công ty đào tạo nhỏ, các trung tâm chưa đảm bảo yêu cầu, dẫn đến chất lượng không đạt và kéo theo nhiều hệ lụy. Trong thời gian tới, nhất thiết phải có các giải pháp đồng bộ để quán triệt và nâng cao chất lượng về nhiều mặt của hoạt động này, để đáp ứng yêu cầu người học, cũng như đáp ứng yêu cầu hội nhập của nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán trong tương lai.

-------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Khổng Hữu Lực- Phạm Vũ Quốc Bình (2016), Đảm bảo chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí giáo dục số 376 -2, tháng 2/2016. 2. Nguyễn Đắc Hưng (2016), Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay, 2016. http://www.tuyengiao.vn/Home/giaoduc/88871/Thuc-trang-va-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-hien-nay [Ngày truy cập : 28/10/2016] 3 .http://nld.com.vn/viec-lam/dao-tao-nghe-ngan-han-tha-noi--manh-ai-nay-lam-46915.htm [Ngày truy cập : 28/10/2016]

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

232

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN THỰC TIỄN

Đào Thị Minh Tâm Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm

Đào tạo gắn với thực tiễn, là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại của các trường Cao đẳng, Đại học tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì việc đưa những vấn đề của thực tiễn gắn với từng nội dung công việc của ngành nghề đào tạo vào bài học lý thuyết cho sinh viên (SV) là yêu cầu cấp thiết, để sản phẩm đào tạo của nhà trường đáp ứng được nhu cầu xã hội. Song, việc hướng cho SV tiếp cận thực tiễn ngay khi đang học trong nhà trường không phải chỉ ở những học phần thực hành, thực tập mà cần được thực hiện cả trong quá trình giảng dạy những học phần mang tính chất lý thuyết.

Học phần nguyên lý kế toán (HPNLKT) thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành của chương trình đào tạo các chuyên ngành kinh tế. Đây là học phần mang tính chất lý thuyết, nhằm cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán kế toán. Những kiến thức này hoàn toàn mới đối với các SV chuyên ngành kinh tế, vì nhiều khái niệm và thuật ngữ khó hiểu mà SV chưa hình dung được. Vậy làm thế nào, để giảng dạy HPNLKT hướng đến tiếp cận thực tiễn giúp SV chủ động tiếp thu bài giảng và gắn được nội dung học phần với công việc chuyên môn sau này. Bài viết sẽ trao đổi một số phương pháp trong giảng dạy HPNLKT, hướng SV tiếp cận thực tiễn công việc KT gắn với các nội dung trong học phần.

Từ khóa: Nguyên lý kế toán, thực tiễn, phương pháp.

1. Đặt vấn đề Thực trạng đào tạo kế toán hiện nay cho thấy, “SV tốt nghiệp ngành kế toán Việt Nam

mới ra trường, rất ít người có thể áp dụng một cách rành rọt những gì mình đã học được ở nhà trường vào công việc mà doanh nghiệp (DN) giao cho, dù là một công việc không phải là phức tạp,...”. Đây là lời nhận xét của ông Mai Thanh Tòng - Phó chủ tịch Hội KT TP.HCM tại Diễn đàn giáo dục, năm 2011.

Như vậy, có thể thấy rằng, với cách thức đào tạo như hiện nay, kết quả của việc đào tạo kế toán và nhu cầu tuyển dụng khó có thể gặp nhau. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là, chương trình đào tạo của Việt Nam hiện nay tại các trường Đại học quá nặng về hàn lâm mà thiếu kỹ năng mềm cũng như những kiến thức chuyên môn. Điều này được minh chứng qua khảo sát thực tế, SV tốt nghiệp từ các trường ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính. Khi được hỏi về chương trình đào tạo ngành kế toán có áp dụng được vào thực tế không, thì có tới 80% số người được hỏi cho rằng, đào tạo ngành KT nặng về hàn lâm; tới 50% cho rằng, kiến thức chuyên ngành mà họ tiếp thu được rất ít. Có đến 91% số người trả lời kỹ năng chuyên môn chủ yếu được học lý thuyết, thực hành thủ công, phần mềm KT còn đơn giản, sơ sài, được thực hành rất ít.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

233

Chính vì vậy, việc đưa thực tế vào giảng dạy các học phần chuyên ngành kế toán, là yêu cầu bức thiết của các trường có đào tạo nguồn nhân lực kế toán, trong giai đoạn hiện nay. HPNLKT cung cấp kiến thức nền tảng cho SV ngành kế toán, là cơ sở để SV có thể tiếp thu tốt các kiến thức kế toán chuyên ngành. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp kỹ thuật và mức độ am hiểu thực tế của GV, khi giảng dạy học phần. Hướng SV tiếp cận thực tiễn ngay khi SV tiếp cận với các khái niệm ban đầu về kế toán, là biện pháp để SV tiếp thu kiến thức hiệu quả, gắn lý thuyết với công việc chuyên môn sau này, làm cho SV thấy được ý nghĩa thực sự của nghề nghiệp, từ đó tạo động lực để SV phấn đấu trở thành kế toán viên chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng trong tương lai.

2. Một số phương pháp trong giảng dạy HPNLKT theo hướng tiếp cận thực tiễn

Kết quả nghiên cứu chương trình đào tạo ngành kế toán tại các trường ĐH Kinh tế Việt Nam cho thấy, HPNLKT bao gồm các nội dung kiến thức cơ bản sau:

- Lý luận chung về hạch toán kế toán. - Các phương pháp của hạch toán kế toán (CT, TK, tính giá và tổng hợp cân đối KT). - Hạch toán quá trình kinh doanh chủ yếu (Mua hàng, sản xuất và bán hàng). - Hình thức sổ kế toán và tổ chức bộ máy kế toán.

Sơ đồ 1: Cấu trúc HPNLKT

Sơ đồ trên cho thấy, lý luận chung về hạch toán kế toán là phần lõi của học phần, phương pháp kế toán là cách thức để kế toán thực hiện hạch toán quá trình kinh doanh chủ yếu (mua hàng, sản xuất, bán hàng), hình thức sổ kế toán là phương tiện để thực hiện công tác kế toán trong thực tế và tổ chức bộ máy kế toán, là việc bố trí các nhân viên kế toán thực hiện các phần hành công việc của bộ phận kế toán.

