KHỞI NGHIỆP - DDS VIETNAM

36
Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp Tổ chức DDS Vietnam KHỞI NGHIỆP KINH DOANH LÂM NGHIỆP Bạn là sinh viên, bạn có { tưởng, muốn tự kinh doanh làm chủ trong lĩnh vực lâm nghiệp, và để thực hiện thì chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn từng kinh doanh thất bại, mơ hồ không biết rõ nguyên nhân hoặc biết nguyên nhân nhưng lúng túng trong giải pháp? Bạn từng và nghĩ giá như mình có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để không lãng phí thời gian và tiền bạc? Bạn từng góp vốn kinh doanh về lâm nghiệp nhưng vẫn luôn hoài nghi về tương lai của dự án? Bạn đang vận hành một công việc kinh doanh về lâm nghiệp bình thường, nhưng đi xa hơn, dài hơn là câu chuyện khiến bạn hằng đêm mất ngủ? Nhằm giải đáp những câu hỏi và băn khoăn nêu trên, dự án Thêm Cây – Tổ chức DDS Vietnam xin trân trọng giới thiệu tài liệu hướng dẫn khởi nghiệp kinh doanh lâm nghiệp có tham khảo các tài liệu của ILO, VCCI, Bộ NN&PTNT và các tổ chức liên quan, với hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn có { định khởi nghiệp lâm nghiệp có những chuẩn bị tốt nhất và thực hiện thành công mô hình khởi nghiệp của mình. Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh lâm nghiệp thành công? Hà Nội, Tháng 12 năm 2020

Transcript of KHỞI NGHIỆP - DDS VIETNAM

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

KHỞI NGHIỆP KINH DOANH LÂM NGHIỆP

Bạn là sinh viên, bạn có { tưởng, muốn tự kinh doanh làm chủ trong lĩnh vực lâm nghiệp, và để thực hiện thì chưa biết bắt đầu từ đâu?

Bạn từng kinh doanh thất bại, mơ hồ không biết rõ nguyên nhân hoặc biết nguyên nhân nhưng lúng túng trong giải pháp?

Bạn từng và nghĩ giá như mình có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để không lãng phí thời gian và tiền bạc?

Bạn từng góp vốn kinh doanh về lâm nghiệp nhưng vẫn luôn hoài nghi về tương lai của dự án?

Bạn đang vận hành một công việc kinh doanh về lâm nghiệp bình thường, nhưng đi xa hơn, dài hơn là câu chuyện khiến bạn hằng đêm mất ngủ?

Nhằm giải đáp những câu hỏi và băn khoăn nêu trên, dự án Thêm Cây – Tổ chức DDS Vietnam xin trân trọng giới thiệu tài liệu hướng dẫn khởi nghiệp kinh doanh lâm nghiệp có tham khảo các tài liệu của ILO, VCCI, Bộ NN&PTNT và các tổ chức liên quan, với hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn có { định khởi nghiệp lâm nghiệp có những chuẩn bị tốt nhất và thực hiện thành công mô hình khởi nghiệp của mình.

Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh lâm nghiệp thành công?

Hà Nội, Tháng 12 năm 2020

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

MỤC LỤC PHẦN 1. TÔI CẦN HIỂU BIẾT NHỮNG GÌ ĐỂ KHỞI NGHIỆP KINH DOANH LÂM NGHIỆP? ......... 1

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÂM NGHIỆP ................................................................................................. 1

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KHỞI NGHIỆP KINH DOANH ..................................................................... 2

PHẦN 2. BẠN CÓ ĐỦ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CẦN THIẾT KHỞI NGHIỆP KINH DOANH LÂM

NGHIỆP? ............................................................................................................................................................... 5

PHẦN 3. BẠN CẦN LÀM GÌ ĐỂ KHỞI NGHIỆP KINH DOANH LÂM NGHIỆP? ................................... 7

I. Ý TƯỞNG KINH DOANH .......................................................................................................................... 7

II. LẬP KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH .................................................................................. 11

BƯỚC 1. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG CHO KHỞI NGHIỆP LÂM NGHIỆP ......................................... 12

BƯỚC 2. LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHO KHỞI NGHIỆP LÂM NGHIỆP? ................................. 16

BƯỚC 3. THUÊ LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? ..................................................................................... 17

BƯỚC 4. CHI PHÍ CHO SẢN PHẨM, DỊCH VỤ? .................................................................................. 18

BƯỚC 5. ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ? .............................................................................. 19

BƯỚC 6. DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA TÔI? ................................................................................ 19

BƯỚC 7. KẾ HOẠCH LƯU CHUYỂN TIỀN MẶT CỦA TÔI? ............................................................. 20

BƯỚC 8. TÍNH SỐ VỐN ĐỂ KHỞI NGHIỆP LÂM NGHIỆP ................................................................ 22

BƯỚC 9. NGUỒN VỐN KHỞI NGHIỆP LÂM NGHIỆP? ..................................................................... 23

BƯỚC 10. KẾ HOẠCH CỦA TÔI CÓ KHẢ THI KHÔNG? ................................................................... 25

III. THỰC HIỆN KHỞI NGHIỆP KINH DOANH LÂM NGHIỆP .............................................................. 26

IV. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔI BIẾT CÔNG VIỆC KINH DOANH CỦA TÔI TIẾN TRIỂN TỐT .............. 27

V. CẢI THIỆN CÔNG VIỆC KINH DOANH .............................................................................................. 28

PHẦN 4. MÔ HÌNH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH LÂM NGHIỆP. ........................................................ 29

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

1

PHẦN 1. TÔI CẦN HIỂU BIẾT NHỮNG GÌ ĐỂ KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

LÂM NGHIỆP? I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÂM NGHIỆP

Nói đến lâm nghiệp trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và

trong đời sống xã hội. Rừng là tài nguyên qu{ báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc. “Hồn tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm, Rừng điêu tàn là Tổ quốc suy vong”. André Theuriet (1833-1907) đã cho chúng ta thấy vai trò của rừng với một quốc gia. Rừng có vai trò chủ yếu sau:

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

2

Vai trò cung cấp: Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Cung cấp thực vật là đặc sản, nguyên liệu cho công nghiệp, xây dựng cơ bản; dược liệu qu{, lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm... phục vụ nhu cầu đời sống xã hội.

Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái: Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện; Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn..; Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị; Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư; Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch…

Vai trò xã hội: Là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội.

Một số khái niệm liên quan

Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là văn bản công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản l{ rừng bền vững.

Lâm sản ngoài gỗ “Tất cả các sản phẩm động vật, thực vật (ngoài gỗ) được cung cấp từ rừng, đất rừng và các cây ở ngoài rừng; không kể gỗ tròn công nghiệp, gỗ dùng làm năng lượng, sản phẩm từ vườn và chăn nuôi”.

Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lí sử dụng đất, trong đó cây hàng năm, cây bụi, cây thân thảo được trồng xung quanh hoặc xen giữa các cây trồng lâu năm. Cũng có thể kết hợp đồng cỏ hoặc chăn nuôi, cho phép sử dụng đất với đồng thời nhiều mục đích.

Nông nghiệp bền vững là một hệ thống có liên quan và tác động tới quá trình sản xuất lương thực thực phẩm, nuôi trồng làm cân bằng tính ổn định của môi trường, tính phù hợp xã hội, và tính khả thi về kinh tế giữa các nhân tố, cả về chiều rộng lẫn chiều dài (tức là nhiều đối tượng cùng tham gia và nhiều thế hệ cùng tham gia).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

Kinh doanh là gì?

Kinh doanh là một hoạt động được một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện với mục đích tạo ra lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh có nghĩa là sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng sẵn sàng trả tiền mua.

Mục đích kinh doanh là tạo ra lợi nhuận nên tiền thu được từ kinh doanh phải lớn hơn tiền bỏ vào kinh doanh. Một công việc kinh doanh thành đạt sẽ trải qua quá trình kinh doanh một cách liên tục, có hiệu quả và tiếp tục hoạt động sản xuất, mua bán trong thời gian dài.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

3

Khởi nghiệp kinh doanh là gì?

Khởi nghiệp kinh doanh (KNKD) là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới. Khởi nghiệp kinh doanh lâm nghiệp là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ công việc kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm mục đích làm giàu.

Đối với sinh viên đại học, cao đẳng ngành lâm nghiệp thì khởi nghiệp kinh doanh (KNKD) được hiểu là quá trình tạo ra một tổ chức kinh doanh mới, độc lập, hoạt động vì lợi nhuận để tận dụng cơ hội thị trường. Cụ thể hơn: KNKD là một quá trình vì liên quan tới nhiều hoạt động (hình thành { tưởng, lập kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực…) diễn ra trong khoảng thời gian dài; KNKD có tính chất mới vì tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới; KNKD mang tính độc lập vì doanh nghiệp mới thuộc sở hữu của người khởi nghiệp và KNKD tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh hướng tới mục tiêu lợi nhuận.

Bạn muốn khởi nghiệp hay lập nghiệp?

Khởi nghiệp đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo. Đặc tính cơ bản của khởi nghiệp là tính đột phá nhằm tạo ra một điều gì đó chưa có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn như có thể tạo ra một mô hình kinh doanh mới, hoặc một loại công nghệ độc đáo mới…Tuy nhiên cần phân biệt giữa Khởi nghiệp và Lập nghiệp.

Lập nghiệp là gây dựng cơ nghiệp bằng cách lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể mà nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình khác đã và đang làm cùng mô hình kinh doanh giống bạn, chẳng hạn như trồng rừng, làm vườn ươm cây giống, cửa hàng bán vật tư cho trồng rừng, chế biến gỗ quy mô nhỏ...

Một ví dụ cụ thể để phân biệt giữa lập nghiệp và khởi nghiệp là trồng rừng keo. Nếu bạn mua cây giống, trồng keo như các hộ khác trong vùng thì chỉ có thể nói bạn đang lập nghiệp. Còn nếu bạn tìm giống mới, kỹ thuật trồng rừng mới như trồng rừng gỗ lớn, trồng xen các cây bản địa trong rừng keo, kết hợp với chăn nuôi gà thả vườn… nhờ đó lợi nhuận và năng suất trang trại của bạn cao hơn các hộ khác đó là bạn đang khởi nghiệp.

Thách thức đối với khởi nghiệp kinh doanh lâm nghiệp là gì? Khởi nghiệp kinh doanh là một bước đi dài và có thể thay đổi cuộc sống. Bạn phải chịu trách nhiệm đưa việc kinh doanh của mình đạt được thành công, nghĩa là sẽ có nhiều khó khăn, vất vả nhưng kết quả đạt được có thể mang lại lợi nhuận và niềm vui cho bạn.

Hãy nhớ rằng công việc kinh doanh có thể bị thất bại vì nhiều lý do như sau:

Ý tưởng kinh doanh không có tính mới hay tính độc đáo, vượt trội và thực dụng. Sao chép nguyên xi { tưởng kinh doanh của người khác.

Sản xuất, cung cấp dịch vụ những thứ mà thị trường không muốn dùng. Khách hàng không muốn dùng các sản phẩm, dịch vụ mới. Họ chỉ sử dụng các sản phẩm mới nếu như chúng có thể được giải quyết vấn đề nhức nhối bấy lâu nay của họ.

Sử dụng sai người. Quản trị nhân sự đóng vai trò quan trọng, thậm chí có phần nhỉnh hơn quản l{ kinh doanh, bài học là khi bắt đầu khởi nghiệp thì đội ngũ sáng lập không nên nhiều hơn 2 người.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

4

Không đủ vốn cho khởi nghiệp và tiền mặt cho kinh doanh. Cần có kế hoạch gọi vốn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty. Huy động vốn là một công việc toàn thời gian và phải bắt tay vào thực hiện nó ít nhất 6 tháng trước khi cạn vốn.

Quá nhiều cạnh tranh. Với những câu hỏi sau: Doanh nghiệp của mình có phải là tiên phong trong thị trường hay không? có khác biệt hay không? thị trường có đủ lớn để nhiều người tham gia hay không? Nếu câu trả lời đều là không thì nên dừng lại.

