maria, gương mẫu đức tin -2 - dongcong.net

84
Nguyệt San Số 428 August 2013

Transcript of maria, gương mẫu đức tin -2 - dongcong.net

Nguyệt San Số 428 August 2013

Chủ Bút: Lm. Minh Tri, CMCQuản Lý: Lm. Quang Chinh, CMCKỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC

Chủ Trương1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống chứng tá Tin Mừng 5. Thông tin, liên lạc người Việt Hải Ngoại.

giá Báo MộT năMĐộc giả được hưởng 36 thánh lễ:hoa Kỳ US $40 - Canada US $55;

Âu châu US $80 - á và Úc châu US $90Độc giả ủng hộ thêm $10 (hưởng 72 Thánh Lễ)

Đôc giả Ân nhân thêm $20 (hưởng hơn 700 Thánh Lễ)

Check đề: Trai Tim Duc Me

Mọi liên lạc, xin đề:Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ

P.O Box 836 • Carthage, MO 64836-0836 Tel: 417-358-8296 • Fax: 417-358-9508 email: [email protected]

[email protected]

Trái Tim Đức Mẹ (The immaculate Heart of Mary) magazine (USPS 399-350) Published

monthly (except in September) by the Congregation of the Mother Coredemptrix.

one year subscription: US $40.00

P.O Box 836 • Carthage, MO 64836-0836 USA

Các cơ sở Tỉnh Dòng Đồng Công hoa KỳVăn Phòng (office): 417-358-7787

Đền Thánh KTM: 417-358-8580 Phòng Kỷ Vật regina: 417-358-3740

Mạng Lưới: dongcong.net

MARIA, GƯƠNG MẪU ĐỨC TIN -2-

Vâng, ‘Chúa đã trông đến phận hèn tôi tớ Chúa’, sự khác biệt vĩ đại đặt Đức Maria vào một vị thế hoàn toàn ngoại trừ khác biệt và trên hết tất cả các phụ nữ khác là vì những gì Thiên Chúa đã làm cho, trong và nhờ Đức Maria. Thiên Chúa đã nhìn Mẹ với một cái nhìn khác hẳn với các thụ tạo khác. Trước mọi thời gian, Thiên Chúa đã trông thấy và đã muốn việc nhập thể của Chúa Con: Thiên Chúa đã trông thấy và đã muốn có một bà mẹ cho Chúa Con khi Chúa ban Chúa Con cho loài người. Cùng một cái nhìn ấy Thiên Chúa đã thấy Con và Mẹ và trong một tình yêu Thiên Chúa đã yêu Con và Mẹ. Rồi cũng một cái nhìn và cũng một tình yêu, Thiên Chúa đã bao gồm tât cả con cái loài người trong Chúa Giêsu và Mẹ Maria.

Đức Maria không phải là ánh sáng nhưng Mẹ hoàn toàn trong sáng. Ánh sáng , ánh sáng thật là Chúa Kitô. Chúa Giêsu là ánh sang vĩnh cửu, vô hình, tự hữu và Đức Maria đã làm chúng ta trông thấy ánh sáng tự hữu ấy. Giáo Hội tuyên xưng trong kinh Tiền Tụng Lễ Mẹ, Mẹ “đã chiếu giãi vào thế gian ánh sáng vĩnh cửu là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.” Đức Maria trong sáng, Mẹ không đặt một trở ngại nào cản ngăn ánh sáng; hơn nữa, Mẹ còn cho chúng ta thỏa thuê thưởng thức ánh sáng.

Tại các nhà thờ thường có các cửa kính màu. Nhờ đó, nhà thờ sáng sủa. Cửa kính màu không phải là ánh sáng, Nó khác ánh sáng nhưng nó không thể chia lìa ánh sáng. Không có ánh sáng thì cửa kính màu cũng đen thui, không có gì hấp dẫn đẹp mắt. Tương tự đối với Đức Maria, nếu chúng ta nhìn Mẹ ngoài ánh sáng của Con Mẹ và không đặt Me vào viễn tượng của sứ mệnh Thiên Chúa ký thác cho Mẹ thì Mẹ không có gì quyến dũ được lòng trí chúng ta. Trái lại, chúng ta ngắm nhìn Mẹ trong ánh sáng huy hoàng Mẹ chiếu giãi vào thế giới, thì Mẹ trở nên cho chúng ta một cảm hứng thú vô biên.

Cửa sổ kính màu cho phép chúng ta tha hồ nghiên cứu những tia sáng chan hòa trên kính màu. Cửa kính màu dù có giá trị đến đâu cũng chỉ là vật bất động. Đức Maria còn hơn thế nữa vì Mẹ là cửa kính màu sống động.

Đồng TiếnHình Bìa Ba Trẻ Fatima:Joshep Phạm Nguyễn. Springfield, MO.Jacey Tâm Trần và Jamie Trâm Trần. Lincoln, NE.

3

NỘI DUNGTháng 08, 2013 (Số 428)

GIÁO HỘILỜI CHA CHUNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3Muốn tăng trưởng đức tin? Hãy phục vụ trong tình bác ái . . . . . . 4-7Ánh Sáng Đức Tin Thông điệp của ĐGH Phanxicô . . . . . . . . . . . . 8-12

SỐNG ĐÚC TIN

Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13-15

TÔN GIÁONhững Tiếng Gọi Từ Sứ Điệp Fatima CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI . . . . . . . . . . . . . .16SỐNG LỜI CHÚA . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17-22Hỏi Để Sống Đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .23-25Vui Học Kinh Thánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .26Đố vui Kinh Thánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .26Gia Đình Fatima . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .27

GIA ĐÌNH, XÃ HỘITâm Sự Vườn Hồng: Mái Ấm Phan Sinh! . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .28-30KHÔNG NIỀM TIN, MỘT ĐẠI BẤT HẠNH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .30-31Tuổi Biết Buồn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .32-34Thông Tin Ngày Thánh Mẫu 2013 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1-16Marian Teens . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .35-36Phong Trào Đền tạ Trái Tim Đức Mẹ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37-38Tương lai & giấc mơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .39-41Thiên Chúa và Khoa Học Có mâu thuẫn không? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .42-43LỄ RỬA TỘI TẠI GIÁO XỨ GIANG SƠN GP BANMÊTHUỘT . . . . . . . . . . .44-45

THÔNG TIN LIÊN LẠCCông Giáo Hoàn Vũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .46-50Vòng Quanh Thế Giới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51-55Ngày Đi (Phần cuối) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .56-57Quảng Cáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .58-66

LỜI CHA CHUNG... Giữ lấy Lời Thiên Chúa trong

lòng có nghĩa là gì? Phải chăng tôi đón nhận Lời, rồi lấy một cái bình, đặt Lời vào bình và giữ nó ở đó? Không. Giữ Lời Thiên Chúa có nghĩa là lòng chúng ta mở ra, mở ra cho Lời tựa như đất mở ra để đón lấy hạt giống. Lời Thiên Chúa là hạt giống và được gieo trồng. Và Đức Giêsu nói cho chúng ta biết điều gì xảy ra đối với các hạt giống: một số hạt rơi xuống vệ đường và chim đến ăn mất; Lời này không được giữ gìn, bị mất. Những hạt khác rơi vào đất sỏi đá và chết đi. Đức Giêsu nói rằng họ không biết cách giữ gìn Lời Thiên Chúa bởi vì họ không kiên định. Khi đau khổ đến, họ quên mất. Lời Thiên Chúa có thể thường rơi vào mảnh đất chưa được chuẩn bị, bị bỏ hoang, đầy những gai góc. Gai góc đây có nghĩa gì? Đức Giêsu giải thích là sự bám víu vào của cải vật chất, các thói hư tật xấu.

Giữ lấy Lời Thiên Chúa là thường xuyên suy niệm về những điều mà Lời này nói với chúng ta và những gì xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Đây là điều Đức Maria đã làm, Mẹ đã tự hỏi và thấm nhuần lời. ... Đây là nỗ lực gìn giữ Lời Thiên Chúa: gắng sức tìm ra lời này có ý nghĩa gì trong giây phút hiện tại, Chúa muốn nói gì với tôi ngay lúc này, việc chất vấn ý nghĩa của Lời Chúa là cách chúng ta hiểu ý nghĩa của nó. Đây là đọc lại cuộc sống của chúng ta bằng Lời của Thiên Chúa và đây là ý nghĩa của việc giữ gìn lời trong lòng chúng ta....

Tốt lành biết bao khi chúng ta tự hỏi: Với những gì xảy ra trong cuộc sống, Chúa đang nói gì với tôi qua Lời Ngài, ngay lúc này đây? Đó chính là giữ gìn Lời Thiên Chúa, bởi chưng Lời Thiên Chúa chính là sứ điệp mà Chúa ban cho chúng ta trong từng giây phút. Chúng ta hãy bảo vệ nó bằng điều này: Bảo vệ nó bằng trí nhớ. Và bảo vệ nó bằng lòng trông cậy của chúng ta. Chúng ta xin Chúa ơn biết đón nhận Lời của Thiên Chúa và giữ lấy lời ấy, và cả ơn có một tâm hồn lao nhọc trong nỗ lực này. Amen. (ĐTC Phanxico, Lễ Trái Tim Mẹ 15-6-2013)

(ĐTC Phanxicô, Nhà Nguyện thánh Marta ngày 21-5-2013)

3veneremurcernui.wordpress.com

4 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Cơm Viet nam Làm sao có thể tăng thêm đức tin?

Không phải chỉ chúng ta mới đặt câu hỏi “làm sao có thể tăng thêm đức tin?” mà cách đây 2000 năm, các tông đồ, dù theo Chúa trực tiếp và gần gũi, cũng đã đặt câu hỏi này. Chúa, thay vì trả lời cách trực tiếp và cụ thể, thì xem ra Người “phớt lờ” câu hỏi. Thực ra Người đã trả lời và trả lời rất rõ. Đến đời chúng ta, vấn đề không xoay quanh câu trả lời của Chúa, nhưng ở cách chúng ta soạn Thánh Kinh và đọc Thánh Kinh.

Thách đố khi soạn lại Thánh Kinh và đọc Thánh Kinh

Khi bốn thánh sử tường thuật lại cuộc đời và những lời dạy bảo của Chúa, các ngài đã không viết những tiền đề. Thí dụ bản Tin mừng theo thánh Luca chúng ta đọc dưới đây, không có tiền đề như

“Sửa lỗi anh em, Sức mạnh của lòng tin, Phục vụ cách khiêm tốn1.”

“Sửa lỗi anh emNếu người anh em

của anh xúc phạm đến anh, thì hãy khiển trách nó; nếu nó hối hận, thì hãy tha cho nó. Dù có xúc phạm đến anh một ngày đến bảy lần, rồi bảy lần trở lại nói với anh; 'Tôi hối hận', thì anh cũng phải tha cho

nó".Sức mạnh của lòng tin Các Tông Ðồ thưa với Chúa Giêsu rằng: "Thưa

Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con". Chúa đáp: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em.

1 Về sau, văn bản được soạn lại và các nhà nghiên cứu Thánh Kinh mới chia ra từng đoạn, chương và tiền đề giúp người đọc dễ hiểu. Tuy dễ hiểu hơn, nhưng vì vậy, mà nhiều văn đoạn bị ngắt quãng, vì người đọc tưởng văn đoạn đó thuộc về công tác khác. Ngày nay, nhiều sách Thánh Kinh mới in, người ta không viết tiền đề nữa, nhưng chỉ chia theo chương.

Phục vụ cách khiêm tốn"Ai trong anh em có người đầy tớ đi cầy hay đi

chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: "Mau vào ăn cơm đi", chứ không bảo: "Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau!"?

Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm

theo lệnh truyền sao? Ðối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi"2.

Chúng ta phải tự hỏi: đâu là sự liên hệ giữa sửa lỗi anh em với sức mạnh của lòng tin, và cuối cùng phục vụ cách khiêm tốn? Tại sao Chúa đang dậy về tha thứ, bỗng dưng các môn đệ hỏi về lòng tin? Rồi đang hỏi về lòng tin thì tại sao Chúa trả lời phục vụ cách khiêm tốn3? Nhưng nếu chúng ta hình dung ra quang cảnh các môn đệ quây quần bên Chúa, nghe Chúa giảng dậy về lòng yêu thương anh em và tha lỗi anh em đến 7 lần, -nghĩa là theo thói quen của người Do thái, nhiều đến nỗi không đếm được- thì vấn nạn "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con," rất hợp lý. Đối với các ngài, tha thứ mà không đếm số lần, là một “mission impossible” nghĩa là không thể làm được. Đó là một việc vượt quá sự công bằng cao cả trong niềm tin Do thái. Chính vì vậy, các ngài mới xin thêm lòng tin hầu có thể tha thứ cho kẻ xúc phạm đến mình rất nhiều lần. Ngay sau đó, câu trả lời của Chúa thật minh bạch: Hãy tha thứ cho người khác và hãy phục vụ cách khiêm tốn. Đó chính là 2 Luca 17: 3-103 Thực ra tiểu tiền đề “phục vụ cách khiêm tốn” cũng không

hoàn toàn chính xác, đúng ra nên là “Làm bổn phận của mình” thì đúng hơn.

Muốn tăng trưởng đức tin? Hãy phục vụ trong tình bác ái

Lm Anthony Đào

5NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

bổn phận của con, vì con chỉ là đầy tớ, phân phát và làm việc cho chủ là Thiên Chúa mà thôi.

Sống Đức tin là gì?Bộ Giáo lý công giáo các số 26, 142, 150, 1814, 2087

định nghĩa đức tin như sau: “Đức tin là một quà tặng hỗ tương của Thiên Chúa dành cho con người. Khi nhận quà tặng này, con người nối kết mình với Chúa một cách tự do và tự nguyện mong mỏi đón nhận sự thật Chúa sẽ ban. Đức tin được mặc khải qua các niềm tin của chúng ta khi tuyên xưng kinh tin kính, cử hành bí tích, sống đời đạo hạnh, và làm việc bác ái, cũng như đọc kinh cầu nguyên thường xuyên. Đức tin là một nhân đức Chúa dành cho con người.”

Đức tin được mặc khải qua các thực hành khi chúng ta khi tuyên xưng kinh tin kính, cử hành bí tích, sống đời đạo hạnh, và thực hiện các việc làm bác ái, cũng như đọc kinh cầu nguyện thường xuyên.

Câu giải thích này là phương tiện giúp chúng ta lãnh nhận đức tin và bầy tỏ đức tin. Để có một đức tin trong lành, chúng ta cần:

Thực hành các bí tích, nhất là tham dự thánh lễ Sống đời đạo hạnh Làm việc bác ái Cầu nguyện thường xuyên4. Chỗ đứng của phục vụ trong bác ái5. Phục vụ trong bác ái đóng vai trò rất quan trọng

trong đời sống người Công giáo và Giáo hội Công giáo. Bác ái không là sự lựa chọn, đó là điều bắt buộc, như lời Chúa dậy: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Qua điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau6." Chúa nói một cách minh bạch và khẳng quyết: Đây là giới răn mới, tức là luật điều, mà Thầy ban cho anh em, tức là muốn anh em phải tuân giữ để được gọi là người theo Thầy. Như vậy, những người không yêu thương, dù mang tên là Công giáo hoặc Thiên Chúa giáo, cũng không phải là người theo Chúa.

Nhận rõ điều này, đạo Công giáo luôn luôn nhấn mạnh, phải phục vụ trong tình bác ái, vì Chúa là tình yêu. Sách giáo lý Công giáo dành hẳn một chương dậy dỗ con cái của mình ý tưởng về bác ái và phương cách phục vụ trong bác ái. Phần III của sách Giáo lý, “Đời sống đức tin trong Kitô giáo,” khi bàn về phẩm giá con người với những lý luận “Con người là hình ảnh của Thiên Chúa, Thiên Chúa gọi chúng ta đến hưởng hạnh phúc đích thực,” đã nhấn mạnh rất 4 Xin coi thêm Trái Tim Đức Mẹ tháng 8-20125 Xin coi thêm trong Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tháng 5-20126 Gioan 13: 34-35.

nhiều đến bổn phận bác ái của người Công giáo. Bộ sách còn kết thúc phần này với mười điều răn như giáo huấn dành cho từng người, những phương cách sống với tha nhân.

Sách giáo lý trình bầy như sau: 1. Phần thứ I: Tuyên xưng đức tin Đức tin,

Thánh Kinh, Thánh truyền 2. Phần thứ II: Sống các Bí tích Bí tích -

Phụng vụ 3. Phần thứ III: Đời sống đức tin trong Kitô

giáo Bác ái-Xã hội, Truyền giáo. 4. Phần thứ IV: Kinh nguyện Kitô giáo

Đời sống nội tâm: kết hợp với Chúa.Giáo hội liên kết đức tin với bác ái xã hội và truyền

giáo. Đức tin là nhân đức bên trong, nội tại, còn bác ái là nhân đức bên ngoài, biểu lộ qua các hành động cụ thể.

Thực ra, tuy sách giáo lý ấn hành vào năm 1992, nhưng trước đó vào năm 1965, trong tài liệu về “Sứ Vụ Tông Đồ của Giáo dân,” công đồng Vatican II đã nhấn mạnh “Bác ái là dấu ấn căn bản của Thân thể Chúa Kitô. Môn đệ tính của Chúa Kitô sẽ được nhận ra rõ rệt qua sự liên hệ chặt chẽ giữa bác ái và công bằng. Bác ái với người nghèo, các việc từ thiện và giúp đỡ lẫn nhau sẽ giúp giảm bớt những khổ đau của con người và giúp mọi người nhìn rõ thêm hình ảnh của Giáo hội, hiền thê của Chúa Kitô.” Đức giáo hoàng Gioan 23 trong “Mater et Magistra,” viết: “Nơi nào còn có những người thiếu thốn lương thực ăn uống, quần áo, nhà ở, thuốc men, việc làm, giáo dục, là những điều kiện sinh sống căn bản giúp một người sống xứng đáng với nhân phẩm của con người; nơi nào còn những người chịu đau đớn vì bệnh tật, vì những nỗi bất hạnh; nơi nào còn những người bị tù đầy và bị đối xử bất công, thì bác ái Kitô giáo phải đến trợ giúp họ, và giúp giải thoát họ. Đây là nhiệm vụ bó buộc luân lý của các chủ nhân và quốc gia giầu, cũng như của những người lãnh đạo.” Tương tự, các vị giáo phụ của công đồng nói: “Cần phải kính trọng tự do và nhân phẩm con người một cách rất tế nhị và bén nhậy. Không thể để cho việc kính trọng này bị nhiễm đục do bất cứ hình thức phô trương nào.7” Dựa trên Thánh Kinh, thần học và truyền thống của Giáo hội, Công đồng Vatican II mở ra một cánh cửa mới về bác ái và cũng từ đó, phát sinh ra một từ ngữ mới: “Công bằng xã hội.” Với chủ trương mọi người bình đẳng vì mọi người đều là hình ảnh của Chúa, được Chúa cứu độ, và cùng được mời gọi làm con Chúa, Giáo hội mong mỏi và mời gọi mọi

7 Apostolicam Actuositatem (Bổn phận Sứ vụ Tông Đồ Giáo dân ) số 8

6 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

người sống theo một nền tảng công bằng dựa trên bác ái.

Ý tưởng khi làm việc bác ái Không phải vô tình khi sách giáo lý Công giáo

đặt phục vụ trong bác ái vào phần III. Có người sẽ hỏi, tại sao không viết vào phần đầu, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, khi người nghèo sống lầm than khắp nơi. Giáo hội muốn mọi người chú trọng và đào sâu đời sống nội tâm của mình trước và biểu lộ đời sống này ra dấu chỉ bề ngoài bằng việc bác ái. Nói cách khác, cùng một công việc, nhưng nếu ý chỉ khác nhau sẽ đưa đến những kết quả khác nhau8.

Đúng vậy, chúng ta khi làm việc bác ái, làm với ý tưởng cho Chúa, với Chúa và vì Chúa, thì việc làm của mình mới có ý nghĩa và có giá trị thần linh. Chính nhờ giá trị thần linh này, khi chúng ta chia sẻ công ơn của Chúa, các việc nhân loại trở nên giá trị. Còn nếu chúng ta làm chỉ dựa trên sức con người, thì giá trị cũng chỉ mang giới hạn của con người. Người Công giáo chúng ta lãnh nhận ơn lành đôi. Ơn lành đôi nghĩa là gì? Nghĩa là chúng ta có thể vừa làm một việc bác ái nhân bản, vừa mang ý hướng thần linh. Thí dụ, khi giúp đỡ người nghèo

8 Chắc hẳn mọi người chúng ta quá thuộc với câu truyện tương tự sau:Một người kia đã đi đến cửa thiên đàng. Ông gặp thánh Pherô chờ

đón với nụ cười:- Con tên gì?- May quá, con cùng tên với ngài. Tên con là Phêrô Nguyễn.Thánh Phêrô lấy bút, gạch cho ông một điểm.- Kể cho cha nghe về các việc làm tốt của con đi.Ông Phêrô Nguyễn bắt đầu kể lại các hành động tốt của mình như

đi lễ hàng tuần, xưng tội trong một năm ít là một lần, không ăn thịt ngày thứ sáu, không ngoại tình, không rượu chè bê bết, lâu lâu chỉ vui với bạn bè Ông thấy, cứ mỗi việc tốt, thánh Phêrô lại gật gù, tỏ vẻ vừa ý và cho một điểm. Nóng ruột, ông hỏi:- Thưa thánh, bao nhiêu điểm thì mới được vào thiên đàng?- Một tỷ điểm con ạ.- Vậy con được bao nhiêu rồi?- Mới có hơn vài trăm thôi.- Lậy Chúa tôi. Cả ngày mới được vài trăm, vậy thì còn phải sống

bao nhiêu năm nữa, mới đủ một tỷ điểm?Thánh Phêrô cười vui vẻ: “Con vừa được thêm một tỷ điểm đấy.

Con kêu xin Chúa thương và nhờ Chúa giúp. Mời con vào.

khổ, chúng ta vừa giúp đỡ tha nhân, vừa trông thấy hình ảnh của Thiên Chúa trong tha nhân, nghĩa là, làm với lòng mến Chúa và vì Chúa, nhờ vậy, ân sủng của chúng ta lãnh nhận từ Chúa cũng tăng theo. Chúa đã chẳng dậy: “Xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm9" đó ư? Chúa ở trong tha nhân và tha nhân ở trong Chúa. Đây là sự khác biệt rất quan trọng giữa người Công giáo và không Công giáo: chúng ta biết mình phục vụ cho ai và vì ai.

Phương cách làm việc bác ái.Chúa không cấm chúng ta phục vụ Chúa và tha

nhân trong tinh thần bác ái cách công khai, vì một việc bác ái công khai cũng là hình thức khuyến khích và làm gương cho người khác; nhưng nếu làm công khai để được khen ngợi, thì đó không phải là điều Chúa ưa chuộng. Tin mừng theo thánh Matthew ghi: “ Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Ðấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. "Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Ðấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Ðấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. "Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Ðấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Ðấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.10 Một cách khéo léo, Chúa nhắc nhở mọi người sống bác ái bằng cách đặt bác ái lên hàng đầu trước khi nói đến cầu nguyện và ăn chay. Bác ái luôn luôn là một thách đố với mọi người, nhất là với người Công giáo.

9 Matthêu 2510 Mt. 6: 1-6; 16-18.

7

Thách đố của Tin-Cậy-Mến.Chắc chắn, phục vụ trong bác ái là bổn phận quan

trọng hàng đầu của người Công giáo. Nhưng nơi đây, cần lưu ý đến một vấn đề nữa. Như đã đề cập đến trong phần phân tích cách đọc Thánh Kinh, chúng ta khi phụng thờ Chúa, thì lại tách các nhân đức Tin, Cậy, Mến thành ba nhân đức khác biệt nhau, và không liên hệ nhiều với nhau. Thực ra, sẽ không thể có đức tin chân thật nếu không có đức cậy chân thật, và sẽ không có cả đức tin, đức cậy chân thật nếu không có đức mến chân thật. Phân biệt làm ba nhân đức có điểm lợi, là khi muốn nghiên cứu hoặc phát triển một nhân đức nào, chúng ta sẽ tập trung vào nhân đức đó hơn. Nhưng đồng thời cũng dễ tạo ra cảm tưởng ba nhân đức không liên hệ với nhau. Khi phát triển đức ái, tình yêu thương chân thật, chúng ta sẽ cùng lúc phát triển đức tin. Đức tin không thể tách rời khỏi đức mến và ngược lại, sống đức mến là phát triển và sống đức tin. Tuy chúng ta thường nghe những câu tương tự như: “đức tin của ông ấy, bà ấy mạnh thật,” nhưng trên thực tế, người đó không chỉ mạnh về đức tin, họ mạnh cả về đức cậy và đức mến nữa.

Thách đố khi phiên dịchSống đời Công giáo, thêm một vấn đề chúng ta

cần lưu ý: do kết quả của văn chương Hán-Việt, chúng ta dễ trở nên mơ hồ khi dùng và hiểu các từ ngữ. Thí dụ, so sánh với tiếng Hoa kỳ, nói về ba nhân đức Tin Cậy Mến, theo thư thánh Phaolo gửi giáo đoàn Corinthian 13: 13, “And now these three remain: faith, hope and love. But the greatest of these is love họ dùng các chữ faith, hope and love,” thì người Hoa kỳ khá thống nhất khi dùng chữ “love” trong văn bản. Còn chúng ta lúc dùng chữ tình yêu, lúc yêu thương, yêu, mến, bác ái, đức ái, đức mến, đức bác ái. Nhiều người đã hỏi “bác ái và đức bác ái khác nhau ra sao? Đức mến (trong đức tin, đức cậy, đức mến) khác với mến và với đức bác ái thế nào? Tuy có lập luận, nói về tôn giáo, về Chúa, về những gì cao cả, thì phải dùng chữ bác ái. Còn về con người, về nhân loại, thì dùng chữ tình yêu11. Nhưng nếu chủ trương như vậy thì tại sao không dùng cho thống nhất khi nói: “Ba nhân đức đối thần là đức tin, đức cậy và đức bác ái” mà lại dùng “Ba nhân đức đối thần là

11 Trong Thánh Kinh, bản Hy lạp, người ta cũng phân biệt agape –dành cho tình yêu mà không cần đền đáp, không điều kiện,- và phileo –love, tình yêu có qua, có lại- như trong Gioan 3:16 "For God so loved (hiểu là agape) the world, that He gave His only begotten Son, that whoever believes in Him should not perish, but have eternal life," và 1 Pherô 1: 22 “Since you have in obedience to the truth purified your souls for a sincere love [phileo] of the brethren, fervently love [agape] one another from the heart.”

đức tin, đức cậy, đức mến?” Hay thường xuyên xử dụng cụm từ “mến Chúa, yêu người?” thay vì “bác ái Chúa, yêu người?” Lại có lúc chúng ta dùng cụm từ yêu mến cho cả Chúa và con người như: “Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Ðức Giêsu để thử Người rằng: ‘Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn lớn nhất?’ Ðức Giêsu đáp: ‘Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Ðó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy." Vì không thống nhất trong khi xử dụng từ ngữ, chúng ta dễ bị hoang mang và nhầm lẫn, khi nào mình sống tình yêu, khi nào sống bác ái, lại khi nào sống đức mến? Với Chúa, yêu Chúa đồng nghĩa với yêu người, và ngược lại yêu người đồng nghĩa với yêu Chúa12.

Tăng trưởng đức tin nhờ phục vụ trong bác ái Sống đức tin là làm việc bác ái, là phục vụ anh

chị em mình. Muốn tăng trưởng đức tin thì tăng trưởng việc phục vụ Chúa và tha nhân trong bác ái. Chính vì vậy, Chúa đã trả lời các môn đệ khi được hỏi: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con". Chúa đáp: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: 'Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc', nó cũng sẽ vâng lời anh em. Ai trông anh em có người đầy tớ đi cầy hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: 'Mau vào ăn cơm đi', chứ không bảo: 'Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau!'? Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao? Ðối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi".

Hãy phát triển đức tin qua những việc phục vụ Chúa và anh chị em mình trong năm đức tin này như thánh Phaolô dậy cách rõ ràng trong Galat 5: 5-6: “Chúng tôi thì nhờ Thần Khí và dựa vào đức tin mà vững lòng chờ đợi được nền công chính như chúng tôi hy vọng. Quả thật, trong Ðức Kitô Giêsu, cắt bì hay không cắt bì đều không có giá trị, chỉ có đức tin được biểu lộ bằng hành động nhờ đức ái.”

12 Chúa không phân biệt agape hoặc phileo đâu. Chúng ta phân biệt agape va phileo để hiểu chứ không phải để sống

8 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 7-7-2013 với 60 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Phanxicô nói với mọi người:

”Anh chị em thân mến, như anh chị em biết, cách đây 2 ngày Thông điệp về đề tài đức tin, tựa đề ”Lumen fidei” (Ánh sáng đức tin) đã được công bố. ĐGH Biển Đức 16 đã khởi sự Thông điệp này cho Năm Đức Tin; thông điệp này tiếp nối thông điệp về đức mến và đức cậy. Tôi đã đón nhận công trình tốt đẹp này và đã hoàn thành. Tôi vui mừng trao tặng toàn thể Dân Chúa: thực vậy, đặc biệt là ngày nay, tất cả chúng ta đều cần đi vào cốt tủy của đức tin Kitô, đào sâu và đối chiếu đức tin với những vấn đề thời sự. Nhưng tôi nghĩ rằng Thông điệp này, ít là trong một số phần, cũng có thể hữu ích cho những ai đang tìm kiếm Thiên Chúa và ý nghĩa cuộc sống. Tôi đặt Thông điệp này trong tay Mẹ Maria, là mẫu gương tuyệt hảo về đức tin, để Thông điệp có thể mang lại những thành quả Chúa muốn”.

Trên đây là lời chính ĐTC Phanxicô giới thiệu với các tín hữu về Thông điệp đầu tiên của ngài. Trước đó, Văn kiện đã được giới thiệu với giới báo chí trong cuộc họp báo sáng ngày 5-7-2013 tại phòng báo chí Tòa Thánh, do ĐHY Marc Ouellet, người Canada, Tổng trưởng Bộ GM, Đức TGM Gerhard Mueller, người Đức, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin và Đức TGM Rino Fisichella, người Ý, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.

Thông điệp được công bố bằng 9 thứ tiếng: Latinh, Ý, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ đào nha, Ba Lan và Arập, được được gửi đến các GM, LM, Phó Tế, các tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân. Như chính ĐTC Phanxicô giải thích trong phần nhập đề: văn kiện này hầu như đã được ĐGH Biển Đức 16 hoàn thành và ngài chỉ đóng góp thêm mà thôi. Mục đích của Thông Điệp là phục hồi đặc tính ánh sáng của chính đức tin, có thể soi sáng cho toàn thể cuộc sống con người.

Thông điệp chỉ dài khoảng 85 trang khổ nhỏ và được chia làm 60 đoạn: ngoài phần nhập đề (1-7)

và kết luận (58-60), Thông Điệp ”Ánh Sáng Đức Tin” gồm 4 chương:

I. Chúng tôi đã tin nơi tình yêu (1 Ga 4,6) (8-22) II. Nếu các ngươi không tin, thì sẽ không hiểu (Is

7,9) (23-36) III. Tôi truyền lại cho anh chị em điều tôi đã nhận

lãnh (1 Cr 15,3) (37-49) IV. Thiên Chúa chuẩn bị cho họ một thành thị

(Dt 11,16) (50-60)

Nội dung tổng quát Văn kiện này hoàn tất ba văn kiện Giáo Hoàng

về 3 nhân đức hướng thần, theo sau các thông điệp của ĐGH Biển Đức 16: ”Deus Caritas est” (Thiên Chúa là Tình Thương”, công bố năm 2005 về đức mến; ”Spe salvi” (Được cứu thoát nhờ hy vọng) năm 2007 về đức cậy. Việc công bố thông điệp về đức tin là một trong những biến cố được chờ đợi nhiều nhất trong năm Đức Tin, bắt đầu từ ngày 11-10-2012.

Thông điệp được chính ĐTC Phanxicô báo trước và mô tả là ”được viết lên bằng 4 tay” và lần đầu tiên trong lịch sử, một Thông điệp được hai vị Giáo Hoàng cộng tác chặt chẽ như thế trong việc soạn thảo. Thực vậy, đọc Thông điệp, người ta thấy rõ giọng văn và những đề tài thường được ĐGH Biển Đức 16 khai triển rộng rãi, đặc biệt là cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí, và có nhiều trích dẫn thánh Augustino, cũng như nhắc đến triết gia Friedrich Nietzsche người Đức và văn hào Nga Fyodor Dostoyevsky.

Đàng khác, Thông điệp có những cảnh giác về những nguy hiểm của sự tôn thờ thần tượng, thuyết ngộ giáo (gnosticisme) và thái độ của người giả hình. Thông điệp kết thúc với lời nguyện dâng lên Mẹ Maria như mẫu gương tuyệt hảo về đức tin. Trong Văn kiện này cũng có trọn một thiên bàn về tầm quan trọng của đức tin đối với công lý và hòa bình trên thế giới, là những đề tài mà ĐTC Phanxicô đã nhiều lần nhắc đến trong những tháng đầu tiên triều đại Giáo Hoàng của ngài.

Sinh hoạt Giáo HộiÁnh Sáng Đức Tin

Thông điệp đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Lm Phúc Nhạc

9NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Thông điệp ”Ánh Sáng Đức Tin” bắt đầu với một phần ngắn duyệt qua lịch sử đức tin, bắt đầu với việc Chúa gọi Abraham rời bỏ quê cha đất tổ - ”khởi sự một cuộc xuất hành hướng về một tương lai bấp bênh” - và lời Chúa hứa làm cho Abraham trở thành tổ phụ của một dân tộc đông đúc.

Kinh Thánh cũng trình bày sự kiện con người từ bỏ niềm tin nơi Thiên Chúa như thế nào qua việc tôn thờ những thứ khác không phải là Ngài:

”Chúng ta bắt đầu thấy các thần tượng hiện hữu như một cái cớ để người ta đặt mình nơi trung tâm của thực tại và tôn thờ những công trình do tay người tạo nên... Một khi con người đánh mất hướng đi nền tảng thống nhất cuộc sống của họ, thì họ trở thành nạn nhân của nhiều thứ ước muốn của họ.. vì thế, sự tôn thờ thần tượng luôn luôn là chủ thuyết đa thần, đi từ thần này đến thần khác, không có mục tiêu nhất định”.

ĐGH Phanxicô nhìn thấy một cách thế khác qua đó con người quay lưng lại với Thiên Chúa trong thái độ của những người Biệt Phái, họ tin rằng họ có thể được cứu rỗi nhờ những việc lành và tuân giữ luật lệ tôn giáo. ”Những người sống như thế, muốn chính mình là nguồn mạch sự công chính của mình: nhưng rồi họ thấy rằng thứ công chính này chẳng bao lâu bị xẹp và họ cũng không thể giữ luật.. Được cứu độ nhờ đức tin có nghĩa là nhìn nhận vị thế tối thượng của ơn Chúa”.

ĐGH viết tiếp: Đức tin được sung mãn trong cuộc sống, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Do nhân tính của Ngài, Chúa Giêsu vừa là đối tượng của đức tin vừa là gương mẫu tối cao và là Đấng Trung Gian cho mọi tín hữu: ”Chúa Kitô không phải chỉ là vị mà chúng ta tin, là biểu hiện tột đỉnh của tình yêu Thiên Chúa.. Ngài còn là Đấng mà chúng ta phải kết hiệp để có thể tin. Đức tin không phải chỉ là ngắm nhìn Chúa Giêsu, nhưng là biết nhìn mọi sự như chính Chúa nhìn chúng, với đôi mắt của Ngài: đó là một sự tham phần vào cách nhìn của Chúa”.

Sự tham phần này có nghĩa là đức tin làm cho Kitô hữu trở nên thành phần của nhiệm thể Chúa Kitô là Giáo Hội. ”Không thể tin tưởng một cách riêng rẽ tự mình. Tự bản chất, đức tin cởi mở đối với cộng đoàn Giáo Hội; đức tin muốn diễn ra trong tình hiệp thông của Giáo Hội”.

Giáo Hội thông truyền đức tin qua dòng thời gian ”nhờ một chuỗi liên tục các chứng nhân, giúp chúng

ta nhìn thấy tôn nhan của Chúa Giêsu. Như một sự giúp đỡ dành cho sự hiệp nhất đức tin và sự thông truyền đức tin một cách trọn vẹn, Chúa ban cho Giáo Hội hồng ân là sự kế nhiệm các tông đồ. Qua cách thức này, sự liên tục của ký ức Giáo Hội được bảo đảm và ta có thể chắc chắn đạt tới suối nguồn của đức tin”.

Vì thế, các vị thuộc hàng giáo phẩm là những thầy dạy có thế giá về nội dung đức tin Kitô. Huấn quyền của ĐGH và các GM hiệp thông với ngài đảm bảo cho chúng ta được tiếp xúc với nguồn mạch đầu tiên và qua đó làm cho chúng

ta chắc chắn đạt tới lời Chúa Kitô trong sự trọn vẹn”. ĐGH Phanxicô khẳng định rằng: Nhưng đức tin

trọn vẹn không phải chỉ là đạo lý; đó là ”ánh sáng mới nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa chân thực, một ánh sáng động chạm đến chúng ta tại chính nơi nòng cốt của con người và đòi hỏi sự dấn thân của tâm trí, ý muốn và cảm xúc của chúng ta, mở cho chúng ta những quan hệ được sống trong hiệp thông”.

Như thế, những phương thế chủ yếu để thông truyền đức tin không phải là một cuốn sách hay một bài giảng, nhưng là các bí tích, nhất là bí tích rửa tội và Thánh Thể, thông truyền một ”ký ức nhập thể, gắn liền với thời gian và nơi chốn chúng ta sống trong đó, liên hệ tới mọi giác quan của chúng ta; trong đó trọn con người phải dấn thân như một chi thể của một người sống động và là thành phần của một mạng các quan hệ cộng đoàn”.

Xác tín theo đó ”Con Thiên Chúa nhập thể làm người như chúng ta” và đi vào lịch sử nhân loại cũng dẫn các tín hữu Kitô đến chỗ ”sống cuộc sống chúng ta trong trần thế này với một quyết tâm mạnh mẽ và với cường độ lớn hơn”. ĐGH nhấn mạnh rằng đức tin soi sáng cho chúng ta cách sử dụng lý trí con người và theo đuổi công ích.

Đối với đức tin, sự thật không thể đạt được qua lý trí tự lập mà thôi, nhưng còn đòi phải có tình thương, một cách thức nhìn thế giới trong tương quan, rồi nó trở thành một kiến thức được chia sẻ, một cái nhìn qua đôi mắt của người khác và một cái nhìn chung về mọi sự hiện hữu.

”Khi khẳng định ”trật tự nội tại” và sự hòa hợp của thế giới vật chất, và do thái độ ngạc nhiên tích cực trước mầu nhiệm sâu xa của công trình sáng tạo, đức tin Kitô khuyến khích các cuộc nghiên cứu khoa học, đồng thời loại bỏ chủ thuyết duy tương đối triết học là điều tạo ra ”cuộc khủng hoảng chân lý trong thời đại chúng ta ngày nay”.

10 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Đức tin cũng gợi hứng cho sự tôn trọng môi trường thiên nhiên vì nó giúp các tín hữu ”phân định thấy trong đó một qui luật do tay Chúa viết lên và là nơi sinh tồn được phó thác cho chúng ta bảo tồn và săn sóc”.

Theo ĐGH Phanxicô, đức tin là điều thiết yếu trong việc thăng tiến ”công lý, trật tự và an bình”, nó tương phản với những ý thức hệ tân thời vốn đã bị thất bại, những ý thức hệ này cũng tự nhận là theo đuổi những mục tiêu ấy.

”Trào lưu tân thời ngày nay tìm cách xây dựng một tình huynh đệ đại đồng dựa trên sự bình đẳng, nhưng rồi chúng ta dần dần nhận thấy rằng tình huynh đệ này không thể kéo dài vì nó thiếu điểm tham chiếu chung về một người cha chung như nền tảng tối hậu của tình huynh đệ ấy”.

“Chúng ta cần trở về với nền tảng đích thực của tình huynh đệ”. ”Đức tin dạy chúng ta nhìn thấy rằng mỗi người nam nữ là một phúc lành cho tôi, mà ánh sáng của tôn nhan Thiên Chúa chiếu sáng trên tôi qua những khuôn mặt của anh chị em tôi” (CNS 5-7-2013)

Một số ý tưởng tiêu biểu trong Thông điệp ”Ánh sáng đức tin”

- Nhập đề: Ai tin thì thấy: họ nhìn với ánh sáng soi chiếu toàn thể hành trình của họ, vì ánh sáng ấy đến từ Chúa Kitô Phục Sinh, là sao mai không bao giờ tàn.

- .. Khi thiếu ánh sáng, mọi sự đều trở nên lu mờ; không thể phân biệt điều tốt và điều xấu, hoặc phân biệt con đường dẫn ta tới đích với những con đường khác dẫn chúng ta vào những vòng lẩn quẩn, không đi tới đâu.

Chúng ta tin nơi tình yêu - Đức tin, như được gắn liền với sự hoán cải, là

điều trái ngược với sự tôn thờ thần tượng; nó đoạn giao với các thần tượng để trở về cùng Thiên Chúa hằng sống trong cuộc gặp gỡ với Ngài. Tin tưởng có nghĩa là phó thác bản thân cho tình yêu thương xót của Chúa Đấng luôn đón nhận và tha thứ, nâng đỡ và hướng dẫn cuộc sống chúng ta, và chứng tỏ quyền năng của tình thương ấy qua khả năng làm thẳng những con đường quanh co trong lịch sử chúng ta. Đức tin hệ tại thái độ sẵn sàng để cho chính mình được tiếng gọi của Thiên Chúa liên tục biến đổi và và canh tân.

- Nền văn hóa chúng ta ngày nay đã đánh mất cảm thức về sự hiện diện hữu hình của Thiên Chúa và hoạt động của Ngài trong thế giới chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng cần phải tìm thấy Thiên Chúa nơi xa xăm, hoặc ở mức độ khác của thực tại, vượt xa khỏi những quan hệ hằng ngày của chúng ta. Nhưng nếu như vậy thì Thiên Chúa không thể hành động

trong thế giới, tình thương của Ngài không thực sự quyền năng mạnh mẽ, không thực tế, và không có thực, không phải là một tình yêu có thể trao tặng một hạnh phúc như đã hứa.. Trái lại, các tín hữu Kitô tuyên xưng niềm tin của mình nơi tình thương cụ thể và quyền năng của Thiên Chúa, thực sự hoạt động trong lịch sử và xác định vận mệnh chung cục của lịch sử: một tình thương có thể gặp thấy được, một tình thương được mạc khải trọn vẹn trong cuộc khổ nạn, cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô.

- Đức tin nhất thiết có tính chất Giáo Hội; Đức tin được tuyên xưng từ bên trong thân mình của Chúa Kitô như một cộng đồng hiệp thông cụ thể của các tín hữu. Chính trong bối cảnh đó mà đức tin làm cho mỗi cá nhân tín hữu Kitô cởi mở đối với mọi người khác.. Đức tin không phải là một chuyện riêng tư, một ý niệm hoàn toàn cá nhân chủ nghĩa hay là một ý kiến cá nhân: Đức tin đến từ sự lắng nghe, và nó tìm được sự biểu lộ trong lời nói và phải được công bố.

Bạn sẽ không hiểu nếu không tin - Đức tin mà không có sự thật thì không cứu

thoát, nó không mang lại vị thế chắc chắn. Đức tin chỉ là một huyền thoại đẹp, một sự phóng dội ước muốn sâu xa của chúng ta mong được hạnh phúc, một cái gì có thể thỏa mãn chúng ta theo mức độ chúng ta sẵn sàng muốn tự đánh lừa mình. Đức tin như thế hoặc nó chỉ là một tâm tình cao cả mang lại an ủi và vui tươi, nhưng nó tùy thuộc tâm trí hay thay đổi của chúng ta và thời tiết đổi thay, không có khả năng nâng đỡ hành trình trường kỳ của cuộc sống.

- Tình thương và sự thật không thể tách rời nhau. Nếu không có tình thương thì sự thật trở nên lạnh lùng, vô nhân và đè nèn đối với cuộc sống thường nhật của con người. Sự thật mà chúng ta tìm kiếm, sự thật mang lại ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta, soi sáng chúng ta khi chúng ta được tình thương đánh động.

- Sự khám phá tình thương như một nguồn mạch tri thức, là thành phần kinh nghiệm đầu tiên của mỗi người, nó được diễn tả một cách thế giá trong quan niệm của Kinh Thánh về đức tin. Khi nếm hưởng tình thương qua đó Thiên Chúa tuyển chọn và làm cho họ trở thành một dân của Ngài, Israel hiểu được sự thống nhất toàn bộ kế hoạch của Thiên Chúa. Đức tin - tri thức, vì nảy sinh từ tình thương giao ước của Thiên Chúa, chính là tri thức soi sáng hành trình trong lịch sử.

- Khi nhập thể và trở nên một người giữa chúng ta, Chúa Giêsu đã động chạm đến chúng ta, và qua các bí tích, Ngài tiếp tục đánh động chúng ta mỗi

11NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

ngày; khi biến đổi tâm hồn chúng ta, Ngài không ngừng làm cho chúng ta nhìn nhận và tuyên xưng Ngài là Con Thiên Chúa.

- Đức tin Kitô, với tư cách nó công bố sự thật về tình thương hoàn toàn của Thiên Chúa và mở cho chúng ta quyền năng của tình thương ấy, thấu nhập vào nòng cốt kinh nghiệm của chúng ta. Mỗi người chúng ta trở thành ánh sáng nhờ tình thương, và mỗi người chúng ta được kêu gọi yêu thương để ở lại trong ánh sáng.

- Ánh sáng của tình thương, đặc tính riêng của đức tin có thể soi sáng các câu hỏi của thời đại chúng ta ngày nay về sự thật. Sự thật ngày nay thường bị thu hẹp vào quan niệm chủ quan của mỗi cá nhân, chỉ có giá trị cho cuộc sống của mỗi người. Một sự thật chung làm cho chúng ta sợ hãi, vì chúng ta đồng hóa nó với đòi hỏi quyết liệt của các chế độ độc tài. Nhưng nếu sự thật là một sự thật của tình thương, nếu nó là một sự thật được biểu lộ trong cuộc gặp gỡ với tha nhân, thì nó có thể được giải thoát khỏi sự khép kín trong cá nhân và trở thành một thành phần của công ích.

