báo cáo phân tích thị trường chứng khoán quý i - 2008

60
Phòng Phân Tích CTCPCK Eurocapital (ECC) Tng 2, toà nhà Thành Công 25 Láng H, Hà Ni Tel:( 84 -4) 514 8946 Email:[email protected] Người thc hin: Phm Duy Kiên Ngô Văn Minh Nguyn Quang Đông Phm Ngc Mai Ngô Quc Hưng Phm ThNgc Hoa Phm Xuân Lành Tô Phương Anh Phm Hng Dung Lê ThThanh Châu Lê Thanh Huyn Bùi Ngc Qunh Lê Khc Chính BÁO CÁO PHÂN TÍCH THTRƯỜNG CHNG KHOÁN QUÝ I - 2008 2008 CÔNG TY CPHN CHNG KHOÁN EUROCAPITAL PHÒNG PHÂN TÍCH 08/04/2008

Transcript of báo cáo phân tích thị trường chứng khoán quý i - 2008

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 1

Báo Cáo Phân Tích

Phòng Phân Tích Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Eurocaptial (ECC) Tầng 2, toà nhà Thành Công 25 Láng Hạ, Hà Nội Tel:( 84 -4) 514 8946 Email:[email protected] Người thực hiện: Phạm Duy Kiên Ngô Văn Minh Nguyễn Quang Đông Phạm Ngọc Mai Ngô Quốc Hưng Phạm T.Ngọc Hoa Phạm Xuân Lành Tô Phương Anh Phạm Hồng Dung Lê Thị Thanh Châu Lê Thanh Huyền Bùi Ngọc Quỳnh Lê Khắc Chính

Phòng Phân Tích CTCPCK Eurocapital (ECC) Tầng 2, toà nhà Thành Công 25 Láng Hạ, Hà Nội Tel:( 84 -4) 514 8946 Email:[email protected] Người thực hiện: Phạm Duy Kiên Ngô Văn Minh Nguyễn Quang Đông Phạm Ngọc Mai Ngô Quốc Hưng Phạm Thị Ngọc Hoa Phạm Xuân Lành Tô Phương Anh Phạm Hồng Dung Lê Thị Thanh Châu Lê Thanh Huyền Bùi Ngọc Quỳnh Lê Khắc Chính

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

QUÝ I - 2008

2008

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN EUROCAPITAL PHÒNG PHÂN TÍCH

08/04/2008

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 2

MỤC LỤC 2

THÔNG TIN GIAO DỊCH QUÝ

Tổng hợp thị trường niêm yết 3

Tổng hợp thị trường OTC 8

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

- Các sự kiện nổi bật trong QI/2008 9

- Nền kinh tế thế giới tác động tới TTCK VN 10

- Nền kinh tế VN và các tác động tới TTCK VN 16

- Các yếu tố nội tại của TTCK VN 26

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ 32

PHỤ LỤC

57

MỤC LỤC

THÔNG TIN GIAO DỊCH QUÝ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 3

TỔNG HỢP THỊ TRƯỜNG NIÊM YẾT

Biểu đồ VNIndex QI/2008

(Nguồn: ECC)

Từ quý IV năm 2007, TTCK Việt Nam bắt đầu quá trình đi xuống. Thời điểm này được cho là giai đoạn cuối cùng để các NHTM đáp ứng yêu cầu của Chỉ Thị 03 nên xuất hiện tâm lý lo ngại việc cung hàng nhằm giảm tỷ lệ dư nợ xuống. Hơn nữa, 6 tháng trước đó là thời điểm thị trường “nóng”, các hợp đồng cầm cố chứng khoán cũng “nóng” theo và QIV/2007 là thời hạn phải thanh toán . Cùng với sự nóng lên của thị trường bất động sản và thị trường vàng, VNINDEX đã giảm từ 1.106,6 ngày 3/10/2007 xuống chỉ còn 927,02 vào ngày giao dịch cuối cùng của năm 2007.

Nếu như giai đoạn Quý IV/2007, VNINDEX dao động ở mức 900 - 1100 điểm thì bước sang QI/2008 VNINDEX lần lượt hình thành những mức đáy mới sâu hơn, khoảng thời gian hình thành mức đáy mới ngày càng nhanh. Chỉ trong một quý, các mức đáy 808,8 điểm (15/1); 764,5 điểm (24/1); 643,8 điểm (5/3); 496,6 điểm (25/ 3) đã được xác lập. Thị trường những ngày cuối QI/2008 vẫn trong quá trình đi xuống, mặc cho một nguồn vốn rút ra từ thị trường bất động sản có nhu cầu tìm kiếm cơ hội đầu tư do các chính sách điều chỉnh thị trường của Chính phủ. Nguồn cung tăng lên, giá tiếp tục giảm xuống nhanh hơn

và áp lực phải bán ra của ngân hàng và các CTCK ngày càng cao. Vòng luẩn quẩn này đã kéo thị trường xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2006. Kết thúc QI/2008, VNINDEX dừng ở mức 516,85 điểm.

Đan xen với quá trình giảm điểm trong QI/2008 là những đợt lên điểm ngắn gắn với những biện pháp hỗ trợ và thông tin tốt từ thị trường.

+ Đợt lên điểm từ điểm số lên điểm số trên đồ thị kéo dài từ ngày 24/1/2008 đến 1/2/2008 gắn với hành động điều chỉnh Chỉ Thị 03 và các nghiệp vụ rút tiền khỏi lưu thông nhằm kiềm chế lạm phát của NHNN, một quyết định ảnh hưởng nhiều đến nguồn vốn trên TTCK.

+ Đợt lên điểm từ điểm số lên điểm số trên đồ thị kéo dài từ ngày 05/03/2008 đến 14/03/2008 gắn với với SCIC tạm ngừng thoái vốn, công bố giải ngân; JP Morgan tuyên bố rót 1 tỷ đô la vào TTCK VN.

+ Điểm là điểm lên điểm gần nhất ngày 25/3/2008 gắn với quyết định hạ biên độ giao động của UBCK và NHNN đề nghị NH quốc doanh và NH cổ phần ngừng bán chứng khoán cầm cố.

THÔNG TIN GIAO DỊCH QUÝ

THÔNG TIN GIAO DỊCH QUÝ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 4

Một diễn biến tương tự diễn ra trên sàn Hastc:

Biểu đồ HASTC-Index QI/2007

Nguồn: ECC

Giao dịch tổng hợp Quý I/2008

TOÀN THỊ TRƯỜNG KHỚP LỆNH THỎA THUẬN Loại CK Khối lượng (CK) Giá trị (ngđ) Khối lượng (CK) Giá trị (ngđ) Khối lượng (CK) Giá trị (ngđ)

Cổ phiếu 538.753.325 38.130.711.895 507.910.390 35.966.571.685 30.842.935 2.164.140.210 Chứng chỉ quỹ 36.551.970 531.141.412 36.407.970 529.223.312 144.000 1.918.100 Trái phiếu 164.612.224 16.964.823.149 0 0 164.612.224 16.964.823.149

Trong QI/2008 giao dịch cổ phiếu đạt 538,7 triệu đơn vị về khối lượng, trong đó giao dịch khớp lệnh đạt 507,9 triệu đơn vị, giao dịch thỏa thuận đạt 30,8 triệu đơn vị.

So sánh khối lượng giao dịch QI/2008 với QIV/2007 và QI/2007

TOÀN THI TRƯƠNG KHỚP LỆNH THỎA THUẬN

QI-08/QIV-07 QI-08/QI-07 QI-08/QIV-07 QI -08/QI-07 QI-08/QIV-07 QI -08/QI-07 Loại CK (‘000CK)

KL (%) KL (%) KL (%) KL (%) KL (%) KL (%) Cổ phiếu -116.669 -18% 65.946 14% -113.661 -18% 64.581 15% -3.007 -9% 1.365 5%Chứng chỉ quỹ -505 -1% -47.448 -56% 3.240 10% 46.671 -56% -3.745 -96% -777 -84%Trái phiếu 82.821 101% 49.531 43% 82.821 101% 49.531 43%

So với QIV/07 khối lượng giao dịch CP giảm 116,6 triệu đơn vị(-18%), trong đó giao dịch khớp lệnh giảm 113,6 triệu đơn vị (-18%), giao dịch thỏa thuận giảm 3 triệu đơn vị (-9%)

THÔNG TIN GIAO DỊCH QUÝ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 5

Top 10 Cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường lớn nhất trên HOSE

ĐẦU QUÝ CUỐI QUÝ SO SÁNH CUỐI QUÝ VỚI ĐẦU QUÝ

Mã CK Giá KLSH

của NĐTNN

Vốn hoá (ngàn tỷ

VND) Giá KLSH

của NĐTNN

Vốn hoá(ngàn tỷ

VND)

% thay đổi giá

Chênh lệch SHcủa NĐTNN

Thiệt hại vốn hoá (ngàn tỷ

VND) VNM 165 78.227.230 28,9 109 77.780.170 19,1 -34% -447.060 -9,8

DPM 74 36.119.727 28,1 49 42.331.717 18,5 -34% 6.211.990 -9,6 STB 65 133.464.425 28,7 37 133.464.425 16,5 -42% 0 -12,2

PPC 60 44.822.866 19,4 37 47.146.614 12,2 -37% 2.323.748 -7,2 VPL 136 20.000.000 13,6 119 20.005.050 11,9 -13% 5.050 -1,7

PVD 153 25.341.937 16,8 105 27.579.612 11,6 -31% 2.237.675 -5,3 FPT 219 20.451.501 20,1 96 21.069.261 8,8 -56% 617.760 -11,3

HPG 96 15.084.480 12,6 67 19.496.070 8,7 -30% 4.411.590 -3,8 ITA 122 27.264.996 9,7 72 42.711.969 8,2 -41% 15.446.973 -1,5 SSI 168 23.349.304 13,4 57 42.782.492 7,7 -66% 19.433.188 -5,7

Top 10 Cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường lớn nhất trên HASTC

ĐẦU QUÝ CUỐI QUÝ SO SÁNH CUỐI QUÝ VỚI ĐẦU QUÝ

Mã CK Giá KLSH

của NĐTNN

Vốn hoá (ngàn tỷ

VND) Giá KLSH

của NĐTNN

Vốn hoá(ngàn tỷ

VND) % thay đổi giá

Chênh lệch SHcủa NĐTNN

Thiệt hại vốn hoá (ngàn tỷ

VND) ACB 145 78.901.799 38,1 92 78.901.799 24,3 -36% 0 -13,8 KBC 200 9.540.800 17,6 176 9.581.000 15,5 -12% 40.200 -2,1 PVS 119 5.781.700 11,9 50 5.984.800 5,0 -58% 203.100 -6,8 PVI 79 3.897.300 6,7 42 4.598.000 3,6 -47% 700.700 -3,1 BMI 79 17.426.700 5,9 46 17.807.740 3,5 -42% 381.040 -2,5 BTS 33 6.840.700 2,9 22 6.841.900 1,9 -34% 1.200 -1,0 VNR 65 142.400 2,2 27 20.192.090 1,7 -59% 20.049.690 -0.5 BCC 30 13.432.319 2,6 18 13.712.939 1,6 -40% 280.620 -1,1 NTP 113 2.927.031 2,4 60 3.275.850 1,3 -47% 348.819 -1,2 BVS 207 3.795.552 3,1 83 4.182.952 1,2 -60% 387.400 -1,8

Top 10 Cổ phiếu có Giá trị giao dịch lớn nhất trong Quý I/2008 HOSE HASTC

Mã CK GTGD (ngđ) KLGD(CK) Mã CK GTGD (ngđ) KLGD(CK) SSI 4.348.242.000 41.611.070 ACB 2.372.788.530 21.418.600 STB 3.914.896.000 74.734.850 PVS 1.215.769.780 16.339.000 DPM 3.430.891.000 58.530.930 KLS 869.542.850 20.378.000 FPT 2.286.246.000 14.391.200 PAN 795.960.250 7.499.100 SJS 1.263.388.000 6.742.740 PVI 633.017.080 11.379.400 PVD 1.091.550.000 8.870.610 HPC 598.509.400 8.293.600 NTL 1.071.661.000 4.633.700 SD9 434.094.040 6.769.700 HPG 1.048.875.000 11.720.370 NTP 394.741.450 4.821.700 VNM 1.017.726.000 7.801.490 SDA 314.467.450 2.676.800 REE 938.409.000 9.314.620 SDT 292.573.980 3.979.400

THÔNG TIN GIAO DỊCH QUÝ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 6

Top Cổ phiếu NĐTNN MUA nhiều nhất

QI/2008 QIV/2007 QI/2007

Mã CK KL MUA GT MUA (Ngàn đồng) Mã CK KL MUA GT MUA

(Ngàn đồng) Mã CK KL MUA GT MUA (Ngàn đồng)

DPM 8.690.140 512.798.558 DPM 12.836.490 1.056.243.458 PPC 14.648.630 1.398.804.920 PPC 7.796.970 383.777.255 PPC 11.876.927 737.232.256 VNM 14.407.940 2.575.818.250 SSI 6.384.450 583.265.625 FPT 6.979.788 1.812.755.508 VSH 11.301.255 877.162.173 STB 5.250.000 348.375.000 PVD 5.146.680 851.663.680 PVD 6.725.170 1.775.699.550 HPG 4.703.850 442.775.680 VNM 4.623.040 850.466.570 FPT 5.851.610 3.373.937.950

PVD 3.714.550 455.390.310 SSI 4.412.760 1.128.087.410 GMD 5.836.030 1.047.146.900

VNM 2.862.740 363.154.510 TRC 3.690.500 497.504.010 SJD 5.174.040 324.001.715 FPT 2.724.300 400.173.475 VSH 3.618.020 196.912.715 CII 4.858.500 357.809.340 ANV 2.009.090 145.361.305 SJD 3.590.380 164.172.205 TDH 4.132.060 861.394.620 ITA 1.667.470 173.101.460 VTO 3.151.050 296.740.350 ITA 3.803.950 515.540.875

Top Cổ phiếu NĐTNN BÁN nhiều nhất

QI/2008 QIV/2007 QI/2007

Mã CK KL BÁN GT BÁN (Ngàn đồng) MCK KL BÁN GT BÁN

(Ngàn đồng) Mã CK KL BÁN GT BÁN (Ngàn đồng)

PPC 4.945.310 246.654.426 PPC 7.302.470 450.415.570 VNM 13.295.820 2.375.623.250 STB 3.753.650 251.076.145 FPT 4.496.758 1.141.818.118 PPC 10.320.650 865.125.120 VNM 3.389.630 461.643.280 VNM 4.190.260 747.078.820 VSH 7.701.910 611.231.185 FPT 2.917.920 429.863.650 VSH 3.576.820 188.262.473 VF1 3.720.490 155.201.824 SSI 2.607.860 252.029.460 SJD 3.509.580 160.748.470 GMD 3.358.560 594.823.890

DPM 2.552.740 160.146.307 KDC 2.423.670 529.535.650 KDC 2.736.350 580.835.920 VSH 1.614.700 62.468.033 PVD 2.322.690 380.120.450 SAM 2.470.093 547.360.380 VIP 1.546.052 56.911.253 SSI 2.220.610 561.076.100 BHS 2.267.210 134.039.265 PVD 1.535.320 182.483.700 DPM 2.107.070 175.576.058 FPT 2.042.310 1.176.187.570 ITA 1.314.200 131.649.065 TAC 1.916.120 282.015.150 PVD 1.879.820 506.386.660

CUNG - CẦU chứng khoán Quý I/2008

KLGD (1 CK) Quý I/2008 Quý IV/2007 +/- +/- % Quý I/2007 +/- +/- %

KL đặt mua 1.070.385.260 1.213.446.840 -143.061.580 -12% 910.772.010 159.613.250 18%

Số lệnh đặt mua 750.285 1.006.801 -256.516 -25% 567.430 182.855 32%

KL đặt mua bình quân 1 lệnh 1.427 1.205 221 18% 1.605 -178 -11%

KL đặt bán 1.062.961.130 1.154.659.370 -91.698.240 -8% 799.402.480 263.558.650 33%

Số lệnh đặt bán 628.351 848.277 -219.926 -26% 403.238 225.113 56% KL đặt bán bình quân 1 lệnh 1.692 1.361 330 24% 1.982 -291 -15%

THÔNG TIN GIAO DỊCH QUÝ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 7

Giao dịch CP, CCQ & TP của NĐTNN Quý I/2008

KHỚP LỆNH THỎA THUẬN KLGD (1 CK)

Tổng cộng ĐTNN

Toàn thị trường ĐTNN % Toàn thị trường ĐTNN %

Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ Mua 158.816.906 544.318.360 65.283.910 11,99 195.599.159 93.532.996 47,82Bán 96.959.658 40.770.600 7,49 56.189.058 28,73

Trái phiếu Mua - - - - 195.599.159 84.789.200 43,35Bán - - - - - 50.674.300 25,91

So sánh khối lượng giao dịch của NĐTNN trong Quý I/2008

TỔNG CỘNG ĐTNN KHỚP LỆNH THỎA THUẬN QI-08/QIV-07 QI-08/QI-07 QI-08/QIV-07 QI-08/QI-07 QI-08/QIV-07 QI-08/QI-07

KLGD (triệu CK)

+/-KL % +/-KL % +/-KL % +/-KL % +/-KL % +/-KL % Tổng khối lượng

Mua 22,6 17% -6,2 -3.8% -33,3 -34% -37,2 -36% 55,9 149% 31,1 50% Bán 8,7 10% -21,4 -18% -14,8 -27% -31,5 -44% 23,6 73% 10,2 22%

Trong đó: Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ

Mua -35,8 -33% -42,7 -37% -33,3 -34% -37,3 -36% -2,5 -22% -5,4 -38% Bán -19,4 -30% -29,8 -39% -14,8 -27% -31,6 -44% -4,5 -45% 1,7 47%

Trái phiếu Mua - - - - 76,1 64% 50,1 34% 58,5 222% 36,5 76% Bán 28,2 125% 8,4 20%

THÔNG TIN GIAO DỊCH QUÝ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 8

TỔNG HỢP THỊ TRƯỜNG OTC

TTCK niêm yết xuống mạnh khiến cho các CP trên OTC lao dốc không biên độ, 60% các mã CP OTC đóng băng hoàn toàn. Các mã CP còn lại giao dịch với khối lượng và giá trị nhỏ. Một cuộc tháo chạy CP OTC đã xảy ra, tuy nhiên không thành công vì lượng bán lớn hơn nhiều lần lượng mua. Thêm vào đó là những cuộc IPO của các công ty lớn như VCB, SABECO, HABECO… đã khiến cho cung cầu chứng khoán càng trở nên bất cân đối.

Thị trường tài chính không ổn định, lạm phát tăng cao dẫn đến một số mã CP OTC biệt vô âm tín. Sự thiếu thông tin nghiêm trọng trên OTC càng làm cho thị trường này đi vào bế tắc. Các mã CP một thời được coi là “nóng” như MB, ABB, MSB, VPB… thì giờ đây chìm vào quên lãng khi giá giao dịch đã về gần bằng mệnh giá.

Trước tình thế đó Chính phủ chỉ đạo bộ tài chính kết hợp với UBCK họp bàn và đưa ra các chính sách tối ưu hoá nhằm bình ổn thị trường và trấn an tâm lý NĐT bằng các biện pháp như : kéo dài thời gian nộp tiền các CP IPO, hạn chế các công ty lớn IPO, cho vay tiền đầu tư CK, cho phép SCIC mua CP với số lượng lớn. Nhưng việc lớn nhất là giảm biên độ dao động trên TTCK niêm yết đã làm trấn an tinh thần NĐT, hạn chế việc sụt giảm TTCK một cách hiệu quả. Chính các yếu tố này thị trường OTC sôi động hơn. Khi không thể giao dịch trên thị trường niêm yết,

nhiều NĐT đã rút tiền sang thị trường OTC để “lướt sóng”.

Các NĐT đang giao dịch mua bán với khối lượng lớn từ 50.000 cổ phiếu trở lên, các mã CP được các nhà đầu tư quan tâm, giao dịch sôi động nhất là các cổ phiếu của Ngân hàng như MB, VPB, ABB đã tăng vài giá trong ngày. Các CP được đánh giá cao và tăng nhanh trong mấy ngày gần đây vì có tin tốt và phương châm kinh doanh rõ ràng như: Nosco( vận tải biển bắc) lợi nhuận Quý I dự tính khá tốt. Thép Đình Vũ : Chia cổ tức 45 % bằng tiền mặt và tăng vốn với tỷ lệ cho cổ đông hiện hữu là 1:1,1.

Các tổ chức nước ngoài đầu tư rất nhiều vào các công ty chứng khoán. Mới đây, TTCK chứng kiến một số vụ mua tới 49% cổ phần của các CTCK, đơn cử như Morgan Standley đã mua cổ phần của Công ty Chứng khoán Hướng Việt và công ty chứng khoán này sau đó được đổi tên thành CTCP Chứng khoán Morgan Stanley Hướng Việt; Golden Bridge mua 49% cổ phần của Công ty Chứng khoán Nhấp & Gọi; Ngân hàng RHB (Malaysia) mua 49% cổ phần Công ty Chứng khoán Việt Nam.(ĐTCK,4/4) và mua 15 % cổ phần Ngân hàng An Bình với mức giá cao hơn giá giao dịch trên thị trường khá nhiều.

(Bảng giá OTC tham khảo phụ lục)

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 9

CÁC SỰ KIỆN NỔI BẬT QUÝ I NĂM 2008

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 10

KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TTCK VIỆT NAM

Nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với giai đoạn khó khăn

Nền kinh tế thế giới hiện đang gặp phải những thách thức rất lớn từ sự chậm lại của tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, sự mất cân đối tài khoản vãng lai giữa các nước ngày càng lớn và đặc biệt là nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm nhẹ từ mức 3,9% năm 2006 xuống 3,7% năm 2007. Liên hợp quốc dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển chậm lại trong năm 2008 với tốc độ tăng trưởng dự báo là 3,4%, nhưng những rủi ro đe dọa nền kinh tế thế giới ngày càng lớn hơn so với năm 2007.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển vẫn đạt mức 7,0% trong năm 2007. Tốc độ tăng trưởng ở các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi sẽ đạt mức 8% do sự tăng giá hàng hóa và sức cầu nội địa ở mức cao. Nhưng theo Liên hợp quốc, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước này đều giảm xuống trong năm 2008, các nước đang phát triển giảm xuống còn 6,5%, các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi giảm còn 7,1%. Hiện tại, hầu hết các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đã cảm nhận được sự ảnh hưởng của nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu, biểu hiện qua sự bất ổn lớn của thị trường chứng khoán trong nước và biên độ chi phí lãi vay của các khoản nợ nước ngoài ngày càng rộng. Tuy nhiên theo đánh

giá của chúng tôi các tác động này sẽ không tồn tại lâu bởi điều kiện kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế này đã được cải thiện, lượng dự trữ ngoại tệ lớn, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm qua, điển hình là 2 nền kinh tế mới nổi đông dân nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Dự báo trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ và Trung Quốc thấp hơn so với mức năm 2007 khoảng 0,3%. Một điều đáng chú ý, đó là Châu Phi đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao năm 2007 và động lực này được dự đoán sẽ được giữ vững trong năm 2008 với tốc độ tăng trưởng trên 6%. Thêm nữa, tốc độ tăng trưởng trung bình của các nước kém phát triển là cao, mặc dù năm 2007 có chậm lại so với 2006. Năm 2008, các nước nghèo nhất được dự đoán đạt tốc độ tăng trưởng trên 7%.

Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2008, từ mức 2,7% đưa ra hồi tháng 5-2007 xuống 2,3%, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Tổ chức tiền tệ Quốc tế IMF dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 1,5%, khu vực đồng euro còn 2,1%, Nhật Bản còn 1,7% trong năm 2008. Theo nhận định của chúng tôi, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng dưới mức 1% trong năm 2008.

(Nguồn: UN.)

Hiện trạng nền kinh tế thế giới

Bảng: Tốc độ tăng trưởng GDP các nước từ 1998 - 2008

Nước Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Dự báo 2008

Các nước đang phát triển 2,5% 3,0% 3,6% 1,2% 1,3% 1,9% 3,0% 2,4% 2,8% 2,5% 2,2% Mỹ 4,2% 4,4% 3,7% 0,8% 1,6% 2,5% 3,6% 3,1% 2,9% 2,2% 2,0% Canada 4,1% 5,5% 5,2% 1,8% 2,9% 1,9% 3,1% 3,1% 2,8% 2,4% 1,9% Nhật -2,0% -0,1% 2,9% 0,2% 0,3% 1,4% 2,7% 1,9% 2,2% 2,0% 1,7% Australia 5,2% 4,3% 3,5% 3,8% 3,2% 4,1% 2,7% 2,8% 2,7% 4,2% 3,6% New Zealand 0,7% 4,7% 3,8% 3,5% 4,6% 3,6% 5,0% 2,6% 1,9% 3,0% 2,9%

Các nước châu âu 3,0% 3,1% 3,9% 2,0% 1,2% 1,3% 2,5% 1,8% 3,0% 2,9% 2,5% EU-15 2,9% 3,1% 3,8% 1,9% 1,1% 1,2% 2,3% 1,6% 2,8% 2,7% 2,3% Thành viên EU mới 3,0% 3,0% 4,1% 2,9% 2,9% 4,3% 5,6% 4,6% 6,3% 6,0% 5,4%

Các nền kinh tế chuyển đổi -2,9% 5,2% 8,5% 5,8% 5,1% 7,3% 7,7% 6,6% 7,5% 8,0% 7,1%Các nước đang phát triển 2,1% 3,3% 5,7% 2,7% 3,9% 5,2% 7,0% 6,5% 7,0% 7,0% 6,5%

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 11

Nếu các rủi ro của hệ thống tài chính toàn cầu tiếp diễn, thị trường nhà đất và thế chấp ở Mỹ tiếp tục khủng hoảng mạnh hơn cùng với sự giảm giá mạnh và nhanh của đồng đôla thì tốc độ phát triển của kinh tế toàn cầu sẽ giảm mạnh. Trường hợp bi quan xuất phát từ những rủi ro trên đó là sự suy thoái hoàn toàn của nền kinh tế Mỹ và sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu ở mức 1,6% năm 2008.

