ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU ...

189
QUY HOẠCH TỈNH HÀ GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 THUYẾT MINH NỘI DUNG ĐỀ XUẤT NGÀNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO DU LỊCH THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Bản thảo lần 2, tháng 6/2021) HÀ GIANG, THÁNG 6 NĂM 2021

Transcript of ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU ...

QUY HOẠCH TỈNH HÀ GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THUYẾT MINH NỘI DUNG ĐỀ XUẤT NGÀNH

ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Bản thảo lần 2, tháng 6/2021)

HÀ GIANG, THÁNG 6 NĂM 2021

QUY HOẠCH TỈNH HÀ GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THUYẾT MINH NỘI DUNG ĐỀ XUẤT NGÀNH

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TỈNH HÀ GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Cơ quan tổ chức lập quy hoạch

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Cơ quan chủ đầu tư lập quy hoạch

SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH HÀ GIANG

Cơ quan đề xuất

SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG

Đơn vị tư vấn lập nội dung đề xuất

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của Nhiệm vụ ...................................................................................................... 1 2. Căn cứ thực hiện Nhiệm vụ .................................................................................................... 3 3. Mục đích và yêu cầu ............................................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi ............................................................................................................. 4 5. Phương pháp và cách thức tiếp cận ........................................................................................ 5 CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỦA TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020......................................... 7 1.1. Thực trạng phát triển văn hoá ....................................................................................................... 7 1.1.1. Văn hoá cơ sở ................................................................................................................... 7 1.1.2. Bảo tồn, bảo tàng ............................................................................................................ 17 1.1.3. Nghệ thuật biểu diễn ....................................................................................................... 24 1.2. Thực trạng phát triển thể thao .................................................................................................... 28 1.2.1. Thể dục thể thao cho mọi người ..................................................................................... 28 1.2.2. Thể thao thành tích cao ................................................................................................... 32 1.3. Thực trạng phát triển du lịch....................................................................................................... 33 1.3.1. Sản phẩm du lịch ............................................................................................................ 33 1.3.2. Nguồn nhân lực du lịch .................................................................................................. 35 1.3.3. Xúc tiến quảng bá du lịch ............................................................................................... 37 1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hệ thống các tuyến, điểm du lịch ............................. 38 1.3.5.Các chỉ tiêu phát triển du lịch .......................................................................................... 41 1.4. Thực trạng công tác gia đình ....................................................................................................... 46 1.5. Thiết chế văn hoá, thể thao .......................................................................................................... 49 1.5.1. Các thiết chế văn hoá ...................................................................................................... 49 1.5.2. Các thiết chế thể thao...................................................................................................... 50 1.6. Thực trạng tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và đầu tư phát triển VHTTDL ........................ 52 1.6.1. Tổ chức bộ máy ngành văn hóa, thể thao và du lịch ...................................................... 52 1.6.2. Nguồn nhân lực khối quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp ngành văn hoá, thể thao và du lịch .................................................................................................................................. 54 1.6.3. Đầu tư phát triển văn hoá, thể thao và du lịch ................................................................ 55 1.7. Đánh giá chung về phát triển VHTTDL tỉnh Hà Giang ............................................................ 61 1.5.1. Lĩnh vực văn hóa ............................................................................................................ 61 1.5.2. Lĩnh vực thể dục thể thao ............................................................................................... 63 1.5.3. Lĩnh vực du lịch .............................................................................................................. 64 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HÀ GIANG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 ......... 67 2.1. Dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển văn hóa, thể thao và du lịch Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ................................................................................................. 67 2.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ...................................................................................... 67 2.1.2. Xu thế phát triển văn hoá, thể thao và du lịch quốc tế và trong nước ............................ 68 2.1.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ ............................................................................ 71 2.1.4. Các yếu tố kinh tế - xã hội .............................................................................................. 73 2.1.5. Sự tác động của các chính sách, chiến lược, quy hoạch, đề án phát triển kinh tế xã hội,

ii văn hoá, thể thao và du lịch của quốc gia có liên quan đến Hà Giang ..................................... 74 2.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển văn hoá, thể thao và du lịch ............................................... 76 2.2.1. Quan điểm phát triển ...................................................................................................... 76 2.2.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển văn hoá, thể thao và du lịch ..................................... 77 2.3. Phương án phát triển văn hóa, thể thao và du lịch .................................................................... 78 2.3.1. Phương án phát triển văn hoá ......................................................................................... 78 2.3.2. Phương án phát triển thể thao ......................................................................................... 87 2.3.3. Phương án phát triển du lịch ........................................................................................... 93 2.3.4. Phương án phát triển gia đình ....................................................................................... 104 2.3.5. Phương án phát triển thiết chế văn hoá, thể thao .......................................................... 105 2.3.6. Định hướng đầu tư và quỹ đất phát triển các công trình văn hoá, thể thao và du lịch . 107 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................ 111 3.1. Các giải pháp ............................................................................................................................... 111 3.1.1.Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển VHTTDL ...................................... 111 3.1.2. Giải pháp về tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực văn hoá, thể thao và du lịch .............................................................................................. 112 3.1.3. Giải pháp về đầu tư phát triển ...................................................................................... 115 3.1.4. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ và liên kết phát triển VHTTDL .................. 116 3.1.5. Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch và khuyến khích, hỗ trợ đồng bào các dân tộc Hà Giang tham gia phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng ........................................... 118 3.1.6. Giải pháp đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch................................................ 121 3.2. Tổ chức thực hiện ........................................................................................................................ 123 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 126 Kết luận................................................................................................................................... 126 Kiến nghị ................................................................................................................................ 127 PHẦN PHỤ LỤC ...................................................................................................... 128 PHỤ LỤC 1. Tổng hợp các chỉ tiêu cơ bản về hiện trạng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch giai đoạn 2011-2020 và định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 ..................................................................................................................................... 129 PHỤ LỤC 2: Các số liệu chi tiết về hiện trạng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020 ................................................................................................................ 138 2.1. Các số liệu hiện trạng về văn hoá tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 – 2020 ........................ 139 2.2. Các số liệu hiện trạng về thể thao tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020 ........................ 149 2.3. Các số liệu hiện trạng về du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020 .......................... 154 2.4. Các số liệu về nhân lực QLNN và khối đơn vị sự nghiệp VHTTDL tỉnh Hà Giang năm 2020 ........................................................................................................................................ 163 PHỤ LỤC 3: Các số liệu chi tiết về định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 ....................................................................................... 164 3.1. Các số liệu định hướng trong lĩnh vực văn hoá ............................................................... 165 3.2. Các số liệu định hướng trong lĩnh vực thể dục thể thao .................................................. 168 3.3. Các số liệu định hướng trong lĩnh vực du lịch ................................................................ 172 PHỤ LỤC 4: Các bản đồ định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 ........................................................................................................... 178

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BQL Ban Quản lý

BLGĐ Bạo lực gia đình

CLB Câu lạc bộ CTMTQG Chương trình Mục tiêu Quốc gia

CSVC Cơ sở vật chất CVĐCTCCNĐ Công viên địa chất cao nguyên đá

DLQG Du lịch quốc gia

DSVH Di sản văn hóa DSVHVT Di sản văn hóa vật thể

DSVHPVT Di sản văn hóa phi vật thể

DVVH Dịch vụ văn hóa

GDTC Giáo dục thể chất HCB Huy chương bạc HCĐ Huy chương đồng

HCV Huy chương vàng

HDV Hướng dẫn viên

HĐND Hội đồng nhân dân

HLV Huấn luyện viên HSPT Học sinh phổ thông

HTCS Hạ tầng cơ sở

KDL Khu du lịch

KHCN Khoa học và công nghệ KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu

KTXH Kinh tế- xã hội LLVT Lực lượng vũ trang

LHVHNT Liên hiệp văn học nghệ thuật NTBD Nghệ thuật biểu diễn PHP-CB Phát hành Phim và Chiếu bóng

iv

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ PCBLGĐ Phòng chống bạo lực gia đình

TDTT Thể dục thể thao

THPT Trung học phổ thông THCN Trung học chuyên nghiệp

TTLĐ Tuyên truyền lưu động

TTVH-TT Trung tâm Văn hóa- Thể thao

TTTTC Thể thao thành tích cao

UBND Ủy ban nhân dân UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc VĐV Vận động viên

VHNT Văn học nghệ thuật

VHTTDL Văn hóa, thể thao và du lịch XTQBDL Xúc tiến quảng bá du lịch

v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Biểu đồ số lượng và cơ cấu nhân lực du lịch tỉnh Hà Giang năm 2020 theo trình độ ................................................................................................................................ 35

Hình 1.2. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020 .......... 39

Hình 1.3. Biểu đồ tăng trưởng khách du lịch quốc tế và nội địa của Hà Giang, giai đoạn 2011 - 2020 ......................................................................................................................... 42

Hình 1.4. Tổng thu từ du lịch của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020 ....................... 44

Hình 1.5. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Hà Giang năm 2020 ........................... 45

Hình 1.6. Đóng góp của du lịch vào GRDP tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020 ......... 45

Hình 2.1. Tổ chức không gian phát triển du lịch tỉnh Hà Giang ................................... 100

DANH MỤC CÁC BẢNG (trong phần phụ lục)

Bảng 1.1. Tổng hợp một số chỉ tiêu cơ bản về hiện trạng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch giai đoạn 2011-2020 ............................................................................................ 130

Bảng 1.2. Tổng hợp các chỉ tiêu cơ bản về định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 ................................................................. 134

Bảng 2.1.1. Số liệu hoạt động của hệ thống thư viện công cộng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020 ....................................................................................................................... 139

Bảng 2.1.2. Thực trạng hoạt động nghệ thuật biểu diễn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020 ................................................................................................................................... 140

Bảng 2.1.3. Thực trạng hoạt động phát hành phim, chiếu bóng tỉnh Hà Giang đoạn 2016 - 2020 ................................................................................................................................. 140

Bảng 2.1.4. Hiện trạng gia đình tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020......................... 141

Bảng 2.1.5. Danh mục hệ thống di tích xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Hà Giang ........................................................................................................................... 142

Bảng 2.1.6. Danh mục hệ thống di sản phi vật thể cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Giang ........................................................................................................................................... 148

Bảng 2.2.1. Thực trạng phát triển TTTD quần chúng các cấp ...................................... 149

Bảng 2.2.2. Thực trạng tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao cho mọi người ........ 150

vi

Bảng 2.2.3. Thực trạng phân bố các môn thể thao cho mọi người trong toàn tỉnh ...... 150

Bảng 2.2.4: Số môn thể thao thành tích cao tham gia thi đấu toàn quốc giai đoạn 2011-2020 ................................................................................................................................... 151

Bảng 2.2.5: Số huy chương tại các giải giai đoạn 2011 - 2020 ..................................... 151

Bảng 2.2.6: Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý thể dục thể thao năm 2020 ................ 152

Bảng 2.2.7: Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên năm 2020.......................................... 152

Bảng 2.2.8. Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất TDTT năm 2020 ................................ 153

Bảng 2.3.1. Các số liệu hiện trạng chung về phát triển du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020 ......................................................................................................................... 154

Bảng 2.3.2. Các số liệu phân hạng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020 ................................................................................................................................... 157

Bảng 2.3.3. Các thị trường khách du lịch hàng đầu của Hà Giang giai đoạn 2011-2020 ........................................................................................................................................... 158

Bảng 2.3.4. Thị trường khách quốc tế đến tỉnh Hà Giang theo khu vực giai đoạn 2015 - 2019 ................................................................................................................................... 159

Bảng 2.3.5: Cơ cấu tổng thu từ du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020 ............. 159

Bảng 2.3.6. Bảng tổng hợp nguồn nhân lực du lịch Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020 ........................................................................................................................................... 159

Bảng 2.3.7. Hiện trạng đóng góp của du lịch trong tổng GRDP tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020 ....................................................................................................................... 160

Bảng 2.3.8. Hiện trạng về đầu tư tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020 ......................... 161

Bảng 2.3.9. Danh sách các làng văn hóa du lịch đã được tỉnh công nhận .................... 162

Bảng 2.4.1.Các số liệu về nhân lực QLNN và khối đơn vị sự nghiệp VHTTDL tỉnh Hà Giang năm 2020................................................................................................................ 163

Bảng 2.3.1. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư phát triển văn hóa tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ................................................................................ 165

Bảng 3.2.1. Định hướng phát triển các môn thể thao cho mọi người trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2050 .................................................................................................................... 168

Bảng 3.2.2. Phát triển các môn thể thao thành tích cao đến năm 2030......................... 169

Bảng 3.2.3: Tổng số vận động viên trong hệ thống thể thao thành tích cao các môn trọng điểm ................................................................................................................................... 170

vii

Bảng 3.2.4. Tổng số VĐV đào tạo thể thao thành tích cao các môn trọng điểm nhóm I tỉnh Hà Giang đến năm 2050 ........................................................................................... 170

Bảng 3.2.5. Nhu cầu sử dụng đất thể dục thể thao đến năm 2050 ................................ 170

Bảng 3.2.6. Danh mục dự án chủ yếu đầu tư thiết chế thể thao giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.................................................................................................................... 171

Bảng 3.3.1: Các phương án về số lượt khách du lịch đến Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 .................................................................................................... 172

Bảng 3.3.2: Các phương án về tổng thu du lịch của Hà Giang giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ........................................................................................................... 173

Bảng 3.3.3 Các phương án về chỉ tiêu GRDP và nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Hà Giang giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ............................................................. 174

Bảng 3.3.4: : Các phương án về nhu cầu cơ sở lưu trú của Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 .................................................................................................... 174

Bảng 3.3.5: Các phương án về nhu cầu lao động trong du lịch của Hà Giang ............. 175

giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ............................................................. 175

Bảng 3.3.6. Danh mục các dự án đầu tư phát triển du lịch Hà Giang đến năm 2030 .. 176

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của Nhiệm vụ

Hà Giang là tỉnh núi cao, biên giới nằm ở cực Bắc của Tổ quốc Việt Nam. Hà Giang có nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn với các di tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc, thành phố Hà Giang.v.v… Đây cũng là nơi có 19 dân tộc cùng sinh sống, với nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội sinh động, hấp dẫn du khách đến tham quan, tìm hiểu. Bên cạnh đó, Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan hùng vĩ, độc đáo của những dãy núi cao đá tai mèo ở phía Bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía Nam.

Nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi đôi Quản Bạ, cổng Trời, cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng, thác Tiên - đèo Gió, suối khoáng Quảng Ngần, khu Nậm Má, khu chum Vàng - chum Bạc, bãi đá cổ Nấm Dẩn và di tích kiến trúc nghệ thuật nhà họ Vương…từ lâu đã rất hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu.

Đặc biệt, năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới CVĐC toàn cầu; năm 2012, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận là di tích Quốc gia đã trở thành những tài nguyên du lịch giá trị.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước dành nhiều sự quan tâm đối với Hà Giang. Nhà nước triển khai nhiều chính sách đầu tư, ưu đãi nhằm nâng cao đời sống kinh tế-xã hội của bà con các dân tộc trong tỉnh. Cùng với đó, các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch cũng ngày càng phát triển. Năm 2014, Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hà Giang giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển Thể dục thể thao Hà Giang giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt với các nội dung quan trọng làm cơ sở để triển khai chỉ đạo, quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch trên phạm vi toàn tỉnh.

Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu đạt được giai đoạn vừa qua đã khăng định những thành công trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch của tỉnh. Ngành du lịch Hà Giang đã có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh, xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững quốc phòng, an ninh. Việc chú trọng đầu tư, tu bổ, tôn tạo các di tích; phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu Unesco - Cao nguyên đá Đồng Văn… không chỉ góp phần gìn giữ, bảo tồn mà còn giúp đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Giang hiểu rõ giá trị, trân trọng và tự hào bản sắc văn hóa độc đáo, phong phú của dân tộc mình, từ đó ra sức bảo vệ, phát huy trong đời sống

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

2

cộng đồng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như các Nghị quyết của Đảng đã chỉ ra. Mặc dù kinh tế chưa phát triển nên đời sống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cùng sự đồng thuận của đông đảo nhân dân, phong trào TDTT của tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện thường xuyên. Đặc biệt ở thể thao thành tích cao, Hà Giang đã bước đầu gặt hái được những thành công nhất định.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, đánh giá sự phát triển của văn hoá, thể thoa và du lịch của Hà Giang hơn 10 năm qua cho thấy cả ba lĩnh vực này của Hà Giang phát triển còn nhiều hạn chế và bất cập; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa có giải pháp thoả đáng. Đặc biệt, du lịch vẫn chưa có bước phát triển đột phá để khăng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững.

Những năm gần đây, xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển của tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hoá, thể thao và du lịch cả nước trong đó có Hà Giang. Bên cạnh đó, chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Việt Nam với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển.

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến 2030. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030 làm tiền đề cho các địa phương xây dựng các định hướng phát triển ngành đáp ứng tình hình và nhiệm vụ mới.

Trong bối cảnh và xu hướng phát triển mới với những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức hiện hữu, ngành văn hoá, thể thao và du lịch Hà Giang cần thiết phải được xây dựng định hướng phát triển mới với tầm nhìn dài hạn để làm cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển VHTTDL phù hợp với giai đoạn phát triển mới và cũng là nội dung để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 theo Luạ t Quy hoạch (2017) và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luạt Quy hoạch.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

3

2. Căn cứ thực hiện Nhiệm vụ

a. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

- Luật Quy hoạch 21/2017/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 24/11/2017;

- Luật số 26/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao;

- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007;

- Luật Du lịch 09/2017/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 19/6/2017;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch số 28/2018/QH14 ngày 15/6/2018;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018;

- Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/2009;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 23/6/2014;

- Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

- Nghị định 36/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thể dục, Thể thao sửa đổi;

- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;

- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

b. Các căn cứ có liên quan

- Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

4

ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

- Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;

c. Các tài liệu có liên quan

- Các chương trình, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan của tỉnh còn hiệu lực.

3. Mục đích và yêu cầu

3.1. Mục đích

- Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển VHTTDL trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025;

- Tạo cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển VHTTDL giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2030.

3.2.Yêu cầu

- Định hướng phát triển VHTTDL phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; định hướng phát triển ngành du lịch, văn hoá và thể thao của quốc gia, vùng; phù hợp với với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Hà Giang trong giai đoạn tới;

- Bảo đảm khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển VHTTDL;

- Bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực hiện, phù hợp với khả năng huy động nguồn lực cho phát triển VHTTDL trong giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng các kịch bản, định hướng phát triển phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển VHTTDL thế giới cũng như trong nước.

4. Đối tượng và phạm vi

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

5

- Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của Nhiệm vụ bao gồm các nội dung về phát triển văn hoá, thể thao, du lịch và các yếu tố liên quan đến phát triển văn hoá, thể thao, du lịch tại Hà Giang.

- Giới hạn phạm vi nhiệm vụ:

+ Giới hạn về không gian: Nhiệm vụ được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ tỉnh Hà Giang.

+ Giới hạn về thời gian: Số liệu đánh giá hiện trạng giai đoạn 2011 - 2020, trong đó tập trung đánh giá giai đoạn 2016-2020. Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch được thực hiên cho giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

5. Phương pháp và cách thức tiếp cận

5.1. Phương pháp thực hiện

- Phương pháp thực địa: Bao gồm các khảo sát, thu thập thông tin tư liệu để đánh giá hiện trạng phát triển VHTTDL trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020, trong đó chủ yếu đánh giá cho giai đoạn phát triển 2016 - 2020.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Thực hiện phân tích các dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát, các dữ liệu thống kê về VHTTDL và kinh tế-xã hội do các Sở liên quan cung cấp, dữ liệu thông qua rà soát các Quy hoạch hiện có có liên quan đến phát triển VHTTDL của tỉnh Hà Giang và các dữ liệu về định hướng phát triển VHTTDL của quốc gia và xu hướng trên thế giới.

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia ở Trung ương và địa phương trong lĩnh vực VHTTDL cũng như các lĩnh vực liên quan thông qua trao đổi trực tiếp, họp nhóm...

- Phương pháp sơ đồ, bản đồ: Sử dụng để thể hiện vị trí các thiết chế văn hoá, thể thao và các khu, điểm du lịch quan trọng hiện tại và định hướng phát triển.

5.2. Cách tiếp cận

Nhiệm vụ tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử và quan điểm thực tiễn.

Trên quan điểm hệ thống, nhiệm vụ sẽ nghiên cứu xây dựng phương án phát triển VHTTDL như là một nội dung của Quy hoạch tỉnh, có nghĩa là, sự phát triển VHTTDL phải gắn liền với phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển của các ngành, lĩnh vực khác trên cùng lãnh thổ quy hoạch. Bên cạnh đó, nhiệm vụ sẽ phân tích các yếu tố (bên trong và bên ngoài) ảnh hưởng đến phát triển VHTTDL của Hà Giang trong giai đoạn tới.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

6

Trên quan điểm lịch sử, kết quả của hoạt động phát triển VHTTDL ở Hà Giang được nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định nhằm xem xét diễn biến và tác động của việc triển khai các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển VHTTDL.

Trên quan điểm thực tiễn, hoạt động phát triển VHTTDL ở Hà Giang được xem xét, đánh giá từ thực tế phát triển VHTTDL trên địa bàn. Qua nghiên cứu hiện trạng phát triển VHTTDL ở khu vực nghiên cứu, nhiệm vụ sẽ đưa ra những vấn đề còn bất cập, những khó khăn và nguyên nhân để làm cơ sở đề xuất phương án phát triển trong giai đoạn tới.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

7

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

CỦA TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

1.1. Thực trạng phát triển văn hoá

1.1.1. Văn hoá cơ sở

1.1.1.1. Hoạt động tuyên truyền Trong giai đoạn 2011 đến năm 2020, các hoạt động văn hoá, văn nghệ quần

chúng diễn ra sôi nổi, rộng khắp từ cấp tỉnh đến cơ sở với nhiều hình thức phong phú, đa dạng ...; đặc biệt là trong các dịp ngày lễ lớn của đất nước. Hoạt động tuyên truyền, văn nghệ quần chúng hướng đến phục vụ nhiệm vụ chính trị, nổi bật là công tác tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XV, khoá XVI; Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI và XII của Đảng, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh.

Một số hoạt động tuyên truyền theo chuyên đề như thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, việc cưới, lễ hội; chương trình xây dựng nông thôn mới; triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19… đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống nhân dân, thực hiện phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và công tác bảo đảm an ninh quốc phòng.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, các đội tuyên truyền lưu động đã thực hiện tuyên truyền được tổng số hơn 9000 buổi; chỉnh sửa, treo mới khoảng 26.000 lượt băng dôn, khẩu hiểu, maket. Các đội chiếu phim lưu động kết hợp tuyên truyền vói tổ chức chiếu phim được tổng số 5.130 buổi, phục vụ khoảng 400.000 lượt người xem. Đến giai đoạn 2016-2020, các đội tuyên truyền lưu động đã thực hiện tuyên truyền được tổng số hơn 15.000 buổi, cho khoảng 5 triệu lượt người vượt xa so với chỉ tiêu giai đoạn trước; chỉnh sửa, treo mới khoảng 24.000 lượt băng zôn, khẩu hiệu, maket. Các đội chiếu phim lưu động chiếu được 10.750 buổi, phục vụ trên 861.000 lượt người. Đặc biệt trong những năm gần đây, các đội chiếu phim đã tăng cường các buổi chiếu về chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, kết quả: chiếu được 923 buổi, phục vụ 84.500 lượt người.

1.1.1.2. Hoạt động văn nghệ quần chúng Hà Giang là mảnh đất có nhiều tộc người cùng cư ngụ với những di sản

truyền thống về âm nhạc, trình diễn dân gian vô cùng đặc sắc. Trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tỉnh rất chú trọng phát triển mạng lưới các đội nghệ thuật quần chúng cấp huyện, xã, phường, thị trấn. Các huyện đã xây dựng

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

8

hàng chục câu lạc bộ nghệ thuật quần chúng. Hàng tháng, quý, năm các CLB định kỳ tổ chức giao lưu, phục vụ nhân dân bằng chương trình nghệ thuật quần chúng. Các chương trình biểu diễn mang đậm dấu ấn quê hương và bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số đang cùng sinh sống tại địa bàn tỉnh như Tày, Nùng, Mông, Dao, Bố Y, Giáy…, phù hợp với thị hiếu thưởng thức văn nghệ của người dân với nhiều thành phần lớp tuổi, nghề nghiệp và được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Trung tâm Văn hóa Triển lãm tỉnh, Nhà văn hoá thanh thiếu nhi còn thường xuyên tham gia tổ chức sinh hoạt văn nghệ, đặc biệt là vào mỗi dịp hè với những buổi liên hoan văn nghệ thanh thiếu nhi giữa các nhà văn hóa, câu lạc bộ.

Cho đến năm 2020, toàn tỉnh đã xây dựng được hàng trăm đội/CLB văn hóa - văn nghệ phân bố tại các thôn xã, tổ dân phố. Mỗi năm, các CLB này đã xây dựng từ 02-03 chương trình ca múa nhạc có chủ đề nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và phục vụ hoạt động chính trị tại địa phương. Hàng năm, tỉnh cũng đã tổ chức nhiều cuộc thi, liên hoan, hội diễn, biểu diễn văn nghệ quần chúng do các CLB, đội văn nghệ quần chúng thực hiện. Các hoạt động nghệ thuật không chuyên nghiệp thực sự đã góp phần tích cực trong việc duy trì và phát triển các loại hình nghệ thuật quần chúng, bảo tồn, lưu giữ và phát huy các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đồng thời nâng cao mức hưởng thụ nghệ thuật cho người dân nơi đây.

Cũng như ở cấp tỉnh, các huyện chưa xây dựng được nhà hát, mà chủ yếu sử dụng hội trường để tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật trực tiếp. Các Đoàn nghệ thuật bán chuyên nghiệp và đội nghệ thuật quần chúng thường xuyên tham gia các cuộc liên hoan, hội diễn để giao lưu, học hỏi trong hoạt động biểu diễn tại các địa phương. Trong đó một số đoàn tiêu biểu ở các huyện Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Bắc Mê, Quang Bình… thường xuyên tham dự các Hội diễn bán chuyên nghiệp và dành giải cao.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động nghệ thuật biểu diễn, năm 2020, Sở VHTTDL tiếp tục kiện toàn và chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ văn hóa trong lĩnh vực quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật khi cấp phép, tiếp nhận giấy phép biểu diễn; Tăng cường hơn nữa công tác đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn; Có cơ chế ưu đãi đặc thù để khuyến khích thế hệ trẻ theo học các loại hình nghệ thuật truyền thống để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời thu hút các tài năng trẻ có chuyên môn cao và tâm huyết với nghề nhằm xây dựng và phát triển lực lượng kế thừa trong sáng tác và biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của địa phương.

Tỉnh Hà Giang từ trước đến nay luôn duy trì tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc cấp tỉnh (05 năm 1 lần) và Ngày hội văn hóa, thể thao các dân

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

9

tộc cấp huyện, thành phố (02 năm 1 lần), ngày hội văn hóa dân tộc Mông, Dao, Nùng (hàng năm)…Tỉnh cũng xác định tổ chức (02 năm 01 lần) Liên hoan dân ca, dân vũ và trích đoạn lễ hội truyền thống của các dân tộc. Qua đó đã thu hút hàng nghìn diễn viên, nghệ nhân, vận động viên người dân tộc thiểu số của tỉnh tham gia biểu diễn ở các thể loại và thu hút đông đảo du khách tham quan.

1.1.1.3. Thư viện

Hà Giang là tỉnh có hệ thống thư viện công cộng 3 cấp được xây dựng từ cấp tỉnh xuống đến cấp huyện và xã. Thư viện cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở VHTTDL. Các thư viện cấp huyện trực thuộc đơn vị sự nghiệp công lập Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Du lịch quản lý. Còn thư viện cấp xã thuộc UBND xã quản lý.

Ngoài ra, hệ thống thư viện của ngành văn hoá quản lý, Hà Giang còn có hệ thống thư viện chuyên ngành do các ngành khác quản lý như hệ thống thư viện trường học thuộc ngành Giáo dục – Đào tạo, hệ thống thư viện của ngành y tế, hệ thống thư viện thuộc lực lượng vũ trang, … như Sở KHCN tỉnh Hà Giang có thư viện điện tử http://thuvienkhoahochg.vn quản lý kho tài nguyên điện tử, tài nguyên số là những đề tài, dự án nghiên cứu... Ngành y tế có hệ thống tài liệu văn bản và tài liệu số liên quan đến lĩnh vực khám và điều trị bệnh.

Từ năm 1993 trở về trước, các đồn biên phòng của tỉnh Hà Giang đều chưa có tủ sách, cán bộ, chiến sỹ biên phòng khó tiếp cận nguồn thông tin từ sách báo. Trước tình hình đó, Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tư lệnh Biên phòng đã ký kết chương trình phối hợp hành động nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá - thông tin ở vùng cao biên giới, tạo ra sự chuyển biến mới về nhiều mặt. Với nhận thức, Đồn Biên phòng có tủ sách, thư viện thì cán bộ và chiến sỹ được hưởng thụ thêm một loại hình sinh hoạt văn hoá tinh thần rất bổ ích và lành mạnh, giúp cho việc nâng cao tư tưởng và kiến thức về mọi mặt, từ đó yên tâm phấn đấu trong lao động, học tập và công tác. Mặt khác, cán bộ chiến sỹ biên phòng là những người có trình độ văn hoá, luôn bám sát cơ sở, hiểu dân và được dân tin yêu, chính những người lính biên phòng này vừa có khả năng, vừa có điều kiện để làm tốt nhiệm vụ của người cán bộ văn hoá, cán bộ thư viện trực tiếp đưa sách báo, truyền đạt nội dung sách báo tới đồng bào dân tộc một cách có hiệu quả. Do đó, các Đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xây dựng tủ sách biên phòng. Tỉnh Hà Giang đã làm tốt việc cấp kinh phí, bổ sung sách báo cho thư viện và tủ sách biên phòng, cung cấp gần 100 triệu đồng để trang bị ban đầu cho các thư viện và tủ sách biên phòng đứng trên địa bàn. Các tủ sách này có số sách báo lên đến hàng trăm bản.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

10

Các huyện của tỉnh Hà Giang đều đã xây dựng được hàng chục điểm trường có tủ sách, thư viện. Ví dụ huyện Mèo Vạc có 100% các trường Tiểu học và trung học cơ sở xây dựng được tủ sách, thư viện với tổng số trên 4.000 đầu sách các loại như: Sách tham khảo, truyện, sách khoa học và xã hội; sách toán; sách bổ trợ kiến thức; các tạp chí... Ngoài ra, thư viện các trường cũng có tranh, ảnh phục vụ công tác dạy và học, có tủ sách gọn gàng, ngăn nắp. Cùng với đó, các trường cũng thường xuyên luân chuyển sách ở các thư viện trường với nhau để đảm bảo sự phong phú, đa dạng sách. Nhằm đáp ứng nhu cầu tự học, tự tìm hiểu, đa dạng thông tin và kiến thức của giáo viên và học sinh, hàng năm huyện Mèo Vạc đã kêu gọi sự ủng hộ sách cho các thư viện trường học từ các dự án, như: Dự án “Sách hay cho em” do Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam tài trợ; Dự án “Sách hay cho học sinh Tiểu học”; Dự án Plan của tỉnh cũng như sự ủng hộ của các cá nhân, doanh nghiệp… Đồng thời, huyện cũng chú trọng đầu tư xây dựng, chỉnh trang cơ sở vật chất các thư viện; xây dựng các thư viện với những tên gọi gần gũi như: Thư viện xanh; Thư viện thân thiện; góc Thư viện trong lớp học… để giáo viên, học sinh tự nâng cao ý thức học hỏi, trau dồi kiến thức. Một số điểm trường như trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Minh Tân, huyện Vị Xuyên có diện tích hơn 80m2 được đầu tư xây dựng từ cuối năm 2018, với tổng kinh phí gần 240 triệu đồng. Phòng thư viện khang trang, sạch đẹp, góp phần tạo môi trường sinh hoạt, rèn luyện và phục vụ tốt cho nhu cầu đọc sách của gầm 500 em học sinh đang học tập tại trường.

Hiện nay, tỉnh Hà Giang mới kiện toàn được 1 thư viện tỉnh; 11 thư viện trực thuộc Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Du lịch ở cấp huyện, thành phố (đạt tỷ lệ 100%). Nhiều xã, phường, thị trấn xây dựng được thiết chế thư viện công cộng. Tỉnh Hà Giang có 154 điểm Bưu điện – văn hoá xã có cung cấp một số đầu sách báo cho người dân. Số lượng tủ sách ở các xã bản có rất ít, trong đó chủ yếu là loại sách về pháp luật. Tỉnh chưa có thư viện ngoài công lập mà chủ yếu là tủ sách, thư viện của các gia đình quy mô nhỏ. Ở cấp huyện và xã, hệ thống thư viện trường học có sự phát triển nhất định. Một số trường học đã được hỗ trợ xây dựng thư viện với số lượng sách báo lên đến vài nghìn bản.

Theo số liệu báo cáo của Thư viện tỉnh, trong giai đoạn 2016-2020, tổng số tài liệu trong hệ thống thư viện của tỉnh Hà Giang đến năm 2020 có 243.695 bản tăng 13.820 bản so với năm 2016. Mặc dù số lượt bản tài liệu thư viện tăng nhưng do nguồn kinh phí hạn chế và nguồn hỗ trợ sách báo bổ sung từ trung ương không đều nên số lượt sách báo bổ sung hằng năm có xu hướng giảm. Đến năm 2020, hệ thống thư viện công cộng của tỉnh chỉ có 2.300 bản sách báo bổ sung, giảm 4,249 bản so với năm 2016.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

11

Do hệ thống thư viện cơ sở (cấp huyện và xã) kém phát triển nên Thư viện tỉnh phải tăng cường luân chuyển sách báo xuống cơ sở với số lượng lớn. Số lượng sách báo luân chuyển trung bình trong giai đoạn 2016-2020 đạt gần 270.000 bản.

Hệ thống thư viện năm 2020 phục vụ đạt 215.000 lượt độc giả, giảm 78.000 lượt so với năm 2016. Cùng với số lượt bạn đọc giảm, số lượt thẻ cấp mới cũng có xu hướng giảm mạnh. Năm 2020, hệ thống thư viện cấp mới 6562 thẻ, giảm 4.293 thẻ so với năm 2016. Số lượt truy cập cơ sở dữ liệu thư viện qua máy tính năm 2020 đạt 54.509 lượt, giảm hơn một nửa so với năm 2016.

Các thư viện của ngành văn hoá trong giai đoạn 2016-2020, đã tổ chức trung bình 86,8 cuộc trưng bày, triển lãm sách báo mỗi năm. Mặc dù năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid19 diễn biến phức tạp nhưng thư viện tỉnh Hà Giang vẫn tổ chức đạt mức 90 buổi trưng bày, giới thiệu sách báo. Có được kết quả này là do Thư viện tỉnh Hà Giang được hỗ trợ phương tiện vận chuyển sách báo và triển khai mô hình thư viện lưu động đưa sách đến với bạn đọc (xem bảng 2.1.1. Phần phụ lục).

1.1.1.4. Phát hành phim và chiếu bóng

Tỉnh Hà Giang hiện nay vẫn còn duy trì tổ chức trung tâm phát hành phim và chiếu bóng. Trung tâm có chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng ngân sách. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động chiếu phim tại rạp, chiếu phim lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, phục vụ thiếu nhi, đồng bào dân tộc, miền núi và lực lượng vũ trang.

Mặc dù những năm qua, nguồn kinh phí cấp cho lĩnh vực điện ảnh còn hạn chế nhưng Trung tâm PHP-CB tỉnh vẫn cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành 100% chỉ tiêu buổi chiếu phục vụ tại các huyện, xã, phục vụ đối tượng chính sách.

Giai đoạn 2011-2020, Trung tâm đã tổ chức nhiều đợt chiếu phim và video phục vụ nhân dân. Năm 2020, đơn vị đã thực hiện 1900 buổi chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ khoảng 167.803 lượt người xem tại các huyện và xã thôn trên địa bàn tỉnh (xem bảng 2.1.3 Phần phụ lục)

Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân, Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng tỉnh còn thường xuyên tổ chức các đợt chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và của địa phương, truyền tải chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội; tuyên truyền về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, "xây dựng nông thôn mới"; phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật thông qua các hình thức tuyên

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

12

truyền miệng; phát tài liệu trước các buổi chiếu; giao lưu văn nghệ với khán giả, qua đó góp phần thu hút và chuyển tải được các nội dung, ý nghĩa của từng đợt vận động đến với người dân; đáp ứng nhu cầu giải trí, thưởng thức nghệ thuật điện ảnh, nâng cao dân trí cho nhân dân.

Tỉnh Hà Giang có tiềm năng xây dựng những phim trường độc đáo. Nhiều đoàn làm phim đã đến Hà Giang làm phim như đoàn điện ảnh Pháp đến làm phim “Bầu trời đỏ“ - quay ở nhiều vùng núi Hà Giang hay bộ phim nổi tiêng Chuyện của Pao cũng đã chọn bối cảnh làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm để ghi hình chính.

Tuy nhiên, Hà Giang vẫn chưa phát huy được giá trị nguồn tài nguyên quý giá này để xây dựng được phim trường thu hút các nhà làm phim trong nước và quốc tế. Hiện nay, Hà Giang chưa xây dựng được hệ thống rạp chiếu phim từ cấp tỉnh, đến cấp huyện. Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng có trang thiết được đầu tư đã lâu và bị xuống cấp. Nguồn phim của Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng chưa đa dạng, còn thiếu những phim được lồng tiếng dân tộc phù hợp. Trang thiết bị chiếu phim của các đội lưu động lạc hậu, thiếu đồng bộ và hư hỏng nên chưa đáp ứng yêu cầu thưởng thức của khán giả. Hoạt động sản xuất các tác phẩm điện ảnh phù hợp với thị hiếu của địa phương chưa được thực hiện do không có trang thiết bị và kinh phí, không thu hút được người xem.

Trong xu thế sắp xếp lại các đơn vị công lập điện ảnh, một số tỉnh trong nước đã tiến hành sáp nhập Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng với Trung tâm Văn hoá tỉnh hoặc đưa các đội chiếu phim lưu động về huyện quản lý. Việc thay đổi thị hiếu của người dân về điện ảnh cũng như sự thay đổi công nghệ truyền hình và điện ảnh khiến cho người dân không còn ham muốn xem phim chiếu của trung tâm như trước. Chính vì vậy, trong tương lai, xu hướng chuyển đổi mô hình hoạt động của các trung tâm phát hành phim và chiếu bóng là tất yếu sẽ xảy ra. Dịch vụ đưa điện ảnh về với bà con nhân dân có thể không nhất thiết chỉ có đơn vị sự nghiệp công lập tham gia mà có thể sẽ có những đơn vị tổ chức tư nhân đồng hành thực hiện.

1.1.1.5. Hoạt động quảng cáo Những năm qua, hoạt động quảng cáo tại tỉnh Hà Giang đuợc thực hiện

theo đúng các quy định của pháp luật nhà nước, phát triển song song với sự phát triến kinh tế - xã hội. Hoạt động quảng cáo có nhiều loại hình khác nhau như: quảng cáo trên báo chí, truyền hình; quảng cáo ngoài trời với các hình thức panô, bảng biển, hộp đèn, băng rôn, màn hình điện tử, đèn led; quảng cáo bằng các ấn phẩm, tờ rơi… Hoạt động quảng cáo tăng dần về số lượng và chất lượng cùng sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

13

Việc triển khai tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo được thực hiện thường xuyên, trên các phương tiện truyền thông. Các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh đã ban hành các văn bản đẩy mạnh công tác phổ biến, thông tin tuyên truyền các văn bản pháp luật về hoạt động quảng cáo đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện; nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, bộ phận chuyên môn trực tiếp thực hiện hoạt động quảng cáo đảm bảo các quy định của pháp luật nói chung và Luật Quảng cáo nói riêng.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn tại một số địa phương thuộc vùng động lực của tỉnh. Ngày 22/6/2016 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 1258/QĐ-ƯBND về việc phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch cho các huyện, thành phố vùng động lực tỉnh Hà Giang, trong đó có nội dung tiếp nhận và xử lý hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo và băng rôn theo hướng phân cấp cho 05 huyện/thành phố vùng động lực là Thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình thực hiện thí điểm trong thời gian 01 năm và tiếp tục có điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế đối với các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động quảng cáo.

Nhìn chung, hoạt động quảng cáo của tỉnh Hà Giang chưa phát triển như nhiều địa phương khác. Tính từ năm 2013 năm 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận và xử lý gần 1500 hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo của các cá nhân, thực hiện trên bảng quảng cáo, băng rôn. Kết quả cấp phép và chấp thuận hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020 ghi nhận có 650 Bảng quảng cáo tấm lớn; khoảng 4000 Bảng quảng cáo tấm nhỏ và gần 5000 Băng rôn.

Tính đến năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh có 17 cụm pa nô tuyên truyền cổ động, trong đó 13 cụm do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, 04 cụm còn lại do Trung tâm Văn hóa tỉnh quản lý.

Trong lĩnh vực hoạt động quảng cáo, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được triển khai thường xuyên tại các huyện, thành phố thực hiện theo Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Hoạt động thanh tra, kiếm tra xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo về cơ bản đã phát huy và đạt được những kết quả tích cực. Các hoạt động quảng cáo trên phát thanh - truyền hình được quy định do các Đài phát thanh - truyền hình tự chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo đối với từng sản phẩm cụ thể do cơ quan quản lý chuyên ngành cấp phép. Qua kiểm tra, ngành văn hoá và thông tin truyền thống đã ghi nhận thựuc trạng trên một số tuyến đường như Quốc lộ 2, 4C, 34, một số

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

14

bảng quảng cáo tấm lớn và tấm nhỏ thiếu thống nhất về chiều cao, diện tích mặt bảng, không đảm bảo về khoảng cách và an toàn giao thông theo quy định. Trong quá trình xây dựng và khai thác bảng quảng cáo, một số tổ chức, cá nhân còn vi phạm quy định như không ghi số giấy phép thực hiện quảng cáo, dựng sai vị trí và kích thước cho phép, nội dung thay đối nhưng chưa xin phép cấp có thẩm quyền và hiện tượng mua bán sang nhượng bảng quảng cáo chưa đúng quy định.

Nguyên nhân hạn chế của hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay là do tỉnh chưa có quy hoạch tổng thể và chi tiết về xây dựng hệ thống quảng cáo ngoài trời, nên khi cấp phép và chấp thuận hoạt động quảng cáo ngoài trời gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Hoạt động quảng cáo hiện nay vẫn chủ yếu căn cứ vào tình hình thực tế tại mỗi địa phương, chưa có quy định mang tính khoa học, tính ưu tiên, tính mỹ thuật để từ đó yêu cầu các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp làm dịch vụ quảng cáo tuân thủ trong quá trình xây dựng các công trình quảng cáo. Bên cạnh đó, tỉnh chưa có cơ chế chính sách đủ mạnh để tăng cường xã hội hoá hoạt động tuyên truyền cổ động chính trị trực quan kết họp với quảng cáo thương mại; chưa huy động được nguồn vốn của xã hội đầu tư cho các sản phẩm quảng cáo nhằm thu hút khách hàng trong và ngoài tỉnh tham gia hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, việc cấp đất, cho thuê đất có lúc có nơi chưa được thực hiện nghiêm túc và đồng bộ, chưa có quy hoạch tổng thể làm cơ sở nên chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn, gây lãng phí tiền bạc cho doanh nghiệp khi bị thu hồi hoặc không được cấp giấy phép quảng cáo.

1.1.1.6. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong giai đoạn

2011 - 2020 đã có bước phát triển mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu và đạt được nhiều kết quả tích cực; số gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa ngày càng tăng. Việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa ngày càng được chú trọng, nhất là việc đưa văn hóa truyền thống vào truyền dạy trong các trường học. Phong trào xây dựng quy ước, hương ước về chấp hành và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, 100% thôn xóm, khu phố đã xây dựng và thực hiện quy ước. Ban Chỉ đạo thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các huyện, thành phố cũng tích cực tuyên truyền, phổ biến thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Các nghi lễ trong việc cưới, việc tang đã được đơn giản hóa, tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm, đảm bảo đúng pháp luật và thuần phong, mĩ tục, không phô trương, lãng phí. Hoạt động điều chỉnh, cải tiến phong tục tang, ma trong đồng bào các dân tộc thiểu số theo hướng ngày càng văn minh, tiến bộ; hủ tục mê tín dị đoan, lạc hậu được đẩy lùi.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

15

Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đã đi vào cuộc sống của mỗi gia đình và cả cộng đồng, phát huy được vai trò làm chủ của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Từ đó, phát huy được sự đồng thuận và tích cực tham gia của người dân, nổi bật trong 5 năm qua nhân dân đã hiến được 515.921 m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi tập thể; vận động được trên 570 nghìn ngày công lao động; tham gia làm được trên 2.300 km đường bê tông nông thôn; sửa chữa, nâng cấp được hơn 1.500 km đường liên thôn; làm nhà cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo còn khó khăn về nhà ở, làm nhà Đại đoàn kết… Việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong toàn tỉnh cũng như ở mỗi địa bàn khu dân cư ngày càng chặt chẽ, hiệu quả qua các hoạt động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá..

Những năm qua, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã tham mưu cho tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các làng văn hoá xây dựng quy ước, hương ước có nội dung bảo vệ môi trường, vận động các cơ quan, gia đình văn hoá thường xuyên quan tâm đến công tác chỉnh trang đô thị, giữ gìn đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp, nhất là tại các làng văn hoá, du lịch cộng đồng, các điểm di tích lịch sử cách mạng. Do vậy, 100% các làng văn hoá trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, phục vụ du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu những nét độc đáo về tự nhiên, địa mạo và bản sắc văn hoá các dân tộc nơi đây. Hầu hết các gia đình đều thực hiện tốt các tiêu chí của phong trào, có ý thức tự giác trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc bình bầu “Gia đình văn hóa” hàng năm ở các khu dân cư được thực hiện công khai, dân chủ; tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời các gia đình văn hóa tiêu biểu.

Xuyên suốt 20 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là sự chung sức, đồng lòng của người dân trong việc xây dựng nếp sống văn minh, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Nhờ các kết quả trên, môi trường văn hóa tỉnh Hà Giang cơ bản phát triển lành mạnh; người dân có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tình hình an ninh chính tri, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn ổn định và giữ vững.

Đến năm 2020, toàn tỉnh có tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa là 70%; có 20 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, 1.376 làng đạt tiêu chí làng văn hóa đạt tỷ lệ làng bản, tổ dân phố văn hóa là 62,7%. Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa cũng được triển khai sâu rộng.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

16

Đến năm 2020, toàn tỉnh 75% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa.

1.1.1.7. Một số hoạt động dịch vụ quán bar, karaoke, vũ trường, trò chơi điện tử

Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, tỉnh Hà Giang hình thành và phát triển nhiều cơ sở dịch vụ quán bar, karaoke, vũ trường và các điểm kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến. Có hàng chục cơ sở dịch vụ quán bar, karaoke, trò chơi trực tuyến phân bố tập trung tại thành phố Hà Giang và huyện lỵ của các huyện Quang Bình, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Quản Bạ… Tỉnh Hà Giang chưa có cơ sở kinh doanh vũ trường quy mô; hầu hết các cơ sở kinh doanh karaoke và quán bar, cửa hàng trò chơi điện tử trực tuyến có quy mô vừa và nhỏ. Trong các huyện, thành phố có cơ sở kinh doanh các loại hình dịch vụ trên, thành phố Hà Giang, huyện Quang Bình có số lượng cơ sở đông nhất. Các huyện, thành phố có cơ sở dịch vụ văn hoá phát triển là các địa phương có giao thông đi lại thuận tiện, nằm trên tuyến du lịch; các huyện ở khu vực giao thông đi lại khó khăn như huyện Xín Mần, hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, trò chơi trực tuyến hầu như chưa có sự phát triển.

Hoạt động của các cơ sở dịch vụ trên đặt ra cho ngành văn hoá những vấn đề mới trong công tác quản lý nhà nước. Để thực hiện tốt công tác quản lý các loại hình cơ sở dịch vụ văn hoá trên, ngành văn hoá đã có sự chú trọng, tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động karaoke, vũ trường, trò chơi trực tuyến. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng các Phòng Văn hoá- Thông tin cấp huyện, thành phố tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền triển khai thực hiện Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/06/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng,… Thực hiện công bố, công khai các thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ quán bar, karaoke, vũ trường, trò chơi điện tử trực tuyến theo quy định của pháp luật, theo thẩm quyền. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm trong kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, trò chơi điện tử trực tuyến. Rà soát các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ không đủ điều kiện hoạt động, có biện pháp chấn chỉnh, xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với cơ sở đã cấp phép nhưng vi phạm an toàn phòng, chống cháy nổ, kiên quyết xử lý, không để tình trạng kéo dài làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và tính mạng của người dân. Ngành văn hoá cũng phối hợp với các cơ quan cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, cùng các Sở ban ngành như Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Tài chính, các cơ quan, ban, ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố thực hiện

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

17

hiệu quả công tác quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường... Từ năm 2020, ngành văn hoá phối hợp với các cơ quan tăng cường giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp cơ sở dịch vụ karaoke, vũ trường vi phạm về quy định phòng chống dịch Covid19.

Ngành văn hoá một mặt thực hiện đúng quy định pháp luật, tạo sự thông thoáng, thuận tiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh cơ sở dịch vụ quán bar, karaoke, vũ trường, trò chơi điện tử trực tuyến; mặt khác tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở này nhằm hạn chế các hiện tượng tiêu cực... Nhờ các biện pháp của ngành văn hoá, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã dần nâng cao ý thức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, nhiều cơ sở đã có sự đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ và trang thiết bị phục vụ nhân dân.

1.1.2. Bảo tồn, bảo tàng

1.1.2.1. Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá

Hà Giang là tỉnh có kho tàng di sản văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú và độc đáo. Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh hiện có 59 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng gồm: 29 di tích cấp quốc gia, 30 di tích cấp tỉnh; 3 Bảo vật Quốc gia. Về văn hoá phi vật thể, theo kết quả kiểm kê, toàn tỉnh hiện có 370 di sản, trong đó có: 17 di sản thuộc nhóm loại hình tiếng nói, chữ viết; 71 di sản thuộc nhóm loại hình Ngữ văn dân gian; 6 di sản thuộc nhóm loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian; 240 di sản thuộc nhóm loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng; 12 di sản thuộc nhóm Lễ hội truyền thống; 16 di sản Nghề thủ công truyền thống; 8 di sản thuộc nhóm Tri thức dân gian. Tỉnh đã lập hồ sơ và được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ghi nhận 21 di sản thuộc Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Hiện có 16 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số được lập hồ sơ đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

a. Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể

Trong những năm qua, xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh là việc làm cấp thiết nên UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thực hiện phân cấp quản lý, nhằm phát huy giá trị các di tích đã được nhà nước xếp hạng. UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chuyên môn xây dựng, ban hành Quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị 3 di sản là Bảo vật Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận, gồm: Bảo vật Quốc gia Chuông Chùa Bình Lâm, xã Phú Linh; Bia đá Chùa Sùng Khánh, xã Đạo Đức (Vị Xuyên) và đôi

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

18

Trống đồng Lô Lô (hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh). Đồng thời, ban hành quy chế quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích Phố cổ Đồng Văn…

Thời gian qua, ngành văn hoá đã tham mưu cho UBND tỉnh, huyện thành lập các Ban/Tổ quản lý di tích theo quy định, đồng thời xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các Ban/Tổ quản lý di tích nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích- danh thắng. Tỉnh Hà Giang đã huy động và sử dụng nguồn ngân sách để thực hiện tu bổ, phục hồi, tôn tạo một số di tích trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ các di tích trước nguy cơ xuống cấp. Nhiều di tích nhờ được phục hồi, tôn tạo đã phát huy hiệu quả giá trị góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương, nhất là một số di tích quy mô như: Thác Tiên, Đèo Gió (Xín Mần), Chùa Nậm Dầu, Sùng Khánh, Chùa Bình Lâm (Vị Xuyên), di tích Căng Bắc Mê (Bắc Mê), Tiểu khu Trọng Con (Bắc Quang)…

b. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể

Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể của tỉnh Hà Giang nhìn chung được thực hiện có tính ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm. Nhiều đề án, dự án đã được tỉnh xây dựng và phê duyệt thực hiện như Đề án số 09, ngày 21/4/2017 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Hà Giang về bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông, giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030; Dự án "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia"; "Phục dựng, bảo tồn một số lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số, giai đoạn 2017 – 2020”.

