BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH -MARKETING Danh sách thành viên MỤC LỤC...

22
BTÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HC TÀI CHÍNH - MARKETING GVHD: TS.Phạm Quốc Việt Lớp 11DNH2 – Nhóm 2 Danh sách thành viên 1/ Trần Khánh Duy 2/ Huznh Minh Nguyễn 3/ Hồ Thị Hòa Hợp 4/ Phan Thị Ngọc Tuyền 5/ Hà Ngọc Thúy Vy 6/ Nguyễn Huy Toàn

Transcript of BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH -MARKETING Danh sách thành viên MỤC LỤC...

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

GVHD: TS.Phạm Quốc Việt

Lớp 11DNH2 – Nhóm 2

Danh sách thành viên

1/ Trần Khánh Duy

2/ Huznh Minh Nguyễn

3/ Hồ Thị Hòa Hợp

4/ Phan Thị Ngọc Tuyền

5/ Hà Ngọc Thúy Vy

6/ Nguyễn Huy Toàn

Trang 1

MỤC LỤC

I/ Giới thiệu về công ty cổ phần COMA 18 - CIG .................................................................. 2

II/ Tình hình ngành xây dựng trong 3 năm 2011, 2012, 2013 ............................................. 3

1/ Năm 2011 ............................................................................................................................. 3

2/ Năm 2012 ............................................................................................................................. 3

3/ Năm 2013 ............................................................................................................................. 4

4/ Đánh giá chung tình hình ngành xây dựng qua 3 năm. ....................................................... 5

III/ Phân tích kết cấu qua các năm ....................................................................................... 12

1/ Kết cấu các khoản mục trọng bảng CĐKT ........................................................................ 12

2/ Kết cấu các khoản mục trong bảng BCKQHĐKD ............................................................ 12

IV/ Phân tích xu hướng biến động qua các năm .................................................................. 13

1/ Phân tích qua tổng tài sản, doanh thu thuần và LNST ....................................................... 13

2/ Phân tích qua nhóm tỷ số thanh toán ................................................................................. 14

3/ Phân tích nhóm tỷ số hoạt động ......................................................................................... 15

4/ Phân tích qua nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính ...................................................................... 19

5/ Phân tích qua nhóm tỷ số lợi nhuận ................................................................................... 20

6/ Chỉ số Z-score .................................................................................................................... 20

V/ KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 21

Trang 2

I/ Giới thiệu về công ty cổ phần COMA 18 - CIG

Là một doanh nghiệp cổ phần hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Cơ khí Xây

dựng (COMA) – Bộ Xây dựng và được chuyển thành Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng

số 18 theo Quyết định số 2102/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng. Ngày 23/12/2010, Công ty

chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần COMA 18 (CTCPCIG)

Công ty chúng tôi chuyên hoạt động trong các lĩnh vực như: Lắp đặt thiết bị, máy móc;

Gia công cơ khí; Xây lắp các công trình đường dây tải điện và trạm biến áp; Xây lắp các

công trình dân dụng, công nghiệp giao thông thuỷ lợi, công trình kỹ thuật khu công

nghiệp, khu đô thị; Đầu tư - xây dựng nhà ở (chung cư, liền kề, biệt thự), văn phòng làm

việc…

Công ty chúng tôi đã thực hiện thành công nhiều công trình lớn cho các chủ đầu tư trong

và ngoài nước với chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị được

các chủ đầu tư đánh giá tốt. Nhiều công trình do Công ty đảm nhận thi công lắp đặt đã

đạt tới trình độ quốc tế như:

Công trình Đèn hình HANELORION

Nhà máy xi măng Bút Sơn

Nhà máy nhiệt điện Phả Lại

Nhà máy xi măng Bỉm Sơn

Các công trình giao thông như Quốc lộ 1A, 3… các công trình điện tại nhiều địa

bàn trong cả nước như: Hải Dương, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hoà Bình,

Sơn La, Cần Thơ, Bắc Ninh, Bắc Giang …..

Ngoài ra, Công ty còn làm chủ đầu tư xây dựng nhiều dự án như: khu công nghiệp dệt

may Bắc Ninh, 2 khu công nghiệp làng nghề tại Hưng Yên, dự án xây dựng khu chung cư

La Khê, dự án Nhà máy chế tạo cột thép và cấu kiện thép tại cụm công nghiệp Bích Hoà

– Thanh Oai (Hà Nội).

Trang 3

II/ Tình hình ngành xây dựng trong 3 năm 2011, 2012, 2013 1/ Năm 2011

Theo đánh giá của Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng, tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu của các

doanh nghiệp ngành xây dựng còn cao, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước luôn không đủ

khả năng dùng vốn chủ sở hữu của mình để thanh toán các khoản nợ.

Điều này cho thấy doanh nghiệp hoạt động còn dựa nhiều vào các khoản đi vay đã ảnh

hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển bền vững của các doanh nghiệp trên thị trường.

Tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thua lỗ còn tương đối lớn. Tỷ suất lợi nhuận

trên vốn chủ sở hữu còn thấp, năng lực tài chính của các doanh nghiệp còn yếu và lệ

thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay, nguồn nợ đọng trong thanh toán của các chủ đầu tư,

khách hàng đối với doanh nghiệp xây dựng lớn; doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua

lỗ còn cao...

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên, theo các nhà quản lý và các

doanh nghiệp là khả năng cung cấp của thị trường vốn còn yếu và có nhiều trở ngại trong

khi “đầu ra” lại rất khó khăn.

2/ Năm 2012

Con số thống kê chính thức từ Bộ Xây dựng. Theo đó, trong năm 2012 có 17.000 doanh

nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản bị thua lỗ (năm 2011 là 14.998 doanh

nghiệp). Bên cạnh đó, tổng số các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản

phải dừng hoạt động hoặc giải thể lên đến 2.637 doanh nghiệp (năm 2011 là 2.411 doanh

nghiệp); trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh bất

động sản. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động, giải thể tăng

6,2%, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tăng 24,1%.

Nhìn chung, trong năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát

được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm 2011, nhưng các doanh

nghiệp ngành xây dựng phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn. Đó là thị trường

bất động sản – thị trường có sức lan tỏa, tác động mạnh đến tình hình hoạt động của các

doanh nghiệp ngành xây dựng (xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, tư vấn xây dựng,...)

tiếp tục trầm lắng; các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát

triển nhưng không đủ chuẩn để có thể tiếp cận tín dụng, lãi suất cho vay tuy đã giảm

nhưng vẫn còn ở mức cao, nhiều doanh nghiệp không dám vay.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thực sự gặp khó khăn, nhất là

các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân hàng hoặc

dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án, khi thị trường trầm lắng

sẽ bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Thị trường bất động sản đóng băng

không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn ảnh

Trang 4

hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản

xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng

trang trí nội thất...

Hơn nữa, các doanh nghiệp xây dựng tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc

làm mới cũng như trong thực hiện các công trình dở dang, do việc thu xếp vốn của chủ

đầu tư tại hầu hết các công trình đều không kịp thời, không đủ vốn nên giá trị dở dang,

công nợ của doanh nghiệp tại các công trình rất lớn. Việc thiếu vốn và nợ đọng tại các

công trình không những làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

xây dựng mà còn ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp chuyên thực hiện các dự án

công, do Nghị quyết 11 cắt giảm đầu tư công nên các công trình họ nhận, sau một thời

gian dài vẫn chưa được giải ngân hay vẫn chưa tìm kiếm được công trình nào mới nên

thời điểm này có rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ hay giải thể.

3/ Năm 2013

Hoạt động xây dựng cơ bản năm nay tăng mạnh, trong đó tăng cao nhất ở khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài do tập trung đẩy nhanh tiến độ đối với các công trình thuộc khu kinh tế

trọng điểm quốc gia. Tiến độ xây dựng trong khu vực Nhà nước chậm hơn do ưu tiên cho

những công trình chuyển tiếp từ năm trước nên giá trị sản xuất giảm. Đối với các doanh

nghiệp ngoài Nhà nước, do gặp khó khăn về vốn nên kết quả tăng thấp.

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 770,4 nghìn tỷ đồng,

bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 92,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 12%; khu vực ngoài Nhà

nước 644,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 83,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 33,7 nghìn tỷ

đồng, chiếm 4,4%. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 chia theo loại công trình như sau:

Công trình nhà ở đạt 333,3 nghìn tỷ đồng; công trình nhà không để ở đạt 128,2 nghìn tỷ

đồng; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 219,4 nghìn tỷ đồng; hoạt động xây dựng chuyên

dụng đạt 89,5 nghìn tỷ đồng.

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 626,9 nghìn tỷ

đồng, tăng 6,2% so với năm 2012, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 77,2 nghìn tỷ đồng,

giảm 1,4%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 521,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2%; khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài đạt 28,5 nghìn tỷ đồng, tăng 34,3%.

Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng hoạt động của ngành xây dựng trong

năm vẫn còn những tồn tại và gặp khó khăn như: Chủ đầu tư thực hiện không đúng quy

trình, thủ tục gây chậm chễ trong thanh toán công trình dẫn đến nhiều doanh nghiệp vừa

và nhỏ thiếu vốn, không đủ sức cạnh tranh. Tiến độ giải ngân của một số dự án, công

trình mặc dù có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thời tiết diễn

biến phức tạp với mưa lớn kéo dài tại nhiều vùng trên cả nước ảnh hưởng đến tiến độ và

chất lượng công trình.

Trang 5

4/ Đánh giá chung tình hình ngành xây dựng qua 3 năm.

