Bai giang mon hoc PPKN

148
BÀI GIẢNG MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG BỘ MÔN: KTNN và CHÍNH SÁCH 1

Transcript of Bai giang mon hoc PPKN

BÀI GIẢNG MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG

BỘ MÔN: KTNN và CHÍNH SÁCH

1

Chương 1 KHUYẾN NÔNG

Mục đích cơ bản của chương này là giúp cho người học: a) Hiểu được kháiniệm và chức năng của khuyến nông; b) Nắm bắt được vai trò của khuyến nông; c)Yêu cầu của khuyến nông; d) Hiểu, biết ứng dụng các phương pháp tiếp cận khuyếnnông và phân tích được ưu nhược điểm của từng phương pháp tiếp cận khuyếnnông.

1.1 KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA KHUYẾN NÔNG

1.1.1 Khái niệm khuyến nông

Thuật ngữ Khuyến nông trong tiếng Anh là AgriculturalExtension. Thuật ngữ Extension có nghĩa là nhân ra, làm rộngra, phổ biến rộng rãi hơn. Trên cơ sở đó, Van den Ban (1996)cho rằng, khuyến nông bao gồm việc sử dụng có suy nghĩ và chọnlọc các thông tin và kiến thức để tự hình thành ý tưởng và đưara quyết định đúng đắn (Van Den Ban, 1996, trang 11)1. Theonghĩa tiếng Việt, Khuyến nông bao gồm hai thuật ngữ KHUYẾN vàNÔNG. KHUYỂN có nghĩa là khuyến khích, khuyên bảo, triển khaivà phổ biến kiến thức, thông tin. NÔNG có nghĩa là nôngnghiệp, nông dân và nông thôn (Đỗ Kim Chung)2. Theo đề ánKhuyến nông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đượcchính phủ phê duyệt năm 2009, khái niệm “Nông dân” được hiểulà người sống ở nông thôn làm nghề nông, dịch vụ nông nghiệp,tiểu thủ công nghiệp3. Dựa theo nghĩa đó, khuyến nông là quátrình hướng dẫn, giúp đỡ nông dân nắm được và áp dụng được cácthông tin về kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, quản lý, thị trườngvào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,công nghiệp và dịch vụ nông thôn đáp ứng được nhu cầu của từnggia đình, cộng đồng và cả xã hội. Theo Nghị định 02/2010 NĐ -

1 A.W.Van den Ban, 1996, Khuyến nông, do Nguyễn Văn Linh dịch, Nhà xuất bảnNông nghiệp, 19992 Đỗ Kim Chung, 2008, Phương pháp khuyến nông và Tổ chức công tác khuyếnnông, Bài giảng cho cán bộ Khuyến nông Bắc Ninh, Trường Đại học Nông nghiệpHà Nội3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009, Đề án khuyến nông (Bao gồmkhuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công) giai đoạn 2010-2015 vàtầm nhìn tới 2020, Hà Nội

2

CP của Chính phủ4, khuyến nông là quá trình hỗ trợ nông dânnâng cao kiến thức, cung cấp thông tin về kinh tế, kỹ thuật,tổ chức và quản lý, cung cấp các dịch vụ phát triển nôngnghiệp và nông thôn, giúp nông dân tăng cao được thu nhập vàcải thiện đời sống, giúp nông nghiệp và nông thôn phát triểntoàn diện và bền vững.

Như vậy, thuật ngữ KHUYẾN NÔNG trình bày trong giáo trình nàyđược hiểu rộng ra bao hàm: khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngưvà khuyến công. Cụ thể: Khuyến nông theo nghĩa hẹp là việc chuyểngiao kỹ thuật hay công nghệ cho trồng trọt và chăn nuôi; Khuyếnlâm là chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cho nghề lâm nghiệp;Khuyến ngư là chuyển giao công nghệ cho nuôi trồng thuỷ sản,khai thác, đánh bắt, quản lý nguồn lợi thủy sản và chế biếnthuỷ sản; Khuyến công là chuyển giao công nghệ cho chế biến nôngsản, công nghiệp và ngành nghề nông thôn.

1.1.2 Chức năng của khuyến nông

Nhiều tác giả đã thảo luận về chức năng của khuyến nông nhưNiels Roling, 1990, W. J. A Payne, 1987, A. W. Den Ban, 1996.Nhìn chung, khuyến nông có các chức năng kinh tế, chính trị,xã hội, tổ chức và thông tin.

Chức năng kinh tế, khuyến nông có chức năng thúc đẩy sự phát triểnnông nghiệp, tăng cao thu nhập và đời sống của cư dân nôngthôn. Chức năng kinh tế của khuyến nông được thể hiện trựctiếp ở việc cung cấp các thông tin về kỹ thuật, côngnghệ...cho nông dân, để giúp họ nâng cao được lợi ích kinh tế.

Chức năng chính trị của khuyến nông chính là sự hỗ trợ của Chínhphủ và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân quakhuyến nông. Thông qua khuyến nông nhà nước, Chính phủ thựchiện sự hỗ trợ đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tuynhiên, khi quốc gia tham gia Tổ chức thương mại thế giới(WTO), việc hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp thông qua khuyếnnông lại rất được khuyến khích. Hay nói cách khác, các quốcgia là thành viên của WTO hoàn toàn được phép sử dụng khuyến4 Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 02/2010NĐ-CP về khuyến nông, ban hành ngày 08 tháng 1 năm 2010, Hà Nội

3

nông để hỗ trợ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn vànông dân.

Chức năng xã hội của khuyến nông thể hiện ở chỗ khuyến nông huyđộng sự tham gia của nhiều tổ chức kinh tế, các thành phầnkinh tế, các tổ chức đoàn thể xã hội và đặc biệt là của ngườidân trong các hoạt động khuyến nông. Một chương trình khuyếnnông chỉ thành công và bền vững khi có sự tham gia đầy đủ củangười dân trong cộng đồng, đặc biệt là những người hưởng lợicác tổ chức đoàn thể xã hội liên quan. Bên cạnh đó, chức năngxã hội còn thể hiện ở chỗ khuyến nông không những giúp nôngdân đạt được mục tiêu kinh tế mà còn hướng tới cả mục tiêu vănhoá - xã hội. Các hoạt động khuyến nông thường được lồng ghépvới các hoạt động văn hóa - xã hội, nâng cao được lợi ích xãhội, bảo tồn và kết hợp văn hoá truyền thống với hiện đại, xoáđói giảm nghèo...

Chức năng tổ chức của khuyến nông thể hiện ở chỗ khuyến nông chínhlà quá trình khuyến khích, thúc đẩy sự tự lực, tự cường củacộng đồng, xây dựng tính bền vững thông qua hỗ trợ nông dântham gia vào các tổ chức xã hội của khuyến nông như: Câu lạcbộ khuyến nông, Nhóm sở thích, Hợp tác xã, Nhóm liên gia, Làngkhuyến nông tự quản... Thông qua các tổ chức này của nông dânmà khuyến nông tạo lập được để giúp nông dân nâng cao tính tựlập, tự chủ, làm tăng khả năng bền vững của cộng đồng và giảmdần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Chức năng thông tin của khuyến nông thể hiện ở chỗ khuyến nôngtruyền đạt các thông tin về kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và quảnlý cho nông dân để nông dân ra được quyết định đúng, cải thiệnđược cuộc sống của họ. Mặt khác, khuyến nông còn có nhiệm vụnắm bắt được tình hình, thời cơ và nguy cơ và những khó khăncủa nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Khuyến nông sẽ phảnánh kịp thời những thông tin đó cho các cơ quan quản lý nhànước, Chính phủ và cơ quan nghiên cứu để có các giải pháp kịpthời cho phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn và nôngdân. Với chức năng này, cán bộ khuyến nông phải có khả năngtrả lời được các câu hỏi thể hiện ở Hộp 1:

4

Hộp 1. Các câu hỏi cần trả lời của cán bộ khuyến nông5

- Nông dân đang gặp phải khó khăn gì?- Khuyến nông có biết điều đó không?- Cơ quan nghiên cứu có những giải pháp gì?- Khuyến nông mang gì cho nông dân?- Khuyến nông mang gì cho cơ quan nghiên cứu?- Khuyến nông đã làm gì để nông dân tự giúp đỡ được mình?

Với các chức năng trên, Nghị định 02/2010 NĐ - CP của Chínhphủ năm 2010 đã chỉ rõ: Khuyến nông ở Việt Nam có các nhiệm vụcơ bản sau đây:

- Đào tạo/ hướng dẫn/ tư vấn về kỹ thuật và chuyển giao côngnghệ về phát triển sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệpvà công nghiệp.

- Cung cấp dịch vụ như: Thú y, bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồngtrọt, chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm...

- Cung cấp đầu vào như: Giống cây, giống con, vật tư, thiếtbị, hoá chất... cho sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp,thuỷ sản.

- Kiểm tra và đánh giá các chương trình hoạt động khuyến nông tổ chức tại cơ sở.

- Cầu nối giữa cơ quan nghiên cứu và đơn vị sản xuất.

1.2 VAI TRÒ CỦA KHUYẾN NÔNG

Khuyến nông có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế- xã hội của đất nước. Vai trò đó thể hiện như sau:

Thứ nhất, khuyến nông có vai trò to lớn cho phát triển bền vữngnông nghiệp và nông thôn. Nông thôn nước ta chiếm tới 76,5%dân số, 55% lực lượng lao động, gần 40% GDP của cả nước, 90%tài nguyên đất, nước và rừng. Khuyến nông góp phần tạo ra việclàm, sinh kế kiếm sống của đại đa số dân số và lao động của cảnước, góp phần quản lý, sử dụng và bảo tồn các tài nguyên đất,nước, sinh vật của quốc gia. Thông qua các chương trình, dự án5 Đỗ Kim Chung, 2008, Phương pháp khuyến nông và Tổ chức công tác khuyến nông, Bài giảng cho cán bộ Khuyến nông Bắc Ninh, Trường Đại học Nông nghiệpHà Nội

5

khuyến nông nhằm tăng cường sự tham gia, tính độc lập, tự chủ,tự cường của cộng đồng cư dân trong giải quyết các vấn đề vềkinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường của địa phương.

Thứ hai, khuyến nông góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xoá đóigiảm nghèo trong nông thôn. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo ở nôngthôn chiếm khoảng 20%, cao gấp 4 lần so với thành thị; 90% sốngười nghèo đang sống ở khu vực nông thôn. Khuyến nông gópphần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, côngnghiệp nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả,phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện để người dân thoátnghèo. Các hoạt động khuyến nông thường là giữ vị trí trọngtâm của hầu hết các chương trình dự án xoá đói giảm nghèo ởcác địa phương.

Thứ ba, đại đa số nông dân đang rất cần kiến thức và thông tin.Khuyến nông là giải pháp để đáp ứng nhu cầu đó của nông dân.Nông dân ở các vùng thiên tai, khó khăn, vùng sâu và xa đangcần kiến thức và sự hỗ trợ để giảm thiểu rủi ro về tự nhiên,xã hội và thị trường. Nông dân ở các vùng bị thu hồi đất đểphục vụ mục đích đô thị hoá và công nghiệp hoá, đặc biệt lànhững nông dân bị thu hồi đất đang rất cần kiến thức để chuyểnđổi nghề nghiệp, thích ứng với điều kiện mới và hoàn cảnh mớicủa họ.

Thứ tư, ở nước ta đổi mới hệ thống tổ chức nông thôn, kinh tế hộđược xác lập. Vì thế, khuyến nông là phương thức thích hợp đểtiếp cận và hỗ trợ các hộ nông dân nâng cao đời sống của họ.

Thứ năm, khuyến nông là quá trình truyền bá kỹ thuật và côngnghệ cho nông dân. Đó chính là quá trình chuyển giao côngnghệ, kỹ thuật tiến bộ tới nông dân, nông nghiệp và nông thôn.Đây là yếu tố quan trọng đối với tiến trình phát triển nôngthôn.

1.3 YÊU CẦU CỦA KHUYẾN NÔNG

Để hoạt động có hiệu quả đòi hỏi khuyến nông phải đảm bảo đượccác yêu cầu cơ bản sau:- Các chương trình, dự án khuyến nông phải đáp ứng được mong

muốn và nhu cầu cấp bách của người dân và của thị trường.

6

Điều đó có nghĩa là những khó khăn của người dân được tháogỡ và định hướng để nông dân sản xuất đáp ứng đúng yêu cầucủa thị trường.

- Khuyến nông phải cụ thể cho từng cây và từng con. Các giảipháp khuyến nông phải cụ thể cho từng loại sản phẩm nông,lâm, ngư nghiệp. Do đó, người làm khuyến nông cần phải nắmvững quy trình kỹ thuật, đặc điểm của từng cây và từng conđể đề xuất được các giải pháp khuyến nông sát thực với đặcđiểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại cây, từng loại con;Đặc biệt, tránh không được nói chung chung.

- Khuyến nông phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - sinh thái,xã hội của từng vùng. Tính không đồng nhất về địa hình đãtạo ra các vùng kinh tế sinh thái khác nhau. Chẳng hạn, vùngđất dốc nên giới thiệu kỹ thuật công nghệ tiết kiệm nước,tốn ít đầu tư. Ngược lại, ở vùng có điều kiện nước tướithuận tiện nên giới thiệu các công nghệ thâm canh cao đểtăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Bên cạnh đó, nông dânkhông đồng nhất về nguồn lực, nhận thức và ứng xử nên giảipháp khuyến nông phải phù hợp với từng đối tượng khuyến cáo.

- Khuyến nông phải kịp thời để đảm bảo tính thời vụ và tínhcấp thiết của các vấn đề cần giải quyết mà nông dân đangtrông đợi. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ cao và khuyếnnông nhằm đáp ứng mong muốn, nhu cầu cấp thiết của nông dânnên phải đảm bảo tính kịp thời để tháo gỡ những vướng mắcđó.

- Cách hướng dẫn, chuyển giao thông tin về khuyến nông phải dễthấy, dễ nghe, dễ hiểu và dễ làm theo. Nông dân giữa cáccộng đồng hay trong cùng một cộng đồng thường không đồngnhất về trình độ, khả năng nhận thức và cách ứng xử nên tuỳtừng điều kiện để lựa chọn cách chuyển giao thông tin khuyếnnông tới nông dân cho có hiệu quả.

- Các hoạt động khuyến nông phải có sự tham gia của dân. Trongthực tế, có những điều dân đã biết mà cán bộ khuyến nôngchưa biết nên sự tham gia của người dân hỗ trợ cán bộ khuyếnnông trong triển khai công việc. Mạng lưới cán bộ khuyếnnông còn mỏng, không có cán bộ khuyến nông làm ở tất cả cácthôn bản nên sự tham gia của những nông dân nòng cốt là rấtcần thiết để duy trì và phát triển các hoạt động khuyếnnông. Bên cạnh đó, sự tham gia của người dân trong khuyếnnông sẽ góp phần phát huy nội lực ở địa phương và làm tăngtính bền vững hoạt động khuyến nông ở cộng đồng.

7

- Các hoạt động khuyến nông phải hiệu quả và tiết kiệm. Trongđiều kiện, mạng lưới khuyến nông còn nhiều hạn chế về nhânlực, kinh phí, phương tiện... nên tính hiệu quả và tiết kiệmphải được quan tâm trong tổ chức lập kế hoạch và triển khaithực hiện các hoạt động khuyến nông.

- Các giải pháp khuyến nông phải góp phần làm tăng khả năng đểnông dân tự giúp đỡ được mình hơn là làm thay nông dân. Ngaytrong tổ chức các hoạt động khuyến nông, cán bộ khuyến nôngtuyệt đối không làm thay nông dân mà chỉ hướng dẫn để nôngdân tự thực hiện. Như thế, người dân sẽ dần làm quen vàthích ứng để bản thân họ có khả năng tự ứng dụng các thôngtin khuyến nông được chuyển giao vào sản xuất kinh doanh.

- Các hoạt động khuyến nông phải phát triển được cộng đồngnông thôn. Khuyến nông khuyến khích tính tự lực, tự cườngcủa cộng đồng thông qua lôi cuốn sự tham gia của các tổ chứckinh tế xã hội và người dân trong cộng đồng. Bên cạnh đó,trong triển khai hoạt động khuyến nông nên có sự lồng ghépvới các hoạt động văn hoá - xã hội để tạo ra những thay đổitích cực đồng thời về kinh tế - văn hoá - xã hội của cộngđồng.

1.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KHUYẾN NÔNG

1.4.1 Khái niệm và phân loại Phương pháp tiếp cận khuyến nông

1.4.1.1 Khái niệm

Trong thực tế, có nhiều cách tiếp cận khuyến nông khác nhautùy theo từng loại hình tổ chức khuyến nông. Các cách tiếp cậnnày sử dụng các chiến lược, phương pháp khác nhau. Tuy nhiên,tất cả đều cho thấy: Tiếp cận là sự thiết yếu của hệ thốngkhuyến nông. Mỗi một hệ thống khuyến nông đều bao gồm6: (1) Cấutrúc tổ chức riêng, có sự lãnh đạo, có nguồn nhân lực, trangthiết bị và và các cơ sở vật chất; (2) Chương trình hành độngvới mục tiêu, phương pháp và kỹ thuật thực hiện; (3) Các liênkết với các tổ chức khác, cộng đồng và các đối tượng cụ thểcủa hệ thống khuyến nông.

6 George H. Axinn, 2005, Cẩm nang về các phương pháp tiếp cận khuyến nông, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 8 - 10.

8

Tiếp cận khuyến nông là hình thức hoạt động trong nội bộ hệ thống khuyến nông,thể hiện tính triết lý của hệ thống khuyến nông. Để đơn giản, tiếp cậnkhuyến nông giống như tiếng trống bắt nhịp cho tất cả các hoạtđộng của hệ thống khuyến nông. Tiếp cận khuyến nông không đơnthuần chỉ là một thành phần của hệ thống khuyến nông mà nó sẽcung cấp thông tin, khích lệ và hướng dẫn hệ thống khuyến nôngnhư: sự tổ chức, sự lãnh đạo, chương trình, nguồn lực và cácmối liên kết.

Phương pháp tiếp cận khuyến nông là cách nhìn nhận, xem xét, giải quyết các vấnđề của khuyến nông, cách lựa chọn và thiết kế phương pháp chuyển giao, lập kếhoạch và can thiệp vào các hoạt động khuyến nông.

Khuyến nông được xem là quá trình đào tạo phi chính quy nhằmcung cấp những thông tin hữu ích và thực tiễn phục vụ cho sảnxuất kinh doanh của nông dân và gia đình của họ. Vì thế,khuyến nông là phương thức hỗ trợ nông dân phát triển sản xuấtvà đời sống của họ. Hiệu quả của khuyến nông phụ thuộc rấtnhiều vào phương pháp tiếp cận khuyến nông. Phương pháp tiếpcận khuyến nông sẽ quy định phương pháp, cách thức chuyển giaocông nghệ, chất lượng của kế hoạch khuyến nông, cách tổ chứccác hoạt động khuyến nông.

1.4.1.2 Phân loại phương pháp tiếp cận khuyến nông

Lịch sử phát triển của khuyến nông trải qua các phương pháptiếp cận khác nhau tuỳ theo bản chất của phương pháp khuyếnnông, phương thức chuyển giao và phương thức lập kế hoạchkhuyến nông. Tùy theo tiêu thức phân loại mà phương pháp tiếpcận khuyến nông được chia thành nhiều loại khác nhau: Xét theocấu trúc của phương pháp khuyến nông, lịch sử phát triển khuyến nôngtrải qua ba cách tiếp cận chủ yếu bao gồm: Tiếp cận theo môhình chuyển giao, tiếp cận theo mô hình trình diễn và tiếp cậnkhuyến nông lan rộng (Dự án tăng cường khả năng tư vấn cấp bộ,1998)7. Nếu xét theo bản chất phương thức chuyển giao công nghệ, có bốnphương thức tiếp cận trong khuyến nông: chuyển giao công nghệ,chuyển giao công nghệ ứng dụng, chuyển giao theo cách tiếp cận7 Dự án tăng cường khả năng tư vấn cấp bộ, 1998, Phương pháp đánh giá nôngthôn có người dân tham gia trong hoạt động khuyến nông-khuyến lâm, CụcKhuyến nông và Khuyến lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nhà xuấtbản Nông nghiệp, Hà Nội, Trang 4-6

9

hệ thống nông nghiệp và chuyển giao có sự tham gia (Đỗ KimChung, 2005)8. Nếu xét theo phương thức lập kế hoạch khuyến nông, có bacách tiếp cận chủ yếu bao gồm: khuyến nông từ trên xuống,khuyến nông từ dưới lên và khuyến nông có sự tham gia (Đỗ KimChung, 2002)9. Dưới đây, lần lượt xem xét nội dung của từngphương pháp tiếp cận đó.

1.4.2 Các phương pháp tiếp cận khuyến nông

1.4.2.1 Phương pháp tiếp cận khuyến nông phân theo bản chất của phương phápkhuyến nông

a) Tiếp cận theo mô hình chuyển giao (Technology Transfer)

Tiếp cận theo mô hình chuyển giao có nghĩa là các hoạt độngkhuyến nông được “chuyển giao” một chiều từ cơ quan khuyếnnông đến nông dân. Cách tiếp cận này đặt ra trong một giả địnhrằng nông dân đang cần những gì mà khuyến nông có và nhữngđiều khuyến nông có sẽ giúp giải quyết được những khó khăn củanông dân. Cách tiếp cận này dựa theo kênh thông tin một chiềutừ trên xuống (từ nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứutới các khuyến nông viên và cuối cùng là nông dân (Sơ đồ 1.1) Chủ thể Nhiệm vụ chính

8 Đỗ Kim Chung, 2005, Chính sách và phương thức chuyển giao kỹ thuật tiếnbộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam, Nhà xuất bảnNông nghiệp, Trang 8-139 Đỗ Kim Chung, 2002, Phương pháp tiếp cận khuyến nông, Bài giảng cho dự ánPhát triển chè và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, HàNội, 3- 6 tháng 12 năm 2002

10

Nhà hoạch địnhchính sách

Các ý tưởng, các chính sách

Khuyến nôngviên

Nông dân

Chấp nhận, tiếp thu chính sách, Công nghệ, kỹ thuật mớiTrình diễn công nghệ-kỹ

Áp dụng Công nghệ, kỹ thuật mới

Sơ đồ 1.1 Tiếp cận theo mô hình chuyển giaoCách tiếp cận này rất phổ biến ở nhiều nước trong thế kỷtrước. Tuy nhiên, cách tiếp cận này hiện nay không còn đượcphù hợp vì nó bộc lộ một số nhược điểm như sau: 1) Chuyển giaomang tính áp đặt, không tính đến nhu cầu của nông dân; 2) Cánbộ khuyến nông coi việc giảng dạy, hướng dẫn nông dân quantrọng hơn là cùng nông dân để tìm hiểu các khó khăn của họ; 3)Kỹ thuật và công nghệ không phải lúc nào cũng phù hợp với điềukiện đồng ruộng của nông dân.

b) Tiếp cận theo mô hình trình diễn

Cách tiếp cận này coi việc chuyển giao chủ yếu thông qua cácmô hình trình diễn và được tiến hành với giả định rằng: Nôngdân có thể tiếp thu công nghệ và kỹ thuật qua quan sát, quaxây dựng mô hình. Vì thế, theo cách tiếp cận này, các nguồnlực cho khuyến nông chủ yếu tập trung vào việc xây dựng môhình trình diễn. Tuy nhiên, cách tiếp cận này bộc lộ một sốnhược điểm như sau: 1) Xây dựng mô hình trình diễn thường tốnkém, nhiều nơi không đủ kinh phí làm mô hình trình diễn; 2)Toàn bộ nỗ lực chuyển giao chỉ được tập trung chủ yếu vào xâydựng mô hình trình diễn; 3) Nhiều mô hình trình diễn xây dựngkhông phù hợp (chủ yếu được thiết kế từ ý tưởng và mong muốncủa người ngoài cộng đồng, trong khi nếu để bản thân nông dântrong cộng đồng làm thì họ có thể tự thay đổi hệ thống canhtác để đáp ứng với hoàn cảnh mới của họ); 4) Có giả sử là nôngdân không thể có các quyết định đúng, cần có mô hình để nôngdân làm theo; 5) Mô hình này ở nhiều dự án khuyến nông đượccoi là một hình thức trợ giá; 6) Nông dân ở vùng khó khăn sẽgặp phải mức độ rủi ro lớn khi làm theo mô hình ít phù hợp vớihọ.

c) Tiếp cận khuyến nông lan rộng

Cách tiếp cận này giả định rằng nông dân có thể chuyển giaođược công nghệ cho nhau. Các thông tin khuyến nông có thể đượcnhân rộng từ người này sang người khác, từ địa phương này đếnđịa phương khác. Cách tiếp cận này tập trung hỗ trợ những nôngdân có khả năng chuyển giao (biết ứng dụng, có uy tín, nhiệttình, hăng hái) để họ có thể giúp đỡ những nông dân khác trong

11

cộng đồng của họ. Cách tiếp cận này coi nông dân là trung tâmcủa hoạt động chuyển giao, cán bộ khuyến nông chỉ có vai tròhỗ trợ. Để chuyển giao thắng lợi, các khuyến nông viên phảinắm vững tình hình và cấu trúc cộng đồng, lựa chọn được nôngdân điển hình để hợp tác trong khuyến nông. Các khuyến nôngviên phải có kỹ năng cộng đồng, kỹ năng hợp tác và thúc đẩy.Cách tiếp cận này đòi hỏi phải tăng cường năng lực cho nôngdân thông qua đào tạo nông dân, xây dựng tổ chức của nông dânphù hợp, có thể chế quản lý rõ ràng trong cộng đồng. Tuynhiên, cách tiếp cận này đòi hỏi thời gian và cán bộ khuyếnnông phải chuyên tâm, kiên trì.

1.4.2.2Phương pháp tiếp cận khuyến nông phân theo bản chất của phương thứcchuyển giao công nghệ

Quá trình phát triển nông nghiệp của các nước phát triển vàđang phát triển đã phản ánh quá trình tiến hoá của các phươngthức chuyển giao công nghệ tiến bộ trong nông nghiệp. TheoFrank Ellis (1992), quá trình chuyển giao công nghệ trên thếgiới trải qua các phương thức tiếp cận khác nhau: Chuyển giaocông nghệ (Transfer of Technology - TOT), Chuyển giao công nghệ ứngdụng (Adoptive Technology Transfer - ATT), chuyển giao dựa trênnghiên cứu hệ thống nông nghiệp (Farming System Research - FSR).Theo thời gian, các phương thức tiếp cận trong chuyển giaongày một hoàn thiện. Vào những năm cuối của thế kỷ 20 đã xuấthiện phương pháp tiếp cận mới trong chuyển giao “nghiên cứu có sựtham gia của nông dân” (Farmer Partcipatory Research - FPR)(Daniel, 1997). Dưới đây là một số đặc trưng của từng phươngthức tiếp cận khuyến nông nói trên.

a) Tiếp cận theo chuyển giao công nghệ

Phương pháp tiếp cận này rất phổ biến trên thế giới trongnghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp ở thập kỷ 50 và60 của thế kỷ 20 (Frank Ellis, 1992). Phương pháp tiếp cận nàytương tự như mô hình chuyển giao đã trình bày ở trên. Vớiphương pháp này: Nông dân là người nhận công nghệ một cách thụđộng; Cơ quan khuyến nông chuyển giao kỹ thuật tiến bộ mộtcách chủ động. Phương thức tiếp cận này có nhược điểm giốngnhư nhược điểm của mô hình chuyển giao. Phong tục, tập quán,sự bảo thủ, yếu tố tâm lý và xã hội… là những nguyên nhân cơ

12

bản lý giải sự thất bại của các chương trình khuyến nông trongnông nghiệp ở nhiều nước (Chamber và Ghidyal 1985). Những điềukiện ở các trung tâm nghiên cứu, các trạm thực nghiệm khôngthể phản ánh đúng được điều kiện đồng ruộng thực tế của nôngdân, không thể tính hết được sự khác nhau về nguồn lực, laođộng, đất đai và thị trường... Vì thế, công nghệ mà các chươngtrình khuyến nông chuyển giao thường ít phù hợp với thực tếđồng ruộng và cuộc sống của nông dân.

b) Tiếp cận theo chuyển giao công nghệ ứng dụng

Phương pháp tiếp cận này khác với tiếp cận theo chuyển giaocông nghệ ở chỗ yêu cầu về tính địa phương của công nghệ đượcnhận diện, ứng xử của nông dân cũng được chú ý tới. Trongchuyển giao công nghệ, người ta đã chú ý tới điều kiện địaphương, các ràng buộc về kinh tế và xã hội để nông dân tiếpthu công nghệ mới. Đặc trưng nhất của phương thức chuyển giaonày là hệ thống đào tạo và gặp gỡ nông dân (Training and VisitSystem - TVS). Kỹ thuật được đưa tới nông dân một cách chủđộng thông qua đào tạo và tập huấn. Nông dân sau khi được tậphuấn sẽ vận dụng theo. Cán bộ khuyến nông gặp gỡ nông dân đểtư vấn cho họ các vấn đề cụ thể sau tập huấn. Nhờ đó, phươngpháp tiếp cận này đã giúp nông dân giải quyết các vấn đề vướngmắc sau tập huấn như: đầu vào, phân bón và tín dụng... Phươngthức này phát huy tác dụng trong giai đoạn cách mạng xanh ởthập kỷ 70. Tuy nhiên, những nông dân nghèo thường không đượchưởng các thành quả chuyển giao này. Theo phương thức này,thông tin phản hồi của nông dân tới các viện/trung tâm nghiêncứu nông nghiệp và ngược lại được truyền gián tiếp qua hệthống khuyến nông. Công nghệ được phát triển ở các viện/trungtâm nghiên cứu vẫn chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của nôngdân. Bởi lẽ các công nghệ được xây dựng trong các điều kiện lýtưởng (ruộng đất tốt và chăm sóc tốt) của cơ quan nghiên cứu.Vì thế, phương pháp tiếp cận chuyển giao công nghệ ứng dụngthường đạt hiệu quả không cao, không góp phần giải quyết cácvấn đề của những nông dân sản xuất nhỏ. Với những nông dân sảnxuất nhỏ, tài nguyên nghèo, sản xuất trong những điều kiệnsinh thái nông nghiệp hết sức đa dạng, với hệ thống cây trồngvật nuôi phức tạp, thiếu thị trường đầu vào thì hệ thống trênlà không phù hợp (Chamber, 1987)

13

c) Tiếp cận theo chuyển giao nghiên cứu hệ thống nông nghiệp

Phương pháp tiếp cận khuyến nông thông qua tiếp cận nghiên cứuhệ thống nông nghiệp coi nông trại là một hệ thống, công nghệlà một yếu tố cấu thành và tác động qua lại với các bộ phậnkhác của hệ thống đó. Do đó, để khuyến nông thành công phảichú ý toàn diện đến các yếu tố khác như: sinh thái, kinh tế,xã hội, văn hoá của người nông dân, phát huy sự tham gia củanông dân. Tuy nhiên, tiếp cận theo chuyển giao nghiên cứu hệthống nông nghiệp không đạt được mục tiêu của nó do việc thựchiện quá trình này bị hạn chế bởi cán bộ chuyển giao vẫn sửdụng cách tiếp cận như cũ, chưa biết tiếp cận đa ngành nên gặpkhó khăn trong giao tiếp, trao đổi với nông dân và học hỏi từnông dân. Chính vì lẽ đó, ở các nước đang phát triển lạichuyển sang phương pháp tiếp cận mới là chuyển giao nghiên cứucó sự tham gia của nông dân.

d) Tiếp cận theo chuyển giao nghiên cứu có sự tham gia củanông dân

Đây là phương pháp tiếp cận trong đó nghiên cứu công nghệ đượcxuất phát từ chính nhu cầu của nông dân, nghiên cứu đó sẽ quaytrở lại phục vụ chính nông dân và huy động tối đa sự tham giacủa nông dân. Phương pháp tiếp cận khuyến nông này được thựchiện với những giả định như sau: Nông dân có những kiến thứcbản địa về hệ thống nông nghiệp và môi trường của hệ thống đó;Nông dân có khả năng thực nghiệm và những thực nghiệm đó phảiđược dùng và thúc đẩy cho sự phát triển công nghệ.

Phương pháp tiếp cận khuyến nông theo chuyển giao nghiên cứucó sự tham gia của nông dân có các đặc điểm sau: - Thu hút sự tham gia của nông dân vào phát triển công nghệ để

nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và vật nuôi. Vìthế, người nông dân được tham gia một cách tích cực trongtoàn bộ quá trình chuyển giao.

- Tập trung vào nhận dạng, phát triển hay ứng dụng và sử dụngcông nghệ phù hợp với nhu cầu của những nông dân sản xuấtnhỏ, nông dân nghèo.

- Quá trình nghiên cứu và chuyển giao được tiến hành trên đồngruộng của nông dân.

- Cán bộ khuyến nông vừa là người khám phá, vừa là người bạn

14

và vừa là người tư vấn của nông dân.- Sáng tạo và linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể của nông

dân.

Phương pháp tiếp cận khuyến nông theo kiểu chuyển giao nghiêncứu có sự tham gia của nông dân không phủ định các phương pháptiếp cận nghiên cứu và chuyển giao truyền thống của các cơquan nghiên cứu mà trái lại có mối quan hệ rất chặt chẽ vớicách tiếp cận truyền thống đó (Sơ đồ 1.2). Theo sơ đồ 1.2, quátrình nghiên cứu và chuyển giao có 4 loại nghiên cứu thựcnghiệm: 1) Nghiên cứu thực nghiệm do cán bộ nghiên cứu quản lý(Researchers Managed on-farm trials), 2) Nghiên cứu thực nghiệm cótư vấn do cán bộ nghiên cứu quản lý gọi tắt là nghiên cứu tư vấn(Consultative Researcher Managed on-farm trials), 3) Nghiên cứuthực nghiệm có sự hợp tác giữa nông dân và cán bộ nghiên cứu (CollaborativeFarmers Researcher Partcipatory Research) và 4) Nghiên cứu donông dân quản lý (Farmers Managed Research). Loại nghiên cứu thựcnghiệm 1 và 2 là nghiên cứu không có sự tham gia của nông dân.Loại nghiên cứu thực nghiệm 3 và 4 là nghiên cứu có sự tham giacủa nông dân.

Sơ đồ 1.2 Các loại nghiên cứu thực nghiệm trên nông trại

Nghiên cứu thực nghiệm trên nông trại do cán bộ nghiên cứu quản lý là nghiêncứu được tiến hành trên đồng ruộng của nông dân do cán bộnghiên cứu quản lý để phát triển công nghệ cho nông dân hay đểkiểm định kết quả nghiên cứu đã thu được ở trạm, trại thínghiệm. Cán bộ nghiên cứu vừa là người thiết kế, thực hiện vàđánh giá công nghệ trên đồng ruộng của nông dân. Cán bộ nghiêncứu lập kế hoạch nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm, trong đónông dân được phép thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ

Thực nghiệm ở nông trại không có sự tham

gia của nông dân

Thực nghiệm ở nông trại có sự tham gia

của nông dân1) Nghiên cứu do cán bộ nghiên cứu quản lý

2) Nghiên cứu có tư vấn do cán bộ nghiên cứu quản lý

3) Nghiên cứu có sự hợp tác

với cán bộ nghiên cứu

4) Nghiên cứu do nông dân quản lý

15

nghiên cứu.

Nghiên cứu thực nghiệm tư vấn là nghiên cứu trong đó nông dân đượccán bộ nghiên cứu tư vấn về nhu cầu, các khó khăn, mục tiêucủa họ. Nông dân được hỏi về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, sựhiểu biết về môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội, khả năng vềnguồn lực của họ, phản hồi của nông dân về công nghệ mới. Dựavào các ý kiến thu được, cán bộ nghiên cứu hiểu thêm về nôngdân (thực địa) để thiết kế thí nghiệm và tiến hành thí nghiệmmà không có sự tham gia của nông dân. Công nghệ cho nông dânđược dựa trên sự hiểu biết của cán bộ nghiên cứu về nông dân(thực địa).

Nghiên cứu thực nghiệm có sự hợp tác giữa nông dân và cán bộ nghiên cứu làcách tiếp cận nghiên cứu trong đó nông dân và cán bộ nghiêncứu cùng xác định vấn đề khó khăn, thiết kế nghiên cứu, quảnlý, thực hiện và đánh giá các thử nghiệm được tiến hành trênđồng ruộng của nông dân.

Nghiên cứu thực nghiệm do nông dân quản lý là cách tiếp cận nghiên cứutrong đó nông dân là người trụ cột trong việc chẩn đoán, lậpkế hoạch, thiết kế thực nghiệm, thực hiện thực nghiệm, đánhgiá kết quả và áp dụng. Trong giai đoạn chẩn đoán, nông dân tựnhận diện vấn đề khó khăn, nhu cầu và mong muốn của họ. Tronggiai đoạn kế hoạch, họ chọn những khó khăn quan trọng nhất,xác định những giải pháp có thể, lựa chọn kỹ thuật phù hợp vàthiết kế kiểm nghiệm kỹ thuật như thế nào. Trong giai đoạnthực nghiệm, nông dân kiểm nghiệm và đánh giá kỹ thuật. Tronggiai đoạn áp dụng, nông dân tiếp tục kiểm nghiệm các công nghệtrước khi được nhân rộng. Kiến thức bản địa và kỹ năng thựcnghiệm của nông dân được sử dụng tối đa trong cách tiếp cậnnày. Vai trò của các cán bộ nghiên cứu ở trong cách tiếp cậnnghiên cứu này là ở chỗ đảm bảo cho năng lực thực nghiệm bảnđịa của cộng đồng được phát huy tối đa.

Tiếp cận chuyển giao có sự tham gia của nông dân được tiếnhành theo các bước sau đây:- Xác định vấn đề khó khăn mà nông dân gặp phải. - Khám phá và lựa chọn những giải pháp có thể thực hiện được

để vượt qua các khó khăn đó.- Thử nghiệm và ứng dụng công nghệ.

16

- Đánh giá công nghệ và đi đến ứng dụng rộng rãi.

Cách tiếp cận này hiện nay đã được nhiều tổ chức tài trợ lựachọn để ứng dụng trong triển khai các hoạt động liên quan đếnkhuyến nông. Ở Việt Nam, Sơn La là địa phương được ứng dựngphương pháp tiếp cận này và được mô tả để phổ biến thông tinsâu về chuyển giao nghiên cứu có sự tham gia. Cho tới nay cáchtiếp cận này được dùng khá phổ biến và được gọi là khuyến nôngPAEM_Participatory Agricultural Extension Method) (Xem phụlục).

1.4.2.3Phương pháp tiếp cận khuyến nông phân theo bản chất của phương thức lậpkế hoạch và can thiệp khuyến nông

Theo bản chất của phương pháp lập kế hoạch và can thiệp khuyếnnông, người ta có thể chia ra thành ba nhóm tiếp cận khác nhaubao gồm: Phương pháp tiếp cận khuyến nông từ trên xuống,phương pháp tiếp cận khuyến nông từ dưới lên và phương pháptiếp cận chuyển giao có sự tham gia.

Phương pháp tiếp cận khuyến nông từ trên xuống có đặc trưng là các vấnđề cần chuyển giao, kế hoạch được lập từ các cơ quan khuyếnnông và chuyển giao ở cấp trung ương, sau đó cụ thể hoá chocấp tỉnh, tỉnh cụ thể hoá cho cấp huyện, huyện phân bổ cho cấpxã, xã phân bổ cho cấp thôn bản. Về bản chất, phương pháp nàygiống như phương pháp tiếp cận Mô hình chuyển giao hay Chuyển giaocông nghệ đã thảo luận ở trên. Phương pháp tiếp cận này có nhượcđiểm là công tác khuyến nông thường không bền vững, các chươngtrình khuyến nông ít phù hợp, chưa giải quyết triệt để các vấnđề của nông dân. Như vậy, phương pháp tiếp cận khuyến nông từtrên xuống bao gồm chuyển giao công nghệ và chuyển giao côngnghệ ứng dụng như đã thảo luận ở trên.

