BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

56
BN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ G8/2013 1 Bn tin ngành hàng đồ gdo Phòng Nghiên cu Phát trin thtrường, Cc Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thc hin. Liên hệ: 20 Lý Thường Kit, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected] TIN TỨC Tin trong nƣớc Tháo gkhó khăn cho doanh nghiệp chế biến xut khu gVi tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, ngành sn xuất đồ gViệt Nam đang có chỉ stồn kho tăng tới 32,2%. Mt trong nhng nhim vhàng đầu hin nay là tìm cách tp trung tháo gkhó khăn cho các doanh nghip chế biến g, nht là các chính sách vƣu đãi lãi sut, qung bá sn phẩm, đào tạo nhân lực để doanh nghiệp có cơ hội đƣợc tiếp cn vay vn. Ngành công nghip chế biến gViệt Nam đặt kvng kim ngch xut khẩu đạt trên 5 tUSD trong 2 năm tới và tăng lên 8 tỷ USD vào năm 2020 (bình quân 9%/năm). Tính trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xut khu gvà các sn phm gca Việt Nam đã đạt 2,46 tUSD, tăng 12,6% so với cùng knăm 2012. Tuy nhiên, bên cạnh stăng trưởng này, các doanh nghip xut khu vn gp nhiều khó khăn. Mới đây, Hội Mnghvà Chế biến gTP.HChí Minh (HAWA) đã gửi 7 kiến nghlên Chính phvà các cơ quan liên quan về chính sách phát trin ngành chế biến gVit Nam đến năm 2020. Trong đó, đề xut các gii pháp khác nhau vngun nguyên liu, ngun nhân lc, công nghsn xut và chính sách cho công nghip phtrợ…nhằm đưa ngành chế biến gtrthành ngành kinh tế mũi nhọn. Gvà các sn phm glà mặt hàng đóng góp đáng kể trong tng kim ngch xut khu hàng hóa ca Vit Nam. Tuy nhiên, các sn phẩm đồ gxut khu ca Vit Nam hin mi tp trung các dòng sn phm trung cp trxung, thiếu các dòng sn phm cao cấp. Đây chính là điểm yếu ca các doanh nghip Vit Nam so với nước láng ging Trung Quc. Theo đánh giá của lãnh đạo HAWA, hin các doanh nghip chế biến gTrung Quc có thgia công các sn phm ni tht có giá thấp hơn đến 20% so vi Việt Nam và để đáp ứng nhu cu thtrường các doanh nghip Vit Nam cn phải đổi mi trang thiết bị, nâng cao năng lực thiết kế và chất lượng sn phm nếu không mun mt dn khách hàng và thtrường. Hin nay, hn chế ln nht ca các doanh nghip chế biến gxut khu Việt Nam là đầu tư dàn trải, chưa tập trung chuyên sâu, cnh tranh không lành mnh. Nhiu doanh nghip xut

Transcript of BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

1 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

TIN TỨC

Tin trong nƣớc Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ

Với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay,

ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam đang có chỉ

số tồn kho tăng tới 32,2%. Một trong những

nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là tìm cách tập

trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh

nghiệp chế biến gỗ, nhất là các chính sách về

ƣu đãi lãi suất, quảng bá sản phẩm, đào tạo

nhân lực để doanh nghiệp có cơ hội đƣợc tiếp

cận vay vốn.

Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đặt kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 5 tỷ

USD trong 2 năm tới và tăng lên 8 tỷ USD vào năm 2020 (bình quân 9%/năm). Tính trong 6

tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã đạt 2,46

tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng này, các

doanh nghiệp xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn.

Mới đây, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh (HAWA) đã gửi 7 kiến nghị lên

Chính phủ và các cơ quan liên quan về chính sách phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam

đến năm 2020. Trong đó, đề xuất các giải pháp khác nhau về nguồn nguyên liệu, nguồn nhân

lực, công nghệ sản xuất và chính sách cho công nghiệp phụ trợ…nhằm đưa ngành chế biến

gỗ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Gỗ và các sản phẩm gỗ là mặt hàng đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng

hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện mới tập

trung ở các dòng sản phẩm trung cấp trở xuống, thiếu các dòng sản phẩm cao cấp. Đây chính

là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam so với nước láng giềng Trung Quốc.

Theo đánh giá của lãnh đạo HAWA, hiện các doanh nghiệp chế biến gỗ Trung Quốc có thể

gia công các sản phẩm nội thất có giá thấp hơn đến 20% so với Việt Nam và để đáp ứng nhu

cầu thị trường các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực

thiết kế và chất lượng sản phẩm nếu không muốn mất dần khách hàng và thị trường.

Hiện nay, hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam là đầu tư

dàn trải, chưa tập trung chuyên sâu, cạnh tranh không lành mạnh. Nhiều doanh nghiệp xuất

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

2

khẩu chưa nắm rõ hết các quy định và luật pháp quốc tế, khả năng ứng biến trong thương

mại khi xảy ra vướng mắc còn rất yếu.

Chƣa áp dụng mức thuế 5% đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu

Mới đây, Bộ Tài chính đề nghị tạm thời chƣa thu thuế xuất khẩu đối với mặt hàng dăm

gỗ trong giai đoạn hiện nay theo kiến nghị của Bộ Công Thƣơng về việc tăng thuế xuất

khẩu dăm gỗ từ 0% lên 5% nhằm tháo gỡ cho doanh nghiệp trong việc thu mua

nguyên liệu để sản xuất bột giấy.

Qua nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất khẩu dăm

gỗ với người trồng rừng và xuất khẩu dăm gỗ với

nhập khẩu bột giấy, tình hình xuất nhập khẩu dăm

gỗ, bột giấy trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã

trao đổi với các cơ quan, đơn vị có liên quan về dự

kiến thu thuế xuất khẩu dăm gỗ. Tuy nhiên, có

nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, do đó Bộ

Tài chính đã đề nghị tạm thời chưa tăng thuế xuất

khẩu dăm gỗ từ 0% lên 5%.

Trước đó, xuất phát từ kiến nghị của Bộ Công Thương về việc có biện pháp hạn chế xuất

khẩu dăm gỗ để tháo gỡ cho doanh nghiệp trong việc thu mua nguyên liệu để sản xuất bột

giấy, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư sửa đổi mức thuế suất thuế XK đối

với các mặt hàng dăm gỗ. Theo đó, dự kiến nâng thuế suất xuất khẩu đối với các mặt hàng

dăm gỗ thuộc nhóm HS 44.01 tại Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế từ

0% lên 5%.

Được biết, mặt hàng dăm gỗ thuộc nhóm 44.01 đang có mức thuế suất thuế XK 0%. Tuy

nhiên, theo Nghị quyết 830/2009/NQ-UBTVQH và Nghị quyết số 710/2008/NQ-UBTVQH

của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành biểu thuế XK theo danh mục nhóm hàng

chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng hóa, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo

Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất ưu đãi đối với từng nhóm hàng thì mặt

hàng dăm gỗ có khung thuế suất là 0% đến 25%. Do đó, căn cứ quy định hiện hành của pháp

luật và tình hình thực tế về nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất giấy trong nước, Bộ Tài chính

nhận định việc hạn chế xuất khẩu dăm gỗ như ý kiến của Bộ Công Thương là cần thiết để

tránh khai thác rừng non khiến chu kì trồng rừng bị rút ngắn, đồng thời góp phần giữ nguyên

liệu cho sản xuất giấy trong nước.

Theo Bộ Tài chính, năm 2010 sản lượng dăm gỗ xuất khẩu đạt 4,13 triệu tấn tương đương

459,5 triệu USD; năm 2011, sản lượng dăm gỗ xuất khẩu là 5,4 triệu tấn, kim ngạch đạt

703,3 triệu USD; năm 2012 sản lượng xuất khẩu dăm gỗ là 6,1 triệu tấn kim ngạch đạt 827,6

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

3 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

triệu USD. Quý I năm 2013, sản lượng dăm gỗ xuất khẩu là 1,6 triệu tấn, kim ngạch đạt

220,1 triệu USD.

Đƣa ngành chế biến gỗ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) đã hoàn tất đề án đƣa ngành chế biến

gỗ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và trình lên các cơ quan bộ ngành, Chính phủ.

Nội dung của đề án gồm các nội dung liên quan đến năng lực của ngành chế biến gỗ

Việt Nam, tiềm năng phát triển thị trƣờng và những khuyến nghị về đầu tƣ, cải thiện

môi trƣờng kinh doanh ngành chế biến gỗ.

Lý do để đưa ngành chế biến gỗ trở thành nền kinh tế mũi nhọn

Giá trị thương mại ngành đồ gỗ toàn cầu hàng

năm đạt trên dưới 150 tỷ USD và ngành này vẫn

còn rất hấp dẫn. Các nước chế biến và xuất khẩu

gỗ hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Đức, Italy,

Việt Nam, Hoa Kỳ, Ba Lan…

Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới

vẫn chưa ổn định, nhiều yếu tố tác động: môi

trường kinh doanh, chính sách khuyến khích xuất

khẩu thay đổi… khiến nhiều thị trường xuất khẩu

hàng đầu có dấu hiệu phát triển chậm lại. Đáng

kể là sự giảm sút xuất khẩu của Trung Quốc và các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu

(EU) như Italy, Đức, Ba Lan… Ví dụ điển hình là Italy một trong những quốc gia xuất khẩu

gỗ hàng đầu thế giới với lực lượng doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm cũng như trình độ

thiết kế cao, đang phải rời môi trường kinh doanh quen thuộc ở châu Âu để tìm cơ hội ở các

nước đang phát triển ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

Ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã có mức tăng trưởng hơn 20 lần, từ 219 triệu USD

năm 2000 lên 4,67 tỷ USD năm 2012. Đến nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gỗ

nằm trong top 10 thế giới, đứng thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc) và đứng đầu Đông Nam Á.

Điều đáng nói, tiềm lực của ngành này còn rất lớn để có thể tiếp tục tiến xa hơn nữa, hiện

kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 5,4% trong tổng kim ngạch

xuất khẩu gỗ thế giới.

Mục tiêu và cơ hội

Để ngành chế biến gỗ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, điều kiện cần là phải tự chủ nguồn

nguyên liệu, giảm lệ thuộc từ nhập khẩu của nước ngoài. Bởi phần lớn gỗ nguyên liệu phải

nhập khẩu lên đến hàng tỷ USD và giá gỗ nguyên liệu chiếm khoảng 30%-50% giá trị sản

phẩm.

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

4

Mặt khác nếu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì phải là ngành kinh tế đầu tàu, tạo điều

kiện cho nhiều ngành nghề khác cũng phát triển. Khi ngành chế biến gỗ phát triển cần có

nguyên liệu ngày càng nhiều từ rừng trồng trong nước, từ ván nhân tạo và cần những phụ

liệu trong quá trình sản xuất như sắt, bao bì (chiếm khoảng 15%-20% giá thành sản phẩm).

Phát triển ngành chế biến gỗ sẽ tạo điều kiện để giúp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

như công nghiệp chế tạo máy móc do nhu cầu phát sinh của doanh nghiệp.

Với mục tiêu đưa ngành gỗ vào danh mục các ngành kinh tế mũi nhọn sẽ là chất kích thích

để doanh nghiệp chế biến gỗ mạnh dạn đầu tư, thay đổi công nghệ và thiết bị phù hợp đồng

thời chớp lấy thời cơ, khi những nước có thế mạnh về chế biến gỗ ở châu Âu như Đức, Italy,

Pháp… đang rơi vào tình trạng suy giảm. Nếu ngành chế biến gỗ được chú trọng đầu tư,

trong tương lai sẽ đáp ứng được nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu lớn của thế giới.

Lãnh đạo HAWA cho biết đây là thời cơ rất tốt cho ngành chế biến gỗ của Việt Nam, nước

hiện đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về chế biến, xuất khẩu gỗ.

Ngành chế biến gỗ có sự cạnh tranh không cao như nhiều ngành xuất khẩu khác, mức độ

thâm nhập vào ngành rất thấp do đặc thù ngành đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật sản

xuất. Bên cạnh đó, đầu tư cho ngành chế biến gỗ sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành có

liên quan trong chuỗi cung ứng, từ cưa xẻ nguyên liệu, ngành công nghiệp phụ trợ, cơ sở hạ

tầng, logistics…

Theo Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm

2030, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến năm 2015 đạt 5 tỉ USD, đến năm

2020 đạt 8 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 9%/năm, đến năm

2030 đạt 12,22 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này 2021-2030 đạt 6%/năm.

Xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đối mặt với Quy chế 995/2010 của EU

Quy chế 995/2010 của Liên minh châu Âu (EU) chính thức có hiệu lực từ ngày 3/3/2013

đối với ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam và EU vẫn đang

trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA/FLEGT) nhằm xây dựng

hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp và cấp phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ

xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam

vẫn phải thực hiện “trách nhiệm giải trình” theo Quy chế này.

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn trên thế giới, thị trường xuất

khẩu chủ lực của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU… đây cũng là hai thị trường có quy định cực kỳ

nghiêm ngặt đối với các sản phẩm gỗ nhập khẩu, để đảm bảo sản phẩm gỗ được nhập khẩu

vào các thị trường này thì nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp là yếu tố quan trọng hàng đầu.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

5 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Trước đó vào tháng 10/2010, Nghị viện và Hội đồng Liên

minh châu Âu đã thông qua Quy chế 995/2010. Đây là

một quy định mới về gỗ của EU trong khuôn khổ Kế

hoạch hành động về thực thi Lâm luật, quản trị và thương

mại lâm sản (gọi tắt là FLEGT) nhằm đưa ra các quy

định cấm nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có nguồn gốc

bất hợp pháp vào thị trường châu Âu, yêu cầu các nhà

kinh doanh cung cấp gỗ và các sản phẩm gỗ lần đầu tiên

vào thị trường châu Âu phải thực hiện “trách nhiệm giải

trình”.

Quy chế 995/2010 của Liên minh Châu Âu (EU) có hiệu

lực từ ngày 3/3/2013 ở toàn bộ 27 quốc gia thuộc liên

minh này. Theo đó, gỗ và sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp

pháp mới được phép nhập khẩu vào thị trường EU bao

gồm các sản phẩm gỗ cứng, ván sàn, gỗ dán, bột giấy và

giấy. Các sản phẩm tái chế, tre, nứa và sản phẩm giấy đã

in như sách, tạp chí và báo không thuộc phạm vi áp dụng

của quy chế này. Phạm vi sản phẩm áp dụng có thể được EU điều chỉnh nếu cần thiết. Gỗ và

các sản phẩm gỗ có giấy phép FLEGT sẽ được coi là có nguồn gốc hợp pháp và tuân thủ

theo các yêu cầu của quy chế này.

Đánh giá về chương trình FLEGT, lãnh đạo của Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng chứng chỉ

FLEGT khẳng định các quá trình sản xuất từ nguyên liệu cho đến lúc xuất khẩu là hợp pháp.

Nếu được cấp giấy phép, hàng xuất khẩu vào EU sẽ có được những ưu đãi. Nếu không có,

doanh nghiệp xuất khẩu phải làm những kê khai nguồn gốc gỗ rất chặt chẽ, chứ họ không

bắt buộc 100% doanh nghiệp xuất khẩu vào EU phải có giấy phép này. Các doanh nghiệp

chế biến gỗ lớn của Việt Nam đang xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản,

Hoa Kỳ, Australia... mà đảm bảo được thì chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu của EU. Đã

xuất khẩu hàng hóa vào EU thì các doanh nghiệp Việt Nam cần thích ứng dần với những

quy định và phải tuân thủ yêu cầu của họ.

Hiện nay, Việt Nam và EU vẫn đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Tự nguyện

(gọi tắt là VPA/FLEGT), nhằm xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp và cấp giấy phép

FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU. Tuy nhiên, quá trình đàm

phán chưa kết thúc, nên các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam vào EU

vẫn phải thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy của Quy chế 995/2010. Các doanh nghiệp

có chứng chỉ COC (tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm) hoặc sử dụng gỗ có nguồn gốc

hợp pháp và có chứng chỉ như FSC (chứng chỉ quản lý rừng)… hoàn toàn yên tâm là sẽ đáp

ứng được quy định giải trình.

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

6

Kể từ khi Quy chế này được áp dụng, xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ sang khu vực EU

trong tháng 3/2013 chỉ tăng nhẹ so với tháng trước đó (tăng 0,3%) đạt 36,84 triệu USD và

giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm trước (giảm 44,03%). Quy định này đang gây một số

khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU.

Dự kiến năm 2013, toàn ngành gỗ phấn đấu đạt mức tăng trưởng xuất khẩu khoảng 7-8% so

với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 5,1 tỷ USD.

Ngành gỗ tăng trƣởng – Vẫn còn đó nỗi lo

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu mặt hàng gỗ và

các sản phẩm gỗ Việt Nam có mức tăng trƣởng 12,2% so với cùng kỳ năm 2012, kim

ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 2,45 tỷ USD. Tuy

nhiên, bên cạnh sự tăng trƣởng này, các

doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam vẫn

khá bị động và lợi nhuận thấp.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, thị trường xuất

khẩu gỗ của Việt Nam phát triển khá tốt, nhìn

chung các doanh nghiệp gỗ đều có đơn hàng,

trong đó nhiều doanh nghiệp lớn đã có đơn

hàng đến hết năm.

