Hướng dẫn cho các nhà quản lý và luật sư PH N I

48
Hướng dẫn cho các nhà quản lý và luật sư Áp dụng CISG (Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) Hướng dẫn cho các nhà quản lý kinh doanh và luật sư Hiệu đính: tháng 11/2009 Tác giả: John P.McMahon [*] PHẦN I A. Giới thiệu B. CISG là gì? Mục đích của CISG và khi nào nó có hiệu lực? C. Những quốc gia nào là thành viên của Công ước? Làm thế nào chúng ta biết được đó là những nước nào? D. Công ước có hạn chế tính tự do của hợp đồng? Chúng ta có phải giao dịch dựa trên các điều lệ cơ bản của Công ước hay có thể thương lượng với người mua và người bán của chúng ta về việc sử dụng những điều khoản phù hợp? E. Chúng ta có thể không áp dụng CISG đối với đơn đặt hàng, xác nhận đặt hàng hay mẫu hợp đồng được không? Nếu chúng ta muốn không áp dụng CISG cho hợp đồng của mình, chúng ta phải làm gì? F. Việc áp dụng CISG làm chúng ta phải thay đổi cách thức thương lượng với người mua và người bán của chúng ta. G. Khác biệt lớn nhất giữa luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và các quy tắc trong công ước là gì? 1. Tình huống của nước Mỹ - Quy tắc điều chỉnh quá trình thương lượng . - Thu hồi chào hàng.

Transcript of Hướng dẫn cho các nhà quản lý và luật sư PH N I

Hướng dẫn cho các nhà quản lý và luật sư

Áp dụng CISG (Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế)

Hướng dẫn cho các nhà quản lý kinh doanh và luật sư

Hiệu đính: tháng 11/2009

Tác giả: John P.McMahon [*]

PHẦN I

A. Giới thiệu B. CISG là gì? Mục đích của CISG và khi nào nó có hiệu lực?

C. Những quốc gia nào là thành viên của Công ước? Làm thế nào chúng ta biết được đó là những nước nào?

D. Công ước có hạn chế tính tự do của hợp đồng? Chúng ta có phải giao dịch dựa trên các điều lệ cơ bản của Công ướchay có thể thương lượng với người mua và người bán củachúng ta về việc sử dụng những điều khoản phù hợp?

E. Chúng ta có thể không áp dụng CISG đối với đơn đặt hàng, xác nhận đặt hàng hay mẫu hợp đồng được không? Nếu chúngta muốn không áp dụng CISG cho hợp đồng của mình, chúngta phải làm gì?

F. Việc áp dụng CISG làm chúng ta phải thay đổi cách thức thương lượng với người mua và người bán của chúng ta.

G. Khác biệt lớn nhất giữa luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và các quy tắc trong công ước là gì?

1. Tình huống của nước Mỹ

- Quy tắc điều chỉnh quá trình thương lượng .

- Thu hồi chào hàng.

- Tính bất hợp lệ

- Việc thiếu quy tắc “lời đề nghị hoàn hảo”

H. Bởi vì cách thức chúng ta quản lý hàng tồn kho, quátrình sản xuất, việc bán hàng luôn đúng lúc nên sẽ khôngcó việc giao hàng chậm hoặc giao hàng không phù hợp. Chúngta sẽ bị CISG điều chỉnh như thế nào?

I. Có điều gì chúng ta nên biết và đề phòng mà chúng ta chưa hỏi?

1. Tình huống của nước Mỹ:

- Giảm giá

- Thông báo không phù hợp

- Phòng ngừa vi phạm hợp đồng.

- Quyền khắc phục

- Bất khả kháng

- Thời hạn hiệu lực

- Điều khoản giao hàng.

- Phí luật sư coi như là thiệt hại

PHẦN II:

A. Hướng dẫn nghiên cứu CISG:B. Tin tức CISG:

1. Ủy ban tư vấn CISG

2. Các tình huống liên quan đến CISG được lựa chọn

3. Các tùy chọn của ủy ban tư vấn CISG

4. Các bài báo.

5. Sách

6. Hội nghị và các chương trình

A. Giới thiệu

Phần dữ liệu này trong cơ sở dữ liệu của Viện Luật thươngmại quốc tế thuộc trường đại học Luật Pace cung cấp nhữnghướng dẫn đầu tiên cho các nhà quản lý thu mua và các nhàtư vấn của họ. Sử dụng các câu hỏi và trả lời sẽ làm chohọ quen với việc Công ước của Liên hợp quốc về mua bánhàng hóa quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến họ. Nó sẽ đemđến cho các nhà buôn và chuyên gia tư vấn của họ những sựphát triển chọn lọc liên quan đến việc giải thích và ápdụng của Công ước và các nguồn thông tin liên quan đến sựphát triển này.

Viện Luật thương mại quốc tế, tác giả và biên tập của bàiviết này, không phải và cũng không nên được coi là cungcấp những lời khuyên hay dịch vụ luật pháp. Mục đích củachúng tôi là cung cấp cho người mua, người bán và các nhàtư vấn của họ sự tiếp cận đến những thông tin chung liênquan đến chủ đề nhập khẩu. Để xác định xem điều gì là cóthể áp dụng được và áp dụng đúng cho trường hợp của bạn,bạn nên tham khảo luật sư hoặc các chuyên gia khác.

B. CISG là gì?

Theo ngôn ngữ tập quán, Công ước Liên Hợp Quốc về mua bánhàng hóa quốc tế (“Công ước” hay là “CISG”) là một hiệpước hay bản hợp đồng có tính chất ràng buộc giữa các nước.Nó thiết lập một loạt những quy tắc điều chỉnh những mặtcụ thể trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng thươngmại giữa người bán và người mua mà trụ sở thương mại củahọ ở các nước khác nhau. Bằng việc thừa nhận nó, một nướcsẽ cam kết với các nước khác cũng thừa nhận Công ước nàysẽ thừa nhận các quy tắc của Công ước như một phần củapháp luật nước đó.

1. Mục đích của CISG

Mục đích của CISG là tạo thuận lợi và hiệu quả cho việcmua bán nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng, hàng chế tạotrong thương mại quốc tế. Nếu không có Công ước sẽ có

nhiều nguy cơ dẫn đến sự không chắc chắn và các tranhchấp. Luật mua bán hàng hóa ở các nước khác nhau thìthường là khác nhau. Trong giao dịch quốc tế, thường xảyra vướng mắc về vấn đề luật nước nào sẽ điều chỉnh. Khivướng mắc này xảy ra, các bên sẽ không chắc chắn về quyềnvà nghĩa vụ của mình. Sự không chắc chắn này tạo nên sựkhông hiệu quả và ý chí không tốt.

CISG chứa đựng các quy tắc điều chỉnh quá trình tạo lập vàgiải thích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nó cũng cungcấp các quy tắc điều chỉnh nghĩa vụ và các biện pháp khắcphục của các bên trong giao dịch nói trên.

CISG không hạn chế sự tự do của người bán và người muatrong việc soạn thảo hợp đồng cho phù hợp với điều kiệncủa họ. Nhìn chung, bạn được tự do sửa đổi các quy tắc củaCông ước hoặc chấp nhận có áp dụng Công ước hay không.

2. Khi nào CISG có hiệu lực?

Loại hợp đồng và địa điểm mà các bên có trụ sở thương mạisẽ xác định khả năng áp dụng của Công ước.

CISG có thể được áp dụng cho các hợp đồng mua bán giữa cáccông ty trong nước nếu như trụ sở kinh doanh của chúng đặttại các nước tham gia Công ước khác nhau. Xem AsanteTechnologies, Inc. v. PMC-Sierra, Inc. (United States, NorthernDistrict, California, 27 July 2001), viết về hợp đồng giữahai công ty Delaware.

CISG cũng không áp dụng vào việc cung cấp hàng dịch vụ đơnlẻ. Nhìn chung, nó không áp dụng cho việc bán hàng dùngvào mục đích cá nhân, hộ gia đình hoặc nội trợ. Ví dụ,thông thường nó sẽ không áp dụng vào việc bán máy chụp ảnhhoặc quần áo cho một du khách nước ngoài. Nó cũng không ápdụng cho hợp đồng mua bán tàu thủy, máy bay hoặc các hợpđồng mua bán điện.

Trừ phi hợp đồng của bạn quy định rằng CISG sẽ không ápdụng hoặc các bên khác cũng chỉ ra điều đó, CISG có thể

được tự động áp dụng cho giao dịch mua bán nguyên liệuthô, hàng tiêu dùng, hàng chế tạo của bạn với ngườimua/bán nước ngoài. CISG điều chỉnh hợp đồng mua bán hànghóa giữa người mua và người bán cho trụ sở thương mại ởcác nước khác nhau mà các nước này công nhận CISG là mộtphần của luật pháp nước đó, hay còn gọi là “các nước thànhviên của Công ước”. Đó là quy tắc chung của Mỹ. Có một vàitình huống mà CISG không áp dụng cho các giao dịch trên.Nó cũng có thể điều chỉnh các giao dịch khác. Ví dụ, nướcMỹ đã tuyên bố đối với điều 95. Tuyên bố này loại trừ điều1 khoản b của Công ước. Đối với các nước thành viên củaCông ước mà không có tuyên bố đối với điều 95 thì CISG sẽđược áp dụng nếu tư pháp quốc tế được chọn làm luật điềuchỉnh có dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một nước làthành viên của Công ước.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các quy tắc cơ bản vàkhả năng áp dụng Công ước, xem tại Editorial analysis of CISG Article1

Bạn nên lưu ý rằng quốc tịnh của người mua và người bán,địa điểm mà người mua nhận hàng hay là việc hàng hóa dichuyển từ một nước sang nước khác không quan trọng. CISGsẽ áp dụng khi người mua và người bán có trụ sở thương mạiở các nước khác nhau là thành viên của Công ước.

3. Công ước có điều chỉnh hợp đồng mua bán điện năng?

Việc mua bán điện năng bị loại trừ.

4. CISG có áp dụng cho hợp đồng hỗn hợp bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ?

Công ước áp dụng cho cả hợp đồng hỗn hợp trừ phi “phầnnghĩa vụ nặng hơn của bên cung cấp hàng hóa bao gồm việccung cấp lao động hoặc các dịch vụ khác”. Để tránh sựkhông chắc chắn, cần phải đạt được một thỏa thuận về việcáp dụng luật nào và có một điều khoản hợp đồng quy địnhluật điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên.

5. CISG có áp dụng cho hợp đồng mua bán phần mềm không?

Có vẻ như CISG điều chỉnh cả hợp đồng mua bán phần mềm cósẵn. Tuy nhiên, Công ước không đề cập đến phần mềm. Đểtránh sự không chắc chắn, tốt nhất nên có thỏa thuận vềviệc áp dụng luật nào và có điều khoản hợp đồng quy địnhrõ luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên.

Xem thêm S. Green and D. Saidov, Software as Goods và J.Lookofsky, Software and the CISG, và phần giải thích từngữ, điều 1 của Công ước.

6. CISG có áp dụng khi chúng ta bán hàng hóa cho nhà phân phối nước ngoài?

Công ước có thể áo dụng cho việc bán hàng hóa của một thỏathuận phân phối nhưng không áp dụng cho độc quyền hoặc cáckhía cạnh phi thương mại của thỏa thuận phân phối. Chúngđược điều chỉnh bới luật áp dụng khác. Xem tại Helen Kaminskiv. Marketing Australian Products, Southern District, New York, 21July 1997).

C. Những nước nào là thành viên của Công ước? Làm thế nào chúng ta biết được đó là những nước nào?

Trong bài viết này, có 74 nước là thành viên của Công ước.Để biết được các nước này, xem bảng “ Các nước thành viênCông ước” hoặc truy cập vào website của Ủy ban Liên HợpQuốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL). Bộ phận Hiệpước Liên Hợp Quốc công bố danh sánh các nước thành viênCông ước trên Internet cho những người đăng ký. Các nướctrong danh sách bao gồm phần lớn các đối tác thương mạilớn của Mỹ. Các nước này chiếm tới hơn ¾ tổng số hàng hóatrong thương mại quốc tế. Ngoài Mỹ còn có Mexico, Canada,Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp và Nga.

Ở Nhật, Công ước có hiệu lực vào ngày 1/ 8/ 2009. Xem điều1 điều 1 và 100 để biết khi nào Công ước áp dụng cho hợp đồng của chúng ta.

D. Công ước có hạn chế tính tự do của hợp đồng? Chúng ta có phải giao dịch dựa trên các quy tắc cơ bản của Công ướchay có thể thương lượng với người mua và người bán của chúng ta về việc sử dụng những điều khoản phù hợp?

CISG không hạn chế sự tự do trong hợp đồng của bạn và đốitác của bạn. Như một khía cạnh của thực tế, các điều khoảncủa nó về vấn đề này ít tính hạn chế hơn điều khoản của “Quy tắc thương mại thống nhất (UCC)”. Tòa án giải thíchvấn đề này rất rõ ràng trong Ajax Tool Works, Inc. v. Can-Eng Manufacturing (Northern District, Illinois, 29 January2003). “CISG không chiếm ưu thế trong một hợp đồng tư giữahai bên; thay vào đó nó cung cấp một thẩm quyền theo luậtđịnh mà từ đó các quy định trong hợp đồng được giải thích,lấp đầy khoảng trống trong ngôn ngữ của hợp đồng và điềuchỉnh các vấn đề không được đề cập trong hợp đồng”.

Theo điều 6 của Công ước, bạn được tự do sửa đổi các quytắc của Công ước hoặc lựa chọn không áp dụng Công ước. Đểbiết thêm thông tin về vấn đề này, xem phần giải thích từngữ của điều 6 Công ước [*]. Xem thêm tập san của UNCITRALvề tình huống luật của điều 6.

