KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2021 ...

13
KHOCH PHÁT TRIN KINH TTP THGIAI ĐOẠN 2021-2025 Phn thnht ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIN KINH TTP TH, HP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KTTT, HTX GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 1. Tình hình chung - Trong thi gian qua trên địa bàn thành phSầm Sơn kinh tế tp th, HTX đã có một schuyn biến tích cc; Slượng HTX, THT thành lp mi tăng; thu hút thêm thành viên HTX, mrng sn xut, to thêm nhiu ngành ngh, phát trin kinh doanh tng hợp, đầu tư thêm trang thiết bđể nâng cao năng lực sn xut kinh doanh. - Các THT, HTX đã tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn dân cư: xóa đói, giảm nghèo địa phương; gii quyết nhu cu, li ích thành viên và người lao động như đóng bảo him xã hi, an toàn vsinh lao động… - Vic thành lp các HTX, THT đã to sliên kết, hp tác gia các HTX, THT vi nhau và vi các doanh nghip, tchc kinh tế, mang li hiu qukinh tế cho thành viên, góp phn nâng cao chất lượng đời sng ca thành viên. - Bên cnh nhng kết quvà nhng hoạt động tích cc ca các HTX, THT, còn mt sHTX, THT hoạt động vi hiu qukinh tế còn thp và trách nhim ca các cá nhân, hgia đình, pháp nhân trong quá trình thành lập còn chưa cao; chưa quan tâm đến vic giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, cán bquản lý người lao động trong HTX, liên hip HTX, năng lực qun lý và vic ng dng công nghcao trong qun lý HTX, THT còn hn chế, vic liên doanh liên kết trong cung ng sn phm, tiêu thsn phm mi chyếu địa phương. - Do ảnh hưởng ca thi tiết, dch bnh, bão lt nhất là đại dch COVID- 19 đã làm ảnh hưởng lớn đến sphát trin HTX, THT. 1.1. Vthp tác (THT) - Slượng THT ước ti thời điểm 31/12/2020: 61 THT là các tđoàn kết trên biển, tăng 23 THT vi sliu thời điểm 31/12/2016. Y BAN NHÂN DÂN THÀNH PHSẦM SƠN CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc S: /KH-UBND Sầm Sơn, ngày tháng năm 2020

Transcript of KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2021 ...

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2021-2025

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KTTT, HTX GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Tình hình chung

- Trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Sầm Sơn kinh tế tập thể,

HTX đã có một số chuyển biến tích cực; Số lượng HTX, THT thành lập mới

tăng; thu hút thêm thành viên HTX, mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều ngành

nghề, phát triển kinh doanh tổng hợp, đầu tư thêm trang thiết bị để nâng cao

năng lực sản xuất kinh doanh.

- Các THT, HTX đã tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn dân cư:

xóa đói, giảm nghèo ở địa phương; giải quyết nhu cầu, lợi ích thành viên và

người lao động như đóng bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động…

- Việc thành lập các HTX, THT đã tạo sự liên kết, hợp tác giữa các HTX,

THT với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, mang lại hiệu quả kinh

tế cho thành viên, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của thành viên.

- Bên cạnh những kết quả và những hoạt động tích cực của các HTX,

THT, còn một số HTX, THT hoạt động với hiệu quả kinh tế còn thấp và trách

nhiệm của các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trong quá trình thành lập còn

chưa cao; chưa quan tâm đến việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên,

cán bộ quản lý người lao động trong HTX, liên hiệp HTX, năng lực quản lý và

việc ứng dụng công nghệ cao trong quản lý HTX, THT còn hạn chế, việc liên

doanh liên kết trong cung ứng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm mới chủ yếu ở địa

phương.

- Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, bão lụt nhất là đại dịch COVID-

19 đã làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển HTX, THT.

1.1. Về tổ hợp tác (THT)

- Số lượng THT ước tại thời điểm 31/12/2020: 61 THT là các tổ đoàn kết

trên biển, tăng 23 THT với số liệu thời điểm 31/12/2016.

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ SẦM SƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KH-UBND Sầm Sơn, ngày tháng năm 2020

2

- Số thành viên THT ước tại thời điểm 31/12/2020: 370 thành viên (tăng

155 thành viên so với thời điểm 31/12/2016): trong đó số lượng thành viên mới

tham gia vào THT là 165 thành viên;

- Số lao động làm việc trong khu vực THT ước tại thời điểm 31/12/2020:

370 lao động, (tăng 155 lao động so với thời điểm 31/12/2016), trong đó số lao

động mới là 165 lao động.

