BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG...

76
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC VƯƠNG THỊ MAI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2013

Transcript of BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

VƯƠNG THỊ MAI

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ

TỈNH HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

VƯƠNG THỊ MAI

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ

TỈNH HÒA BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế - Xã hội

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Nhuần

Sơn La, năm 2013

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực của bản

thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo - Thạc sĩ Đặng

Thị Nhuần. Tôi còn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, nhiệt tình của Ban giám

hiệu, phòng Quản lý khoa học, thư viện trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô

trong khoa Sử - Địa, cùng các phòng ban chức năng khác của trường đại học

Tây Bắc. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tôi nhận được sự giúp đỡ

nhiệt tình của các đồng chí trong Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

tỉnh, Sở y tế, Sở giáo dục, Cục thống kê tỉnh, Sở khoa học tài nguyên và môi

trường tỉnh Hòa Bình...

Đặc biệt để hoàn thành được khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ

động viên thường xuyên của gia đình, bạn bè.

Từ lòng biết ơn sâu sắc của bản thân cho phép tôi gửi tới các thầy cô giáo,

gia đình, bạn bè và những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

này lời cảm ơn chân thành nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Người thực hiện khóa luận

Vương Thị Mai

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á

BHYT : Bảo hiểm y tế

CLCS : Chất lượng cuộc sống

FDI : ốn u tư nư c ngoài

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

HDI : Chỉ số phát triển con người

KT-XH : Kinh tế - xã hội

ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

PPP : Sức mua tương ương

QL : Quốc lộ

QP-AN : Quốc phòng an ninh

SX-KD : Sản xuất kinh doanh

THCS : Trung học cở sở

THPT : Trung học phổ thông

TP : Thành phố

TTDT : Thể dục thể thao

UNDP : Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

USD : Đôla Mĩ

NĐ : iệt Nam ồng

WB : Ngân hàng thế gi i

WHO : Tổ chức y tế thế gi i

XDCB : Xây dựng cơ bản

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1: Chuẩn nghèo iệt Nam thời kì 2001 - 2005 và thời kì 2006 - 2010.. 11

Bảng 2.1: ân số trung bình phân th o gi i tính và khu vực của tỉnh Hòa Bình

qua các năm ..................................................................................................... 26

Bảng 3.1: Thu nhập bình quân u người trên tháng tỉnh Hòa Bình so v i các

tỉnh vùng Tây Bắc và cả nư c giai oạn 2001 - 2010 ....................................... 35

Bảng 3.2: Thu nhập bình quân u người trên tháng phân theo huyện, thị tỉnh

Hòa Bình năm 2011 ......................................................................................... 36

Bảng 3.3: Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Hòa Bình, vùng Tây Bắc và cả nư c giai oạn

2006 - 2010 ...................................................................................................... 37

Bảng 3.4: Sản lượng lương thực có hạt, lương thực bình quân phân th o huyện,

thị tỉnh Hòa Bình năm 2011 ............................................................................. 39

Bảng 3.5: Cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh Hòa Bình qua các năm ................... 40

Bảng 3.6: Cán bộ y tế tỉnh Hòa Bình phân th o trình ộ giai oạn 2000-2010 . 41

Bảng 3.7: Ngân sách tỉnh Hòa Bình chi cho y tế giai oạn 2000 - 2010 ........... 44

Bảng 3.8: Tỷ lệ người l n biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp phân th o huyện thị

tỉnh Hòa Bình năm 2011 .................................................................................. 45

Bảng 3.9: Số học sinh, số học sinh trên vạn dân, tỷ lệ học sinh THPT trong tổng

số học sinh phân th o huyện thị năm học 2011 - 2012 ...................................... 46

Bảng 3.10: Số trường, l p, giáo viên, học sinh qua các năm học ...................... 48

Bảng 3.11: Số sinh viên tốt nghiệp qua các năm ............................................... 50

Bảng 3.12: Chi ngân sách cho giáo dục, tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục so v i

tổng chi ngân sách tỉnh Hòa Bình giai oạn 2000 - 2010 ................................. 50

Bảng 3.13: Các chỉ tiêu tài nguyên, môi trường, phát triển bền vững thực hiện

trong giai oạn 2006 - 2010 .............................................................................. 52

Bảng 3.14: Các chỉ số phát triển con người phân th o huyện thị của tỉnh Hòa

Bình năm 2011 ................................................................................................. 53

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ ồ cấu trúc của H I....................................................................... 9

Biểu ồ 3.1: Tổng sản phẩm toàn tỉnh Hòa Bình qua các năm .......................... 34

Biểu ồ 3.2: Sản lượng lương thực có hạt, lương thực bình quân u người tỉnh

Hòa Bình giai oạn 2000-2011 ......................................................................... 38

Biểu ồ 3.3: Tuổi thọ trung bình dân cư phân th o huyện thị tỉnh Hòa Bình năm

2011 ................................................................................................................. 43

Biểu ồ 3.3: Chỉ số H I phân th o huyện thị tỉnh Hòa Bình năm 2011 ............ 54

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1

2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn đề tài ........................................................ 1

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2

4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu .............................................. 4

5. Những đóng góp của đề tài .......................................................................... 5

6. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG

CUỘC SỐNG ................................................................................................... 7

1.1. Cơ sở lý luận về CLCS .............................................................................. 7

1.1.1. Khái niệm CLCS ...................................................................................... 7

1.1.2. Các tiêu chí phản ánh CLCS ................................................................... 8

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư ........................................... 14

1.2. Cơ sở thực tiễn về CLSC ......................................................................... 15

1.2.1. Ở Việt Nam ............................................................................................ 15

1.2.2. Ở vùng Tây Bắc ...................................................................................... 16

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC

SỐNG DÂN CƯ TỈNH HÒA BÌNH .............................................................. 18

2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 18

2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................................ 18

2.2.1. Địa chất, địa hình .................................................................................. 18

2.2.2. Khí hậu .................................................................................................. 18

2.2.3. Tài nguyên đất ....................................................................................... 19

2.2.4. Thuỷ văn ................................................................................................ 20

2.2.5. Tài nguyên sinh vật ............................................................................... 20

2.2.6. Tài nguyên khoáng sản ......................................................................... 21

2.2.7. Tài nguyên du lịch ................................................................................. 21

2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội, dân cư .......................................................... 22

2.3.1. Kinh tế ................................................................................................... 22

2.3.2. ân số, lao động, việc làm ..................................................................... 25

2.3.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 27

2.3.4. Đường lối chính sách ............................................................................ 28

2.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 28

2.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 29

2.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 30

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH HOÀ BÌNH .................................. 32

3.1. Thực trạng CLCS dân cư tỉnh Hòa Bình .................................................. 32

3.1.1. Khái quát chung .................................................................................... 32

3.1.2. Các chỉ tiêu cụ thể ................................................................................. 34

3.1.3. Đánh giá thực trạng CLCS dân cư tỉnh Hòa Bình ............................... 53

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư tỉnh Hòa Bình ....................... 55

3.2.1. Căn cứ để đề xuất những giải pháp ...................................................... 55

3.2.2. Những mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao CLCS dân cư tỉnh

Hòa Bình ......................................................................................................... 55

3.2.3. Những giải pháp nhằm nâng cao CLCS người dân tỉnh Hòa Bình ..... 58

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 65

PHỤ LỤC ẢNH

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Con người là ộng lực chính cho sự phát triển, ồng thời con người cũng

chính là mục tiêu c n hư ng t i của mọi hoạt ộng KT - XH. Vì vậy việc cải

thiện nâng cao chất lượng cuộc sống (CLCS) người dân là iều kiện c n thiết

nhất ảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững của ất nư c. Nhưng CLCS dân

cư là gì? ựa vào những tiêu chí nào ể ánh giá CLCS? làm gì ể nâng cao

CLCS cho người dân và tạo iều kiện ể mọi người ều ược sống trong tình

thương và trách nhiệm? Đó là những òi hỏi ặt ra c n phải giải quyết về cả mặt

lý luận và thực tiễn. Vì tính cấp thiết của vấn ề mà nhiều nhà khoa học trên thế

gi i và ở iệt Nam quan tâm nghiên cứu tìm hiểu CLCS.

Hòa Bình là tỉnh miền núi, thuộc vùng Tây Bắc iệt Nam, có ịa hình núi

trung bình, chia cắt phức tạp, ộ dốc l n là nơi sinh sống nhiều dân tộc anh m

như: Mường, Kinh, Thái, ao, Tày… trong ó người Mường chiếm ại bộ phận.

Tỉnh có tốc ộ tăng trưởng kinh tế còn chậm và gặp nhiều khó khăn, ời sống

của người dân trên ịa bàn toàn tỉnh chưa ược ảm bảo và có sự phân hóa giữa

các ịa phương. Những năm g n ây nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nư c cùng

các cấp lãnh ạo tỉnh cuộc sống người dân ngày càng ược cải thiện. Song do

gặp nhiều khó khăn về iều kiện tự nhiên cùng v i xuất phát iểm thấp, nên

nhìn chung CLCS của người dân chưa cao.

Xuất phát từ mục ích muốn tìm hiểu về CLCS của người dân Hòa Bình, từ

ó tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao CLCS của người dân trên ịa

bàn, tôi ã chọn ề tài “Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Hòa Bình”.

2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn đề tài

2.1. Mục đích của đề tài

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn ề lí luận và thực tiễn về dân số và

CLCS, ề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng CLCS dân cư tỉnh Hòa

Bình, giải thích nguyên nhân và ề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao CLCS

cho dân cư tỉnh Hòa Bình.

2.2. Nhiệm vụ của đề tài

Để thực hiện các mục tiêu ề ra, ề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ

chính sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về CLCS dân cư.

2

- Nghiên cứu khái quát tỉnh Hòa Bình về vị trí ịa lý, iều kiện tự nhiên

cũng như iều kiện KT - XH ảnh hưởng t i CLCS dân cư tỉnh Hòa Bình.

- Tìm hiểu thực trạng và những thay ổi về CLCS dân cư trong tỉnh từ

trư c ến nay. So sánh nhận xét sự chênh lệch CLCS dân cư các ịa phương

trong tỉnh và các tỉnh khác trong vùng, cả nư c.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư tỉnh Hòa Bình.

2.3. Giới hạn của đề tài

Trong iều kiện còn nhiều hạn chế về phương pháp, phương tiện, khó khăn

về tài liệu và sự hạn hẹp về thời gian nên ề tài chỉ gi i hạn nghiên cứu:

- ề nội dung: ề tài chỉ tập trung vào việc nghiên cứu các chỉ tiêu cơ bản

ánh giá CLCS dân cư như: Tổng thu nhập và thu nhập bình quân u người,

lương thực và dinh dưỡng, y tế và chăm sóc sức khỏ , giáo dục - ào tạo, tình

hình sử dụng iện, nư c sạch…

- ề thời gian: ề tài nghiên cứu CLCS của Hòa Bình từ năm 2000-2011.

- ề không gian: ề tài nghiên cứu về CLCS dân cư trong phạm vi tỉnh Hòa

Bình, cụ thể gồm 10 huyện và 1 thành phố v i tổng diện tích là 460.869 ha.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những năm g n ây, vấn ề CLCS ã ược các nhà khoa học trong

và ngoài nư c ặc biệt quan tâm nghiên cứu.

- Trên thế giới: ã có nhiều nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu về

CLCS. ào cuối thập niên 80 u thập niên 90 của thế kỉ XX, một nhà dân số

học người Ấn Độ (R.C Sharma) ề cập ến CLCS trong tác phẩm “Dân số, tài

nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống” (Population, resources,

environment and quality of life), ông nghiên cứu mối tương tác giữa chất lượng

cuộc sống dân cư v i quá trình phát triển dân cư, phát triển KT – XH của mỗi

quốc gia. Th o ông. Năm 1990, UNDP ã ưa ra hệ thống các chỉ tiêu ánh giá

về phát triển con người - HDI (Human Development Index). Hệ thống các chỉ

tiêu này ã phản ánh cách tiếp cận m i, có tính hệ thống về phát triển con người,

coi phát triển con người là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người ể ạt

ến một cuộc sống trường thọ, khỏ mạnh, có ý nghĩa và xứng áng v i con

người.

- Ở Việt Nam: Đã có nhiều công trình nghiên cứu ến vấn ề này, có thể

kể ến các cuộc tổng iều tra về mức sống dân cư iệt Nam năm 1992 - 1993;

1997 - 1998; 2001 - 2004; 2007 - 2008… do Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và

3

u tư, Ngân hàng thế gi i cùng v i sự trợ giúp về tài chính của UN P tiến

hành khảo sát. Mỗi cuộc tổng iều tra ều cho thấy rõ sự thay ổi mức sống dân

cư iệt Nam th o thời gian và tiến bộ vượt bậc của nư c ta trong việc giảm

nghèo, nâng cao mức sống cho nhân dân. Tuy nhiên những cuộc iều tra chỉ

dừng lại ở việc khảo sát mức sống dân cư iệt Nam bằng những số liệu cụ thể

mà chưa i sâu phân tích ánh giá cụ thể CLCS của một ịa phương nào trên cả

nư c.

Ngoài ra phải nói t i các công trình nghiên cứu liên quan ến CLCS ược

công bố như:

Tác giả Đỗ Thiên Kính v i: “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố

học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam” (2003).Tác giả ã

ánh giá thực trạng về sự phân hóa giàu nghèo ở iệt Nam, cụ thể là giai oạn

1993 - 1998 và tìm hiểu tác ộng của yếu tố học vấn ến mức sống của người

dân iệt Nam.

PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thúy Hằng v i 2 công trình:

“Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI, cách tiếp cận và một số kết quả nghiên

cứu” và “Chỉ số tuổi thọ trong HDI, một số vấn đề thực tiễn Việt Nam” (2005).

Hai tác giả tập trung nghiên cứu về chỉ số phát triển kinh tế và yếu tố tuổi thọ

trong HDI, ưa ra những kinh nghiệm thực tiễn ể tính toán o ạc các chỉ số

trên của một số ịa phương trong nư c và một số nư c trên thế gi i.

Trong cuốn giáo trình “Dân số và phát triển” (2004), tác giả Tống ăn

Đường ã luận giải sự tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa dân số và phát triển

thông qua các chỉ số H I và các chỉ tiêu ánh giá CLCS.

Đặc biệt phải kể ến công trình nghiên cứu "Diễn biến mức sống dân cư và

phân hóa giàu nghèo tại TP. Hồ Chí Minh" do nhóm tác giả của Viện kinh tế

TP. Hồ Chí Minh, ã tiến hành i sâu phân tích một cách rất cụ thể về việc làm,

thu nhập và chi tiêu của dân cư TP. Hồ Chí Minh, từ ó minh chứng cho sự phân

hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét ở TP. Hồ Chí Minh. Đây ược x m là công

trình có tính chuyên sâu u tiên về phân tích CLCS dân cư một ịa phương cụ

thể.

Như vậy, có thể thấy rằng mảng ề tài CLCS dân cư trong những năm qua

ã ược quan tâm nghiên cứu dư i nhiều phạm vi góc ộ khác nhau. Song việc

tiếp cận một cách trực tiếp, tổng thể về CLCS dân cư ở cấp tỉnh vẫn còn rất hạn

chế. Tuy vậy, những tác phẩm trên vẫn là những tư liệu tham khảo hữu ích cho

ề tài nghiên cứu về CLCS dân cư ở tỉnh Hòa Bình.

4

4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

4.1. Các quan điểm nghiên cứu

4.1.1. Quan điểm hệ thống

Hòa Bình là một trong số 63 tỉnh, thành phố iệt Nam và thuộc vùng Tây

Bắc. ì vậy, trong quá trình nghiên cứu CLCS dân cư, c n ặt Hòa Bình trong

một hệ thống l n hơn là Tây Bắc và trong phạm vi cả nư c. Bản thân CLCS dân

cư tỉnh Hòa Bình cũng có thể coi là một hệ thống bao gồm nhiều phân hệ có mối

quan hệ qua lại v i nhau, nó là một hệ thống KT - XH của mỗi ịa phương.

o ó quan iểm hệ thống c n phải ược vận dụng trong quá trình nghiên

cứu ề tài này.

4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Các yếu tố về tự nhiên, dân số, hoạt ộng sản xuất… của từng khu vực,

từng quận, huyện có bản sắc riêng. ì vậy, khi nghiên cứu CLCS dân cư tỉnh

Hòa Bình phải tìm hiểu trên quan iểm tổng hợp lãnh thổ, qua ó làm rõ nguyên

nhân của sự khác biệt ể phân tích và ánh giá thực trạng ời sống người dân

tỉnh Hòa Bình úng ắn hơn. Mặt khác, cũng c n phải thấy ược khả năng phát

triển kinh tế của từng huyện, thị mà ề xuất những giải pháp nhằm phát triển KT

- XH một cách có hiệu quả trong thời kì t i vì nó gắn liền v i CLCS của dân cư.

4.1.3. Quan điểm lịch sử - Viễn cảnh

Nếu quan iểm tổng hợp lãnh thổ nói lên tính không gian thì quan iểm

lịch sử nói lên tính thời gian. Gắn v i thời gian của ối tượng nghiên cứu, quan

iểm này giúp chúng ta biết ược sự biến ổi CLCS dân cư. Trên cơ sở ó thấy

ược những nguyên nhân và dự oán ược xu hư ng biến ổi ể có những iều

chỉnh và tác ộng tích cực nhằm nâng cao CLCS dân cư.

4.1.4. Quan điểm sinh thái - phát triển bền vững

Môi trường sống và CLCS dân cư có mối quan hệ mật thiết và hữu cơ v i

nhau. Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp ến CLCS của dân cư, ặc biệt là

sức khỏ và tuổi thọ của người dân. ì vậy, khi nghiên cứu ta c n x m môi

trường như một bộ phận của CLCS dân cư.

Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người phải ảm bảo sự phát triển

bền vững của môi trường sinh thái. iệc nghiên cứu và ưa ra các giải pháp

nhằm nâng cao CLCS phải dựa trên quan iểm phát triển bền vững m i ảm bảo

tính ổn ịnh lâu dài. o ó, mối quan hệ giữa tự nhiên và sự phát triển xã hội là

vấn ề c n giải quyết của bất kỳ ề tài nào.

5

4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Để thực hiện ề tài, tôi ã tiến hành thu thập các tài liệu bao gồm sách, báo

cáo, tập san, tạp chí viết về CLCS dân cư. Đặc biệt là các số liệu thống kê thu

ược từ các cơ quan khác nhau của tỉnh và Trung ương như: Cục thống kê,

UBN tỉnh Hòa Bình, Sở giáo dục, Sở y tế... Các tài liệu này là nền tảng cho

việc nghiên cứu CLCS dân cư tỉnh Hòa Bình.

4.2.2. Phương pháp thống kê toán học

Trên cơ sở các số liệu ã thu thập ược, tôi tiến hành tính toán ể có ược

các thông số c n thiết. Đặc biệt là việc tính chỉ số H I (thư c o tổng hợp tuổi

thọ trung bình, chỉ số giáo dục và G P bình quân u người). Phục vụ cho việc

phân tích, ánh giá về CLCS dân cư trên ịa bàn tỉnh.

4.2.3. Phương pháp so sánh và phân tích tổng hợp

Các tài liệu thu thập ược c n phải xử lý phân tích các thông tin và tìm ra

cốt lõi của vấn ề, so sánh các kết quả v i nhau th o yêu c u nội dung của ề tài

và tổng hợp rút ra những kết luận chính xác nhất về thực trạng CLCS dân cư.

4.2.4. Phương pháp biểu đồ

Những kết quả có ược nếu phản ánh lên biểu ồ thì sẽ ược thể hiện rõ

ràng và chi tiết hơn, thông qua ó sẽ dễ dàng so sánh, phân tích mối liên hệ giữa

các yếu tố cấu thành CLCS giữa các ịa phương trong tỉnh Hòa Bình.

5. Những đóng góp của đề tài

Đề tài ược hoàn thành sẽ có một số óng góp sau:

- Đề tài tổng hợp ược những kiến thức lý luận và thực tiễn về CLCS dân

cư, giúp cho người ọc biết ược cơ bản về khái niệm và các tiêu chí ánh giá

CLCS dân cư.

- Đề tài ã có những phân tích ánh giá úng ắn và y ủ về CLCS dân

cư, ưa ra ược một số giải pháp nhằm nâng cao CLCS của người dân tỉnh Hòa

Bình. Qua ó ề tài sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích giúp chúng ta có thêm hiểu

biết về cuộc sống của người dân Hòa Bình.

- Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho giáo viên khi giảng dạy và liên hệ

thực tế về tỉnh Hòa Bình ở trường phổ thông.

6

6. Cấu trúc của đề tài

Ngoài ph n mở u, kết luận và các ph n phụ, ề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng ến chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh

Hòa Bình.

Chương 3: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống

dân cư tỉnh Hòa Bình.

7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

1.1. Cơ sở lý luận về CLCS

1.1.1. Khái niệm CLCS

Chất lượng cuộc sống (Quality of life) là một khái niệm rộng, ã từng ược

hiểu th o nhiều nghĩa khác nhau và ược o bằng nhiều tiêu chí khác nhau.

CLCS thường ược lưu ý phân biệt v i mức sống. Mức sống là thư c o về

phúc lợi vật chất còn CLCS là thư c o cả về phúc lợi vật chất và giá trị tinh

th n.

Theo R.C.Sharma, CLCS là khái niệm rất phức tạp vì nó thể hiện những

òi hỏi thỏa mãn nhu c u vật chất và tình cảm của cá nhân, tập thể hay cộng

ồng xã hội cũng như khả năng áp ứng một cách bền vững và ổn ịnh các nhu

c u cuộc sống của bản thân xã hội.

CLCS là khái niệm thuộc phạm trù KT - XH, nó phản ánh mối quan hệ

giữa tự nhiên, môi trường và sự phát triển kinh tế v i ời sống con người. Tuy

vậy khái niệm CLCS không phải là bất biến. Nó thay ổi th o thời gian, phụ

thuộc vào quan iểm và tình hình cụ thể của mỗi nư c, tùy thuộc vào chế ộ xã

hội, ẳng cấp và tôn giáo… Bởi vì nhu c u và khả năng áp ứng những nhu c u

cuộc sống không giống nhau ở mỗi quốc gia, dân tộc, tôn giáo… Ngay trong

cùng một nư c thì th o thời gian quan iểm về CLCS cũng có thể là khác nhau.

Theo nhóm chuyên gia Liên hợp quốc, khi nghiên cứu và ánh giá CLCS

con người thì ngoài thu nhập và chi tiêu, CLCS “còn phải kể ến tuổi thọ bình

quân, giáo dục và sự tăng lên của tài nguyên”. Th o ó, có thể hiểu CLCS bao

gồm lối sống, mức sống và nếp sống. Trong ó mức sống là chỉ tiêu quan trọng

hàng u mang tính ịnh lượng rõ rệt và là “tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sinh

hoạt có khả năng thỏa mãn nhu c u vật chất văn hóa của người dân tại một thời

iểm phát triển kinh tế - xã hội của ất nư c”.