Thiếu kỹ năng và chuyên môn. Không biết quản l{ tài chính, quản l{ quy trình sản xuất, quản l{ kế hoạch, quản l{ vật tư, máy móc, hàng hóa, marketing và khách hàng; bỏ cuộc quá sớm và

Rủi ro. Mất mát do cháy, bão lụt hoặc những tai hoạ khác, và mất mát mà người quản l{ lại chưa mua bảo hiểm cho doanh nghiệp, người lao động.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

5

PHẦN 2. BẠN CÓ ĐỦ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CẦN THIẾT

KHỞI NGHIỆP KINH DOANH LÂM NGHIỆP? Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào bạn, với vai trò là chủ doanh nghiệp. Một chủ doanh nghiệp là người:

Có tầm nhìn, can đảm, nhiều { tưởng và sáng tạo cho phép họ phát triển những { tưởng mới thành công.

Luôn tự tạo động lực cho chính mình.

Tìm kiếm những cách tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới.

Dự đoán được những cơ hội thị trường và nhận ra các cơ hội giúp họ kiếm tiền.

Tìm ra những giải pháp cho những thách thức trong cuộc sống, trên thị trường và biến chúng thành cơ hội kiếm tiền.

Sẵn sàng mạo hiểm đồng tiền của mình để tạo ra hàng hóa và dịch vụ.

Đánh giá năng lực làm chủ doanh nghiệp của bạn Tự đánh giá từng năng lực này có phải là điểm mạnh của bạn hay cần phải cải thiện.

Kỹ năng có thể học hỏi được, tính cách có thể rèn luyện được và hoàn cảnh có thể khắc phục được. Bạn có thể khắc phục những điểm yếu và biến nó thành điểm mạnh!

Điểm mạnh

Cần cải thiện

(Giải pháp)

TỐ CHẤT VÀ HOÀN CẢNH CÁ NHÂN

1 Quyết tâm - Để thành công, bạn cần phải có quyết tâm, nghĩ rằng việc kinh doanh của mình rất quan trọng. Liệu bạn có sẵn sàng liên tục làm việc nhiều giờ hay không ?

2 Động cơ - Bạn có thực sự muốn kinh doanh? Tại sao bạn muốn bắt tay vào kinh doanh? Bạn sẽ không có nhiều cơ hội tốt nếu chỉ coi kinh doanh là việc làm để làm thôi.

3 Chấp nhận rủi ro - Bạn có sẵn sàng chấp nhận thất bại, rủi ro không? Loại rủi ro nào có thể chấp nhận được?

4 Ra quyết định – Bạn quyết đoán khi tự quyết định những vấn đề lớn có thể ảnh hưởng nhiều đến kinh doanh không? Khả năng ra những quyết định khó khăn có là một điểm mạnh?

5 Điều kiện gia đình - Gia đình có thể thảo luận và đồng { với { tưởng của bạn và sẵn sàng ủng hộ không?

6 Khả năng đối phó với sự căng thẳng - Bạn có khả năng quản l{ sự căng thẳng và duy trì tinh thần cạnh tranh không? Bạn có đam mê và thú vị với kinh doanh không?

7 Giải quyết vấn đề - Khả năng xác định được vấn đề, giải quyết được nguyên nhân gốc rễ theo những cách sáng tạo là một điểm mạnh của bạn không?

8 Hỗ trợ xã hội - Bạn nhận được sự hỗ trợ thích hợp từ gia đình, bạn bè, và những doanh nhân khác để bạn hiện thực hóa giấc mơ của mình không?

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

6

KỸ NĂNG

1 Kỹ năng chuyên môn - Bạn đã có đủ các kỹ năng thực tế cho sản xuất hay cung cấp một dịch vụ bạn chọn không?

2 Kỹ năng quản lý kinh doanh - Bạn đã có đủ các kỹ năng cần có để tiến hành kinh doanh như bán hàng, tính doanh thu, chi phí, lợi nhuận và sổ sách kế toán?

3 Kiến thức về ngành, nghề kinh doanh - Bạn có kiến thức về ngành, nghề liên quan đến { tưởng kinh doanh?

4 Kỹ năng đàm phán - Bạn có kỹ năng đàm phán, giao tiếp, lắng nghe mọi người?

QUAN TÂM ĐẾN MÔI TRƯỜNG

1 Công việc kinh doanh của bạn và môi trường - Bạn có { thức việc kinh doanh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh như đất đai, cây cối, đất đai, nguồn nước, động vật …?.

2 Có trách nhiệm với cộng đồng - Công việc kinh doanh của bạn có thân thiện với cộng đồng. Bạn có trách nhiệm với sự phát triển chung của cộng đồng không?

Với điểm mạnh và điểm cần cải thiện bạn có sẵn sàng khởi nghiệp kinh doanh không?

Nếu bạn sẵn sàng khởi nghiệp kinh doanh, thì bước tiếp theo là cải thiện kỹ năng và tố chất cho khởi nghiệp kinh doanh theo các gợi { sau: Tìm sự giúp đỡ từ những người khác như bạn bè, gia đình; Gia nhập một hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp; Tìm và hỏi { kiến những doanh nhân thành đạt; Xin tập sự tại các doanh nghiệp liên quan; Tham dự các khóa học; Đọc tài liệu, báo, internet, sách, TV …và học hỏi

Bạn cần lập một kế hoạch cải thiện năng lực theo mẫu sau:

NĂNG LỰC CẦN CẢI THIỆN HÀNH ĐỘNG THỜI GIAN AI HỖ TRỢ

TỐ CHẤT, HOÀN CẢNH CÁ NHÂN

KỸ NĂNG

QUAN TÂM ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Bây giờ Bạn phải trả lời câu hỏi: Với kế hoạch cải thiện năng lực này Bạn có cảm thấy sẵn sàng để khởi nghiệp chưa? Nếu câu trả lời là KHÔNG, bạn cần cân nhắc thêm những điều phải làm để cải thiện năng lực. Nhưng nếu vẫn chưa thấy thoải mái với việc khởi nghiệp, có thể đi làm thuê cho người khác để lấy kinh nghiệm và học hỏi kỹ năng.

Nếu câu trả lời là CÓ, bạn cần tiếp tục việc lập kế hoạch kinh doanh

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

7

PHẦN 3. BẠN CẦN LÀM GÌ ĐỂ KHỞI NGHIỆP KINH DOANH LÂM NGHIỆP?

I. Ý TƯỞNG KINH DOANH

TÌM Ý TƯỞNG KINH DOANH Ở ĐÂU?

ý tưởng kinh doanh tốt

Ý tưởng kinh doanh là gốc rễ định hình cho một người khởi nghiệp, là sự chọn lựa loại kinh doanh trong quá trình bắt đầu xây dựng doanh nghiệp. Ý tưởng kinh doanh giúp định hướng cho hoạt động kinh doanh với những yếu tố khác biệt, hiệu quả, tạo nên lợi thế kinh doanh và hiệu quả kinh doanh. Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của { tưởng kinh doanh.

Ý tưởng kinh doanh có đặc điểm:

1. Tính vượt trội là ưu thế cụ thể sản phẩm, dịch vụ hơn hẳn mọi thứ hiện có. 2. Tính độc đáo thể hiện sự sáng tạo, khác biệt có thể sử dụng. 3. Tính mới là { tưởng đầu tiên chưa có trên thị trường. 4. Tính thực dụng là lợi nhuận thật sự khi đáp ứng nhu cầu của con người

Những loại hình kinh doanh chủ yếu và có thể kết hợp. Bạn chọn loại nào?

1. Kinh doanh thương mại là mua hàng hoá từ người bán buôn hoặc người sản xuất và đem bán cho khách hàng hoặc những người kinh doanh khác. Ví dụ bạn có thể cung cấp các vật tư như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các trang thiết bị, công cụ, cây giống cho người dân, doanh nghiệp sản xuất trồng cây lâm nghiệp.

2. Kinh doanh sản xuất là làm ra sản phẩm từ gỗ, gỗ bóc, gỗ xẻ, dăm gỗ, lâm sản ngoài gỗ như các vật dụng từ mây, tre, nứa, hoặc chưng cất các loại tinh dầu

3. Kinh doanh dịch vụ có thể là cung cấp tư vấn chuyên môn hoặc cung ứng sức lao động, vận chuyển, khai thác gỗ, sửa chữa máy móc khai thác gỗ, du lịch cộng đồng là một số ví dụ cho việc kinh doanh dịch vụ.

4. Kinh doanh nông lâm nghiệp là việc kinh doanh sản xuất, trồng rừng cây gỗ lớn, cây dược liệu, cây tinh dầu, nuôi gà dưới tán rừng...Doanh nghiệp kinh doanh nông lâm nghiệp có thể là một trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã hay công ty trồng rừng.

Làm thế nào để tìm được ý tưởng kinh doanh tốt?

Ý tưởng kinh doanh từ kết hợp định hướng hàng hóa và khách hàng

1. Các hộ gia đình trồng rừng cần mua cây giống mới với giá cả và chất lượng như thế này, tôi có những kỹ năng cần thiết sản xuất cây giống, vì thế tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của họ về mặt hàng này.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

8

2. Các gia đình mới xây dựng cần mua đồ gỗ theo thiết kế của họ. Tôi biết thiết kế và đóng đồ gỗ và tôi có thể thoả mãn nhu cầu của họ với việc bắt đầu kinh doanh xưởng đồ gỗ.

3. Các nhóm thợ khai thác gỗ hay bị hỏng cưa máy trong quá trình làm việc, tôi biết sửa máy cưa, vì thế tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của họ.

Ý tưởng từ các cơ hội kinh doanh

Có những cơ hội nào quanh bạn? Hãy quan sát, suy nghĩ về những khó khăn mà mọi người đã gặp phải khi giải quyết nhu cầu hoặc các vấn đề của họ như:

Những khó khăn mà chính bạn đã gặp phải khi đi mua các sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ về kinh doanh lâm nghiệp tại địa phương;

Khó khăn trong công việc do dịch vụ tồi hoặc thiếu nguyên vật liệu;

Những vấn đề khiến các doanh nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp khác thất bại là gì?

Các vấn đề mà những người khác gặp phải từ những lời phàn nàn để tìm hiểu xem họ có những nhu cầu và khó khăn gì.

Sản phẩm, dịch vụ nào liên quan kinh doanh lâm nghiệp còn thiếu trong cộng đồng của bạn.

Những chương trình, dự án, kế hoạch về lâm nghiệp nào đang khó khăn, chậm tiến độ, vấn đề là gì?

Những nguy cơ của kinh doanh lâm nghiệp tại địa phương là gì?

Ý tưởng kinh doanh gồm ba loại chủ yếu và có thể kết hợp. Bạn chọn loại nào?

1. Sản phẩm mới sẽ tạo lợi thế mạnh mẽ vì thường không có đối thủ cạnh tranh. 2. Dịch vụ mới dễ bị sao chép làm theo hơn là sản phẩm cần được bảo hộ 3. Cách thức mới có thể thay đổi tình trạng kinh doanh kém sẵn có trên thị trường.

Ý TƯỞNG KINH DOANH ĐƯỢC VIẾT RA THẾ NÀO?

Ý tưởng kinh doanh là mô tả ngắn và chính xác những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp dự định. Ý tưởng kinh doanh cho bạn biết:

Bạn sẽ bán sản phẩm hay dịch vụ gì?

Bạn sẽ bán cho ai?

Bạn sẽ bán sản phẩm, dịch vụ như thế nào?

Việc kinh doanh của bạn sẽ đáp ứng nhu cầu nào của khách hàng?