Tỷ lệ lạm phát ngày càng cao

Lạm phát đang trở thành nguy cơ toàn cầu cùng với sự suy giảm kinh tế. Tốc độ lạm phát ở Mỹ tháng 3 ở mức 4,4%, tốc độ tăng lạm phát tháng 4 và cuối năm có thể thấp hơn tháng 3 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng sẽ vẫn ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước, cụ thể tháng 4 dự báo ở mức 4,1%, cả năm dự báo ở mức 3,8%. Châu Âu cũng chứng kiến mức lạm phát cao trong tháng 2, lên tới 3,3%; dự báo cả năm 2008, khu vực châu Âu sẽ có mức lạm phát 2,6%. Nhật Bản dự kiến lạm phát 0,8% cho cả năm 2008.

Lạm phát tại các quốc gia đang phát triển tăng lên 5,6% năm 2007 từ mức 5,0% năm 2006. Giá năng lượng và thực phẩm tăng cao đã đẩy chi phí chung lên cao, và sự khác biệt về trọng số trong rổ hàng hóa tính CPI làm cho xu hướng lạm phát ở các quốc gia đang phát triển có sự khác

biệt đáng kể.

Dự báo giá của hàng hóa khác dầu tiếp tục tăng mạnh do nhu cầu ngày càng lớn, nhưng cũng biến động mạnh hơn. Giá kim loại tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng sẽ giảm hơn so với 2 năm 2006, 2007. Giá của hàng hóa nông sản tăng mạnh năm 2007. Giá dầu tăng gần 100 đôla/thùng năm 2007 do cầu mạnh đặc biệt từ các nước đang phát triển, cộng với đồng đôla yếu đã khiến giá dầu vượt 110 đôla trong tháng 3/2008. Vàng cũng đã vượt mức 1.000 USD/ounce.

(Nguồn: UN)

Bảng: Tỷ lệ lạm phát của các nước từ 1998-2008

Nước Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Dự báo

2008 Các nước phát triển 1,4% 1,3% 2,2% 2,0% 1,3% 1,7% 1,8% 2,1% 2,2% 1,9% 1,7%

Mỹ 1,6% 2,1% 3,4% 2,8% 1,6% 2,3% 2,7% 3,4% 3,2% 2,7% 1,8% Canada 1,0% 1,7% 2,7% 2,5% 2,3% 2,8% 1,8% 2,2% 2,0% 2,3% 1,6% Nhật 0,7% -0,3% -0,7% -0,8% -0,9% -0,2% 0,0% -0,3% 0,2% 0,0% 0,7% Australia 0,8% 1,5% 4,5% 4,4% 3,0% 2,8% 2,3% 2,7% 3,5% 2,4% 3,7% New Zealand 1,3% -0,1% 2,6% 2,6% 2,7% 1,8% 2,3% 3,0% 3,4% 2,5% 2,6%

Khu vực châu âu 2,0% 1,5% 2,4% 2,6% 2,1% 1,9% 1,9% 2,1% 2,1% 2,0% 2,0% Châu âu 15 1,3% 1,1% 1,9% 2,3% 2,0% 1,9% 1,8% 2,0% 2,0% 2,0% 2,0%

Các nước EU mới 15,3% 9,8% 11,8% 8,5% 4,7% 3,2% 4,8% 3,2% 2,8% 3,8% 3,7%Các nền kinh tế chuyển đổi 23,8% 69,8% 24,2% 20,7% 13,6% 11,9% 10,0% 11,6% 9,0% 9,1% 8,5%

Đông và Nam Á 8,2% 3,3% 2,6% 3,2% 3,1% 3,6% 4,6% 4,2% 4,3% 5,5% 4,9% Các nước đang phát triển 10,2% 7,1% 5,9% 5,7% 6,5% 6,3% 5,2% 5,1% 5,0% 5,6% 5,4%

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 12

Vấn đề thất nghiệp đáng lo ngại

Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tình hình việc làm tiếp tục được cải thiện năm 2006 và 2007 ở phần lớn các nền kinh tế. Sự tăng nhanh của số lượng việc làm mới đã làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và làm tăng áp lực về lương ở hầu hết các quốc gia phát triển, các nền kinh tế đang chuyển đổi và một vài quốc gia đang phát triển. Phần lớn các quốc gia đang phát triển tạo được rất ít việc làm thêm mặc dù kinh tế phát triển nhanh. Ở châu Phi, tỷ lệ thất nghiệp rất cao do số lao động tăng lên tiếp tục vượt quá số việc làm tạo mới. Dự báo trong năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hoặc không giảm ở hầu hết các nền kinh tế do sự phát triển chậm lại của nền kinh tế toàn cầu.

Sự mất cân đối tài khoản vãng lai giữa các nước ngày một lớn

Sự thâm hụt tài khoản vãng lai của các nước phát triển ngày càng lớn (riêng Mỹ, năm 2007, nợ nước ngoài ròng là 3.000 tỷ USD, khoảng 25% GDP) và tỷ lệ nợ của Mỹ sắp

đạt tới mức độ không an toàn là 2 yếu tố góp phần gây nên sự giảm giá mạnh của đồng đôla so với các đồng tiền mạnh khác bên cạnh nguyên nhân FED liên tục cắt giảm lãi suất từ mức 5,25% xuống 2,25% (USD giảm khoảng 35% từ năm 2002). Khoảng 1/4 sự mất giá đó diễn ra vào khoảng tháng 1 dến tháng 11 năm 2007. Sự mất giá mạnh của đồng đôla sẽ làm cho sự mất cân đối toàn cầu thêm trầm trọng, và sự mất ổn định hơn của hệ thống tài chính. Điều này ảnh hưởng mạnh tới tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sự giảm giá mạnh của đồng đôla ngay lập tức làm giảm mạnh cầu của Mỹ với hàng hóa của các quốc gia còn lại. Thêm nữa, các quốc gia đang phát triển đang nắm giữ một lượng dự trữ ngoại tệ lớn là đồng đôla nên một sự giảm giá mạnh của đồng đôla sẽ gây thâm hụt tài khoản vãng lai ngày một lớn.

Bảng Tỷ lệ thất nghiệp của các nước từ 1998-2008

Nước Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Dự báo 2008

Các nước phát triển … … 6,5% 6,6% 7,3% 7,4% 7,1% 6,9% 6,3% 5,7% 5,7% Mỹ 4,5% 4,2% 4,0% 4,7% 5,8% 6,0% 5,5% 5,1% 4,6% 4,6% 5,0%

Canada 8,3% 7,6% 6,8% 7,2% 7,7% 7,6% 7,2% 6,8% 6,3% 6,1% 6,3% Nhật 4,1% 4,7% 4,7% 5,0% 5,4% 5,3% 4,7% 4,4% 4,1% 4,0% 4,0% Australia 7,7% 6,9% 6,3% 6,8% 6,4% 6,1% 5,5% 5,1% 4,9% 4,3% 4,1% New Zealand 7,4% 6,8% 6,0% 5,3% 5,2% 4,6% 3,9% 3,7% 3,8% 3,5% 3,6%

China 3,1% 3,1% 3,1% 3,6% 4,0% 4,3% 4,2% 4,2% 4,1% 4,1% n/a Khu vực châu âu … … 8,7% 8,5% 8,9% 9,0% 9,1% 8,9% 8,2% 7,1% 6,8%

Châu âu 15 9,3% 8,5% 7,7% 7,2% 7,6% 8,0% 8,1% 8,2% 7,7% 6,8% 6,6% Các nước EU mới … … 12,2% 12,9% 13,7% 12,9% 12,9% 11,9% 9,9% 8,0% 7,5%

Bảng Cán cân thương mại và tài khoản vãng lai từ 1998-2006 (ĐVT: triệu đôla Mỹ)

Nước Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Các nước phát triển

Cán cân thương mại -26.3 -156.8 -295.2 -260.5 -261.9 -312.1 -427.7 -649.2 -767.4 Tài khoản vãng lai -61.9 -185.7 -324.2 -269.5 -285.7 -317.1 -348.1 -551.4 -655.8 Mỹ Cán cân thương mại -246.7 -346.0 -454.7 -429.5 -485.0 -550.9 -669.6 -787.2 -838.3 Tài khoản vãng lai -213.5 -299.8 -417.4 -384.7 -459.6 -522.1 -640.2 -754.9 -811.5 Các nền kinh tế đang chuyển đổi Cán cân thương mại -1.6 24.9 53.6 37.8 34.3 43.4 71.8 107.3 129.9 Tài khoản vãng lai -10.0 21.5 47.1 31.1 25.3 30.7 56.2 80.8 89.3 Các nước đang phát triển Cán cân thương mại 66.7 138.0 211.3 180.3 222.7 299.3 357.8 543.6 724.5 Tài khoản vãng lai -16.7 39.9 102.4 78.6 129.4 226.1 284.7 482.5 659.9

(Nguồn: UN.)

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 13

Nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu

Sự sụt giảm thị trường nhà đất tại Mỹ đã tác động xấu lên thị trường tài chính từ giữa năm 2007. Sự mất khả năng thanh toán các khoản vay thế chấp dưới chuẩn đã chính thức gây nên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mặc dù thế chấp bất động sản dưới chuẩn chỉ chiếm một phần trong thị trường thế chấp và thậm chí rất nhỏ trong thị trường tín dụng toàn cầu, nhưng sự phức tạp đan xen của hệ thống tài chính, với đòn bẩy quá lớn, thiếu sự minh bạch và giám sát hợp lý, đã làm lan toả và nhân rộng rủi ro ra các thị trường khác ngoài thị trường thế chấp dưới chuẩn. Sự thắt chặt các điều khoản trong thị trường thế chấp, đặc biệt các thị trường không đạt chuẩn, càng làm cho thị trường nhà đất Mỹ lao dốc mạnh.

Sự mất khả năng thanh toán của các hợp đồng thế chấp sẽ tiếp tục tăng lên, làm tăng áp lực lên thị trường tài chính toàn cầu. Sự thắt chặt tín dụng và sự giảm giá mạnh hơn của thị trường nhà đất sẽ làm giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng, có thể gây nên sự suy thoái toàn diện nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới như một hệ lụy.

Sự xuống dốc của thị trường nhà ở tại Mỹ ngày càng mạnh mẽ và vẫn tiếp tục trong năm 2008. Cuối năm 2007, hầu hết các chỉ số thị trường nhà ở đã xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ. Theo dự báo, thị trường sẽ còn chứng kiến sự điều chỉnh mạnh nữa của giá nhà và do đó hoạt động liên quan tới thị trường nhà ở sẽ tiếp tục giảm mạnh.

Các Ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm bớt khó khăn tài chính, nhưng những biện pháp đó không giải quyết được vấn đề cốt lõi nằm trong sự vận hành không theo nguyên tắc của hệ thống tài chính toàn cầu và mối quan hệ của nó với nền kinh tế thế giới. Sự thiếu giám sát và quản lý các thị trường tài chính nội địa đã lộ ra, và nguy cơ về sự ảnh hưởng dây truyền đang ngày càng tăng trong một thị trường toàn cầu ngày càng hội nhập nhưng thiếu sự rõ ràng. Thêm nữa, cuộc khủng hoảng tài chính đã một lần nữa cho thấy vấn đề mất cân đối vĩ mô toàn cầu. Rủi ro lớn nhất xuất phát từ Mỹ, khi mà sự sụt giảm mạnh hơn và lâu hơn của thị trường nhà ở và sự mất giá mạnh của đồng đôla Mỹ có thể gây nên sự suy thoái toàn cầu và sự mất cân đối vĩ mô thêm trầm trọng.

Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn của Mỹ đã lan tỏa và ảnh hưởng mạnh tới các nền kinh tế lớn của Châu Âu, trong khi tác động tới Nhật Bản và các nước phát triển khác với mức độ nhẹ hơn. Triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế này trong năm 2008 cũng bị giảm đi, và điều

đó khẳng định một điều là sự phát triển của các nền kinh tế lớn này vẫn chưa đủ mạnh để thay thế Mỹ như là một động lực chính cho sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Những biện pháp nhằm tránh sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu

Các nhà tạo lập chính sách tại các quốc gia phát triển và đang phát triển đang phải đối mặt với thách thức là làm sao tránh được sự suy thoái toàn cầu và bảo vệ được sự phát triển nhanh của nền kinh tế giữa các rủi ro của khủng hoảng tài chính và đồng đôla yếu. Rủi ro là rất lớn. Với các nước đang phát triển, giữ tốc độ phát triển nhanh, mặc dù không phải là điều kiện duy nhất, là hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ các nỗ lực và tạo nên nguồn lực cần thiết giúp các nước này đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ.

Với các nước phát triển, sự phát triển kinh tế rất quan trọng nhằm giải quyết các thách thức dài hạn như dân số già, và sự biến đổi khí hậu.

Do đó cần có các chính sách hợp tác đa phương để giải quyết mối đe dọa suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo Liên hợp quốc, nhóm giải pháp đó là:

Thứ nhất, động lực từ sức cầu thế giới là cần thiết nếu như sự giảm nhiệt của nền kinh tế Mỹ không rơi vào suy thoái và không lan rộng ra các nước khác. Sự cắt giảm lãi suất của FED là không đủ khi mà niềm tin người tiêu dùng và nhà sản xuất giảm mạnh, và dẫn tới sự mất giá thêm nữa của đồng đôla. Lặp lại cân bằng cho nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi các hành động của các nước còn lại. Với Trung Quốc, sự tăng giá đồng Nhân dân Tệ không ngăn được sự tăng lên của thặng dư thương mại. Sự cân đối lại một cách hợp lý hơn tổng cầu là cần thiết để giảm thặng dư của nền kinh tế này, bằng việc tăng chi tiêu cho an ninh xã hội, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục, đặc biệt hướng tới vùng nghèo. Với các nước xuất khẩu dầu lớn, nên đẩy mạnh đầu tư trong nước. Với Nhật Bản và Châu Âu, áp lực lạm phát ngày càng thấp sẽ sớm chấm dứt thắt chặt tiền tệ và sẽ giữ ở mức trung bình. Qũy tiền tệ quốc tế đã khởi động sự chương trình hỗ trợ đa dạng để giải quyết sự mất cân đối toàn cầu thông qua sự kết hợp các chính sách, bao gồm các nước Mỹ, Nhật, châu Âu, Trung Quốc và Ảrập xê út. Tuy nhiên chưa nước nào thực hiện theo kế hoạch. Kế hoạch này nên mở rộng để các nước đang phát triển cũng tham gia.

Thứ hai, tổ chức lại tỷ giá hối đoái và cải tổ hệ thống dự trữ. Sự thảo thuận đa phương để giảm sự mất cân đối cán cân thương mại toàn cầu bao gồm cả sự tổ chức lại tỷ giá hối đoái và bảo đảm rằng sự tổ chức lại này diễn ra đúng

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 14

như dự kiến. Rủi ro từ việc mất giá của đô la Mỹ càng cao khi mà hệ thống dự trữ toàn cầu chủ yếu dùng đô la Mỹ làm đồng tiền dự trữ chính.

Thứ ba, tăng cường kiểm soát tài chính và độ an toàn của cả hệ thống tài chính quốc tế. Cơ chế đánh giá tín dụng phải được xây dựng thống nhất và giám sát chặt chẽ.

Thứ tư, sự thỏa thuận đa phương về cung cấp tín dụng hợp lý cho các nước đang phát triển cần được hoàn thiện.

Thị trường chứng khoán thế giới

Từ khi cuộc khủng hoảng tín dụng cho vay cầm cố bất động sản dưới chuẩn (Subprime- Mortgage Crisis) của Mỹ diễn ra (bắt đầu ảnh hưởng từ tháng 8/2007), rất nhiều các tổ chức tín dụng, ngân hàng đầu tư trên thế giới (mà chủ yếu ở Mỹ) phải chịu những tác động rất lớn, tính tới thời điểm này tổng mức thiệt hại đã là trên 232 tỷ USD. Sự đổ vỡ của Ngân hàng đầu tư từng đứng thứ 5 của Mỹ, Bear Stearns, vào tháng 3/2008 đã làm chấn động thị trường tài chính toàn cầu. Niềm tin của giới đầu tư toàn cầu với thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung ngày càng bị xói mòn.

Thị trường chứng khoán thế giới từ đầu năm 2008 tới hết quý 1/2008 chứng kiến sự sụt giảm mạnh:

(Nguồn: yahoo.finance)

Tác động tới nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam

Tác động trực tiếp tới nền kinh tế

Sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu đặc biệt là của Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu (3 thị trường nhập khẩu chiếm 45,1% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) đã ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp xuất khẩu và ngành liên quan của Việt Nam như may mặc, thủy sản, đồ gỗ, giầy dép và đồ da. Các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn về thị trường đầu ra, đồng thời với tỷ lệ lớn các hợp đồng xuất khẩu thanh toán bằng đồng đôla Mỹ nên sự giảm giá đồng đôla khiến các doanh nghiệp chịu thiệt hại kép, dẫn tới ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam.

Sự mất cân đối về tỷ trọng các loại ngoại tệ trong dự trữ của Việt Nam (chủ yếu là đồng đôla Mỹ) khiến Việt Nam chịu rủi ro và thiệt hại khi đồng đôla suy yếu. Dự trữ ngoại tệ năm 2007 tăng hơn 10 tỉ đô la so với 2006, đạt 21,6 tỉ đô la tức là khoảng 30,2% GDP, tương đương 3,3 tháng giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Đôla Mỹ mất giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác dẫn tới sự thua thiệt khi Việt Nam phải thanh toán bằng các đồng tiền này. Thậm chí khi thanh toán bằng đồng đôla Mỹ thì sức mua của khoản dự trữ này đã bị giảm đáng kể, nếu tính từ năm

2002 thì đôla Mỹ giảm giá 35%, tương ứng sức mua giảm 35% khi Việt Nam thanh toán bằng đồng đôla. Việc Ngân hàng Nhà nước neo tỷ giá USD/VND đã làm cho đồng Việt Nam không tăng giá hợp lý so với đôla Mỹ trong một thời gian dài (3 tháng gần đây mới có sự điều chỉnh biên độ rộng hơn), dẫn tới chi phí nhập khẩu của Việt Nam tăng cao hơn so với việc nới rộng biên độ tỷ giá. Thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam ngày càng lớn, năm 2006 là 8,5% GDP, năm 2007 tăng gần gấp đôi ở mức 11 tỷ tương ứng 16,5% GDP. Theo chúng tôi, năm 2008 Việt Nam có thể phải chứng kiến mức thâm hụt cán cân thương mại gần 20% GDP (quý 1/2008 nhập siêu đã là 7 tỷ đô).

Sự tăng giá của các loại hàng hóa như lương thực, thực phẩm, năng lượng, các nguyên liệu đầu vào, đặc biệt sự tăng giá mạnh của dầu mỏ và sắt thép, đã ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành sản xuất công nghiệp của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2007, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng gần 40%, trong đó máy móc thiết bị tăng 56,5% do nhu cầu đầu tư của các dự án lớn trong nước. Mức tăng nhập khẩu cũng rất cao đối với nguyên vật liệu (40%) dùng trong sản xuất hàng may mặc và giày dép xuất khẩu, hoá chất, chất

Chỉ số Ngày 2/1/2008

Ngày 31/3/2008

% thay đổi

Dow Jones 13.043 12.262 -6%

NASDAQ 2.609 2.279 - 15%

FTSE 100 6.416 5.702 - 10,8%

DAX 7.949 6.535 - 19,7%

NIKKEI 225 14.691 12.525 - 14,7%

Hangseng 27.560 22.849 - 17,41%

SHSE-SZSE300 5.500 3.650 - 33,6%

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 15

dẻo và sản xuất thức ăn gia súc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát căng thẳng từ giữa năm 2007 tới nay. Hiện lạm phát quý 1/2008 của Việt Nam đã là 9,19% (cả năm 2007 là 12,6%).

Tác động gián tiếp tới Thị trường chứng khoán Việt Nam

Sự suy giảm của nền kinh tế thế giới tác động trực tiếp tới nền kinh tế trong nước, qua đó ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị chậm lại, lạm phát tăng cao buộc Chính phủ phải thắt chặt tiền tệ thông qua tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, phát hành tín phiếu bắt buộc hút tiền về và một loạt các biện pháp quyết liệt khác đã làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh.

Các doanh nghiệp trên 2 sàn niêm yết cũng chịu sự tác động và trực tiếp nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Rõ ràng trong một nền kinh tế lạm phát cao, tăng trưởng chậm lại và kìm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ thì chắc chắn tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cũng sẽ bị chậm lại, tuy nhiên với mức độ khác nhau ở mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp.

Sự mất giá của đồng đôla và nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế toàn cầu đã khiến giới đầu tư và đầu cơ thế giới chuyển danh mục sang hàng hoá nhất là vàng, dầu và lương thực. Hệ lụy là giá vàng trong nước tăng mạnh, hút một lượng lớn dòng tiền và sự quan tâm của giới đầu tư và đầu cơ trong nước. Một lượng vốn lớn từ thị trường chứng khoán đã bị hút sang thị trường vàng. Bất động sản cũng trong xu hướng tăng giá mạnh một phần do tâm lý đầu tư vào hàng hóa, tài sản lâu bền của giới đầu tư và đầu cơ trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ. Một nguồn vốn lớn từ thị trường chứng khoán bị hút sang thị trường bất động sản cũng từ lý do này, và do đó việc suy giảm thị trường chứng khoán là khó tránh khỏi.

Đồng Việt Nam tăng giá so với USD khiến cho các cổ phiếu trên 2 sàn niêm yết của Việt Nam cũng kém đi tính hấp dẫn, dòng vốn đầu tư gián tiếp tăng chậm lại, đó cũng là một nguyên nhân khiến thị trường CKVN suy giảm.

Trong quý I/2008, VN Index đã giảm 40%, cuối quý 1/2008 đứng ở 516,85 (ngày 31/3/2008).

Bảng biến động của VNIndex so với Nikkei và Dow Jones trong quý I/2008

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 16

KINH TẾ VIỆT NAM, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG Phần viết này trong báo cáo phân tích chúng tôi đưa ra nhằm giúp cho NĐT có cái nhìn tổng thể những vấn đề kinh tế vĩ mô về Việt Nam. Trong phần viết chúng tôi sử dụng một số tài liệu nghiên cứu về Việt Nam của các cơ quan và tổ chức có uy tín trong thời gian gần đây. Trong đó chúng tôi thể hiện đồng quan điểm về một số vấn đề được nêu sau đây:

Bức tranh thực tại Bảng thu nhập bình quân đầu người tính theo USD theo dự đoán của các tổ chức

IMF 2007E WB 2006E CIA 2007E Nước

Thứ tự Thu nhập bình quân (USD/người/năm) Thứ tự Thu nhập bình quân

(USD/người/năm) Thứ tự Thu nhập bình quân (USD/người/năm)

Việt Nam 141 809 131 724 141 779 Thái Lan 92 3.400 75 3.187 91 3.47 Malaysia 67 6.146 49 5.780 63 6.648 Campuchia 153 592 143 501 155 593 Indonesia 114 1.824 105 1.634 115 1.748 Singapore 21 34.150 20 30.080 25 33.710 Nhật Bản 22 34.020 18 34.020 24 34.100

(Nguồn: IMF, WB, CIA)

Nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 theo ước tính của IMF là 809 USD, xếp thứ 141 trong 192 quốc gia và ở một khoảng cách rất dài so với các nước Đông Á và nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia.

Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên với tốc độ chậm lại. Tổng sản phẩm trong nước quí I/2008 ước tính tăng 7,4% thấp hơn mức tăng trưởng 7,8% của quí I/2007, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ tăng 8,1% giảm so với mức tăng của cùng kỳ 2007. Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao (trên 8%) như 3 năm 2005, 2006 và 2007. Theo dự báo của EIU thì trong giai đoạn 2011 - 2020 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mức 5,1% mỗi năm thay vì mức trên 8% như hiện nay. Báo cáo của Worldbank cũng dự đoán năm 2008 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ giảm 0,5% so với năm 2007.

Những thách thức căn bản

Nguyên nhân vì đâu các tổ chức lớn như IMF, WB, EIU có những dự báo không mấy lạc quan về tăng trưởng của Việt Nam? Quí I năm 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, đồng đô la Mỹ giảm giá so với hầu hết các đồng tiền khác, giá cả tiêu dùng của nhiều nền kinh tế lớn đã tăng cao so với nhiều năm trước đó, giá dầu và giá của nhiều loại vật tư, nguyên liệu cũng tăng cao.

Tuy nhiên chúng tôi đánh giá rằng những thách thức tăng trưởng của Việt Nam xuất phát đa phần từ những yếu tố nội tại.

Những nguồn lực chính cho tăng trưởng thời gian qua của Việt Nam bao gồm duy trì tỉ lệ đầu tư cao, xuất khẩu chủ yếu dựa trên những ngành nghề sử dụng nhiều lao động ít có khả năng mở rộng thêm. Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam phải duy trì một tỷ lệ đầu tư rất cao lên tới 40,4% GDP năm 2007, cao hơn nhiều so với các nước cùng khu vực. Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội trong Q1/2008 theo giá thực tế là 461,9 nghìn tỷ đồng, trong đó khu vực Nhà nước chiếm 200 nghìn tỷ đồng chiếm 42,5% và khu vực ngoài Nhà nước cùng FDI chiếm 57,5% tổng vốn đầu tư. Các ngành XK chủ lực như dệt may, đồ gỗ của Việt Nam sẽ không đóng góp được nhiều cho GDP vì giá trị gia tăng của ngành vốn đã thấp, nay còn bị co hẹp lại do lạm phát chi phí đẩy.

