BẢN TIN THỦY SẢN - Tổng cục Thủy sản

13
1 BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Năm, ngày 24 tháng 11 năm 2016) TIN NÓNG ...................................................................................................................... 1 1. Vụ tàu ngư dân bị chìm ở Thanh Hoá: Nhiều dấu hiệu nghi vấn cần được điều tra ........................................................................................................................... 1 2. Tàu thanh tra va, tàu cá chìm ở Thanh Hóa: Ai dùng kỹ xảo? .............................. 3 3. Phú Yên: Tràn lan xuồng máy không phép hoạt động ở Vũng Rô ....................... 6 4. Phú Yên khuyến khích đóng tàu lớn ..................................................................... 7 5. Phú Yên: Tìm thấy thi thể ngư dân mất tích trong vụ nổ thuyền tại cảng Vũng ........................................................................................................................... 9 6. Ngư dân Qua ̉ ng Bi ̀ nh nhận tiền bồi thươ ̀ ng va ̀ tiếp tục vươn khơi ..................... 10 7. Liên ngành hỗ trợ tiêu thụ hải sản tồn của 4 tỉnh miền Trung ............................ 11 8. Đồng Nai: Khen thưởng 3 ngư dân cứu người bị nạn trên sông ......................... 12 9. Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường biển Phú Yên ..................................... 12 TIN NÓNG Vụ tàu ngư dân bị chìm ở Thanh Hoá: Nhiều dấu hiệu nghi vấn cần được điều tra Liên quan vụ tàu cá của ngư dân xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia bị chìm khi va chạm với tàu của lực lượng thanh tra, điều tra của Lao Động cho thấy, không có chuyện tàu ngư dân bị đâm nhiều lần và đặc biệt, nhiều dấu hiệu cho thấy có thể "ai đó" đã cố tình đánh đắm tàu. Tàu của thanh tra sở, chứ không phải lực lượng kiểm ngư Theo đơn báo cáo của anh Dương Văn Đồng (SN 1981, trú thôn Liên Đình, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia), vào khoảng 8h30 ngày 16.11, tàu của gia đình anh mang biển kiểm soát TH-01077.TS công suất 52 CV cùng hai máy phụ mỗi máy 32 CV đang đánh bắt hải sản ngoài biển thì có một chiếc tàu sắt mang biển kiểm soát TH-0002.KN đâm ngang vào mạn phải làm vỡ mạn tàu. Sau đó, chiếc tàu này còn quay lại húc thêm lần nữa khiến tàu của gia đình anh hư hỏng hoàn toàn và chìm tại chỗ. Theo anh Đồng, có 2 người trên tàu bị thương. Anh Đồng đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ và có biện pháp trục vớt tàu của gia đình.

Transcript of BẢN TIN THỦY SẢN - Tổng cục Thủy sản

1

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Năm, ngày 24 tháng 11 năm 2016)

TIN NÓNG ...................................................................................................................... 1

1. Vụ tàu ngư dân bị chìm ở Thanh Hoá: Nhiều dấu hiệu nghi vấn cần được điều

tra ........................................................................................................................... 1

2. Tàu thanh tra va, tàu cá chìm ở Thanh Hóa: Ai dùng kỹ xảo? .............................. 3

3. Phú Yên: Tràn lan xuồng máy không phép hoạt động ở Vũng Rô ....................... 6

4. Phú Yên khuyến khích đóng tàu lớn ..................................................................... 7

5. Phú Yên: Tìm thấy thi thể ngư dân mất tích trong vụ nổ thuyền tại cảng Vũng

Rô ........................................................................................................................... 9

6. Ngư dân Quang Binh nhân tiên bôi thương va tiêp tuc vươn khơi ..................... 10

7. Liên ngành hỗ trợ tiêu thụ hải sản tồn của 4 tỉnh miền Trung ............................ 11

8. Đồng Nai: Khen thưởng 3 ngư dân cứu người bị nạn trên sông ......................... 12

9. Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường biển Phú Yên ..................................... 12

TIN NÓNG

Vụ tàu ngư dân bị chìm ở Thanh Hoá: Nhiều dấu hiệu nghi vấn cần được điều tra

Liên quan vụ tàu cá của ngư dân xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia bị chìm khi va chạm với

tàu của lực lượng thanh tra, điều tra của Lao Động cho thấy, không có chuyện tàu ngư

dân bị đâm nhiều lần và đặc biệt, nhiều dấu hiệu cho thấy có thể "ai đó" đã cố tình

đánh đắm tàu.

Tàu của thanh tra sở, chứ không phải lực lượng kiểm ngư

Theo đơn báo cáo của anh Dương Văn Đồng (SN 1981, trú thôn Liên Đình, xã Hải Bình,

huyện Tĩnh Gia), vào khoảng 8h30 ngày 16.11, tàu của gia đình anh mang biển kiểm soát

TH-01077.TS công suất 52 CV cùng hai máy phụ mỗi máy 32 CV đang đánh bắt hải sản

ngoài biển thì có một chiếc tàu sắt mang biển kiểm soát TH-0002.KN đâm ngang vào mạn

phải làm vỡ mạn tàu. Sau đó, chiếc tàu này còn quay lại húc thêm lần nữa khiến tàu của gia

đình anh hư hỏng hoàn toàn và chìm tại chỗ. Theo anh Đồng, có 2 người trên tàu bị thương.

Anh Đồng đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ và có biện pháp trục vớt tàu của gia đình.

2

Kèm đơn trình báo, anh Đồng cũng gửi kèm clip ghi cảnh đâm va, tàu chìm, các ngư dân bơi

sang tàu bạn. Ngay sau đó, đoạn clip này được đăng tải trên mạng xã hội, nhiều bình luận tỏ

ra bức xúc với lực lượng chức năng.

