đô th hoá c a Đ nh nghĩa đô th : Đ nh nghĩa: gi a s dân đô th hay , ho c nh là s nh p c...

29
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đô thị luôn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Đô thị hoá được xem là vấn đề nóng bỏng hiện nay ở Việt Nam. Khi mà quá trình công nghiệp hoá và sự phát triển của các tiến bộ khoa học- kỹ thuật. Quá tình đô thị hoá đã và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất nước. Cùng với sự phát triển ấy, các vấn nặng từ quá trình đô thị mang lại cũng không nhỏ. Khi dân số tăng nhanh, việc ô nhiễm nguồn nước, rác thải sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh môi trường… ngày càng được quan tâm. Để giải quyết các vấn nặng trên, công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết và cấp bách. Góp phần phát triển đô thị hoá của đất nước theo hướng bền vững. Vậy giáo dục như thế nào? Giáo dục có hiệu quả gì? Và phải làm thế nào để mọi người nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và cùng thực hiện. Đó là đề tài của nhóm muốn hướng đến. II. TỔNG QUAN: II.1 Định nghĩa đô thị, tình hình đô thị hoá II.1.1 Định nghĩa đô thị: Đô thị là một hình thức tồn tại của xã hôi loài người trong phạm vi không gian - xã hội mang tính cụ thể về mặt

Transcript of đô th hoá c a Đ nh nghĩa đô th : Đ nh nghĩa: gi a s dân đô th hay , ho c nh là s nh p c...

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đô thị luôn

là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội.

Đô thị hoá được xem là vấn đề nóng bỏng hiện nay ở Việt Nam.

Khi mà quá trình công nghiệp hoá và sự phát triển của các

tiến bộ khoa học- kỹ thuật. Quá tình đô thị hoá đã và đang

góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất nước. Cùng với sự phát

triển ấy, các vấn nặng từ quá trình đô thị mang lại cũng

không nhỏ. Khi dân số tăng nhanh, việc ô nhiễm nguồn nước,

rác thải sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh môi trường… ngày càng

được quan tâm. Để giải quyết các vấn nặng trên, công tác

tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết

và cấp bách. Góp phần phát triển đô thị hoá của đất nước

theo hướng bền vững. Vậy giáo dục như thế nào? Giáo dục có

hiệu quả gì? Và phải làm thế nào để mọi người nhận thức được

tầm quan trọng của môi trường và cùng thực hiện. Đó là đề

tài của nhóm muốn hướng đến.

II. TỔNG QUAN:

II.1 Định nghĩa đô thị, tình hình đô thị hoá

II.1.1 Định nghĩa đô thị:

Đô thị là một hình thức tồn tại của xã hôi loài người

trong phạm vi không gian - xã hội mang tính cụ thể về mặt

lịch sử, là hình thức tổ chức cư trú của con người, được đặc

trưng bởi:

Số lượng dân cư tập trung trên một phạm vi lãnh

thổ hạn chế (mật độ dân số cao).

Đại bộ phận dân cư làm các hoạt động sản xuất phi

nông nghiệp.

Là môi trường sống trực tiếp, tạo ra những điều

kiện thuận lợi cho sự phát triển của xã hội và cá nhân.

Giữ vai trò chủ đạo đối với các vùng nông thôn

xung quanh và với toàn xã hội nói chung.

II.1.2 Tình hình đô thị hóa

II.1.2.1 Định nghĩa:

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ

lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên

tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng

có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời

gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ

đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là đô thị hoá.

Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị

thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng

cuộc sống,...

Cũng có định nghĩa khác, theo khái niệm của ngành

địa lí, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian

hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác

trong khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có

thể bao gồm:

Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông

thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh

vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành

phố thường thấp hơn nông thôn.

Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị,

hoặc như là sự nhập cư đến đô thị

Sự kết hợp của các yếu tố trên.

Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mĩ hay Úc)

thường có mức độ đô thị hóa cao (trên 80%) hơn nhiều so với

các nước đang phát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc)

(khoảng ~30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn

định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp

các nước đang phát triển.

Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự

gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện

tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị

khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo

các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm).