CÁI GÌ? Bạn sẽ bán sản phẩm hay dịch vụ gì? { tưởng kinh doanh nên căn cứ vào thế mạnh của bạn. Có thể bạn đã kinh nghiệm và được đào tạo về khai thác gỗ, { tưởng kinh doanh có thể là mua và khai thác gỗ rừng trồng.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

9

AI? Ai sẽ mua hàng hóa hay dịch vụ của bạn? Khách hàng của bạn có thể là cá nhân hay tập thể, có thể là các doanh nghiệp khác. Nếu bạn khai thác gỗ rừng trồng, khách hàng của bạn sẽ là những hộ gia đình, trang trại trồng rừng. NHƯ THẾ NÀO? Bạn sẽ bán sản phẩm, dịch vụ như thế nào? Bạn có thể quyết định bán ở cửa hàng, giao tận nhà hoặc bán cho các doanh nghiệp khác. ĐÁP ỨNG NHU CẦU GÌ? Việc kinh doanh của bạn sẽ đáp ứng nhu cầu nào của khách hàng? Tại sao người ta mua hàng, dịch vụ của bạn? Ý tưởng kinh doanh cần phải có khách hàng và dựa trên nhu cầu của khách hàng. Quan trọng là tìm ra cái khách hàng muốn và biết lắng nghe những khách hàng tương lai về { tưởng kinh doanh của bạn. Doanh nghiệp mới thường khó thu hút khách hàng. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn phải đưa ra được giải pháp để đáp ứng một hoặc nhiều nhu cầu cụ thể của khách hàng. Hiểu được nhu cầu của những người trong cộng đồng là điều quan trọng.

Nếu bạn nghĩ doanh nghiệp của bạn cung cấp sản phẩm hay dịch vụ tốt nhất thì chắc chắn có khách hàng là một điều sai lầm. Bởi vì hàng hóa, dịch vụ mới không có nghĩa là có nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ đó. Cần phải chắc chắn có nhu cầu cho sản phẩm, dịch vụ của bạn.

VÍ DỤ Ý TƯỞNG KINH DOANH

Anh Quân là người trồng cây keo lấy gỗ theo kinh nghiệm. Nhưng anh hiểu rằng chỉ trồng keo sẽ không có nhiều lợi nhuận. Anh lập kế hoạch dành một phần đất để làm vườn ươm cây giống lâm nghiệp và cây ăn quả. Anh đã tham dự khóa tập huấn về làm vườn do Hội nông dân huyện tổ chức. Anh cũng hiểu được nhu cầu của khách hàng cứ vào mùa trồng mới khó có thể mua ngay được cây giống tốt theo yêu cầu. Anh đã thống nhất với gia đình để đa dạng hóa các loại cây giống. Vợ và con gái giúp anh trong khâu tiếp thị và ghi chép sổ sách.

Ý TƯỞNG KINH DOANH

Tên doanh nghiệp: Trang trại sản xuất cây giống lâm nghiệp Anh Quân.

CÁI GÌ? Sản phẩm: cây giống lâm nghiệp và cây ăn quả các loại

Dịch vụ: vận chuyển, trồng cây theo yêu cầu.

AI? Bán lẻ: các hộ gia đình trồng rừng trong huyện

Bán buôn: cho các cửa hàng cây giống và các HTX trồng rừng.

BÁN THEO CÁCH?

Giao tận nơi cho các cửa hàng, khách hàng tập thể.

Bán tại trang trại cho khách lẻ hoặc đơn hàng nhỏ.

ĐÁP ỨNG NHU CẦU GÌ?

Tính sẵn có của cây giống tốt vào đúng vụ trồng mới.

Vận chuyển tới địa điểm do khách hàng yêu cầu.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

10

THỰC HÀNH Bạn hãy viết ra { tưởng kinh doanh của bạn!

Bây giờ bạn cần kiểm tra xem đó có phải là một { tưởng hay để tạo ra một công việc kinh doanh có tính cạnh tranh cao và có lãi. Bạn nên trao đổi { tưởng này với bạn bè và nên thu thập nhiều thông hơn về điểm mạnh, yếu của { tưởng kinh doanh của bạn, Phân tích SWOT là cách kiểm tra { tưởng kinh doanh thường dùng.

BẢNG PHÂN TÍCH SWOT (ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU; CƠ HỘI – NGUY CƠ)

BÊN TRONG DOANH NGHIỆP

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU Kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh.

Được đào tạo về kinh doanh, sản xuất cây giống.

Kiến thức đóng gói, vận chuyển cây giống.

Gia đình hỗ trợ về tiêu thụ, ghi chép.

Người lao động trong trang trại không được đào tạo về tiêu chuẩn sản xuất cây giống.

Chưa có giấy phép kinh doanh giống cây trồng

Kiến thức hạn chế về tính chi phí và định giá sản phẩm.

BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP CƠ HỘI NGUY CƠ

Quy hoạch vùng trồng rừng mới trong huyện.

Mô hình trồng keo xen với cây gỗ bản địa đang được khuyến khích áp dụng.

Nhiều loại giống cây mới được khuyến khích trồng.

Các Hộ gia đình, Doanh nghiệp trồng rừng muốn cung cấp giống tại địa điểm trồng.

Dư thừa cây giống cùng loại trên thị trường

Sâu bệnh nhiều

Cách giải quyết những yếu kém và nguy cơ

YẾU KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU

Người lao động trong trang trại không được đào tạo về tiêu chuẩn sản xuất cây giống

Tổ chức tập huấn về tiêu chuẩn sản xuất cây giống.

Chưa có giấy phép kinh doanh giống cây trồng Làm các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh giống cây trồng theo quy định

Hạn chế về tính chi phí và định giá sản phẩm Mời chuyên gia hỗ trợ ban đầu

NGUY CƠ PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU NGUY CƠ

Dư thừa sản phẩm cùng loại trên thị trường Đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới

Sâu bệnh nhiều Thực hiện phòng trừ tổng hợp và quy trình phòng, trừ chặt chẽ

Nếu bạn thấy rõ khả năng giải quyết khắc phục những điểm yếu, giảm thiểu các nguy cơ thì bạn có thể sử dụng { tưởng kinh doanh khả thi này cho các bước tiếp theo.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

11

THỰC HÀNH

Bây giờ cần đánh giá { tưởng kinh doanh của chính bạn theo các bước!

Viết ra những điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp của bạn và mọi cơ hội, nguy cơ bên ngoài doanh nghiệp.

So sánh số lượng điểm mạnh - điểm yếu và cơ hội - nguy cơ. Trả lời câu hỏi đối với { tưởng kinh doanh này thì số điểm mạnh nhiều hơn điểm yếu hay không?

Xem lại những thách thức, nguy cơ đã được xác định và nghĩ cách giảm thiểu, phòng ngừa nguy cơ.

Xem xét các điểm yếu đã được xác định và nghĩ cách khắc phục điểm yếu

BẢNG PHÂN TICH SWOT Ý TƯỞNG KINH DOANH CỦA BẠN BÊN TRONG DOANH NGHIỆP

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP

CƠ HỘI NGUY CƠ

Cách giải quyết những yếu kém và nguy cơ

YẾU VƯỢT QUA ĐIỂM YẾU

...

NGUY CƠ TỐI THIỂU HÓA NGUY CƠ

....

Sau khi cân nhắc, phân tích SWOT bạn sẽ đưa ra quyết định:

A. Tiếp tục với { tưởng kinh doanh B. Trở lại và thay đổi { tưởng kinh doanh C. Bỏ qua hoàn toàn { tưởng kinh doanh này

Nếu câu trả lời là A tiếp tục. Bạn sang bước tiếp theo

II. LẬP KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh là gì?

Đối với người khởi nghiệp, sau khi tìm kiếm và khẳng định { tưởng kinh doanh của mình có tính khả thi, người khởi nghiệp bắt tay xây dựng kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh là văn bản mô hình hóa { tưởng kinh doanh dựa trên các thông tin thị trường, các mục tiêu đặt ra và cách thức thực hiện nó.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

12

Vai trò của kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là công cụ quản l{ giúp xác định các mục tiêu, chiến lược, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp, đưa ra các phương hướng kinh doanh và phương thức để thực hiện đạt các mục tiêu..

Kế hoạch kinh doanh giúp bạn có được tầm nhìn tốt hơn cho việc kinh doanh trong tương lai. Kế hoạch kinh doanh sử dụng để đánh giá { tưởng, điều hành hoạt động kinh doanh, có thể dùng nó để vay vốn tại ngân hàng, tìm kiếm cơ hội từ các nhà đầu tư và tuyển dụng nhân viên, người lao động.

Nội dung bản kế hoạch kinh doanh bao gồm những gì?

Tóm tắt kế hoạch kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh

Kế hoạch marketing

Loại hình doanh nghiệp

Nhân sự

Chi phí

Kế hoạch tài chính

Nhu cầu, nguồn vốn khởi nghiệp

Các phụ lục

Tóm tắt là trang đầu tiên của kế hoạch kinh doanh, mô tả sơ bộ về { tưởng kinh doanh và những thông tin quan trọng của kế hoạch kinh doanh. Bạn sẽ hoàn thành các phần của kế hoạch kinh doanh trước khi viết phần này. Tóm tắt cần viết rõ ràng, ngắn gọn vì đây là ấn tượng ban đầu về công việc kinh doanh mới của bạn với mọi người.

Để lập được bản kế hoạch kinh doanh cần thực hiện lần lượt qua các bước sau:

BƯỚC 1. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG CHO KHỞI NGHIỆP LÂM NGHIỆP

Bạn phải trả lời được các câu hỏi sau đây: (1) Ai sẽ là khách hàng của tôi?; (2) Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trong vùng?; và (3) Tôi có thể bán được số lượng bao nhiêu?

Ai sẽ là khách hàng của bạn?

Khách hàng rất quan trọng với công việc kinh doanh. Thỏa mãn khách hàng nghĩa là bán được nhiều hơn và lợi nhuận cao hơn. Thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng làm cho họ trở lại liên tục, họ sẽ là người quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn đi xa hơn.

Để có thông tin về khách hàng bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

Ai là khách hàng của bạn? Nhu cầu? Sản phẩm hay dịch vụ nào thảo mãn được nhu cầu của họ? Yêu cầu cụ thể về sản phẩm, dịch vụ như kích cỡ? Chất lượng? Giá cả? Giao hàng?

Họ là khách hàng cá nhân hay tập thể? Là doanh nghiệp? Là cửa hàng? ..địa chỉ cụ thể?

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

13

Họ tiêu bao nhiêu tiền cho các loại sản phẩm? Họ thường mua ở đâu? Khi nào? Bao lâu mua một lần? Như thế nào?

Họ sẵn sàng trả giá nào? Mua với số lượng bao nhiêu?

Số lượng khách hàng có tăng hay giữ nguyên trong tương lai?

Tại sao họ lại mua sản phẩm hay dịch vụ này?

Ai sẽ là đối thủ cạnh tranh của bạn?

Trừ trường hợp bạn có một { tưởng kinh doanh thực sự khác biệt, còn thông thường sẽ có những doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh cùng danh mục hàng hóa với bạn. Họ là những đối thủ cạnh tranh với bạn. Bạn có thể học được rất nhiều điều từ họ.

Bạn hãy tìm ra những câu trả lời cho những câu hỏi sau:

Ai là khách hàng của họ?

Họ cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng thế nào?

Hàng hóa, dịch vụ của họ có sẵn không? Có cung cấp dịch vụ cộng thêm gì không?

Họ bán giá nào? Khuyến mãi?

Họ bán hàng, phân phối hàng hóa thế nào?

Trang thiết bị, cơ sở vật chất của họ thế nào?

Nhân viên của họ có được đào tạo, trả lương cao không?

Họ quảng bá, xúc tiến sản phẩm, dịch vụ thế nào?

Doanh số của họ bao nhiêu/tháng?

Lập kế hoạch marketing cho công việc kinh doanh của bạn

Bản kế hoạch marketing là bản mô tả chi tiết cách mà doanh nghiệp của bạn thu hút làm cho khách hàng muốn mua hàng của bạn như thế nào. Kế hoạch marketing sẽ giúp bạn xác định những đặc tính quan trọng mà khách hàng mong muốn từ sản phẩm, dịch vụ của bạn, giá cả mà khách hàng sẽ trả và cách mà họ sẽ mua hàng hóa, dịch vụ của bạn.

Bạn sẽ tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:

Doanh nghiệp của bạn cần làm gì để tăng được doanh thu?

Doanh nghiệp của bạn cần làm gì để cung cấp được sản phẩm với giá khách hàng muốn trả?

Doanh nghiệp của bạn cần làm gì để tìm được địa điểm, cách giao hàng tiện lợi cho khách hàng?

Doanh nghiệp của bạn cần làm gì để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của bạn đến với khách hàng?