- Doanh thu bình quân của THT ước tại thời điểm 31/12/2020: 720 triệu

đồng/năm (tăng 110 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2016); Thu nhập bình

quân của thành viên, lao động của THT ước tại thời điểm 31/12/2020 đạt 48

triệu đồng (tăng 10trđ so với thời điểm 31/12/2016).

- Số lượng các THT hoạt động hiệu quả: 45 THT; số THT phát triển thành

hợp tác xã: 0 THT;

- Những hạn chế, khó khăn và những vấn đề mới phát sinh của THT hiện nay:

+ Trình độ của các thành viên THT còn chưa cao, đào tạo chưa cơ bản đặc

biệt là năng lực về quản trị kinh doanh và khoa học kỹ thuật.

+ Các THT chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thủy hải sản nên đối mặt với

nhiều rủi ro của thiên tai (bão, lũ lụt…).

+ Các THT chưa có nguồn lực tài chính lớn để đầu tư phát triển đồng bộ.

+ Chưa tiếp cận được với nhiều cơ chế, chính sách do còn thiếu điều kiện

thụ hưởng, đặc biệt là về quy mô, doanh thu.

1.2. Về hợp tác xã (HTX)

- Số lượng HTX ước tại thời điểm 31/12/2020: 31 HTX (tăng 15 HTX so

với thời điểm 31/12/2016), trong đó:

+ Số lượng HTX thành lập mới: 15 HTX

+ Số lượng HTX đang hoạt động: 25 HTX, ngưng hoạt động: 6 HTX; số

lượng HTX đã chuyển đổi, giải thể: 0 HTX; số HTX thành lập doanh nghiệp: 0

HTX.

Tình hình chuyển đổi, đăng ký lại HTX theo Luật HTX năm 2012 (số

HTX đã chuyển đổi, chưa chuyển đổi hoặc chuyển sang loại hình kinh tế khác).

- Số thành viên HTX ước tại thời điểm 31/12/2020: 2.396 thành viên (tăng

290 thành viên so với thời điểm 31/12/2016). Trong đó:

+ Số thành viên là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp: 2.396 thành viên;

+ Số lượng thành viên mới tham gia vào HTX giai đoạn 2016 - 2020: 301

thành viên.

+ Số lao động (không phải là thành viên HTX) làm việc trong khu vực

HTX ước tại thời điểm 31/12/2020: 333 lao động (tăng 118 lao động so với thời

điểm 31/12/2016):

3

- Doanh thu bình quân của HTX ước trong năm 2020 đạt 300 triệu đồng;

Lãi bình quân của HTX ước trong năm 2020 đạt 90 triệu đồng; Thu nhập bình

quân của thành viên, lao động của HTX ước tại thời điểm 31/12/2020: 3,67

triệu đồng/người/tháng (tăng 1,2 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2016).

- Số HTX hoạt động hiệu quả theo Luật Hợp tác xã 2012 ước thực hiện

năm 2020 đạt 25 HTX.

- Số lượng cán bộ quản lý HTX ước đến 31/12/2020: 145 người, trong đó

số lượng cán bộ quản lý đạt trình độ sơ, trung cấp: 87 người; số lượng cán bộ

quản lý đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên: 45 người; số cán bộ có trình độ

sau đại học: 13 người; tỷ lệ cán bộ đã qua đào tạo nghề so với tổng số lao động:

60%.

- Những hạn chế, khó khăn và vấn đề mới phát sinh của HTX hiện nay:

+ Trình độ của các thành viên HTX còn chưa cao, đặc biệt là năng lực về

quản trị kinh doanh và khoa học kỹ thuật.

+ Các HTX chưa có nguồn lực tài chính lớn để đầu tư phát triển đồng bộ.

+ Các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro

của thiên tai, dịch bệnh.

+ Chưa tiếp cận được với nhiều cơ chế, chính sách do còn thiếu điều kiện

thụ hưởng, đặc biệt là về quy mô, doanh thu.

