Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

751

Transcript of Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Page 1: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf
Page 2: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

TÂM LÍ HỌC ĐÁMĐÔNG

GUSTAVE LE BON

Nguyễn Xuân Khánh dịch

Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính

Biên tập: HOÀNG THANHTHỦY

Thiết kế bìa và trình bày:TRẦN VĂN PHƯỢNG

Nhà xuất bản: Tri thức

Số trang: 303

Kích thước: 12x20cm

Page 3: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Giá bìa: 39.000đ

Ngày xuất bản: 07/2006

Page 4: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Nguồn: http://sinhvienkhiemthi.org/

Làm lại ebook, soát lỗi vàthêm chú thích: tamchec

Ngày hoàn thành:19/04/2015

Ebook này được thực hiệntheo dự án “SỐ HÓA SÁCH CŨ”

của diễn đàn TVE-4U.ORG

Page 5: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

LỜI GIỚI THIỆUGustave Le Bon (1841 -

1931) là nhà tâm lí học xã hộinổi tiếng người Pháp với líthuyết về đám đông. Ông viếtvề nhiều lĩnh vực và có ảnhhưởng rất lớn trong xã hội Phápđương thời. Những tác phẩmnền tảng nhất của Le Bon làQuy luật tâm lí vì sự phát triểncủa các dân tộc (Les Loispsychologiques de l’évolutiondes peuples, 1894), Cách mạngPháp và tâm tí học về các cuộc

Page 6: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cách mạng (La Révolutionfrancaise et la psychologie desrévolutions, 1912) và Tâm líhọc đám đông (La Psychologiedes foules, 1895). Các tácphẩm khác của Le Bon baogồm: Tâm lí học về chủ nghĩaxã hội (Psychologie dusocialisme, 1898), Bài học tâmlí từ cuộc chiến tranh châu Âu(Enseignements psychologiesde la guerre Européenne,1915), Tâm lí học thời đại mới(La psychologie des tempsnouveaux, 1920) và Một thếgiới mất cân bằng (Ledéséquilibre du monde, 1924)…

Page 7: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Le Bon tập trung nghiêncứu về tính cách và tinh thầncủa các dân tộc, nhưng ưu thếvà quá trình phát triển của cácchủng tộc. Ông đặt lên hàngđầu khái niệm vô thức tập thểmà chính Freud đã thừa nhậnvai trò của nó đối với cácnghiên cứu về phân tâm họccủa mình. Le Bon cho rằng conngười được xác định bởi nhữngnhân tố sinh học và tâm lí học.Trong những quy luật lớnthường xuyên chỉ đạo sự tiếntriển chung của mỗi nền vănminh, “những cái phổ biếnnhất, khó quy giản nhất sinh ra

Page 8: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

từ cấu tạo tinh thần của nhữngchủng tộc” (Quy luật tâm lí vềsự phát triển của các dân tộc).Thực ra, mỗi dân tộc “đều cómột cấu tạo tinh thần cố địnhnhư tính chất giải phẫu học củanó” (sách đã dẫn), được biểuhiện trong “tâm hồn” nó. Tất cảcác thể chế, niềm tin, mọi nghệthuật của một dân tộc chỉ là“mạng lưới hữu hình trong tâmhồn vô hình của nó”. Chủng tộccũng núp bóng trong mỗi cánhân cấu thành một dân tộc;nó chi phối mọi hành động, mọiham muốn, mọi xung năng củaanh ta, nó tạo nên vô thức tập

Page 9: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thể của anh ta.

Trong khi đó, thời đại của LeBon đã chứng kiến bản chất ditruyền của chủng tộc bị lunglay với sự lớn mạnh của đámđông và những bất ổn về chínhtrị, xã hội. Ông đã trải nghiệmqua Công xã Paris năm 1871 vànghiên cứu rất kỹ về cuộc Cáchmạng Pháp năm 1789 và 1848.Những trải nghiệm ấy mang lạikinh nghiệm thực tiễn cho việchình thành tư tưởng về đámđông của ông. Tư tưởng ấyđược thể hiện rõ rệt nhất trongtác phẩm Tâm lí học đám đông.

Page 10: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Theo Le Bon, những đámđông luôn bị vô thức tác động,họ xử sự như người nguyênthuỷ, người dã man, không cókhả năng suy nghĩ, suy luận,mà chỉ cảm nhận bằng hìnhảnh, bằng sự liên kết các ýtưởng; họ không kiên định,thất thường, và đi từ trạng tháinhiệt tình cuồng loạn nhất đếnngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại,do thể tạng của mình, nhữngđám đông ấy cần có một thủlĩnh, một người cầm đầu, kẻ cóthể dẫn dắt họ và cho bản năngcủa họ một ý nghĩa. “Nhữngngười cầm đầu hiện nay càng

Page 11: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

có khuynh hướng thay thếquyền lực công thì quyền lựccông càng bị chất vấn và suyyếu đi. Sự bạo ngược củanhững ông chủ mới này làmđám đông ngoan ngoãn vânglời họ hơn cả khi họ đã từngvâng lời chính quyền” (Tâm líhọc đám đông, tr.179). Vậynên, thời hiện đại được địnhtính bằng sự lên ngôi củanhững đám đông được ngườicầm đầu dẫn dắt. Và trong thờiđại hỗn loạn và lo âu ấy, bằngviệc đánh mất lí tưởng củamình, chủng tộc đã đánh mấttâm hồn mình và lại trở thành

Page 12: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đám đông. “Nền văn minhchẳng có sự cố định nào, bị phómặc cho mọi ngẫu nhiên. Bọntiện nhân thành bà hoàng vànhững kẻ dã man tiến lên”(Tâm lí học đám đông, tr.303).

Ngày nay, lí thuyết của LeBon vẫn chịu một số chỉ trích.Ông được coi là người đặt nềnmóng cho chủ nghĩa quốc giahiện đại. Nhưng dù thế nào đinữa thì Le Bon cũng chỉ là “conđẻ” của thời đại ông. Nỗi lo sợvề nạn bạo lực, sự hoành hành,chứng khủng bố của nhữngđám đông thể hiện rất rõ tronglí thuyết của ông. Ông dường

Page 13: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

như đã quá phóng đại về nguycơ bạo lực và sự vô lí của đámđông. Tuy vậy, cuốn sách nàythực sự là tác phẩm quan trọngvà có ảnh hưởng lớn tới tưtưởng thời đại của Le Bon nóichung cũng như tâm lí học hiệnđại nói riêng. Dù tán thành hayphản đối, dù đôi chỗ Le Bon cóphần cực đoan, và những quanđiểm, luận thuyết của ông cònphải tranh luận, nhưng NXB TriThức cũng xin mạnh dạn giớithiệu tác phẩm của Le Bon vớiđộc giả Việt Nam như một cáinhìn tham khảo. Hơn nữa, việcxem xét, tìm hiểu nhiều học

Page 14: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thuyết trên thế giới, thậm chítrái ngược, mâu thuẫn với nhauthiết nghĩ là điều rất hữu íchcho các sinh hoạt tri thức củaViệt Nam, làm đa dạng hoá vàphong phú thêm tri thức củangười Việt Nam. Trên tinh thầnđó, chúng tôi sẽ tiếp tục cho ramắt bản dịch cuốn Trí tuệ đámđông (The Wisdom of Crowds),một trong những cuốn sách bánchạy nhất năm 2005, mangmột cái nhìn khác với cái nhìncủa Le Bon về đám đông, đểđộc giả có thêm thông tinkhách quan về chủ đề này.

Trong khi đọc cuốn sách

Page 15: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

này, xin độc giả lưu ý rằng cụmtừ chủ nghĩa xã hội (socialisme)mà Le Bon nhắc đến ở đây cóhàm ý là chủ nghĩa xã hộikhông tưởng đã tồn tại từ thếkỉ XVI đến thế kỉ XIX ở Tây Âu,chứ không đồng nghĩa với kháiniệm chủ nghĩa xã hội khoahọc của Marx và Engels màLenin đã vận dụng để xây dựngnên Liên bang Xô viết và trởthành nền tảng tư tưởng củaphe xã hội chủ nghĩa được hìnhthành sau Chiến tranh thế giớithứ hai.

Xin trân trọng giới thiệucùng bạn đọc!

Page 16: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Tháng 6/2006

NXB TRI THỨC

Page 17: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuốn sách trước[1],tôi đã dành để mô tả tâm hồncủa chủng tộc. Bây giờ, tôi sẽnghiên cứu tâm hồn nhữngđám đông.

Toàn thể những tính cáchchung mà sự di truyền áp đặtcho mọi cá nhân của một chủngtộc, tạo thành tâm hồn củachủng tộc đó. Nhưng khi một sốcá nhân này họp nhau lại thànhđám đông để hành động, thì

Page 18: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những quan sát chứng minhrằng chính sự sáp lại gần nhaucủa các cá nhân sẽ sinh ra mộtsố tính cách tâm lí mới, chúngchồng lên những tính cách củachủng tộc, và đôi khi chúngkhác biệt sâu sắc so với tínhcách chủng tộc.

Những đám đông được tổchức luôn có một vai trò đángkể trong đời sống các dân tộc,nhưng vai trò ấy chưa bao giờquan trọng như ngày hôm nay.Hành động vô thức của nhữngđám đông thay thế cho hoạtđộng có ý thức của các cá nhânlà một trong những đặc điểm

Page 19: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chính của thời hiện tại.

Tôi thử tiếp cận vấn đề khókhăn về đám đông theo cácphương cách thuần tuý khoahọc, nghĩa là cố gắng có mộtphương pháp và gạt sang bênnhững ý kiến, những lí thuyếtvà những chủ nghĩa. Tôi nghĩ,đó là cách duy nhất để đi tớiphát hiện ra được vài mảng nhỏchân lí, nhất là như ở đây, khiđó là một vấn đề dễ kích độngnhững ý kiến dị biệt. Nhà báchọc tìm cách nhận biết mộthiện tượng, không cần bận tâmtới các lợi ích mà những ghinhận của mình có thể đụng

Page 20: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chạm. Trong một bài viết mớiđây, một nhà tư tưởng nổitiếng, ông Goblet d’Alviela,nhận xét rằng tôi không thuộcvề một trường phái hiện đạinào, đôi khi tôi còn đứng ở phíađối nghịch với một số kết luậncủa tất cả các trường phái này.Tôi hi vọng rằng công trình mớinày sẽ tiếp tục xứng đáng vớinhận xét ấy. Thuộc về mộttrường phái có nghĩa là nhấtthiết gắn bó với những thànhkiến và những thiên kiến củatrường phái ấy.

Tuy nhiên, tôi cần phải giảithích cho độc giả biết tại sao từ

Page 21: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

các nghiên cứu, tôi lại rút ranhững kết luận khác với nhữngkết luận mà thoạt đầu người tacó thể tưởng chúng hàm chứa;chẳng hạn nhận thấy một nãotrạng cực kì thấp kém củanhững đám đông, kể cả các hộiđồng toàn người ưu tú, và tuyvậy lại tuyên bố rằng, mặc dùsự thấp kém ấy, cũng sẽ nguyhiểm nếu động chạm tới tổchức của chúng.

Đó là vì sự quan sát thậtchăm chú các sự kiện lịch sửluôn chỉ cho tôi thấy rằngnhững tổ chức xã hội cũng phứctạp như tổ chức của mọi sinh

Page 22: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vật chúng ta không có khảnăng làm chúng đột nhiên phảichịu những biến đổi sâu sắc. Tựnhiên đôi khi cũng cần đếnnhững biện pháp triệt để,nhưng không bao giờ theo ýcủa chúng ta; và điều ấy giảithích tại sao không có gì nguyhại cho một dân tộc bằng sựsay cuồng những cải cách vĩđại, dù rằng những cải cách ấycó vẻ tuyệt vời về mặt líthuyết. Chúng chỉ có ích nếunhư ta có thể thay đổi ngay tứcthời tâm hồn những quốc gia.Thế mà, chỉ duy nhất thời gianmới có khả năng như vậy. Cái

Page 23: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ngự trị con người chính là tưtưởng, tình cảm và tập tục,những điều nằm trong bản thânchúng ta. Còn các thể chế vàluật Pháp lại là sự biểu hiệncủa tâm hồn chúng ta, là sựbiểu hiện những nhu cầu củanó. Thoát thai từ tâm hồn,những thể chế và luật pháp ắtsẽ không thể thay đổi tâm hồnấy được.

Nghiên cứu những hiệntượng xã hội không thể táchkhỏi việc nghiên cứu các dântộc, nơi sản sinh ra chúng. Vềmặt triết học, những hiệntượng này có thể có một giá trị

Page 24: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tuyệt đối, nhưng về mặt thựchành, chúng chỉ có giá trị tươngđối mà thôi.

Vậy, khi nghiên cứu mộthiện tượng xã hội, cần phảixem xét nó lần lượt dưới haimặt rất khác nhau. Lúc đó, tathấy rằng những bài học của lítrí thuần tuý thường rất tráingược với bài học của lí trí thựctiễn. Hiếm có một dữ kiện nào,kể cả dữ kiện vật lí, mà sựphân biệt này không áp dụngvào được. Đứng ở góc độ chân lítuyệt đối một hình lập phương,một hình tròn là những hìnhhình học bất biến, được xác

Page 25: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

định chặt chẽ bằng một số côngthức. Song, đứng ở góc độ mắtthường, những hình hình họcnày có thể mang các hình dángrất khác nhau. Phép phối cảnhcó thể biến một hình lậpphương thành hình tháp hayhình vuông, có thể biến hìnhtròn thành hình elip hay đườngthẳng; và việc xem xét nhữnghình thức ảo này lại quan trọnghơn rất nhiều so với nhữnghình thức thực, bởi vì chúng lànhững hình thức duy nhất đượcmắt ta nhìn thấy và môn nhiếpảnh lẫn hội hoạ có thể tái tạođược. Cái phi thực, trong một

Page 26: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

số trường hợp, lại thật hơn làcái thực. Hình dung các đốitượng bằng những hình dánghình học chính xác của chúnglại làm biến dạng tự nhiên vàkhiến nó trở nên không thểnhận ra được. Nếu chúng ta giảđịnh một thế giới mà cư dâncủa nó chỉ có thể sao chép hoặcchụp ảnh sự vật mà không cókhả năng sờ mó vào các sự vậtấy thì họ sẽ rất khó có đượcmột ý niệm chính xác về hìnhdáng của chúng. Sự nhận thứcvề hình thức này chỉ một số ítcác nhà bác học là có thể đạtđược, vả chăng nó chỉ cho thấy

Page 27: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

một lợi ích rất ít ỏi mà thôi.

Nhà triết học nghiên cứunhững hiện tượng xã hội phảiluôn nhớ rằng bên cạnh giá trịlí thuyết, những hiện tượng nàycòn có một giá trị thực tiễn, vàđứng về phương diện tiến hoácủa các nền văn minh, thì chỉriêng giá trị thực tiễn là có tầmquan trọng nào đó. Một ghinhận như thế khiến nhà triếthọc phải rất thận trọng trongnhững kết luận mà ban đầu,quy luật hình như đã áp đặtcho ông ta.

Còn nhiều lí do khác đòi hỏi

Page 28: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ông ta phải thận trọng. Các sựkiện xã hội phức tạp đến nỗi takhông thể bao quát tổng thể vàkhông thể tiên đoán hậu quảcủa những ảnh hưởng tương hỗgiữa chúng. Hình như đằng saucác sự kiện có thể trông thấyđược đôi khi còn ẩn giấu hàngnghìn nguyên nhân không thểtrông thấy. Những hiện tượngxã hội có thể trông thấy đượchình như là kết quả tổng hợpcủa một công việc vô thức rộnglớn vốn nằm bên ngoài khảnăng phân tích của chúng ta. Tacó thể ví chúng như những lànsóng biểu hiện lên trên bề mặt

Page 29: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những đảo lộn dưới đáy sâu củađại dương mà ta không hề haybiết. Được xem xét trong phầnlớn những hành vi, các đámđông thường cho thấy một nãotrạng thấp kém đến kì lạ,nhưng lại có những hành vikhác tỏ ra được hướng dẫn bởinhiều lực lượng huyền bí màngười xưa gọi là số phận, tựnhiên, thiên định, còn chúng tathì gọi là tiếng nói của ngườiquá cố, sức mạnh của nhữngtiếng nói ấy ta không thể bỏqua, mặc dù ta không biết bảnchất của chúng là gì. Đôi khihình như trong lòng các quốc

Page 30: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

gia có những lực lượng ẩnngầm hướng dẫn đám đông. Vídụ, có gì phức tạp hơn, logichơn, tuyệt vời hơn một ngônngữ? Và thử hỏi sản phẩm đượctổ chức tốt đẹp và tinh tế nhưthế sinh ra từ đâu, nếu khôngphải từ tâm hồn vô thức củanhững đám đông? Những việnhàn lâm thông thái nhất,những nhà ngữ pháp học sánggiá nhất chỉ làm công việc nặngnhọc ghi lại các quy luật đã chiphối những ngôn ngữ này, vàhọ hoàn toàn không có khảnăng sáng tạo ra chúng. Ngaycả những tư tưởng thiên tài của

Page 31: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

các vĩ nhân, liệu chúng ta cóchắc chắn rằng những tư tưởngấy có chuyên nhất là công trìnhcủa riêng họ không? Hẳn nhiênbao giờ chúng cũng được sángtạo bởi những con người đơnđộc; nhưng hành nghìn hạt bụimới tạo thành phù sa và chínhtừ phù sa ấy, những tư tưởngmới nảy mầm. Phải chăngchính tâm hồn của những đámđông đã hun đúc nên chúng?

Chắc chắn đám đông baogiờ cũng vô thức, nhưng chínhcái vô thức ấy có lẽ là mộttrong những bí ẩn của sứcmạnh đám đông. Trong tự

Page 32: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhiên, sinh vật chỉ bị chi phốibởi bản năng, chúng thực hiệncác hành động mà độ phức tạpkì diệu làm ta phải ngạc nhiên.Lí trí là cái mà nhân loại chỉmới có được gần đây thôi vàcòn quá không hoàn hảo để cóthể vén lộ cho chúng ta nhữngquy luật của cái vô thức vànhất là thế chỗ cho cái vô thức.Trong mọi hành động củachúng ta, phần vô thức thì tolớn còn phần lí trí thì nhỏ bé.Cái vô thức tác động như mộtlực lượng hãy còn chưa đượcbiết rõ.

Vậy nếu chúng ta muốn

Page 33: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đứng trong những giới hạn nhỏhẹp nhưng chắc chắn của cácsự vật mà khoa học có thểnhận thức, chứ không đi langthang trong lãnh địa của phỏngđoán mơ hồ và giả thuyết hưảo, thì chúng ta chỉ cần xemxét những hiện tượng màchúng ta có thể hiểu được, vàhạn chế chúng ta trong sự xemxét này. Mọi kết luận được rútra từ quan sát của chúng tathường chỉ là sơ bộ, bởi vì,đằng sau những hiện tượng màchúng ta nhìn rõ, còn có nhữnghiện tượng khác chúng ta nhìnkhông rõ, và thậm chí đằng sau

Page 34: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cả những hiện tượng cuối cùngnày, lại còn những hiện tượngkhác nữa mà chúng ta khôngtrông thấy.

Chú thích:1 Le Bon muốn nhắc tới

cuốn Quy luật tâm lí về sự pháttriển của các dân tộc (Les loispsychologique de l’évolutiondes peuples), được ông viếtnăm 1894.

Page 35: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Mục lụcLỜI GIỚI THIỆU

LỜI NÓI ĐẦU

DẪN LUẬN

Quyển I. TÂM HỒN NHỮNG ĐÁM ĐÔNG

Chương I. ĐẶC ĐIỂM TỔNG QUÁT CỦAĐÁM ĐÔNG: QUY LUẬT TÂM LÍ VỀ SỰTHỐNG NHẤT TINH THẦN CỦA ĐÁMĐÔNG

Chương II. TÌNH CẢM VÀ ĐẠO ĐỨCCỦA ĐÁM ĐÔNG

Chương III. TƯ TƯỞNG, SỰ SUY LUẬNVÀ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA ĐÁMĐÔNG

Page 36: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương IV. MỌI NIỀM TIN CỦA ĐÁMĐÔNG ĐỀU MANG HÌNH THỨC TÔNGIÁO

Quyển II. Ý KIẾN VÀ NIỀM TIN CỦA ĐÁMĐÔNG

Chương I. NHỮNG NHÂN TỐ XA ẢNHHƯỞNG TỚI NIỀM TIN VÀ Ý KIẾN CỦAĐÁM ĐÔNG

Chương II. NHỮNG NHÂN TỐ TRỰCTIẾP ẢNH HƯỞNG TỚI Ý KIẾN CỦAĐÁM ĐÔNG

Chương III. NGƯỜI CẦM ĐẦU ĐÁMĐÔNG VÀ CÁCH THUYẾT PHỤC CỦAHỌ

Chương IV. NHỮNG GIỚI HẠN VỀ TÍNHHAY THAY ĐỔI CỦA NIỀM TIN VÀ ÝKIẾN ĐÁM ĐÔNG

Page 37: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Quyển III. PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ CÁC LOẠIĐÁM ĐÔNG KHÁC NHAU

Chương I. PHÂN LOẠI ĐÁM ĐÔNG

Chương II. ĐÁM ĐÔNG BỊ COI LÀPHẠM TỘI

Chương III. HỘI THẨM TÒA ĐẠI HÌNH

Chương IV. ĐÁM ĐÔNG BẦU CỬ

Chương V. NGHỊ VIỆN

Page 38: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

DẪN LUẬNThời đại của những đám

đông

Sự tiến triển của thời hiệntại. - Những thay đổi lớn củavăn minh là kết quả của nhữngthay đổi trong tư tưởng của cácdân tộc. - Niềm tin mới vào sứcmạnh của đám đông. - Nó biếnđổi chính trị truyền thống củanhững Nhà nước. - Sự lên ngôicủa các tầng lớp bình dân xảyra như thế nào và sức mạnh

Page 39: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

của tầng lớp ấy tác động rasao. - Hậu quả tất yếu của sứcmạnh những đám đông. –Chúng chỉ thực hiện chức năngcủa kẻ phá hoại. - Chính nhờđám đông mà tiến trình tan rãcủa các nền văn minh già cỗimới kết thúc được. - Sự thiếuhiểu biết chung về môn tâm líhọc đám đông. - Tầm quantrọng của việc nghiên cứu đámđông đối với những nhà lậppháp và các chính khách.

Những đảo lộn to lớn xảy ratrước những thay đổi của cácnền văn minh, như sự sụp đổcủa Đế chế La Mã và việc thành

Page 40: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

lập Đế chế Ả Rập, mới thoạtnhìn, hình như được quyết địnhchủ yếu do những biến đổichính trị to lớn: ngoại bangxâm lược, các triều đại bị sụpđổ. Nhưng một nghiên cứuchăm chú tỉ mỉ hơn về nhữngbiến cố này cho thấy rằng đằngsau những nguyên nhân bềmặt, thường có nguyên nhânthực sự là sự biến đổi sâu sắctrong tư tưởng của các dân tộc.Những đảo lộn lịch sử thực sựkhông phải là những đảo lộnlàm chúng ta ngạc nhiên vìmức độ lớn lao và bạo liệt củachúng. Chỉ những thay đổi

Page 41: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

quan trọng, nơi sinh ra sự đổimới cho các nền văn minh mớilà những gì diễn ra trong tưtưởng, quan niệm và niềm tin.Các biến cố đáng nhớ của lịchsử là hiệu quả có thể thấy đượccủa nhiều thay đổi không thểnhìn thấy trong tư tưởng conngười. Sở dĩ những biến cố lớnlao ấy rất hiếm khi biểu lộ, đólà vì ở một chủng tộc chẳng cógì bền vững hơn nền tảng ditruyền trong tư tưởng của nó.

Thời hiện tại là một trongnhững thời điểm quyết định, vìđó là lúc tư tưởng con ngườiđang trong tiến trình tự biến

Page 42: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đổi.

Có hai nhân tố cơ bản làmnền tảng cho sự biến đổi này.Nhân tố thứ nhất là sự phá huỷniềm tin tôn giáo, chính trị vàxã hội, vốn là nguồn cội sinh ramọi yếu tố của nền văn minhchúng ta. Nhân tố thứ hai là sựsáng tạo ra những điều kiệnsinh tồn và suy tưởng hoàntoàn mới, kết quả của nhữngphát kiến mới trong khoa họcvà công nghiệp hiện đại.

Những tư tưởng của quákhứ, dù đã bị phá huỷ phânnửa, vẫn còn rất mạnh, và

Page 43: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những tư tưởng phải thế chỗcho chúng thì đang hình thành,nên thời hiện đại biểu thị mộtgiai đoạn quá độ và vô chínhphủ.

Từ giai đoạn này, dĩ nhiêncó phần hỗn độn, thật không dễđể nói giờ đây cái gì có thể nảysinh. Sẽ có các tư tưởng cơ bảnnào để trên đó xây dựng nhữngxã hội nối tiếp xã hội củachúng ta? Chúng ta vẫn chưabiết được. Nhưng, ngay từ lúcnày, điều chúng ta đã thấy rõ,đó là để tổ chức chúng, cầnphải tính tới một sức mạnhmới, tối cao của thời hiện đại:

Page 44: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

quyền lực của những đámđông. Trên đống đổ nát của biếtbao tư tưởng, được coi là chânlí trước đây nhưng nay đã chết,của biết bao quyền lực mà cáccuộc cách mạng đã liên tiếp đậptan, thì quyền lực của đámđông là cái độc nhất vượt lên,và nó hình như sớm được giaocho sứ mệnh hấp thu hếtnhững quyền lực khác. Trongkhi mọi niềm tin cổ xưa đềuchao đảo và biến mất, nhữngcột trụ già cỗi của xã hội lầnlượt sụp đổ thì quyền lực củađám đông là lực lượng duy nhấtchẳng gì đe doạ nổi và uy thế

Page 45: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

của nó ngày càng lớn lên. Thờiđại mà chúng ta đang bước vàosẽ thực sự là THỜI ĐẠI CỦANHỮNG ĐÁM ĐÔNG.

Chỉ mới một thế kỉ trướcđây thôi, đường lối chính trịtruyền thống của các Nhà nướcvà sự đối nghịch giữa các vuachúa vẫn là nhân tố chính củanhững biến cố. Ý kiến củanhững đám đông ít có giá trị,và thậm chí thường chẳng cóchút giá trị gì. Còn ngày nay,truyền thống chính trị, khuynhhướng cá nhân của các nhà caitrị, sự đối nghịch giữa họ lạikhông còn quan trọng nữa, trái

Page 46: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

lại, chính tiếng nói của đámđông đã trở nên có ưu thế hơn.Tiếng nói ấy áp đặt cho vuachúa cách hành xử và vua chúacó nhiệm vụ phải nghe theo nó.Số phận của các quốc giakhông còn được sắp đặt trongnhững hội đồng của các ônghoàng nữa, mà ở trong tâm hồncủa những đám đông.

Sự lên ngôi của các giai cấpbình dân trong đời sống chínhtrị, nghĩa là, trên thực tế, họ đãdần dần biến đổi thành giai cấplãnh đạo, là một trong nhữngđặc điểm nổi bật của thời đạiquá độ của chúng ta. Thực ra,

Page 47: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

việc phổ thông đầu phiếu, đượcthực hiện từ lâu nhưng ít cóảnh hưởng, không phải là đặcđiểm đánh dấu sự lên ngôi củagiai cấp bình dân như ta vẫntưởng. Việc dần nảy sinh quyềnlực đám đông thoạt tiên đượcbắt đầu bằng sự phổ biến mộtsố tư tưởng từ từ du nhập vàotâm trí con người, rồi từng bướcliên kết những cá nhân để dẫntới việc hiện thực hoá các quanniệm lí thuyết. Chính thôngqua liên kết mà những đámđông cuối cùng đã hình thànhnên tư tưởng, nếu chưa thậtxác đáng thì ít ra cũng dứt

Page 48: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

khoát về quyền lợi và có ý thứcvề sức mạnh của mình. Nhữngđám đông thành lập các nghiệpđoàn mà mọi giới có thẩmquyền đều phải lần lượt đầuhàng, các hiệp hội lao độngnhằm điều tiết những điều kiệnlao động và tiền công, bất chấpmọi quy luật kinh tế. Họ gửivào các cơ quan chính phủnhững đại biểu không giữ ýkiến riêng và sự độc lập cánhân nữa mà thường chỉ còn lànhững người phát ngôn cho cácủy ban đã lựa chọn mình.

Ngày nay những yêu sáchcủa đám đông càng ngày càng

Page 49: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

rõ rệt và không dẫn đến điều gìkhác hơn là phá huỷ toàn bộ xãhội hiện tại, để đưa nó về chủnghĩa cộng sản nguyên thuỷ,trạng thái thông thường củamọi nhóm người trước buổibình minh của văn minh. Hạnchế giờ lao động, trưng thuhầm mỏ, đường sắt, nhà máyvà đất đai; chia đều sản phẩm,loại trừ mọi tầng lớp trên vìquyền lợi của các giai cấp bìnhdân v.v… Đó là các yêu sách.

Thiếu khả năng suy luận,ngược lại đám đông đủ khảnăng hành động. Qua sự tổchức hiện thời, sức mạnh của

Page 50: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đám đông trở nên to lớn vôcùng. Những tín điều mà tathấy đang nảy sinh chẳng mấychốc sẽ có sức mạnh nhưnhững tín điều xưa cũ, nghĩa làsức mạnh chuyên chế và tốithượng không được phép bàncãi, Luật thiêng của đám đôngsẽ thay thế luật thiêng của vuachúa.

Các nhà văn ủng hộ tầnglớp tư sản hiện thời, nhữngngười đại diện tốt nhất chotầng lớp này, tầng lớp có tưtưởng chật hẹp, đầu óc thiểncận, chủ nghĩa hoài nghi hơithô thiển, tính ích kỉ đôi khi hơi

Page 51: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

quá đáng, thì gần như điên lêntrước cái quyền lực mới đanglớn mạnh. Và để đấu tranhchống lại sự hỗn loạn của tâmtrí con người, các nhà văn nàyđã tuyệt vọng kêu gọi tới sứcmạnh tinh thần của Nhà thờmà xưa kia họ vốn coi thường.Họ nói với chúng ta rằng khoahọc đã phá sản, và trở về từ LaMã với lòng sám hối, họ nhắcnhở chúng ta những bài học vềchân lí đã được thần khải.Nhưng những kẻ quy đạo mớinày quên là đã chậm quá mấtrồi. Nếu thực sự ơn phước đãchạm tới họ, thì ơn phước cũng

Page 52: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

không có quyền năng như thếđối với những linh hồn chẳngmấy bận tâm đến bao lo lắngđang ám ảnh các tân tín đồnày. Ngày nay, những đámđông không còn thích các thầnthánh mà ngày xưa chính họcũng không thích và từng gópphần vào đập phá. Không cósức mạnh thần thánh hoặc conngười nào có thể bắt nhữngdòng sông chảy ngược vềnguồn.

Khoa học không hề bị phásản và không dính gì tới tìnhtrạng vô chính phủ trong tinhthần con người hiện đại, cũng

Page 53: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chẳng dính gì tới quyền lực mớiđang lớn lên giữa tình trạng vôchính phủ này. Khoa học đãhứa hẹn cho chúng ta chân lý,hay ít nhất cho ta sự nhận thứcvề những quan hệ mà trí tuệcủa chúng ta có thể nắm bắt;nó không bao giờ hứa hẹn chochúng ta hoà bình và hạnhphúc. Vô cùng thờ ơ với tìnhcảm của chúng ta, khoa họckhông nghe lời than vãn củachúng ta. Chính chúng ta phảicố gắng sống với khoa học, bởivì chẳng gì có thể phục hồinhững ảo tưởng đã bị nó pháhuỷ.

Page 54: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Những triệu chứng phổbiến, thấy được ở mọi quốc giachỉ cho ta thấy rõ sự tăngnhanh quyền lực của nhữngđám đông, và không cho phépta giả định rằng quyền lực nàysắp phải ngừng lớn lên. Dù nómang lại cho ta điều gì, ta cũngđành phải chịu.

Mọi biện luận chống lạiquyền lực của đám đông chỉ lànhững ngôn từ vô ích. Hẳn cóthể sự lên ngôi của đám đôngđánh dấu một trong nhữngchặng đường cuối cùng của cácnền văn minh Tây phương, mộtsự quay hẳn về những thời kì

Page 55: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vô chính phủ hỗn tạp, vốn hìnhnhư bao giờ cũng phải xảy ratrước khi khai sinh một xã hộimới. Nhưng chúng ta làm thếnào để ngăn cản nó?

Cho đến nay, vai trò rõ ràngnhất của đám đông là tạo ranhững cuộc phá huỷ to lớn đốivới các nền văn minh đã quágià cỗi. Thực thế, không phảichỉ ngày hôm nay, vai trò nàymới xuất hiện trên thế giới.Lịch sử cho ta biết rằng khinhững lực lượng tinh thần làmnền móng cho một nền vănminh đã mất hết ảnh hưởng,thì sự tan rã cuối cùng sẽ được

Page 56: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thực hiện bởi những đám đôngvô thức và tàn nhẫn, được gọikhá chuẩn xác là những kẻ dãman. Cho đến nay, những nềnvăn minh chỉ được tạo ra vàđược dẫn dắt bởi một nhóm nhỏquý tộc trí thức, chứ không baogiờ bởi những đám đông. Đámđông chỉ có sức mạnh để pháhoại. Sự thống trị của đámđông bao giờ cũng biểu thị mộtthời kì dã man. Một nền vănminh bao hàm những quy tắccố định, kỉ luật, sự chuyển từbản năng sang lí trí, có viễnkiến về tương lai, một trình độcao về văn hoá, những điều

Page 57: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

kiện mà đám đông, phó mặccho chính mình, luôn tỏ ratuyệt nhiên không thể thựchiện nổi. Do sức mạnh duynhất chỉ là phá hoại, sự tan rãcủa những cơ thể ốm yếu haynhững thây ma. Khi tòa lâu đàicủa một nền văn minh đã bịmục ruỗng, thì bao giờ cũngchính những đám đông sẽ đưanó tới chỗ sụp đổ. Chính lúc đóxuất hiện vai trò chủ đạo củađám đông, và trong mộtkhoảnh khắc, triết lí số đônghình như là thứ triết lý duynhất của lịch sử.

Nền văn minh của chúng ta

Page 58: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

liệu có giống như thế không?Đó là điều chúng ta có thể losợ, nhưng đó cũng là điều màchúng ta vẫn còn chưa thể biếtrõ.

Dù sao chăng nữa, ta phảiđành lòng chịu sự thống trị củađám đông, bởi vì có nhiều bàntay không biết lo xa đã lần lượtlật bỏ tất cả những rào cản cóthể kìm giữ nó lại.

Nhưng đám đông ấy bắt đầuđược ta nói tới nhiều, nhưng tahiểu về chúng còn quá ít. Cácnhà tâm lí học chuyên nghiệpthì sống cách xa đám đông,

Page 59: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

luôn không biết về họ, và khiquan tâm tới họ thì lại chỉ quantâm tới tội ác mà đám đông cóthể phạm phải. Tất nhiên, đã cónhững đám đông tội phạm,nhưng cũng có những đámđông đức hạnh, những đámđông anh hùng, và nhiều loạiđám đông khác nữa. Tội ác củađám đông chỉ là một trườnghợp đặc biệt trong tâm lí họcđám đông. Và ta không thể biếtvề cấu tạo tinh thần của đámđông bằng cách chỉ nghiên cứutội ác của nó, cũng như ta sẽkhông thể biết cấu tạo tinhthần của một cá nhân nếu chỉ

Page 60: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đơn thuần mô tả những thói hưtật xấu của cá nhân ấy.

Tuy nhiên nói đúng ra, tấtcả những chúa tể trên thế giới,tất cả những bậc sáng lập racác tôn giáo hay các đế chế,những thánh tông đồ của mọitín ngưỡng, những chính kháchnổi tiếng, và trong một lĩnh vựckhiêm tốn hơn, những ngườiđứng đầu bình thường của cáctập thể nho nhỏ, bao giờ cũnglà những nhà tâm lí học khôngtự giác, họ có hiểu biết về tâmhồn đám đông, một hiểu biếtbản năng nhưng thường rấtchắc chắn; và chính vì thế nên

Page 61: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

họ mới dễ dàng trở thành ngườilãnh đạo. Napoléon hiểu sâusắc tâm lí những đám đông củađất nước mà ông thống trị,nhưng đôi khi ông lại khônghiểu biết một cách đầy đủ tâmlí những đám đông thuộc cácchủng tộc khác*[1], và chính vìkhông hiểu biết nó, nên khitiến hành các cuộc chiến tranhở Tây Ban Nha và nhất là ởNga, sức mạnh của ông vấpphải sự đối kháng sẽ sớm hạgục ông.

Ngày nay, sự hiểu biết vềtâm lí học đám đông là chỗ dựacuối cùng của chính khách nào

Page 62: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

muốn hay không muốn cai trịđám đông - điều này đã trở nênrất khó khăn - nhưng ít rakhông bị đám đông điều khiểnquá nhiều.

Chỉ khi hiểu sâu một chúttâm lí học đám đông, ta mớihiểu luật pháp và thiết chế ít cótác động tới đám đông đếnchừng nào; đám đông khó cóđược những ý kiến bất kì nàonằm bên ngoài những ý kiến đãáp đặt cho họ; không thể dẫndắt đám đông bằng những quytắc dựa trên sự công minhmang tính lí thuyết thuần tuýmà phải bằng việc tìm ra cái gì

Page 63: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

có thể gây ấn tượng và lôi cuốnhọ. Ví dụ, nếu một nhà lậppháp muốn thiết lập một thứthuế mới, liệu ông ta có phảichọn thứ thuế công bằng nhấtvề mặt lí thuyết hay không?Chắc không đời nào! Thứ thuếbất công nhất có thể là thứthuế tốt nhất với đám đông xétvề mặt thực tế. Nếu thứ thuếấy kém minh bạch nhất, đồngthời bề ngoài lại ít nặng nềnhất, nó sẽ dễ dàng được chấpnhận nhất. Vì thế nên một thứthuế gián thu, dù nó rất nặng,sẽ luôn được đám đông chấpnhận, bởi vì nó được trả hàng

Page 64: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ngày vào đồ tiêu dùng bằngnhững phần nhỏ từng xu, nókhông làm phiền đến nhữngthói quen của đám đông, và nókhông gây ấn tượng cho họ.Nếu thay nó bằng thuế luỹ tiếnđánh vào đồng lương hay thunhập khác, và phải trả ngaymột lần, thì về mặt lí thuyết,dù thuế này nhẹ hơn mười lầnso với thuế gián thu, nó vẫngây ra sự nhất loạt phản đối.Thực vậy, những đồng xukhông nhìn thấy hàng ngàyđược thay thế bằng một móntiền tương đối lớn, có vẻ nhưrất to vào cái ngày phải nộp, do

Page 65: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đó nó rất ấn tượng. Thuế chỉ tỏvẻ nhẹ nếu nó được để dànhtừng xu một; nhưng phươngpháp tiết kiệm ấy biểu thị mộtmức độ biết nhìn xa trông rộngmà đám đông không thể có.

Ví dụ trên đây là đơn giảnnhất, sự đúng đắn của nó dễdàng nhận thấy. Nó đã khôngthoát khỏi [con mắt] một nhàtâm lí học như Napoléon,nhưng các nhà lập pháp khônghiểu tâm hồn đám đông sẽkhông nhận thấy nó. Kinhnghiệm chưa dạy dỗ họ đến nơiđến chốn để hiểu rằng, conngười không bao giờ cư xử theo

Page 66: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những quy định của lí trí thuầntuý.

Tâm lí học đám đông có thểcó nhiều ứng dụng khác. Hiểubiết nó có thể làm sáng tỏ phầnlớn những hiện tượng lịch sử,kinh tế mà nếu thiếu nó sẽhoàn toàn không thể hiểu nổi.Tôi sẽ có dịp chỉ ra rằng nếunhư nhà sử học hiện đại xuấtsắc nhất của chúng ta, ngàiTaine[2], đôi khi đã hiểu khôngđầy đủ những biến cố của cuộcĐại cách mạng Pháp, đó là vìông chưa bao giờ nghĩ tới việcnghiên cứu tâm hồn nhữngđám đông. Trong việc nghiên

Page 67: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cứu thời kì phức tạp ấy, ông đãdùng phương pháp mô tả củanhững nhà tự nhiên chủ nghĩalàm hướng đạo. Nhưng, trongnhững hiện tượng mà nhà tựnhiên chủ nghĩa nghiên cứu,những lực lượng tinh thần ít cómặt. Thực ra chính những lựclượng ấy mới là động lực chínhcủa lịch sử.

Do đó, chỉ đơn thuần xemxét về mặt thực tiễn, việcnghiên cứu tâm lí học đámđông là việc xứng đáng phảilàm. Dù chỉ có một lợi ích đơnthuần là thoả trí tò mò, thì nóvẫn xứng đáng được nghiên

Page 68: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cứu. Thật thú vị khi ta giải mãđược động cơ những hành vicủa con người, cũng như khigiải mã được một khoáng vậthay một thực vật.

Nghiên cứu của chúng tôi vềtâm hồn đám đông sẽ chỉ cóthể là một sự tổng hợp ngắngọn, một tóm tắt đơn giảnnhững nghiên cứu của chúngtôi. Chỉ nên đòi hỏi nó như mộtvài cái nhìn gợi ý. Những ngườikhác sẽ đào sâu luống cày. Hômnay, chúng tôi chỉ làm côngviệc vạch nó ra trên một mảnhđất hãy còn rất hoang sơ*[3].

Page 69: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chú thích:

Những chú thích có thêmdấu * là chú thích của tác giả.

*1 Vả chăng, những cố vấntinh tế nhất của ông cũngchẳng hiểu biết về điều nàynhiều nhặn gì hơn. Talleyrandviết cho ông: “Tây Ban Nha sẽđón tiếp những người lính củabệ hạ như những người đến giảiphóng…” Nhưng Tây Ban Nhalại đón tiếp họ như những conác thú. Một nhà tâm lí học,hiểu biết về bản năng di truyềncủa các chủng tộc, sẽ có thể dễdàng thấy trước sự đón tiếp

Page 70: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

này.2 Hippolyte Taine (1828 -

1893): Nhà phê bình văn học,nhà triết học và nhà sử họcPháp, chịu ảnh hưởng lí luậncủa Condillac, J. S. Mill và A.Bain. Các tác phẩm chính: Tiểuluận phê bình và lịch sử (1858),Lịch sử văn học Anh (1864),Triết học của nghệ thuật(1882), Nguồn gốc nước Pháphiện đại (1876 - 1896).

*3 Rất ít tác giả bận tâmnghiên cứu đám đông. Như tôiđã nói ở trên, họ chỉ nghiêncứu về mặt tội phạm. Trong

Page 71: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cuốn sách này, tôi chỉ dành chovấn đề ấy một chương ngắn, vềđiểm đặc biệt này tôi dẫn độcgiả tới những nghiên cứu củaông Tarde và cuốn sách nhỏ củaông Sighele: Những đám đôngphạm tội (Les foulescriminelles). Cuốn sau khôngchứa một ý tưởng riêng nào củatác giả, nhưng nó bao gồm việctập hợp những sự kiện mà cácnhà tâm lí học có thể sử dụng.Và lại những kết luận của tôivề tính phạm tội và tính đạođức của đám đông đều hoàntoàn trái ngược với những kếtluận của hai nhà văn mà tôi

Page 72: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vừa kể.

Người ta sẽ tìm thấy trongtác phẩm của tôi, Tâm lí học vềchủ nghĩa xã hội (Lapsychologie du socialisme) mộtvài hệ quả của những quy luậtchi phối tâm lí học đám đông.Ngoài ra những quy luật nàycòn được áp dụng trong nhiềuđề tài rất khác nhau. Ông A.Gevaert Giám đốc Nhạc việnhoàng gia Bruxelles vừa mớiđây trong một công trìnhnghiên cứu về âm nhạc, đã chota thấy một sự áp dụng đángchú ý những quy luật mà chúng

Page 73: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tôi đã trình bày, được ông gọirất đúng là “nghệ thuật củađám đông”. Giáo sư viết cho tôi,và gửi cho tôi hồi kí của ông:“Chính hai tác phẩm của ông đãđem đến cho tôi cách giải quyếtmột vấn đề trước kia tôi cho làkhông có lời giải: khả năng kìlạ của mọi đám đông có thểcảm thụ được một tác phẩm âmnhạc mới hay cũ, trong nướchay ngoài nước, giản đơn hayphức tạp, miễn là nó được trìnhbày trong một buổi biểu diễnthú vị và do những nhạc côngđược một nhạc trưởng nhiệttình điều khiển”. Ông Gevaert

Page 74: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chứng minh một cách tuyệt vờitại sao “một tác phẩm khó hiểuđối với các nhạc sĩ ưu tú khiđọc bản dàn bè trong cănphòng hoang vắng, đôi khi lạiđược một cử toạ xa lạ hoàntoàn với kiến thức chuyên mônhiểu ngay tức khắc”. Ông cũngchứng minh rõ tại sao nhữngấn tượng thẩm mỹ này khôngđể lại một dấu vết nào cả.

Page 75: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Quyển I. TÂMHỒN NHỮNGĐÁM ĐÔNG

Page 76: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương I. ĐẶC ĐIỂMTỔNG QUÁT CỦA ĐÁMĐÔNG: QUY LUẬT TÂMLÍ VỀ SỰ THỐNG NHẤTTINH THẦN CỦA ĐÁM

ĐÔNG

Cái gì cấu thành một đámđông xét về quan điểm tâm líhọc. - Một sự quần tụ nhiều cánhân không đủ để họp thànhmột đám đông. - Những đặctính riêng biệt của đám đôngtâm lí. - Khuynh hướng cố định

Page 77: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

về tư tưởng và tình cảm ởnhững cá nhân hợp thành đámđông và sự biến mất tính cáchcá nhân. - Đám đông bao giờcũng bị cái vô thức thống trị. -Sự biến mất của hoạt động nãobộ và sự ưu trội của hoạt độngtuỷ sống. - Sự giảm sút trí tuệvà biến đổi hoàn toàn nhữngtình cảm. - Tình cảm được biếnđổi có thể tốt hơn hay xấu hơntình cảm của những cá nhân đãhọp thành đám đông. - Đámđông cũng dễ dàng là anh hùnghay tội phạm.

Theo nghĩa thông thường,từ đám đông biểu thị một sự

Page 78: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hợp nhất những cá nhân bất kì,bất kể thuộc dân tộc, nghềnghiệp hay giới tính nào, vàcũng bất kể sự ngẫu nhiên nàođã tập hợp họ lại.

Từ quan điểm tâm lí học,thuật ngữ đám đông có một ýnghĩa hoàn toàn khác. Trongmột vài hoàn cảnh đã cho, vàchỉ trong những hoàn cảnh nàythôi, một quần tụ những conngười sẽ có những tính cáchmới rất khác những tính cáchcủa những cá nhân họp thànhquần tụ ấy. Cá tính có ý thứcbiến mất, những tình cảm và tưtưởng của tất cả các đơn vị đều

Page 79: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hướng về cùng một hướng. Nóhình thành một tâm hồn tậpthể, tuy chỉ nhất thời, nhưng cónhững tính cách rất rõ. Vì thiếumột từ ngữ hay hơn, nên tôi gọicái tập thể ấy là một đám đôngđược tổ chức, hoặc, nếu muốn,còn gọi là một đám đông tâm lí.Đám đông này hình thành nênmột thực thể duy nhất, phụctùng quy luật thống nhất tinhthần của những đám đông.

Rõ ràng là không phải chỉ vìcó nhiều cá nhân ngẫu nhiên ởbên cạnh nhau mà họ có đượcnhững tính cách của một đámđông có tổ chức. Một ngàn cá

Page 80: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhân ngẫu nhiên tụ họp trênmột quảng trường công cộngkhông có một mục đích xácđịnh, thì không hề là một đámđông từ quan điểm tâm lí học.Để có được những tính cách đặcbiệt, cần phải có ảnh hưởng củamột vài tác nhân kích thích màchúng ta sẽ xác định bản tínhcủa chúng.

Sự biến mất cá tính có ýthức và việc định hướng nhữngtình cảm và tư tưởng theo mộtchiều nhất định, là những nétđầu tiên của đám đông đang tựtổ chức, không phải bao giờcũng bao hàm sự hiện diện

Page 81: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đồng thời nhiều cá nhân trêncùng một điểm. Hàng ngàn cánhân tách riêng, ở một thờiđiểm nào đó, có thể chịu ảnhhưởng của một vài xúc cảmmãnh liệt, ví dụ một biến cốquốc gia to lớn, cũng có tínhcách một đám đông tâm lí. Lúcấy chỉ cần một ngẫu nhiên nàođó tập hợp họ lại thì nhữnghành động của họ lập tức mangtính cách đặc biệt của hành viđám đông. Ở một vài thời điểm,chỉ một nửa tá người cũng cóthể cấu thành một đám đôngtâm lí, trong khi hàng ngànngười tập hợp ngẫu nhiên lại

Page 82: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

không thể cấu thành đám đôngtâm lí. Mặt khác, toàn thể mộtdân tộc, dẫu không có sự quầntụ rõ ràng, cũng có thể trởthành một đám đông dưới tácđộng của một số ảnh hưởng.

Khi một đám đông tâm líđược hình thành, nó liền cónhững tính cách chung tạmthời, nhưng có thể xác địnhđược. Những tính cách chungnày lại được cộng thêm tínhcách riêng, khả biến, tuỳ theonhững thành tố mà đám đôngbao gồm và có thể làm biếnthái cấu tạo tinh thần của đámđông.

Page 83: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Như thế, những đám đôngtâm lí đều có thể phân loại vàkhi tới mục phân loại này,chúng ta sẽ thấy rằng một đámđông không thuần nhất, nghĩalà gom những phần tử khônggiống nhau, cũng sẽ có nhữngtính cách chung với những đámđông thuần nhất, nghĩa là gồmnhững phần tử ít nhiều giốngnhau (giáo phái, đẳng cấp, giaicấp), và bên cạnh những tínhcách chung đó, còn có nhữngđặc tính riêng cho phép ta phânbiệt được hai loại đám đông ấy.

Nhưng trước khi xem xétcác loại đám đông khác nhau,

Page 84: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đầu tiên ta cần phải nghiên cứunhững tính cách chung của tấtcả các loại. Chúng ta tiến hànhnhư nhà tự nhiên học, bắt đầubằng việc mô tả những tínhcách chung của mọi cá thểthuộc về một họ trước khi xéttới những tính cách riêng chophép phân biệt những loài vànhững giống mà họ đó baogồm.

Thật chẳng dễ gì mô tảchính xác tâm hồn đám đông,bởi vì tổ chức của nó biến đổichẳng những tuỳ theo chủngtộc và thành phần của các tậpthể, mà còn tuỳ theo bản tính

Page 85: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

và mức độ của các tác nhânkích thích lên những tập thể ấy.Nhưng khó khăn này cũng cótrong việc nghiên cứu tâm límột cá nhân bất kì. Chỉ trongtiểu thuyết ta mới thấy nhữngcá nhân trải qua cuộc đời vớimột tính cách không thay đổi.Chỉ có sự đồng đều của môitrường mới tạo ra sự đồng đềubên ngoài của những tính cách.Vả lại, tôi đã chứng minh ở mộttác phẩm khác rằng mọi cấutrúc tinh thần đều hàm chứanhững khả năng về tính cáchcó thể biểu hiện ngay khi môitrường đột ngột thay đổi. Chính

Page 86: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vì vậy, những đại biểu dữ tợnnhất của Hội nghị Quốcước[1] lại là các nhà tư sản hiềnlành trong hoàn cảnh bìnhthường, họ vốn là những côngchứng viên hoà nhã hay quanchức hành chính đức hạnh.Giông bão đi qua, họ lại quaytrở lại với tính cách bìnhthường của tầng lớp trung lưuôn hoà. Napoléon đã tìm đượctrong tầng lớp này những nôbộc ngoan ngoãn nhất củamình.

Ta không thể nghiên cứu ởđây tất cả những mức độ hìnhthành đám đông, mà chỉ nghiên

Page 87: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cứu trước hết những đám đôngtrong thời kì chúng đã trởthành tổ chức hoàn bị. Nghĩalà, chúng ta sẽ xem xét chúngcó thể trở thành cái gì chứkhông phải chúng luôn luôn đãlà cái gì. Chỉ trong giai đoạn đãphát triển này của tổ chức thìmột số đặc điểm mới mẻ và đặcbiệt mới chồng lên trên tínhcách bất biến và chủ đạo ấycủa chủng tộc, và sẽ xảy rachuyện tình cảm và tư tưởngcủa tập thể quay về cùng mộthướng. Chỉ vào lúc đó mới biểulộ cái mà ở trên tôi gọi là Quyluật tâm lí về sự thống nhất

Page 88: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tinh thần của đám đông.

Trong những tính cách tâmlí của đám đông, có những tínhcách mà đám đông có thể cóchung với những cá nhân riênglẻ, trái lại chúng còn bao hàmnhững tính cách rất riêng biệt,chỉ có ở tập thể. Chính nhữngtính cách riêng biệt này lànhững gì ta cần phải nghiêncứu trước tiên để vạch rõ tầmquan trọng của chúng.

Sự kiện nổi bật nhất củađám đông tâm lí là điều sauđây: dù những cá nhân họpthành nó như thế nào, dù đời

Page 89: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

sống, nghề nghiệp, tính cáchhay trí tuệ của những cá nhânấy giống nhau hay khác nhaura sao, thì chỉ riêng việc họchuyển biến thành đám đông,họ đã có một thứ tâm hồn tậpthể làm cho họ cảm nhận, suynghĩ, và hành động theo mộtcách hoàn toàn khác với cáchmà một cá nhân riêng lẻ vẫncảm nhận, suy nghĩ, và hànhđộng. Có những tư tưởng, tìnhcảm chỉ nảy sinh hay chỉ biếnthành hành động ở những cánhân khi cá nhân ấy nằm trongđám đông. Đám đông tâm lí làmột tồn tại tạm thời, hợp thành

Page 90: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

bởi những yếu tố dị loại chỉ gắnkết với nhau trong một thờiđoạn, chúng giống hệt nhữngtế bào cấu thành một cơ thểsống nhờ nối kết với nhauthành một sinh vật mới, biểu lộnhững tính cách rất khác biệtvới tính cách mà riêng từng tếbào đã có.

Trái ngược với một ý kiếnlàm ta ngạc nhiên vì đã đượcviết ra dưới ngòi bút của mộtnhà triết học sâu sắc nhưHerbert Spencer[2], thật ra,trong một quần tụ họp thànhmột đám đông, không hề cótổng số và trung bình cộng của

Page 91: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

các thành tố [như H. Spencerquan niệm] mà chỉ có sự tổ hợpvà sự tạo ra những tính cáchmới. Giống như trong hoá học,một số yếu tố đối lập nhau. Vídụ bazơ hay axit, kết hợp vớinhau để tạo thành một hợpchất mới có những đặc tínhhoàn toàn khác các chất đượcdùng để làm ra nó.

Ta dễ dàng nhận thấy cánhân nằm trong đám đông khácvới cá nhân riêng lẻ đến mứcnào nhưng thật chẳng dễ dàngđể tìm ra những nguyên nhâncủa sự khác biệt ấy.

Page 92: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chí ít, để đi tới chỗ hé nhìnthấy những nguyên nhân này,trước tiên ta phải nhớ lại điềunhận xét ấy trong tâm lí họchiện đại, để biết rằng khôngphải chỉ trong đời sống hữu cơmà còn cả trong sự vận hànhcủa trí tuệ, những hiện tượngvô thức đóng một vai trò hoàntoàn ưu trội. Đời sống ý thứccủa tâm trí chỉ biểu thị mộtphần rất kém bên cạnh đờisống vô thức. Nhà phân tíchtinh tế nhất, nhà quan sát sâusắc nhất hầu như chỉ phát hiệnra một số rất ít những động cơvô thức đã dẫn dắt nó. Những

Page 93: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hành vi có ý thức của chúng talà kết quả của một tầng nền vôthức chủ yếu được tạo ra donhững ảnh hưởng di truyền.Tầng nền này bao chứa vô vànnhững chất cặn của tổ tiên tạonên tâm hồn của chủng tộc.Đằng sau những nguyên nhânđược thừa nhận trong hành vicủa chúng ta, chắc chắn cónhững nguyên nhân thầm kínmà ta không thú nhận, nhưngđằng sau những nguyên nhânthầm kín này còn có nhữngnguyên nhân thầm kín hơnnữa, bởi vì chính chúng ta cũngkhông biết đến chúng. Phần lớn

Page 94: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hành động hằng ngày củachúng ta chỉ là hậu quả củanhững động cơ ẩn giấu mà takhông nắm được.

Chính những yếu tố vô thứchình thành nên tâm hồn củamột chủng tộc, là những yếu tốhàng đầu làm cho mọi cá nhântrong chủng tộc ấy giống nhau,còn chính những yếu tố ý thức- kết quả của giáo dục mà nhấtlà của sự di truyền đặc thù - lànhững yếu tố chính yếu làmcho các cá nhân ấy khác nhau.Những con người khác nhaunhất về trí thông minh, lại đềucó những bản năng, những đam

Page 95: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

mê, những tình cảm rất giốngnhau. Trong tất cả các lĩnh vựcthuộc tình cảm tôn giáo, chínhtrị, tinh thần, thiện cảm, áccảm v.v…, những con người kiệtxuất nhất cũng hiếm khi vượtqua được trình độ của những cánhân bình thường nhất. Giữamột nhà toán học vĩ đại vớingười thợ giày của ông ta, vềmặt trí tuệ có thể tồn tại mộtvực thẳm, nhưng về mặt tínhcách thì sự khác biệt thườngkhông có hoặc rất nhỏ.

Thực vậy, chính nhữngphẩm chất chung của tính cáchbị cái vô thức khống chế mà đa

Page 96: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

số những cá nhân bình thườngcủa một chủng tộc đều có ởmức độ ngang nhau - lại trởthành cái chung trong đámđông. Trong tâm hồn tập thể,những khả năng trí tuệ của cánhân, và theo đó là tính cáchcá thể, bị mờ nhạt đi. Cái dịloại chìm trong cái đồng nhất,và những tính chất vô thứcchiếm ưu thế.

Đúng là việc đặt những tínhchất bình thường thành “cáichung” đã giải thích tại saođám đông không bao giờ có thểthực hiện được những hànhđộng đòi hỏi trí tuệ cao. Những

Page 97: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

quyết định về lợi ích chungđược đưa ra do một tập hợpnhững con người ưu tú, nhưngở nhiều chuyên ngành khácnhau, rõ ràng không cao siêuhơn quyết định của một tậphợp những con người ngu đần.Thực vậy, họ chỉ cùng đưa rađược những tính chất tầmthường mà ai ai cũng có. Trongđám đông, chính sự ngu đầnchứ không phải trí tuệ, đã đượctích tụ. Như ta thường nói,không phải tất cả mọi người cótrí tuệ nhiều hơn Voltaire[3],chắc chắn Voltaire có trí tuệnhiều hơn tất cả mọi người,

Page 98: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nếu như ta hiểu “tất cả mộtngười” nghĩa là đám đông.

Nhưng nếu các cá nhântrong đám đông chỉ đặt chungnhau những tính chất bìnhthường mà mỗi người đều cóphần của mình, thì đơn giản sẽchỉ có cái trung bình cộng, chứkhông phải như ta nói, sẽ tạora tính cách mới.

Vậy những tính cách mớiđược thiết lập thế nào? Đó làđiều bây giờ chúng ta sẽ phảinghiên cứu.

