KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ, khóa học 2017-2020 - TDMU

100
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Biểu mẫu 18C THÔNG BÁO Công khai thông tin chất lượng đào tạo thực tế của Trường Đại học Thủ Dầu Một năm học 2020 - 2021 C. Công khai các môn học của từng khóa học, chuyên ngành 1.1. Chương trình KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ, khóa học 2017-2020 STT Tên môn học Mục đích môn học Số tín chỉ Lịch trình giảng dạy Phương pháp đánh giá sinh viên Khóa 2017 Ngành Kỹ thuật điện - điện tử 1 Tư duy biện luận ứng dụng (1+1) Học phần này sẽ cung cấp cho bạn những công cụ của tư duy giúp bạn nhận biết được đâu là những luận cứ tốt và đâu là những luận cứ tồi (ngụy luận hay ngụy biện), ngôn ngữ tác động tới óc phán đoán của bạn như thế nào; mỗi đơn vị bài học sẽ có bảng hướng dẫn thao tác tìm, chuẩn hóa, và đánh giá từng loại luận cứ giúp bạn hình thành những kỹ năng và thái độ tư duy cần thiết trong hoạt động học tập và làm việc của bạn. . Trong học phần này, bạn sẽ học cách tư duy biện luận; bạn sẽ biết phân tích và đánh giá chính xác tính đúng đắn hay sai lầm của các luận cứ do người khác nêu ra, cũng như biết cách xây 2 HK1 Tiểu luận

Transcript of KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ, khóa học 2017-2020 - TDMU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Biểu mẫu 18C

THÔNG BÁO

Công khai thông tin chất lượng đào tạo thực tế của Trường Đại học Thủ Dầu Một

năm học 2020 - 2021

C. Công khai các môn học của từng khóa học, chuyên ngành

1.1. Chương trình KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ, khóa học 2017-2020

STT Tên môn học Mục đích môn học

Số

tín

chỉ

Lịch trình

giảng dạy

Phương pháp

đánh giá sinh viên

Khóa 2017 Ngành Kỹ thuật điện - điện tử

1 Tư duy biện luận ứng

dụng (1+1)

Học phần này sẽ cung cấp cho bạn những công cụ của tư duy

giúp bạn nhận biết được đâu là những luận cứ tốt và đâu là

những luận cứ tồi (ngụy luận hay ngụy biện), ngôn ngữ tác

động tới óc phán đoán của bạn như thế nào; mỗi đơn vị bài học

sẽ có bảng hướng dẫn thao tác tìm, chuẩn hóa, và đánh giá

từng loại luận cứ giúp bạn hình thành những kỹ năng và thái

độ tư duy cần thiết trong hoạt động học tập và làm việc của

bạn.

. Trong học phần này, bạn sẽ học cách tư duy biện luận; bạn sẽ

biết phân tích và đánh giá chính xác tính đúng đắn hay sai lầm

của các luận cứ do người khác nêu ra, cũng như biết cách xây

2 HK1 Tiểu luận

dựng luận cứ của chính mình một cách chắc chắn, không thể bị

bác bỏ.

2 Toán cao cấp A1

(1+1)

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất

của giải tích hàm số (phép tính vi phân, tích phân của hàm số

một biến số; lý thuyết chuỗi; phép tính vi phân của hàm số

nhiều biến số). Đồng thời học phần cũng cung cấp một số ứng

dụng của các kiến thức lý thuyết, tạo điều kiện để sinh viên

học tập và nghiên cứu các môn khác

2 HK1 Tự luận

3 Toán cao cấp A2

(1+1)

Học phần này đề cập đến ma trận, định thức, hệ phương trình

tuyến tính, không gian vectơ và ánh xạ tuyến tính 2 HK1 Tự luận

4 Vật lý đại cương 1

(2+1)

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về các định

luật, khái niệm và quy luật chuyển động của chất điểm, nội

dung của các định luật Newton, phương trình cơ bản của động

lực học và các loại lực trong tự nhiên, khái niệm về công và

năng lượng, nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử và

khái niệm khí lý tưởng, nội dung của nguyên lý thứ nhất và

nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học, khái niệm Entropy

và ứng dụng, các khái niệm cơ bản và các định luật của điện

trường tĩnh, vật dẫn, điện môi và dòng điện không đổi.

3 HK1 Tự luận

5 Hệ thống máy tính và

NN Lập trình C (3+1)

Môn học này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về

máy tính. Ngoài ra môn học cung cấp những kiến thức và kỹ

năng căn bản về lập trình bao gồm hai phương pháp lập trình:

lập trình có cấu trúc và lập trình hướng đối tượng

4 HK1 Tự luận

6 Nhập môn Kỹ thuật

Điện- Điện tử (2+0)

Chương trình môn học Môn học Nhập môn kỹ thuật Điện –

Điện tử cung cấp cho sinh viên các kiến thức tổng quát về các

ngành nghề kỹ thuật Điện – Điện tử, yêu cầu cần có của một

kỹ sư trong tương lai về kiến thức chuyên môn và các công cụ

theo tiêu chuẩn CDIO (Conceive-Design-Implement-Operate).

Môn học còn cung cấp các phương pháp học tập hiệu quả, các

yêu cầu đạo đức nghề nghiệp mà người kỹ sư phải tuân thủ để

trở thành người kỹ sư vừa hồng vừa chuyên

2 HK1 Tiểu luận

7 Những NL cơ bản

CN Mác-Lênin (5+0)

Ngoài 1 chương mở đầu nhằm giới thiệu khái lược về chủ

nghĩa Mác-Lênin và một số vấn đề chung của môn học. Căn cứ

vào mục tiêu môn học, nội dung chương trình môn học được

cấu trúc thành 3 phần, 9 chương: Phần thứ nhất có 3 chương

bao quát những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương

pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; phần thứ hai có 3 chương

trình bày ba nội dung trọng tâm thuộc học thuyết kinh tế của

chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ

nghĩa; phần thứ ba có 3 chương, trong đó có 2 chương khái

quát những nội dung cơ bản thuộc lý luận của chủ nghĩa Mác-

Lênin về chủ nghĩa xã hội và 1 chương khái quát chủ nghĩa xã

hội hiện thực và triển vọng.

5 HK2 Trắc nghiệm trên

máy tính

8 Nhập môn nghiên

cứu khoa học (1+1)

Cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản liên quan đến phương

pháp nghiên cứu khoa học và phân tích dữ liệu, trình bày kết

quả nghiên cứu để làm nền tảng cho việc học các môn học

khác, thực hiện đề tài nghiên cứu, viết và bảo vệ luận văn tốt

nghiệp

2 HK2 Tiểu luận

9 Toán cao cấp A3

(1+1)

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về vi phân

hàm nhiều biến, tích phân bội, tích phân đường, tích phân mặt,

lý thuyết trường.

2 HK2 Tự luận

10 Vật lý đại cương 2

(1+1)

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về các định

luật cơ bản của trường từ tĩnh, hiện tượng cảm ứng điện từ, lý

thuyết trường điện từ và dao động điện từ, nắm được các định

luật của hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ ánh sáng, các hiện

tượng cơ bản của quang học hạt như hiệu ứng quang điện, hiệu

ứng Compton; cơ sở của cơ học lượng tử, vận dụng phương

trình Schrodinger để giải các bài toán đơn giản; cấu trúc của

nguyên tử Hydro và các nguyên tử kim loại kiềm, cấu tạo của

hạt nhân, các hiện tượng phóng xạ, phân hạch và nhiệt hạch;

những nội dung cơ bản của các thực hành

2 HK2 Tự luận

11 Toán kỹ thuật (2+1)

Chương trình môn học cung cấp các kiến thức về hàm biến

phức, toán tử Laplace, biến đổi Fourier, hàm ngẫu nhiên và

quá trình dừng

3 HK2 Tự luận

12 Kiến tập kỹ thuật

(0+2)

Đây là đợt tham quan thực tế của sinh viên trước khi bắt đầu

học chuyên ngành nhằm mục đích: tìm hiểu một cách tổng thể

về quy trình sản xuất, vị trí nghề nghiệp, các quy tắc an toàn

trong công ty

2 Hè HK2 Tiểu luận

13 Trường điện từ (2+0)

Môn học Trường điện từ cung cấp các khái niệm cơ bản và các

phương trình toán học mô tả trường điện từ; các khái niệm,

tính chất, mô tả toán học và phương pháp giải bài toán trường

điện tĩnh; các khái niệm, tính chất, mô tả toán học và phương

pháp giải bài toán trường điện từ dừng; các khái niệm, tính

chất cơ bản của sóng điện từ biến thiên truyền trong không

gian

2 HK3 Tự luận

14 MATLAB và ứng

dụng (0+2)

Chương trình môn học MATLAB và ứng dụng cung cấp các

kiến thức cơ bản có công dụng trợ giúp trong việc tính toán kỹ

thuật; từ đó hình thành các kỹ năng về xử lý các hàm, phát

triễn kỹ năng lập trình trong MATLAB. Khảo sát hệ thống trực

quan thông qua SIMULINK và GUI để thao tác trên các đối

tượng điều khiển. Do đặc điểm của môn học có tính hệ thống

cao, là sự kết hợp của nhiều vấn đề kỹ thuật khác nhau nên

sinh viên cần có kỹ năng phân tích và thiết kế, kỹ năng tư duy,

tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới phát sinh

2 HK3 Tiểu luận

15 An toàn điện (2+0)

Học phần trang bị cho sinh viên ngành Kỹ thuật Điện-Điện tử

những kiến thức cơ bản về an toàn điện; các phương pháp vận

hành thiết bị điện và mạng điện an toàn, các biện pháp phòng

chống nguy hiểm điện giật; các biện pháp chống sét trực tiếp

và lan truyền, các biện pháp nối đất; các phương pháp cứu

chữa người khi có tai nạn điện

2 HK3 Tự luận

16 Khí cụ điện (2+1)

Khí cụ điện là một môn học, trang bị cho người học những

kiến thức cơ sở ngành Điện về toàn bộ trang thiết bị làm nhiệm

vụ truyền dẫn, đóng ngắt, điều khiển thiết bị đóng ngắt và bảo

vệ trên đường truyền tải năng lượng từ nguồn cung cấp đến tải

tiêu thụ. Nội dung môn học này cũng trang bị cho học viên

những kiến thức cơ bản và những kỹ năng cần thiết về cấu tạo,

nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật và ứng dụng, nắm được

các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và cách sửa chữa một số

khí cụ điện cơ bản nhằm ứng dụng có hiệu quả trong ngành

nghề của mình

3 HK3 Trắc nghiệm +Tự

luận

17 Điện tử tương tự

(3+1)

Chương trình môn học Điện Tử Tương tự Trang bị kiến thức

để sinh viên có thể phân tích, tính toán, thiết kế các mạch điện

tử như: Diode, BJT, FET; mạch khuếch đại thuật toán (Op-

amp), mạch khuếch đại công suất và các mạch khuếch đại hồi

tiếp, nguồn điện…

4 HK3 Tự luận

18 CAD trong Kỹ thuật

Điện (0+2)

Môn học cung cấp cho sinh viên những kỹ năng về sử dụng

phần mềm AutoCAD (Computer Aided Design) trong việc thể

hiện theo đúng quy cách trên một bản vẽ kỹ thuật điện thông

qua các kiến thức về: tỉ lệ, kích thước, sơ đồ nguyên lý, sơ đồ

đơn tuyến,…

2 HK3 Tiểu luận

19 Cơ sở điều khiển tự

động (2+1)

Đây là môn học giới thiệu cho sinh viên biết lý thuyết phân

tích và thiết kế hệ thống điều khiển tự động. Các vấn đề đề cập

bao gồm: Ví dụ về hệ thống tự động có nhấn mạnh với ngành

cơ khí và hoá học. Mô hình hoá hệ thống bằng phương trình

trạng thái và hàm truyền đạt. Phân tích ổn định của hệ thống,

tiêu chuẩn Routh-Hurwitz, Nyquist, quỹ đạo nghiệm số. Các

tiêu chuẩn chất lượng miền tần số và thời gian. Thiết kế trong

miền tần số, các kỹ thuật bù: PID, Sớm pha, Trễ pha, Sớm trễ

pha. Phương pháp quỹ đạo nghiệm số. Hiệu chỉnh theo ITAE.

Các khái niệm căn bản về hệ phi tuyến: Phương pháp mặt

phẳng pha và hàm mô tả. Giới thiệu về hệ thống điều khiển số,

lấy mẫu, mô hình hệ thống, biến đổi Z, hàm truyền đạt,

phương trình trạng thái, ổn định, sai số, đáp ứng quá độ, hiệu

chỉnh PID. Giới thiệu phần mềm MATLAB

3 HK3 Tự luận

20 Tư tưởng HCM (2+0)

Ngoài chương mở đầu, nội dung học phần gồm 7 chương:

chương 1, trình bày về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển

tư tưởng Hồ Chí Minh; từ chương 2 đến chương 7 trình bày

những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ

bản của cách mạng Việt Nam

2 HK4 Trắc nghiệm trên

máy tính

21 Máy điện (3+1)

Môn học giảng dạy về các nội dung cơ bản của các loại máy

điện làm việc trên cơ sở cảm ứng điện từ như: máy biến áp,

máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ và máy điện một

chiều. Mục tiêu chính của môn học là người học có thể tính

toán lựa chọn và có khả năng phân tích các chế độ vận hành

của các loại máy điện nêu trên.

4 HK4 Trắc nghiệm

22 Xác suất thống kê

(2+0)

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xác

suất, thống kê Toán. Giúp sinh viên vận dụng những kiến thức

của môn học để giải quyết các bài toán trong tài liệu, từ đó liên

hệ đến những bài toán ứng dụng trong thực tế và giải quyết

được những bài toán ứng dụng đó

2 HK4 Tự luận

23 Điện tử số (3+1)

Chương trình môn học Điện tử số cung cấp các kiến thức cơ

bản về hệ thống số đếm và mã số học, các lý thuyết cơ sở về

đại số logic, các bước thiết kế mạch tổ hợp, các bước thiết kế

mạch tuần tự, cụ thể như: mạch mã hóa, giải mã, phân kênh,

dồn kênh, các mạch số học, Flip-Flop, thanh ghi, mạch đếm

không đồng bộ, đồng bộ, v.v…, Cuối cùng, sinh viên có khả

năng thực hiện logic các hệ thống trên bằng cổng logic, bằng

mạch giải mã, đa hợp, v.v…

4 HK4 Tự luận

24 Kỹ thuật đo điện -

điện tử (2+1)

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về đo

lường điện; các loại cơ cấu chỉ thị; các phương pháp đo các đại

lượng như: điện áp, dòng điện, điện trở,điện dung, điện cảm,

tần số, góc pha, công suất, điện năng, hệ số công suất…Ngoài

ra còn cung cấp cho sinh viên biết được cấu tạo và nguyên lý

hoạt động các thiết bị đo điện

3 HK4 Trắc nghiệm + Tự

luận

25 Thực tập điện cơ sở

(0+2)

Học phần cung cấp các kỹ năng cơ bản trong thi công, lắp ráp,

kiểm tra mạch điện công nghiệp. Rèn luyện kỹ năng thi công

và lắp ráp các mạch điện công nghiệp cơ bản: Mạch điều khiển

động cơ DC, AC, 3 pha, lắp ráp tủ điện.

2 HK4 Thực hành

26 Thực tập điện tử cơ

sở (0+2)

Học phần cung cấp các kỹ năng cơ bản trong thi công mạch

điện tử cơ bản: Mạch khuếch đại Transistor, mạch nguồn, ổn

áp, thiết kế mạch với IC số, mạch cầu H…

2 HK4 Thực hành

27 Thực tập kỹ thuật

(0+3)

Đây là đợt thực tập tập trung của sinh viên trước khi thực hiện

thực tập tốt nghiệp, nhằm mục đích: tìm hiểu một cách tổng

thể về quy trình sản xuất, quá trình thiết kế, thi công, vận hành,

bảo trì các dự án công trình điện, thu thập các số liệu thực tế

cần thiết để hoàn thành báo cáo thực tập kỹ thuật. Toàn bộ kết

quả thực tập được trình bày trong báo cáo thực tập kỹ thuật.

3 Hè HK4 Tiểu luận

28 Phương pháp tính

(2+0)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở về sai số và

các phương pháp tính cơ bản 2 HK5 Tự luận

29 Điện tử công suất

(3+1)

Giới thiệu tổng quan về điện tử công suất bao gồm các đối

tượng, ứng dụng của lĩnh vực điện tử công suất. Hình dạng,

cấu tạo các linh kiện công suất, các đặc tính của linh kiện công

suất, các thông số cơ bản trong điện tử công suất. Phân tích các

mạch cơ bản của bộ chỉnh lưu, phân tích các mạch chỉnh lưu

không điều khiển và chỉnh lưu có điều khiển, phân tích các

mạch chỉnh lưu bán phần và chỉnh lưu toàn phần, phân tích các

mạch chỉnh lưu một pha và chỉnh lưu ba pha, phân tích các

mạch biến đổi điện áp một chiều, phân tích các mạch biến đổi

điện áp xoay chiều. Phân tích các phương pháp nghịch lưu,

phân tích biến tần gián tiếp và biến tần trực tiếp. Thiết kế chọn

lựa linh kiện công suất, ứng dụng cụ thể của điện tử công suất.

Từ đó ứng dụng vào giải quyết các bài toán công suất trong

thực tế

4 HK5 Tự luận

30 Vi điều khiển (3+1)

Chương trình môn học Vi Điều Khiển giới thiệu với sinh viên

vi điều khiển 8051 là họ vi điều khiển 8 bit mạnh, linh hoạt và

đặc biệt là dễ sử dụng thích hợp cho người mới học vi điều

khiển. Cấu trúc chương trình được xây dựng theo hướng từ

khái niệm cơ bản cho đến các ứng dụng nâng cao, các ví dụ

căn bản sinh viên được hướng dẫn lập trình bằng ngôn ngữ lập

trình Assembly và C, riêng các ứng dụng nâng cao lập trình

bằng ngôn ngữ C.

4 HK5 Tiểu luận

31 PLC (3+1)

Chương trình môn học PLC cung cấp các kiến thức cơ bản và

chuyên sâu về các dòng PLC của các hãng khác nhau, các lý

thuyết cơ sở điều khiển logic, tập lệnh sử dụng trong PLC, các

bước thiết kế mạch điều khiển mang tính ứng dụng thực tế, các

bước đấu nối thiết bị vào/ra, v.v… Cuối cùng, sinh viên tự

thực hiện logic các hệ thống điều khiển trên bằng chương trình

mô phỏng và bằng mô hình kit thí nghiệm, v.v…

4 HK5 Tiểu luận

32 Truyền động điện

(2+1)

Môn học truyền động điện cung cấp cho sinh viên các kiến

thức cơ bản về hệ truyền động điện hiện đại, bao gồm việc

phân tích các đặc tính cơ của các hệ truyền động điện động cơ,

điều chỉnh tốc độ và chọn công suất động cơ. Phân tích các đặc

tính của hệ truyền động điện có bộ biến đổi điện tử công suất;

Nghiên cứu các cấu trúc điều khiển mới của các hệ truyền

động động cơ xoay chiều đồng bộ và không đồng bộ

3 HK5 Tự luận

Khóa 2017: Ngành Kỹ thuật điện - điện tử , Chuyên ngành Điện công nghiệp

1 Đường lối CM của

Đảng CSVN (3+0)

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết

định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chính vì thế, học

phần Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

mang nhiều giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc và là nền tảng

quan trọng trong việc nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu của

các ngành khoa học xã hội.

Học phần này sẽ cung cấp những kiến thức về hệ thống những

đường lối cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng

niềm tin, có ý thức tán thành, ủng hộ chủ trương, đường lối

chính sách của Đảng. Nội dung gồm 8 chủ đề: Chương 1: Sự ra

đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu

tiên của Đảng; Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính

quyền (1930-1945); Chương 3: Đường lối kháng chiến chống

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); Chương

4: Đường lối công nghiệp hoá; Chương 5: Đường lối xây dựng

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Chương 6:

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Chương 7: Đường lối

xây dựng văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội; Chương 8:

Đường lối đối ngoại.

3 HK6 Trắc nghiệm trên

máy tính

2 Đồ án môn học 1

(0+2)

Đây là thời gian sinh viên ứng dụng kiến thức chuyên ngành

mình học để bắt đầu giải quyết những vấn đề đặt ra một cách

hợp lý và có khoa học. Vận dụng kiến thức được tích lũy trong

chương trình học để thiết kế một đồ án cung cấp điện cho một

nhà xưởng, tòa nhà, mô phỏng hệ thống điện, dây chuyền sản

xuất hay chế tạo ra một sản phẩm mang tính ứng dụng. Toàn

bộ kết quả thiết kế, xây dựng mô hình, mô phỏng sẽ được trình

bày trong đồ án môn học 1.

2 HK6 Đồ án

3 PLC nâng cao (1+1)

Giới thiệu về tính toán thiết kế các bộ điều khiển PID trong

PLC, Các loại cảm biến, giao diện HMI, phương pháp lựa chọn

PLC

2 HK6 Tiểu luận

4 Cung cấp điện (3+1)

Học phần trang bị cho sinh viên ngành Kỹ thuật Điện-Điện tử

những kiến thức về phương pháp xác định phụ tải tính toán,

tính toán tổn thất điện áp, tính toán tổn thất điện năng, các

phương pháp chọn dây dẫn trung và hạ áp, các biện pháp giảm

tổn thất điện năng trong mạng điện.

4 HK6 Tự luận

5 Nhà máy điện và

trạm biến áp (2+1)

Chương trình môn học Nhà máy điện và trạm biến áp trang bị

cho người học các nội dung kiến thức cơ bản về đặc điểm,

nguyên lý, cấu tạo và chế độ vận hành của các loại nhà máy

điện và trạm biến áp. Nguyên lý làm việc các thiết bị điện

trong nhà máy điện và trạm biến áp. Tính toán thiết kế, lựa

chọn thiết bị và sơ đồ nối điện chính cho Nhà máy điện và

trạm biến áp

3 HK6 Tự luận

6 Mạng truyền tải và

phân phối điện (2+1)

Chương trình môn học Mạng truyền tải và phân phối điện trình

bày các vấn đề chính của hệ thống điện trong chế độ xác lập

bao gồm: Thông số, mô hình của đường dây và máy biến áp;

Đặc tính truyền tải điện năng; Khảo sát phân bố công suất;

Tính toán mạng phân phối; Tính toán kinh tế hệ thống điện;

Tổn thất điện năng và giảm tổn thất điện năng; Điều chỉnh điện

áp trong hệ thống điện; Truyền tải một chiều cao áp (HVDC).