Như vậy, tương ứng từng nội dung của khối kiến thức cơ bản, giảng viên cần tập trung vào những vấn đề cốt lõi, để định hướng cho SV tiếp cận thực tiễn ở các phần như sau:

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

234

• Phần lý luận chung về hạch toán kế toán

Phần này SV cần trả lời được các câu hỏi:

- Kế toán là gì ? Tại sao nó ra đời và tồn tại ?

- Kế toán có nhiệm vụ gì ?

- Đối tượng của kế toán là gì và có quan hệ với nhau ra sao?

Với các câu hỏi trên, chúng tôi thường đặt SV vào vị trí của một nhân viên kế toán, để SV trả lời câu hỏi kế toán là gì, có nhiều cách trả lời song các em bước đầu hình dung được công việc của nhân viên kế toán, để hình thành câu trả lời. Sau khi giảng viên (GV) phân tích liên hệ thực tế và khái quát khái niệm kế toán, từ đó rút ra bản chất của kế toán là hoạt động thu nhận xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính, cho các đối tượng sử dụng thông tin. Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là: Ai là người sử dụng thông tin KT và sử dụng thông tin để làm gì ? Từ các đối tượng sử dụng thông tin trong thực tế, GV sẽ dẫn dắt đến vai trò của kế toán đối với DN, đơn vị phi kinh doanh và Nhà nước.

Trên cơ sở nhận thức được vai trò kế toán, GV đặt câu hỏi đối với SV về nhiệm vụ kế toán tại các cơ sở kinh doanh, các đơn vị hành chính, sự nghiệp và cơ quan quản lý (cho ví dụ thực tế về một DN sản xuất hoặc đơn vị trường học công lập, để minh họa cho nhiệm vụ kế toán).

Để thực hiện được nhiệm vụ, kế toán cần xử lý thông tin về kế toán, nguồn hình thành kế toán, sự vận động của kế toán trong quá trình kinh doanh. Đây chính là đối tượng của hạch toán kế toán.

Với nội dung này, GV yêu cầu SV liên hệ thực tế liệt kê ra các loại kế toán một đơn vị và đặt câu hỏi về nguồn gốc kế toán từ đâu ra, để SV tự suy nghĩ chỉ ra nguồn hình thành kế toán từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Với câu trả lời SV về các loại kế toán yêu cầu các em so sánh sự khác biệt, để rút ra các khái niệm về kế toán ngắn hạn, kế toán dài hạn. Đối với nguồn vốn cũng yêu cầu SV liên hệ thực tế, để cho thấy sự khác nhau giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. GV cũng cần xác lập được mối quan hệ giữa các kế toán, nguồn vốn thông qua phương trình kế toán, phân tích tác động của các nghiệp vụ kinh tế xảy ra trong thực tế ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi của các yếu tố của phương trình, từ đó rút ra các quan hệ đối ứng cơ bản, làm nền tảng cho các chương tiếp theo.

Đối với các nguyên tắc kế toán chúng tôi thường minh họa các ví dụ thực tế, trước khi rút ra các nguyên tắc chung được thừa nhận, từ đó vận dụng nguyên tắc trong các trường hợp cụ thể. Vấn đề của GV là, phải cho SV hiểu được bản chất của nguyên tắc và lý do tại sao, kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc này trong quá trình hạch toán.

• Phần các phương pháp của kế toán + Phương pháp chứng từ (CT): Phần này yêu cầu SV trả lời được câu hỏi CT là gì,

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

235

hiểu được ý nghĩa của CT, cách lập một CT đảm bảo tính hợp pháp và thủ tục luân chuyển CT trong thực tế.

Với các mục tiêu trên, chúng tôi thường lấy ví dụ về các CT thực tế trong đời sống hàng ngày như phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn điện nước, điện thoại,... Chẳng hạn, nêu tình huống SV nộp tiền học phí, yêu cầu SV cho biết tại sao khi nộp tiền SV lại cần có phiếu thu và nội dung phiếu thu bao gồm những yếu tố nào ? Từ đó đưa ra khái niệm và rút ra ý nghĩa của CT. Tuy nhiên, để chỉ ra một CT hợp pháp như thế nào, GV cần minh họa 1 mẫu CT cụ thể và trên cơ sở chữ ký của những người liên quan ở phần cuối CT rút ra trình tự luân chuyển CT trong từng giai đoạn.

+ Phương pháp tài khoản (TK): Phần này cần chuyển tiếp từ phương pháp CT để chỉ ra sự cần thiết của phương pháp TK, thực chất là phương tiện xử lý thông tin trên cơ sở CT và đó chính là các trang sổ kế toán. Vậy một trang sổ được thiết kế như thế nào và ghi chép ra sao, GV cần minh họa mẫu sổ thực tế, từ đó rút ra kết cấu các loại TK cơ bản. Tiếp theo, nêu các nghiệp vụ kinh tế thường phát sinh hàng ngày, để SV thấy được mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán, đó là các quan hệ nhân quả biểu hiện thông qua chiều hướng biến động tăng hay giảm của các đối tượng,... Trên cơ sở đó, rút ra nguyên tắc ghi kép của TK và cho SV vận dụng kết cấu TK và nguyên tắc ghi kép, để thực hành các ví dụ thực tế.

+ Phương pháp tính giá: Liên hệ thực tiễn bằng cách, đưa ra ví dụ về các loại kế toán SV thường thấy hàng ngày, để các em tự xác định giá trị cuối cùng của chúng như hàng hóa, xe máy, nhà cửa,... Trên cơ sở đó, đưa ra nguyên tắc tính giá cho từng loại kế toán và yêu cầu SV vận dụng tính giá từng loại kế toán cụ thể.

+ Phương pháp tổng hợp cân đối: Minh họa thực tế BCTC của một đơn vị cụ thể (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,...). Từ đó, đặt câu hỏi, tại sao đơn vị đó phải lập BCTC và cách lập các chỉ tiêu trên báo cáo như thế nào. Từ đó, nêu được ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối và hướng dẫn SV lập các BCTC.

Như vậy, đối với các phương pháp kế toán, chúng tôi thường nêu ra câu hỏi để SV thấy được sự cần thiết khách quan của các phương pháp. Từ đó, sử dụng các mẫu trực quan từ thực tế để SV quan sát, định hướng SV tự nắm bắt nội dung từng phương pháp và vận dụng vào giải quyết các ví dụ thực tế.

