TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM NHỰA ĐẠI DƯƠNG LÊN CÁC LOÀI ...

18
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM NHỰA ĐẠI DƯƠNG LÊN CÁC LOÀI SINH VẬT BIỂN, ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC HỆ SINH THÁI TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU CHO WWF CỦA

Transcript of TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM NHỰA ĐẠI DƯƠNG LÊN CÁC LOÀI ...

TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM NHỰA ĐẠI DƯƠNG LÊN CÁC LOÀI SINH VẬT BIỂN, ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC HỆ SINH THÁITÓM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU CHO WWF CỦA

TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU CHO WWF CỦA

WWF QUỐC TẾ 2022

ISBN 978-3-946211-46-4

Nhà xuất bản:

WWF-Đức, Reinhardstraße 18, D-10117 Berlin

Ngày: Tháng 1 năm 2022

Phối hợp:

Bernhard Bauske, Caroline Kraas (thuộc WWF-Đức)

Liên hệ:

[email protected]

Tác giả:

Mine B. Tekman (ORCID 0000-0002-6915-0176),

Bruno Andreas Walther (ORCID: 0000-0002-0425-1443),

Corina Peter (ORCID: 0000-0003-1342-2686),

Lars Gutow (ORCID: 0000-0002-9017-0083),

Melanie Bergmann (ORCID: 0000-0001-5212-9808)

(all: Alfred Wegener Institute Helmholtz-Centre for Polar-

and Marine Research, Bremerhaven, Germany)

Thẩm định:

Stephanie Borrelle, BirdLife International

Susanne Kühn, Wageningen Marine Research

Peter Ryan, FitzPatrick Institute of African Ornithology,

University of Cape Town

Biên tập: Jill Bentley

Thiết kế: Anita Drbohlav (www.paneemadesign.com)

Ảnh bìa: WWF/Vincent Kneefel

The full report can be found here:

www.wwf.de/plastic-biodiversity-report

Để trích dẫn báo cáo, vui lòng ghi: “Tekman, M. B. , Walther, B. A. , Peter, C. , Gutow, L. and Bergmann, M. (2022): Impacts of plastic pollution in the oceans on marine species, biodiversity and ecosystems, 1–221, WWF Germany, Berlin. Doi: 10.5281/zenodo.5898684”

© 2022 WWF-Đức, Berlin. Tài liệu chỉ được phép tái bản toàn bộ hoặc một phần khi được sự đồng ý của nhà xuất bản.

Để biết thông tin chi tiết, vui lòng truy cập:

https://wwf.panda.org/discover/our_focus/markets/no_plastic_in_nature_new/

panda.org/plastics

3

TÓM TẮTBáo cáo mới của WWF cung cấp một bức tranh toàn diện nhất từ trước đến nay về mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm nhựa đại dương trên phạm vi toàn cầu, những tác động đối với các loài sinh vật biển và hệ sinh thái, cũng như những xu hướng diễn biến trong tương lai. Báo cáo được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Biển và Địa cực Helmholtz thuộc Viện Alfred Wegener (AWI) cho thấy tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng với tốc độ chóng mặt, đòi hỏi cả thế giới phải chung tay hành động ngay từ bây giờ:

● Ngày nay hầu hết các nhóm loài sinh vật biển đều tiếp xúc với ônhiễm nhựa. Các nhà khoa học đã chứng minh tác động tiêu cựccủa nhựa đối với gần 90% các loài được nghiên cứu.

● Ô nhiễm nhựa không chỉ xâm nhập vào mạng lưới thức ăn đạidương mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu suất của một số hệsinh thái biển quan trọng bậc nhất trên thế giới như rạn san hôvà rừng ngập mặn.

● Một số khu vực chủ chốt - bao gồm Địa Trung Hải, biển HoaĐông, Hoàng Hải và biển băng ở Bắc Cực - đã vượt quá ngưỡng ônhiễm nhựa với những rủi ro nghiêm trọng tiềm ẩn đến hệ sinhthái. Một số khu vực khác dự kiến sẽ xảy ra tình trạng tương tựtrong những năm tới.

● Nếu toàn bộ rác thải nhựa ngừng thất thoát ra môi trường từhôm nay, thì lượng hạt vi nhựa trong đại dương sẽ vẫn tăng hơngấp đôi vào năm 2050 - một số kịch bản còn dự đoán một mứctăng gấp 50 lần vào năm 2100.

WWF kêu gọi các quốc gia khẩn trương đàm phán và thông qua một thỏa thuận toàn cầu để giải quyết mối nguy to lớn này vì sự sống trong đại dương của chúng ta.

© Andreas Alexander

WWF QUỐC TẾ 2022

GIỚI THIỆU: CUỘC KHỦNG HOẢNG HÀNH TINHÔ nhiễm nhựa xảy ra ở tất cả đại dương và ngày càng trở nên nghiêm trọng

Liên Hợp Quốc gọi đây là “cuộc khủng hoảng hành tinh”.1 Ô nhiễm nhựa ngày càng trở nên nghiêm trọng, hiện diện ở tận các cực của Trái Đất cho đến các hòn đảo xa xôi nhất, từ bề mặt biển cho đến các rãnh sâu nhất trong lòng đại dương. Ô nhiễm nhựa có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất, dự kiến sẽ còn gia tăng ngay cả khi doanh nghiệp và chính phủ thực hiện được các cam kết hiện nay. Các kế hoạch hành động mang tính hệ thống và diễn ra trên quy mô toàn cầu là điều cần nhất ngay lúc này.

Ô nhiễm nhựa là một mối đe dọa tương đối mới. Nhựa chỉ bắt đầu được sử dụng rộng rãi sau Thế chiến thứ hai, nhưng khối lượng toàn bộ nhựa từng được sản xuất đã cao gấp đôi tổng khối lượng của tất cả các loài động vật trên cạn và dưới biển cộng lại. Sản lượng nhựa đã tăng vọt trong hai thập kỷ qua, trong đó lượng nhựa được sản xuất từ năm 2003 đến năm 2016 bằng tất cả các năm trước đó cộng lại.

Đến năm 2015, 60% tổng lượng nhựa từng được sản xuất đã trở thành rác thải, phần đáng kể trong số đó đã trôi vào đại dương. Có nhiều ước tính khác nhau, nhưng rất có thể đã có khoảng 86-150 triệu tấn (MMT) nhựa đã tích tụ trong các đại dương cho đến nay, với tốc độ liên tục tăng: năm 2010, ước tính có 4,8-12,7 MMT rác thải nhựa đã xâm nhập đại dương từ đất liền,2 trong đó một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 19-23 MMT đã xâm nhập vào các tuyến đường thủy trong năm 2016.7

Ô nhiễm nhựa đại dương phân bố không đồng đều. Các điểm nóng trên hành tinh bao gồm năm hệ thống vòng hải lưu lớn (nơi các “mảng rác” tích tụ các mảnh vụn nhựa trôi nổi), các khu vực ven biển và đại dương gần các điểm phát thải chính như châu thổ của các con sông lớn chảy qua các trung tâm đô thị, rạn san hô, rừng ngập mặn và đáy biển sâu, đặc biệt là các hẻm núi.

Nhựa trong các đại dương rốt cuộc đến từ đâu? Một số nguồn đã được xác định, nhưng đó chưa phải là tất cả. Sự gia tăng của các sản phẩm dùng một lần là một yếu tố quan trọng: trong năm 2015, riêng một nửa tổng số rác thải nhựa là từ bao bì;8 trong khi theo ước tính năm 2018, nhựa sử dụng một lần chiếm 60-95% ô nhiễm nhựa đại dương toàn cầu.9 Nhựa thất thoát từ đất liền (gần bờ biển và các con sông nằm sâu trong đất liền) góp phần lớn vào ô nhiễm nhựa đại dương: một phân tích gần đây ước tính rằng Châu Âu thải 307-925 triệu rác thải vào đại dương hàng năm, trong đó 82% là nhựa.10 Ngoài ra còn một lượng đáng kể nhựa đến từ biển, một nghiên cứu đã ước tính rằng ít nhất 22% rác thải nhựa trên biển đến từ hoạt động đánh bắt cá.11 Không khí cũng là một môi trường phát tán ô nhiễm nhựa: lốp xe và phanh xe bị mòn là nguồn phát thải vi nhựa chính,12 bên cạnh các nguồn khác như bề mặt phủ nhựa bị mòn do gió, quá trình xử lý rác thải, đường sá và hoạt động nông nghiệp.