Phương pháp tiếp cận khuyến nông từ dưới lên coi nhu cầu của dân và giảiquyết các vấn đề của nông trại là quan trọng, là điểm xuấtphát của việc lập kế hoạch và can thiệp khuyến nông. Tuynhiên, do tiếp cận từ dưới lên, các vấn đề thường phức tạp vàkhông được giải quyết một cách triệt để và thiếu tính vĩ môkhi giải quyết vấn đề. Do đó, theo phương pháp tiếp cận này,các chương trình khuyến nông chỉ giải quyết các vấn đề có tínhcá biệt, cục bộ mà thiếu sự đồng bộ. Phương pháp tiếp cận theo

17

kiểu chuyển giao dựa trên nghiên cứu hệ thống nông nghiệp làthể hiện phương pháp tiếp cận khuyến nông từ dưới lên. Phương pháp tiếp cận chuyển giao có sự tham gia là phương thức thu hútsự tham gia một cách chủ động của các bên liên quan bao gồmnông dân, các tổ chức xã hội, các khuyến nông viên để xác địnhvấn đề, nhu cầu khuyến nông, xây dựng các giải pháp, huy độngvà sử dụng nguồn lực và tổ chức thực hiện để giải quyết cácvấn đề của nông dân. Chuyển giao nghiên cứu có sự tham gia củanông dân thuộc về phương pháp tiếp cận chuyển giao có sự thamgia.

Để hiểu thêm khuyến nông cơ sự tham gia, xin mới xem thêm phụlục.

18

Tài liệu tham khảo và đọc thêm chương 1

1. Dự án tăng cường khả năng tư vấn cấp bộ, 1998, Phương pháp đánhgiá nông thôn có người dân tham gia trong hoạt động khuyến nông- khuyến lâm, Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Trang 4-6

2. Đỗ Kim Chung, 2005, Chính sách và phương thức chuyển giao kỹthuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía BắcViệt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Trang 8-13

3. Đỗ Kim Chung, 2002, Phương pháp tiếp cận khuyến nông, Bài giảng chodự án Phát triển chè và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Hà Nội, 3- 6 tháng 12 năm 2002

4. W. J. A. Payne and Adams, 1987, Agricultural Extension inDeveloping Countries, Intermeditate Tropical Agriculture Series,Longman Scientific & Technical Publishing House, London

5. Đỗ Kim Chung, 2000, Phương pháp tiếp cận khuyến nông, Trung tâmViện công nghệ Châu Á tại Việt Nam, Hà Nội

6. Đỗ Kim Chung, 2002, Phương pháp đào tạo nông dân trong chuyển giaokỹ thuật rau - quả cho nông dân, Bài giảng cho Trung tâm nghiêncứu rau Châu Á, tại Viện rau quả, Hà Nội

7. George H. Axinn, 2005, Cẩm nang về các phương pháp tiếp cậnkhuyến nông, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Trang 8 - 10

8. Daniel, S. 1997, Partcipatory Action Research and Social Change,Published by the Cornell Partcipatory Action Research Network,Cornell Univeristy, New York

9. Niels Roling. 1990, Extension Science, Infomration Systems inAgricultural Development, Cambridge University Press, Cambridge,

10. A. W. Van den Ban, 1996, Khuyến nông, do Nguyễn Văn Linh dịch,Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

11. Đỗ Kim Chung, 2008, Phương pháp khuyến nông và Tổ chức công táckhuyến nông, Bài giảng cho cán bộ Khuyến nông Bắc Ninh, TrườngĐại học Nông nghiệp Hà Nội

12. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1993, Nghịđịnh số 13/CP về Quy định công tác khuyến nông, ngày 2/3/1993,Hà Nội

13. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số56/2005/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư, Ban hànhngày 26 tháng 4 năm 2005, Hà Nội

14. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư, Ban hànhngày 08 tháng 1 năm 2010, Hà Nội

19

15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án Khuyến nông -Khuyến lâm - Khuyến ngư (gọi tắt là Khuyến nông) giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn 2020

16. Trung tâm khuyến nông tỉnh Sơn La, Tổ chức phát triển Hà Lan(SNV), Tổ chức đoàn kết quốc tế vì hợp tác và phát triển, Dự ánLâm Nghiệp Sông Đà, 2003, Phương pháp khuyến nông có sự tham giacủa người dân: Tài liệu tham khảo dùng để đào tạo khuyến nôngviên huyện, xã, Nhà xuất bản nông nghiệp.

Câu hỏi thảo luận Chương 11. Phân tích khái niệm và chức năng cơ bản của khuyến nông?2. Phân tích vai trò của khuyến nông trong phát triển nông nghiệp

và nông thôn?3. Phân tích yêu cầu của khuyến nông? Tại sao khuyến nông phải đạt

các yêu cầu đó?4. Đọc kỹ phụ lục A của Chương 1, phân tích vì sao chương trình

khuyến nông đó thất bại?5. Đọc kỹ phụ lục B của Chương I, cần rút ra điều gì khi thực hiện

khuyến nông? Làm thế nào để tổ chức chuyển giao công nghệ thànhcông?

6. Trình bày khái niệm phương pháp tiếp cận khuyến nông? Các tiêuchí phân loại và ý nghĩa của các cách phân loại tiếp cận khuyếnnông?

7. Trình bày bản chất và ưu nhược điểm của các phương pháp tiếp cậnkhuyến nông phân theo bản chất của phương pháp khuyến nông?

8. Trình bày bản chất, ưu điểm và nhược điểm của các phương pháptiếp cận khuyến nông phân theo bản chất của phương thức chuyểngiao công nghệ?

9. Trình bày bản chất, ưu điểm và nhược điểm của các phương pháptiếp cận khuyến nông phân theo bản chất của phương thức lập kếhoạch và can thiệp khuyến nông?

Phụ lục Chương 1A. Vì sao chương trình khuyến nông thất bại?

Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2002, Phương pháp tiếp cận khuyến nông, Bài giảng cho dự án Pháttriển chè và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, 3- 6 tháng 12 năm2002

Tỉnh M. là một trong những tỉnh miền núi nghèo nhất của cả nước. Cảtỉnh có 1580 bản, 98.000 hộ chủ yếu là dân tộc ít người. 30% khôngcó nước dùng do sống ở vùng núi cao. Kết quả điều tra cho thấy, cảtỉnh có 35% số hộ nghèo (mức thu nhập dưới 600 nghìn đồng/khẩu/nămhay dưới 13-15kg/gạo/tháng).

20

Trước thực trạng đó, Tỉnh đã xây dựng một số chương trình khuyếnnông bao gồm ba dự án lớn: 1) Phát triển 5800 ha cà phê ở 4 huyệnvùng núi; 2) Phát triển 6000 ha cải dầu để đồng bào H’ Mông thaythế cây thuốc phiện, 3) Phát triển táo Ixraen ở một số vùng núi cao.Các dự án này đã trở thành chủ trương lớn của tỉnh. Có tài trợ, tỉnhphân bổ kinh phí về huyện, huyện phân bổ cho xã, xã huy động dântrồng. Mức kinh phí là 8 triệu đồng cho một ha cà phê trồng mới, 1,5triệu đồng cho 1 ha cải dầu và dự án táo là gần 5 tỷ đồng.

Sau hơn 4 năm thực hiện, với dự án cà phê, kết quả là đã trồng đượcgần 5000 ha. Chỉ có điều là tỷ lệ cây sống dưới 30%. Ngay cả nhữngcây sống được chỉ cao có 25-30 cm, hầu như không có khả năng ra hoakết trái. Dân ở những vùng trồng cà phê hiện nay lại thấy khó khănhơn vì họ đã chuyển cả nương trước đây làm ngô, cam sang trồng càphê, mà cà phê thì bị chết và không có thu hoạch. Ngay cả ở một sốít bản đất tốt và do có nước tưới, cà phê phát triển tốt, ra hoa kếttrái. Dân thu hoạch cà phê, nhưng lại không có nơi chế biến và bánchẳng ai mua vì cà phê không ăn được như hạt bắp, hạt gạo.

Địa phương có nỗ lực rất cao triển khai dự án cải dầu. Tỉnh, huyệnđưa hạt giống và triển khai sâu rộng cho các thôn bản trồng. Kết quảlà có gần 4000 ha cải dầu được trồng. Tuy nhiên, do chưa có kinhnghiệm trồng cây mới và cũng có thể là giống chưa phù hợp, ngườiH’Mông chỉ thu hoạch từ 180-200 kg/ha trong khi đó năng suất tốithiểu cần đạt là 800-900 kg. Hạt cải sau khi thu hoạch xong cần chếbiến ép thành dầu. Hầu hết ở các vùng không có cơ sở chế biến. Ngaycả những người nhanh nhạy nhất vùng đã mua cải dầu về tỉnh khác đểchế biến theo dây chuyền công nghiệp, nhưng họ phàn nàn rằng: chấtlượng dầu ăn thua với những dầu ăn đang bán trên thị trường và dânkhông có thói quen tiêu dùng loại dầu này. Thế là cả người mua vàngười sản xuất đều bị bế tắc.

Về dự án làm táo Ixraen, địa phương cũng có kết hợp với một cơ quantư vấn khoa học để triển khai. Vùng trồng táo chủ yếu là các gò núicao. Một trong những yêu cầu rất khắt khe của loại cây này là phảiđược tưới dạng tưới phun. Thế nhưng, địa hình núi cao và sự khanhiếm về nguồn nước không cho phép phát triển hệ thống thủy lợi. Táokhông sống được. Chỉ có 18% số cây sống lay lắt và không có trái.Kết quả tìm hiểu thị trường cho thấy nếu đảm bảo mọi điều kiện táophát triển tốt, thì giá thành một kg táo cao gấp hai lần so với giábán của táo Trung Quốc đang bán ở địa phương. Cho đến giờ, dân đãchặt bỏ hoàn toàn cây táo và trở lại nền canh tác cũ. Dĩ nhiên, cuộcsống lại khó khăn hơn.

21

B. Chuyện ở Ea Van

Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2002, Phương pháp tiếp cận khuyến nông, Bài giảng cho dự án Pháttriển chè và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, 3- 6 tháng 12 năm2002

Kết quả ở trung tâm giống cây trồng tỉnh cho thấy bắp lai và lúa laiphát triển tốt. Vì vậy, một dự án xóa đói giảm nghèo bằng cách giúpdân trồng bắp lai và lúa lai đã được thực hiện ở xã Ea Van - một xãmiền núi xa xôi, đi lại khó khăn - với sự tài trợ 10 nghìn đô của tổchức quốc tế. Dự án đã mua giống từ thị xã để cho dân trồng. Vụ đầu,có một số cán bộ gưong mẫu đã trồng thử, cây bắp và lúa lai cho kếtquả khá.

Nhưng đến vụ sau, giá giống rất cao (từ 20-40 ngàn đồng một ký). Đếnkhi bán giữa mùa mưa, chỉ 1500-1800 đồng một kí còn khó. Gia đình YBun trồng 1,5 hécta, thu hơn cả tấn bắp, chỉ bán giá 1500 đồng mộtký. Ăn không xong, nuôi heo cũng không hết. Bắp lại dễ bị mọt, khôngdễ để dành lâu như bắp địa phương. Thế là dân bỏ quay về giống cũ.Giống cũ tuy năng suất có ít thật, nhưng còn có người ăn.

Cán bộ đưa giống lúa lai đến tận nhà và chỉ bảo cách trồng cho mộtsố nhà như Y Khang, A Thiếp làm thử. Mọi người làm theo, vụ đầu đấtkhông quên công người đã cho năng suất khá, phải đến 3,5-4 tấn mộtha. Đến vụ sau, huyện chủ trương tất cả các nhà trong plơi đều đượcphát giống lúa lai này. Nhưng chỉ có rất ít người làm theo. Y Khanglà người đi đầu trong trồng giống này nhưng cũng phàn nàn rằng: Mìnhđồng ý với cán bộ rằng, cái giống mà cán bộ đưa, nó cho nhiều hạtthật, nhưng nó lại đòi nhiều cái phân. Phân bón hóa học thì dân mìnhkhông có. Bón phân bò, phân heo thì sợ thần linh không ưng vì nó bẩncái hạt. Cái hạt gạo nó không dẻo và ngon như hạt gạo cũ của dânmình. Nghe ra, cái bụng dân plơi mình vẫn ưng cái giống cũ hơn...Mình không nhận thêm đâu... giống lần trước cán bộ đưa vẫn còn vìnhiều nhà không nhận vẫn ở gác bếp nhà mình đó.

22

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP KHUYẾNNÔNG

Mục đích cơ bản của chương này là giúp cho người học: a) Hiểu được khái niệm vàvai trò của phương pháp khuyến nông; b) Phân tích được đặc điểm của phươngpháp khuyến nông và nhận biết được từng loại phương pháp khuyến nông; c) Phântích sâu về cơ sở khoa học của phương pháp khuyến nông: Quá trình tiếp thu thôngtin của nông dân, ứng xử của nông dân khi được truyền đạt thông tin khuyến nông,những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự tiếp thu thông tin, quá trình học tập củanông dân, các loại hình đào tạo và điều kiện để nông dân học tập tốt.

2.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG

2.1.1 Khái niệm phương pháp khuyến nông Phương pháp khuyến nông là cách thức tổ chức nhân lực, phươngtiện vật chất và kỹ thuật để truyền đạt thông tin khuyến nônghay chuyển giao công nghệ tới nông dân. Phương pháp khuyếnnông chỉ rõ cách tổ chức tiến hành chuyển giao thông tinkhuyến nông (thông tin về sản phẩm, công nghệ, thị trường, tổchức và quản lý sản xuất...) tới nông dân. Một phương phápkhuyến nông bao gồm: phương thức chuyển giao, thu nhận thôngtin khuyến nông, tổ chức nguồn lực, tiến hành, giám sát vàđánh giá các hoạt động khuyến nông của phương pháp đó.

2.1.2 Vai trò của phương pháp khuyến nông

Phương pháp khuyến nông có vai trò quan trọng trong hoạt độngkhuyến nông. Phương pháp khuyến nông là cơ sở tổ chức nguồnlực cho khuyến nông (nhân lực, vật tư, thiết bị, đồng ruộng,nông trại...). Phương pháp khuyến nông đúng sẽ: (i) đưa đúngthông tin khuyến nông đến nhóm mục tiêu khuyến nông, (ii) giúpphát hiện được vấn đề cần can thiệp của khuyến nông, (iii)tăng cao hiệu quả của truyền đạt thông tin khuyến nông, (iv)đảm bảo cho sự thành công của hoạt động khuyến nông. Thực tếcho thấy, sử dụng phương pháp khuyến nông thông qua phươngtiện thông tin đại chúng thì hàng triệu nông dân sẽ nhận đượcthông tin. Tuy nhiên, có thể khuyến nông theo cách đó sẽ khó

23

đến được nhóm mục tiêu cần tác động như: những người nghèo,những nông dân sống ở vùng sâu, vùng xa, nơi khó tiếp cận đượcphương tiện khuyến nông qua phương tiện thông tin đại chúng...Hay phương pháp khuyến nông thông qua cách thăm và tư vấn,hoặc tập huấn có sự tham gia sẽ giúp cho cả khuyến nông viênvà nông dân xác định được vấn đề cần can thiệp của khuyếnnông. Rõ ràng, với mỗi phương pháp khuyến nông đều có những ưuđiểm và hạn chế riêng. Vì vậy, lựa chọn được phương phápkhuyến nông phù hợp với nội dung cần khuyến nông, đối tượngtruyền đạt thông tin và điều kiện kinh tế - xã hội của nôngdân sẽ giúp cho nông dân nắm được thông tin, thay đổi đượcnhận thức và hành vi của họ, từ đó đưa ra được các quyết địnhđúng trong sản xuất và kinh doanh. Trong thực tế, việc phốikết hợp giữa các phương pháp khuyến nông trong triển khai hoạtđộng khuyến nông là hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quảkhuyến nông. 2.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG

2.2.1 Đặc điểm của phương pháp khuyến nông

Khuyến nông về cơ bản là sự truyền bá thông tin tới cộng đồngđể giúp những người dân trong cộng đồng nói chung và nhữngngười nông dân nói riêng có cuộc sống tốt hơn. Do vậy, để nângcao hiệu quả của các hoạt động khuyến nông cần nắm vững cácđặc điểm chung của phương pháp khuyến nông.

a) Phương pháp khuyến nông rất đa dạng (tập huấn, mô hình trình diễn, thamquan, thăm và tư vấn, hội chợ triển lãm...)

Sự đa dạng này tuỳ thuộc vào bản chất của công nghệ và thôngtin cần chuyển giao, đặc điểm của đối tượng khuyến nông, đặcđiểm kinh tế - xã hội của cộng đồng nông dân cần chuyển giaođể lựa chọn phương pháp khuyến nông sao cho phù hợp và có hiệuquả.

b) Phương pháp khuyến nông được áp dụng tại một địa phương phải cụ thể chotừng đối tượng khuyến nông

Phương pháp khuyến nông thể hiện cách thức can thiệp củakhuyến nông viên tới nông dân. Nông dân rất đa dạng về trình

24

độ, lứa tuổi, tâm sinh lý, tập quán, văn hoá, điều kiện kinhtế - xã hội và sống ở các vùng kinh tế - tự nhiên khác nhau.Do đó, phương pháp khuyến nông này có thể rất tốt với cộngđồng nông dân này mà chưa thể hiện hiệu quả cao với một cộngđồng nông dân khác. Do đó, một phương pháp khuyến nông đượclựa chọn phải phù hợp với đặc điểm của từng nhóm nông dân,từng vùng kinh tế - xã hội... thì mới phát huy tác dụng tốttrong truyền bá thông tin tới nông dân.

c) Phương pháp khuyến nông thể hiện sự truyền đạt thông tin hai chiều giữakhuyến nông viên/cán bộ chuyển giao và nông dân

Đặc điểm này thể hiện rằng khi thực hiện khuyến nông, khuyếnnông viên/cán bộ chuyển giao sử dụng phương pháp khuyến nôngvừa như là phương tiện truyền đạt thông tin tới nông dân, vừanhư là phương tiện để phát hiện và thu nhận thông tin từ nôngdân để cải thiện việc can thiệp vào nông nghiệp, nông thôn. Dođó, tuỳ điều kiện cụ thể, một phương pháp khuyến nông được xemlà hiệu quả khi nó phải đảm bảo: quá trình truyền đạt thôngtin gắn liền với quá trình thu nhận, phản hồi và phân tíchthông tin.

d) Phương pháp khuyến nông có tính truyền bá rộng rãi các thông tin chuyểngiao

Do đặc điểm của khuyến nông là chuyển giao các thông tin về kỹthuật và công nghệ tiến bộ, phương pháp tổ chức sản xuất chocộng đồng nông dân rộng lớn. Trong khi đó, số lượng cán bộkhuyến nông làm việc tại các cộng đồng nông dân thường rất hạnchế. Vì thế, phương pháp khuyến nông sử dụng thường mang tínhnhân rộng từ nông dân này sang nông dân khác trong một cộngđồng, giữa các cộng đồng nông dân trong vùng với nhau, giữacác vùng trong phạm vi quốc gia. Như vậy, khi lựa chọn phươngpháp khuyến nông cần chú ý tới đặc điểm này nhằm tăng cườngkhả năng truyền bá nhanh thông tin được chuyển giao.

e) Phương pháp khuyến nông đưa và thu nhận thông tin cùng một lúc có thể tớimột cá nhân nông dân, một nhóm nông dân hay hàng triệu nông dân

Bản chất của các phương pháp khuyến nông là thông tin đưa đếnai và đưa như thế nào. Tuỳ theo cấu trúc và đặc điểm của từng

25

phương pháp, có phương pháp khuyến nông đưa thông tin tới từngcá nhân (thăm, gặp gỡ và tư vấn, thư, điện thoại...), tới nhómnông dân (tập huấn, mô hình trình diễn...) và tới hàng triệunông dân (khuyến nông qua các chương trình vô tuyến, đài phátthanh...). Do đó, tuỳ theo phạm vi và đối tượng khuyến nông,khả năng nguồn lực, đặc điểm của cộng đồng nông dân, năng lựckhuyến nông để lựa chọn phương pháp khuyến nông cho phù hợp.

2.2.2 Phân loại phương pháp khuyến nông

Từ các đặc điểm nêu trên của phương pháp khuyến nông, trênphương diện tổ chức các hoạt động khuyến nông, theo A. W. Vande Ban (1996), W. J. A. Payne (1987), Đỗ Kim Chung (2000, 2005và 2009), phương pháp khuyến nông được chia thành ba nhóm nhưsau: Phương pháp cá nhân, phương pháp nhóm và phương phápkhuyến nông qua phương tiện thông tin đại chúng.

a) Phương pháp cá nhân

Phương pháp cá nhân trong khuyến nông là tập hợp các phươngpháp khuyến nông nhằm chuyển giao, truyền đạt và thu nhận cácthông tin khuyến nông tới từng cá nhân nông dân. Phương phápcá nhân bao gồm các phương pháp cụ thể như: (1) Thăm và tưvấn; (2) Gửi thư; (3) Điện thoại. Phương pháp này có đặc điểmlà giải quyết tốt các vấn đề khuyến nông có tính cá biệt, cụthể cho từng trường hợp. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp nàylại rất tốt kém về nguồn lực, đặc biệt là nhân lực và khó mangthông tin khuyến nông tới được nhiều nông dân. Thông thườngmột cán bộ khuyến nông phải phục vụ cộng đồng hàng ngàn nôngdân. Trong bối cảnh như vậy, sẽ rất khó khăn cho cán bộ khuyếnnông khi áp dụng phương pháp này với tất cả cá nhân trong cộngđồng, nhất là ở các vùng xa xôi, hẻo lánh và khó khăn.

b) Phương pháp nhóm

Phương pháp nhóm trong khuyến nông là tập hợp các phương phápkhuyến nông nhằm chuyển giao, truyền đạt và thu nhận các thôngtin khuyến nông tới nhóm nông dân. Phương pháp này bao gồm cácphương pháp như: (1) Tập huấn; (2) Mô hình trình diễn; (3) Hộinghị đầu bờ; (4) Tham quan và khảo sát thực tế; (5) Hội thi;(6) Hội chợ và triển lãm về khuyến nông.

26

Nhóm phương pháp này có đặc điểm sau đây: - Truyền đạt thông tin cho một nhóm nông dân (có thể tới

hàng chục, hàng trăm nông dân);- Các hoạt động khuyến nông giải quyết các vấn đề, các

thông tin cán bộ khuyến nông thu lượm được mang tính phổbiến của nhóm nông dân;

- Hiệu quả chuyển giao thường cao hơn so với phương pháp cánhân.

Do đó, nhóm phương pháp này được dùng phổ biến ở hầu hết cácnước phát triển và đang phát triển.

Để nâng cao hiệu quả của phương pháp nhóm, vấn đề quan trọnglà phải tổ chức nhóm cho phù hợp. Trong tổ chức nhóm cần quantâm tới các khía cạnh sau:- Phải dựa vào mục tiêu công việc: nhóm phải bao gồm những

nông dân có chung nguyện vọng giải quyết những khó khăn vềsản xuất nông nghiệp như trồng trọt, làm vườn, nuôi cá...

- Tuỳ theo tính chất khuyến nông, đặc điểm cộng đồng có thể cócác tên gọi của nhóm khác nhau như: Câu lạc bộ khuyến nông,Câu lạc bộ IPM, Câu lạc bộ nông dân giỏi, Câu lạc bộ khuyếnnông tự nguyện, Nhóm chăn nuôi, Nhóm cùng sở thích, Nhómcùng họ tộc, Nhóm liền canh, Nhóm liền cư...

- Quy mô hợp lý: quan hệ cộng đồng, họ hàng, sản phẩm...- Đồng đều: về kinh tế, quan tâm, kinh nghiệm, kỹ năng và tâm

lý…- Nhóm phải ổn định và do nông dân tổ chức, quản lý.- Chú ý đào tạo và bồi dưỡng nhóm trưởng để củng cố mạng lưới

nông dân cộng tác tại cơ sở.

c) Phương pháp khuyến nông qua phương tiện thông tin đại chúng

Phương pháp khuyến nông qua phương tiện thông tin đại chúng làtập hợp các phương pháp khuyến nông nhằm chuyển giao và truyềnđạt các thông tin khuyến nông tới hàng nghìn, hàng triệu nôngdân bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Phương pháp nàybao gồm các phương pháp như: (1) Khuyến nông qua phương tiệnnghe; (2) Khuyến nông qua phương tiện đọc; (3) Khuyến nông quaphương tiện nhìn; (4) Khuyến nông qua phương tiện nghe vànhìn; (5) Khuyến nông qua trang Web.

27

Phương pháp này có đặc điểm này có đặc điểm sau: - Tầm ảnh hưởng rộng: Một lúc có thể đưa thông tin khuyến

nông tới hàng triệu nông dân; - Thông tin truyền đạt mang tính phổ biến và rộng rãi; - Nếu phù hợp thì hiệu quả và tác dụng của kênh thông tinnày rất lớn.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế nhưsau: - Thông tin chỉ được truyền đạt một chiều từ kênh khuyến

nông qua phương tiện thông tin đại chúng dưới dạng phátthông tin khuyến nông. Với phương pháp này, cán bộ khuyếnnông rất ít và gần như không có cơ hội thu nhận thông tintừ phía nông dân;

- Thông tin khuyến nông truyền qua các phương tiện thôngtin đại chúng thường khó giải quyết các vấn đề có tính cábiệt của từng nông dân hay từng cộng đồng nông dân;

- Phương pháp này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ càng, nếuthông tin không chính xác hay chưa phù hợp có thể lạiphản lại tác dụng của các hoạt động khuyến nông.

2.3 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG

Để nắm được bản chất, lựa chọn một cách phù hợp phương phápkhuyến nông vào trong triển khai hoạt động khuyến nông cần nắmvững cơ sở khoa học của phương pháp khuyến nông. Cơ sở khoahọc của phương pháp khuyến nông bao gồm: Quá trình tiếp thuthông tin của nông dân, ứng xử của nông dân khi được truyềnđạt thông tin, những nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp thu thôngtin, quá trình học tập của nông dân và những vấn đề cần lưu ýkhi xây dựng và ứng dụng phương pháp khuyến nông.

2.3.1 Quá trình tiếp thu thông tin của nông dân

Bản chất của khuyến nông là đưa thông tin đến với nông dân.Vấn đề đặt ra là: Liệu có phải tất cả nông dân sẽ làm theongay những điều cán bộ khuyến nông khuyến cáo? Thực tiễnkhuyến nông và nhiều nghiên cứu về chuyển giao công nghệ đãchỉ ra rằng, nông dân không tiếp thu ngay tất cả những gì màkhuyến nông chuyển giao (W. J. A. Payne, 1987, Niels Roling,

28

1990). Quá trình tiếp thu cái mới của nông dân thường trải quacác giai đoạn sau: Nhận biết (Awareness), Quan tâm(Interests), Đánh giá (Evaluation), Làm thử (Trials) và Tiếpthu (Adoption).

a) Nhận biết

Đây là giai đoạn đầu tiên trong mỗi quá trình tiếp thu cái mớicủa nông dân. Trong giai đoạn này, người nông dân sẽ thực hiệnnhận và biết được thông tin đưa tới cho họ. Hay nói cách khác,nhận biết thông tin khuyến nông bao gồm hai cung bậc: nhậnthông tin và biết thông tin.

Nông dân nhận được thông tin khuyến nông qua các kênh khuyếnnông khác nhau như: Từ cán bộ khuyến nông, mô hình trình diễn,phương tiện thông tin đại chúng, từ hàng xóm của họ... Câu hỏicần trả lời với cán bộ khuyến nông/ cán bộ chuyển giao là:Nông dân nhận được thông tin khuyến nông từ đâu và bằng cáchnào? Đâu là kênh thông tin mà họ nhận phù hợp và hiệu quảnhất? Trả lời được các câu hỏi đó sẽ giúp cán bộ khuyến nôngcó thể xác định được đúng phương pháp chuyển giao.

Nông dân biết được thông tin về khuyến nông như: Kỹ thuật,công nghệ, sản phẩm, thị trường, tổ chức sản xuất, kinhdoanh... Những câu hỏi sau đây sẽ giúp cán bộ khuyến nông phánđoán được rằng nông dân biết được các thông tin khuyến nông:Thông tin gì? Ai đang làm? Ai phổ biến ở địa phương?... Cáccán bộ khuyến nông cần biết các câu hỏi này để lựa chọn vàthiết kế một phương pháp khuyến nông phù hợp. Trong thực tế,không phải lúc nào nông dân nhận được thông tin thì họ đềubiết thông tin. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào phương phápkhuyến nông, đặc điểm, trình độ và hoàn cảnh kinh tế - xã hộicủa nông dân.

b) Quan tâm

Khi nhận biết được thông tin thì nông dân sẽ quan tâm. Sự quantâm của nông dân thể hiện rằng họ có để ý đến thông tin đó haykhông, có nên tiếp tục xem xét và đánh giá các thông tin đóvới nhu cầu của họ. Các câu hỏi sau đây thể hiện sự quan tâmcủa nông dân: Thông tin này có tác dụng gì với nhà mình? Có

29

đúng với điều mà nhà mình cần?... Những thông tin khuyến nônglàm cho nông dân quan tâm phải phản ánh được những điều nôngdân cần, đúng nhu cầu của họ và phù hợp với hoàn cảnh cũng nhưđiều kiện của họ. Do đó, cần phải xem xét thận trọng các yếutố này khi xây dựng và triển khai một hoạt động khuyến nông.Phương pháp khuyến nông phải góp phần tạo ra sự quan tâm củanông dân với công nghệ/ kỹ thuật chuyển giao.

c) Đánh giá

Khi nông dân quan tâm thì họ sẽ đánh giá các thông tin khuyếnnông mà họ được chuyển giao. Quá trình đánh giá này có thểđược từng nông dân hay một nhóm nông dân tiến hành. Khi đánhgiá, nông dân thường xem xét tính phức tạp, tính kỹ thuật,điều kiện áp dụng (khả năng về nguồn lực, trình độ, kỹ năngcủa nông dân, khả năng thị trường và điều kiện thời tiết khíhậu...), các trở ngại và rủi ro có thể xảy ra của kỹ thuật haycông nghệ mà họ được chuyển giao so với kỹ thuật hay công nghệhiện tại họ đang làm. Các câu hỏi sau đây thường được thể hiệntrong quá trình đánh giá thông tin khuyến nông của nông dân:Bản chất của kỹ thuật và công nghệ này là gì? Nhà mình có điềukiện áp dụng không? Có trở ngại và rủi ro gì nếu áp dụng? Đầutư bao nhiêu và sẽ thu được bao nhiêu? Nếu làm thì trong nhàvà cộng đồng có ai phản đối không? Công nghệ hay kỹ thuật này có hơn hẳn công nghệ hay kỹ thuậtcũ không? Có nên làm thử không? Vì vậy, các phương pháp khuyếnnông cần phải giúp nông dân hình thành và tìm ra được các câutrả lời đó. Từ đó, nông dân đưa ra các quyết định đánh giá.Phương pháp khuyến nông phải chỉ ra được cái lợi và điều kiệnáp dụng của các công nghệ hay kỹ thuật mà khuyến nông khuyếncáo.

d) Làm thử

Kết thúc quá trình đánh giá và khẳng định được rằng kỹ thuậthay công nghệ chuyển giao hơn hẳn kỹ thuật hay công nghệ hiệnhành, nông dân quyết định sẽ làm thử. Thực chất nghĩa của từ“trials” là “thử nghiệm”. Tuy nhiên, trong điều kiện của nôngdân và khuyến nông, thuật ngữ làm thử sẽ phù hợp hơn. Bước vàogiai đoạn làm thử nông dân thường quan tâm đến các vấn đề sau:Ứng dụng công nghệ hay kỹ thuật đó như thế nào? Làm thử ở mức

30

độ nào? Tổ chức nguồn lực cho làm thử như thế nào? Ai sẽ hỗtrợ mình và hỗ trợ như thế nào? Vì vậy, cán bộ khuyến nông cầnnắm vững các vấn đề trên để lựa chọn và thiết kế các phươngpháp khuyến nông cho phù hợp. Phương pháp khuyến nông phải chỉra được cách thức tiến hành, trình tự từ thấp đến cao với cácđiều kiện áp dụng của các công nghệ hay kỹ thuật được chuyểngiao. e) Tiếp thu

Tiếp theo là quá trình tiếp thu kỹ thuật khuyến cáo. Tiếp thucó nghĩa là nông dân sẽ ứng dụng và làm theo. Trước khi ứngdụng và làm theo, kết thúc của quá trình thử nghiệm, nông dânsẽ đánh giá kết quả làm thử, xem xét tính phù hợp và hiệu quảcủa kỹ thuật hay công nghệ mà họ làm thử và đi đến quyết địnhlà sẽ nhân rộng cho gia đình và cộng đồng của họ. Các câu hỏisau đây thường được thể hiện trong quá trình tiếp thu của nôngdân: Kỹ thuật hay công nghệ mới đã thực sự tốt hơn kỹ thuậthay công nghệ cũ không? Có điều gì cần cải tiến/ thay đổitrong điều kiện nhà mình và cộng đồng? Có nên áp dụng rộngthêm? Có nên nói cho người khác cùng làm không? Có đề nghị gìvới cán bộ khuyến nông khi áp dụng? Vì vậy, phương pháp khuyếnnông phải tạo điều kiện cho nông dân có thể hình thành và trảlời các câu hỏi trên. Năm giai đoạn ở trên phản ánh quá trình tiếp thu thông tinkhuyến nông của nông dân. Các giai đoạn từ nhận biết đến đánhgiá thường diễn ra nhanh chóng tuỳ thuộc vào trình độ, nhậnthức của nông dân và phương pháp khuyến nông. Ba giai đoạn nàycó thể kết thúc ngay sau khi kết thúc một lớp tập huấn haytham quan một gia đình nông dân đã áp dụng hay một mô hìnhtrình diễn. Các giai đoạn làm thử và tiếp thu diễn ra muộn vàlâu hơn. Tuy nhiên, trên thực tế không phải quá trình tiếp thucủa nông dân nào cũng bắt buộc phải trải qua năm giai đoạntrên. Tuỳ theo hoàn cảnh, trình độ của nông dân và kết quả củacác phương pháp khuyến nông, các giai đoạn trên có thể diễn radài hay ngắn ở từng nông dân. Có nông dân sẽ bước vào giaiđoạn tiếp thu ngay dựa trên kết quả nhận biết, đánh giá và làmthử của những nông dân khác. Lại có nông dân có thể dừng lại ởmột số giai đoạn mà có thể chưa tiếp thu ngay. Điều đó sẽ phụthuộc vào ứng xử của từng nông dân khi tiếp thu thông tinkhuyến nông.

31

2.3.2 Ứng xử của nông dân khi được truyền đạt thông tin khuyến nông

Để làm tốt khuyến nông, điều quan trọng là phải biết được ứngxử của nông dân khi được chuyển giao một kỹ thuật hay một côngnghệ. Trước thông tin về công nghệ hay kỹ thuật do khuyến nôngchuyển giao, nông dân thường có những ứng xử rất khác nhau.Theo mức độ ứng xử có thể chia ra thành các nhóm: (1) Nhómnông dân đổi mới đi đầu (Innovators), (2) nhóm tiếp thu sớm(Early Adopters), (3) nhóm đa số tiếp thu sớm (Early majorityadopters), (4) nhóm đa số tiếp thu muộn (Late Majorityadopters), (5) nhóm lạc hậu (Laggards). Để tăng cao được hiệuquả của khuyến nông cần thiết phải hiểu rõ đặc điểm của cácnhóm nông dân này. Nông dân thuộc nhóm đổi mới đi đầu (Innovators) là những người phiêulưu mạo hiểm, năng động, nhanh nhạy, tích cực thử nghiệm cáimới, chịu rủi ro. Những người này đóng vai trò quan trọngtrong đổi mới ở cộng đồng nông dân. Họ thường tiếp thu và ápdụng kỹ thuật hay công nghệ ngay sau khi có khuyến cáo.

Nghiên cứu của W. J. A. Payne (1987), A. W. van de Ban, 1996đã chỉ ra rằng: Nếu tính thời gian tiếp thu của họ so vớithời gian tiếp thu trung bình của cộng đồng nông dân, số nôngdân tiếp thu theo các nhóm khác nhau được phân bố theo hìnhchuông (phân bố chuẩn) (Sơ đồ 2.1).

Ghi chú: A. Nhóm nông dân đổi mới đi đầuB. Nhóm tiếp thu sớmC. Nhóm đa số tiếp thu sớmD. Nhóm đa số tiếp thu muộn E. Nhóm lạc hậu (Laggards).

32

-2 -1

A B C

34%

13.5

16%

2.5%

34%

Sơ đồ 2.1 Sự phân bố các nhóm nông dân theo quá trình tiếp thu kỹthuật

Theo cách phân chia này, nhóm nông dân đổi mới đi đầu thôngthường chỉ chiếm khoảng 2,5% trong tổng cộng đồng nông dân.

Tuy nhiên, Niels Rlong (1990), lại chia nông dân theo quátrình tiếp thu của họ thành 4 nhóm: Ít đổi mới (LeastInnnovative), Đổi mới vừa (Lower Middle), Đổi mới trung bình(Upper Middle) và Rất đổi mới (Most Innovative). Kết quảnghiên cứu của ông đã chỉ ra tỷ lệ nông dân tiếp thu cái mớituân theo định luật phân bố của Gauss và theo tỷ lệ sau:

- 17% số người thuộc nhóm người ít đổi mới (Least Innnovative)- 28% số người thuộc nhóm người đổi mới vừa (Lower Middle), - 28% số người thuộc nhóm đổi mới trung bình (Upper Middle)- 27% số người thuộc nhóm người rất đổi mới (Most Innovative)

Vì thế, không thể hy vọng đại đa số nông dân sẽ làm theo kỹthuật hay công nghệ được chuyển giao ngay sau khi họ đượckhuyến cáo. Để công tác khuyến nông có hiệu quả, cán bộ khuyếnnông nên chọn những nông dân thuộc nhóm nông dân đổi mới điđầu làm nông dân hợp tác/ nông dân nòng cốt, làm người xâydựng mô hình để chuyển giao kỹ thuật hay công nghệ cần khuyếncáo. Những nông dân này thường được chọn làm khuyến nông viêncơ sở ở thôn bản.

Nông dân thuộc nhóm tiếp thu sớm (Early Adopters) là những người đượccộng đồng tôn trọng, họ hay được các nông dân khác hỏi ý kiếntrước khi chấp nhận sự đổi mới, họ thường tự mình thử nghiệmrồi mới trao đổi với người khác. Trong cộng đồng, nông dânthuộc nhóm tiếp thu sớm thường là những người lãnh đạo cộngđồng. Phân theo thời gian của sự tiếp thu kỹ thuật, nhóm nàythường chiếm 13,5% trong tổng số cộng đồng nông dân (Sơ đồ2.1). Đây là lực lượng quan trọng đóng vai trò trụ cột trongđội ngũ khuyến nông ở cơ sở. Nông dân thuộc nhóm đa số tiếp thu sớm (Early Majority Adopters) là nhữngngười thường phải suy nghĩ một thời gian trước khi làm theo,thời gian quyết định chấp nhận cái mới dài hơn so với nhómnông dân tiếp thu sớm. Nhóm nông dân này thường chiếm 34%trong cộng đồng nông dân (Sơ đồ 2.1). Các yếu tố tác động như:

33

sự tiếp xúc xã hội, các kênh thông tin của khuyến nông vàphương pháp khuyến nông sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tiếp thucủa nông dân thuộc nhóm này. Nông dân thuộc nhóm đa số tiếp thu muộn (Late Majority Adopters) là nhữngngười thường hay hoài nghi và quá thận trọng đối với cái mới.Những nông dân thuộc nhóm này thường chỉ chấp nhận cái mới saukhi mọi người đã chấp nhận rồi, có thể vì nhu cầu kinh tế củahọ hay vì áp lực của cộng đồng họ mới làm theo. Nhóm nông dânnày thường chiếm 34% trong cộng đồng nông dân (Sơ đồ 2.1). Nông dân thuộc nhóm lạc hậu (Laggards) là những nông dân sống cáchbiệt với cộng đồng, thường ở những nơi hẻo lánh, ít tiếp xúcxã hội. Nếu triển khai mạnh mẽ các hoạt động khuyến nông thìhọ thường là người chấp nhận cuối cùng trong cộng đồng. Nhữngngười này thường chiếm 16% trong cộng đồng. Do đó, cán bộkhuyến nông cần quan tâm, chú ý tới những nông dân thuộc nhómnày.

2.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự tiếp thu thông tin

Để triển khai tốt các hoạt động khuyến nông, lựa chọn và sửdụng phương pháp khuyến nông, cần thiết phải tìm hiểu các nhântố ảnh hưởng tới quá tình tiếp thu thông tin của nông dân.Kinh nghiệm khuyến nông của các nước châu Á, châu Phi và cáckết quả nghiên cứu về khuyến nông của W. J. A Payne (1987),Niels Roling (1990) và thực tiễn ở nước ta đã chỉ ra chỉ ra cónăm nhóm nhân tố sau đây ảnh hưởng tới sự tiếp thu thông tincủa nông dân trong khuyến nông.

