ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIAO DỐI VỚI MỘT BỘ PHẬN DAN CƯ

46
ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI MỘT BỘ PHẬN DÂN CƯ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG A.PHẦN MỞ ĐẦU: 1/ Lý do chọn đề tài: 1.1- Việt Nam là một đất nước nằm trên Bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam Á lục địa, là cầu nối giữa vùng Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, là nơi giao lưu với hai nên văn minh lớn trên thế giới đó là Ấn Độ và Trung Hoa, đồng thời nước ta còn có nền văn minh bản địa thường được gọi là Văn minh Lúa Nước hoặc Văn minh sông Hồng. Sự giao thoa của hai nền văn minh trên cộng với nền văn minh bản địa đã tạo nên một sắc thái đặc biệt để cho ra đời một nền văn minh độc đáo và phong phú. Phong phú về các lĩnh vực đời sống tâm linh, về tín ngưỡng, về phong tục tập quán và các luồng văn hóa mới khác, mà trong đó Phật giáo chiếm lĩnh vực quan trọng bởi triết lý nhân sinh vũ trụ vô cùng thực tế và sinh động, làm cho chúng dễ dàng đi vào lòng người tạo nên một bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo. Là người Việt Nam, ngoài việc thừa hưởng trọn vẹn kho tàng văn hóa trên còn phải có nhiệm vụ bảo lưu và phát huy truyền thống ấy. 1.2- Phật giáo với cái đích là cứu con người thoát khỏi nỗi khổ đau, muôn đời không bị sa vào “luân hồi lục đạo”, với hệ thống giáo lý về nỗi khổ đau của con người và nguyên nhân sinh ra nỗi khổ đau đó, cùng với sự cứu cánh là cách giải thoát, nhìn bề ngoài, Phật giáo chỉ bàn về nhân sinh, nhưng để cho những quan niệm nhân sinh này tồn tại một cách vững chãi, trải dài hơn 2500 năm thì chắc chắn rằng bản thân Phật giáo phải có một cơ sở triết học, một nền tảng lý luận vô cùng sâu sắc. Minh chứng rõ ràng nhất tại Việt Nam chúng ta là Phật giáo đã tồn tại hàng ngàn năm và có tầm ảnh hưởng vô cùng sâu rộng đến đời sống của con người. 1.3- Phật giáo đã đến với người Việt Nam từ rất lâu đời, khoảng những năm đầu Công Nguyên và đã biến trụ sở của Giao Chỉ lúc bấy giờ là thành Luy Lâu trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng, và sau đó là các nhà sư đã đi sâu vào lãnh thổ của Trung Hoa mà truyền đạo. Do bản chất từ bi, hỷ xã và giương cao ngọn cờ bình đẳng giai cấp mà đạo Phật đã nhanh chóng trở thành một hệ thống tôn giáo mới, thu hút được nhiều người dân tin sùng và phá vỡ thế độc tôn của đạo Bà-la-môn tại đất nước mà nó được sinh ra - Ấn Độ. Cùng với bản chất hoà bình và con đường truyền đạo của các nhà sư Ấn Độ sang Việt Nam cũng là con đường hoà bình, không gươm đao, không cướp đoạt, không “bình thiên hạ” mà Phật giáo đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng và bám rễ vững chắc trên đất nước Việt Nam này. Từ khi vào Việt Nam, đạo Phật đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt nói chung, quần chúng nhân dân ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Bởi vì các triết lý nhà Phật xuất phát từ tâm tư và nguyện vọng của người dân lao động, nên số người theo đạo Phật tăng lên rất nhanh theo thời gian. Trong thời đại ngày nay, Phật giáo cũng như nhiều tôn giáo khác đang có nhiều vấn đề đặt ra trong mối quan hệ nội sinh, cũng như các quan hệ đối ngoại giữa các tôn giáo và giữa tôn giáo với Nhà Nước. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng tôn giáo, nhằm thực hiện phương châm “tốt đời đẹp đạo”, “nước vinh, đạo sáng”. a. Là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, trong đó Phật giáo là một tôn giáo lớn đã du nhập vào nước ta từ rất lâu đời. Nhiều giả thuyết của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng Phật giáo đã vào Việt Nam từ trước công nguyên (giả thuyết của viện khảo cổ học Việt Nam và các nhà nghiên cứu Phật học). Mặt khác, Phật giáo đã thấm sâu vào đời sống của nhân dân Việt Nam (kể cả đời sống văn hóa vật chất, văn hóa đời sống

Transcript of ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIAO DỐI VỚI MỘT BỘ PHẬN DAN CƯ

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI MỘT BỘ PHẬN DÂN CƯ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

A.PHẦN MỞ ĐẦU:

1/ Lý do chọn đề tài:

1.1- Việt Nam là một đất nước nằm trên Bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam Á lục địa, là cầu nối giữa vùng Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, là nơi giao lưu với hai nên văn minh lớn trên thế giới đó là Ấn Độ và Trung Hoa, đồng thời nước ta còncó nền văn minh bản địa thường được gọi là Văn minh Lúa Nước hoặc Văn minh sông Hồng. Sự giao thoa của hai nền văn minh trên cộng với nền văn minh bản địa đã tạo nên một sắc thái đặc biệt để cho ra đời một nền văn minh độc đáo và phong phú. Phong phú về các lĩnh vực đời sống tâm linh, về tín ngưỡng, về phong tục tập quán và các luồng văn hóa mới khác, mà trong đó Phật giáo chiếm lĩnh vực quan trọng bởi triết lý nhân sinh vũ trụ vô cùng thực tế và sinh động, làm cho chúng dễ dàng đi vào lòng người tạo nên một bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo. Là người Việt Nam, ngoài việc thừa hưởng trọn vẹnkho tàng văn hóa trên còn phải có nhiệm vụ  bảo lưu và phát huy truyền thống ấy.

  1.2-  Phật giáo với cái đích là cứu con người thoát khỏi nỗi khổ đau, muôn đời khôngbị sa vào “luân hồi lục đạo”, với hệ thống giáo lý về nỗi khổ đau của con người và nguyên nhân sinh ra nỗi khổ đau đó, cùng với sự cứu cánh là cách giải thoát, nhìn bề ngoài, Phật giáo chỉ bàn về nhân sinh, nhưng để cho những quan niệm nhân sinh này tồn tại một cách vững chãi, trải dài hơn 2500 năm thì chắc chắn rằng bản thân Phật giáo phải có một cơ sở triết học, một nền tảng lý luận vô cùng sâu sắc. Minh chứng rõ ràng nhất tại Việt Nam chúng ta là Phật giáo đã tồn tại hàng ngàn năm và có tầm ảnh hưởng vô cùng sâu rộng đến đời sống của con người.

  1.3-  Phật giáo đã đến với người Việt Nam từ rất lâu đời, khoảng  những năm đầu CôngNguyên và đã biến trụ sở của Giao Chỉ lúc bấy giờ là thành Luy Lâu trở thành một trungtâm Phật giáo quan trọng, và sau đó là các nhà sư đã đi sâu vào lãnh thổ của Trung Hoamà truyền đạo. Do bản chất từ bi, hỷ xã và giương cao ngọn cờ bình đẳng giai cấp mà đạo Phật đã nhanh chóng trở thành một hệ thống tôn giáo mới, thu hút được nhiều người dân tin sùng và phá vỡ thế độc tôn của đạo Bà-la-môn tại đất nước mà nó được sinh ra -Ấn Độ. Cùng với bản chất hoà bình và con đường truyền đạo của các nhà sư Ấn Độ sang Việt Nam cũng là con đường hoà bình, không gươm đao, không cướp đoạt, không “bình thiên hạ” mà Phật giáo đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng và bám rễ vững chắc trên đất nước Việt Nam này.

     Từ khi vào Việt Nam, đạo Phật đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt nói chung, quần chúng nhân dân ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Bởi vì các triết lý nhà Phật xuất phát từ tâm tư và nguyện vọng của người dân lao động, nên số người theo đạo Phật tăng lên rất nhanh theo thời gian. Trong thời đại ngày nay, Phật giáo cũng như nhiều tôn giáo khác đang có nhiều vấn đề đặt ra trong mối quan hệ nội sinh, cũng như các quan hệ đối ngoại giữa các tôn giáo và giữa tôn giáo với Nhà Nước. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng tôn giáo,  nhằm thực hiện phương châm “tốt đời đẹp đạo”, “nước vinh, đạo sáng”.

a. Là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, trong đó Phật giáo là một tôn giáo lớn đã du nhập vào nước ta từ rất lâu đời. Nhiều giả thuyết của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng Phật giáo đã vào Việt Nam từ trước công nguyên (giả thuyết của viện khảo cổ học Việt Nam và các nhà nghiên cứu Phật học). Mặt khác, Phật giáo đã thấm sâu vào đời sống của nhân dân Việt Nam (kể cả đời sống văn hóa vật chất, văn hóa đời sống

tinh thần – tâm linh và văn hóa xã hội). Nó đã được dung hoà (bản địa hóa) và trở thành một bản chất, bản sắc dân tộc phù hợp với đời sống tâm hồn người Việt Nam.

b. Hiện nay trong công cuộc xây dựng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiến đến dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, một nền văn hóa truyền thống vàhiện đại đậm đà bản sắc dân tộc. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như các tín đồ đã tích cực đóng góp theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - thành công, thành công, đại thành công” với đường lối “tốt đời đẹp đạo”.

Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, từ thế kỷ XVII, các cư dân nhiều nơi đã hội tuïvề đâysinh sống. Cũng từ đây Phật giáo hình thành, phát triển, và có vai trò quan trọng đến đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài: “AÛnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân ở Đồng bằng sông Cửu Long”giúp người viết hiểu hơn về một trường phái triết học lớn và tìm hiểu truyền thống văn hóa của tổ tiên để lại, thông quá đó, người viết có cái nhìn đầy đủ hơn về đời sống tinh thần của một bộ phận cư dân ở Đồng bằng sông Cửu Long góp phần vào việc tự học, tự nghiên cứu của mình để đáp ứng được phần nào yêucầu của học chế tín chỉ.

2/Mục đích nghiên cứu:

Việc nghiên cứu một trường phái triết học, tôn giáo lớn đã có bề dày lịch sử hàng ngànnăm giúp cho người đọc hiểu được một hệ thống lý luận triết học cổ. Đồng thời giúp người học nhận thức rõ ràng hơn về tôn giáo đã ảnh hưởng đến văn hoá của Việt Nam nói chung và văn hoá của cộng đồng cư dân  sinh sống trên vùng Đồng bằng sông Cửu Long nóiriêng đã hàng nhàn năm qua. Qua đó, có nhận thức đúng đắn về Phật giáo tại Đồng bằng sông Cửu Long và vai trò của nó đối với đời sống tinh thần cũng như tổ chức xã hội tạinơi này, đồng thời có những đề xuất chủ quan của người viết trong công tác bảo vệ tư tưởng Phật giáo hoặc có chính sách ngày càng phù hợp hơn, đúng đắn hơn đối Phật giáo Nam Bộ Việt Nam.

Hơn thế nữa là đề xuất những chính sách giới thiệu những nét riêng của văn hoá tinh thần của cư dân Miền Tây Nam Bộ ra thế giới để ngày càng làm cho thế giới hiểu rõ hơn về văn hoá Việt Nam - Một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đa dạng trongmột chỉnh thể thống nhất của Nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.

3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng cơ bản của triết học Phật giáo, ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long.

4/ Các nhiệm vụ nghiên cứu

 Làm rõ được lịch sử hình thành Phật giáo nói riêng và Phật giáo tại Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Những giáo lý cơ bản của Phật giáo đối với đời sống của một bộ phận cư dân sinh sống trên mảnh đất này.

Qua đó, nêu lên  sự ảnh hưởng của Tinh thần Phật giáo trong đời sống và sinh hình thành các tân tôn giáo trong những năm đầu thế kỉ XX để khẳng định rằng Phật giáo có sự ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến đời sống tinh thần của nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long.

5/Giới hạn đề tài (Phạm vi nghiên cứu):

 Chỉ nghiên cứu:

- Những tư tưởng triết học Phật giáo cơ bản nhất trên quan điểm kiên thức đại cương, không đi sâu vào nghiên cứu dưới góc độ Tôn giáo học hay Phật học mà tiếp cần đề tài trên quan điểm Xã hội học và Văn hoá học.

- Sự ảnh hưởng của Phật giáo trong một lĩnh vực (đời sống tinh thần), trong phạm vi một vùng (Đồng bằng sông Cửu Long).

6/ Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu :

6.1- Cơ sở phương pháp luận:

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin duy vật biện chứng. đặc vấn đề được nghiên cứu trong mối quan hệ khách quan của thế giới quan duy vật, kết hợp với việc tiếp cận đề tài trên bình diện Xã hội học và Văn hoá học.

6.2- Phương pháp nghiên cứu tiểu luận

Phương pháp tổng hợp các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duyvật lịch sử, đặc biệt là logic học và phân tích, kế thừa và tổng hợp các kết quá khoa học của những người đi trước, gắn lý luận với thực tiễn để thực hiện đề tài.

Ngoài ra còn sử dụng phương pháp toán học để tính toán những số liệu nhằm chứng minh cho luận điểm rằng “ Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của nhân dân nơi đây”

Bên cạnh đó, người viết đã vận dụng yếu tố khoa học liên ngành trong bài viết này.

Mặc dù đề tài đã được chuẩn bị khá công phu, nhưng chắc chắn vẫn có sơ sót, rất mong có sự đóng góp của quý vị giảng viên hướng dẫn và các bạn để đề tài được sáng tỏ hơn. Người viết xin chân thành tri ân.

7/Cấu trúc của tiểu luận:

          Chöông I: Söï ra ñôøi cuûa Phaät giaùo vaø nhöõng tö töôûng cuûa trieát hoïcPhaät Gaùo.

I- Sự ra đời của Phật giáo

II- Những tư  tưởng triết học cơ bản của Phật giáo.

          Chöông II: AÛnh höôûng cuûa Phaät giaùo ñoái vôùi moät boä phaän daân cö ôû Ñoàng baèng soâng Cöûu Long.

I- Vài nét v ề Đồng bằng sông Cửu Long.

II- Sinh hoạt Phật giáo ở Đồng bằng sông C ửu Long.

III- Ảnh hưởng của Phật giáo đối với một bộ phận quần chúng nhân dân ở Đồng bằng sông Cửu Long.

B.PHẦN NỘI DUNG

Chương I :

                                SỰ RA ĐỜI CỦA  PHẬT GIÁO VÀ

          NHỮNG TƯ TƯỞNG CUÛATRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

I- SỰ RA ĐỜI CUÛAPHẬT GIÁO :

      1/ Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo :

Điều kiện thiên nhiên Ấn Độ rất phức tạp. Địa hình vừa có nhiều núi non, vừa có nhiều sông ngòi với nhiều đồng bằng trù phú, có vùng nóng ẩm mưa nhiều, có vùng lạnh giá quanh năm tuyết phủ, lại có những vùng sa mạc khô cằn, nóng nực. Tính đa dạng và khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và khí hậu là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghi dấu ấn đậm nét lên tâm trí người dân Ấn Độ cổ.

Xã hội Ấn Độ cổ đại là một xã hội rất sớm, khoảng thế kỷ thứ XXV TCN đã xuất hiện nền văn minh đầu tiên là văn minh sông Ấn . Đến thế kỷ XV TCN, có sự xâm nhập của người Aryan vào khu vực của người bản địa (người Dravida ) hình thành nên các quốc gia Ấn Độtạo nên nền văn hóa mới gọi là văn hóa Véda.

Đặc điểm nỗi bậc của nền kinh tế - xã hội Ấn Độ cổ là sự tồn tại rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế - xã hội theo mô hình “Công xã nông thôn” mà đặc trưng của kết cấunày là ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước của các Đế Vương , mà gắn liền với nólà sự bần cùng hóa của người dân trong công xã. Xã hội thời kỳ này được phân chia thành 4 đẳng cấp lớn là : Tăng lữ, Quý tộc, Bình dân tự do, Nô lệ cung đình. Sự phân chia đẳng cấp đó làm cho xã hội xuất hiện những mâu thuẩn gay gắt dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp giữa các đẳng cấp trong xã hội. Trong cuộc đấu tranh ấy , nhiều tôn giáo và trường phái triết học đã ra đời , trong đó có Phật giáo.

Sự xuất hiện của Phật giáo vào thế kỷ VI trước Công nguyên không tách rời cuộc đấu tranh ấy, cũng như không tách rời sự phát triển của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Phật giáo ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bà-la-môn và chế độ đẳng cấp,. Phật giáo lý giải căn nguyên nỗi khổ và tìm đường giải thoát cho con người khỏi nỗi khổ triền miên, đè nặng trong xã hội nô lệ Ấn Độ. Vì chống lại sự ngự trị của đạo Bà-la-môn, đặc biệt là chống lại quan điểm của kinh Véda, nên Phật giáo được xem là dòng triết học không chính thống.

Phật giáo ra đời trước bối cảnh lịch sử của Ấn Độ có một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng tôn giáo và ít có cuộc cách mạng lớn trong triết học. Trong triết họcẤn Độ, quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm thường đan xen với nhau trong một hệ thống triết học cũng như trong tư tưởng của một nhà triết học.

Ở một phương diện khác, xã hội đã xuất hiện tư tưởng hoài nghi, phủ nhận tất cả những giá trị tôn giáo, nhân quả, đạo đức. Các phong trào tư tưởng đó hoặc dung hòa, hoặc xung đột lẫn nhau làm cho nền học thuyết triết học Ấn Độ lâm vào một tình trạng rối ren. Sống dưới một xã hội có thể chế giai cấp đầy bất công, tư tưởng tôn giáo lại rối ren, con người không biết tin tưởng, bám víu vào đâu. Giữa hoàn cảnh bế tắc ấy, Đức Phật xuất hiện như một mặt trời sưởi ấm buổi ban mai, làm tan đi bóng tối đen dày đặc đã từ lâu che phủ cuộc đời. Ngài không chỉ là vị cứu tinh cho xứ Ấn Độ thời bấy giờ, mà còn là người vạch ra hướng đi mới cho nhân loại.

       B ản đồ Ấn Độ thời Phật giáo ra đời

 2/  Thân thế và sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca :

Người sáng lập ra Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tất Đạt Đa (Siddhattha), họ là Cồ Đàm ( Goutama ), thuộc bộ tộc Sakia. Tất Đạt Đa sinh ngày 15 tháng 4 năm 563 trước CN (có tài liệu ghi là 564 TCN- Trần Ngọc Thêm), là thái tử của vua Tịnh Phạn, một nước nhỏ nằm ở Bắc Ấn Độ ( nay thuộc vùng đất Nepan ), mà trong lịch sử Phật giáo đã ghi lại là thành Ca-tỳ-la-vệ, thuộc xứ Lâm-tỳ-ni. Vào lúc ấy, ở Ấn Độ đang là thời kỳ ngự trị của đạo Bà-la-môn với sự phân chia sắc tộc, màu da và bất bình đẳng giai cấp sâu sắc.

Mặc dù sống trong cảnh cao sang quyền quý, dòng dõi Đế Vương, vợ đẹp con ngoan. Nhưng trước bối cảnh xã hội phân chia đẳng cấp và kì thị màu da vô cùng khắc nghiệt cộng gộpvới sự bất lực của con người trước khó khăn của cuộc đời đã khiến cho Tất-đạt-đa trăn trở và quyết chí ra đi tìm cho mình con đường giải thoát.Tất-đạt-đa rời bỏ hoàng cung của mình vào năm ngài được 29 tuổi.Từ đó, ngài được gọi là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni= Hiền nhân họ Thích Ca). “Sakia Muni tìm gặp những người lâu năm để học hỏi, nhưng những điều thu được không làm ông thoả mãn. Ông rủ 5 người bạn đến vùng Uruvela (gần thị trấn Gaya – sau này các sách thường ghi rằng ông đến núi Tuyết Sơn), tu khổ hạnh suốt 6 năm ròng mà chẳng ích lợi gì. Thấy mình đã tu sai đường, ngài liền ăn uống cho lại sức rồi tìm đến một gốc cây pipal lớn, lấy cỏ làm nệm ngồi tập trung suy nghĩ. Saumột thời gian (tương truyền là 49 ngày đêm), tư tưưỏng ngài liền trở nên sáng rõ, ngàiđã hiểu ra quy luật của cuộc đời, nỗi khổ của chúng sanh, thấy được điều mà bấy lâu nay tìm kiếm.” (1). Sau 6 năm tu hành, năm 35 tuổi, Tất Đạt Đa đã giác ngộ tìm ra chânlý “Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân duyên”, tìm ra con đường giải thoát nỗi khổ cho chúng sinh. Từ đó Người đã đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng cuûamình vaøông đã trở thành người sáng lập ra tôn giáo mới là Đạo Phật. Về sau ông được suy tôn với nhiều danh hiệu khác nhau: Đức Phật, Đức Phật Thế Tôn, Thích Ca Mâu Ni, Thánh Thích Ca…

Qua hơn 40 năm hoằng pháp và truyền đạt giáo lý khắp nước AÁnĐộ, naêmông 80 tuổi thì qua đời và để lại cho nhân loại những tư tưởng triết học Phật giáo vô cùng quý báu.