Phân loại hạt nhựaMặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng thông thường kích cỡ hạt nhựa được phân loại như sau (dựa trên chiều dài nhất của hạt):

5 mm

01

5 mm

2 3 4 5 cm

mm

Hạt nhựa >5mmHạt vi nhựa 5mm-0.1 µmHạt nhựa nano <0.1 µm

25 mm

200 µm

0.1 µm

1 µm

Hạtđất sét mịn

Hình 1: Hạt nhựa nano nhỏ hơn mười lần so với đất sét mịn.

© H

akan

Lok

anoğ

lu

5

GIA TĂNG HẠT VI NHỰAVì nhựa tiếp tục phân hủy trong đại dương, các mối đe dọa từ đó mà bị nhân lên Do những thách thức trong việc thu gom nhựa trong lòng đại dương và bản chất khó phân hủy của nhựa trong môi trường,13 một khi nhựa được thải ra đại dương thì hầu như không thể loại bỏ được. Hơn nữa, nhựa sau khi bị thải ra đại dương vẫn tiếp tục bị phân hủy. Hạt nhựa trở thành hạt vi nhựa, và hạt vi nhựa trở thành hạt nhựa nano, khiến cho việc phục hồi thậm chí khó hơn. Ngay cả khi toàn bộ rác thải nhựa ngừng thải ra đại dương kể từ hôm nay, thì khối lượng hạt vi nhựa trong các đại dương và bãi biển vẫn sẽ tăng hơn gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2050.14

Có rất ít bằng chứng về việc xả thải gây ô nhiễm nhựa sẽ dừng lại hoặc thậm chí chậm lại trong tương lai gần. Mặc dù các dự báo về “kịch bản phát triển thông thường” rất khác nhau, nhưng tất cả đều dự đoán lượng chất thải sẽ tăng đáng kể. Ngành công nghiệp nhựa đã đầu tư 180 tỷ đô la Mỹ vào các nhà máy mới kể từ năm 2010.15

Sản lượng nhựa dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2040 và ô nhiễm nhựa trong đại dương dự kiến sẽ tăng gấp ba lần.16 Điều này có thể làm gia tăng mật độ hạt nhựa ở đại dương lên gấp bốn lần vào năm 2050,17 và tăng số lượng hạt vi nhựa trong đại dương lên một con số đáng báo động - gấp 50 lần vào năm 2100.18

Mật độ hạt vi nhựa 1,21 x 105 hạt trên một m−³ đã được đề xuất làm mức ngưỡng, nếu vượt quá thì có thể xảy ra các rủi ro sinh thái đáng kể 19. Một số điểm nóng ô nhiễm đã vượt quá ngưỡng này bao gồm Địa Trung Hải, Biển Hoa Đông, Hoàng Hải20 và ở biển băng ở Bắc Cực21. Các rủi ro sinh thái do ô nhiễm hạt vi nhựa trên bề mặt đại dương toàn cầu dự kiến sẽ lan rộng đáng kể vào cuối thế kỷ 2122 ngay cả những kịch bản lạc quan nhất cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể hơn nữa, trong khi tình huống xấu nhất cho thấy rằng các mức ngưỡng ô nhiễm nguy hiểm sẽ vượt qua cả diện tích đại dương, hơn gấp đôi diện tích của Greenland.

Hình 2: Ô nhiễm rác thải và nhựa ở phía đông Caribe giữa các đảo Roatan và Cayos Cochinos phía trước bờ biển Honduras.

© Caroline Power

WWF QUỐC TẾ 2022

TIẾP XÚC VỚI TỰ NHIÊNÔ nhiễm nhựa gây hại cho sinh vật biển - chúng có thể bị vướng vào hoặc nuốt nhầm rác thải nhựa, bị nhựa làm ngạt thở hoặc bị ảnh hưởng bởi hóa chất tiết ra từ quá trình phân hủy nhựa.

Ô nhiễm nhựa hiện diện khắp mọi nơi trên đại dương. Hầu hết mọi loài sinh vật biển có thể đã từng tiếp xúc với nhựa. Theo đánh giá thận trọng của các nghiên cứu hiện tại, cho đến nay có tổng cộng 2.141 loài đã tiếp xúc với ô nhiễm nhựa trong môi trường sống tự nhiên.

Phần lớn các tiếp xúc này đều do nuốt phải, bị vướng vào hoặc ngạt thở, với hơn 738 loài được cho là đã sử dụng nhựa làm phương tiện để di chuyển sang các khu vực mới.

Có nhiều nghiên cứu - cả trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa - đã được thực hiện để tìm hiểu về các tiếp xúc với nhựa của 902 loài (trong các điều kiện thí nghiệm cụ thể), bao gồm các nghiên cứu về việc sinh vật biển nuốt nhầm vi nhựa ở các kích thước khác nhau và các nghiên cứu sử

dụng lưới ma để xác định số lượng sinh vật biển có nguy cơ vướng vào nhựa. Mặc dù đã đánh giá xong đường tiếp xúc với nhựa của 902 loài, nhưng một số nghiên cứu còn đi xa hơn, không chỉ thử nghiệm nguy cơ tiếp xúc với nhựa mà còn điều tra tác động tiêu cực do hiện tượng này gây nên. Một số nghiên cứu đánh giá các tác động như làm tổn thương hoặc tử vong, làm hạn chế chuyển động, làm thay đổi cách thức hấp thụ thức ăn, tốc độ tăng trưởng, phản ứng miễn dịch, khả năng sinh sản và chức năng tế bào. Nghiên cứu được thực hiện trên 297 loài để quan sát các tác động nhìn thấy được, trong số này 88% được xem là tác động có hại.23 Mặc dù kết quả phần trăm này đến từ nghiên cứu có số lượng mẫu hạn chế, và do đó không thể nói chung cho tất cả, nhưng vẫn thể hiện rõ một thực trạng: nhựa có ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các sinh vật biển.

Có 851 nghiên cứu đã báo cáo về việc TIẾP XÚC VỚI RÁC THẢI NHỰA

ở 1.511 địa điểm trên toàn thế giới

Hình 3: Bản đồ các điểm tiếp xúc giữa rác thải nhựa và sinh vật biển. Các chấm trên bản đồ là 1.511 vị trí được báo cáo trong 851 nghiên cứu (LITTERBASE).

7

Tác động tiêu cực chính của nhựa gồm:Vướng vào – Các vật dụng như dây thừng, lưới, bẫy và dây cước từ các ngư cụ bị bỏ rơi, bị thất lạc, hoặc bị bỏ lại trên biển có thể quấn vào động vật biến gây siết cổ, khiến chúng bị thương, khó di chuyển và tử vong. Các loài chim còn dùng rác thải nhựa trên biển để làm tổ, rác này có thể quấn lấy chim bố mẹ và chim non. Dây câu cá đã vướng vào 65% các quần thể san hô ở Oahu, Hawaii,24 và 80% các quần thể này đã chết một phần hoặc hoàn toàn. Ngay cả ở vùng biển sâu xa xôi ở Bắc Cực, có tới 20% quần thể bọt biển bị dính nhựa và tình trạng này vẫn tăng lên theo thời gian.25

Nuốt nhầm – Tất cả các loại động vật biển - từ động vật săn mồi bậc cao đến sinh vật phù du ở đầu chuỗi thức ăn - đều nuốt phải nhựa. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến động vật biển, làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn do gây cảm giác no ảo hoặc gây tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa, cũng như làm tổn thương nội tạng. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nhận thấy cá tăng trưởng kém khi thức ăn bị ô nhiễm bởi lượng lớn vi nhựa;26 trong khi đó, một con cá mập voi ở Thái Lan cũng có thể bị tử vong khi nuốt phải một ống hút nhựa.27 Chim biển nuốt nhầm nhựa là vấn nạn toàn cầu và không có dấu hiệu ngừng tăng 28. Ước tính có tới 90% các loài chim biển 29,29

và 52% số cá thể rùa biển ngày nay ăn phải nhựa.30 Nhiều cá voi và cá heo trông hốc hác khi bị mắc cạn cũng được phát hiện là đã nuốt phải nhựa.31,

32, 33, 34 Một số nghiên cứu cho thấy khả năng hấp thụ thức ăn của động vật biển bị thay đổi hoặc suy giảm, và những tác động tiêu cực của nhựa lên tốc độ tăng trưởng,35, 36, 37, 38 phản ứng miễn dịch, khả năng sinh sản, đồng thời chức năng và hành vi của tế bào cũng bị thay

Hình 4: Sơ đồ các tiếp xúc được báo cáo thường xuyên nhất và ảnh hưởng của chúng đối với các loài sinh vật (LITTERBASE). Màu sắc đại diện cho các tiếp xúc tương ứng.