Có nhiều nguyên nhân khácnhau quyết định sự xuất hiện

Page 99: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những tính cách đặc thù củađám đông mà các cá nhân táchriêng không có. Nguyên nhânthứ nhất là cá nhân trong đámđông đã có được, chỉ nhờ sốlượng đông, một ý thức về sứcmạnh vô địch cho phép nónương theo những bản năng,mà nếu chỉ một mình, cá nhânsẽ tất nhiên kìm nén. Cá nhâncàng ít có xu hướng kìm nénchúng, nếu đám đông là vôdanh, do đó là vô trách nhiệm;ý thức về trách nhiệm, điềuluôn ngăn giữ những cá nhân,đã biến mất hoàn toàn.

Nguyên nhân thứ hai, sự lây

Page 100: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhiễm, cũng can thiệp để xácđịnh sự biểu hiện những tínhcách đặc thù của đám đông,đồng thời xác định cả địnhhướng của chúng. Sự lây nhiễmlà hiện tượng dễ nhận thấy,nhưng không được giải thích,và cần phải gắn nó với nhữnghiện tượng thuộc lĩnh vực thôimiên mà lát nữa ta sẽ nghiêncứu. Trong một đám đông, mọitình cảm, mọi hành động đềucó tính lây nhiễm, và lây nhiễmđến mức cá nhân rất dễ dànghy sinh quyền lợi riêng choquyền lợi tập thể. Đó là mộtkhả năng rất trái ngược với bản

Page 101: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tính cá nhân, mà con người hầunhư chỉ có thể làm được khi nólà bộ phận của một đám đông.

Nguyên nhân thứ ba, và lànguyên nhân quan trọng nhất,xác định những tính cách đặcbiệt khi cá nhân ở trong đámđông; chúng đôi khi hoàn toàntrái ngược với tính cách của cánhân lúc tách lẻ. Tôi muốn nóitới tính dễ bị gợi ý(suggestibilité) mà tính lâynhiễm nói trên thực ra dù là hệquả của nó.

Muốn hiểu hiện tượng này,ta phải nhớ đến một số phát

Page 102: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hiện mới đây của sinh lí học.Ngày nay, chúng ta biết rằng,bằng những cách khác nhau,một cá nhân có thể được đặttrong một trạng thái nào đó, vàbị mất hoàn toàn nhân cách cóý thức, tuân theo mọi gợi ý củangười làm thí nghiệm, người đãkhiến cá nhân mất ý thức, vàlàm những hành động vô cùngtrái ngược với những tính cáchvà thói quen của mình. Thựcvậy, những quan sát kĩ lưỡngnhất chứng minh rằng cá nhânbị chìm đắm một thời giantrong lòng một đám đông đanghành động, sẽ nhanh chóng rơi

Page 103: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vào một tình trạng đặc biệt - dothứ điện từ đó phóng ra, hay từnguyên nhân hoàn toàn khácmà ta không biết - rất giốngtrạng thái mê hồn khi người bịthôi miên ở trong tay nhà thôimiên. Đời sống não bộ bị tê liệtở người bị thôi miên, người nàytrở thành nô lệ cho mọi hoạtđộng vô thức của tuỷ sống vànhà thôi miên điều khiển anhta theo ý muốn. Nhân cách có ýthức của anh ta hoàn toàn biếnmất, ý chí và óc phân biệt biếnmất. Mọi tình cảm và tư tưởngđều bị nhà thôi miên hướngtheo một chiều nhất định.

Page 104: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Điều đó rất gần với trạngthái của cá nhân khi thuộc vềmột đám đông tâm lí. Anh takhông còn ý thức về nhữnghành động của mình nữa. Ởanh ta, cũng như ở người bịthôi miên, một số khả năng bịphá huỷ, đồng thời những khảnăng khác có thể bị dẫn tới mộtmức độ hứng khởi cực đoan.Dưới ảnh hưởng của một gợi ý,cá nhân này sẽ lao vào thựchiện một vài hành vi nào đó vớisự mãnh liệt không thể cưỡngnổi. Sự cuồng nhiệt ấy trongđám đông còn lôi cuốn mạnhhơn so với một chủ thể bị thôi

Page 105: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

miên, bởi vì sự gợi ý như nhauđối với mọi cá nhân sẽ đượcphóng đại lên khi trở thànhtương hỗ. Trong đám đông,những cá nhân có cá tính khámạnh để cưỡng lại sự gợi ý,thường có số lượng quá ít đểđấu tranh chống lại trào lưu.Nhiều nhất thì những cá nhânnày cũng chỉ làm được việcđánh lạc mục tiêu bằng cáchđưa ra một gợi ý khác. Chẳnghạn, chính nhờ vậy, mà một từngữ may mắn, một hình ảnhđược gợi đúng lúc đôi khi đãlàm đám đông chệch hướng,tránh được những hành động

Page 106: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đẫm máu nhất.

Vậy, việc biến mất của nhâncách có ý thức, sự ưu trội củanhân cách vô thức, sự địnhhướng những tình cảm và tưthưởng theo cùng một chiềuqua con đường gợi ý và lâynhiễm, khuynh hướng biến đổingay lập tức những ý tưởng gợiý thành hành động, đó lànhững đặc tính chủ yếu của cánhân nằm trong đám đông. Cánhân không còn là bản thânmình nữa. Anh ta đã trở thànhmột thứ người máy không đượcý chí chỉ đạo nữa

Page 107: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Vậy nên, chỉ riêng việc biếnmình thành bộ phận trong mộtđám đông có tổ chức, con ngườiđã tụt xuống nhiều nấc trongthang bậc văn minh. Đứng táchriêng, có thể đó là một cá nhâncó văn hoá; nằm trong đámđông, anh ta là một kẻ dã man,nghĩa là một kẻ bản năng. Anhta có tính tự phát, thói bạo lực,tính hung dữ, và có cả lòngnhiệt tình, sự anh dũng củangười nguyên thuỷ. Anh ta còncó khuynh hướng sáp gầnnhững điều đó, vì anh ta dễdàng để mình chịu ảnh hưởngbởi những từ ngữ, hình ảnh -

Page 108: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những điều mà sẽ hoàn toànkhông tác động tới cá nhân họpthành đám đông nếu cá nhânđó đứng tách riêng - và vì anhta đã để mình bị dẫn đếnnhững hành vi trái ngược vớiquyền lợi hiển nhiên nhất vànhững thói quen thường cónhất của mình. Cá nhân nằmtrong đám đông là một hạt cátgiữa vô vàn hạt cát khác màgió sẽ bốc lên tuỳ thích.

Chính vì vậy ta thấy nhữngban bồi thẩm đã đưa ra các bảnán mà mỗi bồi thẩm viên sẽkhông tán thành nếu đứngriêng lẻ, những nghị viện đã

Page 109: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thông qua các đạo luật và cácbiện pháp mà mỗi thành viêntrong nghị viện nếu đứng táchriêng sẽ phản đối. Nếu đứngriêng rẽ, các đại biểu trong Hộinghị Quốc ước là những trưởnggiả sáng suốt, với thói quen ônhòa. Khi họp thành đám đông,họ chẳng ngần ngại tán thànhnhững đề nghị hung tàn nhất,đưa lên máy chém những cánhân rõ ràng vô tội nhất; vàtrái ngược với mọi quyền lợicủa mình, họ chấp nhận từ chốiquyền bất khả xâm phạm, vàchịu để chính mình bị tàn sát.

Và không phải chỉ do hành

Page 110: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

động mà cá nhân trong đámđông khác biệt một cách cơ bảnvới bản thân mình. Trước khi cánhân mất hết sự độc lập, thì tưtưởng và tình cảm của anh tađã được biến đổi, và sự biến đổiấy sâu sắc đến nỗi làm cho kẻhà tiện trở thành kẻ hoang phí,kẻ hoài nghi thành kẻ có niềmtin, người lương thiện thành tộiphạm, kẻ hèn nhát thành ngườianh hùng. Việc từ chối mọi đặcquyền trong một thời khắcnhiệt tình, mà tầng lớp quý tộcđã bỏ phiếu tán thành vào cáiđêm trứ danh ngày 4 thángTám năm 1789, chắn chắn sẽ

Page 111: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

không bao giờ được bất cứ mộtcá nhân quý tộc nào chấpthuận, nếu họ tách riêng từngngười một.

Ta hãy kết luận những điềunói trên, rằng đám đông baogiờ cũng thấp kém xét về mặttrí tuệ so với con người đứngriêng lẻ, nhưng cũng phải kếtluận rằng, xét về mặt tình cảmvà hành động mà tình cảm nàygây ra, đám đông có thể tốthơn hay xấu hơn tuỳ theo hoàncảnh. Tất cả phụ thuộc vào cáicách đám đông được gợi ý. Đólà điều mà các nhà văn nghiêncứu về đám đông trên phương

Page 112: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

diện tội phạm tuyệt nhiênkhông biết đến. Chắc chắn đámđông thường phạm tội, nhưngđám đông cũng thường anhhùng. Đó chủ yếu là nhữngđám đông bị người ta dẫn dắtđến chỗ hy sinh thân mình đểgiành chiến thắng cho mộtniềm tin hay một ý niệm, đượcngười ta tạo cho nhiệt tình đểgiành vinh quang và danh dự,được huấn luyện - hầu nhưkhông bánh mì để ăn và taykhông vũ khí - như ở thời đạinhững cuộc Thập tự chinh đểgiải thoát ngôi mộ Chúa Ki Tôkhỏi tay những kẻ dị giáo, hoặc

Page 113: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

như vào năm 93, để bảo vệ đấtđai của tổ quốc. Chắc chắn đólà chủ nghĩa anh hùng vô thức,nhưng chính với chủ nghĩa anhhùng đó, lịch sử đã được tạo ra.Nếu chỉ dùng lí trí lạnh lùng đểkích động các dân tộc thực hiệncác hành động vĩ đại, thì nhữngcuốn biên niên sử trên thế giớichắc sẽ ghi lại chẳng được baonhiêu.

Chú thích:1 Hội nghị Quốc ước: hội

đồng lập hiến, được thành lậptại Pháp vào năm 1792, do 749đại biểu được bầu thông qua

Page 114: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

phổ thông đầu phiếu, đượcphân chia thành cánh hữu, gồmnhững người Girondins, ngườitheo phái Đồng Bằng và cánhtả, bao gồm những người theophái Núi.

2 Herbert Spencer (1820 -1903): nhà triết học Anh, tưtưởng của ông chịu ảnh hưởngbởi thuyết tiến hoá của Darwin.Ông dành một vị trí đặc biệtcho xã hội học. Các tác phẩmchính: Nguyên lí tâm lí học(1855), Những nguyên lí đầutiên (1862), Nguyên lí sinh học(1864), Nguyên lí xã hội học

Page 115: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

(1877- 1896).3 Voltaire (1694 -1778):

tên thật là François MarieArouet, nhà văn Pháp, có ảnhhưởng lớn tới tư tưởng thế kỉÁnh sáng, tác giả của truyệntriết học Candide, bi kịch Záirevà nhiều tác phẩm khác bằngvăn xuôi hoặc thơ.

Page 116: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương II. TÌNH CẢM VÀĐẠO ĐỨC CỦA ĐÁM

ĐÔNG

1/ Tính bốc đồng, tính dễthay đổi, tính dễ bị kích độngcủa đám đông. - Đám đông làđồ chơi của mọi kích động bênngoài và phản ánh điều đó quanhững biến đổi không ngừng. -Những xung động mà nó phảituân theo khẩn thiết đến nỗiquyền lợi cá nhân bị mờ nhạtđi. - Chẳng điều gì được mưutính trước ở đám đông. - Tácđộng của chủng tộc.

Page 117: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

2/ Tính dễ bị gợi ý và tínhnhẹ dạ của đám đông. - Đámđông dễ tuân theo sự gợi ý. -Những hình ảnh được gợi lêntrong tâm trí thì được đám đôngcoi là thực tế. - Tại sao nhữnghình ảnh đó đối với mọi cá nhânhợp thành đám đông lại đềugiống nhau. - Sự cào bằng giữanhà bác học và kẻ ngu đầntrong một đám đông.- Những vídụ khác nhau về các ảo tưởngmà mọi cá nhân trong đámđông đều dễ mắc phải. – Khôngthể tin tưởng vào sự làm chứngcủa đám đông. - Sự nhất trí củanhiều chứng nhân là một trong

Page 118: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những chứng cứ tồi tệ nhất màta có thể nêu lên để xác lậpmột sự kiện. - Giá trị yếu kémcủa sách lịch sử.

3/ Sự phóng đại và giản đơntrong tình cảm của đám đông. -Đám đông không biết tới sựnghi ngờ, cũng không biết tớisự chắc chắn và luôn đi tới cựcđoan. - Tình cảm đám đôngluôn quá khích.

4/ Lòng bất khoan dung,tính chuyên chế và bảo thủ củađám đông. - Nguyên cớ củanhững tình cảm này. - Thói nôlệ của đám đông trước một

Page 119: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

quyền lực mạnh. - Những bảnnăng cách mạng nhất thời củađám đông không ngăn cảnchúng trở nên vô cùng bảo thủ.- Đám đông có bản năng thùnghịch với những thay đổi vàtiến bộ.

5/ Đạo đức của đám đông. -Đạo đức của đám đông, tuỳtheo những gợi ý, có thể trởnên kém hơn nhiều hay caohơn nhiều so với đạo đức nhữngcá nhân cấu thành nó. - Lí giảivà ví dụ. - Đám đông hiếm khiđược quyền lợi dẫn đường, màthông thường, quyền lợi là độngcơ đặc biệt của cá nhân riêng

Page 120: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

lẻ. - Vai trò giáo hoá của đámđông.

Sau khi đã nói một cách rấtchung về những tính cáchchính của đám đông, bây giờchúng tôi sẽ đi sâu vào chi tiếtcủa những tính cách này.

Ta nhận thấy rằng, trongnhững tính cách đặc thù củađám đông, có khá nhiều tínhcách như thói bốc đồng, tính dễbị kích động, sự thiếu khả năngsuy luận, thiếu xét đoán vàtinh thần phê phán, sự thổiphồng tình cảm và nhiều điềukhác, mà ta đồng thời cũng

Page 121: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhận thấy ở những người thuộcvề hình thái phát triển thấp,như phụ nữ, người dã man vàtrẻ nhỏ, nhưng đó chỉ là một sựgiống nhau mà tôi nhân tiệnchỉ ra. Việc chứng minh điều ấyvượt ra ngoài khuôn khổ củacuốn sách này. Hơn nữa, việcđó sẽ vô ích đối với nhữngngười đã hiểu về tâm lí họcngười nguyên thuỷ và luônthiếu thuyết phục đối vớinhững người không biết môntâm lí ấy.

Bây giờ tôi xin tiếp cận lầnlượt những tính cách khác nhaumà ta có thể quan sát thấy ở

Page 122: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

phần lớn các đám đông.

1. Thói bốc đồng, tínhhay thay đổi và tính dễ bịkích động ở đám dông.

Khi nghiên cứu những tínhcách cơ bản của đám đông,chúng tôi đã nói rằng đám đônghầu như bị vô thức dẫn dắt.Những hành vi của nó chịunhiều ảnh hưởng của tuỷ sốnghơn là của não bộ. Ở điểm này,đám đông hoàn toàn giống vớingười nguyên thuỷ. Nhữnghành vi được thực thi có thểhoàn hảo về mặt thực hiện,nhưng não bộ không điều khiển

Page 123: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những hành vi ấy, cá nhânhành động tuỳ theo nhữngngẫu nhiên của các kích thích.Đám đông là đồ chơi của mọikích thích bên ngoài và phảnánh những biến đổi khôngngừng của chúng. Vậy, nó là nôlệ của những xung động mà nótiếp nhận. Cá nhân riêng rẽ cóthể chịu cùng những kích thíchnhư con người trong đám đông;nhưng vì bộ não chỉ ra cho nónhững bất lợi khi nhượng bộđiều đó, nên nó không nhượngbộ. Về mặt sinh lí học, đó làđiều mà người ta có thể biểu lộkhi nói rằng cá nhân tách riêng

Page 124: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

có khả năng làm chủ nhữngphản xạ của mình, còn đámđông không có được điều đó.

Những xung động khácnhau mà đám đông phải tuântheo này, tuỳ theo các kíchthích, có thể là độ lượng haytàn ác, anh hùng hay nhát gan,nhưng các xung động ấy luônluôn bức thiết đến nỗi quyền lợicá nhân, quyền bảo toàn bảnthân không thống trị con ngườinữa. Những tác nhân kích thíchcó thể tác động lên đám đôngmột cách đa dạng và đám đôngluôn tuân theo chúng, do vậyđám đông cực kì dao động; và

Page 125: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chính vì thế ta thấy đám đôngtrong phút chốc chuyển đổi từthái độ hung bạo đẫm máunhất sang đại lượng hay anhhùng tuyệt đối nhất. Đám đôngrất dễ dàng trở thành đao phủ,nhưng trở thành kẻ tử vì đạocũng thẳng kém dễ dàng. Chínhtừ trong lòng đám đông đã tuônchảy những dòng thác máu màchiến thắng của mỗi một niềmtin đòi hỏi. Chẳng cần phảiquay trở về những thời đại anhhùng mới thấy được đám đôngcó khả năng đến thế nào ởđiểm này. Trong một cuộc nổidậy, đám đông không bao giờ

Page 126: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

mặc cả mạng sống của mình,và chỉ cách đây ít năm thôi,một vị tướng, đột nhiên nổidanh, dễ dàng tìm thấy ngaymột trăm ngàn người sẵn sànghi sinh đời mình cho sự nghiệpcủa ông ta nếu ông ta đề nghịhọ. Vậy chẳng điều gì có thểlường trước ở đám đông.

Đám đông có thể liên tiếp điqua các sắc thái tình cảm rấttrái ngược nhau, nhưng đámđông bao giờ cũng chịu ảnhhưởng của những kích thích tạithời điểm. Đám đông giống nhưnhững chiếc lá mà giông bãocuốn lên tan tác mọi ngả, rồi tự

Page 127: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

rơi xuống. Bằng việc nghiêncứu ở chỗ khác một số đámđông cách mạng, chúng tôi sẽchứng minh vài ví dụ về tínhhay thay đổi trong tình cảmcủa nó.

Sự dao động của đám đônglàm cho nó rất khó điều khiển,nhất là khi một bộ phận quyềnlực công rơi vào tay nó. Nếunhững nhu cầu đời sống hằngngày không là một thứ tácnhân điều hoà vô hình của sựvật, thì những nền dân chủ khócó thể tồn tại lâu dài. Nhưngnếu như đám đông muốn điềugì một cách cuồng nhiệt, thì nó

Page 128: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cũng không mong muốn điềuđó quá lâu. Nó không thể cómột ý chí cũng như tư tưởngkiên định bền lâu.

Đám đông không chỉ haybốc đồng và thay đổi. Cũng nhưngười dã man, nó không chấpnhận một điều gì đó có thể xenvào giữa niềm ham muốn củanó và sự thực hiện niềm hammuốn ấy. Nó càng ít hiểu điềunày hơn nếu số lượng đôngđem lại cho nó ý thức về mộtsức mạnh không gì ngăn nổi.Đối với cá nhân nằm trong đámđông, khái niệm về sự bất khảđã biến mất. Cá nhân đơn độc

Page 129: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cảm thấy rõ rằng anh ta khôngthể một mình đốt cháy lâu đài,cướp phá cửa hàng. Và nếu anhta định làm việc đó, thì anh tasẽ dễ dàng cưỡng lại được ý đồcủa mình. Nhưng khi là bộphận của đám đông, anh ta cóý thức về quyền lực mà số đôngđem lại cho mình, và chỉ cầngợi ý cho anh ta ý tưởng về sựgiết người và cướp phá là anhta lập tức ngả theo ý đồ ấy. Cảntrở bất ngờ sẽ lập tức bị bẻ gãyvới sự cuồng nhiệt. Nếu cơ thểngười cho phép sự cuồng nộvĩnh tồn, thì ta sẽ có thể nóirằng tình trạng bình thường

Page 130: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

của đám đông bị ngăn trở là sựcuồng nộ.

Trong tính dễ bị kích động,thói bốc đồng và tính hay thayđổi của đám đông, cũng nhưtrong mọi tình cảm thôngthường khác mà ta sẽ nghiêncứu, những tính cách cơ bảncủa chủng tộc, mảnh đất khôngbiến đổ, nơi nảy sinh mọi tìnhcảm của ta, luôn can thiệp vào.Mọi đám đông bao giờ cũng dễtức giận và bốc đồng, chắc chắnvậy, nhưng với những biến đổilớn về mức độ. Ví dụ, sự khácbiệt giữa một đám đông ngườiLatin với một đám đông người

Page 131: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Anglo-Saxon là rất rõ nét.Những sự kiện gần đây nhấttrong lịch sử Pháp đã làm sángtỏ điểm này. Năm 1870, chỉ cầncông bố một bức điện đơn giảnvề một lời sỉ nhục được giả địnhdành cho một vị đại sứ, cũngđủ để làm bùng lên cơn cuồngnộ, và lập tức một cuộc chiếntranh khủng khiếp đã xảy ra.Vài năm sau, thông báo điệntín về cuộc thất trận khôngđáng kể ở Lạng Sơn đã gây ramột sự bùng nổ mới dẫn tớichính phủ bị sụp đổ ngay lậptức. Cùng thời gian ấy, mộtđoàn quân viễn chinh của Anh

Page 132: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đã thất trận nặng nề hơn nhiềuở Kartoum[1] chỉ gây ra mộtxúc động rất nhỏ ở Anh, vàchẳng hề có một chính phủ nàobị lật đổ cả. Ở khắp mọi nơi,đám đông thường nữ tính,nhưng đám đông giàu nữ tínhnhất là những đám đông ngườiLatin. Những ai dựa vào chúngcó thể leo lên rất cao và rấtnhanh, nhưng sẽ luôn luôn phảiđi men trên sườn núiTarpéienne[2], và chắc chắnmột ngày nào đó sẽ bị đẩyxuống vực.

2. Tính dễ bị gợi ý và tínhnhẹ dạ của đám đông

Page 133: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Khi định nghĩa đám đông,chúng tôi đã nói rằng một trongnhững tính cách chung của nólà tính dễ bị gợi ý quá mức, vàchúng tôi cũng đã chỉ ra trongmọi quần tụ người, một sự gợiý sẽ lây nhiễm đến thế nào;điều đó giải thích sự địnhhướng nhanh chóng những tìnhcảm theo một chiều nhất định.

Dù ta giả định đám đôngtrung lập đến mấy, thì nó vẫnthường ở trong trạng thái chămchú chờ đợi, làm cho sự gợi ýtrở nên dễ dàng. Gợi ý đầu tiênđược đưa ra, qua sự lây nhiễm,nó lập tức được áp đặt vào mọi

Page 134: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

bộ não, và ngay tức khắc sựđịnh hướng được thiết lập.Cũng như ở tất cả những conngười được gợi ý, ý tưởng xâmchiếm bộ não có khuynh hướngbiến đổi thành hành động Dù làđốt cháy một toà lâu đài haythực hiện một hành động tậntuỵ, đám đông cũng sẵn sànglàm một cách dễ dàng. Tất cảphụ thuộc vào bản chất của tácnhân kích thích chứ không phụthuộc vào các quan hệ tồn tạigiữa hành động được gợi ý vàtổng số lí lẽ có thể chống lạiviệc thực hiện hành động ấynhư ở những cá nhân riêng lẻ.

Page 135: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Vậy nên, luôn phiêu bạttrên những giới hạn của vôthức, dễ dàng chịu mọi gợi ý, cómọi sự mãnh liệt về tình cảmriêng ở những người không thểcầu viện đến ảnh hưởng của lítrí, không có tinh thần phêphán, đám đông chỉ có thểthuộc về tính cả tin quá mức.Điều khó tin không tồn tại đốivới đám đông, và cần phải nhớlấy điều này để hiểu được tạisao những truyền thuyết vànhững câu chuyện khó tin nhấtlại dễ dàng được tạo ra và lantruyền*[3].

Sự sáng tạo những truyền

Page 136: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thuyết được lưu truyền khá dễdàng trong đám đông không chỉđược quyết định do tính cả tinvào tất cả. Nó còn được quyếtđịnh bởi những biến cố đã bịlàm biến dạng ghê gớm do trítưởng tượng của những conngười tụ họp với nhau. Biến cốđơn giản nhất dưới cái nhìn củađám đông sẽ nhanh chóng trởthành một biến cố bị biến dạng.Đám đông suy nghĩ bằng hìnhảnh, và hình ảnh được gợi ra,bản thân nó lại gợi thêm mộtloạt hình ảnh khác chẳng cóliên hệ logic nào với hình ảnhban đầu. Chúng ta dễ dàng

Page 137: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhận thức được trạng thái nàykhi liên tưởng tới sự nối tiếp kìlạ của những ý tưởng mà đôikhi chúng ta bị dẫn dắt tớithông qua việc gợi ra từ một sựkiện nào đó. Lí trí cho ta thấynhững hình ảnh này rời rạc,nhưng đám đông ít thấy điềuđó; và trí tưởng tượng gây biếndạng cộng vào với biến cố thựclàm nó lẫn lộn cái tưởng tượngvới cái thực. Đám đông ít phânbiệt được cái chủ quan với cáikhách quan. Đám đông chấpnhận những hình ảnh được gợilên trong tâm trí như là thực,và thường thường hình ảnh ấy

Page 138: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chỉ là họ hàng xa với sự kiệnđược quan sát.

Đám đông chứng kiến mộtbiến cố nào đó rồi làm biếndạng nó đi. Hình như nhữngbiến dạng đó nhiều vô kể vàtheo những chiều hướng khácnhau, bởi vì những cá nhân cấuthành đám đông có khí chất rấtkhác nhau. Nhưng điều ấychẳng sao cả. Do lây nhiễm nênnhững biến dạng đều cùng mộtbản chất và theo cùng mộthướng đối với mọi cá nhân.Biến dạng đầu tiên được một cánhân trong tập thể nhận thấylà hạt nhân cho sự gợi ý mang

Page 139: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tính lây nhiễm. Trước khi hiệnlên trên các bức tường củaJérusalem cho mọi chiến binhThập tự chinh, ThánhGeorges[4] chắc chắn chỉ đượcmột người có mặt nhìn thấy.Bằng con đường gợi ý và lâynhiễm, phép lạ chỉ do mộtngười phát hiện lập tức được tấtcả mọi người chấp nhận.

Đó bao giờ cũng là cơ chếcủa những hoang tưởng tập thểrất thường xảy ra trong lịch sửvà dường như có tính chất cổđiển về sự xác thực, bởi vì đó lànhững hiện tượng đã được hàngnghìn người nhận thấy.

Page 140: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Để chống lại điều trên,không nên nhờ đến đặc tínhtinh thần của những cá nhântrong đám đông. Đặc tính đókhông quan trọng. Khi conngười nằm trong đám đông, kẻngu dốt và nhà bác học đềukhông có khả năng nhận xét.

Luận đề này có thể tỏ ranghịch lí. Để chứng minh nócặn kẽ, cần phải sử dụng lạinhiều sự kiện lịch sử, và rấtnhiều tập sách cũng sẽ khôngđủ.

Tuy nhiên, vì không muốnđể độc giả có cảm tưởng là

Page 141: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

khẳng định không chứng cứnên tôi sẽ đưa ra vài ví dụ nhặtngẫu nhiên trong vô số nhữngcứ liệu mà ta có thể kể ra.

Sự kiện sau đây là mộttrong những sự kiện điển hìnhnhất, bởi vì nó được lựa chọntrong những hoang tưởng tậpthể hoành hành trong một đámđông bao gồm đủ loại người,những kẻ dốt nát nhất cũngnhư người có học nhất. Câuchuyện do trung uý hải quânJulien Félix nhân thể kể lạitrong cuốn sách của ông ta vềnhững dòng hải lưu và đã đượcin lại trong Tạp chí Khoa học

Page 142: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

(Revue Scientifique).

Chiến thuyền Belle Poulechạy trên biển đi tìm tàu hộtống Berceau. Hai con tàu bịbão nên lạc nhau. Lúc đó đanggiữa ban ngày, trời nắng. Bỗngnhiên, chòi quan sát báo hiệucó một chiếc xuồng hỏng. Đoànthuỷ thủ nhìn về điểm đượcbáo, và tất cả mọi người, sĩquan và thuỷ thủ đều nhìn thấyrõ một chiếc mảng đầy ngườido xuồng kéo, trên xuồng treotín hiệu cấp cứu. Tuy nhiên, đóchỉ là một hoang tưởng tập thể.Đô đốc Desfossés cho trang bịmột chiếc xuồng đi ứng cứu

Page 143: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những người bị nạn. Khi lạigần, thuỷ thủ và sĩ quan trênxuồng đều trông thấy “đámđông người cuống quýt chìa tayra, và nghe thấy những âmthanh trầm đục của nhiềugiọng nói hỗn tạp”. Khi chiếcxuồng tới nơi, người ta chỉ thấytrước mặt mấy cành cây đầy látừ bờ biển gần đó trôi tới. Đứngtrước một sự hiển nhiên có thểsờ mó được như vậy, hoangtưởng tan ngay.

Trong ví dụ này, ta thấy cơchế của hoang tưởng tập thểdiễn ra rất rõ như chúng tôi đãgiải thích. Mộ mặt, đám đông

Page 144: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đang chăm chú chờ đợi; mặtkhác, sự gợi ý do trạm quan sátbáo có một chiếc xuồng hỏngtrên biển, điều gợi ý qua conđường lây nhiễm đã được mọingười tham dự, từ sĩ quan đếnthủy thủ, chấp nhận.

Không cần một đám đôngphải nhiều người thì năng lựcnhìn đúng cái gì xảy ra trướcmặt nó mới bị xoá bỏ, và nhữngsự kiện thực mới bị thay thếbằng những hoang tưởng chẳngcó quan hệ gì với chúng. Ngaykhi vài cá nhân tụ họp vớinhau, họ đã cấu thành mộtđám đông, và khi đó dù họ là

Page 145: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những nhà bác học nổi tiếng,họ cũng mang tính cách đámđông đối với những điều nằmngoài chuyên môn của mình.Năng lực quan sát và tinh thầnphê phán mà từng người tronghọ sẵn có lập tức biến mất. Mộtnhà tâm lí học tài tình, ôngDavey, đã cung cấp cho ta mộtví dụ kì lạ, mới đây tờ Niêngiám Khoa học tâm lí (Annalesdes Sciences psychique) đã in,nó đáng được kể lại ở đây. ÔngDavey đã triệu tập một cuộchọp gồm các quan sát viên nổitiếng, trong số đó có ngàiWallace[5], nhà bác học hàng

Page 146: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đầu của nước Anh. Ông Daveyđể cho họ xem xét các đồ vật,và đánh dấu vào chỗ tuỳ họthích, rồi ông thực hiện trướcmặt họ tất cả những hiện tượngthông linh cổ điển như: vậtchất hoá thần linh, viết trênbảng đá v.v… Sau đó, nhậnđược từ các quan sát viên nổitiếng những bản tường trìnhkhẳng định rằng những hiệntượng được quan sát chỉ có thểđạt được nhờ các phương tiệnsiêu nhiên, ông tiết lộ cho họbiết rằng những hiện tượng ấychỉ là kết quả của những trògian trá rất đơn giản. Tác giả

Page 147: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

bài tường thuật viết: “Điềuđáng ngạc nhiên nhất trong thínghiệm của ông Davey khôngphải sự kì diệu của bản thânnhững trò biểu diễn, mà là sựyếu kém vô cùng của nhữngquan hệ mà các nhân chứngkhông am hiểu vấn đề đã làm.Vậy những nhân chứng có thểviết nhiều chuyện kể xác thựchoàn toàn lầm lẫn, nhưng kếtquả là, nếu ta chấp nhận sư môtả của họ là đúng, thì nhữnghiện tượng họ mô tả sẽ khôngthể giải thích được bằng trògian trá. Những phương phápđược ông Davey sáng tạo thật

Page 148: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đơn giản đến mức ta phải ngạcnhiên là ông quá táo bạo khi sửdụng chúng; nhưng ông đã cómột quyền lực như thế đối vớitâm trí đám đông đến nỗi ôngcó thể thuyết phục nó để nóphải nhìn thấy cái điều mà nókhông nhìn thấy”. Đó luôn làquyền năng của nhà thôi miênđối với người bị thôi miên.Nhưng khi ta thấy quyền năngnày tác động được lên những trítuệ cao siêu mà đã được cảnhbáo trước, thì ta hiểu thật dễdàng đến chừng nào để làm chonhững đám đông bình thườngbị rơi vào ảo tưởng.

Page 149: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Những ví dụ tương tự nhiềuvô kể. Vào lúc tôi viết nhữngdòng chữ này, những tờ nhậtbáo đăng tải đầy câu chuyện vềhai em bé gái chết đuối đượcvớt từ sông Seine. Đầu tiên,một tá nhân chứng khẳng địnhdứt khoát đã nhận diện đượchai em. Mọi điều khẳng địnhđều khớp nhau đến nỗi ông cánbộ kiểm sát chẳng còn nghi ngờđiều gì nữa. Ông cho lập giấykhai tử. Nhưng đến lúc chuẩnbị tiến hành mai táng, thì ngẫunhiên người ta phát hiện hainạn nhân giả định vẫn đangsống sờ sờ; vả lại chúng chỉ

Page 150: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hao hao giống hai em bé chếtđuối. Cũng như những ví dụ đãkể trên, sự khẳng định củanhân chứng đầu tiên, nạn nhâncủa một ảo tưởng đã đủ để gợiý cho những người khác.

Trong các trường hợp tươngtự, điểm xuất phát của sự gợi ýbao giờ cũng là ảo tưởng đượcnảy sinh ở một cá nhân, donhững hồi ức ít nhiều mơ hồ,rồi tiếp theo là sự lây nhiễmbằng con đường khẳng định cáiảo tưởng ban đầu này. Nếungười quan sát đầu tiên làngười rất mẫn cảm thì, loại bỏtất cả những điểm giống nhau,

Page 151: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

trong thực tế, xác chết mà ôngta nhận ra, chỉ cần một vàiđiểm đặc thù như một vết sẹohay một chi tiết trang phục,cũng có thể gợi cho ông ta ýtưởng về người này người khác.

Ý tưởng được gợi ra lúc ấycó thể trở thành hạt nhân củasự kết tinh hoá xâm chiếmtrường lí trí và làm tê liệt mọinăng lực phê phán. Lúc này,điều mà người quan sát nhìnthấy không phải là bản thân đốitượng nữa mà chính là hìnhảnh được gợi trong tâm trí anhta. Vậy nên, có thể giải thíchđược chuyện nhận diện nhầm

Page 152: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

xác con của chính người mẹ,như trường hợp sau, đã xưa cũmà gần đây báo chí có nhắc lại.Ở đây, ta thấy biểu hiện rõ hailoại gợi ý mà tôi vừa mới vạchra cơ chế.

“Một trẻ nhỏ được một trẻkhác nhận ra. Trẻ thứ hainhầm. Thế là một loạt nhữngnhận diện sai được tiếp diễn.

Và ta thấy một chuyện rấtkì lạ. Sau cái ngày em học trònhận diện ra xác chết mộtngười phụ nữ kêu lên: “LạyChúa! Đây là con tôi”.

Người ta đưa bà tới cạnh

Page 153: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

xác chết. Bà quan sát quần áo,nhận thấy một vết sẹo trêntrán. Bà nói “Đúng là thằng békhốn khổ của tôi. Nó bị lạc từtháng Bảy vừa rồi. Người ta đãbắt nó và người ta đã giết contôn!”.

Người đàn bà làm nghề gáccổng ở phố Four và tên làChavandret. Người ta cho gọingười anh rể của bà ta đến,không do dự ông ta nói: “Đâylà cháu bé Philibert”. Nhiềungười dân cùng phố cũng côngnhận đứa trẻ được tìm thấy ởLa Vilette chính là PhilibertChavandret, đấy là chưa kể

Page 154: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thầy giáo của em, đối với ôngchiếc huy hiệu là một dấu hiệu.

Thế đấy! Những người hàngxóm, người anh rể, thầy giáovà người mẹ đều nhầm lẫn.Sáu tuần sau, nhân dạng củađứa trẻ được xác lập. Đó là mộtem nhỏ ở Bordeaux, bị giết ởBordeaux, rồi được hãng vậntải chuyển tới Paris*[6].

Người ta nhận thấy rằngnhững cuộc nhận diện như thếthường được tiến hành với phụnữ và trẻ nhỏ, nghĩa là vớinhững con người mẫn cảmnhất. Đồng thời những cuộc

Page 155: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhận diện ấy cho chúng tathấy, trong pháp luật, những sựlàm chứng như thế có giá trị gì.Nhất là đối với trẻ nhỏ, đừngbao giờ viện dẫn những lờikhẳng định của chúng. Các vịquan toà thường nhắc đi nhắclại một điều sáo rỗng rằng ởtuổi này, người ta không nóidối. Với chút kiến thức tâm líhọc hơi sơ sài, họ sẽ biết rằng ởtuổi ấy, trái lại, người ta hầunhư luôn nói dối. Tất nhiên, sựnói dối ấy là ngây thơ, nhưngvẫn là nói dối. Thà rằng quyếtđịnh bằng cách gieo tiền sấpngửa, còn hơn là kết án một bị

Page 156: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cáo theo lời chứng của một trẻnhỏ, như người ta đã làm rấtnhiều lần.

Lại nói về những nhận xétdo đám đông thực hiện, ta sẽkết luận rằng những nhận xéttập thể thường sai lạc nhấttrong mọi nhận xét, và thôngthường chúng biểu thị ảo tưởngđơn giản của một cá nhân đãgợi ý cho những người khác quacon đường lây nhiễm. Ta có thểnhân lên đến vô tận những sựkiện để chứng minh rằng cầnphải vô cùng cảnh giác với sựlàm chứng của đám đông. Hàngngàn người đã tham dự vào lời

Page 157: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

buộc tội nổi tiếng đối với kỵbinh ở trận chiến Sedan[7], tuynhiên, với sự có mặt của nhiềungười chứng kiến tận mắt mâuthuẫn nhau nhất, thật khó cóthể biết kỵ binh đã do ai chỉhuy. Trong một cuốn sách mớiđây, ngài Wolseley[8] vị tướngngười Anh đã chứng minh rằngcho đến tận bây giờ người tavẫn phạm những sai lầmnghiêm trọng nhất đối vớinhững sự kiện quan trọng nhấttrong trận chiến Waterloo[9],những sự kiện mà hàng trămnhân chứng đã chứng thực*[10].

Page 158: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Các sự kiện như thế đãchứng tỏ cho ta thấy giá trị củaviệc làm chứng của đám đônglà thế nào. Những chuyên luậnlogic học đưa sự nhất trí củanhiều nhân chứng vào phạmtrù những chứng cứ vững chãinhất mà ta có thể viện dẫn đểchứng minh tính đúng đắn củamột sự kiện. Nhưng điều mà tabiết về tâm lý học đám đông đãchứng minh rằng, về điểm này,các chuyên luận logic học cầnphải viết lại hết. Những biến cốđáng ngờ nhất chắc chắn lànhững biến cố do rất đôngngười chứng kiến. Nói rằng một

Page 159: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

sự kiện đã đồng thời được hàngngàn nhân chứng quan sát,thông thường có nghĩa là sựkiện thực sẽ khác nhiều so vớicâu chuyện đã được chấp nhận.

Rõ ràng từ những điều nóitrên, ta suy ra rằng cần phảicoi sách lịch sử như là nhữngcuốn sách tưởng tượng thuầntúy. Đó là những câu chuyệnthêu dệt về các sự kiện đượcquan sát sơ sài, đi kèm nhữnglời giải thích được thực hiện sauđó. Đánh vữa thạch cao là việclàm có ích hơn là mất thời giờđể viết những cuốn sách nhưthế. Nếu quá khứ không để lại

Page 160: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cho chúng ta những tác phẩmvăn học, nghệ thuật và kiếntrúc, thì chúng ta sẽ tuyệtnhiên chẳng biết đâu là thực vềquá khứ ấy. Liệu chúng ta cóbiết một chút gì là thực về cuộcđời những vĩ nhân, nhữngngười đã giữ vai trò nổi trộitrong nhân loại nhưHercule[11], Đức Phật, ChúaJésus hay nhà Tiên triMahomet[12] không? Rất có thểlà không. Vả lại, xét cho cùngcuộc đời thực của họ đối vớichúng ta cũng chẳng quantrọng lắm. Điều mà chúng taquan tâm muốn biết là những

Page 161: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vĩ nhân như truyền thuyết dângian đã sáng tạo nên là ai. Đólà những bậc anh hùng truyềnthuyết, chứ tuyệt nhiên khôngphải là những anh hùng hiệnthực, những người đã gây ấntượng cho tâm hồn đám đông.

Khốn thay, những truyềnthuyết - dù chúng có được sáchvở xác định - thì bản thânchúng cũng không có chút vữngchắc nào. Trí tưởng tượng củađám đông đã biến đổi chúngkhông ngừng theo các thời đại.Và nhất là theo từng chủng tộc.Có khoảng cách rất xa từ đấngJého vah khát máu của Kính

Page 162: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Cựu ước đến Đức Chúa Trờimang tình yêu thương của nữthánh Thérèse, và Đức Phậtđược thờ phụng ở Trung Hoacũng chẳng có điểm gì chùngvới Đức Phật được sùng bái ởẤn Độ.

Cũng chẳng cần đến nhiềuthế kỉ đi qua để trí tưởng tượngcủa đám đông biến đổi truyềnthuyết về những người anhhùng. Đôi khi, sự biến đổi chỉcần vài năm. Ở thời nay, chúngta cũng thấy truyền thuyết vềmột trong những anh hùng vĩđại nhất của lịch sử đã bị biếnđổi nhiều lần trong vòng chưa

Page 163: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đầy 50 năm. Dưới thờiBourbon[13], Napoleon trởthành một nhân vật trữ tình, từtâm và tự do, bạn của nhữngngười nghèo khổ, theo cách nóicủa các thi sĩ, những con ngườinghèo khổ ấy phải lưu giữ dàilâu kỉ niệm về người dưới máitranh. Ba mươi năm sau, ngườianh hùng nhu nhược đã trởthành một bạo chúa khát máu,sau khi chiếm đoạt quyền lựcvà tự do, đã làm chết ba triệungười duy chỉ để thoả mãntham vọng của mình. Ngày nay,chúng ta lại chứng kiến mộtbiến đổi mới của truyền thuyết.

Page 164: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Khi vài chục thế kỉ qua đi, nhàkhoa học trong tương lai đứngtrước những câu chuyện mâuthuẫn nhau như vậy, có lẽ sẽnghi ngờ sự tồn tại của ngườianh hùng, cũng như đôi khi họnghi ngờ về sự tồn tại của ĐứcPhật, và chỉ nhìn thấy ở ngàimột huyền thoại nào đó về mặttrời, hay một sự phát triển củatruyền thuyết về Hercule. Hẳnhọ sẽ dễ bằng lòng về sự khôngchắc chắn này, bởi vì họ amhiểu tri thức về tâm lí học đámđông hơn ngày nay, họ sẽ biếtrằng lịch sử khó giữ được cái gìvĩnh hằng ngoài những huyền

Page 165: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thoại.

3. Sự phóng đại và giảnđơn trong tình cảm

Dù một đám đông biểu hiệntình cảm thế nào, tốt hay xấu,thì nó cũng có tính cách kép, đólà giản đơn và phóng đại. Vềđiểm này cũng như về nhiềuđiểm khác, cá nhân nằm trongđám đông gần với ngườinguyên thủy. Không thể đạt tớinhững sắc thái, họ nhìn sự vậttrong một khối và không nhậnthấy những chuyển tiếp. Trongđám đông, sự phóng đại nhữngtình cảm được tăng cường bởi

Page 166: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

sự việc: một tình cảm đượcbiểu lộ lan truyền rất nhanhbằng con đường gợi ý và lâynhiễm, nên sự tán thưởng rõràng dành cho tình cảm ấy làmgia tăng đáng kể sức mạnh củanó.

Tính giản đơn và phóng đạinhững tình cảm của đám đôngđã khiến nó không biết đếnnghi ngờ và lưỡng lự. Giốngnhư phụ nữ, những tình cảmlập tức đi tới cực đoan. Nỗi hoàinghi được nói ra tức thì biếnthành sự thực hiển nhiênkhông cần bàn cãi. Một sự khởiđầu ác cảm hoặc không tán

Page 167: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thưởng, ở một cá nhân táchriêng sẽ không trở nên đậmnét, và sẽ lập tức trở thành hậnthù hung dữ ở một cá nhânnằm trong đám đông.

Sự mãnh liệt của tình cảmtrong đám đông còn đượcphóng đại lên, nhất là ở đámđông không thuần nhất, dokhông có trách nhiệm. Tin chắckhông bị trừng phạt, đám đôngcàng đông sự tin chắc càng bềnvững, và quan niệm về một sứcmạnh nhất thời đáng kể nhờ sốlượng, đã làm cho tập thể khảdĩ có những tình cảm và hànhđộng mà cá nhân riêng lẻ

Page 168: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

không thể có. Trong đám đông,kẻ ngu đần, kẻ dốt nát, kẻ đốkỵ được giải phóng khỏi ý thứcvề sự vô giá trị và sự bất lựccủa mình, ý thức ấy được thaythế bằng ý niệm về một sứcmạnh tàn bạo, nhất thời,nhưng vô cùng to lớn.

Sự phóng đại, ở đám đông,khốn khổ thay lại thường dựatrên những tình cảm xấu, dichứng mang tính lại giống củanhững bản năng người nguyênthuỷ. Vì sợ trừng phạt nênnhững cá nhân riêng rẽ và cótrách nhiệm buộc phải hãmnhững bản năng ấy lại. Đó là

Page 169: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

điều làm cho đám đông dễ dàngbị dẫn tới những quá khích xấuxa nhất.

Tuy nhiên, điều đó không cónghĩa là khi được gợi ý khéoléo, đám đông sẽ không thể cóhành vi anh hùng, tận tụy vànhững đức hạnh cao cả. Thậmchí, đám đông còn có thể làmnhững điều đó tốt hơn nhiều sovới cá nhân riêng lẻ. Chúng tasẽ có dịp trở lại vấn đề này khinghiên cứu đạo đức của đámđông.

Vì ưa thổi phồng trong tìnhcảm nên đám đông chỉ bị ấn

Page 170: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tượng bởi những tình cảm quákhích. Diễn giả nào muốn lôicuốn đám đông đều phải lạmdụng sự khẳng định mạnh mẽ.Thổi phồng, khẳng định, nhắcđi nhắc lại, và không bao giờthử chứng minh điều gì bằng sựsuy luận, là những phươngpháp biện luận ai cũng biết củacác diễn giả trong các cuộc hộihọp quần chúng. Đám đông cònmuốn chính sự thổi phồng ấytrong tình cảm những ngườihùng của họ. Các ưu điểm vàđức hạnh bề ngoài của nhữngngười hùng bao giờ cũng phảiđược khuếch đại. Người ta đã

Page 171: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhận xét rất đúng rằng trongrạp hát đám đông đòi hỏi nhânvật chính của vở kịch phải cóđức tính can đảm, đạo đức vàđức hạnh không bao giờ đượcthực hiện trong đời sống.

Trong lĩnh vực sân khấu,người ta có lí khi nói tới mộtnhãn quan đặc biệt. Có mộtnhãn quan như vậy thật, nhưngnhững quy tắc của nó thườngkhông liên quan tới lương tri vàlogic. Nghệ thuật nói trước đámđông tất nhiên là ở cấp độ thấp,nhưng đòi hỏi những khả nănghoàn toàn đặc biệt. Thật khó cóthể giải thích để hiểu sự thành

Page 172: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

công của một số vở kịch. Nhiềugiám đốc nhà hát khi nhậnnhững vở ấy, bản thân họthường không chắc chắn về sựthành công của chúng, bởi vìmuốn đánh giá thì điều cầnthiết là họ phải có khả năng tựbiến đổi thành đám đông*[14].Còn ở đây, nếu ta có thể tìmhiểu sâu về sự phát triển, ta sẽthấy ảnh hưởng ưu trội củachủng tộc. Một vở kịch làm chođám đông của một nước nàyphấn khởi, đôi khi lại chẳng cóchút thành công nào trong mộtnước khác, hoặc chỉ có mộtthành công tương đối và có tính

Page 173: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chiếu lệ, bởi vì nó không vậndụng những động lực có khảnăng làm khơi dậy công chúngmới.

Tôi không cần nói thêmrằng sự thổi phồng của đámđông chỉ ảnh hưởng tới tìnhcảm và chẳng tác động gì tới trítuệ. Tôi đã chỉ ra rằng riêngviệc cá nhân nằm trong đámđông, trình độ trí tuệ của anhta đã thấp xuống ngay lập tứcvà rất đáng kể. Đó là điều ôngTarde[15] cũng nhận thấy trongnghiên cứu của ông về tội áccủa đám đông. Vậy, chỉ tronglĩnh vực tình cảm, đám đông

Page 174: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

mới có thể leo lên rất cao hayngược lại tụt xuống rất thấp màthôi.

4. Lòng bất khoan dung,tính chuyên chế và bảo thủcủa đám đông

Đám đông chỉ biết tới nhữngtình cảm giản đơn và cực đoan;những ý kiến, tư tưởng và niềmtin đã gợi ý cho đám đông đềuđược chấp nhận hoặc bị vứt bỏtất thảy, rồi được xem nhưnhững chân lí tuyệt đối haynhững sai lầm cũng không kémphần tuyệt đối. Bao giờ cũngxảy ra như thế đối với những

Page 175: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

niềm tin được xác định qua conđường gợi ý, mà lẽ ra chúngphải được sinh ra qua conđường suy lí. Ai cũng biếtnhững niềm tin tôn giáo đềubất khoan dung biết nhườngnào, và như bạo chúa chúngtác động xiết bao tới tâm hồncon người.

Không chút nghi ngờ vớinhững gì là chân lí hoặc sailầm, mặt khác lại có khái niệmrõ ràng về sức mạnh của mình,đám đông vừa chuyên chế vừabất khoan dung. Cá nhân cóthể chịu đựng được mâu thuẫnvà tranh cãi, còn đám đông thì

Page 176: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

không bao giờ chịu đựng đượcđiều đó. Trong những cuộc hộihọp đông người, diễn giả chỉmới bộc lộ chút mâu thuẫnthôi, lập tức đã bị bao vây bởinhững tiếng la hét cuồng nộ vànhững lời thoá mạ kịch liệt,ngay tiếp theo là những hànhđộng gây tổn thương và xuađuổi dù diễn giả có cố nài nỉ.Nếu không có sự hiện diện củangười có quyền lực, người có ýkiến trái ngược thậm chí còn bịgiết. Tính chuyên chế và bấtkhoan dung là tiêu biểu cho tấtcả các loại đám đông, nhưngchúng ở nhiều mức độ rất khác

Page 177: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhau, và ở đây lại xuất hiệnkhái niệm cở bản về chủng tộc,kẻ thống trị mọi tình cảm vàmọi tư tưởng của con người.Tính chuyên chế và bất khoandung phát triển đến cấp độ caonhất là ở những đám đôngngười Latin. Nó đi đến chỗ hoàntoàn phá huỷ ý thức độc lập cánhân vốn rất mạnh mẽ ở ngườiAnglo - Saxon. Đám đông Latinchỉ nhạy cảm với sự độc lập tậpthể của nhóm phái mà nó thuộcvề và đặc điểm của thứ độc lậptập thể này là nhu cầu nô lệhoá áp đặt niềm tin của mìnhcho bất cứ kẻ nào không cùng ý

Page 178: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

kiến một cách tức thời và bạolực. Ở những dân tộc Latin,những kẻ Jacobins[16] ở mọithời đại, từ những người thờiToà án dị giáo, đã không baogiờ có thể vươn lên tới một thứquan niệm nào khác về tự do.

Đối với đám đông, tínhchuyên chế và bất khoan dunglà những tình cảm rất rõ ràng,mà nó hiểu dễ dàng và chấpnhận cũng dễ dàng, nó thựchành những điều đó ngay khingười ta áp đặt chúng cho nó.Đám đông ngoan ngoãn tôntrọng sức mạnh và chẳng mấyấn tượng với lòng nhân từ mà

Page 179: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đối với nó chỉ là một hình thứccủa sự yếu đuối. Cảm tình củađám đông không bao giờ dànhcho các ông chủ nhu nhược màdành cho những bạo chúa đãmạnh mẽ đè bẹp họ. Bao giờđám đông cũng dựng tượng đàicao nhất cho các bạo chúa. Nếunhư đám đông sẵn sàng khinhrẻ những bạo chúa đã bị lật đổthì chỉ vì bạo chúa ấy đã mấtsức mạnh, hắn đã thuộc vàoloại kẻ yếu mà người ta khinhbỉ bởi vì người ta không sợnhững kẻ ấy nữa. Loại anhhùng quý hoá với đám đôngbao giờ cũng có cấu trúc như

Page 180: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

một César. Hình ảnh sặc sỡ phùhoa của ông ta cám dỗ họ,quyền lực của ông ta bắt họkính nể và thanh gươm của ôngta làm họ sợ.

Luôn sẵn sàng nổi dậychống lại một quyền lực yếu,song đám đông lại khom lưngnô lệ trước một quyền lựcmạnh. Nếu sức mạnh củaquyền lực bị gián đoạn, thì đámđông tuân theo những tình cảmcực đoan, luân chuyển từ vôchính phủ sang nô lệ, rồi từ nôlệ sang vô chính phủ.

Vả lại sẽ là kém hiểu biết về

Page 181: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tâm lí học đám đông khi tin vàosự ưu trội trong những bảnnăng cách mạng của nó. Chỉriêng tính bạo lực của đámđông cũng đã làm ta ảo tưởngvề điểm này. Những bùng phátnổi loạn và phá hoại của nó baogiờ cũng rất nhất thời. Đámđông bị cái vô thức thống trịquá nhiều, và do đó chịu ảnhhưởng bởi sự di truyền lâu đời,nên nó thành ra cực kì bảo thủ.

Bị bỏ rơi một mình, đámđông sẽ chán ngán sự mất trậttự và theo bản năng nó sẽ sớmhướng về sự nô lệ. Chínhnhững người Jacobins kiêu

Page 182: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hãnh nhất, khó trị nhất lại lànhững người nhiệt tình đónchào Bonaparte nhất, khi ôngta thủ tiêu mọi quyền tự do vàcứng rắn giơ bàn tay sắt.

Rất khó để hiểu lịch sử,nhất là lịch sử của những cuộccách mạng quần chúng khi takhông hiểu những bản năngbảo thủ sâu xa của đám đông.Họ muốn thay đổi tên nhữngthiết chế của mình, và đôi khihọ thực hiện các cuộc cáchmạng bạo lực để có được nhữngthay đổi ấy; nhưng nền tảngcủa các thiết chế này lại là sựbiểu hiện quá mạnh mẽ những

Page 183: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhu cầu di truyền của chủngtộc khiến chúng khó mà khôngluôn luôn quay trở lại. Tính haythay đổi của họ chỉ dựa trênnhững sự việc hoàn toàn mangtính bề ngoài. Thực ra, đámđông có những bản năng bảothủ không thể thay đổi đượcnhư bản năng của ngườinguyên thuỷ. Lòng sùng kínhđối với truyền thống là tuyệtđối. Nỗi sợ hãi vô thức của họđối với những cái mới có khảnăng làm thay đổi điều kiệnsống thực tế của họ, là hoàntoàn sâu sắc. Nếu các nền dânchủ đã sở hữu được quyền lực,

Page 184: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

như chúng có hôm nay, vào cáithời mà người ta sáng chế ramáy dệt cơ khí, máy hơi nướcvà đường sắt, thì sự hiện thựchoá những sáng chế ấy đãkhông xảy ra, hoặc có xảy rathì phải trả giá bằng nhữngcuộc cách mạng và những cuộctàn sát liên miên. Thật may chonhững tiến bộ văn minh, bởi vìsức mạnh của đám đông chỉ bắtđầu nảy sinh khi những phátminh lớn của khoa học và côngnghệ đã được hoàn tất.

5. Đạo đức của đám đông

Nếu ta hiểu từ đạo đức theo

Page 185: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cái nghĩa luôn tôn trọng một sốquy ước xã hội, và thườngxuyên đàn áp những xung độngích kỉ, thì rõ ràng là đám đôngđã quá bốc đồng và hay thayđổi để có thể gọi là có đạo đức.Nhưng nếu, trong khái niệmđạo đức, chúng ta đưa vào sựxuất hiện nhất thời một số đứctính như: sự quên mình, lòngtận tụy, tính vô tư, sự hy sinhbản thân, nhu cầu công lí, thìchúng ta có thể nói trái lại,đám đông đôi khi có thể có đạođức rất tốt.

Một số rất ít các nhà tâm líhọc nghiên cứu đám đông lại

Page 186: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chỉ xem xét nó về phương diệnhành vi tội phạm, và nhìn xemhành vi ấy xảy ra thườngxuyên đến mức nào, họ đã coinhư đám đông có trình độ đạođức rất thấp kém.

Chắc chắn thường xảy ranhư vậy. Nhưng tại sao? Đơngiản chỉ vì những bản năng pháhoại hung hãn là những tàn dưcủa thời nguyên thuỷ, vẫn nằmngủ ở đáy sâu trong mỗi chúngta. Trong đời sống cá nhânriêng lẻ, thật nguy hiểm choanh ta nếu làm thoả mãnnhững bản năng này, trong khinếu cá nhân nhập vào một đám

Page 187: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đông vô trách nhiệm, và vì ởđấy sự không bị trừng phạtđược bảo đảm, nên đã tạo choanh ta hoàn toàn tự do để theođuổi những bản năng ấy. Khôngthể thường xuyên tác độngnhững bản năng phá hoại ấylên đồng loại, nên ta hạn chếchỉ làm điều đó đối với thú vật.Chính đó là nguồn gốc nảy sinhnhững đam mê rất phổ biến đốivới săn bắn và những hành vibạo tàn của đám đông. Mộtđám đông từ từ băm nát mộtnạn nhân không có gì bảo vệ,chứng tỏ một sự tàn bạo rấthèn hạ; nhưng đối với nhà triết

Page 188: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

học thì sự tàn bạo ấy rất giốngvới sự dã man của những ngườiđi săn họp nhau lại đến cả tángười để tìm thú vui khi thamdự cuộc săn đuổi và xua bầychó cắn thủng bụng một conhươu khốn khổ.

Nếu đám đông có khả nănggiết người, đốt nhà và làm mọithứ tội ác, thì nó cũng có khảnăng hành động tận tuy, hisinh và vô tư rất cao cả thậmchí cao cả hơn rất nhiều so vớisự cao cả mà cá nhân riêng lẻcó thể làm. Người ta đã tácđộng chủ yếu lên cá nhân nằmtrong đám đông, và thường là

Page 189: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đến mức có được sự hi sinhmạng sống, bằng cách viện dẫnđến ý thức về vinh quang, danhdự, tôn giáo và tổ quốc. Lịch sửđầy rẫy những ví dụ tương tựnhư những chiến binh Thập tựchinh[17] và những người tìnhnguyện của năm 93. Chỉ có tậpthể mới có khả năng thực hiệnnhững hành động vô tư vĩ đạivà những hiến dâng vĩ đại.

Đã có biết bao nhiêu đámđông từng hi sinh anh dũng vìnhững niềm tin, những tưtưởng và những ngôn từ mà họhầu như không hiểu.

Page 190: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Những đám đông đình côngđã làm việc đó còn tốt hơn đểtuân theo một khẩu hiệu chứđâu chỉ để được tăng thêmđồng lương còm mà họ đã camlòng. Quyền lợi cá nhân hiếmkhi là động lực mạnh mẽ ở đámđông, trong khi nó là động lựcgần như chủ yếu ở cá nhânriêng lẻ. Chắc không phảiquyền lợi đã hướng đạo đámđông trong nhiều cuộc chiếntranh, điều thường khó có thểhiểu đối với trí tuệ đám đông, ởđấy đám đông dễ dàng hi sinhthân mình, giống như loài chimchiền chiện bị người đi săn

Page 191: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

dùng gương để thôi miên.