1.3. Về liên hiệp HTX (LH HTX)

- Số lượng LH HTX ước tại thời điểm 31/12/2020: không phát sinh

2. Tình hình phát triển KTTT theo ngành, lĩnh vực

2.1 Về tổ hợp tác:

- Tổng số: 61 tổ hợp tác

- Lĩnh vực: Nông - lâm - Ngư nghiệp (là các tổ đoàn kết trên biển)

2.2. Hợp tác xã

Uớc tại thời điểm 31/12/2020, các HTX hoạt động được chia theo các lĩnh

vực sau:

+ HTX dịch vụ nông nghiệp: 11 HTX, tăng 4 HTX so với thời điểm

31/12/2016

+ HTX điện năng: 3 HTX, không thay đổi so với thời điểm 31/12/2016

+ HTX tiểu thủ công nghiệp: 2 HTX, không thay đổi so với thời điểm

31/12/2016

+ HTX dịch vụ môi trường: 6 HTX, tăng 6 HTX so với thời điểm

31/12/2016

+ HTX thương mại: 6 HTX, tăng 4 HTX so với thời điểm 31/12/2016

+ HTX đầu tư xây dựng chợ (khác): 2 HTX, tăng 1 HTX so với thời điểm

31/12/2016

4

+ Quỹ tín dụng: 1 quỹ TD, không thay đổi so với thời điểm 31/12/2016

II. KHUNG KHỔ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI, HỖ TRỢ

CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KTTT, HTX

1. Khung khổ pháp lý

UBND thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai

thực hiện Luật HTX, phát triển kinh tế tập thể, cụ thể: Ban hành Công văn số

1422/UBND-KT ngày 7/9/2015 về việc đẩy nhanh chuyển đổi HTX theo Luật

HTX năm 2012 trên địa bàn thị xã; Công văn số 910/UBND-KT ngày 11/4/2017

về việc tuyên truyền, vận động thành lập HTX kiểu mới theo Luật HTX năm

2012; Công văn số 746/UBND-KT ngày 14/3/2018 về việc phát triển kinh tế

hợp tác xã trên địa bàn thành phố; Công văn số 746/UBND-KT ngày 16/3/2018

về các giải pháp phát triển kinh tế hợp tác, HTX; Công văn số 771/UBND-KT

ngày 16/3/2018 về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại HTX nông nghiệp theo

Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT; Công văn số 2268/UBND-KT ngày

7/6/2018 về việc thành lập HTX vệ sinh môi trường với các thành viên là hội

viên hội phụ nữ. Công văn chỉ đạo số 3278/UBND-KT ngày 7/8/2018 về việc

hoàn thành việc đăng ký, tổ chức lại HTX theo luật HTX 2012; Công văn số

1043/UBND-KT ngày 26/03/2020 về việc ứng phó với các tác động của dịch

bệnh Covid- 19 đối với khu vực kinh tế tập thể, HTX trong nông nghiệp; Công

văn số 1169/UBND-KT ngày 31/3/2020 về việc ngày tập trung chỉ đạo thành

lập, hỗ trợ HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả; Hướng dẫn số 257/HD-

TCKH ngày 23/4/2020 về việc hướng dẫn quy trình giải thể HTX....

2. Tình hình triển khai thực hiện các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ HTX

UBND thành phố Sầm Sơn đã triển khai thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ

trợ HTX tập trung đối với HTX nông nghiệp:

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Hàng năm, các HTX nông nghiệp

trên địa bàn thành phố được tham gia lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

quản lý HTX và lớp bồi dưỡng kế toán HTX do Sở Nông nghiệp và PTNT tổ

chức.

- Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh:

Hàng năm, khi có thiên tai các HTX trên địa bàn thành phố được hỗ trợ kinh phí

theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ. Năm 2019,

đến thời điểm báo cáo chưa có HTX, THT bị thiệt hại do thiên tai.

Các cơ chế, chính sách khác như hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng; chính sách

giao đất, cho thuê đất; chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ HTX… các HTX

trên địa bàn thành phố chưa được thụ hưởng.

3. Công tác quản lý nhà nƣớc đối với KTTT, HTX

Ngày 05 tháng 3 năm 2018, Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn đã ban hành

Quyết định số 584/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập

5

thể trên địa bàn thành phố Sầm Sơn. Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể trên địa

bàn thành phố Sầm Sơn đã thực hiện một số nhiệm vụ:

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, tổ chức triển khai

thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể; tổ chức thực hiện luật hợp tác xã

năm 2012; phối hợp với các ngành cấp tỉnh thực hiện cơ chế, chính sách phát

triển kinh tế tập thể.