Ông Hoàng Văn Tân – Phó Chánh thanh tra Sở NNPTNT Thanh Hoá - khẳng định, tàu mang

số hiệu của lực lượng chức năng va chạm với tàu cá của ngư dân là tàu của Thanh tra Sở

NNPTNT Thanh Hoá chứ không phải tàu của lực lượng kiểm ngư.

Cố tình chống đối

Sự việc không hoàn toàn như phản ánh của ngư dân Dương Văn Đồng. Làm việc với Lao

Động, ông Lê Nọc Vân - thuyền trưởng tàu TH-0002.KN - cho hay, vào thời điểm 7h30 ngày

16.11, tàu thanh tra thuỷ sản phát hiện thấy một đôi tàu lưới kéo không có bất kỳ số hiệu đăng

ký nào chuẩn bị khai thác ở khu vực cấm khai thác nghề lưới kéo. Tàu thanh tra phát tín hiệu

kiểm tra thì 2 tàu cá bỏ chạy. Đoàn cho cano tiếp cận một tàu, tàu còn lại ông Vân chỉ huy tàu

thuỷ sản tiếp cận.

Khi tàu thuỷ sản tiếp cận, quăng dây buộc tàu đối tượng thì những người trên tàu ngư dân

tháo dây, vác dao doạ đánh lực lượng thanh tra rồi nổ máy bỏ chạy. Tàu của ngư dân Dương

Văn Đồng công suất thấp nên cố tình chạy lòng vòng, lúc vượt qua trước mũi tàu thanh tra,

lúc cố tình chạy song song sau đó phanh để quay mũi đằng sau, chạy tiếp. Sau khi chạy lòng

vòng rượt đuổi khoảng 15 phút, tàu đánh cá của ngư dân đã đột ngột quay ngang trước mũi

tàu thanh tra. Dù tàu thanh tra đã lùi hết ga phá trớn, bẻ lái tối đa nhưng vẫn va chạm với tàu

ngư dân.

Phân tích clip do tàu thanh tra ghi được, ngay điểm va chạm, tàu ngư dân chỉ bị gãy thanh gỗ

phía trên thành tàu, không hề có dấu hiệu ảnh hưởng đến kết cấu của tàu cũng như việc nước

có thể vào tàu. Tàu ngư dân vẫn nổ máy chạy bình thường. Không có việc ngư dân bị rơi

xuống biển do va chạm mà đây là hình ảnh do những ngư dân tạo ra khi vứt can xuống trước

rồi 2 người nhảy xuống biển để quay clip khoảng 4 phút sau đó. Rồi tàu không số chạy đến

chỗ tàu đi khai thác cùng và bốc ngư lưới cụ hành lý lên tàu này.

Chủ động để… bị đâm?

Mặc dù vụ va chạm không quá mạnh, thiệt hại không lớn, không làm ảnh hưởng đến vận

hành của tàu nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy chính những ngư dân trên tàu đánh cá đã cố tình

đánh đắm tàu của mình. Những clip do họ quay đã tự tố cáo họ.

Theo đó, ở clip thứ nhất, họ chủ động cho tàu nằm ngang trước mũi tàu thanh tra, chuẩn bị

sẵn máy quay, trước khi va chạm, một người đàn ông nói: “Nào, húc vô, húc vô” .

Sau khi va chạm, họ liên tục giục nhau quay clip, một người cố tình lấy tay bóc cho thủng vỏ

tàu điểm va chạm bên cạnh sự cổ vũ của một người đàn ông: “Tháo bớt ra cho nước vào đi”.

Một người đàn ông khác thì giục: “Tháo lù ra, tháo lù ra cho chìm tàu luôn!”, “cho chìm tàu

cho chết mẹ nó đi”.

Và đúng như vậy, sau khi lực lượng thanh tra dùng cano đón 2 cán bộ biên phòng đến, ngư

dân mới cho tổ công tác gồm 4 người tiếp cận tàu. Tổ công tác nhanh chóng phát hiện van

thông sông (hay còn gọi là lù - điểm thông cho nước biển vào nhằm điều chỉnh tàu) đã bị

tháo, nước biển đang tràn vào buồng máy. Một cán bộ tổ công tác xuống xử lý nhưng không

được. Ông Mai Thanh Biên – Trạm trưởng trạm biên phòng Lạch Ghép - yêu cầu thuyền

3

trưởng tàu cá cho người xuống lắp lại van. Clip của tổ công tác cho thấy, lúc này, nước đã

chảy vào khá nhiều. Ông Lê Ngọc Vân – thuyền trưởng tàu thanh tra - kéo điện, máy bơm

sang hút nước từ lòng tàu cá ra ngoài.

Tổ công tác đã lập biên bản sự việc nhưng ngư dân Dương Văn Đồng cương quyết không ký

và không đưa tàu vào cảng Lạch Hới. Ngư dân Đồng yêu cầu đưa tàu vào cảng Lạch Bạng

trong khi tàu thanh tra không thể vào cảng Lạch Bạng vì nước đang xuống, không đảm bảo an

toàn. Tổ công tác đành chấp nhận để đối tượng tự đưa tàu vào cảng Lạch Bạng vì đường đi

không xa, biển lặng. Ông Mai Thanh Biên - Trạm trưởng Trạm biên phòng Lạch Ghép - hỏi

ngư dân Dương Văn Đồng: “Tàu có tự về cảng Lạch Bạng an toàn được không?”, ngư dân

Đồng nói: “Được!”. Ông Biên yêu cầu “cho tàu về cảng và lên trạm biên phòng Lạch Bạng

báo cáo”. Tuy nhiên, tàu đã không về đến cảng mà bị chìm.

Clip do ngư dân ghi lại cho thấy, thời điểm tàu đắm có 2 tàu đánh cá đi cùng, họ bình thản để

tàu chìm rồi bơi sang 2 tàu bên cạnh.