Ba năm vừa qua nằm trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế và ngành xây dựng cũng

không thoát khỏi sự khó khăn chung đó. Đặc biệt, năm 2012 là năm mà các doanh nghiệp

xây dựng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc đi xuống của nền kinh tế cũng như việc

ban hanh Nghị quyết 11 về cắt giảm đầu từ công. Nhưng đến năm 2013 tình hình có vẻ

khả quan hơn. Mặc dù đã có sự gia tăng về sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa tuy vẫn

chưa ở mức cao nhưng hứa hẹn sẽ phát triển trong các năm kế tiếp.

Bảng chỉ tiêu ngành qua 3 năm và các bảng số liệu của CIG qua các năm

Ngành xây dựng

2011 2012 2013

Tổng nợ/tổng vốn 105% 107% 111%

Tổng nợ/VCSH 212% 221% 217%

Thanh toán hiện hành 70% 69% 70%

Thanh toán nhanh 18% 17% 21%

Thanh toán nợ ngắn hạn 139% 145% 146%

Vòng quay tổng tài sản 191% 155% 198%

Vòng quay tài sản ngắn hạn 60% 50% 53%

Vòng quay VCSH 117% 101% 112%

LNTT/DTT 953% 537% 1.08%

LNST/DTT 708% 299% 712%

ROA 236% 99% 244%

ROE 740% 323% 802%

Tỷ lệ tăng doanh thu -29% -621% 1%

Tỷ lệ tăng EPS -6.49% -6% 13.82%

Tỷ lệ tăng VCSH 647% 819% 665%

Tỷ lệ tăng tiền mặt -3.68% -1% 8.00%

Trang 6

Bảng cân đối kế toán

Năm 2010 2011 2012 2013 Phân tích kết cấu

TÀI SẢN Kết cấu của từng khoản mục

của bảng CĐKT

A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

365,731,000,000

(89,32%)

430,098,000,000

(90,88%)

501,250,000,000

(92,18%)

465,138,000,000

(92,77%) 2010 2011 2012 2013

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

21,058,000,000

4,740,000,000

5,277,000,000

8,744,000,000

5.14%

1.00%

1%

2%

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

7,700,000,000

- - - 1.88

% 0.00

% 0% 0%

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

197,128,000,000

209,382,000,000

163,952,000,000

63,011,000,000

48.14%

44.24%

30% 13%

IV. Tổng hàng tồn kho

119,824,000,000

188,942,000,000

306,679,000,000

371,023,000,000

29.26%

39.92%

56% 74%

V. Tài sản ngắn hạn khác

20,021,000,000

27,034,000,000

25,343,000,000

22,359,000,000

4.89%

5.71%

5% 4%

B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

43,732,000,000

(10,68%)

43,182,000,000

(9,12%)

42,517,000,000

(7,82%)

36,244,000,000

(7,23%)