- Kịp thời phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật

về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan.

- Tạo điều kiện cho các HTX đăng ký nhanh chóng để thành lập, đăng ký

chuyển đổi, đăng ký lại tại phòng Tài chính - Kế hoạch. Giao phòng Tài chính -

Kế hoạch hàng năm tiếp nhận và quản lý, báo cáo kết quả hoạt động của hợp tác

xã theo quy định của pháp luật. Giải quyết kịp thời những vướng mắc trong việc

thực hiện các quy định pháp luật về hợp tác xã.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối

với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tổng kết, xây dựng kế hoạch, chương trình,

chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Thực hiện các mô hình thí điểm và nhân rộng các mô hình hợp tác xã,

liên hiệp hợp tác xã phát triển có hiệu quả, đặc biệt HTX dịch vụ môi trường

được nhân rộng trên địa bàn các xã, phường.

- Phối hợp với UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên UB Mặt

trận tổ chức thực hiện nghiêm túc pháp luật về hợp tác xã. Tuyên truyền, vận

động nhân dân tham gia xây dựng và phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác; triển

khai các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã.

4. Hợp tác quốc tế về KTTT: Không có

5. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Sầm Sơn và các

tổ chức đoàn thể và Liên minh HTX đối với phát triển KTTT, HTX

- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Sầm Sơn và các tổ

chức đoàn thể:

+ Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng và phát triển hợp

tác xã, tổ hợp tác.

+ Triển khai các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã.

+ Phối hợp với Liên minh HTX tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức

HTX theo Luật hợp tác xã năm 2012 cho cán bộ HTX và Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam thành phố.

+ Phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên tập trung xây dựng

mô hình và giới thiệu mô hình hoạt động hiệu quả;

+ Kết nối liên doanh, liên kết giữa các HTX, tổ hợp tác với nhau và giữa

HTX với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong thành phố, quan

6

tâm, chú trọng, ngày càng được mở rộng và mang lại hiệu quả thiết thực cho

doanh nghiệp, HTX và thành viên, phát huy vai trò xã hội của mình trong giải

quyết việc làm cho hàng vạn lao động, đề cao lối sống vì cộng đồng, tương trợ

giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời

sống văn hóa ở các xã, phường.

- Vai trò của Liên minh HTX.

+ Là tổ chức kinh tế - xã hội, có chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi

ích hợp pháp của các HTX, tổ hợp tác và thành viên;

+ Tuyên truyền, vận động phát triển HTX;

+ Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan đến HTX;

+ Đại diện cho HTX, tổ hợp tác trong các hoạt động đối ngoại;

+ Phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội, UBND, Ban chỉ đạo phát

triển kinh tế tập thể thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật HTX và các

chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, HTX;

+ Chủ động phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành

có liên quan và các đoàn thể chính trị, xã hội trong việc tổ chức triển khai thực

hiện kế hoạch;

+ Tập trung xây dựng và phát triển kinh tế tập thể, xây dựng mô hình

HTX kiểu mới điển hình tiên tiến, tổ hợp tác tại khu vực nông nghiệp, nông

thôn, đặc biệt là các xã xây dựng nông thôn mới;

+ Phối hợp với Đài truyền thanh thành phố tuyên truyền các chủ trương,

chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước;

+ Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ tín

dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, tiếp cận thị trường, xây dựng thương

hiệu quảng bá sản phẩm, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các HTX.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KTTT, HTX

1. Thành tựu, vị trí, vai trò của KTTT trong phát triển kinh tế - xã hội

+ Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách được quan tâm xây dựng, hoàn

thiện.

+ Tổ chức bộ máy và công tác quản lý nhà nước từng bước được củng cố.

Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố được thành lập.

+ Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhất là những năm gần đây có bước

phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu

kém kéo dài;

+ Đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã

hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu

nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn

mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị

7

trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế tại

địa phương.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Đối với các HTX dịch vụ nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp thu

hẹp, các công trình dự án đã và đang thực hiện, phần đất nông nghiệp thu hẹp do

xây dựng các cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là hạ tầng du lịch, hạ tầng giao thông và

các dự án tái định cư.

