phân tích dữ liệu trong nghiên cứu kinh tế và kinh doanh,phạm cảnh ...

107
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ----------------- Lê Thùy Dung ĐÁNH GIÁ CHT LƯỢNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TO AN TOÀN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHDU KHÍ VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM CNH HUY Hà Nội – Năm 2012 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Transcript of phân tích dữ liệu trong nghiên cứu kinh tế và kinh doanh,phạm cảnh ...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-----------------

Lê Thùy Dung

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNGCAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN Ở TRƯỜNG CAO

ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. PHẠM CẢNH HUY

Hà Nội – Năm 2012

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................6LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI..................................................................................................6

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ....................................................................................................................7

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................................................................8

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................8

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................8

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................................8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................101.1. CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ...........................................................10

1.1.1 Chất lượng.....................................................................................................................10

1.1.2 Chất lượng dịch vụ ........................................................................................................11

1.1.2.1 Khái niệm dịch vụ .................................................................................................11

1.1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ .............................................................................................13

1.1.2.3 Chất lượng dịch vụ .................................................................................................14

1.1.2.4 Các nhân tố cơ bản quyết định chất lượng dịch vụ ................................................15

1.1.2.5 Các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ..............................................................16

1.2. KHÁI NIỆM ĐÀO TẠO, ĐẶC ĐIỂM ĐÀO TẠO VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO .......19

1.2.1 Khái niệm đào tạo .........................................................................................................19

1.2.2 Đặc điểm đào tạo...........................................................................................................20

1.2.3 Chất lượng đào tạo ........................................................................................................21

1.2.3.1 Định nghĩa chất lượng đào tạo ...............................................................................21

1.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo ......................................................21

1.2.4 Đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo.............................................................................24

1.2.5 Quản lý chất lượng đào tạo và các phương pháp quản lý chất lượng đào tạo .............28

1.2.4.1 Quản lý chất lượng đào tạo ...................................................................................28

1.2.4.2 Một số phương pháp quản lý chất lượng đào tạo...................................................30

1.2.4.3. Các phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu ............................34

1.3 MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN-MÔI TRƯỜNG ỞTRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ ...............................................................................35

1.2.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................................35

1.2.2 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ................................................................39

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

2

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................39

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN – MÔI TRƯỜNGỞ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ VŨNG TÀU ..........................................41

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ ....................41

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...............................................................................41

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức ......................................................................43

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................................43

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................................44

2.2 GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO AN TOÀN MÔI TRƯỜNG CỦA TRƯỜNGCAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ.................................................................................................47

2.2.1 Thông tin chung ............................................................................................................47

2.2.2 Quá trình hoạt động và phát triển dịch vụ đào tạo an toàn – môi trường ở trường CaoĐẳng Nghề Dầu Khí...............................................................................................................48

2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM AN TOÀN – MÔITRƯỜNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ....................................................50

2.3.1 Chương trình và phạm vi đào tạo..................................................................................51

2.3.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy.........................................................................53

2.3.3 Đội ngũ giáo viên ..........................................................................................................55

2.4 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN – MÔI TRƯỜNG TẠI TRUNG TÂMAN TOÀN – MÔI TRƯỜNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ .....................61

2.4.1 Tiến hành đánh giá ........................................................................................................61

2.4.1.1 Phương pháp thực hiện ..........................................................................................61

2.4.1.2 Xây dựng bảng câu hỏi ..........................................................................................64

2.4.2 Phân tích dữ liệu nghiên cứu.........................................................................................70

2.4.2.1 Mô tả mẫu ..............................................................................................................70

2.4.2.2 Đánh giá và kiểm định thang đo: ...........................................................................71

2.4.2.3 Phân tích nhân tố....................................................................................................74

2.4.2.4 Phân tích hồi quy....................................................................................................80

2.4.3 Kết luận, đánh giá kết quả phân tích: ............................................................................82

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀOTẠO AN TOÀN – MÔI TRƯỜNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍVŨNG TÀU .......................................................................................................................89

3.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP...........................................89

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

3

3.2 ĐỊNH HƯỚNG ĐẢM BẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNGCAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ NÓI CHUNG VÀ TRUNG TÂM AN TOÀN – MÔITRƯỜNG NÓI RIÊNG .............................................................................................................90

3.3 M CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ANTOÀN – MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ .............................93

3.3.1 Đổi mới phương pháp quản lý đội ngũ giáo viên .........................................................93

3.3.2 Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ........................................................97

3.3.3 Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ........100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 104

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1. Bảng 1.1: Thang đo SERVQUAL

2. Hình 1.1: Những nhân tố chính trong mô hình đánh giá chất lượng đào tạo của

Schomberg

3. Hình 1.2 : Đánh giá chất lượng đào tạo theo đầu vào – quá trình – đầu ra

4. Hình 1.3: Mô hình hệ thống đánh giá chất lượng theo hệ thống Châu Âu

5. Hình 1.4: Khung nghiên cứu của đề tài

6. Bảng 2.1: Các khóa đào tạo an toàn – môi trường ở Trung tâm

7. Bảng 2.2: Bảng phân phối giáo viên trong các khoa

8. Bảng 2.3: Trình độ đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy

9. Bảng 2.4: Phương pháp nghiên cứu

10. Bảng 2.5: Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin cho nghiên cứu

11. Bảng 2.6: Kết quả phân tích mô tả mẫu

12. Bảng 2.7a: hệ số Cronbach Alpha các nhóm biến

13. Bảng 2.7b: hệ số Cronbach Alpha các nhóm biến sau khi loại bỏ biến cldtao16

14. Bảng 2.8: kết quả KMO and Barlett’ Test

15. Bảng 2.9: Eigenvalues và số lượng nhân tố chất lượng dịch vụ đào tạo

16. Bảng 2.10: nhóm nhân tố chất lượng dịch vụ đào tạo

17. Bảng 2.11: Cronbach Alpha các nhân tố mới

18. Bảng 2.12: KMO and Barlett’s Test cho thang đo chất lượng đào tạo

19. Bảng 2.13: Eigenvalues và số lượng nhân tố chất lượng đào tạo

20. Bảng 2.14: KMO and Barlett’s Test cho thang đo mức độ hài lòng của học viên

21. Bảng 2.15: Eigenvalues và số lượng nhân tố mức độ hài lòng của học viên

22. Bảng 2.16: Mô tả, mã hóa các biến đại diện và xếp hạng trung bình các nhân tố

23. Bảng 2.17 : Kết quả phân tích hồi quy đa biến

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

5

24. Bảng 2.18 : Kết quả hồi quy đơn biến

25. Bảng 2.19: Kết quả phân tích thống kê mô tả

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

6

MỞ ĐẦU

LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ và chiếm vị trí

rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Con người và thiết bị hoạt động trong lĩnh vực

này đòi hỏi phải có độ tin cậy cao và độ an toàn tuyệt đối. Chính vì vậy mà theo thông lệ

quốc tế: Tất cả các kỹ sư, công nhân và nhân viên làm việc trong ngành dầu khí đều phải

trải qua các khóa huấn luyện về an toàn và môi trường. Đặc biệt là đối với những người

làm việc trên các giàn khoan, thực hiện các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, vận

chuyển và tiêu thụ sản phẩm dầu khí đòi hỏi phải có độ an toàn cao, trình độ kỹ thuật và

công nghệ tiên tiến hiện đại. Nếu không có chứng chỉ an toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế thì

người lao động không được các nhà thầu chấp nhận làm việc ở các vị trí nêu trên.

Mặt khác, đào tạo an toàn được lặp lại từng 2 năm và số người cần đào tạo hàng

năm bằng 1/2 số lượng lao động của Tổng Công ty, bao gồm các lĩnh vực:

- An toàn môi trường cơ bản: 35%;

- An toàn trên biển: 30%;

- An toàn trong các nhà máy: 30%;

- Môi trường: 5%

Với mục tiêu hướng tới trang bị kiến thức An toàn – môi Trường cơ bản cho toàn bộ

CB-CNV làm việc trong ngành Dầu khí, năm 1993, trường Trường Cao Đẳng Nghề Dầu

Khí thành lập Trung tâm Đào tạo An toàn – Môi trường tại số 120, đường Trần Phú, Bãi

Dâu, TP. Vũng Tàu nhằm đáp ứng các nhu cầu về đào tạo an toàn và môi trường cho

ngành công nghiệp dầu khí và các ngành công nghiệp khác.

Trong hệ thống đào tạo ở Việt Nam, công tác đào tạo huấn luyện về an toàn môi

trường trong hoạt động dầu khí được xem là một lĩnh vực đặc thù không giống các loại

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

7

hình đào tạo khác. Công tác đào tạo an toàn được các công ty nhà thầu rất chú trọng,

thường xuyên đánh giá, kiểm tra và đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về cơ sở vật chất, đội

ngũ giáo viên chuyên ngành, tài liệu, thiết bị và phương pháp huấn luyện. Do đó, việc

đánh giá chất lượng đào tạo an toàn môi trường ở cơ sở trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí

là thực sự cần thiết, không chỉ giúp cho nhà trường nhận ra các thiếu sót trong công tác

đào tạo mà còn thể hiện cho học viên thấy rằng nhà trường thực sự quan tâm tới họ và

mong muốn tìm ra những cách thức tối ưu nâng cao chất lượng đào tạo an toàn môi

trường ở trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà thầu. Có như vậy thì trường

mới có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và ngày càng phát

triển trong tương lai.

Xem đào tạo là một hình thức dịch vụ nên học viên sử dụng dịch vụ đào tạo cũng

được xem là khách hàng, do đó những nghiên cứu nhắm vào việc nâng cao giá trị cảm

nhận của khách hàng hay nhắm đến mục tiêu hoàn thiện tối đa dịch vụ vì khách hàng là

thực sự cần thiết và hợp lý. Nhất là trong khung cảnh cạnh tranh đào tạo trong nền kinh tế

thị trường khốc liệt này. Với những lý do nêu trên, đề tài “Đánh giá chất lượng và một

số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo an toàn môi trường ở trường Cao Đẳng

Nghề Dầu Khí Vũng Tàu” được hình thành trong nghiên cứu này.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm:

1. Xác định những yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ đào tạo an toàn môi

trường của trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Vũng Tàu.

2. Đo lường mức độ tác động của của các yếu tố này lên chất lượng dịch vụ

dịch vụ đào tạo an toàn môi trường của trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Vũng Tàu.

3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo an toàn môi

trường của trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Vũng Tàu.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

8

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước 30/10/2012

Đối tượng nghiên cứu: các khách hàng tham gia khóa học đào tạo an toàn ở trường

Cao Đẳng Nghề Dầu Khí Vũng Tàu

Không gian nghiên cứu: Khoa An toàn – Môi trường, trường Cao Đẳng Nghề Dầu

Khí Vũng Tàu

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, bao gồm:

Phương pháp nghiên cứu lý định tính: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng

hợp, phân loại tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận đề tài nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Điều tra khảo sát bằng phiếu câu hỏi theo

mẫu lựa chọn đối với học viên đã tham gia các khóa học về an toàn – môi trường ở khoa

an toàn – môi trường thuộc trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí và thu thập thêm các thông

tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng để xử lý các kết quả khảo sát.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và ứng dụng vào đánh giá cho Trường Cao đẳng nghề

Dầu khí, trên cơ sở đó có thể đưa ra được những biện pháp thích hợp nhằm cải thiện chất

lượng đào tạo hiện tại, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng

đào tạo của trường.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

- Phần mở đầu và kết luận

- Đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

9

Chương II: Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo an toàn – môi trường ở trường

Cao Đẳng Nghề Dầu Khí

Chương III: Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo an toàn – môi trường ở trường

Cao Đẳng Nghề Dầu Khí

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN

CỨU

1.1. CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

1.1.1 Chất lượng

Khái niệm về chất lượng ngày nay được sử dụng phổ biến và rất thông dụng trong

cuộc sống cũng như trong sách báo. Chất lượng là một phạm trù rất rộng và phức tạp,

phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Tùy theo đối tượng sử dụng,

từ “chất lượng” có ý nghĩa khác nhau. Do con người và các nền văn hóa trên thế giới khác

nhau nên cách hiểu về chất lượng cũng khác nhau.

Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng những quy định và

yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng được so sánh

với chất lượng của các đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả.

Theo quan điểm mang tính trừu tượng triết học thì nói đến chất lượng là nói đến sự

hoàn hảo và là tất cả những gì tốt đẹp nhất.

Theo quan điểm nhà quản lý: “Chất lượng sản phẩm trong sản xuất công nghiệp là

đặc tính sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng của nó”.

Theo quan điểm của nhà sản xuất thì “chất lượng là sự tuân thủ những yêu cầu

kinh tế, yêu cầu kỹ thuật được thiết kế lập ra”

Theo người bán hàng: “chất lượng là hàng bán hết, có khách hàng thường xuyên”.

Quan điểm người tiêu dùng: “chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu và mục đích

của người tiêu dùng”.

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu của thị trường được coi là xuất phát điểm

cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì định nghĩa trên không còn phù hợp. Quan

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

11

điểm chất lượng cần phải được nhìn nhận thực tiễn hơn và hiệu quả hơn. Tức là khi xem

xét chất lượng sản phẩm phải gắn với nhu cầu của người tiêu dùng. Những quan điểm đó

gọi là quan điểm chất lượng sản phẩm hướng theo khách hàng: “ Chất lượng sản phẩm

chính là mức độ thỏa mãn nhu cầu hay là sự phù hợp với những đòi hỏi của khách hàng”.

Theo quan điểm này, chất lượng được nhìn từ bên ngoài, nó chỉ có những đặc tính đáp

ứng được nhu cầu của khách hàng. Mức độ nhu cầu là cơ sở để đánh giá trình độ chất

lượng sản phẩm đạt được.

Quan điểm này có lẽ có ưu thế của nó. Bởi lẽ doanh nghiệp luôn luôn phụ thuộc

vào nhu cầu người tiêu dùng. Ưu thế ở đây là doanh nghiệp có thể bán hàng phù hợp trên

từng thị trường khác nhau. Nếu doanh nghiệp áp dụng quan điểm này ta thấy được sản

phẩm có chất lượng cao và giá cả cao thì sẽ tiêu thụ trên những thị trường mà khách hàng

đó có nhu cầu và có khả năng thỏa mãn nhu cầu của họ.

Nhưng nhược điểm của quan điểm này là ở chỗ như thể doanh nghiệp hay lệ thuộc

vào người tiêu dùng, nếu nói một phía nào đó thì ta cho rằng doanh nghiệp luôn luôn theo

người tiêu dùng.

Như vậy, ta thấy quan điểm nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, mỗi quan điểm

có mặt ưu điểm và nhược điểm của nó nếu tận dụng mặt ưu điểm thì có khả năng đem lại

một phần thành công cho doanh nghiệp.

Nhưng nhìn chung quan điểm đưa ra ngày càng tạo nên tính hoàn thiện để nhìn

nhận chất lượng. Một trong những quan điểm được đánh giá cao là định nghĩa theo tiêu

chuẩn hóa quốc tế đưa ra “ Chất lượng là tập hợp những tính chất và đặc trưng của sản

phẩm và dịch vụ có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu và nhu cầu tiềm ẩn”

1.1.2 Chất lượng dịch vụ

1.1.2.1 Khái niệm dịch vụ

Một nhà sư phạm Mỹ Nicholas Murray Butler đã nói rằng: “Kinh doanh hướng đến

dịch vụ có xu hướng thành công, kinh doanh hướng đến lợi nhuận có khuynh hướng thất

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

12

bại”; hay Levitt đã từng nói: “Không có gì gọi là nền công nghiệp dịch vụ cả, chỉ có

những nền công nghiệp nơi mà hàm lượng dịch vụ trong đó ít hay nhiều hơn các thành

phần khác” (dẫn theo Kotler, 1999).

Dịch vụ khác với sản phẩm hữu hình. So với sản phẩm hữu hình, dịch vụ được cho

là vô hình, không đồng nhất, được tạo ra và tiêu thụ cùng một lúc, không thể được giữ ở

trong kho, … Kotler (1999) cho rằng dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà một

tổ chức có thể đem đến cho tổ chức khác, nó không thể sờ thấy được (vô hình) và không

mang lại kết quả trong việc sở hữu bất cứ thứ gì. Một định nghĩa về dịch vụ được chấp

nhận rộng rãi được đưa ra bởi Gronroos (1990, dẫn theo McKenzie, 2005) là: “Dịch vụ là

một quá trình kết hợp của một chuỗi của ít nhiều các hoạt động vô hình mà một cách

thông thường, nhưng không luôn luôn cần thiết, diễn ra trong tác động qua lại giữa khách

hàng và nhân viên dịch vụ và/ hoặc nguồn hoặc hàng hóa hữu hình và/ hoặc hệ thống của

nhà cung cấp dịch vụ, mà được cung cấp như là giải pháp cho những vấn đề của khách

hàng” (Gronroos, 2000 dẫn theo Yhang & Feng, 2009). Định nghĩa này cho rằng dịch vụ

là một quá trình nơi mà tương tác giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ diễn ra. Do

đó, trong phạm vi dịch vụ, ở đó hầu như có mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp

dịch vụ, mối quan hệ này có thể được sử dụng như là một điều căn bản trong tiếp thị

(Gronroos, 2000 dẫn theo Yhang & Feng, 2009).

Theo Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2004) dịch vụ là một quá

trình gồm các hoạt động hậu đài và các hoạt động phía trước nơi mà khách hàng và nhà

cung cấp dịch vụ tương tác với nhau. Mục đích của tương tác này là nhằm thỏa mãn nhu

cầu và mong muốn của khách hàng theo cách mà khách hàng mong đợi, cũng như tạo ra

giá trị cho khách hàng.

Dịch vụ là một quá trình có mức độ vô hình cao, nhìn chung một dịch vụ trọn gói

gồm có 4 thành phần:

Phương tiện: phải có trước khi một dịch vụ có thể cung cấp.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

13

Hàng đi kèm: hàng được mua hay tiêu thụ hoặc là tài sản của khách hàng cần

được xử lý.

Dịch vụ hiện: những lợi ích trực tiếp và là khía cạnh chủ yếu của dịch vụ.

Dịch vụ ẩn: những lợi ích mang tính tâm lý do khách hàng cảm nhận.

Tóm lại, “Dịch vụ là một sản phẩm hay một quá trình cung cấp một lợi ích hay

một giá trị sử dụng nào đó cho khách hàng trực tiếp và thường đi kèm với một sản phẩm

vật chất nhất định”.

1.1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ

Các đặc điểm về dịch vụ được nhắc đến trong các tài liệu về tiếp thị dịch vụ và được

tổng hợp lại và nhìn chung bao gồm 4 đặc điểm chính là: tính vô hình, tính không thể tách

rời, tính không đồng nhất, tính không thể tồn trữ (Regan, 1963; Rathmell, 1966; Shostack,

1977; và Zeithaml et al 1985) (dẫn theo Harris et al, 1998)

Tính vô hình: không giống như các sản phẩm vật chất, dịch vụ không thể

cân, đo, đong, đếm.

Tính không thể tách rời: một dịch vụ không thể tách thành hai giai đoạn:

giai đoạn tạo thành và giai đoạn sử dụng nó. Sự tạo thành và sử dụng của hầu hết

các loại dịch vụ diễn ra đồng thời với nhau, đây là một điểm rất khác so với các

sản phẩm vật chất thông thường

Tính không đồng nhất: là sự khác nhau của các mức độ thực hiện dịch vụ.

Có nghĩa là dịch vụ có thể được xếp hạng từ rất kém cho đến rất hoàn hảo. Những

vấn đề chất luợng của dịch vụ có thể thay đổi tùy theo người phục vụ, khách hàng

và thời gian. Về căn bản, tính biến thiên trong dịch vụ cũng dễ xảy ra và xảy ra

thường xuyên hơn so với sự không phù hợp của các sản phẩm hữu hình, bởi vì dịch

vụ có mức độ tương tác con người cao. Đặc điểm này làm cho việc chuẩn hóa dịch

vụ trở nên khó thực hiện hơn.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

14

Tính chất không thể tồn trữ: ta không thể cất dịch vụ và sau đó lấy nó ra

dùng. Một dịch vụ sẽ biến mất nếu ta không sử dụng nó. Ta không thể tồn trữ dịch

vụ, vì vậy một dịch vụ không thể được sản xuất, tồn kho và sau đó đem bán. Sau

khi một dịch vụ được thực hiện xong, không một phần nào của dịch vụ có thể được

phục hồi lại được.

1.1.2.3 Chất lượng dịch vụ

Chất lượng cao rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, nơi hàng hóa được sản xuất

theo tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng. Trong lĩnh vực dịch vụ, chất lượng lại là yếu tố quan

trọng nhất nhưng cũng khó phân biệt nhất bởi tính chất vô hình của dịch vụ. Chất lượng

của một dịch vụ đồng nghĩa với sự cảm nhận của khách hàng về dịch vụ đó, và nó được

xác định bởi nhiều yếu tố mà đôi khi thuộc về vấn đề nội tâm của khách hàng.

Nhìn chung, Chất lượng dịch vụ được định nghĩa như là cảm nhận của khách hàng

về làm thế nào mà một dịch vụ đáp ứng tốt hoặc vượt quá mong đợi của họ (Czepiel,

1990). Parasuraman, Zeithaml, và Berry, (1985) mô tả chất lượng dịch vụ như là kỹ năng

của một tổ chức đáp được hoặc vượt quá mong đợi của khách hàng. Sasser, Olsen, &

Wyckoff (1978) (dẫn theo Kitchroen, 2004) liệt kê 7 thuộc tính mà họ cho rằng khái quát

đầy đủ khái niệm chất lượng dịch vụ bao gồm: sự bảo đảm, tính kiên định, thái độ, sự đầy

đủ, trạng thái, sự sẵn sàng, sự huấn luyện.

Gronroos (1991, dẫn theo Kitchroen, 2004) cho rằng chất lượng dịch vụ được tạo

nên bởi 3 khía cạnh: chất lượng kỹ thuật, chất lượng chức năng và hình ảnh hợp tác của

công ty. Lehtinen (1982) cũng định nghĩa chất lượng dịch vụ trên 3 khía cạnh: chất lượng

vật lý (của sản phẩm/dịch vụ), chất lượng tổ chức (hình ảnh công ty) và chất lượng tương

tác (sự tác động qua lại giữa khách hàng và tổ chức cung cấp dịch vụ). Những tác giả này

đều cho rằng trong việc nghiên cứu các yếu tố của chất lượng, cần phân biệt giữa chất

lượng với quá trình chuyển giao dịch vụ và chất lượng với kết quả của dịch vụ, được đánh

giá bởi khách hàng sau khi đã sử dụng dịch vụ.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

15

Theo đó, “Chất lượng dịch vụ là mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình

cảm nhận tiêu dùng dịch vụ, là dịch vụ tổng thể của doanh nghiệp mang lại chuỗi lợi ích

và thỏa mãn đầy đủ nhất giá trị mong đợi của khách hàng trong hoạt động sản xuất cung

ứng và trong phân phối dịch vụ ở đầu ra”

Tóm lại, mỗi khách hàng thường có cảm nhận khác nhau về chất lượng. Trong lĩnh

vực dịch vụ, chất lượng là một hàm của nhận thức khách hàng. Hay nói một cách khác,

chất lượng của dịch vụ được xác định dựa vào nhận thức của khách hàng. Đào tạo bản

thân nó là hoạt động dịch vụ nên chất lượng đào tạo mang đầy đủ tính chất của chất

lượng dịch vụ.

1.1.2.4 Các nhân tố cơ bản quyết định chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ được đo lường bởi nhiều yếu tố và việc nhận định chính xác các

yếu tố này phụ thuộc vào tính chất của dịch vụ và môi trường nghiên cứu. Có nhiều tác giả

đã nghiên cứu vấn đề này nhưng phổ biến nhất và biết đến nhiều nhất là các tiêu chí đánh

giá chất lượng dịch vụ của Parasuraman et al. Năm 1985, Parasuraman et al đã đưa ra mười

nhân tố quyết định chất lượng dịch vụ được liệt kê dưới đây:

1. Tin cậy (reliability) nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn

ngay từ lần đầu tiên.

2. Đáp ứng (responsiveness) nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục

vụ cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

3. Năng lực phục vụ (competence) nói lên trình độ chuyên môn để thực hiện dịch vụ.

Khả năng phục vụ biểu hiện khi nhân viên tiếp xúc với khách hàng, nhân viên trực tiếp thực

hiện dịch vụ, khả năng nghiên cứu để nắm bắt thông tin liên quan cần thiết cho việc phục vụ

khách hàng.

4. Tiếp cận (access) liên quan đến việc tạo mọi điều kiện dễ dàng cho khách hàng

trong việc tiếp cận dịch vụ như rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, địa điểm phục vụ

và giờ mở của thuận lợi cho khách hàng.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

16

5. Lịch sự (courtesy) phản ánh phong cách phục vụ niềm nở tôn trọng và thân thiện

với khách hàng.