I. Các khoản phải thu dài hạn

4,740,000,000

4,740,000,000

4,740,000,000

4,740,000,000

1.16%

1.00%

1% 1%

II. Tài sản cố định

27,806,000,000

25,404,000,000

23,089,000,000

15,110,000,000 6.79

% 5.37

% 4% 3%

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

6,000,000,000

6,000,000,000

6,000,000,000

6,000,000,000

1.47%

1.27%

1% 1%

V.Tổng tài sản dài hạn khác

4,587,000,000

7,038,000,000

8,688,000,000

10,394,000,000

1.12%

1.49%

2% 2%

VI. Lợi thế thương mại

-

- - - 0.00

% 0.00

% 0% 0%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

409,463,000,000

473,280,000,000

543,767,000,000

501,382,000,000 100%

100%

100% 100%

NGUỒN VỐN - - -

A. Nợ phải trả

259,790,000,000

325,351,000,000

408,033,000,000

378,328,000,000

I. Nợ ngắn hạn

144,741,000,000

123,727,000,000

162,688,000,000

180,938,000,000 35% 26% 30% 36%

II. Nợ dài hạn

115,076,000,000

201,624,000,000

245,345,000,000

197,390,000,000 28% 43% 45% 39%

B. Nguồn vốn chủ sở hữu

149,673,000,000

147,929,000,000

135,735,000,000

123,053,000,000

I. Vốn chủ sở hữu

149,673,000,000

147,929,000,000

135,735,000,000

123,053,000,000 37% 31% 25% 25%

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

-

- - - 0% 0% 0% 0%

C. Lợi ích của cổ đông thiểu số

-

- - - 0% 0% 0% 0%

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

409,463,000,000

473,280,000,000

543,767,000,000

501,382,000,000

100% 100

% 100% 100%

Trang 7

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2010 2011 2012 2013

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh

119,713,000,0

00

78,674,000,00

0

43,255,000,00

0

146,089,000,000

Các khoản giảm trừ doanh thu

-

-

-

-

Phân tích kết cấu kết cấu từng khoản mục của

KQHDKDtrên Doanh thu thuần

Doanh thu thuần

119,713,000,0

00

78,674,000,00

0

43,255,000,00

0

146,089,000,000 2010 2011 2012 2013

Giá vốn hàng bán

78,353,000,00

0

61,487,000,00

0

36,872,000,00

0

124,113,000,000 65% 78% 85% 85%

Lợi nhuận gộp

41,361,000,00

0

17,187,000,00

0

6,383,000,000

21,977,000,000 35% 22% 15% 15%

Doanh thu hoạt động tài chính

2,048,000,000

1,234,000,000

270,000,000

241,000,000 2% 2% 1% 0%

Chi phí tài chính

4,988,000,000

4,564,000,000

4,593,000,000

2,659,000,000

Trong đó: Chi phí lãi vay

4,988,000,000

4,564,000,000

4,593,000,000

2,659,000,000 4% 6% 11% 2%

Trang 8

Chi phí bán hàng

1,053,000,000

1,585,000,000

5,884,000,000

3,527,000,000 1% 2% 14% 2%

Chi phí quản lý doanh nghiệp

16,114,000,00

0

8,194,000,000

11,564,000,00

0

9,955,000,000 13% 10% 27% 7%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

21,254,000,00

0

4,078,000,000

(15,387,000,0

00)

6,077,000,000 18% 5% -36% 4%

Thu nhập khác

1,997,000,000

5,437,000,000

4,801,000,000

1,290,000,000 2% 7% 11% 1%

Chi phí khác

921,000,000

7,346,000,000

1,336,000,000

5,646,000,000 1% 9% 3% 4%

Lợi nhuận khác

1,076,000,000

(1,909,000,00

0)

3,465,000,000

(4,356,000,000) 1% -2% 8% -3%

Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết liên doanh

-

-

-

-

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

22,330,000,00

0

2,169,000,000

(11,922,000,0

00)

1,721,000,000 19% 3% -28% 1%

Chi phí thuế TNDN hiện hành

5,787,000,000

542,000,000

-

-

Trang 9

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

-

-

-

-

Chi phí thuế TNDN

5,787,000,000

542,000,000

-

-

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

16,542,000,00

0

1,627,000,000

(11,922,000,0

00)

1,721,000,000 14% 2% -28% 1%

Lợi ích của cổ đông thiểu số và cổ tức ưu đãi

-

-

-

-

LNST sau khi điều chỉnh Lợi ích của CĐTS và Cổ tức ưu đãi

16,542,000,00

0

1,627,000,000

(11,922,000,0

00)

1,721,000,000

Số lượng cổ phiếu đang lưu

hành

-

-

-

-

Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS cơ bản)

-

-

-

-

Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS điều chỉnh)

-

-

-

-

Trang 10

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 2010 2011 2012 2013

Tiền thu từ bán hàng cung cấp dịch vụ và doanh thu khác

103,004,052,992

83,271,207,243

107,458,573,020

259,012,970,138

Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ

(135,521,152,202)

(137,348,079,740)

(80,277,440,103)

(129,410,676,085)

Tiền chi trả cho người lao động

(7,161,892,783)

(5,667,202,696)

(7,875,321,207)

(5,165,464,645)

Tiền chi trả lãi vay (2,742,392,062)

(3,697,438,435)

(4,155,000,234)

(692,173,114)

Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

(4,800,000,000)

(1,650,000,000)

(11,168,332,076)

Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

44,402,352,120

1,017,374,960

9,817,548,280

Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

(77,970,133,927)

(19,328,125,266)

(30,057,448,105)

(57,324,003,177)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

(80,789,165,862)

(83,402,363,934)

(5,071,088,349)

55,252,322,041

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Tiền để mua sắm xây dựng TSCD từ các tài sản dài hạn khác

(678,782,108)

(1,244,480,488)

(35,554,545)

(13,627,273)

Tiền thu từ thanh l{, Nhượng bán TSCD và các tài sản dài hạn khác

85,000,000

2,470,228,300

133,847,281

49,681,009

Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

(274,700,000,000)

(2,917,432,585)

Trang 11

Tiền cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

292,002,000,000

Tiền chi đầu từ góp vốn vào các đơn vị khác

Tiền thu hồi đầu từ góp vốn vào các đơn vị khác

Tiền thu cho lãi vay cổ tức và lợi nhuận được chia

1,946,701,695

1,136,094,385

181,856,591

249,544,239

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

18,645,919,587

(555,590,388)

280,149,327

276,597,975

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

66,000,041,000

Tiền chi trả góp vốn, mua lại cổ phiếu đã phát hành

Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được

99,186,437,729

28,563,016,251

40,903,787,720

Tiền chi trả nợ gốc vay

76,121,380,736

(31,546,064,954)

(23,235,872,967)

(92,965,400,356)

Tiền chi trả nợ thuê tài chính

(54,454,343,298)

Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

(6,000,000,000)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

81,667,078,438

67,640,372,775

5,327,143,284

(52,061,612,636)