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

14

Bạn cần sử dụng công cụ Marketing hỗn hợp cho bản kế hoạch marketing của mình với các nội dung chính là: SẢN PHẨM; GIÁ; ĐỊA ĐIỂM, XÚC TIẾN BÁN HÀNG, CON NGƯỜI.

Sản phẩm: Sản phẩm, dịch vụ nào bạn sẽ bán cho khách hàng?

Nếu bạn làm vườn ươm cây giống lâm nghiệp thì sản phẩm là cây giống các loại, dịch vụ có thể là tư vấn chọn loại cây phù hợp, vận chuyển hay trồng cây.

Sản phẩm có thể riêng lẻ hoặc rộng hơn là một gói sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Nói đến sản phẩm có nghĩa là bao gồm chất lượng, màu sắc, kích cỡ, bao bì, phụ kiện đi kèm, dịch vụ đi kèm và chế độ bảo hành, bảo trì. Ví dụ nếu bạn làm vườn ươm cây giống thì sản phẩm của bạn là cây giống đúng tiêu chuẩn trong bầu, đóng gói 50 bầu cây một sọt, có thêm 5% cây dự phòng và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây và bảo hành sau trồng 1 tháng.

THỰC HÀNH

Bạn cần vào Kế hoạch sản phẩm sau:

SẢN PHẨM, DỊCH VỤ HOẶC CHỦNG LOẠI SẢN PHẨM

SẢN PHẨM 1 SẢN PHẨM ...

CHẤT LƯỢNG

MÀU SẮC

KÍCH CỠ

BAO BÌ

Giá cả: Bạn sẽ bán cho khách hàng với giá nào?

Giá cả là mức giá mà bạn muốn khách hàng trả cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Bao gồm cả các khoản giảm giá hay bán chịu cho khách hàng. Để định giá bạn cần nắm được:

Các chi phí của mình, muốn có lợi nhuận thì cần định giá cao hơn chi phí của bạn đã bỏ ra.

Biết mức giá mà khách hàng chấp nhận trả cho hàng hóa, dịch vụ của bạn.

Giá bán của các đối thủ cạnh tranh. Mức giá thấp nhất, cao nhất của đối thủ giúp bạn có { tưởng về mức giá mà bạn có thể bán.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

15

THỰC HÀNH

Bạn cần vào Kế hoạch giá sau:

SẢN PHẨM, DỊCH VỤ HOẶC CHỦNG LOẠI SẢN PHẨM

SẢN PHẨM 1 SẢN PHẨM ...

GIÁ VỐN

MỨC GIÁ KHÁCH HÀNG CÓ THỂ TRẢ

GIÁ BÁN CỦA ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

GIÁ BÁN

LÝ DO BÁN GIÁ NÀY

GIẢM GIÁ CHO KHÁCH HÀNG SAU

LÝ DO GIẢM GIÁ....

Địa điểm: Bạn sẽ tiếp cận khách hàng ở đâu và bằng cách nào?

Địa điểm là nơi bạn chọn để tổ chức sản xuất, kinh doanh. Địa điểm rất quan trọng bởi vì doanh nghiệp rất cần một nơi tiện lợi cho khách hàng, nếu không gần được khách hàng thì cần phải đưa sản phẩm, dịch vụ đến nơi mà khách hàng có thể dễ dàng mua hàng của bạn. Nếu bạn thành lập doanh nghiệp sản xuất thì cần phải bán hàng thông qua các kênh phân phối khác nhau, có thể là trực tiếp như chợ, bán tại nơi sản xuất, giao hàng tận nhà hoặc kênh gián tiếp như bán cho người bán buôn, bán lẻ. Trước khi lựa chọn kênh phân phối cần so sánh ưu điểm, nhược điểm của từng loại và chi phí phân phối là rất quan trọng..

THỰC HÀNH

Bạn cần vào Kế hoạch địa điểm sau:

VỊ TRÍ. Mô tả vị trí bán hàng dự kiến; Các hoạt động bán hàng tại nơi sản xuất.

LÝ DO CHỌN VỊ TRÍ NÀY Dễ dàng giao hàng tận nơi Kết hợp giới thiệu quy trình sản xuất

VỊ TRÍ BÁN HÀNG CỦA BẠN

LÝ DO CHỌN VỊ TRÍ NÀY

PHƯƠNG THỨC PHÂN PHỐI NÀO Qua cửa hàng bán buôn; Qua cửa hàng bán lẻ; Qua doanh nghiệp khác; Trực tiếp cho người tiêu dùng; Qua mạng/bán hàng online.

LÝ DO CHỌN PHƯƠNG THỨC PHÂN PHỐI Sản phẩm được tiếp cận hàng ngày; Sản phẩm tươi, mới; Sản phẩm có thường xuyên...

PHƯƠNG THỨC PHÂN PHỐI CỦA BẠN

LÝ DO CHỌN PHƯƠNG THỨC PHÂN PHỐI

Xúc tiến bán hàng: Bạn sẽ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn với khách hàng như thế nào? Bạn thu hút khách mua hàng bằng cách nào?

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

16

Bạn có thể thực hiện quảng cáo, khuyến mại và tiếp cận công chúng.

Quảng cáo là đưa thông tin đến khách hàng để làm cho họ quan tâm và mua hàng hóa, dịch vụ của bạn nhiều hơn.

Khuyến mại là tất cả mọi việc bạn làm để thu hút và khuyến khích khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn.

Tiếp cận công chúng thông qua nhiều kênh như tổ chức sự kiện, buổi nói chuyện, báo viết, đài phát thanh, truyền hình hay mạng xã hội.

Bạn cũng cần tìm hiểu các doanh nghiệp trong khu vực quảng bá sản phẩm bằng những cách nào? Và làm thế nào nhân viên của bạn cải thiện cách giới thiệu về việc kinh doanh của họ.

Sau khi lựa chọn được các phương pháp quảng bá, xúc tiến bán hàng, bạn cần cân nhắc kỹ về chi phí bỏ ra cho mỗi phương pháp.

THỰC HÀNH

Bạn cần vào Kế hoạch xúc tiến sau:

QUẢNG CÁO

LOẠI HÌNH QUẢNG CÁO CỦA BẠN? (Bảng hiệu, tờ rơi, thăm khách hàng, website, facebook....)

CHI TIẾT CHI PHÍ

XÚC TIẾN BÁN HÀNG

XÚC TIẾN BÁN HÀNG CỦA BẠN? (Truyền miệng, khuyến mại, quan hệ công chúng..)

BƯỚC 2. LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHO KHỞI NGHIỆP LÂM NGHIỆP? Doanh nghiệp hoạt động cần được cấp phép và đăng k{ hợp pháp. Có nhiều hình thức để bạn lựa chọn như HỘ KINH DOANH CÁ THỂ, HỢP TÁC XÃ, CÔNG TY HỢP DANH, CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN, CÔNG TY CỔ PHẦN.

Để lựa chọn đúng bạn cần trả lời những câu hỏi sau: (1) Loại hình doanh nghiệp nào phù hợp nhất với bạn. Nếu bạn muốn kinh doanh cùng các thành viên khác thì lựa chọn có thể là hợp tác xã. Nhưng nếu bạn muốn kinh doanh riêng gia đình bạn có thể lựa chọn đăng k{ trở thành hộ kinh doanh cá thể; (2) Bạn đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để đăng k{ loại hình doanh nghiệp đó chưa?; (3) Bạn đã có đầy đủ các nguồn lực cần thiết để đăng k{ loại hình doanh nghiệp đó chưa?; (4) Bạn đã có đủ các kỹ năng cần thiết để điều hành cơ sở kinh doanh của mình chưa?

Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất của mình. Hộ sản xuất không phải đăng k{ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

17

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm là các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng k{ kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản l{ hợp tác xã.

THỰC HÀNH Bạn cần vào Bảng loại hình kinh doanh

LOẠI HÌNH KINH DOANH Doanh nghiệp sẽ hoạtđộng theo hình thức: Ví dụ Hộ kinh doanh L{ do chọn hình thức này: thủ tục đơn giản, đăng k{ kinh doanh Chủ sở hữu: HỌ VÀ TÊN: KỸ NĂNG HIỆN CÓ: KINH NGHIỆM LIÊN QUAN:

HỌ VÀ TÊN: KỸ NĂNG HIỆN CÓ: KINH NGHIỆM LIÊN QUAN:

BƯỚC 3. THUÊ LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Khởi nghiệp kinh doanh có rất nhiều việc, có thể bạn không đủ thời gian hay kỹ năng để làm tốt mọi việc vì vậy cần thuê thêm người cho việc kinh doanh. Thực hiện như sau:

Liệt kê các công việc/hoạt động cần thực hiện tại cơ sở kinh doanh: Như làm đất, đóng bầu, ghép cây, chăm sóc...

Liệt kê các kỹ năng cần thiết cho từng hoạt động như: ghép mắt, ghép nêm...

Quyết định mỗi công việc, hoạt động cần bao nhiêu lao động?

Hoạt động nào tự làm, cần thuê lao động bán thời gian, cần thuê lao động hoàn toàn. Những lao động được thuê cần đảm bảo đủ có các kỹ năng cần thiết.

Cân nhắc những chi phí liên quan đến người lao động như lương, tiền công, các khoản đóng góp theo luật như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...

Tuân thủ các quy định của luật lao động như k{ kết hợp đồng, trả bảo hiểm..

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

18

THỰC HÀNH Bạn cần vào Bảng tổng hợp về nhân viên/người lao động sau:

CÔNG VIỆC (quản l{, điều hành, Lái xe, ..)

KỸ NĂNG, KINH NGHIỆM CẦN CÓ (làm vườn, bán hàng.)

THỰC HIỆN (ai? Thuê ai?)

TIỀN CÔNG

NHỮNG KHOẢN ĐÓNG GÓP KHÁC

(Bảo hiểm..)

TỔNG SỐ LAO ĐỘNG

TỔNG CHI PHÍ LAO ĐỘNG 1 THÁNG

BƯỚC 4. CHI PHÍ CHO SẢN PHẨM, DỊCH VỤ?

Chi phí là mọi khoản tiền mà cơ sở kinh doanh của bạn phải chi để tạo nên và bán các sản phẩm và dịch vụ. Tính chi phí sẽ giúp: Định giá sản phẩm; Tiết kiệm và quản l{ được các chi phí; Đưa ra những quyết định kinh doanh tốt hơn; Lập kế hoạch cho tương lai.

Các loại chi phí và cách tính. Chi phí được chia thành 2 loại:

Chi phí trực tiếp, còn gọi là chi phí biến đổi: bao gồm chi phí cho các nguyên vật liệu, đầu vào của sản xuất, dịch vụ ví dụ trong làm vườn ươm là hom giống, phân bón, thuốc sâu, túi bầu... và chi phí lao động trực tiếp như tiền công, tiền lương, phúc lợi. Chi phí này gọi là chi phí biến đổi vì nó thay đổi theo khối lượng sản phẩm sản xuất, cung cấp ra. Chi phí trực tiếp thường được tính theo diện tích hay trên một số lượng sản phẩm nhất định ví dụ: tổng chi phí nguyên vật liệu cho 1000m2 vườn ươm hay trên 10.000 cây giống. Tổng chi phí trực tiếp chia cho số sản phảm sản xuất ra ta được Chi phí trực tiếp cho một hoặc một đơn vị sản phẩm (A) ví dụ trong làm vườn ươm chi phí trực tiếp cho một cây keo lai hom là 1.000đ.

Chi phí gián tiếp còn gọi là chi phí cố định: bao gồm tiền thuê đất, mặt bằng, điện nước, khấu hao tài sản, và các chi phí khác bao gồm giấy phép kinh doanh, thuế, chi phí marketing, chi phí hành chính... Chi phí này không liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ và không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra vì vậy còn gọi là chi phí cố định. Chi phí gián tiếp thường được tính theo hàng tháng, theo vụ sản xuất hoặc hàng năm. Tổng chi phí gián tiếp chia cho số sản phẩm sản xuất ra ta được Chi phí gián tiếp cho một hoặc một đơn vị sản phẩm (B). Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng thì có thể phân bổ chi phí gián tiếp cho các sản phẩm theo quy định của doanh nghiệp. ví dụ trong làm vườn ươm chi phí gián tiếp cho một cây keo lai hom là 300đ.