Thứ nhất là năng lực của hệ thống khuyến nông ở địa phương. Năng lực khuyếnnông bao gồm mức độ phù hợp với điều kiện chính trị và xã hộicủa hệ thống tổ chức khuyến nông cơ sở, năng lực của cán bộkhuyến nông, phương pháp khuyến nông, khả năng về tài chính vàsự kết hợp của các cơ quan liên quan trong khuyến nông. Hệthống khuyến nông càng được tổ chức phù hợp với tập quán vănhoá - xã hội của cộng đồng bao nhiêu thì hiệu quả của chuyểngiao càng tốt bấy nhiêu. Kiến thức và sự hiểu biết của cán bộkhuyến nông về kỹ thuật tiến bộ (KTTB) mà họ chuyển giao chonông dân, khả năng am hiểu nông dân, khả năng phân tích vấn đềvà cùng nông dân xây dựng giải pháp, sự vận dụng có hiệu quảcác phương pháp khuyến nông và khả năng vận động quần chúng...

34

sẽ quyết định rất lớn tới sự thành công của công tác chuyểngiao.

Thứ hai là bản chất của KTTB được chuyển giao tới nông dân. Nếu KTTB giúpnông dân giải quyết được khó khăn của họ, phù hợp với nhu cầucủa dân và của thị trường, phù hợp với khả năng đầu tư, trìnhđộ sử dụng của nông dân thì công tác chuyển giao dễ thành cônghơn. Xu hướng chung, ở những vùng sản xuất nông nghiệp còn khókhăn (đất dốc, canh tác nhờ nước trời là chủ yếu) hay ở cácnước đang phát triển thì KTTB chuyển giao nên đơn giản, tiếtkiệm chi phí để tốn ít đầu tư và phù hợp với điều kiện sảnxuất của nông dân.

Thứ ba là các nhân tố thuộc về cá nhân nông dân. Các nhân tố này thườngbao gồm: Độ tuổi, giới tính, điều kiện sức khoẻ, trình độ vănhoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm có liên quan,khả năng tiếp xúc xã hội và quan điểm về cái mới... Chẳng hạn,do có quan điểm về cái mới khác nhau nên ứng xử của các nôngdân trong cộng đồng sẽ không đồng nhất. Vì thế, sự tiếp thucái mới của những nông dân thuộc nhóm đổi mới đi đầu sẽ kháchoàn toàn với các nông dân thuộc các nhóm tiếp thu sớm, đa sốtiếp thu sớm, đa số tiếp thu muộn và lạc hậu. Thực tế, cácnông dân trẻ tuổi, có trình độ và khả năng tiếp xúc xã hộitốt…thường mạnh dạn hơn trong tiếp thu cái mới so với các nôngdân lớn tuổi, hạn chế về trình độ và khả năng tiếp xúc xã hội.

Thứ tư, các nhân tố thuộc điều kiện kinh tế - xã hội. Các nhân tố thuộc nhómnày thường bao gồm: Nguồn lực của hộ (đất đai, lao động,vốn…); Sự tiếp cận với nguồn thông tin, cơ sở dịch vụ khuyếnnông, thị trường; Sự tham gia các hình thức hợp tác trong sảnxuất; Yếu tố văn hoá, phong tục, tập quán địa phương của cácdân tộc khác nhau; Tính cộng đồng; Các phong trào mang tính xãhội… Thực tế cho thấy, trong cộng đồng nếu được tiếp cận vớinhiều nguồn thông tin, dịch vụ khuyến nông hoạt động tốt, gầnvới các thị trường tiêu thụ lớn, nông dân trong vùng biết hợptác tổ chức sản xuất theo các tổ nhóm tự nguyện thành lập…thìkhả năng tiếp thu cái mới sẽ nhanh và khả năng nhân rộng sẽmạnh. Như vậy, điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi sẽ thúc đẩynông dân tiếp thu kỹ thuật hay công nghệ tiến bộ vào trong sảnxuất và đời sống.

35

Thứ năm là đặc điểm của cộng đồng mà kỹ thuật hay công nghệ tiến bộ đượcchuyển giao tới. Nhóm nhân tố này thường bao gồm: Cấu trúc làngxã, họ tộc, phân bố dân cư, điều kiện địa hình… Một trongnhững nhân tố trên sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới kết quảcủa quá trình chuyển giao thông tin khuyến nông tới nông dân.Khi dự định chuyển giao kỹ thuật hay công nghệ tiến bộ tới nôngdân ở một cộng đồng nào đó, cần tìm hiểu kỹ xem cộng đồng đó cónhững đặc điểm nào đáng chú trọng. Chẳng hạn như, qua tìm hiểuđiều kiện địa hình và cách phân bố dân cư trong cộng đồng, cánbộ khuyến nông hay cán bộ chuyển giao sẽ cân nhắc xem nên lựachọn tổ chức tập huấn ở đâu và địa điểm đặt mô hình ở đâu đểthu hút được đông đảo nông dân quan tâm nhằm làm tăng khả năngtiếp thu cái mới của nông dân trong cộng đồng.

2.3.4 Quá trình học tập của nông dân

Để triển khai các hoạt động khuyến nông có hiệu quả, cần phảihiểu rõ quá trình học tập của nông dân. Học tập của nông dânlà một quá trình làm thay đổi ứng xử của nông dân; Những thayđổi đó có thể là tốt và cũng có thể là không tốt. Tuy nhiên,cái đích hướng tới trong quá trình học tập của nông dân là đạtđược những thay đổi tích cực. Nông dân học tập trong nhữnghoàn cảnh khác hẳn với quá trình học tập của những người họctập trong nhà trường (Hộp 2.1).

Hộp 2.1 Liên quan đến tôi thì tôi nhớ...10

Thú thực, đây không phải là lần đầu chúng tôi được đi tập huấn. Trước đây, córất nhiều buổi tập huấn của chương trình khuyến nông, chương trình lúa lai vàgần đây nhất là chương trình làm rau sạch... Nhưng có lẽ, đây là lần đầu tiên tôidự từ đầu đến cuối, không bỏ một buổi nào, vì tôi thấy những điều mà giáo viênvà cả học viên nêu ra đều rất thiết thực với tôi. Có những điều mà tôi suy nghĩhàng năm nay, tới đây đều được giải đáp thoả đáng.

Tôi học thêm không những ở giáo viên mà còn học rất nhiều ở bà con trong xãtôi. Kinh nghiệm bà con nói ra, tôi ngẫm thấy phù hợp với đất làng mình, ngưòilàng mình lắm... Tôi thích thú nhất là mọi người cùng bàn bạc xây dựng kế

10 Đỗ Kim Chung, 2003, Phương thức và chính sách chuyển giao kỹ thuật tiến bộ tới nông dân miền núi và trung du phía Bắc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, HàNội, trang 69

36

hoạch tưới cho nhóm lại xuất phát từ việc hỏi từng nhà trong nhóm trồng giốnggì và nếu thiếu, nhóm bàn cách hỗ trợ để mọi nhà trồng cùng một thứ giống. Cóvậy, mới cùng thời vụ và sẽ tưới cùng một đợt, khi tưới thì người ruộng xa tướitrước, người ruộng gần tưới sau. Như thế, không có mâu thuẫn, ai cũng được lợitừ công trình thuỷ lợi... Năm ngoái, tôi phải thức trắng hàng đêm đi canh nướcruộng không thì bị người ta tháo nước trộm. Thú thực, nếu tập huấn mà cứ nghecác bác nói nhiều thì chúng tôi hay quên. Nếu chỉ cho chúng tôi thì chúng tôihiểu. Nếu tập huấn liên quan đến chúng tôi và chúng tôi được làm như thế nàythì chúng tôi nhớ mãi.

Ông Dũng, Nông dân Tuyên Quang

Các khuyến nông viên, khi lựa chọn một phương pháp khuyếnnông, cần phải trả lời được các câu hỏi sau: Nông dân học tậpnhư thế nào? Họ học tốt nhất bằng cách nào, khi nào và ở đâu?Kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm khuyến nông của nhiều nướcđang phát triển đã chỉ ra rằng: Học tập là một quá trình thayđổi ứng xử của con người. Sự thay đổi này có thể tốt và cũngcó thể là xấu. Vì vậy, quá trình tham gia của nông dân vàohoạt động khuyến nông cũng chính là quá trình học tập của họ.Các phương pháp khuyến nông phải tác động vào quá trình họctập của nông dân để họ học được điều tốt, phục vụ cho cuộcsống của họ (Đỗ Kim Chung, 2008).

Nông dân tiếp thu nhất bằng cách nào? Quá trình học tập củanông dân trong khuyến nông khác với việc học trong các trườnghọc chính quy từ phổ thông đến đại học.

Nông dân tiếp thu tốt nhất bằng các cách chủ yếu sau:

- Nông dân học thông qua được làm các việc liên quan đếnhọ, đúng với quan tâm của họ. Nông dân học tốt nhất khicác chủ đề khuyến nông liên quan thiết thực tới cuộc sốngcủa họ, đáp ứng được nhu cầu của họ.

- Nông dân được quan sát và cùng làm. Nông dân tiếp thu tốtkhi họ được quan sát và cùng làm với các nông dân khác.Qua quan sát và cùng làm họ sẽ học và tích lũy được nhữngđiều mới.

- Nông dân được nhận xét và chia sẻ những điều họ nghĩ.Nông dân là những người từng trải, do đó, nông dân sẽ học

37

tốt khi họ được chia sẻ những điều họ nghĩ với nhữngngười xung quanh và cán bộ khuyến nông.

- Nông dân được nêu ra các câu hỏi khi họ cần. Họ được nêura các câu hỏi, thậm chí các câu hỏi đó có mơ hồ hay tráingược với những điều mà khuyến nông khuyến cáo. Giải đápcác câu hỏi của nông dân cũng chính là giúp nông dân họctập.

Do vậy, công tác khuyến nông phải truyền đạt những thông tinđúng với nhu cầu của nông dân. Phương pháp khuyến nông phảitạo điều kiện để nông dân có cơ hội thực hành, quan sát, chiasẻ những suy nghĩ của họ về những vấn đề trao đổi trong khikhuyến nông.

Hộp 2.2 Nông dân thường nhớ…

Nông dân thường nhớ được 10% những gì họ đã đọc, 20% những gì họ đã nghe,30% những gì họ đã thấy, 50% những gì họ đã nghe và thấy, 70% những gì họ nóivà viết, 90% những gì họ tự tay làm.

Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2002.

Để tổ chức khuyến nông hiệu quả, cần biết được khi nào thìnông dân có thể học tập tốt. Kết quả của nhiều nghiên cứu vềkhuyến nông đã chỉ ra rằng: Nông dân thường chỉ học tốt trongcác trường hợp sau: - Chủ đề học tập đúng với mối quan tâm của nông dân;- Nông dân được thoải mái về tâm lý và họ được tôn trọng; - Khi nông dân có thời gian và họ không bị chi phối bởinhiều yếu tố khác; - Điều kiện học thuận lợi; - Phương pháp truyền đạt dễ hiểu; - Nội dung thông tin phù hợp với trình độ của nông dân.

Do vậy, phương pháp khuyến nông phải tạo điều kiện để nông dânđược thoải mái về tâm lý, có điều kiện học tập thuận lợi, cáchtruyền đạt dễ hiểu, dung lượng thông tin phải phù hợp vớitrình độ và sự nhận thức của nông dân.

38

Nông dân học tập tốt ở đâu? Thực tiễn đã chỉ ra rằng, nông dânhọc tập tốt nhất trong các trường hợp sau:- Các vấn đề khuyến nông xuất phát từ thực tế cuộc sống của

nông dân, trên đồng ruộng của họ, hàng xóm của họ và cộngđồng của họ.

- Nông dân còn học tập tốt từ những người hướng dẫn (cán bộkhuyến nông, hàng xóm của họ...)

Do đó, các phương pháp khuyến nông phải tạo điều kiện để nôngdân được liên hệ vào thực tế cuộc sống của họ, tạo điều kiệnđể nông dân tiếp xúc, trao đổi với các khuyến nông viên, cácnông dân khác ngay tại địa phương của họ.

2.3.5 Đào tạo phi chính thống

Học tập của con người thường được tiến hành thông qua các quátrình đào tạo. Quá trình đào tạo thường được chia thành haidạng sau: Đào tạo chính thống (Formal Education) và đào tạophi chính thống (Informal Education). Thông thường để đạt đượckiến thức và kỹ năng ở một trình độ nhất định, con người phảitrải qua các trường lớp chính thống từ mẫu giáo đến tiểu học,trung học sơ sở, phổ thông trung học, trung cấp, cao đẳng, đạihọc và sau đại học. Quá trình đào tạo này theo một chươngtrình và trật tự nhất định, đảm bảo những điều kiện quy địnhcho việc học tập để đạt được chuẩn mực nhất định về kiến thứcvà kỹ năng. Quá trình đào tạo của con người theo hệ thống nàyđược gọi là đào tạo chính thống. Trong thực tiễn, nhiều ngườikhông nhất thiết phải trải qua tất cả các bậc học như đã nêutrên mà vẫn học được các kỹ năng và kiến thức nhất định. Họ cóthể học tập qua các khoá tập huấn ngắn hạn, qua các mô hình,qua sách báo, qua thực tiễn cuộc sống của họ và những ngườixung quanh... Quá trình đào tạo này được gọi là quá trình đàotạo không chính thống/ phi chính quy/ phi chính thống. Đào tạophi chính thống rất khác với đào tạo chính thống trên cácphương diện mục tiêu đào tạo, cấu trúc chương trình, phươngpháp đào tạo và mục đích của người học (Bảng 2.1).

Bảng 2.1 Khác biệt chủ yếu giữa đào tạo chính thống và đào tạo phichính thống

39

Đào tạo chính thống Đào tạo phi chính thống1. Qua trường lớp từ thấp đếncao

1. Không qua trường lớp, đàotạo theo yêu cầu nhất định

2. Lớp tổ chức theo lứa tuổicó thi tuyển

2. Không theo lứa tuổi vàkhông thi tuyển

3. Có chương trình đào tạo quyđịnh

3. Đào tạo theo chuyên đề,không chính quy

4. Học chủ yếu thông qua nghegiảng, thảo luận trên lớp

4. Học chủ yếu thông qua thảoluận, làm thử, thực tế

5. Giáo viên được đào tạo ởtrường chuyên nghiệp

5. Cán bộ phát triển nông thônvà nông dân

6. Người học bắt buộc phải dựhọc

6. Không cần phải bắt buộctham gia

7. Người học thường trẻ hơngiáo viên

7. Người học thường già hơngiáo viên

8. Học vì bằng cấp 8. Học để làm cho kinh tế kháhơn, cuộc sống tốt hơn

Đào tạo phi chính thống là hình thức cơ bản áp dụng trong đàotạo của khuyến nông. Do đó, cần nhận thức đầy đủ hình thức đàotạo này để triển khai tốt công tác khuyến nông

2.3.6 Điều kiện để nông dân học tập tốt

Nông dân chỉ học tập có hiệu quả khi công tác khuyến nông đạtđược các điều kiện chủ yếu sau đây:

a) Tạo được môi trường học tập để mọi người tham gia một cách tích cực:Nông dân học tốt khi họ cảm thấy họ được tham gia mộtcách tự nguyện vào quá trình học. Nơi học tập cho nôngdân nên gần với gia đình của họ, gần nơi áp dụng và phảicó không gian yên tĩnh. Do đó, khi tổ chức hoạt độngkhuyến nông phải tạo ra được điều kiện này bằng cách xácđịnh đúng nhu cầu khuyến nông, tổ chức các hoạt độngkhuyến nông gần với đời sống, sản xuất của nông dân.

b) Một môi trường học tập có sự tôn trọng và tin tưởng: Khi nông dân thamgia khuyến nông được tôn trọng, quá trình học tập của họmới hiệu quả. Nông dân học theo những gì mà họ tin tưởng.

40

Do đó, bản thân các khuyến nông viên phải tạo được sự tintưởng của nông dân đối với họ; Đồng thời, khi vận dụngcác phương pháp khuyến nông phải lựa chọn phù hợp để tạora được lòng tin của nông dân.

c) Một môi trường học tập từ sự tự khám phá: Các hoạt động khuyến nôngtập trung vào giúp đỡ nông dân, để đáp ứng nhu cầu củanông dân hơn là ép buộc nông dân tuân theo nhu cầu từngười khác. Do đó, các kế hoạch khuyến nông, chủ đềkhuyến nông phải được xác lập dựa trên nhu cầu của nôngdân, tuyệt đối không được ép buộc nông dân.

d) Một môi trường học tập không có sự đe dọa về tâm lý và chấp nhận sự lỗi lầmtrong khi học: Nông dân học tập tốt khi họ có cơ hội và cóthể tự do trình bày các quan điểm, các quan điểm đó cóthể đối ngược nhau mà không bị phê phán. Nông dân có thểđược nêu ra cả những lỗi lầm/ nhận định sai trong nhậnthức của họ vì những cái đó cũng thể hiện quá trình họccủa nông dân. Do vậy, phương pháp khuyến nông phải tạo rasự tham gia tích cực của nông dân, giúp họ thoải mái chiasẻ những quan điểm và cách nhìn của họ. Các khuyến nôngviên tuyệt đối không được phê phán nông dân hay kỳ thịnhững quan điểm dù có thể là trái ngược của họ.

e) Một môi trường học tập để mọi người tự đánh giá: Nông dân học tậptốt khi nông dân phải tự nhìn nhận mình ở mức nào với sựgiúp đỡ của những người cùng học. Đó chính là quá trìnhtự thẩm định và đánh giá của nông dân với nhau. Khuyếnnông viên tuyệt đối không được phán xét nông dân.

Tài liệu tham khảo và đọc thêm Chương 2

1. W. Van den Ban, 1996, Khuyến nông, do Nguyễn Văn Linh dịch, Nhàxuất bản Nông nghiệp, 1999. Trang 99-129

2. J. A. Payne, 1987, Agricultural Extrension in DevelopingCountries, Longman Scientific & Technical Publishing House,London, pages 23-37, 39-48

3. Đỗ Kim Chung, 2002, Phương pháp tiếp cận khuyến nông, Bài giảngcho dự án Phát triển chè và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Hà Nội, 3- 6 tháng 12 năm 2002

41

4. Đỗ Kim Chung, 2005, Chính sách và phương thức chuyển giao kỹthuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía BắcViệt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Trang 104-110

5. Đỗ Kim Chung, 2008, Phương pháp khuyến nông và Tổ chức công táckhuyến nông, Bài giảng cho cán bộ Khuyến nông Bắc Ninh, TrườngĐại học Nông nghiệp Hà Nội

6. Niels Roling. 1990, Extension Science, Infomration Systems inAgricultural Development, Cambridge University Press, Cambridge.

Câu hỏi thảo luận Chương 2

1. Trình bày khái niệm phương pháp khuyến nông và tác dụng củaphương pháp khuyến nông?

2. Phân tích các đặc điểm của phương pháp khuyến nông, từ cácđặc điểm đó cần lưu ý những gì khi tiến hành khuyến nông?

3. Trình bày các cách phân loại phương pháp khuyến nông, từ mỗicách phân loại đó cần lưu ý gì khi tiến hành khuyến nông?

4. Phân tích quá trình tiếp thu cái mới của nông dân, từ đó cầnlưu ý những gì khi tiến hành khuyến nông?

5. Đọc kỹ câu chuyện trong phụ lục của chương 2, hãy rút ranhững vấn đề cần lưu ý khi thực hiện chuyển giao kỹ thuậttới nông dân?

6. Phân tích ứng xử của nông dân khi được truyền đạt thông tinkhuyến nông? Từ ứng xử đó cần lưu ý những gì khi tiến hànhkhuyến nông?

7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình tiếp thu thôngtin của nông dân? Từ đó cần lưu ý những gì khi tổ chứckhuyến nông?

8. Phân tích quá trình học tập của nông dân? Từ đó cần lưu ýnhững gì khi tổ chức khuyến nông?

9. Phân biệt đào tạo chính thống và phi chính thống? Khuyếnnông thuộc loại hình đào tạo nào và vì sao?

10. Phân tích các điều kiện cơ bản để nông dân học tập tốt?Từ đó cần lưu ý những gì để nâng cao hiệu quả của công táckhuyến nông?

Phụ lục Chương 2

Sao không đưa lên Tivi cái gương làm giỏi của người Tây Nguyên mình?

42

Nguồn: H’Linh Niê, 1999, Trăng Xí Thoại, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hội văn học nghệthuật Đắk lắk do Đỗ Kim Chung, trích trong Phương pháp tiếp cận khuyến nông, Bài giảngcho dự án Phát triển chè và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, 3-6 tháng 12 năm 2002

Cái được nhất ở làng mặt trời là hệ thống pin mặt trời... Cùng vớicon đường 5 kilômét, cả plơi có 3 tivi trắng đen, 18 radio cátsét...Ngồi giữa rừng mà biết tận bên trời Âu, trời Mỹ người ta làm gì, ăngì, xem cả bóng đá nữa, chẳng là sự đổi thay lắm sao? Tổ tiên ngườiBana xưa du canh, du cư dọc theo con nước sông Hroai, sông Hre ...nằm ngủ cũng không mơ thấy được đâu nhé.

Tuy vậy, người già cũng có điều phàn nàn rằng: Biết có cái đài nóitiếng Bana mình, mà đài nói ngắn quá, ít quá. Giá mà cái đài nó dạycách làm ăn cho no cái bụng bằng tiếng Bana mình thì người khôngbiết tiếng Kinh cũng sáng cái mắt.

Chủ tịch Đình Bửu thì cụ thể hơn: Giá huyện phát cho mấy cái đàinhỏ, tiện mang đi rẫy, tiện mua pin thì tốt hơn. Nghe được nhiều,học được nhiều điều hay đấy. Nhà nào cũng muốn có mà chẳng có tiềnmua. Hôm trước huyện phát cho cái Tivi màu để biết tin tức. Đắt bằngmấy chục cái đài đó. Mình không có nhận đâu. Làng làm gì có điệnlưới mà coi chớ. Xin đổi cái đen trắng hay đài để trên nhà Rông, chocả plơi cùng xem bằng pin mặt trời nhưng mấy ổng nói là không cóđược. Phát cái nào thì phải nhận cái đó thôi.

Bí thư Đinh Bum cười cười: Cái đài, cái tivi của trung ương đưa toàncái gương sản xuất giỏi phía Bắc không thôi. Sao không cho lên tivicái gương làm giỏi của người Tây Nguyên mình để anh em còn học nhauvới. Đất như nhau, nghĩ giống nhau, dễ làm theo nhau mà.

Nghe chính người Gia Rai mình hát trên cái đài sướng tai lắm. Hômtrước xem cái gương của A Thuk dùng phân chế tác bón cho cây trồngmới hay là: Các yang không giận buôn làng mình nếu dùng phân heo,phân bò bón cho lúa. Kỳ lạ thiệt, hạt lúa ăn cái phân chế tác mà vẫnsạch, vẫn ngon. Mình vẫn dùng hạt lúa đó để cúng các Yang được. Bónphân vào, ruộng rẫy sẽ thương, sẽ cho nhiều bồ thóc. Nhà mình nolên là nhờ cái bón phân này đây. Mình đi về khu nông trường, đi xa,con mắt mở thêm, ai tin mình theo mình sẽ giàu thôi.

43

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP CÁ NHÂN

Mục đích cơ bản của chương này là giúp cho người học có những hiểu biết sâu về lýthuyết của phương pháp cá nhân trong khuyến nông và bước đầu biết vận dụng mộtsố phương pháp cá nhân chủ yếu vào công tác khuyến nông. Do đó, người học phải:a) Nắm được khái niệm và đặc điểm của phương pháp cá nhân trong khuyến nông;b) Hiểu lý thuyết và biết thực hành phương pháp thăm và tư vấn; c) Hiểu lý thuyết vàbiết thực hành phương pháp hướng dẫn qua thư; d) Hiểu lý thuyết và biết thực hànhphương pháp hướng dẫn và tư vấn qua điện thoại.

3.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP CÁ NHÂN

Phương pháp cá nhân (Invidual Methods) là phương pháp truyền các thôngtin về khuyến nông tới từng cá nhân nông dân. Phương pháp nàybao gồm: (1) Thăm và tư vấn, (2) Hướng dẫn qua thư (bưu điện,điện tử), (3) Hướng dẫn qua điện thoại.

Phương pháp cá nhân nhìn chung có ưu điểm là sự can thiệp củakhuyến nông viên mang tính cụ thể, giải quyết tốt từng trườnghợp cụ thể của nông dân nên hiệu quả của sự can thiệp khuyếnnông khá cao. Các khuyến nông viên khi gặp gỡ, tư vấn hayhướng dẫn cho từng nông dân sẽ hiểu thêm về các khó khăn vàbức xúc của nông dân. Do đó, kế hoạch khuyến nông thường bámsát thực tế hơn.

Phương pháp này cũng có nhược điểm là tốn kém nhân lực khuyếnnông. Một khuyến nông viên thường phải phụ trách một cộng đồnghàng trăm, thậm chí hàng nghìn hộ nông dân. Do đó, khuyến nôngviên sẽ không đủ thời gian để đi thăm và tư vấn thường xuyêncho tất cả nông dân. Thực tế, những nông dân ở vùng sâu, vùngxa do điều kiện đi lại thường khó khăn, phương tiện điện thoạivà thư hạn chế nên thường ít khi được khuyến nông viên quantâm tới thăm, tư vấn, hướng dẫn qua thư và điện thoại. Do đó,sử dụng phương pháp cá nhân trong khuyến nông dễ xảy ra tìnhtrạng các tác động khuyến nông chỉ tập trung ở vùng trung tâmgiao thông thuận tiện, gần đô thị (Chamber, 1989).

44

3.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CÁ NHÂN CHỦ YẾU

Nhóm phương pháp cá nhân bao gồm các phương pháp chủ yếu như:Thăm và tư vấn, hướng dẫn qua thư và hướng dẫn qua điện thoại.

3.2.1 Thăm và tư vấn (Visits and Consultancy)

3.2.1.1Khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thăm và tư vấn

Phương pháp thăm và tư vấn là phương pháp mà cán bộ khuyếnnông trực tiếp đến thăm nông dân hay ngược lại nông dân đếngặp cơ quan khuyến nông, và cũng có thể là cá nhân nông dângặp nhau để thăm hỏi và xin tư vấn cho từng trường hợp cụ thể.Như vậy, từ “thăm” ở đây bao hàm ý nghĩa rất rộng: (i) Cán bộkhuyến nông thăm nông dân, (ii) Nông dân thăm cơ quan khuyếnnông và gặp gỡ khuyến nông viên, (iii) Nông dân thăm các nôngdân khác.Phương pháp thăm và tư vấn có các ưu điểm sau: 1) Đưa ra cácgiải pháp phù hợp cho từng cá nhân nông dân; 2) Nông dân tiếpthu cao do được truyền đạt trực tiếp; 3) Tăng lòng tin của dânvới cán bộ khuyến nông; 4) Tạo mối liên hệ khăng khít giữakhuyến nông viên và nông dân hay giữa nông dân với nhau. Trongthực tế, phương pháp này đặc biệt cần thiết đối với các khuyếnnông viên lần đầu tiên được phân công phụ trách địa bàn.

Phương pháp này có nhược điểm là tốn nhiều thời gian nên hạnchế lượng người được thăm. Ở những vùng cư dân phân tán, điềukiện đi lại không thuận tiện thường số lượng nông dân đượcthăm và tư vấn không được nhiều. Đôi khi, khuyến nông viên haygặp phải tình trạng quá tập trung sự giúp đỡ vào một số nôngdân nhất là những nông dân khá giả, ở nơi có điều kiện thuậntiện.

3.2.1.2 Mục đích của phương pháp thăm và tư vấn

Các cuộc thăm, gặp gỡ đều có mục đích cụ thể. Tuy nhiên, mụcđích của việc thăm, gặp gỡ phụ thuộc vào đối tượng thăm/ aitới thăm ai trong từng cuộc thăm đó.

Mục đích của Khuyến nông viên thăm nông dân bao gồm: 1) Làmquen với nông dân, tạo mối quan hệ (nhất là với khuyến nông

45

viên mới về cơ sở; 2) Thực hiện sự giúp đỡ cụ thể theo kếhoạch; 3) Phát hiện vấn đề khó khăn của nông dân, 4) Phát hiệnnông dân điển hình và kinh nghiệm của nông dân; 5) Mời nôngdân tham gia các chương trình, hoạt động khuyến nông, nhất làlựa chọn nông dân nòng cốt trong các hoạt động khuyến nông; 6)Học tập từ nông dân.

Mục đích của Nông dân thăm cơ quan khuyến nông và gặp gỡ cáckhuyến nông viên bao gồm: 1) Nông dân có cơ hội trình bày,trao đổi khó khăn và nguyện vọng của họ với cán bộ khuyếnnông; 2) Học hỏi thêm từ khuyến nông viên và đề nghị giúp đỡtừ cơ quan khuyến nông.

Mục đích của Nông dân thăm nông dân bao gồm: 1) Chia sẻ kinhnghiệm trong sản xuất kinh doanh và đời sống với nhau; 2) Họctập, hiểu thêm mô hình, xem xét, đánh giá kết quả của mô hìnhhọ đã làm, đã trải nghiệm; 3) Thực hiện sự giúp đỡ nhau (kinhnghiệm, nguồn lực...).

3.2.1.3 Tổ chức thăm và tư vấn

Trong các hình thức thăm và tư vấn thì hình thức Khuyến nôngviên thăm và tư vấn cho nông dân là quan trọng nhất, tiếp đólà hình thức nông dân thăm cơ quan khuyến nông. Vì vậy, cáckhuyến nông viên cần lưu ý các vấn đề sau trong từng hình thứcthăm.

a. Khuyến nông viên thăm nông dân

Thứ nhất, phải có mục đích rõ ràng cho chuyến đi. Mục đích củachuyến đi thăm nông dân rất khác nhau như: Tư vấn và theo dõiviệc áp dụng một kỹ thuật mới, mô hình đang triển khai, pháthiện vấn đề cho khuyến nông để lập kế hoạch, đánh giá nhu cầucho khuyến nông, tìm nông dân hợp tác...

Thứ hai, chuẩn bị kỹ nội dung tài liệu cụ thể dựa trên mụcđích của chuyến thăm. Với mục đích khác nhau thì nội dung vàcác bước chuẩn bị cho việc đi thăm cũng khác nhau. Nếu đi thămtheo dõi việc triển khai thực hiện mô hình, các hoạt độngchuyển giao trước đó, thì khuyến nông viên phải nắm vững cácnội dung về mô hình, các vấn đề kinh tế - kỹ thuật liên quan,

46

đầu vào phục vụ cho mô hình đó. Nếu việc đi thăm để phát hiệnvấn đề, phải xem xét các báo cáo tình hình về nông nghiệp,nông thôn và nông dân đã có ở các cấp. Nếu việc đi thăm là đểtìm người hợp tác, phải nắm vững đối tượng tiêu chí của ngườicần lựa chọn. Thứ ba, liên hệ với địa phương và có lịch trình cụ thể: Cần cósự liên hệ với lãnh đạo địa phương hay nông dân hợp tác đểthông báo cho họ biết rõ mục đích và lịch trình của buổi làmviệc để đảm bảo rằng khuyến nông viên sẽ gặp được những nôngdân cần gặp.

Thứ tư, khuyến nông viên phải hoà đồng về cách ăn mặc, lời nóivà cử chỉ. Thái độ của khuyến nông viên phải vui vẻ, chânthành và thể hiện được quan tâm tới nông dân.

Thứ năm, thực hiện giao tiếp có hiệu quả. Để giao tiếp hiệuquả, khuyến nông viên nên nói ít, giành nhiều thời gian đểnghe nông dân hơn là “giảng dạy” họ. Phải khơi dậy sự quan tâmcủa nông dân, thảo luận với họ để phát hiện vấn đề nảy sinh vàđưa ra giải pháp phù hợp. Khuyến nông viên nên bắt đầu từ cáimà mọi người đều quan sát để đi đến vấn đề, phỏng vấn xen kẽvới thảo luận. Nên đặt nông dân vào quá trình đàm thoại thôngqua một loại các câu hỏi mở và thích hợp giữa cán bộ khuyénnông với người dân. Nên dùng các câu hỏi để xác định vấn đề(câu hỏi mở): Cái gì? Như thế nào? Bao nhiêu? Ở đâu? Tại sao?Khi nào? Ai?... Không nên hỏi những câu hỏi có thể trả lờibằng có hay không (Câu hỏi đóng). Khuyến nông viên nên ghichép kịp thời các câu trả lời và nội dung thảo luận với nôngdân để hiểu thêm nguyên nhân và các giải pháp có thể thựchiện. Khuyến nông viên cần thống nhất với nông dân về chủtrương, giải pháp và các bước tiếp theo.

Thứ sáu, cần chú ý sự giúp đỡ và hợp tác của chuyên gia khác.Mỗi khuyến nông thường được trang bị chuyên sâu một lĩnh vựcchuyên ngành. Trong khi đó, những khó khăn, quan tâm và mongmuốn của nông dân lại mang tính đa ngành. Vì thế, nếu có sựhợp tác, giúp đỡ của các chuyên gia khác thì chuyến thăm nôngdân sẽ hiệu quả và đáp ứng được nguyện vọng của nông dân.

47

Một số điều cần lưu ý khi cán bộ khuyến nông đến thăm nôngdân: (1) Đến đúng giờ; (2) Chào hỏi lễ phép, thân mật; (3)Biết khen đúng lúc; (4) Khuyến khích nông dân giãi bày nhữngkhó khăn và vấn đề của họ; (5) Cung cấp thông tin liên quan mànông dân cần; (6) Ghi chép chi tiết cuộc thăm; (7) Thống nhấtvới nông dân về cuộc thăm tiếp theo (nếu cần). Bên cạnh đó,sau mỗi cuộc thăm nông dân, cán bộ khuyến nông nên: (1) Ghitóm lược mục đích cuộc thăm và những thông tin đã bàn bạc vớinông dân; (2) Gửi cho nông dân những thông tin hay lời khuyênhọ yêu cầu; (3) Lên lịch cho lần đi thăm tiếp theo.

Như vậy, thăm nông dân là công việc rất quan trọng đối với cánbộ khuyến nông nhằm xây dựng mối quan hệ tốt giữa tổ chứckhuyến nông với nông dân, củng cố lòng tin của nông dân…gópphần nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông.

b. Nông dân thăm cơ quan khuyến nông

Trong nhiều trường hợp, nông dân tìm đến cơ quan khuyến nôngđể bày tỏ những mối quan tâm của họ đối với khuyến nông. Quantâm của nông dân có thể là những khó khăn cần được tháo gỡ,những thành công cần chia sẻ và tiếp tục mong muốn nhận đượcsự giúp đỡ của khuyến nông.

Thứ nhất, cán bộ khuyến nông nên khuyến khích nông dân đến vớicơ quan khuyến nông để gặp gỡ, trao đổi với cán bộ khuyến nôngbất kể lúc nào nông dân thấy cần và thấy thuận tiện. Nếu cólịch đón tiếp cố định thì nên thông báo rộng rãi để nông dântrong địa bàn biết.

Thứ hai, cần có sự chuẩn bị trước cho việc đón tiếp nông dântại cơ quan khuyến nông mặc dù có thể không biết trước đượcnông dân sẽ đến vào lúc nào. Sự chuẩn bị đó có thể là bố trí,sắp xếp phòng làm việc để khi nông dân tới họ cảm thấy gần gũivà phần nào giúp họ hiểu được về công việc của khuyến nông. Cơquan khuyến nông ở từng cấp nên bố trí sao cho nông dân dễthấy. Phòng làm việc phải có kế hoạch công tác rõ ràng, có cáctài liệu khuyến nông và đặc biệt là những thông tin về côngnghệ hay kỹ thuật tiến bộ mới. Nên có trang bị bàn ghế và cácấn phẩm về khuyến nông để phục vụ đón tiếp nông dân.

48

Thứ ba, thực hiện giao tiếp có hiệu quả và ghi chép trong quátrình trao đổi với nông dân để dễ nắm bắt, lưu giữ thông tin.

Thứ tư, khi thấy các vấn đề nông dân trao đổi đã rõ thì nênkhéo léo kết thúc câu chuyện, hẹn phản hồi thông tin (nếu cần)và nếu có thể thì nên tiễn nông dân.

Thứ năm, kết thúc cuộc trao đổi với nông dân cán bộ khuyếnnông cần ghi tóm lược nội dung đã trao đổi với nông dân để cókế hoạch hoàn thiện thông tin trao đổi với nông dân và lưu giữđể tiếp tục liên lạc, theo dõi, giúp đỡ nông dân.

Cán bộ khuyến nông cần lưu ý: Tuyệt đối không được coi việcnông dân đến thăm cơ quan khuyến nông là gây phiền hà cho cánbộ khuyến nông, cũng như cơ quan khuyến nông; Đón tiếp nôngdân phải tỏ thái độ chu đáo, cởi mở, chân thành và gần gũi đểnông dân không bị mặc cảm, tự ti và sẽ thuận lợi cho việc traođổi thông tin giữa hai bên.

Như vậy, đón tiếp nông dân khi họ đến thăm cơ quan khuyến nôngcũng là công việc rất quan trọng đối với các khuyến nông viênnhằm tạo dựng mối quan hệ tốt với nông dân và củng cố lòng tincủa nông dân đối với cán bộ khuyến nông nói riêng và cơ quankhuyến nông nói chung.

3.2.2 Hướng dẫn qua thư (Instruction through Letters, Emails)

3.2.2.1Khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp hướng dẫn qua thư

Khuyến nông viên có thể tư vấn và hướng dẫn nông dân qua thưviết gửi qua bưu điện hoặc thư điện tử. Thư thường được gửi đitrong các trường hợp sau: (1) Sau khi đi thăm nông dân, viếtthư gửi thông tin phản hồi mà nông dân yêu cầu, (2) Gửi thôngtin tới những nông dân không có điều kiện đến cơ quan khuyếnnông.

Phương pháp này có ưu điểm là đáp ứng thông tin theo yêu cầucủa cá nhân nông dân. Nếu nông dân tiếp cận được thư điện tửhoặc internets (có Chat tiếng và hình) thì phương pháp này có

49

tác dụng nhanh, truyền đạt trực tiếp giữa khuyến nông viên vànông dân. Do đó, hiệu quả của tư vấn và hướng dẫn có khi lạihiệu quả hơn gặp gỡ trực tiếp vì giao tiếp qua thư điện tửhoặc internets nhanh hơn rất nhiều.

Phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như đòi hỏiphải có điều kiện áp dụng thì mới thực hiện được và sự hướngdẫn thường không mang tính trực tiếp. Chẳng hạn, thư điện tửvẫn là khái niệm xa vời với đại bộ phân nông dân nước ta haythư viết gửi qua bưu điện thì sự hướng dẫn không trực tiếp,khó cụ thể và tính rõ ràng bị hạn chế.

3.2.2.2Điều kiện áp dụng

Phương pháp khuyến nông qua thư đòi hỏi các điều kiện áp dụngsau: - Nông dân có điều kiện sử dụng phương tiện thư: biết đọc,

biết viết, có điều kiện và khả năng tiếp cận với thư điện tửvà internets;

- Nông dân cần thông tin quan trọng và nhanh chóng;- Cơ quan khuyến nông cần tình hình;- Khuyến nông viên được trang bị, có khả năng và được tiếp cận

với bưu điện, internets.

3.2.2.3Tổ chức hướng dẫn qua thư

Để triển khai tư vấn cho nông dân qua thư một cách có hiệuquả, các khuyến nông viên cần làm tốt các việc sau: 1) Phải cóđịa chỉ của nông dân rõ ràng (địa chỉ gửi thư bằng đường bưuđiện, địa chỉ thư điện tử và cho nông dân biết được địa chỉcủa khuyến nông viên); 2) Nội dung hướng dẫn phải cụ thể, trựctiếp; 3) Diễn đạt phải ngắn gọn bằng ngôn từ gần gũi với nôngdân; 4) Trong trường hợp sử dụng thư điện tử hoặc chat trựctiếp với nông dân, khuyến nông viên nên chuẩn bị tranh ảnh,các tệp tin đính kèm để nông dân có thể hiểu được điều mà cáckhuyến nông viên khuyến cáo.

3.2.3 Hướng dẫn qua điện thoại

3.2.3.1Khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp hướng dẫn qua điệnthoại

50

Khuyến nông viên có thể tư vấn và hướng dẫn cho nông dân thôngqua sử dụng điện thoại. Khuyến nông viên có thể gọi điện thoạicho nông dân hay trả lời điện thoại của nông dân để hướng dẫnvà tư vấn cho họ. Phương pháp này khá phổ biến hiện nay, khimà thị trường và các phương tiện viễn thông phát triển. Cáccông ty viễn thông cung cấp các dịch vụ viễn thông giá rẻ, ởnhiều vùng nông dân có thể tiếp cận được dịch vụ khuyến nôngqua điện thoại.

