Xóa bỏ Ngư cụ ma | WWF

66
Xóa bỏ Ngư cụ ma Dạng rác thải nhựa đại dương nguy hại nhất

Transcript of Xóa bỏ Ngư cụ ma | WWF

Xóa bỏ Ngư cụ maDạng rác thải nhựa đại dương nguy hại nhất

2

THÔNG TIN TÁC QUYỀNBáo cáo này được biên tập từ phiên bản cập nhật của báo cáo toàn cầu của WWF-Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên.

Báo cáo được thực hiện với sự đóng góp về thời gian và kiến thức chuyên môn từ nhiều cá nhân và tổ chức.

Chân thành cảm ơn sự tham gia đóng góp của: Joan Drinkwin, Aimee Leslie, Evelyn Luna Victoria, Nadia Balducci, Nicolas Rovegno, Julia Maturrano, Angel Farid Mondragon, Fabiola La Rosa, Andrea Torrico; và kiểm tra, đánh giá từ: Ingrid Giskes, Joel Baziuk, Andrea Stolte, Claudia Coronado, Eric Gilman, Leigh Henry, Théa Jacob, John Duncan, Elena Khishchenko, Margaret Kinnaird, Wendy Elliot, Eirik Lindebjerg, Gianna Minton, Ghislaine Llewellyn, Martin O´Halloran, Kelsey Richardson, Sylwia Migdal, và nhiều cá nhân khác.

WWFWWF là một trong những tổ chức bảo tồn độc lập lớn nhất và nhiều kinh nghiệm nhất trên thế giới với hơn 5 triệu người ủng hộ trên toàn cầu, hoạt động tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sứ mệnh của chúng tôi là ngăn chặn sự suy thoái của môi trường tự nhiên trên hành tinh và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hài hòa với thiên nhiên, bằng cách bảo tồn sự đa dạng sinh học của thế giới, đảm bảo rằng việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo được bền vững và thúc đẩy giảm thiểu ô nhiễm và tiêu dùng lãng phí.

Xuất bản vào tháng 10 năm 2020 bởi WWF - Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (tên cũ là Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới), Gland, Thụy Sĩ.

Mọi sự sao chép toàn bộ hoặc một phần của báo cáo đều phải đề cập đến tiêu đề và ghi nhận WWF là chủ sở hữu bản quyền.

Tác quyền văn bản © WWF 2020

Bảo lưu mọi quyền

Thiết kế: Circus Grey

WWF International

Rue Mauverney 28,

1196 Gland, Thuỵ Sĩ

www.panda.org

3

NỘI DUNGKÊU GỌI HÀNH ĐỘNG 4

BÁO CÁO TÓM TẮT 8

VẤN ĐỀ NGƯ CỤ MA LÀ VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA 12

CÁC NGUYÊN DO GÂY MẤT NGƯ CỤ 34

THỰC TRẠNG CÁC HÀNH ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN:CÁC KHUÔN KHỔ QUỐC TẾ HIỆN HÀNH 38

CÁC HÀNH ĐỘNG HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 44

SỰ CẦN THIẾT CỦA MỘT HIỆP ƯỚC TOÀN CẦUVỀ Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG 56

PHỤ LỤC 1. CÁC KHUÔN KHỔ QUỐC TẾ 58

CHÚ THÍCH 60

© Jacob Degee / WWF-Hồng Kông

4

NGƯ CỤ MA LÀ DẠNG RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG NGUY HẠI NHẤT

KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG

Hiện nay gần 90% trữ lượng các loài thủy sản trên thế giới đã bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt, trong khi hơn 3 tỷ người trên thế giới phụ thuộc vào nguồn thực phẩm thủy sản là nguồn cung cấp protein chính. Trong bối cảnh dân số ngày càng tăng, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng, dẫn đến việc sử dụng ngư cụ đánh bắt thủy sản cũng tăng theo. Lưới rê, lồng và bẫy, chà rạo, và các loại ngư cụ khác đang khiến vấn đề rác thải nhựa đại dương ngày càng gia tăng khi các ngư cụ này bị bỏ hoang, thất lạc hoặc vứt bỏ. Ngư cụ ma (các loại ngư cụ bị bỏ lại trên đại dương) vẫn tiếp tục khiến các loài có giá trị kinh tế và các loài khác bị đánh bắt một cách không chủ ý, không chọn lọc trong nhiều năm, dẫn đến sự suy giảm các nguồn thực phẩm quan trọng, cũng như làm gia tăng mức độ nghiêm trọng về nguy cơ tuyệt chủng đối với một số loài quý hiếm như chim biển, rùa và thú

biển. Đây chính là dạng rác thải nhựa đại dương nguy hại nhất, gây tổn hại đến các hệ sinh thái, sinh cảnh sống quan trọng ở biển, và gây nguy hiểm cho ngành hàng hải cũng như sinh kế của người dân.

Cho tới nay, những hậu quả từ việc sử dụng các sản phẩm nhựa không kiểm soát đã bắt đầu nhận được sự quan tâm đáng có, thì tác động của ngư cụ ma lại ít được nhận biết và hiểu rõ. Báo cáo này trình bày quy mô của vấn đề cũng như những lỗ hổng trong các khuôn khổ pháp lý hiện hành, nêu bật sự cần thiết áp dụng các chính sách và thông lệ phòng ngừa cấp quốc gia và quốc tế. Các chính phủ, các tổ chức/cá nhân thiết kế và sản xuất ngư cụ, ngư dân và công chúng nói chung, cần có hành động quyết liệt và kịp thời ngăn chặn ngư cụ ma, dạng rác thải nhựa gây hại đối với nguồn lợi thủy sản và đại dương của chúng ta.

5

© Jürgen Freund/ WWF

6

WWF KÊU GỌI CÁC CHÍNH PHỦ:• Áp dụng các thông lệ phù hợp và tốt nhất trong quản lý sử dụng ngư cụ. Khung

thực hành tốt nhất của tổ chức Sáng kiến ngư cụ ma toàn cầu (Global Ghost Gear Initiative - GGGI) về Quản lý ngư cụ (BPF) và Hướng dẫn tự nguyện của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) về Đánh dấu ngư cụ (VGMFG), là bộ tài liệu hướng dẫn đầy đủ và toàn diện theo quy trình nhằm hướng dẫn công tác đánh giá và quản lý các vấn đề liên quan đến ngư cụ đặc thù của ngành thủy sản. Chính phủ có thể sử dụng bộ tài liệu này để đánh giá các thực hành quản lý nghề cá của mình nhằm xác định các lĩnh vực có thể áp dụng các cải tiến.

• Gia nhập Sáng kiến Loại bỏ ngư cụ ma toàn cầu (GGGI). GGGI là liên minh đa ngành toàn cầu duy nhất trên thế giới cam kết thúc đẩy các giải pháp giải quyết vấn đề ngư cụ ma. Tham gia vào GGGI giúp các quốc gia nhận được hỗ trợ kỹ thuật quan trọng giải quyết vấn đề ngư cụ ma cho ngành thủy sản, góp phần tăng cường tác động của GGGI tới các quốc gia thành viên, hỗ trợ phát triển năng lực toàn cầu cùng giải quyết vấn đề này trên khắp các đại dương.

• Ủng hộ tiến trình thiết lập một hiệp ước toàn cầu mới nhằm ngăn chặn ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Phòng và chống ngư cụ ma là một ví dụ điển hình về một vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự phối hợp phản ứng toàn cầu, nhưng khung pháp lý hiện hành về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương và ngư cụ ma còn rời rạc và không hiệu quả. Đây không phải vấn đề mà một quốc gia đơn lẻ hay một khu vực, hoặc các biện pháp tự nguyện, không ràng buộc có thể giải quyết được.

WWF KÊU GỌI CÁC TỔ CHỨC/CÁ NHÂN THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT NGƯ CỤ:• Thiết kế và sản xuất ngư cụ có thể truy xuất nguồn gốc. Các tổ chức/cá nhân

thiết kế và sản xuất ngư cụ cần thiết kế và chế tạo các loại ngư cụ có thể truy xuất được nguồn gốc bằng cách đánh dấu các thành phần chính của ngư cụ như dây thừng, lưới, bẫy và phao. Như vậy sẽ giúp các cơ quan quản lý nghề cá theo dõi ngư cụ từ mỗi doanh nghiệp/cá nhân, hỗ trợ các nỗ lực thu hồi hiệu quả và đồng thời phòng chống hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), loại hoạt động đánh bắt phát thải phần lớn ngư cụ ma vào đại dương. Công tác đánh dấu ngư cụ này cũng sẽ giúp kiểm kê hiệu quả số lượng ngư cụ đang được sử dụng, từ đó giúp xác định số lượng thất lạc/trôi nổi trong đại dương đồng thời hỗ trợ công tác phân tích thị trường phục vụ các chương trình Trách nhiệm Mở rộng của Nhà sản xuất (EPR).

• Thiết kế và sản xuất ngư cụ có thể tái chế. Ngư cụ có thể tái chế không bao gồm các polyme hỗn hợp và dễ dàng tháo dỡ các bộ phận tái chế được khỏi các bộ phận không thể tái chế. Các tổ chức/cá nhân thiết kế và sản xuất ngư cụ nên thiết kế và chế tạo sản phẩm có hướng dẫn tái chế và cách xử lý khi ngư cụ hết tuổi thọ; đồng thời hỗ trợ hiệu quả các chương trình EPR về ngư cụ.

• Thiết kế và sản xuất các ngư cụ không gây hại nếu bị thất lạc trên biển. Sản phẩm ngư cụ cần sử dụng càng nhiều vật liệu sinh học tự phân hủy* càng tốt đảm bảo trong trường hợp ngư cụ bị thất lạc sẽ không tồn tại vô thời hạn trong đại dương. Các tổ chức/cá nhân thiết kế và sản xuất ngư cụ nên thiết kế lồng bẫy có cơ chế thoát hiệu quả và cơ chế phân hủy sinh học để lồng bẫy vô hiệu hóa nếu chúng bị thất lạc trên biển; đồng thời cộng tác với ngư dân trong việc nghiên cứu và thử nghiệm các thiết kế ngư cụ cải tiến.

* Sản phẩm được làm từ vật liệu có khả năng tự hủy sinh học, thân thiện với môi trường.

CHO TỚI HIỆN TẠI, VẪN CHƯA CÓ

MỘT HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ NÀO CÓ HIỆU LỰC NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN

ĐỀ Ô NHIỄM NHỰA ĐẠI DƯƠNG.

7

WWF KÊU GỌI NGƯ DÂN:• Tránh thất thoát ngư cụ bằng cách áp dụng các phương pháp tốt nhất về quản

lý ngư cụ. Ngư dân nên áp dụng các phương pháp tốt nhất và phù hợp trong hoạt động đánh bắt có trách nhiệm, bao gồm việc tuân thủ các hạn chế về không gian/thời gian và sử dụng chung các khu vực đặt ngư cụ tĩnh/cố định nhằm tránh các xung đột về sử dụng khu vực mặt nước giữa ngư cụ và tàu thuyền; đánh dấu ngư cụ với đầy đủ chi tiết quyền sở hữu và để các nội dung đánh dấu ở vị trí dễ nhận biết trên ngư cụ; loại bỏ các ngư cụ hết tuổi thọ và hư hỏng đúng nơi quy định và phù hợp với quy định của từng công trình/bến cảng.

• Báo cho cơ quan chức năng khi mất ngư cụ và nhận lại nếu ngư cụ còn sử dụng được. Ngư dân nên mang theo ngư cụ vớt được lên tàu và huấn luyện các thuyền viên về các phương pháp vớt an toàn; báo cáo ngay về ngư cụ bị mất cho các cơ quan quản lý nghề cá liên quan, đồng thời sử dụng Ứng dụng GGGI Ghost Gear Reporter; thu gom các loại ngư cụ thất lạc trên biển; và tham gia vào các chương trình Thu gom rác thải nhựa đại dương trong khu vực vì lợi ích của môi trường biển và ngư trường đánh bắt của chính mình.

• Chia sẻ kiến thức chuyên môn để cùng ngăn chặn và giảm thiểu ngư cụ ma. Ngư dân nên tham gia vào quá trình thử nghiệm cải tiến ngư cụ và chia sẻ kiến thức thực tiễn để cùng ngăn ngừa tác động từ ngư cụ ma; tham gia đào tạo ngư dân mới vào nghề về cách phòng tránh mất ngư cụ, giải thích lý do và lợi ích của việc đó đối với ngành nghề của họ; phối hợp cộng tác trong việc thực hiện các chương trình truy xuất ngư cụ ma và góp phần nâng cao nhận thức về tác động của ngư cụ ma.

WWF KÊU GỌI CÔNG CHÚNG VÀ CÁC CỘNG ĐỒNG:• Cùng tham gia vào các nỗ lực với chính phủ để đảm bảo rằng các hành động

phòng chống ngư cụ ma được thực hiện hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm đồng thời hỗ trợ tiến trình thiết lập một hiệp ước toàn cầu ràng buộc về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.

• Kêu gọi các ngành công nghiệp liên quan đến ngư cụ và người dùng ngư cụ thể hiện khả năng lãnh đạo trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và bù đắp, khắc phục vấn đề ngư cụ ma.

© Placebo365/ iStock Unreleased/ Getty Images

8

BÁO CÁO TÓM TẮT

9

© Mario Dominguez

10

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ƯỚC TÍNH

RẰNG HƠN 90% CÁC LOÀI THỤ

ĐỘNG VƯỚNG VÀO NGƯ CỤ MA LÀ

CÁC LOÀI CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ.

NGƯ CỤ MA CHIẾM ÍT NHẤT

46% TỔNG SỐ RÁC THẢI NHỰA

TRÔI NỔI TẠI ĐẢO RÁC THÁI BÌNH DƯƠNG.

Mười một triệu tấn nhựa thải vào lòng đại dương mỗi năm4. Rác thải nhựa gây ô nhiễm đến mọi ngóc ngách của đại dương, đe dọa động vật hoang dã dưới nước, và thậm chí nhiễm vào hải sản mà chúng ta ăn. Mặc dù nhận thức về vấn đề này ngày càng tăng, vấn nạn rác thải nhựa đại dương vẫn tiếp tục trở nên ngày càng tồi tệ.

Một trong những loại rác thải nhựa đại dương gây thiệt hại lớn nhất đến môi trường sống của các loài thủy sinh vật là ngư cụ bị bỏ hoang, thất lạc hoặc vứt bỏ trên biển - thường được gọi là “ngư cụ ma”. Mặc dù vấn đề này đã được biết đến trong nhiều thập kỷ, nhưng chỉ trong vài năm gần đây, chúng ta mới bắt đầu hiểu được toàn bộ mức độ nghiêm trọng của vấn đề - và câu hỏi là chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề đó.

VẤN ĐỀ LÀ GÌ?Ước tính ngư cụ ma chiếm ít nhất 10% lượng rác thải nhựa đại dương. Tức là khoảng 500.000 đến 1 triệu tấn ngư cụ bị bỏ lại đại dương mỗi năm5,6. Các loại ngư cụ như lưới, dây và lưỡi câu, dây thừng từ hoạt động đánh bắt và tàu thuyền chiếm tới 46% trong tổng số 45.000-129.000 tấn rác thải nhựa trôi nổi tại đảo rác Thái Bình Dương7.

Ngư cụ ma là dạng rác thải nhựa đại dương nguy hại nhất8.Loại rác thải nhựa đại dương này gây hại đến 66% động vật biển có vú, 50% chim biển và tất cả các loài rùa biển – đối với tất cả các nhóm loài; Ngư cụ ma là nguyên nhân cao nhất gây ra cái chết cho các sinh vật biển9. Một ví dụ là ở Vịnh Mexico, lưới rê bị loại bỏ đã đẩy loài cá heo California (vaquita) đến bờ vực tuyệt chủng – hiện chỉ còn lại khoảng 10 cá thể.

Nhiều sinh vật biển bị mắc hoặc vướng vào dây, lưỡi câu, lưới, bẫy và các ngư cụ bị loại bỏ khác chết cái chết từ từ và đau đớn do ngạt thở hoặc kiệt sức. Ngoài ra, ngư cụ ma cũng hủy hoại các sinh cảnh biển có giá trị11,12,13,14.

Vì được thiết kế có chủ đích nhằm bẫy và đánh bắt thủy sản, nên không có gì ngạc nhiên khi ngư cụ ma vẫn tiếp tục đánh bắt cá và các sinh vật biển khác ngay cả khi bị thất lạc hoặc loại bỏ15,16,17,18. Và vì một phần của ngư cụ được làm bằng nhựa nên phải mất nhiều thập kỷ để phân hủy, các tác hại gây ra vẫn tiếp tục trong nhiều năm. Tác động gây hại này làm suy yếu tính bền vững và lợi nhuận kinh tế từ nghề cá do một phần sản lượng thủy sản bị tổn thất - một số nghiên cứu ước tính rằng hơn 90% các loài thụ động vướng vào ngư cụ ma là các loài có giá trị kinh tế19.

Ngoài ra, các lĩnh vực khác cũng chịu ảnh hưởng. Ngư cụ ma gây cản trở đối với tàu thuyền, đe dọa sự an toàn hàng hải. Và giống như các mảnh rác thải nhựa đại dương khác, ngư cụ ma gây ảnh hưởng đến ngành du lịch do chúng tàn phá vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên20.

11

GIẢI PHÁP LÀ GÌ?Nhìn chung ngư dân không mong muốn đánh mất ngư cụ – mặc dù một số lượng đáng kể ngư cụ cố tình bị vứt bỏ khi gặp các sự cố bất ngờ trên biển hay để che giấu hành động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) hoặc do ngư cụ hỏng không còn sử dụng được, đối với hầu hết ngư dân, ngư cụ là sinh kế và là khoản đầu tư tài chính đáng kể của họ. Nhưng ngay cả với những nghề cá được quản lý tốt nhất, ngư cụ vẫn bị mất hoặc bị thất lạc do thời tiết, sự cố máy móc hoặc lỗi của con người. Một nghiên cứu gần đây ước tính rằng 5,7% lưới đánh cá, 8,6% bẫy và lồng, và 29% tất cả các loại dây câu được sử dụng trên toàn cầu bị bỏ hoang, thất lạc hoặc thải bỏ vào môi trường21.