QUẦN

THỂ

HỆ SI

NH TH

ÁI

ĐA DẠ

NG SI

NH HỌ

C

Tiếp xúc vật lý

Phản ứng hoá học

Vướng vào

Nuốt nhầm

Xâm chiếm

Tiếp xúc/Bao phủ

Chất phụ gia và chất hấp phu

Tác động

Thương tích (nội/ngoại)

Hấp thụ thức ăn

Tăng trưởng

Thay đổi sinh lý

Sinh sản

Độc tính

Chuyển vị trí

Hô hấp

Hành vi/di chuyển

Tử vong

Ly tán

đổi ở các loài bị ảnh hưởng; trong đó mức độ nguy hại liên quan trực tiếp đến nồng độ phơi nhiễm.39

Bị ngạt – Ô nhiễm nhựa làm mất đi ánh sáng, thức ăn và oxy của san hô, bọt biển và động vật sống dưới đáy, làm cho trầm tích bị thiếu oxy và làm giảm số lượng sinh vật trong trầm tích.40, 41 Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và tạo điều kiện cho mầm bệnh gây hại phát triển. Tình trạng này đặc biệt có hại ở các rạn san hô và rừng ngập mặn (xem dưới đây).

Ô nhiễm hóa chất – Không phải tất cả các thành phần trong nhựa đều có hại, nhưng nhiều thành phần trong số đó đang và có thể bị rò rỉ từ nhựa42 vào môi trường biển. Các hạt nhựa nhỏ nhất có thể xâm nhập vào tế bào và một số thậm chí có thể đi vào não của động vật biển.43, 44

Một số chất ô nhiễm hóa học đáng lo ngại nhất được tìm thấy trong nhựa bao gồm:Các chất gây rối loạn nội tiết – những chất này làm biến đổi nội tiết tố, làm cản trở quá trình sinh sản, tốc độ phát triển và hành vi của nhiều loài sinh vật biển.45 Ngay cả một số loại nhựa được dán nhãn là an toàn thực phẩm có thể rất độc đối với động vật thủy sinh và cả con người.46, 47

Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy – Những chất tồn tại lâu dài này, chẳng hạn như các nhóm hóa chất (PCB - Polychlorinated Biphenyls), ảnh hưởng đến sinh vật và sức khỏe môi trường.48 Vì không bị phân hủy, nên chúng có thể được gió và nước chuyển đi xa khỏi vị trí ban đầu, gây ra các tác động lâu dài.

WWF QUỐC TẾ 2022

Gió thổiLắng đọng khí quyển

RỪNG

NÚI

Rơi rớtkhi thu gom rác

Nông nghiệp: Dùng bùn thải và phân trộn chứa vi nhựa cho các cánh đồng

Bãi rác (bất hợp pháp):Khí thải từ rác sinh hoạt và rác công nghiệp

Vận chuyển: Các hạt nhựa từ lốp xe và mặt đường khi bị mài mòn

Rò rỉ vào đấtvà nước ngầm

Khu thể thao và khu vui chơi: Đồ nhân tạo bị mài mòn

Nước thải sinh hoạt: Xơ từ vải dệt tổng hợp và vi nhựa từ sản phẩm vệ sinh hàng ngày, chất tẩy rửa

Xả rác:Xả rác vào môi trường

Nông nghiệp:Dùng màng phản quang

Nước thải từ nhà máy xử lý nước thải

Nhà máy xử lý nước thải: Không lọc hết vi nhựa

Hình 5: Đường đi của nhựa vào đại dương

Ô NHIỄM NHỰAhiện diện với số lượng lớnở khắp các đại dương.

Nguồn gây ô nhiễm

Hậu quả

Sinh vật biển bị vướng vào rác nhựa

Lưới bị bỏ đi hoặc bị mất

Đi qua đường sông

ĐỒNG CỎ

ĐÔ THỊ

C3S5

S9

S6

S7

S2

S10

S4

C1 C2

S3

S8

S1

S11

C4

Dòng xả từ khu dân cư

9

Rò rỉ vào đấtvà nước ngầm

Nước thải sinh hoạt: Xơ từ vải dệt tổng hợp và vi nhựa từ sản phẩm vệ sinh hàng ngày, chất tẩy rửa

Tích tụ trong trầm tích và thay đổi thuộc tính hóa học

© A

nita

Drb

ohla

v/W

WF;

sở

hữu

ảnh

min

h họ

a th

eo A

WI

THUỶ SẢN

Xác và phân

Ngư cụ:Lưới, sơn/vecni tàu bị mài mòn

Sinh vật biển ăn phải nhựavà mang nhựa đi

Ảnh hưởng đến sinh vật đáy Sinh vật đáy nuốt phải nhựa

Sinh vật biển bị vướng vào rác nhựa

Phủ lên động thực vật

Khoảng 2.150 loài sinh vật biển đã tiếp xúc với nhựa.

Đi vào chuỗi thức ăn của con người qua hải sản

Tàu du lịch và du thuyền:Xả thải rác thải nhựa bất hợp pháp hoặc vô tình

BĂNG

Ngành xử lý nhựa:Rơi rớt hạt nhựa (viên)

Vận chuyển trên bề mặt:Do các loài phi bản địa mang đi

Phân mảnh cơ học và phân hủy thành hạtvi nhựa và hạt nhựa nano

Kiến trúc công trình và đóng tàu: Dùng vi nhựa trong công nghệ phun cát

Lò đốt: Phát thải từ nhựa cháy không hoàn toàn và phát thải khí nhà kính

Bến cảng:Rác xả ở bếnVi nhựa ảnh hưởng đến

thuộc tính nhiệt của bờ biển

Chìm xuống

Tàu chở hàngThất thoát các hộp hàng hóavà thải vi nhựa (bất hợp pháp)qua nước bẩn

S12

S16

S13

Xâm nhập bằng đường biển

C14 Sinh vật biển nuốt phải nhựa

C9

C8

C12

C10

S15

S14

C11

C13

C16 Giải phóngvi nhựa khi băng tan

C15 Vi nhựalen lỏi vào băng

C5 Lắng đọngtại các bãi bồi

C7

C6

S17

Nhựa vào bằng đường biển

WWF QUỐC TẾ 2022

GÂY Ô NHIỄM CHUỖI THỨC ĂNNhựa có thể xâm nhập vào chuỗi thức ăn biển - và hiện đã lẫn trong thực phẩm của con người.

Các nghiên cứu thực địa và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi động vật biển nuốt phải nhựa, nhựa và các chất ô nhiễm hóa học liên quan có thể thâm nhập sâu hơn vào chuỗi thức ăn biển.

Một số nghiên cứu đã xác nhận sự tồn tại của nhựa trong cột nước và khả năng xâm nhập của nhựa vào các hỗn hợp chìm.49, 50, 51 Sinh vật phù du và các vi sinh vật khác là thành phần cơ bản của mạng lưới thức ăn biển, sẽ tiêu thụ một phần hoặc toàn bộ các hạt nhựa này.52, 53, 54, 55 Khi các quá trình sinh học bị gián đoạn do sinh vật biển nuốt phải nhựa, việc này có thể làm ảnh shưởng đến lượng thức ăn chìm xuống đáy

biển, từ đó gây ra những thay đổi trong một hệ sinh thái đáy biển vốn đã khan hiếm thức ăn. Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu gần đây với loài salp biển khi thí nghiệm chúng tiếp xúc với một nồng độ vi nhựa có khả năng tiếp xúc trong tương lai.56

Ngày càng có nhiều quan ngại về mối nguy hiểm tiềm tàng của nhựa nano mà cho đến nay vẫn chưa được nhiều người biết đến. Khả năng sống sót của bọ chét nước Daphnia magna giảm rất mạnh khi cho chúng tiếp xúc với nhựa nano trong môi trường thí nghiệm, trong một số trường hợp, tquần thể nghiên cứu chết 100%. Khi cho cá ăn những con bọ chét nước này, nhựa nano vượt qua hàng rào máu-não,

gây ra những thay đổi trong hành vi khiến sinh vật giảm ăn và di chuyển.57 Khi những tác động này lan truyền qua chuỗi thức ăn, chúng có thể gây hại cho chức năng của một hệ sinh thái lớn hơn.