• Phần hạch toán quá trình kinh doanh chủ yếu

Với nội dung này, GV đặt SV vào tình huống là một người chủ kinh doanh hoặc giám đốc DN, để các em thấy được nhà quản lý họ cần thông tin gì từ bộ phận kế toán, để phục vụ việc ra quyết định kinh doanh. Từ nhu cầu thông tin của nhà quản lý kế toán, cần cung cấp thông tin về hiệu quả kinh tế giữa đầu vào, đầu ra. Từ đó, đặt ra yêu cầu kế toán phải hạch toán được quá trình (quá trình) mua hàng, quá trình sản xuất và quá trình bán hàng.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

236

Thông thường, khi trao đổi với SV về hạch toán quá trình kinh doanh chủ yếu, chúng tôi lấy ví dụ thực tế một DN sản xuất để minh họa. Chẳng hạn, công ty May hoặc DN sản xuất đồ gỗ, để các em hình dung khi mua hàng cần hạch toán những loại vật tư gì, giá thực tế vật tư mua vào bao gồm các chi phí nào và phương pháp hạch toán, cho bài tập để SV thực hiện hạch toán. Bước sang giai đoạn sản xuất, GV định hướng SV mô tả quá trình sản xuất 1 sản phẩm cụ thể từ nguyên liệu cho đến khi sản phẩm DN cần bỏ ra các chi phí gì và các chi phí đó sẽ cấu thành nên giá thành sản phẩm, do đó nhiệm vụ kế toán phải xác định được giá thành thực tế từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, GV hướng dẫn SV phương pháp tập hợp các loại chi phí, phân bổ chi phí trong trường hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm và tính giá thành đơn vị sản phẩm, đồng thời yêu cầu SV thực hành các bài tập tính giá thành. Ở nội dung này, GV cần làm rõ cho SV ý nghĩa thực tiễn của việc tính giá thành đơn vị sản phẩm, sự khác nhau giữa số lượng hàng nhập và hàng bán ra ở giai đoạn bán hàng làm căn cứ tính lãi, dựa trên nguyên tắc phù hợp. Đối với giai đoạn bán hàng, GV nên lấy ví dụ thực tế về trường hợp hàng xuất ra đã bán trực tiếp hoặc gửi bán, nhấn mạnh điều kiện, để xác định hàng đã bán được làm căn cứ ghi nhận doanh thu. Cần làm rõ doanh thu ghi nhận theo giá bán căn cứ hóa đơn bán hàng, giá xuất kho được ghi nhận là giá vốn căn cứ phiếu xuất kho. Lưu ý, SV đối với thuế giá trị gia tăng khi bán hàng, giải thích rõ để SV hiểu bản chất thuế GTGT DN nộp thay người bán. Vì vậy, doanh thu có thuế hay không bao gồm thuế, tùy thuộc vào phương pháp tính thuế DN áp dụng.

Như vậy, lợi nhuận bán hàng được tính là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần (doanh thu đã giảm trừ) và chi phí (bao gồm giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý). Ngoài ra, còn bao gồm lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác, sau khi tính được lợi nhuận DN phải nộp thuế thu nhập DN, phần còn lại mới là lợi nhuận để lại DN có quyền phân phối. Vấn đề ở chỗ, GV không chỉ đưa ra ví dụ thực tế để SV biết cách hạch toán lãi lỗ, mà phải hiểu được bản chất thực sự của quá trình tính toán và thông tin này có ý nghĩa như thế nào đối với nhà quản lý, dưới góc độ là kế toán thì SV cần chỉ ra được nguyên nhân DN lãi hay lỗ cần tư vấn gì cho nhà quản lý để gia tăng lợi nhuận. Quá trình liên hệ thực tế kích thích tư duy SV theo hướng mở, giúp SV hiểu được ý nghĩa của công tác kế toán trong từng phần hành. Từ đó, có động lực hơn trong quá trình tìm hiểu thực tế những hoạt động kinh doanh mà SV quan sát được, gắn với việc vận dụng lý thuyết GV đã hướng dẫn.

• Phần hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán

Phần này chúng tôi yêu cầu SV cho ví dụ về phòng kế toán của một công ty thực tế các em biết, trong đó gồm các nhân viên phụ trách những phần hành nào, từ đó khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán một đơn vị. Đưa ra các tình huống DN có quy mô nhỏ, lớn khác nhau và hoạt động độc lập hay phụ thuộc (như các công ty thương mại, công ty xây dựng hoặc công ty may...) để SV phân biệt được sự khác nhau về cơ cấu tổ chức giữa đơn vị hoạt động tập trung hay phân tán, độc lập hay phụ thuộc, để khái quát mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung hay phân tán.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

237

Về phần sổ sách, chúng tôi giới thiệu mẫu sổ đặc thù của các hình thức kế toán, để SV phân biệt sự khác nhau giữa các hình thức và mô tả được quy trình ghi sổ các hình thức kế toán cơ bản.

Tóm lại, trong phạm vi bài tham luận, chúng tôi chỉ nêu ra một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy HPNLKT theo hướng tiếp cận thực tiễn gắn với các nội dung trọng tâm của các chương học, các kinh nghiệm có thể rút ra các kết luận chung như sau.

3. Kết luận Để hướng SV tiếp cận thực tiễn trong quá trình học tập HPNLKT, một số kinh nghiệm

về phương pháp giảng dạy học phần được rút ra như sau: - Thường xuyên đặt SV vào vị trí một nhân viên kế toán, để xem xét vấn đề và trả lời

câu hỏi của GV. - Yêu cầu SV không chỉ học bằng cách tiếp thu thụ động mà cần phải động não, tưởng

tượng và liên hệ thực tế từng nghiệp vụ kế toán cụ thể. - Trả lời câu hỏi tại sao phải làm như vậy, trước khi tiếp cận vấn đề làm như thế nào

để tạo động cơ và thái độ học tập tích cực. - Vận dụng các nội dung lý thuyết, để giải quyết các tình huống và ví dụ thực tế. - Kết nối được kiến thức các phần trước và sau một cách lô gic, để tạo thành khối kiến

thức thống nhất liên quan đến các công việc trong qui trình kế toán thực tế. - Cần xác định rõ nội dung trọng tâm, để liên hệ thực tế và hướng SV vào các kiến

thức cơ bản liên quan đến nghề nghiệp (điều này có nghĩa GV không liên hệ thực tế một cách lan man, lệch trọng tâm bài giảng và lãng phí thời gian của SV trên lớp).