6. Thông tin (communication) liên quan đến việc giao tiếp, thông đạt cho khách hàng

bằng ngôn ngữ mà họ hiểu biết dễ dàng và lắng nghe những vấn đề liên quan đến họ như

giải thích dịch vụ, chi phí, giải quyết khiếu nại thắc mắc.

7. Tín nhiệm (credibility) nói lên khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm cho

khách hàng tin cậy vào công ty. Khả năng này thể hiện qua tên tuổi của công ty, nhân cách

của nhân viên phục vụ giao tiếp trực tiếp với khách hàng.

8. An toàn (security) liên quan đến khả năng đảm bảo sự an toàn cho khách hàng, thể

hiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính cũng như bảo mật thông tin.

9. Hiểu biết khách hàng (understading/knowing the customer) thể hiện qua khả năng

hiểu biết nhu cầu của khách hàng thông qua việc tìm hiểu những đòi hỏi của khách hàng,

quan tâm đến cá nhân họ và nhận dạng được khách hàng thường xuyên.

10. Phương tiện hữu hình (tangibles) thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân

viên phục vụ, các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho dịch vụ.

1.1.2.5 Các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ được định nghĩa như là cảm nhận của khách hàng về làm thế

nào mà một dịch vụ đáp ứng tốt hoặc vượt quá mong đợi của họ (Czepiel, 1990).

Parasuraman, Zeithaml, và Berry, (1985) mô tả chất lượng dịch vụ như là kỹ năng của

một tổ chức đáp được hoặc vượt quá mong đợi của khách hàng. Sasser, Olsen, &

Wyckoff (1978) (dẫn theo Kitchroen, 2004) liệt kê 7 thuộc tính mà họ cho rằng khái quát

đầy đủ khái niệm chất lượng dịch vụ bao gồm: sự bảo đảm, tính kiên định, thái độ, sự đầy

đủ, trạng thái, sự sẵn sàng, sự huấn luyện.

Gronroos (1991, dẫn theo Kitchroen, 2004) cho rằng chất lượng dịch vụ được tạo

nên bởi 3 khía cạnh: chất lượng kỹ thuật, chất lượng chức năng và hỉnh ảnh hợp tác của

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

17

công ty. Lehtinen (1982) cũng định nghĩa chất lượng dịch vụ trên 3 khía cạnh: chất lượng

vật lý (của sản phẩm/dịch vụ), chất lượng tổ chức (hình ảnh công ty) và chất lượng tương

tác (sự tác động qua lại giữa khách hàng và tổ chức cung cấp dịch vụ). Những tác giả này

đều cho rằng trong việc nghiên cứu các yếu tố của chất lượng, cần phân biệt giữa chất

lượng với quá trình chuyển giao dịch vụ và chất lượng với kết quả của dịch vụ, được đánh

giá bởi khách hàng sau khi đã sử dụng dịch vụ.

Tuy nhiên, khi nói đến chất lượng dịch vụ, chúng ta không thể nào không đề cập

đến đóng góp rất lớn của Parasuraman và cộng sự (1988, 1991). Parasuraman và cộng sự

(1998) định nghĩa chất lượng dịch vụ là “mức độ khác nhau giữa sự mong đợi của người

tiêu dùng về dịch vụ và nhận thức của họ về kết quả của dịch vụ”. Parasuraman và cộng

sự (1995) đã giới thiệu thang đo SERVQUAL gồm 10 thành phần: phương tiện hữu hình,

sự tin cậy, sự đáp ứng, năng lực phục vụ, sự tiếp cận, sự ân cần, thông tin, sự tín nhiệm

,sự an toàn, sự thấu hiểu. Thang đo bao quát hết mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy nhiên

thang đo cho thấy có sự phức tạp trong đo lường, không đạt giá trị phân biệt trong một số

trường hợp. Do đó sau nhiều lần hiệu chỉnh, Parasuraman và cộng sự (1988) đã đưa ra

thang đo SERVQUAL gồm 5 thành phần với 22 biến quan sát, cụ thể:

Bảng 1.1: Thang đo SERVQUAL

Sự tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và chính xác với những gì

đã hứa hẹn

Khi công ty A hứa sẽ thực hiện điều gì đó vào 1 khoảng thời gian cụ thể, công ty sẽ

thực hiện.

Khi bạn có vấn đề, công ty A thể hiện thể hiện sự quan tâm chân thành trong giải quyết

vấn đề.

Công ty A thực hiện dịch vụ đúng ngay từ đầu.

Công ty A cung cấp dịch vụ đúng như thời gian họ hứa.

Công ty A thông báo cho khách hàng khi nào dịch vụ của họ được thực hiện.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

18

Sự phản hồi (Responsiness): mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách hàng một

cách kịp thời

Nhân viên công ty A phục vụ bạn đúng hạn.

Nhân viên công ty A thông báo cho bạn chính xác khi nào dịch vụ sẽ thực hiện.

Nhân viên công ty A luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Nhân viên công ty A không bao giờ quá bận đến nỗi không đáp ứng yêu cầu của bạn.

Năng lực phục vụ (Assurance): kiến thức chuyên môn và phong cách lịch lãm của nhân

viên phục vụ; khả năng làm cho khách hàng tin tưởng

Cư xử của nhân viên trong công ty A tạo sự tin tưởng đối với bạn.

Bạn cảm thấy an toàn khi giao dịch với công ty A.

Nhân viên trong công ty A bao giờ cũng tỏ ra lịch sự, nhã nhặn với bạn.

Nhân viên trong công ty A có kiến thức để trả lời các câu hỏi của bạn.

Sự cảm thông (Empathy): thể hiện sự ân cần, quan tâm đến từng cá nhân khách hàng

Công ty A có thể hiện sự quan tâm đến cá nhân của bạn.

Công ty A có những nhân viên thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn.

Công ty A thể hiện sư chú ý đặc biệt đến các quan tâm nhiều nhất của bạn.

Nhân viên trong công ty A hiểu được những yêu cầu đặc biệt của bạn.

Công ty A có thời gian làm việc thuận tiện đối với bạn.

Sự hữu hình (Tangibility): sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, nhân viên

và vật liệu, công cụ thông tin

Công ty A có những trang thiết bị hiện đại.

Cơ sở vật chất của công ty A trông rất hấp dẫn.

Nhân viên của công ty A có trang phục gọn gàng, đẹp.

Các phương tiện vật chất hoạt động dịch vụ của công ty trông rất hấp dẫn.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

19

Thang đo đánh giá dựa trên sự khác biệt của chất lượng mong đợi và chất lượng

cảm nhận của khách hàng. Parasuraman và cộng sự khẳng định rằng SERVQUAL là bộ

công cụ đo lường chất lượng dịch vụ tin cậy và chính xác (Parasuraman et al, 1985; 1988;

1991; 1993). Họ cũng khẳng định rằng bộ thang đo có thể ứng dụng cho các bối cảnh dịch

vụ khác nhau (Parasuraman et al, 1988), dù đôi khi cần phải diễn đạt lại và/hoặc bổ sung

thêm một số phát biểu. Cụ thể, theo mô hình SERVQUAL, chất lượng dịch vụ được xác

định như sau:

Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận – Giá trị kỳ vọng

Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình chất lượng và khoảng cách làm cơ sở cho việc

đánh giá chất lượng dịch vụ cũng có nhiều tranh luận (Carmen, 1990; Babakus & Boller,

1992; Cronin & Taylor, 1992 dẫn theo Nguyễn Huy Phong và Phạm Ngọc Thúy, 2007).

Năm 1992, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm Cronin và Taylor đã đề xuất mô hình

SERPERF và cho rằng sử dụng mô hình này tốt hơn SERVQUAL. Hai ông cho rằng chất

lượng dịch vụ được phản ánh tốt nhất bởi chất lượng cảm nhận mà không cần có chất

lượng kỳ vọng cũng như đánh giá trọng số của 5 thành phần. Các thành phần và biến quan

sát của thang đo SERVPERF được giữ nguyên như thang đo SERVQUAL. Mô hình này

còn được gọi là mô hình cảm nhận (perception model):

Chất lượng dịch vụ = mức độ cảm nhận

1.2. KHÁI NIỆM ĐÀO TẠO, ĐẶC ĐIỂM ĐÀO TẠO VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO

TẠO

1.2.1 Khái niệm đào tạo

Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam (2004) “Đào tạo là quá trình tác động đến một

con người làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có

hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự

phân công nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển

nền văn minh của loài người, về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

20

gắn với giáo dục đạo đức nhân cách”.

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường (2007): “Đào tạo là hoạt động có mục đích, có

tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để

hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một

cách có hiệu quả và năng suất”.

Như vậy, đào tạo có thể hiểu là một quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng nghề

nghiệp đồng thời giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ cho người học để họ có thể trở

thành người công dân, người cán bộ, người lao động có chuyên môn và nghề nghiệp nhất

định nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của

xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Quá trình này diễn ra trong các cơ sở đào tạo

theo một kế hoạch, nội dung, chương trình, thời gian quy định cho từng ngành nghề cụ

thể nhằm giúp người học đạt được một trình độ nhất định trong hoạt động lao động nghề

nghiệp.

1.2.2 Đặc điểm đào tạo

Đào tạo được xác định là một dịch vụ, không phải là một hàng hóa vì sản phẩm

của đào tạo là kiến thức và kỹ năng, mà kiến thức và kỹ năng thì không sờ mó được.

Trong việc phân loại hàng hóa và dịch vụ, đào tạo được xác định như là một “dịch

vụ tư” vì dịch vụ này bao hàm hai đặc điểm, có tính loại trừ và có tính cạnh tranh trong sử

dụng. Có tính loại trừ trong sử dụng vì học viên không thể tham gia hưởng thụ dịch vụ đó

mà không có điều kiện, họ phải thi đầu vào, phải đóng học phí, vv... Nếu học viên không

thỏa mãn những điều kiện đó sẽ bị loại trừ ra khỏi việc hưởng thụ dịch vụ đào tạo. Dịch

vụ đào tạo có tính cạnh tranh trong sử dụng vì việc học của học viên này sẽ ảnh hưởng

đến việc học của học viên khác. Ví dụ số lượng học viên trong một lớp học là hạn chế

nên học viên này được học thì một người khác không được học, hay là nếu thêm một học

viên vào một lớp học quá đông sẽ ảnh hưởng đến việc học của các học viên khác…

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

21

Tương tự hàng hoá và dịch vụ khác, thị trường dịch vụ đào tạo có hai khía cạnh,

cung và cầu. Trong một lý thuyết căn bản của kinh tế học, quy luật cầu muốn nói rằng cầu

và giá có quan hệ nghịch biến, tức là đường cầu dốc xuống. Nếu giá càng cao thì cầu càng

thấp và ngược lại. Khi chi phí cho việc học tăng lên thì số người đi học sẽ giảm. Hơn nữa,

quy luật cung thì ngược lại, cung và giá có quan hệ đồng biến, đường cung dốc lên, nếu

học phí thu được từ học viên càng cao thì số số lượng học viên mà nhà trường nhận đào

tạo càng cao. Ngược lại, nếu học phí càng thấp thì số lượng học viên nhà trường nhận đào

tạo sẽ giảm.

1.2.3 Chất lượng đào tạo

1.2.3.1 Định nghĩa chất lượng đào tạo

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2004), “ Chất lượng đào tạo được hiểu là một

tiêu thức phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động Giáo dục và Đào tạo có tính liên tục

từ khởi đầu quá trình đào tạo đến kết thúc quá trình đó”.

1.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo

Chất lượng đào tạo liên quan chặt chẽ với hiệu quả đào tạo. Nói đến hiệu quả đào

tạo là nói đến các mục tiêu đã đạt được ở mức nào, sự đáp ứng kịp thời các yêu cầu của

cơ sở đào tạo và những chi phí như tiền của, sức lực, thời gian bỏ ra là ít nhất nhưng đem

lại kết quả cao nhất. Chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

Thông tin không hoàn hảo

Thông tin không hoàn hảo được thể hiện ở thị trường giáo dục là sự bất cân xứng

thông tin. Nhà trường (người cung ứng dịch vụ) biết được chất lượng dịch vụ của mình

nhiều hơn người đi học (người mua dịch dịch vụ). Người mua dịch vụ chỉ biết được chất

lượng đào tạo sau khi học xong. Nhưng sau khi học xong không thể đổi hoặc trả lại nếu

phát hiện chất lượng đào tạo kém.

Chất lượng dịch vụ không đồng nhất

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

22

Không giống như hàng hóa và dịch vụ khác, chất lượng của trường học và thầy

giáo trong mỗi trường học là không đồng nhất, nhiều trường học đào tạo chung một ngành

đào tạo nhưng chất lượng giữa các trường thì rất khác nhau. Trong cùng một trường học,

chất lượng của giảng viên cũng rất khác nhau. Do đó, việc lựa chọn của người học gặp

nhiều khó khăn.

Ngoại tác tích cực trong giáo dục

Lợi ích tư nhân của việc học luôn nhỏ hơn lợi ích xã hội do tồn tại lợi ích ngoại

tác của việc đi học.

Lợi ích tư nhân là lợi ích của bản thân học viên sau khi học, sau khi học có được

kiến thức và kỹ năng làm việc, sẽ tìm được việc làm tốt hơn và có thu nhập cao hơn,

không chỉ một hai năm mà lợi ích cho cả cuộc đời còn lại. Do đo, cá nhân người đi học

phải đầu tư. Tuy nhiên, lợi ích xã hội của giáo dục là rất lớn, nó bao gồm lợi ích tư nhân

như nói trên và lợi ích ngoại tác. Lợi ích ngoại tác có nghĩa là người đi học đem lợi ích

cho người khác và xã hội. Việc học sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội, dễ dàng hơn cho nhà nước

trong việc phổ biến và thực hiện các chính sách kinh tế văn hóa và xã hội. Hơn nữa, các

doanh nghiệp và cơ quan tuyển dụng cũng có lợi nhuận trong việc học của các cá nhân.

Ví dụ như sinh viên học xong sẽ có lợi ích trong việc học, sẽ làm việc cho các doanh

nghiệp chẳng hạn, doanh nghiệp phải trả lương cho sinh viên tốt nghiệp, nhưng mức

lương bao giờ cũng thấp hơn năng suất lao động mà sinh viên đem lại cho doanh nghiệp,

sự chênh lệch đó là lợi nhuận mà doanh nghiệp có được do việc học của sinh viên. Như

vậy, tồn tại lợi ích ngoại tác mà người đi học không nhận được, nên người đi học không

đầu từ đúng mức cho việc đi học vì họ quyết định đầu tư cho việc học phụ thuộc vào sự

so sánh giữa chi phí tư nhân và lợi ích tư nhân thay vì lợi ích xã hội, họ không quan tâm

đến lợi ích xã hội.

Môi trường vi mô

Trong phân tích về chiến lược nói chung, môi trường vi mô được xem xét bởi 5 lực

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

23

lượng cạnh tranh bao gồm: cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại, quyền lực nhà cung cấp,

quyền lực người mua, áp lực của sản phẩm thay thế và áp lực từ đối thủ tiềm tàng.

Riêng đối với đào tạo theo nhu cầu có 2 yếu tố trong môi trường vi mô được xem

là có ảnh hưởng rõ nhất đến công tác đào tạo là sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại và

yếu tố khách hàng.

Trước hết yếu tố về đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường, các doanh

nghiệp và tổ chức không chỉ cạnh tranh thị trường, cạnh tranh sản phẩm mà còn cạnh

tranh cả về nguồn nhân lực. Trong môi trường giáo dục cũng vậy, lực lượng giáo viên

giảng dạy là cốt lõi của nhà trường. Để tồn tại và phát triển, không còn con đường nào

khác là thực hiện đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đó có hiệu quả, vì nguồn nhân lực

tốt là nguồn gốc cho thành công trong hoạt động đào tạo của nhà trường.

Nhà trường cần có các chính sách nhân lực hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên,

tặng thưởng hợp lý, phải tạo ra bầu không khí doanh nghiệp gắn bó... nhằm giữ gìn, duy

trì và phát triển nguồn tài nguyên đó. Ngoài ra nhà trường phải có một chế độ chính sách

lương bổng đủ để giữ giáo viên làm việc với mình, phải cải tiến môi trường làm việc và

cải tiến các chế độ phúc lợi. Nếu không thực hiện được tổ chức có thể mất đi các nhân tài

về các đối thủ cạnh tranh có thể có các chính sách đãi ngộ thích hợp và thu hút nhân tài

của tổ chức. Sự ra đi của nhân viên không chỉ thuần tuý là vấn đề lương bổng, phúc lợi

mà nó còn tổng hợp nhiều vấn đề khác như điều kiện được đào tạo nâng cao trình độ, điều

kiện thăng tiến, bầu không khí – văn hoá doanh nghiệp, niềm tự hào, tự tôn của cá nhân

người lao động trong doanh nghiệp...

Yếu tố thứ hai là khách hàng: Khách hàng là đối tượng sẽ sử thành quả của quá

trình đào tạo, là một phần của yếu tố môi trường bên ngoài tác động vào công tác định

hướng đào tạo của nhà trường. Số lượng cũng như chất lượng học viên do nhà trường

cung cấp rất quan trọng đối với các doanh nghiệp – nhà tuyển dụng. Hoạt động đào tạo

hướng đến và phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự hài

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

24

lòng, đánh giá cao của nhà tuyển dụng là một trong những thước đo sự thành công của

nhà trường.

Các nhân tố nội tại

Lĩnh vực đào tạo được coi là một hoạt động dịch vụ vì vậy, không giống như chất

lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ được đánh giá bởi cả quá trình cung cấp dịch vụ và

kết quả dịch vụ. Như vậy, có thể hiểu chất lượng dịch vụ là đáp ứng được sự hài lòng của

khách hàng.

1.2.4 Đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo

Hiện nay, chất lượng đang được quan tâm nhiều trên thế giới. Mọi người bàn luận

về chất lượng trong mọi lĩnh vực của xã hội: trong các ngành công nghiệp, dịch vụ,… và

trong cả lĩnh vực giáo dục. Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các

trường học. Do đó, việc đánh giá và nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ quan trọng

nhất của bất kỳ cơ sở dạy học nào.

Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó

định nghĩa, khó xác định, khó đo lường và cách hiểu của người này cũng khác so với

người kia. Do đó, khái niệm chất lượng trong giáo dục đã được đưa ra từ nhiều góc độ

khác nhau (Vroeijenstijn, Nguyễn Hội Nghĩa (người dịch), 2002):

Khi chính phủ xem xét chất lượng, trước hết họ nhìn vào tỉ lệ đậu/rớt, những người

bỏ học và thời gian học tập. Chất lượng dưới con mắt của chính phủ có thể miêu tả

như “càng nhiều sinh viên kết thúc chương trình theo đúng hạn quy định, với chất

lượng tiêu chuẩn quốc tế, và với chi phí thấp nhất”

Những người sử dụng, khi nói về chất lượng, sẽ nói về kiến thức, kỹ năng và đạo

đức trong suốt quá trình học tập.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

25

Đội ngũ cán bộ giảng dạy sẽ định nghĩa chất lượng như là “đào tạo hàn lâm tốt trên

cơ sở chuyển giao kiến thức tốt, môi trường học tập tốt và quan hệ tốt giữa giảng

dạy và nghiên cứu”.

Đối với học viên, chất lượng liên hệ đến việc đóng góp vào sự phát triển cá nhân

và việc chuẩn bị cho một vị trí xã hội. Giáo dục phải kết nối với mối quan tâm cá

nhân của người học viên.

Vì vậy chúng ta có thể nói rằng “chất lượng được xác định bởi sự thỏa thuận giữa

các bên liên quan về những yêu cầu mong muốn. Chất lượng dịch vụ đào tạo phải cố gắng

hoàn thành càng nhiều ước muốn càng tốt và điều này phải thể hiện trong những mục đích

và mục tiêu đào tạo”.

Giáo sư Schomburg Harald (1995) đã xây dựng và đưa ra một mô hình đánh giá

chất lượng đào tạo cho đối tượng là sinh viên các trường đại học. Mô hình của ông đề cập

đến một quy trình toàn diện từ yêu cầu đầu vào của sinh viên cho tới kết quả đào tạo và

hiệu quả của đào tạo khi sinh viên đã đi làm. Mô hình chi tiết của ông được thể hiện trong

hình 1.1 như sau:

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

26

Yêu cầu đầu vào

o Đặc điểm cá nhâno Kinh nghiệmo Hành vi

Đầu vào trong quá trình đào tạocho người học

o Điều kiện cơ sở vật chấto Chương trình đào tạo

Đội ngũ giảng viên

(Là người tham gia quá trìnhdạy học)

Kết quả đào tạoo Kiến thứco Kỹ năngo Năng lực và

bằng cấp

Chuyển giao

Học viên thànhnhững nhân viênlàm việc và phụcvụ cho xã hội

Chất lượng đào tạo cựu học viên

(Nguồn: Schomberg Haralt, 1995).

Hình 1.1: Những nhân tố chính trong mô hình đánh giá chất lượng đào tạo của

Schomberg

Ngoài ra, phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo theo 5Qs của Mosad Zineldin

(April, 2007) là một phương pháp mới dùng để đưa ra ý tưởng để khám phá các biến quan

sát mô tả cho các nhân tố, định nghĩa.

Mosad Zineldin là một giáo sư về kinh tế và chiến lược thuộc trường School of

Management and Economics,Vaxjo University – Sweden. Ông đã đưa ra mô hình các

nhân tố chính để đánh giá chất lượng đào tạo. Các nhân tố được hình thành từ 5 câu hỏi

(5Qs) và chất lượng đào tạo (total quality) là một hàm tổng hợp của 5 nhân tố độc lập

f(Q1, Q2, Q3, Q4, Q5). Chất lượng đào tạo tác động trực tiếp đến sự hài lòng của học

viên.

Q1 - Mục tiêu đào tạo (Quality of the Object): Đo lường nhân tố này chính là việc

đánh giá kết quả đào tạo đã đạt được những mục tiêu nào. Việc xây dựng các mục tiêu

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

27

đào tạo phải dựa trên học viên, và trả lời câu hỏi: mục tiêu chính mà học viên tham gia

các khóa học là gì ? Qua đó sẽ giúp trường đào tạo có được các mục tiêu phù hợp với nhu

cầu của học viên.

Q2 - Chất lượng của quy trình (Quality of process): Hay là bằng cách nào đạt được

những mục tiêu đó. Mục tiêu đào tạo đạt được thông qua một số các công cụ như: nội

dung bài giảng, các yếu tố cá nhân của học viên, sự năng động trong lớp học, sự sáng tạo,

các bài tập…Việc đo lường các quy trình đó đang làm tốt đến mức nào sẽ giúp có đánh

giá được chất lượng của quy trình đào tạo.

Q3 - Chất lượng của cơ sở hạ tầng (Quality of infrastructure): Là các nguồn cơ cở

vật chất cần thiết để tạo ra dịch vụ đào tạo. Bao gồm các nguồn lực tài chính, kỹ thuật,

con người,…Đo lường các nguồn lực cơ bản này rất cần thiết trong việc đánh giá về chất

lượng đào tạo. Các câu hỏi, có thể dùng để hình thành nên các biến quan sát cho nhân tố

này: (1) Bằng cấp đạt được và chi phí bỏ ra, (2) Chất lượng của giáo viên, (3) Chất lượng

của phòng học, phòng thực hành, và các thiết bị đa phương tiện khác. (4) Sư cần thiết và

cấp bách của những kiến thức, kỹ năng đối với học viên.

Q4 - Chất lượng của sự tương tác và giao tiếp (Quality of interaction and

communication) giữa học viên và giáo viên, giữa các nhân viên khác và học viên, giữa

các học viên với nhau. Đo lường nhân tố này nhằm đánh giá mức độ trao đổi thông tin

giữa các bên tham gia vào quá trình đào tạo như: nội dung bài giảng, thái độ tham gia của

học viên trong lớp học, cách thức giải quyết vấn đề và ra quyết định trong lớp học.

Q5 - Chất lượng của bầu không khí (Quality of atmosphere): là môi trường của

mọi hoạt động và hợp tác giữa các bên tham gia quá trình đào tạo. Việc đo lường chất

lượng của bầu không khí rất quan trọng bởi vì thiếu một bầu không khí thẳng thắn và thân

thiện sẽ làm giảm chất lượng đào tạo.

Mosad Zineldin là một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, có thể nói mô hình

của ông tiếp cận vấn đề chất lượng đào tạo theo triết lý quản lý chất lượng toàn diện -

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

28

TQM (Total quality management). Do đó mô hình đánh giá toàn bộ các bên tham gia vào

quá trình đào tạo. Bản câu hỏi gốc của ông có trong phần phụ lục A của nghiên cứu.