Mặc dù số lượng nghiên cứu về tác động của nhựa đối với sinh vật tăng mạnh gần đây, nhưng đáng ngạc nhiên là, chỉ có rất ít thông tin về tác động tiềm tàng của nhựa đối với sức khỏe con người - dù vậy có thể nói rằng, nhựa đã lẫn vào bầu không khí con người đang hít thở và hiện diện trong thức ăn ta tiêu thụ hàng ngày. Ví dụ như việc các nhà khoa học đã chứng minh được hầu hết các vẹm xanh trong vùng tự nhiên và không tự nhiên đều nuốt phải nhựa58, 59, 60 và điều tương tự cũng đúng đối với hàu. Vì cả hai loại hải sản này đều được con người tiêu thụ nên việc con người nuốt phải nhựa có bên trong chúng là điều không thể tránh khỏi.61 Tương tự, một số nhà nghiên cứu đã phát hiện hạt nhựa trong 4/20 sản phẩm cá mòi và cá nhỏ đóng hộp.62

56

44 17

10 96

40

35

30

15

20

5

25

10

0

Chim biển

Hải cẩu

Rùa biển

Cá mập và

cá đuối

Cá voi, c

á heo, và cá

heo chuột Cá

Tỷ lệ trung bìnhcác cá thể▼

Số nghiên cứu

 Vướng vào nhựa Nuốt nhầm nhựa

Hình 6: Tỷ lệ trung bình các cá thể trong cùng một nhóm các sinh vật được nghiên cứu đã tiếp xúc với rác

vi nhựa. Dữ liệu được trích xuất từ 105 nghiên cứu trên các động vật có vú đã nuốt nhầm hoặc vướng vào rác vi nhựa (LITTERBASE). Con số màu xanh trên mỗi cột là tổng số các nghiên cứu mà chúng tôi đã tham chiếu để

lập biểu đồ này.

11

NGUY CƠ CỦA CÁC HỆ SINH THÁI QUAN TRỌNG Ô nhiễm nhựa ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến rạn san hô và rừng ngập mặn

Trong lúc vấn nạn rác thải nhựa đang hoành hành khắp các đại dương, một số hệ sinh thái biển và ven biển quan trọng còn đối mặt với nguy cơ cao hơn gấp nhiều lần do vốn đã có nhiều mối đe dọa vây quanh, nay phải chịu thêm mức độ ô nhiễm nhựa ngày càng cao. Tác động tiêu cực của nhựa lên các hệ sinh thái này – đặc biệt là rạn san hô và rừng ngập mặn – môi trường tối quan trọng đối với con người và sinh vật biển, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.

Mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm nhựa lên các rạn san hô - vốn đã ở trong tình trạng khủng hoảng do hiện tượng nóng lên toàn cầu - đang ở mức báo động. Theo số liệu ước tính, có 11.1 tỷ loại đồ nhựa bị vướng vào san

hô trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2010,63 con số này dự kến sẽ tăng 40% vào năm 2025. Điều đặc biệt đáng quan ngại là nhựa làm tăng gấp 20 đến 89 lần nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở các rạn san hô.64

Ngư cụ ma (ngư cụ bị mất hoặc bị bỏ lại trên đại dương) cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với san hô trên toàn thế giới. Chúng có thể bị mắc kẹt trên các rạn san hô hàng thập kỷ và làm bóp nghẹt, phá vỡ và mài mòn cấu trúc rạn, đôi khi còn giết chết toàn bộ hệ thống rạn.65, 66 San hô cũng tích tụ vi nhựa trong và trên các xúc tu, gây hại cho san hô và tảo cộng sinh, dẫn đến biến đổi toàn bộ cấu trúc quần xã rạn.67

Rừng ngập mặn ngoài việc giúp đảm bảo an ninh lương thực, phòng chống lũ lụt cùng nhiều lợi ích khác cho cộng

đồng dân cư ven biển, thì nơi đây cũng là một bể chứa rác thải nhựa do vị trí thường gần các cửa sông, rác thải nhựa dễ tích tụ và mắc kẹt trong hệ thống rễ cây dày đặc. Rừng ngập mặn được ghi nhận là một trong những nơi có mật độ rác thải cao nhất trên thế giới, và mức độ ô nhiễm cao thì sức khỏe của rừng sẽ thấp.68, 69, 70, 71, 72, 73 Một nghiên cứu gần đây về rừng ngập mặn Java cho thấy có 2.700 mảnh nhựa trên 100m2, trong đó nhiều địa điểm có tầng rừng bị nhựa phủ lên đến 50%.74 Một thí nghiệm còn cho thấy những cây có rễ bị rác thải nhựa lấp hoàn toàn có chỉ số diện tích lá và tỷ lệ sống thấp hơn các cây khác.75 Ngoài ra, các kế hoạch phục hồi rừng bị xuống cấp cũng không đạt được kết quả tốt nếu cây con mắc phải rác thải nhựa.76

Người ta cũng phát hiện ô nhiễm nhựa ở điểm sâu hơn 10km bên dưới Rãnh Mariana - rãnh sâu nhất trên Trái Đất.77, 78 Điều kiện ở đây tương đối ổn định, vì vậy rác thải có thể nằm yên vị ở đó hàng thế kỷ. Trong một số trường hợp, rác thải còn tạo ra chất nền cứng nhân tạo trong bùn ở đáy biển sâu cho các sinh vật mới đến để sinh sôi.79 Dù nhựa có lợi cho các loài này nhưng lại làm thay đổi cấu trúc quần thể của hệ sinh thái bản địa.80, 81

1829

9 94

7

6

17

100

5651,5

24,9 27,3

3733

Cá voi, c

á heo,

và cá

heo chuột

Chim biển

Hải cẩu

Giáp xác Cá

Cá mập và

cá đuối

Động vật t

hân

mềm

Tỷ lệ trung bìnhcác cá thể▼

Số nghiên cứu

 Nuốt nhầm nhựa

60

80

20

40

0

100

Hình 7: Tỷ lệ trung bình các cá thể trong cùng một nhóm các sinh vật được nghiên cứu đã tiếp xúc với rác vi nhựa. Dữ liệu được trích xuất từ 180 nghiên cứu trên các động

vật có vú đã nuốt nhầm hoặc vướng vào rác vi nhựa (LITTERBASE). Con số màu xanh trên mỗi cột là tổng số các

nghiên cứu mà chúng tôi đã tham chiếu để lập biểu đồ này.

WWF QUỐC TẾ 2022

HIỆU ỨNG CỘNGÔ nhiễm nhựa, khi diễn ra đồng thời với nhiều vấn nạn khác, trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến số phận của các loài sinh vật biển

Khi đánh giá tác động của nhựa lên hệ sinh thái biển, không nên xem xét riêng lẻ mà cần có cái nhìn toàn diện. Ô nhiễm nhựa chỉ là một trong nhiều mối đe dọa do con người gây ra: sự nóng lên của đại dương, khai thác quá mức, acid hóa đại dương, phú dưỡng, khử oxy, tiếng ồn biển, các loài xâm lấn, sự phá hủy và phân mảnh môi trường sống, cũng như các dạng ô nhiễm hóa học khác.Thông thường rất khó để xác định đâu là thủ phạm duy nhất gây suy giảm các loài sinh vật biển,82 khi các mốiđe dọa xuất hiện chồng chéo lên nhau thì càng làm trầm trọng hơn các tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là đối với các loài đang bị đe dọa. Cần có những nghiên cứu mới nhằm hiểu rõ hơn về hiệu ứng “cộng” hoặc hiệu ứng “cộng hưởng” khi có quá nhiều tác nhân kết hợp với nhau,83, 84, 85, 86, 87, 88 nhưng rất có thể hậu quả của hiệu ứng này đã vô cùng nghiêm trọng - và xu hướng này sẽ ngày càng tồi tệ hơn nữa trong tương lai. Nhiều chuyên gia cho rằng Trái Đất đang bước vào một cuộc đại tuyệt chủng, 89,

90, 91, 92 trong đó ô nhiễm nhựa không được kiểm soát chắcchắn là một tác nhân đẩy nhanh tiến trình đó nếu ô nhiễm nhựa còn diễn biến xấu hơn.