Sơ đồ 2: Phương pháp giảng dạy HPNLKT theo hướng tiếp cận thực tiễn

Trên đây là một số phương pháp tác giả đã áp dụng trong quá trình giảng dạy

HPNLKT, học phần này mang tính lý thuyết. Vì vậy, việc liên hệ thực tế mang tính chất tiếp cận các tình huống, ví dụ thực tế nhiều hơn là các bài thực hành cụ thể. Các phương pháp

Phương pháp giảng dạy HPNLKT theo hướng

tiếp cận thực tiễn

Đặt SV vào vị trí nhân viên KT

Yêu cầu SV tưởng tượng, liên hệ thực tế

Tạo động cơ học tập mong muốn tìm hiểu thực tế

Thực hành các bài tập thực tế

Kết nối kiến thức giữa các phần

Xác định trọng tâm bài học để liên hệ thực tế

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

238

chưa phải là tối ưu trong quá trình giảng dạy, bởi vì mỗi GV sẽ có cách thức, phương pháp và nghệ thuật riêng trong quá trình giảng dạy, để nâng cao tính thực tiễn trong bài giảng của mình. Do đó, bài viết chỉ mang tính tham khảo, rất mong nhận được những chia sẻ bổ sung của đồng nghiệp, để chất lượng đào tạo kế toán ngày càng được nâng cao.

------------------------ Tài liệu tham khảo

1. Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế, “Chương trình giáo dục đại học ngành KT”; Khung chương trình đào tạo hệ chính quy, 2015. 2. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh,“Chương trình giáo dục đại học, ngành KT”; Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy, 2014. 3. Đại học Kinh tế Quốc dân, “Chương trình đào tạo ngành KT”; chương trình đào tạo hệ chính quy. 2013 4. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Khoa KT – Kiểm toán, “Nguyên lý KT”; NXB Thống kê, 2013 5. Phan Trung Kiên, “Giảng dạy kế toán, kiểm toán trong các trường Đại học Việt nam: Thực trang và việc lựa chọn mô hình phù hợp”, Hội thảo Kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010. 6. Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên, “Đổi mới công tác đào tạo kế toán, kiểm toán trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới”; Hội thảo kế toán 2010. 7. http://tsc.edu.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=115&articleid=223 (Truy cập ngày 27/6/2016).

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

239

THIẾT LẬP KHUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM

Ths. Nguyễn Hoàng Phương Thanh Trường Đại học Đại Nam

Hiện nay, một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) vững mạnh đang là một nhu cầu

cấp thiết, một công cụ tối ưu để xác định sự an toàn của đơn vị, xác định hiệu quả điều hành của Ban điều hành trong tổ chức cũng như kịp thời nắm bắt hiệu quả hoạt động của đơn vị. Ở Việt Nam hiện nay, trong các tổ chức tín dụng ngân hàng hay các tập đoàn kinh tế, KSNB được thiết kế và vận hành khá quy củ, mang lại hiệu quả quản lý cho các đơn vị. Tuy nhiên, với vai trò là tổ chức phi lợi nhuận trong lĩnh vực giáo dục, các trường ĐH ngoài công lập của Việt Nam hiện nay, KSNB chưa được chú trọng, các nghiên cứu về lý thuyết KSNB hay các hoạt động kiểm soát thực tế chưa được phát triển sâu. Do vậy, cả về mặt lý luận hay thực tiễn thì việc thiết kế khung KSNB cho nhóm trường này cũng thật sự cần thiết và có ý nghĩa thực tế. Từ khóa: Trường Đại học (ĐH) ngoài công lập, Kiểm soát nội bộ, Mục tiêu kiểm soát nội bộ, các yếu tố kiểm soát nội bộ. 1. Sự cần thiết phải thiết lập khung KSNB cho các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam Sau hơn 20 năm phát triển và trưởng thành dưới sự quản lý và định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường ngoài công lập hiện nay đã có những sự phát triển tương đối. Điều này thể hiện qua những con số như sau: Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến năm 2014, cả nước đã có 89 trường ĐH ngoài công lập, chiếm khoảng 20,4% tổng số các trường ĐH trên toàn quốc. Cùng với quy mô trường thì số sinh viên của hệ này cũng tăng mạnh.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của giáo dục ĐH ngoài công lập không chỉ mang đến những cơ hội mà còn có cả những thách thức, và sự cạnh tranh giữa các khối trường này dần được hình thành. Cụ thể, bên cạnh tạo ra cho các trường ngoài công lập một sân chơi bình đẳng, phát triển song song cùng với các trường ĐH công lập thì còn một số quy định cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiều Bộ, ngành khác cũng gây khó khăn cho hoạt động của các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập. Ví dụ như, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điểm sàn trong khi lại cho phép các trường công tuyển sinh nhiều lần hoặc tuyển hệ B (đóng học phí cao) cũng như chính sách tuyển sinh cao đẳng, ĐH của Bộ từ năm 2012 (mở rộng quá mức chỉ tiêu tuyển sinh của hệ thống trường công lập trong khi khống chế trần dưới bằng việc chọn điểm sàn khá cao) hay một số địa phương ban hành công văn về việc không tuyển sinh viên dân lập vào công chức,… cũng làm cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập gặp rắc rối trong khâu tuyển sinh, thậm chí không tuyển đủ chỉ tiêu vì cạn kiệt nguồn tuyển [2]. Chính những rủi ro phát sinh từ các chính sách liên quan đến giáo dục, các rủi ro phát sinh từ chính sách từ các địa phương mà bản thân các trường ĐH ngoài công lập không thể kiểm soát được

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

240

đã dẫn tới hiệu quả của việc đầu tư giáo dục không đạt được như nhà đầu tư vào các trường ĐH ngoài công lập mong muốn. Đây cũng là một trong những hạn chế của KSNB trong các trường ĐH ngoài công lập, hiện chưa thể kiểm soát và ngăn ngừa được các rủi ro, cũng như chưa nhanh nhạy trong việc giải quyết, hạn chế các tác động tiêu cực của các rủi ro đó, dẫn đến các mục tiêu của KSNB trong các trường ĐH ngoài công lập chưa đạt được.