Phương pháp này có ưu điểm là đáp ứng thông tin theo yêu cầucủa cá nhân nông dân một cách nhanh chóng, kịp thời. Do traođổi trực tiếp qua điện thoại, nên sự hướng dẫn của khuyến nôngcụ thể tới nông dân. Phương pháp hướng dẫn qua điện thoại gópphần làm tăng cường mối quan hệ giữa khuyến nông viên với nôngdân.

Phương pháp này cũng có những nhược điểm như sự hướng dẫn vẫnkhông trực tiếp như khi gặp gỡ nông dân ở nông trại và đòi hỏinông dân phải tiếp cận được điện thoại.

3.2.3.2Điều kiện áp dụng

Phương pháp khuyến nông qua điện thoại đòi hỏi các điều kiệnáp dụng như sau: - Nông dân có điều kiện sử dụng phương tiện điện thoại: thính

giác tốt, có điều kiện và khả năng tiếp cận với điện thoại;- Nông dân cần thông tin quan trọng và nhanh chóng;- Cơ quan khuyến nông cần tình hình;- Khuyến nông viên được trang bị, có khả năng và tiếp cận được

với điện thoại.

3.2.3.3 Tổ chức hướng dẫn qua điện thoại

Để triển khai tư vấn cho nông dân qua điện thoại một cách cóhiệu quả, các khuyến nông viên cần làm tốt các việc sau: 1)Phải có số điện thoại của nông dân, phải cho nông dân biếtđược số điện thoại của mình; 2) Khi trao đổi phải ngắn gọnbằng ngôn từ gần gũi với nông dân; 3) Nên lắng nghe nông dântrình bày, hỏi cặn kẽ tình hình, sau đó mới nhận xét và tư vấncho nông dân. 4) Trong trường hợp trao đổi những công việc cấp

51

thiết, cán bộ khuyến nông nên ghi tóm lược nội dung để lưu giữthông tin và có kế hoạch xử lý nếu cần.

Tài liệu tham khảo và đọc thêm Chương 3

1. A. W. Van den Ban, 1996, Khuyến nông, do Nguyễn Văn Linh dịch,Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1999. Trang 99-129

2. J. A. Payne, 1987, Agricultural Extrension in DevelopingCountries, Longman Scientific & Technical Publishing House,London, page 23-37

3. Bộ Nông nghiệp và PTNT – GTZ – GFA, Đào tạo khuyến nông – lâm,Tài liệu của Dự án phát triển lâm nghiệp Sông Đà, Hà Nội, 2006.

4. Chamber, 1989, Farmer first: Farmer Inooovation and AgriculturalResearch, London

5. Đỗ Kim Chung, 2002, Phương pháp tiếp cận khuyến nông, Bài giảngcho dự án Phát triển chè và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Hà Nội, 3- 6 tháng 12 năm 2002

6. Đỗ Kim Chung, 2005, Chính sách và phương thức chuyển giao kỹthuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía BắcViệt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Trang 104-110

7. Đỗ Kim Chung, 2008, Phương pháp khuyến nông và Tổ chức công táckhuyến nông, Bài giảng cho cán bộ Khuyến nông Bắc Ninh, TrườngĐại học Nông nghiệp Hà Nội

8. Trần văn Khẩn và Ngô Xuân Hoàng, Tài liệu hướng dẫn phương phápkhuyến nông, Dự án phát triển nông thôn Cao Bằng – Bắc Cạn, CaoBằng, 2004.

Câu hỏi thảo luận Chương 31. Trình bày khái niệm và phân tích đặc điểm của phương pháp

cá nhân trong khuyến nông?2. Phân tích khái niệm, mục đích của phương pháp thăm và tư

vấn nông dân?3. Phân tích ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng của

phương pháp thăm và tư vấn nông dân?4. Đọc câu chuyện ở phụ lục của chương, phân tích và đánh

giá bản chất của cán bộ khuyến nông khi làm nhiệm vụ? Cánbộ khuyến nông cần lưu ý những gì khi thăm và tư vấn chonông dân?

5. Theo anh chị, nên tổ chức thăm và tư vấn cho nông dân nhưthế nào cho hiệu quả?

6. Phân tích khái niệm, mục đích của phương pháp hướng dẫnnông dân qua thư?

52

7. Phân tích ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng củaphương pháp hướng dẫn nông dân qua thư?

8. Theo anh chị, nên tổ chức khuyến nông qua hướng dẫn quathư như thế nào cho hiệu quả?

9. Phân tích khái niệm, mục đích của phương pháp hướng dẫnnông dân qua điện thoại?

10. Phân tích ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng củaphương pháp hướng dẫn nông dân qua điện thoại?

11. Theo anh chị, nên tổ chức khuyến nông qua hướng dẫn quađiện thoại như thế nào cho hiệu quả?

12. Những tình huống nào thường xảy ra khi thăm nông dân? Nêngiải quyết các tình huống đó như thế nào?

13. Tình huống nào hay xảy ra khi hướng dẫn qua thư viết? Nêngiải quyết vấn đề đó như thế nào?

14. Tình huống nào hay xảy ra khi hướng dẫn qua email? Nêngiải quyết vấn đề đó như thế nào?

15. Tình huống nào hay xảy ra khi hướng dẫn, trao đổi quaInternet (Chat)? Nên giải quyết vấn đề đó như thế nào?

16. Tình huống nào hay xảy ra khi hướng dẫn, trao đổi quađiện thoại? Nên giải quyết vấn đề đó như thế nào?

Phụ lục Chương 3Phải suy nghĩ cách tốt nhất...

Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2002, Phương pháp tiếp cận khuyến nông, Bài giảng cho dự án Pháttriển chè và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, 3- 6 tháng 12 năm2002

Thực ra, làm anh cán bộ khuyến nông như bọn mình thì phải suy nghĩra cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Này nhé, một mình mình phụtrách tới 5 xã phía nam của huyện. Xe máy thì còn dài mới được lênthế hệ đèn vuông, lẽo đẽo đi, tiền công tác phí chằng bù nổi tiềnxăng. Tiền lương thì ba cọc ba đồng, chẳng ăn nhằm gì. May mà cơ chếthị trường mở ra, thuận mua vừa bán. Mình sở dĩ khá lên được là nhờhai kinh nghiệm, mà hôm trước tổng kết mình có “Bật Mí” cho cácchiến hữu ở huyện.

Trước hết, phải nắm chắc cho được tình hình của xã mình phụ trách.Việc này, lúc đầu hơi mất công một chút đấy. Nhưng khổ trước thì sẽsướng sau. Mình gặp lãnh đạo địa phương, hỏi han nhu cầu của họ. Sauđó, liên hệ và gặp những nông dân khá giả, biết làm ăn. Họp với họmột buổi xem ý họ thế nào. Họp rồi mới biết, dân mình khi kinh tế

53

khá cũng cần nhiều thứ lắm: kiến thức cũng có, cây con giống cũngcó. Mà chọn các hộ khá giả này mà làm khuyến nông có nhiều cái hay.Một là, họ có kiến thức tốt, ta không phải mất nhiều công hướng dẫnmà họ lại làm tốt. Thú thực, mình còn học được nhiều ở họ nữa làkhác. Thứ hai, họ có kinh tế nên tiếp thu và làm luôn, không như mấyông nghèo, còn so so tính tính. Thứ ba, họ là những người làm ăn“nhớn” nên không cò con, vay là vay ra tấm, ra miếng, mua vật tưcũng vậy. Sau khi hình thành được hệ thống các hộ khá, mình lập sơđồ, đưa vào “bộ nhớ” và cứ thế mà thực hiện. Vì thế, ông xem, số môhình của mình cũng nhiều nhất, những gì mà trung tâm mình định làmthì ở vùng mình chỉ đạo này có cả... Không cần phải nghĩ dài hơi làmgì? Miễn rằng vụ này, trên chỉ đạo là mình có ở địa phương là đượcrồi. Còn vụ sau, nếu không có mô hình là tại dân không làm chứ, đâucó phải tại bọn mình.

Thứ hai, bán cây giống, con giống. Ông biết rằng, mốt hiện nay làchuyển dịch cơ cấu, người ta thích trồng cây ăn quả. Cây ăn quả thìcòn lâu mới ra quả. Cứ bán giống đã. Hộ giàu, nhiều hộ mua của mìnhcả vạn cây. Ông xem, mỗi cây chỉ cần lãi một ngàn đồng là ta có bạctriệu rồi. Đây, danh sách đây, tên hộ, số vải thiều, xoài TrungQuốc, nghe nói món xoài này ngon. Dân thì cần, mà mình chưa thấy.Ông có biết ở đâu có giống này không? Nếu dân không muốn mua thìphải giở món “tiếp thị” để kích cầu, cứ đi theo bài chuyển dịch cơcấu là mốt hiện nay. Nơi mới thì nên “hợp tác” với lãnh đạo địaphương. Các ông này mà thông thì dân sẽ phải chấp hành theo. Vả lại,cũng phải chia sẽ quyền lợi với các ông ấy.

Cấp trên bảo: nên báo cáo trước hội nghị của tỉnh, nhưng thôi, vìhôm ấy rơi đúng vào ngày mình phải đưa ít táo xuống cho ông Lịch.Cái ông mà có tám mẫu vườn và một hecta ao, mình và cậu uống rượuhôm tháng trước đó.

54

Chương 4 PHƯƠNG PHÁP NHÓM

Mục đích cơ bản của chương này là giúp cho người học có những hiểu biết sâu về lýthuyết của phương pháp nhóm trong khuyến nông và bước đầu biết vận dụng mộtsố phương pháp nhóm chủ yếu vào công tác khuyến nông. Do đó, người học phải: a)Nắm được khái niệm và đặc điểm của khuyến nông theo phương pháp nhóm; b)Hiểu lý thuyết và biết thực hành phương pháp khuyến nông qua tập huấn; c) Hiểu lýthuyết và biết thực hành phương pháp trình diễn; d) Hiểu lý thuyết và biết thực hànhphương pháp hội nghị đầu bờ; e) Hiểu lý thuyết và biết thực hành phương pháptham quan và khảo sát thực tế; f) Hiểu lý thuyết và biết thực hành phương pháp hộithi; g) Hiểu lý thuyết và biết thực hành phương pháp khuyến nông qua tổ chức hộichợ và triển lãm.

4.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP NHÓM

Phương pháp nhóm trong khuyến nông là phương pháp tổ chức nôngdân thành nhóm và tiến hành khuyến nông cho họ. Hay nói cáchkhác, khuyến nông theo phương pháp nhóm là nhằm chuyển giao kỹthuật hay công nghệ tiến bộ tới một nhóm nông dân. Như vậy,phương pháp nhóm trong khuyến nông là phương pháp khuyến nôngmà thông tin được chuyển giao cho một nhóm nông dân có cùngmối quan tâm với mong muốn đạt mục đích giống nhau. Phươngpháp nhóm trong khuyến nông thường bao gồm các phương pháp chủyếu sau: Tập huấn, Mô hình trình diễn, Hội nghị đầu bờ, Thamquan và khảo sát thực tế, Hội thi, Hội chợ và triển lãm.

Khi sử dụng phương pháp nhóm, nhóm nông dân nên được thành lậpdựa trên mục tiêu của công việc. Vì thế nhóm phải bao gồmnhững nông dân có chung nguyện vọng giải quyết những khó khăntrong sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi... Nhómnông dân được thành lập với nhiều tên gọi khác nhau như: Câulạc bộ khuyến nông, câu lạc bộ khuyến nông trẻ, câu lạc bộnông dân giỏi, câu lạc bộ VAC, câu lạc bộ trang trại, làngkhuyến nông tự quản, tổ hợp tác tương trợ, nhóm cùng sở thích,nhóm cùng họ tộc, nhóm liền canh, nhóm liền cư... Quy mô nhómphải hợp lý theo quan hệ cộng đồng, quan hệ họ hàng và quan hệsản phẩm. Các thành viên của nhóm nên đồng đều về điều kiệnkinh tế, mối quan tâm, kinh nghiệm, kỹ năng và tâm lý. Các

55

nhóm được thành lập phải mang tính ổn định và do nông dân tổchức, quản lý. Trong quá trình thành lập nhóm, khuyến nôngviên cần chú ý phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhóm trưởng.

Phương pháp nhóm có những ưu điểm như sau: Tốn ít nhân lựckhuyến nông; Nhiều nông dân cùng nắm được công nghệ hay kỹthuật mới; Khơi dậy sự tham gia của nông dân và nông dân cóthể tự giúp nhau thực hiện đúng thông tin được khuyến nông;Xây dựng các giải pháp phù hợp hơn với cộng đồng; Phát hiệncác vấn đề mới trong nông dân để cùng nhau giải quyết; Tăngtính bền vững của chương trình khuyến nông.

Bên cạnh đó, phương pháp nhóm cũng có hạn chế là khó giảiquyết đối với các trường hợp cá biệt của từng nông dân.

56

4.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÓM CƠ BẢN

4.2.1 Phương pháp khuyến nông qua tập huấn

4.2.1.1Khái niệm về tập huấn

Tập huấn là hoạt động khuyến nông nhằm phổ biến kiến thức vềmột chủ đề nào đó cho một nhóm nông dân để đáp ứng nhữngnguyện vọng của họ bằng hình thức tập trung ở một địa điểm vàthời điểm phù hợp. Đặc trưng cơ bản của phương pháp khuyếnnông qua tập huấn là:- Phổ biến thông tin, kiến thức cho một nhóm nông dân trong

một thời điểm xác định.- Người phổ biến kiến thức có thể là các khuyến nông viên, cán

bộ chuyển giao vànông dân tiêu biểu (gọi chung là giảngviên).

- Nội dung tập huấn thường tập trung vào một chủ đề xác địnhnhư: kỹ thuật ngâm ủ mạ, chọn giống, bảo quản nông sản, xửlý và sử dụng một loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón,tổ chức ghi chép hay tính toán hiệu quả kinh tế đầu tư chomột loại sản phẩm nào đó. Nội dung tập huấn thường xuất pháttừ nhu cầu của nông dân và nhu cầu của chuyển giao.

- Thời gian tập huấn có thể kéo dài nửa giờ, vài giờ, một vàingày và có thể dài hơn tuỳ theo nội dung và chủ đề tập huấn.

- Địa điểm tập huấn có thể diễn ra trên hội trường, lớp học,trên đồng ruộng, tại nông trại, hay ruộng thí nghiệm hay môhình trình diễn.

4.2.1.2Ưu điểm của phương pháp khuyến nông qua tập huấn

Đây là phương pháp khuyến nông phổ biến nhất ở các quốc giađang phát triển. Phương pháp này khắc phục được nhược điểm củaphương pháp cá nhân, chỉ cần một hay một vài khuyến nông viênvẫn có thể truyền bá kiến thức cho nhiều nông dân. Do tập huấntheo từng chủ đề nên các vấn đề thảo luận và giải quyết trongtập huấn mang tính cụ thể, tập trung và chuyên sâu. Tập huấnlà quá trình giao tiếp giữa người phổ biến kiến thức với nhữngngười tiếp nhận kiến thức_nông dân. Do đó, các vấn đề đượcthảo luận mang tính trực tiếp, cụ thể và được giải quyết mộtcách căn bản hơn so với các phương pháp hướng dẫn qua thư vàđiện thoại.

57

4.2.1.3Điều kiện để tiến hành khuyến nông theo phương pháp tập huấn

Phương pháp tập huấn trong khuyến nông chỉ nên được áp dụngtrong các điều kiện sau đây:

- Kỹ thuật hay công nghệ mới đã được khẳng định là tốt tại địa phương vàđiều kiện của nông dân, cơ quan khuyến nông muốn truyền bánhân rộng cho nhiều người. Nếu tổ chức tập huấn trong khi kỹthuật và công nghệ chưa được khẳng định thì việc tập huấn cóthể gây ra những tác động xấu trong chuyển giao kỹ thuật vàcông nghệ.

- Chủ đề thảo luận trong tập huấn phải là những chủ đề (kỹthuật hay công nghệ) có nhiều nông dân muốn áp dụng kỹ thuật hay côngnghệ đó. Do đó, trước khi tập huấn cần thiết phải đánh giánhu cầu của nông dân về chủ đề và nội dung tập huấn.

- Việc tiến hành tập huấn chỉ khi có các điều kiện về nhân lực(giảng viên), tài chính (kinh phí), thời gian và phương tiện(tài liệu tập huấn, mô hình, tiêu bản) phải được chuẩn bịđầy đủ. Do đó, với mọi hoạt động tập huấn phải lập kế hoạch tập huấn mộtcách kỹ càng và tỷ mỷ. Kế hoạch tập huấn phải nêu rõ mục tiêu,kết quả cần đạt, các nội dung cần tiến hành, các yêu cầu vềvật tư, thiết bị, kinh phí và giảng viên cần có.

- Việc tập huấn chỉ được thực hiện khi khuyến nông viên, cánbộ tập huấn nắm được nội dung chủ đề tập huấn và có phương pháp tậphuấn tốt.

4.2.1.4Phương thức tập huấn trong khuyến nông

Tập huấn được sử dụng chủ yếu theo hai phương thức cơ bản sau:Tập huấn giảng giải một chiều và tập huấn có sự tham gia.

58

Ảnh 4.1: Lớp tập huấn kỹ thuậttrồng hoa Lily tại huyện Mê Linh

của TTKN Hà Nội (9/2010)

Ảnh 4.2: Lớp tập huấn kỹ thuậttiến bộ mới trong chăn nuôi ở

tỉnh Bình Phước (9/2010)

(1) Phương thức tập huấn theo phương pháp giảng giải một chiều

a) Khái niệm và đặc trưng của phương pháp giảng giải một chiều

Đây là phương pháp khuyến nông truyền thống, được áp dụng phổbiến ở nhiều nước. Theo phương pháp này, chủ đề tập huấn đượcxác định trước, cán bộ tập huấn căn cứ vào nội dung, yêu cầucủa tập huấn, soạn tài liệu tập huấn và lên lớp giảng giải,diễn thuyết cho nông dân theo từng nội dung đã được chuẩn bịtrước. Học viên là nông dân tiếp thu một cách thụ động nhữnggì mà giảng viên trình bày nên học viên ít có cơ hội trao đổiqua lại giữa giảng viên và học viên.

b) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giảng giải một chiều

Phương pháp này có những ưu điểm nhất định: nếu giảng viên cókỹ năng truyền đạt tốt, có thể truyền bá thông tin cho nôngdân khá hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phươngpháp này là vận dụng thông tin một chiều chỉ từ giảng viên tớinông dân nên ít có thông tin từ nông dân tới giảng viên. Dođó, các vấn đề bức xúc của nông dân thường không được trao đổivà giải quyết trong quá trình tập huấn theo phương pháp giảnggiải một chiều. Nông dân ít có cơ hội để chia sẻ những điều họnghĩ về chủ đề tập huấn, ít có điều kiện thực hành, trao đổivới giảng viên và những người xung quanh họ. Do đó, phươngpháp giảng giải theo hình thức thông tin một chiều ít phù hợp

59

với đặc điểm học tập của nông dân như đã thảo luận ở Chương 2.Ngày nay, phương pháp tập huấn phổ biến trong khuyến nông làtập huấn có sự tham gia.

60

(2) Tập huấn có sự tham gia của nông dân

a) Khái niệm về tập huấn có sự tham gia của nông dân

Tập huấn có sự tham gia của nông dân là phương pháp truyền bákiến thức tới nông dân bằng cách phát huy tối đa sự tham giacủa nông dân. Nông dân được tạo cơ hội tham gia xác định chủđề tập huấn, được trực tiếp tham gia vào các hoạt động tậphuấn như: thực hành, quan sát, đo đếm, bình luận, nhận xét vàđưa ra các giải pháp cho chính mình. Giảng viên thường chỉđóng vai trò tư vấn. Thông tin chia sẻ trong tập huấn có sựtham gia là thông tin hai chiều cả từ phía giảng viên và nôngdân (Hộp 4.1).

Hộp 4.1 Lớp tập huấn nông dân có nghĩa là...

Sau khi được chọn đi học, tôi nghĩ rằng các giáo viên sẽ dạy cho chúng tôi các kỹthuật để có năng suất cao, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Các giáo viên hỗ trợcòn bản thân chúng tôi phải thu thập thông tin từ các việc mình làm, tự tìm raquyết định xử lý đồng ruộng và thực hiện các quyết định này.

Lớp tập huấn nông dân có nghĩa là:

Nông dân học tập bằng thực hành, học qua làm...Nông dân tập hợp lại để cùng nhau hiểu đồng ruộng.Nông dân tự đưa ra quyết định chứ không phải giáo viên đưa ra các quyết địnhđồng ruộng.Giáo viên phải thực sự là nông dân và huấn luyện cho học viên là nông dân.

Ông Vòng, Nông dân ở Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội

b) Nguyên tắc cơ bản của tập huấn sự tham gia của nông dân

Để tổ chức tập huấn có sự tham gia của nông dân cần tuân theocác nguyên tắc cơ bản sau đây:- Đối tượng và chủ đề tập huấn phải xuất phát từ chính nhu cầu

của nông dân.

61

- Tạo điều kiện cho nông dân tham gia trao đổi, thảo luận,chia sẻ những quan điểm và cách nhìn của họ. Do đó, cần chiahọc viên ra thành các nhóm nhỏ. Bố trí chỗ ngồi phù hợp, tạođiều kiện cho họ được làm việc theo nhóm và phương phápgiảng giải của giảng viên phải thích hợp.

- Giảng viên phải tạo cơ hội và khuyến khích nông dân liên hệnhững gì họ đang học với thực tế công việc và cuộc sống củahọ.

- Giảng viên phải khuyến khích nông dân dùng các kỹ năng quyếtđịnh và phán xét theo cách nhìn của riêng của nông dân.

- Nội dung tập huấn phải dựa vào các kỹ năng sẵn có của địaphương.

- Nông dân có thể học được từ giáo viên, từ chính bản thân họ,từ những nông dân khác.

- Khuyến khích sự tôn trọng và cởi mở giữa giảng viên với nôngdân và giữa các nông dân với nhau.

- Chấp nhận sự mơ hồ về kiến thức, thậm chí cả những điềutranh luận trái ngược nhau từ phía nông dân.

- Bắt đầu từ những vấn đề đơn giản trước.

c) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tập huấn có sự tham gia của nôngdân

Tập huấn có sự tham gia đã khắc phục nhược điểm của phươngpháp tập huấn truyền thống giảng giải một chiều từ giảng viên.Phương pháp tập huấn có sự tham gia được chú trọng ở hầu hếtcác chương trình phát triển nông nghiệp ở các nước đang pháttriển và ở nước ta. Phương pháp này có ưu điểm như sau:- Nông dân học được cách đưa ra quyết định và thực hiện quyết

định đó.- Thông tin đưa đến nông dân có hiệu quả hơn so với cách tập

huấn truyền thống giảng giải một chiều.- Khơi dậy sự tham gia của nông dân nên phát huy tối đa kinh

nghiệm và vốn sống của nông dân, nhất là những nông dân nòngcốt. Nhiều nông dân đã trở thành hạt nhân trong chuyển giaokỹ thuật và công nghệ.

- Giúp nông dân có thể học qua sự tự tổng kết, đúc rút kinhnghiệm.

- Nông dân có thể học từ những người cùng làm việc với mình.- Giảng viên, các cán bộ khuyến nông cũng có thể học từ nông

dân. Trong nhiều trường hợp, giảng viên quan sát và học hỏi

62

từ những ý kiến, các giải pháp do nông dân đề xuất đã gópphần làm phong phú hơn kiến thức và kinh nghiệm của cán bộkhuyến nông.

- Tận dụng tối đa kiến thức địa phương. Kiến thức địa phương(thường gọi là kiến thức bản địa) đã có sẵn ở trong dân,được khẳng định là đúng, được tích lũy qua nhiều thế hệ. Dođó, một khi được khơi dậy và sử dụng đúng đắn, kiến thức bảnđịa sẽ có tác dụng tốt đối với công tác khuyến nông.

Tuy nhiên, tập huấn có sự tham gia cũng bộc lộ một số nhượcđiểm nhất định:- Khó áp dụng cho lớp tập huấn với số đông nông dân. Thường

chỉ áp dụng cho lớp tập huấn 20 - 25 nông dân.- Đòi hỏi địa điểm tập huấn phải phù hợp cho các hoạt động làm

việc nhóm của nông dân.- Thường tốn kém hơn về chi phí (chi phí cho các hoạt động làm

bài tập nhóm của nông dân, tiêu bản...)- Thời gian tập huấn thường kéo dài hơn.- Đòi hỏi các khuyến nông viên phải có kỹ năng tốt về huy động

sự tham gia của nông dân.

d) Điều kiện để áp dụng tập huấn có sự tham gia

- Giảng viên phải nắm được phương pháp và kỹ năng tập huấn cósự tham gia.

- Giảng viên phải thực sự hiểu nông dân, gần gũi với nông dân.- Giảng viên cần tổ chức tốt các công việc trước, trong và sau

khi tập huấn.- Thành lập nhóm nông dân, xác định vai trò của mỗi thành viên

trong nhóm phù hợp với năng lực của họ để họ tự nguyện thamgia theo khả năng của từng người.

- Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật và tinh thần cho cả hướng dẫnviên, nông dân và giữa nông dân với nhau.

- Giảng viên phải tôn trọng năng lực, nhân cách, kinh nghiệmcủa nông dân để họ có thể tự nguyện nêu vấn đề và giải quyếtvấn đề.

- Giảng viên nên để cho nông dân đảm nhận một phần công việctrong giảng dạy trao đổi như: Viết bảng, thảo luận phiếu,điều khiển một tiết mục trong buổi tập huấn, trình bày kếtquả thảo luận, trình bày những chủ đề mà họ quan tâm và cókinh nghiệm.

63

- Giảng viên nên cho phép tối đa cả lớp biết kết quả làm việccủa nhóm hay của mỗi thành viên.

- Giảng viên có thể cho phép có sự đối ngược nhau về ý kiếngiữa giảng viên và nông dân, giữa các nông dân với nhau.

- Giảng viên cần có thái độ khuyến khích, phán xử tế nhị, độngviên là chính và tạo dựng bầu không khí vui vẻ trong lớp tậphuấn.

4.2.1.5Các kỹ năng tập huấn chủ yếu

Dù tập huấn theo phương thức giảng giải một chiều truyền thốnghay tập huấn có sự tham gia thì các khuyến nông viên vẫn phảisử dụng linh hoạt và phù hợp một số kỹ năng tập huấn dưới đây:

(1) Thuyết trình trên lớp (Lecturing)

a) Khái niệm phương pháp thuyết trình trên lớp

Thuyết trình trên lớp hay còn gọi là giảng trên lớp là một quátrình mà giảng viên chuẩn bị trước một chủ đề để trình bày(nói, giảng giải, phân tích trước học viên/ nông dân). Đây làquá trình chuyển thông tin một chiều từ giảng viên đến họcviên/ nông dân.

b) Trường hợp áp dụng phương pháp thuyết trình trên lớp

Phương pháp thuyết trình được áp dụng khi:- Giảng viên có kỹ năng thuyết trình tốt; - Giảng viên nắm vững và chuẩn bị tốt bài thuyết trình;- Có các phương tiện hỗ trợ;- Những chủ đề tập huấn tiện lợi cho thuyết trình.

c) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thuyết trình trên lớp

Thuyết trình trên lớp có các ưu điểm sau: - Áp dụng khi lớp đông học viên, thời gian tập huấn ngắn; - Giảng viên được chủ động về nội dung và thời gian;- Phương pháp này thường được dùng ở phần mở đầu của các buổi

tập huấn và một số chủ đề cần thiết trước khi tố chức thựchành hay đi thực tế.

64

Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình trên lớp có nhược điểm làtruyền đạt thông tin một chiều, người nghe thụ động chấp nhậnvà ít được tham gia. Nếu người thuyết trình có cách diễn đạtkhông tốt sẽ khó thu hút sự chú ý của học viên/ nông dân vàhiệu quả thuyết trình sẽ kém.

d) Những việc cần làm khi áp dụng phương pháp thuyết trình

Để giảng giải tốt, giảng viên cần làm tốt các việc sau:- Chuẩn bị kỹ bài nói trước khi lên lớp;- Chuẩn bị phim chiếu (Slides): Trình bày slide nên ít chữ

nhưng ý nghĩa phải nhiều, dễ hiểu và dễ nhớ. Các slide trìnhbày nên kết hợp hài hòa giữa hình ảnh, sơ đồ, đồ thị để minhhọa;

- Kết hợp giữa giảng giải với việc đặt ra câu hỏi để học viên/nông dân suy nghĩ trả lời;

- Nên dành thời gian cho học viên/ nông dân đặt câu hỏi;- Không nên né tránh câu hỏi của học viên/ nông dân;- Thuyết trình không quá dài tuỳ theo từng chủ đề (thông

thường mỗi chủ để chỉ nên kéo dài 20 - 30 phút);- Khi thuyết trình, giảng viên phải tự tin, vui vẻ, hướng vào

học viên để trao đổi.

(2) Thảo luận trên lớp (Class Discussions)

a) Khái niệm phương pháp thảo luận trên lớp

Thảo luận trên lớp là quá trình giao tiếp giữa học viên/ nôngdân và giảng viên trong quá trình giảng viên trình bày bàigiảng của mình. Phương pháp này nhằm khác phục nhược điểm củaphương pháp giảng giải một chiều.

b) Trường hợp áp dụng phương pháp thảo luận trên lớp

Phương pháp thảo luận trên lớp được áp dụng khi:- Giảng viên chuẩn bị kỹ càng các vấn đề cần thảo luận;- Thời gian tập huấn cho phép;- Giảng viên muốn nắm thêm các thông tin tại địa phương;- Giảng viên muốn dùng trí tuệ tập thể để giải quyết vấn đề;- Giảng viên muốn củng cố các kiến thức đã có ở học viên/ nông

dân.

65

c) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thảo luận trên lớp

Phương pháp thảo luận trên lớp có ưu điểm như sau: - Phát huy tính sáng tạo và sự tham gia của học viên/ nông

dân; - Làm cho học viên/ nông dân động não và chú ý hơn vào bài

giảng; - Bổ sung thêm các kiến thức cho bài giảng, cho giảng viên.

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là: 1) Khó kiểm soátthời gian; 2) Đôi khi giảng viên khó ứng xử với những tìnhhuống học viên/nông dân đưa ra.

d) Những việc cần làm khi áp dụng phương pháp thảo luận trên lớp

Để tổ chức tốt thảo luận trên lớp cần phải làm các việc sau: - Nên kết hợp giữa thảo luận trên lớp với giảng bài;- Giảng viên nên chuẩn bị các chủ đề cho thảo luận: câu hỏi

đặt ra phải rõ ràng, phải suy nghĩ trước một số phương ántrả lời;

- Giảng viên phải tôn trọng, ghi chép tất cả các ý kiếnphát biểu của học viên/ nông dân;

- Nếu có ý kiến trái ngược, yêu cầu học viên/ nông dân phântích, trình bày quan điểm của họ;

- Giảng viên nên có kết luận và đánh giá các ý kiến theonhững chuẩn mực đã định;

- Giảng viên cần khống chế thời gian, không nên quá sa đàvào thảo luận, tế nhị né tránh các chủ đề mẫn cảm, ngoàinội dung của bài trình bày.

(3) Động não (Brain Stoming)

a) Khái niệm phương pháp động não

Động não là một quá trình giải quyết vấn đề (Problem SolvingSituation). Trong đó, giảng viên đưa cho học viên/ nông dâncác vấn đề và yêu cầu họ nêu ra những ý kiến của họ khi thảoluận. Các ý kiến của học viên/ nông dân được tổng hợp lạithành ý kiến chung. Giảng viên có thể nêu ra một câu hỏi, mộtbức tranh, một tình thế, một câu chuyện và yêu cầu mọi người

66

bình luận, nhận xét, tìm nguyên nhân, đưa ra giải pháp, hayphân tích cây vấn đề...

b) Trường hợp áp dụng phương pháp động não

Phương pháp động não thường được dùng khi: 1) Tìm cách giảiquyết một vấn đề; 2) Phát triển tính sáng tạo của học viên/nông dân; 3) Kích thích sự tham gia của học viên/ nông dân,nhất là khi họ nghe giảng lâu.

c) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp động não

Phương pháp động não có ưu điểm như sau: - Kích thích sự sáng tạo và sự tham gia của học viên/ nông

dân; - Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề; - Có thể thực hiện với nhóm đông (cả lớp).

Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là nếu không kiểm soáttốt nội dung và quá trình thảo luận, giảng viên có thể khó làmchủ được thời gian.

d) Những việc cần làm khi áp dụng phương pháp động não

Để áp dụng tốt phương pháp này, giảng viên cần phải: - Chuẩn bị tốt vật tư, thiết bị cần thiết (phiếu màu, bútviết và băng dính...);- Nói cho nhóm học viên/ nông dân biết mục đích yêu cầu; - Khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến cho dù ý kiến đó là

đúng hay sai vẫn là điều đáng được khuyến khích;- Ghi chép tất cả các ý kiến của mọi người lên bảng. Hoặc

để mọi người viết xong vào phiếu, tổng hợp lại tất cả cácý kiến. Không nên loại bất cứ ý kiến nào dù là sai;

- Phân loại các ý kiến, đánh giá các ý kiến qua thảo luận; - Tổng hợp kết quả và hỏi học viên đã rút ra những gì từ

bài tập này và nhấn mạnh các điều cần chú ý.

(4) Thảo luận nhóm (Group Discussions)

a) Khái niệm phương pháp thảo luận nhóm

67

Thảo luận nhóm là phương pháp tập huấn để một nhóm học viên/nông dân tham gia thảo luận một vấn đề, chủ đề để mọi ngườibiết, đóng góp ý kiến, hiểu thêm về chủ đề, có kế hoạch hànhđộng, biết nghĩa vụ, quyền lợi khi tham gia.

b) Trường hợp áp dụng phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nhóm được áp dụng khi tập huấn viên/giảng viên: - Muốn nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của học viên/ nông

dân; - Giúp học viên/ nông dân học tập lẫn nhau; - Rèn luyện tinh thần hợp tác của học viên/ nông dân; - Lấy ý kiến của học viên/ nông dân để giải quyết vấn đề.

c) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nhóm có ưu điểm như sau: - Học viên/ nông dân được chủ động và sáng tạo trong khi học

tập; - Khuyến khích sự tham gia của học viên/ nông dân, nhất là

những người ngại phát biểu trên lớp; - Học viên/ nông dân có điều kiện củng cố bài học và hiểu rõ

thêm các vấn đề lý thuyết; - Huy động trí tuệ, sự tham gia của mọi người để đạt được mục

tiêu chung; - Tốn thời gian, thiết bị (giấy, mực…) và đòi hỏi phải có

không gian rộng.

Tuy nhiên, phương pháp này có một thách thức là giảng viên khóđiều chỉnh thời gian, nhiều khi thảo luận nhóm vượt quá thờigian cho phép.

d) Những việc cần làm khi áp dụng phương pháp thảo luận nhóm

Để áp dụng tốt phương pháp thảo luận nhóm, giảng viên cần tiếnhành như sau:- Chia lớp thành các nhóm nhỏ bao gồm những học viên/ nông dân

có cùng sở thích, mối quan tâm...- Nêu rõ các công việc nhóm cần phải làm cho thảo luận nhóm;

68

- Nhóm tự phân công người điều hành (nhóm trưởng), ghi chép,trình bày kết quả thảo luận;

- Địa điểm và thời gian thích hợp, không bị ảnh hưởng của yếutố bên ngoài (các nhóm khác, tiếng ồn...);

- Chuẩn bị tốt phương tiện phục vụ thảo luận (giấy, bút, đènchiếu, thiết bị...);

- Tổ chức nhóm thảo luận bằng cách cho các thành viên của nhómphát biểu hay viết ra phiếu những ý kiến của họ;

- Nhóm trưởng điều hành tổng hợp ý kiến và tranh luận giữa cácthành viên trong nhóm;

- Giảng viên tạo điều kiện cho các nhóm trình bày kết quả thảoluận của nhóm họ trước lớp;

- Giảng viên tạo điều kiện cho lớp thảo luận kết quả trình bàycủa các nhóm và tổng kết rút ra các bài học từ kết quả thảoluận đó.

(5) Câu chuyện tình huống (Case Study)

a) Khái niệm phương pháp câu chuyện tình huống

Phương pháp câu chuyện tình huống còn có thể được gọi lànghiên cứu trường hợp hay điển cứu. Tuy nhiên, trong khuyếnnông, phương pháp này gọi là “câu chuyện tình huống” là phù hợp hơncả. Đó là những câu chuyện thực tế về một chủ đề nào đó đượcđưa ra cho học viên/ nông dân thảo luận, rút ra các ý tưởng từtrong các câu chuyện tình huống thực tế đó. Trong nhiều trườnghợp, câu chuyện có thể không có lời giải duy nhất, tuỳ theocách nhìn của học viên/ nông dân. Việc thảo luận các câuchuyện thực tế này có thể được tiến hành trên lớp hay làm việctheo nhóm học viên/ nông dân.

b) Trường hợp áp dụng phương pháp câu chuyện tình huống

Phương pháp câu chuyện tình huống thường được áp dụng trongcác điều kiện: - Giảng viên muốn phát triển kỹ năng tư duy, phân tích, giải

quyết vấn đề và kỹ năng ra quyết định của học viên/ nôngdân.

- Giảng viên muốn cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm thựctiễn để học viên/ nông dân tự rút ra những bài học kinhnghiệm cho bản thân họ.

69

- Giảng viên muốn đánh giá kỹ năng phân tích và khả năng họctập của học viên/ nông dân.

c) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp câu chuyện tình huống

Phương pháp câu chuyện tình huống có ưu điểm như sau: - Thu hút sự tham gia của học viên/ nông dân, tạo ra không khí

học tập tốt mà không nhàm chán; - Được dùng kết hợp với phương pháp giảng giải, diễn thuyết để

khắc phục hạn chế của các phương pháp đó; - Làm cho học viên/ nông dân quan tâm, rút ra những điều bổ

ích củng cố kiến thức đã học và vốn sống của họ.

4) Những việc cần làm khi áp dụng phương pháp câu chuyện tình huống

Để áp dụng tốt phương pháp câu chuyện tình huống, giảng viêncần phải:- Chuẩn bị các câu chuyện càng thực tế càng tốt. Câu chuyện

phải đủ các dữ liệu để cho học viên phân tích đánh giá. Ngônngữ phải gần gũi, giản dị, dễ hiểu. Cấu trúc câu chuyện phảichặt chẽ.

- Giảng viên phải chuẩn bị trước lời giải và các tình huống cóthể có khi thảo luận.

- Giảng viên phải tạo cho mọi người đọc chung (chung cả lớp,theo nhóm), tốt hơn là nên cho một học viên đọc to cho cảlớp nghe.

- Lấy ý kiến của mọi người nhận xét và đánh giá về câu chuyệnđó.

- Giảng viên cần tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm và ýnghĩa từ câu chuyện.

(6) Bài tập (Excercise)

a) Khái niệm phương pháp bài tập

Bài tập là những tình huống được đặt ra để giải quyết vấn đề,minh họa cho một chủ đề cụ thể khi tập huấn. Thường bài tậpchỉ có một câu trả lời.

b) Trường hợp áp dụng phương pháp bài tập

70

Bài tập được áp dụng khi giảng viên muốn học viên/ nông dânhiểu thêm khái niệm, nguyên lý và quá trình áp dụng và áp dụngvào những điều kiện khó hơn.

c) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp bài tập

Phương pháp bài tập có ưu điểm như sau: - Nhanh chóng kiểm tra được kiến thức của học viên/ nông dân;- Học viên/ nông dân được tham gia tích cực;- Chuyển từ nhận thức lý thuyết sang thực hành;- Đánh giá tốt năng lực của từng cá nhân.

d) Những việc cần làm khi sử dụng phương pháp bài tập

Khi áp dụng phương pháp bài tập giảng viên cần chú ý:- Bài tập chỉ nên ở phạm vi một khái niệm, một vấn đề đơn lẻ;- Bài tập nên ngắn gọn, phát huy tinh sáng tạo của học viên/

nông dân; Không nên ra bài tập quá dài.- Nên kiểm tra kỹ bài tập trước khi đưa ra cho học viên/ nông

dân;- Bài tập không nên quá lý thuyết, càng gần thực tế với đời

sống học viên/ nông dân càng tốt.