II.1.2.2 Tác động của đô thị hoá:

Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái

và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy

dưới tác động đô thị hóa, tâm lí và lối sống của người dân

thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với

thông thường được gọi là "sự bành trướng đô thị", thông

thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát

triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những

người chống đối xu thế đô thị hóa cho rằng nó làm gia tăng

khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư hạ tầng kĩ thuật

và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô

sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị.

II.1.2.3 Ảnh hưởng của đô thị hoá:

Đô thị hóa làm ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến số lượng, chất lượng dân số

đô thị. Quá trình này còn làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất

đô thị và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của

vùng và quốc gia.

Tích cực:

Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng

kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay

đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra

nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi

tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng

lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng

cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước

ngoài.

Tiêu cực:

Đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do

lao động chuyển đến thành phố. Thành thị phải chịu áp lực

thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường

sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội

II.1.2.4 Tình hình đô thị hoá:

Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá

trình đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong

10 năm trở lại đây, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội,

Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh .

Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát

triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị

hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và

năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nước có khoảng 700

đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44

thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn.

Bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm

quốc gia: Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành

phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế. Các đô thị trung

tâm vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu,

Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì,

Hạ Long, Hoà Bình…

Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị

xã giữ chức năng trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế,

văn hoá, du lịch-dịch vụ, đầu mối giao thông; và các đô thị

trung tâm huyện; đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông

thôn, các đô thị mới.

Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%,

theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 con số này sẽ 56-60%,

đến năm 2020 là 80%. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô

thị hoá của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương

đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu

dân. Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là

100m2/người. Nếu đạt tỷ lệ 100m2/người, Việt Nam cần có

khoảng 450.000ha đất đô thị, nhưng hiện nay, diện tích đất

đô thị chỉ có 105.000ha, bằng 1/4 so với yêu cầu. Với tốc độ

phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối

mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá

trình đô thị hoá. Đó là: Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành

thị, làm cho mật độ dân số ở thành thị tăng cao; vấn đề giải

quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn

xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức

tạp; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô

thị; vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước...

Đô thị hóa hướng tới mục tiêu bền vững

Đô thị hóa là một quá trình tất yếu của bất kỳ quốc

gia nào, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đô thị hóa tự

phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại

nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của

đất nước. Chính vì vậy, chiến lược đô thị hóa của Việt Nam

phải hướng tới mục tiêu bền vững giữ tự nhiên, con người và

xã hội.

Muốn vậy cần: Tăng cường công tác giáo dục nhằm

nâng cao nhận thức của người dân. Song song với việc nâng

cao dân trí là tiến hành quy hoạch phân bố đồng đều các khu

công nghiệp, khu đô thị tại các thành phố trên cả nước. Tăng

cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đối

với cư dân đô thị.

Hạn chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp

phần lập lại trật tự xã hội đảm bảo cho việc xây dựng xã hội

đô thị ổn định, bền vững. Có chiến lược, lộ trình quy hoạch

đô thị đồng bộ. Hoàn thiện và và phát triển mạng lưới cơ sở

hạ tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận tiện, không ách

tắc và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

Tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm

quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và chất lượng

cuộc sống. Tích cực thực hiện các biện pháp tuyên truyền,

khuyến khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong

sinh hoạt thay cho các loại nhiên liệu gây ô nhiễm không khí

và nguồn nước sinh hoạt.

Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt

là các phương tiện giao thông công cộng hiện đại không gây ô

nhiễm. Cần xem việc phát triển phương tiện vận chuyển công

cộng là giải pháp trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn giao

thông và ô nhiễm môi trường đô thị. Có thể nói, đô thị hoá

tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại

nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của

đất nước.

II.2 Hiện trạng môi trường đô thị ở Việt Nam

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại không

những đối với các nước phát triển mà còn là sự thách thức

đối với các nước đang phát triển trong đó cóViệt Nam. Nước

thải chưa qua xử lý đổ vào sông là tình trạng phổ biến ở các

đô thị,nghiêm trọng nhất là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí

Minh- Theo thống kê, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất

công nghiệp với gần 70 KCX-KCN tập trung. Đóng góp của công

nghiệp vào GDP là rất lớn; tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu

nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây.