Tuy nhiên, có nhiều ví dụ cho thấy các hành động tích cực nhằm giảm thiểu tác động từ ngư cụ ma đang được thực hiện trên khắp thế giới thông qua sự hợp tác giữa ngư dân, các đối tác trong ngành khai thác thuỷ sản, các bến cảng, các tổ chức phi chính phủ, các nhà nghiên cứu, các chính phủ và các tổ chức liên chính phủ. Ở cấp độ quốc tế, Sáng kiến Loại bỏ Ngư cụ ma toàn cầu (GGGI), liên minh của hơn 100 tổ chức bao gồm WWF, đã được thành lập vào năm 2015 để góp phần giải quyết vấn đề này.

Để phát triển các chiến lược hiệu quả phòng chống ngư cụ ma, cần xem xét nguyên nhân gốc rễ của việc bỏ hoang/thất lạc/vứt bỏ ngư cụ và nhận diện các vấn đề liên quan mà ngư dân cần biết và thực hành trong quá trình khai thác thuỷ sản như an toàn, kinh tế và bảo tồn.

Ngăn ngừa việc bỏ hoang/thất lạc/vứt bỏ ngư cụ là ưu tiên hàng đầu, trong đó giáo dục, các biện pháp tự nguyện và các quy định đều có vai trò nhất định. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm hạn chế sử dụng các ngư cụ gây nguy cơ cao ở một số khu vực hoặc thời điểm nhất định trong năm, đánh dấu ngư cụ để nhận biết rõ nguồn gốc và chủ sở hữu, đồng thời cải thiện việc thải bỏ và tái chế ngư cụ hết tuổi thọ.

Mặc dù vậy, một số ngư cụ chắc chắn vẫn sẽ bị mất, do đó áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động là rất quan trọng. Ngư cụ sản xuất có các thành phần phân hủy sinh học là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng tránh ngư cụ ma trôi nổi lâu dài trên đại dương22,23,24,25,26. Các thành phần phân hủy sinh học đã được sử dụng trong một số ngư cụ như lồng bẫy các loài có vỏ và chà rạo (FAD), tuy nhiên vẫn cần có các nghiên cứu thêm về lưới phân hủy sinh học và các ngư cụ khác.

Cuối cùng, vì ngư cụ làm từ nhựa gây tác động lâu dài với môi trường, do đó cần thu gom lại càng nhiều ngư cụ thất lạc/bị vứt bỏ càng tốt, dù hoạt động này có thể tốn kém, đặc biệt là thu gom ngư cụ từ các môi trường sống dưới biển sâu. Các chương trình phục vụ lập báo cáo và thu gom lại các ngư cụ bị mất đã và đang được triển khai ở một số nơi và các chương trình “thu gom rác thải nhựa đại dương” – chương trình áp dụng phần thưởng cho ngư dân thu gom rác thải nhựa đại dương, bao gồm ngư cụ ma - đang ngày càng trở nên phổ biến.

HÀNH ĐỘNG TOÀN CẦUMặc dù ngư cụ ma và ô nhiễm nhựa là những vấn đề toàn cầu, nhưng chưa có hiệp ước quốc tế nào được ký kết riêng để giải quyết các vấn đề này. Các luật/quy định hiện hành có liên quan còn rời rạc và không hiệu quả.

Các nhà lãnh đạo từ hơn 40 quốc gia cùng với hơn 1,8 triệu người trên thế giới đã tham gia kêu gọi sự tham gia thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Cần có nhiều quốc gia tham gia để ký kết một hiệp ước mới của Liên hợp quốc về ô nhiễm nhựa đại dương bao gồm các điều khoản quản trị toàn cầu hiệu quả đối với ngư cụ ma.

Cho đến thời điểm tháng 4 năm 2021, Việt Nam đã trở thành một trong bốn quốc gia tiên phong toàn cầu (cùng với Đức, Ghana, Ecuado, và là quốc gia đầu tiên ở Châu Á) chính thức ủng hộ và tham gia tiến trình thảo luận về các thành phần của một Hiệp ước toàn cầu về quản lý rác thải nhựa đại dương. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường đã tham gia tiến trình này.

12

VẤN ĐỀ NGƯ CỤ MALÀ VẤN ĐỀCỦA CHÚNG TA

13

© Brian J. Skerry/ National Geographic Stock/ WWF

14

Ngư cụ bị bỏ hoang, thất lạc hoặc vứt bỏ, thường được gọi là ngư cụ ma, là một vấn đề không thể tránh khỏi của nghề cá toàn cầu mà hầu hết chúng ta không nhận thấy hoặc quan tâm đến. Ngay cả những ngư dân sống trên mặt nước cũng hiếm khi hiểu được tác hại của ngư cụ họ đánh mất/loại bỏ. Những tác hại của ngư cụ ma là rất lớn và mặc dù vấn đề đã được biết đến trong nhiều thập kỷ, nhưng chúng ta chỉ mới nhận ra quy mô và tác hại sâu rộng của vấn đề này trong vài năm gần đây.

CÓ BAO NHIÊU NGƯ CỤ TRỞ THÀNH NGƯ CỤ MA?Ngoại suy từ các nguồn trên đất liền cho thấy ước tính ít nhất 10% rác thải đại dương được tạo thành từ các hoạt động đánh bắt, có nghĩa là khoảng 500.000 đến 1 triệu tấn ngư cụ có khả năng thải vào đại dương mỗi năm27,28.

Đã có nhiều nỗ lực cố gắng định lượng vấn đề này tại các cấp địa phương, khu vực và toàn cầu, từ đó cho chúng ta thấy một bức tranh thuyết phục về mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Các nghiên cứu đã ghi lại cho thấy:

• 11.436 tấn bẫy và 38.535 tấn lưới bị loại bỏ hàng năm ở các vùng nước của Hàn Quốc29.

• Ước tính có khoảng 160.000 rập ghẹ xanh bị mất hàng năm ở Vịnh Chesapeake trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 200830.

• Tính trong 5 năm có tới hơn 70 km lưới rê bị mất trên ngư trường Greenland Halibut của Canada31.

• Ước tính có khoảng 5.500-10.000 mảnh lưới rê thất lạc tại khu vực biển Baltic hàng năm trong khoảng thời gian từ 2005 đến 200832.

• 5% (> 1.300 ngư cụ trong thời gian 2016–2017) trong số 30.000 chà rạo (FAD) được sử dụng ở khu vực biển Tây Trung Thái Bình Dương bị bỏ hoang/thất lạc và trôi dạt vào các môi trường sống gần bờ mỗi năm33.

© shutterstock/ Andi111

15

Một nghiên cứu toàn cầu gần đây về tỷ lệ ngư cụ bị mất, với nguồn số liệu từ phía Bắc bán cầu, ước tính rằng 5,7% lưới đánh cá, 8,6% lồng bẫy, và 29% các loại dây câu được sử dụng trên toàn cầu bị bỏ hoang, bị mất hoặc bị thải vào môi trường34. Một nghiên cứu khác tổng hợp thông tin có sẵn từ nhiều nguồn, có tên là Lively and Good (2018)35 ước tính rằng cứ 14 bộ lồng bẫy được sử dụng thì mất 1 bộ, thậm chí trong một số trường hợp 2 bộ sử dụng thì mất 1 bộ. Tương tự như vậy, họ ước tính rằng mỗi thuyền sử dụng lưới rê có thể mất trung bình từ 3 đến 7 tấm lưới mỗi năm. Ở các vùng như ven biển của Hàn Quốc, nơi lưới rê được sử dụng rất phổ biến, con số này có thể còn cao hơn, lên đến 38.535 tấn lưới bị mất mỗi năm36,37. Số ngư cụ bị mất này làm gia tăng khối lượng rác thải nhựa gây ô nhiễm đại dương hàng năm. Thật vậy, ở Đảo rác Bắc Thái Bình Dương, lưới, dây và dây thừng từ hoạt động đánh bắt và vận chuyển thủy sản chiếm 46% trong tổng số 45.000-129.000 tấn rác thải nhựa trôi nổi ở khu vực này38.

NGƯ CỤ MA TIẾP TỤC ĐÁNH BẮT CÁC LOÀI THỦY SẢN (ĐÁNH BẮT MA) VÀ TÁC ĐỘNG TỪ VIỆC NÀY ĐỐI VỚI CÁC SINH VẬT BIỂN, CÁC HỆ SINH THÁI VÀ CÁC LOÀI CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ ĐANG BỊ ĐE DỌANgư cụ ma là dạng rác thải nhựa đại dương nguy hại nhất39. Thú biển, chim và bò sát chết đuối chủ yếu do mắc vào ngư cụ ma. Cá và động vật không xương sống bị mắc kẹt vào ngư cụ ma, bị thương và do đó làm mồi cho các động vật khác, và chính những động vật săn mồi này cũng có thể bị mắc kẹt lại khi cố săn những con vật đã bị mắc trong ngư cụ ma. 'Đánh bắt ma' là thuật ngữ chỉ việc ngư cụ ma tiếp tục trở thành bẫy đánh bắt các loài khi trôi trong đại dương40. Dạng đánh bắt của ngư cụ ma nguy hiểm này vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi ngư cụ mất tính nguyên vẹn41. Thường thì việc này xảy ra nhiều nhất vào năm đầu tiên sau khi ngư cụ bị mất, tuy nhiên có những trường hợp quan sát thấy ngư cụ ma tiếp tục bắt và giết động vật hàng thập kỷ sau khi bị mất42,43,44,45. Đây là những cái chết từ từ và đau đớn đối với nhiều loài động vật, ví dụ như cá mập và cá đuối. Do vậy các mối quan tâm đáng chú ý được nêu ra trên quan điểm quyền của động vật46.

Mặc dù trên thực tế nhiều loại ngư cụ được thiết kế để đánh bắt chọn lọc loài mục tiêu, chúng vẫn có thể khiến các loài động vật khác mắc kẹt sau khi bị bỏ hoang/thất lạc/vứt bỏ. Tại biển Salish, ghi nhận có tới hơn 260 loài quý hiếm độc nhất vô nhị, bao gồm thú biển, chim, các loài cá được bảo vệ và các loài động vật không xương sống có giá trị thương mại được quan sát thấy bị mắc kẹt vào và bị chết trong lưới rê cá hồi trôi nổi. Trong quá trình thu lưới trôi nổi ở vùng biển Salish, những động vật được quan sát thấy trong những tấm lưới thu gom chỉ phản ánh phần nổi của tảng băng chìm về tỷ lệ tử vong do đánh bắt của ngư cụ ma gây ra bởi những ngư cụ trôi nổi này. Hardesty và cộng sự (2015)47 đã xây dựng một mô hình dự đoán tác động lâu dài của đánh bắt ngư cụ ma từ các loại lưới trôi nổi thu gom được từ Biển Salish và ước tính rằng 4.500 lưới bị loại bỏ từ năm 2002-2009 có khả năng giết chết hơn 2,5 triệu cá thể động vật không xương sống ở biển; 800.000 cá thể cá và 20.000 các thể chim biển. Stelfox và cộng sự. (2016)48 đã tổng hợp thông tin và ghi lại rằng hơn 5.400 cá thể động vật từ 40 loài thú biển, bò sát và các loài cá sụn (cá mập và cá đuối) khác nhau bị vướng vào ngư cụ ma.

Ô nhiễm chì từ các phao được sử dụng trong lưới rê cũng là một mối quan tâm đáng chú ý đối với cả sinh vật biển và môi trường sống của chúng khi lưới bị mất/thải bỏ vào đại dương. Một nghiên cứu tìm thấy trong một con hải cẩu ở gần bến cảng bị ô nhiễm chì từ các phao của ngư cụ đánh bắt, đây là bằng chứng bổ sung về tác hại của ngư cụ ma ảnh hưởng đến sức khỏe của các loài sinh vật biển49.

Ngư cụ ma cũng là nguyên nhân phá hủy các sinh cảnh quan trọng gần bờ và trên đại dương. Các tác động của ngư cụ ma rất khác nhau đối với từng khu vực biển, nhưng thường thấy nhất là các ảnh hưởng tiêu cực đến các khu vực nhạy cảm ven bờ, như thảm cỏ biển, rong tảo biển, rạn san hô và rừng ngập mặn, đây là những môi trường sống quan trọng và là khu vực sinh sản của nhiều loài50. Ngư cụ ma phá vỡ các rạn san hô, khuấy động môi trường sống dưới đáy biển của động vật sống bám (không di chuyển), phá hoại thảm thực vật, tích tụ trầm tích, làm động vật chết ngạt và cản trở chúng tiếp cận một số môi trường sống nhất định51,52,53,54. Việc tăng cường khám phá các môi trường sống dưới đáy biển cũng giúp ghi lại sự tích tụ ngư cụ ma ở những nơi tưởng như rất sâu xa này55,56,57,58,59.

5.7% LƯỚI ĐÁNH CÁ, 8,6% LỒNG

BẪY, VÀ 29% CÁC LOẠI DÂY CÂU

ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN TOÀN CẦU BỊ BỎ HOANG, BỊ MẤT HOẶC BỊ THẢI VÀO

MÔI TRƯỜNG.

HƠN 5.400 CÁ THỂ ĐỘNG VẬT TỪ 40 LOÀI KHÁC NHAU

ĐƯỢC GHI NHẬN LÀ ĐÃ BỊ VƯỚNG VÀO

NGƯ CỤ MA.

16

© naturepl.com/ Enrique Lopez-Tapia/ WWF

17

HIỂM HỌA TỪ NGƯ CỤ MA ĐỐI VỚI HẢI CẨU VÀ SƯ TỬ BIỂNCác đám rối tạo ra từ ô nhiễm rác thải nhựa ở các vùng biển là mối đe dọa đối với ít nhất 243 loài sinh vật biển60. Hầu hết các đám rối này là do dây cước, dây thừng và các thành phần khác của ngư cụ đánh bắt tạo thành61. Mặc dù lưới có thể ảnh hưởng đến nhiều loài thú biển khác nhau, nhưng bằng chứng cho thấy sư tử biển và hải cẩu (có tên khoa học là pinnipeds) là những loài dễ bị ảnh hưởng nhất. Ví dụ như ở Úc, ước tính khoảng 1.500 con sư tử biển Úc (Neophoca cinerea) chết hàng năm do vướng vào các đám rối của lưới rê do xung đột ngư trường của nghề đánh bắt cá mập và môi trường sư tử biển kiếm ăn62.

Sự nhạy cảm của các loài này có thể là do bản chất thích khám phá của chúng, đặc biệt là ở những con non khi chúng chơi đùa, hoặc do chúng vô tình vướng phải những mảnh rác thải nhựa đại dương ở khu vực ven bờ63. Trong một quần thể 30.000 cá thể hải cẩu lông Úc (Arctocephalus latexillus doriferus) sinh sống ở Nam Úc, 138 vụ mắc vào đám rối rác thải nhựa đại dương được báo cáo trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2012. 50% thành phần trong các đám rối này là các mảnh sợi hoặc dây nhựa, bao gồm mảnh lưới rê, và 17% là đoạn dây câu bằng cước là thành phần của lưới rê. Hầu hết nạn nhân (94%) của các vụ

bị mắc vào các đám rối này là các con non (53%) hoặc chưa trưởng thành (41%)64.

Theo phản ứng tự nhiên khi sợ hãi, những con vật này xoay người khi bị vướng vào ngư cụ ma khiến cho các sợi rối quấn lấy chúng ngày càng chặt hơn trong thời gian dài. Sư tử biển và hải cẩu vướng vào, hoặc thậm chí ăn phải các mảnh rác nhựa đại dương này có thể gặp các vấn đề đột ngột và nghiêm trọng như ngạt thở; hoặc các tác động "mãn tính" làm gia tăng các vấn đề gây hại đến sự an toàn của cả loài theo thời gian như nhiễm trùng, chấn thương da và cơ, thậm chí có khả năng dẫn đến cụt chi hoặc thậm chí bị cắt đến tận xương. Được biết, tùy thuộc vào vật liệu mà chúng bị vướng vào, tác động gây ra là khác nhau; ví dụ, lưới nhiều sợi có thể dễ chứa vi khuẩn hơn, gây nhiễm trùng. Theo cách này, khả năng di chuyển, kiếm ăn và hành vi của chúng trở nên bất bình thường. Trong trường hợp cá thể đang mang thai bị vướng vào đám rối rác thải nhựa thì có thể chịu các biến chứng rất tệ như phù nề, giảm khả năng sống sót và khả năng sinh sản65.

Những con số ước tính về tỷ lệ nuốt phải và mắc vào các đám rối rác thải nhựa đại dương của các động vật này dựa trên thông tin thu được từ số lượng động vật còn sống hoặc chết gần đây, do đó con số thực có thể nhiều hơn nhiều. Hiện chưa rõ số lượng sư tử biển và hải cẩu có khả năng tử vong sau khi bị mắc vào ngư cụ ma66.

18

© Omar Vidal / WWF

CÁ HEO CALIFORNIA (VAQUITA): LOÀI THÚ BIỂN CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG CAO NHẤT TRÊN THẾ GIỚIBị giới hạn môi trường sống trong một khu vực nước tương đối nông và nhỏ ở Thượng Vịnh California, Mexico, loài cá heo vaquita là loài cá heo nhỏ nhất thế giới67. Cá heo vaquita hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao do liên tục vướng vào các đám rối rác thải nhựa đại dương từ các tấm lưới rê bị mất/thải bỏ

từ hoạt động đánh bắt cá totoaba bất hợp pháp, một loài cá nguy cấp có giá trị cao trên thị trường chợ đen68. Các ước tính khoa học mới nhất của Ủy ban Quốc tế về Phục hồi loài cá heo Vaquita (CIRVA) đưa ra vào tháng 3 năm 2019 cho thấy chỉ có khoảng 10 cá thể cá heo vaquita còn sống trong năm 2018 (với 95% khả năng con số thực là từ 6 đến 22 cá thể). Số lượng cá heo vaquita bị giảm thấp nghiêm trọng như vậy là do hậu quả của tác dụng phụ từ hoạt động đánh bắt bằng ngư cụ lưới rê69.

19

Cá heo vaquita đã được Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) liệt kê vào danh mục cực kỳ nguy cấp từ năm 199670 khi số cá thể được ước tính vào thời điểm đó là 567. Sự sụt giảm gần đây là nghiêm trọng nhất, gần một nửa số cá thể còn lại đã mất trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2016. Thiết bị theo dõi âm thanh có thể phát hiện số lượng cá thể cá heo vaquita giảm, ước tính mức giảm trung bình gần 50% số cá thể hàng năm71. Trừ khi sự suy giảm này được ngăn chặn bằng cách dừng tỷ lệ tử vong gây ra bởi hoạt động đánh bắt bằng lưới rê bất hợp pháp, cá heo vaquita sẽ tuyệt chủng trong một vài năm tới.