Qua 6 tháng, thị trường xuất khẩu chủ lực của

ngành gỗ Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ (chiếm khoảng 38%), tiếp theo là thị trường Trung Quốc

(15%), EU (14%), Nhật Bản (14%)… Hiện nay, Việt Nam đang là nước nằm trong top 10

nước đứng đầu xuất khẩu gỗ của thế giới, đứng đầu ở Đông Nam Á và đứng thứ 2 của châu

Á (sau Trung Quốc). Tuy nhiên bên cạnh sự tăng trưởng đó, ngành gỗ vẫn còn nhiều điều

đáng lo.

Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng

Từ đâu năm 2013 đến nay , nhu cầu nguyên liệu chế biến sản phẩm gỗ phục vụ tiêu dùng

ngày càng tăng trong khi nguồn cung hạn hẹp, giá gỗ nguyên liệu sẽ có xu hướng tăng cao

trong thời gian tới. So với cùng kỳ năm 2012, giá xuất khẩu gỗ không tăng do tình hình cạnh

tranh vê đơn hàng xuât khâu t ừ các nước cùng ngành hàng với Viêt Nam đang diên ra gay

gắt. Do đó, các doanh nghiêp chủ đông không tăng giá tạo lợi thế cạnh tranh về giá, giữ chân

khách hàng, thu hút đơn hàng và tìm kiêm đơn hàng xuât khâu mới.

Hiện nay, có khoảng hơn 70% nguồn nguyên liệu sản xuất của ngành gỗ Việt Nam phải

nhập khẩu. Doanh nghiệp chế biến gỗ khá bị động trong dự trữ nguyên liệu, do thiếu vốn

nên đa phần doanh nghiệp chỉ dám nhập khẩu nguyên liệu vừa đủ trong vài tháng, và sản

xuất trong sự lo lắng khi nguồn nguyên liệu nhập khẩu tăng giá.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

7 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Sản xuất phụ thuộc, lợi nhuận thấp

Nhiều doanh nghiệp gỗ cho rằng lợi nhuận thấp do chi phí đầu vào tăng cao khiến giá thành

sản phẩm tăng trong khi giá bán không tăng tương xứng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lợi

nhuận thấp là do các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang bị động, phải phụ thuộc vào nước

ngoài rất nhiều khâu trong chuỗi sản phẩm từ nguyên liệu, thiết kế cho đến tiêu thụ… Theo

Hiệp hội Công nghiệp đồ gỗ ASEAN, mặc dù Việt Nam đang dẫn đầu về xuất khẩu đồ gỗ ở

Đông Nam Á nhưng phần lớn tập trung sản xuất theo các đơn đặt hàng từ nước ngoài, thiết

kế sản phẩm và phân phối đều phụ thuộc khách hàng. Điều này khiến sức cạnh tranh của

doanh nghiệp không cao.

Lợi nhuận thấp khiến các doanh nghiệp gỗ bị động trong dự trữ nguyên liệu. Thường thì các

doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu dự trữ từ trước nửa năm để chủ động sản xuất, tuy

nhiên do thiếu vốn nên nhiều doanh nghiệp gỗ đã giảm nhập khẩu nguyên liệu. Theo Hiệp

hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), từ đầu năm 2013 do tình hình kinh doanh xuất khẩu

khó khăn nhiều doanh nghiệp gỗ đã giảm hơn 50% lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu nhằm

giảm thiểu lượng hàng tồn kho và thâm dụng vốn vay từ ngân hàng.

Năng lực phân phối

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất yếu kém trong khâu phân phối. Ai cũng biết,

khâu phân phối là khâu có lợi nhuận cao nhất, có thể gấp cả chục lần so với khâu sản xuất,

do vậy, phải chú trọng nâng cao khả năng thương mại, tích cực thâm nhập thị trường, tiếp

cận đa dạng khách hàng, tránh quá phụ thuộc vào một số khách hàng cố định. Doanh nghiệp

Việt Nam phải nâng cao tay nghề, năng suất lao động, chú trọng khâu thiết kế, mua sắm

trang thiết bị hiện đại để đáp ứng các yêu cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm...

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn khá mù mờ về các quy định, luật pháp quốc tế,

khi xảy ra vướng mắc ở nước ngoài khó ứng phó kịp. Nhất là các quy định ngăn chặn việc

sử dụng gỗ bất hợp pháp yêu cầu nhà xuất khẩu phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh

nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp.

Để ngành gỗ tăng trưởng bền vững, về phía doanh nghiệp cần có sự chủ động, nhất là trong

vấn đề đầu ra. Đồng thời phải liên kết lại để khắc phục nhược điểm quy mô nhỏ, san sẻ các

đơn hàng nhằm đáp ứng kịp thời gian của hợp đồng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn

vay cho doanh nghiệp để đổi mới máy móc thiết bị và nhập khẩu nguyên liệu, xúc tiến

chương trình đàm phán để Việt Nam đáp ứng được chứng chỉ FSC (Bộ tiêu chuẩn của Hội

đồng quản trị rừng thế giới về cấm buôn bán gỗ và các sản phẩm từ nguồn bất hợp pháp),

nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam sử dụng thêm nguyên liệu trong nước.

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

8

Tin quốc tế Trung Quốc tăng nhập khẩu gỗ từ Bắc Mỹ

Theo báo cáo của The Wood Resource

Quarterly, trong quý I năm 2013, nhu cầu gỗ

xẻ và gỗ tròn ở Trung Quốc tăng 10% so với

cùng kỳ năm 2012, sau mức giảm đáng kể về

nhập khẩu gỗ tròn mềm trong năm 2012.

Nhập khẩu gỗ xẻ và gỗ tròn của Trung Quốc

giảm mạnh trong năm 2011 và 2012 là do khối

lượng nhập khẩu gỗ tròn qua biên giới Nga và

các lô hàng gỗ xẻ từ Hoa Kỳ tới các cảng Trung

Quốc sụt giảm.

Trong 4 tháng đầu năm 2013, khối lượng nhập khẩu cả gỗ tròn và gỗ xẻ của Trung Quốc đều

tăng lên tương ứng là 12% và 19% so với năm 2012. Theo nguồn thống kê quốc gia Trung

Quốc, ngành xây dựng nhà ở là nơi tiêu thụ chủ yếu gỗ xẻ nhập khẩu, đặc biệt trong năm

2013, khi giá nhà mới tại 70 thành phố ở Trung Quốc tăng trung bình hơn 4% trong tháng 4,

và tăng 3,1% trong tháng 3 năm 2013. Vì vậy trong năm nay, lĩnh vực xây dựng nhà ở đã tốt

hơn so với các lĩnh vực khác như sản xuất, thương mại, đầu tư và tiêu dùng cá nhân.

Bắc Mỹ là nhà cung cấp chính sản phẩm gỗ mềm tới Trung Quốc, với thị phần gỗ tròn và gỗ

xẻ trong quí I năm 2013 chiếm tương ứng 51% và 23%. Năm 2012, Hoa Kỳ và Canada xuất

khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ trị giá hơn 3 tỷ USD, giảm 23% so với năm 2011. Trong 4 tháng đầu

năm nay, tổng giá trị nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ Bắc Mỹ đạt 940 triệu USD, tăng hơn

30% so với cùng kỳ năm 2012.

Các công ty xuất khẩu gỗ tròn ở New Zealand tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm

của họ sang Trung Quốc. Năm 2012, New Zealand là quốc gia duy nhất mở rộng xuất khẩu

sang Trung Quốc khi nhập khẩu gỗ tròn của Trung Quốc giảm 15%. Nga vốn là nhà cung

cấp chính gỗ tròn nhiều năm cho Trung Quốc, nhưng trong quý I năm 2013 cả Nga và New

Zealand đều chiếm thị phần 33% thị trường Trung Quốc sau khi xuất khẩu của New Zealand

tăng 50% và Nga giảm 18%.

Sự thay đổi lớn nhất trong nguồn cung cấp gỗ xẻ của Trung Quốc là nhập khẩu từ Chi lê

tăng gấp đôi và nhập khẩu từ Thụy Điển và Phần Lan tăng gấp 3 lần. Mặc dù ba nước này

mới chỉ chiếm dưới 10% tổng nhập khẩu gỗ của Trung Quốc, nhưng họ vẫn có ý định mở

rộng thị trường Trung Quốc trong những năm tới.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

9 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Xuất khẩu gỗ của Bắc Âu tăng 16%

Xuất khẩu gỗ của Thụy Điển và Phần Lan

sang các thị trƣờng ngoài Châu Âu đã

tăng 16% trong vòng 5 năm qua.

Theo báo cáo của The Wood Resource

Quarterly, xuất khẩu sang các nước không

thuộc Châu Âu của hai nước này đã tăng từ

27% trong năm 2007 lên đến 43% trong năm

2012, với sự thay đổi lớn nhất từ các chuyến

hàng xuất sang các khu vực Bắc Phi, Trung

Đông, Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Phần Lan hiện nay đang xuất khẩu hơn 55% các chuyến hàng của họ sang các thị trường

ngoài Châu Âu, với Nhật Bản và Ai Cập đã trở thành 2 thị trường lớn nhất trong năm 2012,

vượt lên trên các thị trường truyền thống như Anh, Pháp và Đức. Trong 4 tháng đầu năm

2013, Phần Lan đã trở thành nhà cung cấp các loại gỗ mềm lớn thứ 2 sang Nhật Bản, sau

Canada và trước Thụy Điển, Nga và Hoa Kỳ.

Các quốc gia thuộc khu vực MENA (Trung Đông và Bắc Phi) cũng đã trở thành các thị

trường quan trọng đối với các nhà máy xẻ gỗ Thụy Điển trong 10 năm qua, với giá trị xuất

khẩu tăng từ 160 triệu USD trong năm 2002 lên đến 730 triệu USD trong năm 2012. Khu

vực này chiếm 28% tổng khối lượng xuất khẩu (23% giá trị xuất khẩu) của Thụy Điển trong

năm 2012. Nhu cầu gỗ đã giảm trong những tháng đầu tiên của năm 2013, nhưng các quốc

gia thuộc khu vực MENA vẫn tiếp tục là các khách hàng chính của gỗ Thụy Điển trong

tương lai.

Mặc dù khối lượng của các chuyến hàng của Thụy Điển tương đối nhỏ, nhưng xuất khẩu gỗ

của Thụy Điện sang Trung Quốc đã tăng 130%. Khối lượng vận chuyển sang Hoa Kỳ trong

năm nay cũng cao hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2012. The Wood Resource Quarterly kỳ

vọng rẳng hai nước nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ có khả năng

tăng khối lượng nhập khẩu gỗ xẻ mềm từ Phần Lan và Thụy Điển trong những năm tới do

nhu cầu về các sản phẩm gỗ sẽ tăng lên.

Myanmar sẽ cấm xuất khẩu gỗ kể từ 1/4/2014

Theo Eleven Media Group, Myanmar đang có kế hoạch cấm xuất khẩu gỗ nguyên liệu

để bảo vệ rừng bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 năm 2014.

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

10

Ông Thein Lwin, Chủ tịch Ủy ban Bảo tồn Môi

trường và Tài nguyên thiên nhiên Myanmar cho

biết: “Chương trình này sẽ tập trung để tiết

kiệm 1/5 diện tích rừng còn lại của đất nước và

để sản xuất gỗ xuất khẩu có chất lượng”. Độ

che phủ của rừng Myanmar đã giảm xuống từ

57% năm 1962 xuống 51% năm 2005 và 24%

năm 2008. Nguyên nhân diện tích rừng giảm là

do sự khai thác rừng quá mức, chặt đốn gỗ phi

pháp tràn lan và hệ thống chuyển đổi trồng trọt.

Theo đó, xuất khẩu gỗ của Myanmar sẽ giảm

qua các năm. Chính phủ cũng sẵn sàng ngăn

chặn hoàn toàn việc xuất khẩu gỗ tròn.

Hiện tại, Myanmar đang là nước xuất khẩu gỗ tếch lớn nhất trên thế giới và chiếm tới 80%

lượng gỗ tếch toàn cầu. Đây là loại gỗ rất phổ biến ở châu Á, được dùng để làm đồ nội thất

và đóng thuyền. Myanmar sản xuất khoảng 283.000 mét khối gỗ tếch và 1,98 triệu mét khối

gỗ hàng năm. Trong năm 2011-2012, cả nước xuất khẩu 371.000 tấn gỗ tếch và 1.789.400

tấn gỗ cứng. Theo Hiệp hội Gỗ Myanmar, nước này đã thu về khoảng 30 triệu USD từ xuất

khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Myanmar chủ yếu xuất khẩu gỗ sang Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Indonesia

và các nước Châu Âu. Mặc dù trong năm 2003- 2004 Myanmar có hơn 200 nhà máy sản

xuất gỗ, nhưng hiện tại chỉ có 70 nhà máy sản xuất gỗ còn hoạt động.

EU tăng nhập khẩu và giảm sản xuất đồ gỗ nội thất trong năm 2012

Tỷ lệ nhập khẩu trong tổng nguồn cung đồ gỗ

nội thất của Liên minh Châu Âu (EU) đạt mức

16% trong năm 2010 và sau đó giảm xuống

13% trong năm 2011. Nguồn thống kê

Eurostat vẫn chƣa công bố số liệu chính thức

về sản xuất đồ nội thất của EU năm 2012, tuy

nhiên các dữ liệu sẵn có cho thấy nhập khẩu

lại tăng lên trong khi chỉ số sản xuất đồ nội

thất giảm xuống trong cả năm 2012.

Trong năm 2012, nhập khẩu của EU đối với các loại ghế bọc tăng 10,1%, đạt trị giá 1,47 tỷ

euro, đồ nội thất phòng ăn/phòng ngủ tăng 4,8% lên 1,15 tỷ euro, đồ nội thất phòng ngủ tăng

7,2% đạt trị giá 750 triệu euro và nội thất văn phòng tăng 1,7% đạt trị giá 180 triệu euro.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

11 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Trong năm 2012, Italy, Ba Lan, Pháp giảm sản xuất đồ nội thất. Xu hướng giảm sản xuất nội

thất ở một số nước sản xuất hàng đầu cho thấy tổng sản xuất của Châu Âu có khả năng sẽ

giảm hơn năm ngoái.

Theo Trung tâm Nghiên cứu các ngành công nghiệp (CSIL), Italy duy trì vị trí là nhà sản

xuất đồ nội thất lớn nhất EU trong năm 2012 bất chấp trị giá sản xuất giảm 10,5% xuống

18,14 tỷ euro. Nhập khẩu giảm 10% xuống 1,58 tỷ euro và kim ngạch xuất khẩu tăng 0,7%

lên tới 10,51 tỷ euro. Lượng tiêu thụ giảm 19,4% xuống 10,28 tỷ euro.

Giá trị đồ nội thất sản xuất tại Ba Lan, nước sản xuất đồ nội thất lớn thứ 3 EU, giảm 7,3%

xuống 6,91 tỷ euro. Sản xuất của Ba Lan giảm chủ yếu do sự sụt giảm nhu cầu của các

khách hàng lớn trong khu vực thương mại và khu vực công. Ngược lại, xuất khẩu đồ nội thất

của Ba Lan ước tính đã tăng khoảng 3% trong năm 2012.

Bên cạnh đó, sản xuất đồ nội thất của nước sản xuất lớn thứ 5 của Châu Âu là Pháp cũng

giảm 3% xuống 9,54 tỷ euro trong năm 2012. Doanh thu giảm trong gần như tất cả các lĩnh

vực sản xuất đồ nội thất của Pháp, bao gồm tủ (giảm 3,9% xuống 3,28 tỷ euro), nhà bếp

(giảm 1,6% xuống 2,38 tỷ euro), đồ nội thất phòng tắm (giảm 2,9% xuống 270 triệu euro),

đồ nội thất sân vườn (giảm 1,8% xuống 140 triệu euro).

Trong năm 2012, EU nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất ngoài khối EU là 5,39 tỷ euro và

nhập khẩu trong khối EU là 13,43 tỷ euro, với tỷ lệ 40%. So với năm 2011, nhập khẩu ngoài

khối EU là 5,2 tỷ euro, và nhập khẩu trong khối EU là 13,54 tỷ euro, với tỷ lệ 38%. Điều này

cho thấy trong năm 2012, sự thâm nhập thị trường EU của các nhà sản xuất bên ngoài có xu

hướng tăng nhẹ. Họ chủ yếu cung cấp trong những lĩnh vực như đồ nội thất phòng ngủ,

phòng tắm, phòng ăn và phòng khách. Tuy nhiên mức thâm nhập thị trường của họ vẫn thấp

và giảm dẩn trong các lĩnh vực như cửa hàng, văn phòng, nhà bếp và các lĩnh vực đồ nội thất.

Trung Quốc đã thống trị thị trường nhập khẩu của EU về các sản phẩm đồ gỗ nội thất. Trong

giai đoạn 2008-2012, tỷ trọng giá trị nhập khẩu của EU từ Trung Quốc tăng từ 49% lên 55%.

Năm 2012, EU nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 8%, lên tới 2,97 tỷ euro. Mặc dù năm 2011

EU nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 2,75 tỷ euro giảm so với năm 2010 là 3,16 tỷ euro.

Trong cùng thời gian, thị phần nhập khẩu từ các nước Châu Á đã giảm từ 4% xuống 2%. Thị

phần nhập khẩu từ các khu vực CIS, Châu Phi và Bắc Mỹ không đáng kể trong giai đoạn này.