Hiện nay khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn

các KCN chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp

gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện,

công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng,

công nghiệp khai thác khoáng sản.- Hà Nội và TPHCM đã và

đang được xếp vào tốp 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất

thế giới. Để cải thiện vị trí cũng như hình ảnh của mình,

hai thành phố này đã nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm không khí như

hỗ trợ giá cho phương tiện công cộng, tăng chuyến xe công

cộng đảm bảo phủ kín tuyến giao thông, tạo điều kiện thuận

lợi cho việc đi lại của người dân… nhưng hiệu quả đạt được

vẫn thấp. Đây cũng là thực trạng chung mà nhiều thành phố

lớn của nước ta đang gặp phải. Chính phủ cũng đã ban hành

quy định về kiểm định chất lượng khí thải của các phương

tiện cá nhân nhằmgiảm xe không đạt chuẩn, xả thải nhiềugây ô

nhiễm môi trường.

Từ những dòng sông hấp hối

TP.HCM có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chỉ riêng các

tuyến có thể khai thác giao thông đường thủy đã có chiều dài

hơn 1.000km. Bên cạnh đó, sông rạch còn có tác dụng tiêu

thoát nước, điều hòa khí hậu và tạo cảnh quang đô thị. Tuy

nhiên, nhiều năm trở lại đây, tình trạng hủy hoại dòng sông

vẫn xảy ra hàng ngàyvà một ngày trở nên nghiêm trọng với

hành động lấn chiếm, sang lấp, xả rác một cách tùy tiện. Với

hàng chục ngàn hộ dân sống bên cạnh kênh rạch tất yếu sẽ có

một lượng rác thải khổng lồ bị vứt xuống lòng sông. Theo

cuộc khảo sát mới đây, ước tính mỗi ngày hệ thống sông -

kênh - rạch phải nhận khoảng 40.000 tấn rác sinh hoạt.

Tuy nhiên đó cũng chỉ mới là chuyện nhỏ so với các nhà máy

đã tận dụng hệ thống này để làm nơi chứa chất thải. Ở Đồng

bằng Sông Cửu Long, hệ thống sông rạch cũng bị ô nhiễm

nghiêm trọng do chất thải của nhà máy, khu công nghiệp trong

khu công nghiệp trong khu vực. Qua kiểm tra, hiện Sông Hậu

đã bị ô nhiễm cấp 2, rạch Sông Trắng bị ô nhiễm cấp 7.

tình trạng xả rác bừa bãi xuống kênh rạch vẫn diễn ra thường xuyên tại TP.HCM.

Môi trường không khí bị ô nhiễm

Hiện nay, không khí từ ven các dòng sông - rạch - kênh

đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó không khí ven

đường cũng trở nên trầm trọng do chịu tác động bởi bụi và

khí thải độc hại được thải ra từ các phương tiện giao thông,

các công trình xây dựng, các công trình sản xuất - dịch

vụ. Qua khảo sát cho thấy, không khí tại TP.HCM có xu hướng

giảm trong khi nồng độ CO ngày càng tăng cao. Hiện tại ở đây

còn gần 210 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường chưa được

khắc phục hậu quả.Ô nhiễm không khí và ô nhiễm

môi trường được xem là kẻ giết người thầm lặng. Theo thống

kê của tổ chức Y tế thế giới ( WHO) , hàng năm trên thế giới

có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp

cấp, 60% trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Tại bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), PGS-TS Võ Công

Đồng - Phó Giám đốc bệnh viện cho biết: Trong số các trẻ mắc

chứng bệnh Ký sinh trùng, nhiễm trùng nhập viện ngày càng

giảm thì bệnh lý hô hấp ở trẻ lại một ngày tăng và chiếm 40

- 50% số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú tại bệnh viện.

TP. HCM mất kiểm soát ô nhiễm không khí

“Bí” bài toán “ rác”.

