2019/20 Liên danh tư vấn KSP-WB - Vụ Đào tạo chính quy

280
(2019/20 Liên danh tư vấn KSP-WB) Giáo dục nghề nghiệp: Thích ứng Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Báo cáo chính thức Tháng 10 năm 2020

Transcript of 2019/20 Liên danh tư vấn KSP-WB - Vụ Đào tạo chính quy

(2019/20 Liên danh tư vấn KSP-WB)

Giáo dục nghề nghiệp:

Thích ứng Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Báo cáo chính thức

Tháng 10 năm 2020

i

Nội dung

Giáo dục nghề nghiệp: Thích ứng Cuộc cách mạng công nghiệp

lần thứ tư

Nội dung ································································································ i

Danh mục bảng ······················································································ v

Danh mục hình ảnh ················································································ ix

Danh mục từ viết tắt ··············································································· xi

Tóm tắt ······························································································ xiii

I. Giới thiệu ·························································································· 1

1. Tổng quan dự án ·············································································· 1

2. Hệ thống thúc đẩy dự án ····································································· 5

3. Chi tiết triển khai dự án ······································································ 6

4. Phương pháp triển khai dự án ······························································· 9

5. Tiến độ triển khai dự án ····································································· 13

II. Phân tích thực trạng của Việt Nam ························································· 16

1. 4IR và sự chuẩn bị của Chính phủ Việt Nam ············································ 16

1.1. Kỷ nguyên Công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức của Việt Nam ··········· 16

1.2. Ảnh hưởng của 4IR đối với việc làm·············································· 17

1.3. Sự chuẩn bị của Chính phủ Việt Nam trước 4IR ································ 20

2. Phân tích thị trường lao động ······························································ 24

2.1. Tình trạng việc làm ·································································· 24

2.2. Triển vọng việc làm ·································································· 28

2.3. Phân tích về năng lực của người lao động liên quan đến 4IR tại Việt

Nam ···················································································· 34

2.4. Tóm tắt và ý nghĩa ··································································· 60

3. Chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ ·············································· 62

3.1. Tổng quan chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ ·························· 62

3.2. Định hướng chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ ························ 65

3.3. Tóm tắt và ý nghĩa ··································································· 68

4. Xây dựng chuẩn kỹ năng nghề quốc gia ················································· 70

4.1. Giới thiệu về TCKNNQG ··························································· 70

ii

4.2. Nội dung và xây dựng TCKNNQG ··············································· 71

4.3. Tóm tắt và ý nghĩa ··································································· 73

5. Chương trình đào tạo nghề ································································· 75

5.1. Tình trạng hoạt động GDKT & ĐTN ············································· 75

5.2. Các nhóm ngành của 4IR và phương phướng xây dựng lực lượng lao

động ···················································································· 78

5.3. Tóm tắt và ý nghĩa ··································································· 79

6. Hệ thống chứng chỉ nghề ··································································· 80

6.1. Khung trình độ quốc gia Việt Nam (KTĐQG) ··································· 80

6.2. Hệ thống quản lý và vận hành chứng chỉ kỹ thuật quốc gia Việt Nam ······· 81

6.3. Hệ thống chứng chỉ kỹ thuật quốc gia và tình trạng thi ························ 83

6.4. Các xu hướng gần đây và kế hoạch phát triển trung hạn - dài hạn đối với

hệ thống trình độ ····································································· 86

6.5. Tóm tắt và ý nghĩa ··································································· 87

7. Liên kết GDKT & ĐTN với các ngành và chứng chỉ ·································· 89

7.1. Tình trạng liên kết giữa ngành công nghiệp và GDKT & ĐTN ··················· 89

7.2. Các ngành tham gia hệ thống chứng chỉ nghề ··································· 93

7.3. Tình hình và hoạt động của Hội đồng kỹ năng ngành (HĐKNN) ở Việt

Nam ···················································································· 94

7.4. Tóm tắt và ý nghĩa ··································································· 96

III. Phân tích trường hợp của Hàn Quốc ·················································· 98

1. Phân tích thị trường lao động ······························································ 98

1.1. Ảnh hưởng của 4IR đối với việc làm·············································· 98

1.2. Mức tăng trưởng công nghiệp và thay đổi cơ cấu việc làm theo sự phát

triển của 4IR ········································································ 103

1.3. Ý nghĩa đối với Việt Nam ························································· 107

2. Chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ ············································ 109

2.1. Thay đổi về môi trường kinh tế – xã hội và biện pháp thích ứng sau đó ·· 109

2.2. Đổi mới hệ thống và chính sách GDKT & ĐTN để chuẩn bị cho 4IR ····· 113

2.3. Các chương trình GDKT & ĐTN để chuẩn bị cho 4IR······················· 119

2.4. Đổi mới chính sách GDKT & ĐTN để chuẩn bị cho 4IR ···················· 126

2.5. Ý nghĩa đối với Việt Nam ························································· 128

3. Phát triển và áp dụng NCS ······························································· 130

3.1. Cơ sở thực hiện và khái niệm NCS ·············································· 130

3.2. Thành phần của NCS ······························································ 132

iii

3.3. Áp dụng NCS ······································································· 139

3.4. Xây dựng NCS cụ thể cho 4IR và các công việc triển vọng ················· 142

3.5. Ý nghĩa đối với Việt Nam ························································· 143

4. Chương trình đào tạo nghề ······························································· 144

4.1. Đào tạo cho 4IR: các trường đại học, trường cao đẳng và trung cấp nghề 144

4.2. Các chương trình đào tạo nghề cho 4IR ········································ 156

4.3. Ý nghĩa đối với Việt Nam ························································· 162

5. Hệ thống chứng chỉ nghề ································································· 163

5.1. Hệ thống chứng chỉ của Hàn Quốc ·············································· 163

5.2. Hệ thống Chứng chỉ Kỹ thuật Quốc gia của Hàn Quốc ······················ 164

5.3. NTQ liên quan đến 4IR ··························································· 176

5.4. Ý nghĩa đối với Việt Nam ························································· 177

6. Liên kết GDKT & ĐTN với các ngành nghề và trình độ ···························· 178

6.1. Chiến lược kết hợp giữa ngành công nghiệp liên quan đến 4IR và

GDKT & ĐTN ······································································ 178

6.2. Các tình huống hợp tác giữa ngành công nghiệp-GDKT & ĐTN để vận

hành GDKT & ĐTN và hệ thống chứng chỉ nghề trong 4IR ················ 187

6.3. Luật pháp Hàn Quốc về Giáo dục, đào tạo nghề và hệ thống chứng chỉ ··· 193

6.4. Ý nghĩa đối với Việt Nam ························································· 196

IV. Các khuyến nghị chính sách ······························································· 198

1. Phân tích thị trường lao động ···························································· 198

2. Chính sách GDKT & ĐTN của chính phủ ············································· 203

3. Xây dựng và áp dụng TCKNNQG ······················································ 209

4. Chương trình đào tạo nghề ······························································· 214

5. Hệ thống chứng chỉ đào tạo nghề ······················································· 217

6. Liên kết GDKT & ĐTN với các ngành nghề và chứng chỉ ·························· 221

I V. Các định hướng chính sách ······························································· 224

1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình triển khai chính

sách ·························································································· 224

1.1. Điểm mạnh ·········································································· 224

1.2. Điểm yếu ············································································ 224

1.3. Cơ hội ················································································ 225

1.4. Thách thức ·········································································· 225

2. Ra quyết định và thực hiện ······························································· 226

2.1. Ưu tiên chính sách (Dự thảo) ····················································· 226

iv

2.2. Kế hoạch triển khai dự án ························································· 227

2.3. Các kế hoạch triển khai chính sách ngắn, trung và dài hạn ·················· 229

Tài liệu tham khảo ··············································································· 234

Phụ lục ······························································································ 242

1. Các tài liệu xoay quanh khảo sát năng lực của người lao động liên quan đến

4IR tại Việt Nam ··········································································· 242

Bảng phụ lục ······················································································ 251

v

Danh mục bảng

Bảng 1-1. Phân chia nhiệm vụ cho các chuyên gia tư vấn Việt Nam ··················· 10

Bảng 1-2. Nội dung khảo sát về Năng lực của nhân viên doanh nghiệp ················· 11

Bảng 1-3. Tiến độ triển khai dự án ···························································· 12

Bảng 1-4. Đánh giá khảo sát thực địa ························································· 13

Bảng 1-5. Hội thảo xây dựng năng lực cho các nhà thực thi chính sách················· 13

Bảng 2-1. Tình trạng việc làm theo ngành tại Việt Nam (2019) ·························· 24

Bảng 2-2. Tình trạng việc làm theo loại nghề nghiệp ở Việt Nam (2019) ··············· 25

Bảng 2-3. Tình trạng việc làm theo ngành tại Việt Nam (2019) ·························· 27

Bảng 2-4. Tỷ lệ người có việc làm ước tính theo ngành tại Việt Nam ··················· 28

Bảng 2-5. Tình trạng việc làm theo loại nghề nghiệp ở Việt Nam ························ 30

Bảng 2-6. Tỷ lệ người có việc làm ước tính theo loại nghề nghiệp tại Việt Nam ······ 31

Bảng 2-7. Kỹ năng công việc tương lai, Park Ga Yeol và các cộng sự (2020) ·········· 35

Bảng 2-8. So sánh các năng lực cần thiết trong tương lai giữa nghiên cứu của Park

Ga Yeol và các cộng sự (2020) với nghiên cứu này ·························· 37

Bảng 2-9. Thống kê đối tượng nghiên cứu ··················································· 40

Bảng 2-10. Phân tích mức độ quan trọng của kiến thức và kỹ năng phổ thông và

chuyên ngành······································································· 42

Bảng 2-11. Phân tích khoảng cách mức độ quan trọng của kiến thức và kỹ năng

phổ thông và chuyên ngành ······················································ 42

Bảng 2-12. Phân tích khoảng cách giữa mức độ quan trọng và trình độ hiện tại của

kiến thức và kỹ năng phổ thông và chuyên ngành ···························· 43

Bảng 2-13. Phân tích mức độ quan trọng của các năng lực nghề nghiệp cần thiết

cho tương lai ······································································· 43

Bảng 2-14. Phân tích khoảng cách mức độ quan trọng của các năng lực nghề

nghiệp cần thiết cho tương lai ··················································· 44

Bảng 2-15. Phân tích trình độ hiện tại của các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho

tương lai············································································· 45

Bảng 2-16. Phân tích khoảng cách giữa mức độ quan trọng và trình độ hiện tại của

các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai ····························· 46

vi

Bảng 2-17. Phân tích kết quả nhu cầu đối với các năng lực nghề nghiệp cần thiết

cho tương lai ······································································· 47

Bảng 2-18. Phân tích kết quả nhu cầu đối với các năng lực nghề nghiệp cần thiết

cho tương lai: Bất động sản ······················································ 49

Bảng 2-19. Các giải pháp đột phá và quan trọng trong chiến lược phát triển

GDKT & ĐTN giai đoạn 2011–2020 ··········································· 51

Bảng 2-20. Phân tích kết quả nhu cầu đối với các năng lực nghề nghiệp cần thiết

cho tương lai: Xây dựng ·························································· 53

Bảng 2-21. Phân tích kết quả nhu cầu đối với các năng lực nghề nghiệp cần thiết

cho tương lai: Xếp hạng theo ngành ············································ 54

Bảng 2-22. Mức độ cần thiết của hỗ trợ chính sách ········································ 55

Bảng 2-23. Mức độ cần thiết của hỗ trợ chính sách: Theo ngành ························ 56

Bảng 2-24. Khung trình độ quốc gia Việt Nam ·············································· 76

Bảng 2-25. Các tổ chức quản lý và vận hành Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia Việt

Nam và vai trò ····································································· 78

Bảng 2-26. Tiêu chí hợp lệ của Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia Việt Nam ················· 80

Bảng 2-27. Số lượng hạng mục Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia tại Việt Nam ············· 81