Ai “bảo kê” cho vụ chìm tàu?

Xem xét toàn bộ vụ việc thấy rõ, tàu đánh cá của ngư dân vi phạm rất nhiều quy định. Đây là

tàu đánh cá nhiều không: Không đăng ký đăng kiểm, không thiết bị cứu nạn, không hồ sơ tàu,

thuyền viên không đúng quy định, đánh cá không đúng nơi cho phép... Vậy nhưng, khi bị lực

lượng chức năng kiểm tra, tàu đã cố tình chống đối.

Đây là con tàu đánh cá đã quá cũ, giá trị không lớn nhưng cách hành xử của những ngư dân

trên biển thể hiện sự chống đối, làm mất an toàn trên biển và đặc biệt cố tình tạo hiện trường,

quay clip tung lên mạng khiến nhiều người hiểu nhầm, gây bức xúc dư luận.

Nhà nước ta đã và đang có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân vươn khơi, tỉnh Thanh

Hoá đã hỗ trợ hàng trăm tỉ đồng giúp ngư dân vượt khó bám biển. Vậy nhưng, hành động

không tuân thủ quy định đánh bắt, an toàn hàng hải của những ngư dân trên đây đã làm xấu

hình ảnh, gây hiểu nhầm dư luận.

Cơ quan chức năng cần sớm làm rõ dấu hiệu tự đánh đắm tàu và ai đã làm điều đó. (Lao

Động 23/11, Xuân Hùng) đầu trang

Tàu thanh tra va, tàu cá chìm ở Thanh Hóa: Ai dùng kỹ xảo?

Thanh tra nói ngư dân dùng kỹ xảo, ngư dân tố tàu Thanh tra cố tình đâm chìm, thấy chìm

còn không cứu vớt.

Liên quan tới vụ việc một tàu Thanh tra Sở NN-PT-NT Thanh Hóa có va chạm với tàu cá của

ngư dân Dương Văn Đồng, ông Lê Như Tuấn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Thanh Hóa cũng cho biết, đang bị rối trước thông tin kiểu mỗi người một ý.

4

Tàu cá của ngư dân sau khi bị tàu thanh tra đâm va (Ảnh cắt từ clip)

Vì vậy, cơ quan này đã cử đoàn công tác phối hợp với chính quyền huyện Tĩnh Gia, đồng

thời kiến nghị với UBND tỉnh để công an vào điều tra làm rõ.

"Chỉ khoảng 2-3 ngày nữa là có kết quả thôi. Nhưng về cơ bản diễn biến vụ việc phù hợp với

báo cáo của Thanh tra sở. Anh em cũng là cán bộ, là Đảng viên thì phải báo cáo trung thực

thôi", ông Tuấn nói.

Ngư dân tự đánh chìm?

Ngày 23/11, trao đổi với Đất Việt, ông Hoàng Văn Tân, Phó Chánh thanh tra Sở Nông

Nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa xác nhận có sự va chạm giữa tàu thanh tra

của đơn vị này với một tàu cá của ngư dân huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Ông Tân cho biết, ngày 16/11, tàu của Thanh tra Sở đi làm nhiệm vụ theo kế hoạch, trên tàu

có 7 cán bộ và thuyền viên.

Đến 7h30, Tàu Thanh tra Thủy sản phát hiện thấy một đôi tàu lưới kéo không viết số đăng ký

tàu cá, chuẩn bị khai thác tại khu vực cấm khai thác nghề lưới kéo. Tàu thanh tra thủy sản đã

tiếp cận và phát tín hiệu kiểm tra thì hai tàu này lập tức bỏ chạy, mỗi tàu chạy theo một

hướng.

Đoàn Thanh tra đã cho ca nô tiếp cận 1 tàu; còn Tàu Thanh tra thủy sản tiếp cận 1 tàu. Khi

Tàu Thanh tra thủy sản tiếp cận, quăng dây buộc tàu đối tượng thì những người trên tàu tháo

dây không cho buộc, dọa đánh và bỏ chạy.

Khi phát hiện tàu Thanh tra vẫn bám đuổi, tàu đối tượng chạy lòng vòng khoảng 15 phút, rồi

đột ngột dừng lại và quay ngang tàu; Tàu Thanh tra thủy sản đã lùi hết ga phá trớn nhưng vẫn

xảy ra va chạm với tàu đối tượng ở mạm phải tàu.

5

Sau khi va chạm, tàu đối tượng ném can xuống biển và cho hai người nhảy xuống biển, rồi

quay video khoảng 4 phút thì hai người này đã được đưa lên tàu đối tượng. Tàu đối tượng

chạy đến tiếp cận và bốc lưới sang tàu bạn (tàu đi khai thác cùng).

Theo ông Tân, khi 4 cán bộ tiếp cận được tàu đối tượng thì phát hiện thấy van thông sông (lù)

đã bị tháo, nước chảy vào tàu. Lực lượng Thanh tra xuống khắc phục nhưng không được.

Ông Mai Thanh Biên, Trạm trưởng Trạm Biên phòng Lạch Ghép yêu cầu thuyền trưởng cho

người xuống lắp lại van và cán bộ thanh tra bơm nước ra ngoài thì sự cố đã được khắc phục.

Sau đó lực lượng thanh tra đã làm việc, lập biên bản vi phạm hành chính nhưng anh Dương

Văn Đồng (SN 1981, ngụ tại thôn Liên Đình, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia), thuyền trưởng

tàu số hiệu TH 01077-TS (52 CV) không ký. Tổ công tác đã hội ý đưa tàu trên về cảng Lạch

Hới (Sầm Sơn) để xử lý, nhưng chủ tàu không ký vào biên bản mà lại yêu cầu đưa về cảng

Lạch Bạng (huyện Tĩnh Gia). Lúc này tàu thanh tra không đi cùng thì đến 16h30 cùng ngày,

Sở NN&PTNT nhận được thông tin tàu cá của ngư dân Dương Văn Đồng đã bị chìm ngoài

biển.

