Bai luật thực phẩm

17
Đề tài: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM ĐỒ UỐNG CÓ CỒN. I. Quy định kỹ thuật đối với bia hơi: 1.Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm bia hơi, không đóng chai, không đóng lon. 2. Định nghĩa về bia hơi: (Draught beer). Đồ uống lên men có độ cồn thấp. a) Nguyên liệu chính là malt đại mạch, hoa houblon, nấm men bia và nước. - Nước: theo Quyết định số 1329/2002 của Bộ y tế về: “Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống” QUYẾT ĐỊNH Ðiều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống. Ðiều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ Những tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống và sinh hoạt về phương diện vật lý và hoá học và Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống và sinh hoạt về mặt vi khuẩn và sinh vật qui định tại Quyết định số 505 BYT/QÐ ngày 13/4/1992 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành. Một số tiêu chuẩn tạm thời về vệ sinh. Ðiều 3: Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Quyết định này. Ðiều 4: Các ông, bà: Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng - Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. b) Yêu cầu về cảm quan: - Màu sắc: đặc trưng của từng loại sản phẩm - Mùi: Đặc trưng của bia sản xuất từ hoa houblon và malt đại mạch, không có mùi lạ. - Vị: Đặc trưng của bia sản xuất từ hoa houblon và malt đại mạch, không có vị lạ. - Bọt: Bọt trắng, mịn. - Trạng thái: Đặc trưng của từng loại sản phẩm. Ví dụ: Nhiều loại bia được ủ không đủ độ sẽ gây vị đắng do chưa xử lý hết methanol và nhiều tạp chất độc.Theo các chuyên gia của hãng bia tươi bạn có thể phân biệt bia có chất lượng tốt với bia kém chất lượng theo những cách sau:

Transcript of Bai luật thực phẩm

Đề tài:QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC SẢN

PHẨM ĐỒ UỐNG CÓ CỒN.I. Quy định kỹ thuật đối với bia hơi:1.Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm bia hơi, không đóng chai, không đóng lon.

2. Định nghĩa về bia hơi: (Draught beer). Đồ uống lên men có độ cồn thấp.

a) Nguyên liệu chính là malt đại mạch, hoa houblon, nấm men bia và nước.- Nước: theo Quyết định số 1329/2002 của Bộ y tế về: “Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống”

QUYẾT ĐỊNHÐiều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn vệ sinhnước ăn uống.Ðiều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kýban hành. Bãi bỏ Những tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống và sinhhoạt về phương diện vật lý và hoá học và Tiêu chuẩn vệ sinhnước ăn uống và sinh hoạt về mặt vi khuẩn và sinh vật qui địnhtại Quyết định số 505 BYT/QÐ ngày 13/4/1992 của Bộ trưởng Bộ Ytế về ban hành. Một số tiêu chuẩn tạm thời về vệ sinh. Ðiều 3: Vụ trưởng Vụ Y tế dự phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉđạo việc triển khai thực hiện Quyết định này. Ðiều 4: Các ông, bà: Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra, Vụtrưởng Vụ Y tế dự phòng - Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trựcthuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. 

b) Yêu cầu về cảm quan:- Màu sắc: đặc trưng của từng loại sản phẩm- Mùi: Đặc trưng của bia sản xuất từ hoa houblon và malt

đại mạch, không có mùi lạ.- Vị: Đặc trưng của bia sản xuất từ hoa houblon và malt

đại mạch, không có vị lạ.- Bọt: Bọt trắng, mịn.- Trạng thái: Đặc trưng của từng loại sản phẩm.