Ngoài ra, trong khi quy mô, số lượng sinh viên tăng nhanh chóng như vậy nhưng điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo thì chưa tương xứng. Phần lớn các trường ngoài công lập này có vốn đầu tư ban đầu nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn thu học phí. Một số trường mới thành lập nhưng tuyển sinh với quy mô vượt quá năng lực (sự đảm bảo về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị thực hành, thư viện,…) dẫn tới hậu quả là chất lượng đào tạo một số ngành học không được đảm bảo. Đội ngũ giảng viên cơ hữu ở nhiều trường ngoài công lập còn mỏng, hầu hết cao tuổi. Số lượng giảng viên trẻ thường mới tốt nghiệp, trình độ thấp, được tuyển dụng theo hình thức “ăn đong”. Đội ngũ cán bộ quản lý thường thiếu chuyên nghiệp [2]. Theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường ĐH phải dựa vào hai tiêu chí: Đội ngũ giảng viên cơ hữu (chính thức) của trường phải đạt từ 25 sinh viên/giảng viên và diện tích sàn xây dựng của trường 2m2/sinh viên để xác định chỉ tiêu tuyển sinh [3].Nếu xét đúng như hai tiêu chí trên thì sẽ có rất nhiều trường vi phạm, phải tạm ngưng tuyển sinh vì hiện nay đa số các trường ĐH đều có tỷ lệ sinh viên/giảng viên là khá cao. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của một số trường ngoài công lập còn thiếu, không đáp ứng được yêu cầu về giáo dục. Về việc xây dựng trường, cho tới nay đã qua nhiều năm mà một số cơ sở giáo dục ĐH mới có đất hoặc vẫn chưa có đất xây dựng trường, hoặc phải loay hoay trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, cũng như không thể mở rộng quy mô nhà trường do diện tích xây dựng quá chật hẹp. Hiện nay, vẫn còn 15/78 trường ngoài công lập chưa tiến hành xây dựng trường tại địa điểm đăng ký, còn phải thuê mướn cơ sở để đào tạo. Một số trường ngoài công lập tuy có đất nhưng chỉ đủ vốn đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cầm chừng [2]. Chính từ những hạn chế trên, đã làm cho chất lượng đào tạo trong các trường ĐH ngoài công lập không đạt tiêu chuẩn như mục tiêu đề ra. Sinh viên tốt nghiệp ra trường, trình độ, năng lực còn nhiều hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Như vậy, có thể nhận thấy rõ ràng tính tuân thủ nguyên tắc, chế độ trong giáo dục ĐH ở một số trường ĐH ngoài công lập chưa được đảm bảo và đồng thời, hiệu quả trong công tác giáo dục đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay. Việc KSNB chưa có các hoạt động kiểm soát, giám sát hiệu quả, để vi phạm các quy định về giáo dục ĐH, làm cho hiệu quả về giáo dục ĐH không cao chính là một trong những hạn chế mà KSNB trong khối trường này cần phải khắc phục.

Từ những thực trạng trên, rõ ràng nhiệm vụ quan trọng hiện nay là việc nghiên cứu một cách sâu sắc các lý thuyết KSNB cho các trường ĐH ngoài công lập, khẳng định mục tiêu của KSNB trong khối trường này, từ đó xây dựng khung mẫu KSNB nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho các trường đại ngoài ngoài công lập ở Việt Nam. 2. Đặc điểm và mục tiêu của KSNB trong các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam

Theo báo cáo COSO 1992, KSNB là một quá trình bị chi phối bởi ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

241

đạt được các mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ các luật lệ và quy định [4].

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 (VSA 315) cũng khẳng định: KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan [5].

ĐH ngoài công lập là loại hình trường ĐH do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân thành lập và tự đầu tư. Các trường này chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trường đặt trụ sở.Cũng như các tổ chức kinh tế khác, các trường ĐH ngoài công lập có nhiều yêu cầu chung trong việc KSNB, nhưng khối trường trên danh nghĩa là tổ chức phi lợi nhuận, mục tiêu giáo dục của nó có sự khác nhau đáng kể so với các mục tiêu của doanh nghiệp và các tính năng, nội dung hoạt động của nó cũng phần lớn là khác nhau. Chính vì vậy, các mục tiêu KSNB của các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam không chỉ đơn giản là sao chép mục tiêu trong báo cáo COSO hay VSA 315 hoặc mục tiêu kiểm soát trong các doanh nghiệp, mà còn dựa vào đặc điểm KSNB của khối trường này để hình thành nên các mục tiêu kiểm soát của mình. Đặc điểm KSNB trong các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam gồm có:

Thứ nhất, hoạt động của các trường ĐH ngoài công lập chịu sự chi phối và quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do vậy việc ra các quyết định và điều hành hoạt động của các cấp quản lý khối trường này phải tuân thủ các chính sách, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ hai, do đặc thù là trường ĐH ngoài công lập là một tổ chức có sự góp vốn của tư nhân nên việc xây dựng KSNB trong khối trường này khá phức tạp. Một mặt cần đảm bảo mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo, mặt khác vẫn cần phải đạt được mục tiêu về hiệu quả kinh tế.

Thứ ba, nhân lực trong môi trường kiểm soát của nhóm trường này thường có trình độ chuyên môn cao.

Thứ tư, thường xuyên phải đối diện với các rủi ro do thay đổi cơ chế, chính sách Nhà nước trong từng thời kỳ.

Thứ năm, quan trọng nhất đối với kiểm soát nội bộ trong các trường ĐH ngoài công lập là kiểm soát được chất lượng giáo dục gồm hai phần: giảng dạy và nghiên cứu.

Xuất phát từ các đặc điểm về KSNB trên, các mục tiêu KSNB của các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam được xác định gồm:

Thứ nhất: Mục tiêu về an toàn, toàn vẹn và sử dụng hiệu quả tài sản. Đây được xác định là mục tiêu đầu tiên của KSNB trong các trường ĐH ngoài công

lập ở Việt Nam hiện nay.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

242

Tài sản của các trường ĐH ngoài công lập chủ yếu được hình thành từ hai nguồn: Nguồn đầu tư của chủ sở hữu và nguồn tài trợ từ các tổ chức bên ngoài (như Nhà nước, các tổ chức khác,…).