Ngay cả đối với những kẻ vôlại nhất, thường xảy ra khi họtập hợp nhau lại thành đámđông, cũng nhất thời có nhữngnguyên tắc đạo đức rất nghiêmngặt. Taine nhận ra rằng nhữngkẻ tàn sát người hồi thángChín[18] đều đem nộp lên bànhội đồng tất cả những ví tiềnvà đồ trang sức mà họ tìm thấytrên người các nạn nhân, dù họcó thể dễ dàng ăn cắp. Đámđông la hét, lúc nhúc và khốncùng trong cuộc Cách mạng1848 đã chiếm điệnTuileries[19], cũng không hề

Page 192: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chiếm một đồ vật nào làm củariêng, dù vật đó làm họ loá mắtvà chỉ lấy một vật thôi họ cũngđủ miếng ăn trong nhiều ngày.

Việc đám đông đã đạo đứchoá cá nhân chắc không phải làmột quy tắc bất biến, nhưng đólà một quy tắc mà ta thườngthấy. Ta còn thường thấy điềunày trong những trường hợp ítnghiêm trọng hơn những hoàncảnh mà tôi vừa kể. Tôi đã nóirằng ở rạp hát đám đông muốnnhân vật của vở kịch phải cónhững đức hạnh được phóngđại, và anh ta thuộc về một sựquan sát tầm thường mà một

Page 193: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cử toạ gồm những thành phầnthấp kém, cũng tỏ ra rất đứngđắn. Kẻ ăn chơi lõi đời, tên macô, đứa mất dạy chuyên nhạobáng thường xì xào trước mộtcảnh hơi quá trớn hay một lờiđề nghị phóng túng, tuy cũngchẳng đáng kể gì so với nhữngcâu nói quen thường ngày củahọ.

Vậy nếu đám đông thườngtự phó mặc cho những bảnnăng thấp hèn, thì đôi lúc họcũng nêu gương trong nhữnghành vi đạo đức cao cả. Nếunhư tính vô tư, lòng cam chịu,lòng tận tuỵ tuyệt đối cho một

Page 194: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

lí tưởng không tưởng hay hiệnthực là những đức hạnh đạođức, thì ta có thể nói rằng đámđông thường có những đứchạnh ấy ở một mức độ mà cácnhà hiền triết khôn ngoan nhấtcũng hiếm khi đạt được. Tấtnhiên, đám đông thực hànhchúng trong vô thức, song điềuấy quan trọng gì. Ta cũngkhông nên than phiền rằngđám đông chủ yếu bị vô thứcđiều khiển, và ít khi suy luận.Nếu đám đông đã đôi lúc suyluận và chất vấn về quyền lợitrực tiếp của mình, thì có lẽchẳng có nền văn minh nào

Page 195: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

được phát triển trên bề mặthành tinh của chúng ta, vànhân loại sẽ không có lịch sử.

Chú thích:1 Kartoum: Thủ đô nước

Cộng hoà Soudan.2 Núi đá Tarpéienne: là một

mỏm núi nằm không xa đềnCapilote thuộc La Mã, là nơihành hình: người ta đẩy tộiphạm cho ngã xuống vực.

*3 Những người tham dựtrận bao vây Paris đều đãchứng kiến nhiều ví dụ về tính

Page 196: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhẹ dạ của đám đông. Người tacả tin vào những điều khó tinnhất. Một ngọn nến thắp trêntầng gác cao lập tức được coinhư là tín hiệu báo cho quânthù đang bao vây, mặc dù chỉsau hai giây suy nghĩ cũng thấyrõ ràng rằng tuyệt đối khôngthể nhìn thấy ánh sáng củangọn nến từ khoảng cách nhiềudặm xa.

4 Thánh George: tín đồ KiTô giáo tuẫn tiết được thờ ởLydda (Palestin) từ thế kỉ V vàchỉ được nói tới trong truyềnthuyết, tiêu biểu cho người

Page 197: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

giang hồ hiệp sĩ. Việc thờThánh George chỉ thịnh hành ởchâu Âu sau khi các đoàn Thậptự chinh trở về.

5 Alfred Wallace (1823 -1913): nhà hàng hải và vạnvật học người Anh, những nhậnxét về động vật học mà ông rútra qua nhiều chuyến đi đã thừanhận vai trò của chọn lọc tựnhiên trong sự tiến hoá củamuôn loài.

*6 Báo Éclair ngày 21 thángTư năm 1895.

7 Sedan: thủ phủ của tỉnh

Page 198: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Ardennes thuộc miền Đông Bắcnước Pháp. Napoléon III đã đầuhàng tại đây vào năm 1870.

8 Sir Garnet Wolseley (1833- 1913): thống chế xuất sắcngười Anh đã bảo vệ các thuộcđịa của đế chế Anh trên khắpthế giới.

9 Waterloo: một làng ở Bỉ,nơi Napoléon I đã thua trậntrước tướng Wellington vàBlücher vào năm 1815.

*10 Đối với chỉ riêng mộttrận chiến, liệu ta có biết nóchính xác xảy ra như thế nào

Page 199: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

không? Tôi rất ngờ điều ấy.Chúng ta biết được ai thắng, aithua, nhưng có lẽ chẳng ai biếtgì hơn. Ông d’Harcourt vừa làngười tham dự vừa là nhânchứng, tường trình về trậnSolférino. Điều ông nói có thểáp dụng cho mọi trận chiến:“Các vị tướng (dĩ nhiên đượcbiết qua hàng trăm nhânchứng) truyền đạt báo cáochính thức; những sĩ quantruyền mệnh lệnh thay đổi tưliệu và viết dự án cuối cùng;tham mưu trưởng đưa dự án ratranh cãi và viết mới lại. Ngườita trình nó lên Thống chế. Ngài

Page 200: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

kêu to: “Chắc chắn các anh đãnhầm!”, và ngài đã thay nóbằng bản viết mới. Hầu nhưbản này chẳng còn chút gì gầngũi với bản tường trình lúcđầu”. Ông d’Harcourt đã kể lạisự kiện này như một chứng cứcủa việc không thể xác lập sựthật về một biến cố đột ngộtnhất, được xem xét kĩ nhất.

11 Hercule (tên Hy Lạp:Héraclès): anh hùng của thầnthoại Hy Lạp, con trai của Zeusvà Alcmène, huyền thoại vềchàng gắn liền với 12 kì công.

Page 201: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

12 Mahomet (khoảng 570 -632): là nhà tiên tri truyền đạtsứ điệp của Allah (Thượng Đế)và là người sáng lập ra đạoIslam (đạo Hồi). Ông phải trốnkhỏi Mecque vào năm 622. Saumột thời gian dài chiến tranh,ông chiếm lấy thành phố nàyvào năm 630.

13 Bourbon: dòng vua Pháp,hậu duệ của vua Louis I, bátước lãnh địa Bourbon -l’Archambault và Bourbonnais,dòng họ này trị vì ở Navarre,Pháp trong giai đoạn 1589-1793, ở Tây Ban Nha trong

Page 202: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

giai đoạn 1700 - 1868, 1874 -1931, ở xứ Naples và Sicile giaiđoạn 1734 -1860.

*14 Chính điều này giảithích tại sao đôi khi có nhữngvở kịch bị tất cả các giám đốcnhà hát từ chối, lại thành côngrực rỡ khi ngẫu nhiên chúngđược công diễn. Ta biết thànhcông của vở Vì vinh quang(Pour la Couronne) của Coptée.Nó đã bị các giám đốc các nhàhát hàng đầu từ chối suốt 10năm, dù tác giả rất nổi tiếng.Vở Mẹ đỡ đầu của Chariey (Lamarraine de Charley) bị tất cả

Page 203: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

các nhà hát từ chối, cuối cùngđược một nhân viên hối đoái bỏtiền ra dựng. Nó đã có 200 buổidiễn ớ Pháp, hơn 1.000 buổi ởAnh. Nếu không có sự lí giảitrên đây về việc những giámđốc nhà hát không thể thayđám đông cảm nhận thì nhữngđánh giá sai lầm như thế củacác chuyên gia có thẩm quyềnvà vốn không hề muốn phạmsai lầm là không thể nào giảithích được. Đó là một vấn đềtôi không thể khai triển ở đâyvà nó đáng được nghiên cứu dàihơn.

Page 204: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

15 Gabriel Tarde (1843-1904): nhà xã hội học Pháp,tác giả của những công trình vềvấn đề trọng tội, đại diện chínhcủa xã hội học theo xu hướngtâm lí ở Pháp. Các tác phẩmchính: Trọng tội học so sánh(1886), Nghiên cứu hình sự xãhội (1892), Nghiên cứu tâm líxã hội (1898).

16 Jacobins: Đảng cáchmạng do Lanjuinais và leChapelier thành lập với tên gọicâu lạc bộ Bretagne (1789),Robespierre là một trong nhữngngười hùng biện chính.

Page 205: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

17 Thập tự chinh: cuộc viễnchinh được Giáo hội tổ chức đểgiải phóng Miền đất thánh,nhất là mộ của Chúa Ki Tôở Jérusalem, kéo dài từ thế kỉXI đến thế kỉ thứ XIII. Nó diễnra khi lối vào Palestine đã trởnên rất khó khăn do sự xâmlược của người Thổ.

18 Cuộc thảm sát thángChín: hưởng ứng lời kêu gọicủa Công xã Paris, tầng lớp dânnghèo ở Pháp đã đứng lênchống lại quân Phổ xâm lược,đồng thời tiến hành trấn ápnhững người bị coi là phản

Page 206: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

động. Chỉ trong ba ngày đầutháng Chín, người ta đã xử tửhơn 1.000 người.

19 Cung điện Tuileries: nơiở của các vua chúa Pháp thờixưa.

Page 207: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương III. TƯ TƯỞNG,SỰ SUY LUẬN VÀ TRÍTƯỞNG TƯỢNG CỦA

ĐÁM ĐÔNG

1/ Tư tưởng của đám đông.- Những tư tưởng chính yếu vànhững tư tưởng thứ yếu. - Làmthế nào để có thể đồng thời tồntại những tư tưởng đối nghịch. -Những tư tưởng cao siêu phảibiến đổi như thế nào để có thểđi tới đám đông. - Vai trò xã hộicủa những tư tưởng luôn độclập đối với phần chân lí mà

Page 208: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chúng có thể hàm chứa.

2/ Suy luận của đám đông.- Đám đông không thể bị ảnhhưởng bởi những suy luận. -Suy luận của đám đông bao giờcũng ở cấp độ sơ đẳng. - Nhữngtư tưởng mà đám đông liên kếtchỉ có vẻ bề ngoài giống nhauhoặc kế tiếp nhau.

3/ Trí tưởng tượng của đámđông. - Sức mạnh của trí tưởngtượng của đám đông. - Đámđông suy nghĩ bằng hình ảnhvà những hình ảnh nối tiếpnhau này không có chút quanhệ nào. - Đám đông bị ấn tượng

Page 209: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhất bởi khía cạnh kì diệu củasự vật. - Cái tuyệt diệu và cáihoang đường là những bệ đỡthật sự của các nền văn minh. -Trí tưởng tượng của bình dânluôn là nền tảng quyền lực củacác chính khách. - Những sựkiện xảy ra như thế nào để cóthể tác động vào trí tưởngtượng của đám đông.

1. Tư tưởng của đámđông

Trong cuốn sách trước, khinghiên cứu về vai trò của tưtưởng trong sự tiến hoá của cácdân tộc, chúng tôi đã vạch rõ

Page 210: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

rằng mỗi nền văn minh đềusinh ra từ một phần nhỏ nhữngtư tưởng cơ bản rất hiếm khiđược đổi mới. Chúng tôi đãtrình bày làm thế nào mànhững tư tưởng ấy ăn sâu vàotâm hồn đám đông; chúng đãkhó khăn biết bao mới xâmnhập được vào đó, và khi đãxâm nhập rồi chúng liền có sứcmạnh. Cuối cùng, chúng ta đãthấy những rối loạn lịch sử lớnthường nảy sinh từ sự thay đổinhững tư tưởng cơ bản ấy nhưthế nào.

Tôi đã viết khá đủ về chủ đềnày, nay không quay lại nữa

Page 211: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

mà chỉ hạn chế nói đôi lời vềnhững tư tưởng đã xâm nhậpđám đông và đám đông đã hiểunhững tư tưởng này dưới hìnhthức nào.

Ta có thể chia chúng thànhhai lớp. Trong lớp này, chúng taxếp những tư tưởng ngẫu nhiênvà nhất thời, được sinh ra donhững ảnh hưởng tại thời điểm:chẳng hạn lòng hâm mộ một cánhân hay một chủ thuyết.Trong lớp kia là những tư tưởngcơ bản mà môi trường, sự ditruyền, ý kiến đã mang lại chochúng một độ bền vững rấtcao: ví dụ nhưng niềm tin tôn

Page 212: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

giáo ngày xưa, những tư tưởngdân chủ và xã hội ngày nay.

Những tư tưởng cơ bản cóthể được hình dung như khốinước của một con sông chảy từtừ theo dòng; những tư tưởngnhất thời được hình dung nhưnhững con sóng nhỏ luôn thayđổi khuấy động bề mặt sôngvà, dù sóng nhỏ không thực sựquan trọng, chúng vẫn rõ rànghơn là dòng chảy của bản thâncon sông.

Ngày nay, những tư tưởnglớn, cơ bản mà cha ông ta đãtừng kinh qua ngày càng bị

Page 213: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chao đảo. Chúng đã mất hoàntoàn sự vững chắc, và cùng lúc,những thiết chế dựa trên tưtưởng ấy cũng bị lung lay sâusắc. Hàng ngày, hình thànhnhiều tư tưởng nhỏ có tính quáđộ mà tôi sẽ đề cập ngay sauđây; nhưng rất ít trong số ấylớn lên rõ rệt và có được ảnhhưởng ưu trội.

Dù những tư tưởng được gợiý cho đám đông như thế nào,chúng cũng chỉ có thể trở nênthống trị với điều kiện mangkhoác lên mình một hình thứcthật nguyên vẹn và thật giảnđơn. Lúc đó, chúng hiển hiện

Page 214: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

dưới dáng vẻ những hình ảnh,và chỉ xâm nhập vào quầnchúng dưới hình thức này.Những “hình ảnh-tư tưởng” ấykhông gắn kết với nhau bằngbất cứ quan hệ logic giốngnhau hoặc kế tiếp nào và cóthể thế chỗ cho nhau nhưnhững tấm kính trong chiếcđèn ma thuật mà người điềukhiển rút ra từ chiếc hộp nơichúng được xếp chồng lênnhau. Chính vì vậy ta có thểthấy ở đám đông nhiều tưtưởng rất mâu thuẫn nhau lạinằm kề nhau. Tuỳ theo nhữngngẫu nhiên tại thời điểm, đám

Page 215: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đông sẽ bị ảnh hưởng bởi mộttrong các tư tưởng khác nhauđã được tích giữ trong trí nãomình, và do đó nó có thể nhúngtay vào những hành vi hết sứckhác nhau. Sự thiếu vắng hoàntoàn tinh thần phê phán khiếnnó không thể nhận ra nhữngmâu thuẫn.

Điều này không phải là hiệntượng đặc thù của đám đông;ta nhận thấy nó ở nhiều cánhân riêng lẻ, không chỉ trongnhững người nguyên thuỷ màcòn ở cả những người có khíacạnh tinh thần nào đó giốngngười nguyên thuỷ, - ví dụ

Page 216: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những tín đồ của một niềm tintôn giáo cuồng nhiệt. Tôi đãquan sát thấy điều đó với mộtmức độ kì lạ ở những ngườiHindu có học vấn, được đào tạotrong các trường đại học âuchâu của chúng ta, và họ đãnhận được các loại bằng cấp.Trên nền tảng không thể thayđổi gồm những tư tưởng tôngiáo hay xã hội mang tính ditruyền, được chồng chất thêmmột nền tảng gồm những tưtưởng Tây phương chẳng có họhàng gì với những tư tưởngtrước, mà không làm tư tưởngtrước thay đổi. Tuỳ theo những

Page 217: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ngẫu nhiên tại thời điểm, tưtưởng này hay tư tưởng khácxuất hiện cùng với đám rướcđộc đáo của chúng gồm nhữnghành động hay diễn từ; vàchính cá nhân cũng biểu hiệnnhững mâu thuẫn rõ rệt nhất.Hơn nữa, mâu thuẫn thể hiệntrên bề mặt hơn là thực tế, bởivì chỉ những tư tưởng di truyềnmới đủ mạnh ở cá nhân riêng lẻđể trở thành những động cơcho hành vi. Chỉ khi thông quasự lai giống, con người đứnggiữa những xung động có tínhdi truyền khác nhau, thì nhữnghành động mới thực sự hoàn

Page 218: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

toàn trái ngược nhau giữa lúcnày với lúc khác. Sẽ là vô íchkhi nhấn mạnh ở đây nhữnghiện tượng này dù rằng tầmquan trọng mang tính tâm lícủa chúng là cơ bản. Tôi chorằng cần phải ít nhất mười nămdu hành và quan sát mới đi tớichỗ hiểu được chúng.

Tư tưởng chỉ tiếp cận vớiđám đông sau khi đã mang mộthình thức rất đơn giản, nóthường phải chịu những biếnđổi hoàn toàn nếu muốn trởnên đại chúng. Nhất là khi đólà những tư tưởng triết học haykhoa học khá cao siêu, và ta có

Page 219: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thể nhận thấy những biến đổisâu sắc cần thiết để chúng đixuống từ lớp này qua lớp kháccho đến trình độ của đám đông.Những biến đổi này phụ thuộcvào loại đám đông hay chủngtộc mà đám đông thuộc về;nhưng những biến đổi ấy luôncó tính chất giảm thiểu hoá vàđơn giản hoá. Và chính vì thế,trên quan điểm xã hội, thực raít có đẳng cấp tư tưởng, nghĩalà những tư tưởng ít hay nhiềucao siêu. Chỉ riêng việc một tưtưởng đến được với đám đôngvà có thể tác động, dù lúc đầunó có vĩ đại và chân thực đến

Page 220: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thế nào, thì nó cũng bị lột trụihầu hết những điều đã làm chonó cao siêu và lớn lao.

Vả lại trên quan điểm xãhội, giá trị đẳng cấp của một tưtưởng không quan trọng. Điềucần xem xét, đó là những hiệuquả mà nó sinh ra. Những tưtưởng Ki Tô giáo thời Trung cổ,những tư tưởng dân chủ thế kỉtrước, những tư tưởng xã hộicủa ngày hôm nay, hẳn khôngphải quá cao siêu. Về mặt triếthọc ta có thể chỉ xem chúngnhư những sai lầm hơi đángtiếc; tuy nhiên vai trò củachúng đã và sẽ vô cùng to lớn

Page 221: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

và chúng sẽ tồn tại lâu dàitrong những nhân tố cốt yếunhất trong hành động của Nhànước.

Ngay cả khi tư tưởng đãchịu những biến đổi khiến nódu nhập được vào đám đông,nó cũng chỉ tác động được bằngcác phương pháp khác nhau sẽđược nghiên cứu ở chỗ khác, nóxâm nhập vào vô thức và trởthành tình cảm, điều nàythường cần thời gian rất lâu.

Thực vậy, đừng tưởng rằngchỉ đơn giản vì một tư tưởngđúng đắn đã được chứng minh

Page 222: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

mà nó có thể sinh ra nhữnghiệu quả, ngay cả đối với ngườicó học. Ta sẽ nhanh chóng hiểura điều đó khi thấy rằng ngaycả sự chứng minh rõ ràng nhấtcũng ít có ảnh hưởng tới đa sốcon người. Sự hiển nhiên, nếunó rõ mồn một, có thể sẽ chỉđược một thính giả có học côngnhận; nhưng tín đồ mới nàycũng sẽ nhanh chóng bị vô thứcdẫn về với những quan niệmnguyên thuỷ của mình. Vàihôm sau bạn hãy gặp lại anhta, thế nào anh ta cũng lại giởra với bạn những luận cứ cũ,chính xác đến từng từ. Thực ra,

Page 223: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

anh ta vẫn nằm trong ảnhhưởng của những tư tưởng cótrước đã trở thành tình cảm; vàchỉ những tư tưởng xưa cũ ấytác động lên những động cơ sâuxa của các hành vi và diễn từcủa chúng ta mà thôi. Đối vớinhững đám đông, chuyện ấycũng chẳng khác.

Nhưng khi một tư tưởngbằng những cách khác nhaucuối cùng đã xâm nhập vào tâmhồn đám đông, nó sẽ có mộtsức mạnh không thể cưỡng nổivà triển khai một loạt nhữnghiệu quả mà ta phải chịu đựng.Những tư tưởng triết học dẫn

Page 224: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tới cuộc Cách mạng Pháp phảimất gần một thế kỉ mới bám rễđược vào tâm hồn đám đông. Tabiết sức mạnh không thể cưỡngnổi của chúng khi chúng đãđược xác lập ở đó. Sự nhiệt tìnhcủa cả một dân tộc lao vàochinh phục công bằng xã hội,lao vào thực hiện những quyềntrừu tượng và tự do tư tưởng,đã làm chao đảo mọi ngai vàng,và làm đảo lộn sâu sắc thế giớiTây phương. Trong vòng haimươi năm, các dân tộc xôngvào nhau và châu Âu đã biết tớinhững cuộc tàn sát khiến choThành Cát Tư Hãn và

Page 225: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Tamerlan[1] cũng phải khiếp sợ.Chưa bao giờ thế giới chứngkiến việc truyền bá một tưtưởng lại có thể gây ra nhữngsự việc đến mức như thế.

Phải mất nhiều thời gian, tưtưởng mới được xác lập trongtâm hồn đám đông, nhưngmuốn thoát ra khỏi đó cũngphải mất chừng ấy thời gian.Vậy nên, đứng trên phươngdiện tư tưởng, đám đông baogiờ cũng đi chậm hơn vài thếhệ so với những nhà bác học vàtriết gia. Mọi chính khách ngàynay đều biết rõ điều sai lầmcủa những tư tưởng cơ bản mà

Page 226: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tôi vừa mới kể, nhưng vì ảnhhưởng của chúng còn rất mạnh,nên họ buộc phải cai trị theonhững nguyên tắc mà họ khôngcòn tin vào chân lí của chúngnữa.

2. Sự suy luận của đámđông

Ta không thể nói một cáchchắc chắn tuyệt đối rằng nhữngđám đông không suy luận vàkhông thể bị ảnh hưởng bởi sựsuy luận. Nhưng những luậnchứng mà đám đông sử dụng vàlí lẽ có thể tác động tới nó vềphương diện logic, đều thuộc

Page 227: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

loại sơ đẳng đến mức ta chỉ cóthể đánh giá sự suy luận ấybằng con đường của phép loạisuy.

Những suy luận sơ đẳng củađám đông, cũng như nhữngcách suy luận cao siêu, đều dựatrên các liên tưởng, nhưngnhững tư tưởng được đám đôngliên kết, giữa chúng chỉ có mốiliên hệ bề ngoài do giống nhauhoặc kế tiếp nhau. Chúng liênkết với nhau như liên tưởngcủa người Esquimau[2], bằngkinh nghiệm, họ biết rằng nướcđá là một vật thể trong suốt,tan chảy trong miệng, nên họ

Page 228: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

kết luận rằng kính là vật thểcũng trong suốt nên cũng tanchảy trong miệng; hoặc sự liêntưởng của người dã man, họhình dung rằng khi ăn trái timcủa một kẻ thù can đảm, họ sẽcó sự gan dạ; hoặc liên tưởngcủa người công nhân bị mộtông chủ bóc lột, anh ta lập tứckết luận mọi ông chủ đều lànhững kẻ bóc lột.

Liên tưởng những sự vậtkhông giống nhau, giữa chúngchỉ có những quan hệ bề ngoài,và khái quát hoá tức thờinhững trường hợp đặc biệt, đólà đặc điểm suy luận của đám

Page 229: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đông. Những người biết tácđộng tới đám đông đều luôndùng cách suy luận thuộc loạiấy, đó là những kiểu suy luậnduy nhất có thể ảnh hưởng tớiđám đông. Một chuỗi nhữngsuy luận logic sẽ hoàn toànkhông thể hiểu được đối vớiđám đông, và chính vì vậy cóthể nói đám đông không suyluận hoặc suy luận sai, và đámđông không thể bị ảnh hưởngbởi suy luận. Đôi khi, ta ngạcnhiên khi thấy ở buổi hội thảo,một số diễn văn tốt nhưng lạicó ảnh hưởng lớn đối với đámđông ngồi nghe; nhưng người

Page 230: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ta quên rằng những diễn viênấy được viết ra để lôi kéo tậpthể chứ không phải để cho cáctriết gia đọc. Diễn giả có mốigiao lưu thân mật với đámđông, biết gợi lên những hìnhảnh để cám dỗ nó. Nếu ông tathành công, ông ta đã đạt đượcmục đích; hai mươi tập sách hôhào - bao giờ cũng được viếtsau đó - cũng chẳng bằng mộtvài câu đi đến tận não bộ conngười mà ta phải thuyết phục.

Thật là thừa khi nói thêmrằng sự bất lực của đám đôngtrong suy luận hợp lí đã cản trởnó có tinh thần phê phán dù là

Page 231: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

một dấu vết nhỏ, nghĩa là cảntrở nó cỏ khả năng phân biệtchân lí với sai lầm, ngăn cản nóđưa ra một phán xét chính xácvề bất cứ điều gì. Những phánxét được đám đông chấp nhậnchỉ là những phán xét áp đặtchứ không bao giờ là nhữngphán xét đã được thảo luận. Ởđiểm này, nhiều người khôngvươn lên cao hơn trình độ củađám đông. Một số ý kiến dễdàng trở thành ý kiến chungchủ yếu bởi phần lớn mọi ngườikhông có khả năng tự hìnhthành một ý kiến riêng dựatrên sự suy luận của riêng

Page 232: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

mình.

3. Trí tưởng tượng củađám đông

Giống như đối với nhữngngười không có khả năng suyluận, trí tưởng tượng có tínhbiểu tượng của đám đông cũngrất mạnh mẽ, rất năng động,và dễ bị gây ấn tượng sâu sắc.Những hình ảnh được gợi lêntrong tâm trí họ thông qua mộtnhân vật, một biến cố, một tainạn, hầu như đều có sự sinhđộng của những sự việc thực.Đám đông hơi giống trường hợpngười đang ngủ, mà lí trí nhất

Page 233: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thời tạm ngừng, để cho nhữnghình ảnh có cường độ cực mạnhnổi dậy trong tâm trí, nhưngchúng lại tan nhanh nếu đámđông có thể chịu khó suy nghĩ.Không có khả năng suy nghĩ,suy luận, đám đông không biếttới cái không thể có thực: thếmà chính những sự vật khôngthể có thực nhất thường lànhững điều ấn tượng nhất.

Và chính vì vậy bao giờnhững khía cạnh tuyệt diệu vàhoang đường của những biến cốcũng tác động vào đám đôngnhất. Khi ta phân tích một nềnvăn minh, ta sẽ thấy rằng trên

Page 234: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thực tế cái tuyệt diệu và cáihoang đường là những bệ đỡthực sự của nền văn minh đó.Trong lịch sử, vẻ bề ngoài luônđóng vai trò quan trọng hơnnhiều so với cái thực chất. Ởđó, cái phi thực luôn trội hơncái thực.

Đám đông chỉ có thể suynghĩ bằng hình ảnh, chỉ bị ấntượng bởi hình ảnh.

Chỉ có những hình ảnh mớilàm nó khiếp sợ hoặc cám dỗđược nó, và trở thành động cơhành động.

Vậy nên, những cuộc trình

Page 235: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

diễn sân khấu, đưa ra hình ảnhdưới hình thức dễ thấy nhất,luôn có ảnh hưởng lớn tới đámđông. Ngày xưa, bánh mì vànhững cuộc trình diễn là lítưởng về hạnh phúc của tầnglớp bình dân La Mã, và họchẳng đòi hỏi gì hơn nữa. Trongnhững thời đại tiếp theo, lítưởng ấy đã thay đổi chút ít.Chẳng gì tác động mạnh đến trítưởng tượng của mọi loại đámđông hơn là những cuộc trìnhdiễn sân khấu. Cả rạp cùng mộtlúc đều cảm thấy những xúcđộng như nhau, và nếu nhữngxúc động ấy không biến ngay

Page 236: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thành hành động thì đó là vìngười khán giả vô thức nhấtbiết rằng mình đang bị nhữngảo tưởng chi phối, và rằngmình đang cười và khóc theonhững cuộc phiêu lưu tưởngtượng. Tuy nhiên đôi khi tìnhcảm được gợi lên do nhữnghình ảnh quá dữ dội, đến nỗigiống như gợi ý thông thường,tình cảm ấy có khuynh hướngbiến thành hành động. Người tađã kể rất nhiều lần câu chuyệnvề nhà hát bình dân, nơi chỉbiểu diễn những vở kịch u ám,người ta buộc phải bảo vệngười nghệ sĩ đóng vai kẻ phản

Page 237: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

bội khi anh ta ra khỏi nhà hát,để tránh cho nghệ sĩ khỏi bịbạo hành do khán giả bất bìnhvới những tội ác mà tên phảnbội phạm phải, mặc dù đó là tộiác tưởng tượng. Tôi nghĩ đó lànhững dấu hiệu đáng chú ýnhất về trạng thái tinh thầncủa đám đông, và nhất là việcngười ta dễ dàng gợi ý đámđông. Cái phi thực hầu nhưcũng tác động lên đám đôngnhư cái thực. Đám đông có mộtkhuynh hướng rõ rệt là khôngphân biệt giữa hai cái ấy.

Chính trên trí tưởng tượngđại chúng mà sức mạnh của

Page 238: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhà chinh phục, quyền lực củaNhà nước đã được xác lập. Nhấtlà bằng cách tác động lên trítưởng tượng, người ta đã lôicuốn được đám đông. Mọi sựkiện lịch sử vĩ đại, sự sáng tạora đạo Phật, đạo Ki Tô, đạo Hồi,thời Cải cách, Tôn giáo, Cáchmạng [Pháp], và chủ nghĩa xãhội ngày nay đều là những hậuquả trực tiếp hay gián tiếp củanhững ấn tượng mạnh mẽ đượcsinh ra từ trí tưởng tượng củađám đông.

Vậy nên, tất cả những chínhkhách lớn của mọi thời đại, củamọi quốc gia, kể cả những bạo

Page 239: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chúa chuyên chế nhất đều coitrí tưởng tượng bình dân là nềntảng quyền lực của họ, vàkhông bao giờ họ thử cai trịbằng cách chống lại trí tưởngtượng ấy. Napoléon đã nói ở Hộiđồng Nhà nước: “Chính bằngcách biến mình thành ngườiCông giáo, mà tôi đã chấm dứtđược chiến tranh ở miềnVendée[3], bằng cách biếnmình thành người Hồi giáo, màtôi đã dừng chân được ở Ai Cập,bằng cách biến mình thànhngười theo phái Giáo hoàngtoàn quyền, mà tôi đã thu phụcđược các thầy tu nước Ý. Nếu

Page 240: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tôi cai trị một dân tộc Do Thái,tôi sẽ phục hồi lại đền thờSalomon[4]”. Có lẽ chưa bao giờkể từ Alexandre[5] và César,chẳng có một vĩ nhân nào lạibiết cách làm thế nào để gâyấn tượng mạnh mẽ lên trítưởng tượng của đám đông đếnthế. Mối quan tâm bất biến củaông là tác động vào trí tưởngtượng của đám đông. Ông nghĩtới điều đó trong những chiếnthắng, trong những lời hô hào,trong các bài diễn văn, trongmọi hành động của mình. Nằmtrên giường chờ chết, ông cònnghĩ đến điều ấy.

Page 241: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Người ta đã làm thế nào đểgây ấn tượng lên trí tưởngtượng của đám đông? Chúng tasẽ sớm thấy điều đó. Còn lúcnày, chúng ta chỉ có thể nóirằng đừng bao giờ tác động vàotrí thông minh và lí trí, nghĩa làbằng con đường chứng minh.Antoine[6] đã thành công trongviệc xúi giục dân chúng chốnglại những kẻ giết hại Césarkhông phải bằng một phép tutừ có tính bác học mà bằngcách đọc bản di chúc và chỉ chodân chúng thấy xác chết củaCésar.

Tất cả những gì tác động

Page 242: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vào tưởng tượng của đám đôngđều xảy ra dưới hình thức mộthình ảnh gây xúc động và rấtrõ ràng, bỏ hết mọi phụ chú,hay chỉ kèm theo một số sựkiện kì diệu hay bí ẩn: mộtchiến thắng vĩ đại, một phép lạdiệu kì, một tội ác tày trời, mộthi vọng lớn lao. Cần phải trìnhbày sự vật thành cả khối, chứđừng bao giờ chỉ ra sự tạo sinhcủa nó. Một trăm tội ác nhỏnhặt hay một trăm tai biến vặtvãnh không hề tác động vào trítưởng tượng của đám đông;trong khi chỉ mỗi một tội ác tàytrời, mỗi một tai nạn nghiêm

Page 243: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

trọng lại tác động sâu sắc tớiđám đông, dù rằng số ngườichết ít hơn nhiều so với mộttrăm tai biến vặt vãnh gộp lại.Cách đây ít năm, một dịch cúmđã làm chết 5.000 người, chỉriêng ở Paris trong vài tuần lễ.Nhưng chuyện đó tác động rấtít tới trí tưởng tượng của đámđông. Thực vậy, cuộc tàn sátthực sự này lại không được diễngiải bằng những hình rõ ràng,mà chỉ được diễn giải bằngnhững chỉ dẫn thống kê hàngtuần. Một tai nạn thay vì làmchết 5.000 người, lại chỉ làmchết 500 người, nhưng chết

Page 244: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cùng một ngày, tại cùng mộtđịa điểm công cộng, một tainạn ai cũng thấy, ví dụ thápEiffel đổ, thì trái lại sẽ gây racho trí tưởng tượng một ấntượng vô cùng to lớn. Một chiếctàu xuyên Đại Tây Dương - vìthiếu tin tức - có lẽ đã đắmgiữa biển cả, sẽ tác động sâusắc vào trí tưởng tượng củađám đông trong suốt tám ngày.Trong khi đó, những thống kêchính thức cho biết, trong mộtnăm, một ngàn con tàu lớn đãmất tích. Nhưng sự mất mát ấykế tiếp nhau, số lượng ngườichết và hàng hoá lớn hơn nhiều

Page 245: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

so với thiệt hại của chiếc tàuxuyên Đại Tây Dương, đámđông cũng chẳng bận tâm dùchỉ trong chốc lát.

Vậy, không phải bản thânnhững sự kiện đã tác động vàotrí tưởng tượng của đại chúng,mà chính là cái cung cách mànhững sự kiện ấy xảy ra vàđược trình bày. Tôi có thể nóinhư thế này, cần phải có sự côđọng các sự kiện. Sự cô đọngấy sinh ra hình ảnh gây xúcđộng tràn vào và ám ảnh tâmtrí. Người nào biết nghệ thuậtgây ấn tượng cho trí tưởngtượng của những đám đông

Page 246: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cũng sẽ biết nghệ thuật thốngtrị chúng.

Chú thích:1 Tamerlan (1336 - 1405):

còn gọi là Timour Lang,“Timour khập khiễng”, nhàchinh phục người Thổ - Mông.Đế chế của ông thế kỉ XIV là cảmột vùng rộng lớn bao gồmmột phần Trung Đông và Bắc Á.Ông cai trị đế chế ấy dựa trênsức mạnh và sự khủng bố.

2 Người Esquimau: một bộtộc sống ở vùng Bắc Cực.

Page 247: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

3 Vendée: một tỉnh thuộcmiền Tây nước Pháp.

4 Salomon: theo KinhThánh, ông là con trai David, làvị vua anh minh của người DoThái.

5 Alexandre Macédoine (356tCN - 323 tCN): còn gọi làAlexandre Đại đế, con trai củaPhillipe II, học trò của Aristote,là một trong những nhà chinhphục vĩ đại nhất thời cổ đại,vua xứ Macédoine. Sinh thờiông đã làm chủ nhiều một vùngđất rộng lớn, trải dài từ bờ biển

Page 248: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Tiểu Á, Babylonie đến bờ sôngẤn.

6 Marc Antoine (tiếng Latinlà Antonius Marcus 83 tCN -30tCN): phó tướng của César, vềsau trở thành chồng của nữhoàng Ai Cập Cléopàtre, bị bạitrận bởi Octavien ở Actium vàbị giết.

Page 249: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương IV. MỌI NIỀM TINCỦA ĐÁM ĐÔNG ĐỀU

MANG HÌNH THỨC TÔNGIÁO

Yếu tố cấu thành tình cảmtôn giáo. - Tình cảm tôn giáođộc lập với sự tôn thờ một thầnlinh. - Các đặc điểm của nó. -Sức mạnh của những niềm tinmang hình thức tôn giáo. -Những ví dụ khác nhau. - Cácthần linh của bình dân khôngbao giờ biến mất. - Họ tái sinhdưới những hình thức mới. -

Page 250: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Các hình thức tôn giáo của chủnghĩa vô thần. - Tầm quantrọng của những khái niệm nàyđứng về mặt lịch sử. - Cải cáchTôn giáo, cuộc thảm sát Saint-Barthélemy, thời Khủng bố vàmọi biến cố tương tự, đều làhậu quả của tình cảm tôn giáocủa đám đông, chứ không phảiý chí của những cá nhân riênglẻ.

Chúng tôi đã chỉ ra rằngđám đông không suy luận, nóchấp nhận hay vứt bỏ toàn bộtư tưởng; nó không chịu đựngđược sự thảo luận, cũng khôngchịu đựng được mâu thuẫn, và

Page 251: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

rằng những gợi ý tác động lênnó sẽ xâm chiến hoàn toànphạm vi nhận thức của nó vàlập tức có khuynh hướngchuyển thành hành động.Chúng tôi đã chứng minh rằngđám đông khi được gợi ý thíchhợp sẽ sẵn sàng hi sinh vì lítưởng đã được người ta gợi ýcho nó. Chúng ta cũng đã thấyrằng đám đông chỉ biết đếnnhững tình cảm mãnh liệt vàcực đoan, rằng ở đám đông,cảm tình sẽ nhanh chóng trởthành tôn thờ, và ác cảm chỉvừa mới nảy sinh đã chuyểnthành thù hận. Những dấu hiệu

Page 252: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chung này đã cho phép ta cảmnhận được bản chất niềm tincủa đám đông.

Khi ta nghiên cứu sâu sátnhững niềm tin của đám đông,cả ở những thời đại của đức tincũng như trong những cuộc nổidậy chính trị lớn, chẳng hạncuộc nổi dậy ở thế kỉ trước, tanhận thấy những niềm tin nàyluôn mang một hình thức đặcbiệt, mà tôi không thể xác địnhbằng cách nào tốt hơn là chonó cái tên tình cảm tôn giáo.

Tình cảm này có những đặctính rất giản dị: tôn thờ một

Page 253: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

con người được giả định là caosiêu, sợ hãi quyền năng thần bígiả định người ấy có, mù quángtuân theo mọi mệnh lệnh củangười ấy, không thể thảo luậnnhững tín điều của người ấy,ước muốn truyền bá chúng,khuynh hướng coi mọi ngườikhông chấp nhận những tínđiều ấy là kẻ thù. Một tình cảmnhư vậy dù gắn vào mộtThượng đế vô hình, một thầntượng bằng đá hay bằng gỗ,vào một vị anh hùng hay mộttư tưởng chính trị, thì khi nóthể hiện những đặc tính trên,nó vẫn luôn có bản chất tôn

Page 254: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

giáo. Cái siêu nhiên và cáihuyền diệu, ở đây, đều ở cùngmột cấp độ như nhau. Một cáchvô thức, đám đông đã khoácnhững quyền năng bí ẩn chokhẩu hiệu chính trị hay ngườithủ lĩnh chiến thắng, khiến họtrở nên cuồng tín trong thờiđiểm ấy.

Người ta không chỉ là ngườitheo đạo khi tôn thờ một thầnlinh, mà cả khi người ta đặt mọikhả năng của tinh thần, mọi sựthuần phục của ý chí, mọi nhiệttình của sự cuồng tín cho việcphục vụ một lí tưởng hay mộtcon người đã trở thành mục

Page 255: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đích và là người dẫn đường chotư tưởng và hành động.

Lòng bất khoan dung vàcuồng tín là sự đồng hành cầnthiết của một tình cảm tôngiáo. Chúng không thể thiếu ởnhững con người tin rằng đã sởhữu được bí mật của niềm hạnhphúc trần thế hoặc vĩnh hằng.Hai nét này lại được tìm thấy ởtất cả những người kết thànhnhóm khi một niềm tin nào đóđã nâng họ lên. Những ngườiJacobins trong thời Khủng bố[1]

về cơ bản cũng theo đạo nhưngười Công giáo thời Toà án dịgiáo, và lòng nhiệt tình độc ác

Page 256: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

của họ sinh ra từ cùng mộtnguồn gốc.

Những niềm tin của đámđông đều mang tính chất ngutrung, cố chấp dữ tợn và nhucầu tuyên truyền bạo lực.Những tính chất này gắn liềnvới tình cảm tôn giáo; và chínhvì vậy, ta có thể nói rằng mọiniềm tin của đám đông đều cómột hình thức tôn giáo. Ngườianh hùng được đám đông hoannghênh thực sự là một vị thầnđối với nó. Napoléon là như thếtrong vòng mười lăm năm, vàchưa bao giờ một thần linh lạicó những kẻ tôn thờ hoàn hảo

Page 257: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hơn. Không có vị thần nào lạiđưa con người đến chỗ chết dễdàng đến thế. Những vị thầncủa đa thần giáo hay Thiênchúa giáo cũng không bao giờcó được uy lực tuyệt đối hơn đốivới những tâm hồn mà họchinh phục được.

Mọi nhà sáng lập ra đức tintôn giáo hay chính trị chỉ sánglập ra chúng bởi vì họ biết cácháp đặt cho đám đông nhữngtình cảm cuồng tín, làm chocon người đi tìm hạnh phúctrong sự tôn thờ, vâng lời vàsẵn sàng hiến dâng thân mìnhcho thần tượng. Điều đó đã xảy

Page 258: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ra ở mọi thời đại. Trong cuốnsách rất hay viết về xứGaule[2] thuộc La Mã, Fustel deCoulanges[3] đã nhận xét đúngđắn rằng Đế chế La Mã đứngvững hoàn toàn không phải làdo sức mạnh, mà do sự sùngbái có tính tôn giáo mà nó gợilên. Ông nói rất có lí: “Tronglịch sử thế giới không có ví dụnào về một chế độ bị nhân dânghét bỏ mà lại kéo dài đượcnăm thế kỉ… Ta sẽ không giảithích được tại sao ba mươi binhđoàn của Đế chế lại có thể bắtbuộc một trăm triệu người tuântheo”. Nếu họ vâng lời, thì

Page 259: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chính hoàng đế, hiện thân chosự vĩ đại La Mã, đã được đồnglòng nhất trí tôn thờ như mộtthần linh. Trong thị trấn nhỏnhất của Đế chế, cũng có đềnthờ hoàng đế. “Thời ấy, từ đầunày tới đầu kia của Đế chế, tathấy trong tâm hồn con ngườiđã nói lên một tôn giáo mới màthần linh là chính các hoàngđế. Vài năm trước kỉ nguyên KiTô giáo, toàn xứ Gaule, đượcđại diện bằng sáu mươi thànhbang đã dựng chung một ngôiđền ở gần thành phố Lyon, đểthờ hoàng đế Auguste[4]…Những giáo sĩ trong đền được

Page 260: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hội nghị các thành bang xứGaule bầu, là những nhân vậthàng đầu của quê hương họ…Không thể gán tất cả chuyện đócho sự sợ hãi và thói nô lệ.Toàn thể các dân tộc ấy khôngnô lệ, và họ cũng không nô lệtrong vòng ba thế kỉ. Khôngphải bọn nịnh thần mới tôn thờhoàng đế, mà chính La Mã tônthờ. Không phải chỉ có La Mã,mà cả xứ Gaule, cả Tây BanNha, cả Hy Lạp và châu Á cũngtôn thờ”.

Ngày nay, phần lớn các nhàđắc nhân tâm vĩ đại không cóđiện thờ nữa, nhưng họ lại có

Page 261: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tượng đài và hình ảnh, và sựthờ phụng người ta dành chohọ chẳng khác gì mấy so vớixưa kia. Ta chỉ có thể hiểu chútít về triết học lịch sử khi xâmnhập vào điểm cơ bản này củatâm lí học đám đông. Cần phảilà thần linh của đám đông hoặcchẳng là gì cả.

Không nên tưởng rằng đó lànhững điều mê tín của một thờiđại khác mà lí trí đã bị xua đuổihẳn. Trong cuộc chiến vĩnh cửucủa nó chống lại lí trí, tình cảmkhông bao giờ bị thua. Đámđông không muốn nghe nhữngtừ ngữ về thần linh và tôn giáo

Page 262: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nữa. Nhân danh chúng, trongthời gian quá lâu, họ đã bị nô lệhoá nhưng chưa bao giờ sở hữunhiều vật thờ như từ một trămnăm nay, và chưa bao giờnhững thần linh cổ xưa lại đượclập nhiều tượng đài và điện thờđến thế. Trong những năm qua,những ai nghiên cứu một phongtrào bình dân được biết dưới cáitên phong tràoBoulanger[5] đều có thể thấynhững bản năng tôn giáo củađám đông đã dễ dàng sẵn sàngtái sinh thế nào. Chẳng có quántrọ nào trong làng lại không cóhình ảnh của người anh hùng.

Page 263: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Người ta gán cho ông quyềnnăng chưa lành được mọi bấtcông, mọi đau khổ; và hàngnghìn con người sẵn sàng chếtvì ông. Vị trí nào trong lịch sửmà ông ta chẳng giành đượcnếu tính cách của ông ta đủ sứcmạnh dù chỉ chút ít để nâng đỡtruyền thuyết về ông!

Vậy nên, phải chăng sẽ làmột sự tầm thường vô ích khinhắc lại rằng cần một tôn giáocho đám đông, bởi vì mọi niềmtin chính trị, thần thánh và xãhội chỉ được xác lập ở đámđông với điều kiện luôn manghình thức tôn giáo, tránh cho

Page 264: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chúng khỏi bị mang ra tranhcãi. Chủ nghĩa vô thần, nếu cóthể làm cho đám đông chấpnhận nó, sẽ có tất thảy sự nồngnhiệt cố chấp của tình cảm tôngiáo, và với hình thức bênngoài của mình, nó sẽ sớm trởthành một sự sùng bái. Sự pháttriển của một đảng phái nhỏnhững nhà thực chứng luận sẽcho ta một bằng chứng kì lạ vềchuyện này. Những gì đã từngxảy ra với con người theothuyết hư vô chủ nghĩa ấy màDostoievski[6] sâu sắc đã kểcho chúng ta nghe câu chuyện,đã nhanh chóng xảy đến với

Page 265: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

các nhà thực chứng. Một hômđược ánh sáng của lí trí soi rọi,anh chàng đã đập vỡ nhữngtranh thánh trên bàn thờ củamột nhà thờ nhỏ. Anh ta tắtnến, và không mất một giây,thay thế những bức tranh bịphá huỷ bằng những cuốn sáchcủa một vài nhà triết học vôthần như Büchner[7] vàMoleschott[8], sau đó kính cẩnthắp lại nến. Đối tượng củanhững niềm tin tôn giáo đãđược biến đổi, nhưng nhữngtình cảm tôn giáo của anh ta,liệu có thể nói đã thực sự thayđổi không?

Page 266: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Tôi xin nhắc lại, ta chỉ hiểurõ được một số biến cố lịch sử -và đó chính xác là những biếncố quan trọng nhất - khi tanhận thấy hình thức tôn giáomà những niềm tin của đámđông cuối cùng luôn phải đitheo. Có những hiện tượng xãhội cần phải nghiên cứu theocách của nhà tâm lí học hơn làtheo cách của nhà tự nhiênhọc. Nhà sử học vĩ đại Taine chỉnghiên cứu cuộc Cách mạngPháp theo cách của nhà tựnhiên học, và chính vì vậy sựsinh thành thực sự của các biếncố thường bị tuột khỏi tay ông.

Page 267: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Ông đã quan sát hoàn hảo cácsự kiện, nhưng vì thiếu nghiêncứu tâm lí học đám đông, nênông thường không lần ra đượcnguồn gốc. Những sự kiện đãlàm ông khiếp sợ do khía cạnhđẫm máu, vô chính phủ vàhung tàn của chúng. Ông thấynhững vị anh hùng của thời sửthi vĩ đại chỉ là một bẫy ngườiđộng kinh man rợ để mặc chobản năng hoành hành màkhông cản trở. Bạo lực cáchmạng, những cuộc tàn sát, nhucầu tuyên truyền, tuyên chiếnvới mọi vua chúa, chỉ được giảithích rõ nếu ta nghĩ rằng đó

Page 268: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đơn giản là sự thiết lập mộtniềm tin tôn giáo mới trongtâm hồn đám đông. Cuộc Cảicách Tôn giáo[9], cuộc thảm sátSaint-Barthélemy[10], nhữngcuộc chiến tranh tôn giáo, Toàán dị giáo, thời Khủng bố đềulà những hiện tượng thuộc trậttự giống nhau, được thực hiệnnhờ những đám đông bị tìnhcảm tôn giáo kích động, nhấtthiết dẫn tới loại bỏ khôngthương xót, bằng máu và lửa,tất cả những gì đối kháng vớiviệc thiết lập niềm tin mới.Những phương pháp của Toà ándị giáo là những phương pháp

Page 269: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

của mọi tín đồ thực sự. Họ sẽkhông phải là tín đồ nếu họdùng những phương pháp khác.

Những đảo lộn tương tự nhưnhững đảo lộn tôi vừa mới kểchỉ có thể có được khi chínhtâm hồn đám đông làm chochúng nổi dậy. Bạo chúachuyên chế nhất cũng sẽ khôngthể làm chúng bùng nổ. Khi cácsử gia kể lại cho chúng ta rằngcuộc thảm sát Saint-Barthélemy là tác phẩm củamột ông vua, thì họ đã chứngtỏ rằng họ chẳng biết gì về tâmlí học đám đông, cũng nhưchẳng hiểu tâm lí các vị vua.

Page 270: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Những biểu hiện giống như vậychỉ có thể sinh ra từ tâm hồnđám đông. Quyền lực tuyệt đốinhất của một quân vương bạotàn nhất cũng chẳng làm đượcgì hơn là việc làm nhanh lênhay chậm lại một chút thờiđiểm của biến cố. Không phảicác ông vua đã làm nên cuộcthảm sát Saint-Barthélemy, cáccuộc chiến tranh tôn giáo, càngkhông phải Robespierre[11],Danton[12] hay SaintJuste[13] đã làm ra thời Khủngbố. Đằng sau những biến cốnhư vậy, ta luôn thấy tâm hồnđám đông, và chẳng bao giờ

Page 271: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thấy quyền lực của các vị vua.

Chú thích:1 Thời Khủng bố: tên gọi

một thời kì của Cách mạngPháp. Sau ngày cách mạng 10tháng Tám năm 1792, nỗi lo sợmột âm mưu của giới quý tộcvà thất bại của quân đội Phápđã dẫn đến việc hình thành mộtToà án hình sự đặc biệt(17/8/1792), dưới sức ép củaCông xã khởi nghĩa, để xửnhững người bị tình nghi, sauđó dẫn đến các vụ thảm sáttháng Chín năm 1792. Người ta

Page 272: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ước tính 17.000 người bị hànhquyết sau khi xét xử, 25.000người bị hành quyết chỉ trên cơsở căn cước.

2 Xứ Gaule (tiếng Latin:Gallia): tên một vùng đất dongười La Mã đặt cho hai vùngngười Celtes cư trú, bao gồmbên này và bên kia dãy Alpes,và cả vùng lãnh thổ nằm giữadãy Alpes và Pyrénées, Đại TâyDương và sông Rhin, tức lànước Pháp hiện đại, Bỉ, Thuỵ Sỹvà tả ngạn sông Rhin.

3 F. de Coulanges (1830-1889): sử gia Pháp, không chỉ

Page 273: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

được coi là một sử gia lớn màcòn là một đại diện tiêu biểucho sử học thế kỉ XIX của Pháp.Các tác phẩm chính: Nhà nướccổ đại (1864), Lịch sử nhữngthể chế của nước Pháp cổ(1874).

4 Octavien Auguste (tiếngLatin: Caius Julius CaesarOctavianus Augustus, 63 tCN -14 tCN): hoàng đế La Mã, chắthọ César, tự xưng là người thừakế hợp pháp của César, do đótrở thành đối thủ của Antoine.

5 Georges Boulanger (1837- 1891): vị tướng người Pháp,

Page 274: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

toan lật đổ chế độ Cộng hoà.6 Fiodor Mikhailovitch

Dostoievski (1821 -1881): nhàvăn Nga vĩ đại, tác giả của cáctiểu thuyết nổi tiếng: Tội ác vàtrừng phạt, Anh em nhàKaramazov…

7 Ludwig Büchner (1824 -1899): nhà triết học duy vậtngười Đức. Các tác phẩm chính:Năng lực và vật chất (1855),Bản chất và tinh thần (1876).

8 Jacobus Moleschott (1822-1893): nhà tâm lí học và triếthọc duy vật cơ giới người Hà

Page 275: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Lan.9 Cải cách Tôn giáo

(Reíorme): một phong trào doLuther, Calvin… khởi xướng ởTây Âu thế kỉ XV - XVI vớinhững nỗ lực đổi mới quy tắcvà thực hành Ki Tô giáo. Từ đâyđã sinh ra đạo Tin lành vào thếkỉ XVI.

10 Cuộc thảm sát Saint-Barthélemy: làn sóng bạo lựccủa đám đông Thiên chúa giáochống những người Huguenot(những người Pháp theo đạoTin lành) bắt đầu từ ngày24/8/1572 và kéo dài nhiều

Page 276: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tháng.11 Maximilien Marie Isidore

de Robespierre (1758 -1794):lãnh tụ của cuộc Cách mạngPháp thời kì Khủng bố. Chịuảnh hưởng nhiều bởi tư tưởngcủa Rousseau, ông trở thànhlãnh tụ của phái Jacobins trongcuộc Cách mạng Pháp. Tuynhiên thái độ cực đoan, khôngnhân nhượng với phe đối lập đãkhiến ông bị coi là người khởixướng cho thời kì Khủng bố)dẫn đến việc ông bị lật đổ và bịhành quyết.

12 Georges Jacques Danton

Page 277: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

(1759 - 1794): nhà chính trịPháp, một lãnh tụ của Cáchmạng Pháp, tham gia vụ phángục Bastille, bị coi là chịutrách nhiệm lớn trong nhữngvụ thảm sát tháng Chín năm1792 vì đã không ngăn cảnchúng. Về sau, ông bị các đốithủ phái Robespierre buộc tội,bị toà án Cách mạng kết án tửhình và bị hành quyết với sốlớn những người cùng phenhóm.

13 Louis Antoine Léon deSaint Juste (1767 - 1794): nhàCách mạng Pháp, thành viên

Page 278: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Hội nghị Quốc ước năm 1792.Ông ủng hộ Robespierre và làlãnh tụ của Ủy ban An ninh xãhội, nên khi Robespierre bị lậtđổ, Saint Juste cũng bị bắt vàbị hành quyết.

Page 279: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Quyển II. Ý KIẾNVÀ NIỀM TIN

CỦA ĐÁM ĐÔNG

Page 280: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương I. NHỮNG NHÂNTỐ XA ẢNH HƯỞNG TỚI

NIỀM TIN VÀ Ý KIẾNCỦA ĐÁM ĐÔNG

Nhân tố chuẩn bị cho niềmtin của đám đông. - Sự nảy nởnhững niềm tin của đám đônglà kết quả của việc chuẩn bị từtrước. - Nghiên cứu nhữngnhân tố khác nhau của niềm tinnày.

1/ Chủng tộc. - Ảnh hưởngưu trội mà nó tác động. - Nóbiểu thị những gợi ý của tổ tiên.

Page 281: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

2/ Truyền thống. - Nó làtổng hợp của tâm hồn chủngtộc. - Tầm quan trọng xã hộicủa truyền thống. - Sau khi đãthành thiết yếu, truyền thốngtrở nên có hại như thế nào. -Đám đông là kẻ bảo thủ daidẳng nhất của những tư tưởngtruyền thống.

3/ Thời gian. - Nó liên tiếpchuẩn bị thiết lập niềm tin rồiphá huỷ chúng. - Nhờ có thờigian mà trật tự có thể đi ra từhỗn mang.

4/ Những thiết chế chính trịxã hội. - Tư tưởng sai lầm về

Page 282: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vai trò của chúng. - Ảnh hưởngcủa chúng vô cùng yếu ớt. -Chúng là hậu quả chứ khôngphải nguyên nhân. - Các dântộc sẽ không biết chọn nhữngthiết chế nào có vẻ là tốt nhấtcho mình. - Thiết chế là cácnhãn hiệu mà dưới cùng mộttên hiệu ẩn chứa nhiều điềukhác nhau nhất. - Các thể chếcó thể được tạo sinh như thếnào. - Những thiết chế tồi tệ vềmặt lí thuyết, chẳng hạn nhưtập trung hoá, lại cần thiết đốivới một vài dân tộc.

5/ Giáo dưỡng và giáo dục.- Sai lầm của tự tưởng hiện thời

Page 283: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

về ảnh hưởng của giáo dưỡngvới đám đông. - Những chỉ sốthống kê. - Vai trò làm bại hoạiđạo đức của nền giáo dục Latin.- Ảnh hưởng mà giáo dục có thểtác động. - Những ví dụ từnhiều dân tộc khác nhau.

Chúng ta vừa nghiên cứucấu tạo tinh thần của đámđông. Chúng ta đã biết cáchcảm nhận, suy nghĩ, suy luậncủa nó. Bây giờ ta hãy xem xétnhững ý kiến và niềm tin củađám đông sinh ra và được xáclập như thế nào.

Những nhân tố quyết định ý

Page 284: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

kiến và niềm tin ấy thuộc vềhai loại - những nhân tố xa vànhững nhân tố trực tiếp.

Những nhân tố xa khiếnđám đông có thể chấp nhậnmột số niềm tin và không cókhả năng để những niềm tinkhác xâm nhập vào. Chúngchuẩn bị đất đai, nơi ta thấyđột nhiên nảy mầm những tưtưởng mới mà sức mạnh và kếtquả của chúng làm ta ngạcnhiên, nhưng chúng chỉ có vẻtự phát bề ngoài. Sự bùng nổvà việc vận dụng một vài tưtưởng ở đám đông đôi khi diễnra bất ngờ như sét đánh. Đó chỉ

Page 285: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

là hiệu quả bề mặt, đằng saunó ta phải tìm ra một nỗ lựcchuẩn bị dài lâu từ trước.

Những nhân tố trực tiếp lànhững nhân tố chồng lên nỗ lựcdài lâu này, không có nó nhữngnhân tố trực tiếp ấy sẽ khôngcó hiệu quả, chúng gây ra niềmtin mạnh mẽ ở đám đông,nghĩa là làm cho tư tưởng cóhình thức và tháo xích cho tưtưởng cùng với tất cả nhữnghậu quả của nó. Qua các nhântố trực tiếp này, những quyếttâm nảy sinh, chúng đột nhiênthúc đẩy các tập thể nổi dậy;nhờ có chúng, một cuộc nổi

Page 286: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

loạn nổ bùng, nhờ có chúngnhững đám đông khổng lồ đưamột người lên nắm quyền haylật đổ một chính phủ.