Bảng 2-28. Tỷ lệ thi đỗ chứng chỉ ····························································· 82

Bảng 2-29. Chiến lược phát triển đào tạo nghề tại Việt Nam (2011–2020) ············· 83

Bảng 2-30. Hiện trạng của các quy định và thông tư (hướng dẫn) liên quan đến

việc ban hành Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia ··································· 89

Bảng 2-31. Đăng ký tham gia GDNN ························································ 90

Bảng 2-32. Cơ cấu thành viên HĐKNN trong Nông nghiệp ······························ 91

Bảng 3-1. Phân phối lao động có nguy cơ cao ··············································· 94

Bảng 3-2. So sánh dự báo tăng trưởng theo ngành với sự tiến bộ của 4IR (Nguyên

trạng với Đổi mới) ································································· 98

Bảng 3-3. Mức độ ảnh hưởng của đổi mới công nghệ đối với các ngành ············· 100

Bảng 3-4. So sánh dự báo việc làm theo nghề nghiệp với sự tiến bộ của 4IR

(Nguyên trạng với Đổi mới) ··················································· 100

Bảng 3-5. So sánh dự báo việc làm theo nghề nghiệp với sự tiến bộ của 4IR

(Nguyên trạng với Đổi mới) ··················································· 102

Bảng 3-6. So sánh các phương pháp tiếp cận 4IR của các quốc gia lớn ··············· 104

Bảng 3-7. Công nghiệp 4.0, Lao động 4.0, Đào tạo nghề 4.0 của Đức ················ 106

Bảng 3-8. Tóm tắt bản sửa đổi chính sách phát triển kỹ năng nghề ···················· 109

vii

Bảng 3-9. Tóm tắt các kế hoạch tổng thể lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba để

phát triển kỹ năng nghề ························································· 111

Bảng 3-10. Đề xuất mục tiêu nhỏ và mục đích cho ba kế hoạch tổng thể để phát

triển kỹ năng nghề ······························································· 112

Bảng 3-11. Tình trạng dự án bồi dưỡng lực lượng lao động cho 4IR (Các bộ) ······· 115

Bảng 3-12. Tổng quan về các dự án phát triển nguồn nhân lực liên quan đến 4IR

năm 2019 ········································································· 117

Bảng 3-13. Phân loại NCS ···································································· 127

Bảng 3-14. Tình trạng các NCS đã xây dựng và sửa đổi ································· 128

Bảng 3-15. Thành phần xây dựng NCS và vai trò chính của họ ························ 130

Bảng 3-16. Thời gian xây dựng và sửa đổi các NCS trung bình kể từ năm 2019 ···· 131

Bảng 3-17. Khái niệm về các thành tố của đơn vị năng lực NCS······················· 133

Bảng 3-18. Áp dụng và sử dụng NCS trong các khu vực giáo dục nghề nghiệp ····· 135

Bảng 3-19. Tình trạng hoạt động của các NTQS loại đánh giá trong khóa học dựa

trên NCS ·········································································· 136

Bảng 3-20. Tỷ lệ việc làm tập trung vào năng lực dựa trên NCS tại các tổ chức

công trong giai đoạn 2017-2018 ··············································· 137

Bảng 3-21. Công việc xây dựng NCS trong lĩnh vực động cơ tăng trưởng tương

lai liên quan đến 4IR ···························································· 138

Bảng 3-22. Các trường đại học được chọn năm 2018 ···································· 141

Bảng 3-23. Các trường đại học được chọn năm 2019 ···································· 142

Bảng 3-24. Bộ môn Nhà máy thông minh: Chương trình giảng dạy ··················· 143

Bảng 3-25. Bộ môn Khoa học dữ liệu: Chương trình giảng dạy ························ 144

Bảng 3-26. Bộ môn Trí tuệ nhân tạo: Chương trình giảng dạy·························· 144

Bảng 3-27. Các chương trình cấp bằng liên ngành kết hợp với nông trại thông

minh ··············································································· 145

Bảng 3-28. Các chương trình cấp bằng liên ngành kết hợp với phương tiện tự

hành ················································································ 146

Bảng 3-29. Các khóa học 4IR mới của các trường cao đẳng nghề ····················· 147

Bảng 3-30. Bộ môn Internet Vạn Vật: Chương trình giảng dạy ························ 147

Bảng 3-31. Bộ môn Bảo mật thông tin máy tính: Chương trình giảng dạy ··········· 148

Bảng 3-32. Đổi mới chương trình giảng dạy liên quan đến 4IR tại các trường

trung cấp nghề ··································································· 150

Bảng 3-33. Các chương trình đào tạo IoT hiện có ········································ 152

Bảng 3-34. Tình trạng xây dựng các khóa đào tạo IoT ··································· 152

viii

Bảng 3-35. Các chương trình đào tạo dữ liệu lớn hiện có ······························· 153

Bảng 3-36. Chương trình đào tạo dữ liệu lớn ·············································· 154

Bảng 3-37. Các chương trình đào tạo đám mây hiện có (Danh sách chưa đầy đủ) ·· 154

Bảng 3-38. Chương trình đào tạo đám mây ················································ 155

Bảng 3-39. Các chương trình đào tạo bảo mật thông tin hiện có ······················· 155

Bảng 3-40. Chương trình đào tạo bảo mật thông tin ······································ 156

Bảng 3-41. Chương trình đào tạo in 3D ···················································· 156

Bảng 3-42. Các chương trình và Viện đào tạo trong Dự án đào tạo lãnh đạo ········· 157

Bảng 3-43. Tiêu chuẩn xác thực chứng chỉ ················································ 163

Bảng 3-44. Tư cách hợp lệ để đăng ký bậc trình độ NTQ ······························· 163

Bảng 3-45. Các hạng mục NTQ theo nghề nghiệp ········································ 165

Bảng 3-46. So sánh NTQ loại kiểm tra và loại đánh giá trong khóa học ·············· 167

Bảng 3-47. Xác thực chứng chỉ đối với NTQ loại kiểm tra ····························· 167

Bảng 3-48. Số lượng NTQ mới cấp theo bậc (tính từ năm 2018) ······················· 169

Bảng 3-49. Các hạng mục NTQ mới bổ sung trong các ngành công nghiệp mới

liên quan đến 4IR ································································ 170

Bảng 3-50. HĐKNN đang hoạt động ······················································· 175

Bảng 3-51. Tiêu chuẩn của chương trình đào tạo kép để lấy chứng chỉ ··············· 182

Bảng 3-52. Các hình thức đào tạo kép (theo Học viên) ·································· 182

Bảng 3-53. Các hình thức đào tạo kép (theo Cơ sở đào tạo) ···························· 183

Bảng 3-54. Số lượng tích lũy của các công ty và nhân viên trong chương trình đào

tạo kép ············································································· 183

Bảng 3-55. Luật pháp Hàn Quốc về Giáo dục, đào tạo nghề và hệ thống chứng chỉ 188

Bảng 4-1. Việc làm và 4IR ··································································· 191

Bảng 4-2. Mối liên kết giữa trình độ học vẫn-GDKT & ĐTN-NSQ (Chứng chỉ kỹ

năng quốc gia) – (dự thảo) ····················································· 210

Bảng 5-1. Tiêu chí ưu tiên chính sách ······················································ 219

ix

Danh mục hình ảnh

Hình 1-1. Tổng quan về phạm vi dự án dựa trên PCP ······································· 3

Hình 1-2. Thành phần cán bộ Việt Nam và các chuyên gia tư vấn địa phương ········· 5

Hình 2-1. Thành phần việc làm theo ngành tại Việt Nam (2019) ························· 24

Hình 2-2. Thành phần việc làm theo nghề nghiệp tại Việt Nam (2019) ················· 26

Hình 2-3. Triển vọng việc làm tại Việt Nam (2020–2024) ································ 26

Hình 2-4. Triển vọng về thành phần việc làm theo ngành tại Việt Nam ················· 29

Hình 2-5. Triển vọng về thành phần việc làm tại Việt Nam ······························· 31

Hình 2-6. Mô hình Locus for Focus và Ví dụ về kết quả phân tích ······················ 39

Hình 2-7. Kết quả của mô hình Locus for Focus: Tổng thể ······························· 48

Hình 2-8. Kết quả của mô hình Locus for Focus: Bất động sản ·························· 50

Hình 2-9. Kết quả của mô hình Locus for Focus: Sản xuất ······························· 52

Hình 2-10. Kết quả của mô hình Locus for Focus: Xây dựng ···························· 54

Hình 2-11. Số lượng cơ sở GDNN theo loại hình tại Việt Nam (2014–2018) ·········· 72

Hình 2-12. Kết quả tuyển sinh vào các cơ sở GDNN năm 2016-2018 ·················· 73

Hình 2-13. Các tổ chức quản lý và vận hành Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia Việt

Nam ···················································································· 78

Hình 2-14. Quy trình lên kế hoạch thi lấy Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia ················ 79

Hình 2-15. Quy trình chuẩn bị đánh giá NTQ ··············································· 84

Hình 3-1. Tỷ lệ người lao động có nguy cơ cao theo nghề nghiệp ······················· 95

Hình 3-2. Phân bố các công việc có thể thay thế bằng máy tính trên thị trường lao

động Hoa Kỳ ······································································· 105

Hình 3-3. Tác động của công nghệ thông tin thông minh đến vấn đề việc làm theo

nghề nghiệp trong nước··························································· 107

Hình 3-4. Mô hình hoạt động của chương trình Các trường đại học hàng đầu về

đổi mới sáng tạo 4IR ······························································ 119

Hình 3-5. Các khái niệm của NCS ·························································· 126

Hình 3-6. Quy trình phát triển Tiêu chuẩn năng lực quốc gia ··························· 129

Hình 3-7. Sơ đồ phân loại xây dựng NCS (Ví dụ) ········································ 132

x

Hình 3-8. Chi tiết Sơ đồ thành phần NCS ·················································· 133

Hình 3-9. Đổi mới chương trình giáo dục và đào tạo bằng NCS (Sơ đồ khái niệm) 134

Hình 3-10. Khái niệm về loại kiểm tra và loại đánh giá trong khóa học ·············· 136

Hình 3-11. Hệ thống chứng chỉ ở Hàn Quốc ·············································· 158

Hình 3-12. Hệ thống quản lý và vận hành NTQS ········································· 161

Hình 3-13. Các bậc trình độ NTQ ··························································· 162

Hình 3-14. Tỷ lệ hạng mục chứng chỉ theo bậc (tính từ năm 2020) ···················· 166

Hình 3-15. Tiếp nhận NTQ bằng phương pháp xác thực ································ 166

Hình 3-16. Xu hướng về số lượng các NTQ mới cấp hàng năm (2014-2018) ········ 169

Hình 3-17. Tỷ lệ NTQ mới cấp theo bậc (tính từ năm 2018) ··························· 169

Hình 3-18. Phương hướng cải thiện NTQS ················································ 171

Hình 3-19. Thành phần HĐKNN ···························································· 176

Hình 3-20. Thành phần của ban thư ký HĐKNN ········································· 178

Hình 3-21. Các bên liên quan HĐKNN ···················································· 180

Hình 3-22. Quy trình đào tạo kép ··························································· 181

Hình 3-23. Chương trình đào tạo kép theo nghề nghiệp ································· 184

Hình 3-24. Chương trình đào tạo kép theo loại chương trình ··························· 185

Hình 3-25. Luật áp dụng cho từng giai đoạn của vòng đời người lao động ··········· 187

Hình 4-1. Ví dụ về bản đồ năng lực ························································· 195

Hình 4-2. Hệ thống quản lý chứng chỉ kỹ thuật (dự thảo) ······························ 212

Hình 4-3. Thành phần Q-net (dự thảo) ···················································· 213

Hình 5-1. Ý nghĩa của chính sách và khó khăn trong quá trình triển khai ············ 220