Trao đổi thêm, bà Hoàng Thị Yến - Phó giám đốc sở NN-PT-NT Thanh Hóa cho biết, UBND

tỉnh đã giao cho công an vào cuộc điều tra, làm rõ.

Bà Yến cho biết, khi xảy ra va chạm, tàu của ngư dân là tàu không số, khu vực khai thác lại

thuộc khu vực cấm khai thác bằng lưới kéo, khi bị phát hiện, tàu Thanh tra đã phát tín hiệu

cảnh cáo mấy lần nhưng tàu ngư dân không dừng lại mà bỏ chạy.

Trong quá trình bỏ chạy, do tàu gỗ, quá cũ kỹ lại dùng kỹ xảo quay ngang tàu nên tàu Thanh

tra phanh gấp, không kịp phản ứng mới dẫn tới va chạm.

"Từ sau vụ việc anh, em suy nghĩ rất nhiều. Tôi có động viên anh, em phải bình tĩnh, cố gắng

tiếp tục làm nhiệm vụ", bà Yến chia sẻ và lo lắng: "Anh em rất cần sự thông cảm, chia sẻ nếu

không họ sẽ nản lòng".

Cũng theo bà Yến, đây là vụ việc xảy ra lần đầu tiên trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh

nên có thể khiến lực lượng Thanh tra lúng túng khó xử. "Bình thường quan hệ giữa Thanh tra

với ngư dân vẫn rất bình thường, không có gì cả", bà Yến nói.

Theo bà Yến, sau khi vụ việc xảy a lực lượng Thanh tra cũng có tiếp cận làm việc, giải thích

với ngư dân tuy nhiên không hiểu sao vụ việc lại bị làm phức tạp thế.

"Chúng tôi thấy có nhiều báo chí thông tin quá mà giờ mỗi người nói một kiểu nên có đề nghị

UBND tỉnh để công an vào điều tra. Bên cạnh đó, cũng đề nghị UBND huyện Tĩnh Gia cho

lực lượng trục vớt tàu để phục vụ điều tra", bà Yến cho biết.

Thanh tra cố ý?

6

Trái ngược hoàn toàn với thông tin trên, trao đổi với báo chí anh Dương Văn Đồng, thuyền

trưởng tàu số hiệu TH 01077-TS (52 CV) cho biết, ngày 16/11, anh bắt đầu đi biển từ cảng

Lạch Bạng cùng 4 ngư dân trong xã, đến 8h30 cùng ngày khi đang đánh cá cách bờ khoảng

11 hải lý bỗng nhiên cá một tàu vỏ thép chạy thẳng về phía tàu của anh rồi đâm vào mạn trái.

Không dừng lại ở đó, chiếc tàu vỏ thép tiếp tục vòng qua mũi thuyền đâm tiếp vào mạn phải

khiến mạn thuyền bị hư hỏng, toàn bộ kính cabin vỡ nát, 2 ngư dân trên thuyền rơi xuống

biển rất may đã được cứu. Sau đó, có hai chiếc tàu cá khác đến hỗ trợ, ứng cứu, lai dắt tàu bị

nạn. Tuy nhiên khi đi được khoảng 3 hải lý thì tàu cá chìm. 15h cùng ngày, các ngư dân trên

tàu cá được đưa vào bờ an toàn.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn - nguyên chủ tịch UBND xã Hải Bình, Tĩnh Gia cho biết, vụ việc

ban đầu cũng không có gì ghê gớm nếu cả hai bên biết bình tĩnh xử lý. Tuy nhiên, tới hôm

nay có thể thấy nó đã gây ảnh hưởng rất nhiều tới hình ảnh của ngành, của cả cơ quan quản lý

cũng như lòng tin với người dân địa phương.

Theo ông Tuấn, vụ việc hiện đã được chuyển cho cơ quan quản lý có chức năng, nhiệm vụ

cao hơn. Nhưng về cơ bản, ngư dân vẫn còn nhiều bức xúc, không hài lòng với cách xử lý của

lực lượng Thanh tra Sở.

"Ông Đồng còn rất bức xúc vì cho rằng tàu của Thanh tra đã cố tình đâm chìm tàu của ông.

Sau khi đâm va, tàu chìm rồi thì lại không cứu vớt ngư dân", ông Tuấn nói và nhận định: "đó

là hành vi rất đáng bị phê phán".

Đứng trên quan điểm của ngư dân, ông Tuấn cho biết, trong hoàn cảnh đời sống khó khăn,

năng lực kinh tế hạn hẹp nên mới phải khai thác gần bờ.

Do khai thác gần bờ, nên ngư dân chủ yếu sử dụng tàu đầu gỗ, không có biển số, ý thức thực

hành pháp luật kém nên có thể vào vùng cấm là việc rất bình thường.

"Trong trường hợp đã biết rõ chắc chắn đó là tàu của ngư dân Tĩnh Gia, tàu Thanh tra có thể

phối hợp với lực lượng chức năng địa phương tuyên truyền, tìm biện pháp xử lý. Sử dụng tàu

sắt, mã lực lớn đâm va vào tàu gỗ là sai rồi", ông Tuấn cho hay. (Đất Việt 24/11, Hoài An)

đầu trang

Phú Yên: Tràn lan xuồng máy không phép hoạt động ở Vũng Rô

Ông Lê Tấn Thảo, Phó chủ tịch UBND H.Đông Hòa, xác nhận hầu hết các tàu thuyền dưới

20 CV hoạt động trên biển Vũng Rô chưa được cấp phép, không đảm bảo an toàn khi hoạt

động trên biển.