Tại Điều 67, Luật Giáo dục ĐH 2012, chỉ rõ “Tài sản và đất đai được Nhà nước giao cho cơ sở giáo dục ĐH tư thục quản lý và tài sản mà cơ sở giáo dục ĐH tư thục được tài trợ, ủng hộ, hiến tặng phải được sử dụng đúng mục đích, không chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển thành sở hữu tư nhân dưới bất cứ hình thức nào”[6]. Các tài sản dù hình thành từ nguồn nào cũng cần được bảo vệ, sử dụng đúng mục đích nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho các trường ĐH.

Để đảm bảo các hoạt động về giảng dạy, nghiên cứu và các dịch vụ đi kèm trong các trường ĐH này được diễn ra bình thường, các biện pháp phòng ngừa hiệu quả cần được thông qua để để tránh các hành vi gian lận, lừa đảo xảy ra làm mất mát, hư hỏng và lãng phí nguồn lực nhằm bảo vệ sự toàn vẹn của tài sản và nguồn vốn.

Thứ hai, Mục tiêu về tính đầy đủ, có thật, trung thực và hữu ích của thông tin kế toán

Nội dung cốt lõi của KSNB bao gồm việc kiểm tra các sổ sách kế toán, sự mạch lạc trong hồ sơ sổ sách và độ tin cậy của số liệu kế toán.

Chế độ kế toán hiện đang áp dụng tại các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam là chế độ kế toán doanh nghiệp. Do vậy, về cơ bản quy trình hạch toán, cơ chế tài chính hay sổ sách, báo cáo tài chính là giống các doanh nghiệp. Tuy nhiên về tính chất công việc và hoạt động của các trường là khác với doanh nghiệp, do đặc thù sản của các trường là kiến thức, việc rủi ro trong nội bộ thông thường là không cao vì cơ chế độc lập, hình thức hoạt động lại giống các trường công lập, chỉ khác về nguồn đầu tư kinh phí và nguồn sinh viên.

Xuất phát từ đặc điểm trên mà yêu cầu về tính đầy đủ, trung thực, hữu ích của thông tin kế toán cũng là mục tiêu của KSNB trong khối trường này.

Thứ ba, Mục tiêu về tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan Các trường ĐH là nơi tập trung đội ngũ tri thức và sinh viên, những người có những ý

tưởng tích cực và ý thức pháp lý mạnh mẽ. Đây cũng là mục tiêu tiên quyết mà các trường ĐH phải theo đuổi để đảm bảo mọi hoạt động, mọi con người trong tổ chức tuân thủ đúng pháp luật và các quy định có liên quan.

Thứ tư, Mục tiêu về đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của công tác giảng dạy Đây chính là mục tiêu quan trọng nhất trong KSNB ở các trường ĐH. Với KSNB, các

trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam có thể tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực, đẩy mạnh việc chia sẻ tài nguyên giữa các trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, đặc biệt là các tài sản cố định như các thiết bị thí nghiệm, cơ sở vật chất,… phát huy chức năng của các nguồn vốn phục vụ cho giảng dạy và nguồn lực nghiên cứu ở mức độ cao nhất, để các trường ĐH này hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội với chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của đất nước và xã hội. 3. Nghiên cứu các yếu tố của khung kiểm soát nội bộ trong các trường ĐH ở Việt Nam

Theo Báo cáo COSO và VSA 315, kiểm soát nội bộ bao gồm 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

243

3.1 Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát là tập hợp các tiêu chuẩn, quy trình, và cấu trúc cơ sở cho việc thực hiện kiểm soát nội bộ của tổ chức. Môi trường kiểm soát chịu ảnh hưởng bởi một loạt

Mục tiêu của các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam

Đào tạo nhân lực Nghiên cứu khoa học Phục vụ xã hội

Mục tiêu của kiểm soát nội bộ

An toàn, toàn vẹn và sử dụng hiệu quả tài sản

Tính đầy đủ, có thật, trung thực và hữu ích của thông tin kế toán

Tuân thủ pháp luật và các quy định có

liên quan

Đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của công tác giảng dạy

Các yếu tố của kiểm soát nội bộ trong các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam

Môi trường kiểm soát

Đánh giá rủi ro

Hoạt động kiểm soát

Thông tin và truyền thông

Giám sát

Đẩy mạnh việc thực hiện

Kiểm soát các yếu tố khác nhau để đảm bảo việc thực hiện

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

244

các yếu tố bên trong và bên ngoài, bao gồm cả lịch sử của đơn vị, giá trị thị trường, tình hình cạnh tranh và pháp lý. Nó được xác định bởi các tiêu chuẩn, quy trình và cấu trúc hướng dẫn nhân viên các cấp trong việc thực hiện trách nhiệm của mình để kiểm soát nội bộ và ra quyết định. Nó tạo ra một nguyên tắc giúp hỗ trợ việc đánh giá rủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, thực hiện các hoạt động kiểm soát, sử dụng hệ thống thông tin và truyền thông, và tiến hành các hoạt động giám sát [7].

Việc thiết kế môi trường kiểm soát trong các trường ĐH ngoài công lập cần đảm bảo các yếu tố sau:

- Sự liên chính và giá trị đạo đức: Nhà trường tạo dựng một môi trường giáo dục trong sạch với các chuẩn mực giá trị đạo đức. Các quy định về phẩm chất, giá trị đạo đức phải được ban thành thành văn bản cụ thể, được gửi về các khoa, phòng ban và dán bảng tin trường để mọi người đều nắm được và tuân thủ.

- Năng lực của nhân viên: Các nhân viên trong trường, từ các phòng ban, phòng tài chính kế toán, đội ngũ giảng viên cần đáp ứng được yêu cầu từ công việc, giảng dạy. Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu phân công công công việc phù hợp với năng lực của từng nhân viên, giảng viên.

- Triết lý và phong cách lãnh đạo: Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính, tư cách và tháiđộ của nhà lãnh đạo khi điều hành. Nếu Hội đồng quản trị và ban giám hiệu nhà trường cho rằng KSNB là quan trọng thì những thành viên khác trong nhà trường cũng sẽ cảm nhận được điều đóvà sẽ theo đó mà tận tâm xây dựng hệ thống KSNB. Tinh thần này cần được biểu hiện ra thành những quy định đạo đức ứng xử trong các trường ĐH.