Hình 5-2. Ý nghĩa của chính sách và mức độ cấp thiết của hoạt động triển khai ···· 220

xi

Danh mục từ viết tắt

Chữ viết tắt Diễn giải đầy đủ

ADVSW Đạo luật Phát triển kỹ năng nghề của người lao động

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á

CLMV Cam-pu-chia, CHDCND Lào, Myanmar, Việt Nam

EIA Luật bảo hiểm việc làm

Tổng cục GDNN Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

PTNNL Phát triển nguồn nhân lực

CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông

HĐKNN Hội đồng kỹ năng ngành

ILO Tổ chức Lao động Thế giới

HĐKNNED Hệ thống phân loại giáo dục chuẩn quốc tế

KEXIM Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc

KRIVET Viện nghiên cứu Giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc

Bộ GDĐT Bộ Giáo dục và đào tạo

Bộ LĐ-TBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

NCS Tiêu chuẩn năng lực quốc gia

NTQA Đạo luật về Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia

Ủy ban PTNNLQG Ủy ban phát triển Nguồn nhân lực quốc gia

Viện Khoa học GDNN Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp

TCKNNQG Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

TĐKTQG Trình độ kỹ thuật quốc gia

KTĐQG Khung trình độ quốc gia

NCVC Nghiên cứu viên chính

RHRDC Ủy ban phát triển Nguồn nhân lực khu vực

RSC Hội đồng kỹ năng khu vực

xii

Chiến lược PTKTXH Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

GDKT & ĐTN Giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề

GDNN Giáo dục nghề nghiệp

VQS Hệ thống chứng chỉ nghề

NHTG Ngân hàng Thế giới

WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới

4IR Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

xiii

Tóm tắt

Một phần lớn việc làm và sự tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ các ngành

sản xuất và dịch vụ cần nhiều lao động. Việt Nam dễ chịu sự ảnh hưởng từ kiểu cơ cấu việc làm

có tỷ lệ thay thế việc làm dự kiến sẽ gia tăng cùng với diễn biến của 4IR. Do vậy, Việt Nam cần

sớm chuẩn bị các hệ thống và chính sách Phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) để thích ứng với sự

bắt đầu của 4IR.

Dự án này nhằm mục đích chuẩn bị các chính sách để xây dựng hệ thống giáo dục kỹ thuật và

đào tạo nghề (GDKT & ĐTN) tại Việt Nam và hệ thống chứng chỉ nghề nhờ tìm hiểu các thông lệ

tốt nhất về PTNNL tại Hàn Quốc.

Dự án này bao gồm phân tích thị trường lao động, chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ,

xây dựng và áp dụng NCS, chương trình đào tạo nghề, các hệ thống chứng chỉ nghề và liên kết

GDKT & ĐTN với các ngành và chứng chỉ. Chúng tôi sẽ phân tích hiện trạng của hệ thống tại

Việt Nam, trình bày các trường hợp của Hàn Quốc, và dựa trên thông tin này, chúng tôi đề xuất

chính sách cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và hệ thống đánh giá trình độ của Việt

Nam trong quá trình chuẩn bị cho 4IR.

Phương pháp của dự án này bao gồm đánh giá và phân tích tài liệu liên quan đến GDKT &

ĐTN và hệ thống chứng chỉ nghề tại Việt Nam và Hàn Quốc, cũng như phân tích báo cáo của các

tổ chức quốc tế về các hệ thống GDKT & ĐTN hiện tại của Việt Nam và các biện pháp thực hiện

nhằm thích ứng với 4IR. Thêm vào đó, để chuẩn bị cơ sở cho các khuyến nghị có thể áp dụng cho

Việt Nam, báo cáo này còn tóm tắt và phân tích các thông lệ tốt nhất của GDKT & ĐTN Hàn

Quốc và biện pháp của các hệ thống đánh giá trình độ để thích ứng với 4IR. Ngoài ra, một khảo

sát về các kỹ năng làm việc trong quá khứ, hiện tại và tương lai của lực lượng lao động Việt Nam

đã được tiến hành nhằm xác định các năng lực cần thiết và nhu cầu hỗ trợ chính sách.

Trong dự án này, báo cáo ban đầu, báo cáo sơ bộ và báo cáo chính thức được chuẩn bị và các

cuộc thảo luận về dự án đã được tiến hành qua ba hội nghị chuyên đề. Đối với hội thảo xây dựng

năng lực cho các nhà thực thi chính sách, chúng tôi đã chuẩn bị các tài liệu video để trình bày sự

đổi mới kinh tế và xã hội của Hàn Quốc, hiện trạng của các tổ chức GDKT & ĐTN tại Hàn Quốc

và những thách thức đối với GDKT & ĐTN trong kỷ nguyên 4IR.

Kết quả của dự án này bao gồm thị trường lao động, chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ,

xây dựng và áp dụng NCS, chương trình đào tạo nghề, các hệ thống chứng chỉ nghề và liên kết

GDKT & ĐTN với các ngành và chứng chỉ.

Chương phân tích thị trường lao động thảo luận tác động của 4IR đối với việc làm, bao gồm

xiv

thay đổi thị trường việc làm bằng tự động hóa, thay đổi trong phương pháp thực hiện công việc

và hình thức sử dụng lao động, cũng như củng cố các năng lực cốt lõi. Chương này cũng đề cập

đến tình trạng sử dụng lao động theo ngành và dự báo nhu cầu lực lượng lao động theo ngành và

theo nghề.

Chương chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ trình bày những nội dung sau: các thay đổi

về môi trường kinh tế - xã hội và phản ứng sau đó (tổng quan và phản ứng với thay đổi); đổi mới

hệ thống và chính sách GDKT & ĐTN trong quá trình chuẩn bị cho 4IR (phát triển chính sách

cho 4IR và thị trường lao động biến động cũng như thúc đẩy các kế hoạch tổng thể để phát triển

kỹ năng nghề); các chương trình GDKT & ĐTN hưởng ứng 4IR (Dự án phát triển lực lượng lao

động dẫn đầu 4IR [Bộ Việc làm và Lao động]); kế hoạch bồi dưỡng lực lượng lao động (Bộ

Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng); các trường đại học dẫn đầu đổi mới 4IR (Bộ Giáo

dục); kế hoạch phát triển nhân tài chuyên sâu cho 4IR (Bộ Khoa học và CNTT-TT); và đổi mới

chính sách GDKT & ĐTN trong quá trình chuẩn bị cho 4IR (xây dựng các nền tảng GDKT &

ĐTN để đáp ứng 4IR, cải thiện cơ sở hạ tầng GDKT & ĐTN liên quan đến 4IR, xây dựng mạng

lưới công nghiệp - học thuật cho 4IR và tăng cường hợp tác với các tổ chức giáo dục bậc đại học

cho 4IR và hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm).

Chương về công cuộc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn năng lực quốc gia (NCS) giới thiệu cơ

sở thực hiện và khái niệm NCS; hệ thống thành phần NCS (xây dựng hệ thống phân loại NCS,

quá trình xây dựng, các quy trình chính (xây dựng và kiểm tra), các quy định xây dựng NCS theo

các luật liên quan, thành phần xây dựng NCS, thời gian xây dựng và ngân sách cần thiết); mô

hình NCS (hệ thống hợp thành chi tiết); hoạt động áp dụng NCS (trong GDNN, hệ thống đánh giá

trình độ quốc gia và tuyển dụng); và xây dựng NCS dành riêng cho 4IR và các công việc đầy

triển vọng.

Chương về chương trình đào tạo nghề thảo luận hiện trạng của các chương trình học liên quan

đến 4IR tại các trường đại học, cao đẳng nghề và các trường trung cấp nghề (cơ sở thực hiện của

các trường đại học, thành tựu, tình trạng thực hiện, tình trạng thực hiện tại các trường cao đẳng

nghề, hoạt động của chương trình, cơ sở thực hiện của các trường trung cấp nghề, tình trạng thực

hiện, các trường hợp hoạt động của chương trình). Chương này còn thảo luận các chương trình

đào tạo nghề cho 4IR (cơ sở thực hiện, tình trạng thực hiện, tình trạng đào tạo trước khi thực hiện

Dự án phát triển nguồn nhân lực dẫn đầu 4IR, tình trạng chọn lọc sau dự án nêu trên).

Chương về hệ thống chứng chỉ nghề giới thiệu về hệ thống chứng chỉ và hệ thống trình độ kỹ

thuật quốc gia Hàn Quốc (tổng quan, bối cảnh, tiến trình lịch sử, quản trị và quản lý, tiêu chuẩn

và quy trình bổ sung và loại bỏ các hạng mục chứng chỉ, cơ cấu hoạt động, tiêu chuẩn kiểm tra và

chứng nhận, tư cách hợp lệ để đăng ký từng cấp chứng chỉ, các hạng mục NTQ hiện tại, các

xv

phương pháp kiểm định và tiêu chuẩn đạt và hiện trạng của những người có NTQ. Chương này

còn đề cập đến tình trạng của các NTQ nhằm thích ứng 4IR.

Chương về liên kết GDKT & ĐTN với các ngành và trình độ trình bày chiến lược cho sự hợp

tác giữa ngành liên quan đến 4IR và GDKT & ĐTN (tình trạng xây dựng, thành phần và chức

năng của HĐKNN); các tình huống hợp tác giữa ngành - GDKT & ĐTN để vận hành GDKT &

ĐTN và hệ thống chứng chỉ nghề trong 4IR (giới thiệu, tình trạng hoạt động, xu hướng chính

sách của Hệ thống đào tạo kép nhằm thích ứng 4IR); và các luật liên quan đến giáo dục, đào tạo

nghề và hệ thống chứng chỉ của Hàn Quốc.

Cuối cùng, 27 chính sách được đề xuất cho GDKT & ĐTN và hệ thống đánh giá trình độ để

thích ứng 4IR trong phân tích trường hợp của Hàn Quốc dựa trên gợi ý áp dụng hệ thống của Việt

Nam để rút ra bài học từ phân tích tình trạng của Việt Nam trong 6 nhóm ngành.

1

I. Giới thiệu

1. Tổng quan dự án

1.1. Bối cảnh dự án

Các nhà kinh tế kỳ vọng 4IR sẽ mang đến sự dịch chuyển từ nền kinh tế định hướng tài nguyên,

chi phí thấp và cần nhiều lao động sang một nền kinh tế tri thức. Để đặt nền móng kinh tế, mỗi

quốc gia và tập đoàn đa quốc gia đang nâng cao quan niệm đổi mới công nghệ của mình, bắt đầu

từ trang thiết bị dây chuyền sản xuất. Cùng với sự thay đổi về quan niệm đó, 4IR dự kiến sẽ đem

đến những thay đổi đáng kể trong cung và cầu về lao động. Sự thay đổi mô hình sẽ diễn ra trong

thị trường lao động và cơ cấu lao động, cũng như cung và cầu về lao động. Do đó, một số quốc

gia ngày càng lo lắng rằng việc áp dụng các công nghệ mới như robot có thể đi kèm với sự sụt

giảm nhanh chóng của dân số trong độ tuổi lao động. Việt Nam nằm ở trung tâm của tình trạng

bất ổn này (Viethantimes, 2017). Theo một báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Việt

Nam nằm trong số các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất từ 4IR. Lý do là vì theo dự kiến, Việt

Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp về nguồn nhân lực do thiếu lực lượng lao động có tay nghề hoặc

có chuyên môn (ILO, 2018, 2019).

Theo một báo cáo phát hành hồi năm ngoái của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF, 2018), Việt

Nam là một trong những nước ít có sự chuẩn bị nhất cho 4IR. Việt Nam xếp thứ hạng thấp, đặc

biệt về mặt giáo dục, nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo và công nghệ; báo cáo chỉ ra rằng đây đều

là những thành tố quan trọng của 4IR. Hiện tại, hơn 20% người dân Việt Nam là lao động kỹ thuật

và các vấn đề thất nghiệp có khả năng sẽ dần nảy sinh cùng với sự phát triển của công nghệ trong

4IR. Do đó, Việt Nam đang tự chuẩn bị để thích ứng với 4IR ở cấp quốc gia. Nói cách khác, Việt

Nam sẽ nỗ lực phát triển và cải thiện các hệ thống sao cho phù hợp với kỷ nguyên 4IR, mở rộng

các dịch vụ công cộng trực tuyến, phát triển các cơ sở hạ tầng như cảng biển, xây dựng thương

hiệu Việt Nam trên toàn cầu và xây dựng an ninh mạng (Tạp chí Vietnam Law & Legal Forum,

2019).

Theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, được đề xuất năm 2017, các chính sách và phương

pháp giáo dục nghề nghiệp để phát triển lực lượng lao động cần thay đổi để đáp ứng các xu hướng

sản xuất mới. Thay đổi này cần tập trung vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học,

ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Để đáp ứng 4IR, Việt Nam đang lên kế hoạch thúc đẩy tính tự

chủ trong giáo dục đại học và đào tạo nghề (Thủ tướng Chính phủ, 2017). Chính phủ Việt Nam và

các công ty Việt Nam khác chưa thể hiện hiệu quả vượt trội khi bắt đầu 4IR. Tuy nhiên, Việt Nam

2

dự kiến sẽ nhanh chóng xây dựng bản thân thành một quốc gia chủ chốt trong 4IR, vì Chính phủ

tha thiết muốn phát triển lực lượng lao động và các chính sách hỗ trợ sự tăng trưởng của nền kinh

tế số nhờ mở rộng cơ sở hạ tầng nhanh chóng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông

(CNTT-TT).

Tóm lại, một phần lớn việc làm và sự tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ

các ngành sản xuất và dịch vụ cần nhiều lao động. Việt Nam dễ chịu sự ảnh hưởng từ kiểu cơ cấu

việc làm có tỷ lệ thay thế việc làm dự kiến sẽ gia tăng cùng với diễn biến của 4IR. Do vậy, Việt

Nam cần sớm chuẩn bị các hệ thống và chính sách Phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) để thích

ứng với sự bắt đầu của 4IR.

1.2. Mục tiêu dự án

Báo cáo này chia sẻ những thông lệ phát triển nhân lực tốt nhất cùng với giáo dục nghề nghiệp

(GDNN) của Hàn Quốc để thích ứng với 4IR, các chính sách đề xuất để xây dựng hệ thống giáo

dục kỹ thuật và đào tạo nghề (GDKT & ĐTN) và hệ thống chứng chỉ nghề tại Việt Nam.

1.3. Phạm vi dự án

Dựa trên Bản phác thảo dự án (PCP), dự án này nhằm mục đích hỗ trợ Chính phủ Việt Nam

xây dựng lực lượng lao động để đáp ứng 4IR. Dự án gồm 1) phân tích tình trạng của GDKT &

ĐTN và hệ thống chứng chỉ nghề của Việt Nam; 2) kinh nghiệm phát triển và các tình huống

GDKT & ĐTN cũng như hệ thống chứng chỉ nghề của Hàn Quốc; 3) các khuyến nghị chính sách

về GDKT & ĐTN và hệ thống chứng chỉ nghề cho Việt Nam nhằm thích ứng 4IR; 4) hội thảo xây

dựng năng lực cho các nhà thực thi chính sách của Việt Nam; và 5) hội nghị chuyên đề tổng kết.

Các khuyến nghị đã trình bày trong dự án này và sẽ triển khai được chia thành sáu phạm trù và

bao gồm 16 hạng mục nghiên cứu, cũng như các khảo sát thực địa, một hội thảo xây dựng năng

lực cho các nhà thực thi chính sách và ba hội nghị chuyên đề. Đề cương và chi tiết phạm vi dự án

như sau.

3

Hình 1-1. Tổng quan về phạm vi dự án dựa trên PCP

Trước hết, dự án khảo sát và phân tích hiện trạng biện pháp thích ứng với 4IR của Việt Nam

trong cách quản lý và các hoạt động của GDKT & ĐTN và một hệ thống chứng chỉ nghề, tập

trung vào:

- Những thay đổi trong thị trường lao động Việt Nam (ví dụ như thay đổi về cơ cấu ngành

và việc làm, thay đổi về nhu cầu nhân lực và thay đổi về kỹ năng)

- Hoạt động triển khai chính sách mới nhất của Chính phủ nhằm thổi một luồng gió mới

vào GDKT & ĐTN

- Điều hành trường GDKT & ĐTN và các ngành nghề đào tạo GDKT & ĐTN

- Điều hành các hạng mục chứng chỉ nghề

4

- Quan hệ hợp tác giữa các ngành, GDKT & ĐTN và hệ thống chứng chỉ nghề

Tiếp theo, dự án trình bày kinh nghiệm phát triển hệ thống GDKT & ĐTN và hệ thống chứng

chỉ nghề của Hàn Quốc nhằm thích ứng với 4IR, tập trung vào:

- Quá trình xây dựng và hoạt động của hệ thống GDKT & ĐTN

- Xây dựng và áp dụng các phạm trù nghề nghiệp của Tiêu chuẩn năng lực quốc gia (NCS)

- Xây dựng và áp dụng chương trình GDKT & ĐTN

- Xây dựng và áp dụng các hạng mục chứng chỉ nghề

- Những thông lệ tốt nhất trong quan hệ hợp tác giữa các ngành và GDKT & ĐTN và trong

cách quản lý và các hoạt động của GDKT & ĐTN và hệ thống chứng chỉ nghề

Sau đó, dự án chuẩn bị kế hoạch để phát triển GDKT & ĐTN và hệ thống chứng chỉ nghề tại

Việt Nam nhằm thích ứng 4IR, tập trung vào:

- Xây dựng hệ thống GDKT & ĐTN và kế hoạch hoạt động

- Chiến lược phát triển cho các ngành nghề ưu tiên TCKNNQG

- Các chiến lược xây dựng và áp dụng chương trình GDKT & ĐTN

- Các chiến lược phát triển và vận hành các hạng mục chứng chỉ nghề

- Các chiến lược hợp tác giữa ngành và GDKT & ĐTN

- Lên kế hoạch hoạt động xây dựng các luật và hệ thống nhằm phát triển GDKT & ĐTN

và hệ thống chứng chỉ nghề

Bước tiếp theo là tổ chức hội thảo xây dựng năng lực cho các nhà thực thi chính sách của Bộ

Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam (Bộ LĐ-TBXH)

- Thành phần tham gia: Các nhà thực thi chính sách của Bộ LĐ-TBXH và các nhân viên

liên quan

- Nội dung: Trình bày về các hệ thống GDNN và hệ thống đánh giá trình độ của Hàn Quốc,

cùng kết quả của các chuyến tham quan nghiên cứu tại cơ sở liên quan

Dự án tổ chức một buổi hội nghị chuyên đề ban đầu để đặt ra phương hướng nghiên cứu, sau đó

là hội nghị chuyên đề tổng kết để chia sẻ và thảo luận các kết quả nghiên cứu, cùng một hội nghị

chuyên đề sơ bộ để chia sẻ tiến độ nghiên cứu trong hội thảo xây dựng năng lực tại Hàn Quốc.

1.4. Kết quả mong đợi

5

Các thông lệ tốt nhất của Hàn Quốc về PTNNL và GDNN để phát triển nhân lực nhằm thích

ứng 4IR được chia sẻ, đồng thời các chính sách được đề xuất để hỗ trợ Việt Nam đưa ra các chính

sách cho GDKT & ĐTN và một hệ thống chứng chỉ nghề chuẩn bị cho tương lai của đất nước.

2. Hệ thống thúc đẩy dự án

2.1. Quy trình triển khai dự án

Chi tiết quy trình triển khai dự án diễn ra như sau. Đầu tiên, dựa trên PCP, các nhà nghiên cứu

đã phân tích tài liệu, đánh giá các nghiên cứu trước đó và lập báo cáo ban đầu. Sau đó, báo cáo sơ

bộ đưa ra phân tích về hệ thống của Việt Nam (phối hợp với các chuyên gia tư vấn địa phương tại

Việt Nam và dữ liệu của Chính phủ Việt Nam) và nghiên cứu trường hợp của Hàn Quốc. Tiếp

theo, các nhà nghiên cứu phát triển khảo sát về năng lực của người lao động tại các doanh nghiệp

Việt Nam và tổ chức hội thảo xây dựng năng lực để tạo dự thảo ban đầu của báo cáo chính thức.

Hình 1-2. Hệ thống triển khai dự án

6

3. Chi tiết triển khai dự án

3.1. Phân tích thị trường lao động

Báo cáo này đã phân tích thực trạng và các xu hướng của cơ cấu việc làm tại Việt Nam, đồng

thời trình bày kết quả triển vọng theo ILO. Trước hết, báo cáo đã đánh giá hiện trạng việc làm

theo ngành và theo nghề nghiệp ở Việt Nam, đồng thời trình bày các xu hướng sử dụng lao động

theo ngành và theo nghề nghiệp. Ngoài ra, kết quả của triển vọng việc làm theo ILO trong giai

đoạn 2020-2024 đã được trình bày theo ngành và theo nghề nghiệp. Nội dung khảo sát bao gồm

kiến thức và kỹ năng phổ thông và chuyên ngành, các kỹ năng nghề cần thiết cho tương lai (mức

độ quan trọng trong quá khứ/hiện tại/tương lai, trình độ hiện tại) và mức độ cần thiết của các

7

chính sách đối với việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai. Một công ty nghiên cứu

chuyên nghiệp đã tiến hành khảo sát các quản lý đại diện cho hơn 200 công ty và kết quả khảo sát

đã được phân tích chung và theo ngành. Dựa trên kết quả này, báo cáo đã rút ra ý nghĩa của việc

thường xuyên khảo sát các năng lực cần thiết trong tương lai và áp dụng cho GDNN.

3.2. Chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ

Báo cáo đã phân tích thực trạng các chính sách hiện tại của Chính phủ nhằm thổi luồng gió mới

vào GDKT & ĐTN để thích ứng 4IR tại Việt Nam. Một phân tích đã được tiến hành sau khi thu

thập Chiến lược phát triển kinh tế xã hội (Chiến lược PTKTXH, 2011–2020)1, Chiến lược phát

triển GDKT & ĐTN của Việt Nam, 2011–20202 và chi tiết các chính sách, kế hoạch, v.v. chính về

GDKT & ĐTN của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), Bộ LĐ-TBXH, v.v. của Việt Nam. Bên cạnh

đó, báo cáo cũng phân tích Chiến lược PTKTXH và Kế hoạch tổng thể của Việt Nam cho năm

2021 trở về sau. Kết quả của các dự án phối hợp với các nước tài trợ tiên tiến, như Chương trình

Việt-Đức về “Đổi mới GDKT & ĐTN tại Việt Nam” và kết quả dự án với các tổ chức quốc tế

(ADB, Ngân hàng Thế giới, v.v.) đã được đánh giá trong báo cáo.

Báo cáo trình bày phương hướng xây dựng và vận hành một hệ thống GDKT & ĐTN cho 4IR.

Nội dung của hệ thống đổi mới và đổi mới sáng tạo để phát triển kỹ năng nghề nghiệp nhằm thích

ứng với 4IR đã được đánh giá, bao gồm các Kế hoạch đổi mới “Hệ thống đào tạo phát triển kỹ

năng nghề trong quá trình chuẩn bị cho 4IR” (tháng 10 năm 2016)3, “Kế hoạch đổi mới phát triển

kỹ năng nghề nhằm thích ứng với những thay đổi trong thị trường lao động” (tháng 04 năm

2019)4. Sau khi đánh giá các thông tin trên, báo cáo phân tích và tổ chức tiến độ cũng như chi tiết

hoạt động phát triển năng lực nghề của Chính phủ Hàn Quốc.

Báo cáo đưa ra phương hướng xây dựng và vận hành một hệ thống GDKT & ĐTN cho 4IR. Hệ

thống vận hành GDKT & ĐTN của Việt Nam đã được phân loại thành các hệ thống hiện có và các

hệ thống chuẩn bị cho 4IR—như những thay đổi về công nghệ, kinh tế và xã hội. Báo cáo này đề

xuất các phương hướng hoạt động dựa trên phân tích từ nhiều góc nhìn, như củng cố, cải thiện hệ

thống hoặc xây dựng hệ thống mới.