Các đề án bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của tỉnh Hà Giang có đặc điểm là không chỉ chú trọng công tác bảo tồn đơn thuần mà còn quan tâm đến vấn đề khai thác, phát huy giá trị của các di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Trong đề án "Bảo tồn văn hoá truyền thống và nâng cao chất lượng dịch vụ các làng văn hoá du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2025", tỉnh đã coi việc bảo tồn di sản văn hoá và bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số là yếu tố quyết định đến sự thành công trong phát triển du lịch cộng đồng của Hà Giang.

Trong giai đoạn vừa qua, tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiều dự án sưu tầm, bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc tỉnh Hà Giang như dự án bảo tồn Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn, Lễ cúng Tổ tiên của người Lô Lô; tri thức canh tác hốc đá của cư dân Cao nguyên đá Đồng Văn; dân ca của người Bố Y…

Những năm gần đây, tỉnh Hà Giang chú trọng bảo tồn di sản văn hoá cộng đồng các dân tộc thiểu số thông qua mô hình làng văn hoá dân tộc. Giai đoạn 2013 - 2018; Sở VHTTDL tỉnh đã triển khai bảo tồn Làng truyền thống dân tộc Bố Y,

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

19

thôn Nậm Lương, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) tạo thành điểm nhấn trên vùng Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn. Năm 2018, ngành đã xây dựng Dự án "Bảo tồn thôn truyền thống dân tộc Pà Thẻn" tại thôn My Bắc, xã Tân Bắc (Quang Bình);

Cùng với bảo tồn các tập quán xã hội, lễ hội, tỉnh cũng chú trọng bảo tồn và truyền dạy nghề thủ công truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian (dân ca dân vũ) của các dân tộc thiểu số như Bảo tồn nghề làm Khèn truyền thống của dân tộc Mông tại xã Hố Quáng Phìn (Đồng Văn); phối hợp với Vụ Văn hóa Dân tộc (Bộ VH,TT&DL), các huyện, thành phố mở lớp truyền dạy dân ca dân tộc Cờ Lao tại xã Sính Lủng (Đồng Văn), dân ca dân tộc Pu Péo, xã Phố Là (Đồng Văn); truyền dạy hát Then, đàn Tính dân tộc Tày tại huyện Quang Bình; truyền dạy kỹ năng thổi và múa Khèn dân tộc Mông tại các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Quản Bạ, Xín Mần…

Bảo tồn văn hoá ở Hà Giang còn được thực hiện thông qua mô hình Hội nghệ nhân dân gian. Hội thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: Múa gậy, múa ngựa, múa ngỗng của người Nùng; Cọi Tày của dân tộc Tày; một số các mô hình nghề truyền thống duy trì ở thôn bản như: Đan lát; thực hiện các nghi lễ tâm linh; tuyên truyền Nhân dân bảo tồn bản sắc văn hóa; triển khai tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.... Mô hình hoạt động của Hội nghệ nhân dân gian tại tỉnh Hà Giang, đã góp phần tích cực trong việc lan tỏa tinh thần, trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. NHằm hỗ trợ cho mô hình này tồn tại và nâng cao chất lượng hoạt động, Hà Giang đã ban hành Đề án số 05-ĐA/TU về nâng cao chất lượng hoạt động mô hình Hội Nghệ nhân dân gian giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, mỗi Hội Nghệ nhân dân gian được hỗ trợ kinh phí hoạt động là 7 triệu đồng/năm, từ nguồn ngân sách của địa phương (của huyện, xã). Ngoài ra, các hội viên Hội Nghệ nhân dân gian, khi tham gia các lớp truyền dạy nghề còn được hỗ trợ theo nguồn kinh phí đào tạo và dạy nghề của huyện, thành phố hằng năm, hoặc từ nguồn kinh phí học tập của cộng đồng xã, thị trấn. Các Hội Nghệ nhân dân gian cũng được xây dựng quỹ do hội viên thống nhất đóng góp qua tài trợ, qua nguồn thu của hội, của các hội viên… Đến năm 2020, toàn tỉnh Hà Giang đã có 188 tổ chức hội cấp xã, 1 tổ chức Hội cấp huyện, với 9.088 hội viên (tăng 22 tổ chức hội và 2.910 hội viên so với năm 2016).

c. Bảo tồn và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu CNĐ Đồng Văn

Sau khi UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn vào danh sách mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu, tỉnh Hà Giang đã có nhiều cố gắng trong việc phát huy giá trị của danh hiệu này. Để bảo tồn và phát huy những giá trị to lớn của cao nguyên đá Đồng Văn, Uỷ ban nhân dân tỉnh

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

20

và ngành văn hoá đã phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam phối hợp nghiên cứu làm rõ giá trị của cao nguyên đá Đồng Văn, từ đó hướng tới sử dụng hợp lý các giá trị thiên nhiên, phục vụ sự nghiệp phát triển của địa phương. Sau hơn một năm triển khai, dưới sự nỗ lực của các thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng và đề nghị công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn. Cùng với tổ chuyên gia là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản, cổ sinh địa tầng, khảo cổ học, dân tộc học...

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang chỉ đạo ngành văn hoá tăng cường tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các kiến trúc truyền thống (tại các điểm di sản, làng bản) hay hiện tượng xây dựng mới với kiến trúc, vật liệu phi truyền thống trong khu vực địa bàn Công viên. Kiến trúc truyền thống của các làng bản người dân tộc vùng cao nơi đây là những ngôi nhà trình tường (tường đất), hàng rào bao quanh bằng đá xếp không có chất kết dính (của người Mông); nhà sàn bằng gỗ của người Tày, vật liệu làm mái nhà…Tổ chức chương trình giáo dục đặc biệt về kiến trúc truyền thống, truyền thụ kỹ thuật xây dựng truyền thống trong cư dân địa phương.

Tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các Bộ ban ngành và đơn vị có liên quan thực hiện lập quy hoạch khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Ngày 7.2.2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 310/QĐTTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2021 – 2020 và tầm nhìn 2030. Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc trong vùng, phát triển bền vững Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trong dài hạn. Hoạt động bảo tồn không chỉ có nhiệm vụ giữ gìn các di sản mà còn mang ý nghĩa tạo sinh kế cho người dân trong vùng có di sản.

Có thể nói rằng, trong những nỗ lực xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn 10 năm qua, Hà Giang đã nhận được sự hỗ to lớn của các bộ, ban, ngành trung ương. Tỉnh đã ban hành được Quy chế quản lí, bảo vệ và phát triển Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; Ban quản lý Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã thực hiện khoanh vùng 30 cụm di sản trong công viên; xây dựng được các nội dung giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và phát huy các giá trị của Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Các nỗ lực về tạo sinh kế, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc được tỉnh đặc biệt quan tâm theo các hình thức đầu tư Nhà nước và xã hội hóa. Từ những nỗ lực đó, dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng trong 2 kỳ tái đánh giá tư cách thành viên của Mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu vào các năm 2014 và 2018, Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO đánh giá là

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

21

thực hiện tốt cam kết bảo vệ và phát huy giá trị của công viên, tỏng đó có các di sản văn hoá trong khu vực. Việc tăng cường bảo tồn các di sản văn hoá trong vùng đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm đời sống văn hoá của cộng đồng các dân tộc vùng cao Hà Giang.

Bên cạnh những thành công trong công tác bảo tồn và phát huy di sản ở trên đây, tỉnh Hà Giang cũng còn bộc lộ một số mặt hạn chế bất cập. Đó là, trong thời gian vừa qua, công tác quản lý các điểm di tích, danh thắng, các điểm du lịch có lúc, có nơi còn buông lỏng để xảy ra tình trạng bị xâm lấn di tích. Công tác vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy ở một số khu vực di tích chưa đảm bảo. Công tác thuyết minh di sản ở những điểm đến du lịch chưa được chuyên nghiệp, và còn đơn điệu. Các dịch vụ gắn với di sản văn hoá còn nghèo nàn, đặc biệt là các sản phẩm thủ công truyền thống của cộng đồng địa phương chưa được đầu tư phát triển thành sản phẩm hàng hoá, phục vụ khách du lịch. Việc xây dựng các sản phẩm và quảng bá về các di sản văn hoá tiêu biểu tại các điểm đến du lịch như: Di tích danh thắng Cột cờ Lũng Cú, Di tích kiến trúc Nhà Vương, Quần thể Phố cổ huyện Đồng Văn, danh thắng Mã Pì Lèng, di tích Tiểu khu cách mạng Trọng Con, điểm du lịch Hồ Noong,.. chưa được quan tâm đầu tư bài bản nên hiệu quả chưa cao. Do việc quản lý quy hoạch các khu du lích chưa được tốt nên tỉnh còn để xảy ra một số hoạt động xây dựng tự phát, ảnh hưởng đến giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên gây bức xúc trong dư luận.

Nhằm khắc phục những mặt hạn chế kể trên, những năm gần đây, tỉnh Hà Giang có chủ trương phối hợp với chính quyền các địa phương cùng cơ quan trung ương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa, đặc biệt là các điểm khai thác di sản văn hoá phục vụ khách du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh rà soát, sửa đổi, bổ sung quyết định phân cấp quản lý đối với các di sản văn hóa đã được xếp hạng; rà soát, kiểm kê, lập hồ sơ khoa học trình cấp có thẩm quyền xếp hạng các di tích văn hóa; tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý di sản văn hóa, quản lý điểm du lịch cho cán bộ cấp huyện, xã có liên quan đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong vùng bảo vệ di sản văn hóa, nhất là ở khu vực có các điểm du lịch thu hút đông khách du lịch. UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với các địa phương tham mưu, đề xuất hình thành các điểm, trung tâm giới thiệu, bán các sản phẩm đồ lưu niệm là những mặt hàng thủ công truyền thống của địa phương phục vụ khách du lịch. Lựa chọn sản phẩm phù hợp để giới thiệu, quảng bá với du khách. UBND tỉnh cũng chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp với các chính quyền các địa phương, cơ sở tăng cường các biện pháp bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự, chống

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

22

mất cắp di vật, cổ vật tại các điểm di tích. Đối với các huyện, thành phố, tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa tới mọi người dân, các tổ chức, các cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn; tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định số 989/QĐ- UBND ngày 01/6/2017 của UBND tỉnh về quản lý nghiêm hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; tại các điểm di sản văn hóa, điểm du lịch phải có biển chỉ dẫn bằng 2 thứ tiếng Anh - Việt, có hướng dẫn viên trực hoặc cộng tác viên địa phương để giới thiệu phục vụ du khách khi đến Hà Giang.

1.1.2.2. Bảo tàng

Hà Giang có 1 bảo tàng cấp tỉnh là loại bảo tàng tổng hợp cấp III, nằm trong danh mục hệ thống bảo tàng địa phương ở Việt Nam. Bảo tàng được thành lập năm 1992. Năm 2005, bảo tàng Hà Giang đã được đưa vào quy hoạch hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020. Trong bảo tàng tỉnh có Phòng trưng bày về Cao nguyên đá với tổng số hơn 600 mẫu địa chất và mẫu sinh vật đã được trưng bày, thể hiện lịch sử hình thành Cao nguyên đá Đồng Văn qua các thời kỳ địa chất của Đại Cổ sinh và Đại Trung sinh, với các mẫu hóa thạch có niên đại từ 500 đến 250 triệu năm trước. Nội dung và hình thức không gian trưng bày cũng đã được tỉnh Hà Giang sử dụng để trình bày trước Hội đồng UNESCO quốc tế tại Italy và đã được đánh giá cao. Hiện trạng Nhà trưng bày Bảo tàng có tổng diện tích gần 1.000m2 gồm 2 tầng, trong đó tầng 1 sử dụng để triển lãm chuyên đề; trưng bày các giá trị di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và khu vực trải nghiệm; tầng 2 là nơi trưng bày chủ đạo của nhà bảo tàng với các nội dung về điều kiện tự nhiên, con người Hà Giang; Hà Giang thời tiền sử và sơ sử; Hà Giang trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm và thành tựu trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc của quân và dân Hà Giang từ năm 1975 đến nay.

Ngoài Bảo tàng tỉnh, Hà Giang có 1 bảo tàng cấp huyện là Bảo tàng không gian văn hóa các dân tộc Cao nguyên đá Đồng Văn và 1 nhà truyền thống di tích Tiểu khu Trọng Con, xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang. Tỉnh đang có định hướng xây dựng 1 bảo tàng theo hướng bảo tàng thiên nhiên là Bảo tàng thiên nhiên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.

Trong giai đoạn 2011-2020, hoạt động của bảo tàng tỉnh đã tập trung vào các công việc chính như nghiên cứu, sưu tầm, phân loại hiện vật; lập hồ sơ xếp hạng các di tích - danh thắng; thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia; tổ chức hoạt động trưng bày giới thiệu về di sản văn hoá của tỉnh nhà, thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền cho học sinh, sinh viên, du khách về lịch sử văn hoá của tỉnh Hà Giang.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

23

Để làm tốt vai trò giáo dục di sản văn hoá, Bảo tàng đã chủ động liên kết với ngành giáo dục thực hiện chương trình "trường học thân thiện, học sinh tích cực", thực hiện các hoạt động học tập lịch sử, văn hóa các địa phương tại bảo tàng. Từ năm 2014 đến nay, Bảo tàng tỉnh mở cửa nhà trưng bày được 3.613 buổi, phục vụ trên 100.000 nghìn lượt khách tham quan; tổ chức 36 cuộc trưng bày, triển lãm chuyên đề tại bảo tàng và phục vụ các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với Viện Khảo cổ học phối hợp tiến hành điều tra, khảo sát tại 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Hà Giang thuộc khu vực Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã phát hiện nhiều di tích khảo cổ học thời tiền sử và sơ sử. Những kết quả nghiên cứu này đã góp phần làm cho hồ sơ đề cử có giá trị để Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO chính thức công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang vào năm 2010 trở thành Công viên Địa chất toàn cầu duy nhất tại Việt Nam và thứ hai của Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Nhằm lưu giữ, trưng bày và giới thiệu rộng rãi cho công chúng trong nước và quốc tế các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, về truyền thống lịch sử - văn hóa của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang và văn hóa khu vực Tây Bắc, UBND tỉnh Hà Giang đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Cải tạo, nâng cấp nhà Bảo tàng tỉnh Hà Giang (Quyết định số 868/QĐ-UBND ngày 4/6/2020 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Công trình: Cải tạo, nâng cấp Bảo tàng tỉnh Hà Giang). Theo dự án, Bảo tàng tỉnh được quy hoạch với tổng diện tích 4.100 m2 (bao gồm diện tích Bảo tàng tỉnh hiện tại và diện tích Thư viện tỉnh). Theo nội dung dự án, phần khối nhà Thư viện tỉnh sẽ bị phá dỡ cùng với phần nhà hành chính, làm việc của Bảo tàng tỉnh; bên cạnh đó sẽ cải tạo nâng cấp Bảo tàng hiện tại; xây dựng mới các hạng mục: nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày, nhà trình tường lợp ngói âm dương của dân tộc Mông vùng cao nguyên đá và không gian trưng bày ngoài trời, hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Dự án chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2020 – 2021 (chủ yếu là cải tạo và xây xựng); giai đoạn 2 sau năm 2021, lắp đặt các hiện vật của Bảo tàng. Tổng kinh phí dự kiến sửa chữa, xây dựng Bảo tàng tỉnh gần 60 tỷ đồng.

Song song với việc sửa chữa, xây dựng Bảo tàng, các chuyên gia về bảo tàng của Việt Nam cũng phối hợp với cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh lập Đề cương trưng bày các hiện vật, với mục tiêu là các hiện vật được trưng bày khoa học, rõ nét... Điểm mới của bảo tàng là sẽ bổ sung phần nội dung giới thiệu về các di sản văn hoá phi vật thể trực quan hơn. Bảo Tàng sau khi đưa vào sử dụng không chỉ là điểm đến thú vị của khách du lịch tham quan, học tập mà còn là nơi tổ chức,

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

24

mô phỏng, trình diễn các lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc tỉnh Hà Giang như: Nhảy lửa người Pà Thẻn, Gầu tào của người Mông, Cấp sắc của người Dao, Lồng tồng của người Tày, trình diễn dệt thổ cẩm, dệt lanh, nấu mèn mén, thắng cố của người vùng cao… Việc đổi mới này sẽ góp phần giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống của các dân tộc tỉnh Hà Giang. Đồng thời đưa bảo tàng tỉnh trở thành điểm đến hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

Tuy nhiên, nên cạnh những kết quả đạt được, Bảo tàng tỉnh cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế. Trình độ đội ngũ cán bộ bảo tàng vẫn chưa cao. Bảo tàng thiếu cán bộ đạt trình độ chuyên gia, và tỷ lệ cán bộ đạt trình độ sau đại học còn thấp. Mức độ ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động trưng bày, giới thiệu của Bảo tàng còn hạn chế. Bảo tàng thiếu không gian trưng bày, tổ chức hoạt động, kể cả sau khi được mở rộng đạt diện tích 4000m2 thì diện tích này vẫn còn khá hạn chế cho việc tổ chức các sự kiện ngoài trời và trưng bày hiện vật. Hiện này, Bảo tàng tỉnh chưa xây dựng được website giới thiệu về bảo tàng; các sản phẩm, dịch vụ của bảo tàng chưa phong phú, đa dạng. Nguồn thu của bảo tàng còn thấp, chủ yếu vẫn sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Mức độ liên kết và hợp tác giữa bảo tàng với các tổ chức bảo tàng trong nước và quốc tế còn hạn chế và chưa thường xuyên; đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo.

1.1.3. Nghệ thuật biểu diễn

1.1.4.1. Lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn

a. Nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp

Tỉnh Hà Giang cho đến nay vẫn duy trì phát triển 1 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp công lập là Đoàn nghệ thuật tỉnh. Đoàn nghệ thuật tỉnh Hà Giang được thành lập năm 1992. Tỉnh Hà Giang chưa xây dựng được nhà hát nghệ thuật và nơi biểu diễn nghệ thuật dành riêng cho Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.

Số lượng biên chế cán bộ của Đoàn nghệ thuật tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2011-2020 trung bình khoảng 50 người, trong đó có khoảng 40 diễn viên ở các lĩnh vực kịch, ca và múa. Nhìn chung đa số các cán bộ của Đoàn có tuổi đời còn trẻ. Đoàn có một số nghệ sỹ đạt được Chủ tịch nước phong danh hiệu nghệ sỹ ưu tú như Ma Thị Nết, Đức Liên nhờ thành tích đóng góp lớn cho nghệ thuật.

Trong quá trình họat động, Đoàn Nghệ thuật tỉnh đã có nhiều cố gắng bảo tồn và phát huy vốn nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang, nỗ lực đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ; thường xuyên tham gia các liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp cấp quốc gia và cấp vùng; phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức các sự kiện văn hoá nghệ thuật trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, Đoàn thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền đối

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

25

với đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa về đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước.

Hàng năm vào các ngày lễ lớn, Đoàn nghệ thuật thường đi biểu diễn phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng như phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh bằng nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. Trung bình một năm đoàn thực hiện khoảng 95-100 buổi biểu diễn, xây dựng 8 chương trình nghệ thuật mới và dàn dựng một số tiết mục. Mỗi năm Đoàn nghệ thuật tỉnh tham gia từ 1 đến 2 cuộc thi, liên hoan, hội diễn cấp quốc gia, cấp vùng; 2 Hội diễn, liên hoan, hội thi cấp huyện trở lên.

Do cơ sở vật chất phục vụ biểu diễn, tập luyện, trang thiết bị, trụ sở làm việc của Đoàn còn nhiều thiếu thốn nên hiện nay hoạt động biểu diễn nghệ thuật của đoàn vẫn phải dựa vào nguồn ngân sách nhà nước và phục vụ nhiệm vụ chính trị là chính. Danh thu từ hoạt động nghệ thuật biểu diễn thấp và không ổn định.

Với nguồn kinh phí đầu tư khá hạn chế, mỗi năm đoàn nghệ thuật chỉ đủ kinh phí dàn dựng 8 chương trình. Hiện tại, các buổi biểu diễn phục vụ vùng sâu vùng xa, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đoàn vẫn chiếm tỉ trọng lớn còn số buổi biểu diễn doanh thu chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trong giai đoạn 2011-2020, Đoàn nghệ thuật tỉnh Hà Giang đã dành được nhiều giải thưởng khi tham gia các cuộc thi, liên hoan hội diễn cấp quốc gia và cấp vùng.

b. Nghệ thuật biểu diễn không chuyên nghiệp

Hà Giang là mảnh đất có nhiều tộc người cùng cư ngụ với những di sản truyền thống về âm nhạc, trình diễn dân gian vô cùng đặc sắc. Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của các dân tộc còn được bảo lưu tới ngày nay. Chúng vừa thể hiện sự phong phú, đa dạng trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân, vừa là nguồn tư liệu quý giá cho các nghệ sỹ hiện đại nghiên cứu, nâng cao, sáng tạo tác phẩm cho các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.

Trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tỉnh rất chú trọng phát triển mạng lưới các đội nghệ thuật quần chúng cấp huyện, xã, phường, thị trấn. Các huyện đã xây dựng hàng chục câu lạc bộ nghệ thuật quần chúng. Hàng tháng, quý, năm các CLB định kỳ tổ chức giao lưu, phục vụ nhân dân bằng chương trình nghệ thuật quần chúng. Các chương trình biểu diễn mang đậm dấu ấn quê hương và bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số đang cùng sinh sống tại địa bàn tỉnh như Tày, Nùng, Mông, Dao, Bố Y, Giáy…, phù hợp với thị hiếu thưởng thức văn nghệ của người dân với nhiều thành phần lớp tuổi, nghề nghiệp và được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Trung tâm Văn hóa Triển lãm tỉnh, Nhà văn hoá thanh thiếu nhi còn thường xuyên tham gia tổ chức sinh hoạt văn nghệ, đặc biệt là vào mỗi dịp hè với những buổi liên

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

26

hoan văn nghệ thanh thiếu nhi giữa các nhà văn hóa, câu lạc bộ.

Cho đến năm 2020, toàn tỉnh đã xây dựng được hàng trăm đội/CLB văn hóa - văn nghệ phân bố tại các thôn xã, tổ dân phố. Mỗi năm, các CLB này đã xây dựng từ 02-03 chương trình ca múa nhạc có chủ đề nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và phục vụ hoạt động chính trị tại địa phương. Hàng năm, tỉnh cũng đã tổ chức nhiều cuộc thi, liên hoan, hội diễn, biểu diễn văn nghệ quần chúng do các CLB, đội văn nghệ quần chúng thực hiện. Các hoạt động nghệ thuật không chuyên nghiệp thực sự đã góp phần tích cực trong việc duy trì và phát triển các loại hình nghệ thuật quần chúng, bảo tồn, lưu giữ và phát huy các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đồng thời nâng cao mức hưởng thụ nghệ thuật cho người dân nơi đây.

Cũng như ở cấp tỉnh, các huyện chưa xây dựng được nhà hát, mà chủ yếu sử dụng hội trường để tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật trực tiếp. Các Đoàn nghệ thuật bán chuyên nghiệp và đội nghệ thuật quần chúng thường xuyên tham gia các cuộc liên hoan, hội diễn để giao lưu, học hỏi trong hoạt động biểu diễn tại các địa phương. Trong đó một số đoàn tiêu biểu ở các huyện Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Bắc Mê, Quang Bình… thường xuyên tham dự các Hội diễn bán chuyên nghiệp và dành giải cao.

Tỉnh Hà Giang từ trước đến nay luôn duy trì tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc cấp tỉnh (05 năm 1 lần) và Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc cấp huyện, thành phố (02 năm 1 lần), ngày hội văn hóa dân tộc Mông, Dao, Nùng (hàng năm)…Tỉnh cũng xác định tổ chức (02 năm 01 lần) Liên hoan dân ca, dân vũ và trích đoạn lễ hội truyền thống của các dân tộc. Qua đó đã thu hút hàng nghìn diễn viên, nghệ nhân, vận động viên người dân tộc thiểu số của tỉnh tham gia biểu diễn ở các thể loại và thu hút đông đảo du khách tham quan.

1.1.4.3. Về lĩnh vực văn học nghệ thuật

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang được thành lập theo Quyết định số 76/QĐ - TU, ngày 13 tháng 8 năm 1992 của Ban Thường vụ tỉnh Hà Giang là tổ chức tập hợp đông đảo nhất và quan trọng nhất những người làm sáng tác văn học nghệ thuật. Hội có 6 chi hội cơ sở, tổng số 162 hội viên hoạt động trong 7 chuyên ngành là văn học, nhiếp ảnh, Mỹ thuật - Kiến trúc, Âm nhạc, Sân khấu - Điện ảnh, Văn nghệ dân gian và Múa - Biểu diễn. .

Trong giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động VHNT tỉnh Hà Giang đã có bước phát triển tích cực, đóng góp lớn cho công tác tuyên truyền, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động của Hội đi vào chiều sâu, thiết thực; đội ngũ văn nghệ sĩ đoàn kết, sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị, đáp

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

27

ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của nhân dân. Hoạt động phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho hội viên được đẩy mạnh. Do đó, các tác phẩm luôn có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao, lan tỏa trong đời sống, được công chúng đón nhận.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã nhận được trên 8.000 tác phẩm; triển khai 6 cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật, thu hút 364 lượt hội viên, tác giả tham gia. Cùng với đó, các văn nghệ sĩ đã đạt 66 giải thưởng văn học nghệ thuật Trung ương, ở khu vực và do Bộ, ngành phát động… Hoạt động của Hội VHNT tỉnh đã có bước phát triển quan trọng, khăng định vai trò là tổ chức đặc thù, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, văn nghệ ngày càng phong phú.

Các nội dung tác phẩm VHNT tỉnh Hà Giang có định hướng mục tiêu bám sát thực tiễn cơ sở với tiêu chí chân, thiện, mỹ; xây dựng nhân cách con người Hà Giang và văn hóa lối sống xã hội với những đặc trưng đoàn kết, nhân ái, cần cù, tự lực tự cường góp phần xây dựng hình ảnh Hà Giang giàu đẹp trong mắt bạn bè trong và ngoài nước. Hoạt động sáng tác luôn được Hội duy trì tốt với việc cử hội viên tham gia đầy đủ các trại sáng tác của trung ương và tổ chức nhiều trại sáng tác, lớp tập huấn sáng tác tại tỉnh; tiếp tục phát hiện và bồi dưỡng những cây bút trẻ thông qua trại sáng tác văn học mỹ thuật dành cho thiếu nhi vào mỗi dịp hè. Với quỹ hỗ trợ sáng tạo VHNT của Chính phủ và một số nguồn khác, Hội đã tổ chức mở được nhiều trại sáng tác và lớp bồi dưỡng sáng tác VHNT. Ngoài ra còn tổ chức một số chuyến đi thực tế sáng tác theo chuyên ngành hoặc theo chuyên đề cho hội viên. Hội đã tập trung chỉ đạo các hội viên sáng tác về đề tài xây dựng nông thôn mới; phản ánh kịp thời những thành tựu của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; khơi gợi tình yêu biển, đảo Việt Nam, ca ngợi những nhân tố mới, điển hình mới, giá trị nhân văn của con người… Nhiều tác phẩm VHNT đã phản ánh sinh động, chân thực về con người Hà Giang trong thời kỳ mới. Các tác phẩm ngày càng đa dạng, phong phú về nội dung, đề tài, đi sâu khám phá thực tế cuộc sống. Hội VHNT đạt được nhiều thành tựu, nhiều tác phẩm của hội viên đã đạt giải thưởng quốc gia, khu vực và giải thưởng VHNT Tây Côn Lĩnh - Giải thưởng VHNT của tỉnh.

Nhìn chung, hoạt động VHNT của Hà Giang đã đạt nhiều thành công đáng kể. Thành công trên là do Tỉnh Hà Giang đã quan tâm, đầu tư cho lĩnh vực văn học nghệ thuật; có các cơ chế, chính sách đối với những người làm sáng tác.

Những năm tới, hoạt động VHNT cần tập trung chăm lo xây dựng đội ngũ hội viên, đặc biệt là con em các dân tộc thiểu số, đội ngũ những người sáng tác trẻ; đẩy mạnh sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị văn nghệ dân gian phục vụ phát triển du lịch; xây dựng lực lượng làm công tác lý luận, phê bình văn học nghệ

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

28

thuật xứng tầm với yêu cầu thực tế; chú trọng đến chất lượng hoạt động xuất bản, triển lãm; tăng cường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật…

1.2. Thực trạng phát triển thể thao

1.2.1. Thể dục thể thao cho mọi người

1.2.1.1. TDTT quần chúng

- Hoạt động TDTT trong lực lượng cán bộ, công nhân viên chức: Phong trào tập luyện TDTT đã và đang phát triển mạnh mẽ, sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị được đông đảo cán bộ, công nhân viên chức, người lao động nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Số lượng các môn thể thao được duy trì tập luyện hàng ngày và đưa vào thi đấu tại các giải, hội thi thể thao các ngành tổ chức ngày càng phong phú. Hệ thống thi đấu cấp cơ sở là 1 - 2 giải/đơn vị/năm, việc đầu tư cơ sở vật chất, nhà tập TDTT đã được các đơn vị quan tâm đáp ứng một phần nhu cầu tập luyện nâng cao thể chất và đời sống tinh thần cán bộ công nhân viên chức, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh. Các môn TDTT được tổ chức thường xuyên đó là cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cờ tướng, kéo co, đẩy gậy. Hàng năm cán bộ, công nhân viên chức thường xuyên tham gia các cuộc thi đấu thể thao nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn trong năm do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức, các giải thi đấu thể thao đã thực sự trở thành ngày hội văn hoá thể thao của những người lao động.

- Hoạt động TDTT trong lực lượng thanh niên, thiếu niên, nhi đồng: Phát động phong trào “Thanh niên khoẻ”, “Khoẻ để lập nghiệp và giữ nước”. Hàng năm các cấp, các ngành đã phối hợp chỉ đạo, tổ chức thi đấu giải thể thao cấp tỉnh, cấp huyện cho thanh thiếu nhi; đồng thời mở các lớp năng khiếu thể thao hè để thu hút đông đảo các em tham gia tập luyện TDTT. Các câu lạc bộ TDTT luôn là những điểm quy tụ đông đảo thanh niên đến sinh hoạt và hình thành các đội tuyển để tham dự các giải thể thao phong trào của tỉnh và toàn quốc. Thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt tham gia các hoạt động TDTT, các kỳ Đại hội TDTT và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Có thể khăng định trong thời gian qua hoạt động TDTT đã được đông đảo lực lượng thanh thiếu niên các cơ sở Đoàn hưởng ứng tham gia hoạt động, từ đó thúc đẩy phong trào luyện tập và thi đấu TDTT trong thanh thiếu niên và góp phần từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

- Hoạt động TDTT trong đối tượng nông dân, nông thôn, miền núi: Phong trào TDTT đã đến với đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi , vùng đồng bào dân tộc ít người, thể hiện ở số người tập luyện ngày càng tăng, số môn thể

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

29

thao hiện đại ngày càng được phổ biến rộng rãi như: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Điền kinh, Cầu lông, Võ; cùng kết hợp với các môn thể thao dân tộc như: kéo co, đẩy gậy, đắn nỏ, đánh quay, đánh cù, đánh yến, tu lu, guốc ván… các môn thể thao dân tộc truyền thống đang được bảo tồn, duy trì và phát huy ở các địa phương trong tỉnh, theo từng nội dung và bản sắc riêng. Đến nay, các vùng trắng về TDTT trên địa bàn tỉnh đã dần thu hẹp khoảng cách. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch tổ chức của Trung ương về các giải thể thao quần chúng cho người dân tộc thiểu số; UBND tỉnh đã giao cho Sở VHTTDL - Ban dân tộc tỉnh - Hội nông dân tỉnh, triển khai tuyển chọn và thành lập đoàn VĐV là người dân tộc của tỉnh tham gia với Trung ương và đã đạt nhiều huy chương, sếp thứ hạng cao tại các giải khu vực và toàn quốc.

- Hoạt động TDTT trong đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Hoạt động TDTT đối với người cao tuổi vừa là trách nhiệm vừa là đạo lý của dân tộc của toàn xã hội. Phong trào TDTT người cao tuổi phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Một số hoạt động TDTT của người cao tuổi thu hút đông các cụ tham gia là: Thể dục dưỡng sinh, đi bộ, bơi lội, Cầu lông, Bóng bàn... Hàng năm, tỉnh tổ chức một số giải thể thao dành cho người cao tuổi như: giải thể thao mừng Đảng, mừng xuân, chào mừng ngày quốc tế người cao tuổi 01/10.

Song song với phát triển phong trào TDTT người cao tuổi, tỉnh cũng luôn quan tâm đến hoạt động TDTT của người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hàng năm Sở VHTTDL đã phối hợp với Hội người khuyết tật tỉnh tổ chức nhiều hoạt động bổ ích, lành mạnh, thành lập đoàn VĐV của tỉnh tham gia các giải do Trung ương tổ chức đã đạt nhiều huy chương các loại. Thông qua hoạt động TDTT nhằm khuyến khích và động viên những người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vượt qua qua mặc cảm vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng, cùng xây dựng quê hương Hà Giang giàu đẹp văn minh.

1.2.1.2. TDTT trong lực lượng vũ trang và TDTT trong nhà trường

a) TDTT trong lực lượng vũ trang

Nhiệm vụ huấn luyện thể lực và luyện tập TDTT trong lực lượng quân đội, công an và biên phòng đã đi vào nền nếp, phát triển rộng khắp ở các đơn vị cơ sở, với các môn thể thao như bóng đá, quần vợt, bóng chuyền, cầu lông, võ thuật....

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Sở VHTTDL và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh về việc quản lý, chỉ đạo hoạt động TDTT trong Quân đội nhân dân và dân quân tự vệ giai đoạn 2011 - 2020 và cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2011-2020;

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

30

Hàng năm tiến hành kiểm tra thể lực của cán bộ, chiến sĩ theo định kỳ, bảo đảm cho các cán bộ chiến sĩ có thể lực tốt, sẵn sàng lao động và chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Cơ sở vật chất cho các hoạt động TDTT của lực lượng vũ trang ngày càng được tăng cường, hàng năm tổ chức các giải thi đấu thể thao và thành lập các đội thể thao tham dự các Hội thao, giải thi đấu do Quân khu, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức đạt kết quả cao.

b) GDTC và thể thao trong nhà trường

Những năm gần đây, công tác GDTC cho học sinh trong nhà trường các cấp được Ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung chỉ đạo nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng, bảo đảm các yêu cầu về giảng dạy. Công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học môn thể dục ở các nhà trường cũng được quan tâm tạo điều kiện, khắc phục được tình trạng “dạy chay, học chay” ở một số trường trước đây, nhiều trường trên địa bàn thành phố, thị xã và trung tâm các huyện đã xây dựng nhà tập đa năng phục vụ công tác GDTC cho học sinh.

Chương trình đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo được triển khai thực hiện đồng bộ và đạt được những kết quả quan trọng, có nhiều chuyển biến tích cực: Chất lượng giáo dục toàn diện được cải thiện; việc rèn luyện nhân cách, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh được chú trọng; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý từng bước được nâng cao trình độ. Tỷ lệ huy động trẻ từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 98,3%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở được duy trì tốt (Tỷ lệ người trong độ tuổi 15 - 25 biết chữ đạt 98,73%; từ 26 - 35 đạt 94,43%; từ 36 tuổi trở lên đạt 78,28%); 100% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Việc huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục, đào tạo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được củng cố, phát triển nhất là việc xây dựng các trường chuẩn quốc gia, xây dựng và thành lập các trường phổ thông dân tộc bán trú. Hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo, ký kết triển khai các chương trình phối hợp được thực hiện có hiệu quả.

Hoạt động TDTT ngoại khoá nổi bật nhất là tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng (HKPĐ) các cấp hàng năm, Hội thi thể thao các trường dân tộc nội trú; tham gia các giải thi đấu học sinh toàn quốc.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

31

Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất đã được tuy đã được quan tâm xong vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu hiện nay. Toàn tỉnh có 429 trường (không tính mầm non) chỉ có 02 trường có nhà tập luyện và thi đấu đa năng (trường TPTH Nội trú và trường Cào đăng nghề); có 12 nhà tập đơn giản, 1 sân điền kinh và gần 1000 sân tập phổ thông các loại phục vụ cho rèn luyện thể chất của học sinh, sinh viên (tuy nhiên các sân tập phổ thông chủ yếu sử dụng khuôn viên sân trường làm sân tập luyện). Hoạt động TDTT trường học đã từng bước góp phần tích cực vào việc bảo vệ, rèn luyện nâng cao sức khoẻ của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để chuẩn bị thực hiện chương trình quốc gia nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, một số các trường ở vùng sâu, vùng xa công tác GDTC trong nhà trường còn có nhiều khó khăn, bất cập nhất là đội ngũ giáo viên chuyên trách về TDTT các cấp học.

1.2.1.3. Phát triển, bảo tồn các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian

Tỉnh Hà Giang có 20 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có các loại hình trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc khác nhau. Những năm qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong quá trình xây dựng và phát triển luôn ý thức tìm tòi để khôi phục, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc, làm phong phú hơn đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh.

Những năm gần đây, các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian đã được quan tâm nhiều hơn. Một số môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian đã được tổ chức nghiên cứu phục hồi và có kế hoạch phát triển như: Ném pao, đánh yến, đánh đu, nhẩy bao bố, đập bóng, leo cây, leo dây, kéo co, đẩy gậy, tung còn, bắn nỏ, đánh cù, cà kheo… Hàng năm, tại các lễ hội, tết truyền thống đều tổ chức các cuộc thi những môn thể thao dân tộc. Các cuộc thi và hội thi luôn thu hút đông đảo quần chúng nhân dân các dân tộc tham gia. Đến nay hệ thống thi đấu các môn thể thao dân tộc đang từng bước được hoàn thiện.

Qua thực trạng phân tích hoạt động TDTT cho mọi người như trên, chúng ta thấy đây là bộ phận cơ bản trong hoạt động TDTT của tỉnh Hà Giang. Trong những năm gần đây, TDTT cho mọi người đã phát triển rất rõ rệt về quy mô, thể hiện ở một số chỉ tiêu như tăng số người tập TDTT thường xuyên (từ 20,9% dân số năm 2011 lên 21,69% dân số năm 2020), số câu lạc bộ TDTT (năm 2011 có 280 câu lạc bộ, tới năm 2020 có 379 câu lạc bộ), 100% trường phổ thông thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khoá, trong đó 79,72% trường tổ chức ngoại khoá 2 lần/tuần. Hàng năm số giải thi đấu TDTT cho mọi người từ cấp cơ

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

32

sở đến cấp tỉnh là 458 giải, cụ thể: 09 giải cấp tỉnh, 85 giải cấp ngành, 136 giải cấp huyện, thị xã, thành phố và 228 giải cấp xã, phường, thị trấn, đơn vị cơ sở.

1.2.2. Thể thao thành tích cao

1.2.2.1. Hệ thống đào tạo thể thao thành tích cao

Trong những năm qua, thể thao thành tích cao của Hà Giang có bước phát triển tốt, trên nền tảng của phong trào thể thao quần chúng rộng lớn, tạo đà cho TDTT của tỉnh ngày càng phát triển. Giai đoạn 2011 - 2020, luôn duy trì các lớp năng khiếu tập luyện thường xuyên với tuyến I là 50 VĐV; tuyến II là 185 VĐV.

Xây dựng kế hoạch tập huấn, giao lưu cọ sát, tham gia thi đấu các giải do khu vực và Trung ương tổ chức. Năm 2016 Hà Giang có 8 VĐV được gọi vào đội tuyển quốc gia, trong đó có 1 VĐV đạt 1 HCB giải vô địch Châu Á và 1 HCĐ tại giải Vô địch Đông Nam Á; 1 VĐV đạt giải Ba giải bóng ném Trẻ Châu Á tại Hồng Kong; 4 VĐV đạt cấp 1 quốc gia; 1 VĐV đạt cấp Kiện tướng.

Các môn thể thao trong hệ thống thể thao thành tích cao của Hà Giang được xác định theo xu hướng phát triển thể thao thành tích cao của quốc gia, khu vực và phù hợp với truyền thống, các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Những năm gần đây, hệ thống đào tạo tài năng thể thao Hà Giang đang củng cố ở một số môn thể thao theo hướng đào tạo có hệ thống. Trình độ thể thao thành tích cao của Hà Giang đã có tiến bộ vượt bậc so với các năm về trước, đạt được nhiều huy chương tại các giải khu vực, quốc gia và quốc tế.

Tuy nhiên, công tác đào tạo VĐV thể thao thành tích cao của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, lực lượng VĐV mỏng, thành tích thi đấu còn thấp. Trình độ thể thao thành tích cao của Hà Giang đã có những tiến bộ, các vận động viên của tỉnh khi tham gia thi đấu tại các giải quốc gia đã có những thành tích xuất sắc và có một số vận động viên được vào đội tuyển trẻ quốc gia được tham gia thi đấu tại các giải quốc tế. Ngoài ra, tỉnh còn nhiều vận động viên tài năng, năng khiếu ở các môn thể thao khác.

1.2.2.2. Thành tích thi đấu tại các giải khu vực, toàn quốc

Kết quả thành tích thi đấu của Hà Giang tham gia các giải khu vực và toàn quốc giai đoạn 2011 - 2020 đã được cải thiện, số lượng huy chương tăng từ 29 (năm 2011) đến 34 (năm 2017), riêng năm 2013 đạt 45 huy chương các loại (số liệu thống kê trong bảng 2.2.5, phần phụ lục).

Năm 2011 tuyển chọn và đào tạo tập trung theo đề án của năm là 68 VĐV với 2 tuyến ở các môn: Tuyến 1 gồm Pencak silat (18 VĐV), Bóng ném (13 VĐV), Bóng chuyền nữ (10 VĐV), Wushu (09 VĐV), Vật nữ (09 VĐV); tuyến II gồm

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

33

Cầu lông (16 VĐV), Bóng bàn (10 VĐV). Đạt 29 huy chương các loại tại các giải trẻ, giải cúp CLB và giải vô địch quốc gia, trong đó có 5 HCV, 12 HCB, 12 HCĐ; có 5 VĐV cấp I.

Năm 2013 thực hiện chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT giai đoạn 2005 - 2015, đề án về phát triển thể thao thành tích cao; kế hoạch hoạt động thể thao thành tích cao số lượng VĐV tập trung tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT là 63/75 VĐV chia thành 5 lớp: Wushu, Bóng ném, Vật nữ, Penkat silat, Vovinam. Tham gia các cuộc thi đấu đạt 45 huy chương các loại tại các giải trẻ, giải cúp CLB và giải vô địch quốc gia, trong đó có 4 HCV, 12 HCB, 29 HCĐ; có 18 VĐV cấp I và 3 VĐV đạt cấp kiện tướng. Được chọn vào đội tuyển trẻ quốc gia 04 VĐV môn Penkat silat, 02 VĐV môn Bóng ném (trong đó có 1 VĐV tham gia thi đấu giải bóng ném nữ khu vực Đông Nam Á tổ chức tại Thái Lan và đạt huy chương), 01 VĐV wushu.

Năm 2017 duy trì các lớp năng khiếu tập luyện thường xuyên với với tuyến đào tạo tập trung là 79 VĐV, gồm 7 lớp: Pencaksilat; Wushu; Lớp vật nữ; Bóng ném nữ; Vovinam; Boxing; Muay thai. Tuyến bán tập trung là 22 VĐV, huấn luyện viên có 18 HLV; Xây dựng kế hoạch tập huấn, giao lưu cọ sát, tham gia thi đấu 13 giải do khu vực và Trung ương đạt 34 huy chương các loại. 05 vận động viên phong kiện tướng, 11 vận động viên phong cấp 1 quốc gia, 03 vận động viên tham gia tập huấn đội tuyển quốc gia và tham gia thi đấu các giải châu lục, thế giới. Trong đó có VĐV Hạng Khái Giàng tham gia thi đấu giải vô địch Wushu thế giới tại Nga; VĐV Hoàng Thị Giang tham gia đội tuyển quốc gia thi đấu giải vô địch Bóng ném châu Á tại Hàn quốc; VĐV Phù Thái Việt tham gia thi đấu giải vô địch Pencaksilat Đông Nam Á tại Malaysia đạt 01 huy chương Đồng.

Hà Giang cũng đã tổ chức thành công các giải thể thao tại tỉnh (05 giải nằm trong chương trình Đại hội TDTT tỉnh Hà Giang lần thứ VIII): Giải Việt dã; Bóng bàn; Cầu lông; bóng chuyền, Bóng đá...; Phối hợp với Tổng cục TDTT, các phòng, đơn vị tổ chức giải giải bán Marathon "chạy trên cung đường hạnh phúc’’ tỉnh Hà Giang mở rộng lần thứ I, năm 2017; giải marathon quốc tế năm 2018, 2019, 2020; giải đua xe ô tô, mô tô địa hình tỉnh Hà Giang.

1.3. Thực trạng phát triển du lịch

1.3.1. Sản phẩm du lịch

Với lợi thế nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá, Hà Giang đã rất nỗ lực trong công tác phát triển sản phẩm và đã đạt được những kết quả tích cực. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn đã được xây dựng: du lịch trải nghiệm, khám phá, mạo hiểm, sinh thái, nghỉ dưỡng, lịch sử, tâm linh. Đặc biệt, nhiều sản phẩm

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

34

du lịch độc đáo được hình thành và phát triển dựa trên thế mạnh của tỉnh như: du lịch thể thao chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi, cung đường Hạnh phúc; du lịch nông nghiệp “thổ canh hốc đá”; chèo thuyền kayzac vượt thác Minh Tân; dù lượn trên Cao nguyên đá và ruộng bậc thang; du thuyền lòng hồ Thủy điện Bắc Mê; Lễ hội Chợ tình Khâu Vai, Lễ hội Hoa Tam giác mạch, Lễ hội khèn Mông; du lịch cộng đồng với sự trải nghiệm cùng cuộc sống người dân đồng bào dân tộc thiểu số…

Những năm qua, Hà Giang cũng chú trọng phát triển du lịch cộng đồng với một số mô hình cơ bản:

- Mô hình Làng văn hóa du lịch (theo bộ tiêu chí được ban hành theo Quyết định số 220/QĐ-UBND ngày 17/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh): Tổng số làng văn hóa du lịch tiêu biểu trên địa bàn toàn tỉnh hoàn thành các tiêu chí được UBND tỉnh công nhận 9 làng/6 huyện thành phố (Xem bảng 2.3.9 phần phụ lục).

- Mô hình du lịch cộng đồng gắn với phát triển dược liệu (Theo Tuyên bố Phìn Hồ năm 2017): Hiện có 11 mô hình/11 huyện, thành phố (chủ yếu gắn kết với mô hình làng văn hóa du lịch tiêu biểu đã đăng ký, riêng Tp Hà Giang và huyện Bắc Mê lựa chọn đầu tư xây dựng mô hình mới tại thôn bản khác), các địa phương đã ban hành đề án xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với dược liệu, nhằm gắn kết việc khai thác du lịch với bảo tồn, phát triển một số sản phẩm dược liệu có thế mạnh của địa phương. Đến nay một số mô hình đã bước đầu thành công và có sản phẩm cung cấp ra thị trường như tại thôn Nặm Đăm, huyện Quản Bạ đã có hệ thống nhà xưởng của HTX cộng đồng Nặm Đăm đã được Sở Y tế chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng. Chế biến được nhiều sản phẩm, như: Cao củ dòm (Mạnh gân hoạt cốt cao), Trà gừng cao nguyên đá, Cao Atiso, Ngâm chân thảo dược, Cao bổ khí ích não, nước tắm thảo dược, xoang mũi, thuốc sâu răng, cồn xoa bóp, sinh lý rượu, hà thủ ô,...

Bên cạnh 2 mô hình cơ bản trên, những năm vừa qua, Hà Giang cũng chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch cộng đồng theo tiêu chí phân hạng sản phẩm OCOP. Hiện mới có thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su phì đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn 4 sao theo Chương trình OCOP của tỉnh. Bên cạnh đó Hà Giang đang hướng tới xây dựng mô hình du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn ASEAN (Hiện có 05 hộ dân tại thôn Nặm Đăm xã Quản Bạ đã được chứng nhận giải thưởng ASEAN về homestay). Một số mô hình hiện được đầu tư theo hướng chất lượng cao hình thành hệ thống khu nghỉ dưỡng mini gắn với du lịch cộng đồng (Nậm Hồng); mô hình thu hút đầu tư hình thành tổ hợp dịch vụ du lịch cộng đồng (Pả Vi Hạ).

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

35

1.3.2. Nguồn nhân lực du lịch Nhân lực là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch.

Cùng với sự phát triển du lịch khá nhanh của Hà Giang thời gian qua, nhân lực du lịch của Hà Giang đã có sự biến chuyển nhanh chóng về lượng và thay đổi nhất định về chất. Trong 5 năm trở lại đây, cùng với sự tăng trưởng du lịch nhanh, nguồn nhân lực du lịch tăng gần gấp đôi về số lượng (xem bảng 2.3.1 phần phụ lục). Theo đó, tổng số nhân lực du lịch Hà Giang đến nay là 9.500 người, trong đó số người qua đào tạo là 1.996 người (chiếm 21,01%), còn lại chưa qua đào tạo là 7.504 người (hình 1.1). Cũng theo số liệu thống kê, đến nay trên địa bàn tỉnh có 66 hướng dẫn viên (Quốc tế: 8; Nội địa: 21; Tại điểm: 37) ; hướng dẫn viên có thẻ còn hạn là 46 (Quốc tế: 2; Nội địa: 7; Tại điểm: 37); hết hạn là 20 (Quốc tế: 6; Nội địa: 14).

Hình 1.1. Biểu đồ số lượng và cơ cấu nhân lực du lịch tỉnh Hà Giang năm 2020 theo trình độ

Nguồn: Sở VHTTDL Hà Giang

Thực tế thời gian qua, tổng số lao động du lịch đang làm việc tại Hà Giang là 4.700 lao động, trong đó lao động tham gia phát triển du lịch chủ yếu tại các homestay và các chuỗi cung ứng khác trong phục vụ du lịch cộng đồng là 1.467 người (sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, biểu diễn văn nghệ phục vụ du lịch). Với thực trạng như vậy, du lịch Hà Giang đang phải đối diện vấn đề thiếu hụt số lượng cũng như chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch. Đối với đội ngũ lao động nghiệp vụ, đại đa số lao động du lịch của tỉnh là lao động phổ thông ở trình độ thấp, ngoài ra họ chủ yếu là lao động tự do, chưa có nghiệp vụ cơ bản nên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về dịch vụ du lịch.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

36

Xét về trình độ đào tạo, đa số là lao động tốt nghiệp trung học phổ thông. Khả năng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế. Lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, trong khi đội ngũ hướng dẫn viên và điều hành du lịch ở địa phương còn thiếu.

Hiện nay, để dần khắc phục mất cân đối về cơ cấu lao động được đào tạo, lao động chuyên ngành du lịch ở tỉnh từng bước được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ với nhiều hình thức. Đồng thời, các doanh nghiệp du lịch chủ động, tích cực phối hợp với cơ sở đào tạo hoặc tự tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện tại chỗ về nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ nhân viên đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ đến du khách một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, các chương trình đào tạo nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế về chuyên môn, tính chuyên nghiệp, đặc biệt là đào tạo kỹ năng, ngoại ngữ. Đa số lao động ngành dịch vụ ăn uống và khách sạn nhà hàng không thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Nhiều hướng dẫn viên có thẻ và chứng chỉ cũng không thể nói tiếng Anh. Nhiều lao động địa phương còn thiếu chuyên nghiệp và chưa yên tâm làm việc lâu dài trong ngành du lịch, dẫn tới tỷ lệ nghỉ việc cao. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nhân lực theo tiêu chuẩn, nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực như dịch vụ ăn uống, nhân viên lễ tân khách sạn, phục vụ phòng, bếp, mát-xa trị liệu và hướng dẫn viên du lịch... hiện tại không được đào tạo đầy đủ, đặc biệt là nhân lực khách sạn và spa không được đào tạo theo tiêu chuẩn quy định. Ngay cả ở thành phố Hà Giang, theo số liệu của Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố, số lao động du lịch có trình độ đại học trở lên chỉ dao động ở mức độ từ 8,64% trên tổng số lao động trong ngành.

Nhìn chung, chất lượng lao động du lịch Hà Giang còn thấp, lao động được đào tạo phần lớn đã rời quê hương đi làm ở các nơi khác, hoặc được đào tạo nhưng không quay trở về địa phương làm việc. Đó thực sự là thách thức, trăn trở đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động du lịch. Trong những năm tới, nếu không thu hút được đội ngũ lao động chất lượng cao, có tay nghề và trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ nhất định, Hà Giang sẽ gặp khó khăn trong việc cung ứng dịch vụ du lịch.

Cùng với cơ sở lưu trú và cơ sở dịch vụ gia tăng do lượng khách đến Hà Giang ngày càng tăng, thực trạng thiếu hụt nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch Hà Giang là hiện hữu, chưa kể đến chất lượng sản phẩm du lịch, công tác quản lý, an toàn trật tự điểm đến.