___________

* Phần giải thích thuật ngữ trích dẫn trong Hướng dẫn này chứa đựngnhững liên kết liên quan đến quá trình soạn thảo và lịch sử của từngđiều khoản trong công ước; những trích dẫn nhằm giải thích tình huốngluật và danh mục tham khảo; văn bản của các tình huống và tài liệutham khảo; phân tích các từ ngữ, cụm từ, khái niệm và các tài liệukhác có liên quan.

E. Chúng ta có thể không áp dụng CISG cho đơn đặt hàng, xác nhận bán hàng hoặc mẫu hợp đồng của chúng ta được không?

Câu trả lời của câu hỏi này phụ thuộc rất nhiều vào tìnhhuống của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia tưvấn chuyên nghiệp về vấn đề này.

Có một xu hướng giữa rất nhiều công ty thường xuyên muabán với các đối tác nước ngoài có quy định rằng hợp đồngcủa họ không được CISG điều chỉnh. Nhìn chung, điều nàyphần nhiều bởi vì Công ước vẫn còn rất mới và chưa đượcthử nghiệm đầy đủ hơn là vì các quy tắc của nó không hiệuquả. Công ước không còn mới nữa và cơ hội để đánh giá cáchthức mà CISG được thử nghiệm và giải thích thì luôn sẵncó.

Trong bài viết này, có hơn 2000 luật lệ tòa án vàtrọng tài trong CISG được đánh dấu trên site. Xemthêm tại Cases on the CISG (tình huống về CISG)

Ngoài ra còn có rất nhiều bài bình luận tạp chí phápluật về CISG. Xem Bibliography (danh mục tham khảo). Bàiviết này chứa hơn 8000 trích dẫn. Xem thêm tại FullTexts of Scholarly Writings. Nó chứa đựng hơn 1,200văn bản bao gồm cả CISG.M và Ph.D mà chúng ta khôngdễ gì có được ở đâu đó.

Bạn có thể chắc chắn rằng nếu một khúc mắc hay một tranhchấp phát sinh thì liệu CISG có không đem đến cho bạn vàkhách hàng của bạn một kết cục thuận lợi hơn không?

1. Nếu chúng ta muốn loại trừ việc áp dụng CISG chúng ta nên làm gì?

Các chuyên gia kiến nghị rằng ngôn ngữ loại trừ việc ápdụng Công ước nên cụ thể, e.g., “ luật của Bắc Carolinaloại trừ CISG” hoặc “điều 2 của UUC ban hành tại New York”hoặc “luật của Pháp loại trừ CISG”. Lý do cho điều này làbởi CISG là luật của North Carolina, New York và Pháp. Vấnđề này đã được thảo luận, rất nhiều các gợi ý có thể đượctìm thấy trong Peter Winship, "Changing ContractPractices in Light of the United Nations Sales Convention:A Guide for Practitioners" (Thay đổi thực tiễn hợp đồngdưới ánh sáng của Công ước về mua bán hàng hóa của Liênhợp quốc: Hướng dẫn cho các nhà kinh doanh”) , 29International Lawyer (1995) 525-554; và B. Blair Crawford,"Drafting Considerations under the 1980 Convention onContracts for the International Sale of Goods" (Những cânnhắc trong việc soạn thảo Công ước năm 1980 về hợp đông

mua bán hàng hóa quốc tế”) (, 8 Journal of Law and Commerce(1988) 187-205. Xem thêm Asante Technologies, Inc. v. PMC-Sierra, Inc.(United States, N.D. California 27 July 2001) và St. PaulInsurance Company v. Neuromed Medical Systems & Support (UnitedStates, S.D. NY 26 March 2002). Và rất nhiều các trích dẫncủa các tình huống ở các nước khác được cung cấp trong tậpsan của UNCITRAL về tình huống luật của điều 6.

F. Áp dụng CISG có nghĩa là chúng ta phải thay đổi cáchthức giao dịch với người mua hoặc người bán của chúng ta?

1. Tình huống của nước Mỹ:

Đúng vậy, áp dụng CISG có nghĩa là chúng ta phải thay đổimột số khía cạnh trong việc chúng ta giao dịch với ngườimua và người bán của chúng ta.

Đối với người mua và người bán đã lên kế hoạch cho quytrình hợp đồng của mình dưới sự áp dụng của luật hợp đồngnội địa của Mỹ, CISG sẽ tạo ra sự thay đổi quan trọng.CISG dẫn đến việc dễ bị ràng buộc bởi một hợp đồng có thểđược thi hành. Nó khiến cho việc tranh luận, sửa chữa cáctừ ngữ rõ ràng của một văn bản hợp đồng được ký bởi ngườichứng kiến hoặc các bằng chứng khác chỉ ra rằng hợp đồngdạng văn bản không phù hợp với thỏa thuận thực sự giữangười mua và người bán trở thành có thể. Xem tại CISG-ACOpinion No. 3.

MCC-Marble Ceramic Center, Inc. v. Ceramica Nuova D'Agostina, S.p.A., 144F. 3rd 1384 (United States, 11th Cir., 29 June 1998), đãchỉ ra tầm quan trọng của các khía cạnh sau này của cácquy tắc trong Công ước. Đại diện của các bên gặp nhau tạimột hội chợ thương mại. Họ thống nhất các điều khoản vềgiá cả, chất lượng, số lượng, giao hàng và thanh toán củamột thỏa thuận mua bán gốm sứ vệ sinh. Đại diện của phíangười mua đã ký lên mặt trên của mẫu đặt hàng chuẩn củangười bán với những điều khoản đã được thỏa thuận. Mặt saucủa mẫu đơn chứa đựng các điều khoản mà nếu được xem xétlà một phần của hợp đồng thì sẽ dẫn đến một bản án có lợicho người bán. Ngay bên dưới dòng chữ ký của người mua là

một phần được in sẵn trong đó đại diện của người mua nhậnthức được rằng anh ta ý thức được và đồng ý với chúng. Sựnhận thức này thậm chí dẫn đến một vài điều khoản phù hợpvới tình huống theo số. Người mua viện dẫn ra chứng cứ cácbên đã dự định rằng các điều khoản ở mặt sau tờ thỏa thuậnmẫu sẽ không phải là một phần trong các thỏa thuận của họ.Chứng cứ bao gồm bản khai có tuyên thệ được ký bởi giámđốc điều hành cũ của người bán, người đã xác nhận lại sựkhẳng định của người mua và dưới sự chứng kiến của ngườiphiên dịch được người bán thuê. Tòa kết luận rằng chứng cứnhư vậy phải được xem xét.

Tòa tuyên bố rằng luật lệ của CISG sẽ không có nghĩa làhợp đồng dạng văn bản sẽ luôn luôn mâu thuẫn trong cáctình huống của nó, bởi vì tình huống không bình thường ởchỗ hai người chứng kiến, những người thay mặt người bántrong cuộc thương lượng, đã chứng thực cho chứng cứ củangười mua. Tuy nhiên, bạn cần nhớ trong đầu rằng trongCông ước, tồn tại khả năng cho các điều khoản viết được ưutiên bởi bằng chứng của các ý định không hợp lý. Tòa gợi ýrằng cách dùng của một loại điều khoản hợp đồng mà cácluật sư gọi là “hợp nhất” hay “hòa nhập”. Mục đích củaviệc hợp nhất hay hòa nhập điều khoản là để phân biệt bấtkỳ hay tất cả các thỏa thuận và bản ghi nhớ không được thểhiện trong văn bản hợp đồng. Nhưng dưới các quy định trướccủa tòa án, dường như chứng cứ của dự định không phù hợpcó thể đã được chấp nhận cho dù đã có điều khoản “hợpnhất” giữa những câu chữ được in phía sau mẫu hợp đồng củangười bán.

Nguyên cớ cho việc tòa án tại MCC-Marble kiến nghị rằng ,để phù hợp với các tình huống của Công ước, một điều khoản“hợp nhất” hay “hòa nhập” nên đọc đâu đó trong các dòngnày:

“Các bên thỏa thuận và tuyên bố bằng ý định của họ rằngchứng từ này chứa đựng toàn bộ các thỏa thuận, rằng sẽkhông có thỏa thuận, ghi nhớ hoặc xắp xếp nào mà khôngđược quy định trong đó, rằng tất cả mọi thứ mà nó chứa

đựng đều đã được thỏa thuận và rằng chứng cứ mâu thuẫn vớinhững điều trong điều khoản này đều không được thừa nhận.”

Để biết thêm thông tin về các kỹ thuật bảo vệ việc hòanhập văn bản hợp đồng của bạn, xem E. Allan Farnsworth,The Interpretation of International Contracts and the Useof Preambles, Revue de Droit des Affaires Internationals /International Business Law Journal (2002) No. 3-4, 271-279

G. Đâu là khác biệt quan trọng giữa luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và các quy tắc của CISG.

1. Tình huống của nước Mỹ:

(a) Giới thiệu

(b) Luật điều chỉnh quá trình thương lượng.

(c) Xung đột form mẫu

(d) Khả năng thu hồi của chào hàng.

(e) Tính bất hợp lệ

(f) Sự thiếu vắng quy tắc “ lời đề nghị hoàn hảo ”

 (a) Giới thiệu

Điều 2 của Quy tắc thương mại thống nhất (1952) đã đượccông nhận khắp nước Mỹ ngoại trừ 1 bang. Nó cung cấp nhữngquy tắc về luật pháp điều chỉnh việc khởi tạo và thực hiệnhợp đồng mua bán nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng và hàngchế tạo trong nước. Trong bài viết này, việc sửa chữa điềukhoản này vào năm 2003 và 2005 vẫn chưa được ban hành bởibất cứ bang nào thuộc Liên bang dù rằng nó sẽ thay đổi mộtvài phần được viết ở trong bài hướng dẫn này.

Dưới đây là những điểm khác biệt quan trọng nhất giữa điều2 và CISG mà bạn nên chú ý và ghi nhớ:

(b) Quy tắc điều chỉnh quá trình thương lượng.

Đầu tiên, có sự khác nhau về quy tắc điều chỉnh quá trìnhthương lượng.

CISG xóa bỏ một trong những thay đổi của UCC trong luậthợp đồng mua bán truyền thống của Mỹ. Nhìn chung, dưới sựđiều chỉnh của CISG nếu một sự truyền đạt về việc việcchấp nhận một chào hàng có chứa đựng những điều khoản thêmvào hoặc khác đi, sự truyền đạt này có vai trò như một sựtừ chối hơn là một sự chấp nhận. Cách tiếp cận này khákhác so với UUC và có thể tạo ra những vẫn đề dẫn đườngcho việc kinh doanh thường làm.

Hiếm khi các cuộc thương lượng không gồm hơn một sự chàohàng được đồng ý một cách dễ dàng. Thường thì bên nhậnđược chào hàng sẽ đồng ý với một số nhất định những điểmthay đổi hay bổ sung. Hơn nữa, người bán và người mua cókhuynh hướng dùng hợp đồng mẫu hay các mẫu đặt mua hàngchứa những điều khoản chi tiết có lợi cho phía mình trongvụ mua bán mà họ tham gia. Sự trao đổi của những mẫu nhưvậy như là những chào hàng và chấp nhận hoặc là “xác nhận”dẫn đến việc gia tăng của cái gọi là “cuộc chiến của nhữngform mẫu”. Những cách kinh doanh thông thường này tạo rakhó khăn đối với các quy tắc để xác định liệu các cuộcthương lượng có trở thành những bản hợp đồng có tính chấtràng buộc hay không.

Dưới chế độ luật Anh – Mỹ, nếu một chấp nhận chào hàng hàmchứa những điều khoản khác biệt hoặc bổ sung thì nó đượcxem như là một sự từ chối và một hoàn giá. Do đó một “chấpnhận” làm thay đổi cơ bản của chào hàng sẽ không dẫn đếnmột hợp đồng.

(C) Cuộc chiến những form mẫu:

Các nhà soạn thảo UCC cố gắng tránh những học thuyết luậtchung chung, cứng nhắc mà thay vào đó, họ thiết lập nhữngquy tắc để giải quyế vấn đề “cuộc chiến những form mẫu”.Dưới sự điều chỉnh của UCC, trừ khi một chấp nhận được chỉra rằng nó là điều kiện để người chào hàng chấp nhận nhữngđiều khoản bổ sung hay sửa chữa, một sự truyền đạt một

chấp nhận như vậy, với những điều khoản thêm vào ngẫunhiên sẽ trở thành một phần của hợp đồng trừ khi ngườichào hàng đã giới hạn chấp nhận với những điều khoản củachào hàng hoặc chủ thể của chúng. (UCC § 2-207). Việcthiếu vắng đi sự phản đối, cho dù là một điều kiện bổsung: điều khoản trọng tài chẳng hạn, là một phần của hợphồng tùy thuộc vào việc nó có được xem xét là “cơ bản” haykhông. Nếu điều khoản bổ sung được coi là “cơ bản”, nó sẽkhông còn là một phần của hợp đồng mà nó chính là một hợpđồng.

Điều 19 của CISG bao gồm những quy tắc điều chỉnh chàohàng và chấp nhận chào hàng rất gần với hệ thống luật Anh– Mỹ. Quy định của điều 19 như sau:

“(1) Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chàohàng nhưng chứa đựng những điểm bổ sung, hạn chế haycác sửa đổi khác thì được coi như là từ chối chàohàng và cấu thành một hoàn giá.”