3.3. Xây dựng và áp dụng NCS

1 Tăng trưởng kinh tế bền vững, đổi mới chính trị và kinh tế, phát triển dân chủ và phát triển tập trung vào con người, tận

dụng công nghệ khoa học và phát triển công cụ sản xuất, hợp tác quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc lập 2 Nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tăng thu nhập của người lao động và

cải thiện tình trạng đói nghèo và phúc lợi xã hội 3 Xây dựng hệ thống phản ứng nhanh trước nhu cầu của thị trường và ngành, quản lý hiệu quả và chất lượng đào tạo đa

chiều, loại bỏ các điểm mù đào tạo 4 Mở rộng cơ hội đào tạo trong các lĩnh vực công nghệ mới, hỗ trợ quá trình phát triển suốt đời các kỹ năng nghề và cải

thiện cơ sở hạ tầng

8

Báo cáo đánh giá tổng quan về quá trình xây dựng, thành phần, quá trình phát triển TCKNNQG,

vai trò của Chính phủ và việc áp dụng TCKNNQG, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt

Nam.

Báo cáo trình bày tình hình xây dựng và áp dụng NCS cho các công việc liên quan đến 4IR tại

Hàn Quốc. Phần này bao gồm bối cảnh ra đời và khái niệm NCS; hệ thống phân loại xây dựng

NCS; tình trạng xây dựng; hệ thống phạm trù công việc và phạm trù xây dựng; HĐKNN; chuyên

gia giáo dục và đào tạo; và quá trình xác minh doanh nghiệp.

Báo cáo cũng trình bày mô hình NCS, bao gồm các đơn vị năng lực, các thành phần đơn vị năng

lực, tiêu chí hiệu suất, kiến thức, kỹ năng, thái độ, công cụ và đánh giá theo đơn vị năng lực.

Báo cáo còn trình bày về việc áp dụng NCS. Phần này bao gồm các tổ chức đào tạo nghề, các

trường cao đẳng nghề và các chứng chỉ nghề (NTQ, Chứng chỉ đào tạo kép); và xây dựng NCS

cho các nghề chiến lược quốc gia (các nghề ưu tiên và liên quan đến 4IR).

Ngoài ra, báo cáo trình bày chiến lược phát triển TCKNNQG cho các nghề ưu tiên và các giải

pháp chính sách phát triển cũng như tận dụng TCKNNQG liên quan đến 4IR tại Việt Nam.

3.4. Chương trình đào tạo nghề

Báo cáo trình bày hiện trạng về hoạt động của các trường và công tác đào tạo các nghề trong

GDKT & ĐTN liên quan đến 4IR tại Việt Nam.

Báo cáo đã trình bày việc thành lập các bộ môn tại trường đại học, trường cao đẳng nghề và

trường trung cấp nghề, cũng như hoạt động của các cơ sở đào tạo. Phần này bao gồm:

a) Phân tích các chính sách để phát triển lực lượng lao động liên quan đến 4IR, cùng chi tiết về

các nhóm ngành công nghiệp của từng Bộ trong Chính phủ

b) Phân tích các chính sách liên quan đến 4IR và các bộ môn của các trường đại học hệ bốn

năm

c) Phân tích các chính sách và bộ môn liên quan đến 4IR tại các trường cao đẳng nghề và

trường trung cấp nghề

d) Phân tích các chính sách và các chương trình liên quan để phát triển lực lượng lao động 4IR

thông qua đào tạo nghề

Phần này cũng trình bày các chiến lược của Việt Nam nhằm xây dựng và áp dụng chương trình

GDKT & ĐTN liên quan đến 4IR.

3.5. Hệ thống chứng chỉ nghề

Báo cáo trình bày về tình trạng chứng chỉ nghề liên quan đến 4IR của Việt Nam. Phần này bao

gồm phân tích tình trạng5 phát triển của TCKNNQG gắn liền với 4IR và tình trạng hoạt động của

các hạng mục chứng chỉ theo bậc6; và dữ liệu được thu thập nhờ sự hỗ trợ của các bộ và cơ quan

5 Kể từ năm 2012, Chính phủ Việt Nam có kế hoạch phát triển 400 TCKNNQG đến năm 2020.

6 Hệ thống trình độ chuyên môn của Việt Nam gồm 5 bậc (bậc 1-5)

9

liên quan, như Bộ LĐ-TBXH, là đơn vị tổ chức kiểm tra trình độ, và Tổng cục Giáo dục nghề

nghiệp (Tổng cục GDNN), bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra trình độ.

Tình trạng phát triển và áp dụng các hạng mục trình độ nghề nghiệp cho các công việc liên quan

đến 4IR của Hàn Quốc đã được trình bày. Phần này bao gồm phân tích dữ liệu từ các Đạo luật (Đạo

luật về Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia) và các tổ chức kiểm tra (Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn

Quốc, v.v.); và các hạng mục trình độ và đối tượng kiểm tra, tình trạng người tham gia thi, thí sinh thi

đỗ, v.v.

Các chiến lược để phát triển và vận hành chứng chỉ nghề liên quan đến 4IR tại Việt Nam đã

được trình bày. Phần này bao gồm chiến lược phát triển và vận hành các hạng mục trình độ

chuyên môn theo bậc, có cân nhắc về nhu cầu của xã hội; và chiến lược phát triển các hạng mục

trình độ theo nhu cầu của doanh nghiệp, liên kết các chứng chỉ và trường đào tạo nghề và các

nghề đào tạo có xét đến các luật và quy định liên quan đến trình độ.

3.6. Liên kết GDKT & ĐTN với các ngành và chứng chỉ

Phần này trình bày tình hình hợp tác giữa các ngành 4IR, GDKT & ĐTN và hệ thống chứng chỉ

nghề của Việt Nam. Cơ sở, hạn chế và các vấn đề của các ngành nghề khi tham gia GDNN cũng

được đề cập. Phần này còn đánh giá tình trạng tham gia của các ngành nghề, cơ sở hoạt động của

HĐKNN, các luật và quy định liên quan, quá trình xây dựng và các kế hoạch cho tương lai.

Chiến lược hợp tác giữa ngành công nghiệp và GDKT & ĐTN đối với các nghề nghiệp liên quan

đến 4IR tại Hàn Quốc đã được đánh giá. Đồng thời, phần này đánh giá tình hình xây dựng, thành

phần và chức năng của HĐKNN, trình bày hoạt động của Hệ thống đào tạo kép để đào tạo và đáp

ứng yêu cầu của các nghề liên quan đến 4IR cùng ý nghĩa của hoạt động này.

Phân tích so sánh về các luật và hệ thống tại Việt Nam và Hàn Quốc, cùng các biện pháp được

xây dựng thông qua hội đồng chuyên gia đã được đưa ra. Các quy chế và biện pháp liên quan

nhằm cải thiện sự phát triển của GDKT & ĐTN và một hệ thống chứng chỉ nghề cho các nghề

nghiệp liên quan đến 4IR đã được trình bày.

4. Phương pháp triển khai dự án

4.1. Phân tích tài liệu

Chúng tôi đã phân tích nghiên cứu, các ấn phẩm của các tổ chức nghiên cứu quốc gia và thông

tin chính sách của Chính phủ về PTNNL liên quan đến 4IR. Dữ liệu thu thập được đến hiện tại

như sau.

10

Ryu Hangu, Kim Tae-Jun và các cộng sự, (2018). Phát triển nguồn nhân lực tương lai và

đổi mới sáng tạo trong giáo dục. Hội đồng nghiên cứu Kinh tế, Nhân văn và Khoa học xã

hội quốc gia.

Kim Hyung Man và các cộng sự, (2017). Chính sách nguồn nhân lực khu vực trong thời

đại của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Viện nghiên cứu Giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc.

Lee Yong-Soon (2016). 2030 Tái định hình tương lai: 4IR và phát triển năng lực nghề

nghiệp suốt đời. Viện nghiên cứu Giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc.

Park Yuri và các cộng sự, (2019). Nghiên cứu về chiến lược thay đổi kinh tế và xã hội

trong tương lai do Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thúc đẩy. Ủy ban Tổng thống

về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

4.2. Phân tích nghiên cứu trước đó

Phần này phân tích nghiên cứu trong nước và quốc tế trước đó về GDNN, cùng các báo cáo về

các chương trình hợp tác phát triển GDKT & ĐTN giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Dữ liệu thu thập

được đến hiện tại như sau.

Ahn Hai-Jeong và các cộng sự, (2018). Nghiên cứu về sự hợp tác phát triển giáo dục để đạt

được mục tiêu phát triển bền vững (MTPTBV): Chiến lược hành động trong giáo dục kỹ

thuật và đào tạo nghề. Viện phát triển Giáo dục Hàn Quốc.

Kim Sang Tae và các cộng sự, (2012). Chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc với

Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

So-hee Cho (2014). Đánh giá toàn diện về các chương trình đào tạo nghề: Tập trung vào

các trường hợp ở Việt Nam. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc.

Chae Jae-Eun, Woo Myung-Suk (2013). Kế hoạch phát triển và hợp tác giáo dục tại Việt

Nam: Tập trung vào giáo dục nghề nghiệp. Viện Chính sách kinh tế quốc tế và Viện nghiên

cứu kinh tế thị trường Hàn Quốc.

Yi Jong Su (2017). Nghiên cứu về hiệu quả của các dự án ODA từ góc nhìn “Hiệu quả phát

triển”: Tập trung vào các trường hợp dự án trong ngành đào tạo nghề tại Việt Nam. Luận

văn thạc sĩ, Viện sau đại học Quản trị công, Đại học Quốc gia Seoul.

UNESCO-UNEVOC (2018). Hồ sơ quốc gia GDKT & ĐTN Việt Nam.

Nhóm Ngân hàng Thế giới (2019). Việt Nam: Thực hiện hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Viện Khoa học GDNN (2017). Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2017,

11

4.3. Nghiên cứu trường hợp điển hình

Chúng tôi đã nghiên cứu biện pháp thích ứng với 4IR của Hàn Quốc, tập trung vào các chính

sách GDKT & ĐTN của quốc gia này, xây dựng NCS, công việc đào tạo nghề, xây dựng trường

đào tạo và chương trình đào tạo.

4.4. Hỗ trợ từ chuyên gia tư vấn

Dự án này được thực hiện với sự hợp tác của các chuyên gia tư vấn tại Việt Nam. Các chuyên gia tư

vấn địa phương tại Việt Nam đã xác định hiện trạng và tiến độ trong sáu lĩnh vực: phân tích thị trường

lao động, chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ, xây dựng và áp dụng NCS, chương trình đào tạo

nghề, hệ thống chứng chỉ nghề và Liên kết GDKT & ĐTN với các ngành nghề và trình độ.

Dựa trên những dữ liệu này, chúng tôi đã phân tích các chính sách GDKT & ĐTN chuẩn bị cho

4IR. Các chuyên gia tư vấn địa phương tại Việt Nam được phân chia nhiệm vụ như sau.

Bảng 1-1 | Phân chia nhiệm vụ cho các chuyên gia tư vấn Việt Nam

Phạm vi nhiệm vụ Chuyên gia tư vấn

Phân tích thị trường lao động Phùng Lê Khanh

Chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ Sang-jin Ha

Xây dựng và áp dụng TCKNNQG Đặng Thị Huyền

Chương trình đào tạo nghề Đặng Thị Huyền

Hệ thống chứng chỉ nghề Hyun-jong Jo

Liên kết GDKT & ĐTN với các ngành và chứng chỉ Sang-jin Ha

Luật GDKT & ĐTN Phùng Lê Khanh

Hội đồng cố vấn gồm các chuyên gia Hàn Quốc đã được thành lập. Chúng tôi cố gắng đảm bảo

chất lượng của dự án này bằng cách thành lập hội đồng cố vấn chuyên gia bao gồm các chuyên

gia Hàn Quốc có kinh nghiệm tiến hành nghiên cứu hoặc các hoạt động cho Chương trình Chia sẻ

Tri thức (KSP) về GDKT & ĐTN và các hệ thống trình độ, cùng với các chuyên gia có kinh

nghiệm tham gia các dự án tại Việt Nam.