Trong mọi biến cố lớn laocủa lịch sử, ta nhận thấy tácđộng nối tiếp của hai loại nhântố này. Ta hãy chỉ lấy một trongnhững ví dụ nổi bật nhất nhưcuộc Cách mạng Pháp. Nhữngnhân tố xa của cuộc cách mạngnày là tác phẩm của các nhàtriết học, những vụ lạm thu củagiai cấp quý tộc, những tiến bộcủa tư tưởng khoa học. Tâmhồn đám đông, vậy là đã đượcchuẩn bị, sau đó dễ dàng nổi

Page 287: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

dậy nhờ những nhân tố trựctiếp, như bài diễn thuyết củacác nhà hùng biện, và sự bảothủ của triều đình về những cảicách không đáng kể.

Trong những nhân tố xa, cónhững nhân tố chung mà tathấy ở nền tảng của mọi niềmtin và ý kiến đám đông. Đó là:chủng tộc, truyền thống, thờigian, những thiết chế giáo dục.

Chúng ta sẽ nghiên cứu vaitrò của các nhân tố khác nhaunày.

1. Chủng tộc

Page 288: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Nhân tố chủng tộc phảiđược đưa lên hàng đầu. Bởi vìriêng nó có tầm quan trọng hơnrất nhiều so với những nhân tốkhác. Chúng tôi đã nghiên cứuvấn đề này khá đầy đủ trongmột cuốn sách khác nên khôngcần trở lại nữa. Trong đó, chúngtôi đã diễn giải một chủng tộclịch sử là gì, và khi những tínhcách của chủng tộc đã hìnhthành thì quy luật di truyềnkhiến nó có một sức mạnh đếnmức niềm tin, thiết chế, nghệthuật của nó, nói tóm lại tất cảnhững thành tố của nền vănminh, chỉ là sự biểu hiện bên

Page 289: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ngoài của tâm hồn chủng tộcấy. Chúng tôi đã chứng minhrằng sức mạnh của chủng tộcmạnh mẽ đến mức không mộtyếu tố nào có thể chuyển từdân tộc này sang dân tộc khácmà lại không chịu những biếnđổi sâu sắc nhất*[1]. Môitrường, hoàn cảnh, những biếncố đều biểu thị những gợi ý xãhội ngay lúc đó. Chúng có thểcó một ảnh hưởng to lớn,nhưng ảnh hưởng đó luôn nhấtthời nếu như nó trái ngược vớinhững gợi ý của chủng tộc,nghĩa là của tất cả tổ tiên.

Trong nhiều chương của

Page 290: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cuốn sách này, tôi sẽ còn có dịpquay trở lại vấn đề ảnh hưởngcủa chủng tộc, và chứng minhrằng ảnh hưởng này lớn đếnnỗi nó thống trị những tínhcách riêng biệt của tâm hồnđám đông, từ đó để chứng minhrằng đám đông của các nướckhác nhau, trong niềm tin vàhành xử của họ, biểu hiệnnhững khác biệt rất đáng kể,và không thể bị ảnh hưởngtheo cùng một cách giốngnhau.

2. Truyền thống

Truyền thống biểu thị tư

Page 291: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tưởng, nhu cầu, tình cảm củaquá khứ. Nó là cái tổng hợp củachủng tộc và đè lên chúng tavới tất cả sức nặng của nó.

Khoa sinh vật học đã bị biếnchuyển từ khi khoa phôi học chỉra ảnh hưởng rộng lớn của cáiđã qua trong sự tiến hoá củasinh vật; và các khoa học lịchsử cũng bị biến chuyển không ítkhi quan niệm này trở nên phổbiến hơn. Song quan niệm nàycòn chưa đủ phổ biến, và rấtnhiều chính khách vẫn còn nấnná với những tư tưởng của cácnhà lí thuyết thuộc thế kỉtrước, họ tưởng rằng một xã

Page 292: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hội có thể dứt bỏ với quá khứcủa mình và có thể được tái tạotừ những mảnh vụn bằng cáchchỉ cần đến ánh sáng của lí trílàm người dẫn đường.

Một dân tộc là một sinh thểhữu cơ được tạo ra bởi quá khứvà cũng như mọi sinh thể hữucơ, nó chỉ tự biến thái do sựtích luỹ chậm chạp của ditruyền.

Cái đã dẫn dắt con người,nhất là khi họ hợp thành đámđông, đó là truyền thống; vànhư tôi đã nhắc lại rất nhiềulần, truyền thống chỉ dễ dàng

Page 293: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thay đổi tên gọi, hình thức bênngoài mà thôi.

Cũng chẳng đáng tiếc khi nóđã như vậy. Không có truyềnthống, sẽ không có hồn nước,cũng không thể có văn minh.Vậy nên có hai công việc lớncủa con người từ khi nó tồn tại,đó là tạo ra một mạng lướinhững truyền thống, rồi ra sứcphá huỷ chúng khi hiệu quả tốtđẹp của chúng bị mòn cũ.Không có truyền thống, thì sẽkhông có văn minh; không cósự thủ tiêu từ từ những truyềnthống ấy, thì sẽ không có sựtiến bộ. Khó khăn là tìm ra

Page 294: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

được sự cân bằng đúng đắngiữa tính ổn định và tính biếnđổi; và khó khăn ấy thật là tolớn. Khi một dân tộc để chonhững tập quán đóng chốt quávững qua nhiều thế hệ, dân tộcấy không thể thay đổi đượcnữa, và giống như Trung Hoa,trở nên không có khả nănghoàn thiện. Những cuộc cáchmạng bạo liệt cũng chẳng thểlàm gì được ở đây; bởi vì lúc đósẽ diễn ra, hoặc là những mẩuđứt gãy của chuỗi xích tự hàngắn lại với nhau, và quá khứtrở lại thâu tóm quyền lực củanó mà không thay đổi gì, hoặc

Page 295: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

là những mẩu đoạn nằm tánmát mọi phía, và thời kỳ suyđồi nhanh chóng nối tiếp thời kìvô chính phủ.

Vậy nên, lí tưởng cho mộtdân tộc là giữ lại những thiếtchế của quá khứ, bằng cách chỉbiến đổi chúng từ từ, và từng ítmột. Lí tưởng này thật khó đạttới. Thời cổ đại có người La Mã,thời hiện đại có người Anh, hầunhư chỉ hai dân tộc ấy thựchiện được điều này.

Kẻ bảo thủ dai dẳng nhấtcủa những tư tưởng truyềnthống và chống đối ngoan cố

Page 296: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhất với sự thay đổi của chúnglại chính là đám đông, và đặcbiệt là những loại đám đôngcấu thành đẳng cấp. Tôi đãnhấn mạnh tinh thần bảo thủcủa đám đông, và chỉ ra rằngnhững cuộc nổi loạn bạo liệtnhất chỉ dẫn tới một sự thayđổi về ngôn từ. Ở cuối thế kỉtrước, trước những ngôi nhàthờ bị phá huỷ, trước nhữngthầy tu bị trục xuất hay bị đưalên máy chém, trước sự truysát toàn thể đối với sự thờphụng Công giáo, ta có thểtưởng rằng những tư tưởng tôngiáo xưa cũ đã mất hết quyền

Page 297: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

năng, tuy nhiên vài năm vừamới qua đi, trước những đòi hỏicủa toàn thể mọi người, thìngười ta lại phục hồi thói quenthờ phụng đã bị bãi bỏ*[2].

Bị xóa bỏ một thời gian,những truyền thống cũ đã lấylại được thế lực của mình.

Chẳng có ví dụ nào chứngtỏ tốt hơn sức mạnh của truyềnthống đối với tâm hồn đámđông. Đó không phải là nhữngthần tượng đáng sợ nhất cưngụ trong các ngôi đền, cũngkhông phải là những bạo chúachuyên chế nhất trong các lâu

Page 298: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đài; thần tượng và bạo chúa cóthể bị đập tan trong phút chốc;còn các ông chủ vô hình thốngtrị tâm hồn chúng ta thì thoátkhỏi mọi cố gắng nổi loạn, vàchỉ chịu thua sự mòn mỏi chậmchạp của nhiều thế kỉ.

3. Thời gian

Trong các vấn đề xã hộicũng như sinh học, một trongnhững nhân tố giàu sinh lựcnhất là thời gian. Nó là ngườisáng tạo đích thực duy nhất, vàlà kẻ phá huỷ vĩ đại duy nhất.Chính nó đã tạo nên những quảnúi từ vô vàn hạt cát, và đã

Page 299: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nâng những tế bào tăm tối từthời hồng hoang lên thànhphẩm giá con người. Muốn biếnđổi một hiện tượng nào đó,phải cần nhiều thế kỉ can thiệp.Người ta có lí khi nói rằng chomột con kiến đủ thời gian nó sẽcó thể san bằng đỉnh Blanc[3].Một con người nếu có quyềnnăng thần diệu làm thay đổithời gian theo ý muốn sẽ có sứcmạnh mà những tín đồ gán choThượng đế.

Nhưng ở đây chúng ta chỉquan tâm tới ảnh hưởng củathời gian trong sự ra đời nhữngý kiến của đám đông. Ở khía

Page 300: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cạnh này, tác động của nó vẫncòn rộng lớn. Nó bắt nhiều lựclượng lớn phụ thuộc vào mình,như chủng tộc không thể hìnhthành mà không có nó. Thờigian làm cho mọi niềm tin nảysinh, lớn lên, chết đi, chính nhờthời gian, những niềm tin đạtđược sức mạnh và cũng qua nónhững niềm tin mất đi sứcmạnh.

Chính thời gian chuẩn bịcho ý kiến và niềm tin của đámđông, nghĩa là chuẩn bị mảnhđất cho những thứ đó nảymầm. Và chính vì vậy một số tưtưởng có thể được thực thi ở

Page 301: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

một thời đại này lại không thểthực thi trong một thời đạikhác. Chính thời gian đã tích tụvô vàn mảnh vụn của niềm tin,ý tưởng trên đó nảy sinh tưtưởng của một thời đại. Chúngkhông bỗng dưng nảy mầm nhúhoa; những chiếc rễ của mỗi tưtưởng đều cắm sâu vào mộtquá khứ dài lâu. Khi chúng đơmhoa, thời gian đã chuẩn bị sẵncho mùa nở, và bao giờ cũngphải đi ngược về quá khứ đểhiểu được sự ra đời của chúng.Chúng là con đẻ của quá khứ,là mẹ của tương lai, và bao giờcũng là nô lệ của thời gian.

Page 302: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Vậy thời gian là ông chủđích thực của chúng ta, chỉ cầnđể cho nó tác động, ta sẽ thấymọi sự vật biến đổi. Ngày nay,chúng ta rất lo ngại những khátvọng đầy đe doạ của đám đông,lo ngại những tàn phá, nhữngđảo lộn mà chúng báo trước.Chỉ riêng thời gian sẽ chịutrách nhiệm lập lại cân bằng.Ông Lavisse[4] đã viết rấtđúng: “Không một chế độ nàođược xây dựng trong ngày mộtngày hai. Các tổ chức chính trịvà xã hội đều là những côngtrình đòi hỏi nhiều thế kỉ; chếđộ phong kiến đã tồn tại không

Page 303: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ra hình thù gì và hỗn loạntrong nhiều thế kỉ trước khi tìmra những quy tắc của nó, chếđộ quân chủ chuyên chế cũngtồn tại trong nhiều thế kỉ trướckhi tìm ra những phương cáchhợp thức để cai trị, và đã cónhiều biến loạn lớn trong thờigian chờ đợi”.

4. Những thiết chế chínhtrị và xã hội

Ý tưởng cho rằng thiết chếcó thể chữa khỏi những khuyếttật của xã hội, tiến bộ của cácdân tộc là kết quả của sự hoànthiện thể chế và chính phủ, và

Page 304: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những thay đổi xã hội có thểtiến hành bằng các sắc lệnh;tôi cho rằng ý tưởng đó còn phổbiến khắp nơi. Cách mạng Phápdùng ý tưởng đó làm điểm xuấtphát và những lí thuyết xã hộihiện thời dùng nó làm điểmtựa.

Những kinh nghiệm lâu đờinhất cũng chưa thể làm lunglay đáng kể cái ảo tưởng đángsợ này. Các nhà triết học và sửhọc thật uổng công khi thửchứng minh sự phi lí của nó.Tuy nhiên, chẳng có gì khó vớihọ khi chỉ ra rằng những thiếtchế là con đẻ của tư tưởng, tình

Page 305: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cảm và tập tục và rằng người takhông sửa chữa lại tư tưởng,tình cảm và tập tục bằng cáchchữa lại các đạo luật. Một dântộc không được tuỳ ý chọnnhững thiết chế, cũng như nókhông chọn được màu mắt haymàu tóc của mình. Các thể chếvà những chính phủ là sảnphẩm của chủng tộc. Còn lâuchúng mới là người sáng tạo ramột thời đại chúng là tạo phẩmcủa nó mà thôi. Những dân tộckhông được cai trị do ý thíchthất thường nhất thời của nómuốn thế, mà do tính cách củanhững dân tộc đòi hỏi như thế.

Page 306: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Phải cần nhiều thế kỉ để hìnhthành một chế độ chính trị, vànhiều thế kỉ để thay đổi nó.Những thiết chế không hề cómột hiệu lực nội tại nào; bảnthân chúng không tốt cũngchẳng xấu. Thiết chế nào tốt ởmột thời điểm nhất định chomột dân tộc nhất định, có thểlà đáng ghét đối với một dântộc khác.

Vậy nên một dân tộc khônghề có khả năng thay đổi thựcsự những thiết chế của mình.Nó chắc chắn có thể, bằng cáigiá của những cuộc cách mạngbạo lực, thay đổi tên gọi của

Page 307: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những thể chế ấy, nhưng nộidung không thay đổi. Những cáitên chỉ là nhãn hiệu hão huyềnmà nhà sử học nào hiểu cặn kẻbản chất của sự vật sẽ khôngquan tâm đến. Chính vì thế nênchẳng hạn nước Anh là một đấtnước dân chủ nhất trên thếgiới[5], tuy sống dưới chế độquân chủ; trong khi đó nhữngđất nước mà chế độ chuyên chếcòn hoành hành nặng nề nhấtlại là những nước cộng hoà Mỹ- Latin, mặc dù thể chế cộnghoà cai trị những nước ấy. Tínhcách của các dân tộc chứ khôngphải chính phủ dẫn dắt số phận

Page 308: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

của chúng. Đó là một quanđiểm mà tôi đã thử xác lậptrong một cuốn sách trước, dựatrên các ví dụ tiêu biểu.

Vậy đó là một công việc rấttrẻ con, một thứ bài tập vô íchcủa nhà hùng biện khoatrương, không biết rằng chỉ phíthời gian để chế tạo ra toànnhững thể chế. Sự cần thiết vàthời gian sẽ đảm nhiệm việcxây dựng nên chúng, khi chúngta đủ khôn ngoan để cho hainhân tố ấy hành động. Chínhngười Anglo - Saxon đã tiếnhành như vậy, và đó là điềunhà sử học vĩ đại của họ,

Page 309: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Macaulay[6] nói với chúng tatrong một đoạn văn mà các nhàchính trị của mọi quốc gia Latinphải đọc thuộc lòng. Sau khi đãchỉ ra mọi cái tốt mà luật phápđã có thể làm, đứng về mặt lítrí thuần tuý những đạo luật ấycó vẻ như một hỗn độn củanhững điều phi lí và nhữngmâu thuẫn, ông so sánh hàngtá thể chế đang chết trongnhững cơn biến động của cácdân tộc Latin thuộc châu Âu vàchâu Mỹ với thể chế của nướcAnh, ông cho ta thấy rằng thểchế của nước Anh chỉ được thayđổi rất chậm, từng phần, dưới

Page 310: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ảnh hưởng của những cần thiếttức thời chứ không bao giờ dướiảnh hưởng của những suy luậntư biện. “Đừng lo lắng đến tínhcân đối, mà hãy lo lắng nhiềuđến tính lợi ích; đừng bao giờvứt bỏ cái dị thường chỉ vì nó làmột cái dị thường; đừng bao giờđổi mới nếu không phải là khicảm thấy có sự bất ổn nào đó,và lúc đó đổi mới đúng vừa đủđể loại bỏ cái bất ổn; đừng baogiờ thiết lập một đề nghị rộnghơn trường hợp đặc biệt mà tamuốn sửa chữa; đó là nhữngquy tắc từ thời John đến thờiVictoria, chúng nói chung đã

Page 311: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hướng dẫn cho các cuộc thảoluận của 250 nghị viện củachúng ta”.

Ta phải xem xét lần lượttừng đạo luật một và từng thiếtchế một của mỗi dân tộc, đểchứng tỏ chúng là biểu hiệnnhững nhu cầu của chủng tộcđến thế nào, và không thể vì lído này mà chúng bị biến đổimột cách dữ dội. Thí dụ ngườita có thể biện luận một cáchtriết học về những thuận lợi vàbất cập của sự tập trung hoá,nhưng khi chúng ta nhìn thấymột dân tộc gồm nhiều chủngtộc rất khác nhau, đã phải dành

Page 312: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

một nghìn năm cố gắng mớidần dần đạt tới sự tập trungnày; khi chúng ta thấy rằngmột cuộc cách mạng lớn có mụctiêu là đập tan mọi thể chế củaquá khứ, đã buộc phải chẳngnhững tôn trọng sự tập trunghoá này mà còn phải phóng đạinó lên, thì ta có thể nói nó làcon đẻ của những điều cầnthiết cấp bách, thậm chí là mộtđiều kiện sinh tồn, và ta có thểphàn nàn về tầm vóc tinh thầnyếu kém của những nhà chínhtrị chỉ nói đến chuyện phá huỷnó đi. Nếu như ngẫu nhiên họthành công trong chuyện đó thì

Page 313: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

giờ phút thành công sẽ ngaylập tức là tín hiệu của một cuộcnội chiến khủng khiếp*[7], vảlại cuộc nội chiến ấy lại lập tứcdẫn tới một sự tập trung mớicòn nặng nề hơn nhiều so vớisự tập trung cũ.

Ta kết luận những điều nóitrên rằng không nên tìm cáchtác động sâu vào tâm hồn đámđông nhờ những thiết chế; vàkhi ta thấy một vài nước, nhưHoa Kì, đã thịnh đạt ở mức độcao với những thiết chế dânchủ, trong khi những nướckhác, như những nước cộnghoà Mỹ - Latin, đang sống

Page 314: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

trong sự vô chính phủ ảm đạmnhất mặc dù có những thiết chếtuyệt đối giống; thì ta có thểnói rằng những thiết chế ấy xalạ với sự lớn lao của dân tộcnày cũng như xa lạ với sự suyđồi của dân tộc kia. Các dân tộcđều bị tính cách của chính họthống trị; và tất cả những thiếtchế nào không được đúc khuônvừa vặn với tính cách ấy sẽ chỉlà thứ quần áo vay mượn, mộtthứ giả trang tạm thời. Chắchẳn, nhiều cuộc chiến tranhđẫm máu, nhiều cuộc cáchmạng bạo lực đã xảy ra, và cònsẽ xảy ra, để áp đặt cho những

Page 315: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thiết chế mà người ta gán chochúng, như từng gán chonhững di vật của các vị thánh,cái khả năng siêu phàm tạo rahạnh phúc. Vậy, theo mộtnghĩa nào đó có thể nói rằngnhững thiết chế tác động lêntâm hồn đám đông bởi vì chúnggây nên những biến động nhưthế. Nhưng trong thực tế,không phải chính những thiếtchế tác động như thế, bởi tabiết rằng dù thắng hay bại, bảnthân chúng không hề có mộthiệu lực nào cả. Cái đã tác độnglên tâm hồn đám đông chính lànhững ảo tưởng và ngôn từ.

Page 316: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Đặc biệt là ngôn từ, những từngữ vừa đầy ảo tưởng vừamạnh mẽ này sẽ được chúng tôichỉ ra ảnh hưởng lạ lùng củachúng.

5. Giáo dưỡng và giáodục

Đứng đầu những tư tưởngthống trị nói trên của một thờiđại, mà chúng tôi đã lưu ý ởmột chỗ khác về số lượng ít ỏivà sức mạnh của chúng, dù đôikhi chúng là những ảo tưởngthuần tuý, ngày nay, đó là tưtưởng sau đây: đào tạo có khảnăng thay đổi con người một

Page 317: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cách đáng kể, và có kết quảchắc chắn là cải tạo được conngười, thậm chí làm cho conngười bình đẳng. Chỉ bằng việcnhắc đi nhắc lại, điều khẳngđịnh này cuối cùng đã trởthành một trong những tín điềukhó lay chuyển nhất trong chếđộ dân chủ. Ngày nay, khóđụng chạm tới điều đó, cũngnhư thời xưa khó đụng chạmtới những tín điều của nhà thờ.

Nhưng ở điểm này, cũngnhư ở nhiều điểm khác, nhữngtư tưởng dân chủ đều đã bấtđồng sâu sắc với các dữ kiệncủa tâm lí học và kinh nghiệm.

Page 318: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Nhiều triết gia nổi tiếng, trongđó có Herbert Spencer, dễ dàngchỉ ra rằng giáo dục chẳng làmcho con người đạo đức hơn,sung sướng hơn, rằng nó khôngthay đổi được bản năng và đammê mang tính di truyền củacon người; đôi khi, chỉ đạo kémmột chút, giáo dục sẽ có hạinhiều hơn có ích. Những nhàthống kê cũng xác nhận quanniệm này khi nói với ta rằng tộiphạm tăng lên cùng với sự phổcập giáo dục, hay ít ra là phổcập một sự giáo dục nào đó,rằng những kẻ thù tệ nhất củaxã hội, những kẻ vô chính phủ,

Page 319: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thường được tuyển lựa trongđám học trò được giải thưởngcủa các trường; và trong mộtcông trình mới đây, ôngAdolphe Guillot, một quan toàưu tú nhận xét rằng ngày nayngười ta đếm được cứ 3.000 tộiphạm có học thì chỉ có 1.000tội phạm vô học, và rằng trong50 năm, tình trạng phạm tội đãvượt con số từ 227 lên đến 552trên 400.000 dân, tức là tăng133%. Ông ta cũng ghi nhậncùng các đồng sự rằng tìnhtrạng phạm tội gia tăng đặcbiệt ở những người trẻ tuổi mà,như ta đã biết, [ở nước Pháp],

Page 320: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

việc đến trường không mất tiềnvà bắt buộc đã thay thế cơ chếhọc việc nơi ông chủ.

Chắc không phải là, và cũngchẳng ai ủng hộ điều này baogiờ, sự đào tạo được chỉ đạo tốtlại không thể cho những kếtquả thực tế rất có ích, nếukhông nâng cao được đạo đứcthì ít nhất cũng phát triển đượckhả năng nghề nghiệp. Khốnthay những dân tộc Latin, nhấtlà từ hai mươi lăm năm nay, đãđặt cơ sở cho hệ thống giáo dụctrên những nguyên lí rất sailầm, và mặc cho những conngười lỗi lạc nhất phê phán, họ

Page 321: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vẫn khăng khăng giữ những sailầm thảm hại. Bản thân tôi,trong nhiều cuốn sách khácnhau*[8], cũng đã chỉ ra rằngnền giáo dục hiện nay củachúng ta đã biến phần lớnnhững người được tiếp nhậngiáo dục thành kẻ thù của xãhội, và tuyển lựa đông đảo mônđồ cho những hình thức tệ hạinhất của chủ nghĩa xã hội.

Cải tạo ra mối hiểm nguyđầu tiên của nền giáo dục này -rất xứng danh là nền giáo dụcLatin - chính là dựa trên sailầm tâm lí học cơ bản: người taphát triển được trí tuệ bằng

Page 322: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cách học thuộc lòng sách giáokhoa. Từ đó người ta cố gắnghọc thuộc càng nhiều càng tốt,và từ tiểu học đến cấp tiến sĩhay thạc sĩ, người trẻ tuổi chỉlàm công việc học thuộc lòngsách vở, mà khả năng phánđoán và óc sáng kiến của anhta không bao giờ được sử dụng.Giáo dục đối với anh ta là đọcthuộc lòng và vâng lời. ÔngJules Simon cựu bộ trưởng giáodục đã viết: “Học những bàihọc, thuộc lòng cuốn ngữ pháphoặc một quyển sách giản yếu,nhắc lại đúng, bắt chước giỏi,đó là thứ giáo dục buồn cười, ở

Page 323: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đó mọi cố gắng là chứng tỏ lòngtin trước tính bất khả sai lầmcủa ông thầy, nền giáo dục ấychỉ dẫn đến việc hạ thấp giá trịcủa chúng ta và khiến chúng tabất lực”.

Nếu nền giáo dục này chỉ làvô ích thì chúng ta có thể dừnglại ở việc thương xót những đứatrẻ khốn khổ, bởi lẽ ra có nhiềuđiều cần thiết để dạy ở trườngtiểu học, người ta lại thích dạycho chúng phả hệ của con cáinhà vua Clotaire[9], nhữngcuộc chiến giữa vương triềuNeustrie và vương triềuAustrasie[10], hay phân loại

Page 324: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

động vật; nhưng nền giáo dụcấy còn biểu thị một mối hiểmnguy nghiêm trọng hơn nhiều.Nó làm cho người tiếp nhậnchán ghét cùng cực cái thânphận mà anh ta được sinh ra,và ước ao mãnh liệt được thoátkhỏi thân phận ấy. Người côngnhân không muốn làm côngnhân nữa, người nông dânkhông muốn làm nông dân nữa,và nhà tư sản cuối cùng chỉthấy nghề nghiệp khả dĩ nhấtcho con cái mình chẳng gì kháchơn là làm công chức ăn lươngNhà nước. Thay vì chuẩn bị chongười ta vào đời, trường học lại

Page 325: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chỉ chuẩn bị cho họ trở thànhcông chức, người ta có thểthành công mà không cần phảitự định hướng cho mình, cũngkhông phải bộc lộ một chútsáng kiến nào. Ở nấc thangdưới, nền giáo dục ấy tạo ranhững đạo quân vô sản bấtmãn với số phận mình và luônsẵn sàng nổi loạn; ở trên, tầnglớp tư sản phù phiếm củachúng ta, vừa hoài nghi vừa cảtin, có lòng tin mù quáng vàoNhà nước - người che chở, tuyhọ không ngừng công kích nó,luôn đổ trách nhiệm cho chínhphủ những sai lầm của chính

Page 326: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

mình và không có khả năngthực hiện một điều gì mà khôngcó sự can thiệp của quyền lực.

Nhờ vào sách giáo khoa,Nhà nước tạo ra tất cả nhữngcon người có bằng cấp ấy, chỉcó thể sử dụng một số ít, và dĩnhiên phải để những người cònlại thất nghiêp. Vậy Nhà nướcphải đành chịu nuôi sống nhómthứ nhất và có kẻ thù là nhómthứ hai. Từ trên cao xuống dướithấp của tháp xã hội, từ thầyký giản dị đến giáo sư và đến vịtỉnh trưởng, đám người đôngđảo có bằng cấp hiện chiếm hếtnhững vị trí nghề nghiệp. Trong

Page 327: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

khi một nhà kinh doanh khókhăn lắm mới tìm ra một nhânviên làm đại diện cho mình ởthuộc địa, thì có hàng ngàn ứngviên xin xỏ những chỗ làm nhànước tầm thường nhất. Chỉriêng quận Seine đã có 20.000giáo viên nam nữ thất nghiệp,họ khinh thường ruộng đồng vàxưởng máy và tìm tới Nhà nướcđể kiếm sống. Số người maymắn thì ít, số người bất mãn tấtnhiên rất nhiều. Những ngườisau sẵn sàng ủng hộ mọi cuộccách mạng, dù thủ lĩnh là ai vàmục đích mà các cuộc cáchmạng theo đuổi là gì. Sở hữu

Page 328: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

kiến thức mà không thể tìmđược việc làm là một phươngcách chắc chắn để biến conngười ta thành một kẻ nổiloạn*[11].

Rõ ràng đã quá chậm để đingược lại một trào lưu như vậy.Chỉ có kinh nghiệm, người thầyvĩ đại của các dân tộc, sẽ chịutrách nhiệm chỉ ra cho chúng tasai lầm của mình. Chỉ có kinhnghiệm mới đủ sức mạnh đểchứng tỏ sự cần thiết phải thaythế những cuốn giáo khoa tệhại của chúng ta, những kì thiđáng thương của chúng ta bằngmột nền giáo dục dạy nghề, có

Page 329: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

khả năng dẫn thanh thiếu niênđến với ruộng đồng, xưởngmáy, những công trình thuộcđịa, mà hôm nay họ đang bằngmọi giá tìm cách trốn chạy.

Nền giáo dục dạy nghề màgiờ đây những người sáng suốtđều đòi hỏi là nền giáo dục xưakia cha ông đã được nhận lại,và là cái mà các dân tộc ngàynay đang thống trị thế giới nhờý chí, sáng kiến, tinh thần dámnghĩ dám làm đã biết bảo tồn.Trong các trang viết đặc sắc,mà rồi sau tôi sẽ trích lạinhững phần chủ yếu nhất, mộtnhà tư tưởng lớn, ông Taine, đã

Page 330: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chỉ ra rõ ràng rằng nền giáodục của chúng ta xưa kia cũnggần giống như nền giáo dụcAnh hay Mỹ ngày nay, và trongmột đoạn đối chiếu đặc sắc giữahệ thống giáo dục Latin với hệthống Anglo-Saxon, ông đã chothấy rõ những kết quả của haiphương pháp.

Có lẽ cùng lắm, người tacũng đành bằng lòng chấp nhậnmọi thứ bất cập của nền giáodục kinh viện của chúng ta,ngay cả dù rằng nó chỉ tạo ranhững kẻ vô tích sự và nhữngkẻ bất mãn, nếu như việc sởhữu hời hợt nhiều kiến thức

Page 331: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đến thế, việc đọc thuộc lònghoàn hảo nhiều sách giáo khoađến thế đã nâng cao được trìnhđộ trí tuệ. Nhưng thực sự nó cónâng cao được trí tuệ không?Không, thật buồn thay! Chínhsự xét đoán, kinh nghiệm, sángkiến, tính cách mới là nhữngđiều kiện thành công ở đời, cònsách vở không cho những điềuđó. Sách là những cuốn từ điểncó ích để tra cứu, nhưng hoàntoàn vô ích khi có những đoạnvăn dài trong đầu.

Giáo dục dạy nghề có thểphát triển trí tuệ thế nào trongchừng mực nó hoàn toàn thoát

Page 332: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ra khỏi lối đào tạo kinh viện, đólà điều Taine chỉ ra khá rõ.

“Những tư tưởng chỉ hìnhthành trong môi trường tựnhiên và bình thường củachúng. Cái làm cho mầm mốngtư tưởng sinh trưởng, đó làmuôn vàn những ấn tượngnhạy cảm mà thanh niên nhậnđược hàng ngày ở xưởng máy,trong hầm mỏ, ở toà án, trongnghiên cứu, trên công trường, ởbệnh viện, trong cảnh tượngcủa những dụng cụ, những vậtliệu và những hoạt động, đốidiện với khách hàng, với côngnhân, với lao động, với sản

Page 333: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

phẩm làm tốt hay xấu, tốn kémhay có lợi; đấy là những tri giácđặc biệt của mắt, của tai, củatay và cả của khứu giác, đượcthu nhận không cố ý và đượcchế biến âm thanh chúng tự tổchức trong anh ta, để rồi sớmhay muộn gợi ý cho anh ta sựtổ hợp mới, sự đơn giản hoá, sựtiết kiệm, sự hoàn thiện haysáng chế nào đó. Thanh niênPháp bị tước đi mọi tiếp xúcquý báu, mọi yếu tố có thểđồng hoá và cần thiết đó, vàđúng vào lúc ở cái tuổi phongphú; suốt bảy hay tám năm, họbị nhốt trong một trường học,

Page 334: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cách xa kinh nghiệm trực tiếpvà cá nhân, điều sẽ cho họ kháiniệm chính xác và sống độngvề sự vật, con người và nhiềucách khác nhau để sử dụngchúng”.

“… Ít ra chín phần mườitrong số họ đã mất thời gian vàcông sức, mất nhiều năm củacuộc đời và những năm thánghiệu quả, quan trọng hay thậmchí quyết định của mình: đầutiên hãy tính một nửa hay haiphần ba những người đi thi, tôimuốn nói là bị trượt - sau đó,trong số những người trúngtuyển, được thăng bậc, cấp

Page 335: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chứng chỉ bằng cấp, thì mộtnửa hay hai phần ba nữa tôimuốn nói là đã bị quá sức.Người ta đã đòi hỏi họ quánhiều bằng cách yêu cầu họngày nào đó phải ngồi ghế hayđứng trước bảng suốt hai giờliền, và đối với một nhóm cáckhoa học, họ phải là những cáikho tư liệu sống của tất cảkhiến thức nhân loại; quả thực,ngày hôm ấy suốt hai giờ liền,họ đã, hay gần như là cái khotư liệu sống rồi. Nhưng mộttháng sau họ không như thếnữa; họ không thể chịu nổicuộc kiểm tra lại một lần nữa;

Page 336: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những điều họ sở hữu được quánhiều, và quá nặng nề, chúngkhông ngừng trượt ra ngoàitâm trí họ và họ chẳng thiếtnhững cái mới. Sức mạnh tinhthần đã giảm xuống; thứ nhựadồi dào đã can kiệt; con ngườiđã thành niên xuất hiện, vàthông thường đó là con ngườibỏ đi. Chỉn chu nề nếp, lập giađình, cam chịu quẩn quanhtrong một vòng tròn và mãimãi trong vòng tròn ấy, anh taẩn mình trong văn phòng hạnhẹp, đứng đắn làm tròn tráchnhiệm, chẳng làm gì khác ngoàiđiều ấy. Hiệu suất trung bình là

Page 337: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

như vậy; chắc chắn thu nhậpcó được không cân bằng với chiphí. Ở Anh và ở Mỹ, cũng nhưxưa kia, trước năm 1789 tạiPháp, người ta sử dụng cáchngược lại, hiệu suất đạt được làbằng hoặc cao hơn”.

Tiếp đó, nhà sử học nổitiếng chỉ ra cho ta thấy sự khácnhau giữa hệ thống giáo dụccủa chúng ta với hệ thống củanhững nước Anglo-saxon.Những ngày này không cónhiều trường học đặc biệt nhưchúng ta; ở họ giáo dục khôngphải do sách vở đem lại, mà dochính sự vật đem lại. Ví dụ

Page 338: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

người kĩ sư được đào tạo trongmột xưởng máy chứ không baogiờ trong một trường học; điềunày cho phép mỗi người đạt tớichính xác mức độ mà trí tuệcủa anh ta vốn có, làm côngnhân hay đốc công nếu anh takhông thể đi xa hơn nữa, làmkỹ sư nếu khả năng của anh tadẫn được tới đó. Đó là mộtphương pháp dân chủ hơnnhiều và ích lợi cho xã hội hơnnhiều so với việc bắt toàn bộ sựnghiệp của một cá nhân phảiphụ thuộc vào một kì thi vàitiếng đồng hồ mà anh ta phảichịu đựng lúc mười tám hay hai

Page 339: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

mươi tuổi.

“Khi còn rất trẻ người họctrò đã được nhận vào bệnhviện, hầm mỏ, xí nghiệp, vănphòng luật sư văn phòng kiếntrúc sư, nơi anh ta học việc vàthực tập; ở nước ta người đógần giống như người thư kítrong văn phòng luật hay ngườihọc vẽ trong xưởng hoạ. Tiênquyết và trước khi bước vào,anh ta có thể theo vài khoá họctổng quát và sơ lược, để cóđược một cái khung rất sẵnsàng nhằm đưa vào đó nhữngnhận xét mà về sau anh ta sẽphải làm. Tuy nhiên, thông

Page 340: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thường trong tầm tay anh tacòn có một vài lớp kỹ thuật màanh ta có thể theo học vào cácgiờ rảnh rỗi, để dần dần phốihợp với những kinh nghiệmhàng ngày mà anh ta có được.Dưới một chế độ như vậy, khảnăng thực hành tăng lên và tựphát triển đúng đến mức độ mànăng lực của người học trò có,và trong chiều hướng đòi hỏicủa công việc tương lai, thôngqua công việc riêng mà ngaytrong hiện tại anh ta muốn tựthích ứng. Theo cách ấy, ở Anhvà ở Mỹ, thanh niên nhanhchóng đạt tới chỗ tự mình rút

Page 341: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ra được tất cả những điều màmình có. Ngay từ năm hai lămtuổi, và thậm chí sớm hơnnhiều, nếu không thiếu năngkhiếu và tư chất, anh ta chẳngnhững là một người thi hành cóích, mà còn là người dám nghĩdám làm, không chỉ là mộtbánh xe răng, mà hơn nữa cònlà một động cơ, - ở Pháp,phương pháp ngược lại đãthắng thế, và qua mỗi thế hệ,nó lại trở nên có tính Trung Hoahơn, tổng cộng những năng lựcmất đi thật to lớn”.

Và nhà triết học vĩ đại điđến kết luận sau về chênh lệch

Page 342: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tăng dần của nền giáo dụcLatin chúng ta so với đời sống.

“Ở ba bậc đào tạo, trẻ nhỏ,thiếu niên và thanh niên, sựchuẩn bị lí thuyết trên ghế nhàtrường, thông qua sách vở, kéodài và quá tải, vì mục đích thicử, cấp bậc, bằng cấp, chứngchỉ, và chỉ vì mục đích đó màthôi; và bằng những phươngcách tệ hại, bằng việc áp dụngmột chế độ phản tự nhiên vàphản xã hội, bằng việc để thậmquá đáng vấn đề học nghề thựchành, bằng chế độ nội trú,bằng cảm huấn luyện giả tạovà nhồi nhét máy móc, bằng

Page 343: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

việc học quá sức mà không đếmxỉa tới thời gian về sau, tới thờikì trưởng thành và những tráchvụ nặng nề mà con người phảithực hiện sau này. Nó bỏ quathế giới thực, nơi trong thờigian tới người thanh niên sẽ rơivào, bỏ qua xã hội chungquanh mà anh ta phải thíchứng hay từ bỏ ngay từ đầu, bỏqua xung đột giữa những conngười mà muốn tự vệ, muốnđứng vững, thì trước tiên anhta phải được trang bị, được vũtrang, được tập dượt và tôiluyện dạn dày. Sự trang bị cầnthiết ấy, sự thâu lượm ấy còn

Page 344: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

quan trọng hơn tất cả nhữngđiều khác, sự vững vàng vềlương tri, về ý trí, về thần kinhthì trường học của ta khôngcung cấp cho anh ta; hoàn toànngược lại, cách giáo dục trêncòn xa mới tạo đủ phẩm chấtcho anh ta, nó còn làm cho anhta không đủ năng lực đáp ứnghoàn cảnh sống trong tương lai.Do đó khi vào đời những bướcchân đầu tiên của anh ta trongmôi trường hành động thực tếthường chỉ là một loạt vấp ngãđau đớn; anh ta bị tổn thương,bị vò xé lâu dài, đôi khi bị quèquặt mãi mãi. Đó là một thử

Page 345: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thách nặng nề và nguy hiểm,sự cân bằng tinh thần và tâmthần bị phá hỏng, và có nguycơ không hồi phục được. Sự vỡmộng xảy ra quá đột ngột, quátrọn vẹn; những thất vọng quálớn và nỗi đắng cay quá nặngnề*[12].

Qua phần viết trên đây, liệuchúng ta có đi xa khỏi tâm líhọc đám đông không? Chắc làkhông. Nếu ta muốn hiểunhững tư tưởng, những niềmtin đã nảy mầm ở đó hôm nayvà nở hoa ngày mai ra sao, thìta phải biết mảnh đất đã đượcchuẩn bị thế nào. Nền giáo dục

Page 346: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

được đem đến cho tuổi trẻ củamột đất nước cho phép ta biếtđất nước ấy sau này sẽ thếnào. Nền giáo dục được traocho thế hệ hôm nay biện minhcho những tiên đoán ảm đạmnhất. Tâm hồn đám đông đượccải thiện hay hỏng đi một phầnchính là do giáo dưỡng và giáodục. Vậy cần phải chỉ ra hệthống hiện thời đã đào luyệnnó ra sao, và đám nhưng kẻthờ ơ và trung lập đã dần dầntrở thành một đội quân bấtmãn đông đảo, sẵn sàng nghetheo mọi gợi ý của các nhàkhông tưởng và các nhà hùng

Page 347: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

biện khoa trương thế nào.Chính tại trường học ngày nayđang đào luyện những kẻ bấtmãn và vô chính phủ và đangsửa soạn cho các dân tộc Latingiờ phút suy đồi ngày mai.

Chú thích:*1 Mệnh đề này còn rất mới,

và lịch sử sẽ hoàn toàn khôngthể hiểu được nếu thiếu nó, tôiđã dành nhiều chương trongcuốn Quy luật tâm lí về sự pháttriển của các dân tộc (Les loipsychologies de l’évolution despeuples) để chứng minh nó.

Page 348: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Trong cuốn sách đó, bạn đọc sẽthấy rằng dù bề ngoài rất dễđánh lừa nhưng ngôn ngữ, tôngiáo, nghệ thuật, tóm lại tất cảnhững yếu tố của nền vănminh, đều không thể chuyểnnguyên vẹn từ dân tộc nàysang dân tộc khác.

*2 Taine đã trích dẫn bảnbáo cáo của ông Fourcroy,nguyên đại biểu Hội nghị Quốcước, thể hiện rất rõ ràng điểmnày:

“Những gì mà người tatrông thấy khắp nơi ở nghi lễngày chủ nhật, sự năng lui tới

Page 349: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhà thờ chứng tỏ quần chúngPháp quay trở lại những tục lệcũ, và không còn là thời chốnglại cái thiên hướng quốc gia nàynữa… Đại chúng là những conngười cần đến tôn giáo, sự thờphụng và các thầy tu. Đó làmột sai lầm của một số nhàtriết học hiện đại, bản thân tôicũng bị lôi kéo vào sai lầm ấy,khi tin vào khả năng một nềngiáo dục phổ cập có thể pháhủy những thành kiến tôn giáo.Đối với số đông những ngườibất hạnh, chúng là một nguồnan ủi… Vậy phải giao lại choquần chúng nhân dân các thầy

Page 350: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tu, bàn thờ và tôn giáo của họ”.3 Đỉnh Blanc: đỉnh núi cao

nhất Tây Âu, cao 4.807 m, nằmtrên dãy Alpes.

4 Ernest Lavisse (1842 -1922): nhà sử học Pháp, thànhviên của Viện Hàn lâm Phápnăm 1892, hiệu trưởng trườngĐại học Sư phạm năm 1904.Các tác phẩm chính: Nghiêncứu lịch sử nước Phổ (1879),Lịch sử nước Pháp từ cội nguồnđến Cách mạng (1901).

5 Ngay cả ở Hoa Kỳ, đó làđiều mà những người cộng hoà

Page 351: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tiên tiến nhất cũng công nhận.Tờ báo Mỹ Forum mới đây bàytỏ ý kiến dứt khoát này bằngnhững lời lẽ mà tôi trích lại đâytheo Review of Reviews thángMười Hai năm 1894:

“Chúng ta, ngay cả nhữngkẻ thù nhiệt tâm nhất chống lạichính thể quý tộc, cũng khôngbao giờ được quên rằng ngàynay nước Anh là một đất nướcdân chủ nhất hoàn cầu, là nơicác quyền của cá nhân đượctôn trọng nhất, và là nơi cánhân được tự do nhất”.

6 Thomas Babington

Page 352: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Macaulay (1880 -1859): chínhkhách, nhà thơ, nhà tiểu luậnvà sử gia nổi tiếng ở Anh vớitác phẩm Lịch sử nước Anh(1849 - 1861).

*7 Nếu ta so sánh nhữngbất đồng tôn giáo và chính trịsâu sắc đã chia rẽ nhiều bộphận của nước Pháp và chủ yếulà vấn đề chủng tộc, là nhữngkhuynh hướng phân ly đượcbiểu lộ ở thời cách mạng lại bắtđầu xuất hiện vào cuối cuộcchiến tranh Pháp-Đức, ta sẽthấy những chủng tộc khácnhau sống trên đất nước ta

Page 353: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

[nước Pháp] còn lâu mới hợpnhất. Sự tập trung cao độ củaCách mạng và việc tạo ranhững quận huyện có tính giảtạo nhằm trộn lẫn các tỉnh lị cũchắc chắn là công trình có íchnhất của Cách mạng. Ngày naynhững người không lo xa haynói tới việc giải tập trung. Nếusự giải tập trung có thể xảy ra,nó sẽ nhanh chóng dẫn đếnnhững chia rẽ đẫm máu nhất.Cần phải hoàn toàn quên lịchsử của chúng ta mới không biếtđến điều đó.

*8 Xem:

Page 354: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

- Tâm lí học về chủ nghĩa xãhội (Psychologie du socialisme,xuất bản lần thứ 3).

- Tâm lí học giáo dục(Psychologie de l’éducation,xuất bản lần thứ 5).

9 Clotaire: tên dòng vuaPháp, gồm bốn triều vua, tồntại từ thế kỉ V đến thế kỉ VIII.

10 Neustrie và Austrasie:hai trong bốn vương triều thuộcdòng Mérovée (Clotaire).Neustrie nằm ở phía Tây,Austrasie nằm ở phía Đông xứGaule ở thế kỉ VI, VII và VIII.

Page 355: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Hai vương quốc này liên tụcgây chiến tranh.

*11 Vả lại đó không phải làmột hiện tượng riêng của cácdân tộc Latin; người ta nhậnthấy điều này cả ở nước TrungHoa, một đất nước cũng do thứbậc vững chắc của các quan lạidẫn dắt, và ở đây cũng giốngnước ta, quan chức được tuyểnlựa bằng các kì thi mà sự thửthách thi cử chỉ là đọc thuộclòng không suy suyển nhữngsách giáo khoa dày. Đội quâncó học thất nghiệp ở Trung Hoangày nay được coi là một quốc

Page 356: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nạn thật sự. Ở Ấn Độ cũng nhưthế từ khi người Anh mở trườnghọc ở đây, không phải để giáodục như ở bên Anh đã làm, màđơn thuần chỉ để dạy dỗ nhữngngười bản xứ, đã hình thànhmột tầng lớp người có học gọilà những Babou, khi không cóviệc làm, họ trở thành nhữngkẻ thù không thể hoà giải củaAnh quốc hùng cường. Ở mọingười Babou có hay không cóviệc làm, hiệu quả đầu tiên củagiáo dục là hạ thấp vô cùngtrình độ đạo đức của họ. Đó làmột sự thực mà tôi đã dài dòngnhấn mạnh trong cuốn sách

Page 357: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Những nền văn minh Ấn Độ(Les Civilisations de l’Inde), vànhiều tác giả đã thăm bán đảolớn này cũng nhận thấy thế.

*12 Taine: Chế độ hiện đại(Le Régime moderne) tập 11,1891 - Những trang viết nàygần như là những trang cuốicùng của Taine. Chúng tóm tắtmột cách tuyệt vời những kếtquả trong kinh nghiệm lâu dàicủa nhà triết học lớn. Buồnthay, tôi nghĩ các giáo sư đạihọc của chúng ta không sống ởnước ngoài nên hoàn toànkhông hiểu chúng. Giáo dục là

Page 358: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

phương tiện duy nhất để ta cóthể tác động chút ít lên tâmhồn một dân tộc, và thật buồnsâu sắc khi nghĩ rằng ở Pháphầu như chẳng ai có thể hiểurằng nền giáo dục hiện thời củata là một yếu tố suy đồi nhanhchóng đáng sợ, và đáng lẽ đềcao giới trẻ thì nó lại hạ thấphọ xuống và làm hư hỏng họ.

Page 359: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương II. NHỮNG NHÂNTỐ TRỰC TIẾP ẢNH

HƯỞNG TỚI Ý KIẾN CỦAĐÁM ĐÔNG

1/ Hình ảnh, từ ngữ và côngthức. - Sức mạnh ma thuật củatừ ngữ và công thức. - Sứcmạnh của từ ngữ gắn với nhữnghình ảnh mà từ ngữ gợi lên, vàđộc lập với ý nghĩa thực củachúng. - Những hình ảnh nàythay đổi từ thời này sang thờikhác, từ chủng tộc này sangchủng tộc khác. - Sự mòn cũ

Page 360: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

của những từ ngữ. - Ví dụ vềnhững biến đổi nghĩa đáng kểcủa một vài từ ngữ rất thôngdụng. - Lợi ích chính trị trongviệc đặt tên mới cho những sựviệc cũ, khi người ta chỉ rõnhững từ ngữ tạo ra một ấntượng tai hại với đám đông. -Sự biến đổi về nghĩa của từ ngữphụ thuộc vào chủng tộc. -Nghĩa khác nhau của từ dânchủ ở châu Âu và ở Mỹ.

2/ Ảo tưởng. - Tầm quantrọng của chúng. - Ta lại thấychúng ở cơ sở của mọi nền vănminh. - Sự cần thiết mang tínhxã hội của những ảo tưởng. -

Page 361: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Đám đông bao giờ cũng thích ảotưởng hơn sự thực.

3/ Kinh nghiệm. - Chỉ cókinh nghiệm mới có thể thiếtlập trong tâm hồn đám đôngnhững sự thực đã trở nên cầnthiết và phá huỷ những ảotưởng đã trở nên nguy hiểm. -Kinh nghiệm chỉ phát huy tácdụng với điều kiện được thườngxuyên nhắc đi nhắc lại. - Điềumà những kinh nghiệm nhấtthiết phải trả giá để thuyếtphục đám đông.

4/ Lí trí. - Ảnh hưởng vôhiệu của nó với đám đông. - Ta

Page 362: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chỉ tác động được tới đám đôngbằng cách tác động lên nhữngtình cảm vô thức của nó. - Vaitrò của logic trong lịch sử. -Những nguyên nhân bí ẩn củanhững biến cố khó tin.

Chúng ta vừa mới nghiêncứu những nhân tố xa và cótính chuẩn bị đem lại cho tâmhồn đám đông một năng lựcthụ cảm đặc biệt, làm cho nó cókhả năng nảy nở một vài tìnhcảm hay tư tưởng nào đó. Bâygiờ chúng ta nghiên cứu tớinhững nhân tố có thể tác độngmột cách trực tiếp. Chúng ta sẽthấy trong chương sau phải sử

Page 363: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

dụng những nhân tố ấy thế nàođể chúng có thể sản sinh ratoàn bộ hiệu quả của mình.

Trong phần đầu cuốn sáchnày, chúng ta đã nghiên cứutình cảm, tư tưởng, suy luậncủa tập thể; và từ nhận thứcnày, rõ ràng ta sẽ có thể suy ramột cách khái quát những cáchthức gây ấn tượng mạnh lêntâm hồn đám đông. Chúng tađã biết cái gì tác động vào trítưởng tượng của đám đông, sứcmạnh và sự lây nhiễm củanhững gợi ý, nhất là những gợiý biểu hiện dưới hình thức cáchình ảnh. Nhưng những gợi ý

Page 364: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

có thể có nguồn gốc rất khácnhau, những nhân tố có khảnăng tác động lên tâm hồn đámđông có thể rất khác nhau. Vậycần thiết xem xét chúng táchbiệt nhau. Đó không phải làmột nghiên cứu vô ích. Đámđông hơi giống con nhân sưtrong ngụ ngôn cổ đại: cần phảibiết giải những câu đố mà tâmlí đám đông đặt ra cho ta, hoặclà đành chịu để cho nó ăn thịt.

1. Hình ảnh, từ ngữ vàcông thức

Khi nghiên cứu trí tưởngtượng của đám đông chúng ta

Page 365: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đã thấy rằng nó đặc biệt bịnhững hình ảnh gây ấn tượng.Không phải bao giờ ta cũng cónhững hình ảnh ấy, nhưng cóthể gợi lên chúng bằng việc sửdụng đúng đắn từ ngữ và côngthức (formule). Khi được sửdụng một cách nghệ thuật,chúng thực sự có sức mạnh bíẩn mà ngày xưa những môn đồcủa ma thuật vẫn gán chochúng. Chúng làm nảy sinhtrong tâm hồn đám đông nhữngcơn bão khủng khiếp nhất, vàchúng cũng biết làm lắng dịunhững cơn bão ấy. Người ta sẽxây được một kim tự tháp cao

Page 366: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hơn nhiều so với kim tự tháp cổKhéops với chỉ bằng xương nạnnhân của sức mạnh từ ngữ vàcông thức.

Sức mạnh của từ ngữ đượcgắn liền với những hình ảnhmà chúng gợi lên, và hoàn toànđộc lập với ý nghĩa thực củachúng. Đó thường là những từmà ý nghĩa kém xác định nhấtvà chi phối nhiều hành độngnhất. Ví dụ như những từ nhưdân chủ, chủ nghĩa xã hội, bìnhđẳng, tự do v.v…, nghĩa củachúng thì mơ hồ đến nỗi nhữngcuốn sách dày cộp cũng chẳngđủ để nói chính xác về chúng.

Page 367: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Và tuy nhiên, chắc chắn có mộtsức mạnh thực sự ma thuật gắnkết với những âm tiết ngắn củachúng, cứ như thế chúng chứađựng những giải pháp cho mọivấn đề. Chúng tổng hợp nhữngkhát vọng vô thức khác nhaunhất và niềm hi vọng thực hiệnnhững khát vọng ấy.

Lí trí và những luận chứngcũng không thể chống lại mộtsố từ ngữ và một số công thức.Người ta trầm tĩnh công bốchúng trước đám đông; và ngaykhi chúng được phát âm, nhữnggương mặt trở nên kính cẩn vànhững vầng trán cúi xuống.

Page 368: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Nhiều người coi chúng nhưnhững lực lượng của thiênnhiên, những sức mạnh siêunhiên. Chúng gợi lên trong tâmhồn những hình ảnh lớn lao vàmơ hồ, nhưng chính cái mơ hồđã làm mờ nhạt chúng và làmtăng sức mạnh huyền bí củachúng. Ta có thể so sánh chúngvới những thần linh đáng sợgiấu mình sau chiếc khám thờ,và kẻ sùng đạo run rẩy đếngần.

Những hình ảnh mà từ ngữgợi lên độc lập với nghĩa củachúng, thay đổi từ thời đại nàysang thời đại khác, từ dân tộc

Page 369: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

này đến dân tộc khác, dưới căncước là những công thức. Cònmột số từ lại tạm thời được gắnvới một vài hình ảnh: từ ngữchỉ là cái nút bấm điều khiểnlàm cho những hình ảnh hiệnlên.

Mọi từ ngữ và mọi công thứckhông có sức mạnh gợi hìnhảnh; mà sau khi đã gợi lên điềuđó thì chính chúng bị mòn cũ đivà chẳng gợi lại được gì nữatrong tâm trí. Lúc đó chúng trởthành những âm thanh vô vị,lợi ích chính của chúng là đểmiễn cho ai sử dụng chúng khỏiphải suy nghĩ. Với một kho nhỏ

Page 370: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những công thức và những điềusáo mòn học được khi còn trẻ,chúng ta sở hữu được tất cảđiều cần có để đi suốt cuộc đờimà không cần thiết phải nhọcnhằn suy nghĩ về bất cứchuyện gì.

Nếu ta xem xét một ngônngữ nhất định, ta sẽ thấy rằngnhững từ ngữ mà ngôn ngữ ấycấu thành thay đổi khá chậmchạp theo dòng các thời đại;nhưng cái thay đổi khôngngừng đó là những hình ảnhmà chúng gợi lên hay ý nghĩamà người ta gán cho chúng; vàchính vì vậy, trong một cuốn

Page 371: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

sách khác tôi đã đi đến kết luậnrằng dịch trọn vẹn một ngônngữ, đặc biệt khi đó là củanhững dân tộc đã tiêu vong, làđiều hoàn toàn không thể. Trênthực tế, ta đã làm gì khi ta thaythế một từ tiếng Pháp cho mộttừ Latin, Hy Lạp hay tiếngPhạn, hay khi chúng ta tìmcách hiểu một cuốn sách đượcviết bằng chính ngôn ngữ củata, cách đây hai hoặc ba thế kỉ?Chúng ta chỉ đơn giản thay thếnhững hình ảnh và tư tưởng màcuộc sống hiện đại đã đặt vàotâm trí ta, cho những khái niệmvà những hình ảnh hoàn toàn

Page 372: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

khác mà cuộc sống xưa kia đãlàm nảy sinh trong tâm hồn cácchủng tộc từng phải phục tùngnhững điều kiện sống khônggiống như chúng ta. Khi nhữngnhà cách mạng những tưởng đãbắt chước người Hy Lạp và LaMã, họ đã làm gì nếu khôngphải là cho những từ ngữ nàykhông bao giờ có. Liệu có thểtồn tại điều gì tương tự giữathể chế Hy Lạp với thể chế màngày nay những từ tương ứngđã chỉ ra? Thế thì một nền cộnghoà là gì nếu không phải là mộtthể chế chủ yếu mang tính quýtộc được hình thành từ một

Page 373: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhóm các tiểu bạo chúa thốngtrị một đám đông nô lệ bị kìmgiữ trong sự lệ thuộc tuyệt đối.Chính thể quý tộc công xã ấy,dựa trên chế độ nô lệ, khôngthể tồn tại giây lát mà khôngcó nó.

Và từ tự do, liệu nó có thểcó nghĩa giống với những gì tahiểu hôm nay, ở một thời đạimà khả năng tự do tư tưởng làđiều chẳng phải hoài nghi, vớimột thời đại mà chẳng có tộinào nặng hơn và hiếm có hơnlà bàn cãi về thần linh, luậtpháp và tập tục của thànhquốc? Một từ như từ tổ quốc,

Page 374: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nó có nghĩa vì trong tâm hồnmột người dân Athènes hayngười dân Sparte nếu khôngphải là sự sùng bái thànhAthènes hay thành Sparte, màkhông hề có nghĩa sùng báinước Hy Lạp, một đất nước gồmnhững thành quốc đối địchnhau và luôn trong chiếntranh: Cũng vẫn từ tổ quốc, nócó nghĩa gì đối với ngườiGaulois cổ đại, bị phân chiathành các bộ lạc đối địch, gồmnhiều chủng tộc, ngôn ngữ vàtôn giáo khác nhau, mà Cesarđã chiến thắng dễ dàng bởi vìông luôn có nhiều đồng minh

Page 375: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

trong các bộ lạc ấy. Chỉ có LaMã mới cho xứ Gaule một tổquốc, khi đem lại cho nó sựthống nhất chính trị và tôngiáo. Không cần quay trở lạiquá xa, chỉ cần lùi lại gần haithế kỉ, liệu ta có tin rằng cùngtừ tổ quốc này, các ông hoàngPháp hiểu như ngày hôm naykhông, ví dụ như hoàng thânĐại Condée[1], đã liên minh vớinước ngoài để chống lại quốcvương của mình? Vả lại cũngvẫn từ tổ quốc ấy, chẳng phảinó có một ý nghĩa rất khác vớinghĩa hiện đại đối với nhữngngười di cư đó sao, họ đã tin

Page 376: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

rằng tuân theo luật danh dựkhi chống lại nước pháp, vàtheo quan điểm của họ, thực tếhọ đã tuân theo luật ấy, bởi vìluật phong kiến gắn chư hầuvới hoàng đế chứ không phảivới đất đai, và vì hoàng đế ởđâu, nơi đó là tổ quốc đíchthực.

Như vậy, nhiều từ ngữ mànghĩa của chúng đã thay đổisâu sắc từ thời này qua thờikhác, và ta chỉ có thể hiểu đượcchúng như ngày xưa đã hiểusau một cố gắng lâu dài. Ngườita có lí khi nói rằng phải đọcnhiều mới đi đến chỗ quan

Page 377: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

niệm được, đối với cụ kị củachúng ta, những từ ngữ nhưvua và hoàng tộc có nghĩa là gì.Vậy thì đối với những từ ngữcòn phức tạp hơn thì sẽ ra saođây?