Tổng chi phí= Tổng chi phí trực tiếp+ Tổng chi phí gián tiếp

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

19

Chi phí cho một/một đơn vị sản phẩm bằng tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp cho sản phẩm đó tức là (A+B). Chi phí cho sản xuất một cây keo lai hom là 1000đ+300đ= 1.300đ/cây. Hoặc

Chi phí cho một sản phẩm= Tổng chi phí/tổng số sản phẩm

BƯỚC 5. ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ?

Giá bán sản phẩm, dịch vụ căn cứ vào 3 yếu tố:

Tổng chi phí làm ra sản phẩm hoặc dịch vụ.

Giá mà khách hàng chi trả.

Mức giá của đối thủ cạnh tranh.

Định giá bán sản phẩm. ví dụ cho vườn ươm cây giống lâm nghiệp của Anh Quân: Tổng chi phí làm ra sản phẩm hoặc dịch vụ: 1.200đ/cây. Giá mà khách hàng chi trả. (ví dụ trong khoảng 1.600-1.800đ/cây). Mức giá của đối thủ cạnh tranh: 1.400-2.000đ/cây. Tổng hợp 3 yếu tố trên Anh Quân đặt mức giá bán là 1.700đ/cây.

BƯỚC 6. DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA TÔI?

Khi bắt đầu công việc kinh doanh mới, cần hết sức lưu { là: (i) Không bị thiếu tiền mặt và (ii) Phải có lãi. Thông thường doanh nghiệp của bạn có thể bị lỗ trong thời gian đầu, vì bạn có thể phải sử dụng vốn lưu động từ vốn khởi nghiệp để trả cho các chi phí ban đầu. Nhưng khi hết vốn khởi nghiệp, cơ sở kinh doanh của bạn phải có doanh thu bán hàng cao hơn so với chi phí, nếu không bị sẽ bị thiếu tiền mặt.

Có hai kế hoạch quan trọng về tài chính mà bạn sẽ phải chuẩn bị trước khi khởi nghiệp kinh doanh là Kế hoạch Doanh thu-Chi phí và Kế hoạch luân chuyển tiền mặt.

Kế hoạch Doanh thu-Chi phí.

Kế hoạch Doanh thu-Chi phí cho thấy doanh thu bán hàng, chi phí và lợi nhuận kinh doanh từng tháng của bạn. Kế hoạch này thường được thực hiện hàng năm.

Kế hoạch Doanh thu-Chi phí được lập qua các bước sau:

Dự báo doanh thu bán hàng qua mỗi tháng và cả năm đầu tiên. Ví dụ vườn ươm của bạn bán trung bình hàng tháng là 10.000 cây giống. Năm đầu tiên bán ra 120.000 cây, giá dự kiến là 1.700đ/cây. Tổng thu năm đầu tiên là 204.000.000đồng. Tổng thu mỗi tháng là 17.000.000đ

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

20

Tính tổng chi phí trực tiếp cho từng tháng cho năm đầu tiên. Ví dụ làm vườn ươm để sản xuất 120.000 cây cần chi phí hết 120.000 x 1.000đ/cây= 120.000.000đồng cho năm đầu tiên; chi phí trực tiếp cho mỗi tháng là 10.000cây x 1.000đ/cây= 10.000.000 đồng (có thể chi phí này lớn hơn ở những tháng đầu tiên và ổn định vào các tháng sau trong năm)

Tính tổng chi phí gián tiếp cho từng tháng cho năm đầu tiên. Ví dụ làm vườn ươm để sản xuất 120.000 cây cần chi phí hết 120.000cây x 300đ/cây= 36.000.000đồng cho năm đầu tiên; chi phí trực tiếp cho mỗi tháng là 10.000cây x 300đ/cây= 3.000.000 đồng/tháng.

Lợi nhuận. Hoàn thành kế hoạch Doanh thu-Chi phí, bạn tính được lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng thông qua các kết quả 3 bước trên. Ví dụ lợi nhuận gộp vườn ươm là:

o Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu- Tổng chi phí trực tiếp. Ví dụ Lợi nhuận gộp của Vườn ươm = 204.000.000đ-120.000.000đ= 84.000.000đồng/năm (7.000.000đ/tháng)

o Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu- (Tổng chi phí trực tiếp+Tổng chi phí gián tiếp) . Ví dụ Lợi nhuận ròng của Vườn ươm = 204.000.000đ- (120.000.000đ+ 36.000.000đ) = 48.000.000đồng/năm (4.000.000đ/tháng).

Lợi nhuận= Tổng doanh thu- Tổng chi phí Kế hoạch kinh doanh cũng cần chỉ ra mức lợi nhuận để đảm bảo ứng phó với những trục trặc xảy ra trong kinh doanh như Doanh thu có thể thấp hơn so với mong đợi hoặc máy móc bị hư hỏng..

THỰC HÀNH Ban sẽ lập bảng doanh thu hàng tháng theo ví dụ sau (triệu đồng):

CHI TIẾT T1 T2 T3 T... T... T.. TỔNG

DOANH THU 17 17 17 17 17 17 204

CHI NGUYÊN VẬT LIỆU 5 5 5 5 5 5 60

CHI CÔNG LAO ĐỘNG 5 5 5 5 5 5 60

LỢI NHUẬN GỘP 7 7 7 7 7 7 84

CHI PHÍ GIÁN TIẾP 3 3 3 3 3 3 36

LỢI NHUẬN RÒNG 4 4 4 4 4 4 48

BƯỚC 7. KẾ HOẠCH LƯU CHUYỂN TIỀN MẶT CỦA TÔI?

Kế hoạch lưu chuyển tiền mặt cho bạn biết mong đợi thu được bao nhiêu tiền mặt và chi ra bao nhiêu mỗi tháng. Kế hoạch này đảm bảo có đủ tiền mặt cho bạn trong bất cứ thời điểm nào.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

21

Kế hoạch lưu chuyển tiền mặt được lập cho cả năm theo từng tháng gồm các bước:

1. Xác định lượng dư tiền mặt đầu tháng bao gồm tiền mặt có trong quỹ và số tiền trong tài khoản ngân hàng (A). Ví dụ làm vườn ươm 50.000.000đ

2. Xác định doanh thu bán hàng thu tiền mặt tháng 1 hàng năm dựa trên Kế hoạch Doanh thu-Chi phí (B) 34.000.000đ

3. Các khoản thu khác bằng tiền mặt, ví dụ từ các khoản vay, nguồn đầu tư, tài trợ khởi nghiệp kinh doanh (C) 40.000.000đ

4. Xác định tổng thu tiền mặt bao gồm 3 khoản kể trên = A+B+C = 50.000.000đ+34.000.000đ+ 40.000.000 đ= 124.000.000đ

5. Chi trả nguyên vật liệu trực tiếp bằng tiền mặt trên Kế hoạch Doanh thu-Chi phí(D) 30.000.000đ

6. Chi trả chi phí lao động trực tiếp bằng tiền mặt(E) 20.000.000đ 7. Chi trả chi phí gián tiếp bằng tiền mặt(G) 15.000.000đ 8. Chi trả chi phí đầu tư trang thiết bị bằng tiền mặt(H) 5.000.000đ 9. Chi trả chi phí trả nợ vay bằng tiền mặt(I) 20.000.000đ 10. Chi trả chi phí khác bằng tiền mặt(K) 4.000.000đ 11. Xác định tổng chi tiền mặt bao gồm 6 khoản kể trên = D+E+G+H+I+K =

30.000.000đ+20.000.000đ+15.000.000đ+ 5.000.000đ+ 20.000.000đ+ 4.000.000đ= 94.000.000đ

Dư tiền mặt cuối tháng 1 bằng Tổng thu tiền mặt- Tổng chi tiền mặt= 124.000.000đ-94.000.000đ= 30.000.000đ. Các tháng tiếp theo cách tính tương tự.

Lượng dư tiền mặt= Tổng thu tiền mặt- Tổng chi tiền mặt

THỰC HÀNH Bạn sẽ lập bảng lưu chuyển tiền mặt hàng tháng theo ví dụ (triệu đồng)

CHI TIẾT T1 T2 T3 T4 T5 T6 ...

DƯ TIỀN MẶT ĐẦU THÁNG 50 30 20 20 20 20

DOANH THU BẰNG TIỀN MẶT 34 34 34 34 34 34

KHOẢN THU KHÁC BẰNG TIỀN MẶT 40 20 20 20 20 20

TỔNG THU TIỀN MẶT 124 84 74 74 74 74

CHI PHÍ TRỰC TIẾP NVL, CÔNG ... 50 50 50 50 50 50

CHI PHÍ GIÁN TIẾP, CHI KHÁC... 44 14 4 4 4 4

TỔNG CHI TIỀN MẶT 94 64 54 54 54 54

DƯ TIẾN MẶT CUỐI THÁNG 30 20 20 20 20 20

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

22

BƯỚC 8. TÍNH SỐ VỐN ĐỂ KHỞI NGHIỆP LÂM NGHIỆP

Vốn khởi nghiệp là số tiền bạn cần có để bắt đầu công việc kinh doanh. Bạn cần đảm bảo rằng có đủ tiền để tồn tại cho đến khi doanh thu lớn hơn chi phí bỏ ra. Bạn cần vốn khởi nghiệp để: Mua máy móc, thiết bị gọi là VỐN ĐẦU TƯ và Tiền chi cho hoạt động của doanh nghiệp gọi là VỐN LƯU ĐỘNG. Tổng vốn khởi nghiệp= Tổng vốn đầu tư + Tổng vốn lưu động

Vốn đầu tư

A. Đầu tư vào nhà xưởng, văn phòng. Ví dụ vườn ươm: vườn lưới, hàng rào, đường đi hết 100.000.000đ

B. Đầu tư vào máy móc, thiết bị: Ví dụ vườn ươm máy bơm, xe rùa vận chuyển... hết 10.000.000đ

Tổng vốn đầu tư cần có: A+B = 110.000.000đ

Vốn lưu động

Bạn thường phải điều hành doanh nghiệp một thời gian, trước khi thu được tiền bán hàng. Vốn lưu động dùng để chi:

C. Hàng tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm. Cần phải ước tính cần bao nhiêu nguyên vật liệu cho sản xuất và nhận được thanh toán. Ví dụ làm vườn ươm ước tính cần cho mua hom giống, túi, phân bón... 20.000.000đ

D. Quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ làm vườn ươm ước tính cần cho làm bảng hiệu, pa no 2.000.000đ

E. Tiền lương, tiền công cần phải trả ngay trong giai đoạn khởi nghiệp, được tính bằng số tháng trước khi doanh thu có thể trang trải được chi phí x tiền lương, tiền công hàng tháng. Ví dụ làm vườn ươm ước tính 3 tháng x 6.000.000đ/tháng tiền công ... 18.000.000đ

F. Tiền thuê nhà xưởng, địa điểm bán hàng. Ví dụ làm vườn ươm ước tính 6 tháng x 2.000.000 đ/tháng tiền thuê địa điểm ... 12.000.000đ

G. Tiền thuê máy móc, thiết bị. Ví dụ làm vườn ươm ước tính 1 tháng x 5.000.000 đ/tháng tiền thuê máy làm đất, xe vận chuyển ... 5.000.000đ

H. Bảo hiểm. Các loại bảo hiểm. Ví dụ làm vườn ươm ước tính 10.000.000đ/năm

I. Chi phí khác: điện, văn phòng phẩm, lãi vay, đăng k{, cấp phép. Tiền thuê nhà xưởng, địa điểm bán hàng. Ví dụ làm vườn ươm ước tính 1.000.000đ/tháng x 3 tháng trước khi trước khi doanh thu có thể trang trải được chi phí= 3.000.000 đ.

Tổng vốn lưu động cần có: C+D+E+F+G+H+I = 70.000.000đ

Tổng vốn khởi nghiệp = Tổng vốn đầu tư + Tổng vốn lưu động. Ví dụ làm vườn ươm Tổng vốn khởi nghiệp = 110.000.000 đ+ 70.000.000đ = 180.000.000 đồng

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

23

BƯỚC 9. NGUỒN VỐN KHỞI NGHIỆP LÂM NGHIỆP?