“(2) Mặc dù vậy, một sự phúc đáp có khuynh hướng chấpnhận chào hàng nhưng chứa đựng các điều khoản bổ sunghay những điều khoản khác mà không làm biến đổi cơbản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhậnchào hàng, trừ khi người chào hàng ngay lập tức khôngbiều hiện bằng miệng để biểu thị sự khác biệt đó hoặcgửi thông báo về sự phản đối của mình. Nếu người chàohàng không làm như vậy thì nội dung của hợp đồng sẽlà nội dung của chào hàng với những chấp nhận nêutrong chào hàng.”

“(3) Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến cácđiều kiện giá cả, thanh toán, chất lượng, số lượnghàng hóa, địa điểm và thời gian giao hàng, đến phạmvi trách nhiệm của các bên hay đến việc giải quyếttranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổicơ bản nội dung của chào hàng.”

The drafters of the UCC attempted to avoid the strictcommon law doctrine and establish

Theo điều 19 của CISG, các điều khoản bổ sung hay nhữngđiều khoản khác của một chấp nhận chào hàng sẽ ngăn trởviệc hình thành hợp đồng trừ phi chúng không phải là nhữngsửa đổi cơ bản và người chào hàng không phản đối gì. Đốivới UCC, một sự quy định về trọng tài trong một chấp nhậnchào hàng sẽ không ngăn trở việc hình thành hợp đồng. Sẽcó một hợp đồng và một câu hỏi: đó là, hợp đồng có bao gồmđiều khoản về trọng tài hay không? Câu trả lời sẽ xoaythành liệu điều khoản như vậy có “cơ bản”. Nếu theo CISG,sẽ không có hợp đồng trong trường hợp như vậy.

Xem phần giải thích từ ngữ của điều 19 CISG để biết thêmnhững trích dẫn và từ ngữ của các tình huống và tài liệuin về “cuộc chiến của những form mẫu”

(d) Sự thu hồi chào hàng

Tiếp đến, cần chú ý rằng dưới sự điều chỉnh của CISG việccoi chào hàng là không thể thu hồi là dễ dàng hơn so vớiUCC. Dưới hệ thống luật Anh – Mỹ, người chào hàng được tựdo thu hồi chào hàng của mình mặc dù anh ta đã nói rằngchào hàng đó sẽ được chấp nhận trong một khoảng thời gianxác định. UCC đã thay đổi quy định đó. Mặc dù theo UCC,quyền và khả năng thu hồi một chào của người chào hàng chỉbị hạn chế nếu như chào hàng dưới dạng văn bản được ký vànhững điều khoản của nó đưa ra sự đảm bảo về việc nó sẽ códuy trì có hiệu lực và mặc dù tiếp đó thời hạn không thểthu hồi là không quá 3 tháng. Theo CISG, không có sự yêucầu về hình thức văn bản, không có giới hạn về thời gian,và một chào hàng chỉ rõ một khoảng thời gian cho việc chấpnhận có thể được coi như là không thể thu hồi mặc dù nókhông chỉ rõ rằng nó sẽ duy trì có hiệu lực trong khoảngthời gian đó. Xem điều 16 (2)(a). Một người bán chào hàngtrên cơ sở là chào hàng đó sẽ hết hạn vào hết ngày làmviệc của ngày thứ Sáu có thể nghĩ rằng cô ta đang bảo vệmình khỏi việc thu hồi chào hàng bằng việc để cho nó khôngthể được chấp nhận vào thứ Hai. Theo CISG, cô ta làm nhưvậy nhưng vẫn có thể tự tước đoạt đi quyền thu hồi lạichào hàng trước khi hết ngày làm việc vào thứ Sáu. Hơnnữa, dưới sự điều chỉnh của CISG một chào hàng là không

thể bị thu hồi “nếu một cách hợp lý người nhận coi chàohàng là không thể thu hồi được và đã hành động theo hướngđó”. Xem điều 16(2) (b). Do đó một người chào hàng sẽ thấyrằng mình sẽ phải đối mặt với khiếu nại của người đượcchào hàng, người đã chấp nhận chào hàng bất chấp việctruyền đạt thông báo của người chào hàng về việc thu hồichào hàng đó.

Để biết thêm thông tin về vấn đề này, xem phần giải thíchtừ ngữ của điều 16 CISG.

(e) Tính bất hợp lệ

Không giống như UCC, CISG không yêu cầu hợp đồng mua bánhàng hóa phải ở dạng văn bản. Theo CISG, hợp đồng mua bánbằng miệng sẽ không cần được chứng thực bằng văn bản haykết hợp với các tài liệu, điều này có nghĩa là thỏa thuậnthông qua đàm phán bằng điện thoại hay gặp gỡ đều có hiệulực.

Điều 2 của UCC bao gồm cái mà các luật sư goi là “trạngthái gian lận”. Theo § 2-201 của UCC, với những loại trừnhất định được liệt kê tại § 2-201(3), loại hợp đồng màCISG thường xuyên áp dụng sẽ không có hiệu lực trừ phi cóvăn bản được ký kết bởi hoặc cho bên mà hiệu lực áp dụngvà văn bản phải phù hợp trong việc chỉ ra rằng hợp đồngmua bán hàng hóa đã được ký giữa các bên. Khi một tronghai “nhà buôn”, nếu một bên gửi một văn bản xác nhận hợpđồng cho bên kia và văn bản xác nhận này phù hợp với việcràng buộc người gửi và nếu người nhận không phản đối vănbản đó trong vòng 10 ngày sau khi nhận, “trạng thái gianlận” của UCC được thỏa mãn. UCC § 2-201(2). Nhưng nhìnchung, theo UCC, trừ khi sự tồn tại của hợp đồng được thừanhận hoặc đã có việc thanh toán hoặc giao hàng và chấpnhận, hợp đồng mua bán hàng hóa với trị giá hàng lớn hơnhoặc bằng $500 bằng miệng là không có hiệu lực.

Điều 11 của CISG tránh đi những thủ tục hình thức trên. Nóquy định rằng một hợp đồng mua bán hàng hóa không cần phảiđược ký kết hoặc được xác nhận lại bằng văn bản và có thể

được chứng minh bằng bất kỳ cách nào, kể cả lời khai củanhân chứng. Mặc dù vậy, theo điều 12, điều 11 sẽ khôngđược áp dụng nếu một bên của hợp đồng có trụ sở thương mạiđặt tại một nước thành viên Công ước mà luật pháp nước đóquy định rằng hợp đồng mua bán hàng hóa phải được ký hoặcxác nhận lại bằng văn bản và đồng thời nước đó cũng tuyênbố bảo lưu điều 96 của Công ước này về việc sẽ không ápdụng điều 11. Một vài nước thành viên Công ước đã có tuyênbố này, ví dụ như Trung Quốc, Liên Bang Nga và Ac- hen-ti-na. Để biết thêm thông tin chung về tuyên bố này, xem tạiTable of Contracting States (Bảng: Các nước thành viên của Côngước. Công ước không thể ngăn cản người mua và người bántrong việc không tuân thủ hiệu lực của điều 12. Kết quảlà, nếu một hợp đồng bằng miệng thất bại dưới CISG, cầnphải xác định xem liệu rằng điều 12 có đang được thực thi.

Để biết thêm thông tin về vấn đề này, xem phần giải thíchtừ ngữ của Điều 11, Điều 12, Điều 96 CISG .

(f) Sự thiếu vắng của quy tắc “lời đề nghị hoàn hảo”

Chuyển sang vấn đề về các quy tắc của Công ước điều chỉnhviệc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, sự khácbiệt quan trọng nhất giữa luật nội địa của nước Mỹ và CISGđó là sự chấm dứt của quy tắc “lời đề nghị hoàn hảo”. Đâylà nơi mà sự khác biệt giữa CISG và UCC có thể tạo ranhững rắc rối quan trọng cho người mua khi anh ta có mộthợp đồng mua hàng hóa được điều chỉnh bởi CISG và một hợpđồng bán lại hàng hóa đó được điều chỉnh bởi UCC. Ngườimua trong trường hợp này có một giao dịch “giáp lưng” đượcđiều chỉnh bởi các quy tắc khác nhau về vấn đề từ chốihàng và hủy bỏ hợp đồng.

Dưới sự điều chỉnh của UCC, người mua có quyền từchối một đề nghị giao hàng theo điều khoản giao hàngtrong một hợp đồng mua bán hàng hóa mà việc giao hàngđó không thể phù hợp với hợp đồng trong bất kỳ điềukiện nào. Phần 2 -601 và bình luận 2 đến § 2-106. Đâychính là quy tắc “đề nghị hoàn hảo”. Theo đó, ngườimua có thể từ chối nhận hàng và hủy hợp đồng ngay cả

trong trường hợp thiếu sót trong hàng hóa hay chứngtừ được giao trước là không nghiêm trọng và người muasẽ nhận được đáng kể những quyền thực thi và hàng hóamà anh ta đã thương lượng để mua. (UCC thiết lập mộttiêu chuẩn khác cho việc thực thi hợp đồng, § 2-612và việc thu hồi chấp nhận, § 2-608. Trong một vàitrường hợp, các quy định của nó về việc khắc phụcthiếu sót, § 2-508, sẽ mang đến cho người bán cơ hộiđược khắc phục việc giao trước hàng hóa không phùhợp. Theo UCC § 1-203, mỗi hợp đồng đều phải quy địnhnghĩa vụ của các bên về việc đảm bảo trong việc thựchiện và thi hành hợp đồng. Trong một số ít các tìnhhuống, tòa án đã xem xét nghĩa vụ này như việc hạnchế quyền viện dẫn quy tắc “lời đền nghị hoàn hảo”)

CISG quy định một tiêu chuẩn khắt khe hơn trong việctừ chối và hủy bỏ hợp đồng, điều này nghiêng nhiều vềviệc “phòng ngừa”. Theo như các quy định của Côngước, người mua không thể từ chối hàng hóa có khiếmkhuyết và hủy bỏ hợp đồng trừ phi việc không phù hợpđó loại trừ người mua khỏi quyền lợi mà anh ta cóquyền mong đợi từ hợp đồng này, thậm chí, chỉ khingười bán có thể tiên liệu được hoặc một bên kháctrong trường hợp tương tự cũng có thể tiên liệu được.Điều này áp dụng điều 49 (1) trong đó cho phép ngườimua hủy bỏ hợp đồng chỉ khi mức độ vi phạm hợp đồngcủa người bán đạt đến mức “vi phạm cơ bản” như thuậtngữ được định nghĩa trong điều 25. Xem phần giảithích từ ngữ của Điều 25, Điều 49 và CISG AdvisoryCouncil Opinion No. 5 - The Buyer's Right to Avoidthe Contract in Case of Non-Conforming Goods orDocuments. (Hội đồng tư vấn CISG tùy chọn số 5 –Quyền của người mua trong việc hủy bỏ hợp đồng trongtrường hợp hàng hóa hay chứng từ không phù hợp vớihợp đồng)

Người mua thậm chí không thể yêu cầu hàng hóa thaythế trừ khi sự không phù hợp của hàng hóa tạo ra viphạm cơ bản. Xem điều 46 (2). Xem phần giải thích thuậtngữ điều 46 CISG.

Cách khắc phục cho người mua và người bán theo CISG khi họkhông muốn từ chối hàng hóa và hủy hợp đồng là tận dụngđiều quy tắc “tự do của hợp đồng” được chỉ ra ở điều 6. Vídụ, người bán muốn có được việc tuân thủ nghiêm ngặt trongviệc thực thi điều khoản thanh toán thì có thể chỉ ra rằng“ Việc không tuân thủ bất kỳ quy định nào của điều khoảnnày được coi như là vi phạm cơ bản hợp đồng”. Đối vớingười mua mà việc giao hàng đúng thời hạn là rất quantrọng thì phải có cụm từ “thời gian là tuyệt đối quantrọng” trong bản hợp đồng.

H. Bởi vì cách thức chúng ta quản lý hàng tồn kho, quátrình sản xuất, việc bán hàng luôn “đúng lúc” nên sẽ khôngcó việc giao hàng chậm hoặc giao hàng không phù hợp. Chúngta sẽ bị CISG điều chỉnh như thế nào?

Theo CISG, đối với những người mua mà thời gian hoặcviệc phù hợp tuyệt đối của hàng hóa với các tiêu chuẩntrong hợp đồng là rất quan trọng thì anh ta phải thươnglượng về điều khoản trong hợp đồng rằng anh ta có quyền từchối hay hủy hợp đồng nếu có bất kỳ sự trì hoãn hay khôngphù hợp với hàng hóa của hợp đồng. Họ nên dùng các điềukhoản chỉ rõ rằng bất cứ sự trì hoãn nào trong việc thựchiện hợp đồng hoặc giao hàng hóa không phù hợp với hợpđồng sẽ là vi phạm “cơ bản” theo nghĩa của CISG. Theo ngônngữ của điều 25 CISG, một điều khoản như vậy sẽ nói rằngbất kỳ sự không phù hợp với hàng hóa của hợp đồng hay trìhoãn sẽ được coi như là gây ra thiệt hại cho nguời muatrong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờđợi trên cơ sở hợp đồng và người mua có quyền được tránhhợp đồng đó. Ví dụ, một người mua bán lại hàng hóa theomột hợp đồng “giáp lưng” (back – to- back) được điều chỉnhbởi điều 2 UCC với việc áp dụng quy tắc “đề nghị hoànhảo”, sẽ mong muốn hợp đồng còn lại được điều chỉnh bởiCISG của mình sẽ cũng phù hợp với nghĩa vụ của anh ta vớingười mua trong CISG. Dưới các quy định của Công ước,người mua không thể từ chối hàng hóa có thiếu sót và hủyhợp đồng trừ khi việc không phù hợp đó làm cho người muatrong một chừng mực nào đó bị mất đi cái mà anh ta có

quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng ngay cả khi chỉ nếungười bán có thể tiên liệu được hoặc một người khác cũngcó thể tiên liệu được nếu trong hoàn cảnh tương tự. Điềunày theo sau quy định của điều 49 (1) cho phép người muacó thể tránh được hợp đồng chỉ khi người bán vi phạm cơbản”, như được định nghĩa ở điều 25. Người mua không thểyêu cầu hàng hóa thay thể trừ phi sự không phù hợp tạo nênvi phạm cơ bnar. Xem điều 46 (2). Những nhà soạn thảo raCông ước đã lựa chọn không sử dụng quy tắc “để nghị hoànhào” của UCC và một vài luật điều chỉnh hợp đồng nội địakhác.