Họat động đánh bắt ở Thượng Vịnh California, Mexico, là sinh kế quan trọng của các cộng đồng địa phương nói riêng, và đối với Mexico nói chung, tuy nhiên đánh bắt không bền vững là mối đe dọa lớn nhất trong khu vực, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho cả thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai sinh sống ở nơi này.

Từ năm 2008, WWF đã bắt đầu các nỗ lực thúc đẩy các hoạt động đánh bắt bền vững và nghề cá sử dụng ngư cụ thay thế cho các cộng đồng địa phương song song với hoạt động loại bỏ ngư cụ ma ở khu vực Thượng Vịnh California, nhằm giảm thiểu mối đe dọa chính đối với cá heo vaquita. Vào tháng 10 năm 2016, chính phủ Mexico, CIRVA và WWF Mexico đã cùng nhau xây dựng và thực hiện chương trình

loại bỏ lưới ma đầu tiên, bao gồm các hoạt động xác định vị trí một cách có hệ thống và loại bỏ các ngư cụ bị bỏ hoang hoặc ngư cụ bất hợp pháp trong khu vực bảo vệ cá heo vaquita. Một nhóm nòng cốt bao gồm đại diện từ các cơ quan bảo tồn quốc tế, các nhà nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, chính phủ Mexico và ngư dân địa phương có ý thức bảo tồn đã được thành lập, tích cực tham gia vào việc thiết kế, tổ chức và thực hiện chương trình vớt lưới ma, với mục đích loại bỏ số lượng lớn nhất có thể ngư cụ bị bỏ hoang, bị mất hoặc vứt bỏ ở khu vực Thượng Vịnh California.

Với sự hỗ trợ của WWF Mexico, cộng đồng địa phương đã tham gia các hoạt động này, mở rộng chương trình loại bỏ lưới ma để tái chế vật liệu, thiết kế và thử nghiệm các ngư cụ thay thế để loại bỏ việc sử dụng lưới rê trong khu vực.

Cá heo vaquita hiếm khi được nhìn thấy trong khu vực, câu hỏi là liệu chúng có thể được cứu ở giai đoạn rất muộn này hay không. Trường hợp của cá heo vaquita cho thấy rõ những tác động nghiêm trọng mà ngư cụ ma và hoạt động đánh bắt trái phép gây ra trong việc đẩy các loài đến nguy cơ tuyệt chủng, chúng ta cần phải hành động khẩn cấp để tránh số phận của nhiều loài sinh vật biển khác đi theo con đường tương tự.

20

THIỆT HẠI KINH TẾ TỪ NGƯ CỤ MAMặc dù ngư cụ ma trở thành các bẫy động vật biển một cách không chủ đích, các loài mục tiêu của từng loại ngư cụ nhất định vẫn thường chiếm số lượng nạn nhân lớn nhất từ việc đánh bắt "ma", vì ngư cụ đó tiếp tục đánh bắt loài đó theo như thiết kế72. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng đánh giá sự suy giảm của các loài gây ra từ đánh bắt của ngư cụ ma và lợi ích đối với nghề cá khi ngư cụ ma

được quản lý hiệu quả:• Antonelis và cộng sự. (2011)73 đã ước tính 178.874 cá thể cua/ghẹ trị giá 744.296 đô la

Mỹ đã bị mất vì đánh bắt ma do các ngư cụ ma là bẫy cua/ghẹ bị mất/thất lạc chỉ tính trong một mùa ở Puget Sound, tức là khoảng 4,5% sản lượng bị thất thoát.

• Scheld và cộng sự. (2016)74 ghi nhận sản lượng đánh bắt ghẹ xanh tăng 13.504 tấn trị giá 21,3 triệu đô la Mỹ sau khi loại bỏ 34.408 bẫy ghẹ ma trong thời gian sáu năm.

© Shutterstock/ Adnan Buyuk/ WWF

Thiệt hại kinh tế gây ra cho ngư dân còn bao gồm cả giá trị của ngư cụ bị mất. Chỉ tính riêng nghề khai thác cua ở British Columbia, chi phí thay thế các ngư cụ bị mất hàng năm đã khiến ngành này tiêu tốn hơn 490.000 đô la Mỹ75.

Nhưng thủy sản không phải là ngành duy nhất chịu thiệt hại kinh tế từ ngư cụ ma. Ngư cụ ma còn gây ra các nguy cơ ảnh hưởng tới hoạt động điều hướng tàu thuyền, đe dọa sự an toàn hàng hải76,77. Lồng và dây đánh bắt ghẹ bị thất lạc là một vấn đề mà các chuyến phà của bang Washington, Mỹ thường xuyên gặp phải, đôi khi các vụ việc này gây ra thiệt hại lớn và khiến các chuyến phà bị hủy78. Các hoạt động kinh tế như du lịch cũng bị ảnh hưởng vì du khách nhận thấy rõ vẻ đẹp tự nhiên bị phá vỡ với sự có mặt của các mảnh rác thải nhựa đại dương79.

NGUY CƠ TỪ CÁC LOẠI NGƯ CỤ KHÁC NHAUMặc dù việc mất ngư cụ xảy ra ở tất cả các nghề đánh bắt, dù là đánh bắt thủ công hay công nghiệp, một số loại ngư cụ có tính sát thương cao hơn so với một số loại khác. Ví dụ: các loại lưới kéo không được coi là có nguy cơ đánh bắt ma cao, nhưng những cá thể rùa sinh sống dọc theo bờ Vịnh Carpentaria của Úc đã bị mắc và chết do loại lưới ma này80. Ngay cả dây câu từ cần câu giải trí cũng có thể tạo ra nguy hiểm khi bị mất với số lượng lớn, như tại các cầu câu cá công cộng81.

Một nghiên cứu trước đây của GGGI đã xếp hạng tác động từ các loại ngư cụ ma khác nhau và tính điểm cho từng loại ngư cụ dựa trên nguy cơ bị mất và khả năng gây hại khi bị mất82. Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn hữu dụng trên phạm vi toàn cầu về các loại ngư cụ gây rủi ro cao nhất. Lưới rê, lồng bẫy, và chà rạo (FAD) được xếp hạng là ba loại ngư cụ đánh bắt gây hại cao nhất. Tham khảo hình 1 về đánh giá rủi ro gây ra từ ngư cụ ma.

21

1 2 3 4 5

LOẠI NGƯ CỤ

RL: NGUY CƠ BỊ MẤT/THẤT LẠC/LOẠI BỎNI: TÁC ĐỘNG GÂY HẠI SAU KHI MẤT/THẤT LẠC/LOẠI BỎ

LƯỚI RÊ

LỒNG VÀ BẪY

CHÀ RẠO

NGHỀ CÂU (DÂY VÀLƯỚI CÂU)

LƯỚIKÉO ĐÁY

LƯỚI KÉOTẦNG GIỮA

LƯỚI VÂY

RL

NI

RL

NI

RL

NI

RL

RL

NI

NI

RL

NI

RL

NI

Hình 1: Đánh giá rủi ro về Ngư cụ ma. Tổng hợp từ: Ghost Gear Initiative; Huntington, T., 2017. Best Practice Framework for the Management of Fishing Gear. A Global Ghost Gear Initiative report.

22

1.1 NGHỀ LƯỚI RÊ là loại ngư cụ hoạt động thụ động như một "bức tường" nằm trong nước và bắt những cá thể thủy sản mắc kẹt vào đó. Có nhiều loại hình lưới rê để phân loại, mỗi loại có các đặc điểm khác nhau. Ví dụ, có loại có thể cố định hoặc có loại để trôi, loại lưới này hoạt động ở các độ sâu khác nhau của cột nước (tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy) và kích thước mắt lưới thay đổi tùy thuộc vào loài mục tiêu. Loại ngư cụ với các dây câu mảnh, chủ yếu là sợi cước này rất dễ bị thất lạc và thường không được tìm kiếm

nhiều vì giá rẻ và dễ thay thế. Vì đây là ngư cụ đánh cá thụ động nên nó sẽ tiếp tục đánh bắt sau khi bị thất lạc, và ngay cả khi “bức tường” bị sụp đổ do mất phao nổi, nó vẫn sẽ ảnh hưởng đến tầng đáy của đại dương. Việc đánh dấu ngư cụ, thử nghiệm các vật liệu thay thế, cũng như khuyến khích tìm và thu hồi loại ngư cụ này sẽ giúp giảm tác động của chúng. Tham khảo trong hình 2 và 3.

1. NGƯ CỤ GÂY ĐÁNH BẮT MACAO NHẤT

23

Hình 3. Cá voi mắc vào lưới rê thất lạc.

Hình 2. Lưới rê được đặt để đánh bắt.

24

1.2 LỒNG VÀ BẪY cũng đã được thừa nhận là ngư cụ ma có hại nghiêm trọng. Mặc dù mỗi loại có cấu trúc khác nhau, với vật liệu từ tre đến nhựa và kim loại, cả hai đều hoạt động dưới nước và thường bẫy các loài bằng cách sử dụng mồi. Loại ngư cụ này thường bị mất/thất lạc vì những lý do tương tự như lưới rê. Nếu bị mất/thất lạc, lồng và bẫy sẽ tiếp tục thu hút động vật do có mồi trong đó. Vòng gây hại luẩn quẩn được tạo ra khi các cá thể bị mắc vào đó trở thành mồi của những

nạn nhân tiếp theo. Và việc này sẽ tiếp diễn cho đến khi cấu trúc của ngư cụ mất tình trạng nguyên vẹn, nhưng tác động vẫn có thể tiếp tục sau đó vì ngư cụ này thường được buộc bằng phao và do đó các đám rối dây phao vẫn có thể gây ra tác hại. Do đó ở một số quốc gia, các hướng dẫn hoặc thậm chí là các quy định bắt buộc phải có cơ chế để theo dõi và thu lại các ngư cụ thất lạc (như đánh dấu ngư cụ hoặc thậm chí gắn GPS cho ngư cụ)83,84,85. Tham khảo Hình 4 và 5.

25

Hình 5. Rủi ro về điều hướng với tàu thuyền khi lồng và bẫy bị bỏ hoang, thất lạc, vứt bỏ.

Hình 4. Lồng và bẫy được đặt để đánh bắt.

26

1.3 CHÀ RẠO (FADS) trên thế giới thường được sử dụng nhiều trong đánh bắt cá ngừ. Một cách tự nhiên cá tập trung xung quanh các vật nổi và ngư dân đã lợi dụng hành vi này, tập trung đánh bắt xung quanh các vật nổi và cố tình triển khai các vật nổi thu hút cá. Ước tính số chà rạo được sử dụng trên toàn cầu hàng năm dao động trong khoảng từ 45.000 đến hơn 100.00086. Chà rạo được chế tạo bằng cách sử dụng lưới vây cũ hoặc các nguồn khác. Lưới thường được quấn quanh một vật nổi và phần còn lại thả dài xuống dưới bề mặt nước, có khi tới độ sâu 70m hoặc hơn trong một số trường hợp. Kích thước mắt lưới sử dụng dao động từ 90mm đến 200mm87. Kiểu giăng lưới như thế này có thể bắt cá và các động vật khác tập trung xung quanh chà rạo kéo theo các động vật săn mồi bị thu hút bởi sự tập hợp của

các loài quanh chà rạo. Thông thường chà rạo tự trôi có thể theo dõi được bằng cách sử dụng phao vệ tinh, nhưng ngư dân và các doanh nghiệp đánh bắt thường sẽ ngừng theo dõi các lưới chà rạo bị trôi dạt, thay vì thu hồi chúng, khi chúng trôi ra khỏi khu vực đánh bắt88. Các tác động nguy hại sau khi chà rạo không còn được các cá nhân/doanh nghiệp đánh bắt theo dõi hoặc sử dụng bao gồm: tiếp tục đánh bắt ma các loài mục tiêu và các loài dễ bị tổn thương; gây tác động có hại đối với sinh cảnh sống ở đại dương và gần bờ89,90,91,92,93,94. Nghiên cứu hiện đang được tiến hành để thiết kế loại chà rạo có thể phân hủy sinh học giúp giảm thiểu tác động có hại95,96. Tham khảo Hình 6 và 7.

27

Hình 7. Lưới chà rạo quấn các loài mắc vào và di chuyển chúng theo lưới sau khi bị thất lạc hoặc bị mất.

Hình 6. Chà rạo (FADs) được đặt để đánh bắt. Phía bên trái là loại chà rạo có neo, Bên phải là chà rạo tự trôi.

28

2. LOẠI NGƯ CỤ GÂY HIỂM HỌA ĐÁNH BẮT MA CAO2.1 NGHỀ CÂU bao gồm các loại và kích cỡ khác nhau, từ nghề câu tay đơn đến những nghề câu vàng dây câu dài gắn hàng nghìn lưỡi câu. Dây câu tay có tác động tương đối thấp, nhưng dây câu vàng gắn nhiều lưỡi câu có thể gây tác động nghiêm trọng nếu bị bỏ hoang/thất lạc. Ảnh hưởng của dây câu vàng thay đổi theo độ sâu mà những dây câu vàng được thả, tuỳ thuộc việc chúng có neo, để trôi hay được kéo theo tàu, đây là những ngư cụ đánh bắt thụ động có gắn mồi để thu hút động vật. Dù là dây câu tay hay dây câu vàng gắn nhiều lưỡi câu đều có thể bị mất hoặc bị loại bỏ. Vì ngư cụ này khá rẻ, chúng thường bị lãng quên nếu chúng bị vướng vào đâu đó hoặc hư hỏng. Ngoài ra, trong trường hợp dây câu vàng, chúng thường được dùng ở các ngư trường lớn, và những dây câu vàng này có thể dài hàng km

và dễ bị cắt rời bởi các tàu thuyền cắt ngang qua hoặc thậm chí do các ngư dân cạnh tranh với nhau. Mặc dù dây câu vàng có thể trải dài nhưng tác động mà chúng tạo ra khi bị mất là ít hơn so với các ngư cụ khác, đặc biệt nếu chúng được thả sâu dưới bề mặt nước. Nhưng nếu mắc mồi, lưỡi câu có nhiều khả năng tiếp tục đánh bắt cá và các loài khác sau khi bị mất, và như vậy có thể tạo ra vòng đánh bắt ma luẩn quẩn khi động vật mắc mồi lại tiếp tục trở thành mồi. Lưỡi được gắn vào dây câu chính bằng các sợi dây câu nhánh làm bằng nhựa, như vậy nếu dây câu vàng nằm ở gần bề mặt nước thì có thể gây hại cho chim hoặc các động vật khác khi chúng bị vướng vào. Rùa biển cũng có thể bị mắc kẹt vào các lưỡi câu có mồi. Việc phát minh ra loại lưỡi câu an toàn đối với rùa biển (lưỡi câu vòng) có thể giảm thiểu tác động với rùa biển. Tham khảo Hình 8 và 9.

29

Hình 9. Dây câu tiếp tục đánh bắt ma các loài mục tiêu sau khi bị bỏ hoang/mất.

Hình 8. Dây câu tầng mặt được đặt để đánh bắt.

30

3.1 LƯỚI KÉO là loại ngư cụ có hình như một "túi nổi" hình nón được kéo bởi các tàu và đánh bắt động vật vào đáy túi nổi. Cá đi vào lưới thông qua cửa mở ngang thân ngư cụ và cửa này được giữ mở với sự trợ giúp của một bộ riềng phao, riềng chì và cáp kéo. Chúng có thể hoạt động ở các độ sâu khác nhau như lưới kéo tầng mặt, tầng giữa hoặc tầng đáy, loại kéo đáy có thể sát tận đáy biển. Đây là những loại ngư cụ chủ động vì chúng được kéo chủ động để tìm kiếm loài mục tiêu. Loại ngư cụ này thường đắt tiền nên ngư dân cố gắng tránh đánh mất. Với tiến bộ công nghệ ngày nay ngư dân có thể đánh dấu ngư cụ để có truy tìm nếu bị mất. Tuy nhiên, việc theo dõi chỉ có thể thực hiện được khi toàn bộ lưới bị mất, việc rất hiếm khi xảy ra. Khi đánh bắt gần đáy biển, đặc biệt là khu vực nền đá, lưới có thể bị kẹt, rách và mất một

3. CÁC NGƯ CỤ GÂY HIỂM HỌAĐÁNH BẮT MA TRUNG BÌNH

phần, đặc biệt phổ biến đối với lưới kéo đáy. Trong trường hợp này, một phần của lưới bị xé ra, chìm xuống đáy biển, và sẽ nằm tại một chỗ hoặc di chuyển khi bị ảnh hưởng bởi dòng chảy. Vì nó thường nằm ở đáy biển, nên một mảnh lưới có ít cơ hội đánh bắt cá, tuy nhiên nó vẫn có thể khiến các loài khác vướng vào, ví dụ cua, và có thể gây ảnh hưởng đến các loài sống bám ở đáy biển khiến chúng bị ngạt thở. Lưới kéo tầng mặt thường được làm bằng polypropylen nhẹ hơn nước. Các mảnh rách không trọng lượng của loại lưới này sẽ tiếp tục đánh bắt ma các loài có xu hướng kiếm ăn ở tầng mặt, và trong trường hợp này, lưới kéo tầng mặt bị mất có thể gây tác động tiêu cực tương đương với tác động của chà rạo đã thảo luận ở trên. Tham khảo các Hình 10 và 11.

31

Hình 11. Các mảnh lưới kéo bóp nghẹt các hệ sinh thái biển mong manh như rạn san hô.

Hình 10. Sử dụng lưới kéo trong đánh bắt.