Tuy nhiên các nước không thuộc EU vẫn duy trì thị phần khoảng 10% giá trị nhập khẩu của

EU trong suốt những năm qua.

Trong 5 năm qua, đồ gỗ nhập khẩu vào EU tăng ở 3 nước Anh, Đức, Pháp. Riêng trong năm

2012, Anh chiếm 31% (1,69 tỷ euro), Đức chiếm 18% (1 tỷ euro), và Pháp chiếm 15% (840

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

12

triệu euro) trong tổng số lượng hàng nhập khẩu của EU. Từ năm 2011 đến năm 2012, giá trị

nhập khẩu từ Anh tăng 13,8%, Đức tăng 4,1 % và Pháp 10,3 %.

10 nhà nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất từ EU trong năm 2012 là Đức, Pháp, Anh, Áo, Bỉ, Hà Lan,

Thụy Điển, Italy, Tây Ban Nha, Đan Mạch.

Xuất khẩu gỗ của Peru giảm 15%

Theo Hiệp hội Xuất khẩu Peru (ADEX), kim ngạch xuất khẩu gỗ của Peru năm 2013

tính đến tháng 4/2013 là 42,7 triệu USD, giảm 15% so với 55,5 triệu USD cùng kỳ năm

ngoái.

Hiện tại, ba thị trường xuất khẩu chính là Trung

Quốc, Mexico và Hoa Kỳ, chiếm hơn 70% tổng

lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Peru. Bên cạnh

đó, nhập khẩu của Dominica đã tăng đáng kể so

với năm trước. Thị trường Trung Quốc chủ yếu

nhập sàn gỗ cứng trong khi Hoa Kỳ lại quan tâm

nhiều nhất đến gỗ xẻ sấy khô và gỗ dán.

Trong 4 tháng đầu năm 2013 (tính đến tháng

4/2013), xuất khẩu gỗ xẻ Peru đạt 18,1 triệu USD,

giảm so với 22,9 triệu USD cùng kỳ năm 2012. Gỗ xẻ từ Peru đã được vận chuyển chủ yếu

cho người mua ở Trung Quốc, chiếm 30% tổng doanh số bán hàng. Xuất khẩu các sản phẩm

bán thành phẩm chiếm 37% tổng sản lượng xuất khẩu sản phẩm gỗ. Trong 4 tháng đầu năm

2013, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ bán thành phẩm của Peru là 17,3 triệu USD, giảm 10%

so với cùng kỳ năm 2012.

Mặc dù thị trường chính cho sản phẩm gỗ bán thành phẩm là Trung Quốc (chiếm 58%), tuy

nhiên nhu cầu tại Mexico và Thụy Điển cũng đã cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2012.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chính gỗ dán và ván ép khi chiếm đến 62% tổng giá trị xuất

khẩu của Peru. Tính đến tháng 4/2013 xuất khẩu gỗ dán và ván ép sang thị trường Hoa Kỳ là

5,6 triệu USD, giảm 23% so với 7,2 triệu USD năm 2012.

Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất và sản phẩm bán thành phẩm đã được phát triển trong vài

năm qua nhưng đến nay giá trị xuất khẩu đã đi xuống. Đến tháng 4 năm 2013, kim ngạch

xuất khẩu đồ nội thất đạt 2,3 triệu USD giảm 7% so với cùng kỳ năm 2012.

Tình hình nhập khẩu đồ gỗ và hàng nội thất của Nhật Bản

Theo Business Insider, Nhật Bản là thị trƣờng nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất thế

giới. Hệ thống phân phối ở Nhật Bản hiện có trên 6.920 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ,

trong đó khoảng 6.000 cửa hàng là cửa hàng ở dạng nhỏ và vừa, diện tích bán hàng

nhỏ hơn 1.500m2, 920 cửa hàng còn lại là các cửa hàng lớn có diện tích hơn 1.500m2.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

13 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhất về gỗ dăm và ván ép, là nhà nhập khẩu lớn thứ 2 về gỗ

tròn, và là nhà nhập khẩu lớn thứ 3 về gỗ xẻ trên toàn cầu vào năm 2010. Nhật Bản nhập

khẩu 3,6 triệu mét khối gỗ tròn trong năm 2010 và 4,1 triệu mét khối gỗ tròn trong năm 2011.

Nguồn tin Global Wood cho biết, trong 4

tháng đầu năm 2013, ngành công nghiệp gỗ

Nhật Bản phải đối mặt với khó khăn trong

việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ do sự suy yếu

của đồng yên. Không chỉ các sản phẩm gỗ mà

chi phí của các vật liệu khác như chất kết dính

cho gỗ dán và chi phí vận chuyển nguyên liệu

đều leo cao.

Giá gỗ trắng ép Châu Âu giao trong quý

II/2013 là 2.050 yên/tấm và giá gỗ đỏ là

62.000 yên/mét khối. Giá gỗ xẻ của Canada SPF (2x4-8), C&F, khoảng 610 USD/mét khối,

cao hơn 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Với tỷ giá 102 yên thì tương ứng khoảng 46.000

yên trong khi giá thị trường là khoảng 45.000 yên/mét khối. Giá gỗ cây linh sam nhỏ có giá

khoảng 510USD/mét khối, khoảng 52.000 yên/mét khối.

Trong tháng 4 năm 2013, đồ nội thất văn phòng nhập khẩu từ Trung Quốc và Malaysia

chiếm hơn một nửa tổng nhập khẩu của Nhật Bản. Nếu tính thêm cả Ba Lan thì cả 3 nước

chiếm 71% đồ nội thất văn phòng nhập khẩu của nước này. Mức độ nhập khẩu từ Trung

Quốc trong tháng 4/2013 vẫn giữ nguyên như tháng trước, nhưng nhập khẩu từ Malaysia

trong tháng 4/2013 tăng từ 16,6 triệu yên lên 30,8 triệu yên.

Nhật Bản chỉ nhập khẩu 25% đồ nội thất văn phòng từ các nước thành viên EU. Với các nhà

cung cấp chính ở Châu Âu là Ba Lan đạt 22 triệu yên, tiếp theo là Italy đạt 11 triệu yên…,

nhìn chung nhập khẩu đồ gỗ từ Châu Âu giảm trong tháng 4/2013.

Tổng nhập khẩu đồ nội thất văn phòng của Nhật Bản trong tháng 4/2013 đạt 211 triệu yên,

giảm 7,8% so với tháng 3/2013, chủ yếu là do sự sụt giảm trong nhập khẩu từ EU.

Việt Nam tiếp tục là nhà cung cấp số một về đồ nội thất nhà bếp sang thị trường Nhật Bản.

Trong tháng 4/2013, giá trị nhập khẩu từ Việt Nam đạt 476 triệu yên, tăng khoảng 20% so

với tháng 3/2013 và chiếm 42% tổng nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp của Nhật Bản.

Ba nhà cung cấp chính là Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia chiếm 75% tổng nhập khẩu

đồ nội thất nhà bếp của Nhật Bản trong tháng 4 và nếu thêm cả Philippines thì 4 nhà cung

cấp chiếm 88% tổng số lô hàng. Các nhà cung cấp đồ gỗ nội thất nhà bếp đến từ Châu Âu là

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

14

Đức đạt 46 triệu yên và Italy là nhà cung cấp lớn thứ 2 với 10 triệu yên. Canada cung cấp

sang Nhật Bản 16 triệu yên trong tháng 4 và tăng khoảng 3 lần so với tháng 3 năm nay.

Nhật Bản nhập khẩu 2 tỷ yên đồ gỗ nội thất phòng ngủ hàng tháng, và riêng trong tháng

4/2013 đạt 1,98 tỷ yên, tăng so với 1,88 tỷ yên trong tháng 3. Nhà xuất khẩu chính là Trung

Quốc và Việt Nam chiếm tỷ trọng khoảng 79% tổng nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ nội thất

phòng ngủ của Nhật Bản. Trong tháng 4/2013, Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản tăng

9% và Việt Nam, nhà cung cấp lớn thứ 2, tăng 12%. Riêng xuất khẩu của Malaysia sang

Nhật Bản giảm đột ngột 45%, đạt 13 triệu yên trong khi các nhà cung cấp của Indonesia xuất

khẩu tăng 13% ( đạt 58,9 triệu yên) so với tháng 3/2013.

Xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Malaysia giảm trong quý I năm 2013

Hiệp hội Doanh nghiệp Gỗ Malaysia (MFEA)

cho biết, xuất khẩu đồ gỗ nội thất của

Malaysia đã giảm trong quý đầu tiên của năm

nay.

Theo báo cáo của Tổ chức Xúc tiến Thương mại

Malaysia, xuất khẩu đồ nội thất vào tháng 1 và

tháng 2 năm 2013 của Malaysia lên tới 1,008 tỷ

Ringgit (khoảng 357 triệu USD), giảm 9,3% so

với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 323 triệu Ringgit (khoảng 106 triệu USD), giảm 5% so với cùng

kỳ năm 2012. Xuất khẩu của Malaysia sang các thị trường khác như Nhật Bản, Australia,

Vương quốc Anh cũng giảm trong 2 tháng đầu năm 2013. Xuât khẩu sang Nhật Bản đạt

119,9 triệu Ringgit (khoảng 39 triệu USD), giảm 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong

khi xuất khẩu của Malaysia sang Australia giảm 7% đạt 72,9 triệu Ringgit (tương đương 24

triệu USD), xuất khẩu sang Vương quốc Anh cũng giảm 23% trong 2 tháng đầu năm 2013,

đạt 55,2 triệu Ringgit (khoảng 18 triệu USD).

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Gỗ Malaysia cho biết, lượng đơn đặt hàng trong quý

II/2013 cũng không được cải thiện, do vậy doanh số xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Malaysia

dự kiến sẽ tiếp tục giảm.

Những tin buồn về doanh số bán hàng nội thất tại thị trường trong nước trong quý I/2013

giảm 20-30% đã làm tăng thêm cái nhìn bi quan đối với ngành công nghiệp gỗ của nước này.

Thêm vào đó sự tăng giá của đồng Ringgit cũng góp phần vào sự suy giảm trong xuất khẩu

đồ gỗ của Malaysia.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

15 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI

Thông tƣ sửa đổi thuế xuất khẩu đối với mặt hàng than gỗ rừng trồng

Ngày 06 tháng 5 năm 2013 Thứ trƣởng Bộ Tài Chính Vũ Thị Mai đã ký Thông tƣ

56/2013/TT-BTC sửa đổi thuế xuất khẩu đối với mặt hàng than gỗ rừng trồng thuộc

nhóm 44.02 trong Biểu thuế xuất khẩu.

Theo đó, áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng than gỗ rừng trồng

thuộc mã 4402.90.90.

Mặt hàng than gỗ rừng trồng thuộc mã 4402.90.90 để được áp dụng mức thuế suất theo quy

định trên phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật sau: Về mặt ngoại quan, phải đen bóng láng,

không nứt nẻ; về độ cứng, phải cứng, rắn chắc; hàm lượng tro ≤ 3%; hàm lượng carbon cố

định là carbon nguyên tố, không mùi, không khói khi tiếp lửa ≥70%; nhiệt lượng

≥7000Kcal/kg; hàm lượng lưu huỳnh ≤0,2%; độ bốc ≥4%.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/6/2013.

Để biết thêm chi tiết liên quan đến Thông tư này, tham khảo tại:

http://www.moit.gov.vn/vn/pages/ChiTietVanBan.aspx?vID=13199

Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông

nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Ngày 28 tháng 12 năm 2011 Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký

Thông tƣ 88/2011/TT-BNPTNT hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP

ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thƣơng mại về hoạt

động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá

cảnh hàng hoá với nƣớc ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, thương nhân hoạt động có liên quan đến xuất

khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản.

Đối với xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ; củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ

rừng tự nhiên trong nước, Thông tư này quy định việc cấm xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ rừng

tự nhiên trong nước (trừ những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) đối với: Gỗ

tròn, gỗ xẻ các loại; Sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA là tang vật xử lý tịch thu theo quy

định hiện hành của Nhà nước quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ- CP; Sản phẩm làm từ

gỗ quy định tại Phụ lục I của CITES.

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

16

Thông tư cũng quy định các trường hợp xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép. Sản

phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà

nước; Nhóm IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP chỉ được phép xuất khẩu ở dạng

sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải

quan về số lượng, chủng loại, và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp, không phải

xin phép. Sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục II của CITES khi xuất khẩu phải có giấy

phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp. Khi xuất khẩu các loại củi, than, thương

nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về

nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.

Trong Điều 9, Chương II, Mục 1 của Thông tư này nêu rất rõ các thành phần hồ sơ, cơ quan

cấp giấy phép xuất khẩu sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục II của CITES. Cơ quan

quản lý CITES Việt Nam: www.tongcuclamnghiep.gov.vn.

Để biết thêm chi tiết liên quan đến Thông tư này, tham khảo tại:

http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=27

495

Quy định giá gỗ tròn, gỗ xẻ, lâm sản ngoài gỗ và động vật rừng tại tỉnh Đắk Nông

Ngày 04 tháng 12 năm 2012 Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã ký Quyết định

21/2012/QĐ-UBND về việc ban hành tạm thời giá gỗ tròn, gỗ xẻ, lâm sản ngoài gỗ và

động vật rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Quyết định này làm cơ sở để Hội đồng định giá xác định giá khởi điểm để bán đấu giá gỗ

tròn khai thác từ rừng tự nhiên và bán không qua đấu giá cho công tác phòng chống thiên tai,

các nhu cầu khác theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 và thay thế Quyết định số

240/QĐ-UBND ngày 20/02/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông.

Để biết thêm chi tiết liên quan đến Quyết định này, tham khảo tại:

http://www.congbao.daknong.gov.vn/default.asp?cn=ml&page=vb&detail=tt&n=2012&id=

1247

Quy định chính sách ƣu đãi nguyên liệu gỗ tròn khai thác từ rừng trồng cho các doanh

nghiệp tại Lâm Đồng

Ngày 21 tháng 3 năm 2008 Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký Quyết định

10/2008/QĐ-UBND ban hành chính sách ƣu đãi nguyên liệu gỗ tròn khai thác từ rừng

trồng cho các doanh nghiệp chế biến tinh chế gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

17 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Quyết định nêu rõ chính sách ưu đãi cụ thể đối với các đơn vị tinh chế gỗ. Các đơn vị này

được ưu tiên chỉ định mua nguyên liệu gỗ rừng trồng đối với các trường hợp theo quy chế

đấu giá bán gỗ tròn của tỉnh không bắt buộc phải bán đấu giá; được tham gia đấu giá hạn chế

đối với các trường hợp nguyên liệu gỗ rừng trồng phải tổ chức bán đấu giá.

Theo đó, các doanh nghiệp, Ban Quản lý rừng, tổ chức, cá nhân chỉ bán gỗ tròn được phép

khai thác, tỉa thưa rừng trồng được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước cho các đơn vị tinh

chế gỗ bằng hình thức chỉ định mua gỗ tròn tại bãi giao đối với các trường hợp không bắt

buộc bán đấu giá hoặc bán đấu giá hạn chế đối với các trường hợp bắt buộc phải bán đấu giá.

Đối với các Công ty Lâm nghiệp (hoặc Lâm trường), Ban Quản lý rừng có cơ sở sản xuất

chế biến tinh chế gỗ thì được để lại khối lượng gỗ khai thác rừng trồng đủ sản xuất chế biến

theo đề án được duyệt. Trong trường hợp chế biến không hết thì phải tổ chức bán đấu giá

hoặc không qua đấu giá theo đúng quy định về ưu đãi nguyên liệu gỗ rừng trồng quy định tại

quy chế này.

Để biết thêm chi tiết liên quan đến Quyết định này, tham khảo tại:

http://csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_vb/lam_dong/t_ldg_008500_vb_quyet_dinh_so_10_2

008_qd_ubnd_ngay_21_thang_3_nam_2008_cua_ubnd_tinh_lam_dong_ban_hanh_quy_din

h_mot_so_chinh_sach_uu_dai_nguyen_lieu_go_tron_khai_thac_tu_rung_trong_cho_cac_do

anh_nghiep_che_bien_tinh_che_go_tren_dia_ban_tinh_lam_dong

Chính sách khuyến khích đầu tƣ sản xuất sản phẩm gỗ nội thất tại Bình Định

Ngày 13 tháng 5 năm 2013 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã ký Quyết định số

09/2011/QĐ-UBND quy định chính sách khuyến khích đầu tƣ sản xuất sản phẩm gỗ nội

thất trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Đối tượng áp dụng chính sách này là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thành

lập theo quy định của pháp luật và có pháp nhân tại tỉnh Bình Định và đáp ứng các điều kiện

như sau: (1) Có dự án đầu tư mới đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất vào các khu công

nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư từ 12 tỷ đồng/ha trở lên (không tính vốn lưu

động), kể cả các dự án đã đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất ở các khu công nghiệp trước

khi chính sách này ban hành; (2) Khuyến khích các nhà đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất

vào các khu công nghiệp hiện có của tỉnh; (3) Có dự án đầu tư chuyển đổi sản xuất sản phẩm

gỗ nội thất ở các khu công nghiệp có tổng vốn đầu tư mới để thực hiện chuyển đổi từ 03 tỷ

đồng trở lên (không tính vốn lưu động); (4) Có dự án đầu tư mới đầu tư sản xuất sản phẩm

gỗ nội thất vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với mức vốn đầu tư từ 03 tỷ đồng trở

lên, kể cả các dự án đã đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất ở các cụm công nghiệp trước

khi chính sách này ban hành nhưng phải có mức vốn đầu tư từ 03 tỷ đồng trở lên (không tính

vốn lưu động).