Tôi trao cho anh chị em những gì tôi đã nhận lãnh - Những người cởi mở tâm hồn đối với tình

thương của Thiên Chúa, lắng nghe tiếng Ngài và nhận ánh sáng của Ngài thì không thể giữ riêng hồng ân này cho mình. Vì đức tin là nghe và thấy, nó cũng được truyền đi như một lời nói và ánh sáng.. Chúng ta có thể nói Đức tin được truyền đạt bằng sự tiếp xúc, từ người này sang người khác, như một ngọn nến thắp sáng cho nhau.

- Chính vì tất cả những tín điều có liên hệ với nhau, nên khi chối bỏ một tín điều này, kể cả tín điều có vẻ kém quan trọng nhất, thì nó cũng bóp méo toàn thể. Mỗi thời đại lịch sử có thể tìm thấy điểm này hay điểm kia trong đức tin dễ hoặc khó chấp nhận: vì thế chúng ta cần cảnh giác trong việc đảm bảo sao cho kho tàng đức tin được thông truyền trọn vẹn (Xc 1 Tm 6,20) và tất cả các khía cạnh trong việc tuyên xưng đức tin được nhấn mạnh đúng đắn.

Thiên Chúa chuẩn bị cho họ một thành thị - Đức tin thực là một thiện ích cho mỗi người;

đó là một công ích. Ánh sáng Đức tin không phải chỉ soi sáng bên trong Giáo Hội, cũng không phải chỉ góp phần xây dưng thành thị vĩnh cửu đời sau; Đức tin giúp chúng ta xây dựng thành thị hiện nay của chúng ta để chúng có thể hành trình tiến về một tương lai hy vọng.

- Khuôn khổ đầu tiên trong đó đức tin có thể soi sáng xã hội con người chính là gia đình. ”Tôi nghĩ trước tiên và đặc biệt đến sự kết hiệp bền vững giữa người nam và người nữ trong hôn nhân. Sự kết hiệp

này nảy sinh từ tình thương của họ như một dấu chỉ và là sự hiện diện của chính tình yêu Thiên Chúa, và đức tin nảy sinh từ sự nhìn nhận và chấp nhận sự tốt lành của sự khác biệt tính dục, qua đó vợ chồng trở nên một thân thể (Xc St 2,24) và có thể sinh ra sự sống mới, một biểu hiện sự tốt lành, sự khôn ngoan và kế hoạch yêu thương của Đấng Tạo Hóa.

- Đức tin không phải là một ánh sáng phá tán mọi tăm tối của chúng ta, nhưng là một ngọn đèn hướng dẫn bước chân chúng ta trong đêm đen và chủ cho hành trình. Đối với những người đau khổ, Thiên Chúa không cung cấp những lý luận giải thích mọi sự; đúng hơn câu trả lời của Ngài là một sự hiện diện tháp tùng, một lịch sử sự tốt lành động tới mỗi lịch sử đau khổ và mở ra một tia sáng (CNS 5-7-2013)

Vài nhận xét Trong cuộc họp báo ngày 5-7-2013 để giới thiệu

Thông điệp đầu tiên của ĐTC Phanxicô, ba vị trên bàn chủ tọa đều cho biết sự kiện Thông điệp ”Ánh sáng đức tin” được ĐGH Biển Đức 16 chuẩn bị thực là một đặc biệt nói lên sự phát triển giáo huấn của giáo huấn giáo hoàng và sự hiệp nhất trong đức tin.

- Đức TGM Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, nói: ”Thực là một sự trùng hợp may mắn sự kiện Thông điệp này được viết do tay của hai vị Giáo Hoàng.. Mặc dù giọng văn, sự nhạy cảm và dấu nhấn khác nhau, ai đọc Thông điệp này sẽ nhận thấy ngay sự liên tục nòng cốt sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với giáo huấn của ĐGH Biển Đức 16”.

Các vị chủ tọa cuộc họp báo không những nhấn mạnh sự cộng tác của hai vị Giáo Hoàng nhưng cả cái nhìn chung của các vì về đức tin như một ”công ích”, một hồng ân được Giáo Hội thông truyền và nuôi dưỡng, cần được chia sẻ với toàn thể nhân loại. Các tín hữu Kitô có nghĩa vụ giúp nhau trong việc công bố Tin Mừng, và cả việc sống đức tin để biến thế giới thành một nơi có tình huynh đệ đích thực và chăm sóc những người yếu thế nhất.

- ĐHY Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, nhận xét rằng: ”Một cột trụ bị thiếu trong tam luận của Đức Giáo Hoàng Biển Đức về các nhân đức hướng thần, bắt đầu với đức mến và đức cậy. Chúa quan phòng muốn rằng cột trụ bị thiếu ấy là một món quà của ĐGH về hưu dành cho người kế vị và là một biểu tượng sự hiệp nhất”. ĐGH Phanxicô lấy lại công trình ĐGH Biển Đức 16 đã soạn và thêm một số suy tư của ngài, như ngài nói rõ điều đó trong Thông Điệp, điều ấy chứng tỏ sự hiệp nhất của hai vị Giáo Hoàng trong đức tin. ”Ánh sáng đức tin được chuyển giao từ vị giáo hoàng này đến vị Giáo Hoàng khác như cây gậy ngắn trong cuộc chạy đua truyền tay, nhờ ơn kế nghiệp các Tông đồ.”

12

Đây không phải là một Thông điệp chắp vá. Thông điệp chỉ mang chữ ký của ĐGH Phanxicô, vì chúng ta chỉ có một vị Giáo Hoàng. Thông điệp là văn kiện của ĐGH và đây là thông điệp của ĐGH Phanxicô.

- Đức TGM Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, tiết lộ rằng ”ĐGH Biển Đức không nghĩ là mình phải thực hiện công trình viết một thông điệp về đức tin, nhưng vì có quá nhiều người nài nỉ, nên ngài quyết định viết và trao tặng cho Giáo Hội vào cuối năm Đức Tin kết thúc ngày 24-11-2013. Nhưng lịch sử có một ý kiến khác. Đức TGM nói: Tuy có những âm vang rõ ràng giáo huấn của ĐGH Biển Đức 16 trong thông điệp, nhưng đây hoàn toàn là thông điệp của ĐGH Phanxicô như được thấy trong tính cách trực tiếp của những kiểu nói được sử dụng, những hình ảnh phong phú nói về đặc tính của một số trích dẫn tác giả xưa và nay”.

Giống như thông điệp đầu tiên của mỗi vị Giáo Hoàng, người ta có thể thấy được trong đó một ý tưởng về những nhấn mạnh chính trong triều đại của Đức Phanxicô. Thông điệp dùng 3 động từ mà ĐGH thường dùng trong bài giảng với các HY sáng ngày sau khi được bầu; ”Bước đi, xây dựng và tuyên xưng”./.

HƯỚNG VỀ NGÀY THÁNH MẪU

Ngày Thánh Mẫu, con không về thăm MẹLà bởi vì, đường xa quá đi thôi !Mượn Báo Trái Tim, con viết đôi lờiĐể tỏ bày lòng con thương mến Mẹ

Con không về, đừng quên con Mẹ nhé ?Đứa con lạc loài, mến Mẹ thiết tha!Bóng Mẹ thân yêu, vẫn chẳng nhạt nhòaĐứng sừng sững trên công trường lặng lẽ

Một tay ấm nồng bồng Vua thơ béTay kia vươn dài, cứu kẻ vượt biênBiển nước bao la, kêu cứu Mẹ hiềnThấy tội tình mẹ dang tay nâng đỡ

Rồi nhiều người đã bao phen lầm lỡQuay trở về, Mẹ không nỡ bỏ rơiGiúp họ ăn năn, tu chỉnh cuộc đờiĐể xứng đáng là những người công giáo

Ngày hội năm nay, chắc là huyên náo ?Ánh đèn màu rực rỡ khắp rừng câyBao nhiêu cha, cùng với rất nhiều thầyBỏ công sức trong bao ngày gầy dựng

Giúp giáo dân tạo niềm tin kiên vữngNhờ Mẹ hiền vượt qua những buồn đauBao gian nan, cùng biết mấy niềm sầuChạy đến Mẹ khẩn cầu, xin giúp đỡ

Lòng tràn hân hoan, ra về hớn hởNiềm tin dạt dào, bừng nở trong timĐã bao phen họ đôn đáo kiếm tìm

Giờ sung sướng, đắm chìm trong tình MẹMiền Cali, con âm thầm, lặng lẽViết bài thơ dâng kính Mẹ mến yêuMaria, con mến Mẹ thật nhiều !

Cali. July 01.2013 Dzuycali

13NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Trung KiênLúc phải giam tù, ông Lý Nguyễn Huy Mỹ làm

quen với hai người lính có đạo gốc Bùi chu. Ông đã làm mấy vần thơ bày tỏ lòng mình. Người tín hữu trung kiên "say về đạo" Chúa Kitô, gông xiềng đã trở lên hành trang qúi báu vô cùng. Chính bản thân ông đã tự nguyện lãnh đòn thay cho bố vợ tuổi già sức yếu (ông trùm Antôn Nguyễn Đích) để rồi trở lên người đồng hành làm chứng cho Đức Kitô, cùng lãnh phần thưởng cành lá vạn tuế tử đạo, và cũng được tôn phong lên bậc hiển thánh. Ông Micae Lý Mỹ tỏ hiện là môn đệ trung kiên, đã làm trọn lời Thày Giêsu, "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập Giá mà theo" (Mt 16:24).

Gông đóng xiềng mang, dạ nguyện kinhNhững say vì đạo hả vì tình

Vai mang bốn điệp tai thêm ấmXổng xểnh ba vòng cổ lại thanh

Phép nước đành lòng không oán thánNghĩa thày để dạ vẫn đinh ninhKhiến sao nên vậy nào lo nghĩ

Phó mặc Hoàng Thiên sự tử sinh”. Tên thật của ông là Micae Nguyễn Huy Diệu. Ông

có người con trưởng là cô Mỹ vì thế theo thói quen miền Bắc bấy giờ người ta gọi ông là Mỹ. Ông bố của ông nguyên là người ở Đại Đăng, tỉnh Ninh Bình, đến lập nghiệp rồi lập gia đình tại Vĩnh Trị, Nam Định. Micae Nguyễn Huy Diệu là con cả sinh năm 1804. Khi lên mười, bố cậu qua đời rồi hai năm sau mồ côi cả bố lẫn mẹ. Bà dì đã tận lực nuôi dưỡng giáo dục, cậu tỏ ra rất thông minh và đạo đức: thông thạo chữ Hán và nghề thuốc. Bà dì rất hài lòng vì cậu Diệu tuy hơi nhút nhát nhưng rất ngoan, lễ độ lại đạo đức nữa. Cậu siêng năng xưng tội chịu lễ mà còn tìm nơi thanh vắng yên tĩnh trong vườn để đọc kinh lần hạt.

Lòng đạo đức ấy được ông trùm Antôn Nguyễn Đích chú ý và con gái là cô Maria Mến (Miều) cho anh Diệukhi anh 20 tuổi. Khi đã lập gia đình, lòng đạo của ông càng nghiêm túc hơn. Bà Mỹ làm chứng rằng, "Nhà tôi siêng năng đọc kinh chiều tối dù lúc trong nhà lắm công việc cũng chẳng có đọc kinh tắt bao giờ!" Ông xưng tội nhiều lần trong năm, mỗi lần ông kỹ

lưỡng xét mình hai ngày trước. Mùa chay, ông giữ chay các ngày thứ tư và thứ sáu. Ông không rượu chè, không đánh bạc hay to tiếng với ai bao giờ. Cuộc sống gia đình đầm ấm hòa thuận yêu thương đạo hạnh. Suốt 18 năm vợ chồng, chỉ có một lần duy nhất xung khắc nhau là khi bà Mỹ lười không chịu đọc kinh.

Dù còn trẻ tuổi nhưng ông có tiếng là sắc sảo giỏi giang, ăn nói lý sự nên trong hàng tổng khuyết cai tổng, những viên chức hàng tổng đồng thanh thỉnh ông làm chánh tổng, nhưng ông từ chối. Sau này, để trợ giúp chủng viện và giúp đỡ giáo dân trong thời cấm đạo, Đức cha Havard Du xin ông nhận chức Lý Trưởng.

Dù bận làm lý trưởng ông vẫn giữ việc đạo như mọi khi, vẫn dự lễ, kinh nguyện và xưng tội chịu lễ. Làm Lý trưởng, ông Mỹ tỏ ra là người liêm khiết, không nhận tiền hay quà hối lộ. Đức Cha Retort Liêu làm chứng dân làng cũng như chủng viện được nhờ Khi phân xử, ông rất công bằng chính trực, không thiên vị bên nào. Với những người vướng mắc tệ đoan xã hội, ông khuyên răn, sửa trị nghiêm minh.

Sống Đức Tin:

Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ

1804-1838Lễ kính vào ngày 12 - Tháng 8

14

Một người làm chứng, "Một lần ông lý Mỹ bắt được tôi và ba anh nữa đánh bạc. Ba anh kia phải đánh mỗi người bốn chục roi; còn tôi là người giúp việc ông ấy nên phải sáu chục roi." Lo cho gia đình thế nào, ông cũng chăm sóc làng xã như vậy : Mỗi tối, ông thường đọc kinh chung với phu tuần trước khi thi hành công tác. Ông khuyên nhủ người khô đạo, giúp đỡ người nghèo khổ, tạo điều kiện cho họ năng nhận các bí tích, tu thân sửa lỗi, để họ trở thành người giáo hữu tốt lành và người công dân lương thiện.

Phép nước đành lòng không oán thánTrịnh Quang Khanh khi còn là quan trẻ được

thày Tịnh (sau này là Thánh) chữa khỏi đau mắt và đã hứa với thày khi làm quan sẽ dễ dãi với người có đạo. Ông đã làm điều đó khi về làm tổng đốc Nam định. Nhưng ngặt nỗi ông bị ghen ghét và bị tố cáo có bằng chứng bao che kẻ có đạo. Năm 1837 ông bị triệu về kinh quở trách nặng lời, nhà vua trao cho Tổng đốc 40 Thánh Giá, truyền phải triệt để áp dụng chiếu chỉ cấm đạo. Từ đó, quan Tổng đốc trở thành con người tàn bạo, người ta gọi ông là "hùm xám tỉnh Nam". Hai giáo phận Đàng Ngoài vào cuối triều Minh Mạng phải chịu những cơn bão táp dữ dội. Quan quân từng đội, từng đoàn đi khắp nơi, bao vây từng làng, khám xét từng nhà, chủng viện Kẻ Vĩnh hai lần giải tán chủng sinh tản mát các miền xung quanh.

Trong mấy năm ông làm lý trưởng thì vua cấm đạo nghiêm ngặt. Làng Vĩnh trị bị vây bọc nhiều lần. Có lần, quan đến vây khi đức cha và các linh mục chưa kịp chạy nhưng ông lý Mỹ gan góc chẳng nao núng . Ông dẫn quan đi khám xét mọi nhà nhưng Chúa gìn giữ, quan chẳng bắt được đấng nào. Ông không ngần ngại khuyên bảo phải vững vàng trong thời buổi ngặt nghèo khốn nạn này. Có lần ông nói với các nữ tu rằng, "Bây giờ vua cấm đạo thì như khoa thi Đức Chúa Trời ra cho nên ta phải ý tứ và sống cho vững vàng." Quả thật ông đã để ý đến phúc tử đạo lắm. Bà Mỹ kể lại có lần ông hỏi bà, "Nếu mình được phúc tử đạo thì mình có bằng lòng không?" Bà thưa lại, "Thày được phúc trọng ấy, thì em bằng lòng lắm!" Ông lý Mỹ mỉn cười mừng rỡ.

Ngày ngày 11-5 Âm lịch tức 2-7-1838, quan Tổng đốc chỉ huy cuộc bao vây làng Kẻ Vĩnh, ông Lý Mỹ thưa với nhạc phụ, "Cha con ta đồng sinh tử với nhau, việc Chúa quan phòng đã đến rồi, xin cha đừng hãi sợ chi". Nói xong, ông ra đón quan Tổng đốc tại đình làng, quan truyền các giáo hữu và linh mục phải ra trình diện, nếu không Lý trưởng phải làm tờ cam đoan. Ông viết, "Lý trưởng Nguyễn Huy Diệu làm tờ

cam đoan: làng chúng tôi không có đạo trưởng, cùng các đồ quốc cấm, nếu khai man tôi xin nộp mạng cả gia đình tôi".

Tờ cam đoan chưa ráo mực thì quân lính đã dẫn linh mục Giacôbê Mai Năm đến. Quan ngạc nhiên hỏi phải xử thế nào ? Ông thưa, "Thưa quan lớn, quan thương thì chúng tôi xin tạ ơn, bằng không tôi xin nộp đầu chịu tội". Bấy giờ quan truyền đánh ông 40 roi, rồi đóng gông giải ra tỉnh cùng với linh mục Mai Năm và ông trùm Nguyễn Đích.

Gông đóng, xiềng mang, dạ nguyện kinhTrên đường ra tỉnh Nam Định, một kỳ mục trong

làng bàn luận với ông Lý xin nộp tiền chuộc để ông được về, ông từ chối, "Xin cám ơn lòng tốt của dân làng, nên để tiền đó giúp vợ con tôi và mở tiệc mừng khi đưa thi hài tôi về". Trong ba người bị bắt, vì biết không thể dùng áp lực lay chuyển đức tin của cha Mai Năm, nên quan không thúc ép nhiều. Với ông trùm Đích đã 70 tuổi già sức yếu thì quan cũng nương tay. Riêng ông Lý Mỹ, đang tuổi cường tráng, lại nói năng lưu loát, nên quan dùng đủ các phương thế dụ ông chối đạo,

- Anh còn trẻ trung, thông minh sắc sảo, dân chúng đều quý sao anh lại dại khờ không bước qua Thập Tự?

- Bẩm quan lớn, trước khi tôi sinh ra, đã có dân chúng. Vậy khi đó, ai lãnh đạo ? Nên tôi không vì thế mà làm theo lời quan được.

- Anh không thương người vợ hiền với đàn con sao?- Thiên Chúa trao phó người vợ và con cái cho tôi săn

sóc khi tôi có thể, nên tôi không thể chối bỏ. Giá như có ai nói quan lớn đạp đầu Đức Vua đã ban chức trọng cho quan, ắt hẳn quan chẳng dám làm, thì tôi đây lẽ nào dám cả gan đạp ảnh Chúa tôi thờ kính…

Quan Tổng đốc nổi giận truyền đánh đòn ông Lý nhiều lần, tính tổng cộng trong suốt thời gian bị giam giữ, ông Lý phải chịu đến 500 roi, kể cả ba lần chịu đòn thay cho bố vợ. Nhìn ông trùm Đích tuổi già, sức yếu, ông Lý ngày đêm lo lắng, thiết tha cầu khẩn Thiên Chúa trợ giúp ban ơn cho bố vợ vững tin cho đến giờ phút cuối cùng. Ông thường khuyến khích ông trùm,

"Cha đã tuổi cao sức yếu, chẳng sống được bao lâu nữa, nếu không chết vì đạo thì cũng chết vì bệnh, nhưng nếu tử đạo, sẽ làm vinh danh Thiên Chúa và được hạnh phúc Thiên Đàng. Cha đừng luyến tiếc sống thêm ít ngày, con đây còn khỏe mạnh, đời còn dài, vợ trẻ với đàn con thơ dại thật đáng yêu đáng quý, nhưng con tin Thiên Chúa sẽ lo liệu thật tốt đẹp cho chúng. Hơn nữa khi cha con ta được lên Thiên Đàng, sẽ cầu bầu trước nhan Thiên Chúa thì có ích hơn cho cả gia đình dòng tộc. Cha đừng lo về những hình khổ phải chịu, con sẽ chịu đòn thay cho cha hết thảy.

15NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Cha hãy can đảm làm chứng và sẵn lòng chết vì yêu mến Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết vì chúng ta…"

Quả thực, mỗi lần quan truyền đánh đòn ông trùm Đích thì ông Lý Mỹ đứng lên thưa, "Cha tôi đã già nua tuổi tác, xin quan lớn tha cho, tôi xin chịu đòn thay". Quan lớn thấy ông có lòng hiếu kính, nên chấp thuận đề nghị ấy. Ông chịu đòn gấp hai lần nên y phục rách nát, thân mình đầm đìa những máu, tứ chi bầm tím khắp nơi. Ông còn phải mang gông xiềng nặng hơn, bị cùm xiết chặt hơn, khiến càng thêm đau đớn khủng khiếp, nhưng vị chứng nhân Chúa Kitô luôn tỏ ra hân hoan vui mừng, không một lời oán thán,

“Vai mang bốn điệp, tai thêm ấm,xổng xểnh ba vòng, cổ lại thanh”.

Cuộc giã từ rơi lệNgười con gái ông Lý, cô Mỹ tuy mới 12 tuổi, cũng

lén mẹ ra tỉnh tìm cách qua ba lần cửa có lính gác, vào thưa với ông, "Xin bố can đảm chịu chết vì Chúa". Cậu Tường mới 9 tuổi, con trai ông Lý Mỹ, không đi xa được, cậu cũng cố gắng nài nỉ dân làng đi thăm chuyển lời đến ông, "Bố đừng lo cho chúng con, bố hãy an tâm vững lòng xưng đạo và chịu chết vì đạo." Bà Mỹ có lần bồng con mới sinh được mấy tháng ra thăm chồng, trao con cho chồng ẵm một lúc, bà thấy những cực hình chồng phải chịu, bà không cầm được nước mắt, bà nói trong nghẹn ngào :

"Vợ con ai mà chẳng thương chẳng tiếc, nhưng Thày hãy hy sinh vác Thánh Giá rất nặng vì Chúa, hãy trung thành với Chúa cho đến cùng, đừng lo nghĩ về mẹ con tôi. Thiên Chúa sẽ quan phòng tất cả. Đến thăm Thày lần này có lẽ là lần sau hết, cầu xin Chúa cho Thày vâng theo thánh ý Chúa".

Ông Lý Mỹ lòng đau như cắt. Ông biết rằng sự ra đi của ông sẽ là nỗi thương đau vô cùng cho vợ con, nhưng vững tin vào tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa, ông bình tĩnh an ủi vợ, "Lời mình khuyên nhủ đốt thêm lửa kính mến Chúa trong lòng tôi, mình đem con về săn sóc chúng thay tôi, sớm tối cầu nguyện ngày sau gặp mình và các con chung hưởng hạnh phúc vĩnh cửu nơi quê thật là nước Thiên Đàng".

Nhờ lời khích lệ của vợ con, ông Lý như được tăng thêm sức mạnh, nên càng vững lòng tin hơn, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đạo Chúa. Có lần một vài phu tuần làng Kẻ Vĩnh vì mộ mến ông, khuyên ông chối đạo để trở về coi sóc dân làng như trước, ông liền mắng họ, "Ai bảo các anh đến thăm tôi và nói những lời sai trái như vậy, bây giờ tôi về thì các anh sẽ khóc, nhưng khi đưa thi hài tôi về làng thì các anh sẽ ăn mừng".

Say vì đạo, hả vì tìnhSuốt một tháng trời, quan vừa hành hạ vừa

khuyên dụ ông Lý Mỹ bước qua Thánh Giá không thành công, dù phải những trận đòn tan xương nát thịt, dù gông cùm, xiềng xích nặng nề đau buốt thịt xương, vị chứng nhân Chúa Kitô vẫn một lòng kiên trung với đức tin. Quan làm án tâu về kinh :

"Chúng tôi đã xét việc tên Diệu, làm Lý trưởng xã Vĩnh trị, can tội theo đạo Gia Tô triều đình nghiêm cấm, cùng với Nguyễn Đích là bố vợ, chứa chấp đạo trưởng Mai Năm trong nhà. Đã khuyên dụ nhiều lần chối đạo nhưng chúng cứ một mực chấp mê, không chịu bỏ đạo, nên luận phải xử trảm ba người đó để làm gương cho kẻ khác sợ."

Ngày 12,08.1838, được tin vua Minh Mạng đã châu phê y như án nghị, cả ba tông đồ Chúa vui mừng hớn hở chuẩn bị tâm hồn lãnh bí tích giải tội và rước Mình Thánh Chúa cách sốt sáng. Các ông hân hoan bước đến nơi xử, vừa đi vừa hát kinh tạ ơn Chúa. Dọc đường ông Cả Thấu (là anh em thúc bá với ông Lý Mỹ) khích lệ, "Anh Lý ! Hãy vững tâm nhé". Ông Lý Mỹ đáp lại, "Anh cả yên chí, đừng lo, tôi không sợ đâu."

Đến pháp trường Bảy Mẫu, ba vị chứng nhân quỳ xuống cầu nguyện một lúc. Ông Lý Mỹ xin xử cha Giacôbê Mai Năm và ông Antôn Nguyễn Đích trước, quan chấp thuận. Ông Lý Mỹ bị chém sau cùng. Quân lý hình đòi năm quan tiền sẽ chém một lát mát mẻ. Ông trả lời, "Năm quan tiền dành cho kẻ khó, chẳng có tiền cho chú mình. Chú mình muốn làm sao thì làm!" Hắn đã hành hạ ông đến năm phát chém mới đứt đầu! Đó là ngày 12 tháng 8 năm 1838 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng

Thi hài của ba vị tử đạo được rước về làng Kẻ Vĩnh ngay trong đêm đó. dân chúng vui mừng đốt đèn đuốc đón rước cách trọng thể, đúng như lời tiên báo của ông Lý Mỹ.

Ông Micae Lý Mỹ lãnh phúc tử đạo, chiến thắng tất cả những thử thách cực hình nhờ tình yêu tuyệt đối vào Chúa Giêsu Kitô và với tinh thần đạo đức say mê giáo lý tin mừng. Tình yêu và tinh thần được vun trồng ngay từ thời niên thiếu phát triển theo thời gian đến tuổi trưởng thành, và cho đến giờ phút quyết liệt nhất của cuộc đời, bằng một tình yêu tuyệt đỉnh, ông Lý Mỹ xứng đánh lãnh nhận phần thưởng trọng hậu Thiên Chúa trao ban : Khải hoàn Thiên Quốc với cành lá tử đạo.

Đức Lêo XIII suy tôn lên hàng Chân Phước ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên bậc Hiển thánh./.

16 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Những Tiếng Gọi Từ Sứ Điệp Fatima

Tiếng Gọi 12CUỘC SỐNG ĐỜI ĐỜI

Chị Lucia

Chúng ta tự nhiên ai cũng mong được sống lâu, trường thọ dù cuộc đời trải dài bằng ngày tháng, công việc buồn vui và khổ đau. Tệ hơn nữa, chúng ta chẳng màng chi đến cuộc sống đời đời! mà đó mới là cuộc sống thật quyết định và bền vững mãi mãi.

Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đã định cho nó được sống đời đời bằng cách cho nó thông phần sự sống của Thiên Chúa. “Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh mình. Theo hình ảnh của Thiên Chúa, Người đã dựng nên họ. Người đã dựng nên họ, có nam có nữ” (St 1:27). Sau đó, Thánh Kinh còn giải thích thêm, “Thiên Chúa đã nắn hình người với bụi lấy từ đất và Người đã hà hơi sống vào mũi nó và con người sống” (St 2:7). Qua đấy, chúng ta thấy thân xác con người được dựng nên bằng bùn đất, nhưng con người tiếp nhận sự sống từ chính Thiên Chúa, từ hơi thở sáng tạo của miệng Thiên Chúa. Do đó, linh hồn chúng ta là một hữu thể thiêng liêng được thông phần sự sống của Thiên Chúa và được bất tử. Khi thân xác hoàn toàn không còn khả năng hợp tác với hoạt động của linh hồn, linh hồn sẽ rời bỏ thân xác và trở về với tâm điểm hấp lực của nó là Thiên Chúa.

Nhưng việc chúng ta bước vào cuộc sống vĩnh cửu phải được quyết định giữa hai thực tại rất khác biệt nhau: thiên đàng hoặc hỏa ngục!

Trong phần trên về tôn sùng Trái Tim Mẹ Maria, chúng ta đã nhìn thấy hai dòng dõi chống đối nhau quyết liệt làm sao: dòng dõi của Satan quyến rũ nhân loại vào con đường tội lỗi, và dòng dõi của Trái Tim Vô Nhiễm Đức Maria, Người Mẹ của đoàn con Thiên Chúa, Người Mẹ dẫn đưa đoàn con vào con đường sự thật, công lý và tình yêu, bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu và tất cả con cái Thiên Chúa sẽ được nhận diện qua cách thức họ yêu thương nhau. Trong khi con cái của Thiên Chúa trèo lên đường đức ái để chiếm hữu hạnh phúc muôn đời trong Nước Chúa, thì con cái của Satan lại bị tội lỗi xấu xa kéo ghì xuống vực thẳm hình phạt muôn kiếp.

Trên thế giới này, những người không tin chối bỏ các thực tại ấy, nhưng đâu có vì thế mà giảm thiểu mức độ chân thật của các thực tại ấy; và thái độ cứng lòng không tin của những người kia cũng chẳng giải thoát họ khỏi những khổ hình hỏa ngục nếu như cuộc sống tội lỗi của họ xô đẩy họ xuống đó.

Nhiều đoạn Thánh Kinh nói cho chúng ta về hỏa ngục với những khổ hình cũng như về những kẻ bị trầm đọa trong đó. Trong ngày Phán Xét, những ai không thực thi việc bác ái sẽ phải nghe những lời sau đây: “Hỡi phường bị chúc dữ, hãy xéo đi xa Ta mà vào lửa đời đời đã dọn sẵn cho ma quỉ cùng chư thần của nó. (…) Và chúng sẽ phải vào cực hình đời đời, còn kẻ lành thì được vào sự sống đời đời” (Mt 25:41, 46).

Khi cảnh báo các môn đệ về cám dỗ kiêu ngạo vì hoàn tất sứ vụ rao giảng thành công, Chúa Giêsu nói, “Ta nhìn thấy Satan như chớp từ trời sa xuống” (Lc 10:18). Chúa còn ban cho các ngài những huấn thị về tư cách hoạt động tông đồ: “Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác nhưng không thể giết được linh hồn; các con hãy sợ Đấng có thể hủy diệt cả thân xác lẫn linh hồn trong hỏa ngục” (Mt 10:28). Khi nói về vấn đề sống lại trong ngày sau hết và để đúc kết dụ ngôn mẻ lưới thả xuống biển bắt được mọi thứ cá, và sau đó lựa chọn ra, Chúa Giêsu đã nói: “Thời tận thế cũng sẽ như vậy: các thiên thần sẽ xuất hiện và phân tách kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi quăng chúng vào lò lửa, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng” (Mt 13:49-50).

Những lời sau đây của Chúa Giêsu không còn lý do nào để nghi ngờ, “Nếu tay ngươi làm ngươi vấp phạm, thì hãy chặt nó đi, thà ngươi cụt tay mà vào sự sống, còn hơn là có đủ hai tay mà sa xuống hỏa ngục, vào lửa không hề tắt. (…) Và nếu mắt ngươi làm ngươi vấp phạm, thì hãy móc nó đi, thà ngươi chột mắt mà vào nước Thiên Chúa, còn hơn có đủ hai mắt mà bị quăng vào hỏa ngục, nơi giòi bọ không chết và lửa không tắt” (Mc 9:43-48). Trong các đoạn Thánh Kinh trên, Chúa Giêsu đã nói rõ về lửa hỏa ngục và hình phạt đời đời; trưng dẫn tất cả ra đây quá dài những chỗ khác nữa trong Phúc Âm mà Chúa nói tương tự như thế.

(còn tiếp)

17NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Sống Lời Chúa

Chúa Nhật 22 năm C - 1-9-2013CHỌN NƠI CUỐI RỐT

Lk. 14:7-14

Nước Áo (Austria) có một truyền thống lạ lùng là khi các vị hoàng đế hay hoàng hậu băng hà thì được an táng trong nhà thờ hầm của các cha Dòng khổ tu Capuchin tại thủ đô Vienna. Năm 1916 khi hoàng đế Francois Joseph băng hà thì sau Thánh Lễ an táng tại nhà thờ chính toà Thánh Stêphanô, thì linh cửu của ông được chở tới hầm nhà thờ của Dòng khổ tu để an táng. Một chiếc xe tang do 8 con ngựa đen kéo linh cửu hoàng đế đến trước cửa hầm vẫn còn đóng kín. Bên trong có tiếng một cha Dòng hỏi: Ai đó? Người trên xe ngựa trả lời, “Đại hoàng đế Francois Joseph đang chờ ở ngoài đây, hãy mở cửa mau.” Cha Dòng trả lời “Tôi không biết người đó là ai.” Một lát sau người đánh xe ngựa lại gõ cửa và Cha Dòng cũng hỏi như vậy và câu trả lời cũng lập lại như trước. Lần thứ ba, sau khi cha Dòng hỏi: Ai đó? Thì người đánh xe ngựa nhẹ nhàng trả lời, “Thưa đây là một người tội lỗi, một người anh em của chúng ta, Francois Joseph, xin ngài mở cửa cho.” Bấy giờ cửa hầm mới mở ra và linh cửu của hoàng đế mới được đem vào trong để an táng bên cạnh các tiên vương.

Cửa hầm nhà thờ của các cha Dòng Capuchin chỉ mở ra khi có một giọng nói khiêm tốn thú nhận

người nằm xuống cũng là tội nhân như mọi người. Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu dậy chúng ta bài học Khiêm Tốn qua hình ảnh cái ghế.

Cái ghế là để ngồi nhưng nó còn biểu tượng cho quyền hành, chức vị. Hôm nay trong bàn tiệc của một thủ lãnh biệt phái, khi Chúa Giêsu thấy người ta chọn ghế đề ngồi không phải vì miếng ăn cho bằng vì danh giá và tiếng khen. Chúa lên tiếng dậy chúng ta phải có tâm tình nào trước mặt xã hội cũng như trước mặt Thiên Chúa.

Khiêm Nhượng là một nhân đức chạm tới Trái Tim Thiên Chúa, có nghĩa là Thiên Chúa rất yêu thích người Khiêm Nhượng. Đây là một số điển hình: Mẹ Maria là một thụ tạo cao cả nhất vì Mẹ là người khiêm nhượng nhất - Cả 3 năm truyền Đạo, cuối cùng Chúa chỉ dậy chúng ta một câu để học suốt đời “Hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhượng thật trong lòng” - Tiêu chuẩn để biết cao trọng trên Nước Trời cũng dựa vào Khiêm Nhượng “Ai trở nên bé nhỏ như trẻ này sẽ là người lớn nhất trên Nước Trời - Tưởng ông thánh, bà thánh nào lên Thiên Đàng đầu tiên, không ngờ ông trộm lành, vì ông khiêm nhượng thú nhận tội mình và xin Chúa thương xót ông - Người thu thuế vào Đền Thờ cầu nguyện, xin Chúa thương xót thì ra về khỏi tội và thêm Ơn, ông biệt phái cũng vào Đền Thờ nhưng để kể công lao và có thái độ khinh người nên ra về lại thêm tội…

Thiên Chúa yêu thích ai khiêm nhương vì khiêm nhượng là Sự Thật. Trong tiếng Anh từ ngữ “khiêm nhượng” là “humble” lấy từ chữ “humus” tiếng La tinh, nghĩa là bùn đất. Thật sự chúng ta được dựng nên từ bùn đất và sẽ trở về bùn đất. Mọi cái chúng ta có được, từ: sức khoẻ, sắc đẹp, trí khôn, của cải, tài năng, chức quyền… đều của Chúa ban cho. Cái duy nhất chúng ta có được, thuộc về ta đó là: tội lỗi, thiếu xót, lầm lỡ. Vậy thì có gì để khoe hay là coi như của chúng ta. Nói như thế, không có nghĩa là từ chối những khả năng hay tài sản chúng ta đang sở hữu. Nhận là chúng ta có những thứ đó nhưng đến từ Chúa để cảm tạ Ngài và dùng chúng như là phương tiện để phục vụ Giáo xứ, tha nhân và làm vinh danh Chúa, không dùng chúng để khoe khoang và khinh thường kẻ khác.

Nước mưa chẩy tuột trên những đồi núi cao và chỉ đọng lại ở nơi trũng thấp. Ơn Chúa chẩy tuột nơi những con người kiêu ngạo và đọng lai nơi những ai khiêm nhượng. Xin Mẹ Maria cầu bầu và trợ giúp chúng con sống khiêm nhượng noi gương Mẹ.

Lm. Louis Phạm Hữu Độ,cmc

18 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Chúa Nhật thứ 23 Thường Niên-8-9-2013TỪ BỎ, ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA

(LC14:25-33)

Con người ngày nay không còn nghĩ việc giữ đạo là việc quan trọng. Nhiều người Công Giáo ở các nước Âu Châu đã bỏ đạo và không giữ lễ ngày Chủ Nhật nữa. Người Việt Nam tuy vẫn còn giữ ngày Chủ Nhật nhưng đời sống đạo cũng xuống dốc rất nhiều. Phải chăng là điều kiện theo Chúa quá khó, hay là sự lo lắng về của cải, vật chất chen lấn làm cho chúng ta mất hạnh phúc và tự do để theo Chúa. Cha Anthony de Mello, dòng Tên nói: “Cái làm cho con người mất hạnh phúc không phải là người, hay sự vật nhưng là sự dính bén.” Phải chăng “Từ bỏ” là bí quyết để được siêu thoát và hạnh phúc? Trước sự khủng hoảng về Đức Tin, mà Đức Thánh Cha đương thời mở năm Đức Tin để kêu gọi mọi người tái khám phá ra kho tàng Lời Chúa là nguồn mạch sự sống cho đời sống tâm linh. Giáo Hội khuyến khích chúng ta lắng nghe Lời Chúa và sống Lời Chúa cách tích cực trong năm Đức Tin. Lời Chúa trong các bài đọc sau đây có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mục đích của cuộc đời để chúng ta dám từ bỏ ý riêng để tìm Thánh Ý Chúa và vác thánh giá hằng ngày theo chân Đức Kitô để phục vụ nhau và tha nhân trong yêu thương.

Bài Tin mừng hôm nay thuật lại: Có rất đông người cùng đi đường với Chúa Giêsu, Người quay lại bảo: ‘Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.’ (Lc 14:26-27) Để cảm nghiệm tự do và hạnh phúc mà Chúa hứa ban thì cần phải hiểu luật TỪ BỎ. Vậy từ bỏ là gì?

Nếu hiểu theo sát nghĩa từng chữ, thì đây là điều kiện Chúa đòi hỏi những người theo Chúa để trở thành môn đệ của Người. Trong cuộc đời của các thánh, chúng ta thấy nhiều vị đã hiểu lời Chúa theo nghĩa đen: Có những vị đã bỏ hết danh vọng, chức quyền. Có những vị đã bỏ hết tiền bạc của cải để theo Chúa. Có những vị đã từ giã con cái để ra đi dâng hiến cuộc đời cho Chúa, hay chấp nhận cha mẹ từ bỏ mình để được dâng mình cho Chúa như thánh Phanxicô thành Assi, thánh Antôn tu rừng, thánh Tôma Aquinô, thánh Aphongsô và nhiều thánh khác. Tuy nhiên, nếu hiểu TỪ BỎ theo nghĩa rộng thì có nghĩa là phải ưu tiên dành cho Chúa và làm mọi việc để phụng sự Chúa mà thôi, nghĩa là phải chọn Chúa trên hết mọi sự, trên cả những tình

cảm thân thương nhất, cả chính bản thân cũng như danh vọng và của cải trần gian. Nếu đọc đoạn Tin Mừng này nơi Thánh Mathêô, có lẽ chúng ta thấy dễ hiểu hơn. Chúa Giêsu bảo:" Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, yêu con trai con gái hơn Thầy thì không xứng đáng với Thầy" (Mt. 11, 37)

Thế nào là từ bỏ mình? Đây là điều kiện Chúa đưa ra, đòi hỏi ý chí tự do của mỗi người. Thiên Chúa không cưỡng bách ai cả, kể cả việc vào thiên đàng. Quyền tự do của mỗi người để họ tự quyết định và chịu trách nhiệm về con đường mình đã lựa chọn. Theo Chúa là phải chấp nhận điều kiện theo Chúa, phải quyết tâm đi vào con đường Chúa đã đi, nghĩa là phải biết từ bỏ chính mình. Chúng ta đều nhìn nhận rằng bản tính con người từ ngày mắc tội tổ tông đến nay, đều hướng chiều đến danh lợi thú. Cho nên từ bỏ mình là phải có thái độ rõ ràng, một lập trường dứt khoát với ba cõi mê: mê của cải, mê sắc dục và ý riêng của mình. Ba thứ say mê có thể dễ dàng xô đẩy con người vào đáy bể khổ. Thực vậy, có người từ bỏ được tiền của, danh vọng, nhưng lại không bỏ được ý riêng mình. Có người bỏ được ý riêng của người khác, chứ không chịu bỏ ý riêng mình, luôn cho mình là quan trọng, là mẫu mực mọi người phải nghe theo. Chính vì thế chúng ta phải tập cho mình biết thẩm định đúng về giá tri sự vật. Từ bỏ thường rất tiếc xót, đôi khi thật đau đớn. Nhiều người không có can đảm từ bỏ, hy sinh, nên suốt đời họ luôn sống nô lệ cho bản năng. Nhưng từ bỏ cũng là một qui luật để con người trưởng thành hơn, làm chủ bản thân hơn. Nếu biết hy sinh và từ bỏ vì yêu, người ta sẽ thấy nhẹ nhàng, an vui hạnh phúc hơn.

Suốt đời Chúa Giêsu luôn sống từ bỏ ý riêng, từ bỏ mọi sự để vâng phục thánh ý Cha. Mà thánh ý Cha là muốn cho Ngài làm người sống cuộc đời yêu thương, và cuối cùng chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại.

Muốn làm môn đệ của Chúa, chúng ta cũng phải cố gắng noi gương Chúa, dấn thân theo Chúa, từ bỏ tội lỗi, sống hiền lành khiêm nhường và vui vẻ mang thánh giá đời mình theo Chúa tới cùng.

Bài đọc I sách Khôn Ngoan (Kn 9,13-18) mời gọi chúng ta tìm hiểu thánh ý Chúa trong cuộc sống. Ý Chúa khác với ý loài người, vì thân xác chúng ta thì nặng nề, lý trí của chúng ta hay lo lắng, điều ta muốn thì không chắc chắn, nhưng công việc chúng ta tìm kiếm thì khó nhọc, vất vả. Còn ý Chúa là gì? Ý Chúa là muốn chúng ta hiểu biết về Ngài, tin vào sự khôn ngoan của Chúa để dám phó thác cuộc đời chúng ta cho tình yêu của Ngài. Do đó, Ngài muốn

19NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

ban cho chúng ta sự khôn ngoan và Thần Khí Ngài để dẫn dắt chúng ta.

Trong thư gởi cho Philêmôn, (Plm 9b-10,12-17) thánh Phaolô xin Philêmôn tha thứ và đón nhận lại Ônêsimô là nô lệ đã bỏ trốn. Ônêsimô đã gặp Phaolô trong tù (Phaolô là tù nhân vì Chúa Kitô), được Phaolô giúp hiểu về đạo, và trở thành cộng sự viên của Phaolô là người anh em trong Chúa Kitô. Với ơn Chúa và với việc lành gương sáng của chúng ta giúp tha nhận nhận ra tình thương của Chúa dành cho họ và giúp họ đạt được ơn cứu rỗi. Do đó, nhiều khi những người thù ghét chúng ta lại trở nên những người bạn tốt, hay là những người chúng ta gọi là gánh nặng của gia đình, hay là “của nợ” cho xã hội là trở thành người công dân tốt và hữu ích cho xã hội khi họ cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa qua cách đối xử ân cần, yêu thương của chúng ta khi chúng ta sống theo những giáo huấn của Đức Kitô về lối sống yêu thương vô điều kiện.

Khi Chúa nói vác thập giá là gánh vác nhau trong yêu thương vì chính Chúa gánh vác mỗi người chúng ta trên vai. Có một cậu bé cõng người em tàng tật của mình trên vai, thấy thế một người đi qua cảm động và nói chơi: “Này chú em, tội nghiệp chú em phải gánh nặng trên vai.” Cậu bé vui vẻ trả lời: “Nó không nặng đâu vì nó là em của con.”

Bao lâu chúng ta sống yêu thương thì gia đình là một mái ấm:

Chẳng ai là gánh nặng của ta vì chúng ta là niềm vui cho nhau.

Chẳng việc gì là khó cả khi mọi người giúp nhau, mỗi người một việc.

Chẳng có bệnh nào đáng sợ vì mọi người quan tâm cho nhau.

Chẳng còn hiểu lầm vì mọi người đều nghĩ tốt cho nhau.

Chẳng có gì phải ngại ngùng vì mọi người có thể sống chân thành với nhau.

Chẳng có ai có thể chia rẽ gia đình chúng ta, vì mọi người gắn bó với nhau.

Chẳng có thập giá nào đáng sợ vì Chúa cùng vác với ta.

Bài đáp ca (TV 89:3-17), nói lên thân phận của chúng ta là tro bụi và nhắc nhở chúng ta về cuộc sống là tạm gởi. Chúa ban cho chúng ta thời giờ để học biết sự khôn ngoan của Ngài để chúng ta trở nên những người con ngoan của Chúa, sống khôn ngoan và trưởng thành trong đức ái như Đức Kitô, trưởng tử của Ngài. Cùng với Thánh vịnh chúng ta cầu xin: “Lạy Chúa, Chúa là chỗ chúng con dung thân mọi ngày, mọi lúc và mọi nơi. Xin ban cho chúng

con Thần Khí Khôn Ngoan của Chúa để chúng con biết xây dựng cuộc đời chúng con với chất liệu của Lời Chúa và biết hòa mình theo Chương Trình của Chúa. Vì biết được ý Chúa và hiểu được ý Chúa làm cho chúng con sống hạnh phúc hơn, vui hơn, an tâm hơn, và hân hoan mọi ngày trót cả đời chúng con. Xin Chúa giúp chúng con biết ý Chúa và có can đảm để thi hành ý Chúa luôn! Amen.”

Sr. Eileen Thu Phượng, dòng Trinh Vương

CN 23TN CHÚA 8-9-2013Không từ bỏ không thể làm môn đệ Ta

(Lc 14:25-33)

Trong cuốn sách “Những mảnh chuyện cho các tâm hồn”, Billy Graham kể rằng: “Người con đang chơi với một chiếc lọ rất đắt giá, rồi bất thình bỏ tay vào lọ nhưng không tài nào rút tay ra được. Cha của em cũng cố gắng hết sức để giúp em, nhưng đều vô hiệu. Hai cha con suy tính sẽ định đập vỡ chiếc bình lọ qúy giá, trong lúc đó thì người cha nói với con mình “Bây giờ con hãy thử một lần nữa xem. Con hãy buông tay ra và thả lỏng các ngón tay xuống như cha đây, rồi kéo tay ra.” Nhưng người con đáp “Cha ơi, không được đâu, con không thể buông tay như vậy được vì đồng xu của con sẽ rơi xuống.”

Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu cũng mời gọi tất cả các Kitô hữu, những người được chìm mình trong giếng Rửa Tội, hãy nhìn lại hành trình theo Chúa, hãy bỏ đi những gì cản trở chúng ta tiến sâu vào sự kiết hiệp mật thiết với Ngài. Chúa Giêsu đã đề cập đến ba điều kiện hay đúng hơn là ba mệnh lệnh khi theo Chúa: một tình yêu không chia sẻ, từ bỏ chính mình, và vác thập giá mình theo Chúa.

Trước hết là tình yêu không chia sẻ. Có lẽ người nghe sẽ rất chói tai khi nghe Chúa Giêsu nói hãy từ bỏ những người thân yêu trong gia đình khi theo Ngài, vì lời Ngài đi ngược với giới răn thứ bốn “hãy kính trọng cha mẹ” hay định luật hôn nhân “cả hai nên một”, hay tình nghĩa gia đình mà Chúa Giêsu từng nhắc đến “Ai thi hành thánh ý Cha ta là anh chị em ta và là mẹ ta” (Mt 12: 50). Thật là mâu thuẫn với những điều Ngài dạy. Nhưng Chúa Giêsu không mâu thuẫu, vì giới răn trọng nhất là “yêu Thiên Chúa hết trí khôn, hết sức lực, và hết linh hồn” (Mt 23: 37). Ngài thúc bách con người nhìn lại hành trình đức tin, hành trình tương giao với Thiên Chúa, vì từ từ con người đặt sai vị trí tình cảm tự nhiên và đam mê của mình lên hàng đầu, và Thiên Chúa bị vùi vào trong quên lãng. Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta hãy định hướng lại, hãy nhìn lại, và hãy tái khám phá

20 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

lại tình yêu chính đáng của mình dành cho Thiên Chúa vì “Thiên Chúa là tình yêu và chính Ngài đã yêu thương chúng ta trước” (1Ga 4:8,10). Ngài yêu chúng ta với một tình yêu tuyệt đối và mong mỏi nơi chúng ta đáp lại tình yêu ấy với tính cách triệt để và hoàn toàn không giữ riêng cho mình. Nếu các mối tương quan giữa người với người làm cản trở ta thăng tiến trong tình yêu Chúa, thì chúng ta hãy tính lại và đặt Thiên Chúa lên hàng đầu, vì chính Ngài là “chỗ chúng ta dung thân” (Tv 89). Tất cả mối tương quan khác là phải được xây dựng và khai triển trên tình yêu trong Đức Kitô.

“Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta” (Lc 14:26). Bỏ cha bỏ mẹ, bỏ vợ bỏ chồng, bỏ con bỏ bạn thì dễ, ví dụ rất thực tiễn trong thế giới ngày này, là ly dị. Nhưng Chúa Giêsu không ngừng ở đây, Ngài mời gọi ta tiến sâu hơn, là bỏ chính mình. Ngài thâm hiểu việc từ bỏ mình là điều khó nhưng không có nghiã là không làm được. Trong lịch sử Giáo Hội, có nhiều vị thánh như Thánh Antôn, thánh Augustinô, thánh Phanxicô, và nhiều vị thánh khác đã quên mình vì danh Đức Kitô vì “xác hay hư nát làm cho linh hồn ra nặng nề” (Kn 9:15). Từ bỏ là một định luật tự nhiên. Từ bỏ là điều kiện thiết yếu cho việc canh tân, đổi mới, và thăng tiến. Muốn sửa nhà cũ thành nhà mới, thì phải bỏ đi các vật liệu bị hư nát, muốn cây sai trái thì phải tỉa cành bón cây, xe hư phải sửa, người sai thì cũng cần sửa đổi. Vì vậy, từ bỏ những gì bên ngoài thì không khó, cho bằng từ bỏ chính bản thân mình. Từ một thú vui, bỏ một nết xấu. Từ một điếu thuốc, bỏ lời dèm pha. Từ một chai bia, bỏ lời đay ghiến. Tất cả dính vào ta như “super glue”, dán vào thì dễ, tháo ra thì rất khó. Việc bỏ mình là điều kiện để mỗi Kitô hữu theo sát Chúa Giêsu hơn và trở nên giống Người hơn, và khi từ bỏ thì “loài người học biết những sự đẹp lòng Chúa”, và “ai sống đẹp lòng Chúa từ ban đầu thì được ơn cứu độ nhờ sự khôn ngoan” (Kn 9:18). Thánh Phaolô đã kinh nghiệm cuộc vượt thắng bản thân mình với sức mạnh Chúa ban “ơn Ta đủ cho ngươi” (2Cr 12: 9) và từ một người chối bỏ và bắt bớ đạo, thánh Phaolô đã sống cho Đức Kitô và trong Đức Kitô “tôi sống nhưng không là tôi sống mà Chúa sống trong tôi” (Gl 2:20).

Cuối cùng là cái giá việc theo Chúa. Trước mọi công trình người ta đều ngồi xuống để tính toán phí tổn. trước khi ra trận phải tìm hiểu bản đồ, tình hình quân sự, và phương cách đánh trận. Đó là sự khôn ngoan khi hành sự. Khi lãnh nhận bí tích rửa tội là khi chúng ta được tháp nhập vào Đức Kitô,

chúng ta trở nên một với Ngài, chúng ta được dự phần vinh quang với Ngài qua con đường thập giá. “Ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta” (Lk 14:27). Hạnh phúc vĩnh cữu được ban cho ta, chỉ một phần nhỏ là sự lựa chọn của chúng ta, qua việc đón nhận tất cả những gì xảy đến cho ta, dù đó là điều rủi ro hay gian truân, như là một hồng ân để xây cất giang sơn Nước Trời. Dù thập giá chúng ta vác làm bằng chì, bằng sắt, bằng đất hay bằng bùn, thì sứ mạng của chúng ta đều giống nhau là: đi đến đâu vác đến đó, gặp gì vác đó trong tình yêu lớn lao. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu nói với Chúa rằng “những gai nhọn xé rách trái tim ta sẽ để thoát ra hương thơm của tình yêu mến của ta.” Qua đau khổ tới vinh quang, như lửa thử vàng ròng, là những người tin vào Chúa, theo Chúa, và sống giới răn Ngài, chúng ta không thể sống thiếu thập giá, vì đó là thước đo tình yêu và là vật liệu để xây dựng hạnh phúc nước trời ngay tại trần thế.

Chúng ta không muốn giống như đứa trẻ trong câu chuyện trên, bận rộn bám chặt vào giá trị thế gian mà quên đi giá trị thiêng liêng vĩnh cữu. Một lần nữa, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy đặt Chúa lên hàng đầu và yêu Ngài trên hết mọi sự, hãy từ bỏ mình một cách triệt để, và hãy đón nhận tất cả như là một hồng ân dù điều đó là rủi ro hay đau thương như là bảo chứng dành cho tình yêu Đức Kitô. Vì chính tình yêu Chúa thúc bách chúng ta trở nên nhân chứng đức tin trong lòng thế giới.

Sr. Grace Sương Mai, dòng Trinh Vương.

Chúa Nhật 24 Thường Niên C-15-9-2013Chúa Kitô và các tội nhân (Lc 15:1-10)

Lòng thương xót của Thiên Chúa với tội nhân là chủ đề chính của bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần này. Sự việc Chúa Kitô tiếp nhận những người tội lỗi và đồng bàn ăn uống với họ đã làm cho những người Pharisiêu bất bình, những người mà trong cuộc sống đã tránh tiếp xúc với những người ‘bị xem’ là người tội lỗi. Từ đó, họ cũng giả dụ Chúa Kitô cũng phải tránh xa những “người đó” như họ. Nhưng Ngài đã hành xử khác. Bằng ba dụ ngôn: Chiên Lạc, Đồng Tiền Bị Mất và Người Con Hoang Đàng, Chúa Kitô đã cho những người Pharisiêu biết là Ngài quan tâm đến người tội lỗi và niềm vui của Ngài khi tìm lại được một người đã hư mất như thế nào?

Thực vậy, nội dung bài Tin Mừng là mất đi và tìm lại. Người chăn chiên tìm lại được con chiên lạc, dù có phải băng rừng, lội suối; bà cụ già tìm được đồng

21NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

bạc đánh rơi dù có phải vất vả đốt đèn, thu dọn nhà cửa; người cha, sau bao nhiêu ngày chờ đợi, đã nhận lại đứa con bỏ nhà đi hoang. Xuyên qua ba dụ ngôn đó, có niềm vui thiên đàng vì có tội nhân hối cải.

Niềm vui này được trải dài từ Cựu ước, “Ta muốn lòng nhân từ chứ không muốn hy lễ” cho tới Tân Ước, “Anh em hãy có lòng nhân lành, hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Từ đó, không ai dám nghĩ rằng mình vô tội trước Thánh Nhan Thiên Chúa.

Chúa Kitô đã không chờ cho những người tội lỗi hoán cải rồi Ngài mới trở thành bạn hữu của họ. Ngài gần gũi họ khi chính họ vẫn đang trong tình trạng tội lỗi. Thật ra khi tiếp nhận người tội lỗi, Chúa Kitô đã không chấp nhận tội lỗi của họ, nhưng muốn đưa họ về một con đường tốt hơn. Vì “trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì 99 người công chính không cần hối cải”. Vì một người tội lỗi hối cải hơn là 99 người công chính phải hiểu là hơn 99 người tự cho mình là công chính không cần ăn năn.

Thực ra, chỉ có sự công chính đích thực là sự công chính của Thiên Chúa (Rm. 3, 21-24), thánh Phaolô xác quyết như vậy. Thế nên, chúng ta được nên công chính, nên thánh là bởi ân sủng của Chúa hơn là do công trạng của riêng mình. Chính vì thế trên trời mở tiệc ăn mừng không phải vì thành tích hơn thua giữa những vị thánh, vì sự thánh thiện các ngài có là gì trước Đấng mà “chỉ có Ngài mới là Đấng Thánh”. Vì vậy, theo thánh Phaolô, sự vui mừng của Thiên đàng chính là sự vui mừng của lòng xót thương và sự phong phú tuyệt vời của ơn Chúa ban (Eph. 2, 4-9).

Mong rằng khi ý thức được tình trạng tội lỗi của mình thì trước lòng thương xót Chúa chúng ta hãy sám hối, trở về với Chúa. Với lòng sám hối chân thành, chúng ta sẽ đón nhận được ơn tha thứ, cho dù chúng ta có tội lỗi đến đâu. Hãy nhớ rằng trước khi chúng ta giơ tay ra xin Chúa cứu vớt, thì Ngài đã giang rộng vòng tay về phía chúng ta. Và khi đón nhận được lòng thương xót Chúa, chúng ta cũng hãy chia sẻ ơn phúc đó cho anh chị em đang sống chung quanh, và dẫn đưa họ đến với lòng thương xót Chúa. Nơi đó, họ cũng sẽ được đón nhận sự bình an, niềm hân hoan vì họ cũng là con cái Chúa. Đúng như lời Đức Maria đã tán dương trong kinh Ngợi Khen: “Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ tới đời kia, dành cho những người kính sợ Chúa...”

LM Inhaxiô M. Hải Dương CMC

Chúa Nhật 25 Thường Niên C-22-9-2013Các con không thể làm tôi hai chủ

Lc 16:1-13)

Người Phi Châu có một cách bắt mấy con khỉ rất là hay. Họ bổ trái dừa làm đôi và đục một cái lỗ vừa tay con khỉ thọc vào trên một nửa trái dừa. Sau đó họ bỏ một trái cam vào trong giữa và đóng hai nửa trái dừa lại.

Khi con khỉ đi qua sẽ ngửi thấy mùi trái cam thật ngon. Nó sẽ thọc tay vào nắm lấy trái cam và kéo ra, nhưng không thể nào được vì trái cam quá lớn! Trong lúc đó người ta sẽ quăng một cái lưới và bắt lấy con khỉ.

Như trái cam ngon là cái bẫy nguy hiểm cho khỉ, thì tiền của cũng là cái bẫy nguy hiểm cho hạnh phúc của chúng ta, ngay cả đời này và đời sau. Trong bài Tin Mừng theo Thánh Luca hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta, “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được” (Lc 16:13).

Tiền của là cần thiết cho cuộc sống, nhưng nếu chúng ta để nó làm chủ điều khiển thì chúng ta sẽ mất bình an và mất hạnh phúc đời sau. Khi vì tiền của mà chúng ta lỗi phạm giới răn Chúa, gian lận trong công việc làm ăn, bỏ Lễ ngày Chúa Nhật, không dành đủ thời giờ để chăm sóc và giáo dục con cái, không chia sẻ và không có thời giờ giúp đỡ những người xung quanh... những lúc đó chúng ta đã để cho tiền của làm chủ đời mình và không còn chỗ đứng của Thiên Chúa nữa.

Trong Thánh Kinh, chúng ta nhớ chuyện ông phú hộ giàu có, ông ta ăn uống linh đình, nhưng không chia sẻ cho người ăn xin Lazarô trước cửa nhà. Ông phú hộ đó bị phạt xuống hỏa ngục (Lc 16:19-31). Ông đã để cho tiền của làm chủ.

Ngược lại, có những người rất nhiều tiền của, nhưng Thiên Chúa vẫn là chủ của đời họ, ví dụ như Vua Thánh Đavít và Vua Thánh Louis thứ 9 Nước Pháp là những người rất giàu có mà lại làm thánh được! Trong Thánh Kinh cũng có chuyện ông Giakêu. (Ông Giakêu lùn, trèo lên cây để xem thấy Chúa Giêsu.) Ông ta là người đứng đầu trong những người thu thuế, rất giàu có. Ông ta nói với Chúa Giêsu rằng: tôi sẽ bố thí nửa gia tài cho người nghèo khó; và Chúa Giêsu nói với ông ta: hôm nay, nhà này được ơn cứu độ (Lk 19:1-10). Những người này đã đặt Thiên Chúa lên trên hết, chứ không phải tiền của.

Chúng ta không thể “bắt cá hai tay”. Hãy chọn Thiên Chúa làm chủ và đặt tiền của đúng vị trí của nó. Chúng ta ra sức làm việc một cách vừa phải để

22 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

kiếm tiền của sinh sống và giúp đỡ người khác. Hãy dùng tiền của đời này mà mua Nước Trời đời sau qua những việc bác ái chia sẻ. Bao lâu con khỉ còn nắm lấy trái cam thì nó không thể nào thoát được. Bao lâu chúng ta còn bám víu lấy tiền của thì chúng ta không thể nào vươn lên tới Thiên Chúa được.

Lm Gioan M. Trần Trung Thành CMC

Chúa Nhật 26 Thường Niên C 29-9-2013LAZARÔ VÀ NGƯỜI PHÚ HỘ

(Lc 16:19-31)

Năm l929, trên bến thuyền tại vịnh Massachusetts, một ông già chẳng may vấp vào một sợi dây thừng và té nhào xuống nước. Ông kêu, “Cứu tôi với, cứu tôi với.”

Một thanh niên ngồi gần đó nghe thấy tiếng kêu cứu nhưng không đáp lại, mặc dầu anh bơi rất giỏi.

Ông kêu nữa, “Cứu tôi với, tôi không biết bơi.”Và người thanh niên vẫn điềm nhiên ngồi.Ông già giẫy giụa hồi lâu rồi chìm dần dưới làn

nước lạnh.Người ta kiện thanh niên này về tội từ chối cứu

người khi anh có thể cứu được. Tuy nhiên tòa tuyên bố anh vô tội vì anh không có trách nhiệm gì trên người bị chết đuối cả.

Luật của tòa đời là thế.Qua bài tin mừng hôm nay (Lc 16:19-31), chúng

ta cũng được tham dự một phiên tòa tương tự giữa ông phú hộ và anh ăn xin Lazarô. Quan tòa là Thiên Chúa công minh thưởng phạt tùy theo tội trạng hay công phúc. Và Ngài đã phạt ông phú hộ và thưởng Lazarô.

Điều chúng ta thắc mắc là: Ông phú hộ có làm gì xấu để chịu phạt? Không thấy Tin Mừng ghi lại ông giầu có là bởi vì ông gian lận, hối lộ như ông thu thuế Giakêu, hay bởi vì ông tham lam, hà hiếp bóc lột sức lao động, ngược đãi người dân... Trái lại, ông không cấm Lazarô được ăn những bánh vụn từ bàn rơi xuống, như vậy do đâu ông bị phạt?

Xin thưa: Tội của ông không nằm ở chỗ ông đã làm những điều đáng lẽ ông không nên làm nhưng ở chỗ ông không làm những điều đáng lẽ ông phải làm. Tội của ông là tội hờ hững, có nhìn mà không thấy, không nhìn thấy những nhu cầu của anh chị em. Tội ích kỷ, tội thiếu thông cảm chia sẻ với người anh em xấu số, người cần sự giúp đỡ của ông.

Giầu có không phải là một tội, nhưng thật trái lẽ bất công khi giầu có mà lại không săn sóc, không chia sẻ với những người đói nghèo. Chân Phước Gioan Phaolô II trong cuộc viếng thăm Hoa Kỳ lần

thứ nhất đã chia sẻ tại vận động trường Yankee, New York ngày Thứ Ba 2-10-1979: “Chúng ta không thể an tâm hưởng sự giầu có và tự do nếu ở bất cứ nơi nào Lazarô của thế kỷ 20 này vẫn còn đứng ở bên cửa nhà chúng ta. (We cannot stand idly by, enjoying our own riches and freedom, if, in any place, the Lazarus of the twentieth century stands at our doors.) Người giầu và Lazarô đều là con người, cả hai đều được tạo dựng giống hình ảnh Chúa và đều được chuộc bằng chính máu của Chúa Kitô. Người nghèo ở nước Mỹ cũng như ở trên thế giới đều là anh chị em của các bạn trong Chúa Kitô. Bạn phải lấy những gì bạn có, không phải chỉ những cái bạn dư thừa để giúp đỡ họ, và bạn phải đối xử với họ như khách quý trong bữa tiệc của gia đình bạn.”

Chuyện kể rằng David Rockefeller của nhà băng Chase đi thăm Nam Mỹ. Một số viên chức tài chánh của chính phủ Uruguay mời ông dùng cơm trưa tại một nhà hàng buffet, hy vọng vay được một số tiền lớn. Ông đi đầu và lấy một đĩa đầy thức ăn. Sau khi ngồi xuống, ông ngó chung quanh thấy đĩa của người khác có ít đồ ăn. Ông nói với ông chủ nhà băng ngồi bên cạnh, “Tôi có quá nhiều, trong khi các bạn có quá ít.” (I have so much and you have so little...). Nghe vậy, ông chủ nhà băng nói, “Thưa ông Rockefeller, tôi vui mừng vì ông đã đề cập đến bởi vì đó chính là điều chúng tôi muốn thưa chuyện với ông.”

Chúng ta không phải là những tỷ phú Rockefeller, nhưng phải chăng chúng ta cũng có quá nhiều trong khi anh chị em chúng ta có quá ít?

Kiểm điểm lại cuộc sống, rất có thể chúng ta đã đang vô tình đóng vai người phú hộ. Không phải chỉ một Lazarô đến với chúng ta, nhưng có nhiều Lazarô đang ở chung quanh chúng ta. Họ không ngồi ở ngoài cổng, nhưng có lẽ họ ngồi bên cạnh chúng ta, trước mặt hay sau lưng chúng ta. Họ đang mong chờ chúng ta chia sẻ thời giờ, khả năng, phương tiện, thông cảm giúp đỡ họ.

Phải chăng chúng ta nhìn mà không thấy, có mà không chia sẻ, hay chúng ta nhìn thấy rồi chạnh lòng thương và đã đang quảng đại chia sẻ? Thiên Chúa và những người cần sự giúp đỡ đang mong chờ câu trả lời tích cực của mỗi người chúng ta.

Lm. Louis M. Nhiên, CMC

23NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

P.O. Box 836, Carthage, MO 64836

HỎI ?để sống đạoemail: [email protected]

1. Phép cưới của người ngoại đã ly dị và người Công giáoHỏi: Kính thưa Cha,Con có thắc mắc xin cha giải đáp cho: Một người ngoại

giáo đã ly dị vợ, nay muốn kết hôn với một người Công giáo, và anh ta không muốn theo đạo, Giáo Hội có ban phép chuẩn để hai người được làm lễ cưới trong nhà thờ không? Nếu được thì phải xin phép chuẩn ở đâu?

Vũ Thanh, OH

Đáp. Kính chào ông, Chúng ta biết định chế hôn nhân đã được chính Đấng Tạo Hóa thiết lập và ban hành những định luật (GS #48). Ngay từ đầu Thiên Chúa đã dựng nên người nên người nam và người nữ, và người nam sẽ từ bỏ cha mẹ mà chung sống với vợ mình (St 2:24). Định chế hôn nhân đã có trước Chúa Kitô và Chúa Kitô nâng hôn nhân tự nhiên thành bí tích qua đó Ngài thánh hiến, ban ơn để vợ chồng chu toàn bổn phận và giúp nhau tiến tới sự trọn lành. Dưới con mắt của Giáo Hội Công Giáo hôn nhân giữa hai người đã chịu phép rửa tội, dù Công giáo hay không - như hôn nhân giữa hai người Công giáo, hoặc một người Công giáo một ngưòi Tin lành, hoặc hai người Tin lành - là bí tích, còn hôn nhân giữa một người Công giáo và một người chưa rửa tội hoặc giữa hai người hai người chưa rửa tội mặc dầu không phải là bí tích nhưng vẫn là hôn nhân thành sự và có tích cách bền vững.

Do đó khi một người Phật giáo ly dị vợ vẫn không được tự do kết hôn với người Công giáo. Muốn kết hôn người Phật giáo phải làm đơn xin tiêu hôn-hôn nhân cũ nơi tòa án hôn nhân của Giáo hội và chỉ sau khi được tiêu hôn mới có thể kết hôn. Nếu được tiêu hôn có thể làm giấy xin phép chuẩn để đạo ai người ấy giữ. Muốn xin tiêu hôn và xin phép chuẩn cần đến với cha xứ nơi cư ngụ để ngài hướng dẫn, giúp đỡ. (Lm DT)

2. Sao thánh Antôn bế Chúa Giêsu? Thánh gì trán có lưỡi lửa? Hỏi. Cha ơi! Con là An, con có 2 điều con không biết con xin Cha giải đáp cho con.

Thứ nhất: Sao Ông Thánh Antôn lại bế Chúa Giêsu? Thứ hai: Ông Thánh gì mà tay ôm hình Chúa Giêsu và trên

trán Người có hình lưỡi lửa.Con hỏi Cha xứ Mỹ ngài không biết. Ngài nói: "Nếu con

tìm biết thì nói cho Cha biết với". Con xin cảm ơn Cha và xin Chúa và Mẹ ban nhiều ơn lành cho Cha .

An

Đáp. Anh/Chị An thân mến, Theo lời truyền trong dân gian, thánh Antôn

Padua đã được thị kiến thấy và bế Chúa Hài đồng. Người ta thường vẽ Thánh Antôn bế Hài Nhi Giêsu vì Ðức Giêsu đã hiện ra với ngài. Ngài có lòng sùng kính Kinh thánh, nên người ta vẽ ngài cầm cuốn Kinh Thánh trên có Chúa Hài đồng trên đó như hình trên.

Thánh Anton hay làm phép lạ này sinh ở Lisbon, Bồ Ðào Nha, và tên rửa tội là "Ferdinand." Ngài đã gia nhập dòng Augustine. Khi hai mươi lăm tuổi, ngài nghe tin một số tu sĩ dòng Phanxicô bị bách hại bởi người Moor và được tử đạo ở Morocco. Ferdinand muốn được chết vì Chúa nên xin chuyển sang dòng Phanxicô. Ferdinand đổi tên là "Antôn" và được sai đến Phi Châu để rao giảng cho người Moor. Nhưng ngay sau đó, ngài lâm bệnh nặng phải trở về Ý và sống trong một nơi hiu quạnh, chấp nhận công việc rửa chén trong nhà bếp và dành thời giờ để cầu nguyện, đọc Kinh Thánh.

Một hôm có buổi lễ tấn phong, và vì không ai trong dòng kịp chuẩn bị nên Thầy Antôn đã được chọn để diễn giảng. Những năm tìm kiếm Ðức Kitô

24 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

trong sự cầu nguyện, trong Kinh Thánh và phục vụ Chúa trong sự nghèo hèn, khiêm hạ đã chuẩn bị Thầy Antôn được sẵn sàng để Thần Khí dùng đến khả năng của thầy. Bài giảng của thầy đã làm mọi người kinh ngạc và từ đó trở đi, cho đến khi ngài từ trần vào chín năm sau đó, Thầy Antôn đã đi rao giảng khắp nước Ý. Ngài nổi tiếng đến nỗi dân chúng phải đóng cửa tiệm để đến nghe ngài giảng.

Ðược công nhận là một người siêng năng cầu nguyện, hiểu biết Kinh Thánh và thần học, Thầy Antôn là thầy dòng đầu tiên được dạy thần học cho các thầy khác. Kiến thức uyên thâm của thầy lại được Thiên Chúa dùng để rao giảng cho những người lạc giáo và hoán cải những kẻ lầm lạc. Có lần một người lạc giáo không tin Chúa trong Phép Thánh Thể, ông ta thách: nếu con ngựa của ông thờ lạy Thánh Thể thì ông mới tin. Cha Antôn chấp nhận. Ông kia về bắt con ngựa nhịn đói 2 ngày. Ngày thứ ba ông dắt ngựa tới, một bên để đống cỏ ngon, một bên cha Antôn giơ cao mặt nhật. Lạ thật, con ngựa đói cũng không ăn cỏ, mà quì xuống thờ lạy Mình Thánh , tới khi cha Antôn bảo thôi, nó mới chỗi dậy ăn cỏ. Mọi người hiện diện, cả người lạc giáo đều ca ngợi Chúa.

Lần khác, khi ngài giảng cho phe lạc đạo, họ bịt tai không nghe. Thấy vậy, ngài ra bờ sông kêu gọi cá lên nghe giảng, cá lúc nhúc nổi lên há miệng nghe . Dân chúng rất cảm động. Từ đó khi cha Anton giảng ở đâu, họ kéo tới nghe không biết mệ

Người thời ấy thường tìm đến Thầy Antôn để xin chữa lành hồn xác. Nhiều phép lạ đã xảy ra qua lời cầu bầu của thánh nhân ngay khi còn sống. Ngài nổi tiếng về tìm đồ thất lạc. Ai mất mát gì , xin cứ cầu với Ngài. Người ta kể chuyện vui: khi Đức Mẹ lạc mất Chúa đã khấn với Ngài và đã tìm thấy Chúa ngay trong đền thờ!

Antôn từ trần ở Arcella, gần Padua, nước Ý khi ngài ba mươi sáu tuổi. Vì đã sống tại thành Padua một thời gian khá lâu, và đã qua đời tại thành này, nên người ta gọi ngài là Antôn Padua. Sau khi chết, ngài đã làm nhiều sự lạ nhân Danh Chúa. 32 năm sau khi qua đời, người ta cải táng, thấy xác đã hao mòn, nhưng lưỡi ngài còn đỏ tươi như khi còn sống.

Không đầy một năm sau, Đức Giáo Hoàng Gregôriô đã phong thánh cho Ngài. Thánh Antôn là người hiểu biết thâm sâu, nhất là về Kinh Thánh, do đó Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã tuyên xưng ngài là "Tiến Sĩ Tin Mừng," hoặc Tiến Sĩ Kinh Thánh.

Ông Thánh mà tay ôm hình Chúa Giêsu và trên trán Người có hình lưỡi lưỡi lửa như hình bên đề rõ là thánh Giuda Tadeo. Lưỡi lửa trên trán tượng trưng ơn Thánh Thần từ Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống bắt đầu sứ vụ rao giảng của Ngài..

Hình vẽ thánh Giuđa với một tấm ảnh của Chúa tượng trưng dung nhan thánh được trao phó cho thánh nhân, là bởi vì thánh nhân đã nhờ vào danh của Chúa Giêsu mà chữa cho vua thành Edessa khỏi bệnh phong cùi. Vua Abgar (hay còn viết là Abagaro, hay Abgarus) của thành Edessa bị bệnh cùi, đã sai sứ đến xin Chúa chữa bệnh. Vua còn sai một họa sĩ vẽ ảnh Chúa mang về cho mình. Cảm kích trước lòng tin mạnh mẽ chân thành của vua, Chúa in ảnh mình trên vải và trao cho thánh Giuda mang đến để chữa cho nhà vua.

Thánh Giuđa, biệt danh là Tađêô (nghĩa là can đảm, phân biệt với ông Giuđa Ítcariốt, người nộp Đức Giêsu), là con ông Giacôbê và là một trong mười hai tông đồ của Đức Giêsu (xc. Mt 10,2-4; Mc 3,14-15; Lc 6,14-16). Thánh Giuđa cũng có viết một lá thư, với tên của ngài, được xếp trước sách Khải huyền, phần Kinh thánh Tân ước.

Thiên Chúa đã ban cho thánh Giuđa có được một năng lực đặc biệt. Có lần kia, ngài ra lệnh cho ma quỉ xuất khỏi những tượng thờ bụt thần, khiến chúng phải té nhào xuống đất, vỡ tan tành thành những miếng vụn.

Ngài tử đạo tại Iran và được chôn tại Đại Thánh Đường Thánh Phêrô Rôma.

Chúng ta biết theo Giáo Hội Đông Phương, có hai thánh Tadeo khác nhau: một Tadeo tông đồ và một Tadeo môn đệ. Chuyện tương truyền có từ thế kỷ thứ 4 do Eusebio kể. Trong lịch sử tương truyền

25NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

của Giáo hội Đông phương có một vị thánh cùng tên Thaddeus lễ kính 21-8. Thánh Thaddeus này là gốc Do thái sinh tại thành Edessa, Syria. Anh lên Jerusalem dự lễ và nghe thánh Gioan tẩy giả giảng. Anh gặp Chúa Giêsu và được kể vào số 72 môn đệ. Sau khi Chúa về trời ngài giảng đạo ở Syria và Mesopotamia. Ngài đã giảng tại Edessa và làm vua Abgaar trở lại. Ngài thiết lập giáo hội tại Beirut

Ảnh thế kỷ thứ 10 tả lại vua Abgar được chữa bệnh bằng ảnh Chúa Kitô.

Danh tiếng việc Chúa chữa lành bệnh lan rộng ngoài xứ Judea. Nhiều người ngoại quốc muốn được chữa lành. Chẳng hạn vua Abgar cai trị nhiều miền dọc sông Euphrates. Vua bị bệnh kinh hãi chưa từng có. Vua đã gởi sứ giả đến xin Chúa chữa vua. Dù Chúa không chữa nhưng gởi thư riêng nói sẽ sai một môn đệ đến chữa lành và còn hứa ơn cứu độ cho vua và cả nhà.

Sau khi Phục sinh, thánh Tôma tông đồ đã sai Thaddeo đến giảng và chữa lành. Tài liệu có trong văn khố của thành Edessa với bản sao của thư vua Abgar gởi Chúa Giêsu và thư Chúa Giêsu gởi nhà vua.

Tại Mỹ, ngài là một vị thánh được sùng kính. Nhiều nhà thờ ở Mỹ đặt bàn thờ dâng kính ngài, ở bang Illinois có một nhà thờ tôn kính ngài. Lý do thánh Giuđa được sùng kính như thế là vì ngài nổi tiếng là một vị thánh hay cứu giúp người ta trong những trường hợp khó khăn, trong hoàn cảnh hầu như tuyệt vọng. Cả những người ngoài Công giáo cũng rất tin tưởng, sùng mến và tìm đến với ngài.

Cô Đỗ Thảo Anh, Viết Cho Tuổi Hồng, có kể lại, "Có một người phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn về tài chính, bà đã đến một nhà thờ ở New York làm tuần chín ngày

cầu khấn thánh Giuđa, xin ngài giúp cho bà một số tiền là 10.000 đô la để bà giải quyết một vấn đề quan trọng. Mỗi ngày bà đến cầu nguyện trước toà kính thánh nhân. Sang đến ngày thứ chín, bà thấy trên bàn thờ vị thánh có một chiếc phong bì, bà mở ra thì trong đó có 10.000 đô la. Bà mừng quá, chạy vào nhà xứ kể cho cha xứ nghe sự việc, tin rằng đây là tiền của thánh Giuđa cho bà. Cha xứ cho biết cha vừa nhận được điện thoại của một người báo tin rằng ông ta cũng vừa được thánh Giuđa ban cho một ơn như ý, và để tỏ lòng biết ơn, ông có dâng kính thánh nhân 10.000 đô la, vì không gặp cha xứ, nên hiện số tiền đó ông đang đặt nơi bàn thờ thánh nhân, trong một phong bì, xin cha ra nhận và cất giữ. Như vậy, theo cha xứ, số tiền kia là của giáo xứ, bà phải đưa lại cho giáo xứ, còn người đàn bà thì lại quả quyết là của thánh Giuđa giúp bà. Vì vậy, để phân xử, hai người đồng ý đưa nhau ra toà.

Người ta theo dõi vụ kiện qua báo chí và lấy làm thú vị về sự việc hi hữu này. Dư luận chia thành hai nhóm, một bên ủng hộ cha xứ, một bên ủng hộ người đàn bà kia. Và không biết toà sẽ phải giải quyết bằng cách nào trước một sự việc vừa mang tính pháp lý vừa mang tính thiêng liêng như thế này? Đột nhiên, cha xứ tuyên bố rút đơn kiện, đồng ý để số tiền cho bà kia. Bà này bình thản nói rằng bà đã biết số tiền chắc chắn sẽ thuộc về bà, vì thánh Giuđa sẽ giúp bà cho đến cùng."

26

Đố Vui Kinh Thánh 836. Ismael con của Abraham và bà nữ tỳ Hagar (Gen 16:16) lớn tuổi hơn Isaac con của Abraham và bà Sara (Gen 21:5) bao nhiêu tuổi?

a) 1 tuổib) 7 tuổic) 12 tuổid) 14 tuổi

37. Trong khoảng thời gian 30 năm sống ẩn dật tại Nazareth (Lc 3:23), thì Chúa Giêsu làm nghề gì?

a) thợ mộcb) đánh các) làm ruộngd) chăn chiên

38. Ai nói: “Tôi biết: nó sẽ sống lại, thời sống lại ngày sau hết.”?

a) bà Maria Mađalenab) bà Marthac) ông Phêrôd) ông Gióp

39. Có mấy vị tông đồ được chứng kiến Chúa Giêsu biến hình trên núi?

a) 1 vị tông đồb) 3 vị tông đồc) 7 vị tông đồd) cả 12 vị tông đồ

40. Điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa: (tôi luyện, kiên trì, phần thưởng, yêu mến)

“Phúc thay người biết __________ chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được ____________, họ sẽ lãnh _____________ là sự sống Chúa đã hứa ban cho những ai _____________ Người.” (Jame 1:12)

Đố vuiKinh Thánh

Brother John Hiền cmc

( giải đáp trang 29 )

VUI HỌC KINH THÁNHLộc Tâm

Lc 10, 1-9, “Sự bằng yên của các con sẽ đến trên người ấy”.Khi ấy, Chúa chọn thêm bảy mươi hai người nữa, và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới. Người bảo các ông rằng: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi. Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: ‘Bình an cho nhà này’. Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con. Các con ở lại trong nhà đó, ăn uống những thứ họ có, vì thợ đáng được trả công. Các con đừng đi nhà này sang nhà nọ.Hàng ngang:1. Khi ấy, Chúa chọn thêm ___ ____ ____ người nữa.2. Người sai các ông đi cứ ____ hai người.3. Đừng _____ ____ ai dọc đường.4. Đừng mang theo túi ____, bao bị, giầy dép.5. Vào nhà nào, ______ _____ các con hãy nói: ‘Bình an cho

nhà này’.6. Nếu ở đấy có ___ ___ sự bình an, thì sự bình an của các con

sẽ đến trên người ấy.

Hàng dọc:1. Bằng không, sự ______ ____ lại trở về với các con2. _____ _____ đầy đồng mà thợ gặt thì ít.3. các con hãy xin chủ ruộng ____ ____ đến gặt lúa của

Người.4. Các con ở lại trong nhà đó, ăn uống những thứ họ có, vì thợ

đáng được ____ _____.5. Ta sai các con như _____ _____ ở giữa sói rừng.6. Các con đừng đi nhà ____ sang nhà ____.

3

2

1

2 5

3

4

5 6

6

23

27

Điều kiện gia nhập:* Mỗi ngày đọc 3 Kinh Kính Mừng để Yêu mến, Đền tạ Trái Tim

Đức Mẹ; cầu nguyện cho Ba Má, Anh Chị Em và đặc biệt cầu cho Quê Hương Việt Nam sớm thấy ngày an bình và tự do thật sự.

* Gửi một tấm hình có đề tên và địa chỉ ở phía sau về:P.O. Box 836 • Carthage, MO 64836 • Email: [email protected]

H H H H H H H H H H H H H H

G i a Đ ì n h F A T I M A

50741 Peter LeSan Jose, CA

50737 Cẩm Liên Trương Rogers, Arkansas

50735 Cẩm Ly LêRogers, Arkansas

50736 Hillary NguyenSan Jose, CA

50738 Cẩm Loan TrươngRogers, Arkansas

50740 Paul LeSan Jose, CA

50742 Cẩm Hạc TrươngRogers, Arkansas

50744 Jade LazoRogers, Arkansas

50739 Max GrarciaRogers, Arkansas

50743 Trish ĐỗRogers, Arkansas

St. Rose of Lima(1586-1617)

She was born to parents of Spanish descent in Lima, Peru, at a time when South America was in its first century of evangelization. She seems to have taken Catherine of Siena (April 29) as a model, in spite of the objections and ridicule of parents and friends.

The saints have so great a love of God that what seems bizarre to us, and is indeed sometimes imprudent, is simply a logical carrying out of a conviction that anything that might endanger a loving relationship with God must be rooted out. So, because her beauty was so often admired, Rose used to rub her face with pepper to produce disfiguring blotches. Later, she wore a thick circlet of silver on her head, studded on the inside, like a crown of thorns.

During the last few years of her life, Rose set up a room in the house where she cared for homeless children, the elderly and the sick. This was a beginning of social services in Peru. Though secluded in life and activity, she was brought to the attention of Inquisition interrogators, who could only say that she was influenced by grace.

Comment:It is easy to dismiss excessive penances of the saints as the expression of a certain

culture or temperament. But a woman wearing a crown of thorns may at least prod our consciences. We enjoy the most comfort-oriented life in human history. We eat too much, drink too much, use a million gadgets, fill our eyes and ears with everything imaginable. Commerce thrives on creating useless needs on which to spend our money. It seems that when we have become most like slaves, there is the greatest talk of “ freedom.” Are we willing to discipline ourselves in such an atmosphere?

To read further and pay respect to the writer of this story, please visit:http://www.americancatholic.org/features/saints/saint.aspx?id=1116

http://en.wikipedia.org/wiki/File:Sta_Rosa_de_Lima_por_Claudio_Coello.jpg

28 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Tâm Sự Vườn Hồng

Một buổi sáng đẹp trời, đang làm việc chợt có tiếng điện thoại reo, tôi cầm máy:

- A lô… Tiếng cha Vinh ở đầu dây: - Xin lỗi! Chị Tâm phải không? - Dạ! Con chào cha, con đây! Có việc gì cha gọi con ạ? - À, chợt nhớ, có mấy lần chị nói muốn đến thăm các

em trại hôm nay chị đi được không? - Thưa cha, con đang dở việc rồi, cha báo gấp quá, để

ngày mốt là được nghỉ dạy một ngày, rồi đi, cha nhé! - Cũng được! Chị chuẩn bị nha! - Thưa cha, gấp quá, chắc con chẳng kịp mua quà cho

các cháu đâu. Con cũng chẳng biết nhu cầu các em ở đó cần những gì, cũng chẳng biết có bao nhiêu em nữa. Thôi để con mang phong bì cho thày, rồi thày làm gì tuỳ ý, cha thấy có được không?

- Cũng được chứ! Tốt rồi, vậy đúng 7g30, ngày mốt nhé!

- Dạ! Con cám ơn cha. Rồi cũng đến ngày Thứ Sáu, đúng giờ hẹn, cha đã có

mặt trước cổng nhà. Hai cha con lên đường, vì cũng gần nhà nên chỉ khoảng gần một giờ sau là chúng tôi đã đi hết con đường quốc lộ, tới ngã rẽ vào con đường làng. Trước mặt là con đường đất đỏ dài ngoằn nghèo. Một chiếc xe vận tải đi qua. Ôi! bụi tung mù mịt, đi được một quãng, tới ngã ba, cha chợt đứng khựng lại, cha định hướng rồi đi tiếp… con đường dẫn đến ngõ cụt. Cha cười trừ, quay đầu xe, rồi rẽ vào một ngõ đất đỏ khác. Cha nói nhỏ:

- Lại lộn đường nữa rồi, ở đây nhiều đường hẻm quá, em mới đi một lần, nay là lần thứ hai nên chẳng nhớ nổi nữa. Phải đi đến 3 -4 con hẻm, sau cùng cha phải hỏi thăm. Loay hoay một hồi, hai cha con cũng đến một nơi

cuối cùng của con hẻm nhỏ. Trước mặt tôi là cái cổng nhà có vườn cây um tùm, bóng mát che rợp cả mái nhà, lui vào trong có một bức tường xây cao, trên đó có sơn hàng chữ: Mái Ấm Phan Sinh. Khung cảnh thật đẹp và nên thơ, dù khu nhà hơi chật hẹp, nhỏ bé, nhìn thấy sự nghèo nàn nhưng rất gọn gàng, ngăn nắp. Vào tới trong nhà mới biết chủ nhân và tất cả các em đi vắng. Người quản gia ra tiếp chúng tôi cho biết: hôm nay thày cho các em mồ côi đi tắm biển Mũi Né, ngày mai mới về. Nghe thế, tôi ngẩn người ra vì “tiếc công” mình đã đến nơi mà không gặp. Tôi nói với cha Vinh:

- Cha có thể liên lạc với Thày để gửi lại số tiền cho các em. Đến mà không được gặp các em. Tiếc quá!

- Em xin lỗi chị, em quên không liên lạc trước với thày, để em gọi cho thầy xem.

Nói chuyện một hồi, cha nói: - Chị cứ gửi số tiền lại cho chú đây cũng được, thày

nói: chú là em ruột của thầy, thầy nhờ coi trại dùm khi thầy đi vắng.

Sau khi gửi tiền lại cho chú, hai cha con lên đường trở về. Trên đường về, tôi chú ý quan sát con đường, để nhớ rõ từng con đường rẽ, hầu cho chuyến đi lần tới. Nhưng tiếc rằng lúc vào thì thầy dẫn vào con đường khác, khi ra khỏi lại là con đường khác. Tôi thắc mắc hỏi thì thầy bảo: vì em đi lộn đường nên vậy đó…. Hai tháng sau, tôi lại có ý định đến thăm các em lần nữa, khi nhận được quà của một người hảo tâm từ bên Đức gửi về. Lần này, kinh nghiệm hơn, tôi gọi điện trước cho thày hỏi xem trại có bao nhiêu cháu nhỏ, bao nhiêu người lớn, và các cháu cần gì? Thày cho biết: có 45 cháu, và khoảng gần hai chục người già neo đơn. Thày nói: đừng mua bánh kẹo, vì không cần thiết, chỉ cần gạo, sữa, tã lót cho các cháu và người lớn thôi, thày còn dặn dò: nhớ mua tã size lớn nhất đó.

Chuyến đi lần này, tôi mời thêm mấy em sinh viên biết nghề hớt tóc, đến phục vụ cắt tóc miễn phí cho cả trại, các em nhận lời ngay, vì đã mấy lần các em gợi ý với tôi về việc này. Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến thăm viếng được tốt đẹp. Cũng vào một buổi sáng đẹp trời chúng tôi lên đường. Đi hết con đường quốc lộ thẳng băng, bắt đầu rẻ vào đường đất đỏ, tôi cũng chợt khựng lại,vì không nhớ nổi nữa. Mấy con đường đất đỏ trước mặt, chẳng biết phải rẽ bên nào, sau cùng cũng phải hỏi thăm một người bộ hành bên đường. Đi được một quãng, tôi đã nhận ra cái cổng màu xanh, có giàn cây bóng mát che phủ. Tất cả tiến thẳng vào cổng, thấy chúng tôi đến, thầy vội vã chạy ra đón tiếp chúng tôi thật nồng nhiệt. Thấy khu nhà như vắng lặng, tôi chợt nhủ thầm: các cháu đâu mà sao im ắng thế? Đưa mắt nhìn vào các phòng, thấy phòng nào cũng nhiều bóng người

Mái Ấm Phan Sinh!GM Lệ Tâm

29NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

lố nhố, mà sao không thấy cháu nào ra đón chúng tôi. (Chẳng phải tôi mong các cháu ra đón đâu, nhưng đó là lẽ tự nhiên thôi) Nhưng chẳng đợi lâu, chỉ một ít thời gian ngắn, khi hai bên chủ, khách chào hỏi nhau, khi gặp trực tiếp các em mới hiểu vì sao không?