Thái t ử T ấtđạt đa cắt  tóc đi tu

      3/ Sự truyền bá Đạo phật vào Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long :

Việc xác định niên đại Phật giáo du nhập vào Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có đủ tư liệu để biết chính xác. Sử liệu chỉ nói đến tình hình Phật giáo nước ta từ thế kỷ thứ II SCN, lúc bấy giờ trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu (vùng Dâu - Thuận Thành – Hà Bắc) đãkhá thịnh đạt. Điều đó khiến ta có thể suy đoán rằng Phật giáo từ phía Nam Ấn Độ qua đường bieånvào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ I SCN. Và các sử liệu đã cho rằng Phật giáo truyền vào nước ta khi ấy là khoảng từ những năm đầu Công Nguyên. Các vị sư đầu tiên là người AánĐộ, nhưng về sau lại thấy xuất hiện tên nhiều vị sư Trung AÙvà Trung Hoa. Có thể nói rằng, ngay từ thời rất xưa, Việt Nam đã được cao tăng Ấn Độ đi đến truyền giáo trực tiếp, điều ấy cho thấy Phật giáo Nam Tông (hay Phật giáo Nam Truyền) (2) đã đến Việt Nam sớm hơn thừa truyền đến từ phía bắc, và sau khi vào Việt Nam, các nhà sư đã đi sâu vào vùng đất của Trung Hoa mà truyền đạo, (Cơ sở văn hoá Việt Nam, Trần NgọcThêm, NXB Giáo Dục 1995, trang 242). Trải qua các Triều đại từ Đinh, Lê, Lý, Trần… đặcbiệt là dưới hai triều đại Lý , Trần, Phật giáo đã để lại dấu ấn một thời vàng son, vàvào thời nhà Trần thì “quá nửa dân đỏ làm sư, chùa chiền mọc lên như nấm sau mưa” (3).

Thế kỷ thứ VI, với sự phân chia Ñaøngtrong, Ñaøng ngoài, đã là một mốc quan trọng có ảnh hưởng đến lịch sử Phật giáo. Một phần nào đó sự ảnh hưởng của phía Bắc đã được xemnhư không còn tác dụng đối với vùng đất Ñàng trong. Đây cũng là một trong những dấu ấntạo điều kiện cho Phật giáo Đàng Trong mang những nét đặc trưng mới trong quá trình phát triển sau này.

Người Việt đã di dân vào khai phá vùng đất phía nam Tổ Quốc, vùng đất ñaïo Phật có mặttừ rất sớm. Mặc dù theo chân đoàn di dân, Đạo Phật có mặt trên vùng đất mới tại mỗi khu vực thời gian có khác nhau, nhưng có thể tìm thấy 4 hướng chủ yếu :

+Hướng thứ nhất, từ miền Thuận - Quảng, đều do các nhà sư từ miền Trung vào thế kỷ thứXVII, XVIII và XIX.

+Hướng thứ hai, theo đường thủy từ Trung Quốc, Đạo Phật đã được các nhà sư đến taänvùng Đồng Nai, Gia Định, Mỹ Tho truyền đạo (năm 1697). Nhöõngngôi chùa ở Mỹ Tho, Cai Lậy và các Phật đường sau này xuất phát từ các nhà sư Trung Quốc này. “Trần ThượngXuyên và Dương Ngạn Địch là hai tướng của triều đình nhà Minh chỉ huy lực lượng hải thuyền di tuyển về phía Nam với mưu cầu phục Minh. Sau này, Trần Thượng Xuyên dẫn đoànvề Biên Hoa khai phá và định cư.Họ mở mang thương mại và chỉ không ít lâu đã biến cù lao Phố thành trung tâm thượng mại trù phú. Khi quân Tây Sơn đánh vào nam thì một bộ phận đã di cư về Bến Nghé hình thành nên Chợ Lớn. Còn tướng Dương Ngạn Địch thì di quân về Định Tường chuyên về nông nghiệp. Họ lập được 9 nông trại rồi dần dần mở mang rộng lớn hơn” (4), đó cũng là nhờ một phần đóng góp của họ cho việc mở mang vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vậy, sau đó họ đã truyền đạo Phật vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long vậy.

  +Hướng thứ ba, vào năm 1671, Mạc Cửu - một trong những tưưóng tài của nhà Minh, vì nung nấu chí lớn Phản Thanh Phục Minh nên đã bị triều đình Mãn Thanh truy đuổi, buộc phải sang tị nạn tại nước ta. Ông vùng chân lên vùng đất Chân lạp cổ và đặt tên cho nólà Hà Tiên, phát triển Hà Tiên thành một trong những thương cảng sầm uất nhất thời bấygiờ. Sau một thời gian buôn bán phồn thịnh, ông bị Xiêm La và Cao Miên để ý. Một vài lần bị quân Xiêm La bắt đi và đã trốn về được, Ông quyết định đem sản vật gặp Chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhờ Chúa Nguyễn bảo hộ vùng đất Hà Tiên này. Năm 1708, ông được phong làm Tổng Trấn và cho ông tự trị Hà Tiên. Từ đây, lãnh thổ Nhà Nguyễn đã chạy dàiđến Mũi Cà Mau.

  Khi chủ quyền được xác lập, thì người dân đã bắt tay vào sản xuất, phát triển kinh tế để cải thiện đời sống. Cùng với hoạt động kinh tế, chính quyền còn quan tâm đến đờisống tinh thần của nhân dân và đã đứng ra lập nhiều đền đài, chùa, miếu… tiêu biểu là Chùa Tam Bảo, sau này có thêm Chùa Phù Dung…

+Hướng thứ tư, năm 1938, Hộ Tông truyền bá Phật giáo Nam Tông từ Campuchia vào Nam Bộ.

Từ 4 hướng chính, Phật giáo đã vaøo Nam Bộ vào các thế kỷ XVII, XVIII, XIX và nửa đầu thế kỷ XX.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mới đối với lịch sử lâu đời của đất nước. Đây là vùng hoang vu, nhiều thú dữ, vôùihệ thống kênh rạch chằng chịt, nhiều cá sấu, lắm rắn rít và ngay cả những con vật nhỏ như muỗi, đĩa cũng gây nhiều phiền hà, khó khăn cho cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh mặt hoang vu, thú dữ và sự khắc nghiệt của thiên nhiên,vùng Đồng baèngSông Cửu Long là vùng đất “cò bay thẳng cánh”, bát ngát ruộng đồng phì nhiêu màu môõ. Cảnh vật vừa thơ mộng lại vừa mang vẻ kỳ bí, hấp dẫn, lôi cuốn tâm hồn con người muốn khai phá, tìm tòi, “mời gọi” cư dân từ các nơi khác đến sinh sống. Chính vì lẽ ấy, mà từ một miền đất hoang vu, Đồng bằng sông Cửu Long đã trơt thành vùng đất của những người đi mở cõi, là nơi gặp nhau của những người sẵn sàng ra đi tìmphương trời mới, cũng là nơi hội tụ những trí tuệ mới, điều ấy đã làm cho văn hoá của cư dân nơi đây mang đậm dấu ấn của riêng mình.

Từ thế kỷ XVII, Đồng bằng sông Cửu Long đã tiếp nhận nhiều thành phaàncư dân từ khắp nơi đến sinh sống. Họ mang theo nhiều nguồn “hành trang” tôn giáo – tín ngưỡng. Vì thếcác hình thức tôn giáo – tín ngưỡng ở khu vực này cũng phong phú, nhưng Phật giáo vẫn là tôn giáo chủ đạo của người Việt, người Hoa, người Khơ-me ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Bản đồ Đồng bằng sông C ửu Long

II- NHÖÕNG TÖ TÖÔÛNG TRIEÁT HOÏC CÔ BAÛN CUÛA PHAÄT GIAÙO

Tư tưởng triết học Phật giáo ban đầu chỉ truyền miệng, sau đó được viết thành văn thể hiện trong một khối kinh điển rất lớn, gọi là “Tam Tạng”, gồm 3 Tạng kinh điển là : Tạng kinh, Tạng Luật, và Tạng Luận. Trong đó thể hiện các quan điểm về thế giới và conngười.

      1/ Quan điểm của Phật Gáo về thế giới quan :

Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo ñöôïcthể hiện tập trung ở nội dung của ba cặpphạm trù: Vô ngã, Vô thường, và Duyên.

1.1- Vô ngã :Cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người không phải do một vị thầnnào saùngtạo ra, mà được cấu thành bởi sự kết hợp giữa hai yếu tố: “Sắc” và “Danh”.

Sắc : là yếu tố vật chất, là cái có thể cảm giác được. Còn “Danh” là yếu tố tinh thần,không có hình chất mà chỉ có tên gọi. Chính cái “Danh” và “Sắc” đó hợp lại với nhau tạo thành “Ngũ uẩn”: Sắc (vật chất), Thụ (cảm giá), Tưởng (ấn tượng), Hành (suy lý) vàThức (ý thức). “Danh” và “Sắc” tác động qua lại tạo nên vạn vật và con người. Nhưng sựtồn tại của vật chất chỉ là tạm thời, không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi. Do đó cũng không có cái gọi là “Tôi” (hay là “Vô ngã”).

1.2- Vô thường :Nghĩa là vạn vật không bao giờ ngừng hoạt động, hya không bao gời “thường” được, nó luôn luôn biến đổi theo chu trình bất tận: sinh-trụ-dị-diệt. Vậy thì“có có”-“không không” luân hồi bất tận, “thoáng có”-“thoáng không”, cái còn mà chẳng còn, cái mất mà chẳng mất. Đây là tính duy vật đầy nhân bản của nhà Phật, mà trong “Những Nguyên lý cơ bản của Chủ Nghĩa Mác – Lênin” đã dẫn rằng: “Không ai tắm hai lần

trên một dòng sông”  cũng thể hiện rằng thế giới khách quan  luôn luôn vận theo chiều hướng đi từ đơn giãn đến phức tạp, đi từ thấp đến cao.

Đức Phật dạy, “Tất cả những cái gì trong thế gian đó là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường”. Trước khi nhập diệt, Đức Phật Thích Ca đã nói câu cuối cùng với các đệ tử củamình rằng “Các pháp hữu vi vốn vô thường” (5) để dặn dò các học trò mình rằng phải luôn nhớ đến sự vô thường của của vạn vật trên thế giới khách quan này, cũng là để khẳng định tinh thần bất biến của đạo Phật. Vì vậy vô thường nghĩa là không thường, không mãi ở yên trong một trạng thái nhất định, luôn luôn thay đổi hình dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan raõ.

Có người sai lầm cho rằng: Đạo phật nói vô thường, phải chăng gieo vào lòng mọi người những quan niệm chán đời, thối chí? Vì vậy, sự vật đã vô thường thì không làm gì cả, có siêng năng hoạt động kinh doanh đến đâu sự nghiệp rồi cũng không đi đến đâu cả.

Vô thường của đạo phật là một phương pháp chỉ rõ mặt trái của đời, để bài trừ những sựmê lầm, ngăn chặn người chạy theo vật dục, nó chưa phải là thuyết tuyệt đối. Vô thöôønglà một định luật chi phối tất cả sự vật từ thân tâm cho đến hoàn cảnh. Hiểu lý vô thường, con người dễ giữ được bình tĩnh, thản nhiên trước cảnh đổi thay bất ngờ.

1.3- Duyên :Là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả. Phật giáo cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên. Trong đó duyên là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả. Kết quả ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà trở thành kết quả mới. Cứ như vậy mà tạo nên sự biến đổi không ngừng của các sự vật, tuân theo quy luật Nhân-Quả :

Nhân là cái mầm, quả là cái hạt, cái trái do mầm ấy phát sinh. Nhân và quả là hai trạng thái nối tiếp nhau, nương vào nhau mà có. Nếu không có nhân thì không thể có quả, nếu không có quả thì không thể có nhân. Nhân thế nào thì quả thế ấy, nếu ta muốn có quả cam thì ta phải ươm hạt giống cam, nếu ta muốn có quả xoài thì ta phải ươm hạt giống xoài. Không bao giờ ta trồng cam mà được xoài, hay trồng xoài mà được cam.Người học vẽ thì biết vẽ, bác sỹ thì chöõabệnh, thầy giáo thì dạy học. Nói cách khác nhân với quả bao giờ cũng đồng một loại với nhau, hễ nhân đổi thì quả đổi.

Một nhân không sinh ra quả, sự vật trong vũ trụ này đều là sự tổ hợp của nhiều nhân duyên.  Đây cũng chính là yếu tố duy vật biện chứng theo Chủ Nghĩa Mác – Lênin, vào thời điểm cách đây hơn 2600 năm, mà đạo Phật đã đưa ra quan điểm khoa học như vậy, tuyrằng nó chỉ là cái nôi sơ khai của duy vật biện chứng kết hợp với duy tâm khách quan nhưng nó cũng đã là một sự phát triển của tư duy logic rồi. Cho nên không có nhân nào tự tạo thành quả được nếu không có sự giúp đỡ của nhiều nhân khác. Nói rằng hạt đậu sinh ra cây đậu là một cách nói giản dị, dễ hiểu. Chứ thực ra hạt đậu không thể sinh ra gì được nếu để nó một mình giữa trống không, thiếu không khí, ánh sáng, đất, nước,.. .

Trong nhân có quả, trong quả có nhân, chính trong hiện tại đã hàm chứa cái quả vị lai,cũng chính trong cái quả hiện tại đã có hình bóng của nhân quá khứ. Một sự vật mà ta gọi là nhân, là khi nó chưa biến chuyển hình thành ra cái quả mà ta mong muốn chờ đợi.Một sự vật mà ta gọi là quả, là khi nó biến chuyển hình thành ra trạng thái mà ta mongđợi, ước muốn. Mỗi vật vì thế đếu có thể gọi là nhân hay là quả đều được cả. Đối với quá khứ thì nó là quả, đối với tương lai thì nó là nhân.

Sự biến chuyển từ nhân đến quả có khi nhanh khi chậm, chứ không phải bao giờ cũng diễntiến trong một thời gian đồng nhất. Vì lý do đó, chúng ta không nên nóng nảy, hấp tấp mà cho rằng cái luật nhân- quả không hoàn toàn đúng, khi thấy có những cái nhân chưa phát sinh ra quả ngay.

Tóm lại:Triết học Phật giáo bác bỏ quan niệm duy tâm chủ quan cho rằng thần thánh sángtạo ra con ngưòi và vũ trụ. Phật giáo thừa nhận con người và sự vật được cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần, các sự vật của thế giới trong sự biến đổi không ngừng. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về thế giới, mặc dù còn chất phác, mộc mạc nhưng rất đang trân trọng.

      2/ Tư tưởng Phật giáo về nhân sinh quan :

2.1- Quan điểm triết học Phật giáo về nghiệp :

Nghiệp theo sát văn từ có nghĩa là hành động hay việc làm. Tư tưởng, lời nói hay việc làm thường do ý muốn làm động cơ khởi xướng. Phật giáo gọi ý muốn hay ý chí ấy là tác ý.

Nghiệp báo là một định luật nhân quả trong lĩnh vực luân lý, hay như người phương Tây thường nói là “AÛnh hưởng của hành động”. Phật giáo không nhìn nhận có một linh hồn trường cửu được tạo nên một cách ngẫu nhiên và độc đoán. Phật giáo tin có định luật vàcông lý thiên nhiên, không phải do một đấng thöôïngđế toàn năng hay một Đức Phật đại từ đại bi tạo nên.

Có một vài người theo nhận thức riêng của mình, cho rằng thuyết nghiệp báo trong Phật giáo là một loại nha phiến xoa dịu và ru ngủ con người xấu số. Đức Phật không hề dạy như vậy, thuyết nghiệp báo trong Phật giáo cũng không bao giờ chấp nhận một cuộc sống phán xử sau kiếp sống.

Theo lý nghiệp báo, chúng ta không nhất định bị trói buộc trong một hoàn cảnh nào vì nghiệp báo không phải là số mạng cũng không phải là tiền định do một oai lực quyền bí nào đã định đoạt cho ta một cách bất khả kháng. Chúng ta có đủ năng lực để chuyển phầnnào cái nghiệp của ta theo ý muốn.

Nghiệp không nhất thiết phải là hành động trong quá khứ mà thôi. Nghiệp bao trùm quá khứ và hiện tại, là nơi trong quá khứ chúng ta hành động như thế nào, và trong tương lai chúng ta sẽ làm như thế nào cũng tùy nơi hành động chúng ta trong hiện tại. Hiểu một cách khác nữa, ta phải thêm rằng, trong hiện tại chúng ta như thế nào không hoàn toàn bởi vì trong quá khứ chúng ta đã như thế nào. Và trong tương lai chúng ta sẽ như thế nào cũng không tùy thuộc nơi chúng ta  như thế nào trong hiện tại. Hiện tại chắc chắn là con đẻ của quá khứ và là mẹ của tương lai. Nghiệp trong sự báo ứng vô cùng phức tạp, ta không thể nhìn hiện tại mà quả quyết quá khứ và tương lai.

Tóm lại, tất cả nghiệp lực đều tùy thuộc nơi sự biến đổi của tâm lực và luôn luôn sẵn sàng phát hiện trong muôn ngàn hiện tượng mỗi khi có cơ hội. Nghiệp là một năng lực cábiệt được chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Nghiệp thủ một vai trò quan trọng trong việc cấu tạo tâm tính con người. Nghiệp giải thích những hiện tượng mà ta gọi là vĩ nhân, thiên tài, thần đồng.

2.2- Quan điểm của Phật giáo về thuyết   “Tứ Diệu  Ñế” :

Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo đều thể hiện trong thuyết “Tứ Diệu Đế”, đượcPhật giáo coi là 4 chân lý vĩ đại. Thông điệp Tứ Diệu Ñế bao gồm cả hai mặt nhận thức và hành động. Do đó con đường tu tập tứ đế không thể xét qua goácđộ nhận thức mà vấn đề là mô thức biện chứng của nó.

Đức Phật trong suốt quá trình đi tìm con đường giải thoát, những kinh nghiệm khổ đau của bản thân đã trải qua là những kinh nghiệm sâu sắc. Do đó thuyết Tứ Diệu Đế được xem như là một quá trình biện chứng thực tại ngay trong đời sống của Người và cái đỉnhcao tận cuøngấy được Đức phật giảng giải qua dạng thức của tứ đế trên cơ sở tương quan

nhân quả sinh vật, và đây chính là baèngchứng thực tại mà Đức phật đã di qua. Vì thế nó không phải là mẫu thức lý tưởng, cũng không phải là bản sao chép từ những ý niệm.

Tứ Diệu Đế được Đức Phật giải minh thông qua 4 tiền đề triết học cơ bản :

+ Tri ân thực tại ( khổ thánh đế )

+ Sự chuyển hướng tư duy ( tập thánh đế )

+ Sự chuyển hướng hai chiều ( diệt thánh đế )

+ Giai trình tư duy ( đạo thánh đế )

a/ Khổ Đế :Là thực trạng đau khổ của con người, triết lý về cuộc đời mỗi người là một bể khổ, ràng buộc, hệ lụy, không có tự do. Có 8 cái khổ : sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly khổ, oaùn taêng hoäi khoå,  sở cầu bất đắc, thụ nguõuẩn. Khổ Đế là một chân lý, một sự thật về bản chất cái khổ, ta có thể chia làm ba phương diện :

* Phương diện sinh lý: Khổ là một cảm giác khó chịu, bức xúc, đau đớn. Con người sinh ra đã khốn khổ, lớn lên già yếu, bệnh tật lại càng thêm khổ, và cuối cuønglà cái chết,sự tan rã cuối cuøngcủa thể xác đem đến khổ thọ lớn lao.