Lưu chuyển tiền thuần trong kz

19,523,832,163

(16,317,581,547)

536,204,262

3,467,307,380

Tiền và tương đương tiền đầu kz

1,534,146,403

21,057,978,566

4,740,397,019

5,276,601,281

Trang 12

Ảnh hưởng của thay dổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

Tiền vaà tương đương tiền cuối kz

21,057,978,566

4,740,397,019

5,276,601,281

8,743,908,661

III/ Phân tích kết cấu qua các năm 1/ Kết cấu các khoản mục trọng bảng CĐKT

Xem xét tổng tài sản trong bảng CĐKT, ta thấy được rằng TSNH chiếm tỷ trọng lớn hơn

nhiều sao với TSDH (trên 90% so với khoảng 10%). Bên cạnh đó, chiếm tỷ trọng lớn

nhất trong tổng tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn và tổng hàng tồn kho (chiếm hơn

80% ), trong khi các khoản mục tài sản khác như tiền và tương đương tiền, tài sản cố

định,…chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn khoảng 1-6% qua các năm. Điều này cũng có

thể giải thích được là vì do các công ty xây dựng phần lớn là ứng trước tiền để xây dựng,

sau một thời gian mới quyết toán, thanh lý hợp đồng.

Xem xét về tổng nguồn vốn, ta nhận thấy CTCPCIG sống chủ yếu nhờ vào nguồn đi vay

ngắn và dài hạn (tỷ trọng chiếm hơn 65% tổng nguồn vốn) chứ không phải nhờ vào

nguồn vốn chủ sở hữu.

2/ Kết cấu các khoản mục trong bảng BCKQHĐKD

Qua bảng BCKQHĐKD, ta thấy được giá vốn hàng bán của CTCPCIG chiếm tỷ trọng

cao trong doanh thu thuần của công ty qua các năm khảo sát (từ 78% đến 85%). Mặt

khác, LNST của CTCPCIG chi chiếm từ 1-2% trong các năm 2011, 2013, riêng năng

2012 CTCPCIG lỗ nặng -28%. Điều này cho thấy rằng trong giai đoạn 3 năm từ 2011 đến

2013, tình hỉnh kinh doanh của công ty là hết sức ảm đảm.

Trang 13

ĐVT: VND

IV/ Phân tích xu hướng biến động qua các năm 1/ Phân tích qua tổng tài sản, doanh thu thuần và LNST

Năm 2010 2011 2012 2013

Tổng tài sản 409,463,000,000

473,280,000,000

543,767,000,000

501,382,000,000

Doanh thu thuần 119,713,000,000

78,674,000,000

43,255,000,000

146,089,000,000

Lợi nhuận sau thuế TNDN

16,542,000,000

1,627,000,000

(11,922,000,000)

1,721,000,000

Tổng tài sản của CTCPCIG khá cao nhưng doanh thu thuần lại ở mức thấp. Trong tổng

tài sản của CTCPCIG, tỷ trọng tổng hàng tồn kho ngày càng tăng (từ 39,92% năm 2011

lên 74% năm 2013)và tỷ trọng của các khoản phải thu ngày càng giảm ( 44,24% năm

2011 xuống còn 13% năm 2013) điều này cho thấy rằng CTCPCIG gặp khó khăn trong

việc tiêu thụ hàng hóa từ năm 2010 đến 2013. Do đó dẫn đến việc doanh thu thuần sụt

giảm và lợi nhuận sau thuế của CTCPCIG chạm đáy lỗ năm 2012 là 11.922.000.000

VND.

(100,000,000,000)

-

100,000,000,000

200,000,000,000

300,000,000,000

400,000,000,000

500,000,000,000

600,000,000,000

2010 2011 2012 2013

Tổng tài sản

Doanh thu thuần

Lợi nhuận sau thuế TNDN

Trang 14

ĐVT: lần 2/ Phân tích qua nhóm tỷ số thanh toán

Năm 2011 2012 2013

Tỷ số thanh toán hiện hành 3.48 3.08 2.57

Tỷ số thanh toán nhanh 1.95 1.20 0.52

Tỷ số thanh toán nhanh bình quân ngành 0.18 0.17 0.21

Tỷ số thanh toán hiện hành/ngắn hạn được sử dụng để xem xét khả năng thanh toán các

khoản Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp với nguồn tài trợ từ tài sản lưu

động.Tại CIG, tỷ số thanh toán hiện hành của CTCPCIG đều lớn hơn 1, điều này chứng

tỏ việc sử dụng vốn của CTCPCIG là đúng mục đích qua các năm.

Bên cạnh đó, tỷ số thanh toán nhanh phản ánh khả năng của CTCPCIG trong việc thanh

toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán nhanh các năm đều lớn hơn tỷ số

thanh toán nhanh bình quân ngành cũng thể hiện khả năng thanh toán tốt của CTCPCIG.