Tóm lại, chất lượng là một khái niệm rộng, đa chiều nhất là trong lĩnh vực đào tạo

càng khó có thể định nghĩa thế nào là chất lượng vì trong giáo dục bao giờ cũng là một

quá trình hai chiều. Hơn thế nữa khó có thể xác định rõ ràng các sản phẩm của giáo dục vì

chất lượng trong quá trình giáo dục luôn đòi hỏi sự đóng góp của “khách hàng” là các học

viên. Tuy nhiên dựa trên cơ sở phân tích các thành tố tạo nên chất lượng đào tạo chúng ta

có đề xuất ra một thang bậc chất lượng đào tạo theo năng lực để làm cơ sở khoa học cho

việc tổ chức đào tạo có chất lượng bao hàm các khâu:

1/ Xây dựng mục tiêu và chương trình đào tạo

2/ Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo

3/ Chọn phương pháp dạy và học

4/ Chọn phương pháp và nội dung kiểm tra đánh giá

5/ Tiến hành kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo.

1.2.5 Quản lý chất lượng đào tạo và các phương pháp quản lý chất lượng đào tạo

1.2.4.1 Quản lý chất lượng đào tạo

Đào tạo là một lĩnh vực bao gồm các vấn đề mà một nhà trường thường làm và

bằng cách đó nhà trường cung cấp kiến thức và giáo dục học viên. Đây là công việc kết

nối mục tiêu đào tạo, các chính sách liên quan đến chuẩn mực và bằng cấp mà nhà trường

đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo và thực hiện chương trình với các vấn đề liên quan

đến giảng dạy, phương pháp đánh giá, kiểm tra, giám sát, cho điểm cùng với các quy trình

đánh giá liên quan khác.

“Quản lý chất lượng đào tạo là quá trình tổ chức thực hiện có hệ thống các biện

pháp quản lý toàn bộ quá trình đào tạo nhằm đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng

đào tạo, đáp ứng yêu cầu người sử dụng lao động” (Trần Khánh Đức, 2007)

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

29

Quản lý chất lượng đào tạo là một lĩnh vực rộng lớn và bao gồm nhiều mảng đa

dạng trong việc quản lý của nhà trường. Một cách tổng quát, ta có thể hiểu quản lý chất

lượng đào tạo là quá trình nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác đào tạo nhằm đưa

ra các quyết định để nâng cao chất lượng đào tạo.

Như vậy, quản lý chất lượng đào tạo có hai chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất, đó là chức năng ổn định, duy trì chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của

nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn trước mắt.

Thứ hai, đó là chức năng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đón đầu sự

tiến bộ của xã hội.

Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các trường

học trên phạm vi toàn thế giới. Hoạt động này có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với sự

nghiệp phát triển của các trường học trong nước nhất là trong xu thế cạnh tranh và hội

nhập toàn cầu như hiện nay.

Nâng cao chất lượng đào tạo trong một trường học cần đảm bảo tính khả thi và

mang lại hiệu quả thiết thực cho từng đơn vị. Hoạt động này được thể hiện thông qua

những nguyên tắc sau:

- Chất lượng giáo dục là hoạt động định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm

đáp ứng yêu cầu của người học, các tổ chức sử dụng lao động và các bên liên quan.

- Chất lượng không có điểm bắt đầu và không có điểm kết thúc.

- Nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ của tất cả các thành viên trong một

trường học trong đó Ban Giám Hiệu giữ vai trò quyết định thành công hay thất bại của

chương trình đã đề ra.

- Nâng cao chất lượng đào tạo được thể hiện thông qua một hệ thống quản lý công

khai và minh bạch.

- Kết quả của chương trình nâng cao chất lượng phải được đo lường và đánh giá qua

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

30

từng thời kỳ.

- Cải tiến liên tục là nền tảng của chương trình nâng cao chất lượng đào tạo.

1.2.4.2 Một số phương pháp quản lý chất lượng đào tạo

Đào tạo được coi là một loại hình dịch vụ nên các phương pháp được áp dụng

trong quản lý chất lượng sản phẩm cũng có thể áp dụng để quản lý chất lượng đào tạo.

Sau đây luận văn xin được đi sâu phân tích về các phương pháp quản lý chất lượng được

áp dụng riêng trong lĩnh vực đào tạo.

(1) Phương pháp kiểm soát chất lượng (Quality Control)

Đây là mô hình quản lý truyền thống về chất lượng giáo dục. Ở cấp độ quốc gia,

Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực - công cụ của giai cấp thống trị kiểm soát chất

lượng giáo dục nhằm trước hết đảm bảo tính mục đích của các hoạt động giáo dục đáp

ứng lợi ích của giai cấp thống trị, thể chế chính trị - xã hội, lợi ích quốc gia và của các

tầng lớp xã hội đóng góp và hưởng thụ lợi ích của giáo dục. Mặt khác, về khía cạnh đầu

tư, Nhà nước nói chung là người đầu tư lớn vào lĩnh vực giáo dục. Tỷ lệ đầu tư cho giáo

dục từ Ngân sách Nhà nước ở các nước tuy khác nhau nhưng nhìn chung đều chiếm một

tỷ lệ đáng kể, ngoài ra còn các nguồn đầu tư rất lớn từ phía các doanh nghiệp và người

học thông qua học phí và các khoản đóng góp khác trong quá trình đào tạo ở các bậc học.

Dù ở góc độ nào thì vai trò quản lý của Nhà nước mà mô hình kiểm soát chất lượng là chủ

yếu và rất quan trọng. Trong kiểm soát chất lượng có hai loại hình cơ bản là:

- - Mô hình kiểm soát đầu vào(Input): Thông qua chính sách phát triển giáo dục và

đào tạo, hệ thống pháp luật, thanh tra giáo dục để kiểm soát đầu vào từ quy mô đào tạo

các bậc học qua các chỉ tiêu tuyển sinh, định mức kinh phí đào tạo, tỷ lệ chuyển cấp,

chính sách phổ cập giáo dục cho đến các yêu cầu về chương trình đào tạo, đội ngũ giáo

viên, cơ sở vật chất. Đây là mô hình đặc trưng của cơ chế quản lý tập trung, bao cấp của

Nhà nước XHCN cũ và một số nước Châu Âu hiện nay.

- Mô hình kiểm soát đầu ra (Output): Là mô hình hướng trọng tâm quản lý, kiểm

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

31

soát vào kết quả đào tạo thông qua chính sách sử dụng, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ việc

thi, tốt nghiệp, văn bằng chứng chỉ quốc gia.

(2) Phương pháp đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814 “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động

có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và được chứng minh là đủ

mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thỏa mãn đầy đủ

các yêu cầu chất lượng”.

Trong đào tạo, khái niệm bảo đảm chất lượng có thể được coi như là một “hệ thống

các biện pháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài nhà trường và

được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thỏa đáng rằng các hoạt động

và sản phẩm đào tạo sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng đào tạo”.

(3) Phương pháp quản lý chất lượng theo ISO 9000:2000

Với quan điểm các cơ sở đào tạo là một loại hình dịch vụ xã hội, một số nước đã và

đang áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 với mục tiêu là

cải tiến liên tục hệ thồng quản lý chất lượng. (Phương pháp này được thể hiện trong hình

1.2)

Hình 1.2 : Đánh giá chất lượng đào tạo theo đầu vào – quá trình – đầu ra

ĐẦU VÀO- Cơ sở vật chất- Thiết bị- Tính sẵn sàng của họcsinh

- Năng lực của giáo viên

- Công nghệ- Sự trợ giúp của phụhuynh

- Chính sách

QUÁ TRÌNH- Tầm nhìn

- Môi trường làm việc- Mức độ khuyến khích- Tổ chức lớp học- Chất lượng chươngtrình

- Chất lượng giảng dạy- Thời gian học tập- Chất lượng lãnh đạo

ĐẦU RA- Thành tích học tập- Học tập của học sinh- Sự hài lòng của giáoviên

- Mức độ vắng mặt- Tỷ lệ học sinh bỏ học- Chất lượng thực hiện

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

32

(Nguồn: Hoy W and Miskel C.G, 2001: Educational Adminitration)

Các nguyên tắc quản lý chất lượng:

- Chất lượng sản phẩm là do hệ thống quản lý chất lượng quyết định

- Làm đúng ngay từ đầu tức là làm việc không có lỗi ở mọi khâu. Làm đúng ngay

từ đầu sẽ cho chất lượng tốt nhất, tiết kiệm nhất, chi phí thấp nhất.

- Đề cao phương thức quản lý theo quá trình. Lấy phòng ngừa là chính ở mọi khâu

tác nghiệp với nhiều biện pháp được tiến hành thường xuyên với công cụ hữu hiệu như

kiểm tra chất lượng bằng thống kê (Statistical Quality Control), cơ chế tự kiểm tra, giám

sát theo các chuẩn mực.

- Tăng cường chất lượng, hiệu quả quản trị với hai phương pháp là quản trị theo

mục tiêu (Management by Objective) và quản trị theo quá trình (Management by Proces).

(4) Phương pháp quản lý chất lượng tổng thể (TQM) trong giáo dục và đào tạo

Đây là mô hình quản lý toàn bộ quá trình đào tạo để đảm bảo chất lượng các cấp từ

đầu vào, quá trình và đầu ra, kết quả đào tạo và khả năng thích ứng về lao động và việc

làm. Mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM được áp dụng trước hết ở các cơ sở kinh

doanh, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo với nhiều mô hình cụ thể khác nhau như mô hình

Châu Âu về quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục (EUTQM on ED), mô hình cấu

trúc các thành phần của quá trình đào tạo (SEAMEO). Ở cấp độ vĩ mô (Nhà nước) việc

sáp nhập một số cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục với cơ quan Nhà nước về lao

động như ở Hàn Quốc thành lập Bộ giáo dục và phát triển nhân lực, Úc và Anh thành lập

Bộ giáo dục thanh niên và việc làm cũng thể hiện xu hướng này, Mỹ đi theo mô hình đầu

vào, quá trình và đầu ra với khoảng 21 chỉ số các loại. Thành tích học tập chỉ là một trong

nhiều chỉ số được nêu trong hình 1.3 dưới đây:

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

33

Hình 1.3: Mô hình hệ thống đánh giá chất lượng theo hệ thống Châu Âu

(Nguồn: B.Davies và L. Ellison (1997)–School leadership For The 21st Centrury)

Mô hình đảm bảo chất lượng dựa trên mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM

với xu hướng phi tập trung hóa, tăng cường phân cấp của quản lý giáo dục, đề cao tính tự

chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nói chung và trong chất lượng đào tạo

nói riêng. Hình thành văn hóa chất lượng và hệ thống chất lượng của các cơ sở đào tạo

thông qua quá trình đánh giá bên trong (Internal Assessment). Vai trò quản lý của Nhà

nước được thể hiện cụ thể ở việc hoạch định chính sách chất lượng, hệ thống các chuẩn

mực bảo đảm chất lượng, xây dựng và ban hành quy trình, cơ chế thực hiện đánh giá bên

ngoài (External Assessment) để đánh giá công nhận hoặc kiểm định chất lượng đào tạo.

Việc chuyển sang mô hình đảm bảo chất lượng là một bước tiến lớn về quản lý chất

lượng đào tạo cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô.

Các nước Châu Âu sử dụng hệ thống đánh giá chất lượng các cơ sở dịch vụ giáo

dục gồm hai nhóm nhân tố là các nhân tố tác động và nhân tố kết quả với tỷ lệ bằng nhau

là 50%. Các nhân tố này bao gồm 9 yếu tố cụ thể với các giá trị trọng số khác nhau: lãnh

đạo, quản lý con người, chính sách và chiến lược, nguồn lực, quá trình, sự hài lòng của

nhân viên, sự hài lòng của phụ huynh, tác động xã hội và kết quả học tập. Trong đó, trọng

Lãnh đạo10%

Quản lýcon người

9%

Quá trình

14%

Sự hài lòng củanhân viên

9%

Kết quảhọc tập

15%

Sự hài lòng củaphụ huynh

20%

Tác động vớixã hội

6%

Chính sách vàchiến lược

8%

Nguồn lực9%

Các nhân tố tác động (50%) Các nhân tố kết quả (50%)

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

34

số dành cho kết quả học tập chỉ có giá trị 15% được thể hiện trong hình 1.3

Các phân tích cho thấy những thước đo đơn giản về hiệu quả hay thành tích của

một nhà trường là những chỉ số không đầy đủ về chất lượng thực sự của trường đó. Các

chỉ số hiệu quả của nhà trường chỉ là một phần của hệ thống và cũng không phải là phần

quan trọng nhất. Các chỉ số về đầu vào, quá trình của hệ thống đều là các cấu thành có

tầm quan trọng như nhau trong việc xác định chất lượng của một nhà trường. Sau đây,

luận văn xin đi sâu phân tích các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo

nhu cầu của nhà Trường.

1.2.4.3. Các phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu

Một số phương hướng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu trong xã hội

ngày nay nói chung:

- Đổi mới phương pháp quản lý học sinh. Có thể nói, học sinh là chủ thể của quá

trình dạy học và là đối tượng chính cần quan tâm trong mỗi nhà trường. Công tác quản lý

học sinh trong mỗi nhà trường có ảnh hưởng lớn tới thái độ, tinh thần học tập và phấn đấu

của mỗi học sinh. Vì thế, công tác quản lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến

chất lượng đào tạo. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo cần có phương pháp quản lý hợp

lý và hiệu quả.

- Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. Việc

đầu tư cơ sở vật chất phải xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan của xã hội. Chất lượng

đào tạo phải gắn liền với khoa học công nghệ, nhất là ngày nay ứng dụng tiến bộ khoa học

đổi mới từng ngày, những vật liệu mới ra đời. Để bảo đảm chất lượng đào tạo, các nhà

trường cần thực hiện phương châm đầu tư: chuẩn hoá, hiện đại, hiệu quả trong quá trình

xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị.

- Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo. Theo phương pháp tiếp cận mục

tiêu trong đào tạo, mục tiêu đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu của một khóa đào tạo,

nó là cơ sở để xây dựng nội dung chương trình cũng như nội dung đánh giá, đồng thời

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

35

cũng là định hướng cho người học trong quá trình học tập. Nhiệm vụ của giáo dục và đào

tạo là phải đào tạo được đội ngũ nhân lực đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã

hội và của thị trường lao động thường xuyên biến đổi của đất nước. Do vậy, nội dung

chương trình đào tạo trong mỗi trường học nói chung phải thường xuyên được phát triển

và cập nhật, hiện đại hóa cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Áp dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo và xây dựng các

tiêu chuẩn, định mức, quy trình thủ tục. Để có thể thẩm định chất lượng đào tạo trong

từng thời kỳ cần xác lập một hệ thống các tiêu chí trong tất cả các lĩnh vực của quá trình

đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ trong nhà trường. Hệ thống tiêu chí này được cụ

thể hoá bằng các chỉ số thực hiện bao hàm toàn bộ quy trình đào tạo từ “đầu vào”, “quá

trình đào tạo” và “đầu ra” trong tất cả các lĩnh vực của giáo dục chuyên nghiệp: giảng

dạy, học tập, đội ngũ cán bộ giảng dạy, đội ngũ học sinh, tài chính, cơ sở vật chất.

- Tăng cường và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa nhà trường và các doanh

nghiệp, xí nghiệp, nhà thầu trong việc phối hợp đào tạo nguồn nhân lực trước và sau

tuyển dụng. Các doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo của

nhà trường, tác động đến cơ cấu ngành nghề đào tạo của trường, chương trình đào tạo của

trường và cũng là nơi sử dụng thành quả của hoạt động đào tạo của trường.

1.3 MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN-MÔI

TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ

1.2.1 Mô hình nghiên cứu

Từ các lý thuyết và mô hình nghiên cứu trên, tác giả đưa ra các giả thuyết và mô

hình nghiên cứu sau:

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

36

Theo mô hình nghiên cứu trên thì nhân tố chất lượng đào tạo phụ thuộc vào 3 nhân

tố chính là chất lượng của chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất.

Chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đảm bảo chất

lượng. Có thể nói chương trình đào tạo là công cụ để tổ chức và quản lý đào tạo của nhà

trường. Nếu chương trình đào tạo nặng về chuyển tải kiến thức, nặng tính lý thuyết, ít

quan tâm đến thực hành, kỹ năng nghề nghiệp thì sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào

tạo. Người được đào tạo khi ra trường thiếu đi những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp

không đáp ứng được nhu cầu của công việc mà họ được tuyển dụng.

Đội ngũ giảng viên:

Dạy học là quá trình người thầy truyền đạt cho học sinh hệ thống những tri thức,

kỹ năng, kỹ xảo nhằm phát triển năng lực trí tuệ và hình thành thế giới quan cho họ. Đối

tượng của quá trình dạy học là học sinh - con người với sự đa dạng về nhận thức, quan

điểm, tình cảm làm cho quá trình dạy học trở thành hoạt động rất khó khăn và phức tạp.

Người thầy không thể dạy tốt được nếu chỉ nắm vững kiến thức của một môn học, có

nghĩa là ngoài kiến thức của môn học người thầy phải hiểu biết nhiều lĩnh vực khác như:

kiến thức của các môn học khác có liên quan, kiến thức về tâm lý, giao tiếp, xử lý các tình

huống sư phạm. Vì vậy, đối với giáo viên, trình độ và phương pháp giảng dạy là một vốn

quý, có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Chương trình đào tạo

Đội ngũ giảng viên

Cơ sở vật chất

Chất lượng đào tạo

Hình 1.4: Khung nghiên cứu của đề tài

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

37

Phương pháp giảng dạy không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo mà

còn giúp cho học sinh tự học và giải quyết công việc sau này. Đây chính là dạy cho học

sinh phương pháp nghiên cứu. Quá trình tự học tập của học sẽ có hiệu quả hơn nhiều, chất

lượng đào tạo vì thế tăng lên rất nhiều. Điều này rất quan trọng, bởi vì ngày nay nhà

trường đào tạo ra những người chủ động nghiên cứu, giải quyết công việc, chứ không chỉ

học thuộc lòng những kiến thức thầy dạy.

Vấn đề đặt ra với đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy ở Trường nói riêng

trong thời đại ngày nay chính là vấn đề tự học, tự nghiên cứu. Chỉ có tự học, tự nghiên

cứu thường xuyên mới có thể trau dồi đủ kiến thức để truyền đạt cho học sinh một cách

dễ hiểu nhất.

Tóm lại, đội ngũ giảng viên là người trung gian giữa kiến thức và học viên, chuyển

tải những bài học cho học viên, dìu dắt học viên từng bước ứng dụng kiến thức vào thực

tế. Vì vậy, quá trình dạy - học phải được tổ chức trên cơ sở lấy người học làm trung tâm.

Cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập là điều kiện tối thiểu,

đầu tiên của quá trình đào tạo. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy bao

gồm: hệ thống phòng học, thực hành, thư viện, các thiết bị phục vụ cho giảng dạy như

giáo trình, giáo án, hệ thống bảng chuyên dùng, đèn chiếu, máy chiếu đa năng, máy tính,

mạng internet; các bảng biểu, mô hình, băng đĩa ghi hình.

Đối với đào tạo an toàn – môi trường thì nội dung thực hành là rất quan trọng, vì

vậy hệ thống phòng thực hành với đầy đủ trang thiết bị phục vụ thực hành là điều kiện

cần để đảm bảo cho học viên có thể áp dụng các kiến thức đã học để xử lý các tình huống

an toàn khi gặp phải.

Đầu tư mua sách và tài liệu là để phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập

của thầy và trò. Đối với trường trung cấp chuyên nghiệp hiện nay học sinh rất ít cơ hội

mượn sách để học tập, tham khảo. Trang bị sách được đến đâu là tùy thuộc vào khả năng

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

38

của mỗi trường. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo.

Đèn chiếu, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng học chuyên dùng chưa phải là phổ

biến đối với nhiều trường hiện nay. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và

đặc biệt là công nghệ thông tin, đã trang bị cho giáo dục đào tạo những phương tiện, thiết

bị giảng dạy rất hiệu quả, góp phần rất lớn vào việc thay đổi phương pháp giảng dạy và

nâng cao chất lượng đào tạo. Trường nào biết trang bị và khai thác tốt các phương tiện đó

thì sẽ thu hút học sinh học tập hào hứng, hăng say hơn và có chất lượng hơn.

Hệ thống giáo trình, bài thực hành là những tài liệu cần thiết, tối thiểu để tạo điều

kiện cho học sinh học tập đạt chất lượng. Đây là cơ sở để chống "dạy chay, học chay"

theo cách dạy truyền thống.

Tóm lại, cơ sở vật chất có vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo chất

lượng giảng dạy. Phòng học ổn định với trang thiết bị giảng dạy hiện đại có thể giúp cho

giảng viên áp dụng được nhiều phương pháp giảng dạy sinh động và thu hút người học.

Phòng thí nghiệm và thực hành có đủ những trang thiết bị cơ bản và hiện đại sẽ dễ dàng

giúp cho sinh viên ứng dụng lý thuyết đã học vào thực tế, và phát huy tốt khả năng tư duy

sáng tạo của sinh viên. Hệ thống thư viện với các phòng đọc rộng rãi và cung cấp nhiều

tài liệu học tập và tham khảo sẽ giúp cho người học phát huy khả năng tự học và nghiên

cứu khoa học.

Chất lượng đào tạo:

Đánh giá chất lượng đào tạo là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình phát

triển công tác đào tạo ở bất kỳ cấp độ nào – bộ môn, khoa, trường. Thứ nhất, chất lượng

của sản phẩm đào tạo có năng lực nhận thức, tư duy đến mức nào và kỹ năng, kỹ xảo

được đào tạo đạt đến mức nào. Thứ hai, những kiến thức và kỹ năng trang bị cho người

học có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không, thừa hay thiếu, và cần điều chỉnh như

thế nào.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

39

1.2.2 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu

Việc hình thành mô hình nghiên cứu cần có các giả định để thực hiện đề tài. Những

giả định này sẽ được kiểm định bằng việc phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính dữ

liệu thu thập được. Các giả định trong nghiên cứu này bao gồm:

Chất lượng cơ sở vật chất có tác động cùng chiều lên chất lượng đào tạo. Hay nói

cách khác là khi có sự thay đổi về chất lượng cơ sở vật chất thì cũng tạo ra sự thay

đổi về chất lượng đào tạo.

Chất lượng đội ngũ giảng viên có tác động cùng chiều lên chất lượng đào tạo. Khi

có sự thay đổi về chất lượng của đội ngũ giảng viên thì chất lượng đào tạo cũng

thay đổi.

Chất lượng nội dung chương trình đào tạo có tác động cùng chiều lên chất lượng

đào tạo. Nếu nội dung chương trình thay đổi thì chất lượng đào tạo cũng thay đổi.

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã tiến hành điều tra các học viên đã theo học khóa huấn luyện đào tạo an

toàn – môi trường ở Trung tâm đào tạo an toàn của trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí. Dữ

liệu được thu thập bằng cách phát bảng câu hỏi đến học viên đã theo học khóa đào tạo an

toàn – môi trường ở Trường. Với 200 phiếu điều tra phát ra, và đã thu được 165 phiếu đạt

chất lượng, tương ứng với tỷ lệ phản hồi 82,5%. Các bảng câu hỏi được nhập liệu và sử lý

trên phần mềm SPSS. Hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA

(exploratory factor analysis) được sử dụng để gặn lọc thang đo giá trị cảm nhận của học

viên. Phương pháp phân tích hồi quy để xác định xem nhân tố nào tác động lên chất lượng

đào tạo.

Việc lấy ý kiến phản hồi của học viên cũng là một trong những hoạt động cần thiết

để minh chứng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Do đó, trong khoảng

thời gian tháng 01/2012 – 7/2012 tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu đánh giá chất

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

40

lượng đào tạo từ góc độ cựu học viên của trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí đã tham gia

khóa đào tạo an toàn-môi trường với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Khảo sát và đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu học viên

- Đề xuất một số kiến nghị để cải tiến chất lượng đào tạo cho trường Cao Đẳng

Nghề Dầu Khí

Tóm lại, chương 1 của luận văn đã nêu khái niệm về chất lượng, đào tạo và chất

lượng đào tạo. Thông qua tìm hiểu cơ sở lý thuyết và từ vai trò và đặc điểm của công tác

đào tạo an toàn – môi trường đối với ngành dầu khí nói riêng và xã hội hiện nay nói

chung, ta có thể thấy những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở trung tâm là

chất lượng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và chương trình đào tạo. Từ đó, tác giả đã

đưa ra được mô hình nghiên cứu cho đề tài. Trong chương 2, luận văn sẽ tập trung phân

tích các nhân tố ảnh hưởng chất lượng đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo theo nhu

cầu tại trung tâm an toàn – môi trường của trường Cao đẳng nghề Dầu khí.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

41

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN

TOÀN – MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

DẦU KHÍ VŨNG TÀU

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Trường Cao đẳng nghề Dầu khí tiền thân là trường Đào tạo nhân lực Dầu khí,

thành lập ngày 07/11/1975. Trường Công nhân kĩ thật Dầu khí có nhiệm vụ đào tạo công

nhân kĩ thuật có kĩ năng sản xuất giỏi, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có sức khỏe tốt

để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Dầu khí. Trường là một đơn vị trực thuộc Tổng cục

Dầu khí, có trách nhiệm thực hiện kế hoạch đào tạo học sinh hàng năm theo chỉ tiêu của

Nhà nước và Tổng cục. Địa điểm mở Trường Công nhân kĩ thuật Dầu khí tại thị xã Bà

Rịa, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai.