- Ngành trồng trọt, đặc biệt là trồng lúa năng xuất thấp, trong khi đó các

HTX nông nghiệp hiện nay chủ yếu làm dịch vụ đối với cây trồng chính là cây

lúa. Do đó, các HTX dịch vụ nông nghiệp kém phát triển. Mặt khác, sản xuất

trồng trọt gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; giá cả vật tư tăng cao; giá

cả nông sản không ổn định.

- Do điều kiện cơ sở vật chất, trụ sở làm việc chưa được đầu tư nên còn

một số HTX đang thuê, mượn trụ sở làm việc tại các UBND các xã, phường;

nên cũng ảnh hưởng tới công tác quản lý, phát triển HTX.

- Một số chính sách cơ chế hỗ trợ của nhà nước chưa được thụ hưởng.

- Chất lượng nguồn nhân lực thấp, khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng

trong các ngành chăn nuôi, trồng trọt tại các HTX do hiện nay nhân lực có trình

độ cũng như nhân lực trẻ ở lĩnh vực nông nghiệp còn ít; điều kiện sản xuất còn

nhỏ lẻ, theo phương thức truyền thống.

3. Bài học kinh nghiệm

- Cần xác định kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX, có vai trò hết sức

quan trọng, không chỉ nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn góp phần làm

thay đổi căn bản diện mạo nông thôn thời kỳ hội nhập.

- Phát triển đúng hướng HTX sẽ là một yếu tố và động lực cơ bản góp

phần hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới, nhất là các tiêu chí như: thu nhập,

hình thức sản xuất, quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và an toàn thực

phẩm.

- Tập trung vào việc ứng dụng và chuyển giao các công nghệ sản xuất

giống, sản xuất thương phẩm các loại cây trồng, vật nuôi; chuyển giao các quy

trình kỹ thuật canh tác, chăn nuôi tiên tiến...

- Chú trọng đội ngũ cán bộ quản lý HTX, người sáng lập khởi nghiệp các

HTX để trang bị kiến thức quản trị, bảo đảm điều hành các HTX hoạt động có

hiệu quả...

8

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTTT, HTX GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. TÌNH HÌNH TRONG NƢỚC VÀ QUỐC TẾ

1. Tình hình quốc tế

Kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng tăng trưởng chậm lại, các yếu tố rủi ro,

thách thức gia tăng. Cạnh tranh chiến lược quyết liệt hơn thông qua liên kết kinh

tế; bất đồng giữa các nước lớn về định hình hệ thống thương mại toàn cầu ngày

càng sâu sắc. Xu hướng tăng lãi suất, biến động khó lường trên thị trường tài

chính, tiền tệ quốc tế và giá dầu tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động đến tăng

trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị trường.

Xu hướng phát triển và nhu cầu sản phẩm hàng hóa an toàn, chất lượng

trên thế giới ngày càng cao, đặc biệt là hàng hóa nông sản.

Xu thế phát triển HTX trên thế giới theo mô hình đa dạng, trong đó loại

hình liên kết sản xuất giữa các hộ nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ

sản phẩm là phổ biến.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, khu vực KTTT,

HTX có nhiều cơ hội phát triển, song cũng đối diện với nhiều thách thức đòi hỏi

phải có một tư duy mới, cách nhìn mới và có các giải pháp nhằm phát triển HTX

một cách bền vững

2. Tình hình đất nƣớc

Nền kinh tế Việt nam đã tạo dựng các động lực có tính nền tảng cho tăng

trưởng kinh tế các năm tiếp theo; hội nhập kinh tế quốc tế chuyển sang giai đoạn

mới, gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế khu vực và toàn cầu; kinh tế tư nhân phát

triển mạnh mẽ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế không chỉ diễn ra giữa các ngành kinh

tế mà còn có xu hướng chuyển đổi tích cực trong nội bộ ngành sẽ góp phần thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Kinh tế trong nước với quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính, tiền tệ hạn hẹp,

cạnh tranh sản phẩm hàng hóa ngày càng phức tạp, khó lường, đặt ra nhiều

thách thức cho quá trình phát triển bền vững, trong đó có diễn biến phức tạp của

đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển HTX, THT.