Vì vậy, để du lịch Hà Giang phát triển thời gian tới, phát triển nguồn nhân lực du lịch phải được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu, cần có cơ chế hỗ

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

37

trợ đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân lực du lịch, coi đó là giải pháp đột phá đóng vai trò quyết định phát triển du lịch của tỉnh. Để có được đội ngũ nhân lực chất lượng, vừa đáp ứng yêu cầu về tham mưu, quản lý du lịch, vừa thỏa mãn được nhu cầu thực tiễn hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang, chính quyền địa phương, nhà trường, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia trực tiếp cần quan tâm hơn trong việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng …nhân lực du lịch để đáp ứng yêu cầu và gắn bó lâu dài với ngành du lịch ở địa phương.

1.3.3. Xúc tiến quảng bá du lịch Thời gian qua, trong bối cảnh nguồn lực dành cho đầu tư, tổ chức các hoạt

động xúc tiến quảng bá, giới thiệu điểm đến còn nhiều hạn chế nhưng với sự nỗ lực, chủ động của ngành Du lịch Hà Giang cùng sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành trong tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, các cơ quan truyền thông …, công tác xúc tiến quáng bá du lịch của tỉnh đã được đẩy mạnh, đặc biệt là việc tổ chức các sự kiện xúc tiến, quảng bá điểm đến Hà Giang ở các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước, góp phần không nhỏ vào thúc đẩy phát triển du lịch Hà Giang.

Năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 2967/QĐ-ƯBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 phê duyệt Đề án xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Giang nhờ đó đã được mở rộng về phạm vi và quy mô với sự tham gia tích cực của nhiều địa phương và doanh nghiệp trong tỉnh tại các thị trường du lịch trọng điểm trong nước như tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa,…hay ở ngoài nước như tại Côn Minh (Trung Quốc). Chương trình du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” và “Lễ hội Hoa tam giác mạch” Hà Giang được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị đặc sắc, hình ảnh đẹp về con người, văn hóa truyền thống Hà Giang. Năm 2020, Hà Giang đã tổ chức lễ đón vị khách du lịch đầu tiên đến Hà Giang; giới thiệu sản phẩm và quảng bá du lịch Hà Giang tại sự kiện "Sắc màu Tây Bắc - Sơn La"; tham gia sự kiện ngày hội khuyến mại du lịch năm 2020 tại Hà Nội, tổ chức không gian văn hóa, du lịch và thương mại tỉnh Hà Giang tại thành phố Hà Nội, góp phần thúc đẩy liên kết bền vững giữa doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ du lịch. Ngoài ra, du lịch Hà Giang tham gia Tuần lễ Văn hóa di sản xanh; Liên hoan ẩm thực, giới thiệu đặc trưng, triển lãm ảnh đẹp tám tỉnh Tây Bắc mở rộng và TP Hồ Chí Minh gắn với Lễ hội hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang. Ðồng thời, Hà Giang cũng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Giang trên các kênh truyền thông trên Website, mạng xã hội Facebook..., qua đó hình ảnh điểm đến, sản phẩm du lịch của Hà Giang được quảng bá rộng rãi tới nhiều đối tượng khách du lịch cả trong nước và

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

38

ngoài nước. Hà Giang cũng đã nâng cấp cổng thông tin điện tử du lịch bằng 2 ngôn ngữ Anh – Việt; thực hiện hiệu quả Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và 6 tỉnh Việt Bắc; xây dựng và định vị thương hiệu du lịch gắn với hình ảnh Cao nguyên đá Đồng Văn, hoa Tam giác mạch, con đường Hạnh phúc.

Có thể nói, công tác xúc tiến, quảng bá giới thiệu điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt của tỉnh Hà Giang thời gian qua đã và đang mang lại hiệu quả tích cực cho ngành du lịch Hà Giang. Khách tới tham quan du lịch tại các điểm đến du lịch của tỉnh ngày càng đông, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương, tạo chuyển biến nhận thức cộng đồng mà còn thu hút doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đến với Hà Giang. Nhờ đó, du lịch Hà Giang đã góp phần đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xúc tiến quảng bá du lịch Hà Giang vẫn tồn tại một số hạn chế và bất cập. Kinh phí dành cho triển khai thực hiện công tác xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh còn rất hạn chế, vì vậy việc tham gia tổ chức các sự kiện xúc tiến quảng bá cũng như xây dựng các ấn phẩm quảng bá du lịch của tỉnh còn nhiều khó khăn. Trang thiết bị phục vụ công tác xúc tiến quảng bá chưa được đầu tư đầy đủ, đồng bộ; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, chưa đáp ứng .yêu cầu về công tác công tác xúc tiến, marketing du lịch ( thiếu kỹ năng, trình độ chuyên môn về xúc tiến, công nghệ thông tin, ngoại ngữ). Vì vậy, việc áp dụng công nghệ số cũng như ấn phẩm quảng bá phục vụ cho thị trường khách quốc tế còn khá đơn điệu, tính chuyên nghiệp còn thấp). Ngoài ra, một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, dịch vụ du lịch trong tỉnh chưa chú trọng công tác xúc tiến quảng bá.

Hiện nay, để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cho giai đoạn mới, Hà Giang đã xấy dựng Đề án xúc tiến quảng bá du lịch giai đoạn 2021-2025.

1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hệ thống các tuyến, điểm du lịch

1.3.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

a. Cơ sở lưu trú du lịch

Trong giai đoạn 2011 - 2020, hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Hà Giang đã phát triển với tốc độ nhanh. Năm 2011, cả tỉnh chỉ có 102 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 1.392 buồng; năm 2015 tăng lên 150 cơ sở với tổng số 2.176 buồng (tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2011 - 2015 về số cơ sở là 10,1%/năm; về số buồng là 11,8%/năm). Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, hệ thống cơ sở lưu trú của Hà Giang phát triển rất nhanh về số lượng. Đến năm 2020, toàn tỉnh có

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

39

830 cơ sở lưu trú với 7.175 buồng (hình 1.2). Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2015 - 2020 là 40,8%/năm đối với số cơ sở và 26,9%/năm đối với số buồng. Tuy nhiên, sự phát triển của các cơ sở lưu trú du lịch còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch nên chất lượng kinh doanh dịch vụ lưu trú chưa cao, chưa phù hợp với xu thế phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, trong tỉnh vẫn còn thiếu những khách sạn thương mại và khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp 4 - 5 sao.

Năm 2020, trong tổng số 830 cơ sở lưu trú du lịch, chỉ có 96 khách sạn với 2.361 buồng (20 khách sạn 1 sao với 351 buồng; 12 khách sạn 2 sao với 373 buồng; 4 khách sạn 3 sao với 240 buồng; 1 khách sạn 4 sao với 139 buồng; và 59 khách sạn đạt chuẩn với 1.258 buồng); còn lại là nhà nghỉ bình dân (240 cơ sở với

Hình 1.2. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020

Nguồn: Sở VHTTDL Hà Giang

2.261 buồng); và homestay (494 cơ sở với 2.553 buồng) (Xem bảng 2.3.2. phần phụ lục).

Sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú theo lãnh thổ ở Hà Giang không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Giang (209 cơ sở với 2.270 buồng) và huyện Đồng Văn (222 cơ sở với 1.452 buồng)... Nhìn chung, cơ sở lưu trú trên địa bàn còn có quy mô nhỏ, dịch vụ bổ sung và chất lượng lượng phục vụ còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và đa dạng.

b. Cơ sở dịch vụ du lịch khác

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 250 nhà hàng phục vụ ăn uống, trong đó 11 nhà hàng đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Tỉnh cũng có 30 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh Lữ hành, đại lý du lịch, trong đó có 25 công ty, 04 chi nhánh đại diện và 01 hợp tác xã. Số hướng dẫn viên hiên có là 66 (Quốc tế: 8; Nội địa: 21; Tại điểm: 37).

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

40

Tính đến năm 2020, trên địa bàn các huyện Bắc Mê, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang và thành phố Hà Giang, các cơ sở dịch vụ phụ trợ khác phụ vụ du lịch bao gồm: Dịch vụ mua sắm (84 cơ sở); thể thao (12 cơ sở); vui chơi, giải trí (104 cơ sở); chăm sóc sức khỏe (90cơ sở); dịch vụ taxi, cho thuê xe máy (82 cơ sở).

1.3.4.2. Hệ thống tuyến, điểm du lịch

Hệ thống các tuyến du lịch đã hình thành theo các trục giao thông quan trọng như tuyến QL 4C, tuyến QL 2, Tuyến QL 279 và các tuyến tỉnh lộ 177, 178, 181.v.v…5 tuyến du lịch chính là:

+ Tuyến du lịch Hà Giang - Hà Nội - Các tỉnh phía Nam.

+ Hà Giang - Lào Cai - Yên Bái và các tỉnh phía Tây Bắc.

+ Hà Giang - Cao Bằng và các tỉnh phía Đông Bắc.

+ Hà Giang - Vân Nam - Trung Quốc

+ Hà Giang đi các huyện vùng cao núi đá phía Bắc.

Hầu hết các tuyến du lịch hiện nay được khai thác thường xuyên như: tuyến Hà Giang - Hà Nội (đi các tỉnh phía Nam); Hà Giang đi các huyện vùng cao núi đá phía Bắc, Hà Giang -Vân Nam - Trung Quốc. Một số tuyến khai thác không thường xuyên như tuyến Hà Giang - Lào Cai - Yên Bái và các tỉnh phía Tây, Hà Giang - Cao Bằng và các tỉnh phía Đông nguyên nhân do cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc vẫn chưa được đầu tư hoàn thiện. Hiện nay tỉnh Hà Giang đã công nhận 05 tuyến du lịch1, 6 tour du lịch mới2.

Các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh phần lớn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, chủ yếu vừa đầu tư xây dựng, vừa khai thác kinh doanh: Công viên nước Hà Phương (TP. Hà Giang); Khu du lịch Suối nước nóng Thanh Hà (Vị Xuyên); Hồ Quang Minh (Bắc Quang)… Một số điểm đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan như: Cột cờ Lũng Cú, Khu kiến trúc nghệ thuật nhà Vương, Phố cổ (Đồng Văn), khu du lịch Nậm An (Bắc Quang), khu du lịch sinh thái Pan Hou (Hoàng Su Phì), điểm du lịch bãi đá cổ Nấm Dần (Xín Mần)...

Quần thể các điểm du lịch thuộc CVĐCTCCNĐ Đồng Văn là điểm nhấn của hành trình du lịch về với Hà Giang. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, thác Tiên-Đèo Gió và các làng du lịch cộng đồng là những điểm du lịch thu hút nhiều

1Tuyến du lịch vòng cung phía Tây Hà Giang đi Cao nguyên đá Đồng Văn đến lòng hồ Bắc Mê; Tuyến du lịch kết nối 4 huyện công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn; Tuyến du lịch kết nối các làng văn hóa du lịch cộng đồng. Tuyến đi qua các điểm chính: Thôn Chì - Nà Ràng - Phin Hồ - Hạ thành - Nặm Đăm - Lô Lô Chải. 2Tour “Chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi”; Tour chèo thuyền kayak Minh Tân - thành phố Hà Giang; Tour cung đường Cán Tỷ - cổng Thành; Dù lượn trên cao nguyên đá; Tour Hẻm vực Tu Sản; Tour khám phá Bắc Mê - Na Hang (Tuyên Quang); Tour Khám phá động Lùng Khúy; Ẩm thực vùng cao.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

41

khách du lịch. Đến nay Hà Giang có tổng số 28 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó có 9 làng được UBND tỉnh công nhận. (xem bảng 1.1.7). Tuy vậy, nhìn chung tại các điểm du lịch ở Hà Giang, cơ sở dịch vụ chất lượng còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

1.3.5.Các chỉ tiêu phát triển du lịch

1.3.5.1. Khách du lịch

a) Tổng lượt khách du lịch

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền trong toàn tỉnh, cùng với sự giúp đỡ của các Bộ, ban, ngành Trung ương và sự tham gia phối hợp tích cực của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương, hoạt động du lịch tỉnh Hà Giang đã đạt được những kết quả khá ấn tượng. Du lịch Hà Giang được định hướng phát triển bền vững, gắn với bảo tồn các giá trị di sản tự nhiên và văn hoá; công tác phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá có nhiều thành công nhất định, qua đó, thu hút được lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế. Giai đoạn 2011 - 2020, số lượng khách du lịch đến Hà Giang tăng trưởng tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt xâps xỉ 20%/năm. Năm 2011, Hà Giang mới chỉ đón được khoảng gần 330 nghìn lượt khách, đến năm 2020, con số này đã tăng lên hơn 1,5 triệu lượt (gấp 4,5 lần so với năm 2011). (Bảng 2.3.1 phần phụ lục).

Khách quốc tế đến Hà Giang tăng trưởng khá ấn tượng, từ hơn 40 nghìn lượt khách năm 2011 tăng lên hơn hơn 70 nghìn lượt năm 2020 (số lượt khách quốc tế năm 2020 giảm mạnh do dịch covid-19), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 20%/năm. Khách du lịch nội địa cũng duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, bình quân đạt khoảng 19%/năm, từ khoảng 290 nghìn lượt năm 2011 tăng lên 1,43 triệu lượt năm 2020 (gấp 5 lần).

Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành du lịch cả nước chịu thiệt hại nặng nề. Du lịch Hà Giang cũng chịu ảnh hưởng chung. Tính đến hết tháng 4/20203, Hà Giang đón được hơn 70 nghìn lượt khách quốc tế, giảm 68,8% so với năm 2019. Tuy nhiên, Hà Giang lại duy trì đón khách nội địa khá ổn định, lượng khách nội địa đến Hà Giang năm 2020 đạt hơn 1,4 triệu lượt, tăng 21,7% so với năm 2019 và đây cũng là năm tăng trưởng khách nội địa cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2020 (Hình 1.3).

Có khoảng 80% khách đến Hà Giang là khách lưu trú, còn lại 20% là khách

3 Tháng 4/2020, Việt Nam áp dụng các biện pháp phòng dịch an toàn, hạn chế hàng không, đóng các cửa khẩu, dừng đón khách quốc tế (văn bản căn cứ: Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 và Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ).

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

42

tham quan trong ngày; số ngày lưu trú trung bình đối với khách quốc tế là 1,5 ngày, đối với khách nội địa là 1,8 ngày; mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế khoảng 850 nghìn đồng/ngày, đối với khách nội địa khoảng 660 nghìn đồng/ngày.

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Giang) Hình 1.3. Biểu đồ tăng trưởng khách du lịch quốc tế và nội địa của Hà Giang, giai

đoạn 2011 - 2020

b) Cơ cấu khách du lịch

Trong cơ cấu khách du lịch đến Hà Giang, khách nội địa chiếm 83,9%, khách quốc tế chiếm 19,1% (năm 2019). Khách nội địa tăng trưởng khá đều nhưng khách quốc tế lại tăng trưởng thiếu ổn định giữa các năm. Trong giai đoạn 2011 - 2020, có 4 năm khách quốc tế đến Hà Giang tăng trưởng âm, gồm: năm 2014 (-7,7% so với năm 2015), năm 2017 (-3,9% so với năm 2016), năm 2019 (-17,6% so với năm 2018) và năm 2020 (-68,8% so với năm 2019).

- Khách du lịch quốc tế

Theo khu vực: Thị trường Tây Âu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Hà Giang. Năm 2020, khách đến từ thị trường này chiếm 52,4%. Thị trường Bắc Mỹ đứng thứ hai với 11,1%, tiếp theo là Đông Bắc Á 7,1%, Đông Âu 6,3%, châu Đại Dương 4,5%. Đông Nam Á là thị trường gần nhưng tỷ trọng khách đến từ thị trường này chỉ chiếm 2,1%. Châu Phi và Nam Mỹ là hai thị trường xa, chiếm tỷ trọng rất thấp lần lượt là 0,4% và 1,1%. (Bảng

Đơn vị: Lượt khách

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

43

2.3.3 phần phụ lục).

6 thị trường khách quốc tế chính đến Hà Giang (phân theo khu vực) chiếm đến 83,5% tổng lượt khách, trong đó, chủ yếu là khách Âu-Mỹ với hơn 70% (năm 2019). Khách đến từ các thị trường khác (Tây Nam Á, Nam Mỹ, châu Phi,..) chiếm 16,5%. Điều đáng nói là khách đến từ các thị trường khác có chiều hướng gia tăng hằng năm, từ chỗ chỉ chiếm 3,2% cơ cấu thị trường vào năm 2015 đã tăng lên 16,5% vào năm 2019. Điều này cho thấy cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Hà Giang có sự dịch chuyển đa dạng, du lịch Hà Giang ngày càng thu hút nhiều khách quốc tế đến từ các thị trường khác nhau.

- Theo Quốc gia: Top 10 thị trường hàng đầu chủ yếu là các quốc gia Âu - Mỹ. Trong đó, khách Pháp chiếm tỷ trọng lớn nhất, với 13,6% tổng lượt khách quốc tế năm 2019, tiếp theo là các thị trường Hà Lan 11,3%, Anh 9,5%, Đức ,2%, Mỹ 6,9% (Bảng 2.3.3 phụ lục).

Khách Trung Quốc giữ vị trí số 1 về thị trường gửi khách đến Hà Giang trong nhiều năm nhưng lại có chiều hướng giảm liên tục, mức sụt giảm mạnh nhất vào năm 2019, chỉ chiếm tỷ trọng 5,1% trong cơ cấu khách quốc tế đến Hà Giang. Khách Hàn Quốc và Nhật Bản đến Hà Giang khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 3,5 - 4% mỗi năm.

Thị trường các nước khác (ngoài 10 thị trường hàng đầu) ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Hà Giang, từ chỗ chỉ chiếm 14,7% năm 2015 đã tăng lên 31,8% năm 2019. Điều này cho thấy, Hà Giang ngày càng thu hút khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau, không lệ thuộc vào một số thị trường nguồn truyền thống.

- Khách du lịch nội địa

Khách nội địa đến Hà Giang chiếm đến 83,9% trong tổng lượng khách (năm 2019). Nếu phân theo độ tuổi, khách nội địa đến Hà Giang chủ yếu thuộc tầng lớp trẻ (thích trải nghiệm, khám phá tự nhiên), đi theo nhóm, đi tự túc và khách “phượt”.

Nếu phân theo khu vực, chủ yếu là khách đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc (chiếm khoảng 70%), khách đến từ miền Trung và miền Nam chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại là khách nội tỉnh (20% ).

Nếu phân theo thu nhập, khách đến Hà Giang chủ yếu có thu nhập trung bình và trung bình thấp.

Về thời gian chuyến đi: khách nội địa đến Hà Giang củ yếu trong 4 tháng cuối năm (mùa hoa tam giác mạch) và 2 tháng đầu năm (dịp Tết Nguyên Đán),

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

44

các tháng còn lại trong năm lượng khách không đáng kể. Thời gian chuyến đi của khách nội địa đến Hà Giang chủ yếu là các chuyến đi ngắn ngày (cuối tuần).

Do đặc thù thị trường khách nội địa đến Hà Giang chủ yếu là đối tượng khách trẻ, mức chi tiêu trung bình và trung bình thấp, chuyến đi ngắn ngày nên đa số khách tự túc tổ chức chuyến đi (chỉ có 25% khách đặt tour không qua các đại lý lữ hành). Khách thường lựa chọn các loại hình lưu trú bình dân (khách sạn 1-2 sao, nhà nghỉ du lịch) hoặc nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay).

1.3.5.2. Tổng thu từ du lịch

Cùng với sự gia tăng về số lượng khách du lịch, tổng thu từ du lịch của Hà Giang giai đoạn 2011-2020 có mức tăng trưởng khá cao, đặc biệt giai đoạn 2016 - 2020, với nhịp độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 32,85%/năm (không tính đến các yếu tố trượt giá của VND). Năm 2011, tổng thu từ du lịch của Hà Giang đạt được 337 tỷ đồng; đến năm 2020 tăng lên tới 2.477 tỷ đồng; tăng khoảng 7,4 lần. Với xu thế hiện nay, cùng với sự gia tăng của số lượng khách, chắc chắn trong những năm tới tổng thu từ du lịch của Hà Giang sẽ gia tăng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, do mức chi tiêu bình quân của khách du lịch còn thấp, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, nên tổng thu từ du lịch nói chung còn hạn chế hơn so với tổng lượng khách đến Hà Giang. Để tăng tổng thu từ du lịch thời gian tới, ngành du lịch Hà Giang cần có các giải pháp thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao và tăng cường các dịch vụ bổ sung, nhất là những dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm hàng hóa, xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, nổi trội để kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách.

Hình 1.4. Tổng thu từ du lịch của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

45

Về cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: Trong những năm qua, khách du lịch đến Hà Giang chủ yếu là khách nội địa, nên trong cơ cấu tổng thu từ du lịch thì nguồn thu từ khách nội địa chiếm tỷ lệ cao (trung bình hàng năm chiếm trên dưới 80%, đặc biệt năm 2020 chiếm tới trên 95%). Về cơ cấu tổng thu theo các dịch vụ thì dịch vụ lưu trú chiếm tỷ lệ cao nhất với 21%; tiếp đến là dịch vụ ăn uống chiếm 17%; dịch vụ vận chuyển chiếm 28%; dịch vụ vui chơi giải trí và mua sắm còn hạn chế (Hình 1.5). Nhìn chung, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Hà Giang hiện nay không có nhiều thay đổi so với năm 2015. Hiện nay, ở Hà Giang, mức chi tiêu trung bình của khách du lịch còn thấp. Năm 2020, khách quốc tế chi tiêu 850.000 đồng/ngày và khách nội địa 660.000 đồng/ngày. Phần lớn khách du lịch chi tiêu vào dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm...

1.3.5.3. Đóng góp của du lịch vào GRDP

Du lịch Hà Giang là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng GRDP tương đối cao so với các ngành khác nói chung và khối dịch vụ nói riêng. Nếu chỉ tính khách sạn và nhà hàng, năm 2011, GRDP du lịch toàn tỉnh đạt 150,930 tỷ đồng (chiếm 1,44% so với GRDP toàn tỉnh và chiếm 3,81% GRDP khối dịch vụ); đến năm 2020 đạt 641,265 tỷ đồng (chiếm 2,36% so với GRDP toàn tỉnh và chiếm 6,0% GRDP khối dịch vụ); tốc độ tăng trưởng trung

Hình 1.6. Đóng góp của du lịch vào GRDP tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020

(Nguồn: Sở VHTTDL Hà Giang)

Hình 1.5. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Hà Giang năm 2020

(Nguồn: Sở VHTTDL Hà Giang)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

46

bình giai đoạn 2011 - 2020 là 17,4%/năm (xem bảng 2.3.7 phần phụ lục). Tuy nhiên, giá trị GRDP du lịch này mới chỉ tính riêng cho dịch vụ lưu trú và ăn uống; nếu tính tổng hợp các dịch vụ khác do khách du lịch chi trả như lữ hành, vận chuyển, mua sắm hàng hóa, vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác… thì năm 2020 giá trị GRDP du lịch của Hà Giang lên đến 1.610 tỷ đồng, chiếm tới 6,04% trong tổng GRDP của tỉnh (xem hình 1.6). Chi tiết về đóng góp của du lịch vào GRDP của tỉnh mô tả trong bảng 1.1 và bảng 2.3.7 phần phụ lục.

1.4. Thực trạng công tác gia đình

Giai đoạn 2011- 2020, tỉnh Hà Giang đã có sự quan tâm đẩy mạnh công tác phát triển lĩnh vực gia đình. Trọng tâm của công tác gia đình là nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đăng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ; nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định.

Tỉnh đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực gia đình từ cấp thành phố đến cấp cơ sở, dưới nhiều hình thức. Các huyện, xã, phường ,thị trấn đã xây dựng thành công và duy trì đa dạng các loại mô hình CLB Gia đình như: mô hình CLB gia đình phát triển bền vững; mô hình phòng chống bạo lực gia đình; mô hình nhằm giảm thiểu tiêu cực tình trạng phụ nữ Việt Nam kết hộ với người nước ngoài...

Ngành văn hóa phối hợp với các sở, ban ngành triển khai các mô hình CLB gia đình: phối hợp với Sở Y tế tổ chức mô hình chăm sóc người cao tuổi; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, truyền thông cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng người cao tuổi và gia đình; phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo các xã, phường, thị trấn của các huyện, thành phố cam kết thực hiện gia đình an toàn và gia đình thực hiện tốt quyền trẻ em. Mỗi năm tỉnh tổ chức hàng chục cuộc thi, liên hoan, buổi tọa đàm từ cấp xã, phường, thị trấn đến cấp tỉnh về lĩnh vực gia đình tạo điều kiện cho cán bộ, cộng tác viên, hạt nhân các CLB được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm công tác gia đình.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

47

Ngành văn hoá đã tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến gia đình, đảm bảo quyền bình đăng giới và phòng, chống bạo lực trong gia đình; Tuyên truyền, giáo dục giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình Việt Nam; Tổ chức thu thập, xử lý thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình;

UBND tỉnh Hà Giang đã xây dựng Kế hoạch triển khai công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Giang hằng năm. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bình đăng giới cùng các kiến thức, kỹ năng về cuộc sống; Chiến lược phát triển gia đình tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030… đặc biệt vào các dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (25/11).

Tỉnh nhân rộng và duy trì mô hình phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương. Tổ chức truyền thông sâu rộng bằng nhiều hình thức các chính sách về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình; phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Phát huy vai trò gương mẫu, tự giác chấp hành của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý; coi đây là một tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ hàng năm.

Thường xuyên kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác gia đình các cấp, phát huy vai trò và nâng cao năng lực của đội ngũ cộng tác viên dân số - gia đình và cán bộ thực hiện công tác gia đình ở cơ sở trong công tác phòng ngừa bạo lực gia đình; tăng cường phát huy giá trị đạo đức tốt đẹp gia đình truyền thống; khắc phục, ngăn chặn những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về chăm sóc giáo dục trẻ em, người cao tuổi, gia đình chính sách…

Đẩy mạnh công tác phối hợp thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường công tác xã hội hóa phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở; Tập trung đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế gia đình theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Triển khai có hiệu quả Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".

Trong 10 năm qua, công tác gia đình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tình trạng bạo lực gia đình đã có những chuyển biến theo chiều hướng giảm. Vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo ở các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

48

chính trị xã hội, các hộ gia đình được đề cao, góp phần từng bước ổn định, củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng gia đình theo tiêu chí: ít con, no ấm, tiến bộ, bình đăng và hạnh phúc. Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" với thông điệp "Chung tay, góp sức xây dựng gia đình Việt Nam bền vững" đã thu hút đông đảo các hộ gia đình tham gia. Hà Giang ngày càng xuất hiện nhiều gia đình bà con dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi, nuôi con tốt, dạy con ngoan; trẻ em đuợc học tập trong môi trường tốt hơn; ngưòi già có điều kiện thụ huởng đời sống tinh thần; chị em phụ nữ được chăm sóc đầy đủ hơn...

Với việc triển khai các giải pháp phù hợp, số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn thành phố giảm qua các năm; nhận thức của người dân được nâng lên; xóa bỏ hủ tục trong hôn nhân và gia đình; ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập. Năm 2016, toàn tỉnh xảy ra 602 vụ bạo lực gia đình, đến năm 2020, số vụ giảm xuống hơn một nửa còn 286 trường hợp. Tỷ lệ nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện, tư vấn, hỗ trợ tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình đạt 86%; Tỷ lệ người gây bạo lực gia đình được phát hiện, tư vấn tại các cơ sở tư vấn về bạo lực gia đình đạt 75%. 100% số nạn nhân bị mua bán trở về thông qua trao trả được hưởng các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn tâm lý và tái hòa nhập cộng đồng.

Các mục tiêu về bình đăng giới đã đạt được một số kết quả bước đầu. Vai trò, vị trí của phụ nữ tỉnh Hà Giang được nâng lên một bước, phụ nữ đã tham gia nhiều hơn vào các vị trí quản lý, lãnh đạo; từng bước bảo đảm sự tham gia bình đăng của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục và đào tạo, văn hóa thông tin, trong tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong đời sống gia đình... thể hiện cụ thể như sau: Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đăng giới được triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành với nhiều hình thức, nội dung đa dạng. Nhận thức về giới, bình đăng giới đã có sự chuyển biến trong cộng đồng dân cư và các tầng lớp nhân dân. Số lượng/tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020: Cấp tỉnh là 7/54, chiếm tỷ lệ 12,96% (tăng 0,24% so với nhiệm kỳ 2010 - 2015); cấp huyện là 84/476, chiếm tỷ lệ 17,65% (tăng 2,9% so với nhiệm kỳ 2010 - 2015); cấp xã là 583/3.231 chiếm tỷ lệ 18,04% (tăng 2,7% so với nhiệm kỳ 2010 - 2015); Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội: 1/6 chiếm tỷ lệ 16,6%. Số lao động được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt trên 13.654 người, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 43,5%. Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức khác, đạt trên 95,%. Tỷ lệ biết chữ của nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 40 tuổi ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đạt 96,43%; Tỷ lệ biết chữ của nữ giới trong độ tuổi từ 15 đến 40 tuổi ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đạt 94,37% (xem bảng 2.1.4. Phần phụ lục).

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

49

1.5. Thiết chế văn hoá, thể thao

1.5.1. Các thiết chế văn hoá

- Cấp tỉnh: Toàn tỉnh Hà Giang hiện nay có 01 Trung tâm Văn hoá Triển lãm cấp tỉnh; 11 Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Du lịch cấp huyện, thành phố. Các Nhà văn hóa cấp xã, phường, thị trấn (trong đó có một số nhà văn hóa được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn vốn đối ứng của địa phương); hàng trăm nhà văn hóa thôn (nhà họp thôn, hội trường thôn), trong đó phần lớn là nhà tạm, còn lại là nhà gỗ, nhà cấp 4, nhiều nhà văn hoá đã xuống cấp cần được sửa chữa. Bên cạnh đó, Hà Giang còn có 1 nhà/cung văn hoá thanh thiếu nhi cấp tỉnh do Tỉnh Đoàn quản lý.

Trong những năm qua, hệ thống thiết chế Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Du lịch (bao gồm cả thiết chế thư viện, nhà văn hoá) trên địa bàn tỉnh cơ bản đã phát huy chức năng, nhiệm vụ tổ chức các hoạt động văn hoá, góp phần tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hoá, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc.

Tuy nhiên, các Trung tâm này nhìn chung chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Trung tâm chỉ có 1 Hội trường đa năng sử dụng để hội họp và tổ chức sự kiện biểu diễn nghệ thuật quy mô nhỏ. Hệ thống sân bãi chưa đạt chuẩn, chủ yếu là sân vận động không có mái che. Hầu hết các huyện thiếu cơ sở tập luyện thể dục thể thao và phục vụ tập luyện hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Sau khi sáp nhập với Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, các Trung tâm có thêm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chức năng thông tin truyền thông. Nhìn chung, cơ sở vật chất của các Đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện do đầu tư đã lâu nên xuống cấp hoặc bị lạc hậu, cần bổ sung nâng cấp.

Về diện tích mặt bằng, quy mô và trang bị của các Trung tâm khá hạn chế. Hiện nay, các Trung tâm cấp huyện được trang bị âm thanh, loa đài, một số máy tính cá nhân, mạng internet; hệ thống điện, chiếu sáng, cấp nước sạch, thoát nước… Tuy nhiên, các Trung tâm gặp nhiều khó khăn về hạ tầng cơ sở vật chất; trang thiết bị đã xuống cấp, không gian hoạt động không đủ chỗ ngồi cho quy mô tổ chức các sự kiện lớn (huyện Xín Mần có 01 nhà văn hóa tổng hợp có diện tích khoảng 250m2, thiết kế 1 tầng với 200 chỗ ngồi do Trung Tâm văn hóa, Thông tin và Du lịch huyện quản lý. Trang thiết bị chỉ có 01 bộ âm thanh, 01 bộ ánh sáng sân khấu quy mô nhỏ 2.000W đưa vào sử dụng năm 2017. Có 01 xe Thông tin lưu động đưa vào sử dụng năm 2011) và ngay cả đối với nhu cầu hoạt động chuyên

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

50

môn thường xuyên. Kinh phí hoạt động sự nghiệp còn hạn hẹp, chưa đủ để tổ chức các hoạt động theo kế hoạch.

- Cấp xã: Về các thiết chế văn hoá cấp xã, qua khảo sát thực tế cho thấy, diện tích sử dụng của hệ thống nhà văn hóa cấp xã, thôn dao động từ khoảng 45 - 100m2, trang thiết bị phục vụ hoạt động như: Bộ thiết bị âm thanh; trang trí, khánh tiết; Bàn ghế; tủ sách... chủ yếu được cấp từ các Dự án nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia. 100% xã và thôn chưa thành lập Trung tâm văn hóa - thể thao xã; Nhà văn hóa - khu thể thao thôn theo quy định mẫu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo quy hoạch nông thôn mới, các xã đã được quy hoạch đất sử dụng xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao xã và thôn song hiện nay tỷ lệ xã và thôn chưa được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn nên kinh phí đầu tư cho hoạt động văn hóa còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với cấp xã, phường. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, một số nhà văn hoá được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp xây mới nhưng sau một thời gian không có kinh phí duy trì bảo dưỡng nên đã xuống cấp trầm trọng, nhất là những nhà văn hoá làm bằng nhà gỗ.

Đa số nhà văn hóa xã, thôn giao cho cán bộ văn hóa xã kiêm nhiệm và chủ yếu chỉ tổ chức hội họp, sinh hoạt chi bộ, tổ chức các hoạt động tuyên truyền. Việc duy trì và tổ chức các hoạt đông văn hóa văn nghệ, vui chơi, giải trí phục vụ trẻ em còn hạn chế, mang tính thời vụ, chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo nhân dân địa phương tham gia. Nhiều nơi cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý, duy trì hoạt động của các thiết chế văn hóa dẫn đến một số thôn đã được đầu tư xây dựng nhưng không hoạt động dẫn đến xuống cấp hư hỏng.

So với quy định, diện tích đất sử dụng cho các cơ sở văn hóa hiện nay của tỉnh Hà Giang ở cả các cấp đều không đạt4.

1.5.2. Các thiết chế thể thao

4 Theo quy định hiện nay, tiêu chuẩn đối với thiết chế văn hóa cấp tỉnh (Trung tâm Văn hóa; Cung Thiếu nhi, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi; Cung Văn hóa Lao động, Nhà Văn hóa Lao động) quy hoạch đất sử dụng tối thiểu 5.000m2; thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện (Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà Thiếu nhi, Nhà Văn hóa lao động), quy hoạch đất sử dụng tối thiểu 2.500m2, không kể diện tích của các công trình thể thao quần chúng; Quy hoạch đất sử dụng xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất tối thiểu là 1.000 m2; thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã (Trung tâm Văn hóa - Thể thao), quy hoạch đất sử dụng (không kể diện tích của các công trình thể thao quần chúng): Ở khu vực đồng bằng tối thiểu 500m2; Ở khu vực miền núi và khu vực thành phố tối thiểu 300 m2; thiết chế văn hóa, thể thao ở cấp thôn bản được quy hoạch đất sử dụng cho khu vực Nhà Văn hóa (không kể diện tích các công trình thể thao quần chúng), ở khu vực đồng bằng tối thiểu 300m2; Ở khu vực miền núi và khu vực thành phố tối thiểu 200 m2. Đối với các thiết chế văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa, Nhà nước đáp ứng nhu cầu sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành về việc thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

51

- Cấp tỉnh

Hiện trạng số lượng và chất lượng các công trình TDTT cấp tỉnh có 1 sân vận động; 1 nhà thi đấu tập, 1 bể bơi (không do ngành VHTTDL quản lý). Với số lượng thiết chế như vậy, việc phát triển phong trào cũng như phát triển thể thao thành tích cao là rất khó khăn.

Để đảm bảo cho công tác đào tạo VĐV các môn thể thao và phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT của nhân dân trong tỉnh, cũng như quá trình hội nhập với các tỉnh trong vùng, quốc gia, quốc tế tương xứng với trình độ thể thao hiện tại của tỉnh với các tỉnh, thành phố trong cả nước, Hà Giang cần phải khẩn trương đầu tư xây dựng các công trình thể thao hiện đại gắn với văn hoá, du lịch - dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh như sân vận động quy mô 20.000 chỗ, bể bơi trong nhà quy mô 1.000 chỗ, nhà quản lý, giảng đường và một số công trình phụ trợ khác.

-Cấp huyện, xã

Hệ thống cơ sở vật chất, các công trình TDTT cấp huyện của tỉnh Hà Giang còn rất thiếu thốn, cơ bản chưa đảm bảo quy cách, tiêu chuẩn (sân vận động chủ yếu chỉ có mặt sân, nhà tập luyện thì đơn giản. Tuy nhiên, tất cả đều đã xuống cấp, kém hiệu quả...) để tổ chức thi đấu các giải thể thao có quy mô. Sự thiếu hụt về cơ sở vật chất, chất lượng các công trình TDTT lạc hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tập luyện TDTT của quần chúng nhân dân cũng như công tác tổ chức thi đấu và đào tạo VĐV cho huyện, tỉnh. Cụ thể các hạng mục công trình sau:

- Sân vận động có khán đài (có khán đài A với chỗ ngồi đơn giản khoảng 100-200 chỗ ngồi): 05 sân

- Sân vận động không có khán đài: 05 sân

- Nhà tập luyện thể thao có khán đài: 1 nhà.

- Nhà tập luyện đơn giản: 5 nhà.

Mặc dù các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã triển khai quy hoạch đất TDTT (trong chương trình xây dựng nông thôn mới), song tình trạng đất cho TDTT chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định và chưa cụ thể, chưa được thể chế hoá đồng bộ, chưa có các thiết chế cho TDTT, số sân bóng đá rất hạn chế vì do địa hình đồi núi cao, ít bằng phăng. Một số xã tuy có đất đã được quy hoạch cho TDTT nhưng hiện vẫn là ruộng của dân chưa được đền bù hoặc vẫn là đồi núi chưa được san lấp. Qua đánh giá thực trạng hiện nay cho thấy phong trào hoạt động TDTT của nhân dân trong tỉnh rất cao và đa dạng, mà quỹ đất và các công trình dành cho hoạt động TDTT cho người dân thì rất hạn chế. Đây là nguyên

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

52

nhân cơ bản dẫn đến phong trào tập luyện TDTT của người dân không lâu dài và khó bền vững.

Các công trình TDTT cấp xã chủ yếu là các sân tập đơn giản và nhà tập đơn giản. Sân bóng đá mini cỏ tự nhiên có 295 sân; sân bóng chuyền có 777 sân, cầu lông có 740 sân; ngoài ra còn khoảng gần 1000 sân chơi đơn giản khác.

Tuy nhiên hầu hết các sân kể trên chỉ là tạm thời, chủ yếu là các khuôn viên cơ quan, công sở, các bãi sỏi, bãi ruộng lúc nông nhàn được quần chúng tranh thủ tận dụng làm chỗ tập luyện TDTT.

- Công trình TDTT do các ngành, doanh nghiệp, tư nhân quản lý

Những năm qua, số lượng các công trình TDTT, nhà tập, sân tập ở các ngành, các doanh nghiệp tư nhân tăng lên. Công trình TDTT do các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh xây dựng.

Nhà tập luyện có 23 nhà tập đơn giản; 19 sân bóng đá cỏ nhân tạo; 19 sân quần vợt và 170 sân đơn giản (cầu lông) thuộc khuôn viên của các cơ quan, doanh nghiệp.

Xã hội hóa cơ sở, vật chất: 30 bể bơi nằm trong các khách sạn địa phương.

Các công trình TDTT này cũng đã đóng góp vào quần thể các công trình TDTT của tỉnh, phục vụ nhân dân tập luyện nâng cao sức khoẻ và tổ chức các cuộc thi đấu TDTT ở cơ sở.

Ngoài ra, trong các trường họ còn có 3 Nhà tập luyện thể thao và 435 sân tập thể chất các loại (được bố trí các sân bóng chuyền, cầu lông, thể dục, bóng rổ, bóng ném…) tuy nhiên những sân tập này chủ yếu là tận dụng khuôn viên của trường.

1.6. Thực trạng tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và đầu tư phát triển VHTTDL

1.6.1. Tổ chức bộ máy ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Sở VHTTDL Hà Giang là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý nhà nước địa phương trong lĩnh vực du lịch, thể dục thể thao, văn hoá và gia đình. Sở hiện có 10 phòng và 7 đơn vị sự nghiệp.

Các phòng chuyên môn bao gồm:

- Lĩnh vực thể dục thể thao: Phòng Quản lý Thể dục thể thao và Phòng Thể thao thành tích cao (6 cán bộ);

- Lĩnh vực văn hoá, gia đình: Phòng quản lý văn hoá, Phòng quản lý di sản văn hoá và Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

53

- Lĩnh vực du lịch: Phòng quản lý du lịch (5 cán bộ).

Các đơn vị sự nghiệp:

- Thể dục thể thao: Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT (27 cán bộ).

- Du lịch: Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch (19 cán bộ);

- Văn hoá (5 đơn vị): Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Đoàn nghệ thuật, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng;

- Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

Đối với cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện), đơn vị quản lý nhà nước là Phòng Văn hoá và Thông tin; đơn vị sự nghiệp Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở các huyện Xín Mần, Bắc Mê; Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao ở thành phố Hà Giang và Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Du lịch ở các huyện còn lại. Các Trung tâm này được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch với Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện, đồng thời, các Trung tâm cũng được giao quản lý trực tiếp thư viện, nhà văn hoá huyện thay cho việc quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện như một số tỉnh, thành phố khác.

Đối với cấp xã, hiện nay mới đang trong giai đoạn thí điểm xây dựng mô hình Trung tâm văn hoá- thể thao cấp xã theo hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Tỉnh chưa xây dựng được hệ thống Trung tâm Văn hoá- Thể thao xã như nhiều tỉnh, thành phố khác do điều kiện cơ sở vật chất, quỹ đất chưa đảm bảo. Các nhà văn hoá xã không có tổ chức bộ máy riêng, chủ yếu sử dụng làm nơi hội họp.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-2020, tổ chức bộ máy của ngành văn hoá, thể thao và du lịch đã có sự thay đổi theo hướng tinh gọn, các đơn vị sự nghiệp công lập có xu hướng thu gọn các đầu mối, giảm quy mô và số lượng. Tuy nhiên, hiện nay, các đơn vị sự nghiệp của ngành VHTTDL tỉnh Hà Giang vẫn còn mang nặng tính bao cấp, dựa vào ngân sách nhà nước để hoạt động, chưa nâng cao được năng lực tự chủ. Trình độ đào tạo của cán bộ còn thấp và vị trí việc làm của cán bộ có trường hợp chưa phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo. Ngoài ra, do điều kiện hạ tầng cơ sở vật chất của ngành VHTTDL ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đạt được mức tiêu chuẩn chung của ngành nên hệ thống tổ chức bộ máy gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành, thực hiện nhiệm vụ. Việc sáp nhập giữa các đơn vị khác ngành, thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo cũng tạo nên một thách thức đối với các đơn vị trong việc đảm bảo nguồn lực phù hợp và khai thác có hiệu quả tài nguyên sẵn có để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển văn hoá.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

54

Theo đánh giá của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Hà Giang tại Đề án Tổng thể số 22-ĐA/TU, ngày 8/2/2018 về đổi mới, sắp xếp các cơ quan trong hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tổ chức bộ máy của ngành văn hoá cũng như một số ngành khác thời gian qua còn cồng kềnh, trùng chéo, thiếu sự phối hợp liên thông đồng bộ. Các đơn vị có xu hướng ngày càng tăng về quy mô, số lượng nhân sự. Chính vì vậy, Tỉnh uỷ và chính quyền tỉnh Hà Giang đã quyết định sáp nhập, giải thể, giảm đầu mối các chức danh lãnh đạo của các phòng ban, đơn vị ngành VHTTDL. Từ năm 2018 đến nay, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽ cho thấy sự quyết tâm mong muốn khắc phục những mặt hạn chế trong công tác tổ chức bộ máy của ngành VHTTDL.

1.6.2. Nguồn nhân lực khối quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp ngành văn hoá, thể thao và du lịch

- Lĩnh vực văn hoá

Những năm gần đây, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nhà nước của đội ngũ nhân lực ngành văn hoá Hà Giang đã có sự chuyển biến, đặc biệt là đội ngũ nhân lực ở cấp cơ sở. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và sau đại học có xu hướng tăng cao hơn so với giai đoạn trước. Hầu hết cán bộ lãnh đạo đứng đầu các đơn vị phòng ban, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; tỷ lệ cán bộ công chức chuyên trách văn hoá – xã hội cấp xã có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm phần lớn trong cơ cấu, trong đó số cán bộ có trình độ cao đăng và đại học có xu hướng tăng nhanh.

Tuy nhiên, một thách thức đối với sự phát triển văn hoá của tỉnh Hà Giang hiện nay là đội ngũ nhân lực còn nhiều hạn chế. Lĩnh vực văn hoá nghệ thuật vốn là lĩnh vực đặc thù nên nhu cầu lao động thấp hơn so với nhu cầu lao động ở các lĩnh vực khác. Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh Hà Giang tại Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 01 tháng 07 năm 2013 về phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013-2015 và năm 2013, lực lượng lao động lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi giải trí chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng số lao động đào tạo hàng năm của tỉnh.

Để bù đắp thiếu hụt lao động trong lĩnh vực văn hoá, tỉnh đã chú trọng phát triển nhân lực ngành văn hoá thông qua đào tạo dài hạn và ngắn hạn như:

- Gửi học sinh, sinh viên đến các cơ sở đào tạo văn hoá nghệ thuật ngoài tỉnh như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Hà Nội,… Chỉ tính riêng năm 2018, đã có 11 người được tuyển chọn đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Quản lý văn hóa; 15 người đào tạo cử nhân quản lý văn hoá trong đó có nhiều người là người dân tộc thiểu số nữ giới; viên chức chuyên môn ở cấp tỉnh, huyện…

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

55

- Mời các chuyên gia từ các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước đến tỉnh để đào tạo các khoá bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ ngành văn hoá kiến thức quản lý Nhà nước về văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình; các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật cho các hội viên, cộng tác viên... Các nội dung được chú trọng là quản lý văn hoá; bảo tồn di sản văn hoá; nghệ thuật biểu diễn; thư viện; công tác gia đình;… (Năm 2020, các lớp bồi dưỡng thu hút sự tham gia của 114 học viên, là cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin; Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Du lịch các huyện và thành phố; công chức văn hóa – xã hội các xã, phường, thị trấn...).

- Lĩnh vực thể thao

Tổng số cán bộ quản lý nhà nước là 7 và khối sự nghiệp là 6 cán bộ. Hà Giang hiện có 20 huấn luyện viên ở 13 môn thể thao. Ở cấp huyện, có 9 cán bộ chuyên trách TDTT ở các Phòng Văn hoá và Thông tin và 17 cán bộ chuyên trách TDTT ở các Trung tâm VHTTDL của 11 huyện, thành phố.

Để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển TDTT, hàng năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức từ 1-2 lớp bồi dưỡng cho đội ngũ huấn luyện viên, hướng dẫn viên, trọng tài thuộc các huyện, thị xã, thành phố và các ngành, cán bộ văn hóa, TDTT xã, phường, thị trấn, các câu lạc bộ TDTT cơ sở; phối hợp với ngành Giáo dục- Đào tạo mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên TDTT trong dịp hè. Cử nhiều lượt cán bộ tham dự các lớp đào tạo, tập huấn về TDTT do Trung ương tổ chức. Qua các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ TDTT, đội ngũ cán bộ văn hóa, TDTT cơ sở, trọng tài, hướng dẫn viên đã tích cực góp phần thúc đẩy phong trào TDTT cho mọi người phát triển. Số lượng và trình độ đội ngũ huấn luyện viên, trọng tài từng bước được nâng lên.

- Lĩnh vực du lịch Đối với hệ thống tham mưu quản lý nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh đến cơ

sở, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch hiện có 110 người. Trình độ đại học, cao đăng trở lên có 106 người, chiếm 96%; trình độ trên đại học 04 người, chiếm 4%. Cán bộ có trình độ đại học, cao đăng chuyên ngành du lịch là 68 người, chiếm 62% trong tổng số cán bộ công chức. Số công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ còn chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 10% tổng số công chức, viên chức

1.6.3. Đầu tư phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

1.6.3.1. Đầu tư phát triển văn hoá

Hà Giang là tỉnh có nguồn thu ngân sách nhà nước và chi đầu tư phát triển thuộc nhóm các tỉnh thấp nhất cả nước. Phần lớn nguồn chi đầu tư phát triển dành

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

56

cho đầu tư hạ tầng kinh tế. Chính vì vậy, mức kinh phí đầu tư phát triển lĩnh vực văn hoá gia đình khá hạn chế.

a. Chi thường xuyên cho lĩnh vực văn hoá:

Căn cứ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã như sau:

- Cấp tỉnh:

Định mức phân bổ cho sự nghiệp bao gồm các lĩnh vực Văn hoá, Thông tin và Du lịch: Chi công việc theo chỉ tiêu biên chế: Đơn vị có dưới 20 biên chế là mức chi 18 triệu đồng/biên chế/năm; Đơn vị có từ 20 biên chế trở lên là mức chi 16 triệu đồng/biên chế/năm. Định mức bổ sung: Hỗ trợ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin: Theo nhiệm vụ tỉnh giao hàng năm và khả năng cân đối ngân sách. Hoạt động của Ban chỉ đạo và nhiệm vụ bảo tồn và phát triển Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn theo kế hoạch tỉnh phê duyệt hàng năm. So với mức chi năm 2011, định mức chi theo biên chế trên đây thấp hơn đáng kể

Căn cứ Nghị quyết số 38/2010/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang, về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011, định mức chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách cấp tỉnh như sau:

+ Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch; Bảo tàng; Ban Quản lý công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn: 50 (triệu đồng/biên chế/năm);

+ Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng; Đoàn ca múa nhạc dân tộc; Trung tâm Văn hoá triển lãm; Thư viện: 54 (triệu đồng/biên chế/năm);

Định mức bổ sung: Hỗ trợ thêm hoạt động sự nghiệp của Trung tâm văn hoá triển lãm, Bảo tàng mức 150 triệu đồng/năm; Thư viện tỉnh mức 120 triệu đồng/năm; Đoàn ca múa nhạc dân tộc mức 350 triệu đồng/năm; Đội thông tin lưu động tỉnh thuộc Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng mức 200 triệu đồng/năm. Bổ sung cho công tác chỉ đạo và các hoạt động phục vụ của Ban Quản lý Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn theo kế hoạch hoạt động hàng năm.

- Cấp huyện, thành phố:

Căn cứ Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang, định mức phân bổ cho sự nghiệp bao gồm các lĩnh vực văn hoá, thông tin và du lịch:

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

57

+ Các huyện Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần,Vị Xuyên, Quang Bình: 85 (triệu đồng/biên chế/năm)

+ Các huyện Bắc Mê, Yên Minh: 75 (triệu đồng/biên chế/năm);

+ Thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Đồng Văn: 93 (triệu đồng/biên chế/năm);

Định mức bổ sung: Hỗ trợ hoạt động sự nghiệp theo tiêu chí dân số mức 7.000 đồng/người dân/năm. Hoạt động của đoàn nghệ thuật không chuyên mức 200 triệu đồng/huyện, thành phố/năm. Hoạt động Đội thông tin lưu động mức 150 triệu đồng/đội/năm; riêng thành phố Hà Giang mức 110 triệu đồng/đội/năm. So với mức chi năm 2011, định mức chi theo biên chế trên đây cao hơn đáng kể.

Căn cứ Nghị quyết số 38/2010/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang, về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011, định mức phân bổ cho các đơn vị sự nghiệp văn hoá thông tin sử dụng ngân sách cấp huyện, thành phố là:

+ Các huyện Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần: 50 (triệu đồng/biên chế/năm)

+ Huyện Đồng văn: 64 (triệu đồng/biên chế/năm);

+ Thành phố Hà Giang, Bắc Quang: 55 (triệu đồng/biên chế/năm);

+ Các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Quang Bình: 48 (triệu đồng/biên chế/năm).

Bổ sung định mức: Hỗ trợ thêm hoạt động sự nghiệp mức 5.000 đồng/người dân/năm, tiêu chí bổ sung đối với huyện có số dân thấp: Đối với huyện có số dân dưới 60.000 người định mức nhân với hệ số 1,2; Đối với huyện có số dân từ 60.000 người đến 80.000 người định mức nhân với hệ số 1,1.

Bổ sung kinh phí hoạt động của đoàn nghệ thuật không chuyên mức 100 triệu đồng/huyện, thị/năm; Đội thông tin lưu động là 100 triệu đồng/đội/năm.