Ví dụ: Nhiều loại bia được ủ không đủ độ sẽ gây vị đắng do chưa

xử lý hết methanol và nhiều tạp chất độc.Theo các chuyên gia của hãng bia tươi bạn có thể phân biệt bia có chất lượng tốt với bia kém chất lượng theo những cách sau:

- Trước tiên, bia tươi có màu vàng óng là bia ngon, trái ngượcvới loại bia kém chất lượng thì nước bia đục, chứng tỏ công nghệ lên men và sản xuất chưa tốt.- Khi rót ra cốc nếu là bia ngon thì lập tức sẽ có bọt lăn tănchạy lên, bọt đó chạy lên cao thì tan rất chậm, có thể nổi trên mặt từ 4 đến 5 phút, khi bọt ở ngoài đã tan mà bên thành cốc vẫn thấy bọt bám vào.- Nếu uống bia trong cốc rồi mà bọt vẫn bám vào cốc thì chất lượng bia đó là tốt. Ngược lại, nếu bọt to, chóng tan, không dính vào thành cốc thì bia ấy chất lượng kém.- Riêng với bia tươi, nếu rót vào cốc bẩn, hay còn váng mỡ thìkhi rót vào sẽ hoàn toàn không có bọt.- Cốc uống bia tươi phải được rửa sạch và đặt trong ngăn lạnh cho tới khi sử dụng thì mới có thể giữ nguyên được vị ngon và màu sắc cũng như bọt bia.

c) Yêu cầu về hóa học:d) Giới hạn hàm lượng kim loại nặng:e) Yêu cầu về vi sinh vật:f) Phụ gia thực phẩm:

Theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT về “Qui định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định Danh mụccác chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kýban hành và thay thế Mục I phần phụ gia thực phẩm của “Danhmục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm” ban hànhkèm theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộtrưởng Bộ Y tế.

Điều 3. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thựcphẩm có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai vàkiểm tra việc thực hiện Quyết định này.Điều 4. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụtrưởng các Vụ: Pháp chế, Khoa học và Đào tạo; Cục trưởng CụcQuản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Giámđốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởngcác đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng y tế ngành chịutrách nhiệm thi hành Quyết định này.

3. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển: - Bao gói: Bia hơi phải được đựng trong thùng kín, chuyêndùng cho thực phẩm. - Ghi nhãn:

Trên mỗi thùng bia phải có nhãn chứa các thông tin sau: Tên sản phẩm Ngày sản xuất Cơ sở sản xuất Thời hạn sử dụng

- Bảo quản: ở nhiệt độ dưới 15°C - Vận chuyển: phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, không có mùi lạ, và không ảnh hưởng đến chất lượng của bia.4. Ví dụ về các trường hợp vi phạm:a) Trường hợp 1:Cách đây hơn 1 tháng (ngày 18/10), tại phường Tân Thanh,

TP Điện Biên Phủ, Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát 29Z-8170 đã phát hiện 3.211 chai bia mang nhãn mác bia Hà Nội có nhiều biểu hiện kém chất lượng.

Cùng ngày, tại thị xã Mường Lay, Đội Quản lý thị trường số 4 cũng phát hiện 400 chai bia mang nhãn mác bia Hà Nội có cảm quan tương tự đang lưu hành trên thị trường. Chủ của 2 lô hàng trên là bà Nguyễn Thị Phượng (Bảy), trú tại Đông Anh (Hà Nội).

Ngay sau đó, toàn bộ số hàng trên đã bị cơ quan chức năngtạm thời thu giữ để điều tra làm rõ. Tại cơ quan chức năng, bàPhượng khai nhận nhập số bia trên tại một đại lý ở Hà Nội rồi vận chuyển lên địa bàn Điện Biên tiêu thụ.

Sau hơn 1 tháng xét nghiệm, các cơ quan chức năng Điện Biên đã kết luận: Trong số hàng trên có 992 chai vỏ chụp bạc trên nắp chai và chụp bạc trên cổ chai không khít, không đều, dễ bóc; 667 chai có vẩn đục trong nước bia (nhìn thấy bằng mắtthường)... và nhiều nhãn mác bẩn, xước, cũ, không rõ ràng.