3 HK6 Tự luận

7 Năng lượng tái tạo

(2+1)

Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản và

công nghệ cơ bản về các khai thác năng lượng tái tạo. Sinh

viên còn được tiếp cận những kiến thức như: kinh tế năng

lượng, tình hình khai thác và tiềm năng phát triển năng lượng

tái tạo ở Việt Nam. Ngoài ra, môn học cũng cung cấp cho sinh

viên có cách nhìn tổng quan về lịch sử phát triển nguồn năng

lượng, mức độ sử dụng năng lượng tái tạo trên thế giới.

3 HK6 Tiểu luận

8 SCADA (0+2)

Cung cấp kiến thức hoạt động của hệ thống SCADA

(Supervisory Control And Data Acquisition) trong việc tự

động hóa đo đạc, thu thập - truyền số liệu, kiểm soát và cung

cấp các dữ liệu kịp thời chính xác nhằm tối ưu hóa hoạt động

của các quá trình, dây chuyền, các hoạt động nhà máy trong

nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau như: sản xuất, các hệ thống

cấp nước, năng lượng, xử lý chất thải, môi trường. Lập trình

máy tính dùng phần mềm WINCC, VIJEO CITECT

2 HK7 Tiểu luận

9

Các giải pháp tiết

kiệm năng lượng

(3+0)

Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về

tiết kiệm năng lượng nói chung và điện năng nói riêng, cũng

như quy trình xây dựng hệ thống quản lý năng lượng cho cơ

quan xí nghiệp. Sinh viên còn được tiếp cận những kiến thức

như: kiểm toán năng lượng, điều khiển tiết kiệm điện năng

trong các nhà máy công nghiệp, dân dụng. Ngoài ra, thông qua

môn học này, sinh viên sẽ nghiên cứu về những đặc tính cơ

bản của các phụ tải động lực, chiếu sáng, nhiệt, lạnh cũng như

những giải pháp tiết kiệm năng lượng và các thiết bị ứng dụng

tiết kiệm đặc trưng cho các dạng phụ tải này

3 HK7 Tiểu luận

10 Đồ án môn học 2

(0+2)

Sinh viên ứng dụng kiến thức chuyên ngành mình học để giải

quyết những vấn đề đặt ra một cách hợp lý và có khoa học.

Vận dụng kiến thức được tích lũy trong chương trình học để

thiết kế một đồ án tính toán chọn máy biến áp và tổn thất điện

năng, tính toán kinh tế kỹ thuật – chọn phương án thiết kế, sơ

đồ cấu trúc, tính toán ngắn mạch, tính toán chọn khí cụ điện và

phần dẫn điện, tính toán tự dùng trong nhà máy điện và trạm

biến áp, dây chuyền sản xuất tự động hay chế tạo ra một sản

phẩm mang tính ứng dụng. Toàn bộ kết quả thiết kế, xây dựng

mô hình, mô phỏng sẽ được trình bày trong đồ án môn học 2.

2 HK7 Đồ án

11 Bảo vệ Rơle và tự

động hóa (2+1)

Chương trình môn học Bảo vệ rơ le và tự động hóa trang bị

cho người học các nội dung về chức năng, nguyên lý hoạt

động, các thông số kỹ thuật của các loại rơ le bảo vệ. Tính toán

xác định và cài đặt được các thông số kỹ thuật của các loại rơ

le.Thiết kế mạch điều khiển, mạch bảo vệ của hệ thống bảo vệ

rơ le và tự động hóa bảo vệ các phần tử trong hệ thống điện và

trong mạng điện công nghiệp

3 HK7 Tự luận

12 Kỹ thuật cao áp (2+1)

Môn học Kỹ thuật điện cao áp cung cấp cho sinh viên những

kiến thức khoa học về quá trình hình thành và phát triển của sét

trong tự nhiên. Tác động trực tiếp và gián tiếp của sét đến

mạng điện phân phối và các công trình công nghiệp. Từ đó,

sinh viên sẽ được học cách tính toán, thiết kế và lựa chọn thiết

bị cho việc bảo vệ chống sét trực tiếp là hệ thống chống sét

trực tiếp cổ điển bằng các kim và dây thu sét, hệ thống hiện đại

tia tiên đạo,…, và chống sét gián tiếp là các chống sét van cho

mạng điện phân phối, các thiết bị chống sét cảm ứng cho mạng

điện sinh hoạt và các thiết bị điện dân dụng…Tất cả các hệ

thống bảo vệ này được nối với hệ thống nối đất chống sét

3 HK7 Tự luận

13 Kỹ thuật điện lạnh

(2+1)

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về các phương

pháp làm lạnh nhân tạo, môi chất lạnh, chất tải lạnh, vật liệu

lạnh, các thiết bị và chu trình máy lạnh nén hơi

3 HK7 Tự luận

14 Kỹ thuật chiếu sáng

(2+1)

Học phần này trang bị cho người học các đại lượng cơ bản

trong kỹ thuật chiếu sáng, màu sắc ánh sáng, các loại nguồn

sáng và thiết bị chiếu sáng. Cung cấp các kiến thức cơ bản về

chiếu sáng trong nhà, chiếu sáng ngoài trời, tính toán mạng

điện chiếu sáng. Ngoài ra, môn học này giúp cho người học kỹ

năng tính toán, thiết kế chiếu sáng cho công trình dân dụng và

công nghiệp, lựa chọn giải pháp hợp lý giúp tiết kiệm năng

lượng cho hệ thống chiếu sáng

3 HK7 Tự luận

15

Mạng truyền thông

trong công nghiệp

(2+1)

Nội dung học phần Mạng Truyền Thông Công Nghiệp cung

cấp cho sinh viên các kiến thức cơ sở về: Khái niệm, vai trò

chức năng, phân loại, đặc trưng, cơ sở kỹ thuật của mạng

truyền thông công nghiệp.Các thành phần cơ bản của mạng,

các hệ thống Bus tiêu biểu và các vấn đề trong tích hợp hệ

thống.Giải pháp mạng truyền thông công nghiệp đề xuất của

Siemens Simatic PCS7.

3 HK7 Tự luận

16 Xử lý tín hiệu số

(2+1)

Chương trình môn học Xử lý số tín hiệu cung cấp cho người

học kiến thức phân tích tín hiệu miền thời gian, miền tần số

cũng như biến đổi Z, biến đổi Fourier, biến đổi FFT và các

phương pháp xử lý tín hiệu như tạo tín hiệu tương tự, lọc tín

hiệu tương tự bằng phương pháp số. Phần bài tập gồm 10 bài

bao quát toàn bộ lý thuyết nhằm hiện thực hóa kiến thực lý

thuyết

3 HK7 Tự luận

17 Đổi mới, sáng tạo và

khởi nghiệp (3+0)

Môn học Đổi mới khởi nghiệp và sáng tạo nhằm mục đích

trang bị cho học viên những kiến thức căn bản về khởi sự kinh

doanh để có thể vận dụng vào thực tế, thực hiện được một dự

án khởi nghiệp.

3 HK8 Tiểu luận

18 Thực tập tốt nghiệp

(0+5)

Đây là đợt thực tập tập trung của sinh viên trước khi thực hiện

đồ án tốt nghiệp, nhằm mục đích: tìm hiểu một cách hoàn

chỉnh về quá trình thiết kế, thi công, vận hành, bảo trì các dự

án công trình điện, thu thập các số liệu thực tế cần thiết để

hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Toàn bộ kết quả thực tập được

trình bày trong báo cáo thực tập tốt nghiệp

5 HK8 Tiểu luận

19 Đồ án tốt nghiệp

(0+10)

Đây là thời gian sinh viên ứng dụng kiến thức chuyên ngành

mình học để trải nghiệm, giải quyết những đề án đặt ra một

cách hoàn chỉnh nhất. Vận dụng kiến thức được tích lũy trong

chương trình học và kiến thức thực tế trong thời gian thực tập

tốt nghiệp để thiết kế, xây dựng mô hình, mô phỏng hệ thống

điện, dây chuyền sản xuất hay chế tạo ra một hệ thống tự động

mới phục vụ cho học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào cuộc

sống. Toàn bộ kết quả thiết kế, xây dựng mô hình, mô phỏng

sẽ được trình bày trong đồ án tốt nghiệp

10 HK8 Tiểu luận

Khóa 2017: Ngành Kỹ thuật điện - điện tử , Chuyên ngành Điện tử - Tự động

1 Đường lối CM của

Đảng CSVN (3+0)

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết

định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chính vì thế, học

phần Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

mang nhiều giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc và là nền tảng

quan trọng trong việc nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu của

các ngành khoa học xã hội.

Học phần này sẽ cung cấp những kiến thức về hệ thống những

đường lối cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng

niềm tin, có ý thức tán thành, ủng hộ chủ trương, đường lối

chính sách của Đảng. Nội dung gồm 8 chủ đề: Chương 1: Sự ra

đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu

tiên của Đảng; Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính

quyền (1930-1945); Chương 3: Đường lối kháng chiến chống

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); Chương

4: Đường lối công nghiệp hoá; Chương 5: Đường lối xây dựng

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Chương 6:

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Chương 7: Đường lối

xây dựng văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội; Chương 8:

Đường lối đối ngoại.

3 HK6 Trắc nghiệm trên

máy tính

2 Đồ án môn học 1

(0+2)

Đây là thời gian sinh viên ứng dụng kiến thức chuyên ngành

mình học để bắt đầu giải quyết những vấn đề đặt ra một cách

hợp lý và có khoa học. Vận dụng kiến thức được tích lũy trong

chương trình học để thiết kế một đồ án cung cấp điện cho một

nhà xưởng, tòa nhà, mô phỏng hệ thống điện, dây chuyền sản

xuất hay chế tạo ra một sản phẩm mang tính ứng dụng. Toàn

bộ kết quả thiết kế, xây dựng mô hình, mô phỏng sẽ được trình

bày trong đồ án môn học 1.

2 HK6 Đồ án

3 PLC nâng cao (1+1)

Giới thiệu về tính toán thiết kế các bộ điều khiển PID trong

PLC, Các loại cảm biến, giao diện HMI, phương pháp lựa chọn

PLC

2 HK6 Tiểu luận

4

Lập trình ghép nối

máy tính và ngoại vi

(2+1)

Cung cấp kiến thức về kiến trúc máy tính, giao tiếp ngoại vi

nối tiếp dùng cổng COM và USB, giao tiếp song song qua

cổng song song và mạch PCI, lập trình giao tiếp máy tính với

vi xử lý, PLC và các thiết bị khác sử dụng ngôn ngữ lập trình

3 HK6 Tiểu luận

5 Lập trình hệ thống

nhúng (3+1)

Chương trình môn học Lập trình Hệ thống nhúng cung cấp các

kiến thức chuyên sâu về lập trình vi điều khiển nhúng họ 8 bit

PIC và họ 32 bit ARM bao gồm nguyên lý hệ thống nhúng,

nguyên lý hệ điều hành thời gian thực, cấu trúc vi điều khiển 8

bit và 32 bit, lập trình C cho hệ thống nhúng với các phần mềm

Pic C, Keil và CCS

4 HK6 Tiểu luận

6 SCADA (0+2)

Cung cấp kiến thức hoạt động của hệ thống SCADA

(Supervisory Control And Data Acquisition) trong việc tự

động hóa đo đạc, thu thập - truyền số liệu, kiểm soát và cung

cấp các dữ liệu kịp thời chính xác nhằm tối ưu hóa hoạt động

của các quá trình, dây chuyền, các hoạt động nhà máy trong

nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau như: sản xuất, các hệ thống

cấp nước, năng lượng, xử lý chất thải, môi trường. Lập trình

máy tính dùng phần mềm WINCC, VIJEO CITECT

2 HK6 Tiểu luận

7

Kỹ thuật truyền số

liệu và mạng máy

tính (2+1)

Học phần Kỹ thuật truyền số liệu và mạng máy tính cung cấp

cho sinh viên các kiến thức cơ sở về: Mạng số liệu và sự chuẩn

hóa; các phương tiện truyền dẫn và thiết bị mạng; giao thức và

giao tiếp điều khiển kết nối số liệu; kỹ thuật ghép kênh, mạng

máy tính.

3 HK6 Trắc nghiệm

8 Xử lý tín hiệu số

(2+1)

Chương trình môn học Xử lý số tín hiệu cung cấp cho người

học kiến thức phân tích tín hiệu miền thời gian, miền tần số

cũng như biến đổi Z, biến đổi Fourier, biến đổi FFT và các

phương pháp xử lý tín hiệu như tạo tín hiệu tương tự, lọc tín

hiệu tương tự bằng phương pháp số. Phần bài tập gồm 10 bài

bao quát toàn bộ lý thuyết nhằm hiện thực hóa kiến thực lý

thuyết

3 HK7 Tự luận

9 Kỹ thuật robot (2+1)

Chương trình môn học Kỹ thuật Robot cung cấp các kiến thức

cơ bản về robot công nghiệp; xây dựng mô hình động học và

động lực học của robot di động; các dạng bài toán điều khiển

cho robot di động, thiết kế cơ khí và hệ thống điều khiển cho

robot di động; một số ứng dụng của robot trong công nghiệp

3 HK7 Tiểu luận

10 Đồ án môn học 2

(0+2)

Sinh viên ứng dụng kiến thức chuyên ngành mình học để giải

quyết những vấn đề đặt ra một cách hợp lý và có khoa học.

Vận dụng kiến thức được tích lũy trong chương trình học để

thiết kế một đồ án tính toán chọn máy biến áp và tổn thất điện

năng, tính toán kinh tế kỹ thuật – chọn phương án thiết kế, sơ

đồ cấu trúc, tính toán ngắn mạch, tính toán chọn khí cụ điện và

phần dẫn điện, tính toán tự dùng trong nhà máy điện và trạm

biến áp, dây chuyền sản xuất tự động hay chế tạo ra một sản

phẩm mang tính ứng dụng. Toàn bộ kết quả thiết kế, xây dựng

mô hình, mô phỏng sẽ được trình bày trong đồ án môn học 2.

2 HK7 Đồ án

11

Mạng truyền thông

trong công nghiệp

(2+1)

Nội dung học phần Mạng Truyền Thông Công Nghiệp cung

cấp cho sinh viên các kiến thức cơ sở về: Khái niệm, vai trò

chức năng, phân loại, đặc trưng, cơ sở kỹ thuật của mạng

truyền thông công nghiệp.Các thành phần cơ bản của mạng,

các hệ thống Bus tiêu biểu và các vấn đề trong tích hợp hệ

thống.Giải pháp mạng truyền thông công nghiệp đề xuất của

Siemens Simatic PCS7.

3 HK7 Tự luận

12 Điều khiển tự động

nâng cao (2+1)

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý

thuyết điều khiển hiện đại như điều khiển phi tuyến, điều khiển

tối ưu, điều khiển thích nghi và điều khiển bền. Nội dung của

môn học đề cập các phương pháp thiết kế bộ điều khiển cho hệ

thống động nhằm đảm bảo độ dự trữ ổn định và chất lượng tối

ưu trong điều kiện ràng buộc của chế độ làm việc. Ứng dụng lý

thuyết điều khiển phi tuyến, điều khiển tối ưu, điều khiển thích

nghi và điều khiển bền vững trong thiết kế và thực hiện các bộ

điều khiển cho hệ thống động vững

3 HK7 Tiểu luận

13 Cảm biến và mạng

cảm biến (2+1)

Chương trình môn Cảm Biến và Mạng Cảm Biến cung cấp cho

người học nguyên lý hoạt động các loại sensor phổ biến trong

công nghiệp, mạch điện ghép nối với sensor, xử lý tín hiệu, xử

lý tần số với sensor

3 HK7 Trắc nghiệm

14 Thiết bị và hệ thống

tự động (2+1)

Cung cấp kiến thức về phân tích, thiết kế hệ thống và thiết bị

tự động bao gồm cảm biến, chấp hành và điều khiển 3 HK7 Tự luận

15 Điện tử ứng dụng

(2+1)

Môn học cung cấp cho người học khả năng phân tích, tính toán

và giải tích các mạch điện tử thông dụng, và có khả năng bảo

trì được các thiết bị điện tử đơn giản.

3 HK7 Tự luận

16 Mạch điện tử nâng

cao (2+1)

Môn học khảo sát các mạch khuếch đại hồi tiếp, công suất,

cộng hưởng, mạch lọc, dao động, điều chế, giải điều chế, ổn

áp, chuyển đổi ADC và DAC, cung cấp kiến thức bổ sung cho

môn Điện tử tương tự

3 HK7 Tự luận

17 Đổi mới, sáng tạo và

khởi nghiệp (3+0)

Môn học Đổi mới khởi nghiệp và sáng tạo nhằm mục đích

trang bị cho học viên những kiến thức căn bản về khởi sự kinh

doanh để có thể vận dụng vào thực tế, thực hiện được một dự

án khởi nghiệp.

3 HK8 Tiểu luận

18 Thực tập tốt nghiệp

(0+5)

Đây là đợt thực tập tập trung của sinh viên trước khi thực hiện

đồ án tốt nghiệp, nhằm mục đích: tìm hiểu một cách hoàn

chỉnh về quá trình thiết kế, thi công, vận hành, bảo trì các dự

án công trình điện, thu thập các số liệu thực tế cần thiết để

hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Toàn bộ kết quả thực tập được

trình bày trong báo cáo thực tập tốt nghiệp

5 HK8 Tiểu luận

19 Đồ án tốt nghiệp

(0+10)

Đây là thời gian sinh viên ứng dụng kiến thức chuyên ngành

mình học để trải nghiệm, giải quyết những đề án đặt ra một

cách hoàn chỉnh nhất. Vận dụng kiến thức được tích lũy trong

chương trình học và kiến thức thực tế trong thời gian thực tập

tốt nghiệp để thiết kế, xây dựng mô hình, mô phỏng hệ thống

điện, dây chuyền sản xuất hay chế tạo ra một hệ thống tự động

mới phục vụ cho học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào cuộc

sống. Toàn bộ kết quả thiết kế, xây dựng mô hình, mô phỏng

sẽ được trình bày trong đồ án tốt nghiệp

10 HK8 Tiểu luận

1.2. Chương trình KỸ THUẬT ĐIỆN, khóa học 2018-2021

STT Tên môn học Mục đích môn học

Số

tín

chỉ

Lịch trình

giảng dạy

Phương pháp

đánh giá sinh viên

Khóa 2018 Ngành Kỹ thuật điện

1

Những nguyên lý cơ

bản chủ nghĩa Mác-

Lênin (5+0)

Ngoài chương mở đầu giới thiệu khái lược về chủ nghĩa Mác -

Lênin và một số vấn đề chung của môn học, nội dung môn học

được cấu trúc thành 3 phần với 9 chương: Phần thứ nhất có 3

chương bao quát những nội dung cơ bản về thế giới quan và

phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; phần thứ hai có

3 chương trình bày ba nội dung trọng tâm thuộc học thuyết

kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư

bản chủ nghĩa; phần thứ ba có 3 chương, trong đó có 2 chương

khái quát những nội dung cơ bản thuộc lý luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và 1 chương khái quát chủ

nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng.

5 HK1 Trắc nghiệm trên

máy tính

2 Tư tưởng Hồ Chí

Minh (2+0)

Ngoài chương mở đầu, nội dung học phần gồm 7 chương:

chương 1, trình bày về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển

tư tưởng Hồ Chí Minh; từ chương 2 đến chương 7 trình bày

những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ

bản của cách mạng Việt Nam

2 HK1 Trắc nghiệm trên

máy tính

3 Toán cao cấp A1

(1+1)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất của giải

tích hàm số: phép tính vi phân, tích phân của hàm số một biến;

phép tính vi phân của hàm số nhiều biến số; lý thuyết chuỗi

2 HK1 Tự luận

4 Vật lý đại cương

(2+0)

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về các định

luật, khái niệm và quy luật chuyển động của chất điểm, nội

dung của các định luật Newton, phương trình cơ bản của động

lực học và các loại lực trong tự nhiên, khái niệm về công và

năng lượng, nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử và

2 HK1 Tự luận

khái niệm khí lý tưởng, nội dung của nguyên lý thứ nhất và

nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học, khái niệm Entropy

và ứng dụng, các khái niệm cơ bản và các định luật của điện

trường tĩnh, vật dẫn, điện môi và dòng điện không đổi.

5 Nhập môn nghiên

cứu khoa học (1+1)

Học phần Nhập môn nghiên cứu khoa học nhằm trang bị kiến

thức cơ bản về nghiên cứu khoa học cho sinh viên lần đầu thực

hiện nghiên cứu khoa học. Nội dung gồm 4 chương : Chương

1 : Những vấn đề chung ; Chương 2 : Xây dựng đề cương

nghiên cứu ; Chương 3 : Tổ chức nghiên cứu khoa học ;

Chương 4 : Công bố kết quả nghiên cứu

2 HK2 Tiểu luận

6

Đường lối cách mạng

của Đảng Cộng sản

Việt Nam (3+0)

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết

định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chính vì thế, học

phần Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

mang nhiều giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc và là nền tảng

quan trọng trong việc nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu của

các ngành khoa học xã hội.

Học phần này sẽ cung cấp những kiến thức về hệ thống những

đường lối cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng

niềm tin, có ý thức tán thành, ủng hộ chủ trương, đường lối

chính sách của Đảng. Nội dung gồm 8 chủ đề: Chương 1: Sự ra

đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu

tiên của Đảng; Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính

quyền (1930-1945); Chương 3: Đường lối kháng chiến chống

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); Chương

4: Đường lối công nghiệp hoá; Chương 5: Đường lối xây dựng

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Chương 6:

Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Chương 7: Đường lối

xây dựng văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội; Chương 8:

Đường lối đối ngoại.