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

18

Khi thực hiện đầu tư dự án, nhà đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất được ngân sách hỗ trợ

một số khoản chi phí như sau: Hỗ trợ 100% chi phí lập Báo cáo đánh giá tác động môi

trường của dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm gỗ nội thất, tối đa không quá 30 triệu

đồng/dự án (không hỗ trợ chi phí lập Bản cam kết bảo vệ môi trường); Hỗ trợ 15% so với

tổng chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường của dự án đầu tư mới sản

xuất sản phẩm gỗ nội thất, tối đa không quá 400 triệu đồng/dự án theo quy định tại Quyết

định số 130/2002/QĐ-UB ngày 01/10/2002 của UBND tỉnh; Hỗ trợ chi phí đào tạo…

Bên cạnh đó, mỗi năm, doanh nghiệp được hỗ trợ 01 lần tham gia trực tiếp tại hội chợ, triển

lãm trong nước (trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh) và 01 lần tham gia trực tiếp tại hội chợ, triển lãm

nước ngoài. Mức hỗ trợ bằng 100% mức chi thực tế, nhưng không quá 150 triệu đồng/doanh

nghiệp khi tham dự ở nước ngoài và 30 triệu đồng/doanh nghiệp khi tham dự ở trong nước.

Mỗi năm, doanh nghiệp được hỗ trợ 01 lần cho 01 người trực tiếp đi tham quan trong nước

để học tập kinh nghiệm sản xuất sản phẩm gỗ nội thất. Mức hỗ trợ thực hiện bằng 50% mức

chi thực tế, tối đa không quá 05 triệu đồng/người cho các khoản chi phí đi lại, ăn, ở.

Ngoài ra, doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất còn được ưu tiên xem

xét hỗ trợ kinh phí ứng dụng khoa học công nghệ từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ

theo quy định.

Thời gian áp dụng chính sách này đến hết ngày 31/12/2015.

Để biết thêm chi tiết liên quan đến Quyết định này, tham khảo tại:

http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-09-2011-QD-UBND-chinh-sach-

khuyen-khich-dau-tu-san-xuat-san/125328/noi-dung.aspx

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

19 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

XUẤT NHẬP KHẨU

Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2013

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu gỗ và sản

phẩm gỗ có mức tăng trƣởng khá, kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng

kỳ năm 2012. Tuy nhiên, tính riêng trong tháng 6/2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng

này lại giảm nhẹ 5,68% so với tháng trƣớc.

Các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm

gỗ chủ lực của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật

Bản và Trung Quốc và các nước thuộc EU.

Thị trường Hoa Kỳ giữ vai trò là thị trường

xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ

trọng cao nhất trong các thị trường, với kim

ngạch nhập khẩu đạt 875,6 triệu USD,

chiếm 35,69% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ

gỗ của Việt Nam, tăng 6,41% so với cùng

kỳ năm 2012. Tính riêng trong tháng 6/2013,

xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ

lại giảm 3,94% so với tháng 5/2013, đạt kim ngạch 165,9 triệu USD. Với dấu hiệu phục hồi

trong 6 tháng đầu năm 2013, hy vọng 6 tháng cuối năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của

Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì để đạt mục tiêu 1,7 tỷ USD trong năm

2013.

Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ là Trung Quốc với kim ngạch

xuất khẩu trong tháng 6 đạt 84,2 triệu USD, tăng 18,86% so với tháng 5, tỷ trọng xuất khẩu

chiếm 16,81 tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản

phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm đạt 412,4 triệu USD, tăng

15,83% so với cùng kỳ năm trước.

Theo dự báo của Hội Mỹ nghệ - Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), 6 tháng cuối năm 2013,

nhu cầu tăng mạnh do đồ gỗ Việt Nam đang có giá cạnh tranh hơn trước nhờ vào phí vận

chuyển giảm. Hiện chi phí 1 container đến Thượng Hải chỉ còn 80 USD (trước đó đã lên tới

800 USD) vì tàu hàng Trung Quốc tăng chuyển hàng sang Việt Nam nên chuyển về nhận

chở hàng giá thấp. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc thường nhập sản phẩm có giá trị thấp,

chủ yếu là dăm gỗ. Dự báo Trung Quốc sẽ nhập khoảng 800 triệu USD dăm gỗ trong năm

2013.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu đồ gỗ chiếm khoảng 14,97% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ

của Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, thị trường đồ gỗ Nhật Bản có dấu hiệu phục hồi tốt.

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

20

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm đạt 367,3

triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang khu vực EU trong 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng

giảm ở hầu hết các quốc gia thuộc liên minh này như Đức giảm 12,07% so với cùng kỳ năm

trước, Pháp giảm 5%, Italy giảm 10%... Nguyên nhân một phần là do EU áp dụng Quy chế

995/2010 đối với ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam kể từ tháng 3/2013. Theo đó, Quy

chế này quy định về “trách nhiệm giải trình” đối với đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường ẺU.

Các doanh nghiệp xuất khẩu phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của gỗ và sản phẩm

gỗ. Quy định này đang một số khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào

EU. Do vậy, dự báo xuất khẩu đồ gỗ sang khu vực này trong năm nay sẽ suy giảm.

Bảng 1: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trƣờng 6 tháng đầu năm 2013

Đvt: USD Thị trƣờng Tháng 6/2013 6 tháng/2013 6 tháng/2012 % tăng, giảm 6

tháng/2013 so với

cùng kỳ 2012

Tổng kim ngạch 424.819.406 2.453.281.531 2.189.335.154 12,2

HoaKỳ 165.944.387 875.607.088 822.894.421 6,41

Trung Quốc 84.216.074 412.416.830 356.060.187 15,83

Nhật Bản 62.309.919 367.375.398 309.488.038 18,70

Hàn Quốc 28.070.645 156.314.247 115.717.356 35,08

Anh 14.382.678 105.033.223 92.144.083 13,99

Canada 9.459.788 55.439.290 53.819.669 3,01

Đức 4.466.979 50.799.363 57.769.332 -12,07

Australia 11.027.584 50.741.590 47.503.013 6,82

Hồng Kong 7.136.158 41.328.315 18.664.593 121,43

Pháp 3.365.742 40.484.610 42.615.458 -5,00

Đài Loan 4.886.099 34.008.853 30.000.444 13,36

HàLan 4.060.373 30.142.251 32.302.682 -6,69

Ấn Độ 4.000.163 25.582.400 21.414.764 19,46

Singapore 1.233.213 16.973.457 12.249.549 38,56

Bỉ 1.821.777 15.937.167 21.788.377 -26,85

Malaysia 3.473.365 15.899.510 14.473.545 9,85

Italy 910.022 15.312.069 17.016.531 -10,02

Nguồn Tổng cục Hải quan

Xét về yếu tố tăng trưởng xuất khẩu, một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng rất mạnh,

trong đó thị trường Campuchia kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 4,4 triệu USD, nhưng có kim

ngạch tăng trưởng mạnh nhất, tăng 348,09% so với cùng kỳ; Hong Kong tăng 121,43%;

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

21 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Singapore tăng trưởng 38,56%; Hàn Quốc tăng 35,08%. Singapore hiện đang nổi lên là một

trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay, hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam vẫn tiếp tục gặp nhiều

khó khăn do chi phí đầu vào tăng (xăng, vận chuyển, nguyên liệu đầu vào...) khiến giá thành

sản phẩm tăng, trong khi giá bán tăng không tương xứng, dẫn đến lỗ, thậm chí phải ngừng

hoạt động. Biến động đầu vào đã khiến nhiều doanh nghiệp dù có ký hợp đồng với khách

hàng trị giá sản phẩm dao động 5% vẫn lo sẽ bị lỗ. Tuy nhiên, những doanh nghiệp lớn trang

bị được máy móc, thiết bị hiện đại vẫn có thể sản xuất do giảm được phí nhân công.

Trong những tháng còn lại của năm 2013, Chính phủ cần hỗ trợ cho doanh nghiệp hơn nữa

về các khoản lãi vay nhằm đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ. Đồng thời, Chính

phủ cũng nên xem lại tiền thuê đất. Vì nếu tăng tiền thuê đất theo quy định mới thì doanh

nghiệp rất khó khăn do giá trị đất tăng nhưng giá trị sản xuất trên mảnh đất đó không thể

tăng. Giá thuê đất rẻ sẽ khiến các nhà đầu tư giảm chi phí đầu tư ban đầu để tập trung đầu tư

thiết bị, máy móc hiện đại.

Có thể nói kể từ năm 2009 đến nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam liên tục có mức

tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ chế biến cả năm 2013 khoảng 10-

15%, kim ngạch ước đạt 5,5 tỷ USD. Mặt hàng này đã gia nhập nhóm các mặt hàng có kim

ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỉ USD trở lên kể từ năm 2004. Từ đầu năm đến nay, đây là một

trong số ít những mặt hàng nông lâm thủy sản vẫn giữ độ tăng trưởng ổn định.

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013

Đvt: triệu USD

Nguồn Tổng cục Hải quan

Gỗ và sản phẩm gỗ 2009 2010 2011 2012 6 tháng/2013

Giá trị xuất khẩu 2,6 3,44 4 4,67 2,45

Tăng trƣởng so với

cùng kỳ năm trƣớc (%)

-9,9 32,3 15,1 17,9 12,2

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

22

Biểu đồ 1: Tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013

Đvt: tỷ USD, %

Nguồn Tổng cục Hải quan

Bảng 3: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam phân theo thị trường giai đoạn 2011 -2012

Đvt: USD

STT Nƣớc NK

2011 2012 6 tháng/2013 Tăng giảm

năm 2012

so với cùng

kỳ năm

trƣớc (%)

Trị giá NK Tỷ trọng

(%) Trị giá NK

Tỷ trọng

(%) Trị giá NK

Tỷ trọng

(%)

KNXK gỗ và

sản phẩm gỗ

Việt Nam

3.955.259.097 100 4.665.866.261 100 2.453.281.531 100 17.97

1 Hoa Kỳ 1.435.099.108 36,28 1.785.640.214 38,27 875.607.088 35,69 24,43

2 Nhật Bản 597.496.367 15,11 671.981.710 14,40 367.375.398 14,97 12,47

3 Trung Quốc 625.723.010 15,82 713.707.550 15,30 412.416.830 16,81 14,06

4 Anh 159.794.468 4,04 187.421.539 4,02 105.033.223 4,28 17,29

5 Hàn Quốc 183.478.322 4,64 228.669.398 4,90 156.314.247 6,37 24,63

6 Đức 125.934.720 3,18 127.225.863 2,73 50.799.363 2,07 1,03

7 Canada 89.859.509 2,27 112.656.720 2,41 55.439.290 2,26 25,37

8 Australia 104.003.390 2,63 118.318.574 2,54 50.741.590 2,07 13,76

9 Pháp 83.357.102 2,11 91.610.965 1,96 40.484.610 1,65 9,90

10 Hà Lan 59.533.380 1,51 65.140.221 1,40 30.142.251 1,23 9,42

Các nước

khác 490.979.721 12,41 563.493.507 12,08 308.927.641 12,59 14,77

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn số liệu của Tổng cục Hải quan

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

23 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Biểu đồ 2: Thị phần xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2012

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Bảng 4: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam phân theo mã sản phẩm (HS)

Đvt: nghìn USD

Mã HS Sản phẩm 2008 2009 2010 2011 2012

9403 Đồ nội thất khác và các

bộ phận của chúng.

1.841.554

1.739.687

2.129.562

2.258.114

3.595.447

940350

Đồ nội thất bằng gỗ được

sử dụng trong phòng ngủ

735.226

622.701

706.610

692.727

1.617.387

940360

Đồ nội thất bằng gỗ

khác

636.408

538.297

761.283

828.687

1.396.917

940340

Đồ nội thất bằng gỗ được

sử dụng trong nhà bếp

71.631

88.132

113.935

113.899

93.439

940330

Đồ nội thất bằng gỗ được

sử dụng trong văn phòng

176.975

159.706

189.903

200.628

28.664

………

4401

Gỗ nhiên liệu, dạng

khúc, thanh nhỏ, cành, bó

hoặc các dạng tương tự;

vỏ bào, dăm gỗ; phế liệu

gỗ và mùn cưa, đã hoặc

chưa đóng thành khối,

bánh, viên hoặc các dạng

tương tự.

260.186

242.566

469.414

709.047

1.006.399

Nguồn: Trademap – ITC tháng 8/2013

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

24

Dự báo xuất khẩu gỗ Việt Nam trong những tháng cuối năm 2013

Dự báo trong 6 tháng cuối năm 2013 ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ phục hồi và đạt

mức tăng trƣởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến gỗ năm 2013 sẽ tăng

khoảng 8 – 10% so với năm 2012.

Nhìn chung năm 2013, tình hình kinh tế

thế giới có mức tăng trưởng chậm, ngành

chế biến gỗ xuất khẩu sẽ tiếp tục đối diện

nhiều khó khăn, thử thách mới. Bên cạnh

những khó khăn do tác động của khủng

hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế

toàn cầu năm 2012, nhiều nước trong khối

EU đều thực hiện chính sách “thắt lưng

buộc bụng”, cắt giảm chi tiêu, nên việc

xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ vào thị trường

này gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, các

doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu còn phải đương đầu trước những rào cản kỹ thuật do

các nước nhập khẩu áp đặt như: Đạo luật Lacey của Hoa Kỳ; Đạo luật Flegt của EU… Đặc

điểm chung của cả Flegt và Lacey đều đòi hỏi nhà xuất khẩu phải trình bày chuỗi hành trình

của sản phẩm – tất cả các khâu từ khai thác cho đến thành phẩm một cách minh bạch để nhà

chức trách Hoa Kỳ và EU có thể truy xét nguồn gỗ nguyên liệu.

Trên cơ sở đánh giá tình hình tăng trưởng của ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong 6 tháng

đầu năm 2013 và những tín hiệu tích cực về nhu cầu trong nước và thế giới, dự báo trong 6

tháng cuối năm 2013 ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ phục hồi và đạt mức tăng trưởng khá,

giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến gỗ năm 2013 sẽ tăng khoảng 8 – 10% so với

năm 2012.

Theo dự báo của một số doanh nghiệp chế biến gỗ sắp tới sẽ có nhiều tín hiệu khả quan.

Trong đó, thị trường Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực của đồ gỗ Việt Nam. Hiện

một số doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng đến giữa năm từ các đối tác Hoa Kỳ. Bên cạnh

đó, thị trường Nhật đang có dấu hiệu phục hồi (năm 2012 tăng trưởng gần 20% so với năm

2011, 6 tháng năm 2013 tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2012).

Dự báo về thị trường xuất khẩu gỗ trong 6 tháng cuối năm 2013, Hội Mỹ nghệ Chế biến gỗ

TP.HCM (HAWA) đánh giá xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ có thể đạt 1,7 tỷ

USD trong năm 2013 trong khi thị trường Nhật cũng có dấu hiệu phục hồi tốt.

Thị trường Trung Quốc, dự báo 6 tháng cuối năm, nhu cầu cũng tăng mạnh do đồ gỗ Việt

Nam đang có giá cạnh tranh hơn trước do chi phí vận chuyển giảm. Tuy nhiên, giá trị xuất

khẩu sang thị trường này khá thấp do mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dăm gỗ. Dự báo Trung

Quốc sẽ nhập khoảng 800 triệu USD dăm gỗ trong năm 2013.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

25 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Xuất khẩu mặt hàng gỗ sang thị trường EU sẽ gặp một số khó khăn do nhu cầu đơn hàng đồ

gỗ ngoài trời tiếp tục giảm và ảnh hưởng từ Luật FLEGT có hiệu lực từ tháng 3 năm 2013.

Các doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ. Bất

kỳ lô hàng gỗ/sản phẩm gỗ nào mà doanh nghiệp nhập khẩu mua phải được sản xuất theo

quy định hiện hành của luật pháp tại quốc gia khai thác gỗ và theo quy chế của EU về gỗ.

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

26

THỊ TRƢỜNG TIỀM NĂNG

Các kênh phân phối mặt hàng đồ gỗ tại EU

Do điều kiện toàn cầu hóa, các kênh phân phối gỗ và

sản phẩm gỗ trên thị trường EU đã thay đổi đáng kể.

Hiện tại, Internet là một kênh liên lạc hữu ích, giúp

đem lại một nguồn thông tin thương mại mở cửa và

nhanh chóng cho ngành này. Bên cạnh đó, do ảnh

hưởng của khủng hoảng kinh tế cũng như các yêu cầu

về minh bạch hóa, nhiều công ty đang dần rút gọn

chuỗi cung cấp của họ và củng cố hệ thống kinh doanh

theo ngành dọc. Do đó, số lượng các đại lý hoạt động

trong ngành kinh doanh đồ gỗ cũng giảm đáng kể. Các

công ty nhập khẩu và công ty bán lẻ thâm nhập thị trường của nhau, đồng thời các công ty

trong ngành trực tiếp mua hàng từ các nhà sản xuất. Vì vậy, nếu công ty của bạn đang kinh

doanh mặt hàng đồ gỗ và có ý định thâm nhập thị trường EU, hãy xem xét lại chuỗi cung cấp

của bạn và tìm cách cải thiện vị trí của công ty bạn trong chuỗi cung cấp mặt hàng này.