* Phương diện tâm lý: Là sự đau khổ do không toại ý, không vừa lòng…, tạo nên đau khổ.Những mất mác thua thiệt trong cuộc đời làm mình khổ.

* Phương diện Phật học : Khổ là thuï nguõuẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức). Khi ta bám víu vào năm yếu tố trên, coi đó là ta, là của ta, là tự ngã của ta thì sự khổ đau có mặt. ý niệm về “thân thể tôi”, “tình cảm tôi”, “tư tưởng tôi”, “nhận thức của tôi”…hình thành một cái tôi ham muốn, vị kỷ, từ đó mọi đau khổ phát sinh đều gắn liền với ýniệm về cái tôi ấy.

Tóm lại, cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc của hoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý về bản chất. Về phương triết học, khổ đau là một thực tại như thực đối với con người. Khoåñế là một chân lý khách quan hiện thực, khổ hay hình thái bất an là kết quả hàng loạt nhân duyên được tạo tác từ tâm thức. Như vậy trinhân thực tại là một cách trực tiêp đi vào soi sáng mọi hình thái khổ đau của con người. Để thấu hiểu triệt để cái căn nguyên của khổ đau, con người không thể dừng lại ở sự thật của đau khổ, hay quay mặt chạy trốn, mà phải đi vào soi sáng cái bản chất nội tại của nó.

b/ Tập Đế :  hay còn gọi là Nhân Đế

Triết lý về nguyên nhân của sự khổ, có 12 nguyên nhân gây ra sự đau khổ

( thập nhị nhân duyên ) :

1.   Vô minh:Khoâng saùng suoát, khoâng nhaän thöùc ñöôïc chaân lyù.

2.   Duyên hành:là ý muốn thúc đẩy hành động. Nỗi khổ ý thức do hành động gây ra, các cấu trúc thuộc hoạt động tác tạo của tâm lý thông qua thân, miệng, ý.

3.   Duyên thức:Tri giác hiện hữu, tâm tư trong sáng trở nên u tối.

4.   Duyên danh sắc:Nổi khổ do sự hội tụ các yếu tố vật chất và tinh thần, danh thuộc về tâm lý, sắc thuộc về vật lý. Sự hội tụ các yếu tố vật chấ và tinh thần sinh ra các cơ quan cảm giác.

5.   Duyên lục nhập:Tiếp xúc thế giới xung quanh thông qua các cơ quan cảm giác và 6 trần cảnh ( hình thể, âm thanh, hương vị, mùi vị, xúc và pháp).

6.   Duyên xúc:Tieáp xúc thế giới xung quanh sinh ra các cơ quan cảm giác hay là sự giao thoa căn, trần và thức.

7.   Duyên thụ:Söï keát hôïp taát caû caùc yeáu toá taïo neân con ngöôøi.

8.   Duyên ái:Do yêu thích, luyến ái nảy sinh ham muốn, dục vọng.

9.   Duyên thủ:Do ham muốn rồi muốn chiếm thứ ấy của tâm, ý và thức.

10.  Duyên hữu:Nảy sinh hành động tạo nghiệp chiếm hữu hay tiến trình tương duyên để hình thành hiện hữu ( pháp ).

11.  Duyên sinh:Đã có tạo nghiệp, đã có nghiệp nhân ắt có nghiệp quả là sinh ra ta.

12.  Duyên lão tử:Lão vaøtử là kết quả cuối cùng của quá trình, đồng thời cũng là nguyên nhân của vòng luân hồi mới.

Như thế 12 nhân duyên là hiện hữu của con người, đồng thời cũng là tiến trình hiện hữucủa con người từ sinh thành đến hủy diệt.Thập nhị nhân duyên là triết lý về nguyên nhân của sự khổ, về nguồn gốc của sự khổ. Khi nhận thức được bản chaátcủa sự khổ một cách roõràng ta mới có thể đi vào con đường đoạn tận khổ đau. Nguyên nhân của khổ có nguồn gốc sâu xa trong tâm tưởng của con người. Phật giáo cũng nhìn thaáycác nguyên nhân đau khổ, có cái phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh xã hội, nhưng nguyên nhân chính vẫn là tâm thức. Nguyên nhân sâu hơn và căn bản hơn chính là vô minh, tức là si mê không thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều vô thường và chuyển biến, không có cái chủ thể, cái bền vững độc laäpở trong chúng. Dokhông thấy rõ nên sinh tâm ham muốn, ôm giữ lấy các đối tượng lạc thú. Do không thấy rõ mới lầm tưởng rằng “cái tôi” là quan trọng nhất, là cái có thật cần phải bám víu, củng cố và thỏa mãn nhu cầu của nó.

Tóm lại, chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là do lòng mình. Hay nói cách khác, tùy theo cách nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khổ hay không. Nếu không bị sự chấp ngã và dục vọng, vị kyû hay phiền não khuấy động, chi phối, ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy an lạc hạnh phúc.  

c/ Diệt Đế :Phật giáo cho rằng mỗi nỗi khổ có thể tiêu diệt được để đạt đến trạng tháiNiết bàn có nghiã là hạnh phúc, an lạc. Đạo Phật quan niệm rằng, nguyên nhân khổ là dosự vận hành của thập nhị nhân duyên, trong đó gốc rễ sâu xa là sự vô minh. Vậy muốn diệt khổ phải đi ngược lại sự vận động của 12 nhân duyên, bắt đầu từ diệt trừ vô minh.Vô minh bị diệt, trí tuệböøngsáng, hiểu rõ được bản chất tồn tại, thực tướng của vũ trụ và con người, không còn tham dục và kéo theo nhöõnghành động tạo nghiệp nữa, tức là thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Nói cách khác, diệt trừ được vô minh, tham dục thì hoạt động ngũ uẩn dừng lại, tu đến Niết bàn, tịch diệt, khi ấy mới hết luân hồi sinh tử.

Phật giáo cho rằng, một khi người ta đã làm lắng dịu lòng tham ái, chấp thủ, thì nhữngnỗi lo âu, sợ haõi, bất an giảm dần, thâm tâm của baïntrở nên thanh thản, đầu óc tĩnh táo hơn; lúc đó nhìn mọi vấn đề trở nên đơn giản hơn, rộng lượng hơn. Đó là một hình thức hạnh phúc, cũng nhờ vậy tâm trí không bị chi phối bởi những tư tưởng chấp thủ, nhờ không bị nao núng bởi các ngọn lửa phiền muộn, lo lắng sợ haõimà tâm lý của bạn trầm tĩnh và sáng suốt hơn, khả năng nhận thức sự vật hiện tượng sâu sắc hơn, chính xác hơn, thâm tâm được chuyển hóa, thái độ ứng xử của bạn với mọi người xung quanh rộng lượng và bao dung hơn. Trên cơ sở ấy bạn hưởng thụ đời sống có chất lượng hơn. Tùy vào khả năng giảm thiểu lòng tham, vô minh đến mức độ nào thì đời sống của bạn sẽ tăng phần hạnh phúc đến mức độ ấy.

d/ Đạo Đế :Là con ñöôøngphải theo để diệt trừ đau khổ.

Đạo Phật chủ trương vừa lấy trí tuệ diệt tröøvô minh, phá vòng luân hồi sinh tử, vừa thực hành tu tập, diệt trừ tham dục để chuyển nghiệp, đạt đến sự giải thoát. Đây là con đường nhằm để hoàn thiện đạo đức cá nhân, con đường này là một bằng chứng về kiểu suy luận hợp lý và trí tuệ thực tiễn thông qua con đường Bát Chính Đạo:

* Chính kiến:hiểu biết đúng đắn về Tứ Diệu Đế. Hãy rũ bỏ mọi điều mê tín, tư tưởng vạnvật hữu linh, các nghi thức cổ xưa. Hãy từ bỏ niềm tin vào các tục lệ gây nên sự khôngbình đẳng giữa người với người, từ bỏ niềm tin vào sự hiện hữu của một đấng tối cao. Hãy dựa vào khả năng suy luận thuần túy của mình. Đây là bước giúp cho con người có một căn bản lý trí. Nếu không có Chính kiến thì mọi quyết định dễ maécsai lầm.

* Chính tư duy:Hãy suy nghĩ chính chắn, suy nghĩ đúng là nền tảng để đạt đến những thành tựu to lớn, miễn là döïatrên chính kiến.

* Chính ngữ:Giữ lời nói chân chính, trung thực, trong sáng, không nói lời nóng nảy, thô tục, chửi bới, vu khống, phỉ bán.

* Chính nghiệp:Hành động chân chính, không làm những việc tàn bạo, giả dối, không sát sinh, trộm cắp, rượu chè nghiện ngập.

* Chính meänh:Sống chân chính, không tham lam, vụ lợi xa rời nhân nghĩa.

* Chính tinh tiến:Rèn luyện, tu taäpkhông mệt mỏi là sự nỗ lưc cam go để nâng cao trí tuệ và đạo đức của mình. Con người phải cố gắng nổ lực từ bỏ các thói hư tật xấu, học tập các đức tính tốt, không để mình bị lôi kéo vào các đức tính xấu xa, hãy nâng cao phẩm chất tốt mà mình có được.

* Chính niệm:Là sự chú ý đến các hoạt động, cùng những chỗ yếu kém của thân và ý mình,là suy niệm chân chính.

* Chính định:Sự tập trung tâm trí vào con đường chân chính, không để bất cứ điều gì lay chuyển, làm thoái chí, phân tâm.

Trong Bát chính đạo thì chính kiến, chính tư duy thuộc về trí tuệ; chính ngữ, chính nghiệp,chính mệnh thuộc về giới luật; chính tinh tiến, chính niệm, chính định thuộc vềđịnh.

Thế giới hiện nay đang töøngbước phát triển, đi vaøođa phương hóa toàn diện. Nhiều họcthuyết, lý thuyết triết học, đạo học đang được tái thẩm định để tìm ra nhöõnggiá trị ứng dụng cho nền văn minh hiện đại. Nếu phải tìm ra những phạm trù đạo đức chung để xây dựng và góp phần ổn định mọi rối loạn trong cuộc sông nhân sinh thì Bát chính đạo là định höôùngcho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Chöøngnào con người còn đau khổ thì Bát chính đạo vẫn còn là kim chỉ nam hướng dẫn mọi hành vi, lời nói và tư tưởng. Chừng nào mọi Quốc gia trên thế giới còn mong muốn đem lại an lạc cho nhân loạichừng đó Bát chính đạo vẫn là đóng góp của Phật giáo vào tiếng nói chung của nhân loạitrên tiến trình hòa bình thế giới. Có thể khẳng định giá trị của Bát chính đạo như mộtbản đồ tu tập cho mọi người ở mọi thời đại.

2.3- Quan điểm của triết học Phật giáo về ngũ giới :

Phật giáo còn đưa ra năm điều răn để mọi người chủ động thực hiện nhằm đem lại lợi íchcho mình và cho mọi người, gọi là ngũ giới. Ngũ giới là năm điều cấm mà Đức phật đưa ra nhằm để ngăn cản những tưởng niệm ác, nói năng chẳng lành, hành động bất chính. Nămđiều răn ấy là: không sát sinh, không troämcướp, không được tà dâm, không được nói dối, không được uống rượu.

Năm điều răn này y như cứ dựa trên tâm từ bi, bát ái, bình đẳng trên phương diện dứt trừ tội lỗi cá nhân và đem lại trật tự, an vui cho xã hội mà thành lập. Đức Phật không

bắt buộc chúng tam phải triệt để tuân theo, và cũng không hăm dọa nếu không tuân theo thì phải bị trừng phạt, sự giữ ngũ giới hay không là hoàn toàn do chúng ta tự liệu lấy.

a/ Nhứt bất sát sanh: Điều thứ nhứt là cấm giết hại sanh linh

Đây là điều răn thứ nhất mà Đức Phật khuyên chúng ta không được giết hại sinh mạng từ loài người cho đến loài vật. Sinh mạng có một giá trị quý báu, nhất là sinh mạng người, giết hại sinh mạng kia để tô điểm cho sinh mạng này là một điều ác, không hợp đạo lý. Quan điểm từ bi của đạo Phật là một trong những quan điểm  triết lý nhân sinh hàng đầu mà mỗi tín đồ đều phải giữ dạ nằm lòng, ngày đêm trện tụng và đã nâng nó lên thành giới cấm thứ nhất. Tinh thần bình đẳng, từ bi của đạo Phật không những được dùngđể chỉ sự bình đẳng của con người với con người mà còn được áp dụng với các mối quan hệ giữa con người với vạn vật mà ta hay gọi là chúng sanh. đức Thích Ca đã từng nói rằng: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” để giương cao ngọn cờ bình đẳng… Về quan điểm này, xét trên một phương diện nào đó, nó hàm chứa yếu tố thái quá khi đã đánh đồng con người - một dạng sinh vật bậc cao - với những sinh vật trong thế giới tự nhiên, và có một phần nào đó phản biện lại khoa học biện chứng, nhưng “Không một tôn giáo nào cao hơn chơn lý”, mà theo như nhà khoa học Anh-xtanh với thuyết tươngđối thì chưa chắc gì chơn lý đã là hoàn toàn đúng. Cho nên, quan điểm này, khi đặt vàothời gian lịch sử nhất định, cách đây hơn 2600 năm, cũng có thể chấp nhận được. Hơn thế nữa, chúng sanh ở đây, nếu hiểu theo nghĩa là bá tính, hay trăm họ thì nó được xemlà một từ ngữ không chính thức để chỉ con người, và như vầy, đây là quan điểm hoàn toàn có thể chấp nhận được.

b/ Nhị bất tà dâm: Điều thứ hai, không được tà dâm:

Nếu giữ giới không tà dâm thì gia đình được hòa thuận, an vui, hạnh phúc, mọi người nểtrọng kính mến.

c/ Tam bất vọng ngữ: Điều thứ ba, không được nói dối.

Nếu giữ giới không nói dối sẽ được mọi người kính trọng, quý mến, tin cậy, dễ được gầnguõi, việc làm thuận lợi, uy tín được nâng cao .

d/ Tứ bất ẩm tửu: Điều thứ tư, không được uống rượu

Nếu giữ được giới không uống rượu thì sẽ bảo toàn hạt giống trí tuệ, ngăn ngừa những nguyên nhân phát sinh tội ác trong xã hội.

e/ Ngũ bất đạo du:  Điều thứ năm, không được trộm cướp

Nếu giữ được giới không trộm cướp là góp phần đưa xã hội về bình đẳng, văn minh.

Có năm việc mà trong hiện tại mọi người không thể làm cho của cải vật chất và sinh mạng được tăng trưởng. Năm điều ấy là: Sát sinh, trộm cướp, tà dâm, ưa nói vọng và uống rượu. Trong năm giới trên có bốn điều thuộc về vô tính giới, một điều uống rượu thuộc về tưởng giới. Nói tính giới là vì những giới này có liên quan đến tâm tính của con người trong xã hội. Cho nên về giới tính dù con người có thọ giới hay không, nếu phạm giới thì đều bị sa đọa. Còn tưởng giới là giới thuộc về hình thức để ngăn ngừa sựphạm lỗi. Nếu có thọ mà phạm giới thì đắc tội, không thọ thì không đắc tội.

Ngũ giới là hạ phẩm giới, là nền tảng của các giới. Chúng ta thấy công cụ thiết thực và lợi ích của năm giới đối với cá nhân và đoàn thể. Nhưng năm giới nói trên không có gì là cao siêu, huyền bí. Đó là một bài học công dân thông thường mà bất cứ Quốc gia nào, xã hội nào muốn phồn vinh, hưng thịnh cũng không thể bỏ sót được. Một xã hội mà

mọi phần tử đều thực hiện được năm giới ấy thì đó là một xã hội gương mẫu và văn minh nhất thế giới.

Cho nên năm điều luật ấy không phải chỉ để áp dụng riêng cho giới Phật tử, mà còn dùngchung cho tất cả những ai muốn sống một cuộc sống lành mạnh, an vui, có lễ nghĩa, tiếnbộ.       

Quan ni ệm Nhân - Quả trong tr ết lý Phật giáo.  

           

B ánh xe luân hồi trong tr ết lý Phật giáo

     Chương II :

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI MỘT BỘ PHẬN

           DÂN CƯ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CÖÛULONG.

I-                  V ÀI NÉT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:

Đồng bằng sông Cửu Long là một đồng bằng rộng lớn nhất Việt Nam, là một vùng “trời caolồng lộng, đất trãi ngút ngàn”, cũng là một trong số các đồng bằng lớn thế giới với

diện tích 39.747 km2 bao gồm 13 tỉnh, thành là: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng vàHậu Giang. Nơi đây địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, không có tình trạng “nắng cháyda, mưa thối đất” như ở miền Trung, miền Bắc. Vì thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nên thời tiết thiên nhiên thích hợp cho sự phát triển nông lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số vùng thường bị lũ lụt, nhưng sau khi nước rút thủy triều đã để lại một lượngphù sa vô cùng màu mỡ, đóng góp đáng kể trong việc sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có một số vùng bị nhiễm mặn, nhiễm phèn hoặc gò, trũng …

 Đối với lịch sử lâu đời của đất nước Việt Nam thì Đồng bằng sông Cửu Long là một vùngđất mới, đó là một vùng đất hoang vu nhiều thú dữ, lắm thiên tai, với nhiều hệ thống sông rạch, nhiều cá sấu, răn rít, muỗi đỉa …, bên cạnh những khắc nghiệt của thiên nhiên, Nam bộ còn là một vùng đất phì nhiêu màu mỡ, cảnh vật lại nên thơ, tạo vẻ đẹp huyền bí và hấp dẫn, là nơi lý tưởng để con người đến tìm tòi và khai phá. Vì vậy, từ lâu nơi đây là địa bàn sinh tụ và cư trú của nhiều dân tộc khác nhau.

Theo sử liệu, các nhà khảo cổ học đã tìm ra được vết tích của vùng này thông qua nhữngtấm bia và các hình điêu khắc thân Vichnou, số tượng Phật đào được ở Đồng Tháp Mười, Óc Eo, phía nam Phnông Pênh, Vỏ Cạnh và Đức Hòa. Theo các vết tích này cho thấy từ thếkỷ thứ VI trở về trước vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang dấu hiệu của vương quốc Phù Nam với vùng biên giới từ phía Nam Trung Bộ Việt Nam, trung lưu sông Cửu Long và một phần lớn châu thổ sông Mê Kông ở bán đão Mã Lai. Người Phù Nam thuộc chủng loại Indonésien, nói tiếng tiểu Khmer và cổ Khmer, dùng mẫu tự Sansrit (tiếng Phạn).

Từ thế kỷ XVII đến XX, vùng đất Nam bộ đã tiếp nhận nhiều thành phần, nhiềâu dân tộc, đặc biệt là người Việt, người Hoa, người Khmer, người Chăm. Họ đến đây sinh sống với nhiều thời gian khác nhau, và khi đến họ mang theo nhiều Tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó Phật giáo lại ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với các tín ngưỡng cũng như các giáo phái bản địa của cư dân vùng lúa nước này, do đó cộng đồng dân tộc chủ thể ở Đồng bằng sôngCửu Long đã tồn tại nhiều hình thức thờ cúng rất phong phú và đa dạng.

Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long

II-              SINH HOẠT PHẬT GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

Từ buổi đầu đến định cư, lập chùa, lập đình hầu hết các chùa ở Đồng Nai, Gia Định, TieànGiang là những am làm baèng cỏ tranh, lá lau…, ngày ngày các tu sĩ vào röøngchặt cây, bện lá tự dựng nhà, đóng bàn ghế sử dụng và thờ tự. Điều này cho thấy trong hoàn cảnh khó khăn buổi ban đầu thiếu thốn về vật chất và tinh thần, nhưng sinh hoạt Phật giáo đã thực sự trở thành một nhu cầu của người dân lúc bấy giờ. Theo tâm traïngcủa họlúc xa quê cách tổ, được ngày ngày rãnh rang nằm để suy nghĩ, ai ai cũng hồi tưởng đếnquê nhà, nhớ về mồ mả cha ông, nhớ bạn bè, làng xóm. Vì Vậy họ thường đến chùa để nghesư tổ giảng kinh, nói pháp hầu vơi đi nỗi buồn xa quê và tìm söïthanh thản ở tâm hồn.