Áp dụng các điều khoản của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh và y tế, cơ quan chức

năng đã phạt hành chính đối với chủ hàng 2 triệu đồng, đồng thời tịch thu và tiêu hủy toàn bộ số bia nói trên.

b) Trường hợp 2:Ngày 10/11/2011, Đội Quản lý thị trường số 14 (Chi cục

QLTT Hà Nội ) kiểm tra tại Công ty cổ phần Liên hợp Thực phẩm Hà Đông, địa chỉ 267 đường Quang Trung (quận Hà Đông ), đã phát hiện tại phân xưởng nấu bia của công ty có các bao đựng nguyên liệu nấu bia, gồm: 45 bao gạo, 4 bao đường, 73 bao men đều kém chất lượng (ảnh). Số nguyên liệu này bị mối, mọt, mốc,quá hạn sử dụng và không có nhãn phụ, đang chuẩn bị được đưa vào để nấu bia. Đội QLTT số 14 đã lập biên bản và tạm giữ số nguyên liệu nấu bia kém chất lượng nói trên.-

c) Trường hợp 3: Ngày 22-5, đoàn công tác Đội

2 - Phòng Cảnh sát môi trường(PC36) - CATP Hà Nội phối hợp vớiĐội Cảnh sát môi trường CA Q.Thanh

Xuân, Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất bia hơi Trang Trung, tại phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân,do bà Trương Thị Minh Tâm (SN 1961), Hộ khẩu thường trú tại tổ90, phường Nam Đồng, quận Thanh Xuân làm chủ.

Dây chuyền sản xuất bia cũ nát Bọt bia có màu vàng đồng

Tại thời điểm kiểm tra, hồi 9h30 ngày 22-5, chủ cơ sở sảnxuất bia hơi Trang Trung không xuất trình được hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường. Cơ sở không có bể chứa và các biện pháp xử lý nước thải, tất cả nước thải được xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước của thành phố.

Mặt bằng sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các thiết bị được sắp xếp ngổn ngang, mất vệ sinh nghiêmtrọng. Đoàn kiểm tra ghi nhận, tại mặt sàn nơi sản xuất có nhiều nước đọng, cát bẩn, hệ thống cống thoát nước thải nhỏ, không đảm bảo việc thoát nước.

Hệ thống máy móc, dây chuyền vận hành, sản xuất bia của cơ sở này đã cũ nát, 100% các thiết bị đều hoen rỉ, bong tróc,quá “date” từ lâu, hầu hết các thiết bị tự chế. Việc tái sử dụng vỏ bom, vỏ chai đựng bia không đảm bảo vệ sinh, không có hệ thống rửa chai, lọ theo quy định. Mùi chua, hôi bốc ra từ các thùng phi đựng men bia, được bao quanh bởi ruồi, nhặng... ( Vi phạm Điều 5, Điều 6, Điều 7, theo Quyết định số 01/2005/QĐ-BYT về việc ban hành Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát”).

Trao đổi với chúng tôi, nhân viên vận hành dây chuyền sản xuất bia hơi Trang Trung thừa nhận: Không hề được đào tạo vận hành dây chuyền sản xuất bia, không được trang bị trang phục theo đúng các quy định. Thế nên, khi đoàn công tác tới kiểm tra, nhân viên này đang thoải mái mặc quần đùi, và dùng tay khoắng, ngoáy trong các thùng bia. Trong quá trình sang, rót bia ra bom, vỏ chai nhựa, lượng bia rơi vãi tại nền xưởng đều được thu gom, và “tái chế” cho khách hàng sử dụng. ( Vi phạm Điều 10, Điều 11, theo Quyết định số 01/2005/QĐ-BYT về việc ban hành Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát”).

Qua kiểm tra, đoàn công tác ghi nhận việc cơ sở bia Trang Trung đã tự ý đào giếng khoan và sử dụng nước giếng khoan sản xuất bia mà không xin phép  cơ quan chức năng. Trong khi dây chuyền lọc nước tại đây chỉ nhìn bằng mắt thường cũng thấy sự

mất vệ sinh nghiêm trọng. ( Vi phạm theo Quyết định số 1329/2002 của Bộ Y Tế về “Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống”).