Ở TP.HCM cả 2 bãi chôn rác của thành phố ( Bãi chôn

lấp rác số1 khu xử lý rác Phước Hiệp - Củ Chi và Bãi rác Gò

Cát - Quận BìnhTân ) đều đã quá tải và gặp trục trặc về kỹ

thuật. Dù vậy 2 bãi rác này vẫn phải “ gồng mình” gánh vác

một khối lương rác khổng lồ, gần 5.000 tấn/ngày. Mùi hôi và

ô nhiễm khu vực dân cư xung quanh các bãi rác là rất nghiêm

trọng. Bài toán rác vẫn chưa có lời giải thuyết phục.

Ô nhiễm tiếng ồn Đô thị

“Thị trấn yên tĩnh” nay đã thành “câu chuyện ngày xưa”.

Tiếng ồn của

các phương tiện giao thông vận tải, các công trình xây dựng, 

các cơ sở sản xuất trong thành phố đã trở thành làn sống âm

thanh ầm ĩ suốt cả ngày, rất có hại đến sức khỏecủa người

dân, ảnh hưởng đến các bệnh viện, trường học. Tệ hại nhất là

ống bô xe bị móc ruột, xe xích lô máy.

Ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm sóng vô tuyến

Hiện nay do sự phát triển mạnh mẽ của các công ty cung

cấp dich vụ điện thoại di đông( ĐTDĐ), các trạm phát sóng

(BTS) mọc lên dày đặc trên những ngôi nhà trong nội thành.

Theo tính toán của các chuyên gia, một mạng ĐTDĐ muốn phủ

sống toàn quốc phải lắp đặt khoảng 5.000 trạm BTS. Do vậy,

với thực trạng như hiện nay và yêu cầu phát triển sắp tới

thì cơn sốt bùng phát trạm BTS sẽ còn tiếp diễn. Dự kiếnđiến

nay 2010, Viettel sẽ nâng số trạm BTS lên con số 3.000,

MobiFone đạt 3.100trạm . Để phục vụ cho dân cư các thành

phố. Các trạm BTS phải được lắp đặt xen kẽ trong khu dân cư

để tiết kiệm chi phí. Điều này không chỉ tạo ra cảnh tượng

mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.Ở

các nước Mỹ, Nhật Bản… quy định về việc lắp đặt các tram BTS

rất chặt chẽ: muốn lắp trong các khu dân cư thì phải đặt

trên các ngôi nhà cao từ 100m trở lên,khoảng cách giữa các

trạm là từ 800m - 8km. Trái lại, ở Việt Nam, phần lớn các

trạm được đặt trên các ngôi nhà chỉ cao 20m, khoảng cách lai

qua gần nhau.

Trạm phát mạng mobifone

II.3 Tầm quan trọng và tình hình nâng cao nhận thức

cộng đồng ở Việt Nam

Việt nam là một quốc gia đang phát triển, sự phát triển

về kinh tế, vấn đề đô thị hóa, sự tăng dân số vấn đề cạn

kiệt tài nguyên rừng… là nguyên nhân của ô nhiễm môi trường.

Nước ta vẫn là một nước nghèo trên thế giới, trình độ dân

trí và nhận thức của người dân còn hạn chế, vấn đề nâng cao

nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường là một trong

những chương trình quan trọng bậc nhất của Nhà nước. Các

kiến thức về môi trường đã được phổ biến rất sâu rộng trong

nhân dân như vấn đề xử lý rác thải sử dụng thước trừ sâu,

bảo vệ rừng…nhưng vẫn chưa được áp dụng một cách tốt nhất.

Vì thế tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân là một

vấn đề vô cùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ở những vùng

ven đô, đô thị ô nhiễm môi trường cũng là một vấn đề cấp

thiết. Lượng chất thải công nghiệp tăng, vấn đề rác thải đã

gây ra sự ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, ảnh hưởng

trực tiếp đến vấn đề sức khỏe của người dân.

Hằng năm có rất nhiều chương trình về môi trường được

triển khai và đã đem lại những hiệu quả tốt. Vì vậy mà tuyên

truyền nâng cao nhận thức về ô nhiễm cần được làm sâu hơn và

rộng rãi hơn nữa để mỗi người dân cần có những kiến thức về

môi trường.

Tuyên truyền là một hình thức dễ làm dễ triển khai.