Tuy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của CTCPCIG giảm dần từ năm 2011 đến năm

2013 nhưng vẫn đều lớn hơn 1 và ở mức cao trong ngành, điều này cho thấy CTCPCIG

sử dụng đúng vốn đúng mục đích. Tuy nhiên, vì tài sản lưu động của CTCPCIG có lượng

hàng tồn kho và khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn ( trên 80%) nên

CTCPCIG tuy có khả năng thanh toán cao nhưng khả năng thanh khoản (thời gian hàng

hóa chuyển từ tài sản sang tiền mặt) lại không cao, do tiền và các tài sản tương đương

tiền của CTCPCIG là rất thấp, chỉ chiếm 1-5% tổng tài sản của CTCPCIG.

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

2010 2011 2012 2013

Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số thanh toán nhanh

Trang 15

ĐVT: lần

ĐVT: ngày

3/ Phân tích nhóm tỷ số hoạt động

năm 2011 2012 2013

vòng quay các khoản phải thu 0.3782 0.2260 1.2357

kỳ thu tiền bình quân 964.9716 1615.1556 295.3737

Số vòng quay khoản phải thu có tỷ số càng bé thì chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải

thu là càng thấp. Và kỳ thu tiền bình quân của một doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp

mất bình quân bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình.

Qua bảng số liệu và đồ thị trên, ta thấy rằng tỷ số vòng quay của các khoản phải thu là rất

thấp và điều này chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu cũng là rất thấp. Và do vòng

quay các khoản phải thu thấp nên CTCPCIG phải mất nhiều thời gian để thu hồi các

khoản tiền (chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn) do đó làm cho kỳ thu tiền bình quân

kéo dài nhất là vào các năm 2011 và 2012 khi kỳ thu tiền bình quân kéo dài từ 964 đến

1615 ngày. Nhưng đến năm 2013, dựa vào sự khởi sắc của bất động sản nên chỉ số kỳ thu

tiền bình quân giảm mạnh về còn 295 ngày.

Từ việc bỏ ra quá nhiều thời gian để thu hồi các khoản phải thu (chủ yếu yếu là thu ngắn

hạn), cho thấy rằng khả năng thu hồi nợ của CTCPCIG là rất kém và đồng thời cho thấy

hiệu quả sử dụng vốn của CTCPCIG cũng là kém do vốn bị chiếm dụng quá nhiều.

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

1800

2011 2012 2013

kỳ thu tiền bình quân

kz thu tiền bình quân

0.00

0.20

0.40

0.60

0.80

1.00

1.20

1.40

2011 2012 2013

vòng quay các khoản phải thu

vòng quay các khoản phải thu

Trang 16

ĐVT: lần

ĐVT: ngày

năm 2011 2012 2013

vòng quay hàng tồn kho 0.3983 0.1488 0.3663

thời gian lưu kho bình quân 916.4506 2453.1035 996.5162

Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.

Với vòng quay hàng tồn kho thấp (dao động từ 0,3983 đến 0,3663) dẫn đến thời gian lưu

kho kéo dài (từ 916 ngày đến 2453 ngày), điều này cho thấy CTCPCIG gặp khó khăn lớn

trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình.

Và qua 4 tỷ số trên, ta nhận thấy vốn của CTCPCIG bị chiếm dụng là lớn và sản phẩm,

hàng hóa do CTCPCIG sản xuất ra được tiêu thụ rất chậm, đặc biệt là năm 2012 là thời

điểm khó khăn nhất trong việc thu hồi nợ và tiêu thụ sản phẩm của CTCPCIG.

0.00

0.05

0.10

0.15

0.20

0.25

0.30

0.35

0.40

0.45

2011 2012 2013

vòng quay hàng tồn kho

vòng quay hàng tồn kho

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

2011 2012 2013

thời gian lưu kho bình quân

thời gian lưu kho bình quân

Trang 17

Chu kz vận động tiền mặt (CCC) ĐVT: ngày

Năm 2011 2012 2013

Doanh thu thuần 78,674,000,000

43,255,000,000

146,089,000,000

Các khoản phải thu bình quân

203,255,000,000

186,667,000,000

113,481,500,000

Vòng quay các khoản phải thu

0.39

0.23

1.29

Kz thu tiền bình quân 942.98

1,575.16

283.53

Giá vốn hàng bán 61,487,000,000

36,872,000,000

124,113,000,000

Khoản phải trả bình quân 134,234,000,000

143,207,500,000

171,813,000,000

Vòng quay khoản phải trả 0.46

0.26

0.72

Kz phải trả bình quân 797

1,418

505

Hàng tồn kho bình quân 154,383,000,000

247,810,500,000

338,851,000,000

Vòng quay hàng tồn kho 0.40

0.15

0.37

Thời gian lưu kho bình quân

916.45

2,453.10

996.52

CCC 1,062.59

2,610.63

774.77

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của một công ty được định nghĩa là khoảng thời gian từ khi

thanh toán các khoản nợ đến khi thu được tiền. Một nguyên tắc của quản lý vốn luân

chuyển là thu tiền càng nhanh càng tốt và trì hoãn các khoản phải trả cho nhà cung cấp

càng lâu càng tốt, nguyên tắc này dựa trên khái niệm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.