Kết thúc buổi làm việc, đoàn công tác đã yêu cầu chủ cơ sở sản xuất bia Trang Trung khẩn trương bố trí, sắp xếp lại cơ sởsản xuất theo đúng quy định; tăng cường vệ sinh cơ sở, trang bị thêm các thiết bị còn thiếu như: hệ thống súc, rửa chai lọ đựng bia; giá, kệ đặt các thiết bị; đồng thời phải nhanh chóngtổng vệ sinh toàn bộ cơ sở…

Những yêu cầu trên phải thực hiện xong trước ngày 11-6-2008. Đoàn công tác cũng đã lấy mẫu nước sản xuất tại cơ sở này để xét nghiệm, đưa ra kết luận trong thời gian tới.

Cơ quan chức năng đã có quy định nghiêm ngặt về sản xuất bia hơi như: chỉ tiêu an toàn thực phẩm (chỉ số dyacetyl phải nhỏ hơn 0,2 mg/l); chỉ tiêu cảm quan; yêu cầu về phụ gia thực phẩm; về vi sinh vật, hàm lượng kim loại nặng, nhà xưởng phải đảm bảo yêu cầu về nền tường, rác, cống rãnh, xử lý nước thải,vệ sinh dụng cụ, trang thiết bị... Song 70% sản phẩm trên thị trường không đạt tiêu chuẩn và tập trung vi phạm ở các cơ sở sản xuất tư nhân. Bởi các cơ sở này đều có thiết bị hết sức thô sơ, nhiều nơi tận dụng nhà có sẵn hoặc cải tạo lại không đúng yêu cầu do Sở Y tế quy định. Trong khi đó, do thiếu ngườichuyên trách nên các cơ quan kiểm tra như Chi cục quản lý thị trường và Trung tâm y tế dự phòng không thể kiểm tra hết gần 100 xưởng sản xuất bia của Hà Nội. Nếu có phát hiện vi phạm thì giải quyết cũng rất chậm vì chỉ thanh tra y tế mới có quyền xử lý.

II. Quy định kỹ thuật đối với rượu mùi:1. Phạm vi áp dụng: áp dụng cho các loại rượu mùi pha chế từ cồn thực phẩm.2. Định nghĩa về rượu mùi ( Liqueur): là sản phẩm được pha chế từ cồn thực phẩm với nước, có thể bổ sung thêm đường, dịch chiết trái cây và phụ gia thực phẩm.

a) Nguyên liệu:

Etanol dùng để pha chế rượu mùi, theo TCVN 1052: 1971Nước để dùng pha chế rượu mùi, theo TCVN 5501: 1991

b) Yêu cầu cảm quan:c) Chỉ tiêu hóa học:d) Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng:e) Chỉ tiêu vi sinh vật:f) Phụ gia thực phẩm:

Theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT về “Qui định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.

3. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển:- Bao gói: Rượu mùi phải được đựng trong các chai kín,

chuyên dùng cho thực phẩm và không ảnh hưởng đến chất lượng của rượu.

- Ghi nhãn: Theo “Qui chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” ban hành kèm theoQuyết định số 178/1999/QĐ-TTg.

- Bảo quản: Các thùng đựng rượu mùi phải để ở nơi đảm bảovệ sinh, tránh ánh nắng trực tiếp.

- Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển rượu mùi phải khô, sạch, không có mùi lạ, và không ảnh hưởng đến chất lượng của rượu.

4. Một số trường hợp vi phạm:Mới đây, ngày 18/8/2008 cơ quan chức năng đã phát ra vụ

làm giả 153 kg nhãn hiệu Vodka, 5.000 nút chai đã in hiệu Vodka và 35.000 nút chai chưa in  tại đường Dương Văn Dương, quận Tân Phú (TP.HCM). Tại Hà Nội vụ làm giả trắng trợn rượu Vodka trong số nhà 20 Vĩnh Tuy, cũng mới bị phát hiện.(Vi phạm

Điều 17, chương IV, theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg, “ Các hành vi vi phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hóa”).