3 HK2 Trắc nghiệm trên

máy tính

7 Tư duy biện luận ứng

dụng (3+0)

Học phần trình bày những kiến thức và thao tác kĩ thuật của tư

duy biện luận và sáng tạo: khái niệm về tư duy biện luận và tư

duy sáng tạo, cách nhận biết luận cứ, vấn đề ngôn ngữ và sự

tác động của nó đến tư duy biện luận-sáng tạo, cách nhận biết

các ngụy biện, cách phân tích các luận cứ và biểu diễn chúng

thành sơ đồ, các nhận biết và đánh giá các dạng luận cứ khác

nhau của lập luận diễn dịch và quy nạp, các quy trình và kỹ

thuật của tư duy sáng tạo, và cuối cùng là cách xây dựng luận

cứ cho bài văn lập luận. Ngoài ra, có những đơn vị bài học

cung cấp bảng hướng dẫn thao tác tìm, chuẩn hóa, và đánh giá

từng loại luận cứ giúp người học hình thành những kỹ năng và

thái độ tư duy cần thiết trong hoạt động học tập và làm việc

của họ

2 HK2 Tiểu luận

8 Toán cao cấp A2

(1+1)

Học phần này đề cập đến ma trận, định thức, hệ phương trình

tuyến tính, không gian vectơ và ánh xạ tuyến tính 2 HK2 Tự luận

9 Cơ sở lập trình (3+1)

Học phần gồm 5 chương nhằm trình bày những kiến thức tổng

quan về lập trình và các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập

trình: Các kiểu dữ liệu cơ bản, phép toán, biểu thức, cấu trúc

điều khiển, hàm, mảng một chiều, mảng hai chiều. Song song

đó học phần tích hợp giảng dạy các kỹ năng tư duy: tư duy

phân tích, biện luận, giải quyết vấn đề và các kỹ năng mềm

như: giao tiếp và làm việc nhóm.

4 HK2 Tự luận

10 Thực hành Vật lý đại

cương (0+1)

Học phần rèn luyện cho người học các kỹ năng thực hành các

định luật, khái niệm và quy luật chuyển động của chất điểm,

nội dung của các định luật Newton, phương trình cơ bản của

động lực học và các loại lực trong tự nhiên, khái niệm về công

và năng lượng, nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử

và khái niệm khí lý tưởng, nội dung của nguyên lý thứ nhất và

nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học, khái niệm Entropy

1 HK1 Thực hành

và ứng dụng, các khái niệm cơ bản và các định luật của điện

trường tĩnh, vật dẫn, điện môi và dòng điện không đổi.

11 Quang học và vật lý

lượng tử (2+0)

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về các định

luật cơ bản của trường từ tĩnh, hiện tượng cảm ứng điện từ, lý

thuyết trường điện từ và dao động điện từ, nắm được các định

luật của hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ ánh sáng, các hiện

tượng cơ bản của quang học hạt như hiệu ứng quang điện, hiệu

ứng Compton; cơ sở của cơ học lượng tử, vận dụng phương

trình Schrodinger để giải các bài toán đơn giản; cấu trúc của

nguyên tử Hydro và các nguyên tử kim loại kiềm, cấu tạo của

hạt nhân, các hiện tượng phóng xạ, phân hạch và nhiệt hạch;

những nội dung cơ bản của các thực hành

2 HK2 Tự luận

12 Nhập môn ngành kỹ

thuật điện (2+1)

Học phần gồm có 5 chương, trang bị cho sinh viên ngành Kỹ

thuật điện các kiến thức tổng quát về ngành nghề kỹ thuật Điện

– Điện tử, yêu cầu cần có của một kỹ sư trong tương lai về

kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ. Môn học còn cung

cấp các phương pháp học tập hiệu quả, các yêu cầu đạo đức

nghề nghiệp và trải nghiệm quy trình sáng tạo sản phẩm.

3 HK1 Tiểu luận

13 Giải tích mạch điện

(3+1)

Học phần bao gồm 8 chương nhằm trang bị các kiến thức cơ

bản về các khái niệm cơ bản về mạch điện, các phương

phương pháp phân tích mạch điện, mạch điện xác lập điều hòa,

mạch điện ba pha, mạng hai cửa, phân tích mạch điện quá độ,

trong miền tần số và mạch không tuyến tính. Song song đó,

môn học tích hợp giảng dạy các kỹ năng như: tư duy phân tích,

4 HK2 Tự luận

tư duy phản biện, tư duy giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc

nhóm để giải các bài tập lớn.

14 Toán kỹ thuật (2+1)

Học phần bao gồm 6 chương, bao gồm các kiến thức về: Hàm

biến phức, thặng dư và ứng dụng, phép biến đổi Z, phép biến

đổi Fourier, phép biến đổi Laplace và ứng dụng Laplace vào

giải tích mạch điện. Song song đó, môn học tích hợp giảng dạy

các kỹ năng như: tư duy phân tích, tư duy phản biện, tư duy

giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm.

3 HK3 Tự luận

15 Trường điện từ (2+0)

Học phần bao gồm 7 chương nhằm trình bày các kiến thức cho

người học về tương tác điện từ. Đây là môn học cơ ở ngành,

cung cấp các kiến thức cơ bản để tiếp thu các môn cơ sở khác

như máy điện và các môn học chuyên ngành sau này. Kiến

thức về trường điện từ giúp cho sinh viên rèn luyện những

phẩm chất để trở thành kỹ sư giỏi sau này. Môn học này một

trong những môn học rèn luyện nhiều về các kỹ năng tư duy

tổng quát, tư duy trừu tượng để giải quyết vấn đề phức tạp

trong lĩnh vực điện- điện tử

2 HK3 Tự luận

16 MATLAB và ứng

dụng (0+2)

Chương trình môn học MATLAB và ứng dụng cung cấp các

kiến thức cơ bản có công dụng trợ giúp trong việc tính toán kỹ

thuật; từ đó hình thành các kỹ năng về xử lý các hàm, phát

triễn kỹ năng lập trình trong MATLAB. Khảo sát hệ thống trực

quan thông qua SIMULINK và GUI để thao tác trên các đối

tượng điều khiển. Ngoài ra, học phần còn rèn luyện cho sinh

viên các kỹ năng phân tích và thiết kế, kỹ năng tư duy, tìm tòi,

phát hiện những vấn đề mới phát sinh.

2 HK3 Tiểu luận

17 An toàn điện (2+0)

Học phần gồm có 4 chương, trang bị cho sinh viên ngành Kỹ

thuật điện và điện tử những kiến thức cơ bản về an toàn điện:

phân tích an toàn trong các mạng điện, các biện pháp phòng

chống điện giật, các biện pháp chống sét trực tiếp và lan truyền

2 HK3 Tự luận

18 Khí cụ điện (2+1)

Học phần gồm 10 chương trang bị cho học viên những kiến

thức cơ sở lý thuyết về khí cụ điện; trình bày cơ bản về cấu

tạo, nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật và ứng dụng của các

khí cụ điện; phân tích vai trò của các loại khí cụ điện trong các

sơ đồ mạch động lực, mạch điều khiển và bảo vệ cơ bản cho

các động cơ điện. Sử dụng MatLab để lập trình tính toán, giải

các bài toán khí cụ điện trong các bài tập nhóm.

3 HK3 Tự luận

19 Điện tử tương tự

(3+1)

Chương trình môn học Điện Tử Tương tự Trang bị kiến thức

để sinh viên có thể phân tích, tính toán, thiết kế các mạch điện

tử như: Diode, BJT, FET, MOSFET; mạch khuếch đại

transistor, mạch khuếch đại thuật toán (Op-amp), mạch

khuếch đại công suất và các mạch khuếch đại hồi tiếp, lý

thuyết mạch dao động và mạch dao động, mạch nguồn điện

chỉnh lưu và ổn áp…

4 HK3 Tự luận

20 Cơ sở điều khiển tự

động (2+1)

Học phần cung cấp cho sinh viên những lý thuyết cơ bản trong

phân tích và thiết kế hệ thống điều khiển tự động như: hàm

truyền, mô hình hoá hệ thống bằng phương trình trạng thái và

hàm truyền đạt, phân tích sự ổn định của hệ thống theo tiêu

chuẩn Routh-Hurwitz, Nyquist, quỹ đạo nghiệm số, phân tích

các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống trong miền tần số và

thời gian, thiết kế hệ thống trong miền tần số với các kỹ thuật

bù: PID, sớm pha, trễ pha, sớm trễ pha, phương pháp quỹ đạo

nghiệm số. Hơn nữa, học phần còn cung cấp cho người học các

khái niệm căn bản về hệ phi tuyến: phương pháp mặt phẳng

pha và hàm mô tả, giới thiệu về hệ thống điều khiển số, lấy

mẫu, mô hình hệ thống, biến đổi Z, hàm truyền đạt, phương

trình trạng thái, ổn định, sai số, đáp ứng quá độ, hiệu chỉnh

PID và cung cấp cho người học kỹ năng sử dụng phần mềm

MATLAB để tính toán, thiết kế và mô hình hóa hệ thống điều

khiển tự động.

3 HK3 Tự luận

21 Xác suất thống kê

(2+0)

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xác

suất, thống kê Toán. Giúp sinh viên vận dụng những kiến thức

của môn học để giải quyết các bài toán trong tài liệu, từ đó liên

hệ đến những bài toán ứng dụng trong thực tế và giải quyết

được những bài toán ứng dụng đó

2 HK4 Tự luận

22 Máy điện (3+1)

Môn học giảng dạy về các nội dung cơ bản của các loại máy

điện làm việc trên cơ sở cảm ứng điện từ như: máy biến áp,

máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ và máy điện một

chiều. Mục tiêu chính của môn học là người học có thể tính

toán lựa chọn và có khả năng phân tích các chế độ vận hành

của các loại máy điện nêu trên.

4 HK4 Trắc nghiệm

23 Phương pháp tính

(2+0)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở về sai số và

các phương pháp tính cơ bản 2 HK4 Tự luận

24 Điện tử số (3+1)

Học phần Điện tử số cung cấp cho người học các kiến thức về

hệ thống số và mã hóa số, đại số Boole, mạch tổ hợp, mạch

tuần tự, v v…, Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả

năng thiết kế các mạch tổ hợp, các mạch tuần tự, cụ thể như:

mạch mã hóa, giải mã, phân kênh, dồn kênh, mạch đếm không

đồng bộ, mạch đếm đồng bộ, v.v…Ngoài ra sinh viên còn

được trang bị các kiến thức về bộ nhớ, mạch chuyển đổi số

sang tương tự và ngược lại.

4 HK4 Tự luận

25 Kỹ thuật đo điện -

điện tử (2+1)

Giới thiệu tổng quan về kỹ thuật đo lường bao hàm các đối

tượng của đo lường; các phương pháp đo và phân loại máy đo;

nguyên nhân, phân loại và đánh giá sai số của kết quả đo; các

cơ cấu hiển thị kết quả đo; các nguyên lý chuyển đổi đo lường

A/D, máy biến điện áp và dòng điện đo lường. Nguyên lý và

phương pháp đo các đại lượng điện như: dòng điện, điện áp,

công suất, điện năng, hệ số công suất, góc lệch pha, tần số; đo

các thông số mạch điện như điện trở, điện cảm, điện dung, hỗ

cảm

3 HK4 Trắc nghiệm + Tự

luận

26 Thực tập điện - điện

tử cơ sở (0+2)

Học phần cung cấp các kỹ năng cơ bản trong thi công, lắp ráp,

kiểm tra mạch điện công nghiệp và mạch điện tử. Rèn luyện kỹ

năng thi công và lắp ráp các mạch điện công nghiệp cơ bản:

Mạch điều khiển động cơ DC, AC, 3 pha, lắp ráp tủ điện. Kỹ

năng lắp ráp và thi công mạch điện tử cơ bản: Mạch khuếch

đại Transistor, mạch nguồn, ổn áp, thiết kế mạch với IC số,

mạch cầu H…

2 HK4 Thực hành

27 Đổi mới, sáng tạo và

khởi nghiệp (3+0)

Môn học cung cấp những kiến thức nhằm giúp người học biết

cách chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để tạo lập và điều

hành thành công một doanh nghiệp mới. Môn học cũng đồng

thời trang bị những kỹ năng để người học có thể xây dựng

được một kế hoạch hành động cho ý tưởng kinh doanh, thực

thi kế hoạch và điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của

môi trường kinh doanh. Ngoài ra môn học còn nhằm nâng cao

nhận thức về trách nhiệm của một doanh nhân đối với sự phát

triển nền kinh tế của đất nước, đối với khách hàng mà doanh

nghiệp phục vụ và với cả cộng đồng dân cư thuộc địa bàn hoạt

động của doanh nghiệp. Đây là môn học sử dụng kiến thức

tổng hợp từ nhiều môn như Quản trị điều hành, Quản trị tài

chính, Quản trị marketing,... do đó để có thể học môn này dễ

dàng hơn người học nên học trước các môn về Quản trị.

3 HK4 Tiểu luận

28 CAD trong kỹ thuật

điện (0+2)

Môn học cung cấp cho sinh viên những kỹ năng về sử dụng

phần mềm AutoCAD (Computer Aided Design) trong việc thể

hiện theo đúng quy cách trên một bản vẽ kỹ thuật điện thông

qua các kiến thức về: tỉ lệ, kích thước, sơ đồ nguyên lý, sơ đồ

đơn tuyến,…

2 HK5 Tiểu luận

29 Điện tử công suất

(3+1)

Giới thiệu tổng quan về điện tử công suất bao gồm các đối

tượng, ứng dụng của lĩnh vực điện tử công suất. Hình dạng,

cấu tạo các linh kiện công suất, các đặc tính của linh kiện công

suất, các thông số cơ bản trong điện tử công suất. Phân tích các

mạch cơ bản của bộ chỉnh lưu, phân tích các mạch chỉnh lưu

không điều khiển và chỉnh lưu có điều khiển, phân tích các

mạch chỉnh lưu bán phần và chỉnh lưu toàn phần, phân tích các

mạch chỉnh lưu một pha và chỉnh lưu ba pha, phân tích các

mạch biến đổi điện áp một chiều, phân tích các mạch biến đổi

điện áp xoay chiều. Phân tích các phương pháp nghịch lưu,

phân tích biến tần gián tiếp và biến tần trực tiếp. Thiết kế chọn

4 HK5 Tự luận

lựa linh kiện công suất, ứng dụng cụ thể của điện tử công suất.

Song song đó, môn học tích hợp giảng dạy các kỹ năng như: tư

duy phân tích, tư duy phản biện, tư duy giải quyết vấn đề và kỹ

năng làm việc nhóm.

30 Công tác kỹ sư (3+0)

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ soạn thảo văn

bản, thuyết trình, điều khiển cuộc họp để thực hiện và trình bày

bài thuyết trình và các dạng văn bản khác. Viết CV, resume,

thư xin việc … Quản lý thời gian và xử lý các tình huống để

hoàn thành bài tập trên lớp đúng thời hạn, làm việc nhóm và

tác phong làm việc của người kỹ sư.

3 HK7 Tiểu luận

31 PLC (3+1)

Học phần bao gồm 9 chương trang bị cho sinh viên các kiến

thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và kết nối phần cứng và

cách sử dụng các tập lệnh lập trình, cũng như các phương pháp

lập trình được hỗ trợ cho PLC của Siemens và các họ PLC

khác. Từ đó sinh viên có thể tiếp nhận các dự án tự động, có

thể giải quyết các yêu cầu công nghệ từ các xí nghiệp, công ty

từ khâu thiết kế phần cứng cho đến lập trình phần mềm

4 HK5 Tiểu luận

32 Lập trình hệ thống

nhúng (2+1)

Học phần gồm 8 chương trang bị cho sinh viên ngành Kỹ thuật

điện các kiến thức cơ bản và đầy đủ về các vấn đề chung quanh

lĩnh vực hệ thống máy tính. Môn học cung cấp sinh viên những

kiến thức nâng cao về phần cứng và lập trình hệ thống điều

khiển có nhúng máy vi tính.

3 HK5 Tiểu luận

33 Vi điều khiển (3+1)

Chương trình môn học Vi Điều Khiển giới thiệu với sinh viên

vi điều khiển 8051 là họ vi điều khiển 8 bit mạnh, linh hoạt và

đặc biệt là dễ sử dụng thích hợp cho người mới học vi điều

khiển. Cấu trúc chương trình được xây dựng theo hướng từ

khái niệm cơ bản cho đến các ứng dụng nâng cao, các ví dụ

căn bản sinh viên được hướng dẫn lập trình bằng ngôn ngữ lập

trình Assembly và C, riêng các ứng dụng nâng cao lập trình

bằng ngôn ngữ C.

4 HK5 Tiểu luận

34 Đồ án môn học 1

(0+2)

Học phần nhằm giúp sinh viên ứng dụng kiến thức chuyên

ngành mình học để bắt đầu giải quyết những vấn đề đặt ra một

cách hợp lý và có khoa học. Vận dụng kiến thức được tích lũy

trong chương trình học để thiết kế một đồ án cung cấp điện cho

một nhà xưởng, tòa nhà. Toàn bộ kết quả thiết kế sẽ được trình

bày trong đồ án môn học 1.

2 HK6 Đồ án

35 Đồ án môn học 2

(0+2)

Học phần nhằm ứng dụng kiến thức chuyên ngành cho sinh

viên giải quyết những vấn đề đặt ra một cách hợp lý và có

khoa học. Vận dụng kiến thức được tích lũy trong chương trình

học để thiết kế một đồ án theo một trong các hướng: Tính toán

chọn máy biến áp và tổn thất điện năng, tính toán kinh tế kỹ

thuật – chọn phương án thiết kế, sơ đồ cấu trúc, tính toán ngắn

mạch, tính toán chọn khí cụ điện và phần dẫn điện, tính toán tự

dùng trong nhà máy điện và trạm biến áp; Thiết kế một hệ

thống, dây chuyền sản xuất, điều khiển, giám sát tự động;

Thiết kế hệ thống điện sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Toàn bộ kết quả thiết kế, xây dựng lưu đồ giải thuật, Lập trình,

mô phỏng các kết quả sẽ được trình bày trong đồ án môn học

2. Sinh viên có thể phát triển đồ án 2 thành Đồ án tốt nghiệp

theo một trong những hướng đã chọn. Rèn luyện cho người

học các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy

hệ thống, tư duy phân tích và tư duy phản biện

2 HK7 Đồ án

36 Chuyên đề thực tế

(0+1)

Môn học này cập nhật kiến thức thực tế cho người học dạng

báo cáo chuyên đề từ chuyên gia, doanh nghiệp hoặc tham

quan thực tế tại doanh nghiệp.

1 HK7 Tiểu luận

37 Kỹ thuật chiếu sáng

(2+1)

Học phần gồm 5 chương, trang bị cho sinh viên những kiến

thức về các đại lượng cơ bản trong kỹ thuật chiếu sáng, màu

sắc ánh sáng, các loại nguồn sáng, các phương pháp tính toán

chiếu sáng trong nhà, chiếu sáng đường phố, các phần mềm

tính toán chiếu sáng

3 HK6 Tự luận

38 Thiết kế ASIC (2+1)

Mục tiêu của môn học là cung cấp cho sinh viên những kiến

thức cơ bản về các bước trong quy trình thiết kế vi mạch bao

gồm thiết kế, mô phỏng, kiểm tra, phân hoạch hệ thống, sắp

đặt các thành phần vi mạch và nối dây.

3 HK5 Tiểu luận

39 Trang bị điện (2+1)

Học phần bao gồm 6 chương nhằm trang bị cho sinh viên

những kiến thức cơ bản

về cách biểu diễn các ký hiệu trên sơ đồ điện, các mạch điều

khiển khởi động động cơ điện, các phương pháp khởi động,

đảo chiều quay và hãm động cơ điện, thiết kế và phân tích các

mạch động lực, mạch điều khiển theo hành trình, liên động và

mạch điều khiển tiếp điểm, trang bị điện trong các máy công

nghiệp

3 HK6 Tiểu luận

40 Xử lý ảnh (3+1)

Học phần gồm có 7 chương, trang bị cho sinh viên những kiến

thức cơ về: Các khái niệm về xử lý ảnh, các thuộc tính của ảnh,

các phép biến đổi ảnh, các phương pháp phân tích và tiền xử lý

ảnh, các phương pháp nén ảnh.

3 HK6 Tự luận

41 CAD trong kỹ thuật

điện nâng cao (2+1)

Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về CAD

(Computer Aided Design), giới thiệu một số phần mềm hỗ trợ

thiết kế, tính toán, trình diễn trong lĩnh vực Kỹ thuật điện và

cách sử dụng. Song song đó, môn học tích hợp giảng dạy các

kỹ năng như: tư duy phân tích, tư duy phản biện, tư duy giải

quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm

3 HK6 Tiểu luận

42 Cấu trúc máy tính

(2+1)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức thực tế về các

thành phần cấu trúc máy vi tính (PC) như: Cấu tạo, nguyên lý

hoạt động và nhận dạng các thiết bị, linh kiện; Các tính năng

và tiêu chuẩn công nghệ của các thiết bị, linh kiện; Khả năng

nối ghép và tương thích của thiết bị, linh kiện; Cách kiểm tra,

đánh giá, phân loại thiết bị, linh kiện

3 HK6 Tự luận

43 Truyền động điện

(2+1)

Học phần bao gồm 9 chương nhằm trang bị sinh viên kiến thức

về hệ truyền động; các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ

điện một chiều và xoay chiều, phân tích quá trình điện từ có

trong hệ truyền động dùng các bộ biến đổi. Nghiên cứu một số

cấu trúc mới của truyền động điện xoay chiều hiện đại; phương

pháp chung tính và chọn thiết bị lực, thiết bị bảo vệ cho các hê

truyền động điện. Rèn luyện cho người học các kỹ năng như:

kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân

tích và tư duy phản biện.

3 HK6 Tự luận

44 Cảm biến và mạng

cảm biến (2+1)

Học phần này bao gồm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức

năng của các loại cảm biến trong kỹ thuật cảm biến đo lường

các đại lượng vật lý; kết mạng thu thập dữ liệu và điều khiển

các thông số trạng thái công nghệ dùng trong công nghiệp và

trong các nghiên cứu thực nghiệm

3 HK6 Trắc nghiệm

45 Cung cấp điện (3+1)

Học phần bao gồm 7 chương nhằm trang bị cho sinh viên

những kiến thức khái quát về hệ thống cung cấp điện, xác định

phụ tải tính toán, tính toán các dạng tổn thất, chọn dây dẫn và

thiết bị, nâng cao hệ số công suất và giảm tổn thất điện năng

trong mạng điện trung và hạ áp. Rèn luyện cho người học các

kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống,

tư duy phân tích và tư duy phản biện.

4 HK6 Tự luận

46 Chuyên đề IoT (2+1)

Học phần cung cấp cho sinh viên có những khái niệm cơ bản

về Internet of Things, các tiềm năng và thách thức trong xây

dựng ứng dụng thực tế. Sinh viên tham gia thực hành trên bo

mạch Arduino để xây dựng các ứng dụng Internet of Things

đáp ứng với nhu cầu trong thực tế.