32

3.2 LƯỚI VÂY là ngư cụ đánh bắt chủ động bằng việc vây các động vật vào trong lưới. Hầu hết thời gian lưới sẽ được đặt và được tàu đánh bắt kéo lưới quanh luồng cá và được đóng lại từ bên dưới trong khi được từ từ kéo vào tàu. Vì lưới vây hoạt động chủ yếu ở tầng mặt nên ít hoặc không có sự tương tác với tầng đáy biển. Đôi khi trong khi đánh bắt, một phần của lưới vây có thể bị hư hại và cần phải được cắt bỏ nhưng không nhất thiết sẽ bị vứt bỏ ở đại dương. Nhưng các phân đoạn sửa chữa có thể vô tình làm thất lạc những mảnh lưới này khi vận chuyển trong trường hợp có mảnh rơi trên boong. Các thùng chứa các mảnh lưới/thành phần cần sửa chữa là nơi dễ dàng gây mất mát, điều này rất quan trọng vì các mảnh lưới này có thể có kích thước lên tới vài mét và có thể gây ra tác hại tương tự như chà rạo hay lưới kéo tầng mặt nếu bị mất. Thậm chí, khi bị trôi

dạt vào các bãi biển, người ta đã quan sát thấy tuần lộc Svalbard bị vướng vào các mảnh lưới trên các bãi biển Bắc Âu, khiến chúng chết đói do gạc của chúng bị mắc kẹt trong lưới97. Trong trường hợp cá quá lớn và nặng và/hoặc cáp kéo trên cao bị đứt, toàn bộ lưới có thể bị mất, mặc dù đây là trường hợp cực kỳ hiếm khi xảy ra. Ngư dân sử dụng lưới vây sẽ nỗ lực gấp rút để thu hồi lưới bị mất vì giá trị kinh tế lớn và chi phí mua mới cao. Nếu bị mất, loại lưới đánh cá có trọng lượng này rất có thể sẽ chìm xuống đáy biển và trừ khi nó có kích thước mắt lưới lớn, nếu không nó sẽ khiến các động vật khác có thể bị vướng vào. Ở đáy biển, nó có thể ảnh hưởng đến các loại sinh cảnh và sinh vật khác, hoặc thậm chí bị di chuyển do dòng chảy dưới đáy khi trọng lượng dần nhẹ đi và như vậy sẽ tiếp tục gây hại. Tham khảo các Hình 12 và 13.

33

Hình 13. Các mảnh lưới vây trên bờ biển.

Hình 12. Sử dụng lưới vây trong đánh bắt.

34

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT NGƯ CỤ

35

© Mario Dominguez

36

Thông thường thì ngư dân không muốn đánh mất ngư cụ. Vì đây là phương tiện sinh kế của họ và là một khoản đầu tư tài chính đáng kể. Tuy nhiên, ngư cụ vẫn có thể bị bỏ hoang, thất lạc hoặc bị vứt bỏ ngay cả trong những hoạt động đánh bắt thủy sản được quản lý tốt nhất.

Ngư cụ bị bỏ khi ngư dân không tìm lại được chúng. Điều này xảy ra khi ngư cụ bị kẹt ở đá ngầm, đá hoặc các vật cản khác. Đôi khi xung đột ngư trường của ngư cụ đánh bắt khác nhau cũng gây ra tình trạng mắc kẹt, ví dụ: khi lưới kéo được kéo ngang qua khu vực lưới rê đang được đặt hoặc mắc vào dây của bẫy cua ghẹ, trong trường hợp này lưới sẽ bị mất vì không thể tìm lại được nếu không có cáp dẫn trên bề mặt. Lưới rê cũng có thể bị các loại tàu thuyền khác mắc vào và kéo đi, do đó dẫn đến sự di chuyển của các mảnh lưới và cản trở việc thu hồi lại lưới của ngư dân. Vướng vật cản (vô tình vướng vào và kéo ngư cụ theo) được xác định là nguyên nhân chính gây mất ngư cụ của nhiều nghề cá ven bờ98,99,100,101.

Ngư cụ được coi là bị mất nếu ngư dân không thể xác định được vị trí hoặc mất kiểm soát hoạt động của ngư cụ đó. Điều này có thể xảy ra khi phao đánh dấu bị tách rời, hoặc thủy triều hoặc sóng tác động hoặc ngư cụ bị kéo ra khỏi vị trí đặt của nó102,103. Va chạm với các ngư cụ đang hoạt động hoặc các tàu thuyền khác cũng gây ra tổn thất ngư cụ đáng kể trong nghề đánh bắt bằng ngư cụ tĩnh, như ở nghề bẫy tôm hùm, bẫy cua hay lưới rê104,105,106. Các nguyên nhân gây mất ngư cụ khác do Brown và cộng sự xác định (2005)107 đối với các nghề cá ở châu Âu bao gồm thời gian ngư cụ ngâm nước lâu, đánh bắt ở môi trường sống quá sâu so với mặt nước và triển khai quá nhiều ngư cụ so với khả năng quản lý. Ngư dân ở Vanuatu và Quần đảo Solomon đã ghi nhận thêm nguyên nhân từ động vật, chẳng hạn như cá mập cắn lưới, là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngư cụ108.

Đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) cũng góp phần đáng kể làm gia tăng số lượng ngư cụ ma, do ngư dân cố tình vứt bỏ ngư cụ để che dấu hành động khai thác IUU của mình. Vào năm 2017, GGGI, Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới và WWF Mexico đã cùng hợp tác thực hiện một dự án loại bỏ 5.200m2 lưới rê trái phép và thất lạc khỏi môi trường sống của cá heo vaquita ở Vịnh California. Dự án đã minh họa mối liên hệ giữa IUU và ngư cụ ma. Các nghiên cứu khác cũng đã ghi nhận mối liên hệ này, mặc dù rất khó để định lượng109,110.

Đôi khi ngư cụ bị cố tình vứt xuống đại dương111,112. Hành vi này xảy ra do thiếu các phương tiện xử lý ngư cụ ở trên bờ, chi phí xử lý cao hoặc thiếu không gian lưu trữ trên tàu. Đây cũng có thể là kết quả của sự thiếu hiểu biết về tác hại của ngư cụ ma và thói quen bừa bãi và niềm tin biển là vô tận.

© Ashley Morgan/ WWF

37

Để xác định và thực hiện giải pháp chiến lược lâu dài nhằm giảm thiểu vấn đề ngư cụ ma, cần xác định nguyên nhân và động cơ dẫn đến tình trạng mất và loại bỏ ngư cụ. Cách tiếp cận tốt nhất là hiểu lý do tại sao ngư cụ bị mất bằng cách thu thập thông tin từ ngư dân thông qua các cuộc phỏng vấn hoặc khảo sát có cấu trúc113,114,115,116. Tuy nhiên, các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất ngư cụ do ngư dân báo cáo, chẳng hạn như xung đột giao thông tàu thuyền hoặc ngư cụ bị bám vào các chướng ngại vật dường như là nguyên nhân được họ đưa ra để cố tình che giấu các nguyên nhân thực gây ảnh hưởng đến hành vi của họ. Richardson và các cộng sự. (2018)117 nhận thấy các lý do ngư dân dùng để báo cáo về việc mất ngư cụ là do các quy định về quản lý nghề cá. Ví dụ, mất ngư cụ do thời tiết xấu có thể do ảnh hưởng của các hoạt động quản lý hoặc do động cơ thị trường thúc đẩy ngư dân đánh bắt trong thời tiết xấu. Vì vậy, để xây dựng các chiến lược ngăn ngừa mất ngư cụ hiệu quả, cần phải xem xét các nguyên nhân gốc rễ của việc mất ngư cụ. Điều quan trọng không kém là ngư dân phải hiểu và thực hành về các vấn đề an toàn, kinh tế và bảo tồn trong hoạt động đánh bắt của họ.

Hình 14. Nguyên do ngư cụ bị loại, thất lạc hoặc vứt bỏ. Theo MacFadyen và cộng sự. 2008.

ÁP LỰ

C QUY

ĐỊNH

ÁP LỰ

C VẬN

HÀNH

/KIN

H TẾ

ÁP LỰ

C KHÔ

NG GI

AN

ĐIỀU K

IỆNMÔ

I TRƯ

ỜNG

NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT NGƯ CỤLO

ẠIÁP

LỰC

BỎ HOANG(KHÔNG CÓ Ý ĐỊNH THU HỒI LẠI)

Khôn

g đủ t

hời g

ian

quản

lý ng

ư cụ

Ngư c

ụ IUU

Đánh

bắt b

ất hợ

p phá

p

VỨT BỎ(CHỦ Ý VỨT LẠI TRÊN BIỂN)

Ngư c

ụ hỏn

g

Quá n

hiều n

gư cụ

trên c

ùng

khôn

g gian

Chọn

khôn

g man

g về b

THẤT LẠC(MẤT KHÔNG CHỦ Ý TRÊN BIỂN)

Khí h

ậu cự

c đoa

n

Thềm

biển

khôn

g ổn

Ngư c

ụ thấ

t lạc

Xung

đột n

gư cụ

38

THỰC TRẠNGCÁC HÀNH ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN:

CÁC KHUÔN KHỔ QUỐC TẾ HIỆN HÀNH

39

© naturepl.com/ Enrique Lopez-Tapia/ WWF

40

Các chính sách toàn cầu và các tổ chức quản lý nghề cá khu vực có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu ngư cụ ma thông qua các biện pháp ràng buộc và tự nguyện mà các quốc gia thành viên và các chính phủ tham gia phải tuân thủ. Đáng tiếc là khung pháp lý toàn cầu hiện hành về vấn đề ngư cụ bị bỏ hoang, thất lạc hoặc vứt bỏ còn rời rạc và không hiệu quả. Các khuôn khổ cấp khu vực cũng còn phân tán và thậm chí một số khuôn khổ này chỉ giải quyết vấn đề nửa chừng, nhiều công cụ hiện có hoặc hạn chế về mặt phạm vi hoặc không cung cấp các mục tiêu và lịch trình có thể đo lường được, gây khó khăn cho công tác theo dõi tiến độ thực hiện ở các cấp khu vực, quốc gia hoặc toàn cầu.

CÁC CÔNG CỤ QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN TRONG VIỆC NGĂN NGỪA, GIẢM THIỂU VÀ KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ NGƯ CỤ MA BAO GỒM:• Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)118 quy định khung pháp lý cho mọi hoạt

động của con người trên đại dương, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động bảo vệ và gìn giữ môi trường, nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm từ bất kỳ nguồn nào, kể cả từ tàu thuyền và các hoạt động xả thải. Điều 194 hướng dẫn các quy định của Nhà nước đối với ngư cụ thông qua quy định cấp phép cho các loại ngư cụ đánh bắt được phép sử dụng trong các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia. Tuy nhiên, công tác thực thi các quy định này cần được tăng cường ở tất cả các cấp toàn cầu, khu vực và quốc gia, bao gồm việc ban hành đủ các luật/quy định về thực thi.

• Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển (MARPOL)119, đây là công ước cốt lõi của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) chống ô nhiễm đại dương, là một công cụ quốc tế quan trọng nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển do tàu biển. MARPOL quy định các chính phủ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các phương tiện tiếp nhận tại các cảng và bến tàu để tiếp nhận rác mà không gây ra sự chậm trễ quá mức cho hoạt động của các tàu, nhưng hiệu quả của việc các tàu tuân thủ các yêu cầu về xả thải của MARPOL phụ thuộc phần lớn vào việc các cảng có đủ các phương tiện/hạ tầng tiếp nhận hay không. Phụ lục số V120 của MARPOL về ngăn ngừa ô nhiễm rác thải từ tàu biển, có nói: cấm vứt ngư cụ

© Jürgen Freund/ WWF

41

trên biển. Công ước về Ngăn ngừa ô nhiễm biển từ chất thải và các vật chất khác (Công ước Luân Đôn)121 và Nghị định thư của công ước này, cũng do IMO điều phối, cấm đổ chất thải ra đại dương. Tuy nhiên, có nhiều thách thức trong việc thực hiện và tuân thủ cả hai văn bản này. Năm 2018, Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển của IMO (MEPC) đã thông qua Kế hoạch Hành động IMO giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương phát thải từ tàu biển122, nhằm cải thiện công tác thực hiện các quy định hiện hành và giới thiệu thêm các biện pháp hỗ trợ mới giúp giảm rác thải nhựa từ tàu biển. MEPC đã thống nhất các hành động sẽ được hoàn thành vào năm 2025, áp dụng cho tất cả các loại tàu thuyền hoạt động trên đại dương, bao gồm cả tàu đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, việc kiểm soát và cưỡng chế hoạt động xả thải có chủ đích và không cố ý trên đại dương là rất khó thực hiện. Các biện pháp trừng phạt đối với việc xả rác chỉ có thể áp dụng với hành vi xả rác được quan sát thấy, mà như vậy rất khó thực hiện trên các vùng biển rộng lớn.

• Bộ Quy tắc ứng xử của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) về Nghề cá có trách nhiệm (Bộ Quy tắc ứng xử)123 là một công cụ tự nguyện quy định các nguyên tắc pháp lý cho các hoạt động đánh bắt có trách nhiệm, bao gồm việc thu hồi và quản lý các ngư cụ bị bỏ hoang, thất lạc hoặc vứt bỏ.

• Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) đặt mục tiêu xóa đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo sự thịnh vượng cho mọi người vào năm 2030. Có 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) được lồng ghép trong trọng tâm chung là phát triển cân bằng và bền vững ba cột trụ môi trường, kinh tế và xã hội. SDG số 14 về tài nguyên và môi trường nhằm Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững. Mục tiêu đến năm 2025, ngăn chặn và giảm thiểu đáng kể tất các loại ô nhiễm môi trường biển124. Mặc dù các mục tiêu và chỉ tiêu không có tính ràng buộc pháp lý, nhưng SDG 14 tác động mạnh mẽ đến các hành động chính sách của các Quốc gia.

• Hiệp định thực thi các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), về nội dung liên quan đến Bảo tồn và Quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa (Hiệp định về đàn cá di cư của Liên hợp quốc)125 quy định các nghĩa vụ của các Quốc gia trong việc giảm thiểu ô nhiễm, giảm xả thải, loại bỏ đánh bắt ma do ngư cụ ma (Điều 5 (f)). Quy định này bao gồm các yêu cầu về đánh dấu ngư cụ để nhận dạng phù hợp với hệ thống đánh dấu tàu và ngư cụ thống nhất và dễ nhận biết trên toàn thế giới (Điều 18 (3) (d)). Tuy nhiên, việc thực thi Hiệp định đàn cá di cư của Liên hợp quốc dự kiến sẽ được các cơ quan quản lý nghề cá khu vực (RFMOs) thực hiện và không áp dụng cho tất cả các đàn cá khác nhau.

* Vui lòng tham khảo Phụ lục 1 về các khuôn khổ quốc tế và Báo cáo phân tích pháp luật về ngư cụ ma để biết thêm thông tin chi tiết.

42

CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NGHỀ CÁ KHU VỰC (RFMOS)RFMOs126 quy định cơ chế pháp lý quan trọng đảm bảo các Quốc gia áp dụng các biện pháp giải quyết vấn đề ngư cụ ma, vốn là nguồn rác thải nhựa và vi nhựa đại dương lớn. Nhiều RFMOs đã áp dụng một số biện pháp mạnh giải quyết ngư cụ ma như cấm sử dụng một số loại ngư cụ nhất định và/hoặc các yêu cầu đánh dấu ngư cụ.

Gilman (2015) cùng với các cơ quan quản lý thủy sản trong khu vực, bao gồm cả các RFMO, xác định các thiếu sót nhằm hướng tới giám sát và quản lý hiệu quả ngư cụ ma và đánh bắt ma.

Một thiếu sót được xác định là thiếu các biện pháp quản lý và bảo tồn mang tính ràng buộc để ngăn chặn hoặc khắc phục vấn đề do ngư cụ ma gây ra. Chỉ một số cơ quan toàn cầu và khu vực có quy định về giám sát và kiểm soát và có quy định nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng. Cần phải sửa đổi các điều khoản bắt buộc trong các công ước và thỏa thuận của các tổ chức liên chính phủ khác nhau để thiết lập các biện pháp ràng buộc rõ ràng về giám sát, ngăn chặn và khắc phục ngư cụ ma cũng như đánh bắt ma trong khai thác thủy hải sản.

Một thiếu sót khác là công tác thu thập dữ liệu tiêu chuẩn hóa còn thiếu do đó còn tồn tại khoảng trống trong hiểu biết của chúng ta về tình trạng mất ngư cụ và tỷ lệ đánh bắt ma. Các RFMOs và các cơ quan quản lý khác cần thiết lập hệ thống thu thập và đo lường dữ liệu được tiêu chuẩn hóa.

Ngoài ra, Gilman nhấn mạnh sự cần thiết áp dụng các biện pháp ràng buộc yêu cầu mang theo thiết bị thu gom ngư cụ ma trên tàu cá, thiết lập hệ thống báo cáo và đánh dấu ngư cụ để tăng khả năng quan sát các ngư cụ đánh bắt bị động để tránh mất ngư cụ do xung đột tuyến với các tàu thuyền đi qua hay với ngư cụ đánh bắt chủ động. Các biện pháp ràng buộc cần yêu cầu sử dụng các thực hành và giải pháp công nghệ thích hợp trên phương diện thương mại để ngăn ngừa, khắc phục ngư cụ ma và đánh bắt ma, bao gồm thiết kế loại ngư cụ góp phần giảm tỷ lệ tử vong cho thủy sản do đánh bắt ma.

Việc điều chỉnh các biện pháp quy hoạch không gian biển cũng rất cần thiết. Các quy định hạn chế về không gian và thời gian đối với hoạt động đánh bắt, quy định cấm sử dụng lưới rê và lưới rê mành ở một số khu vực nhất định cần phải được bổ sung song song với việc thiết lập các biện pháp ràng buộc chia khu vực được phép sử dụng ngư cụ đánh bắt bị động và ngư cụ đánh bắt di động nhằm ngăn ngừa xung đột tuyến các ngư cụ với nhau từ đó giúp giảm thiểu việc mất ngư cụ, quy định cấm đánh bắt ở các khu vực có khả năng cao mất ngư cụ do có các vật cản dưới nước, chẳng hạn như đá ngầm, đá và tàu đắm.

43

Những khoảng cách và thách thức lớn trong các khuôn khổ hiện hành ở các cấp quốc tế, khu vực và tiểu khu vực là127:

● Thiếu các tiêu chuẩn ràng buộc thống nhất ở cấp độ toàn cầu về giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, bao gồm ngư cụ ma;

● Thiếu các tiêu chuẩn toàn cầu về nghiên cứu, giám sát và báo cáo số liệu ngư cụ ma, dẫn đến các khác biệt trong nhận thức về quy mô của vấn đề ở các khu vực địa lý khác nhau trên thế giới;

● Thiếu các nỗ lực phối kết hợp trong việc giải quyết và đánh giá mức độ tác động của ngư cụ ma đối với môi trường biển và các loài sinh vật biển, tới các hệ sinh thái và rủi ro về sức khỏe liên quan đến con người;

● Thiếu các cơ chế tuân thủ và thực thi hiệu quả;

● Còn thiếu vắng quy định về trách nhiệm toàn cầu và cơ chế bồi thường đối với các đối tượng gây ra ô nhiễm nhựa, bao gồm ngư cụ ma.

