Bài cá nhân chiến lược số 2- hồ phú phúc- 36k2 1

28
Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG ------ BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2 Môn học: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM. Giáo viên hướng dẫn :TS. NGUYỄN THANH LIÊM Sinh viên thực hiện :HỒ PHÚ PHÚC Lớp : 36K02.1 SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 1

Transcript of Bài cá nhân chiến lược số 2- hồ phú phúc- 36k2 1

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

------

BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2Môn học: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

PHÂN TÍCH NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

VIỆT NAM.

Giáo viên hướng dẫn :TS. NGUYỄN THANH LIÊM

Sinh viên thực hiện :HỒ PHÚ PHÚC

Lớp : 36K02.1

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 1

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Lớp học phần: QTCL3_3

1. Định nghĩa và mô tả ngành:

Định nghĩa ngành:

Ngành vận tải đường bộ là ngành tập hợp các công ty cung

cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng các

phương tiện giao thông đường bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nguyên,

nhiên vật liệu cho sản xuất, tiêu dùng và sự đi lại của

người dân.

Mô tả ngành:

Ngành vận tải đường bộ có chức năng vận chuyển hàng hóa

và hành khách nhằm đáp ứng yêu cầu nguyên, nhiên vật liệu

cho sản xuất, tiêu dùng và sự đi lại của người dân. Vận tải

đường bộ cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá

trình sản xuất, đối với việc lưu thông hàng hóa phục vụ nhu

cầu tiêu dùng và đi lại. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu

dùng, giữa thành phố với nông thôn, giữa các vùng miền với

nhau, ngoài ra còn làm nhiệm vụ chuyển tải giữa vận tải

đường sắt, vận tải đường không, vận tải đường thủy đến các

địa điểm sản xuất và tiêu dùng.

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 2

Đà Nẵng ,tháng 11 năm 2013

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Mạng lưới đường bộ tại Việt Nam bao gồm các trục đường:

Trục đường Bắc Nam: Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, đang

đầu tư dự án đường cao tốc Bắc Nam.

Trục đường bộ nối liền Miền Bắc: Quốc lộ 2, 4, 5, 6, 32

Trục đường bộ Phía Nam nối liền với TP HCM: Quốc lộ 20,

22, 51.

Các tuyến đường nối vùng duyên hải miền Bắc: Quốc Lộ 7,

8, 9, 19, 22, 51

Ngành phụ thuộc vào điều kiện địa hình tự nhiên, cộng

với sự thiếu đồng bộ của mạng lưới giao thông dẫn đến phân

khúc thị trường sâu sắc. Vận chuyển bằng đường bộ chủ yếu là

vận chuyển hành khách tuyến Bắc Nam, Vận chuyển hàng hóa,

hành khách tuyến nội vùng (Bắc, Trung, Nam).

Phương thức vận chuyển bằng đường bộ rất uyển chuyển về

lộ trình và tiến độ. Khả năng phục vụ và đáp ứng khách hàng

thường nhanh hơn so với các phương tiện vận tải khác, nhưng

giá thành lại thường cao hơn các loại vận tải khác trên cùng

1 khoảng vận chuyển.

Vốn đầu tư cho phương tiện vận tải nhiều, khấu hao của

phương tiện trong quá trình hoạt động lớn, chi phí giá thành

cho vận tải như chi phí nhiên liệu, giá phụ tùng thay thế

các loại lệ phí, lệ phí đường, cầu,… tăng cao.

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 3

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Vận tải đường bộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong

vận tải nội tỉnh ở các địa phương đặc biệt là những nơi

không có đường sắt và đường sông không phát triển, trong

tổng khối lượng vận tải hàng hoá đường bộ vận tải liên tỉnh

chiếm 55%, còn lại 45% là vận tải nội tỉnh. Trong vận tải

liên tỉnh bằng đường bộ các mặt hàng chính chỉ chiếm dưới

30% còn lại chủ yếu là hành khách. Các sản phẩm chế tạo,

nông thuỷ sản, hàng xuất nhập khẩu đòi hỏi vận chuyển nhanh,

kịp thời, yêu cầu chất lượng dịch vụ vận tải cao. Còn hành

khách và hàng hoá vận chuyển nội tỉnh đòi hỏi chất lượng vận

tải trung bình và cần chi phí vận tải rẻ, đặc điểm luồng

hàng là nhỏ lẻ, phân tán. Các đặc điểm về luồng hàng đường

bộ này rõ ràng là có ảnh hưởng quan trọng đến định hướng

hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ vận tải.