- Cấp xã, phường, thị trấn: Định mức phân bổ cho sự nghiệp bao gồm các lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể thao: Chi hoạt động sự nghiệp mức 20 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm. Căn cứ Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của HĐND tỉnh Hà Giang về phân bổ ngân sách địa phương năm 2021, dự toán chi cân đối ngân sách cấp tỉnh cho lĩnh vực văn hoá thông tin năm 2021 là 53.027 triệu đồng; dự toán chi ngân sách cấp tỉnh cho cơ quan Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là 60.347 triệu đồng, cho cơ quan Hội Văn học Nghệ thuật là 1.119 triệu đồng.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

58

b. Chi đầu tư phát triển lĩnh vực văn hoá

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Hà Giang đã có sự đầu tư lớn cho lĩnh vực văn hoá cao hơn đáng kể so với giai đoạn 2011 - 2015. Tỉnh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp các bảo tàng tỉnh, bảo tàng cấp huyện với số kinh phí đầu tư trên 60 tỷ đồng. Đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng công trình văn hoá như các nhà văn hoá xã từ nguồn vốn chương trình mục tiêu văn hoá để đạt tiêu chí văn hoá trong chương trình nông thôn mới. Sử dụng nguồn vốn từ chương trình mực tiêu để tu bổ di tích, thực hiện sưu tầm bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể. Số tiền chi cho hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hoá vật thể và phi vật thể trong giai đoạn 2011 - 2020, ước tính lên tới hàng chục tỷ đồng. Các nguồn đầu tư cho lĩnh vực thư viện, phát hành phim và chiếu bóng, nghệ thuật biểu diễn và hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật trong giai đoạn 2016 - 2020 chủ yếu lấy từ kinh phí chi sự nghiệp. Riêng lĩnh vực thư viện ngoài nguồn ngân sách nhà nước đầu tư có nhận được nguồn hỗ trợ đầu tư trực tiếp từ dự án nước ngoài tài trợ (Dự án BMGF - VN, do Quỹ Bill và MeLinda tài trợ nhằm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam). Tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận các thiết bị phần cứng, phần mềm và lắp đặt đưa vào sử dụng tại 22 điểm thư viện tại 10 huyện (1 điểm đặt tại Trung tâm huyện, 1 điểm đặt tại xã), 28 điểm văn hóa xã và một điểm gồm 40 đầu máy tại thư viện tỉnh, với tổng số 330 đầu máy, trị giá trên 10 tỷ đồng.

Dự kiến trong giai đoạn tới (2021 - 2025), tỉnh Hà Giang tiếp tục dành nguồn vốn đầu tư các công trình văn hoá cấp xã để đạt kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, trong đó: phấn đấu đến năm 2025, có 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 82 xã; số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 06 xã, số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu là 01 xã; 100% các xã (trừ các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới) mỗi xã có ít nhất 01 thôn đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân đạt 15 tiêu chí/xã. Ngoài ra tỉnh huy động các nguồn lực xã hội ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và thiết chế văn hóa, thể thao, đảm bảo 100% thôn, bản có nhà văn hóa; bố trí nguồn lực sửa chữa, đầu tư mới một số công trình văn hóa, thể thao hiện đại tại trung tâm tỉnh.

Tỉnh Hà Giang có Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, tuy nhiên, trong các khoản vay quỹ đầu tư phát triển tỉnh, lĩnh vực văn hoá hầu như không có nguồn vay triển khai dự án đầu tư.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

59

1.6.3.2. Đầu tư phát triển thể thao

a) Đầu tư ngân sách

Ngân sách sự nghiệp TDTT ở các cấp của Hà Giang trong những năm qua tuy có tăng xong chỉ đạt mức thấp so với các tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Nguồn kinh phí này không đủ để phát triển phong trào TDTT sâu rộng trong tỉnh, cũng như để đầu tư phát triển thể thao thành tích cao. Đặc biệt, nguồn vốn ngân sách cũng như nguồn xã hội hóa dành để xây dựng, nâng cấp các công trình TDTT còn rất hạn hẹp.

- Cấp tỉnh: Ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động sự nghiệp TDTT của tỉnh Hà Giang còn thấp so với các ngành lĩnh vực khác trong tỉnh, năm 2017 đạt 6,4 tỷ đồng.

- Cấp huyện, xã: Ngân sách chi cho hoạt động TDTT cấp huyện giai đoạn năm 2011 đến năm 2016 trung bình khoảng 450,8 triệu/huyện. Riêng năm 2017 do chuẩn bị cho Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII nên ngân sách cho hoạt động TDTT cấp huyện tăng bình quân 635,7 triệu/huyện. Mức độ chi ngân sách cho hoạt động TDTT cấp huyện của tỉnh Hà Giang hiện nay có cao hơn một số tỉnh miền núi phía bắc tuy nhiên vẫn là thấp so với mặt bằng chung của cả nước và thấp so nhu cầu tổ chức các cuộc thi đấu TDTT của cơ sở.

Kinh phí cho hoạt động TDTT cấp xã thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của các tỉnh trên toàn quốc. Ngân sách chi cho hoạt động TDTT trung bình mỗi xã có khoảng 10 triệu/năm cho các hoạt động TDTT (hiện nay, kinh phí hoạt động TDTT cấp xã trung bình trên toàn quốc khoảng 30 - 50 triệu đồng/năm).

b) Đầu tư xã hội hoá

Thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005, Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ, Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tích cực tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng, động viên sức mạnh toàn xã hội chăm lo công tác TDTT, vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân, đơn vị bằng các nguồn vốn tự có đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ tập luyện và thi đấu TDTT.

Xã hội hoá TDTT trên địa bàn tỉnh: Hàng năm, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch liên kết với các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh để tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh phong trào TDTT trong các cơ quan, các tổ chức xã hội. Đồng thời, phối hợp cùng với các cấp ngành tổ chức nhiều hoạt động TDTT và tuyên truyền mục đích ý nghĩa làm cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ được lợi ích của

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

60

việc tập luyện TDTT và vận động mọi người chọn cho mình một môn thể thao thích hợp để tập luyện.

Xã hội hoá về cơ sở vật chất TDTT: Huy động đầu tư phát triển các thiết chế thể thao một số công ty, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các công trình như: Sân bóng đá cỏ nhân tạo 15 sân, sân Quần vợt 16, bể bơi 12, nhà tập luyện 22, với số tiền đầu tư hàng tỷ đồng cho các công trình TDTT để góp phần đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu TDTT của cán bộ CNVCLĐ và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Công tác xã hội hóa tổ chức các giải thể thao: Tập đoàn Cầu lông Tiến bộ tài trợ toàn bộ quả Cầu thi đấu cho giải ;Trung tâm Thể thao Hải Yến tài trợ cho giải quả bóng thi đấu và tặng hiện vật (vợt bóng bàn) cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc tại giải bóng bàn tỉnh Hà Giang năm 2017. Tổ chức các giải thể thao theo nguồn XHH như: Giải bóng Các câu lạc bộ; giải bóng bàn, bóng đá, quần vợt...Tổng kinh phí xã hội hóa tổ chức các hoạt động thể thao năm 2017 với tổng trị giá trên hai tỷ đồng.

1.6.3.3. Đầu tư phát triển du lịch

Mặc dù là một tỉnh miền núi, nhưng khả năng thu hút vốn đầu tư của Hà Giang tương đối tốt. Tổng số vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội không cao, nhưng tốc độ phát triển tương đối cao, đạt trung bình 17,3%/năm trong 5 năm qua; trong đó vốn đầu tư ngoài nhà nước tăng tới 26,4%/năm.

Đặc biệt, ngành du lịch Hà Giang có khả năng thu hút đầu tư rất cao trong 5 năm qua. Năm 2011, du lịch Hà Giang mới thu hút được hơn 27 tỷ đồng (chiếm 0,61% tổng vốn đầu tư của tỉnh), đến năm 2019 số vốn đầu tư tăng lên đến 2.396 tỷ đồng (chiếm tới 22,35% tổng vốn đầu tư của tỉnh); tốc độ gia tăng trung bình 151,3%/năm (xem bảng 2.3.8 phần phụ lục). Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Hà Giang còn rất hạn chế. Trong giai đoạn 2011 - 2020, đã cấp giấy phép cho 6 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 61,2 tỷ đồng. Trong số các dự án FDI của tỉnh Hà Giang có 2 dự án trong lĩnh vực du lịch (lưu trú và ăn uống), với số vốn đầu tư là 12,075 tỷ đồng.

Đối với du lịch cộng đồng, những năm qua, Hà Giang đã chú trọng dành nguồn kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng (chủ yếu hỗ trợ các hạng mục công trình như đường, điện, nước và hệ thống nhà văn hóa thôn) từ Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới; nguồn ngân sách tỉnh theo Nghị quyết số 35/2017/NQ-HĐND của Hội đồng đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang với tổng số tiền 16.285 triệu đồng cho các hỗ làm dịch vụ lưu trú homestay... Ngoài ra các huyện

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

61

thành phố cũng đã triển khai đầu tư từ nguồn ngân sách của địa phương với số tiền trên 41 tỷ đồng. Bên cạnh đó một số tổ chức nước ngoài cũng có hỗ trợ cho Hà Giang trong phát triển du lịch cộng đồng như Tổ chức Caritas triển khai Dự án phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ với tổng số tiền hỗ trợ cho người dân là 2,7 tỷ đồng (2017); Tổ chức HELVETAS Thụy Sỹ hỗ trợ Dự án tăng cường sinh kế cho người dân tộc thiểu số thông qua phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Hoàng Su Phì giai đoạn 2015 – 2018 với tổng kinh phí thực hiện Dự án là 5.398.276.000 VND.

Hiện nay, Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện đã bãi bỏ do không có nguồn lực.

1.7. Đánh giá chung về phát triển VHTTDL tỉnh Hà Giang

Phát triển VHTTDL tỉnh Hà Giang giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành công nhất định. Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao luôn diễn ra sôi nổi, rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở với nhiều hoạt động phong phú phục vụ nhiệm vụ chính trị và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân. Hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từng bước được nâng lên. Hoạt động bảo tồn các di sản sản văn hóa được chú trọng. Thể thao thành tích cao bước đầu đã có những thành tích nhất định. Công tác xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị công viên địa chất được chú trọng góp phần thu hút khách du lịch đến với Hà Giang. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, đặc biệt là công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến hợp tác phát triển. Lượng khách du lịch đến Hà Giang tăng bình quân 14,6%/năm.

Bên cạnh những thành công, phát triển VHTTDL Hà Giang còn nhiều hạn chế, thể hiện như: Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; Công tác quản lý di tích di sản còn thiếu quyết liệt, di sản có nguy cơ bị xâm hại và bị mai một; Thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh tới cơ sở còn thiếu. Hoạt động thể thao thành tích cao thiếu bước phát triển đột phá. Phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, sản phẩm phục vụ du lịch chưa đa dạng, phong phú, chất lượng dịch vụ du lịch còn hạn chế, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh.

Kết quả cụ thể theo lĩnh vực như sau:

1.5.1. Lĩnh vực văn hóa

a. Những thành công

- Hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã và cấp thôn bản. Tỷ lệ các xã, phường và thôn làng có nhà văn hóa, thư viện, tủ sách, đài truyền thanh và phương tiện sinh hoạt giải trí trong gia đình tăng đáng

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

62

kể so với giai đoạn trước cách đây 15-20 năm. Hệ thống thư viện của tỉnh bước đầu phát huy tác dụng, duy trì được các đội chiếu phim lưu động đem phim về phục vụ đồng bào. Hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều tác phẩm đạt giải.

- Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa được chú trọng. Nhiều di tích, làng truyền thống dân tộc được tu bổ và tôn tạo; giá trị Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO - Cao nguyên đá Đồng Văn được phát huy gắn với phát triển du lịch. Nhìn chung, với nguồn lực hiện có, tỉnh đã thực hiện khá tốt công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số; nhận thức về giá trị di sản văn hoá và bảo vệ di sản văn hóa của các tầng lớp nhân dân ngày càng nâng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang

- Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới... đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút mọi thành phần xã hội hưởng ứng tham gia. Mạng lưới câu lạc bộ, đội nghệ thuật quần chúng tham gia sinh hoạt trong các trung tâm văn hóa có xu hướng tăng và đa dạng hóa trong các hình thức hoạt động.

b. Những hạn chế

- Phát triển văn hoá vẫn chưa đồng bộ. Cơ sở vật chất của ngành văn hóa tuy có sự đầu tư nhất định song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thực tế. Một số di tích lịch sử, văn hóa xuống cấp, chậm được đầu tư, tu bổ, bảo tồn triển khai chậm. Hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ các xã chưa có thiết chế văn hóa đạt chuẩn còn cao Việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị chưa được quan tâm đúng mức. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” nhiều nơi còn mang tính hình thức.

- Các hoạt động văn hoá cơ sở tuy có tiến bộ so với giai đoạn trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, có lúc có nơi còn nặng về hình thức, thiếu tính sáng tạo. Tình hình xâm nhập các yếu tố phản văn hóa, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng do tác động của hoạt động du lịch và phát triển xã hội.

- Các đơn vị nghệ thuật như đoàn nghệ thuật tỉnh, trung tâm phát hành phim và chiếu bóng đang gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Các đơn vị sự nghiệp văn hoá công lập như thư viện, bảo tàng, trung tâm phát hành phim chiếu bóng, đoàn nghệ thuật, trung tâm văn hoá… có khả năng tự chủ thấp còn phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn ngân sách nhà nước.

- Do hạn chế về nguồn nhân lực và hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, nghệ thuật còn hạn chế: tỉnh chưa có rạp chiếu phim, nhà hát, triển lãm văn

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

63

học nghệ thuật nên tỉnh Hà Giang gặp nhiều hạn chế về hợp tác phát triển nghệ thuật phục vụ nhu cầu của người dân đô thị.

- Sự gắn kết giữa văn hoá với phát triển du lịch hiệu quả chưa cao. phát huy các di sản văn hoá, lễ hội chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh văn hoá, mảnh đất, thiên nhiên, con người Hà Giang đến với cộng đồng trong khu vực, trong nước và quốc tế chưa nhiều.

* Nguyên nhân hạn chế

- Hà Giang là tỉnh miền núi nghèo, thiếu diện tích đất để phát triển các thiết chế văn hoá; địa bàn giao thông không thuận tiện; khó đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở.

- Đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn. Nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa còn hạn chế. Nguồn thu ngân sách chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển văn hóa, do đó chưa chủ động được phần chi ngân sách nhà nước hàng năm cho lĩnh vực văn hoá. Nhiều công trình văn hóa nghệ thuật quan trọng chưa được xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện nên chưa phát huy được hiệu quả sử dụng công trình, tạo được động lực thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động văn hóa.

1.5.2. Lĩnh vực thể dục thể thao

a. Những thành công

- Phong trào TDTT cho mọi người phát triển khá toàn diện, hoạt động TDTT đã gắn kết được với phục vụ nhiệm vụ chính trị của Tỉnh và của địa phương, góp phần nâng cao sức khoẻ và nhu cầu hưởng thụ về TDTT trong nhân dân. Giáo dục thể chất và thể thao trong trường học đã có những chuyển biến tích cực, số trường học đảm bảo giáo dục thể chất và hoạt động thể thao ngoại khoá có nền nếp, thường xuyên ngày càng tăng.

- Thể thao thành tích cao có bước phát triển mới, bước đầu thu được kết quả tốt, một số môn thể thao đã đạt trình độ cao và đã đóng góp một số vận động viên xuất sắc cho đội tuyển quốc gia và đã đạt được huy chương trên đấu trường quốc tế.

b. Những hạn chế

- TDTT cho mọi người phát triển mạnh nhưng chưa đồng đều giữa các vùng, miền trong tỉnh. Một số vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa phong trào TDTT còn yếu, chưa phát triển sâu rộng, chưa bền vững, nội dung thể thao giải trí còn chưa được phát triển nhiều.

- Tổ chức bộ máy, cán bộ TDTT ở các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn còn thiếu, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là các thiết chế sự nghiệp

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

64

TDTT ở hầu hết các huyện và xã chưa được thành lập hoàn thiện.Thành tích thể thao của tỉnh vẫn xếp ở vị trí thấp, cơ sở vật chất để đăng cai các giải thể thao cấp khu vực và toàn quốc còn thiếu.

- Cơ sở vật chất TDTT từ cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn so với yêu cầu còn thiếu nhiều, đặc biệt ở cấp xã và thôn, bản, chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện, hưởng thụ thành quả TDTT của nhân dân trong tỉnh.

- Tỷ trọng đầu tư của Nhà nước trong những năm qua tuy có xu hướng tăng, song so với nhu cầu phát triển TDTT trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt về nâng cao thành tích thi đấu thể thao giữa các tỉnh, thành trong vùng, cả nước thì mức độ đầu tư hiện nay vẫn chưa thoả đáng.

* Nguyên nhân hạn chế, yếu kém

- TDTT chưa được thực sự chú trọng. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TDTT chưa được tiến hành thường xuyên, cách thức tuyên truyền hiệu quả chưa cao.

- Cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện còn thiếu. Địa điểm tập luyện từng môn chưa được đầu tư ảnh hưởng đến công tác huấn luyện và đào tạo. Kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại còn ở mức thấp; quy hoạch quỹ đất dành cho hoạt động TDTT ở các huyện, thành phố tiến hành chậm, đặc biệt ở cấp xã phường.

- Chưa có cơ chế, chính sách để thu hút đối với VĐV thể thao đạt thành tích cao. Đầu tư cho khoa học, công nghệ và y học thể thao còn hạn chế; thiếu thiết bị khoa học kỹ thuật và cán bộ khoa học có đủ năng lực trình độ để ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào công tác tuyển chọn, đào tạo vận động viên.

1.5.3. Lĩnh vực du lịch

a. Những thành công

- Lượng khách du lịch Quốc tế và nội địa đạt mức tăng trưởng cao (năm 2020 số lượt khách du lịch tăng hơn 4,5 lần so với năm 2011, trong đó khách quốc tế tăng hơn 5,5 lần) với tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch Quốc tế giai đoạn 2011 - 2020 đạt xấp xỉ 20%/năm. Tổng thu từ hoạt động du lịch từng bước được nâng cao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương, thể hiện qua số liệu đóng góp của của du lịch.

- Sản phẩm du lịch đang từng bước được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng như: du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu, du lịch cộng đồng...Trong đó du lịch cộng đồng Hà Giang phát triển mạnh và đang hình thành loại hình du lịch mới du lịch địa chất gắn với CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

65

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch cũng đang từng bước được hoàn thiện với việc kết hợp với các cơ sở đào tạo trên cả nước để đào tạo lại và đào tạo bổ sung nguồn nhân lực. Hợp tác phát triển du lịch trong nước và quốc tế đạt được những thành quả nhất định góp phần thu hút khách du lịch.

b. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch Hà Giang còn một số hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Hà Giang sở hữu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, song lượng du khách trong nước và quốc tế vẫn còn ít so với tiềm năng (lượng khách quốc tế không đạt so với dự báo trong quy hoạch cũ); du lịch có tính mùa vụ cao (70% du khách tham quan trong tháng 9 và tháng 10); sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa phát triển nên khách du lịch chủ yếu là khách phổ thông với chi tiêu thấp và lưu trú ngắn ngày. Đóng góp của du lịch vào kinh tế địa phương còn khiêm tốn (2,36%), việc phát triển du lịch chưa đem lại những tác động lớn về mặt kinh tế xã hội cho cộng đồng dân cư địa phương.

Nguyên nhân chủ yếu:

- Hạn chế về hạ tầng giao thông: hạ tầng giao thông kết nối từ các trung tâm du lịch lớn của quốc gia đến Hà Giang và từ trung tâm thành phố Hà Giang đến các đô thị của tỉnh, đến các điểm du lịch chính của Hà Giang rất khó khăn. Đây được xem là nguyên nhân chính cản trở phát triển du lịch của Hà Giang. Nhiều tài nguyên du lịch có giá trị của Hà Giang nằm xa khu dân cư, điều kiện tiếp cận còn khó khăn. Để khai thác có hiệu quả những tiềm năng tài nguyên du lịch này cần phải đầu tư lớn, trước hết là cơ sở hạ tầng.

- Khó thu hút đầu tư phát triển du lịch: Hà Giang là tỉnh đặc biệt khó khăn, trình độ phát triển của nền kinh tế ở mức thấp so với mặt bằng chung toàn quốc, phần lớn dân số của tỉnh là người dân tộc thiểu số, dân trí thấp. Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang có địa hình phức tạp, vị trí địa lý nằm xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thông đi lại khó khăn, chỉ vận chuyển bằng đường bộ. Đây là nguyên nhân hạn chế chính trong việc thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch (đến nay vẫn chưa có dự án FDI nào được cấp phép đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ khách sạn5) trong khi nội lực của địa phương không thể bố trí đủ các nguồn vốn cho phát triển du lịch, đặc biệt đầu tư về hạ tầng, nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá… Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông

5 Báo cáo của Sở KH&ĐT phục vụ Đoàn giám sát của HĐND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 23/NQ-

HĐND ngày 21/7/2016 (Thời điểm báo cáo ngày 10 tháng 10 năm 2020)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

66

nghiệp…tuy nhiên, do mức sống cũng như trình độ dân trí chưa cao nên rất khó khăn trong việc huy động cộng đồng tham gia phát triển du lịch.

- Thiếu CSVCKT và chất lượng nguồn nhân lực du lịch thấp: CSVCKT du lịch Hà Giang hiện được đánh giá là kém phát triển (chủ yếu cơ sở lưu trú 1-2 sao, homstay chủ yếu cung cấp chỗ ngủ và bữa ăn, thiếu các dịch vụ gia tăng). Việc thiếu cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng cho đối tượng khách trung và cao cấp cùng với hạn chế về nhân lực (cả về số lượng và chất lượng) cũng là một trong các nguyên nhân chưa thu hút được nhiều khách du lịch, đặc biệt khách du lịch có khả năng chi trả cao.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

67

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

HÀ GIANG THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

2.1. Dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển văn hóa, thể thao và du lịch Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

2.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước

Trên thế giới, dự báo trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp; nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng. Cuộc cách mạng KHCN, đặc biệt là CMCN 4.0 tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Tình hình chính trị - an ninh thế giới có những biến động khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia; xung đột sắc tộc, tôn giáo…tiếp tục diễn ra ở nhiều khu vực. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trên con đường phát triển. Những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Cạnh tranh kinh tế, thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng gay gắt. Xuất hiện nhiều hình thức liên kết kinh tế mới, các hiệp định kinh tế song phương, đa phương thế hệ mới.

Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới. Việt Nam hiện đã có quan hệ hợp tác VHTTDL toàn diện với các nước láng giềng; là thành viên tích cực của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN); tham gia Hiệp định Mậu dịch tự do ASEAN; Diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), là sáng lập viên Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM)... Đây cũng chính là cơ hội cho Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng trong việc tiếp cận với quốc tế trong phát triển VHTTDL.

Bên cạnh tình hình thế giới, tình hình trong nước sẽ tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi phát triển VHTTDL trong giai đoạn mới. Kinh tế phát triển tốc độ cao, môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi; chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập và chính trị xã hội ổn định là các yếu tố rất thuận lợi cho phát triển VHTTDL.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

68

Sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (năm 1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng. Tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển; nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện.

Với sự quan tâm, định hướng, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước về việc ưu tiên phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp và cộng đồng triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, thời gian qua, ngành Du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, thay đổi mạnh mẽ không chỉ về số lượng mà còn ở chất lượng; từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tuy nhiên, so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Kinh tế từng bước ra khỏi tình trạng suy giảm, lấy lại đà tăng trưởng, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế thấp. Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, dịch Covid -19 xuất hiện từ đầu năm 2020 và vẫn đang diễn biến phức tạp có tác động mạnh đến tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là du lịch.

2.1.2. Xu thế phát triển văn hoá, thể thao và du lịch quốc tế và trong nước

2.1.2.1. Xu thế phát triển văn hóa

Trên thế giới những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học-công nghệ tiếp tục có những bước tiến nhảy vọt, thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển, tác động tới tất cả các lĩnh vực và các nước, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

69

mạnh mẽ, sâu rộng hơn, cuốn hút tất cả các quốc gia, dân tộc tham gia trong thế vừa hợp tác vừa phải cạnh tranh, vừa tạo ra cơ hội, vừa đưa lại nhiều thách thức đối với sự phát triển văn hóa và gia đình.

- Những hoạt động mang tính kinh tế trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật (công nghiệp điện ảnh, nghe nhìn; công nghiệp phát thanh, truyền hình; công nghiệp vui chơi giải trí...), trong thể dục thể thao (kinh tế dịch vụ thể dục, thể thao giải trí; môi giới, truyền thông thể dục, thể thao) tác động nhiều mặt đến nhu cầu phát triển lĩnh vực văn hóa, gia đình ở nước ta.

- Các quốc gia hiện nay đều nhận thức rằng phát triển văn hóa và gia đình trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội, do đó cần lấy phát triển nguồn lực con người, tế bào xã hội gia đình làm mục tiêu trung tâm trong phát triển đất nước. Phát triển đất nước được gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng lối sống, nhân cách, tính nhân văn, bản lĩnh, trí tuệ, lòng yêu quê hương đất nước của mỗi cá nhân và gia đình. Văn hóa và gia đình là những yếu tố quan trọng để tạo nên bản sắc, sức mạnh tinh thần và vật chất phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Các quốc gia hiện nay đều coi việc bảo vệ và giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ sống còn của mỗi quốc gia. Là một tỉnh với đa dân tộc, có văn hóa phong phú và độc đáo, Hà Giang đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống, phát huy sự đa dạng văn hóa trong khi phải ưu tiên phát triển các lĩnh vực kinh tế.

- Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế và văn hóa. Để đáp ứng yêu cầu hợp tác ấy, sự phát triển văn hóa Việt Nam phải được quốc tế hóa, đa phương, đa chiều để hội nhập. Quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế về văn hóa, gia đình có khả năng tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo, đặc điểm, loại hình văn hóa; đồng thời, sự bùng nổ của các phương tiện truyền bá sản phẩm văn hóa nghệ thuật, công nghệ giải trí hiện đại cũng tạo nên những tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội và công chúng.

- Khi tham gia nền kinh tế thị trường, văn hóa được coi như những sản phẩm hàng hóa đặc thù và tất yếu bị đẩy vào quá trình thương mại hóa. Quá trình thương mại hóa ấy sẽ tạo ra những thay đổi nhất định đối với sự phát triển các loại hình văn hóa của đất nước cũng như nhu cầu giáo dục, đào tạo về văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, của xã hội. Xu hướng thương mại hóa sẽ gây nên sự mất cân đối trong cạnh tranh phát triển một số loại hình sản phẩm văn hóa.

- Xác định xây dựng và phát triển văn hóa, gia đình là sự nghiệp của toàn dân, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá về các lĩnh vực này; coi đây là một giải pháp lớn của trong việc huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển văn hóa, gia đình. Các giải pháp xã hội hóa văn hóa, đặc biệt đối với

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

70

các loại hình, sản phẩm văn hóa công cộng, có khán giả, có thị trường sẽ có tác dụng tốt hơn. Do đó, ngày càng có nhiều tầng lớp xã hội, thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình phát triển văn hóa. Sự đóng góp của các thành phần này tất yếu sẽ đem lại những tác động tích cực trong việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa trên địa bàn cả nước.

Tất cả những điều trên đặt ra những yêu cầu đối với Hà Giang phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển văn hóa, gia đình khu vực đô thị, khu công nghiệp và nông thôn; giữa vùng trung tâm và vùng ngoại vi; giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại.

2.1.2.2. Xu thế phát triển thể dục thể thao

Thể dục, thể thao Việt Nam trong tương lai sẽ ngày càng tăng cường hội nhập quốc tế, đem lại nhiều cơ hội tiếp cận với xu thế thế dục thể thao toàn cầu. Trong những năm gần đây, chính phủ các quốc gia ngày càng quan tâm và tích cực tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, nhất là tăng cường đầu tư xây dựng các công trình công cộng về TDTT và thúc đẩy phát triển, kinh doanh dịch vụ TDTT giải trí; chương trình giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục đào tạo các cấp được cải cách theo hướng học sinh được tự chọn các nội dung hoạt động thể dục, thể thao phù hợp với thể trạng tâm – sinh lý cá nhân.

Trong phát triển thể thao đỉnh cao, các quốc gia và Việt Nam có xu hướng điều chỉnh thu hẹp số môn thể thao chủ đạo, số lượng vận động viên thể thao có tiềm năng giành huy chương để đầu tư có trọng điểm nhằm mục tiêu giành Huy chương vàng Olympic và ưu tiên môn thể thao nhiều lần giành huy chương vàng Olympic; có sự thay đổi quan niệm trong huấn luyện thể thao truyền thống như tối ưu hóa phương thức huấn luyện, nâng cao trình độ thi đấu của vận động viên trong thời gian ngắn.

Xu hướng ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin, tự động hóa phương pháp vận động và đo lường thể chất trong hoạt động thể dục, thể thao ngày càng phát triển và được coi là yếu tố quan trọng để nâng cao thành tích thể thao. Hoạt động giao lưu quốc tế trong đào tạo nhân tài, hợp tác trao đổi kỹ thuật và công nghệ thể thao cũng được khuyến khích, đẩy mạnh.

Với những xu hướng nêu trên, Hà Giang chắc chắn sẽ phải chú trọng tăng cường đầu tư cho TDTT, tạo sự cạnh tranh quyết liệt, trong việc vươn lên những vị trí xếp hạng cao hơn tại các Đại hội TDTT toàn quốc và hội nhập quốc tế.

2.1.2.3. Xu thế phát triển du lịch

Trong giai đoạn tới, xu hướng di chuyển dòng khách du lịch toàn cầu có biểu hiện ngày càng rõ nét: khách du lịch đến và xuất phát từ khu vực Châu Á-

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

71

Thái Bình Dương có xu hướng tăng trưởng nhanh nhất và tiếp tục tăng trong 02 thập kỷ tới, từ 204 triệu lượt năm 2010 lên đến 535 triệu lượt năm 2030. Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt vào năm 2030. Đây là cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam và tỉnh Hà Giang để đón nhận dòng khách quốc tế đến khu vực ngày càng tăng.

Năm 2020, sự bùng phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có, tác động đáng kể đến sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của Thế giới, trong đó có Việt Nam. Những tác động này đã làm thay đổi xu hướng đi du lịch trước mắt. Theo đó, thị trường nội địa vẫn sẽ là cứu cánh của du lịch với xu hướng du lịch cộng đồng, sinh thái theo nhóm nhỏ, hướng tới những trải nghiệm an toàn. Xu hướng du lịch không chạm và tự động hóa, xu hướng chuyển sang phương thức vận tải cá nhân, xu hướng tìm đến những vùng đất còn hoang sơ với các tour du lịch hướng tới phục hồi và bảo tồn tự nhiên - nơi khách du lịch đóng một vai trò tích cực trong việc giúp phục hồi hệ sinh thái - cũng đang trở nên phổ biến hơn. 

Về tổng thể, trong giai đoạn tới sau đại dịch qua đi, xu hướng khách du lịch hướng tới những hoạt động với những giá trị trải nghiệm mới được hình thành trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống, giá trị tự nhiên, giá trị sáng tạo và công nghệ cao thay vì coi trọng điểm đến như trước đây sẽ là một trong những xu hướng chủ đạo. Bên cạnh đó, cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch ngày càng gay gắt với nhiều yếu tố mới đòi hỏi điểm đến cần có những năng lực mới: thông minh hơn, sáng tạo hơn, năng động hơn, an toàn hơn, hấp dẫn hơn, với những giá trị trải nhiệm đa dạng, độc đáo, khác biệt, chân thực gần gũi với thiên nhiên và văn hóa bản địa, nhân văn hơn, sạch hơn... Xu hướng phát triển sản phẩm du lịch theo hướng du lịch xanh, sản phẩm du lịch đặc thù đi liền với kiểm soát chất lượng dịch vụ trở thành yếu tố chiến lược đối với nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến. Xu hướng phát triển du lịch đi đôi với hoạt động bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

Những xu hướng nêu trên vừa có lợi cho Hà Giang - nơi có đầy đủ các yếu tố để đáp ứng xu hướng mới của khách du lịch nhưng cũng tạo nên những thách thức nhất định, yêu cầu Hà Giang phải có được những sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu mới của khách và cạnh tranh được với các điểm đến trong nước và quốc tế.

2.1.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ

Trong giai đoạn tới, KHCN sẽ tiếp tục phát triển và sẽ có tác động mạnh đến phát triển văn hoá, thể thao và du lịch nói chung và của Hà Giang nói riêng, đặc biệt là cuộc CMCN 4.0.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

72

Đối với lĩnh vực văn hoá, CMCN 4.0 và nền kinh tế số tạo ra những thuận lợi cho sự phát triển văn hóa, giúp chúng ta khai thác tiềm năng kinh tế của văn hóa trên môi trường số. Công nghệ số, internet phát triển kéo theo khả năng tiếp cận các nội dung văn hóa trở nên dễ dàng và không bị giới hạn bởi các đường biên giới quốc gia, điều này cũng đòi hỏi sự khác biệt, độc đáo trong nội dung, ý tưởng của các sản phẩm văn hóa như là một ưu thế cạnh tranh quan trọng. Các nước phát triển trên thế giới đang chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, công nghệ số hóa và sự số hóa các nội dung văn hóa. Những thay đổi này đã đem lại những cơ hội lớn về khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất, góp phần tạo ra các kênh phân phối, quảng bá sản phẩm mới, đòi hỏi những hành động nhạy bén và sự thích ứng liên tục với sự thay đổi của môi trường. Sự chuyển đổi kỹ thuật số và tinh thần kinh doanh đưa ra những cơ hội, khả năng và thách thức mới cho ngành văn hóa về phương thức hoạt động. Ở chiều ngược lại, sự phát triển mạnh mẽ của KHCN mà đặc biệt là công nghệ truyền thông đa phương tiện và kỹ thuật số cùng với thị trường tự do, lĩnh vực văn hóa cần tạo ra sự khác biệt và ứng dụng các tiến bộ KHCN trong việc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ độc đáo, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của công chúng. Sự bùng nổ về thông tin, truyền thông đi kèm với làn sóng giao thoa, du nhập văn hóa với nhiều yếu tố văn hóa mới, có mặt tích cực nhưng cũng có không ít tiêu cực, trong khi trình độ cán bộ và phương tiện kỹ thuật để quản lý những vấn đề mới mẻ này còn hạn chế, dẫn đến sự lúng túng, bị động trong tổ chức thực hiện. Đây là những thách thức không nhỏ đối với tỉnh Hà Giang, nơi mà sự phát triển văn hoá đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về nguồn lực.

Đối với du lịch, sự phát triển của KHCN, nhất là trong thời kỳ bùng nổ internet toàn cầu, CMCN 4.0 có thể tác động lớn đến tất cả các lĩnh vực của hoạt động du lịch, từ phương thức quảng bá xúc tiến du lịch, đến phương thức đi du lịch, trải nghiệm du lịch tại điểm đến của du khách. Dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, KHCN, đặc biệt là công nghệ thông tin – truyền thông cho phép tạo ra các sản phẩm ứng dụng đa dạng cho ngành du lịch. Việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội và các thế hệ mạng di động (4G, 5G),… đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch, các hoạt động du lịch ngày càng được công nghệ hóa, ngày càng trở nên hiện đại hơn và thông minh hơn. Đây là cơ hội cho các tỉnh miền núi như Hà Giang có điều kiện tiếp cận với thế giới để quảng bá tiềm năng du lịch thông qua các phương tiện kỹ thuật số với chi phí phù hợp.

Đối với thể thao, KHCN đã ngày càng tham gia và ảnh hưởng sâu rộng tới mọi hoạt động trong lĩnh vực TDTT. Từ TDTT quần chúng cho tới thể thao thành tích cao, từ công tác đào tạo, huấn luyện VĐV đến việc tổ chức các sự kiện

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

73

TDTT… Trong đó, phải kể đến các công nghệ phân tích gen, cơ, huyết học… cho phép hiểu và đánh giá đầy đủ hơn về con người và cơ thể người. Nhiều thiết bị, máy móc, hiện đại ra đời cho phép đánh giá nhanh và chính xác tình trạng sức khỏe, thể lực của con người hay đánh giá dễ dàng trình độ, năng lực VĐV. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành TDTT Hà Giang bởi nếu không ứng dụng KHCN thì dễ tụt hậu so với các nơi khác trong khi nguồn lực về tài chính và nhân lực của một tỉnh miền núi là rất hạn chế.

2.1.4. Các yếu tố kinh tế - xã hội

Kinh tế phát triển hay đi xuống đều ảnh hưởng đến phát triển VHTTDL từ việc xây dựng, hoạch định chính sách cho đến các nguồn lực dành cho xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao và du lịch …Những nơi có trình độ kinh tế - xã hội phát triển sẽ có điều kiện dành nhiều nguồn lực hơn cho việc đầu tư về cơ sở hạ tầng (đặc biệt là hạ tầng giao thông), xây dựng các thiết chế VHTTDL. Đối với du lịch, sự phát triển kinh tế ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng đón tiếp khách, thể hiện ở mức độ trang bị các thiết bị tại các điểm du lịch, xây dựng duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (Khách sạn, tiệm ăn, phương tiện giao thông, khu vui chơi giải trí...). Bên cạnh đó, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đã tác động, đặt ra những yêu cầu mới đối với phát triển VHTTDL trong đó phải đảm bảo việc hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị truyền thống.

Hà Giang là tỉnh miền núi, địa hình núi cao chia cắt mạnh, trong đó trên 75% là núi đá, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, dân cư phân bố không đều, giao thông đi lại khó khăn. Giai đoạn vừa qua, kinh tế của tỉnh Hà Giang đã có những bước phát triển nhất định: Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 43,65% năm 2015 xuống còn 22,6% vào tháng 6-2020; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2015 - 2020 đạt trên 44.694 tỷ đồng, tăng 71,3% so với giai đoạn 2010 – 2015; toàn tỉnh có 43 xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới….Sự phát triển kinh tế giai đoạn vừa qua của Hà Giang là các yếu tố có tác động tích cực đến phát triển VHTTDL của Tỉnh. Tuy nhiên, kinh tế của Hà Giang phát triển chưa thực sự bền vững; đời sống của một bộ phận người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới; cải cách hành chính ở một số khâu còn chậm, hiệu quả chưa cao; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở mức thấp…Đây là những khó khăn, thách thức đặt ra cho Hà Giang trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển VHTTDL nói riêng trong giai đoạn mới.

Để tạo ra động lực mới cho tỉnh Hà Giang tăng tốc phát triển trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định ba khâu đột phá, đó là: Đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; đột phá

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

74

về phát triển du lịch, nông nghiệp đặc thù hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị; đột phá về tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đồng thời, thực hiện năm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực xã hội hóa để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông; tập trung phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực; xây dựng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và thực hiện tốt chính sách xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững, chăm lo đời sống nhân dân.

Sự quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Giang trong việc phấn đấu xây dựng tỉnh Hà Giang là tỉnh phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp; đến năm 2030 là tỉnh khá trong khu vực trung du miền núi phía Bắc; đến năm 2045 là tỉnh trung bình khá của cả nước là các yếu tố thuận lợi cho phát triển VHTTDL.

Tuy nhiên, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá, hội nhập quốc tế sẽ có tác động làm thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu văn hoá và gia đình; về thị hiếu, lối sống, hệ giá trị, chuẩn mực đòi hỏi các lĩnh vực văn hoá, gia đình phải có cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp. Tỉnh Hà Giang sẽ đứng trước thách thức phải giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa phát triển văn hóa, gia đình khu vực đô thị, khu công nghiệp và nông thôn; giữa vùng nội đô và vùng ngoại thành; giữa lớp văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của du lịch sẽ làm gia tăng khả năng xâm nhập của yếu tố văn hóa ngoại lai không phù hợp với thuần phong mỹ tục của, đặc biệt là đối với phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn tỉnh. Do đó, việc bảo tồn giá trị truyền thống tốt đẹp, duy trì bản sắc dân tộc, bảo vệ giống nòi, xây dựng lối sống, môi trường văn hóa lành mạnh, phòng chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội, triệt tiêu các yếu tố phản văn hóa… trở thành một thách thức lớn không chỉ đối với chính quyền mà còn với toàn thể nhân dân tỉnh Hà Giang.

2.1.5. Sự tác động của các chính sách, chiến lược, quy hoạch, đề án phát triển kinh tế xã hội, văn hoá, thể thao và du lịch của quốc gia có liên quan đến Hà Giang

Trong giai đoạn vừa qua, nhiều chủ trương, chính sách và định hướng phát triển kinh tế xã hội, VHTTDL đã được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển VHTTDL quốc gia nói chung và của Hà Giang nói riêng.

Về kinh tế xã hội, những năm tới, nhiều dự án lớn của quốc gia khi triển khai sẽ có tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội nói chung và VHTTDL nói

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

75

riêng của Hà Giang, trong đó đặc biệt quan trọng là dự án xây dựng tuyến đường kết nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (điểm đầu tại nút giao IC14 cao tốc Hà Nội - Lào Cai; điểm cuối tại thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, đi qua địa phận tỉnh Yên Bái và Hà Giang). Tuyến đường được đầu tư xây dựng sẽ rút ngắn đáng kể thời gian từ Hà Nội với tỉnh Hà Giang, thúc đẩy phát triển kinh tế - thương mại - du lịch. Tuy nhiên, việc đầu tư tuyến đường này khó có thể được thực thiện trước năm 2030. Bên cạnh đó, tuyến đường từ Sapa sang Hà Giang cũng có thể được đầu tư để rút ngắn thời gian từ Hà Nội đến Hà Giang đồng thời kết nối Hà Giang với Khu du lịch quốc gia Sapa của Lào Cai.

Đối với lĩnh vực du lịch, các chủ trương, chính sách về du lịch từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là Luật Du lịch 2017; Nghị quyết 08/NQ-BCT về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030…tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Theo Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, Hà Giang thuộc Khu vực động lực phát triển du lịch Sơn La - Điện Biên - Lào Cai - Hà Giang, một trong 7 khu vực động lực phát triển du lịch của Việt nam. Đây là khu vực động lực có tác dụng thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng miền núi, trung du Bắc Bộ gắn với hành lang Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Các trung tâm đầu mối giao thông đồng thời là bốn trung tâm lưu trú, điều phối khách gồm Mộc Châu, thành phố Điện Biên, thành phố Lào Cai và thành phố Hà Giang. Trục động lực của khu vực này là Mộc Châu - Điện Biên Phủ - Sa Pa - Cao nguyên đá Đồng Văn. Các sản phẩm du lịch chủ yếu của khu vực động lực này bao gồm: du lịch sinh thái gắn với nghỉ dưỡng núi, tìm hiểu văn hóa lối sống cộng đồng, tìm hiểu lịch sử - cách mạng, du lịch thể thao mạo hiểm. Các trục không gian chính của khu vực động lực này là trục đường 279 và Quốc lộ 4. Trục kết nối với Hà Nội là Quốc lộ 6, cao tốc Nội Bài - Lào Cai và Quốc lộ 2.

Về văn hoá, nhiều chính sách và các định hướng trong chiến lược, quy hoạch trong lĩnh vực văn hóa, gia đình đã đi vào thực tế phát huy tác dụng tích cực trong đời sống, góp phần hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, cải thiện môi trường văn hóa, gia đình; văn nghệ sĩ đã được tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo và cống hiến, qua đó từng bước phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong giai đoạn tới, với việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị (ban hành kèm theo Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ) và các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa sẽ có tác động mạnh đến phát triển nền văn hoá của quốc gia cũng như của Hà Giang.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

76

Đối với lĩnh vực thể thao, việc triển khai giai đoạn 2011-2020 của “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030” đã đem lại nhiều thành công cho Hà Giang và việc tiếp tục triển khai đề án trong những năm tiếp theo là điều kiện tốt để phát triển thể dục thể thao đối với Việt Nam nói chung và Hà Giang nói riêng.

2.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

2.2.1. Quan điểm phát triển

1) Phát triển VHTTDL tỉnh Hà Giang phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch của vùng TDMNBB và của cả nước; đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực có liên quan trên địa bàn tỉnh;

2) Khai thác và phát huy tối đa các các thiết chế văn hóa, thể thao hiện có. Thực hiện việc nâng cấp, xây dựng mới các thiết chế phù hợp với quỹ đất, khả năng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu hoạt động văn hóa của từng khu vực trong tỉnh.

3) Phát triển VHTTDL bền vững, theo hướng gắn kết các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch để phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế; bảo tồn các giá trị văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh; bảo vệ và nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ người Hà Giang. Giữ vững được danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

4) Tập trung phát triển du lịch Hà Giang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của cộng đồng, trong đó phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch dựa trên các giá trị tự nhiên và du lịch biên giới với việc lấy du lịch du lịch dựa trên các giá trị tự nhiên gắn với việc khai thác các giá trị di sản Công viên địa chất toàn cầu làm mũi nhọn, du lịch văn hóa làm nền tảng để phát huy tính đặc thù tài nguyên du lịch theo địa bàn của tỉnh.

Phát triển văn hóa Hà Giang theo hướng toàn diện, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tạo mọi điều kiện nâng cao mức hưởng thụ và tham gia hoạt động, sáng tạo văn hoá của nhân dân; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; phòng chống bạo lực gia đình và sự xâm nhập tệ nạn xã hội vào gia đình.

Phát triển thể dục thể thao theo hướng toàn diện; đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao; phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Hà Giang;

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

77

5) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong phát triển VHTTDL. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và khai thác, phát huy các thiết chế văn hóa, thể thao để phục vụ nhân dân.

2.2.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển văn hoá, thể thao và du lịch a) Nhóm các chỉ tiêu về văn hoá, gia đình

- Đến năm 2025 + Tỷ lệ gia đình được công nhận gia đình văn hóa: 75% + Tỷ lệ thôn, tổ dân phố được công nhận làng văn hóa:65% + Tỷ lệ cơ quan, đơn vị được công nhận là cơ quan, đơn vị văn hóa:80%

- Đến năm 2030 + Tỷ lệ gia đình được công nhận gia đình văn hóa: 80% + Tỷ lệ thôn, tổ dân phố được công nhận làng văn hóa:70% + Tỷ lệ cơ quan, đơn vị được công nhận là cơ quan, đơn vị văn hóa:85%

- Đến năm 2050 + Tỷ lệ gia đình được công nhận gia đình văn hóa: 80% + Tỷ lệ thôn, tổ dân phố được công nhận làng văn hóa:75% + Tỷ lệ cơ quan, đơn vị được công nhận là cơ quan, đơn vị văn hóa:90%

b) Nhóm chỉ tiêu về thể dục thể thao - Đến năm 2025

+ Tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên:22,2% + Tỷ lệ gia đình luyện tập thường xuyên:10,2%

- Đến năm 2030 + Tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: 38% + Tỷ lệ gia đình luyện tập thường xuyên:28%

- Đến năm 2050 + Tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên:50% + Tỷ lệ gia đình luyện tập thường xuyên:35%

c) Nhóm chỉ tiêu về du lịch - Đến năm 2025

+ Số lượt khách du lịch: 2,4 triệu lượt + Tổng thu từ khách du lịch: 5.600 tỷ đồng + Đóng góp của du lịch vào GRDP của tỉnh: 7,30 %

- Đến năm 2030 + Số lượt khách du lịch: 3,7 triệu lượt + Tổng thu từ khách du lịch:13.500 tỷ đồng + Đóng góp của du lịch vào GRDP của tỉnh:9,20%

- Đến năm 2050

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

78

+ Số lượt khách du lịch: 8,5 triệu lượt + Tổng thu từ khách du lịch:63.500 tỷ đồng + Đóng góp của du lịch vào GRDP của tỉnh:10%

d) Nhóm chỉ tiêu về thiết chế văn hóa, thể thao - Đến năm 2025

+ Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hoá:75% + Tỷ lệ xã có Nhà văn hóa: 72% + Số Trung tâm VH cấp huyện:11

- Đến năm 2030 + Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hoá:80% + Tỷ lệ xã có Nhà văn hóa: 80% + Số Trung tâm VH cấp huyện:11

- Đến năm 2050 + Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hoá:95% + Tỷ lệ xã có Nhà văn hóa: 95% + Số Trung tâm VH cấp huyện:11

Các chỉ tiêu phát triển nêu trên là các chỉ tiêu phấn đấu ở mức tối thiểu. Số

liệu tổng hợp các chỉ tiêu phát triển văn hoá, thể thao và du lịch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 được mô tả trong bảng 1.2 Phần phụ lục.

2.3. Phương án phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

2.3.1. Phương án phát triển văn hoá

2.3.1.1. Văn hoá cơ sở

* Hoạt động tuyên truyền - Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức tuyên truyền

như tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng hình thức chiếu phim, sử dụng biểu ngữ, băng rôn, áp phích, mỹ thuật cổ động, sân khấu, cuộc thi, hội diễn…

- Tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực về kỹ năng và kiến thức tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Mở rộng hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức sáng tạo, trên các kênh thông tin đại chúng và phương tiện truyền thông mới, thông qua các cuộc vận động phong trào xây dựng văn hoá cơ sở.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; chú trọng nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” kết hợp với tổ chức thực hiện “Nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị”.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

79

- Tiếp tục đầu tư hỗ trợ trang thiết bị cho các đội thông tin tuyên truyền lưu động của các Trung tâm VHTTDL cấp huyện, thành phố nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng nhân dân, doanh nghiệp về vị trí và vai trò của các lĩnh vực văn hoá đối với phát triển bền vững kinh tế -xã hội; nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc bảo vệ và giữ gìn những giá trị di sản văn hoá, truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang.

- Xây dựng và triển khai các Chương trình tuyên truyền của ngành văn hoá trong từng giai đoạn 2021-2025; 2026-2030; đề án nghiên cứu bố trí cụm thông tin cổ động, bảng tin, điểm quảng cáo không vì mục đích sinh lợi trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2030, triển khai đồng bộ chương trình, kế hoạch công tác tuyên truyền; thực hiện xây dựng, nâng cấp các cụm thông tin cổ động, bảng tin, điểm quảng cáo không vì mục đích sinh lợi tại địa bàn các hyện, thành phố đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của tỉnh.

*. Hoạt động văn nghệ quần chúng - Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động nghệ thuật biểu diễn, phát triển mạng

lưới CLB, đội văn nghệ rộng khắp các xã, phường, thị trấn, thôn bản.

- Xây dựng và thực hiện Đề án bảo tồn phát huy giá trị nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật nhảy múa dân gian, nghệ thuật mỹ thuật truyền thống tiêu biểu của các dân tộc tỉnh Hà Giang. Tiếp tục hỗ trợ đồng bào các dân tộc khôi phục và phát triển bền vững các hoạt động sinh hoạt nghệ thuật dân gian trong cộng đồng.

- Củng cố và nâng cao chất lượng tổ chức các cuộc liên hoan, cuộc thi biểu diễn nghệ thuật không chuyên nghiệp. Xây dựng kế hoạch tổ chức liên hoan các câu lạc bộ, đội văn nghệ thông tin cổ động cấp tỉnh. Duy trì liên hoan nghệ thuật biểu diễn không chuyên cấp huyện hàng năm.

- Phát triển mô hình đội nghệ thuật quần chúng bán chuyên và đội nghệ thuật quần chúng phục vụ khách du lịch tại các làng văn hoá – du lịch, điểm phát triển du lịch cộng đồng.

-Tiếp tục phát triển các hình thức nghệ thuật sân khấu học đường. Xây dựng các trung tâm, nhà văn hóa trở thành nơi tổ chức hướng dẫn tập luyện và thu hút sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ nghệ thuật quần chúng đủ mọi lứa tuổi, nghề nghiệp.

- Giai đoạn 2021-2025: Trên cơ sở thực hiện Đề án “Bảo tồn văn hóa truyền thống và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025”, Đề án bảo tồn và phát huy di sản văn hoá trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, xây dựng và nâng cao chất lượng các đội nghệ thuật truyền thống đáp ứng yêu cầu quảng bá, giới thiệu

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

80

di sản văn hoá của các dân tộc tỉnh Hà Giang, hình thành hệ thống sản phẩm, dịch vụ văn hoá hấp dẫn phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Giai đoạn 2026-2030, nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật biểu diễn tại các làng văn hoá- du lịch và các hoạt động biểu diễn ngoài trời, tại các phố đi bộ nhằm hình thành không gian sinh hoạt văn hoá văn nghệ cộng đồng phục vụ du lịch.

* Thư viện

- Giai đoạn 2021-2025: đầu tư nâng cấp hệ thống thư viện của Hà Giang đáp ứng quy định của Nghị định 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện. Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu của hệ thống thư viện công cộng dùng chung đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia. Thư viện cấp tỉnh có phần mềm quản lý thư viện; tra cứu mục lục trực tuyến và các dịch vụ cung cấp tài liệu số. Các thư viện cấp huyện thực hiện liên thông thư viện cấp tỉnh.