© shutterstock/ vitrolphoto

44

CÁC HÀNH ĐỘNGHIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

45

© Ashley Morgan/ WWF

46

Bất chấp vấn đề ngư cụ ma là vấn đề toàn cầu cũng như sự phức tạp và đa dạng của nghề cá trên thế giới, có rất nhiều ví dụ về các hành động hiệu quả đang được thực hiện để giảm tác động từ ngư cụ ma. Các tổ chức quản lý nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới đã nhận ra vấn đề của ngư cụ ma, và nhiều tổ chức đã thực hiện ít nhất một số biện pháp nhỏ lẻ để giải quyết vấn đề. Gilman (2015)128 ghi nhận 12 trong số 19 tổ chức toàn cầu và khu vực có thẩm quyền quản lý ngư cụ ma đã thực hiện một số hành động chính thức nhằm giảm tác động của ngư cụ ma. Ngư dân, các đối tác trong ngành khai thác thuỷ sản, các cảng, các tổ chức phi chính phủ, các chính phủ và các tổ chức liên chính phủ như FAO, UNEP, IMO, và nhiều tổ chức khác trên toàn cầu đang ngày càng hợp tác chặt chẽ hơn trong việc giải quyết vấn đề ngư cụ ma. Các thành tựu chính bao gồm việc thành lập GGGI và xây dựng hai bộ tài liệu hướng dẫn quan trọng được thiết kế chuyên dụng để giải quyết vấn đề ngư cụ ma trên quy mô toàn cầu.

● GGGI được thành lập vào năm 2015, là một liên minh đa ngành toàn cầu cam kết thúc đẩy các giải pháp về vấn đề ngư cụ ma. Liên minh đã giải quyết vấn đề ngư cụ ma thông qua việc thu hút hơn 100 thành viên từ khu vực tư nhân, các viện nghiên cứu, các chính phủ và các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ. Các thành viên này đã cùng nhau xây dựng Khung kết nối các giải pháp cung cấp hướng dẫn quan trọng nhằm giải quyết vấn đề ngư cụ ma.

● Khung thực hành tốt nhất của GGGI về quản lý ngư cụ (BPF) là một tài liệu hướng dẫn toàn diện và chi tiết các phương pháp tốt nhất cho mười nhóm liên quan trong toàn bộ chuỗi cung ứng thủy sản nhằm giảm thải ngư cụ ma vào đại dương129. Tài liệu này phù hợp và bám sát các khuyến nghị thực hành tốt nhất có trong các tài liệu và các công cụ quốc tế khác có liên quan đồng thời cung cấp điểm tham chiếu cho các biện pháp can thiệp cho toàn bộ chuỗi cung ứng, cụ thể giải quyết vấn đề ngư cụ ma130,131,132,133.

● Hướng dẫn tự nguyện của FAO về Đánh dấu ngư cụ (VGMFG) được Ủy ban Thủy sản của FAO (COFI) thông qua vào tháng 7, năm 2018134. VGMFG được thiết kế đặc biệt để phòng chống, giảm thiểu và loại bỏ ngư cụ ma cũng như xác định và thu gom các ngư cụ bị mất. Do đó, VGMFG không chỉ tập trung vào đánh dấu ngư cụ mà còn bao gồm các thành phần về báo cáo và thu hồi ngư cụ ma.

CẦN HÀNH ĐỘNG MẠNH MẼ XUYÊN SUỐT BA TIẾP CẬN VỚI TRỌNG TÂM LÀ PHÒNG NGỪA. Để giải quyết vấn đề ngư cụ ma một cách hiệu quả thì ngăn ngừa mất ngư cụ là quan trọng nhất, các hành động phòng ngừa phải là ưu tiên hàng đầu của các chính phủ, ngư dân và các tổ chức/cơ quan quản lý nghề cá. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng việc mất ngư cụ sẽ xảy ra ngay cả trong các nghề cá được quản lý tốt nhất, do đó chúng ta vẫn phải thực hiện các hành động hiệu quả để giảm thiểu tác hại do ngư cụ bị mất gây ra cũng như tích cực tìm và thu hồi lại chúng trong một số tình huống. Do đó, các chính sách và công cụ ở các cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cần kết hợp các phương pháp tiếp cận tập trung chủ yếu vào ngăn ngừa mất ngư cụ, sau đó mới là giảm tác hại của việc mất ngư cụ (biện pháp giảm nhẹ), như thiết kế ngư cụ giúp hạn chế đánh bắt ma, rồi đến thu hồi lại (biện pháp khắc phục), ba tiếp cận cấu thành giải pháp toàn diện135,136,137.

GGGI ĐƯỢC THÀNH LẬP VÀO NĂM 2015,

LÀ MỘT LIÊN MINH ĐA NGÀNH TOÀN CẦU

CAM KẾT THÚC ĐẨY CÁC GIẢI PHÁP VỀ

VẤN ĐỀ NGƯ CỤ MA. LIÊN MINH ĐÃ GIẢI

QUYẾT VẤN ĐỀ NGƯ CỤ MA THÔNG QUA VIỆC THU HÚT HƠN

100 THÀNH VIÊN.

47

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪANgăn ngừa mất ngư cụ là mục tiêu căn bản nhất của các chương trình phòng chống ngư cụ ma theo tiến trình. Phòng ngừa bao gồm nhiều hành động theo kịch bản mà các bên liên quan đến ngành thủy sản có thể áp dụng, từ nâng cao nhận thức đến các biện pháp quản lý và các bước liên quan. Đối với các chính phủ và các tổ chức quốc tế, các chính sách và quy định cần phải được thiết kế để ngăn ngừa mất ngư cụ và thiết lập các phương án tái chế và xử lý ngư cụ không còn sử dụng được.

Ví dụ, quy định không gian/thời gian cho phép các ngư cụ đánh bắt khác nhau được hoạt động, cấm một số loại ngư cụ nhất định, là những biện pháp quản lý mạnh nhằm ngăn ngừa rủi ro cao mất ngư cụ và xung đột ngư trường/không gian giữa các ngư cụ khác nhau hay tàu thuyền gây mất ngư cụ. Nhiều nghề cá được quản lý tốt đã quy định phân chia các khu vực đánh bắt vì những lý do khác ngoài việc ngăn chặn ngư cụ ma138 và một số quy định đã được ban hành đặc biệt để phòng tránh các tác động tiêu cực từ việc mất ngư cụ, chẳng hạn như Ủy ban nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) đã cấm các hoạt động đánh bắt sử dụng lưới rê trôi quy mô lớn139.

Đánh dấu ngư cụ, hiển thị nội dung rõ ràng và xác định chủ sở hữu là một biện pháp hiệu quả giảm xung đột giữa các ngư cụ khác nhau và mất ngư cụ đồng thời tạo điều kiện thu hồi lại và xác định hoạt động đánh bắt hợp pháp hay bất hợp pháp.

Các giải pháp sáng tạo xử lý và tái chế ngư cụ đánh bắt hết tuổi thọ hứa hẹn giảm lượng ngư cụ bị loại bỏ chủ động trên đại dương. Nhiều chương trình đang triển khai, ví dụ chương trình hợp tác giữa Healthy Seas Partnership với Aquafil và Chương trình quốc gia về đánh bắt thủy sản và động vật hoang dã để sản xuất năng lượng đang thu thập các ngư cụ hết tuổi thọ. Ngoài ra, chương trình này cũng đang thiết lập chuỗi cung ứng và nhu cầu thị trường cho ngư cụ hết tuổi thọ phục vụ các nghề cá không có biện pháp thải bỏ ngư cụ phù hợp trên khắp thế giới140,141. Hợp tác giữa WWF-Peru và Bureo là một ví dụ về kế hoạch tái chế ngư cụ cung cấp cho ngư dân đánh bắt thủ công những mặt hàng có trách nhiệm, chương trình giúp xử lý ngư cụ hết tuổi thọ hiệu quả mà trước đây chưa có142.

Ủy ban Châu Âu đang triển khai các hành động và chỉ dẫn về sản phẩm nhựa sử dụng một lần và ngư cụ hết tuổi thọ trong đó đặt ra các mục tiêu tiến bộ như tỷ lệ thu gom tối thiểu là 50% và mục tiêu tái chế là 15%, cả hai mục tiêu đều phải đạt được vào năm 2025. Chỉ dẫn có yêu cầu xây dựng bộ tiêu chuẩn về thiết kế ngư cụ tuần hoàn và xây dựng các yêu cầu về Trách nhiệm Mở rộng của Nhà sản xuất (EPR) đối với các tổ chức/cá nhân sản xuất ngư cụ143.

Nâng cao nhận thức về vấn đề này và các biện pháp giảm thiểu thiệt hại thông qua giáo dục, đào tạo và tiếp cận cộng đồng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng thủy sản. Năm 2017, GGGI đã phát triển cơ sở dữ liệu ngư cụ ma toàn cầu để kết hợp với dữ liệu hiện có và cải thiện phương thức thu thập dữ liệu. Hình 15 cho thấy những khoảng trống đáng kể trong dữ liệu được thu thập tính đến nay.

ĐỐI VỚI CÁC CHÍNH PHỦ VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ,

CÁC CHÍNH SÁCH VÀ QUY ĐỊNH CẦN PHẢI ĐƯỢC THIẾT

KẾ ĐỂ NGĂN NGỪA MẤT NGƯ CỤ MA

VÀ THIẾT LẬP CÁC PHƯƠNG ÁN TÁI

CHẾ VÀ XỬ LÝ NGƯ CỤ KHÔNG CÒN SỬ

DỤNG ĐƯỢC.

48

Hình 15. Các quan sát về ngư cụ bị loại, thất lạc, hoặc vứt bỏđược báo cáo trong cơ sở dữ liệu về ngư cụ ma của GGGI.

49

Bản đồ 1: Các chấm màu xanh thể hiện các ghi nhận về thiết bị ma, đóng góp vào

cơ sở dữ liệu toàn cầu.

50

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNGQuản lý việc không thể tránh khỏi là mất ngư cụ cần bao gồm việc áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc giảm thiểu đánh bắt ma sau khi ngư cụ bị mất. Các biện pháp hiệu quả bao gồm sử dụng thành phần phân hủy sinh học trong thiết kế và sản xuất ngư cụ để ngư cụ sẽ bị vô hiệu hóa và không tiếp tục đánh bắt ma sau khi bị mất/thất lạc144,145,146,147,148. Đối với nghề đánh bắt hải sản có vỏ ở Bắc Mỹ, bẫy được yêu cầu có thêm một cửa sập cho phép các loài mục tiêu thoát ra ngoài nếu bẫy bị mất. Những cửa sập này thường được bảo vệ bằng sợi phân hủy sinh học được thiết kế để phân hủy theo thời gian nếu bẫy bị mất. Phương pháp hay và đơn giản này giúp giảm thiểu và thậm chí loại bỏ đánh bắt ma do bẫy nếu bị mất, tùy thuộc vào thời gian để sợi phân hủy và khoảng thời gian động vật có thể sống trong bẫy bị mất mà không có thức ăn149.

Một số lưới chà rạo đang được sử dụng hiện nay có một số thành phần được làm bằng nguyên liệu phân hủy sinh học. Lưới chà rạo phân hủy sinh học hoàn toàn sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến ngư cụ này khi bị mất và vứt bỏ150. Hiện tại, ba trong số bốn tổ chức quản lý nghề khai thác cá ngừ khu vực (ICCAT, IOTC và WCPFC) đang thúc đẩy việc sử dụng lưới chà rạo phân hủy sinh học, nhưng chưa tổ chức nào thật sự sử dụng chúng151. Ngư dân và các tổ chức đang kiểm tra tính hiệu quả của các thiết kế lưới chà rạo phân hủy sinh học trong các môi trường biển khác nhau152,153. Các loại lưới phân hủy sinh học vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và vẫn còn nhiều thách thức trong việc thiết kế các loại ngư cụ khác có thành phần phân hủy sinh học154,155. Các tổ chức/cá nhân thiết kế và sản xuất ngư cụ có thể giúp hạn chế đánh bắt ma thông qua thúc đẩy sử dụng các vật liệu phân hủy sinh học trong sản xuất ngư cụ. Sự tham gia của các ngư dân trong quá trình thiết kế và thử nghiệm các ngư cụ sáng tạo là rất cần thiết để đảm bảo các thiết kế mới phù hợp với mục đích sử dụng.

CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤCNgay cả trong các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản được quản lý tốt nhất trên thế giới, ngư cụ vẫn bị bỏ hoang hay thất lạc do thời tiết, sự cố máy móc, tai nạn trên biển hoặc lỗi của con người. Khắc phục hoặc loại bỏ tác hại từ ngư cụ ma chỉ có

NGƯ DÂN NÊN ĐƯỢC ĐÀO TẠO VÀ CÓ TINH THẦN SẴN

SÀNG THU GOM NGƯ CỤ MA KHI

THẤY AN TOÀN ĐỂ THỰC HIỆN.

51

CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUY XUẤT NGƯ CỤ

MA TIẾN BỘ NHẤT BAO GỒM HỆ THỐNG

BÁO CÁO DỄ SỬ DỤNG ĐỐI VỚI NGƯ DÂN

ĐỂ HỌ CÓ THỂ BÁO CÁO KHI CÓ NGƯ CỤ

BỊ MẤT KẾT HỢP VỚI THU HỒI MỘT CÁCH HỆ THỐNG CÁC NGƯ CỤ ĐÃ ĐƯỢC NHẬP

SỐ LIỆU VÀO CHƯƠNG TRÌNH BÁO CÁO.

thể thực hiện được khi xóa bỏ sự hiện diện của ngư cụ ma khỏi đại dương. Loại bỏ ngư cụ sau khi chúng bị mất/thất lạc trên đại dương là phương pháp đảm bảo duy nhất để chấm dứt nạn đánh bắt ma và các tác hại khác do ngư cụ vô chủ lâu ngày gây ra. Tuy nhiên, tiến hành loại bỏ ngư cụ ma đòi hỏi chi phí lớn, đặc biệt là thu gom chúng từ các khu vực sâu dưới đáy biển156,157,158. Các tác động có hại đối với môi trường sống đại dương có thể được giảm thiểu đáng kể, với sự phục hồi môi trường sống tương đối nhanh chóng được ghi nhận sau khi một số ngư cụ ma nhất định ở một số khu vực nhất định được loại bỏ159,160.

Nhiều chương trình thu gom/loại bỏ ngư cụ ma đang được triển khai trên khắp thế giới, một số chương trình tập trung vào các điểm tích tụ ngư cụ ma qua nhiều năm161,162,163 và một số chương trình khác làm sạch một cách có hệ thống và thường xuyên tại một số ngư trường đánh bắt nhất định164,165. Một số chương trình đáng chú ý, như Chương trình của Northwest Straits Foundation ở Puget Sound, lại áp dụng tiếp cận phản ứng nhanh và loại bỏ các ngư cụ ma mới mất/thất lạc (trong trường hợp này là lưới rê)166. Ngư dân nên được đào tạo và có tinh thần sẵn sàng thu gom ngư cụ ma khi thấy an toàn để thực hiện. Liên minh châu Âu đã yêu cầu ngư dân mang theo thiết bị dò tìm và thu gom ngư cụ bị mất hoặc báo cáo mất ngư cụ trong vòng 24 giờ nếu họ không thể tìm lại ngư cụ của mình167.

Các chương trình truy xuất ngư cụ ma tiến bộ nhất bao gồm hệ thống báo cáo dễ sử dụng đối với ngư dân để họ có thể báo cáo khi có ngư cụ bị mất kết hợp với thu hồi một cách hệ thống các ngư cụ đã được nhập số liệu vào chương trình báo cáo. Các chương trình này bao gồm hoạt động phản ứng nhanh, thu hồi, hoặc làm sạch ngư trường thường xuyên, hay sau mùa đánh bắt, tùy thuộc vào nhu cầu của nghề cá đó và mức độ khẩn cấp của các tác động168,169. Những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai như lốc xoáy làm mất số lượng lớn ngư cụ cần được đặc biệt lưu ý. Công tác chuẩn bị ứng phó thiên tai cần bao gồm hoạt động tháo dỡ ngư cụ khi có dự báo bão kết hợp với hoạt động dọn dẹp sau bão170.

Các chương trình Thu gom rác thải, trong đó ngư dân thu gom các mảnh rác thải đại dương, bao gồm ngư cụ ma họ gặp trong quá trình đánh bắt, đang trở nên ngày càng phổ biến. Phần thưởng dành cho ngư dân vì đã giúp làm sạch đại dương được thiết kế trong chương trình, kèm theo việc hướng dẫn các biện pháp dễ thực hiện để xử lý và tái chế các mảnh rác thu hồi được171,172. Những chương trình như thế này cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan và công tác phối hợp với các cảng cá.

© Antonio Busiello / WWF-US

52

THÁM TỬ NGƯ CỤ MACHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG DÂN DƯỚI NƯỚC ĐẦU TIÊN ĐƯỢCTHIẾT KẾ ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGƯ CỤ MA Ở HỒNG KÔNGBên cạnh những tòa nhà cao tầng hiện đại ở thành phố thuộc Châu Á này, Hồng Kông còn là nơi sinh sống của gần 6.000 loài sinh vật biển, chiếm 1/4 tổng số loài sinh vật biển ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các hệ sinh thái có giá trị này hiện đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa từ sự phát triển đô thị tràn lan, các hoạt động đánh bắt không được kiểm soát, giao thông trên biển tăng trưởng nóng và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Một trong số những vấn đề này là vấn đề không thể bỏ qua, ngư cụ bị bỏ hoang, thất lạc, vứt bỏ và thông tin về tình trạng thực của vấn đề ngư cụ ma còn hạn chế.

WWF-Hồng Kông đang tiến hành các hoạt động nhằm giải quyết các lỗ hổng thông tin về ngư cụ ma, và đây là phần mở rộng của chương trình rác thải nhựa đại dương mà tổ chức này khởi động vào năm 2013. Tổ chức này đã thiết kế một giao thức khoa học dễ sử dụng cho phép người tham gia ghi lại thông tin về rác thải đại dương mà họ gặp trong hoạt động lặn giải trí. Tên chương trình là: “Thám tử ngư cụ ma, một chương trình khoa học công dân dưới nước”.

Đây là một giao thức khoa học dễ sử dụng, gắn với thiết bị khảo sát sáng tạo, được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân tham gia báo cáo thông tin về ngư cụ ma thông qua chương trình khoa học công dân dưới nước áp dụng cho cộng đồng lặn để ghi lại những phát hiện của họ. Năm 2019, 57 người lặn biển đã gửi 156 báo cáo về 172 mảnh ngư cụ ma họ tìm thấy. Các báo cáo của họ đã góp phần hình thành cái nhìn tổng quan cơ bản về ngư cụ ma trong khu vực, cho phép hình dung vấn đề bằng tiếp cận dựa trên bằng chứng.