Biểu đồ 1: Chuỗi cung cấp đồ gỗ nhiệt đới

Nguồn: CBI, 2013

Phân tích các yếu tố trong chuỗi cung cấp

Phía xuất khẩu

Các chiến lược kinh doanh mới vượt trội hơn so với các công ty xuất khẩu quy mô nhỏ: Yêu

cầu về truy nguyên sản phẩm, nỗi lo sợ về việc không đảm bảo nguồn cung sản phẩm bền

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

27 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

vững và yêu cầu đạt được nhiều lợi nhuận hơn dẫn đến việc “quản lý toàn bộ chuỗi cung

cấp” (như các công ty trong ngành đồ gỗ kết hợp chặt chẽ các bước với công việc kinh

doanh của họ). Ví dụ, các công ty xuất khẩu lớn có thể thiết lập văn phòng đại diện tại các

nước EU, như một công ty phân phối hoặc một đại diện bán hàng. Các công ty nhập khẩu

lớn cũng có thể thiết lập trang trại, kho bãi hoặc các công ty xuất khẩu tại các nước đang

phát triển. Việc này sẽ đe dọa đến hoạt động của các công ty xuất khẩu quy mô nhỏ.

Đại lý không còn giữ vai trò là đối tác thương mại quan trọng: Trước kia, các đại lý thường

bán hàng trực tiếp cho các công ty bán buôn, công ty bán lẻ và nhà nhập khẩu Châu Âu.

Nhưng do ngày nay các nhà nhập khẩu có xu hướng trực tiếp mua hàng tại các nước đang

phát triển, các đại lý truyền thống dần mất đi. Điều này cũng phản ánh vai trò của các công

ty xuất khẩu trong chuỗi cung cấp: các công ty xuất khẩu cần làm việc trực tiếp với với nhà

nhập khẩu và do đó cũng cần hiểu biết hơn về các xu hướng sản phẩm cũng như sự phát

triển của thị trường Châu Âu.

Tập trung vào việc xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng thấp, giá rẻ: Đối với hầu hết các

nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển, họ sẽ không thu được nhiều lợi nhuận nếu sản

xuất các sản phẩm có chất lượng thấp. Một vài nước (hầu hết tập trung ở Châu Á) thống trị

các thị trường sản phẩm chất lượng thấp do chỉ có họ mới có thể cung cấp sản phẩm với mức

giá thấp. Đây là kết quả của mức lương thấp và quy mô sản xuất lớn ở các nước này. Ví dụ,

các công ty Châu Á là những nhà cung cấp quan trọng đối với mặt hàng ván sàn nhiều lớp

giá rẻ sản xuất hàng loạt (chiếm hơn 9,1% giá trị nhập khẩu vào Châu Âu kể từ năm 2009).

Nước cung cấp lớn nhất là Trung Quốc, mặc dù nước này mới đây đã bị giảm sản xuất vào

các nước thậm chí có chi phí lao động thấp hơn như Indonesia, Việt Nam, Bangladesh và

Campuchia.

Cơ hội cho các công ty xuất khẩu đồ gỗ

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

28

Các công ty xuất

khẩu nhỏ nên kết

hợp với các công

ty xuất khẩu khác

có khả năng xuất

khẩu các lô hàng

lớn nhằm tận

dụng sự hợp tác về hậu cần, kho bãi và vốn đầu tư. Cần lưu ý rằng chỉ các công ty có vốn

đầu tư lớn mới có thể kết hợp và tham gia thêm vào chuỗi cung cấp. Việc này đòi hỏi có sự

đầu tư công nghệ, kho bãi và lao động nhưng đồng thời cũng giúp các công ty có doanh số

bán hàng và lợi nhuận cao hơn.

Lợi thế cạnh tranh của các công ty xuất khẩu khi phải cạnh tranh với các sản phẩm Châu Á

giá rẻ là vấn đề chất lượng chứ không phải giá cả. Các công ty muốn có được lợi thế cạnh

tranh có thể tập trung vào thị trường sản phẩm cao cấp bằng cách nâng cấp các đặc tính kỹ

thuật, yếu tố thẩm mỹ, thiết kế nổi trội và tính chất lâu bền.

Ngành sản xuất chế biến của Trung Quốc (và cả Châu Âu) được tự động hóa cao. Vì thế, các

doanh nghiệp xuất khẩu có thể tập trung vào các sản phẩm sử dụng nhiều lao động thủ công

(như đồ nội thất, không tập trung các loại ván gỗ), không sử dụng nhiều đến máy móc.

Phía nhập khẩu

Tình hình sản xuất kinh doanh đúng kế hoạch (just-in-

time) đòi hỏi các mô hình hậu cần mới. Thực tiễn kinh

doanh đúng kế hoạch “just-in-time” (tránh lãng phí và

tồn kho) có nghĩa là nhà nhập khẩu chỉ lưu kho một

lượng hàng hóa nhỏ. Chỉ lưu kho một lượng hàng nhỏ

đang là một xu hướng ngày càng phổ biến ở các nước

Tây Âu nhằm cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, đồng

thời cũng bắt nguồn từ việc quản lý rủi ro. Tác động đối

với nhà xuất khẩu là các lô hàng sẽ giảm về quy mô nhưng tần số sẽ tăng lên. Do đó, nhà

xuất khẩu sẽ phải ngày càng trở nên linh hoạt hơn.

Ngày càng có nhiều nước sản xuất ở Đông Âu. Ngày nay, ngày càng có nhiều nước Đông

Âu tìm cơ hội thay thế thông qua việc tăng cường sản xuất và chế biến các nguyên vật liệu

từ gỗ trong nước. Ngành gia công ở Châu Âu đang chuyển dần sang các nước Đông Âu nhờ

có thương mại tự do và mức lương thấp. Những nước này cũng được coi là các đối tác

thương mại tốt hơn so với các nước cung cấp vùng nhiệt đới (nếu xét về khoảng cách địa lý

và độ tin cậy liên quan đến thời gian vận chuyển).

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

29 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Chính sách bền vững liên quan đến người mua: yêu cầu cao hơn và nghiêm ngặt hơn. Các

chính sách liên quan đến người mua hàng bao gồm cả chính sách mua hàng chính phủ cũng

như các quy định về hạt động của các chi nhánh hoặc các nhà nhập khẩu/ bán lẻ cá nhân. Để

đảm bảo tính bền vững trong dòng chảy thương mại, nhà nhập khẩu tìm kiếm các cách nhằm

rút gọn chuỗi cung cấp hoặc đảm bảo về mặt chứng nhận. Điều này có nghĩa là nhà xuất

khẩu sẽ phải đảm bảo cung cấp bền vững các loại gỗ và đưa ra các chính sách giảm hiệu ứng

khí nhà kính cũng như đảm bảo điều kiện lao động tốt.

Các loại nguyên liệu xây dựng sẵn sàng lắp ráp

“ready-to-install” ngày càng trở nên phổ biến. Việc

sử dụng các loại nguyên liệu xây dựng (bán) thành

phẩm ngày càng trở nên phổ biến. Phương pháp này

được sử dụng rộng rãi khi xây dựng các tòa nhà

thương mại hoặc dân cư mới, đồng thời sản phẩm

này cũng được bán cho người tiêu dùng DIY. Hình

thức này giúp tăng cơ hội gia tăng giá trị, do đó, lợi

nhuận cũng cao hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các

loại nguyên liệu xây dựng “ready-to-install” phải

được sản xuất với các quy định rất nghiêm ngặt.

Cơ hội cho các công ty xuất khẩu đồ gỗ

Công ty xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam cần đảm bảo tuân thủ theo các quy định REACH,

FLEGT, CITES và các chứng nhận truy nguyên sản phẩm (như FSC, PEFC). Đối với hàng

nội thất, bạn cần phải có chứng nhận nhãn mác CE.

Nếu công ty bạn đang cung cấp các loại gỗ có nguy cơ tuyệt chủng, giấy chứng nhận CITES

(công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng)

đồng nghĩa với việc loại gỗ bạn cung cấp đã được thu hoạch hợp pháp.

Các nhà cung cấp các loại gỗ bền vững nên tập trung vào các nước có chính sách mua các

loại gỗ xanh như Anh, Đức, Hà Lan, Bỉ và Pháp.

Địa lý và chất lượng cơ sở hạ tầng là những vấn đề quan trọng. Bạn cần kiểm tra tuyến

đường vận chuyển hàng từ cơ sở của bạn tới cảng gửi hàng và xem xét có thể hạn chế các rủi

ro hay không. Bạn cũng nên để kho hàng càng gần cảng gửi hàng càng tốt.

Vấn đề tương tự được áp dụng với vấn đề thủ tục hải quan. Kinh doanh “just-in-time” cũng

có nghĩa là không để hàng hóa tồn tại biên giới do chưa cung cấp đủ chứng từ. Bạn cần đảm

bảo rằng giấy tờ đến kịp lúc với hàng hóa.

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

30

Mức lợi nhuận trung bình của

công ty gia công và công ty

kinh doanh dao động ở mức từ

5% đến 20% (phụ thuộc vào giá

trị gia tăng). Công ty bạn có

khả năng cung cấp mặt hàng có

giá trị gia tăng hơn và đạt được

mức lợi nhuận cao hơn hay

không?

Các công ty bán lẻ ngày càng

có xu hướng bán các loại sản

phẩm sẵn sàng sử dụng (như

cửa sổ và khung cửa, cửa, hệ

thống sàn sẵn sàng lắp ráp).

Đây cũng là cơ hội cho các

công ty xuất khẩu. Các sản phẩm gia tăng giá trị sẽ giúp gia tăng lợi nhuận nhưng đồng thời

cũng tăng rủi ro. Ví dụ, nếu bạn chuyển sang kinh doanh loại cửa sổ hoàn thiện, bạn sẽ phải

đáp ứng các yêu cầu về quy định kích cỡ rất nghiêm ngặt.

Đánh giá nhà nhập khẩu

Là một nhà xuất khẩu, bạn cần hiểu rõ thị trường Châu Âu để thích ứng với những thay đổi

về các kênh phân phối. Dưới đây là một vài bí quyết để đánh giá một khách mua hàng hoặc

đối tác thương mại tiềm năng. Khi tìm kiếm một nhà phân phối hoặc đại lý tiềm năng ở nước

ngoài, bạn cần có các thông tin sau:

Thông tin cơ bản

- Tên, địa chỉ, vị trí, số điện thoại/ số fax, địa chỉ email và người liên hệ

- Doanh thu hàng năm theo số lượng và giá trị, số lượng các cửa hàng, số lượng nhân viên

bán hàng và số lượng nhân viên hỗ trợ

- Cơ cấu tổ chức

- Số năm hoạt động kinh doanh quốc tế

- Kinh nghiệm kinh doanh với các đối tác ở nước của bạn và hiểu biết về danh mục sản

phẩm

- Kinh nghiệm với các sản phẩm bền vững

- Đào tạo nhân sự

Thông tin về nhân viên kinh doanh

- Họ có tự tuyển dụng nhân viên hay không? Hiện tại có bao nhiêu nhân viên được trả

lương?

- Công cụ kinh doanh và phương thức kinh doanh là gì?

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

31 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

- Hiện tại họ đang cung cấp cho bao nhiêu khách hàng?

- Tình hình quan hệ với các khách hàng hiện tại? Nếu có thể, hãy đánh giá mối quan hệ này

bằng cách liên hệ trực tiếp với khách hàng của họ?

- Họ có thể lưu kho hàng hóa của bạn không? Chi phí như thế nào?

Thông tin về hiểu biết đối với sản phẩm

- Họ còn bán các sản phẩm liên quan nhưng không cạnh tranh nào? Họ có kinh doanh các

sản phẩm cạnh tranh hay không?

- Tại sao họ cho rằng sản phẩm của bạn sẽ thành công trên thị trường?

- Họ đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm của bạn như thế nào?

- Họ khuyến cáo nên có những thay đổi gì? Họ có thể hỗ trợ bạn thực hiện những thay đổi ấy

hay không?

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

32

Phân đoạn thị trƣờng tiêu dùng đối với các sản phẩm đồ gỗ tại EU

Biểu đồ 1: Phân đoạn thị trƣờng tiêu dùng đối với các sản phẩm đồ gỗ

Nguồn: CBI, 2013

Lĩnh vực đồ gỗ nhiệt đới tiêu dùng có thể chia thành ba phân đoạn thị trường: các nhà thầu

phụ phụ trách các hoạt động xây dựng quy mô nhỏ, ngành gia công và nhà bán lẻ trực tiếp

đem các sản phẩm tới cho người tiêu dùng. Ở hầu hết các trường hợp, nhà nhập khẩu chỉ

chuyên về một trong các danh mục hàng trên.

Giá cả cạnh tranh là vấn đề cốt lõi trên thị trường này. Bạn có thể so sánh giá sản phẩm của

mình với giá của các đối thủ cạnh tranh trên các trang web như Fordaq

(http://www.fordaq.com) hay Alibaba (http://www.alibaba.com). Bạn hãy thử xem xét công

ty bạn có thể cung cấp đồ gỗ thành phẩm hay không. Bạn có thể gửi hàng mẫu cho các nhà

thầu phụ nhỏ.

Các nhà thầu phụ

Sản phẩm: Các nhà thầu phụ nhỏ được

thuê để xây dựng, sửa chữa, thay đổi, tu

sửa, phá hủy hoặc nâng cấp các tòa nhà

hay cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các công

việc tu sửa bất động sản hay vườn. Họ

mua nguyên liệu xây dựng gỗ nhiệt đới

từ các nhà bán buôn gỗ hoặc qua thị

trường DIY. Các nhà thầu phụ nhỏ

thường nhập khẩu hầu hết nguyên liệu

xây dựng cần làm mộc thêm hoặc lắp

ráp trước khi đưa vào sử dụng. Do đó,

họ phụ trách phần lớn thị trường khuôn

đúc, 20% thị trường ván sàn gỗ cứng và

chỉ chiếm 5% thị trường nội thất vườn.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

33 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Quy mô của ngành: Số lượng các nhà thầu phụ nhỏ tại EU đạt mức cao nhất từ năm 2007.

Năm 2007, chỉ có 2.500 trong số 3 triệu nhà thầu phụ có đăng ký, tuyển dụng hơn 250 nhân

viên và 92% còn lại có ít hơn 10 nhân viên. Quy mô hiện tại của ngành thậm chí còn nhỏ

hơn, do một số công ty đã phá sản hoặc giảm quy mô đáng kể hoặc chuyển sang làm các

công việc bảo dưỡng kể từ khi diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Giá cả: Các công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phải đối mặt với chi phí nguyên

vật liệu và dịch vụ tăng lên, giá đất tăng lên và vấn đề cấp phép xây dựng. Khách hàng

thường hỏi báo giá từ nhiều nhà thầu phụ trước khi quyết định chọn. Giá cả là vấn đề quan

trọng ở đây. Do đó, các nhà thầu phụ thường tập trung vào các đối tác có thể cung cấp giá rẻ

nhất.

Yêu cầu của khách hàng liên quan đến chất lượng, tính bền vững và giao hàng

Chất lượng: Các nhà thầu phụ - do

bản thân họ cũng là nhà sản xuất –

được thuê để tiến hành các công việc

xây dựng theo yêu cầu. Do đó, họ có

thể làm việc với các sản phẩm chưa

thành phẩm. Nhiều nhà thầu phụ nhỏ

là các công ty gia đình thường tự

làm các công việc xây dựng. Tuy

nhiên, trong một số trường hợp, sẽ

tiện lợi cho họ hơn nếu mua thành

phẩm.

Tính bền vững: Trong nhiều trường

hợp, không bắt buộc phải có chứng

nhận sản phẩm bền vững, tuy nhiên

nhận thức về vấn đề này đang ngày

càng được nâng lên. Một vài nước như Hà Lan đang dần mở cửa quy trình mua hàng chính

phủ cho các công ty quy mô vừa và nhỏ. Điều này dẫn đến việc tập trung nhiều hơn vào các

dự án mua sản phẩm bền vững (theo yêu cầu của quy trình mua hàng chính phủ, phải có

chứng nhận CoC – Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm).

Giao hàng: Hầu hết các nhà thầu phụ xây dựng không đảm bảo về quy mô để kinh doanh

trực tiếp với nhà xuất khẩu hoặc thậm chí các công ty sản xuất vật liệu xây dựng và thiết bị.

Do đó, các đại lý, nhà bán buôn và các công ty cho thuê tài chính là đầu mối quan trọng giữa

nhà sản xuất và các nhà thầu phụ xây dựng.

Các công ty gia công đồ gỗ cho thị trƣờng tiêu dùng

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

34

Sản phẩm: Ngành gia công các sản phẩm đồ gỗ tiêu dùng nhập khẩu gỗ với nhiều mục đích

khác nhau: nội thất vườn; ván lát sàn, cửa sổ, cửa và khung cửa; cầu thang và các sản phẩm

nghề mộc khác; sàn boong tàu. Các sản phẩm nội thất vườn là các sản phẩm tiêu dùng quan

trọng nhất.