Hôm qua, 23.11, Đồn biên phòng cửa khẩu Vũng Rô thuộc xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa

(Phú Yên) cho biết đã tìm thấy thi thể anh Phạm Lê Bảo (28 tuổi, ở thôn Vũng Rô, xã Hòa

Xuân Nam), nạn nhân bị mất tích trong vụ nổ xuồng máy trên biển Vũng Rô làm 3 người bị

thương, 1 người mất tích, xảy ra hôm 21.11.

Vụ nổ làm các nạn nhân (đi trên xuồng) bị bỏng nặng, gồm: Cao Hoài Đông (32 tuổi), Cao

Hoài Châu (36 tuổi, cùng ở thôn Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa), Trần Minh

7

Quang (24 tuổi, ở H.Phú Quang, Thừa Thiên-Huế), hiện đang điều trị tại bệnh viện ở

TP.HCM; chiếc xuồng máy bị chìm xuống biển. Xuồng máy này chuyên vận chuyển thức ăn

nuôi trồng thủy sản trên biển Vũng Rô, không có giấy phép hoạt động, chủ xuồng máy là anh

Cao Hoài Châu. Công an đang điều tra làm rõ nguyên nhân xuồng máy nổ.

Từ vụ nổ xuồng máy này, PV Thanh Niên ghi nhận tình trạng xuồng máy dưới 20 CV hoạt

động rất nhộn nhịp ở vùng biển Vũng Rô. Nhiều bến đò tự phát mọc lên để vận chuyển thức

ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản và tham gia chở khách du lịch cho các bè nổi (phục vụ ăn

uống) tại đây. Theo quy định, những loại tàu thuyền dưới 20 CV do chính quyền địa phương

quản lý, cấp phép, thế nhưng đa số những tàu này chưa được cấp phép hoạt động. Chính

quyền địa phương cũng không thống kê, không nắm hiện có bao nhiêu xuồng máy có công

suất dưới 20 CV đang hoạt động trên vùng biển Vũng Rô.

Ông Lê Tấn Thảo, Phó chủ tịch UBND H.Đông Hòa, xác nhận hầu hết các tàu thuyền dưới

20 CV hoạt động trên biển Vũng Rô chưa được cấp phép, không đảm bảo an toàn khi hoạt

động trên biển. “UBND huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền xã

Hòa Xuân Nam thống kê lại toàn bộ loại tàu thuyền này để có hướng xử lý”, ông Thảo nói.

Ngoài số lượng xuồng máy chưa cấp phép, Đồn biên phòng cửa khẩu Vũng Rô cho biết hiện

ở Vũng Rô còn có 17 phương tiện tàu thuyền chưa được cấp phép hoạt động trên biển. Trong

số này, có một số tàu thuyền tham gia chở khách du lịch đến các điểm ăn uống trên bè nổi,

nhưng những phương tiện này hoạt động không thường xuyên chỉ hoạt động trong ngày nghỉ,

dịp lễ và mùa hè. Ông Lê Đăng Hà, Đồn trưởng Đồn biên phòng cảng Vũng Rô, cho biết:

“Chúng tôi đã yêu cầu những chủ phương tiện này hoàn chỉnh thủ tục giấy tờ để các cơ quan

chức năng cấp phép hoạt động”.

Ông Lê Tấn Thảo cho biết thêm, các bè nổi ở Vũng Rô đều hoạt động không phép. “UBND

H.Đông Hòa đang chờ chỉ đạo của các ngành chức năng để xử lý, chấn chỉnh hoạt động du

lịch trên vùng biển Vũng Rô”, ông Thảo nói.

Bà Nguyễn Thị Diệu Tuyết, Chủ tịch UBND H.Ninh Hải (Ninh

Thuận), cho biết sau sự cố gãy sập nhà bè nổi Vĩnh Tiến (chuyên

đón du khách vào ăn uống) trên vịnh Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, H.Ninh

Hải ngày 23.7 làm 2 người tử vong, 4 người bị thương nặng, UBND

tỉnh Ninh Thuận có văn bản cấm mọi hoạt động kinh doanh, buôn

bán tại các nhà hàng, bè nổi tại vịnh này. Riêng hoạt động đưa

khách du lịch tham quan ngắm rạn san hô ở vịnh Vĩnh Hy diễn ra

bình thường, có 12 tàu được cấp phép hoạt động đưa du khách trong

vịnh.

Thiện Nhân

(Thanh Niên 24/11, Đức Huy) đầu trang

Phú Yên khuyến khích đóng tàu lớn

Hiện mỗi năm ngư dân Phú Yên có nhu cầu đóng mới khoảng 70 - 100 tàu cá và sửa chữa

khoảng 30% số tàu cá của tỉnh..., trong đó có rất nhiều tàu công suất lớn.

8

Thế nhưng, năng lực đóng, sửa chữa loại tàu lớn ở địa phương lại rất hạn chế nên tỉnh đang

khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 500 lao động tham gia đóng

mới, sửa tàu thuyền, mỗi năm có khả năng đóng mới khoảng 80 tàu và sửa chữa khoảng

6.250 tàu thuyền. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở này có quy mô nhỏ, chủ yếu đóng sửa tàu vỏ

gỗ công suất nhỏ, còn việc đóng mới, sửa chữa lớn tàu công suất lớn thì ngư dân thực hiện ở

các tỉnh khác.

Ngư dân chịu thiệt Đến nay, Phú Yên chưa có cơ sở nào đóng mới, sửa chữa tàu cá hiện đại bằng các loại vật

liệu mới. Ngư dân Lê Thái Bình ở P.6 (TP.Tuy Hòa), cho biết: “Phú Yên đã có hai cơ sở

đóng, sửa tàu thuyền đạt tiêu chuẩn theo Nghị định 67 của Chính phủ và được tỉnh công bố.