Như vậy, có thể hiểu CLCS là sự phản ánh, sự áp ứng những nhu c u của

xã hội, trư c hết là nhu c u về vật chất cơ bản tối thiểu của con người. Mức áp

ứng ó càng cao thì CLCS càng cao. Bên cạnh ó, CLCS còn ược gắn liền v i

môi trường và sự an toàn của môi trường. Một cuộc sống sung túc là một cuộc

sống ược ảm bảo bởi những nguồn lực c n thiết như cơ sở hạ t ng hiện ại,

các iều kiện vật chất và tinh th n y ủ. Đồng thời, con người phải ược sống

trong một môi trường tự nhiên trong lành, bền vững, không bị ô nhiễm; một môi

8

trường xã hội lành mạnh và bình ẳng, không bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn xã

hội.

Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu CLCS là một chỉ số tổng hợp thể

hiện về trí tuệ, tinh th n và vật chất của con người, là mục tiêu phấn ấu nhằm

áp ứng sự phát triển bền vững của mọi quốc gia. CLCS càng cao thì con người

càng có nhiều khả năng lựa chọn trong việc phát triển cá nhân và trong hưởng

thụ các giá trị vật chất và tinh th n mà xã hội ã tạo ra.

1.1.2. Các tiêu chí phản ánh CLCS

1.1.2.1. Chỉ số phát triển con người (HDI)

Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu hư ng t i của mọi hoạt ộng KT -

XH của mỗi quốc gia và thế gi i. iệc lựa chọn các tiêu chí phản ánh sự phát

triển con người có ý nghĩa rất quan trọng. Từ những năm 1990, Chương trình

Phát triển của Liên hiệp quốc (UN P) ưa ra chỉ số phát triển con người H I

phản ánh các thành tựu phát triển con người trong ba lĩnh vực cơ bản:

Sức khỏe: ược o bằng tuổi thọ trung bình (năm).

Học vấn: ược o bằng tỉ lệ biết chữ của người l n từ 15 tuổi trở lên (%)

v i quyền số (trọng số) 2/3 và tỉ lệ nhập học của các cấp giáo dục tiểu học, trung

học và ại học trong nhóm dân cư từ 6 - 24 tuổi so v i dân số ộ tuổi (%) v i

quyền số (trọng số) 1/3.

Mức sống kinh tế: ược o bằng G P bình quân u người ược iều

chỉnh th o PPP (Purchasing Power Parity) tính bằng US . [2]

HDI = 1/3 (chỉ số tuổi thọ bình quân + chỉ số giáo dục + chỉ số G P bình

quân u người)

- Chỉ số giáo dục = 2/3 chỉ số người l n biết chữ + 1/3 chỉ số i học trong

ộ tuổi từ 6 ến 24.

+ Chỉ số người l n biết chữ = 0100

0

ix, xi: tỉ lệ người biết chữ thực tế

+ Chỉ số i học trong ộ tuổi = 0100

0

iy, yi: tỉ lệ i học trong ộ tuổi từ 6-24

- Chỉ số tuổi thọ = 2585

25

iz, zi: tuổi thọ thực tế

9

Mức sống Sức khỏ

Học vấn

- Chỉ số G P = )100lg()40000lg(

)100lg()lg(

i (tính theo sức mua tương đương) i là

G P bình quân u người của nư c i ã ược iều chỉnh th o phương pháp tính

tỉ giá sức mua tương ương.

ề mặt trị số: 10 HDI

Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục, G P và H I ều nhận giá trị từ 0 ến 1. Giá

trị của các chỉ số này càng g n t i 1 có nghĩa là trình ộ phát triển và xếp hạng

càng cao (v i 1 là thứ hạng cao nhất), trái lại, các chỉ số càng g n 0 có nghĩa là

trình ộ phát triển và xếp hạng càng thấp. Trên cơ sở giá trị này, cơ quan báo

cáo con người của Liên hợp quốc ã phân chia thành 3 nhóm như sau:

+ Nhóm H I thấp, có giá trị từ 0,000 ến 0,499

+ Nhóm H I trung bình, có giá trị từ 0,500 ến 0,799

+ Nhóm H I cao, có giá trị từ 0,800 ến 1,000

GDP Tuổi

bình thọ

quân trung

u bình

người

Tỉ lệ Tỉ lệ

người nhập

biết chữ học các cấp

Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc của HDI

Chỉ số H I cho thấy quốc gia nào có thu nhập cao, có chính sách giáo dục

và chăm sóc sức khỏ dân cư thích áng thì vị trí H I sẽ cao. Một số nư c có

mức thu nhập cao, nhưng không quan tâm y ủ t i việc nâng cao dân trí và

chăm sóc sức khỏ dân cư thì vị trí H I sẽ giảm i. Một số quốc gia khác, trong

ó có iệt Nam, tuy mức thu nhập thấp nhưng do chính sách của Nhà Nư c

quan tâm ến y tế, giáo dục nên giá trị H I tăng lên.

H I là 1 thư c o tương ối tổng hợp, vượt ra khỏi khía cạnh thu n túy về

sự phát triển. Tuy vậy, H I còn là một chỉ số ơn giản, chưa bao quát hết sự

phong phú, nhiều mặt của sự phát triển con người, nó chỉ m i phản ánh gián tiếp

HDI

10

nên chưa y ủ và còn bỏ qua 1 số khía cạnh liên quan ến CLCS con người

như: chính trị, văn hóa, môi trường…

1.1.2.2. Các tiêu chí phản ánh CLCS dân cư trong nghiên cứu đề tài

Th o Liên hợp quốc (UN), các chỉ tiêu ánh giá cuộc sống bao gồm thu

nhập quốc dân bình quân, thành tựu y tế và trình ộ văn hóa giáo dục. Kết quả

nghiên cứu th o các chỉ tiêu ó sẽ là chỉ số phát triển nhân bản.

M i ây, viện nghiên cứu phát triển xã hội của liên hợp quốc (URNIS ) ã

ưa ra chỉ tiêu phát triển xã hội ể o thực chất phát triển của con người. Các chỉ

tiêu xã hội ó là: Số trẻ sơ sinh bị chết, tuổi thọ dự tính, mức tiêu dùng Prôtêin,

tỉ lệ mù chữ ở người l n.

Như vậy, chỉ tiêu ánh giá CLCS không chỉ là thu nhập và chỉ tiêu bình

quân trong gia ình, mà còn bao hàm cả ph n phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục

và những lợi ích công cộng khác. Th o ây, nếu hai gia ình có mức thu thập

giống nhau thì gia ình nào ược sử dụng hoặc hưởng các phúc lợi xã hội nhiều

hơn thì có chất lượng cuộc sống cao hơn. Trên phạm vi l n hơn, có nư c có mức

thu nhập cao nhưng lại có CLCS không cao, ngược lại có những nư c thu nhập

thấp nhưng chỉ số H I lại cao hơn ( iệt Nam là một ví dụ iển hình).

* Chỉ số GDP

- G P và G P bình quân u người

Tổng sản phẩm quốc nội (G P) là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu

dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bởi cả dân sự và phi dân sự, không

phân biệt do người trong nư c hay người nư c ngoài tạo ra. G P không bao

gồm ph n khấu trừ ối v i khoản khấu hao vốn vật chất hay sự suy giảm và

xuống cấp của tài nguyên thiên nhiên.

G P bình quân u người ược tính bằng US /người, ở iệt Nam ược

tính bằng US /người hoặc bằng iệt Nam ồng/người. Thông qua tiêu chí này

chúng ta có thể ánh giá ược trình ộ kinh tế, mức sống của mỗi người dân

trong từng nư c hoặc so sánh giữa các ịa phương.

Thu nhập bình quân u người là một tiêu chuẩn quan trọng ể ánh giá

mức sống của dân cư cụ thể là ể xác ịnh tỷ lệ ói nghèo. ì thế, sự chênh lệch

về thu nhập là nguyên nhân dẫn ến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Đói

và nghèo là những khái niệm có thể lượng hóa ược.

Ở iệt Nam, Bộ Lao ộng thương binh xã hội ưa ra mức chuẩn nghèo

sau:

11

Bảng 1.1: Chuẩn nghèo Việt Nam thời kì 2001 - 2005

và thời kì 2006 - 2010

Địa bàn Thu nhập bình quân đầu người/tháng (VNĐ)

2000 - 2005 2006 - 2010

Nông thôn <100.000 <200.000

Thành thị <150.000 <260.000

Th o chuẩn 2006 - 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nư c có xu hư ng giảm năm

2004 tỷ lệ hộ nghèo là 18,1% ến năm 2006 giảm xuống còn 15,5%, năm 2008

là 13,4% và ến 2010 tỷ lệ này chỉ còn 10,7%. ùng trung du miền núi phía bắc

có tỷ lệ nghèo cao nhất cả nư c 22,5%. Tiếp ến là 2 vùng Tây Nguyên và Bắc

Trung Bộ và uyên Hải Nam Trung Bộ tỷ lệ nghèo tương ứng là 17,1% và 16%.

Đông Nam Bộ là vùng có tỷ nghèo thấp nhất chỉ 1,3%

Muốn ánh giá CLCS c n căn cứ vào mức sống, muốn ánh giá mức sống

c n căn cứ vào thu nhập và thu nhập bình quân, trên cơ sở ó người ta ưa ra chỉ

tiêu ói nghèo. Đói và nghèo ược ịnh lượng th o các chỉ số nhất ịnh. Mức

nghèo liên quan ến thu nhập ược gọi là nghèo thu nhập - nghèo tuyệt ối.

Th o khái niệm thời ó là mức chỉ tiêu c n thiết ể ảm bảo một người có thể

mua ủ lượng lương thực thực phẩm quy ổi tương ương 2100 - 2300

Calo/người/ngày.

Như vậy, mức tiêu thụ cùng khả năng cung cấp lương thực và dinh dưỡng

cũng là một chỉ tiêu phản ánh CLCS dân cư.

* Giáo dục và đào tạo

Là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh CLCS dân cư. Trình ộ

học vấn cao là iều kiện ể con người phát triển toàn diện ức - trí - thể - mỹ…

Từ ó, dễ dàng áp ứng ược xu thế phát triển của ất nư c, của thời ại.

Thường người ta ánh giá sự phát triển của giáo dục qua tỉ lệ ngân sách chi

cho giáo dục, trình ộ học vấn của dân cư; số năm ến trường, cơ sở trường, l p

và phương tiện dạy học, số lượng, chất lượng giáo viên, số học sinh trên vạn

dân, tỉ lệ học sinh ến trường so v i tổng trẻ m ở ộ tuổi ến trường, số học

sinh trung bình của một l p học… Trên thế gi i, tình hình giáo dục cũng rất

khác nhau giữa các nhóm nư c có thu nhập khác nhau.

Chỉ số về giáo dục bao gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ người l n biết chữ, trình

ộ văn hóa và tay nghề, số năm ến trường, tỷ lệ người mù chữ...

- Tỷ lệ người l n biết chữ

12

Tỷ lệ người l n biết chữ là tỷ lệ những người từ 15 tuổi trở lên biết ọc,

biết viết thông thạo một oạn văn ơn giản bằng tiếng quốc ngữ. Tỷ lệ người l n

biết chữ có liên quan nhiều ến các chỉ số thu nhập và mức sống của từng cộng

ồng và từng quốc gia.

- Trình ộ văn hóa và tay nghề: trình ộ văn hóa hay trình ộ học vấn nói

lên khả năng tích lũy kiến thức của khối dân cư và ược thể hiện qua các chỉ tiêu

như tỷ lệ người l n biết chữ, số người tốt nghiệp các cấp học từ thấp ến cao.

Trình ộ tay nghề là trình ộ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao ộng chính

trong khối dân cư ược thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ lực lượng lao ộng có

trình ộ chuyên môn (sơ cấp, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao

ẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) trong tổng số lao ộng ang hoạt ộng trong các

ngành kinh tế của ất nư c.

Trình ộ văn hóa và trình ộ tay nghề luôn có mối quan hệ khăng khít v i

nhau ồng thời có liên quan nhiều ến chỉ số thu nhập của từng quốc gia. Các

nư c có nền kinh tế phát triển thì các chỉ số phản ánh về trình ộ văn hóa và

trình ộ tay nghề trong khối dân cư thường rất cao, ngược lại ở các nư c chậm

phát triển thì các chỉ số này thường rất thấp.

Hiện nay, trình ộ văn hóa và tay nghề của lực lượng lao ộng ang có sự

chuyển biến th o hư ng tích cực, CLCS của dân cư ngày càng ược cải thiện, tỷ

lệ người biết chữ và tốt nghiệp các cấp học th o hư ng tăng d n các cấp học

ngày càng cao. ề trình ộ chuyên môn kỹ thuật, số lao ộng có tay nghề ngày

càng tăng và họ ang là những lực lượng lao ộng mang lại chất lượng hiệu quả

cao trong các ngành kinh tế. Tuy nhiên, ở các nư c có nền kinh tế ang phát

triển việc sử dụng lao ộng không có tay nghề trong các ngành kinh tế vẫn còn

chiếm tỷ lệ cao.

Giáo dục - Đào tạo nư c ta trong những năm qua ã ạt ược thành tích hết

sức to l n, khẳng ịnh ược truyền thống trí tuệ con người iệt Nam, phản ánh

ược sự quan tâm sâu sắc và u tư l n cho giáo dục của nhân dân ta. Tuy

nhiên, nền giáo dục của ta còn nhiều yếu kém, ổi m i mục tiêu, nội dung

chương trình giáo dục, ồng thời c n hoàn thiện ội ngũ giáo viên, cán bộ quản

lí giáo dục.

* Sức khỏe, y tế

Sức khỏ là vốn quý của con người, là yếu tố quan trọng ảm bảo hạnh

phúc cho mỗi người. Sức khỏ kém có thể ảnh hưởng trực tiếp ến cá nhân trên

các mặt: kết quả học tập, khả năng tìm việc và thu nhập, khả năng chăm sóc con

13

cái và tham gia các hoạt ộng của cộng ồng. Dân cư có sức khỏ tốt sẽ ảm

bảo nguồn cung ứng lao ộng có thể lực tốt cho xã hội.

Sức khỏ là một khái niệm khó xác ịnh. Tổ chức y tế thế gi i (WHO) cho

rằng: Đó là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh th n và xã hội, nó không chỉ bó

hẹp trong nghĩa là không có bệnh tật hay thương tật.

Tổ chức WHO ưa ra các chỉ tiêu ánh giá tình hình phát triển y tế gồm

u tư ngân sách cho y tế, chất lượng và số lượng bác sĩ, cơ sở vật chất kĩ thuật

phục vụ cho việc khám chữa bệnh, tuổi thọ bình quân, tỉ suất tử vong (nói

chung), tỷ suất tử trẻ m (nói riêng), tỷ lệ dân số mắc các loại bệnh …

Tình hình ảm bảo sức khỏ người dân ở mỗi quốc gia rất khác nhau, phụ

thuộc vào iều kiện (môi trường) sống, mức thu nhập và sự phát triển dân số.

Các nư c ang phát triển, do thu nhập thấp nên ngân sách chi cho y tế thấp, vì

vậy số người ược hưởng các dịch vụ y tế còn hạn chế… Các nư c thu nhập

cao, số lượng bác sĩ nhiều, chất lượng bác sĩ tốt, dịch vụ y tế a dạng, trang thiết

bị hiện ại, cơ sở hạ t ng y tế tốt… nên việc chăm sóc sức khỏ cho bộ phận dân

cư tốt.

Y tế và chăm sóc sức khỏ là những hoạt ộng có ảnh hưởng trực tiếp t i tỉ

lệ tử vong (có liên quan ến bệnh tật) của con người, từ ó ảnh hưởng ến tuổi

thọ trung bình của dân cư.

- Tuổi thọ bình quân: là một chỉ số quan trọng phản ánh trình ộ phát triển

y tế của mỗi quốc gia. Chỉ số tuổi thọ liên quan chặt chẽ v i hệ số tử vong, ặc

biệt là hệ số tử vong trẻ m. Nư c nào có tuổi thọ bình quân càng cao thì hệ số

tử vong nư c ó càng thấp và ngược lại. Tỷ suất tử vong trẻ m (hiểu là tỷ suất

trẻ m chết dư i 1 tuổi) phản ánh y ủ trình ộ nuôi dưỡng và tình hình sức

khỏ chung của trẻ m ở lãnh thổ. Số trẻ m dư i 1 tuổi càng nhiều, hệ số tử

vong thô càng cao thì ảnh hưởng ến tuổi thọ bình quân.

Xu hư ng chung hiện nay trên toàn thế gi i là tỷ lệ trẻ m tử vong giảm

d n. Tuy vậy, tỷ suất này còn chênh lệch khá l n giữa các nư c. Trên thế gi i

tuổi thọ bình quân của các nư c phát triển (trung bình khoảng 80 tuổi) và các

nư c ang phát triển dao ộng từ khoảng 50-70 tuổi, cá biệt có một số nư c

châu Phi tuổi thọ của của dân cư rất thấp, trung bình chỉ 34-40 tuổi. o các nư c

ang phát triển dân số tăng nhanh, kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp và iều

kiện chăm sóc y tế không ược ảm bảo, vì vậy tuổi thọ bình quân của người

dân thấp. Ngược lại, các nư c phát triển mức gia tăng dân số thấp thậm chí là

âm, thu nhập cao và các iều kiện chăm sóc sức khỏ ược ảm bảo… nên tuổi

thọ của người dân cao.

14

Trong nền kinh tế quốc dân, hệ thống y tế là một bộ phận của cơ sở hạ t ng

xã hội. ì thế, phát triển hệ thống y tế là một yếu tố ảm bảo cho dân cư có cuộc

sống dài lâu, khỏ mạnh, ảm bảo sự phát triển bền vững của ất nư c, ây là

mục tiêu phát triển của bất kỳ nư c nào.

Ở iệt Nam, do những thành tựu về phát triển kinh tế, nên các chương

trình quốc gia về xã hội ã ược triển khai rộng rãi và có tác ộng sâu sắc t i cả

nông thôn và thành thị. H u hết các chỉ số về sức khỏ của nhân dân ã ược cải

thiện. Chính phủ ã có chủ trương cơ bản và lâu dài là phát triển các dịch vụ y

tế, ặc biệt là các dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏ ban u.

=> Sau khi tìm hiểu về các chỉ số thành ph n trong HDI bao gồm: chỉ số về

thu nhập, chỉ số giáo dục và chỉ số tuổi thọ, ta có thể tính ược chỉ số H I- là

chỉ số quan trọng ể ánh giá CLCS dân cư. Các chỉ số này có mối quan hệ mật

thiết và tác ộng qua lại v i nhau. Chỉ tiêu về lương thực và dinh dưỡng ược

ảm bảo y ủ là tiền ề cho việc ảm bảo sức khỏ tốt cho dân cư, nâng cao

tuổi thọ, sức khỏ tốt sẽ tạo iều kiện cho việc nâng cao dân trí, từ ó góp ph n

làm tăng chỉ số H I và ngược lại. Nên khi nghiên cứu về CLCS dân cư c n

ánh giá một cách tổng thể tránh phiến diện, chủ quan dẫn ến những nhận ịnh

sai l m và ưa ra những giải pháp không phù hợp. Chính vì vậy, c n phân tích

chính xác mối quan hệ giữa các bộ phận v i nhau và x m xét kĩ lưỡng khi ưa ra

những biện pháp cụ thể ể nâng cao CLCS cho người dân.

* Những điều kiện về nhà ở điện, nước và vệ sinh môi trường

Nhà ở, iện, nư c sinh hoạt… là những nhu c u không thể thiếu trong cuộc

sống hàng ngày của mỗi người. Nó phản ánh trình ộ phát triển KT - XH và

CLCS dân cư của mỗi quốc gia.

Ở các nư c phát triển có mức thu nhập bình quân u người cao, tỷ suất gia

tăng dân số thấp và ổn ịnh, nên iều kiện u tư kinh phí áp ứng nhu c u về

nhà ở iện nư c sạch thuận lợi và ở mức cao. Ngược lại, ở các nư c ang phát

triển trong ó có iệt Nam, nền kinh tế còn phát triển chậm dân số tăng

nhanh…là những khó khăn l n ối v i việc thỏa mãn nhu c u ngày càng tăng

của nhân dân về nhà ở, iện nư c sạch…

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư

CLCS dân cư chịu ảnh hưởng tổng hợp của rất nhiều các nhân tố, tôi có thể

chia thành 3 nhóm nhân tố chính như sau:

- Nhóm nhân tố vị trí ịa lý

15

- Nhóm nhân tố tự nhiên bao gồm: ặc iểm ịa chất ịa hình; khí hậu;

thủy văn; các tài nguyên ất, sinh vật, khoáng sản…

- Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm: thực trạng phát triển các ngành

kinh tế; các ặc iểm dân số, lao ộng, việc làm; hệ thống cơ sở hạ t ng và các

ường lối chính sách.

Các nhóm nhân tố trên có tác ộng trực tiếp hoặc gián tiếp t i CLCS của

người dân trên ịa bàn. Chúng có thể là tiền ề tạo iều kiện thuận lợi cho phát

triển KT - XH ở ịa phương, từ ó nâng cao mức sống nhân dân góp ph n cải

thiện CLCS dân cư, hoặc những nhân tố trên cũng có thể trở thành lực cản cho

sự phát triển KT - XH, làm hạn chế khả năng nâng cao CLCS dân cư.

1.2. Cơ sở thực tiễn về CLSC

1.2.1. Ở Việt Nam

Cùng v i sự phát triển chung của ất nư c, CLCS người dân cũng ược cải

thiện trên tất cả các lĩnh vực: thu nhập, giáo dục, y tế và các vấn ề xã hội khác.

Kể từ năm 1990, chỉ số H I ở iệt Nam th o cách tính của UN P ã liên

tục ược cải thiện. Năm 1992, chỉ số H I ạt 0,539 (120/174) tăng lên 0,682

(101/162) vào năm 2001 và năm 2006 chỉ số H I ạt 0,709 (109/177), năm

2009 chỉ số H I ạt 0,725 (116/182). So v i các nư c trên thế gi i iệt Nam

xếp ở khoảng giữa của nhóm “mức ộ phát triển con người trung bình” (từ số

56-141).

Ở nư c ta, do những thành tựu về phát triển kinh tế, nên các chương trình

quốc gia về xã hội ã ược triển khai rộng rãi và có tác ộng sâu sắc t i cả nông

thôn và thành thị. H u hết các chỉ số về sức khỏ của nhân dân ã ược cải

thiện. Chính phủ ã có chủ trương cơ bản và lâu dài là phát triển các dịch vụ y

tế, ặc biệt là các dịch vụ khám và chăm sóc sức khỏ ban u. Tuổi thọ trung

bình của cả nư c ạt mức khá cao so v i iều kiện kinh tế và mức sống hiện tại.