Cách quản lý vốn luân chuyển có thể tác động đáng kể lên cả dòng tiền và hiệu quả hoạt

động của công ty. Rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt làm tăng khả năng sinh lợi của

công ty bởi vì chu kỳ chuyển đổi tiền mặt càng dài thì nhu cầu tài trợ từ bên ngoài với chi

phí cao càng lớn. Do đó, bằng cách giảm thời gian tiền mặt bị ứ đọng trong vốn luân

chuyển, công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn vì giảm được chi phí trong điều kiện

doanh số của công ty không đổi. Như vậy, một chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn hơn sẽ

làm tăng khả năng sinh lợi của công ty vì nó cải thiện hiệu quả của việc sử dụng vốn luân

chuyển.

Qua những nhận xét ở trên cùng với các tỷ số đã được phân tích, ta thấy rõ ràng rằng chỉ

số CCC của CTCPCIG là rất cao ( từ 774 đến 2610 ngày). Do đó, dễ dàng đánh giá được

rằng doanh nghiệp hoạt động rất kém hiệu quả do vốn bị chiếm dụng quá nhiều dẫn dến

nhu cầu vốn cần được tài trợ ( lấy từ các nguồn chi phí cao bên ngoài ) cũng lớn theo.

Trang 18

Năm 2011 2012 2013

hiệu suất sử dụng tài sản cố định 2.9571 1.7840 7.6488

hiệu suất sử dụng VCSH 0.5287 0.3050 1.1290

hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 0.1782 0.0851 0.2796

ĐVT: lần

Hiệu suất sử dụng TSCĐ cho biết mỗi đồng giá trị TSCĐ sử dụng có thể tạo ra bao nhiêu

đồng doanh thu thuần. Tuy có sự giảm nhẹ vào năm 2012 với tỷ số DTT/TSCĐ bình

quân từ 2,9571 lần xuống còn 1,7848 lần nhưng hiệu suất sử dụng TSCĐ của CTCPCIG

đã tăng mạnh trong năm 2013 lên 7,6488 lần. Điều này cho thấy việc sử dụng TSCĐ của

CTCPCIG là khá hiệu quả.

Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng VCSH và toàn bộ tài sản trong 3 năm là khá kém khi 1

đồng giá trị VCSH hoặc tổng tài sản chỉ có thể tạo ra 0.08 đến 1.12 đồng doanh thu

thuần. Từ đó cho thầy CTCPCIG sử dụng VCSH và tổng tài sản là chưa tốt, chưa hợp lý

và hoạt động với công suất kém. Đồng thời cùng với việc hiệu suất sử dụng VCSH lớn

hơn hiệu suất sử dụng tổng tài sản cũng cho ta thấy rằng công ty sử dụng nợ nhiều hơn

VCSH

Nhìn chung, bước vào giai đoạn khó khăn trong 3 năm, CTCPCIG đã giảm công suất

hoạt động, nhưng khi bước qua giai đoạn chạm đáy (năm 2012), CTCPCIG đã đẩy mạnh

hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCSH, đồng thời tăng cường đi vay để thúc đẩy sản xuất phát

triển. Dù các chỉ số hiệu suất có tăng tuy vẫn ở mức thấp nhưng sự trở lại của CTCPCIG

là điều đáng mong đợi.

Trang 19

4/ Phân tích qua nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính

năm 2011 2012 2013

Tỷ số nợ trên VCSH

2.199

3.006

3.075

Tỷ số nợ dài hạn trên

VCSH

1.363

1.808

1.604

ĐVT: lần

Tỷ số nợ trên VCSH là khá lớn, từ 2,1 đến 3 lần, do đó chứng tỏ doanh nghiệp khá phụ

thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; chủ yếu là vay nợ ngắn hạn do tỷ số nợ

dài hạn trên VCSH là khá thấp.

-

0.500

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

3.500

2011 2012 2013

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu

Trang 20

ĐVT:lần

ĐVT: VND

Qua 3 năm hoạt động, CTCPCIG luôn gặp khó khăn trong việc thanh toán lãi vay. Năm

2011, số lãi phải trả của CTCPCIG chiếm tới 61% EBIT và năm 2012 thì CTCPCIG lỗ

hơn 11 tỷ. Tuy năm 2013 tỷ lệ lãi vay/EBIT của CTCPCIG đã giảm đi nhưng vẫn còn ở

mức cao (31% EBIT). Do đó, ta có thế thấy rằng khả năng thanh toán lãi vay của

CTCPCIG là kém.