Xu hướng ”đường bộ hóa” ngày càng rõ nét, tỷ lệ đảm nhận

của các phương thức vận tải hiện nay của hành khách bằng

đường bộ là 91,4%, so với đường sắt 0,5%, đường thủy nội địa

7,2%, hàng không 1,0%. Và tỷ lệ đảm nhận của các phương thức

vận tải hiện nay của hàng hóa bằng đường bộ là 70,8%, so với

đường sắt 1%, đường thủy nội địa 17,5%, đường biển 10,7%,

đường hàng không 0,06%

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 4

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Trong các loại hình vận tải ở nước ta thì vận tải đường

bộ luôn chiếm ưu thế lớn nhất về khối lượng vận tải. Cụ thể

tỷ trọng các ngành như sau:

Tính đến nay, vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất so

với các phương thức vận tải khác và ngày càng tăng từ 82,4%

năm 2001 lên 91,4% năm 2010 về vận chuyển hành khách và tăng

từ 65,7% năm 2001 lên 70,6% năm 2010 về vận chuyển hàng hóa.

2. Phân tích tính hấp dẫn của ngành

a. Phân tích năm lực lượng cạnh tranh:

Nguy cơ nhập cuộc từ các đối thủ tiềm tàng:

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 5

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là 1 mối đe dọa đối với

công ty trong ngành. Mức độ đe dọa từ đối thủ xâm nhập tiềm

tàng được đo lường bởi rào cản nhập cuộc bao gồm các khía

cạnh sau

i. Sự trung thành nhãn hiệu. Cao

Khách hàng trong ngành vận tải đường bộ có lòng trung

thành cao. Các doanh nghiệp trong ngành sẽ tăng sự hài lòng

của khách hàng qua giá cả, thời gian vận tải, chỉ tiêu chất

lượng để nhằm làm khách hàng trung thành hơn với doanh

nghiệp. Khách hàng có thói quen sử dụng dịch vụ vận tải lặp

đi lặp lại sau quá trình đã tìm kiếm và nhận thấy doanh

nghiếp đó đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Trong vận tải hàng hóa

thì uy tín và sự an toàn, giá cả là tiêu chí được đặt lên

hàng đầu. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp trong

ngành đã xây dựng được uy tín và hình ảnh về dịch vụ của

mình. Các công ty sản xuất, các nhà phân phối, các khu chế

xuất có xu hướng ký hợp đồng hợp tác lâu dài với một nhà vận

chuyển nhất định và lâu dài. Vì vậy, khi một doanh nghiệp

muốn gia nhập ngành, họ sẽ gặp phải rào cản về lòng trung

thành thương hiệu khá cao.

ii. Lợi thế chi phí tuyệt đối

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 6

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Khả năng vận hành sản xuất vượt trội nhờ kinh nghiệm quá

khứ: Đối với các công ty trong ngành đây là yếu tố rất

quan trọng, các công ty tích lũy được nhiều kinh

nghiệm trong suốt quá trình kinh doanh, giúp họ tiết

kiệm được chi phí vận chuyển, quan hệ với các đối tác,

khả năng quản lý… Do đó có thể cung cấp dịch vụ cho

khách hàng với 1 chất lượng vượt trội, hiệu quả hơn cá

công ty khác.

Khả năng kiểm soát đầu vào: Đầu vào của ngành và các

phương tiện vận chuyển, được đầu tư ngày từ đầu và

được tăng thêm trong quá trình phát triển và mở rộng

của các công ty trong ngành. Các loại phương tiện được

sản xuất bởi các công ty đã có thương hiệu uy tín

trên thế giới, sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng rõ

ràng nên việc kiểm soát đầu vào với loại này tương đối

dễ. Chi phí biến đổi cao do sử dụng nhiên liệu, lệ phí

cầu, đường và chi phí phát sinh trên tuyến đường cao.

Chi phí đường bộ có nhiều chi phí phát sinh như phí

bến bãi; trông coi hàng hóa; giao nhận hàng; chi phí

trên tuyến đường vận chuyển. Nhiên liệu vận hành như

xăng dầu thì các công ty không thể kiểm soát vì thuộc

sự quản lý của nhà nước.

Khả năng tiếp cận vốn: Các doanh nghiệp kinh doanh vận

tải đường bộ đều dùng nhiều cách khác nhau như thuê

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 7

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

tài chính, vay vốn…để mua sắm phương tiện, mở rộng quy

mô và nâng cao chất lượng đội xe, thuê kho bãi để phục

vụ việc đậu đỗ phương tiện. Các công ty đang hoạt động

có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tốn hơn so với các

đối thủ có ý định gia nhập ngành.

iii. Chi phí chuyển đổi

Tuy lòng trung thành thương hiệu của khách hành khá cao.