4.5. Khảo sát về năng lực của người lao động liên quan đến

4IR tại Việt Nam

Mục đích của khảo sát là xác định trình độ năng lực hiện có và cần thiết trong các ngành nghề

của Việt Nam, theo những thay đổi về các công nghệ tương lai được dự đoán trong kỷ nguyên 4IR.

Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa trên phân tích nghiên cứu trước đó, như các khảo sát kỹ

năng tại Hàn Quốc và quốc tế và các khảo sát về năng lực nghề nghiệp trong tương lai, cho kỷ

12

nguyên 4IR. Thông tin của một nhóm dân số được thu thập từ danh sách 5.180 công ty, gồm 1.500

thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và 3.680 thành viên của

Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham Việt Nam). Nhở sử dụng phương pháp

lựa chọn có mục đích để chọn ra các công ty liên quan đến 4IR, 240 công ty đã được chọn và

chúng tôi đã liên hệ với họ. Từ ngày 05/06 - 21/07/2020, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 169 quản

lý của 152 công ty đồng ý tham gia khảo sát. Nội dung khảo sát như sau.

- Biến số nền; các kỹ năng cần thiết; nhu cầu hỗ trợ chính sách; các kỹ năng tương lai cần thiết

khi thực hiện công việc (mức độ quan trọng trong quá khứ/hiện tại/tương lai, trình độ hiện tại).

Bảng 1-2 | Nội dung khảo sát về Năng lực của nhân viên doanh nghiệp

Lĩnh vực Nội dung khảo sát

Năng lực cần thiết

Kiến thức và kỹ năng phổ thông và chuyên ngành (mức độ quan trọng

trong quá khứ/hiện tại/tương lai, trình độ hiện tại)

- Các kỹ năng phổ thông áp dụng cho mọi ngành nghề

- Kiến thức và các nguyên tắc chuyên ngành dựa trên các môn học

tại trường

- Các kỹ năng đặc biệt chuyên ngành

Năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai (mức độ quan trọng trong

quá khứ/hiện tại/tương lai, trình độ hiện tại) (hình thức lựa chọn)

- Khả năng làm việc với máy móc, Tính hòa nhập đa dạng, Khả

năng dự đoán tương lai, Khả năng ứng phó với khủng hoảng, Khả

năng lồng ghép kiến thức vào các lĩnh vực phụ cận, Khả năng tự

học, Chiến lược khác biệt hóa, Hiểu biết về ngành, Khả năng áp

dụng công nghệ vào ngành, Tìm tòi khám phá, Hợp tác hòa nhập,

Phân tích và sử dụng dữ liệu, Sử dụng kỹ năng cơ bản, Khả năng

đón nhận thay đổi, Đạo đức nghề nghiệp

Các kỹ năng công việc khác sẽ trở thành thiết yếu trong tương lai

(không giới hạn)

Sự cần thiết của hỗ trợ

chính sách

Mức độ cần thiết của các chính sách đối với phát triển năng lực nghề

nghiệp trong tương lai

- Xác định nhu cầu về các năng lực cốt lõi trong từng ngành, Mở

rộng tuyển dụng theo định hướng năng lực trong từng ngành, Tái

tổ chức các hệ thống năng lực trong từng ngành, Phát triển các

tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp trong từng ngành, Tái tổ chức

các môn học về lập kế hoạch con đường sự nghiệp, Xây dựng các

chương trình tìm kiếm việc làm theo yêu cầu của từng ngành, Gia

tăng đào tạo doanh nghiệp trong từng ngành, Thúc đẩy các hoạt

động của hội đồng ngành, Xây dựng các hệ thống quản lý hiệu

quả năng lực trong từng ngành, Phát triển các năng lực nghề phổ

thông trong từng ngành

Các ý tưởng khác về hỗ trợ chính sách để phát triển năng lực nghề

trong tương lai (không giới hạn)

Biến số nền của đối

tượng nghiên cứu

Tên, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc của đối

tượng nghiên cứu

Tên công ty, năm thành lập, quy mô công ty, đội ngũ, chức vụ và ngành

13

5. Tiến độ triển khai dự án

Bảng 1-3 | Tiến độ triển khai dự án

Phân loại

(Chi tiết hoạt động/tháng)

13/3 – 13/10/2020

T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10

1. Ký hợp đồng

2. Gửi báo cáo ban đầu

3. Hội nghị chuyên đề ban đầu 24

4. Gửi kế hoạch dự án

5. Khảo sát thực địa và các chuyên gia tư

vấn địa phương Việt Nam

6. Gửi báo cáo sơ bộ

7. Hội nghị chuyên đề sơ bộ

25

8. Tài liệu video cho các nhà thực thi

chính sách

9. Gửi báo cáo chính thức

10. Hội nghị chuyên đề tổng kết

22

11. Gửi báo cáo hoàn thành dự án

5.1. Hạn chế và biện pháp ứng phó của dự án

Do sự lây lan của đại dịch COVID-19, việc di chuyển với cả các chuyên gia Hàn Quốc và cán

bộ Việt Nam trở nên khó khăn và bị hạn chế. Các nhà thực thi chính sách của Việt Nam rất khó

tham gia các hoạt động ở Hàn Quốc, còn chuyên gia Hàn Quốc cũng bị hạn chế trong việc thu

thập dữ liệu gần đây về GDKT & ĐTN và biện pháp thích ứng với 4IR của Việt Nam qua các

cuộc phỏng vấn tại chỗ vốn được lên kế hoạch tại hội nghị chuyên đề ban đầu và hội nghị chuyên

đề tổng kết. Hội nghị chuyên đề sơ bộ và hội thảo xây dựng năng lực cho các nhà thực thi chính

sách của Việt Nam, được lên lịch tổ chức tại Hàn Quốc, đã được thay thế bằng một cuộc gọi video;

do vậy, các cuộc thảo luận chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế đã bị hạn chế.

Kế hoạch ban đầu cho hội nghị chuyên đề ban đầu, sơ bộ và tổng kết là tổ chức cả hội nghị

chuyên đề ban đầu và hội nghị chuyên đề tổng kết tại Việt Nam, nhưng thay vào đó, các cuộc gọi

video đã được tiến hành tại Sejong, Hà Nội và Seoul do khó khăn trong việc tiến hành các chuyến

đi nước ngoài và chuyến thăm Hàn Quốc.

Kế hoạch ban đầu cho khảo sát thực địa là ghé thăm Việt Nam và tiến hành khảo sát, nhưng đã

được thay bằng các cuộc phỏng vấn video với các nhà thực thi chính sách về hệ thống GDNN và

hệ thống trình độ cũng như nghiên cứu do khó có thể sang Việt Nam vì sự lây lan của COVID-19.

14

Bảng 1-4 | Đánh giá khảo sát thực địa

Phân loại Nội dung

Kế hoạch ban

đầu

- Vào tháng 05 năm 2020, một chuyên gia Hàn Quốc (chuyên gia tư vấn)

đã dự định sang thăm Việt Nam để tìm hiểu thực tế về GDNN và hệ

thống chứng chỉ nghề nhằm thích ứng với 4IR cũng như tiến độ triển

khai của Chính phủ, thông qua các buổi tư vấn với nhân viên phụ trách.

Thay đổi

phương pháp tìm

hiểu thực tế

- Do sự lây lan của COVID-19, rất khó để sang Việt Nam, vì vậy, chuyến

thăm đã được thay bằng các cuộc phỏng vấn video với các nhà thực thi

chính sách GDNN và hệ thống chứng chỉ nghề của Việt Nam; việc thu

thập dữ liệu được thực hiện nhờ các chuyên gia tư vấn địa phương.

Phỏng vấn qua

video

- Các cán bộ chính sách chịu trách nhiệm về các chính sách GDNN, phát

triển, áp dụng TCKNNQG, chương trình của các bộ môn đào tạo nghề

và phụ trách hệ thống chứng chỉ nghề.

- Năm chuyên gia tư vấn chuẩn bị và thảo luận nhiệm vụ.

Nội dung

- 4IR và khảo sát nhu cầu thị trường lao động, các chính sách GDNN, xây

dựng và áp dụng NCS, chương trình của các bộ môn đào tạo nghề, hệ

thống chứng chỉ nghề và liên kết ngành-GDKT & ĐTN-chứng chỉ nghề.

Kế hoạch ban đầu của hội thảo xây dựng năng lực là mời các nhà thực thi chính sách Việt Nam đến

Hàn Quốc để giảng về hệ thống GDNN của Hàn Quốc, cũng như tham quan các ngành và cơ sở

GDKT & ĐTN. Tuy nhiên, thay vào đó, các cán bộ Việt Nam đã được cung cấp video để sử dụng.

Bảng 1-5 | Hội thảo xây dựng năng lực cho các nhà thực thi chính sách

Phân loại Nội dung

Kế hoạch ban

đầu

- Kế hoạch ban đầu bao gồm mời các nhà thực thi chính sách và cán bộ liên

quan (10 người) đến Hàn Quốc vào tháng 06 năm 2020 để giảng về các hệ

thống GDNN và hệ thống trình độ của Hàn Quốc, cũng như các chuyến đi

thực địa ghé thăm các ngành và các cơ sở GDKT & ĐTN.

Thay đổi phương

pháp tổ chức hội

thảo

- Do sự lây lan của COVID-19, các cán bộ Việt Nam đã nhận được video

thay cho việc nhập cảnh và tham gia các hoạt động tại Hàn Quốc.

- Để thay thế các chuyến tham quan nghiên cứu, người ta đã cố gắng ghi

hình lại các chuyến tham quan cơ sở, nhưng do đại dịch COVID-19, các

cơ sở đã từ chối đón khách tham quan và thay vào đó, họ tự cung cấp

video.

15

Đối tượng mục

tiêu của bài giảng

video

- Các cán bộ chính sách về GDNN và hệ thống trình độ, Bộ LĐ-TBXH Việt

Nam

Nội dung

- 4IR và Thời đại số

- 4IR và Kinh tế

- Đổi mới xã hội và công nghiệp

- Các trường hợp trung tâm sản xuất thông minh

- Thay đổi về công nghệ và Trường bách khoa Hàn Quốc

- Thay đổi về việc làm và kỹ năng và những thách thức của GDKT & ĐTN

trong 4IR

- 4IR và Chính sách GDKT & ĐTN

16

1. 4IR và sự chuẩn bị của Chính phủ Việt Nam

1.1. Kỷ nguyên Công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức của Việt

Nam7

Kể từ lần đầu tiên Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế

Thế giới, đưa ra khái niệm 4IR, cho đến tận ngày nay, Cuộc cách mạng này đã dựa trên các công

nghệ chính như công nghệ kỹ thuật số, công nghệ sinh học và công nghệ robot thế hệ tiếp theo.

Các nhà kinh tế kỳ vọng 4IR sẽ mang đến sự dịch chuyển từ nền kinh tế định hướng tài nguyên,

chi phí thấp và cần nhiều lao động sang một nền kinh tế tri thức. Để đặt nền móng kinh tế, mỗi

quốc gia và tập đoàn đa quốc gia đang nâng cao quan niệm đổi mới công nghệ của mình, bắt đầu

từ trang thiết bị dây chuyền sản xuất. Cùng với sự thay đổi về quan niệm đó, 4IR dự kiến sẽ đem

đến những thay đổi đáng kể về cung và cầu lao động. Sự thay đổi mô hình sẽ diễn ra trong thị

trường lao động và cơ cấu lao động, cũng như cung và cầu về lao động. Do đó, một số quốc gia

ngày càng lo lắng rằng việc áp dụng các công nghệ mới như robot có thể đi kèm với sự sụt giảm

nhanh chóng của dân số trong độ tuổi lao động. Việt Nam nằm ở trung tâm của tình trạng bất ổn

này (Viethantimes, 2017).