*** *** *** Sau khi chào hỏi nhau xong, thầy phụ với tôi để đưa

các thùng quà xuống xe, mấy em sinh viên cũng phụ một tay để mang quà vào trong nhà. Tiếp đó, thầy dẫn chúng tôi tới dãy bàn tiếp khách, (ở đây không có phòng khách) đưa cho chúng tôi xem những cuốn Album hình của trại. Ôi! Thật không thể tưởng tượng nổi, có những tấm hình, tôi nhìn vào mà “sởn gai ốc,” lạnh toát cả người vì không thể ngờ thầy lại có thể làm được những công việc như thế. Xem đến đâu tôi đều nói với mọi người: thầy thật siêu việt, phải có ơn Chúa nhiều lắm mới làm được những việc như vậy. Trong hình chụp là những con người thật đáng thương lắm, thân mình lở loét, có những chỗ bị khoét sâu vào thân thể, thịt thối rữa, bầy nhầy… thế mà thầy bế ẵm, chăm sóc, lau chùi, băng bó… một cách cẩn thận, thật chu đáo tận tình của một người có tấm lòng vĩ đại lắm.Xem hình xong thầy dẫn chúng tôi đi tới từng phòng. Mỗi phòng chỉ có chừng 4 -5 em thôi, vì phòng quá nhỏ hẹp. Nhưng trong phòng thì… thật đáng thương lắm, các em nằm, ngồi ngặt ngẽo, co ro, rúm ró… Không thể tưởng nổi, nhiều em đã ngoài hai mươi tuổi, nhưng thân hình gầy đét, bé nhỏ, nhăn nheo nhìn chỉ chừng như 5 – 6 tuổi thôi. Hầu hết các em mất hết nhận thức, không làm được gì cho bản thân, từ việc ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh đều phải có người giúp đỡ, nâng giấc. Vì thầy dặn không mua bánh kẹo, nên chúng tôi phát cho mỗi cháu một bịch sữa tuơi, còn lại bao nhiêu và các thứ khác chúng tôi khiêng cả vào nhà kho. Đến từng phòng thăm các em, tôi thắc mắc không hiểu vì sao hầu như các cháu đều bị cột chân lại bên giường. Tôi hỏi thầy: Thầy cho biết hầu hết tất cả các em ở đây đều bị thiểu não hết, nhưng lại rất hiếu động, phá phách, nên hầu như mỗi em đều phải cột một chân bên chân giường để giữ an toàn cho cháu. Sau khi thăm hết các phòng, thầy mới dẫn chúng tôi tới một phòng cuối cùng của khu nhà, phòng này được đóng kín bằng một khung cửa sắt không có kiếng, và khoá trái. Tới nơi, nhìn vào trong, tôi thấy có bóng người con gái, tôi giật mình định lùi bước, nhưng thầy cũng vừa đi tới nói:

- Chị và các bạn cứ vào, không sao đâu? Em nó vậy đó! Em bị rồi, thầy dự tính ngày mai mang em đến bệnh viện tâm thần đấy. Nó không bao giờ chịu mặc quần áo, đưa cho bộ nào là xé nát, vứt ngay đi.

Vừa lúc đó, em đi ra cửa phòng đứng một cách thản nhiên không chút e ngại, dù trên người không một mảnh

vải che thân. Nhìn cảnh đó tôi ứa nước mắt vì thương. Em còn rất trẻ, chỉ khoảng 25 tuổi thôi, lại có nét rất đẹp. Tôi quay ra sau nói với mấy bạn sinh viên:

- Cô bé đẹp quá! Thật đáng thương. Tôi hỏi em tâm thần khá nặng

- Em cần gì?- Cho xin miếng bánh mì - Có sữa, em có uống không?- Không? Chỉ thích bánh mì thôi.Thầy xen vào nói:- Nó không ăn đâu, mà cứ đòi như vậy đó, có đưa cho

cũng ném như áo vậy. - Em bị bệnh gì vậy, thưa thầy? Tôi hỏi.- Nghe người nhà cho biết, trước kia em làm nghề bán

quán, rồi bị đàn ông hại nó, hai lần bị hại đều có thai, giờ thì có hai đứa con, mà không biết ai là cha chúng nó, khi sinh đứa thứ hai bị làm băng tưởng chết rồi, sau khi bình phục, buồn quá, rồi sinh ra bệnh tâm thần, suốt ngày đi lang thang, không biết đến hai đứa con vậy đó. Bây giờ còn mập mạp chút đó, chứ hồi mới vào, gầy khô không có chút sức sống nữa. Tôi đưa mắt nhìn quanh, thấy gần đó có cái quần ngắn, tôi cầm tới đưa cho em qua song cửa sắt và nói với em:- Em mặc quần vào đi, rồi chị đi tìm bánh mì mua cho em ăn nhé! Em cầm chiếc quần ném ngay vào góc phòng, rồi hét lên:

- Không? Ăn bánh mì cơ! Ăn bánh mì.. .ăn bánh mì… Rồi em khóc

Biết rằng chẳng giúp được gì cho em lúc này, tôi quay sang thầy nói:

- Bây giờ thầy xem có em nào cần cắt tóc, thầy nói các em tụ họp để cắt dần, thầy nhé!

Chỉ có một ít em là còn đi lại bình thường thì họp nhau lại dưới hiên nhà, còn hầu hết là mấy em sinh viên phải đến tận phòng để cắt tóc, vì các em không thể đi đứng bình thường được. Trong khi các em sinh viên cắt tóc, tôi lại đến từng phòng thăm hỏi từng em, cũng có em nói được, có em không… trong đó có một cặp sinh đôi thật tội nghiệp, cả hai là con trai cùng bị thiểu não nặng, đầu thì to mà thân hình lại gầy đét, tay chân khẳng khiu như chỉ còn xương với da, ngồi đâu yên đấy, không đi lại được. Tôi hỏi:

- Con tên gì?- Dạ, con tên Việt, còn em con tên Nam. - Bố mẹ con làm gì?- Dạ, đi cạo mủ cao su. - Bố mẹ có đến thăm các con không? - Thỉnh thoảng, dì ạ! Lần lượt, tôi đi thăm từng phòng, mỗi em một hoàn

cảnh, một nỗi thương tâm khác. Mấy em sinh viên cũng vừa cắt tóc xong, các em tỏ vẻ thích thú lắm khi có đầu

30 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

mới, tất cả cùng cám ơn rối rít. Mọi việc cũng tạm xong, chúng tôi tìm thầy để chào ra về. Thầy phấn khởi lắm, nói với tôi:

- Cám ơn dì và các em, bây giờ dì đã biết chỗ này rồi, thỉnh thoảng dì nhớ và đến thăm nơi khỉ ho cò gáy này! À dì này, nếu có thể được dì chịu khó về làm “bà ăn xin” để đem đến cho “ông ăn mày” này nhé! Các cháu ở đây còn thiếu thốn lắm.

- Vâng, thầy cứ cầu nguyện cho con có sức khoẻ để đi làm bà ăn xin cho thầy.

Trời cũng đã trưa rồi, chúng tôi chào tạm biệt các em và hẹn một ngày rất gần sẽ đến thăm các em nữa./.

HÀNH HƯƠNG THÁNH MẪUTâm tư thao thức những đêm trườnghướng về Người Mẹ rất yêu thươngHành hương tham dự Ngày Thánh MẫuHôm nay tôi vội vã lên đường vượt ngàn thị xã lẫn phố phường Dù trời mây mù hay gió sương Mặc cho thời tiết mưa hay nắng Lòng thấy hân hoan khắp nẻo đườngĐồng hương về từ khắp muôn phươnggặp gỡ hàn huyên giữa phố phườnghỉ hoan hội ngộ Ngày Thánh Mẫuvui sống tình người rất thân thương Tình Mẹ cao vời hơn thái dương Đỡ nâng con trong lúc đoạn trường Trên bước đường con đi theo Chúa Dạy con rằng: "Phải sống yêu thương."Ngàn hoa kính Mẹ tỏa muôn hươngNoi theo gương Mẹ sống khiêm nhườngcùng với lòng tin và yêu mếnchân thành dâng kính Mẹ Nữ Vương Việt Nam hải ngoại khắp muôn phương ban sáng chiều hôm tại thánh đường dâng lời nguyện van xin cùng Chúa khẩn cầu Ngài hãy dủ lòng thươngthương gia đình, tổ quốc quê hươngcác con cái Mẹ khổ trăm đườngNhững kẻ lạc đường đi lạc lốigiúp cải tà qui chính hoàn lương Dâng lời cầu nguyện tựa nén hương xin cho Giáo hội mãi can trường vượt qua gian nan và thử thách thoát những ngày sống cảnh thê lương

Lm Dominic Phan Đức Đổng

Không niềm tin đối với cá nhân cũng như xã hội là một đại bất hạnh. Không tin con người sống vật vờ vì không sao giải quyết được vấn đề sinh tử liên quan đến con người:

- Tôi bởi đâu mà ra? Tôi sống trên đời để làm gì? chết rồi sẽ ra sao? Làm sao để có hạnh phúc?

Người vô thần làm sao trả lời được câu hỏi đó! Các nước vô thần, cách riêng xã hội Việt Nam là một thí dụ điển hình. ĐHY Mẫn có nói với Ucan rằng "mặc dù các sinh hoạt tôn giáo bị giới hạn nhưng ngày càng có nhiều người đang tìm đến với tôn giáo như một cách giải thoát khỏi xã hội bị lấn át bởi chủ nghĩa vô thần, đạo đức xuống cấp, chủ nghĩa vật chất, hưởng thụ và tham nhũng."

Bác sĩ Nagai một thời say sưa với chủ thuyết duy vật. Mổ xẻ nhiều trong phòng thí nghiệm đến mổ xẻ trong nghề y, ông chẳng thấy con người có gì khác con vật dưỡng khí, chất đạm, sắt, muối, phốt phát... Ông tin rằng chết là hết và sống trên đời chỉ là để tận hưởng cái gọi là hạnh phúc: ăn, uống, chơi, nhảy: Hãy ăn hãy uống vì ngày mai ta sẽ chết! Ai ơi chơi lấy kẻo hoài! chỉ có 60 năm cuộc đời!

Một ngày đứng bên giường mẹ hấp hối. Cái nhìn cuối cùng của bà mẹ ông nói cho ông rằng chết không phải là hết mà là còn. Đó lả khởi điểm cho ông khám phá ra chân lý. Ông đã trở lại Công giáo và sống cuộc đời rất anh hùng hy sinh cho tổ-quốc và đồng bào Nhật sau thế chiến thứ hai. Chính niềm tin đã hướng dẫn đời của ông.

Bismarck một võ quan và cũng cả một chính khách nổi tiếng của Đức quốc. Tuy ông ác cảm với Công giáo nhưng cũng đã thốt ra câu này khi tâm tình với bà vợ, "Người có trí khôn mà chẳng nhìn biết hay chẳng muốn nhìn biết có Thiên Chúa thì anh không hiểu sao họ không chết quách đi vì chán nản và bị khinh bỉ" (Thư viết cho vợ).

Không niềm tin giá trị con người ở chỗ nào? Nếu không linh hồn, không đời sau thì con người trị giá khoảng hơn vài Mỹ kim. Trong con người có một số nước đủ giặt một cái khăn tay. Màu đỏ chứa đựng một chất sắt làm được dăm cái đinh. Trong người có một có vôi quét được nửa cái mồ nhỏ. Đốt ra than có thể làm được 65 cây viết chì. Chất phốt-phát đủ làm được một hộp diêm. Còn có thể rút được mấy muỗm cà-phê muối. Bán tất cả những cái đó chỉ được vài đồng lẻ. Đó là giá-trị con người vô thần.

Thật rẻ mạt giá-trị con người vô tín ngưỡng! sống không niềm tin thật là đau khổ nhất là những lúc bi rủi ro oan uổng. Một nhà văn Anh kể câu truyện sau này: Ông đi dạo trong

KHÔNG NIỀM TIN,

MỘT ĐẠI BẤT HẠNHVăn Quy

31NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

khu vực nghèo thành phố Dublin, gặp một người đàn bà hấp hối. Người đàn bà đó hỏi ông,

- Ông là bác sỹ phải không. - Không, nhưng bác sỹ sắp tới.- Xin ông cầu cho tôi để tôi khỏi chết

trong tội.Nhà văn quì xuống bên cạnh bệnh

nhân và cầu nguyện cho đến khi bác sĩ đến và cha tuyên úy đến sau.

- Xin Chúa trả ơn cho ông và bây giờ tôi an lòng.

Nhà văn thêm rằng nếu tôi đem tài học ra khuya môi, đem tiếng Hi-lạp, Ai-cập ... ra nữa với người đàn bà đó, hỏi ích lợi gì cho bà?

Bà chỉ xin cầu nguyện để được chết bình an. Trong lúc đó, vô tín ngưỡng dựa vào đâu để tìm an ủi!

Về vấn đề này chúng ta hãy nghe lời than thở của Anatole France, một lãnh tụ vô thần, một tiểu thuyết gia của Pháp. Ông không ngần ngại phỉ báng đạo một cách vũ phu. Viết hết những gì bài bác đạo và nghịch luân lý. Sách ông viết làm cho ông nên giàu có. Một hôm ông than với người bạn thân rằng, "Phải chi anh thấu biết được trong lòng tôi thì anh sẽ kinh hãi thụt lùi. Tôi tưởng trên trần gian không ai vô phúc hơn tôi. Người ta thấy tôi được may mắn thì phen bì ghen tương. Nhưng tôi, tôi chẳng bao giờ biết hạnh phúc là gì! dù một ngày, dù một giờ, dù một phút mà thôi cũng không."

Đau khổ nhất là lúc chết. Mirabeau nhân vật nổi danh trong cuộc cách mạng Pháp 1789. Không tin có thần thánh nào dằn vặt ông trên giường hấp hối chết. Ông xả căng thẳng bằng dầu thơm, bằng vòng hoa, bằng âm nhạc nhưng tất cả vô ích. Ông xin một mũi thuốc để chết sớm nhưng không ai cho. Ông tắt thở trong kinh hoàng ghê sợ!

Vụ điển hình hơn cả là cái chết của Voltaire. Người ta coi ông là ông tổ vô thần. Với ngòi bút thiên tài ông cố hạ bệ Thiên Chúa, đánh đổ Giáo hội. Tâm nguyện của ông là "Hãy đánh đổ Con quái gở" (ông ám chỉ Giáo Hội Công giáo). Không một lời gian dối nào mà ông tởm gớm, không một vu oan nào mà ông ghê sợ.

Ông chiêu tập một nhóm anh em lấy tên là nhóm Anh em Belzebut mục đích là để hạ bệ Thiên Chúa. Có chịu các phép bí tích cũng chỉ là để chế nhạo Thiên Chúa. Năm 1753 ông đã lên án Thiên Chúa, "20 năm nữa Thiên Chúa có thể hồi hưu vì không còn ai phục vụ Ngài." Đúng 20 năm sau năm l773 Voltaire đã tắt thở trong cái chết thê thảm.

Ông trông thấy những hình ảnh làm ông rùng rợn. Ông la lên: "Một bàn tay đang lôi kéo tôi đến với Đức Chúa Trời... Đây. quỷ muốn bắt tôi..... Tôi trông thấy hỏa-ngục."

Ông tru trếu gầm thét như thú vật hung dữ. Ông lấy móng tay cấu xé thịt mình rứt ra từng miếng. Một bà già

hay giúp đỡ những người hấp hối sau khi chứng kiến cái chết của Voltaire, bà thường hay nói, "Khi ấy tôi ở gần giường Voltaire đang hấp hối, tôi không còn muốn thấy một người vô đạo chết nữa." Một người khác cũng đã nói, "Nếu quỉ có thể chết được cũng không chết dữ hơn Voltaire."

Một quốc gia vô tín ngưỡng sống khổ thế nào? Nước Pháp hồi đại cách mạnh đã chối bỏ Chúa và năm 1793 công nhân tôn lý trí làm Thần. Một vũ nữ bận áo trắng khoác áo choàng xanh da trời được tôn làm thần. Tất cá lễ phục trong nhà thờ đem chất lên lưng con lừa. Họ đội cho nó mũ giám-mục; xương thánh vứt bừa bãi xuống đất; chén thánh được

đem uống rượu với nhau; đĩa thánh đựng đồ ăn; dân chúng mặc áo lễ chạy cùng đường. Nhà thờ thánh Eutakiô được đổi làm vườn hoa nhân tạo, có tiệm uống, tiệm nhảy.

Kết quả những cái đó là máy chém mọc lên khắp nơi. Đầu rụng như sung. Lý hình mệt nhọc vì chém giết. Ở thành Nantes, người ta sáng nghĩ ra thứ tầu giết người hở đáy. Chiều chiều họ chất đày các tù nhân để đêm đến đem đổ xuống sông Loire. Mỗi chuyển như thế là 1300 người. Người ta đếm được 23 chuyến như thế. trong số có 6oo trẻ nhỏ. Trên bờ sông sẵn có những tụi côn đồ, ai bơi vào được thì bị chặt tay chân rồi vất xuống sông. Ngoài ra trong những tháng cuối cùng năm l793 và đầu năm 1794 nguyên chung quanh thành Nantes có chừng 15000 người bị hành quyết.

Năm l793 trong thời đại cách mạng Pháp dưới bóng máy chém người ta tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý "Có Chúa không?" Dân chúng sợ hãi chỉ có một bà lão giơ tay run run, "Có," các người khác chối hết.

Họ chối Chúa nên đời sống đã diễn ra trong sự ăn cướp hãm hiếp ám sát giết người. Chịu không nổi cảnh hỗn loạn đó, một buổi sáng kia, Roberspierre phải cho dán đầy đường các truyền đơn, "Nhân dân Pháp tin có Thưọng Đế."

Platon đã nói, "Có thể xây một thành trì trên trên chín tầng mây dễ hơn cai trị một dân không có tôn giáo!" Chateaubriand lại nói, "Tiêu hủy việc thờ tự của Phúc Âm thì mỗi làng phải xây nhiều nhà ngục và phải có nhiều lý hình."

Napoléon, "Một dân tộc không tôn giáo chỉ phải cai trị bằng súng đạn." Thật đúng như lời Schiller đã nói, "Trong một nước mà tôn giáo lung lay thì không phải chỉ tôn giáo lung lay. Không, không đâu. Sẽ lung lay luôn thể tất cả rường cột của xã-hội: uy quyền quốc gia, sự tôn trọng lề luật, kỷ cương, đạo hạnh, luân lý."

Như thế ta nhận thẩy rõ con người không niềm tin tưởng cũng như một quốc gia không tôn giáo thật là một đại bất hạnh cho cá nhân và cho xã-hội vậy./.

www2.ljworld.com__praying

32 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Hộp Thư Lệ Vũ: P.O. Box 836, Carthage, MO 64836 Email: [email protected]

Hỏi.Chào Lệ Vũ,Em có một con bạn mà bố her từng làm chủ hai tiệm buôn

khá lớn nhưng nay thì tay không. She nói bố her chỉ muốn tự tử vì có thể cả nhà đang ở cũng bị nhà bank kéo...mà nợ nần với bạn bè cũng đành chịu thua! Lệ Vũ có lời khuyên nào cho her để she nói với bố hay giúp bố cách nào.

Cám ơn Lệ Vũ. Xin Chúa trả công cho Lệ Vũ.Lệ, TX

Đáp:Dear người em tên Lệ của tiểu bang Texas. Ở đời

ngẫm cho cùng thì chẳng có gì là của mình thật sự cả. Vào đời với hai bàn tay trắng. Khi nhắm mắt xuôi tay thì cũng trắng hai bàn tay. Của cải, tiền tài, danh vọng và ngay cả gia đình, con cái, etc…đều là những “món quà” Chúa gửi đến cho mình trong khoảng thời gian nào đó, rồi tự động nó sẽ thuộc về tay người khác. Mình có thực sự “own” cái gì trên đời này đâu?! Nổi tiếng, danh vọng như Steve Jobs, công nương Diana khi chết cũng có chở theo cho mình được cái gì đâu? Con người sống ở đời phải có ý chí, đức tin và ý chí phấn đấu. Mấy năm gần đây, trên thế giới biết bao thiên tai, đại hoạ xảy ra: Bão táp, sóng thần, hoả hoạn, động đất, lụt lội, chưa kể đến những người sống trong đất nước chiến tranh, trong tích tắc nhiều người mất hết mọi sự mà đa số đều chấp nhận, vượt qua mọi nghịch cảnh để tạo dựng lại. So với sự mất mát của họ, gia đình bạn em đã có là bao mà ông bố yếm thế, nản chí dữ vậy?!

Mình tuyên xưng đức tin, mọi việc tin vào Chúa giờ chỉ vì mất tiền, mất của, ngã lòng tin, muốn buông xuôi mọi sự, thế ông ấy coi trọng của cải hơn Chúa à? Mỗi người nếu Chúa còn cho sức khoẻ, còn thời gian mình đều có cơ hội tạo dựng lại những gì đã mất. Nhiều khi cái mới còn tốt đẹp hơn gấp năm, gấp mười những gì mình đã mất. Nói gì xa xôi, sự thành công của những người Việt Nam tị nạn mình tị nạn khắp nơi trên thế giới đều trở nên rõ ràng nhứt. Ở đời, chuyện buôn bán làm ăn lỗ lã là

điều bình thường. Đâu phải tất cả những người làm thương mại đều trở nên trọc phú hết đâu. Thắng không kiêu, bại không nản. Ngay cả trong thất bại, thua thiệt vẫn có những bài học hay, hữu ích giúp mình trở nên khôn ngoan hơn với cuộc đời, với mọi người.

Cuộc đời của nữ ca sĩ Tina Turner là một gương sáng cho những người nản chí như bố của bạn em. Năm 17 tuổi, cô gặp và lập gia đình với Ike Turner một nhạc sĩ. Với giọng hát khàn đục, đặc biệt, và lối trình diễn sống động. Cô và chồng đã trở nên cặp song ca danh tiếng nhất của thập niên 60 và 70, không chỉ ở riêng Mỹ Châu mà còn vang xa tận Âu Châu và Trung Mỹ La Tinh. Danh vọng, tiền bạc đã mang đến cho họ cuộc sống quá dư thừa về vật chất nhưng đã cướp đi hạnh phúc gia đình, tình thương yêu thưở ban đầu. Người chồng vì “dư tiền, thừa bạc” sinh ra nghiện ngập, hút sách, say sưa bê tha bệ rạc, kèm thêm tánh tình cộc cằn, độc tài, vũ phu. Đánh đập, kiểm soát hành hạ cô về tinh thần mỗi lần cô lên tiếng khuyên răn, phản đối. Nhưng sức người có hạn sau hai mươi năm dài chịu đựng đắng cay, cô đành nuốt lệ ôm 4 đứa con ra đi về nhà mẹ trong túi chỉ có 1 đồng 25 cent. Khi ra toà, các luật sư đòi quyền lợi về cho cô rất nhiều hơn một nửa tài sản của hai người. Tuy nhiên ai cũng ngạc nhiên khi cô từ chối không nhận bất cứ bồi thường nào. Chỉ xin quan toà cho lại cái tên nghệ danh của mình “Tina Turner” “because I have worked hard for that name!” Sau đó cô bắt đầu làm lại từ đầu ở tuổi 45. Cái tuổi mà nhiều người xem như đã “quá già” cho một nữ ca sĩ. Nhưng với lòng tin vào sự quan phòng của Chúa, tài nghệ và sự cố gắng học hỏi không ngừng của mình, Tina Turner đã gặt hái thành công ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Chỉ 5 năm sau đó, một loạt ca khúc mới như: “Simply The Best”, “What’s Love Got To Do With It?” “Private Dancer” “I Have Nothing” và “Proud Mary” đều trở thành những top hits khắp nơi trên thế giới. Tên tuổi của Tina Turner lại sáng ngời trên vòm trời âm nhạc. Các đĩa hát của cô có con số bán kỷ lục biến Tina trở thành người ca

33

sĩ có thu thập cao nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới ngang ngửa với những tên tuổi khác như The Beatles, Rolling Stones, Celine Dion, Madona.

Cuộc đời và sự nghiệp của cô đã được viết thành sách, thực hiện thành phim: “What’s Love Got To Do With It?” và được đoạt giải Oscar 1 trong 5 cuốn phim hay nhứt. Lệ Vũ đề nghị em nên mướn cuốn phim này về cho ông bố của bạn em xem để nhận ra mình không còn cô đơn trong sự thất bại làm ăn ở đời.

Tóm lại, ở đời nếu Chúa còn lo cho mình sức khoẻ, mình còn ý chí, đều có cơ hội tạo dựng lại. Chúc em vui./.

HỏiHi, Lệ Vũ,Chồng em nhiều lúc thiếu trách nhiệm dạy dỗ con. Em có

nói ảnh nhưng ảnh có điệp khúc là: “Thôi mà, cuộc đời vắn vỏi sống chẳng bao lâu. Vui được cái nào hay cái ầy. Lo làm gì cho mệt!” Thật tình nhiều lúc em cũng mệt nhưng mệt vì thái độ sống của ảnh. Lệ Vũ có cách nào cho ảnh suy nghĩ xa hơn, cao hơn một chút không? Xin đa tạ Lệ Vũ trước đó!

Hoa, CA

Đáp: Người em tên Hoa của Tiểu bang California thân mến,

Chồng em bảo đúng: “Cuộc đời vắn vỏi, sống chẳng bao lâu”, tuy nhiên, nó chỉ đúng khi anh ta sống một mình, không liên hệ đến người khác. Phần khi đã lập gia đình, có vợ có con, anh ta không còn lè phè với cái “nhân sinh quan”, vô thưởng, vô phạt như vậy nữa. Ngoài việc bao bọc vợ con, nuôi nấng gia đình vật chất, chồng em còn có trách nhiệm của một người chồng, người cha uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục con cái cho chúng trở thành người hữu ích, phần tử tốt trong gia đình xã hội.

Sống ở xã hội Mỹ, công nuôi, công đẻ không khó và không sánh được bằng công dưỡng dục làm sao cho con cái trở nên những con người có ích cho gia đình xã hội, cộng đồng. Đẻ con mà không chú trọng đến vấn đề dạy dỗ giáo dục chúng thì đâu có chi khó đâu?! Cọp, beo, chó, mèo…chúng cũng đẻ được mà em…không những chỉ đẻ mà còn đẻ rất nhiều nữa là khác.

Con gái khi gặp gia đình chẳng may lấy phải ông chồng có tánh ù lỳ như chồng em, “phải take over” để dạy dỗ con cái, quán xuyến mọi việc trong nhà. Nói một cách nào đó, em phải đứng ra “thay mặt cho chồng” lãnh cái trách nhiệm làm chủ gia đình. Tuy nhiên, khi thực hiện điều này em phải khéo léo, tế nhị để tránh cái điều làm “mất mặt chồng em” hoặc

chồng em cảm thấy bị “vợ ăn hiếp”, mang tiếng với người đời vì điều này. Ngoài ra, thêm một cách giải quyết khác, khuyên tụi em nên vào gặp một linh mục, hay một “cố vấn gia đình” “ family counselor”. Trình bày với họ về đường lối khác biệt trong việc dạy dỗ con cái của vợ chồng em. Vũ tin, với kinh nghiệm mục vụ và sự hiểu biết chuyên môn, những người này sẽ giúp thêm cho em rất nhiều, thông cảm và tìm ra hoà hiệp chung trong việc dạy dỗ con cái của hai vợ chồng.

Chúc cả nhà bình an và tìm được hạnh phúc trong mái ấm của gia đình mình. Thân mến./.

Hỏi . Không trễ, không phải người Việt Nam Chào Lệ Vũ,Mình mới dự một đám cưới ở Cali. Mình không những

buồn mà còn khó chịu. Điều làm mình khó chịu nhất là chờ đợi. Chờ đến mòn mỏi. Vì thói lề mề, đủng đỉnh, chậm chạp, làm gì cũng phải chờ nhau. Đúng là không trễ , không phải người Việt Nam. Người ta bảo có đám chờ cả ba bốn giờ vì người chưa đông nên khai mạc thì lỗ cho đôi tân hôn. Lệ Vũ có đề nghị hay ý kiến gì chuyện này. Cứ trễ hoài mang tiếng quá! Chẳng chỉ chuyện ăn cưới mà chuyện gì xem ra cũng trễ ngay cả đi lễ Chúa Nhật. Cám ơn Lệ Vũ.

Jeanne Hồ, PA.

Đáp: Dear Jeanne Hồ của tiểu bang PA. “Không lề mề không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam.” Câu nói này thoạt mới nghe qua xem có vẻ “vô thưởng vô phạt”, biện hộ cho cái thói tật xấu của nhiều người Việt mình mắc phải của sự chậm trễ giờ giấc, không giữ đúng lời hẹn khi mình đã hứa!! bắt khách được mời ngồi đợi 2, 3 tiếng đồng hồ. Đây là thái độ khiếm nhã, bất lịch sự và xem thường người khác, không chỉ riêng cho người Việt Nam mình mà còn để người ngoại quốc đánh giá cả một dân tộc thiếu văn minh, có nền văn hoá thấp kém trong cách xử thế ở đời. Đa số người Việt mình đều biết việc chậm trễ này là sai, cần phải sửa đổi nhưng chẳng ai dám hành động, chỉnh đốn điều này. Ngoài chuyện bực mình, ngồi đực người ra chờ, và mở miệng than vãn với nhau!!

Lệ Vũ quan niệm, ở đời mọi chuyện phiền phức người khác gây cho mình, mình đều có quyền chọn lựa giữa hai điều:

Thụ động, tự biến mình trở thành nạn nhân của họ.

Tìm đủ mọi cách vượt qua và “moving-on”.Kinh nghiệm này Lệ Vũ đã trải qua sau vài lần

bị ngồi chờ 2 tiếng rưỡi trước khi tiệc cưới bắt đầu, đó là chưa kể còn phải chờ thêm nửa tiếng phần

(tiếp theo sau Thông Tin NTM)

34

giới thiệu hai họ. Lệ Vũ tìm ra được một giải quyết: Mình tới đúng giờ theo thiệp mời, đến bắt tay và chúc mừng đôi tân hôn. Sau đó ký tên, ghi địa chỉ rõ (nếu có) để có bằng chứng mình có đến dự tiệc. Sau đó về chổ ngồi bắt tay chào mừng một số bạn bè, khách khứa thân quen. Kiên nhẫn, nhịn nhục, lịch sự, chở khoảng nửa tiếng đến 45 phút và nếu tiệc vẫn chưa bắt đầu, mình cứ việc lặng lẽ, “âm thầm rút lui” đi về không có gì phải áy náy cả. Chủ nhân có quyền “bắt khách ngồi chờ” thì mình cũng có quyền nhã nhặn từ chối mà không cần phải cho biết lý do tại sao. Ai muốn trở

Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời có gần 7,000Linh mục và Sư huynh đang phục vụtrên 67 quốc gia trong các lãnh vựcmục vụ, giáo dục, y tế, và xã hội.

Các bạn trẻ muốn tìm hiểu đời sốngtruyền giáo, xin liên lạc:

VĂN PHÒNG ƠN GỌIĐại Chủng Viện Ngôi Lời

102 Jacoby Drive SWEpworth, IA 52045

Tel: 1-800-553-3321Fax: 563-876-5515

Email: [email protected]

www.svdvocations.org

DÒNG TRUYỀN GIÁO NGÔI LỜI

thành nạn nhân cứ việc ngồi chờ, phần tôi không muốn vậy, tôi có quyền đứng dậy đi về.

Lệ Vũ tin, nếu tất cả mọi người cùng hành động hiểu biết như đề nghị Lệ Vũ đưa ra trên chỉ cần vài năm sau người mình sẽ ý thức được chuyện này và giữ đứng giờ giấc đã hẹn với mọi người hơn để khỏi phải bị châm biến chung “không đi trễ không phải Việt Nam”. Thân mến./.

*Lưu ý các bạn đọc xin liên lạc về Newemail address: [email protected]

35NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Write to: Fr. Bernard 1900 Grand Ave. Carthage, MO 64836 Email: [email protected]

Marian TeensT e e N S P U z z L e d

1. God in the Old TestamentDear Fr. Bernard,Many stories in the Old Testament describe God killing

people or ordering to kill. How can we reconcile a God of love with that description?

L

Dear L,God is the love. He revealed his nature by the act of

creation. Every being in the universe is created by God to reflect and testify to his love. He has the power to give life, therefore only God has the power to take life. He gave human being the power over creation including taking lives in living things other than human. It is not wrong for human being to kill animals and plants. Cruelty to animal and human being are wrong. So it is evil for a human being to kill another while it is not evil for God to kill. The destruction of most of humanity in the great flood teaches us that sin is destructive. In his love God wanted to demonstrate that to us. God drowned the whole Egyptian army in the Red Sea because they wanted to fight against God’s people or against God himself. God wanted to reveal to Egypt and other nation his existence and power. God ordered Joshua to exterminate the people in Jericho after taking the city except the prostitute and her family. The people of Jericho were worshipping idol. Their sinful way of life would be the temptation for Israel to turn against God. Life given by God is valuable. However eternal life is God’s ultimate concern for us. He destroys life in this world to give us eternal life. God’s love for all people is the same. The expression of his love to each nation or each person is different. No one deserves or can demand God’s love. The cross is the most eloquent and loudest voice that speaks of God’s love. In the Old Testament God took lives to teach people. In the New Testament God laid down his own life to give eternal life to the whole humanity.

2. How to explain the difference in the gospelsDear Fr. Bernard,There seems to be contradiction between stories in

the gospel; for example, the gospel of Matthew gives the impression that the Holy Family fled into Egypt right after Jesus’ birth. On the other hand, Luke’s account of Jesus’ birth gives the impression that the Holy Family never went to Egypt. How do we explain the difference?

H

Dear H,The evangelists, gospel writers, of Matthew and Luke

were concerned with different theological emphasis to two different groups of audiences. Matthew was writing to the Jewish converts who experienced persecution among their own people in the Promised Land. He wanted to show them that Jesus himself was persecuted right after his birth. He wanted to present Jesus as the embodiment of the chosen people. The people of Israel, Jacob’s household, went to Egypt to flee from a famine. They returned to the Promised Land as a numerous people. The infant Jesus was taken into Egypt to flee from the murderous rage of Herod and returned to Israel later. Luke was written to the gentile, non-Jew like Greece and other nationalities and to the poor, the marginalized. He wanted to present Jesus as the light of nations as prophesied by Simeon in the Temple. The two gospels compliment each other in recording different stories. The writers were skipping from one important event to another so it is difficult to determine how much time between them. They were more concerned with the consistency the chronological order of the events recorded than with those left out. However, the infancy narratives from the gospels of Matthew and Luke can fit together. Joseph and Mary could take Jesus to the temple on the eighth day and the persecution of Herod came after that.

3. Marriage between a man and a woman in the Bible?Dear Fr. Bernard,Where is in the Bible that says marriage is between a man

and a woman?A

Dear A,It is written in the book of Genesis: “The LORD God then

built the rib that he had taken from the man into a woman. When he brought her to the man, the man said: “This one, at last, is bone of my bones and flesh of my flesh; this one shall be called ‘woman,’ for out of man this one has been taken.” That is why a man leaves his father and mother and clings to his wife, and the two of them become one body.” (2:22-24) Jesus had affirmed this in the gospel of Matthew (19:4-6).

36

The man Adam looked at the woman Eve and said: “This is bone of my bones and flesh of my flesh.” It describes a special relationship and intimacy possible only between a man and a woman. The Bible specifies very clearly that “a man leaves his father and mother and clings to his wife, and the two of them become one body”. Marriage is possible only between a man and a woman. Two men or two women cannot become one body. The decisions of U.S. Supreme Court on June 26, 2013 ganged up with the court in California to strike down the Marriage Act voted into law by a majority of people in the state. Democracy is defeated by judicial dictatorship in California. The law struck down defines marriage to be between a man and a woman. Striking the law down does not mean that marriage is redefined. Marriage is what it is by nature as God created, that it is possible only between a man and a woman, just like only a woman can bear children. Calling a man a mother does not make him able to be pregnant.

4. Conflict between LawsDear Fr. Bernard,What happen when civil laws are in conflict with the

Catholic Church’s laws?D

Dear D,The Church’s laws are written to stay within the boundary

of faith and morality. When there is a conflict with civil laws, it means that there is an intrusion by the government, overstepping its limit. Today in the United State there are people who push for laws that discriminate against religion, specifically the Catholic Church in the name of separation between state and religion. We are living in an unfortunate time, having a government that is increasingly becoming an instrument of the atheists to persecute religion. The

healthcare mandate, that requires insurance policy to pay for contraception and abortifacient drugs, is a direct attack on the Catholic Church in the United States. The government is imposing immorality on the people. Catholic institutions are forced by this unjust law to violate their consciences. This is a violation of religious liberty. These institutions will be punished if do not comply. The overturning of Marriage Act in California is another imposing immorality on the people by the government. Suppose that two gay men or two lesbians come to the pastor of a Catholic Church in California and ask to be married in the church. The pastor certainly refuses. He is brought to court and put in jail just because he did not commit any crime but because he practices the Catholic faith. Persecution is what will happen when there is a conflict between civil laws and Church’s laws. It means that Catholics are called to be martyrs.

5. SundayDear Fr. BernardWhat can or should I do on Sunday?N

Dear N,On Sunday we celebrate the joy of Jesus’ resurrection.

The best and fitting way to celebrate is the mass. We must go to mass on Sunday not because the Church requires it, but because we need to. As our bodies need food and drink to survive, our souls need to be nourished by the words of God and most of all by the Body and Blood of Christ. Jesus offers himself as our spiritual food and drink not to satisfy his weird imagination but because we need it. Sunday should be a family day. Everyone is off from work. Members of the family can spend time together for fun or even for a little work like cleaning the house. Of course, a big chunk of time should be set aside for rest.

37NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Phong Trào Đền tạ Trái Tim Đức Mẹ(The Movement of Reparation to the Immaculate Heart of Mary )

(Tiếp theo)15. Hỏi: Là một hội viên PTĐT tôi

sẽ được hưởng những ơn ích gì?Đáp: Mỗi hội viên sẽ được chung

hưởng những ơn ích thiêng liêng của các hội viên khác trong lời cầu nguyện, công phúc, việc lành ... lúc sống cũng như khi dã qua đời . Có thể còn được chia sớt nhưng vui buồn của cuộc sống đo nhưng hội viên khác.

16. Hỏi. Người ta nói khi gia nhập PTĐT rồi, tôi phải phí mất nhiều thời giờ cho việc dọc kinh, cầu nguyện, hội họp, công tác .... Điều đó có đúng không?

Đáp: Thời giờ là của Chúa, là tặng vật Chúa ban cho bạn nhưng không. 24 giờ một ngày, 7 ngày trong một tuần lễ, 365 ngày trong một năm. Tất cả đều do Chúa trao ban cho bạn như những nén bạc để bạn sinh lợi cho Ngài. Mỗi ngày bạn dành ra cho Chúa 10 phút đồng hồ có phải là một đòi hỏi quá sức bạn không? Còn biết bao nhiêu thời giờ khác còn lại bạn dành ra để phục vụ gia đình và bản thân bạn?

17. Hỏi: Hội viên PTĐT có y phục riêng không?Đáp: Vì là một Hội đặt nặng phần tinh thần hơn

những sinh hoạt rầm rộ bên ngoài, nên Hội viênPTĐT không có y phục riêng. Tuy nhiên, sau này

khi vì hoàn cảnh và nhu cẩu đòi hỏi để dễ nâng cao tinh thần Đền tạ, các Hội Đền Tạ địa phương có thể có bộ đồng phục đơn sơ, trang nhã.

18. Hỏi: Khi gia nhập PTĐT, mỗi Hội viên có phải đóng một phí khoản nào không?

Đáp: Tuyệt nhiên không có một khoản luật nào đòi buộc Hội viên PTĐT phải đóng góp một phí

khoản nào. Tuy nhiên sống trong xã hội, với tinh thần tương trợ và thân hữu, những người cùng sống trong một hội địa phương đôi khi cũng có dịp chia sót những vui buồn của nhau. Vì lý do đó, đôi khi đã cẩn tới một chút đóng góp, như trong những trường hợp chia vui, phân ưu . . . với các hội viên khác.

19. Hỏi: Sau mỗi buổi dọc kinh liên gia, thấy nhiều gia đình dọn "tiệc " thiết dãi khách. Đó có phải là thói lệ của PTĐT không?

Đáp: Chắc chắn đây không phải là thói lệ của PTĐT, nhưng chỉ là sáng kiến cá nhân. Thiết nghĩ chúng ta chỉ nên đơn sơ trong ly trà, chén nước sau khi giờ kinh tàn là đủ. Không nên quá đặt nặng vấn đề ăn uống kẻo sinh lệ và thêm gánh nặng cho gia đình thân chủ. Đàng khác nó sẽ làm giảm bớt phần tinh thần là chính hướng PTĐT nhắm tới.

20. Hỏi: Việc rước tượng Đức Mẹ từ nhà này qua nhà khác để dọc kinh liên gia

có phải là điều buộc làm trong PTĐT không?Đáp: Đây chỉ là thói lành chứ không phải luật

buộc của PTĐT. Nghĩa là việc đạo đức nên làm để tôn vinh và kính yêu Đức Mẹ, chứ không phải một việc bắt buộc. Tuy nhiên, còn gì tốt đẹp hơn trong dôi dịp thuận tiện của gia đình để cung để cung nghinh thánh tượng Mẹ về nhà, rồi cùng với mọi người trong nhà và anh chi em trong Hội Đền Tạ, sốt sắng quây quần chung quanh Đức Mẹ làm giờ tôn kính Mẹ và đền tạ, cầu xin

Mẹ. Đây là một việc tốt rất nên làm.

21. Hỏi: Thời gian dành cho giờ Đền tạ trên, cũng như những giờ đền tạ được tổ chức hàng ngày trong mỗi gia đình nên kéo dài bao lâu?

Đáp: Thường chỉ nên làm giờ đền tạ trong vòng từ 10 phút tới 30 phút mà thôi. Nên bớt bỏ những kinh kệ dài dòng làm mệt mã cho người tham dự, nhất là cho các trẻ em.

22. Hỏi: Có thể cho biết chương trình đại cương một giờ đền tạ được không?

Đáp: Không có qui luật nào về giờ đền tạ. Tuy nhiên chương trình đại cương một giờ đền tạ có thể tạm phác hoạ như sau:

1 Đôi lời của chủ sự về chủ ý giờ Đền Tạ2. Hát hoặc đọc kinh Chúa Thánh Thần (đứng)

38 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

3 . Kinh Tin , Cậy , Mến (đứng)4 . Hát một bài Thống Hòi (quì)5 . Đọc 50 kinh Mân Côi (quì/ngồi)6. Hát kính Đức Mẹ (đứng)7 . Nghe một đoạn Phúc âm (đứng)8. Đọc kinh Dâng Mình Đền tạ số 11 trên hoặc số

23 dưới (quì)9. Hát một bài Kính Mẹ hoặc đọc kinh Trông Cậy

kết thúc giờ Đền Tạ.

23. Hỏi: Ngoài kinh Dâng Mình Đền tạ vẫn thường dùng (như ở số 11 trên), PTĐT còn có kinh nào khác thay thế được không?

Đáp: Trong các giờ Đền Tạ chung riêng, ngoài bản kinh thường đọc, chúng ta còn có thể dùng

một bản kinh khác dưới đây thay thế:

Lạy Đức Trinh Nữ Maria! Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội,/ Mẹ là Đấng được Chúa Ba Ngôi Chí Thánh quí yêu hơn hết mọi thụ tạo. Mẹ có dư đầy ơn phúc, vì Chúa đã ban cho Mẹ những đặc ân cao cả.

Chúng con xin hợp với Mẹ để tạ ơn Chúa,/ vì những đặc ân cao cả ấy./ Xin Mẹ bao phủ chúng con bằng những đặc ân của Mẹ,/ để chúng con xứng đáng đẹp lòng Chúa Toàn Năng./ Chúng con xin nhờ Mẹ để yêu mến,/ ca tụng và cảm tạ Chúa/ vì những ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội,/ cho Tổ Quốc,/ cho gia đình thân

quyến chúng con./ Cậy nhờ Trái Tm Cực Thánh Chúa Giêsu,/ và Trái Tim Tân Khổ của Mẹ,/ xin Chúa thứ tha mọi tội lỗi của chúng con/ và của những người xúc phạm đến Chúa trên khắp thế giới.

Xin Chúa ban cho chúng con ơn cấp hối và thực tâm cải thiện,/ để chúng con biết sống xứng đáng là người con thảo dấu yêu của Chúa và Mẹ,/ biết triệt để thi hành mệnh lệnh Mẹ ban.

Chúng con xin cùng và Mẹ dâng lên những tâm tình yêu mến chân thành,/ để đền tạ thay cho hết thảy anh chị em chúng con đã trót nghe theo thần dữ,/ dám khói ngụy với Thiên Chúa,/ từ chối sự hiện hữu của Ngài,/ bất tuân phục Thánh ý Ngài và không ngần ngại phạm tới Thánh Danh Ngài bằng bất cứ cách nào.

Chúng con cậy nhờ Mẹ nài xin Chúa nhân từ thương xót chúng com để hết mọi anh chị em chúng con được nhận biết Cha chí Thánh,/ tìm về phụng sự mến yêu Ngài,/ ngõ hầu hòa bình chân chính trong tình Bác ái Phúc âm được lan tràn trên khắp thế giới. /Amen.

PHIẾU YỂM TRỢ / GIA NHẬP HỘI

HỘI TƯƠNG TRỢ LINH MỤC HƯU DƯỠNG VNPRIESTHOOD SUPPORT FOUNDATION, INC.

Để tiếp tay với HĐGMVN chăm lo cho các cha già yếu bệnh tật của 25 giáo phận trên toàn nước Việt Nam, Hội Tương Trợ Linh Mục Hưu Dưỡng VN trân trọng kính mời Qúy Vị yểm trợ hoặc gia nhập hội, nhằm mục đích giúp đỡ các linh mục đã suốt đời phục vụ Giáo Hội và nay đang sống phần cuối đời ở các nhà hưu dưỡng tại Việt Nam. Quý ân nhân và hội viên sẽ được các cha hưu dưỡng cầu nguyện trong các thánh lễ hằng ngày. Riêng quý ân nhân tặng từ $1.000 trở lên sẽ được nhận Bằng Tri Ân của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và là Hội Viên Vĩnh Viễn của Hội. Qúy Vị có thể yểm trợ hoặc gia nhập Hội bằng cách đóng góp vào Qũy Tương Trợ hoặc ghi danh gia nhập hội:

TÔI MUỐN: º Đóng góp vào Quỹ Tương Trợ: º $50 º $100 º $200 º $300 º $500 º $1000 º $ _____________ 1. Số tiền đóng trước $__________ 2. Mỗi tháng $ __________ trong một năm. 3. Đóng hết một lần số tiền hứa: $__________ º Ghi danh gia nhập Hội: º Hội Viên Ân Nhân Vĩnh Viễn - $1.000 º Hội Viên Ân Nhân Bậc I- $120 một năm º Hội Viên Ân Nhân Bậc II- $60 một năm º Xin Lễ Tùy ÝTên Thánh: _______________ Tên gọi: ______________Địa chỉ: ________________________________________Thành Phố _________________________ TB/Zip ______Phone: ___________________ Email: _______________Ngày ______Tháng _____ Năm _______

“Các Linh Mục hưu dưỡng là những người Cha, người anh và là người bạn thân yêu của chúng ta. Các Ngài đã dành cả một đời để yêu thương, phục vụ và chăm lo cho đời sống thiêng liêng của chúng ta. Nay đến tuổi già không còn khả năng để tự chăm sóc cho bản thân nữa, phải ngồi xe lăn hay trên giường bệnh. Các ngài đang cần đến sự quan tâm, săn sóc của chúng ta.” Những đóng góp của quý vị cho các Linh Mục Hưu Dưỡng VN là sự biểu lộ tâm tình tri ân các Ngài đã suốt đời tận hiến, hy sinh phục vụ đàn chiên Chúa.