Vậy từ ngữ chỉ có những ýnghĩa hay thay đổi và tạm thời,thay đổi từ thời này qua thờikhác và từ dân tộc này qua dântộc khác; và khi chúng ta muốnqua nó, tác động lên đám đông,thì điều ta cần biết, đó là ýnghĩa mà từ ngữ bao hàm đốivới đám đông ở một thời điểmnhất định, chứ không phải ýnghĩa mà chúng đã có từ ngày

Page 378: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

xưa, hoặc ý nghĩa mà chúng cóthể có đối với những cá nhânmang cấu tạo tinh thần khác.

Cho nên, tiếp theo nhữngđảo lộn chính trị, khi đám đôngđã hoàn tất những thay đổiniềm tin, bằng cách đạt đượcmột sự đối lập sâu sắc đối vớinhững hình ảnh mà một số từngữ gợi lên, thì việc đầu tiêncủa nhà chính khách đích thựclà thay đổi những từ ngữ, dĩnhiên, không động chạm tớibản thân các sự việc, bởi vìchúng gắn bó rất chặt chẽ vớimột cấu tạo di truyền khó cóthể bị biến đổi. Ông

Page 379: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Tocqueville[2] sáng suốt đã đưara nhận xét từ lâu, là công việccủa chế độ Tổng đại và của Đếchế[3] trước hết bao gồm việckhoác lên phần lớn các thiếtchế của quá khứ những tấm áotừ ngữ mới, nghĩa là thay thếcác từ gợi lên những hình ảnhkhó chịu trong trí tưởng tượngcủa đám đông bằng các từ ngữkhác mà sự mới mẻ của chúngngăn cản những ấn tượngtương tự. Thuế thân đã trởthành đóng góp ruộng đất;gabelle đã trở thành thuế muối,thuế trợ giúp trở thành đónggóp gián tiếp và thuế gộp; thuế

Page 380: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cho các hãng buôn và phườnghội được gọi là môn bài.

Vậy một trong những chứcnăng chủ yếu nhất của cácchính khách là đặt tên bằngnhững từ bình dân, hay ít nhấtlà trung tính, cho các sự việcmà đám đông không thể chịuđựng nổi với những cái tên cũ.Sức mạnh của từ ngữ lớn đếnnỗi chỉ cần gọi những sự việc bỉổi nhất bằng những từ ngữ đãchọn khéo là đủ để đám đôngchấp nhận chúng. Taine nhậnxét đúng đắn rằng chỉ bằngcách viện dẫn đến tự do và bácái, những từ rất đại chúng khi

Page 381: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đó, mà những người Jacobinsđã có thể “sắp đặt được mộtchế độ chuyên chế xứng vớinước Dahomey[4], một toà ángiống như Toà án dị giáo,những cuộc tàn sát người giốngnhư những cuộc tàn sát ởMêhicô thời cổ”. Nghệ thuật củanhững người cầm quyền, cũngnhư của những trạng sư làtrước hết biết cách sử dụngnhững từ ngữ ấy. Một trongnhững khó khăn của nghệthuật này là trong cùng một xãhội, cùng những từ ngữ thườngcó những nghĩa rất khác nhauđối với những tầng lớp xã hội

Page 382: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

khác nhau. Bề ngoài các tầnglớp dùng cùng những từ ngữ,nhưng họ không bao giờ nóicùng một ngôn ngữ.

Trong những ví dụ kể trên,chúng ta chủ yếu đã để chothời gian can thiệp vào như lànhân tố chính đối với sự thayđổi nghĩa của từ ngữ. Nhưngnếu cho cả chủng tộc can thiệpvào, ta sẽ thấy vào cùng mộtthời đại, ở những dân tộc vănminh như nhau nhưng thuộcchủng tộc khác nhau, thì cùngnhững từ ngữ lại thường tươngứng với những tư tưởng vôcùng khác nhau. Khó có thể

Page 383: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hiểu những khác nhau này nếukhông du hành nhiều, vì thế tôikhông thể nhấn mạnh chúng.Tôi chỉ đưa ra nhận xét rằngchính những từ ngữ được đámđông hay dùng nhất lại cónhững nghĩa khác nhau nhiềunhất từ dân tộc này qua dântộc khác. Ví dụ như những từdân chủ và chủ nghĩa xã hộithường dùng hôm nay.

Trên thực tế chúng tươngứng với những tư tưởng vànhững hình ảnh hoàn toàn đốinghịch nhau trong tâm hồnLatin và trong tâm hồn Anglo -Saxon. Ở người Latin từ dân

Page 384: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chủ trước hết có nghĩa là sựxoá bỏ ý chí và sáng kiến củacá nhân trước ý chí và sángkiến của cộng đồng được đạidiện bởi Nhà nước. Chính Nhànước càng ngày càng đảmnhiệm điều khiển tất cả, tậptrung hoá, độc quyền hoá, vàchế tạo tất cả. Mọi đảng phái,không ngoại lệ, cấp tiến, xã hộichủ nghĩa hay quân chủ đềuluôn kêu gọi đến Nhà nước. Ởngười Anglo - Saxon nhất là ởngười Mỹ, cũng từ dân chủ ấylại có nghĩa trái lại là phát triểnmãnh liệt ý chí và cá nhân, xoábỏ hoàn toàn Nhà nước chừng

Page 385: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nào có thể, và, ngoài cảnh sát,quân đội và quan hệ ngoạigiao, người ta không để choNhà nước chỉ đạo điều gì hết,ngay cả giáo dục cũng không.Vậy cùng một từ ấy, ở dân tộcnày có nghĩa là xoá bỏ ý chí vàsáng kiến cá nhân còn Nhànước là ưu trội; ở một dân tộckhác lại có ý nghĩa là phát triểnquá mức ý chí và sáng kiến ấyvà xoá bỏ hoàn toàn Nhà nước*[5], nghĩa là nó có nghĩa tuyệtđối trái ngược.

2. Ảo tưởng

Từ buổi bình minh của các

Page 386: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nền văn minh, đám đông luônphải chịu ảnh hưởng của nhữngảo tưởng. Người ta đã xây dựngnhiều đền đài, nhiều tượng,nhiều bàn thờ nhất cho nhữngngười sáng tạo ra các ảo tưởng.Ngày xưa là những ảo tưởngtôn giáo, ngày nay là những ảotưởng triết học và xã hội, ngườita luôn thấy những vị chúa tểquan trọng này ở trên đầu mọinền văn minh đang liên tiếpđơm hoa trên hành tinh củachúng ta. Chính nhân danhnhững ảo tưởng, mà nhữngngôi đền thờ của Chaldée[6] vàAi Cập, rồi những lâu đài tôn

Page 387: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

giáo thời Trung cổ đã được dựnglên, mà toàn thể châu Âu bịđảo lộn cách đây một thế kỉ, vàchẳng riêng những quan niệmnghệ thuật, chính trị hay xã hộinào của chúng ta lại khôngmang dấu ấn mạnh mẽ củanhững ảo tưởng. Đôi khi conngười lật đổ chúng với cái giáphải trả là những cuộc đảo lộnkhủng khiếp, nhưng hình nhưcon người luôn bị buộc phảidựng lại chúng. Không cónhững ảo tưởng, con người sẽkhông thể thoát ra khỏi tìnhtrạng dã man nguyên thủy, vànếu không còn chúng, con

Page 388: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

người sẽ lại sớm rơi vào tìnhtrạng ấy. Chắc chắn đó lànhững cái bóng hão huyền,nhưng những con đẻ của giấcmơ ta đã buộc các dân tộc phảisáng tạo ra tất cả những gì đãlàm nên sự huy hoàng củanghệ thuật và sự lớn lao củavăn minh.

Một tác giả đã tóm tắtnhững chủ thuyết của chúng tôitừng viết: “Nếu chúng ta pháhuỷ, trong những viện bảo tàngvà những thư viện, và nếuchúng ta kéo đổ mọi tác phẩmvà mọi công trình nghệ thuậtlấy cảm hứng từ tôn giáo xuống

Page 389: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những tấm đá lát sân trước nhàthờ, thì hỏi rằng những giấc mơvĩ đại của con người còn lại gì?Đem lại cho con người phần hivọng và ảo tưởng, mà không cónó con người không thể sống,đó là lí do tồn tại của các thầnthánh, các anh hùng và các nhàthơ”

“Trong năm mươi năm, khoahọc có vẻ như đảm nhiệm côngviệc này. Nhưng điều đã làmtổn hại tới nó trong những tráitim khát khao lí tưởng, đó làkhoa học chẳng dám hứa hẹncho đủ và nó cũng không biếtnói dối cho đủ”.

Page 390: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Các nhà triết học ở thế kỉtrước đã nhiệt tình chuyên tâmvào việc phá huỷ những ảotưởng tôn giáo, chính trị và xãhội mà với chúng, cha ông tatrong nhiều thế kỉ dài đã sống.Khi phá huỷ chúng, họ đã làmvơi cạn nguồn hi vọng và sựnhẫn nhục. Đằng sau các ảoảnh bị sát hại, họ lại tìm thấynhững sức mạnh mù quáng vàngấm ngầm của tự nhiên.Không động lòng với sự yếuđuối những lực lượng nàykhông biết đến tình thương.

Với tất cả bước tiến củamình, triết học vẫn chưa thể

Page 391: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

dâng tặng cho những đám đôngmột lí tưởng nào để có thể mêhoặc chúng; nhưng vì chúngcần những ảo tưởng bằng bấtcứ giá nào, nên như sâu bọluôn đổ xô đến ánh sáng, đámđông theo bản năng cũnghướng về các nhà hùng biệnkhoa trương, những người đãđưa ra cho đám đông ảo tưởngấy. Nhân tố chủ yếu cho sựphát triển của các dân tộckhông bao giờ là chân lí mà làsự sai lầm. Và ngày nay nếunhư chủ nghĩa xã hội đang rấtcó thế lực, thì đó là vì nó là cáiảo tưởng duy nhất hãy còn

Page 392: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

sống động. Mặc cho mọi thôngminh khoa học, nó vẫn tiếp tụclớn mạnh lên. Sức mạnh chủyếu của nó được bảo vệ bởinhững đầu óc không hiểu biếtthấu đáo về thực tế của sự việcmà đã dám hứa hẹn đem lạihạnh phúc cho con người. Ngàynay ảo tưởng xã hội thống trịtrên mọi đống đổ nát chấtchồng của quá khứ, và tươnglai thuộc về nó. Đám đôngkhông bao giờ khát khao chânlí. Đứng trước những hiểnnhiên làm nó không hài lòng,đám đông ngoảnh mặt đi, nóthích thần thánh hoá sự sai

Page 393: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

lầm, nếu như sai lầm lôi cuốnnó. Kẻ nào biết gây ảo tưởngcho đám đông sẽ dễ dàng làmông chủ của nó; kẻ nào địnhphá giải ảo tưởng cho đámđông, kẻ ấy sẽ là nạn nhân củanó.

3. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm gần như làphương pháp duy nhất hiệunghiệm để thiết lập vững chắcmột chân lí trong tâm hồn đámđông, và để phá huỷ những ảotưởng đã trở nên quá nguyhiểm. Liệu có còn cần thiết khikinh nghiệm phải được nhận

Page 394: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thức trên diện rất rộng vàthường phải được lặp đi lặp lại.Những kinh nghiệm mà một thếhệ đã trải qua thường vô íchvới thế hệ sau; chính vì thếnhững sự kiện lịch sử được việndẫn để chứng minh sẽ chẳngích gì. Ích lợi duy nhất củachúng là chứng tỏ những kinhnghiệm phải được lặp đi lặp lạiđến mức độ nào từ thời này quathời khác để gây được ảnhhưởng nào đó, và thành côngtrong việc làm lay chuyển mộtsai lầm, khi sai lầm này đã cắmrễ vững chắc vào tâm hồn đámđông.

Page 395: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Thế kỉ của chúng ta và thếkỉ trước sẽ được các sử giatương lai dẫn ra như một thờiđại của những kinh nghiệm lạkì. Chẳng có thời đại nào lạitrải qua nhiều kinh nghiệm nhưthế.

Khổng lồ nhất trong nhữngkinh nghiệm ấy là cuộc Cáchmạng Pháp. Để phát hiện rarằng người ta không thể tái tạomột xã hội hoàn toàn dựa trêncác chỉ dẫn của lí trí thuần tuý,thì đã phải tàn sát nhiều triệungười và đảo lộn toàn thể châuÂu trong hai mươi năm. Đểchứng minh bằng kinh nghiệm

Page 396: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cho chúng ta thấy rằng nhữngCésar đã gây tai hoạ lớn chocác dân tộc hoan nghênh họ,thì đã phải cần tới hai cuộc trảinghiệm tàn hại trong năm mươinăm, và mặc dù đã quá rõràng, các kinh nghiệm nàydường như vẫn không đủ sứcthuyết phục. Tuy thế, cuộc trảinghiệm thứ nhất đã phải trả giábằng ba triệu người và mộtcuộc xâm lược, cuộc trảinghiệm thứ hai trả giá bằngviệc mất đất đai và sự cần thiếtphải có những đạo quân thườngtrực. Cách đây không lâu, suýtnữa người ta thử làm cuộc trải

Page 397: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nghiệm thứ ba, và một ngàynào đó chắc nó sẽ xảy ra. Đểlàm cho cả một dân tộc chấpnhận rằng quân đội đông đảocủa Đức không phải là một thứvệ binh quốc gia hiền lành vôhại, như người ta đã rao giảngtrước năm 1870*[7], thì đã cầnđến một cuộc chiến tranhkhủng khiếp làm chúng ta phảitrả giá quá đắt. Để nhận thứcrằng, chủ nghĩa bảo hộ thuếquan sẽ làm sạt nghiệp nhữngdân tộc đã chấp nhận nó, thìphải cần ít nhất hai mươi nămkinh nghiệm thảm khốc. Ta cóthể nhân lên vô tận những ví

Page 398: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

dụ.

4. Lí trí

Khi kể ra những nhân tố cókhả năng gây ấn tượng lên tâmhồn đám đông, ta có thể miễnhoàn toàn không nhắc tới lí trí,nếu không cần thiết chỉ ra giátrị tiêu cực về ảnh hưởng củanó.

Chúng tôi đã chỉ ra rằng sựsuy luận không thể ảnh hưởngtới đám đông, rằng đám đôngchỉ hiểu được những liên kếtthô thiển của tư tưởng. Vậynên những diễn giả biết gây ấntượng cho đám dông thường

Page 399: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

kêu gọi tới tình cảm, chứ khôngbao giờ kêu gọi tới lí trí củađám đông. Những quy luật củaphép logic không hề có một tácđộng nào đối với đám đông*[8].Để thuyết phục nó, trước tiênphải hiểu rõ những tình cảmđang sục sôi trong nó, giả vờchia sẻ những tình cảm ấy rồithử làm biến thái chúng, bằngcách kích động, nhờ những liêntưởng sơ đẳng, một vài hìnhảnh rất gợi cảm; và nếu cần,biết quay trở lại, nhất là từngkhoảnh khắc phải đoán ranhững tình cảm mà ta đã làmnảy sinh. Sự cần thiết của việc

Page 400: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

không ngừng thay đổi ngôn ngữtheo hiệu quả tức thời đượcsinh ra khi nói đã tước bỏ hếttính hiệu quả của những bàidiễn văn được nghiền ngẫm vàđược chuẩn bị từ trước: trongđó diễn giả đi theo dòng tưtưởng của mình chứ không phảitheo dòng tư tưởng của thínhgiả, và chỉ qua điều này thôi,ảnh hưởng của nó cũng trở nênhoàn toàn vô hiệu.

Những đầu óc logic, quen bịthuyết phục bởi chuỗi nhữngsuy luận khá chặt chẽ, khôngthể tự ngăn cản mình dùngphương cách thuyết phục này

Page 401: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

khi họ nói với đám đông, và sựthiếu thuyết phục trong lậpluận của họ luôn làm họ ngạcnhiên. Một nhà logic học nói:“Những hệ luận toán học thôngdụng - được xây dựng trên tamđoạn luận, nghĩa là trên sự liênkết của những tính đồng nhất -là tất yếu… Sự tất yếu thôi thúcsự tán đồng của ngay cả mộtkhối người không hữu cơ, nếukhối này có khả năng đi theonhững liên kết của những đồngnhất”. Chắc hẳn là vậy; nhưngđám đông lại ít có khả nănghơn một khối người không hữucơ để có thể đi theo những liên

Page 402: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

kết như thế, thậm chí khônghiểu cả nhưng liên kết ấy.Chẳng hạn nếu ta thử thuyếtphục người nguyên thuỷ, ngườidã man, hay trẻ em bằng suyluận, ta sẽ hiểu phương cáchlập luận này có giá trị ít ỏi nhưthế nào.

Thậm chí chẳng cần xuốngđến tận người nguyên thuỷ đểthấy sự bất lực hoàn toàn củanhững suy luận khi họ phải đấutranh chống lại tình cảm.Chúng ta chỉ đơn giản nhớ lạinhững mê tín tôn giáo tráingược với phép logic giản đơnnhất đã dai dẳng biết bao trong

Page 403: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhiều thế kỉ dài. Trong suốt gầnhai nghìn năm, những thiên tàisáng suốt nhất cũng phải cúimình trước luật lệ của chúng,và chỉ đến thời hiện đại thì tínhxác thực của chúng mới có thểđược đưa ra tranh cãi. ThờiTrung cổ và thời Phục hưng córất nhiều con người sáng suốt;nhưng cũng chẳng có mộtngười nào trong số họ nhờ sựsuy luận, chỉ ra những khíacạnh ngây thơ của mê tín, vàlàm nảy sinh chút mảy maynghi ngờ về tác hại của quỷhoặc về sự cần thiết phải thiêusống những phù thuỷ.

Page 404: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Liệu có cần phải tiếc rằngchưa bao giờ lí trí hướng dẫnđám đông không? Chúng tôikhông dám nói điều ấy. Chắcchắn lí trí con người đã khôngthành công trong việc lôi kéonhân loại vào con đường vănminh với nhiệt tình và lòng gandạ mà những ảo tưởng đã nângcon người lên. Con đẻ của vôthức đã dẫn chúng ta đi, tấtnhiên, những ảo tưởng ấy làcần thiết. Mỗi chủng tộc đềumang trong cấu tạo tinh thầnnhững quy luật về số phận củamình, và có thể thuộc về nhữngquy luật mà chủng tộc đã tuân

Page 405: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

theo thông qua một bản năngtất yếu, ngay trong nhữngxung động bề ngoài thiếu suyxét nhất. Đôi khi hình như cácdân tộc đều phải thuần phụcnhững lực lượng bí mật tươngtự như sức mạnh buộc quả sồiphải biến thành cây sồi, hoặcsao chổi phải đi theo quỹ đạocủa nó.

Cái ít ỏi mà ta có thể dựcảm về những lực lượng nàyphải được tìm kiếm trong tiếntrình chung của sự tiến hoá củamột dân tộc chứ không phảitrong những sự kiện tách biệt,mà từ đó đôi khi có vẻ như sự

Page 406: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tiến hoá này nảy sinh. Nếuchúng ta chỉ xem xét những sựkiện riêng lẻ này thì lịch sửdường như được chỉ đạo bởinhững may rủi khó tin. Thậtkhó tin rằng một người thợ mộcdốt nát của xứ Galilée[9] lại cóthể trở thành một Đức Chúatoàn năng trong hai ngàn năm,nhân danh người, những nềnvăn minh quan trọng nhất đượcxây dựng; cũng thật khó tinrằng một vài nhóm người Ả Rậpđi ra từ sa mạc lại có thể chinhphục cái phần lớn nhất của thếgiới cổ đại Hy-la, và xây dựngmột đế chế lớn hơn cả đế chế

Page 407: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

của Alexandre; và còn khó tinhơn nữa, trong một châu Âu rấtgià cỗi và rất có tôn ti trật tự,một trung uý pháo binh lại cóthể thành công trong việc caitrị đám đông những dân tộc vàvua chúa.

Vậy hãy để dành lí trí chocác nhà triết học, nhưng cũngkhông nên đòi hỏi lí trí phải canthiệp sâu vào việc quản lí conngười. Không phải với lí trí vàthường thì bất chấp nó, nhữngtình cảm như danh dự, sự quênmình, niềm tin tôn giáo, tìnhyêu dành cho vinh quang và tổquốc vẫn được tạo ra và cho

Page 408: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đến nay vẫn là những động lựclớn của mọi nền văn minh.

Chú thích:1 Hoàng thân Đại Condée

(1621 - 1686): chính là Louis IIde Bourbon và là một vị tướnglừng danh của Pháp.

2 Charles Alexis Clérel deTocqueville (1805 - 1859): nhàsử học và chính khách Pháp.Các tác phẩm chính: Về nềndân chủ ở Mỹ, Chế độ cũ vàCách mạng.

3 Chế độ Tổng tài

Page 409: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

(Consulat) được thành lập ởPháp từ năm 1799 đến 1804.Cuối cùng thay chế độ Tổng tàibằng Đế chế do Napoléon đứngđầu.

4 Dahomey: một vươngquốc ở châu Phi, nay là nướcBénin. Vương quôc Dahomeynổi tiếng về chế độ độc tài vàchế độ nô lệ hà khắc, trở thànhthuộc địa của Pháp năm 1892.Năm 1960, vùng đất này dànhđược độc lập với tên gọi Cộnghoà Bénin năm 1975.

*5 Trong cuốn Quy luật tâmlí học về sự phát triển của các

Page 410: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

dân tộc, tôi đã dài dòng nhấnmạnh về sự khác biệt đã chiatách lí tưởng dân chủ Latin và lítưởng dân chủ Anglo - Saxon.

6 Chaldée: tên củaBabylonie bắt đầu từ thế kỉ VIItCN.

*7 Trong trường hợp này, ýkiến của đám đông được hìnhthành bằng sự kết hợp thôthiển những sự việc khônggiống nhau mà tôi đã trình bàycơ chế ở phần trước. Đội vệbinh quốc gia của ta khi đó gồmcác chủ cửa hàng nhỏ tính khíôn hoà, vô kỉ luật, và không

Page 411: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thể được coi là nghiêm túc, tấtcả những gì có tên tương tựđều gợi lên những hình ảnhgiống nhau, và do đó đều đượccoi như không nguy hại nhưnhau. Lúc đó sai lầm của đámđông cũng được các nhà lãnhđạo chia sẻ, điều này thưònghay xảy ra đối với ý kiếnchung. Trong một bài diễn văncông bố ngày 31 tháng MườiHai năm 1867 trước nghị viện,và đã được ông E. Ollivier tríchdẫn trong một cuốn sách mớiđây, một chính khách thườngtheo ý kiến đám đông màkhông bao giờ vượt lên nó, ông

Page 412: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Thiers, nhắc lại rằng nước Phổngoài đạo quân tại ngũ sốlượng gần ngang bằng quân tạingũ của ta, chỉ còn một đội vệbinh quốc gia tương tự nhưchúng ta có, và do đó nó khôngquan trọng; điều khẳng địnhnày cũng chính xác như nhữngtiên đoán của chính khách nàyvề tương lai ít triển vọng củaxe lửa.

*8 Những nhận xét đầu tiêncủa tôi về nghệ thuật gây ấntượng lên đám đông, và vềnhững phương cách kém cỏi đãđưa ra trên điểm này các quy

Page 413: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tắc của phép logic có nguồn gốctừ thời kì Paris bị bao vây. Ngàyhôm ấy, tôi thấy một đám đônggiận dữ giải một người tới điệnLouvre, trụ sở chính phủ, ngườiđó là thống chế V…, đám đôngđoán chắc thấy ông ta bóc tấmbản đồ phòng thủ để bán choquân Phổ. Một thành viên chínhphủ, ông G. P…, một diễn giárất nổi tiếng ra hô hào trướcđám đông đang đòi hành quyếtngay lập tức tù nhân. Tôi chờđợi diễn giả chứng minh sự philí của lời buộc tội, khi nói rằngviên thống chế bị buộc tộichính là một trong những người

Page 414: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

kiến thiết các công sự này, vảlại bản đồ này được bán ở mọihiệu sách. Lúc đó tôi còn rấttrẻ. Tôi rất ngạc nhiên vì bàidiễn văn lại hoàn toàn khác…“Công lí sẽ được thực thi - Diễngiả vừa tiến đến trước tù nhânvừa kêu to - Và công lí khôngthương xót. Hãy để cho Bộ Chỉhuy Quốc phòng kết thúc cuộcđiều tra của các bạn. Trong khichờ đợi, chúng tôi sẽ giam giữbị cáo”. Ngay lập tức đám đônglắng dịu, có vẻ thoả mãn, họtản đi, mười lăm phút sau viênthống chế có thể về nhà. Chắcchắn ông ta đã bị băm nát nếu

Page 415: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

diễn giá kiềm chế đám đôngđang giận dữ bằng những suyluận logic mà do còn quá trẻ,tôi tưởng rằng chúng là rấtthuyết phục.

9 Galilée: một tỉnh của nướcPalestine.

Page 416: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương III. NGƯỜI CẦMĐẦU ĐÁM ĐÔNG VÀ

CÁCH THUYẾT PHỤCCỦA HỌ

1/ Người cầm đầu đámđông. - Nhu cầu bản năng củamọi người trong đám đông làtuân theo một người cầm đầu. -Tâm lí những người cầm đầu. -Chỉ có họ mới có thể tạo ra lòngtin và tổ chức đám đông. - Sựchuyên chế cưỡng bức củanhững người cầm đầu. - Phânloại những người cầm đầu. - Vai

Page 417: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

trò của ý chí.

2/ Phương tiện hành độngcủa người cầm đầu. - Sự khẳngđịnh, sự lặp đi lặp lại, sự lâynhiễm. - Vai trò tương ứng củanhững nhân tố khác nhau này.- Làm sao mà sự lây nhiễm cóthể đi ngược từ tầng lớp thấplên tầng lớp cao của một xã hội.- Một ý kiến bình dân nhanhchóng trở thành ý kiến chung.

3/ Uy tín. - Định nghĩa vàphân loại uy tín. - Uy thế là uylực. - Những ví dụ khác nhau. -Uy tín bị mất đi như thế nào.

Bây giờ ta đã biết cấu tạo

Page 418: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tinh thần của những đám đông,và ta cũng biết những động lựcnào có thể gây ấn tượng lêntâm hồn họ. Chúng ta chỉ cònphải nghiên cứu xem nhữngđộng lực này cần được áp dụngthế nào, và ai có thể sử dụngchúng một cách có ích.

1. Người cầm đầu đámđông

Ngay khi một số đôngnhững sinh vật tập hợp lại, dùđó là một đàn súc vật hay mộtđám đông những con người, thìtheo bản năng chúng tự đặtmình dưới quyền uy của một

Page 419: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thủ lĩnh.

Trong những đám đông conngười, vị thủ lĩnh thực sựthường chỉ là một người cầmđầu nhưng với tư cách ấy,người này đóng một vai tròquan trọng. Ý chí của ngườicầm đầu là hạt nhân, chungquanh nó những ý kiến đượchình thành và đồng nhất. Ngườicầm đầu là yếu tố đầu tiên củatổ chức đám đông không thuầnnhất và chuẩn bị tổ chức nóthành những nhóm phái. Trongkhi chờ đợi, người ấy điềukhiển đám đông. Đám đông làmột bầy đàn nô lệ không bao

Page 420: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

giờ có thể thiếu chủ.

Người dẫn dắt thoạt đầuthường là người bị dẫn dắt. Bảnthân anh ta đã bị thôi miên bởicái ý niệm mà sau đó anh ta trởthành người truyền bá. Ý niệmấy xâm chiếm anh ta đến độngoài nó ra, tất cả đều biếnmất, và mọi ý kiến ngược lạinói đều bị coi là sai lầm và mêtín. Chẳng hạn Robespierre bịthôi miên bởi những tư tưởngtriết học của Rousseau[1], vàsử dụng những phương phápcủa Tòa án dị giáo để truyền báchúng.

Page 421: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Thông thường những ngườicầm đầu đều không phải là cácnhà tư tưởng, mà là nhữngngười hành động. Họ đều kémsáng suốt, và sẽ không thểsáng suốt, sự sáng suốt thườngdẫn tới nghi ngờ và không hànhđộng. Họ được tuyển chọn chủyếu trong đám những ngườimắc chứng thần kinh, nhữngngười dễ bị kích động… luôn đimen trên bờ vực của sự điên rồ.Dù cho tư tưởng mà họ bảo vệhay mục đích họ theo đuổi cóthể phi lí đến thế nào, thì mọi líluận đều bất lực trước lòng xáctín mạnh mẽ của họ. Sự khinh

Page 422: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

bỉ và những truy bức đềukhông làm cho họ động lòng,hoặc chỉ làm kích thích họ hơnmà thôi. Quyền lợi cá nhân, giađình, tất cả đều bị coi khinh.Bản năng bảo tồn bản thântrong họ cũng bị triệt tiêu, đếnnỗi phần thưởng duy nhất hấpdẫn họ là trở thành kẻ tử vìđạo. Cường độ niềm tin đem lạicho lời nói của họ một sứcmạnh gợi ý to lớn. Quần chúngluôn sẵn sàng lắng nghe conngười được thiên phú cho ý chímạnh mẽ biết làm cho nó kínhnể. Những con người tập hợpthành đám đông đánh mất toàn

Page 423: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

bộ ý chí, và theo bản năng, sẽhướng theo người nào có một ýchí.

Các dân tộc không bao giờthiếu người lãnh đạo: nhưngkhông phải người lãnh đạo nàocũng được khích lệ bằng niềmtin mãnh liệt, từng tạo nênnhững vị thánh tông đồ.Thường đó là những diễn giảtinh tế chỉ theo đuổi lợi ích cánhân và tìm cách thuyết phụcbằng cách mơn trớn những bảnnăng thấp hèn. Vậy nên ảnhhưởng mà họ tác động có thểrất lớn, nhưng nó vẫn thườngrất ngắn ngủi. Những người có

Page 424: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

niềm tin lớn đã khuấy độngtâm hồn đám đông, nhữngPierre Ẩn sĩ[2], nhữngLuther[3], nhữngSavonarole[4], và những ngườicủa Cách mạng Pháp, chỉ tácđộng bằng sự thôi miên, saukhi bản thân họ, trước hết cũngđã bị thôi miên bởi một niềmtin. Lúc đó họ mới có thể tạo ratrong những tâm hồn sức mạnhkhủng khiếp được gọi là niềmtin, điều làm cho con người trởthành nô lệ tuyệt đối cho giấcmơ của mình.

Tạo ra niềm tin, dù đó là

Page 425: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

niềm tin tôn giáo, niềm tinchính trị hay xã hội, niềm tinvào một tác phẩm, vào mộtnhân vật, và một ý niệm, đó làvài trò chủ yếu của những lãnhtụ vĩ đại và chính vì thế ảnhhưởng của họ bao giờ cũng rấtđáng kể. Trong tất cả các sứcmạnh mà nhân loại sẵn có,niềm tin bao giờ cũng là sứcmạnh to lớn nhất, và thật có líkhi Kinh Phúc âm gán cho nócái quyền năng dời núi. Đem lạicho con người một niềm tin, tứclà tăng gấp bội sức mạnh củahọ. Những biến cố lịch sử lớnđều được thực hiện bởi các tín

Page 426: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đồ âm thầm, với họ hầu nhưchỉ có niềm tin. Những tôn giáolớn thống trị thế giới được xâydựng không phải nhờ vào cáchọc giả và triết gia, cũng khôngphải nhờ vào những kẻ hoàinghi, càng không phải nhờ vàonhững đế chế rộng lớn trải dàitừ bán cầu này tới bán cầu nọ.

Nhưng trong những ví dụấy, vai trò chủ yếu là nhữnglãnh tụ vĩ đại, và họ khá hiếmhoi nên lịch sử có thể dễ dàngđưa ra con số. Họ họp thànhđỉnh cao của một dãy liên tục đixuống, từ những kẻ chỉ huy conngười đầy quyền năng ấy cho

Page 427: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đến người thợ mà, trong mộtquán trọ ám khói, anh ta từ từthu hút bè bạn của mình bằngcách nhai lại không ngừng mộtsố công thức mà anh ta chẳnghiểu mấy, nhưng theo anh ta,sự áp dụng chúng chắc hẳn dẫntới việc thực hiện mọi giấc mơvà mọi niềm kì vọng.

Trong mọi lĩnh vực xã hội,từ cao nhất tới thấp nhất, ngaykhi con người không còn tách lẻnữa, anh ta nhanh chóng rơivào quyền lực của một ngườiđứng đầu. Phần lớn con ngườinhất là trong đám bình dân,đều không có, ngoài chuyên

Page 428: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

môn của họ, những ý niệm rõràng và có suy tính đối với bấtcứ chuyện gì. Họ không có khảnăng tự dẫn dắt. Người đứngđầu là người dẫn đường chỉ lốicho họ. Người đứng đầu, xétcho cùng, có thể bị thay thế,tuy không hiệu quả lắm bởinhững xuất bản phẩm định kìtrình bày ý kiến với người đọcvà cung cấp cho họ những câuchữ hoàn toàn làm sẵn để khỏiphải bận tâm lí luận.

Quyền uy của những ngườicầm đầu là rất chuyên chế, vàthậm chí chính sự chuyên chếnày là điều kiện để áp đặt

Page 429: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

quyền uy lên những ngườikhác. Người ta thường nhậnthấy biết bao nhiêu nhà lãnhđạo dễ dàng được cả nhữngtầng lớp công nhân ngỗ nghịchnhất vâng lời, dù rằng quyềnuy của họ chẳng dựa trênphương tiện gì cả. Họ định giờlao động, tỷ lệ lương, họ quyếtđịnh những cuộc đình công, chobắt đầu và kết thúc chúng ởthời điểm do họ định đoạt.

Ngày nay, những người cầmđầu càng có khuynh hướngthay thế quyền lực công, thìquyền lực công càng bị chấtvấn và suy yếu đi. Sự bạo

Page 430: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ngược của những ông chủ mớinày làm đám đông ngoanngoãn vâng lời họ hơn cả khihọ đã từng vâng lời chínhquyền. Nếu, do một tai biếnnào đó, người lãnh đạo biếnmất, và không được thay thếngay tức thời, đám đông lại trởthành một tập thể không cốkết, không sức kháng cự. Trongmột cuộc đình công của nhânviên xe bus ở Paris, chỉ cần bắthai người đứng đầu lãnh đạocuộc đình công ấy là đã đủ làmcho nó kết thúc ngay tức khắc.Đó không phải nhu cầu tự do,mà là nhu cầu nô lệ luôn ngự

Page 431: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

trị trong tâm hồn đám đông.Đám đông có một niềm khaokhát vâng lời mà do bản năng,chịu phục tùng kẻ nào biết tựxưng mình là ông chủ của họ.

Người ta có thể thiết lậpmột sự phân chia khá rõ néttrong tầng lớp những ngườilãnh đạo. Loại thứ nhất lànhững người cương nghị, ý chímạnh mẽ, nhưng nhất thời;loại thứ hai hiếm hơn nhiều sovới loại trước, là những ngườicó một ý chí vừa mạnh mẽ, vừalâu bền. Loại thứ nhất thì dữtợn, can đảm, táo bạo. Họ cóích nhất khi chỉ đạo một trận

Page 432: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đánh úp, lôi kéo quần chúngbất chấp hiểm nguy, biếnnhững tân binh mới nhập ngũhôm trước thành các anh hùng.Ví dụ như Ney[5] vàMurat[6] dưới thời Đế chế thứnhất. Ngày nay nhưGaribaldi[7], một kẻ phiêu lưubất tài, nhưng cương nghị, chỉvới một dúm người mà vẫnthành công trong việc chiếm xứNaples cổ, tuy nó được một đạoquân có kỉ luật bảo vệ.

Nhưng nếu nghị lực củanhững người lãnh đạo nàymạnh mẽ, thì nó lại có tính

Page 433: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhất thời, ít khi sống mãi vớinguồn kích thích đã sinh ra nó.Trở về với cuộc sống đờithường, những người anh hùngtừng sống sôi nổi nghị lực nhưthế lại tỏ ra yếu đuối đến kinhngạc như những người tôi vừakể ra đây. Họ dường như khôngthể suy nghĩ và cư xử trongnhững hoàn cảnh đơn giảnnhất, trong khi họ đã từng biếtdẫn dắt những người khác rấttốt. Đó là những nhà lãnh đạochỉ có thể thực hiện chức năngcủa mình với điều kiện bảnthân ông ta cũng bị dẫn dắt vàđược kích thích không ngừng

Page 434: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

bên trên những người này luônphải có một con người hay mộtý niệm, theo một đường lối ứngxử đã được vạch ra rõ ràng.

Loại lãnh đạo thứ hai lànhững người có ý chí lâu bền;mặc dù hình thức kém nổi trội,họ lại có ảnh hưởng to lớn hơnnhiều. Ở họ, ta thấy những nhàsáng lập đích thực ra các tôngiáo hay những sự nghiệp lớn,như Thánh Paul[8], Mahomet,Christophe Colomb[9],Lesseps[10]. Dù họ thông minhhay thiển cận, điều đó cũngkhông quan trọng thế giới sẽ

Page 435: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

luôn thuộc về họ. Ý chí bền bỉmà họ có là một khả năng vôcùng hiếm hoi và vô cùngmạnh mẽ làm tất cả phải phụctùng. Người ta thường khôngnhận thức một cách đầy đủ vềnhững điều mà một ý chí mạnhmẽ và kiên trì có thể làm được:chẳng có gì cưỡng lại nổi nó, cảtự nhiên, cả thần thánh, cả conngười đều không cưỡng nổi.

Ví dụ gần đây nhất vềnhững điều mà một ý chí mạnhmẽ và kiên trì có thể làm được,đó là về con người nổi tiếng [F.Lesseps] đã chia đôi thế giới[Đông-tây bằng kênh đào

Page 436: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Suez] và thực hiện cái côngviệc mà từ ba ngàn năm naycác vị quân vương vĩ đại nhấtđã toan tính một cách vô ích.Sau này ông ta thất bại trongmột công trình tương tự[11];nhưng tuổi già đã đến, và trướcnó tất cả đều tắt ngấm, cả ý chícũng vậy.

Khi người ta muốn chỉ rađiều mà ý chí mới có thể làmđược, chỉ cần giới thiệu chi tiếtcâu chuyện về những khó khănphải vượt qua để đào kênhSuez. Một nhân chứng chứngkiến tận mắt, bác sĩ Cazalis, đãtóm tắt khái quát bằng vài

Page 437: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

dòng đầy xúc động, về côngtrình vĩ đại này được tác giả bấttử của nó kể lại. “Và ông ấy đãkể, từ ngày này qua ngày khác,qua từng giai đoạn, bản anhhùng ca về kênh đào. Ông kểmọi điều mà ông đã phải chiếnthắng, mọi cái không thể màông đã biến thành có thể, mọisự kháng cự, những liên minhchống lại ông, và cả những nỗithất vọng, những mặt trái,những thất bại, nhưng tất cảnhững điều đó đã không baogiờ có thể làm ông nản lòng,cũng không thể làm ông ngãgục. Ông gợi nhớ lại chuyện

Page 438: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nước Anh đã chống lại ông, tấncông ông liên tục, Ai Cập vàPháp thì do dự, còn lãnh sựPháp phản đối hơn tất cả cáclãnh sự khác khi công trình mớikhởi công và chống đối ôngbằng cách buộc công nhân phảibỏ việc vì khát, vì không chịucung cấp nước ngọt cho họ; vàcả bộ thuỷ quân cùng các kĩ sư,tất cả những con người đứngđắn, có kinh nghiệm và cả cácnhà khoa học, tất cả đều tựnhiên chống đối, và tất cả đềutin chắc một cách khoa học vàothảm hoạ, người ta tính toánđiều đó, tiên đoán nó, cứ như

Page 439: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đến ngày nào đó hay giờ nàođó, sẽ xảy ra nhật thực haynguyệt thực vậy”.

Cuốn sách kể lại cuộc đờinhững nhà lãnh tụ vĩ đại nàykhông bao chứa nhiều tên tuổilắm đâu. Nhưng các tên tuổi ấyđều đứng đầu những biến cốquan trọng nhất của văn minhvà lịch sử.

2. Phương tiện hành độngcủa người cầm đầu: khẳngđịnh, nhắc đi nhắc lại, lâynhiễm

Khi phải lôi kéo đám đôngtrong một thời khắc, và xui

Page 440: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

khiến đám đông tiến hành mộthành vi nào đó, chẳng hạncướp phá một toà lâu đài, hisinh thân mình để bảo vệ mộtvị trí quan trọng hay một chiếnluỹ, cần phải tác động lên đámđông bằng những gợi ý nhanh,mà sự gợi ý mạnh nhất vẫn lànêu gương, nhưng khi đó cầnthiết là đám đông phải đượcchuẩn bị bởi một số hoàn cảnhnhất định, và đặc biệt ngườinào muốn lôi kéo nó phải cóphẩm chất mà tôi sẽ nghiêncứu sau, dưới cái tên uy tín.

Nhưng khi vấn đề là làmcho những tư tưởng và niềm tin

Page 441: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thâm nhập vào tâm trí đámđông - ví dụ những lí thuyết xãhội hiện đại - thì phương phápcủa những người đứng đầu rấtkhác nhau. Chủ yếu họ dùng baphương pháp rất rõ ràng:khẳng định, nhắc đi nhắc lại,lây nhiễm. Tác dụng của nhữngphương pháp ấy khá chậm,nhưng hiệu quả của nó một khiđã được tạo ra thì rất lâu bền.

Sự khẳng định thuần tuý vàđơn giản, thoát khỏi mọi lí luậnvà mọi chứng cứ, là một trongnhững phương tiện chắc chắnnhất để làm cho một tư tưởngthâm nhập vào tâm trí đám

Page 442: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đông. Sự khẳng định càng súctích, càng thiếu vẻ bề ngoài củanhững chứng cứ và chứngminh, thì nó càng nhiều uy lực.Các sách tôn giáo và các bộluật của mọi thời đại thườngđược viết bằng sự khẳng địnhđơn giản. Những chính kháchphải bảo vệ một mục đích chínhtrị nào đó, những nhà côngnghiệp quảng ba sản phẩm củamình bằng quảng cáo, đều biếtgiá trị của sự khẳng định.

Tuy nhiên, sự khẳng địnhchỉ có ảnh hưởng thực sự vớiđiều kiện phải thường xuyênđược nhắc đi nhắc lại, và càng

Page 443: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhiều càng tốt, trong cùngnhững cách nói như nhau. Tôinghĩ chính Napoléon đã nóirằng chỉ có duy nhất một hìnhthái tu từ nghiêm túc, đó là sựnhắc đi nhắc lại. Sự việc đượckhẳng định bằng cách nhắc đinhắc lại sẽ đạt tới xác lập trongtâm trí con người đến nỗi cuốicùng anh ta chấp nhận nó nhưmột chân lí đã được chứngminh.

Người ta hiểu rõ ảnh hưởngcủa sự nhắc đi nhắc lại đối vớiđám đông, khi nhìn thấy nó cósức mạnh đến thế nào đối vớinhững đầu óc sáng suốt nhất.

Page 444: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Sức mạnh sinh ra từ việc nhắcđi nhắc lại ấy cuối cùng đã bámchắc vào những miền sâu thẳmcủa vô thức nơi xây dựngnhững động cơ cho hành độngcủa chúng ta. Sau một thờigian nào đó, chúng ta khôngcòn biết ai là tác giả của sựkhẳng định được nhắc đi nhắclại ấy nữa, và cuối cùng chúngta tin vào nó. Sức mạnh kì lạcủa quảng cáo là từ đó. Khichúng ta đọc một trăm lần, mộtnghìn lần rằng sô cô la tốt nhấtlà sô cô la X, chúng ta tưởngtượng là đã nghe nói đến nó tốtở nhiều khía cạnh, và cuối cùng

Page 445: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ta tin chắc điều đó. Khi chúngta đã đọc nghìn lần rằng bột Yđã chữa cho nhiều nhân vậtquan trọng khỏi những cănbệnh dai dẳng nhất, cuối cùngchúng ta có ý định dùng thử nókhi chúng ta bị nhiễm căn bệnhấy. Nếu chúng ta luôn đọc thấytrên một tờ báo rằng ông A làmột kẻ hoàn toàn vô lại và ôngB là một người rất lương thiện,thì cuối cùng chúng ta tin điềuđó; dĩ nhiên, trừ phi là chúngta thường xuyên đọc một tờbáo khác có ý kiến trái ngược,hoặc hai từ chỉ phẩm chất bịđảo ngược. Chỉ có sự khẳng

Page 446: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

định và sự nhắc đi nhắc lại làcân tài cân sức để có thể đấutranh với nhau.

Khi một sự khẳng định đượcnhắc đi nhắc lại một cách đầyđủ, và khi có sự nhất trí trongviệc nhắc đi nhắc lại, - nhưđiều này đã xảy ra đối với mộtsố hãng kinh doanh tài thínhnổi tiếng, đủ giàu có để muamọi quỹ trợ giúp - thì cái mà tagọi là luồng ý kiến sẽ được hìnhthành và bây giờ cơ chế mạnhmẽ của sự lây nhiễm can thiệpvào. Trong đám đông, tư tưởng,tình cảm, xúc cảm, niềm tin cómột khả năng lây nhiễm mãnh

Page 447: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

liệt như khả năng của vi trùng.Hiện tượng này rất tự nhiên vìta quan sát thấy nó ở bản thânloài vật ngay khi chúng họpthành đám đông. Một con ngựaợ hơi trong chuồng, những conngựa khác cùng chuồng nhanhchóng bắt chước ngay. Một sựhốt hoảng hay một cử động hỗnloạn của vài con cừu sẽ nhanhchóng lan ra cả đàn. Ở conngười trong đám đông, mọi xúccảm đều lây nhiễm rất nhanh,và chính điều này đã giải thíchtính đột ngột của những hoảngloạn. Các rối loạn não bộ, nhưđiên loạn, bản thân chúng cũng

Page 448: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

có tính lây nhiễm. Người ta biếtđến nhiều thầy thuốc tâm thầncũng hay mắc bệnh tâm thần.Thậm chí mới đây người ta đãnhắc tới những hình thức bệnhđiên, ví dụ chứng sợ khoảngrộng hay sợ chỗ đông người,được truyền từ người sang loàivật.

Sự lây nhiễm không đòi hỏinhiều cá nhân đồng thời hiệndiện tại một điểm duy nhất, nócó thể xảy ra từ xa, dưới ảnhhưởng của một số biến cố địnhhướng mọi tâm trí vào cùngmột hướng, và đem lại cho họnhững tính cách đặc biệt của

Page 449: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đám đông, nhất là khi nhữngtâm trí được chuẩn bị trước docác nhân tố xa mà tôi đãnghiên cứu ở phần trên. Chẳnghạn, chính vì vậy mà sự bùngnổ cách mạng 1848 xuất pháttừ Paris, bỗng đột ngột lan rộngra phần lớn châu Âu và làmchao đảo nhiều chế độ quânchủ.

Sự bắt chước, mà người tađã gán cho nó quá nhiều ảnhhưởng tới các hiện tượng xãhội, trên thực tế, chỉ là mộthiệu quả đơn giản của sự lâynhiễm. Vì đã chỉ ra ở chỗ khácảnh hưởng của nó, tôi chỉ giới

Page 450: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hạn viết lại điều mà tôi đã nóicách đây hơn hai mươi năm, vàtừ đó đến nay vẫn được nhiềunhà văn khác phát triển trongnhững xuất bản phẩm mới đây:

“Giống như loài vật, conngười đương nhiên có bản tínhbắt chước. Đối với anh ta, bắtchước là một nhu cầu, dĩ nhiênvới điều kiện sự bắt chước ấyhoàn toàn dễ dàng. Chính nhucầu này đã làm cho cái ta gọi làmốt thời trang có ảnh hưởngmạnh đến thế. Dù là những ýkiến, những tư tưởng, nhữngbiểu hiện văn học, hay đơngiản là áo quần, có bao nhiêu

Page 451: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

điều đã dám thoát khỏi ảnhhưởng của nó? Người ta lãnhđạo đám đông không phải bằngnhững lập luận, mà bằngnhững kiểu mẫu. Ở mỗi thời đạiđều có một số ít nhân vật có cátính in dấu hành động của họ,và đám đông vô thức bắt chướchọ. Tuy nhiên các cá nhân nàykhông nên quá xa lánh nhữngtư tưởng đã được tiếp nhận. Lúcđó bắt chước họ sẽ là quá khóvà ảnh hưởng của họ sẽ khôngcòn là gì nữa. Chắc chắn chínhvì lí do này mà những ngườiquá cao siêu so với thời đại củamình nói chung không có ảnh

Page 452: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hưởng nào đối với đám đông.Khoảng cách quá lớn. Cũngchính vì lí do ấy mà nhữngngười châu Âu với tất cả lợi thếvăn minh của mình, lại chỉ cómột ảnh hưởng không đáng kểđối với những dân tộc Đôngphương, họ quá khác biệtnhững dân tộc này.

Tác động kép của quá khứvà của sự bắt chước lẫn nhaurốt cuộc đã làm cho mọi ngườitrong cùng một đất nước vàcùng một thời đại đều giốngnhau; ngay cả những người cóvẻ phải trốn ra khỏi tác độngkép ấy nhất như nhà triết học,

Page 453: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhà bác học và nhà văn, thì tưtưởng và phong cách cũng cóhơi hướng thân thuộc, làm tanhận ra ngay họ thuộc về thờiđại nào. Chẳng cần phải nóichuyện lâu với một cá nhâncũng biết rõ họ đọc gì, việc làmcủa họ và môi trường mà họđang sống”*[12].

Sự lây nhiễm mạnh đếnmức nó áp đặt cho cá nhânchẳng những một số ý kiến màcòn cả một số cung cách cảmnhận. Chính sự lây nhiễm làmcho ở một thời đại nào đấyngười ta đã coi khinh một tácphẩm nào đấy, ví dụ tác phẩm

Page 454: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Tannhäuser[13], rồi vài nămsau, chính những người đã chêbai nó nhiều nhất lại khâmphục nó.

Chính bằng cơ chế lâynhiễm, chứ không bao giờ bằngcơ chế suy luận, mà những ýkiến và niềm tin của đám đôngđược truyền bá. Chính trongnhững quán rượu, và bằng cáchkhẳng định, nhắc đi nhắc lại vàlây nhiễm, mà những quanniệm hiện thời của người côngnhân được thiết lập; và nhữngniềm tin của đám đông ở mọithời đại cũng được tạo ra chẳngkhác gì lắm. Renan[14] đã so

Page 455: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

sánh rất đúng những nhà sánglập đầu tiên ra Ki Tô giáo “vớinhững người công nhân xã hộichủ nghĩa truyền bá tư tưởngcủa họ từ quán rượu này sangquán rượu khác”; và Voltaire đãnhận xét về Ki Tô giáo rằng“chỉ có đám vô lại xấu xa nhấtđi theo tôn giáo này trong vònghơn một trăm năm”.

Trong những ví dụ giốngnhững ví dụ tôi vừa mới kể,người ta nhận thấy rằng sự lâynhiễm sau khi tác động vàotầng lớp bình dân, rồi sẽchuyển sang các tầng lớp trêntrong xã hội. Đó là điều mà

Page 456: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ngày nay ta nhìn thấy ở cáchọc thuyết xã hội chủ nghĩa,khi chúng bắt đầu tranh thủđược cả những người vốn dựkiến là nạn nhân đầu tiên củachúng. Cơ chế lây nhiễm mạnhmẽ đến nỗi trước tác động củanó, bản thân quyền lợi cá nhâncũng biến mất.

Và chính vì vậy bất cứ ýkiến nào đã trở nên đại chúngcuối cùng luôn phải được áp đặtvào những tầng lớp xã hội caonhất, với một sức mạnh to lớn,cho dù ý kiến đắc thắng ấy cótỏ ra phi lí đến mấy. Ở đây,phản ứng của những tầng lớp

Page 457: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

dưới trong xã hội đối với tầnglớp trên càng lạ lùng hơn, vìnhững niềm tin của đám đôngbao giờ cũng sinh ra dù ít dùnhiều từ một vài tư tưởng caosiêu vốn chẳng có ảnh hưởngtrong môi trường mà nó đượcnảy sinh. Những người lãnh tụbị tư tưởng cao siêu này chinhphục, liền chiếm lấy nó, bópméo nó đi và tạo ra một phephái, phe phái lại bóp méo nólần nữa, rồi truyền bá nó vàogiữa đám đông, đám đông lạitiếp tục làm nó méo mó hơnnữa.

Khi đã trở thành chân lí đại

Page 458: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chúng, bằng cách nào đó tưtưởng cao siêu ấy quay ngượcvề nguồn và bấy giờ tác độnglên tầng lớp trên của một dântộc. Rốt cuộc, chính trí tuệ đãdẫn dắt thế giới, nhưng thực ranó dẫn dắt thế giới từ rất xa.Các triết gia sáng tạo ra nhữngtư tưởng đều đã trở về với cátbụi từ rất lâu rồi, trong khi tưtưởng của họ, nhờ hiệu quả củacơ chế mà tôi vừa mô tả, cuốicùng đã chiến thắng:

3. Uy tín

Điều góp phần chủ yếu đemlại cho những tư tưởng được

Page 459: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

truyền bá nhờ khẳng định, lặpđi lặp lại lây nhiễm, một sứcmạnh rất to lớn, chính là khirốt cuộc chúng đạt được mộtquyền năng bí ẩn có tên là uytín.

Tất cả những gì thống trịthế giới, tư tưởng hay conngười, đều chủ yếu bị áp đặtbởi một sức mạnh không gìcưỡng lại nổi, được biểu thịbằng từ uy tín. Đó là một từ màchúng ta đều nắm được trọnvẹn ý nghĩa, nhưng chúng ta đãáp dụng nó theo nhiều cách rấtkhác nhau nên thật không dễdàng định nghĩa nó. Uy tín có

Page 460: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thể bao hàm một số tình cảmnhư khâm phục hoặc sợ hãi. Uytín có khi cần những tình cảmnày làm cơ sở, nhưng nó vẫnhoàn toàn có thể tồn tại màkhông có những tình cảm ấy.Đó là những người đã chết, vàdo đó là những người ta khôngsợ, ví dụ Alexandre Đại đế,César, Mohamet, Đức Phật,những người có uy tín nhất.Mặt khác, có nhiều người haynhiều điều tưởng tượng mà takhông khâm phục, ví dụ nhữngvị thần quái gở trong các đềnthờ ngầm dưới đất ở Ấn Độ, tuyvới ta, chúng có vẻ được trát

Page 461: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

phủ bằng một uy tín lớn.

Thực ra, uy tín là một thứthống trị mà một cá nhân, mộtsự nghiệp hay một tư tưởng tácđộng lên tâm trí chúng ta. Sựthống trị này làm tê liệt mọikhả năng phê phán và rót đầytâm hồn ta sự ngạc nhiên vàlòng kính trọng. Cũng như mọiloại tình cảm, tình cảm đượckhơi gợi ấy không thể giải thíchnổi, nhưng nó phải cùng trật tựvới sự mê hoặc bởi một chủ thểbị thôi miên. Uy tín là nguồnlực mạnh nhất của mọi sựthống trị. Những thần linh, vuachúa và phụ nữ không bao giờ

Page 462: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thống trị mà lại thiếu nó.

Ta có thể đưa các loại uy tínkhác nhau vào hai hình thứcchính: uy thế và uy lực. Uy thếlà loại uy tín nhờ tên tuổi, củacải, sự nổi tiếng mà có. Nó cóthể độc lập với uy lực. Trái lại,uy lực là cái gì đó thuộc về cánhân, có thể cùng tồn tại với sựnổi tiếng, vinh quang, của cải,hay được tăng lên nhờ chúng,nhưng nó cũng có thể hoàntoàn tồn tại mà không cóchúng.

Uy thế, hay uy tín giả tạo,là loại uy tín phổ biến nhất. Chỉ

Page 463: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

riêng việc một cá nhân chiếmmột vị trí nào đó, sở hữu mộttài sản nào đó, được phong mộtchức tước nào đó, người ấy đãcó uy tín, dù giá trị cá nhân củaanh ta có thể chẳng có gì. Mộtquân nhân mặc quân phục, mộtquan toà mặc áo đỏ bao giờcũng có uy tín. Pascal[15] đãghi nhận rất đúng sự cần thiếtcủa áo và tóc giả đối với quantoà. Không có chúng, họ đã mấtđi ba phần tư quyền uy. Mộtngười theo chủ nghĩa xã hộidạn dĩ nhất bao giờ cũng hơixúc động khi nhìn thấy một ônghoàng hay một hầu tước; và

Page 464: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

mang một tước vị như thế cũngđủ để tha hồ lừa bịp một nhàbuôn*[16].

Cái uy tín mà tôi vừa mớinói là thứ uy tín do con ngườigây ra; ta còn có thể đặt bêncạnh nó thứ uy tín do những ýkiến, những tác phẩm văn họchay nghệ thuật v.v… tác động.Thông thường đó chỉ là sự nhắcđi nhắc lại được tích tụ. Lịch sử,nhất là lịch sử văn học và nghệthuật chỉ là sự nhắc đi nhắc lạicùng những đánh giá mà chẳngai thử kiểm tra, nên mỗi ngườirốt cuộc chỉ nhắc lại điều đãhọc ở trường, và có những tên

Page 465: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tuổi, những sự việc chẳng aidám động chạm tới. Đối vớimột độc giả hiện đại, tác phẩmcủa Homère[17] làm người tangán ngẩm ghê gớm và khôngthể chối cãi được, nhưng ai dámnói ra điều đó? Trong tình trạnghiện nay, đền Parthénon[18] làmột phế tích chẳng ích lợi gì;nhưng nó lại có uy tín đến độta đâu chỉ nhìn bản thân nó màcòn nhìn nó cùng với toàn bộ“đoàn tuỳ tùng” gồm những kíức lịch sử về nó. Cái đặc thùcủa uy tín là ngăn cản ta nhìnsự vật đúng như nó vốn có vàlàm tê liệt mọi đánh giá của

Page 466: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chúng ta. Những đám đông thìluôn luôn, còn những cá nhânthì thường xuyên cần đến các ýkiến đã được đúc sẵn về mọivấn đề. Sự thành công củanhững ý kiến này độc lập vớiphần chân lí hay sai lầm màchúng chứa đựng; nó phụ thuộcduy nhất vào uy tín của chúngmà thôi.

Bây giờ tôi mới nói tới uylực. Nó thuộc về một bản tínhrất khác với uy tín giả tạo hayuy thế mà tôi vừa mới nói tới.Đó là một khả năng độc lập vớimọi tước vị, mọi quyền uy màchỉ một số ít người có được, cho

Page 467: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

phép họ tạo ra một sự lôi cuốncó sức hấp dẫn thực sự huyềndiệu đối với những người xungquanh, trong khi đó, về mặt xãhội, họ bình đẳng với nhữngngười xung quanh, và không hềcó một phương tiện thôngthường nào để thống trị. Họ ápđặt tư tưởng, tình cảm củamình lên những người chungquanh, và người ta vâng theohọ như con thú dữ tuân theongười dạy thú mà nó có thể dễdàng ăn thịt.

Những lãnh tụ vĩ đại củađám đông, như Đức Phật,Jésus, Mahomet, Jeanne

Page 468: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

d’Arc[19], Napoléon đều sở hữuhình thức uy tín này ở mức độcao; và chính nhờ hình thức uytín ấy mà họ có được vị trí củamình. Những thần linh, nhữnganh hùng và những tín điềuđều tự xác lập vị trí của mìnhvà không bị mang ra thảo luận;những điều đó sẽ tiêu tan ngaykhi người ta bàn tán về chúng.