(7) Làm mẫu (Rehearsals)

a) Khái niệm phương pháp làm mẫu

Phương pháp làm mẫu trong khuyến nông là phương pháp giảngviên trình bày cách thực hiện một việc cụ thể trong khuyếnnông (làm mẫu gieo hạt, cấy trồng, chiết ghép...) để học viên/nông dân xem và học theo.

b) Trường hợp áp dụng phương pháp làm mẫu

Phương pháp làm mẫu được áp dụng khi, giảng viên muốn: - Hướng dẫn cách thực hiện thao tác hay kỹ năng cho học viên/

nông dân; - Làm mẫu từng bước một để thực hiện một quy trình kỹ thuật cụ

thể nào đó;

c) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp làm mẫu

71

Phương pháp làm mẫu thu hút được sự chú ý của học viên/ nôngdân tham gia. Học viên/ nông dân có thể dễ thực hiện do đượcquan sát và hướng dẫn. Tuy nhiên, khó áp dụng trong trường hợptôt chức lớp quá đông người.

d) Những việc cần làm khi áp dụng phương pháp làm mẫu

Để áp dụng tốt phương pháp làm mẫu, giảng viên cần làm tốt cácviệc sau:- Tạo điều kiện để cho học viên/ nông dân thực hành các nội

dung giảng viên yêu cầu làm mẫu;- Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư và trang thiết bị để mọi người

làm thử;- Cần có người trợ giảng hỗ trợ cho các hoạt động làm mẫu; - Giới thiệu bài thực hành: Cần nêu rõ mục tiêu và nội dung

thực hành;- Giới thiệu các dụng cụ, vật tư và trang thiết bị cho làm

mẫu;- Làm mẫu lần 1 và lần 2, giải thích cặn kẽ từng bước cho học

viên/ nông dân;- Tiếp đó hỏi xem học viên có thắc mắc gì để giải đáp thêm;- Để học viên/ nông dân tự làm;- Giảng viên tạo cơ hội cho học viên/ nông dân rút kinh nghiệm

từ quan sát những học viên/ nông dân khác sau mỗi lần làmthử. Rút kinh nghiệm từ những học viên/ nông dân làm đúng vàlàm sai;

- Tổng kết bài học.

(8) Đóng vai (Role Plays)

a) Khái niệm về phương pháp đóng vai

Đóng vai trong khuyến nông là một quá trình mà cả họcviên/nông dân và giáo viên có thể đóng vai làm diễn viên chomột câu chuyện hay tình huống nào đó nhằm phản ánh vấn đề vàcác ý tưởng đằng sau sự diễn xuất đó. Thường các chủ đề đóngvai gắn với nội dung tập huấn và các vấn đề cần giải quyết củahọc viên/ nông dân như: các mâu thuẫn, các khó khăn nảy sinhkhi chuyển giao công nghệ...

72

b) Trường hợp áp dụng phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai thường được áp dụng trong các trường hợpsau:- Giảng viên muốn học viên/ nông dân hiểu thêm về chủ đề tập

huấn;- Lớp tập huấn có quỹ thời gian hợp lý;- Có một số học viên/ nông dân làm nòng cốt.

c) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai có ưu điểm như sau: - Giúp học viên/ nông dân hiểu sâu vấn đề, nhất là khi quan

sát mọi người tham gia các vai diễn; - Tạo ra không khí học tập vui vẻ và chứa đựng thông tin bổ

ích; - Tiết kiệm kinh phí.

Tuy nhiên, phương pháp đóng vai cũng có những nhược điểm sauđây: - Học viên/ nông dân hay ngại khi diễn trước người khác; - Việc tập duyệt đóng vai thường mất nhiều thời gian; - Khó tìm được kịch bản tốt thoả mãn tất cả các mục tiêu; - Tốn nhiều thời gian; - Yêu cầu người tham gia phải có trí tưởng tượng phong phú.

d) Những việc cần làm khi sử dụng phương pháp đóng vai

Để áp dụng phương pháp đóng vai, giảng viên cần chú ý: - Giảng viên có thể chọn một trong hai cách sau: (1) Giảng

viên xây dựng kịch bản và đóng vai với một học viên/ nôngdân khác; (2) Tạo điều kiện cho các học viên/ nông dân tựxây dựng kịch bản và đóng vai để thể hiện.

- Giảng viên cần tổ chức cho các diễn viên (học viên/ nông dânđược chọn) thể hiện vai của mình trước lớp.

- Huy động sự quan sát và nhận xét của các học viên/ nông dânkhác với câu chuyện và các vai diễn;

- Thảo luận đưa ra bài học kinh nghiệm về vấn đề được diễnxuất.

73

4.2.2 Phương pháp trình diễn (Demonstration Methods)

4.2.2.1Khái niệm phương pháp trình diễn

Trong thời gian gần đây, phương pháp trình diễn là phương phápkhuyến nông phổ biến thứ hai sau phương pháp tập huấn. Trongthực tế, phương pháp trình diễn thường hay được gọi là “Phươngpháp mô hình trình diễn”. Phương pháp mô hình trình diễn làtập hợp các hoạt động thể hiện cách thức, trình tự và giảipháp áp dụng một công nghệ cụ thể trong từng điều kiện cụ thểcủa nông dân để nông dân học tập qua: làm, quan sát, trao đổi,thảo luận và rút kinh nghiệm. Phương pháp mô hình trình diễnthường bao gồm các công việc: Chuẩn bị các điều kiện áp dụngcông nghệ (như đồng ruộng, nông trại, cơ sở chế biến, vậtliệu, vật tư, trang thiết bị...); Các bước và trình tự tiếnhành áp dụng công nghệ trong các điều kiện cụ thể đó; Phântích, đánh giá trình tự tiến hành, kết quả của việc áp dụngcông nghệ khuyến nông so với phương pháp và cách làm cũ; Nhậnxét, rút ra các kinh nghiệm và cách làm cụ thể. Phương pháp môhình trình diễn tạo điều kiện tối đa để nông dân tham gia,theo dõi và biết được ưu điểm của kỹ thuật hay công nghệkhuyến cáo.

4.2.2.2Yêu cầu của phương pháp trình diễn

Thực hiện phương pháp trình diễn thường đòi hỏi các yêu cầudưới đây:- Kỹ thuật và công nghệ thể hiện trong mô hình phải đáp ứng

những khó khăn của nông dân; - Mô hình, kỹ thuật và công nghệ phải đơn giản, dễ hiểu và dễ

áp dụng;- Mô hình phải phù hợp với kỹ năng và điều kiện kinh tế của

nông dân;- Nông dân làm là chính, khuyến nông viên chỉ đóng vai trò là

người tư vấn;- Thời điểm làm đúng thời vụ và nông dân có thể tham gia;- Đảm bảo về kinh tế: nông dân thấy là có lợi; - Đảm bảo về xã hội: mô hình được cộng đồng chấp nhận.

4.2.2.3Phân loại phương pháp trình diễn

74

Phương pháp trình diễn được phân loại theo các tiêu thức khácnhau. Phân theo sự tham gia của khuyến nông viên và nông dân,có ba loại phương pháp trình diễn: (1) Mô hình trình diễn docán bộ khuyến nông tiến hành, (2) Mô hình trình diễn do cán bộkhuyến nông hướng dẫn nông dân làm, (3) Mô hình trình diễn donông dân tự làm (Bảng 4.2). Ba loại phương pháp mô hình trìnhdiễn trên khác nhau về nội dung, người tổ chức chính và tínhbền vững của mô hình. Theo sự phát triển hiện nay của khuyếnnông, các khuyến nông viên phải có kỹ năng huy động sự thamgia của nông dân và kỹ năng tư vấn tốt để áp dụng mô hìnhtrình diễn do nông dân tự làm. Phương pháp mô hình trình diễndo nông dân tự làm vừa huy động tối đa sự tham gia, đóng gópcủa nông dân, vừa đảm bảo tính bền vững của công nghệ hay kỹthuật áp dụng (Bảng 4.2)

Bảng 4.2 Các loại phương pháp trình diễn phân theo sự tham gia củanông dân và khuyến nông viên

Trình diễn doCBKN tiến hành

Trình diễn doCBKN hướng dẫnnông dân làm

Trình diễn donông dân tự làm

Nội dung CBKN lập kế hoạch, cung cấp đầu vào, tiến hành thực nghiệmtrên ruộng của nông dân hay củakhu thí nghiệm của khuyến nông

CBKN phối hợp với nông dân, cán bộ khuyến nông cung cấp một số đầu vào cần thiết (giống, phân bón..), hướng dẫn nông dân, vàgiúp nông dân cùng làm

Nông dân nhất làkhuyến nông tìnhnguyện viên là nông dân tự tổ chức mô hình để đánh giá, thử nghiệm, trước khi nhân rộng

Người tổchức chính

Cán bộ khuyến nông

Cán bộ khuyến nông và nông dân

Nông dân hay nhóm nông dân

Tính bềnvững

Thấp Trung bình Cao

75

Nếu phân theo tiến trình xây dựng mô hình trình diễn, có thểphân phương pháp trình diễn thành hai loại sau: Trình diễn kếtquả và trình diễn phương pháp. Đây là hai dạng mô hình trìnhdiễn thường được sử dụng phổ biến trong khuyến nông. Vì thế,từng dạng mô hình trình diễn đó sẽ được trình bày chi tiết.

Ảnh 4.3: Mô hình trình diễn kỹthuật sử dụng máy gặt đập liênhợp KUBOTA DC-60 tại Long Thạnh,

Vĩnh Lợi, Bạc Liêu

Ảnh 4.4: Mô hình thử nghiệm trồngNa dai theo quy trình Vietgap tạivườn của ông Nguyễn Đức Bẩy ở Lục

Nam, Bắc Giang

Trình diễn kết quả là quá trình xây dựng mô hình ứng dụng côngnghệ hay kỹ thuật cần khuyến cáo để có kết quả minh chứng chotính ưu việt của công nghệ hay kỹ thuật đó và thuyết phụcnhững nông dân có quan tâm làm theo thông qua kết quả minhchứng từ mô hình. Mục đích của phương pháp trình diễn kết quảlà dùng kết quả của mô hình để thuyết phục nông dân về mộtcông nghệ hay kỹ thuật mà khuyến nông định chuyển giao.

Phương pháp trình diễn kết quả được áp dụng chủ yếu trong cácđiều kiện sau: Thứ nhất, khi kỹ thuật mới đã được khẳng địnhlà đúng, hiệu quả và phù hợp tại địa phương, có kết quả rõ rệtvà dễ thuyết phục đối với nông dân và cộng đồng; Thứ hai, khinông dân thật sự cần kỹ thuật hay công nghệ đó.

Phương pháp trình diễn kết quả có các ưu điểm sau đây: - Giúp tăng lòng tin của nông dân với kỹ thuật hay công nghệ

mới trên cơ sở kết quả minh chứng. Do đó. nông dân sẽ làmtheo một khi họ thấy được kết quả cụ thể;

76

- Cung cấp thông tin cho nông dân, khuyến nông viên và cơ quannghiên cứu về tính khả thi của công nghệ hay kỹ thuật ở nơicó mô hình đó.

Bên cạnh đó, trình diễn kết quả do tập trung vào việc dùng kếtquả để truyền bá thông tin nên người nông dân gần như khôngnắm được về phương pháp và trình tự áp dụng một công nghệ haykỹ thuật trong điều kiện cụ thể tại địa phương. Trình diễn kếtquả sẽ không tạo điều kiện để nông dân hiểu và nắm vững cáchthức áp dụng công nghệ hay kỹ thuật cần chuyển giao. Do đó,trình diễn kết quả không có ảnh hưởng sâu rộng như trình diễnphương pháp.

Để làm tốt phương pháp trình diễn kết quả, các khuyến nôngviên cần làm tốt các việc sau:- Xác định rõ mục đích của việc trình diễn: Có thể có một số

mục đích cơ bản sau đây của trình diễn kết quả như: cung cấpthông tin về kỹ thuật hay công nghệ mới; Tăng sự nhận biếtcủa nông dân và cộng đồng; Truyền bá kỹ thuật và công nghệđã được khẳng định là phù hợp và hiệu quả; Thể nghiệm kỹthuật hay công nghệ mới...

- Lựa chọn địa điểm trình diễn: Địa điểm trình diễn phải phùhợp với điều kiện kinh tế - tự nhiên - xã hội, nhất là điềukiện của cộng đồng nông dân mà khuyến nông định chuyển giao.Địa điểm trình diễn có thể là các nông trại thực nghiệm củacơ quan khuyến nông, cũng có thể trên đồng ruộng và cơ sởcủa nông dân...

- Lập kế hoạch xây dựng mô hình: Kế hoạch phải thể hiện rõ yêucầu về vật tư, thiết bị, nhân lực, công nghệ, kinh phí, gắnvới thời gian cụ thể.

- Tổ chức xây dựng mô hình từng bước trong trường hợp mô hìnhtrình diễn được xây dựng trên đồng ruộng thực nghiệm của cơquan khuyến nông. Trong trường hợp mô hình trình diễn xâydựng tại đồng ruộng hay cơ sở của nông dân, khuyến nông viêntiến hành hướng dẫn nông dân làm mô hình theo từng bước cụthể.

- Chỉ đạo kiểm tra, góp ý nhằm hoàn thiện mô hình.- Theo dõi kết quả của mô hình.- Tổ chức báo cáo kết quả về mô hình và thẩm định kết quả.- Tổ chức hội nghị đầu bờ, tham quan để giới thiệu về kết quả

mô hình.

77

- Nhận xét, đánh giá và đề xuất điều kiện áp dụng.

b. Trình diễn phương pháp

Trình diễn phương pháp là quá trình tổ chức cho nông dân biếtcách xây dựng và áp dụng một công nghệ hay kỹ thuật cụ thể từđầu đến cuối để mọi người biết cách làm và áp dụng công nghệhay kỹ thuật đó trong điều kiện cụ thể của địa phương, tạo cơhội cho nông dân học qua làm, nông dân được tiếp xúc, liên hệvà học tập lẫn nhau. Trình diễn phương pháp chính là quá trìnhhọc qua làm (learning by doing).

Trình diễn phương pháp có tác dụng lớn trong khuyến nông.Những tác dụng của trình diễn phương pháp bao gồm: - Nông dân hiểu được cách làm từ đầu đến cuối khi áp dụng một

công nghệ hay kỹ thuật mới; - Tạo điều kiện để nông dân tham gia mọi công việc trong xây

dựng mô hình; - Phát huy được sự sáng tạo của nông dân khi áp dụng và chuyển

giao công nghệ hay kỹ thuật;- Khuyến nông viên có cơ hội học từ nông dân và cải tiến

phương pháp cho các đợt chuyển giao tiếp theo;- Trình diễn phương pháp khắc phục hạn chế của trình diễn kết

quả. Trong khi trình diễn kết quả tập trung vào việc dùngkết quả để truyền bá thông tin thì trình diễn phương pháplại tập trung vào giới thiệu phương pháp và trình tự áp dụngmột công nghệ hay kỹ thuật trong điều kiện cụ thể tại địaphương. Trình diễn phương pháp tạo điều kiện để nông dânhiểu và nắm vững cách thức áp dụng công nghệ hay kỹ thuậtđó. Do đó, trình diễn phương pháp thường được nông dân thamgia đông đảo và có ảnh hưởng sâu rộng hơn so với trình diễnkết quả.

Bên cạnh đó, trình diễn phương pháp cũng gặp phải những nhượcđiểm như: Tổ chức áp dụng trình diễn phương pháp phụ thuộcnhiều vào trình tự các bước áp dụng công nghệ; Thời gian kéodài và tốn nhiều công sức để giới thiệu từng bước áp dụng côngnghệ cho nông dân biết và nắm được công nghệ đó.

Để tổ chức trình diễn phương pháp được tốt, khuyến nông viêncần làm tốt các việc sau:

78

- Xác định rõ mục đích trình diễn: Thuyết phục nông dân ápdụng kỹ thuật hay công nghệ, cung cấp thông tin...

- Lựa chọn nông dân tham gia: Những nông dân quan tâm đến kỹthuật hay công nghệ mới và nên tổ chức nông dân theo nhómcùng sở thích để tiến hành quá trình xây dựng trình diễnphương pháp.

- Xác định cấu trúc mô hình để xây dựng: Thường để chứng minhsự thuyết phục của một kỹ thuật hay công nghệ mới nên có môhình thể hiện kỹ thuật hay công nghệ mới và mô hình theo kỹthuật hay công nghệ truyền thống của nông dân để dễ so sánhvề cấu trúc, cách làm và kết quả làm.

- Chuẩn bị trang thiết bị vật tư.- Xác định trình tự công việc trong xây dựng mô hình.- Khuyến nông viên tư vấn, hướng dẫn nông dân làm từng bước

công việc trong xây dựng mô hình và áp dụng công nghệ. Quátrình này có thể diễn ra một vài giờ, cũng có thể một vàituần, cả vụ gieo trồng hay thậm chí cả năm.

- Tổ chức cho nông dân theo dõi, quan sát và đánh giá. Khơidậy sự hăng hái của nông dân để họ nhận xét từng tác nghiệpvà kết quả giữa kỹ thuật hay công nghệ mới so với kỹ thuậthay công nghệ cũ.

- Khuyến khích nông dân tìm nguyên nhân của sự sai khác giữahai mô hình cũ và mới và rút ra các kết luận cần thiết.

- Khẳng định tính ưu việt của công nghệ được khuyến cáo, cácđiều kiện áp dụng và các bước tiến hành.

Để biết thêm kỹ năng cần thiết về tổ chức mô hình trình diễn,xin mời xem thêm phụ lục.

79

4.2.3 Hội nghị đầu bờ

4.2.3.1Khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp hội nghị đầu bờ

a) Khái niệm phương pháp hội nghị đầu bờ

Hội nghị đầu bờ (còn có tên là hội thảo hiện trường hay lớphọc hiện trường) là phương pháp khuyến nông tạo cơ hội chonông dân quan sát thực tế một mô hình, một nông trại để phổbiến, rút kinh nghiệm hay giải quyết vấn đề mà nông dân gặpphải ngay tại hiện trường. Đây là phương pháp để nông dân họchỏi lẫn nhau dưới sự hỗ trợ của khuyến nông viên.

Ảnh 4.5: Hội nghị đầu bờ củaTuyên Quang tổng kết sản xuất thửnghiệm 3 giống lúa lai LC 212, LC

270 và LC 25

Ảnh 4.6: Hội nghị đầu bờ về cáchchăm sóc mận Tam Hoa ở Bắc Hà,

Lào Cai

b) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp hội nghị đầu bờ

Phương pháp hội nghị đầu bờ có những ưu điểm như sau:- Giúp chuyển giao nhân rộng kết quả của mô hình khi đã được

khẳng định là thành công;- Giúp nông dân hiểu sâu sắc hơn về kỹ thuật và công nghệ

chuyển giao vì họ được quan sát, trao đổi trực tiếp với nôngdân làm mô hình và những người xung quanh;

- Tạo điều kiện cho nông dân một môi trường học tập thoải máinên họ sẽ tiếp thu thông tin tốt hơn;

- Nông dân tự đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình;- Giúp nông dân và cán bộ khuyến nông giải quyết được vấn đề

thực tiễn mà nông dân đang gặp phải.

80

Bên cạnh đó, phương pháp hội nghị đầu bờ cũng có một số nhượcđiểm sau:- Thường tốn thời gian, vật tư thiết bị, nhất là chi phí cho

mô hình để thảo luận khi triển khai hội nghị đầu bờ;- Tổ chức trên đồng ruộng và nông trại của nông dân nên tốn

kém chi phí đi lại, nhất là trong trường hợp nơi diễn ra hộinghị đầu bờ ở xa nơi ở của nông dân tham gia hội nghị đầubờ.

4.2.3.2Trường hợp áp dụng phương pháp hội nghị đầu bờ

Hội nghị đầu bờ thường được áp dụng trong các trường hợp sau:- Giảng viên muốn truyền bá một kỹ thuật hay công nghệ đã

khẳng định là thành công trên đồng ruộng của nông dân. Nơitổ chức hội nghị đầu bờ phải có mô hình áp dụng thành côngkỹ thuật hay công nghệ cần truyền bá.

- Phương pháp hội nghị đầu bờ nên được áp dụng kết hợp vớiphương pháp trình diễn kết quả hay trình diễn phương pháp.Khi kết thúc mô hình, khuyến nông viên nên tổ chức hội nghịđầu bờ.

- Giảng viên muốn nông dân nhận xét rút kinh nghiệm về sự thấtbại của mô hình từ thực tế đồng ruộng của nông dân. Nơi tổchức hội nghị đầu bờ phải có mô hình chưa thành công khi ápdụng công nghệ hay kỹ thuật để nông dân đánh giá rút ra kinhnghiệm thành công;

- Giảng viên có thể kết hợp hội nghị đầu bờ với giảng giảithuyết trình trên lớp. Tuy nhiên, vai trò của giảng viên chủyếu là hỗ trợ nông dân, các nông dân chủ của mô hình sẽ giớithiệu, chia sẻ các kết quả và những điều họ rút ra từ thựchiện mô hình để cho những nông dân khác học tập.

4.2.3.3Tổ chức hội nghị đầu bờ

Để tổ chức tốt hội nghị đầu bờ, khuyến nông viên cần làm tốtcác việc sau:

- Xác định rõ mục đích của tổ chức hội nghị đầu bờ. Có thể tổchức hội nghị đầu bờ theo những mục tiêu sau: 1) Giới thiệucông nghệ hay kỹ thuật mới đã thành công tại địa phương; 2)Rút kinh nghiệm mô hình hay những trường hợp nông dân thất

81

bại trong áp dụng công nghệ; 3) Tìm cách giải quyết vấn đềmà nông dân đang gặp phải.

- Chuẩn bị nội dung hội nghị: Nêu rõ những nội dung cần thiếtcủa hội nghị (có thể trao đổi trên lớp học ở hội trường, cáchoạt động tham quan khảo sát tại hiện trường),

- Lập kế hoạch hội nghị đầu bờ bao gồm: Các công việc cần làm,ai làm, lúc nào làm, kèm theo là vật tư, thiết bị và các chiphí cần thiết khác.

- Chọn địa điểm tổ chức hội nghị đầu bờ: Từ mục tiêu hội nghịmà chọn mô hình thành công hay thất bại, hay thăm các nôngtrại đang gặp khó khăn.

- Liên hệ với địa phương và chủ mô hình: Có kế hoạch hợp tácvới chủ các mô hình trước khi hội nghị tiến hành về địađiểm, thời gian, nội dung mà chủ mô hình sẽ trao đổi với hộinghị. Địa điểm nên là những nông trại ngay tại thôn, bản củanông dân để làm tăng tính thuyết phục của thông tin chia sẻ,tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại.

- Tổ chức nhóm nông dân tham gia hội nghị đầu bờ: Nhóm nôngdân tham gia là những người có cùng quan tâm về kỹ thuật haycông nghệ sẽ thảo luận. Nhóm nông dân không quá lớn (thườngtối đa là 25-30 người) để dễ kiểm soát và tạo điều kiện chotất cả mọi nông dân cùng tham gia. Chia lớp tập huấn rathành các nhóm nhỏ (3-5 người/nhóm). Mỗi nhóm có một nhómtrưởng. Phân công các nhóm quan sát và nhận xét một chủ đềnhất định khi tiến hành hội nghị đầu bờ để sau này có nhậnxét và phản hồi theo từng nội dung khuyến cáo.

- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ: Các phương tiện hỗ trợthường là bút, bảng, giấy khổ lớn, phương tiện nghe nhìn(máy quay video, máy ảnh...) và nếu có thể nên chuẩn bị loađể nói cho tất cả mọi người có thể nghe được rõ.

- Tổ chức cho nông dân tham quan mô hình: Tạo điều kiện đểnông dân làm mô hình trình diễn hay nông dân đang gặp khókhăn giới thiệu về nông trại và đồng ruộng của chính họ.

- Giảng viên có thể hỗ trợ, dẫn dắt hội nghị nhưng không làmthay nông dân. Giảng viên tạo cơ hội cho nông dân tham giatrao đổi, nêu các vấn đề mà họ quan tâm.

- Khuyến khích nông dân thảo luận và ghi chép các vấn đề mà họquan sát được.

- Kết thúc hội thảo bằng cách tóm tắt lại các điểm chính mànông dân đã thấy, đã nghe, đã nghĩ và đã hỏi. Đồng thời giải

82

thích cho nông dân các hoạt động khuyến nông có liên quantrong tương lai.

Để nắm thêm kỹ năng tổ chức hội nghị đầu bờ, xin mới xem thêmphụ lục.

4.2.4 Tham quan và khảo sát thực tế

4.2.4.1Khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tham quan và khảo sát thực tế

a) Khái niệm

Tham quan và khảo sát thực tế là phương pháp khuyến nông trongđó nông dân được tổ chức đi đến nơi đang diễn ra một công việcnào đó nằm trong chủ đề của khuyến nông để đúc rút kinh nghiệmvà đi đến hành động cụ thể. Tham quan – theo ngôn ngữ Hán -Việt có nghĩa là “Tham gia” vào một chuyến đi ở một nơi cụ thểvà “Quan sát” những gì thấy được. Đây là phương pháp khuyếnnông tạo điều kiện để nông dân học tập theo phương châm “Trămnghe không bằng một thấy” và “Đi một ngày đàng học một sàngkhôn” để họ trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Ảnh 4.7: Tham quan và khảo sátvận hành máy gặt đập liên hợp tại

Khánh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh

Ảnh 4.8: Tham quan và khảo sát môhình chuyển đổi cơ cấu cây trồng

tại Gia Lộc, Hải Dương

b) Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tham quan và khảo sátthực tế

83

Phương pháp tham quan có các ưu điểm như sau:- Giúp học viên quan sát thực tế cách tiến hành triển khai một

công việc nào đó. Nông dân mong muốn được đi thăm các cơ sởnông nghiệp tương tự ở các nơi khác nhau để học hỏi, traođổi kinh nghiệm... Từ đó tự nông dân rút ra các hành độngcho riêng mình.

- Giúp củng cố các bài giảng lý thuyết thông qua quan sát thựctế, trao đổi với những nông dân khác.

- Tham quan còn tạo ra ấn tượng tốt cho học viên trong quátrình học tập.

Tuy nhiên, tham quan cũng có nhược điểm như sau: Chi phí đilại thường tốn kém khi địa điểm tham quan ở xa nơi ở của nôngdân.4.2.4.2Trường hợp áp dụng phương pháp tham quan và khảo sát thực tế

Phương pháp tham quan được áp dụng trong các trường hợp sau:- Giảng viên muốn minh chứng cho nông dân thấy cách tiến hành

áp dụng một công nghệ hay kỹ thuật nào đó.- Minh chứng tính ưu việt của phương pháp, hay kỹ thuật tiến

bộ đang được thảo luận trong tập huấn.- Minh chứng phương pháp và cách làm đúng hay cách làm sai.- Địa điểm đến tham quan phải có điều kiện càng giống với điều

kiện của nông dân càng tốt.

4.2.4.3 Tổ chức tham quan và khảo sát thực tế

Để tổ chức tốt một chuyến tham quan, khuyến nông viên cần làmtốt các việc sau:- Xác định mục đích của chuyến tham quan. Trong thực tế có thể

tổ chức tham quan vì các mục đích sau: 1) Khẳng định tínhđúng đắn khi áp dụng một công nghệ hay kỹ thuật; 2) Rút rabài học kinh nghiệm về thất bại của một mô hình; 3) Tìm tòikhả năng hợp tác.

- Xác định đối tượng tham quan: Từ mục đích tham quan, lựachọn đối tượng tham quan cho phù hợp. Đối tượng tham quan lànhững nông dân có cùng mối quan tâm, có hoàn cảnh tương tựnhư mô hình sẽ được giới thiệu ở nơi tham quan, khảo sát.

- Chọn địa điểm tham quan thích hợp: Địa điểm tham quan phảilà nơi thể hiện được những yêu cầu của mục đích tham quan.

84

Địa điểm tham quan phải đảm bảo yêu cầu sau: gần nơi nôngdân ở, các điều kiện kinh tế - sinh thái của mô hình phảitương tự như điều kiện của nông dân sẽ được đi tham quan;nông dân nơi tới tham quan nên sẵn sàng hợp tác và trao đổivới đoàn tham quan.

- Liên hệ nơi thăm quan để bố trí thời gian và đồng ruộng ởđịa điểm tham quan và khảo sát. Khuyến nông viên nên đến cácđịa điểm tham quan trước để chuẩn bị các điều kiện cần thiếtcho hoạt động tham quan. Số lượng các điểm tham quan phục vụđúng mục đích và chủ đề tham quan, khảo sát. Không nên quánhiều điểm tham quan vì dễ gây tốn kém chi phí đi lại, điềukiện để cho nông dân quan sát kỹ và hiểu sâu một vấn đề sẽhạn chế.

- Lập kế hoạch tham quan: Tuyến đường đi, các trang thiết bị,công tác hậu cần (đồ ăn, đồ uống, thuốc...) cho đoàn đi thamquan.

- Tổ chức đoàn tham quan: Đoàn đi tham quan không quá đông(chỉ nên 15-20 người). Phân công các nhóm nhỏ trong đoànquan sát, trao đổi sâu về một vấn đề nhất định cần tìm hiểu.Phân công nhóm trưởng của các nhóm ghi chép các kết quả quansát, thảo luận.

- Tổ chức đưa đoàn tham quan đi đến địa điểm tham quan đảm bảoan toàn, tạo không khí vui vẻ, giới thiệu cảnh quan venđường có liên quan đến chủ đề tham quan và đời sống của nôngdân.

- Khuyến khích chủ nhà (chủ mô hình nơi đến tham quan) dẫndắt, trao đổi, giới thiệu mô hình. Cán bộ khuyến nông chỉ làngười thúc đẩy, tư vấn.

- Khuyến khích học viên quan sát, đặt câu hỏi, tìm hiểu vấnđề, cần thảo luận ngay sau khi học viên/ nông dân nhìn thấyhiện trường.

- Học viên/ nông dân ghi chép, trình bày, thảo luận trên hiệntrường hay ghi chép lại khi về lớp học thảo luận tiếp. Nêura các câu hỏi như: Học viên/ nông dân quan sát được nhữnggì? Điều đó có tác dụng gì? Học viên/ nông dân có thể sửdụng kinh nghiệm trên không? Nếu có, sử dụng bằng cách nào?Nếu không, thì tại sao?

- Đánh giá kết quả và viết báo cáo về chuyến tham quan

Kỹ năng cần thiết để tổ chức tham quan và khảo sát thực tế,xin đọc thêm ở phụ lục.

85

4.2.5 Hội thi

4.2.5.1Khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp hội thi

a) Khái niệm

Phương pháp hội thi trong khuyến nông là phương pháp truyền báthông tin của khuyến nông qua các hội thi. Phương pháp nàykhuyến khích nông dân tham gia tìm hiểu một chủ đề nhất địnhcủa khuyến nông nhằm tăng cường sự hiểu biết, kỹ năng của nôngdân trong áp dụng một công nghệ hay kỹ thuật trong đời sốngcủa họ. Hội thi tạo cơ hội cho cá nhân hay nhóm nông dân thamgia trả lời các câu hỏi, ứng xử trước các tình huống đặt ra,thể hiện cách làm một sản phẩm cụ thể nào đó. Kết quả thi củangười dự thi được thẩm định và đánh giá một cách công khai đểmọi người (kể cả những nông dân không dự thi) biết được là kếtquả đó là đúng hay sai. Từ đó, củng cố thêm kiến thức và kỹnăng, rút kinh nghiệm cho mỗi người. Trong khuyến nông, hộithi có thể được tổ chức ở cấp thôn bản, xã, huyện, tỉnh, vùnghay toàn quốc. Tuỳ theo tính chất và quy mô của chuyển giao kỹthuật công nghệ và đặc điểm tổ chức khuyến nông có thể tổ chứchội thi ở các cấp khác nhau. Hội thi từ cấp huyện trở lênthường được phát trên các phương tiện Khuyến nông qua phươngtiện thông tin đại chúng (đài phát thanh và truyền hình).

Một số hình ảnh về hội thi giống trâu tốt tỉnh Hoà Bình, năm 2010

Ảnh 4.9: Chủ trâu dẫn trâu đi thi Ảnh 4.10: Chủ trâu dẫn trâu quakhán đài

86

Ảnh 4.11: Thi kiến thức chăn nuôitrâu của các chủ trâu

Ảnh 4.12: Trao giải nhất cho ôngBùi Văn Hưng ở Mỹ Hoà, Tân Lạc,

Hoà Bình

b) Ưu điểm và nhược điểm của Phương pháp hội thi

Phương pháp hội thi có những ưu điểm như sau:- Giúp nông dân nắm vững kiến thức và kỹ năng khi áp dụng một

công nghệ hay kỹ thuật vào đời sống của họ. Trước khi hộithi diễn ra, nông dân chuẩn bị ôn luyện, trao đổi trong nhómcủa họ rất kỹ càng. Quá trình này đã tạo cơ hội cho nông dânhọc hỏi lẫn nhau. Trong khi hội thi diễn ra, sự trả lời vàứng xử của nông dân sẽ gây sự chú ý của đông đảo của nhiềunông dân khác (nhiều trường hợp có tới hàng triệu nông dânnếu hội thi được phát trên truyền hình). Do đó, hội thi tạođiều kiện để hàng trăm, hàng triệu nông dân nắm vững tốt hơncác thông tin mà khuyến nông cần khuyến cáo. Đây là phươngpháp khuyến nông khá hiệu quả.

- Giúp nông dân tăng cường kỹ năng hợp tác và ứng xử trướctình huống đặt ra trong cuộc sống của họ. Khi tiến hành trảlời các câu hỏi hay tình huống thi, có thể các nông dân phảilàm việc theo nhóm thông qua bàn bạc, thảo luận để đưa raphương án trả lời phù hợp.

- Giúp quảng bá kỹ thuật và công nghệ khuyến cáo cho nhiềunông dân.

- Khuyến khích sự tham gia của nông dân, tôn vinh nông dângiỏi, nhà nông giỏi, tôn vinh cộng đồng thông qua các giảithưởng đạt được (giải cá nhân, giải đồng đội...).

Bên cạnh đó, phương pháp hội thi cũng bộc lộ một số nhược điểmnhư sau:

87

- Đòi hỏi phải có sự đầu tư công sức và trí tuệ đối với đơn vịtổ chức, ban giám khảo và cả nông dân.

- Đòi hỏi khuyến nông viên phải có trình độ chuyên nghiệp caomới có thể chuẩn bị tốt các phương án thi, câu hỏi và trảlời.

4.2.5.2Trường hợp áp dụng phương pháp hội thi

Phương pháp hội thi thường được áp dụng trong các trường hợpnhư sau:- Kỹ thuật và công nghệ chuyển giao được khẳng định là đúng

đắn tại địa phương, cơ quan khuyến nông muốn quảng bá vànhân rộng kỹ thuật và công nghệ tiến bộ đó.

- Cơ quan khuyến nông có các khuyến nông viên có kỹ năng tổchức hội thi, nhất là xây dựng được kịch bản của tổ chức hộithi, các câu hỏi và phương án trả lời.

- Có sự đồng thuận cao giữa nông dân và cơ quan khuyến nôngkhi tổ chức hội thi.

4.2.5.3Tổ chức hội thi

Để tổ chức tốt hội thi, các khuyến nông cần làm tốt một số nộidung sau:- Xác định chủ đề của hội thi: Chủ đề của hội thi phải thể

hiện được mối quan tâm của nông dân. Chủ đề của hội thi nêngắn liền với nội dung tập huấn như: huấn luyện IPM, mô hìnhvườn ao chuồng...

- Xác định mục đích của hội thi. Trong thực tế, mục đích củahội thi thường là: Quảng bá kỹ thuật và công nghệ cho nhiềunông dân khác; Tôn vinh những nông dân, những gương điểnhình trong sản xuất kinh doanh giỏi.

- Xác định hình thức thi: Thi vấn đáp, thi ứng xử, thi làm mẫutrình diễn... Người dự thi có thể là từng cá nhân hay nhómnông dân.

- Xác định nội dung thi theo từng hình thức thi: Với thi vấnđáp và ứng xử, nội dung thi nên thể hiện ở các câu hỏi cónhiều lựa chọn, các tình huống cũng có thể là các câu hỏimở. Với hình thức thi trình diễn một quy trình, một sảnphẩm, nội dung thi cần nêu rõ yêu cầu sản phẩm cuối cùng đạtđược.

88

- Tổ chức ban giám khảo: Ban giám khảo nên là những người cóchuyên môn, am hiểu nội dung và các phương án trả lời. Bangiám khảo có thể bao gồm những nông dân giỏi của địa phương,các đại diện của địa phương tổ chức hội thi để tăng sự ủnghộ của họ với hội thi.

- Xây dựng kịch bản cho hội thi theo chủ đề cuộc thi cho phùhợp.

- Lập kế hoạch về tổ chức hội thi: Trong kế hoạch cần nêu rõđịa điểm, thời gian, nội dung thi, kinh phí tổ chức hội thivà phân công người thực hiện...

- Trong trường hợp, tổ chức hội thi qua phát thanh và truyềnhình cần có sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan tuyên tuyềnnày để tổ chức hội thi có hiệu quả.

- Tổ chức hội thi phải đảm bảo lịch sự, trang trọng để vừa đảmbảo sự vui nhộn của “lễ hội” lại vừa đảm bảo không khí củabuổi “thi”. Nếu hội thi được tổ chức ở địa phương, địa điểmtổ chức phải đảm bảo cho nhiều người biết để tham gia và nêncó loa đài phát các nội dung và tiến trình hội thi. Nếu tổchức ở đài truyền hình và phát thanh, cần tổ chức phát vàothời điểm mà đông đảo nông dân có thể xem truyền hình hoặcnghe đài.

- Người dẫn chương trình có thể là cán bộ khuyến nông, cũng cóthể là người của địa phương hay của cơ quan phát thanh vàtruyền hình. Người dẫn chương trình phải tuân thủ kịch bảnđể đảm bảo cho cuộc thi đạt được mục tiêu đề ra. Người dẫnchương trình phải thể hiện thái độ tôn trọng, khích lệ nôngdân tham gia, không phán xét một cách nặng nề, thô thiển dùkết quả thi có thể là chưa đúng.

- Nhận xét, đánh giá và tổng kết cuộc thi.

4.2.6 Khuyến nông qua tổ chức Hội chợ và triển lãm

4.2.6.1Khái niệm, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp khuyến nông qua Hộichợ và triển lãm

Khuyến nông qua hội chợ và triển lãm là phương pháp truyền báthông tin qua trưng bày, giới thiệu sản phẩm và công nghệ ởcác hội chợ và triển lãm. Phương pháp này đòi hỏi cơ quankhuyến nông (hay địa phương tham gia hội chợ và triển lãm)phải tổ chức được gian hàng hay phòng trưng bày để giới thiệucho đông đảo những người tham gia hội chợ và triển lãm biết

89

được, đi đến quyết định mua hay ứng dụng sản phẩm và công nghệđó. Khuyến nông qua các hoạt động hội chợ và triển lãm có nhữngđặc trưng sau đây: 1) Giới thiệu các sản phẩm mới, công nghệmới về nông nghiệp thông qua các gian hàng hay phòng trưng bàysản phẩm; 2) Cung cấp các thông tin cần thiết về kỹ thuật haycông nghệ thông qua giao tiếp trao đổi giữa người đến dự hộichợ và người giới thiệu của gian hàng; 3) Các hoạt động hộichợ và triển lãm không những cung cấp thông tin còn có thể tạora các hoạt động mua bán sản phẩm hay công nghệ được giớithiệu; 4) Cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau.Khác với các phương pháp khuyến nông đã thảo luận ở trên,phương pháp này cung cấp thông tin cho những người đến dự hộichợ ở nhiều lứa tuổi, làm việc ở nhiều nghề nghiệp khác nhau,ở nhiều địa phương khác nhau, có những mối quan tâm khác nhau;5) Đây là hoạt động khuyến nông khá phổ biến ở nhiều nước. Hộichợ và triển lãm có thể được tổ chức ở phạm vi huyện, tỉnh,vùng, quốc gia hay quốc tế. Ở Việt Nam, nhiều cơ quan và tổchức thực hiện khuyến nông qua hội chợ và triển lãm nôngnghiệp Việt Nam tại Trung tâm triển lãm nông nghiệp Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội hoặcHội chợ triển lãm Giảng Võ, Hà Nội hay Hội chợ cây ăn trái ởĐồng Bằng sông Cửu Long...