Chi phiếu xin đề;Priesthood Support Foundation, Inc ( or PSF, Inc.)hoặc: Hội Tương Trợ Linh Mục Hưu Dưỡng VN. (HTTLMHDVN)

Chi Phiếu hoặc Thư từ liên lạc xin gởi về:Hội Tương Trợ LM Hưu Dưỡng VN

P.O box 4029 Garden Grove, Ca 92842

Điện thoại số: (714) 636-3581 hoặc (714)399-6273

39NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Tương lai & giấc mơCuộc đời có nhiều bất trắc mà con người không

thể xử lý hoặc ngăn chặn, người ta tìm mọi cách để “cầu viện” thần linh, thậm chí hóa thành mê tín dị đoan. May mắn chúng ta có Thiên Chúa là Đấng quyền năng và quan phòng. Nhưng đôi khi các Kitô hữu cũng hóa cuồng tín, với mức độ khác nhau. Nên nhớ: Cuồng tín là phi tôn giáo!

Còn về giấc mơ hoặc chiêm bao? Dĩ nhiên cũng có nhiều dạng và nhiều mức độ khác nhau. Chính Kinh Thánh cũng nhiều lần nói tới giấc chiêm bao (St 28:12; St 31:10-11; St 37:5, 9-10; St 37:19-20; St 40:5, 9, 12, 16, 18; St 41:1, 5, 7). Khoa học cũng đã và đang được các khoa học gia thực hiện những cuộc nghiên cứu để lý giải về giấc chiêm bao...

Aberfan là một làng nhỏ ở South Wales. Trong tập niên 1960, nhiều người sống ở đó làm việc tại một mỏ than gần đó, được xây dựng để khai thác than chất lượng cao trong vùng. Dù một số chất thải từ hoạt động khai thác mỏ được giữ ngầm dưới

đất, nhiều chất thải vẫn chất đống trên các ngọn đồi quanh làng.

Qua tháng 10-1966, cơn mưa lớn làm chất thải tràn xuống làng và thấm vào lớp sa thạch sốp (porous sandstone) ở đồi. Nhưng không ai biết nước lúc đó chảy vào vài vết nứt ngầm và biến chất thải thành than bùn. Ngay sau 9 giờ sáng ngày 21-10, sườn đồi trút xuống 500 tấn chất thải xuống làng ngay trong chốc lát. Dù một số chất thải còn ở lưng chừng đồi, phần nhiều đã đổ vào làng Aberfan và tuôn vào ngôi trường trong làng. Một số học sinh bị trôi sống trong giờ đầu hoặc lúc người ta cứu hộ, nhưng không thấy ai sống sót trồi lên. Tất cả là 116 học sinh và 28 người lớn thiệt mạng trong thảm họa đó.

Tâm lý gia John Barker đến thăm làng ngay hôm sau xảy ra tại họa sạt lở. Từ lâu ông đã quan tâm về sự huyền bí và thắc mắc về bản chất cực độ của các sự kiện ở làng Aberfan, có thể khiến nhiều người có kinh nghiệm về linh cảm (premonition) đối với thảm họa.

Để tìm hiểu, ông đã thu xếp để báo chí hỏi ý độc giả nào nghĩ mình đã biết trước tại họa của làng

Aberfan thì đến gặp. Ông nhận được 60 lá thư từ khắp Anh quốc và xứ Wales, hơn 50% trong số họ nói rằng linh cảm rõ ràng đã xảy đến với họ trong giấc mơ. Một trong các kinh nghiệm gây ấn tượng nhất được gởi đến là từ cha mẹ của đứa con 10 tuổi bị chết trong tai họa đó. Trước ngày xảy ra tai họa, con gái họ mơ thấy mình cố gắng đến trường nhưng “không thấy trường ở đó” vì “có vật đen đổ lên trường”.

Một trường hợp khác, bà M.H., một phụ nữ 54 tuổi ở Barnstaple, Devon, nói rằng đêm hôm trước ngày xảy ra tai họa bà đã mơ thấy một nhóm trẻ em bị kẹt trong căn phòng hình chữ nhật. Trong giấc mơ của bà, cuối căn phòng bị chặn bằng vài thanh gỗ và các em phải cố gắng trèo ra ngoài. Còn bà G.E. ở Sidcup, Kent, nói rằng một tuần trước tai họa, bà mơ thấy một nhóm trẻ em la hét vì bị than sạt lở đè lên. Trước tai họa 2 tháng, bà S.B. ở London mơ thấy một ngôi trường trên sườn đồi, đất sạt lở nên các học sinh chết. Và còn nhiều trường hợp khác nữa.

TT Mỹ Abraham Lincoln (trái) mơ bị ám sát 2 tuần trước khi bị bắn chết. Văn sĩ Mark Twain (phải) mơ thấy xác người anh nằm trong quan tài chỉ vài ngày trước khi chết trong một vụ nổ.

Tin mình thấy tương lai trong giấc mơ là điều rất thường, các cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy có khoảng 1/3 số người trong chúng ta có kinh nghiệm về hiện tượng này vào một lúc nào đó trong đời.

Cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã kể lại giấc mơ bị ám sát chỉ 2 tuần trước khi ông bị bắn chết. Nhà văn Mark Twain đã mơ thấy thi thể người anh (em) nằm trong quan tài chỉ vài tuần trước khi ông chết trong một vụ nổ. Còn Charles Dickens mơ thấy một phụ nữ mặc áo đỏ, gọi là cô Napier không lâu trước khi được một cô gái quàng khăn đỏ đến thăm và tự giới thiệu là Napier.

Điều gì có thể giải thích các sự kiện lạ lùng này? Những người có giấc mơ tiên tri có thực sự có ý niệm lờ mờ về những gì sẽ xảy ra? Có thể coi ngày

40 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

mai là hôm nay? Đó chỉ có trong thế kỷ trước hoặc các nhà nghiên cứu có thể giải quyết vấn đề.

Trong thập niên 1950, tâm lý gia tiên phong Eugene Aserinsky, người Mỹ, đã mở đường cho một khoa học mới về giấc mơ. Ông chứng tỏ việc đánh thức một người sau khi họ trải qua một thời gian trong trạng thái REM – trạng thái thay đổi về sinh học mà trong đó có chuyển động mắt nhanh với nhịp thở và nhịp tim không đều – rất có thể tạo kết quả là họ có giấc mơ.

Nhiều thập niên liên tiếp đã có nhiều hiểu biết quan trọng. Hầu như mọi người đều mơ thấy màu sắc. Dù một số giấc mơ kỳ dị, nhiều giấc mơ liên quan công việc hằng ngày như rửa chén, viết giấy thuế, hoặc hút bụi nhà cửa. Nếu bạn lén đến gần người đang mơ và chơi nhạc nhè nhẹ, bật đèn sáng vào mặt họ hoặc xịt nước, rất có thể họ kết hợp sự kích thích thành giấc mơ.

Tuy nhiên, có thể sự khám phá quan trọng nhất của cuộc nghiên cứu này là bạn mơ nhiều hơn bạn tưởng. Các khoa học gia về giấc ngủ mau chóng phát hiện rằng người ta trung bình mơ 4 lần mỗi đêm. Giấc mơ xảy ra khoảng 90 phút một lần, và mỗi giác mơ kéo dài khoảng 20 phút. Lúc đó người ta quên phần nhiều các tình tiết khi bạn thức giấc, làm cho bạn ấn tượng ít hơn về giấc mơ. Trường hợp ngoại trừ duy nhất đối với quy luật này xảy ra khi bạn đột nhiên thức giấc khi đang mơ. Lúc đó, thường thì bạn sẽ nhớ điểm chính của giấc mơ và có thể có cả một số chi tiết. Nhưng nếu giấc mơ không thực sự ấn tượng, bạn sẽ mau quên.

Tuy nhiên, thi thoảng vẫn có một giấc mơ tương tự một sự kiện nào đó. Khi điều này xảy ra, bạn rất dễ nhớ giấc mơ và tin đó là điềm báo tương lai. Trong thực tế, đó chỉ là quy luật về tính khả dĩ đối với công việc. Lý thuyết này cũng giúp giải thích một điểm khá gợi tò mò về giấc mơ tiền nhận thức (pre-cognitive dreaming).

Đa số các linh cảm liên quan nhiều điều buồn và bất hạnh. Nhiều người thường mơ thấy các nhà lãnh đạo trên thế giới bị ám sát, mơ thấy dự đám tang người bạn thân, mơ thấy máy bay rơi, và mơ thấy chiến tranh. Người ta ít khi nói về việc mơ lơ mơ thấy tương lai và thấy ai đó hạnh phúc trong ngày đám cưới hoặc được thăng chức.

Các khoa học gia phát hiện khoảng 80% giấc mơ xa với sự ngọt ngào, mà chỉ toàn là điều tiêu cực. Do đó, ai tín rất khác hỉ tín nên khó nhớ, như vậy để giải thích lý do quá nhiều giấc mơ tiền nhận thức liên quan việc linh cảm về sự chết và tai họa.

Trước đây tôi đã diễn tả cách John Barker thấy 60 người có vẻ biết trước tai họa ở làng Aberfan. Trong

36 trường hợp của Barker, những người không có chứng cớ là những người không mơ thấy tai họa. Những người này có thể đã có nhiều giấc mơ khác trước khi nghe nói về làng Aberfan, và rồi họ chỉ nhớ và kể lại một giấc mơ hợp với tai họa kia. Không chỉ vậy mà còn thiếu chứng cớ lúc mơ mà họ có thể đã vô tình bóp méo giấc mơ cho hợp với các sự kiện. Bóng đen mơ hồ có thể là than, các căn phòng có thể là lớp học, sạt lở đất có thể là một thung lũng ở vùng Wales.

Dĩ nhiên, những người tin vào điều huyền bí có thể tranh luận rằng đôi lúc họ tin khi người ta kể cho bạn bè và gia đình nghe về một giấc mơ nào đó, hoặc viết trong nhật ký, và rồi thấy hợp với các sự kiện thực tế.

Cuối thập niên 1950, các nhà nghiên cứu phát hiện các giấc mơ của chúng ta không chỉ ảnh hưởng bởi các sự kiện xảy ra xung quanh mà còn thường phản ánh những điều chúng ta đang lo nghĩ. Điều này có thể giải thích một trong các ví dụ gây ấn tượng nhất của cái được coi là tiền nhận thức về tai họa ở làng Aberfan.

Chúng ta nghe nói một trong các em gái chết sau đó đã nói với cha mẹ rằng nó mơ thấy “vật đen” ập xuống trường và trường không còn ở đó. Vài năm trước khi xảy ra tai họa, chính quyền địa phương đã quan ngại về việc di dời số chất thải trên các ngọn đồi nhưng bị làm ngơ.

Ba năm trước khi xảy ra tai họa, một kỹ sư đã viết thư cho chính quyền bày tỏ mối quan ngại của ông – và viết cho cả cư dân địa phương – về việc than bùn ở phía trên nhà trường. Không ai biết chắc chắn, nhưng có thể giấc mơ của em gái kia có thể đã phản ánh mối lo âu sau khi nghe người lớn bàn tán. Còn 23 trường hợp khác mà người ta đưa ra chứng cớ rằng họ mô tả giấc mơ, không có vẻ phản ánh mối lo âu và quan ngại, trước khi tai họa xảy ra thì sao? Để nghiên cứu, chúng ta cần rời xa khoa học về giấc ngủ và đi vào thế giới thống kê.

Hãy nhìn kỹ hơn vào những con số liên quan những kinh nghiệm có vẻ siêu nhiên này. Trước hết, hãy chọn một người bất kỳ ở Anh và tên anh ta là Brian. Sau đó, chúng ta tạo vài giả định về Brian. Cứ cho rằng Brian mơ hằng đêm từ lúc 15 tuổi tới lúc 75 tuổi. Mỗi năm có 365 ngày, vậy trong 60 năm đó Brian sẽ trải qua 21.900 đêm mơ. Cứ cho rằng một sự kiện như tai họa làng Aberfan sẽ chỉ xảy ra 1 lần trong mỗi thế hệ, và ngẫu nhiên xảy ra trong một ngày nào đó.

Bây giờ chúng ta giả định Brian sẽ nhớ mình mơ về một sự kiện kinh hoàng liên quan tai họa như thế chỉ 1 lần trong đời anh ta. Cơ hội Brian có giấc mơ

41NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

“tai họa” vào đêm trước khi tai họa thực sự xảy ra chỉ khoảng 1/22.000.

Tuy nhiên, ở đây có một chút “lén lút”. Trong thập niên 1960, có khoảng 45 triệu người ở Anh, và chúng ta hy vọng có một người trong mỗi 22.000, hoặc khoảng 2.000 người, có “kinh nghiệm vui” đó trong mỗi thế hệ. Quy luật được biết đến là Luật Đa Số (Law of Large Numbers), cho rằng các sự kiện bất thường có thể xảy ra khi có nhiều cơ hội đối với sự kiện đó.

Ví dụ của chúng ta chỉ liên quan những người mơ thấy tai họa ở làng Aberfan. Trong thự tế, những điều xui xẻo quốc nội và quốc ngoại xảy ra hầu như hằng ngày. Rơi máy bay, sóng thần (tsunamis), giết người hàng loạt, động đất và vân vân… Cứ cho rằng người ta mơ về điều bất hạnh và u sầu rất thường xuyên thì con số đó cứ tăng lên và có những điều tiên báo là điều không thể tránh khỏi.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ DailyMail.co.uk)

Kim CúcMẹ ơi hạnh phúc vô bờ,

Niềm vui chợt đến bất ngờ với con.Sang đây mười bảy năm hơn,

Con mong ước được hành hương chốn nầy.Ước mơ cứ mãi đong đầy,

Nhưng chưa có dịp tỏ bày Mẹ ôi.Một phần vì quá xa xôi,

Chẳng ai quen ngại lẻ loi một mình.Chúa thương nên đã thấu tình,

Ngài ban cơ hội thình lình cho con.Có người chị bạn mến thương

Đai hội Thánh Mẫu hành hương rủ mời.Dịp may hiếm có trong đời,

Con vui vẻ quá,nhận lời cùng đi.Cảm tạ Thiên Chúa từ bi,

Thuở xưa chọn Mẹ thực thi ý Ngài.Nơi Con Chúa ngự hình hài,

Giáng sinh chuộc tội nhân loài chúng con.Mẹ không tính toán thiệt hơn,

Tin yêu, phó thác ”Xin Vâng” đáp lời.Gian nan khốn khó giữa đời,

Mẹ vui chấp nhận không lời thở than.Theo Chúa đi khắp thế gian,

Mẹ luôn chia sẻ, ủi an giúp người.Lòng Mẹ tan nát tơi bời,

Giê-su con Mẹ bị đời khinh chê.Chiều buồn trên đỉnh Can-vê,

Nhìn con chết thảm, Mẹ tê tái longThương ôi, chỉ một lưỡi đòng,

Tim Con, tim Mẹ, đôi dòng máu tuôn.Cả đời Mẹ chịu gian truân,

Cuối đời Mẹ hưởng phúc ân cao vời.Được ơn hồn xác lên Trời,

Chúng con dưới thế vang lời ngợi ca.Lạy Mẹ nhân ái,bao la,

Xin thương bầu cử Chúa tha tội tình.Ban cho thế giới an bình.,

Nơi nơi vui sống trong tình yêu thương.Mong sao trên khắp bốn phương,

Ca khen, chúc tụng Nữ Vương Thiên Đàng.Niềm vui hạnh phúc ngút ngàn,

Con dâng lên Mẹ muôn vàn thương yêu.(Kỷ niệm chuyến hành hương NTM 2013)

MẸ ƠI HẠNH PHÚC VÔ BỜ

Mẹ Maria Ơi ! Con Yêu Mẹ

42 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Các nhà thiên văn học mới tuyên bố Vũ Trụ này, đã có cách đây 13,7 tỷ năm, và bao gồm 10, 000 tỷ ngôi sao. Con số này cũng được cha dòng Tên George Coyne, Giáo sư thiên văn học tại Đại Học La Moyne, ở New York, cùng với các nhà khoa học vô thân xác nhận như vậy. Nhưng là 1 LM, Ngài vẫn tin có Thiên Chúa. Sau đây là vài ghi nhận rải rắc:

- Một giáo sư tiến sĩ triết học người Pháp cho biết: dù gì đi chăng nữa, một con người mà tìm hiểu vũ trụ, thì cũng chỉ ví như con kiến bò dưới chân núi Hỷ mã lạp Sơn. Làm sao biết được việc Thiên Chúa làm. Đến như việc loài người làm, mà loài người cũng không thể hiểu nhau được. Cho nên tất cả chỉ là mò mẫn vậy. Ống viễn vọng kính Hubble cũng chưa xem hết được các hành tinh trong Thái dương hệ (système solaire), chứ đừng nói đến vũ trụ nữa. Xin nói: có hơn 100 thái dương hệ trong dải Ngân Hà (Galaxy) của chúng ta đang ở, mà trong vũ trụ bao la này, có cả tỷ dải Ngân Hà như vậy! Xem thế đủ biết vũ trụ này quá bao la.

Đã xác nhận vũ trụ đã có cách đây 13, 7 tỷ năm. Vậy thì trước 13,7 năm nó là cái gì? Theo nguyên tắc đã là vật chất thì phải có điểm xuất phát, khởi đầu, và có điểm kết thúc. Tất cả vật chất đều được tạo dựng và được làm ra. Vậy thì ai tạo dựng và làm ra vũ trụ. Không lẽ tự nhiên vũ trụ tự có, tự xuất hiện hay sao?

- Cũng có nhiều nhà khoa học cho rằng: vũ trụ xuất phát từ 1 vụ nổ “Bigbang”. Càng vô lý hơn nữa! Vậy thì cái gì đã làm cho có vụ nổ Bigbang?

- Dù gì đi chăng nữa, thì cũng phải công nhận có nguyên nhân, có điểm xuất phát (point de départ) của vũ trụ, và có điểm kết thúc.

- Bác sĩ Alexis Carrel đã chối bỏ Thiên Chúa, và không tin có phép lạ ở Lộ Đức. Nhưng đến khi ông thấy một phép lạ nhãn tiền, thì ông mới tin có Đức Mẹ thật. Đã có Đức Mẹ thật, thì phải có Thiên Chúa thật. Cho nên ông đã trở lại đạo công giáo, và viết rất nhiều sách ca ngợi Đức Mẹ.

- Trí óc con người ta, dù thông minh đến đâu, cũng chỉ ví như cái gáo múc nước biển mà thôi (truyện thánh Augustino). Một con kiến bò dưới chân núi Hỷ mã lạp Sơn làm sao mà hiểu nổi, hoặc bò cho hết được cả núi.

- Một đêm trăng sao đẹp đẽ, bạn có thể đếm bằng mắt thường tới 5000 ngôi sao.Với viễn vọng kính người ta có thể đếm vài trăm ngàn triệu ngôi sao. Nguyên giải Ngân hà mà thái dương hệ chúng ta nằm trong đã có tới 50 tỷ định tinh. Thế mà có hàng tỷ giải ngân hà. Mấy hành tinh gần chúng ta như Uramus lớn hơn trái đất 14 lần, Saturne hơn 93 lần, Jupiter 1279 lần, mặt trời hơn 1300 000 lần. Bạn xếp một triệu tấm bìa lên nhau, nó cao đến một nửa dặm. Nếu xếp một triệu trái đất lên nhau, chiều cao sẽ là bao nhiêu? Mặt trời chưa phải to nhất đâu. Sao Sirius to hơn mặt trời 12 lần. Còn nhiều sao khác lớn hơn thế nữa!

Nếu xe bạn chạy 90 miles, bạn phải chạy suốt ngày đêm suốt hai tuần để vòng quanh trái đất trong khi đó ánh sáng chạy 8 vòng trái đất trong một giây. Với xe tốc độ 100 miles, bạn phải mất hơn 100 năm để tới mặt trời trong khi đó ánh sáng đi mất 8 phút 20 giây. Bạn muốn viếng sao Bắc đẩu, bạn bám vào một quang tử và đi bằng vận tốc ánh sáng, bạn phải dành 47 năm cho đến Bắc Đẩu. Xa khủng khiếp!

Chính vì thế Bác học Newton nhìn bầu trời và nói, “Tôi thấy Thiên Chúa đi qua ở đầu viễn vọng kính của tôi.”

Vũ trụ khổng lồ lạ lùng nhưng vũ trụ nguyên tử nhỏ bé cũng lạ lùng không kém. Nếu bạn múc một

Thiên Chúa và Khoa HọcCó mâu thuẫn không?

Trần khắc Khoan

43NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

phân khối khí trời, bạn có 3 và 19 con số zero theo sau các hạt khí. Tất cả cho ta thấy một trật tự lạ lùng trong vũ trụ cùng bị chi phối bởi luật nhất định.

Năm 1864 các nhà thiên văn thấy trong thái dương hệ có gì khác thường. Uranus chuyển vận không điều hòa như thường lệ. Mọi người còn đang hoang mang, thì bác học Le Verier nghĩ rằng có một hành tinh khác ảnh hưởng trên Uranius. Ông ngồi tính toán vẽ vời trên giấy tờ và ngày 23-9-1864 theo sự chỉ dẫn của ông, đài thiên văn Berlin tìm thấy một hành tinh mới lấy tên là Neptune đúng vị trí ông chỉ./.

Vài điều đó cho thấy cái trật tự lạ lùng trong vũ trụ. Bởi đâu có trật tự này? Ai đặt ra cái trật tự này? THIÊN CHÚA.

Hội Bảo Trợ Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà NộiSt Joseph Seminary of Hanoi Foundation, Tax ID # 45-1278995

PO Box 1396 Westminster CA 92684 Tel (714) 720-5394 - (714) 606-9697Thiết Tha Mời Gọi Quý Vị Yểm Trợ

Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà NộiTrong sứ mạng đào tạo Linh Mục cho cánh đồng truyền giáo của tám Giáo Phận Miền Bắc:Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phát Diệm, Thái Bình và Hưng Hoá

Bằng cách gia nhập hoặc nhận làm ân Nhân của HộiThánh Lễ cầu nguyện cho Hội Viên và các Ân Nhân sẽ được cử hành:

+ Mỗi thứ Ba hằng tuần do các Cha thuộc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội.+ Mỗi thứ Ba đầu tháng - do một trong các Giám Mục thuộc tám Giáo Phận có Chủng Sinh theo học tại Đại Chủng Viện.

Xin Chúa chúc lành cho Quý Vị và quý quyến.(xin điền và cắt Phiếu Gia Nhập dưới đây, gửi về PO. Box 1396 Westminster CA 92684)

……………………………………………………………………………………Hội Bảo Trợ Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội

PHIẾU GIA NHẬPTên Thánh, Họ và tên: ___________________________________________________Địa chỉ _________________________________________________________________Điện thoại ____________________________ email ____________________________

Xin đóng góp: o___ Hội viên Hàng Năm:$60/1 năm o___ Hội viên suốt đời: $1,000 o___ Ân Nhân Bậc Tư: $2,000 o___ Ân Nhân Bậc Ba: $4,000 o___ Ân Nhân Bậc Nhì $5,000 o___ Ân Nhân Bậc Nhất: $10,000 trở lên

Chi Phiếu hoặc lệnh phiếu xin đề:St. Joseph Seminary of Hanoi Foundation, PO Box 1396 Westminster, CA 92684

Ký tên____________________________________ Ngày ……. Tháng ……. Năm ……….

44 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Mặc dù sức khoẻ rất kém, cái gan hành tôi vào hùa với bệnh thấp khớp, gai hai đầu gối, Sơ vữa tĩnh mạch, bước đi đau nhức, thêm khoá học mục vụ truyền thông ở Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Sàigòn vẫn chưa mãn khoá! Từng ấy trở ngại vướng bận mà khi nghe nói ở Giáo Điểm có tới mấy chục người được Cha xứ sẽ cho Rửa Tội đợt này, tôi đã bỏ mặc tất cả để đến với họ. Dù đã được thông báo từ lâu mà rồi lần lữa mãi tôi không dứt nổi công việc ở SàiGòn. Mấy năm trời đánh vật với cộng đoàn sớm hôm khuya tối dù mưa hay nắng. Nay hoa đã kết trái, không lẽ mình bỏ họ, biết là mọi người rất mong mình lên. Tôi gác bỏ công việc để lên giúp họ trong khả năng của mình.

Cộng đoàn được Cha xứ quan tâm giúp đỡ cho Rửa Tội đợt này là 48 người. Trước ngày trọng đại này họ được về nhà xứ tĩnh tâm 3 ngày. Mọi chi phí ăn uống xe cộ ngủ nghỉ Cha lo tất, nhờ sự đóng góp của một số ân nhân hảo tâm và các chị Lêgiô giúp nấu nướng, đã giúp cho Giáo điểm có được những bữa ăn ngon lành. Trước đó một tháng Cha Xứ cũng nhờ anh bạn của tôi đến giúp Giáo Điểm mấy ngày chủ nhật, để chuẩn bị cho những việc cần làm trong ngày Rửa tội.

Trong 3 ngày tĩnh tâm, anh em dự tòng được Cha Phó và hai Sơ dậy bảo, sát hạch Giáo lý đợt chót, rồi Cha tập cho cách xưng tội, cách xét mình, nghi thức rửa tội, cách lên rước Chúa, tập những bài hát sử dụng trong Thánh Lễ…. Dặn dò thật cẩn thận tỉ mỉ chu đáo, nói chung là bổ túc tất cả những gì còn thiếu sót để người dự tòng vững bước trên con đường theo Chúa.

Tôi ở lại với cộng đoàn cùng tham dự những ngày tĩnh tâm, để thấy được sự ưu ái của Cha Xứ và quí Cha qua những bữa ăn thật ngon miệng, cũng món mặn, món xào, món canh và cơm ăn bao giờ cũng dư. Đối với người dân tộc, khi tôi đi thăm các gia đình thì thấy những bữa ăn như thế này là rất hiếm, nó sang trọng hoành tráng lắm so với những bữa ăn ở gia đình thường là chút rau rừng, đĩa muối ớt, hay ngon lắm là vài ba con cá khô.

Ở nhà xứ này có lẽ là nơi đón đoàn hành hương, đoàn thiện nguyện hay nơi để các Giáo Điểm về dự các ngày lễ lớn nên chăn màn chiếu gối rất đầy đủ. Đêm đến cộng đoàn được nghỉ trong những cái màn khổng lồ rộng khắp phòng, chứa tới mấy chục người nằm. Những ngày được

ở bên nhau, được nghe dậy bảo những điều lành điều tốt của quí Cha đã làm mọi người trong cộng đoàn rất sung sướng phấn khởi.

Rồi chiều ngày mùng 6-6-2013, tất cả 48 Anh chị em của Giáo Điểm Buôn Cuôr Tak cùng với cộng đoàn dân Chúa GX Giang Sơn, những ông bà Cha Mẹ đỡ đầu, mọi người hân hoan phấn khởi tiến về Hội Quán GX (nhà thờ của GX đang sửa chữa). Dù trời mưa như trút nước tôi thầm nghĩ: Đúng là mưa ơn mưa phúc Chúa cũng vui cùng con cái Chúa, họ thật vất vả trên đường đến với Chúa, những người con côi cút của núi rừng Tây Nguyên. Sau bao nhiêu năm tháng bôn ba với nương với rẫy, với những mong mỏi khát khao đến cháy lòng, giờ họ cũng được diễm phúc tựa kề bên lòng Chúa yêu thương. Ước mong sao họ mãi vững tâm theo Chúa đến hơi thở cuối cùng.

Trong Thánh Lễ hôm nay, ngoài những ông già bà cả, những thanh niên nam nữ trưởng thành đều được lãnh hai Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức. Còn một số em nhỏ trong lứa tuổi rước lễ lần đầu sẽ được theo học tiếp lớp giáo lý cho trẻ em, và nhân dịp này có một đôi nam nữ cũng được chịu phép hôn phối trong ngày hồng ân này.

Sau một thời gian dài được học hỏi giáo lý và chuẩn bị… Vào lúc 5h chiều ngày 6-6-2013 tại nhà thờ Giang Sơn thuộc Giáo Phận Ban Mê Thuột đã có lễ rửa tội cho 48 anh chị em dân tộc. Anh chị em tân tòng này thuộc Buôn Cuôr tak, Xã Yangtao, Huyện Lak, Tỉnh Đaklak, đã được hai Cha Phó của Gx Giang Sơn cử hành Thánh Lễ đồng tế với sự tham dự của Quý Sơ Dòng Nữ Tử Bác Ái, những cha mẹ đỡ đầu của các dự tòng và một số giáo

LỄ RỬA TỘI TẠI GIÁO XỨ GIANG SƠN GP BANMÊTHUỘT

45NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

dân GX Giang Sơn đã tham dự Thánh Lễ một cách sốt sắng.

Mặc dù ngoài trời mưa như trút nước, nhưng ai cũng phấn khởi khi nghe những lời Cha chủ sự đã nói trong phần mở đầu Thánh lễ:” Hôm Nay chúng ta long trọng hân hoan cử hành Thánh Lễ ban Bí tích Rửa Tội và Thêm Sức cho một số A/E Dự Tòng.

Ước mong mỗi người chúng ta luôn là muối là men để trong cuộc sống hằng ngày chúng ta sẽ đem ánh sáng của Chúa Kitô đến với tất cả những người chung quanh chúng ta, để Giáo Hội Chúa ngày càng thêm đông người thờ phượng nhận biết yêu mến Chúa hơn.

DỰ TÒNG NHẬN BT THÊM SỨCĐÔI HÔN PHỐI NHẬN BÍ TÍCH

Hôm nay trong số 48 tân tòng có một số em nhỏ không nhận bí tích Thêm Sức mà sẽ tiếp tục học giáo lý để xưng tội rước lễ lần đầu như những trẻ em khác. Ngoài ra, có một cặp nam nữ sau khi rửa tội, thêm sức, hai em này cũng đã được ban Bí Tích Hôn Phối trước mặt cộng đoàn dân Chúa.

Giáo điểm buôn Cuôr tak đa số là dân tộc M’nông đã từ lâu trong số họ có một ít người theo Đạo. Nơi đây là vùng khó khăn, các Cha, các Soeur rất ít khi đến vì không có người, phần các Cha rất bận, một linh mục phải coi sóc rất nhiều giáo điểm. Vì đường sá xa xôi, mười mấy cây số mới tới nhà thờ nên họ chỉ có thể đến Thánh đường một năm vài lần vào dịp lễ trọng như lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh. Ngoài ra anh chị em cũng tự tổ chức đọc kinh chung với nhau vào các buổi sáng ngày

Chúa Nhật, cùng chia sẻ Lời Chúa hay tổ chức Noel vào những ngày Giáng sinh.

.RƯỚC CHÚA LẦN ĐẦUTRONG NGÀY HỒNG ÂNNay nhờ sự quan tâm của Quý Cha GX Giang Sơn

nên họ đã được gia nhập Hội Thánh Chúa. Hi vọng trong tương lai sẽ còn rất nhiều người được hạnh phúc đón nhận tin mừng để trở nên người Kitô hữu làm nhân chứng cho những người chưa biết đạo Chúa.

Kính chúc cộng đoàn Giáo Điểm Buôn Cuôr Tak luôn vững đức tin mạnh bước trên con đường theo Chúa.

Sau Thánh lễ Anh Jaophu Ma Quốc cũng đại diện cộng đoàn nói lên lòng biết ơn Cha Xứ, hai Cha Phó , quí vị ân nhân đã thương yêu dìu dắt và cầu nguyện để Giáo Điểm chúng con có ngày hôm nay, được trở về làm con Chúa con Giáo hội. Xin Thiên Chúa ban nhiều sức khoẻ và trả ơn bội hậu cho quí vị thay chúng con, nhất là xin quí vị tiếp tục cầu nguyện cho chúng con luôn sống đạo sốt sáng trước những thử thách để trở nên người giáo hữu tốt lành.

Lễ xong mọi người được Cha Phó chụp cho một tấm hình dù trời vẫn còn lất phất mưa, và sẽ được tặng mỗi gia đình một tấm hình này, sau đó mọi người xuống ăn cơm và ở lại sáng hôm sau ăn điểm tâm xong mới đón xe buýt về lại nhà, sau những ngày tham gia sinh hoạt tại nhà xứ để chuẩn bị cho ngày trọng đại trong cuộc đời mình. Tạ ơn Chúa./.

Thanh.Anh Nhàn

46 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

ÂN XÁ CHO CÁC TÍN HỮU THAM DỰ NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI

VATICAN. Một sắc lệnh vừa công bố ngày 9-7-2013 với chữ ký của Đức hồng y Manuel Monteiro de Castro – Chánh án Tòa ân giải tối cao và Đức giám mục Krzysztof Nykiel – chánh lục sự, Đức giáo hoàng Phanxicô

ban ân xá cho các tín hữu tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 28, tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 22 đến 29 tháng Bảy với chủ đề “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.

Các bạn trẻ và các tín hữu chuẩn bị một cách xứng hợp sẽ được lĩnh ơn toàn xá, mỗi ngày một lần và theo các điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng); cũng có thể chỉ cho các linh hồn các tín hữu đã qua đời.

Các tín hữu bị ngăn trở chính đáng không thể tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới cũng có thể được hưởng ơn toàn xá theo các điều kiện thiêng liêng thường lệ, lãnh nhận bí tích và cầu nguyện, với lòng tuân phục con thảo đối với Đức giáo hoàng, bằng cách tham dự các cử hành thánh vào những ngày được chỉ định khi theo dõi trực tiếp những cử hành ấy và các việc đạo đức qua truyền hình hoặc truyền thanh, hoặc qua các phương tiện mới của truyền thông xã hội một cách sốt sắng.

2 VỊ GIÁO HOÀNG SẼ ĐƯỢC PHONG HIỂN THÁNH

VATICAN. Đức Gioan 23 và ĐGH Gioan Phaolô 2 sắp được phong hiển thánh trong tương lai gần đây.

Trong thông cáo công bố hôm 5-7-2013, Bộ Phong Thánh cho biết với sự chấp thuận ĐTC Phanxicô, Bộ công bố sắc lệnh nhìn nhận một phép lạ nhờ lợi chuyển cầu của Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2. Ngoài ra, ĐTC cũng phê chuẩn ý kiến thuận của Hội đồng HY và GM thành viên Bộ Phong Thánh về việc phong hiển thánh cho Đức Gioan 23 tuy rằng không có phép lạ thứ hai của ngài (SD 5-7-2013).

VATICAN ĐƯỢC NHẬN VÀO TỔ CHỨC EGMONT

VATICAN. Cơ quan giám sát tài chánh của Vatican được nhận làm thành viên tổ chức quốc tế Egmont chuyên chống rửa tiền.

Trong thông cáo công bố hôm 3-7-2013, Tòa Thánh cho biết trong khóa họp toàn thể tại Nam Phi, tổ chức Egmont đã nhận cơ quan giám sát tài chánh của Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican như một thành viên thực thụ. Tổ chức này qui tụ hơn 130 cơ quan giám sát tài chánh của các quốc gia thành viên, với nhiệm vụ thu thập và phân tích các thông tin về những hoạt động tài chánh đáng nghi ngờ hoặc bất thường, rồi chuyển các thông tin đó cho các cơ quan an ninh và tư pháp.

Vatican ở trong tiến trình gia nhập tổ chức Egmont từ đầu năm nay trong khuôn khổ những nỗ lực kiến tạo các biện pháp thích hợp để canh chừng, phòng ngừa và bài trừ nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố. Thông cáo hôm 3-7 nói rằng ”Đối với Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican, việc gia nhập tổ chức Egmont là một bước tiến xa hơn trong việc góp phần vào nỗ lực hoàn cầu bài trừ nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố”.

Ông René Brulhard, chuyên gia người Thụy Sĩ và hiện là Giám đốc cơ quan giám sát tài chánh của Vatican, từng là phó chủ tịch của tổ chức Egmont. Ông đã rời bỏ chức vụ này để nhận nhiệm vụ hiện nay tại Vatican (CNS 3-7-2013).

1 TGM CHILE TIẾT LỘ DỰ ÁN VIẾNG THĂM CỦA ĐTC

VATICAN. Đc Ricardo Ezzati Andrello, TGM giáo phận Santiago, thủ đô Chile, cho biết ĐTC Phanxicô có thể sẽ viếng thăm Argentina trong chuyến đi Mỹ châu la tinh vào năm 2015.

Đức TGM cho biết chương trình viếng thăm của ĐTC trong năm 2014 đã được dự định, theo đó ĐTC sẽ gặp Đức Thượng Phụ chung của Chính Thống giáo Bartolomais I ở Constantinople; ngoài ra ngài sẽ viếng thăm tại Phi châu và Á châu.

47NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Trong dịp gặp ĐTC Phanxicô sau lễ khai mạc sứ vụ Chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ ngày 19-3 năm nay, Đức Thượng Phụ Bartolomaios đã mời ĐTC cùng đến Jerusalem vào năm 2014 nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Athenagoras, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, tại Jerusalem (CNS 3-7-2013).

CỘNG ĐỒNG THÁNH EGIDIO PHÊ BÌNH NGOẠI GIAO QUỐC TẾ BẤT LỰC

ROMA. Sáng lập viên Cộng đồng thánh Egidio, Giáo sư Andrea Riccardi phê bình sự bất lực của ngành ngoại giao quốc tế trước thảm trạng tại Siria, nhưng kêu gọi tiếp tục hy vọng.

Trong thông cáo công bố hôm 27-6-2013 tại Roma, Giáo Sư Riccardi nói rằng: ”Ngành ngoại giao quốc tế cho đến nay bất lực, chỉ có thể ghi những con số về thảm trạng nhân mạng tại Siria: 100 ngàn người chết, 4 triệu người tị nạn nội địa, 2 triệu người tị nạn ở nước ngoài, và nguy cơ chiến cuộc lan sang Liban láng giềng.

”Mặc dầu vậy, chúng ta không thể từ bỏ hy vọng có một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại Siria, và Châu Âu phải dồn toàn năng lực cho giải pháp này”.

Giáo sư Riccardi từng làm bộ trưởng hội nhập trong chính phủ Italia trước đây. Ông nói thêm rằng: ”Kinh nghiệm của Cộng đồng thánh Egidio chứng tỏ chiến tranh không bao giờ có thể được coi như một sự cần thiết đau thương, trái lại, cả trong những tình trạng khủng hoảng trầm trọng nhất, như hiện nay, chúng ta vẫn có thể kiến tạo những lý do hòa bình và phải chuẩn bị môi trường bằng đường lối đối thoại cho một sự phát triển dân chủ. Chúng tôi cầu mong rằng Hội nghị Genève 2 về Siria sẽ diễn ra trong tình thần ấy” (SD 27-6-2013).

THƯỢNG HĐGM THẾ GIỚI KỲ THỨ 14 SẼ VÀO NĂM 2015

VATICAN. Trong hai ngày 13 và 14-6-2013, 15 vị HY và TGM thành viên Hội đồng của Thượng HĐGM đã nhóm khóa thứ 4 tại Vatican dưới quyền chủ tọa của Đức TGM Tổng thư ký Nikola Eterovic để cứu xét các ý kiến từ nhiều cơ quan gửi về với mục đích giúp ĐTC xác định đề tài cho Thượng HĐGM thế giới thứ 14 tại vào năm 2015.

ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến và trao đổi với các thành viên Hội đồng và cầu mong Thượng Hội đồng GM sẽ tạo điều kiện hơn cho đối thoại và cộng tác giữa các GM với nhau và với Giám Mục Roma.

Hội đồng đã chia làm 2 nhóm: tiếng Anh và tiếng Ý, để đào sâu vấn đề, các tiêu chuẩn và lý do, để đưa ra một số đề nghị để ĐTC quyết định chung kết.

Khóa thứ 5 được ấn định họp vào ngày 7 và 8 tháng 10 năm nay (SD 25-6-2013).

THÀNH LẬP ỦY BAN TÒA THÁNH VỀ NGÂN HÀNG VATICAN

VATICAN. ĐTC Phanxicô đã thành lập một Ủy ban Tòa Thánh tham chiếu về Viện Giáo Vụ, quen gọi là Ngân Hàng Vatican, để làm cho cơ quan này phù hợp hơn với sứ mạng của Giáo Hội hoàn vũ và Tòa Thánh.

Quyết định này được qui định trong thủ bút của ĐTC ngày 24-6-2013, theo đó Ủy ban Tòa Thánh có mục đích thu thập các thông tin về diễn tiến hoạt động của Viện Giáo Vụ và trình bày kết quả lên ĐTC. Trong khi Ủy ban này tiến hành, Viện Giáo Vụ tiếp tục hoạt động chiếu theo thủ bút năm 1990 của Đức Gioan Phaolô 2.

Ủy ban Tòa Thánh gồm 5 người và do Đức Hồng Y Raffaele Farina, nguyên Thư viện trưởng của Tòa Thánh, làm Chủ tịch. Ngoài ra có ĐHY Tauran, Đức Cha Arrieta Ochoa, Đức ông Peter Bryan Wells, Phó Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh làm thư ký, và bà giáo sư Mary Ann Glendon, là thành viên. Ủy ban đã bắt đầu tiến hành công việc trong những ngày này (SD 26-6-2013).

CÁC GM ÂU CHÂU CHÀO MỪNG ĐƯỜNG HƯỚNG BẢO VỆ TỰ DO TÔN GIÁO

BRUXELLES. Ủy ban GM Liên hiệp Âu Châu, gọi tắt là Comece, chào mừng đường hướng chỉ đạo của Liên hiệp Âu Châu về việc thăng tiến và bảo vệ tự do tôn giáo hoặc xác tín.

Những đường hướng này đã được Hội đồng các ngoại trưởng của Liên hiệp thông qua hôm 25-6-2013.

Tuy nhiên, tổ chức Comece cũng nhận xét rằng các đường hướng mới do các chính phủ Liên hiệp Âu Châu đề ra vẫn còn khá tổng quát, một số vấn đề cần được xác định rõ hơn. Các GM đề nghị tăng cường chiều kích cộng đồng của tự do tôn giáo: các tổ chức Âu Châu cần phải bảo đảm một sự giải thích quyền tự do căn bản này: tự do tôn giáo không phải chỉ có chiều kích cá nhân mà thôi, nhưng cũng bao hàm một chiều kích xã hội và cơ chế.

Điểm thứ 2 các GM Liên hiệp Âu Châu nhấn mạnh là cần nhìn nhận trọn vẹn quyền của các cha mẹ giáo dục con cái theo xác tín của họ, phù hợp với công pháp quốc tế. Sau cùng, cần phát triển một lối tiếp cận quân bình hơn về nguyên tắc không kỳ thị, đặc biệt chú ý đến ảnh hưởng mà việc áp dụng nguyên tắc này có thể gây ra cho tự do tôn giáo.

48 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Các GM muốn nói đến sự kiện tại một vài nước, chính quyền nhấn mạnh đến luật chống kỳ thị người đồng tính luyến ái, nhưng đồng thời lại bó cuộc các tổ chức tôn giáo phải giúp những người đồng tính luyến ái nhận con nuôi, như đang xảy ra tại Anh quốc (Apic 25-6-2013).

HƠN 100 NGÀN NGƯỜI VỀ MỄ DU HÀNH HƯƠNG

MEDJUGORJE. Hơn 100 ngàn tín hữu đã đến hành hương trong những ngày qua tại Medjugorje nhân dịp kỷ niệm 32 năm những sự kiện gọi là Đức Mẹ hiện ra với 6 thiếu niên Công Giáo Croát.

Medjugorje, quen gọi là Mễ Du, thuộc cộng hòa Bosni Erzegovine, là một làng có giáo xứ do các cha dòng Phanxicô coi sóc. 6 thiếu niên xác quyết mình đã được Đức Mẹ hiện ra từ ngày 24-6 năm 1981, tuy nhiên cho đến nay giáo quyền chưa công nhận tính chất siêu nhiên của những sự kiện này, và năm 2010 Tòa Thánh đã thành lập Ủy ban điều tra đặc biệt do ĐHY Camillo Ruini, nguyên giám quản Roma làm chủ tịch. Tuy không cho phép tổ chức các cuộc hành hương chính thức, nhưng giáo quyền vẫn quan tâm đến việc mục vụ cho các tín hữu lui tới Mễ Du.

Ngày nay, các thiếu niên đã ”thấy” Đức Mẹ đã trở thành người lớn và có gia đình, nhưng một vài người vẫn quả quyết được Đức Mẹ hiện ra hằng ngày.

Các tín hữu tựu về Mễ Du trong những ngày qua, đông nhất từ Bosni, Croát, rồi từ Italia, Áo, Slovak, Tiệp và cả những nước xa xăm như Hoa kỳ, Canada và Nhật Bản (Vat. In. 25-6-2013).

ĐỨC TGM MUELLER CHỐNG ĐÒI HỎI TRIỆU TẬP CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICAN 3

AUGSBURG. Đức TGM Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, chống lại đòi hỏi của một số tín hữu Công Giáo cấp tiến yêu cầu triệu tập Công đồng chung Vatican 3.

Đức TGM Mueller nói rằng "Giáo Hội Công Giáo có nghĩa vụ giúp con người thấy rõ phẩm giá không thể bị đánh mất như hình ảnh của Thiên Chúa; giúp con người nhận thức căn tính của mình trong ơn gọi tiến đến ơn cứu độ trong Chúa Kitô và sự sống đời đời, đó là phương dược cho những bệnh nhân đang chịu đau khổ vì sự mệt mỏi, chán nản và không tìm thấy ý nghĩa cuộc đời” (KNA 25-6-2013).

TỔ CHỨC TRỢ GIÚP GIÁO HỘI ĐAU KHỔ ĐẠT KỶ LỤC

MUNICH. Trong năm 2012, Tổ chức bác ái ”Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ” đã quyên góp được ngân khoản kỷ lục 117 triệu mỹ kim để tài trợ các hoạt động của Giáo Hội ở nhiều nơi trên thế giới.

Theo thông cáo công bố 24-6-2013 tại thành phố Munich, Nam Đức, số tiền tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ quyên góp được trong năm ngoái nhiều hơn 11 triệu 170 ngàn mỹ kim so với năm 2011 trước đó. Với ngân khoản quyên góp được, tổ chức bác ái quốc tế này tài trợ 5 ngàn dự án mục vụ tại 140 quốc gia. Phần lớn nhất trong ngân khoản, tức là 27,9%, được dành để tài trợ việc kiến thiết các nhà thờ, tu viện, trung tâm giáo xứ; trong khi đó 18,9% là tiền lễ và những đóng góp khác được dành để giúp các LM, tu sĩ nam nữ.

Trong năm 2012, quốc gia được tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ hỗ trợ nhiều nhất là Ấn độ với hơn 5 triệu mỹ kim, tiếp đến là Brazil và Ucraine, mỗi nước được gần 5 triệu mỹ kim. Có gần 3 triệu mỹ kim được dành để giúp Giáo Hội tại Cộng hòa dân chủ Congo và gần 1 triệu rưỡi được dành cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam (Apic 25-6-2013).

ĐẠI DIỆN TÒA THÁNH PHÊ BÌNH CHỦ TRƯƠNG VÕ TRANG PHIẾN QUÂN SIRIA

GENÈVE. Đại diện Tòa Thánh cạnh các Tổ chức LHQ ở Genève, Đức TGM Silvano Tomasi, phê bình lập trường của những quốc gia cung cấp võ khí cho các phe lâm chiến ở Siria.

Đức TGM Tomasi nhấn mạnh rằng ”Việc võ trang sẽ không giúp quân bình hóa ảnh hưởng của các nhóm lâm chiến và chỉ giết hại thêm các thường dân và với chiến tranh, mọi sự bị mất mát, và với hòa bình, mọi sự sẽ đạt được”.

Cũng trong bài tham luận, Đức TGM Tomasi nói đến vai trò của các cộng đồng tôn giáo trong việc giúp đỡ những người tị nạn trong những vùng có xung đột. Hiện nay tại Siria, một tổ chức Công Giáo quốc tế đang hoạt động qua hơn 20 cộng đồng tôn giáo gồm Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành và Hồi giáo, cung cấp lương thực, thuốc men, lều tạm trú và sự nâng đỡ tâm lý cho hơn 100 ngàn người ở các thành phố Damasco, Homs, Aleppo và những vùng thôn quê lân cận. Phần lớn những người nhận sự giúp đỡ này là những người Hồi giáo cũng như đa số dân Siria là người Hồi giáo. Các phẩm vật cứu trợ không được phân phối theo tiêu chuẩn tín ngưỡng của người nhận (SD 26-6-2013).

49NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

HĐGM HOA KỲ PHÊ BÌNH PHÁN QUYẾT CỦA TỐI CAO PHÁP VIỆN MỸ

WASHINGTON. HĐGM Hoa Kỳ phê bình phán quyết hôm 26-6-2013 của tối cao pháp viện Mỹ công nhận hôn nhân đồng phái là ”một ngày bi thảm cho hôn nhân và cho đất nước Mỹ”.

Với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, tối cao pháp viện Mỹ đã bác bỏ luật liên bang bảo vệ hôn nhân, gọi là Doma. Luật này định nghĩa hôn nhân là sự kết hiệp giữa một người nam và một người nữ. Tối cao pháp viện nói rằng luật Doma là trái với hiến pháp, về khoản bảo vệ bình đẳng.

Trong Tuyên ngôn, ĐHY Timothy Dolan, TGM New York, Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ, và Đức Cha Salvatore Cordileone, TGM San Francisco, Chủ tịch Tiểu ban GM thăng tiến và bảo vệ hôn nhân, nói rằng tòa án tạo nên một bất công sâu đậm đối với nhân dân Mỹ khi bãi bỏ một phần đạo luật liên bang bảo vệ hôn nhân. Tòa án đã sai lầm. "Chính phủ liên bang phải tôn trọng sự thật theo đó hôn nhân là sự kết hiệp giữa một người nam và một người nữ, cho dù các tiểu bang thiếu sót trong nghĩa vụ của mình về vấn đề này. Sự bảo vệ tự do và công lý đòi mọi luật pháp liên bang và tiểu bang phải tôn trọng sự thật, kể cả sự thật về hôn nhận”.

Các GM Mỹ cũng kêu gọi dân chúng kiên trì liên kết với nhau trong việc thăng tiến và bảo vệ ý nghĩa có một không hai của hôn nhân, đó là một người nam và một người nữ để sinh ra sự sống. Sau cùng các GM cũng mời gọi các tín hữu cầu nguyện để quyết định của tòa án được duyệt lại và làm sáng tỏ thêm những hệ luận của phán quyết này (CNS 26-6-2013).

25 NĂM NHÓM LEFEBVRE LY KHAI KHỎI GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

ECÔNE. Ngày 30-6-2013 là một kỷ niệm đau thương trong Giáo Hội Công Giáo: 25 năm Đức TGM Marcel Lefebvre truyền chức cho 4 GM mà không có sự ủy nhiệm của Tòa Thánh, và từ đó Huynh Đoàn thánh Piô 10 chính thức ly khai với Giáo Hội Công Giáo.

Đức TGM Lefebvre thuộc dòng Thừa sai Chúa Thánh Thần, không chấp nhận nhiều giáo huấn của Công đồng chung Vatican 2. Với việc truyền chức GM bất hợp pháp, vị GM này và 4 GM thụ phong bị vạ tuyệt thông tức khắc. Vị GM này qua đời năm 1991 thọ 86 tuổi.

Với ý hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại để Huynh Đoàn thánh Piô 10 tái hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo, năm 2007, ĐTC Biển Đức 16 đã cho phép cử hành thánh lễ bằng tiếng la tinh theo

nghi thức Công đồng Trento như một hình thức ngoại thường của thánh lễ, và tháng giêng năm 2009, ngài giải vạ tuyệt thông cho 4 GM nói trên, nhưng rồi, qua nhiều đợt đối thoại, Huynh đoàn thánh Piô 10 vẫn không muốn chấp nhận đạo lý của Công đồng và tiếp tục ở trong tình trạng ly khai.

Đức TGM Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, cho biết việc tái hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo hiện nay tùy thuộc phía Huynh đoàn thánh Piô 10. Cho đến nay Huynh đoàn này vẫn chưa chính thức trả lời cho Tòa Thánh về việc họ có chấp nhận văn kiện tiền đề đạo lý hay không. Bao lâu tình trạng này còn kéo dài thì các LM, GM trong Huynh Đoàn không có quyền thi hành chức LM và GM trong Giáo Hội Công Giáo (KNA 27-6-2013).

CÔNG GIÁO PHÊ BÌNH VIỆC MỞ LẠI CÁC CUỘC HÀNH QUYẾT TẠI NIGERIA

OYO. Đức Cha Emmanuel Badejo, GM giáo phận Oyo bên Nigeria, phê bình sắc lệnh hôm 16-6-2013 của Tổng thống nước này là ông Goodluck Jonathan cho mở lại các cuộc hành quyết.

Việc hành quyết các tử tội đã bị ngưng từ 7 năm qua. Nhưng hôm 24-6 vừa qua, 4 tử tội đã bị hành quyết tại Benin, thủ phủ bang Edo ở miền nam Nigeria. Các tử tội này bị lên án từ hồi năm 1997 tức là 2 năm trước khi chấm dứt chế độ độc tài quân phiệt tại đây.

Theo Đức Cha Badejo, nguyên là Phát ngôn viên HĐGM Nigeria, các GM Công Giáo tại đây chuẩn bị công bố một văn kiện mạnh mẽ lên án việc mở lại các cuộc hành quyết. Đức cha nói: ”Sự sống là một thiện ích quí giá nhất vì con người đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và phải dành cho tất cả mọi người cơ may bắt đầu lại cuộc đời”.

Theo Đức Cha Badejo, có thể Tổng thống Jonathan đã bị thúc đẩy vì một tâm tình bất mãn và muốn chứng tỏ cho dư luận quần chúng thấy ông là một người quyết tâm và cứng rắn (Apic 29-6-2013).

CHÍNH THỐNG NGA PHÊ BÌNH CHÍNH SÁCH CỦA TÂY PHƯƠNG VỀ TRUNG ĐÔNG

VIENNE. Giáo Hội Chính Thống Nga mạnh mẽ phê bình chính sách của Tây Phương về Trung Đông.

Đức TGM trưng dẫn thí dụ cụ thể: 2 vị TGM chính thống tại thành phố Aleppo ở Siria, Mar Gregorios Yohanna Ibrahim và Boulos Yazigi bị bắt cóc đã hơn hai tháng và không ai biết hai vị còn

50 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

sống hay không. Thảm trạng này chẳng được các nhà chính trị cũng như các cơ quan truyền thông để ý tới (KNA 29-6-2013).

HAI GIÁO HỘI KITÔ TẠI ĐỨC TỐ GIÁC TỰ DO TÔN GIÁO BỊ GIỚI HẠN

BERLIN. Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành tại Đức tố giác tình trạng tự do tôn giáo trên thế giới ngày càng bị giới hạn.

Theo phúc trình do HĐGM Công Giáo và Hội đồng các Giáo Hội Tin Lành Đức soạn thảo với sự cộng tác của các chuyên gia về tự do tôn giáo, công bố chiều ngày 1-7-2013 tại Berlin, từ năm 2007 đến nay, con số các nước có những vụ hạn chế tự do tôn giáo trên thế giới gia tăng từ 147 lên 160 nước. Nạn nhân của những vụ này, ngoài các tín hữu Kitô cũng có các tín đồ đạo Sikh, Do thai, Ấn giáo, đạo thờ vật linh và các tôn giáo cổ truyền Phi châu hoặc tại Trung Quốc, cũng như giáo phái chứng nhân Giêhôva.

Phúc trình cho biết vùng Trung Đông và Bắc Phi là những nơi nhà nước hạn chế tự do tôn giáo nhiều nhất, tiếp đến là vùng Á châu Thái Bình Dương. Tại 3 nước có dân số đông đảo, chiếm 70% dân số thế giới như Trung Quốc, Ấn độ và Nga, cũng có những biện pháp hạn chế tự do tôn giáo. 157 nước có luật hạn chế tự do tôn giáo. Tại 131 nước, việc công khai tuyên xưng đức tin bị nhà nước hận chế và có 38 nước cấm cản không cho người dân được tự do thay đổi tôn giáo.

Các tín hữu Kitô bị bách hại hoặc chèn ép tại 111 nước trên thế giới (KNA 2-7-2013). 1 THIẾU NỮ KITÔ BỊ HÃM HIẾP TỰ TỬ

QOUSSEIR. Hôm 2-7-2013, hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo tố giác vụ một thiếu nữ Kitô 15 tuổi đã bị những chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Siria liên tục hãm hiếp và đã tự tử sau đó.

Hãng Fides trích thuật chứng từ của hai LM Công Giáo Melkit, cha Issam va Elias mới trở lại thị trấn Qousseir gần thành phố Homs bên Siria, theo đó cô Myriam 15 tuổi đã bị viên chỉ huy tiểu đoàn Thánh Chiến Hồi giáo al-Nosra cưới, hãm hiếp rồi thải đi. Hôm sau và 14 ngày liên tiếp, Myriam bị bó buộc mỗi ngày phải cưới một chiến binh Hồi giáo khác. Người này hãm hiếp rồi sa thải ngay sau đó.

Những cực hành này đã hoàn toàn hủy hoại tâm lý của cô Myriam và sau cùng cô đã tự tử.

Cha Issam và Elias nói với hãng tin Fides rằng ”Những điều tàn ác như thể không được Ủy ban quốc tế nào nói đến!”

Hãng tin Fides cũng nhắc lại rằng ngày 2-7 vừa qua, một thủ lãnh Hồi giáo Salafiste cực đoan ở thủ đô Damasco là Yasir al-Ajlawni, đã tuyên bố một pháp lệnh (Fatwa) rằng về phương diện Hồi giáo, được phép hãm hiếp tất cả những phụ nữ Siria nào không phải là tín đồ Hồi giáo Sunnit.

Cha Issam và Elias đã trở lại thị trấn Qousseir sau khi thành này được quân đội chính phủ Siria giải phóng khỏi sự chiếm đóng của phiến quân Hồi giáo. Hai LM đã tái thánh hiến nhà thờ thánh Elia tại đây đã bị phiến quân cướp phá và xúc phạm, biến nơi này thành căn cứ hậu cần của họ (Apic 2-7-2013).

CÁC VỊ LÃNH ĐẠO BA LAN VÀ UCRAINE HỨA THA THỨ

VARSAVA. Các vị lãnh đạo Công Giáo tại Ba Lan và Ucraine hứa tha thứ cho nhau vì cái chết của hàng chục ngàn thường dân bị thiệt mạng trong thời thế chiến thứ 2.

Trong các cuộc tàn sát lẫn nhau hồi năm 1943 và 44 tại Volhynia và miền đông Galicia, có tới hơn 100 ngàn người Ba Lan và Ucraine bị giết do những phe cạnh tranh nhau dưới thời kỳ bị Đức quốc xã chiếm đóng.

Các GM Công Giáo Ba Lan và Ucraeine đã bắt đầu thảo luận với nhau hồi năm 1987, và kêu gọi hai dân tộc hòa giải trong thư chung công bố năm 2005 do HĐGM và thánh Hội đồng của Giáo Hội Công Giáo Ucraine nghi lễ đông phương (CNS 3-7-2013).

CÁC GM BỈ KÊU GỌI LIÊN ĐỚI VỚI ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

BRUXELLES. Các GM Bỉ mời gọi các tín hữu Công Giáo liên đới đóng góp để tu bổ Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức bị thiệt hại nặng vì lụt hồi trung tuần tháng 6 vừa qua.

Lộ Đức bị lụt lần đầu tiên hồi tháng 10 năm ngoái, 2012. Trong vụ lụt lần này vì mưa lũ và tuyết tan làm cho nước sông Gave de Pau dâng cao, cũng có 3 người bị thiệt mạng (Apic 3-7-2013).

Luôn Trung Tín

51NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Vi Vu tổng hợp

Án Phong Chân Phước ĐHY Thuận xong cấp địa phận

ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến lúc 12 giờ trưa ngày 6-7-2913 dành cho 400 tham dự viên các sinh hoạt trong 2 ngày ở Roma nhân dịp kết thúc giai đoạn giáo phận trong tiến trình điều tra phong chân phước cho ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận. Hiện diện tại buổi tiếp kiến, đặc biệt có ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, Đức TGM Stephano Nguyễn Như Thể, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, GM Nha Trang, các chức sắc của Hội đồng Công lý và Hòa bình, cùng với các vị ân nhân, đông đảo tín hữu Việt Nam từ các nước.

Hai Tân Giám Mục cho Việt NamNgày 15-6-2013, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm hai

tân Giám Mục phụ tá cho hai Giáo phận Vinh và Hưng Hóa.

- Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, giáo phận Vinh, 48 tuổi.

- Đức Cha Alphongsô Nguyễn Hữu Long, giáo phận Hưng Hóa, 60 tuổi.

Nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ nguyện chúc hai Đức Cha đầy thánh đức khôn ngoan và can đảm để chu toàn trọng trách.

ĐHY Mẫn đến bệnh viện để được xét ghiệm Theo sự góp ý của Đức cha phụ tá và các linh mục

ở Tòa Giám mục, ĐHY GB Phạm Minh Mẫn của Giáo phận Sàigòn đã đến bệnh viện Pháp Việt vào sáng thứ Hai 24-6-2013 và ở lại để được xét nghiệm, sau khi nhận ra có một số dấu hiệu bất ổn về sức khỏe. Theo các bác sĩ thì những triệu chứng này là do ĐHY đã làm việc nhiều quá. ĐHY đã vui vẻ tiếp nhiều khách trong dịp lễ thánh bổn mạng ngay

trong bệnh viện. Tuy nhiên, ĐHY đã xuất viện vào Thứ bảy 29-6-2013 và tất nhiên là sau đó phải quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn.

ĐHY Mẫn nói về chính sách tôn giáo ở Việt Nam

Dù nhà nước nhấn mạnh “tôn trọng và bảo đảm tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng" ĐHY Mẫn nói chính sách tôn giáo ấy “làm cho người ta cảm thấy sợ hãi, nghi ngại và bất mãn”. Chẳng hạn, hồi tháng 12-2012, Đại hội của Liên Hội đồng Giám mục Á châu tại Việt Nam, chính quyền đòi danh sách các tham dự viên cùng thư mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam trước khi cấp visa đã làm cho nhiều Hồng Y, giám mục châu Á e sợ vì các nước khác không đòi hỏi những thủ tục ấy, nhất là khi đón tiếp các lãnh đạo Giáo Hội. ĐHY thêm rằng các hoạt động tôn giáo đều bị kiểm soát chặt chẽ. “Tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người. Thật không công bằng khi nhà nước lấy cái quyền này rồi lại đi ban phát lại cho người dân”. Theo ĐHY Mẫn, chính quyền sợ các nhóm tôn giáo lấy bớt ảnh hưởng của họ vì thế họ tiếp tục thắt chặt kiểm soát sự tham gia của tôn giáo trong các lĩnh vực như y tế và giáo dục. “Đầu năm nay Thủ tướng có hứa sẽ cứu xét, giải quyết ước nguyện của Giáo Hội Công Giáo muốn tham gia phục vụ nhân dân trong lĩnh vực giáo dục, y tế - Đức Hồng Y Mẫn nói và cười lớn – Nhưng ông thủ tướng không nói là khi nào”. Đức Hồng Y Mẫn cũng lưu ý rằng mặc dù các sinh hoạt tôn giáo bị giới hạn nhưng ngày càng có nhiều người đang tìm đến với tôn giáo như một cách giải thoát khỏi xã hội bị lấn át bởi chủ nghĩa vô thần, đạo đức xuống cấp, chủ nghĩa vật chất, hưởng thụ và tham nhũng (UCAN 28-6-2013).

Tử vong do ung thư Việt Nam cao nhất thế giới

Tại hội nghị về phòng chống ung thư tổ chức ở BV Bạch Mai ngày 11-4-2013, ông Mai Trọng Khoa, phó GĐ BV Bạch Mai, cho hay mỗi năm có khoảng 110.000 ca mắc ung thư mới tại VN. Cũng theo ông, số tử vong do ung thư hằng năm lên đến 82.000 trường hợp, tỉ lệ tử vong đến 73,5% và vào loại cao hàng đầu thế giới.

Được biết, tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư chung toàn thế giới là 59,7%. Ở các nước phát triển, tỉ lệ này hạ xuống 49,4% và các nước đang phát triển là 67,8%, đều thấp hơn tỉ lệ tử vong ở VN.

Loại ung thư thường gặp nhất ở VN là phổi, vú, đại trực tràng, dạ dày, gan, tiền liệt tuyến, tử cung/cổ tử cung. Số mắc các loại ung thư khác nhau giữa

52 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

các vùng địa dư, trong đó tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở Saigon gấp gần sáu lần Hà Nội, nhưng ung thư vú ở Hà Nội lại cao gấp rưỡi Saigon. Nam giới Saigon mắc ung thư gan nhiều, nhưng nam giới Hà Nội mắc ung thư phổi nhiều hơn hẳn.

Số lượng người Việt Nam mắc ung thư tăng nhiều có lẽ cũng dễ hiểu khi chưa bao giờ người dân lại phải đương đầu với nhiều loại thực phẩm bẩn độc như hiện nay. Hết thịt lợn chứa chất tạo nạc, thuốc an thần, gà thải Trung Quốc nhập lậu còn tồn dư chất kháng sinh, đến rau phun thuốc kích phọt, giá đỗ có hóa chất cấm, măng ướp lưu huỳnh, ngô luộc bằng pin, muối diêm...

Asiana 214 bị nạn cố cất cánh trở lại nhưng quá trễ

Bà Deborah Hersman, trưởng cơ quan an toàn giao thông NTSB, cho biết máy thu âm cho biết phi hành đoàn chiếc Boeing 777 có gọi báo hủy bỏ hạ cánh chỉ 1.5 giây trước khi bị nạn. Ngoài ra, 7 giây trước cũng có lời kêu gọi tăng thêm tốc độ.

Như thế, phi công nhận được báo động rằng máy bay có thể bị triệt nâng vì bay quá chậm và đã cố tăng tốc độ để cất cánh trở lại nhưng không còn kịp.

Chuyến bay Asiana 214 từ Hán thành đến San Francisco, hành khách mang nhiều quốc tịch khác nhau, như Trung Quốc, Nam Hàn, Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ, Việt Nam và Pháp. 305 trong tổng số 307 người trên máy bay may mắn thoát hiểm. Hai người xấu số là hai thiếu nữ Trung Quốc, cùng 16 tuổi, tính đi dự trại hè.

Tổng thống Ai Cập bị lật đổ; quân đội chỉ định nguyên thủ lâm thời

Quân đội Ai Cập đã lật đổ tổng thống được bầu theo thể chế dân chủ và đã bổ nhiệm một nguyên thủ lâm thời sau các cuộc biểu tình khổng lồ chống chính phủ. Tướng Abdul Khalil Al-Sisi tuyên bố hiến pháp Ai Cập đã bị đình chỉ và người đứng đầu tòa án Bảo hiến đã được bổ nhiệm làm nguyên thủ quôc gia lâm thời. Ông Sisi tuyên bố quân đội coi trọng lời hô hào của dân chúng Ai Cập sau những lời yêu cầu ồ ạt của phe đối lập đòi Tổng thống Mohamed Morsi phải từ chức. Quân đội đã dành cho ông Morsi 48 tiếng đồng hồ để giải quyết tình trạng bế tắc chính trị nếu không muốn quân đội can thiệp (VOA 3-7-2013).

Mỹ, Nga đưa nguyên liệu chế bom nguyên tử ra khỏi Việt Nam

Hoa Kỳ và Nga giúp chuyển gần 16 kg uranium được tinh luyện ở mức cao ra khỏi Việt Nam trong chiến dịch toàn cầu cắt giảm việc sử dụng nhiên

liệu hạt nhân có thể dùng làm nguyên liệu chế bom nguyên tử.

Loan báo vừa được đưa ra tại hội nghị của Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế IAEA ở Vienna bàn về cách ngăn chặn các nguyên liệu có thể chế tạo bom rơi vào tay các thành phần khủng bố.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest Moniz cho hay số uranium này được chuyển từ Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt sang Nga để được chuyển hóa thành uranium cấp độ thấp để dùng trong các lò phản ứng.

Động thái này biến Việt Nam thành quốc gia thứ 11 dỡ bỏ tất cả uranium cấp độ cao trong bốn năm qua và như vậy là gần như tất cả uranium tinh luyện mức cao đã được đưa ra khỏi khu vực Đông Nam Á. Theo tin AP, lượng uranium vừa chuyển ra khỏi Việt Nam nhiều hơn phân nửa số lượng cần thiết để tạo một quả bom hạt nhân thô sơ.

Một thông tin khác liên quan, Nhật Bản đầu tuần này hứa đẩy nhanh tiến độ xây dựng các lò phản ứng hạt nhân tại Việt Nam. Tin Jiji Press của Nhật cho hay Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại, và Công nghiệp Nhật Toshimitsu Motegi đưa ra cam kết này trong các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo Việt Nam nhân chuyến công du kéo dài từ ngày 1 đến ngày 3-7 (VOA 3-7-2013).

Ngoại trưởng Úc đặt vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam

Ngoại trưởng Australia Bob Carr yêu cầu chính phủ Việt Nam phóng thích 3 nhân vật hoạt động cho quyền của người lao động đã bị giam cầm trong 3 năm qua. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị kết án hồi năm 2010 vì vai trò của họ trong một cuộc đình công tại một xưởng sản xuất giầy dép tại Việt Nam. Trong một thông báo, Bộ trưởng Ngoại giao Úc phát biểu: “Chúng tôi nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do lập hội, và quyền tự do thành lập công đoàn. Hôm nay tôi đã yêu cầu Việt Nam trả tự do cho những cá nhân này.” Ông Bob Carr còn nêu lên trường hợp của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Luật sư Lê Quốc Quân, người sẽ ra tòa về tội trốn thuế vào ngày 6 tháng 7 sắp tới (VOA 3-7-2013).

Tù chính trị bị chuyển trại sau cuộc nổi loạn tại trại giam Xuân Lộc

Một cuộc nổi loạn hiếm thấy xảy ra sáng ngày 30-6 tại trại giam Xuân Lộc Z30A, thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) để phản đối điều kiện giam giữ khắc nghiệt và ngược đãi tù nhân.

53NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Các tù nhân phân trại I đã kéo vào nhà ăn, dùng dụng cụ nhà bếp làm hung khí, đập phá trại giam, cô lập phân trại, và bắt giám thị Hồ Phi Thắng làm con tin để đòi cải thiện điều kiện ăn ở trong tù. Trại Xuân Lộc là nơi đang giam giữ một số tù nhân chính trị, trong đó có nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án 16 năm tù hồi năm 2009 với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và nhạc sĩ Việt Khang, người bị lãnh án 4 năm tù giam hồi năm ngoái vì sáng tác các ca khúc bị Hà Nội coi là “tuyên truyền chống nhà nước”. Tối ngày 30-6, ông Thức cùng 4 tù nhân chính trị khác bao gồm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường, và Huỳnh Ngọc Trí đã bị chuyển lên trại Xuyên Mộc cách đó khoảng 30 cây số. Trong số tù nhân chính trị ở lại trại Xuân Lộc còn nhạc sĩ Việt Khang (VOA 1-7-2013).

Trung Quốc đồng ý đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông

Trung Quốc ngày 30-6 đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán chính thức với các nước Đông Nam Á về Bộ Quy tắc Ứng xử trong kế hoạch xoa dịu các căng thẳng tranh chấp ở Biển Đông. Ông Vương nói Trung Quốc sẵn sàng làm việc với ASEAN và dỡ bỏ bất kỳ trở ngại hay sự can thiệp nào trong hợp tác đôi bên về Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông COC. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn rất thận trọng trong việc nhất trí về một bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông mang tính ràng buộc pháp lý. Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á và Trung Quốc cũng ra tuyên bố chung cam kết tiến tới việc chung quyết một Bộ Quy tắc COC trên cơ sở đồng thuận (VOA 1-7-2013).

Ngoại trưởng Mỹ ủng hộ Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông

Ông Kerry bày tỏ sự hậu thuẫn đối với Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông trong việc giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng chéo của các tại vùng biển giàu tài nguyên, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của văn kiện này giúp duy trì ổn định khu vực. Ngoại trưởng Kerry nói Hoa Kỳ hy vọng nhìn thấy tiến bộ tức thì trong các nỗ lực giữa các nước ASEAN với Trung Quốc tiến tới một bộ quy tắc hành xử mang tính ràng buộc pháp lý để giải tỏa các căng thẳng.

Ông Kerry hứa Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gầy dựng sự hiện diện tích cực và lâu bền ở Đông Nam Á trong nhiều phương diện và một trong những phương

cách quan trọng nhất là thông qua đối tác với khối ASEAN (VOA 1-7-2013).

Ủy ban Bảo vệ Ký giả lên án Việt Nam tăng cường đàn áp blogger

Một tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Mỹ ngày 2-7 lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về chiến dịch tiếp tục gia tăng đàn áp các blogger tại Việt Nam. Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ nói vụ bắt giữ liên tiếp 3 blogger trong vòng chưa đầy 1 tháng với cáo buộc cùng tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” chứng tỏ Hà Nội đang tăng cường bịt miệng các ký giả trên mạng có quan điểm bất đồng với nhà nước. Ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, và Đinh Nhật Uy được biết đến qua các bài blog phê phán nạn tham nhũng, chuyên quyền, phản đối Trung Quốc xâm lược, và cổ xúy dân chủ lần lượt bị bắt từ hôm 26/5 đến 15/6, theo điều 258 Bộ luật Hình sự. Điều khoản này quy định hình phạt lên tới bảy năm tù giam. Duy Nhất và Viết Đào từng làm việc cho nhà nước. Nhật Uy từng bị công an triệu tập nhiều lần trước và sau khi em trai ông là Đinh Nguyên Kha bị tuyên án 8 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì các hoạt động kêu gọi dân chủ tại Việt Nam (VOA 3-7-2013).

Bạo động phủ bóng đen lên tương lai SyriaTrong tình hình không nhìn thấy giải pháp nào

trước mắt để chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu, ngày càng có nhiều lo ngại về sự sống còn của quốc gia Syria. Sau 2 năm rưỡi bất ổn, hơn 100,000 người chết và hàng triệu thường dân bị thất tán, ông nghi ngờ về mọi khả năng một nước Syria thống nhất.

Hồi tháng 5, Hoa Kỳ và Nga loan báo các kế hoạch tổ chức một hội nghị hòa bình về Syria. Những người tổ chức ban đầu hy vọng mở hội nghị tại Geneva vào tháng 6. Nay đã bước qua tháng 7 và hội nghị đang được xét tổ chức sớm nhất là vào tháng 8. Nỗ lực còn trở nên khó khăn hơn vì sự kiện Hoa Kỳ đang ủng hộ phe đối lập Syria, trong khi Nga lại ủng hộ chính phủ của ông Assad (VOA 3-7-2013).

‘Muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Hà Nội cần cải thiện nhân quyền’

Việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nằm trong lệnh cấm vận vũ khí năm 1984 của Washington. Phía Mỹ đã nói rõ với các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự của Việt Nam rằng cần có sự cải thiện rõ ràng và lâu bền về tình hình nhân quyền ở nước này thì Mỹ mới cân nhắc dỡ bỏ những

54 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

hạn chế còn lại về việc xuất khẩu các thiết bị quốc phòng, trong đó có vũ khí sát thương.

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun nói “Trong khi chúng ta tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn về mặt an ninh, hiện vẫn còn các giới hạn về mối quan hệ quân sự liên quan tới vấn đề nhân quyền. Phía Mỹ đã nói rõ với các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự của Việt Nam rằng cần có sự cải thiện rõ ràng và lâu bền về tình hình nhân quyền ở nước này thì Mỹ mới cân nhắc dỡ bỏ những hạn chế còn lại về việc xuất khẩu các thiết bị quốc phòng, trong đó có vũ khí sát thương”. Ông cũng cho hay, Hoa Kỳ hoan nghênh kế hoạch của Việt Nam về việc lần đầu tiên triển khai binh sĩ ra nước ngoài tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc vào năm 2014. Theo nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ, Hoa Kỳ giúp huấn luyện quân sự cho giới chức Việt Nam tham gia nhiệm vụ vừa kể (VOA 28-6-2013).

Lao động ‘chui’ Việt Nam bị bắt ở NgaNgày 26-6-2013 cảnh sát Nga đã phát giác một

xưởng may bất hợp pháp với khoảng 200 công nhân người Việt tại thị trấn Noginsk, phía đông Mouscou. Đây là một dây chuyền sản xuất quần áo thể thao giả hiệu. Theo cảnh sát Nga, các lao động Việt Nam đều ăn ở, làm việc tại chỗ. Tất cả đều đã bị bắt, và giải về đồn cảnh sát.

Đây là lần thứ hai trong vòng không đầy một tháng mà hàng trăm lao động ‘chui’ người Việt tại Nga bị bắt giữ. Ngày 4-6-2013 tại thành phố Obninsk, cảnh sát bắt 450 người nhập cư Việt Nam trong một nhà kho bỏ hoang, được biến thành nơi sinh sống và may quần áo (VOA 27-6-2013).

‘Nhiều công nhân xuất khẩu Việt Nam chịu cảnh lao động khổ sai’

Một phúc trình mới được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố cho biết Việt Nam là điểm xuất phát của nhiều công nhân xuất khẩu lao động sang nhiều quốc gia trên khắp thế giới như Đài Loan, Malaysia hay Hàn Quốc, và nhiều người trong số đó phải làm việc như lao động khổ sai.

Theo báo cáo có tên gọi ‘Phúc trình thường niên về nạn buôn người’, nhiều công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam mà đa phần có liên hệ tới các tập đoàn nhà nước cùng với các công ty trái phép đã lấy tiền môi giới đi làm việc ở nước ngoài với giá cao.

Phúc trình có đoạn: “Nhiều công nhân bị buộc phải làm việc trong các điều kiện thiếu tiêu chuẩn nhưng lại được trả lương ít hay thậm chí không được trả tiền dù còn vướng nợ nần” (VOA 20-6-2013).

Giới lập pháp Mỹ yêu cầu Việt Nam phóng thích luật sư Lê Quốc Quân

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ can thiệp cho LS Lê Quốc Quân. Trung tâm nhân quyền Kennedy yêu cầu phóng thích LS Lê Quốc Quân. Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân sắp ra tòa về tội trốn thuế. 12 nghị sĩ thuộc cả hai đảng ở Hạ viện Hoa Kỳ gửi thư cho Thủ tướng Việt Nam kêu gọi phóng thích luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân và cảnh báo tình trạng tiếp diễn vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội sẽ làm phương hại quan hệ Việt-Mỹ.

Các dân biểu Mỹ nói rằng lãnh đạo Việt Nam nhiều lần hứa hẹn với quốc tế sẽ cải thiện thành tích nhân quyền nhưng rõ ràng thực tế cho thấy chính phủ Hà Nội vẫn không công nhận các quyền tự do của công dân bao gồm tự ngôn luận, bày tỏ quan điểm, và lập hội (VOA 27-6-2013).

Philippines muốn để Nhật, Mỹ tiếp cận nhiều hơn với các căn cứ quân sự

Quân đội Philippines trong tuần này loan báo tái tục kế hoạch cho xây dựng các căn cứ hải quân và không quân tại Vịnh Subic, nơi trước kia từng là căn cứ hải quân của Hoa Kỳ, mà lực lượng Mỹ có thể dùng để đối phó với sự tăng cường hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin nói, chính phủ nước ông dự định cho phép quân đội Hoa Kỳ ở lại các căn cứ của Philippines lâu hơn, một điều cũng có thể dành cho quân đội Nhật Bản sau này.

Phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera, ông Gazmin nói “giờ đây, chúng tôi cũng hoan nghênh các quốc gia khác, đặc biệt là Nhật Bản, bởi vì Nhật Bản là một đối tác chiến lược của chúng tôi”(VOA 27-6-2013).

Nhật Bản đứng về phía Philippines trong tranh chấp Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 27/6 cam kết nước ông sẽ đứng về phía

55NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Philippines trong việc bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông. Ông Onodera đang công du Manila 2 ngày nói với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Voltaire Gazmin, rằng Nhật Bản sẽ hợp tác với Philippines để giải quyết cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nói cả Manila lẫn Tokyo đều đang đối mặt với các mối quan tâm chung giữa lúc Bắc Kinh đang gây thù với các nước khác có tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông. Vẫn theo lời ông Onodera, Nhật Bản hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ hành động của Philippines đưa vụ kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên hiệp quốc để nhờ can thiệp (VOA 27-6-2013).

Bắc Kinh cảnh cáo đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ thất bại

Trung Quốc cảnh cáo nỗ lực của các nước tranh chấp ở Biển Đông tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bên thứ ba sẽ vô ích và những sự đối đầu với Trung Quốc sẽ thất bại. Phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới Tsinghua hôm 27/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh nếu các nước có tranh chấp ở Biển Đông tìm cách củng cố các tuyên bố chủ quyền thiếu cơ sở của họ dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài thì các nỗ lực đó rốt cuộc sẽ trở thành những tính toán chiến lược sai lầm, không đáng để bỏ công (VOA 27-6-2013).

Trung Quốc lập căn cứ nghiên cứu ở Biển Đông

Ngày 27-6 Tàu khựa thành lập một căn cứ nghiên cứu ngư nghiệp hàng hải tại khu vực quần đảo Trung Sa ở Biển Đông. Tân Hoa xã nói căn cứ này là chương trình khoa học đầu tiên được nhà nước Trung Quốc chuẩn thuận kể từ khi Bắc Kinh thành lập thành phố Tam Sa hồi tháng 7 năm ngoái để quản lý hành chính 3 quần đảo bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền. Căn cứ được đặt tại khu vực bãi Walker Shoal (Trung Quốc gọi là bãi Manbu Ansha) thuộc quần đảo Trung Sa trải dài vùng biển rộng 625 hecta. Sau chuyến công du Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kết thúc hôm 21/6, Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về các động thái mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông (VOA 27-6-2013).

Hoãn Phiên tòa xử Ls Lê Quốc QuânViệt Nam loan báo hoãn xét xử một luật sư bất

đồng chính kiến chỉ vài giờ trước khi phiên tòa diễn ra giữa những áp lực ngày càng tăng từ công luận

quan tâm trong và ngoài nước.Gia đình của luật sư Lê Quốc Quân đã có mặt

đông đủ ở Hà Nội đang chuẩn bị tham dự phiên tòa xét xử công khai luật sư Lê Quốc Quân với tội danh trốn thuế. Từ trong tù, luật sư Quân đã khẳng định mình vô tội. Với ý thức công dân tốt, ông đã đóng thuế đầy đủ, mặc dù biết rõ nhà cầm quyền đã sử dụng đồng tiền thuế của dân không nhằm phục vụ công ích cho nhân dân.

Gia đình của luật sư Quân hoàn toàn tin tưởng với người thân của mình, và mời gọi mọi người đến tham dự phiên tòa để làm chứng cho luật sư Quân và ghi nhận cách xét xử có hợp luật hay không của tòa án Việt Nam.

Trong tâm thư , gia đình nói, “Đây là phiên tòa công khai. Theo luật pháp Việt Nam hiện hành và thông lệ quốc tế, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa này mà không ai có quyền ngăn cản. Mọi hành động cản trở, ngăn chặn hoặc gây khó khăn cho người đến dự phiên tòa công khai này đều là những hành vi vi phạn đến luật pháp Việt Nam hiện hành” (VOA 9-7-2013) .

Tổ chức Minh bạch Quốc tế: Tham nhũng ở Việt Nam đang gia tăng Theo kết quả cuộc khảo sát lớn nhất thế giới năm

2013 về quan điểm và trải nghiệm của người dân đối với tình trạng tham nhũng do Tổ chức Minh bạch Quốc tế thực hiện, 55% người dân Việt Nam cảm nhận tình trạng tham nhũng tăng lên trong 2 năm qua, tức là cao hơn so với mức trung bình 48% ở khu vực Đông Nam Á. Chỉ có 18% số người được hỏi cho rằng tham nhũng đã giảm và 27% cho rằng mức độ tham nhũng không đổi. Ngoài ra, lòng tin của người dân vào các nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ cũng giảm sút đáng kể. Trong cuộc khảo sát tương tự năm 2010 tại 5 thành phố lớn của Việt Nam, chỉ có 35% người dân cho rằng nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ không hiệu quả, nhưng con số này đã tăng lên 60% trong năm 2013.

Trong số 13 ngành được khảo sát, cảnh sát, y tế và đất đai được cho là bị ảnh hưởng nhất bởi tình trạng tham nhũng và cũng là những ngành có mức độ xảy ra tham nhũng nhiều nhất theo trải nghiệm của người dân.

Dù bi quan về tình trạng tham nhũng, người dân Việt Nam giờ tự tin hơn về vai trò của họ trong cuộc chiến chống tham nhũng (VOA 9-7-2013).

56

Ngày Đi

Bút Ký của Phượng Hoàng

Ngày Đi (Phần cuối)Tôi muốn kết thúc những dòng bút ký này qua một

kỷ niệm cuối cùng. Đó là cuộc viếng thăm của chúng tôi tại Học Viện Kinh Thánh Jerusalem của Dòng Tên. Từ nhà nghỉ Nova Casa, chúng tôi đi băng qua cổ thành Jerusalem chừng 20 phút dạo bộ, thì đến khu vườn trước khách sạn Đavid, là nơi đã tiếp đón các nhân vật nổi tiếng thế giới. Trong khu vườn này còn sót lại một tảng đá tròn to để lấp cửa mồ thời Chúa Giêsu, sát cạnh tảng đá dưới thấp là một cửa mồ hẹp, chỉ vừa đủ một người vào. Bên cạnh khách sạn là khu nhà nhiều tầng của Học Viện Kinh Thánh. Chúng tôi được mời vào nhà nguyện của Học Viện ngay cửa vào bên tay trái, và được Cha Bề Trên Nguyễn Công Đoan SJ chào đón đoàn hành hương "Việt Cộng" lẫn Việt Kiều lần đầu tiên của Cha Tầm Thường. Ngài trình bày sơ qua về Ngài và Học Viện: vào khoảng thảng 3 /1975, người trong nước đang xôn xao tìm đường để thoát ra khỏi VN, còn Ngài đang ở nước ngoài thì tìm đường hồi hương, mặc cho bao lời cảnh giác của bạn bè. Khi chính quyền mới tiếp thu SàiGòn, thì hai người đầu tiên bị ghép tội "gián điệp của Mỹ ngụy" là Ngài và Cố Hồng Y Phanxicô Savie. Thế nên, Ngài vào nhà đá học tập 13 năm. Ngài kể một chuyện vui trong nhà tù làm ai nấy cười nắc nẻ: một hôm, một anh cán bộ nhà tù hăm hở báo cáo với Ngài " ông có biết

không, Ông kia... (cũng là một LM trong tù) có con riêng đấy ". Cụ Đoan cười vui nói ngay: "Ơ, thế à, anh cho tôi chia vui với Ông ấy nhá, chứng tỏ Ông ta không bị thiến!"

Ui chao, cả nhà nguyện âm vang tiếng cười giòn giã của 48 người. Rồi Ngài nói tiếp: thế đấy, giáo hội chúng ta được bắt đầu từ 12 Ông, thì một Ông bán Chúa, một Ông chối Chúa, còn 10 Ông kia bỏ Chúa chạy thục mạng mất cả áo, cả dép! nhưng Giáo Hội vẫn tồn tại hơn 2000 năm nay và đến ngày tận cùng của nhân loại.

Sau đó, Ngài nói sơ qua về Học Viện là nơi đào tạo các Thầy, các chuyên gia Kinh Thánh từ khắp thế giới. Tình hình giáo hội ở Đất Thánh, hầu như không có ơn gọi LM, tu sĩ từ người bản xứ, nên các LM, tu sĩ ở đây, đều là những nhà truyền giáo từ nước ngoài đến. Hiện nay vẫn còn một hiện tượng: một số người Do Thái vẫn ra đường đứng chờ Chúa Cứu Thế đến vào đêm Thứ Bẩy. Nơi học viện này có trưng bày một xác ướp duy nhất của vùng Trung Đông được đặt trong lồng kính cho khách thăm quan.

Sau bài nói chuyện dí dỏm, đem nhiều tràng cười thật vui cho đoàn hành hương của đồng môn SJ Tầm Thường, Ngài giới thiệu một nhân vật đặc biệt trong Học Viện mà Ngài gọi đùa: "Cha là bà con của Chúa Giêsu". Đó là LM David Neuhaus. Cuộc đời của Cha David có nhiều điều thú vị. Cha được sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống Do Thái Giáo. Cha Mẹ Ngài là những người tỵ nạn của Đức Quốc Xã, nên năm 15 tuổi, Ngài được viếng thăm quê hương Israel lần đầu, và Cha mẹ Ngài đã gửi Ngài đến học ở một trường Do Thái nổi tiếng ở đó. Nhưng Thiên Chúa đã tỏ hiện với Ngài, qua sự gặp gỡ giữa Ngài với một Nữ Tu Chính Thống Giáo người Nga trong một tu viện ở Jerusalem. Đó là Mother

Barbara. Và đây là lời của Ngài: "through her, I met Jesus Christ. She was a woman who by the time I met Her was already 89 years old, paralyzed, unable to move from her bed, but shinning with the joy of Christ and it is that, which struck me. My attention was the great joy with which she spoke about anything.... She gave witness to her faith that simply trapped me, caught me."

Thế nên khi trở về gia đình, cha mẹ Ngài đã bị choáng váng ngỡ ngàng khi nghe con trai của mình lại nói về Jesus. Và Ngài đã có lời hứa với cha mẹ: "I will wait until I' m twenty-five. If this is still true when I'm 25, you will accept." Bởi vậy cha mẹ Ngài đã vui lòng chấp nhận khi Ngài cải đạo, gia nhập giáo hội Công Giáo với bí tích Rửa Tội năm Ngài 26 tuổi.Học Viện Kinh Thánh

57

Hiện tại, Ngài giữ chức vụ Episcopal Vicar for Hebrew Speaking Catholics And Coordinator Of The Pastoral Among Migrants In Israel. Thao thức lớn nhất của Ngài là làm sao giúp cho vài chục ngàn di dân Công giáo, họ là những công nhân đến từ Châu Á, Châu Phi và các thế hệ con cháu của họ đang theo học trong các trường nói tiếng Hebrew của Israel, không đánh mất căn tính Công giáo của mình khi hội nhập vào xã hội Do Thái. Họ tập trung đông nhất ở thủ đô Tel Aviv, nhưng nơi đây chưa có một nguyện đường nào. Thế nên Ngài kêu gọi tín hữu khắp nơi nâng đỡ tài chánh cho kế hoạch khẩn thiết của Ngài: mua một tòa nhà hai tầng ngay Tel Aviv để làm nguyện đường và trung tâm mục vụ cho các di dân Công giáo. Hành hương Đất Thánh, có lẽ đó là ước vọng của người tín hữu khắp năm châu. Đó cũng là mơ ước của tôi từ lâu. Điều tôi không ngờ được, Mẹ tôi vĩnh biệt tôi nơi cuộc thế, để rồi chắp cho tôi đôi cánh bay trong trời rộng: về phương Nam địa cầu và miền Trung Đông.

Tôi đã rong ruổi đi tìm Dấu Chân Xưa của Thầy Giêsu từ phía Bắc biển hồ Gallilê đến vùng phía Nam Biển Chết. Tôi đã viếng thăm mảnh đất sinh quán của cha mẹ, dòng tộc Ngài ở Nazaret. Tôi đã đến nơi Ngài cất tiếng khóc chào đời. Rồi tôi đến ngọn đồi linh thánh nhất trong mọi núi đồi trên mặt đất này là Đồi Thánh Giá và tôi được gục đầu lên ngôi mộ mà người người muôn nơi kính yêu, muốn được đặt một nụ hôn trong đời để bày tỏ niềm cảm mến, tri ân về Một Tình Yêu vượt quá ngưỡng suy tư và hiểu biết của con người mà Thượng Đế dành cho nhân loại.

Nữ Sĩ Vũ Thủy đã gọi Ngài là Gã Si Tình với vần thơ: Gã đã yêu và đã chết vì yêucố để lại cho nhân loại cây thập giá.Chúa à! con đã đi qua một đoạn đường dài trên vùng

đất được gọi là Holy Land bên bờ Địa Trung Hải. Con thấy đất đai cằn cỗi sỏi đá, toàn núi đồi sa mạc, chẳng có bình nguyên bát ngát với những cánh đồng lúa bạt ngàn như Canada. Có chăng là những thung lũng ở dưới những chân đồi. Nguồn nước thì ít ỏi, quí hiếm, cả một đất nước Israel, chỉ có một con sông Jordan. Trong khi Canada có ngũ đại hồ, lại có vài ngàn hồ nước lớn nhỏ khác, rồi biết bao sông dài. Thảo nguyên thì rộng mênh mông, lại giầu tài nguyên thiên nhiên. Con thấy, xứ sở của Chúa sao nghèo quá so với Canada của con. Và rồi con tự vấn với chính mình: trên trái đất này, có biết bao quốc gia giàu có như Bắc Mỹ, Âu Châu ... tại sao Đấng Tạo Thành vũ trụ lại chọn một nơi nhỏ bé, nghèo nàn như Palestine làm quê hương Nhập Thế (?) phải chăng Chúa muốn dạy con đừng bám víu vào sở hữu, nhưng hãy hiện hữu trong tương giao Tình Thương Mến giữa đồng loại.

Những ngày ở Jerusalem, con thấy từng đoàn người đông đảo khắp thế giới hồ hởi tuôn về nơi đây, con lại nghĩ đến lời hứa Chúa nói với Tổ Phụ Abraham khi kêu gọi Ông cất bước ra đi khỏi xứ sở Iraq: "Ta sẽ cho ngươi một miền đất chảy sữa và mật, và con cháu ngươi đông như sao trời cát biển." Phải chăng "miền đất chảy sữa và mật" kia, chính là bước chân hành hương của người muôn phương đổ về quê hương Đất Hứa của Abraham trong mọi thời đại.

Con thật vui mừng hạnh phúc, khi ước mơ đời người của con đã thành hiện thực trong 10 ngày song hành với anh chị em Quê Mẹ VN và quê hương tha phương, ở quốc gia Israel mà Chúa đã là công dân trong 33 năm nơi cuộc thế. Và đó cũng là sự trở về nguồn của bao người muôn thế hệ và của riêng con, vì con cũng thuộc về dòng dõi Tổ Phụ Abraham.

Trước khi giã biệt Thánh Đô Jerusalem, con đã trở lại Đồi Thánh Giá để ôm hôn ngôi Mộ Chúa, con xúc động nhưng con không khóc, vì con nhận thức rằng: "Ngài là Thiên-Chúa-Của-Niềm-Vui. Đây là danh xưng đích thật của Chúa." Và Ngài muốn người môn đệ của Ngài làm chứng nhân cho chân lý này, dù đường đời có gập ghềnh trước những thách đố vũ bão, đúng như nhận xét của Cha David Neuhaus: "To allow our children to experience our faith and probably the only way to really accomplish that is to create oases of joy, oases of peace. ... My own experience: I was attracted to the Church because it was a place of Joy. "

Con xin dâng lên Chúa niềm tri ân cảm mến và chân thành cám ơn Cha linh hướng Nguyễn Trọng Tước, đã cho con và các bạn đồng hành một chuyến đi trọn vẹn ý nghĩa, để "suy niệm Phúc Âm không phải chỉ trên những con chữ mà bằng địa lý của đất đá, mầu sắc của sa mạc, lịch sử trên núi đồi, văn hóa của một thời xa xưa và bằng cảm nghiệm của một KẺ ĐI TÌM."

(Để cho phép con em cảm nghiệm đức tin của chúng ta và có lẽ là cách duy nhất thành công là tạo nên những ốc đảo, những ốc đảo bình an. ... Kinh nghiệm của riêng tôi, tôi luôn bị thu hút gia nhập Giáo Hội bởi vì đó là chỗ của niềm vui.)

Giải Đáp Vui Học Kinh Thánh:Giải Đáp Vui Học Kinh Thánh:

Hàng ngang: 1. Bảy mươi hai 2. Từng 3. Chào hỏi 4. Tiền 5. Trước tiên 6. Con cái Hàng dọc: 1. Bình an 2. Lúa chín 3. Sai thợ 4. Con chiên

5. Trả công 6. Này nọ.Trả lời Đố vui Kinh Thánh

36. câu d 37. câu a (Mc 6:3)38. câu b (Jn 11:24) 39. câu b (Mt 17:1)

40. (kiên trì, tôi luyện, phần thưởng, yêu mến)

58

2- Hành hương 12 ngày DO THÁI và JORDANKhởi hành: 28 tháng 11 năm 2013

DO THÁI: Nazareth, Biễn Hồ Galilee, Cana, Núi Tabor, Sông Jordan, nơi Chúa chịu phép rửa 2000 năm trước, cổ thành Jerusalem: đồi Golgota, mộ Chúa, Chặng Đường Thánh Giá, hang Bê-Lem, Biễn Chết, Mtn Zion, Núi Cây Dầu.JORDAN: Theo chân cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Đệ nhị viếng năm 2002 và Giáo Hoàng Benedict XVI đã viếng vùng đất thánh quan trọng tại Mt. Nebo-Madba và Petra và du ngoạn thủ đô Jordan.

************************************************Đặc biệt giá chỉ có: $2,950 gồm máy bay, khách sạn 4/5 sao, di chuyển, 3 buổi ăn hàng ngày + thuế phi trường, tax Do Thái và Jordan.

************************************************Linh hướng các chuyến hành hương:

Đức Ông Dominic Đỗ Văn Đĩnh, St Maria Goretti, San Jose, Cha Vincent Nguyễn Quang Thế, Orange Co.

và Cha Marco Bùi Quốc Khánh, San Jose.************************************************

Số chổ giới hạn, xin gọi ghi danh BTC: email: [email protected]

Ô.Nguyễn Ngọc Thuần: 714- 349-2053 (sau 6PM) Cô Heidi, Lite Travel: (408) 452-8899 / Peter Dai: 408-529-0198

Bùi Luật: (408)262-5674 / BTC: (408) 529-0198Cần tham khảo xin gọi: Đức Ông Dominic Đĩnh: (408) 334-1256

Cha Vincent Thế:(714) 548-1408 /Cha Marco Khánh:(408) 375-1415

THÔNG BÁO 2 CHUYẾN HÀNH HƯƠNG CUỐI NĂM 2013 1-Hành hương 15 ngày tháng ĐỨC MẸ

Khởi hành, thứ Hai, ngày 7 tháng 10, 2013 Viếng 5 quốc gia: Italy, Portugal, Spain, France, Belgium: -TẠI TÒA THÁNH VATICAN: thủ đô Giáo Hội: 3 ngày 7, 8, 9 /10, Đại lễ ban Phép Lành do Tân G.H. Francis I chủ lễ tại công trường thánh Phê Rô *Viếng đền thánh Phê Rô * Mộ cố GH Gioan Phao Lồ II * Di tích lịch sử và các đại thánh đường tại Roma.-TẠI FATIMA: 3 ngày 10,11, 12 /10, thánh lễ quốc tế, kỷ niệm ngày Đức Mẹ Hiện ra với 3 trẻ Lucia, Francisco và Janita năm 1917 tại Fatima.-TẠI TÂY BAN NHA: Ngày 14/10 thánh lễ tại đại thánh đường cổ đại Burgos -TẠI LỘ ĐỨC: 3 ngày 15, 16, 17 /10, thánh lể quốc tế kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra 18 lần năm 1858 tại hang đá Lộ Đức với chị Bernadette.-TẠI NEVERS: ngày 18/10, thánh lễ & viếng thi hài St. Bernadette tại tu viện Gildars.-TẠI PARIS: ngày 19 /10 viếng nhà thờ Đức Bà, “Notre Dame De Paris”, Đại thánh đường Sacre Coeur và du ngoạn Paris.-TẠI BỈ: Ngày 20/10, thánh lễ & viếng nơi Đức Mẹ hiện ra 18 lần năm 1933 tại Banneux với 1 bé gái nghèo tên Mariette Beco 11 tuổi.

************************************************Đăc biệt giá chỉ có: $3,150, gồm vé máy bay, khách sạn cao cấp, di chuyển, 2 buổi ăn mỗi ngày, cộng thuế phi trường và Âu Châu.

Hội tri ân sâu xa những tấm lòng nhân ái cứu giúp người lớn và trẻ em nghèo khổ. Quà tặng đều được cấp Biên Nhận /Receipt of Donations để khấu trừ thuế và phúc trình đầy đủ. Xin quý vị thương giúp các đơn xin sau đây:M 8 . Nhà Neo Đơn nuôi các cụ già nghèo khổ ở miền Bắc, Sr Mai Thi Láng, Dòng Trinh Vương Liên Thủy, Xuân Trường, Nam Định xin giúp để xây dựng Nhà Neo Đơn cho người già nghèo khổ, không nơi nương tựa. 5 năm qua đã giúp 11 cụ lãnh bí tích Rửa Tội, việc hậu sự, và an táng. Nay còn còn 23 cụ và có nhiều cụ già, cô đơn, nghèo đói khác xin ở để được chết lành. M 9 . Dòng Đa Minh Phú Cường, Sr Quách Thi Minh Hòe xin giúp các sơ có phương tiện phục vụ và truyền giáo tại vùng sâu và xa.M 10 . Làm nhà ở cho các nữ tu phục vụ tại Trại phong Văn Môn: Đức Cha GP Thái Bình Nguyễn Văn Đệ xin giúp đỡ để sớm làm nhà cho 6 nữ tu ở để chăm sóc hàng trăm bệnh nhân phong giai đoạn cuối, đồng thời lo phụng vụ nhà thờ Trại phong lớn ở miền Bắc. Nhà gồm phòng ngủ, ăn, và bếp.M 11 . Xin giúp tiền để nhận lại ngôi trường của giáo xứ : Lm Đặng Đình Canh quản xứ Nội Hà GP Đà Nẵng được trả lại ngôi trường của giáo xứ sau gần 40 năm nhưng cần 1 phần chi phí chuyển đổi và sửa chữa. Sẽ biến thành nhà dạy giáo lý, phòng học và sinh hoạt của giáo xứ.M 12. Giáo xứ miền núi rất nghèo tại Sông Hinh, GP Qui Nhon xin giúp để hàng ngàn giáo dân nghèo có nơi thờ phượng. Linh mục Lê Thu Thâu và giáo dân xin ghi lòng tạc dạ, [email protected] M 13. Dòng Nữ Vương Hòa Bình, nhánh giáo xứ Gia Nghĩa, BMThuột xin giúp để xây nhà giáo lý và phương tiện giúp những người rất nghèo, bệnh nạn, và đói khổ.

Gia đình tôi giúp đỡ số tiền $ . . . . . cho dự án số [ ], [ ]. [ ] hoặc giúp [ ] chungHọ tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Địa chỉ:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Chi phiếu xin ghi:VN Sisters Support Association và gửi về: 16541 Mt Cook Cir. Fountain Valley, CA 92708

59

60 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Trân trọng giới thiệu bộ DVD về Đức Tân Giáo Hoàng PHANXICÔThưa quý vị, rất nhiều Giáo Dâo mong ước có được hình ảnh thực của Đức Thánh Cha PHANXICÔ....vì xem trên TV chỉ thoáng qua, không lưu lại được trong gia đình và nhất là không có nói tiếng ViệtBộ DVD,được LittleSG.TV thực hiện với 2 đĩa bao gồm:1-Lễ từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16.. và Lễ đăng quang và Thánh Lễ khai mạc Sứ Vụ Tông Đồ tại Vatican ngày 19 -3-2013 do LM.Chu Vinh Quang thuyết giải tiếng Việt2-Lễ đăng quang và Thánh Lễ khai mạc khai mạc Sứ Vụ Tông Đồ của Đức Giáo Hoàng BÊNÊĐICTÔ 16 năm 2005 do LM.Vũ Thế Toàn Thuyết giải tiếng Việt

Xem 2 điã trên trong bộ DVD này, quý vị sẽ xem tận mắt nhìn thậy rất nhiều hình ảnh về Vatican,hình ảnh của Giáo Hội , tất cả các Vị Hồng Y, các Vị Thượng Phụ Chính Thống Giáo, các nhân vật trong Toà Thánh,, các Lễ Nghi và cũng thấy sự khác biệt trong Nghi Lễ của mỗi của mỗi trào Giáo Hoàng.Đây là món quà dành cho Ông bà cha mẹ Đại Diện phát hành : Ông Trần Đức Nhã ( 714-596.9143 )-Có phổ biến tại Đại Hội Missuori từ 8 đến 13-8-2013 - phòng Kỷ Vật Regina-Giá ủng hộ $ 15.00-Có giá đặc biệt cho các Cộng đoàn,Hội-Đoàn Thểxin liên lạc với ông Trần Đức Nhã ( 714-596.9143 )

61

HÂN HOAN CHÚC MỪNG 40 Năm Hồng Ân Linh Mục

(8/8/1973-2013)Trong Niềm Hân Hoan và Cảm Tạ Thiên Chúa đã ban và gìn

giữ Hồng Ân Linh Mục cho

Lm. GIUSE NGUYỄN THẾ PHIỆT

Nguyện xin Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse quan thày cùng các thánh tiếp tục ban đầy ơn thánh trên Cha để Cha mãi mãi là tông đồ nhiệt thành của Chúa.

Gia đình anh chị Nguyễn Điền - Phạm Thị Tư và các cháu - Việt Nam

Gia đình anh chị Nguyễn Thị Thế - Vũ Tuyến và các cháu - Houston, TX

Gia đình em Nguyễn Hữu Chiểu - Vũ Thị Duyên và các cháu - Houston, TX

Gia đình em Nguyễn Thị Chiền - Tạ thành Chung và các cháu Houston, TX

ĐÓN ĐỌC : TIN VÀ SỐNG . Tuyển Tập I ( 2010 )PHỤC SINH-PHỤC HƯNG

( Một món quà có giá trị ) Những ai đã từng là Học Sinh, Sinh Viên Công Giáo Việt Nam, giai đọan 1955-1975 Những ai đã từng sinh họat, quen biết, có bạn bè, thân quen với Tu Viện Mai Khôi, Câu Lạc Bộ Phục Hưng, Trung Tâm Phục Sinh, quận 3, Saigon. Những ai hiện đang có con, cháu là sinh viên.Nên có trong tủ sách gia đình: TIN VÀ SỐNG Tuyển Tập I , chủ đề : PHỤC SINH – PHỤC HƯNG

DO NHÓM TIN VÀ SỐNG XUẤT BẢN ( 2010 ) Tập hợp bài viết của 29 tác giả , ghi nhận kinh nghiệm, cảm xúc thời tuổi trẻ, những sinh họat, tâm tình thời sinh viên … Những nghiên cứu, suy tư về chuyên đề : Xã Hội Dân Sự.Sách còn ít, hiện bầy bán tại:PHÒNG KỶ VẬT NHÀ DÒNG ĐỒNG CÔNG. REGINA GIFT SHOP 1900 Grand Avenue. Carthage MO 64836

Phone : 417 358 3740 .Email : [email protected]

Ấn phí : $15 (USA)

62 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

THƯ NGỎ XIN GIÚP ĐỠ NHÀ THỜ TÂN LƯƠNG

Kính thưa QUÝ CHA, QUÝ VỊ ÂN NHÂN XA GẦN.Con là Linh mục Matthew Mai Nguyên Vũ Thạch, được Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo

Phận Huế Phanxicô Lê Văn Hồng bổ nhiệm làm quản xứ Giáo xứ Tân Lương. Con xin kính gởi đến Quý Cha, Quý vị Ân nhân lời cầu chúc bình an trong Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Giáo xứ TÂN LƯƠNG chúng con cách thành phố Huế 40 km, cách linh địa Đức Mẹ La Vang chừng 16 km. Giáo dân chúng con hầu hết là nông dân, với ruộng vườn ít ỏi và khô hạn nơi miền Quảng Trị, mùa hè thì nắng cháy mùa đông thì lụt lội. Vì trồng trọt không đủ ăn nên họ phải đi vào rừng chặt củi hoặc rà phế liệu còn sót lại từ chiến tranh, từ trước giờ hơn 10 người đã thiệt mạng vì bom mìn khi đào sắt phế liệu.

Giáo xứ Tân Lương được hình thành 125 năm trước đây với một nhà thờ nhỏ bằng tranh tre. Từ năm 1960, Tân Lương đã có một nhà thờ bằng gạch, nhưng tất cả bị phá hủy bởi chiến tranh và thời tiết khắc nghiệt. Từ năm 1975, giáo dân đã bị phân tán bởi chiến tranh đã trở lại với quê hương và cố gắng xây dựng một nhà thờ nhỏ mới cho việc thờ phượng. Năm 1983 một lần nữa Chúa lại thử thách chúng con, ngôi nhà thờ nhỏ bé của chúng con lại bị sập và nước lũ cuốn trôi, làm 5 người giáo dân thiệt mạng khi đang trú trong đó. Nhà thờ (12 x 8 mét) lại được xây dựng chắp vá cho 150 giáo dân, bây giờ trở nên quá nhỏ cho 420 người. Hơn nữa, nhà thờ hiện nay cũng đã bị xuống cấp, rất nguy hiểm trong việc sử dụng.

Chúng con viết thư ngỏ nầy kính xin Quý Cha, Quý vị Ân nhân cầu nguyện và thương tình rộng tay giúp đỡ, để chúng con có nơi sớm hôm đọc kinh cầu nguyện, dâng Thánh lễ và làm việc thờ phượng Chúa. Chúng con thành kính cảm tạ và tri ân.

Địa chỉ liên hệ: Tòa Tổng Giám Mục Huế, 69 Phan Đình Phùng - Huế, Đt: 84 54 3824937.

Hoặc: Lm Matthew Mai Nguyên Vũ Thạch, 69 Phan Đình Phung, Huế, Việt Nam Quản xứ Nhà thờ Tân Lương, Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị - Việt Nam Đt 84 53 368 6139; Dđ 84 914 458 145; Email: [email protected]

63

Tu viện MTG Quy ChínhVân Diên – Nam Đàn – Nghệ AnTell: 0383 822656Email: [email protected] Quy Chính ngày 16 tháng 6 năm 2013

Kính gửi: QUÝ ÂN NHÂN,

Con là: Maria Ngô Thị Đào, Phụ Trách cộng đoàn Mến Thánh Gía Quy Chính. Thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Giáo Phận Vinh. Lời đầu, con xin thay lời cho 102 chị em trong cộng đoàn được kính tới Quý Ân Nhân lời chào kính trọng, lời cầu chúc sức khỏe và sự bình an trong Chúa. Sau nữa, con xin được trình bày hoàn cảnh và nguyện vọng tha thiết của tu viện tới Quý Ân Nhân.

Thưa quý ân nhân, năm 2009, cộng đoàn được nhà nước cấp giấy phép cho mở phòng Chẩn Trị Y Học Cổ Truyền. Từ đó, phòng khám được hình thành và đi vào hoạt động và đang dùng tạm 3 phòng nhà khách của cộng đoàn để làm phòng khám. Điều này hết sức bất tiện cho sinh hoạt và đời sống tâm linh của chị em, và cũng không thể đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân ngày một tăng. Đến nay, vấn đề đất đai chúng con đã giải quyết được, và vì là một nhu cầu cấp bách nên dù trong tay chỉ có được một số tiền rất khiêm tốn là 250.000.000vnd so với tổng dự toán của phòng khám nhưng chúng con cũng đã khởi công xây dựng công trình vào đầu tháng 5 năm 2013, đến nay đã làm xong phần móng.

Công trình xây dựng có Chiều dài: 23m; chiều rộng: 9m; Tổng diện tích xây dựng là: 207m2. Với dự trù kinh phí ban đầu là: 2.432.000.000vnd

Thưa Quý Vị Ân Nhân, với sự khó khăn hiện tại, con mạo muội gõ cửa tới tấm lòng quảng đại sẻ chia của Quý Vị. Trong lúc này, dù một bao xi măng, một thanh sắt, một viên gạch hay một viên ngói…đều rất quý giá cho chúng con. Chúng con xin Quý Vị Ân Nhân rộng lòng giúp đỡ để công trình của chúng con đã khởi sự được tiếp tục và có ngày được hoàn thành. Chúng con xin ghi ân và cảm tạ. Xin Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria ban muôn ơn phúc xuống trên Quý Vị.

Kính thư! Phụ trách cộng đoàn: Maria Ngô Thị ĐàoMọi tấm lòng vàng xin được liên hệ về:Sr. Maria Ngô Thị Đào hoặc Sr. Anna Nguyễn Thị HàĐịa chỉ: Tu Viện Mến Thánh Giá Quy ChínhVân Diên – Nam Đàn – Nghệ An, ViệtnamĐt: 0987 684833Email: [email protected]

Một vài hình ảnh nơi phòng khám hiện tại

phần móng phòng khám

64

Giáo Họ Cờ Trắng

Giáo điểm Phú Lợi THƯ NGỎ Kính thưa Quý Cha, Quý Ân nhân xa gần! Giáo Họ Cờ Trắng thuộc Giáo Hạt Hà Tiên GP Long Xuyên, tỉnh Kiên Giang là giáo họ truyền giáo mới ở vùng sâu vùng xa, có nhiều gia đình dân tộc Khơ-mer với 800 giáo dân. Người dân ở đây rất nghèo sống trong nhà cửa dột nát, xiêu vẹo. Đa số bà con thất nghiệp; học sinh bỏ học sớm vì nghèo và xa trường. Mùa hè qua, chúng con đã mở 7 lớp học tình thương cho gần 200 em học sinh. Nhiều em học lớp 3, lớp 4 mà chưa biết đọc biết viết. Về cơ sở, giáo họ chúng con có được ngôi nhà thờ tạm bằng cây lợp tôn rất nhỏ bé. Ngày Chúa Nhật phần đông bà con phải đứng ngoài trời dự lễ bất kể mưa nắng. Chỗ học giáo lý và các lớp học tình thương ở nhà kho và hành lang nhà thờ tạm. Ngoài ra, chúng con có thêm Giáo điểm Phú lợi cách Cờ Trắng 20 km, là điểm Công Giáo duy nhất trên huyện Giang Thành, giáp biên giới Campuchia, với dân số 28,910 người. Phú Lợi đã có 80 gia đình công giáo nhưng nghèo vì dân tha phương cầu thực. Đây là vùng đất trũng, nên thường bị ngập lụt, nhiễm phèn nặng và thường bị mất mùa, do đó cuộc sống của bà con thật đói kém và thiếu thốn đủ điều về vật chất và tinh thần. Vì quá xa nhà thờ, nên bà con hầu như không thể đi tham dự thánh lễ Chúa nhật, trẻ em không biết giáo lý, nhiều em đã lớn tuổi rồi mà chưa được rửa tội, chưa xưng tội và rước lễ lần đầu. Từ Noel 2011, chúng con đã gắng qui tụ bà con đọc kinh tối tại nhà giáo dân. Khao khát lớn nhất của toàn thể chúng con là có một NGÔI NHÀ THỜ NHỎ tại Cờ Trắng và có miếng đất cất Nhà Thờ Tạm tại Phú Lợi. Việc này ngoài sức chúng con. Chúng con cầu xin Chúa, Đức Mẹ và trông cậy vào sự lòng quảng đại giúp đỡ của Quý Cha và Quý Ân Nhân. Chúng con hết lòng cầu xin Thiên Chúa cùng Mẹ Maria trả công bội hậu cho Quý Ân Nhân dù chỉ một viên gạch.

Liên lạc:Lm Giuse Trần Trọng Trí Dđ. 0984 491 817 -- Đt 077 3755 333Tài khoản: 7701205013557 NgânHàng AGRIBANK,chi nhánh Kiên Lương

65

LM. Micae TRẦN TRƯỜNG HÒANhà thờ Cồn PhướcMỹ Lợi, Mỹ An, Chợ Mới, An GiangPhone: (011-84) 0908575245Email: [email protected]ài khoản Ngân Hàng: 070029701960NH Sacombank chi nhánh An Giang

THƯ NGỎXIN GIÚP ĐỠ XÂY DỰNG NHÀ TƯỞNG NIỆM - LƯU GIỮ NHỮNG THÁNH TÍCH

THỜI NIÊN THIẾU CỦA CHA PHANXICÔ TRƯƠNG BỬU DIỆPCảm tạ Thiên Chúa đã ban cho quê hương Việt Nam chúng ta có Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, một Linh Mục thánh thiện, can đảm hy sinh sống chết vì đoàn chiên. Thiên Chúa đã tôn vinh Ngài qua rất nhiều phép lạ cho giáo dân và lương dân. Giáo Hội đang đi vào tiến trình điều tra và phong thánh cho Ngài.Có nhiều di tích thánh vô giá từ thời niên thiếu nơi quê hương Ngài tại Cồn Phước, Chợ Mới, An Giang. Nơi đây vẫn còn phần đất của gia đình và bàn thờ cổ, nhiều kỷ vật gắn liền với thời niên thiếu của Cha. Tất cả những di tích đó sẽ được lưu giữ trong ngôi Nhà Tưởng Niệm Cha Phanxicô và sẽ được xây dựng trong khuôn viên của nhà thờ Cồn Phước.Nếu chúng ta không quý trọng và lưu giữ những di tích thánh của Cha, qua thời gian, sẽ thất lạc và hư hoại. Muốn đến kính viếng quê hương Cha lại càng khó khăn vì chúng ta phải qua con đường đất dài 500 mét bùn lầy và cây cầu sắt 25 mét đã xuống cấp trầm trọng, do đó ít người biết và kính viếng. Giáo dân Cồn Phước chuyên nghề đan thúng rỗ bằng tre, ngành nghề này bị các đồ bằng nhựa plastic thay thế nên kinh tế gia đình rất khó khăn, không thể giúp hoàn thành công việc bảo trì và xây dựng Nhà Tưởng Niệm Cha Phanxicô.Khi nhận nhiệm vụ ở nhà thờ Cồn Phước, tôi đã cố gắng hết mình trong công việc này từ 20 tháng qua (ngày 1 tháng 5, 2011), nhưng không thể nào hoàn thành được. Vì vậy tôi khẩn khoản xin Quý Đức Cha, Các Linh Muc, tu sỹ và Quý Ông Bà Anh Chị Em yêu mến Cha Phanxicô, quảng đại tiếp tay giúp đỡ một viên gạch, hay một bao xi măng để công việc được sớm hoàn thành hơn.Mọi giúp đỡ, xin Quý Ông Bà Anh Chị em có thể gởi trực tiếp đến Lm. Micae Trần Trường Hòa, nhà thờ Cồn Phước, như địa chỉ ở đầu trang thư ngỏ; hoặc có thể gởi qua Lm. Lê Quang chuyển giúp về Nhà thờ Cồn Phước, 1301 Frank Street, Barling, AR 72923. (Phone: 479 462 5042. Email: [email protected] )Nhờ lời cầu bàu của cha Phanxicô, nguyện xin Chúa trả công bội hậu và chúc lành cho Quý Đức Cha, Linh mục, Tu sỹ, và Quý Ông Bà Anh Chị Em.

Xin chân thành cảm tạ.

66 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 428, Tháng 08, 2013

Với Chủ Đề:“ Phúc Cho Bà Là Kẻ Đã Tin” (Lc 1:45)

Nhân Dịp:

Giáo Hội Cử Hành Năm Đức TinKỷ Niệm 25 Năm Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Được Tôn Phong Hiển Thánh

Mừng Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Dòng Đức Mẹ Đồng Công

Từ Thứ Năm, Ngày 8 Tháng 08 Đến Chúa Nhật, Ngày 11 Tháng 08Tại Carthage, Missouri, USA

Ngày Thánh Mẫu 2013

2 Phúc Cho Bà Là Kẻ Đã Tin

SÁNG 09:00 Giải Tội tại Đền Thánh.CHIỀU 07:00-10:00 Thánh Lễ Đại Trào tôn thờ Thánh Thể Khai Mạc Ngày Thánh Mẫu tại Lễ Đài. SauThánhLễ,kiệuThánhThểtừLễĐàiđếnCôngTrườngNữVươngHòaBình -PhéplànhThánhThểtạiCôngTrường-KiệuThánhThểvềĐềnThánh -BắtđầucácGiờCanhThứcĐềnTạchotới6giờsángngàyhômsau. 10:30-11:45 Thánh Lễ cầu hồn đặc biệt cầu cho những người được khắc tên trong Vườn Cầu Nguyện tại Công Trường Nữ Vương Hòa Bình. 12:00 Ngưng mọi sinh hoạt ồn ào.

SÁNG 06:30 Hiệu báo thức. 07:30-09:00 Thánh Lễ cầu cho việc Truyền Giáo tại Lễ Đài. 07:30-09:10 Phong Trào Cursillo họp tại Hội Trường Nhà Ba Lầu. 09:00-10:15 Giờ Chầu Thánh Thể 1 tại Đền Thánh: Cầu cho Giáo Hội hoàn vũ, Tổ Quốc và GHVN. 09:00-10:45 Hội Thảo Thăng Tiến Gia Đình 1 tại Hội Trường CTTĐVN (Lm.VũThếToàn,SJ,CA). 09:30-11:00 Niềm Tin, Xã Hội và Luật Lệ Hoa Kỳ 1 tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Pt.NguyễnM.San, OK). 10:30-11:45 Giờ Chầu Thánh Thể 2 tại Đền Thánh: cầu cho ý nguyện của những người tham dự NTM. 11:00-12:30 Hội Thảo về Sống Đạo 1 tại Hội Trường CTTĐVN (Lm.NguyễnThiếtThắng,OSB,OR). 11:15-12:30 Hội Thảo về Đức Mẹ 1 tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Lm.NguyễnChâuHy,CMC,MO). 12:00-01:15 Thánh Lễ cầu cho bệnh nhân và những người đau khổ tại Đền Thánh. 12:45-02:15 Hội Thảo Thăng Tiến Cuộc Sống & Niềm Tin 1 tại HTCTTĐVN (Lm.NguyễnKhắcHy,SS,DC).CHIỀU 01:00-02:30 Hội Thảo về Lm. Trương Bửu Diệp tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Lm.TrầnThếTuyên,Canada). 01:30-02:45 Thánh Lễ của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo tại Đền Thánh. 02:30-04:00 Hội Thảo Thăng Tiến Gia Đình 2 tại HTCTTĐVN (Lm.VũThếToàn,SJ,CA). 02:45-04:15 Tông Đồ Fatima Sinh Hoạt tại Hội Trường Nhà Ba Lầu. 03:00-04:30 Thánh Lễ Tôn Thờ Chúa Tình Thương tại Đền Thánh. Xin ơn bình an cho các gia đình. 04:15-05:45 Hội Thảo Thanh Thiếu Niên 1 (Song ngữ) tại HTCTTĐVN (Lm.NguyễnBáThông,Savanah,GA). 04:00-06:00 Giải tội tại khu Lễ Đài Chính. 05:00-06:30 Văn nghệ tổng dợt tại Hội Trường Nhà Ba Lầu. 06:30-07:00 Tập trung trước Lễ Đài.

Chương TrìnhNGÀY THÁNH MẪU LẦN THỨ 36

THỨ SÁU: 9-08-2013 - NGÀY TÔN VINH THÁNH THỂ CHÚA

THỨ NĂM: 8-08-2013 - KHAI MẠC NGÀY THÁNH MẪU

3Ngày Thánh Mẫu XXXVI

07:00-09:00 Thánh Lễ Đại Trào kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Lễ Đài. 09:00-12:00 Văn Nghệ mừng Ngày Thánh Mẫu Lần Thứ 36 tại Lễ Đài. 10:30-12:00 Phút Tâm Giao “Soul2Soul” tại Hội Trường CTTĐVN (Christ’sVieteen). 12:00 Ngưng mọi sinh hoạt ồn ào.

SÁNG 06:30 Hiệu báo thức. 07:30-09:00 Thánh Lễ kính Đức Mẹ La Vang tại Lễ Đài. 07:30-08:45 Thánh Lễ Dành Riêng Cho Các Giáo Sĩ và Tu Sĩ tại Đền Thánh. 07:30-09:15 Thánh Lễ và Họp Gia Đình Tận Hiến Đồng Công tại Hội Trường Nhà Ba Lầu. 09:00-10:15 Thánh Lễ của Phong Trào Tông Đồ Fatima tại Đền Thánh. 09:00-10:30 Hội Thảo Thăng Tiến Đời Sống & Niềm Tin 2 tại HTCTTĐVN (Lm.NguyễnK.Hy,SS,DC). 09:30-11:00 Niềm Tin, Xã Hội và Luật Lệ Hoa Kỳ 2 tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Pt.NguyễnMạnhSan,OK). 10:30-11:45 Thánh Lễ của Thiếu Nhi Thánh Thể tại Đền Thánh. 10:30-12:00 Thánh Lễ và Họp Thân Hữu Đồng Công tại Nhà Nguyện Tập Viện. 10:45-12:15 Hội Thảo Thanh Thiếu Niên 2 (Song ngữ) tại HTCTTĐVN (Lm.NguyễnBáThông,Savanah,GA). 11:15-12:30 Hội Thảo về Đức Mẹ 2 tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Ông Cao TấnTĩnh,BLVD,CA). 12:00-01:15 Thánh Lễ của Đạo Binh Đức Mẹ tại Đền Thánh. 12:30-02:00 Hội Thảo về Thăng Tiến Gia Đình 3 tại Hội Trường CTTĐVN (Lm.VũThếToàn,SJ,CA). 12:45-02:45 Christ’s Vieteen Youth Rally tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (NhómbạntrẻChrist’sVieteen). CHIỀU 01:30-02:45 Thánh Lễ của Phong Trào Đền Tạ Trái Tim Đức Mẹ tại Đền Thánh. 02:15-03:45 Hội Thảo Về Sống Đạo 2 tại Hội Trường CTTĐVN (Lm.NguyễnThiếtThắng,OSB,OR). 03:00-04:15 Thánh Lễ của Đạo Binh Hồn Nhỏ tại Đền Thánh. 03:00-04:30 Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Sinh Hoạt tại Hội Trường Nhà Ba Lầu. 04:30-05:00 Tập trung trước Lễ Đài. 05:00-07:00 Cung Nghinh Thánh Tượng Mẹ Fatima. 08:00-10:00 Thánh Lễ Đại Trào biệt kính Khiết Tâm Mẹ tại Lễ Đài. 10:00-12:00 Văn Nghệ và Xổ Số NTM 2013 tại Lễ Đài. 10:30-12:00 Phút Tâm Giao “Soul2Soul” tại Hội Trường CTTĐVN (Christ’sVieteen). 12:00 Ngưng mọi sinh hoạt ồn ào.

SÁNG 06:00 Hiệu Báo thức. 07:00 Thánh Lễ Bế Mạc Ngày Thánh Mẫu: Chúa Nhật 19 Thường Niên tại Lễ Đài. Nghi thức bế mạc Ngày Thánh Mẫu 2013. Loan báo Ngày Thánh Mẫu 2014.

THỨ BẢY: 10-08-2013 - NGÀY ĐỀN TẠ KHIẾT TÂM MẸ

CHÚA NHẬT: 11-08-2013 - BẾ MẠC NGÀY THÁNH MẪU LẦN THỨ 36

4 Phúc Cho Bà Là Kẻ Đã Tin

PHÂN NHIỆM PHỤNG VỤ NTM 2013

THỨ NĂM: 8-08-2013THÁNH LỄ ĐẠI TRÀO KHAI MẠC NTMBIỆT KÍNH MÌNH MÁU THÁNH CHÚA

7:00 pm tại Lễ Đài

Kiệu Đức Mẹ khai mạc: Gx.ĐứcMẹLavang,Ottawa,CanadaChủ tế & Giảng Thuyết:

ĐC.VinhSơnNguyễnMạnhHiếu,Toronto,CanadaThánh nhạc: CaĐoànTổngHợp(8Cađoàn)Bài đọc 1: Gx.ThánhPhêrô,Desmoines,IABài đọc 2: Gx.ThánhGiuse,Charlotte,NCPhúc âm:PhóTếHoàngNgọcQuý,FortWorth,TX PhóTếPhạmTuyền,KansasCity,MOLời nguyện cộng đồng: Gx.TrinhVương,Joliet,ILCđ.NữVươngHồnXácLênTrời,Allentown,PAGx.CácThánhTĐVN,Arlington,TXDâng lễ vật: Gx.CácThánhTĐVN,Houston,TXCđ.NữVươngHòaBình,Malden,MAGx.KhiếtTâmMẹ,Lincoln,NE

KIỆU THÁNH THỂ (sau thánh lễ khai mạc)Chủ sự: ĐC.JamesVannJohnston,GPSpringfield,MOThánh giá, Nến cao: ThiếuNhiThánhThểPhương du: ThiếuNhiThánhThể

THÁNH LỄ CẦU CHO NHỮNG NGƯỜIĐƯỢC KHẮC TÊN TẠI VƯỜN CẦU NGUYỆN10:30 pm tại Công Trường Nữ Vương Hòa Bình

Chủ Tế: Lm.PolycarpôM.NguyễnĐứcThuần,CMCGiảng Thuyết: Lm.LuyM.PhạmHữuĐộ,CMCThánh Nhạc: CaĐoànTổngHợp(5Cađoàn)

THỨ SÁU: 9-08-2013THÁNH LỄ CẦU CHO VIỆC TRUYỀN GIÁO

7:30 am tại Lễ ĐàiChủ tế: ĐứcÔngGiuseTrịnhMinhTrí,Philadelphia,PAGiảng thuyết: Lm.InhaxiôAntiôNguyễnHảiDương,CMCThánh nhạc: CaĐoànTổngHợp(6Cađoàn)Bài đọc 1: Cđ.CôngGiáoVN,Raleigh,NCBài đọc 2: Cđ.ChúaPhụcSinh,Rochester,NY Phúc âm:PhóTếHoàngThanhSơn,Westminster,CALời nguyện cộng đồng: Gx.KhiếtTâmMẹ,Lincoln,NEGx.ThánhPhêrô,Desmoines,IADâng lễ vật: Gx.ĐứcMẹLavang,Ottawa,CanadaCđ.ChúaPhụcSinh,Rochester,NY

THÁNH LỄ CẦU CHO BỆNH NHÂN12:00 pm tại Đền Thánh

Chủ tế: Lm.GrêgôriôM.TrầnVi,CMCGiảng thuyết: Lm.PatriciôM.TrầnThếMạc,CMCThánh nhạc: Gx.KhiếtTâmMẹ,Lincoln,NE

THÁNH LỄ HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO1:30 pm tại Đền Thánh

Chủ tế: Lm.CarôlôBôrôlômêôM.PhạmĐứcSinh,CMCGiảng thuyết: Lm.LuyGonzagaM.TrầnNgọcThoại,CMCThánh nhạc: Cđ. ThiênÂn,Denver,CO

THÁNH LỄ TÔN THỜ CHÚA TÌNH THƯƠNG3:00 pm tại Đền Thánh

Chủ tế: Lm.HilariôM.TrầnHàNhuận,CMCGiảng Thuyết: Lm.MarcôM.LêTiếnHóa,CMCThánh nhạc: CaĐoànThánhMẫu,Minneapolis,MN

THÁNH LỄ ĐẠI TRÀOKÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

7:00 pm tại Lễ Đài Kiệu CTTĐVN: Gx. Các Thánh TĐVN,Arlington, TXChủ tế & Giảng thuyết: ĐC.NguyễnV.Khôi,QuyNhơn,VNThánh nhạc: CaĐoànTổngHợp(9Cađoàn)Bài đọc 1: Gx.NữVươngViệtNam,PortArthur,TXBài đọc 2: Cđ.St.FrancisdeSalesChurch,Houston,TXPhúc âm: PhóTếTrầnMinhĐoán,KS PhóTếHoàngDươngThi,Arlington,TXLời nguyện cộng đồng: Gx.ĐứcMẹLavang,Houston,TX Gx.ĐứcKitô,NgôiLờiNhậpThể,Houston,TX Cđ.NữVươngHồnXácLênTrời,Allentown,PADâng lễ vật: Gx.ĐứcMẹLavang,Wyoming,MI Gx.TrinhVương,Joliet,IL Gx.CácThánhTĐVN,Arlington,TX

THỨ BẢY: 10-08-2013THÁNH LỄ KÍNH ĐỨC MẸ LA VANG

7:30 am tại Lễ ĐàiChủ tế : Lm.GioanM.TrầnQuốcToản,CMC Giảng thuyết: Lm.PhanC.MinhThánh nhạc: Cđ.Têrêsa,Wichita,KSBài đọc 1: Cđ.ThánhTêrêsaHĐGiêsu,Greendale,WIBài đọc 2: Cđ.CôngGiáoVN,Raleigh,NCPhúc âm: PhóTếNguyễnVănĐức,Chicago,ILLời nguyện cộng đồng:Cđ.NữVươngHòaBình,Malden,MA Cđ.ChúaPhụcSinh,Rochester,NYDâng lễ vật: Gx.ĐứcMẹLavang,Ottawa,Canada Cđ.CôngGiáoVN,Raleigh,NC

5Ngày Thánh Mẫu XXXVI

THÁNH LỄ GIÁO SĨ & TU SĨ7:30 am tại Đền Thánh

Chủ tế & Giảng thuyết:ĐứcÔngGiuseTrịnhMinhTrí,Philadelphia,PA

Thánh nhạc: Cđ.Cêcilia,Houston,TX

THÁNH LỄ GIA ĐÌNH TẬN HIẾN ĐỒNG CÔNG7:30 am tại Hội trường nhà 3 lầu

Chủ tế & Giảng thuyết: Lm.GioakimM.NgôH.Khôi,CMCThánh nhạc: Cđ.GĐTHĐC

THÁNH LỄ PHONG TRÀO TÔNG ĐỒ FATIMA9:00 am tại Đền Thánh

Chủ tế: Lm.GiuseĐinhCôngHuỳnhGiảng Thuyết: Lm.GiacôbêĐỗLongVân,CMCThánh nhạc: Cđ.TrinhVương,Garland,TX

THÁNH LỄ THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG10:30 am tại Nhà nguyện tập viện

Chủ tế & Giảng thuyết: Lm.PhanxicôXaviêM.ĐỗCaoTùng,CMCThánh nhạc: NhómTHĐC

THÁNH LỄ THIẾU NHI THÁNH THỂ10:30 am tại Đền Thánh

Chủ tế & Giảng Thuyết: Lm.PhanxicôNguyễnThanhBình,SVDThánh nhạc: Cđ. Thiếu Nhi Thánh Thể

THÁNH LỄ HỘI ĐẠO BINH ĐỨC MẸ12:00 pm tại Đền Thánh

Chủ tế : Lm.LuyGonzagaM.TrầnThanhLiêm,CMCGiảng thuyết: Lm.BêđaM.NguyễnTâmNăng,CMCThánh nhạc: Cđ.Têrêsa,Oklahoma,OK

THÁNH LỄ PHONG TRÀO TRÁI TIM ĐỨC MẸ

1:30 pm tại Đền ThánhChủ tế: Lm.PhanxicôM.LươngMinhTuất,CMCGiảng Thuyết: Lm. Bartôlômêô Phạm Minh Vận, CMCThánh nhạc: Cđ. HồngÂn,Wichita,KS

THÁNH LỄ ĐẠO BINH HỒN NHỎ 3:00 pm tại Đền Thánh

Chủ tế: Lm.SimonM.ĐàoDuyKiêm,CMCGiảng thuyết: Lm.AnselmôM.ĐinhVươngCần,CMCThánh nhạc: Cđ. Têrêsa,Dallas, TX

CUNG NGHINH THÁNH TƯỢNG MẸ FATIMA 5:00 pm tại Lễ Đài

Chủ sự: ĐC.JohnJ.Leibrecht,GPSpringfield,MOHiệu Kỳ: Gx.KhiếtTâmMẹ,Lincoln,NEBản Đồ Việt Nam: Gx.Khiết TâmMẹ, Lincoln,NEThánh Giá Nến Cao: Gx.ĐứcMẹLavang,Ottawa,CanadaKiệu Hài Cốt CTTĐ: ĐoànKiệuTruyềnThốngArlington,TXKiệu Đức Mẹ Fatima: ĐoànKiệuNgàyThánhMẫuTháp Tùng Kiệu Mẹ: PhongTràoTôngĐồFatima

THÁNH LỄ ĐẠI TRÀOKÍNH KHIẾT TÂM MẸ

8:00 pm tại Lễ Đài Chủ tế: ĐC.JamesVannJohnston,GPSpringfield,MOGiảng Thuyết: Lm.MatthêuNguyễnKhắcHy, SSThánh nhạc: CaĐoànTổngHợp(9Cađoàn)Bài đọc 1: Gx.ThánhGiuse,Tulsa,OKBài đọc 2: Cđ. Đền ThánhMẹ Dâng Con, Corona, CAPhúc âm: PhóTếTốngVănQuan,Urbandale, IALời nguyện cộng đồng: Gx.ThánhGiuse,Charlotte,NCGx.CácThánhTĐVN,Houston,TX Gx.ĐứcKitô,NgôiLờiNhậpThể,Houston,TXDâng lễ vật: Gx.ĐứcMẹLavang,Houston,TXGx.TrinhVương,Joliet,ILCđ.NữVươngHòaBình,Malden,MA

CHÚA NHẬT: 11-08-2013THÁNH LỄ ĐẠI TRÀO BẾ MẠC NTM

CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN, NĂM C 7:00 am tại Lễ Đài

Chủ tế: ChaGiámTỉnhLuyM.VũMinhNhiên,CMCGiảng Thuyết: Lm.GiuseNguyễnThiếtThắng,OSBThánh nhạc: Cđ.Têrêsa,Wichita,KSBài đọc 1: Gx.ThánhAntôn,Wichita,KSBài đọc 2: Gx.ThánhAnrêDũng-Lạc,OklahomaCity,OKPhúc âm: Pt.PhanNgọcTrung,OklahomaCity,OKLời nguyện cộng đồng : Gx.ĐứcMẹLavang,Ottawa,Canada Gx.TrinhVương,Joliet,ILDâng lễ vật: Gx.ĐứcMẹLavang,Houston,TXGx.KhiếtTâmMẹ,Lincoln,NEKiệu Đức Mẹ bế mạc: Lm.DòngĐồngCông

6 Phúc Cho Bà Là Kẻ Đã Tin

Linh Mục Vũ Thế Toàn, SJDòng Tên, CA

3 Buổi Hội Thảo Cho Giới Phụ Huynh và Bạn TrẻĐịa Điểm: Hội Trường Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Thứ Sáu ngày 9 tháng 08 09:00 am - 10:45 am Đềtài1: Từ Thủa Nguyên Sơ Không biết bạn và tôi có tìm được ký ức của cái thủa nhiệm mầu, nguyên sơ ấy!!!??? khi vũ trụ được cưu mang sâu lắng trong linh thánh của Ngài. Khi mà thinh không vẫn lanh quanh trong giấc ngủ của lặng yên. Khi mà bỗng chốc TÌNH YÊU bỗng ngỏ thành “LỜI” (DABAR) đầy quyền năng và mãnh liệt. Và “LỜI” ấy đã phá tan thinh lặng, để quyến dẫn vũ trụ bằng nụ hôn nguyên đán trong hôm không ngờ!! Hơi thở giao thoa đó, đã se thắt mối tình son sắt với TIÊN TỔ của chúng mình… Để rồi từ đó! Vâng từ đó Chúa đã tạo nên Bạn và tôi. Mời Bạn và tôi ôn lại ký ức của buổi nguyên sơ ấy, để nhận ra những kỳ thú của tập thiên truyện tình sử lạ thường (Genesis 1:1-31). Thứ Sáu ngày 9 tháng 08 02:30 pm - 04:00 pm Đềtài2: Địa Đàng và Thử Thách Nụ hôn trong hôm không ngờ đã đưa ta vào tình sử của đất trời. Ngài cho ta thông hợp với Ngài cách vô điều kiện. Tình yêu được thở vào linh hồn của Bạn và tôi bằng SỰ TỰ DO của lựa chọn. Lựa chọn của lý trí nơi cảm xúc. Lựa chọn của tinh thần nơi thực thể vật chất, hữu hình. Thế nhưng cơn cám dỗ đã đến, vườn địa đàng của tâm hồn ta đã gặp cơn thử thách của vị kỷ và tách ly. Mời Bạn cùng tôi hồi ức lại những cơn thử thách tách ly do tội lỗi gây nên? Hy vọng Bạn và tôi sớm nhận ra cái tách ly đau khổ nhất là sự chia lìa ta ra khỏi TÌNH YÊU nơi Ngài (Genesis 2:1-25). Thứ Bảy ngày 10 tháng 08 12:30 pm - 02:00 pm Đềtài3: Quà Tặng và Người Trao Yêu thương dẫn ta vào ngã lẽ của cuộc đời. Vì đời đẹp, vì đời đáng sống, nên ta sống cho đáng đời! Ta ngụp lặn mong tìm được những món quà yêu thương và chóng quên những người trao yêu thương nơi những món quà! Cách nào, Bạn và tôi tìm được thăng bằng của cả hai? Mời Bạn cùng tôi đi tìm giá trị luân lý của sự trao ban và lãnh nhận, của sự chân thành và tấm lòng chân thật, của hiểu biết tri ân nơi những hành động cụ thể với tâm tình cảm tạ. Đề tài giúp chúng ta nhận định ra các khuynh hướng sống tích cực trong xã hội của ngày hôm nay; nơi mà ta luôn đối diện với lối sống đầy vị kỷ và cá nhân chủ nghĩa.

MC CÁC BUỔI HỘI THẢO NTM 2013 Tại Hội Trường Các Thánh Tử Đạo: Phó Tế Hoàng Ngọc Quí, Forth Worth, TX Tại Hội Trường Nhà Ba Lầu: Anh Lê Thanh Dũng, Lincoln, NE

HỘI THẢONGÀY THÁNH MẪU 2013

7Ngày Thánh Mẫu XXXVI

HỘI THẢONGÀY THÁNH MẪU 2013

Linh Mục Nguyễn Thiết Thắng, OSBDòng Bênêđictô, OR

2 Buổi Hội Thảo Về Sống ĐạoĐịa Điểm: Hội Trường Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Thứ Sáu ngày 9 tháng 08 11:00 am – 12:30 pm Đềtài1: Linh Dược Chúa Ban Nhiều lần trong Tân Ước Chúa Giêsu đã chỉ dạy và nhắc nhở cho dân chúng và các môn đệ của Ngài rằng: “Đức Tin của con đã cứu chữa con” (Mt 9:22). Đức Tin là một linh dược mà Thiên Chúa đã thương yêu tặng ban cho con người. Vậy, linh dược Đức Tin có thể chữa được những bệnh tật gì trong cuộc sống và trong tâm hồn của chúng ta? Làm thế nào để cho việc sử dụng linh dược Đức Tin có hiệu quả tốt? Mời bạn đến với thầy thuốc Giêsu để đón nhận linh dược, để được chữa lành và để được sống hạnh phúc. Thứ Bảy ngày 10 tháng 08 02:15 pm – 03:45 pm Đềtài2: Hơi Thở của Linh Hồn Cầu nguyện là một việc làm không thể thiếu trong đời sống của những người có niềm tin, bởi vì cầu nguyện chính là hơi thở của linh hồn. Nếu cầu nguyện là một việc làm quan trọng như thế thì chúng ta phải hiểu và phải cầu nguyện như thế nào cho đúng, cho bớt chia trí và cho có hiệu quả? Theo gương một môn đệ của Đức Giêsu trước hết chúng ta hãy khiêm nhường và chân thành thưa với Chúa: “Lạy thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11:1). Bên cạnh đó, nhân dịp kỷ niệm 25 năm Giáo Hội phong hiển thánh cho 117 vị tử đạo tại Việt Nam, chúng ta cùng hướng về các ngài để học hỏi những kinh ngiệm thiêng liêng và thực tiễn trong việc cầu nguyện. Hy vọng chúng ta sẽ tìm được những câu trả lời cho những nỗi niềm và khúc mắc của mình trong việc cầu nguyện, và để tập cầu nguyện cho tốt hơn.

Linh Mục Nguyễn Khắc Hy, SSDòng Xuân Bích, Washington

2 Buổi Hội Thảo Thăng Tiến Đời Sống và Niềm TinĐịa Điểm: Hội Trường Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Thứ Sáu ngày 9 tháng 08 12:45 pm – 02:15 pm Đềtài1: Đức Tin và Đời Sống “HãyđểdânTađithờphượngTa” (Xh 5:1) Cuộc sống nô lệ và lưu đày bên Ai Cập quá đau khổ khiến dân Do Thái kêu cầu Thiên Chúa giải thoát họ. Nhưng khi Thiên Chúa can thiệp, liệu tình huống trở nên tốt hơn hay tệ hại hơn? Liệu dân Do Thái xuất hành tìm tự do hay nô lệ cho tự do? Cuộc xuất hành vĩ đại của người Việt Nam trên khắp thế giới có nhiều điểm tương đồng. Bàn tay can thiệp của Thiên Chúa có giúp ta sống đức tin Công Giáo hay chỉ để hưởng thụ tự do cá nhân? Hội thảo giúp chúng ta nhớ “hãy thả cho dân ta đi để họ thờ phượng Ta” (Ex. 5:1).

Thứ Bảy ngày 10 tháng 08 09:00 am – 10:30 am Đềtài2: Đức Tin và Sự Sống Đời Sau - “Tôi tin sự sống lại, và sự sống đời sau” Mọi tôn giáo đều tin vào đời sau, nhưng chỉ Kitô giáo mới tin “xác loài người ngày sau sống lại.” Vậy đời sau khác đời này thế nào? Có đầu thai hay hoá kiếp không? Ông bà chúng ta, nhất là những người không là Công Giáo, có gặp lại ta trên thiên đàng không? Và chúng ta còn nhận ra nhau không? Trong năm Đức Tin, chúng ta cần hiểu đúng đắn những tín lý ta tuyên xưng dựa trên kinh thánh và giáo huấn của giáo hội để tránh hoang mang dẫn đến mê tín hay dị đoan.

8 Phúc Cho Bà Là Kẻ Đã Tin

Linh Mục Nguyễn Bá ThôngGiáo Phận Savannah, GA

2 Buổi Hội Thảo Cho Thanh Thiếu Niên (Song Ngữ - Bilingual)Địa Điểm: Hội Trường Các Thánh Tử Đạo Việt Nam / VMS Building

Thứ Sáu ngày 9 tháng 08 / Friday August 9th 04:15 pm – 05:45 pm Đềtài1: That’s LOVE or Tình Là Thế! Thế Lữ trong bài “Lời than thở” viết: “Lân la khách lạ nên quen, Rồi ngón tay tình chắp mối duyên. Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, Ngàn năm chưa dễ đã ai quên. Xuân Diệu lại tự hỏi: “Làm sao giải nghĩa được tình yêu - Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều - Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt - bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.” Và khi con người không lý giải được tình yêu thì có lẽ phải viện tới Trời. Vì thế, Hàn Mặc Tử, một nhà thơ tài hoa công giáo, khuyên chúng ta - qua bài “Đà Lạt trăng mờ” - như sau: “Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều - để nghe dưới đáy, nước hồ reo - để nghe tơ liễu run trong gió - và để xem Trời giải nghĩa yêu.” Đúng vậy, Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình Yêu là phẩm chất của Thiên Chúa nên chỉ có Thiên Chúa mới biết thế nào là yêu và chỉ có Ngài mới có đủ thẩm quyền để “giải nghĩa yêu”. Centuries ago, poets waxed eloquent about their interpretation of love. Their words told us what love is. Centuries later, we still find ourselves exploring the meaning of love. Alexander Smith “Love is but the discovery of ourselves in others, and the delight in the recognition.” Pablo Picasso “Love is the greatest refreshment in life.” Voltaire “Love is a canvas furnished by Nature and embroidered by imagination.” Mother Theresa “Love is a fruit in season at all times, and within the reach of every hand.” How do you understand what love is... Thứ Bảy ngày 10 tháng 08 / Saturday August 10th 10:45 am - 12:15 pm Đềtài2: Finding God in… Suffering! Tìm Chúa trong… Đau Khổ! A nail tech prayed, “Lord, I cheat on income tax about my cash income; you let innocent people suffer and die. But I am going to make you a deal. You forgive me my little sins and I’ll forgive you your big ones.” It is easy to get discouraged when we see the immense suffering in our world today, not to mention in our own lives. We often struggle to grasp where a loving God fits into this dynamic – This talk will help you finding God in your own… Suffering!

Một người làm nail nói với Chúa, “Con ăn gian trong đóng thuế với tiền mặt con nhận được nhưng Chúa lại để các người tốt lành bị đau khổ, ức hiếp và chết thảm thương! Vậy Chúa tha cho con các lỗi nhỏ của con – Con sẽ tha cho Chúa các lỗi lớn!” Bạn thân mến – có khi nào bạn quá đau khổ và bạn đã bỏ Chúa hay tưởng rằng Chúa đã bỏ bạn? Tôi thì đã nhiều lần – Mời bạn đến với bài chia sẻ này để ta cùng đi tìm Chúa trong… ĐAU KHỔ!

Linh Mục Trần Thế TuyênAlberta, Canada

1 Buổi Hội Thảo về Cha Phanxicô Trương Bửu DiệpĐịa Điểm: Hội Trường Nhà Ba Lầu

Thứ Sáu ngày 9 tháng 08 01:00 pm – 02:30 pm Đềtài: Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp Những chứng tích về những nhân đức anh hùng của vị mục tử đích thực đã sống và chết vì đàn chiên. Tiến Trình vận động việc xin Tòa Thánh truyên phong chân phước.

9Ngày Thánh Mẫu XXXVI

Linh Mục Nguyễn Châu Hy, CMCTỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ, MO

1 Buổi Hội Thảo Về Đức MẹĐịaĐiểm: Hội Trường Nhà Ba Lầu

Thứ Sáu ngày 9 tháng 08 11:15 am – 12:30 pm Đềtài: Bình An, Hoa Trái Của Lòng Tin Yêu Trong dòng đời vội vã cùng với bao nỗi gian truân, chúng ta thật may mắn có Mẹ Maria trong đời. Tuy nhiên, sống có Mẹ chưa hoàn toàn bảo đảm cho đời sống mình an vui và hạnh phúc, trừ khi chúng ta sống như Mẹ. Mẹ sống trọn niềm tin yêu nơi Chúa, dâng trọn ý muốn và cuộc đời của Mẹ theo chương trình của Thiên Chúa qua lời “xin vâng,” biết mình là “tôi tớ của Chúa,” biết Chúa là “Đấng toàn năng,” và sống trong tâm tình “ngợi khen Ngài.” Chính vì thế, sự an bình, hoa trái của lòng tin yêu, luôn mỉm cười trong đời Mẹ cho dù cảnh đời có éo le. Sống như Mẹ là sống tín thác nơi Chúa, qua việc nhận biết mình là thụ tạo tuỳ thuộc vào Đấng Tạo Hóa, và tin tưởng tuyệt đối vào tình thương của Chúa bằng đời sống xin vâng của mình, để nhờ đó, giữa cảnh đời gian nan, sự bình an vẫn ngự trị nơi tâm hồn chúng ta. Hãy “đem Mẹ về nhà mình,” sống trong một gia đình, chứ không chỉ sống dưới một mái nhà. Tình Mẹ không bao giờ thiếu, nhưng đừng để đời mình thiếu tình Mẹ, buồn như “đóa hoa không mặt trời.”

Pt. Nguyễn Mạnh SanOklahoma City, OK

2 Buổi Hội Thảo về Niềm Tin, Xã Hội và Luật Pháp Hoa KỳĐịa Điểm: Hội Trường Nhà Ba Lầu

Thứ Sáu ngày 9 tháng 08 09:30 am – 11:00 am Đềtài1: Tôn Trọng Nơi Công Cộng Chỉ vì vô tình có những hành động bất nhã nơi công cộng nên bị truy tố ra tòa về tội Công Xúc Tu Sỉ (In-decent Exposure) và bị lãnh án ở tù, cộng thêm tiền thuê mướn luật sư và phải đóng tiền thế chân (Bailout fee) để được tại ngoại, chờ ngày đi hầu tòa. Thứ Bảy ngày 10 tháng 08 09:30 am – 11:00 am ĐềTài2: Tình Ngay Lý Gian Một câu nói chơi với đứa trẻ con hàng xóm (a joke of cutting p.. ) hay một hành động đụng chạm trẻ em dù hoàn toàn không có ý về tính dục, nhưng vẫn có thể bị truy tố ra tòa về tội hình sự để lãnh án ở tù.

ĐỌC VÀ CỔ ĐỘNG BÁO TRÁI TIM ĐỨC MẸ ĐỂ: -TruyềnBáLòngSùngKínhMẹMariavà3MệnhLệnhFatima. -TìmHiểuCáchSốngĐạovàGiáoDụcTheoTinhThầnKitôGiáovàGiáoHuấnGiáoHội. -BiếtCácTinTứcVềGiáoHộiHoànVũvàViệtNamCũngNhưvềThếGiớivàQuêHương.

Đặt báo, xin liên lạc:

+BànGiấyTòaBáo(BênCạnhBànGiấyĐềnThánh)dịpNgàyThánhMẫuhoặc +Phone:417-358-8296/E-mail:[email protected]/[email protected] QuíChaDòngĐồngCôngsẽdângThánhLễmỗithángcầuchocácđộcgiảvàânnhân.

10 Phúc Cho Bà Là Kẻ Đã Tin

Ông Cao Tấn Tĩnh, BVLRancho Cucamonga, CA

1 Buổi Hội Thảo Về Đức MẹĐịa Điểm: Hội Trường Nhà Ba Lầu

Thứ Bảy ngày 10 tháng 08 11:15 am – 12:30 pm Đềtài: Sứ Điệp Fatima và Năm Đức Tin Thực tế đang cho thấy, thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn và càng lo sợ bị diệt vong. Đến độ dường như đang ứng nghiệm lời cảnh báo của Chúa Giêsu: “Không biết khi Con Người đến có còn đức tin trên thế gian này nữa hay chăng?” (Luca 18:8). Phải chăng Năm Đức Tin (11/10/2012 - 24/11/2013) lập lại một lần nữa (sau lần đầu vào năm 1967) là vì Giáo Hội cần phải “Tân truyền bá phúc âm hóa (cho chính mình nhất là ở những nơi được gọi là thế giới Kitô giáo đang bị khủng hoảng đức tin) để truyền đạt đức tin Kitô giáo (cho một thế giới đang chới với trong cơn đại lụt văn hóa chết chóc)” đúng như chủ đề của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới XII (7/10-28/10/2012) mở màn cho Năm Đức Tin? Và vì thế, để có thể đối phó với cuộc Hận Thù Quyết Thắng của lực lượng tà thần trong thời điểm hết sức nguy hiểm cho “các linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn” hiện nay, Giáo Hội, hơn bao giờ hết, phải chăng đang thực sự cần đến một Đạo Binh Dàn Trận của Đức Mẹ Mân Côi Fatima cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Toàn Thắng!

Youth RallyMarian Days 2013

ComeandJoinusinaFUN&FAITH-FILLEDenvironment

tofindoutWhereJESUSisinYOURLIFE.

Featuring:

Brother Stan,keynotespeakerClandestineAveBand,FortWorth,TX

SurrenderBand,Houston,TX

Date:Saturday,August10,2013Place:TheMainBuildingAuditoriumTime:12:45p.m.-2:45p.m.

Các Lối Vào Carthage

Từ Kansas City đến Carthage:Bắt 71S (I-49), vào Exit Carthage Carterville (HH) quẹo trái, gặp đèn xanh đỏ quẹo trái, chạy qua đèn xanh đỏ thứ nhất thẳng tới ngã năm (Five Ways) bắt đường Grand, lane phải. (Từ phi trường Kansas City đến Carthage khoảng 2 tiếng 30 phút lái xe.)

Từ Oklahoma City đến Carthage:Bắt 44E, Exit 18B để vào 71N (I-49) và đi khoảng 5 miles rồi vào Exit Garrison (571N) chạy qua 2 đèn xanh đỏ thẳng tới ngã năm (Five Ways) bắt đường Grand, lane phải. (Từ phi trường Tulsa, OK, đến Carthage khoảng 2 tiếng lái xe và từ Joplin đến Carthage khoảng 20 phút.)

Từ Springfield đến Carthage:Bắt 44W, Exit 18B để vào 71N (I-49) và đi khoảng 5 miles rồi vào Exit Garrison (571N) chạy qua 2 đèn xanh đỏ thẳng tới ngã năm (Five Ways) bắt đường Grand, lane phải. (Từ phi trường Springfield đến Carthage khoảng 1 tiếng lái xe.)

11Ngày Thánh Mẫu XXXVI

THURSDAY, 08-8-2013: OPENING 09:00 a.m. Confession in the basement of the Immaculate Heart of Mary Shrine (IHMS).07:00-10:00 p.m. Opening Ceremony of the 36th Marian Days Celebration.

Pontifical Mass in honor of the Blessed sacraMent at the Main coMPlex. eucharistic Procession and Benediction.

10:30-11:45 p.m. Mass at the Garden of Prayer for those whose names are inscribed in that Garden.

FRIDAY, 08-9-2013: ADORATION OF THE BLESSED SACRAMENT07:30-09:00 a.m. Mass to pray for Evangelization at the Main Complex.07:30-09:10 a.m. Cursillo meeting in the Main Building (MB) Auditorium.09:00-10:15 a.m. Adoration I to pray for the Universal Church, for Vietnam, and the Catholic Church in Vietnam, in the IHMS.09:00-10:45 a.m. Family Life Enrichment Seminar I in the Vietnamese Martyred Saints (VMS) Auditorium.09:30-11:00 a.m. Faith, Society and Law in United States I in the MB Auditorium.10:30-11:45 a.m. Adoration II to pray for the petitions of Marian Days’ Participants in the IHMS.11:00-12:30 p.m. Workshop I on Christian Life in the (VMS) Auditorium.11:15-12:30 p.m. Marian Studies Workshop I in the MB Auditorium.12:00-01:15 p.m. Mass to pray for the Sick and the Suffering in the IHMS.12:45-02-15 p.m. Life & Faith Enrichment Seminar I in the VMS Auditorium.01:00-02:30 p.m. Rev. Trương Bửu Diệp Seminar in the MB Auditorium.01:30-02:45 p.m. Mass for the Catholic Mothers’ Group in the IHMS.02:30-04:00 p.m. Family Life Enrichment Seminar II in the VMS Auditorium.02:45-04:15 p.m. The Fatima Apostolate meeting in the MB Auditorium.03:00-04:30 p.m. Mass in honor of the Divine Mercy of Jesus to pray for Peace in the Family in the IHMS.04:15-05:45 p.m. Teen and Youth Seminar I (bilingual) in the VMS Auditorium.04:00-06:00 p.m. Confession at the Main Complex Area. 05:30-06:30 p.m. Rehearsal for Friday night's entertainment in the MB Auditorium.07:00-09:00 p.m. Pontifical Mass in honor of the VietnaMese Martyred saints at the Main coMPlex.09:00-12:00 a.m. Marian Days Entertainment at the Main Complex.10:30-12:00 a.m. Christ’s Vieteen “Soul2Soul” in the VMS Auditorium.

SATURDAY, 08-10-2013: REPARATION TO THE IMMACULATE HEART OF MARY07:30-09:00 a.m. Mass in honor of Our Lady of La Vang at the Main Complex.07:30-08:45 a.m. Mass for Clergy and Religious in the IHMS.07:30-09:15 a.m. Mass and Conference for the Coredemptrix Family Association in the MB Auditorium.09:00-10:15 a.m. Mass for the Fatima Apostolate in the IHMS.09:00-10:30 a.m. Life and Faith Seminar II in the VMS Auditorium.09:30-11:00 a.m. Faith, Society and Law in United States II in the MB Auditorium.10:30-11:45 a.m. Mass for the Eucharistic Youth Group in the IHMS.10:30-12:00 p.m. Mass and Conference for the CMC former members in the CMC’s Novitiate Chapel.10:45-12:15 p.m. Teen and Youth Seminar II (bilingual) in the VMS Auditorium.11:15-12:30 p.m. Marian Studies Workshop II in the MB Auditorium.12:00-01:15 p.m. Mass for the Legion of Mary (LegioMariae) in the IHMS.12:30-02:00 p.m. Family Life Enrichment Seminar III in the VMS Auditorium.12:45-02:45 p.m. Christ’s Vieteen Youth Rally in the MB Auditorium. 01:30-02:45 p.m. Mass for the Immaculate Heart of Mary Movement in the IHMS.02:15-03:45 p.m. Workshop II on Christian Life in the (VMS) Auditorium.03:00-04:15 p.m. Mass for the Legion of Little Souls Movement in the IHMS.03:00-04:30 p.m. Confederate Heart of Jesus Conference in the MB Auditorium.05:00-07:00 p.m. soleMn Procession of the international PilgriM statue of our lady of fatiMa.06:00-09:00 p.m. Rehearsal for Saturday night’s entertainment in the MB Auditorium.08:00-10:00 p.m. Pontifical Mass in honor of the iMMaculate heart of Mary at the Main coMPlex.10:00-12:00 p.m. Entertainment and Marian Days Sweepstakes at the Main Complex.10:30-12:00 p.m. Christ’s Vieteen “Soul2Soul” in the VMS Auditorium.

SUNDAY, 08-11-2013: CLOSING 07:00 a.m. Mass of the 19th sunday in ordinary tiMe and closing ceremony of the Marian Days 2013. Announcement of the 2014 Marian Days at the Main Complex.

SCH

ED

UL

E O

F T

HE

36th

MA

RIA

N D

AYS

CE

LE

BR

ATIO

N

12 Phúc Cho Bà Là Kẻ Đã Tin

Chứng Thư Số 131/13/I TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO

LinhmụcLuyM.MinhNhiên,C.M.C.,GiámtỉnhTỉnhDòngĐứcMẹĐồngCông-HoaKỳ,nhândanhCộngđoàntínhữuViệtNamquytụtạiGiáophậnSpringfield-CapeGirardeau,đãđệ trình lênĐứcThánhCha lời thỉnhcầu tha thiết:xinĐứcThánhChaPhanxicôbanơnĐạiXáchonhữngngườitớithamdựNgàyThánhMẫuXXXVI(36),tổchứctạiNhàTỉnhDòngtừngày8đến11tháng08năm2013,vớichủđề:"PhúcchoBàlàkẻđãtin"(Lc,1:45). TòaÂnGiảiTốiCao,vớinăngquyềnđãđượcĐứcThánhChaban,vuimừngchấpnhậnướcnguyệnđãđệtrìnhvàkhenngợicáctínhữucólòngnhiệtthànhsùngkínhĐứcMẹ,vàhằngliênkếtchặtchẽvớiHàngGiáophẩmvàvớiĐứcThánhCha,vịđạidiệnChúaKitô. VậycáctínhữuđếnthamdựNgàyThánhMẫunóitrên,màcólòngsốtsắngđạođức,chânthànhthốnghối,xatránhcáclỗilầm,xưngtội,thamdựthánhlễ,rướclễvàcầunguyệntheoýĐứcThánhCha,trongdịpkếtthúcNămĐứcTinvàKỷNiệm25NămCácThánhTửĐạoViệtNamđượctônphongHiểnThánhsẽđượchưởngơnĐạiXá;cònnhữngaikhônghộiđủcácđiềukiệnnhưvừanóitrên,nhưngítlàcólòngthốnghốitộilỗivàsốtsắngthamdựNgàyThánhMẫu,thìđượchưởngơnTiểuXá. Sắclệnhnàysẽcóhiệulựcđầyđủ,saukhiđãthôngbáo,đệtrìnhlênĐứcGiámMụcđịaphương.Ngoàira,khôngcóngăntrởnàokhác.

BanhànhtạiRôma,doVănphòngTòaÂnGiảiTốiCao,ngày18tháng06nămNhậpThểcủaThiênChúa2013.

(ẤnKý) +HồngYEmmanuelMonteiroDeCastro BộTrưởngTòaÂnGiảiTốiCao

Đ.Ô.ChristophoroNykiel PhóChánhTòaÂnGiảiTốiCao

Sắc Lệnh

13Ngày Thánh Mẫu XXXVI

Soul 2 SoulChrist's Vieteen

FRIDAY & SATURDAY NIGHTS10:30 PM - 12 AM

14 Phúc Cho Bà Là Kẻ Đã Tin

Lưu Ý QUAN TRỌNG MộtmốilolắngchoBanTổChứccũngnhưsởcứuhoảthànhphốCarthage,vàcũnglàvấnđề lo lắng cho nhiều khách hành hương đếnthamdựNgàyThánhMẫu,làvấnđềhoảhoạncóthểxảyra.

BanTổChứcđãhếtsứcđềphòngtrongkhảnăngmình.Nhưngđểviệcđềphòngđượcchuđáohơn,xin tấtcảQuíVịcộngtácvớinhữngngườihữutráchbằngcách:

Không dùng bếp than. Giảm thiểu sử dụng lửa bao nhiêu có thể. Khi phải dùng lửa, xin quí vị luôn lưu ý đề

phòng tối đa, tránh những gì có thể gây ra hoả hoạn.

Tuyệt đối tránh xa những đồ vật dễ bén lửa, nhất là khi xe của quí vị đậu kề bên.

Đề phòng các em nhỏ chơi lửa một cách thiếu ý thức.

Đặc biệt lưu ý: Xin tránh dùng điện cho các máy lạnh tư, vì thường gây mất điện cho các lều chung quanh.

XinQuíVịtíchcựccộngtáctrongviệctránhhoả hoạn có thể xảy ra, như thế khách hànhhương sẽ được an tâm hơn khi đến dự NgàyThánhMẫu.

Ban Thông Tin Ngày Thánh Mẫu 2013

ĐàitruyềnthanhNgàyThánhMẫu2013sẽđượcphátđitrêntầnsốFM 88.1 vớigiớihạnchu vi một dặm (1 mile radius) từ khu vực tổchức.Quýkháchhànhhươngcóthểdùngmáythuthanhđểnghecácchươngtrình,thôngbáo,nhắntin...trongnhữngNgàyThánhMẫu.

BAN TRẬT TỰ NTM 2013TrongthờigiantổchứcNgàyThánhMẫu,

xinquívịvuilòng:

1.Không dùngcácchấtlàmchosaynhư:rượu,bia,matúy...

2.Không chơicờbạc.3.Không cãicọ,gâylộnvàlàmmấttrậttựchung.4.Không ồnào,mởnhạc,radio,TVlớntiếngsau12

giờđêm.Khôngmởnhạcquálớn,đặcbiệttrongcácgiờcửhànhnghilễphụngvụ.

5.Không mởnhữngloạinhạckíchđộngthiếuđứngđắn.

6.Không đốtpháo.Khôngdùnglửa,điệnbấtcẩn.7.Không xảgiấyrácbừabãi.8.Luôn ănmặcđứngđắn,lịchsự,kínđáo.9.Tuântheo nhữngchỉdẫncôngcộngvàlưuthông.10.Cácthứbàybán,cổđộng,gâyquỹ,bíchchương,

truyềnđơn,quảngcáo...phảiđượcsựđồngýbằnggiấytờ củaBanTổChứcNgàyThánhMẫu.

DuringtheperiodoftheMarianDaysCelebration,pleasekeepthefollowingregulations:

1. No liquor,nodrugsandallotherintoxicating substances.

2. No gambling.3. No quarreling,noviolenceoranyactof

misconduct.4. No loudmusicoranynoisyactivityafter

midnight.Noloudmusicduringliturgicalrites suchasMasses,Processions,etc.

5. No obsceneorinappropriatemusic.6. No firecrackers.Nocarelessuseoffireor

electricity.7. No littering.8. Always weardecentclothing.9. Obey publicandtrafficguidelines.10.Papers,pamphlets,advertisements,monetary

campaign,andanythingdisplayedorputonsalemusthaveanofficialwrittenapproval oftheMarianDaysOrganizingCommittee.

Viphạmnhữngđiềulưuýtrênđâyvàmọihìnhthứclàmmấttrậttựkhác,BanTrậtTựsẽbuộclòng

phảinhờchínhquyềncanthiệp.

15Ngày Thánh Mẫu XXXVI

Trưởng Ban: Lm. Tôma M. Nguyễn Huy Châu, CMCPhó Nội Vụ: Lm. Gioan M. Trần Quốc Toản, CMCPhó Ngoại Vụ: Lm. Tôma M. Vũ Lưu Truyền, CMCThư Ký: Lm. Philipphê Nêri M. Đỗ Thanh Cao, CMCThủ Quỹ: Lm. Polycarpô M. Nguyễn Đức Thuần, CMC

CÁCTRƯỞNGTIỂUBAN

1. TB. Cung Thánh: Ts. Vũ Trung Thuần, CMC2. TB. Lễ Nghi: Lm. Trần Hưng Long, CMC3. TB. Thánh Nhạc: Lm. Trần Trung Thành, CMC4. TB. Hoà Giải: Lm. Đỗ Cao Tùng, CMC5. TB. Đền Tạ: Lm. Đinh Thành Bắc, CMC6. TB. Lễ Đài, & Pháo: Lm. Trần Ngọc Thoại, CMC7. TB. Kiệu Mẹ & Bong Bóng: Ts. Nguyễn Đức Tuệ, CMC8. TB. Trang Trí: Ts. Nguyễn Đức Học, CMC9. TB. Trật Tự: Ts. Nguyễn Khải Hiệp, CMC10. TB. Tiếp Tân: Lm. Trần Thanh Liêm, CMC11. TB. Âm Thanh: Lm. Trần Thế Mạc, CMC12. TB. Điện: Ts. Đinh Tuyến Viễn, CMC13. TB. Nước: Ts. Nguyễn Tri Kỷ, CMC14. TB. Thông Tin: Lm. Đỗ Thái Hòa, CMC15. TB. Ẩm Thực: Lm. Nguyễn Tuấn Nhã, CMC16. TB. Vệ Sinh: Ts. Đỗ Cường Phong, CMC17. TB. Y Tế: Lm. Trần Vi, CMC18. TB. Đền Thánh: Lm. Nguyễn Châu Diên, CMC19. TB. Công Trường & Đồi Canvê: Csv. Nguyễn Kim Đương, CMC20. TB. Hội Trường Tử Đạo & Hội Thảo: Ts. Vũ Đức Kim, CMC21. TB. Kỷ Vật: Lm. Nguyễn Châu Hy, CMC22. TB. Video: Ts. Đào Trung Đan, CMC23. TB. Văn Nghệ: Lm. Nguyễn Đức Thuần, CMC24. TB. NSTTĐM: Lm. Lương Minh Tuất, CMC

Thành Phần Ban Tổ ChứcNgày Thánh Mẫu 2013 Lưu Ý Quan Trọng

First Church of Nazarene, nhà thờ Tin Lành tọa lạc về phía nam; và Salvation Army, tọa lạc phía tây của Nhà Dòng, nơi tổ chức NTM, đã cho phép khách hành hương được đậu xe trong bãi đậu xe của nhà thờ từ Thứ Năm (8/08/13) tới 7:00 sáng Chúa Nhật (11/08/13). Xin Quí Vị đặc biệt lưu ý:

-Chỉđậuxetrongbãiđậuxe(parkinglot)mà thôi,xinkhôngđậuxehoặccắm lềutrêncácphầnđấtkhácnhưvườncỏ,lốiđicủakhuvựcnhàthờ.

-Luôngiữgìnsạchsẽbãiđậuxe.

-XindichuyểnxerakhỏibãiđậuxecủaFirstNazareneChurch trước 7:00 sáng Chúa Nhật.

Cám ơn sự cộng tác của Quí Vị.

Khu vực bên đất mới (gần Đồi Canvê) sẽ dành đặc biệt cho các xe RV. Xin kính mời quí khách có xe RV lớn chỉ đậu xe nơi đây.

Phòng Kỷ Vật Regina là nơi cung ứng các loại ảnh tượng, sách đạo, sách giáo dục, CD, DVD thánh ca, quê hương, giảng thuyết... Áo thung Ngày Thánh Mẫu.

Mở cửa suốt thời gian Ngày Thánh Mẫu. Xin Quí Vị ghé thăm.

Ban Trật Tự Xin Thông Báo:

16 Phúc Cho Bà Là Kẻ Đã Tin

WW

W M

MM

W2

134

WM

+

NEN

TE

R

Nhà

Cơm

quý

C

ha, T

u Sĩ

(C

afet

eria

)

Côn

g Tr

ường

Nữ

Vươ

ng H

oà B

ình

(Que

en o

f Pea

ce G

arde

n)

MH

ội T

rườn

g C

TTĐ

VN

(V

MS

Aud

itoriu

m)

One

way

N

N

N

N

N

One

way

N

One way N

NEXIT

ON

LY

NEXIT

ON

LY

57

NH

À F

ATIM

A

GY

M

Kỷ Vật REGINA

Liên

Lạc

(L

ost &

Fou

nd)

Bàn

Giấ

y Đ

ền T

hánh H

ội T

rườn

g N

hà B

a Lầ

u (M

B A

udito

rium

)

Lễ Đ

ài

(Mai

n C

ompl

ex)

Đền

Thá

nh

(IH

MS)

Cổn

g C

hào

Res

troom

sRestrooms

ồi C

anvê

Họa

Đồ

Nơi

Tổ

Chứ

c Ng

ày T

hánh

Mẫu

201

3

Wom

en re

stro

oms

& sh

ower

s

Men

rest

room

s &

show

ers

Trạm

Y T

ế (F

irst A

id)

Trạm

Cản

h Sá

t (P

olic

e St

atio

n)

W M + Tỉnh

Dòn

g Đồ

ng C

ông

Car

thag

e, M

isso

uri

S. G

RAND

AVE

.S.

GRA

ND A

VE.

E. FAIRVIEWE. FAIRVIEW

E. HIGHLAND AVE.

Lều

Số

Ân Nhân Tháng 11-2012Theresa Thuy Truong,Dallas,TXDung T. My Nguyen,Dallas,TXThuong D Nguyen,Dallas,TXUa Thi Dang,Desoto,TXLong Thanh Nguyen,Euless,TXDat Van Ngo,Fort Worth,TXTuan Ngoc Do,Fort Worth,TXHanh Nguyen,Fort Worth,TXBo Ba Nguyen,Fort Worth,TXLich Van Nguyen,Fort Worth,TXThai Tran,Fort Worth,TXDoi Van Le,Fort Worth,TXHoang Van Nguyen,Fort Worth,TXThe Van Tran,Garland,TXKet Van Nguyen,Garland,TXPham V Nguyen,Grand Prairie,TXKy Ba Tran,Grand Prairie,TXDao Tran,Grand Prairie,TXJohn Ban Nguyen,Grand Prairie,TXTan Thi Nguyen,Grand Prairie,TXHung Phi Mai,Groves,TXMindy Trang Dang,Haltom City,TXDiep Van Nguyen,Haltom City,TXHuy Quang Vu,Haltom City,TXHuynh Ly,Haltom City,TXPhong D Nguyen,Houston,TXTien & Lien T Nguyen,Houston,TXVincentThi Mai,Houston,TXMung Thi Vu,Houston,TXThom Thi Nguyen,Houston,TXQuan Nguyen,Houston,TXHien Quang Do,Houston,TXMinh Ngoc Dao,Houston,TXThu Huynh,Houston,TXBuoi Van Nguyen,Houston,TXNgat Hoang,Houston,TXThanh Bui,Houston,TXThuy Bich Nguyen,Houston,TXTrang Nan Dang,Houston,TXNham Van Tran,Houston,TXTam Thi Tran,Houston,TXHau Van Nguyen,Houston,TXKhuong & Diep Nguyen,Houston,TXThanh Van Nguyen,Houston,TXPhuoc Huu Nguyen,Houston,TXRosa Do,Houston,TXLoan T Kim Nguyen,Houston,TXChung Duc Pham,Houston,TXThinh Van Vu,Houston,TXTho Thi Nguyen,Houston,TXLieu Huu Le,Houston,TXPhai Van Dao,Houston,TXHenry & Hang Nguyen,Houston,TXLy & Phuong Nguyen,Houston,TXHinh Duc Tran,Houston,TXHien Xuan Tran,Houston,TXHung Van Tran,Houston,TXTuan Linh Vu Nguyen,Houston,TXLan & Luat Nguyen,Houston,TXSon Kim Nguyen,Houston,TXHoang Van Pham,Irving,TXThen Van Nguyen,Katy,TX

Tuyen Van Bui,Katy,TXMike Dac Ho,Katy,TXThomas Hoai Hoang,Keller,TXChristina Tran Thao,Keller,TXTau Van Ho,Keller,TXThanh Ngoc Le,Kennedale,TXLong Ngoc Vu,Kennedale,TXDuc Pham,Lufkin,TXTony &Phuong Nguyen,Madisonville,TXTien M Nguyen,Mansfield,TXHoa Thi Hoang,Nederland,TXKinh Thi Nguyen,Nederland,TXVinh Tan Nguyen,Nederland,TXHoc Trung Vu,Orange,TXTrinh Thi Nguyen,Palacios,TXDoan Van Tran,Palacios,TXKhiet Thanh Tran,Palacios,TXScott Tran,Pasadena,TXKhoa Nguyen,Pasadena,TXKhuong Xuan Hoang,Pearland,TXChung Thanh Ta,Pearland,TXLisa Nguyen,Pflugerville,TXThanh Nguyen & Lien Uy,Plano,TXTien Van Tran,Port Arthur,TXHuan Van Pham,Port Arthur,TXSan Ngoc Hoang,Port Arthur,TXJoseph M Nguyen,Richardson,TXTuan Danh Nguyen,Richardson,TXCung Van Nguyen,San Antonio,TXThanh Ngoc Pham,San Antonio,TXVan Pham,San Antonio,TXMen Thi Nguyen,Seadrift,TXMichael Le,The Colony,TXNguyen Hieu Thuc & Au,Wichita Falls,TXHiep Hoa Dinh,Wichita Falls,TXHuong Ngoc Tran,Wylie,TXToan Ngoc Pham,Salt Lake City,UTNien Thi Tran,Alexandria,VALong Kim Tran,Alexandria,VAKim-Chi Nguyen,Annandale,VAThanh Duc Tran,Annandale,VAThuy Vi Nguyen,Annandale,VAPhuoc Nguyen,Forest,VAToan Quang Nguyen,Glen Allen,VAThanh Van Bui,Hampton,VAPhuong Anh Nguyen,Herndon,VANails California,Hopewell,VAYen T Tran,Newport News,VAVy Thi Vu,Richmond,VATien Vu,Springfield,VAToan Do,Sterling,VAAnh Thi Ngoc Cao,Sterling,VABach Mai Ngo Ellorin,Virginia Beach,VAHoang Minh Dinh,Bellevue,WATinh Van Nguyen,Bellingham,WACecilia Phung,Kent,WAHoa Cornell Nguyen,Kent,WAThang Duc Ngo,Lynnwood,WAHuyen Thanh Nguyen,Olympia,WAChinh Long Pham,Pullman,WAThu M Bui,Renton,WAKhanh Hong Nguyen,Seattle,WAMai Thi Ngoc Tran,Seattle,WA

Hung The Truong,Seattle,WATuoi Thi Vu,Seattle,WAThanh Thi Nguyen,Seattle,WALam Nhu Duong,Seattle,WAThy Nguyen & Rien Xuan,Tacoma,WAHoa Ba Tran,Tacoma,WAPhilip Thiep Van Dinh,Green Bay,WINam Minh Truong,Kenosha,WIQuyen Van Nguyen,Manitowoc,WILoi Tran,Richfield,WIÂn Nhân Tháng 12-2012Hang Thuy Do,Montgomery,ALLuong Huu Do,Anaheim,CAXi Thi Nguyen,Campbell,CANhung Thi Nguyen,Elk Grove,CADu Nguyen,Fountain Valley,CAJoseph Tien Nguyen,Fountain Valley,CABang Van Tran,Garden Grove,CAQuyet Van Nguyen,Garden Grove,CAThomas Cynthia & Tran,Garden Grove,CAPhi Mai Pham,Newark,CADoan Trang Thi Nguyen,Orange,CAChi Thi Tran,Orange,CATiep T Dao Hoang*,Rancho Cordova,CAVien Quang Pham,Riverside,CACanh Vo,Sacramento,CAThien Duc Nguyen,Sacramento,CAHanh Thi Duong,San Diego,CAHuong Thi Tran,San Diego,CATuan & Khieu,San Francisco,CANhung Thi Ta,San Jose,CAThu Dinh Nguyen,San Jose,CADung Chi Pham,San Jose,CATan Minh Tran,San Jose,CAOanh Nguyen,San Jose,CAMinh Anh Nguyen,San Leandro,CATinh X Bui,Santa Ana,CATrinh Quoc Pham,Santa Ana,CADuong Bai,Santa Clara,CAVan Kim Thi Dao,Santa Rosa,CALoan Thi Le,Santa Rosa,CATieu Thi Nam,Stockton,CAHoa V Vuong,Stockton,CADoan Quy Nguyen,Sunnyvale,CAHien Van Nguyen,West Covina,CADung Cong Doan,Westminster,CAOanh Ngoc Do,Westminster,CATri Trac Lam,Winnetka,CATinh Thi Cao,Denver,COMai Nguyen,Denver,COThom Thi Vu,Denver,COTinh Nguyen,Northglenn,COPhuong Thi Nguyen,Bethel,CTHuynh Van Nguyen,Shelton,CTKim Van Lam,Lake Worth,FLThuy Chau,Orlando,FLHet Van Nguyen,Panama City,FLTuoi Thi Tran,Redington Beach,FLChris Cong Nguyen,Atlanta,GAQuyen V Duong,Lawrenceville,GAAnna Hoang,Mineral Bluff,GAChuong Van Ngo,Norcross,GA

Chieu Le,Savannah,GALuong Van Tran,Chicago,ILDang Minh Truong,Chicago,ILKim Mai,South Elgin,ILTruong Cong Nguyen,Dodge City,KSNghia Van Pham,Leawood,KSThuan Kim Thoa Tran,Leawood,KSLe Van Pham,Overland Park,KSHuon Le,Wichita,KSLoan Tran,Wichita,KSDuy Nguyen,Baton Rouge,LAPhuong Thi Bich Nguyen,Cut Off,LADinh Duyen & Nguyen Huong,Gretna,LARen Thi Nguyen,Harvey,LAThach Tran,Marrero,LAYen Bach Vu,Maurice,LAHue Nguyen,New Iberia,LATuan Kim Nguyen,Revere,MAChanh Minh Le,Worcester,MALien Ngoc Nguyen,Germantown,MDNguyen Hien & Trinh Joseph,Germantown,MDAnton Yen Tien Nguyen,Germantown,MDTam Thanh Ha,Auburn,METrang Van Nguyen,Grandville,MIThanh Thi Nguyen,Saint Paul,MNNhiem Thi Phan,Kansas City,MOCung Anh Nguyen,Saint Louis,MOXuyen Te Hoang,Springfield,MOHo Van Nguyen,Charlotte,NCTuan Duc Nguyen,High Point,NCLuat Tran,Lincoln,NEMai Tram Stone,Lincoln,NETrong Duc Nguyen,Lincoln,NEHoan Cong Tran,Lincoln,NEGhim Thi Hoang,Lincoln,NEAn Cong Pham,Papillion,NERoan Thi Nguyen,Belleville,NJBinh Khac Do,Cherry Hill,NJTam Thi Vu,Galloway,NJDao Quang Ly,Albuquerque,NMJohn Duc Tran,Las Vegas,NVSang Pham,Bronx,NYThuc Le,Cohoes,NYMary Truong Vo,Long Island Cty,NYBui Thanh,West Seneca,NYHue Tran,Macedonia,OHJoseph Tran,Mentor,OHQue Doan,Oklahoma City,OKLac Thanh Mai,Salem,ORYen Van Tran,Drexel Hill,PAHa Thi Vo,Harrisburg,PAJenny Nguyen,Lancaster,PAAnna Nguyen,Newtown,PAThach & Huyen,Philadelphia,PALien T Hoang,Souderton,PAChi Ngoc Nguyen,Whitehall,PASinh Dao,Warwick,RIMary Ann Phuong Hoang,Rock Hill,SCXanh & Luke Nguyen,Memphis,TNHuong Thi Nguyen,Arlington,TXPhi Xuan Bui,Arlington,TXHao Hoang,Bedford,TX (còn tiếp)

Quý Danh Độc Giả Ân NhânXin Trái Tim Đức Mẹ ban muôn ơn trên Quý vị và Gia đình. Các Linh Mục Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ sẽ dâng Thánh lễ

cầu cho Quý vị vào các thứ Sáu đầu tháng (một năm 700 Thánh lễ). Xin Quý vị hợp ý cầu nguyện với chúng tôi.

PeriodicalPostagePAID

Carthage, MO64836

PosTMasTer: senD aDDress Changes To:NguyệT SaN Trái TiM Đức MẹP.O. Box 836 • 1900 Grand Ave.Carthage, MO 64836Tel: 417-358-8296Fax: 417-358-9508

Email: [email protected] [email protected]

Sau ngày 15 mỗi tháng, nếu chưa nhận được báo xin liên lạc với tòa soạn.

Sống Tinh Thần Tận hiến giữa ĐờiCarThage ngày 20-23/6/2013

Thày Niệm và Thày ThơCác Cha Bân, Liêm, Thoại

come and seeBước Theo chúa KiTô

417-358-7787

Kỷ Niệm 50 Năm Khấn Dòng