Trong kết quả phân tích một số chai rượu giả của Halico thuđược, nồng độ rượu giả chỉ có 29,7%V, nhưng nồng độ Aldehyde là 61,88%V, Iso-propano là 29,29mg/l, Ethyacetate là 107,08mg/l, Iso amylic là 18,86mg/l và đặc biệt chỉ số Metanolkhá cao trong khi rượu thật những chỉ số đó bằng 0 hoặc rất thấp so với tiêu chuẩn Việt Nam.

Đặc điểm của rượu giả, nhái là dùng rượu kém chất lượng củacác cơ sở nhỏ lẻ công nghệ chưng cất thấp, bớt công thức, nguyên liệu, dùng cồn công nghiệp pha chế  với nước lã... nên chất lượng kém,  rất nguy hiểm cho người sử dụng.

Ông Hoàng Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết,  mặc dù rượu giả có chất lượng kém, nhưng trình độ làm rượu giả tại Việt Nam hiện nay hết sức tinh vi, "giả như thật", gây ra rất nhiều khó khăn cho các cơ quan chứcnăng trong việc phát hiện xử lý.

III. Qui định kỹ thuật đối với rượu vang:1. Phạm vi áp dụng:Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm rượu vang.2. Định nghĩa : Rượu vang (Wine) là loại đồ uống có cồn

được sản xuất bằng phương pháp lên men từ các loại trái cây vàkhông qua chưng cất.

Rượu vang nho Vang Đà lạt Rượu vang trắng

Rượu vang Chile Rượu vang Espiritu Gran

3. Yêu cầu kỹ thuật:a) Yêu cầu cảm quan:b) Chỉ tiêu hóa học:c) Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng:d) Chỉ tiêu vi sinh vật: f) Phụ gia thực phẩm:

Theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT về “Qui định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.

4. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển: giống như rượu mùi

5. Một số trường hợp vi phạm:a) Trường hợp 1:

Chiều 22/1/2006, Chi cục trưởng Quản lý thị trường Thanh Hóa, Nguyễn Văn Tộ cho biết: Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh nàyvừa phát hiện nhiều lô rượu giả, rượu kém chất lượng bày bán trên thị trường.

Đó là rượu vang nho Pháp - Việt do Cty Pháp - Việt (Thị trấnPhùng- Đan Phượng - Hà Tây) sản xuất, rượu vang nho Thiên Longsản xuất tại Khu tập thể Cty Nông sản thực phẩm (ngõ 2 - đườngQuang Trung - Hà Đông - Hà Tây), ruợu vang Đào do Cty TNHH Nông sản HANOSA (tổ 4 - La Khê - Hà Đông - Hà Tây)…

Các loại rượu này không được sản xuất từ dịch chiết trái cây theo phương pháp lên men mà được pha từ cồn và hương liệu. 

b) Trường hợp 2:

Các loại rượu vang làm giả đã bị thu giữ.QĐND - Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt giữ 6 người liên quan

tới vụ làm rượu vang giả và đã buộc đóng cửa nhiều nhà máy rượu vang.

Vụ việc được phát hiện tại quận Changli (tỉnh Hà Bắc), vùng sản xuất rượu vang nổi tiếng với biệt danh “Boóc-đô của Trung Quốc” và đóng góp 1/3 sản lượng rượu vang nho ở thị trường nội địa. Qua điều tra, lực lượng chức năng địa phương đã tịch thu tổng cộng 5.114 chai rượu được cho là dán nhãn sai, làm giả thương hiệu và 280 chai rượu không nhãn mác khác.Ba nhà máy rượu lớn trong vùng gồm Jiahua, Yeli và Genghao đã bị đình chỉ hoạt động với các cáo buộc sản xuất và chế biến rượu giả.

IV. Qui định kỹ thuật đối với rượu trắng:1. Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại rượu thu được từ quá

trình chưng cất trực tiếp dịch lên men có nguồn gốc tinh bột, đường hoặc thu được bằng cách pha chế từ cồn thực phẩm và nước.