Ảnh 4.13: Trưng bày giới thiệucác sản phẩm được chế biến từ lâm

sản ngoài gỗ Việt Nam

Ảnh 4.14: Khai mạc Festival lúagạo Việt Nam lần thứ nhất

90

Ảnh 4.15: Gian hàng của tỉnh TiềnGiang tham gia hội chợ trái cây

Ảnh 4.16: Nông dân tìm hiểu sảnphẩm tại Hội chợ xúc tiến thươngmại và triển lãm nông nghiệp,nông thôn Nam Bộ, năm 2008

Phương pháp khuyến nông qua hội chợ và triển lãm có các ưuđiểm sau đây:- Tuyên truyền và quảng bá sản phẩm hay công nghệ cho nhiều

người, nhiều đối tượng nên tác dụng xã hội của khuyến nôngcao;

- Không những tuyên truyền quảng bá về sản phẩm, công nghệ haykỹ thuật mà còn góp phần tiêu thụ, trao đổi được các sảnphẩm và công nghệ mà khuyến nông định chuyển giao tới kháchhàng, tăng được lợi ích kinh tế của khuyến nông và của đơnvị tham gia chuyển giao;

- Tạo ra ấn tượng tốt cho khách hàng và xã hội về sản phẩm vàcông nghệ chuyển giao;

Tuy nhiên, khuyến nông qua hội chợ và triển lãm cũng bộc lộmột số yếu điểm cần lưu ý như sau:- Đối tượng khuyến nông không rõ ràng, không tập trung vào một

nhóm mục tiêu cụ thể như phương pháp tập huấn hay mô hìnhtrình diễn.

- Hoạt động khuyến nông ở hội chợ có ý nghĩa cung cấp thôngtin hơn là chỉ rõ cách làm và phương pháp làm như ở cácphương pháp khuyến nông khác. Khách hàng có thể thăm qua cácgian hàng trưng bày, họ có thể tìm được thông tin về côngnghệ hay sản phẩm được trưng bày. Tuy nhiên, các thông tinnày ít cụ thể bằng các thông tin thu nhận được từ các phươngpháp khuyến nông khác.

91

- Đòi hỏi việc trưng bày gian hàng tại hội chợ và người giớithiệu gian hàng phải có kỹ năng khuyến nông qua phương tiệnthông tin đại chúng và phải tổ chức trong suốt thời giandiễn ra hội chợ hay triển lãm.

4.2.6.2Những trường hợp áp dụng phương pháp khuyến nông qua hội chợ và triển lãm

Phương pháp khuyến nông qua hội chợ và triển lãm được áp dụngtrong các trường hợp sau đây:- Kỹ thuật hay công nghệ đã được khẳng định là thành công tại

địa phương, cần nhân rộng và quảng bá rộng rãi;- Kỹ thuật và công nghệ trưng bày tại hội chợ hay triển lãm có

thể được chuyển giao và trao đổi trên thị trường. Các sảnphẩm hay công nghệ trưng bày ở hội chợ và triển lãm phải cókhối lượng đủ lớn để trao đổi.

- Có sự kết hợp chặt chẽ với các trung tâm thương mại để hìnhthành hội và chợ: Thường ở các địa phương là các Trung tâmhội chợ và triển lãm, Trung tâm xúc tiến thương mại và Trungtâm khuyến nông...

4.2.6.3Tổ chức khuyến nông qua hội chợ và triển lãm

Để tổ chức tốt khuyến nông qua phương pháp hội chợ và triểnlãm, khuyến nông viên cần làm tốt các việc sau:1) Xác định rõ mục đích của việc tham gia hội chợ và triển

lãm. Trong thực tế, tham gia hội chợ và triển làm thường tậptrung vào các mục đích như sau:

- Tuyên truyền quảng bá về sản phẩm và công nghệ; - Tìm khách hàng và đối tác để hợp tác, tiêu thụ sản phẩmhay công nghệ; - Cung cấp thông tin về địa phương hay cơ sở sản xuất rasản phẩm hay công nghệ.

2) Xác định hình thức tham gia hội chợ và triển lãm. Có thểchọn một trong các hình thức tham gia như sau:

- Tham gia trưng bày gian hàng với nhiều đơn vị và cơ quankhác tại hội chợ; - Cơ quan khuyến nông tự tổ chức hội chợ. Trong trường hợp

này, cơ quan khuyến nông phải tuỳ theo dung lượng sảnphẩm hay thông tin định truyền bá lớn hay nhỏ để đi đến

92

tự tổ chức một hội chợ riêng hoặc có thể mời các đơn vị,các doanh nghiệp, các địa phương đăng ký tham gia.

3) Tổ chức địa điểm ở hội chợ:

Trường hợp tham gia gian hàng trưng bày với cơ quan khác tạihội chợ hay triển lãm cần liên hệ với ban tổ chức hội chợ,triển lãm, cán bộ khuyến nông cần chọn địa điểm của gian hàngcủa đơn vị mình đạt các yêu cầu sau: - Có vị trí tiện nơi vào và ra khi tham gia hội chợ; - Nhiều người có thể biết đến gian hàng; - Có diện tích đủ lớn để trưng bày sản phẩm và công nghệ.

Trường hợp cơ quan khuyến nông tự tổ chức hội chợ, cần bố tríhợp lý và khoa học các gian hàng thể hiện ý tưởng của truyềnbá kỹ thuật và công nghệ. Có thể nên phân ra các khu gian hàngtheo các tiêu chí sau: - Phân theo chuyên môn: Trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản,

chế biến, cơ khí, thủ công mỹ nghệ...; - Phân theo các địa phương (tỉnh, huyện, xã, thôn) khác

nhau để tạo ra sự so sánh và cạnh tranh giữa các địaphương;

- Phân theo các tiêu chí khác tuỳ theo những mục đích củakhuyến nông.

4) Tổ chức gian hàng cho hội chợ:

- Khuyến nông viên cần nắm được yêu cầu của một gian hàngtại hội chợ. Yêu cầu của gian hàng tại hội chợ và triểnlãm: i) Thể hiện được sản phẩm và công nghệ định tuyêntruyền (đặc trưng, tính ưu việt, tác dụng, điều kiện ứngdụng...); ii) Nêu rõ địa chỉ của sản phẩm và công nghệ(nếu khách hàng muốn liên hệ); iii) Gọn gàng, khoa học,hấp dẫn, dễ nhìn, dễ thấy, dễ hiểu và gây ấn tượng; iv)Góp phần xây dựng và làm tăng giá trị của thương hiệu sảnphẩm tại địa phương; v) Giúp thực hiện được các chức năngquảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm.

- Dựa vào các yêu cầu trên để thiết kế gian hàng tại hộichợ. Việc thiết kế cần có kiến thức chuyên môn về khuyếnnông qua phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt chú ýđến màu sắc, thương hiệu của sản phẩm, của đơn vị tham

93

gia khuyến nông, đảm bảo tính chất trưng bày và giớithiệu sản phẩm hay công nghệ. Bố trí gian hàng hợp lý đểcho khách tham quan và trao đổi ra vào thuận tiện. Nêndành ra một nơi ngay tại gian hàng để có thể trao đổi vớikhách hàng một cách chi tiết, tổ chức ký hợp đồng haythanh toán. Kết hợp quầy hàng giới thiệu với quầy bánhàng, nơi thu ngân và giao dịch.

- Tổ chức thi công gian hàng theo một trong hai phương thức:i) Hợp đồng trọn gói cho đơn vị chuyên môn thi công; ii)Cơ quan khuyến nông tự thi công xây dựng gian hàng. Dùtheo phương thức nào cũng cần chú ý việc xây dựng gianhàng phải đảm bảo như thiết kế, với các vật liệu chắcchắn, không bị ảnh hưởng của tự nhiên (mưa, nắng...)trong quá trình diễn ra hội chợ hay triển lãm.

5) Tổ chức nhân lực để quản lý và giới thiệu tại gian hàng

Để tổ chức nhân lực cho quản lý và giới thiệu tại gian hàng,cán bộ khuyến nông cần làm tốt các việc sau:- Tổ chức nhân lực cho gian hàng: Số lượng nhân viên tham

gia quản lý và giới thiệu ở gian hàng có thể lớn hay nhỏtùy theo quy mô của gian hàng trưng bày, tính chất và mụctiêu tham gia hội chợ hay triển lãm. Thông thường có mộtngười quản lý phụ trách chung điều phối các hoạt độngdiễn ra hàng ngày ở gian hàng, nhân viên giới thiệu, nhânviên bán hàng hay phụ trợ khác.

- Nhân viên thuyết minh tại gian hàng phải có các yêu cầusau: i) Nắm được ưu điểm, đặc trưng của sản phẩm, kỹthuật và công nghệ giới thiệu tại hội chợ; ii) Biết giảithích và trả lời các thác mắc, các vấn đề chất vấn củakhách hàng khi cần thiết; iii) Biết đàm phán và thuyếtphục khách hàng khi giới thiệu sản phẩm hay công nghệ;iv) Có khả năng ra quyết định trong đàm phán để bán vàhình thành các hợp đồng sau khi giới thiệu sản phẩm; v)Có kỹ năng tốt về quan hệ công chúng.

- Để đạt được các yêu cầu trên, nhân viên thuyết minh củagian hàng tại hội chợ và triển lãm cần thực hiện các việcnhư sau: i) Nắm vững các đặc điểm, điểm mạnh của côngnghệ hay sản phẩm giới thiệu; ii) Xây dựng tình huống cóthể xảy ra khi giới thiệu, trao đổi với đồng nghiệp để

94

chuẩn bị câu trả lời và cách ứng xử tốt với khách hàng;iii) Nắm được các kỹ năng quan hệ công chúng;

6) Ghi chép kịp thời các vấn đề diễn ra trong buổi giớithiệu

Nhân viên tham gia giới thiệu tại gian hàng cần ghi chép kịpthời, chính xác và rõ ràng các thông tin sau: - Loại khách hàng (Khách hàng là ai? Ở tầng lớp nào? Họ

quan tâm đến những gì trong gian hàng? Nhóm khách hàngnào quan tâm nhiều nhất?...)

- Các vấn đề mà khách hàng quan tâm, các ý kiến của họ vềsản phẩm và công nghệ (Khách hàng đánh giá thế nào về sảnphẩm và công nghệ? Khen ngợi ở điểm gì? Chê ở điểm gì? Bốtrí gian hàng đã hợp lý chưa?...)

- Những đề nghị của khách hàng (về mua sản phẩm, để cảitiến công nghệ, liên hệ...)

- Số lượng hợp đồng ký kết- Lượng sản phẩm tiêu thụ- Doanh số thu được trong thời gian tổ chức hội chợ và

triển lãm.

7) Theo dõi, giám sát và điều chỉnh kịp thời trong khi thamgia hội chợ và triển lãmTrên cơ sở các thông tin thu nhận qua quan sát thực tế, phảnánh của nhân viên giới thiệu gian hàng và những người thamgia, kết quả ghi chép phản ánh... để thực hiện các biện phápđiều chỉnh các hoạt động tại gian hàng: Các điều chỉnh có thểlà: (i) Bố trí lại gian hàng, cách thức quảng cáo, tổ chức lạikhâu quảng bá tiếp thị; (ii) Điều chỉnh số lượng sản phẩm đểtrao đổi qua tham gia gian hàng, điều chỉnh giá sản phẩm;(iii) Tiếp thu các ý kiến về sản phẩm hay công nghệ, các vấnđề về tổ chức quản lý, tài chính và nhân lực cho phù hợp vớithực tế.

8) Tổng kết, rút kinh nghiệm từ hội chợ và triển lãmKết thúc hội chợ triển lãm, cán bộ khuyến nông cần tổng kếtđánh giá việc tham gia hội chợ và triển lãm. Việc đánh giácông tác khuyến nông thông qua tham gia hội chợ và triển lãm,dựa vào các nội dung sau: 1) Việc tham gia này đã đạt được cácmục tiêu đề ra chưa? 2) Đâu là những ưu điểm cần phát huy? 3)

95

Đâu là những điểm cần chỉnh sửa và khắc phục? 4) Cần làm gì đểtổ chức tốt hơn công tác khuyến nông qua hình thức này...

96

4.2.7 Những kỹ năng hỗ trợ

Dù triển khai khuyến nông theo phương pháp tập huấn hay môhình trình diễn, hội nghị đầu bờ, tham quan và khảo sátthực tế, tổ chức hội thi..., các khuyến nông viên đều rấtcần kỹ năng hỗ trợ. Hỗ trợ là cách hướng dẫn các cuộc thảoluận, những thử nghiệm trên thực địa hay đào tạo nhằm nângcao hiệu quả học tập trong nhóm. Việc hỗ trợ cần dựa trêncác nguyên tắc người lớn học tập từ kinh nghiệm của chínhmình và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm. Cán bộ hỗ trợ đemnhững hiểu biết kỹ thuật của mình tới người dân đáp ứngnhu cầu của người dân và những nhu cầu này do chính ngườidân tự bàn bạc và xây dựng nên.

Khuyến nông viên cần phải có kỹ năng điều khiển nhóm, giaotiếp, hiểu biết về kỹ thuật và kinh tế-xã hội, thái độ cánhân... Cán bộ khuyến nông cần được đào tạo và rèn luyệnvề những kỹ năng hỗ trợ. Để hiểu thêm các kỹ năng này xinmời xem thêm phụ lục.

Tài liệu tham khảo và đọc thêm Chương 4

1. A. W. Van den Ban, 1996, Khuyến nông, do Nguyễn Văn Linh dịch,Nhà xuất bản nông nghiệp, 1999. Trang 99-129

2. J. A. Payne, 1987, Agricultural Extension in DevelopingCountries, Longman Scientific & Technical Publishing House,London, page 23-37

3. Đỗ Kim Chung, 2002, Phương pháp tiếp cận khuyến nông, Bài giảngcho dự án Phát triển chè và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Hà Nội, 3- 6 tháng 12 năm 2002

4. Đỗ Kim Chung, 2008, Phương pháp khuyến nông và Tổ chức công táckhuyến nông, Bài giảng cho cán bộ Khuyến nông Bắc Ninh, TrườngĐại học Nông nghiệp Hà Nội

5. Chương trình IPM quốc gia Việt Nam và Tổ chức Nông Lương Liên hợpquốc, 1997, Sách do nông dân viết, Hà Nội

6. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, 2003, Tài liệu hướng dẫn phương phápkhuyến nông có sự tham gia (PAEM)

97

7. Trung tâm khuyến nông quốc gia và Trường đại học Nông lâm Huế,2007, Tài liệu tập huấn Phương pháp Tổ chức lớp học hiện trường(FFS), Huế

8. Dự án Tăng cường năng lực tư vấn cấp bộ, 1998, Phương pháp đánhgiá nông thôn có người dân tham gia trong hoạt động khuyến nông-khuyến ngư, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội

9. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Dự án CARD, 2007, Tài liệudành cho khuyến nông, Tài liệu tập huấn 16-20/7/2007, Hà Nội

10. Trung tâm khuyến nông tỉnh Sơn La, Trung tâm khuyến nông tỉnhLai Châu, Trung tâm khuyến nông, giống, kỹ thuật cây nông lâmnghiệp tỉnh Thái Nguyên, Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV),Tổ chứcĐoàn kết quốc tế vì hợp tác và Phát triển (CIDSE) và Dự án pháttriển lâm nghiệp xã hội Song Dà, 2003, Phương pháp khuyến nông cósự tham gia, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ), Tổ chức phát triển Hà Lan(SNV), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2004, Bộ tài liệuđào tạo Khuyến nông có sự tham gia, Nhà xuất bản Nông nghiệp, HàNội

12. Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ), Tổ chức phát triển Hà Lan(SNV), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2004, Bộ tài liệuđào tạo và hướng dẫn hoàn chỉnh cho lập kế hoạch thôn /bản, xã,Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nọi

13. Trung tâm khuyến nông tỉnh Sơn La, Tổ chức phát triển Hà Lan(SNV), Tổ chức đoàn kết quốc tế vì hợp tác và phát triển, Dự ánLâm Nghiệp Sông Đà, 2003, Phương pháp khuyến nông có sự tham giacủa người dân: Tài liệu tham khảo dùng để đào tạo khuyến nôngviên huyện, xã, Nhà xuất bản nông nghiệp.

14. Damien Thibault, Lê Thị Nhâm, Michael Carbon, Nguyễn Thị ThuHằng, Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Quốc Oanh, Tống Thị Phú,Nguyễn KimTrọng,Nguyễn Thị Nguyệt, 2002, Tổ chức mô hình trình diễn và thamquan học tập, Giáo trình tập huấn, thuộc Chương trình sôngHòng,269, Kim Mã Hà Nội

Câu hỏi thảo luận Chương 4

1. Trình bày khái niệm tập huấn và phân tích ưu điểm của phươngpháp tập huấn trong khuyến nông?

2. Phân tích các điều kiện áp dụng phương pháp tập huấn trongkhuyến nông?

3. Phân tích khái niệm, đặc trưng, ưu điểm, nhược điểm và điềukiện áp dụng của phương pháp giảng giải một chiều trongkhuyến nông?

98

4. Phân tích khái niệm, bản chất của tập huấn có sự tham giacủa nông dân?

5. Phân tích các nguyên tắc cơ bản của tập huấn có sự tham giatrong khuyến nông?

6. Phân tích ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng củaphương pháp tập huấn có sự tham gia trong khuyến nông?

7. Phân tích khái niệm, ưu điểm, nhược điểm và điều kiện ápdụng phương pháp thuyết trình khi tập huấn trong khuyếnnông?

8. Theo anh chị, để thuyết trình tốt trong tập huấn khuyến nôngcần phải làm gì?

9. Phân tích khái niệm, ưu điểm, nhược điểm và điều kiện ápdụng phương pháp thảo luận trên lớp khi tập huấn trongkhuyến nông?

10. Theo anh chị, để áp dụng tốt phương pháp thảo luận trongtập huấn khuyến nông cần phải làm gì?

11. Phân tích khái niệm, ưu điểm, nhược điểm và điều kiện ápdụng phương pháp động não trên lớp khi tập huấn trong khuyếnnông?

12. Theo anh chị, để áp dụng tốt phương pháp động não trongtập huấn khuyến nông cần phải làm gì?

13. Phân tích khái niệm, ưu điểm, nhược điểm và điều kiện ápdụng phương pháp thảo luận nhóm trên lớp khi tập huấn trongkhuyến nông?

14. Theo anh chị, để áp dụng tốt phương pháp thảo luận nhómtrong tập huấn khuyến nông cần phải làm gì?

15. Phân tích khái niệm, ưu điểm, nhược điểm và điều kiện ápdụng phương pháp câu chuyện tình huống trên lớp khi tậphuấn trong khuyến nông?

16. Theo anh chị, để áp dụng tốt phương pháp câu chuyện tìnhhuống trong tập huấn khuyến nông cần phải làm gì?

17. Phân tích khái niệm, ưu điểm, nhược điểm và điều kiện ápdụng phương pháp bài tập trên lớp khi tập huấn trong khuyếnnông?

18. Theo anh chị, để áp dụng tốt phương pháp bài tập trongtập huấn khuyến nông cần phải làm gì?

19. Phân tích khái niệm, ưu điểm, nhược điểm và điều kiện ápdụng phương pháp làm mẫu khi tập huấn trong khuyến nông?

20. Theo anh chị, để áp dụng tốt phương pháp làm mẫu trongtập huấn khuyến nông cần phải làm gì?

99

21. Phân tích khái niệm, ưu điểm, nhược điểm và điều kiện ápdụng phương pháp đóng vai khi tập huấn trong khuyến nông?

22. Theo anh chị, để áp dụng tốt phương pháp đóng vai trongtập huấn khuyến nông cần phải làm gì?

23. Phân tích khái niệm và yêu cầu của phương pháp trình diễntrong khuyến nông?

24. Phân tích đặc điểm cơ bản các loại phương pháp trình diễnphân theo sự tham gia của nông dân và khuyến nông viên?

25. Thế nào là trình diễn phương pháp và trình diễn kết quảtrong khuyến nông?

26. So sánh ưu điểm và nhược điểm của trình diễn phương phápvà trình diễn kết quả?

27. Để tổ chức tốt trình diễn kết quả trong khuyến nông, theoanh chị, khuyến nông viên cần phải làm gì?

28. Để tổ chức tốt trình diễn phương pháp trong khuyến nông,theo anh chị, khuyến nông viên cần phải làm gì?

29. Phân tích khái niệm và đặc điểm của khuyến nông qua tổchức hội nghị đầu bờ?

30. Phân tích ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng phươngpháp khuyến nông qua tổ chức hội nghị đầu bờ?

31. Để tổ chức tốt hội nghị đầu bờ trong khuyến nông, theoanh chị, khuyến nông viên cần phải làm gì?

32. Khái niệm, đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và điều kiện ápdụng phương pháp tham quan trong khuyến nông?

33. Để tổ chức tốt một đợt đi tham quan, theo anh chị, khuyếnnông viên cần phải làm gì?

34. Khái niệm, đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và điều kiện ápdụng phương pháp hội thi trong khuyến nông?

35. Để tổ chức tốt một đợt đi hội thi, theo anh chị, khuyếnnông viên cần phải làm gì?

36. Khái niệm, đặc trưng của phương pháp khuyến nông qua hộichợ?

37. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của phương pháp khuyến nôngqua hội chợ và triển lãm?

38. Để tổ chức tốt khuyến nông qua hội chợ, theo anh chị,khuyến nông viên cần phải làm gì?

Phụ lục Chương 4

A. Tổ chức mô hình trình diễn

100

Nguồn: Damien Thibault, Lê Thị Nhâm, Michael Carbon, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn VănQuân, Nguyễn Quốc Oanh, Tống Thị Phú, Nguyễn Kim Trọng, Nguyễn Thị Nguyệt, 2002, Tổchức mô hình trình diễn và tham quan học tập, Giáo trình tập huấn, thuộc Chương trìnhsông Hồng, số 269, Kim Mã, Hà Nội.

1. Khái quát chung

1.1 Định nghĩa

Xây dựng mô hình trình diễn là một phương pháp được các cơ quannghiên cứu và khuyến nông áp dụng rất nhiều trong chuyển giao kỹthuật. Các cơ quan này xây dựng mô hình với sự tham gia của nông dânnhằm chứng minh lợi ích và tính khả thi của một kỹ thuật tiến bộ,đồng thời trình bày các bước áp dụng kỹ thuật đó. Ban đầu kỹ thuậtmới được các Viện nghiên cứu phát hiện, nghiên cứu và thử nghiệm.Sau đó một vài nông dân ở địa phương nào đó triển khai với sự giúpđỡ của cán bộ khuyến nông hoặc các nhà nghiên cứu với mục đích thửnghiệm và thuyết phục một bộ phận dân chúng lớn hơn trước khi đem raphổ biến trên diện rộng.

Kết quả mong đợi cho một mô hình trình diễn là phương pháp và quytrình kỹ thuật được thử nghiệm tại môi trường nông dân và nông dânchấp nhận các tiến bộ của mô hình được giới thiệu. Vì vậy khi một kỹthuật đã được nhiều người trong vùng áp dụng thì không nên tổ chứcmô hình trình diễn.

1.2 Tác dụng và ưu điểm

- Những nông dân tham gia trình diễn được tham gia vào mọi côngviệc. Như vậy, họ có thể hiểu tường tận phương pháp tiến hành. Từđó năng lực sáng tạo của họ sẽ được phát huy.

- Trình diễn là bằng chứng sinh động thuyết phục những người cònchần chừ, hoài nghi về lợi ích của kỹ thuật tiến bộ, đồng thời làsự hướng dẫn kỹ thuật cho những người chưa nắm vững.

- Đây là nguồn cung cấp thông tin và địa bàn tốt cho hội thảo đầubờ, cho các chương trình phát thanh và truyền hình. Nó cũng lànguồn thông tin cho cán bộ khuyến nông và cơ quan nghiên cứu. Quatrực tiếp làm việc với dân, cán bộ khuyến nông có cơ hội học hỏicác thực hành hay nhằm cải thiện quy trình triển khai thử nghiệm.

- Là nơi để nông dân thực hành.

1.3 Hạn chế

101

- Nguy cơ gặp rủi ro trong trường hợp thời tiết xấu và sâu bệnhhại.

- Người tổ chức phải bồi thường cho nông dân tham gia trình diễntrong trường hợp rủi ro.

- Nếu trình diễn không thành công hậu quả có thể sẽ rất tai hại.

2. Khi nào nên trình diễn

- Khi kỹ thuật mới đã cho kết quả cụ thể và có sức thuyết phục tạiđịa phương.

- Khi dân cần kỹ thuật tiến bộ.

3. Xây dựng mô hình trình diễn như thế nào?

3.1 Các bước tiến hành

1. Xác định nhu cầu và tìm nguồn kinh phí

2. Xác định mục tiêu trình diễn

3. Lựa chọn địa điểm và người tham gia trình diễn

4. Lập kế hoạch xây dựng mô hình

5. Triển khai trình diễn

6. Kiểm tra, theo dõi, góp ý

7. Đánh giá kết quả, viết báo cáo

8. Tổ chức tham quan, tập huấn và chuyển giao

3.2 Làm thế nào để thực hiện đúng quy trình trên?

Xác định nhu cầu và tìm nguồn kinh phí

Địa phương đang cần những kỹ thuật mới nào? Các kỹ thuật đó có phùhợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán ởđây không? Liệu nó có dễ thuyết phục và dễ áp dụng với người dân địaphương không? Người dân nghĩ gì về các kỹ thuật tiến bộ mới ấy?

Xác định mục tiêu trình diễn

102

Trình diễn để làm gì? Sau khi xem trình diễn, nông dân có thể làmđược những gì?

Lựa chọn địa điểm và người tham gia trình diễn

Để trình diễn một kỹ thuật tiến bộ, cần có sự đồng tình của nhữngtác nhân nào? (chính quyền địa phương, nông dân, cơ quan khuyến nôngcác cấp và các đơn vị hữu quan). Những ai có thể tham gia tốt vàoviệc triển khai kỹ thuật tiến bộ này? Địa điểm nào là phù hợp nhấtcho trình diễn, đảm bảo đạt kết quả cao, đồng thời thu hút nhiềungười xem nhất?

Lập kế hoạch xây dựng mô hình

Chủ đề trình diễn là gì? Thời gian trình diễn? Quy mô trình diễn?Nguồn vật tư? Các bước thực hiện? Những giải pháp tháo gỡ các vấn đềcòn tồn tại?

Triển khai trình diễn

Rà soát lại kế hoạch với những người tham gia trình diễn, giúp họhoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, lập sổ ghi chép, tiến hành theodõi, đánh giá, nhận xét tiến độ công việc và kết quả thu được.

Kiểm tra, theo dõi và góp ý

Quy trình kỹ thuật có được tuân thủ triệt để không? Mô hình pháttriển như thế nào? Có gặp trở ngại ảnh hưởng đến kỹ thuật không? Cócần đưa ra giải pháp mới không?

Đánh giá kết quả và viết báo cáo

Mô hình có đáp ứng được mục tiêu đề ra không? Kết quả đạt được? Lợiích của mô hình?Những hạn chế? Tính khả thi? Tính dễ làm? Khả năng áp dụng? Tính bềnvững? Ảnh hưởng?...

Tổ chức tham quan, tập huấn và chuyển giao

Ai có nhu cầu tham quan? Ai có khả năng áp dụng? Ai sẽ hướng dẫnnhững người áp dụng trong quá trình tham quan? Ai cần tập huấn? Tậphuấn nội dung gì? Tập huấn như thế nào?

103

B. Tham quan học tập

1. Khái quát chung

1.1 Tham quan học tập là gì?

Kinh nghiệm cho thấy thành công của một lớp tập huấn sẽ đạt mức tốiđa nếu tất cả các giác quan được huy động. Điều này có lẽ rất khóthực hiện nếu học viên luôn giam mình trong bốn bức tường. Tham quanhọc tập được xem như một lớp học di động, là phần nối dài khoá tậphuấn. Nó được lồng vào các hoạt động của khoá tập huấn và có mốiliên hệ chặt chẽ với chủ đề và nội dung của khoá tập huấn đó.Đối với học viên, tham quan học tập là dịp quan sát một ứng dụng ởmôi trường tự nhiên. Tham quan giúp học viên khám phá thế giới bênngoài, cho họ một điểm chuẩn để đối chiếu các quan điểm khác nhau.Tham quan cũng giúp học viên trao đổi về các vấn đề kỹ thuật, kinhtế và nhân lực, giúp họ tiếp thu kiến thức sâu và rộng hơn. Thamquan học tập là một hoạt động đào tạo và học hỏi như các hoạt độngkhác (tập huấn trên lớp, thực hành...).

1.2 Lợi ích của tham quan

- Nâng cao động cơ học tập: tham quan tạo điều kiện thuận lợi chohọc tập nhờ một môi trường mới rộng và thoáng hơn lớp học, mộtkhông khí học tập khác hẳn...

- Gắn lý thuyết với thực hành: tham quan mang lại cho học viên mộtcái nhìn khách quan hơn. Đây là một dịp tốt để họ đối chiếu lýthuyết với thực tiễn nhằm tìm ra sợi dây liên kết chúng với nhau.

- Cải thiện khả năng phân tích và tổng hợp: tham quan giúp học viêntiếp thu một cách thức tiếp cận và một phương pháp phân tích tổngthể.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi: tham quan học tập là phươngpháp học qua trao đổi hiệu quả nhất. Mọi người được tự do traođổi và đi sâu vào những chủ đề mà mình đặc biệt quan tâm. Nhưvậy, học viên sẽ có trách nhiệm hơn đối với việc học của bảnthân.

- Gây dựng các mối quan hệ: tham quan cũng nhằm thiết lập mối quanhệ giữa những người dân tham gia mô hình với kỹ thuật viên và cánbộ nghiên cứu với mục đích tăng cường đối thoại. Các mối quan hệđó sẽ tạo thuận lợi cho sự phối hợp giữa các bên khi xây dựngnhững mô hình áp dụng sau này.

- Tạo thuận lợi cho công tác phổ biến: tham quan khuyến khích họcviên và cả cộng đồng mạnh dạn áp dụng một công nghệ mới, một môhình mới.

104

- Nâng cao giá trị những người tham gia mô hình: tham quan góp phầnkhẳng định năng lực của những người thực hiện mô hình.

2. Tổ chức tham quan học tập

2.1 Tham quan khi nào?

- Thông thường tham quan là hoạt động kết thúc một khoá tập huấn.Tuy nhiên, những kết quả thu được từ một cuộc tham quan đôi khicó thể được sử dụng như một nền tảng quan trọng trong xây dựngnội dung một khoá tập huấn sau này (trải nghiệm của học viên).

- Các kết quả của kỹ thuật tiến bộ được thử nghiệm (xem tổ chức môhình) cần phải rõ ràng (mô hình có thành công hay không).

2.2 Chuẩn bị tham quan như thế nào?

Vai trò của tập huấn viên

- Xác định mục tiêu học tập của chuyến tham quan: Tại sao phải đitham quan? Sau khi đi tham quan học viên có thể làm được nhữnggì?

- Lựa chọn mô hình và địa điểm tham quan: Mô hình nào là thích hợpnhất? Mô hình ấy nằm ở đâu? Đặc điểm của vùng đó như thế nào?

- Gặp gỡ những người sẽ tiếp đón đoàn: Thông tin về mục đích, mụctiêu và nội dung của chuyến tham quan; Thống nhất phương thức tổchức và điều hành; Tìm hiểu đặc điểm tính cách của họ (nói nhiềuhay ít nói, cởi mở hay kín đáo...).

- Tìm hiểu địa điểm tham quan để đánh giá tính khả thi của chuyếnđi và dự kiến những yếu tố cần thiết.

- Tìm hiểu và nghiên cứu đặc điểm địa lý, cơ sở hạ tầng và dịch vụ(mạng lưới điện và đường giao thông, cung cấp nước, nơi ăn nghỉ,trạm y tế...). Những địa chỉ và số điện thoại nào có thể liên hệtrong trường hợp khẩn cấp? Có thể đi đến nơi đó bằng những phươngtiện gì? Mỗi lần đi cần bao nhiêu thời gian? Đặc điểm văn hoá -xã hội của vùng đó (phong tục, tập quán, những điều kiêng kị v.v)như thế nào?

- Chuẩn bị và thống nhất với học viên: 1) Trình bày mục đích, mụctiêu và nội dung chuyến tham quan; 2) Ngày, giờ, phương tiện dichuyển và địa điểm xuất phát; 3) Phương thức và kế hoạch hoạtđộng (làm việc theo nhóm? Tập trung cả lớp? Nhóm trưởng? Thờigian thảo luận? Vai trò trách nhiệm của từng cá nhân? Phương phápvà thời gian báo cáo kết quả tham quan? Nơi trình bày kết quảtham quan?...); 4) Phân chia trách nhiệm trong chuẩn bị dụng cụ,trang thiết bị (máy ảnh, camera, băng đài ghi âm, dao, kéo, kìm,

105

búa...); 5) Những nguyên tắc cơ bản (cách ăn mặc, cách cư xử, yêucầu về an toàn...); 6) Hậu cần (đặt vé và phòng trọ, đặt ăn,thông báo với lái xe v.v).

Vai trò của học viên

- Học viên có thể ghép theo nhóm cùng sở thích để thảo luận vàthống nhất những khía cạnh cần tìm hiểu khi tham quan và trongquá trình thảo luận. Sau đó trình bày nhanh để kiểm tra xem tấtcả đã được dự kiến đầy đủ chưa.

- Công tác chuẩn bị này là bước hướng các nhóm tới những chủ đề sẽđược đề cập khi đi tham quan. Như vậy học viên sẽ tích cực hơn vàtiếp thu được nhiều điều hơn trong quá trình tham quan.

Trong bước này, cần phải thảo luận trước về 4 câu hỏi sau :- Tại sao chúng ta đi tham quan?- Chúng ta sẽ tham quan những gì?- Chúng ta sẽ gặp những ai?- Chúng ta sẽ đặt những câu hỏi nào?

3. Trong khi tham quan

3.1 Vai trò của tập huấn viên

- Đại diện đoàn tham quan: chịu trách nhiệm giới thiệu những ngườitham gia, nói lời cảm ơn...

- Điều khiển cuộc tham quan: nhắc lại mục đích, mục tiêu, nội dungchính của cuộc tham quan. Quản lí và giám sát các hoạt động củađoàn sao cho chuyến tham quan thực sự bổ ích và lý thú đối vớihọc viên. Lắng nghe ý kiến phản hồi để có sự điều chỉnh cần thiếtnhằm đảm bảo tham quan đạt hiệu quả cao nhất.

- Ghi chép: ghi lại đầy đủ các vấn đề đã được đề cập, những điểm đãrõ cũng như điểm còn cần giải thích thêm.

- Tổ chức tổng kết: tổ chức báo cáo và tổng kết nhanh cuối buổitham quan.

3.2 Vai trò của học viên

Trong khi tham quan, học viên huy động tất cả các giác quan để làmviệc, quan sát và thiết lập một cuộc đối thoại thực sự giữa mình vànhững người đón tiếp. Ghi chép thông tin để có thể làm báo cáo hoànchỉnh.

106

Giảng viên phải thường xuyên theo dõi để đảm bảo tất cả các học viênđều tập trung vào việc tham quan.

4. Sau khi tham quan

4.1 Vai trò của tập huấn viên

- Chuẩn bị báo cáo kết quả: phương tiện, thời gian, phương pháp vàphương thức tiến hành.

- Điều hành buổi báo cáo kết quả: xác định rõ những điều đã quansát được, các nhận xét và kết luận quan trọng, tạo thuận lợi choviệc trao đổi giữa các thành viên trong một nhóm và giữa các nhómvới nhau. Đa dạng hoá các hình thức trình bày. Sử dụng nhiềuphương pháp làm việc và hình thức diễn đạt khác nhau giúp duy trìđược sự tập trung, chú ý.

4.2 Tổng kết và biên bản

Tổng kết

- Ý kiến nhận xét về chuyến tham quan: chuyến đi có hay, bất ngờ vàdễ chịu không? Các cuộc thảo luận có mang lại nhiều điều bổ íchkhông? Các ý kiến có trái ngược nhau không?

- Đề xuất cải thiện.- Tìm hiểu sâu hơn và tận dụng những thông tin thu được trong

chuyến tham quan:+ Lập các phiếu kỹ thuật+ Xây dựng mô hình với sự cộng tác của các chuyên gia+ Dự kiến một số cuộc trao đổi với các nông dân để truyền đạt

thông tin cho họ+ Viết phóng sự, bài báo, hò vè hoặc thơ

Biên bản

Xây dựng nên sử dụng ghi chép của các nhóm và của tập huấn viên đểxây dựng một tài liệu đầy đủ, rõ ràng, bố cục chặt chẽ, bắt mắt vớinhiều tranh ảnh minh hoạ.

5. Một số lời khuyên cho tổ chức tham quan

- Kế hoạch tham quan học tập phải kỹ lưỡng và chi tiết hơn kế hoạchlập cho các hoạt động tập huấn khác.

- Thông thường phụ nữ không thích xa nhà lâu ngày.- Quy mô của đoàn tham quan phải hợp lí (15-20 người).

107

- Hiểu biết về phong tục, tập quán và văn hoá ứng xử của dân địaphương sẽ rất có ích. Bạn đã có đủ những kiến thức đó chưa?

- Cần nắm vững các quy định về việc lấy các mẫu vật ở thực địachưa, đây là điều rất quan trọng.

- Sức khoẻ và sự an toàn cho cả đoàn là những vấn đề quan trọngnhất mà tập huấn viên phải quan tâm. Vì vậy nên thận trọng khichọn phương tiện, thức ăn, nước uống dọc đường.

- Nếu trong đoàn tham quan có cá nhân có khiếu (kể chuyện, hát),hãy đề nghị cá nhân đó khuấy động chuyến tham quan khi cần.

- Kiểm tra lại xem bạn đã dự trù đủ kinh phí chưa (đề phòng trườnghợp xấu có thể xảy ra).

108

Chương 5 PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG QUA PHƯƠNG TIỆN THÔNGTIN ĐẠI CHÚNG

Mục đích cơ bản của chương này là giúp cho người học có những hiểu biết sâu về lýthuyết của phương pháp khuyến nông qua phương tiện thông tin đại chúng và bướcđầu biết vận dụng một số phương pháp khuyến nông qua phương tiện thông tin đạichúng. Do đó, người học phải: a) Nắm được khái niệm và đặc điểm của khuyến nôngqua phương tiện thông tin đại chúng; b) Hiểu lý thuyết và biết thực hành phươngpháp khuyến nông qua phương tiện nghe; c) Hiểu lý thuyết và biết thực hànhphương pháp khuyến nông qua phương tiện nhìn; d) Hiểu lý thuyết và biết thực hànhphương pháp khuyến nông qua phương tiện nghe và nhìn; e) Hiểu lý thuyết và biếtthực hành phương pháp tham quan và khảo sát thực tế; f) Hiểu lý thuyết và biết thựchành phương pháp khuyến nông qua trang web.

5.1 KHUYẾN NÔNG QUA PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG

5.1.1 Các kênh truyền thông trong khuyến nông

Trong tiếng Anh, phương pháp truyền thông qua phương tiệnthông tin đại chúng gọi là Mass Media Methods. Bản chất củaphương pháp này là chuyển giao thông tin thông qua các phươngtiện thông tin đại chúng như (sách, báo, tờ rơi, các chươngtình phát thanh và truyền hình, trên các trang WEB, internet,các biển quảng cáo...). Nghiên cứu của nhiều học giả trên thếgiới đã chỉ ra rằng, nông dân thu nhận được thông tin qua cácgiác quan như: Thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vịgiác. Kết quả của các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, 75% sốlượng thông tin mà nông dân thu nhận được thông qua nhìn thấy,15% qua nghe thấy và 10% qua sờ nếm và ngửi (Đỗ Kim Chung,2002). Từ đặc điểm trên, các cơ quan khuyến nông tập trungchuyển giao thông tin về kỹ thuật và công nghệ qua các kênhthông tin mà nông dân dễ nhìn thấy và dễ nghe thấy...

Theo đặc điểm của sự tiếp thu thông tin qua nghe và nhìn, cóthể phân loại các phương tiện truyền bá thông tin trong khuyếnnông thành các nhóm sau:

109

- Phương tiện nghe: Bao gồm những phương tiện truyền thôngtrong khuyến nông tới nông dân chỉ qua nghe như cácchương trình phát trên đài phát thanh, truyền thanh, băngcatset, đĩa CD, nghe qua internet, tệp tin tiếng trongmáy tính...

- Phương tiện nhìn: Bao gồm những phương tiện truyền thôngtrong khuyến nông tới nông dân chỉ qua nhìn như các tranháp phích, quảng cáo, hình ảnh, phim đèn chiếu... Vớiphương tiện này, người không biết chữ có thể hiểu đượcnhững nội dung cơ bản của thông tin.

- Phương tiện nghe và nhìn: Bao gồm những phương tiệntruyền thông trong khuyến nông tới nông dân qua cả nghevà nhìn như Băng video, đĩa VCD, trang WEB, phim tàiliệu, phim truyền hình, diễn đàn và hội thi khuyến nôngtrên truyền hình, hội diễn sân khấu...