Ngày 14/7/1989 Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí ra Quyết định số 562/DK-TC

đổi tên Trường Công nhân kĩ thuật Dầu khí thành Trường Cán bộ - Công nhân Dầu khí

trực thuộc Tổng cục Dầu khí có địa điểm tại huyện Châu Thnàh tỉnh Đồng Nai và có một

phân hiệu của trường ở Vũng Tàu. Trường Cán bộ - Công nhân Dầu khí có nhiệm vụ đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ kĩ thuật, nghiệo vụ và công nhân chuyên ngành phục vụ cho yêu

cầu phát triển của ngành Dầu khí.

Ngày 09/9/1991 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng ra Quyết định số 376/CNNg-

TCNS đổi tên Trường Cán bộ - Công nhân kĩ thuật Dầu khí thành Trung tâm Đào tạo Dầu

khí Việt Nam. Trung tâm Đào tạo Dầu khí Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo

theo quy chế Trường dạy nghề Nhà nước.

Ngày 19/9/1995 Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ra quyết định số

1252/DK-TCNS đổi tên Trung tâm Đào tạo Dầu khí Việt Nam thành Trung tâm Đào tạo

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

42

và Cung ứng Nhân lực Dầu khí trực thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, tên giao dịch

quốc tế là PETROVIETNAM TRAINING AND MANPOWER SUPPLY CENTER viết

tắt là PVTMSC, có Trụ sở tại thành phố Vũng Tàu và các Chi nhánh tại Hà Nội và thành

phố Hồ Chí Minh.

Ngày 24/7/2000 Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ra Quyết định

số 1106/QĐ-HĐQT về việc đổi tên Trung tâm Đào tạo và Cung ứng Nhân lực Dầu khí

thành Trường Đào tạo Nhân lực Dầu khí trực thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, có

Trụ sở tại thành phố Vũng Tàu và các chi nhánh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và

tỉnh Quảng Ngãi.

Với mục tiêu tổng quát là: Phát triển ngành Dầu khí thành ngành kinh tế - kĩ thuật

quan trọng, đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng

trữ, phân phối dịch vụ và xuất nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh

đa ngành trong nước và quốc tế. Với các mục tiêu cụ thể về công tác tìm kiếm; thăm dò

dầu khí; khai thác dầu khí; phát triển khoa học công nghệ.

Ngày 10/3/2008 Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ra Quyết định số

478/QĐ-DKVN thành lập Trường Cao đẳng nghề Dầu khí trên cơ sở nâng cấp Trường

Cao đẳng nghề Dầu khí có tên giao dịch quốc tế là PETROVIETNAM MANPOWER

TRAINING COLLEGE viết tắt là PVMTC. Trụ sở chính tại số 43, đường 30/4, phường

9, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thực hiện Chiến lược tăng tốc phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Trường

Cao đẳng nghề Dầu khí có những bước phát triển mạnh mẽ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

được tăng cường, đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn cao, giỏi vế lí thuyết,

vững về tay nghề đủ sức đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo và phát triển nguồn nhân

lực cho ngành và cho xã hội. Các chương trình đào tạo thường xuyên được cập nhật đổi

mới và quốc tế hoá, sát với thực tế sản xuất. Bước đầu Trường đã xây dựng được thương

hiệu sản phẩm. Trong một thời gian ngắn từ năm 2008 đến 2010, Trường đã được đầu tư

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

43

cơ sở vật chất và kĩ thuật phục vụ cho công tác đào tạo và dịch vụ với giá trị 225 tỉ đồng.

Ngày 17/3/2009 Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ra Quyết định

số 773/QĐ-DKVN thành lập Phân hiệu Trường Cao đẳng nghề Dầu khí tại Nghệ An

(Phân hiệu Nghệ An). Đây sẽ là cơ sở đào tạo của Trường thực hiện nhiêm vụ đào tạo

nguồn nhân lực kĩ thuật cao cho các đơn vị của ngành Dầu khí ở các tỉnh phía Bắc và

miền Trung – nơi tập trung các khu công nghiệp Dầu khí và các dự án lớn của đất nước

cũng như của ngành trong những năm tới.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

Trường Cao đằng Dầu khí có các nhiệm vụ chính sau:

1/ Đào tạo nghề theo ba cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề.

2/ Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động.

3/ Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kĩ thuật – công nghệ, nâng cao chất lượng hiệu quả đào

tạo.

4/ Tuyển chọn, đào tạo và cung ứng nhân lực cho các đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí

Quốc gia Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

5/ Thực hiện liên doanh liên kết với các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức đào tạo

trong và ngoài nước để tổ chức đào tạo theo yêu cầu của Tập đoàn và các đơn vị khác có

yêu cầu.

6/ Tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo qui định của pháp luật.

Trường đã tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ với trên 75 chuyên ngành, với các trình độ khác nhau, góp phần đáp ứng yêu

cầu về nhân lực cho ngành Dầu khí nói riêng và cho nên kinh tế quốc dân nói chung, phục

vụ thiết thực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

44

Bên cạnh công tác đào tạo, Trường còn cung cấp nhiều loại hình dịch vụ kĩ thuật

như: Lặn khảo sát, lặn xây lắp, bảo dưỡng, kiểm định các công trình dầu khí biển; dịch vụ

thiết kế hệ thống, lắp đặt, bảo dưỡng, hiệu chuẩn, kiểm định các thiết bị đo lường, điều

khiển tự động hóa; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị công nghiệp…

Về nhân lực: Trường cũng được Tập đoàn đầu tư thích đáng: Tổng số CBCNV

toàn trường là 265 người. Trong đó:

- Trình độ Tiến sỹ: 01 người, đang đào tạo: 03 người.

- Trình độ Thạc sỹ: 25 người, đang đào tạo: 10 người.

- Trình độ Đại học: 115 người.

- Cao cấp lí luận chính trị: 09 người, đang đào tạo: 08 người.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ bộ máy tổ chức Trường Cao đẳng nghề Dầu khí được biểu diễn bằng hình vẽ

sau:

Các khoa gồm: Khoa dầu khí, Khoa cơ khí – động lực, Khoa điện – tự động hóa,

Khoa đào tạo – bồi dưỡng thường xuyên, Khoa an toàn – môi trường, Khoa ngoại

ngữ - tin học.

Các phòng chức năng gồm: Phòng đào tạo, Phòng kế hoạch – tổng hợp, Phòng tài

chính – kế toán, Phòng tổ chức – hành chính, Phòng dịch vụ - kỹ thuật, Phòng

HỘI ĐỒNGTRƯỜNG

BAN GIÁM HIỆU

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNGCÁC KHOA CÁC CƠ SỞ, PHÂN HIỆU

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

45

công tác chính trị và quản lý học sinh – sinh viên.

Các cơ sở, phân hiệu gồm: Cơ sở Bà Rịa, Cơ sở Bãi Dâu, Phân hiệu Nghệ An, Văn

phòng Hà Nội.

a. Nhiệm vụ của Ban Giám Hiệu (gồm 1 Hiệu trưởng và 3 Hiệu phó)

+ Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của nhà

trường theo quy định của Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hiệu trưởng có những nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường.

2. Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của nhà trường và tổ chức khai thác, sử

dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động dạy nghề theo

quy định của pháp luật.

3. Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho cán

bộ, giáo viên và người học.

4. Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh

chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.

5. Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện các chính sách, chế độ của

Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên và người học trong trường.

6. Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề theo

quy định. Chấp hành các quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề

của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

7. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định

của pháp luật.

+ Các phó hiệu trưởng có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng trong công tác quản lý

trường, thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về các nhiệm vụ được phân công

và kết quả thực hiện.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

46

b. Nhiệm vụ của các phòng, khoa

- Phòng Đào tạo: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề hằng năm

và dài hạn của nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng các chương trình,

giáo trình, học liệu dạy nghề, lập kế hoạch và tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp, công

nhận và cấp bằng, chứng chỉ nghề, tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, bồi

dưỡng nghề; quản lý việc kiểm tra, thi theo quy định, xây dựng và tổ chức thực hiện

kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; thực hiện các công việc giáo

vụ gồm: lập các biểu bảng về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập nghề;

theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo

theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng như báo cáo Tập đoàn

Dầu khí Việt Nam.

- Phòng tổ chức hành chính: giúp hiệu trưởng trong việc sắp xếp tổ chức, quản lý

và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, công nhân viên, thực hiện công tác hành chính tổng hợp,

văn thư, lưu trữ, lễ tân đối ngoại, tổ chức thực hiện chính sách, chế độ đối với giáo viên,

cán bộ công nhân viên, công tác bảo vệ nội bộ, thi đua khen thưởng và kỷ luật.

- Phòng Kế toán: giúp hiệu trưởng quản lý công tác tài chính. Lập kế hoạch thu chi

hàng quý, hàng năm của trường; thực hiện các khoản thu chi; lập quyết toán hàng quý,

năm theo quy định. Tổ chức kiểm tra các khoản thu và việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử

dụng vật tư thiết bị và tài sản khác của tất cả các bộ phận trong trường, tổ chức định kỳ

kiểm kê đánh giá tài sản, thiết bị kỹ thuật theo quy định của nhà nước.

- Phòng Công tác chính trị và quản lý HSSV: giúp hiệu trưởng trong việc giáo dục

và quản lý học sinh; theo dõi giúp đỡ học sinh tự học, hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục

thể thao, quản lý học sinh ở nội trú, theo dõi sĩ số của học sinh học trên lớp, theo dõi thi

đua và kỷ luật học sinh.

- Phòng Kế hoạch: giúp hiệu trưởng trong việc quản lý các hợp đồng kinh tế, hợp

đồng đào tạo, lập kế hoạch vật tư, quản lý tài sản của trường.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

47

- Khoa Dầu khí, khoa Cơ Khí – Động lực, khoa Điện – Tự động hóa: quản lý học

sinh học tập các lớp thuộc nghề tương ứng; quản lý giáo viên tham gia giảng dạy những

môn do Khoa phụ trách.

- Khoa Đào tạo – Bồi dưỡng thường xuyên: tổ chức và quản lý những khóa đào tạo

ngắn hạn, liên kết với một số trường Đại học thực hiện các hình thức đào tạo khác.

- Phòng Dịch vụ - Kỹ thuật: thực hiện các dịch vụ về khảo sát công trình ngầm, dịch

vụ lặn sâu.

- Khoa An toàn – Môi trường: Giảng dạy lý thuyết và thực hành các khóa học về an

toàn – môi trường từ cơ bản đến chuyên ngành cho học sinh trong trường và các học viên

đang công tác tại các đơn vị trong ngành dầu khí và các nhà thầu dầu khí.

2.2 GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO AN TOÀN MÔI TRƯỜNG CỦA

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ

2.2.1 Thông tin chung

An toàn lao động là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong quản lý,

điều hành, tác nghiệp của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt đối với ngành

công nghiệp dầu khí – một ngành có vốn đầu tư lớn, mức độ rủi ro cao, hoạt động trong

môi trường khắc nghiệt, dễ cháy nổ, dễ xảy ra tai nạn rủi ro đối với người và tài sản. Do

đó, vấn đề an toàn là một yêu cầu phải đảm bảo tuyệt đối đối với bất kỳ ai, bất kỳ hoạt

động nào của Ngành. Chính vì lẽ đó, tập đoàn Dầu Khí Việt Nam luôn quan tâm và đầu

tư lớn cho công tác đào tạo an toàn - môi trường nhằm hướng tới mục tiêu là trang bị đầy

đủ kiến thức cơ bản và huấn luyện kỹ năng về ATLĐ và bảo vệ môi trường cho tất cả

CBCNV làm việc trong Ngành, phục vụ cho sự nghiệp chung là xây dựng và phát triển

Ngành dầu khí Việt Nam.

Xuất phát từ nhu cầu trên, Trung Tâm đào tạo an toàn (Khoa AT-MT) thuộc Trường

Cao Đẳng Nghề Dầu Khí đã được hình thành (năm 1993) với nhiệm vụ là chuyên cung

cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn đào tạo trọn gói về an toàn - môi trường theo tiêu chuẩn

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

48

quốc tế với phương châm: “Tất cả các tai nạn đều có thể ngăn ngừa được và không có

việc gì quan trọng tới mức có thể thực hiện một cách không an toàn”. Sự ra đời của

Trung tâm đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách không những của tất cả các công ty, nhà

thầu Việt Nam và nước ngoài trong ngành dầu khí mà còn là của toàn xã hội về vấn đề

đào tạo, tái đào tạo và tư vấn trong lĩnh vực an toàn - môi trường.

Qua hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực này, Trung tâm đã không ngừng lớn

mạnh và ngày càng nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Điều này thể hiện qua chất lượng

đào tạo ngày càng nâng cao và lượng học viên đến với Trung tâm liên tục tăng trưởng.

Thực tế hoạt động của Trung Tâm cho thấy, từ năm 1993 với chỉ có 15 khóa học và 80

học viên tham dự thì đến nay mỗi năm có từ 1.800 – đến 2.400 lượt học viên tham dự.

Trung tâm đã được khách hàng đánh giá rất cao về việc cung cấp dịch vụ đào tạo an

toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế cũng như phong cách phục vụ ân cần, chu đáo và chuyên

nghiệp. Chưa bằng lòng với kết quả đạt được, Trung tâm vẫn liên tục cải tiến chất lượng

về mọi mặt, nhưng đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao trình độ hơn nữa cho đội ngũ

giáo viên giảng dạy, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ đào

tạo, mở rộng và phát triển chương trình đào tạo đa ngành, đa nghề trong đó có việc phấn

đấu trong thời gian sớm nhất đạt được chứng chỉ của tổ chức huấn luyện cho ngành công

nghiệp dầu khí biển (OPITO) cho khóa học An toàn và ứng phó nguy cấp ngoài khơi

(BOSIET) để sau khi sau khi hoàn tất khóa học này, người lao động có chứng chỉ và sổ

an toàn để làm việc ở tất cả các quốc gia có ngành Dầu khí trên thế giới .

2.2.2 Quá trình hoạt động và phát triển dịch vụ đào tạo an toàn – môi trường ở

trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí

Những ngày đầu mới đi vào hoạt động, để có được sự tin cậy và đáp ứng được các

yêu cầu của những nhà thầu hoạt động trong lĩnh vực dầu khí đến từ khắp nơi trên thế

giới, Trung tâm Đào tạo An toàn – Môi trường đã liên kết hợp tác với nhiều trung tâm

đào tạo an toàn trong và ngoài nước có nhiều kinh nghiệm và đạt tiêu chuẩn quốc tế như

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

49

Công ty Canmar c à Lan… để tổ chức

các khóa đào tạo an toàn- môi trường.

Quá trình hợp tác đào tạo với các công ty nước ngoài đã giúp đội ngũ nhân viên và

giáo viên của Trung tâm hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp, tiếp thu những

thành quả khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn - môi trường, phương pháp giảng dạy

tiên tiến, hiện đại.

Từ tháng 4 năm 2003 đến nay, Nhà Trường đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị

đào tạo an toàn tiên tiến, hiện đại, đội ngũ giáo viên có đủ trình độ, năng lực và kinh

nghiệm nên Trung tâm Đào tạo An toàn – Môi trường của Trường Cao Đẳng Nghề Dầu

khí hoàn toàn vững vàng khi độc lập tổ chức đào tạo các khóa an toàn cho các công ty

nhà thầu trong và ngoài nước, đồng thời vẫn tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ

chức đào tạo an toàn quốc tế như Airsafe (Úc); MSTS (Malaysia), Athena HESS

(Singapore).. để hợp tác tổ chức đào tạo những khóa học chuyên ngành, kỹ thuật cao theo

yêu cầu của các công ty nhà thầu.

Toàn bộ các giáo trình và trang thiết bị đào tạo phục vụ cho giảng dạy tại Trung

tâm thường xuyên cập nhật hóa, vừa đảm bảo sát với thực tế, vừa theo kịp với đà phát

triển của công nghệ và kỹ thụât.

Học viên đến với trung tâm tất cả đều hài lòng với dịch vụ đào tạo trọn gói bao

gồm đầy đủ đồ dùng và phương tiện học tập, xe đưa rước, phòng nghỉ trưa, ăn uống và

được khám sức khỏe, đóng bảo hiểm đầy đủ.

Với chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, tất cả các chứng chỉ đào tạo do

Trung tâm Đào tạo An toàn – Môi trường cấp đều được hầu hết các công ty, nhà thầu

hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và các ngành khác chấp nhận.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã được rất nhiều các công ty, nhà thầu trong và

ngoài Ngành biết đến nhờ vào những họat động marketing rộng khắp và hiệu quả. Từ

việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát PTTH Trung ương

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

50

VTV; Đài PTTH BR-VT; Báo GD-TĐ, báo BR-VT,…); đăng tin và bài trên website của

Trường; tham dự các cuộc họp thường niên của các công ty và trung tâm đào tạo an toàn

trong khu vực; cho đến việc thăm hỏi và nắm bắt tình hình cũng như nhu cầu đào tạo an

toàn hằng năm của từng công ty.

Hiện nay Trung Tâm đã hoàn thiện việc đầu tư cơ sở vật chất như: Hệ thống bể

huấn luyện an toàn cứu sinh trên biển, Hệ thống cẩu rọ chuyển người, Hệ thống hạ thủy

xuồng cứu sinh, Hệ thống thực tập thoát hiểm máy bay trực thăng (HUET), Bãi tập chữa

cháy và nhà khói… đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm chuẩn bị cho đợt đánh giá chính thức

của tổ chức Huấn luyện cho ngành công nghiệp Dầu khí biển (OPITO) phê chuẩn và cấp

chứng chỉ công nhận. Đồng thời thông qua việc duy trì và phát triển Hệ thống quản lý

chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và hệ thống AT-SK-MT để tăng cường năng

lực quản lý, bổ sung nguồn lực, đào tạo có chất lượng, có tính cạnh tranh cao và xây

dựng thương hiệu của Trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí (PVMTC) ngày càng có uy tín

trên thương trường nội địa và quốc tế.

2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM AN TOÀN – MÔI

TRƯỜNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ

Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo vận hành thì việc đảm bảo

an toàn cho con người và thiết bị, bảo vệ môi Trường tại các đơn vị sản xuất là một việc

làm cần thiết. Ý thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua với hơn 30 chương

trình đào tạo, Trường đã tổ chức đào tạo cho 15.109 lượt học viên từ các đơn vị trong

ngành, các liên doanh và các nhà thầu dầu khí nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

Tất cả học viên đã tiếp thu được những kiến thức hữu ích và họ thực sự hài lòng khi tham

gia khoá học. Tuy nhiên, công tác đào tạo an toàn – môi trường hiện nay của nhà Trường

vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó là do các nguyên nhân khách quan

và chủ quan sau đây :

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

51

- Sự cạnh tranh từ các Trung tâm đào tạo an toàn nước ngoài với đầy đủ các trang thiết

bị hiện đại, giàu kinh nghiệm là một thách thức rất lớn.

- Đối với các doanh nghiệp, đơn vị trong nước thì công đào tạo an toàn – môi trường

chưa được quan tâm thích đáng, còn đối với các liên doanh, các nhà thầu dầu khí nước

ngoài thì công tác đào tạo an toàn được đặc biệt quan tâm và nó đã trở thành chính

sách và qui định bắt buộc.

- Sự đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho công tác đào tạo an toàn – môi Trường, nhất là

lĩnh vực hạ nguồn và bảo vệ môi Trường chưa được đồng bộ, kịp thời. Do vậy, trong

quá trình thực hiện, Trường vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Cụ thể như sau:

2.3.1 Chương trình và phạm vi đào tạo

Sau hơn 15 năm tổ chức thành công dịch vụ đào tạo về an toàn môi trường mà

không để xảy ra bất cứ một tai nạn nghiêm trọng nào, Trung tâm Đào tạo An toàn - Môi

trường thuộc Trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí hiện được đánh giá là một trong những

nhà cung cấp dịch vụ đào tạo có chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực an toàn – môi trường

tại Việt Nam. Trung tâm tự hào đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc giảm thiểu

những tai nạn, sự cố về người và tài sản cho ngành và cho xã hội, góp phần vào công tác

xây dựng văn hóa an toàn và sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp.

Với kinh nghiệm và trình độ giảng dạy của đội ngũ giảng viên, Trung Tâm thường

xuyên tổ chức các khóa đào tạo bằng cả hai ngôn ngữ (Anh và Việt) với trên 200 khóa

học khác nhau (trong đó chủ yếu là các khóa về An toàn và ứng phó nguy cấp ngoài khơi,

các khóa học về Sơ Cấp Cứu, Phòng cháy-Chữa Cháy, An toàn làm việc văn phòng…).

Với các chương trình đào tạo được thiết kế theo tiêu chuẩn OPITO, STCW95 và các tiêu

chuẩn của Ngành và Quốc gia, Nhà Trường đã trở thành địa chỉ đào tạo an toàn và tin cậy

của hơn 150 công ty nhà thầu hiện đang hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và một số lĩnh

vực khác tại Việt Nam và nước ngoài. Trong đó có những tập đoàn và công ty dầu khí

lớn như BP, Petronas, JVPC, Cuulong JOC, Vietsovpetro, PTSC, PVEP, Sài Gòn,

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

52

Shipyard, … Nhiều học viên tham gia học tập tại Trung tâm Đào tạo An toàn - Môi

trường cũng như tại Trường Cao Đẳng Nghề Dầu khí hiện đang nắm giữ những cương vị

chủ chốt tại các công ty, nhà thầu dầu khí.

Hiện nay, Trung tâm Đào tạo An toàn - Môi trường đã mở rộng phạm vi đào tạo an

toàn - môi trường cho khâu hạ nguồn và sang những ngành công nghiệp khác. Tất cả các

dự án trọng điểm của tập đoàn như: nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất, cụm Khí - Điện -

Đạm Cà Mau, nhà máy nhựa và hóa chất Phú Mỹ, nhà máy chế biến Condensate, các nhà

máy điện… đều gửi người lao động đến Trung tâm Đào tạo An Toàn - Môi trường để

huấn luyện.

Thực hiện chính sách chất lượng của nhà trường là “Thỏa mãn nhu cầu của khách

hàng, tạo ra cơ hội để duy trì và phát triển bền vững nhà trường” và mục tiêu của

trung tâm là đặt “uy tín – chất lượng – hiệu quả” lên hàng đầu. Trung tâm Đào tạo An

toàn - Môi trường đang nỗ lực hết mình để trở thành một trung tâm đủ mạnh, ngang tầm

với các trung tâm đào tạo lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bảng 2.1: Các khóa đào tạo an toàn – môi trường ở Trung tâm

(Theo báo cáo đào tạo tính đến tháng 6/2011 của khoa An toàn – Môi trường)

Khóa học Số lượt người tham dự

Thoát hiểm từ trực thăng 6800

Cứu hộ trên biển 8500

Sơ cấp cứu cơ bản 3500

Chữa cháy cơ bản 5500

Đội viên đội chữa cháy 850

Hệ thống giấy làm việc 850

Phân tích an toàn công việc 650

Điều tra tai nạn 750

Quản lý khủng hoảng 1200

Quản lý an toàn 5500

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

53

Chữa cháy nâng cao 500

Kỹ thuật kiểm soát khẩn cấp 500

Kiểm tra khí 2500

An toàn cơ bản và ứng phó nguy cấpngoài khơi

8250

Kỹ thuật thoát hiểm cá nhâ 250

Xử lý an toàn hóa chất 600

Hàng hóa nguy hiểm vận chuyển bằngđường hàng không, đường thủy

1200

Làm việc trong không gian hạn chế 2000

An toàn vận chuyển hóa chất 100

Làm việc trên cao 100

Xử lý dầu tràn 350

Kiến thức về môi trường 100

Sỹ quan phụ trách sân đậu trực thăng 200

An toàn đối với H2S 500

Sử dụng thiết bị thở cá nhân 2500

An toàn trong lắp ráp giàn giáo 1550

An toàn điện 520

An toàn trong móc cáp treo hàng 45

Sử dụng xuồng cứu sinh 2800

2.3.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy

Trong những năm gần đây, Trường Cao đẳng nghề Dầu khí nói chung và trung tâm

an toàn nói riêng đã từng bước nâng cấp trường, lớp, thư viện, phòng thực hành, trang thiết

bị phục vụ giảng dạy và học tập theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa phục vụ yêu cầu

ngày càng cao của giáo dục toàn diện, phục vụ công tác đổi mới phương pháp dạy và học

của giáo viên và học sinh. Từ năm 2011, Trung tâm được đầu tư xây dựng tòa nhà 9 tầng

làm khu phòng làm việc, phòng thí nghiệm và phòng học và phòng nghỉ cho các cán bộ

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

54

giáo viên và học viên ở xa nên cơ sở vật chất của trung tâm đã được cải thiện đáng kể.