Đến năm 2025, hệ thống thư viện công cộng phấn đấu phục vụ trên 230.000 lượt bạn đọc. Phấn đấu số bản tài liệu sách bổ sung và luân chuyển xuống thư viện, điểm đọc sách cơ sở đạt mức giai đoạn trước trở lên. Phấn đấu 30% số thư viện cấp huyện đạt chuẩn. Thành lập được từ 1 - 2 thư viện tư nhân đạt chuẩn thư viện cấp xã.

- Giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện cấp tỉnh, huyện và xã đạt tiêu chuẩn theo quy định. Đầu tư xây dựng hệ thống thư viện cơ sở cấp huyện và xã. Đến năm 2030, phấn đấu 40% số thư viện cấp huyện đạt chuẩn, thành lập được 1 - 2 thư viện tư nhân đạt chuẩn thư viện cấp xã. Đến năm 2050, phấn đấu 70% số thư viện cấp huyện đạt chuẩn, các Thư viện cấp tỉnh, huyện, thành phố đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ thư viện hiện đại: dịch vụ đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo, dịch thuật, sao chép, in ấn tài liệu, thiết kế bài giảng điện tử, trưng bày triển lãm; dịch vụ internet, cung cấp thông tin tham khảo chuyên đề, tìm kiếm thông tin, dịch vụ nghe nhìn; dịch vụ hỗ trợ độc giả là người khiếm thị, khuyết tật; sưu tầm thư tịch và số hóa các dạng tài liệu.

d. Phát hành phim và chiếu bóng - Giai đoạn 2021-2025: + Phấn đấu hàng năm sô buổi chiếu phim đạt chỉ tiêu kế hoạch (từ 1800-

2000 buổi/năm) phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhân dân. Thực hiện đào tạo lại, đào tạo mới kỹ thuật viên, đáp ứng việc sử dụng thiết bị công nghệ mới.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

81

+ Thực hiện tăng cường các buổi chiếu phim chuyện Việt Nam, phim tài liệu – khoa học, phim tư liệu lịch sử, phim có lồng tiếng đồng bào dân tộc thiểu số tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị.

+ Tổ chức các lớp học làm phim cộng đồng, phim ngắn; lớp tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật để đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực điện ảnh của tỉnh. Có cơ chế đặt hàng đối với Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh và các đơn vị làm phim trong nước xây dựng các bộ phim về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc tỉnh Hà Giang, quảng bá du lịch để phát sóng truyền hình tỉnh, bán bản quyền; chiếu phim phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh.

- Giai đoạn từ năm 2026- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 + Đầu tư xây dựng 3-5 rạp chiếu phim tại các đô thị phát triển theo quy mô

và hình thức phù hợp. Vận hành, khai thác các rạp chiếu phim hiện có đảm bảo hiệu quả, thu hút được các tầng lớp nhân dân đến xem góp phần tăng doanh thu hàng năm.

+ Ngành văn hoá phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; các đơn vị làm phim trong nước và nước ngoài sản xuất mỗi năm từ 4 - 5 phim ngắn có chất lượng về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, quảng bá du lịch để phát sóng truyền hình, chiếu phục vụ nhân dân.

+ Từng bước xã hội hóa hoạt động chiếu phim vùng cao; chuyển giao các đội chiếu bóng lưu động về cấp huyện quản lý.

e. Hoạt động quảng cáo - Kết hợp hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan và quảng cáo ngoài

trời trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật, đảm bảo an toàn giao thông, phù hợp mỹ quan đô thị, cảnh quan khu dân cư và có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Khi phối hợp giữa tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị và quảng cáo thương mại trên cùng một diện tích phải đảm bảo phù hợp về nội dung, hình thức và được phép của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

- Ưu tiên các vị trí thuận lợi (giao lộ, đầu mối giao thông, điểm tiếp giáp với các tỉnh bạn, khu vực có lưu lượng người đi đông, không che khuất tầm nhìn...) phục vụ cho các bảng biển tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị. Kế thừa hệ thống tuyên truyền cổ động trực quan và quảng cáo ngoài trời hiện tại đã được cấp phép. Quảng cáo ngoài trời phải gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Giang và gắn kết với nội dung định hướng quy hoạch xây dựng, quy hoạch mạng lưới giao thông để tránh bị chồng chéo khi thực hiện.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

82

- Khuyến khích xã hội hóa công tác tuyên truyền cổ động trực quan và hoạt động quảng cáo ngoài trời, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và sử dụng các hình thức tuyên truyền, quảng cáo đúng vị trí, kiểu dáng, diện tích theo quy định pháp luật về quảng cáo.

- Giai đoạn 2021-2025: + Rà soát, điều chỉnh các bảng quảng cáo xin gia hạn về vị trí, diện tích,

quy mô, hình thức theo quy hoạch được duyệt. + Cấp phép và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các bảng tấm lớn trên

4 tuyến quốc lộ 2, 4C, 34 và 279 và các trục đường liên tỉnh, liên huyện, các giao lộ lớn.

+ Xây dựng hệ thống bảng quảng cáo hộp đèn tại dải phân cách và trên cột điện, các điểm treo băng-rôn quảng cáo tại một số tuyến đường, tuyến phố phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố Hà Giang và đô thị trung tâm các huyện. Xây dựng bảng quảng cáo điện tử (LED) tại một số điểm ở trung tâm thành phố Hà Giang và một số vị trí thuận lợi khác.

- Giai đoạn 2026-2030: + Cấp phép và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các bảng tấm lớn trên

các tuyến quốc lộ, trong đó tập trung xây dựng các bảng tấm lớn quảng cáo trên các tuyến quốc lộ 34, quốc lộ 279;

- Tiếp tục đầu tư, đưa công nghệ mới, hiện đại, tiên tiến (hình ảnh cuộn, hình ảnh quảng cáo di động...) vào loại hình quảng cáo tại khu trung tâm thành phố và trung tâm các huyện, các xã, phường, thị trấn bảo đảm mỗi công trình có thể đầu tư khai thác trong nhiều năm, đem lại hiệu quả cao về quảng cáo.

g. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” - Đẩy mạnh việc thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hoá và xây dựng nông thôn mới theo hướng thực chất, tránh chạy theo bệnh hình thức.

- Tiếp tục nhân rộng các mô hình thành công trong xây dựng đời sống văn hóa văn hóa, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng phát triển các mô hình thành công trong việc xây dựng gia đình, khu dân cư văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, tiên tiến, điển hình; các mô hình xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống, ngăn ngừa tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường ra các địa bàn toàn tỉnh.

- Triển khai phong trào Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá gắn với thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của các ngành, đoàn thể, các phong trào ”Người tốt viẹc tốt”, “Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, công nhân viên chức”; “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Nông dân sản xuất, kinh doanh

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

83

giỏi”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Cựu chiến binh gương mẫu”; “Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong các đơn vị lực lượng vũ trang”;...

- Tiếp tục tăng cường tổ chức định kỳ các hoạt động văn hóa như cuộc thi, liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng. Hàng năm mở các lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa - xã hội, hướng dẫn viên, cộng tác viên cấp xã và hạt nhân văn hóa, thể thao cơ sở; hỗ trợ người dân tham gia sáng tạo, bảo tồn và truyền dạy các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống, phát triển các loại hình du lịch gắn với cộng đồng, phát triển dịch vụ thể dục thể thao...

- Tổ chức các loại hình câu lạc bộ, đội nghệ thuật quần chúng thích hợp để khôi phục và phát triển vốn di sản nghệ thuật truyền thống. Đầu tư cho xã hoặc cụm xã nhà văn hóa - thể thao xã và các điểm văn hóa - vui chơi giải trí, tạo điều kiện cho nhân dân vùng đảo tiếp cận dễ dàng thuận tiện các hoạt động văn hóa nghệ thuật.

- Hỗ trợ phát triển phong trào xây dựng văn hóa cơ sở bằng các cơ chế, chính sách đặc thù theo mỗi loại hình thiết chế văn hóa, vùng lãnh thổ, đối tượng dân cư, loại hình hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất những giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại.

- Nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Khuyến khích người có uy tín trong đồng bào dân tộc vận động đồng bào thực hiện nếp sống văn minh, đoàn kết, nâng cao cảnh giác "diễn biến hòa bình" để góp phần ổn định an ninh biên giới và bảo vệ lãnh thổ tổ quốc.

- Giai đoạn 2021- 2025 + Tiếp tục triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang

đến năm 2025 với các tiêu chí về văn hóa đã được UBND tỉnh phê duyệt. Phấn đấu đến năm 2025 có trên 42% xã đạt chuẩn xã nông thôn mới. Tiếp tục xây dựng bền vững mô hình làng văn hóa- du lịch cộng đồng gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới;

+ Phấn đấu từ 75% số hộ gia đình trở lên được công nhận là gia đình văn hóa; từ 65% số làng, bản, tổ dân phố trở lên được công nhận là làng, bản, tổ dân phố văn hóa; từ 80% số cơ quan, đơn vị trở lên được công nhận là cơ quan văn hóa, đơn vị văn hóa; từ 35% số phường, thị trấn trở lên đạt chuẩn văn minh đô thị.

- Giai đoạn từ năm 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2050 + Củng cố các thành tích danh hiệu văn hóa đạt được trong giai đoạn

202021-2025, điều chỉnh phương thức hoạt động của phong trào phù hợp với điều kiện phát triển của đời sống kinh tế- xã hội.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

84

+ Đến năm 2030, từ 80% số hộ gia đình trở lên được công nhận là gia đình văn hóa; từ 70% làng, bản, tổ dân phố trở lên được công nhận là làng, bản, tổ dân phố văn hóa; từ 85% cơ quan, đơn vị trở lên được công nhận là cơ quan văn hóa, đơn vị văn hóa; từ 61% số phường, thị trấn trở lên đạt chuẩn văn minh đô thị. 60% số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới.

h. Một số hoạt động dịch vụ quán bar, karaoke, vũ trường, trò chơi điện tử - Đến năm 2025: Thực hiện rà soát, đánh giá mạng lưới cơ sở kinh doanh

quán bar, karaoke, vũ trường, trò chơi trực tuyến trên địa bàn các huyện, thành phố. Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ văn hóa lành mạnh. Từng bước tăng tỷ trọng nguồn thu dịch vụ văn hóa trong tỷ trọng nguồn thu dịch vụ của tỉnh. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động cơ sở dịch vụ văn hoá. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, xử lý các vi phạm theo quy định.

- Giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030: Đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng cao; nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của công chúng. Tập trung xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ văn hóa ra nước ngoài. Hình thành một số sản phẩm, dịch vụ văn hóa có thương hiệu uy tín, có sức cạnh tranh. Đảm bảo 100% các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng và cung cấp dịch vụ công.

2.3.1.2. Bảo tồn, bảo tàng

- Tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá gắn với khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên Đá Đồng Văn, các di tích- danh thắng nằm trong khu vực trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh, các di sản văn hoá phi vật thể thuộc Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, các di sản văn hoá có nguy cơ bị mai một.

- Phát huy vai trò của các Hội nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn, phát huy các loại hình nghề thủ công truyền thống, âm nhạc, nhảy múa dân gian, tri thức dân gian... để tạo ra các sản phẩm văn hoá phong phú, độc đáo phục vụ phát triển du lịch.

-Tiếp tục duy trì tổ chức các lễ hội lớn của tỉnh; thực hiện tốt công tác sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi các loại hình dân ca, dân vũ, sinh hoạt nghi lễ, trò chơi dân gian truyền thống các dân tộc.

- Lập kế hoạch xây dựng đề án, đề tài khoa học nghiên cứu, bảo tồn về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2030..

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

85

Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý di sản văn hoá hướng đến các đối tượng cán bộ quản lý, hạt nhân Hội nghệ nhân dân gian tuyến cơ sở.

- Giai đoạn 2021 - 2025: Tiếp tục xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận, xếp hạng số lượng di tích cấp tỉnh và di tích quốc gia đạt mức giai đoạn trước. Thực hiện tu bổ, tôn tạo mỗi năm 2-3 di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia; tiếp tục hỗ trợ bảo tồn phát triển nghề thủ công truyền thống và lễ hội hoặc loại hình dân ca, dân vũ tiêu biểu gắn với hoạt động phát triển du lịch cộng đồng. Xây dựng đề án thành lập bộ phận Trung tâm Dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể thuộc Bảo tàng tỉnh quản lý.

- Giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận, xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia. Duy trì thực hiện tu bổ, tôn tạo mỗi năm 2-3 di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia. Hỗ trợ bảo tồn và phát triển thêm các nghề thủ công truyền thống và lễ hội, nghệ thuật âm nhạc dân gian, nhảy múa dân gian tiêu biểu ở mỗi huyện gắn với hoạt động phát triển du lịch cộng đồng. Thành lập nhà trưng bày truyền thống tại các huyện bằng nguồn vốn xã hội hoá gắn với mô hình bảo tồn làng văn hoá - du lịch được xây dựng thành công giai đoạn trước.

2.3.1.3. Nghệ thuật biểu diễn

a. Giai đoạn 2021-2025:

- Khuyến khích các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân đầu tư xây dựng nhà triển lãm, phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật tổng hợp và chuyên đề theo chính sách xã hội hóa của Nhà nước. Tổ chức các cuộc thi, triển lãm tác phẩm nghệ thuật quy mô cấp tỉnh, cấp vùng; tham gia từ 5-6 hội thi, liên hoan, hội diễn toàn quốc do Cục Nghệ thuật biểu diễn – Bộ VHTTDL tổ chức.

- Tăng cường phổ biến, giới thiệu tác phẩm văn học nghệ thuật dưới nhiều hình thức, kênh chuyển tải đa dạng để nâng cao mức hưởng thụ nghệ thuật của nhân dân trong tỉnh, hướng mỗi cá nhân, cộng đồng vào giá trị chân, thiện, mỹ của cuộc sống; đồng thời góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự xã hội.

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh. Tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ sáng tạo tác phẩm thông qua hoạt động Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Hỗ trợ đưa tác phẩm văn học nghệ thuật về cơ sở phục vụ nhân dân.

- Tập trung sáng tác về các đề tài thế mạnh của tỉnh như Dân tộc - Miền núi, lịch sử, cách mạng, Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn; Phong trào Xây dựng nông thôn mới; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

86

- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động nghệ thuật biểu diễn, phát triển mạng lưới CLB, đội văn nghệ rộng khắp các xã, thôn bản. Các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp phấn đấu thực hiện 100 - 120 buổi biểu diễn nghệ thuật/năm.

- Xây dựng và thực hiện Đề án bảo tồn phát huy giá trị nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật nhảy múa dân gian, nghệ thuật mỹ thuật truyền thống tiêu biểu của các dân tộc tỉnh Hà Giang. Khôi phục và phát triển bền vững các hoạt động sinh hoạt nghệ thuật dân gian trong cộng đồng. Xây dựng mô hình nghệ thuật biểu diễn không chuyên nghiệp đưa vào phục vụ du lịch tại các khu du lịch, đặc biệt là gắn với loại hình du lịch cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

- Củng cố và nâng cao chất lượng tổ chức các cuộc liên hoan, cuộc thi biểu diễn nghệ thuật không chuyên nghiệp. Phát triển hình thức nghệ thuật sân khấu học đường. Xây dựng các trung tâm, nhà văn hóa trở thành nơi tổ chức hướng dẫn tập luyện và thu hút sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ nghệ thuật quần chúng đủ mọi lứa tuổi, nghề nghiệp.

b. Giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Đầu tư xây dựng công trình mỹ thuật công cộng tại các khu đô thị mới và khu vực trọng điểm du lịch của tỉnh. Tăng cường hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm tại các khu du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn cho du khách và quảng bá văn hóa nghệ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa- du lịch. Xây dựng và nhân rộng mô hình tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách tại các khu du lịch.

- Tăng cường thực hiện đăng cai tổ chức các sự kiện triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh cấp tỉnh, vùng, quốc gia; tham gia từ 5-6 hội thi, liên hoan, hội diễn toàn quốc do Cục Nghệ thuật biểu diễn – Bộ VHTTDL tổ chức.

- Tiếp tục tăng cường tổ chức hoạt động chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật tại cơ sở phục vụ nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới. Các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp phấn đấu thực hiện 100 - 120 buổi biểu diễn nghệ thuật/năm phục vụ công chúng khán giả đô thị và đồng bào các dân tộc sinh sống ở khu vực nông thôn.

- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác phát triển văn hóa nghệ thuật giữa tỉnh Hà Giang với các địa phương trong vùng và với cả nước. Đẩy mạnh hoạt động giao lưu nghệ thuật ngoại giao nhân dân với các nước, trong đó ưu tiên các nước có chung đường biên giới với Việt Nam nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, bảo đảm quốc phòng an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia.

- Từng bước bổ sung và đa dạng hóa nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật từ nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nâng mức giải

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

87

thưởng, kinh phí hỗ trợ tác phẩm văn học nghệ thuật để khuyến khích các nghệ sỹ tham gia sáng tác. Tiếp tục xây dựng và ban hành cơ chế và quy định hình thức tôn vinh các nghệ sỹ, nghệ nhân xứng đáng trong lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác; hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật có giá trị và đóng góp xây dựng nền văn học nghệ thuật tỉnh nhà.

2.3.2. Phương án phát triển thể thao

2.3.2.1. Thể dục thể thao cho mọi người

Phấn đấu đảm bảo đạt được các mục tiêu về số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và số gia đình luyện tập thường xuyên đã đề ra cho các năm 2025,2030,2040 và 2050.

a) TDTT quần chúng.

- Phát triển các môn, các nội dung thể dục thể thao phù hợp với khu vực, lứa tuổi, đối tượng:

+ Phát triển theo khu vực:

.Khu vực nông thôn: Bóng đá, Bóng chuyền, Điền kinh, Cầu lông, Võ, bơi lội, kéo co, đẩy gậy, tung còn, bắn nỏ, đánh cù, khà kheo;

.Khu vực thành thị: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Quần vợt, Cầu lông, Thể dục thể hình, Thể dục thẩm mỹ, Khiêu vũ thể thao, Patin, Bơi lội, các môn Võ…

+ Phát triển phù hợp với đối tượng, lứa tuổi:

Đối với công chức, viên chức: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng bàn, Quần vợt...;

Đối với thanh niên, thiếu niên, nhi đồng: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng bàn, Quần vợt, Đá cầu, Bơi lội, Cờ vua, các môn Võ …

Người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Cầu lông, Bóng bàn, Bóng đá, Đi bộ, Thể dục dưỡng sinh, Cờ tướng, Bóng chuyền hơi… Lực lượng vũ trang: các môn Võ, Chạy Việt dã, Bóng chuyền, Bóng đá, Cầu lông, Bóng bàn, Quần vợt, Bơi lặn, Bắn súng thể thao, …

- Đẩy mạnh tổ chức các giải thi đấu, biểu diễn, giao lưu thể thao thích hợp theo từng đối tượng, lứa tuổi, vùng miền. Khuyến khích phát triển các tụ điểm thể thao giải trí, các hình thức TDTT gắn với các hoạt động văn hoá, khu du lịch, lễ hội truyền thống của địa phương, Khuyến khích thành lập các đội bóng, Câu lạc bộ TDTT, xây dựng hệ thống thi đấu TDTT trong công chức, viên chức và ở các doanh nghiệp.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

88

- Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nhân điển hình tiên tiến về TDTT, gia đình thể thao gắn với mô hình gia đình văn hoá trong các cụm dân cư, thôn, bản. Thành lập mới các câu lạc bộ TDTT; mở các cơ sở tập luyện TDTT phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa.

- Phát triển TDTT trong nhà trường.

+ Trường phổ thông: Các định hướng phát triển chính là:

Đảm bảo chương trình giảng dạy TDTT nội khoá và phát triển các hoạt động TDTT ngoại khoá trong trường học phù hợp với “Chương trình Quốc gia nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam bằng giải pháp dinh dưỡng và TDTT từ năm 2011 - 2030” và phù hợp với đặc điểm của tỉnh Hà Giang.

Phát triển TDTT trường học trong các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt đối với các trường tiểu học, trung học cơ sở; ở mức độ nhất định có thể thí điểm phát triển trò chơi bóng đá với các trường mẫu giáo; phát triển bóng đá ở các trường trung học phổ thông trọng điểm. Phổ cập rộng rãi hoạt động ngoại khoá các môn chạy chậm vừa sức vì sức khoẻ, thể dục nhịp điệu, vũ đạo thể thao, một số bài quyền, trò chơi vận động, các bài tập vươn duỗi cơ thể (các môn không cần điều kiện cơ sở vật chất phức tạp).

Thành lập các câu lạc bộ TDTT trường học (từ 2 - 4 môn thể thao) để quản lý, khuyến khích các hoạt động tập luyện, thi đấu thể thao ngoại khoá. Tổ chức thể thao ngoại khoá, các môn thể thao phổ thông như: Bóng chuyền, điền kinh, bóng đá, cầu lông, cờ vua, kéo co, … Thành lập một số lớp năng khiếu thể thao trong các trường phổ thông có điều kiện.

Tăng cường đội ngũ giáo viên chuyên trách TDTT, đảm bảo cơ sở vật chất tối thiểu cho hoạt động TDTT ngoại khoá tại các câu lạc bộ TDTT trường học;

Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo thành lập một số lớp năng khiếu thể thao trong các trường phổ thông có điều kiện, phối hợp tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh sớm thành lập Trường Phổ thông Năng khiếu TDTT của tỉnh để tìm kiếm, tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao làm tiền đề phát triển thể thao thành tích cao, thể thao học đường.

+ Trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề.

Đảm bảo chương trình thể dục nội khoá theo hướng khuyến khích sinh viên chọn môn thể thao ưa thích. Khuyến khích sinh viên hoạt động thể thao ngoại khoá chủ yếu với các môn thể thao, như: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, cờ vua, điền kinh…

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

89

Tiến hành tuyển chọn và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho huấn luyện viên đủ khả năng huấn luyện nâng cao thành tích một số môn thể thao; tuyển chọn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho trọng tài của từng trường.

Xây dựng hệ thống thi đấu thể thao hàng năm và tăng cường giao lưu thi đấu thể thao giữa các trường trong khu vực, toàn quốc.

c) Hệ thống tổ chức thi đấu thể dục, thể thao

- Hệ thống thi đấu TDTT cho mọi người:

+ Đại hội TDTT: cấp xã, huyện 4 năm/lần. Hội thi thể thao người cao tuổi, phụ nữ, nông dân 2 năm/lần (năm chẵn).

+ Hội khoẻ Phù Đổng: cấp trường 1 năm/lần; cấp huyện, thành phố 2 năm/ lần; cấp tỉnh 2 năm/lần.

+ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2 năm/lần (năm lẻ).

+ Giải thi đấu các môn thể thao phong trào cấp tỉnh mỗi năm tổ chức 15 - 18 giải thể thao; cấp huyện 10 - 12 giải/năm; cấp xã 3 - 4 giải/năm; cấp ngành ít nhất 2 giải/năm.

- Tham gia các giải thể thao trong nước, quốc tế: Giải, Hội thi thể thao quần chúng, Ngày hội VHTT&DL, Hội thi thể thao dân tộc thiểu số khu vực và một số giải thể thao giải trí. Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc 4 năm/lần.

2.3.2.2. Thể thao thành tích cao

Phấn đấu tăng dần số huy chương thể thao thành tích cao, trong đó, đến năm 2030 đạt 57 huy chương/năm và 2050 đạt trên 120 huy chương/năm. Số lần tham gia các giải trong nước trung bình 30-35/giải/năm.

a. Định hướng môn thể thao thành tích cao.

- Phát triển một số môn thể thao cá nhân (Pencaksilat, Wushu, Boxing, Vật...) và các môn thể thao có sức bền, sức mạnh (điền kinh) là các môn phù hợp với đặc điểm là một tỉnh miền núi, phù hợp với nhân tố con người Hà Giang (có tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh mẽ, linh hoạt…).

- Phát triển các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Olympic, Asiad, SEA Games là truyền thống của Hà Giang và trong những năm gần đây đã giành được huy chương trong Đại hội TDTT toàn quốc, giải vô địch quốc gia cần được chọn là môn thể thao trọng điểm, bao gồm:

+ Các môn thể thao trọng điểm nhóm I: 1. Pencatsilat, 2. Wushu, 3. Vật nữ 4. Bóng Ném, 5. Điền Kinh, 6. Vovinam

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

90

+ Các môn thể thao nhóm II: 1. Bắn nỏ 2. Đẩy gậy 3. Bóng đá 4. Võ cổ truyền 5. Kicboxing. 6. Cầu Lông 7. Bóng bàn; 8. Muaythai

+ Các môn thể thao nhóm III: Là các môn mà Hà Giang có điều kiện phát triển gồm 8 môn: 1. Quần vợt 2. Bi sắt 3. Xe đạp 4. Bơi, Lặn 5. Bóng chuyền 6. Bắn cung 7. Billiards & Snooker 8. Bắn súng

Trong quá trình thực hiện, tuỳ theo thành tích thi đấu có thể điểu chỉnh môn thể thao trọng điểm nhóm I và các môn thể thao nhóm II, việc xác định số lượng các môn thể thao trọng điểm sẽ được quy hoạch trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, các môn thể thao nhóm I được đầu tư nhiều hơn các môn thể thao nhóm II và nhóm III.

- Phát triển các môn thể thao hiện có các điều kiện tối thiểu để phát triển về thể chế và hệ thống quản lý, huấn luyện viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống thi đấu chọn là môn thể thao trọng điểm. Phát triển các môn thể thao đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của đa số người dân trong tỉnh, đại đa số người tập TDTT là thanh thiếu niên và nhi đồng cần được chọn là môn thể thao trọng điểm.

b. Phân bố địa bàn trọng điểm phát triển và bồi dưỡng năng khiếu nghiệp dư thể thao cấp huyện.

Căn cứ vào truyền thống và điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác huấn luyện thể thao ở những giai đoạn ban đầu nhằm phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu thể thao ở các huyện, thị, thành được phân bổ phát triển từng môn thể thao như sau:

- Thành phố Hà Giang (24 môn): Wushu, Pencatsilat, Bóng ném, Vật nữ, Vovinam, cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng đá, Cờ tướng, Quần vợt, Thể dục dưỡng sinh, Billard Snooker, Xe đạp, Thể hình, Thể dục Thẩm mỹ, Aerobic, Bơi, Bóng rổ, Karatedo, Cờ vua, Muaythai, Boxing, Khiêu vũ Thể thao.

- Huyện Bắc Mê (16 môn): Wushu, Pencatsilat, Bóng ném, Vật nữ, Vovinam, Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Aerobic, Billard Snooker, Bơi, Điền kinh, Bóng rổ, Đua thuyền, Thể dục Thẩm mỹ, Khiêu vũ thể thao, Bóng ném, Muaythai.

- Huyện Vị Xuyên (21 môn): Wushu, Pencatsilat, Bóng ném, Vật nữ, Vovinam, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng đá, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Bơi, Bóng rổ, Điền kinh, Cờ vua, Muaythai, Boxing, Thể dục Thẩm mỹ, Khiêu vũ Thể thao, Bi sắt.

- Huyện Bắc Quang (20 môn): Wushu, Pencatsilat, Bóng ném, Vật nữ, Vovinam, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng đá, Cờ tướng, Thể dục dưỡng

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

91

sinh, Bóng rổ, Điền kinh, Cờ vua, Thể hình, Thể dục Thẩm mỹ, Muaythai, Boxing, Khiêu vũ Thể thao, Bơi.

- Huyện Yên Minh (17 môn): Wushu, Pencatsilat, Bóng ném, Vật nữ, Vovinam, Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Điền kinh, Cờ vua, Thể dục Thẩm mỹ, Thể hình, Bóng rổ, Bơi.

- Huyện Đồng Văn (21 môn): Wushu, Pencatsilat, Bóng ném, Vật nữ, Vovinam, Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Boxing, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Aerobic, Billard Snooker, Điền kinh, Cờ vua, Thể dục Thẩm mỹ, Thể hình, Bóng ném, Bơi, Muaythai.

- Huyện Mèo Vạc (19 môn): Wushu, Pencatsilat, Bóng ném, Vật nữ, Vovinam, Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Aerobic, Điền kinh, Cờ vua, Thể dục Thẩm mỹ, Thể hình, Bóng rổ, Bơi, Muaythai.

- Huyện Hoàng Su Phì (16 môn): Wushu, Pencatsilat, Bóng ném, Vật nữ, Vovinam, Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Điền kinh, Cờ vua, Bi sắt, Bóng rổ, Muaythai.

- Huyện Xín Mần (16 môn): Wushu, Pencatsilat, Bóng ném, Vật nữ, Vovinam, Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Điền kinh, Cờ vua, Bi sắt, Bóng rổ, Muaythai.

- Huyện Quang Bình (16 môn): Wushu, Pencatsilat, Bóng ném, Vật nữ, Vovinam, Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ tướng, Điền kinh, Cờ vua, Bi sắt, Bóng rổ, Thể dục dưỡng sinh, Bơi.

- Huyện Quản Bạ (16 môn) : Wushu, Pencatsilat, Bóng ném, Vật nữ, Vovinam, Cầu lông, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng chuyền, Cờ tướng, Điền kinh, Cờ vua, Bi sắt, Bóng rổ, Thể dục dưỡng sinh, Muaythai.

c. Định hướng hệ thống đào tạo VĐV.

Về cơ bản, thể chế quản lý hệ thống đào tạo VĐV thể thao thành tích cao của Hà Giang theo 3 tuyến:

Tuyến VĐV năng khiếu đào tạo bán tập trung:Là những VĐV có năng khiếu thể thao rõ rệt, số VĐV này được tuyển chọn, tập luyện tại Trường phổ thông năng khiếu TDTT, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT, Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện, thị, thành phố. VĐV được Nhà nước đầu tư đào tạo toàn bộ, học văn hoá theo chương trình phổ thông bình thường hoặc chương trình bổ túc văn hoá nhưng theo thời gian biểu thuận lợi cho tập luyện nâng cao thành

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

92

tích thể thao. VĐV được quản lý theo quy chế, theo hợp đồng, tham gia thi đấu theo hệ thống cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Tuyến VĐV đội tuyển trẻ: Là những VĐV trẻ có triển vọng, có động cơ trở thành VĐV ưu tú chuyên nghiệp. Số VĐV này tập luyện tại Trường phổ thông năng khiếu TDTT, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh. VĐV được Nhà nước đầu tư đào tạo toàn bộ, học văn hoá theo chương trình phổ thông bình thường hoặc chương trình bổ túc văn hoá nhưng theo thời gian biểu thuận lợi cho tập luyện nâng cao thành tích thể thao. VĐV được quản lý theo quy chế, theo hợp đồng do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành. Thi đấu theo hệ thống cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Tuyến VĐV đội tuyển tỉnh:Là những VĐV xuất sắc có tài năng thể thao, VĐV được Nhà nước đầu tư toàn diện về giáo dục, học văn hoá, tập luyện nâng cao thành tích, thi đấu trong và ngoài nước, tập huấn tại tỉnh và ngoài tỉnh, các chế độ chính sách khác. VĐV tập luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT, Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia, tập huấn ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài. Đầu tư đào tạo VĐV nhờ nguồn kinh phí của Tỉnh, kết hợp với nguồn kinh phí của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (nếu VĐV là thành viên đội tuyển quốc gia hoặc VĐV trẻ quốc gia). VĐV thi đấu theo hệ thống thi đấu quốc gia, quốc tế.

d. Định hướng VĐV thể thao thành tích cao.

Định hướng phát triển và chỉ tiêu cần đạt của các VĐV thể thao thành tích cao theo các môn trọng điểm nhóm I,II,III nêu trong các bảng 3.2.2, bảng 3.2.3 và bảng 3.2.4 phần phụ lục.

Đối với 6 môn trọng điểm nhóm I là những môn thể thao cơ bản trong chương trình thi đấu của các Đại hội TDTT, là môn đặc trưng cho thể lực, kỹ thuật. Với nền thể chất của người dân vùng cao, các VĐV của Hà Giang có một số tố chất thể lực đặc trưng về sức mạnh, sức bền. Vì thế, cần đảm bảo tối đa điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí và huấn luyện viên; Xây dựng một số lớp năng khiếu trong các trường phổ thông; Duy trì tổ chức các giải thi đấu của 6 môn trong Hội khoẻ Phù Đổng các cấp học hàng năm, nhằm phát hiện, tuyển chọn được các VĐV có năng khiếu…

Các môn thể thao nhóm II và nhóm III có thể kết hợp tuyến nghiệp dư ở các huyện với số lượng VĐV không lớn sau đó tuyển chọn chuyển lên tuyến VĐV năng khiếu được đào tạo tập trung. Hệ thống đào tạo theo hình lăng trụ không có chân đế rộng, gần như đào tạo “gà nòi”.

e. Định hướng hệ thống tổ chức thi đấu TDTT.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

93

- Hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao

+ Đại hội TDTT toàn tỉnh 4 năm/lần.

+ Tổ chức 2 - 3 giải/năm ở các môn thể thao.

+ Đăng cai 2 - 3 giải thể thao khu vực, toàn quốc/năm.

- Tham gia các giải thể thao trong nước, quốc tế:

- Đại hội TDTT toàn quốc 4 năm/lần.

- Giải Vô địch toàn quốc, giải trẻ, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc ở các môn thể thao thành tích cao hàng năm.

- Một số vận động viên tiêu biểu tham gia các giải Đông Nam Á, Châu Á ở một số môn thể thao thế mạnh của tỉnh: Wushu, Pencatsilat, Bóng ném.

2.3.3. Phương án phát triển du lịch

2.3.3.1. Phát triển sản phẩm và thị trường du lịch

a) Phát triển sản phẩm du lịch

So sánh với các sản phẩm du lịch trong vùng và các vùng du lịch khác trong cả nước thì Hà Giang có những khó khăn về khả năng tiếp cận, hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật nhưng lại có nhiều điểm lợi thế ở sự khác biệt và nguyên bản trong các dạng tài nguyên, trong đó có những tài nguyên có giá trị lớn ở tầm cỡ quốc tế và quốc gia có thể có sức hấp dẫn lớn và hình thành những sản phẩm du lịch đặc thù thu hút thị trường. Và điểm quan trọng là cùng với sự phát triển liên tục về các điểm đến, các sản phẩm du lịch trong nước và trong vùng Trung du miền núi phía bắc thì Hà Giang là điểm đến với các sản phẩm mới hình thành. Dựa vào những tiềm năng du lịch tại Hà Giang, những định hướng phát triển của Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và thông qua những phân tích cung - cầu và những lợi thế cần huy trong việc phát triển sản phẩm du lịch ở Hà Giang định hướng phát triển sản phẩm du lịch theo 3 nhóm sản phẩm du lịch: các sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch chính và sản phẩm du lịch bổ trợ như sau:

* Hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù tại Hà Giang

- Khám phá, chinh phục địa hình: Khám phá các địa hình núi non hiểm trở, đỉnh Tây Côn Lĩnh, đỉnh Chiêu Lầu Thi, đỉnh Mã Pì Lèng, núi Tù Sán; Chinh phục điểm địa đầu tổ quốc Cột cờ Lũng Cú.

- Thưởng ngoạn cảnh quan đặc biệt: Chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên các khu vực: đỉnh Mã Pì Lèng-sông Nho Quế, Núi Đôi – Cổng Trời, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, những thung lũng hoa tam giác mạch…

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

94

- Tìm hiểu địa chất: Gắn với các giá trị địa chất của Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn: tìm hiểu địa chất địa mạo, nghiên cứu khoa học về kiến tạo địa chất và lớp vỏ trái đất, tìm hiểu nền văn hóa gắn với các tầng địa chất…

- Thể thao mạo hiểm: Các hoạt động leo núi, đua mô tô, đi xe đạp, dù lượn…trên các địa hình phức tạp nhưng cảnh quan phong phú như đỉnh Tây Côn Lĩnh, đỉnh Chiêu Lầu Thi, núi Tù Sán

- Tham gia lễ hội: Tham gia chợ tình Khâu Vai; lễ hội nhảy lửa; lễ hội cấp sắc.

* Hệ thống sản phẩm du lịch quan trọng và bổ trợ tại Hà Giang

- Các sản phẩm du lịch quan trọng:

+ Du lịch sinh thái: Thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiênThác Tiên – Đèo gió ; núi Cấm; Tìm hiểu hệ sinh thái núi cao; Du ngoạn hồ Quang Minh, hồ thủy điện Thái An, hồ thủy điện Na Hang, sông Chừng…

+ Du lịch cộng đồng: Tìm hiểu cuộc sống, sinh hoạt, tập tục của cộng đồng; Nghỉ tại nhà dân; Tham gia các hoạt động cùng cộng đồng dân cư; Tìm hiểu hoạt động canh tác của cộng đồng dân cư;

+ Tìm hiểu văn hoá và các giá trị kiến trúc đặc trưng gắn với văn hóa lịch sử: Tham quan kiến trúc Nhà Vương , Kiến trúc phổ cổ Đồng Văn, ẩm thực địa phương

- Các sản phẩm du lịch bổ trợ:

+ Khám phá hang động: Tìm hiểu, khám phá hệ thống hang động gồm các hang Khố Mỉ, Động Nguyệt, hang Rồng, Nà Luông, Bó Khiếu, Đán Cúm, Nà Chảo, Thiên Thủy, Đán Pióong, Vần Chải…

+ Du lịch tâm linh: Tham quan, chiêm bái chùa Sùng Khánh, Nậm Dầu, Bình Lâm, Đình Mường, Đền Mẫu, đền Thác Con, Đền Trần, Đề Chúa bà, Đền Mắt rồng, Miếu Ông – Miếu Bà…

+ Tìm hiểu làng nghề: Tham quan, tìm hiểu các làng nghề: dệt thổ cẩm Lùng Tám, My Bắc, Hồ Thầu; làng nghề mây tre đan (Bắc Quang, Quang Bình); chế tác khèn Mông (Đồng Văn), chạm bạc dân tộc Dao Cao Bồ (Vị Xuyên), nghề rèn đúc (Mèo Vạc)…

+ Tìm hiểu di tích lịch sử – Cách mạng: Tham quan, tìm hiểu các di tích: Căng Bắc Mê; tiểu khu Trọng Con, di tích Nàn Ma

+ Du lịch mua sắm: Khai thác hệ thống các chợ trung tâm, chợ đầu mối tại thành phố Hà Giang và trung tâm các huyện lỵ; hệ thống chợ phiên của đồng bào vùng cao; chợ biên mậu, cửa khẩu,... để phát triển các sản phẩm du lịch kết hợp

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

95

với thương mại, mua sắm.

+ Du lịch công vụ, du lịch MICE: nghiên cứu, phát triển loại hình du lịch kết hợp công vụ, tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện tại thành phố Hà Giang và tại trung tâm du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn, đáp ứng nhu cầu đối với những phân khúc thị trường khách là doanh nhân, thương nhân, nhà nghiên cứu, học sinh sinh viên, các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế.

+ Các sản phẩm du lịch bổ trợ mới: Du lịch chăm sóc sức khoẻ và du lịch về đêm, trong đó, du lịch chăm sóc sức khoẻ được phát triển tại một số vùng trồng cây dược liệu với hình thức du lịch mua dược liệu, chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian của đồng bào dân tộc vùng cao; du lịch về đêm được phát triển tại thành phố Hà Giang và một số trung tâm huyện lỵ có tiềm năng như Mèo Vạc (chợ đêm Mèo Vạc), Đồng Văn (chợ đêm phố cổ Đồng Văn).

b) Phát triển thị trường du lịch

Phát triển đồng thời thị trường quốc tế và nội địa. Tuy nhiên, thị trường nội địa vẫn sẽ là thị trường chiếm tỷ lệ lớn và được định hướng là thị trường chính trong vòng 10 năm tới của du lịch Hà Giang. Theo đó, trước năm 2030, tập trung thu hút chủ yếu là thị trường nội địa với tất cả các phân khúc thi trường. Sau năm 2030 thu hút cả thị trường nội địa và quốc tế, ưu tiên phân khúc cao cấp khi CSVCKT sẵn sàng.

* Thị trường khách quốc tế

- Các thị trường trọng điểm: bao gồm Tây Âu và Bắc Mỹ; châu Đại Dương (Úc và Niu-Di lân), Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

+ Thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ: Đây là hai thị trường gửi khách truyền thống, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Hà Giang (chiếm 63,5% năm 2019) và có tốc độ tăng trưởng dương liên tục trong những năm gần đây. Đối tượng khách đến từ thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ có khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài ngày. Đặc điểm của hai thị trường này là khách ưa thích các loại hình du lịch tham quan thắng cảnh, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hoá của cộng đồng của người dân bản địa, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc vùng cao, với những giá trị văn hoá, tự nhiên còn nguyên vẹn. Đặc điểm này rất phù hợp với tiềm năng và thế mạnh nổi trội của du lịch Hà Giang. Do đó, Hà Giang cần có chiến lược cụ thể để thu hút và giữ chân đối tượng khách đến từ hai thị trường này. Đối với thị trường Tây Âu, tập trung phát triển thị trường khách đến từ các quốc gia Pháp, Hà Lan, Anh, Đức và Tây Ba Nha. Năm thị trường này là những thị trường gửi khách hàng đầu, chiếm tỷ trọng đến 45,8% trong cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Hà Giang thời gian qua. Đối với thị trường Bắc Mỹ,

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

96

chú trọng phát triển thị trường Hoa Kỳ và Canada, hai thị trường này cũng chiếm tỷ trọng khá cao (10,9% năm 2019) trong cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Hà Giang thời gian qua.

+ Thị trường châu Đại Dương (Úc và Niu-Di lân): Đây cũng là thị trường chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Hà Giang (chiếm 16,5% năm 2019). Khách Úc và Niu-Di lân cũng tương tự như khách Âu - Mỹ, ưa thích các loại hình du lịch tham quan thắng cảnh, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hoá của cộng đồng của người dân bản địa, khách có khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài ngày.

+ Thị trường Đông Bắc Á và Đông Nam Á: Đây là hai thị trường gần mà Hà Giang có thể khai thác mạnh mẽ nhờ lợi thế về vị trí địa lý và giao thương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khách du lịch đến từ hai thị trường này có xu hướng giảm đáng kể. Do đó, Hà Giang cần quan tâm hơn nữa và có chiến lược, kế hoạch phù hợp để phục hồi, phát triển hai thị trường này. Đối với thị trường Đông Bắc Á, tập trung phục hồi thị trường khách Trung Quốc. Trước mắt, ưu tiên khai thác phân khúc thị trường khách đến từ các tỉnh tiếp giáp với Hà Giang (như Vân Nam, Quảng Tây) và phân khúc thị trường khách du lịch kết hợp với buôn bán, thăm thân. Từng bước tiếp cận và khai thác các phân khúc thị trường khách có mục đích tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng núi, tìm hiểu văn hoá bản địa. Tăng cường thu hút khách đến từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là hai thị trường khách có khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài ngày. Tuy nhiên, khách đến từ hai thị trường này thường ưa thích các loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch công vụ, du lịch golf,... và yêu cầu về chất lượng dịch vụ du lịch khá cao. Do đó, Hà Giang cần quan tâm phát triển đa dạng sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách đến từ hai thị trường này. Đối với thị trường Đông Nam Á, ưu tiên khai thác, phát triển thị trường Lào và Campuchia với lợi thế vị trí địa lý tiếp giáp với Việt Nam và có nhiều đặc điểm văn hoá tương đồng với đồng bào các dân tộc Hà Giang; mức chi tiêu khi du lịch Hà Giang cũng khá phù hợp với thu nhập bình quân của khách đến từ hai thị trường này.

- Thị trường tiềm năng: Tây Nam Á, Nga và Đông Âu

Thị trường khách Tây Nam Á chiếm khoảng 9-10% trong cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Hà Giang. Tuy nhiên, khách chủ yếu đến từ một số nước như Israel Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), còn lại các nước khác rất hạn chế. Đặc điểm thị trường này chủ yếu là khách Hồi giáo nên nhu cầu, sở thích, thị hiếu khá đặc biệt và kén chọn các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Để phát triển thị trường này cần nghiên cứu, phân tích thị trường một cách cụ thể.

Thị trường khách Nga và Đông Âu đang chiếm tỷ trọng khoảng hơn 6%

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

97

trong cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Hà Giang (năm 2019). Trong đó, khách Nga, Ba Lan, Thuỵ Sỹ, Cộng hoà Séc chiếm thị phần lớn nhất, Hà Giang cần tập trung khai thác mạnh các thị trường này.

* Thị trường khách nội địa

Khách nội địa đến Hà Giang được xác định rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn, có thể bao gồm: Khách du lịch văn hóa, Khách du lịch tham quan thắng cảnh, di tích, Khách du lịch sinh thái, Khách du lịch thương mại, công vụ và Khách du lịch cuối tuần. Hình thức du lịch đi theo nhóm, gia đình và một bộ phận đi lẻ kết hợp công vụ. Thời gian lưu lại Hà Giang từ 2 đến 3 đêm.

Dựa vào các căn cứ trên, thị trường mục tiêu của du lịch Hà Giang được phân khúc dựa trên tiêu chí về vị trí địa lý bao gồm:

- Thị trường Hà Nội: Cách Hà Giang khoảng 300 km, Hà Nội là trung tâm du lịch lớn của cả nước, đồng thời, là đầu mối trung chuyển khách quan trọng của Hà Giang và các tỉnh khu vực phía Bắc. Với dân số hơn 8 triệu người, có nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đặt trụ sở, Hà Nội được xác định là thị trường trọng điểm của Hà Giang.

Đối tượng khách từ thị trường Hà Nội khá đa dạng, bao gồm: người dân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; nhân viên văn phòng các cơ quan, tổ chức, trong nước và quốc tế; nhà khoa học, doanh nhân và học viên và sinh viên các trường đại học, cao đăng;...

Nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch đến từ thị trường Hà Nội cũng khá đa dạng, phong phú, theo đặc điểm của từng đối tượng khách như: tham quan thắng cảnh, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch tìm hiểu văn hoá, du lịch về nguồn, du lịch kết hợp với thương mại (mua sắm), nghiên cứu khoa học, du lịch công vụ,... Do đó, bên cạnh những sản phẩm du lịch thế mạnh, Hà Giang cần phát trển đa dạng các loại hình du lịch khác để đáp ứng nhu cầu thị trường này.

- Thị trường các thành phố lớn thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc (Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh):Đây là phân khúc thị trường khách có khả năng chi tiêu cao do điều kiện kinh thế, thu nhập và mức sống của người dân cao hơn so với các tỉnh lân cận khác, khoảng cách di chuyển cũng khá gần. Nhu cầu của phân khúc thị trường này là các sản phẩm du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh, tìm hiểu văn hoá, du lịch về nguồn.

- Thị trường các tỉnh lân cận, khách nội vùng và nội tỉnh: Đây là phân khúc

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

98

thị trường gần, có khả năng khai thác mạnh với lượng khách lớn và chi phí cho công tác xúc tiến, quảng bá thấp. Tuy nhiên, khách thuộc phân khúc thị trường này thường có xu hướng đi du lịch trong ngày hoặc ngắn ngày, khả năng tiêu tiêu thấp hơn các phân khúc thị trường khác. Nhu cầu của phân khúc thị trường này chủ yếu là du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch về nguồn.

+ Thị trường miền Trung và các tỉnh phía Nam: Đây là phân khúc thị trường xa, di chuyển khó khăn, thường đến Hà Giang thông qua các đầu mối trung chuyển như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Khách đến từ thị trường này hiện khá khiêm tốn, chủ yếu du lịch với mục đích thương mại và du lịch công vụ, khách du lịch thuần tuý còn rất hạn chế.

2.3.3.2. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hệ thống các tuyến, điểm du lịch

a) Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như khách sạn, các công trình vui chơi giải trí, nhà hàng và các công trình dịch vụ bổ trợ khác ở Hà Giang còn thiếu và chất lượng chưa cao. Vì vậy, để tăng cường thu hút khách du lịch trong thời gian tới cần tập trung đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch: Tiếp tục đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch.

+ Về số lượng: Đáp ứng đủ số lượng buồng lưu trú theo dự báo của phương án chọn (đến năm 2025 cần 9.500 buồng; đến năm 2030 cần 16.200 buồng) với các loại hình: các khách sạn và khu resort nghỉ dưỡng, homestay, bungalow, nhà nghỉ sinh thái, camping… Về loại hình khách sạn cần bố trí phát triển ở các trung tâm du lịch như thành phố Hà Giang và các trung tâm du lịch phụ trợ khác. Các khu resort nghỉ dưỡng cần phát triển tại các khu nghỉ dưỡng, chủ yếu trong không gian khu du lịch quốc gia Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Các nhà nghỉ cộng đồng, homestay cần bố trí phát triển ở các bản cộng đồng dân tộc…

+ Về chất lượng: Hiện nay, Hà Giang đang thiếu những khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn thương mại cao cấp (cả tỉnh mới có 1 khách sạn 4 sao và 4 khách sạn 3 sao), chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong xu thế hội nhập. Do vậy, trong thời gian tới cần ưu tiên đầu tư phát triển các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp 3 - 5 sao để đáp ứng nhu cầu lưu trú ngày càng cao của khách du lịch hạng sang, nhất là đối tượng khách kinh doanh thương mại, công vụ. Năm 2020, số lượng buồng khách sạn 3 - 5 sao chỉ chiếm 5,3% tổng số buồng lưu trú của Hà

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

99

Giang. Theo tính toán, những năm tới số lượng buồng khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên chiếm tỷ lệ khoảng 8% vào năm 2025 (tương đương 800 buồng); 15% vào năm 2030 (tương đương 2.400 buồng) và 25% vào năm 2050 (tương đương 10.000 buồng), tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Giang, ở khu du lịch quốc gia Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, và ở các khu nghỉ dưỡng cao cấp.

- Phát triển các cơ sở dịch vụ: Cùng với việc phát triển số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú, Hà Giang cần đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng du lịch, các trung tâm tổ chức sự kiện (khu hội nghị, hội thảo, hội chợ), các cơ sở dịch vụ du lịch bổ trợ khác. Đây là một trong những hạn chế hiện nay của du lịch Hà Giang. Để góp phần đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch của Hà Giang, một trong những định hướng ưu tiên đầu tư xây dựng trong thời gian tới là lực chọn các dự án đầu tư xây dựng các công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm, khu hội nghị hội thảo để phát triển du lịch MICE.

Đối với khu hội chợ triển lãm và hội nghị - hội thảo quốc tế cần phải gắn với khu trung tâm thành phố Hà Giang, với khu du lịch quốc gia Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và với khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy.

Với mục tiêu phát triển du lịch và đáp ứng nhu cầu cho số lượng khách du lịch đến Hà Giang trong những năm tới, cần có những ưu tiên đầu tư phù hợp để phát triển hệ thống nhà hàng ăn uống du lịch gắn với việc phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch.

- Phát triển các công trình vui chơi giải trí:

+ Phát triển các loại hình vui chơi giải trí cao cấp tại Trung tâm du lịch vui chơi giải trí Quản Bạ theo quy hoạch.

+ Phát triển các loại hình vui chơi giải trí dân gian kết hợp hiện đại ở thành phố Hà Giang và các trung tâm phụ trợ khác gắn với các công viên, các khu du lịch...

b) Phát triển hệ thống tuyến, điểm du lịch

b.1) Tổ chức không gian phát triển du lịch

Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, sự phân bố tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, phân vùng lãnh thổ du lịch Hà Giang vẫn tiếp tục được thực hiện theo ba không gian sau (Hình 2.1):

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

100

Hình 2.1. Tổ chức không gian phát triển du lịch tỉnh Hà Giang

1. Không gian trung tâm. 2. Không gian Đông Bắc. 3. Không gian Tây Nam

- Không gian du lịch Trung tâm: Gồm địa phận thành phố Hà Giang và các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Bắc Mê với thành phố Hà Giang và cửa khẩu Thanh Thủy làm trung tâm. Chức năng chính của không gian là du lịch sinh thái núi thấp, hồ, cửa khẩu biên giới và giữ vai trò là không gian trung tâm làm cầu nối hai không gian du lịch Đông Bắc và Tây Nam. Thành phố Hà Giang là trung tâm điều hành du lịch toàn tỉnh, đầu mối liên kết đến các điểm du lịch trong cùng không gian và các không gian khác.

Các loại hình du lịch có thể khai thác bao gồm du lịch sinh thái (hang Tùng Bá, Hang Đán Pióong- Vị Xuyên, suối Tiên, chè Shan Tuyết Cao Bồ...;), du lịch nghỉ dưỡng-chăm sóc sức khoẻ (nước khoáng Quảng Ngần), du lịch cộng đồng (Bản Thanh Sơn, Lùng Tao, Bản Bang, Bản Hạ Thành, Tiến Thắng, Thôn Tha,

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

101

Bản Tùy,Bản Khiểm, Nậm An, …), du lịch văn hóa lịch sử, khảo cổ (Căng Bắc Mê, Đền thờ, chùa Hà Giang); du lịch biên giới cửa khẩu Thanh Thuỷ.