Một điểm quan trọng khác cần lưu ý rằng, khi rác thải nhựa tiếp tục tích tụ trong các đại dương, các tác động có hại mà chúng ta ghi nhận được hoàn toàn có thể tăng vượt ngưỡng rủi ro93 của nhiều quần thể con, các loài và hệ sinh thái. Nếu ô nhiễm nhựa tiếp tục tăng như hiện nay, cácnhà nghiên cứu dự đoán rằng 99,8% các loài chim biển sẽ nuốt nhầm nhựa vào năm 2050.94 Đã có bằng chứng cho thấy tất cả các loài rùa biển đã nuốt nhầm và/hoặc vướng vào rác thải nhựa.95

13

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỪ GỐCPhòng ngừa trước khi xảy ra ô nhiễm nhựa luôn tốt hơn là giải quyết hậu quả

Tương tự như khủng hoảng khí hậu, ô nhiễm nhựa ảnh hưởng đến cả hành tinh của chúng ta: mức độ ô nhiễm nhựa đang liên tục gia tăng mà chỉ có các giải pháp mang tính toàn cầu và hệ thống mới có thể ứng phó hiệu quả. Đáng mừng là vấn đề này hiện đang được cộng đồng quan tâm, với ngày càng nhiều lời kêu gọi hành động quốc tế nhằm thay đổi tình thế trước khi tốc độ ô nhiễm nhựa vượt quá khả năng phục hồi của nhiều loài sinh vật biển và hệ sinh thái quan trọng.96

Một giải pháp thường được đề xuất là thu gom và loại bỏ rác thải nhựa đại dương. Dù chưa được chứng minh tính hiệu quả, một số đơn vị đã và đang đẩy mạnh phát triển các giải pháp công nghệ của tương lai nhằm giúp xử lý ô nhiễm nhựa đại dương trên quy mô lớn, tương tự như với công nghệ thu giữ carbon giúp giảm tác động của biến đổi khí hậu.97, 98, 99, 100 Tuy nhiên, ngay cả khi những giải pháp công nghệ này được chứng minh là khả thi trên lý thuyết, việc triển khai áp dụng trên diện rộng luôn đi kèm với các khoản chi phí đáng kể và không thể chỉ dựa vào công nghệ để chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa hoàn toàn.101, 102 Hơn nữa, hiệu quả của các nỗ lực loại bỏ rác thải nhựa trong hệ sinh thái biển vẫn chưa được đánh giá một cách toàn diện:103 các giải pháp này sẽ có hại nhiều hơn có lợi nếu chúng làm gia tăng tử vong của sinh vật biển bị mắc kẹt, hoặc khi làm giảm liên tục một lượng lớn sinh khối đại dương, nơi vốn đã có nguồn cung thức ăn hạn chế cho các loài, đặc biệt là khi mở rộng quy mô triển khai các giải pháp này. Chưa hết, những hoạt động này có khả năng để lại dấu chân carbon đáng kể, và gần như chắc chắn sẽ không loại bỏ được các mảnh nhựa nhỏ khỏi đại dương. Dù trên thế giới đã có một số phương pháp giúp loại bỏ vi nhựa, nhưng hiện nay hầu hết chỉ áp dụng được trong lĩnh vực xử lý nước thải.104

Một hướng tiếp cận quan trọng hơn cả là ngăn chặn rác thải nhựa xâm nhập vào môi trường ngay từ đầu, điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm hoạt động sản xuất nhựa nguyên sinh một cách đáng kể. Một trong nhiều lợi ích khác của cách tiếp cận này là giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giảm ô nhiễm từ việc sản xuất, vận chuyển và xử lý rác thải nhựa.

Sau nhiều thập kỷ trì hoãn, cả thế giới cũng bắt đầu xích lại gần hơn để chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu. Giải quyết khủng hoảng ô nhiễm nhựa toàn cầu cũng phải là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tất cả chúng ta. Hãy hành động ngay từ bây giờ, khi vẫn còn kịp.

© Alex Mustard / WWF

WWF QUỐC TẾ 2022

KÊU GỌI HÀNH ĐỘNGXÂY DỰNG MỘT THỎA THUẬN QUỐC TẾ RÀNG BUỘC LÀ YÊU CẦU CẤP BÁCH HIỆN NAYMột thỏa thuận toàn cầu mới về nhựa cần đưa ra những mục tiêu tham vọng, mang tính ràng buộc và hướng các quốc gia thành viên theo một tiêu chuẩn hành động chung. Thỏa thuận cần quy định những quy tắc và nghĩa vụ cụ thể, rõ ràng, có thể áp dụng trong suốt vòng đời của nhựa, giúp ứng phó hiệu quả với khủng hoảng ô nhiễm nhựa toàn cầu, trong đó có các điều khoản đảm bảo việc đo lường được mức độ tuân thủ của các quốc gia cũng như việc hoàn thiện các quy tắc theo thời gian. Thỏa thuận cần phải là một sân chơi quốc tế bình đẳng với các biện pháp khuyến khích sự tham gia và tuân thủ của các bên liên quan.

© Matko Pojatina / WWF

15

Thỏa thuận cần quy định:● Một tầm nhìn rõ ràng về việc chấm dứt xả rác thải

nhựa vào tự nhiên, dù là trực tiếp hay gián tiếp, dựatrên nguyên tắc phòng ngừa và nhận diện tác độngtàn phá từ ô nhiễm nhựa đại dương

● Một nghĩa vụ xây dựng và triển khai kế hoạch hànhđộng quốc gia về phòng chống, kiểm soát và chấm dứtô nhiễm nhựa, hướng tới mục tiêu tham vọng và hiệuquả

● Các định nghĩa, phương pháp, tiêu chuẩn và quy địnhchung hướng đến một nỗ lực toàn cầu, hiệu quả vàhài hòa nhằm giải quyết ô nhiễm nhựa trong suốtvòng đời của rác thải nhựa, bao gồm các yêu cầu cụthể đảm bảo tính tuần hoàn và các lệnh cấm đối vớimột số sản phẩm nhựa có nguy cơ gây ô nhiễm môitrường, chẳng hạn như nhựa dùng một lần và vinhựa được chủ ý đưa vào sản phẩm

● Các lệnh cấm cụ thể đối với các hành vi được xem làđi ngược lại mục tiêu và mục đích của thỏa thuận,bao gồm việc cố ý xả rác thải nhựa vào hệ thống sôngvà vùng nội thủy

● Một khung đo lường, báo cáo và đánh giá thống nhấtđể theo dõi việc xả thải rác thải nhựa và tiến trìnhthực hiện các giải pháp đẩy lùi ô nhiễm ở cấp quốc giavà toàn cầu

● Một cơ quan khoa học quốc tế mang tính chuyên mônhóa cao và toàn diện, có nhiệm vụ đánh giá và theodõi mức độ, phạm vi và nguồn gây ô nhiễm nhựa,đảm bảo hài hòa giữa các phương pháp luận và cơsở khoa học, cập nhật kiến thức mới nhất để phục vụcho quá trình ra quyết định và triển khai thực hiện

● Một thỏa thuận về mặt kỹ thuật và tài chính toàn cầu,cũng như hỗ trợ chuyển giao công nghệ giúp các bênký kết thực hiện hiệu quả thỏa thuận này

● Một cam kết về việc thường xuyên cập nhật, sửa đổi,hoàn chỉnh các biện pháp và nghĩa vụ theo thỏa thuận

Chú thích1 MacLeod, M., Arp, H. P. H., Tekman, M. B.,

Jahnke, A., 2021. The global threat from plastic pollution. Science 373 (6550), 61–65

2 Borrelle, S. B., Ringma, J., Law, K. L., Monnahan,C. C., Lebreton, L., McGivern, A., Murphy, E., Jambeck, J., Leonard, G. H., Hilleary, M. A., Erik- sen, M., Possingham, H. P., De Frond, H., Gerber,L. R., Polidoro, B., Tahir, A., Bernard, M., Mallos, N., Barnes, M., Rochman, C. M., 2020. Predicted growth in plastic waste exceeds efforts to mitigate plastic pollution. Science 369 (6510), 1515–1518

3 Elhacham, E., Ben-Uri, L., Grozovski, J., Bar-On,Y. M., Milo, R., 2020. Global human-made mass exceeds all living biomass. Nature 588 (7838), 442–444

4 Geyer, R., Jambeck, J. R., Law, K. L., 2017. Pro- duction, use, and fate of all plastics ever made. Sci Adv 3 (7), e1700782

5 Ocean Conservancy, Stemming the Tide: Land- based strategies for a plastic-free ocean. 2015, McKinsey & Company and Ocean Conservancy.

6 Jambeck, J. R., Geyer, R., Wilcox, C., Siegler, T. R., Perryman, M., Andrady, A., Narayan, R., Law,K. L., 2015. Marine pollution. Plastic waste inputs from land into the ocean. Science 347 (6223), 768–771.