Với sự thành công của chương trình Thám tử ngư cụ ma, WWF- Hồng Kông đang tiếp tục phát triển chương trình này thành một dự án giám sát do công dân thực hiện hàng năm. Với mục tiêu hướng tới một cơ chế tự truy xuất báo cáo bền vững, WWF-Hồng Kông hợp tác với Tổ chức Hồng Kông Reef Check, tổ chức tiến hành khảo sát lớn nhất hàng năm về san hô ở Hồng Kông, để cùng tăng cường hệ thống báo cáo ngư cụ ma. Các thợ lặn của Reef Check được khuyến khích gửi thông tin những lần gặp ngư cụ ma trong các chuyến lặn khảo sát của họ. Các báo cáo này sẽ được các cán bộ chính phủ rà soát để triển khai hoạt động truy xuất. Cách tiếp cận này không chỉ nâng cao nhận thức trong cộng đồng lặn mà còn cung cấp tiếp cận giám sát hiệu quả chi phí cho chính phủ.

53

Ngoài cơ chế truy xuất báo cáo, việc giảm thiểu thải bỏ ngư cụ là chìa khóa để giải quyết vấn đề. WWF- Hồng Kông đang yêu cầu các khu bảo tồn biển (KBTB) ban hành thêm các quy định về ngư cụ. Ví dụ, hạn chế sử dụng lưới rê và cấm các hoạt động đánh bắt không chọn lọc, bao gồm cả lưới rê mành và lồng bẫy, để giảm nguy cơ các loài sinh vật biển mắc kẹt trong những ngư cụ này, quy định bắt buộc các tàu cá phải có nhật ký ghi lại các ngư trường đánh bắt và loại ngư cụ sử dụng. Các biện pháp này có thể giúp ngăn chặn sự phát sinh thêm ngư cụ ma ở các khu sinh thái quan trọng.

Ngoài ra, cơ chế xử lý ngư cụ đã qua sử dụng cũng rất quan trọng. Do đó, WWF-Hồng Kông đang điều tra những lỗ hổng trong quy trình tiêu hủy ngư cụ và tìm kiếm các biện pháp tái chế ngư cụ, với quyết tâm phát triển kế hoạch toàn diện giải quyết vấn đề ngư cụ ma từ góc độ kinh tế tuần hoàn.

© WWF-Hồng Kông

54

RED - CICLATẠO RA MỘT NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO CÁC NGƯ CỤ THỦ CÔNGBỊ BỎ HOANG, THẤT LẠC VÀ VỨT BỎ Ở PHÍA BẮC CỦA PERUNgư cụ bị loại, thất lạc và vứt bỏ, thường được gọi là ngư cụ ma, tồn tại trong môi trường biển qua nhiều thập kỷ, tác động đến động vật biển hoang dã, đến môi trường sống của chúng và có tác động tiêu cực thấy rõ đối với kinh tế của các cộng đồng ven biển.

Peru không còn xa lạ gì với vấn đề này cũng như hậu quả của nó. Trong quá trình đánh bắt, ngư dân Peru có thể bị mất ngư cụ do vướng vào các phiến đá đáy biển hoặc do các yếu tố khí hậu và hải văn. Ngoài ra, các lý do khác gây mất ngư cụ bao gồm ngư cụ gặp các động vật biển lớn như cá voi hoặc sư tử biển, hoặc xunh đột tuyến với tàu thuyền, hoặc tàu thuyền mắc và lôi theo ngư cụ trong quá trình đánh bắt.

Ngoài đại dương, tại các cảng cá hoặc ngay trong các cộng đồng ngư dân, việc thiếu các cơ sở xử lý ngư cụ và thiếu hệ thống quản lý rác thải đang gây ô nhiễm cho các vùng ven biển dọc theo bờ biển Peru.

Để tìm kiếm giải pháp, WWF-Peru đã nỗ lực cùng với Bureo, một công ty tái chế lưới đánh cá, thí điểm triển khai dự án thu gom và tái chế ngư cụ tại ba cộng đồng ở miền trung và miền bắc Peru. Dự án bắt đầu với các hoạt động nâng cao nhận thức cho ngư dân và xây dựng cơ sở kho bãi lưu trữ ngư cụ tại cảng, tìm kiếm các thành viên cộng đồng tham gia thu gom lưới rê đánh bắt thủ công bị loại bỏ. Số lượng lưới cước thu được trong các hoạt động tình nguyện đạt hơn 500 kg trong thời gian 6 tháng. Song song với đó, ngư cụ hết tuổi thọ được thu gom từ các công ty đánh bắt công nghiệp đạt hơn 100.000 kg lưới đánh cá cước đa sợi từ ba công ty đánh bắt cá cơm công nghiệp lớn nhất Peru.

Số lưới này hiện đã sẵn sàng để tái chế thành các sản phẩm mới, như kính râm, ván trượt, trò chơi ghép hình và các sản phẩm khác giúp thay thế các vật liệu thô sơ và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Đổi lại, một phần quỹ thu được từ việc bán vật liệu tái chế sẽ được sử dụng để tài trợ cho các dự án môi trường và mở rộng chương trình thu gom lưới ma tới nhiều cộng đồng đánh cá thủ công hơn.

55

© Kostek Strzelski

Giải quyết vấn đề ngư cụ ma cần sự tham gia của các bên liên quan trong toàn chuỗi cung ứng ngư cụ. Vì lý do này, việc thành lập các liên minh là chìa khóa để đạt được tác động cấp quốc gia và toàn cầu. Dự án này của Bureo và WWF-Peru (cả hai đều là thành viên của GGGI) là một ví dụ điển hình cấp quốc gia về dự án đối tác khả thi có thể nhân rộng.

56

SỰ CẦN THIẾTCỦA MỘT HIỆP ƯỚC TOÀN CẦU VỀÔ NHIỄM RÁC THẢI NHỰA ĐẠI DƯƠNG

© naturepl.com/ Espen Bergersen/ WWF

57

KHUYẾN NGHỊ CỦA WWF:● Hiệp ước toàn cầu mới cần có tầm nhìn rõ ràng về lộ trình xóa bỏ nguồn xả rác thải

nhựa vào đại dương, dù là trực tiếp hay gián tiếp, dựa trên nguyên tắc phòng ngừa và nhận diện tác động tàn phá nghiêm trọng từ ô nhiễm nhựa đại dương đã được chứng minh đối với các hệ sinh thái biển và sinh kế của các cộng đồng ven biển.

Mặc dù đã có một số tiến bộ đạt được, những thiếu hụt vẫn thể hiện rõ trong các quy định ở cấp toàn cầu và các khuôn khổ hiện hành còn thiếu vắng các mục tiêu toàn cầu rõ ràng. Hiện tại, các quốc gia không có nghĩa vụ bắt buộc phải xây dựng và thực hiện các kế hoạch hành động quốc gia bao gồm các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục vấn đề ngư cụ ma; không có tiêu chuẩn nhất quán về báo cáo và giám sát rác thải nhựa (bao gồm ngư cụ ma) để đánh giá tính hiệu quả của các hành động đã thực hiện; cũng như thiếu vắng cơ chế tài chính toàn cầu hỗ trợ các biện pháp chấm dứt hiệu quả việc xả rác thải nhựa ra đại dương. Tính đến nay, Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc đã thông qua tổng cộng 4 nghị quyết về rác thải đại dương và rác vi nhựa, đồng thời tìm kiếm biện pháp “ngăn chặn và giảm thiểu đáng kể mọi loại hình gây ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là từ các hoạt động trên đất liền, bao gồm xả rác vào đại dương và ô nhiễm chất dinh dưỡng” vào năm 2025, là một phần của Mục tiêu phát triển bền vững SDG 14 và tiểu mục tiêu SDG 14.1. Và ngư cụ ma là dạng rác gây hại nhất trong tất cả các dạng rác thải nhựa đại dương173.

Để ứng phó hiệu quả trên phạm vi toàn cầu đối với cuộc khủng hoảng này cần phải có một hiệp ước quốc tế toàn diện quy định các nghĩa vụ và trách nhiệm rõ ràng nhằm ngăn chặn và giảm thiểu dòng ô nhiễm nhựa vào đại dương. Hiệp ước này phải bao gồm các mục tiêu đầy tham vọng, các biện pháp ràng buộc và các cơ chế hỗ trợ đầy đủ. Một thỏa thuận như vậy cần tổng hợp các nỗ lực từ tất cả các quốc gia thành viên trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa đại dương bao gồm ngư cụ ma, biện pháp trách nhiệm giải trình cần được thiết lập và các tổ chức phi chính phủ, bao gồm các doanh nghiệp cần có một sân chơi bình đẳng và một khuôn khổ pháp lý hài hòa để đo đếm hiệu suất thực hiện của họ.

Rõ ràng đây là vấn đề không thể giải quyết được chỉ ở cấp độ quốc gia hoặc khu vực, hoặc chỉ thông qua các biện pháp tự nguyện, không ràng buộc. WWF đang kêu gọi các quốc gia tham gia đàm phán, càng sớm càng tốt, về một thỏa thuận ràng buộc pháp lý quốc tế mới để giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.

58

PHỤ LỤC 1.

CÁC KHUÔN KHỔ QUỐC TẾ

© WWF-US/ Gustavo Ybarra

59

● Nhận thức được mối đe dọa từ ngư cụ bị bỏ hoang, thất lạc hoặc vứt bỏ, các thành viên của Công ước Đa dạng Sinh học (CBD) đã nhất trí xác định các biện pháp để giải quyết rác thải từ ngành đánh bắt và thực hiện các hoạt động và thực hành tốt để giải quyết vấn đề này, chẳng hạn như các chương trình ký quỹ, các thỏa thuận tự nguyện và thu hồi ngư cụ hết tuổi thọ. Tuy nhiên, thỏa thuận này không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý.

● Theo Công ước về các Loài di cư (Công ước bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư) (viết tắt là CMS hay còn gọi là Công ước Bonn), hai nghị quyết (số.10.4 và số.11.30) đã được thông qua khuyến khích các biện pháp bù đắp những thiếu hụt về kiến thức, đặc biệt kiến thức liên quan đến tác động từ mảnh rác thải nhựa đại dương đối với các loài sinh vật biển, các thực hành tốt cần áp dụng trên tàu thương mại và các chiến dịch nâng cao nhận thức. Các công cụ bảo tồn này tuy chưa toàn diện, nhưng đã giúp cung cấp các biện pháp bổ sung bảo vệ một số loài cụ thể (như rùa, cá voi và cá heo).

● Ủy ban Cá voi Quốc tế (IWC) đã tổ chức hội thảo về các loại mảnh rác thải đại dương vào tháng 12 năm 2019, khuyến khích các quốc gia ủng hộ cơ chế quản trị toàn cầu nhằm điều phối và quản lý toàn bộ vòng đời các loại sản phẩm nhựa, bao gồm ngư cụ đánh bắt bị bỏ hoang, thất lạc hay vứt bỏ. Ngoài ra, IWC dự định hợp tác chặt chẽ hơn với GGGI về những vấn đề này.

● Công ước về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Công ước Stockholm) bao gồm một số quy định về sản xuất, sử dụng và thải bỏ các chất phụ gia được sử dụng trong sản xuất sản phẩm nhựa. Việc áp dụng Công ước Stockholm chỉ giới hạn đối với những loại nhựa được sản xuất có thành phần chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) được liệt kê theo Công ước và có thể có tác động đến việc tái chế và tái sử dụng các sản phẩm có chứa các hóa chất trong danh mục. Tuy nhiên, phạm vi của công ước chỉ giới hạn đối với một số hóa chất được sử dụng trong sản xuất nhựa.

● Công ước về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng (Công ước Basel) quy định việc vận chuyển xuyên biên giới, bao gồm cả đường biển, các phế thải nguy hại, phế thải khác và gần đây là rác thải đại dương. Các trung tâm khu vực và trung tâm điều phối của Công ước được khuyến khích xử lý tác động từ rác thải nhựa, rác thải nhựa đại dương, vi nhựa và có các biện pháp ngăn ngừa và quản lý môi trường lành mạnh; Hiện tại nhựa vẫn chưa được coi là phế thải nguy hại.

● Chiến lược Honolulu: Khung chiến lược toàn cầu về ngăn ngừa và quản lý rác thải đại dương (Chiến lược Honolulu) do Chương trình rác thải Đại dương của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) xây dựng, là một khung chiến lược tự nguyện nhằm giảm thiểu và giám sát rác thải đại dương, bao gồm ngư cụ ma, nhưng Khung này không quy định mục tiêu hoặc thời hạn cụ thể.

● Dự án Đối tác GloLitter được FAO và IMO khởi động vào tháng 12 năm 2019. Dự án nhằm mục đích ngăn ngừa và giảm thiểu mảnh rác thải nhựa đại dương từ hoạt động của ngành vận tải biển và nghề cá cũng như hỗ trợ các nước đang phát triển xác định các cơ hội để ngăn ngừa và giảm thiểu rác thải đại dương trong các ngành vận tải biển và thủy sản. Dự án GloLitter sẽ hỗ trợ thực hiện các quy định hiện hành (Phụ lục MARPOL V của IMO), thúc đẩy tuân thủ các công cụ liên quan của FAO (Hướng dẫn tự nguyện về Đánh dấu ngư cụ), và nhấn mạnh việc thực hiện các quy định của Công ước London/Nghị định thư London của IMO về việc đổ thải ra biển. Ở cấp quốc gia, GloLitter đặt mục tiêu tăng cường năng lực của chính quyền và năng lực quản lý bến cảng; thúc đẩy cải cách luật pháp, chính sách và thể chế; và tăng cường hợp tác giữa các khu vực.

ỦY BAN CÁ VOI QUỐC TẾ (IWC) KHUYẾN

KHÍCH CÁC QUỐC GIA ỦNG HỘ CƠ CHẾ QUẢN TRỊ TOÀN CẦU NHẰM

ĐIỀU PHỐI VÀ QUẢN LÝ TOÀN BỘ VÒNG ĐỜI

CÁC LOẠI SẢN PHẨM NHỰA, BAO GỒM NGƯ

CỤ ĐÁNH BẮT BỊ BỎ HOANG, THẤT LẠC

HAY VỨT BỎ.

60

CHÚ THÍCH:1 FAO (2020). Thực trạng Nghề cá và Nuôi trồng

Thủy sản Thế giới (SOFIA), http://www.fao.org/3/ca9229en/CA9229EN.pdf

2 Tham khảo https://www.ghostgear.org/news/2018/7/6/gggi-ghost-gear-reporter-app

3 Tham khảo http://fishingforlitter.org/4 PEW and SYSTEMIQ (2020), Breaking

the Plastic Wave, https://www.pewtrusts.org/-/media/assets/2020/07/breakingtheplasticwave_report.pdf; Jambeck et al. (2015).

5 Jambeck, J. R., Geyer, R., Wilcox, C., Siegler, T. R., Perryman, M., Andrady, A., ... & Law, K. L. (2015). Plastic waste inputs from land into the ocean. Science, 347(6223), 768-771.

6 Macfadyen, G., Huntington, T., Cappell, R. (2009). Abandoned, lost or otherwise discarded fishing gear. UNEP Regional Seas Reports and Studies 185. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper 523., Aquaculture.

7 Lebreton, L., Slat, B., Ferrari, F., Sainte-Rose, B., Aitken, J., Marthouse, R., Hajbane, S., Cunsolo, S., Schwarz, A., Levivier, A., Noble, K., Debeljak, P., Maral, H., Schoeneich-Argent, R., Brambini, R., Reisser, J.(2018). Evidence that the Great Pacific Garbage Patch is rapidly accumulating plastic. Sci. Rep. 8, 1–15. https://doi.org/10.1038/s41598-018-22939-w

8 Wilcox, C., Mallos, N. J., Leonard, G. H., Rodriguez, A. & Hardesty, B. D. (2016). Using expert elicitation to estimate the impacts of plastic pollution on marine wildlife. Mar. Policy 65, 107–114

9 Kühn, S., Rebolledo, E.L.B. and van Franeker, J.A., 2015. Deleterious effects of litter on marine life. In Marine anthropogenic litter (pp. 75-116). Springer, Cham.

10 University of Exeter (2019, July 4). Hundreds of sharks and rays tangled in plastic. ScienceDaily. Retrieved June 13, 2020 from www.sciencedaily.com/releases/2019/07/190704191427.htm

11 Balderson, S.D., Martin, L.E.C (2015). Environmental impacts and causation of ‘beached’ Drifting Fish Aggregating Devices around Seychelles Islands: A preliminary report on data collected by Island Conservation Society, 11th Working Party on Ecosystems and Bycatch, 7–11 September 2015, Olhão, Portugal.

12 Consoli, P., Romeo, T., Angiolillo, M., Canese, S., Esposito, V., Salvati, E., Scotti, G., Andaloro, F., Tunesi, L. (2019). Marine litter from fishery activities in the Western Mediterranean sea: The impact of entanglement on marine animal forests. Environ. Pollut. 249, 472–481.

13 Good, T.P., June, J.A., Etnier, M.A., Broadhurst, G. (2010). Derelict fishing nets in Puget Sound and the Northwest Straits: Patterns and threats to marine fauna. Mar. Pollut. Bull. 60, 39–50. https://doi.org/10.1016/j.marpolbul.2009.09.005

14 Valderrama Ballesteros, L., Matthews, J.L., Hoeksema, B.W. (2018). Pollution and coral damage caused by derelict fishing gear on coral reefs around Koh Tao, Gulf of Thailand. Mar. Pollut. Bull. https://doi.org/10.1016/j.marpolbul.2018.08.033

15 Baeta, F., Jose Costa, M., & Cabral, H. (2009). Trammel net’s ghost fishing off the Portuguese central coast. Fish. Res. 98, 33–39.

16 Erzini, K., Monteiro, C.C., Ribeiro, J., Santos, M.N., Gaspar, M., Monteiro, P., Borges, T.C. (1997). An experimental study of gill net and trammel net “ghost fishing” off the Algarve (southern Portugal). Mar. Ecol. Prog. Ser. 158, 257–265. https://doi.org/10.3354/meps158257

17 Good, T.P., June, J.A., Etnier, M.A., Broadhurst, G. (2010). Derelict fishing nets in Puget Sound and the Northwest Straits: Patterns and threats to marine fauna. Mar. Pollut. Bull. 60, 39–50. https://doi.org/10.1016/j.marpolbul.2009.09.005

18 Tschernij, Vesa & Larsson, P.-O. (2003). Ghost fishing by lost cod gill nets in the Baltic Sea. Fisheries Research. 64. 151-162. 10.1016/S0165-7836(03)00214-5

19 Al-Masroori, H., Al-Oufi, H., McIlwain, J. L., & McLean, E. (2004). Catches of lost fish traps (ghost fishing) from fishing grounds near Muscat, Sultanate of Oman. Fisheries Research, 69(3), 407-414.