- Cơ cấu tổ chức: Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ đảm bảo cho sự thông suốt trong việc ủy quyền và phân công trách nhiệm. Cơ cấu tổ chức trong các trường cần được thiết kế sao cho có thể ngăn ngừa được sự vi phạm các quy chế KSNB và loại được những hoạt động không phù hợp. Trong cơ cấu tổ chức ở các trường ĐH ngoài công lập cần có bộ phận kiểm toán nội bộ, ban kiểm soát, bộ phận thanh tra, kiểm tra được tổ chức độc lập với các đối tượng kiểm toán và báo cáo trực tiếp đến lãnh đạo cao nhất trong nhà trường.

- Chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự bao gồm việc tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật, hướng dẫn cán bộ nhân viên, giảng viên. Mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng trong KSNB. Khả năng, sự tin cậy của nhân viên rất cần thiết để kiểm soát được hữu hiệu. Vì vậy, cách thức tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật là một phần quan trọng trong môi trường kiểm soát. Cán bộ nhân viên hay giảng viên được tuyển dụng phải bảo đảm được về tư cách đạo đức cũng như kinh nghiệm để thực hiện công việc được giao. Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu cần thiết lập các chương trình động viên, khuyến khích bằng các hình thức khen thưởng và nâng cao mức khuyến khích cho các hoạt động cụ thể. Đồng thời, các hình thức kỷ luật

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

245

nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm cũng cần được các nhà lãnh đạo trong nhà trường quan tâm.

3.2 Đánh giá rủi ro

Mỗi thực thể phải đối mặt với nhiều rủi ro từ các nguồn bên ngoài và bên trong.Rủi ro được định nghĩa là khả năng một sự kiện sẽ xảy ra và ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện mục tiêu. Đánh giá rủi ro liên quan đến một quá trình năng động và lặp đi lặp lại để xác định và đánh giá rủi ro để đạt được các mục tiêu. Vì vậy, đánh giá rủi ro là cơ sở để xác định rủi ro sẽ được quản lý như thế nào [7].

Quá trình đánh giá rủi ro trong các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam cần chú trọng vào 2 vấn đề sau:

- Nhận diện rủi ro sau khi xác định được các mục tiêu: Nhà quản lý của các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam cần nhận thức rõ được các rủi ro có thể xảy ra có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường. Các rủi ro này có thể xuất phát từ các chính sách của các cơ quan ban ngành Nhà nước hoặc xuất phát từ các đối thủ cạnh tranh của nhà trường, hay chính từ nội bộ của các trường ĐH. Chính vì thế, nhận diện được rủi ro là yêu cầu cần căn bản của quá trình đánh giá rủi ro trong KSNB.

- Phân tích rủi ro: Sau khi nhận diện được các rủi ro liên quan đến nhà trường, Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu cần sắp xếp thức tự các rủi ro, xem xét mức độ thường xuyên xảy ra các rủi ro đồng thời dự báo mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra. Từ đó xác định các hành động phù hợp để ứng phó và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.

3.3 Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là những hành động thiết lập thông qua các chính sách và quy trình, giúp đảm bảo các chỉ thị của quản lý, để giảm thiểu rủi ro cho việc đạt được các mục tiêu được thực hiện. Hoạt động kiểm soát được thực hiện ở tất cả các cấp của thực thể, ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình kinh doanh và trong môi trường công nghệ [7].

Các yếu tố của hoạt động kiểm soát trong các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam gồm:

- Thủ tục phân quyền và xét duyệt: Việc thực hiện các nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi người được ủy quyền theo trách nhiệm và phạm vi của họ. Ủy quyền là một cách thức chủ yếu để đảm bảo rằng chỉ có những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt đúng mong muốn của người lãnh đạo. Các thủ tục ủy quyền phải được tài liệu hóa và công bố rõ ràng, phải bao gồm những điều kiện cụ thể. Tuân thủ những quy định chi tiết của sự ủy quyền, nhân viên hành động đúng theo hướng dẫn, trong giới hạn được quy định bởi người lãnh đạo và pháp luật.

- Phân chia trách nhiệm: Một hệ thống kiểm soát đòi hỏi không có người nào được giao quá nhiều trách nhiệm và quyền hạn. Để ngăn chặn các sai phạm hoặc gian lận thì rất cần phải phân công các chức năng trên riêng biệt cho từng người. Trong một số trường hợp các trường ĐH ngoài công lập có quy mô nhỏ, công việc từng nhiệm vụ không nhiều, quá ít nhân

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

246

viên để thực hiện việc phân chia trách nhiệm, khi đó Hội đồng quản trị và Ban giám hiệu cần phải nhận biết được rủi ro và sử dụng những biện pháp kiểm soát khác như luân chuyển nhân viên. Sự luân chuyển nhân viên đảm bảo rằng một người không xử lý mọi mặt nghiệp vụ trong thời gian dài.

- Chứng từ và sổ sách ghi chép: Việc thiết kế mẫu chứng từ, sổ sách và sử dụng chúng một cách thích hợp giúp đảm bảo sự ghi chép chính xác và đầy đủ tất cả các dữ liệu về nghiệp vụ xảy ra. Các mẫu chứng từ và sổ sách cần đơn giản và hữu hiệu cho việc ghi chép, giảm thiểu các sai sót, ghi trùng lắp, dễ đối chiếu và xem lại khi cần thiết. Chứng từ cần để các khoảng trống cho sự phê duyệt và xác nhận của những người có liên quan đến nghiệp vụ. Đánh số thống nhất lại các chứng từ phát sinh ở đơn vị để dễ quản lý, dễ truy tìm và giảm thiểu các gian lận, sai phạm có thể xảy ra.

- Bảo vệ tài sản: Tài sản của các trường ĐH ngoài công lập không chỉ là tiền, thiết bị giảng dạy, nhà thí nghiệm, phòng học… mà còn là thông tin. Các thủ tục cần có để bảo vệ tài sản gồm:

o Giám sát hiệu quả và phân định riêng biệt các chức năng

o Bảo quản và ghi chép về tài sản, bao gồm cả thông tin

o Giới hạn việc tiếp cận với tài sản

o Giữ tài sản ở nơi riêng biệt, đảm bảo an toàn, bảo quản con dấu và chữ ký khắc sẵn (nếu có)

- Kiểm tra đối chiếu: Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử lý.

3.4 Thông tin và truyền thông

Thông tin cần thiết cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ để hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu của nó. Quản lý thu hay tạo ra và sử dụng thông tin từ các nguồn cả trong và ngoài để hỗ trợ chức năng của các thành phần khác của kiểm soát nội bộ. Truyền thông là việc liên tục, quá trình lặp đi lặp lại việc cung cấp, chia sẻ, và thu thập thông tin cần thiết. Nó cho phép các nhân viên để nhận được một thông điệp rõ ràng từ quản lý cấp cao kiểm soát trách nhiệm phải được thực hiện nghiêm túc [7].