Báo động về hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế: Với mức đầu tư trên 40,4% nhưng tăng trưởng GDP lại chỉ đạt 8,5% , hệ số sử dụng vốn (ICOR) của Việt Nam năm 2007 khoảng gần 5 lần (nghĩa là Việt Nam cần gần 5 đồng đầu tư để tạo ra 1 đồng tăng trưởng thêm). Hệ số này cao hơn rất nhiều so với Đài Loan giai đoạn 1961 -1980 là 2,7 lần. Với cùng với tỷ lệ đầu tư so với GDP tương đương với Việt Nam, Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng 9-10%, trong khi Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mức khoảng 8%.

Việt Nam - Nhìn từ thách thức tăng trưởng

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 17

Bảng chỉ số ICOR của một số nước Châu Á qua các giai đoạn

Nước Giai đoạn Tăng trưởng GDP (%/năm)

Tổng đầu tư (% GDP/năm) ICOR

Hàn Quốc 1961-1980 7,9 23,3 3,0 Đài Loan 1961-1980 9,7 26,2 2,7 In-đô-nê-xia 1981-1995 6,9 25,7 3,7 Ma-lay-xia 1981-1995 7,2 32,9 4,6 Thái lan 1981-1995 8,1 33,3 4,1 Trung Quốc 2001-2006 9,7 38,8 4,0 Việt Nam 2001-2006 7,6 33,5 4,4

(Nguồn: Báo cáo Lựa chọn tăng trưởng – ĐH Harvard)

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam yếu kém trên cả 3 cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm

Theo bản xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2006, Việt Nam được xếp hạng 77/125 quốc gia, tụt 3 bậc so với năm 2005, thua xa các nước cùng khu vực như Singapore xếp thứ 23; Malaysia xếp thứ 26; Thái Lan xếp thứ 35; Indonesia xếp thứ 50; Philippines xếp thứ 71.

Cụ thể trong 9 tiêu chí của Việt Nam: thể chế kinh tế xếp thứ 74; cơ sở hạ tầng xếp thứ 83; kinh tế vĩ mô xếp thứ 53; hệ thống giáo dục và y tế phổ thông xếp thứ 56; giáo dục đại học xếp thứ 90; hiệu quả của cơ chế thị trường xếp thứ 73; mức độ sẵn sàng về công nghệ xếp thứ 85; mức độ hài lòng doanh nghiệp xếp thứ 86 và mức độ sáng tạo xếp thứ 75.

Đánh giá về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh năm 2006, Ngân hàng thế giới (WB) và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) xếp Việt Nam thứ 104 trên 175 nền kinh tế được đánh giá, tụt thêm 6 bậc so với năm 2005.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam còn rất yếu với thứ hạng 17/23 nền kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương, theo bảng xếp hạng WB và IFC. Để thành lập một doanh nghiệp ở Việt Nam tính bình quân phải hoàn tất 11 thủ tục với thời gian hơn 50 ngày. ở Trung Quốc là 13 thủ tục, mất 35 ngày; ở Thái Lan là 8 thủ tục, mất 33 ngày; của OECD là 6,2 thủ tục, mất 16,6 ngày; ở Australia là 3 thủ tục, mất 2 ngày. Chi phí để thành lập doanh nghiệp trong năm 2006 tại Việt Nam mất khoảng 276 USD (ở Trung Quốc mất 162 USD; ở Thái Lan mất 160 USD). Trong đó đăng ký kinh doanh mất 15 ngày, tốn 12,54 USD; đăng ký mã số thuế mất 15 ngày, tốn 188 USD; mua hoá đơn VAT từ cơ quan thuế hoặc tự in mất 15 ngày, tốn 0,88 USD khắc dấu mất 14 ngày; thành lập công đoàn mất 15 ngày...

Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam về nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức lao động rẻ đang suy giảm trong xu thế của thương mại quốc tế

Tỷ trọng giao dịch nông, lâm, thủy, khoáng sản trên thị trường thế giới ngày càng giảm so với các mặt hàng công nghệ, kỹ thuật. Trong khi cơ cấu ngoại thương của Việt Nam lại nghiêng về hàng thô, sơ chế, hàm lượng công nghệ thấp, thủy sản, giày dép và thủy sản chiếm tới 29% kim ngạch xuất khẩu Q1/2008. Do vậy, các nước đang phát triển phải cạnh tranh gay gắt với nhau để giành được những biên độ lợi nhuận rất thấp thông qua việc khai thác cạn kiện tài nguyên, bán rẻ khoáng vật cho các quốc gia phát triển. Trong khi đó, lợi thế cạnh tranh dựa vào chất lượng nhân lực, công nghệ và R&D tại Việt Nam còn đóng vai trò thấp.

Hiệu suất lao động và giá thành sản phẩm nội địa của Việt Nam đang ở mức rất kém cạnh tranh. Trong tiến trình hội nhập sâu rộng, nhiều lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đang được bảo hộ chặt chẽ có thể bị thua ngay trên sân nhà. Một ví dụ đơn giản là thịt gà nội đang có giá thành rất cao. Vào những thời điểm giá bán gà nội địa lên tới 50.000-60.000 đồng/kg gà thịt loại tam hoàng, thì thịt gà Mỹ tương đương bán cho người tiêu dùng giá chỉ 32.000-34.000 đồng/kg (chênh lệch tới 56% -74% so với giá gà Mỹ). Theo tìm hiểu tại một số hãng nhập khẩu, giá thịt gà Mỹ chỉ vào khoảng 0,8-1,2 USD/kg! Nếu cộng thuế, trong đó thuế nhập khẩu là 20%, thịt gà Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam chỉ có giá từ 22.000-24.000 đồng/kg.

Rõ ràng tại Việt Nam sức lao động rất rẻ, tuy nhiên để lý giải tại sao giá thành sản xuất của Việt Nam vẫn cao tới vậy? Hiệu suất lao động, quy mô, công nghệ và kỹ năng quản lý yếu kém đã đẩy giá thành lên rất cao khiến cho việc cạnh tranh về giá của Việt Nam đang vô cùng bất lợi không chỉ trên thương trường quốc tế mà ngay cả trên sân nhà.

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 18

Chất lượng các yếu tố căn bản trong nền kinh tế, xã hội đang ở mức yếu kém sẽ trở thành trở ngại lớn cho Việt Nam trên con đường phát triển như giáo dục, khoa học công nghệ, đô thị hóa, nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Đa phần các công ty của Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào các lĩnh vực có hàm lượng giá trị gia tăng thấp tương tự như hầu hết các nước công nghiệp mới 30 năm trước. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đầu tư rất ít cho R&D và gần như không có sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc nâng cao kỹ năng, công nghệ, tri thức tiên tiến để có thể xâm nhập thị trường sản phẩm mới và hiện đại hóa quá trình sản xuất. Các nước Đông Á như Đài Loan, Hàn Quốc, … đã xây dựng các viện nghiên cứu, hệ thống sáng tạo cấp quốc gia để tiếp thu và nâng cao năng lực kỹ thuật và hoàn thiện các công nghệ nhập khẩu. Các nhà cung ứng trong nước còn quá nhỏ và công nghệ quá lạc hậu dẫn đến hạn chế thu hút FDI và tham gia phân công hóa toàn cầu cho dù Việt Nam có một mạng lưới dầy đặc các nhà cung ứng địa phương vốn là một nhân tố thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua.

Việt Nam và TTCKVN chưa có những nguồn hàng xứng tầm doanh nghiệp đầu ngành có sức cạnh tranh quốc tế. Sức hút đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn trên

khía cạnh nhân lực, chiến lược, quản lý, công nghệ, R&D là rất thấp. Trong khi đó, sức hút bền vững của TTCK lại chủ yếu đến từ tiềm năng hoạt động của các doanh nghiệp nội địa. Đây cũng chính là một bài toán trọng yếu trong các quyết sách đảm bảo sự tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế cũng như của TTCKVN.

Kiến nghị

Việt Nam phải xác định cho mình vị thế trong chuỗi phân công lao động toàn cầu để từ đó hoạch định một chiến lược định hướng về xây dựng lợi thế cạnh tranh dài hạn trên tầm quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.

Kiên quyết nâng cao hiệu quả đầu tư công, cắt giảm lãng phí, tham nhũng, củng cố chính quyền hiểu và hợp lòng dân. Đầu tư có trọng điểm vào giáo dục và đảm bảo cân bằng trong đô thị hóa, an sinh xã hội là những biện pháp dài hạn đảm bảo tăng trưởng vững bền.

Xây dựng một thế hệ doanh nhân tài năng và hoài bão, khát vọng chinh phục thị trường thế giới. Chính họ sẽ là động lực lớn cải tạo lịch sử, định hình chỗ đứng Việt Nam trong chuỗi phân công lao động. Chính họ sẽ tạo ra sức sản xuất to lớn với hiệu quả sản xuất cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội và đưa tên tuổi Việt Nam ra thương trường quốc tế.

Như đã phân tích ở trên, tăng trưởng dài hạn của Việt Nam đang có gặp những thách thức rất lớn đòi hỏi những quyết sách mang tính đột phá từ Chính phủ. Tuy nhiên về mặt ngắn hạn, Việt Nam cũng đang gặp những vấn đề không nhỏ về bất ổn vĩ mô hiện đang gây lo ngại cho không ít nhà đầu tư trong nước cũng như các tổ chức quốc tế.

Lạm phát tăng cao

Duy trì một môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh luôn là điều kiện trọng yếu thu hút vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp, tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế. Tuy nhiên sự yếu kém trong dự báo và hành xử thời gian qua cho thấy Việt Nam còn nhiều lúng túng trong xử lý tình thế. Lạm phát Q1 năm 2008 đã lên tới mức kỷ lục kể từ năm 2000 và đang có chiều hướng tiếp diễn.

Kinh tế Việt Nam - nhìn từ những chỉ tiêu vĩ mô

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 19

Biểu đồ CPI tháng của Việt Nam từ T9/07 - T3/08

0,51%0,74%

1,60%

2,91%

2,38%

3,56%

2,99%

0,0%

0,5%

1,0%

1,5%

2,0%

2,5%

3,0%

3,5%

4,0%

T9/07 T10/07 T11/07 T12/07 T1/08 T2/08 T3/08

Thời gian

CPI

(Nguồn: www.ncseif.gov.vn)

Bảng dự báo về lạm phát ở Việt Nam của một số tổ chức

Số dự báo(%) WB T4/2008

ADB T4/2008

EIU T2/2008

Credit Suisse T3/2008

HSBC 2/4/2008

Việt Nam T3/2008

Lạm phát CPI cuối năm 12,6% 15,6% 10,6% 10,7% 16% -

Tăng trưởng GDP 8% 7% 8% 8,5% 8,3% 6,5%-7,5%

(Lạm phát của Việt Nam năm 2007 là: 12,63% tính theo CPI cuối năm và 8,3% tính theo CPI bình quân trong năm)

Biểu đồ tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam và khu vực từ 2000 - 2007

(Nguồn: ADB)

Gần đây có nhiều tổ chức lên tiếng cảnh báo về lạm phát bùng nổ tại Việt Nam. Giá tiêu dùng bình quân 3 tháng đầu năm 2008 so với 3 tháng đầu năm 2007 theo tổng cục thống kê đã lên tới 16,38%. ADB dự báo tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm sẽ ở mức 15,6%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như: lạm phát chi phí đẩy do tăng giá dầu và một số nguyên liệu sản xuất trên thị trường thế giới tăng

mạnh, lạm phát do xuất, nhập khẩu, do cơ cấu và do tiền tệ, do thiên tai, dịch bệnh…. Tuy nhiên, cũng cùng thời điểm năm 2007, các quốc gia cùng khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… lạm phát lại thấp hơn một cách đáng kể so với Việt Nam. Nguyên nhân chính theo đánh giá của chúng tôi, nguyên nhân của chính lạm phát ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ cung tiền quá lớn trong khi hiệu suất của nền kinh tế còn rất thấp.

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 20

Nguyên nhân chính của lạm phát là cung tiền quá lớn

Tổng lượng vốn từ bên ngoài chảy vào nền kinh tế bao gồm kiều hối, ODA, FDI và vay nợ trong năm 2007 tăng cao so với năm 2006. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu 2007, NHNN đã đưa ra lưu thông 112.000 tỉ đồng để mua vào 7 tỉ USD.

Tăng cung tiền, tín dụng năm 2007 đều đạt mức kỷ lục, trong đó một tỷ lệ rất lớn được dành cho các DN nhà nước. Cụ thể là trong 3 năm (từ 2005 đến 2007), cung tiền tăng tổng cộng trên 125% nhưng GDP chỉ tăng 27%, và lạm phát là hệ quả tất yếu.

Hiệu quả của nền kinh tế rất thấp

Theo phân tích ở trên, hệ số ICOR của Việt Nam ở mức 4,4 năm 2006 và ở mức cao so với một số nền kinh tế trong khu vực. Trong khi Việt Nam đã đầu tư một tỉ lệ lớn lên tới 40,4% GDP vào nền kinh tế trong năm 2007 thì gần 50% lượng vốn này lại dành cho khu vực Nhà nước vốn rất kémhiệu quả bởi các khoản chi không rõ ràng, kiểm soát dự án yếu kém.

Cơ cấu phân bổ tín dụng bất hợp lý

Nguồn tín dụng năm 2007 tăng cao (chiếm 88% GDP) lại tập trung nhiều cho lĩnh vực bất động sản làm hạn chế tín dụng dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản

phẩm cho xã hội. Ngoài ra, các tài sản tài chính này lại được tiếp tục mang đi cầm cố, thế chấp để lấy tiền đầu tư vào đất đai, chứng khoán, ... Tuy chưa có con số thống kê chính thức nhưng chúng tôi cho rằng tỷ trọng tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất là rất lớn, gây mất cân đối trong phân bổ nguồn lực cho sản xuất.

Những tác động xấu của lạm phát tăng cao

Mức lạm phát quá cao đã làm giảm đáng kể mức sống của đa số người dân. Nhiều ngành sản xuất không đảm bảo được tăng trưởng bởi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng chóng mặt như vật liệu xây dựng, lương thực phẩm. Giá sắt thép tăng trung bình trên 40% so với cùng kỳ năm trước đã đẩy nhiều nhà thầu tới chỗ phá sản, công trình bị treo, …. Dự đoán năm 2008 sẽ là năm khó khăn với ngành thủy sản, dệt may, dịch vụ tài chính, vận tải logistic, bất

động sản và xây dựng.

(Nguồn: IFC)

Bảng tốc độ tăng giá của một số nhóm ngành chủ yếu ở Việt Nam

Mức độ tăng giá T3/2008 so với đầu năm 2008

3 tháng đầu 2008 so với cùng kỳ 2007

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống 14,45% 25,92% Nhóm nhà ở - vật liệu xây dựng 8% 17,94%; Phương tiện đi lại và bưu điện 7,32% 10,05% Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác 0,6% - 4,38% 2 - 7,73%. Đồ dùng 11,94%

CPI 9,10% 16,38%

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Bảng một số chỉ tiêu vĩ mô chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2009

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007E 2008F 2009F

Tăng trưởng GDP (%) 6,9 7,0 7,3 7,8 8,4 8,2 8,5 8,5 8,2 Lạm phát CPI (%, tháng 12/ tháng 12) 0,8 4,0 3,0 9,5 8,4 6,6 12,6 10,7 7,0 Lạm phát CPI (%, trung bình năm sau/năm trước) 0,9 3,9 3,2 7,9 8,3 7,5 8,3 14,7 8,9 Cung tiền và tăng tín dụng Cung tiền (M2, % GDP) 46,3 52,2 53,6 57,5 63,9 70,9 82,2 90,1 100,1 Cung tiền (M2, % năm/năm) 25,5 17,6 25,0 30,4 28,8 28,9 36,0 34,0 29,0 Tăng trưởng tín dụng (% GDP) 39,7 44,8 51,8 58,2 69,8 75,0 88,0 95,1 104,1 Tăng trưởng tín dụng (% năm/năm) 23,2 25,5 32,4 31,0 40,6 24,7 37,8 32,0 27,0

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 21

Lạm phát và lãi suất: Tháng 2/2008 đã diễn ra cuộc đua lãi suất huy động vốn, có ngân hàng lên tới 14%/năm. Nguyên nhân trực tiếp có thể từ quyết định của NHNN yêu cầu các NHTM mua 20.300 tỉ tín phiếu bắt buộc gây ảnh hưởng tới tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên trong thị trường Tài chính tiền tệ, lãi suất thực được coi là “giá” của tiền, một mặt hàng đặc biệt, nó làm cân bằng giữa cung và cầu tiền. Thị trường tiền tệ chỉ có thể tồn tại bền vững nếu như giá của tiền là dương (tương đương với lãi suất tiền gửi lớn hơn lạm phát). Vì vậy để thu hút được tiền gửi trong dân, các ngân hàng cần đảm bảo lãi suất thực dương. Trong điều kiện lạm phát tăng cao, để thu hút người dân gửi tiền thay vì các kênh hàng hóa, vàng, ngân hàng phải đưa lãi suất huy động vốn lên mức cao hơn hoặc tương đương lạm phát.

Tuy nhiên lãi suất huy động tăng cao sẽ làm lãi suất cho vay tăng cao. Điều này làm chi phí tiếp cận vốn của doanh nghiệp tăng đột biến dẫn tới hoạt động của doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất kinh doanh, từ đó làm giảm sức sản xuất xã hội và tiếp tục góp phần hạn chế cung hàng thúc đẩy lạm phát. Bài toán vòng tròn này sẽ chỉ tìm được lời giải khi Việt Nam giải quyết được những vấn đề bản chất về hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, chống lạm phát có thể hiểu là chống mất giá trị của đồng tiền hay nói cách khác là duy trì sức mua ổn định của đồng tiền. Hai vấn đề này liên quan mật thiết đến nhau do vậy chống lạm phát bằng các chính sách khác không thể hiệu quả nếu như giá của tiền là âm.

Kiến nghị

Như vậy, bài toán tăng trưởng dựa vào đầu tư của Việt Nam đã đưa tới hậu quả tất yếu là lạm phát. Về trước mắt, chúng tôi ủng hộ chính sách thắt chặt tiền tệ linh hoạt, ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần thu hồi các dòng vốn chảy vào, đồng thời bán các công cụ nợ bằng tiền Đồng để giảm lượng tiền trong lưu thông tuy nhiên vẫn đảm bảo hỗ trợ tiếp cận vốn một số doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trọng điểm. Bên cạnh kiểm soát tốt các dòng vốn, Việt Nam cần sàng lọc các dự án đầu tư công chọn ra các dự án tạo ra tăng trưởng sản lượng cao nhất cho mỗi đơn vị vốn đầu tư. Hạn chế sự tăng trưởng quá nóng hoạt động tín dụng để hạn chế cung tiền cũng là biện pháp cần làm trước mắt để kiểm soát cung tiền.

Bất động sản - bong bóng đang phình to

Hiện trạng

Theo báo cáo về chỉ số minh bạch thị trường bất động sản (RETI - Real Estate Transparency Index) năm 2006 của tập đoàn đứng đầu thế giới về quản lý tiền tệ và dịch vụ bất động sản Jones Lang LaSalle đối với 56 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam có điểm số minh bạch thị trường bất động sản thấp nhất với số điểm 4,69.

Nguồn: Real Estate Transparency Index 2006

Trong 56 quốc gia được khảo sát thì chỉ có Việt Nam rơi vào vùng xám cấp 5, là nhóm có độ minh bạch thấp nhấp và tham nhũng cao nhất. Cấp 4 có Trung Quốc, Macao và Indonesia. Các nước Úc, New Zealand, Hong Kong và Singapore theo thứ tự đều nằm trong nhóm cấp 1, nhóm có mức độ minh bạch cao nhất.

Lần cập nhật chỉ số RETI của Jones Lang LaSalle năm 2004, Việt Nam cũng nằm trong một trong các nước đứng cuối bảng cùng với các nước khác như Ai Cập, Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ, Romania, Saudi Arabia. Đến năm 2006, ba nước sau cùng đã cải thiện lên cấp độ minh bạch 4 trong khi Việt Nam vẫn hoàn toàn nằm tách biệt ở cấp độ thấp nhất do tiếp tục gặp nhiều vấn đề về quyền sở hữu, sự hạn chế của thông tin thị trường và thiếu những quy định pháp luật về công khai thông tin.

Theo một nghiên cứu mới đây của Công ty Bất động sản Knight Frank phối hợp với Ngân hàng Citi Private Bank (đăng trên tạp chí The Independent - Mỹ tháng 5.2007), giá đất tại London hiện đắt nhất thế giới: 49.200 USD/m2, tiếp đến là Monaco 46.900 USD/m2, New York 34.200 USD/m2. Ở châu Á, Hồng Kông đứng đầu với 26.300 USD/m2, Tokyo 23.500 USD/m2.

Trong khi đó tại Việt Nam, tháng 7/2007, một căn nhà trên đường Đồng Khởi được rao bán tại Siêu thị địa ốc ACB với giá khoảng 1 tỷ đồng/m2. Ngoài ra, tại các tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ dù có ít nhà rao bán, nhưng theo một số công ty địa ốc, ở những vị trí đẹp, mặt phố có giá không dưới 40.000 USD/m2. Tại Hà Nội, tìm căn hộ ở

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 22

mức giá 8 - 10 triệu đồng/m2 rất khó, ngay nhà tái định cư khu Nam Trung Yên giá gốc chỉ khoảng hơn 5 triệu đồng/m2 nay cũng được rao bán ở mức 13 triệu đồng/m2.

So sánh với Nhật Bản nước có diện tích đất sinh hoạt trên đầu người lớn hơn, thu nhập trên đầu người thấp hơn tới 50 lần, thế nhưng giá nhà đất đô thị ở hai nước lại có khi tương đương nhau. Đây là một bằng chứng về mức độ bong bóng của giá bất động sản ở các đô thị của Việt Nam. Không những thế, giá đất vẫn tiếp tục tăng rất nhanh trong năm 2007. Giá đất ở một số khu vực ngoại thành Hà Nội, Đà Nẵng giờ đây cũng đang tăng nhanh chóng .

Nguyên nhân

Giá đất hiện nay được coi là vượt quá khả năng chi trả của người dân,tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, ngay cả những người được coi là có thu nhập cao trong xã hội (chiếm 0,4% lực lượng lao động) cũng phải tiết kiệm 30 - 40 năm mới có thể mua được một căn hộ chung cư với diện tích khoảng 100m2 và chất lượng vừa phải.

Nguyên nhân trực tiếp nhất của hiện tượng này là việc tăng cung tiền, tăng cung tín dụng đầu tư bất động sản, kiều hối, tiền tham nhũng và thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản v.v… dẫn đến nguồn tiền trong nền kinh tế quá dồi dào trong khi đó lợi nhuận từ đầu cơ đất đai hấp dẫn hơn nhiều lĩnh vực sản xuất khác. Vì vậy, một phần lớn nguồn lực của nền kinh tế bị chuyển sang mục đích có tính đầu cơ và không tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Trong khi cả nhu cầu thực, và đặc biệt, nhu cầu đầu cơ tăng mạnh thì nguồn cung nhà và đất lại hạn chế. Theo IFC, cơn sốt đất tăng cao vào năm 2007 cũng trùng thời điểm cung tiền của VN tăng đột biến ước đạt 82,2% GDP 2007. Tình trạng mất cân bằng cung cầu tất yếu đẩy giá nhà đất lên cao.

Bong bóng Bất động sản tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Năm 2007 chứng kiến rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân Việt Nam đa dạng hóa ngành nghề sang Bất động sản, từ đó làm phân tán hoạt động kinh doanh nòng cốt. Năm 2007, các ngân hàng thương mại của Việt Nam cho các nhà đầu cơ và phát triển bất động sản vay dựa trên tài sản thế chấp là đất với giá đã được nâng cao quá mức thì tồn tại một nguy cơ là khi giá đất giảm, những người đi vay này sẽ mất khả năng trả nợ. Mặc dù khi ấy ngân hàng vẫn nắm giữ các khoản thế chấp bằng đất, nhưng với giá trị chỉ bằng một phần giá trị của khoản đã cho vay. Hiện tượng này đang gây chấn động tại Mỹ với những khoản cho vay Bất động sản dưới chuẩn. Nhật Bản và Thái Lan cũng đã từng trải qua những cuộc khủng hoảng có đóng góp không nhỏ từ bong bóng BĐS

Kiến nghị

Một là, giảm bong bóng Bất động sản một cách từ từ bằng cách nâng cao kiểm soát chất lượng tín dụng ngân hàng cho khu vực bất động sản để tránh tình trạng sụp đổ dây chuyền khi thị trường bất động sản suy giảm.

Hai là, minh bạch hóa thị trường Bất động sản cùng với việc cải cách triệt để về quy hoạch vùng và các quy định liên quan đến quyền sử dụng đất cũng là những yêu cầu để phát triển thị trường Bất động sản ổn định.

Ba là, Chính phủ nên xem xét đánh thuế Bất động sản để hạn chế tình trạng đầu cơ, kiếm lời bất chính.

Bốn là, đồng thời thúc đẩy nguồn cung thông qua các dự án có chất lượng và được kiểm soát chặt chẽ với sự tham gian của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm cung cấp nhà ở, cơ sở hạ tầng cho người dân có thu nhập trung bình, thấp nhưng phải đảm bảo Bất động sản tới được với người có nhu cầu thực sự.

Thâm hụt thương mại ở mức kỷ lục

Qúy I/2008 chứng kiến sự tăng cao kỷ lục về giá trị nhập siêu, tăng 62,5% quá cao so với tốc độ tăng xuất khẩu là 22,7%, giá trị hàng hóa nhập siêu quí I/2008 chiếm 56,5% giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 7,4 tỷ USD, tăng gấp 3,5 lần so với mức nhập siêu của quý I/2007. Máy móc thiết bị và lượng nhập khẩu của một số vật tư, nguyên liệu tăng cao điển hình là một số mặt hàng như xăng dầu tăng 21,8%, sắt thép tăng 110,7%; phân bón tăng 18,2%.v.v...