I. Có điều gì mà chúng ta cần biết hoặc cần chú ý mà chúngta chưa hỏi?

A. Tình huống của nước Mỹ

(a) Giảm giá

(b) Thông báo hàng không phù hợp với hợp đồng

(c) Đề phòng vi phạm hợp đồng

(d) Quyền được khắc phục thiếu sót

(e) Bất khả kháng

(f) Thời hạn hiệu lực

(g) Điều khoản giao hàng

(h)Phí luật sư coi như là tổn thất

(a) Giảm giá

Nếu bạn là người mua, bạn sẽ thích quy định về giảm giácủa Công ước, còn nếu bạn là người bán, bạn rất có thểmuốn sửa đổi lại giới hạn hiện thời của điều khoản tráchnhiệm pháp lý để kết thúc điều đó. Điều 50 CISG cung cấpcho người mua trong trường hợp anh ta nhận được hàng hóakhông phù hợp với hợp đồng một biện pháp khắc phục được

quy định trong phạm vi luật dân sự. Khi hàng hóa không phùhợp với hợp đồng, nếu người mua chấp nhận hàng như vậy thìcó thể đơn phương giảm giá với tỷ lệ căn cứ vào sai biệtgiữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giátrị của hàng hóa nếu hàng phù hợp với hợp đồng vào lúcgiao hàng. Có những tình huống mà khi đó điều 50 có thểtạo ra những niềm tin tốt hơn là cái có thể đạt được bằngviệc thuyết phục một khiếu nại tổn thất. Ví nhụ như trongtrường hợp ở một thị trường đang đi xuống hoặc khi khiếunại tổn thất bị loại trừ bởi bất khả kháng . Để biết thêmgiải thích về các quy định của điều 50, xem phần giảithích từ ngữ của điều này. Nó cho phép bạn tiếp cận cáctình huống luật và các tạp chí pháp luật bình luận về vấnđề này.

(b) Thông báo hàng không phù hợp

Có một quy định của CISG nhận được sự chú ý của người muakhi anh ta nhận được hàng hóa không phù hợp với hợp đồng.Người mua phải gửi thông báo về việc hàng hóa không phùhợp một cách kịp thời và phù hợp nếu không họ sẽ mất đicác biện pháp khắc phục quy định trong CISG. Quy định phùhợp này của CISG là điều 39. Đối với những nhà kinh doanhMỹ, rắc rối tiềm ẩn với họ về điều khoản này là các phầncủa nó dường như giống với bản đổi chiếu của UCC, nhưngnhiều phạm vi đã được giải thích chặt chẽ hơn. Xem phầngiải thích thuật ngữ điều 39 CISG để có được sự phân tíchgần nhất đối với 100 tình huống về điểm này và để tiếp cậnvới bình luận pháp luật về chủ đề này và CISG AdvisoryCouncil Opionion No. 2, Examination of the Goods andNotice of Non-Conformity: Articles 38 and 39. (Hội đồng tưvấn CISG, tùy chọn số 2: Kiểm tra hàng hóa và thông báohàng không phù hợp với hợp đồng: điều 38 và 39).

Vì một điều khoản phạt cho việc không phù hợp với điều 39sẽ chấm dứt mọi sự khắc phục theo CISG nên có 3 khía cạnhtrong điều 39 mà chúng ta nên nhận thức một cách rõ ràng.Họ cần phải chú ý đến tính kịp thời của thông báo hàngkhông phù hợp của người mua, tính đặc trưng trong thôngbáo của người mua và khuyết tật tiềm ẩn.

(1) Mặc dù ngôn ngữ của nó có vẻ giống như UCCnhưng điều 39 (1) yêu cầu người mua phải thôngbáo cho người bán về bất cứ sự không phù hợp củahàng hóa với hợp đồng trong một khoảng thời gianmà một vài tòa án đã giải thích rất chặt chẽ. Đểbiết thêm chi tiết, xem Camilla Andersen,"Reasonable Time in Article 39(1) of the CISG",Pace Review of the Convention on Contracts for theInternational Sale of Goods (Kluwer 1998) 63-176.(Camillia Andersen, “Thời gian hợp lý trong điều39 (1) của CISG”, Pace Xem xét về hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế (Kluwer 1998) 63 -176.)

(2) Thông báo của người mua phải chỉ rõ tính tựnhiên của sự không phù hợp. Một vài tòa án đãgiải thích yêu cầu này rất chặt chẽ. Một vàitình huống của Đức để minh họa:

Một tình huống của tòa án quận về hàng thời trang,Landgericht München 3/07/1989 (đã có văn bản bằngtiếng Đức và bản dịch tiếng Anh). Thông báo củangười mua hướng sự chú ý đến “trình độ công nhânkém và hàng hóa sai kích cỡ”. Tòa án coi vấn đề nàylà việc cụ thể hóa vẫn không thỏa đáng cho tínhchất tự nhiên của việc thiếu phù hợp của hàng hóa.

Một quy tắc khác liên quan đến thịt lợnmuối xông khói đông lạnh , Landgericht München, ngày20 /03/ 1995 (có sẵn thông tin thêm cho tình huốngnày). Thông báo của người mua nói rằng, “hàng hóabị ôi”. Tòa án cho rằng điều này chưa đủ cụ thể.

Nấm cục bị “mềm” là thông báo được đưa ra trongLandgericht Bochum, ngày 24/01/1996 (có sẵn thông tinbổ sung về tình huống này). Tòa án xếp thông báonày vào loại không phù hợp vì nó có sâu, mặc dù lýlẽ của người mua rằng hầu hết các nhà bán nấm phảibiết rằng nấm bị mềm là biểu hiện của việc bị sâu.

Một điểm nhấn (high-water mark) có thể đạt được vàonăm 1997 khi tòa án phúc thẩm từ chối một thông báo

chỉ ra rằng 5 cuộn tấm chặn axit acrylic đã bịthiếu. Oberlandesgericht Koblenz, 31/01/1997 (có sẵnthông tin bổ sung về tình huống này)/ Tòa án chorằng người bán đã không cụ thể hóa rằng anh ta muốnngười mua phải khắc phục thiếu sót này như thế nàotheo tinh thần của điều 39. Tòa án chỉ ra rằng mặcdù thông báo này là đúng lúc nhưng một thông báokhông được cụ thể hóa một cách thỏa đáng thì cũngcoi như là không có thông báo.

Trong một quyết định vào tháng 11 năm 1999,Bundesgerichtshof, VIII ZR 121/98 (có sẵn văn bản củatình huống và bản dịch tiếng Anh), tòa án tối caoĐức đã giải quyết một khiếu nại loại trừ hiệu lựccủa điều 39 (1) và vấn đề thông báo. Tòa án cấpdưới đã quyết định rằng người mua đã mất đi quyềnkhiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp bởi vìthông báo của nó theo điều 39 (1) không được đưa ratrong khoảng thời gian hợp lý sau khi người muabuộc phải phát hiện ra sự không phù hợp. Tòa án tốicao thấy rằng, trong những tình huống như vậy, thờihạn hợp lý bao gồm cả thời gian quyết định làm điềugì tiếp theo, thời gian để tham khảo chuyên gia,cân nhắc quan điểm của chuyên gia và một khoảngthời gian “thông thường” 1 tháng. Tòa án tối caoĐức giải quyết vấn đề không phù hợp của thông báocủa người mua bằng cách chỉ ra rằng, khi mà vấn đềkhông phù hợp liên quan máy móc hoặc thiết bị kỹthuật, “chỉ cần giải thích về các dấu hiệu, khôngcần phỉa có lời giải thích về nguyên nhân gây rađiều trên”. Xem phần bình luận về vấn đề này củagiáo sư Peter Schlechtriem, chuyên gia hàng đầu vềCISG. Ông vừa tán thành nhưng đồng thời cũng phêphán phán quyết này. Ông bình góp ý việc tòa án từchối một tiêu chuẩn vượt quá trong việc cụ thể hóacho thông báo theo quy định của điều 39 (1). Ông đặtcâu hỏi về sự hợp lý trong việc kết hợp thời hạnkiểm tra hàng hóa của điều 38 (1) và thời hạn gửi thôngbáo hàng không phù hợp của điều 39 thành một điều

khoản. Ông phê phán tham khảo của tòa tán đối vớithời hạn “thông thường” 1 tháng của điều 39 (1), bằngviệc chỉ ra ví dụ rằng 1 tháng là quá dài trong mộtvài tình huống (Xem thêm phần tình huống luật Annexto CISG Advisory Council Opinion No. 2, Examinationof the Goods and Notice of Non-Conformity: Articles38 and 39 and Bundesgericht 4C.198/2003/grl (phụlục CISG – AC tùy chọn số 2, Kiểm tra hàng hóa vàthông báo hàng không phù hợp với hợp đồng),tháng 11năm 2003, một phán quyết của tòa án tối cao Thụy Sĩvề sự khác biệt ý nghĩa của văn bản tiếng Anh vàtiếng Pháp của điều 39 (1) và bản dịch tiếng Đứccho điều 39 (1) sẽ dẫn đến việc áp dụng những yêucầu cụ thể hóa vô cùng khắt khe trong một vài phánquyết của tòa án Đức)

(3) Khác với UCC, điều 39 (2) quy định một thời gian cốđịnh tuyệt đối ngay cả trong trường hợp có những thiếu sóttiềm ẩn mà người mua không thể nào phát hiện được trongkhoảng thời gian đó.

Điều 44 cung cấp một giải pháp chắc chắn để đền bù chongười mua trong trường hợp anh ta có “loại trừ thích đáng”cho việc không cung cấp thông báo bắt buộc về việc hànghóa không phù hợp với hợp đồng. Nhưng vì điều 44 lại đượcthêm vào Công ước trước sự thúc giục của đại biều các nướcđang phát triển mà người mua các các nước đó có vẻ ít tinhthông hơn, nó sẽ không bảo vệ một cách chính đáng nhữngngười mua tinh thông trong nhiều trường hợp. Xem phần giảithích thuật ngữ điều 44 CISG.

Điều 40 cung cấp một “van an toàn” nữa cho thông báo hàngkhông phù hợp. Để biết thêm thông tin về điều khoản này,xem phần giải thích từ ngữ điều 40 CISG. Điều 40 được kiểmtra vào năm 1980 bởi trọng tài thuộc Phòng thương mạiStockholm (có sẵn bản tiếng Anh về tình huống này). Đó làmột quá trình trong đó nhà tư vấn Mỹ có thể đạt được niềmtin từ khách hàng của anh ta, người mà 4000 tấn rail presshoàn toàn bị méo sau khi thời hạn thông báo trong điều 39

kết thúc. Thất bại do một thay đổi nhỏ về phần cứng. Ngườimua viện dẫn thành công điều 40 với nội dung:

“Người mua không có quyền viện dẫn các quy định ở điều 38 và 39 [ Điều 38 quy định về thởi hạn kiểm tra hàng hóa, Điều 39 quy định về thông báo hàng không phù hợp với hợp đồng] nếu như việc không phù hợp đó liên quan đến các yếu tố mà người bán đã biết hoặc không thể không biết và họ đãkhông thông báo cho người mua.”     

(c) Đề phòng vi phạm hợp đồng

Trong rất nhiều tình huống thương mại thông thường, ngườibán hoặc người mua buộc phải tin tưởng rằng đối phươngsẽ thực hiện hợp đồng. Người mua sẽ làm gì nếu anh ta pháthiện ra rằng nguồn cung hàng thường xuyên của người bán đãbị cắt hoặc người bán đã giao hàng hóa khiếm khuyết chonhững người khác? Còn người bán sẽ làm gì nếu anh ta pháthiện bản báo cáo rằng người mua đã không nhận hàng hóađược giao của một bản hợp đồng với người khác hoặc nếu nhưngân hàng quen của người mua đã hủy khoản vay và …thư tíndụng (letter of credit facility) hoặc người mua không kýđược hợp đồng với đối tác chính của anh ta? Dưới sự điềuchỉnh của CISG, việc một bên có căn cứ hợp lý để suy luậnrằng bên kia không thể thực hiện hợp đồng là khó khăn hơnso với quy định của điều 2 UCC.