Các nhân vật vĩ đại mà tôivừa kể đã sở hữu quyền năngmê hoặc từ rất lâu trước khi trởnên nổi tiếng, và họ sẽ khôngtrở nên như thế nếu không cónó. Chẳng hạn, rõ ràng là, ởđỉnh cao vinh quang, chỉ bằng

Page 469: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

sức mạnh của mình, Napoléonđã tỏ rõ một uy lực rất lớn;nhưng uy lực ấy, phần nào ôngđã được thiên phú khi ông chưacó chút quyền lực nào và hoàntoàn chưa ai biết đến. Khi cònlà một viên tướng vô danh, nhờsự bảo hộ ông được cử đến chỉhuy quân đội ở Italia, ông rơivào giữa những tướng tá thô lỗđang chuẩn bị một cuộc tiếpđón khó chịu dành cho chàngtrẻ tuổi không mời mà đến doBan Đốc chính tống sang chohọ. Ngay từ phút đầu tiên,ngay từ cuộc hội kiến đầu tiên,không một câu nói, không một

Page 470: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cử chỉ, không một lời đe doạ,ngay từ cái thoạt nhìn của bậcvĩ nhân tương lai, bọn họ đãchịu khuất phục. Dựa vào hồiức của những người cùng thời,Taine đã đưa ra câu chuyện kìlạ về cuộc hội kiến này:

“Những vị tướng của sưđoàn, trong đó có Augereau,một loại anh hùng võ biền vàthô lỗ, kiêu hãnh vì thân hìnhcao lớn và tính cách quả cảmcủa mình, Augereau[20] bực bộikhó chịu đến đại bản doanh gặpkẻ hãnh tiến nhỏ bé mà Pariscử đến. Căn cứ trên sự mô tảvề Bonaparte mà họ nhận

Page 471: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

được, Augereau đã có xu hướnghỗn xược và không chịu phụctùng ngay từ trước: ông là mộtsủng thần của Barras[21], lêncấp tướng nhờ sự cố thángNho[22], một vị tướng lên lonnhờ tài chiến đấu trên đườngphố, trông như con gấu, bởi vìông ta bao giờ cũng chỉ lặng lẽsuy nghĩ một mình, một vẻ mặtnhỏ mọn, lại nổi tiếng là nhàtoán học và người mơ mộng.Người ta dẫn họ vào, vàBonaparte bắt họ phải chờ.Cuối cùng ông xuất hiện, lưngđeo kiếm, đội mũ, giải thích sựsắp xếp của mình, ra lệnh cho

Page 472: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

họ rồi giải tán. Augereau vẫncâm lặng; chỉ khi ra ngoài ôngmới trấn tĩnh lại và chửi thềnhư mọi ngày; ông đồng ý vớiMasséna[23] rằng cái con c…của vị tướng đã làm ông ta sợ;ông không thể hiểu được cáiảnh hưởng làm ông cảm thấy bịđè bẹp ngay từ cái liếc nhìn đầutiên”.

Trở thành một vĩ nhân, uytín của ông tăng nhanh nhờtoàn bộ vinh quang và đối vớinhững người sùng tín, ít nhấtcũng ngang bằng uy tín củathần linh. Tướng Vandamme,con người võ biền cách mạng,

Page 473: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

còn tàn nhẫn hơn, cương nghịhơn Augereau, nói với thốngchế Ornano[24] về ông, năm1815, vào một ngày họ cùngbước lên cầu thang của điệnTuileries:

“Ông bạn thân mến ạ, conngười quỷ quái ấy đã tác độnglên tôi một sự mê hoặc mà tôikhông thể hiểu được. Ngay đếnnhư tôi, kẻ chẳng sợ thần linhcũng không sợ ma quỷ, khi lạigần ông ta, tôi đã run lên nhưmột đứa trẻ, ông ta khiến tôi cóthể chui qua lỗ kim để némmình vào lửa”.

Page 474: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Napoléon gây nên sự mêhoặc như thế đối với bất cứ aiđến gần ông*[25].

Khi kể về sự tận tụy củaMaret và của mình,Davoust[26] nói: “Giả sử Hoàngđế nói với cả hai chúng tôi: “Đểđảm bảo cho quyền lợi chính trịcủa ta nên cần phải phá huỷParis mà không được cho aichạy thoát”, tôi tin chắc Maretsẽ giữ bí mật, nhưng anh ta sẽkhông thể tự ngăn mình làmphương hại chuyện đó bằngcách đưa gia đình trốn ra khỏiParis. Còn tôi ư, vì sợ điều đó bịđoán ra, tôi sẽ để vợ con tôi ở

Page 475: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

lại Paris”.

Phải nhớ lại cái sức mạnhmê hoặc kì lạ này mới hiểuđược chuyến trở về ngoạn mụccủa Napoléon từ đảo Elbe[27];một con người đơn độc đã ngaylập tức chinh phục được nướcPháp, trước mặt ông là tất cảnhững lực lượng có tổ chức củamột nước lớn, mà người ta cứtưởng đã chán ngấy chế độ bạotàn của ông. Chỉ cần nhìn vàonhững tướng tá được cử đi đểbắt ông, và họ đã thề sẽ bắtđược. Tất cả đều đầu hàngchẳng cần bàn cãi.

Page 476: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Vị tướng người AnhWolseley viết: “Napoléon đổ bộlên nước Pháp hầu như chỉ cómột mình, và ông ta như mộtkẻ chạy trốn khỏi đảo Elbe làvương quốc của mình; chỉ trongvòng vài tuần ông đã thànhcông không cần đổ máu, làmđảo lộn toàn bộ tổ chức quyềnlực của nước Pháp dưới sự trị vìcủa vị vua hợp pháp: ảnhhưởng cá nhân của một conngười đã bao giờ được khẳngđịnh một cách lạ lùng hơn thếkhông? Nhưng từ đầu đến cuốichiến dịch này, chiến dịch cuốicùng của ông, ảnh hưởng mà

Page 477: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ông tác động tới các liên minh,buộc họ phải đi theo sáng kiếncủa ông thật đáng chú ý biếtchừng nào, và chỉ một chút xíunữa là ông đã đè nát họ”.

Uy tín của ông còn sống mãivà tiếp tục lớn lên. Chính uy tínấy đã sắc phong hoàng đế chomột đứa cháu chẳng có tiếngtăm của ông[28]. Ngày hômnay, bằng cách thấu hiểu sự táisinh truyền thuyết về ông, tamới thấy cái bóng to lớn ấy cònuy lực biết bao. Hãy ngược đãicon người tuỳ ý thích, hãy tànsát hàng triệu con người, hãygây ra hết cuộc xâm lược này

Page 478: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đến cuộc xâm lược khác, bạnđược phép làm tất cả nếu bạncó đủ độ uy tín, và nếu bạn cóđủ tài năng để giữ vững uy tínấy.

Dĩ nhiên, ở đây tôi đã việndẫn một ví dụ về uy tín hoàntoàn ngoại lệ, nhưng thật có íchkhi nhắc tới nó, để làm ta hiểusự tạo sinh của những tôn giáolớn, những học thuyết lớn vànhững đế chế lớn. Không có sứcmạnh của uy tín tác động lênđám đông, thì sẽ không hiểunổi sự tạo sinh ấy.

Nhưng uy tín không chỉ

Page 479: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

được xây dựng trên ảnh hưởngcá nhân, vinh quang quân sựvà sự khủng bố tôn giáo; nócòn có những nguồn gốc khiêmnhường hơn, tuy vẫn rất đángkể. Thế kỉ của chúng ta có thểcung cấp nhiều ví dụ - Một vídụ gây ấn tượng mạnh nhất màhậu thế còn nhắc mãi, đó làcâu chuyện về một con ngườinổi tiếng đã thay đổi bộ mặtquả địa cầu và những quan hệthương mại của các dân tộcbằng cách tách đôi hai đại lục.Ông thành công trong công việcnhờ vào chí lớn nhưng cũngnhờ vào sức cuốn hút mà ông

Page 480: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tác động lên tất cả những ngườichung quanh mình. Để chiếnthắng sự chống đối đồng loạtmà mình gặp phải, ông chỉ cầnxuất hiện. Ông nói chuyện mộtlúc, và trước sức hấp dẫn màông tác động, kẻ chống đối lạitrở thành bè bạn. Nhất là ngườiAnh kiên quyết phản đối dự áncủa ông; ông chỉ xuất hiện ởnước Anh để tập hợp mọi sự tánthành. Sau này, khi ông quaSouthampton[29], tiếng chuôngnhà thờ vang lên suốt dọcđường ông đi, và ngày naynước Anh quan tâm đến việcdựng tượng cho ông. Khi đã

Page 481: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chiến thắng tất cả, con ngườivà sự vật, ông không tin vàonhững cản trở nữa, và ôngmuốn lại bắt đầu Suez ởPanama. Ông lại bắt đầu vớinhững phương cách như thế;nhưng ông đã có tuổi và hơnnữa, niềm tin dời non chuyểnnúi chỉ có thể thực hiện đượcvới điều kiện những ngọn núikhông quá cao. Những ngọn núiđã chống cự, và tai hoạ tiếptheo đó đã phá tan vầng hàoquang sáng chói vinh quangtừng bao bọc người hùng. Cuộcsống của ông dạy ta uy tín cóthể lớn lên như thế nào, và có

Page 482: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thể biến mất ra sao. Sau khidanh vọng đã sánh ngang vớinhững bậc anh hùng nổi tiếngnhất trong lịch sử, ông bịnhững quan toà của quê hươngmình giáng xuống hàng nhữngtên tội phạm xấu xa nhất. Khiông qua đời chiếc quan tài củaông cô đơn đi qua giữa nhữngđám đông thờ ơ. Duy chỉ cácvua chúa ngoại quốc tỏ lòngkính trọng tưởng nhớ ông, nhưtưởng nhớ đến một trongnhững con người vĩ đại nhất màlịch sử từng biết tới*[30].

Nhưng những ví dụ khácnhau vừa được nhắc tới chỉ đại

Page 483: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

diện cho những hình thức cựcđoan. Để xem xét tâm lí học vềuy tín một cách chi tiết, cầnphải sắp xếp chúng cho đến tậncuối một chuỗi dài đi xuống từnhững người sáng lập ra cáctôn giáo và các đế chế đếnnhững kẻ chỉ muốn thử làm loámắt láng giềng bằng một bộquần áo mới hay một móntrang sức.

Giữa những đoạn xa nhaunhất của chuỗi này, ta đặt tấtcả những hình thức của uy tínvào trong những thành tố khácnhau của một nền văn minh:khoa học, nghệ thuật, văn học

Page 484: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

v.v…, và ta sẽ thấy uy tín làthành tố cơ bản của sự thuyếtphục. Dù ý thức hay không, thìcon người, ý niệm hay sự vật cóuy tín là nhờ con đường lâynhiễm được bắt chước ngay tứckhắc và áp đặt cho cả một thếhệ một số cách thức cảm nhậnvà thể hiện tư tưởng của họ.Hơn nữa, sự bắt chước thườngvô thức nhất, và chính đó là cáilàm cho nó hoàn hảo. Các hoạsĩ hiện đại tái tạo những màusắc đã phai mờ hoặc những cửchỉ cứng nhắc của vài ngườinguyên thuỷ, chẳng mấy hoàinghi cảm hứng của họ từ đâu

Page 485: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tới; họ tin vào sự thành thựccủa mình, trong khi nếu mộtbậc thầy nổi danh không làmsống lại hình thức nghệ thuậtnày, thì người ta vẫn sẽ tiếp tụcchỉ nhìn thấy ở đó những khíacạnh ngây ngô và thấp kém.Những hoạ sĩ ấy lập tức theomột bậc thầy nổi tiếng khác, vẽtràn ngập trên vải những bónghình màu tím, họ không cònthấy nữa trong tự nhiên cáimàu tím mà người ta đã thấycách đó năm mươi năm, nhưnghọ đã được gợi ý bởi ấn tượngcá nhân và đặc biệt của mộthoạ sĩ đã có được một uy tín

Page 486: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

lớn mặc dù điều này là kì dị.Trong mọi yếu tố của nền vănminh, những ví dụ như thế cóthể dễ dàng được viện dẫn.

Qua phần trên, ta thấy rằngcó nhiều yếu tố tham gia vàosự tạo sinh uy tín: một trongnhững yếu tố quan trọng nhấtbao giờ cũng là sự thành công.Mọi con người thành công, mọitư tưởng được áp đặt, sẽ chấmhết bằng chính việc bị đưa ratranh cãi. Chứng cớ cho thấythành công là một trong nhữngnền tảng cơ bản của uy tín,chính là uy tín hầu như luônmất đi cùng với sự mất đi của

Page 487: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thành công. Người anh hùngmà đám đông hôm trước cònhoan hô, hôm sau sẽ bị la ónếu anh ta không thành công.Uy tín càng lớn bao nhiêu thìphản ứng sẽ càng gay gắt bấynhiêu. Lúc đó, đám đông coingười anh hùng bị ngã như kẻngang hàng, và trả thù vì đãtừng nghiêng mình trước ưuthế mà nó không công nhậnnữa. Khi Robespierre sai chặtđầu đồng sự, và rất nhiềungười cùng thời của mình, ôngta có một uy tín rất lớn. Khi sựchuyển dịch của một vài phiếubầu cướp đi quyền lực của

Page 488: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

mình, ông ta lập tức mất đi uytín ấy, và đám đông theo ôngđến máy chém với chính nhữnglời nguyền rủa mà hôm trướchọ đã dành cho các nạn nhâncủa ông. Thường chính các tínđồ sẽ cuồng nộ đập phá nhữngtượng thần linh mà họ phụngthờ ngày trước.

Uy tín bị tước bỏ do thất bạisẽ mất đi một cách đột ngột. Nócũng có thể bị mòn đi do tranhluận, nhưng theo cách chậmchạp hơn. Tuy nhiên phươngcách này có hiệu quả rất chắcchắn. Uy tín bị tranh cãi đãkhông còn là uy tín nữa. Những

Page 489: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thần linh và con người biết giữgìn được lâu uy tín của mìnhthường không bao giờ dung thứcho sự tranh luận. Muốn làmcho những đám đông khâmphục mình, bao giờ cũng cầnphải giữ khoảng cách vớichúng.

Chú thích:1 Jean Jacques Rousseau

(1712 - 1778): nhà văn Pháp,tác giả của Julie hay nàngHéloïse mới, Khế ước xã hội,Émile hay về giáo dục…

2 Pierre Ẩn sĩ (1050 -

Page 490: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

1115): thầy tu người Pháp,khuyến khích cuộc Thập tựchinh lần thứ nhất và là mộttrong những người đứng đầucuộc Thập tự chinh của nhândân, bị chặn lại bởi người Thổ ởTiểu Á. Sau khi tham dự vàocuộc xâm chiếm Jérusalem, ôngthành lập tu viện Neutrnoustiorthuộc Bỉ.

3 Martin Luther (1483 -1546): nhà cải cách tôn giáolớn người Đức đồng thời là mộtnhà văn sáng tác bằng tiếngĐức (đặc biệt trong việc dịchKinh Thánh). Các tác phẩm

Page 491: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chính : Đại giáo lí, Tiểu giáo lí…4 Jérôme Savonarole (tiếng

Italia: Girolamo Savonarola,1452 - 1498): nhà thuyết giáongười Italia, trưởng tu viện SanMarco ở Frorence.

5 Michel Ney (1769 -1815): thống chế dưới thời Đếchế) binh nghiệp rực rỡ, bịLouis XVIII xử bắn.

6 Joachim Murat (1767 -1815): thống chế thời Đế chế)em rể Napoléon, vua xứ Naplestừ 1808 đến 1815.

Page 492: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

7 Giuseppe Garibaldi (1807- 1882): nhà ái quốc ngườiItalia, lãnh tụ của phong tràođòi thống nhất và độc lập chođất nước.

8 Thánh Paul: người tổ chứchọc thuyết Ki Tô giáo, người cócông biến Ki Tô giáo thành tôngiáo thế giới, tác giả của nhiềubức thư trong Tân ước.

9 Christophe Colomb (1451- 1506): nhà hàng hải ngườiGênes (Italia), lập nghiệp ở TâyBan Nha, phát hiện ra châu Mĩvào ngày 12 tháng Chín năm

Page 493: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

1492.10 Ferdinand de Lesseps

(1805 - 1894): kĩ sư ngườiPháp, đảm nhận việc xây dựngkênh đào Suez và Panama.

11 F. de Lesseps đã thất bạitrong cố gắng xây dựng kênhđào Panama, nối liền Đại TâyDương và Thái Bình Dương.

*12 Gustave le Bon, Conngười và xã hội (l’Homme et lessociétés), tập II, 1881, tr. 116.

13 Tannhäuser: tên vởopéra ba hổi bốn cảnh, thơ và

Page 494: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

âm nhạc của R. Wagner, lấycảm hứng từ cuộc đời của thi sĩngười Đức thế kỉ XIII, tác giảcủa nhiều bài thơ trữ tình kiểumới.

14 Emest Renan (1823 -1892): nhà văn Pháp, tác giảcủa cuốn Tương lai của khoahọc và Nguồn gốc Ki Tô giáo.

15 Blaise Pascal (1623 -1662): nhà toán học, nhà vật lívà là triết gia Pháp, tác giả củanhiều khám phá khoa học, tácgiả của cuốn Trường giáo khu,và Tư tưởng.

Page 495: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

*16 Ảnh hưởng của tước vị,của dải ruy băng, của đồngphục đối với đám đông thườngcó ở mọi nước, thậm chí ở cảnhững nước mà ý thức về độclập cá nhân phát triển nhất. Vềchuyện này, tôi chép lại mộtđoạn văn kì lạ trong cuốn sáchmới đây của một du khách vềuy tín của một số nhân vậtquan trọng ở Anh:

“Trong nhiều cuộc gặp gỡ,tôi đã quan sát thấy một sự saysưa đặc biệt ở những nguời Anhtỉnh táo nhất khi họ tiếp xúchay nhìn thấy một nhà quý tộc

Page 496: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Anh.

Tuy chỉ là nhờ số phận maymắn mới có được đẳng cấp này,nhưng nhà quý tộc giành đượcthiện cảm của họ ngay từtrước, và khi được nhà quý tộctiếp xúc, họ thấy hân hạnh nhưđược ban cho quà tặng. Khi nhàquý tộc đến gần, họ đã đỏ mặtlên vì sung sướng, và nếu nhàquý tộc mở lời với họ, niềm vuicố nén lại càng làm cho mặt họđỏ hơn lên và mắt họ lung linhngời sáng khác thường. Họ mêquý tộc từ trong huyết quản, cóthể nói giống như người Tây

Page 497: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Ban Nha mê khiêu vũ, ngườiĐức mê âm nhạc và người Phápmê làm cách mạng vậy! Lòngmê ngựa và mê Shakespearenơi họ không mạnh mẽ bằng;lòng thoả mãn và kiêu hãnh từngựa và Shakespeare ở họcũng ít cơ bản hơn nhiều! Sáchnói về quý tộc bán chạy nhưtôm tươi, và thay vì phải tránhloại sách ấy như tránh tà, thì talại bắt gặp chúng trong tay mọingười như là Kinh Thánh vậy”.

17 Homère: nhà thơ ngườiHy Lạp cổ đại, sống vào khoảngthế kỉ thứ IX tCN, được coi là

Page 498: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tác giả của anh hùng ca Iliadevà Odyssée.

18 Đền Parthénon: nằmtrong quần thể kiến trúc trênđồi Acropole, Hy Lạp, được xâydựng vào năm 447 đến 438tCN đế thờ nữ thần Athéna - vịthần Trí tuệ, người bảo hộ chothành Athènes.

19 Jeanne d’Arc (1412-1431): nữ anh hùng ngườiPháp, có công trong cuộc chiếnchống quân Anh, được phongthánh và là nguồn cảm hứngcho nhiều tác phẩm nghệthuật.

Page 499: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

20 Pièrre Augereau (1757-1816): thống chế thời Đế chế.

21 Paul Barras (1755 -1829): tử tước, đại biểu Hộinghị Quốc ước, thành viên củaBan Đốc chính.

22 Tháng Nho(Vendémiaire): theo lịch Cộnghoà Pháp, tức là từ ngày 22tháng Chín đến 21 tháng Mười.

23 André Masséna (1756-1817): thống chế thời Đế chế.

24 Philippe Antoined’Omano (1784 - 1863): một vị

Page 500: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tướng có binh nghiệp rạng rỡdưới thời Đế chế) trở thànhthống chế dưới thời NapoléonIII.

*25 Rất có ý thức về uy lựccủa mình, Napoléon biết rằnguy lực càng tăng khi đối xử vớinhững nhân vật có vai vếquanh mình hơi giống vớinhững tên chăn ngựa một chút;và trong đó có cả nhiều đạibiểu Quốc ước nổi tiếng màchâu Âu cũng phải sợ. Các mẩuchuyện thời đó về vấn đề nàyđầy những sự việc có ý nghĩa.Một hôm, giữa Hội đồng Nhà

Page 501: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nước, Napoléon đã đối xử thôbạo với Beugnot như với mộtđầy tớ mất dạy. Sự việc xảy ra,Napoléon đến gần và nói vớiông ta: “Này, gã to xác ngốcnghếch, đầu óc anh để đâu đấyhả?” Ngay lúc ấy, Beugnot, caoto như chiếc trống cái, cúi mìnhthật thấp, còn con người bé nhỏkia, giơ tay lên nắm lấy tai gãto xác. Beugnot viết: “Đó là tínhiệu ân sủng làm ta say lòng,là cử chỉ thân tình của chủnhân đã gần gũi với ta”. Nhữngví dụ như thế cho ta một ýniệm rõ rệt về sự hèn hạ ở mứcđộ thấp mà uy tín có thể gây

Page 502: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ra. Chúng làm ta hiểu được sựkhinh thường vô hạn củanhững kẻ đại chuyên chế đốivới những người chung quanhông ta mà ông ta đơn giản coihọ chỉ là một thứ bia thịt đỡđạn.

26 Louis-Nicolas Davoust(1770 - 1823): thống chế thờiĐế chế.

27 Đảo Elbe: một hòn đảotrên Địa Trung Hải, thuộc nướcItalia, nơi Napoléon bị đi đàyvào năm 1814, sau thất bại tạitrận Leipzip, chống lại liênminh năm nước châu Âu: Nga,

Page 503: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Áo, Phổ, Anh, Thụy Điển.28 Chi Louis Napoléon, cháu

của Napoléon Bonaparte tựxưng là Napoléon III.

29 Southampton: thành phốnằm ở miền Nam nước Anh,trong vùng biển Manche.

30 Một tờ báo ngoại quốc, tờNeu Freie Presse của thànhVienne, đã viết về đề tài sốphận của Lesseps với nhữngsuy ngẫm rất đúng đắn về tâmlí học, và vì lí do ấy, tôi xintrích lại ở đây:

Page 504: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

“Sau khi tuyên ánFerdinand de Lesseps, ta khôngcó quyền ngạc nhiên về cái kếtcục buồn thảm của ChristopheColomb nữa. Nếu Ferdinand deLesseps là một kẻ lừa đảo, thìmọi ảo tưởng cao quý đều là tộilỗi. Thời cổ đại hẳn đã đặt lênkí ức về Lesseps vòng hàoquang của vinh quang, và hẳnđã cho ông uống rượu thần tiêngiữa đỉnh Olympe, bởi vì ông đãlàm thay đổi bộ mặt trái đất, vàông đã hoàn thành những côngtrình làm hoàn thiện sự sángtạo. Khi kết án Ferdinand deLesseps, ông chủ tịch Toà

Page 505: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thượng thẩm đã tự làm mìnhbất tử, bởi vì những dân tộc sẽluôn hỏi tên tuổi con người đãkhông sợ hạ thấp thế kỉ củamình bằng việc chụp cái mũ tùkhổ sai lên đầu một ông già,mà cuộc đời của cụ là niềmvinh quang cho những ngườicùng thời.

“Từ nay trở đi, đừng nói gìvới chúng tôi về công lí khôngthể lay chuyển nữa, chính ở đóngự trị sự hận thù quan liêuchống lại những công trình táobạo vĩ đại. Các dân tộc đều cầnnhững con người dũng cảm ấy,

Page 506: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những con người tin vào chínhmình, vượt qua mọi trở ngại, vàkhông màng tới an nguy củabản thân. Thiên tài không thểthận trọng; với sự thận trọngông ta sẽ không bao giờ có thểmở rộng phạm vi hoạt động củacon người.

“… Ferdinand de Lesseps đãbiết tới niềm say sưa chiếnthắng và nỗi thất vọng chuacay: kênh Suez và Panama. Ởđây trái tim nổi loạn chống lạithứ đạo đức của thành công.Khi Lesseps thành công trongviệc nối liền hai biển, những

Page 507: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ông hoàng và các dân tộc tỏlòng kính trọng ông. Hôm nayông thất bại khi chống lại núiđá của dãy Cordillères, thì ôngchỉ còn là kẻ lừa bịp tầmthường… Ở đó, có một cuộcchiến của các giai cấp trong xãhội, một sự bất mãn của bọnquan liêu và viên chức dùngluật hình sự để trả thù chốnglại những người muốn vươn lêntrên những người khác… Cácnhà lập pháp hiện đại lúng túngtrước những tư tưởng lớn củathiên tài nhân loại; công chúngcòn hiểu chuyện đó kém hơn,và thật dễ dàng cho vị tổng

Page 508: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

trạng sư chứng minh rằngStanley là kẻ giết người vàLesseps là kẻ lừa đảo”.

Page 509: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương IV. NHỮNG GIỚIHẠN VỀ TÍNH HAY THAYĐỔI CỦA NIỀM TIN VÀ Ý

KIẾN ĐÁM ĐÔNG

1/ Những niềm tin cố định.- Tính không thay đổi của mộtsố niềm tin chung. - Chúng làhướng dẫn viên của một nềnvăn minh. - Khó diệt trừ chúngtận gốc - Trên cơ sở nào màlòng bất khoan dung lại là mộtđức hạnh đối với các dân tộc. -Sự phi lí có tính triết học củamột niềm tin chung không thể

Page 510: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

gây hại cho việc truyền bá nó.

2/ Những ý kiến hay thayđổi của đám đông. - Tính haythay đổi hết sức của ý kiếnkhông được sinh ra từ niềm tinchung. - Những biến thiên bềngoài của tư tưởng và niềm tintrong vòng chưa đến một thếkỉ. - Giới hạn thực của biến đổinày. - Những yếu tố mà sự biếnđổi dựa trên đó. - Sự biến mấthiện thời của những niềm tinchung và sự phát hành vô cùngrộng rãi của báo chí làm cho ýkiến ngày càng hay thay đổi. -Tại sao ý kiến của đám đông vềphần lớn các chủ đề đều dẫn tới

Page 511: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

sự thờ ơ. - Bất lực của các chínhphủ khi muốn chỉ đạo ý kiếnnhư thời xưa. - Sự phân tánhiện nay của những ý kiếnngăn cản tính độc tài chuyênchế của chúng.

1. Những niềm tin cốđịnh

Có sự song hành chặt chẽgiữa những đặc tính thể chất vàtính cách tâm lí của sinh vật.Trong những đặc tính thể chấtta thấy một số yếu tố khôngthay đổi, hoặc nếu có thay đổichút ít thì phải cần tới thời giancủa những thời kì địa chất, và

Page 512: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

bên cạnh những đặc tính cốđịnh không thể quy giản ấy, cóthể thấy những tính chất rấthay thay đổi mà môi trường,nghệ thuật của người chănnuôi, của người làm vườn dễdàng làm cho biến đổi, đôi khiđến mức che giấu được cảnhững đặc tính cơ bản trướcnhững người quan sát ít chútâm.

Ta cũng nhận thấy hiệntượng như vậy trong những đặctính tinh thần. Bên cạnh cácyếu tố tâm lí không thể quygiản của một chủng tộc, ta bắtgặp những yếu tố lưu động và

Page 513: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thay đổi. Và chính vì thế, khinghiên cứu những niềm tin vàý kiến của một dân tộc, ta luônnhận thấy một nền tảng rất cốđịnh, trên đó cấy ghép những ýkiến cũng lưu động như là cátbao phủ trên đá.

Vậy, những niềm tin và ýkiến của đám đông tạo thànhhai lớp khá phân biệt nhau. Mộtmặt, đó là những niềm tin bềnlâu, kéo dài nhiều thế kỉ, và cảmột nền văn minh phải dựa vàochúng; ví dụ như ngày xưa, đólà quan niệm phong kiến,những tư tưởng Ki Tô giáo,những tư tưởng thời Cải cách

Page 514: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Tôn giáo; còn như ngày nay, đólà nguyên tắc chủ quyền dântộc, những tư tưởng dân chủ vàxã hội. Mặt khác, đó là những ýkiến nhất thời và thay đổi, đượcphát sinh thường xuyên nhất từnhững quan niệm chung màmỗi thời đại đều thấy sinh ravà mất đi: đó là những lí thuyếtchỉ đạo nghệ thuật và văn họcở một vài thời điểm, như nhữnglí thuyết sản sinh ra chủ nghĩalãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên,chủ nghĩa thần bí v.v… Thôngthường, chúng có tính bề mặtnhư là thời trang và thay đổigiống như thời trang. Đó là

Page 515: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những làn sóng nhỏ sinh ra vàbiến mất không ngừng trên mặthồ chứa nước sâu.

Những niềm tin lớn mangtính tổng quát thường có sốlượng rất hạn chế. Sự ra đời vàkết thúc của chúng, đối vớitừng chủng tộc lịch sử, tạothành những tuyệt đỉnh củalịch sử chủng tộc ấy. Chúng cấuthành khung cốt đích thực củacác nền văn minh.

Thực rất dễ khi thiết lậpmột ý kiến tạm thời trong tâmhồn đám đông. Nhưng thật khóđể thiết lập một niềm tin lâu

Page 516: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

dài đối với nó. Cũng rất khókhăn khi muốn phá huỷ niềmtin lâu dài khi nó đã được thiếtlập. Thông thường chỉ khi phảitrả giá bằng những cuộc cáchmạng bạo lực thì ta mới có thểthay đổi được nó. Thậm chí,cách mạng chỉ có được khảnăng này khi niềm tin hầu nhưđã hoàn toàn mất hết ảnhhưởng tới tâm hồn con người.Lúc đó, những cuộc cách mạngchỉ làm việc cuối cùng là quétsạch những cái hầu như đã bịvứt bỏ, nhưng cái ách nặng nềcủa tập quán lại ngăn cản việcrũ bỏ hoàn toàn. Thực ra những

Page 517: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cuộc cách mạng bắt đầu tức lànhững niềm tin kết thúc.

Cũng dễ nhận biết cái ngàychính xác ghi dấu sự mất đi củamột niềm tin lớn; đó là ngàymà giá trị của nó bắt đầu bịtranh cãi. Tất cả những niềmtin chung đều hầu như chỉ làmột hư cấu, nó chỉ có thể tồntại với điều kiện không phảichịu sự kiểm tra.

Nhưng dù cho một niềm tinđã bị lung lay ghê gớm, thìnhững thể chế sinh ra từ nóvẫn bảo toàn được sức mạnhcủa mình, và chỉ mất đi một

Page 518: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cách từ từ. Cuối cùng, khi niềmtin đã mất quyền lực hoàntoàn, thì tất cả những gì nónâng đỡ cũng sụp đổ nhanhchóng. Một dân tộc không baogiờ có thể thay đổi những niềmtin mà không đồng thời buộcphải thay đổi mọi yếu tố trongnền văn minh của mình.

Dân tộc ấy biến đổi chúngcho đến lúc nó tìm được mộtniềm tin chung mới và niềm tinnày được chấp nhận; và chođến lúc đó, nó dĩ nhiên phảisống trong tình trạng vô chínhphủ. Những niềm tin chung làgiá đỡ cần thiết của những nền

Page 519: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

văn minh, chúng quy địnhhướng đi cho tư tưởng. Chỉ cóchúng mới có thể gợi hứng choniềm tin và tạo ra bổn phận.

Những dân tộc luôn cảmthấy ích lợi khi có được nhữngniềm tin chung, và bằng bảnnăng họ hiểu rằng, sự biến mấtnhững niềm tin ấy, đối với họ,báo hiệu giờ phút suy tàn đãđến. Sự sùng bái cuồng tínhthành Rome đối với người LaMã là một niềm tin đã khiến họlàm chủ thế giới; và khi niềmtin ấy mất đi, thì Rome phảitiêu vong. Chỉ khi những ngườiLa Mã có được một vài niềm tin

Page 520: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chung do người dã man đã phátan nền văn minh La Mã đemđến, thì họ mới đạt được một sựcố kết nào đó và có thể ra khỏitình trạng vô chính phủ.

Vậy không phải vô cớ màcác dân tộc luôn bảo vệ niềmtin của họ bằng lòng bất khoandung. Lòng bất khoan dung ấy,đứng về quan điểm triết họcthật đáng phê phán, nhưngtrong đời sống các dân tộc, nólại biểu thị cái đức hạnh cầnthiết nhất. Chính vì muốn xâydựng và giữ gìn những niềm tinchung mà thời Trung cổ đãdựng lên biết bao đống lửa

Page 521: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thiêu, biết bao nhà sáng chế vànhà cải cách phải chết trongtuyệt vọng khi họ trốn tránhkhổ hình. Chính vì muốn bảovệ những niềm tin ấy nên thếgiới đã bao phen bị đảo lộn,nên biết bao triệu người đãphải chết trên chiến trường, vàsẽ còn chết tiếp ở đó.

Có nhiều khó khăn lớn khithiết lập một niềm tin chung,nhưng khi niềm tin ấy đã đượcthiết lập chắc chắn thì trongthời gian dài, sức mạnh của nólà vô địch; và dù cho niềm tinấy sai lầm về mặt triết học, nóvẫn áp đặt lên những đầu óc

Page 522: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

sáng suốt nhất. Từ hơn mườilăm thế kỉ nay người Âu châuchẳng đã coi những truyềnthuyết tôn giáo mà khi ta xemxét kĩ thì thật là dã man*[1],như truyền thuyết vềMoloch[2], là những chân líkhông thể bàn cãi đó sao. Trongnhiều thế kỉ, người ta đã khôngnhận ra sự phi lí khủng khiếpcủa truyền thuyết về một vịthần trả thù con trai mình bằngnhững nhục hình khủng khiếpvì nó đã không tuân theo mộttrong những điều do ông đặtra. Ngay cả những thiên tài cóuy lực nhất, như một

Page 523: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Galilée[3], một Newton[4], mộtLeibniz[5], thì cũng không cógiây phút nào giả định rằngchân lí của những tín điều nhưthế có thể phải được mang rabàn cãi. Chẳng gì chứng minhrõ hơn sự mê hoặc do một niềmtin chung gây ra, nhưng cũngchẳng gì chỉ ra rõ hơn nhữnggiới hạn nhục nhã của trí tuệcon người.

Ngay khi một tín điều mớicắm rễ vào tâm hồn đám đông,nó trở thành người khởi xướngcho những thể chế, nghệ thuật,cách cư xử của đám đông ấy.Lúc đó, ảnh hưởng mà nó tác

Page 524: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

động lên tâm hồn con người làtuyệt đối. Những người hànhđộng chỉ nghĩ đến việc thựchiện tín điều ấy, nhà lập phápchỉ muốn áp dụng nó, nhà triếthọc, nghệ sĩ, nhà văn chỉ lotoan diễn dịch nó bằng các hìnhthức khác nhau.

Từ niềm tin cơ bản, nhữngtư tưởng nhất thời và thứ yếucó thể nảy sinh, nhưng chúngluôn mang dấu ấn của niềm tinnơi chúng được sinh ra. Nềnvăn minh Ai Cập, nền văn minhÂu châu thời Trung cổ, nền vănminh Islam của người Ả Rậpđều xuất sinh từ một số rất nhỏ

Page 525: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những niềm tin tôn giáo từng indấu ấn lên những thành tố nhỏnhất của các nền văn minh này,và cho phép ta nhận biết ngayra chúng.

Và chính vì vậy, nhờ vàonhững niềm tin chung, conngười ở mỗi thời đại đều bị baoquanh bởi một mạng lướinhững truyền thống, ý kiến vàtập quán, cái ách mà họ khôngthể thoát ra được, luôn làm họgiống nhau như hệt. Cái gì đãđặc biệt dẫn dắt con người, đólà những niềm tin và tập quánsinh ra từ những niềm tin ấy.Chúng điều chỉnh những hành

Page 526: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vi nhỏ nhặt nhất của đời sốngchúng ta, và những đầu óc độclập nhất cũng không nghĩ tớichuyện thoát ra khỏi nó. Chỉ cóchế độ chuyên chế thực sự tácđộng một cách vô thức lên tâmhồn con người, bởi vì đó là chếđộ duy nhất không thể đấutranh lại. Tibère[6], Thành CátTư Hãn, Napoléon là những bạochúa đáng sợ, chắc chắn vậy,nhưng Moïse[7], Phật Thích Ca,Jésus, Mahomet, Luther từ dướiđáy mồ còn tác động lên tâmhồn con người một sự chuyênchế khác sâu xa hơn nhiều. Mộtcuộc mưu phản có thể hạ gục

Page 527: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

một bạo chúa, nhưng mưuphản liệu có thể làm gì với mộtniềm tin đã được xác lập chắcchắn? Trong cuộc đấu tranh bạoliệt chống lại Công giáo, và mặcdù được sự tán đồng bề ngoàicủa đám đông, mặc dù nhữngphương pháp phá hoại tàn bạochẳng kém gì Tòa án dị giáo,thế nhưng chính cuộc Cáchmạng vĩ đại của chúng ta [Cáchmạng Pháp] đã thất bại. Duynhững bạo chúa thực sự mànhân loại đã biết bao giờ cũnglà cái bóng của những người đãchết hay là những ảo tưởng mànhân loại tự tạo ra.

Page 528: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Sự phí lí về mặt triết họcmà những niềm tin chungthường biểu hiện, không baogiờ là một trở ngại cho thắnglợi của chúng. Thậm chí, thắnglợi ấy hình như chỉ có thể cóđược với điều kiện những niềmtin chung chứa đựng sự phi lí bíẩn nào đó. Vậy nên không phảisự yếu kém rõ rệt của niềm tinxã hội chủ nghĩa hiện thời đãngăn cản chúng chiến thắngtrong tâm hồn đám đông. Sựthấp kém thực sự của nó so vớimọi niềm tin tôn giáo duy chỉnằm ở điều này: lí tưởng vềhạnh phúc mà tôn giáo hứa hẹn

Page 529: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chỉ được hiện thực hoá trongmột đời sống tương lai, chẳngai có thể đưa chuyện này ratranh cãi. Nếu lí tưởng về hạnhphúc xã hội chủ nghĩa đượcthực hiện trên đời này, thì ngaykhi những mưu toan đầu tiênđược thực thi, sự hão huyềncủa những lời hứa hẹn xuấthiện, đồng thời niềm tin mới sẽlập tức mất đi mọi uy tín. Vậysức mạnh của nó sẽ chỉ lớn lêncho đến ngày nó chiến thắng,khi hành động thực tiễn bắtđầu. Và chính vì vậy, tôn giáomới, cũng như tất cả các tôngiáo đã ra đời trước nó, trước

Page 530: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tiên đóng vai trò là kẻ phá huỷ,thì tiếp theo, khác với tôn giáotrước, nó lại không thể đóngnổi vai trò là kẻ sáng tạo.

2. Những ý kiến có tínhchất động của đám đông

Bên trên những niềm tin cốđịnh mà ta vừa mới chỉ ra sứcmạnh, còn có một lớp gồmnhững ý kiến, ý tưởng, tưtưởng luôn luôn sinh ra và mấtđi. Một vài thứ chỉ kéo dài mộtngày, còn những thứ quantrọng nhất ít khi vượt quá đờisống của một thế hệ. Chúng tôicũng đã lưu ý rằng những thay

Page 531: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đổi bỗng xảy ra trong những ýkiến này đôi khi chỉ mang tínhbề mặt nhiều hơn là thực chất,và rằng bao giờ chúng cũngmang dấu ấn của những phẩmchất chủng tộc. Ví dụ, xem xétnhững thể chế chính trị ở đấtnước chúng ta đang sống, tathấy rằng những đảng phái bềngoài rất trái ngược nhau:người theo chủ nghĩa dân chủ,người cấp tiến, người đế chế,người xã hội chủ nghĩa v.v…, họđều có một lí tưởng tuyệt đốigiống nhau, và ta cũng thấyrằng lí tưởng này chỉ gắn bó vớicấu trúc tinh thần của chủng

Page 532: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tộc chúng ta; bởi vì ở nhữngchủng tộc khác, dưới những cáitên tương tự, ta lại thấy một lítưởng hoàn toàn trái ngược.Không phải cái tên được đặtcho những ý kiến, cũng khôngphải sự cải biên lừa dối thay đổinội dung của sự vật. Nhữngngười tư sản của Cách mạng,thấm đẫm toàn văn học Latin,mắt nhìn chăm chăm vào nềncộng hoà La mã; chấp nhậnluật pháp, cây phủ việt và tấmáo choàng của người La Mã, cốgắng bắt chước những thể chế,những tấm gương của nền cộnghòa La Mã, nhưng họ vẫn

Page 533: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

không trở thành người La Mã,bởi vì họ ở dưới thế lực của mộtsự gợi ý mang tính lịch sửmạnh mẽ. Vai trò của nhà triếthọc là tìm xem những niềm tincổ xưa hãy còn lại cái gì ở bêndưới những thay đổi bề mặt, vàtrong làn sóng chuyển độngcủa những ý kiến, cần phânbiệt cái gì đã được xác định donhững niềm tin chung và tâmhồn chủng tộc.

Không có tiêu chuẩn triếthọc này, người ta có thể tintưởng rằng đám đông thay đổiniềm tin chính trị và tôn giáomột cách thường xuyên và tuỳ

Page 534: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ý. Thực vậy, toàn bộ lịch sửchính trị, tôn giáo, nghệ thuật,văn học hình như chứng tỏ điềunày.

Chẳng hạn, ta chỉ lấy mộtgiai đoạn ngắn ngủi trong lịchsử nước Pháp, từ 1790 đến1820, nghĩa là ba mươi năm,thời gian của một thế hệ. Tronggiai đoạn này ta thấy nhữngđám đông, thoạt tiên theo chếđộ quân chủ, rồi trở thành cáchmạng, rồi theo đế chế chủnghĩa, rồi lại trở lại thànhngười theo chế độ quân chủ.Trong lĩnh vực tôn giáo, cũngtrong thời gian ấy, họ đi từ

Page 535: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Công giáo đến chủ nghĩa vôthần, rồi sang thần luận, rồi lạiquay trở về với những hìnhthức quá khích nhất của Cônggiáo. Và không phải chỉ có đámđông, mà cả những người lãnhđạo cũng như thế. Chúng tangạc nhiên lặng ngắm những vịđại biểu Hội nghị Quốc ước vĩđại kẻ thù chẳng đội trời chungvới vua chúa, chẳng cầnThượng đế, cũng không cầnmuốn có những ông chủ, họ lạitrở thành những nô bộc hènmọn của Napoléon, rồi thànhkính mang những cây nến thờtrong đám rước dưới thời vua

Page 536: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Louis XVIII[8].

Và trong bảy mươi năm tiếptheo, đã còn có biết bao thayđổi trong ý kiến của đám đông.Vùng “Abion nham hiểm”[9] ởđầu thế kỉ này trở thành đồngminh của nước Pháp dưới thờingười nối ngôi Napoléon; nướcNga hai lần bị Pháp xâm chiếm,thế mà họ đã vỗ tay thích thúnhường ấy khi nước Pháp bịthất bại lần sau cùng, rồi họbỗng nhiên được coi như mộtngười bạn.

Trong lĩnh vực văn học,nghệ thuật, triết học, những ý

Page 537: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

kiến kế tiếp nhau còn nhanhhơn nữa. Chủ nghĩa lãng mạn,chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩathần bí v.v…, sinh ra và lần lượtchết đi. Người nghệ sĩ và nhàvăn hôm qua được hoannghênh, ngày mai đã bị rẻkhinh sâu sắc.

Nhưng khi chúng ta phântích những thay đổi nhìn bềngoài rất sâu sắc này, chúng tathấy điều gì? Tất cả những gìtrái ngược với niềm tin chungvà với tình cảm chủng tộc sẽchỉ có một thời gian sống rấtphù du, và dòng sông quanh colại nhanh chóng chảy theo

Page 538: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

dòng của nó. Những ý kiếnkhông gắn liền với một niềmtin chung nào, với một tìnhcảm chủng tộc nào, và do đó,sẽ không thể có tính cố định,đều bị phó mặc hoàn toàn chongẫu nhiên, hay nếu ta muốn,chúng bị phó mặc cho nhữngthay đổi nhỏ nhặt nhất của môitrường sống. Được hình thànhdo sự gợi ý và lây nhiễm,những ý kiến bao giờ cũng cótính nhất thời; đôi khi chúngsinh ra rồi biến mất cũngnhanh chóng như những đụncát được hình thành bởi gió bênbờ biển.

Page 539: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Ngày nay, tổng số những ýkiến lưu động của đám đôngnhiều chưa từng có; và điều đóxảy ra do ba lí do khác nhau.

Thứ nhất vì những niềm tincũ càng ngày càng mất ảnhhưởng, chúng không còn tácđộng được như ngày xưa lênnhững ý kiến nhất thời để đemlại cho những ý kiến này mộtđịnh hướng nào đó.

Sự xoá mờ niềm tin chungđã nhường chỗ cho một loạtnhững ý kiến đặc thù không cóquá khứ cũng chẳng có tươnglai.

Page 540: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Lí do thứ hai vì sức mạnhcủa đám đông trở nên càngngày càng to lớn, và càng ngàycàng có ít đối trọng; tính cực kìlưu động của những tư tưởng,mà ta đã thấy ở chúng, có thểđược tự do biểu hiện.

Cuối cùng, lí do thứ ba là vìsự phát hành báo chí gần đâyđã không ngừng đưa ra trướcmắt đám đông những ý kiếntrái ngược nhất. Những gợi ýmà mỗi ý kiến có thể tạo ra sẽnhanh chóng bị tiêu diệt donhững gợi ý đối nghịch. Kết quảlà mỗi ý kiến không đạt tới chỗlan rộng và tất phải có một đời

Page 541: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

sống rất ngắn ngủi. Chúng chếtđi trước khi có thể đủ lan rộngđể trở thành phổ biến.

Từ những nguyên nhânkhác nhau đó mà sinh ra mộthiện tượng rất mới trong lịch sửthế giới, và hoàn toàn đặctrưng của thời hiện tại, tôimuốn nói tới sự bất lực củanhững chính quyền trong việchướng dẫn dư luận.

Ngày xưa, và cái ngày xưaấy chẳng xa lắm đâu, hoạtđộng của các chính quyền, ảnhhưởng của một vài nhà văn vàcủa một số rất ít các tờ báo là

Page 542: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những thứ thực sự điều chỉnhdư luận. Ngày nay, các nhà vănđã mất hoàn toàn ảnh hưởng,và những tờ báo chỉ còn làmcông việc phản ảnh ý kiến. Cònnhững chính khách, còn lâu họmới điều khiển được dư luận,họ chỉ tìm cách chạy theo đuôinó mà thôi. Họ sợ dư luận, cáithứ dư luận mà đôi khi đi tớichỗ khủng bố và khiến họ phảichấp nhận lối hành xử thiếu ổnđịnh.

Vậy ý kiến của đám đôngcàng lúc càng có khuynh hướngtrở thành cái biểu lộ tối cao củachính trị. Ngày nay nó đi tới

Page 543: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chỗ áp đặt những liên minh,như ta thấy gần đây sự liênminh của người Nga xuất phátchủ yếu từ một phong trào bìnhdân. Đó là một triệu chứng rấtlạ khi ngày nay ta được thấycác giáo hoàng, vua và hoàngđế chịu trả lời phỏng vấn đểtrình bày tư tưởng của họ vềmột chủ đề nhất định để chođám đông đánh giá. Ta có thểnói rằng xưa kia chính trịkhông phải là chuyện thuộc vềtình cảm. Ngày nay liệu còn cóthể nói như thế nữa không, khingười dẫn lối chính trị càng lúccàng là những xung động của

Page 544: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đám đông hay thay đổi, khôngbiết đến lí trí, và chỉ tình cảmmới có thể hướng dẫn được nóthôi?

Còn về báo chí, ngày xưa làngười hướng dẫn dư luận; thìngày nay, cũng như chínhquyền, nó phải chịu lu mờ trướcquyền lực của đám đông. Chắchẳn nó có một sức mạnh đángkể, nhưng vì nó chủ yếu là sựphản ánh của những ý kiếnđám đông và sự biến thiênkhông ngừng của chúng. Trởthành tổ chức thông tin đơnthuần, báo chí đã từ chối áp đặtbất cứ tư tưởng và bất cứ chủ

Page 545: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thuyết nào. Nó đi theo tất cảnhững thay đổi của tư tưởngchung, và sự cần thiết phảicạnh tranh buộc nó phải đi theodư luận nếu không thì sẽ mấtđộc giả. Ngày xưa những tờ báolâu năm trang trọng và nhiềuảnh hưởng như tờConstitutionnel, tờ Siècle, tờDébats, mà thế hệ trước thànhkính nghe những lời phántruyền của chúng, thì đều đãbiến mất hoặc đã trở thànhnhững tờ báo thông tin trongkhuôn khổ những bài viết chovui, những bài kể xấu ăn chơithượng lưu và những bài quảng

Page 546: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cáo tài chính. Ngày nay, đâucòn những tờ báo khá phongphú để cho phép các biên tậpviên đưa ra ý kiến cá nhân, vànhững ý kiến này sẽ có sứcnặng gì đó đối với những độcgiả chỉ yêu cầu được thông tinhay giải trí, và đằng sau mỗi lờikhuyên nhủ họ luôn e ngại kẻđầu cơ. Ngay phê bình cũngkhông còn nữa cái quyền năngtung hô quảng cáo cho mộtcuốn sách hay một vở kịch. Phêbình có thể làm hại chúng, chứkhông giúp ích cho chúng.Những tờ báo chỉ ý thức về sựvô ích của tất cả những gì là

Page 547: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

phê bình hay ý kiến cá nhân,cho nên dần dần bỏ hẳn phêbình văn học, tự hạn chế chỉđưa ra tên cuốn sách với haihay ba dòng quảng cáo; và haimươi năm nữa có lẽ phê bìnhkịch nghệ cũng sẽ như vậythôi.

Dò xét dư luận ngày nay đãtrở thành mối bận tâm chủ yếucủa báo chí và chính quyền.Một biến cố, một dự án lậppháp, một bài diễn văn sẽ tạora hiệu quả gì, đó là điều màhọ luôn phải biết; và chuyện ấykhông dễ, bởi vì chẳng có gì lưuđộng hơn và dễ thay đổi hơn là

Page 548: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tư tưởng của đám đông; vàchẳng có gì thường xuyên hơnlà nhìn thấy đám đông chàođón bằng lời nguyền rủa cái màhôm trước đám đông đã nồngnhiệt hoan hô.

Sự thiếu vắng hoàn toànviệc chỉ đạo dư luận, đồng thờivới việc tan rã của những niềmtin chung, có kết quả cuối cùnglà sự phân tán hoàn toàn mọiniềm tin, và sự thờ ơ của đámđông tăng dần đối với cái gìkhông động chạm rõ rệt tớiquền lợi tức thời của họ. Nhữngvấn đề chủ thuyết, như chủnghĩa xã hội, chỉ tuyển mộ

Page 549: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thêm được những người bảo vệcó lòng tin thực sự trong cáctầng lớp ít được học hành, ví dụcông nhân hầm mỏ và xínghiệp. Còn tầng lớp tiểu tưsản, công nhân có đôi chút họcvấn đều rơi vào chủ nghĩa hoàinghi, hay ít ra, rất hay thayđổi.

Sự tiến triển như vậy đãxảy ra từ ba mươi năm nay làrất ấn tượng. Ở thời kì trướctuy không xa lắm, những ýkiến vẫn còn có một khuynhhướng chung; chúng được sinhra từ việc chấp nhận vài niềmtin cơ bản nào đó. Chỉ bằng

Page 550: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

việc là người theo chế độ quânchủ, người ta tất nhiên có mộtsố tư tưởng rất kiên định cả vềlịch sử lẫn khoa học, và chỉbằng việc là người cộng hoà,người ta đã có những tư tưởnghoàn toàn trái ngược. Mộtngười theo chế độ quân chủbiết chính xác rằng con ngườikhông có nguồn gốc từ khỉ vàmột người cộng hòa cũng biếtkhông kém phần chính xácrằng mình có nguồn gốc từ khỉ.Người quân chủ phải nói vềCách mạng với một sự ghê tởm,còn người cộng hoà với thái độtôn sùng. Có những cái tên,

Page 551: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

như tên Robespierre vàMarat[10], anh ta phải đọc lênvới dáng vẻ sùng kính, cònnhững cái tên khác như César,Auguste, Napoléon, người takhông thể nói lên mà khôngthoá mạ. Ngay đến cả trong đạihọc Sorbonne, cái cung cáchquan niệm ngây thơ về lịch sửnhư vậy cũng phổ biến*[11].

Ngày nay, đứng trước sựtranh cãi và phân tích, tất cảcác ý kiến đều mất uy tín;những góc cạnh của chúngnhanh chóng bị hao mòn, vàchẳng còn lại bao nhiêu điều cóthể làm ta say mê. Con người

Page 552: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hiện đại càng lúc càng bị sự thờơ xâm chiếm.

Ta đừng quá thương xót chosự sụp đổ chung này của nhữngý kiến. Dù đó là một triệuchứng suy đồi trong đời sốngcủa một dân tộc, ta cũng khôngthể cãi lại được. Chắc chắnrằng những nhà thấu thị, nhàtruyền đạo, các lãnh tụ, nóitóm lại là những người có niềmtin vững vàng đều có một sứcmạnh khác hẳn với nhữngngười có thói quen phủ định,những nhà phê phán và nhữngkẻ thờ ơ; nhưng cũng đừngquên rằng với sức mạnh hiện

Page 553: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tại của đám đông, nếu một ýkiến độc nhất nào có thể chiếmđủ được uy tín để áp đặt thì nósẽ phải nhanh chóng khoác mộttấm áo quyền lực có tínhchuyên chế đến mức tất cả đềuphải lập tức cúi gập mình trướcnó, và cũng không nên quênrằng thời đại tranh luận tự dođã khép lại từ lâu. Đám đôngđôi khi đại diện cho những ôngchủ ôn hoà, như hoàng đếHéliogabale[12] và Tibère đãnhư vậy khi cần, nhưng đámđông cũng có tính thất thườnghung dữ. Khi một nền văn minhsẵn sàng rơi vào tay đám đông,

Page 554: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nó sẽ bị phó mặc cho quá nhiềumay rủi để có thể tồn tại lâudài. Nếu một điều gì đó có thểlàm chậm giờ sụp đổ ít lâu, đóchính là nhờ vào tính chất cựckì lưu động của những ý kiếnvà nhờ sự thờ ơ tăng dần củađám đông đối với mọi niềm tinchung.

Chú thích:*1 Tôi hiểu dã man về mặt

triết học. Còn về mặt thực tếchúng đã tạo nên một nền vănminh hoàn toàn mới, và trongmười lăm thế kỉ chúng đã làm

Page 555: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cho con người thấy thiên đườngkì diệu của giấc mơ và hy vọngmà con người sẽ không thấynữa.

2 Moloch: nữ thần khát máuđược nhắc đến trong KinhThánh. Để đón mừng bà, nhữngđứa trẻ phải “đi qua lửa”, nghĩalà bị hiến tế; rồi bị thiêu.

3 Galilée (1564 - 1642):nhà vật lí và thiên văn Italia,người phát hiện ra định luật rơitự do và sự chuyển động củaTrái Đất.

4 Issac Newton (1642 -

Page 556: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

1727): nhà vật lí và thiên vănAnh, khám phá ra lực hấp dẫn.

5 Gottfriel Leibniz (1646 -1716): nhà triết học và toánhọc Đức.

6 Moïse: chính khách, sửgia, nhà thơ, nhà đạo đức, nhàlập pháp của người Do Thái.Ông đã dẫn dân tộc mình từ AiCập sang Palestin.

7 Tibère (42 tCN - 37):hoàng đế La Mã từ năm 14 đếnnăm 37.

8 Louis XVIII (1755 -

Page 557: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

1824): Vua Pháp trong giaiđoạn từ 1814 đến 1824, ngoạitrừ thời gian Một trăm ngày khiNapoléon từ đảo Elbe trở về,mưu toan lập lại Đế chế.

9 Tên gọi cổ xưa của quốcđảo Anh.

10 Jean-Paul Marat (1743 -1793): nhà cách mạng Pháp,thành viên của câu lạc bộ desCordeliers, bị coi là một trongnhững người chịu trách nhiệmtrong cuộc thảm sát thángChín. Trúng cử vào Hội nghịQuốc ước, ông là nghị sĩ pháiNúi, từng được coi là “người

Page 558: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

bạn của nhân dân”. Ông bị mộtphụ nữ ám sát vào ngày 13tháng Bảy năm 1793.

*11 Về điểm này, một sốtrang viết trong sách của các vịgiáo sư chính thống cũng rất kìlạ, chứng tỏ tinh thần phê phántrong nền giáo dục đại học củachúng ta đã kém phát triển biếtchừng nào. Tôi xin dẫn làm vídụ một vài dòng trích từ sáchvề Cách mạng Pháp của một vịnguyên là giáo sư lịch sử ởSorbonne, và từng làm bộtrưởng giáo dục:

“Việc chiếm ngục Bastille là

Page 559: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

một sự kiện tuyệt đỉnh tronglịch sử không những chỉ củanước Pháp, mà còn của cả châuÂu; nó mở đầu một thời đại mớicủa lịch sử thế giới!”

Còn về Robespiere ta kinhngạc khi đọc trong sách ấy,rằng nền chuyên chính của ôngta đặc biệt thuộc về ý kiến, sựthuyết phục và uy tín đạo đức;nền chuyên chính ấy là một thứgiáo hoàng trong tay một conngười đức hạnh (tr. 91 và 220).

12 Héliogabale (204-222):hoàng đế La Mã từ 218 đến222, là một tư tế ở Baal, ông

Page 560: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

trở thành hoàng đế sau vụ mưusát người bà con là Caracallavào năm 217. Sự độc ác và bạotàn của ông cũng như việc ápđặt tôn giáo cho người La Mã đãdẫn tới cuộc nổi dậy khiến ôngbị giết.

Page 561: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Quyển III. PHÂNLOẠI VÀ MÔ TẢCÁC LOẠI ĐÁM

ĐÔNG KHÁCNHAU

Page 562: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương I. PHÂN LOẠIĐÁM ĐÔNG

Phân chia tổng quát nhữngđám đông. - Phân loại chúng.

1/ Đám đông không thuầnnhất. - Những đám đông khácbiệt nhau như thế nào. - Ảnhhưởng của chủng tộc. - Tâmhồn đám đông càng yếu đuốibao nhiêu thì tâm hồn chủngtộc càng mạnh mẽ bấy nhiêu. -Tâm hồn chủng tộc biểu thị tìnhtrạng văn minh, còn tâm hồnđám đông biểu thị tình trạng dãman.

Page 563: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

2/ Đám đông thuần nhất. -Phân chia những đám đôngthuần nhất - Phe phái, đẳngcấp và giai cấp.

Trong cuốn sách này, chúngtôi đã chỉ ra những tính cáchtổng quát chung của các đámđông tâm lí. Vấn đề còn lại làphải chỉ ra những tính cách đặcthù thêm vào những tính cáchtổng quát ấy tuỳ theo các loạitập thể khác nhau khi, dướiảnh hưởng của những tác nhânkích thích phù hợp, chúng tựbiến mình thành đám đông.

Trước tiên, chúng ta hãy

Page 564: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

trình bày đôi lời về sự phân loạinhững đám đông.

Điểm xuất phát của chúngta sẽ là quần hợp đơn giản.Hình thức thấp nhất của nó baogồm những cá nhân thuộc vềcác chủng tộc khác nhau. Nóchẳng có mối liên hệ chung nàokhác ngoài ý chí ít nhiều tônkính đối với một thủ lĩnh.Những người dã man có nguồngốc rất khác nhau đã xâmchiếm Đế chế La Mã trongnhiều thế kỉ có thể được xemnhư là hình mẫu về loại quầnhợp này.