Với khuôn viên rộng tại Bãi Dâu, trung tâm không chỉ có đầy đủ phòng học cho

học sinh mà còn có được không gian thoáng mát tạo tâm lý tốt cho các bộ phận làm việc

trong trường. Thư viện Nhà trường có trên 400 đầu sách. Tháng 9/2012, dự kiến đưa vào

sử dụng thư viện điện tử trong toàn trường.

Hiện nay, số lượng phòng học lý thuyết cũng như phòng thực hành đều là được

xây hoặc mới được sửa chữa nên đáp ứng được yêu cầu của hầu hết cán bộ, giáo viên

và học sinh theo học, cụ thể: đối với phòng học lý thuyết đạt 1,5m2/học sinh, đối với

phòng thực hành các nghề đào tạo đạt 2,5m2/học sinh. Trong khi diện tích tiêu chuẩn

đối với phòng học lý thuyết là 1,45-1,5m2/học sinh còn đối với phòng thực hành tin

học là 2,0-2,5m2.

Về thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo An toàn – Môi trường: Trường chưa

được trang bị đồng bộ hệ thống thiết bị phục vụ đào tạo an toàn. Các thiết bị hiện có đều

do Trường tự mua sắm, một số ít được Tập đoàn đầu tư, so với yêu cầu chỉ đáp ứng được

khoảng 50%. Trong số các thiết bị này, hiện nay chỉ có hệ thống thiết bị đào tạo phòng

chống cháy là tương đối khá, các mô hình thiết bị còn lại chỉ đạt mức trung bình. Do vậy

chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về đào tạo trong lĩnh vực này.

Về trang thiết bị phục vụ giảng dạy, như LCD, Projector, máy chiếu qua đầu,

Video, Tivi, Cassette đều là những thiết bị mới, hiện đại. Tuy nhiên, số lượng hiện có chỉ

đáp ứng được từ 50 % yêu cầu giảng dạy tại trung tâm. Hệ thống phòng thí nghiệm,

phòng mô hình hiện đại, có tương đối đầy đủ thiết bị và dụng cụ để học sinh thực hành.

Về tài liệu học tập, giáo trình, tài liệu tham khảo: Mặc dù hiện nay nhà trường

có trên 1000 đầu sách trong thư viện, tuy nhiên, số lượng sách trực tiếp phục vụ cho

các môn học còn rất ít, toàn bộ sách học của học sinh vẫn là do các giáo viên trong

trường tự biện soạn dựa trên giáo trình của các trường Đại học và Cao đẳng khác

nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền nào phê duyệt.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

55

Các tài liệu còn lại như sách, báo, tạp chí mà Nhà trường đã trang bị cho trung tâm

trong thư viện cũng như hệ thống máy vi tính sử dụng trong thư viện đến nay về cơ bản

đã đáp ứng được nhu cầu tìm tòi, học hỏi, và nghiên cứu của giáo viên cũng như học viên.

2.3.3 Đội ngũ giáo viên

Hiện nay, Nhà trường có 04 khoa, các khoa có nhiệm vụ tổ chức quá trình đào tạo,

giảng dạy và các hoạt động giáo dục của các nghề khác nhau theo chương trình kế hoạch

giảng dạy của nhà trường; quản lý giáo viên, học sinh; tổ chức biên soạn chương trình,

giáo trình môn học của khoa; thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ cho giáo viên. Tính đến tháng 7 năm 2011 số lượng giáo viên trong mỗi khoa

như sau:

Bảng 2.2: Bảng phân phối giáo viên trong các khoa

(Theo số liệu của Phòng tổ chức hành chính tính đến tháng 7/2011)

STT KHOASỐ LƯỢNG

(Người)

1 Điện –Tự động hóa 30

2 Dầu khí 25

3 Cơ khí 25

4 An toàn môi trường 15

Như vậy, về số lượng giáo viên trong toàn Trường thì giáo viên ở trung tâm an

toàn – môi trường chiếm tỉ lệ thấp nhất nhưng lại đảm nhận khối lượng công việc khá lớn.

Điều này cũng là điều bất lợi ở trung tâm.

Về trình độ của giáo viên của Trường hiện nay là: 100% tốt nghiệp đại học các

chuyên ngành, 100% giáo viên đã hoàn thành chương trình sư phạm bậc 2 và có 30 người

có bằng thạc sỹ, 10 người đang đào tạo bằng thạc sĩ, 3 tiến sĩ, 3 người đang đào tạo tiến

sĩ.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

56

Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước cũng như phương châm của tập

đoàn dầu khí Việt Nam xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ

quản lý giáo dục, hàng năm nhà trường đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

giáo viên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị thông qua

các lớp tập huấn do sở lao động thương binh- xã hội tổ chức. Ngoài ra, vì tính đặc

trưng của môi trường làm việc của học viên, trường còn tự tổ chức các lớp nâng cao

trình độ chuyên môn cho giáo viên trong trường. Vì vậy trình độ chuyên môn cũng

như tay nghề thực tế của giáo viên trong Trường đã được nâng lên đáng kể và được thể

hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Trình độ đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy

(Theo số liệu của Phòng tổ chức hành chính tính đến tháng 7/2011)

TT

Đơn vịSố lượng(Người)

Trình độGhi chúTrên Đại học Đại học

Số lượng(Người)

%Số lượng(Người)

%

1Điện –Tựđộng hóa

30 8 27 22 735 GV đang theohọc cao học

2 Dầu khí 25 9 36 16 641 GV đang theohọc cao học

3 Cơ khí 25 7 28 18 7202 GV đang theohọc cao học

4An toàn môitrường

15 6 40 9 6002 GV đang theohọc cao học

Qua bảng 2.3 ta dễ dàng nhận thấy rằng tỷ lệ giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trung

tâm an toàn – môi trường có trình độ trên đại học (thạc sĩ) là khá cao (40%), còn lại 60%

số giáo viên có trình độ đại học. Ngoài ra, còn một số các giáo viên trợ giảng, đa số đều

có trình độ Cao Đẳng hay Đại học. Đặc biệt, một số giáo viên có trình độ chuyên môn cao

vừa trực tiếp tham gia giảng dạy, vừa làm công tác quản lý ở trung tâm. Tuy nhiên, vừa

làm công tác quản lý lại vừa tham gia giảng dạy nên chất lượng giảng dạy chưa cao.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

57

Trong số các giáo viên giảng dạy có một số giáo viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm

thực tế nên đã một phần ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại trung tâm.

Nói đến chất lượng đào tạo tại bất kỳ cơ sở dạy học nào, người ta thường nghĩ ngay

đến chất lượng đội ngũ giáo viên ở nơi đó. Chất lượng đội ngũ giáo viên được thể hiện

qua hai mặt chủ yếu là trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm. Trình độ chuyên

môn và phương pháp sư phạm được ví như hai chân của một người giáo viên, nếu thiếu

một trong hai mặt này đều ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ giáo viên.

Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

• Về mặt tích lũy kiến thức: Do tỷ lệ giáo viên trẻ (<35 tuổi) ở trung tâm khá cao,

chiếm khoảng 40% tổng số giáo viên tại trung tâm. Hơn nữa, toàn bộ đội ngũ giáo viên

trẻ đều có bằng Đại học trở lên và đều có trình độ về tin học, ngoại ngữ nên rất thuận lợi

trong việc nghiên cứu, tiếp cận với các tài liệu, phương tiện hiện đại.

Một bộ phận giáo viên có thâm niên giảng dạy cao nhưng gặp nhiều khó khăn

trong việc nghiên cứu và tiếp cận với các phương tiện hiện đại như máy tính, máy chiếu

đa năng, ngoại ngữ nên chưa chủ động trong việc biên soạn, chỉnh sửa bài giảng. Hơn

nữa, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh như hiện nay mà một số giáo

viên không chịu tích lũy kiến thức, không thường xuyên học hỏi và đổi mới phương pháp

giảng dạy, bằng lòng với những gì mình có nên đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo.

Mặc dù nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để các giáo viên tham gia ôn và thi

cao học như hỗ trợ vật chất, tạo điều kiện về thời gian, tổ chức các khóa đào tạo nội bộ …

nhưng số lượng giáo viên ở trung tâm tham gia học tập nâng cao trình độ còn thấp bởi các

lý do sau:

- Đối với các giáo viên trẻ, do hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn như đang

nuôi con nhỏ, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên chưa có điều kiện để tham gia ôn và thi cao

học.

- Một bộ phận giáo viên khác có điều kiện để theo học cao học đã tham gia ôn và thi

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

58

cao học nhưng chưa đỗ do tuổi cao nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức

mới, nhất là môn Ngoại ngữ. Lực lượng giáo viên có tuổi đời trên 35 tuổi với nhiều năm

giảng dạy tại trung tâm, cũng như có nhiều kinh nghiệm thực tế khi tham gia làm dịch vụ

chiếm khoảng 30%. Số lượng giáo viên này khó tham gia theo học thạc sĩ hoặc chưa theo

học được với nhiểu lý do như: gặp nhiều khó khăn với môn ngoai ngữ, chưa sắp xếp được

thời gian và công việc để theo học…

- Một số ít giáo viên còn có tư tưởng an phận, ngại tham gia ôn và thi cao học nhất

là các số giáo viên nữ (chiếm khoảng 10%), đa số dưới 35 tuổi nhưng đều đã có gia đình,

các giáo viên này thường có suy nghĩ coi trọng gia đình nên chưa giành nhiều thời gian và

quyết tâm để theo học thạc sĩ.

- Một phần không thể thiếu được trong bài giảng của mỗi giáo viên là phần vận

dụng thực tế cho học sinh nhưng kiến thức thực tế của các giáo viên lại hạn chế bởi các lý

do sau:

+ Các giáo viên trẻ về công tác tại trung tâm hầu hết đều mới tốt nghiệp Đại học mà

chưa từng đi làm tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Đây là số giáo viên có nhiệt huyết, có thời

gian nhưng còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức thực tế.

Để khắc phục tình trạng này, hằng năm, nhà trường luôn tổ chức lớp bồi dưỡng

kiến thức sư phạm nhằm giúp giáo viên tiếp cận với những phương pháp giảng dạy mới,

có dịp để trao đổi học hỏi nâng cao, cải tiến phương pháp giảng dạy.Bên cạnh đó, trung

tâm cũng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nội bộ cũng như cử giáo viên tham gia

các khóa đào tạo ngắn hạn trong nước, ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn

cũng như tích lũy kinh nghiệm thực tế.

• Về công tác nghiên cứu khoa học:

Công tác nghiên cứu khoa học của giáo viên trong những năm vừa qua luôn được

Nhà trường nói chung và ở trung tâm nói riêng quan tâm và khuyến khích thực hiện.

Hàng năm Nhà trường đều tổ chức phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến công

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

59

tác quản lý và giảng dạy, đồng thời cứ đầu năm học mỗi tổ bộ môn được khuyến khích

đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học và đến cuối năm Hội đồng Khoa học Nhà trường

đánh giá và nghiệm thu. Như vậy, mỗi năm đều có một đề tài khoa học được nghiệm thu

và đưa vào ứng dụng tại trường. Công việc này có ưu điểm là được tổ chức đều đặn hàng

năm đã tạo nên tâm lý chủ động trong khối giáo viên. Tuy nhiên, do sức ỳ lớn ở hầu hết

các giáo viên nên phạm vi và lĩnh vực nghiên cứu của các đề tài còn hẹp, mới chỉ dừng lại

ở việc biên soạn, chỉnh sửa Đề cương bài giảng, chỉnh sửa giáo trình môn học.

Mặc dù công tác nghiên cứu khoa học được triển khai đều đặn hàng năm nhưng số

lượng đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ còn rất ít mà chủ yếu vẫn là đề tài nghiên cứu cấp

Trường. Tuy nhiên tỉ lệ đề tài được báo cáo chưa nhiều về số lượng (mỗi năm khoảng 2-3

đề tài), chất lượng chưa cao, chưa tạo nên bước ngoặt trong hoạt động giảng dạy tại

trường. Lý do của tình trạng này là do phần lớn giáo viên của trường chưa coi trọng công

tác nghiên cứu khoa học, chưa dành thời gian và nhiệt huyết để tìm tòi, nghiên cứu cũng

như áp dụng những đề tài đã báo cáo vào thực tiễn. Có những đề tài được đánh giá cao

nhưng khi triển khai áp dụng thực tế rất chậm chạm, chưa phát huy vai trò của công tác

nghiên cứu khoa học.

Một số đề tài cấp trường về đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp ra đề

thi, chấm thi đã được áp dụng nhưng chưa đem lại hiệu quả như mong muốn bởi khi áp

dụng vào thực tiễn lại gặp một số khó khăn như phương tiện giảng dạy hoặc trang thiết bị

cần thiết không đủ. Áp dụng được đề tài này là một bước đột phá lớn đòi hỏi Nhà trường

nói chung và trung tâm nói riêng phải dành nguồn kinh phí đáng kể cho công tác nghiên

cứu khoa học và phải thay đổi công tác quản lý đối với giáo viên và học sinh.

Về năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên:

Đây là vấn đề quan trọng được toàn ngành nói chung, Nhà trường nói riêng và

trung tâm đặc biệt quan tâm. Với tinh thần thường xuyên nghiên cứu, đổi mới phương

pháp giảng dạy theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm, Nhà trường đã chỉ đạo,

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

60

tổ chức thực hiện, khuyến khích động viên đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động này. Tuy

nhiên do 80% đội ngũ giáo viên trong trường là giáo viên trẻ mặc dù được đào tạo cơ bản

song lại gặp trở ngại lớn về phương pháp sư phạm. Trong số các giáo viên trẻ thì phần lớn

mới chỉ tham gia học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 2. Đây là một trở ngại lớn

cho việc truyền tải kiến thức tới học sinh. Trước tình hình trên, trong mấy năm gần đây,

Nhà trường đã tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

• Tham gia hội thảo về các phương pháp giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng

dạy.

• Tập huấn về phương pháp dạy học tích cực, phương pháp xây dựng ngân hàng đề

thi, đáp án thi.

• Tăng cường trang thiết bị phục vụ giảng dạy như máy chiếu đa năng, phòng thực

hành máy tính, giáo cụ trực quan, mô hình học tập.

Đội ngũ giáo viên ở trung tâm cũng đã được quan tâm học tập bồi dưỡng chuyên

môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm phần lớn đạt chuẩn, có phẩm chất chính trị, đạo đức,

yêu nghề. Hàng năm trường luôn phát động các đợt hội giảng cấp trường được 100% giáo

viên tại trung tâm hưởng ứng tích cực và đã đạt nhiều thành tích cao. Đặc biệt, tại trung

tâm đã có giáo viên đạt giải nhất cuộc thi hội giảng toàn quốc. Đây vừa là niềm vinh dự

của trung tâm nói riêng và của nhà trường nói chung.

Trên đây là những điểm nhấn đáng chú ý của trung tâm đào tạo an toàn – môi

trường nói riêng và trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí nói chung. Bên cạnh những thế

mạnh về cơ sở vật chất, nhà trường cũng như trung tâm vẫn còn một số điểm hạn chế về

nguồn nhân nhân lực như đội ngũ giáo viên ngoài giờ lên lớp còn tham gia nhiều công

việc tại khoa, nên thời gian đầu tư cho bài giảng ít hay chế độ lương của giáo viên trong

trường so với các đơn vị trong ngành khác vẫn còn thấp… Vì thế, sau một thời gian công

tác, một số giáo viên vì các lý do khác nhau lại chuyển đi đơn vị khác, số lượng giáo viên

hàng năm tuyển về trường đa số là giáo viên trẻ nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

61

lượng đào tạo của Trung tâm đào tạo an toàn – môi trường của Trường trong những năm

vừa qua.

2.4 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN – MÔI TRƯỜNG TẠI

TRUNG TÂM AN TOÀN – MÔI TRƯỜNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

DẦU KHÍ

2.4.1 Tiến hành đánh giá

2.4.1.1 Phương pháp thực hiện

Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp kết hợp, có nghĩa là áp dụng cả

hai phương pháp suy diễn và quy nạp. Phép suy diễn dựa trên các lý thuyết có sẵn để xây

dựng các giả thuyết, còn phép quy nạp dựa vào các quan sát để kiểm định giả thuyết đã

đưa ra. Cơ sở lý thuyết (đã trình bày trong chương 2) được tổng hợp từ các tài liệu nghiên

cứu về chất lượng dịch vụ đào tạo, từ đó xây dựng nên mô hình và các giả thuyết cho

nghiên cứu.

Chương này sẽ trình bày phần thiết kế nghiên cứu cũng như phương pháp thu thập

dữ liệu, chuẩn bị cho các phân tích sau.

Bảng 2.4: Phương pháp nghiên cứu

Dạng Phương pháp Kỹ thuật

Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm

Chính thức Định lượng Bảng câu hỏi

Bảng 2.5: Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin cho nghiên cứu

Mục tiêu Nhân tố Biến quan sát cần thu thậpNguồn

thông tin

Cơ sở vậtchất

1. Cơ sở vật chất hiện có của trung tâm Thứ cấp2. Đánh giá của học viên về điều kiện phòng học Sơ cấp

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

62

Đánh giá củahọc viên vềchất lượngđào tạo củatrung tâm an

toàn - môi

trường củatrường CaoĐẳng NghềDầu Khí

3. Đánh giá về trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy Sơ cấp4. Đánh giá về trang thiết bị thực hành Sơ cấp5. Đánh giá về tài liệu học tập và thực hành Sơ cấp6. Đánh giá về công tác hậu cần (phục vụ chokhóa học)

Sơ cấp

Chươngtrình đàotạo

1. Nội dung chương trình đào tạo của các khóahọc tại trung tâm

Thứ cấp

2. Nội dung tài liệu được biên soạn dễ hiểu, phù

hợp với trình độ của học viên

Sơ cấp

3. Nội dung đào tạo luôn được cập nhật, đổi mới Sơ cấp4. Khóa học phân bổ hợp lý giữa lý thuyết và

thực hành

Sơ cấp

5. Khóa học cung cấp được các kỹ năng cơ bảnvề an toàn môi trường làm việc, an toàn môi

trường trong cuộc sống hàng ngày

Sơ cấp

6. Khóa học cung cấp được các hiểu biết sâu hơnvề lĩnh vực an toàn trong mọi ngành nghề.

Sơ cấp

Chấtlượnggiảngviên

1. Các nguồn giảng viên hiện nay của trung tâm Thứ cấp2. Kiến thức chuyên môn Sơ cấp3. Kinh nghiệm thực tế Sơ cấp4. Khả năng dẫn dắt học viên ứng dụng thực tế Sơ cấp5. Khả năng giảng dạy thu hút, sinh động Sơ cấp6. Khả năng thuyết phục trong việc trả lời các câuhỏi của học viên

Sơ cấp

Chấtlượngđào tạo

1. Có lợi thế hơn trong công việc Sơ cấp2. Ứng dụng kiến thức vào thực tiễn Sơ cấp3. Có tâm lý tự tin hơn khi làm việc Sơ cấp4. Kiến thức về an toàn vững vàng Sơ cấp5. Kinh nghiệm xử lý tình huống an toàn Sơ cấp

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

63

Nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng việc thảo luận nhóm. Một nhóm đối tượng

gồm 5 người, trong đó có 2 người đang theo học khóa đào tạo an toàn tại trường, 2 người

đã hoàn thành xong khóa học và 1 người đang có nhu cầu tìm hiểu nơi đào tạo an toàn

chất lượng. Từ đây sẽ biết được những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của học viên

khi đến học tại trung tâm đào tạo an toàn – môi trường của trường. Sau đó những yếu tố

này sẽ được trình bày lại thành những nhóm nhân tố phù hợp, hình thành nên một bảng

câu hỏi. Bảng câu hỏi này sau đó sẽ được tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm chỉnh sửa,

bổ sung cho phù hợp và dễ hiểu đối với người trả lời.

Kết quả thu được từ thảo luận nhóm:

Nghiên cứu định tính cho thấy những tiêu chí học viên đưa ra nhằm đánh giá chất

lượng dịch vụ đào tạo an toàn – môi trường của trường bao gồm:

Cơ sở vật chất: là toàn bộ phương tiện giảng dạy và nguồn tài liệu cung cấp trong

khóa học, hỗ trợ giảng viên trong việc truyền thụ kiến thức cho học viên.

Chất lượng chương trình đào tạo: Nội dung đào tạo của các khóa học an toàn tại

trung tâm đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn OPITO, STCW95 và các tiêu chuẩn

của Ngành và Quốc gia nên các biến chỉ tập trung vào các biến quan sát mà trung

tâm có thể tác động hoặc điều chỉnh được, bao gồm:

Chất lượng đội ngũ giảng viên: là tất cả các yêu cầu đầu vào cần thiết cho một

giảng viên và các hoạt động liên quan trong quá trình dạy và học an toàn-môi

trường

Chất lượng đào tạo: là tất cả các kiến thức, kỹ năng, những hành vi mới, bằng cấp

mà học viên nhận được sau khi kết thúc khóa học. Và những kiến thức, kỹ năng đó

giúp ích cho công việc của học viên như thế nào

Nghiên cứu chính thức:

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

64

Đây là giai đoạn nghiên cứu định lượng bằng bảng câu hỏi đã được thiết kế và hoàn

chỉnh ở nghiên cứu trên nhằm thu thập dữ liệu thống kê cho phân tích.

Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0. Khởi

đầu, dữ liệu được mã hóa và làm sạch, sau đó qua các phân tích chính sau:

Bước 1: đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo. Các thang đo được đánh giá

độ tin cậy qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Hệ số này cho biết mức độ tương

quan giữa các biến trong bảng câu hỏi, được dùng để tính sự thay đổi của từng biến

và mối tương quan giữa các biến. Qua đó, các biến quan sát có tương quan biến

tổng nhỏ - Corrected Item Total Corelation (<0,3) bị loại và thang đo được chấp

nhận khi hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt yêu cầu (>0,6).

Bước 2: phân tích nhân tố (phân tích EFA). Phân tích này được dùng để

kiểm định giá trị khái niệm của thang đo nhằm rút gọn dữ liệu và biến bằng cách

nhóm chúng lại với các nhân tố đại diện. Thông qua phương pháp này, chúng ta có

thể xác định cấu trúc cơ bản của bộ dữ liệu, giảm thứ nguyên trong tập dữ liệu, rút

gọn tập dữ liệu. Các biến chỉ được chấp nhận khi nó có trọng số >0,5 và các trọng

số tải của chính nó ở factor khác nhỏ hơn 0,35 (Igbaria et al, 1995) hoặc khoảng

cách giữa 2 trọng số tải của cùng 1 biến ở hai factor khác nhau lớn hơn 0,3 (theo

kinh nghiệm từ chuyên gia). Thang đo chỉ được chấp nhận khi cumulative của

phần “extraction sum of square loading” > 50%.

Bước 3: sử dụng phương pháp hồi quy đa biến nhằm kiểm định mô hình và

các giả thuyết đã đưa ra với mức ý nghĩa dự kiến α = 5%.

2.4.1.2 Xây dựng bảng câu hỏi

Thang đo gồm 22 biến dựa trên 4 tiêu chí:

Thành

phầnBiến Mã hóa

Cơ sở vật Lớp học có không gian rộng rãi thoải mái cosovc01

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

65

chất Trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy của lớp học tốt. cosovc02

Trang thiết bị của phòng thực hành phục vụ tốt cosovc03

Nội dung tài liệu giảng dạy được biên soạn dễ hiểu cosovc04

Công tác hậu cần (phục vụ đồ ăn, thức uống, …) chu đáo cosovc05

Chươngtrình đàotạo

Nội dung tài liệu biên soạn dễ hiểu, phù hợp với trình độ củaanh/chị

ctdtao06

Nội dung đào tạo luôn được cập nhật và đổi mới. ctdtao07

Chương trình phân bổ hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. ctdtao08

Anh/Chị cảm thấy kiến thức về an toàn vững vàng hơn qua khóahọc.

ctdtao09

Anh/Chị đã tích lũy được những kinh nghiệm xử lý tình huốngan toàn ngay trong khóa học

ctdtao10

Chấtlượnggiảngviên

Giảng viên có khả năng dẫn dắt học viên ứng dụng thực tế tốt. clgvien11

Phương pháp giảng dạy sinh động và thu hút. clgvien12

Khả năng thuyết phục của giảng viên tốt trong việc trả lời cáccâu hỏi

clgvien13

Giảng viên vững kiến thức chuyên môn clgvien14

Giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tế clgvien15

Chấtlượngđào tạo

Khóa học tại trường giúp Anh/Chị có lợi thế hơn trong côngviệc.

cldtao16

Khả năng ứng dụng kiến thức của khóa học vào thực tiễn tốt cldtao17

Cảm thấy mình tự tin hơn trong khi làm việc cldtao18

Khóa học cung cấp được các kỹ năng cơ bản về an toàn môi

trường làm việc, an toàn môi trường trong cuộc sống hàng ngày

cldtao19

Khóa học cung cấp được các hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực antoàn trong mọi ngành nghề.

cldtao20

Thiết kế mẫu:

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (thuộc một trong những

phương pháp chọn mẫu phi xác suất). Khu vực chọn mẫu là tại trung tâm đào tạo an toàn

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

66

– môi trường thuộc trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí. Theo Hair et al (1998, dẫn theo

Nguyễn Đinh Thọ et al, 2003), trong phân tích nhân tố EFA, cần 5 quan sát cho 1 biến đo

lường và cỡ mẫu không nên ít hơn 100. Nghiên cứu có 22 biến về đánh giá chất lượng

dịch vụ đào tạo, như vậy số mẫu cần thiết là 22 x 5 = 110. Tuy nhiên tác giả mong muốn

thu thập trên 150 mẫu, do đó số bảng khảo sát phát ra là 200 bảng.