Song chi phí chuyển đổi giữa các nhà cung cấp là thấp vì

loại hình vận tải là việc cung cấp dịch vụ. Khách hàng có

thể chuyển đổi bất kì nhà cung cấp dịch vụ vận tải nào mà họ

muốn mọi lúc. Việc chuyển đổi này sẽ không phải mất bất kì

khoản chi phí chuyển đổi nào dẫn đến rào cản về chi phí biến

đổi trong ngành là thấp. Khi khách hàng cảm thấy dịch vụ của

hãng mới cung cấp tốt hơn, có nhiều lợi ích hơn thì sẽ dễ

chuyển sang sử dụng dịch vụ của hãng đó. Những người nhập

cuộc sẽ bị thu hút và muốn nhập ngành vì chỉ cần họ có thể

đáp ứng khách hàng tốt hơn các doanh nghiệp khác. Đây chính

là những đe doạ đối với các doanh nghiệp trong ngành.

iv. Tính kinh tế theo qui mô

Đây là một trong những rào cản gia nhập ngành tương đối

lớn đối với ngành vận tải đường bộ. Các công ty trong ngành

hiện tại đa số có quy mô không lớn, tuy nhiên họ thiết lập

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 8

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

mạng lưới các đối tác tương đối rộng, các bến đỗ… Hơn nữa

chi phí đầu tư vào các tài sản cố định tương đối cao. Một

công ty với một đội xe khoảng trên 50 xe đã được cho là

tương đối lớn. Những điều này giúp họ tiết kiệm chi phí, làm

giảm bớt giá thành dịch vụ.

v. Các qui định của chính phủ

Quản lý của Nhà nước đối với các chủ doanh nghiệp vận tải

cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế là quản lý

vĩ mô. Hoạt động quản lý này thông qua các công cụ chủ yếu

sau :

-Hệ thống kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân : Trong từng

giai đoạn Nhà nước xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển

kinh tế – xã hội chung của cả nước, trong đó có chiến lược

và kế hoạch phát triển của ngành giao thông vận tải. Trong

từng thời kỳ, Nhà nước điều tiết sự phát triển giao thông

vận tải cho phù hợp với các ngành khác để đạt mục tiêu tăng

trưởng chung.

-Hệ thống pháp luật : Thông qua công cụ này để tạo hành

lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động, đảm bảo trật tự

xã hội và an ninh quốc gia, chống hoạt động kinh doanh trái

pháp luật. Ngành này bị chi phối mạnh mẽ từ Chính phủ, cụ

thể là từ Bộ giao thông vận tải. Một doanh nghiệp mới phải

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 9

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

đáp ứng các điều kiện phải là một doanh nghiệp theo luật

doanh nghiệp 2005. Bên cạnh đó rất nhiều nghị định bổ sung

liên tục vào luật Bộ giao thông vận tải như: Luật Giao thông

đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001; Nghị định số 34/2003/NĐ-

CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao

thông vận tải; Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 9

năm 2006 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng

ô tô, “Quy định về bến xe ô tô khách” ban hành kèm theo

Quyết định số 08/2005/QĐ-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2005 của

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

-Hệ thống các chính sách kinh tế xã hội : Hệ thống này

bao gồm các chính sách về tài chính, thuế, giá cả, xuất nhập

khẩu để tạo ra môi trường ổn định, kích thích sự phát triển

của các thành phần kinh tế.

-Các công cụ khác : Ngoài các công cụ trên, Nhà nước còn

thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp Nhà nước mạnh trong

một số ngành kinh tế chủ lực để có đủ sức can thiệp vào nền

kinh tế khi cần thiết.

Ngoài những vấn đề chung, trong lĩnh vực vận tải, để đảm

bảo mục tiêu của nền kinh tế, của từng doanh nghiệp vận tải

hàng hóa và hành khách, nhà nước đã ban hành hệ thống luật

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 10

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

pháp, các quy chế … định hướng cho hoạt động vận tải như về

kỹ thuật, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, điều kiện

kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận tải.

=>> Ngành vận tải đường bộ có chi phí đầu tư ban đầu

lớn. Được sự quan tâm và điều chỉnh nhiều từ nhà nước. Ngành

có nguy cơ nhập cuộc từ đối thủ cạnh tranh tiềm tàng tương

đối thấp. Tuy nhiên chỉ có thể ngăn cản hoặc gây khó khăn

cho đối thủ mới muốn nhập ngành một cách tạm thời. Trong

tương lai nguy cơ nhập ngành rất lớn từ các hãng vận tải

khác nhau do nhu cầu ngày càng tăng do sự tăng trưởng kinh

tế dẫn đến sự ra đời ngày càng nhiều các công ty, khu công

nghiệp, khu chế xuất… và nhu cầu đi lại của người dân ngày

càng tăng. Khi họ có đủ nguồn lực để đầu tư và gia nhập

ngành sẽ gây nên sự cạnh tranh cao trong ngành. Điều này là

đe doạ đáng kể đối với các đối thủ hiện tại trong ngành.

Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành

Để xem xét mức độ canh tranh trong ngành, cần xem xét các

yếu tố: cấu trúc cạnh tranh, các điều kiện nhu cầu, rào cản

rời ngành.

o Cấu trúc cạnh tranh

Ngành được xem là ngành phân tán, số lượng doanh nghiệp

trong ngành lớn, quy mô nhỏ. Với số lượng 6398 doanh nghiệp

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 11

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

(2005). 1 số các công ty lớn hoạt động ở cả 3 miền, Còn đa

số các công ty còn lại hoạt động trong vùng với qui mô trung

bình và nhỏ. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì tốc độ

tăng trưởng của ngành cũng gia tăng qua các năm.