Chúng ta có thể tuyên truyền trực tiếp hay gián tiếp qua các

phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh truyền

hình,… để người dân có thể nghe thấy, nhìn thấy, đọc thấy

hằng ngày, tác hại của ô nhiễm và biện pháp. Như thế ý thức

của người dân đối với vấn đề sẽ được nâng cao hơn.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về ô

nhiễm môi trường sẽ góp phần quan trọng trong chính sách của

Nhà nước nhằm thực hiện tốt vấn đề này. Môi trường sanh góp

phần đảm bảo sức khỏe cuộc sống cho người dân. Môi trường

bảo vệ là mong muốn của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Phát động và duy trì các phong trào bảo vệ môi trường

tại cơ sở như: Ngày thứ bảy tình nguyện, Ngày chủ nhật

xanh, Ngày không sử dụng túi ni-lông…

Một số vùng ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử

lý chất thải, rác thải... xây dựng kế hoạch phát động ra

quân làm vệ sinh môi trường thu gom rác thải, khơi thông

dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao hồ, hệ thống thoát nước,

tổ chức kiểm tra giải quyết những vấn đề môi trường bức

xúc, tồn đọng trên địa bàn dân cư. Ngoài ra, các sở,

ngành, địa phương cũng tổ chức treo băng rôn, panô, áp

phích, khẩu hiệu về chủ đề môi trường ở nơi công cộng, các

đường phố chính, tại trụ sở cơ quan làm việc, nơi đông

người qua lại nhằm nhắc nhở mọi người cùng hành động BVMT.

Thông qua những đợt hưởng ứng: Ngày môi trường thế

giới, Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” và các sự

kiện lớn trong năm có liên quan đến lĩnh vực môi trường

như, Ngày nước thế thế, Ngày đa dạng sinh học, Chiến dịch

giờ trái đất… thì mục tiêu hướng đến là việc nâng cao nhận

thức cộng đồng, thể hiện trách nhiệm và đóng góp chung vào

những nỗ lực quốc gia và toàn cầu làm cho thế giới sạch

hơn. Tăng cường công tác xã hội hóa về BVMT, phát huy

phong trào BVMT của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp,

cộng đồng dân cư. Tăng cường sự đoàn kết giữa đội ngũ làm

công tác BVMT nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ngoài

ra, còn phát huy các kết quả đạt được và tăng cường các

hoạt động hưởng ứng chủ đề Ngày Môi trường thế giới (5-6)

với chủ đề “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực

phẩm”.

Trong năm 2013, qua kết quả kiểm tra môi trường tại

các đơn vị, nhìn chung ý thức chấp hành pháp luật về bảo

vệ môi trường của các đơn vị được kiểm tra đã có những

chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số công

trình xử lý nước thải chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, quy

chuẩn chất thải quy định, tình trạng ô nhiễm môi trường

hiện vẫn còn xảy ra tại một số nơi chưa được giải quyết

triệt để. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận người dân

thiếu ý thức trong việc BVMT. Song vấn còn nhiều vấn đề

chưa tốt như: nhận thức, trình độ của người dân chưa cao,

thiếu ý thức trong hoạt động cuộc sống, chính sách của Nhà

nước còn chưa phổ biến sâu rộng,đội ngũ tuyên truyền không

thể hiện rõ được vai trò của mình. Cách thức truyền thông

còn mang tính truyền thống cao

III. Đánh giá giải pháp tuyên truyền và nâng cao nhận thức

cộng đồng về bảo vệ môi trường trong đô thị

III.1 Vai trò của công tác tuyên truyền nâng cao nhận

thức cộng đồng về bảo vệ môi trường trong đô thị

III.1.1 Công tác truyền thông

Công tác truyền thông môi trường: nhằm tuyên truyền,

giáo dục nâng cao nhận thức ý thức trách nhiệm và tăng cường

năng lực cho người dân về bảo vệ môi trường.

Giải pháp này trước hết cung cấp kiến thức về pháp luật

BVMT, hiểu biết về môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường

đang xảy ra ở các phường, quận khác nhau, tác động của ô

nhiễm môi trường tới sức khoẻ con người, từ đó thức tỉnh ý

thức trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường từ trong mỗi

người đến toàn thành phố.