Quy mô của ngành: Rất khó quyết định quy mô ngành gia công đối với các sản phẩm đồ gỗ

tiêu dùng. Thông thường các sản phẩm này hầu như được hoàn thiện ở khâu sản xuất. Do đó,

quy mô của ngành này sẽ giảm. Ví dụ, khoảng 30% các loại ván lát sàn gỗ cứng được bán

cho các nhà sản xuất Châu Âu để cắt và quét sơn, trong khi nhiều trường hợp, loại hình gia

công này có thể được thực hiện ở nước sản xuất.

Giá cả: Giá các sản phẩm hoàn thiện thường cao hơn.

Yêu cầu của khách hàng liên quan đến chất lượng, tính bền vững và giao hàng

Chất lượng: Các công ty gia công nhập khẩu gỗ cứng nhiệt đới thường chuyên về một nhóm

sản phẩm nhất định (như cửa, cửa bếp, nội thất vườn). Độ bền của các sản phẩm ngoài trời

rất quan trọng.

Tính bền vững: Yêu cầu về chứng nhận sản phẩm bền vững phụ thuộc vào sản phẩm. Với

hầu hết các mặt hàng nội thất vườn và các sản phẩm dùng trong vườn, cần có giấy chứng

nhận. Đối với các mặt hàng như các sản phẩm nghề mộc hoặc cầu thang, không nhất thiết

phải có giấy chứng nhận, tuy nhiên, nhận thức về vấn đề này đang được nâng lên.

Giao hàng: Tính linh hoạt phụ thuộc vào quy mô của công ty gia công. Trong trường hợp

công ty gia công có hệ thống và lớn hơn, họ thường có kế hoạch đặt hàng và việc giao hàng

“just-in-time” không quan trọng bằng.

Các chuỗi bán lẻ

Sản phẩm: Người mua hàng lẻ muốn mua

các nguyên vật liệu xây dựng dễ xử lý.

Thông thường, người tiêu dùng không cần

phải gia công thêm các vật liệu này. Có thể

có nhiều cách thức hoàn thiện khác nhau.

Ví dụ đối với khung cửa, các nhà bán lẻ

bán gỗ đóng khung có thể dễ dàng cưa

thành một vài kích cỡ khác nhau. Họ cũng

bán các loại khung cửa “sẵn sàng lắp ráp”

có bao gồm cả cửa. Đối với các vật liệu

xây dựng đi kèm, 75% tất cả các loại nội

thất vườn bằng gỗ cứng nhiệt đới được bán

thông qua kênh bán lẻ.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

35 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Quy mô của ngành: Có khoảng hơn 5.000 cửa hàng ở EU thuộc các chuỗi bán lẻ lớn, với

Kingfisher (Vương quốc Anh) là chuỗi lớn nhất với 955 cửa hàng ở Châu Âu trong năm

2011 (theo Hiệp hội bán lẻ - DIY Châu Âu – EDRA). Năm 2014, thị trường phát triển đồ gia

dụng Châu Âu được dự đoán tăng 25% so với mức năm 2009. Điều này chỉ ra rằng người

tiêu dùng Châu Âu đang dần tự đổi mới và tự gia công sản phẩm mà không cần sử dụng đến

các nhà thầu phụ.

Giá cả: Giá cả là một công cụ cạnh tranh hiệu quả, vì các chuỗi DIY có đặc trưng là người

tiêu dùng cuối cùng không có lòng trung thành cao với các nhãn hiệu. Do đó, với hình thức

này không áp dụng hoa hồng, mà chỉ tăng doanh số bán hàng nhờ giá thấp hơn với các nhà

bán lẻ lớn. Các cửa hàng chuyên dụng (không thuộc chuỗi DIY) có thể áp dụng mức lãi cao

hơn.

Yêu cầu của khách hàng liên quan đến chất lượng, tính bền vững và giao hàng

Chất lượng: Các cửa hàng bán lẻ chất lượng thấp cho mặt hàng vật liệu xây dựng bằng gỗ

(như Praktiker) là một trong rất ít phân đoạn thị trường trong lĩnh vực đồ gỗ vẫn có sự tăng

trưởng từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Tính bền vững: Nhiều chuỗi DIY đặt ra các mục tiêu tăng trưởng bền vững đầy tham vọng

bao gồm cả việc tăng thị phần các sản phẩm gỗ có chứng nhận bền vững trong tương lai. Ví

dụ, Groupe Adeo đã giới thiệu băng rôn Kbane cho các sản phẩm và dịch vụ xanh cho gia

đình. Các nước thành viên EU có áp dụng chứng nhận FSC-CoC gồm Anh, Đức, Hà Lan,

Italia, Pháp và Ba Lan. Ngược lại, với các nước thành viên Nam Âu, thị phần FSC không

đáng kể, một phần do nhận thức của người tiêu dùng ở các khu vực này chưa cao.

Giao hàng: Các công ty bán lẻ không muốn sử dụng các trung tâm phân phối của họ như các

kho hàng. Thay vào đó, họ muốn sản phẩm luôn được luân chuyển qua họ. Chuỗi cung cấp

hoàn toàn hướng tới khách hàng, mọi thứ được thay đổi tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo

hàng hóa luôn sẵn sàng bất kỳ lúc nào. Người tiêu dùng Châu Âu không thể chấp nhận việc

phải đợi 2 tháng để nhận ván sàn. Vì thế, tính linh hoạt rất quan trọng.

Cơ hội cho các công ty xuất khẩu đồ gỗ

Nếu bạn bán các sản phẩm gỗ cứng cho một chuỗi DIY, các sản phẩm này phải là sản phẩm

sẵn sàng lắp ráp, như sàn boong tàu. Những vật liệu xây dựng cần có sự lắp đặt chuyên

nghiệp chỉ được bán qua các kênh bán buôn.

Các chuỗi bán lẻ lớn không phải là những đối tác thương mại khả thi đối với các công ty

xuất khẩu quy mô nhỏ do chiến lược quản lý chuỗi tích hợp và quy mô đơn hàng của họ.

Thay vào đó, bạn có thể tìm kiếm các cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ.

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

36

Vì các nhà bán lẻ luôn yêu cầu giao hàng “just-in-time”, các nhà cung cấp luôn chủ động

tiếp cận họ để đáp ứng các nhu cầu hiện tại và nhu cầu tiềm tàng của họ. Nếu bạn thực hiện

việc này với đối tác thương mại của mình (những người cung cấp cho các nhà bán lẻ), bạn sẽ

có cơ hội trở thành nhà cung cấp của họ.

Những khác biệt lớn trong khu vực EU và EFTA trên thị trƣờng tiêu dùng

Ở nhiều nước EU, chi tiêu cho

các sản phẩm DIY đã giảm từ

năm 2008. Trong thời kỳ khủng

hoảng tài chính, lĩnh vực vật liệu

xây dựng chịu tác động của việc

giảm cầu nghiêm trọng, đặc biệt

trong thị trường nhà ở dân cư.

Chi tiêu cho các công trường

công cộng cũng chịu áp lực của

cuộc khủng hoảng (mục tiêu là

giảm thâm hụt 50% đến cuối

năm 2013 và cân bằng doanh thu

và chi tiêu công đến năm 2016).

Trong khi các nước Áo, Ba Lan

và Bỉ nhanh chóng phục hồi, các

thị trường ở Trung Âu, Đông Âu và Nam Âu vẫn suy giảm mạnh, Tây Ban Nha và các nước

Baltic giảm chi tiêu hơn 14%. Các cửa hàng DIY đang kéo khách hàng quay trở lại bằng

cách cung cấp các sản phẩm sẵn sàng lắp ráp.

Việc mở rộng các chuỗi bán lẻ ở nhiều nước Đông Âu: Mặc dù các triển vọng trong ngắn

hạn cho thấy sự suy giảm hơn nữa, các triển vọng dài hạn lại khả quan hơn, mở rộng các

chuỗi DIY của Châu Âu ở nhiều nước Đông Âu. Ví dụ, tập đoàn DIY Praktiker của Đức

đang lên kế hoạch thiết lập các cửa hàng DIY nhỏ, có diện tích từ 1.000 đến 1.500m2 ở

Hungary và Tập đoàn Kingfisher đã nâng số lượng cửa hàng ở Ba Lan lên 70 cửa hàng, với

65 cửa hàng Castorama và 5 cửa hàng Brico Depot.

Thị trường tiêu dùng lớn nhất – Đức: Với giá trị thị trường lên tới hơn 37 tỷ euro năm 2010,

Đức vẫn là thị trường tiêu dùng đồ gỗ lớn nhất. Đây là thị trường có ba công ty bán lẻ DIY

lớn nhất Châu Âu, gồm OBI, Praktiker và Bauhaus và vẫn đang tiếp tục mở rộng trong khu

vực Trung và Đông Âu.

Biểu đồ 2: Ví dụ về tỷ lệ giá cả/ chất lƣợng của một sản phẩm tiêu dùng thông thƣờng –

bàn gỗ để vƣờn từ gỗ cứng nhiệt đới

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

37 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Thị trường cao cấp

Đặc điểm:

- Các loại gỗ nhiệt đới với các

đặc tính sản phẩm tuyệt vời

như độ khỏe, tỷ trọng, độ bền

và tính thẩm mỹ (vân gỗ, kết

cấu gỗ, màu sắc)

- Mức khoáng thấp hơn

1/8’’x3/8’’ chấp nhận được

nhưng không quá chiều dài

của ván

- Rất rất nhẹ và rất ít vết cọc

chấp nhận được

- Các vết mấu ít hơn 3/8’’

chấp nhận được

- Mắt cá chấp nhận được

- Không chấp nhận đánh dấu, nứt nẻ, vết bẩn và lỗ mối mọt

- Gỗ có độ bền cao nhưng vẫn dễ dàng xử lý/ gia công (700kg/m3 trở lên); Một vài loại tỷ

trọng cao đến rất cao như gỗ dầu (keruing), gỗ tim xanh (greenheart), gỗ ekki, gỗ iroko.

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

38

Thiết kế: Các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như có thiết kế độc đáo. Chỉ được sử dụng cho

đoạn thị trường cao cấp, không quan tâm nhiều đến giá cả mà quan tâm nhiều đến đặc điểm

sản phẩm.

Tính bền vững: Chứng nhận gỗ bền vững do bên thứ ba công nhận

Giá cả: Giá cả bán lẻ dao động từ 350€ đến hơn 1.000€ cho một chiếc bàn để vườn.

Kênh phân phối: Các cửa hàng đồ nội thất chuyên dụng có chất lượng cao.

Thị trường trung bình

Đặc điểm:

- Gỗ có chất lượng tốt hoặc trung bình với các đặc tính sản phẩm tốt như độ khỏe, tỷ trọng,

độ bền, dễ sử dụng, chất lượng hoàn thiện và tính thẩm mỹ. Các loại gỗ có tỷ trọng thấp đến

trung bình như gỗ shorea, limba và niangon thường được sử dụng cho đồ gỗ ngoài trời và

các loại nội thất có giá trung bình;

- Tất cả màu sắc, chủng loại và đặc tính tự nhiên của gỗ chấp nhận được.

- Các vết khoáng nhìn thô sơ chấp nhận được.

- Vết cọc nhẹ chấp nhận được.

- Lỗ mối mọt thưa chấp nhận được.

Thiết kế: Sản phẩm có giá trị gia tăng nhưng không có thiết kế độc đáo

Tính bền vững: Gỗ nhiệt đới được xác nhận hợp pháp hoặc loại gỗ có kiểm soát.

Giá cả: Giá cả bán lẻ dao động từ 180€ đến 350€ cho một chiếc bàn để vườn.

Kênh phân phối: Các cửa hàng DIY hoặc các cửa hàng bán lẻ khác.

Thị trường thấp cấp

Đặc điểm:

- Gỗ có phẩm cấp thấp hơn (có thể

từ cây trồng) có nhiều đầu mấu và

vết rạn.

- Các loại gỗ phổ biến rộng rãi,

không theo yêu cầu cụ thể của khách

hàng và dễ dàng thay thế.

Thiết kế: Các sản phẩm có thiết kế

đơn giản và theo tiêu chuẩn và giá

trị gia tăng thấp.

Tính bền vững: Không được chứng

nhận hợp pháp hoặc chứng nhận bền

vững.

Giá cả: Giá cả bán lẻ dao động từ

25€ đến 180€ cho một chiếc bàn để

vườn.

Kênh phân phối: Các cửa hàng DIY hoặc các cửa hàng bán lẻ đồ thấp cấp khác.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

39 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Những thay đổi đƣợc dự đoán trên thị trƣờng tiêu dùng

Các công ty Châu Âu tập trung vào các thiết kế sáng tạo: Trong ngành gia công, các công ty

Châu Âu đã thực hiện các quy trình dài hạn nhằm tái cơ cấu và hiện đại hóa khi khối lượng

sản xuất giảm. Các yếu tố cạnh tranh chủ yếu cho ngành gia công tại Châu Âu hiện tại bao

gồm nghiên cứu và sáng tạo, kết hợp với thiết kế và gia tăng giá trị. Các công ty xuất khẩu

cung cấp cho ngành gia công cần tự xem xét liệu họ có thể giao các sản phẩm đã gia công và

đơn giản cho thị trường tiêu dùng hay không.

Ngày càng nhiều người tiêu dùng Châu Âu tự thay đổi và lắp ráp, không cần thuê thầu phụ.

Vì thế, nhiều loại vật liệu xây dựng từ gỗ nhiệt đới được bán qua các kênh bán lẻ (như ván

gỗ, cửa, sàn, đồ nội thất...). Độ chính xác cao về kích thước là yếu tố cần thiết để có thể ghép

các vật liệu xây dựng đã được đúc sẵn theo yêu cầu của người tiêu dùng, như sử dụng các bộ

phận lắp ráp của phòng tắm và nhà bếp. Đôi khi, ngay cả ván sàn cũng được cắt để phù hợp

với căn phòng. Các chuỗi DIY hiện tại đang tăng số lượng danh mục sản phẩm vật liệu xây

dựng sẵn sàng lắp ráp. Đây là cơ hội cho các công ty xuất khẩu có thể cung cấp các sản

phẩm sẵn sàng lắp ráp theo các kích cỡ tiêu chuẩn (gia tăng giá trị sản phẩm).

Tình trạng khủng hoảng kinh tế khiến cho nhiều công ty nhỏ phá sản. Không chỉ các công ty

xây dựng mà cả các nhà bán buôn và các cửa hàng DIY cũng đang phải đối mặt với tình

trạng suy giảm trong lĩnh vực nhà đất. Ví dụ ở Hà Lan, trong 8 tháng đầu năm 2012, 153

công ty bán buôn vật liệu xây dựng và 97 cửa hàng DIY đã phá sản. Mức này cao hơn 50%

so với năm trước. Khi thị trường nhà đất phát triển trở lại, nhiều công ty nhỏ kinh doanh vật

liệu xây dựng đã không còn nữa và lĩnh vực này sẽ được củng cố mạnh mẽ. Đây là một mối

lo cho các công ty xuất khẩu chỉ bán với khối lượng nhỏ, vì hiện này nhiều công ty lớn chỉ

đặt các đơn hàng lớn.

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

40

Xuất khẩu gỗ sang Đài Loan

Đài Loan có tới 60% diện tích là rừng. Tuy nhiên, mặc dù diện tích rừng lớn, nhưng do khai

thác quá mức cộng thêm các quy định về môi trường, giá nhập khẩu rẻ và chi phí lao động

trên thị trường này tăng lên, phần lớn gỗ nguyên liệu được sử dụng ở Đài Loan được nhập

khẩu từ nước ngoài.

Bảng 1: Thống kê nhập khẩu gỗ các loại của Đài Loan, 2012

Sản phẩm Khối lƣợng (1000m3) Giá trị (1000 USD)

Gỗ tròn (roundwood) công nghiệp 698,20 178.485,40

Gỗ tròn công nghiệp (C) 259,30 37.598,50

Gỗ tròn công nghiệp (NC) 438,90 140.886,90

Gỗ tròn công nghiệp (NC.T.) 438,90 138.116,33

Gỗ xẻ (Sawnwood) 988,47 265.747,41

Gỗ xẻ (C) 668,47 153.747,41

Gỗ xẻ (NC) 320,00 112.000,00

Gỗ xẻ (NC.T.) 250,00 82.500,00

Gỗ veneer 198,00 109.683,75

Gỗ veneer (C) 9,00 10.105,21

Gỗ veneer (NC) 189,00 99.578,54

Gỗ veneer (NC.T.) 174,00 87.000,00

Gỗ dán (Plywood) 983,54 425.951,96

Gỗ dán (C) 383,54 167.951,95

Gỗ dán (NC) 600,00 258.000,00

Gỗ dán (NC.T.) 488,00 219.600,00

C: coniferous (gỗ thuộc họ tùng bách), NC: non-coniferous (gỗ không thuộc họ tùng bách),

NC. T.: non-coniferous tropical (gỗ nhiệt đới không thuộc họ tùng bách)

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

41 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Nguồn: Hiệp hội gỗ nhiệt đới quốc tế, Cơ sở dữ liệu thống kê hàng năm

Các loại gỗ nguyên liệu đƣợc nhập khẩu vào Đài Loan

Có thể chia các loại gỗ nguyên liệu

được nhập khẩu nhiều nhất vào Đài

Loan thành bốn loại: gỗ khúc, gỗ xẻ,

gỗ veneer và gỗ dán.