20 https://marinedebris.noaa.gov/reports/study-economic-impacts-marine-debris-beaches

21 Richardson, K., Hardesty, B. D., & Wilcox, C. (2019). Estimates of fishing gear loss rates at a global scale: A literature review and meta-analysis. Fish and Fisheries, 20(6), 1218-12310

22 Barnard, D.R. (2008). Fishery Data Series No . 08-05 Biodegradable Twine Report to the Alaska Board of Fisheries.

23 Bilkovic, D.M., Havens, K.J., Stanhope, D.M., Angstadt, K.T. (2012). Use of Fully Biodegradable Panels to Reduce Derelict Pot Threats to Marine Fauna. Conserv. Biol. https://doi.org/10.1111/j.1523-1739.2012.01939.x

24 Escalle, L., Phillips, J.S., Brownjohn, M., Brouwer, S., Gupta, A. Sen, Sebille, E. Van, Hampton, J., Pilling, G. (2019). Environmental versus operational drivers of drifting FAD beaching in the Western and Central Pacific Ocean. Sci. Rep. 1–12. https://doi.org/10.1038/s41598-019-50364-0

25 Gilman, E., Bigler, B., Muller, B., Moreno, G., Largacha, E.D., Hall, M., Poisson, F., Toole, J., He, P., Chiang, W.-C. (2018). Stakeholder views on methods to identify ownership and track the position of drifting fish aggregating devices with reference to FAO’s Draft Guidelines on the Marking of Fishing Gear. FAO Fisheries Circular ISSN 0429-0329. Rome, Italy.

26 Lopez, J.; Ferarios, J.M.; Santiago, J.; Alvarez, O.G.; Moreno, G.; Murua, H. (2016). Evaluating potential biodegradable twines for use in the tropical tuna fishery, report to the Scientific Committee of the Western Central Pacific Fisheries Commission, WDPFC-SC12-2016/ EB-IP-11. Bali, Indonesia.

27 Jambeck, J. R., Geyer, R., Wilcox, C., Siegler, T. R., Perryman, M., Andrady, A., ... & Law, K. L. (2015). Plastic waste inputs from land into the ocean. Science, 347(6223), 768-771.

28 Macfadyen, G., Huntington, T., Cappell, R. (2009). Abandoned, lost or otherwise discarded fishing gear. UNEP Regional Seas Reports and Studies 185. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper 523., Aquaculture.

29 Kim, S.G., Lee, W.I.L., Yuseok, M. (2014). The estimation of derelict fishing gear in the coastal waters of South Korea: Trap and gill-net fisheries. Mar. Policy 46, 119–122. https://doi.org/10.1016/j.marpol.2014.01.006

30 Havens, K.J., Bilkovic, D.M., Stanhope, D., Angstadt, K., Hershner, C. (2008). The Effects of Derelict Blue Crab Traps on Marine Organisms in the Lower York River, Virginia. North Am. J. Fish. Manag. 28, 1194–1200. https://doi.org/10.1577/M07-014.1

31 Treble, M.A., Stewart, R.E.A. (2010). Impacts and risks associated with a Greenland halibut (Reinhardtius hippoglossoides) gillnet fishery in inshore areas of NAFO Subarea 0. Can. Sci. Advis. Secr. Res. Doc. 032, i–v, 1–18

32 Szulc, M., Kasperek, S., Gruszka, P., Pieckiel, P., Grabia, M., Markowski, T. (2015). Removal of Derelict Fishing Gear, Lost or Discarded by Fishermen in the Baltic Sea: Final Project Report. WWF Poland.

33 Escalle, L., Phillips, J.S., Brownjohn, M., Brouwer, S., Gupta, A. Sen, Sebille, E. Van, Hampton, J., Pilling, G. (2019). Environmental versus operational drivers of drifting FAD beaching in the Western and Central Pacific

Ocean. Sci. Rep. 1–12. https://doi.org/10.1038/s41598-019-50364-0

34 Richardson, K., Hardesty, B. D., & Wilcox, C. (2019). Estimates of fishing gear loss rates at a global scale: A literature review and meta-analysis. Fish and Fisheries, 20(6), 1218-12310

35 Lively, J.A., Good, T.P. (2018). Ghost fishing, in: World Seas: An Environmental Evaluation Volume III: Ecological Issues and Environmental Impacts. pp. 183–196. https://doi.org/10.1016/B978-0-12-805052-1.00010-3

36 Kim, S. G., Lee, W. I., & Moon, Y. (2014). The estimation of derelict fishing gear in the coastal waters of South Korea: Trap and gill-net fisheries. Marine Policy, 119–122.

37 Lively, J.A., Good, T.P. (2018). Ghost fishing, in: World Seas: An Environmental Evaluation Volume III: Ecological Issues and Environmental Impacts. pp. 183–196. https://doi.org/10.1016/B978-0-12-805052-1.00010-3

38 Lebreton, L., Slat, B., Ferrari, F., Sainte-Rose, B., Aitken, J., Marthouse, R., Hajbane, S., Cunsolo, S., Schwarz, A., Levivier, A., Noble, K., Debeljak, P., Maral, H., Schoeneich-Argent, R., Brambini, R., Reisser, J. (2018). Evidence that the Great Pacific Garbage Patch is rapidly accumulating plastic. Sci. Rep. 8, 1–15. https://doi.org/10.1038/s41598-018-22939-w

39 Wilcox, C., Mallos, N. J., Leonard, G. H., Rodriguez, A. & Hardesty, B. D. (2016). Using expert elicitation to estimate the impacts of plastic pollution on marine wildlife. Mar. Policy 65, 107–114

40 Brown, J, G. Macfadyen, T. Huntington, J. Magnus and J. Tumilty (2005). Ghost Fishing by Lost Fishing Gear. Final Report to DG Fisheries and Maritime Affairs of the European Commission. Fish/2004/20. Institute for European Environmental Policy / Poseidon Aquatic Resource Management Ltd joint report

41 Matsuoka, T., Nakashima, T., Nagasawa, N. (2005). A review of ghost fishing: Scientific approaches to evaluation and solutions.Fisheries Science 71: 691–702 (https://doi.org/10.1111/j.1444-2906.2005.01019.x).

42 Baeta, F., Jose Costa, M., & Cabral, H. (2009). Trammel net’s ghost fishing off the Portugueses central coast. Fish. Res. 98, 33–39.

43 Erzini, K., Monteiro, C.C., Ribeiro, J., Santos, M.N., Gaspar, M., Monteiro, P., Borges, T.C. (1997). An experimental study of gill net and trammel net “ghost fishing” off the Algarve (southern Portugal). Mar. Ecol. Prog. Ser. 158, 257–265. https://doi.org/10.3354/meps15825

44 Good, T.P., June, J.A., Etnier, M.A., Broadhurst, G. (2010). Derelict fishing nets in Puget Sound and the Northwest Straits: Patterns and threats to marine fauna. Mar. Pollut. Bull. 60, 39–50. https://doi.org/10.1016/j.marpolbul.2009.09.005

45 Tschernij, Vesa & Larsson, P.-O. (2003). Ghost fishing by lost cod gill nets in the Baltic Sea. Fisheries Research. 64. 151-162. 10.1016/S0165-7836(03)00214-5

46 University of Exeter (2019, July 4). Hundreds of sharks and rays tangled in plastic. ScienceDaily. Retrieved June 13, 2020 from www.sciencedaily.com/releases/2019/07/190704191427.htm

47 Hardesty, B. D., Good, T. P., & Wilcox, C. (2015). Novel methods, new results and science-based solutions to tackle marine debris impacts on wildlife. Ocean & Coastal Management, 115, 4-9

48 Stelfox, M., et al. (2016) A review of ghost gear entanglement amongst marine mammals, reptiles and elasmobranchs, Marine Pollution Bulletin http://dx.doi.org/10.1016/j.marpolbul.2016.06.034

49 Tanja S. Zabka, Martin Haulena, Birgit Puschner, Frances M. D. Gulland, Patricia A.

61

Conrad, and L. J. Lowenstine (2006) Acute Lead Toxicosis in a Harbor Seal (Phoca vitulina richardsi) Consequent to Ingestion of a Lead Fishing Sinker. Journal of Wildlife Diseases: July 2006, Vol. 42, No. 3, pp. 651-657 (https://doi.org/10.7589/0090-3558-42.3.651)

50 National Oceanic and Atmospheric Administration Marine Debris Program (2016). 2016 MARINE DEBRIS HABITAT REPORT Habitat Marine Debris Impacts on Coastal and Benthic Habitats 2016 NOAA Marine Debris Program Report 26.

51 Balderson, S.D., Martin, L.E.C. (2015). Environmental impacts and causation of ‘beached’ Drifting Fish Aggregating Devices around Seychelles Islands: A preliminary report on data collected by Island Conservation Society, 11th Working Party on Ecosystems and Bycatch, 7–11 September 2015, Olhão, Portugal.

52 Consoli, P., Romeo, T., Angiolillo, M., Canese, S., Esposito, V., Salvati, E., Scotti, G., Andaloro, F., Tunesi, L. (2019). Marine litter from fishery activities in the Western Mediterranean sea: The impact of entanglement on marine animal forests. Environ. Pollut. 249, 472–481.

53 Good, T.P., June, J.A., Etnier, M.A., Broadhurst, G. (2010). Derelict fishing nets in Puget Sound and the Northwest Straits: Patterns and threats to marine fauna. Mar. Pollut. Bull. 60, 39–50. https://doi.org/10.1016/j.marpolbul.2009.09.005

54 Valderrama Ballesteros, L., Matthews, J.L., Hoeksema, B.W. (2018). Pollution and coral damage caused by derelict fishing gear on coral reefs around Koh Tao, Gulf of Thailand. Mar. Pollut. Bull. https://doi.org/10.1016/j.marpolbul.2018.08.033

55 Amon, D.J., Kennedy, B.R.C., Cantwell, K., Suhre, K., Glickson, D., Shank, T.M., Rotjan, R.D. (2020). Deep-Sea Debris in the Central and Western Pacific Ocean. Front. Mar. Sci. 7, 1–15. https://doi.org/10.3389/fmars.2020.00369

56 García-Alegre, A., Román-Marcote, E., Gago, J., González-Nuevo, G., Sacau, M., Muñoz, P.D. (2020). Seabed litter distribution in the high seas of the flemish pass area (Nw atlantic). Sci. Mar. 84, 93–101. https://doi.org/10.3989/scimar.04945.27A

57 Natural Resources Consultants (2011). Deepwater Sidescan Sonar and Camera Surveys for Derelict Fishing Nets and Rockfish Habitat. Seattle, Washington.

58 Pham, C.K., Ramirez-Llodra, E., Alt, C.H.S., Amaro, T., Bergmann, M., Canals, M., Company, J.B., Davies, J., Duineveld, G., Galgani, F., Howell, K.L., Huvenne, V.A.I., Isidro, E., Jones, D.O.B., Lastras, G., Morato, T., Gomes-Pereira, J.N., Purser, A., Stewart, H., Tojeira, I., Tubau, X., Van Rooij, D., Tyler, P.A. (2014). Marine Litter Distribution and Density in European Seas, from the Shelves to Deep Basins. PLoS One 9, e95839. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0095839

59 Watters, D.L., Yoklavich, M.M., Love, M.S., Schroeder, D.M. (2010). Assessing marine debris in deep seafloor habitats off California. Mar. Pollut. Bull. 60, 131–138. https://doi.org/10.1016/j.marpolbul.2009.08.019

60 Gall, S.C., Thompson, R.C. (2015). The impact of debris on marine life. Marine Pollution Bulletin 92, 170-179.

61 Laist, D.W. (1997). Impacts of marine debris: entanglement of marine life in marine debris including a comprehensive list of species with entanglement and ingestion records. Marine Debris. Springer, New York, USA, pp. 99–139.

62 Page et al. (2003). Population status and breeding season chronology of Heard Island fur seals. Polar Biol 26:219–224.

63 Butterworth, A. & Sayer, S. (2017). The Welfare Impact on Pinnipeds of Marine Debris and Fisheries. In Butterworth, A. (Ed.), Marine Mammal Welfare (pp., 216-239). Springer.

64 Lawson TJ, et al. (2015). Characteristics of marine debris that entangle Australian fur seals (Arctocephalus pusillus doriferus) in southern Australia. Marine Pollution Bulletin, 98, pp. 354–357.

65 Butterworth, A. & Sayer, S. (2017). The Welfare Impact on Pinnipeds of Marine Debris and Fisheries. In Butterworth, A. (Ed.), Marine Mammal Welfare (pp., 216-239). Springer.

66 Butterworth, A. & Sayer, S. (2017). The Welfare Impact on Pinnipeds of Marine Debris and Fisheries. In Butterworth, A. (Ed.), Marine Mammal Welfare (pp., 216-239). Springer.

67 Vidal O., Brownell, R.L. & L.T. Findley (1999). Vaquita (Phocoena sinus), Handbook of Marine Mammals. Volume 6: 367-378.

68 Crosta, A. y K. Sutherland (2017). Investigating the Southeast China Totoaba Maw Trade as this Traditional Product is Causing the Extinction of Both the Vaquita and the Totoaba. Elephant Action League (EAL).

69 Comité Internacional para el Rescate de la Vaquita, CIRVA (2012). Cuarta Reunión del Comité Internacional para el Rescate de la Vaquita, CIRVA IV. Febrero de 2012.

70 IUCN (2005). Resolution 4.025 Avoiding extinction of the Vaquita porpoise Phocoena sinus. Disponible en: https://portals.iucn.org/library/sites/library/files/resrecfiles/WCC_2008_RES_25_EN.pdf

71 Comité Internacional para la Recuperación de la Vaquita, CIRVA (2017). Novena Reunión del Comité Internacional para el Rescate de la Vaquita. CIRVA IX. Mayo de 2017

72 DelBene, J.A., Bilkovic, D.M., Scheld, A.M. (2019). Examining derelict pot impacts on harvest in a commercial blue crab Callinectes sapidus fishery. Mar. Pollut. Bull. 139, 150–156.

73 Antonelis, K., Huppert, D., Velasquez, D., June, J. (2011). Dungeness Crab Mortality Due to Lost Traps and a cost – benefit analysis of trap removal in Washington State waters of the Salish Sea. North Am. J. Fish. Manag. 37–41. https://doi.org/10.1080/02755947.2011.590113

74 Scheld, A.M., Bilkovic, D.M., Havens, K.J. (2016). The Dilemma of Derelict Gear. Sci. Rep. 6, 1–7. https://doi.org/10.1038/srep19671.

75 Drinkwin, J., Antonelis, K., Edwards, D. (2017). Final Report: Area A Lost Crab Trap Removal Project McIntyre Bay, British Columbia prepared for World Animal Protection.

76 Drinkwin, J., 2016. Puget Sound Lost Crab Pot Prevention Plan.

77 Macfadyen, G., Huntington, T., Cappell, R. (2009). Abandoned, lost or otherwise discarded fishing gear. UNEP Regional Seas Reports and Studies 185. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper 523., Aquaculture.

78 https://mynorthwest.com/729250/crabbing-causing-ferry-delays-across-puget-sound/

79 Butterworth, A. & Sayer, S. (2017). The Welfare Impact on Pinnipeds of Marine Debris and Fisheries. In Butterworth, A. (Ed.), Marine Mammal Welfare (pp., 216-239). Springer.

80 Gunn, R., Hardesty, B.D., Butler, J. (2010). Tackling “ghost nets”: Local solutions to a global issue in northern Australia. Ecol. Manag. Restor. 11, 88–98. https://doi.org/10.1111/j.1442-8903.2010.00525.x

81 Dau, B.K., Gilardi, K.V.K., Gulland, F.M., Higgins, A., Holcomb, J.B., Leger, J.S., Ziccardi, M.H. (2009). Fishing Gear-Related Injury in California Marine Wildlife. J. Wildl. Dis. 45, 355–362.

82 Global Ghost Gear Initiative, Huntington, T. (2017). Development of a best practice framework for the management of fishing gear Part 2: Best Practice Framework for the Management of Fishing Gear. A report of the Global Ghost Gear Initiative.

83 PRODUCE (2011). Reglamento de

Ordenamiento Pesquero de la Anguila. Ministerio de la Producción del Perú

84 https://www.gov.uk/guidance/marking-of-fishing-gear-retrieval-and-notification-of-lost-gear

85 https://ffaw.ca/the-latest/news/gear-marking-requirements-non-tended-fixed-gear-fisheries-eastern-canada/

86 Baske, A., Gibbon, J., Benn, J., Nickson, A. (2012). Estimating the use of drifting Fish Aggregation Devices (FADs ) around the globe, Pew Discussion Paper.

87 Franco, J., Dagorn, L., Sancristobal, I., Moreno, G. (2009). Design of Ecological Fads 22.

88 Gilman, E., Bigler, B., Muller, B., Moreno, G., Largacha, E.D., Hall, M., Poisson, F., Toole, J., He, P., Chiang, W.-C. (2018). Stakeholder views on methods to identify ownership and track the position of drifting fish aggregating devices with reference to FAO’s Draft Guidelines on the Marking of Fishing Gear. FAO Fisheries Circular ISSN 0429-0329. Rome, Italy

89 Blasi, M.F., Roscioni, F., Mattei, D. (2016). Interaction of loggerhead turtles (Caretta caretta) with traditional fish aggregating devices (FADs) in the mediterranean sea. Herpetol. Conserv. Biol.

90 Chanrachkij, I., Loog-on, A. (2003). Preliminary report on ghost fishing phenomena by drifting FADs in Easter Indian Ocean. Southeast Asian Fisheries Development Center.

91 Chiappone, M., Dienes, H., Swanson, D.W., Miller, S.L. (2005). Impacts of lost fishing gear on coral reef sessile invertebrates in the Florida Keys National Marine Sanctuary. Biol. Conserv. 121, 221–230. https://doi.org/10.1016/j.biocon.2004.04.023

92 Filmalter, J.D., Capello, M., Deneubourg, J.-L., Cowley, P.D., Dagorn, L. (2013). Looking behind the curtain: quantifying massive shark mortality in fish aggregating devices. Front. Ecol. Environment 11, 291–296.