Các phương tiện truyền thông như phát thanh, truyền

hình, báo in, pano, áp phích, tờ gấp, tranh cổ động... cùng

với các hoạt động tuyên tuyền khác như biểu diễn văn nghệ,

hội thảo, triển lãm... có tác dụng rất lớn trong việc chuyển

tải thông tin, thông điệp môi trường tới các nhóm đối tượng

khác nhau. Hình thức tổ chức nâng cao nhận thức cộng đồng

cũng rất đa dạng, phù hợp với từng đối tượng cộng đồng thông

qua các cuộc trao đổi, thảo luận chính thức hoặc không chính

thức, lôi kéo cộng đồng tham gia vào những sự kiện như ngày

Môi trường thế giới 5/6, ngày làm cho thế giới sạch hơn, giờ

Trái đất… để từ đó lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến

kiến thức trong bảo vệ môi trường, tạo cơ hội khuyến khích

cộng đồng phát huy các sáng kiến, nâng cao vai trò, trách

nhiệm của cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường.

Cơ quan quản lý các cấp tạo điều kiện cho việc xây dựng

các báo cáo định kỳ, các dự báo về diễn biến chất lượng môi

trường và phổ biến rộng rãi qua truyền thông đại chúng của

thành phố, quận phường. Để thúc đẩy quá trình xã hội hoá

hoạt động bảo vệ môi trường trước hết tập trung nâng cao

năng lực cho các cán bộ quản lý ở tất cả các cấp thông qua

phát thanh, truyền hình, báo chí với những thông tin thường

xuyên về tình trạng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường

trên toàn thành phố và trong lĩnh vực do chính họ đảm trách.

Khi phổ cập các kiến thức cơ bản về luật pháp bảo vệ môi

trường cần có những hoạt động thực tiễn, cụ thể chứ không

chỉ đơn thuần là lý luận và phổ biến các văn bản chung

chung. Phải tiến tới xây dựng chuẩn mực đạo đức cao đẹp, có

những phong tục đẹp về hành động bảo vệ môi trường, tiết

kiệm tài nguyên trong đời sống hàng ngày.

III.1.2 Tăng cường năng lực cho cộng đồng về bảo vệ

môi trường đô thị

Khi cộng đồng đã có nhận thức tốt hơn, đã tự chuyển

biến và sẵn sàng “nhập cuộc”, cần tăng cường năng lực cho họ

về việc nhận biết các nguồn lực vốn có, khả năng tiềm tàng

của cộng đồng. Nâng cao năng lực cho họ trong việc phát

hiện, khai thác sử dụng nguồn lực này. Đồng thời hỗ trợ thêm

nguồn lực từ bên ngoài như: vốn, kiến thức về pháp luật và

năng lực thực hiện... để các hoạt động được triển khai thực

hiện có hiệu quả. Các hình thức chủ yếu để tăng cường năng

lực là: tổ chức các khoá tập huấn cho cộng đồng và các cán

bộ các quận, phường để nâng cao khả năng làm chủ trong việc

đưa ra các quyết định cũng như hỗ trợ chính quyền địa phương

trong công tác quản lý. Ngoài ra, cần tổ chức các đợt tham

quan học tập để trao đổi, học tập kinh nghiệm với các cộng

đồng ở quận, phường khác, nếu có điều kiện cần gửi các đại

diện đi tham quan học tập các mô hình cộng đồng tham gia bảo

vệ môi trường ở trong và ngoài nước.

III.1.3 Tăng cường quyền tiếp cận thông tin và đối

thoại

Các tổ chức của Chính phủ, phi Chính phủ cần cung cấp

đủ thông tin và thông tin minh bạch, đủ tin cậy sẽ giúp

người dân tự tin hơn và dễ đi đến đồng thuận hơn trong quá

trình thảo luận tham gia ý kiến. Việc đối thoại giữa cộng

đồng và các cơ quan chính quyền các cấp kiểm tra) giám sát

thực thi công tác bảo vệ môi trường còn chưa được chú trọng.