Khuynh hướng của ngành là tăng giảm lợi nhuận có tính mùa

vụ, chu kì. Đặc biệt là các dịp lễ tết hoạt động vận tải

tăng đột biến đối với hành khách và hàng hóa. Còn những thời

điểm trong năm nhu cầu đi lại của người dân gần như bão hoà,

các doanh nghiệp khó có thể tạo sự khác biệt trong cung câp

dịch vụ cho khách hàng ngoài giá cả. Các đối thủ cạnh tranh

đang ra sức cực tiểu hoá chi phí để có thể cạnh tranh về

giá. Ngành này cũng phân tán về mặt địa lí, nên các đối thủ

cạnh tranh có cơ sở cùng một vùng, miền sẽ cạnh tranh với

nhau.

o Các điều kiện nhu cầu

Sự ra đời của hàng loạt các nhà máy lớn, khu liên hợp sản

xuất, khu khai thác nguyên liệu làm tăng đáng kể nhu cầu vận

tải chuyên dùng bằng ôtô. Khối lượng hàng hóa gia tăng là

kết quả của sự phát triển nền kinh tế thị trường, đã tạo ra

nhu cầu rất lớn cho ngành vận tải đường bộ. Và trong giai

đoạn gần đây, do ảnh hưởng không tốt từ suy thoái kinh tế.

Việc sản xuất biến động, nhu cầu về vận tải hàng hóa bằng

đường bộ cũng biến động theo. Các doanh nghiệp vận tải đường

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 12

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

bộ cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong ngành phải

cạnh tranh gay gắt với nhau để giữ khách hàng cũ và tìm kiếm

khách hàng mới. Tuy nhiên việc kinh tế thế giới và trong

nước đang phục hồi thì hứa hẹn nhu cầu sẽ ngày càng tăng

cao.

Dân số Việt Nam đang dần tăng đều qua các năm sẽ làm

tăng thêm nhu cầu đi lại của người dân. Nhu cầu đi lại ngày

càng tăng. Đặt biệt vào các dịp lễ tết và sau tết thì nhu

cầu đi lại của người dân khá lớn. Vượt quá khả năng đáp ứng

của các doanh nghiệp vận chuyển hành khách.

Nhu cầu đang tăng trưởng từ các khách hàng mới, sự

gia tăng sử dụng dịch vụ của khách hàng hiện tại có

khuynh hướng làm giảm bớt sự cạnh tranh..

o Rào cản rời ngành

Việc nhập ngành khó khăn cũng kéo theo sự rời ngành không

dễ dàng. Để gia nhập ngành thì các công ty phải đầu tư rất

nhiều cho tài sản cố định. Và các dòng xe luôn được nhà cung

cấp cải tiến. Nếu doanh nghiệp muốn rời ngành thì cũng không

thể có giải pháp để thanh lí bởi tính chuyên dụng và đã lạc

hậu. Mặt khác khấu hao hết các tài sản đầu tư ban đầu cần có

một thời gian hoạt động lâu dài.

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 13

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

=> Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ở

mức trung bình và có tính thời kì. Khi nhu cầu lên cao, mỗi

doanh nghiệp sẽ có khách hàng mà không cần phải cạnh tranh

gay gắt. Nhưng khi nhu cầu giảm xuống họ sẽ cố gắng cực tiểu

hoá chi phí trong tổ chức để đưa ra giá cạnh tranh với đối

thủ.

Năng lực thương lượng của khách hàng: Trung bình

Đối với hàng hóa: Có các lựa chọn khác nhau về các

phương tiện vận tải, nhưng tùy thuộc vào đặc tính của từng

loại hàng hóa cụ thể và ưu điểm của từng loại phương tiện

vận tải mà khách hàng lựa chọn phương tiện, hình thức vận

tải khác nhau. Và trong việc trung chuyển thì phương tiện

vận tải đường bộ đóng vai trò tối quan trọng không thể thay

thế. Khả năng thay thế các phương tiện là không cao do mỗi

lại phương tiện có những ưu điểm riêng và phù hợp với với

từng nhóm hàng hóa.

Đối với hành khách: Hành khách có nhiều lựa chọn về các

loại phương tiện. Và dễ dàng để thay thế. Khả năng thương

lượng của khách hàng này cao.

Năng lực thương lượng của nhà cung cấp: cao

Hiện nay nhà cung cấp của các công ty trong ngành vận tải

đường bộ có 2 nhóm :

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 14

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Đối với các loại phương tiện, thiết bị thông thường

trong ngành thì các công ty đặt hàng từ các công ty sản xuất

ô tô nước ngoài. Với xe khách thì nhà cung cấp cho các doanh

nghiệp trong ngành là hãng xe cỡ 45 chỗ ngồi, 24 chỗ ngồi là

ít. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách

bằng ô tô nói chung phụ thuộc nhiều vào một nhà cung cấp là

HuynDai. Đây là đe doạ với các doanh nghiệp vì HuynDai có

thể nâng giá hay giảm chất lượng xe mà các doanh nghiệp vẫn

không thể thay đổi sang nhà cung cấp khác. Bởi vì, nếu họ

không mua hàng của HuynDai thì sẽ phải nhập khẩu xe từ nước

ngoài và phải chịu thuế nhập khẩu còn cao hơn mua trong

nước. Điều này nếu xảy ra sẽ làm tổn hại đến lợi nhuận của

các doanh nghiệp trong ngành.