Điều 71 của UCC giải quyết vấn đề mất an toàn đối với việcđảm bảo thực hiện hợp đồng. Mặc dù điều 71 quy định việctạm ngừng thực hiện hợp đồng dựa trên chứng cứ của sựkhông đảm bảo đối với việc thực hiện hợp đồng của bên kianhưng tiêu chuẩn cũng rất hạn chế. Tiêu chuẩn đó là khimột bên hiển nhiên không thể thực hiện một phần đáng kểnghĩa vụ của anh ta. Giáo sư Honnol khẳng định rằng điềuđó có nghĩa là phải có những nguyên nhân khách quan chỉ rakhả năng của việc không thực hiện hợp đồng là lớn.” J.Honnold, Uniform Law for International Sales Under the1980 United Nations Convention § 388 (3rd ed. 1999)(J.Honnol, Luật thống nhất cho Công ước Liên hợp quốc năm1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ). Kết quả là,

việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng và quyền được yêu cầu sựđảm bảo thích đáng cho việc thực hiện hợp đồng sẽ khôngbao gồm trong CISG. Một bên nếu muốn được yêu cầu về sựđảm bảo trong việc thực thi hợp đồng trong trường hợp anhta có được nguyên nhân hợp lý cho việc không đảm bảo tuânthủ việc thực hiện hợp đồng của bên kia, sẽ thương lượngtrong ngôn ngữ hợp đồng về việc áp dụng tiêu chuẩn củađiều 71.

Quan trọng hơn là, điều 71 không quy định rằng bên tạmhoãn thực hiện hợp đồng có thể hủy hay “tránh” hợp đồngnếu bên kia không đưa ra lời đảm bảo hợp lý về việc thựchiện hợp đồng. Việc hủy bỏ hợp đồng được cho phép chỉ khihiển nhiên là bên kia là sẽ tạo ra “vi phạm cơ bản”. Điều72 (1). Do đó, một bên nếu muốn có quyền được hủy hợp đồngtrong trường hợp bên kia không thực thi cam kết thỏa đángvề việc thực hiện hợp đồng đúng thời hạn thì cần phảithương lượng điều khoản hợp đồng chỉ rõ rằng bất kỳ saitrái nào trong việc thực thi cam kết thỏa đáng sẽ là viphạm cơ bản theo nghĩa của CISG hoặc sẽ được coi như dẫnđến tồn hại đáng kể cho người mua đến chừng mực mà ngăncản điều mà anh ta có quyền được chờ đợi trong bản hợpđồng này và rằng người mua sẽ có quyền được hủy bỏ hợpđồng.

Để biết thêm thông tin về vấn đề này, xem Yinhao Yang, Suspension Rules under Chinese Contract Law, the UCC and the CISG: Some Comparative Perspectives, và phần giải thích từ ngữ của điều 71, 72 CISG.

(d) Quyền khắc phục thiếu sót

Phù hợp với hướng tiếp cận của nó đối với hậu quả củathiếu sót trong việc thực hiện hợp đồng, CISG cho ngườibán quyền được khắc phục rất nhiều các dạng thiếu sóttrong việc thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.Quyền này phải được thực hiện theo một cách nhất định.Trong một vài tình huống, người mua bị ràng buộc bởi đềnghị khắc phục thiếu sót của người bán nếu anh ta khôngcó phản ứng gì trong một khoảng thời gian hợp lý.

Ba điều dưới đây của Công ước giải quyết vê quyền khắc phục thiếu sót của người bán:

Điều 34 cho phép người có thể trước kỳ hạn giao nộpchứng từ, khắc phục những lỗi của chứng từ khiếmkhuyết miễn là việc thực thi quyền này không gây chongười mua bất kỳ trở ngại hay phí tổn bất hợp lý nào.

Điều 37 giải quyết việc giao hàng hóa không phù hợp vớihợp đồng trước thời hạn giao hàng quy định trong hợpđồng. Trong trường hợp này, người bán có quyền thaythế hàng hóa không phù hợp hoặc khắc phục mọi sựkhông phù hợp của hàng hóa được giao miễn là nó đượcthực hiện trước khi thời hạn giao hàng và không gâybất kì trở ngại hay phí tổn bất hợp lý nào cho ngườimua.

Điều 48 cho phép người bán quyền khắc phục “bất kỳthiếu sót nào trong việc thực hiện quyền của anh tangay cả sau khi hết thời hạn giao hàng nếu điều đókhông kéo theo một sự chậm trễ vô lý và không gây chongười mua những trở ngại phi lý hay sự không chắcchắn về việc người bán phải hoàn trả các chi phí màngười mua phải gánh chịu. Quyền được khắc phục này ápdụng cho trường hợp vi phạm hợp đồng do lỗi khônggiao hàng đúng thời hạn quy định. Điều 48 thiết lập mộtquy trình cho người bán thực hiện nếu anh ta mongmuốn thực hiện quyền này. Người bán cần yêu cầu ngườimua cho biết là người bán có chấp nhận loại trừ khiếmkhuyết trong một thời hạn cụ thể tùy vào người bánhay không. Nếu người mua không trả lời trong một thờigian hợp lý nhất định, người bán có quyền thực hiệnquyền này và người mua có nghĩa vụ phải chấp nhậnviệc thực hiện quyền trong thời hạn chỉ định trongyêu cầu của người bán. Điều 48 (3) quy định rằng mộtthông báo bởi người bán rằng anh ta sẽ thực hiện việcloại trừ thiếu sót trong một khoảng thời gian ấn địnhđã bao gồm cả yêu cầu người mua cho biết họ chấp nhậnviệc loại trừ thiếu sót hay không. Các bên được tự dosửa đổi các quy tắc của Công ước về quyền khắc phục

thiếu sót của người bán. Đối với những người mua màthời gian của anh ta là rất quan trọng thì có thểthương lượng trong ngôn ngữ hợp đồng về việc chỉnhsửa hoặc loại trừ điều 48.

Để biết thêm thông tin về quyền khắc phục thiếu sót của người bán, xem phần giải thích thuật ngữ của điều 34, 37, 48 của CISG.

(e) Bất khả kháng

Điều 79 giải quyểt vấn đề Bất khả kháng song mục đích của nóvẫn chưa rõ ràng. Câu đầu tiên của điều 79 (1) đề cập đếnviệc người bán hoặc người mua “không thể thực hiện bất kỳnghĩa vụ nào của anh ta…”. Mặc dù vậy, giáo sư Honnold kếtluận rằng, đó là thứ ngôn ngữ rất rộng “không thể áp dụngcho thiếu sót trong việc thực hiện hợp đồng ví dụ như việcgiao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng” J. Honnold,Uniform Law For International Sales under the 1980 UnitedNations Convention § 426 (3rd ed. 1999).). Ý kiến này vẫnchưa thống nhất. Những quan điểm khác nhau về vấn đề nàyđã được thảo luận bởi tòa án tối cao Đức. Xem thêmBundesgerichtshof, VIII ZR 121/98, 24/3/1999 (đã có tìnhhuống, phần dịch tiếng Anh của nó và các bình luận liênquan đến tình huống bởi Peter Schlechtriem)

Để sử dụng tốt điều 79, bên mặc định phải chứng minh rằngviệc không thực hiện hợp đồng của mình là do trở ngạingoài tầm kiểm soát của anh ta. Hơn nữa, anh ta cũng phảichứng minh rằng không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họphải tính đến trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hay saukhi bị ràng buộc bởi hợp đồng hoặc là tránh được hay khắcphục hậu quả của nó. Nếu như việc không thực hiện hợp đồnglà do lỗi của bên thứ ba, người cam kết với bên vi phạmhợp đồng thực hiện toàn bộ hay một phần nghĩa vụ của hợpđồng thì bên vi phạm hợp đồng phải chứng minh rằng bên thứba được miễn trách nhiệm pháp lý theo cùng tiêu chuẩn.Giáo sư Honnold đã chỉ ra rằng việc miễn trách nhiệm pháplý không áp dụng cho việc người cung cấp của người bánkhông thực hiện hợp đồng với anh ta. Người bán phải cam

kết buộc người cung cấp thực hiện một phần nghĩa vụ hợpđồng với người mua. Id. at §§ 433-434.

Để biết thêm thông tin về bản đổi chiếu của CISG, xem giảithích từ ngữ của điều 79 CISG

Điều 79 loại trừ bên mặc định khỏi trách nhiệm pháp lý đốivới các tổn thất nhưng nó không loại bỏ những biện phápkhắc phục khác theo CISG như phòng tránh, i.e., hủy bỏ viphạm hay giảm giá. Ví dụ nếu như vì một trở ngại ngoài tầmkiểm soát mình, người mua không thể thanh toán hoặc gửithư tín dụng đúng thời hạn, người bán có thể không cóquyền khiếu nại về thiệt hại nhưng có thể có quyền hủy bỏhợp đồng nếu như có sự vi phạm cơ bản hoặc anh ta có thểtheo quy trình được quy định ở điều 63. Điều 63 quy định rằng,người bán có thể quy định một thời hạn bổ sung hợp lý đểngười mua thực hiện việc thanh toán. Nếu người mua khôngthanh toán hoặc tuyên bó sẽ không thanh toán trong thờihạn bổ sung đó thì theo điều 64(1)b, người bán có thể tuyên bốhủy hợp đồng.Theo điều 47 và 49, người mua có quyền tương tựđối với trường hợp người bán không giao hoặc chậm giaohàng.

Xem phần giải thích từ ngữ của điều 47, 49, 63, 64 của CISG.

(f) Thời hạn hiệu lực:

Khác với điều 2 của Quy tắc thương mại thống nhất, CISGkhông chứa đựng điều khoản giới hạn thời gian mà trongkhoảng thời gian đó người mua phải kiện ra tòa án hoặctrọng tài.

Mặc dù vậy có một hiệp ước quy định thời hạn hiệu lực ápdụng cho các loại hợp đồng điều được CISG điều chỉnh: Côngước về thời hạn hiệu lực trong hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế và Nghị định thư 1980 của nó (Công ước thời hiệu).Chúng có hiệu lực ở Mỹ vào năm 1994. Công ước về thời hiệuđiều chỉnh tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hànghóa giữa người mua và người bán có trụ sở thương mại ở cácnước khác nhau là các bên của Công Ước. Một vài nước đã

thừa nhận CISG nhưng vẫn chưa thừa nhận Công ước về thờihiệu. Công ước về sau thiết lập một thời hiệu là 4 năm,thời hiệu này được quy định tại § 2-725 của UCC. Thời hiệu4 năm được bắt đầu tính vào ngày phát sinh khiếu nại. Hầuhết các khiếu nại phát sinh vào ngày mà hàng hóa được thựcsự giao cho người mua. Quy tắc này sẽ áp dụng cho cáckhiếu nại có liên quan đến việc biểu thị hay hàm ý về việcbảo hành. Điều 11 của Công ước về thời hiệu quy định rằng,nếu có một biểu thị về sự cam kết liên quan đến hàng hóa“mà đã chỉ ra rằng chỉ có hiệu lực trong một khoảng thờigian nhất định” thì thời hạn hiệu lực sẽ bắt đầu vào ngàysớm hơn ngày người mua gửi thông báo không phù hợp hoặcngày mà thời hạn cam kết hết hạn. Công ước cũng quy địnhkhiếu nại về gian lận được nêu trước khi hợp đồng hết hạnhoặc trong khi thực hiện hợp đồng thì nó sẽ được tính vàongày mà gian lận đã và có thể bị phát hiện.

Mặc dù người bán và người mua có thể ,thông qua hợp đồng,loại trừ hoàn toàn sự áp dụng của Công ước về thời hiệu,thời hạn 4 năm không thể được rút ngắn, trừ phi bởi mộtđiều khoản thi hành quy định rằng trọng tài phải tiến hànhtrong một thời gian ngắn hơn. Tương tự như vậy, các bênkhông thể mở rộng nó trừ khi có một tuyên bố bằng văn bảnđược ký bởi người…trong thời hạn hiệu lực. Kết quả làdường như nếu như tiến hành một mình thì nỗ lực của ngườibán trong việc sửa chữa một vấn đề sẽ không mở rộng thờihạn hiệu lực.

Mặc dù vậy, cũng cần phải nhớ rằng điều khoản chú ý củađiều 39 CISG, khiếu nại bị truất quyền vì quá hạn sẽ có hiệulực trước thời gian được quy định bởi Công ước về thờihiệu. Điều 39 quy định: “người mua sẽ mất quyền khiếu nại vềviệc hàng hóa không phù hợp hợp đồng nếu người mua khôngthông báo cho người bán những tin tức về việc không phùhợp đó trong một khoảng thời gian hợp lý kể từ lúc ngườimua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó…Trong mọi trườnghợp, người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóakhông phù hợp với hợp đồng nếu như họ không thông báo chongười bán biết việc đó chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể

từ ngày hàng hóa đã được thực sự giao cho người mua…”. Nếutính riêng điều này có nghĩa là dưới sự điều chỉnh củaCông ước, người mua sẽ có được sự khắc phục cho khiếmkhuyết chỉ khi thỏa mãn điều kiện của điều 39 ngay cả trongtrường hợp không thể kịp phát hiện ra khiếm khuyết để thỏamãn thời hạn 2 năm. Mặc dù vậy, như đã được chú ý từtrước, hai điều khoản của Công ước cải thiện tác dụng củađiều 39. Điều 40 loại trừ người bán khỏi việc viện dẫn quyđịnh của điều 39 “nếu sự không phù hợp với hợp đồng liênquan đến các yếu tố mà [người bán] đã biết hoặc không thểkhông biết và họ đã không thông báo cho người mua”. Điều 44giới hạn tác dụng của điều 39 bằng việc bảo lưu quyền củangười mua được giảm giá chiếu theo điều 50 hay đòi bồithường thiệt hại, ngoại trừ khoản lợi bị lỡ, nếu người muacó lý do hợp lý để giải thích vì sao họ không thông báotin tức cần thiết cho người bán được yêu cầu ở điều 39.

Để biết thêm thông tin về Công ước thời hiệu, truy cập vàotrang cơ sở dữ liệu về Công ước này.