Tăng cường đối thoại cũng là cách giúp người dân tiếp cận

được các thông tin cần thiết mà họ quan tâm. Những cơ hội

đối thoại này không chỉ giúp cho cộng đồng được bổ sung kiến

thức, tiếp cận các văn bản pháp luật mới, mà còn cung cấp

những thông tin phản hồi thực tế cho chính quyền quận,

phường.

III.1.4 Tăng cường thể chế và cơ chế chính sách cấp

cộng đồng

Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, trong cộng

đồng đã lập ra một số tổ chức khác nhau với vai trò là “hạt

nhân” và mang tính “tự quản” như câu lạc bộ, Ban điều hành,

tổ, nhóm phụ nữ, cựu chiến binh... theo sự hướng dẫn và chỉ

đạo của đoàn thể của mình. Nhà nước đã có những văn bản pháp

lý công nhận quyền của cộng đồng tham gia công việc chung

như Nghị định 80/NĐ-CP của chính phủ về Quy định Giám sát

đầu tư của cộng đồng, Pháp lệnh 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc

hội về dân chủ cơ sở ở xã phường. Tuy nhiên, chính quyền các

cấp cơ sở còn cần tiếp tục xác định một mô hình thể chế cấp

cộng đồng chuẩn và các cơ chế chính sách liên quan để hoàn

thiện khung thể chế - chính sách câp cộng đồng, nhằm thực

hiện tốt nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân

hưởng lợi. Trong đó ưu tiên giao thêm quyền cho cộng đồng,

khuyến khích vật chất và đảm bảo lợi ích cho người dân trong

các khu dân cư của thành phố.

III.1.5 Xây dựng mối quan hệ phối hợp, hợp tác với

người dân xung quanh

Để có nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực...) hỗ trợ

giải quyết các vấn đề môi trường cần thiết phải xây dựng một

sự phối hợp chặt chẽ từ trong khu dân cư giữa các đoàn thể

với nhau, xây dựng mạng lưới rộng rãi các đối tác, bao gồm

các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan quản

lý, các Tổ chức phi chính phủ (NGO), lĩnh vực tư nhân, các

nhà tài trợ trong và ngoài nước quan tâm đến mô hình cộng

đồng tham gia bảo vệ môi trường. Mạng lưới đối tác sẽ kết

nối các nguồn lực, thực hiện vai trò cầu nối giữa các cơ

quan, đơn vị, cá nhân, cộng đồng trong và ngoài nước nhằm

góp phần phát huy hiệu quả tổng hợp của các nguồn lực phục

vụ cho việc duy trì bền vững mô hình cộng đồng tham gia bảo

vệ môi trường.

III.2 Các hình thức tuyên truyền môi trường

Sử dụng phương tiện giao tiếp công cộng:

Tìm ra những cơ quan thông tin đại chúng: tòa soạn

báo, đài truyền hình, tạp chí, truyền hình,…

Tìm ra những người tình nguyện của cộng đồng làm

việc trong lĩnh vực truyền thông.

Tìm những người có khả năng vẽ, viết, thiết kế,

bài trí,..

Một trong những cách để ta tuyên truyền rộng rãi mục

đích, mục tiêu của hành động, thu hút sự quan tâm tham gia

của nhiều người vào hành động hay chương trình của chúng ta,

cần đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng những thông

tin cơ bản về mục tiêu và chỉ đề cần tuyên truyền. Muốn vậy,

việc trước tiên nên có kỹ năng giao tiếp và làm việc với

những người là đại diện của cơ quan thông tin đại chúng ở

cộng đồng.

Tổ chức vận động quần chúng

Vận động thông qua các chủ trương chính sách của

nhà nước về các vấn đề xã hội, và hỗ trợ những

người yếu thế hay nêu cao tinh thần truyền thống

dân tộc

Có thể thông qua việc tham gia vào các hoạt động

chính trị, đoàn thể nói lên tiếng nói của người

dân cần giúp đỡ.

Tác động tới các nhà chức trách có uy tín

Tổ chức các hội thảo, hội nghị, các hoạt động để

phổ biến tuyên truyềnn từ đó thu hút sự tham gia

Giáo dục quần chúng : giáo dục giác ngộ

Vận động quyên góp quỹ phát triển cộng đồng

Trong một số trường hợp cần quyên góp quỹ cho hoạt

động do không đủ kinh phí hoạt động, có thể vận động quyên

góp từ cộng đồng, các tổ chức chính trị, xã hội trong và

ngoài cộng đồng.