Mẫu phiếu điều tra được thiết kế như sau:

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

67

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍKhoa An toàn – Môi trường

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHOÁ HỌC

MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN :Giới tính : Nam Nữ

Độ tuổi: Dưới 25 Từ 25 đến 35 Từ 35 đến 45 Trên 45 tuổi

Trình độ: Phổ thông Trung cấp/Cao đẳng Đại học/Trên đại học

Nghề nghiệp: ..............................................................................................................................

Đơn vị công tác: .........................................................................................................................

Để việc tổ chức khoá học ngày một tốt hơn, xin Anh/Chị vui lòng tham gia đánh giá

khoá học theo những nội dung sau:

I. THÔNG TIN CHUNG:

Câu 1: Số khóa đã theo học:

01 Khóa 02 Khóa Khác (ghi rõ): ……………

Câu 2: Thời gian làm việc tại đơn vị:

Chưa làm việc Dưới 6 tháng

Từ 6 tháng đến < 1 năm Từ 1 năm trở lên

II. CÁC YẾU TỐ VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

68

Xin cho biết mức độ tán thành của Anh/Chị đối với các phát biểu sauđây khi tham gia khóa đào tạo an toàn môi trường tại trường.

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn

đồng ý

Trả lời bằng cách đánh dấu () vào ô tương ứng, nghĩa là:

Chọn ô số (1): khi Hoàn toàn không đồng ýChọn ô số (5): khi Hoàn toàn đồng ý

Chọn một trong các ô số (2), (3), (4) tương ứng với các mức độtrung gian. H

oàn

toàn

khô

ng đ

ồng

ý

Khô

ng đ

ồng

ýB

ình

th

ư ờng/

Tru

ng h

òaĐ ồng

ýH

oàn

toàn

đ

ồng

ý

1 Lớp học có không gian rộng rãi thoải mái 1 2 3 4 5

2 Trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy của lớp học tốt. 1 2 3 4 5

3 Trang thiết bị của phòng thực hành phục vụ tốt 1 2 3 4 5

4 Nội dung tài liệu giảng dạy được biên soạn dễ hiểu 1 2 3 4 5

5 Công tác hậu cần (phục vụ đồ ăn, thức uống, …) chu đáo 1 2 3 4 5

6Nội dung tài liệu biên soạn dễ hiểu, phù hợp với trình độ củaanh/chị

1 2 3 4 5

7 Nội dung đào tạo luôn được cập nhật và đổi mới. 1 2 3 4 5

8 Chương trình phân bổ hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. 1 2 3 4 5

9Anh/Chị cảm thấy kiến thức về an toàn vững vàng hơn quakhóa học.

1 2 3 4 5

10Anh/Chị đã tích lũy được những kinh nghiệm xử lý tình

huống an toàn ngay trong khóa học1 2 3 4 5

11 Giảng viên có khả năng dẫn dắt học viên ứng dụng thực tế tốt. 1 2 3 4 5

12 Phương pháp giảng dạy sinh động và thu hút. 1 2 3 4 5

13 Khả năng thuyết phục của giảng viên tốt trong việc trả lời các 1 2 3 4 5

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

69

câu hỏi14 Giảng viên vững kiến thức chuyên môn 1 2 3 4 5

15 Giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tế 1 2 3 4 5

16Khóa học tại trường giúp Anh/Chị có lợi thế hơn trong côngviệc.

1 2 3 4 5

17 Khả năng ứng dụng kiến thức của khóa học vào thực tiễn tốt 1 2 3 4 5

18 Cảm thấy mình tự tin hơn trong khi làm việc 1 2 3 4 5

19

Khóa học cung cấp được các kỹ năng cơ bản về an toàn môi

trường làm việc, an toàn môi trường trong cuộc sống hàng

ngày

1 2 3 4 5

20Khóa học cung cấp được các hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực antoàn trong mọi ngành nghề.

1 2 3 4 5

Nhận xét và góp ý khác: .......................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

Vũng Tàu, ngày:……..…………….

Xin cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá của quý Anh / Chị !

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

70

2.4.2 Phân tích dữ liệu nghiên cứu

2.4.2.1 Mô tả mẫu

Quá trình thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi trực tiếp tại Trung tâm đào tạo

an toàn – môi trường của Trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí, kết quả thu được 200 bảng.

Sau khi loại bỏ các bảng câu hỏi lỗi và không phù hợp còn lại 165 bản hợp lệ có thể tiến

hành phân tích. Đặc điểm thống kê mẫu được mô tả trong bảng 4.1:

Bảng 2.6: Kết quả phân tích mô tả mẫu

Mã hóa Biến Hình thức trà lờiPhầntrăm

sokhoa Số khóa học thamgia

01 Khóa 43.0

02 Khóa 39.4

Khác: Trên 2 Khóa 17.6

Total 100.0

tglviec Thời gian làm việctại đơn vị

Chưa làm việc 18.8

Dưới 6 tháng 6.1

Từ 6 tháng đến 01 năm 14.5

> 01 Năm 60.6

Total 100.0

gtinh Giới tính Nam 94.5

Nữ 5.5

Total 100.0

dotuoi Độ tuổi Dưới 25 44.2

Từ 25 đến 35 37.6

Từ 35 đến 45 15.2

Trên 45 tuổi 3.0

Total 100.0

trinhdo Trình độ Phổ thông 16.4

Trung cấp/Cao đẳng 38.1

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

71

Đại học/ Trên đại học 45.5

Total 100.0

Về số khóa đào tạo an toàn – môi trường mà học viên đã tham gia: có 43 % người

được khảo sát mới học ở trung tâm một khóa và 39.4 % học viên tham gia 02 khóa học.

Còn lại là lựa chọn khác với từ 2 khóa học trở lên.

Về thời gian làm việc tại đơn vị chiếm phần lớn là những người làm việc trên 1

năm với tỉ lệ 60.6%, còn lại là những người làm việc dưới 1 năm, hoặc chưa làm việc.

Tỷ lệ giới tính thu thập được trên mẫu có sự chênh lệch lớn với 94.5% là nam và

5.5% là nữ. Điều này cũng phù hợp với thực tế vì đặc thù của ngành dầu khí, phải làm

việc trong môi trường tương đối khắc nghiệt, áp lực công việc cao như làm việc trong các

công xưởng, trên các giàn khoan, … đòi hỏi sự dẻo dai, sức khỏe tốt thì chỉ có nam giới

mới có thể đảm đương tốt được công việc.

Độ tuổi của các học viên trên mẫu đa số dưới 25 tuổi chiếm 44.2% và từ 25 tuổi

đến 35 tuổi chiếm 37.6%. Đây là độ tuổi mới bắt đầu đi làm hoặc dự bị đi làm nên việc

trang bị kiến thức về an toàn – môi trường nói chung hay an toàn tại nơi làm việc nói

riêng là rất cần thiết. Từ 35 đến 45 tuổi chiếm 15.2%. Còn lại độ tuổi trên 45 chiếm tỷ lệ

thấp nhất 3.0%.

Trong bảng phân bố mẫu theo trình độ học vấn, ta có thể thấy được chiếm đa số

đối tượng khảo sát có trình độ Đại học/Trên Đại học với 45,5%, kế đến là Trung cấp/Cao

đẳng với 38,2% và cuối cùng là trình độ phổ thông chiếm 16,4%. Đó là vì công nhân và

kỹ sư lao động trực tiếp trong các nhà máy, công xưởng, giàn khoan … là 2 nhóm đối

tượng thường xuyên phải huấn luyện về công tác an toàn – môi trường tại nơi làm việc.

2.4.2.2 Đánh giá và kiểm định thang đo:

Để kết quả đánh giá có ý nghĩa thì thang đo phải đạt được một mức tin cậy nhất

định. Độ tin cậy là mức độ mà phép đo tránh được các sai số ngẫu nhiên. Độ tin cậy liên

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

72

quan đến chính chính xác, tính nhất quán của kết quả. Ở đây những mục hỏi đo lường

cùng một khái niệm tiềm ẩn thì phải có liên quan đến những cái còn lại trong nhóm đó.

Điều này liên quan đến 2 phép tính toán: tương quan giữa bản thân các mục hỏi và tương

quan của các điểm số của từng mục hỏi với điểm số toàn bộ các mục hỏi cho mỗi người

trả lời.

Chúng ta có thể đánh giá độ tin cậy của thang đo dựa vào hệ số Cronbach Alpha.

Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục

hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Theo đó, thang đo được chấp nhận khi hệ số

Cronbach Alpha > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation)

> 0.3 (Nunnally & Bernstein, 1994 dẫn theo Tuấn Anh, 2007)

Qua kiểm định, hệ số Cronbach lần lượt cho các nhóm biến như sau:

Bảng 2.7a: hệ số Cronbach Alpha các nhóm biến

Biến quan sát Tương quan biến – tổng Hệ số Cronbach Alphanếu loại biến

Cơ sở vật chất: Cronbach Alpha = 0.877

cosovc01 0.767 0.837

cosovc02 0.771 0.838

cosovc03 0.605 0.874

cosovc04 0.725 0.846

cosovc05 0.629 0.857

Chương trình đào tạo: Cronbach Alpha = 0.687

ctdtao06 0.443 0.641

ctdtao07 0.403 0.653

ctdtao08 0.387 0.675

ctdtao09 0.600 0.574

ctdtao10 0.433 0.643

Chất lượng giảng viên: Cronbach Alpha = 0.788

clgvien11 0.517 0.763

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

73

clgvien12 0.696 0.703

clgvien13 0.703 0.702

clgvien14 0.639 0.723

clgvien15 0.309 0.829

Chất lượng đào tạo: Cronbach Alpha = 0.769

cldtao16 0.182 0.846

cldtao17 0.510 0.737

cldtao18 0.731 0.657

cldtao19 0.653 0.686

cldtao20 0.705 0.671

Hệ số tương quan Cronbach Alpha của các nhóm biến đều cao (> 0.6), và hệ số

tương quan biến tổng của các thành phần đều > 0.3 trừ biến thành phần cldtao16 có hệ số

tương quan biến tổng là 0.182 < 0.3 nên ta sẽ loại biến này do không thỏa điều kiện. Sau

khi loại sẽ chạy Cronbach’s Alpha lại và cho độ tin cậy là 0.846

Bảng 2.7b: hệ số Cronbach Alpha các nhóm biến sau khi loại bỏ biến cldtao16.

Biến quan sát Tương quan biến – tổng Hệ số Cronbach Alpha

nếu loại biến

Cơ sở vật chất: Cronbach Alpha = 0.877

cosovc01 0.767 0.837

cosovc02 0.771 0.838

cosovc03 0.605 0.874

cosovc04 0.725 0.846

cosovc05 0.629 0.857

Chương trình đào tạo: Cronbach Alpha = 0.687

ctdtao06 0.443 0.641

ctdtao07 0.403 0.653

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

74

ctdtao08 0.387 0.675

ctdtao09 0.600 0.574

ctdtao10 0.433 0.643

Chất lượng giảng viên: Cronbach Alpha = 0.788

clgvien11 0.517 0.763

clgvien12 0.696 0.703

clgvien13 0.703 0.702

clgvien14 0.639 0.723

clgvien15 0.309 0.829

Chất lượng đào tạo: Cronbach Alpha = 0.846

cldtao17 0.542 0.860

cldtao18 0.763 0.768

cldtao19 0.676 0.808

cldtao20 0.760 0.772

Như vậy tất các các biến trong từng nhóm sau khi loại bỏ biến cldtao16 đều đạt độ tin

cậy và có thể được đưa vào bước phân tích nhân tố tiếp theo. Bảng số liệu chi tiết được

thể hiện trong phụ lục.

2.4.2.3 Phân tích nhân tố

Phương pháp phân tích nhân tố (phân tích EFA) được dùng để kiểm định tính đơn

nguyên và giá trị hội tụ của từng thang đo, theo đó liên hệ giữa các nhóm biến có quan hệ

qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Principal Component Analysis với phép quay

Varimax với các điều kiện thực hiện là:

(1) Trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) lớn (giữa 0.5 và 1).

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

75

(2) Điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue ≥ 1 (eigenvalue là tổng lệch

bình phương của một nhân tố, đại lượng đại diện cho lượng biến thiên giải thích bởi nhân

tố hay phương sai của một nhân tố).

(3) Varience extracted lớn hơn 50%, nghĩa là phần trăm phương sai tích lũy giải

thích được trên 50% biến thiên của dữ liệu.

(4) Sig. < 0.05 nhằm đảm bảo kiểm định có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.

(5) Các biến chỉ được chấp nhận khi nó có trọng số > 0.5 và các trọng số tải của

chính nó ở factor khác phải < 0.35, hoặc khoảng cách giữa hai trọng số tải của cùng một

biến ở hai factor khác nhau > 0.3 nhằm đảm bảo nhân tố và biến có liên hệ chặt chẽ với

nhau.

Trong quá trình tiến hành, các biến không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ và phân tích

nhân tố sẽ được thực hiện lại cho đến khi nào đạt được kết quả tốt nhất.

1. Thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo

Đưa 15 biến của 3 nhân tố độc lập trong thang đo chất lượng dịch vụ vào tiến hành

phân tích nhân tố, sau nhiều lần chạy ta có kết quả như sau:

Bảng 2.8: kết quả KMO and Barlett’ Test

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .779

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 905.355

df 55

Sig. .000

Kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO = 0.779 > 0.5, cho thấy giả thuyết là đúng.

Trong kiểm dịnh Barlett’s, Approx Chi-Square = 905.355 và p = 0.000 chứng tỏ cỡ mẫu

cho phân tích là đủ.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

76

Bảng 2.9: Eigenvalues và số lượng nhân tố chất lượng dịch vụ đào tạo

Total Variance Explained

Fact

or

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation

Sums of

Squared

Loadingsa

Total % of

Variance

Cumulativ

e %

Total % of

Variance

Cumulativ

e %

Total

1 4.199 38.176 38.176 3.821 34.735 34.735 3.406

2 2.218 20.167 58.343 1.843 16.754 51.489 2.926

3 1.247 11.341 69.684 .797 7.243 58.731 1.356

4 .815 7.407 77.091

5 .639 5.809 82.900

6 .527 4.794 87.695

7 .413 3.753 91.448

8 .341 3.103 94.551

9 .242 2.201 96.751

10 .200 1.816 98.567

11 .158 1.433 100.000

Bảng 2.10: nhóm nhân tố chất lượng dịch vụ đào tạo

Pattern Matrixa

Factor

1 2 3

cosovc02 .889

cosovc01 .844

cosovc03 .725

cosovc04 .721

cosovc05 .660

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

77

clgvien13 .850

clgvien12 .803

clgvien14 .763

clgvien11 .556

ctdtao09 .830

ctdtao10 .648

Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố có 4 biến bị loại là clgvien15,

ctdtao6, ctdtao7, ctdtao8 vì khi tiến hành phân tích nhân tố có giá trị < 0.5; 3 nhân tố với

11 biến còn lại được được xác định với Eigenvalues > 1. Kết quả cho thấy 3 nhân tố trên

giải thích được 58.731% biến thiên của dữ liệu, đạt yêu cầu phân tích. Thành phần của

các nhóm nhân tố trên bao gồm:

(1) Nhân tố thứ 1: bao gồm 5 biến về cơ sở vật chất được giữ nguyên so với ban đầu:

cosovc01: Lớp học có không gian rộng rãi thoải mái

cosovc02: Trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy của lớp học tốt.

cosovc03: Trang thiết bị của phòng thực hành phục vụ tốt

cosovc04: Nội dung tài liệu giảng dạy được biên soạn dễ hiểu

cosovc05: Công tác hậu cần (phục vụ đồ ăn, thức uống, …) chu đáo

(2) Nhân tố thứ 2: bao gồm 4 biến về chất lượng giảng viên (đã loại bỏ 1 biến so với

ban đầu):

clgvien11: Giảng viên có khả năng dẫn dắt học viên ứng dụng thực tế tốt

clgvvien12: Phương pháp giảng dạy sinh động và thu hút.

clgvien13: Khả năng thuyết phục của giảng viên tốt trong việc trả lời các câu hỏi

clgvien14: Giảng viên vững kiến thức chuyên môn

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

78

(3) Nhân tố thứ 3: bao gồm 2 biến về chất lượng chương trình đào tạo (đã loại bỏ 3

biến so với ban đầu):

ctdtao09: Khóa học cung cấp được các kỹ năng cơ bản về an toàn môi trường

làm việc, an toàn môi trường trong cuộc sống hàng ngày

ctdtao10: Khóa học cung cấp được các hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực an toàn

trong mọi ngành nghề.

Phân tích hệ số Cronbach Alpha cho các nhân tố mới này, ta có kết quả như sau:

Bảng 2.11: Cronbach Alpha các nhân tố mới

Biến quan sát Tương quan biến – tổng Hệ số Cronbach Alphanếu loại biến

Cơ sở vật chất: Cronbach Alpha = 0.877

cosovc01 0.767 0.837

cosovc02 0.771 0.838

cosovc03 0.605 0.874

cosovc04 0.725 0.846

cosovc05 0.629 0.857

Chất lượng giảng viên: Cronbach Alpha = 0.829

clgvien11 0.527 0.839

clgvien12 0.720 0.755

clgvien13 0.738 0.747

clgvien14 0.650 0.788

Chất lượng chương trình đào tạo: Cronbach Alpha = 0.683

ctdtao09 0.520

ctdtao10 0.520

Như vậy tất cả các nhân tố đều có hệ số Cronbach Alpha > 0.5 trong khi tương

quan biến – tổng đều lớn hơn 0.3, đạt được mức độ tin cậy cần thiết của nghiên cứu.

2. Thang đo chất lượng đào tạo

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

79

Đưa các biến chất lượng đào tạo vào phân tích nhân tố ta có kết quả như bảng

dưới. Tất cả các biến đều đạt được phù hợp với điều kiện đã nêu ở trên và kết quả cho ta

một nhóm nhân tố duy nhất.

Bảng 2.12: KMO and Barlett’s Test cho thang đo chất lượng đào tạo

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .785

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 294.891

df 6

Sig. .000

Bảng 2.13: Eigenvalues và số lượng nhân tố chất lượng đào tạo

Total Variance Explained

Factor Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

1 2.748 68.701 68.701 2.376 59.402 59.402

2 .641 16.018 84.719

3 .345 8.635 93.354

4 .266 6.646 100.000

Factor Matrixa

Factor

1

cldtao20 .857

cldtao18 .853

cldtao19 .754

cldtao17 .586

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

80

2.4.2.4 Phân tích hồi quy

Tạo biến mới

Sau khi phân tích nhân tố các biến mới được hình thành từ các biến mô tả và các

biến này được sử dụng để phân tích hồi quy nhằm khẳng định các giả thuyết của mô hình

nghiên cứu. Kết quả và mã hóa các biến đại diện như sau:

Bảng 2.16: Mô tả, mã hóa các biến đại diện và xếp hạng trung bình các nhân tố

Tên biến Mã hóa Mean Std. Deviation

Cơ sở vật chất cosvcF 4.0533 .77338

Chất lượng giảng viên clgvienF 3.9697 .63605

Chất lượng đào tạo cldtaoF 3.7591 .68515

Chương trình đào tạo ctdtaoF 3.3061 .61135

Như vậy, nhìn vào bảng kết quả có thể thấy được các yếu tố trong thang đo chất

lượng đào tạo an toàn – môi trường tại trung tâm an toàn – môi trường của Trường Cao

Đẳng Nghề Dầu Khí đều được đánh giá ở mức trên trung bình, cho thấy chất lượng đào

tạo ở trung tâm là khá tốt. Trong đó, yếu tố về cơ sở vật chất, chất lượng giảng viên đều

đạt ở mức cao (trên 3.5) chứng tỏ học viên đánh giá cao về đội ngũ giảng viên giảng dạy

và cơ sở trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học là khá tốt. Bên cạnh đó, mức độ

hài lòng của học viên về chất lượng dịch vụ đào tạo nói chung của trung tâm đạt mức trên

4, một mức độ rất tốt, cho ta thấy được nhìn chung học viên hài lòng với chất lượng đào

tạo an toàn – môi trường tại trung tâm.

Hồi quy đa biến:

Hồi quy đa biến được tiến hành với mức ý nghĩa α = 5%. Bảng mô tả tương quan

sau khi phân tích hồi quy với biến độc lập là chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng giảng

viên, chất lượng chương trình đào tạo và biến phụ thuộc là chất lượng đào tạo:

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

81

Bảng 2.17 : Kết quả phân tích hồi quy đa biến

Model Summary

Mode

l

R R

Square

Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate

1 .725a .526 .517 .47598

a. Predictors: (Constant), clgvienF, cosvcF, ctdtaoF

Coefficientsa

Model Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig. Collinearity

Statistics

B Std.

Error

Beta Tolera

nce

VIF

1

(Constant) .059 .314 .187 .852

cosvcF .493 .052 .556 9.425 .000 .846 1.182

ctdtaoF .159 .063 .142 2.510 .013 .924 1.082

clgvienF .297 .065 .276 4.556 .000 .804 1.244

a. Dependent Variable: cldvuF

Kết quả trong bảng trên cho thấy R2 = 0.526, như vậy 52.6% sự biến thiên của biến

phụ thuộc được giải thích bằng các biến độc lập đã đưa vào bên trên. Đối với hiện tượng

đa cộng tuyến, giả thiết đặt ra là không có mối tương quan giữa các biến độc lập. Yêu cầu

là chỉ số VIF trên cột Collinerity Statistics phải < 2. Kết quả từ bảng trên cho thấy tất cả

các thành phần đều có chỉ số VIF < 2, như vậy là không có mối tương quan giữa các

thành phần, phân tích hồi quy được chấp nhận.

Kết quả hồi quy cũng cho thấy hệ số sig <0.05 ở tất cả các nhân tốt đưa vào, như

vậy các biến trong các nhân tố này đều có ý nghĩa về mặt thống kê, nghĩa là các biến có ý

nghĩa trong việc giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc cldtaoF. Như vậy các giả

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

82

thuyết trong mô hình nghiên cứu đã được chứng minh. Qua đó, mô hình này phù hợp với

nghiên cứu của đề tài.

Kết quả cũng cho thấy rằng nhân tố cosvcF với hệ số β = 0.556 ảnh hưởng mạnh

nhất đến chất lượng đào tạo. Tiếp đến là nhân tố clgvienF với hệ số β = 0.276, và nhân tố

ctdtaoF với hệ số β = 0.142 có mức tác động đến chất lượng đào tạo là thấp nhất.

2.4.3 Kết luận, đánh giá kết quả phân tích:

Như vậy, trong mô hình nghiên cứu ban đầu, tác giả đưa ra 3 nhân tố độc lập với

15 biến trong đánh giá chất lượng đào tạo an toàn – môi trường của trường Cao Đẳng

Nghề Dầu Khí. Sau khi phân tích độ tin cậy và nhân tố, kết quả vẫn giữ nguyên 3 nhân tố

nhưng chỉ còn 11 biến. Trong 3 nhân tố thì nhân tố chất lượng cơ sở vật chất có tác động

mạnh nhất đến chất lượng đào tạo. Điều này cũng đã phản ánh khá đúng thực trạng đào

tạo ở trung tâm, vì do đặc thù của loại hình đào tạo an toàn, phần thực hành là phần quan

trọng và chiếm phần lớn trong chương trình đào tạo nên cơ sở vật chất đáp ứng cho việc

dạy và học là cực kỳ cần thiết và phải được trang bị đầy đủ nhất. Nếu cơ sở vật chất

không tốt, chắc chắn sẽ không thể thực hiện được các khóa đào tạo an toàn theo nhu cầu.

Bên cạnh đó, nhân tố chất lượng chương trình đào tạo có tác động ít nhất đến chất lượng

đào tạo. Kết quả được thể hiện như sau:

Bảng 2.19: Kết quả phân tích thống kê mô tả

Biến Nội dung biến Mã hóa MeanStd.