Page 565: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Ở cấp độ cao hơn nhữngquần hợp thuộc các chủng tộckhác nhau này, dưới ảnh hưởngcủa một vài yếu tố, là nhữngđám đông đã có được các tínhcách chung, và cuối cùng đãhọp thành một chủng tộc. Nếugặp dịp chúng sẽ biểu hiệnnhững đặc tính riêng biệt củađám đông, nhưng những đặctính này ít nhiều bị đặc tínhcủa chủng tộc thống trị.

Hai loại quần hợp này, dướiảnh hưởng của những nhân tốđược nghiên cứu trong sáchnày, có thể biến đổi thànhnhững đám đông có tổ chức hay

Page 566: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đám đông tâm lí. Trong nhữngđám đông có tổ chức, chúng tôichia ra như sau:

A: Đám đông khôngthuần nhất (hétérogène)

1) Vô danh (anonyme), vídụ: đám đông đường phố.

2) Không vô danh hoặc hữudanh, (non- anonyme), ví dụ:ban hội thẩm - nghị viện v.v…

B. Đám đông thuần nhất(homogène)

1) Phái (secte), ví dụ: pháichính trị - giáo phái v.v…

Page 567: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

2) Đẳng cấp hay tầng lớp(caste), ví dụ: tầng lớp quânsự, chức sắc tôn giáo, tầng lớpthợ thuyền v.v…

3) Giai cấp (classe), ví dụ:giai cấp tư sản, giai cấp nôngdân v.v…

Chúng ta cần nói vài lời vềcác tính chất phân biệt nhữngloại đám đông khác nhau này.

1. Đám đông khôngthuần nhất

Đây là những tập thể mà tađã nghiên cứu tính cách trongsách này. Chúng gồm có những

Page 568: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cá nhân bất kì, dù nghề nghiệphay trình độ trí tuệ của họ rasao.

Bây giờ ta biết rằng, chỉriêng việc những con người họpthành một đám đông hoạtđộng, tâm lí tập thể của họ đãcơ bản khác biệt với tâm lí cánhân, và trí tuệ không làm chohọ thoát khỏi sự khác biệt đó.Chúng ta đã thấy, trong nhữngtập thể, trí tuệ không có mộtvai trò nào cả. Chỉ những tìnhcảm vô thức tác động mà thôi.

Một yếu tố cơ bản, đó làchủng tộc, cho phép tạo ra sự

Page 569: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

khu biệt khá sâu sắc nhữngđám đông không thuần nhất.

Chúng ta đã nhiều lần nóitới vai trò của chủng tộc, vàchúng ta đã chỉ ra rằng đó làyếu tố mạnh mẽ nhất có khảnăng quyết định hành động củacon người. Nó cũng biểu lộ tácđộng của mình vào những tínhcách của đám đông. Một đámđông gồm những cá nhân bấtkì, nhưng toàn bộ là người Anhhay người Trung Hoa, sẽ khácbiệt sâu sắc với một đám đôngkhác cũng gồm những cá nhânbất kì, nhưng thuộc các chủngtộc khác nhau, ví dụ Nga, Pháp,

Page 570: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Tây Ban Nha.

Những dị biệt sâu sắc docấu tạo tinh thần mang tính ditruyền tạo ra trong cung cáchcảm thụ và suy nghĩ của conngười, sẽ bùng phát tức thìngay khi những hoàn cảnh, kểra cũng khá hiếm hoi, tập hợptrong cùng một đám đông, theomột tỉ lệ gần bằng nhau nhữngcá nhân thuộc nhiều dân tộckhác nhau, cho dù nhìn bềngoài có giống nhau về nhữnglợi ích đã tập trung họ đến mấy.Những người xã hội chủ nghĩathường có mưu toan tập hợpcác đại biểu của quần chúng

Page 571: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

công nhân của từng quốc giavào các đại hội; mưu toan ấyluôn dẫn tới bất hoà dữ dội.Một đám đông người Latin, dùgiả định là cách mạng hay bảothủ đến mấy, khi muốn thựchiện những yêu cầu của mình,bao giờ cũng kêu gọi tới sự canthiệp của Nhà nước. Đám đôngấy bao giờ cũng mang tính tậptrung và ít nhiều độc tài. Tráilại, một đám đông người Anhhay Mỹ lại không biết tới Nhànước, mà chỉ kêu gọi tới sángkiến riêng. Một đám đông ngườiPháp tha thiết trước hết với sựbình đẳng, và một đám đông

Page 572: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

người Anh lại tha thiết với sự tựdo. Chính do những sự khácbiệt chủng tộc này, cho nên cóbao nhiêu dân tộc thì gần nhưcó bấy nhiêu dạng thức chủnghĩa xã hội và chế độ dân chủ.

Vậy nên, tâm hồn chủng tộcthống trị hoàn toàn tâm hồnđám đông. Nó là tầng nền vữngchắc để hạn chế những daođộng của đám đông. Ta hãy coicâu sau như một định luật chủyếu: Những tính cách thấp kémcủa đám đông càng ít nổi bậtbao nhiêu thì tâm hồn củachủng tộc càng mạnh mẽ bấynhiêu. Tình trạng đám đông và

Page 573: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

sự thống trị của đám đông, đólà thời dã man hoặc là sự quaytrở về thời dã man. Chỉ khi đạttới một tâm hồn được cấu tạovững chắc, thì chủng tộc mớingày càng thoát ra khỏi sứcmạnh nông nổi của đám đôngvà thoát khỏi tình trạng dãman.

Độc lập với sự phân loại dựavào chủng tộc, sự phân loạiquan trọng duy nhất phải làmvới đám đông không thuầnnhất, đó là chia tách chúngthành đám đông vô danh nhưđám đông đường phố, và đámđông không vô danh, như

Page 574: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những nghị viện và hội thẩm. Ýthức trách nhiệm, vốn vắngmặt nơi nhóm trước và đượcphát triển ở nhóm sau, đã đemtới cho những hành vi của họnhững khuynh hướng thườngrất khác nhau.

2. Đám đông thuần nhất

Những đám đông thuầnnhất gồm:

1- Phe phái; 2- Đẳng cấp;3- Giai cấp.

Phe phái chỉ cấp độ thứnhất trong việc tổ chức nhữngđám đông thuần nhất. Nó gồm

Page 575: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những cá nhân có giáo dục, cónghề nghiệp, và đôi khi thuộcnhiều môi trường rất khácnhau; giữa họ chỉ có mối liênhệ duy nhất là những niềm tin.Ví dụ như các giáo phái vànhóm phái chính trị.

Đẳng cấp là cấp độ cao nhấtvề tổ chức mà đám đông có thểđạt tới. Trong khi nhóm pháigồm những cá nhân có nghềnghiệp, giáo dục, môi trườngrất khác nhau và chỉ gắn vớinhau bằng niềm tin chung, thìđẳng cấp chỉ gồm những cánhân có cùng nghề nghiệp vàdo đó có sự giáo dục và môi

Page 576: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

trường gần giống nhau. Ví dụnhư đẳng cấp quân sự và đẳngcấp chức sắc tôn giáo.

Giai cấp thì gồm những cánhân có nguồn gốc khác nhautập hợp lại, không phải bằngniềm tin chung như nhữngthành viên của nhóm phái,cũng không có chung nghềnghiệp như thành viên củađẳng cấp, mà có chung một sốquyền lợi, một số thói quen đờisống và có giáo dục rất giốngnhau. Ví dụ như giai cấp tưsản, giai cấp nông dân v.v…

Trong sách này tôi chỉ quan

Page 577: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tâm tới những đám đông khôngthuần nhất, và dành việcnghiên cứu những đám đôngthuần nhất (nhóm phái, đẳngcấp, giai cấp) cho một cuốnsách khác. Ở đây tôi khôngnhấn mạnh đến những tínhcách của nhóm sau, và lúc nàytôi chỉ quan tâm tới một vàiloại đám đông không thuầnnhất được chọn như những điểnhình.

Page 578: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương II. ĐÁM ĐÔNG BỊCOI LÀ PHẠM TỘI

Những đám đông bị coi làphạm tội. - Một đám đông cóthể phạm tội về mặt luật địnhnhưng không phạm tội về mặttâm lí. - Hành vi của đám đônghoàn toàn vô thức. - Những vídụ khác nhau. - Tâm lí nhữngngười tàn sát hồi tháng Chín. -Cách lập luận, sự nhạy cảm,tính hung dữ và đạo đức củahọ.

Sau một thời gian nào đó bịkích thích, đám đông rơi vào

Page 579: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tình trạng những người máyđơn giản, vô ý thức, bị nhữnggợi ý dẫn dắt, hình như trongbất cứ trường hợp nào cũng khócó thể gọi những đám đông ấylà phạm tội. Tôi giữ lại cái tínhtừ sai lầm này chỉ vì nó đã đượcthịnh hành trong những nghiêncứu tâm lí học mới đây. Một sốhành vi của đám đông là phạmtội chắc chắn nếu ta chỉ xemxét chúng trong bản thânchúng, nhưng phạm tội trongtrường hợp ấy cũng giống hệtnhư hành vi của một con hổ ănthịt một người Hindu, sau khiđể cái xác đó cho lũ hổ con cắn

Page 580: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

xé cho vui.

Những tội ác của đám đôngthường có động lực là một gợi ýmạnh mẽ, và những cá nhântham dự vào đó bị thuyết phục,sau đó họ đã tuân theo mộtbổn phận, điều này hoàn toànkhông phải trường hợp phạmtội thông thường.

Chuyện kể về những tội ácmà đám đông phạm phải sẽ làmsáng tỏ điều nói trên.

Ta có thể dẫn ra làm ví dụđiển hình, trường hợp giết viênquản ngục Bastille, ông Launay.Sau khi nhà ngục bị chiếm, một

Page 581: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đám đông rất kích động vâyquanh viên quản ngục, rồi đánhông ta từ mọi phía. Người ta đềnghị treo cổ ông, chặt đầu ông,hay trói ông sau đuôi một conngựa. Trong khi vật lộn, do vô ýviên quản ngục đá vào chânmột người tham dự. Một ai đóđề nghị rằng người bị đá phảichặt đầu ông quản ngục, và lờigợi ý liền được đám đông hoannghênh.

“Người này là một đầu bếpkhông địa vị, một kẻ nửa hiếukì, đến ngục Bastille để xemchuyện gì đang xảy ra ở đó,anh ta cho rằng vì đó là ý kiến

Page 582: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

toàn thể nên hành động đó làyêu nước thậm chí anh ta còntin sẽ xứng đáng được gắnhuân chương khi giết một tênquái vật. Với thanh kiếm ngườita cho mượn, anh ta chémxuống cái cổ để trần; nhưnglưỡi kiếm mài không sắc nênchặt không đứt, anh ta liền rúttrong túi ra một con dao nhỏ cócán màu đen (vì với tư cách làđầu bếp nên anh ta biết xẻthịt) và anh ta đã hoàn thànhcông việc một cách tốt đẹp”.

Ở đây ta thấy rõ cái cơ chếđã được chỉ ra ở trên. Vângtheo một lời gợi ý, lời gợi ý này

Page 583: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

càng mạnh mẽ hơn vì nó mangtính tập thể, kẻ giết người tinrằng mình đã làm một hành virất xứng đáng và lòng tin ấycàng tự nhiên hơn vì anh ta cósự nhất loạt tán đồng của đồngbào mình. Một hành vi tương tựcũng có thể được coi là phạmtội xét về mặt luật pháp, nhưnglại là không phạm tội xét vềmặt tâm lí.

Những tính cách chung củađám đông bị coi là phạm tộichính là những tính cách màchúng tôi đã nhận thấy ở mọiđám đông: tính dễ bị gợi ý, tínhnhẹ dạ, tính hay thay đổi, thổi

Page 584: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

phồng những tình cảm tốt hayxấu, biểu hiện một số hình thứcvề đạo đức v.v…

Chúng ta sẽ gặp lại tất cảnhững tính cách này ở mộttrong những đám đông đã đểlại một kí ức thê thảm tronglịch sử của chúng ta: đó là kí ứcvề những kẻ tàn sát hồi thángChín. Ngoài ra, nó cũng biểuhiện nhiều điểm tương đồng vớiký ức về vụ thảm sát Saint-Barthélemy. Tôi mượn nhữngchi tiết trong câu chuyện Taineđã kể, ông đã trích câu chuyệnnày ra từ hồi kí của thời đó.

Page 585: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Người ta không biết chínhxác ai đã ra lệnh hay gợi ý phảidọn sạch những nhà tù bằngcách tàn sát tù nhân. Có lẽ làDanton, vì điều ấy khả thể,cũng có lẽ là người khác, điềuấy chẳng quan trọng gì; điềuduy nhất chúng ta quan tâm làsự gợi ý mạnh mẽ mà đámđông có nhiệm vụ tàn sát đãnhận được.

Đám đông những kẻ đi tànsát gồm khoảng ba trăm người,và cấu thành cái điển hìnhhoàn hảo của một đám đôngkhông thuần nhất. Ngoài mộtsố rất nhỏ những tên đầu trộm

Page 586: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đuôi cướp, đám đông ấy chủyếu gồm các chủ cửa hàng nhỏvà thợ thủ công thuộc nhiềuthành phần nghề nghiệp: thợgiày, thợ khóa, thợ làm tóc giả,thợ nề, người làm công, ngườimôi giới v.v… Dưới ảnh hưởngcủa việc thu nhận những gợi ý,giống như người đầu bếp kểtrên, những người này hoàntoàn tin tưởng rằng họ đangthực hiện một nghĩa vụ ái quốc.Họ phải làm tròn một chứcnăng kép, vừa làm quan tòavừa làm đao phủ, nhưng họkhông hề tự coi mình là kẻphạm tội một chút nào.

Page 587: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Thấm nhuần tầm quantrọng của nhiệm vụ, họ bắt đầubằng việc thành lập một thứtòa án, và ngay lập tức tinhthần đơn giản quá mức và sựcông bằng cũng chẳng kémphần đơn giản của đám đôngxuất hiện. Nhìn thấy số lượngbị cáo quá đông, trước tiênngười ta quyết định rằng nhữngquý tộc, thầy tu, sĩ quan, hầucận nhà vua, nghĩa là tất cảnhững cá nhân mà chỉ riêngnghề nghiệp thôi cũng là mộtchứng cứ phạm tội dưới conmắt của một người ái quốcchân chính, sẽ bị tàn sát hàng

Page 588: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

loạt mà không cần phải cóquyết định đặc biệt gì. Còn đốivới những người khác, họ sẽ bịxét xử qua nét mặt và thanhdanh. Ý thức thô thiển của đámđông như vậy đã được thoảmãn, nó sẽ có thể tiến hànhtàn sát một cách hợp pháp, vàthả lỏng cho những bản nănghung dữ hoành hành, điều màtôi đã chỉ ra sự sinh thành ởchỗ khác, đồng thời những tậpthể bao giờ cũng có khả năngphát triển bản năng ấy đếnmức độ cao. Vả lại, chúng cũngkhông ngăn cản - mà điều nàycũng là quy tắc trong đám đông

Page 589: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

- sự biểu hiện kèm theo nhữngtình cảm trái ngược nhau, nhưlà một sự nhạy cảm thườngcũng cực đoan như tính hungdữ.

“Họ có lòng cảm thông cởimở và tính nhạy cảm thoảngqua của người công nhân Paris.Ở nhà tù Abbaye, một ủy viênliên minh, khi biết người ta đãđể tù nhân không có nước uốngsuốt hai mươi sáu giờ, đã nhấtquyết muốn giết người trựchành lang chểnh mảng và ôngta đã làm điều ấy dù bản thâncác tù nhân không yêu cầu. Khimột người tù được xử trắng án,

Page 590: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

(do toà án được ngẫu hứng lậpnên), thì lính gác, đao phủ, tấtcả mọi người ôm hôn anh ta vớiniềm hoan hỉ, người ta hoan hônhiệt liệt”, sau đó người ta lạiquay trở về giết những ngườikhác hàng loạt. Trong cuộc tànsát, một sự vui vẻ đáng yêukhông ngừng ngự trị. Họ nhảymúa, và hát hò chung quanhnhững xác chết, sắp đặt nhữngghế dài “dành cho các quý bà”sung sướng được chứng kiến xửtử những nhà quý tộc. Họ cũngtiếp tục chứng tỏ một sự côngbằng đặc biệt. Một đao phủ ởnhà tù Abbaye than phiền rằng

Page 591: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

các quý bà có chỗ ngồi hơi xanên nhìn không rõ, và rằng chỉmột vài người đến tham dự cóniềm vui thích được đập chếtnhững tên quý tộc, người tathuận theo ý kiến đúng đắnnày, và quyết định sẽ cho cácnạn nhân đi chầm chậm giữahai hàng những kẻ giết người,những kẻ mà chỉ có thể đậpnạn nhân bằng sống kiếm, đểkéo dài nhục hình. Ở nhà ngụcForce, người ta lột trần truồngnạn nhân, hành hạ nhừ nát tùnhân trong vòng nửa giờ; rồikhi mọi người đã nhìn thấychán chê, người ta mới kết thúc

Page 592: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

bằng cách mổ bụng họ.

Vả lại những kẻ tàn sátcũng rất thận trọng, và biểu lộtính đạo đức mà chúng tôi đãnhận thấy có trong đám đông.Họ từ chối việc chiếm đoạt tiềnbạc và đồ trang sức của nạnnhân, họ mang những thứ đónộp lên bàn hội đồng.

Trong mọi hành vi của họ,ta luôn gặp lại những hình thứclập luận thô sơ này, chúng đặctrưng cho tâm hồn đám đông.Vậy nên sau khi đã giết 1.200hay 1.500 kẻ thù của dân tộc,một vài người nhận xét rằng

Page 593: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

các nhà tù khác giam những ănmày già yếu, bọn lang thang,đám tù nhân trẻ, trên thực tếlà giam nhốt những miệng ănvô tích sự; sự gợi ý ấy lập tứcđược chấp nhận, người ta thấyvì lí do trên tốt nhất là nên loạibỏ đám người này. Vả lại, trongđám này chắc chắn, còn cónhững kẻ thù dân tộc, ví dụnhư một quý bà Delarue nàođó, goá phụ của một kẻ đánhthuốc độc: “Bà ta hẳn tức giậnvì bị tù; nên có thể bà ta sẽchâm lửa đốt Paris; bà ta hẳnđã nói lên điều ấy, bà ta đã nóiđiều ấy. Cần một nhát chổi

Page 594: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nữa”. Sự chứng minh có vẻ hiểnnhiên, và tất cả đã bị tàn sáthàng loạt, bao gồm cả khoảngnăm mươi đứa trẻ từ mười haiđến mười bảy tuổi, vả lại, chínhchúng có thể trở thành kẻ thùcủa quốc gia, và do đó hiểnnhiên là có lợi khi loại bỏchúng.

Sau một tuần, mọi việc kếtthúc, những kẻ tàn sát có thểnghĩ tới chuyện nghỉ ngơi.Trong thâm tâm họ tin rằng họđã rất xứng đáng với tổ quốc;họ đến đòi chính quyền mộtphần thưởng; những ngườihăng hái nhất còn đi tới chỗ

Page 595: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

yêu cầu được gắn huân chương.

Lịch sử Công xã năm 1871cũng cho chúng ta nhiều sựkiện tương tự với các sự kiện kểtrên. Với ảnh hưởng đang lớnlên của đám đông, và sự đầuhàng liên tiếp của nhiều quyềnlực trước đám đông, chúng tachắc hẳn còn phải chứng kiếnvô số những sự kiện cùng loại.

Page 596: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương III. HỘI THẨMTÒA ĐẠI HÌNH

Hội thẩm viên tòa đại hình.- Tính cách chung của nhữngban hội thẩm. - Thống kê chothấy những quyết định của họđộc lập với thành phần của họ.- Các hội thẩm viên bị gây ấntượng thế nào. - Tác động yếuớt của sự suy luận. - Phươngpháp thuyết phục của các luậtsư nổi tiến - Bản tính củanhững tội ác mà các hội thẩmviên tỏ ra khoan dung haynghiêm khắc. - Lợi ích của thể

Page 597: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chế ban hội thẩm và một nguyhiểm vô cùng nếu thay thế nóbằng các quan tòa.

Không thể nghiên cứu ở đâytất cả các loại hội thẩm viên,tôi sẽ chỉ xem xét loại quantrọng nhất, đó là những hộithẩm viên của tòa đại hình.Những hội thẩm viên này làmột ví dụ tốt nhất về đám đôngkhông thuần nhất hữu danh. Ởđấy, ta lại thấy tính dễ bị gợi ý,sự ưu trội của những tình cảmvô thức, khả năng suy luận yếukém, ảnh hưởng của nhữngngười chủ xướng v.v… Khinghiên cứu họ, chúng ta sẽ có

Page 598: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

dịp quan sát những mẫu thú vịvề sai lầm mà những ngườikhông am hiểu tâm lí học đámđông có thể mắc phải.

Trước tiên, những ban hộithẩm cung cấp cho ta một bằngchứng về tầm quan trọng ít ỏimà trình độ tinh thần của cácthành viên khác nhau họpthành đám đông xét về nhữngquyết định của họ biểu hiện.Chúng ta đã thấy rằng khi mộthội đồng cần đưa ra ý kiến vềmột vấn đề hoàn toàn mangtính kĩ thuật, thì trí tuệ khôngsắm một vai trò gì cả; và mộtcuộc hội họp của các nhà bác

Page 599: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

học hay các nghệ sĩ, thực ra chỉlà việc họ đã hội họp nhau lại,còn những vấn đề có tính tổngquát họ không có những nhậnđịnh khác một cách rõ rệt sovới nhận định của một cuộc hộihọp những người thợ nề hayngười bán hàng thực phẩm giavị. Ở các thời kì khác nhau,chính quyền chọn lựa kĩ càngtrong đám những người đượcmời đến để thành lập ban hộithẩm, và người ta tuyển lựa họtrong những tầng lớp sángsuốt: giáo sư, công chức, ngườicó học v.v… Ngày nay, ban hộithẩm được tuyển lựa chủ yếu

Page 600: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

trong những người buôn bánnhỏ, những ông chủ nhỏ,những người làm công. Thế mà,điều làm cho những ngườichuyên viết kí sự pháp đình rấtngạc nhiên, đó là dù thànhphần của ban hội thẩm ra sao,thì thống kê cũng chứng tỏrằng những quyết định của họđều giống hệt như nhau. Bảnthân các quan tòa, tuy rấtchống đối với thể chế ban hộithẩm, cũng phải công nhậnđiều khẳng định này là chínhxác. Ông Bérard des Glaieux,cựu chánh án tòa đại hình,trong cuốn Hồi ức, đã viết về

Page 601: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vấn đề này như sau:

“Ngày nay, trên thực tế,việc lựa chọn ban hội thẩmnằm trong tay những ủy viênhội đồng thành phố, nhữngngười chấp nhận hay loại bỏ,tuỳ theo ý họ, tuỳ theo nhữngmối bận tâm chính trị và bầucử gắn liền với hoàn cành củahọ… Đa số người được chọngồm những người buôn bán ítquan trọng hơn những ngườingày xưa được chọn, và nhữngngười làm công của một số cơquan… Mọi ý kiến phụ thuộcvào nghề nghiệp trong vai tròngười xét xử từ những vị có

Page 602: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhiệt tình của tân tín đồ, đếnnhững người có thiện chí nhấtđều gặp nhau trong nhữnghoàn cảnh tầm thường nhất,tinh thần của ban hội thẩmkhông thay đổi: phán quyết củađoàn hội thẩm luôn giống hệtnhau”.

Từ đoạn văn tôi vừa mớitrích dẫn, ta hãy giữ lại nhữngkết luận rất xác đáng, và nênbỏ qua những lí giải kémthuyết phục. Ta không nên quángạc nhiên về sự kém thuyếtphục này, bởi vì những trạng sưvà quan tòa hình như cũngthường không hiểu biết về tâm

Page 603: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

lí học đám đông, và do đókhông hiểu tâm lí các vị hộithẩm. Tôi cảm thấy chứng cứvề điều này trong sự việc màtác giả trên đã kể lại, rằng ôngLachaud, trạng sư nổi tiếngnhất của tòa đại hình đã sửdụng triệt để quyền phản đốinếu ban hội thẩm gồm toànnhững người thông minh, tàigiỏi. Thế mà, kinh nghiệm - chỉkinh nghiệm thôi - cuối cùngmới làm người ta hiểu sự vô íchcủa việc phản đối ấy. Chứng cứlà ngày nay viện kiểm sát vàcác trạng sư, ít ra là ở Paris, đãhoàn toàn từ bỏ quyền phản

Page 604: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đối ấy và như ông des Glajeuxđã nhận xét, “những phánquyết không thay đổi, chúngkhông tốt hơn và cũng khôngtệ hơn”.

Như mọi đám đông, các vịhội thẩm đều bị tình cảm gâyấn tượng rất mạnh, còn sự suyluận gây ấn tượng rất yếu. Mộttrạng sư viết: “Họ không cưỡnglại nổi khi nhìn thấy một phụnữ cho con bú, hay thấy mộtđàn trẻ con côi cút”. Ông desGlajeux nói: “Chỉ cần mộtngười phụ nữ dễ thương thôi làđủ để được hưởng lòng khoandung của ban hội thẩm”.

Page 605: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Không thương xót đối vớinhững tội ác có vẻ như có thểgây tổn hại tới mình - vả lạichúng đúng là những tội ácđáng sợ nhất với xã hội - tráilại các vị hội thẩm rất độ lượngvới những tội ác được gọi là vìtình. Họ hiếm khi nghiêm khắcđối với tội giết trẻ sơ sinh củanhững cô gái chửa hoang, vàcòn ít nghiêm khắc hơn vớinhững cô gái bị bỏ rơi đã hắtaxit vào kẻ quyến rũ; bằng bảnnăng họ cảm thấy rõ những tộiác này chẳng mấy nguy hiểmđối với xã hội, và trong một đấtnước nơi luật pháp không bảo

Page 606: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vệ những cô gái bị bỏ rơi, thìtội ác của người phụ nữ báo thùcó ích hơn là có hại, nó răn đenhững kẻ quyến rũ tương lai*[1].

Những đoàn hội thẩm, nhưmọi đám đông, đều dễ bị uy tínlàm choáng ngợp, ông chánh ándes Glajeux đã nhận xét xácđáng rằng, rất dân chủ xét vềmặt thành phần, họ lại rất quýphái xét về mặt cảm xúc: “Têntuổi, dòng dõi, có gia tài lớn,nổi tiếng, có một luật sư nổitiếng giúp đỡ, những thứ nổibật, những đồ vật sáng nhoáng,họp thành cái phụ trợ rất đáng

Page 607: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

kể trong tay các bị cáo”. Tácđộng lên tình cảm của những vịhội thẩm, và như với mọi đámđông, lập luận rất ít thôi, hoặcchỉ dùng những hình thức suyluận thô sơ hẳn là sự quan tâmcủa mọi trạng sư giỏi. Mộttrạng sư Anh nổi tiếng nhờthành công ở toà đại hình đãchỉ rõ phương cách tác động:

“Trong khi biện hộ, anh taquan sát chăm chú ban hộithẩm. Đó là thời điểm thuậnlợi. Với sự nhạy bén và thóiquen, trạng sư đọc được trênnhững gương mặt hiệu quả củamỗi câu nói, của mỗi từ ngữ, và

Page 608: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

từ đó rút ra những kết luận củamình. Trước tiên cần phải phânbiệt những thành viên đã đứngvề phía vụ kiện từ trước. Ngườibiện hộ hoàn thành trong nháymắt việc kiểm soát họ, sau đó,anh ta chuyển sang nhữngthành viên có vẻ như bực dọc,và anh ta cố gắng đoán xem tạisao họ lại chống lại bị cáo. Đólà phần tế nhị của công việc, vìcó thể có muôn vàn lí do đểmuốn kết tội một con người,bên ngoài ý thức về công lí”.

Vài dòng trên tóm tắt rấtđầy đủ mục đích của nghệthuật hùng biện, và cũng chỉ

Page 609: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cho ta thấy tại sao bài diễn vănđược soạn thảo sẵn từ trước lạikhông có ích, bởi vì mỗi lúc cầnbiến đổi những từ ngữ được sửdụng tuỳ theo ấn tượng đượctạo ra.

Diễn giả không cần làm laychuyển tất cả các thành viêncủa một ban hội thẩm, mà chỉnhững người đứng đầu sẽ quyếtđịnh ý kiến chung. Giống nhưtrong mọi đám đông, bao giờcũng có một số ít cá nhân dẫndắt những người khác. Vị trạngsư nói trên bảo rằng: “Tôi đã cókinh nghiệm là, vào lúc ra phánquyết, chỉ cần có một hay hai

Page 610: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

người cương nghị là đủ để lôikéo những người còn lại trongđoàn hội thẩm”. Chính hai hayba người này cần được thuyếtphục bằng những gợi ý khéoléo. Thoạt tiên và trước hết làphải làm họ vui lòng. Con ngườitrong đám đông mà ta đã làmvui lòng là người đã gần như bịthuyết phục và hoàn toàn sẵnlòng để thấy những lí do nào đómà ta đưa ra với ông ta là tuyệtvời. Tôi tìm thấy giai thoại sauđây trong một công trình thú vịnói về ông Lachaud:

“Người ta biết rằng trongsuốt quãng thời gian những

Page 611: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cuộc biện hộ khi bày tỏ ý kiếnvới tòa đại hình, ông Lachaudkhông rời mắt khỏi hai hay bahội thẩm viên mà ông biết haycảm thấy có ảnh hưởng nhưngtính nết cau có. Thông thường,ông đạt được việc hạn chếnhững con người ương ngạnhnày. Tuy nhiên, có một lần, ởtỉnh lẻ, ông thấy một người nhưvậy, mà ông đã uổng công đưara sự biện hộ bền bỉ nhất suốtbốn lăm phút, đó là người ngồiđầu tiên ở hàng ghế thứ hai,hội thẩm viên thứ bảy. Thật làtuyệt vọng! Đột nhiên, giữachừng một đoạn chứng minh

Page 612: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

say sưa, Lachaud ngừng lại vànói với ông chánh án tòa đạihình: “Thưa ngài chánh án,mong ngài có thể cho kéo tấmmàn che, chỗ kia, phía trướcmặt. Ông hội thẩm thứ bảy bịmặt trời làm chói mắt”. Ông hộithẩm thứ bảy đỏ mặt, mỉmcười, cảm ơn. Ông đã thắngtrong vụ bào chữa đó”.

Nhiều nhà văn, trong đó cónhiều người rất lỗi lạc trongthời gian qua đã đấu tranhmạnh mẽ với thể chế ban hộithẩm, tuy nhiên đó là thể chếbảo vệ duy nhất mà chúng tacó được để chống lại những sai

Page 613: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

lầm thực sự rất hay xảy ra củamột đẳng cấp không bị kiểmsoát*[2]. Những người này thìmuốn ban hội thẩm chỉ đượctuyển lựa trong những giai tầngsáng suốt; nhưng chúng tôi đãchứng minh rằng, ngay cảtrong trường hợp ấy, nhữngquyết định cũng giống hệt nhưnhững quyết định hôm nayđang công bố. Những ngườikhác thì căn cứ vào các sai lầmmà các hội thẩm viên mắc phải,lại muốn huỷ bỏ ban hội thẩmvà thay thế bằng thẩm phán.Nhưng làm sao họ lại có thểquên rằng những sai lầm đã bị

Page 614: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

phê phán rất nhiều đối với banhội thẩm ấy, thường chính cácquan tòa mắc phải trước tiên;bởi vì khi bị cáo ra trước banhội thẩm thì anh ta đã bị nhiềuquan tòa coi như có tội rồi: ôngquan tòa điều tra, ông chưởnglí của nước Cộng hoà, rồi phòngcông tố. Và khi ấy, người takhông nhận thấy rằng nếu bịcáo đã bị các quan tòa phán xửmột cách dứt khoát rồi, thay vìphải được các vị hội thẩm xétxử thì có nghĩa hắn sẽ mất cáicơ may duy nhất là được côngnhận vô tội. Trước tiên, nhữngsai lầm của các vị hội thẩm đã

Page 615: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

luôn là sai lầm của các quantòa. Vậy duy nhất chỉ có cácquan tòa mới là người phải bịquy trách nhiệm, khi ta thấynhững sai lầm pháp lí đặc biệtquái gở; ví dụ như vụ kết ánông bác sĩ X, ông này đã bị mộtcán bộ điều tra quá thiển cậncủa tòa án truy tố, dựa trên lờitố cáo của một cô gái ngớ ngẩnkết tội ông bác sĩ đã cho cô pháthai với 30 franc; chắc chắnông đã bị đưa đến nhà tù khổsai nếu sự bất bình của côngluận không bùng nổ, khiếnngười đứng đầu Nhà nước lậptức phải ra lệnh ân xá thả ông.

Page 616: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Thanh danh của bị cáo đã đượctất cả đồng bào của ông tônxưng, làm rõ tính thô bạo củasai lầm. Bản thân các quan tòaphải công nhận điều đó; tuynhiên do tinh thần đẳng cấp,họ làm đủ mọi cách có thể đểngăn không cho lệnh ân xáđược kí. Trong mọi sự việctương tự, bị bao quanh bằngnhững chi tiết kĩ thuật mà banhội thẩm không thể hiểu nổi, dĩnhiên họ nghe theo viện kiểmsát, họ tự nhủ rằng dù sao vụkiện cũng đã được nghiên cứukĩ bởi các quan tòa thành thạomọi tình tiết. Lúc đó, hỏi ai là

Page 617: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tác giả đích thực của sai lầm:các vị hội thẩm hay các quantoà? Chúng ta hãy “giữ gìn cẩnthận” ban hội thẩm. Có lẽ đó làloại đám đông duy nhất màkhông một cá nhân nào sẽ cóthể thay thế. Chỉ riêng ban hộithẩm mới có thể làm dịu bớtnhững khắc nghiệt của thứ luậtpháp cào bằng tất cả, trênnguyên tắc phải mù quáng vàkhông biết tới những trườnghợp cá biệt. Không biết đếntình thương, mà chỉ biết đếnvăn bản pháp luật; quan tòavới sự cứng rắn nghề nghiệp sẽtrừng phạt bằng cùng một hình

Page 618: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

phạt bọn trộm cắp giết ngườivà cô gái nghèo bị kẻ quyến rũbỏ rơi mà sự khốn khổ đã dẫncô tới phạm tội giết trẻ sơ sinh;trong khi ban hội thẩm bằngbản năng cảm nhận rất rõ rằngcô gái bị quyến rũ ít tội lỗi hơnnhiều so với kẻ quyến rũ, tuygã này thoát khỏi lưới phápluật, và cô gái xứng đáng đượchưởng tất cả sự khoan dungcủa nó.

Biết rất rõ tâm lí của đẳngcấp là gì, và cũng biết tâm lícủa các loại đám đông khác làgì, tôi chẳng thấy có trườnghợp nào, nếu bị kết án sai về

Page 619: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

một tội ác, lại không thích đượcgiải quyết với các vị hội thẩmhơn là với các quan tòa. Tôi cónhiều cơ may được công nhậnlà vô tội với các vị thứ nhất, vàrất ít cơ may với các vị sau. Tahãy sợ hãi sức mạnh của đámđông, nhưng hãy sợ hãi nhiềuhơn nữa sức mạnh của một sốđẳng cấp. Loại thứ nhất còn cóthể để cho ta thuyết phục, cònloại thứ hai chẳng bao giờ xiêulòng cả.

Chú thích:*1 Chúng ta nhận xét sơ

qua rằng sự phân biệt giữa

Page 620: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những tội ác nguy hiểm vànhững tội ác không nguy hiểmđối với xã hội được các vị hộithẩm làm rất tốt theo bảnnăng, không phải hoàn toànkhông đúng. Mục đích của luậthình sự rõ ràng phải để bảo vệxã hội chống lại bọn tội phạmnguy hiểm, chứ không để báothù. Thế mà, những bộ luật củata [nước Pháp], nhất là tưtưởng của những quan toà củachúng ta, còn thấm đẫm tinhthần trả thù của luật lệ nguyênthuỷ cổ xưa, và thuật ngữtrừng phạt tội ác (vindicte, cógốc Latin vindicta: trả thù) vẫn

Page 621: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

là từ thường dùng hàng ngày.Ta có chứng cứ về khuynhhướng này của các vị quan toà,trong việc nhiều người trong sốhọ từ chối áp dụng đạo luậttiến bộ Bérenger, cho phép bịcáo chỉ chịu nhận hình phạtnếu anh ta tái phạm. Vậy màchẳng quan toà nào là khôngbiết rằng theo thống kê, ápdụng hình phạt lần đầu tiênhầu như chắc chắn sẽ tạo ra sựtái phạm. Khi quan toà thả mộttội phạm, họ luôn có cảm tưởngnhư xã hội không được trả thù.Thay vì trả thù cho xã hội, họưa thích hơn khi tạo ra một kẻ

Page 622: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tái phạm nguy hiểm.*2 Thực vậy, tổ chức toà án

là thể chế hành chính duy nhấtmà hành vi của nó không chịusự kiểm soát nào cả. Mặc chomọi cuộc cách mạng, nước Phápdân chủ vẫn không có luậtHabeas corpus (luật định quyềngiam giữ hạn chế trong 24tiếng - ND) mà nước Anh rất tựhào. Chúng ta đã trừ bỏ mọibạo chúa, nhưng trong mỗithành phố chúng ta lại đặt mộtquan toà tuỳ ý nắm trong taydanh dự và tự do của các côngdân. Một cán bộ điều tra tầm

Page 623: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thường, vừa mới tốt nghiệptrường luật, đã có cái quyềnđáng phẫn nộ là tuỳ ý tốnggiam những công dân đángkính nhất, dựa trên một quyếtđịnh đơn giản là người ấy cótội, và anh ta không có nhiệmvụ phải biện hộ điều này với ai.Anh ta có thể giam họ sáutháng, hay thậm chí một nămvới lí do để điều tra, và sau đóthả họ ra mà không có bổnphận bồi thường, cũng khôngxin lỗi. Lệnh áp giải hoàn toàntương đương với lệnh tốnggiam, chỉ có sự khác biệt đó làcái sau - thật đáng phê phán vì

Page 624: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nó thuộc về thời quân chủ xưacũ, - vốn chỉ nằm trong tay cácnhân vật quan trọng; trong khingày nay nó nằm trong tay củacả một tầng lớp công dân cònlâu mới được coi là sáng suốtnhất và độc lập nhất.

Page 625: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương IV. ĐÁM ĐÔNGBẦU CỬ

Tính cách chung của đámđông bầu cử. - Người ta thuyếtphục đám đông bầu cử ra sao. -Những phẩm chất mà ứng cửviên phải có. - Sự cần thiết củauy tín. Tại sao công nhân vànông dân rất hiếm khi chọn lựanhững ứng cử viên trong giaicấp mình. - Sức mạnh của từngữ và công thức đối với cử tri.- Phương diện chung của nhữngcuộc thảo luận bầu cử - Ý kiếncủa cử tri được hình thành ra

Page 626: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

sao. - Sức mạnh của các ủyban. - Chúng là hình thức đángsợ nhất của sự chuyên chế. -Những ủy ban của Cách mạng.- Mặc dù giá trị tâm lí học rấtkém, phổ thông đầu phiếu vẫnkhông thể thay thế được. - Tạisao những cuộc bỏ phiếu đềugiống nhau, thậm chí cả khingười ta thu hẹp quyền bỏphiếu chỉ cho một tầng lớp côngdân hạn chế. - Ở tất cả cácquốc gia, phổ thông đầu phiếudiễn giải điều gì.

Đám đông bầu cử, nghĩa làtập thể được gọi đến để bầu ranhững người có quyền đảm

Page 627: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhiệm một số chức vụ, cấuthành những đám đông khôngthuần nhất; nhưng vì chúng chỉthu hẹp trong một điểm rất xácđịnh: lựa chọn giữa những ứngcử viên khác nhau, nên ngườita chỉ có thể nhận thấy ởnhững đám đông này một vàitính cách trong những tính cáchđã mô tả ở phần trên.

Những tính cách tiêu biểucủa đám đông mà đám đôngbầu cử thể hiện chủ yếu là khảnăng yếu kém trong lập luận,thiếu óc phê phán, tính nhẹ dạ,thói dễ bị kích động và tínhgiản đơn. Người ta cũng phát

Page 628: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hiện ra trong các quyết địnhcủa họ ảnh hưởng của nhữnglãnh tụ và vai trò của các nhântố đã kể trước đây: sự khẳngđịnh, sự lặp đi lặp lại, uy tín vàsự lây nhiễm.

Ta hãy nghiên cứu xemngười ta lôi cuốn những đámđông bầu cử như thế nào. Từnhững phương cách thành côngnhất, tâm lí của họ sẽ được suyra rõ ràng.

Đối với ứng cử viên, điềukiện đầu tiên phải có là uy tín.Uy tín cá nhân chỉ có thể đượcthay thế bằng uy tín của sự

Page 629: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

giàu có. Tài năng, thậm chíthiên tài cũng không phải lànhững yếu tố dẫn đến thànhcông.

Sự cần thiết phải có uy tínđối với ứng cử viên, nghĩa là cóthể áp đặt không cần tranh cãi,là chủ yếu. Nếu những cử tri,mà đa số gồm công nhân vànông dân, hiếm khi chọn mộtngười trong họ để đại diện chomình, thì đó là vì những cánhân xuất thân từ hàng ngũcông nông, đối với họ chẳng cóuy tín chút nào. Khi ngẫu nhiênhọ đề bạt người trong hàng ngũcủa mình, thì thường chỉ vì

Page 630: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những lí do phụ, ví dụ để ngăntrở một con người nổi bật, mộtông chủ quyền thế mà hàngngày cử tri phải phụ thuộc, vàlàm như vậy người cử tri có ảotưởng được trở thành ông chủtrong chốc lát.

Nhưng việc có được uy tínvẫn không đủ để đảm bảo choứng cử viên thành công. Cử trithiết tha với việc người ta mơntrớn những thèm khát và tínhkiêu căng của mình, cần phảidồn dập nói với anh ta nhữnglời phỉnh nịnh quá đáng nhất,đừng ngần ngại cho anh tanhững lời hứa hẹn hư ảo nhất.

Page 631: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Nếu anh ta là công nhân, ta cóthể lăng nhục và bêu xấu ngườichủ của anh ta. Còn về phầnửng cử viên đối địch, ta phải cốgắng đánh bại ông ta bằng cáchchứng minh thông qua sựkhẳng định, lặp đi lặp lại và lâynhiễm, rằng ông ta là kẻ vô lạibậc nhất, rằng chẳng ai khôngbiết ông ta đã phạm nhiều tộiác. Dĩ nhiên, chẳng cần tìm mộtchút gì gọi là chứng cứ. Nếu đốiphương kém hiểu biết về tâm líhọc đám đông, ông ta sẽ tìmcách tự biện hộ bằng những cứliệu, mà lẽ ra ông ta chỉ cầnđáp lại những khẳng định bằng

Page 632: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những khẳng định khác, và từbây giờ ông ta sẽ không có mộtcơ may nào để giành thiếnthắng.

Chương trình được soạnthảo sẵn của ứng cử viên khôngnên quá rõ ràng, bởi vì sau nàyđối phương của ông ta sẽ có thểphản đối lại; nhưng chươngtrình nói vo thì cứ việc nói quálên. Những cải cách đáng kểnhất có thể được hứa hẹn màkhông phải e sợ. Lúc đươngcuộc, những lời phóng đại ấygây được nhiều hiệu quả, cònđối với tương lai những lời ấychẳng cam kết cái gì. Thực tế,

Page 633: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

người ta luôn nhận thấy rằngcử tri không bao giờ bận tâm đểbiết xem người trúng cử thựchiện được bao nhiêu chươngtrình tranh cử dù nhờ đó màứng cử viên đã được hoannghênh và là lí do để ông tađắc cử.

Ở đây ta nhận ra mọi nhântố thuyết phụ mà chúng tôi đãmô tả. Ta sẽ còn gặp lại chúngtrong tác động của từ ngữ vàcông thức mà chúng tôi đã chỉra những ảnh hưởng mạnh mẽcủa chúng. Diễn giả biết sửdụng chúng để tuỳ thích dẫndắt đám đông đến nơi mà ông

Page 634: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ta muốn. Những cụm từ như:tư bản bỉ ổi, những kẻ bóc lộtđê tiện, người công nhân đángkhâm phục, xã hội hoá sự giàucó v.v… bao giờ cũng gây racùng một hiệu quả, mặc dù đãmòn cũ. Nhưng ứng cử viên tìmđược một công thức mới, khôngcó một nghĩa chính xác, và dođó có thể đáp ứng nhiều khátvọng khác nhau nhất, sẽ thuđược thành công chắc chắn.Cuộc cách mạng Tây Ban Nhađẫm máu năm 1873 đã đượctiến hành với một trong nhữngtừ ngữ thần kì đó, với ý nghĩaphức hợp, khiến mỗi người có

Page 635: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thể giải thích theo cách củariêng mình. Một nhà văn đươngthời đã kể lại sự sinh thành ranó bằng nhưng lời lẽ đáng đượcthuật lại:

“Những đảng viên cấp tiếnphát hiện rằng nền cộng hoàthống nhất là một chế độ quânchủ trá hình; và để làm vuilòng họ, Nghị viện Tây Ban Nhađồng thanh công nhận nềncộng hoà liên bang (républiquefédérale), mặc dù không một cửtri nào có thể giải thích được họvừa bỏ phiếu cho cái gì. Nhưngcái công thức đó bỏ bùa tất cảmọi người, đó là một cơn say,

Page 636: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

một cơn thác loạn. Trên tráiđất, người ta vừa khai mở mộttriều đại của đức hạnh và hạnhphúc. Một người cộng hoà bị kẻthù từ chối không cho cái danhhiệu liên bang, sẽ tức giận vìđiều đó giống như một lời chửirủa chết người. Trên đườngphố, người ta bắt chuyện vớinhau bằng cách nói: Salud yrepublica federal! (chào cộnghoà liên bang), sau đó người tahát bài tụng ca về sự vô kỉ luậtthần thánh và về chế độ tự trịcủa binh lính. Nền cộng hoàliên bang là cái gì? Người nàyhiểu đó là sự giải phóng cho các

Page 637: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tỉnh, những thể chế giống nhưthể chế của Hoa Kì hay là sựphi tập trung hoá hành chính;người khác lại nghĩ tới sự thủtiêu mọi quyền hành, tới việcmở ra sự giải thể xã hội rộnglớn. Những người xã hội chủnghĩa ở Barcelone[1] và ởAndalousie[2] lại rao giảngquyền tối cao tuyệt đối của cáccông xã, họ muốn đem lại choTây Ban Nha mười nghìn đô thịtự trị độc lập, chỉ chấp nhậnluật pháp của chính bản thânhọ, bằng cách cùng lúc thủ tiêuquân đội và cảnh sát. Trongnhững tỉnh miền Nam, người ta

Page 638: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhanh chóng thấy sự nổi dậylan truyền từ thành phố nàyqua thành phố khác, từ làngnày sang làng khác. Khi mộtcông xã công bố thành lập, mốibận tâm trước tiên của họ làphá huỷ điện tín và phá huỷđường xe lửa để cắt đứt mọi sựliên lạc với những vùng lân cậnvà với [thủ đô] Madrid. Khôngmột làng mạc tồi tàn nào lạikhông muốn “ra ở riêng”. Chếđộ liên bang bị thay thế bằngchủ nghĩa phân quyền địaphương tàn nhẫn, đốt nhà, giếtngười, và ở khắp nơi những hộihè trác táng đẫm máu được cử

Page 639: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hành”.

Còn về ảnh hưởng mànhững suy luận có thể tác độnglên tâm trí cử tri, chỉ có khôngđọc những bản báo cáo về cáccuộc mít tinh tranh cử thì mớigiữ lại được chút ảo tưởng vềvấn đề này. Trong đó, người tatrao đổi những lời khẳng định,những lời thoá mạ, đôi khinhững cú đấm thẳng tay, chứchẳng bao giờ dùng lí lẽ. Nếusự yên tĩnh được thiết lập trongchốc lát, đó là vì có một ngườitham dự khó tính nói rằng ôngta muốn đặt ra cho ứng cử viênmột câu hỏi khó xử, câu hỏi đó

Page 640: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

luôn làm cử toạ thích thú.Nhưng sự thoả mãn của nhữngngười đối lập chẳng kéo dàiđược lâu, vì tiếng nói của kẻthắc mắc sẽ nhanh chóng bịtiếng gào thét của những kẻ đốilập át giọng. Người ta có thểxem bản báo cáo sau đây, đượcrứt ra từ nhiều báo cáo tươngtự khác, như điển hình vềnhững cuộc họp công cộng; tôimượn nó từ những tờ nhật báo.

“Một nhà tổ chức đề nghịnhững người tham dự cử ra mộtchủ tịch, bão tố bùng lên dữdội. Những người vô chính phủnhảy lên diễn đàn để chiếm

Page 641: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

bàn chủ toạ. Những người xãhội chủ nghĩa chống cự kịchliệt; người ta nện nhau, bênnày tố cáo bên kia là mật thám,là kẻ bán mình cho chính phủv.v… Một công dân rời hộitrường với một mắt sưng vù”.

“Cuối cùng, bàn chủ toạcũng được đặt tàm tạm giữa sựhuyên náo, và diễn đàn rơi vàotay chiến hữu X.

Diễn giả kịch liệt chống lạinhững người xã hội chủ nghĩa,những người này ngắt lời diễngiả bằng cách hét to: “Đồ đầnđộn! đồ kẻ cướp! đồ vô lại!”

Page 642: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

v.v…, chiến hữu X. đáp lạinhững tính ngữ này bằng cáchtrình bày một lí thuyết chorằng những người xã hội chủnghĩa là “bọn ngu ngốc” hay là“lũ hề””.

“… Đảng Allemanis[3], tốihôm qua, đã tổ chức ở phòngThương mại, phố Faubourg-du-Temple, một cuộc họp lớnchuẩn bị cho ngày hội Lao độngmồng một tháng Năm. Khẩuhiệu là: “Bình tĩnh và yênlặng”.

“Chiến hữu G. coi nhữngngười xã hội chủ nghĩa là “lũ

Page 643: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đần độn” và “lũ lăng nhăng”.

Vì những lời này, diễn giảvà thính giả thoá mạ lẫn nhauđến mức thượng cẳng chân hạcẳng tay, ghế tựa, ghế dài, cảbàn đều vào cuộc. v.v… và v.v…”

Ta đừng vội tưởng rằng loạitranh cãi như thế là đặc thùcủa một giai tầng cử tri nhấtđịnh, và phụ thuộc hoàn cảnhxã hội của họ. Trong tất cả cáccuộc hội họp vô danh, bất kểmang tính chất gì, dù nó chỉgồm những người có học, thìcuộc thảo luận cũng dễ dàngmang hình thức như vậy. Tôi đã

Page 644: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chỉ ra rằng những con ngườitrong đám đông thường hướngtới sự ngang bằng nhau về mặttinh thần, và mỗi lúc chúng talại gặp những bằng chứng vềđiều đó. Đây, chẳng hạn, đoạntrích về một cuộc họp chỉ gồmtoàn sinh viên, mà tôi trích từmột tờ báo:

“Càng về khuya sự ồn àocàng tăng lên; tôi không tinrằng một diễn giả nào có thểnói đến hai câu mà không bịngắt lời. Mỗi lúc, tiếng la hét lạinổi lên từ chỗ này hay chỗkhác, hay cùng một lúc nổi lêntừ mọi phía; người ta vỗ tay

Page 645: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hoan hô, người ta huýt sáo;những cuộc tranh cãi kịch liệtxảy ra giữa các thính giả khácnhau, những chiếc gậy khualên đe doạ, người ta gõ xuốngsàn theo nhịp; tiếng la ó truykích những kẻ ngắt lời: “Cút đi!Cút khỏi diễn đàn đi!”

M-C… ban phát hào phóngcho hiệp hội những tính ngữnhư bỉ ổi và hèn nhát, quáithai, đê hèn, mua chuộc haytrả thù, và tuyên bố anh tamuốn huỷ bỏ hiệp hội, v.v… vàv.v…”

Người ta sẽ có thể tự hỏi,

Page 646: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

trong những điều kiện như vậy,làm sao ý kiến của cử tri có thểhình thành được. Nhưng đặt ramột câu hỏi như thế sẽ là tựtạo ra cho mình một ảo tưởngkì quặc về mức độ tự do màmột tập thể có thể được hưởng.Đám đông có những ý kiến bịáp đặt, chứ không bao giờ cónhững ý kiến được suy luận.Trong trường hợp chúng taquan tâm, ý kiến và phiếu bầucủa cử tri đều nằm trong taynhững hội đồng bầu cử mànhững người đứng đầu thườnglà mấy bác bán hàng rượu vangrất có ảnh hưởng đối với công

Page 647: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhân và được họ tin cậy.

Ông Schérer, một trongnhững người can đảm nhất bảovệ nền dân chủ hiện thời đãviết: “Bạn có biết một ủy banbầu cử là cái gì không? Đóhoàn toàn đơn giản là chìakhoá cho những thiết chế củachúng ta, bộ phận chủ chốt củacỗ máy chính trị. Ngày hômnay nước Pháp đang đượcnhững ủy ban*[4] cai trị.” Vậynên chẳng phải là quá khó đểtác động lên chúng miễn là ứngcử viên có thể chấp nhận đượcvà có đủ tiền bạc. Theo sự thúnhận của các nhà tài trợ, ba

Page 648: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

triệu cũng đủ để bảo đảm sự táiđắc cử nhiều lần của tướngBoulanger.

Đó là tâm lí những đámđông bầu cử. Nó giống như tâmlí những đám đông khác. Khôngtốt hơn cũng chẳng tệ hơn.

Như vậy, từ những điều nóitrên, tôi chẳng rút ra kết luậnnào chống lại sự phổ thông đầuphiếu. Nếu tôi phải quyết địnhsố phận của nó, thì tôi sẽ bảotồn nó như nó vốn thế, vìnhững lí do thực tiễn, sinh rachính từ nghiên cứu về tâm líhọc đám đông của chúng tôi, và

Page 649: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vì lí do mà tôi sắp trình bày.

Chắc chắn không ai khôngthấy những bất cập quá rõ củaphổ thông đầu phiếu. Ta khôngthể chối cãi rằng các nền vănminh là công trình của thiểu sốnhững con người cao siêu đãtạo nên đỉnh của hình tháp màcác tầng dưới cứ càng được mởrộng ra thì giá trị tinh thầncàng giảm đi, họ là đại diện cholớp bề sâu của một dân tộc.Chắc hẳn không phải sự vĩ đạicủa một nền văn minh có thểphụ thuộc vào việc bỏ phiếucủa các phần tử bên dưới, chỉđại diện đơn thuần cho số

Page 650: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

lượng. Và chắc chắn hơn nữa,sự phổ thông đầu phiếu củađám đông thông thường rấtnguy hiểm. Những cuộc bỏphiếu ấy đã làm chúng ta phảitrả giá bằng nhiều cuộc xâmlược; và với sự chiến thắng củachủ nghĩa xã hội, những cuồngtưởng về quyền tối thượng bìnhdân chắc chắn còn bắt chúng taphải trả giá đắt hơn nữa.

Nhưng những lí lẽ bác bỏtuyệt vời xét về lí thuyết này,lại mất hoàn toàn sức mạnh vềmặt thực tiễn, nếu ta nhớ lạicái sức mạnh vô địch khi nhữngtư tưởng biến thành tín điều.

Page 651: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Tín điều về quyền tối thượngcủa đám đông, xét về mặt triếthọc, cũng chẳng vững chắc gìhơn những tín điều tôn giáothời Trung cổ, nhưng ngày naynó đang có một sức mạnh tuyệtđối. Vậy nên cũng không thểcông kích nổi nó, giống nhưnhững tư tưởng tôn giáo củachúng ta xưa kia. Hãy giả địnhmột nhà tư tưởng tự do hiệnđại, nhờ quyền năng ma thuật,được đưa về giữa thời Trung cổ.Bạn có tin rằng sau khi đãnhận thấy sức mạnh tối cao củanhững tư tưởng tôn giáo đangthống trị lúc đó, liệu anh ta có

Page 652: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

mưu toan chống lại chúngkhông? Khi rơi vào tay mộtpháp quan muốn thiêu sốnganh ta vì tội đã kí giao kèo vớiquỷ, hay đã có mặt trong dạhội phù thủy, thì liệu anh ta cónghĩ tới việc tranh cãi về sự tồntại của quỷ và cuộc dạ hội phùthuỷ hay không? Người takhông tranh cãi với nhữngniềm tin của đám đông cũngnhư chẳng ai đi tranh cãi vớinhững cơn bão xoáy. Tín điềuvề phổ thông đầu phiếu ngàynay có quyền năng như nhữngtín điều Ki Tô giáo ngày xưa.Những diễn giả và nhà văn nói

Page 653: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

về nó với sự kính cẩn và catụng mà vua Louis XIV[5] đãchưa từng biết tới. Vậy cần phảiđối xử với nó ngang hàng nhưđối xử với mọi tín điều tôn giáo.Chỉ có thời gian mới tác độngnổi lên các tín điều mà thôi.

Vả lại cũng thật là vô íchkhi thử làm lay chuyển tín điềunày chừng nào còn có những lído hiển nhiên ủng hộ nó.Tocqueville nói rất đúng: “Trongthời đại bình đẳng, con ngườichẳng tin nhau chút nào, bởi vìhọ giống nhau; nhưng chính sựđồng dạng ấy đem lại cho họniềm tin hầu như vô hạn vào

Page 654: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

sự xét đoán của công chúng;bởi vì họ nghĩ rằng ai cũng đềucó đầu óc sáng suốt thì chẳngcó lí gì chân lý lại không thuộcvề đa số”.

Bây giờ giả định rằng với sựbỏ phiếu hạn chế - hạn chế vềnăng lực chẳng hạn - thì liệungười ta có cải thiện được việcbầu cử của đám đông không?Tôi tuyệt nhiên không thể chấpnhận điều này vì chính những lído mà tôi đã nói về sự thấpkém tinh thần của tất cả nhữngtập thể, dù thành phần củachúng có thể ra sao. Trong đámđông, con người luôn luôn bình

Page 655: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đẳng với nhau, và đối vớinhững vấn đề chung, sự bỏphiếu của bốn mươi viện sĩ hànlâm cũng không tốt hơn sự bỏphiếu của bốn mươi phu gánhnước. Tôi tuyệt nhiên không tinrằng bất cứ một cuộc bầu cửnào bị phê phán nhiều đến nhưphổ thông đầu phiếu, bầu cử vềviệc phục hồi Đế chế chẳnghạn, lại khác đi nếu nhữngngười bỏ phiếu được tuyểnchọn chuyên biệt gồm toàn cácnhà bác học và người có học.Không phải vì một cá nhân biếttiếng Hy Lạp hay toán học; làkiến trúc sư, là bác sĩ thú y,

Page 656: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thầy thuốc hay luật sư, mà ôngta có được sự sáng suốt đặc biệttrước những vấn đề xã hội. Tấtcả những nhà kinh tế củachúng ta đều là người có họcvấn, phần đông là giáo sư vàviện sĩ. Liệu có một vấn đềchung nào: chủ nghĩa bảo hộ,chế độ tiền tệ song bản vị v.v…,mà họ có thể họp lại để đi đếnnhất trí với nhau không? Chínhvì môn khoa học của họ chỉ làmột hình thức rất giảm nhẹ củasự dốt nát phổ quát. Trướcnhững vấn đề xã hội, nơi baogồm vô vàn ẩn số, thì tất cảnhững dốt nát đều ngang nhau.