2. Định nghĩa:Rượu trắng (Distilled alcoholic beverages) là đồ uống có

cồn được chưng cất từ dịch lên men có nguồn gốc tinh bột, đường hoặc pha chế từ cồn thực phẩm và nước.

3. Yêu cầu kỹ thuật:a) Nguyên liệu: Nước dùng để pha chế rượu trắng, theo TCVN 5501: 1991Etanol dùng để pha chế rượu trắng, theo TCVN 1052: 1971

b) Yêu cầu cảm quan:c) Chỉ tiêu hóa học:d) Giới hạn hàm lượng kim loại nặng:e) Phụ gia thực phẩm:

Theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT về “Qui định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.

4. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển: giống như rượu mùi

5. Một số trường hợp vi phạm:a) Trường hợp 1:Xã Tam Đa (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) vốn là một làng

quê hiền lành, nổi tiếng với nghề nấu rượu gạo, rượu sắn truyền thống từ bao đời nay.

Nhưng truyền thống ấy đã và đang mai một nhanh chóng khi công nghệ “nấu rượu không khói” theo công thức: “nước lã + cồncông nghiệp” xuất hiện và nhân rộng ở làng nghề này từ vài nămtrở lại đây.

Theo thông tin ông Quý cung cấp thì loại cồn công nghiệp mà các hộ gia đình sử dụng để pha thành rượu thường có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc hoặc các tỉnh miền Trung chuyển ra.  

Nước và cồn không qua khâu khử độc tố được đổ lẫn vào phuy, khuấy đều, cho hương liệu vào và biến thành... rượu. Sau khâu pha chế là khâu sang rượu vào các săm xe ô tô đã được măngxông vá chín rồi chuyển đi các vùng lâncận như Hà Nội, Hưng Yên, ... Dụng cụ dùng để chứa rượu là những chiếc thùng phuy có sức

chứa khoảng 220 lít. Sau khoảng nửa tiếng khuấy đều, hỗn dịch

cồn công nghiệp và nước trên được cho thêm hương liệu và mùi vị theo ý muốn và nghiễm nhiên trở thành... rượu!

Với công nghệ này, một phuy rượu chừng 220 lít chỉ thao tác trong vòng nửa giờ đồng hồ. Trong khi đó, để có được khối lượng rượu nấu như thế này, có lẽ, một lò rượu phải miệt mài cả ngày đêm trong vòng cả tuần. Và nguy cơ là:

Mất mạng do ngộ độc rượu được pha từ cồn công nghiệp. Metanol là độc chất, không được phép có mặt trong tất cả các loại rượu uống. Methanol từ lâu đã được chứng minh là có thể gây tổn thương thần kinh, não, gây mù mắt, tổn thương thận, tuần hoàn máu, gây ngộ độc với tốc độ nhanh và mức độ rất nặng.

Kể từ dịp Tết Nguyên đán 2010 đến nay, liên tục tại các địa phương trong cả nước đã xuất hiện các ca ngộ độc rượu hàng loạt và tử vong ngay sau đó.

Cụ thể: Tại Ninh Thuận, trong tháng 1 đã có tới 22 người cùng bị ngộ độc rượu tập thể, có tới 5 người tử vong sau khi uống rượu mua từ các hiệu tạp hóa. Kết quả xét nghiệm cho thấynồng độ Metanol trong loại rượu trên vượt quá 192 lần mức cho phép.

Đặc biệt, nồng độ anđêhít (hóa chất dùng trong quá trình sảnxuất nhựa, phẩm màu, nước hoa và dược phẩm, nếu có trong rượu sẽ gây mù mắt) cũng vượt quá 7 lần cho phép.

Gần đây nhất (tháng 6/2010), tại Gia Lai đã có 2 người chết vì ngộ độc rượu, 3 người có triệu chứng đau đầu nhưng kịp thờidừng nên sống sót. Xét nghiệm loại rượu những người này uống, kết quả là hàm lượng Metanol có trong rượu lên tới 42%, trong khi giới hạn cho phép chỉ là dưới 0,05%!

 b) Trường hợp 2:

Nhiều cơ sở sản xuất rượu không đảm bảo ATVSTP. 