(g) Điều khoản giao hàng

Đối với những thương nhân quốc tể, Incoterms (Điều kiện cơsở giao hàng) phù hợp hơn là điều khoản giao hàng quy địnhtrong UCC. CISG không bao gồm định nghĩa về điều khoảngiao hàng. Incoterms cụ thể hóa những thay đổi và chi tiếtquan trọng mà CISG không điều chỉnh. Do đó, bên cạnh CISG,vẫn có Incoterms để xác định sự chuyển giao rủi ro và điềukiện giao hàng mà bạn muốn. Trên thực tế, nếu bạn khôngmuốn áp dụng Incoterms, bạn có thể loại trừ chúng. Hai tòaán của Mỹ đã quy định rằng chúng hợp nhất thông qua điều 9(2); xem tại BP Oil International v. Empresa EstatalPetroleos de Ecuador, 332 F.3d 333 (5th Cir. 11 June2003), và St. Paul Guardian Ins. Co. v. Neuromed Medical Systems &Support, GmbH, (S.D.NY 26 March 2002)

Đối với hướng dẫn về việc sử dụng đúng Incoterms, sự đánh cuộc tốt nhất cho bạn tiếp tục là những ấn phẩm của Jan Ramberg. Xem phần tham khảo công trình của ông bên dưới tại mục “ Sách”

(h) Phí luật sư coi như là thiệt hại

Các thiệt hại được bồi thường trong điều 74 CISG có bao gồm phí luật sư để được bồi thường những thiệt hại đó hay không?

Ở Mỹ thì dường như là không. Xem Zapata Hermanos Sucesores, S.A.v. Hearthside Baking Co., Inc. (United States, N.D. IL 29 August2001), reversed 313 F.3d 385 (7th Cir. 19 November 2002)cert (đơn yêu cầu phúc thẩm) bị từ chối ngày 1/12/2003.Tòa án lý luận rằng các nguyên tắc xác định khi nào viphạm phải bồi hoàn phí luật sư cho bên kia được là mộtphần của thủ tục chứ không phải là luật định. Tòa cũng kếtluận rằng không có nền tảng hỗ trợ cho Công ước hay cáctình huống được giải quyết dựa trên Công ước để giải thíchcho từ ngữ “thiệt hại” được dự tính bao gồm cả phí luậtsư. Về mặt kháng án, Tòa án tối cao đã mời vị Chủ tịch cốvấn pháp luật đệ trình một bản tóm tắt ngắn trình bày quanđiểm của chính phủ liên bang. Trong một bản tóm tắt, cốvấn pháp luật của Department of State joined, chủ tịch cốvấn pháp luật đã khẳng định rằng “tòa án phúc thẩm chorằng thuật ngữ “thiệt hại” trong điều 74 không bao gồm phíluật sư là đúng đắn và ủng hộ sự từ chối đơn yêu cầu phúcthẩm về vấn đề này và các nguyên nhân khác. Quyết định củacả hai tòa án cấp thấp hơn và bản tóm tắt được đệ trìnhlên tòa án Tối cao đã được công bố trên cơ sở dữ liệu này.Xem bên dưới, phần lịch sử tình huống của các tình huốngđược trình bày.

Trong Opinion No. 6 Calculation of Damages under CISGArticle 74 (Tùy chọn số 6 Tính toán thiệt hại theo điều 74CISG), Hội đồng tư vấn CISG đã đạt được kết luận tương tựnhưng với những lý do khác.

PART II

PHẦN II:

A. CISG hướng dẫn nghiên cứu:

Bài nghiên cứu hàng đầu về CISG là Claire M. Germain, "TheUnited Nations Convention on Contracts for theInternational Sale of Goods: Guide to Research andLiterature" (Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế: Hướng dẫn nghiên cứu và tài liệu”),Review of the Convention on Contracts for theInternational Sale of Goods (Kluwer Law International1995) 117-145 ( Xem xét Công ước về hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế)

Có rất nhiều nghiên cứu về CISG nói chung và các khía cạnhvề các điều khoản của nó nói riêng. Bạn có thể tham khảomột vài trong số chúng:

Holdsworth, Judith L., Practical Application of theUnited Nations Convention on Contracts for theInternational Sale of Goods (CISG) (Thực tiễn áp dụngcủa Công ước về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG))

Volumes 4-5, International Contract Manual, S.Eiselen and A. H. Kritzer, Thompson West (2008).(Quyển 4 – 5, Cẩm nang Hợp đồng quốc tế, S. Eiselenand A. H. Kritzer, Thompson West (2008). Hai tập sáchnày cập nhật các Hướng dẫn của giáo sư Kritzer vềthực tiễn áp dụng của Công ước (1991 – 1994). Tácphẩm này giải thích cả UCC và CISG)

Guide to the International Sale of Goods Convention(Looseleaf, 2 volumes. (Hướng dẫn về Công ước mua bánhàng hóa quốc tế (Loosefeaf, 2 quyển. Sưu tầm cácnghiên cứu về vô số các chủ để của CISG. W. A.Hancock, Editor. Xuất bản bởi Business Laws.

Ngoài cơ sở dữ liệu của cisgw3 mà hướng dẫn này là một phần trong đó, phần còn lại là các website chứa các thông tin hữu ích về Công ước và các vấn đề liên quan.

Mạng lưới các website CISG độc lập với các tài liệuvề CISG được viết bởi các trường đại học và các hãngluật tại các nước như Châu Phi, Ả rập, Úc, Áo, Bỉ,Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp,

Israel, Nhật Bản, Mexico, Tây Ban Nha, Mỹ Latinh vàThụy Sĩ.

Unilex là một nguồn hữu ích về các trường hợp tóm tắt,văn bản của các tình huống và trích dẫn mục lục thamkhảo về CISG và Quy tắc UNIDROIT về Hợp đồng thươngmại quốc tế. Dịch vụ này có trên Internet<http://www.unilex.info/> và bản in bởi nhà xuất bảnTransnational Publishers of Ardsley, NY

Thêm vào đó:

Phòng thương mại quốc tế <http://www.iccwbo.org/>.Trang web này chứa các quy tắc trọng tài quốc tế củaICC và thông tin về các ấn phẩm, dịch vụ và sản phẩmđể của nó bao gồm cả các mẫu hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế cho hàng chế tạo để bán lại được điềuchỉnh bởi CISG. Mẫu hợp đồng có ở trong đĩa.

Trang web của Sở tư pháp bang<http://www.state.gov/s/l/c3452.htm>. Cơ sở dữ liệunày chứa những thông tin về ảnh hưởng của sự pháttriển của luật quốc tế đến giao dịch thương mại vàđịnh hướng của Mỹ về vấn đề này. Nó còn chứa đựngnhững văn bản của CISG, Công ước của Liên Hợp quốc vềvận chuyển hàng hóa đường biển (Công ước Hamburg1978), Công ước về công nhận và thi hành phán quyếttrọng tài nước ngoài và các hiệp ước khác ảnh hưởngđến các vấn đề thương mại và danh sách các nước làthành viên của các hiệp ước đó.

Giám sát Luật thương mại quốc tế <http://www.lexmercatoria.org/>, biên tập bởi

B. Tin tức CISG

Tin tức CISG là bản tin điện tử nhằm phục vụ sự phát triểncủa CISG và các khía cạnh pháp lý của hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế liên quan đến nó và các phần khác của cơ

sở dữ liệu cisgw3 thuộc Viện luật thương mại quốc tế,trường Đại học luật Pace và các trang web khác.

1. Hội đồng tư vấn CISG

Vào ngày 26/9/2003, CISG – AC (Hội đồng tư vấn về Công ướcmua bán hàng hóa quốc tế (CISG)) công bố sự lựa chọn đầu tiên của nó, truyền thông điện tử trong quy định của CISG.

Thư ký trước của hội đồng, Dr. Loukas Mistelis, trung tâmnghiên cứu luật thương mại, Queen Mary, Đại học London, đãmô tả CISG – AC như một tổ chức tư nhân đầu tiên phản ứnglại với nhu cầu thảo luận về những vấn đề đang được tranhcãi và chưa được thống nhất liên quan đến CISG bằng nhữnghướng dẫn hữu ích và thúc đẩy sự giải thích thống nhất vềCISG. Dr.Mistelis đã nói rằng “ Mục đích chính của CISG –AC là khởi xướng các vấn đề liên quan đến việc giải thíchvà áp dụng Công ước theo yêu cầu hoặc theo đúng nguyên bảncủa nó. Yêu cầu có thể được đệ trình lên CISG – AC mộtcách riêng biệt bởi các tổ chức quốc tế, các hiệp hộingành nghề và các tổ chức xét xử. Chọn lựa đầu tiên là sựphản ứng lại yêu cầu không chính thức của Phòng thương mạiquốc tế đối với hội đồng về vấn đề truyền thông điện tử vàkhả năng của CISG trong việc phản ứng lại những thách thứcđó”.

Những thành viên sáng lập của CISG – AC bao gồm Giáo sư Dr.Eric E. Bergsten, Emeritus of Pace University, Nguyên Tổng thưký UNCITRAL, Giáo sư Dr. Michael Joachim Bonell, University ofRome La Sapienza, Nguyên Tổng thư ký UNIDROIT, cố Giáo sư E.Allan Farnsworth, Columbia University, New York, Giáo sư Dr.Alejandro Garro, Columbia University, Giáo sư Sir Roy Goode, Đạihọc Oxford, Giáo sư Dr. Sergei N. Lebedev, Học viện quan hệ quốctế Moscow, Giáo sư Dr. Jan Ramberg, Emeritus, StockholmUniversity, cố Giáo sư Dr. Dr. h.c. Peter Schlechtriem, Emeritus,Đại học Freiburg, Giáo sư Hiroo Sono, Đại học Kyushu and Giáosư Dr. Claude Witz, Universität des Saarlandes and UniversitéRobert Schuman, Strasbourg. Hội đồng đã bầu ra bốn thànhviên mới: Giáo sư. Michael Bridge, London School of Economics(Đại học kinh tế London) , Giáo sư John Y. Gotanda, Trường đại

học luật Villanova, Giáo sư Dr. Mª del Pilar Perales Viscasillas, Đạihọc Carlos III, Madrid, và Giáo sư. Dr. Ingeborg Schwenzer, Đạihọc Basel.

Tháng 11/2007, Hội đồng đã bầu Giáo sư Bergsten giữ chức chủ tịch Hội đồng và Giáo sư Sieg Eiselen, Phòng tư pháp, trường đại học Nam phi giữ chức thư ký.

2. Các tình huống về CISG được lựa chọn:

Bundesgerichtshof VIII ZR 67/04, 2/3/2005, quyết địnhcủa tòa án tối cao Cộng hòa Liên bang Đức về việc ápdụng CISG đối với việc hàng hóa không phù hợp với cácluật lệ chung điều chỉnh vấn đề tiếp thị của chúng.Để biết thêm thông tin về trường hợp này, xem phầnbình luận của giáo sư Schlechtriem (Schlechtriem'scommentary.)

Bundesgericht 4C.198/2003/grl, 13/11/2003, quyết địnhcủa Tòa án tối cao Thụy Điển đã chỉ ra một sự khácbiệt quan trọng giữa bản tiếng Anh, tiếng Pháp và bảndịch tiếng Đức của điều 39 (1)

Amco Ukrservice & Promriladamco v. American Meter Company vấnđề được trình bày là liệu CISG có ngăn cản các khiếunại liên quan đến hợp đồng hợp danh hay không bởi vìloại hợp đồng này thiếu điều khoản về giá cả và sốlượng. “Mặc dù CISG có thể chỉ điều chỉnh các hợpđồng chuyên về mua bán hàng hóa mà các bên đã đạtđược thỏa thuận liên doanh, nó không điều chỉnh bảnthân các thỏa thuận liên doanh”

Zapata Hermanos Sucesores, S.A. v. Hearthside Baking Co., Inc., 313F.3d 385 (7th Cir. 2002), reversing 2001 WL 1000927(United States, N.D. IL 2001), cert. denied, December1, 2003 liên quan đến việc hoàn trả phí luật sư nhưlà thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo CISG. Bản tómtắt của Tòa án tối cao và các bên ủng hộ tòa án tốicao trong cơ sở dữ liệu này được liên kết với phầnlịch sử tình huống của tình huống được trình bày. Tòa

án Tối cao đã mời Chủ tịch tư vấn pháp luật đệ trìnhbản tóm lược thể hiện quan điểm của chính phủ liênbang. Trong một bản tóm tắt, vị tư vấn luật pháp củaSở ….đã khẳng định rằng “tòa án phúc thẩm cho rằngthuật ngữ “thiệt hại” trong điều 74 không bao gồm phíluật sư là đúng đắn và ủng hộ sự từ chối đơn yêu cầuphúc thẩm về vấn đề này và các nguyên nhân khác. Bảntóm tắt của chính phủ bao gồm rất nhiều các bình luậnvề ý nghĩa của điều 7 (1) khi nó áp dụng vào phánquyết của tòa án nước ngoài và nơi mà phán quyết nàyđược ra.

Chicago Prime Packers, Inc. v. Northam Food Trading Co. áp dụngđiều 38 CISG, kiểm tra hàng hóa của người mua, điều 39,thông báo hàng không phù hợp với hợp đồng và điều 78,tiền lãi và đồng tình với tuyên bố của Zapata về vấnđề phí luật sư không được tính là thiệt hại theo điều74.

Trong BP Oil International v. Empresa Estatal Petroleos de Ecuador,Tòa án phúc thẩm lưu động Liên bang số năm cùng vớiSt. Paul Guardian Ins. Co. v. Neuromed Medical Systems & Support,GmbH, ủng hộ việc INCOTERMS gắn liền với điều 9 (2)

Chateau des Charmes Wines Ltd. v. Sabate USA, Sabate S.A kiểm traảnh hưởng của các điều khoản trong Công ước tới việchình thành và sửa đổi chấp nhận của người bán về điềukhoản lựa chọn diễn đàn là một phần của hợp đồng bằngmiệng.