93 Franco, J., Dagorn, L., Sancristobal, I., Moreno, G. (2009). Design of Ecological Fads 22.

94 Restrepo, V., Dagorn, L., Itano, D., Justel-Rubio, A., Forget, F., Moreno, G. (2017). A Summary of Bycatch Issues and ISSF Mitigation Activities To Date in Purse Seine Fisheries, with Emphasis on FADs. ISSF Technical Report - 2017-06.

95 ISSF (2019). Non-Entangling & Biodegradable FADs GUIDE: BEST PRACTICES for fishers, RFMOs, governments & vessel owners

96 https://tunacons.org/ecofads/97 Bergmann, M., Lutz, B., Tekman, M. B., &

Gutow, L. (2017). Citizen scientists reveal: Marine litter pollutes Arctic beaches and affects wildlife. Marine Pollution Bulletin, 125(1-2), 535–540.

98 Antonelis, K.L. (2013). Derelict Gillnets in the Salish Sea: Causes of Gillnet Loss, Extent of Accumulation and Development of a Predictive Transboundary Model. Unpublished master’s thesis. University of Washington.

99 Brown, J., Macfadyen, G. (2007). Ghost fishing in European waters: Impacts and management responses. Mar. Policy 31, 488–504. https://doi.org/10.1016/j.marpol.2006.10.007

100 Macfadyen, G., Huntington, T., Cappell, R. (2009). Abandoned, lost or otherwise discarded fishing gear. UNEP Regional Seas Reports and Studies 185. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper 523., Aquaculture.

101 Richardson, K., Gunn, R., Wilcox, C. & Hardesty, B.D. (2018). Understanding causes of gear loss provides a sound basis for fisheries management. Mar. Policy 96, 278-284 (https://doi.org/10.1016/j.marpol.2018.02.021)

102 Breen, P. A. (1987). Mortality of Dungeness Crabs Caused by Lost Traps in the Fraser River Estuary, British Columbia. North Am. J. Fish. Manag. 7,

62

429–435. https://doi.org/10.1577/1548-8659(1987)7<429:MODCCB>2.0.CO;2

103 Macfadyen, G., Huntington, T., Cappell, R. (2009). Abandoned, lost or otherwise discarded fishing gear. UNEP Regional Seas Reports and Studies 185. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper 523., Aquaculture.

104 Carlson, D.C. (2015). Ghost nets of Southern British Columbia: a fishers’ perspective. Unpublished Master’s thesis. Royal Roads University.

105 Drinkwin, J. (2016). Puget Sound Lost Crab Pot Prevention Plan.

106 Sukhsangchan, C., Phuynoi, S., Monthum, Y., Whanpetch, N., Kulanujaree, N. (2020). Catch composition and estimated economic impacts of ghost-fishing squid traps near Suan Son Beach, Rayong province, Thailand. ScienceAsia 46, 87. https://doi.org/10.2306/scienceasia1513-1874.2020.014

107 Brown, J, G. Macfadyen, T. Huntington, J. Magnus and J. Tumilty (2005). Ghost Fishing by Lost Fishing Gear. Final Report to DG Fisheries and Maritime Affairs of the European Commission. Fish/2004/20. Institute for European Environmental Policy / Poseidon Aquatic Resource Management Ltd joint report.

108 Report to the GGGI, Drinkwin, J., Antonelis, K, GGGI Commonwealth Marine Litter Programme Project: Lost and abandoned fishing gear in Vanuatu and the Solomon Islands, Locations, Causes and Prevention.

109 Butler, J. R., Gunn, R., Berry, H. L., Wagey, G. A., Hardesty, B. D., & Wilcox, C. (2013). A value chain analysis of ghost nets in the Arafura Sea: identifying trans-boundary stakeholders, intervention points and livelihood trade-offs. Journal of environmental management, 123, 14-25.

110 Edyvane, K.S., Penny, S.S. (2017). Trends in derelict fishing nets and fishing activity in northern Australia: Implications for trans-boundary fisheries management in the shared Arafura and Timor Seas. Fish. Res. 188, 23–37. https://doi.org/10.1016/j.fishres.2016.11.021

111 Macfadyen, G., Huntington, T., Cappell, R. (2009). Abandoned, lost or otherwise discarded fishing gear. UNEP Regional Seas Reports and Studies 185. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper 523., Aquaculture.

112 Richardson, K., Haynes, D., Talouli, A. (2017). Marine pollution originating from purse seine and longline fishing vessel operations in the Western and Central Pacific Ocean , 2003 – 2015. Ambio 46, 190–200. https://doi.org/10.1007/s13280-016-0811-8

113 Antonelis, K.L. (2013). Derelict Gillnets in the Salish Sea: Causes of Gillnet Loss, Extent of Accumulation and Development of a Predictive Transboundary Model. Unpublished master’s thesis. University of Washington.

114 Carlson, D.C. (2015). Ghost nets of Southern British Columbia: a fishers’ perspective. Unpublished Master’s thesis. Royal Roads University.

115 FAO (2020). 2019 FAO REGIONAL WORKSHOPS ON BEST PRACTICES TO PREVENT AND REDUCE ABANDONED , LOST OR DISCARDED FISHING GEAR IN COLLABORATION WITH THE GLOBAL GHOST. Rome.

116 Richardson, K., Gunn, R., Wilcox, C. & Hardesty, B.D. (2018). Understanding causes of gear loss provides a sound basis for fisheries management. Mar. Policy 96, 278-284 (https://doi.org/10.1016/j.marpol.2018.02.021)

117 Richardson, K., Gunn, R., Wilcox, C. & Hardesty, B.D. (2018). Understanding causes of gear loss provides a sound basis for fisheries management. Mar. Policy 96, 278-284 (https://doi.org/10.1016/j.marpol.2018.02.021)

118 United Nations Convention on the Law of the Sea <http://www.un.org/depts/los/convention_agreements/texts/unclos/

unclos_e.pdf>.119 International Convention for the Prevention of

Pollution from Ships (MARPOL) <http://www.imo.org/en/About/Conventions/

ListOfConventions/Pages/International-Convention-for-the-Prevention-of-Pollution-from-Ships-(MARPOL).>

120 Regulations for the Prevention of Pollution by Garbage from Ships (MARPOL Annex V) <http://www.imo.org/en/OurWork/Environment/PollutionPrevention/Garbage/Documents/2014%20revision/RESOLUTION%20MEPC.201(62)%20Revised%20MARPOL%20Annex%20V.pdf>.

121 Convention on the Prevention of Marine Pollution by Dumping of Wastes and Other Matter (London Convention) <https://treaties.un.org/doc/Publication/UNTS/Volume%201046/volume-1046-I-15749-English.pdf>

122 IMO Action Plan to address marine plastic litter from ships <http://www.imo.org/en/MediaCentre/HotTopics/marinelitter/Documents/IMO%20marine%20litter%20action%20plan%20MEPC%2073-19-Add-1.pdf>

123 FAO Code of Conduct for Responsible Fisheries <http://www.fao.org/docrep/005/v9878e/v9878e00.HTM>

124 Sustainable Development Goal 14, sustainable development goals - UN https://sustainabledevelopment.un.org/sdg14

125 United Nations Fish Stocks Agreement <https://treaties.un.org/doc/Treaties/1995/08/19950804%2008-25%20AM/Ch_XXI_07p.pdf>

126 Gilman, E. (2015). Status of international monitoring and management of abandoned, lost and discarded fishing gear and ghost fishing. Marine Policy. 60. 225-239.

127 UN Environment (2017). Combating marine plastic litter and microplastics: An assessment of the effectiveness of relevant international, regional and subregional governance strategies and approaches.

128 Gilman, E. (2015). Status of international monitoring and management of abandoned, lost and discarded fishing gear and ghost fishing. Marine Policy. 60. 225-239.

129 Huntington, T. (2017). Development of a best practice framework for the management of fishing gear Part 2: Best Practice Framework for the Management of Fishing Gear. A report of the Global Ghost Gear Initiative.

130 FAO (2018). Voluntary Guidelines for the Marking of Fishing Gear. Committee on Fisheries 33rd Session. Rome, Italy July 9-13 2018.

131 Gilman, E. (2015). Status of international monitoring and management of abandoned, lost and discarded fishing gear and ghost fishing. Mar. Policy 60, 225–239. https://doi.org/10.1016/j.marpol.2015.06.016

132 Macfadyen, G., Huntington, T. & Cappell, R. (2009). Abandoned, lost or otherwise discarded fishing gear. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper 523

133 OSPAR Commission (2014). Marine Litter Regional Action Plan.

134 FAO (2018). Voluntary Guidelines for the Marking of Fishing Gear. Committee on Fisheries 33rd Session. Rome, Italy July 9-13 2018.

135 Donohue, M., Brainard, R. (2000). Mitigation of environmental impacts of derelict fishing gear through debris removal and environmental monitoring. … Derel. Fish. Gear … 58–78.

136 Huntington, T. (2017). Development of a best practice framework for the management of fishing gear Part 2: Best Practice Framework for the Management of Fishing Gear. A report of the Global Ghost Gear Initiative.

137 Scheld, A.M., Bilkovic, D.M., Havens, K.J. (2016). The Dilemma of Derelict Gear. Sci. Rep. 6, 1–7. https://doi.org/10.1038/srep19671

138 Gilman, E. (2015). Status of international monitoring and management of abandoned, lost and discarded fishing gear and ghost fishing. Mar. Policy 60, 225–239. https://doi.org/10.1016/j.marpol.2015.06.016

139 Gilman, E. (2015). Status of international monitoring and management of abandoned, lost and discarded fishing gear and ghost fishing. Mar. Policy 60, 225–239. https://doi.org/10.1016/j.marpol.2015.06.016

140 Mccoy, C. (2010). Fishing for energy partnership cleans up marine debris pollution and promotes benefits of recycling & energy-from-waste, in: 18th Annual North American Waste-to-Energy Conference, NAWTEC18. pp. 155–158

141 Wankowicz, E. (2016). Sustainable fibre for sustainable fashion supply chains: Where the journey to sustainability begins, in: 13th International Conference on Industrial Logistics, ICIL 2016 - Conference Proceedings. pp. 342–351.

142 https://www.wwf.org.pe/en/?uNewsID=357542143 European Commission (2019). Directive (EU)

2019/904 of the European Parliament and of the Council of 5 June 2019 on the reduction of the impact of certain plastic products on the environment

144 Barnard, D.R. (2008). Fishery Data Series No . 08-05 Biodegradable Twine Report to the Alaska Board of Fisheries.

145 Bilkovic, D.M., Havens, K.J., Stanhope, D.M., Angstadt, K.T. (2012). Use of Fully Biodegradable Panels to Reduce Derelict Pot Threats to Marine Fauna. Conserv. Biol. https://doi.org/10.1111/j.1523-1739.2012.01939.x

146 Escalle, L., Phillips, J.S., Brownjohn, M., Brouwer, S., Gupta, A. Sen, Sebille, E. Van, Hampton, J., Pilling, G. (2019). Environmental versus operational drivers of drifting FAD beaching in the Western and Central Pacific Ocean. Sci. Rep. 1–12. https://doi.org/10.1038/s41598-019-50364-0

147 Gilman, E., Bigler, B., Muller, B., Moreno, G., Largacha, E.D., Hall, M., Poisson, F., Toole, J., He, P., Chiang, W.-C. (2018). Stakeholder views on methods to identify ownership and track the position of drifting fish aggregating devices with reference to FAO’s Draft Guidelines on the Marking of Fishing Gear. FAO Fisheries Circular ISSN 0429-0329. Rome, Italy.

148 Lopez, J.; Ferarios, J.M.; Santiago, J.; Alvarez, O.G.; Moreno, G.; Murua, H. (2016). Evaluating potential biodegradable twines for use in the tropical tuna fishery, report to the Scientific Committee of the Western Central Pacific Fisheries Commission, WDPFC-SC12-2016/ EB-IP-11. Bali, Indonesia.

149 Antonelis, K., Huppert, D., Velasquez, D., June, J. (2011). Dungeness Crab Mortality Due to Lost Traps and a cost – benefit analysis of trap removal in Washington State waters of the Salish Sea. North Am. J. Fish. Manag. 37–41. https://doi.org/10.1080/02755947.2011.590113

150 Restrepo, V., Dagorn, L., Itano, D., Justel-Rubio, A., Forget, F., Moreno, G. (2017). A Summary of Bycatch Issues and ISSF Mitigation Activities To Date in Purse Seine Fisheries, with Emphasis on FADs. ISSF Technical Report - 2017-06.

151 International Seafood Sustainability Foundation (2020). RFMO Best Practices Snapshot - 2020.

152 Franco, J., Dagorn, L., Sancristobal, I., & Moreno, G. (2009). Design of ecological FADs. Indian Ocean Tuna Commission document.

153 Lopez, J.; Ferarios, J.M.; Santiago, J.; Alvarez, O.G.; Moreno, G.; Murua, H. (2016). Evaluating potential biodegradable twines for use in the tropical tuna fishery, report to the Scientific Committee of the Western Central Pacific Fisheries Commission, WDPFC-SC12-2016/ EB-IP-11. Bali, Indonesia.

154 Kim, S., Kim, P., Lim, J., An, H., Suuronen, P. (2016). Use of biodegradable driftnets to prevent ghost fishing: physical properties and fishing performance for yellow croaker. Anim. Conserv. 19. https://doi.org/10.1111/acv.12256

155 Wilcox, C., Hardesty, B.D. (2016). Biodegradable nets are not a panacea, but

63

can contribute to addressing the ghost fishing problem. Anim. Conserv. 19, 322–323. https://doi.org/10.1111/acv.12300

156 Large, P.A., Graham, N.G., Hareide, N.R., Misund, R., Rihan, D.J., Mulligan, M.C., Randall, P.J., Peach, D.J., McMullen, P.H., Harlay, X. (2009). Lost and abandoned nets in deep-water gillnet fisheries in the Northeast Atlantic: Retrieval exercises and outcomes. ICES J. Mar. Sci. 66, 323–333. https://doi.org/10.1093/icesjms/fsn220

157 Macfadyen, G., Huntington, T., Cappell, R. (2009). Abandoned, lost or otherwise discarded fishing gear. UNEP Regional Seas Reports and Studies 185. FAO Fisheries and Aquaculture Technical Paper 523., Aquaculture.

158 Natural Resources Consultants (2013). Deepwater derelict fishing gear removal protocols: Identifying and Assessing the Feasibility of Removal of Deepwater Derelict Fishing Nets from Puget Sound, Washington. Seattle, Washington.

159 National Oceanic and Atmospheric Administration Marine Debris Program (2016). 2016 marine debris habitat report Habitat Marine Debris Impacts on Coastal and Benthic Habitats 2016 NOAA Marine Debris Program Report 26.

160 Natural Resources Consultants (2009). Marine Habitat Recovery of Five Derelict Fishing Gear Removal Sites in Puget Sound , Washington.

161 Cho, D.-O. (2009). The incentive program for fishermen to collect marine debris in Korea. Mar. Pollut. Bull. 58, 415–417. https://doi.org/10.1016/J.MARPOLBUL.2008.10.004

162 Good, T.P., June, J.A., Etnier, M.A., Broadhurst, G. (2010). Derelict fishing nets in Puget Sound and the Northwest Straits: Patterns and threats to marine fauna. Mar. Pollut. Bull. 60, 39–50.

163 Scheld, A.M., Bilkovic, D.M., Havens, K.J. (2016). The Dilemma of Derelict Gear. Sci. Rep. 6, 1–7. https://doi.org/10.1038/srep19671

164 Goodman, A.J., Brillant, S., Walker, T.R., Bailey, M., Callaghan, C. (2019). A Ghostly Issue: Managing abandoned, lost and discarded lobster fishing gear in the Bay of Fundy in Eastern Canada. Ocean Coast. Manag. 181, 104925. https://doi.org/10.1016/j.ocecoaman.2019.104925

165 Nordic Council of Ministers (2020). Clean Nordic Oceans main report - a network to reduce marine litter and ghost fishing.

166 NOAA, 2018. Sixth Marine Debris Conference. March 12-16, 2018. San Diego, California, USA. Conference Proceedings.

167 European Commission (2009). Council Regulation (EC) No 1224/2009 of 20 November 2009 establishing a Union control system for ensuring compliance with the rules of the common fisheries policy, amending Regulations (EC) No 847/96, (EC) No 2371/2002, (EC) No 811/2004, (EC) No 768/2005,.

168 NOAA, 2018. Sixth Marine Debris Conference. March 12-16 (2018). San Diego, California, USA. Conference Proceedings.

169 Nordic Council of Ministers (2020). Clean Nordic Oceans main report - a network to reduce marine litter and ghost fishing.

170 FAO (2013). Fisheries and aquaculture emergency response guidance - Review recommendations for best practice, in: FAO Fisheries and Aquaculture Proceedings. pp. 1–177.

171 Ronchi, R., Galgani, F., Binda, F., Mandic, M., Peterlin, M., Tutman, P., Anastasopoulou, A., Fortibuoni, T. (2019). Fishing for Litter in the Adriatic-Ionian macroregion (Mediterranean Sea): Strengths, weaknesses, opportunities and threats. Mar. Policy 100, 226–237.

172 Wyles, K., Pahl, S., Carroll, L., Thompson, R. (2019). An evaluation of the Fishing For Litter (FFL) scheme in the UK in terms of attitudes, behavior, barriers and opportunities. Mar. Pollut. Bull. 144, 48–60.

173 Wilcox, C., Mallos, N. J., Leonard, G. H., Rodriguez, A. & Hardesty, B. D. (2016). Using expert elicitation to estimate the impacts of plastic pollution on marine wildlife. Mar. Policy 65, 107–114.

64

65

© Jacob Degee/ WWF-Hồng Kông

NGƯ CỤ MA LÀ MỘT VẤN NẠN TOÀN CẦU, ĐÒI HỎI PHẢI CÓ HÀNH ĐỘNG PHỐI HỢP, VÀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TỔNG HỢP TRÊN TOÀN CẦU. HÃY CÙNG WWF ĐỂ

#XÓABỎNGƯCỤMA.

© 2020© Biểu tượng Panda năm 1986 của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF (Tên cũ là Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới)® “WWF” là thương hiệu đã được đăng ký của WWF. WWF, Rue Mauverney 28, 1196 Gland, Thuỵ Sĩ. Tel. +41 22 364 9111. Fax. +41 22 364 0332.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập vietnam.panda.org