Trong những ngày vừa qua, các cơ quan chức năng của tỉnh Hoà Bình đã bắt giữ rất nhiều rượu không rõ nguồn gốc và cả những xăm rượu kém chất lượng.

Qua tìm hiểu tại tỉnh Hoà Bình, được biết hiện nay, cả tỉnh Hoà Bình có 42 cơ sở sản xuất rượu nhưng chỉ có 26 cơ sở đăng ký sản xuất và được cấp giấy chứng nhậnATVSTP, số còn lạiđang sản xuất hay đã đóng cửa thì các cơ quan chức năng cũng không nắm được. 

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do Luật ATVSTP đã cóhiệu lực từ 1/7/2011, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn nên đến nay việc ai quản lý và cấp phép cho những cơ sở này vẫn chưa rõ. Lợi dụng kẽ hở này nhiều cơ sở sản xuất không công bố chấtlượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, nhóm phóng viên còn phát hiện hàng chục cơ sởsản xuất rượu cần được nấu ngay cạnh chuồng lợn và mỗi ngày cho ra lò cả trăm lít rượu phục vụ người tiêu dùng. Dù đã đượccấp phép và giấy chứng nhận ATVSTP nhưng với tình trạng sản xuất như vậy, người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc khi mua rượu cần.           c) Trường hợp 3:

Phòng CSĐT tội phạm về Trật tự quản lý kinh tế và Chức vụ(PC46) - Công an TP. Hà Nội đã phối hợp Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội (Halico) phát hiện một công ty sản xuất rượu vodkaHà Nội giả với số lượng lớn.

Các cơ quan quản lý đang kiểm tra xe ô tôchở rượu giả

Trước đó, khoảng 9h ngày 10/1, trên đường Lê Trọng Tấn (thuộc phường Văn Khê, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) Đội Chống hàng giả phối hợp cán bộ chuyên trách công ty Halico tiến hànhrà soát, kiểm tra ô tô tải BKS 30V-4311 do Nguyễn Đình Chiểu (42 tuổi, ở huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) điều khiển. Khi tiến hành kiểm tra chiếc xe trên, các cơ quan chức năng phát hiện trên thùng xe ô tô trên có 2.520 chai rượu vodka Hà Nội giả loại dung tích 330ml.

Lái xe Chiểu khai nhận, trước đó Chiểu nhận số hàng trên tại xưởng sản xuất của Công ty Cổ phần Quốc tế Zuso đi giao hàng theo yêu cầu của giám đốc. Kiểm tra số giao hàng trên cabin xe tải do Chiểu điều khiển, cơ quan công an đã thu được một cuốn sổ giao hàng. Căn cứ vào cuốn sổ này, trước khi bị bắt giữ, Chiểu đã nhiều lần chở rượu giả đi tiêu thụ số lượng lớn tại các tỉnh khu vực phía Bắc.

Qua công tác kiểm tra xưởng sản xuất rượu của Công ty Cổ phần Quốc tế Zuso (khu công nghiệp Ngọc Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), cơ quan công an đã phát hiện, thu giữ nhiều thùng carton đựng các loại nhãn mác, vỏ nút chairượu vodka Hà Nội để phục vụ việc sản xuất rượu giả. Đáng chú ý, có cả phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm mang tên Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội đã được làm giả.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng liên ngành cũng phát hiện các giấy tờ có cả chữ ký giả cán bộ làm công tác kiểm trachất lượng xuất xưởng để đưa kèm vào các thùng rượu vodka giả thành phẩm. Ngoài ra, tại sân trước của xưởng sản xuất, hàng nghìn vỏ chai rượu vodka Hà Nội bị thu giữ. Những vỏ chai này được thu mua từ các tay phế liệu chuyển đến để phục vụ việc đóng chai đem ra thị trường tiêu thụ của đơn vị trên.