Nguồn vốn cho khởi nghiệp kinh doanh lâm nghiệp bao gồm 2 nguồn là NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU và NGUỒN VỐN VAY

NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU: Để có nguồn vốn của mình cho khởi nghiệp. Bạn cần chuẩn bị cho Kế hoạch Tài chính Cá nhân theo các bước sau:

a. Xác định tiền thu vào bao gồm:

Tiết kiệm cá nhân

Lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ công việc hiện tại của bạn.

Bạn có thể chuyển tài sản thành tiền như cổ phiếu, trái phiếu, bán đồ đạc..

Ví dụ, bạn có tổng số tiền thu vào từ 3 khoản trên là 80.000.000đ.

b. Ước tính xem bao lâu thì bạn có thể trang trải cho bản thân và gia đình bằng tiền từ công việc kinh doanh. Ví dụ làm vườn ươm cần 3 tháng.

c. Ước tính số tiền bạn cần trong thời gian này để trang trải cho bản thân và gia đình bằng tiền từ công việc kinh doanh. Số tiền này bao gồm:

Chi trả cho những nhu cầu cơ bản của cuộc sống như mua thực phẩm, mua dịch vụ thuê ngoài như thuê nhà, tiền điện...

Chi cho các nghĩa vụ tài chính khác thường kz như học phí cho con...

Khoản dự phòng cho chữa bệnh, đột xuất...

Ví dụ, bạn có tổng số tiền chi cho 3 khoản trên là 10.000.000đ/tháng x 3 tháng = 30.000.000đ.

d. Khoản cần giữ lại cho trường hợp khẩn cấp và phòng khi việc kinh doanh thất bại.

Ví dụ, bạn dự kiến giữ lại 20.000.000đ.

Tổng số tiền bạn cần chi là: 30.000.000đ + 20.000.000đ = 50.000.000đ

e. Số tiền còn lại cho khởi nghiệp kinh doanh từ nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng số tiền thu được - Tổng số tiền cần chi. Ví dụ, số tiền của bạn là = 80.000.000đ-50.000.000đ = 30.000.000đ

NGUỒN VỐN VAY Có nhiều nguồn tiền có thể tài trợ cho hoạt động nông, lâm nghiệp gồm: Vay cá nhân; Vay cộng đồng, vay của hợp tác xã; Các chương trình vay của Chính phủ; Các ngân hành thương mại; Các tổ chức phi chính phủ và tài trợ từ các cơ quan phát triển.

a. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu không đủ, bạn sẽ vay từ các tổ chức tín dụng cho khởi nghiệp. Bạn cần lựa chọn một tổ chức với các điều khoản phù hợp, bao gồm cả các điều khoản về thanh toán, lãi suất. Ví dụ bạn vay có thế chấp Agribank 50.000.000đ

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

24

b. Một số nhà cung cấp có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ trả sau cho bạn, có thể đầu tư một số vật tư đầu vào, nhận bao tiêu toàn bộ hay một phần sản phẩm; hoặc chỉ thu tiền sau khi bán sản phẩm.

c. Bạn có thể vay từ các Chương trình cho vay và tài trợ của Chính phủ như Chương trình Khởi nghiệp, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và trang trại, Hợp tác xã...Ví dụ bạn vay từ Chương trình khởi nghiệp 50.000.000đ

d. Bạn có thể vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ hỗ trợ phát triển của Hội Nông dân, Hội LH phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM...Hoặc từ các tổ chức tín dụng vi mô. Ví dụ bạn vay từ quỹ hỗ trợ của Hội nông dân 50.000.000đ.

Tổng các khoản vay là: 50.000.000+50.000.000+ 50.000.000đ= 150.000.000 đ

Như vậy bạn đã xác định được đủ các nguồn vốn dành cho khởi nghiệp là bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Tổng số nguồn vốn cho khởi nghiệp = tổng số nguồn vốn chủ sở hữu + tổng các khoản vay. Ví dụ 30.000.000đ + 150.000.000đ = 180.000.000đ. Số tiền này đủ cho tổng vốn khởi nghiệp.

Tổng nguồn vốn khởi nghiệp= Tổng vốn chủ sở hữu+ Tổng vốn từ các khoản vay

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

25

BƯỚC 10. KẾ HOẠCH CỦA TÔI CÓ KHẢ THI KHÔNG? (Với mỗi câu hỏi bạn lựa chọn có hoặc không và đánh dấu X vào ô tương ứng)

TT CÂU HỎI CÓ KHÔNG

1 Bạn đã quyết định kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ nào chưa?

2 Bạn có biết ai sẽ bổ sung cho bạn những kỹ năng về kỹ thuật chưa?

3 Bạn có biết đối tượng khách hàng của mình là ai không?

4 Bạn có biết nhu cầu và sở thích của họ không?

5 Bạn đã hỏi khách hàng tiềm năng về doanh nghiệp của bạn chưa?

6 Bạn có biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai không?

7 Bạn có biết giá bán của đối thủ cạnh tranh của mình là bao nhiêu?

8 Bạn đã quyết định giá bán của mình là bao nhiêu chưa?

9 Bạn có địa điểm kinh doanh tốt cho doanh nghiệp của mình chưa?

10 Bạn có biết cách để tiếp cận khách hàng không?

11 Bạn có biết làm thế nào để quảng cáo truyền miệng tốt nhất ?

12 Bạn đã quyết định hình thức nào để quảng bá sản phẩm dịch vụ chưa?

13 Bạn đã biết chi phí quảng cáo là bao nhiêu chưa?

14 Bạn đã lên kế hoạch về số lượng hàng bán ra chưa?

15 Bạn đã biết về mức sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ của mình chưa?

16 Bạn đã biết mình cần bao nhiêu nguyên vật liệu chưa?

17 Bạn đã quyết định cần lao động như thế nào chưa?

18 Bạn đã biết tổ chức nhân viên như thế nào chưa?

18 Bạn đã quyết định sẽ đầu tư vào đâu chưa?

20 Bạn đã biết cách tính khấu hao tài sản chưa?

21 Bạn có nắm được tổng chi phí kinh doanh chưa?

22 Bạn đã lập kế hoạch Doanh thu-Chi phí chưa?

23 Bạn đã lập kế hoạch lưu chuyển tiền mặt chưa?

24 Bạn có thể điều chỉnh giá bán dựa trên chi phí ước tính không?

25 Bạn đã tính được cần bao nhiêu vốn để bắt đầu kinh doanh chưa?

26 Bạn có thể có được số vốn khởi nghiệp cần thiết không?

27 Bạn có thể tìm được nguồn tài chính để vay không?

28 Bạn đã quyết định hình thức pháp l{ cho cơ sở của mình chưa?

29 Bạn có biết yêu cầu pháp luật với việc kinh doanh của bạn không?

30 Bạn có biết cơ sở kinh doanh của bạn cần loại bảo hiểm gì không?

Nếu số lượng câu trả lời là “CÓ” là:

30: Bạn đã chuẩn bị kỹ và có thể bắt đầu công việc kinh doanh của bạn

20-29: Bạn nên xem lại những câu trả lời là”KHÔNG” và chuẩn bị thêm cho đến khi bạn có thể thực sự tự tin trả lời “CÓ” các câu hỏi đó.

10-19: Rất mạo hiểm nếu bạn bắt đầu kinh doanh. Bạn nên quay lại và bắt đầu làm lại Bản KHKD. Có thể bạn phải thay đổi { tưởng kinh doanh và bắt đầu lại từ đầu.

0-9: Không thể bắt đầu công việc kinh doanh. Bạn cần chọn { tưởng kinh doanh khác nếu bạn thực sự muốn làm chủ doanh nghiệp.

Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu kinh doanh chưa?

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

26

III. THỰC HIỆN KHỞI NGHIỆP KINH DOANH LÂM NGHIỆP

Giai đoạn thực hiện bao gồm các công việc như việc xây dựng nhà xưởng và công trình, lựa chọn công cụ, mua sắm thiết bị và lắp đặt... Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và nỗ lực nhất. Kết thúc giai đoạn này các hệ thống được xây dựng và kiểm định, hệ thống sản xuất được vận hành ổn định. Cụ thể:

Hoàn tất các thủ tục pháp l{, đăng k{ kinh doanh (nếu có).

Huy động nguồn lực cho hoạt động theo kế hoạch.

Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động tổng thể nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản l{ khác nhau được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ.

Quản l{ công việc kinh doanh bao gồm hàng loạt vấn đề như quản l{ thời gian, chi phí, nguồn vốn đầu tư, rủi ro, quản l{ hoạt động mua bán... Quá trình quản l{ được thực hiện trong suốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn vận hành công việc kinh doanh.

THỰC HÀNH Lập Kế hoạch hành động

HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN LIÊN HỆ THỜI GIAN NGƯỜI CHỊU

TRÁCH NHIỆM

SẢN PHẨM

GIÁ CẢ

ĐỊA ĐIỂM

QUẢNG BÁ TIẾP THỊ

LOẠI HÌNH KINH DOANH

LAO ĐỘNG

BẢO HIỂM, TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

CHI PHÍ

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

VỐN KHỞI SỰ CẦN CÓ

NGUỒN VỐN KHỞI SỰ

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

27

IV. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔI BIẾT CÔNG VIỆC KINH DOANH CỦA TÔI TIẾN TRIỂN TỐT Để đảm bảo chất lượng cùng tiến độ triển khai, việc kiểm soát công việc kinh doanh phải diễn ra liên tục, bám sát các yêu cầu cũng như { thức được nguồn lực hiện có để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, khắc phục phát sinh.

Bạn cần trả lời các câu hỏi dưới đây và lập kế hoạch theo dõi, giám sát:

Cần phải kiểm tra, giám sát những công việc nào?

Tần suất kiểm tra, giám sát là bao lâu?

Người thực hiện kiểm tra, giám sát là ai? Tự giám sát cũng rất quan trọng.

Những điểm kiểm tra, giám sát nào là trọng yếu?

Sử dụng công cụ, mẫu biểu theo dõi, giám sát, báo cáo nào?

Ghi chép, lưu giữ, chia sẻ, khai thác tài liệu, thông tin như thế nào?

THỰC HÀNH Lập Kế hoạch giám sát.

NỘI DUNG GIÁM SÁT THỜI GIAN AI GIÁM SÁT

(Ai chủ trì, ai tham gia..)

CÔNG CỤ (Báo cáo, bảng

kiểm, phiếu GS..)

ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC KINH DOANH

Tiến độ thực hiện các công việc (đầu vào, quá trình, đầu ra)

Chi phí cho từng công việc

Chất lượng công việc

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG

Các mục đích ban đầu có đạt được không?

Các sản phẩm/dịch vụ cung cấp có phù hợp với nhu cầu thị trường, được người tiêu dùng đón nhận không?

Lợi nhuận của khách hàng đạt được là bao nhiêu? Có đạt được các dự kiến như đã đặt ra ban đầu không?

Kết quả giám sát là cơ sở đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, và cải thiện.công việc kinh doanh của bạn.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

28

V. CẢI THIỆN CÔNG VIỆC KINH DOANH Để đánh giá hiệu quả hoạt động của công việc kinh doanh, bạn phải căn cứ vào kết quả giám sát 3 nhóm chỉ số chính, bao gồm:

Nhóm chỉ số về chất lượng kết quả đầu ra (sản phẩm/dịch vụ): Tùy thuộc vào từng loại kết quả đầu ra, chỉ số này có thể được đo lường theo các cách khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, việc đo lường chỉ số này có thể được phụ thuộc rất nhiều vào việc khảo sát Độ hài lòng của khách hàng/người tiếp nhận kết quả đầu ra.

Nhóm chỉ số về thời gian để thực hiện và đưa kết quả đầu ra đến với khách hàng/ người tiếp nhận.