Vào thời kỳ Nhà Nguyễn, sinh hoạt Phật giáo đã trở nên khởi sắc, một số chùa được tiếptục xây dựng và trùng tu. Người dân đến với đạo Phật vì đạo Phật cứu khổ, cứu nạn, giúp họ an tâm sản xuất, khai phá vùng đất mới, khuyên họ làm điều lành, điều thiện, tránh xa điều ác, cái dữ.

Có thể nói, ứng phú là hình thức sinh hoạt Phật giáo chủ yếu của người dân Nam Bộ. Ứngphú là môn kinh hành sự trong chùa, là môn âm nhạc riêng khi hành lễ, chư tăng tụng kinh, tán xướng. Ứng phú thường sử dụng “tán” , với mục đích khen ngợi, với giọng đọc kéo dài, thang âm cẩn thận, nhịp rất phức tạp.

Nhìn chung lối ứng phú này rất gần guõivới âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Mặc dù ở nhöõnggiai đoạn tiếp theo sau, do điều kiện xã hội và môi trường sống có thay đổi. Khoa “ứng phú đạo tràng” không còn chiếm vị trí chủ đạo, nhưng nó đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian trong Phật giáo ở Nam Bộ. Ứng phú tồn tại và pháttriển được, một phần chính là nhờ từ trong âm hưởng của tiếng tụng kinh, khi trầm, khi

bổng, khi âm u, khi trầm lặng, gợi nhớ gợi thương như thiết tha cầu nguyện… Điều đó đãgiải tỏa được phần lớn nhưng nỗi niềm thương nhớ quê cha, đất tổ của lưu dân. Và một phần lớn hơn ứng phú đã đi vào âm điệu của tình tự dân tộc. Cho nên, có thể nói ứng phú đã góp phần thể hiện đặc trưng của người Việt có tín ngưỡng trên vùng đất mới, vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long còn có hát bộ. Sau buổi lễ cúng các thầy cúng thường xuống giàn hát bộ. Những buổi kinh đàn và hát bộ này đã góp phần tạo điều kiện cho sự truyềnbá Phật giáo rộng rãi ở Nam Bộ nói chung và ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Một trong những hình thức sinh hoạt Phật giáo trong thời kỳ này là các lễ Tröôønghươngvà Trường kỳ. Trường hương hay còn gọi là An cư kiết hạ hay Trường hạ được mở nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều người tham dự. Nói đến Trường hương ở Đồng bằng sông Cửu Long là nói đến sự quy mô to lớn của lễ An cư, tinh thần lạc hòa. Đó là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc truyền bá kiến thức, duy trì và phát triển tinh thần Phật giáo tại vùng đất mới.

Song song với việc sinh hoạt Phật giáo, hoạt động kháng Pháp, chống Mỹ tại các chùa trong giai đoạn này có nhiều mặt hạn chế do tình hình xã hội có nhiều biến động, sinh hoạt giáo lý không được nâng cao.

Sinh hoạt Phật giáo trước ngày thống nhất đất nước cũng có sự biến đổi. Đặc biệt là haàuhết các tín ngưỡng dân gian và các dạng mê tín dị đoan đã tồn tại và phát triển qua các giai đoạn lịch sử phát triển của Phật giáo thì ngày nay càng được ñaåymạnh hơndưới chiêu bài “Bảo tồn truyeànthống văn hóa” và được giai cấp thống trị lợi dụng triệt để. Tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan cũng đã hội nhập vào Phật giáo. Khi nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc dân gian ở Việt Nam trên các lĩnh vực như kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học, nghệ thuật sân khấu, nhiều người thừa nhận rằng có dấu ấn của Phật giáo. Phật giáo được xem như một yếu tố quan trọng, bao trùm, đã góp phần làm cho văn hóa dân gian Việt Nam mang những đặc điểm dân tộc và tính địa phương sâu sắc.

1/ Đặc trưng Phật giáo ở Việt Nam và Phật giáo ở Đồng bằng sông Cửu Long :

Văn hoá Việt Nam mang đậm dấu ấn của nền văn hoá gốc nông nghiệp với nhiều yếu tố như:

1.1/ Tính tổng hợp

Tính tổng hợp là một trong những đặc trưng cơ bản của  lối tư duy gốc nông nghiệp, chính vì thế mà tổng hợp là yếu tố nổi bật nhất của đạo Phật ở Việt Nam, và… Vì nhân dân Miền Tây Nam Bộ là dân tứ xứ qui tụ về đây, bản thân lối tư duy của họ lại càng tổng hợp hơn nữa để không làm phật lòng những người bạn mới quen, là những người cùng chung chí hướng đi tìm khung trời mới cho mình và sinh cơ lập nghiệp. Cho nên, họ đã tích hợp tất cả những yếu tố tâm linh của tín ngưỡng dân gian kết hợp với Đạo Phật, vàhọ đã mạnh dạn kết hợp việc thờ phượng giữa các tông phái Phật giáo với nhau trên cùngmột bệ thờ mà bỏ qua cả những thành kiến của các tông phái Phật giáo trước đây:

Trên lĩnh vực thờ cúng, sự hòa nhập của tín ngưỡng vào các chùa Phật giáo nhiều đến mức có ý kiến cho rằng: “Văn hóa dân gian Việt Nam đã bị Phật hóa” . Chẳng hạn như chùa Thiên Phước, chùa Cửu Long, chùa Bửu Lâm (Tiền Giang) thờ bà Cửu Thiên Huyền Nữ, thờ Thần Nông, Phục Hy . . . bên cạnh việc thờ Phật. Thậm chí  các vị thần thánh trên,thường được thờ cúng trong các đình, miếu cũng đã được thỉnh vô chùa và cho ngồi chungvới chư Phật, chư Bồ Tát và Chư vị La Hán. Hay đơn giản hơn là hình thức “Tiền phật, hậu thần” hoặc “Tiền thần, hậu phật” và “Tiền thần, hậu mẫu”, “tiền Mẫu, hậu thần” hay“tiền Phật, hậu Mẫu”

 Trong khi thế giới quan và nhân sinh quan của đạo Phật luôn đặt đức Phật lên đầu tiêntrong bản đồ Mười Pháp Giới, và chỉ đặt Chư Thiên xuống thấp hơn cả Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, là các phẩm hạnh dưới hàng chư Phật, nhưng nhiều chùa ở Miền Tây Nam Bộ,như Chùa Vĩnh Tràng (ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) lại đặtchung chư Thiên Thần vào chung một ngôi nhà để thờ và theo lối “tiền Phật, hậu Thần” như vậy đã thể hiện được yêu tố tổng hợp của Phật giáo với tín ngưỡng dân gian đã vô cùng sâu sắc. Điều đáng nói ở đây là nhân dân ta đã “Phật hoá” tất cả chư thần thánh và tự đặt cho họ là những người đi tu Phật, và sau đó là sử dụng kinh Phật để tụng niệm hàng ngày: tại chùa Bửu Lâm (phường 3, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang), bà Cửu Thiên Huyền Nữ (Cửu Hoá Nương Nương) và Bà Ngũ Hành cũng như Thiên Hậu, những nhân vậttrong truyền thống của tín ngưỡng người Hoa tại Định Tường - Mỹ Tho (cũ) đều được trang trí và mặc đồ như các vị Quan Âm. Hơn thế nữa, nếu như người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh xưng tụng công đức của các bà bằng bộ Kinh Hoàng Mẫu - một bộ kinh được chấp cơ, cầu bút tại tỉnh Thiểm Tây – Trung Quốc- thì ở Đồng bằng sông Cửu Long này, việc xưng tụng công đức của các bà đã được thay thế bằng kinh Quan Âm và các loại kinh kệ của Phật giáo, đơn giản một điều là: “các vị ấy đã đi tu theo đạo Phật mất tiêu rồi” (6).(?!)

 Tính khoan dung của người Việt Nam cũng như tính “Khế lý, Khế cơ” trong bản thân Phậtgiáo đã thể hiện sự thích ứng, mềm dẻo qua vieäclưu giữ, đặt để các gian thờ thần linhthuộc tín ngưỡng bản địa, để “chung sống” với các vị Phật và Bồ Tát.

Phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian xâm nhập vào các chùa Phật giáo. Ở Đồng bằng sông Cửu Long còn được thể hiện qua việc cúng cô hồn, cúng sao hạn, cúng tam tai . . .Trên phương diện thờ cúng, Phật giáo cũng gây ra mê tín dị đoan vào tín ngưỡng dân gian bản địa.

Những biểu hiện và nguyên nhân của sự xâm nhập trên phải được xét đến ở nhiều khía cạnh. Song hai trong số những điều kiện quan trọng là bản thân nền Phật giáo khi theo chân những người di dân vào vùng đất mới và những điều kiện về kinh tế-xã hội, nói chung là bối cảnh xã hội của vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long. Xét từ yếu tố nội sinh,Phật giáo ngay từ Ấn Độ đã mang tính chất “Khế lý, Khế cơ”. Khi truyền vào một địa phương nào đó, một đất nước nào đó, cũng bắt buột phải thích ứng với phong tục, tập quán bản địa của địa phương ấy, đất nước ấy, kể cả những tín ngưỡng bản địa.

Ngoài việc kết hợp giữa tín ngưỡng dân gian với Phật giáo thì việc kết hộp các tông phái Phật giáo với nhau trong cùng một ngồi chùa đã là điều minh chứng hùng hồn cho tính tổng hợp cao độ của Phật giáo ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tiêu biểu lại là tại Chùa Vĩnh Tràng:

vXét về kiến trúc, Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa đầu tiên xây theo kiểu kiếntrúc Đông – Tây kết hợp, và là ngôi chùa đầu tiên được sách kỉ lục Việt Namghi danh vì kiểu kiền trúc này. Thoáng nhìn, chùa có nét gì đó rất riêng, phảng phất hình bóng của Ăngkor Wat, đâu đó còn phản phất cả kiểu kiến trúcPhục Hưng của Châu Âu với các mái trần hành lang hình vòm theo kiểu Gô-tếch. Suy kĩ hơn, ta nhìn thấy được cả yêu tố Chăm-pa và Khmer trong kiến trúc của chùa Vĩnh Tràng, điều ấy nói lên tính tổng hợp về kiến trúc độc đáo của ngôi chùa này.

vXét về giáo lý thì Chùa Vĩnh Tràng thuộc Tông phái Bắc Truyền (Bắc Tông), dòng Lâm Tế kế thừa tổ truyền của chùa Bửu Lâm,  mà trong giáo lý Bắc Truyền thì chỉ tôn thờ Phật và Bồ Tát, không xem trọng phẩm hạnh La Hán, nhưng tại Chùa Vình Tràng này, dọc theo hai bên của Đại Hùng Bửu Điện – Chánh điện của chùa – có nguyên một bộ tượng gồm 18 vị la hán và dân gian hay gọi là “Thập Bát La Hán thượng kỳ thú” vô cùng độc đáo và có lẽ độc

nhất vô nhị trên đất nước ta. Các vị La Hán ở đây không còn mang đậm nét khổ đau quằn quại như các vị La Hán chùa Tây Phương, và cũng chẳng cưỡi những linh vật cao sang như La Hán tại Tây Trúc mà các vị La Hán ở đây đã cưỡi trên mình những con vật kì lạ mà chưa bao giờ thấy có trong kinh điển Phật giáo, cũng có vị La Hán cưỡi những con vật vô cùng thân quen với ngườinông dân Việt Nam như tượng La Hán cưỡi voi, hổ, hà mã, ngựa và cả dê cũng được các vị La Hán cưỡi một cách đầy thân quen và mang dáng dấp hiền hoà, hi vọng... Bộ tượng “Thập bát La Hán thượng kì thú” là nét sáng tạo đầy hàohoa của những người nghệ nhân nông dân Nam Bô, trí tưởng tượng của họ thoáng hơn, ít chịu sự chi phối của hệ thống kinh điển khắc khe, khuôn mẫu của Đạo Phật, chính vì lẽ đó mà 18 vị La Hán này đã độc đáo đến lạ kì, và các tăng ni, Phật tử tại chùa này luôn giữu gìn và phát huy tính tổng hợp ấy.

Chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang

1.2/ Tính linh hoạt:

Tính chất quan trọng thứ hai của Phật giáo Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long đó là tính linh hoạt.

Nếu so sánh theo Văn hoá học thì Việt Nam có nhiều tiểu vùng văn hoá khác nhau, và khiso sánh các tiểu vùng văn hoá Nam Bộ với các tiểu vùng văn hoá thuộc khu vực Bắc Bộ thì tính cách của người dân Nam Bộ có tính thoáng hơn. Tính phóng khoáng này được hìnhthành ngay từ những ngày đầu “mang gươm đi mở cõi”. Chỉ có những người dám nghĩ, dám làm, dám can đảm rời bỏ nơi chôn  nhau cắt rốn của mình để đi tìm những miền đất hứa mới có được những vùng đất Phương Nam ngày hôm nay, và kết hợp với khí hậu nơi đây đã ưu đãi cho người dân nơi đây được sống dư đủ với thiên nhiên nên tính cách của người dân Nam Bộ vô cùng hiếu khách, vô cùng thông thoáng và sáng tạo.

Nếu như ở khu vực Miền Bắc, Phật giáo chủ yếu là Phật giáo Bắc Truyền thì tại Miền Namnày, Phật Giao Nam Truyền chiếm đa phần tín đồ Phật giáo, đặc biệt tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang…

Xét về phương diện giáo luật, Phật giáo Nam Truyền đơn giản hơn rất nhiều so với dòng Phật giáo Bắc Truyền, nhà sư có thể ăn thịt và  khi các tín đồ cúng Phật những thứ đồ mặn thì nhà sư vẫn thọ trai được, yếu tố này rất phù hợp với tính cách của người dân nơi đây, nên Phật giáo Nam Truyền đã ăn sâu, bám rể tại nơi này cùng chan hoà với Phậtgiáo Bắc Truyền đang Nam tiến và cùng chung hoà với Phật giáo của Campuchia. Tinh thầnlinh hoạt ấy được thể hiện trong câu nói “tuỳ duyên bất biến, bất biến mà vẫn thường

tuỳ duyên” hoặc ‘dĩ bất biến ứng vạn biến, dĩ vạn biến ứng bất biến” nghĩa là tuỳ vào các tình hướng cụ thể mà người ta có thể tu tập, giữ gìn giáo luật của Phật dạy khác nhau miễn sao không xa rời với giáo lý, tinh thần chung của Đức Phật là được.

Hai yếu tố trên đay là một trong hai yếu tố cơ bản và điển hình nhất của đạo Phật tại Đồng bằng sông Cửu Long, nó vẫn là đặc trưng của Phật giáo Việt Nam nhưng tính phóng khoáng của Đạo Phật ở Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ hơn và linh hoạt hơn trong văn hoá ứng xử với tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo khác.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT TRONG QUAÀNCHÚNG NHÂN DÂN Ở ÑOÀNGBẰNG SÔNG CỬU LONG :

      1/ Ảnh hưởng của Phật giáo về mặt tư tưởng và đạo lý :

1.1- Một vài số liệu về tình hình Phật giáo tại Đồng bằng sông Cửu Long:

Theo số liệu thống kê của Ban Tôn Giáo Chính Phủ Nuớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, niên giám thống kê năm 2004, thì:

Đồng bằng sông Cửu Long có 9.415 vị chức sắc Phật giáo Nam Truyền, Nhà nước đang kết hợp với Giáo Hội Phật giáo tổ chức đào tạo tăng sinh Phật học, tính đến năm 2004, đã đào tạo được 2500 tăng sinh có trình độ cử nhân Phật học và đang xúc tiến tu dưỡng kiến trình độ giáo lý cho các lớp Thạc sĩ Phật học.

Hiện, đã thành lập Học Viện Phật giáo Nam Tông tại thành phố Cần Thơ.

Sau đây là một vài số liệu về Phật giáo Việt Nam và Phật giáo ở Đồng bằng sông Cửu Long:

vCả nước:

+ Dân số: 84, 000,000 người.

+ Tổng số tín đồ Phật giáo: 9,838,064 người

 (theo niên giám thống kê năm 2004, Ban Tôn giáo Chính Phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghãi Việt Nam). (Số liệu trên đây là tính những người có thẻ qui y, có tên trong đạo tịch tại cơ sở thờ tự), còn số lượng tín đồ bao gồm những người đi chùa thường xuyên và chịu ảnh hưởng của Giáo lý nhà Phật, do Giáo Hội Phật giáo Việt Nam công bố năm 2004 là 45 triệu người (!???)

+ Tổng số lượng tăng ni là 44,998 vị.

+ Tổng số lượng tăng chúng Phật giáo Nam Tông: 11,219 vị, chiếm 24.93 % số lượng tăng ni cả nước.

+ Tổng số chùa chiền là: 15,244 cái.

+ Tổng số chùa Nam Tông là  1899 cái. Chiếm  gần 12.46 % chùa chiền cả nước.

=> 44,998 tăng ni: 15,244 chùa = 2.95 tăng, ni trong một chùa.

Có 9,838,064 tín đồ : 15,244 chùa = 646,2 người Phật tử.

Dân số Việt Nam năm 2004 xấp sĩ 84 triệu người, suy ra:

=> 9,834,064 Phật tử : 84,000,000 dân x 100(%) = 11,70 % dân số cả nước theo Phật giáo.

+ Nếu dựa vào số liệu của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thì có gần 53.6 % dân số chịu ảnh hưởng của Phật giáo.

vĐồng bằng sông Cửu Long:

+Dân số: 17,076,000 người.

+ Tổng số tín đồ:  3,095, 200 người, chiếm gần 18.13 % dân số của vùng, (cao hơn tỉ lệ người dân theo Phật giáo trên cả nước là 6.43 %).

=> Số lượng tín đồ trong một chùa ở Đồng bằng sông Cửu Long là: 983.9 người  trên một chùa.

+Số chùa chiền:  3,146 ngôi .

+Tổng số chùa Nam Tông là 1612 ngôi.

+Tống số tăng ni: 15,251 vị.

+Tổng số tăng chúng Nam Tông: 9,415 vị

+ Riêng tại tỉnh Trà Vinh:

Dân số là 1,030,000 người, có 364.000 tín đồ Phật giáo, chiếm gần 35.34 % dân số.

Có 230 cơ sở thờ tự Phật giáo và có 5,819 vị chức sắc tính từ phẩm Hoà Thượng đến phẩm Sa di, thì Phật giáo Nam Tông chiếm 141 cơ sở thờ từ và 3567 vị chức sắc (cũng tính từ phẩm Hoà Thượng xuống đến phẩm Sa di).

Như vậy, Phật giáo Nam Tông cũng đã chiếm tỷ lệ gần 61.30 % tổng số chức sắc và cơ sở thờ tự của đạo Phật tại tỉnh này.

Thông qua những số liệu trên, ta có bảng thống kê sau đây:

                                                                         (Đơn vị: %)

(Lưu ý: Bảng bày lấy tỷ lệ %của Phật giáo  Nam Tông để so sánh với Đạo Phật nói chung - theo hàng ngang)

vQua những số liệu trên, ta có suy luận

rằng:

Phật giáo ở Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của nhândân nơi đây, và trên số liệu chứng minh thì tỉ lệ ngươì dân theo Phật giáo cao hơn so với tỉ lệ trung bình của cả nước.

Tỉ lệ chùa chiền trên mật độ dân số thấp hơn so với cả nước nhưng mật độ tín đồ trên một chùa thì đông hơn.