Cơ cấu hàng XK Q1/2008

20%

15%

8%6%6%5%4%

3%

33%

dầu thôdệt maygiày dépXuất khẩu thủy sảncà phêsản phẩm gỗđiện tử, máy tínhgạoKhác

Nguồn: Tổng cục thống kê 03/2008

Bộ Công Thương công bố mức dự kiến nhập siêu hàng hoá năm 2008 sẽ vào khoảng 16,97 tỉ USD tương đương 28,75% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm. Nếu đúng như dự kiến thì năm 2008 lại chứng kiến việc phá kỷ lục về nhập siêu của năm 2007 là 12,3 tỉ USD tương đương 25,6% kim ngạch xuất khẩu, chứng tỏ mọi biện pháp để kiềm chế nhập siêu xem ra vẫn chưa phát huy hiệu quả do nền kinh tế còn phụ thuộc phần lớn vào bên ngoài trong một vài năm tới.

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 23

Bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu truyền thống chiếm tỷ trọng lớn như dệt may, dầu thô, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính... thì trong năm do hạn chế về diện tích, thời tiết, nguồn nước, năng suất và cả thị trường tiêu thụ nên xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm nông, lâm, thuỷ sản sẽ không có khả năng tăng trưởng cao, thậm chí sẽ đạt tới ngưỡng như thuỷ sản 4,25 tỷ USD, tăng 12,1%; gạo 1,5 tỉ USD, tăng 3,1%... Các mặt hàng như chè, hạt điều, caosu, cà phê đều sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng thấp hoặc giảm.

Trước những biến động của thị trường thế giới, giá nguyên vật liệu tăng nhanh dẫn đến chi phí đầu vào tăng cao hơn giá bán đầu ra. Các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng lại phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu. Hàng giày dép, dệt may, gia công điện tử chiếm tỉ lệ cao trong kim ngạch xuất khẩu QI/2008 lại đòi hỏi nguyên phụ liệu chủ yếu là nhập khẩu. Trong tổng nguồn hàng nhập khẩu QI/2008, cơ cấu nhập khẩu chủ yếu nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng khoảng 26,3%; nhóm nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất vẫn còn lớn khoảng 66,2% và nhóm hàng tiêu dùng khoảng 7,5%.

Nhìn vào cơ cấu xuất nhập khẩu này, về cơ bản, nguyên nhân dẫn đến nhập siêu tăng chủ yếu do nền kinh tế vẫn phụ thuộc phần lớn vào bên ngoài do tỷ trọng nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu vẫn chiếm áp đảo. Mức nhập siêu kỷ lục, trong đó chiếm đến 2/3 là nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đang cho thấy các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước còn chậm phát triển và chưa nắm bắt được cơ hội để tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hoá trong nước.

Lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu tuy chỉ chiếm 3% trong tổng kim ngạch NK hàng hoá (khoảng 2 tỉ USD) nhưng cũng báo động sức cạnh tranh của nhiều hàng hoá trong nước đã sản xuất được vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn NK.

Cơ cấu xuất khẩu tuy có chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao nhưng quy mô xuất khẩu còn nhỏ bé, dễ tổn thương bởi các biến động bên ngoài như giá cả, cạnh tranh... nên càng tăng XK thì tỉ trọng nhập siêu do nhập nguyên phụ liệu, thiết bị càng lớn.

Mức thâm hụt mang tính cơ cấu hiện nay của Việt Nam có thể bị coi là đáng báo động, xuất phát từ năng lực cạnh tranh của quốc gia thấp và nền kinh tế dễ bị tổn thương bởi những tác động bên ngoài.

Thâm hụt ngân sách

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard về Chương trình Châu Á, thâm hụt ngân sách của Việt Nam đã lên tới 5 % GDP năm 2006 và xấp xỉ mức này trong năm 2007, trong khi theo kinh nghiệm quốc tế, ở điều kiện bình thường, thâm hụt ngân sách 3% được coi là đáng lo ngại, còn 5% thì bị coi là đáng báo động. Không những thế, những khoản chi ngoài ngân sách trong mấy năm gần đây lên tới 20 - 25% tổng ngân sách, một tỷ lệ quá cao. Những khoản thâm hụt báo động này nếu không sớm được điều chỉnh và bù đắp tất yếu dẫn tới mất cân đối kinh tế, tạo sức ép lên cán cân thanh toán và đặt nền kinh tế vào một vị thế nhạy cảm trước những biến động của kinh tế thế giới.

Kiến nghị

Một là, để giảm nhập siêu, cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng xuất khẩu, kiểm soát điều hành nhập khẩu phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời hạn chế các mặt hàng nhập khẩu cho tiêu dùng có tính chất xa xỉ, không cần thiết; hạn chế nhập khẩu những hàng hoá mà trong nước sản xuất được; nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.

Hai là, giảm nhập khẩu bằng việc đẩy mạnh sản xuất hàng trong nước các loại nguyên liệu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất tiêu dùng, nội địa hoá hàng xuất khẩu để giảm dần tiến tới thay thế nhập khẩu. Ngoài ra, một biện pháp khác cần xem xét là xây dựng rào cản kỹ thuật cần thiết áp dụng đối với các ngành, sản phẩm công nghiệp nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước khỏi sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường, phù hợp với các quy định trong khuôn khổ WTO, trước hết là đối với các mặt hàng có kim ngạch NK lớn, ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng và sức khoẻ cộng đồng.

Ba là, Chính phủ cũng nên áp dụng các biện pháp kiểm soát chi tiêu, áp dụng chi tiêu thắt chặt và hạn chế vay nợ nước ngoài bù đắp cho thâm hụt ngân sách.

Dự trữ ngoại hối chưa đảm bảo an toàn

Trong nền kinh tế mở, dự trữ ngoại hối đóng vai trò chống đỡ những thay đổi bất thường trong thương mại quốc tế như giá hàng XNK thay đổi, mất thị trường xuất khẩu. Dự trữ ngoại hối còn giúp điều hòa những biến động của các dòng lưu chuyển vốn. Hiện nay khi Việt Nam đang đối diện với tình trạng thâm hụt thương mại tăng cao thì việc dữ trữ ngoại hối đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Hơn nữa, ước tính thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm 2008 cao hơn năm 2007, ước đạt 16,9 tỷ USD. Điều này có nghĩa là để cân bằng được tài khoản vãng lai thì trong

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 24

năm 2008 Việt Nam phải thu hút được 17 tỷ USD từ nguồn vốn bên ngoài. Nếu nhập khẩu được thực hiện theo đúng kế hoạch nhưng các dòng vốn nước ngoài lại suy giảm (hay tồi tệ hơn đảo chiều) thì việc quản lý nền vĩ mô sẽ trở nên hết sức khó khăn.

Cũng theo Bài thảo luận chính sách số 1 của Đại học Harvard, vào thời điểm cuối tháng 12/2007, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tương đương một phần ba kim ngạch nhập khẩu. Trong khi đó, mặc dù có tỷ lệ vốn nước ngoài ngắn hạn thấp hơn Việt Nam nhưng dự trữ ngoại hối của Thái Lan, Inđônêxia, và Malayxia lên tới hai phần ba, thậm chí ba phần tư kim ngạch nhập khẩu của mỗi nước. Cuộc khủng hoảng 1997 đã cho các nước này nhận thức về vai trò quan trọng của dự trữ ngoại chống lại các cuộc tấn công về tiền tệ. Hiện nay khi dòng vốn FDI tăng cao, Việt Nam nên tận dụng cơ hội này để tăng cường dự trữ ngoại hối phòng những yếu tố bất thường.

Dự trữ ngoại hối cuối năm 2007 (phần trăm của kim ngạch nhập khẩu)

Nguồn: Đại học Harvard

Kiến nghị

Một là, Chính phủ nên xem xét các biện pháp tăng cường dự trữ ngoại hối trong thời điểm trước mắt để hạn chế những cú sốc bất thường về tỷ giá. Những nguy cơ bị tấn công tiền tệ như đã từng diễn ra trước đây tại Thái Lan, Malaysia, … trong cuộc khủng hoảng tài chính theo đánh giá của chúng tôi là đã bắt đầu hiện hữu trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Do đó, cần đa dạng hóa rổ tiền tệ cũng là biện pháp cần xem xét để hạn chế sự mất giá của đồng USD.

Hai là, về nguyên nhân sâu xa, chúng tôi cho rằng thâm hụt thương mại lớn sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia. Chính phủ cũng nên xem xét các giải pháp toàn diện và bền vững nhằm cải thiện các yếu tố trong cán cân thanh toán.

Nguồn vốn FDI

Thu hút vốn FDI

Trong quý vừa qua, theo tổng cục thống kê tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nước ngoài

(gồm cả vốn cấp mới và tăng thêm) ước tính đạt khoảng 5,44 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, gồm có vốn của dự án mới cấp phép đạt 5,156 tỷ USD, tăng 43%; vốn tăng thêm đạt 280,3 triệu USD.

Cơ cấu vốn FDI

Trong số 5,156 tỷ USD vốn của các dự án mới cấp phép thì có tới 4,45 tỷ USD đầu tư vào văn phòng, căn hộ và khách sạn du lịch, chiếm khoảng trên 86% tống vốn đăng ký. Trong khi vốn dành cho công nghiệp chỉ khoảng 10% và dành cho nông-lâm-ngư chỉ khoảng 0,1%.

Biểu đồ cơ cấu vốn FDI phân theo nhóm ngành và phân theo quốc gia quý I/2008

10% 0%

36%

1%

51%

2%Công nghiệp Nông-Lâm-Ng- nghiệp Khách sạn-Du lịch XD hạ tầng KCX-KCN XD Văn phòng-Căn hộKhác

26%

25%14%

11%

10%

14%

Hoa Kỳ Malaysia Nhật Bản Singapore Hàn QuốcKhác

Nguồn Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Cơ cấu vốn FDI với sự đóng góp nhiều nhất của Hoa Kỳ với 1.314.955.000 USD, Malaysia với 1.268.308.594 USD, Nhật Bản với 736.518.000 USD,..

Tốc độ giải ngân vốn FDI

Trong quý I vừa qua, vốn FDI mới chỉ giải ngân được khoảng 1,6 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy có thể thấy rằng tốc độ giải ngân so với tốc độ thu hút là vẫn còn rất khiêm tốn.

Bình luận và nhận định

Trong quý vừa qua chúng ta thấy rằng lượng vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực Bất động sản là quá cao đặt ra cho các nhà nghiên hai câu hỏi: tại sao lại xảy ra hiện tượng này? và tại sao vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác lại khiêm tốn như vậy?

Trong suốt một thời gian dài vừa qua nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh và lượng khách du lịch cũng tăng khá mạnh. Chính vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm Bất động sản như văn phòng, căn

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 25

hộ và khách sạn đồng loạt tăng. Giá các căn hộ và nhà ở nhiều khu vực đã tăng gấp đôi trong năm 2007, giá khách sạn cũng tăng tương ứng còn giá văn phòng cho thuê đã lọt vào top 13 nước đắt nhất trên thế giới. Do vậy có thể thấy lĩnh vực Bất động sản trong thời gian vừa qua thực sự mang lại siêu lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Dự tính tình trạng mất cân đối cung – cầu trong lĩnh vực Bất động sản sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài nữa. Việc dòng vốn FDI tập trung vào một lĩnh vực sinh lời cao như vậy cũng là điều khá dễ hiểu.

Vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất khiêm tốn như vậy thể hiện ở nhiều nguyên nhân cơ bản. Đầu tiên chúng ta đang xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng. Sau đó là điều kiện để phát triển công nghiệp và sản xuất là cơ sở hạ tầng, năng lượng đến nay hầu như chưa được cải thiện một cách đáng kể làm cho tiến độ và chi phí tăng lên rất cao.

Tốc độ giải ngân vốn FDI trong quý I khá khiêm tốn. Điều này một mặt được giải thích bởi các lý do như trên, mặt khác theo cục đầu tư nước ngoài thì các vấn đề về đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Đây là những lý do hoàn toàn mang tính chủ quan của chúng ta. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện vốn đầu tư ở 140 doanh nghiệp FDI, có 20% doanh nghiệp cho là do phía Việt Nam thay đổi chính sách, 17% cho là khó khăn về giải quyết thủ tục đầu tư, 15% cho là do những thay đổi trong chiến lược kinh doanh của công ty mẹ và 17% cho là do môi trường đầu tư không thuận lợi như dự đoán ban đầu.

Theo chúng tôi, tình trạng mất cân đối trong cơ cấu vốn FDI và việc chậm trễ trong tiến độ giải ngân chỉ được cải thiện khi các điều kiện sau phải được cải tiến đáng kể: Cần cải thiện các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, tình trạng cung cấp điện năng, vấn đề cung ứng lao động có kỹ năng hay nói rộng hơn là cải thiện chất lượng giáo dục (gồm giao dục dạy nghề cũng như đào tạo các kỹ sư có trình độ cao). Tuy nhiên trong thời gian vừa qua thì các vấn đề này gần như không được cải thiện một cách đáng kể. Chính vì vậy tiến độ chậm và mất cân đối trong cơ cấu vốn đầu tư FDI sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian nữa đòi hỏi Chính phủ và các bộ ngành có liên quan cần nỗ lực rất nhiều.

Song song với việc đó, ổn định vĩ mô nền kinh tế cũng đóng một vai trò then chốt trong việc duy trì cũng như đảm bảo sự tăng trưởng của dòng vốn này. Lưu ý rằng tăng trưởng GDP phụ thuộc rất nhiều vào khối doanh nghiệp FDI này cũng như việc gia tăng dù mạnh mẽ của dòng vốn FDI có thể bị dừng lại rất nhanh chóng nếu các yếu tố vĩ mô bị ảnh hưởng.

Kết luận

Kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thử thách to lớn nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn cũng như đảm bảo ổn định vĩ mô trong trước mắt. Tình thế hiện nay của Việt Nam khiến cho những lo ngại về khả năng Việt Nam bị tấn công về tiền tệ và rủi ro hệ thống ngày càng gia tăng. Thực tế cho thấy Việt Nam đang bị vướng vào vòng xoáy tăng trưởng nóng - lạm phát, lãi suất - thâm hụt thương mại - tỷ giá, dự trữ ngoại hối - hiệu quả sức sản xuất xã hội mà thực tế không dễ giải quyết và đòi hỏi những quyết sách có tầm chiến lược cao, nhanh nhạy và linh hoạt.

Tuy bên cạnh rất nhiều thách thức, chúng tôi cho rằng vẫn còn những cơ hội đầu tư tiềm năng, đặc biệt trong các lĩnh vực có mà thị trường 85 triệu dân Việt Nam đang mong chờ nhưng chưa được đáp ứng như nhà ở cho người có thu nhập trung bình, giáo dục chất lượng cao, dạy nghề & đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, các dự án thành phố vệ tinh nhằm giải tỏa sức ép cho Hà Nội, Sài Gòn, nâng cấp nền công nghiệp phụ trợ dựa trên chuỗi phân công lao động toàn cầu, y tế & dịch vụ nghỉ dưỡng, vật liệu mới, công nghệ sinh học… Đây sẽ là những lĩnh vực có tiềm năng phát triển đi cùng với giải quyết được các yêu cầu của tăng trưởng vững bền.

Nằm trong bức tranh chung, TTCK chịu tác động nhiều mặt từ nền kinh tế vĩ mô. Rủi ro hệ thống luôn là rủi ro trọng yếu trong phân tích top-down đang được sử dụng rộng rãi. Trong ngắn hạn, TTCK có thể diễn biến bất thường nhưng về dài hạn luôn phản ánh bối cảnh của nền kinh tế. Sau hàng loạt các cảnh báo từ các tổ chức quốc tế như WB, ADB, IMF, Credit Suisse …, chúng tôi cho rằng sẽ có nhiều tổ chức cân nhắc lại kế hoạch giải ngân vào TTCK. Dòng vốn FII có thể có những biến động bất thường và tâm lý của đa phần các nhà đầu tư có tổ chức là quan sát cho tới khi có những tín hiệu tích cực từ giải pháp của Chính phủ và của nền kinh tế.

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 26

CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI CỦA TTCK VIỆT NAM Cổ phần hóa và cách thức tiến hành IPO

Những đặc điểm chung của 6 lần IPO các doanh nghiệp lớn: Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt, PVFC, Vietcombank, Sabeco và Habeco.

Theo Bản công bố thông tin của Bảo Việt thì cuối năm 2006, vốn chủ sở hữu của Bảo Việt là 1.895 tỷ nhưng khi tiến hành IPO thì Chính phủ quyết định tăng vốn điều lệ lên thành 6.800 tỷ. Tương tự như vậy trong Bản công bố thông tin của Vietcombank thì vào năm 2006, ngân hàng này có vốn điều lệ là 4.356 tỷ và vốn chủ sở hữu là 11.127 tỷ nhưng khi tiến hành IPO thì Chính phủ cũng đã quyết định tăng vốn điều lệ lên thành 15.000 tỷ. Như vậy có thể thấy rằng trong cả hai cuộc đấu giá của Bảo Việt và Vietcombank thì thực chất vốn điều lệ của các doanh nghiệp này đã tăng lên nhiều hơn so với vốn chủ sở hữu(vì vậy có thể nói rằng đây thực sự là mức vốn điều lệ “ảo”) của các doanh nghiệp đó vào thời điểm tiến hành IPO hay nói một cách khác Chính phủ đã phát hành ra một lượng cổ phiếu nhiều hơn lượng “thực có” của các doanh nghiệp đó để bán cho nhà đầu tư trong khi giá khởi điểm khá cao được tính trên biên bản định giá trước khi CPH.

Trong Bản công bố thông tin thì vốn điều lệ Sabeco năm 2007 là 2.187 tỷ và vốn chủ sở hữu ước thực hiện trong năm này là 6.412 tỷ nhưng khi tiến hành IPO thì toàn bộ phần vốn chủ sở hữu này của Sabeco được chuyển thành vốn điều lệ.

Như vậy trong cả ba trường hợp IPO của Bảo Việt, Vietcombank và Sabeco thì giá trị mỗi cổ phiếu thực chất đã bị “pha loãng” làm giảm đi sự hấp dẫn của các cổ phiếu này.

Hiện nay cách thức tiến hành IPO là chào bán ra ngoài công chúng trước rồi căn cứ trên giá trúng bình quân để đàm phán tiếp với các cổ đông chiến lược sao cho giá bán cho cổ đông chiến lược không thấp hơn giá trúng bình quân. Một trường hợp đặc biệt là IPO Vietcombank, Chính phủ đã định thay đổi hình thức này bằng việc đàm phán để bán cho các đối tác chiến lược trước rồi tiến hành IPO sau. Tuy nhiên việc đàm phán với các cổ đông chiến lược đã không thành công(theo nhiều nguồn tin từ báo chí thì mức giá mà ba đối tác chiến lược chấp nhận trả cho mỗi cổ phiếu Vietcombank chỉ từ 5 đến 7 lần mệnh giá). Chính vì vậy Chính phủ đã tiến hành IPO Vietcombank trước rồi sẽ đàm phán với các đối tác chiến lược.

Mức giá khởi điểm được cho là tương đối cao của PVFC, Vietcombank, Sabeco và Habeco khiến cho mức P/E của các công ty này cao hơn khá nhiều so với mức P/E của thị trường tại thời điểm tiến hành IPO cũng như khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành trên Thị trường niêm yết.

Trong hai cuộc đấu giá và chào bán cho cổ đông chiến lược của Vietcombank và Bảo Việt, Nhà nước quyết định giữ lại một phần lớn thặng dư thu được.

(Nguồn: ECC)

Thống kê kết quả đấu giá và bình luận

DPM BV PVFC VCB SABECO HABECO Ngày IPO 21/04/07 31/05/07 19/10/07 26/12/07 28/01/08 27/03/08 KL phát hành 128.626.600 59.440.000 59.638.900 97.500.000 128.257.000 34.770.000 KL đăng ký 139.087.400 388.136.300 162.034.500 121.978.100 78.373.000 4.377.900 KLĐK/KLPH 108 % 653 % 272 % 125 % 61 % 13 % Giá khởi điểm 50.000 30.500 51.000 100.000 70.000 50.000 Giá trúng BQ 54.403 73.910 69.974 107.860 70.003 50.015 Giá ngày 4.4.08 50.000 41.000 36.000 58.000 48.000 50.000 NĐTNN mua 24.582.787 13.600.000 529.200 28.734.834 7.283.100 409.000 Vốn điều lệ (tỷ đồng) 3.800 6.800 5.000 15.000 6.412 2.318

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 27

Dựa vào thống kê trên chúng ta có thể thấy rằng khối lượng đặt mua trên khối lượng cổ phần được chào bán qua các đợt IPO giảm mạnh kể từ đợt IPO Bảo Việt. Điều này cho thấy sự quan tâm và mức độ hấp dẫn của các đợt IPO này đang giảm dần. Mức giá hiện nay trên thị trường OTC của các cổ phiếu trên cũng đã giảm một cách đáng kể so với mức giá trúng bình quân.

Tác động của các đợt IPO tới Thị trường chứng khoán

Sau khi IPO sáu công ty lớn này, kế hoạch và lộ trình niêm yết trên sàn không rõ ràng (cho đến bây giờ mới chỉ có Đạm Phú Mỹ là đã được niêm yết) đã khiến cho cổ phiếu của các công ty này bị giảm dần đi sự hấp dẫn và quan tâm của nhà đầu tư do tính thanh khoản trên thị trường OTC đang ngày càng kém đi. Do đó các nhà đầu tư sẽ cân nhắc kỹ khi lựa chọn quyết định có tham gia đợt IPO các doanh nghiệp lớn những lần tiếp theo hay sẽ mua cổ phiếu của các doanh nghiệp trên sàn với mức P/E hợp lý hơn mà lại đảm bảo được tính thanh khoản tốt hơn.

Các đợt IPO Sabeco và Habeco(thậm chí cả đợt IPO được mong chờ và kỳ vọng nhất trong năm 2007 của ngân hàng uy tín nhất Việt Nam là Vietcombank) có thể nói là không thực sự thành công khi khối lượng cổ phiếu đăng ký mua ít hơn khá nhiều so với khối lượng cổ phiếu chào bán(trong trường hợp IPO Vietcombank, khối lượng đăng ký mua chỉ bằng 125% khối lượng chào bán). Chính việc IPO không thực sự thành công này của các công ty lớn đã có những tác động không tích cực đến thị trường niêm yết cũng như toàn bộ TTCK nói chung. Thông thường thì sự thành công của đợt IPO một doanh nghiệp lớn sẽ tạo nên một tiếng vang lớn và một hiệu ứng lạc quan của giới đầu tư về TTCK.

Mặt khác, sau khi IPO giá của các doanh nghiệp lớn này tại thời điểm hiện nay thường giảm khá nhiều so với mức giá trúng bình quân. Chính hiện tượng này sẽ làm giảm đi sự quan tâm trong thời gian sắp tới đối với các đợt IPO tiếp theo của một bộ phận lớn nhà đầu tư có quy mô vốn vừa và nhỏ.

Cho đến thời điểm hiện nay Ngân hàng Vietcombank vẫn chưa công bố cổ đông chiến lược cũng như bất kỳ thông tin nào liên quan đến vấn đề này. Điều này có thể tạo ra sự nghi ngại cho các nhà đầu tư về thành công của việc lựa chọn cổ đông chiến lược. Chúng tôi cho rằng nếu không tìm được các cổ đông chiến lược để cùng tham gia hoạch định, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thì tiến trình CPH doanh nghiệp đó thực chất mới chỉ là việc thay đổi một phần nhỏ cơ cấu sở hữu công ty chứ chưa làm cho công ty đó thay đổi một cách thực chất. Điều gì sẽ xảy ra nếu như

phần sở hữu của nhà nước vẫn còn quá lớn cũng như đội ngũ ban lãnh đạo và cung cách làm việc của công ty gần như không được thay đổi. Rõ ràng việc CPH các doanh nghiệp thực chất sẽ là một kiểu CPH nửa vời theo lối “bình mới rượu cũ” mà không mang lại nhiều giá trị thiết thực cho các doanh nghiệp đó.

Việc IPO một khối lượng lớn ra ngoài với mức giá khởi điểm cao mà không cân nhắc kỹ đến sức cầu của TTCK làm cho lượng vốn đối ứng trên TTCK giảm sút một cách rõ rệt. Chúng ta biết rằng lượng tiền thu được từ các đợt IPO này sẽ không ngay lập tức quay trở lại TTCK . Một phần sẽ được nhà nước thu về, một phần khác sẽ nằm ở các công ty phát hành. Có một đặc điểm mà chúng ta cần nhận rõ là mặc dù TTCK có vốn hóa khá lớn nhưng lượng tiền mặt đối ứng thì lại ít hơn rất nhiều. Điều gì sẽ xảy ra nếu lượng tiền mặt đối ứng này bị hút đi một cách đáng kể? Cũng cần lưu ý rằng trong năm 2007(tính cả IPO Vietcombank), lượng tiền thu được từ các đợt IPO qua hai trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh lên tới gần 3 tỷ đô la Mỹ (thống kê dựa trên số liệu của UBCK, chưa tính tới lượng trái phiếu). Đây là một lượng tiền khá lớn đối với quy mô của TTCK hiện nay.

Kiến nghị các chính sách

Việt Nam đã ra nhập WTO chính thức được gần 15 tháng nhưng cho đến nay tiến trình CPH và IPO các tổng công ty, các tập đoàn lớn vẫn đang diễn ra quá chậm chạp. Trong đó lộ trình CPH được dự kiến sẽ hoàn thành cơ bản vào năm 2010. Chúng ta kêu gọi các dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam với những lời cam kết và hứa hẹn đầy hấp dẫn nhưng những gì đã diễn ra gần như chưa tương xứng. Các nhà đầu tư, các định chế lớn sẽ làm thế nào khi đã thu xếp một lượng tiền rất lớn lên đến nhiều tỷ đô la Mỹ lại phải nằm im chờ đợi các đợt IPO lớn suốt một thời gian dài mà không thể giải ngân trong khi môi trường tài chính trên thế giới lại hết sức sôi động như hiện nay?