7 Borrelle, S. B., Ringma, J., Law, K. L., Monnahan,C. C., Lebreton, L., McGivern, A., Murphy, E., Jambeck, J., Leonard, G. H., Hilleary, M. A., Erik- sen, M., Possingham, H. P., De Frond, H., Gerber,L. R., Polidoro, B., Tahir, A., Bernard, M., Mallos, N., Barnes, M., Rochman, C. M., 2020. Predicted growth in plastic waste exceeds efforts to mitigate plastic pollution. Science 369 (6510), 1515–1518

8 Geyer, R., Jambeck, J. R., Law, K. L., 2017. Pro- duction, use, and fate of all plastics ever made. Sci Adv 3 (7), e1700782

9 Schnurr, R. E. J., Alboiu, V., Chaudhary, M., Corbett, R. A., Quanz, M. E., Sankar, K., Srain,H. S., Thavarajah, V., Xanthos, D., Walker, T. R., 2018. Reducing marine pollution from single-use plastics (SUPs): A review. Mar Pollut Bull 137, 157–171

10 González-Fernández, D., Cózar, A., Hanke, G., Viejo, J., Morales-Caselles, C., Bakiu, R., Bar- celó, D., Bessa, F., Bruge, A., Cabrera, M., 2021. Floating macrolitter leaked from Europe into the ocean. Nat Sustain 4 (6), 474–483

11 Morales-Caselles, C., Viejo, J., Martí, E., González-Fernández, D., Pragnell-Raasch, H., González-Gordillo, J. I., Montero, E., Arroyo, G. M., Hanke, G., Salvo, V. S., Basurko, O. C., Mal- los, N., Lebreton, L., Echevarría, F., van Emmer- ik, T., Duarte, C. M., Gálvez, J. A., van Sebille, E., Galgani, F., García, C. M., Ross, P. S., Bartual, A., Ioakeimidis, C., Markalain, G., Isobe, A., Cózar, A., 2021. An in shore–offshore sorting system revealed from global classification of ocean litter. Nat Sustain 4 (6), 484–493

12 Evangeliou, N., Grythe, H., Klimont, Z., Heyes, C., Eckhardt, S., Lopez-Aparicio, S., Stohl, A., 2020. Atmospheric transport is a major pathway of microplastics to remote regions. Nat Commun 11 (1), 3381

13 MacLeod, M., Arp, H. P. H., Tekman, M. B., Jahnke, A., 2021. The global threat from plastic pollution. Science 373 (6550), 61–65

14 Lebreton, L., Egger, M., Slat, B., 2019. A global mass budget for positively buoyant macroplastic debris in the ocean. Sci Rep 9 (1), 12922

15 www.theguardian.com/environment/2017/ dec/26/180bn-investment-in-plastic-facto- ries-feeds-global-packaging-binge

16 PEW and SYSTEMIQ, 2020. Breaking the plastic wave. Pew Charitable Trusts, 1–154.

17 Lebreton, L., Egger, M., Slat, B., 2019. A global mass budget for positively buoyant macroplastic debris in the ocean. Sci Rep 9 (1), 12922

18 Everaert, G., Van Cauwenberghe, L., De Rijcke, M., Koelmans, A. A., Mees, J., Vandegehuchte, M., Janssen, C. R., 2018. Risk assessment of microplastics in the ocean: Modelling approach and first conclusions. Environ Pollut 242 (Pt B), 1930–1938

19 Everaert, G., De Rijcke, M., Lonneville, B., Jans- sen, C. R., Backhaus, T., Mees, J., van Sebille, E., Koelmans, A. A., Catarino, A. I., Vandegehuchte,M. B., 2020. Risks of floating microplastic in the global ocean. Environ Pollut 267, 115499

20 Everaert, G., De Rijcke, M., Lonneville, B., Jans- sen, C. R., Backhaus, T., Mees, J., van Sebille, E., Koelmans, A. A., Catarino, A. I., Vandegehuchte,M. B., 2020. Risks of floating microplastic in the global ocean. Environ Pollut 267, 115499

21 Peeken, I., Primpke, S., Beyer, B., Gütermann, J., Katlein, C., Krumpen, T., Bergmann, M., Hehe- mann, L., Gerdts, G., 2018. Arctic sea ice is an important temporal sink and means of transport for microplastic. Nature Communications 9 (1), 1505

22 Everaert, G., De Rijcke, M., Lonneville, B., Jans- sen, C. R., Backhaus, T., Mees, J., van Sebille, E., Koelmans, A. A., Catarino, A. I., Vandegehuchte,M. B., 2020. Risks of floating microplastic in the global ocean. Environ Pollut 267, 115499

23 M.B. Tekman, L. Gutow, C. Peter, M. Bergmann, 2021. LITTERBASE: Online Portal for Marine Litter, Alfred Wegener Institute Helmholtz Centre for Polar and Marine Research, litterbase.org

24 Yoshikawa, T., Asoh, K., 2004. Entanglement of monofilament fishing lines and coral death. Biol Conserv 117 (5), 557–560

25 Parga Martínez, K. B., Tekman, M. B., Bergmann, M., 2020. Temporal trends in marine litter at three stations of the HAUSGARTEN observatory in the Arctic deep sea. Front Mar Sci 7, 321

26 Naidoo, T., Glassom, D., 2019. Decreased growth and survival in small juvenile fish, after chronic exposure to environmentally relevant concen- trations of microplastic. Mar Pollut Bull 145, 254–259

27 Haetrakul, T., Munanansup, S., Assawawong- kasem, N., Chansue, N., 2009. A case report: Stomach foreign object in whaleshark (Rhincodon typus) stranded in Thailand. Proceedings of the 4th International Symposium on Seastar 2000 and Asian Bio-Logging Science, 83–85

28 Wilcox, C., Van Sebille, E., Hardesty, B.D., 2015. Threat of plastic pollution to seabirds is global, pervasive, and increasing. Proceedings of the Na- tional Academy of Sciences 112 (38), 11899-11904

29 Wilcox, C., Van Sebille, E., Hardesty, B.D., 2015. Threat of plastic pollution to seabirds is global, pervasive, and increasing. Proceedings of the National Academy of Sciences 112 (38), 11899- 11904.

30 Schuyler, Q.A., Wilcox, C., Townsend, K.A., Wedemeyer-Strombel, K.R., Balazs, G., van Sebille, E., Hardesty, B.D., 2015. Risk analysis reveals global hotspots for marine debris inges- tion by sea turtles. Global Change Biology.

31 Kasteleine, R. A., Lavaleye, M. S. S., 1992. Foreign bodies in the stomach of a female harbour por- poise (Phococena phococena) from the North Sea. Aquat Mamm 18, 40–46

32 Baird, R. W., Hooker, S. K., 2000. Ingestion of Plastic and Unusual Prey by a Juvenile Harbour Porpoise. Mar Pollut Bull 40 (8), 719–720

33 Barros, N. B., Odell, D. K., Patton, G. W., 1990. Ingestion of plastic debris by stranded marine mammals from Florida. In: Shomura, R. S., Godfrey, M. L. (Eds.), Proceedings of the Second International Conference on Marine Debris. National Oceanic and Atmospheric Administra- tion, U.S. Department of Commerce, Honolulu, Hawaii, USA, 746

34 Lusher, A.L., Hernandez-Milian, G., Berrow, S., Rogan, E., O’Connor, I., 2018. Incidence of ma- rine debris in cetaceans stranded and bycaught in Ireland: Recent findings and a review of historical knowledge. Environmental Pollution 232 (Sup- plement C), 467-476

35 Byrd, B. L., Hohn, A. A., Lovewell, G. N., Altman,K. M., Barco, S. G., Friedlaender, A., Harms, C. A., McLellan, W. A., Moore, K. T., Rosel, P. E., 2014. Strandings as indicators of marine mammal biodiversity and human interactions off the coast of North Carolina. Fish Bull 112 (1), 1–23

36 De Stephanis, R., Gimenez, J., Carpinelli, E., Gutierrez-Exposito, C., Canadas, A., 2013. As main meal for sperm whales: plastics debris. Mar Pollut Bull 69 (1–2), 206–214

37 Dickerman, R. W., Goelet, R. G., 1987. Northern Gannet starvation after swallowing styrofoam. Mar Pollut Bull 18 (6), 293

38 Macedo, G. R., Pires, T. T., Rostán, G., Goldberg,D. W., Leal, D. C., Garcez Neto, A. F., Franke,C. R., 2011. Anthropogenic debris ingestion by sea tur tles in the northern coast of Bahia, Brazil. Cienc Rural 41 (11), 1938–1941

39 Prokić, M. D., Radovanović, T. B., Gavrić, J.P., Faggio, C., 2019. Ecotoxicological effects of microplastics: Examination of biomarkers, cur- rent state and future perspectives. Trends Analyt Chem 111, 37–46

40 Green, D. S., Boots, B., Blockley, D. J., Rocha, C., Thompson, R., 2015. Impacts of discarded plastic bags on marine assemblages and ecosystem func- tioning. Environ Sci Technol 49 (9), 5380–5389

41 Balestri, E., Menicagli, V., Vallerini, F., Lardic- ci, C., 2017. Biodegradable plastic bags on the seafloor: A future threat for seagrass meadows? Science of The Total Environment 605–606, 755- 763.

42 Rochman, C.M., 2015. The complex mixture, fate and toxicity of chemicals associated with plastic debris in the marine environment. In: Bergmann, M., Gutow, L., Klages, M. (Eds.), Marine Anthro- pogenic Litter. Springer, Berlin, pp. 117-140.

43 Mattsson, K., Johnson, E.V., Malmedal, A., Linse, S., Hansson, L.-A., Cederwall, T., 2017. Brain damage and behavioral disorders in fisch induced by plastic nanoparticles through the food chain. scientific reports 7, 11452

44 Prüst, M., Meijer, J., Westerink, R.H.S., 2020. The plastic brain: neurotoxicity of micro- and nanoplastics. Particle and Fibre Toxicology, 17:24.

45 Porte, C., Janer, G., Lorusso, L.C., Ortiz-Zarra- goita, M., Cajaraville, M.P., Fossi, M.C., Canesi, L., 2006. Endocrine disruptors in marine organ- isms: Approaches and perspectives. Comparative Biochemistry and Physiology Part C: Toxicology & Pharmacology, 143, 303-315.

46 Hamlin, H.J., K. Marciano, and C.A. Downs, Migration of nonylphenol from food-grade plastic is toxic to the coral reef fish species Pseu- dochro-mis fridmani. Chemosphere, 2015. 139: p. 223-228.

47 Muncke, J., Andersson, A.-M., Backhaus, T., Boucher, J.M., Carney Almroth, B., Castillo Cas- tillo, A., Chevrier, J., Demeneix, B.A., Emmanuel, J.A., Fini, J.-B., Gee, D., Geueke, B., Groh, K., Heindel, J.J., Houlihan, J., Kassotis, C.D., Kwiat- kowski, C.F., Lefferts, L.Y., Maffini, M.V., Martin, O.V., Myers, J.P., Nadal, A., Nerin, C., Pelch, K.E., Fernández, S.R., Sargis, R.M., Soto, A.M., Trasande, L., Vandenberg, L.N., Wagner, M., Wu, C., Zoeller, R.T., Scheringer, M., 2020. Impacts of food contact chemicals on human health: a consensus statement. Environmental Health 19 (1), 25.

48 Geyer, R., Jambeck, J. R., Law, K. L., 2017. Pro- duction, use, and fate of all plastics ever made. Sci Adv 3 (7), e1700782

49 Long, M., Moriceau, B., Gallinari, M., Lambert, C., Huvet, A., Raffray, J., Soudant, P., 2015. Inter- actions between microplastics and phytoplankton aggregates: impact on their respective fates. Mar Chem 175, 39–46

50 Tekman, M. B., Wekerle, C., Lorenz, C., Primp- ke, S., Hasemann, C., Gerdts, G., Bergmann,M., 2020. Tying up loose ends of microplastic pollution in the Arctic: Distribution from the sea surface through the water column to deep-sea sediments at the HAUSGARTEN observatory.Environ Sci Technol 54 (7), 4079–4090

51 Zhao, S., Ward, J. E., Danley, M., Mincer, T. J., 2018. Field-Based Evidence for Microplastic in Marine Aggregates and Mussels: Implications for Trophic Transfer. Environ Sci Technol 52 (19), 11038–11048

WWF QUỐC TẾ 2022

52 Brandon, J.A., A. Freibott, and L.M. Sala, Pat- terns of suspended and salp‐ingested microplas- tic debris in the North Pacific investigated with epifluorescence microscopy. Limnol. Oceanogr. Lett., 2020. 5(1): p. 46-53

53 Cole, M., Lindeque, P., Fileman, E., Halsband, C., Goodhead, R., Moger, J., Galloway, T. S., 2013. Microplastic ingestion by zooplankton. Environ Sci Technol 47 (12), 6646–6655

54 Davison, P., Asch, R. G., 2011. Plastic ingestion by mesopelagic fishes in the North Pacific Subtropi- cal Gyre. Mar Ecol Prog Ser 432, 173–180

55 Katija, K., Choy, C. A., Sherlock, R. E., Sherman,A. D., Robison, B. H., 2017. From the surface to the seafloor: How giant larvaceans transport mi- croplastics into the deep sea. Sci Adv 3, e1700715

56 Wieczorek, A. M., Croot, P. L., Lombard, F., Sheahan, J. N., Doyle, T. K., 2019. Microplastic Ingestion by Gelatinous Zooplankton May Lower Efficiency of the Biological Pump. Environ Sci Technol 53 (9), 5387–5395

57 Mattsson, K., Johnson, E. V., Malmendal, A., Linse, S., Hansson, L. A., Cedervall, T., 2017. Brain damage and behavioural disorders in fish induced by plastic nanoparticles delivered through the food chain. Sci Rep 7 (1), 11452

58 Mathalon, A., Hill, P., 2014. Microplastic fibers in the intertidal ecosystem surrounding Halifax Harbor, Nova Scotia. Mar Pollut Bull 81 (1), 69–79

59 Li, J., Qu, X., Su, L., Zhang, W., Yang, D., Koland- hasamy, P., Li, D., Shi, H., 2016a. Microplastics in mussels along the coastal waters of China. Envi- ron Pollut 214, 177–184

60 Qu, X., Su, L., Li, H., Liang, M., Shi, H., 2018. As- sessing the relationship between the abundance and properties of microplastics in water and in mussels. Sci Total Environ 621, 679–686

61 Zeytin, S., Wagner, G., Mackay-Roberts, N., Gerdts, G., Schuirmann, E., Klockmann, S., Slat- er, M., 2020. Quantifying microplastic transloca- tion from feed to the fillet in European sea bass Dicentrarchus labrax. Mar Pollut Bull 156, 111210

62 Karami, A., Golieskardi, A., Choo, C. K., Larat, V., Karbalaei, S., Salamatinia, B., 2018. Micro- plastic and mesoplastic contamination in canned sardines and sprats. Sci Total Environ 612, 1380–1386

63 Lamb, J. B., Willis, B. L., Fiorenza, E. A., Couch,C. S., Howard, R., Rader, D. N., True, J. D., Kelly,L. A., Ahmad, A., Jompa, J., Harvell, C. D., 2018. Plastic waste associated with disease on coral reefs. Science 359 (6374), 460–462

64 Ibid.65 Al-Jufaili, S., Al-Jabri, M., Al-Baluchi, A., Bald-

win, R. M., Wilson, S. C., West, F., Matthews, A. D., 1999. Human Impacts on Coral Reefs in the Sultanate of Oman. Estuar Coast Shelf Sci 49, 65–74

66 Angiolillo, M., Lorenzo, B. D., Farcomeni, A., Bo,M., Bavestrello, G., Santangelo, G., Cau, A., Mas- tas-cusa, V., Cau, A., Sacco, F., Canese, S., 2015. Distribution and assessment of marine debris in the deep Tyrrhenian Sea (NW Mediterranean Sea, Italy). Mar Pollut Bull 92 (1–2), 149–159

67 Tang, J., Wu, Z., Wan, L., Cai, W., Chen, S., Wang, X., Luo, J., Zhou, Z., Zhao, J., Lin, S., 2021. Differential enrichment and physiological impacts of ingested microplastics in scleractinian corals in situ. J Hazard Mater 404 (Pt B), 124205

68 Luo, Y. Y., Not, C., Cannicci, S., 2021. Mangroves as unique but understudied traps for anthropo- genic marine debris: a review of present infor- mation and the way forward. Environ Pollut 271, 116291

69 Suyadi, N., Manullang, C. Y., 2020. Distribution of plastic debris pollution and it is implications on mangrove vegetation. Mar Pollut Bull 160, 111642

70 Martin, C., Almahasheer, H., Duarte, C. M., 2019a. Mangrove forests as traps for marine litter. Environ Pollut 247, 499–508

71 van Bijsterveldt, C. E., van Wesenbeeck, B. K., Ramadhani, S., Raven, O. V., van Gool, F. E., Pribadi, R., Bouma, T. J., 2021. Does plastic waste kill mangroves? A field experiment to assess the impact of macro plastics on mangrove growth, stress response and survival. Sci Total Environ 756, 143826

72 Debrot, A. O., Meesters, H. W., Bron, P. S., de Leon,R., 2013a. Marine debris in mangroves and on the seabed: largely-neglected litter problems. Mar Pollut Bull 72 (1), 1

73 Smith, S. D., 2012. Marine debris: a proximate threat to marine sustainability in Bootless Bay, Papua New Guinea. Mar Pollut Bull 64 (9), 1880–1883