Các các loại phương tiện, thiết bị đặc biêt, không sản

xuất phổ biến mà phải đặt sản xuất đơn chiếc từ các nước

phát triển như: Đức, Ý, Mỹ, Nhật…

Bên cạnh đầu vào là xe thì xăng dầu cũng quan trọng không

kém. Bất cứ ngành vận tải nào cùng cần đến nhiên liệu, mà

ngành xăng dầu lại chịu sự quản lý của Nhà nước và sự biến

động của giá nhiên liệu thế giới. Các doanh nghiệp trong

ngành khó có thể mà dự đoán được giá dầu, họ phải điều chỉnh

giá dịch vụ linh hoạt để bù đắp được chi phí đầu vào tăng

lên.

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 15

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Và đặc thù là các sản phẩm của các nhà cung cấp có giá

trị cao. Và liên quan đến chế độ bảo hành, dịch vụ sau khi

bán và được chiếc khấu với số lượng mua. Nên các công ty

thường xác định rất kỹ nhà cung cấp. Năng lực thương lượng

của nhà cung cấp ở mức cao.

Lực đe dọa của các sản phẩm thay thế: Cao.

Sản phẩm thay thế của vận tải đường bộ bao gồm các loại

vận tải khác tương đương về công dụng như vận tải hàng

không, vận tải đường biển, vận tải đường ống, để tìm hiểu kĩ

hơn về các sản phẩm thay thế này, chúng ta sẽ nghiên cứu về

ưu và nhược điểm của từng loại vận tải có thể được sử dụng

thay thế cho vận tải đường bộ:

- Vận tải đường sắt:

Vận tải đường sắt là một trong những hình thức vận tải

phổ biến nhất, nó thường chiếm ưu thế trong việc vận chuyển

hàng hóa, hành khách đường dài, khối lượng lớn so với các

phương thức vận tải khác. Đường sắt có thể hoạt động được

liên tục quanh năm, ngày đêm. Giá thành vận chuyển tương đối

thấp, năng suất lao động tính bằng T.km cho một lao động

cao. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ đảm nhận vận chuyển của đường

sắt còn rất nhỏ so với đường bộ, tốc độ tăng trưởng cũng rất

thấp cả về vận tải hàng hóa và hành khách.

- Vận tải đường thủy:

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 16

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Vận tải đường thủy có ưu điểm : Vốn đầu tư xây dựng tuyến

đường ít hơn vận tải đường sắt và vận tải đường bộ. Mức chi

phí nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm thấp hơn so với vận

tải đường sắt và vận tải đường bộ. Vận tải đường thủy có

nhược điểm : vận tải đường sông còn phụ thuộc theo mùa, tốc

độ kỹ thuật của vận tải đường thủy thấp.

- Vận tải đường không:

Vận tải hàng không đã đóng góp tích cực vào vận chuyển

hành khách đường dài, quốc tế và hàng hoá có giá trị kinh tế

cao. Vận tải hàng không đã trở thành phương thức vận tải an

toàn, phổ thông và thuận tiện theo hướng thị trường mở, gắn

liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới;

đã mở mới nhiều tuyến bay quốc tế tầm trung và xa, tăng tỷ

lệ đảm nhận vận chuyển hành khách quốc tế đi/đến Việt Nam

của các hãng hàng không trong nướcVận tải đường không có ưu

điểm là tốc độ cao, có đường nối các điểm đi, đến ngắn nhất

mà các phương tiện vận tải khác không thực hiện được. Do tốc

độ kỹ thuật cao nên vận tải đường không tiết kiệm được thời

gian. Khi vận chuyển càng xa thì ưu điểm này càng lớn. Ngược

lại, với khoảng cách vận chuyển ngắn và sân bay ở xa các

điểm hàng thì ưu điểm này không lớn.

Nhược điểm cơ bản của vận tải đường không là giá thành

vận chuyển cao vì trọng lượng phương tiện và nhiên liệu vật

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 17

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

liệu tính cho 01 tấn hàng vận chuyển lớn, công suất của động

cơ tính cho một đơn vị trọng tải lớn phạm vi quốc tế.

- Vận tải đường ống:

Vận tải đường ống là hình thức vận tải đặc biệt để vận

chuyển dầu mỏ, hơi đốt và nước sạch. Trong những năm gần đây

ngành vận tải này phát triển rất nhanh.