Điều đáng nói là, Phật giáo ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là Phật giáo Nam Tông vànó có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân, cho nên số lượng người hoạt động tâm linh tại chùa Phật Nam Tông đông đảo hơn so với chùa Bắc Tông. Và điều quan trọng hơn nữa đó là đa phần, dường như là tuyệt đại đa số người dân Khmer theo Phật giáo Nam Tông

Tín đồTín đồNamTông

Cơ sở thờ tự

cơ sở thờ tự Nam Tông

C ả  n ư ớc 100 24.93 100 12.24Đồng bằng sôngC ửu Long

100 61.17 100 51.24

Tỉnh Trà Vinh 100 61.30 100 61.30

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi hội tụ của cả hai dòng Phật giáo, cả hai đều cùng phục vụ cho lợi ích cao cả theo tình thần và giáo lý nhà Phật, chính vì lẽ ấy mà cả  hai dòng Phật giáo đã cùng nhau sống chan hoà và cũng gây ra hiệu ứng cộng gộp để góp phầnlàm đa dạng hơn nền văn hoá phương Nam này. Phật giáo ở Đồng bằng sông Cửu Long đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của một bộ phận cư dân nơi đây, và những ảnh hưởng ấy đã và đang được thể hiện ở những đặc điểm sau đây:

1.2- Ảnh hưởng của Phật giáo về tư tưởng:

 Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng cho tất cả các tông phái Phật giáo  và đã ăn sâu vào lòng của người dân Việt. Về giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Đạo Phật đã được truyền vào nước ta rất sớm. Giáo lý này đương nhiên đã trở thành nếp sốngtín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm củalý nghiệp báo, nó chẳng những thích hợp với giới bình dân mà còn ảnh huởng đến giới trí thức. Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý này. Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn chương bình dân, trong văn họcchữ Nôm, chữ Hán, từ xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào lý nhân quả nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui cho con người. Mỗi người dân Nam Bộ đều tự nhiên biết câu "ác giả ác báo". Họ phát biểu câu rất đúng hoàn cảnh sự việc xảy ra cho đối phương, hay "chạy trời không khỏi nắng" hay “Lưới Trời lộng lồng, tuy thưa mà khó lọt”. Mặt khác họ hiểu rằng nghiệp nhân không phải là định nghiệp mà có thể làm thay đổi, do đó họ tự biết sửa chữa, tu tập cải ác tùng thiện. Ta không nên ngồi một chỗ tưởng tượng đến những kết quả tốt đẹp sẽ đến với mình. Từ những hành nghiệp thiện, giảm bớt điều ác, dần dần ta sẽ chuyển hóa và tạo cho ta có một cuộc sống yên vui cho hiện tại và mai sau.

1.3- Ảnh hưởng của Phật giáo về đạo lý :

Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của Phật giáo đãảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt ở Nam Bộ. Tinh thần thương người như thể thương thân này đã biến thành ca dao tục ngữ rất phổ biến trong quần chúng Việt Nam như "lá lành đùm lá rách", hay

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đó là những câu ca dao, tục ngữ mà bất cứ người Việt Nam nào cũng điều thấm nhuần và thuộc nằm lòng, nói lên lòng nhân ái vị tha của dân tộc Việt Nam.

Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác của đạo phậtlà đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sanh. Đạo lý nàyđược xây dựng theo một trình tự phù hợp với bước phát triển của tâm lý về tình cảm củadân tộc Việt. Tình thương ở mọi người bắt đầu từ gaànđến xa, từ tình thương cha mẹ, họhàng lan dần đến tình thương trong các mối quan hệ xã hội với thầy, bạn, đồng bào và mở rộng đến quê hương cao cả đối với cuộc sống của nhân loại trên vũ trụ này. Đặc biệttrong đạo lý tứ ân, ta thấy ân cha mẹ là nổi bật và ảnh hưởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt. Bởi Phật giáo đặc biệt chú trọng chữ hiếu như thế nên thích hợp với nếp sống đạo lý truyền thống của dân tộc Việt.

Nhìn chung, đạo lý hiếu ân trong ý nghĩa mở rộng có cùng một đối tượng thực hiện là nhắm vào người thân, cha mẹ, đất nước, nhân dân , chúng sanh, vũ trụ, đó là môi trườngsống của chúng sanh gồm cả mặt tâm linh nữa. Đạo lý Tứ Ân còn có chung cái động cơ thúc đẩy là từ bi, hỷ xaû khiến cho ta sống hài hòa với xã hội, với thiên nhiên để

tiến đến hạnh phúc chân thực và miên trường. Từ cơ sở tư tưởng triết học và đạo lý trên đã giúp cho Phật giáo Việt Nam hình thành được một bản sắc đặc thù rất riêng biệtcủa nó tại Việt Nam, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần làm phong phú và đa dạng hóa nền văn hóa tinh thần của dân tộc Việt.

      2/ Ảnh hưởng của Phật giáo qua phong tục, tập quán:

2.1- Ảnh hưởng của Phật giáo qua tập tục ăn chay, phóng sanh, bố thí:

Về ăn chay, hầu như tất cả người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng nếp sống văn hóa này. Ăn chay hay ăn lạt xuất phát từ quan niệm từ bi của Phật giáo. Đạo Phật không muốn sát sinh hại vật, mà trái lại phải thương yêu mọi loài. Không chỉ người dân ở Nam Bộ mà khắp cả nước cuõngtheo tục lệ này. Số ngày họ ăn chay tuy có khác nhau trong từng tháng, nhưng cùng giống nhau ở quan điểm từ bi, hyûxả của Đạo Phật. Do hiệu quả của việc ăn chay giúp cho cơ thể tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật, nên người Việt Nam dù là Phật tử hay không là Phật tử, dù sinh sống ở đâu cũng đều thích ăn chay. Và tập tục đặc biệt này ảnh hưởng sâu rộng trong bộ phận quần chúng lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long từ xưa đến nay.

Ăn chay và thờ phật là việc đi đôi với nhau của người Việt Nam. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, người mộ đạo thờ Phật đã đành, nhiều người không phải là Phật tử cũng dùng tượngPhật hay tranh ảnh có yếu tố Phật giáo để chiêm ngưỡng và trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp và trang nghiêm. Theo quan niệm của nhóm người này, Phật giáo là một thành tựu về tư tưởng văn hóa của dân tộc và nhân loại.

Cùng với tục thờ Phật, tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam có từ lâu đời. Tục này xuất phát từ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên và được xem là một dạng tín ngưỡng quan trọng nhất của dân tộc. Tính ngưỡng này được một số bình dân Nam Bộ nhập làm một với ñạoPhật, vì trong Phật giáo có nhiều kinh đề cập ñeánvấn đề này như kinh Vu Lan, kinh Báo Phụ Mẫu Ân… Vào những ngày rằm, mồng một, những gia đình không theo đạo phật cũng mua hoa quả, thắp nhang trên bàn thờ tổ tiên.

Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật, tục lệ bố thí và phóng sanh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng nhân dân lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đếnngày rằm và mùng một, người Việt thường hay mua chim, cá, rùa…để đem về chùa caàunguyện rồi đi phóng sanh. Người dân Nam Bộ cũng thích làm phước bố thí và sẵn sànggiúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn vào các ngày lễ hội lớn họ tập trung về chùa. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại những biểu hiện mang tính chất hình thức trên ngày càng bị thu hẹp. Thay vào đó mọi người tham gia vào những đợt cứu trợ, tương tế cho các đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, hoàn cảnh sống gặp khó khăn đúng với truyền thống đạo lýcủa dân tộc lá lành đùm lá rách.

phóng sanh bồ câu, mong vạn sự như ý

2.2- Ảnh hưởng của Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mồng một và lễ chùa:

Tập tục đến chùa để tìm sự bình an cho tâm hồn, chiêm ngưỡng vẽ đẹp thanh thoát của các pho tượng, laéngnghe tieángchuông ngân vang,.. đã trở thành một nét phong tục lâu đời “đi chùa lễ phật” của tổ tiên. Những ngày lễ hội lớn trong năm bắt đầu từ Phật giáo như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ tắm Phật,…thực sự đã trở thành ngày hội văn hóa của người dân Nam Bộ. Điều này phù hợp với neápsinh hoạt cộng đồng, một sinh hoạt truyền thống ở vùng đất mới.

Đặc biệt đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo Nam Tông,còn có những lễ dân tộc mang đậm nét tưởng Phật giáo như lễ mừng năm mới ( Chol-chơ-nam Thơ-mây ) vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 âm lịch; lễ cúng ông bà tổ tiên ( Donta ) vào ngày 30 tháng 8 dương lịch; lễ cúng trăng ( Okcombok ) ngày 15 tháng10 âm lịch… đã trở thành những ngày hội vô cùng sôi noåivà đặc sắc của đồng bào Khmer.

Những ngày đại lễ Phật giáo vừa nêu trên đã là chất keo gắn bó những người dân Nam Bộ,nâng cao tình yêu thương đồng loại và nảy nở lòng hy sinh, tính vị tha, củng cố lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ. Ảnh hưởng đó ngày càng sâu rộng trong quần chúng nhân dân ở Đồng  bằng sông Cửu Long.

Phong tục tập quán tại Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển đã chịu nhiều tác động của trào lưu văn hóa khác nhau, nhất là từ Trung Quốc, trong đó Phật giáo đã dự phần quan trọng trong việc định hình và duy trì không ít các tập tục dân gian mà chúng ta thấy vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Tuy nhiên, không phải các tập tục có sự ảnh hưởng của Phật giáo là tốt tất cả, mà trong đó có tập tục cần phải chắc lọc lạinhư tập tục xin xăm bói quẻ, tục cúng sao hạn, tục coi ngày giờ, tục đốt vàng mã, để phù hợp với chánh pháp. Đó là nhiệm vụ nặng nề của các nhà truyền giáo trong thời hiệnđại.

2.3/ Tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với nhân dân Nam Bộ qua các lễ hội, lễ chùa:

Chùa ở miền quê là “Đất vua chùa làng phong cảnh Bụt”. Chùa do dân làng tạo dựng, lời kệ câu kinh ngân nga thoát tục, tiếng chuông chùa vang vọng khắp thôn quê, những nông dân chân bùn tay lấm với buổi trưa hè nghỉ mát dưới lũy tre xanh. Tiếng chuông ngân khiến lòng người lắng dịu thoảng quên đi bao nỗi nhọc nhằn vất vả, chùa bổng dưng có một sức thu hút lạ thường, khiến cho con người muốn gần gũi, hướng về:    

Chùa làng có tự bao giờ

Kệ kinh sãi tụng muối dưa độ ngày

Chùa dơi

Trong cuộc sống tu hành đạm bạc của các sư tăng cũng không kém phần phù hợp với cảnh sống kham bần của những người dân quê nghèo ấy. Thế nên khi đi lễ chùa người ta có chicúng nấy, không cần phải cầu kỳ tốn kém bởi lễ vật có khi là nãi chuối, buồng dừa, tương, rau, dưa, ớt …, nhưng đó là tất cả tấm lòng.

 Chùa còn là nơi dung nạp mọi tâm hồn đau khổ, khi thất bại giữa cuộc đời, dung chứa kẻ đói rách khốn cùng, kẻ hành khất sa chân lỡ bước, và là chỗ linh thiêng để cho người ta tinh tưởng gởi gấm:

Ra đi anh có dặn lời,

Ở nhà cầu nguyện Phật trời giúp cho.

          Hay:

Tay bưng quả nếp vô chùa,

Lâm  râm lạy Phật xin bùa con đeo.

Lễ chùa mục đích chính còn là để “cầu nguyện” những gì họ ước mong đạt được:                

NamMô Đức Phật Quan Âm,

Ra tay cứu độ trầm luân mọi loài.

Đúng như vậy, Phật thì từ bi cứu khổ, bình dị và dễ thông cảm cho nổi khổ của chúng sanh.Có khi chỉ một tiếng nấc oan trái của nàng Tấm (trong truyện Tấm Cám) hay một tiếng thở dài của anh chàng nghèo khổ lang thang tìm cây tre trăm đốt thì Phật hiện thân ngay để cứu giúp, để giải quyết sự bất bình mà không cần phải cầu xin gì cả. Đức Phật thật sự đã nghe được tiếng gọi của cuộc đời. Chính vì vậy nên Phật luôn luôn là biểu tượng để dân gian quay về nương bóng như nương tựa vào một công lý, một sự công bằng mà thế gian đôi khi không tài nào giải tỏa được. Nhưng Phật không đến với chúng sanh như một quan tòa mà đến như những người bạn, những người tri âm tri kỷ nên các ngài không lạc lõng với dân gian mà luôn gần gũi, khắn khích cùng tồn tại với thời gian.

 Người Việt Nam còn đi lễ chùa theo truyền thống:

Chùa làng một điện năm gian,

Hằng năm giổ Bụt cả làng dân qui.

        Hay là:

Dù ai buôn bán ở đâu,

Đến ngày Phật Đản năm châu cũng về.

Du ai buôn bán trăm nghề,

Đến ngày Phật Đản ta về chùa ta.

Lễ hội truyền thống ở chùa chiền thực sự đã thắm sâu vào lòng dân Việt. Giổ tổ hằng năm, ngày sinh nhật Phật, các ngày rằm lớn trong năm như rằm tháng giêng, tháng mười. Đặc biệt là lễ Vu Lan rằm tháng bảy:

Đêm rằm tháng bảy Vu Lan,

Phận con báo hiếu muôn ngàn ghi ân.

Ngoài ra còn có những ngày lễ hội làm chay, cúng cô hồn, tết, lễ, mùng một, cúng sao …Trong những ngày lễ hội truyền thống ấy, từng dòng người về chùa tấp nập, kể cả người không phải là Phật tử, không theo đạo nhưng vì ông bà họ thường làm như vậy, con cháu cứ đó mà làm theo.

 Ở đây xin được nói thêm về nguồn gốc của một số tục lệ thông thường ở chùa được ngườidân tin tưởng như sau:

Ca dao có câu:

Trong tháng bảy chẳng hội thì chay,

Tháng sáu heo mây chẳng mưa thì bão.

Về truyền thống của những tục lệ làm chay, cúng cô hồn được xuất phát từ đời Đường bênTrung quốc. Tục truyền vua Đường Thái Tông một lần nằm mộng thấy có nhiều oan hồn đến đòi mạng. Sau khi tỉnh dậy, nhà vua hoảng sợ nên nhờ pháp sư Huyền Trang tìm cách cứu giúp. Ngài Huyền Trang căn cứ vào kinh Vu Lan Bồn mà tổ chức đàn tràng làm lễ giải oancho những oan hồn ấy nhằm vào ngày tự tứ (rằm tháng bảy), Ngài kết hợp với lễ cúng cô hồn trong kinh Vu Lan để thực hiện. Từ đó vua không còn thấy chúng đến đòi mạng nữa vàtục lệ cúng cô hồn cũng có ra từ đó.

Đến đời Tống có ngài Bất Không Tam Tạng (chuyên tu mật giáo ở Núi Mông, thuộc tỉnh Tứ Xuyên –Trung Quốc) Sau khi chứng ngộ, nhìn thấy các cô hồn đói khổ ở cỏi âm đến xin ăn, Ngài đọng lòng từ bi vận tâm tụng thần chú cho các loài cô hồn ấy nghe xong thì tựno đủ. Từ đó Ngài cũng soạn ra nghi thức cúng thí, đó là nghi Mông Sơn thí thực (do Ngài ở núi Mông nên lấy tên núi đặc tên kinh) được lưu truyền đến ngày nay. Nghi thức này được các chùa thực hành đọc tụng vào buổi chiều mỗi ngày, nhưng hiện nay do vì điều kiện nên đã được lượt bớt đi nhiều, chỉ sử dụng khi có những Trai Đàn quan trọng.Những lễ lớn gọi là đàn Mông Sơn hay đàn Chẩn Tế, do một vị sư đạo cao đức trọng chủ trì.

Ngoài ra, lễ hội làm chay (thường được tổ chức ở chùa) là một sự bố thí thức ăn hoặc vật thực cho người sống, là một cách để tạo phước, kết hợp với đàn Mông Sơn mà cứu tế cho thập loại cô hồn, cầu nguyện họ sớm lên đường giải thoát. Tục này rất được  nhiều người tin tưởng.

Đại thi hào Nguyễn Du trong một đoạn văn tế cô hồn, ông cũng nói:

“Tiết đầu thu lập đàn giải thoát

Nước tỉnh đàn rưới hạt dương chi

Muôn nhờ Đức Phật từ bi

Giải oan cứu khổ hồn qui Tây Trời”.

Lễ vật cúng cô hồn gồm kẹo, bánh, trái cây … sau khi cúng xong, người ta thi nhau giựtđồ cô hồn đem về cho con cháu. Họ tin rằng nếu trẻ con ăn được các thứ này sẽ được mạnh khỏe, không ốm đau bịnh tật, không bị tà ma ám ảnh …

Nếu như rằm tháng bảy được xem là ngày Tết cuả cô hồn thì rằm tháng giêng lại là ngày Tết quan trọng của hầu hết các tín đồ Phật giáo.

Tục ngữ có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng”, vì người ta tin rằng rằm tháng giêng sẽ có Phật giáng lâm tại các chùa chiền để chứng minh lòng thành của tín đồ Phật tử. Trai gái cũng cùng nhau đến để khấn thệ, cầu duyên … (rằm tháng giêng theo sách Trung hoa không phải là ngày lễ của Phật giáo mà xưa gọi là tết Trạng Nguyên, là ngày nhà vua mời các ông Trạng về vườn Thượng Uyển để thi thơ ngắm cảnh, cangợi cái đẹp của hóa công và ân đức của vua cùng xem hoa thưởng nguyệt, ngắm cảnh gió mát trăng thanh của tiết đẹp đầu xuân. Sau này đổi thành Tết thượng nguyên).

Lễ tết ở chùa thực ra cũng chỉ là do ảnh hưởng của văn hóa thế gian, người đời ăn Tết theo truyền thống (sẽ nói ở phần sau) với tập tục lễ Phật đầu năm nên ở chùa cũng theođó mà ăn tết, nhưng với tín ngưỡng cúng sao cầu an thì đa số được người dân quê chú trọng hơn hết.

Theo Trung Hoa thì ngày mùng 8 (hoặc rằm tháng giêng –tùy nơi) là ngày vía Thiên Quan,nghĩa là các chùa đều làm lễ dâng sao (còn gọi là Cúng Sao Hội, một phương pháp để giải trừ tai ách suốt năm). Theo các nhà thuật số, mỗi người đều có một vì sao chiếu mạng, nếu như năm đó ai trúng phải vận xui gặp nhằm ngôi sao xấu thì trong suốt cả nămcó thể gặp nhiều tai nạn, hoặc bệnh tật liên miên không thuốc nào chữa khỏi. Tuy nhiên, sao chiếu mạng cũng tùy theo tuổi tác, nên ngày cúng cũng khác nhau. Người ta có thể lập bàn thờ cúng vái ở nhà, hoặc như ai không có điều kiện cúng ở nhà thì về chùa cúng sao hội. Họ làm như thế để mong xả bớt vận xấu đi. Tín ngưỡng này rất được tin tưởng ở đồng bằng Nam bộ cho đến hôm nay vẫn phổ biến.

Đối với người Khmer Nam bộ thì tục lễ chùa theo truyền thống này chiếm phần đa số, vì chùa là máu thịt, là linh hồn của họ bởi: “người con trai Khmer mới mở mắt chào đời đãnghiểm nhiên trở thành một tín đồ Phật giáo” Đó là vì Tổ Tiên xưa đến cha anh họ, dù ởtại gia cũng đã có một thời lên chùa làm sư sãi (vì người Khrme tu hành theo Phật giáoTiểu thừa) lớn lên một chút đi học trường chùa. Bắt đầu từ 12 tuổi thì được khuyến khích vào chùa tu hành. Việc tu hành này được xem như là để đền ơn cha mẹ. Địa vị sư sãi đối với người Khrme là địa vị được tôn trọng nhất trong xã hội, là một trong ba ngôi tam bảo. Ngược lại, người không được vào chùa tu hành bị coi là người có nhiều tội lỗi nhất trong đời sống, (người Khmer có câu châm ngôn: Rucal minba buos tul chia tô KuôngSamay). Toàn dân Khmer có bổn phận phải nuôi sống ngôi của mình bằng cả vật chất lẫn tinh thần, thế nên việc tu hành của họ vừa là nghĩa vụ, vừa là vinh dự. Nếu ởchùa tu suốt đời thì tốt, nếu về nhà xây dựng gia đình thì cuộc sống của họ vẫn gắn liền với chùa bằng tất cả niềm tin Phật giáo. Khi chết họ cũng được “che chở dưới bóngbồ đề”, nghĩa là xương cốt được đem gởi trong tháp chùa.

Đến các ngày lễ như lễ Phật Đản, lễ nhập hạ, lễ xuất hạ, lễ dâng y Kathina, lễ cơm vắt, lễ kiết giới, lễ an vị Phật của người Khmer có khi là định kỳ, có khi không phải định kỳ, nhưng dù định kỳ hay không thì tất cả nam nữ toàn dân đều có nghĩa vụ phải tham dự với nội dung là dâng lễ phẩm cúng Phật, dâng cơm cho sư sãi và cầu phước cho mọi người. Mỗi tháng bốn ngày vào mùng 8, 15, 23 và 30, tín đồ đều phải đến chùa lễ Phật, cầu kinh. Như vậy đối với nguời Khrme chùa là không gian thiêng liêng nhất, là

biểu tượng của các mặt thuộc về lãnh vực kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của cả phum sóc họ.