74 van Bijsterveldt, C. E., van Wesenbeeck, B. K., Ramadhani, S., Raven, O. V., van Gool, F. E., Pribadi, R., Bouma, T. J., 2021. Does plastic waste kill mangroves? A field experiment to assess the impact of macro plastics on mangrove growth, stress response and survival. Sci Total Environ 756, 143826

75 Ibid.76 Smith, S. D., 2012. Marine debris: a proximate

threat to marine sustainability in Bootless Bay, Papua New Guinea. Mar Pollut Bull 64 (9), 1880–1883

77 Taylor, M., 2017. $180 bn investment in plas- tic factories feeds global packaging binge. The Guardian

78 Taylor, M., Plastic pollution discovered at deepest point of ocean, in The Guardian. 2018.

79 Tekman, M. B., Krumpen, T., Bergmann, M., 2017. Marine litter on deep Arctic seafloor con- tinues to increase and spreads to the North at the HAUSGARTEN observatory. Deep-Sea Res Part I 120, 88–99

80 Song, X., Lyu, M., Zhang, X., Ruthensteiner, B., Ahn, I.-Y., Pastorino, G., Wang, Y., Gu, Y., Ta, K., Sun, J., 2021. Large plastic debris dumps: New biodiversity hot spots emerging on the deepsea floor. Environ Sci Technol Lett

81 Katsanevakis, S., Verriopoulos, G., Nicolaidou, A., ThessalouLegaki, M., 2007. Effect of marine litter on the benthic megafauna of coastal soft bottoms: a manipulative field experiment. Mar Pollut Bull 54 (6), 771–778

82 Werner, S., Budziak, A., van Franeker, J., Galgani, F., Hanke, G., Maes, T., Matiddi, M., Nilsson, P., Oosterbaan, L., Priestland, E., Thompson, R., Veiga, J., Vlachogianni, T., 2016. Harm caused by marine litter. MSFD GES TG Marine Litter – The- matic Report. JRC Technical report EUR 28317 EN. European Union

83 Landos, M., Smith, M. L., Immig, J., 2021. Aquat- ic pollutants in oceans and fisheries. International Pollutants Elimination Network, National Toxics Network

84 Gunderson, A. R., Armstrong, E. J., Stillman, J. H., 2016. Multiple stressors in a changing world: The need for an improved perspective on physio- logical responses to the dynamic marine environ- ment. Ann Rev Mar Sci 8, 357–378

85 Orr, J. A., Vinebrooke, R. D., Jackson, M. C., Kroeker, K. J., Kordas, R. L., Mantyka-Pringle, C., Van den Brink, P. J., De Laender, F., Stoks, R., Holmstrup, M., Matthaei, C. D., Monk, W. A., Penk, M. R., Leuzinger, S., Schafer, R. B., Piggott,

J. J., 2020. Towards a unified study of multiple stress-ors: divisions and common goals across research disciplines. Proc Biol Sci 287 (1926), 20200421

86 Coe, M. T., Marthews, T. R., Costa, M. H., Gal- braith, D. R., Greenglass, N. L., Imbuzeiro, H. M., Levine, N. M., Malhi, Y., Moorcroft, P. R., Muza,M. N., Powell, T. L., Saleska, S. R., Solorzano,L. A., Wang, J., 2013. Deforestation and climate feedbacks threaten the ecological integrity of south-southeastern Amazonia. Philos Trans R Soc Lond B Biol Sci 368 (1619), 20120155

87 Kroeker, K. J., Kordas, R. L., Harley, C. D., 2017. Embracing interactions in ocean acidification research: confronting multiple stressor scenar- ios and context dependence. Biol Lett 13 (3), 20160802

88 McComb, B. C., Cushman, S. A., 2020. Synergistic effects of pervasive stressors on ecosystems and biodiversity. Front Ecol Evol 8, 398

89 Pereira, H. M., Leadley, P. W., Proenca, V., Alke- made, R., Scharlemann, J. P., Fernandez-Manjar- res, J. F., Araujo, M. B., Balvanera, P., Biggs, R., Cheung, W. W., Chini, L., Cooper, H. D., Gilman,E. L., Guenette, S., Hurtt, G. C., Huntington, H. P., Mace, G. M., Oberdorff, T., Revenga, C., Ro- drigues, P., Scholes, R. J., Sumaila, U. R., Walpo- le, M., 2010. Scenarios for global biodi-versity in the 21st century. Science 330 (6010), 1496–1501

90 Barnosky, A. D., Hadly, E. A., Bascompte, J., Berlow, E. L., Brown, J. H., Fortelius, M., Getz,W. M., Harte, J., Hastings, A., Marquet, P. A., Martinez, N. D., Mooers, A., Roopnarine, P., Ver- meij, G., Williams, J. W., Gillespie, R., Kitzes, J., Marshall, C., Matzke, N., Mindell, D. P., Revilla, E., Smith, A. B., 2012. Approaching a state shift in Earth’s biosphere. Nature 486 (7401), 52–58

91 Ceballos, G., Ehrlich, P. R., Barnosky, A. D., Garcia, A., Pringle, R. M., Palmer, T. M., 2015. Accelerated modern human-induced species losses: Entering the sixth mass extinction. Sci Adv 1 (5), e1400253

92 Jackson, J. B., 2008. Colloquium paper: eco- logical extinction and evolution in the brave new ocean. Proc Natl Acad Sci USA 105 Suppl 1, 11458–11465

93 Everaert, G., De Rijcke, M., Lonneville, B., Jans- sen, C. R., Backhaus, T., Mees, J., van Sebille, E., Koelmans, A. A., Catarino, A. I., Vandegehuchte,M. B., 2020. Risks of floating microplastic in the global ocean. Environ Pollut 267, 115499

94 Wilcox, C., Van Sebille, E., Hardesty, B. D., 2015b. Threat of plastic pollution to seabirds is global, pervasive, and increasing. Proc Natl Acad Sci USA 112 (38), 11899–11904

95 M.B. Tekman, L. Gutow, C. Peter, M. Bergmann, 2021. LITTERBASE: Online Portal for Marine Litter, Alfred Wegener Institute Helmholtz Centre for Polar and Marine Research, litterbase.org

96 Walther, B., Nation engulfed by plastic tsunami, in Taipei Times. 2015. p. 8

97 Barcelo, D. and Y. Pico, Case studies of mac- ro-and microplastics pollution in coastal waters

and rivers: Is there a solution with new removal technologies and policy actions? CSCEE, 2020. 2: p. 100019.

98 Schmaltz, E., Melvin, E. C., Diana, Z., Gunady,E. F., Rittschof, D., Somarelli, J. A., Virdin, J., Dunphy-Daly, M. M., 2020. Plastic pollution solutions: emerging technologies to prevent and collect marine plastic pollution. Environ Int 144, 106067

99 Helinski, O. K., Poor, C. J., Wolfand, J. M., 2021. Ridding our rivers of plastic: A framework for plastic pollution capture device selection. Mar Pollut Bull 165, 112095

100 Slat, B., How the oceans can clean themselves: a feasibility study. 2014, Ocean Cleanup Founda- tion

101 Hohn, S., et al., The long-term legacy of plastic mass production. Sci. Total Environ., 2020. 746: p. 141115

102 Cordier, M. and T. Uehara, How much innova- tion is needed to protect the ocean from plastic contamination? Sci. Total. Environ., 2019. 670: p. 789-799.

103 Morrison, E., et al., Evaluating The Ocean Clean- up, a marine debris removal project in the North Pacific Gyre, using SWOT analysis. Case Stud. Environ., 2019. 3(1): p. 1-6.

104 Padervand, M., et al., Removal of microplastics from the environment. A review. Environ. Chem. Lett., 2020. 18(3): p. 807-828.

17

© 2022 © Biểu tượng Panda năm 1986 của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF (Tên cũ là Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới)

® “WWF” là thương hiệu đã được đăng ký của WWF. WWF, Rue Mauverney 28, CH-1196 Gland, Thụy Sĩ. Tel. +41 22 364 9111. Fax. +41 22 364 0332.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập www.panda.org

Ô NHIỄM NHỰA KHÔNG KIỂM SOÁT SẼ SỚM TRỞ THÀNH TÁC NHÂN

GÂY RA CUỘC ĐẠI TUYỆT CHỦNG LẦN THỨ 6, LÀM SỤP ĐỔ HỆ SINH

THÁI TRÊN DIỆN RỘNG VÀ ĐẨY TRÁI ĐẤT RA KHỎI NGƯỠNG AN

TOÀN VỀ MÔI TRƯỜNG.

© Steve -De Neef / National Geographic Creative