Ưu điểm của vận tải đường ống là nguồn vốn đầu tư không

nhiều, vốn đầu tư xây dựng 1 km đường ống so với đường sắt

thì nhỏ hơn 2 lần, nếu tính cả phương tiện vận tải thì nhỏ

hơn 3 lần. Đồng thời vốn đầu tư này có thể bù đắp lại trong

vòng từ 1-3 năm do tiết kiệm chi phí quản lý hơn so với các

loại vận tải khác. Tiêu hao năng lượng ít so với tất cả các

hình thức vận tải khác. Độ kín của đường ống tốt, do đó sản

phẩm chở đi ít bị mất mát. Vận tải đường ống lại có thể tự

động hóa toàn bộ quá trình vận chuyển ở mức độ cao nên năng

suất lao động không hình thức vận tải nào sánh kịp.

Nhược điểm của vận tải đường ống là tốc độ vận chuyển dầu

mỏ và sản phẩm

dầu mỏ thấp khoảng 3-6 km/h. Việc xây dựng đường ống sẽ kém

hiệu quả nếu không

có khối lượng vận chuyển lớn, thời gian khai thác không lâu

dài và không đảm bảo sự

hoạt động liên tục của đường ống.

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 18

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Xu hướng: các phương thức vận tải đường bộ và các phương

thức vận tải khách trên 1 số hành lang chủ yếu đến năm 2020

được xác định như sau:

+ Hành lang Bắc-Nam: vận tải hàng hóa tới năm 2020, đường

bộ 14%, đường sắt 16% và đường biển 70%. Vận tải hành khách

đường dài sẽ chuyển dần sang đường sắt và đường hàng không,

Năm 2020 đường bộ 20%, đường sắt 65% và hàng không15%.

+ Hành lang Hà nội- Quảng Ninh: vận tải hàng hóa tới năm

2020, đường bộ 55%, đường sắt 18% và đường sông 12%. Vận tải

hành khách Năm 2020 đường bộ 64%, đường sắt 36%

+ Hành lang Quảng Ninh- Hải Phòng- Nam Định- Hải Phòng:

vận tải hàng hóa tới năm 2020, đường bộ 52%, đường sắt 12%

và đường sông 36%. Vận tải hành khách Năm 2020 đường bộ 78%,

đường sắt 21%

+ Hành lang Hà nội- Hải Phòng: vận tải hàng hóa tới năm

2020, đường bộ 60%, đường sắt 18% và đường sông 22%. Vận tải

hành khách Năm 2020 đường bộ 62%, đường sắt 38% .

+ Các hành lang nan quạt đi biên giới phía bắc chủ yếu

lượng vận tải bằng đường bộ, và 1 số ít đi bằng đường sắt.

+ Hành lang TP HCM- Vũng tàu: Vận tải hàng hóa năm năm

2020, đường bộ 60%, đường sắt 20% và đường sông 20%. Vận tải

hành khách Năm 2020 đường bộ 55%, đường sắt 40%, đường sông

5%.

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 19

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

+ Hành lang TP HCM- Cần Thơ: Vận tải hàng hóa năm năm

2020, đường bộ 35%, đường sắt 15% và đường sông 50%. Vận tải

hành khách Năm 2020 đường bộ 63%, đường sắt 30%, đường sông

7%.

Vận tải đường bộ có những thay đổi khác nhau giữa các

tuyến hành lang, vận tải đường bộ vẫn chiếm ưu thế và có vai

trò cực kỳ quan trọng. Qua phân tích về các loại hình giao

thông vận tải, nhận thấy tùy theo mục đích trong việc vận

chuyển hàng hóa và con người mà mỗi loại có một số ưu và

nhược điểm riêng, mặc dù vận tải đường bộ mà ở đây là vận

tải ô tô là hình thức vận tải phổ biến nhất, được sử dụng

rộng rãi trong nền kinh tế quốc dân ở tất cả các quốc gia và

có những ưu điểm nên ngành vận tải đường bộ cũng phát triển

nhanh cả về vận tải nội tỉnh cũng như vận tải liên tỉnh.

Ngoài chức năng vận chuyển độc lập, vận tải ô tô còn hỗ trợ

đắc lực cho vận tải đường sắt và đường thủy, đường không

trong việc tiếp chuyển hàng hóa và hành khách. Nhưng ngành

vận tải ô tô có nhược điểm là các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

thấp hơn so với vận tải đường sắt và vận tải đường thủy, chi

phí nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm cao nên giá thành vận

tải ô tô cao hơn vận tải đường thủy và đường sắt.

Các lực lượng cạnh tranh Đe dọa Xu hướngĐối thủ cạnh tranh tiềm tàng Thấp Tăng lên

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 20

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Các đối thủ trong ngành Trung bình Tăng lênNăng lực thương lượng của người

mua

Trung bình Ổn định

Năng lực thương lượng của nhà

cung cấp

Cao Ổn định

Các sản phẩm thay thế Cao Ổn định

Bảng tóm tắt 5 lực lượng cạnh tranh có thể thấy rằng ngành

vận tải đường bộ là một ngành kém hấp dẫn.

b. Chu kỳ ngành.

Vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các

phương thức vận tải khác và ngày càng tăng từ 82,4% năm 2001

lên 91,4% năm 2010 về vận chuyển hành khách và tăng từ 65,7%

năm 2001 lên 70,6% năm 2010 về vận chuyển hàng hóa;

Vận tải đường bộ đã tăng trưởng rất nhanh cả về vận tải

hàng hóa và hành khách. Khối lượng vận tải hành khách đã

tăng từ 677,3 triệu lượt hành khách năm 2001 lên 2011,1

triệu hành khách năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt

12,9%/năm.

Khối lượng vận tải hàng hóa đường bộ đã tăng từ 164 triệu

tấn năm 2001 lên 585 triệu tấn năm 2010, tốc độ tăng trưởng

bình quân đạt 15,2%/năm.

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 21

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đã cơ bản thực hiện mục

tiêu được phân công là trong phạm vi hoạt động đường ngắn,

gom hàng tạo chân hàng cho các phương thức vận tải khác, vận

chuyển trên các tuyến mà các phương thức vận tải khác như

đường sắt, đường thủy nội địa không thể đáp ứng được.

Vận tải khách đường bộ đã có sự kết nối tốt hơn với các

phương thức hàng không, đường sắt và giữa các phương tiện

đường bộ với nhau như xe buýt, taxi, ... Luồng tuyến vận tải

khách đường bộ đã phát triển hầu hết tới tất cả các huyện

hoặc cụm xã.

Bảng: Tỷ trọng vận chuyển hàng, khách trên Hành lang Bắc

– Nam

Đơn vị: %

Phương

thức vận

tải

Năm 2006 Năm 2011Hành

khách

Hàng

hóa

Hành

khách

Hàng

hóa

Đường bộ 46,10% 28,82 71,3% 45,8%Đường

biển

0,0% 56,73

0,0% 41,3%Đường sắt 33,12% 14,13 8,8% 10,1%Hàng 20,78% 0,32 19,9% 2,8%

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 22

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

khôngCộng 100% 100% 100% 100%

Ngành đang trong giai đoạn phát triển với tỷ trọng vận

chuyển hàng hóa và hành khách đang không ngừng gia tăng và

sự “đường bộ hóa” với mức đầu tư của nhà nước cũng đang tăng

cao so với các ngành vận tải khác.

c. Nhóm chiến lược.

Ngành vận tải đường bộ là 1 ngành rộng. Các công ty

trong một ngành tạo ra sự khác biệt với các công ty khác

theo những yếu tố như độ đa dạng hóa trong các phương

tiện, sự an toàn, uy tín, chất lượng dịch vụ. Trong ngành

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 23

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

vận tải đường, sự hình thành nhóm chiến lược rất rõ có thể

nhìn thấy được.

Trong việc phân chia mô hình nhóm chiến lược có rất

nhiều chỉ tiêu để đưa ra xem xét nhưng đối với ngành này

thì đa dạng hóa các phương tiện vận tải và loại khách hàng

là các tiêu chí quan trọng trong việc xem xét về mô hình.

- Nhóm có độ đa dạng hóa cao về các phương tiện vận

tải và vận chuyển hành khách. Nhóm gồm 3 công ty là Mai

Linh, Thuận Thảo, Việt Tân Phát.

- Nhóm có độ đa dạng hóa Cao về các phương tiện vận

tải và vận chuyển hàng hóa. Nhóm gồm 3 công ty là Minh

Phước, Đại Tân và Bạch Long.

- Nhóm có độ đa dạng hóa trung bình về các phương

tiện vận tải và vận chuyển cả hành khách và hàng hóa. Nhóm

gồm 3 công ty là Công Vinh, Xuân Hiếu và Trường Thành Lộc.

3. Lực lượng dẫn dắt ngành:

a. Sự tác động của chính phủ

+ Chính phủ ngày càng kiểm soát nghiêm ngặt các hoạt động

vận tải đường bộ, ban hành các chính sách, quy định như

Theo quyết định số 35/2009/QĐ-TTg phát triển phương tiện

vận tải cơ giới phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 24

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

đường bộ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi

trường, phù hợp với chủng loại hàng hóa và đối tượng hành

khách. Từng bước hạn chế tốc độ tăng lượng xe máy và kiểm

soát sự gia tăng lượng ô tô con cá nhân ở các thành phố

lớn. Đến năm 2020, toàn quốc có khoảng 2,8 ÷ 3 triệu xe ô

tô các loại, trong đó xe ô tô con 1,5 triệu chiếc, xe ô

tô khách 0,5 triệu chiếc, xe ô tô tải 0,8 triệu chiếc.

Điều này làm hạn chế nhu cầu đi lại, vận tải bằng các

phương tiện thô sơ.