Nhiều tổ chức, cộng đồng chỉ làm những cái mà nhà nước

cung cấp tài chính, nếu không chuyển kinh phí xuống kịp thời

sẽ khoong tổ chức các hoạt động . Tuy nhiên một trong những

việc làm mà tổ chức cần suy nghĩ là vận động tăng nguồn

quỹ. Muốn vậy cần phải hiểu biết về nguồn tài trợ, các tổ

chức có thể tài trợ, các cá nhân, nhà hảo tâm có thể giúp

đỡ…

Kế hoạch tài trợ phân bố tiền của cơ quan, tổ chức như

thế nào cần nắm rõ để có kế hoạch đề xuất, trình kịp thời

trước khi cơ quan, tổ chức đó duyệt kinh phí hằng năm. Do đó

cần phải linh hoạt, sang tạo và mạnh dạn đặt vấn đề, tạo tâm

lý thoải mái trong nhóm những người đi quyên góp, tạo ra sự

đoàn kết thân mật.

Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức về

bảo vệ môi trường

Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức về

bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị cho cán

bộ xã, phường.

Tuyên truyền hướng dẫn các nội dung như: Sơ lược về

hiện trạng môi trường trên địa bàn đặc biệt là ô nhiễm môi

trường từ rác thải ảnh hưởng đến sức khỏe con người; hướng

dẫn phân loại rác tại nguồn; giới thiệu một số mô hình bảo

vệ môi trường điển hình tại một số địa phương trong cả nước;

hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh về lập bản cam kết

bảo vệ môi trường.

Hướng dẫn một số văn bản quy phạm pháp luật về môi

trường hiện hành như: Luật bảo vệ môi trường số

52/2005/QH11; Nghị định 117/2009/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm

pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định

29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược,

đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường

quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP.

III.3 Những thuận lợi, khó khan trong công tác tuyên

truyền

Thuận lợi

Thông qua những hoạt động thiết thực thường niên được

tổ chức như: tuần lễ quốc gia vệ sinh nước sạch và môi

trường, ngày môi trường thế giới 5/6, chương trình giờ Trái

Đất 3600, tu bổ vệ sinh các công trình cấp nước, thu gom và

xử lý rác thải, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn…góp

phần làm cho nhận thức của người dân được nâng cao rõ rệt.

Phòng chống ô nhiễm môi trường là chương trình luôn

được các tổ chưc quốc tế như: UNICEF; DANIDa..quan tâm. Đó

là việc làm rất thuận lợi để thu hút nguồn tài trợ khi thực

hiện hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân

về vấn đề này.

Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì hoạt động tuyên

truyền nâng cao nhận thức của người dân về ô nhiễm môi

trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Nguyên nhân cơ bản, gốc rễ vẫn là nhận thức của một bộ

phận không nhỏ cộng đồng và doanh nghiệp chưa có nhận thức

đầy đủ về bảo vệ môi trường, chưa chấp hành tốt Luật BVMT,

vẫn còn tình trạng xả chất thải bừa bãi, chưa qua xử lý vào

môi trường xung quanh, đôi khi xả thẳng vào dòng sông.

Hình thức xử phạt chưa nghiêm khắc đối với người vi

phạm nên dẫn đến việc chấp hành không tốt luật BVMT.

Do thói quen của đa phần người dân còn đặt lợi ích

chung của mình lên trên lợi ích cộng đồng, không quan tâm

đến vấn đề BVMT cũng như giữ gìn vệ sinh công cộng.

http://vea.gov.vn/vn/khoahoccongnghe/congnghemt/

xulykhithai/Pages/Th%E1%BB%B1ctr%E1%BA%A1ng%C3%B4nhi%E1%BB

%85mkh%C3%B4ngkh%C3%AD%C4%91%C3%B4th%E1%BB%8B%E1%BB%9FVi

%E1%BB%87tNam.aspx

http://www.tintucmoitruong.com/viet-nam-tap-trung-nang-cao-

nhan-thuc/