Nhóm chỉ số về chi phí: Bao gồm các loại như chi phí chênh lệch giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra; chi phí làm lại do sai sót/ hỏng hóc trong quy trình; chi phí lợi nhuận từ các kết quả đầu ra…

Dựa vào những chỉ số được đánh giá bạn cùng người lao động cần xem lại việc triển khai, xác định được những thiếu sót và hạn chế trong kinh doanh hiện tại, để thiết kế, điều chỉnh (Quay lại giai đoạn lập kế hoạch), hoặc đúc kết ra các bài học kinh nghiệm để tránh những sai sót lặp lại, vận dụng kiến thức để đạt được những kết quả tốt hơn trong tương lai. Để cải thiện bạn cần áp dụng 2 quy trình là PDCA và 5S.

ÁP DỤNG QUY TRÌNH PDCA

PDCA hay Chu trình PDCA là chu trình cải tiến chất lượng liên tục bao gồm các giai đoạn:

Plan: Lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu;

Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện;

Check: Kiểm tra lại kế hoạch và kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch;

Act: Dựa trên kết quả kiểm tra, tiến hành cải tiến chương trình.

ÁP DỤNG 5S HIỆU QUẢ

5S là một phương pháp quản l{ xuất phát từ Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường làm việc, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn, giảm chi phí sản xuất. Bạn cần áp dụng 5S: SÀNG LỌC, SẮP XẾP, SẠCH SẼ, SĂN SÓC, SẴN SÀNG. Điều đặc biệt là 5S sẽ làm tăng hiệu suất, tinh thần làm việc của bạn và người lao động.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

29

PHẦN 4. MÔ HÌNH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

LÂM NGHIỆP.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

30

Tên mô hình khởi nghiệp: Nuôi gà thả vườn dưới tán rừng keo Anh Diệp Văn Cường, xóm Na Quán, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Anh Cường đã có kinh nghiệm nuôi gà, Anh thấy khách hàng ở thành phố thường hỏi mua gà thả vườn để sử dụng, nhà hàng thường dùng để làm phở, nấu lẩu. Anh đã tham dự lớp học về chăn nuôi gà an toàn do Phòng NN&PTNT huyện tổ chức. Gia đình anh đang có 1 ha rừng keo 4 năm tuổi nằm trong một thung lũng nhỏ độc lập. Anh quyết định nuôi gà dưới tán rừng keo, sử dụng ngô, thóc làm thức ăn và dự kiến nuôi gà theo quy trình an toàn.

Ý tưởng kinh doanh:

Sản phẩm: Nuôi gà thả vườn chất lượng thịt thơm ngon do được vận động, ăn mối, sâu bọ, ăn thóc, ngô, không ăn cám tổng hợp. Thời gian nuôi 4 tháng trở lên, trọng lượng trung bình đạt 1,6-1,8kg/con, nuôi theo qui trình ATSH.

Khách hàng: Hợp đồng với các nhà hàng, đại l{ bán gà ở thành phố Thái Nguyên, Hà Nội và khách hàng cá nhân thường xuyên.

Tiêu thụ: Bán ở cửa hàng tại chợ huyện, giao tận nhà cho nhà hàng, đại l{ bán gà và khách hàng cá nhân (khi có yêu cầu) ở thành phố Thái Nguyên, Hà Nội. Ngoài ra, cũng bán tại vườn cho khách hàng yêu cầu.

Đáp ứng nhu cầu: gà thả vườn chất lượng thịt thơm ngon, giao hàng tận nhà cho nhà hàng, đại l{ bán gà và cá nhân (khi có yêu cầu) ở thành phố Thái Nguyên, Hà Nội

Trong xã Nam Hòa cũng có các hộ chăn nuôi gà, nhưng chưa có hộ nào chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, không cám tổng hợp mà chỉ sử dụng thức ăn là ngô, thóc, đậu tương và một số lá thuốc thảo dược, nên anh cũng không lo lắng gì về sự cạnh tranh sản phẩm.

Trước khi vào lứa chăn nuôi đầu tiên, Anh Cường đã liên hệ với những khách hàng cũ và khách hàng mới là một số cửa hàng bán đồ ăn, bán phở tại Thành phố Thái Nguyên và Huyện Đồng Hỷ. Tổng hợp nhu cầu cho các khách hàng, anh chia rừng thành nhiều khu và quyết định thả gà giống 2000 con/lứa.

Anh đã chuẩn bị vốn cho bao gồm: (1) Vốn đầu tư: 420 triệu đồng và dự kiến sau 3 năm sẽ thu hồi lại được và (2) Vốn lưu động: cho 1 lứa 2000 gà trong 4 tháng trung bình hết 80 triệu đồng. Tổng số vốn Anh cần có là 500 triệu đồng. Anh đã có 200 triệu, Anh vay ngân hàng nông nghiệp 200 triệu, phần còn lại anh được bố mẹ cho mượn.

Chi phí gián tiếp: đầu tư làm một số chuồng gà đơn giản, Căng lưới khu vực chăn thả, mua máng ăn, uống, máy thái thức ăn xanh, các chi phí gián tiếp khác tổng cộng hết 420 triệu đồng. Dự kiến sau 3 năm, nuôi 6 lứa gà sẽ phải đầu tư lại, mỗi lứa chi 70 triệu đồng Chi phí trực tiếp: Giống gà, thóc, ngô, đậu tương, thuốc thú y, công lao động, công bán hàng cho 1 lứa gà 4 tháng 2000 con gà trung bình hết 80 triệu đồng Tổng chi: cho 1 lứa gà 2000 con là 150 triệu đồng. Doanh thu: Mỗi lứa trừ hao hụt anh bán ra 1800 con giá 160.000đ/con được 288 triệu đồng. Lợi nhuận: từ sản phẩm chính cho mỗi lứa gà là 288-150 = 138 triệu đồng. Số tiền này, anh Cường đã dùng trả một phần vốn vay, lãi ngân hàng và đầu tư cho lứa gà tiếp theo với số lượng 3.000 con. Ngoài khách hàng cũ, anh đã tiếp cận thêm được các khách hàng mới là cán bộ, giáo việ trong huyện có nhu cầu giao gà đến tận nhà.

Anh Cường cũng hỗ trợ các gia đình khác trong chăn nuôi gà và có dự kiến sẽ cùng với một số thành viên khác thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã nuôi gà thả vườn dưới tán rừng, vì anh muốn có sự bình đẳng trong k{ kết hợp đồng và dễ dàng hơn khi chứng nhận sản phẩm. Nếu ăn nên làm ra, anh sẽ bàn bạc với gia đình xây dựng cơ sở giết mổ, đóng gói, hút chất không và cấp đông thịt gà.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

31

Tên mô hình khởi nghiệp: Trồng và chế biến sản phẩm từ tinh dầu và thảo dược

HTX Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Bắt nguồn từ những lợi thế về kinh nghiệm trồng cây thuốc, đặc điểm khí hậu, đất đai nơi được vua L{ Thần Tông đặt tên “Sinh Dược” trong khu vực tâm linh Tràng An - Bái Đính, gắn liền với Cố đô Hoa Lư. Với sự khát khao làm giàu trên mảnh đất quê hương cùng kinh nghiệm bước đầu trong lĩnh vực hóa học. Hai Sinh viên của Đại học Bách Khoa Hà nội là anh Đức và chị L{ đã quyết định khởi nghiệp từ việc trồng, chế biến sản phẩm từ tinh dầu và thảo dược tại quê nhà Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình.

Ý tưởng kinh doanh:

Các sản phẩm: xà phòng tinh dầu, xà phòng thảo dược tự nhiên, thân thiện với người dùng. Khách hàng: khách du lịch Tràng An-Bái Đính, người dân địa phương, đại l{, cửa hàng mỹ phẩm thành phố Ninh Bình, Hà Nội.. Tiêu thụ: Chủ yếu bán tại khu chế biến, bán tại khu du lịch, giao tận nhà cho đại l{ và khách hàng cá nhân (khi có yêu cầu) ở thành phố Ninh Bình, Hà Nội, bán hàng online. Đáp ứng nhu cầu: Xà phòng tinh dầu, xà phòng thảo dược tự nhiên có chứng nhận chất lượng, sử dụng an toàn, thân thiện với môi trường, nhu cầu mua làm quà của khách du lịch. Hàng có thể giao tận nhà, tại các cửa hàng, đại l{ và cá nhân (khi có yêu cầu) ở thành phố Ninh Bình, Hà Nội.

Anh Đức và Chị L{ đã thực hiện việc khảo sát các sản phẩm trên thị trường và nhận thấy nhiều người mong muốn dùng xà phòng thảo dược tự nhiên an toàn, thân thiện với môi trường. Anh, Chị cũng tìm hiểu về thủ tục đăng k{ sản xuất xà phòng, sản phẩm được xếp vào nhóm mỹ phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi có đẩy đủ các thủ tục pháp l{, Anh, Chị đã tập trung vào nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới ngay tại nhà riêng. Anh, Chị đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ về { tưởng, về kinh nghiệm và vật chất từ các bạn đồng nghiệp và đặc biệt là gia đình. Để thuận lợi cho việc kinh doanh Anh,Chị đã bàn với 11 thành viên khác trong xã xây dựng HTX Sinh Dược.

Để chế biến xà phòng thảo dược tự nhiên cần một số vốn khá lớn tuy nhiên nhà xưởng ban đầu gia đình anh đã có sẵn, chỉ sửa chữa nhỏ cho phù hợp, hệ thống chưng cất tinh dầu, nấu xà phòng anh chị được hưởng lợi từ dự án Khuyến Công của tỉnh trị giá 300 triệu đồng nên Anh, Chị cần thêm 500 triệu đồng cho vốn đầu tư; về vốn lưu động cho năm đầu tiên là 300 triệu đồng. Vậy tổng số vốn Anh, Chị cần có là 800 triệu đồng. Tuy nhiên năm đầu tiên chỉ cần 600 triệu đồng để thực hiện kế hoạch. Anh, chị đã có 300 triệu và dự kiến sẽ vay các quỹ, chương trình hoặc ngân hàng nông nghiệp 300 triệu đồng nữa để thực hiện kế hoạch.

Chi phí gián tiếp: đầu tư làm thêm xưởng, mua máy cắt, đóng gói xà phòng, máy móc thiết bị khác và các chi phí gián tiếp khác trung bình 200 triệu đồng/năm.. Chi phí trực tiếp: phôi xà phòng nhập, tinh dầu, hóa chất, dung môi, chai lọ, bao bì, công lao động, công bán hàn, chi phí trực tiếp khác là 300 triệu đồng/năm Tổng chi: 500 triệu đồng/năm. Doanh thu: Dự kiến thu từ 20.000 bánh xà phòng thảo dược giá 30.000đ được 600 triệu đồng, thu từ nước rửa tay, cao thảo dược, tinh dầu được 100 triệu đồng. Tổng thu là 700 triệu đồng. Lợi nhuận năm đầu tiên: 700-500 triệu đồng được 200 triệu đồng.

Anh/Chị Đức, L{ dự kiến sẽ mở rộng vùng nguyên liệu, hỗ trợ một số cơ sở sản xuất vệ tinh và làm thêm du lịch, thu hoạch, chế biến thảo dược cho học sinh và khách tham quan.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

32

Tên mô hình khởi nghiệp: Trồng cây Ba kích dưới tán rừng

Nguyễn Hải Đính, thôn Náng, xã Thanh Luận, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang..

Ông Đính thấy khách du lịch tham quan Tây Yên Tử rất băn khoăn về chất lượng Ba Kích được bán làm quà có phải là Ba Kích của Việt Nam với công dụng tốt. Ông Đính đa tham gia tập huấn về Lập kế hoạch kinh doanh do Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức. Ông Đính hiện đang có 3 ha rừng keo và cây ăn quả mới trồng năm trước. Ông quyết định trồng Ba kích dưới tán rừng keo, sử dụng phân trâu, bò, lợn sẵn có trong gia đình để bón.

Ý tưởng kinh doanh:

Sản phẩm: Ba kích tím tươi vùng Tây Yên Tử, đã làm sạch, chất lượng tốt, đóng gói theo yêu cầu.

Khách hàng: khách du lịch Tây Yên Tử, người dân địa phương và đại l{ dược liệu, cơ sở sản xuất dược liệu, sản xuất rượu ở thành phố Bắc Giang, Hà Nội..