+ Thành lập các trạm kiểm tra trọng tải xe lưu động, tăng

cường công tác kiểm soát tải trọng xe và ban hành Quy

định việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật

tự, an toàn giao thông đường bộ và bảo vệ kết cấu hạ tầng

đường bộ.

b. Sự thay đổi về công nghệ:

Sự đổi mới ngày càng nhanh về mặt công nghệ trong vận tải

đường bộ đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng

khách hàng mà còn giảm chi phí khai thác.

Hiệu quả đạt được như trên trước hết là nhờ vào sự phát

triển của động cơ của các phương tiện ô tô. Ngày nay, ngày

càng nhiều phương tiện vận tải thế hệ mới ra đời hiện đại

hơn nhiều so với các thế hệ cũ trước đó. Số lượng phương

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 25

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

tiện cũ nát giảm hẳn, nhiều phương tiện mới, hiện đại đã

được thay thế trong đó có một số lượng không nhỏ xe trung và

cao cấp. Phương tiện có trọng tải lớn (7-20T) chiếm 19-20%,

loại trên 20T chiếm 0,55-0,6% tổng phương tiện vận tải hàng

hóa.

Những phương tiện vận tải được ứng dụng công nghê mới này có

chỉ số kinh tế kỹ thuật tốt nhất, tiện sử dụng cho người

lái, tạo được sự tin cậy ngày càng cao của khách hàng với

những đòi hỏi ngày càng cao. Việc áp dụng những vật liệu mới

trong sử dụng các phương tiện ô tô, cải tiến cách thức thiết

kế không gian ngồi của hành khách, giảm tiếng ồn, tiết kiệm

nhiên liệu hay giảm lượng khí thải gây ô nhiễm đến môi

trường… cùng với việc áp dụng công nghệ tin học mới trong

việc chế tạo, khai thác và bảo dưỡng đã đưa lại cho ngành

vận tải đường bộ một bộ mặt mới. Do đó, nâng cao chất lượng

dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe trên thị trường

và làm cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ vượt trội.

Máy móc thiết bị phương tiện hiện đại là ưu thế lớn của các

công ty trong quá trình kinh doanh, nhất là trong cơ chế thị

trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Phương tiện hiện

đại sẽ góp phần tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có

chất lượng tốt, đồng đều với số lượng lớn trong thời gian

ngắn, giảm tỷ lệ phế phẩm, sử dụng hợp lí và tiết kiệm

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 26

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

nguyên vật liệu nhờ đó sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh,

mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và năng cao

hiệu quả, chất lượng quá trình cung cấp dịch vụ công ty và

đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều công ty

không đủ khả năng tài chính hay năng lực phải rời bỏ.

4. Những nhân tố then chốt cho thành công:

a. Cải tiến:

Đây là một nhân tố then chốt mang lại sự thành công cho

ngành vận tải đường bộ. Ngành vận tải đường bộ đang đối mặt

với vấn đề về ô nhiễm môi trường và chỉ sử dụng nguyên vật

liệu như xăng, dầu là nguyên liệu chính. Vì vậy việc cải

tiến là quan trọng để tạo ra các loại phương tiện ứng dụng

các công nghệ cao nhằm hạn chế việc thải ra một lượng khí

CO2 ra môi trường, từ đó có thể giúp hạn chế sự ảnh hưởng

đến mô trường mà nó đang trở thành vấn đề không chỉ Việt

Nam mà cả thế giới đang phải đối mặt. Bên cạnh đó, việc chế

tạo hay cải tiến ra các loại phương tiện ít sử dụng nhiên

liệu hay sử dụng các nguyen liệu thay thế ít tác động đến

môi trường cũng là một sự thành công mới cho ngành trong

tương lai cùng với đó là việc cải tiến hệ thống đường sẽ

giúp cho sự ùn tắc và tai nạn giao thông được giảm bớt.

b. Sự phát triển nhân viên:

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 27

Bài tập cá nhân số 2 GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Sự phát triển nhân viên được nhìn nhận như là yếu tố thành

công quan trọng nhất trong các cuộc nghiên cứu. Ngày nay

với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, con

người được xem là một tài sản quý giá nhất trong tổ chức.

Các nguồn lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa

lí… tồn tại dưới dạng tiềm năng chỉ có tác dụng của yếu tố

con người.

Bởi lẽ con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí 

tuệ và ý chí biết lợi dụng, các

nguồn lực khác gắn kết chúng lại với nhau tạo thành sức

mạnh tổng hợp cũng tác động vào quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa. Vì thế trong các yếu tố cấu thành nên lực

lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất.

Các nguồn lực khác là có hạn, có thể bị cạn kiệt khi khai

thác. Trong khi đó, nguồn lực con người mà cốt lõi là trí

tuệ lại là nguồn lực vô tận. do đó, việc tuyển chọn, đào

tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ góp phần không nhỏ

trong việc xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ, có đủ

khả năng để tiếp cận, vận hành và sử dụng các phương tiện

giao thông được ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất

lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe trên thị

trường.

SVTH: Hồ Phú Phúc 36K02.1 28