Page 657: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Vậy nếu chỉ riêng nhữngcon người bị nhồi nhét đầykhoa học họp thành tập hợp cửtri, thì việc bầu bán của họcũng sẽ chẳng tốt hơn so vớiviệc bầu bán hiện nay. Họ sẽchủ yếu bị dẫn dắt theo tìnhcảm của mình và theo tinhthần đảng phái của họ. Chúngta sẽ chẳng bớt đi chút khókhăn hiện thời nào, mà hơnnữa chắc chắn chúng ta sẽ cósự chuyên chế nặng nề củanhững đẳng cấp.

Bầu hạn chế hay phổ thông,tiến hành ở một đất nước cộnghoà hay một đất nước quân

Page 658: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chủ, diễn ra ở Pháp, Bỉ, Hy Lạp,Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha,thì việc bầu cử của đám đôngđều giống nhau, và điều mà nóluôn thể hiện, đó là những khátvọng và những nhu cầu vô thứccủa chủng tộc. Bình quânnhững người trúng cử đối vớimỗi đất nước đại diện cho tâmhồn trung bình của chủng tộc.Từ thế hệ này sang thế hệ khácta lại thấy nó gần như đồngnhất.

Và chính vì vậy một lần nữachúng ta lại rơi vào khái niệmcơ bản về chủng tộc rất thườnghay gặp này, và vào một khái

Page 659: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

niệm khác, được sinh ra từ kháiniệm thứ nhất, đó là những thểchế và những chính phủ chỉđóng một vai trò ít có ý nghĩatrong đời sống của những dântộc. Những thể chế và chínhphủ ấy chủ yếu được dẫn dắtnhờ tâm hồn chủng tộc, nghĩalà nhờ những cặn bã xa xưa màtâm hồn ấy là tổng số. Chủngtộc là bộ máy chằng chịt củanhững điều cần thiết hàngngày, đó là những ông chủ bíẩn chỉ đạo số phận của chúngta.

Chú thích:

Page 660: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

1 Barcelone: hải cảng vàtrung tâm công nghiệp của TâyBan Nha nằm ven bờ Địa TrungHải, thuộc vùng Catalogne.

2 Andalousie: vùng đất ởNam Tây Ban Nha, ven ĐịaTrung Hải, gần eo biểnGibraltar và Đại Tây Dương.

3 Một phái nhỏ của Đảng Xãhội Pháp thời bấy giờ.

*4 Những ủy ban dù chúngmang tên gì: câu lạc bộ, côngđoàn, v.v… đều có thể tạo ramối nguy đáng sợ của sứcmạnh đám đông. Thực vậy,

Page 661: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chúng biểu thị hình thức vônhân xưng nhất, và do đó sựchuyên chế có tính áp bứcnhất. Lãnh đạo các ủy ban coinhư nói và hành động nhândanh một tập thể, rũ được mọitrách nhiệm và có thể tự chophép làm bất cứ điều gì. Bạochúa hung tợn nhất cũng khôngbao giờ dám mơ đến nhữnglệnh lưu đày của các ủy bancách mạng. Barras nói rằng cácủy ban đã phá hoại Hội nghịQuốc ước, thải người vô tội vạ.Robespierre là ông chủ tuyệtđối chừng nào ông ta có thể nóinhân danh họ. Cái ngày nhà

Page 662: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

độc tài đáng sợ này tách rakhỏi họ vì tự ái, ông ta đã thấtbại. Triều đại của đám đông làtriều đại của những ủy ban,nghĩa là của những lãnh tụ.Người ta không thể tưởngtượng được chủ nghĩa chuyênchế nào khắc nghiệt hơn thế.

5 Louis XVI (1638 - 1715):vua Pháp từ 1643 đến 1715,được tôn xưng là vua Mặt trờinhờ chính sách cai trị mang lạisự phồn thịnh cho nước Pháp.

Page 663: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương V. NGHỊ VIỆN

Đám đông nghị viện phầnlớn có những tính cách chungvới đám đông không thuần nhấthữu danh. - Sự đơn giản hoáquá mức những ý kiến. - Tínhdễ bị gợi ý và giới hạn của nó. -Ý kiến kiên định, không khoannhượng và ý kiến lưu động. -Tại sao sự do dự lại chiếm ưuthế. - Vai trò của những ngườiđứng đầu. - Nguyên do uy tíncủa họ. - Họ là chủ nhân đíchthực của một nghị viện mànhững cuộc bầu cử cũng chỉ làcuộc bầu cử của thiểu số. - Sức

Page 664: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

mạnh tuyệt đối mà họ sử dụng.- Những yếu tố trong nghệthuật hùng biện của họ. - Ngôntừ và hình ảnh. - Sự tất yếutâm lý khiến những người cầmđầu thiển cận lại chinh phụcđược rộng rãi. - Diễn giả khônguy tín không thể làm cho ngườita chấp nhận lí lẽ của mình. -Sự thổi phồng những tình cảmtốt hay xấu trong các nghị viện.- Ở một số thời điểm, nghị việnđã đi tới chỗ hành động hoàntoàn ngoài ý muốn. - Các buổihọp của Hội nghị Quốc ước. -Trường hợp nghị viện mất đinhững tính cách của đám đông.

Page 665: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

- Ảnh hưởng của các chuyên giatrong các vấn đề kĩ thuật. - Cáilợi và mối hiểm nguy của chếđộ nghị viện ở mọi đất nước. -Nó đáp ứng những yêu cầumới; những nó cũng kéo theosự lãng phí tài chính và hạn chếdần dần mọi quyền tự do. - Kếtluận tác phẩm.

Nghị viện là những đámđông không thuần nhất hữudanh. Mặc dù sự tuyển chọncủa chúng biến đổi tuỳ theotừng thời đại và từng dân tộc,chúng vẫn có những tính cáchrất giống nhau. Ảnh hưởng củachủng tộc biểu lộ rõ ở đó để

Page 666: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

làm giảm bớt hoặc tăng lên,nhưng không ngăn sự biểu hiệncủa tính cách. Những nghị việncủa các vùng miền rất khácnhau như nghị viện của Hy Lạp,của Italia, của Bồ Đào Nha, củaTây Ban Nha, của Pháp, và củaMỹ, trong các học thảo luận bỏphiếu, đều có những biểu hiệnất giống nhau, và làm chochính quyền phải đương đầuvới những khó khăn rất giốngnhau.

Vả lại, chế độ nghị viện biểuthị lí tưởng mọi dân tộc vănminh hiện đại. Nó chuyển tảimột tư tưởng sai lầm xét về

Page 667: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

mặt tâm lí nhưng lại thườngđược mọi người chấp nhận, chorằng đông người họp lại có khảnăng nhiều hơn so với ít người,khi phải đưa ra một quyết địnhkhôn ngoan và độc lập về mộtvấn đề nhất định.

Trong nghị viện, ta lại thấynhững đặc tính chung của đámđông: tư tưởng đơn giản quámức, thói dễ bị kích động, tínhdễ bị gợi ý, sự thổi phồng tìnhcảm, ảnh hưởng ưu trội củangười đứng đầu. Nhưng vì sựcấu thành đặc biệt của chúng,những đám đông nghị viện cómột vài khác biệt mà chúng tôi

Page 668: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

sẽ nhanh chóng chỉ ra.

Sự đơn giản hoá quá mứcnhững ý kiến là một trongnhững đặc điểm quan trọngnhất của nghị viện. Trong mọiđảng phái, ở mọi dân tộc nhấtlà dân Latin, ta bắt gặp mộtkhuynh hướng bất biến, muốngiải quyết những vấn đề xã hộiphức tạp nhất bằng các nguyênlí trừu tượng đơn giản nhất, vàbằng những quy luật tổng quátcó thể ứng dụng cho mọitrường hợp. Dĩ nhiên nhữngnguyên lí thay đổi với từngđảng phái; nhưng thực ra, chỉnhư những cá nhân trong đám

Page 669: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đông, họ luôn có khuynh hướngphóng đại giá trị của nhữngnguyên lí này, và đẩy chúngđến tận những hệ quả cuốicùng. Vậy nên cái mà nghị việnbiểu thị trước tiên, đó là nhữngý kiến cực đoan.

Điển hình hoàn hảo nhất vềsự đơn giản hoá quá mức củanghị viện đã được những ngườiJacobins thực hiện trong cuộcĐại cách mạng của chúng ta.Tất cả đều giáo điều và logic,đầu óc đầy những điều kháiquát mơ hồ, họ lo toan áp dụngnhững nguyên lí cố định màkhông quan tâm tới các sự

Page 670: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

kiện; và ta có thể có lí để nóirằng họ đã đi qua cuộc Cáchmạng mà không nhìn thấy nó.Với những tín điều rất đơn giảndùng làm kim chỉ nam, họ tintưởng tái tạo một xã hội hoànchỉnh, và kéo một nền vănminh tinh tế về một giai đoạnrất xa xưa của sự phát triển xãhội. Những phương tiện mà họsử dụng để thực hiện giấc mơcủa mình cũng mang dấu ấncủa sự đơn giản hoá quá mứctuyệt đối. Thực vậy, họ tự hạnchế vào việc cương quyết pháhuỷ những gì cản trở họ. Hơnnữa, tất cả: những nghị sĩ phái

Page 671: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Girondins[1], phái Núi[2],những người tham gia sự kiệntháng Thermidor[3] v.v… đều bịthúc đẩy do cùng một tinh thầnấy.

Những đám đông nghị việnrất dễ bị gợi ý; và như đối vớimọi đám đông, sự gợi ý xuấtphát từ những người đứng đầucó uy tín; nhưng trong nghịviện, tính dễ bị gợi ý có nhữnggiới hạn rất rõ ràng mà ta cầnchỉ ra.

Đối với tất cả những vấn đềvề lợi ích địa phương hay vùngmiền, mỗi thành viên của nghị

Page 672: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

viện lại có những ý kiến kiênđịnh, không khoan nhượng, màchẳng có lập luận nào có thểlay chuyển. Tài năng của mộtDémosthène[4] cũng không đạtđược việc làm thay đổi lá phiếubầu của một đại biểu về cácvấn đề như chủ nghĩa bảo hộhay đặc quyền nấu rượu tại gia,chúng biểu thị những yêu cầucủa các cử tri có thế lực. Sự gợiý của các cử tri này khá là ưutrội để huỷ bỏ tất cả những gợiý khác, và giữ một sự kiên địnhtuyệt đối cho ý kiến*[5].

Đối với những vấn đềchung: lật đổ một bộ, thiết lập

Page 673: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

một thứ thuế v.v… không có sựkiên định ý kiến nào, và nhữnggợi ý của các lãnh tụ có thể tácđộng, nhưng không hoàn toànnhư trong những đám đôngbình thường. Mỗi một đảng đềucó những lãnh tụ của mình, màđôi khi có ảnh hưởng ngangnhau. Kết quả là người nghị sĩđứng giữa những gợi ý tráingược nhau và ông ta tất nhiêntrở nên rất do dự. Chính vì vậy,người ta thấy ông ta, chỉ trongkhoảng thời gian 15 phút, đãbỏ phiếu một cách trái ngược,thêm cho một đạo luật mộtđiều khoản phá huỷ đạo luật

Page 674: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

ấy: ví dụ tước quyền tuyển vàsa thải công nhân của nhà côngnghiệp, rồi lại hầu như huỷ bỏbiện pháp này bằng một điểmbổ sung.

Và chính vì vậy, ở mỗi khoálập pháp, một nghị viện cónhững ý kiến rất kiên định vànhững ý kiến khác rất do dự.Về cơ bản, nhiều nhất là nhữngvấn đề chung, chính sự do dựthống trị, sự do dự được nuôidưỡng nhờ nỗi sợ hãi thườngtrực của cử tri, mà sự gợi ýngầm bao giờ cũng có khuynhhướng làm cân bằng ảnh hưởngcủa những người đứng đầu.

Page 675: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Tuy nhiên chính người đứngđầu rốt cuộc mới là những ôngchủ đích thực trong nhiều cuộctranh luận, nơi các thành viêncủa một nghị viện không cónhững ý kiến dứt khoát từtrước.

Sự cần thiết của nhữngngười đứng đầu này là rõ ràngbởi vì, dưới danh nghĩa là lãnhđạo các nhóm, ta thấy họ trongnhững nghị viện ở tất cả cácnước. Họ là những vị chúa tểđích thực của một nghị viện.Những con người trong đámđông không thể thiếu một ôngchủ. Và chính vì thế những

Page 676: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cuộc bỏ phiếu trong một nghịviện nói chung chỉ đại diện chonhững ý kiến của một thiểu sốnhỏ.

Những người đứng đầu ít tácđộng bằng sự lập luận, song lạitác động nhiều bằng uy tín củahọ. Và chứng cứ rõ nhất, đó lànếu một hoàn cảnh nào đó tướcmất uy tín của họ, họ sẽ khôngcòn ảnh hưởng nữa.

Uy tín của người đứng đầumang tính cá nhân, và khônggắn với tên tuổi cũng khônggắn với sự nổi tiếng. Ông JulesSimon[6] khi nói đến những vĩ

Page 677: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhân trong nghị viện năm 1848mà ông từng tham dự, đã chochúng ta những ví dụ thật kì lạ:

“Hai tháng trước khi trởthành đấng toàn năng, LouisNapoléon đã chẳng là gì cả”.

“Victor Hugo[7] lên diễnđàn. Ông không thành công.Người ta nghe ông cũng nhưnghe Félix Pyat; người ta cũngkhông vỗ tay hoan hô. ÔngVanlabelle khi nói về FélixPyat[8] bảo tôi rằng: “Tôikhông thích tư tưởng của ôngta; nhưng đó là một trongnhững nhà văn lớn nhất và nhà

Page 678: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hùng biện giỏi nhất của nướcPháp”. Edgar Quinet[9], một trítuệ hiếm có và mạnh mẽ, đãchẳng được roi ra gì. Ông ta đãcó lúc nổi tiếng trước khi khaimạc nghị viện; còn trong nghịviện, ông chẳng hề có chúttiếng tăm nào cả.

Những nghị viện chính trị lànơi trên trái đất mà ánh hàoquang của thiên tài ít được cảmnhận nhất. Ở đây người ta chỉtính đến một sự hùng biệnthích hợp với thời gian và nơichốn, và công lao phục vụkhông phải vì tổ quốc, mà vìđảng phái. Để cho người ta tỏ

Page 679: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

lòng kính trọng vớiLamartine[10] vào năm 1848và với Thiers[11] vào năm1871, đã phải cần đến sựkhuyến khích bằng lợi ích khẩnthiết, cấp bách. Hiểm nguy quađi, người ta đồng thời quênngay lòng biết ơn và cả nỗi sợhãi”.

Tôi trích lại đoạn văn trên vìnhững sự kiện mà nó bao hàm,chứ không phải vì những lí giảimà nó đưa ra.

Chúng thuộc về một thứtâm lí học tầm thường. Mộtđám đông mất ngay tức thì tính

Page 680: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cách đám đông nếu nó tính đếnnhững nghĩa vụ đã giao chongười đứng đầu, dù là vì tổquốc hay vì đảng phái. Đámđông tuân theo người đứngđầu, bị uy tín của ông ta tácđộng, và ở đây không một ýthức về quyền lợi hay biết ơnnào can thiệp vào.

Cho nên một người đứngđầu sẵn có uy tín đầy đủ sẽ cómột quyền năng gần như tuyệtđối. Người ta biết một nghị sĩnổi tiếng có ảnh hưởng rộnglớn trong nhiều năm nhờ vàouy tín của mình; đã bị thuatrong cuộc bầu cử vừa rồi sau

Page 681: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

một vài sự kiện tài chính. Chỉmột tín hiệu đơn giản của ôngta thôi, là những vị bộ trưởngbị lật đổ. Một nhà văn đã ghi lạirõ ràng tầm quan trọng tronghành động của ông ta với vàidòng sau:

“Chính vì ông M.X. màchúng ta đã phải mua xứ BắcKì[12] đắt gấp ba lần cái giáphải trả, đã phải bước vàoMadagasca[13] chỉ với một chânkhông chắc chắn, đã bị tướcđoạt cả một đế chế ở vùngNiger hạ[14], đã mất đi lợi thếmà chúng ta từng có được ở Ai

Page 682: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Cập. - Những lí thuyết của ôngM.X. đã làm chúng ta mấtnhiều lãnh thổ hơn cả nhữngthảm hoạ của Napoléon đệNhất”.

Không cần phải quá oángiận nhà lãnh đạo được nhắcđến ấy. Rõ ràng ông ta đã làmchúng ta phải trả giá quá đắt;nhưng phần lớn ảnh hưởng củaông ta là do ông nghe theo ýkiến chung của mọi người; màvấn đề thuộc địa, vào thời điểmđó, ý kiến chung hoàn toànkhông phải như bây giờ. Hiếmcó một lãnh tụ đi trước ý kiếnchung; hầu như bao giờ ông ta

Page 683: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cũng bằng lòng đi theo ý kiếnchung và lại còn kết hợp nó vớimọi sai lầm.

Ngoài uy tín, các phươngpháp thuyết phục của ngườiđứng đầu là những nhân tố màchúng tôi nhiều lần đã liệt kê.Để sử dụng chúng một cáchkhéo léo, người đứng đầu phảihiểu sâu môn tâm lí học đámđông, ít ra cũng theo cách vôthức, và phải biết nói với đámđông như thế nào. Trước hếtcần phải biết ảnh hưởng lôicuốn của từ ngữ, công thức vàhình ảnh. Phải có được sự hùngbiện đặc biệt, phức hợp: khẳng

Page 684: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

định mạnh mẽ, thoát khỏinhững chứng cứ, và những hìnhảnh gây ấn tượng được đóngkhung trong các lập luận rất sơsài. Đó là thứ hùng biện ta gặptrong những nghị viện, baogồm cả Quốc hội Anh, tuy nó làmột nghị viện điềm tĩnh nhấttrong các nghị viện.

Nhà triết học Anh, ôngMaine[15] nói: “Chúng ta có thểluôn đọc được những cuộctranh cãi ở Hạ viện, nơi mọitranh luận chỉ là trao đổi giữanhững điều chung chung chẳngmấy quan trọng với những cátính khá mạnh mẽ. Loại công

Page 685: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thức đại khái này gây một hiệuquả kì diệu lên trí tưởng tượngcủa nền dân chủ thuần tuý.Bao giờ nó cũng dễ dàng làmcho đám đông chấp nhậnnhững lời khẳng định chungchung được trình bày bằngnhững từ ngữ gây xúc động, dùrằng những lời khẳng định ấykhông bao giờ được xác minh,và có lẽ không có bất cứ sự xácminh nào cả”.

Tầm quan trọng của những“từ ngữ gây xúc động” được chỉra trong đoạn trích dẫn trênkhông phải là phóng đại. Chúngtôi đã nhiều lần nhấn mạnh

Page 686: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hiệu lực đặc biệt của từ ngữ vàcông thức. Cần phải chọnchúng sao cho chúng gợi lênđược những hình ảnh rất sinhđộng. Câu nói sau đây đượcmượn trong bài diễn văn củamột lãnh tụ ở nghị viện nước talà một mẫu tuyệt vời cho điểmnày:

“Cái ngày mà cùng một contàu đưa nhà chính trị ám muộivà kẻ vô chính phủ giết ngườitới miền đất nóng bỏng lưu đày,thì họ sẽ có thể nối lại cuộcđàm thoại, và người nọ sẽ xuấthiện trước kẻ kia như hai mặtbổ sung cho nhau của một trật

Page 687: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tự xã hội”.

Hình ảnh được gợi lên nhưvậy là rất rõ ràng, và tất cảnhững đối thủ của diễn giả đềucảm thấy bị hình ảnh ấy đedoạ. Ngay lập tức họ nhìn thấynhững miền đất nóng bỏng, rồicon tàu sẽ mang họ đi, bởi vìchẳng phải họ cũng có thể làloại người được hạn chế khá mơhồ gồm các nhà chính trị bị đedoạ đó sao? Lúc đó, họ cảmthấy một nỗi sợ hãi ngấm ngầmmà những đại biểu Hội nghịQuốc ước chắc đã cảm nhậnđược từ các bài diễn văn mơ hồcủa Robespierre ít nhiều đều

Page 688: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

lấy máy chém ra đe doạ, vàdưới ảnh hưởng của nỗi sợ này,họ luôn nhượng bộ ông ta.

Các lãnh tụ đều hưởng lợikhi chiều theo những lời phóngđại khó tin nhất. Diễn giả màtôi vừa mới trích dẫn một câu,đã có thể khẳng định mà khônggây được sự phản kháng, rằngcác chủ nhà băng và các cố đạođã thuê tiền bọn đánh bom, vàrằng những nhà quản trị cáccông ty tài chính lớn xứng đángnhận hình phạt như bọn vôchính phủ. Những khẳng địnhnhư thế luôn tác động lên đámđông. Sự khẳng định đừng bao

Page 689: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

giờ quá hung bạo, lời tuyên bốcũng không nên quá đe doạ.Chẳng gì đe doạ thính giả hơnlà thứ hùng biện này. Khi phảnđối, họ sợ bị coi là kẻ phản bộihay kẻ đồng loã.

Như tôi đã nói về điều này,kiểu hùng biện đặc biệt ấy luônngự trị ở tất cả các nghị viện;và trong những thời kì quyếtđịnh, nó chỉ càng tăng thêm màthôi. Về phương diện này, việcđọc diễn văn của các diễn giảlớn cấu thành những nghị việncủa Cách mạng [Pháp] là rất líthú. Mỗi lúc họ lại tự cho là cóbổn phận phải ngừng lại để xua

Page 690: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tan tội ác và ngợi ca đức hạnh,rồi sau đó họ nổi nóng lênnguyền rủa chống lại nhữngbạo chúa, và thề sẽ sống tự dohay là chết. Cử toạ đứng dậy vỗtay hoan hô cuồng nhiệt, rồi lạibình tĩnh, ngồi xuống.

Người lãnh đạo đôi khi cóthể thông minh, và có họcthức; nhưng điều đó đối với ôngta thường có hại hơn là có lợi.Bằng cách chỉ ra tính phức tạpcủa sự việc, bằng cách chophép lí giải và am hiểu, trí tuệluôn làm cho các tông đồ trởnên khoan dung, làm giảmmạnh cường độ và sự mãnh liệt

Page 691: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

của những niềm tin cần thiết.Các lãnh tụ lớn của mọi thờiđại, nhất là những lãnh tụ củaCách mạng bạo lực nhiều khiđã thiển cận một cách thảmhại; và chính những ngườithiển cận nhất lại có ảnh hưởngto lớn nhất.

Diễn văn của những ngườinổi tiếng nhất trong các lãnhtụ, ví dụ Robespierre, thườnggây kinh ngạc do chúng rời rạc;nếu chỉ đọc chúng thôi, ta sẽkhông tìm được ở đấy lời giảiđáp nào có thể chấp nhận đượcvề vai trò quá ư to lớn của nhàđộc tài đầy quyền uy:

Page 692: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

“Những lời sáo cũ và rườmrà của thứ hùng biện mô phạmvà của văn hoá Latin phát ra từmột tâm hồn thơ dại hơn lànhạt nhẽo, và trong việc côngkích hay bảo vệ, dường như chỉtự giới hạn trong câu nói kiểu“Lại đây nào!” của các cậu họctrò. Không một tư tưởng, khôngmột giọng văn, cũng không mộtnét riêng, đó là sự nhàm chántrong cơn phong ba. Khi đọcxong cái thứ văn buồn tẻ này,người ta liền muốn kêu lên mộttiếng ôi! của CamilleDesmoulins[16] đáng mến”.

Đôi khi ta thấy kinh hãi khi

Page 693: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nghĩ tới cái quyền lực được traocho một con người có uy tínmột niềm tin mạnh mẽ gắn kếtvới đầu óc quá hẹp hòi. Tuynhiên lại phải thực hiện nhữngđiều kiện này để không đếmxỉa đến trở ngại và chỉ biết có ýchí mãnh liệt. Bằng bản năng,đám đông đã nhận ra trongnhững con người có niềm tinmãnh liệt ấy một ông chủ màđám đông luôn cần tới.

Trong một nghị viện, sựthành công của một bài diễnvăn hầu như chỉ phụ thuộc vàouy tín mà diễn giả có, chứkhông hề phụ thuộc vào những

Page 694: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

lí lẽ mà ông ta đề xuất. Vàchứng cứ rõ nhất, đó là khi vìmột nguyên nhân nào đó, diễngiả bị mất uy tín, thì đồng thờiông ta mất luôn tất cả ảnhhưởng, nghĩa là mất khả năngđiều khiển cuộc bỏ phiếu theo ýmuốn của mình.

Còn diễn giả vô danh, khiđến mang theo một diễn văn cónhững lí lẽ thuyết phục, nhưngchỉ lí lẽ thôi, ông ta chẳng cóchút cơ may nào dù chỉ là đượcngười khác lắng nghe. Một cựunghị sĩ, ông Descube, mới đâyđã phác hoạ vài nét về hìnhảnh một nghị sĩ không có uy

Page 695: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tín:

“Khi lên diễn đàn, ông talấy từ cặp ra một hồ sơ, ôngcẩn thận trải nó ra trước mặtvà bắt đầu nói rất tự tin.

Ông tự phỉnh nịnh rằng đãchuyển được vào tâm hồnngười nghe niềm tin đang sụcsôi trong ông. Ông cân lên nhắcxuống những luận chứng củamình; trong đầu ông đầy nhữngcon số và cứ liệu; ông tin rằngmình có lí. Trước những điềuhiển nhiên mà ông đưa ra, mọikháng cự sẽ là vô ích. Ông bắtđầu nói, tin tưởng vào quyền

Page 696: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chính đáng của mình, và cũngvào sự chăm chú của các đồngsự, chắc chắn họ sẽ phải cúimình trước chân lí.

Ông nói, và ngay lập tứcông ngạc nhiên vì sự chuyểnđộng trong phòng họp, ông hơikhó chịu vì tiếng ồn ào nổi lên.

Tại sao mọi người không giữim lặng? Tại sao chẳng ai chú ýcả? Vậy những người kia nghĩgì, sao họ chỉ nói chuyện vớinhau? Mục đích gì quá khẩnthiết đã bắt họ chuyển từ chỗngồi này sang chỗ khác?

Một nỗi lo âu hiện lên trên

Page 697: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vầng trán. Ông nhíu mày,ngừng nói. Được vị chủ tịchkhích lệ, ông lại tiếp tục, nóicao giọng hơn. Người ta lạicàng ít chú ý hơn. Ông nhấngiọng, ông bồn chồn; tiếng ồntăng thêm xung quanh ông.Ông chỉ còn tự nghe bản thânmình nói mà thôi, ông liềndừng lạn; rồi sợ rằng sự imlặng của mình sẽ càng khiêukhích thêm tiếng kêu đángbuồn: “Kết thúc đi!” nên ông lạicứ nói tiếp. Tiếng ồn ào trở nênkhông chịu nổi”.

Khi những nghị viện bị đẩylên đến một mức độ kích động

Page 698: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nào đó, họ trở nên giống hệtnhững đám đông không thuầnnhất bình thường, và do đó tìnhcảm của họ biểu hiện đặc tínhlà luôn luôn cực đoan. Người tasẽ thấy họ vươn tới nhữnghành vi anh hùng vĩ đại nhấthay quá khích tồi tệ nhất. Cánhân sẽ không còn là chínhmình nữa, và anh ta sẽ bỏphiếu cho những biện pháp tráingược hẳn với quyền lợi cánhân mình.

Lịch sử cuộc Cách mạngPháp đã chỉ ra nghị viện có thểtrở nên mất tỉnh táo và vângtheo những gợi ý trái ngược

Page 699: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhất với quyền lợi riêng của họđến mức nào. Đối với tầng lớpquý tộc, phải từ chối đặc quyềncủa mình là một sự hi sinh rấtlớn, và dù vậy họ đã không dodự làm điều đó vào cái đêm trứdanh Lập hiến[17]. Đối với sinhmạng của các ủy viên Quốcước, đó là nguy cơ thường trựckhi họ từ chối quyền bất khảxâm phạm; tuy nhiên họ đãlàm điều đó và không sợ sẽchặt đầu lẫn nhau, dù họ biếtrất rõ rằng cái giá treo cổ màhôm nay họ đưa đồng sự củamình lên, ngày mai sẽ dànhcho họ.

Page 700: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Nhưng họ đã đi tới mức độhành động hoàn toàn ngoài ýmuốn mà tôi đã mô tả, vàchẳng có một động cơ nào cóthể ngăn họ chiều theo nhữnggợi ý đã thôi miên họ. Đoạnvăn sau trích ra từ hồi kí củamột người trong số các vị đó,ông Billaud - Varennes, rất tiêubiểu cho điểm này: “Nhữngquyết định mà người ta cứtrách móc chúng tôi mãi thôngthường thì một hay hai ngàytrước đó, chúng tôi không muốnđưa chúng ra: chỉ có sự khủnghoảng đã gây nên chúng”.Chẳng có gì đúng hơn nữa.

Page 701: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Những hiện tượng vô thứcnhư thế được biểu hiện trongtất cả các phiên họp hỗn loạncủa Hội nghị Quốc ước.

Taine nói: “Họ tán thành vàra sắc lệnh những gì mà họkinh hãi, không chỉ là nhữngđiều ngốc nghếch và điên rồ,mà còn là những tội ác, giếtngười vô tội, giết bạn bè củahọ. Đồng thanh nhất trí vàhoan hô tán thành sôi nổi, cánhtả kết hợp với cánh hữu, đã đưaDanton, thủ lĩnh tự nhiên củahọ, người khởi xướng và dẫndắt Cách mạng, lên giá treo cổ.Cũng đồng thanh nhất trí và

Page 702: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

với sự hoan hô vổ tay rôm rả,cánh hữu kết hợp với cánh tả,bỏ phiếu thông qua những sắclệnh tồi tệ nhất của chínhquyền Cách mạng. Đồng thanhnhất trí, và với những tiếngkêu ngưỡng mộ nhiệt tình, vớinhững biểu lộ tán thưởng đầyđam mê dành cho Collotd’Herbois[18], cho Couthon[19],và cho Robespierre, Hội nghịQuốc ước, qua những cuộc táibầu cử tự phát và nhiều lần,giữ nguyên cái chính phủ giếtngười mà phái Đồng Bằng[20]

ghét bỏ vì nó giết người, màphái Núi căm ghét vì nó tàn sát

Page 703: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

mình. Phái Đồng Bằng và pháiNúi, đa số và thiểu số cuối cùngđã bằng lòng giúp cho cuộc tựsát của chính họ. Ngày 22tháng Đồng cỏ, toàn bộ Hộinghị Quốc ước đã giơ cổ họngra [cho người ta đâm]; ngày 8tháng Nóng[21], trong mườilăm phút đầu tiên sau khiRobespierre đọc diễn văn, Hộinghị Quốc ước lại giơ cổ họngra tiếp”.

Bức tranh có thể hiện ra uám. Tuy nhiên nó chính xác.Những nghị viện được kíchthích đầy đủ và bị thôi miênbiểu hiện những tính cách như

Page 704: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thế. Chúng trở thành một bầyđàn hay thay đổi tuân theo tấtcả những xung động. Tôi tríchdẫn theo Tạp chí văn học(Revue littéraire) đoạn mô tảsau về nghị viện năm 1848,của một nghị sĩ mà ta khôngnghi ngờ gì về niềm tin dânchủ, ông Spuller, rất điển hìnhcho điều này. Người ta thấy ởđây mọi tình cảm được phóngđại trong những đám đông màtôi đã miêu tả, và tính hay thayđổi quá mức này cho phép dichuyển từ khoảnh khắc nàysang khoảnh khắc khác quanhững gam tình cảm trái ngược

Page 705: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhất.

“Những chia rẽ, những ghentức, những nghi ngờ, rồi tớilượt niềm tin mù quáng và hivọng không giới hạn đã dẫn dắtđảng cộng hoà đến chỗ diệtvong. Sự ngây ngô và hồnnhiên của đảng này cũng ngangbằng với sự ngờ vực tất cả củanó. Không có chút cảm thức vềtính hợp pháp, cũng không cótinh thần kỉ luật, những khiếpsợ và ảo tưởng không giới hạn:người nông dân và đứa trẻ gặpnhau ở điểm này. Sự bình tĩnhcủa họ đối nghịch với lòngthiếu kiên nhẫn của họ. Tính

Page 706: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hoang dã cũng giống như tínhdễ bảo của họ. Đó là đặc trưngcủa một khí chất vẫn chưahoàn tất và thiếu giáo dục. Cáitốt không làm họ ngạc nhiên,và tất cả làm họ bối rối. Runrẩy, sợ hãi, gan dạ, anh hùng,họ lao mình qua lửa và họ lùibước trước một cái bóng.

Họ không biết chút nào vềnhững hiệu quả và quan hệ củasự vật. Nhanh chóng nản lòngcũng như vội vàng hứng khởi,đối tượng cho tất cả những kinhhoàng, luôn quá cao hoặc quáthấp, không bao giờ ở mức độcần thiết và trong chừng mực

Page 707: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thích hợp. Lưu lỏng hơn cảnước, họ phản chiếu mọi sắcmàu và mang mọi hình dạng.Vậy liệu ta có thể hi vọng họmang lại nền tảng gì đây chochính quyền?”

May thay không phải tất cảnhững tính cách mà chúng tôivừa mô tả trong các nghị việnđều được biểu hiện thườngxuyên. Nghị viện chỉ là đámđông ở một số thời điểm. Cònnhững cá nhân họp thành nghịviện vẫn giữ được cá tính trongphần lớn trường hợp; và chínhvì vậy một nghị viện có thể xâydựng những đạo luật tuyệt hảo

Page 708: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

về kĩ thuật. Thật vậy, tác giảcủa những đạo luật này là mộtcon người đặc biệt, đã chuẩn bịchúng trong sự im lặng củaphòng làm việc và đạo luậtđược bỏ phiếu thông qua thựcra là tác phẩm của một cánhân, chứ không phải tác phẩmcủa một nghị viện. Dĩ nhiên, đólà những đạo luật tốt nhất.Chúng chỉ trở nên tai hại khimột loạt những điều khoản bổsung khốn khổ làm cho chúngmang tính tập thể. Tác phẩmcủa một đám đông ở khắp nơivà bao giờ cũng non kém so vớitác phẩm của một cá nhân

Page 709: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

riêng lẻ. Chính các chuyên giađã cứu nguy cho những nghịviện thoát khỏi các giới hạnquá hỗn loạn và thiếu kinhnghiệm. Lúc đó, người chuyêngia là một lãnh tụ nhất thời.Nghị viện không tác động lênông ta còn ông ta tác động lênnghị viện.

Mặc cho tất cả những khókhăn trong vận hành, nhữngnghị viện vẫn biểu thị cái màcác dân tộc vẫn còn thấy là tốtnhất để tự trị và nhất là đểthoát khỏi cái ách của nhữngchế độ bạo tàn cá nhân mộtcách khả dĩ nhất. Chắc chắn

Page 710: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nghị viện là lí tưởng về mộtchính quyền, ít nhất đối với cáctriết gia, nhà tư tưởng, nhàvăn, nghệ sĩ và nhà bác học,tóm lại đối với tất cả nhữngngười cấu thành cái chóp đỉnhcủa một nền văn minh.

Vả lại, thực ra, nghị viện chỉcó hai mối hiểm nguy nghiêmtrọng; một là sự lãng phí bắtbuộc về tài chính; hai là hạnchế dần dần tự do cá nhân.

Nguyên nhân đầu tiên củanhững hiểm nguy này là hậuquả bắt buộc của những yêucầu và sự thiếu nhìn xa trông

Page 711: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

rộng của đám đông bầu cử. Khimột thành viên của nghị việnđề nghị một biện pháp mang lạisự thoả mãn bề ngoài chonhững tư tưởng dân chủ, ví dụnhư đảm bảo hưu trí cho tất cảcông nhân, tăng lương cho thợlàm đường, giáo viên v.v…, thìnhững nghị sĩ khác, bị nỗi sợhãi của các cử tri gợi ý, sẽkhông dám tỏ vẻ coi thườngquyền lợi của cử tri bằng cáchgạt bỏ biện pháp được đề nghị,dù biết rằng biện pháp ấy buộcngân quỹ phải đài thọ nặng nềvà cần thiết phải tạo ra nhữngthứ thuế mới. Do dự trong bỏ

Page 712: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

phiếu là không thể với họ.Những hậu quả của việc tăngchi tiêu thì còn xa vời và khôngcó hậu quả tai hại đối với họ,trong khi ấy hậu quả của việcbỏ phiếu phủ quyết sẽ hiểnhiện rõ ràng vào ngày sắp tớikhi họ phải ứng cử lại trước cửtri.

Bên cạnh nguyên nhân đầutiên của sự tăng chi tiêu này,còn có một nguyên nhân kháckhông kém bắt buộc, đó là phảichấp thuận mọi chi tiêu cho lợiích thuần tuý địa phương. Mộtnghị sĩ sẽ không thể phản đốichuyện này, bởi vì chi tiêu ấy

Page 713: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

còn biểu thị những yêu cầu củacử tri, và mỗi một nghị sĩ chỉ cóthể nhận được cái ông ta cầncho khu vực của mình, với điềukiện phải nhượng bộ những yêucầu tương tự của các đồng sự*[22].

Nguyên nhân thứ hai củanhững hiểm nguy nói ở trên, đólà nghị viện hạn chế các quyềntự do một cách cưỡng bức, điềunày bề ngoài không thấy rõ,tuy rất thực. Nó là hậu quả củanhững đạo luật nhiều khôngđếm xuể, luôn hạn chế tự domà những nghị viện với suynghĩ đơn giản quá mức của họ

Page 714: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thường không thấy rõ hậu quả,và họ tưởng mình có bổn phậnphải bỏ phiếu tán thành chúng.

Mối hiểm nguy ấy quả làkhông thể tránh khỏi, bởi vìbản thân nước Anh, - chắc chắnđó là điển hình hoàn hảo nhấtvề chế độ nghị viện, nơi ngườiđại biểu được độc lập nhiềunhất với cử tri của mình - cũngkhông thoát khỏi nó. HerbertSpencer, trong một công trìnhđã cũ, đã chỉ ra rằng sự tăngthêm cái tự do mẽ ngoài hẳnđược theo sau là sự giảm sútcái tự do có thực. Ông đã quaytrở lại cũng chủ đề ấy, trong

Page 715: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cuốn sách gần đây, Cá nhânchống lại Nhà nước (L’Individucontre l’État), ông đã phát biểuvề vấn đề nghị viện Anh nhưsau:

“Kể từ thời kì này, việc lậppháp đã theo tiến trình mà tôichỉ ra, những biện pháp có tínhđộc tài nhân lên nhanh chóng,liên tục làm hạn chế tự do cánhân, và theo hai cách: nhữngquy định đã được thiết lập, mỗinăm một nhiều, áp đặt chocông dân một sự cưỡng bức tạinơi mà xưa kia hành vi của anhta được hoàn toàn tự do, vàbuộc anh ta thực hiện những

Page 716: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

hành vi mà trước kia anh ta cóthể làm hay không làm, tuỳthích. Đồng thời những đónggóp công cộng càng ngày càngnặng nề, nhất là đóng góp chođịa phương, đã hạn chế hơnnữa tự do của anh ta, bằngcách làm giảm phần lợi nhuậnriêng mà anh ta có thể chi tiêutheo ý mình, và tăng phần đãtước đoạt của anh ta để chi tiêutuỳ theo ý thích của nhữngnhân viên nhà nước”.

Việc hạn chế dần quyền tựdo này được biểu hiện ở mọiđất nước dưới một hình thứcđặc biệt mà Herbert Spencer đã

Page 717: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

không chỉ ra, và đó là: tạo ramột loạt vô số những biện pháplập pháp, tất cả nói chungthuộc trật tự hạn chế, tất yếudẫn tới sự tăng số lượng, quyềnlực và ảnh hưởng của nhữngcông chức có nhiệm vụ áp dụngcác biện pháp ấy. Như vậynhững công chức có khuynhhướng dần dần trở thành ôngchủ đích thực của các nước vănminh. Sức mạnh của họ cànglớn hơn khi mà trong nhữngthay đổi quyền lực liên tục,đẳng cấp hành chính là đẳngcấp duy nhất thoát khỏi nhữngthay đổi này, là đẳng cấp duy

Page 718: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhất vô trách nhiệm, vô nhânxưng và vĩnh tồn. Thế mà,trong mọi nền chuyên chế,chẳng có gì nặng nề hơn nhữngkẻ được trình diện dưới hìnhthức tay ba này.

Việc tạo ra liên tục nhữngđạo luật và hạn định vây quanhmọi hành vi nhỏ nhặt nhất củađời sống bằng các thể thứctranh cãi viển vông nhất, cókết quả tai hại là càng ngàycàng thu hẹp phạm vi tự do vậnđộng của các công dân. Là nạnnhân của ảo tưởng cho rằngbằng cách nhân lên những đạoluật, sự bình đẳng và tự do sẽ

Page 719: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

được đảm bảo tốt nhất, các dântộc, mỗi ngày, lại chấp nhậnnhiều cản trở nặng nề hơn.

Không phải là khôngphương hại khi họ chấp nhậnchúng. Đã quen chịu đựng mọicái ách, họ nhanh chóng kếtthúc bằng việc tìm kiếm chúng,và dẫn tới mất tất cả tính tựchủ và nghị lực. Lúc đó, họ chỉcòn là những cái bóng hư ảo,những người máy thụ động,không ý chí, không chống cự,không sức mạnh.

Nhưng lúc đó con ngườikhông thấy những động lực

Page 720: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

trong bản thân mình nữa, họbuộc phải tìm kiếm chúng, ởbên ngoài mình. Sự thờ ơ vàbất lực của công dân càng tănglên thì vai trò của chính phủbuộc phải lớn hơn nữa. Bảnthân các chính phủ tất nhiênphải có tinh thần dám nghĩ dámlàm và tinh thần chỉ đạo mànhững người thường không cónữa. Nhà nước phải dám làmtất cả, chỉ đạo tất cả, che chởtất cả. Nhà nước trở thành mộtThượng đế toàn năng. Nhưngkinh nghiệm dạy rằng quyềnlực của những thứ Thượng đếấy không bao giờ quá bền lâu,

Page 721: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cũng không quá mạnh mẽ.

Sự hạn chế dần mọi quyềntự do ở một số dân tộc, mặcdầu sự phóng túng bề ngoàicho họ ảo tưởng là vẫn cóquyền tự do, hình như là hậuquả của sự già cỗi của các dântộc ấy, cũng giống như sự giàcỗi của một chế độ nào đó. Đólà triệu chứng báo trước thời kìsuy tàn mà không một nền vănminh nào cho tới nay thoátkhỏi.

Nếu ta xét đoán điều nàyqua những bài học của quá khứvà qua những triệu chứng đang

Page 722: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

bùng lên rộng khắp, thì nhiềunền văn minh hiện đại củachúng ta đã đi tới giai đoạn cựckì già cỗi, báo trước thời kì suythoái. Hình như những thời kìtương tự như thế là định mệnhvới mọi dân tộc, bởi vì người tathường thấy lịch sử vẫn lặp lạidòng chảy của nó.

Về những thời kì phát triểnchung của các nền văn minhnày, thật dễ dàng để chỉ rachúng một cách sơ lược, vàcuốn sách của chúng ta kếtthúc với việc tóm tắt chúng.

Nếu chúng ta xem xét, ở

Page 723: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những nét chủ yếu, sự tạo sinhra cái vĩ đại và cái suy tàn củanhững nền văn minh đi trướcnền văn minh của chúng ta, thìta thấy gì?

Ở buổi bình minh củanhững nền văn minh này, mộtđám bụi người, nguồn gốc khácnhau, họp lại do những ngẫunhiên của các cuộc di cư, xâmlược và chinh phục. Dòng máukhác nhau, ngôn ngữ và niềmtin cũng khác nhau, những conngười này chỉ có mối ràng buộcchung là luật lệ được công nhậnmột nửa của một thủ lĩnh.Trong các quần tụ lộn xộn ấy,

Page 724: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

nhưng tính cách tâm lí của đámđông gặp nhau ở mức độ caonhất. Chúng có sự gắn bó nhấtthời, lòng dũng cảm, sự yếuđuối, những xung động và bạolực. Chẳng có gì ổn định trongđó. Đó là những người dã man.

Rồi thời gian hoàn tất côngtrình của nó. Sự hợp nhấtnhững môi trường, sự lặp đi lặplại trong việc lai giống, nhữngcần thiết của một đời sốngchung từ từ tác động. Sự quầntụ các đơn vị khác nhau bắtđầu hợp nhất và hình thànhmột chủng tộc, nghĩa là mộtkết tụ có những tính cách và

Page 725: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tình cảm chung, mà sự ditruyền sẽ càng ngày càng cốđịnh lại. Đám đông đã trởthành một dân tộc, và dân tộcnày sẽ có thể thoát ra khỏi tìnhtrạng dã man.

Tuy nhiên, nó chỉ hoàn toànthoát khỏi tình trạng đó saunhững cố gắng lâu dài, khinhững tranh đấu không ngừnglặp lại và vô vàn sự bắt đầu lại,dân tộc sẽ có được một lí tưởng.Chẳng hệ trọng gì cái bản tínhcủa lí tưởng này, dù là sự sùngbái thành Rome, là sức mạnhcủa Athènes[23] hay sự thắnglợi của Allah, cũng đủ để đem

Page 726: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cho mọi cá nhân của chủng tộcmột sự thống nhất hoàn hảo vềtình cảm và tư tưởng trên conđường hình thành.

Chính lúc đó một nền vănminh mới có thể sinh ra vớinhững thể chế, niềm tin vànghệ thuật của nó. Được giấcmơ lôi kéo, chủng tộc sẽ lầnlượt có được tất cả những gìđem lại sự rạng rỡ, sức mạnhvà sự vĩ đại. Chắc chắn chủngtộc vẫn còn là đám đông ở mộtsố thời điểm, nhưng khi đó,đằng sau những tính cách lưuđộng và thay đổi của đám đônglà cái nền tảng vững chắc này -

Page 727: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

tâm hồn chủng tộc, nó hạn chếmột cách sít sao độ lan rộngcác dao động của một dân tộcvà điều chỉnh cái ngẫu nhiên.

Nhưng sau khi đã thực hiệnhành động sáng tạo của mình,thời gian lại bắt đầu công việcphá huỷ mà cả thần thánh lẫncon người cũng không thoátkhỏi. Khi đạt tới một trình độvề sức mạnh và tính phức tạpnào đó, thì nền văn minhngừng phát triển và khi nókhông lớn lên nữa, nó sẽ buộcphải nhanh chóng suy thoái.Đối với nó, thời khắc của tuổigià đã điểm.

Page 728: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Cái thời điểm không thểtránh khỏi này bao giờ cũngđược đánh dấu bởi sự suy yếucủa lí tưởng từng nâng đỡ tâmhồn chủng tộc. Chừng nào lítưởng ấy lu mờ, thì mọi toà lâuđài tôn giáo, chính trị và xã hộimà nó từng là nguồn cảm hứngđều bắt đầu lung lay.

Với sự biến mất dần lítưởng, chủng tộc cũng ngàycàng mất đi cái đã làm nên sựgắn kết, sự thống nhất và sứcmạnh của nó. Cá nhân có thểphát triển về nhân cách và trítuệ, nhưng đồng thời chủ nghĩavị kỉ tập thể của chủng tộc

Page 729: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

cũng bị thay thế bằng sự pháttriển quá mức chủ nghĩa vị kỉcá nhân kèm theo sự suy thoáitính cách và giảm thiểu khảnăng hành động. Cái đã làmnên một dân tộc, một sự thốngnhất, một khối, sẽ kết thúc khitrở thành một quần tụ nhữngcá nhân không cố kết, vànhững truyền thống, những thểchế còn được giữ lại một cáchgiả tạo trong một thời gian nàođó mà thôi.

Lúc đó, bị chia rẽ bởi quyềnlợi và tham vọng, không cònbiết tự cai quản nữa, con ngườiyêu cầu được chỉ đạo trong

Page 730: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

từng hành vi nhỏ nhặt nhất, vàNhà nước sử dụng ảnh hưởngthu hút của nó.

Đánh mất hẳn lí tưởng cổxưa, cuối cùng chủng tộc đánhmất hoàn toàn tâm hồn củamình; nó chỉ còn là một đámbụi những cá nhân riêng lẻ vàlại trở về điểm xuất phát củamình: một đám đông. Nó cómọi tính cách tạm thời, khôngvững chắc và không có ngàymai. Nền văn minh chẳng có sựcố định nào, bị phó mặc chomọi ngẫu nhiên. Bọn tiện nhânthành bà hoàng và những kẻ dãman tiến lên. Nền văn minh có

Page 731: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thể hình như còn sáng chói bởivì nó vẫn có cái bộ mặt bênngoài mà một quá khứ dài đãtạo nên, nhưng thực tế, đó làmột toà lâu đài mọt ruỗngchẳng gì chống đỡ nổi nữa vàsẽ sụp đổ khi gặp cơn bão đầutiên.

Chuyển từ một đời sống dãman đến văn minh bằng cáchtheo đuổi một giấc mơ, rồi đixuống và tiêu vong ngay khigiấc mơ ấy đã mất sức mạnh,đó là vòng đời của một dân tộc.

Chú thích:

Page 732: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

1 Girondins: tổ chức chínhtrị thời cách mạng Pháp vớinhiều thủ lĩnh là nghị sĩ củatỉnh Gironde, ngồi ở bên tráiQuốc hội Lập pháp. Phái nàythù địch với việc phục hồi chếđộ cũ nhưng cũng thù địch vớicải cách kinh tế và xã hội có lợicho giai cấp cần lao.

2 Phái Núi (Montagnards,Montagne): nhóm các nghị sĩtrong Quốc hội Lập pháp, ngồiở những ghế cao nhất của quốchội và có lập trường cực đoan.

3 Sự kiện cách mạng diễn ra

Page 733: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

vào ngày mùng 9 thángThermidor lịch cộng hoà (ngày27 tháng Bảy năm 1794), cóhậu quả là sự sụp đổ củaRobespierre và các đồng minhcủa ông, sự tan rã của Hội nghịQuốc ước phái Núi và sự pháttriển của phản ứng thángThermidor được chỉ đạo đểchống lại quyền lực cách mạng.

4 Démosthène (384 tCN -322 tCN): nhà hùng biện vàchính trị gia người Hy Lạp cổđại.

*5 Chính những ý kiến kiênđịnh từ trước và trở nên không

Page 734: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

khoan nhượng do yêu cầu bầucử, khiến ta chắc chắn có thểáp dụng suy nghĩ này của mộtnghị sĩ lão thành người Anh:“Từ năm mươi năm nay tôi đãdự họp ở Westminster, tôi đãnghe hàng nghìn bài diễn văn,có ít bài có thể làm thay đổi ýkiến của tôi; nhưng không mộtbài nào làm thay đổi được láphiếu bầu của tôi”.

6 Jules Simon (1814 -1896) nhà chính trị và triết giaPháp, giáo sư triết học, nổitiếng nhờ nhiều tác phẩmnghiên cứu về thân phận người

Page 735: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

công nhân: Công nhân (1863),Lao động (1866).

7 Victor Hugo (1802 -1882): nhà văn Pháp, tích cựchoạt động chính trị và có ảnhhưởng lớn tới thời đại của ông.Các tác phẩm chính: Nhà thờĐức bà Paris (1831), Nhữngngười khốn khổ (1852).

8 Félix Pyat (1810 - 1889):nhà văn, nhà báo và nhà chínhtrị Pháp, một trong nhữngngười sáng lập ra Hội Nhà văn,tác giả của vở kịch Người nhặtrác của Paris (1847).

Page 736: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

9 Edgar Quinet (1803 -1875): nhà sử học Pháp, cáctác phẩm chính: Những cuộccách mạng của Italia (1852),Cách mạng (1865), Sự sáng tạo(1870).

10 Alphonse de Lamartine(1790 - 1869): nhà thơ lãngmạn và là chính khách Pháp,tác giả của tập thơ Hoà âm thơca và tôn giáo (1830), Trầm tư(1839)…

11 Louis Adolphe Thiers(1797 - 1877): chính khách,nhà báo và sử gia Pháp.

Page 737: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

12, 13, 14 Tên các vùng đấttừng là thuộc địa của Pháp:Madagasca là quốc đảo ở châuPhi, vùng Niger hạ thuộc TâyPhi.

15 Maine (1822 - 1888):ngài Henry James Sumner, nhàluật học và xã hội học ngườiAnh. Ông là một trong nhữngngười khởi xướng nghiên cứudân tộc học pháp lí và chính trị,ông quan tâm đến sự pháp điểnhoá luật pháp của người Indien.

16 Camille Desmoulins(1760 -1794): nhà báo và nhà

Page 738: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

chính trị Pháp, bạn học củaRobespierre, theo Cách mạngvà tham gia nổi dậy ở Paris từ12 đến 17 tháng Bảy năm1789, kết bạn với Danton, lànghị sĩ phái Núi ở Hội nghịQuốc ước, bị bắt và bị toà áncách mạng kết án tử hình cùngDanton và các thành viên câulạc bộ des Cordelier.

17 Quốc hội Lập hiến: docác đại biểu của đẳng cấp thứba thành lập vào ngày 9 thángBảy năm 1789, để xác địnhquyền của của mình trong việcban hành luật lệ nhà nừớc,

Page 739: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

phản đối sự phân biệt giai cấpcủa nhà vua.

18 Jean-Marie Collotd’Herbois (1750 -1796): nhàchính trị Pháp, thành viên củaCông xã Paris sau ngày 10tháng Tám năm 1792 và thamgia vào cuộc thảm sát thángChín năm 1792, nghị sĩ củaphái Núi trong Hội nghị Quốcước.

19 Georges Couthon (1755 -1794): nhà chính trị Pháp, gianhập Uỷ ban cứu quốc cùng vớiRobespierre và Saint-Juste.

Page 740: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

20 Phái Đồng Bằng (LaPleine hay La Marais): phái ônhoà nhất trong Hội nghị Quốcước. Các thành viên của pháinày bị đối thủ gọi là “nhữngcon cóc đầm lầy”, ngồi ở các bậcthang dưới của Hội nghị.

21 Theo lịch Cộng hoà, ngày22 tháng Đồng cỏ tức là ngày10 tháng Sáu, ngày 8 thángNóng tức là ngày 26 tháng Bảy.

*22 Trong số báo ngày 6tháng Tư năm 1895, tờl’Économist đã làm việc kiểm lạilạ kì về chuyện chi tiêu cho

Page 741: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

những lợi ích thuần tuý bầu cửtrong một năm có thể tốn kémthế nào, nhất là chi tiêu vềđường sắt. Để nối liền Lagayes(thị trấn 3.000 dân), toạ lạctrên một ngọn núi với Puy, phảibỏ phiếu thông qua cho mộttuyến đường sắt tốn tới 15triệu. Để nối Beumount (3.500dân) với Castel Sarrazin, tốntới 7 triệu. Nối làng Oust (523dân) với làng Seix (1.200 dân),7 triệu. Nối Prades với thị tứOlette (717 dân), 6 triệu v.v…Chỉ riêng năm 1895, 90 triệuchi cho đường sắt mà không cólợi ích chung đã được bỏ phiếu

Page 742: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

thông qua. Nhiều chi tiêu kháccần thiết cho bầu cử cũngkhông kém phần quan trọng.Theo bộ tài chính, luật về hưutrí công nhân sẽ chi hàng nămtối thiểu 165 triệu, và theoviện sĩ Leroy-Beaulieu là 800triệu. Rõ ràng những chi tiêunhư thế tăng nhanh liên tục tấtnhiên sẽ có kết cục phá sản.Nhiều nước ở châu Âu: Bồ ĐàoNha, Hy Lạp, Tây Ban Nha, ThổNhĩ Kỳ cũng có kết cục nhưthế; những nước khác cũng sẽbị dồn vào chỗ đó. Nhưng cũngkhông nên quá lo lắng vềchuyện ấy, bởi vì công chúng

Page 743: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

đã lần lượt chấp nhận màkhông mấy phản đối về việcmỗi nước cắt giảm bốn phầnnăm trong chi trả những tráiphiếu. Những phá sản khéo léoấy lập tức cho phép phục hồi sựcân bằng ngân quỹ bị tổn thất.Vả lại, chiến tranh, chủ nghĩaxã hội, những đấu tranh kinhtế đã chuẩn bị cho ta nhiều taihọa khác lắm rồi và ở thời đạitan rã toàn cầu mà ta đangbước vào, ta cũng cần phải camlòng sống lần hồi qua ngày, màkhông quá âu lo ngày mai đangtuột khỏi tay ta.

Page 744: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

23 Athènes: thủ đô của HyLạp.

Page 745: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Mục lụcLỜI GIỚI THIỆU

LỜI NÓI ĐẦU

DẪN LUẬN

Quyển I. TÂM HỒN NHỮNG ĐÁM ĐÔNG

Chương I. ĐẶC ĐIỂM TỔNG QUÁT CỦAĐÁM ĐÔNG: QUY LUẬT TÂM LÍ VỀ SỰTHỐNG NHẤT TINH THẦN CỦA ĐÁMĐÔNG

Chương II. TÌNH CẢM VÀ ĐẠO ĐỨCCỦA ĐÁM ĐÔNG

Chương III. TƯ TƯỞNG, SỰ SUY LUẬNVÀ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA ĐÁMĐÔNG

Page 746: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Chương IV. MỌI NIỀM TIN CỦA ĐÁMĐÔNG ĐỀU MANG HÌNH THỨC TÔNGIÁO

Quyển II. Ý KIẾN VÀ NIỀM TIN CỦA ĐÁMĐÔNG

Chương I. NHỮNG NHÂN TỐ XA ẢNHHƯỞNG TỚI NIỀM TIN VÀ Ý KIẾN CỦAĐÁM ĐÔNG

Chương II. NHỮNG NHÂN TỐ TRỰCTIẾP ẢNH HƯỞNG TỚI Ý KIẾN CỦAĐÁM ĐÔNG

Chương III. NGƯỜI CẦM ĐẦU ĐÁMĐÔNG VÀ CÁCH THUYẾT PHỤC CỦAHỌ

Chương IV. NHỮNG GIỚI HẠN VỀ TÍNHHAY THAY ĐỔI CỦA NIỀM TIN VÀ ÝKIẾN ĐÁM ĐÔNG

Page 747: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

Quyển III. PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ CÁC LOẠIĐÁM ĐÔNG KHÁC NHAU

Chương I. PHÂN LOẠI ĐÁM ĐÔNG

Chương II. ĐÁM ĐÔNG BỊ COI LÀPHẠM TỘI

Chương III. HỘI THẨM TÒA ĐẠI HÌNH

Chương IV. ĐÁM ĐÔNG BẦU CỬ

Chương V. NGHỊ VIỆN

Page 748: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNGLA PSYCHOLOGIE DES FOULES – 1895

Tác giả: GUSTAVE LE BON

Nguyễn Xuân Khánh dịch

Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính

Cuốn sách này được dịch vàxuất bản trong chương trình

Tủ sách Tinh hoa Tri thứcThế giới

Với sự hỗ trợ về tài chínhcủa

QUỸ DỊCH THUẬT VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC

Page 749: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

53 Nguyễn Du, Hà Nội

Tel: (84-4) 9454 661 Fax:(84-4) 9454 660

Emai:[email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bản:CHU HẢO

Biên tập: HOÀNG THANHTHỦY

Thiết kế bìa và trình bày:TRẦN VĂN PHƯỢNG

In 1.000 cuốn, khổ 12 x20cm, tại công ty in Công đoàn.Số đăng kí kế hoạch xuất bản

Page 750: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf

481-2006/CXB/16-05/TrT doNXB Tri Thức cấp ngày

30/6/2006. In xong và nộp lưuchiểu tháng 7/2006.

Page 751: Tam Li Hoc Dam Dong - Gustave Le Bon.pdf