Các yếu tố của Thông tin và truyền thông trong các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam gồm:

- Hệ thống thu nhận, ghi chép và xử lý thông tin: Thông tin của hệ thống các trường ĐH ngoài công lập bao gồm nhiều nguồn thông tin khác nhau: thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài. Thông tin của các trường sử dụng chủ yếu là dưới dạng văn bản, có thể là văn bản do trường ban hành, cũng có thể là văn bản của Bộ, sở, hay các ban ngành liên quan ban hành. Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các thông tin, văn bản phápluật liên quan tới lĩnh vực này cần được các trường cập nhật một cách kịp thời, thường xuyên và liên tục. Từ đó là điều kiện để Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu tổ chức điều hành, thực thi, hay xử lý các hoạt động liên quan đến thông tin đã được thu nhận và quản lý.

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

247

- Báo cáo thông tin trong nội bộ và bên ngoài: Những thông tin thích hợp và đáng tin cậy cần được thông tin trong nội bộ nhà trường và thông tin ra bên ngoài như cơ quan chủ quản, phụ huynh học sinh,... bằng các mẫu biểu, sơ đồ bắt buộc hoặc tùy chọn. Việc truyền thông thông tin đóng vai trò quan trọng trong hệ thông kiểm soát nội bộ. Nó giúp cho cán bộ công nhân viên hiểu biết về vai trò và trách nhiệm của họ và biết được công việc của họ có liên quan đến người khác như thể nào và họ được yêu cầu báo cáo thông tin đến những ai.

3.5 Giám sát

Giám sát kiểm soát nội bộ bao gồm các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo các kết quả của cuộc kiểm toán và đánh giá khác được đầy đủ và kịp thời giải quyết. Các nhà quản lý (i) đánh giá kịp thời phát hiện từ các cuộc kiểm toán và đánh giá khác, bao gồm cả những thiếu sót hiện và kiến nghị báo cáo của kiểm toán viên và những người khác đánh giá hoạt động của cơ quan, (ii) xác định các hành động thích hợp để đáp ứng với các phát hiện và khuyến nghị từ các cuộc kiểm toán và đánh giá, và (iii) hoàn chỉnh, trong khung thời gian thành lập, tất cả các hành động sửa chữa hoặc giải quyết các vấn đề được đưa đến sự chú ý của họ [8].

Giám sát trong các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam được tiến hành theo 2 dạng:

- Giám sát thường xuyên: Các trường cần thành lập phòng thanh tra khảo thí để tiến hành kiểm soát hoạt động đào tạo của trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngoài ra, còn có sự kiểm tra giám sát chéo giữa các đơn vị, các phòng ban chức năng. Hoạt động giám sát được thực hiện theo nhiều hình thức. Ví dụ, thông qua việc tiếp nhận ý kiến đóng góp của các cá nhân, bộ phận, sinh viên trong trường,... Giám sát định kỳ.

- Giám sát định kỳ: Định kỳ tổ chức, đánh giá, bình chọn lao động. Cần có các hoạt động kiểm tra nội dung, bài giảng, dự giờ đột xuất,… Lấy ý kiến của sinh viên về chất lượng giảng dạy từng kỳ học,…

Kết luận:

Như vậy, chìa khóa để thiết lập khung KSNB của các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam đầu tiên là việc xác định các mục tiêu KSNB và các yếu tố KSNB. Các mục tiêu KSNB trong khối trường này hướng đến việc đạt được hiệu quả và hiệu lực của việc giáo dục, sự an toàn và toàn vẹn của tài sản, tính trung thực, đầy đủ và hữu ích của các thông tin kế toán và quản lý, việc tuân thủ các quy định và luật pháp quốc gia. Các yếu tố của KSNB gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát. 5 yếu tố này hoạt động tương tác lẫn nhau nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động hiệu quả.

--------------------------

Tài liệu tham khảo

1. Quốc hội (2012), Luật số 08/2012/QH13 - Luật Giáo dục ĐH

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), “Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, quy trình đăng ký, thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, kiểm tra và xử lý việc thực hiện các quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh sau ĐH, ĐH, cao

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

248

đẳng và trung cấp chuyên nghiệp”, Quyết định số 795/QĐ-BGDĐT ngày 27/02/2010 Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=722

3. Bộ Tài chính (2012) – VSA số 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu.

4. Hiệp hội Các trường ĐH, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam (2013), Báo cáo tổng kết 20 năm phát triển mô hình giáo dục ĐH ngoài công lập ở Việt Nam (1993-2013).

5. COSO (1992), Internal Control — Integrated Framework, http://www.coso.org

6. COSO (2013), Internal Control — Integrated Framework, http://www.coso.org

7. Ionescu, Luminita (2011), Monitoring as a component of internal control systems, Economics, Management and Financial Markets 6.2 (Jun 2011): 800-804

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

249

HỘI KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (VAA) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI (HUBT)

ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN THEO YÊU CẦU HỘI NHẬP

CHỦ BIÊN

PGS.TS Đặng Văn Thanh

THAM GIA BIÊN SOẠN

PGS.TS Chúc Anh Tú

TS. Nguyễn Đăng Huy

Đàm Thị Lệ Dung

Đỗ Hải Bình

Phạm Thị Cúc

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

250

ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN THEO YÊU CẦU HỘI NHẬP

Chịu trách nhiệm xuất bản: PHAN NGỌC CHÍNH, Giám đốc – Tổng biên tập

Chỉ đạo nội dung: PGS.TS ĐẶNG VĂN THANH

Biên tập: TRẦN THỊ HẢI YẾN

Chế bản vi tính: ĐỖ HẢI BÌNH

Thiết kế bìa: Công ty TNHH In và TM Sông Lam

In 150 cuốn, khổ 19 x 26 tại Công ty TNHH In và TM Sông Lam

Địa chỉ: Số 1 Phùng Chí Kiên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

Mã số ĐKXB: 3819 - 2016/CXBIPH/1 - 2017/TC

Và ISBN: 978 - 604 -79-1515-6

Số quyết định xuất bản: 158/QĐ - NXBTC cấp ngày 08/11/2016

In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2016.