Deviation

Cơ sởvật chất

Lớp học có không gian rộng rãi thoải mái cosovc01 4.2667 .89806

Trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy của lớp họctốt

cosovc02 4.1939 .86177

Trang thiết bị của phòng thực hành phụcvụ tốt

cosovc03 4.0485 .90934

Nội dung tài liệu giảng dạy được biên soạn cosovc04 3.9273 .96628

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

83

dễ hiểuĐánh giá chung về yếu tố cơ sở vật chất cosvcF 4.0533 .77338

Chươngtrình

đào tạo

Khóa học cung cấp được các kỹ năng cơbản về an toàn môi trường làm việc, antoàn môi trường trong cuộc sống hàng

ngày

ctdtao09 3.2606 .72328

Khóa học cung cấp được các hiểu biết sâuhơn về lĩnh vực an toàn trong mọi ngành

nghề.ctdtao10 3.3515 .67901

Đánh giá chung về chương trình đào tạo ctdtaoF 3.3061 .61135

Chấtlượnggiảngviên

Giảng viên có khả năng dẫn dắt học viên

ứng dụng thực tế tốtclgvien11 4.3333 .73529

Phương pháp giảng dạy sinh động và thu

hútclgvien12 3.6788 .80386

Khả năng thuyết phục của giảng viên tốttrong việc trả lời các câu hỏi

clgvien13 3.9394 .77850

Giảng viên vững kiến thức chuyên môn clgvien14 3.9273 .80822

Đánh giá chung về chất lượng giảng viên clgvienF 3.9697 .63605

Chấtlượng

đào tạo

Khả năng ứng dụng kiến thức của khóa họcvào thực tiễn tốt

cldtao17 3.6303 .79037

Cảm thấy mình tự tin hơn trong khi làmviệc

cldtao18 3.8182 .85020

Khóa học cung cấp được các kỹ năng cơbản về an toàn môi trường làm việc, antoàn môi trường trong cuộc sống hàng

ngày

cldtao19 3.7515 .87238

Khóa học cung cấp được các hiểu biết sâuhơn về lĩnh vực an toàn trong mọi ngành

nghề.cldtao20 3.8364 .79856

Đánh giá chung về chất lượng đào tạo cldtaoF 3.7591 .68515

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

84

1. Cơ sở vật chất

Một trong những điểm tạo nên sự khác biệt giữa trung tâm đào tạo an toàn – môi

trường của trường Cao Đẳng Nghề Dầu Khí với các trung tâm đào tạo an toàn ở những

đơn vị khác đó là cơ sở vật chất được đầu tư chất lượng và hiện đại. Cùng với sự đầu tư

của Tổng công ty, nhà Trường chủ động trang bị cho Khoa An toàn – Môi trường tương

đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo an toàn và môi trường. Khoa An

toàn – Môi trường của Trường tại 120 Trần Phú, Bãi Dâu có tổng diện tích đất là 0,463

ha. Diện tích đã xây dựng 2119 m2 bao gồm:

+ Khu nhà nghỉ 26 phòng dành cho học viên nghỉ ngơi.

+ Khu nhà học: gồm các phòng học với đầy đủ trang thiết bị giảng dạy hiện đại (sử

dụng máy chiếu hình kỹ thuật số để giảng dạy).

+ Các phòng trưng bày trang thiết bị phục vụ đào tạo, các dụng cụ giảng dạy

+ Hệ thống mô hình cần cẩu, lưới leo, xuồng cứu sinh, mô hình máy bay trực thăng

dùng phục vụ huấn luyện.

+ Bãi tập chữa cháy tại Bà Rịa dùng để huấn luyện các khóa chữa cháy từ cơ bản

đến nâng cao. Được DNV giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Với hệ số β rất lớn , bằng 0.556 và là nhân tố tác động mạnh nhất đến chất lượng

đào tạo. Điều này chứng tỏ cơ sở vật chất là yếu tố có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc

đảm bảo chất lượng đào tạo. Không gian lớp học rộng rãi giúp học viên cảm thấy thoải

mái khi tham gia lớp học. Trang thiết bị giảng dạy hiện đại có thể giúp giảng viên triển

khai các phương pháp giảng dạy sinh động và thu hút người học. Phòng thực hành hiện

đại giúp học viên thực hành các kiến thức đã học vào các hoạt động mô phỏng thực tế.

Nhìn chung đánh giá của học viên về chất lượng cơ sở vật chất đạt ở mức khá tốt.

Điều này chứng tỏ trang thiết bị phục vụ cho các buổi học của học viên đảm bảo được yêu

cầu của học viên. Các trang thiết bị này đã hỗ trợ được cho việc giảng dạy của giáo viên

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

85

cũng như hỗ trợ học viên trong việc tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức và kỹ năng vào

trong những tình huống giả định một cách tốt nhất.

Mặt khác, mức đánh giá trung bình của các yếu tố cơ sở vật chất (mean = 4.0533)

cao hơn cả mức trung bình về đánh giá chất lượng đào tạo (mean = 3,7591). Điều này cho

thấy chất lượng cơ sở vật chất đang là thế mạnh của trung tâm so với các nhân tố khác.

Thế mạnh này trung tâm cần thiết phải duy trì để giữ vững chất lượng đào tạo.

2. Chương trình đào tạo

Chất lượng của chương trình đào tạo thể hiện ở chỗ có thể cung cấp cho học viên

một cách đầy đủ nhất những kiến thức và kỹ năng cần thiết thỏa mãn được mục đích của

họ khi tham gia khóa học. Với hệ số β = 0.142, cho thấy chất lượng chương trình đào tạo

cũng có mức tác động tương đối lên chất lượng đào tạo, nhưng là tác động yếu nhất trong

tất cả các nhân tố.

Nhìn chung thì học viên đánh giá chương trình đào tạo ở trung tâm ớ mức trung

bình (mean = 3,3061) và thấp hơn cả mức đánh giá cho chất lượng đào tạo ở trung tâm

(mean = 3,7591). Điều này cho thấy chất lượng chương trình đào tạo là điều mà trung tâm

cần có các biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo.

3. Chất lượng giảng viên

Có thể nói giảng viên chính là người truyền thụ kiến thức cho học viên và xây

dựng các kỹ năng cần thiết cho học viên. Vì vậy quá trình dạy và học đóng vai trò hết sức

quan trọng. Với hệ số β = 0.276, cho thấy chất lượng của đội ngũ giảng viên cũng có mức

tác động lớn lên chất lượng đào tạo. Điều này cũng rất hợp lý vì giáo viên chính là người

khơi nguồn cảm hứng tiếp nhận kiến thức của học viên, nếu các yếu tố cơ sở vật chất,

chương trình đào tạo đều đạt yêu cầu nhưng giảng viên dạy không thu hút, không thuyết

phục thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu kiến thức của học viên, làm học viên

không thích học, không muốn học, qua đó sẽ làm giảm chất lượng đào tạo.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

86

Đây cũng là một trong những thế mạnh của trung tâm khi được học viên đánh giá khá

cao, ở mức 3.9697. Tuy vậy, phần phương pháp giảng dạy của giáo viên được đánh giá

vẫn còn thấp so với các yếu tố khác về chất lượng giáo viên. Điều này trung tâm cũng cần

lưu ý và tìm biện pháp nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc bồi

dưỡng kỹ năng sư phạm, cập nhật phương pháp giảng dạy mới cho giáo viên. Giáo viên

cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa hơn nữa quá trình học

tập của học viên, phải tạo ra được cơ chế buộc học viên phải tham khảo tài liệu, chủ động

nắm bắt nội dung môn học một cách sâu sắc và nhanh nhất.

4. Chất lượng đào tạo

Đánh giá chất lượng đào tạo là một khâu rất quan trọng trong việc xác định trung

tâm đã cung cấp được những gì cho học viên. Mặc dù cùng tham gia một lớp học nhưng

những đánh giá của mỗi học viên về kiến thức, kỹ năng họ nhận được từ khóa theo mức

độ khác nhau. Từ những đánh giá của học viên sẽ giúp chúng ta thấy được chất lượng đào

tạo của trung tâm.

Nhìn chung học viên đánh giá chất lượng đào tạo của trung tâm ở mức khá tốt

(mean = 3,7591). Điều này cũng hợp lý vì chất lượng đào tạo được quyết định bởi 3 yếu

tố là chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng chương trình đào tạo và chất lượng đội ngũ

giảng viên mà 3 yếu tố này đều được đánh giá ở mức khá tốt, trên 3, đặc biệt là yếu tố cơ

sở vật chất được đánh giá ở mức trên 4.

Trong đánh giá chất lượng đào tạo, phần khả năng ứng dụng của khóa học vào thực

tiễn được đánh giá ở mức thấp nhất so với đánh giá chung về chất lượng đào tạo. Điều

này cũng hợp lý vì đào tạo an toàn ngoài việc cung cấp cho học viên các kiến thức nền

tảng về an toàn trong công việc còn trang bị cho học viên cách bảo vệ, xử lý trước những

sự cố, tình huống không an toàn trong công việc và cuộc sống … Mà sự cố thì rất ít khi

xảy ra nên đào tạo an toàn đa phần chỉ mang tính chất phòng ngừa và ít khi sử dụng trong

thực tế.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày và giải quyết những vấn đề đặt ra của luận văn. Kết quả

nghiên cứu với ba nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo, bao gồm: Cơ sở vật chất,

Chương trình đào tạo và Đội ngũ giảng viên.

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại trung tâm đào tạo

an toàn – môi trường của Trường cao đẳng nghề dầu khí, bên cạnh những mặt mạnh mà

trung tâm đã đạt được trong quá trình xây dựng và trưởng thành suốt hơn 35 năm qua thì

công tác đào tạo an toàn – môi trường hiện nay của trung tâm vẫn chưa phát triển đúng

với tiềm năng vốn có của nó. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì trung tâm cần chú

ý khắc phục các nguyên nhân chủ quan sau đây để có thể nâng cao chất lượng đào tạo:

- Về chương tình đào tạo: Mặc dù trung tâm đã từng bước xây dựng đủ chương

trình các môn học, đảm bảo chuẩn hoá và bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của

thực tế, song số giờ thực hành chiếm tỷ lệ còn thấp chiếm 30% - 40% tổng số giờ học tập

của các khóa học

- Về đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên ở trung tâm có trình độ chuyên môn đáp

ứng được yêu cầu giảng dạy. Tuy nhiên, do đội ngũ giáo còn ít về mặt số lượng. Bên cạnh

đó lượng giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ cao nên thiếu kinh nghiệm giảng dạy, nghiệp vụ sư

phạm còn nhiều hạn chế, có chuyên môn về mặt lý thuyết còn kiến thức thực tế còn nhiều

hạn chế. Trong khi đó, 1 số giáo viên có nhiều kinh nghiệm, vững chuyên môn đều không

còn tham gia giảng dạy mà chuyển sang làm công tác quản lý.

Mặt khác, trong thời gian vừa qua, trung tâm luôn trong tình trạng thiếu giáo viên

nên một số giáo viên phải đảm nhiệm giảng nhiều môn học và phụ trách thêm các công

việc văn phòng. Do đó, đa số giáo viên không có điều kiện nghiên cứu sâu và điều kiện

nghiên cứu khoa học bị hạn chế, đó là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất

lượng đào tạo của nhà trường.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học:

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

88

Sự đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho công tác đào tạo an toàn – môi trường, nhất là

lĩnh vực hạ nguồn và bảo vệ môi Trường chưa được đồng bộ, kịp thời. Do vậy, trong quá

trình thực hiện, Trường vẫn gặp phải những khó khăn nhất định.

Mặc dù Nhà trường mới đưa tòa nhà 9 tầng vào sử dụng song hiện nay vẫn còn

những phòng học với điều kiện chưa tốt được đưa vào sử dụng. Thư viện mặc dù được

đầu tư hiện đại nhưng cũng chưa khai thác hết công suất, số lượng đầu sách mới còn hạn

chế chưa đáp ứng được yêu cầu học tập và nghiên cứu của giáo viên và học sinh, chưa

cho học sinh mượn sách về nhà tham khảo nên thư viện cho đến nay chưa phát huy tác

dụng. Một số giáo trình dùng cho học sinh mới chỉ do các giáo viên tự biên soạn chứ chưa

được cơ quan quản lý nào duyệt và cấp phép. Bên cạnh đó, trang thiết bị phục vụ giảng

dạy còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng của giáo viên, hệ thống âm thanh không

đảm bảo chất lượng, số lượng máy chiếu đa năng dùng cho công tác giảng dạy còn ít đã

gây khó khăn trong việc giảng dạy…

Trước những tồn tại trên, để nâng cao chất lượng đào tạo của trung tâm trong thời

gian tới, luận văn xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị được thể hiện ở Chương 3.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

89

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO AN TOÀN – MÔI TRƯỜNG CỦA

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ VŨNG TÀU

3.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

Qua 15 năm (từ 11/1993 – nay) cùng với những nỗ lực nói chung của nhà Trường

và Khoa đào tạo An toàn – Môi trường nói riêng, trung tâm đào tạo an toàn – môi trường

đã là một trong những đơn vị đào tạo có chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực An toàn –

Môi trường tại Việt Nam. Ngoài những điểm mạnh như đã trình bày ở trên về cơ sở vật

chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên chất lượng cao, khoa an toàn – môi trường còn

phải đối mặt với nhiều thách thức từ thực tế cạnh tranh khốc liệt trên thị trường như sự

xuất hiện của các công ty cạnh tranh (công ty PVD, NUTEC, TLC…) với những thế

mạnh về cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đào tạo giảng dạy hiện đại, đội ngũ giáo

viên nước ngoài có trình độ cao đã được các công ty nhà thầu chính chấp nhận và gửi

người đến học. Vì vậy đây cũng là một thách thức lớn đối với Nhà trường trong việc giữ

được thị phần hiện có.

Mặt khác, trong quá trình thực hiện dịch vụ đào tạo còn bộc lộ một số khó khăn,

nhược điểm ảnh hưởng đến sự phát triển về công tác đào tạo của Nhà trường được thể

hiện rõ ở một số điểm sau:

Đội ngũ giáo viên: hiện nay chưa đáp ứng được hết nhu cầu đào tạo ngày càng tăng,

yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Đội ngũ giáo viên ở trung tâm hiện

nay đang thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng giáo viên có thể giảng dạy trực

tiếp bằng tiếng Anh còn hạn chế là một bất lợi lớn của trung tâm và cần nhanh chóng

được khắc phục.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

90

Chương trình đào tạo: Hiện nay các giáo trình giảng dạy cho khóa học BOSIET vẫn

sử dụng những tài liệu do công ty Nutec để lại. Các giáo trình giảng dạy này vẫn chưa

được tổ chức thứ ba phê duyệt (như OPITO) (mới được phê duyệt cấp Trường). Ngoài

ra việc sọan thảo các giáo trình cho các môn học khác (các khóa học đặc biệt) còn gặp

nhiều khó khăn do các giáo viên có chuyên môn thường xuyên phải tham gia giảng

dạy nên không có đủ thời gian đầu tư vào công tác soạn thảo, các giáo viên mới tuyển

vào hiện còn chưa có kinh nghiệm ….

Cơ sở vật chất: mặc dù đã có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất cho công tác đào tạo an

toàn – môi trường nhưng cho đến nay, cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được tiêu

chuẩn đào tạo như:

+ Bãi tập chữa cháy đã được nâng cấp nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn

đề ra cũng như chưa đáp ứng được quy mô, yêu cầu đào tạo huấn luyện các khóa an toàn,

phòng chống cháy nổ cho các nhà thầu…

Do điều kiện vật chất, đội ngũ giáo viên và chương trình đào tạo vẫn còn nhiều

thiếu xót nên việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo an toàn – môi

trường nói riêng và chất lượng đào tạo ở Trường nói chung là hết sức cần thiết. Chính vì

những lý do trên đòi hỏi nhà Trường cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất

lượng đào tạo, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Có như vậy thì Trường mới có thể

có được lợi thế cạnh tranh để đứng vững và phát triển trong tương lai.

3.2 ĐỊNH HƯỚNG ĐẢM BẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ NÓI CHUNG VÀ TRUNG TÂM AN

TOÀN – MÔI TRƯỜNG NÓI RIÊNG

Đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của

trường Trường cao đẳng nghề dầu khí. Trong Đại Hội Công Nhân viên chức năm 2010,

Đảng Ủy, Ban Giám Hiệu Nhà trường đã nhấn mạnh phương hướng phấn đấu của trường

trong 5 năm tới: phấn đấu là một trong năm trường đứng đầu trong bảng xếp hạng của Bộ

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

91

Công thương.

Để thực hiện thành công định hướng chung như trên, nhà trường đã đề ra một số

định hướng cụ thể của công tác đào tạo trong thời gian tới:

- Phải căn cứ vào thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo của nhà

trường để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.

- Phải đảm bảo và nâng cao chất lượng một cách vững chắc trên cơ sở đảm bảo điều

kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính, cơ chế và các biện pháp quản lý.

- Thực hiện tốt mục tiêu đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp

phát triển của tập đoàn dầu khí nói chung và đất nước nói riêng.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng

yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển của nhà trường và của đất nước.

- Tiếp tục biên soạn và hoàn thiện giáo trình các môn học trong trường cho phù hợp,

đồng thời tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Quản lý tốt cơ sở vật chất và tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục

vụ giảng dạy, học tập, sinh hoạt của cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường.

- Xây dựng bộ máy tổ chức của cơ quan và các đoàn thể vững mạnh, đồng bộ đảm

bảo sự đoàn kết nhất trí cao.

Qua đó, để nâng cao chất lượng đào tạo an toàn – môi trường nói riêng, trung tâm

cần chú trọng thực hiện những việc sau đây:

- Đầu tư phát triển khoa đào tạo An toàn – Môi Trường đủ mạnh, với một số khoá học

đạt chuẩn của OPITO, STCW95 và các hệ thống quản lý an toàn sức khỏe môi trường

khác theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Xây dựng và phát triển hệ thống chương trình đào tạo chuẩn, đồng bộ từ phân tích,

đánh giá, quản lý an toàn sức khỏe môi trường, đến huấn luyện các kỹ năng phòng,

chống các sự cố có thể xảy ra trong hoạt động Dầu khí. Mặt khác, phải hướng tới mục

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

92

tiêu trang bị kiến thức An toàn – môi Trường cơ bản cho toàn bộ CB-CNV làm việc

trong ngành Dầu khí.

- Đặc biệt chú trọng trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho trung tâm huấn

luyện an toàn, cứu hộ thoát hiểm trên các công trình biển và khu huấn luyện phòng

cháy chữa cháy các phòng chuyên biệt để đào tạo an toàn về môi trường …

- Đào tạo nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên để có ít nhất 50% cán bộ

giảng dạy trong Khoa có thể giảng dạy bằng tiếng Anh (đặc thù phải có chứng chỉ

quốc tế và giỏi tiếng Anh).

- Nâng cao năng lực cạnh tranh mở rộng thị trường đào tạo trên lĩnh vực này bằng uy

tín, chất lượng và thương hiệu của chính nhà Trường. Trong giai đoạn 2009-2025 có

thể đảm nhận tổ chức đào tạo an toàn môi trường cho từ 1500 tới 2500 lượt học

viên/năm.

- Thiết kế biện soạn hiệu chỉnh chương trình đào tạo an toàn môi trường cho cả khâu

thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn.

- Đầu tư xây dựng Khoa An toàn – Môi trường đạt chuẩn quốc tế, Tư vấn cho các đơn

vị trong ngành xây dựng hệ thống quản lý an toàn và chương trình đào tạo tổng thể về

an toàn môi trường cho toàn thể cán bộ công nhân viên.

- Thiết kế chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo kỹ sư an toàn – Môi trường để sau

năm 2015 có thể tuyển sinh và đào tạo kỹ sư an toàn môi trường cho ngành và xã hội

Từ tính tất yếu khách quan và định hướng đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo

của nhà trường đến năm 2010 và những năm tiếp theo trong đó có cả việc nâng cao chất

lượng đào tạo ở trung tâm đào tạo an toàn – môi trường nói riêng. Qua phân tích thực

trạng về chất lượng đào tạo của trung tâm an toàn – môi trường, để nâng cao chất lượng

đào tạo và khẳng định vị thế, uy tín về chất lượng đào tạo của trung tâm, luận văn xin đề

xuất một số giải pháp sau:

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

93

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO

TẠO AN TOÀN – MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ

3.3.1 Đổi mới phương pháp quản lý đội ngũ giáo viên

Có thể nói, đội ngũ giáo viên là lực lượng lao động chính, trực tiếp và quan trọng

nhất trong bất kì cơ sở dạy học nào. Vì vậy, phương pháp quản lý đội ngũ giáo viên đóng

vai trò hết sức quan trọng trong một trường học. Phương pháp quản lý phù hợp sẽ khuyến

khích giáo viên làm việc nhiệt tình, phát huy hết năng lực giảng dạy vì vậy sẽ góp phần

nâng cao chất lượng đào tạo trong trường và ngược lại nếu phương pháp quản lý không

phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo. Trong thời gian qua, công tác quản

lý đội ngũ giáo viên tại trung tâm an toàn – môi trường của Trường cao đẳng nghề dầu khí

đã đạt được thành tựu trên một số mặt, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số tồn

tại làm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả làm việc của đội ngũ giáo viên và làm ảnh hưởng

tới chất lượng đào tạo.

Trong thời gian tới, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, trung tâm cần đổi

mới phương pháp quản lý đội ngũ giáo viên để giáo viên vừa yên tâm công tác lại phát

huy hết năng lực làm việc của mình. Để làm được điều này, luận văn xin đề xuất một số

biện pháp sau đây:

Thứ nhất, trung tâm cần tăng cường các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên cả về

mặt chất lượng lẫn số lượng. Để làm được điều này, trung tâm cần thực hiện các công

việc sau:

Tổ bộ môn thường xuyên tổ chức dự giờ giảng của các giáo viên nhằm đánh giá

chất lượng giảng dạy của giáo viên đồng thời có những ý kiến đóng góp xây dựng để

bài giảng của giáo viên thêm hoàn thiện.

Tổ chức họp tổ bộ môn hằng tháng, thông qua đó các giáo viên trong tổ sẽ có dịp

cùng trao đổi, thảo luận và học hỏi lẫn nhau.

Có biện pháp khuyến khích các giáo viên học hỏi, sáng tạo, đóng góp cho bài

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

94

giảng hay bằng cách thường xuyên tổ chức các buổi giảng thử trước tổ bộ môn, các

giáo viên còn lại đóng vai trò là học sinh trợ giúp để tìm ra cách dạy hay và thu hút

nhất.

Kết thúc mỗi khóa đào tạo, sẽ có phiếu đánh giá khóa học phát cho từng học viên

nhận xét cụ thể, sau đó trung tâm sẽ tổng hợp phiếu đánh giá khóa học của từng học

viên, từ đó phát huy những điểm mạnh và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời

những điểm còn thiếu sót trong công tác đào tạo và quản lý.

Không quản lý theo giờ hành chính đối với đội ngũ giáo viên như hiện nay mà

quản lý theo đầu công việc và hiệu quả công việc. Cụ thể là hàng tháng giáo viên cần

có báo cáo về kết quả nghiên cứu khoa học và kết quả nghiên cứu thực tế về tổ bộ

môn.

Khắc phục tình trạng mất cân đối hiện nay giữa quy mô đào tạo và số lượng giáo

viên giảng dạy bằng cách tuyển thêm giáo viên mới, các giáo viên trợ giảng dần dần

có thể đứng lớp thay thế giáo viên chính để trực tiếp giảng dạy.

Giảm tải số môn giảng cho giáo viên: bình quân 4 môn/ 1 giáo viên xuống bình

quân 3 môn/ 1 giáo viên để các giáo viên có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu và đầu

tư tốt hơn cho bài giảng.

Thứ hai, đổi mới công tác tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên mới. Tuyển chọn và

bồi dưỡng giáo viên mới là một việc làm cần thiết đối với mỗi trường học nhằm tạo ra lực

lượng lao động thay thế cho đội ngũ giáo viên đến tuổi nghỉ hưu và có ảnh hưởng trực

tiếp tới chất lượng đào tạo trong trường. Trong những năm gần đây, công tác tuyển chọn

và bồi dưỡng giáo viên mới đã được Nhà trường chú ý quan tâm. Tuy nhiên công tác

tuyển chọn giáo viên mới cho trung tâm vẫn còn nhiều điều bất cập vì đặc thù của ngành

đào tạo ở trung tâm là các lĩnh vực về an toàn – môi trường, hiện nay chưa có trường đại

học nào đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này nên đa phần giáo viên ở trung tâm đều là làm

việc trái ngành nghề. Các giáo viên ở đây phần lớn là tốt nghiệp các trường kỹ thuật như

Bách Khoa, Khoa Học Tự Nhiên, Sư phạm kỹ thuật với chuyên ngành chính là kỹ thuật

môi trường, công nghệ sinh học, … thậm chí có những giáo viên chỉ tốt nghiệp cử nhân

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

95

anh văn. Vì vậy, công tác tuyển chọn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt khâu đào tạo sau

tuyển chọn đòi hòi phải được đầu tư công phu và mất 1 khoảng thời gian dài. Do đó, trong

thời gian tới để tuyển chọn được đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn và phương

pháp sư phạm tốt cho trung tâm, nhà trường cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thông báo tuyển giáo viên trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút

được nhiều ứng cử viên đến xin việc, từ đó nhà trường có nhiều sự lựa chọn để có thể

tìm ra những ứng cử viên tốt nhất có khả năng và phù hợp với công việc ở trung tâm.