- Không gian du lịch Đông Bắc: Gồm địa phận các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc với chức năng chính là du lịch gắn với Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là khu vực đặc sắc nhất của du lịch Hà Giang, có thể phát triển các loại hình du lịch như du lịch địa chất (tham quan, nghiên cứu, giáo dục các giá trị địa chất, các di tích lịch sử - văn hóa…); du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; du lịch sinh thái và thể thao mạo hiểm.

Các trung tâm chính của không gian bao gồm: Trung tâm du lịch văn hóa - lịch sử Đồng Văn, Trung tâm du lịch vui chơi giải trí Quản Bạ, Trung tâm du lịch sinh thái đô thị xanh Yên Minh và Trung tâm du lịch mạo hiểm, du lịch khoa học và du lịch thương mại Mèo Vạc.

Đồng văn là nơi tập trung nhiều nhất các di sản văn hóa như khu kiến trúc Nhà Vương, phố cổ Đồng Văn, Cột cờ Lũng Cú, cùng nhiều thôn bản dân tộc với các văn hóa đặc trưng nhất của cao nguyên đá, cộng với cảnh quan hoang mạc đá tuyệt đẹp là các điểm đã thu hút du khách thăm quan. Do vậy, nơi đây được quy hoạch thành một Trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử của CVĐCTCCNĐ Đồng Văn. Thị trấn Đồng Văn được định hướng là khu vực lưu trú chính của khách du lịch với các phân khu chức năng chính gồm: Khu Công viên vui chơi giải trí; Khu phố chợ văn hóa tại trung tâm thị trấn Đồng Văn; Trung tâm hội nghị, hội thảo…

Khu vực trung tâm hành chính của huyện Quản Bạ được định hướng phát triển thành điểm vui chơi giải trí chính của toàn bộ không gian CVĐCTCCNĐ nhằm thác lợi thế về vị trí trung gian giữa thành phố Hà Giang và CVĐCTCCNĐ Đồng Văn. Khu vực bao gồm điểm vui chơi giải trí thị trấn Tam Sơn (Khu thể thao cao cấp Thảo Nguyên; Khu vui chơi giải trí đặc biệt; hệ thống khách sạn và nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách….) và các điểm thăm quan, thắng cảnh vệ tinh (Điểm tượng Thạch Sơn Thần; Cổng trời, núi đôi Quản Bạ, di tích thành Cán Tỷ; Lòng hồ thủy điện Thái An; Làng văn hóa dân tộc Bố Y thôn Nậm Lương; Điểm du lịch hang động Khố Mỷ và làng văn hóa dân tộc Nậm Đăm; Điểm làng nghề dệt lanh Lùng Tám và làng nghề nấu rượu Thanh Vân)

Trung tâm du lịch sinh thái đô thị xanh Yên Minh với thị trấn Yên Minh và vùng lân cận được định hướng phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái với các khu chức năng như Khu nghỉ dưỡng núi (tại địa phận xã Lao Và Chải và phía Nam thị trấn Yên Minh); Khu rừng cảnh quan sinh thái; Khu trồng trồng cây ăn quả thực nghiệm.. và các điểm thăm quan, thắng cảnh vệ tinh (hang Nà Luông, cửa khẩu Bạch Đích, Khu sinh thái núi cao Lao Và Chải, Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, Khu bảo tồn thiên nhiên Du Già, Du Tiến). Hướng phát triển này

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

102

nhằm tạo sự đa dạng về sản phẩm du lịch, cũng như tạo cơ hội phát triển việc làm và thu nhập cho cộng đồng do sự khác biệt của Yên Minh với các vùng còn lại của CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.

Mèo Vạc là khu vực đặc trưng cho dạng điạ hình hoang mạc đá, khó khăn về nước, ít đất canh tác nhất nhưng lại có nhiều di sản địa chất có giá trị khoa học, phục vụ nghiên cứu, đào tạo và thăm quan du lịch. Bên cạnh đó còn có các di sản văn hóa, tâm linh đặc sắc. Điểm nổi trội nhất của khu vực là có cảnh quan địa mạo, địa hình hùng vĩ và thơ mộng được đánh giá là sẽ rất hấp dẫn du khách ưa khám phá và ưa mạo hiểm. Đây cũng là khu vực duy nhất bảo tồn được rừng tự nhiên trên núi đá magma. Dựa vào các đặc điểm này, Mèo Vạc được định hướng phát triển thành trung tâm du lịch mạo hiểm, khoa học và thương mại, bao gồm điểm du lịch trung tâm thị trấn Mèo Vạc và các điểm thăm quan, thắng cảnh vệ tinh (đèo Mã Pì Lèng và Đại hẻm vực Tu Sản, chợ tình Khau Va, Khu rừng tự nhiên Tát Ngà …)

- Không gian du lịch Tây Nam: Gồm lãnh thổ các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình với chức năng chính là sinh thái núi cao kết hợp văn hóa bản địa. Trong đó lấy di tích ruộng bậc thang, địa hình núi cao ở Tây Côn Lĩnh làm trọng tâm phát triển. Đây là vùng cao phía Tây Nam (Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình). Các loại hình du lịch có thể khai thác ở không gian này là du lịch tham quan cảnh quan (Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, thác Tiên-đèo Gió, thảo nguyên Suôi thầu…); du lịch leo núi (các đỉnh núi cao của Tây Côn Lĩnh, Kiều Liên Ti), du lịch đến vùng cây chè trên núi cao (vùng Xín Mần, Hoàng Su Phì), du lịch cộng đồng (Pà Thèn, Tày, Dao đỏ.v.v..); du lịch sinh thái, trang trại ở Quang Bình…

Thị trấn Cốc Pài (huyện Xín Mần) giữ vai trò trung tâm, chi phối các điểm du lịch trên địa bàn và cầu nối với du lịch các tỉnh Tây Bắc mở rộng. Khi tuyến đường từ Xín Mần đi Bắc Hà nối giữa Hà Giang và Lào Cai được nâng cấp sẽ tạo điều kiện rất tốt để liên kết phát triển du lịch giữa Hà Giang và Lào Cai cũng như giữa Hà Giang với các tỉnh Tây Bắc mở rộng khác.

Ba không gian này được kết nối với nhau bằng các tuyến giao thông đường QL2, QL4C; QL279; QL34 và các tuyến tỉnh lộ 176, 177, 178, 181, 183.

b.2) Hệ thống tuyến, điểm du lịch - Tuyến du lịch quốc tế: Tuyến du lịch quốc tế của du lịch Hà Giang dựa trên

việc khai thác các cửa khẩu đường bộ giữa Hà Giang với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), bao gồm: Tuyến du lịch Hà Giang - Côn Minh (Vân Nam) thông qua cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy; Tuyến du lịch Hà Giang – Quảng

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

103

Tây thông qua hệ thống cửa khẩu thuộc không gian Công viên ĐCTCCNĐ Đồng Văn (cửa khẩu Lũng Làn xã Sơn Vĩ huyện Mèo Vạc).

- Tuyến du lịch liên vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ + Tuyến Hà Giang - Cao Bằng - Lạng Sơn - Quảng Ninh theo QL 34, QL

4A, QL 4B, QL 18 kết nối du lịch Hà Giang với Cao Bằng - Lạng Sơn - Quảng Ninh - Móng Cái (ở phía Đông Bắc).

+ Tuyến Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội theo QL 34, QL 3 kết nối du lịch Hà Giang với Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội (ở phía Đông Bắc). Các khu điểm du lịch chính trên các tuyến bao gồm:

+ Tuyến Hà Giang - Tuyên Quang - Yên Bái - Phú Thọ - Hà Nội theo quốc lộ 2, một phần đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai để kết nối du lịch Hà Giang với Tuyên Quang - Yên Bái - Hà Nội (ở phía Tây Bắc).

+ Tuyến Hà Giang - Lào Cai - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội theo QL 2, QL 4D, QL 12, QL 6 kết nối du lịch Hà Giang với Lào Cai - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội (phía Tây Bắc).

+ Thành phố Hà Giang – Hoành Su Phì – Xín Mần – Bắc Hà (Lào Cai); + Hồ Nà Hang – hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - Tuyến du lịch nội tỉnh: + Thành phố Hà Giang - Thị trấn Tam Sơn (h. Quản Bạ) - Thị trấn Yên Minh

(h.Yên Minh) - Thị trấn Đồng Văn (h. Đồng Văn)- Thị trấn Mèo Vạc (h. Mèo Vạc) - Mậu Duệ (h.Yên Minh) - Minh Ngọc (h. Bắc Mê) - Thành phố Hà Giang (hoặc ngược lại) theo QL 4C, TL 176, QL 34.

+ Thành phố Hà Giang - Thị trấn Tam Sơn (h. Quản Bạ) - Thị trấn Yên Minh (h. Yên Minh) - Thị trấn Đồng Văn (h. Đồng Văn) - Thị trấn Mèo Vạc (h. Mèo Vạc) - Bảo lạc - Bảo Lâm (Cao Bằng) - Thị trấn Yên Phú (h. Bắc Mê) -Thành phố Hà Giang (hoặc ngược lại) theo QL 4C, QL 34.

+ Thành phố Hà Giang - Thị trấn Vinh Quang (h. Hoàng Su Phì) - Thị trấn Cốc Pài (h. Xín Mần) - Thị trấn Yên Bình (h. Quang Bình) - Thị trấn Việt Quang (h. Bắc Quang) - Thành phố Hà Giang (hoặc ngược lại) theo QL 2, TL 177, TL 178, TL 179, QL 279.

Ngoài ra có thể có các tuyến du lịch trong từng không gian du lịch, từ tuyến chính đến các điểm du lịch, góp phần tăng tính hấp dẫn của các tuyến du lịch chính.

- Tuyến du lịch theo chuyên đề + Tuyến du lịch trên sông: Là tuyến du lịch sử dụng lợi thế vể đẹp quan cảnh

của các con sông và động lực dòng chảy để phát triển các môn thể thao mạo hiểm như du thuyền, bơi thuyền Kayak..., gồm tuyến theo sông Lô, tuyến sông Nho Quế để khai thác tiềm năng du lịch mạo hiểm ngược dòng sông dọc đại hẻm vực

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

104

theo sông Nho Quế (kết hợp tham quan, khám phá Mã Pì Lèng), tuyến sông Miện (Khai thác tiềm năng du lịch mạo hiểm ngược dòng sông dọc theo đoạn lòng hồ giữa hai đập thủy điện Bát Đại Sơn (Yên Minh) và Thái An (Quản Bạ).

+ Tuyến du lịch hang động: Tham quan, khám phá hệ thống hang động trên địa bàn tỉnh.

+ Tuyến thể thao mạo hiểm chinh phục đỉnh cao: Chinh phục khám phá các đỉnh cao thuộc Tây Côn Lĩnh, Kiều Liên Ti.

+ Tuyến du lịch cộng đồng: Tham quan tìm hiểu các bản văn hóa du lịch cộng đồng điển hình trên địa bàn tỉnh.

Trong đó ưu tiên khai thác phát triển các tuyến du lịch độc đáo như tuyến du lịch sông Nho Quế - đỉnh Mã Pì Lèng; tuyến khám phá, chỉnh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh (2.419 m); tuyến khám phá, chinh phục đỉnh Kiều Liên Ti (2.402 m).

Định hướng phát triển các khu, điểm du lịch được trình bày trên bản đồ phần phụ lục.

2.3.4. Phương án phát triển gia đình

- Giai đoạn 2021-2025:

+ Phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản đã nêu trong Mục tiêu phấn đấu, đồng thời, phấn đấu trên 42% số xã đạt chuẩn văn hóa thông thôn mới; 35% số phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

+ Phấn đấu lĩnh vực gia đình đạt về cơ bản các chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012). Tiếp tục triển khai, nhân rộng các mô hình hiệu quả trong xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình. Tăng cường công tác thu thập cơ sở dữ liệu về gia đình. Tiếp tục triển khai nội dung tuyên truyền về đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam trong nhân dân.

- Giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

+ Phấn đấu đến năm 2030, đạt các chỉ tiêu cơ bản đã đề ra, phấn đấu trên 60% số xã đạt chuẩn văn hóa thông thôn mới; 61% số phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

+ Phấn đấu tất cả số hộ gia đình được phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đăng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; hầu hết nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; Triển khai đồng

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

105

bộ công tác thu thập cơ sở dữ liệu về gia đình ở các cấp. Đảm bảo thiết lập mạng lưới địa chỉ tin cậy cộng đồng tại các xã phường, thị trấn.

2.3.5. Phương án phát triển thiết chế văn hoá, thể thao Tập trung huy động mọi nguồn lực để từng bước đầu tư xây dựng các thiết

chế văn hoá, thể thao phù hợp với đặc điểm của tỉnh, phù hợp với khu vực và đối tượng (thiết chế văn hoá thể thao cơ bản đối với cấp xã, huyện: Trung tâm Văn hoá - Thể thao; ở thôn, bản là Nhà Văn hoá - Khu Thể thao thôn; đối với các đối tượng là công chức, viên chức là Cung Văn hóa lao động hoặc Nhà Văn hóa lao động; đối với thanh niên, thiếu niên, nhi đồng là Cung Thiếu nhi, Nhà Thiếu nhi hoặc Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi; đối với lực lượng quân đội, công an: Nghiên cứu thành lập Trung tâm Văn hóa – Thể thao là thiết chế cơ bản của TDTT);

Huy động nguồn lực ngân sách nhà nước và xã hội hoá đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các công trình trọng điểm của tỉnh tại thành phố Hà Giang. Cụ thể:

2.3.5.1. Các thiết chế văn hoá, thể thao cấp tỉnh

- Giai đoạn 2021-2025:

+ Xây dựng, nâng cấp nhà bảo tàng tỉnh, hoàn thành xây dựng, nâng cấp khu trưng bày mở rộng ngoài trời, không gian thực hành trình diễn di sản văn hoá phi vật thể. Nâng cấp Nhà văn hoá đa năng cấp tỉnh để có quy mô và công năng đáp ứng yêu cầu chức năng nhiệm vụ, tổ chức các sự kiện nghệ thuật biểu diễn và triển lãm văn học nghệ thuật. Thành lập ít nhất 1 thư viên tư nhân.

+ Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng các hạng mục cơ bản và đưa vào sử dụng Khu liên hiệp thể thao cấp tỉnh. Các hạng mục xây dựng Khu liên hiệp thể thao cần được phân kỳ phù hợp với nguồn vốn đầu tư.

- Giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2050:

+ Nâng cấp Thư viện tỉnh theo hướng Thư viện hiện đại, đạt chuẩn, có ứng dụng công nghệ và có thêm ít nhât 1 thư viện tư nhân. Phấn đấu đến năm 2030, xây dựng được 03 rạp chiếu phim và 2050 có 5 rạp chiếu phim hiện đại phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân. Quy mô, hình thức rạp chiếu phim phụ thuộc quỹ đất, khả năng đầu tư và có thể được xây dựng bên trong tổ hợp, trung tâm thương mại hoặc nhà văn hoá đa năng.

+ Bổ sung, nâng cấp và hiện đại hoá từng bước Khu liên hiệp thể thao cấp tỉnh.

2.3.5.2. Các thiết chế văn hoá, thể thao cấp huyện

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

106

Tiếp tục thực hiện đầu tư, nâng cấp hệ thống Trung tâm văn hoá, thông tin và du lịch, thư viện và các công trình thể thao cơ bản cấp huyện đạt chuẩn quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Phấn đấu đến năm 2050, 70% thư viện cấp huyện đạt chuẩn. Cụ thể là:

- Giai đoạn 2021-2025:

+ Nâng cấp 4 Trung tâm văn hoá, thông tin và du lịch, xây dựng được 5 thư viện cấp huyện với ít nhất 30% đạt chuẩn. Các công trình trung tâm sau khi được xây dựng mới và nâng cấp có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hoá, tổ chức hoạt động câu lạc bộ văn hoá và có thể tổ chức được các sự kiện văn hoá nghệ thuật quy mô trong phạm vi cấp huyện và tỉnh.

+ Nâng cấp các công trình thể thao cơ bản đã có (sân vận động, nhà tập luyện, bể bơi) và tạo điều kiên thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác xây dựng các công trình TDTT theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Quy cách xây dựng sân vận động cấp huyện là sân bóng đá đơn giản, có mặt cỏ và khán đài A; nhà luyện tập và thi đấu có sức chứa đến 1.000 chỗ ngồi; bể bơi đơn giản. Riêng Thành phố Hà Giang có thể sử dụng chung sân vận động của tỉnh).

- Giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:

+ Nâng cấp 6 Trung tâm văn hoá, thông tin và du lịch, xây dựng thêm 6 thư viện cấp huyện để đảm bảo tất cả các huyện đều có thư viện với 70% thư viện đạt chuẩn vào năm 2050.

+ Đầu tư nâng cấp Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn6: ứng dụng công nghệ số đáp ứng yêu cầu giới thiệu di sản văn hoá dân tộc phục vụ khách du lịch; nâng cấp Không gian trưng bày giới thiệu Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tại 4 huyện Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn đáp ứng yêu cầu quảng bá, phát triển tiểu vùng Công viên khoa học địa chất, Công viên địa văn hóa, Công viên sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và 4 trung tâm du lịch đã được quy hoạch phát triển. Xây dựng các Không gian trưng bày giới thiệu về di sản văn hoá cộng đồng dân tộc thiểu số (Hmông, Tày, Dao, Nùng, Pà Thẻn, Giáy, Cờ Lao, Lô Lô...) tiêu biểu tại các làng văn hoá - du lịch cộng đồng địa phương;

6 Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn được khởi công xây dựng từ tháng 8/2017, trên diện tích khuôn viên quy hoạch 9.000m2. Trong đó diện tích xây dựng công trình trên 1.000m2; dự án bảo tàng được thiết kế theo hình mẫu nhà ở đặc trưng của dân tộc HMông trên vùng Cao nguyên đá với các hạng mục: Nhà trưng bày, đón khách, dịch vụ; Nhà truyền thống dân tộc Mông và các hạng mục phụ trợ khác như khuôn viên sân, vườn,... Bảo tàng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, trưng bày, lưu giữ những hiện vật cũng như mô phỏng những hình ảnh đồng bào các dân tộc vùng Cao nguyên đá để du khách trong và ngoài nước tham qua, tìm hiểu về mảnh đất, con người nơi cực Bắc Tổ quốc.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

107

+ Xây dựng mới và nâng cấp các công trình thể thao cơ bản (sân vận động, nhà tập luyện, bể bơi) ở tất cả các huyện, đảm bảo nhu cầu tập luyện thể thao cho người đân.

2.3.5.3. Các thiết chế văn hoá, thể thao cấp xã; các trường học

- Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình văn hoá, thể thao ở khu vực nông thôn đáp ứng tiêu chí chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2025, có 75% thôn bản có nhà văn hoá; 72% xã có nhà văn hoá và nâng tỷ lệ lên 95% thôn bản và xã có nhà văn hoá vào năm 2050.

- Huy động các nguồn lực xã hội, đầu tư xây dựng công trình thiết chế văn hóa cấp xã và thôn…và nâng dần tỷ lệ thiết chế văn hoá, thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

- Đối với các trường học: Bảo đảm có khu GDTC (xây dựng riêng hoặc phối hợp với Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã hoặc các công trình phúc lợi của thôn, làng, bản, khu phố…) với các công trình cơ bản như : Hố nhảy cao, nhảy xa, đường chạy 60 - 100m, xà đơn, xà kép; có từ 2 - 3 sân đá cầu, cầu lông…

2.3.6. Định hướng đầu tư và quỹ đất phát triển các công trình văn hoá, thể thao và du lịch

2.3.6.1. Định hướng đầu tư các công trình văn hoá, thể thao và du lịch a) Đối với lĩnh vực văn hoá và thể thao

- Tập trung chủ yếu đầu tư các thiết chế văn hoá, thể thao cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đã nêu trên theo hướng huy động nguồn lực ngân sách nhà nước và xã hội hoá đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các công trình trọng điểm của tỉnh/huyện/xã.

- Đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể, phát triển nguồn nhân lực văn hoá và thể thao.

Các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực văn hoá và thể thao được trình bày trên bảng 2.3.1 và 3.2.6 phần phụ lục.

b) Đối với lĩnh vực du lịch

Để đạt được các mục tiêu phát triển, ngành du lịch tỉnh Hà Giang cần chú trọng ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực chủ yếu sau đây:

- Giai đoạn 2021-2030

+ Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng du lịch (chủ yếu là giao thông kết nối đến các khu, điểm du lịch; cấp nước; cấp năng lượng; hệ thống xử lý chất thải... ở các khu, điểm du lịch).

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

108

+ Đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chất lượng cao, tập trung vào các khách sạn nghỉ dưỡng 3 - 5 sao, các khu du lịch chất lượng cao; phát triển các làng VHDLCĐ chất lượng cao.

+ Lựa chọn đầu tư nâng cao chất lượng một số điểm du lịch, sản phẩm du lịch để kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi trả của khách du lịch (Ví dụ: Làng văn hoá đa trải nghiệm). Xây dựng một số sự kiện lớn, độc đáo xuyên suốt cả năm và triển khai ở tất cả các huyện, thành phố để giảm tính thời vụ và phục vụ khách nội địa ở tất cả các phân khúc.

+ Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch; đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

- Phát triển ứng dụng kỹ thuật số để tăng cường trải nghiệm du lịch.

- Giai đoạn 2031-2050

+ Tiếp tục đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chất lượng cao, tập trung vào các khách sạn, các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí lớn...

+ Tập trung đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bảo đảm cân đối đầu tư giữa phát triển du lịch văn hóa và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.

- Đầu tư cho các ngành dịch vụ có liên quan đến tổ chức hoạt động du lịch (sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ; trung tâm thương mại, hội chợ, chợ đêm…), đầu tư khôi phục các lễ hội, làng nghề và các giá trị văn hóa truyền thống…

- Đầu tư cho công tác bảo tồn và tôn tạo làm tăng giá trị môi trường sinh thái, tăng giá trị tài nguyên cho các khu, điểm du lịch.

- Phát triển các điểm đến du lịch thông minh.

Các địa điểm ưu tiên đầu tư

- Khu du lịch Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn: để đảm bảo các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia, tạo sự lan toả phát triển du lịch toàn tỉnh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế;

- Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì: để trở thành điểm du lịch quan trọng của vùng TDMNBB;

- Các dự án du lịch khu vực Đèo Gió, Suối Tiên, hồ Nà Hang, hồ Quang Minh.v.v...thành các điểm tham quan, nghỉ cuối tuần phụ trợ cho các điểm du lịch khác trên toàn tỉnh;

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

109

Các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực du lịch được trình bày trong bảng 3.3.6 phần phụ lục.

2.3.6.2. Định hướng bố trí quỹ đất phát triển các công trình văn hoá, thể thao và du lịch

a. Định hướng quỹ đất phát triển văn hoá, thể thao

Quỹ đất được định hướng phù hợp với từng giai đoạn. Theo đó, đến năm 2030 đạt khoảng 2,7m2/người dân, đến năm 2040 khoảng 3,1m2/người dân và đến năm 2050 khoảng 3,5m2/người dân (bảng 3.2.5 phần phụ lục) và phân bố như sau:

- Định hướng quỹ đất để xây dựng các công trình TDTT cấp tỉnh với tổng diện tích đất là 12,5 ha, bao gồm 2 hạng mục chính là xây dựng khu liên hợp TDTT (theo tiêu chuẩn về xây dựng công trình thể thao tại Quyết định số 12/2004/QĐ-BXD ngày 12 tháng 5 năm 2004 về việc ban hành 3 tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 287:2004; 288:2004 và 289:2004 về các công trình thể thao) và xây dựng, cải tạo nâng cấp Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao thành Khu liên hiệp thể thao cấp tỉnh (nhà quản lý kết hợp các phòng học văn hóa, nhà thể thao đa năng, bể bơi, nhà tập luyện các môn, ký túc xá, nhà ăn, nhà phục vụ các sân tập ngoài trời, hệ thống các sân tập luyện ngoài trời…).

- Định hướng quỹ đất để xây dựng các công trình TDTT cấp huyện, xã

+ Đối với cấp huyện, chỉ tiêu sử dụng đất TDTT cho mỗi huyện theo quy định từ 7,5 - 8,5 ha để xây dựng các công trình thể thao như: sân vận động, nhà tập luyện thi đấu, bể bơi và một số công trình thể thao khác. Tổng diện tích khoảng 75 - 85 ha.

+ Đối với cấp xã, để phù hợp với điều kiện của tỉnh Hà Giang là diện tích đất tự nhiên rộng, tuy nhiên hầu hết là đồi núi cao, thiếu mặt bằng, định hướng sử dụng đất TDTT được chia theo từng giai đoạn và phù hợp với từng khu vực (có điều kiện, ít có điều kiện và không có điều kiện về quỹ đất). Quỹ đất cho xây dựng các công trình Văn hóa - Thể thao tối thiểu trung bình khoảng 0,83 ha/xã (được phân bổ cho các thôn bản). Riêng trung tâm xã cần xây dựng khu trung tâm bao gồm: nhà tập tối thiểu 200m2 (200 chỗ ngồi), sân tập bóng đá tối thiểu 30 x 50m. Mỗi thôn, làng, bản, khu phố tối thiểu có sân tập thể thao đơn giản.

Đối với các thôn, bản, tổ dân phố nếu có điều kiện, có thể xây dựng sân bóng đá đơn giản. Những địa bàn có điều kiện, bố trí đất TDTT gắn liền với nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của xã, thôn, bản, khu phố, sân thể thao trường học.

Nhu cầu sử dụng đất thể dục thể thao đến năm 2050 được mô tả trong bảng 3.2.5 phần phụ lục.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

110

b) Định hướng quỹ đất phát triển du lịch

Để phát triển hệ thống các khu, điểm du lịch cần thiết phải dành một số quỹ đất hợp lý theo từng giai đoạn và từng khu vực dựa trên đặc điểm tài nguyên và tiêu chí khu du lịch của Luật Du lịch.

Căn cứ định hướng phát triển không gian du lịch toàn tỉnh gồm 1 khu du lịch quốc gia và một số khu, điểm du lịch địa phương khác, nhu cầu diện tích sử dụng đất phát triển du lịch Hà Giang bao gồm:

- Đất chuyên dùng để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật trong các khu du lịch chủ yếu là khu du lịch CVĐCTCCNĐ Đồng Văn khoảng: 2.000 ha.

- Đất phát triển các điểm tham quan và mục đích khác cho du lịch. Loại đất này được tính trong đất chuyên dùng dành cho các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Nhu cầu trên cần được tính toán cân đối trong định hướng quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Nhu cầu cụ thể cho các khu du lịch được dự kiến trong danh mục các dự án đầu tư (Xem Bảng 3.3.6 Phần phụ lục).

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

111

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1. Các giải pháp

3.1.1.Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển VHTTDL

- Nghiên cứu các quy định của Trung ương và căn cứ thực tiễn địa phương để ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư về du lịch để từng bước khắc phục các hạn chế của du lịch Hà Giang: đầu tư cơ sở lưu trú cao cấp, đầu tư các nhà hàng đạt chuẩn phục vụ du lịch; đầu tư các dự án đầu tư quy mô lớn, các khu dịch vụ du lịch phức hợp, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn;

- Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ bằng ngân sách cho phát triển VHTTDL:

+ Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng văn hóa, thể thao và du lịch: hỗ trợ phát triển dịch vụ thương mại - du lịch (hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm…). Hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch phù hợp với điều kiện tự nhiên, thế mạnh của tỉnh; Hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi);

+ Hỗ trợ bảo tồn và phát triển văn hóa, thể thao: Hỗ trợ thử nghiệm và khai thác giá trị văn hoá dân gian của địa phương trở thành các sản phẩm du lịch đặc sắc phục vụ khách du lịch như văn nghệ dân gian, lễ hội, thủ công mỹ nghệ, phát triển các sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn OCOP cung cấp phục vụ du lịch. Hỗ trợ nghiên cứu, phổ biến ngôn ngữ chữ viết của dân tộc thiểu số…); Hỗ trợ phát triển gia đình, bình đăng giới, phòng chống bạo lực gia đình và phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình (Hỗ trợ phát triển dân số và hỗ trợ thực hiện kế hoạch hóa gia đình; nâng cao sức khỏe, tầm vóc thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số; nghiên cứu, bảo tồn, phát triển y, dược học, y dược liệu dân tộc truyền thống; Hỗ trợ công tác giáo dục, tuyên truyền về lĩnh vực gia đình; Hỗ trợ dịch vụ tư vấn, chăm sóc cho các đối tượng bị bạo lực gia đình, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống);

Hỗ trợ bảo tồn và phát triển các môn thể dục, thể thao truyền thống của các dân tộc, trong đó chú trọng xây dựng cơ chế đãi ngộ đặc thù đối với việc đào tạo, bồi dưỡng tài năng TDTT của tỉnh…

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

112

+ Hỗ trợ thông tin truyền thông, tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng và địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

+ Hỗ trợ bảo vệ môi trường sinh thái: Hỗ trợ phát triển các sản phẩm du lịch gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái; Hỗ trợ quảng bá, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, khai thác hợp lý tiềm năng, danh lam thắng cảnh, phát triển du lịch cộng đồng;

+ Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng: Hỗ trợ trực tiếp một lần đối với nhà (hộ) cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng Nhà có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay) đạt chuẩn gồm: Các hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú tại gia; các hộ gia đình sản xuất nghề thủ công truyền thống, đồ mỹ nghệ (có đăng ký tham gia phát triển du lịch cộng đồng và có xác nhận của chính quyền địa phương). Thời điểm hỗ trợ: Sau khi công trình đã được đầu tư, đưa vào sử dụng và được công nhận loại hạng theo quy định.

- Xây dựng quy chế, chế tài yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng các khu đô thị mới phải triển khai đồng bộ xây dựng hạ tầng TDTT, vui chơi giải trí trong quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội ở các khu đô thị mới; Khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế với các đơn vị công lập để khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hoá, thể thao của nhà nước.

3.1.2. Giải pháp về tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực văn hoá, thể thao và du lịch

3.1.2.1.Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về văn hoá, thể thao và du lịch

- Tăng cường chuyển đổi mô hình các đơn vị sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao để thực hiện tốt cơ chế đấu thầu, đặt hàng, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Chuyển đổi phương thức hoạt động, từng bước chuyển các đơn vị nghệ thuật thành đơn vị cung ứng dịch vụ biểu diễn nghệ thuật. Cho phép các đơn vị sự nghiệp văn hóa nghệ thuật (nhà hát, đào tạo) được thế chấp tài sản để vay vốn đầu tư phát triển. Duy trì hình thức công lập đối với một số đơn vị là nơi truyền tải định hướng, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nhưng phải tăng dần tỉ lệ tự đảm bảo kinh phí hoạt động, tự trang trải chi phí.

- Sắp xếp bộ máy tổ chức các đoàn nghệ thuật truyền thống trên cơ sở thành lập nhà hát nghệ thuật truyền thống, từng bước chuyển đổi các đội chiếu phim lưu động phù hợp với nhu cầu hưởng thụ điện ảnh của công chúng khán giả và nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.

- Thực hiện thí điểm chuyền đổi các đơn vị sự nghiệp nghệ thuật công lập sang loại hình đơn vị tự chủ đảm bảo 100% kinh phí hoạt động. Thực hiện mô hình

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

113

xã hội hóa hoạt động chiếu phim lưu động. Thí điểm mô hình đào tạo văn hóa nghệ thuật thu học phí chất lượng cao, liên kết giữa các nhà trường (giảng dạy lý thuyết) và nhà hát (dạy thực hành) có vai trò tham gia giảng dạy của các nghệ nhân.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành về VHTTDL; kiểm soát chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, đội ngũ hướng dẫn viên và các cơ sở dịch vụ du lịch.

- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về các tệ nạn xã hội tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện; đảm bảo an ninh trinh trị và trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

- Tăng cường việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trong công tác quản lý; Hoàn thiện hệ thống thống kê ngành du lịch trong hệ thống thống kê quốc gia; triển khai điều tra, thống kê du lịch hàng năm.

3.1.2.2. Phát triển nguồn nhân lực văn hoá, thể thao và du lịch

a. Lĩnh vực văn hóa - gia đình

- Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho công chức, viên chức và người lao động, từng bước cân đối cơ cấu nguồn lực cán bộ (về tuổi, giới tính, địa bàn công tác ở 3 tuyến tỉnh/thành phố; quận/huyện và xã/phương…) phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Tăng cường tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, đội ngũ cộng tác viên, hạt nhân trong các phong trào hoạt động văn hóa cơ sở.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân dân gian, những người có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hóa, gia đình; Thực hiện chế độ đãi ngộ, giải quyết vấn đề học tập tại các cơ sở giáo dục, việc làm, thu nhập cho các nghệ sỹ; hỗ trợ đào tạo nghề cho các nghệ sỹ sau khi không còn tham gia hoạt động biểu diễn, nhưng chưa đến tuổi về hưu; thực hiện chính sách thu hút nguồn cán bộ chuyên ngành, nghệ sỹ có thành tích đóng góp cho vùng về địa phương công tác; có chế độ khuyến khích khen thưởng cả về vật chất và tinh thần phù hợp với những người có thành tích cao trong các hội thi, hội diễn cấp vùng, cấp quốc gia, và quốc tế.

- Có chính sách đãi ngộ, ưu tiên trong việc thu hút sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, cán bộ có năng lực; cán bộ dân tộc thiểu số, nghệ nhân dân gian về công tác hoặc phối hợp tham gia phục vụ tại các đơn vị văn hoá nghệ thuật ở địa phương.

-Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt; giảm thiểu nguy cơ hẫng hụt về thế hệ cán bộ. Căn cứ đề án vị trí việc làm bố trí nguồn cán

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

114

bộ phù hợp cho các đơn vị sự nghiệp văn hoá cấp huyện nhằm xây dựng mô hình theo hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách đặc thù cho các đơn vị nghệ thuật, đặc biệt là các bộ môn nghệ thuật truyền thống để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

b. Lĩnh vực thể dục thể thao

- Đổi mới cơ chế, chính sách đãi ngộ, khuyến khích để phát triển nhanh, bền vững nguồn nhân lực TDTT, tập trung vào những chính sách đãi ngộ vận động viên, huấn luyện viên và nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực TDTT. Chính sách phải nhất quán và xuyên suốt áp dụng trong thời gian đào tạo, huấn luyện, khi đạt được huy chương và sau khi nghỉ thi đấu, huấn luyện. Kết hợp hài hòa động viên, vinh danh tinh thần và khuyến khích vật chất.

- Ngoài cơ chế, chính sách chung của quốc gia, xây dựng và ban hành những quy chế riêng đặc thù để thu hút tài năng thể thao trẻ và đãi ngộ xứng đáng các vận động viên, huấn luyện viên đạt được nhiều thành tích cao trong luyện tập và thi đấu trên các đấu trường quốc tế và quốc gia. Đặc biệt, phải có chính sách khuyến khích mạnh đối với những cá nhân và gia đình (vận động viên và huấn luyện viên) tự đầu tư kinh phí tập huấn và tham gia các giải thi đấu.

- Xét phong tặng những danh hiệu cho các vận động viên và huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc. Thực hiện những chính sách ưu đãi cho vận động viên, huấn luyện viên như: tuyển vào biên chế nhà nước; tuyển vào trường đào tạo ngành nghề tương ứng gần với môn thể thao; miễn hoặc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự; giải quyết việc làm sau khi kết thúc nhiệm vụ thi đấu và huấn luyện thể thao…

- Rà soát, bổ sung chế độ đãi ngộ hợp lý, phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục, thể thao; có kế hoạch nâng cao chất lượng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, hướng dân viên thể dục, thể thao cho trường học.

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra và có biện pháp cải thiện môi trường, điều kiện vệ sinh - an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ, ô nhiễm tại các cơ sở đào tạo, huấn luyện và thi đấu để bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe, góp phần nâng cao thể lực và thành tích cho vận động viên, huấn luyện viên.

c. Lĩnh vực du lịch

- Rà soát, xác định nhu cầu phát triển nhân lực theo định hướng đã đề ra, triển khai hoạt động rà soát, đánh giá chất lượng nhân lực và xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể để triển khai liên kết phát triển nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

115

- Đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng phù hợp với đảm bảo cung cấp đủ cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và cho nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch. Chú trọng đào tạo nghề chuyên sâu, kỹ năng nghề và trình độ ngoại ngữ. Xây dựng lộ trình chất lượng sản phẩm đào tạo cho từng giai đoạn để đặt ra tiêu chuẩn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên.

- Nghiên cứu có thể hình thành cơ sở đào tạo nghề du lịch tại Hà Giang để đào tạo nhân lực du lịch cho không chỉ Hà Giang mà kể cả một số tỉnh trong vùng Đông Bắc, trong đó triển khai gắn kết giữa đào tạo lý thuyết với kỹ năng thực hành nghề và kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng xử lý chuyên môn. Chú trọng đào tạo năng lực ngoại ngữ cho người dạy và người học, đảm bảo đủ năng lực ngoại ngữ để phục vụ khách du lịch quốc tế.

- Chú trọng dạy nghề ngắn hạn nhằm trang bị kỹ năng, kiến thức cơ bản về du lịch cho lực lượng lao động gián tiếp, cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, đặc biệt là năng lực quản lý và thống kê ngành. Đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ nhân viên trực tiếp kinh doanh trong các cơ sở du lịch đáp ứng nhu cầu càng tăng của du lịch qua các giai đoạn.

- Hà Giang cần có cơ chế đãi ngộ phù hợp trong việc thu hút nhân lực du lịch có chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ cao làm việc tại địa phương. Có chính sách hỗ trợ đối với các hộ làm nghề thủ công truyền thống tại các khu, điểm du lịch; thực hiện đào tạo nhằm nâng cao tay nghề chuyên môn và áp dụng khoa học kỹ thuật đối với việc sản xuât các mặt hàng thủ công, sản phẩm phục vụ du lịch. Nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng tại các khu vực có tiềm năng tài nguyên du lịch thông qua các đợt tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm các cộng đồng làm du lịch thành công.

3.1.3. Giải pháp về đầu tư phát triển

- Tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông đường bộ trong tỉnh và kết nối với các tỉnh lân cận, các điểm dừng nghỉ trên đường bộ để hỗ trợ phát triển du lịch; nâng cao khả năng kết nối giao thông tới các khu, điểm du lịch, đặc biệt các dự án đầu tư hạ tầng giao thông tại các khu vực quan trọng của tỉnh như: Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn và khu vực Di sản danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.

- Ưu tiên bố trí vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; Huy động thu hút nguồn vốn từ bên ngoài cho du lịch, trên cơ sở kết nối, đàm phán với Ngân hàng thế giới (Word Bank) cho vay vốn ưu đãi phát triển du

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

116

lịch; Các nguồn vốn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đầu tư cho du lịch dịch vụ; Lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia.

- Huy động các nguồn lực xã hội để phát triển văn hóa, thể thao và du lịch. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong huy động nguồn lực để xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao nhằm huy động tiềm lực sẵn có ở cơ sở của các địa phương, các ngành và của người dân để nâng cao mức hưởng thụ về đời sống tinh thần của nhân dân. Tiếp tục mở rộng các cơ sở dịch vụ TDTT, phấn đấu từng bước chuyển các cơ sở TDTT công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ, các cơ sở thể thao ngoài công lập đáp ứng nhu cầu dịch vụ TDTT.

- Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của các Bộ, Ngành Trung ương kết hợp với nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên cơ sở lồng ghép, kết hợp nhiều chương trình, dự án để tăng hiệu quả đầu tư cho các Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, chương trình đầu tư có mục tiêu, các dự án nghiên cứu bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn văn hóa đồng bào các dân tộc. Tăng cường mối quan hệ nhằm kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các chính phủ.

3.1.4. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ và liên kết phát triển VHTTDL

3.1.4.1. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ

- Xây dựng lộ trình và triển khai ứng dụng các trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao trong một số lĩnh vực hoạt động văn hóa nhằm nâng cao hiệu quả trong việc sáng tác, lưu giữ, phổ biến các tác phẩm văn hóa nghệ thuật và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong thể dục thể thao, đặc biệt là trong luyện tập và nâng cao thành tích thi đấu các môn thể thao. Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, thực hiện ứng dụng khoa học về tâm sinh ký lứa tuổi và thể dục, thể thao trường học phù hợp đặc thù của tỉnh Hà Giang.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu văn hóa nghệ thuật, gia đình, thể dục thể thao và du lịch để phục vụ công tác dự báo; thông tin tuyên truyền, xúc tiến đầu tư.

- Ưu tiên tiếp nhận chuyển giao và mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, y sinh học thể thao về trang thiết bị, phương tiện dụng cụ tập luyện, thi đấu, trong phát hiện và tuyển chọn năng khiếu thể thao.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích tiếp nhận chuyển giao và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ và y sinh học để phát triển TDTT. Kết hợp công tác huấn luyện, đào tạo vận động viên với nghiên cứu khoa học và y sinh học thể thao. Phối hợp với Viện Khoa học TDTT, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, các trường đại học TDTT… xây dựng và triển khai các đề án, đề tài nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ và y sinh học thể thao.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

117

- Nghiên cứu đánh giá tính đặc thù của văn hoá các dân tộc ở Hà Giang và cách thức khai thác các giá trị này trong phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch cộng đồng ở Hà Giang; Đánh giá tác động của du lịch trong mối quan hệ với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, chú trọng đối với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đặc trưng của Vùng.

- Nghiên cứu phát triển du lịch trong mối quan hệ với phát triển thể thao: các loại hình du lịch thể thao mạo hiểm, gắn với các sự kiện thể thao...

- Nghiên cứu xây dựng lộ trình phát triển du lịch thông minh trên cơ sở ứng dụng các công nghệ của CMCN4.0.

3.1.4.2. Liên kết phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

a) Liên kết các lĩnh vực văn hóa, thể thao với phát triển du lịch

- Phát triển một số môn, nội dung thể thao phù hợp với các loại hình dịch vụ du lịch như những môn, nội dung thể thao phục vụ du lịch sinh thái, cảnh quan và văn hoá lịch sử, du lịch thể thao (Câu cá, Leo núi, Bắn súng sơn, ...); Những môn thể thao truyền thống gắn với du lịch, các lễ hội truyền thống (các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc như như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, giã bánh dày, tù lu...; các trò chơi dân gian ném pao, đánh yến, đánh đu, nhẩy Bao bố, đập bóng, leo cây, leo dây....)

- Kết hợp quảng bá du lịch Hà Giang trong việc tổ chức các sự kiện TDTT, các sự kiện văn hoá của tỉnh.

- Đẩy mạnh phát triển các loại hình văn hoá nghệ thuật quần chũng để biểu diễn thường xuyên tại các điểm du lịch cộng đồng của tỉnh.

b) Liên kết hợp tác giữa Hà Giang và các địa phương trong phát triển VHTTDL

- Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các ban ngành có liên quan, giữa địa phương với các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí Trung ương, các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp đóng trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch.

- Tăng cường liên kết giữa Hà Giang với các tỉnh khác, trong đó chú trọng đẩy mạnh liên kết với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và các tỉnh Đông Bắc để khai thác dòng khách du lịch từ các vùng khác nhau; liên kết với trung tâm cung cấp khách lớn nhất khu vực miền Bắc là Hà Nội; Chú trọng phát triển và làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác giữa Hà Giang với Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) để thúc đẩy giao lưu văn hóa nghệ thuật, thi đấu thể thao và xúc tiến quảng bá du lịch,

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

118

hợp tác du lịch song phương về khai thác nguồn khách… Tăng cường hợp tác liên kết phát triển du lịch các quốc gia trong mạng lưới CVĐC toàn cầu

- Xây dựng cơ chế liên kết, hợp tác với các địa phương khác để bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc; đào tạo nhân lực cán bộ là người dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn Hà Giang và các tỉnh; liên kết phát triển sản phẩm văn hóa, nghệ thuật; phát triển du lịch (xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý; phát triển du lịch cộng đồng… ) và thể thao.

- Phấn đấu đăng cai tổ chức các sự kiện văn hoá, nghệ thuật lớn mang tầm quốc gia và quốc tế. Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật định kỳ cấp vùng, quốc gia và quốc tế như liên hoan, hội thi, hội diễn, triển lãm, festval đương đại... với các tỉnh, thành phố trong cả nước; Xây dựng kế hoạch cử các đoàn nghệ thuật tham dự các sự kiện văn hóa, nghệ thuật các nước trong khu vực. Cải tiến và tổ chức có hiệu quả các đoàn thể thao của tỉnh đi tập huấn và thi đấu ở trong nước. Tăng cường và mở rộng mối quan hệ và sự phối hợp với các tỉnh, thành phố trong cả nước trong việc tổ chức các giải thi đấu, đào tạo VĐV, HLV, trọng tài.

3.1.5. Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch và khuyến khích, hỗ trợ đồng bào các dân tộc Hà Giang tham gia phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng

3.1.6.1. Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Giang

- Xây dựng, triển khai chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Giang cả trong nước và quốc tế. Dựa trên tiềm năng, lợi thế và sản phẩm du lịch, tỉnh cần tập trung xây dựng Chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Hà Giang phù hợp, trong đó xác định cụ thể các hoạt động sự kiện xúc tiến quảng bá gắn với từng thị trường, đồng thời tổ chức triển khai thường xuyên và mạnh mẽ các chiến dịch xúc tién du lịch Hà Giang tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng trong nước và quốc tế.

- Xây dựng và ban hành chính sách, cơ chế đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp du lịch của tỉnh tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Giang cả ở trong và ngoài nước để giúp các doanh nghiệp du lịch của tỉnh tiếp cận và thâm nhập được thị trường, thu hút khách du lịch hiệu quả.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch theo cách thức truyền thống: Thường xuyên tham gia các hội chợ du lịch chuyên nghiệp trong nước và quốc tế để tiếp cận thị trường và tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch Hà Giang kết nối với các doanh nghiệp ở các thị trường nguồn gửi khách lớn. Đối với các hội chợ du lịch trong nước, Hà Giang cần tập trung huy động các doanh nghiệp du lịch tham gia Hội chợ VITM tại Hà Nội và Hội chợ

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

119

ITE- HCMC tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối với hội chợ du lịch quốc tế, tùy theo nguồn lực có thể tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn như ITB’Berlin, WTM Anh, JATA Nhật Bản, CITM Trung Quốc, TRAVEX…

Thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát FAMTRIP cho báo chí và doanh nghiệp lữ hành đến khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch và quảng bá điểm đến của Hà Giang. Đồng thời, tăng cường tổ chức các sự kiện, chương trình quảng bá điểm đến Hà Giang tại các thị trường nguồn trong nước (các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long…) và thị trường quốc tế.

Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông, các công ty tổ chức sự kiện lớn tổ chức các lễ hội hoặc sự kiện thể thao và thể thao mạo hiểm quy mô lớn, thu hút nhiều người tham gia như tổ chức các giải chạy marathon, đua xe đạp địa hình, mô tô, ô tô, bay khinh khí cầu, lễ hội ẩm thực…Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức các sự kiện với sự tham gia của những người nổi tiếng, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và cộng đồng du lịch, đặc biệt là giới trẻ.

- Đẩy mạnh marketing điện tử để quảng bá du lịch Hà Giang. Tận dụng tối đa các lợi thế của công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ số để đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh. Ưu tiên đầu tư nguồn lực cho việc chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến du lịch, nhất là trong công tác thống kê, lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến du lịch của tỉnh (ảnh, video clip, các tài liệu giới thiệu về điểm đến, khu, điểm du lịch và sản phẩm du lịch của tỉnh, các ấn phẩm điện tử, cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch…), kết nối cơ sở dữ liệu du lịch với các điểm đến, khu, điểm du lịch cụ thể trên địa bàn tỉnh.

Tập trung hoàn thiện cổng thông tin điện tử xúc tiến du lịch Hà Giang với nhiều ngôn ngữ để cung cấp và cập nhật thường xuyên thông tin, hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ, điểm đến, các trải nghiệm du lịch hấp dẫn tại các khu, điểm du lịch của tỉnh để tạo điều kiện cho khách tra cứu tìm hiểu thông tin về điểm đến Hà Giang trước chuyến đi. Xây dựng ứng dụng xúc tiến du lịch Hà Giang cho các thiết bị di động (mobil app) và tăng cường quảng bá điểm đến Hà Giang trên các mạng xã hội như facebook, zalo, youtube, Instagram…; tổ chức các chiến dịch quảng bá, các cuộc thi ảnh, clip về các điểm đến, sản phẩm du lịch Hà Giang. Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá trên các nền tảng số của các phương tiện truyền thông khác như như truyền hình, phát thanh, các báo điện tử trong và ngoài nước; tăng cường hợp tác với các hãng công nghệ trong và ngoài nước (agoda, các đại lý du lịch bán trực tuyến lớn) để quảng bá du lịch Hà Giang.

- Tăng cường liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch: Thúc đẩy liên kết giữa Hà Giang với các tỉnh trong vùng Đông Bắc và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ để

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

120

tổ chức các sự kiện xúc tiến quảng bá du lịch vùng để tạo sức mạnh và hiệu ứng quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch chung của vùng. Đồng thời, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp du lịch tham gia các hội chợ du lịch, tổ chức các chương trình quảng bá điểm đến Hà Giang, đón các đoàn FAMTRIP đến Hà Giang cũng như tham gia tổ chức các sự kiện du lịch lớn của tỉnh. Đẩy mạnh liên kết với các cơ quan truyền thông, các công ty công nghệ để quảng bá điểm đến và sản phẩm du lịch Hà Giang trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế.

3.1.5.2. Giải pháp khuyến khích, hỗ trợ đồng bào các dân tộc Hà Giang tham gia phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng

- Trao cơ hội và điều kiện thuận lợi để thu hút người dân tham gia phát triển du lịch.Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn Hà Giang về tầm quan trọng của phát triển du lịch trong việc tạo sinh kế và cải thiện chất lượng cuộc sống cho đồng bào cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Công khai, minh bạch hóa các thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và các chính sách hỗ trợ cho cộng đồng để người dân địa phương, đồng bào các dân tộc có thể nắm được, từ đó có suy nghĩ và kế hoạch tham gia đầu tư phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch.

- Hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể cho cộng đồng tham gia phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt trong xây dựng Quy chế quản lý hoạt động du lịch cộng đồng hoặc thành lập Ban quản lý du lịch cộng đồng. Có cơ chế khuyến khích và thu hút nguồn vốn trong dân đầu tư cung cấp dịch vụ du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia và phát huy các lễ hội dân gian, các sự kiện văn hóa truyền thống, phục hồi và phát triển các nghề truyền thống để thu hút khách du lịch.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng để phát huy các giá trị ẩm thực độc đáo và đa dạng của đồng bào các dân tộc Hà Giang để thu hút khách du lịch.

- Nghiên cứu có cơ chế đặc thù hình thành quỹ hỗ trợ nguồn vốn ban đầu cho những gia đình, hộ dân có nhu cầu và mong muốn tham gia đầu tư kinh doanh du lịch cộng đồng nhưng còn khó khăn về nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp nhà ở của học đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

- Hỗ trợ hướng dẫn cụ thể và chi tiết cách thức kinh doanh du lịch cộng đồng, phương thức đón và phục vụ khách du lịch cho người dân địa phương.

- Đề cao trách nhiệm của các bên liên quan trong việc hỗ trợ đồng bào các dân tộc Hà Giang tham gia phát triển du lịch cộng đồng, cụ thể là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

121

và khách du lịch trong việc hỗ trợ người dân trong quá trình cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng.

- Chú trọng phát triển các sản phẩm và dịch vụ dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo và khác biệt của đồng bào 22 dân tộc của Hà Giang. Quy hoạch, bố trí địa điểm và khu vực bán hàng lưu niệm và sản phẩm truyền thống, sản vật địa phương tại các khu, điểm du lịch để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch, qua đó tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho đồng bào.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng và người dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch. Ưu tiên dành nguồn lực thích đáng cho việc tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyên môn về du lịch cho cộng đồng và người dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng. Có cơ chế hỗ trợ hướng nghiệp dạy nghề cho đồng bào các dân tộc Hà Giang.

- Vận động và khuyến khích doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lao động là người địa phương tham gia làm việc tại các dự án đầu tư du lịch của các doanh nghiệp tại các khu, điểm du lịch và cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Hàng năm, tỉnh dành nguồn kinh phí nhất định cho Sở VHTTDL hoặc UBND cấp huyện tổ chức cho người dân tại các bản làng được lựa chọn phát triển du lịch cộng đồng các chuyến đi tham quan thực tế tại các địa phương trong và ngoài tỉnh có hoạt động du lịch cộng đồng phát triển để học tập trao đổi kinh nghiệm kinh doanh cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng và ứng xử với du khách.