Lễ hội chùa Khmer

Ngoài ra, tất cả mọi nghi lễ ngoài đời của họ đều gắn liền với Phật giáo, chẳng hạn như lễ Chol Chnăm Thmây (đón năm mới), lễ Oóc ombok (cúng trăng vào đêm 15 tháng 10), lễ Xen đôn ta (cúng ông bà, tổ tiên), lễ Somtuc phliêng (cầu mưa), lễ cưới, lễ tang. Trong những lễ hội này có nội dung và nghi thức riêng, nhưng có một điều chung nhất làbất cứ lễ hội nào họ cũng thỉnh các nhà sư và các nhà sư này luôn luôn có mặt.

Hội Đua bò ở Thất Sơn

Trên đây là những nét cơ bản, nó mang những bản sắc riêng biệt, đó cũng là một trong những nét đặc trưng để người ta có thể phân biệt được các quốc gia với nhau.

Giáo sư Huỳnh Khái Vinh đã từng nhận định: “Lễ hội cổ truyền là mảnh đất mầu nhiệm nhất tạo cho tôn giáo Nguyên thủy sức mạnh của khả năng thuyết phục cũng như tính phổ quát trong đời sống văn hóa dân gian. Điều đó cho phép người Việt đi sâu hơn một chút vào vấn đề Lễ hội truyền thống, tìm thấy ở đó những tính chất hợp lý và cần thiết để làm sáng rỏ  tôn giáo thực sự là một nhu cầu  tinh thần của con người”

Đối với tín ngưỡng thì dù ở khía cạnh tích cực, trung tính hay tiêu cực thì tôn giáo và tín ngưỡng cũng đóng vai trò không nhỏ đối với lối sống đạo đức, chuẩn mực xã hội ởmột đất nước có truyền thống tu tâm và bài ngoại như ở Việt Nam.

Ai ơi hãy ở cho lành,

Kiếp này chẳng đặng đễ dành kiếp sau.

Sự tin tưởng một đấng siêu hình nào đó mà họ cho là tối đại, các vị ấy có thể là Phật,là Thần Thánh… chính sự tín ngưỡng này là cha đẻ của các phong tục tập quán mang nặng tính chất tâm linh mà ở đó có một sức mạnh siêu tự nhiên, chúng luôn can thiệp vào đờisống trần tục của con người. Lòng tin này không nhất thiết phải theo một tôn giáo nào,chủ yếu là cái tâm, niềm tin và sự ngưỡng mộ hoặc có khi là sự sùng kính của con ngườiđối với một đối tượng như một vật thể có giá trị tuyệt đối, một lý tưởng xã hội, một chuẩn mực đạo đức, một nếp sống tốt đẹp hay một con người có tư cách chói rạng phi thường. Những giá trị ấy luôn bền vững và thiêng liêng đối với họ, nó làm cho cuộc sống tâm linh của họ ngày một thăng hoa hơn đưa đến giá trị chân thật của cái đẹp mà mọi người cần hướng đến.

Về lĩnh vực văn hóa, nhà chùa là một thực thể có những nét riêng biệt nhưng lại hội nhập với văn hóa dân gian, truyền thống, đượm nhuần và lắng động trong tư tưởng của mỗi người dân, nó được xem như là văn hóa dân tộc. Văn hóa dân gian được biểu hiện kháđầy đủ qua các mặc như giáo điều, đức tin, thuần phong mỹ tục, hội họa, điêu khắc, âm nhạc…

Về giáo điều, như năm giới cấm của đạo Phật (không sát sinh, không trộm cướp, không tàdâm, không uống rượu, không nói dối) là biểu tượng của một lối sống đạo đức tốt đẹp. Nó làm cho người ta có đủ nhân cách của một con người đúng nghĩa, đưa đến đời sống chân-thiện-mỹ một cách tự nhiên.

Các biểu tượng đặc sắc khác được thể hiện qua nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc mang đậm dấu ấn Phật giáo như Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, bánh xe luân hồi, đài sen, những con vật hóa kiếp, hoặc những hoa văn, phù điêu, những mái cong với hình ảnhtứ linh (bốn con vật linh thiêng của văn hóa Đông phương) Long, Lân, Qui, Phụng được chạm khắc rất tinh vi, nó thể hiện qua trình độ kiến trúc theo từng thời đại. Do vậy, nhìn vào ngôi chùa là ta thấy ngay một ý đồ văn hóa chứ không chỉ riêng là không gian tu hành. Tuy đó là những biểu tượng duy vật nhưng nó lại mang tính vận động một cách đầy trí tuệ triết học. Ví dụ như hình ảnh Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt là mang ý nghĩa của sự thần thông, thiên biến vạn hóa, nhìn khắp mọi nơi đưa tay cứu khổ. Đài sen là biểu thị một tâm hồn trong trắng, thuần khiết hay những con vật hóa kiếp biểu hiện giáo lý nhân quả luân hồi. Hiện tượng Bồ Tát Địa Tạng tay cầm viên minh châu soi đường chống tích trượng phá địa ngục cứu khổ cho loài ngạ quỷ. Phật Di Đà đưa tay tiếpdẫn các linh hồn vừa mới chết… cùng các hình tượng khác như các vị La Hán, mỗi người mỗi vẻ mặt biểu hiện nhiều ý nghĩa khác nhau (như nhà thơ Huy Cận đã từng miêu tả). Người dân chiêm ngưỡng như bị cuốn hút vào tượng, trong phút chốc người và vật hòa nhập vào nhau bằng một sự cảm thông sâu sắc, một sự an ủi vô hình dường như là mê tín nhưng lại mang tính chất thiết thực vô cùng, bởi vào giây phút ấy mọi chao đảo cuộc đời đều lắng dịu.

Ngoài ra, các pháp khí, các cổ vật được bài trí trang trọng hài hòa tạo nên vẻ tôn nghiêm huyền bí nhưng vô cùng thẩm mỹ. Những khí cụ như chuông, mõ trống, khánh… được các sư tăng sử dụng trong những buổi lễ với âm điệu nhịp nhàn như từng nốt nhạc du dương trầm bổng, nhẹ nhàn đi sâu vào lòng người không biết tự bao giờ, trong phút chốcbao nổi lo âu phiền muộn tan biến, tâm hồn hòa nhập với thực tại cuộc sống một cách mầu nhiệm vô cùng. Đúng như nhận định: “Tôn giáo là một hiện tượng văn hóa hay là một thực thể văn hóa, nhất là đối với văn hóa dân gian…”.

Chùa còn là nơi tập trung sinh hoạt của lễ hội truyền thống, trong đó có sự hòa  nhập của cộng đồng người với quê hương dân tộc. Những ngày lễ Phật giáo là sự gắn bó giữa người và người với nhau, nâng cao tình yêu thương, hy sinh, vị tha, tôn kính bậc tiền nhân mà gần nhất là ông bà cha mẹ. Ngoài ra, trong kho tàng văn học Việt Nam còn có

nhiều truyện cổ, thơ ca mang đầy tư tưởng giáo lý nhân qủa của đạo Phật như ở hiền gặplành:

Đạo Trời phúc báo chẳng lâu,

Hễ là thiện ác đáo đầu chẳng sai.

Các bài ca dao trữ tình nói về chùa chiền cũng không kém  phần đặc sắc:

Lên chùa lại Phật Thích Ca,

Lại ông Tam thế vua cha Ngọc Hoàng.

Bước ra kết nghĩa cùng nàng …

Rồi đến loại hình ca dao trào phúng nhằm chế giểu các nhà sư với sự châm biếm hồn nhiên mà không ác ý:

Sư đương tụng niệm nam mô,

Thấy Cô sách giỏ mò cua bên chùa

.Lòng Sư luống những mơ hồ,

Bỏ cả kinh kệ tìm cô hỏi chào.

Ai ngờ cô đi đàng nào,

Taycầm tràng hạt ra vào băn khoăn.

Còn nữa không biết là bao nhiêu truyện cổ dân gian mang đầy hình bóng Phật giáo, như Thạch Sanh bao lần gặp nạn, được Phật ngài hóa thân cứu giúp đã thắng được mưu gian thoát vòng oan trái …

 Như vậy, Phật đã hòa nhập vào đời sống văn hóa Việt Nam một cách rất hài hòa và thi vị. Con người dù không phải là tín đồ Phật giáo, nhưng họ vẫn biết sợ cái ác, tin tưởng cái thiện, rất ý thức trong mọi hành động, đặc biệt là  câu “Nam Mô A Di Đà Phật” được sử dụng trong mọi lễ thức. Hơn thế nữa, đối với các tín đồPhật giáo, hầu như các tín điều đã thâm nhập vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của họ, thâm nhập vào tư duy của thế nhân tạo sự cộng tồn của những xu hướng, những nghi thức bắt nguồn từ giáo thuyết được tồn tại đến ngày nay.

2.4- Tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với các tôn giáo khác tại Đồng bằng sông Cửu Long:

Một trong những đặc trưng của văn hoá dưới góc nhìn của Văn hoá học và các khoa học cóliên quan đó là tính cộng sinh văn hoá, tính chất ấy luôn đi suốt chiều dài lịch sử văn hoá Việt Nam và nó có tầm ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Nam Bộ. Phật giáo là một trong những tôn giáo có mặt tại Việt Nam sớm nhất và gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam ta, hơn thế nữa, Phật giáo còn gắn liền với lịch sử mở nước tại vùng đất phương Nam này, cho nên, Phật giáo có tầm ảnh hưởng to lớn đến sinh hoạt vật chất và tinh thần trong tâm thức của những người con xa xứ. Đến một lúc nào đó, khi sự ảnh hưởng ấy tăng lên tới điỏnh điểm, cộng với tính sáng tạo phóng khoáng của nhân dân nơi đay, một hệ thống lý luận tín ngưỡng được hình thành dựa trên cái nôi của văn hoá Phật giáo Nam Bộ. Sau khi hệ thống tín ngưỡng ấy được tổ chức có hệ thống logic hơn, hoàn chỉnh hơn, thì điều kiện để hình thành một tôn giáo mới lại ra đời.

Văn hoá có tính kế thừa và phát huy, cho nên, tôn giáo mới nội sinh trong tôn giáo đã có, nhưng vì tính chất của tôn giáo đã có không phù hợp với yếu tố của hiện thực khách

quan nữa thì tôn giáo mới phải ra đời để đáp ứng yêu cầu tinh thần của xã hội. Tôn giáo mới ra đời sau kế tục những yếu tố đã có của tôn giáo cũ, đồng thời  tạo ra nhữngnhân sinh quan mới mẻ hơn để tự hoàn thiện sự đào thải của quá trình chọn lọc tự nhiên. Lý luận trên đây của người viết dùng để chỉ những tôn giáo được ra đời vào những năm đầu và giữa thế kỉ XX tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – đó là Bửu Sơn KỳHương và đặc biệt là Đạo Hoà Hảo. Có nhiều hình thái phát triển của văn hoá tín ngưỡng, cũng có nhiều giả thuyết khác nhau về mối liên hệ giữa tín ngưỡng và tôn giáo,nhưng, ở đây người viết đi theo theo quan niệm của các học giả đi trước rằng: “Tôn giáo là một hình thái phát triển cao của tín ngưỡng” để giải thích sự ra đời của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Đạo Hoà Hảo.

2.4.1- Bửu Sơn Kỳ Hương:

Giữa đồng không mông quạnh ấy, dãy Thất Sơn đột ngột nổi lên như một cảnh quan kỳ lạ và bí ẩn ở phía tây.

“Sơn bất tại cao, hữu thần tiên tắc linh”

(Núi không phải do cao, hễ có thần tiên là núi linh).

Quan niệm này vừa ngẩu nhiên vừa phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của Nam bộ. Theo ảnh hưởng môn phong thủy học Á Đông, thì vùng Đồng bằng sông Cửu Long  là một vùng đất thiêng liêng nhất, là vùng linh địa, vùng Thất Sơn (còn gọi là vùng Bảy Núi).Kết hợp với sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao tạo nên nét đẹp phong thủy “Tiền tam giang, hậu thất lĩnh” . Chính nơi đây, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ra đời.

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 19 ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc tỉnh An Giang. Đây là vùng đất mới được khai phá, hiện diện sau cùng trên bản đồ Việt Nam, do công lao của các gia thần của bốn triều vua nhà Nguyễn là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức rất nổi tiếng như: Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Thoại, Doãn Uẩn, Nguyễn Tri Phương, Trần Văn Năng… cùng các binh sĩ, nông dân đã đổ không biết bao nhiêu xương máu xuống vùng đất này. Đây là thời kỳ đang có sự tranh chấp giữa Tây Sơn – Nguyễn Ánh, giữa quân Việt – Xiêm trong việc bảo hộ Chân Lạp (1773– 1846). Bửu Sơn Kỳ Hương như một kỳ vọng trong tương lai nhắm vào sự giải quyết thực trạng ấy.

Bửu Sơn (còn gọi là Bảo Sơn) là núi báo. Kỳ Hương là mùi thơm lạ. Người khai sáng đạo này là ông Đoàn Văn Thuyên (1807 – 1856) sinh ở làng Tòng Sơn, Cái Tào Thượng, Sa Đéc (nay là Đồng Tháp) trong một gia đình nông dân. Thuở thiếu thời, ông sống bằng nghề nông, thường hay nghiên cứu Phật giáo. Đến năm 43 tuổi, đột nhiên ông thay đổi tính tình, người đương thời cho là khùng điên. Đến năm Kỷ Dậu (1849) bịnh dịch, thời khí hoành hành, nông dân cùng cực hoang man lo lắng, sợ hãi. Giữa lúc đó, ông đột ngột xuất hiện như một vị cứu tinh, ông ra tay cứu người giúp đời bằng cách phát phù trị bịnh cho hàng ngàn người, đồng thời giảng giải giáo lý khuyên người tu niệm tại một Trại ruộng ở Thất Sơn. Vì trị khỏi nhiều bịnh nên người đời xem ông như là một vị Phậtsống, còn gọi là Phật thầy. Ông thu hút rất nhiều người theo đạo, trong đó có cả các quan chức và những người có địa vị trong xã hội. Chính quyền Tỉnh nghi ngờ ông tụ tập nông dân nổi loạn, bảo ông là “Gian đạo sĩ” nên ông bị bắt giam. Tuy nhiên, vì không chứng cứ nên chúng buộc phải thả nhưng lại bắt ông về tu ở chùa Tây An để triều đình dễ bề giám sát. Ông tu dưới sự quản thúc của Thiền sư Tuyên Giác Hải Tịnh, một bậc caoTăng lỗi lạc lúc bấy giờ nên có pháp danh là Minh Huyên. Vì tu ở chùa Tây An nên ngườiđời gọi ông là Phật thầy Tây An. Dần dần đạo của Ông được lan truyền rộng rãi khắp cáctỉnh miền Tây Nam bộ. Tín đồ lên đến hàng vạn người. Ông viên tịch năm 1856.

Ông Đoàn Minh Thuyên - Phật Thầy Tây An trong lòng tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương.

Giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương bao gồm hai đặc trưng cơ bản đó là: đền đáp Tứ Đại Trọng Ân với phương pháp học Phật tu nhân, tùy duyên hóa độ và dùng tấm Trần Điều làm biểu tượng thờ cúng.

Tứ Đại Trọng Ân bao gồm:

- Ân tổ tiên cha mẹ

- Ân đất nước

- Ân Tam bảo

- Ân đồng bào nhân loại.

Tứ ân ở đây thực tế cho thấy nó đã được cụ thể hóa và Việt hóa khái niệm “Tứ ân” của Phật giáo vốn đã quen gọi bằng từ Hán Việt là: Ân phụ mẫu, ân quốc vương, ân Tam bảo, ân chúng sanh.

Theo Phật giáo, con người nếu sống và hành xử theo Tứ Ân tức là đã bước lên nấc thang đầu tiên để đưa con người đến cái Chân– Thiện -Mỹ. Chính vì nội dung đơn giản như thế nên giáo lý này rất phù hợp với trình độ của các tầng lớp nông dân ít học.

Giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương còn kết hợp một cách rất chặt chẽ giữa các trường phái trong đạo Phật là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông. Còn việc phát phù trị bệnh chỉ là một phương tiện để đáp ứng nguyện vọng và cũng cố niềm tin cho tín đồ chứ không phải là tín điều của đạo.

Như vậy ba yếu tố Thiền, Tịnh, Mật, của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương là một trong những đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Pháp môn Thiền Tịnh song tu cũng là sự kế thừa từ giáo lý Phật giáo.

Phương pháp tu học của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương rất đơn giản, Phật Thầy chủ trương Tín đồ tu không phải cạo đầu hay ở chùa, không cần chuông mõ, không ăn chay, có thể cóù gia đình … Trong sấm giảng của ông có kệ viết :

Tu đầu tóc không cần phải cạo,

Miễn cho tròn cái đạo làm người.

Bởi ông cho rằng nghi thức hành lễ và thờ cúng rườm rà chỉ mang tính hình thức mà thôi.

Là người đã từng nghiên cứu kinh sách Phật giáo, lại là một nhà yêu nước, ghét các vuachúa nhà Nguyễn nên mặt dù đã đi tu, nhưng ông vẫn muốn kế thừa những tấm gương sáng của các bậc Thiền sư thời Lý- Trần, với ý đồ mở ra một chân trời mới cho sự tự do, giải phóng dân tộc. Hoài bảo ấy được thể hiện qua bài thơ khoán chủ do ông sáng tác như sau :

Bửu Ngọc quân Minh Thuyên việt nguyên,

Sơn Trung sứ mạng Địa Nam Tiền,

Kỳ Niên Trạng Tái Tân phục Quốc,

Hương xuất Trình Sinh tạo Nghiệp Yên.

Nội dung bài thơ nói là ý Trời đã định, minh quân sẽ xuất hiện trên đất Việt, mà trungtâm là núi báo (Bửu Sơn), kỳ hạn đã đến, người tài trí ra đời khôi phục đất nước, an cư lạc nghiệp và tiếng thơm lan tỏa khắp nơi. Chính hoài bảo và tư tưởng ấy đã sản sanh ra những người anh hùng dân tộc sau này như : Trương Công Định (tức Bình Tây Đại Nguyên Soái -1862), Thủ Khoa Huân (người anh hùng Hỏa Hồng Nhật Tảo), Trần Văn Thành (Quản Thành -1867, với khởi nghĩa Láng Linh), ông Ngô Lợi, Cử Đa …Ngoài ra, hầu hết các tín đồ đều tham gia vào các cuộc kháng chiến.

Chùa của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương

Sau khi Đức Phật Thầy Tây An viên tịch, vùng đất này lại xuất hiện một số các ông đạo khác, cũng kế tục sự nghiệp của Đức Phật thầy như : Đức Phật Trùm (còn gọi là ông Đạo Đèn -1868) người Khmer, ông này tự nhận mình là Đức Phật Thầy Tây An tái thế, tu theo phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông hoằng đạo trong vòng bảy năm (từ năm 1868 -1875), phát tíchtại núi Tà Lơn và truyền sang cả Kampuchia. Pháp buộc ông làm loạn, bắt đi đày, nhưng sau đó ông được thả về. Ông mất năm 1875 tại núi Tà Lơn . Ông Đạo Lập (1820 -1890), Ông đạo Ớt, Ông đạo Thắng (1834 -1916) . Sư Vãi Bán Khoai (1902) tên là Mỹ, dáng vóc gầy còm, mặc quần áo bà vãi, chèo thuyền đi bán khoai, cũng chữa bệnh. Ông có soạn quyển  “Sấm giảng người đời” để giảng đạo cho quần chúng với lòng tin là Phật Di Lặc sắp ra đời, mở ra một khung trời mới và mang lại cho nhân sinh một cuộc sống thái bình, thịnh vượng.

Long hoa hội sắp mở,

Được gặp Phật ra đời,

Di Lặc chuyển Pháp Vương,

Hưởng thái bình thịnh vượng.

Tóm lại, cho đến ngày nay, hình ảnh Đức Phật Thầy qua những huyền thoại được truyền miệng vẫn còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh của người dân Nam bộ, và Đoàn Minh Huyên với tư cách là đức Phật Thầy Tây An, người khai sáng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương là một nhân vật lịch sử, một Tôn giáo có ảnh hưởng rất sâu sắc đến đời sống tín ngưỡngcủa một bộ phận đông đảo cư dân ở Đồng bằng sông Cửu Long.