3. Cơ hội và thách thức đối với khu vực KTTT, HTX

3.1. Cơ hội

Khu vực KTTT, HTX có cơ hội mở rộng thị trường, tiếp thu các thành tựu

ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất; nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực…

3.2. Thách thức

Bên cạnh cơ hội, khu vực KTTT, HTX sẽ phải đối mặt với nhiều thách

thức: Về cạnh tranh thị trường, nguồn nhân lực trong HTX, dễ bị ảnh hưởng của

9

tác động bên ngoài, không đủ năng lực thích ứng với tình hình mới và bị tụt hậu

ngày càng xa hơn về công nghệ; tác động của biến đổi khí hậu…

4. Dự báo xu hƣớng phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025

- Phát triển kinh tế tập thể gắn liền với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đổi

mới mô hình tăng trưởng và tiến trình xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, HTX; đưa kinh tế tập thể

thật sự là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần cùng với kinh tế Nhà nước

ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế chung.

- Tập trung phát triển các HTX, LHHTX hoạt động theo đúng Luật HTX

năm 2012; kiện toàn các HTX hoạt động yếu, giải thể các HTX ngừng hoạt

động; vận động các HTX kết nạp nhiều thành viên mới, vận động thành viên

tăng mức vốn góp; hợp nhất, sáp nhập HTX cùng ngành nghề cùng địa bàn hoạt

động để đạt quy mô lớn hơn.

- Phát triển đa dạng HTX trong các lĩnh vực ngành nghề, tập trung phát

triển HTX nông nghiệp theo hướng dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, nông nghiệp

chuyên ngành, đa ngành gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm trong nông

nghiệp;

- Phát triển HTX, LHHTX phải gắn với xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm

hàng hóa của địa phương; đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác giữa các tổ hợp

tác, HTX với nhau; giữa THT, HTX, LHHTX với các thành phần kinh tế khác

để ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị

trường, nâng cao năng lực cạnh tranh…

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Vai trò của KTTT, mà nòng cốt là HTX kiểu mới vẫn là xu hướng lựa

chọn phát triển, đặc biệt là đối với cư dân nông nghiệp, nông thôn; là phương

thức để cư dân nông nghiệp, nông thôn thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính

đáng.

2. Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT; tăng cường

đầu tư của nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công

nghệ tiên tiến vào lĩnh vực KTTT.

3. Khuyến khích phát triển KTTT nhanh và bền vững với nhiều hình thức

liên kết, hợp tác đa dạng; xuất phát từ nhu cầu của người dân, tổ chức tham gia,

phù hợp với điều kiện, đặc điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng

địa phương và của cả nước.

4. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước

đối với phát triển KTTT, HTX; huy động lực lượng xã hội và nguồn lực trong và

ngoài nước tham gia thúc đẩy phát triển KTTT, HTX.

10

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX bền vững, góp phần xây

dựng phát triển kinh tế hộ trên tinh thần đoàn kết, chia sẻ và dân chủ góp phần

đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

Phát triển đa dạng các loại hình HTX, xây dựng mô hình HTX kiểu mới

gắn với phát triển chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa chủ lực, có quy mô lớn và sức

lan tỏa. Chú trọng phát triển các HTX sản xuất nông nghiệp, dịch vụ du lịch.

Phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trở thành một bộ phận quan trọng

trong KTTT, đưa KTTT thực sự là một trong các thành phần kinh tế quan trọng

cảu tỉnh, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi ở cơ

sở và đóng góp và phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.

2. Các mục tiêu cụ thể: theo phụ lục 01 đi kèm.

IV. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KTTT GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. Định hƣớng chung

- Rà soát, giải thể các HTX hoạt động không hiệu quả hoặc không còn

hoạt động.

- Thành lập mới HTX, THT: không tập trung phát triển mạnh về số lượng

và quan tâm đặc biệt đến hiệu quả hoạt động.

- Hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT, nâng cao vai trò, vị trí,

đóng góp của kinh tế tập thể đối với kinh tế chung của thành phố.

- Khuyến khích phát triển KTTT trên các ngành nghề, lĩnh vực của nền

kinh tế;

- Ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh; sản xuất

theo chuỗi giá trị, liên kết với doanh nghiệp; bảo đảm lợi ích thành viên

2. Định hƣớng phát triển KTTT theo ngành, lĩnh vực chủ yếu

Định hướng phát triển KTTT theo ngành, lĩnh vực phù hợp với quy

hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực và điều kiện thực tế xã hội của

thành phố: Tập trung phát triển KTTT, HTX trong lĩnh vực thương mại dịch vụ;

lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp (trong đó phát triển

KTTT, HTX trong xây dựng nông thôn mới; phát triển HTX gắn với chuỗi giá

trị; phát triển KTTT, HTX tại các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn...).