- Phương tiện đọc: Bao gồm những phương tiện truyền thôngtrong khuyến nông tới nông dân qua đọc như sách, báo, tờrơi, báo và tin tức qua internet...

5.1.2 Những thông tin cần được chuyển giao qua phương tiệnthông tin đại chúng

Những thông tin được chuyển giao qua các phương tiện thông tinđại chúng có thể bao gồm những nội dung sau: - Kỹ thuật mới, công nghệ mới hay sản phẩm mới;- Mô hình, điển hình về tổ chức sản xuất kinh doanh;- Tình hình dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, kinh nghiệm và các

giải pháp ứng phó;- Các dịch vụ mới trong sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ

sản phẩm của cơ quan nghiên cứu, chuyển giao, của thịtrường.

- Thông tin thị trường đầu vào và thị trường đầu ra như cung,cầu, giá sản phẩm, đặc điểm của đầu vào và đầu ra, thịtrường trong nước, quốc tế và tại địa phương;

- Điển hình về phát triển cộng đồng, đời sống của nông dân;- Điển hình về nông dân sản xuất giỏi;- Các bài học kinh nghiệm cần nhân rộng hay cần tránh;- Nhu cầu của nông dân;

110

Những thông tin được chọn để khuyến nông qua phương tiện thôngtin đại chúng cần phải đảm bảo yêu cầu sau:- Kỹ thuật hay công nghệ chuyển giao không phức tạp, đơn giản

dễ áp dụng và dễ làm;- Tính cấp bách, đòi hỏi phải có hành động kịp thời như các

thông tin ứng phó với bão lũ, giá rét, nóng, dịch bệnh;- Tính khả thi phải cao, cần được phổ biến và nhân rộng cho

nhiều nông dân khác;- Thông tin đã được khẳng định là tốt và phù hợp trong thực

tế;- Nằm trong những ưu tiên phát triển của quốc gia, của địa

phương;- Đáp ứng yêu cầu mong muốn của nông dân;

5.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tài liệu khuyếnnông qua các phương tiện thông tin đại chúng

Chất lượng tài liệu khuyến nông qua các phương tiện thông tinđại chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thông tin từ cơ sởnghiên cứu và chuyển giao, từ địa phương, khả năng và năng lựccủa cơ quan khuyến nông, đặc điểm của cộng đồng nông dânchuyển giao (Sơ đồ 5.1).

1) Thông tin ở các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao

Thông tin thường được tổng kết và đúc rút ở các cơ quan nghiêncứu. Các thông tin này thường được thể hiện ở các tài liệu,các ấn phẩm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu hơn là cho chuyểngiao. Cách trình bày của thông tin ít phù hợp với đối tượngchuyển giao là nông dân (ngôn ngữ, điều kiện đồng ruộng, tậpquán, khả năng về nguồn lực...). Vì thế, không thể sao chụp mộtcách nguyên vẹn các thông tin từ các cơ quan nghiên cứu đểchuyển giao cho nông dân.

111

Sơ đồ 5.1 Trình tự xây dựng tài liệu khuyến nông qua phương tiệnthông tin đại chúng

2) Năng lực của cơ quan khuyến nông

Năng lực của cơ quan khuyến nông trong sử dụng kênh thông tinđại chúng sẽ ảnh hưởng đến công tác khuyến nông. Năng lực nàyphụ thuộc vào nguồn nhân lực (số lượng và chất lượng, nhất làkinh nghiệm khuyến nông qua phương pháp này), kinh phí đầu tưcho khuyến nông... Khuyến nông qua các kênh khác nhau sẽ dẫntới chi phí khác nhau. Sự hợp tác của cơ quan khuyến nông vớicơ quan truyền thông càng chặt chẽ thì năng lực của cơ quankhuyến nông trong sử dụng phương pháp này càng được tăngcường.

3) Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương

Các đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương như:mùa vụ, thời tiết, ngôn ngữ, tập quán, đơn vị đo lường, điềukiện kinh tế của nông dân chi phối rất nhiều đến việc tiếp thukỹ thuật. Do đó, chất lượng của tài liệu khuyến nông cao haythấp phụ thuộc vào tính phù hợp của tài liệu khuyến nông theocác đặc điểm của địa phương.

4) Kỹ năng xây dựng tài liệu khuyến nông của cán bộ khuyếnnông và các cơ quan truyền thông

112

Thông tin từ

cơ quan nghiên cứu, địa

phương, nông dân

Cơ quan Khuyến nông

Đặc điểm địa

phương: đất đai, thời vụ, ngôn ngữ, tập quán, kinh tế...Kỹ năng xây dựng tài liệu khuyến nông

Tài liệu khuyến nông: báo,

sách, tờ rơi,

vidieo, phát

thanh, truyền hình...

Kỹ năng xây dựng tài liệu khuyến nông của khuyến nông viên haycán bộ cơ quan truyền thông ảnh hưởng rất lớn đến chất lượngtài liệu khuyến nông. Do đó, người xây dựng tài liệu khuyếnnông cần có kỹ năng chuyên sâu về những phương pháp khuyếnnông qua các phương tiện đọc, phương tiện nghe, phương tiệnnhìn, phương tiện nghe và nhìn...

5) Loại hình phương tiện truyền thông

Các loại hình phương tiện truyền thông như phát thanh, truyềnhình, nghe, nhìn... ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng truyềntin và thu nhận thông tin.

5.1.4 Những việc cần làm của người xây dựng tài liệukhuyến nông qua truyền thông

Quá trình xây dựng tài liệu khuyến nông qua các phương tiệnthông tin đại chúng, cán bộ khuyến nông phải thực hiện cácviệc sau đây:

1) Nắm bắt nhu cầu của nông dân và địa phương về các thông tincần chuyển giao

Khuyến nông viên cần nắm bắt nhu cầu của nông dân về các thôngtin cần chuyển giao như: nhu cầu về sản phẩm và công nghệ, cáckhó khăn hiện tại nông dân đang gặp phải... Phân tích nhu cầuvà các khó khăn đó, tìm rõ nguyên nhân và giải pháp để đáp ứngnhu cầu khuyến nông của nông dân ở địa phương đó.

2) Lựa chọn thông tin để đáp ứng nhu cầu và giải quyết đượckhó khăn của nông dân

Dựa trên phân tích nguyên nhân và giải pháp đề xuất ở trên(Bước 1), tìm các thông tin và giải pháp có thể ở cơ quankhuyến nông hay cơ quan nghiên cứu hoặc các mô hình thực tế đãcó ở địa phương.

3) Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của địaphương để làm căn cứ xây dựng tài liệu

113

Cần nghiên cứu kỹ các đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội củađịa phương như: mùa vụ, thời tiết, ngôn ngữ, tập quán, đơn vịđo lường, điều kiện kinh tế của nông dân... Những đặc điểm đóchi phối rất nhiều đến việc tiếp thu kỹ thuật để chuyển thểcác tài liệu khuyến nông phù hợp với địa phương.

4) Nắm vững kỹ năng xây dựng từng loại tài liệu khuyến nông

Khuyến nông theo phương pháp sử dụng phương tiện thông tin đạichúng đòi hỏi người làm khuyến nông phải có những kỹ năng rấtchuyên sâu. Do đó, các cơ quan khuyến nông sử dụng phương phápnày nên đào tạo cán bộ khuyến nông về những kỹ năng xây dựngcác loại tài liệu truyền thông qua các phương tiện thông tinđại chúng. Mặt khác, cần phối hợp với các cơ quan truyền thôngđể có nhân lực cùng kết hợp xây dựng tài liệu khuyến nông.Thực tế, nhân lực của các cơ quan truyền thông rất am hiểunhững kỹ năng xây dựng tài liệu truyền thông nhưng lại thiếukiến thức chuyên môn về khuyến nông. Ngược lại, nhân lực củacác cơ quan khuyến nông rất am hiểu kiến thức chuyên môn nhưngthường yếu về kỹ năng xây dựng tài liệu truyền thông. Do đó,cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan khuyến nông với cơquan truyền thông như đài phát thanh, truyền thanh, đài truyềnhình, cơ quan báo chí và tuyên truyền...

5.2 KHUYẾN NÔNG QUA CÁC PHƯƠNG TIỆN NGHE

5.2.1 Khái niệm về phương pháp khuyến nông qua các phương tiện nghe

Khuyến nông qua các phương tiện nghe là phương pháp truyền tảithông tin tới nông dân để nông dân nhận được thông tin qua cáckênh của đài phát thanh và truyền thanh ở địa phương. Các cơquan khuyến nông có thể truyền tải thông tin cho nông dânthông qua các phương tiện chủ yếu sau:- Các bài viết, các câu chuyện truyền thanh, diễn đàn trao

đổi ở trên đài và loa truyền thanh...- Các bài viết, các câu chuyện truyền thanh, diễn đàn trao

đổi được ghi âm vào băng catsets hay đĩa CD để truyềnphát.

114

5.2.2 Đặc điểm của phương pháp khuyến nông qua các phươngtiện nghe

- Khuyến nông qua các phương tiện nghe thường được sử dụngtrong các hoạt động khuyến nông như: phổ biến lích thời vụ,quản lý dịch hại, đối phó với thiên tai như bão lũ, hạn,lạnh, nóng trong sản xuất nông nghiệp... Hay nói cách khác,những thông tin đòi hỏi phải truyền tải nhanh, kịp thời tớinông dân thường được truyền thông qua các phương tiện nghe.

- Nông dân nhận được thông tin chỉ qua nghe. Do đó, đòi hỏitoàn bộ tài liệu và cách truyền tải thông tin giúp nông dânsử dụng tối đa kênh thông tin nghe được: ngôn ngữ, cách diễnđạt, giờ phát sóng hay truyền thanh phải phù hợp với nôngdân.

- Trong tài liệu nghe, ngôn ngữ diễn đạt chủ yếu là chữ viếtvà tiếng nói. Do đó, cần tập trung vào ngôn ngữ chữ viết vàtiếng nói để toát lên những thông điệp cần truyền tải tớinông dân.

- Nông dân chỉ nhận được thông tin qua nghe. Trong nhiềutrường hợp, khi nông dân cần thông tin đó, thường các đàilại chưa phát. Do đó, cần nghiên cứu kỹ lịch phát sóng, thờiđiểm phát sóng và tần suất phát sóng cho phù hợp với yêu cầucủa nông dân.

- Phương pháp này có thể truyền tải thông tin tới hàng trăm,hàng nghìn thậm chí hàng triệu nông dân trong cùng một lúc.Do đó, nếu tài liệu khuyến nông và thời điểm phát phù hợpthì hiệu quả khuyến nông rất cao.

- Khuyến nông qua phương tiện nghe được áp dụng trong điềukiện cộng đồng nông dân tương đối đồng đều về kiến thức, vănhoá và sử dụng ngôn ngữ thống nhất.

- Nông dân dễ dàng tiếp cận được các phương tiện nghe như: cóđài radio, catsets, có điện, đài phát thanh phủ sóng tớiđịa phương, hoặc có hệ thống loa truyền thanh của xã, thônhay bản...

- Truyền tải thông tin theo những giờ nhất định trong ngày,tuỳ theo thời vụ và tính chất khẩn trương của hoạt độngchuyển giao.

115

5.2.3 Tổ chức khuyến nông qua phát trên đài phát thanh và truyền thanh

Để tổ chức tốt việc khuyến nông qua phát trên đài phát thanhhay truyền thanh, cán bộ khuyến nông cần làm những việc sauđây:

- Xác rõ định mục đích khuyến nông qua phát trên đài phátthanh và truyền thanh: Có nhiều mục đích khác nhau như giớithiệu kỹ thuật hay công nghệ mới, điển hình nông dân hay địaphương làm tốt, những kinh nghiệm về sự thành công hay thấtbại của mô hình, nhắc nhở nông dân làm đúng lịch thời vụ,chăm sóc đồng ruộng, thông báo tình hình dịch bệnh, thiêntai...

- Xác định được đối tượng nghe chủ đạo: Tài liệu sẽ giành choai nghe và họ sẽ tiếp thu thông tin như thế nào qua đài củatừng nhà hay qua loa truyền thanh của thôn xóm...

- Thu thập tài liệu và sự kiện cho xây dựng tài liệu: Cácthông tin và sự kiện phải gắn với mục tiêu khuyến nông quacác phương tiện nghe. Nếu mục tiêu là giới thiệu kỹ thuậthay công nghệ mới, điển hình nông dân hay địa phương làm tốtthì cần có đủ các tài liệu về các nội dung đó. Nếu mục tiêulà phổ biến những kinh nghiệm về sự thành công hay thất bạicủa mô hình thì phải có tài liệu minh chứng cho các mô hìnhthành công hay bị thất bại. Nếu mục đích là để nhắc nhở nôngdân làm đúng lịch thời vụ, chăm sóc đồng ruộng thì phải nắmđược những hiện tượng đang diễn ra ở địa phương không đúngvới yêu cầu để từ đó có căn cứ xây dựng các tài liệu nhằmnhắc nhở, uốn nắn tình hình. Nếu mục tiêu là thông báo tìnhhình dịch bệnh, thiên tai thì phải có các thông tin, tàiliệu về tình hình và giải pháp đối với các vấn đề đó.

- Xác định hình thức truyền tin qua các đài phát thanh haytruyền thanh: Có thể truyền tin qua đài phát thanh và truyềnthanh thông qua một trong các hình thức sau: 1) Bài cho phátthanh viên đọc; 2) Bài nói hay phát biểu của một nông dân,lãnh đạo hay cán bộ khuyến nông...; 3) Toạ đàm trao đổi; 4)Câu chuyện truyền thanh; 5) Chuyện vui, dân ca hò vè, thơ...về nội dung cần chuyển tải.

- Xây dựng tài liệu khuyến nông theo các hình thức đã lựachọn.

116

- Tổ chức ghi âm vào catsets hay đĩa CD. Việc ghi âm này cóthể kết hợp đồng thời với việc phát trực tiếp trên đài phátthanh hay truyền thanh. Việc tổ chức ghi âm cần đảm bảo đúngquy trình và yêu cầu của ghi âm, chuẩn bị kỹ kịch bản, bàinói, lời thoại, các khách mời, các vật tư thiết bị của phòngthu và các điều kịên hậu cần khác.

- Tổ chức phát trên đài phát thanh hay truyền thanh: Việcphát trên đài phát thanh hay truyền thanh cần lưu ý nhữngvấn đề sau: 1) Bố trí và sắp xếp trong chương trình phù hợpvới cách nghĩ và gần gũi với nông dân (có thể lấy tên cácchương trình như: Bàn với nhà nông tìm cách làm giàu, Nôngdân sản xuất giỏi, Bạn của nhà nông, Nhắc nhỏ, Đầu làng cuốixóm, Câu lạc bộ nhà nông...); 2) Thời điểm phát sóng nênphát lúc mà nông dân có mặt ở nhà hay có khả năng tiếp cậnđược phương tiện nghe, không quá sớm hay cũng không quámuộn. Tuy nhiên, để có được thời điểm thích hợp của buổiphát cần điều tra tìm hiểu kỹ tập quán và phong tục của nôngdân; 3) Thời lượng phát sóng tuỳ theo hình thức của truyềntin qua đài, thông thường chỉ nên kéo dài từ 10 - 15 phút;4) Số lần phát trong ngày nên đảm bảo từ 2 - 3 lần mỗi ngàyhoặc nhiều hơn tuỳ theo tính chất khẩn cấp của thông tin.Tạo điều kiện để nông dân có thể nghe được nhiều lần. Do đó,nông dân sẽ hiểu thêm thông tin; 5) Cán bộ khuyến nông nênphối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thanh để xây dựng lịchphát và tổ chức phát thanh phù hợp. 6) Sử dụng ngôn ngữ chophù hợp. Tuỳ theo đối tượng khuyến nông mà có thể dùng tiếngKinh, tiếng dân tộc ít người (Khơ me, Ê đê, Hoa, H Mông...)để chuẩn bị tài liệu.

5.2.4 Kỹ năng xây dựng tài liệu khuyến nông phát trên đàiphát thanh và truyền thanh

a. Viết bài cho phát thanh viên đọc Bài viết để các phát thanh viên đọc thường là bài do các cánbộ khuyến nông viết. Khi viết bài để đọc trên đài phát thanhvà truyền thanh cần lưu ý các vấn đề sau:- Cấu trúc của bài viết: Mở bài, thân bài (phần chính của bài)

và kết luận. Phần mở bài để dẫn dắt người nghe chú ý vào chủđề và mục tiêu của bài viết. Phần chính của bài viết trình

117

bày các vấn đề chính của chủ đề thảo luận (nêu hiện tượng,mức nguy hại, ảnh hưởng hay tác động, nguyên nhân và cácgiải pháp khắc phục...). Phần kết luận trinh bày tóm tắtnhững thông tin chính lưu ý nông dân nắm vững và làm đúng.

- Bài viết ngắn gọn, dễ hiểu.- Ngôn từ dùng trong bài viết gần gũi với nông dân, tránh dùng

những thuật ngữ thường dùng của người có trình độ cao haymang tính chất học thuật.

- Không nên dùng đồ thị và bảng biểu cho bài viết để đọc trênđài.

b. Chuẩn bị bài nói hay phát biểu của khách mời ở trên đài phát thanh

Để có bài nói tốt của một nông dân, lãnh đạo hoặc cán bộkhuyến nông trên đài phát thanh, cán bộ khuyến nông cần làmtốt các việc sau:- Nắm vững mục đích mời người đó tham gia phát biểu trênđài;- Lựa chọn khách mời phát biểu ở trên đài: Khách mời có thể

là các chủ mô hình, các nông dân sản xuất giỏi, nhữngngười thất bại từ mô hình, hay những cán bộ chỉ đạo ở địaphương... tùy theo mục đích mời.

- Xây dựng kịch bản và dàn ý cho bài phát biểu của kháchmời;- Trao đổi kỹ với khách mời trước khi tổ chức phỏng vấn;- Tổ chức phỏng vấn thử hoặc phát biểu thử (nếu cần);- Rút kinh nghiệm cho cuộc phỏng vấn thử hoặc bài phát biểuthử (nếu cần);- Phát biểu chính thức: Phát biểu chính thức cần ngắn gọn,

dùng ngôn từ gần gũi với địa phương, mang tính chất chiasẻ thông tin hơn là phô trương hay giảng bài cho ngườinghe;

- Tổ chức ghi âm lời phát biểu, có thể làm cùng với phátbiểu chính thức.

c. Tọa đàm trao đổi trên đài phát thanh

Buổi phát trên đài cũng có thể là tọa đàm trao đổi về sản xuấtnông nghiệp giữa các chuyên gia nông nghiệp, các nhà chỉ đạonông nghiệp với nông dân, giữa nông dân với nhau. Do đó, để tổ

118

chức tốt buổi tọa đàm, cán bộ khuyến nông cần làm tốt các việcsau:- Xác định rõ mục đích của buổi tọa đàm;- Xác định đối tượng tham gia tọa đàm, từ đó lựa chọn và

mời khách mời tham gia. Khách mời tham gia tọa đàm phảilà những người có ý kiến đóng góp nhằm đạt được mục tiêucủa buổi tọa đàm;

- Xác định nội dung và kịch bản của buổi tọa đàm;- Làm việc và trao đổi với các khách mời về mục tiêu, nội

dung và kịch bản của buổi tọa đàm;- Tổ chức phòng tọa đàm và thu thanh;- Người điều hành buổi tọa đàm có nhiệm vụ kiểm soát diễn

biến buổi tọa đàm để đảm bảo đúng thời lượng, nội dung vàmục tiêu. Trong quá trình đó, người điều hành phải thậttế nhị cắt bỏ các ý kiến ngoài lề, không sát với mục tiêutọa đàm và kiểm soát thời gian theo đúng kịch bản.

- Kết thúc tọa đàm phải có kết luận và nhấn mạnh những điểmđã nêu ra ở mục tiêu của buổi tọa đàm.

d. Câu chuyện truyền thanh

Buổi phát trên đài cũng có thể là câu chuyện truyền thanh vềsản xuất nông nghiệp, phản ánh đời sống, nhu cầu nguyện vọngvà các giải pháp mà khuyến nông đang khuyến cáo... Để xây dựngđược câu chuyện truyền thanh, cán bộ khuyến nông cần làm tốtcác việc sau:- Xác định rõ mục đích của việc xây dựng câu chuyện truyền

thanh: Mục đích có thể là ca ngợi điển hình nông dângiỏi, hay phê phán những nông dân bảo thủ, rút kinhnghiệm từ việc áp dụng một công nghệ hay sản phẩm, thamgia khuyến nông cộng đồng...

- Xây dựng kịch bản của câu chuyện truyền thanh: Kịch bảnvà lời thoại phải gần gũi với nông dân, phù hợp với ngôntừ, tập quán của nông dân, đúng với yêu cầu và sự quantâm của nông dân. Kịch bản không được quá dài, đảm bảophù hợp với thời lượng phát sóng.

- Lựa chọn các nhân vật đóng các vai trong kịch bản, tổchức tập và diễn thử sao cho nhuần nhuyễn, lấy ý kiến củangười nghe, nhất là từ nông dân được mời nghe thử để rútkinh nghiệm.

- Tổ chức diễn chính thức và ghi âm tại phòng thu;

119

- Sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp: Tùy theo đối tượng khuyếnnông mà có thể dùng tiếng Kinh, tiếng dân tộc ít người(Khơ me, Ê đê, Hoa, H Mông...) cho phù hợp.

e. Chuyện vui, dân ca hò vè, thơ

Tài liệu phát trên đài còn có thể là các chuyện vui, dân ca,hò vè để truyền tải các thông tin về khuyến nông. Khi biênsoạn chuyện vui, dân ca, hò vè, người biên soạn cần lưu ý cácvấn đề sau:- Câu chuyện ngắn gọn nhưng phải ý nghĩa, dễ nhớ và dễ hiểu;- Chuyện vui viết ra phải gần gũi với nông dân về xưng hô,

ngôn từ và sự kiện...- Hình thức thơ ca được viết ra phải gần gũi với các làn điệu

dân ca của địa phương (Chèo ở Bắc Bộ, Dân ca Nghệ Tĩnh,Phường vải ở Miền Trung, Trống Quân ở Hưng Yên, Hát Xoan ởPhú Thọ, Hò Giã gạo ở Bình Trị Thiên, Ca Huế ở Huế, Hò Bàichòi, Cải lương các điệu lý ở Đông và Tây Nam Bộ...).

5.3 KHUYẾN NÔNG QUA CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỌC

5.3.1 Khái niệm về phương pháp khuyến nông qua phương tiệnđọc

Các cán bộ khuyến nông còn truyền tải thông tin qua các phươngtiện đọc như sách, báo và tạp chí, các tài liệu phổ biến khoahọc kỹ thuật và tờ rơi. Ở các địa phương, trên các trang báoluôn giành những trang nhất định cho nông nghiệp, nông dân vànông thôn. Đây là diễn đàn để cho các cơ quan khuyến nông thamgia truyền tải các thông tin tới nông dân. Vì thế, ở hầu hếtcác địa phương, đây là phương pháp khuyến nông không thể thiếuđược trong chuyển giao kỹ thuật và công nghệ tới nông dân.Khuyến nông qua phương tiện đọc là phương pháp truyền tảithông tin tới nông dân thông qua việc nông dân tiếp nhận thôngtin từ phương tiện đọc.

5.3.2 Đặc điểm của khuyến nông qua phương tiện đọc

Phương pháp khuyến nông qua các phương tiện đọc có những đặcđiểm cơ bản sau đây:

120

- Nông dân nắm được thông tin chỉ qua đọc. Truyền đạt đượcthông tin, chỉ qua đọc mà nông dân hiểu được mục đích, ýnghĩa, cách làm và làm đúng. Do đó, việc viết và trình bàycác thông tin về khuyến nông cần phải tính đến đặc điểm này,đảm bảo tài liệu khuyến nông dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễvận dụng.

- Nông dân có thể sử dụng thông tin nhiều lần. Khác với khuyếnnông qua các phương tiện nghe, qua phương tiện đọc ngườinông dân sẽ sử dụng tài liệu bất cứ khi nào họ cần. Vì thế,các tài liệu đọc cần được xây dựng đảm bảo độ bền và có thểsử dụng được lâu dài.

- Ngôn ngữ diễn đạt chủ yếu qua chữ viết, hình ảnh, sơ đồ vàđồ thị. Trong khi ở tài liệu nghe, ngôn ngữ diễn đạt chủ yếulà chữ viết và tiếng nói thì ở tài liệu đọc, ngôn ngữ diễnđạt chủ yếu là chữ viết, đồ thị, bảng biểu và hình vẽ. Dođó, cần sử dụng hợp lý chữ viết, đồ thị, bảng biểu, sơ đồ,hình vẽ để truyền tải tối đa thông tin tới nông dân.

- Tài liệu đọc chủ yếu thông qua các ấn phẩm phát hành nhưsách của các nhà xuất bản, các viện nghiên cứu, các trườngđại học các trung tâm thông tin, các báo chí của Trung ươngvà địa phương. Do vậy, để khuyến nông qua các phương tiệnđọc được tốt, cần có sự hợp tác với các cơ quan phát hànhsách, báo và tạp chí.

5.3.3 Tổ chức truyền thông khuyến nông qua các phương tiệnđọc

Để tổ chức tốt công tác khuyến nông qua các phương tiện đọccần làm tốt các việc sau:

- Xác rõ định mục đích khuyến nông qua phương tiện đọc. Mụcđích truyền tải qua phương tiện đọc giúp nông dân hiểu thêmkỹ thuật và công nghệ.

- Xác định được đối tượng đọc các tài liệu đó để từ đó lựachọn và xây dựng tài liệu đọc cho phù hợp.

- Thu thập tài liệu và sự kiện cho xây dựng bài đọc: Các thôngtin và sự kiện phải gắn với mục tiêu khuyến nông qua cácphương tiện đọc. Liên hệ tới các cơ quan khuyến nông cấptrên, các cơ quan nghiên cứu và đào tạo về mức độ sẵn có của

121

các tài liệu đọc. Thu thập các thông tin để viết các tàiliệu đọc.

- Xác định hình thức truyền tin qua các tài liệu đọc: Sáchhướng dẫn, bài báo, tờ rơi...

- Xây dựng tài liệu khuyến nông theo các hình thức đã lựachọn;

- Tổ chức in ấn và phát hành. Tùy từng trường hợp có thể gửicác tòa báo đăng các thông tin, hay cơ quan khuyến nông phảiin ấn, phát hành các ấn phẩm cho nông dân đọc. Số lượng inấn và phát hành tùy thuộc vào mục tiêu khuyến nông, khả năngnguồn lực cho phép.

5.3.4 Kỹ năng xây dựng các tài liêu khuyến nông qua phươngtiện đọc

a. Khuyến nông qua các sách xuất bản

Thông thường có hai nhóm sách được dùng trong nông nghiệp.Nhóm thứ nhất là các tài liệu hướng dẫn khoa học kỹ thuật.Nhóm này được viết dưới dạng phổ thông dùng để phổ cập cáckiến thức cần thiết trong khuyến nông. Sách này thường đượccác nhà xuất bản phát hành như: Nhà xuất bản Nông nghiệp, Nhàxuất bản Khoa học kỹ thuật... Nhóm thứ hai là các sách khoahọc kỹ thuật chuyên sâu được viết để dùng ở các cơ quan nghiêncứu và đào tạo. Thông thường khuyến nông nên lựa chọn nhómsách thứ nhất dùng vào mục đích khuyến nông. Tuy nhiên, khi sửdụng các nhóm sách trên cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Cán bộ khuyến nông cần phải chọn lọc cẩn thận sách trước khidùng. Phải trả lời các câu hỏi như: nội dung sách có đúngvới nhu cầu của nông dân, của địa phương chưa?, Sách đượcviết và trình bày có dễ hiểu, dễ đọc đối với nông dân haykhông? Có gì cần lưu ý khi sử dụng sách đó?...

- Không nên sử dụng một cách cứng nhắc các sách đó, cần biênsoạn lại nội dung cho phù hợp với ngôn từ, đơn vị đo lường,thời vụ và tập quán của nông dân tại địa phương sử dụng tàiliệu.

- Chú ý có thể thêm hình vẽ, bảng biểu để tăng sự dễ hiểu củathông tin và gần gũi với người dân về thông tin...

b. Khuyến nông qua các bài viết, các tài liệu phổ biến khoa học kỹ thuật

122

Các bài viết, các tài liệu phổ biến có thể được đăng cùng vớicác báo ở địa phương hay tạp chí. Do đó, một bài viết để đăngtrên báo và tạp chí cần đảm bảo yêu cầu sau:

- Cấu trúc một bài viết cho đọc thường bao gồm các phần sau:1) Tiêu đề bài viết, 2) Tình hình và hiện trạng của vấn đềthảo luận, 3) Phân tích nguyên nhân, 4) Biện pháp khắc phục,5) Kết luận và nhắc nhở.

- Viết tiêu đề cần chú ý thể hiện rõ mục tiêu hay dụng ý củabài viết. Tiêu đề cần đơn giản, dễ hiểu, tạo ra sự chú ý vàquan tâm của người đọc;

- Cần xây dựng dàn ý trước khi viết; Dàn ý đảm bảo đủ ý,logic, ngắn gọn;

- Ngôn từ đơn giản, đơn vị và từ vựng phải là từ địa phương đểdễ hiểu, dễ nhớ;

- Cần nhắc đến quan tâm của người sử dụng tài liệu;- Bài viết nên dùng ít số liệu nhưng toát lên được dụng ý của

người viết;- Nên dùng hình vẽ, bảng số và đồ thị minh hoạ, đặc biệt hình

vẽ gần gũi với cảnh quan của địa phương sẽ tạo ra ấn tượngtốt cho người đọc;

- Chú ý cỡ chữ không quá nhỏ, nên là cỡ chữ 14 trở lên.

c. Khuyến nông qua các tờ rơi

Thông tin khuyến nông còn được truyền bá qua các tờ rơi. Tờrơi là tài liệu in ấn chứa đựng một cách ngắn gọn và xúc tíchnhững thông tin cơ bản về kỹ thuật và công nghệ để giúp chongười đọc có thể hiểu được và đi đến áp dụng đúng.

Một tờ rơi phải đảm bảo yêu cầu sau:- Nội dung phải được trình bày ngắn gọn chỉ nên một hoặc haitrang;- Chứa đựng đủ thông tin sau: Tên sản phẩm / công nghệ; Tác

dụng của sản phẩm hay công nghệ; Cách thức áp dụng sản phẩmhay công nghệ đó, Các lưu ý (nếu có); Địa chỉ liên hệ...

- Trình bày tờ rơi phải đẹp và hấp dẫn;- Tờ rơi phải bền để có thể sử dụng được lâu;- Tờ rơi phải rẻ thì nông dân mới mua hay dễ tiếp cận được;

123

Để xây dựng một tờ rơi tốt cần làm tốt các việc sau:- Xác định rõ mục đích của tờ rơi: Quảng bá tiếp thị sản phẩm

hay hướng dẫn công nghệ... Vì các mục đích khác nhau sẽ cónhững thiết kế khác nhau.

- Thiết kế tờ rơi phải đảm bảo đủ thông tin sau: Tên sảnphẩm, công nghệ hay kỹ thuật; Tác dụng của sản phẩm, côngnghệ hay kỹ thuật; Cách thức áp dụng sản phẩm, công nghệhay kỹ thuật đó; Các lưu ý (nếu có); Địa chỉ liên hệ...

- Kết hợp dùng màu nền của tờ rơi, các hình vẽ, tranh ảnh đểtạo ra sự hấp dẫn, dễ nhìn, dễ đọc, thể hiện được thông tinchủ đạo của tờ rơi;

- In ấn tờ rơi nên in hai mặt. Cấu trúc tờ rơi dễ gấp, dễ cầmvà dễ đọc.

- Chất liệu giấy của tờ rơi nên là những giấy bền để có thểdùng được lâu.

5.4 KHUYẾN NÔNG QUA CÁC PHƯƠNG TIỆN NHÌN

5.4.1 Khái niệm về phương pháp khuyến nông qua phương tiệnnhìn

Để truyền tải thông tin, cán bộ khuyến nông còn sử dụng cácphương tiện nhìn như: áp phích, mẫu vật và tranh cổ động... Ởnhiều địa phương, các cơ quan khuyến nông sử dụng áp phích,mẫu vật và tranh cổ động ở những nơi công cộng, nhiều ngườiqua lại để tuyên truyền quảng bá các thông tin về khuyến nông.Các thông tin được thiết kế một cách cô đọng và thể hiện nhữngý tưởng chủ đạo thông qua các tranh cổ động, áp phích truyềntải tới nông dân. Nông dân biết được qua xem hình ảnh và suyngẫm để đi đến thay đổi hành vi. Khuyến nông qua phương tiệnnhìn là cách thức chuyển tải thông tin tới nông dân bằng việcnông dân tiếp cận các phương tiện nhìn.

Khuyến nông qua các phương tiện nhìn chủ yếu qua các loại hìnhsau:- Áp phích, tranh cổ động- Mẫu vật và mô hình: mẫu côn trùng, sâu bệnh, giống cây,

giống con- Phim đèn chiếu

124

5.4.2 Đặc điểm của khuyến nông qua phương tiện nhìn

Phương pháp khuyến nông qua các phương tiện nhìn có những đặcđiểm cơ bản sau đây:

- Nông dân nắm được thông tin chỉ qua nhìn. Truyền đạt đượcthông tin, chỉ qua nhìn mà nông dân hiểu được mục đích, ýnghĩa, cách làm và làm đúng. Do đó, việc trình bày các thôngtin qua áp phích, tranh cổ động, mẫu vật, phim đèn chiếuphải dễ hiểu, dễ thấy, truyền tải được thông tin quan trọngcủa kỹ thuật hay công nghệ cần chuyển giao.

- Nông dân có thể quan sát nhiều lần. Nông dân hiểu được thôngtin và đi đến hành động thông qua quan sát, nhìn nhiều lầncác áp phích hay tranh cổ động, mẫu vật. Do đó, nơi trưngbày các phương tiện nhìn phải tiện cho nông dân quan sát,phải dễ thấy, dễ nhìn.

- Ngôn ngữ diễn đạt chủ yếu qua hình ảnh, màu sắc, sơ đồ và đồthị. Trong khi ở tài liệu khuyến nông khác, ngôn ngữ diễnđạt chủ yếu là chữ viết thì ở phương pháp này ngôn ngữ diễnđạt chủ yếu là hình ảnh, màu sắc, đồ thị, bảng biểu và hìnhvẽ. Do đó, cần sử dụng khoa học và hợp lý bảng, sơ đồ, hìnhvẽ, màu sắc và chữ viết để truyền tải tối đa thông tin tớinông dân.

- Tài liệu nhìn chủ yếu đặt ở những nơi công cộng. Do vậy, đểkhuyến nông qua các phương tiện nhìn được tốt cần xây dựngbảng gắn tranh cổ động, áp phích một cách chắc chắn, hạn chếsự phá hoại của mưa nắng, gió bão.

- Thông tin khuyến nông thể hiện qua các phương tiện nhìnthường là những thông tin mang tính đại chúng, đã được khẳngđịnh là đúng đắn, cần nhân rộng.

- Đối tượng nhận được thông tin từ phương tiện nhìn rất đadạng, không chỉ nông dân mà còn nhiều tầng lớp xã hội khác.Do đó, thiết kế phương tiện nhìn phải mang tính đại chúng.

5.4.3 Tổ chức khuyến nông qua các phương tiện nhìn

Để tổ chức tốt công tác khuyến nông qua các phương tiện nhìncần làm tốt các việc sau:

125

- Xác định rõ mục đích khuyến nông qua phương tiện nhìn. Mụcđích của khuyến nông qua phương tiện nhìn là nhằm quảng básản phẩm hay công nghệ mới, lợi ích của một công nghệ haycảnh tỉnh một nguy cơ về dịch bệnh...

- Lựa chọn phương tiện nhìn để đáp ứng được mục đích khuyếnnông. Các phương tiện nhìn có nhiều loại như tranh cổ động,tranh đả kích, tranh quảng cáo, mẫu vật, tiêu bản và phimđèn chiếu. Căn cứ vào đặc điểm của từng loại phương tiện vàmục đích khuyến nông để lựa chọn phương tiện thích hợp.

- Thiết kế tài liệu theo phương tiện nhìn đã chọn. Cần bám sátnội dung chuyên môn để thiết kế phương tiện nhìn phù hợp.

- Tổ chức sử dụng các phương tiện nhìn. Tuỳ theo từng loạiphương tiện nhìn, cách thức tổ chức khác nhau. Các loạitranh quảng cáo, cổ động, đả kích nên được bố trí ở nơi tiệnđường đi, dễ quan sát, làm bằng vật liệu bền lâu. Các loạiphim đèn chiếu dùng để chiếu ở các nhà văn hoá của thôn/làng/ bản hay các trong phòng học, nơi tập trung đông người.Cần tập huấn kỹ năng cho khuyến nông viên khi sử dụng cácloại phương tiện nhìn.

5.4.4 Kỹ năng xây dựng các tài liệu khuyến nông qua phươngtiện nhìn

a. Khuyến nông qua các áp phích

Khuyến nông qua áp phích là phương pháp dùng áp phích đểtruyền đạt thông tin khuyến nông. Khi xây dựng áp phích cầnlưu ý các vấn đề sau:

- Chủ đề thể hiện ở áp phích phải sát thực đúng với mối quantâm của nông dân;

- Có thể vẽ tranh ở dạng đả kích hay trung thực. Tuỳ theo mụcđích của khuyến nông, tranh đả kích dùng để phê phán mộthành vi nào đó, ngược lại tranh thể hiện trung thực dùng đểquảng bá tác dụng hay lợi ích của sản phẩm, công nghệ.

- Kết cấu của tranh có thể thể hiện sự so sánh cái cũ với cáimới để người xem tự rút ra nhận xét và kết luận.

- Hình ảnh thể hiện ở tranh áp phích phải quen thuộc với nôngdân (cảnh quan, trang phục thể hiện rõ đặc điểm địa lý sinhthái của vùng). Thí dụ: vẽ cây cọ thể hiện đó là miền Trung

126

du, cây dừa nước đó là miền nhiễm mặn Nam bộ, áo ba ba vớikhăn sọc đen là trang phục của nông dân Nam bộ, đội nón quaithao đó là trang phục của người Bắc bộ, nhà rông là thể hiệnnơi ấy là vùng Tây Nguyên...). Do đó, cần nắm được đặc điểmvăn hoá - sinh thái của từng vùng để thể hiện trên tranh vẽ.

- Hình ảnh và bố cục của tranh phải đơn giản, dễ nhìn, dễhiểu. Tranh vẽ về người, vật nuôi, cây trồng phải giống đểngười xem dễ nhận chính xác được thông tin truyền tải.

- Tạo ấn tượng và có sức thuyết phục cho tranh thông qua dùngmàu sắc, đường nét. Có thể kết hợp giữa tranh vẽ và lời đểthể hiện thông tin. Thí dụ: dưới bức tranh về Phân bón đầutrâu có dòng chữ kèm theo “Phân bón đầu trâu - mùa màng bộithu” ... đã tạo ra ấn tượng tốt cho nông dân biết được lợiích của phân bón Đầu Trâu.

b. Kỹ thuật làm phim đèn chiếu để khuyến nông

Phim đèn chiếu là loại hình truyền thông thông qua các hìnhảnh, không có âm thanh để truyền đạt thông tin khuyến nông.Khi làm phim đèn chiếu cần lưu ý những vấn đề sau:- Xác định rõ mục đích làm phim đèn chiếu;- Xây dựng kịch bản và bố cục nội dung theo chủ đề;- Thiết kế và vẽ các hình ảnh đặc trưng cho từng nội dung;- Liên kết các nội dung lại và hình thành cuốn phim;- Sử dụng thiết bị đèn chiếu qua điện, đèn thường, dùng các

dạng “đèn lồng kéo quân” sử dụng khí nóng làm quay đèn lồngvà hình chiếu sẽ hiện ra.

- Tổ chức thao tác để thể hiện phim;

5.5 KHUYẾN NÔNG QUA CÁC PHƯƠNG TIỆN NGHE VÀ NHÌN

5.5.1 Khái niệm khuyến nông qua phương nghe và nhìn

Khuyến nông qua các phương tiện nghe và nhìn là phương phápkhuyến nông sử dụng các phương tiện nghe nhìn để truyền đạtthông tin khuyến nông tới nông dân. Các phương tiện nghe nhìnđược dùng để khuyến nông chủ yếu qua các kênh sau:- Chương trình khuyến nông qua truyền hình;- Các ấn phẩm qua băng video;- Các ấn phẩm qua đĩa VCD...