Nhà nước có lẽ cũng cần hết sức cân nhắc mục đích của việc CPH và tiến trình IPO các tổng công ty, các tập đoàn lớn. Rõ ràng hiện tại đang có hai mục đích lớn sau: Thay đổi, cải cách một cách căn bản hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua việc tận dụng tối đa kinh nghiệm, công nghệ, trình độ quản lý và nguồn vốn của các đối tác chiến lược & Tối đa hóa lượng tiền có thể thu được từ các đợt IPO. Đáng tiếc, theo chúng tôi mặc dù cả hai mục đích này đều rất quan trọng, tuy nhiên dường như không thể đạt được đồng thời cùng một lúc nếu như cách thức IPO vẫn tiếp tục diễn ra như thời gian qua. Các định chế lớn sẽ thực sự phải cân nhắc khi họ phải mua với giá

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 28

tối thiếu bằng mức giá trúng bình quân trong khi phải chịu rất nhiều cam kết như thời gian nắm giữ, trách nhiệm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển,..

Cũng như đã phân tích ở trên việc IPO một giá trị lớn cổ phiếu ra thị trường trước khi bán cho đối tác chiến lược sẽ làm cho TTCK trở nên quá tải vì nguồn cung quá lớn. Chỉ sau hai đợt IPO VCB và Sabeco vừa qua đã làm cho lượng tiền mặt đối ứng của TTCK kém hẳn đi thể hiện ở tính thanh khoản trên hai sàn niêm yết thông qua khối lượng và giá trị giao dịch hàng ngày sụt giảm mạnh. Cũng như nhà đầu tư đã trở nên rất khó khăn trong việc thu xếp vốn đầu tư tiếp khi cánh cửa cho vay cầm cố tại các ngân hàng bị đóng lại. Chính việc lượng tiền đối ứng hạn hẹp đã làm cho Thị trường niêm yết bị suy giảm một cách rõ ràng. Việc này tiếp tục có tác động ngược trở lại với các đợt IPO tiếp theo, làm cho sự thành công có thể bị ảnh hưởng lớn.

Do sự khó hài hòa giữa hai mục đích của việc CPH như đã nói ở trên, chúng tôi thấy rằng Nhà nước cần phải xem xét rõ ràng nên ưu tiên mục đích nào trước. Sự ra nhập WTO trong thời gian vừa qua cho thấy nền kinh tế chịu rất nhiều sức ép, đặc biệt là của nhóm các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả đầu tư kém mặc dù được ưu tiên rất nhiều về vốn dẫn đến rất nhiều vấn đề như chất lượng của tăng trưởng GDP, lạm phát, thâm hụt thương mại,..

Vì vậy kiến nghị của chúng tôi là Chính phủ nên xem xét việc đàm phán và bán cho các đối tác chiến lược trước với những cam kết rất cụ thể rõ ràng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp cũng như thời gian nắm giữ (nhằm hạn chế những nhà đầu cơ “tiềm năng”). Việc IPO ra công chúng sẽ được tiến hành sau và nên lựa chọn vào những thời điểm hợp lý nhằm tránh những cú sốc gây biến động mạnh cân bằng cung – cầu trên thị trường.

Đặc biệt Chính phủ cũng nên hạn chế tối đa tình trạng các định chế lớn bị đọng vốn quá lâu như trong thời gian vừa qua làm giảm niềm tin và sự kỳ vọng vào TTCK VN. Nhà nước cũng cần đa dạng hóa các cách thức định giá doanh nghiệp cũng như việc minh bạch hóa các thông tin về doanh nghiệp.

Thị trường trong thời gian sắp tới sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào?

Theo chúng tôi trong ba năm tới, ảnh hưởng bởi quá trình CPH và cách thức tiến hành IPO của các doanh nghiệp lớn tới TTCK là rất lớn. Chúng tôi sẽ đưa ra hai giả định chính sau đây:

Giả định 1: Sẽ tiếp tục cách thức CPH và IPO như trong thời gian vừa qua đồng thời đẩy nhanh tiến độ CPH để kịp hoàn thành cơ bản vào cuối năm 2010.

Trong trường hợp này nhiều khả năng TTCK sẽ tiếp tục có điều chỉnh giảm trong suốt thời gian này. Khi đó mỗi nhà đầu tư cần chuẩn bị cho mình một kế hoạch đầu tư mang tính phòng thủ và dài hơi hơn.

Giả định 2: Chính phủ sẽ điều chỉnh cách thức CPH và IPO như kiến nghị trên của chúng tôi.

Trong trường hợp này làm cho TTCK VN sẽ phát triển ổn định và trở nên hấp dẫn hơn nhiều, đặc biệt là đối với các tổ chức lớn nước ngoài. Nếu tận dụng tốt, chúng ta sẽ có thể tận dụng được cơ hội hợp tác và nắm bắt công nghệ trong quản lý, sản xuất để có những doanh nghiệp thực sự lớn mạnh trong một tương lai không xa.

Với sự ảnh hưởng của quá trình CPH và IPO như vậy chúng tôi cho rằng TTCK sẽ khó có khả năng bùng nổ mạnh như trong giai đoạn cuối năm 2006, đầu năm 2007 do có sự chênh lệch nhất định đối với yếu tố cung – cầu. Những cơ hội trong ngắn hạn sẽ không xuất hiện nhiều và rõ ràng như trong giai đoạn trước đó nữa. Chiến lược trong giai đoạn này, Nhà đầu tư nên thu xếp nguồn vốn để tận dụng những cơ hội sở hữu cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn còn chưa tiến hành CPH và IPO. Đây thực sự là giai đoạn tích lũy đồng thời cũng là một cơ hội rất tốt cho việc sở hữu các cổ phiếu tiềm năng!

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 29

Các chính sách chính tác động đến TTCK trong quý vừa qua

(Nguồn: ECC)

Chỉ thị 03 tác dụng đến ngày 28/01/2008. Từ ngày 29/01, Chỉ thị 03 được thay thế bằng Quyết định 03 với nội dung chính là việc mỗi ngân hàng chỉ được phép cho vay đầu tư Chứng khoán không quá 20% Vốn điều lệ(thông tin này được Thị trường phản ánh tại điểm (1) trên biểu đồ).

Ngày 05/03, Thủ tướng chỉ đạo UBCK và Bộ tài chính lên lộ trình cụ thể cho Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước SCIC tham gia mua vào cổ phiếu để vực dậy TTCK(được Thị trường phản ánh tại điểm (2) trên biểu đồ).

Từ ngày 27/03, UBCK cho phép Sở giao dịch chứng khoán HOSE thay đổi biên độ dao động giá cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư từ 5% xuống 1% và Trung tâm giao dịch chứng khoán HASTC thay đổi biên độ dao động giá cổ phiếu từ 10% xuống 2%. Đồng thời Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng Quốc doanh và vận động các ngân hàng thương mại cổ phần ngừng giải chấp cổ phiếu( Thị trường phản ánh tại điểm (3) trên biểu đồ).

Nhà nước có thể sẽ đánh thuế thu nhập Chứng khoán bắt đầu từ đầu năm 2009.

Tác động của các chính sách

Việc thực hiện Chỉ thị 03 theo chúng tôi là một quyết định khá đúng đắn của Chính phủ nhằm hạn chế tối đa những rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên việc thay đổi Chỉ thị 03 như trên theo chúng tôi là khiên cưỡng và không cơ bản trong việc hạn chế rủi ro của hệ thống ngân hàng. Dường như đây chỉ là một quyết định để hạn chế hơn lượng cho vay đối với đầu tư Chứng khoán. Điều đáng ngạc nhiên là thị trường lại có phản ứng tích cực đối với thông tin này khi hy vọng sức cầu sẽ được tăng thêm.

Nhìn vào biểu đồ trên và diễn biến của VN-index chúng ta thấy rằng TTCK đã có những phản ứng khá nhậy và tích cực sau những chính sách của các nhà tạo lập Thị trường. Tuy nhiên tác động của các chính sách này tại điểm (1) và (2) chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn rồi TTCK lại tiếp tục giảm mạnh khi rơi đến điểm (3). Đến lúc này Chính phủ đã buộc phải sử dụng những biện pháp can thiệp mang nặng tính hành chính vào thị trường bằng

cách giảm biên độ giao dịch xuống. Cũng như hai lần trước TTCK đã có những phản ứng khá tích cực với quyết định này.

Bình luận

Như vậy có thể thấy rằng các tác động trong ngắn hạn của chính sách đã phát huy tác dụng khá tốt nhưng chúng tôi chưa nhìn thấy những chính sách ổn định thị trường mang tính dài hơi hơn. Một mặt việc điều chỉnh giảm của thị trường trong thời gian qua được nhìn nhận một cách khách quan là do các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế cũng như các chính sách tiền tệ của Chính phủ đã tác động lên một số thành phần tham gia TTCK như hệ thống các ngân hàng cho vay cầm cố bằng cổ phiếu. Việc tác động của Chính phủ nên theo hướng giải quyết những nguyên nhân chính gây ra việc suy giảm của thị trường nhưng thay vì như vậy, Chính phủ lại sử dụng những biện pháp mang tính hành chính để can thiệp dù với mục đích tốt là ổn định TTCK, một cách gián tiếp nhằm ổn định nền kinh tế.

Tuy nhiên để TTCK ổn định và phát triển một cách lành mạnh thì rõ ràng Chính phủ cần phải đưa ra cho bằng được hệ thống các chính sách và thực hiện một cách nhất quán các chính sách này trong thời gian tới, tránh gây ra những cú sốc quá mạnh cho thị trường, nhằm tạo dựng niềm tin cho các Nhà đầu tư – đặc biệt là đối với các NĐTNN. Điều cần nhất là thị trường phát triển một cách ổn định và bền vững chứ không phải là những biến động tăng - giảm quá nhanh một cách thái quá.

Nhận định tác động của chính sách trong thời gian sắp tới

Các chính sách trong thời gian tới chắc chắn sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng lớn và đóng vai trò chủ đạo tới sự biến động của TTCK. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, ưu tiên số1 trước mắt của Chính phủ là hạn chế lạm phát. Về TTCK, theo nhận định của chúng tôi, Chính phủ hướng tới hạn chế sự sụt giảm sâu tránh sự tác động mang tính dây chuyền. Vì vậy trong thời gian trước mắt, chúng tôi cho rằng Chính phủ có khả năng áp dụng một số biện pháp sau:

1. Tiếp tục áp dụng công cụ mang tính chất kỹ thuật như thay đổi biên độ giao dịch nhằm hạn chế sự giảm mạnh của thị trường.

2. Nhiều khả năng nhà nước sẽ tiến hành đánh thuế thu nhập Chứng khoán bắt đầu từ năm 2009.

3. Để đảm bảo ổn định trong cán cân thanh toán, nhà nước có thể sớm áp dụng các biện pháp quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp(FII).

4. Tiếp tục hạn chế tín dụng cho thị trường chứng khoán.

Tác động các chính sách tới TTCK

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 30

Giao dịch của Nhà đầu tư Nước ngoài

Giá trị giao dịch của NĐTNN

Trong quý I vừa qua các NĐTNN mua thuần(mua - bán) tổng cộng trên 130 triệu USD giá trị cổ phiếu và chứng chỉ quỹ; 230 triệu USD giá trị trái phiếu ở sàn HOSE. Ngoài ra các NĐTNN cũng đã tiến hành khá nhiều vụ M&A(mua bán và sáp nhập), nổi bật nhất là các thương vụ mua lại một tỷ lệ rất lớn cổ phần của một số Công ty chứng khoán và Công ty quản lý quỹ để trở thành các cổ đông lớn của các công ty này.

Trong báo cáo của HSBC đề cập mua thuần của NĐTNN trong quý này là trên 450 triệu USD, theo chúng tôi đây là con số chưa chính xác.

Bình luận

Như vậy trong quý I, giá trị giao dịch mua của khối NĐTNN đối với trái phiếu đã nhiều gần gấp đôi so với cổ phiếu, cho thấy chiến lược trong quý I của khối này đã chuyển dịch dần sang những khoản thu nhập ổn định nhưng chắc chắn thay vì đầu tư vào cổ phiếu(có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng lại rủi ro hơn), mặc dù giá của hầu hết các cổ phiếu đã giảm khá nhiều trong thời gian vừa qua.

Theo chúng tôi các sự kiện chính sau đây đã tác động đến chiến lược như trên của họ:

TTCK thế giới sụt giảm khá mạnh

Tỷ giá VND/USD có xu hướng giảm trong suốt quý I

Các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu không ổn định

Cũng cần phải lưu ý rằng thị trường trái phiếu của Việt Nam hiện nay vẫn còn khá nhỏ và tính thanh khoản chưa cao nên chắc chắn những NĐTNN tham gia mua trái phiếu trong thời gian vừa qua đã phải cân nhắc đến việc nắm giữ dài hạn hơn. Gần đây ông Dominic Scriven, giám đốc Công ty quản lý quỹ Dragon Capital cũng khuyên các NĐT nên tập trung nhiều hơn cho thị trường trái phiếu.

Việc tiến hành khá nhiều vụ M&A đồng thời giảm việc giải ngân ở trên thị trường niêm yết trong thời gian vừa qua cho thấy NĐTNN đã dịch chuyển dần sang những khoản đầu tư dài hạn và thực chất hơn để tham gia sâu vào quản lý và phát triển các doanh nghiệp. Đặc biệt đó là việc Tổ hợp đầu tư Franklin Templeton đã công bố việc mua 49% cổ phần của Công ty Quản lý quỹ

Vietcombank, Morgan Stanley (Singapore) mua lại gần 49% cổ phần của Công ty Chứng khoán Hướng Việt,.… Chúng ta có thể thấy rõ rằng những hành động cụ thể này của các NĐTNN chứng tỏ sự quyết tâm và mong muốn được gia nhập và kinh doanh lâu dài ở Việt Nam của họ song đồng thời cũng tạo ra một áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các tổ chức trong nước trong khi kinh nghiệm, trình độ quản lý, công nghệ và đặc biệt là quy mô vốn của NĐTNN có sự chênh lệch khá lớn so với chúng ta.

Nhận định

Trong những ngày cuối quý I, đã xảy ra hiện tượng tỷ giá VND/USD tăng khá mạnh. Nếu điều này tiếp tục diễn ra(lý do thông thường nhất là do sự thiếu hụt USD trên thị trường) đồng thời những yếu tố vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam như lạm phát, tăng trưởng GDP chậm lại,.. không được cải thiện trong thời gian tới thì có lẽ việc giải ngân vào trái phiếu cũng như cổ phiếu của NĐTNN sẽ không còn mạnh mẽ như trong thời gian qua nữa. Hơn thế nữa với những khó khăn của thị trường tài chính trên thế giới sẽ còn kéo dài thêm một thời gian nữa(theo các bản báo cáo của IMF, WB), chúng tôi cho rằng việc giải ngân trên thị trường niêm yết của khối NĐTNN cũng sẽ giảm và nghiêng về xu hướng đầu tư thận trọng hơn như việc tham gia làm cổ đông chiến lược. Đặc biệt với sự xuất hiện và tham gia sâu của các định chế tài chính lớn ở Việt Nam, họ sẽ tập trung nguồn lực cho những đợt IPO của các tổng công ty và các tập đoàn trong thời gian tới.

Việc ổn định lại các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế cũng như việc nhất quán và rõ ràng trong chính sách như tiến độ CPH và lộ trình IPO các doanh nghiệp lớn,.. của Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của Nước ngoài trong thời gian tới(xem thêm phần CPH và tiến trình IPO).

Ngoài ra việc sớm áp dụng các biện pháp quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) cũng sẽ tác động tới giao dịch của NĐTNN. Hiện nay các biện pháp này chưa rõ ràng và cụ thể hóa nên chúng tôi chưa thể đánh giá được sẽ gây ra những tác động cụ thể nào.

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 31

Dự báo xu hướng của Thị trường trong quý II Theo quan điểm của chúng tôi, TTCK sẽ bị tác động bởi ba nhóm các yếu tố bao gồm: - Nhóm các yếu tố liên quan đến nền kinh tế và TTCK

trên thế giới (nhóm I); - Nhóm các yếu tố liên quan đến nội tại của nền kinh tế

Việt Nam (nhóm II); - Nhóm các yếu tố liên quan đến nội tại của TTCK

(nhóm III). Vì vậy việc dự báo xu hướng của TTCK sẽ được dựa trên sự đánh giá một cách tổng hợp mối tương quan giữa ba nhóm yếu tố trên.

Tác động của nhóm I tới nền kinh tế và TTCK VN: Trong giai đoạn vừa qua mối liên hệ giữa TTCK VN và TTCK TG là chưa rõ rệt. Tuy nhiên giờ đây một bộ phận lớn các NĐT trong nước đã quan tâm hơn tới TTCK TG đồng thời là việc tham gia với quy mô và mức độ ngày một lớn hơn của các nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK VN cũng như việc nền kinh tế Việt Nam ngày một hội nhập sâu hơn và chịu ảnh hưởng một cách trực tiếp bởi nền kinh tế thế giới nên chúng tôi cho rằng trong thời gian sắp tới mối liên hệ này sẽ ngày càng rõ rệt hơn. Như chúng tôi đã phân tích cũng như dự báo của WB, IMF thì nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ, sẽ tiếp tục gặp khó khăn hơn trong quý II với các vấn đề như lạm phát tăng cao, tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, khủng hoảng tín dụng,.. và vì vậy TTCK TG sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Như vậy các yếu tố trong nhóm I một cách trực tiếp và gián tiếp sẽ gây nhiều khó khăn tới nền kinh tế và TTCK VN cụ thể là các yếu tố như xuất khẩu gặp khó khăn, giá các mặt hàng nhập khẩu tăng cao, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp bị ảnh hưởng, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp không tăng trưởng được như mong đợi.

Tác động của nhóm II tới TTCK VN: Ở trên chúng ta thấy rằng các yếu tố ở nhóm I sẽ gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế VN, tuy nhiên những khó khăn của nền kinh tế còn được gia tăng đáng kể vì chính những yếu tố nội tại của nền kinh tế của chúng ta. Cụ thể đó là các vấn đề về lạm phát, hiệu quả sản xuất kém, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp, nhập siêu quá lớn, mất cân đối trong cơ cấu tín dụng, bong bóng Bất động sản, mất cân đối trong cơ cấu dòng vốn FDI, cơ sở hạ tầng rất yếu kém, trình độ và năng suất của người lao động chưa cao, các yếu tố đầu vào tăng mạnh, thất thoát trong đầu tư công,.. Đó là những yếu tố khó thay đổi ngay được trong một thời gian ngắn (các yếu tố này tác động ngược trở lại làm cho lạm phát tăng cao hơn). Chính phủ hiện nay đang rất nỗ lực để khống chế và tiến tới việc giảm lạm phát xuống bằng chính sách thắt chặt tiền tệ khá quyết liệt trong đó điểm nổi bật nhất trong thời gian tới chính là việc hạn chế tối đa tăng trưởng tín dụng và đồng thời là việc rút dần hơn 52

nghìn tỷ tiền gửi của kho bạc nhà nước tại các NHTM về NHNN, dừng cấp vốn tiếp cho các dự án đầu tư công kém hiệu quả… Sự tác động của các yếu tố “tiêu cực” như trên trong dài hạn của nền kinh tế và “tích cực” của các chính sách của Chính phủ sẽ khiến cho việc dự báo tình hình lạm phát trong quý II trở nên khó hơn. Tuy nhiên theo đánh giá của chúng tôi trong quý II tình hình về biến động giá cả hàng hóa sẽ có những dấu hiệu bước đầu lạc quan hơn.

Trong quý I/2008, vấn đề lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ chưa ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nên kết quả kinh doanh trong quý I theo dự báo của chúng tôi sẽ chưa bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên sang quý II thì các yếu tố ở nhóm II chắc chắn sẽ gây ra những khó khăn rất lớn đối với tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chúng tôi dự báo rằng kết quả kinh doanh trong quý II của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Chính sách thắt chặt tiền tệ cũng tác động mạnh đến nguồn vốn đối ứng dành cho TTCK. Chúng tôi cho rằng sự khó khăn trong việc thu xếp vốn dành cho TTCK của NĐT ảnh hưởng rõ nét trong quý II. Chính vì vậy động lực đi lên của TTCK sẽ bị yếu đi một cách rõ rệt.

Tác động của nhóm III tới TTCK: Chắc chắn rằng Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện và đưa ra các chính sách nhằm ổn định TTCK đồng thời góp phần vào ổn định vĩ mô nền kinh tế. Với những tiền lệ trong hơn 7 năm qua, chúng tôi cho rằng sức mạnh các chính sách của Chính phủ hoàn toàn có thể ngăn chặn được sự suy giảm mạnh (nếu có) của TTCK. Với những khó khăn của nền kinh tế, TTCK VN cũng như của TTCK TG chúng tôi cho rằng quá trình Cổ phần hóa và tiến trình IPO sẽ bị chậm lại. Nhiều khả năng trong quý II sẽ rất hạn chế những đợt IPO các doanh nghiệp lớn. Giao dịch của NĐTNN sẽ tiếp tục tập trung vào hoạt động M&A và giảm việc mua trái phiếu vì USD tăng giá so với VND.

Tuy nhiên chúng tôi cũng lo ngại rằng một lượng vốn không nhỏ với mục đích đầu cơ vào TTCK trong thời gian qua của NĐTNN có thể sẽ được rút ra trong thời gian tới.

Ngoài ra vì nguồn vốn đối ứng của TTCK hiện nay không còn dồi dào cộng thêm với một lượng lớn cổ phiếu được tích lũy trong suốt giai đoạn suy giảm của quý I, chúng tôi cho rằng việc đi lên của TTCK sẽ gặp rất nhiều cản trở.

Từ sự tác động của ba nhóm các yếu tố nói trên, chúng tôi cho rằng các yếu tố ủng hộ việc đi lên mạnh mẽ của TTCK là chưa có. Nhưng với sự hỗ trợ mang tính kỹ thuật của các chính sách thì TTCK cũng khó có khả năng giảm mạnh thêm.

Dự báo VN-Index trong quý II sẽ dao động quanh mức 570 điểm.

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 32

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

TRANG TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Trên cơ sở những thông tin về nền kinh tế vĩ mô, thông tin về tình hình hoạt động của các lĩnh vực kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và những diễn biến trên thị trường tài chính chứng khoán, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư dành sự quan tâm tới những doanh nghiệp có đặc điểm sau đây trong danh mục đầu tư cổ phiếu của mình: 1) Hoạt động trong lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của lạm phát hoặc có lợi thế nhờ lạm phát như: Hoá chất chuyên dụng & hoá chất hàng hoá; Dầu khí; Hàng tiêu dùng thiết yếu. 2) Doanh nghiệp có vị thế tốt trên thị trường thể hiện ở thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh, quy mô doanh thu, quy mô tài sản. 3) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực yêu cầu đòn bẩy hoạt động không cao, sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ trung bình. 4) Doanh nghiệp sử dụng nguồn thặng dư vốn thông qua các đợt phát hành trong năm 2006 & 2007 tập trung vào nâng cao giá trị cốt lõi. 5) Kết quả từ hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp là nguồn đóng góp chủ yếu cho lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua. 6) Các chỉ số tài chính cơ bản như ROA, ROIC, EPS… trong mối tương quan với chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện được tính hiệu quả và tăng trưởng của doanh nghiệp. 7) Ưu tiên cho những cổ phiếu có hệ số PE_forward thấp hơn tốc độ tăng trưởng EPS tương lai. 8) Ưu tiên cho những cổ phiếu có P/BV nhỏ hơn 1. 9) Ưu tiên cho những doanh nghiệp có dòng tiền dương từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong báo cáo Quý 1/2008 lần này, chúng tôi xin giới thiệu một số nét cơ bản về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vật liệu cơ bản đang niêm yết trên 02 sàn HOSE và HASTC.

Lĩnh vực vật liệu cơ bản

Theo tiêu chuẩn phân ngành của chúng tôi, lĩnh vực vật liệu cơ bản bao gồm những nhóm ngành nhỏ như hoá chất hàng hoá và hoá chất chuyên dụng; tài nguyên cơ bản như gỗ, kim loại công nghiệp, khai khoáng.

Biểu đồ VNIndex và Index của một số lĩnh vực, ngành từ 1/4/2007 – 1/4/2008

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 33

Nghiên cứu và xây dựng chỉ số Index của từng nhóm ngành kinh tế sẽ giúp nhà đầu tư thấy được mức độ biến động giá của từng lĩnh vực và mối tương quan giữa từng lĩnh vực với nhau và với VNIndex của toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.

Xu hướng biến động giá của các nhóm ngành nói chung và của nhóm vật liệu cơ bản đều biến động theo xu hướng của VNIndex trong giai đoạn vừa qua.

Trong Quý 1/2008 xu hướng mất giá của nhóm vật liệu cơ bản và dịch vụ tiêu dùng thấp hơn nhiều so với nhóm ngành tài chính và toàn thị trường. Bảng giá các vật liệu cơ bản

Bảng giá các vật liệu cơ bản dưới đây sẽ cung cấp thông tin về giá của các sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vật liệu cơ bản. Thông tin cho thấy giá của hầu hết các sản phẩm đầu ra đều tăng rất mạnh trong giai đoạn vừa qua và xu hướng tăng vẫn được dự báo trong thời gian tới .