Chú trọng ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ, thông tin;

thay đổi phương thức hỗ trợ cho khu vực HTX, từ hỗ trợ trực tiếp cho san xuất

sang hỗ trợ về phương thức hoạt động, tạo sự chủ động, tích cực cho các HTX

nông nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phát triển KTTT trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng

hóa quy mô lớn, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi

11

khí hậu, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tập

trung xây dựng các HTX gắn với sản phẩm nông nghiệp của địa phương có lợi

thế về sản lượng, chất lượng, có giá trị xuất khẩu lớn, phát triển bám theo chuỗi

giá trị của từng ngành hàng, sản phẩm, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, có

thương hiệu, phục vụ mục đích xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, hải

sản.

V. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về KTTT, HTX.

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận

thức cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và nhân

dân về bản chất của kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhất là về hợp tác xã kiểu mới.

- Khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Xác định rõ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu, là

nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

- Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ

đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên.

- Ðưa nội dung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vào giảng dạy trong

hệ thống các trung tâm chính trị, các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục.

- Chú ý công tác tổng kết, hoàn thiện hệ thống lý luận về phát triển kinh tế

tập thể, hợp tác xã.

2. Hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách.

- Đề xuất các phương án xử lý dứt điểm việc nợ đọng ở các hợp tác xã,

tạo điều kiện để giải thể các hợp tác xã kiểu cũ, yếu kém hoặc chuyển sang hình

thức kinh tế khác.

- Cân đối và bố trí nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của

Nhà nước với kinh tế tập thể, hợp tác xã phù hợp với khả năng cân đối của ngân

sách địa phương và điều kiện cụ thể của thành phố.

- Chú trọng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ hợp tác xã và cán bộ làm

công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Có cơ chế để các hợp tác xã đủ năng lực, điều kiện được tham gia thực

hiện một số nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình

đầu tư công.

3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với hợp tác xã,

gắn liền với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các

cấp trong phát triển HTX.

12

- Bố trí cán bộ đủ năng lực theo dõi, quản lý, giám sát và báo cáo hoạt

động của HTX; tập trung bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cho

cán bộ quản lý HTX cấp thành phố, cấp xã.

- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường bố trí cán bộ để thực hiện tốt

chức năng quản lý nhà nước về HTX.

4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, xây dựng mô hình

hợp tác xã hiệu quả và tổng kết mô hình.

- Rà soát tình hình hoạt động của HTX, thu hút, kết nạp thêm thành viên,

tăng vốn góp của thành viên vào HTX, THT; tăng cường năng lực tổ chức, điều

hành, hoạt động kinh doanh cho HTX, THT và cán bộ quản lý HTX, THT.

- Phối hợp với các Sở, ngành tạo điều kiện cho cho HTX được tham gia

các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, đầu tư

kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm. Hỗ trợ, thí điểm đưa cán

bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc trong các HTX.

- Giải thể các HTX ngừng hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả; từng

bước mở rộng quy mô và đặc biệt là hiệu quả hoạt động của các HTX.

5. Huy động nguồn lực xã hội để phát triển KTTT, HTX.

6. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, hội,

hiệp hội trong phát triển KTTT.

- Đề nghị các tổ chức đoàn thể xã hội có kế hoạch cụ thể tham gia tuyên

truyền phát triển kinh tế tập thể qua việc khuyến khích thành lập mới, vận động

thành viên tham gia HTX, tham gia bồi dưỡng, đào tạo cho HTX. Đồng thời,

thực hiện chức năng giám sát hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế tập thể của

các cấp chính quyền.

- Tăng cường kêu gọi các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và

ngoài địa bàn thành phố tham gia phát triển kinh tế tập thể.

UBND thành phố Sầm Sơn tổng hợp, đánh giá tình hình phát triển kinh tế

tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể,

hợp tác xã giai đoạn 2021-2025./.

Nơi nhận: - Sở Kế hoạch và Đầu tư (báo cáo);

- Chủ tịch, các phó CT UBND thành phố;

- Lưu VT, TCKH.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Phạm Văn Tuấn

13