- Chú trọng tuyền truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và người dân địa phương trong việc ứng xử thân thiện là luôn bày tỏ sự sẵn lòng hỗ trợ với khách du lịch.

- Hỗ trợ cộng đồng và người dân tại các bản du lịch cộng đồng trong tỉnh xây dựng cơ chế phân phối và phân chia lợi ích giữa các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng.

3.1.6. Giải pháp đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

3.1.6.1. Đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ gìn trật tự xã hội

- Trong quá trình thực hiện phát triển mục tiêu văn hóa, du lịch cần đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, quốc phòng, trật tự an ninh, phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt là tại khu vực biên giới, khu vực địa bàn vùng sâu, vùng xa, khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

122

Thường xuyên tổ chức các đợt diễn tập, tập huấn giáo dục về công tác an ninh trật tự, quốc phòng trên địa bàn.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách phối hợp giữa ngành văn hóa, thể thao và du lịch với các sở, ban ngành, chính quyền địa phương trong việc bảo đảm công tác an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội tại các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao và du lịch cũng như khi tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh.

- Thực hiện đưa các tiêu chuẩn đánh giá về mặt an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội đối trong việc xây dựng các danh hiệu về văn hóa, nghệ thuật; trong việc xây dựng các danh hiệu về văn hóa, gia đình; tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng các cơ sở du lịch; tiêu chuẩn đánh giá vận động viên.

- Tăng cường sử dụng văn hóa nghệ thuật làm phương tiện tôn vinh giá trị truyền thống dân tộc, đấu tranh góp phần bảo vệ an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội.

- Tăng cường kiểm tra việc thi hành chính sách, pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch.

- Tăng cường trao đổi thông tin liên quan đến đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch của Hà Giang giữa các đơn vị của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với các lực lượng công an, quân đội làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn vùng.

3.1.6.2. Bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận động người dân, khách du lịch nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiến tới thực hiện lồng ghép các phương án thích ứng với biến đổi khí hậu trong các đề án phát triển VHTTDL, các công trình xây dựng thiết chế VHTTDL.

- Thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng. Tăng cường giáo dục cho người dân về bảo vệ tài nguyên rừng và bảo đảm các lợi ích cho cộng đồng người dân bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng gắn với du lịch"; "Xây dựng văn hóa nông thôn lành mạnh gắn với tiêu chí xanh - sạch - đẹp - an toàn". Tăng cường công tác bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tới các khu bảo tồn thiên nhiên, đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch của địa phương gắn với việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho cán bộ, doanh nghiệp và nhận thức của người dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch. Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các khu vực khai

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

123

thác khoáng sản, đảm bảo không ảnh hưởng tới các di tích danh lam thắng cảnh cần bảo vệ theo Luật di sản Văn hóa.

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, cung cấp nước sạch theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy mô phát triển cơ sở văn hóa, thể thao và du lịch. Khuyến khích hoạt động sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, ít sử dụng tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Có phương án, tổ chức diễn tập theo phương án và tổ chức tốt cho người dân, khách du lịch (như di chuyển đến nơi cao, nơi an toàn trước các trận bão và lũ lụt, sạt lở đất có cường độ lớn). Từng bước nâng cấp hệ thống rừng, trang thiết bị cảnh báo, công trình che chắn, thoát lũ tại các vùng, khu du lịch, để hạn chế tác động của bão, lũ và hỏa hoạn cháy rừng.

- Có biện pháp bảo vệ sức khỏe khách du lịch, ngăn chặn các dịch bệnh lây truyền từ người sang người cũng như tổ chức cấp cứu, sơ cứu cho khách du lịch khi gặp rủi ro về sức khỏe (tai nạn, ngộ độc thực phẩm hoặc những biến cố bất thường). Củng cố và hoàn thiện mạng lưới trung tâm y tế cấp huyện và các đội phòng dịch, cấp cứu tại các huyện.

3.2. Tổ chức thực hiện

3.2.1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Giang - Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các nội dung về định hướng

phát triển VHTTDL theo các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. -Tham mưu, đề xuất các chính sách liên quan đến phát triển VHTTDL theo

định hướng đã đề ra; - Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ chỉ đạo và hướng dẫn Ủy ban nhân dân

các huyện, thị xã thành lập Trung tâm đào tạo vận động viên cấp huyện theo định hướng;

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND tỉnh.

- Phối hợp với các Sở, Ngành ở địa phương: + Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá các giá trị văn

hóa, tiềm năng du lịch Hà Giang tới du khách trong và ngoài nước. + Tổ chức phục dựng các lễ hội, các trò diễn dân gian, các loại hình văn

hóa nghệ thuật truyền thống, các nghề thủ công…phục vụ khách du lịch. + Thực hiện công tác GDTC cho thế hệ trẻ và rèn luyện sức khoẻ trong

nhân dân theo quy định của pháp luật. + Đẩy mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết trong phát triển VHTTDL.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

124

- Phối hợp với Tổng cục du lịch, Tổng cục Thể thao và các trường, các cơ sở đào tạo để tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực VHTTDL.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động VHTTDL, đặc biệt quản lý chất lượng dịch vụ du lịch đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. 3.2.2. Các Sở, ban ngành, địa phương liên quan

- Sở Kế hoạch và Đầu tư Xây dựng và bổ sung cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển VHTTDL;

xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch. - Sở Tài chính Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư huy động các nguồn vốn ngân sách

theo kế hoạch hàng năm để hỗ trợ phát triển các thiết chế VHTTDL, đặc biệt hạ tầng khung các khu du lịch;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn +Xây dựng kế hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, tổ

chức sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm của tỉnh, của mỗi khu du lịch, chú trọng đến các mặt hàng lưu niệm mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, mua sắm sản phẩm lưu niệm của khách du lịch.

+ Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP phục vụ khách du lịch - Sở Tài nguyên và Môi trường Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy hoạch, bố trí

quỹ đất để xây dựng các thiết chế VHTTDL; các công trình hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm, khu du lịch đã được định hướng. Phối hợp chính quyền địa phương tăng cường công tác bảo vệ giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái phục vụ phát triển du lịch.

- Sở Giáo dục và Đào tạo - Xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học TDTT nội khóa, đẩy

mạnh các hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh; tăng cường chỉ đạo, nâng cao chất lượng tổ chức Hội khỏe Phù Đổng các cấp và công tác chuẩn bị cho Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc;

- Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện tốt các yêu cầu tuyển chọn, đào tạo đội ngũ VĐV các môn thể thao tham gia thi đấu các giải thể thao học sinh toàn quốc và đặc biệt là Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc;

- Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành lập các lớp năng khiếu thể thao trong trường học và nghiên cứu thành lập Trường Phổ thông năng khiếu TDTT của tỉnh.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

125

- Sở Nội vụ Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thống nhất nhu cầu

đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên các môn thể thao và tổ chức bộ máy để thực hiện phát triển sự nghiệp TDTT đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo các giai đoạn cụ thể. Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo nâng biên chế giáo viên TDTT cho trường học các cấp để đảm bảo số giáo viên chuyên trách TDTT theo định hướng phát triển chung của toàn xã hội.

- Các Sở, Ban, Ngành khác của tỉnh Căn cứ chức năng nhiệm vụ vủa ngành phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao

và Du lịch trong việc thực hiện các chương trình dự án của ngành gắn với hoạt động VHTTDL.

- UBND các huyện, thành phố Hà Giang + Hướng dẫn, tổ chức, tuyên truyền vận động nhân dân chung tay bảo về các

giá trị văn hóa truyền thống có tính tích cực, các di tích lịch sử, di sản địa chất, di tích danh thắng của địa phương.

- Ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng vào các khu/điểm du lịch, các làng văn hóa du lịch cộng đồng; sửa chữa, nâng cấp các các thiết chế văn hoá thể thao của địa phương;

- Quy hoạch quỹ đất để đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khu vui chơi giải trí, sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh và các mặt hàng lưu niệm;

- Chủ động trong công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản địa chất, sinh thái trên vùng Công viên.

- Các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ngành VHTTDL và

Chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh trong việc quảng bá hình ảnh du lịch; vận động, tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch, về bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống và tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

126

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Quá trình nghiên cứu, xây dựng định hướng phát triển VHTTDL tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có thể rút ra một số kết luận cơ bản như sau:

1. Hà Giang là tỉnh miền núi cực Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng; giàu tài nguyên tự nhiên với phong cảnh núi non hùng vĩ, những cánh rừng nguyên sinh…; tài nguyên văn hoá đặc sắc với nhiều di tích danh thắng quốc gia đã được công nhận và là nơi sinh sống của 19 dân tộc, trong đó có nhiều dân tộc thiểu số còn giữ được bản sắc văn hoá phong phú và nguyên sơ. Những yếu tố đó, đã tạo cho Hà Giang có được tiềm năng lớn để phát triển du lịch nhưng cũng đặt ra các yêu cầu về bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc vốn có.

2. Thời gian qua, phát triển VHTTDL Hà Giang đã đạt được những kết quả nhất định. Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra rộng khắp với nhiều hoạt động phong phú. Hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từng bước được nâng lên. Hoạt động bảo tồn các di sản sản văn hóa được chú trọng. Thể thao thành tích cao đã bước đầu đã có thành tích. Công tác gia đình từng bước đi vào chất lượng, hiệu quả. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, đặc biệt là công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến hợp tác phát triển. Lượng khách du lịch đến Hà Giang tăng bình quân 14,6%/năm. Đây là nền tảng thuận lợi cho sự phát triển của ngành trong những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, do là địa phương miền núi, còn nhiều khó khăn nên phát triển VHTTDL của Hà Giang chưa đạt được như kỳ vọng, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, kết quả chưa tương xứng tiềm năng và kỳ vọng.

3. Trong những năm tới, Việt Nam nói chung và Hà Giang nói riêng sẽ bước vào thời kỳ phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức đan xen đòi hỏi phải có tầm nhìn dài hạn và bước phát triển mang tính đột phá. Hà Giang đang có những cơ hội mới cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch. Hệ thống giao thông được nâng cấp tạo cơ hội để Hà Giang hội nhập, phát triển và giao lưu khu vực, đẩy mạnh liên kết vùng. Xu thế hội nhập đa phương hóa, đa dạng hóa tạo điều kiện cho Hà Giang liên kết hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế. Các tập đoàn kinh tế lớn, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm hiểu cơ hội đầu tư và đầu tư vào Hà Giang ngày càng nhiều.

4. Định hướng phát triển VHTTDL Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bước cụ thể hóa Chiến lược, quy hoạch liên quan đến phát triển VHTTDL quốc gia đã được ban hành; Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

127

Hà Giang; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới. Định hướng được xây dựng trên quan điểm phát triển VHTTDL tỉnh Hà Giang theo hướng bền vững, toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường trong bối cảnh hội nhập và mở cửa. Các định hướng và giải pháp phát triển về VHTTDL đề xuất phù hợp với đặc điểm cuả tỉnh Hà Giang và phù hợp với yêu cầu phát triển VHTTDL giai đoạn mới làm tiền đề xây dựng các kế hoạch, các dự án đầu tư phát triển VHTTDL.

Kiến nghị

Để thực hiện có hiệu quả định hướng phát triển VHTTDL tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, kiến nghị:

1) Ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng kết nối đến Hà Giang và hạ tầng khu du lịch quốc gia CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.

2) Tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông và các công trình dừng chân đặc biệt là các tuyến tỉnh lộ, tuyến giao thông nông thôn đến các bản làng có thể phát triển du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hà Giang và tiếp cận các khu điểm du lịch trên địa bàn;

3) Ưu tiên vốn đầu tư từ ngân sách để phát triển các thiết chế văn hoá, thể thao trên địa bàn; bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử-văn hóa, các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh;

4) Lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Dự án phát triển có liên quan của các Bộ, ngành với phát triển VHTTDL trên địa bàn tỉnh để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển.

5) Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các chương trình đưa khách du lịch đến Hà Giang và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Giang tham gia các chương trình du lịch dịch vụ vùng và kết nối các chuỗi du lịch quốc tế./.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

128

PHẦN PHỤ LỤC

*** Phụ lục 1: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ bản về hiện trạng phát triển văn

hoá, thể thao và du lịch giai đoạn 2011-2020 và định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phụ lục 2: Các số liệu chi tiết về hiện trạng phát triển văn hoá, thể thao

và du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020 Phụ lục 3: Các số liệu chi tiết về định hướng phát triển văn hoá, thể

thao và du lịch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 Phụ lục 4: Các bản đồ hiện trạng và định hướng phát triển văn hoá,

thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

129

PHỤ LỤC 1. Tổng hợp các chỉ tiêu cơ bản về hiện trạng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch giai đoạn 2011-2020 và định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

130

Bảng 1.1. T

ổng hợp một số chỉ tiêu cơ bản về hiện trạng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch giai đoạn 2011-2020

TT

Lĩnh vực

Đơn vị tính

Năm

2011

2012 2013

2014 2015

2016 2017

2018 2019

2020

I Lĩnh

vực V

ăn hóa

1 G

ia đình văn hóa %

56,6

58 61,4

64 67

70 2

Làng văn hóa %

33,8

37 86

43 62

62,7 3

Cơ quan đơn vị văn hóa

%

60

70 75

4 X

ã đạt

chuẩn văn

hóa nông

thôn mới

%

1

9 16

23 23

24 25,4

5 Phường, thị trấn văn m

inh đô thị %

20

23 25

26 26

27,8

6 Thư

viện cấp

huyện đạt chuẩn %

5

10 18

18 18

18

7 C

hiếu phim

Buổi

2.153 1.958

1.999 1.900

1.900 8

Thu hút

lượt người xem

Lượt người

152.337

141.818 130.088

127.618 167.803

9 Số

buổi biểu

diễn B

iểu diễn

của Đoàn nghệ

thuật chuyên

nghiệp

Buổi/năm

98 98

95 98

98

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

131

TT

Lĩnh vực Đ

ơn vị tính N

ăm

2011 2012

2013 2014

2015 2016

2017 2018

2019 2020

10 Tham

gia

các H

ội thi,

liên hoan,

hội diễn

toàn quốc

và quốc tế do C

ục N

ghệ thuật biểu diễn

- Bộ

VH

TTDL

tổ chức

Cuộc

2

5 4

5

11 Lượt

bạn đọc

được phục vụ Nghìn Lượt

người

210

213

215

12 V

ề tái đánh giá Công

viên địa

chất

Đợt

1

1

II Lĩnh

vực Thể

thao

1 Số người luyện tập thể dục thể thao

thường xuyên

%

20,9 21,1

21,25 21,36

21,4 21,48

21,52 21,57

21,69 22

2 Số

gia đình

luyện tập thường xuyên

%

9,6 9,6

9,75 9,8

9,89 9,9

9,92 9,95

9,97 10

3 Số huy chương thể

thao thành

tích cao

Chiếc/năm

29

32 45

26 26

35 34

19 48

42

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

132

TT

Lĩnh vực Đ

ơn vị tính N

ăm

2011 2012

2013 2014

2015 2016

2017 2018

2019 2020

4 Số lần tham

gia các

giải trong

nước

Giải

15 15

16 17

17 18

18 19

19 20

III Lĩnh

vực du

lịch

1 K

hách du lịch Triệu lượt

người 0,330

0,420 0,520

0,650 0,762

0,853 1.024

1.137 1.401

1.501

2 Tổng thu

Tỷ đồng 337

312 500

600 708

795 913

1.150 2.000

2.477 3

Đóng

góp G

RD

P %

(*)

1,44

1,42

1,39

1,41

2,17

2,40

2,39

2,34

2,36

2,41 %

(**)

2,19

2,42

2,60

2,70

2,90

3,09

3,20

3,48

5,48

6,04 IV

Thiết chế

1

Nhà

văn hóa

thôn, bản %

40

42 45

46 47

50

2 N

hà văn hóa cấp xã

%

40 41

43 45

46 50

3 Trung

tâm

VH

cấp huyện

Trung tâm

11 11

11 11

11 11

11 11

11 11

4 Trung tâm

Văn

hoá triển lãm cấp

tỉnh

Nhà

1 1

1 1

1 1

1 1

1 1

5 Trung tâm

hoạt động thanh thiếu niên cấp tỉnh

Trung tâm

1

1 1

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

133

TT

Lĩnh vực Đ

ơn vị tính N

ăm

2011 2012

2013 2014

2015 2016

2017 2018

2019 2020

6 N

hà văn

hoá thanh thiếu niên cấp huyện

Nhà

10 10

10 10

10 10

10 10

10 10

7 Rạp chiếu phim

Rạp

1 1

1 1

1 1

1 1

1 1

8 Bảo

tàng cấp

tỉnh Bảo tàng

1 1

1 1

1 1

1 1

1 1

9 Bảo tàng chuyên đề

Bảo tàng

1 1

1 1

1 1

1

10 Thư viện tỉnh

Thư viện 1

1 1

1 1

1 1

1 1

1 11

Thư viện huyện Thư viện

11 11

11 11

11 11

11 11

11 11

Nguồn: Sở VH

TTDL tỉnh H

à Giang

(*) Chỉ tính doanh thu khách sạn và nhà hàng (theo N

iên giám Thống kê)

(**) Tính theo tổng thu du lịch

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

134

Bảng 1.2. T

ổng hợp các chỉ tiêu cơ bản về định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch giai đoạn 2021-2030, tầm

nhìn 2050

TT

Lĩnh vực

Đơn vị tính

Năm

2020

Năm

2025

Năm

2030

Năm

2040

Năm

2050

Cơ sở điều

chỉnh (nếu có) C

hi chú

A

CH

Ỉ TIÊU C

HỦ

YẾU

I

Lĩnh vực Văn hóa

1 G

ia đình văn hóa %

70

75 80

80 80

2 Làng văn hóa

%

62,7 65

70 75

75

3 Cơ quan đơn vị văn hóa

%

75 80

85 90

90

II Lĩnh vực Thể thao

1 Số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

%

22 22,2

38 40

50 Theo Q

uyết định số 1157/Q

Đ-

BV

HTTD

Lngày 2/4/2021

2 Số

gia đình

luyện tập

thường xuyên %

10

10,2 28

31 35

Theo Quyết định

số 1157/QĐ

-B

VH

TTDLngày

2/4/2021

III Lĩnh vực du lịch

1 K

hách du lịch Triệu lượt

người 1,5

2,4 3,7

5,4 8,4

2 Tổng thu du lịch

Tỷ đồng 2.477

5.600 13.500

28.600 63.500

3 Đ

óng góp GD

P (*) %

6,04

7,30 9,20

9,60 10,0

IV

Thiết chế

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

135

TT

Lĩnh vực Đ

ơn vị tính

Năm

2020

Năm

2025

Năm

2030

Năm

2040

Năm

2050

Cơ sở điều

chỉnh (nếu có) C

hi chú

1 N

hà văn hóa thôn, bản %

50

75 80

90 95

Bổ sung

2 N

hà văn hóa cấp xã %

50

72 80

90 95

3 Trung tâm

VH

cấp huyện Trung tâm

11

11 11

11 11

Bổ sung

B C

ÁC

CH

Ỉ TIÊU BỔ

TRỢ

I

Lĩnh vực văn hóa - gia đình 1

Xã đạt chuẩn văn hóa nông

thôn mới

%

25,4 42,4

60 65

70

2 Phường, thị trấn văn m

inh đô thị

%

27,8 35

61 72

75

3 Thư viện cấp huyện đạt chuẩn

%

18 30

40 60

70

4 D

i tích quốc gia được tu bổ tôn tạo

M

ỗi năm trùng tu được từ 2-3 di tích

5 D

i tích cấp tỉnh được tu bổ tôn tạo

6 C

hiếu phim

Buổi

1.900 1.850

1.900 2.000

2.300

7

Thu hút lượt người xem

Lượt người

167.803 165.000

170.000 180.000

200.000

Bổ sung

8 Sản xuất phim

PS ngắn Phim

4

5 5

5 5

9

Sản xuất Clip tuyên truyền

Clip

2 4

6 6

6

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

136

TT

Lĩnh vực Đ

ơn vị tính

Năm

2020

Năm

2025

Năm

2030

Năm

2040

Năm

2050

Cơ sở điều

chỉnh (nếu có) C

hi chú

10 Công tác sưu tầm

chất liệu các dân tộc bản địa để dàn dựng các tiết m

ục sân khấu hóa

Tiết mục

11 40

50 60

60 N

ghị quyết số 65-N

Q/TU

14/5/2021 Đ

ảng bộ Tỉnh về bảo tồn và phát huy giá trị D

SVH

trên địa bàn tỉnh H

à Giang

giai đoạn 2021 - 2025

Bổ sung

11 Số

buổi biểu

diễn B

iểu diễn của Đ

oàn nghệ thuật chuyên nghiệp

Buổi/năm

98

120 120

12 Tham

gia các Hội thi, liên

hoan, hội diễn toàn quốc và quốc tế do Cục N

ghệ thuật biểu diễn - Bộ V

ăn hóa, Thể thao và D

u lịch tổ chức

Cuộc

5 6

6 6

6

13 Lượt bạn đọc được phục vụ

Nghìn

Lượt người

215 230

250 270

300

14 V

ề tái đánh giá Công viên địa chất

Đợt

Hoàn

thành lần 2

II Lĩnh vực Thể thao

1 Số huy chương thể thao thành tích cao

Chiếc/năm

42

40 57

95 120

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

137

TT

Lĩnh vực Đ

ơn vị tính

Năm

2020

Năm

2025

Năm

2030

Năm

2040

Năm

2050

Cơ sở điều

chỉnh (nếu có) C

hi chú

2 Số lần tham

gia các giải trong nước

Giải

20 30

30 35

35

Bổ sung

III Thiết chế

1 N

hà VH

đa năng cấp tỉnh N

hà 1

1 1

1 2

Bổ sung

2 K

hu liên hiệp TDTT tỉnh

Khu

0 1

1 1

1

Bổ sung 3

Rạp chiếu phim

Rạp 0

0 3

5 5

số

199/QĐ

-TTg

ngày 25/1/2014

của TTC

P phê duyệt Q

uy hoạch

phát triển Đ

A đến năm

2020,

tầm

nhìn 2030

Bổ sung

4 Bảo tàng cấp tỉnh

Bảo tàng 1

1 1

1 1

Bổ sung

5 Bảo tàng chuyên đề

Bảo tàng 1

1 1

1 1

6 Thư viện tỉnh

Thư viện 1

1 1

1 1

Nghị định

93/2020/NĐ

-CP

Bổ sung

7 Thư viện huyện

Thư viện 2

5 6

9 11

Nghị định

93/2020/NĐ

-CP

Bổ sung

8 Thư viện tư nhân

Thư viện 0

1 1

2 2

Nguồn: - Viện N

CPT D

u lịch & Sở VH

TTDl H

à Giang

(*) Tính toán theo số liệu dự báo tổng thu du lịch của Viện NC

PT Du lịch và số liệu G

RDP của Viện C

hiến lược Bộ KH

ĐT

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

138

PHỤ LỤC 2: Các số liệu chi tiết về hiện trạng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

139

2.1. Các số liệu hiện trạng về văn hoá tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 – 2020

Bảng 2.1.1. Số liệu hoạt động của hệ thống thư viện công cộng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020

STT Số liệu thống kê

Đơn vị tính

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1 Tổng số tài liệu trong hệ thống thư viện công cộng

Bản 229.875 232.563 235.745 241.395 243.695

2 Số lượng sách bổ sung hàng năm

Bản 6.549 2.688 3.182 5.650 2.300

3 Số sách,báo luân chuyển hàng năm

Bản 260.212 248.930 280.790 299.710 254.354

4 Số lượt độc giả được phục vụ hàng năm

Lượt 293.152 273.184 268.254 244.572 215.000

5 Số thẻ bạn đọc được cấp mới hàng năm

Thẻ 10.855 8.448 7.441 7.428 6.562

6 Số CSDL số hóa

CSDL

7 Tỷ lệ thư viện có máy tính kết nối mạng

% 100% 100% 100% 100% 100%

8 Số lượt truy cập website thư viện

Lượt 110.062 91.095 86.242 65.769 54.509

9 Số cuộc triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hàng năm

Cuộc 74 82 88 100 90

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Giang

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

140

Bảng 2.1.2. Thực trạng hoạt động nghệ thuật biểu diễn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020

TT Lĩnh vực Đơn vị

tính

Hiện trạng giai đoạn 2016-2020 Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Số buổi biểu diễn nghệ thuật của đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp

Buổi 92 94 95 96 98

2 Số lượt người xem biểu diễn

Lượt 45.000 47.000 53.000 55.000 57.000

3 Tổng số chương trình Chương

trình 6 8 8 8 8

4 Tổng số vở diễn Vở 0 0 0 0 0 5 Doanh thu biểu diễn Tr. Đồng 0 0 0 0 0

6 Số cuộc thi, liên hoan, hội diễn

Cuộc 0 2 0 1 1

7 Số CLB văn nghệ CLB 01 03 04 06 07

8 Tổng số buổi hoạt động

Buổi 230 240 240 240 200

9 Lượt người xem, tham dự

Lượt 30 60 100 120 150

10 Số liên hoan, hội thi cấp huyện trở lên

Cuộc 2 2 2 2 2

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Giang

Bảng 2.1.3. Thực trạng hoạt động phát hành phim, chiếu bóng tỉnh Hà Giang đoạn 2016 - 2020

TT Lĩnh vực Đơn vị tính

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1 Số buổi chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị

Buổi 2.153 1.958 1.999 1.900 1900

2 Số buổi chiếu phim doanh thu Buổi 0 0 0 0 0

3 Số lượt khán giả xem phim Lượt 152.337 141.818 130.088 127.618 167.803

(Nguồn: Số liệu báo cáo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

141

Bảng 2.1.4. Hiện trạng gia đình tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020

TT Chỉ tiêu Đơn

vị

Phạm vi lấy số liệu Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

I Các nhóm hộ gia đình

- Tổng số hộ gia đình Hộ 170.257 175.688 178.566 182.652 186.815 - Số hộ GĐ 1 thế hệ (có vợ

và chồng) Hộ 10.470 11.501 9.874 20.043 13.687

- Số hộ GĐ 2 thế hệ (mẹ và con)

Hộ 9.806 11.123 7.681 9.975 19.751

- Số hộ GĐ 2 thế hệ (bố và con)

Hộ 6.210 6.250 7.951 7831 11.876

- Số hộ GĐ đơn thân (không có vợ hoặc chồng)

Hộ 2.253 3.470 3.895 4.147 3.735

- Số hộ GĐ có người cao tuổi (từ đủ 60 tuổi trở lên)

Hộ 38.699 39.321 39.925 40.729 41.316

- Số hộ gia đình có trẻ em (dưới 16 tuổi)

Hộ 93.884 96.218 99.621 105.649 107.317

- Số hộ GĐ có người tảo hôn

Hộ 543 424 428 428 599

- Số người kết hôn với người nước ngoài

Người

II Số vụ và hình thức bạo lực GĐ

- Tổng số vụ bạo lực gia đình,trong đó:

Vụ 602 312 162 211 286

+ Bạo lực tinh thần Vụ 55 122 31 72 71 + Bạo lực thân thể Vụ 508 141 117 122 137 + Bạo lực tình dục Vụ 21 8 3 2 6 + Bạo lực kinh tế Vụ 18 41 11 15 72

III Tổng số người gây bạo lực gia đình

- Nam Người 571 249 109 147 142 - Nữ Người 31 16 53 64 6

IV Nạn nhân bị bạo lực gia đình theo lứa tuổi

- Dưới 16 tuổi Người 6 29 14 21 37 - Từ 16 tuổi đến 59 tuổi Người 585 181

249

- Từ 60 tuổi trở lên Người 11 12 5 11

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Giang

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

142

Bảng 2.1.5. D

anh mục hệ thống di tích xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh H

à Giang

(Cập nhật đến tháng 12/2020)

- D

i tích, danh thắng: 59 di tích (29 cấp quốc gia; 30 cấp tỉnh) - B

ảo vật quốc gia: 03

I. CẤ

P QU

ỐC

GIA

: 29 di tích, danh thắng

STT

T

ÊN

DI T

ÍCH

, DA

NH

TH

ẮN

G

LO

ẠI D

I TÍC

H

N X

Ã, H

UY

ỆN K

HI

XẾ

P HẠ

NG

SỐ

QU

YẾ

T Đ

ỊNH

1 C

ăng Bắc M

ê Lịch sử

Xã Y

ên Cường, huyện B

ắc M

ê Số 97-Q

Đ ngày 21/1/1992 của B

ộ V

ăn hóa Thông tin và Thể thao

2 K

hu nhà Vương

Kiến trúc nghệ thuật

Xã Sà Phìn, huyện Đ

ồng V

ăn Số 937-Q

Đ/B

T ngày 23/7/1993 của B

ộ Văn hóa Thông tin

3 B

ia và Chuông chùa Sùng K

hánh Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật

Xã Đ

ạo Đức, huyện V

ị X

uyên Số 937-Q

Đ/B

T ngày 23/7/1993 của B

ộ Bộ V

ăn hóa Thông tin

4 K

ỳ Đài

Lịch sử Phường N

guyễn Trãi, thị xã H

à Giang

Số 2015-VH

/QĐ

ngày 16/12/1993 của B

ộ Bộ V

ăn hóa Thông tin

5 T

iểu khu Trọng C

on Lịch sử

Xã B

ằng Hành, huyện B

ắc Q

uang, Số 310-Q

Đ/B

T ngày 13/2/1996 của B

ộ Bộ V

ăn hóa Thông tin

6 H

ang Đán C

úm

Khảo cổ

Xã Y

ên Cường, huyện B

ắc M

ê Số 04/2001/Q

Đ-B

VH

TT ngày 19/1/2001 của B

ộ VH

TT

7 H

ang Nà C

hảo K

hảo cổ X

ã Yên C

ường, huyện Bắc

Số 04/2001/QĐ

-BV

HTT ngày

19/1/2001 của Bộ V

HTT

8 C

huông chùa Bình L

âm

Kiến trúc nghệ thuật

Xã Phú Linh, huyện V

ị X

uyên Số 71/2005/Q

Đ-B

VH

TTDL ngày

16/11/2005 của Bộ V

HTT

9 B

ãi đá cổ Nấm

Dẩn (X

ín Mần)

Khảo cổ

Xã N

ấm D

ẩn, huyện Xín

Mần

Số 03/2008/QĐ

-BV

HTTD

L ngày 21/2/2008 của B

ộ Bộ V

HTTD

L

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

143

STT

T

ÊN

DI T

ÍCH

, DA

NH

TH

ẮN

G

LO

ẠI D

I TÍC

H

N X

Ã, H

UY

ỆN K

HI

XẾ

P HẠ

NG

SỐ

QU

YẾ

T Đ

ỊNH

10 C

ột cờ Lũng C

ú Lịch sử và danh thắng

Xã Lũng C

ú, huyện Đồng

Văn

Số 4193/QĐ

-BV

HTTD

L ngày 16/11/2009 của B

ộ VH

TTDL

11 M

ã Pì Lèng

Danh lam

thắng cảnh X

ã Pải Lủng, xã Pả Vi, xã

Xín C

ái, huyện Mèo V

ạc Số 4194/Q

Đ-B

VH

TTDL ngày

16/11/2009 của Bộ V

HTTD

L

12 Phố cổ Đ

ồng Văn

Kiến trúc nghệ thuật

Thị trấn Đồng V

ăn, huyện Đ

ồng Văn

Số 4195/QĐ

-BV

HTTD

L ngày 16/11/2009 của B

ộ VH

TTDL

13 N

úi Đôi Q

uản Bạ

Danh lam

thắng cảnh X

ã Quản B

ạ và thị trấn Tam

Sơn, huyện Quản B

ạ Số 4196/Q

Đ-B

VH

TTDL ngày

16/11/2009 của Bộ V

HTTD

L

14 C

hùa Nậm

Dầu

Khảo cổ

Xã N

gọc Linh, huyện Vị

Xuyên

Số 4197/QĐ

-BV

HTTD

L ngày 16/11/2009 của B

ộ VH

TTDL

15 T

hác Tiên Đ

èo Gió

Danh lam

thắng cảnh X

ã Nấm

Dẩn, huyện X

ín M

ần Số 4198/Q

Đ-B

VH

TTDL ngày

16/11/2009 của Bộ V

HTTD

L

16

Ruộng bậc thang H

oàng Su Phì (Đ

ợt 1 năm 2011 có 06 xã)

Danh lam

thắng cảnh

Xã B

ản Luốc, Sán Sả Hồ,

Bản Phùng, H

ồ Thầu, Nậm

Ty, Thông N

guyên - H

oàng Su Phì

Số 3529/QĐ

-BV

HTTD

L ngày 01/11/2011 của B

ộ VH

TTDL

- Bổ sung (Đ

ợt 2 năm 2016 có 05

xã) T

ổng cộng 02 đợt = 11 xã

Danh lam

thắng cảnh

Xã Thàng Tín, Tả Sử

Chóong, B

ản Nhùng, Pố

Lồ, Nậm

khòa huyện H

oàng Su Phì

Số 3746/QĐ

-BV

HTTD

L ngày 28/10/2016 của B

ộ VH

TTDL

17 H

ang Khố M

ỷ D

anh lam thắng cảnh

Xã Tùng V

ài, huyện Quản

Bạ

Số 2833/QĐ

-BV

HTTD

L ngày 20/8/2013 của B

ộ VH

TTDL

18 H

ang Thiên T

hủy D

anh lam thắng cảnh

Xã N

àn Ma- X

ín Mần

Số 2834/QĐ

-BV

HTTD

L ngày 20/8/2013 của B

ộ VH

TTDL

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

144

STT

T

ÊN

DI T

ÍCH

, DA

NH

TH

ẮN

G

LO

ẠI D

I TÍC

H

N X

Ã, H

UY

ỆN K

HI

XẾ

P HẠ

NG

SỐ

QU

YẾ

T Đ

ỊNH

19 K

hu vực hóa thạch Tay cuộn tại

Ma L

é K

hảo cổ và danh thắng X

ã Ma Lé - Đ

ồng Văn

Số 3994/QĐ

BV

HTTD

L ngày 12/11/2013 của B

ộ VH

TTDL

20 H

ang Đán Pioóng

Danh lam

thắng cảnh X

ã Bạch N

gọc - Vị X

uyên Số 623/Q

Đ-B

VH

TTDL ngày

10/3/2014 của Bộ V

HTTD

L

21 K

hu vực Hóa thạch H

uệ biển tại Lũng Pù

Khảo cổ và danh thắng

Xã Lũng Pù - M

èo Vạc

Số 3087/QĐ

-BV

HTTD

L ngày 23/9/2014 của B

ộ VH

TTDL

22 H

ang Rồng

Danh lam

thắng cảnh X

ã Tả Lủng và xã Pả Vi,

huyện Mèo V

ạc Số 3088/Q

Đ-B

VH

TTDL ngày

23/9/2014 của Bộ V

HTTD

L

23 H

ang Nà Luông

Danh lam

thắng cảnh X

ã Mậu Long, huyện Y

ên M

inh và xã Sủng Trái, huyện Đ

ồng Văn

Số 3089/QĐ

-BV

HTTD

L ngày 23/9/2014 của B

ộ VH

TTDL

24 T

hác Nặm

Tạu

Danh lam

thắng cảnh xã Đ

ức Xuân - B

ắc Quang,

Số: 5384/QĐ

-BV

HTTD

L Ngày

29.12.2017 của Bộ V

HTTD

L

25 T

hác Thí

Danh lam

thắng cảnh Thị Trấn V

iệt Quang,

huyện Bắc Q

uang Số: 615/Q

Đ-B

VH

TTDL N

gày 05/3/2018 của B

ộ VH

TTDL

26 H

ang Tham

Luồng

Danh lam

thắng cảnh X

ã Minh Tân - V

ị Xuyên

Số: 2326/QĐ

-BV

HTTD

L Ngày

20/6/2018 của Bộ V

HTTD

L

27 Đ

ịa điểm khởi công m

ở đường H

ạnh phúc Hà G

iang – Đồng V

ăn D

i tích lịch sử Phường Q

uang Trung, TP H

à Giang

Số: 3045/QĐ

-BV

HTTD

L ngày 03/9/2019 của B

ộ VH

TTDL

28 H

ang Khau Đ

ôn , Hang N

ặm T

an D

anh lam thắng cảnh

xã Đức X

uân- Bắc Q

uang Q

uyết định số: 45/QĐ

-BV

HTTD

L ngày 07/01/2020 của B

ộ VH

TTDL

29 H

ang Tiên

Danh lam

thắng cảnh X

ã Xuân G

iang- Quang

Bình

Số:3076/QĐ

-BV

HTTD

L.ngày 27/10/2020 của B

ộ VH

TTDL

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

145

II. CẤ

P TỈN

H: 30 di tích

STT

T

ÊN

DI T

ÍCH

N X

Ã, H

UY

ỆN

KH

I XẾ

P HẠ

NG

SỐ

, NG

ÀY

, TH

ÁN

G,

M Q

Đ

1 N

àn Ma

(Nơi đội văn công trung đoàn 148 hy

sinh) Lịch sử

Xã N

àn Ma - X

ín Mần

số 836/QĐ

-UB

ND

ngày 24/3/2006 của U

BN

D tỉnh

2 Đ

ền Mẫu (C

ấm sơn linh từ)

Lịch sử - văn hóa Phường N

guyễn Trãi, thị xã Hà

Giang

số 3796/QĐ

-UB

ND

ngày 05/12/2007 của U

BN

D tỉnh

3 Đ

ền Trần

Lịch sử - văn hóa X

ã Tân Quang - B

ắc Quang

số 243/QĐ

-UB

ND

ngày 29/1/2011 của U

BN

D tỉnh

4 Đ

ền Chúa B

à Lịch sử - văn hóa

Thị trấn Vĩnh Tuy- B

ắc Quang

số 244/QĐ

-UB

ND

ngày 29/1/2011 của U

BN

D tỉnh

5 C

hợ tình Khâu V

ai Lịch sử - văn hóa

Xã K

hâu Vai- M

èo Vạc

số 861/QĐ

-UB

ND

ngày 26/4/2011 của U

BN

D tỉnh

6 Đ

ồn Pố Lũng

Lịch sử - văn hóa Trấn V

inh Quang - H

oàng Su Phì

số 2643/QĐ

-UB

ND

ngày 30/11/2011 của U

BN

D tỉnh

7 Đ

ền Thần H

oàng Lịch sử - văn hóa

Thị trấn Cốc Pài - X

ín Mần

số 2644/QĐ

-UB

ND

ngày 30/11/2011 của U

BN

D tỉnh

8 Đ

ình Mường

Lịch sử - văn hóa X

ã Khuôn Lùng - X

ín Mần

số 2649/QĐ

-UB

ND

ngày 30/11/2011 của U

BN

D tỉnh

9 Đ

ền Suối Thầu

Lịch sử - văn hóa X

ã Bản Luốc- H

oàng Su Phì Q

Đ số 1198/Q

Đ-U

BN

D ngày

20/6/2013 của UB

ND

tỉnh

10 Đ

ền Vinh Q

uang Lịch sử - văn hóa

Thị trấn Vinh Q

uang- Hoàng Su

Phì Q

Đ số 1197/Q

Đ-U

BN

D ngày

20/6/2013 của UB

ND

tỉnh

11 D

i tích lưu niệm Sùng M

í Chảng

Lịch sử Thị trấn Đ

ồng Văn- Đ

ồng Văn

số 2594/QĐ

-UB

ND

ngày 12/11/2013 của U

BN

D tỉnh

12 Đ

ền Quan C

ông K

iến trúc nghệ thuât Thị trấn Đ

ồng Văn- Đ

ồng Văn

số 2595/QĐ

-UB

ND

ngày 12/11/2013 của U

BN

D tỉnh

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

146

STT

T

ÊN

DI T

ÍCH

N X

Ã, H

UY

ỆN

KH

I XẾ

P HẠ

NG

SỐ

, NG

ÀY

, TH

ÁN

G,

M Q

Đ

13 Đ

ền Quan H

oàng Lịch sử - văn hóa

Thị trấn Đồng V

ăn- Đồng V

ăn Q

Đ số 2596/Q

Đ-U

BN

D ngày

12/11/2013 của UB

ND

tỉnh

14 C

hùa Quan âm

K

iến trúc nghệ thuật X

ã Lũng Phìn- Đồng V

ăn Q

Đ số 2597/Q

Đ-U

BN

D ngày

12/11/2013 của UB

ND

tỉnh

15 K

hu mộ H

oàng Vần T

hùng Lịch sử - văn hóa

Xã B

ản Díu, huyện X

ín Mần và

xã Bản Phùng, B

ản Máy huyện

Hoàng Su Phì,

số 1518/QĐ

-UB

ND

ngày 04/8/2014 của U

BN

D tỉnh

16 K

hu vực hóa thạch Trùng T

hoi tại thị trấn Đ

ồng Văn

Khảo cổ, danh thắng

Thị trấn Đồng V

ăn- Đồng V

ăn Q

Đ số 1465/Q

Đ-U

BN

D ngày

29/7/2014 của UB

ND

tỉnh

17 Đ

ồn Pháp và tường thành Lũng Hồ

Kiến trúc nghệ thuật

Xã Lũng H

ồ- Yên M

inh Q

Đ số 1466/Q

Đ-U

BN

D ngày

29/7/2014 của UB

ND

tỉnh

18 K

hu di tích Sùng Chứ Đ

à K

iến trúc nghệ thuật X

ã Đường Thượng - Y

ên Minh

số 1467/QĐ

-UB

ND

ngày 29/7/2014 của U

BN

D tỉnh

19 H

ang Tứ C

ung D

anh lam thắng

cảnh X

ã Vĩnh Phúc- B

ắc Quang

số 1468/QĐ

-UB

ND

ngày 29/7/2014 của U

BN

D tỉnh

20 C

ụm T

hạch Sơn thần D

anh lam thắng

cảnh X

ã Quyết Tiến- Q

uản Bạ

số 1469/QĐ

-UB

ND

ngày 29/7/2014 của U

BN

D tỉnh

21 C

ơ sở cách mạng Đ

ường Thượng

(Hang C

ờ Cải - N

ơi đồng chí Đặng

Việt Hưng trú ẩn)

Di tích lịch sử

Xã Đ

ường Thượng- Yên M

inh Q

Đ số 1470/Q

Đ-U

BN

D ngày

29/7/2014 của UB

ND

tỉnh

22 H

ang Sảo Há (N

ơi anh hùng Sùng D

úng Lù vào hang dụ Phỉ ra hàng) D

i tích lịch sử X

ã Vần C

hải- Đồng V

ăn Q

Đ số 1471/Q

Đ-U

BN

D ngày

29/7/2014 của UB

ND

tỉnh

23 Sủa C

án Tỷ

Khảo cổ

Xã C

án Tỷ- Quản B

ạ Q

Đ số 1472/Q

Đ-U

BN

D ngày

29/7/2014 của UB

ND

tỉnh

24 T

ường thành Cán T

ỷ K

iến trúc nghệ thuật X

ã Cán Tỷ và xã B

át Đại Sơn-

Quản B

ạ Q

Đ số 1473/Q

Đ-U

BN

D ngày

29/7/2014 của UB

ND

tỉnh

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

147

STT

T

ÊN

DI T

ÍCH

N X

Ã, H

UY

ỆN

KH

I XẾ

P HẠ

NG

SỐ

, NG

ÀY

, TH

ÁN

G,

M Q

Đ

25 M

ặt cắt Ranh giới địa tầng Perm

i-T

rias (P/T) tại Sủng L

à K

hảo cổ, danh thắng X

ã Sủng Là- Đồng V

ăn Q

Đ số 1474/Q

Đ-U

BN

D ngày

29/7/2014 của UB

ND

tỉnh

26 R

anh giới địa tầng Fransni-Famen

(F/F) tại Sì Phài K

hảo cổ, danh thắng Thị trấn Đ

ồng Văn- Đ

ồng Văn

số 1475/QĐ

-UB

ND

ngày 29/7/2014 của U

BN

D tỉnh

27 B

ia đá Vĩnh G

ia K

iến trúc nghệ thuật X

ã Vĩnh Phúc- B

ắc Quang

số 1476/QĐ

-UB

ND

ngày 29/7/2014 của U

BN

D tỉnh

28 Đ

ình Bản C

hún Lịch sử - văn hóa

Xã Tân N

am- Q

uang Bình

số 1612/QĐ

-UB

ND

ngày 14/8/2014 của U

BN

D tỉnh

29 H

ồ thủy điện Sông Chừng

Danh lam

thắng cảnh

Thị trấn Yên B

ình, xã Tiên N

guyên và xã Tân Nam

, huyện Q

uang Bình

số 1613/QĐ

-UB

ND

ngày 14/8/2014 của U

BN

D tỉnh

30 Đ

ồi Thông

Khảo cổ

Phường Trần Phú- TP Hà G

iang Q

Đ số 2245/Q

Đ-U

BN

D ngày

30/11/2020 của UB

ND

tỉnh

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và D

u lịch Hà G

iang)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

148

Bảng 2.1.6. D

anh mục hệ thống di sản phi vật thể cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh H

à Giang

(Danh sách đến ngày 31 tháng 12 năm

2020 )

STT

N D

I SẢN

N H

ÓA

PHI V

ẬT

TH

LO

ẠI H

ÌNH

T

ÊN

, HU

YỆ

N K

HI X

ẾP H

ẠN

G

1 Lễ hội N

hảy lửa của người Pà Thẻn Lễ hội truyền thống

Xã Tân B

ắc, huyện Quang B

ình, tỉnh Hà G

iang

2 Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô

Tập quán xã hội và tín ngưỡng

Xã Lũng C

ú, huyện Đồng V

ăn, tỉnh Hà G

iang

3 Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo

Tập quán xã hội và tín ngưỡng

Xã Phố Là, huyện Đ

ồng Văn, tỉnh H

à Giang

4 N

ghi lễ cấp sắc của người Dao

Tập quán xã hội và tín ngưỡng

Tỉnh Hà G

iang

5 Lễ hội G

ầu Tào Lễ hội truyền thống

Tỉnh Hà G

iang

6 N

ghệ thuật Khèn của người M

ông N

ghệ thuật trình diễn dân gian

Tỉnh Hà G

iang

7 Lễ hội năm

mới của người G

iáy Lễ hội truyền thống

Xã Tát N

gà, huyện Mèo V

ạc, tỉnh Hà G

iang

8 Tri thức canh tác hốc đá của cư dân cao nguyên đá H

à Giang

Tri thức dân gian H

uyện Quản B

ạ, huyện Yên M

inh, huyện Đồng

Văn, huyện M

èo Vạc, tỉnh H

à Giang

9 Tết K

hu Cù Tê của người La C

hí Tập quán xã hội và tín ngưỡng

Huyện X

ín Mần, huyện H

oàng Su Phì, tỉnh Hà

Giang

10 Lễ hội Q

uỹa Hiéng (Lễ hội qua năm

) của người D

ao đỏ Lễ hội truyền thống

Xã H

ồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh H

à Giang

11 N

ghi lễ Then của người Tày Tập quán xã hội và tín ngưỡng

Tỉnh Hà G

iang

(Nguồn: C

ục Di sản văn hoá, Bộ VH

TTDL)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

149

2.2. Các số liệu hiện trạng về thể thao tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020

Bảng 2.2.1. Thực trạng phát triển TTTD quần chúng các cấp

TT Nội dung Cấp huyện, thành phố Cấp tỉnh Số lượng % Số lượng %

1 Số môn TDTT quần chúng:

2

Số người tập luyện thường xuyên/tổng số dân

177.999 21,69%

Thành phố Hà Giang 19.450 33,0 Huyện Bắc Mê 11.460 22,0 Huyện Vị Xuyên 25.200 25,0 Huyện Bắc Quang 19.713 17,79 Huyện Yên Minh 17.350 19,5 Huyện Đồng Văn 16.456 21,0 Huyện Mèo Vạc 16.500 21,2 Huyện Hoàng Su Phì 13.656 20,61 Huyện Xín Mần 13.614 17,0 Huyện Quang Bình 14.000 23,0 Huyện Quản Bạ 10.600 19,6

3

Số gia đình thể thao/tổng số gia đình

20.838 9,4%

Thành phố Hà Giang 2.015 16,6 Huyện Bắc Mê 1.115 13 Huyện Vị Xuyên 1.500 6,4 Huyện Bắc Quang 5.743 21,35 Huyện Yên Minh 1.485 8,7 Huyện Đồng Văn 3.000 19 Huyện Mèo Vạc 500 0,32 Huyện Hoàng Su Phì 1.200 8,79 Huyện Xín Mần 1.180 9,0 Huyện Quang Bình 1.800 13,4 Huyện Quản Bạ 1.300 11,0

4 Số lượng giải thi đấu thể thao các cấp trong năm

Cấp xã, phường: 228 giải

-Cấp ngành: 85 - Cấp huyện: 136 - Cấp tỉnh: 09

5 Số CLB, điểm nhóm tập TDTT 367 367

(Nguồn: Viện KH Thể dục Thể thao Việt Nam & Sở VHTTDL Hà Giang)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

150

Bảng 2.2.2. Thực trạng tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao cho mọi người

TT Nội dung Đối tượng

Tên môn Hệ thống thi đấu (các giải)

Đầu tư Đơn vị điển hình NN

% XH %

1 Nông dân Bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, cờ tướng

- Cấp huyện:04giải/năm 90 10 - Cấp tỉnh: 01 giải/năm 100

2 Dân thành thị Bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, cờ tướng, TD DS, Quần vợt

06 giải/năm TT VHTTDL thành phố

3 Công chức, viên chức

- Bóng chuyền, bóng đá, Cầu lông, bóng bàn

- Cấp cơ sở: 04 giải/đơnvị/năm 100 Phòng

GD&ĐT thành phố - Cấp tỉnh: 03 giải/năm

4 Doanh nghiệp Bóng đá - Cấp cơ sở: 01 giải/đơn vị/năm 100 Công ty Nam

Linh

5 Sinh viên Đại học, Cao đăng, Trung học chuyên nghiệp

- Bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn ….

- Cấp cơ sở: 02 giải/trường/năm 100

- Cấp cụm: 01 giải/năm. 100

6 Lực lượng vũ trang Bóng đá, bóng chuyền, Tenit, võ thuật

- Cấp cơ sở: 02 giải/năm /đơn vị.