Chateau des Charmes Wines Ltd. v. Sabate USA, Sabate S.A. xác địnhảnh hưởng của các bài viết liên quan đến việc địnhdạng và sửa chữa luận điểm của người mua rằng điềukhoản lựa chọn diễn đàn trong hóa đơn của anh ta làmột phần của hợp đồng bằng miệng.

Chicago Prime Packers, Inc. v. Northam Food Trading Co. bao gồm mộtbài phân tích sâu sắc về yêu cầu giám định của ngườimua theo điều 38 và yêu cầu về thông báo không phùhợp với hợp đồng của điều 39.

Usinor Industeel v. Leeco Steel Products, Inc., 2002 WL 6555540(United States, N.D. IL 2002), phân tích điều 4 (b)CISG và cho rằng điều 9 của UCC chứ không phải là

CISG điều chỉnh ảnh hưởng của việc duy trì điều khoảnmở đầu của một hợp đồng bị hủy bỏ theo Công ước khicác quyền của bên được đảm bảo bị vi phạm. Trích dẫnmột tình huống của Úc, tòa án Usinor cũng đã mang đếnsự chú ý về vấn đề “tòa án xem xét các phán quyết củatòa án nước ngoài về CISG”

Asante Technologies, Inc. v. PMC-Sierra, Inc., 164 F. Supp. 2d1142 (United States, N.D. CA 2001), áp dụng điều 1 vàđiều 10 của CISG vào một hợp đồng giữa hai công tyDelaware và giải quyết vấn đề chuyển một tình huốngvề CISG từ tòa án bang lên tòa án liên bang.

St. Paul Guardian Ins. Co. v. Neuromed Medical Systems & Support,GmbH, (United States, S.D.NY 2002), ủng hộ lời tuyênbố rằng, chiểu theo điều 9 (2) của Công ước, các địnhnghĩa của Incoterms cần được áp dụng vào hợp đồng dùcho không có sự thể hiện rằng Incoterms được thamchiếu trong hợp đồng. Tòa án trích dẫn hai trong sốcác ấn phẩm của cơ sở dữ liệu cisgw3: “Neil GaryOberman, "Transfer of Risk From Seller to Buyer in InternationalCommercial Contracts: A Comparative Analysis of Risk Allocation UnderCISG, UCC and Incoterms" (Chuyển giao rủi ro từ người bánsang người mua trong hợp đồng thương mại quốc tế:Phân tích so sánh sự phân chia rủi ro theo CISG, UCCvà Incoterms)a Laval thesis; and Annemieke Romein,"The Passing of Risk: A comparison:etween the passingof risk under the CISG and German Law" (Di chuyển rủiro: sự so sánh giữa việc chuyển giao rủi ro theo CISGvà luật Đức), phần dịch tiếng của Heidelberg thesis.Xem thêm phần giải thích từ ngữ điều 9 CISG.

Magellan International Corp. v. Salsgitter Handel GmbH, 76 F.Supp. 2d 919 (United States, N.D. IL 1999), liên quanđến vấn đề yêu cầu biện hộ khi khiếu nại vi phạm hợpđồng theo CISG theo mục đích của Fed. R. Civ. P.12(b)(6), khả năng của hành động cụ thể và việc khôngthể trả lại tài sản đã tịch thu.

MCC Marble Ceramic Center, Inc. v. Ceramica Nuova D'Agostina, S.p.A.,144 F. 3rd 1384 (United States, 11th Cir. 1998). (MCCtrung tâm gốm sứ cẩm thạch) tình huống hàng đầu nàygiải quyết quy tắc bằng chứng cam kết, tính thừa nhận

của chứng cứ liên quan đến dự định khách quan và giảithích điều 8 CISG. Để biết thêm thông tin về chủ đềnày, xem phần giải thích thuật ngữ điều 8 CISG vàCISG – CA tùy chọn số 3.

Beijing Light Automobile Co., Ltd v. Connell Limited Partnership,Stockholm Chamber of Commerce Arbitration Award of 5 June 1998,(đã có bản dịch tiếng Anh). Có khoảng 250 tình huốngvề các điều khoản của CISG liên quan đến thông báohàng hóa không phù hợp với hợp đồng, điều 39. Tìnhhuống hàng đầu này dựa trên các quy định về thông báocủa Công ước theo điều 40.

Bundesgerichtshof, VIII ZR 287/98, 3 November 1999 (cóvăn bản và bản dịch tiếng Anh cho tình huống này).Trong tình huống này, tòa án tối cao Đức đã quyếtđịnh rằng thời hạn hợp lý theo điều 39 (1) bao gồm cảthời gian quyết định phải làm gì tiếp theo, thời gianđể tham khảo ý kiến tư vấn, chuyên gia và cân nhắcquan điểm của các chuyên gia và một thời hạn “thôngthường” là 1 tháng. Xem phần bình luận về tình huôngnày của giáo sư Schlechtriem trong đó ông vừa đánhgiá cao và vừa phê bình phán quyết này và CISG – ACtùy chọn số 2 Kiểm tra hàng hóa và thông báo hàngkhông phù hợp với hợp đồng: điều 38, 39.

Bundesgerichshof, VIII ZR 121/98, 24 March 199 (cósẵn văn bản tình huống và bản dịch tiếng Anh). Đây làphán quyết hàng đầu bởi tòa án tối cao Đức về điều79, bản đối chiếu của CISG về bất khả kháng.

Les Verreries de Saint Gobain, SA v. Martiswerk GmbH,Cour de Cassation,16 July 1998 (có sẵn văn bản tìnhhuống và bản dịch tiếng Anh). Đây là một phán quyếtcủa tòa án Tối cao Pháp minh họa cách thức mà trậnchiến giữa các form mẫu được giải quyết theo CISG.

Oberster Gerichtshof, 2 Ob 191/98x, 15 October 1998(có văn bản tình huống và bản dịch tiếng Anh). Phánquyết này của Tòa án tối cao Úc thể hiện cách thứcgiải thích việc tham khảo cách dùng của CISG, điều 9.Để biết thêm thông tin về cách dùng của CISG, xemphần giải thích thuật ngữ điều 9 CISG.

Đây chỉ là một vài trong số các tình huống có sẵn. Bạn sẽ tìm thấy hơn 1700 tình huống nữa tại Cases on the CISG (tình huống về CISG)

1. Các tùy chọn của Hội đồng tư vấn CIS

Thông điệp điện tử trong CISG (2003) – Soạn thảo bởi giáosư Christina Ramberg, tùy chọn đầu tiên được công bố bởiCISG – AC viết về vấn đề ngữ cảnh của thông điệp điện tửtrong những tình huống cụ thể ở vô số các bài viết vềCISG. Hội đồng nói rằng hợp đồng có thể được ký hoặc đượcchứng thực bằng thông điệp điện tử và rằng điều khoản “vănbản” trong CISG bao hàm bất kỳ thông điệp điện tử có thểphục hồi lại được dưới hình thức có thể nhận thấy được.Tùy chọn của hội đồng chỉ ra rằng, chủ thể của các tiêuchuẩn là tương đương với những tiêu chuẩn quy định trongcác điều khoản thích đáng của CISG.

Một thông báo, yêu cầu hay truyền đạt khác có thểđược đưa ra hoặc tạo tập bằng điện từ nếu người tạolập thể hiện hoặc chỉ rõ rằng cho phép việc nhậnthông điệp dữ liệu điện tử loại này, dưới hình thứcđó và địa chỉ đó.

Thuật ngữ “gửi đi” tương ứng với thời điểm mà mộtthông điệp điện tử nhập vào máy chủ của người nhậnthông điệp.

Thuật ngữ “bằng miệng” bao gồm việc truyền âm thanhbằng phương tiện điện tử vào thời gian thực và thôngđiệp điện tử vào thời gian thực; và

Trong một vài bài nghiên cứu, thuật ngữ “thông báo”bao gồm truyền thông điện tử nhưng một vài trường hợpkhác, thuật ngữ này lại tương ứng với việc nhậntruyền thông điện tử dưới hình thức đó, kiều địnhdạng đó và địa chỉ đó.

Examination of the Goods and Notice of Non-Conformity:Articles 38 and 39 (Kiểm tra hàng hóa và thông báo hàngkhông phù hợp với hợp đồng: Điều 38 và 39) ( ngày 7 / 07/

2004) - Soạn thảo bởi giáo sư Eric E.Bergsten, tùy chọnthứ hai được thông báo bởi CISG – AC xem xét nguồn gốc,mối quan hệ giữa mục đích và việc tiến hành và giải thíchvề mặt luật pháp của điều 38, 39 CISG. Nó bao gồm một phụlục gồm các bảng không đầy đủ các tình huống trong đó cácphán quyết được tổ chức xung quanh các vấn đề: “Kiểm trađúng?”, “ Tính cụ thể và phù hợp của thông báo?” và “Thôngbáo đúng thời hạn?”

Parol Evidence Rule, Plain Meaning Rule, ContractualMerger Clause and the CISG 23 ) – Soạn thảo bởi giáo sưRichard Hyland, CISG – AC tùy chọn số 3, trình bày lại sựkhác nhau giữa CISG và luật nội địa về mặt vai trò và tỷtrọng của văn bản hợp đồng chứng cứ bên ngoài.

Contracts for the Sale of Goods to be Manufactured orProduced and Mixed Contracts (Article 3 CISG)(ngày 23tháng 11 năm 2004) – Viết bởi giáo sư Pilar Viscasillas,CISG – AC tùy chọn số 4, giải quyết vấn đề phân biệt hợpđồng mua bán hàng hóa với hợp đồng dịch vụ, và mối quan hệgiữa hai phạm vi quy định ở điều 3 của CISG. 48 chú thíchở cuối trang hướng dẫn người đọc các phần của …travaux,các bình luận và các tình huống liên quan đến các vấn đềđược thảo luận trong tùy chọn này.

The Buyer's Right to Avoid the Contract in Case of Non-Conforming Goods or Documents (Quyền của người mua đượchủy bỏ hợp đồng trong trường hợp hàng hóa và chứng từkhông phù hợp với hợp đồng (ngày 7/05/2005) – Soạn thảobởi giáo sư Dr. Ingeborg Schwenzer, CISG – AC tùy chọn số5, tập trung vào cái mà Hội đồng coi là vấn đề quan trọngnhất liên quan đến tình huống của các vấn đề và lợi ích bịtranh chấp cần được điều chỉnh.

Calculation of Damages under CISG Article 74 (Xác địnhthiệt hại theo điều 74 CISG) (mùa xuân năm 2006) – Viếtbởi giáo sư John Y. Gotanda, CISG – AC tùy chọn số 6, thểhiện quan điểm của Hội đồng về rất nhiều các vấn đề phátsinh từ điều 74, bao gồm trách nhiệm chứng minh và tiêu

chuẩn của chứng cứ, mức độ thiệt hại về doanh thu, thiệthại về thiện chí và những thiệt hại khác.

Exemption of Liability for Damages under Article 79 of theCISG (Loại trừ nghĩa vụ pháp lý đối với thiệt hại theođiều 79 CISG (12/11/2007) – Viết bởi Giáo sư Alejandro M.Garro, CISG – AC tùy chọn số 7, thể hiện quan điểm của Hộiđồng về các vấn đề phát sinh từ điều khoản bất khả khángcủa CISG.

Calculation of Damages under CISG Articles 75 and 76 (Tínhtoán thiệt hại theo điều 75 và 76 của CISG “(15/11/2008) –Viết bởi giáo sư John Y. Gotanda, CISG – AC tùy chọn số 8,thể hiện quan điểm của Hội đồng về vấn đề áp dụng điều 75 và 76, bao gồm sự tác động lẫn nhau giữa chúng và giữa chúng với điều 74, giải quyết vấn đề về giao dịch thay thếkhông phù hợp (điều 75) và các tình huống và cân nhắc ảnh hưởng đến việc xác định ‘giá tại thời điểm hiện tại” (điều 76).

Consequences of Avoidance of the Contract (Hậu quả củaviệc hủy bỏ hợp đồng) (15/11/2008) – Soạn thảo bởi giáo sưMichael Bridge, CISG – AC tùy chọn số, thể hiện suy nghĩcủa Hội đồng về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng, bao gồmnhững chi tiết không được giải quyết tuyệt đối bởi CISG,ví dụ như là địa điểm giao hàng và việc thanh toán lại giámua hàng và thời gian cho việc bồi thường lẫn nhau.

Bao gồm cả phần bình giải thích cơ bản cho từng tùy chọn.

3. Các bài viết

Các ấn phẩm dưới và bài báo dưới đây về Công ước được đềcập đến vì vấn đề chính của chúng đặc biệt đúng lúc và rấtthú vị. Để biết thêm về điều này, hãy xem phầnbibliography (danh sách các cuốn sách hoặc bài báo cùngviết về một chủ đề hay của một tác giả)

E. Allan Farnsworth, The Interpretation ofInternational Contracts and the Use of Preambles

(Giải thích hợp đồng quốc tế và cách dùng của Lờitựa), Revue de Droit des Affaires Internationals /International Business Law Journal (2002) No. 3-4,271-279. Khảo sát cách dùng của toàn bộ các điềukhoản thỏa thuận, điều khoản không thay đổi bằngmiệng, điều khoản chống từ chối, điều khoản loại trừchứng cứ của các cách dùng thương mại, và các điềukhoản thừa nhận quy tắc ngữ cảnh của việc giải thíchnhằm thúc đẩy giải thích của các điều khoản viếttrong một hợp đồng.

E. Allan Farnsworth, The Interpretation of International Contracts and the Use of waiver clauses, clauses excluding evidence of trade usage, and clauses adopting the context rule of interpretation to enhance the integrity of a writing expressing the terms of a contract.

Patrick C. Leyens, "CISG and Mistake: Uniform Law vs.Domestic Law [Mistake as an interpretive challenge under the "validity loophole" of Article 4(a) of the Vienna Convention 1980" (2003).

Patrick C. Leyens, “CISG và các lỗi: Luật thống nhất và Luật nội địa [ Các lỗi như rào cản giả thích [Mistake as an interpretive challenge under the "validity loophole" of Article 4(a) of the Vienna Convention 1980" (2003).

Francesco G. Mazzotta, "Commentary on CISG Article 81and Counterpart Provisions of the Principles ofEuropean Contract Law" and "Commentary on CISGArticle 82 and PECL Article 9:309" (2003). (Bình luậnvề điều 81 CISG và điều khoản tương đương trong Cácnguyên tắc của Luật hợp đồng châu Âu và bình luận vềđiều khoản 82 CISG và PECL điều khoản 9:309” (2003)

Douglas W. Bateson and Dionysios Flambouras,"International Trade Law and the Greek ShippingSector (2003) (Luật thương mại quốc tế và lĩnh vựcchuyên chở bằng đường biển của Hi lạp). Khảo sát tácđộng qua lại giữa CISG và Incoterms 2000.

Larry A. DiMatteo, "The CISG and the Presumption ofEnforceability: Unintended Contractual Liability inInternational Business Dealings," 22 Yale J. Int'l L.111 (1997). (CISG và giả định về tính thi hành: Tráchnhiệm pháp lý ngoài chủ định thuộc hợp đồng trong cácgiao dịch kinh doanh quốc tế,”

Maja Stanivukovic, "Editorial Remarks on the mannerin which the Principles of European Contract Law maybe used to interpret or supplement CISG Article 8."Article 8 is the Convention's provision on intent ofthe parties. See the annotated text of this article.(Những điểm nhấn mang tính sửa đổi trong cách mà Cácnguyên lý của Luật hợp đồng Châu Âu được dùng để giảithích hay bổ sung điều 8 CISG) Điều 8 là quy định củaCông ước về ý định của các bên. Xem phần giải thíchtừ ngữ của điều khoản này.

Camilla B. Andersen, "Reasonable Time in Article39(1) of the CISG".(Thời hạn hợp lý theo điều 39 củaCISG) , Pace Review of the Convention on Contracts for theInternational Sale of Goods (Kluwer 1998) 63-176 (Xem xétCông ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế)

M. Pilar Perales Viscasillas, " 'Battle of the Forms'Under the 1980 United Nations Convention on Contractsfor the International Sale of Goods: A Comparisonwith Section 2-207 UCC and the UNIDROIT Principles",10 Pace International Law Review 97 (1998). (Trận chiếnnhững form mẫu theo Công ước Liên hợp quốc năm 1980về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: so sánh vớiphần 2 – 207 UCC và các quy tắc của UNIDROIT”)

Ronald A. Brand, "Professional Responsibility in aTransnational Practice," 17 Journal of Law and Commerce301 (1999).

4. Sách:

Sách mới xuất bản:

Soạn thảo hợp đồng theo CISG, H. M. Flechtner, R. A. Brand and M. S. Walter, eds., Oxford University Press

(2007). Quyển sách này bắt nguồn từ hội nghị chuyên đề chào mừng kỷ niệm 25 năm CISG của Trung tâm đào tạo Luật quốc tế của Đại học Pittsburgh;

James Klotz, "International Agreements: An Annotated Drafting and Negotiating Guide," (Hiệp ước quốc tế: cách viết được chú thích và hướng dẫn thương lượng) Canada Law Book, Inc (1997) là một cuốn sách thân thiện với người dùng trong việc nhận thức về CISG.

Peter Huber & Alastair Mullis, "The CISG: A newtextbook for students and practitioners" (CISG: cuốnsách bài tập mới cho sinh viên và các nhà thực hành),Nhà xuất bản Luật Sellier European (2007) 408 trang

Understanding the CISG (Tìm hiểu về CISG), J.Lookofsky, Kluwer Law International (2008). Đây làbản hiệu đính lần thứ 3 từ bản thảo của giáo sưLookofsky.

Volumes 4-5, International Contract Manual (Quyển4,5, Hợp đồng mua bán bằng tay), S. Eiselen and A. H.Kritzer, Thompson West (2008). Hai quyển này cập nhậthướng dẫn của Giáo sư Kritzer về thực tiễn áp dụngcủa Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế (1991 – 1994)

Sharing International Commercial Law across NationalBoundaries (Chia sẻ luật thương mại quốc tế qua biêngiới quốc gia): Festschrift for Albert H Kritzer, C.B. Andersen, U. G. Schroeter, eds., Wildy, Nhà xuấtbản Simmonds and Hill (2008). Quyển sách này gồm 34trang viết về CISG bởi các nhà học thuật và các nhàkinh doanh trong thực tiễn, kỷ niệm công trình củagiáo sư Kritzer vào dịp sinh nhật lần thứ 80 của ông.

Ở nhiều vùng của châu Âu, bản tiếng Đức của "Kommentarzum Einheitlichen UN-Kaufrecht", phiên bản 4, biên tậpbởi giáo sư Peter Schlechtriem và Ingeborg Schwenzer(Beck 2004) là văn bản về CISG đã được trích dẫn thườngxuyên bởi các tòa án và trọng tài. Đối với những ngườikhông thể đọc được tiếng Đức đã có một phiên bản dịchtiếng Anh: “ Bình luận về Công ước của Liên hợp quốc vềhợp đồng mua bán hàng hóa (CISG)” biên tập bởi Peter

Schlechtriem và Ingeborg Schwenzer (Oxford UniversityPress 2005).

Bài viết hàng đầu về CISG là phiên bản thứ 3 của cuốn"Uniform Law for International Sales Under the 1980United Nations Convention" (Luật thống nhất cho việc muabán hàng hóa quốc tế theo Công ước của Liên hợp quốc năm1980) của giáo sư Honnold. (Kluwer Law International1999). Quyển sách này của ông hiện có trên cơ sở dữ liệunày như sau:

Các bình luận được xuất bản trong International Sales: TheUnited Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods(Mua bán hàng hóa quốc tế: Công ước của Liên hợp quốc vềhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.) N.M. Galston & H.Smit eds., Matthew Bender (1984),264 trang.

Các bài viết được xuất bản trong Commentary on theInternational Sales Law: The 1980 Vienna Sales Convention (Bình luận vềLuật thương mại quốc tế: Công ước Viên về mua bán hàng hóa năm 1980),C.M. Bianca & M.J. Bonell eds., Giuffrè: Milan (1987)886 trang; và

Joseph M. Lookofsky, The United Nations Convention on Contractsfor the International Sale of Goods (Công ước Liên hợp quốc về hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế), in: Blanpain ed., InternationalEncyclopaedia of Laws - Contracts, Suppl. 29, Kluwer LawInternational (December 2000) 1-192

Các nhà xuất bản, tác giả và biên tập viên rất đáng đượcca ngợi vì họ đã làm cho các công trình này có thể đếnđược tay những người không thể tiếp cận được với chúng.

Giáo sư Albert Kritzer đánh dấu hai văn bản hội nghị trongCông ước và 2002 văn bản cần chú ý đặc biệt trong CISG:

Peter Schlechtriem, "Uniform Sales Law: The UNConvention on Contracts for the International Sale ofGoods" (Manz 1986). Đây là bản dịch tiếng Anh của mộtvăn bản bằng tiếng Đức được viết ngắn gọn sau khi

CISG được thông qua năm 1980 tại Viên trong hội nghịngoại giao. Nó tận dụng những lưu ý của giáo sưSchlechtriem khi còn giữ chức người đại diện.

Fritz Enderlein & Dietrich Maskow, "InternationalSales Law: United Nations Convention on Contracts forthe International Sale of Goods Convention;Convention on the Limitation Period in theInternational Sale of Goods" (Oceana 1992). Rất nhiềucác bình luận đã được viết bằng tiếng Đức, Pháp vàcác ngôn ngữ khác sau Hội nghị ngoại giao. Văn bảnnày thu hút sự chú ý vào những quan điểm của các nhàbình luận đầu tiên về CISG. Nó cũng cung cấp một cáinhìn bao quát về Công ước thời hiệu.

Còn có thể tham khảo thêm:

Jan Ramberg, "ICC Guide to Incoterms 2000- Understanding andPractical Use (Hướng dẫn về Incoterms của ICC – Hiểu và sử dụng), ICCPub. No. 620 (1999). Phiên bản mới nhất của hệ thống cácđịnh nghĩa thương mại thường dùng, Incoterms 2000, ICC PubNo. 560, phù hợp với phiên bản giải thích mới nhất củagiáo sư Ramberg về các điều kiện cơ sở giao hàng và cáchsử dụng chúng. Phiên bản 2000 của Incoterms không tạo rasự khác biệt lớn trong các định nghĩa của phiên bản năm1990, nhưng hướng dẫn của giáo sư Ramberg còn hơn là sự môtả các điều kiện cơ sở giao hàng. Vì vậy phiên bản mới nàycủa ông rất hữu ích mặc dù sự thay đổi của các điều kiệnmang tính phát triển hơn là cách mạng. Giáo sư Ramberggiải thích, một cách ngắn gọn và có hiệu quả với các minhhọa chức năng của Incoterms trong mua bán hàng hóa quốc tếtrong bối cảnh hiện tại và tương lai phát triển và bằngcách nào việc đặt dụng những ý nghĩa đặc biệt vào chúnglại dẫn đến sự không chắc chắn. Ông đặt Incoterms vào ngữcảnh của chúng, đề cập đến chúng, inter alia, CISG, Hợpđồng mẫu mua bán hàng hóa quốc tế của ICC (ICC Pub. No.556) và khả năng khả năng tương thích của Incoterms vớiphát triển hệ thống thương mại điện tử như "bolero.net".

5. Hội nghị và các chương trình:

The Seventeenth Annual Willem C. Vis InternationalCommercial Arbitration Moot (Hội nghị thường niên lần thứ17 của Trọng tài thương mại quốc tế Willem C. Vis). Năm2010, hội nghị Vis sẽ được tổ chức tại Viên tử 26 / 3 đến1 /04. Chương trình hội thảo sẽ được đăng tải lên phần củahội nghị trong cơ sở dữ liệu này. Số thành viên tham giatiếp tục gia tăng mỗi năm. Hàng trăm người tham dự là cácluật sư, giáo sư ở các trường luật và chuyên gia trọng tàiđến Viên mỗi năm để tham dự với tư cách là các trọng tàitrong sự kiện này. Thông tin về việc tham gia Hội nghịvWillem C.Vis có thể có được từ giáo sư Eric E. Bergsten,Schimmelgasse 16/14, A-1030 Vienna, Austria; tel. and fax:+43 1 713-5408; e-mail: <[email protected]> or<[email protected]>.

Willem C. Vis International Commercial Arbitration MootAlumni Association. (Hiệp hội cựu thành viên Hội nghịtrọng tài thương mại quốc tế Willem C. Vis) Các sinh viênvà các trọng tài đã tham gia vào hội nghị trọng tài thươngmại quốc tế Willem C. Vis được đặc cách tham gia Hiệp hộicựu thành viên. Hiệp hội xuất bản Vindobona Journal ofInternational Commercial Law. and Arbitration (Tạp chíVindobona về Luật thương mạiv và trọng tài quốc tế). Thôngtin về thanh viên có thể tìm thấy tại<http://www.maa.net/>.

Chú thích

* John P.McMachon là một luật sư được cấp phép hành nghềtại New York, bắc Carolina và nam Carolina. Ông nhận bằngcử nhân luật tại trường đại học luật New York và tiến sĩluật tại Trung tâm luật Đại học Georgetown. Văn phòng củaông đặt tại Rock Hill, nam Carolina.

Mr. McMahon giữ chức chủ tịch Hội đồng Mua bán quốc tế vàcác giao dịch liên quan đến thương mại thuộc ban Luật quốctế và Thực tiễn của Hiệp hội luật sư bang New York từ năm1995 đến 2006, ông cũng giữ chức đồng chủ tịch vào năm1989 và 1990.

Mr. McMahon là một thành viên của Ban biên tập tạp chíLuật Hàng hải và thương mại, ông giữ chức biên tập (1970 –1980), đồng biên tập (1989 – 1990), phó biên tập (1970 –1988), biên tập viên tình huống (1970-1980). Các bài viếtcủa ông bao gồm:

"Forum-Selection and Choice of Law Clauses (“ Điều khoảnlựa chọn diễn đàn và chọn luật áp dụng”) Chương IV, CruiseShips, 10 Benedict on Admiralty (2008);

"Dispute Resolution Clauses for your InternationalContracts (Điều khoản giải quyết tranh chấp cho hợp đồngquốc tế của bạn)," 9 Purchasing Today, no. 3 at 22 (March1998);

When the U.N. Sales Convention Applies and Some of theReasons Why It Matters to You and Your Clients" (1997).(Khi nào Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bánhàng hóa áp dụng và một vài lý do tại sao nó điều chỉnhbạn và khách hàng của bạn (1997))

"The Role of Party-Appointed Arbitrators” (Vai trò của Trọng tài do các bên chỉ định), 49 Dispute Resolution Journal of the American Arbitration Association No. 3 at 66 (September 1994).

©Pace Law School Institute of International Commercial Law - Last updated October 9, 2009