127

5.5.2 Đặc điểm của khuyến nông qua phương nghe và nhìn

Khuyến nông qua các phương tiện nghe nhìn có các đặc điểm sau:

- Kết hợp được cả hình ảnh và âm thanh một cách hài hoà nênchất lượng thông tin truyền đạt thường tốt hơn khuyến nôngqua các phương tiện nhìn hoặc qua các phương tiện nghe.

- Hấp dẫn và thu hút được nông dân tham gia để thu nhận thôngtin.

- Cùng một lúc có thể truyền đạt thông tin tới hàng triệu nôngdân (nhất là qua truyền hình)

- Sử dụng linh hoạt (nhất là các ấn phẩm băng video, VCD...),có thể sử dụng nhiều lần khi cần qua sử dụng đầu video hayđầu VCD.

- Có thể truyền tải thông tin cho người không biết chữ;

5.5.3 Hình thức khuyến nông qua các phương tiện nghe - nhìn

Khuyến nông qua phương tiện nghe - nhìn có thể được tiến hànhtheo các hình thức phóng sự, giới thiệu điển hình tiên tiến,các câu chuyện cảnh tỉnh, tọa đàm trao đổi, câu chuyện truyềnhình...

Hình thức phóng sự là phản ánh một chủ đề nào đó, có nội dung,hình ảnh thực tế, lời nói, có lời bình và nhận xét. Để tổ chứctốt được phóng sự trên truyền hình cần lựa chọn chủ đề, nộidung, địa điểm, xây dựng kịch bản và tổ chức ghi hình. Chủ đềphóng sự là những nội dung mà khuyến nông cần truyền bá. Từchủ đề, lựa chọn địa điểm làm phóng sự. Địa điểm được chọn đểlàm phóng sự phải đảm bảo được mục tiêu của khuyến nông: có môhình, các nhân vật sẽ được xuất hiện trong phóng sự... Cácnhân vật thường là những nông dân làm ăn tốt hay đang gặp khókhăn, đại diện cán bộ cộng đồng, cán bộ khuyến nông hay chỉđạo nông nghiệp tại địa phương. Kịch bản cho phóng sự phảiđáp ứng được nội dung khuyến nông, dựa vào thời lượng phátsóng của truyền hình để xác định kịch bản cho phù hợp. Kịchbản cho phóng sự nên kết hợp sử dụng hợp lý hình ảnh và âmthanh để toát lên những ý tưởng cơ bản của phóng sự.

128

Giới thiệu điển hình tiên tiến là giới thiệu các gương nôngdân hay cộng đồng sản xuất - kinh doanh giỏi, muốn phổ biến vànhân rộng. Để tổ chức giới thiệu các điển hình tiên tiến quaphương tiện nghe - nhìn phải lựa chọn điển hình tiên tiến,liên hệ và hợp tác với chủ mô hình, xây dựng nội dung kịchbản, chuẩn bị mô hình để quay, hợp tác với chủ mô hình để giớithiệu về mô hình. Lựa chọn điển hình tiên tiến: Những điểnhình tiên tiến được giới thiệu qua phương tiện nghe nhìnthường là các điển hình về áp dụng kỹ thuật công nghệ hay môhình thuộc mối quan tâm của nông dân và địa phương. Những cáihọ làm đã được khẳng định là thành công ở địa phương và có khảnăng nhân rộng. Các mô hình giới thiệu qua hình thức này phảilà điển hình cho nông dân trên phương diện nguồn lực, trình độvà điều kiện ứng dụng công nghệ. Việc tiếp theo là liên hệ vớichủ mô hình chỉ rõ mục đích, cách làm cho chủ mô hình rõ. Trêncơ sở hợp tác với chủ mô hình, xây dựng nội dung và kịch bảncho việc xây dựng băng hay đĩa VCD. Nội dung kịch bản phải thểhiện rõ mục đích, lợi ích, quá trình áp dụng và điều kiện ápdụng thành công một công nghệ. Trong kịch bản cần lưu ý tạo cơhội cho chủ mô hình chia sẻ kinh nghiệm của họ về sự thànhcông trong ứng dựng công nghệ.

Các trường hợp cảnh tỉnh là những thông tin về các trường hợpnông dân, cộng đồng áp dụng chưa đúng kỹ thuật hay công nghệđược cung cấp tới người xem để họ tự rút ra kinh nghiệm phòngtránh và suy ngẫm. Tổ chức giới thiệu các trường hợp cảnh tỉnhqua phương tiện nghe - nhìn phải lựa chọn điển hình để nhắcnhở, cảnh tỉnh, liên hệ và hợp tác với chủ mô hình, xây dựngnội dung kịch bản, chuẩn bị mô hình để quay, hợp tác với chủmô hình để giới thiệu về mô hình. Mô hình giới thiệu thường lànhững trường hợp thất bại khi ứng dụng mô hình, áp dụng chưađúng về công nghệ. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, giới thiệumô hình trong trường hợp này đôi khi khó thực hiện hơn so vớigiới thiệu mô hình tiên tiến. Thường mắc phải các vấn đề mẫncảm và tế nhị. Khuyến khích tối đa các chủ mô hình hay nhữngngười tham gia thể hiện quan điểm, cách nghĩ của mình về nhữngvấn đề được thảo luận trong mô hình.

Hình thức tọa đàm trao đổi là hình thức khuyến nông trong đócó các khuyến nông viên, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiêp,cán bộ quản lý nông nghiệp và nông dân tham gia tọa đàm trao

129

đổi về một chủ đề khuyến nông nhất định như: sử dụng một giốngmới, một mô hình canh tác mới, một kỹ thuật mới... Để tổ chứctốt buổi tọa đàm cần xác định rõ chủ đề tọa đàm, nội dung vàkịch bản tọa đàm, lựa chọn các đại biểu tham gia tọa đàm vàngười điều hành buổi tọa đàm. Các đại biểu tham gia tọa đàmnên là những người có ý kiến đóng góp nhằm đạt được mục tiêucủa buổi tọa đàm. Người điều hành buổi tọa đàm phải kiểm soátđược diễn biến thảo luận theo đùng nội dung, thời lượng và mụctiêu đặt ra. Còn các công việc khác thực hiện gần tương tự nhưđối với tọa đàm trên qua phương tiện nghe.

5.5.4 Tổ chức khuyến nông qua các phương tiện nghe - nhìn a. Xây dựng tài liệu khuyến nông qua các phương tiện nghe - nhìn

Tài liệu khuyến nông qua phương tiện nghe nhìn thường là cácđĩa VCD hoặc băng vedio. Vì vậy, khi xây dựng các đĩa VCD haybăng video nên tuân theo các bước sau đây:- Lựa chọn chủ đề khuyến nông qua các phương tiện nghe nhìn.

Chủ đề khuyến nông qua các phương tiện nghe - nhìn thường làcác thông tin trong các lĩnh vực sau: 1) Công nghệ về sảnxuất kinh doanh, các mô hình, điển hình thực tế, hoặc giảipháp đã thành công và cần nhân rộng cho đại đa số nông dân;2) Các hiện tượng, các vấn đề bức xúc của nông nghiệp, nôngdân và nông thôn, cần cảnh tỉnh và đưa các thông điệp để ứngxử đúng.

- Lựa chọn hình thức truyên truyền qua phương tiện nghe nhìn.Các hình thức tuyên truyền qua phương tiện nghe nhìn có thểlà phóng sự, giới thiệu điển hình tiên tiến, các câu chuyệncảnh tỉnh, tọa đàm trao đổi hay câu chuyện truyền hình. Hìnhthức phóng sự là phản ánh một chủ đề nào đó, có nội dung,hình ảnh thực tế, lời nói, có lời bình và nhận xét. Giớithiệu điển hình tiên tiến là giới thiệu các gương nông dânhay cộng đồng sản xuất - kinh doanh giỏi, muốn phổ biến vànhân rộng. Các câu chuyện cảnh tỉnh là các thông tin về cáctrường hợp nông dân, cộng đồng áp dụng chưa đúng kỹ thuậthay công nghệ, cung cấp cho người xem để họ tự rút ra kinhnghiệm để tránh và suy ngẫm. Hình thức tọa đàm trao đổi làhình thức khuyến nông trong đó có các khuyến nông viên, cácnhà nghiên cứu, các doanh nghiêp, cán bộ quản lý nông nghiệp

130

và nông dân tham gia tọa đàm trao đổi để truyền đạt được chủđề khuyến nông. Khi tổ chức buổi tọa đàm cần xác định rõ chủđề tọa đàm, nội dung và kịch bản tọa đàm, lựa chọn các đạibiểu tham gia tọa đàm, cần có người điều hành buổi tọa đàm.Các đại biểu tham gia tọa đàm nên là những người am hiểu cácvấn đề tọa đàm, hoặc những người gặp phải các khó khăn trongsản xuất và đời sống liên quan đến chủ đề khuyến nông...

- Chuẩn bị nội dung và xây dựng kịch bản. Người xây dựng kịchbản phải kết hợp chặt chẽ với các cán bộ chuyên môn, am hiểucác lĩnh vực và chủ đề cần truyền đạt thông qua các phươngtiện nghe nhìn. Chủ đề được chia thành các nội chi tiết. Mỗinội dung chi tiết có một kịch bản cụ thể.

- Dựa trên kịch bản, bố trí trường quay, tổ chức buổi tọa đàmhay mô hình để quay phim. Trong bố trí trường quay cho buổitọa đàm, cần có người dẫn chương trình. Người dẫn chươngtrình phải am hiểu và nắm được kịch bản, kiểm soát thời giancho từng nội dung. Trong bố trí trường quay về mô hình, cầncó người dẫn chương trình, kết hợp với chủ mô hình và cácđặc điểm của nông trại mà mô hình định khuyến cáo.

- Tổ chức quay phim buổi tọa đàm hay mô hình. Phải chuẩn bịtốt các thiết bị như máy quay, nguồn điện, ánh sáng, âmthanh, đảm bảo chất lượng hình ảnh và âm thanh thu được phảitốt.

- Chỉnh sửa phim: Dựa trên kịch bản có thể phải chỉnh sửaphim, loại bỏ những hình ảnh không cần thiết, kiểm tra nhữngđiểm cơ bản cần có trong kịch bản.

- Viết lời bình: Trừ trường hợp tọa đàm và ghi hình trực tiếp,các trường hợp khác đều phải viết lời bình. Dựa trên kịchbản, viết lời bình phù hợp. Cần chú ý những vấn đề sau trongkhi viết lời bình: bám sát mục tiêu của nội dung hình ảnh,đặc điểm của nông dân và cộng đồng, nên sử dụng ngôn ngữ đờithường để nông dân dễ hiểu.

- Lồng tiếng/ lời bình: Tổ chức tốt việc lồng tiếng hay đọclời bình cho các hình ảnh. Trong lồng tiếng cần lưu ý một sốnội dung sau đây: 1) Lựa chọn giọng nói để lồng tiếng. Tuỳtheo mục đích phát truyền hình cho cộng đồng nông dân nào(dân tộc thiểu số, nông dân Bắc Trung bộ, Nông dân Nam trungBộ, người Tây Nam bộ, Đông Nam bộ hay người Tây Nguyên) đểlựa chọn giọng nói và ngôn ngữ cho phù hợp. 2) Tổ chức lồngtiếng và âm thanh, chú ý các âm thanh của các hoạt động của

131

mô hình (tiếng động của máy móc, tiếng kêu của vật nuôi...)đảm bảo rằng đó là môi trường thực.

b. Tổ chức phát hình trên các chương trình truyền hình

Tổ chức phát hình trên các chương trình truyền hình sau khixây dựng xong các chương trình. Các đài truyền hình của Trungương hay các tỉnh cần giành riêng chuyên mục cho khuyến nông.Các chương trình này đang có tác dụng thiết thực tới hàngtriệu nông dân.

Việc tổ chức phát hình trên các chương trình truyền hình cầnlưu ý một số vấn đề sau:- Hình thành chương trình truyền hình cho khuyến nông. Tên gọi

các chương trình truyền hình phải hấp dẫn và gần gũi vớinông dân, kích thích nông dân muốn xem truyền hình. Hiện nayở đài truyền hình Trung ương và các tỉnh có các chương trìnhnhư Bàn với nhà nông tìm cách làm giàu, Đồng hành cùng nhànông, Thời sự nông nghiệp, Sao thần nông... Với tên gọi nhưvậy, các chương trình truyền hình đã thu hút được đông đảonông dân tham gia.

- Tổ chức phát truyền hình theo thời gian cố định trong ngày,trong tuần để nông dân biết và tiện theo dõi. Có thể pháthai đến ba lần trong ngày để nông dân có cơ hội theo dõi vàhiểu kỹ nội dung.

- Thời điểm phát hình phải phù hợp, nên phát hình vào lúc nôngdân có điều kiện xem vô tuyến truyền hình (buổi sáng sớm,buổi trưa, hay buổi tối). Thời điểm phát thích hợp tuỳ đặcđiểm kinh tế - xã hội của mỗi vùng. Do đó, các đài truyềnhình cần làm khảo sát về nhu cầu phát hình, thời điểm pháthình để có lịch trình phát thích hợp.

- Cần có điện thoại hay địa chỉ liên hệ thể hiện ở phía dướimàn hình để người xem truyền hình dễ dàng trao đổi về chủ đềphát trên đài, góp ý để hoàn thiện các vấn đề trong xây dựngkịch bản hay liên lạc để tiếp nhận công nghệ được giớithiệu.

c. Phát hành các ấn phẩm truyền hình (băng video, đĩa VCD...)

Bên cạnh kênh truyền hình, còn có thể truyền đạt thông tinkhuyến nông qua sử dụng các đầu VCD, video... Vì thế, cần phát

132

hành các ấn phẩm đó dưới dạng băng video, đĩa VCD để nông dâncó thể tổ chức xem tại gia đình hay ở hội trường các thônlàng. Hình thức này ưu điểm hơn so với phát trên truyền hìnhlà không lệ thuộc vào thời điểm phát, khi nào nông dân muốnxem thì họ có thể tự tổ chức để xem các chương trình đó. Dođó, việc nhân và sao các băng đĩa để đưa về cho cộng đồng nôngdân là cần thiết. Thường trong nông dân có các nhóm nông dân.Mỗi nhóm nông dân có cả những gia đình có đầu VCD hay đầuvideo và những gia đình chưa có các thiết bị đó. Các nông dâncó thể sử dụng và chia sẻ thông tin trong nhóm của họ. Trongmột số trường hợp, có thể trang bị các đầu VCD hay đầu Videocho nhà văn hoá, nhà rông, nơi sinh hoạt cộng đồng của cáclàng/ thôn/ bản để nông dân có thể tiếp cận được các thông tinvà chia sẻ thông tin với nhau.

5.6 KHUYẾN NÔNG QUA TRANG WEB

5.6.1 Khái niệm khuyến nông qua các trang WEB

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, công tác khuyếnnông còn được thực hiện qua các trang WEB hay Internet. Khuyếnnông qua các trang WEB là phương pháp khuyến nông giúp chonông dân có được thông tin qua tiếp cận được các trang WEB củacác cơ quan hay tổ chức khuyến nông (Trung tâm khuyến nôngquốc gia, Trung tâm khuyến nông của các tỉnh, Các cơ quannghiên cứu, đào tạo và chuyển giao, các doanh nghiệp, tổ chứckinh tế khác). Thí dụ, Trang WEB của Trung tâm khuyến nôngquốc gia có tên miền là: http://www.khuyennongvn.gov.vn. (Ảnh5.1)

133

Ảnh 5.1: Trang WEB của Trung Tâm khuyến nông quốc gia Việt Nam

Một số tỉnh thành phố cũng xây dựng trang WEB riêng cho khuyếnnông (Ảnh 5.2). Trên các trang WEB này, các tỉnh giới thiệucác tin tức về khuyến nông như Kiến thức nhà nông, tin tứckhuyến nông, giá cả thị trường và chuyện nhà nông.

134

Ảnh 5.2: Trang Web của Trung tâm khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh

Ở một số tỉnh, không xây dựng thành trang Web riêng cho khuyếnnông mà khuyến nông là một chuyên mục nằm trong trang Web củatỉnh đó. Khuyến nông của các tỉnh thường có tên miền làhttp://www.tentinh.nongnghiep.khuyennong. Thí dụ, Trang Webcua tỉnh Bắc Ninh là http://www.bacninh.nongnghiep.khuyennong(Ảnh 5.3).

Ảnh 5.3: Trang WEB của tỉnh Bắc Ninh

Các tổ chức nghiên cứu và chuyển giao, các doanh nghiệp cũngxây dựng các chuyên mục riêng cho khuyến nông. Thí dụ, TrườngĐại học Nông nghiệp Hà Nội có chuyên mục chuyển giao công nghệ(Ảnh 5.4).

135

Ảnh 5.4: Trang WEB của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Nhiều trang trại hay doanh nghiệp mở riêng trang WEB của mìnhđể thực hiện các hoạt động khuyến nông. Thí dụ: Doanh nghiệptư nhân Ba Hạo nổi tiếng về Khoai Lang do đó đã lấy tên trangWEB là http://khoailangbahao.com.vn (Ảnh 5.5)

136

Ảnh 5.5: Trang WEB của Doanh nghiệp tư nhân Ba Hạo

5.6.2 Đặc điểm của khuyến nông qua các trang WEB

Khuyến nông qua các trang WEB có các đặc điểm sau:

- Truyền đạt thông tin qua hình ảnh, màu sắc, chữ viết (trongmột số trường hợp có cả âm thanh) nên chất lượng thông tintruyền đạt thường tốt hơn các phương tiện truyền thông khác;

- Cùng một lúc truyền đạt thông tin nhanh chóng cho đông đảonông dân, địa phương nếu họ có điều kiện tiếp cận được vớiinternet;

- Khác với khuyến nông qua truyền hình, khuyến nông quainternet có thể nhận phản ánh và bình luận của người nhậnthông tin nhanh chóng và lưu được các thông tin đó trênmạng;

- Sử dụng linh hoạt các phương thức truyền tin (bài viết, hìnhảnh, phóng sự, video...), có thể sử dụng nhiều lần nếu tiếpcận được internet;

- Có thể bổ xung hay hoàn chỉnh thông tin theo thời gian vìcác trang Web được cập nhật theo từng giờ trong ngày nên cácthông tin như giá cả thị trường... thường rất kịp thời;

- Ở mọi nơi, mọi lúc nông dân vẫn có thể tiếp cận được kênhkhuyến nông;

137

- Tuy nhiên, sử dụng kênh thông tin này cũng đòi hỏi phải cóđiều kiện nhất định: Nông dân có điều kiện tiếp cận đượcinternet (có máy tính, có internet, có điện lưới và có trìnhđộ nhất định về khai thác và sử dụng thông tin trêninternet...).

5.6.3 Cấu trúc một trang WEB phục vụ cho khuyến nông

Một trang WEB phải đảm bảo thoả mãn tính kỹ thuật của nó:truyền đạt được qua internet, cập nhật, kết hợp bài viết, hìnhảnh, video, tính toán được số lượt người truy cập và thu nhậnđược ý kiến phản hồi của người truy cập. Ngoài những yêu cầuđó, để hoàn thành được mục đích của khuyến nông, tùy theo loạitrang WEB mà cấu trúc trang WEB thường có các nội dung sau:

5.6.3.1Cấu trúc trang WEB khuyến nông

Nếu khuyến nông được giới thiệu cả trên một trang WEB như:trang WEB của Trung Tâm khuyến nông quốc gia hay trang WEB củaTrung tâm khuyến nông Thành phố Hồ Chí Minh... Đó là nhữngtrang WEB có cấu trúc nội dung hoàn toàn phục vụ cho khuyếnnông.

Cấu trúc của trang WEB của Trung tâm khuyến nông quốc gia (Ảnh5.6) có các nội dung cơ bản sau:1. Giới thiệu hệ thống khuyến nông (Lịch sử hình thành, sơ đồ

tổ chức, danh bạ điện thoại và địa chỉ email của những ngườiliên quan...)

2. Các văn bản, chính sách, định mức kinh tế kỹ thuật liên quanđến khuyến nông

3. Hoạt động khuyến nông đã và đang diễn ra ở các nơi4. Giới thiệu sản phẩm và công nghệ mới5. Khoa học công nghệ6. Thông tin thị trường7. Tình hình dịch hại8. Nông nghiệp thế giới9. Gương sản xuất giỏi10. Trang thơ khuyến nông11. Hỏi đáp khuyến nông

138

12. Thư viện khuyến nông13. Địa chỉ xanh: Giới thiệu các địa chỉ quan trọng cần biết

liên quan đến khuyến nông14. Bạn có biết15. Diễn đàn khuyến nông và công nghệ

Ảnh 5.6: Giới thiệu gương sản xuất giỏi trên trang WEB của Trung tâmkhuyến nông quốc gia

Với cơ quan khuyến nông cấp tỉnh, một trang WEB của khuyếnnông có thể bao gồm các nội dung sau đây (Ảnh 5.7): 1) Giới thiệu về trung tâm hay cơ quan khuyến nông; 2) Tin tức mới nhất liên quan đên khuyến nông;3) Kiến thức nhà nông (giới thiệu các vấn đề liên quan đến

trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp,cây cảnh...)

4) Chuyện nhà nông5) Giá cả thị trường

139

Ảnh 5.7: Mục Kiến thức nhà nông trong Trang WEB của Trung tâmkhuyến nông Thành phố Hồ Chí Minh

5.6.3.2Cấu trúc của trang WEB của một doanh nghiệp

Với một doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp, trên trang chủthường có nội dung sau (Ảnh 5.5 và ảnh 5.8): 1) Thông tin giới thiệu doanh nghiệp (đơn vị); 2) Tin tức trong ngày liên quan tới doanh nghiệp; 3) Mục mách nhỏ bà con nông dân; 4) Về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng đầu vào mới,

công nghệ mới liên quan; 5) Sản phẩm mới: Giới thiệu các sản phẩm mới6) Thơ văn, vui cười; 7) Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao; 8) Liên kết với các tổ chức hay đơn vị khác; 9) Các hình ảnh về lôgô hay phần thưởng đặc biệt của doanhnghiệp

5.6.3.3Cấu trúc chủ đề khuyến nông trên trang WEB

Ở nhiều địa phương không xây dựng riêng trang WEB cho khuyếnnông. Do đó, chủ đề khuyến nông là một chuyên mục nằm trongtrang WEB của tỉnh thường có các nội dung chủ yếu sau:

140

1) Tin tức nông nghiệp2) Khoa học công nghệ nông nghiệp3) Chương trình khuyến nông4) Kinh nghiệm nhà nông5) Giá cả thị trường

Ảnh 5.8: Phần dưới trang chủ của Doanh nghiệp tư nhân Ba Hạo

5.6.4 Xây dựng một trang WEB phục vụ cho khuyến nông

Việc xây dựng trang WEB phục vụ khuyến nông đòi hỏi phải cócác điều kiện sau:- Có nhân lực am hiểu về công nghệ thông tin thiết kế trang

WEB, cập nhật thường xuyên thông tin lên trang WEB;- Chuẩn bị thông tin để cập nhật thường xuyên;- Tổ chức thiết kế và chạy thử trang WEB;- Kiểm tra tính thích ứng và phát hiện các lỗi để hoànthiện;- Tổ chức cập nhật thông tin cho trang WEB. Thông tin cho

trang WEB phải được cập nhật liên tục trong ngày. Do đó,cần có mạng lưới cung cấp thông tin để duy trì sự pháttriển của các trang WEB đảm bảo tính cập nhận của từngchuyên mục. Phải xây dựng mạng lưới cộng tác viên trong

141

việc cung cấp thông tin cho trang WEB. Có chế độ thỏađáng cho việc cung cấp thông tin;

- Phân tích, kiểm tra và đánh giá tình hình truy cập vàtiếp cận thông tin của nông dân;

- Cải thiện và nâng cấp trang WEB;

Tài liệu tham khảo và đọc thêm Chương 5

1. Đỗ Kim Chung, 2002, Phương pháp tiếp cận khuyến nông, Bài giảngcho dự án Phát triển chè và cây ăn quả, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Hà Nội, 3- 6 tháng 12 năm 2002.

2. J. A. Payne, 1987, Agricultural Extension in DevelopingCountries, Longman Scientific & Technical Publishing House,London, page 23-37.

3. Chương trình IPM quốc gia Việt Nam và Tổ chức Nông Lương Liên hợpquốc, 1997, Sách do nông dân viết, Hà Nội, 1997.

4. Dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản miền núi phía Bắc, 2002, Đàoao và dọn ao trước khi thả cá, Tài liệu hướng dẫn nông dân nuôicá ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

5. Dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản miền núi phía Bắc, 2002,Hướng dẫn sử dụng sổ ghi chép trong mô hình trình diễn nuôi cá -Áp dụng cho cán bộ khuyến ngư và nông dân trình diễn, Nhà xuấtbản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản, 1995, Công tác khuyến ngư,Nhà xuất bản Nông nghiệp. Câu hỏi thảo luận Chương 5

1. Nêu đặc điểm cơ bản các kênh truyền thông trong khuyếnnông?

2. Phân tích đặc điểm và yêu cầu của các loại thông tin đểkhuyến nông qua các phương tiện thông tin đại chúng?

3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tài liệukhuyến nông qua các phương tiện thông tin đại chúng?

4. Phân tích những việc của khuyến nông viên khi xây dựng tàiliệu khuyến nông qua truyền thông?

5. Hãy đọc bài viết trong phụ lục A của chương và cho nhậnxét, đánh giá bài viết đó đã đạt tiêu chuẩn cho bài viết đểphát triên đài phát thanh chưa? Vì sao?

6. Hãy đọc bài viết trong phụ lục B của chương và cho nhậnxét, đánh giá bài viết đó đã đạt tiêu chuẩn cho bài viết đểphát triên đài phát thanh chưa? Vì sao?

142

7. Hãy đọc các bài viết trong phụ lục C và D của chương và chonhận xét, đánh giá các bài viết đó đã đạt tiêu chuẩn chobài viết trên báo chưa? Vì sao?

8. Nêu khái niệm và phân tích đặc điểm của phương pháp khuyếnnông qua các phương tiện nghe?

9. Để tổ chức tốt việc khuyến nông qua phát trên đài phátthanh hay truyền thanh, cán bộ khuyến nông cần làm nhữngviệc gì?

10. Phân tích các kỹ năng cần có của khuyến nông viên khi viếtbài cho phát thanh viên đọc?

11. Phân tích các kỹ năng cần có của khuyến nông viên khi chuẩnbị bài phát biểu cho khách mời trên đài phát thanh?

12. Phân tích các kỹ năng cần có của khuyến nông viên khi chuẩnbị buổi tọa đàm trên đài phát thanh?

13. Phân tích các kỹ năng cần có của khuyến nông viên khi chuẩnbị câu chuyện truyền thanh trên đài phát thanh?

14. Phân tích các kỹ năng cần có của khuyến nông viên khi chuẩnbị câu chuyện vui, thơ ca, hò vè trên đài phát thanh?

15. Phân tích khái niệm và đặc điểm của phương pháp khuyến nôngqua các phương tiện đọc?

16. Phân tích những việc cần làm của khuyến nông viên khi tổchức khuyến nông qua các phương tiện đọc?

17. Phân tích kỹ năng cơ bản của khuyến nông viên khi thực hiệnkhuyến nông qua sách xuất bản?

18. Phân tích kỹ năng cơ bản của khuyến nông viên khi thực hiệnkhuyến nông qua tài liệu phổ biến khoa học kỹ thuật?

19. Phân tích kỹ năng cơ bản của khuyến nông viên khi thực hiệnkhuyến nông qua các tờ rơi?

20. Phân tích khái niệm và đặc điểm của khuyến nông qua cácphương tiện nhìn?

21. Theo anh chị, khuyến nông viên cần làm gì để tổ chức tốtkhuyến nông qua các phương tiện nhìn?

22. Phân tích kỹ năng cơ bản của khuyến nông viên khi xây dựngáp phích?

23. Phân tích kỹ năng cơ bản của khuyến nông viên khi xây dựngphim đèn chiếu?

24. Phân tích khái niệm và đặc điểm của khuyến nông qua cácphương tiện nghe nhìn?

25. Phân tích đặc điểm, nội dung của các hình thức khuyến nôngqua các phương tiện nghe nhìn?

143

26. Theo anh chị, khuyến nông viên cần làm gì để xây dựng tàiliệu khuyến nông qua các phương tiện nghe nhìn?

27. Nêu những việc cần lưu ý khi tổ chức chương trình khuyếnnông trên truyền hình?

28. Phân tích khái niệm, đặc điểm của khuyến nông qua các trangWEB?

29. Phân tích cấu trúc một trang WEB cho khuyến nông?30. Phân tích những việc cần làm để thực hiện khuyến nông qua

các trang WEB?

Phụ lục chương 5

A. Chọn loài cá nuôi và xác định mật độ tối ưu thả trên ruộng lúa(Bài viết phát trên đài phát thanh, mục Bàn vời nhà nông tìm cách làm giàu)

Hiện tại có rất nhiều giống cá nuôi. Nuôi cá ruộng phải có những đặctính sau: thích hợp với điều kiện sinh thái đồng ruộng, sử dụng cácsinh vật phù du tự nhiên, cá có tốc độ sinh trưởng cao, phù hợp vớinhu cầu của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, giống mua dễdàng và giá thành thấp. Các loài cá thả trên hệ sinh thái ruộng lúanên là Puntius Gonionotus (mè vinh), Hypophamichthys spp (mè trắng),Cyprinus carpio (chép), Oreochromis sp (rô phi), labeo rohita (trôiấn độ) Maccrobrachium rosenbergi (tôm càng xanh).

Ở ruộng lúa ngập lụt vào mùa mưa ven các nhánh của hệ thốngsông Cửu Long nên chọn mật độ tối ưu sau:

Loài cá thả Tỷ lệ (%)Puntius GonionotusHypophamichthys sppCyprinus carpioOreochromis sp, Labeo rohita

60%10%10%10%10%

Mật độ tối ưu là 40000 con/ha. Nếu thả ghép tôm càng xanh thì tỷ lệtôm càng xanh phải chiếm 25%. Tuy nhiên, mật độ này còn tùy thuộcvào mức độ dung lượng nước ở ruộng lúa.

B. Chọn thả cá nuôi trên ruộng lúa(Bài viết phát trên đài phát thanh, mục Bàn vời nhà nông tìm cách làm giàu)

Hiện tại ở vùng ta có rất nhiều loại cá nuôi có thể nuôi được trênruộng lúa. Cá nuôi ở ruộng phải đảm bảo những yêu cầu sau: Một làthích hợp với điều kiện ruộng lúa; Hai là cá ăn các thức ăn tự nhiên

144

sẵn có ở ruộng lúa; Ba là, cá lớn nhanh, và dễ bán; Bốn là, muagiống dễ dàng và giá rẻ. Các loại cá có thể thả trên ruộng lúa ởvùng ta bao gồm Mè vinh, Mè trắng, Chép, Rô phi, cá trôi ấn và tômcàng xanh.

Ở ruộng lúa thường xuyên nhiều nước vào mùa mưa thuộc ven sông Tiềnsông Hậu nên thả các loại trên như sau: Cứ 100 con cá thả ở ruộngthì có 60 con Mè vinh, còn Mè trắng, Chép, Rô phi và cá trôi ấn mỗiloại thả 10 con.

Số lượng các loại cá thả cho 1 m2 ruộng là 4 con. Nếu thả ghép tômcàng xanh thì thả 3 cá 1 tôm trên một mét vuông. Tuy nhiên, ruộngcàng sâu thì có thể thả nhiều hơn.

C. Diệt chuột hàng loạt không cần đánh bả

Hiện nay các trà lúa vụ đông xuân ở miền Bắc đang ở thời kỳ cuối đẻnhánh hay đang làm đòng. Ở nhiều nơi, các trà lúa đó đang bị chuộtphá hoại nghiêm trọng, có nguy cơ làm giảm năng suất và sản lượngthu hoạch. Tại sao lại xuất hiện nhiều chuột như vậy? Làm thế nào đểhạn chế sự phá hoại của chuột với mùa màng?

Việc trừ chuột thường được tiến hành bằng nhiều cách như đánh bẫybằng mồi có tẩm thuốc hóa học, đánh cạm và săn diệt chuột. Trong đóđánh bẫy bằng thuốc mồi là phổ biến hơn cả. Trong những năm gần đây,thuốc diệt chuột Trung Quốc đã được dùng nhiều ở ta. Thuốc được tẩmvào mồi ăn cho chuột như thóc, gạo, khoai lang, cua nướng. Ở nhiềunơi, bẫy mồi bằng thuốc hóa học đã được thực hiện ở quy mô cả xóm,thôn hay cả dưới sự chỉ đạo của các HTX hay chính quyền cơ sở. Đánhbẫy chuột đã có những tác dụng nhất định: chuột chết hàng loạt ởgiai đoạn đầu và những vụ đầu. Về sau, thuốc chuột ít có tác dụngnhưng lại làm ô nhiễm môi trường và chuột có nguy cơ nhiều hơn. Theoước tính của các nhà khoa học, đàn chuột hiện nay ở nước ta ít nhấtkhoảng 0,5 tỷ con. Có hai lý do giải thích thực trạng trên: Một là,chuột đã có khả năng phân biệt mồi độc và không ăn mồi đó. Hai là,đánh bẫy bằng mồi đã làm mất cân bằng sinh thái đồng ruộng. Địch thủcủa chuột là mèo, chim và các loại rắn... Nhưng những loài vật nàyđã bị giảm đi nghiêm trọng vì chúng đã ăn phải những con chuột bịchết vì nhiễm độc hay mồi có trộn thuốc ở ruộng lúa. Tuy nhiên, sựgiảm về số lượng mèo cũng còn do con người. Gần đây, thịt mèo đượccoi như là đặc sản, có nơi còn gọi là “thịt hổ đồng quê “. Thành ra, rấtnhiều mèo đang bị săn lùng và bán cho các quán đặc sản đó. Rõ ràngrằng, diệt chuột bằng biện pháp hóa học không có tác dụng bền vững,

145

gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái nhất là khi các con chuộtchết không được thu lượm hết.

Có nơi, thay vì đánh bẫy bằng thuốc bà con ta đánh bẫy bằng điện.Điện được đưa ra bờ ruộng, thậm chí cả nơi có nước với hy vọng rằngchuột sẽ bị điện giật mà chết. Thế nhưng, chuột chưa bị giật mà ngườiđã chết. Thực tế đã diễn ra ở các tỉnh như Thái Bình, Hải Hưng vàNam Hà. Ở Thái Bình cho đến nay theo thống kê đã có tới 28 ngườichết vì bẫy chuột bằng điện. Đó là chưa nói đến việc điện đã làm tổnhại đến sự phát triển của lúa và sinh vật đất. Không nên dùng điệnđể trừ chuột như vậy. Vậy nên diệt chuột bằng cách nào? Việc sănlùng là biện pháp tốt nhưng tốn kém thời gian và nhân lực. Diệt bằngcạm bẫy có lẽ là tốt hơn cả. Từ lâu bà con nông dân đã làm nhiềuloại cạm bẫy khác nhau tùy theo vật liệu làm cạm, môi trường sống,tuổi của chuột cũng như tập quán của các địa phương. Xin giới thiệumột cách làm cạm chuột bằng những nguyên liệu sẵn có của các giađình. Cạm này được dựa trên một đặc điểm là chuột chỉ bò về phíatruớc mà không có khả năng bò giật lùi về phía sau. Vì vậy, cạm làmột ống nứa hay ống luồng, hở một đầu và đầu kia để nguyên mấu, bịtkín, dài từ 0,7 đến 1,0 m. Mồi chuột được đạt ở trong ống tại phíađầu bịt kín. Mồi không cần trộn thuốc chuột nhưng nên có mùi hấp dẫncho chuột đến ăn. Ống đươc đặt gần hang chuột hay ở những nơi màchuột hay đi lại. Chuột vào ăn sẽ bị nằm gọn trong ống mà không lùira đựơc. Cứ vậy, có thể có hai đến ba con chuột bị mắc bẫy trong mộtống. Việc thu chuột bị bẫy rất đơn giản. Dùng túi vải bịt đầu hở củaống và đổ ngược lại vào túi và diệt chuột. Cách làm này đã được ápdụng ở nhiều nơi. Tiến sỹ Johnathan Pýncus - chuyên gia kinh tế củaFAO về chương trình quản lý tổng hợp dịch hại ở ta - cho biết tỉnhTây Sumatra ở Inđônêxia, được gọi là Tỉnh Triệu ống tre vì tỉnh này đãdiệt chuột rất có hiệu quả bằng phương pháp này. Hàng trăm nghìnhecta lúa được bảo vệ với một môi trường trong lành. Phương pháp nàychẳng bao lâu đã được nhân rộng ra ở khắp các vùng ở Java và các nơikhác ở Inđônêxia. Phương pháp này dễ áp dụng vì có thể sử dụng cácnguyên liệu sẵn có ở địa phương, làm bẫy không phức tạp, không dùngthuốc, không độc hại cho con người và môi truờng. Bà con ta nên làmthử.

Nguồn: Đỗ Kim Chung, 1997, Báo Khoa học và đời sống, Số 19 (1167) từ 6 đến 12 tháng 5năm 2007,Trang 8.

D. Hiện tượng dòi đục lá trên lúa

Hiện nay, ở một số vùng ở miền Bắc và khu bốn cũ, xuất hiện tìnhtrạng là lúa sau khi cấy một tháng, lá bị rách ngang hay xoắn, có

146

màu trắng, những đọt non bị chùn lại, sinh trưởng chậm, thậm chí lábị chết. Phần lớn những lá này bị rách hay bị khuyết một phần, vàthường bị gẫy gập. Thực chất của vấn đề trên là gì? Có ảnh hưởngnghiêm trọng đến mùa màng không? Và làm thế nào để hạn chế được tìnhtrạng trên? Đó là những câu hỏi mà bà con nông dân ta quan tâm.

Hiện tượng trên không phải là do loại vi rút nào gây ra, mà là doloại dòi của một số loài ruồi làm hại. Vì thế mới có tên gọi là Bệnhdòi đục lá lúa. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương bà con ta gọi nó bằng nhiềutên khác nhau như Bệnh lá lúa chùn, bệnh xoắn lá đọt non, thậm chícó người còn gọi là bệnh lúa lun xoắn lá. Một số loài ruồi như ruồivàng hay ruồi đen đã đẻ trứng vào điểm sinh trưởng của lúa ở thời kỳmạ. Trứng phát triển thành dòi. Những con dòi này rất nhỏ, ăn sâuxuống bẹ lá và thân cây, sát vào các điểm sinh trưởng nơi hình thànhnên lá. Những điểm sinh trưởng bị thương này phát triển thành nhữnglá lúa bị khuyết, có màu trắng, thậm chí bị chùn gẫy gập lại.

Hiện tượng này thường xuất hiện sau khi cấy một tháng. Điều nàykhông ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh truởng và phát triển củacây vì hai lý do. Một là cây lúa trong giai đoạn 40 - 45 ngày đầu saukhi cấy có khả năng tự đền bù những lá bị mất. Hai là các con dòitrên không có khả năng phát triển để tiếp tục phá hoại vì khi đó lúađã cứng cây hơn và ruồi không có khả năng đẻ tiếp trứng trên câylúa. Do đấy, nếu hiện tượng trên xuất hiện thì không cần phải dùngbất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Tốt hơn hết là nên chăm sócvà quản lý đồng ruộng cho tốt như cung cấp đủ nước, bón phân đúnglúc khi cây cần phù hợp với điều kiện đồng đất và thời tiết khí hậu.Để hạn chế sự phát triển bệnh trên, hãy làm tốt ở khâu làm mạ. Phảibón cân đối cả phân đạm, phân lân và kali cho mạ. Tránh tình trạngbón qua nhiều đạm, làm mạ xanh lướt, quá non làm môi trường hấp dẫncho các loài ruồi đen hay ruồi vàng đến đẻ trứng vào các điểm sinhtrưởng của mạ. Bón phân cân đối và hợp lý, quản lý và chăm sóc tốtđồng ruộng làm cho cây khỏe, tạo môi trường bất lợi cho ruồi và cáccôn trùng có hại sinh trưởng và phát triển là những biện pháp tốtnhất để hạn chế sự thiệt hại mùa màng. Đó là một trong những nguyêntắc cơ bản của quản lý tổng hợp dịch hại trên đồng ruộng (IPM) - mộtchương trình quốc gia đang được bà con nông dân ta thực hiện sâurộng ở cả 53 tỉnh thành trong cả nước. Nguồn: Đỗ Kim Chung, 1998, Báo khoa học và đời sống, số 16 (1164 từ 15-21-4-1997, trang

8.

147

Phụ lục KHUYẾN NÔNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN

148