- Cấp ngành:01giải/năm 100

7 Người cao tuổi Cầu Lông, bóng bàn, Thể dục dưỡng xinh

- Cấp cơ sở: 01.giải/năm/đơn vị 100

- Cấp tỉnh:02giải/năm 100

(Nguồn: Viện KH Thể dục Thể thao Việt Nam & Sở VHTTDL Hà Giang)

Bảng 2.2.3. Thực trạng phân bố các môn thể thao cho mọi người trong toàn tỉnh

TT Nội dung Số môn Tên môn

I Toàn tỉnh 22 Cầu lông, bóng bàn, đá bóng, tennis, bơi, chạy bộ, erobic, gym, bóng chuyền, kéo co, đẩy gậy, đánh cù, cờ tướng, đánh sảng, bắn nỏ, nhẩy bao bố, bóng bào, Cà keo, tung còn, bơi mảng, điền kinh, leo cột

II Các đơn vị

1 Thành phố Hà Giang 8 Cầu lông, bóng bàn, đá bóng, tennis, bơi, chạy bộ, erobic, gym,

2 Huyện Bắc Mê 08 Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, kéo co, đẩy gậy, đánh cù, tennis

3 Huyện Vị Xuyên 10 Bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, cờ tướng, đẩy gậy, đánh sảng, kéo co, bắn nỏ, nhẩy bao bố

4 Huyện Bắc Quang 10 Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, đẩy gậy, kéo co, Cà keo, tung còn, bơi mảng, nhảy ba bố

5 Huyện Yên Minh 07 Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, kéo co, đẩy gậy, đánh cù

6 Huyện Đồng Văn 08 Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, kéo co, đẩy gậy, đánh cù

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

151

7 Huyện Mèo Vạc 07 Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, điền kinh, kéo co, đẩy gậy

8 Huyện Hoàng Su Phì 10 Bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, cờ tướng, đẩy gậy, đánh

sảng, kéo co, bắn nỏ, nhẩy bao bố

9 Huyện Xín Mần 11 Bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, cờ tướng, tung còn, đẩy gậy, đánh sảng, kéo co, leo cột, bắn nỏ

10 Huyện Quang Bình 07 Bóng chuyền, Cầu lông, bóng đá, bóng bàn, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ

11 Huyện Quản Bạ 07 Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, điền kinh, kéo co, đẩy gậy

III Các câu lạc bộ, tụ điểm thể thao B Quang 473- Xín Mần: 272- H S Phì 36; Quản Bạ 122; Yên Minh 163;

Quang Bình 80, TP Hà Giang 164, Vị xuyên 124

(Nguồn: Viện KH Thể dục Thể thao Việt Nam & Sở VHTTDL Hà Giang)

Bảng 2.2.4: Số môn thể thao thành tích cao tham gia thi đấu toàn quốc giai đoạn 2011-2020

TT Năm Môn 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

1 Cầu lông x x x x x x x x x x 2 Vật nữ x x x x x x x x x x 3 Penkat silat x x x x x x x x x x 4 Wushu x x x x x x x x x x 5 Bóng Ném x x x x x x x x x x

6 Bóng chuyền nữ

x

7 Vivonam x x x x x x x x x Tổng số 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06

(Nguồn: Viện KH Thể dục Thể thao Việt Nam & Sở VHTTDL Hà Giang)

Bảng 2.2.5: Số huy chương tại các giải giai đoạn 2011 - 2020 Nội dung Năm

Huy chương giải quốc gia Tổng cộng

Đăng cấp VĐV

Đại hội TDTT toàn quốc Giải vô địch Giải trẻ Giải cúp CLB Cấp I Kiện

tướng HC V B Đ V B Đ V B Đ V B Đ

2011 2 5 4 3 7 3 5 29 4

2012 2 3 6 1 4 7 2 7 32 8 1

2013 0 1 5 4 8 18 3 6 45 18 3

2014 1 0 4 0 0 0 2 3 13 3 26 06 12

2015 0 1 7 1 4 13 26 7 2

2016 1 1 6 1 1 20 1 4 35 2 9

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

152

2017 1 2 4 2 4 12 1 1 7 34 11 5

2018 1 5

(Nguồn: Viện KH Thể dục Thể thao Việt Nam & Sở VHTTDL Hà Giang)

Bảng 2.2.6: Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý thể dục thể thao năm 2020 TT

Tên đơn vị Số lượng

Trình độ chuyên môn Chuyên ngành khác Trình độ chính trị

Th.s ĐH CĐ Th.s ĐH TC CC TC I Quản lý nhà nước 1 Ban giám đốc 01 0 01 0 0 0 0 0 01 2 Phòng Quản lý TDTT 03 0 03 0 0 0 0 0 03

3 Phòng Thể thao thành tích cao

03 0 03 0 0 0 0 0 03

II Đơn vị sự nghiệp 1 Trung tâm Huấn luyện và

Thi đấu TDTT 27 3 16 1 0 3 3 3 6

Tổng 34 3 23 1 0 3 3 3 13

(Nguồn: Viện KH Thể dục Thể thao Việt Nam & Sở VHTTDL Hà Giang)

Bảng 2.2.7: Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên năm 2020

TT Môn Số lượng

Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Ghi chú ĐH

TDTT Th.S HLV chính CC TC

1 Cầu lông 2 2 1 2 Vật nữ 2 2 1 3 Penkat silat 2 1 1 1 1 1 4 Wushu 2 2 1 1 5 Bóng Ném 2 2 6 Bóng chuyền 2 2 1 1 7 Vivonam 1 1 8 Muay Thái 1 1 9 Boxing 1 1 CB HĐ 10 TDTT 1 1 11 Bóng đá 1 1 1 12 Bóng rổ 1 1 13 Bóng bàn 2 2

Tổng 20 17 3 1 3 6

(Nguồn: Viện KH Thể dục Thể thao Việt Nam & Sở VHTTDL Hà Giang)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

153

Bảng 2.2.8. Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất TDTT năm 2020

TT Công trình TDTT Số lượng Địa điểm I Cấp tỉnh 1 Sân vận động 01 Phường Trần phú- Thành phố Hà Giang 2 Nhà thi đấu 3 Nhà tập luyện TDTT 01 Phường Quang Trung – Thành phố Hà Giang

II Cấp huyện, thị xã, thành phố

1 Sân vận động 10 Huyện Mèo Vạc, Bắc Quang, Xín Mần; Hoàng Su Phì; Quản Bạ; Yên Minh, Quang Bình, huyện Bắc Mê, Đồng Văn, Vị xuyên

2 Nhà tập luyện TDTT 06 - Huyện Vị Xuyên, Mèo Vạc, Xín Mần, Quản Bạ; Yên Minh, TP Hà Giang,

3 Sân quần vợt 19 - Huyện B. Quang, Vị xuyên, Bắc Mê, Quản Bạ, Yên Minh, TP Hà Giang

III Cấp xã, phường, thị trấn

1 Sân bóng đá mini 295 Bắc Quang, Mèo Vạc, Xín Mần, Quản Bạ; Yên Minh; Quang Bình, TP Hà Giang

2 Sân bóng chuyền 777 Bắc Quang, Mèo Vạc, Xín Mần; Hoàng Su Phì, Quản Bạ; Yên Minh, Quang Bình, TP Hà Giang, Bắc Mê

3 Sân cầu lông 740 Bắc Quang, Mèo Vạc, Xín Mần; H Su Phì; Yên Minh; Quang Bình, TP Hà Giang, Bắc Mê

4 Sân bóng ném 01 V Cơ quan, doanh nghiệp, tư nhân 1 Nhà tập luyện TDTT 23 - Các cơ quan địa bàn các huyện, thành phố 2 Bể bơi 30 Huyện B. Quang, Q Bình, TP Hà Giang, Vị Xuyên, Đồng Văn

3 Sân bóng đá mini cỏ nhân tạo 19 Huyện B. Quang, Mèo Vạc, Đồng Văn. TP Hà Giang, Bắc Mê

4 Sân quần vợt 13 Huyện B. Quang, TP Hà Giang; Vị Xuyên VI Trường học

1 Nhà tập luyện 03 Trường Cao đăng nghề tỉnh; trường PTTH nội trú tỉnh, huyện Quang Bình

2 Sân tập 435 Các trường, các xã TT trên địa bàn huyện Bắc Quang. Mèo vạc, Xín Mần; Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Quang Bình, Bắc Mê

(Nguồn: Viện KH Thể dục Thể thao Việt Nam & Sở VHTTDL Hà Giang)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

154

2.3. Các số liệu hiện trạng về du lịch tỉnh H

à Giang giai đoạn 2011 - 2020

Bảng 2.3.1. C

ác số liệu hiện trạng chung về phát triển du lịch tỉnh Hà G

iang giai đoạn 2011-2020

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

I Tổng số khách

Lượt khách

329.937 417.808

520.000

650.000

762.622

853.746

1.023.653

1.136.963 1.401.366

1.501.360

K

hách quốc tế (LT+TQ

) Lượt khách

40.376 126.859

130.000

120.000

145.789

176.537

169,689 273.193

225.131 70.391

K

hách nội địa (LT+TQ

)

Lượt khách

289.561 290.949

390.000

530.000

616.833

677.209

1.023.483

863.770 1.176.235

1.430.969

1,1 Tổng số khách có lưu trú

263.950

334,246 416,000

520,000 610.098

682,997 818,922

909,570 1,121,093

1,050,952

K

hách quốc tế có lưu trú

Lượt khách

32.301 101,487

104,000 96,000

116,631 141,230

135,751 218,554

180,105 49.274

N

gày lưu trú bình quân

Ngày

khách 1,2

1,2 1,2

1,2 1,2

1,5 1,5

1,5 2

2,5

Tổng số ngày khách

Ngày

khách 38.761

121.784 124.800

115.200

139.957

211.845

203.627

327.831 360.210

123.185

M

ức chi tiêu trung bình

Triệu đồng

0,840 0,840

0,840 0,840

0,840 0,840

0,840 0,840

0,840 0,850

K

hách nội địa có lưu trú

Lượt khách

231,649 232,759

312,000 424,000

493,467 542

683,171 691,016

940,988 1,050,903

N

gày lưu trú bình quân

Ngày

khách 1,8

1,8 1,8

1,8 1,8

1,8 1,8

1,8 2

2

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

155

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng số ngày khách

Ngày

khách 416.968

418.966 561.600

763.200 888.241

975.181 1.229.708

1.243.829 1.881.976

2.101.806

M

ức chi tiêu trung bình

Triệu đồng

0,900 0,900

0,900 0,900

0,900 0,900

0,900 0,900

0,950 1.674

1,2 K

hách tham

quan Lượt khách

65,987 83,562

104,000 103,000

152,524 170,749

204,731 227,393

280,273 450,408

K

hách quốc tế

Lượt khách

8.075 126.758

129.896

119.904

145.672

176.396

34 272.974

224.951 21.117

K

hách nội địa

Lượt khách

(8.009) (126.674)

(129.792)

(119.801)

(145.520)

(176.225)

171 (272.747)

(224.671)

(20.667)

M

ức chi tiêu trung bình

Triệu đồng

0,400 0,400

0,400 0,400

0,400 0,400

0,400 0,400

0,500 0,600

III Tổng thu

Tỷ đồng

337 312

500 600

708 795

913 1.150

2.000 2.477

IV

Cơ sở lưu trú

Cơ sở

Số lượng cơ sở lưu trú

Cơ sở 102

111 112

126 150

183 239

325 711

831

Số lượng buồng

Buồng 1.392

1.669 1.715

1.876 2.176

2.750 3.007

3.861 6.578

7.500

Công suất sử dụng buồng bình quân/năm

%

70 75

75

70 75

75 70

70 75

50

V

Lao động N

gười

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

156

Chỉ tiêu

Đơn vị

tính Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Lao động trực tiếp

Người

2.570 3.051

3.872 4.570

5.362 5.800

6.427 7.027

9.040 9.500

Lao động gián tiếp

Người

5.040 6.120

7.540 8.100

10.520 11.600

12.500 14.200

18.500 17.400

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và D

u lịch Hà G

iang)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

157

Bảng 2.3.2. C

ác số liệu phân hạng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Hà G

iang giai đoạn 2011-2020

Chỉ tiêu

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

1 Số lượng CSLT 1 sao

15 22

22 24

25 32

44 44

23 20

Số lượng buồng 305

445 432

470 515

627 852

863 417

351

2 Số lượng CSLT 2 sao

4 6

7 8

9 15

20 22

13 13

Số lượng buồng 149

179 193

211 251

359 540

631 411

391

3 Số lượng CSLT 3 sao

1 1

1 2

1 1

3 4

Số lượng buồng

40

40 40

121 81

81 200

240

4 Số lượng CSLT 4 sao

1 1

Số lượng buồng

300

300

5 Số lượng CSLT 5 sao

Số lượng buồng

6 CSLT chưa xếp hạng

30

51 299

Số lượng buồng

430 1.068

3.520

7 Số lượng hom

estay 83

83 87

93 115

134 174

228 620

494

Số chỗ ngủ 938

967 1.090

1.111 1.255

1.683 1.437

1.846 4.343

2.533

Tổng

102 111

117 126

150 183

239 325

711 831

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và D

u lịch Hà G

iang)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

158

Bảng 2.3.3. C

ác thị trường khách du lịch hàng đầu của Hà G

iang giai đoạn 2011-2020 STT

Tên nước Năm

2011 Năm

2012

Năm

2013 Năm

2014

Năm

2015 Năm

2016

Năm

2017 Năm

2018

Năm

2019 Năm

2020

Tổng cộng

1 Pháp

554 603

1.651 1.127

3.380 5.265

7.058 9.387

9.821 3.218

42.064 2

Trung Quốc 15

29 2.201

3.044 6.362

3.878 3.611

3.777 3.679

1.176 27.772

3 Hà Lan

83 63

162 73

354 876

4.152 5.131

8.145 1.839

20.878 4

Israel 10

9 13

25 80

123 3.875

6.748 6.897

1.578 19.358

5 Anh

129 68

132 110

468 985

2.514 3.836

6.866 2.766

17.874 6

Đức 77

85 157

154 503

1.110 2.437

3.916 5.895

2.453 16.787

7 M

ỹ 87

116 222

210 847

1.409 2.505

3.438 4.958

2.291 16.083

8 Australia (Úc)

82 114

430 245

695 1.058

1.452 1.720

2.531 1.116

9.443

9 Canada

32 41

108 92

250 701

1.438 2.016

2.916 1.322

8.916 10

Tây Ban Nha

11 15

52 34

137 502

956 1.467

2.300 653

6.127

11 Bỉ

38 63

172 76

240 451

847 1.372

2.117 571

5.947 12

Ý 33

48 137

73 174

493 650

921 1.244

355 4.128

13 CH Séc

15 3

48 56

103 502

- 1.358

1.542 425

4.052 14

Thụy Sỹ 37

32 163

74 271

379 536

809 1.149

363 3.813

15 Hàn Quốc

12 30

68 108

270 380

569 869

868 519

3.693 16

Niu Zi Lan 30

26 92

74 150

353 521

603 687

289 2.825

17 Ba Lan

- -

37 23

28 78

351 642

1.045 390

2.594 18

Đan Mạch

7 12

39 28

118 278

428 525

777 264

2.476 19

Nhật Bản 79

27 130

30 441

399 401

391 375

159 2.432

20 Ai rơ len

235 651

964 443

2.293 (N

guồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch H

à Giang)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

159

Bảng 2.3.4. Thị trường khách quốc tế đến tỉnh Hà Giang theo khu vực giai đoạn 2015 - 2019

Đơn vị: %

STT Thị trường 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng khách quốc tế (lượt) 145.789 176.537 169.689 273.193 225.131 1 Đông Bắc Á 45.6 22.6 12.5 9.4 7.1 2 Đông Nam Á 1.7 1.9 2.2 2.7 2.1 3 Tây Âu 34.1 47.5 50.6 49.0 52.4 4 Đông Âu 2.9 5.1 2.5 5.1 6.3 5 Bắc Mỹ 7.1 10.2 10.5 10.0 11.1 6 Châu Đại Dương 5.4 6.8 5.2 4.2 4.5 7 Thị trường khác 3.2 5.9 16.5 19.6 16.5

Tổng: 100 100 100 100 100

Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Giang, năm 2020

Bảng 2.3.5: Cơ cấu tổng thu từ du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Dịch vụ 2016 2017 2018 2019 2020 Tăng TB (%/năm)

Lưu trú 171,0 205,0 273,0 420,0 680,0 41,2 Ăn uống 128,0 153,0 205,0 350,0 643,0 49,7 Vui chơi giải trí 60,0 71,0 79,0 210,0 160,0 27,8 Mua sắm 111,0 133,0 170,0 280,0 297,0 27,9 Đi lại 256,0 307,0 375,0 562,0 520,0 19,4 Khác 69,0 44,0 48,0 178,0 177,0 26,6 Tổng cộng 795,0 913,0 1.150,0 2.000,0 2.477,0 32,8

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang)

Bảng 2.3.6. Bảng tổng hợp nguồn nhân lực du lịch Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020

(ĐVT: Người) Chỉ tiêu Năm

2016 2017 2018 2019 2020

Tổng số 5.800 6.427 7.072 9.040 9.500

- Đại học và trên ĐH 110 110 115 120 130 - Cao đăng, trung cấp 350 356 375 405 420 - Đào tạo khác 673 925 977 940 1.446 - Chưa qua đào tạo 4.667 5.036 5.605 7.575 7.504

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Giang)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

160

Bảng 2.3.7. H

iện trạng đóng góp của du lịch trong tổng GR

DP tỉnh H

à Giang giai đoạn 2011 - 2020

Đ

ơn vị: Triệu đồng (giá hiện hành) K

hối ngành kinh tế

2011 2012

2013 2014

2015 2016

2017 2018

2019 2020

Tăng TB (%

/năm)

Tổng số 10.506.600

11.991.400 13.677.600

15.553.900 16.218.600

18.002.300 19.971.400

22.038.600 24.066.400

26.640.100 10,90

Tỷ lệ %

100,00 100,00

100,00 100,00

100,00 100,00

100,00 100,00

100,00 100,0

- 1. N

ông, lâm,

nghiệp, thủy sản 3.762.600

4.170.700 4.660.800

5.192.700 5.545.900

6.017.800 6.226.800

6.594.300 7.003.700

7.576.400 8,10

Tỷ lệ 35,82

34,78 34,08

33,39 34,20

33,43 31,18

30,57 29,25

28,44 -

2. Công nghiệp và xây dựng

1.957.700 2.390.800

2.841.400 3.419.400

3.275.000 3.685.900

4.344.400 5.025.600

5.717.500 6.647.100

14,50

Tỷ lệ %

18,63 19,94

20,77 21,99

20,19 20,47

21,75 22,44

23,67 24,95

- 3. Thuế sản phẩm

trừ trợ cấp sản phẩm

827.000

807.600 849.200

950.900 980.000

1.116.400 1.233.100

1.366.200 1.413.100

1.741.400 8,60

Tỷ lệ %

7,87 6,73

6,21 6,11

6,04 6,20

6,17 6,17

5,86 6,54

- 4. Dịch vụ

3.959.400 4.622.200

5.326.200 5.990.900

6.417.700 7.182.200

8.167.200 9.052.400

9.932.100 10.675.200

11,60 Tỷ lệ %

37,68

38,55 38,94

38,51 39,57

39,90 40,90

40,82 41,22

40,07 -

Trong đó du lịch

(a) Chỉ tính khách sạn, nhà hàng Tỷ lệ %

150.930 1,44

170.387 1,42

188.542 1,39

219.705 1,41

351.514 2,17

432.319 2,40

477.248 2,39

519.188 2,34

568.497 2,36

641.265 2,41

17,40 - (b) Tính theo tổng thu du lịch Tỷ lệ %

230.000 2,19

290.000 2,42

355.000 2,60

420.000 2,70

470.000 2,90

556.500 3,09

640.000 3,20

770.500 3,48

1.320.000 5,48

1.610.000 6,04

24,10 - N

guồn: Niên giám

Thống kê 2015 và 2019 tỉnh Hà G

iang (a) C

hỉ tính khách sạn và nhà hàng (theo Niên giám

Thống kê) (b) Tính theo tổng thu du lịch (Sở VH

TTDL H

à Giang)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

161

Bảng 2.3.8. H

iện trạng về đầu tư tỉnh Hà G

iang giai đoạn 2011-2020

Đ

ơn vị: Triệu đồng (giá hiện hành)

Dịch vụ

2011 2012

2013 2014

2015 2016

2017 2018

2019 Tăng TB (%

/năm)

Tổng số vốn đầu tư N

hà nước N

goài Nhà nước

Trong đó FDI (*)

4.557.440 3.706.555 850.885 11.817

6.126.148 4.347.433 1.778.715 3.440

4.954.661 2.802.244 2.152.417 648

5.296.292 2.766.645 2.592.647 3100

5.664.862 2.807.982 2.856.880 -

6.494.458 1.787.951 4.706.506 -

7.469.149 1.783.149 5.686.222 -

9.012.419 2.433.858 6.578.561 4.200

10.719.255 3.430.354 7.288.901 7.875

17,3 5,1 26,4 87,5

Trong đó cho du lịch Tỷ lệ %

27.609 0,61

28.641 0,47

2.250 0,05

35.700 0,70

59.659 1,05

27.859 0,43

88.002 1,18

206.680 2,29

2.396.018 22,35

151,3 -

(Nguồn: - N

iên giám Thống kê 2019 tỉnh H

à Giang)

- (*) C

hỉ tính dự án còn hiệu lực.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

162

Bảng 2.3.9. D

anh sách các làng văn hóa du lịch đã được tỉnh công nhận

Stt Tên

điểm du

lịch Đ

ịa chỉ Thời gian bắt đầu

khai thác

Tổng số hộ trong điểm

Số hộ cung cấp dịch vụ

du lịch

Số lượt du khách bình quân năm

Số ngày lưu trú trung bình

Doanh thu (Triệu

đồng/năm)

Thu nhập bình quân các hộ làm

du lịch

Mức chi

trung bình của khách

1 Thôn Tha

Xã Phương

Độ - TP H

à G

iang 2012

124

06 10.000.000

1 đến 2 ngày

100.000.000 – 150.000.000

8.000.000 – 10.000.000

300.000– 500.000 đồng/

khách

2 Thôn Bản Tùy

Ngọc

Đường- TP H

à G

iang 2013

131 05

10.000.000 1 đến 2

ngày 100.000.000 –

150.000.000 8.000.000 – 10.000.000

300.000– 500.000 đồng/

khách

3 Thôn N

ặm

Đăm

Xã Q

uản Bạ - huyện Q

uản Bạ

2008 58

26 15.000.000

2 đến 3 ngày

150.000.000 – 200.000.000

10.000.000 – 15.000.000

300.000– 450.000 đồng/

khách

4 Thôn M

a Lé

Xã M

á Lé - huyện Đ

ồng V

ăn 2010

62 05

6.000.000 1 ngày

70.000.000 – 100.000.000

5.000.000 – 8.000.000

300.000– 500.000 đồng/

khách

5 Thôn Lô Lô Chải

Xã Lũng Cú -

huyện Đồng

Văn

2008 112

17 45.000.000

1 đến 2 ngày

70.000.000 – 100.000.000

5.000.000 – 8.000.000

800.000– 1.000.000

đồng/ khách

6 Thôn Lũng Cẩm

trên

Xã Sủng Là -

huyện Đồng

Văn

2005 71

05 50.000.000

1 ngày 100.000.000 –

150.000.000 8.000.000 – 10.000.000

500.000– 700.000 đồng/

khách

7 Thôn

Pả V

i Hạ

Xã Pả V

i - huyện Đ

ồng V

ăn 2019

158 26

37.000.000 1 đến 2

ngày 150.000.000 –

200.000.000 10.000.000 –

15.000.000

1.000.000 - 500.000 đồng/

khách

8 Thôn N

ậm

Hồng

Xã Thông

Nguyên

- huyện H

oàng Su Phì

2018 38

10 10.000.000

1 đến 2 ngày

100.000.000 – 150.000.000

8.000.000 – 10.000.000

1.000.000 - 500.000 đồng/

khách

9 Thôn K

hiềm

Xã Q

uang M

inh - huyện Bắc Q

uang 2015

134 04

5.000.000 1 ngày

50.000.000 – 70.000.000

5.000.000 – 7.000.000

300.000 – 500.000 đồng/

khách (N

guồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch H

à Giang)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

163

2.4. Các số liệu về nhân lực Q

LNN

và khối đơn vị sự nghiệp VH

TTDL tỉnh H

à Giang năm

2020

Bảng 2.4.1.C

ác số liệu về nhân lực QL

NN

và khối đơn vị sự nghiệp VH

TT

DL

tỉnh Hà G

iang năm 2020

TT

Tổ chức và nhân lực

Đơn

vị

Đến năm

2020

T.số

SĐH

Đ

H

T

.cấp S.cấp

NSU

T N

SNN

D

TT

S A

K

hối đơn vị sự nghiệp

201 6

129 32

31 2

1

76 1

Bảo Tàng

Người

17 1

12 2

0 2

3 2

Đoàn nghệ thuật

Người

45 0

17 15

12

1

12 3

Trung tâm V

H tỉnh

Người

21

17 2

2

9 4

Trung tâm H

uấn luyện TDTT

Người

26 2

20 2

2

7 5

Thư viện N

gười 15

1 9

2 3

5

6 Trung tâm

Thông tin Xúc tiến D

u lịch N

gười 19

1 16

2

11

7 B

an Quản lý C

C toàn cầu C

ao nguyên đá N

gười 22

19

2 1

5

8 Trung tâm

Phát hành phim và chiếu bóng

Người

36 1

19 5

11

24 B

K

hối quản lý nhà nước

39 7

1

12 1

Lãnh đạo

3 3

1 2

Thanh tra

3

3

1 3

Phòng Tổ chức pháp chế

3

3

4

Phòng Kế hoạch Tài chính

3

3

5 Phòng Q

uản lý Di sản V

ăn hóa

3 1

2

2 6

Phòng Nếp sống văn hóa và gia đình

2

2

1

7 Phòng Q

uản lý Văn hóa

5

5

2

8 Phòng Q

uản lý TDTT

3

3

1

9 Phòng Thể thao thành tích cao

2

1 1

1

10 Phòng Q

uản lý Du lịch

6

2 4

3

11 V

ăn phòng

6

5

1

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và D

u lịch Hà G

iang)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

164

PHỤ LỤC 3: Các số liệu chi tiết về định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

165

3.1. Các số liệu định hướng trong lĩnh vực văn hoá

Bảng 2.3.1. D

anh mục dự án ưu tiên đầu tư phát triển văn hóa tỉnh H

à Giang thời kỳ 2021-2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

T

ên chương trình, dự án Đ

ịa điểm

Tổng m

ức đầu tư

Vốn ngân sách

Vốn

XH

H

Giai đoạn

2021-2025 G

iai đoạn 2026-2030

A

Nhóm

dự án đầu tư hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật phục vụ văn hoá

1 D

ự án cải tạo, xây dựng Bảo tàng tỉnh

Tp. Hà G

iang 60

60

60

2

Dự án xây dựng Trung tâm

Văn hoá Triển

lãm tỉnh (có hội trường, nhà trưng bày

triển lãm đáp ứng yêu cầu tổ chức sự kiện

văn hoá, nghệ thuật cấp tỉnh và cấp vùng)

Tp. Hà G

iang 700

700

700

3 D

ự án xây dựng Nhà hát D

ân tộc tỉnh Tp. H

à Giang

700 700

700 4

Dự án xây dựng Thư viện tỉnh

400

400

400

5 D

ự án xây dựng cụm rạp chiếu phim

hiện đại

Tp. Hà G

iang, Vị X

uyên 600

600

300 300

6

Dự án xây dựng, nâng cấp Trung tâm

Văn

hoá, Thông tin và Du lịch cấp huyện tại

trung tâm huyện có hội trường, khu truyền

thông trưng bày triển lãm đáp ứng yêu cầu

tổ chức sự kiện văn hoá cấp huyện: - G

iai đoạn: 2021-2025: xây dựng, nâng cấp 4 trung tâm

- G

iai đoạn 2026-2030: xây dựng nâng cấp 6 trung tâm

.

H. B

ắc Mê; H

. Bắc Q

uang; H.

Đồng V

ăn; H. H

oàng Su Phì; H

. Mèo V

ạc; H. Q

uản Bạ; H

. Q

uang Bình; H

. Vị X

uyên; H.

Xín M

ần; H. Y

ên Minh

700 700

350

350

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

166

B

Nhóm

Dự án bảo tồn và phát huy di sản

văn hoá phi vật thể

1

Dự án xây dựng, nâng cấp B

ảo tàng cấp huyện ở Đ

ồng Văn, 4 không gian trưng

bày thuộc Công viên địa chất toàn cầu C

ao nguyên đá Đ

ồng Văn tại các huyện M

èo V

ạc, Đồng V

ăn, Yên M

inh, Quản B

ạ.

H. Đ

ồng Văn; H

. Mèo V

ạc; H

. Yên M

inh; H. Q

uản Bạ

150 150

50

100

2 Đ

ề án bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống các dân tộc tỉnh H

à Giang

Tp. Hà G

iang; H. B

ắc Mê; H

. B

ắc Quang; H

. Đồng V

ăn; H.

Hoàng Su Phì; H

. Mèo V

ạc; H.

Quản B

ạ; H. Q

uang Bình; H

. V

ị Xuyên; H

. Xín M

ần; H.

Yên M

inh

200 150

50 60

140

3 Đ

ề án bảo tồn và phát huy âm nhạc, m

úa dân gian các dân tộc tỉnh H

à Giang

Tp. Hà G

iang; H. B

ắc Mê; H

. B

ắc Quang; H

. Đồng V

ăn; H.

Hoàng Su Phì; H

. Mèo V

ạc; H.

Quản B

ạ; H. Q

uang Bình; H

. V

ị Xuyên; H

. Xín M

ần; H.

Yên M

inh

200 150

50 70

130

4 Đ

ề án tu bổ tôn tạo di tích – danh thắng xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh

Tp. Hà G

iang; H. B

ắc Mê; H

. B

ắc Quang; H

. Đồng V

ăn; H.

Hoàng Su Phì; H

. Mèo V

ạc; H.

Quản B

ạ; H. Q

uang Bình; H

. V

ị Xuyên; H

. Xín M

ần; H.

Yên M

inh

1000 700

300 400

600

5 D

ự án đầu tư, hỗ trợ phát triển làng văn hoá- du lịch các dân tộc tỉnh H

à Giang

H. B

ắc Mê; H

. Bắc Q

uang; H.

Đồng V

ăn; H. H

oàng Su Phì; 1500

500 1000

800 700

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

167

(Nguồn: N

hóm chuyên gia xây dựng định hướng phát triển văn hoá tỉnh H

à Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến 2050)

H. M

èo Vạc; H

. Quản B

ạ; H.

Quang B

ình; H. V

ị Xuyên; H

. X

ín Mần; H

. Yên M

inh

C

Nhóm

dự án đầu tư phát triển nguồn nhân lực

1 Đ

ề án đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh H

à Giang

Tp. Hà G

iang; H. B

ắc Mê; H

. B

ắc Quang; H

. Đồng V

ăn; H.

Hoàng Su Phì; H

. Mèo V

ạc; H.

Quản B

ạ; H. Q

uang Bình; H

. V

ị Xuyên; H

. Xín M

ần; H.

Yên M

inh và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

90 80

10 40

50

2 Đ

ề án hỗ trợ đào tạo tài năng văn học, nghệ thuật trẻ

Tp. Hà G

iang; H. B

ắc Mê; H

. B

ắc Quang; H

. Đồng V

ăn; H.

Hoàng Su Phì; H

. Mèo V

ạc; H.

Quản B

ạ; H. Q

uang Bình; H

. V

ị Xuyên; H

. Xín M

ần; H.

Yên M

inh

30 20

10 15

15

D

Nhóm

dự án hỗ trợ xây dựng, nâng cấp công trình văn hoá cho các xã đạt chuẩn nông thôn m

ới

1 D

ự án hỗ trợ xây dựng, nâng cấp trung tâm

, nhà văn hoá xã, thôn

H. B

ắc Mê; H

. Bắc Q

uang; H.

Đồng V

ăn; H. H

oàng Su Phì; H

. Mèo V

ạc; H. Q

uản Bạ; H

. Q

uang Bình; H

. Vị X

uyên; H.

Xín M

ần; H. Y

ên Minh

200 150

50 100

100

C

ộng

6.530 4.460

2.070 2.945

3.585

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

168

3.2. Các số liệu định hướng trong lĩnh vực thể dục thể thao

Bảng 3.2.1. Đ

ịnh hướng phát triển các môn thể thao cho m

ọi người trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2050

TT

C

ác đơn vị Số m

ôn T

ên môn

1 TP H

à Giang

24 W

ushu, Pencatsilat, Bóng ném

, Vật nữ, V

ovinam, cầu lông, B

óng bàn, Bóng chuyền, B

óng đá, Cờ tướng,

Quần vợt, Thể dục dưỡng sinh, B

illard Snooker, Xe đạp, Thể hình, Thể dục Thẩm

mỹ, A

erobic, Bơi, B

óng rổ, K

aratedo, Cờ vua, M

uaythai, Boxing, K

hiêu vũ Thể thao.

2 H

uyện Bắc M

ê 16

Wushu, Pencatsilat, B

óng ném, V

ật nữ, Vovinam

, Cầu lông, B

óng đá, Bóng bàn, B

óng chuyền, Cờ tướng,

Thể dục dưỡng sinh, Aerobic, B

illard Snooker, Bơi, Đ

iền kinh, Bóng rổ, Đ

ua thuyền, Thể dục Thẩm m

ỹ, K

hiêu vũ thể thao, Bóng ném

, Muaythai.

3 H

uyện Vị X

uyên 21

Wushu, Pencatsilat, Bóng ném

, Vật nữ, V

ovinam, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng đá, Cờ tướng, Thể dục

dưỡng sinh, Bơi, Bóng rổ, Điền kinh, Cờ vua, M

uaythai, Boxing, Thể dục Thẩm m

ỹ, Khiêu vũ Thể thao, Bi sắt.

4 H

uyện Bắc Q

uang 20

Wushu, Pencatsilat, B

óng ném, V

ật nữ, Vovinam

, Cầu lông, B

óng bàn, Bóng chuyền, B

óng đá, Cờ tướng,

Thể dục dưỡng sinh, Bóng rổ, Đ

iền kinh, Cờ vua, Thể hình, Thể dục Thẩm

mỹ, M

uaythai, Boxing, K

hiêu vũ Thể thao, B

ơi.

5 H

uyện Yên M

inh 17

Wushu, Pencatsilat, B

óng ném, V

ật nữ, Vovinam

, Cầu lông, B

óng đá, Bóng bàn, B

óng chuyền, Cờ tướng,

Thể dục dưỡng sinh, Điền kinh, C

ờ vua, Thể dục Thẩm m

ỹ, Thể hình, Bóng rổ, B

ơi.

6 H

uyện Đồng V

ăn 21

Wushu, Pencatsilat, B

óng ném, V

ật nữ, Vovinam

, Cầu lông, B

óng đá, Bóng bàn, B

óng chuyền, Boxing, C

ờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, A

erobic, Billard Snooker, Đ

iền kinh, Cờ vua, Thể dục Thẩm

mỹ, Thể hình,

Bóng ném

, Bơi, M

uaythai.

7 H

uyện Mèo V

ạc 19

Wushu, Pencatsilat, B

óng ném, V

ật nữ, Vovinam

, Cầu lông, B

óng đá, Bóng bàn, B

óng chuyền, Cờ tướng,

Thể dục dưỡng sinh, Aerobic, Đ

iền kinh, Cờ vua, Thể dục Thẩm

mỹ, Thể hình, B

óng rổ, Bơi, M

uaythai.

8 H

uyện Hoàng Su

Phì 16

Wushu, Pencatsilat, B

óng ném, V

ật nữ, Vovinam

, Cầu lông, B

óng đá, Bóng bàn, B

óng chuyền, Cờ tướng,

Thể dục dưỡng sinh, Điền kinh, C

ờ vua, Bi sắt, B

óng rổ, Muaythai.

9 H

uyện Xín M

ần 16

Wushu, Pencatsilat, B

óng ném, V

ật nữ, Vovinam

, Cầu lông, B

óng đá, Bóng bàn, B

óng chuyền, Cờ tướng,

Thể dục dưỡng sinh, Điền kinh, C

ờ vua, Bi sắt, B

óng rổ, Muaythai.

10 H

uyện Quang

Bình

16 W

ushu, Pencatsilat, Bóng ném

, Vật nữ, V

ovinam, C

ầu lông, Bóng đá, B

óng bàn, Bóng chuyền, C

ờ tướng, Đ

iền kinh, Cờ vua, B

i sắt, Bóng rổ, Thể dục dưỡng sinh, B

ơi.

11 H

uyện Quản B

ạ 16

Wushu, Pencatsilat, B

óng ném, V

ật nữ, Vovinam

, Cầu lông, B

óng đá, Bóng bàn, B

óng chuyền, Cờ tướng,

Điền kinh, C

ờ vua, Bi sắt, B

óng rổ, Thể dục dưỡng sinh, Muaythai. (N

guồn: Viện KH

Thể dục Thể thao Việt Nam

)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

169

Bảng 3.2.2. Phát triển các môn thể thao thành tích cao đến năm 2030

TT Năm

Môn 2030 2040 2050

1 Pencatsilat x x x

2 Bóng ném x x x

3 Vật (nữ) x x x

4 Wushus x x x

5 Vovinam x x x

6 Kicboxing x x x

7 Muaythai x x x

8 Bóng đá x x x

9 Cầu lông x x x

10 Bóng bàn x x x

11 Quần vợt x x x

12 Võ cổ truyền x x x

13 Điền kinh x x x

14 Bóng chuyền x x x

15 Bắn nỏ x x

16 Đẩy gậy x x

17 Bi Sắt x x

18 Xe đạp x x

19 Bơi x

20 Billiards & Snooker x

21 Bắn cung x

22 Bắn súng x

Tổng số: 14 18 22

(Nguồn: Viện KH Thể dục Thể thao Việt Nam)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

170

Bảng 3.2.3: Tổng số vận động viên trong hệ thống thể thao thành tích cao các môn trọng điểm

Năm Tuyến VĐV năng khiếu đào tạo bán

tập trung

Tuyến VĐV đội tuyển trẻ

Tuyến VĐV đội tuyển tỉnh Tổng cộng

2030 108 - 135 52 - 69 46 - 64 206 – 268 2040 135 - 167 69 - 88 64 - 81 268 – 336 2050 167 - 204 88 - 107 81 - 100 336 - 411

(Nguồn: Viện KH Thể dục Thể thao Việt Nam)

Bảng 3.2.4. Tổng số VĐV đào tạo thể thao thành tích cao các môn trọng điểm nhóm I tỉnh Hà Giang đến năm 2050

Năm Tuyến VĐV năng khiếu đào tạo bán

tập trung

Tuyến VĐV đội tuyển trẻ

Tuyến VĐV đội tuyển tỉnh Tổng cộng

2030 108 - 135 52 - 69 46 - 64 206 – 268 2040 135 - 167 69 - 88 64 - 81 268 – 336 2050 167 - 204 88 - 107 81 - 100 336 - 411

(Nguồn: Viện KH Thể dục Thể thao Việt Nam)

Bảng 3.2.5. Nhu cầu sử dụng đất thể dục thể thao đến năm 2050

TT Đơn vị Đơn vị tính

Đất dành cho hoạt động TDTT

Đất dành cho xây dựng công trình TDTT

Đến 2030

2021 - 2040

2026 -2050

I Cấp tỉnh

Quỹ đất để xây dựng khu liên hợp TDTT

ha 3 4 5

- Nhà thể thao đa năng - Nhà tập luyện các môn - Sân tập từng môn - Bể bơi - Các hạng mục phụ trợ của công trình Khu liên hợp tỉnh.

II Cấp huyện ha 4,5-5,0 ha/huyện

5,5-6 ha/huyện

6,5-7,5 ha/huyện

- Sân vận động - Nhà tập luyện thi đấu - Bể bơi - Các công trình thể thao khác

III Cấp xã ha 114,5 124,5 141,4

- Nhà tập luyện - Sân bóng đá - Sân thể thao đơn giản ở từng thôn.

* Bình quân 2,7m2/ người

3,1m2/ người

3,5m2/ người

(Nguồn: Viện KH Thể dục Thể thao Việt Nam)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm

nhìn đến năm 2050

Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

171

Bảng 3.2.6. D

anh mục dự án chủ yếu đầu tư thiết chế thể thao giai đoạn 2021-2030, tầm

nhìn đến 2050

TT

T

ên dự án

2021-2030 2031-2040

2041-2050

Địa điểm

xây dựng

Tổng m

ức đầu tư

(tỷ đồng)

Địa điểm

xây dựng

Tổng m

ức đầu tư

(tỷ đồng)

Địa điểm

xây dựng

Tổng m

ức đầu tư

(tỷ đồng) I

Cấp tỉnh :

15

80

20

1 K

hu liên hợp thể dục thể thao đa năng: -

Nhà thể thao đa năng

Xã Phương độ -

TP Hà G

iang-tỉnh H

à Giang

- N

hà quản lý kết hợp phòng học

II C

ấp huyện

1 X

ây dựng mới 05 sân vận động có khán đài

Mèo V

ạc 20

Bắc M

ê, Vị

Xuyên.

40 B

ắc Quang,

Quang B

ình. 40

2 N

âng cấp 05 sân vận động có khán đài Q

uản Bạ,

Đồng V

ăn 20

Yên M

inh, H

oàng Su Phì, X

í Mần

30

3 X

ây dựng mới 11nhà thi đấu 1.000 chỗ

TP Hà G

iang, Q

uản Bạ, V

ị X

uyên. 30

Đồng V

ăn, Q

uang Bình,

Yên M

inh, M

èo Vạc

40 B

ắc Mê,

Bắc Q

uang, H

oàng Su Phì, X

í Mần.

50

4 X

ây dựng mới 10 bể bơi

Yên M

inh, Q

uang Bình

10

TP Hà G

iang, Q

uản Bạ,

Hoàng Su Phì,

Xí M

ần

20 B

ắc Mê,

Bắc Q

uang, Đ

ồng Văn,

Mèo V

ạc.

20

(Nguồn: Viện K

H Thể dục Thể thao Việt N

am)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

172

3.3. Các số liệu định hướng trong lĩnh vực du lịch

Bảng 3.3.1: Các phương án về số lượt khách du lịch đến Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phương án

Loại khách Hạng mục 2019 (*) 2025 2030 2050

Phương án 1

Khách quốc

tế

Tổng số lượt khách đến (nghìn) 225,131 350 600 1.600 Khách không lưu trú (nghìn) 45,026 70 100 200 Khách có lưu trú (nghìn) 180,105 280 500 1.400 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,0 2,5 3,0 3,5 Tổng số ngày khách (nghìn) 360,210 700 1.500 4.900

Khách nội địa

Tổng số lượt khách đến (nghìn) 1.176,235 1.800 2.600 5.000 Khách không lưu trú (nghìn) 235,247 300 400 500 Khách có lưu trú (nghìn) 940,988 1.500 2.200 4.500 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,0 2,2 2,5 3,0 Tổng số ngày khách (nghìn) 1.881,976 3.300 5.500 13.500

Phương án 2

Khách quốc

tế

Tổng số lượt khách đến (nghìn) 225,131 400 700 2.000 Khách không lưu trú (nghìn) 45,026 80 100 200 Khách có lưu trú (nghìn) 180,105 320 600 1.800 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,0 2,5 3,0 3,5 Tổng số ngày khách (nghìn) 360,210 800 1.800 6.300

Khách nội địa

Tổng số lượt khách đến (nghìn) 1.176,235 2.000 3.000 6.000 Khách không lưu trú (nghìn) 235,247 400 500 600 Khách có lưu trú (nghìn) 940,988 1.600 2.500 5.400 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,0 2,2 2,5 3,0 Tổng số ngày khách (nghìn) 1.881,976 3.500 6.300 16.200

Phương án 2

Khách quốc

tế

Tổng số lượt khách đến (nghìn) 225,131 450 850 2.600 Khách không lưu trú (nghìn) 45,026 90 150 300 Khách có lưu trú (nghìn) 180,105 360 700 2.300 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,0 2,5 3,0 3,5 Tổng số ngày khách (nghìn) 360,210 900 2.100 8.000

Khách nội địa

Tổng số lượt khách đến (nghìn) 1.176,235 2.200 3.400 7.000 Khách không lưu trú (nghìn) 235,247 400 600 700 Khách có lưu trú (nghìn) 940,988 1.800 2.800 6.300 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,0 2,2 2,5 3,0 Tổng số ngày khách (nghìn) 1.881,976 4.000 7.000 18.900

Nguồn: - (*) Số liệu hiện trạng của Sở VH - TT - DL Hà Giang.

- Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

173

Bảng 3.3.2: Các phương án về tổng thu du lịch của Hà Giang giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Phương án

Loại thu nhập 2019 (*) 2025 2030 2050

Phương án 1

Thu từ du lịch quốc tế + Từ khách có lưu trú + Từ khách không lưu trú

325,089 302,576 22,513

896,0 840,0 56,0

2.820,0 2.700,0

120,0

15.100,0 14.700,0

400,0 Thu từ du lịch nội địa + Từ khách có lưu trú + Từ khách không lưu trú

1.905,500 1.787,877

117,623

4.200,0 3.960,0

240,0

8.690,0 8.250,0

440,0

34.650,0 33.750,0

900,0 Tổng cộng 2.230,589 5.096,0 11.510,0 49.750,0

Phương án 2

Thu từ du lịch quốc tế + Từ khách có lưu trú + Từ khách không lưu trú

325,089 302,576 22,513

1.024,0 960,0 64,0

3.360,0 3.240,0

120,0

19.300,0 18.900,0

400,0 Thu từ du lịch nội địa + Từ khách có lưu trú + Từ khách không lưu trú

1.905,500 1.787,877

117,623

4.520,0 4.200,0

320,0

10.000,0 9.450,0

550,0

41.580,0 40.500,0 1.080,0

Tổng cộng 2.230,589 5.544,0 13.360,0 60.880,0

Phương án 3

Thu từ du lịch quốc tế + Từ khách có lưu trú + Từ khách không lưu trú

325,089 302,576 22,513

1.152,0 1.080,0

72,0

3.960,0 3.780,0

180,0

24.600,0 24.000,0

600,0 Thu từ du lịch nội địa + Từ khách có lưu trú + Từ khách không lưu trú

1.905,500 1.787,877

117,623

5.120,0 4.800,0

320,0

11.160,0 10.500,0

660,0

48.510,0 47.250,0 1.260,0

Tổng cộng 2.230,589 6.272,0 15.120,0 73.110,0

Nguồn: - (*) Số liệu hiện trạng của Sở VH-TT-DL Hà Giang.

- Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

174

Bảng 3.3.3 Các phương án về chỉ tiêu GRDP và nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Hà Giang giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(Theo tỷ giá giá: 1USD = 25.000 đ) Chỉ tiêu Đơn vị tính 2019 (*) 2025 2030 2050

1. Tổng giá trị GDP ngành du lịch

Phương án 1 Tỷ đồng VN 1.500,0 3.500,0 7.500,0 30.000,0 Triệu USD 60,0 140,0 300,0 1.200,0

Phương án 2 Tỷ đồng VN 1.500,0 3.750,0 8.750,0 36.500,0 Triệu USD 60,0 150,0 350,0 1.460,0

Phương án 3 Tỷ đồng VN 1.500,0 4.000,0 9.750,0 43.750,0 Triệu USD 60,0 160,0 390,0 1.750,0

2. Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch Phương án 1 %/năm - 15,2 16,5 7,2 Phương án 2 %/năm - 16,5 18,4 7,5 Phương án 3 %/năm - 17,7 19,5 7,8

3. Hệ số ICOR du lịch

- - 3,5 3,0 2,0

4. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch

Phương án 1 Tỷ đồng VN - 7.000,0 12.000,0 45.000,0 Triệu USD - 280,0 480,0 1.800,0

Phương án 2 Tỷ đồng VN - 7.900,0 15.000,0 55.500,0 Triệu USD - 316,0 600,0 2.220,0

Phương án 3 Tỷ đồng VN - 8.750,0 17.250,0 68.000,0 Triệu USD - 350,0 690,0 2.720,0

Nguồn - Dự báo của Viện NCPT Du lịch. - (*) Số liệu hiện trạng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang.

Bảng 3.3.4: : Các phương án về nhu cầu cơ sở lưu trú của Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đơn vị tính: Buồng Phương

án Nhu cầu cho đối tượng khách 2019 (*) 2025 2030 2050

Phương án 1

Nhu cầu cho khách du lịch quốc tế - 2.500 4.100 11.800 Nhu cầu cho khách du lịch nội địa - 6.000 9.900 21.200 Tổng cộng 6.578 8.500 14.000 33.000

Phương án 2

Nhu cầu cho khách du lịch quốc tế - 2.800 4.800 14.800 Nhu cầu cho khách du lịch nội địa - 6.700 11.400 25.200 Tổng cộng 6.578 9.500 16.200 40.000

Phương án 3

Nhu cầu cho khách du lịch quốc tế - 3.200 5.800 19.200 Nhu cầu cho khách du lịch nội địa - 7.300 12.900 29.500 Tổng cộng 6.578 10.500 18.700 48.700

Công suất sử dụng phòng trung bình năm (%) 48,5 55,0 60,0 65,0 Nguồn: - (*) Số liệu hiện trạng của Sở VH - TT - DL Hà Giang. - Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

175

Bảng 3.3.5: Các phương án về nhu cầu lao động trong du lịch của Hà Giang

giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đơn vị tính: Người Phương

án Loại lao động 2019 (*) 2025 2030 2050

Phương án 1

Lao động trực tiếp trong du lịch 9.040 11.900 21.000 52.800 Lao động gián tiếp ngoài xã hội - 21.400 37.800 95.000 Tổng cộng - 33.300 58.800 147.800

Phương án 2

Lao động trực tiếp trong du lịch 9.040 13.300 24.300 64.000 Lao động gián tiếp ngoài xã hội - 23.900 43.700 115.200 Tổng cộng - 37.200 68.000 179.200

Phương án 3

Lao động trực tiếp trong du lịch 9.040 14.700 28.000 77.900 Lao động gián tiếp ngoài xã hội - 26.400 50.400 140.200 Tổng cộng - 41.100 78.400 218.100

Số lao động trực tiếp bình quân trên 1 buồng khách sạn 1,37 1,4 1,5 1,6

Nguồn: - (*) Số liệu hiện trạng của Sở VH - TT - DL Hà Giang. - Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

176

Bảng 3.3.6. Danh mục các dự án đầu tư phát triển du lịch Hà Giang đến năm

2030

4

Khu trung tâm thương mại, nhà phố thương mại, dịch vụ giải trí TP.Hà Giang

- Trung tâm thương mại - Khách sạn - Nhà hàng - Trung tâm hội nghị, hội thảo - Văn phòng - Khu vui chơi giải trí cao cấp - Trung tâm mua sắm, ẩm thực

0,85

500 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2021 - 2030

5

Khu du lịch sinh thái Mê Cung Đá – Khâu Vai, Mèo Vạc

- Giao thông nội bộ - Hệ thống biển chỉ dẫn - Cơ sở lưu trú sinh thái - Hệ thống xử lý môi trường - Khu dịch vụ bổ trợ khác

30,0

500 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2021 - 2030

Số TT Tên dự án Các hạng mục đầu tư Quy

mô ha) Nguồn kinh phí

Giai đoạn đầu tư

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1

Khu du lịch quốc gia Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn

- Giao thông nội bộ trong khu du lịch - Xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom và xử lý nước thải, rác thải. - Hoàn thiện hệ thống biển báo, chỉ dẫn, giáo dục môi trường… - Quầy thông tin, tư vấn; phòng chiếu phim 3D; sa bàn, bản đồ nổi… (khu vực bãi đỗ xe). - Phòng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ du lịch.. - Bảo tàng địa chất - Các khu nghỉ dưỡng cao cấp và khu nghỉ dưỡng sinh thái - Các khách sạn cao cấp 4 - 5 sao - Trung tâm hội nghị, hội thảo, thể thao - Trung tâm dịch vụ, mua sắm, ẩm thực - Bãi đỗ xe….

258,0

12.500 tỷ đồng (vốn ngân sách cho hạ tầng du lịch; còn lại xã hội hóa)

2022 - 2030

2

Dự án xây dựng sân golf 9 lỗ -Đông Hà, Quản Bạ

- Sân golf - Khách sạn - Các công trình dịch vụ du lịch bổ trợ - Bãi xe ….

125,0

5.000 tỷ đồng (vốn xã hội hóa)

2022 - 2030

3

Khu trung tâm thương mại và nhà phố thương mại TP.Hà Giang

- Trung tâm thương mại - Khách sạn - Nhà hàng - Trung tâm hội nghị, hội thảo - Văn phòng

0,85

500 tỷ đồng (vốn xã hội hóa)

2021 - 2030

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

177

6

Tổ hợp khu vui chơi, giải trí cao cấp huyện Quản Bạ

- Khu trung tâm vui chơi, giải trí hiện đại - Khu dịch vụ khách sạn, nhà hang - Khu ghỉ dưỡng cao cấp - Hệ thống cây xanh, mặt nước cảnh quan …..

47,0

600 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2021 - 2030

7

Dự án xây dựng khách sạn 4 sao tại Quản Bạ

- Khách sạn tiêu chuẩn 4 sao - Các công trình dịch vụ phụ trợ, ánh sáng,

cây xanh - Bãi xe….

0,5

400 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2021 - 2030

8

Khu du lịch hồ Quang Minh, xã Quang Minh, huyện Bắc Quang

- Hệ thống hạ tầng du lịch - Khu nghỉ dưỡng và các công trình dịch vụ

trong khu du lịch - Hệ thống chiếu sáng, cây xanh cảnh quan - Bãi đỗ xe…

5,0

500 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2021 - 2030

9

Khu nghỉ dưỡng và Làng văn hóa dân tộc Mông, thôn Ngán Chải, xã Lao và Chải

- Hệ thống hạ tầng du lịch - Khu nghỉ dưỡng và các công trình dịch vụ

trong khu du lịch - Hệ thống chiếu sáng, cây xanh cảnh quan - Bãi đỗ xe…

10,0

500 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2021 - 2030

10

Khu trung tâm thương mại thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên

- Trung tâm thương mại - Khách sạn - Nhà hàng - Trung tâm hội nghị, hội thảo - Văn phòng ….

14,0

500 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2021 - 2030

11

Chương trình quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch tỉnh Hà Giang

- Giới thiệu hình ảnh du lịch Hà Giang trong và ngoài nước (tạp chí, tập gấp, website, truyền hình…) - Tham gia hội chợ về du lịch - Tham gia các đoàn Famtrip…

100 tỷ đồng

(vốn ngân sách)

2021 - 2030

12

Hỗ trợ công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Hà Giang

100 tỷ đồng

(vốn ngân sách và xã hội hóa)

2021 - 2030

13

Bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch

- Bảo tồn, nâng cấp các giá trị tài nguyên du lịch - Bảo vệ môi trường du lịch

500 tỷ đồng

(vốn ngân sách)

2021 - 2030

14 Các dự án khác 700

tỷ đồng 2021 - 2030

Tổng cộng 22.900 tỷ đồng

(Nguồn: Viện NCPT Du lịch & Sở VHTTDL Hà Giang)

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

178

PHỤ LỤC 4: Các bản đồ định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

179

BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050

Quy hoach tỉnh Hà Giang, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Định hướng phát triển văn hoá, thể thao và du lịch

180

BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ, THỂ THAO TỈNH HÀ GIANG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050