3 HK6 Tiểu luận

47 PLC nâng cao (2+1)

Chương trình môn học PLC cung cấp các chuyên sâu về các

dòng PLC của các hãng khác nhau, điều khiển PID, HSC, MC,

mạng truyền thông PLC…, sinh viên tự thực hiện logic các hệ

thống điều khiển trên bằng chương trình mô phỏng và bằng mô

hình kit thí nghiệm. Học phần bao gồm 6 chương trình bày

các kiến thức về PID, HSC, PWM, lập trình ngôn ngữ cấp cao,

mạng truyền thông công nghiệp hỗ trợ cho PLC của Siemens

và các họ PLC khác. Từ đó sinh viên có thể tiếp nhận các dự

án tự động, có thể giải quyết các yêu cầu công nghệ từ các xí

nghiệp, công ty từ khâu thiết kế phần cứng cho đến lập trình

phần mềm. Song song đó, môn học tích hợp giảng dạy các kỹ

năng như: tư duy phân tích, tư duy phản biện, tư duy giải quyết

vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm.

3 HK6 Tiểu luận

48 Kỹ thuật Robot (2+1)

Học phần bao gồm 5 chương nhằm cung cấp các kiến thức cơ

bản về kỹ thuật robot; phân loại và ứng dụng robot; các thành

phần cơ bản của Robot; các phương pháp xây dựng mô hình

động học và động lực học của robot; các dạng bài toán điều

khiển cho robot, thiết kế cơ khí và hệ thống điều khiển cho

robot; lập trình, mô phỏng, vận hành điều khiển robot. Song

song đó, môn học tích hợp giảng dạy các kỹ năng như: tư duy

phân tích, tư duy phản biện, tư duy hệ thống, tư duy giải quyết

vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm.

3 HK6 Tiểu luận

49 SCADA (2+1)

Học phần bao gồm 6 chương trang bị cho sinh viên các kiến

thức về thu thập dữ liệu tự động, truyền tin khoảng cách xa,

quản lý dữ liệu tập trung và đặc biệt đưa ra các cảnh báo kịp

thời cho người vận hành với giao diện đồ họa thân thiện.

SCADA là một công nghệ mới, ứng dụng mạnh mẽ trong

nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong hệ thống tự động

hóa. Với những dự án lắp đặt hệ thống SCADA đã và đang

được thực hiện khắp trên thế giới, và các hệ thống này sẽ ngày

3 HK5 Tiểu luận

càng trở nên hiệu quả, tiết kiệm, đóng góp được nhiều hơn cho

nền kinh tế

50 Thiết kế hệ thống

nhúng (2+1)

Môn học tiếp cận theo hướng từ dưới lên. Sinh viên từng bước

được giới thiệu, thực hành các khái niệm cơ bản như ADC,

PWM, ngắt quãng, hệ điều hành, semarphore, cảm biến, điều

khiển… Sau đó, sinh viên được giới thiệu các phương pháp

tiếp cận để đưa ra thiết kế đáp ứng các yêu cầu, ràng buộc đầu

vào; các phương pháp thể hiện thiết kế như flowchart, máy

trạng thái… Cuối cùng, sinh viên vận dụng các kiến thức và kỹ

năng học được qua lớp lý thuyết và thực hành để tự hoàn chỉnh

một hệ thống tương tác với thế giới thực từ bước phân tích,

thiết kế, hiện thực, đến kiểm tra.

3 HK5 Tiểu luận

51 Mạng truyền tải và

phân phối điện (2+1)

Học phần bao gồm 9 chương nhằm trang bị cho sinh viên

những kiến thức khái quát về Mạng truyền tải và phân phối

điện, tính toán tham số các phần tử, tính toán chế độ xác lập,

phân bố công suất của mạng điện, chọn tiết diện dây dẫn, điều

chỉnh điện áp và tối ưu hóa chế độ làm việc của mạng điện,

khái quát về truyền tải điện 1 chiều cao áp. Rèn luyện cho

người học các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng

tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư duy phản biện.

3 HK7 Tự luận

52 Năng lượng tái tạo

(2+1)

Học phần bao gồm 6 chương nhằm trang bị cho sinh viên

những kiến thức khái quát về năng lượng tái tạo: năng lượng

mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, v.v.. Rèn luyện

cho người học các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ

năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư duy phản biện.

Ứng dụng phần mềm PSIM để khảo sát một số mạch.

3 HK7 Tiểu luận

53 Thiết kế vi mạch số

(2+1)

Môn học này tập trung vào việc xây dựng kiến thức về vi mạch

số từ dưới lên. Các nội dung chính là: những linh kiện CMOS

và công nghệ chế tạo; các cổng logic CMOS và layout của

chúng; trì hoãn truyền, lề nhiễu và tiêu tán công suất; thiết kế

3 HK7 Tự luận

hệ tổ hợp và hệ tuần tự ở mức transistor, thiết kế mạch nhớ ở

mức transistor.

54 Nhà máy điện, trạm

biến áp (2+1)

Học phần trình bày các khái niệm chung về năng lượng, công

nghệ sản xuất điện năng, vai trò các nhà máy điện trong Hệ

thống điện; Các kiến thức về đồ thị phụ tải; Các chế độ nối đất

trong hệ thống điện. Trình bày kiến thức chung và đặc điểm

vận hành của các phần tử nhà máy và trạm, bao gồm: Máy biến

áp điện lực, các thiết bị đóng cắt, khí cụ điện cao áp; Cách lựa

chọn các thiết bị, khí cụ điện và dây dẫn; Giới thiệu các loại sơ

đồ nối điện trong nhà máy và trạm biến áp; Lựa chọn sơ đồ nối

điện, sơ đồ thiết bị phân phối cho Trạm và Nhà máy; Quy trình

thao tác đóng cắt mạch điện trong các sơ đồ

3 HK7 Tự luận

55

Các giải pháp tiết

kiệm năng lượng

(2+1)

Học phần trang bi cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện những

kiến thức cơ bản về: những vấn đề của năng lượng trên thế giới

và Việt Nam, hệ thống quản lý và kiểm toán năng lượng, phân

tích kinh tế kỹ thuật của các dự án tiết kiệm năng lượng. Đồng

thời, môn học trang bị các kiến thức về thiết kế tòa nhà xanh,

kiểm toán năng lượng và các giải pháp công nghệ tiết kiệm

năng lượng cho các đối tượng: hệ thống cung cấp điện, hệ

thống chiếu sáng, hệ thống cơ, hệ thống nhiệt. Môn học rèn

luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm,

kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư duy phản biện.

Học phần rèn luyện cho người học các kỹ năng về lựa chọn,

đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các hộ đặc trưng

như: trường học, bệnh viện, tòa nhà, xí nghiệp công nghiệp.

3 HK7 Tiểu luận

56 Thiết kế vi mạch

tương tự (2+1)

Học phần gồm 3 phần, trang bị cho sinh viên ngành Kỹ thuật

điện những kiến thức về hệ thống quản lý năng lượng, kiểm

toán năng lượng và các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các

tải đặc thù: hệ thống nhiệt, hệ thống cơ, hệ thống chiếu sáng.

3 HK7 Tự luận

57 Kỹ thuật cao áp (2+1)

Môn học Kỹ thuật điện cao áp cung cấp cho sinh viên những

kiến thức khoa học về quá trình hình thành và phát triển của sét

trong tự nhiên. Tác động trực tiếp và gián tiếp của sét đến

mạng điện phân phối và các công trình công nghiệp. Từ đó,

sinh viên sẽ được học cách tính toán, thiết kế và lựa chọn thiết

bị cho việc bảo vệ chống sét trực tiếp là hệ thống chống sét

trực tiếp cổ điển bằng các kim và dây thu sét, hệ thống hiện đại

tia tiên đạo,…, và chống sét gián tiếp là các chống sét van cho

mạng điện phân phối, các thiết bị chống sét cảm ứng cho mạng

điện sinh hoạt và các thiết bị điện dân dụng…Tất cả các hệ

thống bảo vệ này được nối với hệ thống nối đất chống sét.

3 HK7 Tự luận

58

Mạng truyền thông

trong công nghiệp

(2+1)

Nội dung học phần bao gồm 5 chương, trong đó chương 1 trình

bày tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp, chương 2

đưa ra các cơ sở kỹ thuật, chương 3 mô tả các thành phần cơ

bản của mạng; chương 4 nghiên cứu các hệ thống Bus tiêu

biểu, chương 5 phân tích các vấn đề trong tích hợp hệ thống và

chương cuối khảo sát giải pháp mạng truyền thông công

nghiệp của Siemens Simatic PCS7. Song song đó, môn học

tích hợp giảng dạy các kỹ năng như: tư duy phân tích, tư duy

phản biện, tư duy giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm.

3 HK7 Tự luận

59 Kỹ thuật số nâng cao

(2+1)

Cung cấp kiến thức về thiết kế hệ tuần tự đồng bộ; Thiết kế

máy trạng thái (SM); Hệ tuần tự không đồng bộ; Hazard; Ngôn

ngữ mô tả phần cứng (HDL). Ngoài ra, học phần cũng cung

cấp cho người học các kiến thức về thiết kế mạch tổ hợp bằng

HDL; Thiết kế mạch tuần tự bằng HDL; Thiết kế máy trạng

thái hữu hạn FSM; Thiết kế vi xử lý.

3 HK7 Tự luận

60 Bảo vệ Rơle và tự

động hóa (2+1)

Học phần bao gồm 9 chương nhằm trang bị cho sinh viên

những kiến thức khái quát về hệ thống bảo vệ rơ le, giới thiệu

chức năng, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật của các

loại rơ le bảo vệ: Bảo vệ quá dòng điện, bảo vệ khoảng cách,

bảo vệ so lệch... Tính toán các thông số cài đặt của các loại rơ

le, thiết kế mạch điều khiển, mạch bảo vệ của hệ thống bảo vệ

rơ le bảo vệ các phần tử trong hệ thống điện và trong mạng

điện công nghiệp, cài đặt và thử nghiệm hệ thống bảo vệ rơ le

… Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng làm

việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư

duy phản biện.

3 HK7 Tự luận

61 Máy điện đặc biệt

(2+1)

Học phần trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật

điện điện tử những kiến thức cơ bản về các loại máy điện đặc

biệt được kích thích bằng các dòng điện thông qua các bộ

chuyển mạch điện tư, bao gồm các loại động cơ bước, động cơ

DC không chổi than, động cơ từ trở. Học phần cũng trang bị

cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại động cơ được

thiết kế và chế tạo để sử dụng trong các hệ thống điều khiển

phản hồi, bao gồm động cơ servo DC, AC, động cơ tự đồng bộ

và resolvers

3 HK7 Tự luận

62

Quy trình sản xuất và

thiết kế vi mạch

(2+1)

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng

cần thiết trong quá trình thiết kế vi mạch sử dụng các phần

mềm chuyên dụng

3 HK7 Tiểu luận

63 Chất lượng điện năng

(2+1)

Học phần này giới thiệu về các vấn đề chất lượng điện năng

xét trên phương diện hệ thống cung cấp điện cũng như hộ tiêu

thụ điện dân dụng hoặc công nghiệp. Học phần đề cập đến

các vấn đề sau: Chất lượng điện năng tổng quan; Các tiêu

chuẩn; Gián đoạn điện; Độ tin cậy trong hệ thống điện; Hiện

tượng võng điện áp; Nhiễu điện từ; Vấn đề họa tần trên lưới

cấp điện; Các quy định về hoạ tần cho hộ tiêu thụ điện

3 HK7 Tự luận

64 Nguồn dự phòng và

ATS (2+1)

Môn học cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản và

chuyên sâu trong lĩnh vực nguồn dự phòng và ATS 3 HK7 Tiểu luận

65 Chuyên đề thiết kế vi

mạch (2+1)

Môn học này rèn luyện cho người học các kỹ năng nghề

nghiệp như: sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế chuyên nghiệp

trong thiết kế vi mạch tích hợp tín hiệu tương tự. Kế tiếp, môn

học giúp sinh viên biết cách vẽ layout cho các mạch đơn giản,

từ đó làm nền tảng cho vẽ layout các mạch phức tạp hơn, phục

vụ cho quá trình sản xuất

3 HK7 Tiểu luận

66

Giải tích mạng và mô

phỏng hệ thống điện

(2+1)

Học phần bao gồm các kiến thức về mô hình toán các phần tử

và trạng thái hệ thống điện, các phương pháp giải tích chế độ

xác lập và quá độ hệ thống điện từ đơn giản đến phức tạp, các

phần mềm mô hình hóa và mô phỏng trạng thái hệ thống điện,

các bước tiến hành và đánh giá kết quả mô phỏng

3 HK7 Tự luận

67 Kỹ thuật điện lạnh

(2+1)

Sử dụng các kiến thức về nhiệt động lực học vào việc giải

thích nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh dùng máy nén cơ

khí. Giáo trình cũng đề cập các nguyên lý làm việc thường gặp

khác như: hệ thống lạnh hấp thụ, hiệu ứng Peltier… Môn học

còn trình bày các ứng dụng kỹ thuật lạnh vào công nghiệp chế

biến sản phẩm động và điều hòa không khí (HVAC systems).

Tự động hóa là lĩnh vực không thể thiếu đối với hệ thống lạnh

ngày nay. Do đó, môn học sẽ đề cập những điểm đặc thù về

điều khiển hệ thống lạnh, giúp cho người học nắm rõ về logic

điều khiển hệ thống lạnh. Đặc biệt, môn học đề cập nhiều đến

kiến thức thực tế để giải quyết các yêu cầu thực tế thường gặp

trong thiết kế, thi công, sửa chữa hệ thống lạnh.

3 HK7 Tự luận

68 Xử lý tín hiệu số với

FGPA (2+1)

Môn học tập trung vào các nguyên lý nền tảng và thực tiễn

trong lĩnh vực thiết kế số dùng các linh kiện logic khả trình và

các phần mềm hỗ trợ thiết kế. Các chủ đề chính gồm: linh kiện

khả trình và cấu trúc, công cụ thiết kế, ngôn ngữ mô tả phần

cứng …

3 HK7 Tiểu luận

69 Thực tập kỹ thuật

(0+3)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết

của một công nhân kỹ thuật trong quá trình tìm hiểu nội quy

công ty, quy trình sản xuất, quy trình hoạt động của doanh

nghiệp, nguyên lý hoạt động của hệ thống sản xuất, cấu tạo và

nguyên lý hoạt động của các phần tử thuộc lĩnh vực hệ thống

điện, hệ thống tự động hóa, năng lượng tái tạo, điện tử vi mạch

và quy trình an toàn điện trong nhà máy… Ngoài ra, học phần

cũng rèn luyện cho sinh viên giao lưu với các nhân viên trong

các doanh nghiệp để mở rộng kiến thức, phục vụ cho nghề

nghiệp sau khi ra trường.

3 Hè HK4 Tiểu luận

70 Thực tập tốt nghiệp

(0+7)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết

của một kỹ sư thuộc lĩnh vực hệ thống điện, hệ thống tự động

hóa và năng lượng tái tạo. Ngoài ra, học phần cứng hỗ trợ sinh

viên hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và các kỹ

năng nghề nghiệp

7 HK8 Tiểu luận

71 Đồ án tốt nghiệp

(0+10)

Học phần nhằm ứng dụng kiến thức chuyên ngành cho sinh

viên giải quyết những vấn đề đặt ra một cách hợp lý và có

khoa học. Vận dụng kiến thức được tích lũy trong chương trình

học để thiết kế một đồ án theo một trong các hướng: Tính toán

chọn máy biến áp và tổn thất điện năng, tính toán kinh tế kỹ

thuật – chọn phương án thiết kế, sơ đồ cấu trúc, tính toán ngắn

mạch, tính toán chọn khí cụ điện và phần dẫn điện, tính toán tự

dùng trong nhà máy điện và trạm biến áp; Thiết kế một hệ

thống, dây chuyền sản xuất, điều khiển, giám sát tự động;

Thiết kế hệ thống điện sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Toàn bộ kết quả thiết kế, xây dựng mô hình, mô phỏng sẽ được

trình bày trong đồ án tốt nghiệp.

10 HK8 Tiểu luận

1.3. Chương trình KỸ THUẬT ĐIỆN, khóa học 2019-2023

STT Tên môn học Mục đích môn học Số tín

chỉ

Lịch trình

giảng dạy

Phương pháp

đánh giá sinh

viên

Khóa 2019 Ngành Kỹ thuật điện

1 Toán cao cấp A1

(2+0)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất của giải

tích hàm số: phép tính vi phân, tích phân của hàm số một biến;

phép tính vi phân của hàm số nhiều biến số; lý thuyết chuỗi

2 HK1 Tự luận

2 Vật lý đại cương

(2+0)

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về các định

luật, khái niệm và quy luật chuyển động của chất điểm, nội

dung của các định luật Newton, phương trình cơ bản của động

lực học và các loại lực trong tự nhiên, khái niệm về công và

năng lượng, nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử và

khái niệm khí lý tưởng, nội dung của nguyên lý thứ nhất và

nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học, khái niệm Entropy

và ứng dụng, các khái niệm cơ bản và các định luật của điện

trường tĩnh, vật dẫn, điện môi và dòng điện không đổi.

2 HK1 Tự luận

3 Tư duy biện luận -

sáng tạo (2+0)

Học phần trình bày những kiến thức và thao tác kĩ thuật của tư

duy biện luận và sáng tạo: khái niệm về tư duy biện luận và tư

duy sáng tạo, cách nhận biết luận cứ, vấn đề ngôn ngữ và sự

tác động của nó đến tư duy biện luận-sáng tạo, cách nhận biết

các ngụy biện, cách phân tích các luận cứ và biểu diễn chúng

thành sơ đồ, các nhận biết và đánh giá các dạng luận cứ khác

nhau của lập luận diễn dịch và quy nạp, các quy trình và kỹ

thuật của tư duy sáng tạo, và cuối cùng là cách xây dựng luận

cứ cho bài văn lập luận. Ngoài ra, có những đơn vị bài học

cung cấp bảng hướng dẫn thao tác tìm, chuẩn hóa, và đánh giá

từng loại luận cứ giúp người học hình thành những kỹ năng và

2 HK1 Tiểu luận

thái độ tư duy cần thiết trong hoạt động học tập và làm việc

của họ

4 Nhập môn nghiên

cứu khoa học (2+0)

Học phần Nhập môn nghiên cứu khoa học nhằm trang bị kiến

thức cơ bản về nghiên cứu khoa học cho sinh viên lần đầu thực

hiện nghiên cứu khoa học. Nội dung gồm 4 chương : Chương

1 : Những vấn đề chung ; Chương 2 : Xây dựng đề cương

nghiên cứu ; Chương 3 : Tổ chức nghiên cứu khoa học ;

Chương 4 : Công bố kết quả nghiên cứu

2 HK1 Tiểu luận

5 Thực hành Vật lý đại

cương (0+1)

Học phần rèn luyện cho người học các kỹ năng thực hành các

định luật, khái niệm và quy luật chuyển động của chất điểm,

nội dung của các định luật Newton, phương trình cơ bản của

động lực học và các loại lực trong tự nhiên, khái niệm về công

và năng lượng, nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử

và khái niệm khí lý tưởng, nội dung của nguyên lý thứ nhất và

nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học, khái niệm Entropy

và ứng dụng, các khái niệm cơ bản và các định luật của điện

trường tĩnh, vật dẫn, điện môi và dòng điện không đổi.

1 HK1 Thực hành

6 Quang học và vật lý

lượng tử (2+0)

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về các định

luật cơ bản của trường từ tĩnh, hiện tượng cảm ứng điện từ, lý

thuyết trường điện từ và dao động điện từ, nắm được các định

luật của hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ ánh sáng, các hiện

tượng cơ bản của quang học hạt như hiệu ứng quang điện, hiệu

ứng Compton; cơ sở của cơ học lượng tử, vận dụng phương

trình Schrodinger để giải các bài toán đơn giản; cấu trúc của

nguyên tử Hydro và các nguyên tử kim loại kiềm, cấu tạo của

hạt nhân, các hiện tượng phóng xạ, phân hạch và nhiệt hạch;

những nội dung cơ bản của các thực hành

2 HK1 Tự luận

7 Nhập môn ngành kỹ

thuật điện (2+1)

Học phần gồm có 5 chương, trang bị cho sinh viên ngành Kỹ

thuật điện các kiến thức tổng quát về ngành nghề kỹ thuật Điện

– Điện tử, yêu cầu cần có của một kỹ sư trong tương lai về

kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ. Môn học còn cung

cấp các phương pháp học tập hiệu quả, các yêu cầu đạo đức

nghề nghiệp và trải nghiệm quy trình sáng tạo sản phẩm.

3 HK1 Tiểu luận

8 Toán cao cấp A2

(2+0)

Học phần này đề cập đến ma trận, định thức, hệ phương trình

tuyến tính, không gian vectơ và ánh xạ tuyến tính 2 HK2 Tự luận

9 Triết học Mác -

Lênin (3+0)

Chương 1 trình bày những nét khái quát nhất về triết học, triết

học Mác – Lênin, và vai trò của triết học Mác – Lênin trong

đời sống xã hội. Chương 2 trình bày những nội dung cơ bản

của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất, ý thức;

phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy

vật biện chứng. Chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của

chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thái kinh tế - xã

hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức

xã hội; triết học về con người.

3 HK2 Trắc nghiệm trên

máy tính

10 Tư tưởng Hồ Chí

Minh (2+0)

Ngoài chương mở đầu, nội dung học phần gồm 7 chương:

chương 1, trình bày về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển

tư tưởng Hồ Chí Minh; từ chương 2 đến chương 7 trình bày

những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ

bản của cách mạng Việt Nam

3 HK2 Trắc nghiệm trên

máy tính

11 Cơ sở lập trình (3+0)

Học phần nhằm trình bày những kiến thức tổng quan về lập

trình và các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình: Các kiểu

dữ liệu cơ bản, phép toán, biểu thức, cấu trúc điều khiển, hàm,

mảng một chiều, mảng hai chiều. Song song đó học phần tích

hợp giảng dạy các kỹ năng tư duy: tư duy phân tích, biện luận,

giải quyết vấn đề và các kỹ năng mềm như: giao tiếp và làm

việc nhóm.

3 HK2 Tự luận

12 Thực hành cơ sở lập

trình (0+1)

Học phần nhằm trang bị cho người học kỹ năng về lập trình cơ

bản: Các kiểu dữ liệu cơ bản, phép toán, biểu thức, cấu trúc

điều khiển, hàm, mảng một chiều, mảng hai chiều. Song song

đó học phần tích hợp giảng dạy các kỹ năng tư duy: tư duy

phân tích, biện luận, giải quyết vấn đề và các kỹ năng mềm

như: giao tiếp và làm việc nhóm.

1 HK2 Thực hành

13 Giải tích mạch điện

(3+1)

Học phần bao gồm 8 chương nhằm trang bị các kiến thức cơ

bản về các khái niệm cơ bản về mạch điện, các phương

phương pháp phân tích mạch điện, mạch điện xác lập điều hòa,

mạch điện ba pha, mạng hai cửa, phân tích mạch điện quá độ,

trong miền tần số và mạch không tuyến tính. Song song đó,

môn học tích hợp giảng dạy các kỹ năng như: tư duy phân tích,

tư duy phản biện, tư duy giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc

nhóm để giải các bài tập lớn.

4 HK2 Tự luận

14 Toán kỹ thuật (3+0)

Học phần cung cấp các kiến thức về: Hàm biến phức, thặng dư

và ứng dụng, phép biến đổi Z, phép biến đổi Fourier, phép biến

đổi Laplace và ứng dụng Laplace vào giải tích mạch điện.

Song song đó, môn học tích hợp giảng dạy các kỹ năng như: tư

duy phân tích, tư duy phản biện, tư duy giải quyết vấn đề và kỹ

năng làm việc nhóm.

3 HK2 Tự luận

15 Phương pháp tính

(2+0)

Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở về sai số và

các phương pháp tính cơ bản 2 HK2 Tự luận

16 Kinh tế chính trị Mác

- Lênin (2+0)

Học phần bao gồm 6 chương: Chương 1 bàn về đối tượng,

phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị

Mác – Lênin. Từ chương 2 đến chương 6 trình bày nội dung

cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin như hàng hóa, thị

trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường; Sản xuất

giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc

quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt

Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc

tế ở Việt Nam

2 HK3 Trắc nghiệm trên

máy tính

17 Chủ nghĩa xã hội

khoa học (2+0)

Nội dung học phần gồm 7 chương: chương 1, trình bày những

vấn đề cơ bản có tính nhập môn của chủ nghĩa xã hội khoa học

(quá trình hình thành, phát triển; đối tượng, phương pháp và ý

nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học); từ

chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của

chủ nghĩa xã hội khoa học (đó là những tri thức cơ bản, cốt lõi

nhất về chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu

thành chủ nghĩa Mác – Lênin).

2 HK3 Trắc nghiệm trên

máy tính

18 Lịch sử Đảng cộng

sản Việt Nam (2+0)

Học phần trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục

đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam và những kiến thức cơ bản, cốt lõi,

hệ thống về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-

1930), quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính

quyền(1930 – 1945), Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải

phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945 – 1975), lãnh đạo cả

nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi

mới (1975 – 2018). Qua đó khẳng định thành công, nêu lên

hạn chế, tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách

mạng của Đảng để giúp người học nâng cao nhận thức, niềm

tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học nâng

cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng

kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

2 HK3 Trắc nghiệm trên

máy tính

19 Xác suất thống kê

(2+0)

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xác

suất, thống kê Toán. Giúp sinh viên vận dụng những kiến thức

của môn học để giải quyết các bài toán trong tài liệu, từ đó liên

hệ đến những bài toán ứng dụng trong thực tế và giải quyết

được những bài toán ứng dụng đó

2 HK3 Tự luận

20 An toàn điện (2+0)

Học phần gồm có 4 chương, trang bị cho sinh viên ngành Kỹ

thuật điện và điện tử những kiến thức cơ bản về an toàn điện:

phân tích an toàn trong các mạng điện, các biện pháp phòng

chống điện giật, các biện pháp chống sét trực tiếp và lan truyền

2 HK3 Tự luận

21 Điện tử tương tự

(3+1)

Chương trình môn học Điện Tử Tương tự Trang bị kiến thức

để sinh viên có thể phân tích, tính toán, thiết kế các mạch điện

tử như: Diode, BJT, FET, MOSFET; mạch khuếch đại

transistor, mạch khuếch đại thuật toán (Op-amp), mạch

khuếch đại công suất và các mạch khuếch đại hồi tiếp, lý

thuyết mạch dao động và mạch dao động, mạch nguồn điện

chỉnh lưu và ổn áp…

4 HK3 Tự luận

22 Thực tập doanh

nghiệp 1 (0+2)

Trong học phần này, sinh viên sẽ quan sát môi trường làm việc

tại doanh nghiệp. Từ đó giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng

quan sát, kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp, …

2 HK3 Tiểu luận

23 MATLAB và ứng

dụng (0+2)

Chương trình môn học MATLAB và ứng dụng cung cấp các

kiến thức cơ bản có công dụng trợ giúp trong việc tính toán kỹ

thuật; từ đó hình thành các kỹ năng về xử lý các hàm, phát

triễn kỹ năng lập trình trong MATLAB. Khảo sát hệ thống trực

quan thông qua SIMULINK và GUI để thao tác trên các đối

tượng điều khiển. Ngoài ra, học phần còn rèn luyện cho sinh

viên các kỹ năng phân tích và thiết kế, kỹ năng tư duy, tìm tòi,

phát hiện những vấn đề mới phát sinh.

2 HK4 Tiểu luận

24 Khí cụ điện (2+1)

Học phần gồm 10 chương trang bị cho học viên những kiến

thức cơ sở lý thuyết về khí cụ điện; trình bày cơ bản về cấu

tạo, nguyên lý làm việc, đặc tính kỹ thuật và ứng dụng của các

khí cụ điện; phân tích vai trò của các loại khí cụ điện trong các

sơ đồ mạch động lực, mạch điều khiển và bảo vệ cơ bản cho

các động cơ điện. Sử dụng MatLab để lập trình tính toán, giải

các bài toán khí cụ điện trong các bài tập nhóm.

3 HK4 Trắc nghiệm +Tự

luận

25 Cơ sở điều khiển tự

động (2+1)

Học phần cung cấp cho sinh viên những lý thuyết cơ bản trong

phân tích và thiết kế hệ thống điều khiển tự động như: hàm

truyền, mô hình hoá hệ thống bằng phương trình trạng thái và

hàm truyền đạt, phân tích sự ổn định của hệ thống theo tiêu

chuẩn Routh-Hurwitz, Nyquist, quỹ đạo nghiệm số, phân tích

các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống trong miền tần số và

thời gian, thiết kế hệ thống trong miền tần số với các kỹ thuật

bù: PID, sớm pha, trễ pha, sớm trễ pha, phương pháp quỹ đạo

nghiệm số. Hơn nữa, học phần còn cung cấp cho người học các

khái niệm căn bản về hệ phi tuyến: phương pháp mặt phẳng

pha và hàm mô tả, giới thiệu về hệ thống điều khiển số, lấy

mẫu, mô hình hệ thống, biến đổi Z, hàm truyền đạt, phương

trình trạng thái, ổn định, sai số, đáp ứng quá độ, hiệu chỉnh

PID và cung cấp cho người học kỹ năng sử dụng phần mềm

MATLAB để tính toán, thiết kế và mô hình hóa hệ thống điều

khiển tự động.

3 HK4 Tự luận

26 Điện tử số (2+1)

Học phần Điện tử số cung cấp cho người học các kiến thức về

hệ thống số và mã hóa số, đại số Boole, mạch tổ hợp, mạch

tuần tự, v v…, Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả

năng thiết kế các mạch tổ hợp, các mạch tuần tự, cụ thể như:

mạch mã hóa, giải mã, phân kênh, dồn kênh, mạch đếm không

đồng bộ, mạch đếm đồng bộ, v.v…Ngoài ra sinh viên còn

được trang bị các kiến thức về bộ nhớ, mạch chuyển đổi số

sang tương tự và ngược lại.

3 HK4 Tự luận

27 Kỹ thuật đo điện -

điện tử (2+1)

Giới thiệu tổng quan về kỹ thuật đo lường bao hàm các đối

tượng của đo lường; các phương pháp đo và phân loại máy đo;

nguyên nhân, phân loại và đánh giá sai số của kết quả đo; các

cơ cấu hiển thị kết quả đo; các nguyên lý chuyển đổi đo lường

A/D, máy biến điện áp và dòng điện đo lường. Nguyên lý và

phương pháp đo các đại lượng điện như: dòng điện, điện áp,

công suất, điện năng, hệ số công suất, góc lệch pha, tần số; đo

các thông số mạch điện như điện trở, điện cảm, điện dung, hỗ

cảm

3 HK4 Trắc nghiệm+Tự

luận

28 Đổi mới, sáng tạo và

khởi nghiệp (3+0)

Môn học cung cấp những kiến thức nhằm giúp người học biết

cách chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để tạo lập và điều

hành thành công một doanh nghiệp mới. Môn học cũng đồng

thời trang bị những kỹ năng để người học có thể xây dựng

được một kế hoạch hành động cho ý tưởng kinh doanh, thực

thi kế hoạch và điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của

môi trường kinh doanh. Ngoài ra môn học còn nhằm nâng cao

nhận thức về trách nhiệm của một doanh nhân đối với sự phát

triển nền kinh tế của đất nước, đối với khách hàng mà doanh

nghiệp phục vụ và với cả cộng đồng dân cư thuộc địa bàn hoạt

động của doanh nghiệp. Đây là môn học sử dụng kiến thức

tổng hợp từ nhiều môn như Quản trị điều hành, Quản trị tài

chính, Quản trị marketing,... do đó để có thể học môn này dễ

dàng hơn người học nên học trước các môn về Quản trị.

3 HK4 Tiểu luận

29 Máy điện (3+1)

Môn học giảng dạy về các nội dung cơ bản của các loại máy

điện làm việc trên cơ sở cảm ứng điện từ như: máy biến áp,

máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ và máy điện một

chiều. Mục tiêu chính của môn học là người học có thể tính

toán lựa chọn và có khả năng phân tích các chế độ vận hành

của các loại máy điện nêu trên.

4 HK5 Trắc nghiệm

30 Thực tập điện- điện

tử cơ sở (0+2)

Học phần cung cấp các kỹ năng cơ bản trong thi công, lắp ráp,

kiểm tra mạch điện công nghiệp và mạch điện tử. Rèn luyện kỹ

năng thi công và lắp ráp các mạch điện công nghiệp cơ bản:

Mạch điều khiển động cơ DC, AC, 3 pha, lắp ráp tủ điện. Kỹ

năng lắp ráp và thi công mạch điện tử cơ bản: Mạch khuếch

đại Transistor, mạch nguồn, ổn áp, thiết kế mạch với IC số,

mạch cầu H…

2 HK5 Thực hành

31 CAD trong kỹ thuật

điện (0+2)

Môn học cung cấp cho sinh viên những kỹ năng về sử dụng

phần mềm AutoCAD (Computer Aided Design) trong việc thể

hiện theo đúng quy cách trên một bản vẽ kỹ thuật điện thông

qua các kiến thức về: tỉ lệ, kích thước, sơ đồ nguyên lý, sơ đồ

đơn tuyến,…

2 HK5 Tiểu luận

32 Điện tử công suất

(2+1)

Giới thiệu tổng quan về điện tử công suất bao gồm các đối

tượng, ứng dụng của lĩnh vực điện tử công suất. Hình dạng,

cấu tạo các linh kiện công suất, các đặc tính của linh kiện công

suất, các thông số cơ bản trong điện tử công suất. Phân tích các

mạch cơ bản của bộ chỉnh lưu, phân tích các mạch chỉnh lưu

không điều khiển và chỉnh lưu có điều khiển, phân tích các

mạch chỉnh lưu bán phần và chỉnh lưu toàn phần, phân tích các

mạch chỉnh lưu một pha và chỉnh lưu ba pha, phân tích các

mạch biến đổi điện áp một chiều, phân tích các mạch biến đổi

điện áp xoay chiều. Phân tích các phương pháp nghịch lưu,

phân tích biến tần gián tiếp và biến tần trực tiếp. Thiết kế chọn

lựa linh kiện công suất, ứng dụng cụ thể của điện tử công suất.

Song song đó, môn học tích hợp giảng dạy các kỹ năng như: tư

duy phân tích, tư duy phản biện, tư duy giải quyết vấn đề và kỹ

năng làm việc nhóm.

3 HK5 Tự luận

33 PLC (3+1)

Học phần bao gồm 9 chương trang bị cho sinh viên các kiến

thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và kết nối phần cứng và

cách sử dụng các tập lệnh lập trình, cũng như các phương pháp

lập trình được hỗ trợ cho PLC của Siemens và các họ PLC

khác. Từ đó sinh viên có thể tiếp nhận các dự án tự động, có

thể giải quyết các yêu cầu công nghệ từ các xí nghiệp, công ty

từ khâu thiết kế phần cứng cho đến lập trình phần mềm

4 HK5 Tiểu luận

34 Thực tập doanh

nghiệp 2 (0+3)

Học phần này sinh viên vận dụng các kiến thức cơ bản của

ngành để tham gia vào một số khâu trong công việc tại doanh

nghiệp. Qua đó, giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng nghề

nghiệp như phân tích, đánh giá yêu cầu của bài toán và các tính

năng ứng dụng.

3 HK5 Tiểu luận

35 Cung cấp điện (3+1)

Học phần bao gồm 7 chương nhằm trang bị cho sinh viên

những kiến thức khái quát về hệ thống cung cấp điện, xác định

phụ tải tính toán, tính toán các dạng tổn thất, chọn dây dẫn và

thiết bị, nâng cao hệ số công suất và giảm tổn thất điện năng

trong mạng điện trung và hạ áp. Rèn luyện cho người học các

kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống,

tư duy phân tích và tư duy phản biện.

4 HK6 Tự luận

36 Vi điều khiển (3+1)

Chương trình môn học Vi Điều Khiển giới thiệu với sinh viên

vi điều khiển 8051 là họ vi điều khiển 8 bit mạnh, linh hoạt và

đặc biệt là dễ sử dụng thích hợp cho người mới học vi điều

khiển. Cấu trúc chương trình được xây dựng theo hướng từ

khái niệm cơ bản cho đến các ứng dụng nâng cao, các ví dụ

căn bản sinh viên được hướng dẫn lập trình bằng ngôn ngữ lập

trình Assembly và C, riêng các ứng dụng nâng cao lập trình

bằng ngôn ngữ C.

4 HK6 Tiểu luận

37 Truyền động điện

(2+1)

Học phần bao gồm 9 chương nhằm trang bị sinh viên kiến thức

về hệ truyền động; các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ

điện một chiều và xoay chiều, phân tích quá trình điện từ có

trong hệ truyền động dùng các bộ biến đổi. Nghiên cứu một số

cấu trúc mới của truyền động điện xoay chiều hiện đại; phương

pháp chung tính và chọn thiết bị lực, thiết bị bảo vệ cho các hệ

truyền động điện. Rèn luyện cho người học các kỹ năng như:

kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân

tích và tư duy phản biện.

3 HK6 Tự luận

38 Kỹ thuật chiếu sáng

(2+1)

Học phần gồm 5 chương, trang bị cho sinh viên những kiến

thức về các đại lượng cơ bản trong kỹ thuật chiếu sáng, màu

sắc ánh sáng, các loại nguồn sáng, các phương pháp tính toán

chiếu sáng trong nhà, chiếu sáng đường phố, các phần mềm

tính toán chiếu sáng

3 HK6 Tự luận

39 Cảm biến và mạng

cảm biến (2+1)

Học phần này bao gồm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức

năng của các loại cảm biến trong kỹ thuật cảm biến đo lường

các đại lượng vật lý; kết mạng thu thập dữ liệu và điều khiển

các thông số trạng thái công nghệ dùng trong công nghiệp và

trong các nghiên cứu thực nghiệm

3 HK6 Trắc nghiệm

40 CAD trong kỹ thuật

điện nâng cao (2+1)

Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về CAD

(Computer Aided Design), giới thiệu một số phần mềm hỗ trợ

thiết kế, tính toán, trình diễn trong lĩnh vực Kỹ thuật điện và

cách sử dụng. Song song đó, môn học tích hợp giảng dạy các

kỹ năng như: tư duy phân tích, tư duy phản biện, tư duy giải

quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm

3 HK6 Tiểu luận

41 Lập trình hệ thống

nhúng (2+1)

Học phần gồm 8 chương trang bị cho sinh viên ngành Kỹ thuật

điện các kiến thức cơ bản và đầy đủ về các vấn đề chung quanh

lĩnh vực hệ thống máy tính. Môn học cung cấp sinh viên những

kiến thức nâng cao về phần cứng và lập trình hệ thống điều

khiển có nhúng máy vi tính.

3 HK6 Tiểu luận

42 Công tác kỹ sư (2+0)

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ soạn thảo văn

bản, thuyết trình, điều khiển cuộc họp để thực hiện và trình bày

bài thuyết trình và các dạng văn bản khác. Viết CV, resume,

thư xin việc … Quản lý thời gian và xử lý các tình huống để

hoàn thành bài tập trên lớp đúng thời hạn, làm việc nhóm và

tác phong làm việc của người kỹ sư.

2 HK7 Tiểu luận

43 SCADA (0+2)

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về thu thập dữ

liệu tự động, truyền tin khoảng cách xa, quản lý dữ liệu tập

trung và đặc biệt đưa ra các cảnh báo kịp thời cho người vận

hành với giao diện đồ họa thân thiện. SCADA là một công

nghệ mới, ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau,

đặc biệt là trong hệ thống tự động hóa. Với những dự án lắp

đặt hệ thống SCADA đã và đang được thực hiện khắp trên thế

giới, và các hệ thống này sẽ ngày càng trở nên hiệu quả, tiết

kiệm, đóng góp được nhiều hơn cho nền kinh tế

2 HK7 Tiểu luận

44 Đồ án môn học 1

(0+2)

Học phần nhằm giúp sinh viên ứng dụng kiến thức chuyên

ngành mình học để bắt đầu giải quyết những vấn đề đặt ra một

cách hợp lý và có khoa học. Vận dụng kiến thức được tích lũy

trong chương trình học để thiết kế một đồ án cung cấp điện cho

một nhà xưởng, tòa nhà. Toàn bộ kết quả thiết kế sẽ được trình

bày trong đồ án môn học 1.

2 HK7 Đồ án

45 Trang bị điện (2+1)

Học phần bao gồm 6 chương nhằm trang bị cho sinh viên

những kiến thức cơ bản

về cách biểu diễn các ký hiệu trên sơ đồ điện, các mạch điều

khiển khởi động động cơ điện, các phương pháp khởi động,

đảo chiều quay và hãm động cơ điện, thiết kế và phân tích các

mạch động lực, mạch điều khiển theo hành trình, liên động và

mạch điều khiển tiếp điểm, trang bị điện trong các máy công

nghiệp

3 HK7 Tiểu luận

46 PLC nâng cao (2+1)

Chương trình môn học PLC cung cấp các chuyên sâu về các

dòng PLC của các hãng khác nhau, điều khiển PID, HSC, MC,

mạng truyền thông PLC…, sinh viên tự thực hiện logic các hệ

thống điều khiển trên bằng chương trình mô phỏng và bằng mô

hình kit thí nghiệm. Học phần bao gồm 6 chương trình bày

các kiến thức về PID, HSC, PWM, lập trình ngôn ngữ cấp cao,

mạng truyền thông công nghiệp hỗ trợ cho PLC của Siemens

và các họ PLC khác. Từ đó sinh viên có thể tiếp nhận các dự

án tự động, có thể giải quyết các yêu cầu công nghệ từ các xí

nghiệp, công ty từ khâu thiết kế phần cứng cho đến lập trình

phần mềm. Song song đó, môn học tích hợp giảng dạy các kỹ

năng như: tư duy phân tích, tư duy phản biện, tư duy giải quyết

vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm.

3 HK7 Tiểu luận

47 Kỹ thuật Robot (2+1)

Học phần bao gồm 5 chương nhằm cung cấp các kiến thức cơ

bản về kỹ thuật robot; phân loại và ứng dụng robot; các thành

phần cơ bản của Robot; các phương pháp xây dựng mô hình

động học và động lực học của robot; các dạng bài toán điều

khiển cho robot, thiết kế cơ khí và hệ thống điều khiển cho

robot; lập trình, mô phỏng, vận hành điều khiển robot. Song

song đó, môn học tích hợp giảng dạy các kỹ năng như: tư duy

phân tích, tư duy phản biện, tư duy hệ thống, tư duy giải quyết

vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm.

3 HK7 Tiểu luận

48 Mạng truyền tải và

phân phối điện (2+1)

Học phần bao gồm 9 chương nhằm trang bị cho sinh viên

những kiến thức khái quát về Mạng truyền tải và phân phối

điện, tính toán tham số các phần tử, tính toán chế độ xác lập,

phân bố công suất của mạng điện, chọn tiết diện dây dẫn, điều

chỉnh điện áp và tối ưu hóa chế độ làm việc của mạng điện,

khái quát về truyền tải điện 1 chiều cao áp. Rèn luyện cho

người học các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng

tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư duy phản biện.

3 HK7 Tự luận

49 Thực tập doanh

nghiệp 3 (0+4)

Mục tiêu của phần này, sinh viên sẽ áp dụng các kiến thức của

ngành nghề để tham gia dự án tại doanh nghiệp. Học phần giúp

sinh viên rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp: phân tích, đánh

giá yêu cầu của bài toán, tính năng ứng dụng; thiết kế, cài đặt,

kiểm thử giải pháp cho bài toán, tính năng ứng dụng.

4 HK7 Tiểu luận

50 Đồ án môn học 2

(0+2)

Học phần nhằm ứng dụng kiến thức chuyên ngành cho sinh

viên giải quyết những vấn đề đặt ra một cách hợp lý và có

khoa học. Vận dụng kiến thức được tích lũy trong chương trình

học để thiết kế một đồ án theo một trong các hướng: Tính toán

chọn máy biến áp và tổn thất điện năng, tính toán kinh tế kỹ

thuật – chọn phương án thiết kế, sơ đồ cấu trúc, tính toán ngắn

mạch, tính toán chọn khí cụ điện và phần dẫn điện, tính toán tự

dùng trong nhà máy điện và trạm biến áp; Thiết kế một hệ

thống, dây chuyền sản xuất, điều khiển, giám sát tự động;

Thiết kế hệ thống điện sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Toàn bộ kết quả thiết kế, xây dựng lưu đồ giải thuật, Lập trình,

mô phỏng các kết quả sẽ được trình bày trong đồ án môn học

2. Sinh viên có thể phát triển đồ án 2 thành Đồ án tốt nghiệp

theo một trong những hướng đã chọn. Rèn luyện cho người

học các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy

hệ thống, tư duy phân tích và tư duy phản biện

2 HK8 Đồ án

51 IoTs và ứng dụng

(2+1)

Học phần cung cấp cho sinh viên có những khái niệm cơ bản

về Internet of Things, các tiềm năng và thách thức trong xây

dựng ứng dụng thực tế. Sinh viên tham gia thực hành trên bo

mạch Arduino để xây dựng các ứng dụng Internet of Things

đáp ứng với nhu cầu trong thực tế.

3 HK8 Tiểu luận

52 Năng lượng tái tạo

(2+1)

Học phần bao gồm 6 chương nhằm trang bị cho sinh viên

những kiến thức khái quát về năng lượng tái tạo: năng lượng

mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, v.v.. Rèn luyện

cho người học các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ

năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư duy phản biện.

Ứng dụng phần mềm PSIM để khảo sát một số mạch.

3 HK8 Tiểu luận

53 Nhà máy điện, trạm

biến áp (2+1)

Học phần trình bày các khái niệm chung về năng lượng, công

nghệ sản xuất điện năng, vai trò các nhà máy điện trong Hệ

thống điện; Các kiến thức về đồ thị phụ tải; Các chế độ nối đất

trong hệ thống điện. Trình bày kiến thức chung và đặc điểm

vận hành của các phần tử nhà máy và trạm, bao gồm: Máy biến

áp điện lực, các thiết bị đóng cắt, khí cụ điện cao áp; Cách lựa

chọn các thiết bị, khí cụ điện và dây dẫn; Giới thiệu các loại sơ

đồ nối điện trong nhà máy và trạm biến áp; Lựa chọn sơ đồ nối

điện, sơ đồ thiết bị phân phối cho Trạm và Nhà máy; Quy trình

thao tác đóng cắt mạch điện trong các sơ đồ

3 HK8 Tự luận

54

Các giải pháp tiết

kiệm năng lượng

(2+1)

Học phần trang bi cho sinh viên ngành Kỹ thuật điện những

kiến thức cơ bản về: những vấn đề của năng lượng trên thế giới

và Việt Nam, hệ thống quản lý và kiểm toán năng lượng, phân

tích kinh tế kỹ thuật của các dự án tiết kiệm năng lượng. Đồng

thời, môn học trang bị các kiến thức về thiết kế tòa nhà xanh,

kiểm toán năng lượng và các giải pháp công nghệ tiết kiệm

năng lượng cho các đối tượng: hệ thống cung cấp điện, hệ

thống chiếu sáng, hệ thống cơ, hệ thống nhiệt. Môn học rèn

luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm,

kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư duy phản biện.

Học phần rèn luyện cho người học các kỹ năng về lựa chọn,

đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các hộ đặc trưng

như: trường học, bệnh viện, tòa nhà, xí nghiệp công nghiệp.

3 HK8 Tiểu luận

55 Kỹ thuật cao áp (2+1)

Môn học Kỹ thuật điện cao áp cung cấp cho sinh viên những

kiến thức khoa học về quá trình hình thành và phát triển của sét

trong tự nhiên. Tác động trực tiếp và gián tiếp của sét đến

mạng điện phân phối và các công trình công nghiệp. Từ đó,

sinh viên sẽ được học cách tính toán, thiết kế và lựa chọn thiết

bị cho việc bảo vệ chống sét trực tiếp là hệ thống chống sét

trực tiếp cổ điển bằng các kim và dây thu sét, hệ thống hiện đại

tia tiên đạo,…, và chống sét gián tiếp là các chống sét van cho

mạng điện phân phối, các thiết bị chống sét cảm ứng cho mạng

điện sinh hoạt và các thiết bị điện dân dụng…Tất cả các hệ

thống bảo vệ này được nối với hệ thống nối đất chống sét.

3 HK8 Tự luận

56

Mạng truyền thông

trong công nghiệp

(2+1)

Nội dung học phần bao gồm 5 chương, trong đó chương 1 trình

bày tổng quan về mạng truyền thông công nghiệp, chương 2

đưa ra các cơ sở kỹ thuật, chương 3 mô tả các thành phần cơ

bản của mạng; chương 4 nghiên cứu các hệ thống Bus tiêu

biểu, chương 5 phân tích các vấn đề trong tích hợp hệ thống và

chương cuối khảo sát giải pháp mạng truyền thông công

nghiệp của Siemens Simatic PCS7. Song song đó, môn học

tích hợp giảng dạy các kỹ năng như: tư duy phân tích, tư duy

phản biện, tư duy giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm.

3 HK8 Tự luận

57 Bảo vệ Rơle và tự

động hóa (2+1)

Học phần bao gồm 9 chương nhằm trang bị cho sinh viên

những kiến thức khái quát về hệ thống bảo vệ rơ le, giới thiệu

chức năng, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật của các

loại rơ le bảo vệ: Bảo vệ quá dòng điện, bảo vệ khoảng cách,

bảo vệ so lệch... Tính toán các thông số cài đặt của các loại rơ

le, thiết kế mạch điều khiển, mạch bảo vệ của hệ thống bảo vệ

rơ le bảo vệ các phần tử trong hệ thống điện và trong mạng

điện công nghiệp, cài đặt và thử nghiệm hệ thống bảo vệ rơ le

… Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng làm

3 HK8 Tự luận

việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư

duy phản biện.

58 Máy điện đặc biệt

(2+1)

Học phần trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật

điện điện tử những kiến thức cơ bản về các loại máy điện đặc

biệt được kích thích bằng các dòng điện thông qua các bộ

chuyển mạch điện tư, bao gồm các loại động cơ bước, động cơ

DC không chổi than, động cơ từ trở. Học phần cũng trang bị

cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại động cơ được

thiết kế và chế tạo để sử dụng trong các hệ thống điều khiển

phản hồi, bao gồm động cơ servo DC, AC, động cơ tự đồng bộ

và resolvers

3 HK8 Tự luận

59 Chất lượng điện năng

(2+1)

Học phần này giới thiệu về các vấn đề chất lượng điện năng

xét trên phương diện hệ thống cung cấp điện cũng như hộ tiêu

thụ điện dân dụng hoặc công nghiệp. Học phần đề cập đến

các vấn đề sau: Chất lượng điện năng tổng quan; Các tiêu

chuẩn; Gián đoạn điện; Độ tin cậy trong hệ thống điện; Hiện

tượng võng điện áp; Nhiễu điện từ; Vấn đề họa tần trên lưới

cấp điện; Các quy định về hoạ tần cho hộ tiêu thụ điện

3 HK8 Tự luận

60 Quản lý dự án (2+1)

Học phần cung cấp cho người học những lý luận về dự án đầu

tư nói chung và dự án điện - điện tử nói riêng. Ngoài ra cung

cấp cho người học kỹ năng xây dựng được khung logic của dự

án, xây dựng được kế hoạch thực xác định được các tiêu chí

giám sát và đánh giá dự án.

3 HK8 Tiểu luận

61 Thực tập tốt nghiệp

(0+5)

Học phần này trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết

của một kỹ sư thuộc lĩnh vực hệ thống điện, hệ thống tự động

hóa và năng lượng tái tạo. Ngoài ra, học phần cũng hổ trợ sinh

viên hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và các kỹ

năng nghề nghiệp

5 HK9 Tiểu luận

62 Báo cáo tốt nghiệp

(0+10)

Học phần nhằm ứng dụng kiến thức chuyên ngành cho sinh

viên giải quyết những vấn đề đặt ra một cách hợp lý và có

khoa học. Vận dụng kiến thức được tích lũy trong chương trình

học để thiết kế một đồ án theo một trong các hướng: Tính toán

chọn máy biến áp và tổn thất điện năng, tính toán kinh tế kỹ

thuật – chọn phương án thiết kế, sơ đồ cấu trúc, tính toán ngắn

mạch, tính toán chọn khí cụ điện và phần dẫn điện, tính toán tự

dùng trong nhà máy điện và trạm biến áp; Thiết kế một hệ

thống, dây chuyền sản xuất, điều khiển, giám sát tự động;

Thiết kế hệ thống điện sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Toàn bộ kết quả thiết kế, xây dựng mô hình, mô phỏng sẽ được

trình bày trong báo cáo tốt nghiệp.

10 HK9 Tiểu luận

1.4. Chương trình KỸ THUẬT ĐIỆN, khóa học 2020-2024

STT Tên môn học Mục đích môn học

Số

tín

chỉ

Lịch trình

giảng dạy

Phương pháp

đánh giá sinh

viên

Khóa 2020 Ngành Kỹ thuật điện

1 Toán cao cấp A1

(2+0)

Kiến thức:

Sinh viên có khả năng trình bày được một số kiến thức cơ bản

về giải tích hàm một biến, hàm nhiều biến và lý thuyết chuỗi.

Kỹ năng:

Vận dụng các kiến thức học được để giải quyết các bài toán

trong chương trình học và các bài toán có liên quan.

Phát triển tư duy biện luận, tư duy phân tích, tư duy logic và

kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc cũng như trong đời

sống.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Tạo tiền đề cơ sở cho sinh viên đam mê học hỏi, bồi đắp năng

lực tự học tập, tự nghiên cứu và học tập suốt đời, tạo thói quen

làm việc có trách nhiệm.

2 HK1 Tự luận

2 Vật lý đại cương A1

(2+0)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức về động học

chất điểm, động lực học chất điểm-vật rắn, công và năng

lượng, nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử, nguyên lý

thứ nhất và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học, dòng

điện không đổi, từ trường, ...từ đó giải thích các hiện tượng vật

lý trong đời sống và kỹ thuật.

Môn học này có các bài tập yêu cầu sinh viên ứng dụng lý

thuyết của môn học và các lý thuyết về toán học,… để giải

những bài tập về vectơ vận tốc, vectơ gia tốc của chất điểm-vật

rắn, các lực cơ học, công, công suất, vectơ động lượng, động

năng thế năng, momen lực, momen động lượng, nội năng,

2 HK1 Tự luận

công, hiệu suất động cơ, hiệu suất máy làm lạnh, dòng điện

không đổi, cảm ứng từ, cường độ điện trường, từ trường.

Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng tư duy giải

quyết vấn đề, tư duy phân tích và tư duy phản biện.

3 Pháp luật (2+0)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất

về nhà nước, pháp luật; các lĩnh vực pháp luật trong hệ thống

pháp luật Việt Nam; pháp luật quốc tế; đào tạo luật và nghề

luật ở Việt Nam. Từ đó giúp người học nâng cao sự hiểu biết

về vai trò và sự quan trọng của Nhà nước và pháp luật trong

đời sống, có những quan điểm đúng đắn về đường lối, chính

sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, có thái độ

tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, có ý thức đầy đủ về

bổn phận và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia, biết

áp dụng pháp luật trong cuộc sống làm việc của mình, nhất là

đối với người học trong các ngành học thuộc khoa học xã hội,

vừa cần những lý luận cơ bản về pháp luật, vừa cần những kiến

thức pháp luật chuyên ngành.

2 HK1 Tự luận

4

Nhập môn nhóm

ngành kỹ thuật Điện

Điện tử (2+0)

Sinh viên có được sự hiểu biết đúng về ngành nghề kỹ thuật

nói chung. Sinh viên hiểu về những kiến thức cơ sở của kỹ

thuật và ngành kỹ thuật Điện – Điện tử. Sinh viên học tập một

cách chủ động trong lớp, làm việc theo nhóm và giao tiếp hiệu

quả. Sinh viên có sự thay đổi thái độ và ứng xử theo hướng

tích cực. Vận dụng những kiến thức cơ bản cần có để hình

thành một kỹ sư vừa có chuyên môn vừa có đạo đức nghề

nghiệp.

2 HK1 Tiểu luận

5

Thực hành Nhập môn

nhóm ngành kỹ thuật

Điện Điện tử (0+1)

Sinh viên có được sự hiểu biết đúng về ngành nghề kỹ thuật

nói chung. Sinh viên hiểu về những kiến thức cơ sở của kỹ

thuật và ngành kỹ thuật Điện – Điện tử. Sinh viên học tập một

cách chủ động trong lớp, làm việc theo nhóm và giao tiếp hiệu

quả. Sinh viên có sự thay đổi thái độ và ứng xử theo hướng

tích cực. Vận dụng những kiến thức cơ bản cần có để hình

thành một kỹ sư vừa có chuyên môn vừa có đạo đức nghề

nghiệp.

1 HK1 Tiểu luận

6 Thực hành Vật lý đại

cương A1 (0+1)

Môn học nhằm rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng cơ bản

về thực hành vật lý đại cương, nắm rõ nguyên tắc các phép đo

trong vật lý, xác định một số đại lượng vật lý thông qua các bài

thực hành.

Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

1 HK1 Thực hành

7 Nghiên cứu khoa học

(3+0)

Năm thứ nhất

- Hiểu được các nội dung của phần kiến thức đại cương về

phương pháp nghiên cứu khoa học (15 tiết):

- Trình bày được các khái niệm: khoa học, nghiên cứu khoa

học, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu,

giả thuyết nghiên cứu, đạo đức nghiên cứu

- Chứng minh khả năng tìm và sử dụng tư liệu phù hợp để giải

quyết các vấn đề nghiên cứu

2 HK2 Bài tập lớn

- Chứng minh khả năng đọc và viết tóm tắt một quyển sách,

bài báo khoa học

- Hiểu và áp dụng được phương pháp nghiên cứu chuyên

ngành (30 tiết) và mỗi năm đăng ký một đề tài nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu một đề cương nghiên cứu của chuyên

ngành – thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường

dành cho sinh viên

Từ năm thứ 2 – năm thứ 4

- Tiến hành nghiên cứu

- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

- Công bố kết quả nghiên cứu – thực hành viết bài báo khoa

học

8 Giáo dục thể chất (lý

thuyết) (2+0)

Học phần trang bị cho người học hệ thống lý thuyết về thể dục

thể thao và các nguyên lý các kỹ thuật, chiến thuật thi đấu;

phương pháp phát triển các tố chất thể lực chung và chuyên

môn; hiểu một số điều luật và phương pháp trọng tài các phân

môn trong thể thao

2 HK2 Tự luận

9 Toán cao cấp A2

(2+0)

- Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của

đại số tuyến tính như: ma trận, định thức, hệ phương trình

tuyến tính, không gian vecto và ánh xạ tuyến tính.

- Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng làm việc

nhóm, kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề, tư duy phân tích và

tư duy phản biện.

2 HK2 Tự luận

10 Quản trị doanh

nghiệp (2+0)

Sau khi học xong học phần, người học được trang bị các kiến

thức và nguyên lý cơ bản về quản trị doanh nghiệp như quản

trị marketing, quản trị sản xuất, quản trị nhân sự. Ngoài ra, học

phần còn rèn luyện cho người học kỹ năng vận dụng những

kiến thức về quản trị trong thực tiễn

2 HK2 Tự luận

11 Giải tích mạch điện 1

(3+0)

Kiến thức: phân tích các bài toán về mạch điện, áp dụng giải

mạch điện để tính toán các thông số về dòng điện, điện áp,

công suất. Người học còn được trang bị thêm các kiến thức về

mạch điện ba pha.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và

tư duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo

đức nghề nghiệp

3 HK2 Tự luận

12 Vật lý đại cương A2

(2+0)

Học phần trang bị cho người học các kiến thức về điện từ

trường; các kiến thức cơ bản về quang học sóng, quang học

lượng tử, cơ học lượng tử, cũng như các kiến thức cơ bản trong

lĩnh vực vật lý nguyên tử và hạt nhân ... từ đó có thể hiểu và

giải thích các hiện tượng vật lý trong đời sống và kỹ thuật hiện

đại hiện nay.

Môn học này có các bài tập yêu cầu sinh viên ứng dụng lý

thuyết của môn học và các lý thuyết về toán học,… để giải

những bài tập trong các nội dung tương ứng, từ đó rèn luyện

cho người học các kỹ năng như: kỹ năng tư duy giải quyết vấn

đề, tư duy phân tích và tư duy phản biện

2 HK2 Tự luận

13 Thực hành vật lý đại

cương A2 (0+1)

Môn học nhằm rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng cơ bản

về thực hành vật lý đại cương, nắm rõ nguyên tắc các phép đo

trong vật lý, xác định một số đại lượng vật lý thông qua các bài

thực hành.

Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.

1 HK3 Thực hành

14 Toán kỹ thuật (3+0)

Sau khi học xong, người học được trang bị các kiến thức

chuyên sâu trong toán cao cấp được ứng dụng trong kỹ thuật

và đặc biệt trong lĩnh vực Điện- điện tử, bao gồm: Hàm biến

phức; thặng dư; Biến đổi Fourier; Biến đổi Laplace. Ngoài ra

học phần còn rèn luyện cho người học các kỹ năng như: phân

tích và phản biện trong giải quyết các bài toán, có khả năng

nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết toán học, kỹ năng làm việc

nhóm, kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề trong quá trình làm bài

tập.

3 HK3 Tự luận

15 Tư duy biện luận ứng

dụng (2+0)

Học phần trang bị cho người học những kiến thức về lĩnh vực

tư duy biện luận, đồng thời cũng rèn luyện cho người học

những kĩ năng phân tích đánh giá các vấn đề trong học tập

cũng như trong cuộc sống một cách sáng tạo và có hiệu quả

2 HK4 Tự luận

16 An toàn điện (2+0)

Kiến thức: Sau khi học xong học phần này, người học trình

bày được các khái niệm cơ bản về an toàn điện, các biện pháp

chống điện giật, phân tích an toàn trong các mạng điện, tính

toán hệ thống chống sét trực tiếp và lan truyền.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống và tư duy phản biện.

Thái độ: Tuân thủ các quy chuẩn nghề nghiệp, nhận thức trách

nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp

2 HK4 Tự luận

17 Điện tử tương tự

(3+0)

Kiến thức: Sau khi học xong học phần này, người học có khả

năng phân tích hoạt động, tính toán các mạch điện tử tương tự,

kết hợp các mạch điện tử cơ bản thành mạch điện tử có chức

năng phức tạp hơn

Kỹ năng: Học phần rèn luyện cho người học các kỹ năng như:

Kỹ năng phân tích nguyên lý hoạt động, tính toán, thiết kế và

sáng tạo các mạch điện tử tương tự từ các sơ đồ từ các mạch

điện tử tương tự cơ bản thông qua các bài tập trên lớp và các

bài thực hành ở phòng thí nghiệm.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo

đức nghề nghiệp

3 HK4 Tự luận

18 Thực hành điện tử

tương tự (0+1)

Kiến thức: Sau khi học xong học phần này, người học có khả

năng phân tích hoạt động, tính toán các mạch điện tử tương tự,

kết hợp các mạch điện tử cơ bản thành mạch điện tử có chức

năng phức tạp hơn

Kỹ năng: Học phần rèn luyện cho người học các kỹ năng như:

Kỹ năng phân tích nguyên lý hoạt động, tính toán, thiết kế và

sáng tạo các mạch điện tử tương tự từ các sơ đồ từ các mạch

điện tử tương tự cơ bản thông qua các bài tập trên lớp và các

bài thực hành ở phòng thí nghiệm.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo

đức nghề nghiệp

1 HK4 Thực hành

19 Giải tích mạch điện 2

(2+0)

Kiến thức: phân tích các bài toán về mạch điện, áp dụng giải

mạch điện để tính toán các thông số về dòng điện, điện áp,

công suất. Người học còn được trang bị thêm các kiến thức về

mạch điện ba pha, mạng hai cửa và phân tích tính toán về quá

trình quá độ trong mạch điện…

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và

tư duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán.

2 HK4 Tự luận

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo

đức nghề nghiệp

20 Điện tử số (3+0)

Kiến thức:

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về mạch điện tử số và

hệ thống số.

- Giải thích được phương pháp chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu

tương tự và số.

- Mô tả được cấu trúc hoạt động của vi mạch số cơ bản TTL và

CMOS

Kỹ năng:

- Phân biệt và ứng dụng được các cổng logic cơ bản để thiết

kế các mạch tích hợp

- Chuyển đổi qua lại được giữa các hệ thống số và giữa tín hiệu

tương tự và số

- Thiết được các mạch ứng dụng của mạch điện tử số.

Thái độ:

- Phối hợp làm việc nhóm và phát huy được kỹ năng tư duy

giải quyết vấn đề, tư duy phân tích và tư duy phản biện để thực

hiện các giải pháp mạng truyền thông công nghiệp trong thực

tế.

3 HK4 Tự luận

21 Thực hành điện tử số

(0+1)

Kiến thức:

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về mạch điện tử số và

hệ thống số.

- Giải thích được phương pháp chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu

tương tự và số.

- Mô tả được cấu trúc hoạt động của vi mạch số cơ bản TTL và

CMOS

Kỹ năng:

1 HK4 Thực hành

- Phân biệt và ứng dụng được các cổng logic cơ bản để thiết

kế các mạch tích hợp

- Chuyển đổi qua lại được giữa các hệ thống số và giữa tín hiệu

tương tự và số

- Thiết được các mạch ứng dụng của mạch điện tử số.

Thái độ:

- Phối hợp làm việc nhóm và phát huy được kỹ năng tư duy

giải quyết vấn đề, tư duy phân tích và tư duy phản biện để thực

hiện các giải pháp mạng truyền thông công nghiệp trong thực

tế.

22 Triết học Mác –

Lênin (3+0)

- Phát biểu được những kiến thức căn bản, hệ thống về triết

học Mác – Lênin.

- Vận dụng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện

chứng duy vật làm nền tảng lí luận cho việc nhận thức các vấn

đề, nội dung của các môn học khác.

- Tuân theo giá trị bản chất khoa học, cách mạng của triết học

Mác – Lênin.

3 HK5

Trắc nghiệm và

tự luận trên máy

tính

23 Thực hành giáo dục

thể chất (0+3)

Về kiến thức: Sinh viên thực hiện được động tác của môn thể

thao được học. Áp dụng đúng luật thi đấu. Giải thích được tác

dụng của việc tập luyện thể dục thể thao. Phát triển các tố chất

vận động.

- Về kỹ năng: Lập lại đúng động tác, tiến dần đến việc hình

thành kỹ năng, kỹ xảo vận động. Có thể tham gia biểu diễn

hoặc thi đấu môn thể thao đã học.

- Về thái độ: Hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao

để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực và tầm vóc. Có thái độ

tích cực, lạc quan, sống lành mạnh.

3 HK5 Thực hành

24 Điện tử công suất

(3+0)

Kiến thức: Sau khi học xong học phần này người học có khả

năng sử dụng kiến thức cơ sở của lĩnh vực điện tử công suất,

các linh kiện công suất; các phương pháp phân tích tín hiệu

trong mạch công suất, các dạng mạch công suất cơ bản,

phương pháp tính toán thiết kế mạch công suất, các ứng dụng

của mạch điện tử công suất trong công nghiệp.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và

tư duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán,

mô phỏng.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo

đức nghề nghiệp

3 HK5 Tự luận

25 Thực hành điện tử

công suất (0+1)

Kiến thức: Sau khi học xong học phần này người học có khả

năng sử dụng kiến thức cơ sở của lĩnh vực điện tử công suất,

các linh kiện công suất; các phương pháp phân tích tín hiệu

trong mạch công suất, các dạng mạch công suất cơ bản,

phương pháp tính toán thiết kế mạch công suất, các ứng dụng

của mạch điện tử công suất trong công nghiệp.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và

tư duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán,

mô phỏng.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo

đức nghề nghiệp

1 HK5 Báo cáo thực

hành

26 Cơ sở lập trình (3+0)

Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan

về lập trình và các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình: các

phương pháp biểu diễn thuật toán, các kiểu dữ liệu cơ bản,

phép toán, biểu thức, cấu trúc điều khiển, hàm, mảng một

chiều.

Kỹ năng:

- Học phần rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng tư duy: thuật

toán, phân tích, biện luận, lập trình, logic để giải quyết các bài

toán thông qua các bài tập làm ở nhà.

- Hình thành tư duy thuật toán và tư duy lập trình để giải quyết

bài toán cụ thể

- Biết cách xây dựng thuật toán và chuyển từ thuật toán sang

ngôn ngữ lập trình.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo

đức nghề nghiệp.

3 HK5 Tự luận

27 Thực hành cơ sở lập

trình (0+1)

Kiến thức: Sau khi hoàn tất học phần, sinh viên có khả năng:

- Nắm vững các bước để giải quyết một bài toán thông qua

thuật toán.

- Chuyển hóa từ thuật toán sang ngôn ngữ lập trình C++.

- Hiểu được cấu trúc chung của một ngôn ngữ lập trình

Kỹ năng: Môn học rèn luyện các kỹ năng tư duy phân tích, tư

duy phản biện, tư duy logic, tư duy thuật toán để giải quyết các

bài toán thông qua thực hành trên phòng lab và các bài tập làm

ở nhà.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo

đức nghề nghiệp.

1 HK5 Thực hành

28 Kinh tế chính trị Mác

– Lênin (2+0)

- Sinh viên phát biểu được những tri thức cơ bản, cốt lõi của

kinh tế chính trị Mác – Lênin. 2 HK6

Trắc nghiệm và

tự luận trên máy

tính

- Phân tích được bản chất các quan hệ kinh tế trong phát

triển kinh tế- xã hội của đất nước và thế giới.

- Có ý thức trách nhiệm phù hợp với vị trí việc làm và cuộc

sống trên lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin.

29 Xác suất thống kê

(3+0)

Sau khi học xong học phần, sinh viên hiểu được các khái niệm

cơ bản của xác suất thống kê; biết cách tính xác suất; hiểu và

áp dụng được các phân phối xác suất cơ bản; lập và giải được

các bài toán ước lượng, kiểm định từ những vấn đề thực tế.

3 HK6 Tự luận

30 Đổi mới sáng tạo và

khởi nghiệp (3+0)

Sau khi học xong học phần, môn học cung cấp những kiến

thức giúp người học trau dồi các tố chất của doanh nhân từ đó

xác định mục tiêu, sứ mệnh khởi nghiệp đúng đắn, áp dụng các

phương pháp để tìm ra ý tưởng khởi nghiệp, lập kế hoạch khởi

nghiệp hợp lý; tìm kiếm người hợp tác, đối tác triển khai thực

hiện ý tưởng khởi nghiệp; vận dụng các phương pháp quản trị

để điều hành doanh nghiệp mới hoạt động hiệu quả. Ngoài ra,

học phần còn rèn luyện cho người học kỹ năng quản lý thời

gian và xử lý các tình huống để hoàn thành bài tập trên lớp

đúng thời hạn, kỹ năng làm việc nhóm và tác phong làm việc

của người kỹ sư

3 HK6 Tiểu luận

31 Vi điều khiển (3+0)

Kiến thức: Cung cấp người học kiến thức về lập trình vi điều khiển

học MCU51

Kỹ năng: Học phần rèn luyện cho người học các kỹ năng phân tích

nguyên lý hoạt động, tính toán, thiết kế và sáng tạo các mạch điện tử

dùng vi điều khiển

3 HK6 Tiểu luận

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, năng lực học tập suốt đời

32 Thực hành vi điều

khiển (0+1)

Kiến thức: Cung cấp người học kiến thức về lập trình vi điều khiển

học MCU51

Kỹ năng: Học phần rèn luyện cho người học các kỹ năng phân tích

nguyên lý hoạt động, tính toán, thiết kế và sáng tạo các mạch điện tử

dùng vi điều khiển

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, năng lực học tập suốt đời

1 HK6 Thực hành

33

Những vấn đề kinh tế

xã hội đông nam bộ

(2+0)

- Về kiến thức: Giúp người học tìm hiểu quá trình hình thành

và phát triển Đông Nam Bộ, quá đó đánh giá được vai trò của

khu vực này trong sự phát triển chung của khu vực Nam bộ và

cả nước nói chung.

- Về kỹ năng: Học phần giúp người học những kỹ năng cơ bản

trong việc xác định được những vấn đề cơ bản về kinh tế - xã

hội vùng Đông Nam Bộ trong quá khứ và hiện tại, làm nền

tảng cho việc vận dụng vào quá trình học tập và làm việc của

người học sau khi tốt nghiệp.

- Về thái độ: Trang bị thái độ trân trọng những thành quả của

nhân dân lao động đã tạo dựng nên trên vùng đất Đông Nam

Bộ, làm động lực để phấn đấu học tập và cống hiến nhằm xây

dựng Đông Nam Bộ ngày càng trở nên giàu mạnh, xứng đáng

2 HK7 Tự luận

là một trong những khu vực đi đầu cả nước trong sự nghiệp đổi

mới và xây dựng xã hội chủ nghĩa.

34 Cơ sở điều khiển tự

động (3+0)

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng trình

bày và xác định được các lý thuyết cơ bản về điều khiển tự

động như: hàm truyền, phương trình trạng thái; phương pháp

phân tích sự ổn định hệ thống điều khiển tự động dùng giản đồ

Bode, tiêu chuẩn Routh-Hurwithz, quỹ đạo nghiệm số. Ngoài

ra, người học còn có khả năng phân tích được các tiêu chuẩn

chất lượng của hệ thống trong miền tần số và thời gian, thiết kế

hệ thống điều khiển tự động liên tục với các kỹ thuật bù: PID,

sớm pha, trễ pha, sớm trễ pha, phương pháp quỹ đạo nghiệm

số; Ngoài ra, học phần rèn luyện cho người học các kỹ năng

như: kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề, kỹ năng tính toán, kỹ

năng phân tích và tư duy phản biện thông qua các bài tập trên

lớp.

3 HK7 Tự luận

35 Khí cụ điện (3+0)

Kiến thức: Học phần trang bị cho người học những kiến thức

cơ sở lý thuyết chung về khí cụ điện; các khí cụ điện làm

nhiệm vụ truyền dẫn, đóng ngắt, điều khiển thiết bị đóng ngắt

và bảo vệ trên đường truyền tải năng lượng từ nguồn cung cấp

đến tải tiêu thụ, đọc và thiết kế được các bản vẽ cho các mạch

động lực, mạch điều khiển và bảo vệ cho động cơ, tải tiêu thụ

điện.

Kỹ năng: Sử dụng thành thạo lập trình tính toán Matlab để giải

các bài tập trên lớp và làm bài tập nhóm.

Thái độ: Thể hiện ý chí khởi nghiệp, định hướng nghề nghiệp

rõ ràng; Thể hiện đam mê sáng tạo, học tập suốt đời để đáp

ứng cách mạng công nghiệp 4.0

3 HK7 Tự luận

36 Kỹ thuật đo Điện

Điện tử (2+0)

Kiến thức: Cung cấp sinh viên các khái niệm về đo lường: cơ

cấu chỉ thị kim, chỉ thị số. Sinh viên nắm được nguyên lý hoạt

động và sử dụng được các dụng cụ đo: điện áp AC/DC, dòng

điện AC/DC, đo điện trở, điện dung, điện cảm, hỗ cảm; đo công

suất và điện năng AC/DC; đo cosφ; dao động ký; các thiết bị

phân tích tín hiệu.

Kĩ năng: Sinh viên nắm vững phần lý thuyết, sau đó vận dụng

vào giải bài tập. Rèn luyện kỹ năng phân tích và tính toán và

phương pháp giải các dạng bài toán trong Kỹ thuật đo điện –

điện tử. Sử dụng được các thiết bị đo đã học.

Thái độ: Hoàn thành các bài tập được giao về nhà, chuẩn bị

bài trước khi lên lớp. Tích cực tham gia các hoạt động trên lớp.

Có thái độ nghiêm túc và chăm chỉ trong học tập, cũng như

trong nghiên cứu khoa học, mạnh dạn áp dụng các kiến thức

thu được trong học tập vào ứng dụng thực tế.

2 HK7 Trắc nghiệm

37 Máy điện (3+0)

Sinh viên vận dụng được các kiến thức cơ bản về cơ học, mạch

điện, các định luật về trường điện từ vào việc giải thích nguyên

lý làm việc, mô tả được cấu tạo của các loại máy điện.

Sinh viên mô tả và giải thích được các thông số cơ bản để lựa

chọn, tính toán đánh giá hiệu quả năng lượng ở các chế độ vận

hành thông dụng của máy biến áp , máy điện không đồng bộ

Sinh viên có tư duy và kiến thức tổng quát để phân tích, vận

dụng vào việc giải quyết vấn đề kỹ thuật trong cuộc sống.

Sinh viên mô tả và giải thích được các thông số cơ bản để lựa

chọn, tính toán, đánh giá hiệu quả năng lượng ở các chế độ vận

hành thông dụng của máy điện đồng bộ, máy điện một chiều

Kiến thức: Môn học trang bị cho Sinh viên các kiến thức về :

- Các khái niệm về máy điện

- Các nội dung cơ bản của các loại máy điện làm việc trên cơ

sở cảm ứng điện từ như: máy biến áp, máy điện không đồng

bộ, máy điện đồng bộ và máy điện một chiều.

Kỹ năng:

- Sinh viên giải thích được các nguyên lý làm việc, mô tả được

cấu tạo của các loại máy điện.

- Sinh viên mô tả và giải thích được các thông số cơ bản để lựa

chọn, tính toán đánh giá hiệu quả năng lượng ở các chế độ vận

hành thông dụng của máy biến áp , máy điện không đồng bộ

- Sinh viên có tư duy và kiến thức tổng quát để phân tích, vận

dụng vào việc giải quyết vấn đề kỹ thuật trong cuộc sống.

- Sinh viên mô tả và giải thích được các thông số cơ bản để lựa

chọn, tính toán, đánh giá hiệu quả năng lượng ở các chế độ vận

hành thông dụng của máy điện đồng bộ, máy điện một chiều

Môn học rèn luyện các kỹ năng tư duy phản biện, tư duy kỹ

thuật, tư duy hệ thống để có thể có khả năng phân tích, giải

thích và lập luận giải quyết các vấn đề kỹ thuật của máy điện

3 HK7 Trắc nghiệm

liên quan tới ngành đào tạo, bao gồm tính năng, chế độ làm

việc, ứng dụng của máy điện, khí cụ điện trong lĩnh vực điều

khiển tự động.

Thái độ: Xây dựng đam mê nghề nghiệp.

38 Chủ nghĩa xã hội

khoa học (2+0)

- Phát biểu được những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất về chủ nghĩa xã hội khoa

học.

- Vận dụng những tri thức nói trên vào việc xem xét, đánh giá những vấn đề

về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các

nước trên thế giới.

- Có ý thức chính trị, tư tưởng đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và con đường

đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

2 HK8

Trắc nghiệm và

tự luận trên máy

tính

39 Thực tập điện – điện

tử cơ sở (0+2)

Kiến thức: Hiểu và trình bày được các khí cụ điện, linh kiện

đã được học.

Kỹ năng: Vẽ sơ đồ mạch điện, điện tử. Thi công, lắp ráp các

mạch điện, điện tử

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo

đức nghề nghiệp

2 HK8 Thực hành

40 MATLAB và ứng

dụng (0+2)

Kiến thức: Cung cấp cho người học các kiến thức cơ sở,

phương pháp sử dụng, kỹ thuật tính toán lập trình và ứng dụng

của phần mềm MATLAB.

Kỹ năng: Học phần rèn luyện cho người học các kỹ năng tính

toán, lập trình mô phỏng, phân tích các hệ thống điện, điều

khiẻn tự động dựa trên nền tảng MATLAB. Ngoài ra, rèn

luyện cho người học các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư

duy giải quyết vấn đề, tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư

duy phản biện.

Thái độ: Tuân thủ các quy chuẩn nghề nghiệp, nhận thức trách

nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp.

2 HK8 Tiểu luận

41 Thực hành máy điện

(0+1)

- Về kiến thức: Môn học trang bị cho Sinh viên các kiến thức

về các khái niệm về máy điện cũng như các nội dung cơ bản

của các loại máy điện làm việc trên cơ sở cảm ứng điện từ như:

máy biến áp, máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ và

máy điện một chiều. Ngoài ra, học phần còn trang bị cho sinh

viên các kiến thức về nguyên lý làm việc, mô tả được cấu tạo

của các loại máy điện, thông số cơ bản để lựa chọn, tính toán

đánh giá hiệu quả năng lượng ở các chế độ vận hành thông

dụng của máy biến áp, máy điện không đồng bộ.

- Về kỹ năng: rèn luyện các kỹ năng tính toán, vận hành cơ

bản các loại động cơ.

- Thái độ: Xây dựng đam mê nghề nghiệp.

1 HK8 Thực hành

42 Thực hành kỹ thuật

đo - điện tử (0+1)

Kiến thức: Cung cấp sinh viên các khái niệm về đo lường: cơ

cấu chỉ thị kim, chỉ thị số. Sinh viên nắm được nguyên lý hoạt

động và sử dụng được các dụng cụ đo: điện áp AC/DC, dòng

điện AC/DC, đo điện trở, điện dung, điện cảm, hỗ cảm; đo công

suất và điện năng AC/DC; đo cosφ; dao động ký; các thiết bị

phân tích tín hiệu.

Kĩ năng: Sinh viên nắm vững phần lý thuyết, sau đó vận dụng

vào giải bài tập. Rèn luyện kỹ năng phân tích và tính toán và

phương pháp giải các dạng bài toán trong Kỹ thuật đo điện –

điện tử. Sử dụng được các thiết bị đo đã học.

Thái độ: Hoàn thành các bài tập được giao về nhà, chuẩn bị

bài trước khi lên lớp. Tích cực tham gia các hoạt động trên lớp.

Có thái độ nghiêm túc và chăm chỉ trong học tập, cũng như

trong nghiên cứu khoa học, mạnh dạn áp dụng các kiến thức

thu được trong học tập vào ứng dụng thực tế.

1 HK8 Thực hành

43 Trang bị điện (0+2)

Nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về cách

biểu diễn các ký hiệu trên sơ đồ điện, các mạch điều khiển khởi

động động cơ điện, các phương pháp khởi động, đảo chiều quay

và hãm động cơ điện, thiết kế và phân tích các mạch động lực,

mạch điều khiển theo hành trình, liên động và mạch điều khiển

tiếp điểm, trang bị điện trong các máy công nghiệp.

Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng làm việc

nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư duy

phản biện, Kỹ năng thiết kế, đấu nối, lắp đặt các sơ đồ mạch

điện điều khiển có tiếp điểm.

2 HK8 Thực hành

44 PLC (3+0)

Kiến thức: Học phần trang bị cho người học các kiến thức về

PLC: cấu trúc hoạt động của các họ PLC Siemens, cách thức tổ

chức kết nối phần cứng, tập lệnh và các phương pháp lập trình

khác nhau cùng với các hoạt động đặc trưng.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng nghề nghiệp

như: lập trình nhiều ngôn ngữ khác nhau, thiết kế phần cứng và

phần mềm cho ứng dụng cụ thể sử dụng PLC và các kỹ năng

mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng phần mềm

lập trình PLC, kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề, đưa ra các

giải pháp khắc phục lỗi, tư duy phân tích và tư duy phản biện.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo

đức nghề nghiệp

3 HK8 Tiểu luận

45 Thực hành PLC

(0+1)

Kiến thức: Học phần trang bị cho người học các kiến thức về PLC:

cấu trúc hoạt động của các họ PLC Siemens, cách thức tổ chức kết

nối phần cứng, tập lệnh và các phương pháp lập trình khác nhau cùng

với các hoạt động đặc trưng.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng nghề nghiệp như: lập

trình nhiều ngôn ngữ khác nhau, thiết kế phần cứng và phần mềm cho

ứng dụng cụ thể sử dụng PLC và các kỹ năng mềm như: kỹ năng làm

việc nhóm, kỹ năng sử dụng phần mềm lập trình PLC, kỹ năng tư duy

giải quyết vấn đề, đưa ra các giải pháp khắc phục lỗi, tư duy phân tích

và tư duy phản biện.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo đức

nghề nghiệp

1 HK8 Tiểu luận

46 Cung cấp điện (3+0)

Kiến thức: Sau khi học xong học phần này người học có khả năng

xác định phụ tải tính toán, tính toán tổn thất điện áp, tính toán tổn thất

điện năng, chọn dây dẫn và cáp, chọn thiết bị trung và hạ áp, trình bày

các giải pháp giảm tổn thất điện năng trong mạng điện.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng làm

việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư duy phản

biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo đức

nghề nghiệp

3 HK9 Tự luận

47 Truyền động điện

(2+0)

Kiến thức: Môn học truyền động điện cung cấp cho sinh viên các

kiến thức cơ bản về hệ truyền động điện hiện đại, bao gồm việc phân

tích các đặc tính cơ của các hệ truyền động điện động cơ, điều chỉnh

tốc độ và chọn công suất động cơ. Phân tích các đặc tính của hệ truyền

động điện có bộ biến đổi điện tử công suất; Nghiên cứu các cấu trúc

điều khiển mới của các hệ truyền động động cơ xoay chiều đồng bộ

và không đồng bộ.

Kĩ năng: Sinh viên nắm vững phần lý thuyết, sau đó vận dụng vào

giải bài tập. Rèn luyện kỹ năng phân tích và tính toán và phương pháp

giải các dạng bài toán truyền động điện.

Thái độ: Hoàn thành các bài tập được giao về nhà, chuẩn bị bài

trước khi lên lớp. Tích cực tham gia các hoạt động trên lớp. Có thái

độ nghiêm túc và chăm chỉ trong học tập, cũng như trong nghiên

cứu khoa học, mạnh dạn áp dụng các kiến thức thu được trong học

tập vào ứng dụng thực tế.

2 HK9 Tự luận

48 Kỹ thuật chiếu sáng

(2+0)

Kiến thức: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức

về các đại lượng cơ bản trong kỹ thuật chiếu sáng, màu sắc ánh sáng,

các loại nguồn sáng, các phương pháp tính toán chiếu sáng trong nhà,

chiếu sáng đường phố; hướng dẫn sử dụng các phần mềm chiếu sáng

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng làm

việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ

trợ tính toán, sử dụng ngoại ngữ trong tìm kiếm tài liệu.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo đức

nghề nghiệp.

2 HK9 Tự luận

49 CAD trong kỹ thuật

điện (2+0)

Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về CAD

(Computer Aided Design) và cách thể hiện theo đúng quy cách

trên một bản vẽ kỹ thuật điện thông qua các kiến thức về: tỉ lệ,

kích thước, sơ đồ nguyên lý, sơ đồ đơn tuyến, …

2 HK9 Tiểu luận

Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng làm việc

nhóm, kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề, đưa ra các giải pháp

khắc phục lỗi, tư duy phân tích và tư duy phản biện.

50 Tư tưởng Hồ Chí

Minh (2+0)

Về kiến thức: Sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về

khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư

tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ Chí

Minh; sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách

mạng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách

mạng xã hội chủ nghĩa.

Về kỹ năng: Hình thành cho sinh viên kỹ năng tư duy độc lập,

phân tích, đánh giá, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh

vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống, học tập và

công tác.

Về thái độ: Sinh viên được nâng cao bản lĩnh chính trị, yêu

nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn

liền với chủ nghĩa xã hội; nhận thức được vai trò, giá trị của tư

tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và dân tộc Việt Nam; thấy

được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện để

góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2 HK10 Trắc nghiệm và

tự luận

51 Thực hành cung cấp

điện (0+1) Kiến thức: Sau khi học xong học phần này người học có khả năng

xác định phụ tải tính toán, tính toán tổn thất điện áp, tính toán tổn thất

điện năng, chọn dây dẫn và cáp, chọn thiết bị trung và hạ áp, trình bày

các giải pháp giảm tổn thất điện năng trong mạng điện.

1 HK10 Tự luận

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng làm

việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư duy phản

biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo đức

nghề nghiệp

52 Thực hành kỹ thuật

chiếu sáng (0+1)

Kiến thức: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến

thức về các đại lượng cơ bản trong kỹ thuật chiếu sáng, màu sắc

ánh sáng, các loại nguồn sáng, các phương pháp tính toán chiếu

sáng trong nhà, chiếu sáng đường phố; hướng dẫn sử dụng các

phần mềm chiếu sáng

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần

mềm hỗ trợ tính toán, sử dụng ngoại ngữ trong tìm kiếm tài liệu.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo

đức nghề nghiệp.

1 HK10 Tiểu luận

53 Thực hành truyền

động điện (0+1)

Kiến thức:

Cung cấp một cách đầy đủ nhất các kiến thức cần thiết cho các sinh

viên khi thực hành và thiết kế hệ truyền động điện

Thái độ:

Phối hợp làm việc nhóm và phát huy được kỹ năng tư duy giải quyết

vấn đề, tư duy phân tích và tư duy phản biện để thực hiện các giải

pháp truyền động điện.

1 HK10 Thực hành

54 Đồ án môn học 1

(0+2)

Kiến thức:

Cung cấp cho sinh viên kiến thức về thiết kế một đồ án cung

cấp điện cho một nhà xưởng, tòa nhà.

Kĩ năng:

Trên cơ sở các kiến thức mà môn học trang bị, SV có điều kiện

hơn khi hội nhập với những vấn đề kỹ thuật liên quan phát sinh

trong thực tế cuộc sống, trong các công ty, xí nghiệp,… Từ đó,

hình thành kỹ năng phát triển nghề nghiệp. Do đặc điểm của

môn học có tính hệ thống cao, là sự kết hợp của nhiều vấn đề

kỹ thuật khác nhau nên sinh viên cần có kỹ năng phân tích và

thiết kế hệ thống cao, kỹ năng tư duy, tìm tòi, phát hiện những

vấn đề mới phát sinh, kỹ năng lựa chọn và ra quyết định xây

dựng hệ thống theo hướng tối ưu hóa.

Thái độ:

Yêu cầu sinh viên hiện diện đầy đủ các buổi báo cáo hằng

tuần, tích cực tham gia các hoạt động thảo luận nhóm, chuẩn bị

bài trước khi lên lớp, tuân thủ các qui định về thời hạn. Sinh

viên cần chủ động tự học, tìm kiếm thông tin tài liệu về môn

học trên thư viện và trên internet, trao dồi kỹ năng học nhóm,

2 HK10 Báo cáo

tham khảo các chương, mục trong các tài liệu tham khảo mà

giáo viên yêu cầu.

55 Quản lý dự án kỹ

thuật điện (2+0)

Sau khi học xong học phần, người học phân biệt vai trò, nhiệm

vụ, chức năng và phẩm chất cần có của cán bộ kỹ thuật cũng

như được trang bị các kiến thức về kỹ năng đọc, ghi chép,

thuyết trình, điều khiển cuộc họp, kỹ năng viết và soạn thảo

các văn bản trong xí nghiệp, kỹ năng quản lý thời gian và xử lý

tình huống, kỹ năng làm việc nhóm

Ngoài ra, học phần còn rèn luyện cho người học kỹ năng quản

lý thời gian và xử lý các tình huống để hoàn thành bài tập trên

lớp đúng thời hạn, kỹ năng làm việc nhóm và tác phong làm

việc của người kỹ sư.

2 HK10 Tiểu luận

56 SCADA (0+2)

Kiến thức: Môn học nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức về

điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu từ các hệ thống điều

khiển tự động thong qua HMI hay PC.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư

duy phản biện.

Học phần rèn luyện cho người học các kỹ năng về sử dụng phần

mềm WINCC trong TIA PORTAL để xây dựng hệ thống điều

khiển giám sát từ các yêu cầu cụ thể từ thực tế.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo

đức nghề nghiệp

2 HK10 Tiểu luận

57 Lịch sử Đảng Cộng

sản Việt Nam (2+0)

- Cung cấp những tri thức có tính hệ thống, cơ bản về sự

ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (920 – 1930), sự lãnh đạo

của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh

giành chính quyền (1930 – 1945), trong hai cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975),

trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ cả nước qúa

độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975 –

2018).

- Trang bị phương pháp tư duy khoa học về lịch sử, kỹ năng

lựa chọn tài liệu nghiên cứu, học tập môn học và khả năng vận

dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn, phê phán quan

điểm sai trái về lịch sử của Đảng.

- Thông qua các sự kiện lịch sử và các kinh nghiệm về sự

lãnh đạo của Đảng để xây dựng ý thức tôn trọng sự thật khách

quan, nâng cao lòng tự hào, xây dựng cho sinh viên niềm tin vào

sự lãnh đạo của Đảng, theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng.

2 HK11

Trắc nghiệm và

tự luận trên máy

tính

58 Đồ án môn học 2

(0+3)

Kiến thức:

Sau khi học xong học phần này người học có khả năng Vận

dụng kiến thức được tích lũy trong chương trình học để thiết

kế một đồ án theo một trong các hướng: Tính toán chọn máy

biến áp và tổn thất điện năng, tính toán kinh tế kỹ thuật – chọn

phương án thiết kế, sơ đồ cấu trúc, tính toán ngắn mạch, tính

toán chọn khí cụ điện và phần dẫn điện, tính toán tự dùng trong

nhà máy điện và trạm biến áp; Thiết kế một hệ thống, dây

chuyền sản xuất, điều khiển, giám sát tự động; Thiết kế hệ

thống điện sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Kỹ năng:

3 HK11 Báo cáo

Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng làm việc

nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư duy

phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán, rèn

luyện cho sinh viên các năng lực thu thập số liệu thực tế, thiết

kế các dự án công trình điện.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo đức nghề

nghiệp

59 PLC nâng cao (2+0)

Kiến thức: Học phần trang bị cho người học các kiến thức về

PID, HSC, PWM, MC, lập trình SCL, mạng truyền thông công

nghiệp của các họ PLC Siemens và các hang khác, cách thức tổ

chức kết nối phần cứng, tập lệnh và các phương pháp lập trình

khác nhau cùng với các hoạt động đặc trưng.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng nghề nghiệp

như: lập trình nhiều ngôn ngữ khác nhau, thiết kế phần cứng và

phần mềm cho ứng dụng cụ thể sử dụng PLC và các kỹ năng

mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy giải quyết

vấn đề, đưa ra các giải pháp khắc phục lỗi, tư duy phân tích và

tư duy phản biện.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo

đức nghề nghiệp

2 HK11 Tiểu luận

60 Nhà máy điện và

trạm biến áp (2+0)

Kiến thức: Trang bị cho sinh viên có được những kiến thức

phân biệt các loại Nhà máy điện, các Trạm biến áp; phân tích

ảnh hưởng của đồ thị phụ tải đến việc vận hành hệ thống điện;

Nguyên lý làm việc và đặc điểm vận hành của các máy biến áp

điện lực; Nhận biết vai trò của các chế độ nối đất của điểm

trung tính trong hệ thống điện; Cách lựa chọn các khí cụ điện

và phần dẫn điện trong nhà máy và trạm; Cách đọc và trình

bày một sơ đồ nối điện, thiết kế phần điện của một nhà máy

hay trạm biến áp.

2 HK11 Tự luận

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học kỹ năng vận dụng tư duy

phản biện và tư duy hệ thống, làm việc trong các nhóm công

tác xã hội có liên quan đến năng lượng, môi trường và an toàn

điện; Sử dụng thành thạo các phần mềm tính toán (MatLab) và

phần mềm chuyên dụng để mô phỏng nhà máy điện và trạm

trong hệ thống.

Thái độ: Tuân thủ luật pháp, các quy chuẩn nghề nghiệp của

quốc gia và quốc tế. Có trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề

nghiệp của người kỹ sư điện và điện tử. Thể hiện đam mê sáng

tạo, học tập suốt đời để đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0.

61 Điện tử công suất

ứng dụng (2+0)

Kiến thức: Sau khi học xong học phần này người học có khả

năng sử dụng kiến thức cơ sở của lĩnh vực điện tử công suất, các

linh kiện công suất; các phương pháp phân tích tín hiệu trong

mạch công suất, các dạng mạch công suất cơ bản, phương pháp

tính toán thiết kế mạch công suất, các ứng dụng của mạch điện

tử công suất trong công nghiệp.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư

duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán, mô

phỏng.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo

đức nghề nghiệp

2 HK11 Tiểu luận

62 Thực hành PLC nâng

cao (0+1)

Kiến thức: Học phần trang bị cho người học các kiến thức về

PID, HSC, PWM, MC, lập trình SCL, mạng truyền thông công

nghiệp của các họ PLC Siemens và các hang khác, cách thức tổ

1 HK11 Tiểu luận

chức kết nối phần cứng, tập lệnh và các phương pháp lập trình

khác nhau cùng với các hoạt động đặc trưng.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng nghề nghiệp

như: lập trình nhiều ngôn ngữ khác nhau, thiết kế phần cứng và

phần mềm cho ứng dụng cụ thể sử dụng PLC và các kỹ năng

mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy giải quyết

vấn đề, đưa ra các giải pháp khắc phục lỗi, tư duy phân tích và

tư duy phản biện.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo

đức nghề nghiệp

63

Thực hành nhà máy

điện và trạm biến áp

(0+1)

Kiến thức: Học phần trang bị cho người học các kiến thức về

PID, HSC, PWM, MC, lập trình SCL, mạng truyền thông công

nghiệp của các họ PLC Siemens và các hang khác, cách thức tổ

chức kết nối phần cứng, tập lệnh và các phương pháp lập trình

khác nhau cùng với các hoạt động đặc trưng.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng nghề nghiệp

như: lập trình nhiều ngôn ngữ khác nhau, thiết kế phần cứng và

phần mềm cho ứng dụng cụ thể sử dụng PLC và các kỹ năng

mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy giải quyết

vấn đề, đưa ra các giải pháp khắc phục lỗi, tư duy phân tích và

tư duy phản biện.

1 HK11 Thực hành

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo

đức nghề nghiệp

64

Thực hành điện tử

công suất ứng dụng

(0+1)

Kiến thức: Sau khi học xong học phần này người học có khả

năng sử dụng kiến thức cơ sở của lĩnh vực điện tử công suất, các

linh kiện công suất; các phương pháp phân tích tín hiệu trong

mạch công suất, các dạng mạch công suất cơ bản, phương pháp

tính toán thiết kế mạch công suất, các ứng dụng của mạch điện

tử công suất trong công nghiệp.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư

duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán, mô

phỏng.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo

đức nghề nghiệp

1 HK11 Tiểu luận

65

Mạng truyền thông

trong công nghiệp

(3+0)

Kiến thức:

- Trình bày được các khái niệm, vai trò của các hệ thống

của mạng truyền thông công nghiệp.

- Phân loại được đặc trưng các hệ thống của mạng truyền

thông công nghiệp.

3 HK11 Tự luận

- Phân tích được các chế độ truyền tải, cấu trúc mạng, kiến

trúc giao thức, truy nhập bus, bảo toàn dữ liệu, mã hóa bit, kỹ

thuật truyền dẫn tín hiệu.

- Mô tả được các thành phần cơ bản của mạng: Phương

tiện truyền dẫn, giao diện mạng, khái quát về phần mềm trong

hệ thống mạng, thiết bị liên kết mạng.

- Giải thích được các hệ thống bus tiêu biểu.

Kỹ năng:

- Thiết kế được các hệ thống mạng truyền thông.

- Đánh giá và lựa chọn được các giải pháp mạng.

Thái độ:

- Phối hợp làm việc nhóm và phát huy được kỹ năng tư

duy giải quyết vấn đề, tư duy phân tích và tư duy phản biện để

thực hiện các giải pháp mạng truyền thông công nghiệp trong

thực tế.

66

Các giải pháp tiết

kiệm năng lượng

(3+0)

Kiến thức: Sau khi học xong học phần này, người học có khả

năng trình bày được vấn đề của năng lượng trên thế giới và Việt

Nam, hệ thống quản lý và kiểm toán năng lượng; trình bày các

giải pháp cơ bản tiết kiệm năng lượng cho các tải đặc thù: hệ

thống nhiệt, hệ thống cơ, hệ thống chiếu sáng.

3 HK11 Tiểu luận

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, tư duy phân tích và tư duy phản biện, ứng dụng

lý thuyết đề giải quyết các vấn đề cơ bản về quản lý năng lượng,

tiết kiệm năng lượng.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo

đức nghề nghiệp.

67 Cảm biến và ứng

dụng (3+0)

Kiến thức:

- Trình bày được các khái niệm, vai trò của cảm biến trong

thực tế.

- Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số

loại cảm biến

- Giải thích được nguyên tắc đo lường và nhận biết tín hiệu

cảm biến

Kỹ năng:

- Thu thập và xử lý được tín hiệu từ các cảm biến.

- Thiết kế và vận hành được các hệ thống ứng dụng của

cảm biến.

Thái độ:

- Phối hợp làm việc nhóm và phát huy được kỹ năng tư

duy giải quyết vấn đề, tư duy phân tích và tư duy phản biện để

3 HK11 Tự luận

thực hiện các giải pháp mạng truyền thông công nghiệp trong

thực tế.

68 Công tác kỹ sư (2+0)

Sau khi học xong học phần, người học được cung cấp các

kiến thức cơ bản về thuyết trình, làm việc nhóm và soạn thảo

các văn bản cần thiết khi làm việc trong xí nghiệp với vai trò là

một kỹ sư. Sinh viên sẽ thành lập nhóm, tập cách quản lý thời

gian, lập kế hoạch và xử lý tình huống để có thể hoàn thành bài

thuyết trình nhóm, báo cáo. Ngoài ra, học phần rèn luyện cho

người học các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp và tác phong

chuyên nghiệp của người kỹ sư, kỹ năng thuyết trình, điều khiển

cuộc họp để thực hiện và trình bày bài thuyết trình, kỹ năng soạn

thảo văn bản, viết CV, resume, thư xin việc, quản lý thời gian

và xử lý các tình huống, kỹ năng làm việc nhóm cũng như tinh

thần nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo đức

nghề nghiệp

2 HK12 Tiểu luận

69 Chuyên đề ngành Kỹ

thuật Điện (3+0)

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức kỹ thuật

liên quan đến lĩnh vực khí cụ điện, máy điện, hệ thống điện và

truyền động điện, tự động hóa, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng

lượng…

Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: tư duy phân tích, tư

duy phản biện, tư duy giải quyết vấn đề kỹ thuật từ doanh

nghiệp; kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả, sử dụng

ngoại ngữ đọc hiểu tài liệu kỹ thuật, sử dụng một số phần mềm

chuyên ngành mới.

3 HK12 Tiểu luận

70 Thiết kế chiếu sáng

và mô phỏng (2+0)

Kiến thức: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến

thức về các đại lượng cơ bản trong kỹ thuật chiếu sáng, màu sắc

ánh sáng, các loại nguồn sáng, các phương pháp tính toán chiếu

sáng trong nhà, chiếu sáng đường phố; hướng dẫn sử dụng các

phần mềm chiếu sáng

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần

mềm hỗ trợ tính toán, sử dụng ngoại ngữ trong tìm kiếm tài liệu.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo

đức nghề nghiệp.

2 HK12 Tự luận

71 Ngắn mạch và bảo vệ

rơle (2+0)

Kiến thức: Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến khái niệm

và định nghĩa cơ bản về ngắn mạch trong hệ thống điện. Giới

thiệu mô hình các phần tử dùng tính toán ngắn mạch trong hệ

thống điện Học phần trang bị cho người học các kiến thức về

chức năng, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật của các

loại rơ le bảo vệ. Tính toán xác định và cài đặt được các thông

số kỹ thuật của các loại rơ le trong hệ thống điện và trong mạng

điện công nghiệp, cài đặt và thử nghiệm hệ thống bảo vệ rơ le.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: Kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư

duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo

đức nghề nghiệp.

2 HK12 Tự luận

72 Lập trình hệ thống

nhúng (2+0)

Kiến thức: Cung cấp người học kiến thức lập trình nhúng, lập

trình các vi điều khiển và máy tính phổ biến.

Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các công cụ lập trình và thi công

mạch điện tử.

Thái độ: Có năng lực phát triển học tập suốt đời.

2 HK12 Project

73

Thực hành thiết kế

chiếu sáng và mô

phỏng (0+1)

Kiến thức: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến

thức về các đại lượng cơ bản trong kỹ thuật chiếu sáng, màu sắc

ánh sáng, các loại nguồn sáng, các phương pháp tính toán chiếu

sáng trong nhà, chiếu sáng đường phố; hướng dẫn sử dụng các

phần mềm chiếu sáng

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần

mềm hỗ trợ tính toán, sử dụng ngoại ngữ trong tìm kiếm tài liệu.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo

đức nghề nghiệp.

1 HK12 Tự luận

74

Thực hành ngắn

mạch và bảo vệ rơle

(0+1)

Về kiến thức: Học phần bao gồm 2 phần, trang bị cho sinh viên

những kỹ năng giải bài tập về tính toán các dạng ngắn mạch đối

xứng, sự cố bất đối xứng; Sau đó Áp dụng cho bảo vệ rơ le trong

hệ thống điện, tính toán các thông số kỹ thuật, giá trị cài đặt cho

các loại rơ le bảo vệ: Bảo vệ quá dòng điện, bảo vệ khoảng cách,

bảo vệ so lệch, các phần tử trong hệ thống điện.

Về kỹ năng: rèn luyện các kỹ năng tính toán, sử dụng phần mềm

tính toán.

Thái độ: Xây dựng tính kiên trì, đam mê nghề nghiệp

1 HK12 Tiểu luận

75 Thực hành lập trình

hệ thống nhúng (0+1)

Kiến thức: Cung cấp người học kiến thức lập trình nhúng, lập

trình các vi điều khiển và máy tính phổ biến.

Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các công cụ lập trình và thi công

mạch điện tử.

Thái độ: Có năng lực phát triển học tập suốt đời.

1 HK12 Project

76 Chuyên đề IoTs

(2+0)

Kiến thức: Sau khi học xong phần này, sinh viên có khả năng

nắm bắt và trình bày lại một cách rõ ràng các khái niệm cơ bản,

những kiến thức cần thiết về cách thức xây dựng một ứng dụng

thực tế bằng cách ghép nối các bo mạch và viết lệnh điều khiển

các thiết bị IoT. Sinh viên có khả năng phân tích và thiết kế bài

toán theo tình huống thực tế.

Kỹ năng: Môn học rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích, tư duy

phản biện, tư duy hệ thống để giải quyết các bài toán thông qua

thực hành trên phòng lab, các bài tập làm ở nhà và các buổi

thuyết trình ở lớp.

Thái độ: Nhận biết tầm quan trọng của môn học và việc học tập

suốt đời.

2 HK12 Đồ án

77 Mạng truyền tải và

phân phối (2+0)

Kiến thức: Sau khi học xong học phần này người học có khả

năng tính toán các tham số của MBA, đường dây trong mạng

điện, tính toán các chế độ xác lập, phân bố công suất của mạng

điện, chọn tiết diện dây dẫn, các phương pháp điều chỉnh điện

áp, tính toán bù kinh tế và bù kỹ thuật trong mạng điện, khái

quát về truyền tải điện 1 chiều cao áp.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: Kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư

duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo

đức nghề nghiệp.

2 HK12 Tự luận

78 Năng lượng tái tạo

(2+0)

Kiến thức: Trình bày, đánh giá tổng quan về năng lượng tái tạo;

thực trạng, tình hình khai thác năng lượng; các công nghệ khai

thác năng lượng tái tạo, các ứng dụng sử dụng năng lượng tái

tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư

duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ mô phỏng; kỹ

năng thiết kế, đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của dự án điện

mặt trời.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo

đức nghề nghiệp.

2 HK12 Tiểu luận

79 Thực hành chuyên đề

IoTs (0+1)

Kiến thức: Sau khi học xong phần này, sinh viên có khả năng

nắm bắt và trình bày lại một cách rõ ràng các khái niệm cơ bản,

những kiến thức cần thiết về cách thức xây dựng một ứng dụng

thực tế bằng cách ghép nối các bo mạch và viết lệnh điều khiển

các thiết bị IoT. Sinh viên có khả năng phân tích và thiết kế bài

toán theo tình huống thực tế.

Kỹ năng: Môn học rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích, tư duy

phản biện, tư duy hệ thống để giải quyết các bài toán thông qua

thực hành trên phòng lab, các bài tập làm ở nhà và các buổi

thuyết trình ở lớp.

Thái độ: Nhận biết tầm quan trọng của môn học và việc học tập

suốt đời.

1 HK12 Đồ án

80

Thực hành mạng

truyền tải và phân

phối (0+1)

Kiến thức: Sau khi học xong học phần này người học có khả

năng tính toán các tham số của MBA, đường dây trong mạng

điện, tính toán các chế độ xác lập, phân bố công suất của mạng

điện, chọn tiết diện dây dẫn, các phương pháp điều chỉnh điện

áp, tính toán bù kinh tế và bù kỹ thuật trong mạng điện, khái

quát về truyền tải điện 1 chiều cao áp.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: Kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư

duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo

đức nghề nghiệp.

1 HK12 Thực hành

81 Thực hành năng

lượng tái tạo (0+1)

Kiến thức: Trình bày, đánh giá tổng quan về năng lượng tái tạo;

thực trạng, tình hình khai thác năng lượng; các công nghệ khai

thác năng lượng tái tạo, các ứng dụng sử dụng năng lượng tái

tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và tư

duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ mô phỏng; kỹ

năng thiết kế, đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của dự án điện

mặt trời.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, đạo

đức nghề nghiệp.

1 HK12 Tiểu luận

82 Thực tập kỹ thuật

(0+3)

Kiến thức: Trang bị các kiến thức về an toàn lao động, các

quy chuẩn để giải quyết các vấn đề thực tế .

Kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, ứng dụng tư duy

biện luận vào giải quyết các vấn đề thực tế.

Thái độ: Thể hiện tác phong công nghiệp, trách nhiệm trong

công việc và tuân thủ các quy định tại nơi làm việc

3 HK13 Báo cáo

83 Thực tập tốt nghiệp

(0+5)

Kiến thức: Áp dụng các kiến thức chuyên ngành vào giải

quyết các vấn đề thực tế.

Kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, ứng dụng tư duy

biện luận vào giải quyết các vấn đề thực tế.

Thái độ: Thái độ chuyên nghiệp và trách nhiệm của người kỹ

sư, tuân thủ quy định, qui chuẩn công nghiệp Việt Nam và

Quốc Tế.

5 HK13 Báo cáo

84 Báo cáo tốt nghiệp

(0+10)

Kiến thức: Sau khi học xong học phần này người học có khả

năng Vận dụng kiến thức được tích lũy trong chương trình học

để thiết kế một đồ án theo một trong các hướng:

- Thiết kế phần điện cho nhà máy điện và trạm biến áp.

- Thiết kế cung cấp điện dân cho công trình dân dụng và

công nghiệp.

- Thiết kế hệ thống sử dụng Năng lượng tái tạo, tiết kiệm

năng lượng.

- Thiết kế một hệ thống, dây chuyền sản xuất, điều khiển,

giám sát tự động.

Kỹ năng: Rèn luyện cho người học các kỹ năng như: kỹ năng

làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích và

tư duy phản biện, kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ tính toán,

rèn luyện cho sinh viên các năng lực thu thập số liệu thực tế,

thiết kế, các dự án công trình điện.

Thái độ: Nhận biết trách nhiệm xã hội, tác phong, kỷ luật, Đạo

đức nghề nghiệp

10 HK14 Báo cáo

Bình Dương, ngày ........ tháng 6 năm 2021

HIỆU TRƯỞNG Đã ký

TS. Nguyễn Quốc Cường