Theo thống kê của Hiệp hội gỗ Đài

Loan, hơn một nửa số gỗ hạng hai

nhập khẩu như gỗ cây vân sam, gỗ

thông và gỗ linh sam (SPF) được sử

dụng để sản xuất ra các tấm pallet gỗ.

Các loại gỗ thông kém chất lượng

cũng vẫn được sử dụng để sản xuất

pallet gỗ trên thị trường do chi phí thấp mặc dù khí hậu Đài Loan ẩm dễ xảy ra mối mọt. Các

tấm pallet gỗ bị hỏng thường không được sửa chữa lại do chi phí nhân công ở Đài Loan

tương đối cao. Các mảnh gỗ vụn thường được tái sử dụng dưới dạng vật liệu sửa chữa hoặc

bị bỏ đi.

5 mặt hàng gỗ nhập khẩu hàng đầu của Đài Loan năm 2012

Mã hàng hóa – 44123110005

Mô tả sản phẩm: Các loại gỗ dán thô (không kể gỗ veneer tre), với ít nhất một lớp gỗ bên

ngoài là gỗ nhiệt đới, mỗi lớp dày không quá 6 mm.

Khối lượng (MTQ – met tấn khối) – 258.975

Trọng lượng – 165.082.539 KGM

Giá trị (1.000 USD) – 125.745

Mã hàng hóa – 44039990909

Mô tả sản phẩm: Các loại gỗ thô khác không thuộc họ tùng bách, chưa tách vỏ và dác gỗ.

Khối lượng (MTQ – met tấn khối) – 448.804

Trọng lượng – 381.942 TNE

Giá trị (1.000 USD) – 114.580

Mã hàng hóa – 44092900006

Mô tả sản phẩm: Các loại gỗ không thuộc họ tùng bách khác (bao gồm cả gỗ trang trí ván

sàn, chưa được lắp ráp), tiếp tục được tạo hình (bào, xoi rãnh, vạt cạnh, bào chữ V, tạo

khuôn, cắt tròn hoặc tương tự) dọc theo các cạnh hoặc bề mặt, chưa được tạo hình, nhồi cát

hoặc ghép nối.

Khối lượng (MTQ – met tấn khối) – 320.069

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

42

Trọng lượng – 118.687.958 KGM

Giá trị (1.000 USD) – 92.757

Mã hàng hóa – 44012200001

Mô tả sản phẩm: Gỗ dát mỏng, không thuộc họ tùng bách.

Trọng lượng – 1.247.810.875 KGM

Giá trị (1.000 USD) – 111.722

Mã hàng hóa – 44071090171

Mô tả sản phẩm: Gỗ xẻ hoặc được bào theo chiều dọc, dát mỏng hoặc tróc vỏ, chưa được tạo

hình, nhồi cát hoặc ghép nối, dày hơn 6 mm.

Khối lượng (MTQ) – 328.007 MTQ

Trọng lượng – 200.976.432 KGM

Giá trị (1.000 USD) – 81.375

(Nguồn: Tổng cục hải quan Đài Loan)

Đối với các mặt hàng gỗ nhập khẩu khác, có thể tìm các thông tin thống kê trên trang web

của Tổng cục hải quan Đài Loan

(http://eweb.customs.gov.tw/ct.asp?xItem=46492&CtNode=6497).

Bảng 2: Các nƣớc xuất khẩu gỗ hàng đầu sang Đài Loan năm 2012

Đvt: USD

STT Nƣớc Tháng 1 – tháng 12/2012 +-%

- Tất cả các nước 1.304.859.887 -5,84

1 Malaysia 355.825.235 -9,16

2 Trung Quốc 175.204.191 -4,65

3 Indonesia 158.205.483 -1,49

4 Canada 90.125.153 -0,32

5 Thái Lan 79.701.484 -19,93

6 Hoa Kỳ 67.750.888 -8,25

7 Việt Nam 54.978.336 17,12

8 Australia 54.339.824 -18,62

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

43 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

9 New Zealand 45.822.638 -10,47

10 Myanmar 37.710.774 8,29

Nguồn: Bộ các vấn đề kinh tế Đài Loan

Năm 2012, Việt Nam đứng thứ 7 trong số các nước Đài Loan nhập khẩu gỗ với mức tăng

trưởng xuất khẩu so với năm 2011 là 17,12%. Trong vòng 5 năm qua, xuất khẩu gỗ của Việt

Nam sang Đài Loan liên tục tăng trưởng. Từ vị trí thứ 10 năm 2009, Việt Nam đã vươn lên

đứng thứ 7 vào năm 2012. Năm 2012, trong khi hầu hết các nước trong top 10 đều giảm xuất

khẩu gỗ sang Đài Loan thì Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh. Điều này cho thấy mặt hàng gỗ

của Việt Nam sang Đài Loan đang có cơ hội tăng trưởng và có được chỗ đứng vững chắc

trên thị trường Đài Loan.

Tình trạng thiếu gỗ toàn cầu

Hiện nay, tình trạng thiếu gỗ đang nhanh chóng trở thành vấn đề toàn cầu, và một trong số

các giải pháp là các nhà máy cần nâng cao hiệu suất sử dụng gỗ (như tăng lượng gỗ và sử

dụng phó phẩm không lãng phí). Hiệu suất sử dụng gỗ càng cao thì chi phí sản xuất càng

giảm. Hiệu suất sử dụng gỗ ở hầu hết các nhà máy của khu vực Đông Bắc Á và Trung Quốc

xấp xỉ 40 đến 50%, trong khi ở Đài Loan là hơn 60%. Một số nhà máy có thể đạt hiệu suất

lên tới 90%. Vì thế, trong xu hướng toàn cầu hóa, Đài Loan đang có những lợi thế so sánh

trong lĩnh vực xử lý gỗ trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, do thị trường nhỏ, tình trạng thiếu gỗ vẫn trở thành vấn đề lớn mà ngành chế biến

gỗ của Đài Loan phải đối mặt. Mặc dù hiện nay Đài Loan vẫn đang nhập khẩu gỗ nguyên

liệu từ các nước khác, rất khó có thể duy trì nguồn cung gỗ ổn định do những rào cản thương

mại trong khu vực.

Cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

44

Trên thị trường Đài Loan, các loại gỗ nhiệt đới tối màu phổ biến hơn cả. Ngoài ra, do độ sẵn

có của các loại gỗ này và giá cả tăng lên, xu hướng thời trang gần đây đang hướng đến

những loại gỗ nhẹ hơn và có màu nhạt hơn như gỗ sồi Tas hay gỗ tần bì Vic và các loại gỗ

tương tự khác.

Cơ hội lớn nhất trên thị trường Đài Loan dành cho các loại gỗ sau:

Gỗ thông chất lượng thấp

Gỗ khúc thuộc loại gỗ mềm và gỗ cứng

Gỗ hoặc gỗ khúc long não

Gỗ linh sam Douglas

Gỗ, gỗ khúc và bột gỗ đàn hương

Môi trƣờng cạnh tranh

Tại Đài Loan hiện nay, giá cả đã trở

thành yếu tố quyết định việc mua

hàng. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu

gỗ của Việt Nam rất có lợi thế so với

các đối thủ cạnh tranh khác. Các nhà

nhập khẩu của Đài Loan có xu hướng

nhắm tới các loại gỗ có sẵn và các

nước cung cấp lớn. Người sử dụng

cuối cùng thông thường phụ thuộc vào

nhà nhập khẩu về các thông tin này.

Điều này giúp cho nhà nhập khẩu có

thế mạnh trên thị trường, là người

nắm giữ chìa khóa thâm nhập thị

trường. Nhà nhập khẩu chính là người

sẽ quyết định xúc tiến thương mại cho

loại gỗ nào và mua hàng từ nhà cung

cấp nào.

Khả năng cạnh tranh trên các đoạn thị trường truyền thống (như gỗ khúc, gỗ dán, gỗ veneer,

đồ nội thất, đồ trang trí…) phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng các mối quan hệ và việc

thương lượng giá cả do thế mạnh của các nhà nhập khẩu Đài Loan và các chính sách thương

mại mở cửa của Đài Loan. Tuy nhiên, đối với các dòng sản phẩm mới, như gỗ khung dùng

để xây nhà và các loại gỗ có đường kính rộng (glulam) dùng cho xây dựng, doanh nghiệp

xuất khẩu cần tiến hành các hoạt động xúc tiến nhằm tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp mình

giúp tăng doanh thu xuất khẩu, đồng thời cũng để giải quyết các khó khăn trở ngại trên thị

trường nội địa bao gồm cả việc kiến trúc sư hay nhà thầu xây dựng không quen với các

nguyên lý xây dựng từ gỗ cũng như mối quan tâm của người tiêu dùng về độ lâu bền và an

toàn của khung gỗ so với cấu trúc bê tông.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

45 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Thuế suất và các quy định hải quan

Dán nhãn sinh thái

Hiện nay, nhận thức của người tiêu dùng Đài Loan và mối quan tâm đối với dán nhãn sinh

thái không nhiều do chi phí sản phẩm tăng lên. Mặc dù vẫn có cơ hội tiềm năng trong tương

lai cho các sản phẩm gỗ có chất lượng cao được dán nhãn sinh thái và quan tâm đến môi

trường, tuy nhiên các sản phẩm này cần có sự đầu tư lớn để phát triển thương hiệu.

Đài Loan hiện không có hệ thống chứng nhận và dán nhãn đối với các sản phẩm gỗ được thu

hoạch từ các nguồn được quản lý tốt. Hiện tại, duy nhất chuỗi sản phẩm đồ nội thất B&Q

(Anh) là sản phẩm gỗ nhập vào Đài Loan (gỗ xẻ, đồ nội thất ngoài trời, ván lót sàn…) có

yêu cầu đối với các nhà cung cấp gỗ nguyên liệu phải có chứng nhận gỗ được thu hoạch từ

các khu rừng được quản lý tốt (chứng nhận bởi Ủy ban bảo vệ rừng FSC). Thương hiệu này

được cho là thành công trên thị trường Đài Loan với doanh số bán hàng cao, góp phần tạo

nên vị thế hàng đầu và duy nhất của công ty trên thị trường (chuỗi cửa hàng DIY duy nhất)

đồng thời tạo ra thị hiếu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm có dán nhãn FSC.

Quy định về kiểm dịch đối với nguyên liệu đóng gói bằng gỗ (WPM) được sử dụng trong

các kiện hàng nhập khẩu

Có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2009, tất cả các kiện hàng có WPM nhập khẩu vào Đài Loan

phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn số 15 của ISPM. Ủy ban kiểm dịch Đài Loan sẽ thực hiện

việc kiểm tra đối với các lô hàng. Trong trường hợp WPM không đáp ứng các yêu cầu cần

thiết, cơ quan có thẩm quyền tại cảng được phép tái xuất khẩu, xử lý hoặc hủy hàng và tính

phí cho nhà nhập khẩu.

Người chuyên chở có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu này và đảm bảo rằng bao gói bằng

gỗ được sử dụng cho hàng xuất khẩu sang Đài Loan đáp ứng các tiêu chuẩn trên và sẽ phải

chịu mọi chi phí liên quan trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu. Có thể tham khảo thêm

thông tin về vấn đề này tại trang web

http://www.baphiq.gov.tw/public/Data/08209412671.pdf.

Thuế suất áp dụng cho các sản phẩm gỗ

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

46

Thuế suất áp dụng cho các sản phẩm gỗ tiếp tục giảm sau khi Đài Loan gia nhập Tổ chức

thương mại thế giới vào năm 2001. Thêm vào đó, Đài Loan tiếp tục xóa bỏ các khoản thuế

và phí đối với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu vẫn cần phải trả bốn loại phí nhỏ

sau đây:

Thuế giá trị gia tăng 5%

Phí kiểm tra và kiểm dịch tương đương với 0,1% giá CIF của hàng hóa

Các loại phí trả cho dịch vụ hải quan

Một khoản phí nhỏ trả cho cảng nhập khẩu (khoảng 16,50USSD cho 1 container gỗ

40’, tuy nhiên khoản phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại hàng hóa và độ

thành phẩm của sản phẩm nhập khẩu).

Để tham khảo mức thuế suất cập nhật nhất, doanh nghiệp có thể tham khảo trang web

http://www.web.customs.gov.tw/rate/rate/esearch.asp.

Tiếp cận thị trƣờng gỗ Đài Loan

Tại Đài Loan, các công ty thương mại hoạt động như các công ty mua hàng và thường cung

cấp dịch vụ cho các công ty sản xuất đồ nội thất của Đài Loan, Trung Quốc và Đông Nam Á.

Các công ty thương mại cũng đóng vai trò là nguồn cung cấp sản phẩm trong ngành. Các

công ty này có xu hướng cung cấp nhiều loại sản phẩm gỗ khác nhau cho các khách hàng

của họ, nhưng nhu cầu và khối lượng khác xa nhau phụ thuộc vào sản phẩm nào đang được

thịnh hành trên thị trường vào từng thời điểm.

Công ty xuất khẩu cần lưu ý các điểm sau khi tiếp cận thị trường gỗ Đài Loan:

- Đáp ứng giá cả thị trường của loại gỗ tương ứng và đáp ứng các yêu cầu và quy định của

người mua

- Có giấy chứng nhận vệ sinh thực vật của AQIS

- Cung cấp chính xác tên khoa học của loại gỗ mình kinh doanh để đáp ứng các quy định

nhập khẩu

- Đảm bảo loại gỗ bạn xuất khẩu có nguồn gốc rừng hợp pháp và bạn có thể cung cấp giấy

chứng nhận để chứng minh

- Hiểu và đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm dịch của Đài Loan

- Chuẩn bị tài liệu bằng tiếng Trung hoàn thiện (nếu có thể)

- Cùng đại lý của bạn tham gia các sự kiện thương mại lớn như Triển lãm đồ nội thất và vật

liệu xây dựng quốc tế Đài Loan

- Cẩn thận lựa chọn đại lý hoặc nhà phân phối và kiểm tra tình trạng tài chính cũng như danh

tiếng của họ

- Nhạy cảm và sẵn sàng đáp ứng các xu hướng về màu sắc và nguyên vật liệu

- Đảm bảo rằng tất cả hàng mẫu bạn cung cấp đều có chất lượng tốt và được đóng gói với bề

ngoài hoàn thiện

- Đảm bảo trang web của công ty luôn cập nhật hoặc cung cấp các quyển brochure có chất

lượng cao

- Đảm bảo tính linh hoạt khi thương lượng (mặc dù lĩnh vực này hết sức nhạy cảm về giá).

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

47 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Địa chỉ hữu ích

Tổng cục hải quan Đài Loan – http://web.customs.gov.tw/rate/rate/esearch.asp

Ủy ban phát triển ngoại thương Đài Loan – http://www.taiwantrade.com.tw

Hiệp hội gỗ Đài Loan – http://www.home-diy.tw

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

48

HỎI ĐÁP

Câu hỏi 1. Chúng tôi là doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ. Tôi muốn hỏi theo quy định của

Việt Nam, các sản phẩm đồ gỗ có cần kiểm dịch thực vật hay không?

Trả lời:

Ngày 15/8/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số

40/2012/TT-BNNPTNT về việc ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 29/9/2012). Thông tư

này quy định gỗ và các sản phẩm từ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ và bao bì đóng gói có nguồn

gốc thực vật… buộc phải kiểm dịch thực vật đã tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu

gỗ. Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), sau khi có phản ánh từ doanh nghiệp,

đã làm việc trực tiếp với Chi cục trưởng Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II kiến nghị Bộ

NN-PTNT sửa đổi Thông tư 40 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Ngày 16/10/2012, Tổng cục Hải quan đã có công văn về việc thông quan hàng hóa xuất

khẩu có nguồn gốc thực vật theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Theo đó, hải quan chỉ yêu

cầu doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch trong ba trường hợp là điều ước quốc tế

Việt Nam tham gia quy định phải kiểm dịch; nước nhập khẩu hàng hóa yêu cầu kiểm dịch;

hợp đồng mua bán yêu cầu kiểm dịch. Với hai trường hợp đầu, hải quan chỉ kiểm dịch khi

Bộ NN-PTNT có thông báo. Còn đối với trường hợp thứ ba là bắt buộc để xem doanh

nghiệp xuất khẩu có tuân thủ theo hợp đồng mua bán với đối tác hay không.

Như vậy, công văn của Tổng cục Hải quan đã tháo gỡ khó khăn về vấn đề kiểm dịch thực

vật cho doanh nghiệp. Theo đó, khi xuất khẩu đồ gỗ, nếu nước nhập khẩu và đối tác nhập

khẩu không yêu cầu thì doanh nghiệp không cần kiểm dịch.

Câu hỏi 2. Chúng tôi muốn hỏi về quy chế FLEGT của Liên minh Châu Âu đối với gỗ

và sản phẩm gỗ nhập khẩu vào thị trƣờng này.

Trả lời:

Từ ngày 3/3/2013, Quy chế 995/2010 của Liên minh châu Âu về Kế hoạch hành động thực

thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản được thông qua từ năm 2010 – gọi tắt là quy chế

FLEGT chính thức có hiệu lực. Trong đó có quy định cấm nhập khẩu gỗ, các sản phẩm gỗ

có nguồn gốc bất hợp pháp vào thị trường EU và yêu cầu các nhà kinh doanh cung cấp gỗ

lần đầu tiên vào thị trường này phải thực hiện trách nhiệm giải trình.