Tuổi thọ trung bình của nư c ta tăng lên khá nhanh trong thời gian g n ây, từ

65,3 tuổi (năm 1989) lên 68,6 tuổi (năm 1999) và 69 tuổi (năm 2004) và 74,3

tuổi (năm 2009). Nư c ta là một nư c có thu nhập thấp so v i các nư c trong

khu vực và trên thế gi i, tuy nhiên chỉ số tuổi thọ của nư c ta cao hơn một số

nư c có cùng thu nhập và có xu hư ng tăng lên.

iệt Nam là một quốc gia có truyền thống lâu ời về giáo dục. Truyền

thống ó ngày nay càng ược phát huy, iều này ược phản ánh qua tỉ lệ người

biết chữ và trình ộ học vấn của người dân. Trong thập kỉ qua, iệt Nam ã ạt

ược những tiến bộ áng kể trong việc phổ cập giáo dục, ã thành lập ược một

16

mạng lư i toàn diện các cơ sở giáo dục trong cả nư c và ặt nền móng cho việc

phổ cập giáo dục bậc Tiểu học, THCS bằng việc mở trường tiểu học, THCS ở tất

cả các xã. o vậy, nư c ta ã có tỉ lệ người l n biết chữ và tỉ lệ nhập học cao so

v i G P bình quân u người. Tỉ lệ biết chữ ở người l n là 90,3% từ 15 tuổi trở

lên vượt xa các nư c Lào, Campuchia. Tuy nhiên, số năm i học bình quân ở

nư c ta chưa cao, m i ạt khoảng 10,2 năm.

Nhà ở và việc sử dụng iện, nư c sạch là nhu c u thiết thực trong ời sống

ang phát triển. Ở iệt Nam, trong thời gian qua các iều kiện về nhà ở, cấp

nư c sạch, iện sinh hoạt, vệ sinh môi trường ã ược cải thiện áng kể.

1.2.2. Ở vùng Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có trình ộ phát triển KT - XH kém nhất cả nư c, do vậy

CLCS dân cư trong vùng cũng thấp nhất so v i 8 vùng. Trong những năm g n

ây, ược sự quan tâm và u tư của Nhà nư c nền kinh tế của vùng ã có nhiều

chuyển biến rõ nét, ời sống người dân từng bư c ược ổn ịnh và nâng lên.

Song vẫn chưa thực sự nổi bật ể th o kịp v i các vùng khác trong cả nư c.

Thu nhập bình quân u người tăng, năm 2002 là 197 nghìn

ồng/người/tháng ến năm 2010 tăng lên 740 nghìn ồng/người/tháng, nhưng so

v i các vùng khác mức thu nhập này vẫn thấp nhất, ặc biệt là so v i các vùng

Đông Nam Bộ ( ạt 2,3 triệu ồng/người/tháng), vùng Đồng bằng sông Hồng

(1,58 triệu ồng/người/tháng) năm 2010, thấp hơn 2 - 3 l n. Tây Bắc cũng là

vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nư c năm 2010 là 32,7% trong khi cả nư c

chỉ có 10,7% (th o chuẩn nghèo cũ).

Trong iều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình ộ dân trí dân cư còn

thấp, nhưng nhờ có sự u tư và chính sách ưu ãi của Nhà nư c mà công tác

giáo dục - ào tạo, nâng cao trình ộ học vấn cho nhân dân của vùng Tây Bắc

vừa qua ã có những tiến bộ áng kể cả về số lượng và chất lượng. Mạng lư i

các trường học từ mẫu giáo ến trung học ã ược phát triển rộng khắp trên các

huyện thị v i nhiều trường học kiên cố ã ược xây dựng m i. G n 100% số xã

có trường tiểu học, ội ngũ giáo viên nhiệt huyết v i công việc, tận tình vận

ộng con m dân tộc ến trường… Tuy nhiên so v i trình ộ giáo dục chung của

cả nư c thì Tây Bắc còn rất thấp, nhất là v i tỉnh Lai Châu. Tỷ lệ người l n biết

chữ vùng Tây Bắc thấp nhất cả nư c và ang có xu hư ng tăng lên (năm 2002 tỷ

lệ người l n biết chữ từ 10 tuổi trở lên là 79,9% ến năm 2008 tăng lên ạt

80,3%).

Hoạt ộng y tế, chăm sóc sức khỏ cho nhân dân vùng Tây Bắc cũng ược

ẩy mạnh, góp ph n nâng cao sức khỏ , cải thiện CLCS của người dân. Tuổi thọ

17

trung bình của vùng rất thấp, năm 2007 là 66,6 tuổi trong khi cả nư c là 73,7

tuổi. Hiện nay toàn vùng có 733 cơ sở khám chữa bệnh v i 7.359 giường bệnh.

G n 100% số xã trong vùng ã có trạm y tế. Chất lượng khám chữa bệnh ang

d n ược nâng cao, vùng ã thực hiện ược khá tốt nhiều chương trình y tế như

tiêm chủng mở rộng, kế hoạch hóa gia ình… Tuy nhiên, việc chăm sóc sức

khỏ cho dân cư trong vùng vẫn còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là do sự phân

bố các cơ sở khám chữa bệnh và các cán bộ y tế có trình ộ không ồng ều,

chủ yếu tập trung tại các thành phố, thị xã, trong khi tại vùng sâu, vùng xa vẫn

thiếu rất tr m trọng trang thiết bị và cán bộ giỏi. Nhiều nơi bà con phải i rất xa

m i ến ược cơ sở khám bệnh nên tình trạng chữa bệnh tại nhà bằng những

cách lạc hậu vẫn còn phổ biến, nhất là ối v i ồng dân tộc ít người.[8]

Như vậy, trong những năm g n ây CLCS của người dân iệt Nam và

vùng Tây Bắc ã có những bư c chuyển biến tích cực, song vẫn còn khá chậm

chưa th o kịp v i sự phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế gi i.

Tiểu kết chương 1

CLCS dân cư là một khái niệm rộng l n, bao hàm nhiều lĩnh vực trong ời

sống vật chất và tinh th n của con người. CLCS dân cư ược ánh giá dựa trên

nhiều chỉ tiêu trong ó có ba chỉ tiêu cơ bản là: thu nhập, giáo dục và y tế, ngoài

ra những iều kiện về nhà ở, iện, nư c sạch, vệ sinh môi trường… cũng là một

trong những yếu tố phản ánh CLCS dân cư.

HDI là thư c o tổng hợp về sự phát triển con người, phản ánh mức ộ ạt

ược những khát vọng chung của con người ó là có sức khỏ dồi dào, có tri

thức và mức thu nhập cao.

Trong những năm qua iệt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng ã

ạt ược những thành tựu áng kể trong việc cải thiện CLCS cho người dân.

Như vậy, muốn tìm hiểu, ánh giá về CLCS của dân cư tỉnh Hòa Bình c n phải

dựa trên hệ thống các chỉ tiêu ánh giá ã nêu trên, ồng thời c n phải dựa vào

thực tiễn CLCS của iệt Nam và vùng Tây Bắc.

18

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH HÒA BÌNH

2.1. Vị trí địa lý

Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, tiếp giáp v i vùng ồng

bằng sông Hồng (TP. Hòa Bình cách trung tâm thủ ô Hà Nội 73 km, cách sân

bay quốc tế Nội Bài 93 km và cách cảng biển Hải phòng 170 km), có nhiều

tuyến ường bộ, ường thuỷ nối liền v i các tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam,

Ninh Bình, Sơn La và Thanh Hóa, là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, tiếp giáp

v i thủ ô Hà Nội; ặc biệt trên ịa bàn tỉnh có ường QL 6 chạy qua, ây là

con ường huyết mạch nối liền thủ ô Hà Nội và các tỉnh miền xuôi v i vùng

Tây Bắc của Tổ quốc.

Tỉnh Hòa Bình nằm ở tọa ộ ịa lý từ 20o39’ ến 21

o08’ vĩ ộ Bắc; 104

o48’

ến 104o51’ kinh ộ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nam

và Ninh Bình, phía Đông giáp TP. Hà Nội, phía Tây giáp Sơn La và Thanh Hóa.

Hòa Bình có diện tích tự nhiên 460.869 ha chiếm 1,39% diện tích cả nư c

và 12,33% diện tích của vùng Tây Bắc, bao gồm 11 ơn vị hành chính cấp

huyện và 210 ơn vị hành chính cấp xã.

2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.2.1. Địa chất, địa hình

Đặc iểm nổi bật của ịa hình Hòa Bình là vùng núi cao, chia cắt phức tạp,

ộ dốc l n th o hư ng Tây Bắc - Đông Nam, chia thành 02 vùng rõ rệt:

- Địa hình vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc, chiếm 43,8% diện tích của

tỉnh; ộ dốc trung bình 20 - 35o, ộ cao trung bình so v i mặt biển khoảng 600 -

700 m, có một số ỉnh núi cao trên 1.000 m, trong ó ỉnh cao nhất là Phu Canh

(huyện Đà Bắc) cao 1.373 m, tiếp ến là ỉnh núi ục Nhan (huyện Đà Bắc) cao

1.320 m, ỉnh núi Psi Lung (huyện Mai Châu) cao 1.287 m, ịa hình hiểm trở, i

lại khó khăn.

- Địa hình vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, chiếm 56,2% diện tích của

tỉnh, ịa hình gồm các dải núi thấp, ộ dốc trung bình từ 8 - 20o, ộ cao trung

bình từ 100 - 200 m, ít bị chia cắt và ít hiểm trở so v i vùng cao.

2.2.2. Khí hậu

o nằm ở chí tuyến Bắc trong vành ai nhiệt i Bắc bán c u, nên Hòa

Bình có khí hậu nhiệt i gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa nóng

19

(mưa nhiều) từ cuối tháng 4 ến cuối tháng 10 và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11

ến cuối tháng 3 năm sau. o ịa hình chia cắt mạnh, chênh lệnh ộ cao l n và

kéo dài ã tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác nhau:

+ Tiểu vùng núi cao: gồm các xã vùng cao của huyện Mai Châu, huyện

Tân Lạc... có khí hậu ặc trưng của vùng á nhiệt i, thường mát mẻ quanh năm

(nhiệt ộ bình quân 18 - 190C).

+ Tiểu vùng ảnh hưởng gió Lào khô hanh: gồm các xã vùng thấp của

huyện Mai Châu, thường có những ợt gió Tây khô nóng, gió nóng thổi th o

mùa vào tháng 5 và tháng 6 hàng năm.

+ Tiểu vùng khu vực xung quanh hồ thuỷ điện Hoà Bình: khí hậu tương ối

mát mẻ, mưa nhiều.

+ Các tiểu vùng thấp còn lại của tỉnh: có ặc trưng vùng khí hậu nhiệt i

gió mùa, nhiệt ộ bình quân năm 22 - 30oC.

Tuy có sự khác nhau về khí hậu ở các khu vực, song nhìn chung khí hậu ở

Hòa Bình có nền nhiệt cao, lượng mưa tương ối l n và tập trung trong các

tháng mùa mưa. Nhiệt ộ trung bình năm 23,9oC, tổng bức xạ ạt trên 100

Kcal/cm2/năm, số giờ nắng ạt 1.591 giờ/năm, tổng nhiệt lượng cả năm ạt

khoảng 8.400oC. Lượng mưa bình quân ạt g n 2.000 mm/năm, trong ó lượng

mưa trong mùa mưa chiếm t i 85 - 90% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi bình

quân năm khoảng 859 mm/năm, có 5 tháng (từ tháng 11 ến tháng 3), lượng bốc

hơi thường l n hơn lượng mưa.

2.2.3. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2010 là 460.869 ha, nhóm các loại

ất th o mục ích sử dụng, gồm: ất nông nghiệp 352.922 ha (chiếm 76,58%

diện tích tự nhiên), ất phi nông nghiệp 59.167 ha (chiếm 12,84% diện tích tự

nhiên) và ất chưa sử dụng 48.780 ha (chiếm 10,58% diện tích tự nhiên).

ề tính chất thổ nhưỡng, có 7 nhóm ất v i 22 loại ất chính sau:

- Nhóm đất phù sa: Có 13.669 ha, chiếm 2,97% diện tích tự nhiên. Nhóm

ất này có 6 loại ất chính.

- Nhóm đất lầy và than bùn: Có 397 ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất đen: Có 4.860 ha, chiếm 1,05% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất đỏ vàng: Có 370.896 ha, chiếm t i 80,48% diện tích tự nhiên.

Nhóm ất này có 7 loại ất chính.

20

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Có 28.531 ha, chiếm 6,19% diện tích tự

nhiên. Nhóm ất này có 5 loại ất chính.

- Nhóm đất dốc tụ: Có 10.022 ha, chiếm 2,17% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Có 5.668 ha, chiếm 1,23% diện tích tự

nhiên.

2.2.4. Thuỷ văn

Hoà Bình có nguồn tài nguyên nư c rất dồi dào. Nằm trong vùng khí hậu

nhiệt i gió mùa, Hoà Bình có lượng mưa bình quân l n (1.500 - 2.500) và tập

trung vào mùa mưa (85 - 90%), thừa nư c vào mùa mưa (từ tháng 5 ến tháng

10) và thiếu nư c vào mùa khô (từ tháng 11 ến tháng 4). Hoà Bình có diện tích

mặt nư c tương ối l n, mạng lư i sông, suối phân bố tương ối ều, ặc biệt

có sông Đà l n nhất bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các huyện Mai Châu,

Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn v i tổng chiều dài là 151km, tổng lưu vực là

51.800km2. Ngoài ra còn phải kể ến một số sông khác như: sông Bôi có chiều

dài 125km v i diện tích lưu vực là dài 60km2, sông Bưởi dài 55km, sông Lãng

dài 30km, sông Bùi dài 32km.

Ngoài ra Hòa Bình còn có các hồ ảm bảo tích trữ nư c phục vụ cho sản

xuất và sinh hoạt của nhân dân như: hồ Hòa Bình, hồ Đồng Chanh, hồ R ... Tỉnh

còn xuất lộ nhiều iểm nư c khoáng, nư c nóng.

2.2.5. Tài nguyên sinh vật

Hệ thực vật rừng khá phong phú v i thảm thực vật rừng thường xanh nhiệt

i và á nhiệt i. Rừng tự nhiên hiện có trên 20 loài thực vật rừng tương ối

phổ biến, trong ó có nhiều loại cây gỗ l n có giá trị kinh tế cao như d , dổi,

lim, sến, táu, chò chỉ, chò nâu, lát chum, lát hoa, pơ mu, thông 5 lá,... rừng trồng

có các loại cây phổ biến là luồng, lát, lim xanh, lim xẹt, mỡ, d , k o, thông, mã

vĩ. Tại các khu rừng m i khoanh nuôi, phục hồi chủ yếu là cây tiên phong ưa

ánh sáng, mọc nhanh như dẻ, trẹo, ngát, mi, vàng anh, hu ay, ba soi,...

Trữ lượng rừng nhìn chung thấp, chỉ có khoảng 15% diện tích rừng gỗ tự

nhiên có cấp trữ lượng I (rừng trung bình) còn lại là rừng nghèo. Rừng tr , nứa

chủ yếu là nứa vừa, mật ộ khoảng 5.000 - 7.000 cây/ha. Rừng trồng trữ lượng

bình quân khoảng 70 m3/ha.

Hệ ộng vật rừng nhìn chung nghèo về cả số loài và số lượng của từng loài.

Hiện chỉ còn một số loài như gấu, lợn rừng, các loài khỉ, c y, cáo, gà rừng, rùa

núi, nai,... nhưng số lượng không nhiều.

21

2.2.6. Tài nguyên khoáng sản

Hòa Bình có nhiều loại khoáng sản, trong ó một số loại ã ược khai thác

như: than, Amiăng, á vôi, sét, nư c khoáng,... Các loại khoáng sản chính như:

Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3. Đá granit trữ lượng 8,1 triệu m

3. Đá vôi

v i trữ lượng hàng trăm tỷ tấn. Than á có trữ lượng ư c khoảng 15 triệu tấn,

trữ lượng ã ược ánh giá là 5,68 triệu tấn. Quặng sắt trữ lượng khoảng 680

nghìn tấn. Quặng ồng ã phát hiện 03 mỏ. Quặng Ăngtimon có ở một số nơi

v i các mạch quặng thạch anh Ăngtimon dày 0,3 - 2 m, kéo dài trên 100 m.

Quặng vàng có một số mỏ và iểm quặng. Sét có trữ lượng 8,935 triệu m3 (02

mỏ sét xi măng và 01 mỏ sét gạch ngói). Cát xây dựng tập trung chủ yếu ở các

bãi bồi dọc các sông trong tỉnh.

Ngoài ra, trên ịa bàn tỉnh Hòa Bình còn tìm thấy một số loại khoáng sản

khác như Pirít ( ã phát hiện 03 mỏ và 22 iểm), Photphorít (có trên 20 hang

ộng có chứa photphorít); chì, kẽm - a kim (06 iểm quặng); Barít, Phuorít...

2.2.7. Tài nguyên du lịch

Hòa Bình là vùng ất cổ - nơi lưu giữ nhiều di chỉ và các truyền thống văn

hóa của người iệt cách ây hàng vạn năm (thời kỳ ồ á giữa), có 6 dân tộc

anh m, trong ó dân tộc Mường ông nhất. Nét ộc áo của văn hóa các dân

tộc ít người của Hòa Bình thể hiện qua hình thức qu n cư và kiến trúc nhà ở, lễ

hội, ẩm thực, nghệ thuật múa hát, thi ca, trang phục, nghề thủ công truyền

thống...

Hòa Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú, a dạng, bao gồm

các sông, hồ, suối nư c khoáng, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

Hòa Bình có hệ thống sông suối phong phú v i các sông l n như: sông Đà, sông

Bôi, sông Bưởi. Ngoài ra, tỉnh còn có số lượng các hồ, m khá l n, góp ph n

quan trọng cho việc iều hòa vi khí hậu trên ịa bàn, ồng thời là iều kiện

thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng. Có ý nghĩa l n nhất

ối v i du lịch phải nói ến hồ Hòa Bình có diện tích khoảng 8.000 ha.

Nguồn nư c khoáng phong phú cũng là thế mạnh ối v i việc phát triển du

lịch của Hòa Bình, trong ó áng kể nhất là suối nư c khoáng Kim Bôi. Các khu

vực có a dạng sinh học cao, có giá trị ối v i phát triển du lịch, ặc biệt là du

lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên: Hang Kia - Pà Cò, khu bảo tồn thiên

nhiên Thượng Tiến, khu bảo tồn Ngổ Luông,...[10]

22

2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội, dân cư

2.3.1. Kinh tế

2.3.1.1. Khái quát chung về kinh tế tỉnh Hòa Bình

Tổng giá trị sản phẩm (G P) của tỉnh năm 2010 ạt 4.349,4 tỷ ồng (giá so

sánh 1994), tăng 1,76 l n so v i năm 2005. Tốc ộ tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Hoà Bình khá ổn ịnh, bình quân trong giai oạn 2006 - 2010 là 12%/năm (chưa

tính giá trị của nhà máy thủy iện Hòa Bình). Các khu vực kinh tế ều có mức

tăng trưởng khá: công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 20,7%; nông - lâm -

thủy sản tăng 4,6% và dịch vụ tăng 13,1%/năm.

Tỷ trọng ngành nông, lâm - thủy sản giảm từ 44,1% năm 2006 xuống còn

35% năm 2010; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 23,5% năm 2006

lên 31,5% năm 2010 và tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 32,4% năm 2006 lên

33,5% năm 2010.

Nhìn chung cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm và vẫn là cơ cấu của tỉnh

nông nghiệp; tỷ trọng ngành công nghiệp, ngành dịch vụ tăng nhưng tăng chậm

và ngược lại tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm chậm.

Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch m i ạt ược ở việc tăng tỷ trọng

ngành công nghiệp, mà chủ yếu là các ngành công nghiệp quy mô vừa và nhỏ,

hoạt ộng chưa tập trung và công nghiệp sử dụng nhiều lao ộng. Nền kinh tế

của tỉnh chưa chuyển dịch th o hư ng công nghiệp hiện ại, phát triển các lĩnh

vực sản xuất th o chiều sâu và dịch vụ chất lượng cao. Tỷ trọng sản xuất nông

nghiệp của ịa phương còn rất l n, vì vậy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ

cấu lao ộng sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ gặp nhiều khó khăn.

Cơ cấu kinh tế vùng của tỉnh hình thành chưa rõ nét trong quy hoạch và kế

hoạch phát triển do các chính sách và u tư có trọng iểm cho phát triển vùng

chưa ược chú trọng, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển KT - XH còn

chậm, chưa th o kịp v i tiến ộ phát triển.

2.3.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản

Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản toàn tỉnh có tốc ộ tăng trưởng ở mức

ổn ịnh. Tăng trưởng bình quân 5 năm (2006 - 2010) ạt ến 4,6%/năm; trong

ó, nổi bật là năm 2006 tốc ộ tăng trưởng ạt ến 5,8%, các năm còn lại ều

ạt trên 4%.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản thì ngành nông nghiệp vẫn

23

chiếm tỷ trọng l n (85,1% năm 2010). Tỷ trọng ngành thủy sản có sự gia tăng

nhưng mức ộ còn chậm, từ 2,4% năm 2005 lên 2,7% năm 2010.

- Nông nghiệp: Trong giai oạn 2006 - 2010, tốc ộ tăng trưởng giá trị tăng

thêm ngành nông nghiệp ạt bình quân 4,6%/năm. Tốc ộ tăng trưởng của chăn

nuôi ạt cao hơn giai oạn trư c, ngành trồng trọt có tốc ộ tăng trưởng thấp

nhất (4,4%/năm).

- Lâm nghiệp: Hoà Bình ã triển khai tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ và

phát triển rừng ặc dụng, rừng phòng hộ trên ịa bàn các huyện. Hòa Bình cũng

ã ẩy mạnh việc trồng m i rừng, huy ộng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài

ể phát triển lâm nghiệp. iện tích trồng m i năm 2006 ạt 7.200 ha, năm 2007

là 8.627 ha, năm 2008 là 10.936 ha, năm 2009 là 9.500 ha, ến năm 2010 là

8.000 ha. Độ ch phủ rừng tăng từ 44% năm 2006 lên 46% vào năm 2010. Đặc

biệt tỉnh ã có thêm những dự án trồng rừng của tư nhân ể khai thác du lịch

sinh thái và làm nguyên liệu.

- Thuỷ sản: iện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 2.000 ha (sản lượng 3.000

tấn) năm 2006 lên 2.180 ha (sản lượng là 3.900 tấn) năm 2010. Năng suất thủy

sản năm sau cao hơn năm trư c, trong giai oạn này ã tăng từ 0,8 - 1,2 tấn/ha

lên 1,5 - 2 tấn/ha nên ã nâng cao giá trị kinh tế về nuôi trồng thủy sản trên ơn

vị diện tích (thu nhập bình quân ạt trên 60 triệu ồng/ha). Giá trị sản xuất (th o

giá hiện hành) năm 2006 là 70.901 triệu ồng, ến năm 2010 tăng lên 139.323

triệu ồng.

Nhìn chung, bên cạnh những kết quả cơ bản ã ạt ược, quá trình phát

triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh còn bộc lộ những hạn chế

nhất ịnh, như: Giá trị thu nhập bình quân mỗi ha ất nông nghiệp còn thấp do

việc chuyển ổi cơ cấu cây trồng còn chậm và không ổn ịnh, chăn nuôi và nuôi

trồng thủy sản quy mô còn nhỏ bé, công tác thú y chưa ược quan tâm úng

mức, sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu là bán nguyên liệu, các cơ sở chế biến gỗ,

lâm sản quy mô nhỏ, sản phẩm chưa a dạng,... Do ó giá trị nguyên liệu lâm

sản u ra còn thấp, ời sống, thu nhập của người trồng rừng còn khó khăn,

công tác xây dựng mô hình trình diễn nông nghiệp còn dàn trải, ứng dụng công

nghệ cao chưa nhiều, một số mô hình có kết quả tốt nhưng việc nhân rộng còn

hạn chế.

* Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng

Tổng giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây dựng năm 2010 khi chưa tính

nhà máy thuỷ iện Hoà Bình là 1.583,7 tỷ ồng (giá cố ịnh 1994). Trong ó,

ngành công nghiệp óng góp là 1.133,4 tỷ ồng, ngành xây dựng là 450,2 tỷ

24

ồng. Tốc ộ tăng trưởng của ngành công nghiệp - xây dựng liên tục tăng và ạt

mức tăng trưởng bình quân cho giai oạn 5 năm là 20,7%/năm.

- Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trên ịa bàn liên tục

tăng qua các năm, từ 5.207.629 triệu ồng vào năm 2006 lên 7.210.672 triệu

ồng vào năm 2010 (th o giá hiện hành), trong ó khu vực có vốn u tư nư c

ngoài tăng từ 218.346 triệu ồng năm 2006 lên 429.180 triệu ồng năm 2010

(chiếm 5,95% giá trị sản xuất ngành công nghiệp).[10]

Các ngành công nghiệp phát triển mạnh trong những năm g n ây như iện

(thủy iện), khai thác quặng, may mặc, vật liệu comp rit,... Các ngành tiểu thủ

công nghiệp cũng rất a dạng, ngoài nghề truyền thống (thổ cẩm, rượu c n) còn

có các ngành như thêu r n, ồ mộc cao cấp, mây tr an, sản xuất gỗ lụa,...

- Xây dựng cơ bản: xây dựng trong những năm từ 2006 - 2010 là giai oạn

phát triển mạnh các nguồn vốn u tư của nhà nư c, iển hình là các khoản hỗ

trợ có mục tiêu m i như vốn Nghị quyết 37, hỗ trợ khác, chương trình 229, trái

phiếu chính phủ,... Đây là tiền ề cho phát triển các hoạt ộng xây dựng. Giá trị

sản xuất ngành xây dựng năm 2006 ạt 1.259.889 triệu ồng (giá hiện hành) ến

năm 2010 là 2.424.309 triệu ồng, trong ó chủ yếu của thành ph n kinh tế tư

nhân và cá thể, chiếm 85,71%.

Nhìn chung, bên cạnh những kết quả cơ bản ã ạt ược, quá trình phát

triển công nghiệp - xây dựng của tỉnh có những hạn chế nhất ịnh, cụ thể:

+ Ngành công nghiệp vẫn chưa tạo ược sự chuyển biến mạnh về cơ cấu

ngành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp ịa phương.

+ Chất lượng nguồn nhân lực, ặc biệt là ội ngũ lao ộng nghề còn chưa

áp ứng ược yêu c u của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp u tư

nư c ngoài.

+ Hoạt ộng thu hút vốn u tư từ các khu vực ngoài nhà nư c tăng lên

nhưng vẫn còn khá thấp so v i nhiều ịa phương khác thuộc khu vực miền núi

phía Bắc và càng thấp hơn so v i các ịa phương khác liền kề Hà Nội.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Tốc ộ tăng trưởng bình quân 5 năm 2006 - 2010 của ngành ạt 13,1%;

trong ó cao nhất năm 2007 ạt 17,3% và năm thấp nhất ạt 11,3% (năm 2009).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên ịa bàn ã tăng từ

1.668,20 tỷ ồng năm 2006 lên 4.518,79 tỷ ồng năm 2010, ạt tốc ộ tăng

trưởng bình quân 28,4%/năm (theo giá hiện hành).

25

- Thương mại và dịch vụ: Trong giai oạn vừa qua, các hoạt ộng dịch vụ

phát triển khá sôi ộng, ặc biệt là trong các năm 2006 - 2010. Tổng mức lưu

chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2010 ạt 3.799,18

tỷ ồng, tăng 26,18% so v i năm 2009.

Công tác quản lý thị trường ược các ngành chức năng tăng cường phối kết

hợp kiểm tra, kiểm soát. Thị trường hàng hoá phong phú, áp ứng nhu c u của

người tiêu dùng. Các mặt hàng chính sách phục vụ miền núi ược bảo ảm y

ủ, kịp thời.

- u lịch, nhà hàng, khách sạn: Khách du lịch ến Hoà Bình trong những

năm vừa qua tăng khá cao, bình quân 14,5%/năm giai oạn 2001 - 2005 và

37,6%/năm giai oạn 2006 - 2010. Khách du lịch ến Hòa Bình năm 2010 ạt

1.105.000 người, tăng 24,72% so v i năm 2009, tuy nhiên chủ yếu là khách nội

ịa, khách quốc tế có tăng lên nhưng rất ít.

Tuy nhiên, Hoà Bình vẫn chưa tận dụng ược lợi thế về vị trí ịa lý g n Hà

Nội, du lịch của tỉnh chưa khai thác một cách triệt ể các thế mạnh về tài nguyên

du lịch ể xây dựng ược các chương trình du lịch hấp dẫn, thu hút khách và

nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Các dịch vụ khác: dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông, tài chính ngân

hàng phát triển mạnh, ảm bảo phục vụ nhu c u sản xuất và sinh hoạt của nhân

dân; giá trị sản xuất vận tải và bưu chính ạt 773.980 triệu ồng, tăng 16,54% so

năm 2009. Mạng lư i dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin tiếp

tục ược mở rộng, cơ bản áp ứng nhu c u sản xuất kinh doanh và công tác

quản lý trên ịa bàn.

2.3.2. Dân số, lao động, việc làm

2.3.2.1. Dân số

- Dân số trung bình năm 2010 của tỉnh Hòa Bình có 793.471 người, chiếm

0,91% dân số của cả nư c (tỉnh Hòa Bình có dân số l n thứ 2 trong vùng Tây

Bắc, sau tỉnh Sơn La), trong ó nam 393.770 người (chiếm 49,63%), nữ 399.701

người (chiếm 50,37%). Tỷ suất sinh năm 2006 là 18,17‰ ến năm 2010 giảm

xuống 15,93‰, tỷ suất tăng tự nhiên năm 2006 là 12,58‰, năm 2010 giảm

xuống còn 10,28‰.

- Mật ộ dân số trên ịa bàn tỉnh năm 2010 là 172 người/km2, bằng 65,40%

mật ộ dân số trung bình của cả nư c (263 người/km2). Mật ộ dân số cao nhất

là thành phố Hòa Bình 623 người/km2, tiếp ến là huyện Lương Sơn 240

người/km2, huyện Lạc Sơn 228 người/km

2... và thấp nhất là huyện Đà Bắc 66

26

người/km2. Mật ộ dân số khu vực ô thị là 1.172 người/km

2, cao gấp 7,81 l n

mật ộ dân số khu vực nông thôn (150 người/km2).

- Dân số ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ l n, năm 2010 chiếm 85,01%

trong cơ cấu dân số của tỉnh; tỷ lệ dân số ô thị còn ở mức thấp, chiếm 14,99%.

Như vậy tốc ộ ô thị hóa của tỉnh còn chậm.

Bảng 2.1: Dân số trung bình phân th o giới tính và khu vực

của tỉnh Hòa Bình qua các năm [3]

Đơn vị tính: Số lượng (người), cơ cấu (%)

Năm Tổng số

Chỉ

số

phát

triển

Phân th o giới tính Phân th o khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Số

lượng

cấu

Số

lượng

cấu

Số

lượng

cấu

Số

lượng

cấu

2006 820.126 101,23 407.677 49,71 412.449 50,29 125.077 15,25 695.049 84,75

2007 829.512 101,14 412.527 49,73 416.985 50,27 125.750 15,16 703.762 84,84

2008 815.462 98,30 405.912 49,78 409.550 50,22 128.547 15,76 686.915 84,24

2009 786.395 96,43 390.260 49,63 396.135 50,37 117.737 14,97 668.658 85,03

2010 793.471 100,90 393.770 49,63 399.701 50,37 118.940 14,99 674.531 85,01

- Trên ịa bàn tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, ông nhất là người Mường

chiếm 63,3%, tập trung chủ yếu ở các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Đà

Bắc, Kỳ Sơn, Cao Phong (chiếm từ 84,3 ến 90,2% dân số các huyện); người

iệt (Kinh) chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%;

người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa

và một số dân tộc ít người khác sinh sống ở một số ịa phương trong tỉnh.

2.3.2.2. Lao động, việc làm

Nguồn lao ộng của tỉnh năm 2010 có 563.469 người, chiếm 71% dân số.

Trong ó, người trong ộ tuổi lao ộng có khả năng lao ộng 539.236 người,

chiếm 95,7% nguồn lao ộng và chiếm 99,37% số người trong ộ tuổi lao ộng.

Số người ngoài ộ tuổi có khả năng lao ộng 24.233 người, chiếm 4,30% nguồn

lao ộng.

Lao ộng ang làm việc trong ngành kinh tế của tỉnh năm 2010 là 481.607

người (chiếm 60,7% dân số của tỉnh và chiếm 85,47% nguồn lao ộng). Trong

ó, lao ộng khu vực nông - lâm nghiệp 342.486 người (chiếm 71,11% lao ộng

ang làm việc trong các ngành kinh tế), trong lĩnh vực thương nghiệp - dịch vụ

27

sửa chữa 23.600 người, trong lĩnh vực công nghiệp chế biến 20.878 người; trong

lĩnh vực xây dựng 19.229 người, trong lĩnh vực thủy sản 14.510 người;… số còn

lại làm việc trong lĩnh vực khác.

Như vậy lao ộng chủ yếu làm trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản,

lao ộng trong khu vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng

nhanh cả về số lượng tuyệt ối và tỷ trọng trong cơ cấu lao ộng, nhất là khu

vực công nghiệp - xây dựng. Tuy nhiên, tỷ trọng lao ộng khu vực phi nông

nghiệp vẫn còn rất thấp.[10]

2.3.3. Cơ sở hạ tầng

2.3.3.1. Giao thông

Trên ịa bàn tỉnh Hoà Bình có các tuyến QL 6, QL 15, QL 21, QL 12B và

ường Hồ Chí Minh chạy qua v i tổng chiều dài 308 km. Có 21 tuyến ường

tỉnh v i tổng chiều dài 385 km và 6 tuyến CT 229 v i tổng chiều dài 186 km.

Toàn tỉnh có 23 bến x khách, trong ó có 7 bến x ã ược xây dựng, còn 16

bến x khác chưa ược u tư xây dựng cơ sở vật chất ồng bộ. Khu vực thành

phố Hoà Bình có 3 bến x ã ược u tư xây dựng nhưng v i quy mô nhỏ (loại

5), chưa áp ứng ược nhu c u hiện tại. Các huyện còn lại, một số ã xây dựng

bến x v i quy mô nhỏ (loại 5, 6), còn lại m i chỉ có bến ỗ và iểm dừng ón

trả khách.

Ngoài ra còn có các bến cảng, bến thủy: có 4 cảng tổng hợp là cảng Hoà

Bình (cảng Bến Ngọc), cảng Bích Hạ, cảng Ba Cấp, cảng Bình Thanh. Có 4

cảng chuyên dùng, gồm do Tổng Công ty sông Đà u tư, khai thác: cảng hạng

nặng; cảng sửa chữa phương tiện thuỷ, cảng nhà máy xi măng sông Đà. Trên

sông Đà có bến chợ, bến ò ngang, bến ò dọc và bến cập t u; còn trên sông Bôi

có các bến ò ngang.

2.3.3.2. Hệ thống thông tin liên lạc

Mạng lư i bưu chính viễn thông trên ịa bàn tỉnh có những bư c tiến quan

trọng và vượt bậc. Hiện nay, Hoà Bình có thể liên lạc trực tiếp v i cả nư c và

quốc tế thuận lợi. ịch vụ bưu chính viễn thông tăng bình quân 30%/năm. Hệ

thống mạng bưu chính viễn thông của Hoà Bình ã ược hoàn thiện th o hư ng

mở rộng quy mô và hiện ại hoá về mọi mặt có thể hoà nhập v i trong nư c,

khu vực và thế gi i. Hiện nay ở tất cả các trung tâm huyện, thành phố và các

tiểu vùng kinh tế ã ược trang bị các tổng ài kỹ thuật số; 100% các xã có iện

thoại, các tuyến truyền dẫn liên tỉnh, nội tỉnh. Các dịch vụ bưu chính như

28

chuyển phát nhanh, bưu chính uỷ thác, tiết kiệm bưu iện, nhắn tin, iện thoại

thẻ, Int rn t,... phục vụ nhiệt tình, nhanh chóng và ảm bảo.

2.3.3.3. Năng lượng

Trên ịa bàn tỉnh có nhà máy thuỷ iện Hòa Bình công suất 1.920 MW,

hàng năm cung cấp sản lượng iện trên 8 tỷ KWh cho ất nư c. Nhà máy thuỷ

iện Hoà Bình phát iện vào hệ thống iện quốc gia qua các trạm biến áp

220KV và 500 KV.

Hiện tại tỉnh Hoà Bình ược cung cấp iện từ hệ thống iện quốc gia qua 3

trạm 110K gồm: Trạm Hoà Bình (công suất 2x25M A - 110/38,5/6,3KV),

trạm Lạc Sơn (công suất 1x16M A-110/38,5/23K ) và trạm Lương Sơn (công

suất 1x25M A - 110/38,5/23KV).

Ngoài ra trên ịa bàn tỉnh còn có 10 nhà máy thuỷ iện nhỏ v i tổng công

suất lắp ặt trên 29,6 MW. Các nhà máy thuỷ iện nhỏ trong tỉnh ược xây dựng

kết hợp v i hệ thống tư i tiêu thuỷ lợi, phát iện phục vụ các cụm dân cư nhỏ,

vùng xa lư i iện quốc gia và có trên 2.000 máy thuỷ iện cực nhỏ, công suất từ

0,3 - 0,5 KW của các hộ gia ình phục vụ sinh hoạt.

2.3.4. Đường lối chính sách

Ngoài những yếu tố trên thì ường lối chính sách của tỉnh cũng có vai trò

quan trọng trong việc phát triển kinh tế, thực hiện các kế hoạch xã hội như: các

chương trình y tế xóa ói giảm nghèo, ào tạo nguồn nhân lực và tạo thêm việc

làm cho người lao ộng… Nếu các chính sách, chương trình úng ắn sẽ có ý

nghĩa rất l n trong việc ổn ịnh ời sống, nâng cao thu nhập và cải thiện mức

sống nhân dân.

Hòa Bình thuộc vùng núi Tây Bắc - nơi còn gặp nhiều khó khăn, nên Đảng

và Nhà nư c ã có rất nhiều chính sách quan tâm hỗ trợ cho vùng Tây Bắc nói

chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng trên nhiều lĩnh vực, ặc biệt là công cuộc xóa

ói giảm nghèo, công tác chăm sóc sức khỏ cho ồng bào các dân tộc thiểu số,

u tư phát triển giáo dục nhằm nâng cao trình ộ học vấn của nhân dân trong

tỉnh… Đây là một trong những nhân tố không thể thiếu giúp nâng cao CLCS dân

cư tỉnh Hòa Bình.

2.4. Đánh giá chung

Thông qua việc nghiên cứu khái quát về vị trí ịa lý, iều kiện tự nhiên và

KT - XH của Hòa Bình Tôi nhận thấy các nhân tố trên tác ộng t i CLCS dân

cư Hòa Bình trên cả hai khía cạnh thuận lợi và khó khăn, cụ thể như sau:

29

2.4.1. Thuận lợi

- Có vị trí giáp v i thủ ô Hà Nội (là một trong hai trung tâm KT - XH và

khoa học kỹ thuật l n nhất trong cả nư c), là cửa ngõ của khu vực Tây Bắc, có

nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua ( ặc biệt là QL 6, ường Hồ Chí

Minh),... ã tạo iều kiện thuận lợi cho tỉnh trong việc thu hút các nguồn vốn và

dự án u tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và ô thị, ồng thời tiếp cận ược

các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nguồn lao ộng có chất lượng cao. Đây là cơ sở

quan trọng cho việc phát triển KT - XH của tỉnh và giúp cho Hòa Bình có nhiều

cơ hội nâng cao CLCS người dân.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm: tài nguyên khí hậu,

tài nguyên ất, nư c, sinh vật, khoáng sản… ã tạo iều kiện ể phát triển a

dạng các ngành kinh tế, từ ó nâng cao CLCS của nhân dân tỉnh Hòa Bình.

+ Đặc iểm khí hậu của Hòa Bình phù hợp cho một nền nông nghiệp a

dạng, cho phép gi o trồng nhiều vụ trong năm và ảm bảo năng suất cao v i các

cây trồng nhiệt i và á nhiệt i, ở khu vực núi cao có thể phát triển cây trồng

có nguồn gốc ôn i. Khí hậu Hòa Bình khá dễ chịu thích hợp v i sức khỏ và

ời sống của người dân.

+ Đất ai Hòa Bình khá a dạng, phong phú về các nhóm ất và các loại

ất, ây là iều kiện thuận lợi cho Hòa Bình phát triển một nền nông nghiệp a

dạng, có thể phát triển mạnh mẽ nền sản xuất nông, lâm nghiệp và công nghiệp

chế biến nông, lâm sản. Góp ph n nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống nhân

dân.

+ Nguồn tài nguyên nư c của Hòa Bình khá dồi dào, có khả năng áp ứng

ủ nhu c u cho sản xuất và ời sống của người dân.

+ Các danh lam thắng cảnh, sự a dạng về bản sắc văn hóa, các truyền

thống tốt ẹp là iểm thuận lợi giúp Hòa Bình có khả năng phát triển du lịch mũi

nhọn v i các loại hình như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng ồng,

du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh… Cùng v i việc phát triển du lịch sẽ kéo

th o sự phát triển của lĩnh vực giao thông vận tải, khôi phục và phát triển các

ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, rượu c n,… tạo thêm nhiều việc làm

cho ồng bào các dân tộc trong tỉnh, góp ph n nâng cao thu nhập, từng bư c ổn

ịnh cuộc sống cho người dân.

+ Hòa Bình có một nguồn khoáng sản phong phú, giàu có ặc biệt là á ể

sản xuất vật liệu xây dựng. Tài nguyên khoáng sản là cơ sở ể phát triển các

ngành công nghiệp, phục vụ ắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển KT -

30

XH của tỉnh cũng như góp ph n nâng cao CLCS dân cư trên ịa bàn.

- Nhìn chung, kinh tế Hòa Bình trong những năm qua ã ạt ược những

thành tựu áng kể: cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch úng hư ng, ã thúc ẩy

nền kinh tế phát triển thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện ại hóa. Những

chuyển biến trong nội bộ các ngành ặc biệt là công nghiệp và dịch vụ ã tạo

iều kiện cho người dân có thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập. Đó

chính là những tiền ề quan trọng tạo iều kiện nâng cao CLCS dân cư.

- ân cư ông, nguồn lao ộng dồi dào ã cung cấp một lực lượng lao ộng

l n làm việc trong các ngành kinh tế, ây là một trong những lợi thế ể thu hút

u tư phát triển kinh tế ồng thời cải thiện ời sống nhân dân. Mức tăng dân số

có xu hư ng giảm ó là nhờ việc thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa

gia ình, ồng thời ây cũng là dấu hiệu của sự cải thiện ời sống nhân dân, các

gia ình ít con sẽ có iều kiện chăm sóc con cái tốt hơn, phát triển toàn diện về

cả thể chất và trí tuệ, góp ph n nâng cao CLCS của nhân dân.

2.4.2. Khó khăn

Bên cạnh thuận lợi trên, Hòa Bình cũng gặp phải nhiều khó khăn thách

thức trong công cuộc phát triển KT - XH cũng như nâng cao CLCS của người

dân. Đòi hỏi tỉnh phải có những giải pháp và nỗ lực rất l n ể khắc phục những

khó khăn thách thức:

- i ặc thù g n một nửa diện tích của tỉnh là ịa hình phức tạp, ồi núi

cao gây khó khăn nhất ịnh trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp, công

nghiệp có quy mô l n, tập trung cũng như việc tiếp cận v i các dịch vụ chăm

sóc sức khỏ , y tế, giáo dục... Đ u tư phát triển hạ t ng kỹ thuật òi hỏi phải có

nguồn vốn tương ối l n, ặc biệt là phải thường xuyên bảo dưỡng, nâng cấp...

òi hỏi một nguồn chi phí rất l n ã làm hạn chế khả năng thu hút u tư, giao

lưu nhằm phát triển kinh tế nên mức sống của người dân còn rất thấp.

- Tiềm năng về ất ai, tài nguyên thiên nhiên và lao ộng chưa ược khai

thác có hiệu quả. Đ u tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong

lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn còn hạn chế, dẫn ến hiệu quả kinh tế nông,

lâm nghiệp ở một số nơi còn thấp. iệc khai thác các tài nguyên không gắn liền

v i việc ảm bảo vệ sinh môi trường và phát triển bền vững, ã gây nên tình

trạng ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng l n ến sức khỏ và tuổi thọ của người

dân.

- ân số ông, nguồn lao ộng dồi dào nhưng do trình ộ tay nghề thấp nên

tình trạng thất nghiệp còn khá cao, iều này ã ặt ra những thách thức rất l n

31

về vấn ề việc làm, an sinh xã hội… gây ảnh hưởng không nhỏ ến việc nâng

cao CLCS dân cư.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm: tỷ trọng ngành công nghiệp, ngành

dịch vụ tăng nhưng tăng chậm và ngược lại tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm

chậm. Cơ cấu kinh tế vùng của tỉnh hình thành chưa rõ nét trong quy hoạch và

kế hoạch phát triển do các chính sách và u tư có trọng iểm cho phát triển

vùng chưa ược chú trọng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội còn chậm và chưa

th o kịp v i tiến ộ phát triển.

- Kết cấu hạ t ng kỹ thuật mặc dù ã ược u tư nâng cấp khá nhiều trong

những năm trở lại ây nhưng vẫn chưa áp ứng ược yêu c u ể phát triển KT -

XH, ặc biệt là kết cấu hạ t ng giao thông tại vùng sâu, vùng xa, hạ t ng dịch vụ

thương mại, hạ t ng khu công nghiệp,… Điều này làm hạn chế khả năng thu hút

u tư phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ ời sống nhân dân của tỉnh.

Tiểu kết chương 2

Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm án ngữ cửa ngõ vùng Tây Bắc của tổ

quốc, giáp v i thủ ô Hà Nội ở phía Đông. Hòa Bình có vị trí quan trọng là u

mối giao thông nối liền miền xuôi v i vùng núi Tây Bắc. Đây chính là lợi thế ể

Hòa Bình phát triển kinh tế góp ph n nâng cao ời sống của nhân dân. Song tỉnh

Hòa Bình cũng còn nhiều khó khăn, thách thức như: ịa hình bị chia cắt mạnh,

sự chênh lệch về trình ộ phát triển giữa các ịa phương còn l n, hệ thống cơ sở

vật chất còn nghèo nàn thiếu thốn… là những nguyên nhân làm cho kinh tế tỉnh

Hòa Bình phát triển còn chậm so v i nhiều tỉnh trên cả nư c.

Tình hình kinh tế tỉnh ã có những chuyển biến tích cực trong những năm

g n ây. Các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ du lịch phát triển v i tốc

ộ khá nhanh. Chính những chuyển biến ó ã có tác ộng ến việc nâng cao

CLCS của người dân.

ân số ông, nguồn lao ộng dồi dào, kết cấu dân số trẻ là những lợi thế ể

Hòa Bình thực hiện các mục tiêu phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho

người dân. Nhưng chất lượng lao ộng thấp và phân bố không ều giữa các ịa

phương và các ngành kinh tế ã làm hạn chế sự phát triển KT - XH của tỉnh.

Hệ thống cơ sở hạ t ng vật chất kĩ thuật của tỉnh cũng ang d n ược u

tư nâng cấp, tuy nhiên vẫn chưa áp ứng ược v i yêu c u phát triển hiện nay

của tỉnh Hòa Bình.

Như vậy có thể thấy rằng CLCS dân cư tỉnh Hòa Bình chịu tác ộng của rất

nhiều nhân tố trên cả hai phương diện: thuận lợi và khó khăn.

32

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH HOÀ BÌNH

3.1. Thực trạng CLCS dân cư tỉnh Hòa Bình

3.1.1. Khái quát chung

Trong những năm g n ây, tỉnh Hòa Bình duy trì ược tốc ộ tăng trưởng

kinh tế khá cao, các ngành sản xuất phát triển, ời sống nhân dân ang từng

bư c ược cải thiện.

G P bình quân u người th o giá thực tế tăng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có

sự chuyển dịch th o hư ng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và

dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm - thủy sản. Cơ cấu lao ộng, cơ cấu u

tư cũng chuyển dịch th o hư ng công nghiệp hóa - hiện ại hóa.

Số lao ộng ược tạo việc làm trong năm tăng, tỷ lệ lao ộng qua ào tạo

nghề của tỉnh tăng từ 11% năm 2006 lên 18% năm 2008 và khoảng 25% năm

2010 (lao ộng ược ào tạo trong năm 8.400 người).

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ã giảm từ 4,62% năm 2006 xuống

4,3% năm 2008 và 2,80% năm 2010. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao ộng ở nông

thôn tăng từ 81,5% năm 2006 lên 82% năm 2008 và 85% năm 2010.

Đ u tư phát triển có trọng tâm, cơ cấu u tư có sự iều chỉnh th o hư ng

tập trung vào các mục tiêu phát triển nông nghiệp, cơ sở hạ t ng nông thôn, xóa

ói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực.

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội ã thu ược những thành tựu quan trọng, ời

sống vật chất và tinh th n của nhân dân ược cải thiện áng kể.

Sự nghiệp giáo dục - ào tạo tiếp tục chuyển biến, áp ứng ngày càng tốt

hơn nhu c u nâng cao dân trí, ào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Các

huyện thị ã cơ bản hoàn thành chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục

tiểu học. Công tác xã hội hóa giáo dục có chuyển biến, số học sinh các cấp và

chất lượng giáo dục tại các trường từng bư c ược nâng cao.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏ cộng ồng và dân số kế hoạch hóa gia

ình ạt ược nhiều thành tựu. Thực hiện xã hội hóa về y tế có nhiều tiến bộ,

từng bư c áp ứng nhu c u khám chữa bệnh của nhân dân. Y tế tư nhân ã góp

ph n giải quyết chữa trị các bệnh thông thường, giúp giảm tình trạng quá tải ở

các cơ sở y tế nhà nư c.

33

Đến nay ã cơ bản giải quyết nhu c u ất ở, ất sản xuất, nhu c u về nhà ở,

nư c sinh hoạt cho nhân dân, từng bư c ổn ịnh ời sống ồng bào dân tộc

thiểu số giữ vững an ninh chính trị xã hội. Đời sống nhân dân của các dân tộc

trong tỉnh ược nâng lên nhất là về ăn, ở, mặc, i lại, học hành và hưởng thụ

phúc lợi xã hội.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì KT - XH của tỉnh còn nhiều tồn

tại, yếu kém:

Tốc ộ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng v i tiềm năng lợi thế phát

triển của ịa phương, chất lượng của sản phẩm, sức cạnh tranh chưa cao.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm: tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng,

dịch vụ tăng chậm và tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm chậm. Nhìn chung Hòa

Bình vẫn là tỉnh nông nghiệp.

Bệnh thành tích, tiêu cực trong thi cử còn diễn ra ở một số trường. Nhiều

trường THPT quá tải so v i quy mô xây dựng trường do số lượng học sinh tăng

quá nhanh. Chất lượng dạy và học còn chưa cao. Số trường ạt chuẩn quốc gia

còn hạn chế.

Mạng lư i y tế còn chậm ổi m i, thiếu các chuyên khoa sâu. Hệ thống

bệnh viện tuyến huyện chưa ủ sức xử lý một số dịch bệnh m i phát sinh, chất

lượng dịch vụ chưa áp ứng nhu c u ngày càng a dạng của nhân dân. Hoạt

ộng y tế dự phòng còn nhiều bất cập, vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh

thực phẩm chưa ược kiểm soát chặt chẽ. Tinh th n trách nhiệm, thái ộ phục vụ

người bệnh ở một số cơ sở y tế còn nhiều việc c n phải chấn chỉnh.

Công tác xóa ói giảm nghèo ở một số ịa bàn chưa thật sự vững chắc,

nguy cơ tái nghèo còn cao. Cơ sở vật chất hạ t ng, giao thông, iện, nư c sạch,

phúc lợi xã hội... ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người chưa ược

quan tâm úng mức.

Tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông tuy có cố gắng kiềm chế nhưng vẫn gia

tăng. Tình hình an ninh chính trị vẫn còn tiềm ẩn mất ổn ịnh.

Những hạn chế trên ảnh hưởng rất l n ến mức sống người dân, tạo bất

bình ẳng về KT - XH giữa các ịa phương và các dân tộc trong tỉnh. Điều này

òi hỏi Đảng và Nhà nư c và các cán bộ quản lý c n ưa ra những biện pháp

hữu hiệu nhằm nâng cao CLCS dân cư tỉnh Hoà Bình.

34

3.1.2. Các chỉ tiêu cụ thể

3.1.2.1. Tổng thu nhập, thu nhập bình quân đầu người, lương thực và dinh

dưỡng.

* Tổng thu nhập, thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân u người là tiêu chí quan trọng trong tìm hiểu mức

sống dân cư. Tiêu chí này phản ánh trình ộ phát triển kinh tế của một quốc gia

cùng v i sự phát triển của xã hội.

Trong những năm vừa qua kinh tế tỉnh Hòa Bình có những bư c phát

triển khá, tổng sản phẩm toàn tỉnh tăng nhanh qua các năm.

Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm toàn tỉnh Hòa Bình qua các năm [3]

Trong giai oạn 2000 - 2005 tổng sản phẩm toàn tỉnh Hòa Bình tăng nhưng

còn chậm, năm 2000 là 1,8 tỷ ồng ến năm 2005 tăng lên 3,5 tỷ ồng. Bư c

sang giai oạn 2006 - 2011 tổng sản phẩm của tỉnh tăng nhanh, năm 2006 là 4,2

tỷ ồng tăng lên 16 tỷ ồng, tăng 3,8 l n. Tuy nhiên, so v i mức ộ tăng trưởng

của các ịa phương khác trong cả nư c vẫn còn thấp hơn rất nhiều.

Cùng v i sự gia tăng tổng sản phẩm toàn tỉnh thì thu nhập bình quân u

người của tỉnh Hòa Bình ã có sự cải thiện áng kể, từ 204,5 nghìn

ồng/người/tháng (năm 2002) lên 829,3 nghìn ồng (năm 2010), tăng gấp 4 l n.

So v i các tỉnh vùng Tây Bắc và trung bình chung của vùng thì Hòa Bình có

35

mức thu nhập bình quân u người cao hơn. Tuy nhiên so v i mức trung bình

chung của cả nư c thì thu nhập bình quân của tỉnh Hòa Bình còn thấp.

Bảng 3.1: Thu nhập bình quân đầu người trên tháng tỉnh Hòa Bình so

với các tỉnh vùng Tây Bắc và cả nước giai đoạn 2001 – 2010 [9]

Đơn vị: 1000 đồng

Năm 2002 2004 2006 2008 2010

Cả nư c 356,1 484,4 636,5 995,2 1.387,1

Tây Bắc 197 265,7 372,5 549,6 740,9

Hòa Bình 204,5 292 416 612 829,3

Lai Châu 173,1 215,7 273 414,2 556,8

Sơn La 209,6 277,1 394 571,6 801,7

Điện Biên - 224,2 305 485,1 601,9

Nói chung, tỉnh Hòa Bình trong những năm qua v i sự phát triển mạnh mẽ

của nền kinh tế làm cho tổng sản phẩm quốc dân tăng cao, cùng v i ó là mức

gia tăng dân số tự nhiên giảm áng kể (từ 1,3% năm 2000 xuống còn 1,01%

năm 2010). Đã tạo iều kiện ể mức sống của người dân trong tỉnh từng bư c

ược nâng lên mà biểu hiện rõ nhất là sự gia tăng thu nhập bình quân u người.

Thu nhập bình quân của tỉnh Hòa Bình có sự chênh lệch giữa các ịa

phương v i nhau, giữa thành thị và nông thôn.

TP. Hòa Bình có mức thu nhập bình quân cao nhất trong tỉnh v i 1,6 triệu

ồng/người/tháng, ây là ịa phương có nhiều iều kiện thuận lợi cho sự phát

triển kinh tế (là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh, có cơ sở

vật chất kỹ thuật tốt, có thủy iện Hòa Bình v i tổng công suất 1920 MW iện

óng góp vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh và của thành phố nói riêng,

là nơi có sức hút u tư l n nhất trong tỉnh). Đứng sau ó là huyện Lương Sơn,

Kỳ Sơn, Cao Phong có mức thu nhập bình quân u người trên 1 triệu

ồng/người/tháng, ây là những ịa phương có nền kinh tế phát triển khá bền

vững, ặc biệt là việc phát triển công nghiệp v i các ô thị kinh tế vừa và nhỏ

như: khu công nghiệp Nhuận Trạch tại xã Nhuận Trạch huyện Lương Sơn, thị

trấn Thanh Hà huyện Lạc Thủy… Các ô thị này ược quy hoạch u tư xây

dựng về cơ sở hạ t ng ã tạo ược sức hút u tư, nhờ ó mà chúng trở thành

vùng kinh tế chủ chốt có tác ộng mạnh mẽ t i sự phát triển kinh tế toàn huyện.

Đà Bắc và Mai Châu là hai huyện có thu nhập bình quân u người thấp nhất

trong tỉnh, ây là huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển

kinh tế, hệ thống cơ sở hạ t ng, ặc biệt là giao thông chưa ược quan tâm úng

mức, ịa hình chủ yếu là ồi núi, người dân tộc chiếm tỷ lệ l n, có trình ộ dân

36

trí thấp, gặp nhiều thiên tai như hạn hán, lũ quét, sạt lở ất… gây trở ngại l n

cho ời sống sinh hoạt và hoạt ộng sản xuất của người dân.

Bảng 3.2: Thu nhập bình quân đầu người trên tháng phân theo

huyện, thị tỉnh Hòa Bình năm 2011 (theo giá thực tế) [3]

Huyện thị Thu nhập bình quân

đầu người một tháng (VNĐ)

Toàn tỉnh 1.025.000

TP. Hòa Bình 1.600.000

Huyện Đà Bắc 590.000

Huyện Mai Châu 600.000

Huyện Kỳ Sơn 1.278.000

Huyện Lương Sơn 1.425.000

Huyện Cao Phong 1.370.000

Huyện Kim Bôi 690.000

Huyện Tân Lạc 870.000

Huyện Lạc Sơn 900.000

Huyện Lạc Thủy 1.040.000

Huyện Yên Thủy 910.000

Ở những ịa phương có thu nhập bình quân cao nhất gấp 2 ến 3 l n so v i

ịa phương có thu nhập thấp nhất, năm 2011 trong khi huyện Đà Bắc thu nhập

chỉ v i 590 nghìn ồng/người/tháng thì TP. Hòa Bình có thu nhập 1,6 triệu

ồng/người/tháng (cao hơn gấp 3 l n).

Mức thu nhập bình quân cũng có sự chênh lệch giữa thành thị và nông

thôn. Ở những khu vực ô thị như TP. Hòa Bình hay các thị trấn của huyện phân

bố th o dạng chuỗi dọc các QL 6, QL 12, QL 15, QL 21 và ường Hồ Chí Minh,

các ô thị này ược u tư xây dựng toàn diện về cơ sở hạ t ng vật chất kĩ thuật,

dân cư tập trung ông, là trung tâm hành chính, thu hút ược nguồn vốn u tư

nên kinh tế phát triển mạnh mẽ ời sống người dân ược cải thiện, mức thu nhập

bình quân cao hơn dân cư sống ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa -

nơi có kết cấu hạ t ng chưa áp ứng ược yêu c u phát triển trong giai oạn

m i, kinh tế kém phát triển hơn khu vực thành thị, sản xuất còn phân tán và chất

lượng sản phẩm chưa cao. ì vậy, việc u tư phát triển nông nghiệp nông thôn,

37

chuyển dịch cơ cấu kinh tế th o hư ng công nghiệp hóa là iều rất c n thiết ể

nâng cao mức thu nhập cho dân cư trên toàn tỉnh Hòa Bình.

Sau g n 20 năm ổi m i, thu nhập và mức sống của người dân ã ược cải

thiện do vậy tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh có xu hư ng giảm, năm 2006 là 32,5%

xuống còn 15% (th o quy ịnh 170/2005 của thủ tư ng chính phủ) và 30,8%

th o chuẩn nghèo của chính phủ giai oạn 2011 - 2015. Tỉnh ã triển khai nhiều

giải pháp xóa ói giảm nghèo, an sinh xã hội.

Bảng 3.3: Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Hòa Bình, vùng Tây Bắc

và cả nước giai đoạn 2006 – 2010 (%) [9]

Năm 2006 2008 2010 2010*

Cả nư c 15,5 13,4 10,7 14,2

Tây Bắc 39,4 35,9 32,7 39,4

Hòa Bình 32,5 28,6 15 38

(Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010* th o chuẩn nghèo của chính phủ giai oạn 2011 - 2015 là

400.000 ồng/người/tháng ối v i khu vực nông thôn và 500.000 ồng/người/tháng ối v i

khu vực thành thị)

Ta thấy rằng, so v i các tỉnh trong vùng Tây Bắc thì Hòa Bình có tỷ lệ hộ

nghèo luôn thấp hơn. Tuy nhiên, so v i mức trung bình chung của cả nư c thì tỷ

lệ hộ nghèo của Hòa Bình luôn cao hơn gấp ôi, năm 2006 khi cả nư c chỉ có

15,5% tỷ lệ hộ nghèo thì Hòa Bình có t i 32,5%, ến năm 2010 cả nư c giảm

xuống còn 14,2% thì tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Hòa Bình vẫn ở mức 30,8% (theo

chuẩn nghèo giai oạn 2011 - 2015).

Tỷ lệ hộ ói nghèo có sự khác biệt giữa các huyện, thị. Năm 2011, Tỷ lệ

ói nghèo ở mức thấp nhất là thành phố Hòa Bình chỉ hơn 1%, tiếp ó là huyện

Kỳ Sơn (7,9%), huyện Lương Sơn (9,23%), huyện Đà Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao

nhất trong tỉnh chiếm t i 48,2%, sau ó là huyện Mai Châu trên 30%, Kim Bôi

(27,64%) Lạc Sơn (28,7%), Yên Thủy (22,52%)…

Sự chênh lệch trong thu nhập bình quân u người sẽ dẫn ến sự phân hóa

giữa hộ giàu và hộ nghèo, giữa người giàu và người nghèo. Đây là vấn ề mà

Đảng và Nhà nư c ta luôn quan tâm, việc xóa ói giảm nghèo nâng cao ời sống

nhân dân là việc làm cấp thiết.

* Lương thực và dinh dưỡng

Lương thực và dinh dưỡng là nhu c u không thể thiếu của mỗi con người.

Con người muốn sống và tồn tại phải ược ảm bảo về lương thực và dinh

dưỡng. Trong quá trình hoạt ộng, con người tiêu hao rất nhiều năng lượng, vì

38

vậy muốn phát triển khỏ mạnh toàn diện thì việc cung cấp lương thực, thực

phẩm y ủ cả về lượng và chất là yêu c u của toàn xã hội nói chung và của

tỉnh Hòa Bình nói riêng.

Trong những năm qua cùng v i sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và

dịch vụ, ngành nông nghiệp cũng ã có bư c phát triển l n, tốc ộ tăng trưởng

ngành nông nghiệp ở mức ổn ịnh giai oạn 2001 - 2005 là 4.9% giai oạn 2006

- 2010 là 4,6%. Trồng trọt phát triển v i sản lượng lương thực liên tục tăng.

Bình quân lương thực u người từ 276 kg/người năm 2000, tăng lên 359

kg/người năm 2005 ến năm 2011 là 553 kg/người.

Biểu đồ 3.2: Sản lượng lương thực có hạt, lương thực bình quân đầu người

tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2000-2011 [3]

0

50000

100000

150000

200000

250000

300000

350000

400000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm

Tấn

0

100

200

300

400

500

600

Kg/người

Sản

lượng

lương

thực

Bình

quân

lương

thực

u

người

So v i cả nư c, bình quân lương thực của tỉnh Hòa Bình cao hơn mức

trung bình của cả nư c, iều này chứng tỏ tỉnh ã ảm bảo ược nhu c u về

lương thực cho người dân, góp ph n vào việc nâng cao CLCS dân cư.

Lương thực bình quân cũng có sự khác nhau giữa các ịa phương trong

tỉnh. Đà Bắc có bình quân lương thực u người cao nhất (758kg/người), Lạc

Thủy 600kg/người, ây là hai huyện có tỷ lệ hộ thu n nông cao, TP. Hòa Bình là

77,6 kg/người là ịa phương có bình quân lương thực thấp nhất, bởi ây là trung

39

tâm kinh tế hành chính của tỉnh, là nơi hoạt ộng sản xuất nông nghiệp chỉ

chiếm tỷ lệ nhỏ, hoạt ộng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ phát triển ngày

càng chiếm tỷ trọng l n trong cơ cấu kinh tế.

Bảng 3.4: Sản lượng lương thực có hạt, lương thực bình quân

phân th o huyện, thị tỉnh Hòa Bình năm 2011 [3]

Huyện, thị Sản lượng lương thực

có hạt (tấn)

Lương thực bình quân

đầu người (kg/người)

TP. Hòa Bình 7.020 77,6

Huyện Đà Bắc 39.302 758

Huyện Mai Châu 25.806 487

Huyện Kỳ Sơn 14.846 471

Huyện Lương Sơn 38.293 420

Huyện Cao Phong 14.847 356

Huyện Kim Bôi 51.844 484

Huyện Tân Lạc 41.960 524

Huyện Lạc Sơn 69.010 512

Huyện Lạc Thủy 34.246 600

Huyện Yên Thủy 25.223 415

Nhìn chung lương thực bình quân u người ở các ịa phương có sự gia

tăng qua các năm, ó là kết quả của quá trình cải cách trong nông nghiệp, áp

dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong ồng ruộng, làm tốt công tác thủy

lợi, ưa giống m i có năng suất chất lượng cao vào sản xuất, góp ph n vào việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao ời sống người

dân.

Ngành chăn nuôi trong những năm qua có bư c tăng trưởng khá, tổng àn

gia súc gia c m phát triển. Tổng àn gia súc, gia c m phát triển mạnh, năm

2010, tổng àn trâu là 113.408 con, tăng gấp 1,02 l n so v i năm 2008, tổng àn

bò là 72.851 con, tổng àn lợn 450.978 con tăng gấp 1,16 l n so v i năm 2006,

tổng àn gia c m ạt 3.881.000 con so v i năm 2006 tăng gấp 1,31 l n. Tỷ trọng

ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp tăng nhanh. iện tích nuôi trồng

thủy sản tăng, từ 2.000 ha năm 2006 lên 2.180 ha năm 2010.

Sản lượng thịt, trứng, sữa trên bình quân u người trong tỉnh tăng liên tục,

ặc biệt là thịt lợn hơi, năm 2000 ạt 14,9 kg/người/năm ến năm 2010 tăng lên

31,55 kg/người/năm. Sản lương thịt trâu, thịt bò, gia c m, thủy sản tăng chậm

hơn. Sản lượng trứng gà vịt cũng có xu hư ng tăng, năm 2000 là 28

quả/người/năm ến năm 2010 tăng lên 29,3 quả/người/năm. Như vậy, chăn nuôi

40

phát triển cả về số lượng và chất lượng ã áp ứng nhu c u về dinh dưỡng cho

nhân dân tỉnh Hòa Bình.

Tuy nhiên, việc sản xuất lương thực, thực phẩm của tỉnh Hòa Bình còn

nhiều hạn chế như: giá trị thu nhập nông nghiệp chưa cao, a số dân cư sống ở

nông thôn, miền núi, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trình ộ dân trí còn thấp

nên việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế. Cùng v i ó

là iều kiện ịa hình khí hậu không mấy thuận lợi. Mặc dù, sản xuất lương thực

ều tăng qua các năm nhưng việc tăng năng suất ó vẫn không ủ ể áp ứng

nhu c u vật chất ngày càng tăng hiện nay, bởi ối v i người dân nông thôn mọi

chi tiêu ều trông chờ vào nông nghiệp. Điều ó ặt ra yêu c u cho ngành nông

nghiệp tỉnh Hòa Bình c n phải cố gắng hơn nữa trong việc tăng sản lượng lương

thực, thực phẩm ể ảm bảo dinh dưỡng cho ời sống nhân dân.

3.1.2.2. Chăm sóc sức khỏe, y tế

Ở những nư c phát triển thì vấn ề chăm sóc sức khỏ y tế cho người dân

rất ược quan tâm và ngày càng phát triển mạnh. iệt Nam tuy là một nư c

ang phát triển, kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và Nhà nư c rất

coi trọng việc chăm sóc sức khỏ cho nhân dân. Đây là một trong những tiêu chí

ể ánh giá CLCS dân cư.

Sức khỏ là vốn quý của con người và xã hội sức khỏ của nhân dân là cơ

sở ể thực hiện các mục tiêu KT - XH của ất nư c, vì vậy việc ảm bảo sức

khỏ cho nhân dân là rất c n thiết.

Trong những năm qua tỉnh Hòa Bình ã có những bư c tiến bộ trong y tế,

chăm sóc sức khỏ cho ồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Bảng 3.5: Cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh Hòa Bình qua các năm [3]

Năm Bệnh

viện tỉnh

Bệnh viện

huyện

Phòng khám

Đa Khoa

Trạm y tế xã,

phường

Số giường

bệnh

2000 2 10 26 214 1.931

2001 2 10 27 214 1.958

2002 2 11 27 214 1.893

2003 2 11 28 214 1.845

2004 2 11 28 214 1.836

2005 3 11 28 214 1.964

2006 3 11 24 214 2.191

2007 3 11 24 210 2.282

2008 3 11 22 210 2.350

2009 3 11 22 205 2.466

2010 3 11 22 208 2.795

41

Hiện nay trên ịa bàn tỉnh có 398 cơ sở y tế; trong ó cơ sở của Nhà nư c

có 3 bệnh viện tuyến tỉnh, 11 bệnh viện tuyến huyện, 22 phòng khám a khoa

khu vực và 208 trạm y tế xã, phường, thị trấn v i 2.795 giường bệnh, bình quân

35,22 giường bệnh/10.000 dân (giường bệnh của bệnh viện và phòng khám a

khoa khu vực 1.955 giường và trạm y tế 840 giường).

Cơ sở vật chất ngành y tế ược u tư nâng cấp, nhất là tuyến tỉnh và khu

vực như: Bệnh viện a khoa tỉnh ã ược u tư ồng bộ cả xây dựng và các

trang thiết bị y tế khu nhà công nghệ cao, bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, quy

mô 150 giường bệnh ược u tư xây dựng giai oạn I. Bệnh viện a khoa khu

vực Mai Châu hoàn thành ưa vào sử dụng năm 2007. Các Trung tâm y tế tỉnh

ã ược u tư xây dựng nhà làm việc kiên cố, các hạng mục hạ t ng kỹ thuật và

phụ trợ cơ bản áp ứng yêu c u sử dụng; còn Trung tâm phòng chống bệnh xã

hội, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS ang triển khai u tư xây dựng m i.

Đội ngũ y bác sỹ ược tăng cường, năm 2010, tại các cơ sở y tế trên ịa

bàn tỉnh có 527 bác sỹ, bình quân ạt 6,67 bác sỹ/10.000 dân; các cơ sở bệnh

viện tuyến tỉnh, huyện 100% ã có các bác sỹ chuyên khoa, a khoa cấp I-II.

Tuy nhiên vẫn thiếu các bác sỹ chuyên khoa, các kỹ sư, chuyên gia các chuyên

ngành iện tử, y sinh học, tin học, iều dưỡng viên cao cấp... Tuyến xã có 100%

số trạm y tế có nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi; 65,2% số trạm y tế xã có bác sỹ. Đến

nay ã có 100% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt ộng thường xuyên.

Bảng 3.6: Cán bộ y tế tỉnh Hòa Bình phân th o trình độ

giai đoạn 2000 - 2010 (người) [3]

Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010

Tổng số 2.476 2.302 2.491 2.052 2.264 3.021

Ngành y 2.156 1.864 2.005 1.893 2.067 2.743

Bác sỹ 305 325 354 374 458 697

Y sỹ, kỹ thuật viên 1.021 1.074 1.082 991 991 1.260

Y tá 684 348 361 322 466 486

Nữ hộ sinh 146 147 208 206 152 318

Ngành dược 320 408 486 159 197 278

ược sỹ cao cấp 37 43 49 21 28 37

ược sỹ trung cấp 95 149 189 51 98 172

ược tá 145 159 171 75 65 62

Kỹ thuật viên 43 57 77 12 6 7

Trong số cán bộ toàn ngành y tế thì số cán bộ ngành y luôn chiếm tỷ lệ l n

hơn ngành dược và tăng nhanh. Năm 2000, ngành y có 2.156 người (87%) thì

42

ngành dược chỉ có 320 người (13%), ến năm 2010 ngành y là 2.743 người

(90,8%) ngành dược chỉ còn 278 người (9,2%) gấp 9,86 l n. Trong ngành y, số

y sỹ luôn chiếm tỉ lệ l n (năm 2010 chiếm t i 46% trong tổng số cán bộ ngành

y), bác sỹ ang có sự gia tăng nhanh tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ trọng chưa cao,

iều này ặt ra vấn ề thiết hụt lượng l n cán bộ y tế có trình ộ, kĩ năng chuyên

môn... Mặc dù ngành y tế Hòa Bình ã chú trọng ến ào tạo cán bộ, quan tâm

tạo iều kiện ể cán bộ trong ngành ược học tập nâng cao tay nghề, ào tạo

th o hư ng chuyên sâu, chuyên khoa tăng cường củng cố cả về số lượng và chất

lượng cán bộ nhưng vẫn chưa áp ứng ược nhu c u ngày càng bức thiết về y tế,

chăm sóc sức khỏ và dân cư tỉnh Hòa Bình giai oạn hiện nay, ặc biệt là ở các

huyện, xã vùng sâu vùng xa, vùng núi như hai huyện Đà Bắc, Mai Châu việc

tiếp cận t i y tế còn gặp rất nhiều khó khăn.

i những cơ sở vật chất kĩ thuật và ội ngũ cán bộ y tế hiện có, Hòa Bình

ã ạt ược nhiều kết quả áng kể trong việc chăm sóc sức khỏ cho nhân dân.

Công tác tổ chức khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế ược thực hiện thường

xuyên kịp thời, cơ bản áp ứng ược nhu c u về khám chữa bệnh của người dân

trên ịa bà tỉnh.

Trong những năm qua, số lượt người ược khám bệnh, số bệnh nhân iều

trị tại các cơ sở y tế của tỉnh tăng áng kể, số lượt người ược chữa bệnh cũng

tăng lên, năm 2000 số lượt người ược khám là 749.848 ến năm 2006 tăng lên

1.083.880, năm 2011 là 925.243 lượt người, số bệnh nhân iều trị cũng tăng khá

nhanh năm 2000 chỉ có 34.650 bệnh nhân ến năm 2011 là 417.893 bệnh nhân,

ây ược coi như biểu hiện về gia tăng bệnh tật của người dân. Song số ca tử

vong tại bệnh viện ang có xu hư ng giảm iều này chứng tỏ, các cơ sở y tế ã

áp ứng ược nhu c u khám, chữa bệnh cho nhân dân và chất lượng khám chữa

bệnh ngày càng ược nâng cao (năm 2000 số ca tử vong là 201 ến năm 2005

giảm xuống còn 97 ca, năm 2011 là 234 ca). Đây là một trong những tín hiệu

áng mừng cho ngành y tế Hòa Bình, các cơ sở y tế ội ngũ cán bộ y tế ã từng

bư c củng cố ược niềm tin cho người dân về chất lượng chăm sóc sức khỏ .

Tuy nhiên g n ây vấn ề y ức của ội ngũ cán bộ y tế c n phải ược quan tâm

hơn nữa.

Những iều kiện y tế ược ảm bảo, tình hình chăm sóc sức khỏ cho

người dân ược ảm bảo, cùng v i ó là mức sống ngày càng cao ã làm cho

tuổi thọ bình quân u người của người dân trong tỉnh tăng lên, tuy nhiên tuổi

thọ cũng có sự phân hóa giữa các ịa phương.

43

Biểu đồ 3.3: Tuổi thọ trung bình dân cư phân th o

huyện thị tỉnh Hòa Bình năm 2011 [3]

Tuổi thọ trung bình của các ịa phương phân bố không ồng ều, do những

iều kiện sống của từng huyện thị trong tỉnh có sự khác nhau. ân cư ở Thành

phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Cao Phong, Lạc Thủy có tuổi thọ

trung bình cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh, ngược lại Đà Bắc, Mai Châu là

hai huyện có tuổi thọ trung bình thấp nhất, các huyện khác như: Kim Bôi, Tân

Lạc, Yên Thủy, Lạc Sơn... có tuổi thọ trung bình khá cao. Nhìn chung dân cư ở

những ịa phương có kinh tế phát triển, có thu nhập cao, có các iều kiện về cơ

sở y tế thuận lợi dễ tiếp cận thì tuổi thọ trung bình cao và ngày càng tăng lên,

dân cư ở vùng sâu, vùng xa i lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển, mức thu

nhập thấp thì việc quan tâm t i chăm sóc sức khỏ còn gặp nhiều khó khăn ặc

biệt là các dân tộc thiểu số kéo th o ó là tuổi thọ trung bình thấp hơn do tỷ lệ

chết ở trẻ sơ sinh l n, còn chịu ảnh hưởng của các hủ tục lạc hậu như ma chay,

cúng bái, bùa mả... khiến số người chết trẻ cao hơn các ịa phương khác.

iệc thực hiện các chương trình y tế quốc gia như: chương trình phòng

chống sốt rét, biếu cổ, chống lao, chống phong, các công tác tiêm chủng mở

rộng ược triển khai ồng bộ và tiến hành nghiêm chỉnh ã mang lại những kết

quả khả quan. Bên cạnh các chương trình y tế quốc gia, các dự án ảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống HIV/ADS,

chăm sóc sức khỏ cho bà mẹ và trẻ m, sức khỏ sinh sản vị thành niên... cũng

luôn ược quan tâm thực hiện, thường xuyên có hiệu quả.

44

Ngân sách chi cho y tế tỉnh Hòa Bình trong những năm qua liên tục tăng.

Bảng 3.7: Ngân sách tỉnh Hòa Bình chi cho y tế

giai đoạn 2000 – 2010 [3]

Năm Chi ngân sách cho y tế

(triệu đồng)

So với tổng chi ngân sách

(%)

2000 25.346 4,6

2002 29.557 3,7

2004 43.796 3,3

2006 46.031 5,8

2008 236.810 6,5

2010 221.829 6,3

Như vậy ta thấy tỷ lệ ngân sách ịa phương chi cho y tế khá ổn ịnh (4 -

6%) và ang có xu hư ng tăng từ 4,6% lên 6,3% năm 2010. Tổng chi ngân sách

cho y tế tỉnh Hòa Bình năm 2000 là 25.346 triệu ồng tăng lên 221.829 triệu

ồng (năm 2010). Chứng tỏ rằng việc chăm sóc sức khỏ , y tế cho nhân dân

ngày càng ược Nhà nư c quan tâm u tư phát triển.

Tuy nhiên cơ sở tuyến huyện và xã còn nhiều khó khăn, ối v i tuyến

huyện h u hết vẫn thiếu nhà iều trị bệnh nhân nội trú, một số phòng chức năng

như hồi sức cấp cứu, mổ... hệ thống thu gom, xử lý nư c thải, rác thải y tế; nhà

dinh dưỡng và chống nhiễm khuẩn, hệ thống kỹ thuật y tế... Đối v i một số trạm

y tế tuyến xã vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn chưa có bác sỹ, tỷ lệ xã có

trạm y tế ạt 99% (208 trạm/210 xã phường, thị trấn); số trạm y tế xã ạt chuẩn

quốc gia còn ít (khoảng 10%), các trạm y tế do xây dựng ã lâu ến nay ã hư

hỏng, xuống cấp, quy mô và công năng sử dụng lạc hậu không áp ứng yêu c u,

thiếu các công trình vệ sinh, cấp nư c sinh hoạt. Th o tiêu chuẩn xây dựng và

mẫu thiết kế trạm y tế xã thì có trên 70% số trạm y tế hiện có c n phải ược u

tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng m i.

3.1.2.3. Giáo dục và đào tạo

Giáo dục là quốc sách hàng u, giáo dục và ào tạo có vai trò rất l n góp

ph n vào sự phát triển kinh tế, ào tạo nguồn nhân lực.

Trong nhiều năm qua tỉnh Hòa Bình ã chú trọng ặc biệt ến công tác

giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục áp ứng nhu c u về nhân lực có trình ộ

khoa học kỹ thuật cao, ồng bộ về ngành nghề góp ph n xây dựng và phát triển

kinh tế ất nư c nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng.

Giáo dục cho mọi người, mở rộng cơ hội ược giáo dục của mọi người ã

ược quán triệt ở mọi ngành học của tỉnh Hòa Bình từ giáo dục m m non ến

45

giáo dục nghề nghiệp, giáo dục cao ẳng và ại học, ở mọi bậc học từ giáo dục

tiểu học ến giáo dục phổ thông và ở cả giáo dục chính quy và giáo dục không

chính quy.

Bảng 3.8: Tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp

phân theo huyện thị tỉnh Hòa Bình năm 2011 (%)

Huyện thị Tỷ lệ người lớn biết chữ Tỷ lệ nhập học các cấp

Toàn tỉnh 90,7 90,2

TP. Hòa Bình 99,8 99,9

Huyện Đà Bắc 67,2 68

Huyện Mai Châu 68,7 72,4

Huyện Kỳ Sơn 90,3 91,7

Huyện Lương Sơn 98,6 97,3

Huyện Cao Phong 88,6 92,1

Huyện Kim Bôi 95,2 93,9

Huyện Tân Lạc 92,7 95

Huyện Lạc Sơn 89,5 92

Huyện Lạc Thủy 97,6 91,1

Huyện Yên Thủy 98,5 99

(Nguồn: Sở giáo dục tỉnh Hòa Bình, năm 2011)

Chất lượng và hiệu quả giáo dục ngày càng có những chuyển biến tích cực,

thu hẹp ược khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng, các ịa phương

có iều kiện thuận lợi và khó khăn khác nhau.

í dụ iển hình ó là tỷ lệ người l n biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp của

các ịa phương trong tỉnh ạt mức cao và tương ối ồng ều giữa các huyện

thị: TP. Hòa Bình có tỷ lệ người l n biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp cao nhất

ạt g n 100%, các huyện khác các chỉ số này cũng rất cao trên 80%, duy có Đà

Bắc và Mai Châu tỷ lệ người l n biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp dư i 70%.

* Giáo dục mầm non và phổ thông

Công tác giáo dục - ào tạo ã ược quan tâm chú trọng. Tỉnh ã mở thêm

một số chi trường Trung học phổ thông ở các cụm vùng liên xã ( ũng Phong

huyện Cao Phong; Bắc Sơn, Sào Báy huyện Kim Bôi; Quyết Thắng huyện Lạc

Sơn,...) ã tạo iều kiện thuận lợi thu hút học sinh vùng nông thôn th o học.

46

Ngoài số học sinh th o học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên ở

các huyện và Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh trong những năm g n ây

tổ chức các l p học bổ túc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, số học sinh

th o học các l p bổ túc khoảng 10.000 học sinh/năm, trong ó khoảng 50% bổ

túc Trung học phổ thông.

Tuy là tỉnh có nhiều khó khăn, nhưng tỷ lệ thu hút học sinh i học úng ộ

tuổi và trong ộ tuổi i học ở các cấp học trên ịa bàn tỉnh ạt tỷ lệ cao, ối v i

Bậc Tiểu học và Trung học cơ sở khu vực thành thị ạt g n 100%, khu vực nông

thôn trên 98%; Trung học phổ thông ạt khoảng 70%; M m non ạt khoảng

50%.

Số học sinh tốt nghiệp các bậc học phổ thông giai oạn vừa qua ạt tỷ lệ

cao; tuy nhiên chất lượng còn hạn chế. Từ năm học 2006 - 2007 ngành giáo dục

ào tạo thực hiện nói không v i bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử nên chất

lượng học sinh ã phản ánh thực chất hơn.

Số học sinh có sự phân hóa giữa các ịa phương, ặc biệt là tỷ lệ học sinh

trung học phổ thông so v i tổng số học sinh.

Bảng 3.9: Số học sinh, số học sinh trên vạn dân, tỷ lệ học sinh THPT

trong tổng số học sinh phân th o huyện thị năm học 2011 – 2012 [3]

Năm học 2011 - 2012, huyện Đà Bắc, TP. Hòa Bình, Huyện Lương Sơn,

Lạc Thủy là những ịa phương có số học sinh trên một vạn dân cao hơn mức

trung bình của toàn tỉnh. Đà Bắc tuy là huyện nghèo có tỷ lệ hộ nghèo cao, có

Huyện thị Tổng số học

sinh (học sinh)

Số học sinh/vạn

dân (học sinh)

Số học sinh THPT/tổng

số học sinh (%)

Toàn tỉnh 128.101 1.602 19,9

TP. Hòa Bình 15.167 1.676 28,5

Huyện Đà Bắc 8.715 1.682 16,9

Huyện Mai Châu 7.666 1.446 15,5

Huyện Kỳ Sơn 4.899 1.553 20,4

Huyện Lương Sơn 15.200 1.666 20,5

Huyện Cao Phong 6.633 1.590 17

Huyện Kim Bôi 17.149 1.599 19,1

Huyện Tân Lạc 12.671 1.582 18,1

Huyện Lạc Sơn 20.723 1.538 16,4

Huyện Lạc Thủy 9.541 1.672 23,3

Huyện Yên Thủy 9.737 1.602 21

47

mức thu nhập bình quân thấp nhưng lại có số học sinh trên vạn dân khá cao ó

là kết quả của sự quan tâm ưu tiên u tư phát triển giáo dục của tỉnh Hòa Bình.

Huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn, TP. Hòa Bình là những ịa phương có

tổng số học sinh l n nhất. Các huyện thị có tỷ lệ học sinh THPT cao trong tỉnh

là TP. Hòa Bình cao nhất chiếm t i 28,5% sau ó là huyện Lạc Thủy, Lương

Sơn, ây là những ịa bàn có mức thu nhập u người cao, tỷ lệ ói nghèo thấp,

các iều kiện dành cho giáo dục ược ảm bảo nên h u hết học sinh sau khi tốt

nghiệp THCS ều th o học THPT. Yên Thủy là huyện có nền kinh tế chưa phát

triển mạnh, nhưng ây là huyện có truyền thống hiếu học, mức sống dân cư

ngày càng ược cải thiện, nên tỷ lệ học sinh THPT trên tổng số học sinh ngày

càng cao.

Các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn… là những huyện còn gặp nhiều

khó khăn, có nhiều xã vùng sâu vùng xa, mức sống thấp tỷ lệ ói nghèo cao,

mặc dù ược quan tâm u tư rất l n về giáo dục, nhưng số học sinh bỏ học sau

khi tốt nghiệp THCS rất l n do các gia ình không có ủ iều kiện ể cho con

m i học tiếp, nên tỷ lệ học sinh THPT trên tổng số học sinh ở những ịa

phương này còn chưa cao.

Tỉnh Hoà Bình ã ược công nhận ạt chuẩn phổ cập Trung học cơ sở năm

2003, hiện tiếp tục củng cố kết quả phổ cập và chống tái mù chữ. Hiện nay toàn

tỉnh có 2 huyện ạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học.

Đã có 100% số xã, phường, thị trấn trên ịa bàn tỉnh có trường hoặc l p

m m non, trường tiểu học (trên 50% số trường tiểu học có chi lẻ ở các xóm, bản

xa trung tâm), trường trung học cơ sở. Tất cả 11 huyện, thành phố trong tỉnh ều

có trường Trung học phổ thông (huyện có ít nhất 02 trường), thành phố Hoà

Bình có 6 trường. Số trường, l p học phổ thông tăng hàng năm, năm 2011 Bậc

học m m non có 222 trường (tăng 32 trường so với năm 200 và tăng 18 trường

so với năm 2009) v i 35.316 học sinh và 2.926 giáo viên; bậc học phổ thông có

489 trường (tăng trường so với năm 200 và tăng 3 trường so với năm 2009),

trong ó: Tiểu học có 222 trường, Phổ thông cơ sở (liên cấp I + II) có 19 trường,

Trung học cơ sở có 222 trường và Trung học phổ thông 38 trường, tổng số học

sinh phổ thông có 164.147 học sinh (tăng . 12 học sinh so với năm 200 và

tăng 3 .2 3 học sinh so với năm 2009), trong ó Tiểu học có 57.341 học sinh,

Trung học cơ sở có 44.953 học sinh và Trung học phổ thông có 26.537 học sinh;

tổng số giáo viên phổ thông có 10.713 giáo viên.

Đội ngũ giáo viên: Số lượng giáo viên ạt chuẩn tăng nhanh, ến năm học

2010 - 2011 có 100% giáo viên tiểu học và trung học phổ thông, 99,9% giáo

48

viên trung học cơ sở ạt chuẩn. Tuy nhiên, một số môn học tự nhiên THCS và

THPT như toán, lý, hoá, ngoại ngữ, tin học thiếu giáo viên. Ở các trường khu

vực vùng cao ội ngũ giáo viên là người tại ịa phương còn ít. Cán bộ quản lý

và giáo viên kể cả các trường trung cấp, cao ẳng có trình ộ trên ại học còn ít.

Bảng 3.10: Số trường, lớp, giáo viên, học sinh qua các năm học [3]

Năm học Số trường Số lớp Số giáo viên Số học sinh

2000-2001 568 9.228 12.651 133.262

2001-2002 590 8.900 13.362 226.047

2002-2003 613 9.225 13.876 214.785

2003-2004 618 10.488 14.407 220.793

2004-2005 655 7.802 12.850 196.454

2005-2006 667 8.257 13.915 195.863

2006-2007 674 7.858 13.324 191.374

2007-2008 693 8.035 13.429 180.755

2008-2009 690 7.909 13.013 178.588

2009-2010 693 7.951 12.711 162.387

2010-2011 707 7.690 13.787 162.815

2011-2012 711 7.601 14.225 166.149

Các trường học khối phổ thông là trường công lập, ối v i trường m m non

khoảng 40% là trường công lập, còn lại 60% trường l p bán công và tư thục.

Ngoài cấp học phổ thông, toàn tỉnh hiện có 12 trung tâm giáo dục thường

xuyên (1 trung tâm tỉnh và mỗi huyện, thành phố có 1 trung tâm), h u hết các xã

có trung tâm học tập cộng ồng. Mỗi năm các trung tâm giáo dục thường xuyên

ã mở hàng trăm l p học thu hút khoảng g n 10.000 học sinh/năm th o học các

l p bổ túc văn hoá trung học cơ sở, trung học phổ thông, học nghề... trong ó

khoảng 50% bổ túc trung học phổ thông.

Trong giai oạn vừa qua tỉnh ã u tư xây dựng m i kiên cố và cải tạo

nâng cấp ược khoảng 70% số phòng học hiện có. Tuy nhiên, h u hết các trường

học phổ thông chưa có các phòng học bộ môn, phòng ồ dùng thiết bị dạy học,

thư viện.

49

Năm học 2010 - 2011 toàn tỉnh có 116 số trường học ược công nhận ạt

chuẩn quốc gia, trong ó có 9,3% số trường m m non, trường tiểu học là 28,6%,

trường trung học cơ sở là 10% và 13,1% số trường trung học phổ thông.

* Đào tạo và dạy nghề

- Trên ịa bàn tỉnh có 4 trường cao ẳng (trường Cao ẳng sư phạm tỉnh

Hòa Bình, trường Cao ẳng ăn hoá nghệ thuật Tây Bắc, trường Cao ẳng iệt

Xô, trường Cao ẳng nghề Tây Bắc); có 2 trường Trung học (Trung học kinh tế

- kỹ thuật, Trung học y tế tỉnh) và 3 trường Trung cấp dạy nghề (Trung cấp dạy

nghề tỉnh, Trung cấp nghề của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung

học nghề Lương Sơn); ngoài ra còn có một số trường, trung tâm tư thục.

Năm 2011, trên ịa bàn tỉnh có 30 cơ sở dạy nghề và các cơ sở ào tạo

khác có dạy nghề (năm 2009 có 21 cơ sở). Quy mô tuyển sinh và ào tạo nghề

cũng ược mở rộng, bình quân mỗi năm khoảng 8 - 9 nghìn lao ộng ược ào

tạo nghề, trong ó dạy nghề cho nông dân và thanh niên dân tộc thiểu số chiếm

20 - 25%. Tỷ lệ lao ộng ã qua ào tạo nghề ến năm 2009 ạt 22,6% (năm

2010 tăng lên 25%). Đến nay ã có một số cơ sở dạy nghề ngoài công lập ở

thành phố Hoà Bình và một vài huyện nhưng quy mô nhỏ, ngành nghề và số

lượng ào tạo không áng kể.[10]

Số giáo viên và sinh viên hàng năm tăng mạnh, năm 2000 tổng số sinh viên

là 4.347 sinh viên, ến năm 2005 sinh viên lên t i 6.530, năm 2011 số sinh viên

tăng lên 7.187. Điều này chứng tỏ sự tăng lên của nhu c u ào tạo, năng lực và

quy mô ào tạo của tỉnh Hòa Bình, góp ph n vào việc tạo nguồn nhân lực có

trình ộ cao áp ứng nhu c u của nền kinh tế hiện nay và trong tương lai.

Số cán bộ giáo viên công tác tại các trường chuyên nghiệp của tỉnh hàng

năm ược bổ sung về số lượng và tăng lên về chất lượng ảm bảo cho nhu c u

ào tạo ngày càng cao của tỉnh Hòa Bình. Năm 2011, số giáo viên tại các trường

cao ẳng - ại học, trung học chuyên nghiệp và ào tạo công nhân kỹ thuật là

721 giáo viên (tăng 367 giáo viên so v i năm 2005, tăng 380 giáo viên so v i

năm 2000).

Ngoài số lượng sinh viên do tỉnh ào tạo, thì hàng năm số lượng sinh viên

ược ào tạo tại các trường cao ẳng - ại học, trung học chuyên nghiệp ngoài

tỉnh ã trở về quê hương sau khi tốt nghiệp cùng v i nguồn nhân lực ược ào

tạo tại tỉnh ã góp ph n l n mạnh vào lực lượng lao ộng có trình ộ cao cho

tỉnh Hòa Bình.

50

Bảng 3.11: Số sinh viên tốt nghiệp qua các năm [3]

Năm học Trung học chuyên

nghiệp Cao đẳng-đại học

Đào tạo công nhân

kỹ thuật

2000-2001 518 388 616

2001-2002 415 312 860

2002-2003 582 208 875

2003-2004 659 289 910

2004-2005 717 79 1000

2005-2006 740 97 950

2006-2007 774 152 977

2007-2008 1.116 232 1.092

2008-2009 1.385 292 1.211

2009-2010 1.055 640 1.335

2010-2011 866 600 1.261

2011-2012 711 628 1.201

Ngân sách chi cho giáo dục và ào tạo luôn chiếm tỷ lệ l n trong tổng chi

ngân sách ịa phương so v i các khối ngành sự nghiệp (gồm giáo dục - ào tạo,

y tế, ảm bảo xã hội) thì tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục - ào tạo là l n nhất

luôn chiếm trên 20% tổng chi ngân sách.

Bảng 3.12: Chi ngân sách cho giáo dục, tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục so

với tổng chi ngân sách tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2000 - 2010 [3]

năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010

Chi ngân sách cho giáo

dục (triệu ồng) 158.826 232.228 307.697 460.268 887.868 1.209.386

So v i tổng chi (%) 28,8 28,8 23,3 30,6 33,2 25,5

Chi cho giáo dục của tỉnh Hòa Bình tăng nhanh, năm 2000 là 158.826 triệu

ồng, ến năm 2010, lên t i 1.209.386 triệu ồng tăng 1.080.560 triệu ồng.

Điều này cho thấy tinh Hòa Bình rất quan tâm t i sự nghiệp giáo dục.

Trên ịa bàn tỉnh ã cho phép thành lập m i một số trường Đại học và dạy

nghề, hiện các trường ang trong giai oạn chuẩn bị thành lập hoặc chuẩn bị u

tư xây dựng cơ sở vật chất. Tỉnh tiếp tục mở các l p ại học vừa học vừa làm,

ặc biệt ã mở một số l p cao học tại chức phục vụ nhu c u học tập nâng cao

51

trình ộ của cán bộ, công chức trên ịa bàn.

Các trường hàng năm tuy vẫn ược u tư bổ sung cơ sở vật chất, tăng

cường trang thiết bị, song vẫn chưa áp ứng ược nhu c u học tập, yêu c u ổi

m i phương pháp giảng dạy, gắn học kiến thức v i thực hành. Trường Trung

học y tế, Trường Trung học kinh tế - kỹ thuật mặt bằng ất ai chật hẹp, iều

kiện mở rộng khó khăn.

3.1.2. . Tình hình cung ứng và sử dụng điện, nước… các vấn đề xã hội khác

Tỉnh Hòa Bình ã tập trung xây dựng m i ường iện ến các xóm bản,

cấp iện cho các dự án xi măng lò quay và các dự án u tư khác trên ịa bàn.

Tỉnh ã sửa ổi, bổ sung một số iều về quy ịnh quản lý lư i iện, mua bán

iện và sử dụng iện ở nông thôn trên ịa bàn tỉnh. Tỷ lệ hộ ược sử dụng iện

lư i quốc gia tăng nhanh, từ 53% năm 2000 lên 88% năm 2005 và ạt 95% năm

2010.

Hệ thống nư c sinh hoạt ược u tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nư c,

nguồn vốn ODA (ADB, WB, Hàn Quốc), nhiều công trình nư c sinh hoạt ã

hoàn thành ưa vào sử dụng như: cấp nư c thị trấn Chi Nê, Yên Thuỷ, Mai

Châu (nguồn XDCB tập trung), các dự án cấp nư c 3 huyện Kim Bôi, Tân Lạc,

Lạc Sơn (vốn ADB), Lương Sơn, Cao Phong (vốn Hàn Quốc), cấp nư c các xã

theo Chương trình mục tiêu quốc gia nư c sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông

thôn. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nư c sinh hoạt hợp vệ sinh tăng từ 37,5%

năm 2000 lên 58% năm 2005 và ạt 80% năm 2010.

Các hoạt ộng văn hoá ược duy trì và có hiệu quả góp ph n xây dựng nếp

sống văn hoá, cải thiện ời sống tinh th n của nhân dân, phục vụ các nhiệm vụ

chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng. Nhiều xóm, bản, tổ dân phố của các xã,

phường, thị trấn, khu dân cư ã xây dựng thiết chế văn hoá, hoạt ộng có hiệu

quả như sinh hoạt nhà văn hoá cộng ồng, Trung tâm học tập cộng ồng. Đến

hết năm 2010, có trên 80% hộ gia ình ạt tiêu chuẩn văn hóa, trên 65% thôn

bản, khu dân cư ược công nhận ạt tiêu chuẩn văn hóa và 70% thôn, bản có

nhà văn hoá.

Công tác bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hoá truyền thống ồng bào các

dân tộc trên ịa bàn tỉnh ược quan tâm. Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt

ộng chính trị, kinh tế, xã hội và sinh hoạt của nhân dân.

Công tác quản lý môi trường ã ược quan tâm và có ịnh hư ng cụ thể

cho giai oạn tiếp th o. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài nguyên, môi trường,

phát triển bền vững trong giai oạn 2006 - 2010 như sau:

52

Bảng 3.13: Các chỉ tiêu tài nguyên, môi trường, phát triển bền vững thực

hiện trong giai đoạn 2006 – 2010 (%) [10]

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

- Tỷ lệ các huyện, thành phố ược thu gom rác thải 100 100 100 100 100

- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất xử lý chất thải ạt tiêu chuẩn môi

trường 35 40 45 50 55

- Số huyện, thành phố xử lý ược nư c thải 0 0 0 0 1

- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất m i xây dựng áp dụng công nghệ

sạch hoặc ược trang bị thiết bị giảm thiểu ô nhiễm môi

trường

50 56 60 67 70

- Tỷ lệ các cơ sở SX - K ạt tiêu chuẩn môi trường 5 10 15 20 25

- Tỷ lệ khu ô thị có hệ thống xử lý nư c thải ạt tiêu chuẩn

môi trường 0 0 0 0 40

- Tỷ lệ các khu công nghiệp và cụm cơ sở sản xuất công

nghiệp có hệ thống xử lý nư c thải ạt tiêu chuẩn môi trường 0 0 0 33 33

- Tỷ lệ chất thải rắn ô thị ược thu gom 69 72 75 80 85

- Tỷ lệ chất thải nguy hại ược xử lý 10 10 20 40 60

- Tỷ lệ chất thải bệnh viện ược xử lý 10 20 30 40 100

Bên cạnh những thành tựu ã ạt ược thì Hòa Bình vẫn còn nhiều tồn tại

trong việc bảo vệ môi trường, nư c sạch sinh hoạt… cho người dân trong tỉnh:

- Nguồn nư c mặt và nư c ng m của Hòa Bình ang có nguy cơ bị ô

nhiễm do sử dụng các chất hóa học trong nông nghiệp, các khu công nghiệp, do

nư c thải và rác thải từ bệnh viện, nguồn nư c ô nhiễm sẽ làm gia tăng trong

tương lai g n các bệnh truyền nhiễm (tiêu chảy, au mắt, bệnh phụ khoa…) Và

các bệnh không truyền nhiễm (ngộ ộc, ung thư…). Tình trạng nư c giếng

khoan, việc sử dụng nư c máng chưa qua xử lý vẫn còn phổ biến. Tại các vùng

cao, tình trạng khan hiếm, thiếu nư c vào mùa khô ã dẫn ến bệnh tiêu hóa do

sử dụng nguồn nư c kém vệ sinh.

- Phân người và các phân gia súc là yếu tố lây truyền các bệnh nhiễm trùng,

ký sinh trùng, giun, sán… Không có nhà xí hoặc sử dụng các nhà xí thô sơ là

nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng ến sức

khỏ chung của cộng ồng.

- Ô nhiễm môi trường: các ngành công nhiệp (khai thác khoáng sản và vật

liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản) các khu công nghiệp, các

cụm công nghiệp, các làng nghề phát triển chưa i cùng v i các biện pháp bảo

vệ môi trường. Nư c thải, khí thải và chất thải rắn của các ngành công nghiệp,

rác thải và nư c thải y tế, rác thải sinh hoạt, tập quán nuôi gia súc tại nơi ở, lạm

53

dụng các chất hóa học trong nông nghiệp và phương thức canh tác không hợp lý

trên ất dốc ã và ang tiếp tục hủy hoại môi trường sinh thái dọa cuộc sống

an lành của người dân Hòa Bình.

3.1.3. Đánh giá thực trạng CLCS dân cư tỉnh Hòa Bình

Trên cơ sở tìm hiểu các chỉ tiêu phản ánh CLCS dân cư tỉnh Hòa Bình kết

hợp v i những tính toán của tác giả, ta có bảng tổng hợp về chỉ số phát triển của

con người phân chia th o huyện thị của tỉnh Hòa Bình như sau:

Bảng 3.14: Các chỉ số phát triển con người phân th o huyện thị

của tỉnh Hòa Bình năm 2011

Huyện, thị Chỉ số tuổi

thọ

Chỉ số giáo

dục

Chỉ số thu

nhập HDI

Toàn tỉnh 0,716 0,905 0,30 0,640

TP. Hòa Bình 0,778 0,998 0,38 0,719

Huyện Đà Bắc 0,633 0,675 0,21 0,506

Huyện Mai Châu 0,653 0,699 0,213 0,522

Huyện Kỳ Sơn 0,745 0,910 0,34 0,665

Huyện Lương Sơn 0,756 0,982 0,358 0,699

Huyện Cao Phong 0,722 0,897 0,351 0,657

Huyện Kim Bôi 0,690 0,948 0,237 0,625

Huyện Tân Lạc 0,692 0,935 0,28 0,636

Huyện Lạc Sơn 0,705 0,903 0,281 0,630

Huyện Lạc Thủy 0,748 0,954 0,31 0,671

Huyện Yên Thủy 0,717 0,987 0,281 0,662

(Nguồn: Bảng 3.2: bảng 3.8, Biểu đồ 3.2 và tính toán của tác giả)

Chỉ số phát triển con người (H I) của tỉnh Hòa Bình năm 2011 là 0,640,

thuộc nhóm có chỉ số H I trung bình, tuy vậy so v i các tỉnh khác trong cả

nư c thì chỉ số H I của tỉnh vẫn thuộc vào nhóm thấp và thấp hơn so v i toàn

quốc, song so v i các tỉnh vùng Tây Bắc thì Hòa Bình có chỉ số phát triển con

người cao nhất và tiến bộ nhất.

Trong ba lĩnh vực cơ bản về phát triển con người là thu nhập, tuổi thọ và

giáo dục thì Hòa Bình ạt ược thành tựu phát triển con người tốt nhất trên lĩnh

vực giáo dục. Thành tựu ó thể hiện ở tỷ lệ biết chữ ở người l n, tỷ lệ nhập học

các cấp và chỉ số giáo dục cao, ạt 0,905 năm 2011. Hai chỉ số thành ph n là tỷ

lệ người l n biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp ều cao hơn mức tiêu chuẩn cho

nhóm có chỉ số H I trung bình ặc biệt là cao hơn hẳn so v i toàn vùng Tây

Bắc.

54

Tiếp sau thành tựu về giáo dục là thành tựu phát triển con người về tuổi

thọ. Tuổi thọ trung bình của tỉnh Hòa Bình năm 2011 là 68 tuổi và chỉ số tuổi

thọ là 0,716 cao hơn vùng Tây Bắc (các tỉnh Sơn La, Lai Châu), nhưng vẫn thấp

hơn so v i rất nhiều ịa phương khác trên cả nư c.

Điểm yếu nhất trong phát triển con người của tỉnh Hòa Bình là chỉ số về

mức thu nhập bình quân u người. ựa vào các số liệu cho thấy Hòa Bình có

thu nhập bình quân u người năm 2011 khoảng 614 US và chỉ số thu nhập là

0,30, thấp hơn thu nhập của nhóm tỉnh có H I trung bình.

Có thể nói CLCS dân cư tỉnh Hòa Bình ã ạt ược những thành tựu to l n,

thu nhập bình quân u người tăng lên áng kể. Các iều kiện sinh hoạt của

người dân cũng ược nâng cao, ặc biệt phải kể ến những thành tựu trong phát

triển giáo dục và y tế.

Biểu đồ 3.3: Chỉ số HDI phân th o huyện thị tỉnh Hòa Bình năm 2011

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

TP

. Hò

a B

ình

H. Đ

à Bắc

H. M

ai C

hâu

H. K

ỳ Sơn

H. Lương Sơn

H. C

ao

Ph

on

g

H. K

im B

ôi

H. Tân Lạc

H. Lạc Sơn

H. Lạc Thủy

H. Y

ên Thủy

Huyện thị

HDIHDI

H I toàn tỉnh

0.64

Nhìn chung CLCS ân cư trong tỉnh có sự phân hóa khá sâu sắc thành 3

nhóm:

+ Nhóm có CLCS Dân cư cao là TP. Hòa Bình (có chỉ số H I cao nhất, ạt

0,719), ây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh, có nhiều

thế mạnh ể phát triển kinh tế. Có mặt bằng phát triển cao hơn các huyện và cao

55

nhất trong tỉnh, kinh tế phát triển nên người dân có iều kiện ể nâng cao dân

trí, chăm sóc sức khỏ và nâng cao ời sống tinh th n.

+ Nhóm CLCS dân cư trung bình (có chỉ số H I cao hơn trung bình toàn

tỉnh) gồm các huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Yên Thủy, Cao Phong.

Đây là những huyện có những thế mạnh riêng ể phát triển kinh tế, là những ịa

phương có tiềm năng về nông nghiệp công nghiệp và có nhiều iều kiện thuận

lợi trong quá trình phát triển KT-XH nên ời sống người dân ược cải thiện.

+ Nhóm có CLCS dân cư thấp (có chỉ số H I dư i mức trung bình toàn

tỉnh) gồm các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc. Đây là

những vùng ịa phương kinh tế còn chậm phát triển, cơ sở hạ t ng thấp kém,

nhiều xã vùng sâu vùng xa trình ộ dân trí thấp, ồng bào dân tộc thiểu số chiếm

tỷ lệ l n, phương thức sản xuất lạc hậu, một số huyện có iều kiện tự nhiên

không thuận lợi ể phát triển kinh tế ( ịa hình bị chia cắt, khí hậu khắc nghiệt),

Mai Châu là huyện có nhiều tiềm năng về du lịch nhưng do cơ sở vật chất còn

hạn chế nên số lượt khách du lịch chưa nhiều, tỷ lệ hộ ói nghèo ở các ịa

phương này cao, vấn ề chăm sóc sức khỏ cho người dân chưa ược quan tâm

thỏa áng.

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư tỉnh Hòa Bình

3.2.1. Căn cứ để đề xuất những giải pháp

Để ưa ra những giải pháp nhằm nâng cao CLCS người dân tỉnh Hòa Bình

c n phải dựa vào những căn cứ sau:

- Thực trạng mức sống dân cư tỉnh Hòa Bình qua kết quả ã nghiên cứu.

- Những thuận lợi và khó khăn ể phát triển kinh tế của tỉnh.

- Nhu c u nâng cao CLCS người dân thời kỳ hội nhập.

- Những ịnh hư ng, chính sách phát triển của Đảng và Chính quyền ịa

phương ối v i việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hòa Bình.

3.2.2. Những mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao CLCS dân cư tỉnh

Hòa Bình

3.2.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020

* Mục tiêu tổng quát

Phấn ấu ạt mức tăng trưởng kinh tế cao, tăng sức cạnh tranh của nền kinh

tế và của từng ngành, từng sản phẩm. Tập trung huy ộng mọi nguồn lực ể thúc

ẩy tăng trưởng gắn v i tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nư c. Tiếp tục tập

56

trung phát triển hệ thống kết cấu hạ t ng phục vụ sản xuất và ời sống. Đẩy

mạnh công tác xã hội hoá vệ sinh môi trường. Từng bư c xây dựng nếp sống

văn minh. Nâng cao chất lượng giáo dục ào tạo và phát triển nguồn nhân lực,

chăm sóc sức khoẻ nhân dân áp ứng yêu c u phát triển kinh tế. Mở rộng mạng

lư i an sinh xã hội và giải quyết tốt các vấn ề xã hội. Nâng cao hiệu lực, hiệu

quả của bộ máy tổ chức và iều hành của chính quyền các cấp. Tập trung xây

dựng ể Hoà Bình trở thành vùng kinh tế trọng iểm, vùng ộng lực chính góp

ph n quan trọng thúc ẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế chung của

Tây Bắc.

Tiếp tục phục hồi kinh tế, tranh thủ cơ hội ẩy mạnh tăng trưởng nhanh và

bền vững; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế th o chỉ ạo của Chính phủ. Phát triển

văn hóa, xã hội, xóa ói giảm nghèo, ảm bảo an sinh xã hội, bảo ảm QP - AN,

trật tự an toàn xã hội.

* Mục tiêu chủ yếu

- Các chỉ tiêu kinh tế

+ Tốc ộ tăng trưởng kinh tế: 11% trong ó: Tăng trưởng các ngành: Nông,

lâm nghiệp, thuỷ sản 4%; công nghiệp - xây dựng 15,5%; dịch vụ 11,2%; Tốc

ộ tăng trưởng kinh tế có Công ty Thủy iện Hòa Bình 9,3% trong ó: Tăng

trưởng các ngành: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 4%; công nghiệp - xây dựng

10,9%; dịch vụ 11,2%

+ Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 29,2%; công nghiệp - xây

dựng 36,6%; dịch vụ 34,2%

Cơ cấu kinh tế có Công ty Thủy iện Hòa Bình: Nông, lâm nghiệp, thuỷ

sản 26%; công nghiệp - xây dựng 43,5%; dịch vụ 30,5%

+ G P th o giá hiện hành 17.140 tỷ ồng; G P th o giá hiện hành (có

Công ty Thủy iện Hòa Bình) 21.065 tỷ ồng

+ G P bình quân u người 20,9 triệu ồng/năm; G P bình quân u

người (có Công ty Thủy iện Hòa Bình) 25,7 triệu ồng/năm

+ Tổng u tư toàn xã hội 6.320 tỷ ồng (chiếm 36,9% G P)

+ Tổng thu ngân sách nhà nư c 1.960 tỷ ồng

+ Tổng chi ngân sách ịa phương 6.186 tỷ ồng

+ Giá trị xuất khẩu 100 triệu US . Giá trị nhập khẩu 43 triệu US

+ Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ, dịch vụ tiêu dùng 9.920 tỷ ồng

57

+ Chỉ số giá tiêu dùng tăng <8%

+ Sản lượng lương thực cây có hạt: 36 vạn tấn.

- Các chỉ tiêu xã hội

+ Giảm tỷ lệ sinh 0,2‰; quy mô dân số 819.000 người

+ Tạo việc làm cho khoảng 15.500 lao ộng

+ Tỷ lệ lao ộng qua ào tạo nghề: 37%

+ Tỷ lệ hộ nghèo: 19,65%

+ Tỷ lệ các xã, phường, thị trấn ạt chuẩn phổ cập giáo dục M m non cho

trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học úng ộ tuổi và phổ cập giáo dục Trung

học cơ sở: 100%

+ Tỷ lệ số trường ạt chuẩn quốc gia 23%

+ Giảm tỷ lệ trẻ m dư i 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống 20%

+ Giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh dư i 1 tuổi xuống 16,5‰

+ Giảm tỷ suất tử vong trẻ m dư i 5 tuổi xuống 20,5‰

+ Số giường bệnh/1 vạn dân 21,5 giường

+ Số bác sĩ/1 vạn dân 6,81 bác sĩ

+ Số xã ạt tiêu chí quốc gia về y tế 10%

+ Tỷ lệ người dân tham gia BHYT toàn dân > 95%

+ Tỷ lệ hộ sử dụng iện 98,5%

+ Phấn ấu hoàn thành công tác quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết

nông thôn m i cho 191 xã trong tỉnh th o chuẩn nông thôn m i; khoảng 45% xã

ạt từ 5 - 9 tiêu chí, 15 xã ạt từ 10 - 14 tiêu chí, 5 xã ạt 14 tiêu chí trở lên.

- Các chỉ tiêu môi trường

+ Tỷ lệ dân nông thôn ược cung cấp nư c sinh hoạt hợp vệ sinh 83%

+ Tỷ lệ chất rắn y tế ược xử lý 100%

+ Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất ang hoạt ộng có hệ thống xử

lý nư c thải tập trung ạt 100%

+ Tỷ lệ chất thải rắn ở ô thị ược thu gom 92%

+ Tỷ lệ các khu ô thị có hệ thống xử lý nư c thải ạt tiêu chuẩn môi

trường 52%

58

+ Tỷ lệ các cơ sở SX - KD ạt tiêu chuẩn môi trường: 40%

+ Xử lý các cơ sở SX - KD gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 100%

+ Trồng rừng m i 7.000 ha; Tỷ lệ ch phủ rừng ổn ịnh ở mức.[10]

3.2.3. Những giải pháp nhằm nâng cao CLCS người dân tỉnh Hòa Bình

3.2.3.1. Giải pháp nâng cao thu nhập, lương thực và dinh dưỡng

Mở rộng và phát triển kinh tế, a dạng hóa các ngành nghề nhằm tạo ra

việc làm và thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý.

- Trong nông nghiệp: C n tận dụng hết các tiềm năng sẵn có ể khai thác

và phát triển ngành nông nghiệp, ặc biệt là trồng cây lương thực, thực phẩm.

Để ạt mục tiêu ảm bảo an ninh lương thực một cách bền vững, ngành

nông nghiệp c n tập trung chỉ ạo, iều hành, thực hiện ồng bộ nhiều giải pháp

như: ảm bảo diện tích gi o trồng các loại cây hàng năm; iều chỉnh khung thời

vụ khuyến cáo phù hợp v i các loại cây trồng ể giảm thiểu thiệt hại do thiên tai

và bảo toàn năng suất; ưa vào sản xuất nhiều loại giống m i có năng suất cao,

chất lượng tốt, từng bư c chuyển ổi cơ cấu cây trồng; u tư nâng cấp hệ thống

công trình thủy lợi; xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông, ưa khoa

học kĩ thuật ứng dụng vào thực tiễn sản xuất... Để nâng cao sản lượng lương

thực cây có hạt hàng năm ạt khoảng 360.000 tấn, nhằm ảm bảo an ninh lương

thực trên ịa bàn vượt ngưỡng 400 kg/người/năm.

Ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình c n từng bư c hư ng t i nền sản

xuất hàng hóa. ựa trên xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông

nghiệp ến năm 2020, quy hoạch vùng an ninh lương thực ến năm 2020, quy

hoạch phát triển chăn nuôi ịnh hư ng ến năm 2020... Các quy hoạch này ều

nhấn mạnh ịnh hư ng xuyên suốt ối v i kinh tế nông nghiệp là phát triển th o

hư ng sản xuất hàng hóa. Th o ó, thâm canh là xu hư ng chủ ạo trong sản

xuất nông nghiệp. Tỉnh c n tập trung u tư thâm canh diện tích cây ăn quả, cây

công nghiệp dài ngày hiện có, ưa những giống m i tiến bộ thay thế giống cũ ể

nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng như: giống chè L P1, chè Shan tuyết,

giống cam Canh, bưởi iễn, vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên... Bư c u hình

thành một số vùng sản xuất hàng hóa như vùng cây nhãn, vải ở huyện Lạc Thuỷ,

Kim Bôi; vùng cây có múi (cam, chanh, bưởi) ở huyện Cao Phong, Kim Bôi;

vùng mía nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên

Thủy; vùng chè xanh ở huyện Lạc Thuỷ, Yên Thủy, Lương Sơn; vùng chè Shan

tuyết Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc...trên ịa bàn tỉnh. Nhiều vùng sản xuất m

lại hiệu quả kinh tế cao như vùng cam Cao Phong cho thu nhập từ 500 triệu ến

59

1 tỉ ồng/ha; cây mía cho thu nhập từ 150 - 200 triệu ồng/ha... Tăng giá trị thu

nhập trên một ơn vị diện tích ất canh tác. Tạo cơ hội, tạo tiền ề tích cực ể

kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững th o hư ng sản xuất hàng hóa.

Đẩy mạnh việc phát triển ngành chăn nuôi ể bổ sung thêm lượng ạm c n

thiết cho nhu c u dinh dưỡng, ồng thời nâng cao thu nhập cho người dân. Phát

triển chăn nuôi th o hư ng tăng sản lượng thịt, nâng cao chất lượng hạ giá thành

sản xuất tập trung vào các loại vật nuôi có thế mạnh như lợn tỷ lệ nạc cao, lợn

bản ịa, gà ri, dê dặc sản, bò thịt chất lượng cao th o hư ng sản xuất hàng hóa.

Phát triển sản xuất hàng hóa những sản phẩm mũi nhọn, song không x m nhẹ

những phương thức chăn nuôi quy mô hộ gia ình nhằm khai thác tiềm năng a

dạng trong chăn nuôi tại các ịa phương, tạo công ăn việc làm cho những hộ gia

ình chưa ủ iều kiện phát triển sản xuất v i quy mô l n.

Phát triển chăn nuôi th o chiều sâu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,

u tư ồng bộ hệ thống dich vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành mối liên kết

từ các yếu tố u vào sản xuất - chế biến, bảo quản - tiêu thụ sản phẩm. Phát

triển chăn nuôi bền vững trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi

ích về môi trường. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh vệ sinh thú y,

vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đ u tư nâng cấp về trang thiết bị công nghệ cho các nhà máy xí nghiệp

nhằm tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Đối v i khu vực nông thôn

ẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông thôn nhằm tạo công ăn việc làm giảm

sức ép cho ô thị, ngoài ra khuyến khích các ngành nghề truyền thống như có

thể tận dụng nguồn nhân công nhàn rỗi vào hoạt ộng tăng thêm thu nhập.

Tỉnh Hòa Bình c n phải có những biện pháp hỗ trợ về vốn và phổ biến kiến

thức canh tác, làm ăn cho ồng bào các dân tộc ít người, ặc biệt c n nâng cao

trình ộ cho ội ngũ cán bộ tại các ịa phương vùng sâu vùng xa vùng ặc biệt

khó khăn và con m của các ồng bào dân tộc ít người.

- Trong công nghiệp: C n ẩy mạnh việc cải thiện các cơ chế, chính sách

cũng như thủ tục u tư, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho việc thu hút

các nhà âu tư. Bên cạnh ó, cơ sở hạ t ng phải ược quan tâm u tư, nâng cấp,

công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái

pháp luật phải ược chính quyền ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả…. Cơ sở hạ

t ng phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phải từng bư c ược

u tư ồng bộ hiện tỉnh có 8 khu công nghiệp và 16 cụm công nghiệp ược quy

hoạch. c n có những cơ chế, chính sách ưu ãi nhằm thu hút các nhà u tư.

60

Là ịa phương miền núi, khai thác, chế biến khoáng sản và vật liệu xây

dựng ược coi là thế mạnh của Hòa Bình nhiều năm qua. Tỉnh Hòa Bình c n

hình thành mô hình chế biến công nghiệp gắn v i phát triển vùng nguyên liệu,

như: mía ường, ngô, sản xuất bột giấy... Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,

nghề truyền thống ang ược khôi phục, phát triển v i các làng nghề: ệt thổ

cẩm ở Mai Châu; Sản xuất rượu c n ở Thành phố Hoà Bình, Tân Lạc, Lạc

Sơn...; Sản xuất chổi chít, hàng mây tr an tập trung ở Kỳ Sơn, TP. Hoà Bình,

Đà Bắc; Nghề thêu của người ao...

- Trong dịch vụ: c n a dạng hoá các ngành dịch vụ, tập trung phát triển

ồng bộ các ngành dịch vụ: ận tải hành khách, Bưu chính iễn thông, Ngân

hàng, Bảo hiểm... Chú trọng u tư cơ sở hạ t ng u lịch, a dạng hóa các loại

hình du lịch như: du lịch lòng hồ thủy iện Hòa Bình, suối nư c khoáng Kim

Bôi; du lịch sinh thái, du lịch làng bản, thể thao giải trí,.... Hoàn thành việc u

tư hạ t ng du lịch Hồ Sông Đà, vừa u tư, vừa khai thác sử dụng, nhằm phát

triển mạnh khu du lịch trọng iểm này gắn v i phát triển dịch vụ của TP. Hòa

Bình nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

3.2.3.2. Giải pháp y tế, chăm sóc sức khỏe

Tỉnh Hòa Bình c n chú trọng củng cố phát triển mạng lư i y tế cơ sở, hệ

thống bệnh viện a khoa, chuyên khoa c n ược u tư nâng cấp hơn nữa, từng

bư c áp ứng nhu c u khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏ nhân dân trên ịa

bàn, kể cả vùng sâu vùng xa. Củng cố, kiện toàn bộ máy hoạt ộng của ngành y

tế th o mô hình m i, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Đẩy mạnh xã hội hóa

phát triển nhanh hệ thống y tế cả công lập và ngoài công lập. Có chính sách thu

hút, khuyến khích các nhà u tư thuộc các thành ph n kinh tế thành lập các cơ

sở y tế chuyên khoa có chất lượng cao tạo iều kiện cho ngành làm tốt công tác

phòng bệnh, chủ ộng giám sát và triển khai các biện pháp phòng chống dịch

bệnh, kịp th i ngăn chặn sự bùng phát của các dịch bệnh nguy hiểm… không ể

xảy ra dịch l n trên ịa bàn tỉnh.

Khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện, ặc biệt là bệnh viện tuyến

tỉnh. Đổi m i cơ chế hoạt ộng, nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công

lập th o hư ng tự chủ, công khai, minh bạch. Chuẩn hoá chất lượng dịch vụ y tế,

chất lượng bệnh viện, từng bư c tiếp cận v i tiêu chuẩn chung của cả nư c. Đổi

m i và hoàn thiện ồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh và

viện phí phù hợp; có lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Thực hiện tốt

chính sách khám, chữa bệnh cho các ối tượng chính sách, người nghèo, trẻ m

và người dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.

61

Tăng cường ào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y ức, tinh th n

trách nhiệm của ội ngũ cán bộ y tế. Phát triển mạnh y tế dự phòng, không ể

xảy ra dịch bệnh l n. Tiếp tục kiềm chế và giảm mạnh lây nhiễm HI . Tiếp tục

giảm tỉ lệ trẻ m suy dinh dưỡng. Nâng cao chất lượng và bảo ảm vệ sinh, an

toàn thực phẩm.

Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia ình, duy trì mức

sinh thay thế, bảo ảm cân bằng gi i tính hợp lý, nâng cao chất lượng dân số.

Đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, dân số - kế hoạch hoá gia ình và

thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏ , t m vóc cho dân cư trong tỉnh.

3.2.3.3. Giải pháp giáo dục - đào tạo

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng u vì vậy tỉnh Hòa Bình c n ổi m i

căn bản, toàn diện nền giáo dục th o hư ng chuẩn hoá, hiện ại hoá, xã hội hoá,

dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong ó, ổi m i cơ chế quản lý giáo dục, phát

triển ội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu th n chốt. Tập trung nâng cao

chất lượng giáo dục, ào tạo, coi trọng giáo dục ạo ức, lối sống, năng lực sáng

tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi m i cơ chế tài chính giáo dục.

Thực hiện kiểm tra chất lượng giáo dục, ào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng

môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường v i gia ình

và xã hội.

Mở rộng giáo dục m m non, hoàn thành phổ cập m m non 5 tuổi. Thực

hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở v i chất lượng ngày càng cao.

Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp.

Huy ộng mọi nguồn lực ể u tư xây dựng cơ sở vật chất các trường học

trên toàn tỉnh, ặc biệt là các trường ở vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn.

Thực hiện ồng bộ các giải pháp ể nâng cao chất lượng giáo dục, bảo ảm cơ

chế tự chủ gắn v i nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, ào tạo.

Đảng và Nhà nư c c n tăng u tư cho giáo dục - ào tạo, ồng thời ẩy

mạnh xã hội hóa, huy ộng toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục. Phát triển

nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng ồng

bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, xây dựng xã hội học

tập; mở rộng các phương thức ào tạo. Thực hiện tốt bình ẳng về cơ hội học

tập và các chính sách xã hội trong giáo dục.

3.2.3.4. Giải pháp về vấn đề điện, nước, môi trường, văn hóa…

Các ngành, ịa phương tổ chức tốt việc thực hiện các chương trình mục

tiêu Quốc gia, các chính sách, chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực xã hội

62

và bảo ảm an sinh xã hội, xóa ói giảm nghèo. Bên cạnh ó xây dựng và triển

khai các cơ chế, chính sách về xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa,

thể thao nhằm huy ộng các nguồn lực cho phát triển. Đối v i từng lĩnh vực cụ

thể:

Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của

Chính phủ về ịnh hư ng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020.

Thực hiện y ủ các chính sách, chế ộ ưu ãi th o Pháp lệnh ưu ãi

người có công v i cách mạng, chính sách ối v i thanh niên xung phong, chính

sách trợ cấp xã hội.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc như chính sách ất

ở, ất sản xuất, nư c sinh hoạt cho ồng bào dân tộc thiểu số nghèo, chính sách

di dân, tái ịnh cư cho ồng bào du canh, du cư.

Tăng cường mở các l p ào tạo ngắn hạn, tập huấn nâng cao năng lực cho

cán bộ xã, thôn bản ặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt việc giúp ỡ các xã làm

chủ u tư nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cấp xã trong việc thực hiện các

hợp ph n u tư trên ịa bàn vùng dân tộc miền núi.

Tiến hành rà soát các xã trên ịa bàn tỉnh th o tinh th n của Thông tư số

01/2012/TT-UB T hư ng dẫn thực hiện Quyết ịnh số 30/2012/QĐ-TTg về

tiêu chí xác ịnh thôn ặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai

oạn 2011 - 2015 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban ân tộc ban hành nhằm bảo

ảm các chế ộ chính sách th o quy ịnh.

Tổ chức tuyên truyền, vận ộng nâng cao nhận thức trong hệ thống chính

trị, qu n chúng nhân dân về chính trị, tôn giáo; ồng thời tập trung chỉ ạo hoạt

ộng tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật.

Đ u tư cho các thiết chế văn hóa phục vụ cộng ồng như nhà văn hóa, khu

vui chơi giải trí. Chú trọng ến phong trào T TT, tổ chức nhiều hoạt ộng thể

thao chuyên nghiệp.

Thực hiện tốt quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong tình hình

m i. Bảo ảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, quan tâm ặc biệt ến

các vùng, ịa bàn trọng iểm về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phát

triển KT - XH kết hợp chặt chẽ v i tăng cường củng cố QP - AN.

Thực hiện tốt công tác phòng chống tội phạm, kiềm chế, giảm d n tai nạn

giao thông, tăng cường vai trò của chính quyền cơ sở và các ngành công an, tổ

chức oàn thể, tổ chức xã hội trong công tác phòng chống ma túy, mại dâm ngay

tại ịa bàn xã, phường, thị trấn.

63

Tiểu kết chương 3

Từ việc phân tích tổng hợp các tư liệu, số liệu liên quan ến CLCS dân cư

tỉnh Hòa Bình, ta thấy, CLCS người dân tỉnh Hòa Bình hiện nay có những bư c

tiến bộ vượt bậc, iều này ược thể hiện rõ nét qua sự phân tích một số chỉ tiêu

cụ thể như: thu nhập bình quân u người, tỷ lệ hộ nghèo ói, các chỉ tiêu về

giáo dục, y tế, tình hình sử dụng iện, nư c, vệ sinh môi trường…

Bên cạnh những thành tựu ó thì sự phân hóa về CLCS người dân ở từng

ịa phương trong tỉnh ngày càng l n, khoảng cách chênh lệnh giàu nghèo ngày

càng tăng, một bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa, ồng bào dân tộc thiểu số còn

gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đây là những thách thức òi hỏi tỉnh Hòa

Bình c n phải quan tâm u tư phát triển KT - XH ồng bộ giữa các ịa phương,

d n thu hẹp khoảng cách chênh lệch CLCS của người dân toàn tỉnh.

ựa trên việc nghiên cứu thực trạng CLCS dân cư tỉnh Hòa Bình, nhìn

nhận ược những thành tựu mà tỉnh ã ạt ược và cả những mặt còn tồn tại ể

ưa ra một số giải pháp nhằm năng cao CLCS nhân dân. C n phải thực hiện

ồng bộ các giải pháp về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…

64

KẾT LUẬN

Chất lượng cuộc sống là một khái niệm khá phức tạp, nó thay ổi th o từng

giai oạn phát triển của lịch sử và nhận thức của con người. Để phản ánh CLCS,

người ta ã sử dụng một hệ thống ồng bộ nhiều tiêu chí, trong ó có ba tiêu chí

cơ bản là: thu nhập, y tế, giáo dục, các tiêu chí này tạo thành một “tam giác tăng

trưởng”. Mức thu nhập cao, sức khỏ tốt, trình ộ dân trí phát triển chính là iều

kiện ể phát triển bền vững, nâng cao CLCS cho mọi t ng l p dân cư.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm án ngữ cửa ngõ vùng Tây Bắc của tổ

quốc, giáp v i thủ ô Hà Nội ở phía Đông. Hòa Bình có vị trí quan trọng là u

mối giao thông nối liền miền xuôi v i vùng núi Tây Bắc. Nền kinh tế ã có

những chuyển biến tích cực trong những năm g n ây. Các ngành công nghiệp -

xây dựng, dịch vụ du lịch phát triển v i tốc ộ khá nhanh. Đây chính là những

lợi thế giúp Hòa Bình phát triển kinh tế, góp ph n nâng cao ời sống của nhân

dân. Song Hòa Bình cũng còn nhiều khó khăn, thách thức như: ịa hình bị chia

cắt mạnh, sự chênh lệch về trình ộ phát triển giữa các ịa phương còn l n, hệ

thống cơ sở vật chất còn nghèo nàn thiếu thốn… là những nguyên nhân làm cho

kinh tế tỉnh Hòa Bình phát triển còn chậm so v i nhiều tỉnh trên cả nư c.

Đề tài hoàn thành ã thu ược một số kết quả nghiên cứu về CLCS dân cư

tỉnh Hòa Bình như sau:

1. Tổng hợp ược những kiến thức lý luận và thực tiễn về CLCS dân cư và

dựa trên cơ sở ó nghiên cứu về CLCS dân cư tỉnh Hòa Bình.

2. Vận dụng cơ sở khoa học về CLCS vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng

và làm sáng tỏ thực trạng CLCS của dân cư trong tỉnh từ năm 2000 ến nay, qua

một số tiêu chí cụ thể: thu nhập bình quân u người, tỉ lệ hộ ói nghèo, chỉ số

về giáo dục, chỉ số về y tế và chăm sóc sức khỏ , iều kiện ược sử dụng nguồn

nư c sạch và ược sử dụng iện. Đề tài ã có sự so sánh CLCS của dân cư của

các huyện, thị trên ịa bàn tỉnh.

3. Dựa trên những kết quả nghiên cứu về thực trạng CLCS dân cư Hòa

Bình, ưa ra ược một số giải pháp nhằm nâng cao CLCS của người dân Hoà

Bình.

Như vậy, về cơ bản ề tài ã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ ã ặt ra.

Trong quá trình nghiên cứu ề tài vẫn còn những hạn chế nhất ịnh do các

nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tôi rất mong nhận ược những ý kiến

óng góp từ th y cô và bạn bè ể ề tài ngày càng hoàn thiện hơn.

65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thúy Hằng (2005), Chỉ số phát triển kinh tế

trong HDI - cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thúy Hằng (2005), Chỉ số tuổi thọ trong HDI.

Một số vấn đề thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Cục thống kê tỉnh Hòa Bình, Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình (2005, 2008,

2011).

4. Tống ăn Đường (2004), Dân số và phát triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đỗ Thiện Kính (2003), Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn

đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

6. Lê Thông (chủ biên) (2003), Địa lý các tỉnh thành phố Việt Nam – tập 3, các

tỉnh vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nxb Giáo dục.

7. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn iệt Thịnh, Lê Thông (2005), Địa lý

kinh tế - xã hội đại cương, Nxb Đại học sư phạm.

8. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2009), Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam, Nxb

Giáo dục.

9. Tổng cục thống kê, Tổng Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2010.

10. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

5 năm 2011 - 2015 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tỉnh Hoà Bình

đến năm 2020.

11. Các trang web: http://www.hoabinh.gov.vn

http://www.Google.com.vn

http://www.undp.org.vn

PHỤ LỤC ẢNH

Tiết học lịch sử Th y trò trường THPT Yên Thủy A

trường THPT Đoàn Kết

Trường Cao ẳng sư phạm Hòa Bình

Kh n thưởng giáo viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chăm sóc sức khỏ cộng ồng Cơ sở vật chất bệnh viện

huyện Tân Lạc a khoa tỉnh Hòa Bình

Y tế tỉnh Hòa Bình

Thủy iện Hòa Bình