Mặt hàng ĐVT 2007 T1/08 T2/08 T3/08 Bình quân Q1/08

Thay đổi so với 2007

Cao su Cao su xuất khẩu bình quân USD/tấn 1.946 2.266 2.291 2.475 2.344 120,5%

- Cao su SVR 3L USD/tấn 2.280 2.444 2.538 2.491 109,3% - Cao su SVR 10 USD/tấn 2.117 2.300 2.610 2.455 116,0% - Cao su Latex USD/tấn 1.369 1.548 1.875 1.712 125,0%

Cao su xuất khẩu sang TQ NDT/tấn 18.272 19.200 19.700 19.450 106,4% Than xuất khẩu Than đá xuất khẩu bình quân USD/tấn 36,5 44,46 49,71 40,65 44,94 123,1% Tiêu thụ trong nước trđ/tấn 0,6 1,0 1,0 1,0 1,0 166,7% Phân bón Trong nước

- Super lân đồng/kg 1.300 1.600 2.500 3.000 2.367 182,1% - NPK lâm thao đồng/kg 3.100 3.500 3.300 - NPK đầu trâu đồng/kg 6.500 9.100 10.300 13.000 10.800 166,2% - Đạm hà bắc đồng/kg 5.500 7.500 6.500 - Đạm DAP đồng/kg 8.500 13.000 15.000 17.000 15.000 176,5% - Kali đồng/kg 9.000 9.000 - SA đồng/kg 4.800 4.800 - Urê: đồng/kg 5.200 6.800 7.000 7.500 7.100 136,5% - Urê (trung quốc sx) đồng/kg 5.300 6.700 7.200 6.950 131,1%

Nhập khẩu - DAP USD/tấn 570 533 765 1.000 766 134,4% - Urê USD/tấn 300 335 360 450 382 127,2% - NPK USD/tấn 300 350 377 386 371 123,7%

Nông dược Thuốc sát trùng đan đồng/gói 5.000 7.000 6.000 Thuốc trừ cỏ ACEDAT đồng/chai 1.800 2.000 1.900 Thuốc sát trùng miền nam đồng/gói 2.500 2.500 2.500 Thép Phôi thép nhập khẩu: USD/tấn 580 650 780 900 777 133,9% Giá bán trong nước: - Thép cuộn trđ/tấn 11,1 13,7 14,5 15,9 14,7 132,4%

- Thép cây trđ/tấn 11,2 13,9 14,7 16,0 14,9 132,7%(Nguồn : thongtinthuongmaivietnam.com.vn, agro.gov.vn, vinanet.com.vn…)

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 34

Thông tin tài chính của lĩnh vực vật liệu cơ bản

Tình hình tài chính ĐVT 2005 2006 2007 Doanh thu thuần trđ 5.945.009 7.568.346 9.325.485Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần % 27% 23%Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trđ 1.207.477 1.619.163 2.120.838Tốc độ tăng trưởng LNHĐKD % 34% 31%Lợi nhuận sau thuế trđ 1.211.918 1.807.010 2.208.567Tốc độ tăng trưởng LNST % 49% 22%Thu nhập trên một cổ phần (EPS) trđ 3.041 4.648 4.145Tốc độ tăng trưởng EPS % 53% -11%Vốn đầu tư của chủ sở hữu trđ 3.985.644 3.887.612 5.328.646Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của CSH % -2% 37%Vốn chủ sở hữu trđ 5.018.081 6.764.804 6.974.523Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu % 35% 3%Tổng tài sản trđ 9.382.320 12.208.731 10.723.583Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản % 30% -12%

(Nguồn : ECC)

Thông tin từ tình hình tài chính cho thấy lĩnh vực vật liệu cơ bản đều có tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế tương đối tốt. Trong đó tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận luôn cao hơn tăng trưởng doanh thu và hoạt động kinh doanh chính luôn đóng góp tỷ trọng lớn cho lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp.

Chỉ số tài chính 2007 Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản 0,87 Hiệu suất sử dụng Vốn chủ sở hữu 1,34 Biên lợi nhuận từ HĐKD* 23% Biên lợi nhuận sau thuế 24% ROA 21% ROE 29% Tỷ trọng đầu tư tài chính* 18% Tỷ trọng lợi nhuận từ HĐKD* 96% Tỷ lệ Tổng tài sản/Nợ phải trả 3,58

(Nguồn : ECC)

Thông tin từ các chỉ số tài chính cho thấy lĩnh vực vật liệu cơ bản có hiệu suất sinh lợi rất tốt. Chỉ số ROA_2007 duy trì trên 20%, các biên lợi nhuận đều ở mức trên 20%. Tỷ trọng tài sản đầu tư tài chính chỉ chiếm dưới 20% tổng tài sản theo BCTC 2007. Kết quả lợi nhuận của lĩnh vực không chịu sự chi phối quá nhiều của những mảng kinh doanh tài chính và các hoạt động bất thường khác. Cơ cấu nguồn vốn duy trì khả năng tự chủ tài chính cao, việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức trung bình.

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 35

Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú (DPR) Thông tin giao dịch

(Nguồn: ECC)

Giới thiệu về công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú - Địa chỉ: Xã Thuận Phú – Đồng Phú – Bình Phước - Website: www.doruco.com.vn - Email: [email protected] - Tel: 0651.819786 Fax: 0651.819620 - Lĩnh vực: Vật liệu cơ bản - Ngành: Cao su tự nhiên

Quá trình hình thành phát triển

- Tiền thân là đồn điền Thuận Lợi của công ty Michelin – Pháp, thành lập vào tháng 6/1927 - Là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Cao su VN, được thành lập vào ngày 04/03/1993. - Công ty chuyển sang cổ phần từ tháng 7 năm 2007

Thông tin nổi bật

- Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú thuộc hàng top 10 công ty cao su có năng suất cao nhất trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

- Sản phẩm chính của Công ty chủ yếu là mủ cao su sơ chế, được dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp Cao su, Y tế và các ngành khác. Chủng loại sản phẩm được chia thành 2 nhóm lớn là cao su dạng khối và cao su latex (mủ ly tâm)

- Công ty đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 từ những năm 1999, sản phẩm của công ty luôn có chất lượng tốt và ổn định, thoả mãn được các yêu cầu khắt khe của khách hàng

- Thị trường tiêu thụ: Gần 86% sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở các nước Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ....qua các khách hàng truyền thống như SMTP (Michelin), Saficalcan (Pháp), Tae Young (Hàn Quốc) và một số công ty khác trong nước.

- Thị phần của công ty so với Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN chiếm khoảng 5 – 6% - Nguồn nguyên vật liệu: Diện tích khai thác của công ty khoảng 7.963 ha, năng suất bình quân là 2,01 tấn/ha với tổng sản

lượng cao su chế biến trên 19.500 tấn trong năm 2007. So với các công ty khác trong Tập đoàn Cao su VN thì quy mô của công ty tương đối nhỏ.

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành 31/12/08 40.000.000 Giá giao dịch cao nhất trong quý 02/01/08 84,4 Giá giao dịch thấp nhất trong quý 25/03/08 45,6 Giá đóng cửa đầu quý 02/01/08 84,4 Giá đóng cửa cuối quý 31/03/08 49,0 Chỉ báo YTD -46,5% PE 31/03/08 8,5 P/BV 31/03/08 2,9

BIỂU ĐỒ GIÁ VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CỔ PHIẾU DPR TRONG QUÝ 1/2008

-

50.000

100.000

150.000

200.000

250.000

300.000

350.000

02/01/2008 22/01/2008 19/02/2008 10/03/2008 28/03/2008

NGÀY GIAO DỊCH

KHỐ

I LƯỢ

NG

-

10,0

20,0

30,0

40,0

50,0

60,0

70,0

80,0

90,0

GIÁ

ĐÓ

NG

CỬ

A

Khối lượngGiá đóng cửa

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 36

- Hiện tại, Công ty đang áp dụng công nghệ hiện đại của Wesfalia và Malaysia tại 2 nhà máy chế biến: Nhà máy chế biến Thuận Phú chuyên sản xuất cao su mủ khối và Nhà máy chế biến Tân Lập chuyên sản xuất cao su latex với công suất lần lượt là 6.000 tấn/năm và 16.000 tấn/năm.

Kế hoạch phát triển

- Triển khai dự án trồng 10.000 ha cao su tại tỉnh Krater – Vương quốc Campuchia - Triển khai dự án trồng 3.000 – 4.000 ha cao su tại tỉnh Đắc Nông. - Tham gia góp vốn và các Công ty cổ phần và các dự án của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam như: CTCP chế biến

gỗ Thuận An, CTCP Cao su Sa Thầy (10% vốn điều lệ), khu công nghiệp Hố Nai....với tổng số vốn góp gần 20 tỷ đồng.

Chỉ số tài chính 2005 2006 2007

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,81 0,54 0,50 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1,88 2,28 1,72 Hiệu suất sử dụng VCSH 1,06 1,25 1,15 Biên lãi gộp 39% 38% 36% Biên lợi nhuận từ HĐKD 33% 32% 31% Biên lợi nhuận 26% 25% 33% ROA 29% 18% 16% ROIC 36,1% 37,6% 34% ROE 28% 31% 38% Tỷ trọng đầu tư tài chính 20,5% 13,6% 22,2% Tỷ lệ tổng tài sản/nợ phải trả 4,17 1,49 2,44 Tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao 40% 37% 28%

(Nguồn: ECC)

Bảng chỉ tiêu tài chính

Tình hình tài chính ĐVT 2005 2006 2007

Doanh thu thuần trđ 433.188 602.105 703.796 Tốc độ tăng trưởng DTT % 39% 17% Lợi nhuận từ HĐKD trđ 142.650 190.136 214.943 Tố độ tăng trưởng LNHĐKD % 33% 13% Lợi nhuận sau thuế trđ 114.372 149.421 230.620 Tốc độ tăng trưởng LNST % 31% 54% Thu nhập trên một CP đồng 6.017 3.958 5.766 Tốc độ tăng trưởng EPS % -34% 46% Vốn đầu tư của chủ sở hữu trđ 190.176 377.499 400.000 Vốn chủ sở hữu trđ 407.819 555.819 668.558 Tổng tài sản trđ 536.556 1.700.995 1.131.502

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 37

Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình (HRC) Thông tin giao dịch

(Nguồn: ECC)

Giới thiệu về công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần Cao su Hòa Bình - Địa chỉ: Ấp 7, Xã Hòa Bình – Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu - Website: www.horuco.com.vn - Tel: +84-(0)64-87.21.04 Fax: +84-(0)64-87.34.95 - Lĩnh vực: Vật liệu cơ bản - Ngành: Cao su tự nhiên

Quá trình hình thành phát triển

- Tiền thân là Nông trường Cao su Hòa Bình - trực thuộc Công ty Cao su Đồng Nai được thành lập ngày 20/11/1981 - Ngày 05/12/2003, Nông trường Cao su Hòa Bình và Nhà máy chế biến Cao su Hòa Bình được sát nhập thành Công ty Cổ

phần Cao su Hòa Bình..

Thông tin nổi bật

- Thị trường tiêu thụ của Horuco chủ yếu là trong nước. Ngoài ra, sản phẩm của công ty còn xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác xuất khẩu đến các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ. Trong đó, Trung Quốc và Đài Loan là những khách hàng thường xuyên của Công ty. Hàng năm, gần 1/3 sản lượng của công ty xuất khẩu trực tiếp sang các nước này.

- Công ty đang được hưởng chế độ ưu đãi về miễn giảm thuế đối với công ty cổ phần trong thời điểm giá bán cao, sản phẩm tiêu thụ ổn định nên thuận lợi cho việc tích lũy vốn đầu tư trong thời gian đầu.

- Nguồn nguyên liệu chính là vườn cây cao su do công ty quản lý và khai thác, với diện tích hơn 5000 ha và sản lượng khai thác hàng năm khoảng 8.000 tấn mủ cao su. Hàng năm, công ty thu mua khoảng 1000 tấn mủ từ các hộ nông dân.

- Hiện tại, Nhà máy chế biến cao su Hòa Bình đang sử dụng công nghệ xử lý và chế biến tiên tiến của Malaysia. Hệ thống xử lý nước thải trong khâu chế biến của Công ty được đánh giá là tốt nhất trong ngành hiện nay

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành 31/12/08 17.260.976Giá giao dịch cao nhất trong quý 02/01/08 166,0Giá giao dịch thấp nhất trong quý 25/03/08 63,5Giá đóng cửa đầu quý 02/01/08 166,0Giá đóng cửa cuối quý 31/03/08 68,0Chỉ báo YTD - 59%PE 31/03/08 8,8P/BV 31/03/08 3,5

BIỂU ĐỒ GIÁ VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CỔ PHIẾU HRC TRONG QUÝ 1/2008

-

20.000

40.000

60.000

80.000

100.000

02/01/2008 22/01/2008 19/02/2008 10/03/2008 28/03/2008

NGÀY GIAO DỊCH

KHỐ

I LƯỢ

NG

-

20,0

40,0

60,0

80,0

100,0

120,0

140,0

160,0

180,0

GIÁ

ĐÓ

NG

CỬ

A

Khối lượngGiá đóng cửa

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 38

Tình hình tài chính ĐVT 2005 2006 2007

Doanh thu thuần trđ 220.834 320.580 296.007

Tốc độ tăng trưởng DTT % 45% -8%

Lợi nhuận từ HĐKD trđ 72.987 120.276 101.197

Tố độ tăng trưởng LNHĐKD % 65% -16%

Lợi nhuận sau thuế trđ 80.217 142.641 132.910

Tốc độ tăng trưởng LNST % 78% -7%

Thu nhập trên một CP đồng 8.355 14.858 7.700

Tốc độ tăng trưởng EPS % 78% -48%

Vốn đầu tư của chủ sở hữu trđ 96.000 96.000 172.610

Vốn chủ sở hữu trđ 193.885 286.025 339.834

Tổng tài sản trđ 248.146 363.364 407.025

- Kế hoạch đến năm 2010, công ty phấn đấu chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ.

- Đầu tư nhà máy chế biến gỗ: Công ty chế biến gỗ Đồng Nai: Vốn đầu tư 150 tỷ đồng, vốn điều lệ 45 tỷ đồng. CTCP Cao su Hòa Bình góp vốn 10% bằng 4,5 tỷ đồng. Năm 2008 dự kiến góp vốn 1 tỷ đồng Nhóm dự án Khu Công nghiệp với tổng số tiền đầu tư 16,4 tỷ đồng với tỷ lệ 8% gồm dự án CTCP phát triển Đô Thị và Khu CN cao su Việt Nam, dự án CTCP KCN Long Khánh.

- Đầu tư trồng cao su tại Lào gồm 3 dự án đầu tư 94 tỷ đồng, chiếm 48% tổng vốn: Năm 2008, công ty tiếp tục góp vốn vào Công ty cổ phần Cao su Viêt – Lào với diện tích trồng mới là 10 ngàn ha Công ty CP Cao su Lai Châu, vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Trong năm 2008 dự kiến góp vốn 15 tỷ đồng

- Kế hoạch năm 2008 – 2009: ĐVT: nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Doanh thu thuần 217.512.000 201.576.000

Lợi nhuận sau thuế 76.218.200 71.715.229

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 35.04% 35.58%

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 23.29% 19.75%

Cổ tức 50.00% 50.00%

Bảng chỉ tiêu tài chính

Chỉ số tài chính 2005 2006 2007

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,89 1,05 0,77 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2,69 3,92 3,61 Hiệu suất sử dụng VCSH 1,14 1,34 0,95 Biên lãi gộp 39% 43% 40% Biên lợi nhuận từ HĐKD 33% 38% 34% Biên lợi nhuận 36% 44% 45% ROA 32% 47% 35% ROIC 41% 60% 42% ROE 41% 59% 42% Tỷ trọng đầu tư tài chính 7% 18% 58% Tỷ lệ tổng tài sản/nợ phải trả 4,57 4,69 6,06 Tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao 19% 27% 37%

(Nguồn: ECC)

Kế hoạch phát triển

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 39

Công ty cổ phần Cao su Thống Nhất (TNC) Thông tin giao dịch

(Nguồn: ECC)

Giới thiệu về công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần Cao su Thống Nhất - Địa chỉ: Số 256 Đường 27/4 – Phường Phước Hưng – TX Bà Rịa – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - Website: http://www.ruthimex.com.vn - Tel: +84-(0)64-82.31.19 Fax: +84-(0)64-82.31.20 - Lĩnh vực: Vật liệu cơ bản - Ngành: Cao su tự nhiên

Quá trình hình thành phát triển

- Công ty Cao su Thống Nhất được thành lập ngày 05/11/1991, sau đó được thành lập lại doanh nghiệp nhà nước ngày 05/12/1992 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Năm 2003, công ty tiếp nhậnn 2 đơn vị là Xí nghiệp Chế biến Nông sản Phước Hưng và Nhà máy Chế biến Thức ăn Gia súc Hưng Long, đồng thời nhận phần góp vốn của Nhà nước trong Liên doanh Baria-serece.

- Ngày 23/12/2005, chuyển Công ty Cao su Thống Nhất thành Công ty cổ phần Cao su Thống Nhất. Ngày 26/06/2006 Công ty Cao su Thống Nhất chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Thông tin nổi bật

- Công ty cung cấp các chủng loại nguyên liệu phong phú NR, SBR, BR, CR…cộng với công nghệ sản xuất hoàn chỉnh: ép khuôn, ép chuyển, ép tiêm, ép đùn lưu hóa lien tục và thiết bị làm khuôn CNC.

- Công ty là nhà sản xuất sản phẩm cao su kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Hệ thống QLCL của Công ty đã được Tổ chức BVQI (Vương quốc Anh ) đánh giá chứng nhận vào tháng 9/2004.

- Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các nước thuộc khu vực Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, và cung cấp cho khách hàng trong nước đặc biệt là các công ty Nhật Bản.

- Mủ cao su: Nguồn nguyên liệu chính là vườn cây do công ty khai thác và quản lý, chiếm 80% sản lượng hàng hóa sản xuất. Tổng diện tích vườn cây là 1600ha, quy mô khá nhỏ so với các công ty khác trong ngành. Năng suất của công ty chỉ đạt mức trung bình trong ngành, năm 2006 là 1,535 tấn/ha. Tuy nhiên hiện tại công ty cũng đang tiến hành một số biện pháp nhằm tăng năng suất như thanh lý và cải tạo vườn cây bằng những giống mới có năng suất cao hơn. Trong tương lai, năng suất vườn cây của công ty sẽ tương đương với năng suất của ngành.

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành 31/12/08 19.250.000Giá giao dịch cao nhất trong quý 02/01/08 36,8Giá giao dịch thấp nhất trong quý 25/03/08 18,0Giá đóng cửa đầu quý 02/01/08 36,8Giá đóng cửa cuối quý 31/03/08 19,2Chỉ báo YTD - 47,8%PE 31/03/08 10,9P/BV 31/03/08 1,7

BIỂU ĐỒ GIÁ VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CỔ PHIẾU TNC TRONG QUÝ 1/2008

-

40.000

80.000

120.000

160.000

200.000

02/01/2008 22/01/2008 19/02/2008 10/03/2008 28/03/2008

NGÀY GIAO DỊCH

KHỐ

I LƯỢ

NG

-

5,0

10,0

15,0

20,0

25,0

30,0

35,0

40,0

GIÁ

ĐÓ

NG

CỬ

A

Khối lượngGiá đóng cửa

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 40

- Nông sản: nguồn cung chủ yếu thu mua từ các hộ nông dân trong các vùng lân cận.

- Dự án trong 15 năm (2003-2017) thanh lý và trồng tái canh tại Nông trường cao su Hòa Bình 2, trồng lại hoàn toàn bằng các giống mới năng suất cao, kháng bệnh tốt .

- Giai đoạn 2006-2010, công ty phấn đấu đưa năng suất vườn cây cao su đạt 2 tấn/ha/năm. - Dự án trồng cây cao su tại Lào. - Đầu tư hệ thống xử lý nước thải, sửa chữa đường lô vận chuyển, xây dựng kho chứa nông sản.

Chỉ số tài chính 2005 2006 2007

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,09 0,61 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2,59 1,56 Hiệu suất sử dụng VCSH 1,32 0,76 Biên lãi gộp 30% 28% Biên lợi nhuận từ HĐKD 24% 22% Biên lợi nhuận 24% 20% ROA 28% 12% ROIC 33% 16% ROE 31% 15% Tỷ trọng đầu tư tài chính 16% 12% Tỷ lệ tổng tài sản/nợ phải trả 5,78 4,75 Tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao 21% 29%

(Nguồn: ECC)

Tình hình tài chính ĐVT 2005 2006 2007

Doanh thu thuần trđ 145.293 165.706 Tốc độ tăng trưởng DTT % 14% Lợi nhuận từ HĐKD trđ 35.588 37.055 Tố độ tăng trưởng LNHĐKD % 4% Lợi nhuận sau thuế trđ 34.410 33.786 Tốc độ tăng trưởng LNST % -2% Thu nhập trên một CP đồng 1.787 1.755 Tốc độ tăng trưởng EPS % -2% Vốn đầu tư của chủ sở hữu trđ 192.500 192.500 Vốn chủ sở hữu trđ 220.466 217.943 Tổng tài sản trđ 266.548 276.099

Bảng chỉ tiêu tài chính

Kế hoạch phát triển

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 41

Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (TRC) Thông tin giao dịch

(Nguồn: ECC)

Giới thiệu về công ty - Tên công ty: Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh - Địa chỉ: Xã Hiệp Thành – Gò Dầu – Tây Ninh - Website: http://www.taniruco.com/ - Tel: +84-(0)66-85.36.06 Fax: +84-(0)66-85.36.08 - Lĩnh vực: Vật liệu cơ bản - Ngành: Cao su tự nhiên

Quá trình hình thành phát triển

- Tiền thân là đồn điền cao su Pháp, tháng 04/1945 được cách mạng tiếp quản lấy tên là Nông trường Quốc doanh Cao su Tây Ninh.

- Năm 1981, nông trường được nâng cấp lên thành Công ty Cao su Tây Ninh, là doanh nghiệp Nhà nước. - Ngày 28/12/2006, công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh.

Thông tin nổi bật

- Sản phẩm chủ yếu của công ty là cao su tự nhiên: Nhóm sản phẩm SVR 3L và Latex chiếm trên 70% cơ cấu sản phẩm của Doanh nghiệp.

- Giá xuất khẩu cao su của công ty là cao nhất trong ngành do chất lượng mủ tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, đạt 33 triệu đồng/tấn năm 2006.

- Công ty có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định do tất cả nguyên liệu chính của công ty là mủ cao su được khai thác từ các nông trường trực thuộc công ty.

- Công ty không thu mua mủ cao su bên ngoài nên sản lượng chủ yếu là tự khai thác. Nguồn nguyên vật liệu chính của công ty là mủ cao su được lấy từ các nông trường trực thuộc công ty.

- Vườn cây cao su của Taniruco đang ở cao điểm của độ tuổi khai thác và khá già, đến 53% từ 14 – 21 tuổi và 9% trên 22 tuổi. Diện tích khai thác của công ty đạt hơn 6000ha, quy mô tương đối nhỏ so với các công ty khác thuộc Tổng công ty Cao su Việt Nam.

- Hiện tại, công ty có năng suất khai thác mủ cao su cao nhất toàn ngành cao su Việt Nam và khu vực, năng suất bình quân đạt 2,35 tấn/ha/năm. Công ty cao su Tây Ninh là một trong những công ty làm ăn hiệu quả thuộc hàng cao nhất VRG

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành 31/12/08 30.000.000Giá giao dịch cao nhất trong quý 02/01/08 123,0Giá giao dịch thấp nhất trong quý 25/03/08 54,5Giá đóng cửa đầu quý 02/01/08 123,0Giá đóng cửa cuối quý 31/03/08 58,5Chỉ báo YTD - 52,4%PE 31/03/08 9,9P/BV 31/03/08 3,7

BIỂU ĐỒ GIÁ VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CỔ PHIẾU TRC TRONG QUÝ 1/2008

-

30.000

60.000

90.000

120.000

150.000

180.000

02/01/2008 22/01/2008 19/02/2008 10/03/2008 28/03/2008

NGÀY GIAO DỊCH

KHỐ

I LƯỢ

NG

-

20,0

40,0

60,0

80,0

100,0

120,0

140,0

GIÁ

ĐÓ

NG

CỬ

A

Khối lượngGiá đóng cửa

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 42

- Sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Thị trường chính của công ty là xuất khẩu

- Tham gia dự xây dựng Nhà máy phân lân: Tỷ lệ tham gia là 20% tương ứng 50 tỷ đồng. Dự kiến thực hiện 2007 -2008 - Dự án trồng cây cao su sang Campuchia: thành lập công ty con có tên gọi là Tây Ninh Kampongthom Aphivath Caoutchouc

LTD, diện tích trồng mới 10.000 ha với tổng giá trị dự án: 500 tỷ đồng. Thời gian đầu tư: từ năm 2007 – 2012 - Dự án trồng cây cao su Việt Lào: Số lượng dự kiến trồng mới 50.000 ha, tỷ lệ tham gia đóng góp 10% (250 tỷ đồng). Thời

gian dự kiến hoạt động từ 2004 – 2014

Chỉ số tài chính 2005 2006 2007

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,76 0,49 0,43 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1,97 2,5 1,89 Hiệu suất sử dụng VCSH 1,05 1,22 1,05 Biên lãi gộp 42% 38% 41% Biên lợi nhuận từ HĐKD 36% 38% 35% Biên lợi nhuận 29% 31% 36% ROA 31% 19% 16% ROIC 43% 48% 39% ROE 31% 38% 38% Tỷ trọng đầu tư tài chính 14% 6% 12% Tỷ lệ tổng tài sản/nợ phải trả 3,65 1,45 2,37 Tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao N/A N/A N/A

(Nguồn: ECC)

Bảng chỉ tiêu tài chính

Tình hình tài chính ĐVT 2005 2006 2007

Doanh thu thuần trđ 322.859 464.320 486.821 Tốc độ tăng trưởng DTT % 44% 5% Lợi nhuận từ HĐKD trđ 117.172 175.302 172.365 Tố độ tăng trưởng LNHĐKD % 50% -2% Lợi nhuận sau thuế trđ 95.126 181.189 177.280 Tốc độ tăng trưởng LNST % 90% -2% Thu nhập trên một CP đồng 3.170 4.770 5.909 Tốc độ tăng trưởng EPS % 50,47% 24% Vốn đầu tư của chủ sở hữu trđ 300.000 300.000 300.000 Vốn chủ sở hữu trđ 307.884 452.448 478.954 Tổng tài sản trđ 424.258 1.457.210 828.931

Kế hoạch phát triển

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 43

Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (DPM) Thông tin giao dịch

(Nguồn: ECC)

Giới thiệu về công ty - Tên công ty: Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí - Địa chỉ: Tòa nhà Waseco, Số 10 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh - Email: [email protected] Website: www.damphumy.vn - Tel: (84.8) 9974748 Fax: (84.8) 9974757 - Lĩnh vực: Vật liệu cơ bản - Ngành: Hóa chất

Quá trình hình thành phát triển

- Là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2004. - Chính thức chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần từ 31/08/2007 trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. - Thực hiện niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 05/11/2007.