Quy chế 995 hay còn gọi là quy chế qỗ, quy chế FLEGT áp dụng đối với cả gỗ và các sản

phẩm gỗ nhập khẩu nhập khẩu và sản xuất trong nước của liên minh EU bao gồm các sản

phẩm gỗ cứng, ván sàn, gỗ dán, bột giấy và giấy. Các sản phẩm tái chế gồm tre, nứa và các

sản phẩm giấy đã in như sách, tạp chí vá báo không thuộc phạm vi áp dụng. Gỗ và các sản

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

49 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

phẩm gỗ có giấy phép FLEGT hoặc CITES được xem như tuân thủ theo các yêu cầu của quy

định này.

Theo các chuyên gia trong ngành, các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo nguồn gỗ hợp

pháp, cùng với đó phối hợp với các khách hàng phía EU để hiểu thêm các thủ tục về giải

trình. Quy chế FLEGT đã buộc các doanh nghiệp kinh doanh gỗ Việt Nam phải cải thiện

quy trình kinh doanh sản xuất để có những thích ứng kịp thời. Theo đó, Chứng nhận chuỗi

hành trình sản phẩm FSC - CoC là cơ sở giúp người tiêu dùng xác định được sản phẩm gỗ có

nguồn gốc rừng được quản lý tốt, an toàn, tuân thủ nghiêm ngặt về môi trường và xã hội.

Đây là cơ sở giúp các doanh nghiệp trồng, chế biến và sản xuất các sản phẩm gỗ Việt Nam

đáp ứng được một trong những tiêu chuẩn để xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Chứng chỉ

FSC - CoC không hoàn toàn là có thể đáp ứng được 100% yêu cầu của quy chế FLEGT;

nhưng đó là tiền đề quan trọng, tạo ra lợi thế rất lớn để các đơn vị dễ dàng vượt qua các cuộc

sát hạch của Châu Âu và các thị trường khác trong thời gian tới.

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

50

SỰ KIỆN XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI

I. Một số hội chợ triển lãm ở trong nƣớc 1. Miền Bắc

Hà Nội

Hội chợ Hàng Thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2013 (Hanoi Gift Show 2013)

Thời gian: 26/10/2013 – 30/10/2013

Địa điểm: Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam, 148 Giảng Võ, Hà Nội

Sản phẩm trưng bày: Thủ công mỹ nghệ, gỗ nội thất, quà tặng, đồ gia dụng gia đình

Quy mô dự kiến: 600 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội

Địa chỉ: 176 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Tel: 04.33 526 669 – 33 526 679 – 091 328 8434

Website: http://www.khuyenconghanoi.gov.vn/

Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Hà Nội 2013

Thời gian: 13/11/2013 – 17/11/2013

Địa điểm: Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC), 148 Giảng Võ, Hà Nội

Sản phẩm trưng bày: Xây dựng, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất...

Quy mô dự kiến: 1350 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty CP Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD

Địa chỉ: 307/17 Nguyễn Văn Trỗi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel: 84.8 399 749 99

Fax: 84.8 399 791 47

Email: [email protected]

Website: www.vietbuildafc.com.vn

Thái Bình

Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ - Thái Bình 2013

Thời gian: 08/11/2013 -14/11/2013

Địa điểm: Quảng trường 14/10, TP. Thái Bình

Sản phẩm trưng bày: Tổng hợp, trong đó có ngành đồ gỗ nội thất

Quy mô dự kiến: 450 gian hàng, 350 doanh nghiệp

Đơn vị tổ chức: Công ty CP Tập đoàn Thương mại và Truyền thông Bắc Hà

Tel: (04) 3354 7545

Fax: (04) 3354 7544

Email: [email protected]

Website: http://www.bachagroup.com.vn

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

51 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

2. Miền Trung Đà Nẵng

Hội chợ Quốc tế Thƣơng mại và Du lịch Hành lanh Kinh tế Đông Tây – Đà Nẵng 2013

Thời gian: 09/08/2013 – 13/08/2013

Địa điểm: Trung tâm Hội chợ Triển lãm TP. Đà Nẵng

Sản phẩm trưng bày: Tổng hợp

Quy mô dự kiến: 500 gian hàng (300 doanh nghiệp)

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Thông tin - Xúc tiến thương mại Đà Nẵng

Địa chỉ: 06 Trần Qúy Cáp, TP. Ðà Nẵng

Điện thoại: 0511 2472829

Email: [email protected]

Website: www.tpic.danang.gov.vn

3. Miền Nam Bình Thuận

Hội chợ Nông nghiệp và Thƣơng mại Nam Trung Bộ

Thời gian: 29/8/2013 –03/9/2013

Địa điểm: Trung tâm Văn hoá Nguyễn Tất Thành, Phan Thiết, Bình Thuận

Sản phẩm trưng bày: Hàng tiêu dùng, trong đó có ngành gỗ nội thất

Quy mô dự kiến: 300 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty CP Xúc tiến thương mại và Phát triển kinh tế

Tel: (84-8) 38421640–38450488

Fax: (84-8) 62925205

Website: www.edcfair.vn

Cần Thơ

Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Cần Thơ 2013

Thời gian: 02/10/2013 – 06/10/2013

Địa điểm: Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Quốc tế Cần Thơ

Sản phẩm trưng bày: Xây dựng, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất...

Quy mô dự kiến: 600 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty CP Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD

Địa chỉ: 307/17 Nguyễn Văn Trỗi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel: 84.8 399 749 99

Fax: 84.8 399 791 47

Email: [email protected]

Website: www.vietbuildafc.com.vn

Thành phố Hồ Chí Minh

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

52

Triển lãm Quốc tế Xây dựng – Vật liêu xây dựng Bất động sản & Trang trí nội ngoại

thất 2013 (VIETBUILD 2013) Thời gian: 14/8/2013 –18/8/2013

Địa điểm: Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) - Số 799 Nguyễn Văn Linh,

Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Sản phẩm trưng bày: Xây dựng, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất...

Quy mô dự kiến: 2200 gian hàng

Đơn vị tổ chức: Công ty CP Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD

Địa chỉ: 307/17 Nguyễn Văn Trỗi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Người liên hệ: Anh Nguyễn Đăng Biên

Điện thoại:08. 39974999 – 091 391 8517

Email: [email protected]

Website: www.vietbuildafc.com.vn

Hội chợ Đồ gỗ và Trang trí Nội thất Việt Nam 2013

Thời gian: 14/11/2013 - 17/11/2013

Địa địa điểm: Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình

Nội dung trưng bày: Gỗ nội thất và các sản phẩm làm từ gỗ

Đơn vị tổ chức: Công ty CP Thủ công Mỹ nghệ Gỗ Liên Minh (HAWA Corporation)

Địa chỉ: Lầu 2, Tòa nhà Thanh Dung, 179 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel: 84.8.3836 4682 /83 /84

Fax: 84.8.3836 4648

Email: [email protected]

Website: http://vifafair.com/

Triển lãm Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ và Thủ công Mỹ nghệ 2013 (Expo 2013)

Thời gian: 03/10/2013 - 06/10/2013

Địa địa điểm: Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình

Nội dung trưng bày: Gỗ nội thất và các sản phẩm làm từ gỗ

Đơn vị tổ chức: Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 61 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tel: 84.8. 3823 9572 / 3823 9571

Fax: 84.8. 3823 4536

Email: [email protected]

Website: www.Trade.hochiminhcity.gov.vn; www.congthuong.hochiminhcity.gov.vn;

www.hcmcexpo.com.vn

II. Một số hội chợ triển lãm ở nƣớc ngoài Ấn Độ

Hội chợ Thƣơng mại ASEAN - Ấn Độ 2013 (IABF 2013)

Thời gian: Tháng 12/2013

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

53 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Địa điểm: TP. New Delhi, Ấn Độ

Nội dung trưng bày: Nội thất, trang trí

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại

Người liên hệ: Chị Nguyễn Ngọc Thủy – 0903032999; Anh Phạm Khắc Huy – 0973342688

Email: [email protected]; [email protected]

Webiste: www.vietrade.gov.vn

Canada

Hội chợ Nguyên liệu gỗ và Gặp gỡ các nhà cung cấp nguyên liệu gỗ Canada năm 2013

Thời gian: 26/08/2013 - 07/09/2013

Địa điểm: Canada

Đơn vị tổ chức: Thương vụ Canada tại Việt Nam

Người liên hệ:

Ông Đinh Quang Tuy - Ủy viên thương mại, Tổng Lãnh sự quán Canada tại TP. Hồ Chí

Minh

Tel: 08 3827 9912; Di động: 0903 939 356

E-mail: [email protected]

Website: http://www.hawa.com.vn/upload/thong%20bao_notice_1370937335.pdf

Cuba

Hội chợ Quốc tế La Habana lần thứ 31 (FIHAV 2013)

Thời gian: 3/11/2013 – 9/11/2013

Địa điểm: Trung tâm Triển lãm EXPOCUBA, thủ đô La Habana, Cuba

Nội dung trưng bày: Đa ngành, trong đó có ngành đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu

dùng, đầu tư, du lịch và dịch vụ thương mại...

Đơn vị tổ chức: Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu Cục Xúc tiến thương mại

Người liên hệ: Anh Phạm Khắc Huy – 0973342688

Email: [email protected]

Webiste: www.Vietrade.gov.vn

Hàn Quốc

Hội chợ Đồ nội thất và Trang trí quốc tế Hàn Quốc 2013

Thời gian: 11/9/2013 – 15/9/2013

Địa điểm: Trung tâm Triển lãm quốc tế KINTEX, Seoul, Hàn Quốc

Nội dung trưng bày: Nội thất, trang trí.

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại

Người liên hệ: Chị Nguyễn Ngọc Thủy – 094 422 8188; Chị Nguyễn Thu Trang – 090 484

1188

Email: [email protected]; [email protected]

Webiste: www.vietrade.gov.vn

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

54

Hoa Kỳ

Hội chợ quốc tế Đồ gỗ High Point Market 2013 tại Hoa Kỳ

Thời gian: 19/10/2013 – 24/10/2013

Địa điểm: TP. High Point, bang North Carolina, Hoa Kỳ

Nội dung trưng bày: Đồ gỗ và nội ngoại thất

Đơn vị tổ chức: Văn phòng đại diện Cục Xúc tiến thương mại tại TP. Hồ Chí Minh

Tel: 08 38297282, ext:119/112

Fax: 08 39140549

Email: [email protected]; [email protected]

Người liên hệ: Anh Nguyễn Phi Long (0937.854.354)

Webiste:http://www.vietrade.gov.vn/chng-trinh-2013/3517-mi-doanh-nghip-tham-d-hi-ch-

quc-t-g-high-point-market-2013-ti-hoa-k.html

Trung Quốc

Hội chợ triển lãm Nội thất Thế giới tại Bắc Kinh - Trung Quốc Thời gian: 08/08/2013 – 13/08/2013

Địa điểm: Trung tâm Hội chợ triển lãm Bắc Kinh (CIEC)

Nội dung trưng bày: Đồ nội ngoại thất

Đơn vị tổ chức: CIEC Exhibition Company, Ltd

Tel: +86 (0)10 84600348

Fax: +86 (0)10 84600760

Webiste: www.ciec-exhibition.com; www.furniture-cn.net.cn

Triển lãm Quốc tế Nội thất Trung Quốc lần thứ 19 – Furniture China 2013

Thời gian: 11/09/2013 - 15/9/2013

Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Tân Thượng Hải (SNIEC), Thượng Hải, Trung Quốc

Nội dung trưng bày: Đồ trang trí nội ngoại thất

Đơn vị tổ chức: Hiệp hội Trang trí và Nội thất Trung Quốc

Thông tin liên hệ:

Công ty CP Triển lãm Công nghệ và Sự kiện Quốc tế ITEC

Địa chỉ: Số 6, Ngõ 107 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 04 3 5562 292

Fax: 04 3 5562 293

Người liên hệ: Chị Bùi Mỹ Hạnh - 012 9449 8787 | Email: [email protected]

Chị Nguyễn Thị Hương Trà - 0989 911 286 | Email: [email protected]

Website: www.itec.com.vn; http://www.furniture-china.cn; http://www.fmcchina.com.cn/

Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 10 (CAEXPO 2013)

Mục tiêu: Quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh thương hiệu, sản phẩm Việt Nam; Tăng

cường xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh củaViệt Nam vào khu vực mậu dịch tự do

ASEAN - Trung Quốc và quốc tế.

BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ 8/2013

55 Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Quy mô: Trên 80 doanhnghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ trên diện tích

3240m2.

Thời gian: 23/09/2013 - 26/09/2013

Địa điểm: Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế TP. NamNinh, tỉnh Quảng tây, Trung

Quốc.

Ngành hàng: nông lâm thuỷ sản và thực phẩm chế biến, điện - điện tử và điện gia dụng, đồ

gỗ và thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, dược phẩm vàthiết bị y tế, vật liệu xây dựng, đầu tư,

du lịch và dịch vụ thương mại... (các ngành hàng xuất xứ của Việt Nam).

Thông tin liên hệ: Phòng Hội chợ Triển lãm, Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu - Cục Xúc tiến

thương mại

Địa chỉ: Tầng 5, 20 Lý ThườngKiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 04 39364792 máy lẻ (116) Fax: 04 39369491

Email: [email protected]

Người liên hệ: Anh Vương Quốc Thắng - 093 601 1688

Triển lãm Quốc tế Hàng nội thất xa xỉ tại Thƣợng Hải 2013 - International Luxury

Property & Home Décor Show Shanghai 2013

Thời gian: 26/09/2013 – 28/09/2013

Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Đông Á, Thượng Hải

Nội dung trưng bày: Nội ngoại thất

Đơn vị tổ chức: Shanghai Yubo International Exhibition Co. Ltd.

Tel: +86 (0)21 51342588

Fax: +86 (0)21 51342515

Webiste: www.ubexpo-shanghai.com; www.cilps.net.cn

Hội chợ Chuyên ngành Đồ gỗ ASEAN - Trung Quốc 2013

Thời gian: 16/11/2013 – 19/11/2013

Địa điểm: TP.Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc

Nội dung trưng bày: Đồ gỗ & Thủ công mỹ nghệ

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại

Thông tin liên hệ: Phòng Hội chợ Triển lãm, Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu - Cục Xúc tiến

thương mại

Địa chỉ: Tầng 5, 20 Lý ThườngKiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 04 39364792 máy lẻ (116) Fax: 04 39369491

Email: [email protected]; [email protected]

Người liên hệ: Anh Vương Quốc Thắng – 093 601 1688

Anh Nguyễn Đình Thành – 091 482 8229

Hội chợ Thƣơng mại Đồ nội thất và Các sản phẩm gỗ 2014 - FAM Beijing 2014

Thời gian: 25/02/2014 – 28/03/2014

Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế CIEC, Bắc Kinh, Trung Quốc

8/2013 BẢN TIN NGÀNH HÀNG ĐỒ GỖ

Bản tin ngành hàng đồ gỗ do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại

(VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

56

Nội dung trưng bày: Đồ nội thất và các sản phẩm gỗ

Đơn vị tổ chức: Adsale Group

Tel: +86 852 28118897

Fax: +86 852 25165024

Webiste: www.adsale.com.hk, www.woodworkfair.com

Hội chợ Nhà gỗ và Kiến trúc gỗ Quảng Châu 2014

Thời gian: 12/05/2014 – 14/05/2014

Nội dung trưng bày: Gỗ và sản phẩm nội ngoại thất gỗ

Địa điểm tổ chức: Trung tâm Triển lãm Xuất nhập khẩu Pazhou Complex, Quảng Châu, Trung

Quốc

Đơn vị tổ chức: Grandeur Exhibition Service Co., Ltd. Tel: +86 (0)20 28314758

Fax: +86 (0)20 82579220

Website: www.gzhw.com; www.muwuz.com

Myanmar

Hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar 2013

Thời gian: 12/12/2013 – 15/12/2013

Địa điểm: TP.Yangon, Myanmar

Nội dung trưng bày: Đa ngành, trong đó có ngành đồ gỗ và nội thất

Đơn vị tổ chức: Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại

Thông tin liên hệ: Phòng Hội chợ Triển lãm, Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu - Cục Xúc tiến

thương mại

Địa chỉ: Tầng 5, 20 Lý ThườngKiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 04 39364792 máy lẻ (116) Fax: 04 3936 9491

Email: [email protected]

Người liên hệ: Chị Nguyễn Thu Trang – 0904 841 188

III. Một số sự kiện XTTM khác Hội thảo kỹ thuật về gỗ cứng Hoa Kỳ

“Thiết kế bằng Nguồn gỗ cứng bền vững của Hoa Kỳ và Giới thiệu về phân loại gỗ cứng

Hoa Kỳ”

Thời gian: 15:00, Thứ tư, ngày 25 tháng 9 năm 2013

Địa điểm: Khách sạn Sheraton Saigon, 88 Đồng Khởi, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM

Diễn giả: Ông Criswell Davis, Chủ tịch, Mighty Oaks Consulting

Ông Dana Spessert, Điều tra viên trưởng, Hiệp hội Gỗ cứng xẻ Hoa Kỳ

Đăng ký tham gia: Trước ngày 19/09/2013

Email: [email protected]

Tel: 0938 150708 hoặc 08-93925169