Tuy nhiên, các cơ sở này chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đóng mới tàu cá công suất

lớn, nên khi triển khai đóng mới tàu cá công suất trên 700 CV, gia đình tôi phải ra Bình Định.

Tiền vay theo Nghị định 67 để đóng chiếc tàu này là rất lớn, gia đình tôi phải tìm hiểu nhiều

cơ sở có kinh nghiệm để thực hiện thì mới yên tâm”.

Giống như ngư dân Lê Thái Bình, ngư dân Võ Văn

Lành cũng ở P.6 (TP.Tuy Hòa) cho rằng về quy cách,

chất lượng gỗ và đội ngũ công nhân để thực hiện đóng

mới các tàu cá theo Nghị định 67 thì các cơ sở đóng tàu

ở Bình Định hơn hẳn. Còn ngư dân Tống Thái Tân

(KP.Phú Thọ, TT.Hòa Hiệp Trung, H.Đông Hòa), cho

biết ngư dân thường có quan niệm đánh bắt cá không

hiệu quả thì đưa tàu lên sơn, sửa lại. “Mà mỗi lần như

vậy phải chạy ra Bình Định nên tốn tiền dầu, ăn ở...

khiến chi phí tăng lên gấp 2 - 3 lần. Trường hợp đóng

mới, ngư dân phải trực suốt nên tổng chi phí đội lên

gần 30%”, ông Tân nói.

Khuyến khích đầu tư Theo Chi cục Thủy sản Phú Yên, hiện trên địa bàn tỉnh

có khoảng 30 cơ sở đóng sửa tàu thuyền, trong đó 21 cơ

sở đang hoạt động (8 cơ sở đóng mới và sửa tàu thuyền,

13 cơ sở làm dịch vụ kéo và sửa tàu thuyền). Các cơ sở

này đóng và sửa chữa tàu cá theo phương pháp truyền

thống, thủ công nên nhà xưởng, trang thiết bị hầu như

chỉ có các dụng cụ cầm tay, chưa đầu tư nhiều máy móc. Các cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá

trong tỉnh đều sử dụng phương pháp thủ công theo kinh nghiệm dân gian nên chưa đào tạo

đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ theo quy định.

Ông Trần Ngọc Nhạn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phú Yên, cho biết: “Qua kiểm tra,

hoạt động đóng mới và cải hoán tàu cá ở Phú Yên còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tất cả các cơ sở

đóng mới, cải hoán tàu cá này chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện đối với ngành nghề đóng

mới, cải hoán tàu cá theo quy định về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản cũng

như nhà xưởng, trang thiết bị chưa đạt quy chuẩn. Chi cục Thủy sản kiến nghị Sở NN-PTNT

tỉnh Phú Yên có kiến nghị UBND tỉnh quy hoạch khu đất cố định tại các huyện, thị xã, thành

phố để thu hút cá nhân, tổ chức có năng lực đóng mới, cải hoán và sửa chữa tàu cá đến đầu

tư, từng bước phát triển ngành đóng tàu cá của địa phương ngày càng mạnh và hoàn thiện hơn

theo hướng công nghiệp hóa”.

Theo quy hoạch, tỉnh

khuyến khích đầu tư xây

dựng mới các nhà máy

đóng tàu, sửa chữa tàu cá

vật liệu mới như

composite, polypropylene

polystone compolymer,

thép và khuyến khích ngư

dân từng bước thay thế

các tàu cá vỏ gỗ

Ông Nguyễn Tri Phương

Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh

Phú Yên

9

Trong khi đó, ông Nguyễn Tri Phương, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh, cho biết để đảm

bảo nhu cầu đóng mới, cải hoán, nâng cấp và sửa chữa tàu cá trên địa bàn tỉnh, Phú Yên đã có

chủ trương duy trì và phát triển hệ thống cơ sở cơ khí, đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở các

địa phương ven biển. “Tỉnh đang khuyến khích các cơ sở này đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng,

vật chất kỹ thuật, đội ngũ công nhân đạt chuẩn, dây chuyền công nghệ hiện đại, quy mô lớn

để đáp ứng đủ năng lực đóng mới, sửa chữa tàu cá công suất lớn. Cụ thể, theo quy hoạch, tỉnh

khuyến khích đầu tư xây dựng mới các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu cá vật liệu mới như

composite, polypropylene polystone compolymer, thép và khuyến khích ngư dân từng bước

thay thế các tàu cá vỏ gỗ”, ông Phương nói. (Thanh Niên 24/11, Đức Huy) đầu trang

Phú Yên: Tìm thấy thi thể ngư dân mất tích trong vụ nổ thuyền tại cảng Vũng Rô

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Rô (tỉnh Phú Yên) cho biết khoảng 17h00 chiều ngày

22/11, thi thể anh Phạm Lê Bảo (SN 1988, ngụ thôn Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam) đã được

tìm thấy.

Anh Bảo là 1 trong 4 người bị rơi xuống biển trong vụ chiếc thuyền máy bị nổ tại cảng Vũng

Rô vào tối 21/11.

Công an huyện Đông Hòa sau đó đã đến khám nghiệm tử thi và tiến hành bàn giao thi thể nạn

nhân về cho gia đình để tổ chức an táng.

Trước đó, khoảng 19h10 ngày 21/11, chiếc thuyền máy có công suất 90 CV chở 4 người và

thực phẩm cung cấp cho các bè nuôi thủy sản bất ngờ phát nổ rồi bùng cháy khi vừa chạy qua

khỏi cầu cảng Vũng Rô được khoảng 300m. Vụ việc đã làm cho cả 4 người trên tàu rơi xuống

biển.