5/ Phân tích qua nhóm tỷ số lợi nhuận

Năm 2011 2012 2013

tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 2.07% -27.56% 1.18%

tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0.34% -2.19% 0.34%

tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) 1.10% -8.78% 1.40%

Qua nhóm tỷ số lợi nhuận, ta càng thấy được CTCPCIG hoạt động trong thời gian qua rất

kém hiệu quả. Xét về ROS, doanh thu qua 3 năm của CTCPCIG là từ 43,255 tỷ đến

146,089 tỷ thế nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ từ 1,6 đến 1,7 tỷ và thậm chí năm 2012

CTCPCIG còn lỗ nặng hơn 11 tỷ VND.

Đồng thời 2 chỉ số ROA va ROE còn cho thấy thêm sự yếu kém của CTCPCIG so với

nhóm ngành xây dựng. Điển hình như ROA ngành qua 3 năm luôn đạt mức thấp nhất là

99%, trong khi đó ROA của CTCPCIG chỉ dao động từ -2,19% đến 0,34%. Tương tự cho

ROE, khi chỉ số ngành dao động từ 323% đến 803% thì ROE CTCPCIG chỉ từ -8,78%

đến 1,4%.

Nhìn chung qua 3 năm thì CTCPCIG kinh doanh cũng gọi là có lãi dù là rất ít, chỉ riêng

năm 2012 vì khó khăn chung của ngành nên CTCPCIG lỗ nặng hơn 11 tỷ.

6/ Chỉ số Z-score

Chỉ số Z-score cho ta biết mối quan hệ giữa tình hình tài chính của công ty và khả năng

phá sản của công ty trong 2 năm tới.

Z = 1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5

X1 = 0,6802

X2 = 0,0034

Năm 2011 2012 2013

tỷ số nợ trên tài sản 0.6874 0.7504 0.7546

bội số tài sản trên vốn chủ sở

hữu 3.1994 4.0061 4.0745

khả năng thanh toán lãi vay 1.6231 -2.4091 3.1944

EBIT

7,408,000,000

(11,065,000,000)

8,494,000,000

Tỷ lệ lãi vay/EBIT 61% - 31%

Cổ phiếu đáng phát hành: 13,349,947 cổ phiếu

Thị giá 1 cổ phiếu: 3,200 VND

Vốn hoa công ty: 43,007,830,400

Trang 21

X3 = 0,0087

X4 = 0,1137

X5 = 0,2914

Z = 1,2137 < 1,81

Tình hình tài chính của CTCPCIG là kiệt quệ và có khả năng phá sản trong 2

năm tới.

V/ KẾT LUẬN Thông qua việc phân tích kết cấu, xu hướng qua các chỉ số tài chính, ta rút ra được rằng:

Doanh nghiệp có dấu hiệu khới sắc trong năm 2013.

Phân tích qua nhóm tỷ số thanh toán:

o Khả năng thanh toán nhanh và hiện hành trong ngắn hạn là khá tốt so với

trung bình ngành. Tuy nhiên thanh khoản lại rất thấp là do lượng tiền và

tương đương tiền là rất ít.

Phân tích qua nhóm tỷ số hoạt động

o Khả năng thu hồi nợ của công ty là kém, việc bị chiếm dụng vốn là rất cao

và khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng là kém.

o Chu kỳ vận động tiền mặt càng cho thấy rõ thêm CTCPCIG hoạt động kém

hiệu quả trong 3 năm qua.

o Hiệu suất sử dụng TSCĐ là khá tốt, tuy nhiên hiệu suất sử dụng VCSH và

tổng tài sản lại rất kém nên cho thấy CTCPCIG hoạt động không tốt, tuy

nhiên đã có dấu hiệu khởi sắc trong năm 2013.

Phân tích nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính

o Tỷ số nợ trên VCSH là khá cao, chủ yếu CTCPCIG phụ thuộc vào nguồn

vay ngắn hạn.

o Khả năng thanh toán lãi vay cũng là vấn đề gây khó khăn cho CTCPCIG.

Phân tích nhóm tỷ số lợi nhuận

o Khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu, tổng tài sản và VCSH của

CTCPCIG là cực kỳ kém hiệu quả.

Phân tích Z-score

o Cho thấy CTCPCIG có nguy cơ phá sản trong 2 năm tới.

Tổng kết, CÔNG TY CỔ PHẦN COMA 18 hoạt động rất kém hiệu quả trong 3 năm qua

và có nguy cơ bị phá sản trong 2 năm tới. Một phần là do ngành xây dựng giai đoạn vừa

qua gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng mạnh đến CÔNG TY CỔ PHẦN COMA 18 .Dù

năm 2013 có một số dấu hiệu cho thấy công ty sẽ phát triển hơn nhưng vẫn chưa có gì là

chắc chắn. Do đó, công ty cần nhanh chóng cơ cấu lại tổ chức, đẩy mạnh hiệu quả và

công suất làm việc hơn nữa để giảm lượng hàng tồn kho, góp phần gia tăng doanh thu.