Theo một báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Việt Nam nằm trong số các quốc gia sẽ

chịu ảnh hưởng lớn nhất từ 4IR. Lý do là vì theo dự kiến, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp

về nguồn nhân lực do thiếu lực lượng lao động có tay nghề hoặc có chuyên môn (ILO, 2018,

2019). Hiện tại, hơn 20% người dân Việt Nam là lao động kỹ thuật và các vấn đề thất nghiệp có

khả năng sẽ dần nảy sinh cùng với sự phát triển của công nghệ trong 4IR. Do đó, Việt Nam đang

tự chuẩn bị để thích ứng với 4IR ở cấp quốc gia.

Trước hết, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải thiện các hệ thống, chính sách và mức độ công

nghệ liên quan đến 4IR, bao gồm việc phát triển cơ sở hạ tầng băng thông rộng. Sáng kiến quốc

gia này dự kiến sẽ mở rộng trong mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc, một cường quốc

CNTT, và mang đến cơ hội để các công ty Hàn Quốc đầu tư thành công. Sáng kiến này còn tích

cực thúc đẩy sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và tham gia các FTA (Hiệp định thương mại tư

do) thế hệ mới như Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với Liên minh

7 Tổng hợp và sắp xếp lại từ Industry News (http://www.industrynews.co.kr), RSIS (www.rsis.edu.sg),

KOTRA Overseas Market News (http://news.kotra.or.kr), StartupN news (www.startupn.kr) và Inside

Vina News (www.industrynews.co.kr)

II. Phân tích thực trạng của Việt Nam

17

Châu  u và Liên minh Kinh tế Á -Âu. Hơn nữa, Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy hiệu quả chuỗi

giá trị toàn cầu thông qua 4IR và tích cực tận dụng cơ hội này để đẩy nhanh quá trình công nghiệp

hóa và hiện đại hóa đất nước.

Ngoài ra, Việt Nam có một lợi thế trong 4IR, đó là ngành công nghệ thông tin của Việt Nam có

cơ sở hạ tầng Internet vượt trội so với các quốc gia láng giềng. Việt Nam dự kiến có tiềm năng

tăng trưởng cao do tỷ lệ thâm nhập của các thiết bị di động như điện thoại thông minh. Gần đây,

trong một cuộc họp chính sách liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tối thiểu 20% các công

ty của Việt Nam có mục tiêu áp dụng các công nghệ của 4IR trước năm 2025 và tăng tỷ lệ sử

dụng các công nghệ này lên 40% trước năm 2030 (Thủ tướng Chính phủ, 2017).

Theo một báo cáo phát hành hồi năm ngoái của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF, 2018), Việt

Nam là một trong những nước ít có sự chuẩn bị nhất cho 4IR. Việt Nam xếp thứ hạng thấp, đặc

biệt về mặt giáo dục, nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo và công nghệ, được báo cáo xác định là

thành tố quan trọng của 4IR. Bẫy thu nhập trung bình* là một trong những thách thức mà Việt

Nam cần phải vượt qua. Nguyễn Trí Hiếu, một nhà kinh tế học tại Việt Nam, lưu ý rằng Việt Nam

sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong nỗ lực đạt được GDP bình quân đầu người là 10.000 USD và

Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để vượt qua bẫy thu nhập trung bình như các quốc

gia Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore từng gặp phải. Ô ng khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam

cần tập trung vào phát triển công nghệ, đơn giản hóa các quy trình quản trị doanh nghiệp và hỗ trợ

chính sách cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

* Bẫy thu nhập trung bình: Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới, các quốc gia có thu

nhập bình quân đầu người trên 1.006 USD và dưới 12.235 USD là các quốc gia có thu nhập

trung bình, và “bẫy thu nhập trung bình” là trường hợp mà các nước đang phát triển có mức

tăng trưởng kinh tế cao ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế nhưng sau đó mắc kẹt tại mức tăng

trưởng trì trệ đó.

Chính phủ Việt Nam sẽ cố gắng phát triển và cải thiện các hệ thống phù hợp với kỷ nguyên

cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mở rộng các dịch vụ công cộng trực tuyến, phát triển cơ sở hạ

tầng như cảng biển, xây dựng một thương hiệu Việt Nam trên toàn cầu và an ninh mạng (Tạp chí

Vietnam Law & Legal Forum, 2019).

1.2. Ảnh hưởng của 4IR đối với việc làm

1.2.1. Thay đổi thị trường việc làm bằng tự động hóa

Sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI) – công nghệ tiêu biểu cho 4IR – đã đẩy nhanh những thay

đổi kỹ thuật thiên về kỹ năng và mở rộng phạm vi tự động hóa từ lao động chân tay sang cả lao

động trí óc. Điều này có nghĩa là người lao động công nghiệp ở nơi làm việc và cả các nhà chuyên

18

môn như người hành nghề luật đều chịu ảnh hưởng từ tự động hóa. Hơn bất kỳ lĩnh vực việc làm

nào khác, các công việc có tay nghề trung cấp, chiếm số lượng người lao động lớn nhất, dự kiến

sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự tiến bộ của tự động hóa.

Trong cuộc thảo luận nhằm trả lời cho câu hỏi “Liệu tự động hóa tiến bộ sẽ hoàn toàn thay thế

lao động con người?”, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF, 2018) trình bày rằng các công việc đòi

hỏi tính sáng tạo, trí tuệ xã hội hoặc tư duy phản biện sẽ vẫn do con người chiếm ưu thế và không

thể thay thế rộng rãi bằng AI.

1.2.2. Thay đổi trong phương pháp thực hiện công việc và hình

thức sử dụng lao động

Cùng với sự tiến bộ của 4IR, các phương pháp thực hiện công việc tại nơi làm việc công nghiệp

đang dần thay đổi. Trong “Báo cáo tương lai việc làm (2018)”, WEF dự báo rằng những thay đổi

sẽ diễn ra tại nơi làm việc trước năm 2020. Theo dự báo này, tỷ lệ phụ thuộc vào công nghệ khi

thực hiện công việc có khả năng gia tăng từ mức trung bình hiện tại là 29% lên 48% trong năm

năm tới. Các công việc ra quyết định bao gồm giao tiếp, tương tác, điều phối, phát triển, quản lý

và tư vấn đều do con người thực hiện. Tuy nhiên, đến năm 2020, các công việc chung như xử lý

thông tin và dữ liệu cũng như tìm kiếm thông tin có khả năng sẽ được tự động hóa.

Đổi mới cơ cấu công nghiệp và sự tiến bộ của các nền tảng kỹ thuật số do 4IR mang lại cũng

góp phần tạo ra thay đổi trong hình thức sử dụng lao động. Trong khi các hợp đồng lao động

thông thường chỉ định một chức vụ duy nhất cho người lao động và trách nhiệm đối với một tổ

chức duy nhất, thì gần đây, nhiều người sử dụng lao động đang đưa ra các loại hợp đồng lao động

linh hoạt hơn cho các công việc liên quan đến một bộ kỹ năng cụ thể. Đây được gọi là “nền kinh

tế gig”, trong đó, các nền tảng kỹ thuật số đang thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các hình thức sử

dụng lao động phi truyền thống như làm việc tự do. Những nền tảng lao động kỹ thuật số xây

dựng sự tín nhiệm nhờ mang đến phương pháp giám sát hiệu quả cách thực hiện các công việc

theo hợp đồng phụ và tích cực sử dụng các hệ thống đánh giá.

Có một mối lo thường trực rằng các hình thức sử dụng lao động mới như lao động nền tảng sẽ

thay thế việc làm thường xuyên. Người lao động có hợp đồng lao động vô thời hạn có thể yên tâm

trước nguy cơ mất việc, nâng cao sự hài lòng với cuộc sống và lên kế hoạch dự tính trước cho

cuộc sống. Ngoài ra, với hợp đồng vô thời hạn, các công ty có thể tiết kiệm thời gian và chi phí

vật liệu cần phải bỏ ra để thuê người thường xuyên trong thời gian dài, trong khi đầu tư vào vốn

con người và cải thiện năng suất người lao động sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn. Do vậy, các công

việc thường xuyên sẽ không biến mất hoàn toàn trong tương lai gần, ngay cả khi có sự xuất hiện

của công nghệ trí tuệ hóa.

Từ góc độ của nhà hoạch định chính sách, các hình thức lao động phi truyền thống mở rộng

19

theo các luật lao động hiện tại và mạng lưới an sinh xã hội đã đặt ra những vấn đề mới vì những

hình thức lao động này dựa trên hợp đồng lao động thông thường. Cần kiểm tra để đảm bảo các

quyền và bảo trợ xã hội phù hợp cho người lao động phi truyền thống đứng giữa người làm thuê

và người làm nghề tự do hoặc xem liệu hình thức sử dụng lao động của họ chỉ tập trung vào tránh

các chi phí sử dụng lao động trực tiếp hay quy định hay không. Một vấn đề khác cũng được đặt ra

là nhu cầu bổ trợ năng lực thương lượng yếu của người lao động phi truyền thống thông qua các

chương trình chính sách.

1.2.3. Chuyển đổi trong các năng lực cốt lõi cần thiết ở lực lượng

lao động

Khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, kỹ năng mềm và kiến thức về máy tính và khoa học,

công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) thường được chỉ ra là những năng lực cần thiết cho 4IR.

Theo một nghiên cứu của McKinsey (MGI, 2018), đến năm 2030, nhóm kỹ năng lao động tay

chân và nhóm kỹ năng tư duy đơn giản dự kiến sẽ giảm lần lượt 11% và 14%, trong khi nhóm kỹ

năng tư duy phức tạp, nhóm kỹ năng xã hội và trí khôn cảm xúc và nhóm kỹ năng công nghệ sẽ

tăng lần lượt 9%, 26% và 60%.

Ngay cả trong kỷ nguyên 4IR, các kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm vẫn rất thiết yếu. Để giải

quyết các vấn đề ngày càng phức tạp, khả năng hợp tác với máy móc dần trở nên quan trọng như

khả năng giao tiếp giữa con người với nhau. Do vậy, các kỹ năng tương tác liên chức năng, lắng

nghe lẫn nhau và hợp tác, thuyết phục, đàm phán, trí tuệ cảm xúc và các kỹ năng giao tiếp khác

ngày càng trở nên quan trọng. Khả năng truyền tải các vấn đề thành định dạng máy đọc được, xử

lý dữ liệu để giải quyết vấn đề và hiểu được kết quả do máy móc xử lý là những năng lực cốt lõi

trong tương lai khi máy móc có mặt ở khắp nơi. Ngoài các kỹ năng đọc hiểu truyền thống, người

lao động cần có kiến thức số, tức là khả năng hiểu và sử dụng những đặc điểm của CNTT-TT và

thông tin kỹ thuật số tạo ra từ đó.

Trong quá trình chuẩn bị cho thị trường lao động tương lai, nền giáo dục của kỷ nguyên 4IR

phải phát triển vượt ra khỏi hệ thống hiện tại chỉ đơn giản truyền đạt kiến thức. Cho đến nay, hệ

thống giáo dục đã tập trung vào bồi dưỡng các chuyên gia bằng một bộ năng lực nhất định. Trong

tương lai, hệ thống giáo dục phải phát triển theo hướng xây dựng một lực lượng lao động có trí

tuệ xã hội cao hơn để phối hợp với những người khác giải quyết các vấn đề phức tạp, cũng như có

kiến thức số cho phép thu thập và phân tích nhiều loại thông tin.

20

1.3. Sự chuẩn bị của Chính phủ Việt Nam trước 4IR

1.3.1. Chỉ thị về tăng cường năng lực tiếp cận 4IR8

Theo Chỉ thị ban hành năm 2017, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực,

Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức, tác động tiêu cực như: sự tụt hậu về công nghệ, suy

giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao

động truyền thống, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin,

xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao.