Có chế độ lương ưu đãi đối với giáo viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn

cao. Bên cạnh đó tạo môi trường làm việc tốt, không khí làm việc vui vẻ, thi đua lành

mạnh giữa các giáo viên.

Rút ngắn thời gian hợp đồng theo công việc cho giáo viên, đồng thời đề nghị với

cấp trên cho chuyển sang hợp đồng dài hạn để giáo viên yên tâm công tác và cống

hiến lâu dài cho nhà trường.

Có kế hoạch đào tạo giáo viên mới tuyển vào 1 cách bài bản, đào tạo hoàn chỉnh từ

những kỹ năng mềm đến kiến thức nền tảng rồi đến kiến thức chuyên sâu như đào tạo

ngoại ngữ, tin học, đào tạo kỹ năng sư phạm, đào tạo chuyên môn nghề nghiệp… Phân

công công việc ngay từ đầu và tập trung đào tạo về lĩnh vực đó cho giáo viên như cử

đi học các khóa học ngắn hạn, đi thực tập tại các nhà máy, xí nghiệp… Phân công các

giáo viên hướng dẫn kèm cặp các giáo viên mới, các giáo viên mới sẽ đi dự giảng các

môn mà giáo viên hướng dẫn dạy, rồi dạy thay giáo viên hướng dẫn 1 vài buổi và dần

dần có thể thay thế giáo viên hướng dẫn dạy môn đó. Và sau khi kết thúc khóa đào

tạo, các giáo viên mới sẽ có đủ khả năng đứng lớp để giảng dạy về chuyên ngành đã

được phân công một cách tốt nhất.

Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích giáo viên tham gia

học tập và nghiên cứu khoa học. Học tập và nghiên cứu khoa học là công việc bắt buộc

phải thực hiện đối với mỗi giáo viên, có làm tốt công việc này mới xứng đáng với phương

châm “mỗi thầy cô giáo luôn là tấm gương về đạo đức, tinh thần tự học và sáng tạo để

học sinh noi theo” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phát động. Tuy nhiên, công việc học

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

96

tập và nghiên cứu khoa học của mỗi giáo viên lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố vì vậy để

khuyến khích giáo viên tham gia học tập và nghiên cứu khoa học, trong thời gian tới trung

tâm cần áp dụng một số biện pháp sau:

Có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn theo từng chủ đề cụ thể và có mời các

chuyên gia tham gia tọa đàm nhằm đảm bảo tính thuyết phục cao.

Xác định đúng đối tượng cần tập huấn và phải phù hợp với nội dung tập huấn

nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Hàng năm có kế hoạch đưa giáo viên đi thực tế tại các xí nghiệp sản xuất trong

ngành để bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ, tích lũy thêm kinh nghiệm và kỹ

năng làm việc thực tế phục vụ cho công việc giảng dạy.

Trong từng bộ môn, cần thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận và sinh hoạt theo

chuyên đề từ đó tìm ra những tồn tại trong từng môn học để có biện pháp giải quyết

kịp thời.

Tạo điều kiện về mặt thời gian và hỗ trợ kinh phí để giáo viên tham gia học tập

nâng cao trình độ dưới các hình thức khác nhau: đào tạo lại, đào tạo chuẩn hóa, đào

tạo nâng cao.

Thứ tư, tăng cường các biện pháp đãi ngộ vật chất và phi vật chất đối với đội ngũ

giáo viên để thu hút được các giáo viên bên ngoài vào đồng thời giữ được các giáo viên ở

lại trung tâm và yên tâm cống hiến lâu dài. Để làm được việc này, trung tâm cần làm tốt

một số vấn đề sau:

Tăng thu nhập bình quân cho đội ngũ giáo viên lên 10.000.000đ/người/tháng cho

phù hợp với mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra, cần

tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên trong trường đi tham quan, nghỉ mát, giao lưu vào

các dịp nghỉ hè, Lễ, Tết nhằm tạo sự gắn bó, đoàn kết, thân thiện giữa các giáo viên

với nhau cũng như giữa giáo viên với trung tâm và với nhà trường.

Tăng cường các biện pháp đãi ngộ phi vật chất đối với đội ngũ giáo viên bằng

cách: Giao quyền tự chủ cho giáo viên khi lên lớp, tạo ra bầu không khí làm việc thoải

mái, công bằng tại trung tâm cũng như trong nhà trường.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

97

Thứ năm, đổi mới việc bố trí, sắp xếp lịch giảng, lịch thi nhằm đảm bảo sự cân đối

giữa các môn học và các giáo viên có thời gian chuẩn bị bài tốt và yên tâm giảng dạy. Do

việc đào tạo theo nhu cầu ở trung tâm không có thời gian và lịch trình cụ thể mà phụ

thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng, nên việc tổ chức lớp học, lên thời khóa biểu, và

phân công giáo viên dạy để đạt được sự công bằng, chuyên nghiệp và hiệu quả cao cần

phân công 1 người chuyên gia phụ trách về vấn đề này. Người này vừa có nhiệm vụ lên

lịch trình giảng dạy, vừa có nhiệm vụ thông báo, nhắc nhở đôn đốc giáo viên dạy và

chuẩn bị bài giảng được tốt nhất.

3.3.2 Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

Theo phương pháp tiếp cận mục tiêu trong đào tạo, mục tiêu đào tạo là yếu tố quan

trọng hàng đầu của một khóa đào tạo, nó là cơ sở để xây dựng nội dung chương trình

cũng như nội dung đánh giá, đồng thời cũng là định hướng cho người học trong quá trình

học tập.

“Mục tiêu đào tạo là những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học phải đạt

được với những chuẩn được quy định để sau khi học xong một khóa đàoụ tạo có thể tìm

được việc làm và hành nghề” (GS.TSKH Nguyễn Minh Đường, 2007)

Mặt khác, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là phải đào tạo được đội ngũ nhân lực

đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và của thị trường lao động thường

xuyên biến đổi của đất nước. Do vậy, nội dung chương trình đào tạo trong mỗi trường học

nói chung phải thường xuyên được phát triển và cập nhật, hiện đại hóa cho phù hợp với

các công nghệ mà sản xuất đang và sẽ được ứng dụng trong tương lai gần. Làm được điều

này, Nhà trường mới thực sự đáp ứng được yêu cầu của cơ sở sản xuất- kinh doanh và

học sinh tốt nghiệp mới có cơ hội tìm được việc làm.

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta, đào tạo có nhiều loại

khách hàng như Nhà nước, cộng đồng, các doanh nghiệp, người học. Tuy nhiên đối với

Trường cao đẳng nghề Dầu khí đặc biệt là ở trung tâm an toàn – môi trường thì khách

hàng chủ yếu là các công ty, xí nghiệp trong ngành.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

98

Vì vậy, để đào tạo có chất lượng, vấn đề đầu tiên là phải xác định được mục tiêu

đào tạo các ngành nghề và trình độ đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu của các doanh

nghiệp. Nói một cách khác là các chuẩn về mục tiêu đào tạo của Nhà trường cần được xây

dựng xuất phát từ chuẩn công nghiệp của các ngành sản xuất, của các doanh nghiệp. Làm

được điều này thì đào tạo mới thực sự có chất lượng trong cơ chế thị trường.

Với điều kiện của nhà trường và nguồn kinh phí cho phép việc xác định đúng mục

tiêu đào tạo, xây dựng một nội dung và thực hiện đúng phương pháp là việc làm thường

xuyên của nhà trường nhất là trong giai đoạn hiện nay càng cấp bách hơn bao giờ hết để

đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Dầu khí nói riêng và phục vụ cho công cuộc hiện

đại hoá, công nghiệp hoá đất nước nói chung.

Hiện đại hoá nội dung đào tạo: Đào tạo chủ động bám sát theo nhu cầu của

thị trường, thị trường cần gì, chúng ta đào tạo cái đó. Có như vậy nhà trường cũng như

trung tâm mới theo kịp sự phát triển của kinh tế, xã hội và tiếp cận được với trình độ khoa

học - công nghệ hiện đại trong khu vực và trên thế giới.

Xây dựng cấu trúc, nội dung đào tạo phù hợp: Việc đổi mới cấu trúc nội

dung đào tạo bắt nguồn từ đổi mới mục tiêu và phương hướng đào tạo nghề, phải quán

triệt nguyên lý đào tạo gắn với lao động sản xuất, với xã hội. Cấu trúc nội dung đào tạo

cần đổi mới theo hướng:

+ Xây dựng chương trình đào tạo theo mô đun và tổ chức đào tạo theo tín chỉ để

người học có thể cần gì học nấy, đáp ứng được nhu cầu nhân lực của thị trường lao động

và khi cần có thể học tiếp mà không cần phải học lại những điều đã học.

+ Gắn đào tạo với sản xuất, với các doanh nghiệp: đào tạo là một lĩnh vực tốn

kém, cần nhiều trang thiết bị. Nhưng ngay cả đối với các nước phát triển giàu mạnh thì

trang thiết bị công nghệ của nhà trường cũng vẫn bị lạc hậu so với sản xuất bởi lẽ trong cơ

chế thị trường cạnh tranh với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, sản

xuất phải thay đổi công nghệ và phát triển rất nhanh chóng để đủ sức cạnh tranh trong khi

nhà trường thì còn mang tính ổn định nhiều. Mặt khác, với sự phát triển nhanh chóng của

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

99

công nghệ trong sản xuất, các giáo viên trong trường bị lạc hậu so với các kỹ sư, công

nhân hàng ngày được tiếp cận với công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất. Vì vậy,

để mục tiêu đào tạo các khóa học phù hợp với chuẩn công nghiệp và chương trình các

khóa học đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, một trong những biện pháp quan

trọng là phải gắn đào tạo với sản xuất , với doanh nghiệp. Sự gắn bó này được thể hiện

trên các mặt sau đây:

• Nhà trường cần lôi cuốn các doanh nghiệp cùng tham gia trong việc xây dựng

mục tiêu, nội dung chương trình và viết sách giáo khoa cho các khóa đào tạo. Đặc biệt

là xây dựng chương trình các khóa học riêng biệt theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp

(đào tạo theo nhu cầu khách hàng)

• Liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng điều kiện

cụ thể, các doanh nghiệp có thể tham gia với nhà trường một số khâu trong quá trình

đào tạo như: tổ chức cho học viên thực hành chuyên sâu tại các vị trí lao động thực tế

của doanh nghiệp; cử kỹ sư, công nhân giỏi tham gia các khóa giảng dạy ở trường.

+ Tăng cường dạy tích hợp: học viên vừa có thể nắm vững những lý thuyết cần

thiết vừa áp dụng ngay vào giải quyết các tình huống trong thực tế 1 cách hiệu quả nhất.

Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực:

Luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích

cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm tác động đến tình cảm, đem lại niềm

vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Có thể nói, học sinh là chủ thể của quá trình dạy học. Giáo viên dạy tốt nhưng học

sinh không chịu học hay học một cách thụ động thì cũng không mang lại hiệu quả.

Phương pháp dạy học tích cực nhằm mục đích phát huy tối đa được tính tích cực, chủ

động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Áp dụng tốt phương pháp dạy học

tích cực sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tại trung tâm.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

100

Để có thể vận dụng được phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực,

chủ động của người học, trước hết trung tâm cần tổ chức các lớp bồi dưỡng phương pháp

dạy học mới cho giáo viên. Đồng thời, để giáo viên có thể vận dụng được phương pháp

tích cực trong dạy học, trung tâm cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị cần

thiết như có đủ máy vi tính, máy chiếu đa năng, các loại bảng ghim, bảng lật. Bên cạnh

đó, cần có chính sách để khuyến khích việc cải tiến phương pháp dạy học, coi đó là một

tiêu chí thi đua và có khen thưởng để động viên những giáo viên dạy giỏi.

3.3.3 Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập

Cơ sở vật chất là nhân tố quan trọng tác động tới chất lượng đào tạo. Cơ sở vật

chất gồm các thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, các thiết bị cho thực hành nghề, cơ sở

vật chất cũng như các điều kiện về khuôn viên nhà trường, trang thiết bị cho các hoạt

động khác (vui chơi, giải trí, phục vụ sinh hoạt, rèn luyện sức khỏe …). Việc đầu tư cơ sở

vật chất phải xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan của xã hội. Chất lượng đào tạo phải

gắn liền với khoa học công nghệ, nhất là ngày nay ứng dụng tiến bộ khoa học đổi mới

từng ngày, những vật liệu mới ra đời. Chính vì vậy hàng năm nhà trường cần dành kinh

phí cho đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo từ 30% - 40% tổng

nguồn vốn của Tập đoàn cấp thì nhà trường mới nhanh chóng hoà nhập được với các

trường trong khu vực và quốc tế. Đặc biệt, đối với trung tâm an toàn – môi trường, do đặc

thù của ngành đào tạo là chủ yếu tập trung vào khâu thực hành nên cần phải có sự trang bị

cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng thì mới đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Do đó, trung

tâm cần thực hiện phương châm đầu tư như chuẩn hoá, hiện đại, hiệu quả trong quá trình

xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy và học, nhất là thiết bị thực hành. Để

làm được điều này, trung tâm cần:

Đối với hệ thống thư viện, tài liệu học tập và tham khảo:

Trên thực tế, nếu học sinh ở trường chỉ có nghe bài giảng của giáo viên trên lớp,

không có tài liệu tham khảo thì kiến thức tiếp nhận được là rất ít. Vì vậy vấn đề đặt ra là

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

101

nhà trường cần tăng số đầu sách để học sinh có điều kiện nghiên cứu tham khảo, bổ sung

thêm kiến thức ... Thư viện ở trung tâm hiện nay có diện tích khoảng 70m2 với khoảng

400 đầu sách, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập. Với số lượng sách ít ỏi đó, thư viện

không thể phục vụ nhu cầu tra cứu, học tập của giáo viên và học sinh. Với mục tiêu là

nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo thì sức phục vụ như

vậy là quá nhỏ bé, số lượng đầu sách cũ lại chiếm trên 60%. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu

đọc sách và tìm hiểu tài liệu của học sinh và giáo viên, trong thời gian tới trung tâm cần

thực hiện một số công việc sau:

Đầu tư, mở rộng thêm thư viện, xây dựng thêm phòng đọc, tăng đầu sách mới lên

800 đầu sách vào năm 2013 nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập của học viên để

học viên có điều kiện nghiên cứu, tham khảo, bổ sung thêm kiến thức.

Nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống thư viện điện tử trong toàn

trường nhằm giúp giáo viên và học viên dễ dàng tìm, tra cứu các tài liệu tham khảo,

khai thác các thông tin cần thiết phục vụ tốt cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Tài liệu trực tiếp phục vụ cho giảng dạy và học tập của học sinh cần được Sở Giáo

dục và Đào tạo phê duyệt và cho phép xuất bản để đảm bảo tính thuyết phục cao và

cũng góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh của nhà trường.

Đầu tư mua sắm thêm các đầu sách, tài liệu về lĩnh vực an toàn môi trường của các

nhà xuất bản uy tín, của các trung tâm đào tạo an toàn lớn trên thế giới để phục vụ cho

công tác giảng dạy và nghiên cứu

Đối với hệ thống phòng học, phòng thực hành:

Hiện nay, do trung tâm đào tạo an toàn – môi trường đang được đầu tư xây mới

nên đang phải sử dụng hệ thống phòng học ở trụ sở chính của Trường. Tuy hệ thống

phòng học ở trụ sở chính của trường cũng vừa được đầu tư xây mới và hiện đại nhưng do

không chuyên trong lĩnh vực an toàn – môi trường nên vẫn còn nhiều thiếu sót như diện

tích phòng hay việc bố trí bàn ghế không phù hợp... cũng gây khó khăn cho việc đào tạo

an toàn – môi trường ở trung tâm. Tuy nhiên, sắp tới, khi khu tòa nhà 9 tầng được xây

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

102

mới tại cơ sở bãi dâu của trung tâm được hoàn thiện và đưa vào sử dụng thì sẽ giải quyết

được khó khăn về vấn đề phòng học như hiện nay.

Ngoài hệ thống phòng học, trung tâm đào tạo an toàn cần nâng cấp và đầu tư

phòng nghỉ cho học viên, hệ thống nhà ăn, căn tin đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu

cầu sinh hoạt, ăn uống của các học viên từ nơi khác đến tham dự các khóa đào tạo ngắn

hạn tại trung tâm.

Đối với phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy:

Phương tiện giảng dạy hiện đại nếu được giảng viên sử dụng hợp lý, linh hoạt

sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay, trang thiết bị phục vụ cho giảng

dạy ở trung tâm được trang bị khá tốt, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu dạy và học

ở đây. Khi giảng dạy, mỗi lớp học thường có 2 giáo viên, 1 giáo viên giảng chính và

1 giáo viên trợ giảng. Giáo viên trợ giảng có nhiệm vụ chuẩn bị chu đáo các phương

tiện phục vụ cho việc giảng dạy và phụ giúp giáo viên chính thao tác, làm mẫu, ...

với các thiết bị. Tuy nhiên, khi gặp sự cố như hư hỏng trang thiết bị thì chưa có biện

pháp sử lý ngay được hoặc khâu chuẩn bị máy chiếu, máy tính khi vào lớp gây mất

nhiều thời gian của giáo viên. Do đó, để chất lượng giáo dục ngày càng cao thì

phương tiện, thiết bị giảng dạy cũng phải đồng bộ hoá. Nhà trường nên thiết kế đồng

bộ hệ thống âm thanh, phông chiếu tiến tới trang bị máy chiếu ngay tại lớp học, nhằm

giảm thiểu thời gian chuẩn bị cho giáo viên khi lên lớp. Đồng thời thành lập đội ngũ

bảo quản, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thiết bị này. Đây là giải pháp tương đối tốn

kém nhưng không phải không thực hiện được. Trước mắt, nhà trường nên thành lập

đội ngũ chuyên phụ trách về mảng thiết bị, phương tiện giảng dạy tránh tình trạng thiết

bị hỏng hóc lại đổ lỗi cho giáo viên hoặc khi thiết bị hỏng phải làm đơn xin sửa chữa

tốn nhiều thời gian và phiền hà cho người sử dụng.

Ngoài ra, trung tâm đào tạo an toàn cần trang bị thêm hệ thống kết nối internet không

dây cho toàn bộ các phòng học lý thuyết để phục vụ cho các học viên, giáo viên tham

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

103

gia các khóa đào tạo và giảng viên có thể truy cập mạng internet và hệ thống thư viện

điện tử để tra cứu thông tin và sử dụng các dữ liệu trực tuyến để giúp tăng tính phong

phú, trực quan, sinh động cho bài giảng. Đồng thời qua đó giúp cho học viên tiếp cận

ngày cách khai thác và nhanh chóng tìm các nội dung ở trên mạng Internet.

Do đặc thù của loại hình đào tạo an toàn, ngoài phần lý thuyết, học viên còn

được trang bị thêm các kỹ năng thông qua các buổi thực hành trên lớp. Do đó, các

thiết bị thực hành cần được tiếp tục đầu tư nâng cấp một cách đồng bộ, hiện đại, để

phục vụ cho tất cả các chương trình đào tạo hiện có đồng thời đáp ứng được các yêu

cầu của các tổ chức đánh giá kiểm định chất lượng. Bên cạnh đó nhà trường cần tính

đến phương án thuê thiết bị (trong trường hợp khả năng tài chính không cho phép) để theo

kịp sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ.

Tóm lại, để triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

an toàn – môi trường nói riêng và chất lượng đào tạo ở Trường cao đẳng nghề dầu khí nói

chung thì Trường cũng như trung tâm cần thực hiện tốt các vấn đề cơ bản là chăm lo kiện

toàn cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất của nhà trường, cải tiến công tác tuyển dụng, bồi

dưỡng giáo viên mới và tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên phát triển.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận tại Chương 1, điều tra đánh giá chất lượng đào

tạo an toàn – môi trường ở trung tâm an toàn – môi trường của trường cao đẳng nghề dầu

khí tại Chương 2 và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo được đề

cập ở Chương 3. Tác giả cho rằng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được

hoàn thành. Tổng quát lại, tác giả có một số kết luận và các kiến nghị sau:

Kết luận:

Chất lượng đào tạo là một nội dung cơ bản thể hiện uy tín và quyết định sự tồn tại,

phát triển của một nền giáo dục hay một cơ sở đào tạo. Việc nâng cao chất lượng đào tạo

là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo nào, là điều kiện tiên quyết cho sự

tồn tại và phát triển của các đơn vị đào tạo. Trung tâm an toàn – môi trường của trường

Cao Đẳng Nghề Dầu Khí, trong suốt hơn 35 năm hoạt động với hơn 30 chương trình đào

tạo, đã đào tạo cho hơn 15.000 lượt học viên từ các đơn vị trong ngành, các liên doanh và

các nhà thầu dầu khí nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Tất cả học viên đã tiếp thu

được những kiến thức hữu ích và họ thực sự hài lòng khi tham gia khoá học. Tuy nhiên,

công tác đào tạo an toàn – môi trường hiện nay của trung tâm vẫn chưa phát triển đúng

với tiềm năng vốn có của nó. Để nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ có hiệu quả sự

nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo tinh thần Nghị quyết TW2 khoá III của Đảng,

Trung tâm an toàn – môi trường của Trường cao đẳng nghề dầu khí phải tập trung nâng

cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đây là một trong những nhiệm vụ vừa mang tính cấp

bách, vừa mang tính lâu dài của trung tâm nói riêng và nhà trường nói chung.

Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng trên nhà trường phải triển khai đồng bộ

vào các hoạt động thực tiễn từ người dạy, người học, nội dung, phương pháp, phương tiện

vật chất - kỹ thuật. Nhưng cần tập trung vào một số giải pháp chính sau:

Giải pháp 1: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ giảng

dạy.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

105

Giải pháp 2: Tiếp tục xây dựng, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp

đào tạo.

Giải pháp 3: Đào tạo nâng cao chất lượng cho đội ngũ giảng viên cả về chất lượng

và số lượng.

Sự nhiệp phát triển của trường cao đẳng nghề dầu khí đến 2015 và những năm tiếp

theo phải được tiếp cận trên quan điểm cân bằng động và quản lý nhằm hướng tới chất

lượng tổng thể. Các giải pháp nêu ra luôn phải được hiệu chỉnh, hoàn thiện theo các

nhiệm vụ mới đặt ra cho trường, theo hoàn cảnh bao gồm các cơ hội, thách thức mà nhà

trường đón nhận khi bước vào thế kỷ mới.

Một số kiến nghị

Tính khả thi của các giải pháp nói trên, ngoài nỗ lực chủ quan của đội ngũ giáo

viên và cán bộ quản lý, của đông đảo học viên trong trường còn liên quan đến sự ủng hộ

của tập đoàn dầu khí Việt Nam, của Nhà trường và các cơ quan khác có liên quan:

Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:

- Đề nghị Tập đoàn tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, tài chính, nguồn lực để nâng cấp về cơ

sở vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực cho Trường để Trường có thể đáp ứng ngày càng

tốt hơn nhu cầu đào tạo của Tập đoàn và một phần cho xã hội.

- Tập đoàn cần sớm xây dựng và ban hành qui chế đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn

nhân lực trong toàn ngành, đặc biệt chú trọng qui chế đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên

cho cán bộ công nhân viên đang làm việc trong ngành.

Đối với trường Cao đẳng nghề dầu khí:

- Mở rộng sự liên kết, giao lưu về chuyên môn, học thuật giữa các trường và các trung tâm

đào tạo trong địa bàn tỉnh và trong cả nước. Tăng cường liên kết với các Tổng công ty,

doanh nghiệp trong tập đoàn trên địa bàn tỉnh để gắn kết học tập với thực tiễn lao động

sản xuất hướng mục tiêu đào tạo đến người sử dụng lao động.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

Luận Văn Thạc sỹ Lê Thùy Dung

106

- Có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác giáo dục

và đào tạo, nhất là đối với giáo viên.

Đối với toàn thể cán bộ, giáo viên: Cần nhận thức đúng và đủ về vai trò, vị trí, trách

nhiệm của mình chủ động phấn đấu, rèn luyện để không ngừng phát triển thích nghi với yêu

cầu nhiệm vụ của nhà trường giao cho, xứng đáng là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng

đào tạo của nhà trường.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt