Hạnh phúc BÁO CÁO Tổng kết triển khai, thực hiện Chương ...

11
Y BAN NHÂN DÂN TNH NINH BÌNH S: /BC-UBND CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc Ninh Bình, ngày tháng 8 năm 2020 BÁO CÁO Tổng kết triển khai, thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Thc hin các nhim vThtướng Chính phgiao y ban nhân dân các tnh, thành phtrc thuộc trung ương tại Quyết định s215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 vphê duyệt Chương trình hành động quc gia vphòng, chng bo lc gia đình (PCBLGĐ), y ban nhân dân tnh Ninh Bình báo cáo kết quđạt được trên địa bàn tnh như sau: PHN 1. KT QUĐẠT ĐƯỢC I. KT QUĐẠT ĐƯỢC THEO CÁC CHTIÊU TT Nội dung chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao Kết quả đạt được đến năm 2020 Ghi chú (nếu có) 1 - Tỷ lệ hộ gia đình được tiếp cận thông tin về PCBLGĐ. 281.67198/293.103 (Tổng số hộ được tiếp cận/tổng số hộ của tỉnh) 96.1% 2 - Tỷ lệ cán bộ tham gia PCBLGĐ các cấp được tập huấn nâng cao năng lực PCBLGĐ. 2.877/3.323 (Tổng số cán bộ tham gia PCBLGĐ được tập huấn/tổng số cán bộ tham gia PCBLGĐ trên địa bàn cấp tỉnh) 86.6% 3 - Tỷ lệ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực PCBLGĐ. 143/143 (Số đơn vị cấp xã có lãnh đạo chính quyền, đoàn thể được tập huấn về PCBLGĐ/Tổng số đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh) 100% 4 - Số lượng báo cáo viên về PCBLGĐ của tỉnh 22 người (Số báo cáo viên cấp tỉnh về PCBLGĐ) 5 - Tỷ lệ nạn nhân bạo lực gia đình (BLGĐ) được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa BLGĐ, tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân. 767/782 98.1%

Transcript of Hạnh phúc BÁO CÁO Tổng kết triển khai, thực hiện Chương ...

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH NINH BÌNH

Số: /BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ninh Bình, ngày tháng 8 năm 2020

BÁO CÁO

Tổng kết triển khai, thực hiện Chương trình hành động quốc gia

về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020

trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân các tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương tại Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02

năm 2014 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực

gia đình (PCBLGĐ), Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình báo cáo kết quả đạt được trên

địa bàn tỉnh như sau:

PHẦN 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC THEO CÁC CHỈ TIÊU

TT Nội dung chỉ tiêu

Thủ tướng Chính phủ giao

Kết quả đạt

được đến năm

2020

Ghi chú

(nếu có)

1 - Tỷ lệ hộ gia đình được tiếp cận thông tin về PCBLGĐ.

281.67198/293.103

(Tổng số hộ được tiếp cận/tổng số hộ của tỉnh)

96.1%

2 - Tỷ lệ cán bộ tham gia PCBLGĐ các cấp được tập huấn nâng cao năng lực

PCBLGĐ.

2.877/3.323

(Tổng số cán bộ tham gia PCBLGĐ được tập

huấn/tổng số cán bộ tham gia PCBLGĐ trên

địa bàn cấp tỉnh)

86.6%

3 - Tỷ lệ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực

PCBLGĐ.

143/143

(Số đơn vị cấp xã có lãnh đạo chính quyền, đoàn

thể được tập huấn về PCBLGĐ/Tổng số đơn vị

cấp xã trên địa bàn tỉnh)

100%

4 - Số lượng báo cáo viên về PCBLGĐ của tỉnh

22 người

(Số báo cáo viên cấp tỉnh về PCBLGĐ)

5 - Tỷ lệ nạn nhân bạo lực gia đình (BLGĐ) được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về

phòng ngừa BLGĐ, tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân.

767/782 98.1%

2

(Số nạn nhân BLGĐ được tiếp cận các hoạt động

hỗ trợ về phòng ngừa BLGĐ, tư vấn pháp lý,

chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân/

tổng số nạn nhân BLGĐ trên địa bàn cấp tỉnh)

6 - Tỷ lệ người có hành vi BLGĐ được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng

ngừa, giáo dục chuyển đổi hành vi.

782/782

(Số người có hành vi BLGĐ được tiếp cận các

hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa giáo dục chuyển

đổi hành vi/tổng số người có hành vi BLGĐ

trên địa bàn cấp tỉnh).

100%

7 - Tỷ lệ số xã, phường, thị trấn nhân rộng mô hình PCBLGĐ

1) 136/143

(Số xã/phường/thị trấn có Mô hình PCBLGĐ

/tổng số xã/phường/thị trấn trên địa bàn cấp

tỉnh)

2) 143/143

(Số xã/phường/thị trấn có Mô hình PCBLGĐ theo

hướng dẫn của Bộ VHTTDL/tổng số

xã/phường/thị trấn có các Mô hình có nội dung

hoạt động về PCBLGĐ trên địa bàn tỉnh)

95.1 %

100%

1. Mô hình

PCBLGĐ

riêng hoặc

lồng ghép

nội dung

2. Mô hình

theo hướng

dẫn của Bộ

VHTTDL

II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC THEO NHIỆM VỤ

2.1. Hoạt động chỉ đạo

TT Nội dung giải pháp Kết quả thực hiện

1

Xây dựng và tổ chức thực

hiện Chương trình hành động

quốc gia về phòng, chống bạo

lực gia đình đến năm 2020 của

địa phương.

UBND cấp tỉnh ban hành 18 VB.

2

Đưa các mục tiêu, nội dung

của Chương trình PCBLGĐ

vào kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương.

Các Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Bình về

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các năm: Nghị

quyết số 19/2014/NQ-HĐND ngày 17/12/2014;

số 30/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016; số

25/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018.

3

Chỉ đạo việc phổ biến luật

pháp, chính sách về PCBLGĐ

lồng ghép trong nội dung sinh

hoạt của thôn, ấp, bản, làng,

tổ dân phố, cụm dân cư.

UBND tỉnh ban hành:

- Đề án số 07/ĐA-UBND ngày 23/6/2015 về

phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh NB

giai đoạn 2016-2020;

- Văn bản số 297/UBND-VP7 ngày 3/8/2017

v/v triển khai QĐ 705/QĐ-TTg ban hành

chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai

3

đoạn 2017-2021;

- Văn bản số 106/UBND-VP7 ngày 29/3/2017

v/v thực hiện Đề án "Xã hội hóa công tác phổ

biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai

đoạn 2017-2021";

- Văn bản v/v thực hiện công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã

đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm;

- Kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội đồng

phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh NB;

- Kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp

luật hàng năm của các sở, ban, ngành, đoàn thể

tỉnh;

- Kế hoạch triển khai Ngày Pháp luật của Sở

Văn hóa và Thể thao, Sở Tư pháp.

Củng cố hệ thống tổ chức bộ

máy, nâng cao năng lực đội

ngũ cán bộ làm công tác

PCBLGĐ trên địa bàn quản lý

Cấp tỉnh: 22 người

Cấp huyện: 152 người

Cấp xã: 2.288 người

Xây dựng, kiện toàn mạng

lưới cộng tác viên, tình

nguyện viên về công tác gia

đình.

3.120 người

4

Chỉ đạo nhân rộng các mô

hình PCBLGĐ ở địa phương

143/143 xã triển khai mô hình

Sở VHTT ban hành các văn bản: Kế hoạch triển

khai công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia

đình định kỳ hàng năm; 03 hướng dẫn: số

366/HD-SVHTTDL ngày 14/7/2011 về tổ chức

hoạt động mô hình phòng, chống bạo lực gia

đình; số 687/HD-SVHTTDL ngày 11/7/2011 về

thực hiện quy chế phối hợp liên ngành về

phòng, chống bạo lực gia đình; số 105/SVHTT

06/02/2018 về việc hướng dẫn xây dựng mô

hình phòng chống bạo lực gia đình

5

Truyền thông, giáo dục, vận

động nâng cao nhận thức về

PCBLGĐ

- 05 Chương trình phối hợp giữa các cơ quan,

đơn vị trong tỉnh.

- Sở VHTT ban hành 65 văn bản

- Hội LHPN tỉnh ban hành 25 văn bản

6

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp

xã phối hợp với Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam cấp xã và các

tổ chức thành viên hướng dẫn,

giúp đỡ, tạo điều kiện cho các

tổ chức hòa giải ở cơ sở thực

UBND cấp huyện, BCĐ công tác gia đình huyện

hàng năm ban hành 22 văn bản; Phòng Tư pháp

cấp huyện ban hành 14 văn bản

4

hiện có hiệu quả việc hòa giải

mâu thuẫn, tranh chấp giữa

các thành viên gia đình.

7

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp

xã giúp đỡ, tạo điều kiện cho

người đứng đầu cộng đồng

dân cư tổ chức việc góp ý,

phê bình trong cộng đồng dân

cư đối với người có hành vi

BLGĐ theo quy định của

pháp luật.

UBND cấp huyện, BCĐ công tác gia đình huyện

hàng năm ban hành 18 văn bản; Phòng VHTT

cấp huyện ban hành 11 văn bản

8

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân

cấp xã, cơ quan công an cấp

xã, khi phát hiện hoặc nhận

được tin báo về BLGĐ, kịp

thời xử lý hoặc kiến nghị cơ

quan, người có thẩm quyền

xử lý.

UBND cấp huyện, BCĐ công tác gia đình huyện

hàng năm ban hành 11 văn bản; Phòng VHTT

cấp huyện ban hành 10 văn bản

9

Chỉ đạo và tổ chức việc thu

thập thông tin về BLGĐ,

thực hiện báo cáo thống kê

về BLGĐ theo quy định.

Sở VHTT ban hành 16 văn bản.

2.2. Hoạt động triển khai

a) Bố trí kinh phí và chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện

Chương trình, kế hoạch PCBLGĐ của địa phương

Tỉnh Ninh Bình không có nguồn kinh phí riêng dành cho triển khai thực hiện

chương trình, kế hoạch PCBLGĐ, các hoạt động này thực hiện lồng ghép trong công

tác gia đình và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

(Đơn vị tính: nghìn đồng)

Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Ngành VHTT (cấp

huyện) 233500 238500 245200 260600 297000 400000 259700

Ngành VHTT cấp

tỉnh (kinh phí chi

cho công tác gia

đình nói chung)

220000 200000 170000 170000 170000 170000 170000

Ngành khác (cấp

huyện) 118000 135000 126000 155000 176500 156500 162000

Tổng 571500 573500 541200 285600 643500 726500 591700

5

b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng can thiệp, hỗ trợ

về PCBLGĐ cho đội ngũ cán bộ làm hoặc tham gia công tác PCBLGĐ cấp tỉnh

Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Số lớp 1 1 1 1 1 1 1

Số học viên 160 158 160 165 176 170 169

c) Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho nhân viên y tế của trạm y tế cấp

xã về chuyên môn chăm sóc y tế ban đầu, tư vấn về sức khỏe cho nạn nhân BLGĐ

Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Số lớp 2 2 2 2 2 2 0

Số học viên 187 155 170 145 206 220

d) Phát triển địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, hộp thư tiếp nhận thông tin về

BLGĐ, đường dây nóng báo tin về BLGĐ

đ) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tạo điều kiện đối với:

đ1

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện có

hiệu quả việc chăm sóc y tế và tư vấn sức

khỏe cho nạn nhân BLGĐ.

170 cơ sở khám bệnh, chữa

bệnh có tư vấn, chăm sóc sức

khỏe cho nạn nhân BLGĐ

đ2

Cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện có hiệu quả

việc chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm

lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho

nạn nhân BLGĐ.

Tỉnh Ninh Bình có 01 cơ sở bảo

trợ xã hội có tư vấn, chăm sóc và

bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ các điều

kiện cần thiết cho nạn nhân BLGĐ

đ3

Cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, cơ sở tư vấn

về PCBLGĐ thực hiện có hiệu quả việc cung

cấp các dịch vụ tư vấn về pháp luật, tâm lý,

chăm sóc sức khỏe, bố trí nơi tạm lánh và các

điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân BLGĐ

Không có

Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng số xã, phường, thị trấn trên địa bàn

quản lý cấp tỉnh 145 145 145 145 145 145 143

Tổng số xã, phường, thị trấn có địa chỉ

tin cậy 145 145 145 145 145 145 143

Tổng số địa chỉ tin cậy ở cộng đồng 571 1012 1042 1042 1169 1169 1169

Số nạn nhân được tiếp nhận tại địa chỉ

tin cậy 113 78 32 45 78 61 14

Tổng số xã, phường, thị trấn có hộp thư/

đường dây nóng tiếp nhận thông tin 145 145 145 145 145 145 143

6

e) Hoạt động thanh tra, kiểm tra, khen thưởng

TT Nội dung giải pháp, kết quả thực hiện

1 Kiểm tra, thanh tra, giám sát

Kết quả:

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện Chương trình

PCBLGĐ được các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị thực hiện

thường xyên, định kỳ hàng năm và theo giai đoạn, đảm bảo thực hiện nhiệm

vụ liên tục, thường xuyên.

Hằng năm, Sở Văn hóa và Thể thao thành lập Đoàn kiểm tra đánh giá

kết quả thực hiện công tác văn hóa, thể thao và gia đình tại các huyện, thành

phố. Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh xây dựng, ban hành, tổ chức

thực hiện Kế hoạch số 52/KHPH-SVHTTDL-HLHPN, ngày 26 tháng 8 năm

2013 về việc giám sát việc thực hiện pháp luật về gia đình liên quan đến phụ

nữ và đã thực hiện giám sát việc triển khai Luật PCBLGĐ và Chiến lược gia

đình tại 02 đơn vị cấp huyện, 20 đơn vị cấp xã (thành phố Ninh Bình, thành

phố Tam Điệp).

Đón và làm việc với Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh giám

sát việc triển khai Luật PCBLGĐ tại huyện Nho Quan; năm 2015, Sở Văn

hóa và Thể thao tham gia Đoàn giám sát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch tại phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình; năm 2017, Ban Vì sự tiến

bộ phụ nữ tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Văn hóa và Thể

thao thực hiện giám sát tại xã Cúc Phương, xã Kỳ Phú huyện Nho Quan.

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát thông qua việc báo cáo về kết quả

triển khai nhiệm vụ PCBLGĐ theo tháng, quý, năm, theo công việc và theo

chu kỳ, giai đoạn và thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát đối với các cơ

quan, đơn vị.

2 Khen thưởng

Công tác khen thưởng được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, các ngành,

địa phương triển khai thực hiện thường xuyên để đánh giá, ghi nhận những

kết quả mà các cá nhân, tập thể, gia đình, tổ chức đã đạt được, nhằm nhân

rộng những điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện công tác gia đình

và PCBLGĐ; tổ chức công tác sơ kết, tổng kết Chiến lược phát triển gia

đình Việt Nam, tổng kết 10 năm triển khai Luật PCBLGĐ, 15 năm thực hiện

Chỉ thị số 49-CT/TW, tổng kết công tác PCBLGĐ giai đoạn 2008 - 2015.

Từ năm 2014 - 2020, UBND tỉnh tặng bằng khen cho 25 tập thể, 8 gia

đình, 25 cá nhân. Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức hội nghị biểu dương gia

đình tiêu biểu các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và tặng giấy khen cho 8 tập

thể, 98 gia đình, 10 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác gia đình,

PCBLGĐ.

7

PHẦN 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH

HÀNH ĐỘNG

- Cần sự tập trung chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp uỷ đảng, chính

quyền đối với công tác PCBLGĐ, đưa các nội dung của công tác PCBLGĐ vào

chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng,

chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội. Thường xuyên phối hợp với

các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác truyền thông về chính sách

pháp luật, xây dựng chuyên trang, chuyên mục về PCBLGĐ.

- Phối hợp chặt chẽ, gắn nội dung công tác PCBLGĐ với các công tác,

phong trào khác như Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”,

“Xóa đói, giảm nghèo”, công tác “Dân số - kế hoạch hóa gia đình”, “Phòng,

chống tệ nạn xã hội”... và chương trình hành động của các ngành, các đoàn thể,

tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được nêu trong

chương trình, kế hoạch PCBLGĐ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những tổ chức,

cá nhân vi phạm pháp luật về lĩnh vực gia đình, nhất là bạo lực gia đình. Kịp thời

biểu dương, khen thưởng những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên

tiến trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Chú trọng tới công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ

cán bộ làm công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình từ tỉnh đến cơ sở.

- Củng cố, duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình PCBLGĐ, phát

huy hơn nữa vai trò tổ hòa giải cơ sở nhằm giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình tại

địa phương.

II. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Hạn chế, tồn tại, khó khăn

- Một số cấp ủy đảng và chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm

sâu sát, kịp thời đến việc triển khai thực hiện Chương trình PCBLGĐ. Công tác

phối hợp giữa các cấp, ngành, cơ quan chưa chặt chẽ, thiếu thường xuyên, liên tục

nên chất lượng, hiệu quả các hoạt động chưa cao.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các văn bản thi

hành Luật PCBLGĐ còn chưa sâu, hình thức tuyên truyền chưa đổi mới, do đó

người dân tại một số địa phương, đặc biệt là địa phương vùng sâu, vùng xa còn

thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung, Luật PCBLGĐ nói riêng.

- Công tác tư vấn, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình còn hạn chế, việc

phát hiện, xử lý, thống kê báo cáo các hành vi vi phạm BLGĐ có nơi, có lúc chưa

8

kịp thời. Các biện pháp xử lý mới chú trọng tới biện pháp hành chính, tư pháp;

công tác trợ giúp, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình nhiều nơi chưa thực sự tìm

ra những nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn đến vụ việc để tư vấn, hòa giải thích hợp,

có hiệu quả.

- Mặc dù đã giảm thiểu về số lượng và mức độ nguy hiểm nhưng bạo lực

gia đình vẫn đang tồn tại trong cuộc sống với những hình thức khác nhau, để lại

hậu quả về thể chất, tinh thần của nạn nhân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã

hội, đến các giá trị, chuẩn mực, truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như sự bền

vững của gia đình.

- Công tác triển khai xây dựng, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực

gia đình còn thiếu đồng bộ. Nội dung sinh hoạt và hoạt động các CLB, Nhóm

PCBLGĐ chất lượng chưa cao, chưa thực sự thu hút được sự tham gia của các

thành viên gia đình và cộng đồng.

2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại, khó khăn

* Nguyên nhân khách quan

Những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập

quốc tế, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bùng nổ thông tin và làn sóng giao

thoa, du nhập văn hóa đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của các hộ gia đình

cũng như văn hóa, lối sống, cách ứng xử của các thành viên trong gia đình. Sự tồn

tại, phát triển khó lường của các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm, rượu

chè, mê tín dị đoan,… tác động, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã

hội nói chung, ảnh hưởng tới những chuẩn mực giá trị và làm phát sinh, gia tăng

bạo lực gia đình.

* Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức về vai trò, trách nhiệm đối với công tác gia đình và PCBLGĐ

của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, một số ban, ngành còn chưa đầy đủ,

sâu sắc.

- Trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là pháp luật về

bình đẳng giới, bạo lực gia đình của một bộ phận nhân dân còn chưa cao.

- Định kiến giới vẫn tồn tại, tâm lý e ngại của phần lớn các chị em phụ nữ,

khi có bạo lực không báo cáo kịp thời cho chính quyền... Do đó, từ công tác chỉ

đạo, điều hành đến tổ chức, thực hiện đều chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

- Nguồn lực cho công tác PCBLGĐ còn hạn chế. Kinh phí cho hoạt động

PCBLGĐ hiện đang chủ yếu lồng ghép trong các chương trình, nhiệm vụ về phát

triển văn hóa, xã hội. Đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình vẫn chưa chuyên sâu,

ở cơ sở không có cán bộ chuyên trách mà chủ yếu là kiêm nhiệm và luân chuyển

công tác thường xuyên nên chất lượng công tác chưa cao.

9

III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ

PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

1. Giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn

thể từ tỉnh đến cơ sở về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ PCBLGĐ nói

riêng, của công tác gia đình nói chung trong tình hình hiện nay. Đưa công tác gia

đình và PCBLGĐ vào chương trình công tác, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của cơ quan, đơn vị và địa phương.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác PCBLGĐ.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu về công tác gia đình và

PCBLGĐ của các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về gia

đình cấp tỉnh, cấp huyện. Thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của

Đảng, Nhà nước về gia đình. Xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch phát

triển công tác gia đình, PCBLGĐ.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ

công tác PCBLGĐ của các ngành, tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp.

- Duy trì, nhân rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động mô hình

PCBLGĐ, chú trọng những địa phương có nguy cơ cao về bạo lực gia đình, tệ nạn

xã hội. Bổ sung các nội dung PCBLGĐ, bình đẳng giới vào hương ước, quy ước

của địa phương. Tổ chức các loại hình hoạt động can thiệp làm giảm tình trạng

bạo lực gia đình ở cơ sở.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động

phòng, chống bạo lực gia đình. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật

trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống bạo lực gia đình, phổ

biến luật cho người dân.

- Kịp thời biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân, hộ gia đình có hoạt

động tích cực, sáng tạo ở mỗi cấp, mỗi ngành và khu dân cư.

2. Giải pháp về tuyên truyền, vận động, giáo dục

- Tăng cường công tác giáo dục, phổ biến pháp luật, vận động nhân dân

thực hiện: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Trẻ em,

các chính sách, pháp luật, văn bản của trung ương và địa phương về gia đình và

PCBLGĐ... Tăng cường, đa dạng các nội dung truyền thông tạo nên những đổi

mới về mặt nhận thức trong PCBLGĐ, xây dựng gia đình hạnh phúc bằng những

hình thức phong phú, để người dân dễ hiểu, dễ thực hiện. Nâng cao chất lượng nội

dung các tài liệu truyền thông; phát huy vai trò của các cơ quan ngôn luận, tăng

10

cường thông tin tuyên truyền về thành tựu, về các gương điển hình trong xây

dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh.

- Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong

gia đình với các hình thức phong phú, nhằm cung cấp, giáo dục cho các thành

viên trong gia đình các kỹ năng ứng xử, cách giải quyết khi có sự mâu thuẫn,

xung đột. Hạn chế tối đa các hành vi bạo lực gia đình.

- Lồng ghép nội dung tuyên truyền về PCBLGĐ với các hoạt động của các

phong trào, cuộc vận động của địa phương, cơ quan, đơn vị, đoàn thể. Thực hiện

tuyên truyền, vận động tập trung vào các dịp kỷ niệm, ngày lễ liên quan đến gia

đình như: Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6),

Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (Tháng 6) và Ngày Thế

giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11) nhằm tạo hiệu ứng tích cực trong cộng

đồng, lan tỏa những ý nghĩa, thông điệp, xây dựng nhận thức tốt đẹp về xây dựng

gia đình hạnh phúc, không có bạo lực.

3. Giải pháp về nguồn lực

- Củng cố, kiện toàn, ổn định đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình,

PCBLGD từ tỉnh đến cơ sở. Làm tốt việc bồi dưỡng đào tạo, tập huấn nâng cao

trình độ nghiệp vụ PCBLGĐ cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ làm hoặc

tham gia công tác gia đình, PCBLGD và cộng tác viên các cấp.

- Tiếp tục phát triển mạng lưới cộng tác viên làm công tác gia đình,

PCBLGĐ; từ đó xây dựng biểu bảng dữ liệu thu thập thống kê và xử lý thông tin

cơ bản về gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình, được cập nhật thường xuyên

theo quy định của Bộ VHTTDL.

- Tiếp tục huy động nguồn lực, kêu gọi sự ủng hộ, tài trợ của các tổ chức

kinh tế và cộng đồng dân cư cung cấp các dịch vụ về gia đình cũng như với công

tác PCBLGĐ, sử dụng hiệu quả, nguồn lực đầu tư của nhà nước trong triển khai

thực hiện nhiệm vụ công tác gia đình và PCBLGĐ.

4. Giải pháp về phát huy sức mạnh toàn dân trong phòng, chống bạo

lực gia đình

Huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội, các dòng

họ, cá nhân vào việc hỗ trợ, tạo điều kiện giúp cho các cá nhân, gia đình nâng cao

nhận thức và có thêm cơ hội, điều kiện tham gia vào các hoạt động xây dựng gia

đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, PCBLGĐ. Huy động sức mạnh trong

dư luận xã hội ngay từ cơ sở, định hướng dư luận trong phòng chống bạo lực gia

đình, hạn chế tối đa việc bỏ sót đối tượng được trợ giúp là nạn nhân của hành vi

bạo lực gia đình.

11

Trên đây là báo cáo tổng kết triển khai, thực hiện Chương trình hành động

quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 trên địa bàn, Ủy ban

nhân dân tỉnh Ninh Bình trân trọng báo cáo./.

Nơi nhận: - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Lãnh đạo UBND tỉnh;

- Sở Văn hóa và Thể thao;

- Lưu: VT, VP6,2. TN_VP6_05.BC

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Tống Quang Thìn