Trong thời gian tới, phía công ty Halico sẽ tiếp tục chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng như Công an,Quản lý thị trường để tổ chức điều tra, xử lý cơ sở sản xuất hàng giả, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng tìm mua đúng các sản phẩm của công ty được kiểm định tại các đại lý chính thức.

d) Trường hợp 3:

Trong 2 ngày, mùng 8 và 9/1/2009, các lực lượng chức năngcủa Hà Nội và Đà Nẵng đã đồng loạt ra quân và thu giữ số lượnglớn lên đến 7.554 chai rượu được xác định là giả.

Hai loại rượu bị thu giữ mang tên Vodka Hà Nội và Shochu Kiwon đều được sản xuất tại Cty CP Rượu Hà Nội (địa chỉ nhà 28, ngách 481/69, đường Ngọc Lâm, tổ 1 phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP Hà Nội) nhưng trên vỏ chai và bao bì lại ghi nơi sản xuất là 94 Lò Đúc – Hà Nội, địa chỉ của Cty CP Cồnrượu Hà Nội (Halico), một trong những thương hiệu rượu nổi tiếng, được người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt ưa thích.

 

Rượu giả (bên phải) loại chai 750 ml Rượu giả (bên phải) loại can 4 lít

Để đánh lừa người tiêu dùng và qua mắt các cơ quan chức năng, cơ sở sản xuất rượu giả trên đã đăng ký kinh doanh dưới cái tên khá giống với Halico đó là Cty CP rượu Hà Nội. Mặc dù chưa có giấy phép đăng ký sản phẩm nhưng đơn vị này vẫn tự ý sản xuất rượu và lấy tên là Voka Hà Nội hay Rượu Hà Nội.

Không dừng lại ở đó, Cty CP Rượu Hà Nội còn trắng trợn sửdụng lại chính những chai thủy tinh của Halico mà họ thu gom được bên ngoài, trên đó có in chìm logo mang tên Halico nhằm đánh lừa người tiêu dùng.  Để “thuyết phục” khách hàng hơn nữa, trên mỗi chai rượu và ngoài thùng carton đơn vị này đều cho in địa chỉ nơi sản xuất là 94 Lò Đúc và câu Slogan quen thuộc đã được đăng ký bảohộ của Halico đó là “Men say hồn Việt”.

Nhưng “tài tình” hơn cả là loại rượu mang nhãn hiệu Shochu Kiwon mà cơ quan chức năng thu giữ được ở cả 3 địa điểmlà Gia Lâm (Hà Nội); siêu thị Unimart (số 8 Phạm Ngọc Thạch – Hà Nội) và 239 Nguyễn Tri Phương (Đà Nẵng) mà Halico chưa bao giờ sản xuất, thì địa chỉ 94 Lò Đúc mà Halico đang sở hữu cũngvẫn được Cty CP Rượu Hà Nội “ưu ái” ghi trên nhãn mác.

Công ty này đã vi phạm pháp luật, theo nghị định số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu. Trong đó quy định cụ thể về sản xuất, kinh doanh rượu và cồn rượu bao gồm đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh rượu. Theo quy định thì tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu phải có giấy phép, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng ( Nhànước không khuyến khích sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng), mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó Nghị định số 40/2008/NĐ-CP còn quy định rõ các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu nhưsau:1. Sản xuất, kinh doanh rượu không có giấy phép do cơ quan nhànước có thẩm quyền cấp.2. Sản xuất, mua bán, tiêu thụ sản phẩm rượu nhập lậu, rượu giả, rượu nhái nhãn mác, kiểu dáng, không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật.3. Lưu thông, tiêu thụ các sản phẩm không ghi nhãn bao bì, khôngđăng ký chất lượng sản phẩm, rượu nhập khẩu không dán tem theo quy định của pháp luật.4. Kinh doanh rượu không đúng địa điểm, nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh rượu được cấp.5. Giả mạo, tẩy xoá, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng, mua bán giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của phápluật về sản xuất, kinh doanh rượu tùy theo tính chất và mức độvi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.Phạm Thái Ngọc Hà. MSSV: 08070125

.