Thông tin nổi bật

- Phân đạm thương hiệu Đạm Phú Mỹ là sản phẩm chính của công ty, chiếm trên 80% doanh thu hàng năm. Đây là thương hiệu phân đạm chất lượng cao đầu tiên của Việt Nam và được coi là một trong những điểm sáng của ngành dầu khí nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung. Ngoài ra, công ty còn sản xuất, tiêu thụ amôniắc lỏng, điện dư và các sản phẩm hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật khác.

- Đạm Phú Mỹ luôn dẫn đầu cả nước về thị phần, với sản lượng đáp ứng khoảng trên 700 nghìn tấn urê/năm, tương đương 40% nhu cầu urê trong nước. Nếu chỉ tính riêng tại các thị trường chính của công ty như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên thì sản phẩm Đạm Phú Mỹ chiếm tới trên 50% thị phần.

- Nguyên liệu để sản xuất đạm urê là khí nguyên liệu, được cung cấp từ khí đồng hành tại mỏ dầu Bạch Hổ và khí thiên nhiêu từ dự án khai thác khí Cửu Long, Nam Côn Sơn tại thềm lục địa Việt Nam. Từ khi chính thức đi vào hoạt động đến thời điểm cổ phần hóa, giá khí đầu vào để sản xuất của công ty được hưởng với giá ưu đãi của Nhà nước là 1,3 USD/triệu BTU. Theo quyết định của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, giá khí để tính toán phương án cổ phần hóa được điều chỉnh lên 2,2 USD/triệu BTU đến năm 2012 và 3,66 USD/triệu BTU từ năm 2013 cho đến hết đời dự án. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giá khí nguyên liệu đầu vào giai đoạn 2007-2009 là 2,2 USD/triệu BTU

- Nhà máy Đạm Phú Mỹ sử dụng công nghệ của hãng Haldor Topsoe (Đan Mạch) để sản xuất amoniac (công suất 445.000 tấn/năm) và công nghệ của hãng Snamprogetti (Italy) để sản xuất phân đạm urê (công suất 740 tấn/năm). Ngoài ra, công ty còn đầu tư nhiều hệ thống Công nghệ tiên tiến trong nhà máy nhằm đáp ứng một cách thuận lợi, hiệu quả cho công tác sản

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành 31/12/08 380.000.000 Giá giao dịch cao nhất trong quý 02/01/08 74,0 Giá giao dịch thấp nhất trong quý 25/03/08 45,2 Giá đóng cửa đầu quý 02/01/08 74,0 Giá đóng cửa cuối quý 31/03/08 48,6 Chỉ báo YTD -34,3%PE 31/03/08 14,0 P/BV 31/03/08 4,2

BIỂU ĐỒ GIÁ VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CỔ PHIẾU DPM TRONG QUÝ 1/2008

-

500.000

1.000.000

1.500.000

2.000.000

2.500.000

3.000.000

02/01/2008 22/01/2008 19/02/2008 10/03/2008 28/03/2008

NGÀY GIAO DỊCH

KHỐ

I LƯỢ

NG

-

10,0

20,0

30,0

40,0

50,0

60,0

70,0

80,0

GIÁ

ĐÓ

NG

CỬ

A

Khối lượngGiá đóng cửa

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 44

xuất kinh doanh và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động như Chương trình quản lý thiết bị động “MMS Bently Nevada” của tập đoàn GE Energy, phần mềm quản lý vật tư IMS, hệ thống phun chất chống kết khói cho sản phẩm urê,…

- Công ty hiện đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

(Nguồn: ECC)

Kế hoạch phát triển - Tích cực đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành và đưa vào sử dụng các hạng mục đầu tư XDCB nhằm tăng khả năng và đa dạng

hóa sản phẩm. - Tập trung triển khai dự án đầu tư kho trung chuyển nhằm mở rộng hệ thống tiêu thụ rộng khắp các khu vực, đảm bảo cung

ứng hàng hóa kịp thời vào các thời điểm nóng. - Nghiên cứu đầu tư mới trong lĩnh vực hóa chất. - Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho 3 năm 2007-2009 dự kiến là 304.894.440 USD, trong đó có các dự án đầu tư bất động sản như

mua văn phòng thuộc dự án WASECO tại Phổ Quang, TP.HCM, đầu tư 02 tòa nhà tại TP.HCM,… - Kế hoạch lợi nhuận, cổ tức

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu tài chính 2008 2009 Doanh thu thuần 3.896.730 4.216.140 Lợi nhuận sau thuế 1.100.000 1.300.000 Vốn điều lệ 3.800.000 3.800.000 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 28,23% 30,83% Lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ 28,94% 34,21% Tỷ lệ cổ tức 20,26% 23,95%

Chỉ số tài chính 2005 2006 2007 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,39 0,46 0,61 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 0,56 0,78 1,24 Hiệu suất sử dụng VCSH 0,69 0,73 0,84 Biên lãi gộp 30% 37% 39% Biên lợi nhuận từ HĐKD 25% 30% 34% Biên lợi nhuận 31% 38% 35% ROA 12% 18% 21% ROIC 22% 34% 30% ROE 22% 28% 29% Tỷ trọng đầu tư tài chính 20% 14% 27% Tỷ lệ tổng tài sản/nợ phải trả 2,26 3,32 4,18 Tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao 21% 39% 50%

Bảng chỉ tiêu tài chính

Tình hình tài chính ĐVT 2005 2006 2007

Doanh thu thuần trđ 2.537.555 3.050.829 3.779.038 Tốc độ tăng trưởng DTT % 20,23% 23,87% Lợi nhuận từ HĐKD trđ 645.220 929.765 1.269.695 Tố độ tăng trưởng LNHĐKD % 44,10% 36,56% Lợi nhuận sau thuế trđ 791.819 1.161.308 1.320.796 Tốc độ tăng trưởng LNST % 46,66% 13,73% Thu nhập trên một CP đồng 2.514 4.517 3.476 Tốc độ tăng trưởng EPS % 79,64% -23,04% Vốn đầu tư của chủ sở hữu trđ 3.149.336 2.571.246 3.800.000 Vốn chủ sở hữu trđ 3.669.856 4.660.236 4.368.475 Tổng tài sản trđ 6.582.690 6.665.757 5.741.317

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 45

Công ty cổ phần Nông dược (HAI) Thông tin giao dịch

(Nguồn: ECC)

Giới thiệu về công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần Nông dược H.A.I - Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM - Tel: +84-(0)8-824.49.75 Fax: +84-(0)8-829.75.79 - Lĩnh vực: Vật liệu cơ bản - Ngành: Hóa chất

Quá trình hình thành phát triển

- Năm 1993, Công ty vật tư bảo vệ thực vật 2 được thành lập – trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

- Ngày 30/08/2004 chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Vật tư bảo vệ thực vật 2 thành Công ty cổ phần. - Ngày 07/02/2005, Công ty cổ phần Nông dược HAI được thành lập và chính thức đi vào hoạt động.triển

Thông tin nổi bật

- Công ty cổ phần Nông dược được đánh giá là một trong những công ty hàng đầu về kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam (xếp thứ 2 về vốn kinh doanh)

- Thị trường chính của Công ty chủ yếu ở tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm khoảng 75% tổng doanh thu. Công ty có hệ thống phân phối trải rộng khắp cả nước, với 7 chi nhánh trực thuộc và trên 300 nhà phân phối trung gian. Doanh số mua vào bán ra chiếm 10 – 20% thị phần cả nước.

- Nguyên vật liệu chính gồm hóa chấ dạng thuốc thành phẩm các loại, hóa chất dạng nguyên liệu để sản xuất thuốc thành phẩm, dung môi, chất tạo nhũ. Công ty có nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định từ các công ty nước ngoài có uy tín như: chất gây nhũ của công ty Takemoto Oil – Nhật Bản, dung môi của công ty Shell, Exxon Mobil…

- Tốc độ tăng trưởng kinh doanh nông dược từ năm 2000 đến nay tăng trưởng bình quân trên 15% mỗi năm về giá trị doanh số mua và bán. Theo dự báo, tốc độ này sẽ tiếp tục duy trì đến năm 2010

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành 31/12/08 11.400.000Giá giao dịch cao nhất trong quý 01/02/08 65,7Giá giao dịch thấp nhất trong quý 25/03/08 31,6Giá đóng cửa đầu quý 02/01/08 63,0Giá đóng cửa cuối quý 31/03/08 36,6Chỉ báo YTD -41,9%PE 31/03/08 8,1P/BV 31/03/08 3,1

BIỂU ĐỒ GIÁ VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CỔ PHIẾU HAI TRONG QUÝ 1/2008

-

10.000

20.000

30.000

40.000

50.000

60.000

02/01/2008 22/01/2008 19/02/2008 10/03/2008 28/03/2008

NGÀY GIAO DỊCH

KHỐ

I LƯỢ

NG

-

10,0

20,0

30,0

40,0

50,0

60,0

70,0

GIÁ

ĐÓ

NG

CỬ

A

Khối lượngGiá đóng cửa

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 46

Bảng chỉ tiêu tài chính

(Nguồn: ECC)

- Xây dựng phương án kinh doanh giống chuyển gien trên các cây công nghiệp khi được Nhà nước cho phép canh tác - Đầu tư bất động sản: Lập phương án đầu tư xây dựng khu Thương mại và dịch vụ nông nghiệp tại 358 Kinh Dương Vương,

An Lạc, Bình Tân với mục tiêu kinh doanh vật tư và dịch vụ nông nghiệp và cho thuê phòng. Dự kiến khởi công năm 2008 và hoàn thành năm 2009.

- Mở rộng thị trường phân phối sản phẩm sang Lào và Campuchia. Dự kiến doanh số thu được từ hai thị trường này chiếm khoảng 1 – 2% doanh số trong các năm tiếp theo.

- Mở rộng kinh doanh sang một số lĩnh vực khác như hóa chất, hạt nhựa… - Kế hoạch năm 2008 - 2009:

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009

Doanh thu 576.000 691.200

Lợi nhuận sau thuế 44.582 53.561

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần(%) 8 8

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu(%) 29 32

Tỷ lệ cổ tức(%) 20 20

Tình hình tài chính ĐVT 2005 2006 2007

Doanh thu thuần trđ 358.864 415.502 496.545 Tốc độ tăng trưởng DTT % 16% 20% Lợi nhuận từ HĐKD trđ 44.600 29.648 46.081 Tố độ tăng trưởng LNHĐKD % -34% 55% Lợi nhuận sau thuế trđ 43.345 47.732 51.359 Tốc độ tăng trưởng LNST % 10% 8% Thu nhập trên một CP đồng 3.802 4.187 4.505 Tốc độ tăng trưởng EPS % 10% 8% Vốn đầu tư của chủ sở hữu trđ 114.000 114.000 114.000 Vốn chủ sở hữu trđ 133.061 156.772 183.889 Tổng tài sản trđ 338.508 319.164 396.746

Chỉ số tài chính 2005 2006 2007 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,06 1,26 1,39 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 32,05 36,70 36,62 Hiệu suất sử dụng VCSH 2,70 2,87 2,92 Biên lãi gộp 16% 14% 15% Biên lợi nhuận từ HĐKD 12% 7% 9% Biên lợi nhuận 12% 11% 10% ROA 13% 15% 14% ROIC 25% 24% 22% ROE 33% 33% 30% Tỷ trọng đầu tư tài chính 0% 0% 4,2% Tỷ lệ tổng tài sản/nợ phải trả 1,65 1,97 1,86 Tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao 39% 41% 36%

Kế hoạch phát triển

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 47

Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp và phân bón Hóa sinh (HSI) Thông tin giao dịch

(Nguồn: ECC)

Giới thiệu về công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp và Phân bón Hóa Sinh - Địa chỉ: Ấp 5, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh - Tel: (84.8) 7990170 Fax: (84.8) 7949501 - Lĩnh vực: Vật liệu cơ bản - Ngành: Hóa chất

Quá trình hình thành phát triển

- Tiền thân là Xí nghiệp Phân bón Hóa sinh của Công ty Thanh Bình trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng, Bộ Quốc Phòng và chính thức được chuyển sang cổ phần hóa theo Quyết định số 1918/QĐ-QP ngày 09/09/2003 của Bộ trưởng Quốc Phòng.

- Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp và Phân bón Hóa sinh chính thức đi vào hoạt động kinh doanh theo mô hình Công ty Cổ phần từ ngày 01/09/2005.

- Công ty chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM vào ngày 21/12/2007.

Thông tin nổi bật

- Sản phẩm chủ yếu là phân bón tổng hợp NPK, với thương hiệu phân bón “Con trâu”. Sản phẩm phân bón NPK của công ty rất đa dạng với trên 100 mặt hàng phân bón chuyên dụng, phân bón thông dụng, phân bón hữu cơ được phân chia theo tỉ lệ, màu sắc thành phần phân nguyên liệu và hình thức sản phẩm. Trong đó, mặt hàng chủ lực là phân NPK 20:20:15 và phân NPK 16:16:8.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Hóa sinh bao gồm cả trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm phân bón NPK của công ty hiện chiếm thị phần khoảng 11% ở Việt Nam, trong đó có các thị trường chủ yếu là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (khoảng 40% doanh thu), miền Đông Nam Bộ (trên 10%), Duyên hải miền Trung (15%) và các tỉnh Tây Nguyên (trên 25%). Đồng thời, sản phẩm của Hóa sinh cũng được xuất sang một số nước như Campuchia, Úc, Trung Quốc, trong đó, thị trường xuất khẩu chính là Campuchia (~6% doanh thu).

- Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất phân bón của Hóa sinh là phân ure, DAP, KCL, SA… Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khoảng 80% trong tổng giá thành sản phẩm. Hiện nay, khoảng 70% nguồn nguyên vật liệu của Hóa sinh chủ yếu nhập từ các đối tác tin cậy, lâu năm từ Trung Quốc, Malaysia… với chủng loại hàng đa dạng, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng. Phần còn lại là mua từ các đối tác trong nước.

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành 31/12/08 10.000.000Giá giao dịch cao nhất trong quý 02/01/08 41,5Giá giao dịch thấp nhất trong quý 25/03/08 19,6Giá đóng cửa đầu quý 02/01/08 41,5Giá đóng cửa cuối quý 31/03/08 21,1Chỉ báo YTD -49,2%PE 31/03/08 8,4 P/BV 31/03/08 1,6

BIỂU ĐỒ GIÁ VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CỔ PHIẾU HSI TRONG QUÝ 1/2008

-

20.000

40.000

60.000

80.000

100.000

120.000

02/01/2008 22/01/2008 19/02/2008 10/03/2008 28/03/2008

NGÀY GIAO DỊCH

KHỐ

I LƯỢ

NG

-

5,0

10,0

15,0

20,0

25,0

30,0

35,0

40,0

45,0

GIÁ

ĐÓ

NG

CỬ

A

Khối lượngGiá đóng cửa

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 48

- Hiện tại, công ty đang áp dụng công nghệ sản xuất sử dụng phương pháp trộn hỗn hợp và hạt hỗn hợp với công nghệ tạo hạt bằng hơi nước, là công nghệ tiên tiến nhất cho sản xuất phân bón. Hệ thống dây chuyền sản xuất phân bón tại cả 2 nhà máy Củ Chi và Phú Yên đều chủ yếu do đội ngũ kỹ thuật của công ty tự nghiên cứu, chế tạo và lắp ráp, với 5 dây chuyền sản xuất phân bón NPK hỗn hợp hiệu “Con trâu” dạng tạo hạt hỗn hợp và 4 dây chuyền sản xuất phân bón hỗn hợp trộn đạt công suất 480.000 tấn/năm. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và các tiêu chuẩn về chất lượng của Việt Nam.

- Tiếp tục là một trong những nhà sản xuất và cung ứng phân bón hàng đầu của Việt Nam, với thị phần chiếm lĩnh từ 12-16%. - Các kế hoạch đầu tư:

• Thành lập Công ty Nông dược Hóa sinh tại Phú Yên, chuyên sản xuất thuốc trừ sâu và phân bón lá, tổng vốn đầu tư 11 tỷ đồng, công suất 200 tần/năm, đã khởi công vào quý 4/2007 và dự kiến bắt đầu hoạt động vào quý 1/2008.

• Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu - Khu vực 1 tại tỉnh Phú Yên với diện tích 270 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 150 tỷ đồng.

• Đầu tư xây dựng và khai thác cảng biển tổng hợp Bắc Sông Cầu tại tỉnh Phú Yên, có thể tiếp nhận tàu tải trọng 50.000 DWT, tổng vốn đầu tư dự kiến 520,8 tỷ đồng.

- Kế hoạch lợi nhuận, cổ tức ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu tài chính 2008 2009

Doanh thu thuần 1.300.000 1.600.000

Lợi nhuận sau thuế 25.390 32.000

Vốn điều lệ bình quân 100.000 100.000

Tỷ suất LNST/vốn điều lệ bình quân (EPS) 25,39% 32,0%

Tỷ lệ chia cổ tức/vốn điều lệ 14,0% 16,0%

Tình hình tài chính ĐVT 2005 2006 2007

Doanh thu thuần trđ 137.778 389.476 656.894 Tốc độ tăng trưởng DTT % 182,68% 68,66% Lợi nhuận từ HĐKD trđ 5.831 26.911 56.201 Tố độ tăng trưởng LNHĐKD % 361,52% 108,84% Lợi nhuận sau thuế trđ 1.023 2.545 25.035 Tốc độ tăng trưởng LNST % 148,78% 883,69% Thu nhập trên một CP đồng 553 1.376 2.504 Tốc độ tăng trưởng EPS % 148,78% 81,98% Vốn đầu tư của chủ sở hữu trđ 18.500 18.500 100.000 Vốn chủ sở hữu trđ 19.910 21.949 133.681 Tổng tài sản trđ 250.245 354.632 597.363

Chỉ số tài chính 2005 2006 2007

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,55 1,29 1,38 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 5,53 9,72 10,70 Hiệu suất sử dụng VCSH 6,92 18,61 8,44 Biên lãi gộp 5% 8% 10% Biên lợi nhuận từ HĐKD 4% 7% 9% Biên lợi nhuận 1% 1% 4% ROA 1% 1% 5% ROIC 29% 127% 74% ROE 5% 12% 32% Tỷ trọng đầu tư tài chính 0,1% 0,1% 0,3% Tỷ lệ tổng tài sản/nợ phải trả 1,09 1,07 1,29 Tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao 48% 53% N/A

Nguồn: ECC

Bảng chỉ tiêu tài chính

Kế hoạch phát triển

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 49

Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ (TSC) Thông tin giao dịch

(Nguồn: ECC)

Giới thiệu về công ty - Tên công ty: Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ - Địa chỉ: 1D Phạm Ngũ Lão, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ - Tel: (071) 825848/825850 Fax: (071) 825844 - Lĩnh vực: Vật liệu cơ bản - Ngành: Hóa chất

Quá trình hình thành phát triển

- Tiền thân là Công ty Vật tư nông nghiệp Hậu Giang, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang thành lập từ sau giải phóng miền Nam (1976).

- Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuận nông nghiệp Cần Thơ được chính thức thành lập ngày 25/07/2003.

- Công ty thực hiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM vào ngày 04/10/2007.

Thông tin nổi bật

- Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty chỉ là hoạt động thương mại: xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón, trong đó, hoạt động kinh doanh phân bón là chủ yếu, chiếm trên 80% doanh thu thuần.

- Thị trường tiêu thụ phân bón chủ yếu thông qua hệ thống đại lý ở các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Về xuất khẩu gạo thì công ty có các khách hàng truyền thống mua gạo của công ty từ nhiêu năm nay với mức giao hàng mỗi đợt từ vài trăm tấn đến dưới 5.000 tấn. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu ủy thác qua các công ty khác khi thực hiện hợp đồng Chính phủ (G to G) theo sự phân bổ chỉ tiêu của Hiệp hội Lương thực và Tổng công ty Lương thực miền Nam.

- Công ty luôn là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, dẫn đầu về hiệu quả sản xuất kinh doanh và luôn nằm trong top 5 công ty có doanh số nhập khẩu phân bón lớn nhất Việt Nam. Doanh thu hàng nhập khẩu hiện chiếm khoảng 10% thị phần tiêu thụ phân bón nhập khẩu trong cả nước.

- Công ty hiện là một trong 9 đại lý tiêu thụ lớn của Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ và là khách hàng truyền thống của một số nhà sản xuất cung cấp phân bón hàng đầu thế giới như Agrosin, Mosaic, Yara Asia,…Còn việc thu mua chế biến gạo xuất khẩu được công ty liên kết với một số doanh nghiệp có uy tín, kinh nghiệm như hợp tác xã Thanh phong, công ty TNHH Thành Lợi và một số doanh nghiệp chế biến gạo tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành 31/12/08 8.312.915

Giá giao dịch cao nhất trong quý 12/02//08 105,0

Giá giao dịch thấp nhất trong quý 26/03/08 52,5

Giá đóng cửa đầu quý 02/01/08 93,0

Giá đóng cửa cuối quý 31/03/08 54,0

Chỉ báo YTD -41,9%

PE 31/03/08 6,5

P/BV 31/03/08 2,9

BIỂU ĐỒ GIÁ VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CỔ PHIẾU TSC TRONG QUÝ 1/2008

-

50.000

100.000

150.000

200.000

250.000

02/01/2008 22/01/2008 19/02/2008 10/03/2008 28/03/2008

NGÀY GIAO DỊCH

KHỐ

I LƯỢ

NG

-

20,0

40,0

60,0

80,0

100,0

120,0

GIÁ

ĐÓ

NG

CỬ

A

Khối lượngGiá đóng cửa

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 50

- Xây dựng kế hoạch mua vào bán ra cho các mặt hàng phân bón từ năm 2008-2011 bình quân là 235.000 tấn/năm. - Xác định lượng gạo xuất khẩu từ năm 2008-2011 ở mức từ 90.000 - 100.000 tấn. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật bắt đầu từ năm 2008 với giá vốn hàng bán là 50 tỷ đồng và năm 2011

đạt khoảng 102 tỷ đồng. - Nghiên cứu, tìm hiểu để mở rộng hoạt động kinh doanh sang nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, với mục

tiêu kế hoạch giá vốn mua vào là 40 tỷ đồng/năm cho cả giai đoạn từ 2008 - 2010. - Tiến hành góp vốn thành lập Công ty chứng khoán với vốn điều lệ dự kiến là 135 tỷ đồng, do công ty nắm giữ cổ phần chi

phối (51%). Dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2008, đây sẽ là công ty chứng khoán đầu tiên tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

- Kế hoạch lợi nhuận, cổ tức: ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu tài chính 2008 2009 2010 2011

Doanh thu thuần 1.553.342 1.600.142 1.638.182 1.799.875

Lợi nhuận trước thuế 58.337 62.550 65.657 68.706

Lợi nhuận sau thuế 50.001 54.032 56.639 59.024

Vốn điều lệ 200.000 200.000 200.000 200.000

LNST/Doanh thu thuần 3,22% 3,38% 3,46% 3,28%

LNST/Vốn điều lệ 25,00% 27,02% 28,32% 29,51%

Tỷ lệ trả cổ tức 19,76% 21,32% 22,36% 23,29%

Bảng chỉ tiêu tài chính

Chỉ số tài chính 2005 2006 2007

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 2,44 3,37 3,56 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 116,37 151,80 92,03 Hiệu suất sử dụng VCSH 11,02 13,98 11,47 Biên lãi gộp 3% 4% 9% Biên lợi nhuận từ HĐKD 1% 1% 6% Biên lợi nhuận 1% 1% 5% ROA 4% 4% 21% ROIC 9% 10% 26% ROE 16% 15% 57% Tỷ trọng đầu tư tài chính 4% 4% 4% Tỷ lệ tổng tài sản/nợ phải trả 1,28 1,36 1,52 Tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao 43% 48% 44%

Nguồn: ECC

Kế hoạch phát triển

Tình hình tài chính ĐVT 2005 2006 2007

Doanh thu thuần trđ 879.702 1.138.957 1.375.090 Tốc độ tăng trưởng DTT % 29,47% 20,73% Lợi nhuận từ HĐKD trđ 4.619 12.511 86.267 Tố độ tăng trưởng LNHĐKD % 170,83% 589,53% Lợi nhuận sau thuế trđ 12.857 12.448 68.642 Tốc độ tăng trưởng LNST % -3,18% 451,43% Thu nhập trên một CP đồng 1.947 1.813 8.257 Tốc độ tăng trưởng EPS % -6,92% 355,52% Vốn đầu tư của chủ sở hữu trđ 66.018 68.670 83.129 Vốn chủ sở hữu trđ 79.835 83.060 156.658 Tổng tài sản trđ 360.031 316.688 456.412

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 51

Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định (BMC) Thông tin giao dịch

(Nguồn: ECC)

Giới thiệu về công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định - Địa chỉ: 11 Hà Huy Tập, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - Website: www.bimico.binhdinh.com.vn - Email: [email protected] - Tel: (84-056) 822 073 Fax: (84-056) 822 497 - Lĩnh vực: Vật liệu cơ bản - Ngành: Khai khoáng

Quá trình hình thành phát triển

- Công ty CP Khoáng sản Bình Định tiền than là Công ty khoáng sản Bình Định được thành lập từ năm 1985 - Tháng 1 năm 2001 công ty thực hiện cổ phần hóa - Công ty niêm yết CP ngày 28/12/2006 tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh - Công ty có uy tín và tiên phong trong lĩnh vực khai thác sa khoáng tại tỉnh Bình Định cũng như ở Việt Nam.