2.4.2- Tứ Ân Hiếu Nghĩa:

Ra đời tại vùng Thất Sơn (Ba Chúc), do ông Ngô Lợi sáng lập năm 1869. Ông tên Ngô Việnhúy là Lợi, sinh năm 1831 tại Mỏ Cày, Bến Tre. Từ lúc nhỏ ông đã biết tự học, về sau nghiên cứu thêm nhiều sách Phật, đến lúc 20 tuổi ông viết kinh Bà La Ni, đến năm  36 tuổi (1876) thì lập đạo. Ông tự xưng mình là Đức Bổn Sư , cũng dùng dấu ấn của Bửu SơnKỳ Hương để truyền đạo (nên người ta cho rằng ông là hậu thân của Đức Phật Thầy Tây An).

Đến năm 1872, ông đến xã An Lộc (thuộc tỉnh An Giang) lập Trại ruộng. Trong 14 năm đã lập nên bốn thôn là An Hòa , An Định, An Thành, An Lập. Trong bốn thôn này, ngoài việclập trại ruộng, ông còn thờ Phật và tổ chức giảng kinh.

Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa cũng hoằng pháp giống như đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, tức là tu theo tinh thần học Phật tu nhơn, lấy Tứ Đại Trọng Ân làm nền tảng, được thể hiện qua các pháp môn: trì niệm theo Thiền tông, xử sự theo Nho giáo, luyện tinh, khí, thần theo Lão giáo và ấn quyết theo Mật giáo.

 Tín đồ tu hành khỏi phải ly gia cắt ái, không cần ăn chay trường, chỉ mặc áo vạc hò, quần lá nem nhuộm đen, bới tóc hoặc để tóc xõa tự nhiên. Việc làm này đã thể hiện lên tinh thần bảo lưu văn hóa dân tộc của cha ông ta đã có từ hàng ngàn năm trước.

Cách xưng hô của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa cũng khác biệt như: Trò, Ông Gánh, Ông Đạo… để chỉ những người có chức sắc hay cầm đầu trong đạo, tính đến năm 1964, đạo này có tất cả là 24 vị trưởng gánh”.

Nói về phương pháp tu học của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa cũng đơn giản thoải mái, không bắt buộc, gò bó, hành đạo theo pháp môn “ tùy duyên hóa độ”. Tu tại gia, tùy theo hoàng cảnh, thời gian, không gian mà tu tập cho phù hợp. Đạo này còn lập ra các kinh riêng để đọc tụng như: Kinh Phổ Độ Bàn Đào, Linh sơn Hội Thượng …

 Năm 1872, Ngô Lợi lập chùa Phi Lai Tam Bữu ở núi Tượng, nơi đây là Tổ đình đầu tiên của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, lấy núi Tượng làm Thánh địa và tuyên đoán ngày tận thế (có sách nói ông là một sĩ phu yêu nước của phong trào Cần Vương, từ Mỹ Tho về ba Chúc để che mắt giặc). Tín đồ của ông từng liên lạc với nghĩa quân Kampuchea cũng như người Việt từ các tỉnh Nam bộ, họ kéo về khá đông, đến nổi nhà cầm quyền lúc ấy phải lên tiếng rằng : “phải coi chừng cho nhặt những kẻ giữ đạo Phật, vì những kẻ theo đạo ấy thì không đặng lương thiện”.

      Trong suốt mười hai năm từ 1876- 1888, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa bị thực dân đàn áp tổng cộng đến 7 lần (tín đồ gọi đây là đạo nạn). Chúng bắt bớ tra tấn, bắn giết, tù đày, đốt phá chùa chiền, nhà cửa của tín đồ với quyết tâm triệt hạ đạo cho bằng được, mọi người phải chạy nạn đến Kampuchia, sau lại trở về rồi lại bị đàn áp, cứ lập đi lậplại như thế. Ông Ngô Lợi bị bắt vào năm 1888, các tín đồ còn lại, một số bị đày, một

số bị buộc phải trở về nguyên quán. Riêng ông Ngô Lợi, sau nhiều lần bị bắt nhưng trốnthoát nhờ nhân dân quanh vùng che chở.

   Theo đó cho thấy, nếu đạo Bửu Sơn Kỳ Hương xướng lên tiền đề Tứ Ân thì đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã thừa kế một cách rất tích cực tinh thần ấy của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Giáo lý Tứ Ân được xem như là một trọng trách phải thực hiện của tín đồ, đặc biệt là Ân Đất Nước. Sự ý thức để cho mọi người thấy được trách nhiệm của mình đối với quê hương Tổ quốc, vì đó là nơi đã nuôi sống ta và bao thế hệ của cha ông ta trước đó.

 Tín đồ được phép  tu tại gia nhưng phải thờ kính Tổ Tiên và hiếu dưỡng cha mẹ, làm như thế tức là đền đáp ân tổ tiên cha mẹ. Phải biết thương yêu và giúp đỡ mọi người trong cơn nguy khó, phụng sự tha nhân không tiếc thân mạng để đền ân đồng bào nhân loại… điều này rất phù hợp với tinh thần từ bi hỷ xả của đạo Phật.

Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa vẫn thờ Trần Điều, thờ Phật, thờ Sơn Thần, Trăm Quan Cựu Thần, vàcác anh hùng liệt sĩ.

Về giáo lý căn bản vẫn là ảnh hưởng của Phật giáo, tức là cũng khuyên chúng sanh làm lành lánh dữ, tin tội phước, tin nhân quả luân hồi. Điều này được biểu hiện qua sự táisanh nhiều đời của các đấng giáo chủ… đây là giáo lý nhân quả của đạo Phật.

Ngoài ra, tín đồ còn phải luôn luôn tôn trọng luân thường đạo lý trong việc đối nhân xử thế. Phương pháp truyền đạo được thể hiện qua các bài kệ giảng bằng văn vần, lời văn bình dị, dễ hiểu, dễ nhớ, rất hấp dẫn người nghe. Nội dung nhằm chỉ rỏ vào những vấn đề thực tại của xã hội và một kết quả sáng lạng ở tương lai, nhắc nhở mọi người cùng nhau cố gắng thể hiện trách nhiệm của mình đối với gia đình và Tổ quốc.

Đức Bổn Sư Ngô Lợi viên tịch năm 1890 tại Núi Tượng, đây là nơi đầu tiên ông đến khai đạo và cũng là chỗ cuối cùng ông vĩnh viễn ra đi.

Sau khi ông mất, bộ máy của đạo bị chia chẻ ra nhiều nơi do các ông Trò, ông Gánh đảm nhiệm, từ đó mỗi nơi thực hành theo mỗi kiểu. Bên cạnh đó còn có những chủ trương sai lệch đi đường lối ban đầu của đạo với những việc làm hoàn toàn mang màu sắc dị đoan mêtín.

2.4.3- Đạo Hoà Hảo:

Đạo Hòa Hảo là một mối đạo cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với tín ngưỡng của những cư dân Nam bộ, lan tràn khắp các tỉnh Miền Tây cùng với một số các đạo giáo khác tồn tại đến ngày hôm nay.

Người sáng lập ra đạo này là ông Huỳnh Phú Sổ, còn gọi là Đức Huỳnh Giáo Chủ (vì ông là nhân vật được xem như giáo chủ của đạo Hòa Hảo). Ông sinh năm Kỷ Mùi (1920) tại làng Hòa Hảo, huyện Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang) trong một gia đình địa chủ giàu có, cha làm Hương Cả.

 Huỳnh Phú Sổ - Người lập ra đạo Hoà Hảo

Vì bẩm tánh rất thông minh, tuy tuổi nhỏ nhưng không thích vui đùa giống như các trẻ đồng trang lứa, thường trầm tư mặc tưởng, đặc biệt là ông rất có năng khiếu về thơ văn. Vừa học hết tiểu học thì phải nghỉ vì bệnh tật, lớn lên ông cương quyết không chịu lập gia đình. Do bị nhiều bệnh nên gia đình thường xuyên đi tìm thầy hay thuốc giỏi để chửa trị cho ông nhưng rốt cuộc đều không khỏi. Bởi bản tính vốn sẳn thông minh nên mỗi lần đi trị bệnh là ông đều học được một số bài thuốc Nam hay từ những vị thầy thuốc ấy.

Sau lần tự đi tìm thầy chửa bệnh ở vùng Thất Sơn, ông đã học được cách thức chửa bệnh và cả phương pháp luyện tập bùa chú. Từ đó trở đi ông càng thêm trầm lặng, suy tư nhiều hơn về những sự vô vi huyền bí, những thần linh… Ông chuyên đọc sách Trạng Trìnhvà nghiên cứu về tư tưởng của phái Bửu Sơn Kỳ Hương đã có sẳn trước đó. Ông tự nhận mình là bậc “sinh như tri” nghĩa là biết tất cả mọi việc của quá khứ, của hiện tại và tương lai. Ông còn nói là gặp được Đức Phật Di Đà, Đức Phật Thích Ca và cả Ngọc Hoàng Thượng Đế… các vị ấy bảo ông phải lảnh sư mạng về truyền bá đạo Bửu Sơn Kỳ Hương . Trong một sấm kệ, ông nói:

“ … Đức Di Đà truyền mở đạo lành,

Bởi vì Ngài thương xót chúng sanh

Rao sắc lệnh bảo ta truyền dạy …”

          Hay là :

“ …Ta thương người len lỏi xuống trần

Đạo vô vi của Phật ân cần

Noi theo chí Thích Ca ngày trước …”

Vì biết được khá nhiều loại thuốc, nên ông bắt tay vào việc vừa chửa bệnh vừa rao giảng giáo lý tứ ân của Phật Thầy Tây An, đồng thời ca ngợi truyền thống chống ngoại xâm của các bậc tiền bối, nhất là gương chiến đấu của các anh hùng chống Pháp trên đấtNam bộ như Trương Công Định, Thủ Khoa Huân và các đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An như

Trần Văn Thành, Nguyễn Trung Trực, Ngô Lợi, Cữ Đa… do vậy số tín đồ theo ông càng ngàycàng đông hơn.

Đến ngày 15 tháng 5 năm 1939, khi cơ duyên hội đủ ông tập hợp tín đồ tổ chức lễ khai đạo tại gia đình và chính thức cho ra đời một tôn giáo mới đó là Phật giáo Hòa Hảo haycòn gọi là đạo Hòa Hảo. Ông Huỳnh Phú Sổ được tôn làm giáo chủ với những danh xưng nhưông Tư Hòa Hảo (vì là con thứ tư trong gia đình), Đức Phật Thầy, Đức Thầy, Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Trong những thập niên 1940 đến 1945, tình hình xã hội trở nên gay gắt, thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc đàn áp người dân vô cùng man rợ, không gian Nam bộ lúc này bị bao trùm một bầu trời khủng bố. Trước tình trạng hoang mang như vậy, người theo đạo mỗi lúc một đông hơn, có lúc lên đến vài trăm ngàn người.

 Năm 1940, Huỳnh Phú Sổ bị giặc Pháp bắt đưa vào nhà thương Chợ Quán nay là Bệnh Viện Nhiệt Đới (Tropical Hospital - địa chỉ 190 Hàm Tử, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.), chúng quản thúc ông ở nhiều nơi như Châu Đốc, Cần Thơ, Bạc Liêu. Đạo Hoà Hảo phát triển từ năm 1940, đến năm 1945 Nhật đảo chính Pháp, chúng cứu ông đưa về Sài gòn. Tạinơi đây, ông đã tổ chức vận động một số nhân vật chính trị của các đảng phái, các tổ chức thân Nhật như Thân Tầu Tưởng Đại Việt, Quốc Dân Đảng… để gây thanh thế. Cũng trong thời này, nhiều thanh niên trong đạo đã theo các tổ chức của Nhật như  chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội… Ông được trả tự do năm 1945.

Sau khi được trả tự do, ông tiếp tục đi khuyến nông theo chủ trương của Nhật với mục đích củng cố và phát triển lực lượng tín đồ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thiết lập các tổ chức trong đạo như Hội Bảo An, Lực Lượng Vũ Trang Dân Quân tại các cơ sở của đạo. Đồng thời thành lập các đảng phái như: Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp. Mục đích lập ra các tổ chức này nhằm vào việc củng cố lực lượng trong hoạt động chính trị.Sau cách mạng tháng tám thành công, ông được cách mạng mời tham gia Ủy Ban Kháng ChiếnNam Bộ, với tư cách là đại diện cho đồng bào theo đạo Hoà Hảo.

Vào những năm 1946 – 1947, lực lượng vũ trang phát triển khá mạnh mẻ và với khẩu hiệu “Bảo vệ đạo”, họ đã tổ chức nhiều cuộc tấn công vào các cơ sở Kháng Pháp của ta ở vùngĐồng bằng sông Cửu Long gây nhiều tổn thất lớn cho cách mạng. Ông mất tích vào tháng 04 năm 1947 tại Đốc Vàng (Đồng Tháp) trong một trường hợp khó hiểu.

Sau khi ông mất Lực Lượng Vũ Trang Hòa Hảo bắt đầu chia rẽ, mỗi nhóm các cứ một vùng để “mưu bá đồ vương” do các đệ tử tiếng tăm của ông cầm đầu như: Lê Quang Vinh (Ba Cục) ở vùng Thốt Nốt, Trần Văn Soái (Năm Lửa) ở Cái Cồn – Cần Thơ, Nguyễn Thị Gấm (Phàn Lê Huê), Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán) ở Châu Đốc, Nguyễn Giác Ngộ (Ba Gà Mỗ) ở vùng Chợ Mới – Long Xuyên ,Chín Em, Trương Kim Cù.

Ta thường biết, trong chế độ thực dân thì bọn tay sai đầu cơ thường lợi dụng tôn giáo để truyền bá mê tín nhằm lừa dối tầng lớp nông dân dốt nát để đưa họ vào những hoạt động sai trái, phản bội tổ quốc, để rồi cuối cùng chính họ lại bị bọn thực dân này sáthại bằng cách này hoặc cách khác.

Năm 1955, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở Miền Nam, sắp đặt âm mưu trong cuộc chiến tranh tôn giáo nhằm xóa bỏ các giáo phái. Lực lượng vũ trang của đạo Hoà Hảo bị tan rã, có một số người gia nhập vào quân đội Ngụy. Cho đến năm 1964, dưới sự nâng đỡ của chính quyền này, đạo Hòa Hảo đã củng cố lại các tổ chức, xây dựng các cơ sở tôn giáo như: Đọc Giảng Đường , Viện Đại Học Hòa Hảo … để làm cơ sở hoạt động tôn giáo cũng như tạo một đội ngủ trí thức trong giáo phái này (các cơ sở này nay không còn nữa).

Qua đó chúng ta thấy được mối quan hệ giữa đạo và đời ở rất nhiều khía cạnh khác nhau.Cuộc đời ly loạn thì người ta vào đạo là để nương tựa tâm linh với ước vọng cứu đời. Mặt khác, do chính quyền Ngụy nâng đỡ cả hai phương diện vật chất lẫn tin thần nên nhân dân trong vùng bị kiểm soát càng đến với đạo đông hơn. Đó là hình tượng“dựng đạo tạo đời”, nên cũng lúc cần thì họ tụ hội, không cần thì họ phân rẽ. Chính vì “dựng đạotạo đời”, nên có lúc họ theo Cách Mạng, rồi có lúc lại thỏa hiệp với Pháp, với Mỹ ngụy, sát hại giống nòi, bán đứng quê hương. Tuy mang danh nghĩa là đạo phái, nhưng trong lòng họ chỉ có chiến tranh và quyền lực nhiều hơn, và đến một lúc chính họ trở lại cấu xé với nhau vì mâu thuẫn, nhất là từ khi ông Huỳnh Phú Sổ vắng bóng về sau.

Tất cả các việc làm này phần đông là do các chức sắc lãnh đạo. Điều này cho ta thấy những người này có tham vọng rất lớn, vì trong thực tế họ chỉ lo hoạt động chính trị nhiều hơn là hoạt động tôn giáo của họ. Sau này, những người dân thường theo đạo cũng biết rõ bộ mặt thật của những kẻ lợi dụng danh nghĩa của đạo đi làm việc sai trái nên đã tỉnh ngộ quay về với Cách Mạng, tham gia kháng chiến chống chính quyền Diệm- Nhu từnăm 1957, đồng thời cũng tham gia vào cuộc đồng khởi ở Đồng Tháp (năm 1960).

Về luật lệ thì cũng giống như đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Đạo Hòa Hảo không chủ trương xây dựng chùa chiền, không thờ tượng ảnh mà chỉ thờ một tấm Trần Điềuđể biểu hiện ý nghĩa tâm linh, một ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc của tư tưởng Phật giáocó từ thời Phật Thầy Tây An là “Phật tại tâm, tâm tức là Phật”, tu hành cốt yếu là ở tấm lòng chứ không cần hình thức. Ngoài ra, đạo Hòa Hảo còn thờ Cửu Huyền Thất Tổ và các anh hùng liệt sĩ có công với đất nước, bàn thờ Thông Thiên trước sân nhà là để tưởng nhớ Trời đất. Phẩm vật cúng chỉ dùng hương, hoa, nước lã đơn giản, một sự tiện dụng và phù hợp nhất với hoàn cảnh của những người dân quê chân bùn tay lấm ấy. Người nhập môn phải thệ nguyện là “giữ gìn một đời một đạo cho đến ngày chung thân”. Ăn chaytừ thấp lên cao, từ 6 ngày đến 10 ngày hoặc trường chay thì tốt. Ăn mặn phải cử 12 conGiáp. Ngày cầu cúng 2 lần. Cách ăn mặc cũng bình thường, chỉ là áo bà ba đen, quần lá nem, bới tóc (cả nam lẫn nữ), một lối ăn mặc của người xưa với ý nghĩa giữ gìn bản sắcvăn hoá của cha ông, tôn thờ tư tưởng luôn nhớ về nguồn cội.

Giáo lý của đạo Hòa Hảo cũng là một sự tổng hợp các giáo lý khác, nhưng lại mang một ýnghĩa thực tiễn, gần gũi với cuộc đời hơn, với từng bước tu tâỉp từ thấp lên cao, nếu muốn học làm Phật trước phải học làm người thông qua tiến trình “Học Phật- tu nhân”.

 Học Phật:

Giáo lý học Phật này đa số là được rút ra từ giáo lý của Phật giáo, nhưng nó được đơn giản bớt, sửa đổi cách giải thích khác so với Phật giáo.

Phương pháp học Phật của đạo Hòa Hảo bao gồm ba pháp môn chính đó là ác pháp, chân pháp và thiện pháp.

-Ác pháp: là các pháp làm trở ngại cho thiện pháp, dẫn đến ô nhiễm thân tâm, tạo nhiềutội lỗi, đưa chúng sanh đến sanh tử luân hồi. Nó bao gồm: Tam Nghiệp (thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp tạo ra 10 điều ác như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nóihai lưỡi, nói khoác lác, tham lam, giận dữ, si mê), Thất Tình (7 trạng thái tâm lý tình cảm như: mừng, giận, buồn, yêu, ghét, muốn sợ), Lục Dục (6 điều ham muốn của con người như: danh vọng, tài lợi, sắc đẹp, hư vọng, tật đố. Có chổ nói sắc, thinh, hương,vị, xúc, danh), Ngũ Uẩn (tham, sân, si, nhân, ngã. Có chổ nói là tham lam, hư vọng, ngu si, kiêu ngạo, thói quen xấu), Tứ Đỗ Tường (năm thứ mê hoặc con người: tữu, sắc, tài, khí).

-Chân pháp: là những pháp phá tan vô minh, mê hoặc, khai sáng trí tuệ cho chúng sanh giác ngộ chân lý. Nó bao gồm:

Tứ diệu Đế: đây là bốn chân lý cao siêu của triết học Phật giáo, đó là:

+ Khổ đế: cuộc đời là một bể khổ.

+ Tập đế: nguồn gốc của sự khổ.

+ Diệt đế: cái khổ có thể đoạn tận được.

+ Đạo đế: con đường đưa đến sự đoạn tận khổ đau .

Đây là sự giải thích của Phật giáo. Tuy nhiên, khi thuyết giảng, ông Huỳnh Phú Sổ sửa lại thứ tự và nội dung như sau:

+ Tập đế: là khi mới vào tu tập.

+ Diệt đế: là phải diệt trừ các pháp ác.