Nhận được tin báo, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Rô phối hợp cùng chính quyền địa

phương đã cứu được 3 ngư dân gồm: Cao Hoài Châu (SN 1980), Cao Hoài Đông (SN 1984,

cùng ngụ thôn Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) và anh Trần

Minh Quang (SN 1992, ngụ thôn An Bằng, xã Vĩnh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên -

Huế, tạm trú thôn Vũng Rô).

Cả 3 nạn nhân được đưa đến Bệnh biện Đa khoa Phú Yên cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng

và sau đó đã được chuyển tiếp vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) để điều trị.

Được biết, hiện tại khu vực Vũng Rô có 17 tàu thuyền đang hoạt động, chủ yếu chở thức ăn

nuôi thủy sản (có chở khách du lịch) nhưng có đến 16 phương tiện chưa được cấp phép, trong

số này có chiếc thuyền bị nạn ở trên. (Người Tiêu Dùng 23/11, Quốc Hào) đầu trang

10

Ngư dân Quang Binh nhân tiên bôi thương va tiêp tuc vươn khơi

Tư ngay 9-11, các địa phương tại Quảng Bình tiến hành chi trả tiền bồi thường do sự cố

ô nhiêm môi trường biển . Ngư dân nhận tiền bồi thường trong cảm giác vưa buôn vưa

vui song, ai cung quyêt tâm tiêp tuc vươn khơi bam biên.

Dành tiền mua thêm ngư lưới cụ

Trụ sở phường Quảng Phúc , thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) sáng 17-11, có gần 300 chủ tàu và

lao động đang nóng lòng chờ đợi đến lượt gọi tên để nhận tiền hỗ trợ.

Ngư dân Nguyễn Văn Chuân chu tàu công suất 70 CV ở thôn Xuân Lộc vừa nhận môt nưa

trong tông sô tiên được bôi t hương la 175 triệu đồng noi : “Với mức đền bù cho tàu cá và lao

động trên tàu dưới 90 CV như vậy, chúng tôi thấy cũng ôn rôi . Tuy nhiên hiện nay , chúng tôi

mong muốn các cấp , ngành giải ngân hết số tiền chi trả bôi thương để gia đinh co điêu kiên

nâng cấp tau ca”.

Còn anh Mai Văn Tùng ở xã cồn nổi Quảng Hải - nơi tiên hanh chi tra tiên bôi thương đâu

tiên cua Quang Binh - thì bộc bạch , cầm tiền đền bù trên tay mà thấy khấp khởi “vừa mừng

vừa lo” bởi nhận số tiền đợt này gia đình dùng để trang trải nợ nần trong những tháng qua ,

phần còn lại không biết có đủ mua sắm thêm ngư lưới cụ và sửa sang lại tàu để tiếp tục nghề

đánh ca.

Chủ tịch UBND phường Quảng Phúc Nguyễn Thanh Đôn cho biết, phường có 86 tàu và 264

lao động được chi trả bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển trong đợt này . Việc chi

trả được tiến hành công khai, đúng quy định, đúng đối tượng nên đã nhận được sự đồng thuận

cao cua ngươi dân.

Hầu hết các chủ tàu có công suất dưới 90 CV đông y với mức đền bù thiệ t hại theo quy định .

Nhiêu ngư dân noi, họ tin vào cách làm việc của cán bộ cơ sở và cảm thông với sức ép về thời

gian va công viêc đươc cho la kha nhay cam nay .

Đặc biệt, sau khi nhận được tiền bồi thường sự cố môi trường biển do Công ty Formosa Ha

Tĩnh gây ra , ngư dân vẫn tiếp tục lựa chọn phương án nâng cấp tàu cá , săm thêm ngư lươi cu

để khai thac hai san.

Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Quang Binh Lê Văn Lợi cho biêt , theo quyết định phê duyệt

đợt 1, ngươi dân được nhận 50% số tiền bồi thường với mức bồi thường được áp dụng trong

thời gian 6 tháng.

Như vây , tỉnh Quảng Bình có 17 xã thuộc 6 huyện, thị xã , thành phố la : Lệ Thủy , Quảng

Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đôn và Quảng Trạch được chi trả tiền bôi thương thi ệt hại do

sự cố môi trường biển với tổng số tiền gần 322 tỷ đồng. Công tác chi trả bồi thường đợt 1 sẽ

được hoàn thành chậm nhất vào cuối tháng 11-2016.

Không đươc thu các khoản đóng góp, ủng hộ tư tiên bôi thương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quang Binh Lê Minh Ngân cho biêt , UBND tinh Quang Binh đa tô

chưc cac đoan kiêm tra va chi đao chinh quyên cac đia phương khân trương va đây nhanh tiên

đô thưc hiên chi tra hô trơ cho người dân bi ảnh hưởng của sự cố môi trường biển để giup

người dân sơm ôn đinh cuôc sống, tâp trung cho sản xuất.

11

Đối với những đia phương đa đươc phê duyêt danh sach thi cân đây nhanh thơi gian giai ngân

với muc tiêu tiên hô trơ vê tay ngươi dân cang sơm cang tôt . Ơ địa phương đang ni êm yết

danh sách công khai cân nhanh chong trinh UBND huyên thâm đinh đê triển khai thực hiện

việc chi trả cho các đối tượng nằm trong danh sách trong thời gian sớm nhất.

Viêc thưc hiên chi trả cần bảo đảm tuyệt đối an toàn va tổ chức trao trực tiếp sô tiên đến tận

tay người dân theo tưng thôn , địa điểm tổ chức chi trả tai nha văn hoa các thôn đê ba con

nhân dân đi lai dê dang, thuân lơi.

Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho bà con nhân dân và không can thiệp dưới bất kỳ

hình thức nào về hình thức nhận hỗ trợ đền bù ; tiêp tuc ra soat va thưc hiên viêc chi tra tiên

hô trơ nhăm bảo đảm tiền hỗ trợ , đền bù đến với bà con trong thời gian sớm nhất va đung đôi

tương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quang Binh Lê Minh Ngân cung nhấn mạnh , trong thời gian thực

hiện chi trả đợt môt cho người dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển , các địa phương

không được tổ chức thu các khoản đóng góp, ủng hộ khác từ thôn đến xã mà cần tập trung

toàn lực cho việc chi trả tiền hỗ trợ đền bù cho người dân. Nếu địa phương nào để xảy ra tình

trạng nói trên sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

Nhận được tiền bôi thương, nhiêu ngư dân thi xa Ba Đôn (Quảng Binh) dùng đê sữa lại tàu

thuyền, mua săm ngư lưới cụ đê tiếp tục vươn khơi.

(Nhân Dân 23/11, Hương Giang) đầu trang

Liên ngành hỗ trợ tiêu thụ hải sản tồn của 4 tỉnh miền Trung

Bộ Công thương ngày 22/11 cho hay, Sở Công thương các địa phương đang phối hợp với Sở

Y tế, NN&PTNT và các đơn vị liên quan để tìm cách tiêu thụ hải sản tồn kho đạt chất

lượng an toàn thực phẩm tại bốn tỉnh miền Trung.

Theo đó, Sở NN&PTNT làm đầu mối triển khai đến các DN sản xuất, chế biến, xay xát thủy,

hải sản và lắng nghe ý kiến, xem xét các phương án để hỗ trợ thu mua hải sản an toàn đã

được xác nhận của ngành Y tế. Sở Y tế hỗ trợ công tác kiểm định lại chất lượng sản

phẩm cá đã được xác nhận an toàn khi có yêu cầu từ doanh nghiệp thu mua. Sở Công thương

có trách nhiệm triển khai đến các hệ thống phân phối trên địa bàn để có kế hoạch thực hiện hỗ

trợ tiêu thụ hải sản cho bốn tỉnh miền Trung. (Giao Thông 23/11, C.Sơn) đầu trang

12

Đồng Nai: Khen thưởng 3 ngư dân cứu người bị nạn trên sông

Ban thi đua - khen thưởng tỉnh Đồng Nai đã tuyên dương và trao tặng bằng khen đột

xuất của UBND tỉnh cho 3 công dân dũng cảm cứu người bị nạn trên sông

Chiều 22/11, Ban thi đua - khen thưởng tỉnh Đồng Nai đã tuyên dương và trao tặng bằng

khen đột xuất của UBND tỉnh cho 3 công dân gồm: Vũ Đình Mai (27 tuổi); Nguyễn Ngọc Vũ

(28 tuổi), cùng ngụ ấp Hòa Thành, xã Ngọc Định (Định Quán, Đồng Nai) và Trần Văn Hên

(46 tuổi), ngụ tại xã Phú Ngọc (Định Quán) đã dũng cảm cứu người bị nạn vào tối 23/10 vừa

qua.

Vào khoảng 21 giờ 30, ngày 23/10, ông Trần Văn Vang (58 tuổi), ngụ tại ấp 5, xã La Ngà

(Định Quán) điều khiển thuyền máy trên sông Đồng Nai, khu vực giáp ranh giữa huyện Tân

Phú và huyện Định Quán, thì máy thuyền bị hỏng và bị nước cuốn trôi va vào các ghềnh đá

giữa sông cách bờ 50m, lật nghiêng. Do trời tối, mưa lớn, địa hình khó tiếp nên lực lượng cứu

nạn chuyên nghiệp không thể tiếp cận được nạn nhân.

Có kinh nghiệm về sông nước và thạo dòng chảy, các anh: Vũ Đình Mai, Nguyễn Ngọc Vũ

và Trần Văn Hên làm nghề đánh cá trên sông đã xung phong cùng tham gia cứu người. Đến

gần 5 giờ sáng, ngày 24/10, các anh dùng thuyền máy tiếp cận từ phía trên thượng nguồn,

cách chỗ người bị nạn khoảng 30m, rồi neo thuyền, thả dây, phao cho người bị nạn. Anh Mai

bơi men theo dây phao tiếp cận cứu người bị nạn đưa vào bờ an toàn. (Tiền Phong 23/11,

Đức Minh) đầu trang

Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường biển Phú Yên

Thời gian qua, do các hoạt động neo đậu tàu thuyền, nuôi trồng khai thác thủy sản ven

bờ nên nhiều hệ sinh thái biển quan trọng của Phú Yên bị phá hủy.

Bên cạnh đó là tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại nhiều vùng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt

là tại các đầm, vịnh; chất thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dân sinh, hoạt

động du lịch… không được thu gom, xử lý kịp thời gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, mỹ

quan vùng ven biển.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, UBND tỉnh Phú Yên vừa có chỉ thị yêu cầu các sở,

ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh tập trung tăng cường công tác quản lý tài

nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển ven bờ.

Trong đó, Sở TN&MT được giao phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức điều tra, đánh

giá hiện trạng môi trường biển, đánh giá sức chịu tải của các khu vực biển, các đầm vịnh ven

biển; đánh giá mức độ nhạy cảm và chống chịu của biển, đảo đối với các tai biến tự nhiên,

13

phát hiện các biểu hiện xung đột môi trường phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội

vùng ven biển.

Đồng thời, ngành TN&MT có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các nguồn thải trực tiếp gây ô

nhiễm, suy thoái môi trường vùng biển ven bờ, đặc biệt là các khu đô thị, khu công nghiệp,

cơ sở nuôi trồng, chế biến thủy sản, hoạt động thương mại, dịch vụ… dọc theo bờ biển tỉnh,

bảo đảm nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường biển.

(Tuổi Trẻ 23/11) đầu trang./.