Thông tin nổi bật

- Sản phẩm chính của công ty là Ilmenite, nguyên liệu chính dùng để sản xuât bột màu Titan dioxit và kim loại Titan. Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến, công ty còn thu được các loại sản phẩm phụ khác như: Zinrcon, Rutil, Monazite, Magnetite – là các hợp chất dùng trong ngành công nghiệp gạch men, que hàn điện, chế tạo bột màu Titan dioxit.

- Nguyên liệu chính được Công ty sử dụng để chế biến ra sản phẩm là sa khoáng Titan, và loại nhiên liệu khác dùng cho hoạt động của các phân xưởng như dầu diezen, điện, than…

- Công ty có mỏ IImenite tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát tỉnh Bình Định với trữ lượng tổng cộng khoảng 129.000 tấn. Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng bình quân là 40% trong cơ cấu giá thành sản phẩm.

- Tham gia góp vốn thành lập liên doanh Công ty Khoáng sản Bình Định Việt Nam – Malaysia với tỷ lệ vốn góp là 40% - Hơn 95% sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc. Công ty đang xúc

tiến đầu tư dây chuyền chế biến sản phẩm từ Ilmenite bằng việc xây dựng nhà máy luyện xỉ Titan, xưởng nghiền minh Zircone và nhà máy sản xuất que hàn điện.

- Hiện tại, công ty đang áp dụng công nghệ khai thác và chế biến hiện đại từ Úc, Malaysia, Nhật Bản

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành 31/12/08 5.901.300Giá giao dịch cao nhất trong quý 02/01/08 332,0Giá giao dịch thấp nhất trong quý 26/03/08 116,0Giá đóng cửa đầu quý 02/01/08 332,0Giá đóng cửa cuối quý 31/03/08 119,0Chỉ báo YTD - 9,8%PE 31/03/08 21,2P/BV 31/03/08 9,1

BIỂU ĐỒ GIÁ VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CỔ PHIẾU BMC TRONG QUÝ 1/2008

-

20.000

40.000

60.000

80.000

100.000

120.000

02/01/2008 22/01/2008 19/02/2008 10/03/2008 28/03/2008

NGÀY GIAO DỊCH

KHỐ

I LƯỢ

NG

-

50,0

100,0

150,0

200,0

250,0

300,0

350,0

GIÁ

ĐÓ

NG

CỬ

A

Khối lượngGiá đóng cửa

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 52

Tình hình tài chính ĐVT 2005 2006 2007 Chỉ số tài chính 2005 2006 2007

Doanh thu thuần trđ 36.762 52.758 103.202 Hiệu suất sử dụng tài sản 0,89 1,09 1,37 Tốc độ tăng trưởng doanh thu % - 44% 96% Hiệu suất sử dụng TSCĐ 4,37 5,07 5,61

Lợi nhuận từ HĐKD trđ 12.995 20.696 42.334 Hiệu suất sử dụng VCSH 1,06 1,31 1,68 Tố độ tăng trưởng LNHĐKD % 59% 105% Biên lãi gộp 38% 44% 53% Lợi nhuận sau thuế trđ 11.496 19.165 43.267 Biên lợi nhuận từ HĐKD 24% 31% 41% Tốc độ tăng trưởng LNST % 67% 126% Biên lợi nhuận 31% 36% 42% Thu nhập trên một CP đồng 3.309 4.156 5.620 ROA 29% 42% 66% Tốc độ tăng trưởng EPS % 26% 35% ROIC 35% 32% 46% Vốn đầu tư của chủ sở hữu trđ 13.114 13.114 39.342 ROE 33% 47% 70% Vốn chủ sở hữu trđ 34.740 46.113 76.994 Tỷ trọng đầu tư tài chính 11% 8% 5% Tổng tài sản trđ 41.125 56.038 94.498 Tỷ lệ tổng tài sản/nợ phải trả 6,44 5,65 5,4 Tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao 47% 40% 39%

Nguồn ECC

- Công ty đang xúc tiến đầu tư dây chuyền chế biến sản phẩm từ Ilmenite bằng việc xây dựng nhà máy luyện xỉ Titan, xưởng nghiền minh Zircone và nhà máy sản xuất que hàn điện.

- Phấn đấu đạt Giấy chứng nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào năm 2008. - Trong năm 2007 và 2008, Công ty sẽ phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ của Công ty lên 83,2 tỷ đồng, và phát hành CP

thưởng 16,1 tỷ đồng, huy động từ NĐT là 54 tỷ đồng. - Kế hoạch doanh thu lợi nhuận:

Chỉ tiêu 2008 Vốn điều lệ (triệu đồng) 83.200 Doanh thu (triệu đồng) 195.500 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 33.112 LN sau thuế/Doanh thu 16,94% LN sau thuế/Vốn điều lệ 39,89%

Cổ tức 18,0% ĐVT: triệu đồng

Bảng chỉ tiêu tài chính

Kế hoạch phát triển

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 53

Công ty cổ phần Hóa An (DHA) Thông tin giao dịch

(Nguồn: ECC)

Giới thiệu về công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần Hóa An - Địa chỉ: Ấp Cầu Hang, Xã Hóa An, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai - Website: http://www.hoaan.com.vn/ - Tel: (84.613) 954 458 – 954 491 – 954 632 Fax: (84.613) 984 754 - Lĩnh vực: Vật liệu cơ bản - Ngành: Khoáng sản

Quá trình hình thành phát triển

- Công ty được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Công ty khai thác đá và vật liệu xây dựng Hóa An trực thuộc Công ty Vật liệu xây dựng số 1.Công ty Khai thác đá và VLXD Hóa An là doanh nghiệp Nhà nước khởi nguồn từ một phân xưởng đá của Xí nghiệp đá Bình Hóa (Đồng Nai)

- Ngày 18/04/2000, chuyển Công ty Khai thác đá và VLXD Hóa An thành công ty cổ phần. - Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ ngày 01/06/2000.

Thông tin nổi bật

- Sản phẩm chính của công ty là đá phục vụ nhu cầu xây dựng, chủ yếu là đá 1x1 và 1x2 để trộn bê tông xây nhà. Ngoài ra còn có đá đúc móng nền, lót đường và đá mi, đá bụi để làm gạch bông, san lấp mặt bằng.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là TP. HCM, một phần các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và một số khu vực khác.

- Mỏ khai thác chính của Công ty là mỏ đá Hòa An, với tổng diện tích là 29,66 ha. Trong đó, phần diện tích do Công ty quản lý và khai thác là 25 ha. Mỏ đá Hòa An của công ty có công suất thiết kế 1 triệu m3/năm. Có quy mô đứng thứ 2 trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Đá ở đây có chất lượng tốt: đặc sít, không có mạch nước ngầm và ít tạp chất. Trữ lượng đá đảm bảo hoạt động khai thác mỏ ổn định đến năm 2010.

- Công nghệ, máy móc của Công ty có trình độ hiện đại hơn so với các đơn vị nhận khoán bên ngoài và sơ với cả các công ty cùng ngành khác. Máy nghiền Allis của Công ty do Mỹ sản xuất với công suất trên 240 tấn giờ, cao gấp 3 – 4 lần công suất của các máy nghiền thôgn dụng khác tại các khu mỏ lân cận.

- Công ty còn kế hoạch tiến hành nghiên cứu phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng mới để đa dạng hóa sản phẩm.

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành 31/12/08 10.099.537Giá giao dịch cao nhất trong quý 02/01/08 58,5Giá giao dịch thấp nhất trong quý 25/03/08 27,1Giá đóng cửa đầu quý 02/01/08 58,5Giá đóng cửa cuối quý 31/03/08 28,6Chỉ báo YTD - 51,1%PE 31/03/08 8,2P/BV 31/03/08 1,2

BIỂU ĐỒ GIÁ VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CỔ PHIẾU DHA TRONG QUÝ 1/2008

-

15.000

30.000

45.000

60.000

75.000

90.000

02/01/2008 22/01/2008 19/02/2008 10/03/2008 28/03/2008

NGÀY GIAO DỊCH

KHỐ

I LƯỢ

NG

-

10,0

20,0

30,0

40,0

50,0

60,0

70,0

GIÁ

ĐÓ

NG

CỬ

A

Khối lượngGiá đóng cửa

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 54

Tình hình tài chính ĐVT 2005 2006 2007 Chỉ số tài chính 2005 2006 2007

Doanh thu thuần trđ 88.173 83.693 72.204 Hiệu suất sử dụng tài sản 0,85 0,57 0,31 Tốc độ tăng trưởng doanh thu % -5% -14% Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3,34 2,79 1,48 Lợi nhuận từ HĐKD trđ 36.339 29.723 21.094 Hiệu suất sử dụng VCSH 0,94 0,6 0,36 Tố độ tăng trưởng LNHĐKD % -18% -29% Biên lãi gộp 43% 37% 38% Lợi nhuận sau thuế trđ 36.515 22.613 72.436 Biên lợi nhuận từ HĐKD 34% 27% 29% Tốc độ tăng trưởng LNST % -38% 220% Biên lợi nhuận 41% 27% 100% Thu nhập trên một CP đồng 9.484 3.372 10.801 ROA 36% 20% 38% Tốc độ tăng trưởng EPS % ROIC 39% n/a 46% Vốn đầu tư của chủ sở hữu trđ 38.500 67.065 67.065 ROE 39% 16% 36% Vốn chủ sở hữu trđ 93.592 184.583 208.025 Tỷ trọng đầu tư tài chính 51% 44% 59% Tổng tài sản trđ 103.517 192.318 236.930 Tỷ lệ tổng tài sản/nợ phải trả 10,4 24,7 8,2 Tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao 23% 13% 12%

Nguồn ECC

- Tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại mỏ đá Hóa An để tích lũy vốn, chuẩn bị tiền cho việc chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác có tính ổn định, lâu dài hơn.

- Hoàn thành thủ tục cấp phép mỏ đá Thường Tân 5A. - Xin phép UBND tỉnh Bình Dương cho đầu tư thêm một mỏ mới có diện tích 30ha (Thường Tân 5A mở rộng) - Xin phép mở rộng mỏ đá Phước Tân thêm 40ha. - Xin chủ trương cấp phép 39 ha mở đá Thiện Tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai. - Kế hoạch sản xuất năm 2008 – 2009:

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 Doanh thu thuần 90.000 97.000 Lợi nhuận sau thuế 35.250 40.200 Tỷ suất LNST/DTT 39,16 41,44 Tỷ suất LNST/VCP 34,90 39,80 Cổ tức 20% 20% Tổng giá trị tài sản 149.500 165.500

Bảng chỉ tiêu tài chính

Kế hoạch phát triển

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 55

Công ty cổ phần Than Núi Béo (NBC) Thông tin giao dịch

(Nguồn: ECC)

Giới thiệu về công ty

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Than Núi Béo - Địa chỉ: 799 Lê Thánh Tông, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Website: www.nuibeo.com.vn - Tel: +84-(0)33-82.52.20 Fax: +84-(0)33-62.52.70 - Lĩnh vực: Vật liệu cơ bản - Ngành: Khoáng sản (Than)

Quá trình hình thành phát triển

- Ngày 17/09/1996 thành lập Mỏ than Núi Béo, là một doanh nghiệp Nhà nước - Ngày 01/10/2001 đổi tên thành Công ty than Núi Béo. - Năm 2005, Công ty thực hiện cổ phần hoá và chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần vào ngày

30/11/2005.

Thông tin nổi bật

- Sản phẩm chính của công ty là than và sửa chữa máy móc thiết bị mỏ. Than của Công ty thuộc loạit han có nhiệt lượng cao, là loại than antraxit

- Trong ngành than, với sự quản lý và điều tiết của TKV, không có sự cạnh tranh về sản phẩm và thị trường giữa các Công ty khai thác than. Vì vậy, thị phần tiêu thụ của Công ty sẽ không dược xác định. Công ty CP Than Núi Béo có vai trò quan trọng như tatá cả các công ty khai thác than khác.

- Công ty Than Núi Béo có nguồn than còn lại khoảng 80 triệu tấn, trong đó trữ lượng lộ thiên còn 24 triệu tấn, là một trong năm mỏ lộ thiên lớn của Tập Đoàn.

- Trên thị trường nội địa, ngành điện là khách hàng tiêu thụ than lớn nhất (trung bình 17% tổng cầu). Với tiềm năng hạn chế về thủy điện và nguồn khí đốt tại VN, vai trò của nhiệt điện chạy bằng than sẽ ngày càng tăng cao, kéo theo nhu cầu tiêu thụ than ngày càng lớn.

Tổng số cổ phiếu đang lưu hành 31/12/08 6.000.000Giá giao dịch cao nhất trong quý 13/02/08 91,1Giá giao dịch thấp nhất trong quý 15/01/08 57,1Giá đóng cửa đầu quý 02/01/08 72,9Giá đóng cửa cuối quý 31/03/08 68,3Chỉ báo YTD -6,31%PE 31/03/08 7,82P/BV 31/03/08 2,9

BIỂU ĐỒ GIÁ VÀ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CỔ PHIẾU NBC TRONG QUÝ 1/2008

-

50.000

100.000

150.000

200.000

250.000

300.000

02/01/2008 22/01/2008 19/02/2008 10/03/2008 28/03/2008

NGÀY GIAO DỊCH

KHỐ

I LƯỢ

NG

-

10,0

20,0

30,0

40,0

50,0

60,0

70,0

80,0

90,0

100,0

GIÁ

ĐÓ

NG

CỬ

A

Khối lượngGiá đóng cửa

CHIẾN LƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 56

Tình hình tài chính ĐVT 2005 2006 2007 Chỉ số tài chính 2005 2006 2007

Doanh thu thuần trđ 358.864 415.502 496.545 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,06 1,26 1,39 Tốc độ tăng trưởng doanh thu % 16% 20% Hiệu suất sử dụng TSCĐ 32,05 36,70 36,62 Lợi nhuận từ HĐKD trđ 44.600 29.648 46.081 Hiệu suất sử dụng VCSH 2,70 2,87 2,92 Tố độ tăng trưởng LNHĐKD % -34% 55% Biên lãi gộp 16% 14% 15% Lợi nhuận sau thuế trđ 43.345 47.732 51.359 Biên lợi nhuận từ HĐKD 12% 7% 9% Tốc độ tăng trưởng LNST % 10% 8% Biên lợi nhuận 12% 11% 10% Thu nhập trên một CP đồng 3.802 4.187 4.505 ROA 13% 15% 14% Tốc độ tăng trưởng EPS % 10% 8% ROIC 25% 24% 22% Vốn đầu tư của chủ sở hữu trđ 114.000 114.000 114.000 ROE 33% 33% 30% Vốn chủ sở hữu trđ 133.061 156.772 183.889 Tỷ trọng đầu tư tài chính 0% 0% 4,2% Tổng tài sản trđ 338.508 319.164 396.746 Tỷ lệ tổng tài sản/nợ phải trả 1,65 1,97 1,86 Tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao 39% 41% 36%

Nguồn ECC

- Năm 2008, tổng mức đầu tư 231 tỷ đồng, trong đó công trình chuyển tiếp là 35 tỷ đồng. Tiếp tục đầu tư thêm 10 xe trọng tải 55 tấn, 1 máy cày xới, 2 máy gạt công suất trên 200CV, 2 máy xúc lật

- Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Nhà văn hoá thể thao công nhân tại phường Hồng Hà, TP.Hạ Long với mức đầu tư trên 30 tỷ đồng

- Xúc tiến chuẩn bị đầu tư, cải tạo mở rộng khu nhà điều hành sản xuất 799 Lê Thánh Tông – TP Hạ Long - Quảng Ninh - Tiến hành giám sát, triển khai góp vốn vào một số dự án đầu tư chủ yếu theo Nghị quyết ĐHCĐ năm 2007. Gồm: góp 5

tỷ đồng bằng nguồn vốn đầu tư phát triển để thành lập Công ty cổ phần chế tạo thiết bị và xây lắp công trình – TKV; Góp 2 tỷ đồng bằng quỹ phúc lợi để xây dựng Nhà nghỉ Trà Cổ Móng Cái; cùng với Công ty Tùng Bách và Tập đoàn Công ty xây dựng Saylattana Lào thành lập Công ty liên doanh hợp tác Quốc tế với số vốn ban đầu là 1,5 triệu USD

- Kế hoạch sản xuất năm 2008:

Chỉ tiêu 2008 Vốn điều lệ (triệu đồng) 60.000 Doanh thu (triệu đồng) 1.304.000 Lợi nhuận trước thuế (đồng) 49.437 LN trước thuế/Doanh thu 3,79% LN trước thuế/Vốn điều lệ 82,40%

Cổ tức 15%

Bảng chỉ tiêu tài chính

Kế hoạch phát triển

PHỤ LỤC

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 57

PHỤ LỤC

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ

1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 BĐS Bất động sản 4 CCQ Chứng chỉ quỹ 5 CP Cổ phiếu 6 CPH Cổ phần hóa 7 CPI Chỉ số giá tiêu dùng 8 CSH Chủ sở hữu 9 CTCK Công ty chứng khoán

10 CTNY Công ty niêm yết 11 DN Doanh nghiệp 12 EIU Thông tin Tình báo Kinh tế 13 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 14 FII Vốn gián tiếp 15 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 16 GTGD Giá trị giao dịch 17 HASTC Trung tâm Giao dịch Chứng khoán hà Nội 18 HĐKD Hoạt đọng kinh doanh 19 HĐQT Hội đồng quản trị 20 HOSE Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 21 ICOR Hệ số sử dụng vốn 22 IFC Công ty tài chính Quốc tế 23 IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế 24 KLGD Khối lượng giao dịch 25 KLSH Khối lượng sở hữu 26 LNHĐKD Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 27 LNST Lợi nhuận sau thuế 28 MCK Mã chứng khoán 29 NĐT Nhà đầu tư 30 NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài 31 NHNN Ngân hàng Nhà nước 32 NHTM Ngân hàng thương mại 33 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 34 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 35 RETI Chỉ số minh bạch về thị trường Bất động sản 36 SCIC Tổng công ty Kinh doanh Vốn Nhà nước 37 SXKD Sản xuất kinh doanh 38 TP Trái phiếu 39 TTCK Thị trường chứng khoán 40 TTCK VN Thị trường chứng khoán Việt Nan 41 TTCKTG Thị trường chứng khóan thế giới 42 UBCK Ủy ban chứng khoán 43 VĐL Vốn điều lệ 44 WB Ngân hàng Thế giới 45 WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới 46 WTO Tổ chức thương mại thế giới

PHỤ LỤC

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 58

BẢNG GIÁ THAM CHIẾU OTC

Khối MÃ GD Tên Công ty 7/1/08 13/2/08 19/2/08 28/2/08 13/3/08 21/3/08 28/3/08 4/4/08

HBB Ngân hàng Nhà Hà Nội 38.6 38.6 32 28 24 23 24.5 24

ABB Ngân hàng An Bình 25.5 25.5 25 21 16.5 15.5 18.8 18.8

VIB Ngân hàng quốc tế 44.2 44.2 30 30.5 29 27 28 28

MB Ngân hàng quân đội 43.2 43.2 33 33 31 29 31.5 31

VPB Ngân hàng ngoài quốc doanh 35.4 35.4 30 23.5 23.5 19 22.3 21.5 Ngân hàng, SHB Ngân hàng Sài gòn Hà Nội 23.5 23.5 20 20 20 16 18.7 18 Tài chính EIB Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam 550 520 500 480 450 400 428 420 Chứng Khoán MSB Ngân hàng hàng hải 29.8 29.8 27 27 21 19.5 21 21

PNB Ngân hàng Phương Nam 34.1 34.1 25 25 23 20 22 20

GB Ngân hàng CPTM dầu khí toàn cầu 18 18 18 17 16 14 14 14

BAOVIET Tổng công ty Bảo Việt 68.9 68.9 66 66 53.5 45 46 40.5

PVFC Tập đoàn Tài chính Dầu khí VN 60 60 52 52 45 39 42 35

VCB Ngân hàng Ngoại thương VN 104 100 98.5 98.5 70 57 58 58

VNS Công ty CP Chứng khoán VN 22 22 18 18 16 15 14 13

TSSI Trái phiếu SSI 800 800 250 250 252 310

TVS Công ty CP CK Thiên Việt 23 23 16 16 16 15 15 14

DVSC Công ty CP CK Đại Việt 45 45 38 30 25 16 15

TCB Ngân Hàng Techcombank 41 41 41 40 37 35 36 38

LILAMA692 Tổng công ty Xây lắp 69-2 62 62 58 58 60 52 52 53

LICOGI16 Tổng công ty xây dựng Licogi16 65 65 64 64 52 52 52 49

SMCC Công ty XD Sao mai An Giang 97 97 88 88 88 80 76 72

SD7 Công ty Xây dựng Sông đà 7 66 66 78 78 78 65 64 60

SD6 Công ty Xây dựng Sông đà 6 52 52 45 45 44 40

SDIC Công ty Xây dựng sông đà 207 49 49 49 49 40 40 40 35

HADO Công ty Xây dựng Bộ quốc phòng 250 250 230 230 220 200 189 140

DIC Công ty CP đầu tư Xây dựng Dic 78 78 78 78 70 68 68 58

LICOGI13 Công ty CP xây dựng LICOGI13 30 30 26 26 24.5 24.5 23 22 Xây dựng, VINACONEX Tổng công ty Xây dựng việt nam 70 70 65 65 58 55 55 47

VINACONEX5 Tổng công ty XDVinaconex 5 45 45 45 45 40 30 30 30 Xây lắp BAMCORD Công ty CP Khoáng sản Bắc Cạn 250 250 90 88 80 74 75 75 Khoáng sản KSM Công ty CP Khoáng sản Mỏ 580 580 580 540 500 450 450 450

HAMICO Công ty CP Khoáng sản Hà Nam 37 37 30 30 30 24 21 20

INTRESCO Công ty CP KD Nhà HCM 132 130 130 100 70 45 45 40

QCGL Công ty CP Quốc cường Gia Lai 88 88 80 70 60 55 55 50

LILAMA691 Công ty CP Lắp máy 691 44 43 43 43 40 36 35 35

SDTL Công ty CP Sông đà Thăng Long 55 55 55 55 46 44 43 35

MIMECO Công ty CP Khoáng sản Cơ khí 28 28 27 27 25 22 22 22

PVFCLen Công ty CP BĐS TC Dầu Khí 17 16 14 14 14 13 13 13

NOSCO Công ty CP Vận tải Biển bắc 49.5 49.5 67 67 32 (10:6) 28.5 28.5 35

VOSCO Công ty CP Vận tải biển VN 32 32 30 30 28 23 22 22

VINASHIP Công ty CP Vận tải biển 3 60 48 54 55.5 55 40 42 45

SESCO Công ty CP Vận tải biển Hải Âu 77 77 76 76 60 50 48 21 Dược phẩm

VICONSHIPSG Công ty CP Container Sài gòn 28 28 25 25 22 21 21 40

Vận tải PVCONS Công ty CP Xây dựng Dầu Khí 57 57 45 45 38 28 28 22

SX PHABACO Công Ty CP Dược Hà Nội 87 87 76 76 73 60 65 62

PHỤ LỤC

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 59

TRAPHACO Công ty CP Dược TP HCM 127 127 0 123 118 110 110 108

LOTUS Công ty CP Tôn Hoa Sen 48 48 48 46 42 39 38 32

MLG Tập đoàn Mai Linh 29 29 29 28 24 20 20 20

PHARIMEXCO Công ty CP Dược phẩm cửu long 117 117 117 111 98 80 80 78

SACOMREAL Công Ty CP Địa ốc sài gòn 84 83 83 80 70 62 60 56

BCCI Công ty CP XD Bình Chánh 82 81.5 81.5 80.5 72 61 59 59

VDI Công ty CP BH Đường Sông 29 29.5 29.5 24 22 20 20 20

HAGL Tập đoàn Hoàng anh Gia Lai 175 177.5 235 210 190 180 175 186 CP Khác VTEC Tổng Công ty May Việt Tiến 32 32 28 28 24 20 20 20

VIBEX Công ty CP Bê tông XD Hà Nội 22 20 20 20 20 19 20 20

PECC1 Công ty CP Tư vấn điện 1 36 36 35 35 30 28 25 25

PECC2 Công ty CP Tư vấn điện 2 36 36 35 35 31 28 24 24

PECC3 Công ty CP Tư vấn điện 3 43 42 40 40 38 36 36 36

PECC4 Công ty CP Tư vấn điện 4 44 42 40 40 37 34 34 34

HSHC Thuỷ điện Hương Sơn. 15 15 15 15 13 12 12 12

MNP CT CP Dược TW Mediplantex 340 350 380 380 350 290 300 290

BBHC Nhà máy Nhiệt điện Bắc Bình 16 14 15 15 13 11 11 11

CTIN CT CP Viễn thông Tin học Bưu điện 160 155 150 150 145 130 130 120

MOMOTA Công ty CP Xây dựng 118 18 20 24 24 21 18 18 18

SPM Thuỷ điện SUPUMIENG 28 28 27 27 25 20 20 20

PHỤ LỤC

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUÝ I/2008 60

KHUYẾN CÁO

Bản báo cáo này được thực hiện độc lập, khách quan bởi Phòng Phân tích - Công ty Cổ phần Chứng khoán Eurocapital dựa trên những nguồn thông tin tin cậy. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo rằng mọi thông tin và dữ liệu được sử dụng trong báo cáo này đã hoàn toàn đầy đủ và chính xác. Những ý kiến trong bản báo cáo nào chỉ mang tính tham khảo, chúng tôi không chịu bất kỳ một trách nhiệm nào đối với những kết quả từ việc sử dụng toàn bộ hoặc một phần nội dung của bản báo cáo để kinh doanh.

Bản báo cáo này được giữ bản quyền và là tài sản của Công ty Cổ phần Chứng khoán Eurocapital, không được dùng để bán. Xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn các thông tin trong bảo báo cáo này.

Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp xin liên hệ:

Phòng Phân tích - Công ty Cổ phần Chứng khoán Eurocapital Địa chỉ: Tầng 2, tòa nhà Thành Công, 25 Láng Hạ, Hà Nội Điện thoại: +844.514.4444 ext 401 Email: [email protected]