Tiêu thụ: Chủ yếu bán tại vườn, bán tại khu du lịch, giao tận nhà cho đại l{ và khách hàng cá nhân (khi có yêu cầu) ở thành phố Bắc Giang, Hà Nội và bán tại vườn cho khách hàng yêu cầu.

Đáp ứng nhu cầu: Ba kích tím tươi Tây Yên Tử đáp ứng nhu cầu mua làm quà của khách du lịch, nhu cầu tăng cường sức khỏe, chế biến đồ uống và dược phẩm. Hàng có thể giao tận nhà, tại cửa hàng, cơ sở chế biến và cá nhân (khi có yêu cầu) ở thành phố Bắc Giang, Hà Nội.

Ông Đính đã được Hội nông dân huyện hướng dẫn tham quan một số mô hình trồng Ba kích tại Quảng Ninh, Thái Nguyên. Ông cũng xin được số điện thoại của một số công ty chuyên thu mua dược liệu và nhất là cơ sở sản xuất giống Ba kích tím tin cậy. Ông dành hẳn 1 tuần để tìm hiểu về cách nhân giống Ba Kích và kỹ thuật trồng và chăm sóc. Ông cũng tìm hiểu nhu cầu tại khu du lịch, đại l{ bán dược liệu, ông quyết định trồng ba kích tím năm đầu 1000 gốc, năm thứ hai 1000 gốc, năm thứ ba, thứ 4, thứ 5 mỗi năm 1000 gốc dưới tán rừng. Đất dành cho năm thứ 2, và các năm tiếp theo ông trồng ngô, đậu để có thu hàng năm và cải tạo đất. Ông đã chuẩn bị vốn bao gồm: (1) Vốn đầu tư 500 triệu đồng cho 5 năm (2) Vốn lưu động: cho 5000 gốc ba kích tím trong 5 năm là 600 triệu đồng. Tổng số vốn ông cần có là 1,1 tỷ đồng. Tuy nhiên năm đầu tiên Ông chỉ cần 220 triệu đồng để thực hiện kế hoạch. Ông đã có 500 triệu và được cơ sở chế biến ứng tiền giống, vật tư trong 5 năm là 200 triệu đồng tổng là 700 triệu đồng, số tiến này đủ cho ông thực hiện 3 năm đầu tiên của kế hoạch. Ông dự kiến sẽ vay các quỹ, các chương trình hoặc ngân hàng nông nghiệp vào năm thứ tư và năm thứ 5 khi chưa có sản phẩm thu hoạch..

Chi phí gián tiếp: đầu tư làm hàng rào, mua 1 máy bơm, dây bơm nước và các chi phí gián tiếp khác tổng cộng hết 100 triệu đồng. Dự kiến sau 5 năm sẽ phải đầu tư lại. Chi phí trực tiếp: Giống, phân bón, thuốc BVTV, làm giàn cho cây, công lao động, công thu hoach, sơ chế và bán hàng cho một vụ 1000 gốc ba kích tím trong 5 năm trung bình hết 120 triệu đồng Tổng chi: cho 1000 gốc ba kích tím trong 5 năm là 220 triệu đồng. Doanh thu: Dự kiến 1000 gốc ba kích tím trong 5 năm có năng suất 3000kg (mỗi gốc trung bình 3kg kể cả hao hụt số cây) giá 150.000đ/kg tại vườn. Tổng thu 1000 gốc sau 5 năm= 3000kg x 150.000đ/kg được 450 triệu đồng. Từ năm thứ 6 dự kiến thu 1000 gốc với 3000kg được 450 triệu đồng/năm. Lợi nhuận: từ 1000 gốc ba kích tím trong 5 năm là 450-220 = 200 triệu đồng, Lợi nhuận năm thứ 6 trở đi là 230 triệu đồng/năm. Từ năm thứ 6 Ông có tiền để thanh toán một số chi phí, trả lãi ngân hàng và chi phí cho vụ trồng tiếp theo.

Ông Đính dự kiến sẽ sản xuất cây giống ba kích tím để cung cấp cho các hộ cần trồng hàng năm và sẽ cùng với một số thành viên khác thành lập tổ hợp tác Ba Kích Tím Tây Yên Tử và thực hiện quy trình để có chứng nhận GAP cho sản phẩm.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

33

Tên mô hình khởi nghiệp: Chế biến gỗ bóc Hoàng Thị Mạch, thôn Sơn Chủ, xã Tân Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Gia đình chị Mạch chủ yếu làm ruộng nên đời sống kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, không đủ trang trải cho cuộc sống. Chị Mạch chia sẻ: “Với quyết tâm vươn lên, tôi đã tham khảo mô hình chế biến gỗ của một người bạn để mong sớm thoát khỏi cảnh nghèo khó. Tôi đã dành thời gian tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm tại các xưởng chế biến gỗ ở nhiều nơi. Và quyết định đầu tư xưởng gỗ của mình”.

Ý tưởng kinh doanh:

Sản phẩm: Gỗ bóc, gỗ thanh, dăm gỗ và dịch vụ khai thác gỗ cho các hộ gia đình khi có yêu cầu.

Bán cho: Các cơ sở chế biến gỗ, nhà thu mua đi Trung Quốc.

Tiêu thụ: Chủ yếu bán tại xưởng hoặc vận chuyển, giao hàng cho khách khi có yêu cầu.

Đáp ứng nhu cầu: Gỗ bóc, gỗ thanh, dăm gỗ và dịch vụ khai thác gỗ cho các hộ gia đình

Chị Mạch đã được Hội phụ nữ huyện hướng dẫn tham quan một số mô hình tại Bắc Kạn, Thái Nguyên. Chị cũng khảo sát tại địa phương nếu giá bình quân 900.000 - 1.100.000 đồng/m3. Sau khi chế biến thành sản phẩm gỗ ván bóc, giá bán lên đến 1,7 - 1,8 triệu đồng/m3, trừ chi phí các chủ xưởng thu lãi khoảng 200.000 - 250.000 đồng/m3. Nguyên liệu tại địa phương lại rất sẵn có, nhân lực cũng dễ huy động

Chị đã chuẩn bị vốn bao gồm: (1) Vốn đầu tư là 300 triệu đồng cho 3 năm; (2) Vốn lưu động là 350 triệu đồng. Tổng số vốn cần có là 650 triệu đồng. Chị đã có 300 triệu và được bạn bè cho vay 100 triệu đồng, Chị đã thảo thuận được với các hộ gia đình trồng rừng cho nợ 50% tiền mua gỗ nguyên liệu và trả lại ngay sau khi bán gỗ bóc. Chị chỉ phải vay ngân hàng 100 triệu đồng.

Chi phí gián tiếp: làm nhà xưởng, mua 1 giàn máy bóc, các trang thiết bị và các chi phí gián tiếp khác tổng cộng 300 triệu đồng cho 3 năm và sẽ phải đầu tư lại mỗi năm 100 triệu đồng

Chi phí trực tiếp: mua gỗ nguyên liệu, công lao động và chi phí bán hàng là 500 triệu đồng/năm

Tổng chi: cho 400 m3 nguyên liệu/năm là 600 triệu đồng.

Doanh thu: Dự kiến sản phẩm gỗ bóc từ 400 m3 nguyên liệu/năm có giá bán 2 triệu đồng/m3 được tổng số là 800 triệu đồng..

Lợi nhuận: tổng doanh thu- chi phí là 800-600 triệu đồng = 200 triệu đồng.

Chị Mạch dự kiến sẽ sản xuất thêm viên nén từ mùn cưa của xưởng nhà mình và thu gom từ các xưởng

cưa khác. Để có thể xuất khẩu, chị Mạch đang tìm nguồn nguyên liệu đầu vào từ các hộ gia đình trồng

rừng có chứng chỉ FSC.

Tài liệu hướng dẫn Khởi nghiệp Lâm nghiệp

Tổ chức DDS Vietnam

34

Tên mô hình: Trồng và chế biến tinh dầu hồi Anh Dương Văn Huynh, thôn Thạch Ngõa, xã Mỹ Phương huyện Ba Bể, Bắc Kạn

Anh Huynh có kinh nghiệm trồng cây hồi. Anh không chỉ trồng hồi mà còn thu mua hoa hồi trong thôn, xã để bán cho thương lái. Giá cả sản phẩm bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái trong khi người dân thiếu thông tin thị trường. Anh đã tham gia chương trình FFF và được nâng cao năng lực qua các lớp học kỹ năng và phân tích, phát triển thị trường. Anh quyết định cùng các hộ gia đình trồng hồi xung quanh chế biến tinh dầu hồi và bán cho thị trường trong nước.

Ý tưởng kinh doanh:

Sản phẩm: Tinh dầu hồi nguồn gốc tự nhiên chưng cất theo phương pháp thủ công, đóng chai thủy tinh kích cỡ phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Khách hàng: Bán cho người tiêu dùng cá nhân, các cửa hàng tại khu du lịch Ba Bể, tại Thành phố Bắc Kạn, các cơ sở sản xuất mỹ phẩm tại Hà Nội.

Cách tiêu thụ: K{ hợp đồng tiêu thụ với các cơ sở sản xuất mỹ phẩm, giao hàng đến cửa hàng, bán hàng online.

Đáp ứng nhu cầu: sử dụng tinh dầu nguồn gốc tự nhiên chăm sóc sức khỏe, làm tươi không khí, và nhu cầu của các nhà sản xuất mỹ phẩm trong nước.

Trong xã cũng có một số hộ trồng hồi như anh, và cũng đang gặp khó khăn về thị trường, về kỹ thuật, về vốn. Không nản chí, anh đã tích cực tham gia các chương trình tại địa phương cũng như đi tìm hiểu thông tin thị trường và biết được sản phẩm tinh dầu hồi dành cho chăm sóc sức khỏe đang được ưa chuộng, đồng thời có thể chủ động chế biến và lưu trữ trong trường hợp không bán được hoa hồi cho thương lái. Anh cũng tìm hiểu và được biết là nếu đầu tư nồi nấu tinh dầu cũng có thể tận dụng nấu tinh dầu từ lá cây hồi.

Anh đã chuẩn bị vốn bao gồm: (1) Vốn đầu tư là 200 triệu đồng và dự kiến sau 4 năm sẽ thu hồi lại được và (2) Vốn lưu động là 50 triệu đồng. Tổng số vốn Anh cần có là 250 triệu đồng. Anh đã có 100 triệu đồng và vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân 100 triệu đồng, phần còn lại anh huy động từ các thành viên trong nhóm.

Chi phí gián tiếp: đầu tư mua nồi chưng cất tinh dầu, dụng cụ lọc, đóng chai, các chi phí gián tiếp khác tổng cộng hết 200 triệu đồng, dự kiến sau 4 năm sẽ phải đầu tư lại, mỗi năm chi 50 triệu đồng. Chi phí trực tiếp: mua hoa hồi, lá hồi, củi, chai, bao bì, công lao động, công bán hàng và các chi phí trực tiếp khác trong 1 năm hết 50 triệu đồng Tổng chi: 100 triệu đồng/năm. Doanh thu: Từ 3000 kg hoa hồi tươi và 30 tấn lá hồi tươi thu được 120 lít tinh dầu hồi, giá bán 1,5 triệu đồng/lít. Doanh thu là 120lít x 1,5 triệu đồng/lít = 180 triệu đồng. Lợi nhuận: Tổng doanh thu – tổng chi: từ tinh dầu hồi là 180-100 = 80 triệu đồng cho năm đầu tiên.

Anh Huynh đã vận động các gia đình trồng hồi thành lập được tổ hợp tác và trồng mới được 2.000 cây hồi. Bên cạnh đó, tổ hợp tác cũng mở rộng diện tích trồng rau bản địa như bò khai, phắc khỉ và một số loại rau khác..dưới tán rừng và phân phối cho các nhà hàng trong và ngoài tỉnh để tăng nguồn thu cho bà con.

Tổ hợp tác Thạch Ngõa cũng mong muốn mở rộng và phát triển lên hợp tác xã để tăng năng lực đàm phán, năng lực sản xuất và hoàn thiện dần sản phẩm tinh dầu theo tiêu chuẩn hữu cơ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.