+ Khổ đế :nhẫn nại, nhịn khổ trong tu luyện.

+ Đạo đế : là đạt đến bậc giác ngộ (thành đạo).

Thập nhị nhân duyên: là 12 sợi dây chằn chịt tạo nên một chuổi sanh tử luân hồi không thoát ra được. Mười hai nhân duyên gồm có: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ hữu, sanh, lảo tử.

Ngũ trược: là năm thứ nhơ bẩn ở cỏi đời là: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược.

-Thiện pháp: là các pháp thiện lành, nếu chúng sanh tu tập theo thì sẽ lần lần gội rửađược thân tâm, trở nên thánh thiện và có thể đạt đến quả vị Phật. Thiện pháp gồm có:

Bát chánh đạo: là 8 con đường tu hành chân chánh theo ba nghiệp thân, khẩu, ý. Gồm có:chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Bát nhẫn: là 8 điều phải nhẫn nhịn trong khi tu tập và xử thế.

     - Nhẫn năng xử thế: nhẫn nhịn trong cách cư xử với đời.

     - Nhẫn giới: giữ gìn giới luật một cách trong sạch, nghiêm túc.

     - Nhẫn hương lân: là giữ sự vui vẻ hoà khí đối với chòm xóm láng giềng và cộng đồng xã hội.

     - Nhẫn phụ mẫu: là giữ đức ái kính, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

     - Nhẫn tâm: là giữ lòng cho trong sạch, an tịnh không xao động.

     - Nhẫn tính : là giữ cho tâm tính được điềm đạm.

     - Nhẫn đức : là giữ đức độ hòa nhã với mọi người.

     - Nhẫn thành: là giữ sự thành tâm, thành tín (làm việc gì cũng phải thành tín).

  Tu nhân

Tu nhân là tu theo giáo lý “Tứ ân”mà đức Phật Thầy Tây An đã vạch sẵn, nhưng đối với đạo Hòa Hảo thì giáo lý nầy được thực hiện một cách triệt để hơn.

- Ân tổ tiên cha mẹ: con người sinh ra, lớn lên, lập thành danh phận là do công lao sâu dầy của cha mẹ, nhờ ơn đức tổ tiên. Vì thế nên phận làm con phải lo nuôi dưỡng  cha mẹ, thờ kính tổ tiên. Ngoài ra còn phải tu tạo phước lành cầu cho cha mẹ được tănglong phước thọỉ, cữu huyền thất tổ tịnh độ siêu sanh.

- Ân đất nước: Đất nước là nơi tổ tiên ta từng sinh ra và lớn lên, là nơi tạo cho ta một cuộc sống thuần phong mỹ tục, làm rộng lớn tâm hồn ta, nâng đỡ từng bước chân ta, nên mỗi người chúng ta phải biết yêu quê hương tổ quốc, phải có trách nhiệm, quyết tâmbảo vệ đất nước khi bị giặc ngoại xâm, dù bỏ thân mạng cũng không phản bội tổ quốc làmtay sai cho giặc.

      - Ân đồng bào nhân loại: Đồng bào là người cùng màu da, cùng tiếng nói với ta nên ta phải biết cùng họ chia sẽ những buồn vui, giúp đỡ họ trong những lúc khó khăn hoạn nạn. Nhân loại là những người không cùng màu da chủng tộc, nhưng lại là đồng loạivới ta nên ta phải có bổn phận đền ân đáp nghĩa với một tấm lòng tư,ụ bi, hỹ xã, vô ngã, vị tha, không riêng tư thù oán, gây hại cho người.

- Ân Tam bảo: Tam bảo là 3 ngôi báo Phật Pháp Tăng. Phật là người Giác ngộ, Ngài đã nói ra giáo pháp, khai mỡ trí tuệ cho chúng sanh tu hành, cứu vớt chúng sanh ra khỏi sông mê, bể khổ, nên ta phải đời đời tôn kính, quyết chí noi theo để tu luyện thân tâm, chóng lên đường giải thoát.

Như vậy đạo Hoà Hảo chủ trương vừa học Phật, vừa tu nhân. Quan niệm của họ cho rằng tunhân là tạo nên Công, học Phật là làm nên Đức, có công có đức mới trở thành bậc hiền nhân chí sĩ được. Tuy vậy, đạo Hòa Hảo lại đặt nặng vấn đề tu nhân làm trọng. Họ cho rằng muốn trở thành Tiên Phật trước phải học đạo làm người:“Dục tu tiên đạo tiên tu nhân đạo, nhân đạo bất tu tiên đạo viễn hỹ”, có nghĩa là: muốn tu tiên trước phải tu đạo làm người, nếu đạo làm  người mà không tu thì tiên Phật hãy còn rất xa vời. Vì vậyân tam bảo được đặt ở sau cùng là để nói lên ý nghĩa trên. Đó là điểm đặc biệt của người dân Nam bộ, giống như tín ngưỡng thờ Thần là ý thức việc biết ơn những người “Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ” vậy.

Song song với vấn đề học Phật tu nhân, đạo Hoà Hảo còn chú trọng đến việc để tâm trì niệm lục tự “Nam mô A di Đà Phật” của phái Tịnh Độ Tông trong Phật giáo, nhưng không thờ Phật, không lần chuổi mà chỉ niệm trong tâm theo tinh thần của Phật Thầy Tây An là“Phật tức tâm, tâm tức Phật”. Từ tinh thần đó mà câu niệm Phật đã biến thành câu đầu lưỡi của tín đồ.

 Những ngày lễ của đạo Hòa Hảo hầu hết là những ngày lễ truyền thống của Đạo Phật, ngoại trừ những ngày kỷ niệm trong đạo. Ví dụ ngoài các ngày lễ như rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, rằm tháng mười, lễ Phật đản mùng 8 tháng 4, lễ Phật thành đạo mùng 8 tháng chạp, lễ vía đức Phật A di Đà 15 tháng 11 …, còn có lễ vía Phật Thầy Tây An, sinh nhật ông Huỳnh Phú Sổ, lễ kỹ niệm các ông Nguyễn Trung Trực, Trần Văn Thành, Ngô Lợi …

Chùa Phật giáo Hoà Hảo

Giáo lý của Đạo được thể hiện qua những bài sấm kệ do ông Huỳnh Phú Sổ soạn ra gồm 6 tập là: Sấm Khuyên Người Đời Tu Niệm, Kệ Dân Của Người Khùng, Sấm Giãng, Giác Mê Tâm Kệ, Khuyến Thiện,  Những Điều Sơ Học Cần Biết Của Kẻ Tu Hiền.

 Nội dung các sách nầy giống như tư tưởng các sách của ông Sư vãi bán khoai. Cũng có thể nói, giáo lý của đạo Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao ý thức tư tưởng  Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy Tây An một cách rốt ráo nhất.

vNhư v ậy, ta nhận thấy rõ ràng rằng, cả 3 tôn giáo mới ra đời tại Miền TâyNam Bộ đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, và từ Bửu Sơn Kỳ Hương đếnĐạo Hoà  Hảo là một sự phát triển cao độ của tính sáng tạo, kế thừa và chi phối của Tinh thần Phật giáo. Nếu như Bửu Sơn Kỳ Hương còn nêu cao tinh thần Tứ ân thì Đạo Hoà Hảo đã quay lại sự logic hình  thức cao độ và đề caotính nhân bản của Phật giáo, điều đó cho thấy tầm ảnh hưởng to lớn của Phậtgiáo đối với đời sống tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo tại Đồng bằng sông Cửu Long là vô cùng đậm nét.

     3/ Ảnh hưởng của Phật giáo qua các loại hình văn hóa nghệ thuật :

3.1- Ảnh hưởng của Phật giáo qua ca dao, thơ ca:

Tư tưởng đạo lý của Phật giáo cũng thường được ông cha ta đề cập đến trong ca dao dân ca dưới đề tài này hay khía cạnh khác để nhắc nhở, khuyên răng dạy bảo, với mục đích xây dựng một cuộc sống an vui, phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam. Quan niệm đạo Phật là đạo hiếu, lời dạy của Phật về việc nhớ ơn và báo ơn cha mẹ là những cảm giác suy tư in đậm trong lòng của người dân Nam Bộ, đã thể hiện linh động vàtriền miên ngang qua ca dao, dân ca, mà chúng ta thấy tràn ngập khắp dân gian Việt Nam:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Hay:       Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chính giữa ghi lòng con ơi

3.2-   Phật giáo thể hiện qua nghệ thuật sân khấu :

Tính triết lý "nhân quả báo ứng" của Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong các bài ca tuồng, vở diễn phù hợp với đạo lý phương Ñoângvà nếp sống truyền thống của dân tộc.Nghệ thuật sân khấu cải lương ở Nam Bộ, chính nhờ yếu tố phóng khoáng, nên nó dễ dàng tiến sâu vào chân lý của Phật giáo, mở ra cánh cửa đöa sự tích Phật Thích Ca và nhiều điển tích khác của Phật giáo vào gia sản nghệ thuật của mình.Giáo lý "nhân quả báo ứng, thưởng thiện phạt ác"... được các soạn giả thể hiện trong các vở cải lương và đã được khán giả say mê thưởng thức và đã đứng vững trên diễn đàn sân khấu trong suốt mấychục năm qua. Tiêu biểu như các vở "Thích Ca Đắc Đạo", "Quan Âm Thị Kính", "Mục Liên Thanh Đề". Đặc biệt gần đây (đầu thập niên 90) có hai vở đáng chú ý là "Thoát Vòng TụcLụy" và “Thái Tử A Xà Thế” của soạn giả Giác Đạo Dương Kinh Thành là hai vở tuồng chuyên chính đầu tiên của Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra còn có các vở chịu ảnh hưởng ítnhiều tư tưởng Phật giáo như các vở "Phạm Công Cúc Hoa", "Tấm Cám", "Kim Vân Kiều"... do sự ảnh hưởng tinh thần từ bi, hỷ xả của Phật giáo nên luôn luôn các tuồng cải lươngở phần kết thúc đều có hậu.

B.  KẾT LUẬN

Phật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống  và  cách  làm  của dân tộc Việt Nam và đã trở thành bản chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam nói chung và củangười dân ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Đạo Phật đã ảnh hưởng đến mọi sinh hoạtcủa người Việt từ triết lý, tư tưởng, đạo đức, văn học, nghệ thuật cho đến phong tục tập quán, nếp sống nếp nghĩ nếp làm và thậm chí là cả trong sinh hoạt và sự phát sinh các tân tôn giáo.... Tìm hiểu và nghiên cứu về "Sự ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long", chúng ta càng thấy rõ nhận định trên. Từ quan niệm nhân sinh quan, thế giới quan, đạo lý, thẩm mỹ cho đến lời ăn tiếng nói của quảng đại quần chúng ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của triết lý và tư tưởng Phật giáo. Những câu nói đầu môi như "ở hiền gặp lành", "tội nghiệp", "hằng hà sa số", "ta bà thế giới"... là điều phổ biến trong quan hệ ứng xử giữa mọi người. Qua quá trình lịch sử, traõiqua bao cuộc biến đổi thăng trầm của đất nước, Phật giáo đã khẳng định mình và có một chỗ đứng vững chắc trong lòng của dân tộc, tồn tại và phát triển cùng với dân tộc. Rõ ràng Phật giáo đã đóng góp cho dân tộcta nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.

Những tác động, ảnh hưởng của Phật giáo lên đời soángcư dân Đồng bằng sông Cửu Long làhệ quả của quá trình giao lưu văn hóa giữa văn hóa dân tộc- trong đó những yếu tố mangtính truyeànthống, hình thành nhân cách, bản lĩnh và bản chất của dân tộc là chủ yếu- đã gặp gỡ, hòa quyện trong những yếu tố tinh thần, tư tưởng từ bi cứu khổ của Phật giáo Việt Nam. Những yếu tố ngoại sinh đã góp phần lớn vào việc củng cố, duy trì vá phát triển nội hàm bản sắc dân tộc. Trong đó Phật giáo góp phần vào việc làm phong phúthêm cá tính, đặc trưng dân tộc người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ngược lại, chínhnhững bản chất dân tộc đã làm giàu hơn nền văn hóa Phật giáo. Một minh chứng của sự tác động qua lại này chính là sự kết hợp giữa truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc với tinh thần tập thể của Phật giáo Việt Nam, đã đưa đến nét đặc thù của Việt Nam, đem lại hình ảnh sống động của Tăng ni Phật tử qua  hai cuộc đấu tranh giànhđộc lập dân tộc trong gần một thế kỷ nay.

Đồng bằng sông Cửu Long, với vị trí địa lý- văn hóa đặc biệt, dù có muốn hay không cũng tạo ra một sự hội nhập văn hóa, không phải là một sự hội nhập văn hóa bình thường, mà là một sự hội nhập văn hóa của những tinh hoa đến từ các trung tâm văn hóa

tầm cở thế giới, như Ấn Độ, Trung Hoa, được kết tinh trong một tôn giáo lớn- Phật giáo. Đó cũng là một sự hội nhập mà cư dân Đồng bằng sông Cửu Long làm chủ, lợi ích của dân tộc và đất nước là chuẩn mực cao nhất của sự hội nhập, sự hội nhập đó là thử thách và kiểm nghiệm baèngmột bề dày lịch sử. Qua thực tế cho thấy rằng, Phật giáo saukhi nhập vào nền văn hóa nước ta đã tạo ra một thế ổn định xã hội kéo dài.

Cần phải khẳng định rằng Phật giáo đã thẩm thấu vào tinh thần của nhân dân Việt Nam từrất lâu đời và với bản chất văn hoá của cư dân gốc nông nghiệp đã bản địa hoá nhiều yếu tố tôn giáo; điều đó không chỉ làm cho vốn vắn hoá của nhân dân ta càng tở nên phong phú và đa dang hơn mà nó còn thể hiện cả tính bản lĩnh trong  giao lưu và hội nhập văn hoá của nhân dân ta từ ngàn xưa cho đến nàgn sau.

Nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long, qua các thế hệ, đã làm cho các giá trị nhân bản của ñạoPhật bén rễ sâu sắc và cắm gốc vöõngbền trong tâm hồn mình. Một phần là nhờ ở tính uyển chuyển trong giáo lý, tính bao dung không cố chấp của đạo Phật, nhưng một phần không nhỏ là do sức sáng tạo của người dân Nam Bộ. Tin ở sức mình, tin ở luật Nhân - Quả nghiệp báo, động viên nhân dân hướng tới Chân - Thiện - Mỹ, đó là công lao của vănhóa Phật giáo, là sự saùngtạo của nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình để hòa nhập vào trào lưu phát triển với thế giới, Việt Nam cần phải mở cửa để giao lưu với bạn bè quốc tế ngỏ hầu tiếp thu và học tập những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Điều đó sẽ dẫn đến sự du nhập nhiều luồng văn hóa ngoại lai. Trong đó có cái tốt, có cái xấu, làm sao chúng ta có thể phânbiệt và tiếp thu cái tốt và giải trừ cái xấu? Đây là một câu hỏi lớn cho các nhà giáo dục, đạo đức, xã hội, tôn giáo... và nó đã trở thành một vấn đề của quốc gia chứ khôngphải chỉ là chuyện cá nhân hay riêng tư nữa. Lời giải đáp rõ ràng nhất là nếu chúng tacó một nền văn hóa lành mạnh; đậm đà bản sắc dân tộc với những tư tưởng truyền thống tốt đẹp sẽ giúp chúng ta nhận định, chắc lọc và cũng là liều thuốc tốt nhất giúp chúngta chống lại những cặn bã văn hóa ngoại nhập hoặc văn hóa mê tín phát sinh từ bản địa.Những yếu tố tích cực của Phật giáo là một phần tư tưởng văn hóa Việt sẽ cùng với văn hóa dân tộc Việt làm nhiệm vụ chọn lọc và phát triển văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     Ban Tôn Giáo Chính Phủ, Niên giám thống kê – 2004

2.     Boä giaùo duïc vaø Ñaøo tao, Giaùo trình trieát hoïc, NXB Lyù luaän chínhtrò – 2006.

3.     Hoà Thượng Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Thành hội Phật giáoTP.HCM ấn hành – 1989

4.     Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoahọc Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình triết học Mác – Lênin (dùng chohọc viên cao học ), NXB Chính trị Quốc gia- 2004

5.     Lê Hồng Vân, Đại Cương Văn Hoá Việt Nam, Tập bài giảng lưu hành nội bộ của Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. 2009

6.     Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Phật học của Ni sư Thích Nữ Diệu Tâm viết vàonăm 2008.

7.     Nguyễn Hùng Hậu , Đại Cương Triết học Phật giáo Việt Nam, NXB Khoa Học XãHội – 2002.

8.     Nguyễn Khắc Thuần, Tiến Trình Văn hoá Việt Nam từ khởi thuỷ đến thế kỉ XX. NXB Giáo Dục – 2008.

9.     Nguồn số liệu tổng hợp từ Niên giám thống kê các 13 tỉnh, thành, Số liệu kinh tế - xã hội tại 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long - Cục Thồng Kê Cần Thơ, Thống kê Lao động Việc làm 2004- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Niên giám Thống kê cả nước 2004 – Tổng cục Thống kê)

10.                        Thích Nguyên Tạng, “Phật giáo tại Việt Nam”, Website: [email protected].      Thích Nhật Từ , Nghĩ Về Hệ Thống Giáo Dục Phật giáo Việt Nam,   http://www.buddhismtoday.com12.      Thượng toạ Thích Thanh Duệ- Tuệ Nhã,Tập tục và nghi lễ dâng hương, NXB Văn hoá dân tộc -2004

13.      Trần Hồng Liên, Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ-Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội- 2000

14.      Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục-1995

15.                        Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục- 2001.

16.                        Trương Sĩ Hùng, Mấy tín ngưỡng tôn giáo Đông Nam Á, NXB Thanh niên – 2003

17.                        http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam.18.                        http://www.phattuvietnam.net/19.http://www.giaohoiphatgiaovietnam.vn/

CHÚ THÍCH

(1) Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục-1995, trang 239.

(2) Ở đây, người viết chỉ sử dụng từ “Phật giáo Nam Truyền” hay “Phật giáo Nam Tông” để chỉ con đường truyền đạo từ các nước Ấn độ sang Campuchia rồi vào Việt Nam (hay là con đường phía nam) và sử dụng từ “Phật giáo Bắc Truyền, Phật giáo bắc Tông” chỉ dòng đạo truyền từ  Trung Hoa sang Việt Nam, lưu ý rằng, người viết không dùng từ “Phật giáo Đại Thừa” để chỉ Phật giáo truyền từ phía Bắc xuống, và sử dụng từ “Phật giáo Tiểu Thừa” để chỉ đạo Phật truyền từ phương nam lên. Nguyên nhân là:

- Chữ “thừa” trong tiếng Hán có nghĩa là “cổ xe” hay “bánh xe”. “Tiểu Thừa” có nghĩa là “bánh xe nhỏ” hay “cổ xe nhỏ” và như vậy nó sẽ chở được ít người đi từ bến mê sang bờ giác hơn. Chính bản thân yếu tố này đã đụng chạm đến niềm tin thiêng liêng của các tông phái Phật giáo với nhau. Nguồn gốc của hai từ “Đại” và “Tiểu” đã được các tăng đoàn phân chia trước đây, mà tiêu biểu là Đại Chúng Bộ tự nhận mình là “Đại Thừa” và mỉa mai những người theo Thượng Toạ Bộ và gọi họ là “Tiểu Thừa”. Cho nên, trên phương diện nghiên cứu khoa học khách quan, chúng ta không nên sử dụng từ “Đại Thừa” và “TiểuThừa” để nói về hai tông phái Phật giáo.

- Có một số tài liệu gọi tên hai tông phái Phật giáo tương ứng như sau:

Đại Thừa Tiểu ThừaĐại Chúng Bộ Thượng Toạ BộBắc Truyền NamTruyền

Bắc Tông NamTông

Phật giáo Canh Tân Phật giáo Nguyên Thuỷ

(3) Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên.

(4) Đề tài “Đặc điểm Phật giáo Nam Bộ ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long” do sinh viênLớp DVI1082 Khoa Văn hoá - Du lịch, Đại học Sài Gòn nghiên cứu.

(5) Lịch Sử Phật giáo, tập 1, Thích Nhật Từ, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2008.

(6) Trích lời nói của chú Nguyễn Trung Thành, địa chỉ 172A bis Nguyễn Trung Trực, phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.