4IR với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa -

vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn

bản nền sản xuất của thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với đặc điểm là tận dụng một

cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. Làn sóng công nghệ mới này

đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động

mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi

phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội.

Nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ phải đối mặt

những thách thức, tác động tiêu cực như: sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh

doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền

thống, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm

phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Mặt khác có khả năng xuất hiện làn

sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát

triển.

Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng

thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của 4IR đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu

cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan Trung

ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian từ

nay đến năm 2020 tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ

sau.

Có các giải pháp và nhiệm vụ như sau.

Giải pháp là thay đổi các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo

ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập

trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ,

8 Tổng hợp và sắp xếp lại từ Thủ tướng Chính phủ (2017). Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2017

về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và KOTRA Ioverseas

news (http://news.kotra.or.kr)

21

tin học trong chương trình giáo dục phổ thông; đẩy mạnh tự chủ đại học, dạy nghề; thí điểm

quy định về đào tạo nghề, đào tạo đại học đối với một số ngành đặc thù. Biến thách thức dân

số cùng giá trị dân số vàng thành lợi thế trong hội nhập và phân công lao động quốc tế.

Nhiệm vụ là tập trung phát triển một số lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm về công nghiệp

CNTT-TT có vai trò then chốt trong 4IR; ưu tiên, chú trọng phát triển nhân lực công nghệ

thông tin, đặc biệt là nhân lực về an toàn, an ninh thông tin

Các yêu cầu đối với Bộ GDĐT và Bộ LĐ-TBXH như sau.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ,

kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một

số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 - 2018. Đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu,

giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ

bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của 4IR.

○ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TBXH) cần đổi mới đào tạo, dạy nghề trong

hệ thống các trường đào tạo nghề theo hướng phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi nghề

nghiệp có kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ và khai thác vận hành hiệu quả những tiến

bộ công nghệ của 4IR.

Dưới đây là các phát biểu chính của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về 4IR.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói rằng Việt Nam không thể để bị loại khỏi 4IR. Theo một thông

cáo báo chí địa phương, Thủ tướng đã phát biểu: “Chúng ta phải thay đổi những định kiến, thực

hiện các hành động cụ thể, thúc đẩy sự phát triển công nghệ và giải quyết tác dụng phụ của 4IR

(chẳng hạn như những thay đổi trong thị trường việc làm). “Đặc biệt, chúng ta cần phát triển cơ sở

hạ tầng CNTT vững chắc và củng cố hệ sinh thái khởi nghiệp.”(14/07/2019), “Việt Nam sẽ cố

gắng đảm bảo rằng 4IR mang đến lợi ích cho tất cả các công dân của đất nước và phát triển nhân

lực, chính sách và khung pháp lý để chuẩn bị cho 4IR.”(14/07/2019), “chính sách mới sẽ là một

chính sách ủng hộ các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới” (25/01/2019).

1.3.2. Quyết định đón nhận 4IR của Đảng9

Công nghiệp 4.0 đã mang đến cho Việt Nam cả cơ hội và thách thức. Vì vậy, Việt Nam cần tận

dụng hiệu quả các cơ hội để tăng năng suất lao động, hiệu suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế

và hiệu quả và hiệu suất của hệ thống quản lý xã hội nhờ học tập, chuyển đổi và áp dụng những

9 Tạp chí Vietnam Law & Legal Forum (2019). Đảng quyết tâm đón nhận Cuộc cách mạng công nghiệ

p lần thứ tư. Truy xuất từ https://vietnamlawmagazine.vn/party-determines-to-embrace-fourth-industrial-r

evolution-16916.html.

22

tiến bộ của Cuộc cách mạng vào tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là một

số nhóm ngành và lĩnh vực trọng yếu, tiềm năng và thuận lợi, từ đó, tạo ra động lực phát triển để

theo kịp khu vực và thế giới trong các lĩnh vực thuận lợi, rồi phấn đấu vượt qua các quốc gia khác.

Việt Nam còn cần phải chủ động ngăn chặn và giảm thiểu những tác động tiêu cực và đảm bảo

quốc phòng, an ninh, an toàn và bình đẳng xã hội và phát triển bền vững.

Dưới đây là nội dung đề xuất cần đánh giá và chuẩn bị trong các chính sách phát triển nguồn

nhân lực.

Rà soát tổng thể, thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng

phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ

liên tục thay đổi và phát triển; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số

và ngoại ngữ tối thiểu. Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy đánh giá

của doanh nghiệp làm thước đo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học trong lĩnh vực

công nghệ thông tin. Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng

số.

Có cơ chế khuyến khích và ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp công nghệ

tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục và đào tạo, tạo ra sản phẩm phục vụ cho nền kinh tế

số. Xây dựng một số trung tâm giáo dục, đào tạo xuất sắc về công nghệ theo hình thức hợp tác

công - tư. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, sử dụng nhân tài,

nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển mạnh đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho chuyển đổi công việc. Nhà

nước có chính sách hỗ trợ cho người lao động khi tham gia đào tạo lại, đào tạo nâng cao

chuyên môn và kỹ năng để chuyển đổi công việc.

Hình thành mạng học tập mở của người Việt Nam. Thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng

số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân. Đẩy mạnh

công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hoá số trong cộng đồng.

Chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên như sau.

23

Mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác về khoa học, công nghệ với các đối tác, đặc biệt là các

nước đối tác chiến lược có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, đang đi đầu trong Công nghiệp

4.0.

Chủ động tham gia mạng lưới đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ nước ngoài và các đối tác quốc tế cho

hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển giao công nghệ.

Hoàn thiện luật pháp, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng nâng cao tiêu

chuẩn công nghệ, khuyến khích hình thức liên doanh và tăng cường liên kết, chuyển giao

công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài;

quản lý chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp dựa trên nền tảng cung cấp dịch vụ xuyên

quốc gia để bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng trong nước. Hoàn thiện các quy định

pháp luật về đầu tư mạo hiểm có vốn nước ngoài.

1.3.3. Các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực tại Việt

Nam10

Trước tiên, trình độ kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam đang cản trở sự tăng trưởng kinh

tế. Dù trình độ học vấn gia tăng trong vòng 20 năm qua, nhưng sự đóng góp vào phát triển kinh tế

của vốn con người được tính theo số năm học vấn lại có dấu hiệu giảm sút. Năng suất lao động ở

dưới mức năng suất của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và gia tăng với tốc độ chậm hơn.

Điều này có nguy cơ đặt Việt Nam vào thế bất lợi do lực lượng lao động già hóa và các quy trình

sản xuất ngày càng đòi hỏi nhiều kiến thức hơn.

Thứ hai, cần có cả kỹ năng nghề và kỹ năng chuyên môn để đáp ứng nhu cầu của việc làm ngày

nay. Hơn 1/3 người sử dụng lao động xác định các kỹ năng liên quan đến công việc cụ thể – có thể

định nghĩa là kiến thức và khả năng dành riêng cho một nghề – là một trong những kỹ năng hàng

đầu mà họ cần ở người lao động. Do hầu hết việc làm ở Việt Nam thuộc nhóm nghề hướng nghiệp

hoặc nhóm nghề có tay nghề – nông nghiệp, bán hàng có tay nghề thấp và xây dựng hoặc thợ vận

hành máy móc – phần lớn người lao động cần có trình độ học vấn phổ thông và các kỹ năng kỹ

thuật hoặc kỹ năng nghề liên quan đến công việc cụ thể. Các nghề phát triển nhanh nhất tại Việt

Nam cũng chủ yếu yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn.

Thứ ba, một hệ thống giáo dục nghề nghiệp vững chắc sẽ là nền móng căn bản cho thành công

trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Để đối trọng lực lượng lao động già hóa sẽ bắt đầu thu

hẹp quy mô vào năm 2040 trong bối cảnh kinh tế mà phần lớn việc làm là các công việc có tay

nghề thấp và tay nghề bậc trung, và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sắp diễn ra, người lao động

ngày nay và mai sau sẽ cần nhiều kỹ năng đa dạng hơn để tiếp tục cạnh tranh trong nền kinh tế

toàn cầu. Dù giáo dục trung học cơ sở và giáo dục đại học rất quan trọng, ngay cả những nền kinh

10

Được tổng hợp và sắp xếp lại từ Ngân hàng Thế giới (2019) và UNEVOC (2018).

24

tế phát triển nhất cũng phụ thuộc nhiều vào lực lượng lao động có kỹ năng nghề nghiệp vững chắc.

Chẳng hạn, hơn 40% lực lượng lao động của Đức và Hàn Quốc đều học nghề hoặc học kỹ thuật.

Họ là những nhà chuyên môn được đào tạo bài bản và có chuyên môn vững vàng, là mắt xích

quan trọng trong các chuỗi giá trị thúc đẩy những nền kinh tế này.

Thứ tư, quyết định nâng cao tính tự chủ trong nhóm ngành giáo dục và đào tạo của chính phủ là cơ

hội để Việt Nam đổi mới hệ thống GDNN nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về việc làm hiện nay và

trong tương lai. Cụ thể, tính tự chủ trong tài chính và quản trị GDNN, đi liền với sự gắn kế chặt chẽ

hơn giữa GDNN và doanh nghiệp, sẽ vượt qua những thiếu sót về thể chế và đem đến một hệ thống

GDNN có khả năng đáp ứng những nhu cầu của ngành và mang lại cho người lao động các kỹ năng

cần thiết để thành công khi tham gia các công việc trong tương lai. Ba đòn bẩy này – tính tự chủ trong

tài chính GDNN, tính tự chủ trong quản trị và sự gắn kết giữa GDNN và doanh nghiệp – phối hợp với

nhau để đem lại kết quả tốt hơn và do đó, phải tập trung vào cả ba đòn bẩy này trong quá trình đổi mới.

Thứ năm, ví dụ hợp tác giữa các doanh nghiệp và khu vực GDNN vẫn còn hạn chế. Sự gắn kết

giữa khu vực doanh nghiệp với khu vực GDNN còn yếu. Một khảo sát quy mô nhỏ gồm 79 doanh

nghiệp chỉ ra rằng chỉ 12% trong số này có liên hệ với GDNN: các doanh nghiệp thuộc sở hữu của

nhà nước có mối liên kết mạnh mẽ nhất. Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa – chiếm 97% tổng số

doanh nghiệp – không có mối liên kết chính thức với khu vực GDKT & ĐTN.

Thứ sáu, Bộ LĐ-TBXH không thực hiện nỗ lực chung để hỗ trợ các tổ chức GDNN trong quá

trình xây dựng liên kết ngành, thay vào đó, lại để các tổ chức GDNN phát triển và triển khai chiến

lược riêng. Một số chương trình mới có quy trình quản trị phiền toái, khiến việc bắt đầu những

chương trình này quá tốn kém với các doanh nghiệp.

Như đã nói ở trên, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố quyết định nắm bắt 4IR và chỉ thị của Thủ

tướng Chính phủ về việc tăng cường nằn lực tiếp cận 4IR. Cho đến nay, Tổng cục GDNN Việt

Nam đã chuẩn bị các kế hoạch cho giáo dục nghề nghiệp và các hệ thống chứng chỉ nghề nhằm

chuẩn bị cho 4IR, nhưng chúng tôi chưa trình bày trong báo cáo này do vẫn còn đang trong quá

trình thảo luận

2. Phân tích thị trường lao động

2.1. Tình trạng việc làm

Số lượng người có việc làm ở Việt Nam năm 2019 đạt 56,2 triệu người. Tình trạng việc làm

theo phân loại ngành (14 ngành) cho thấy số người có việc làm trong ngành “nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản” đạt 20,99 triệu người, chiếm tỷ lệ lớn nhất là 37,4%, theo sau là 10,35 triệu

người (18,4%) trong ngành “sản xuất” và 7,21 triệu người (12,8%) trong ngành “bán buôn và bán

lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác”. Ngược lại, “hoạt động tài chính và bảo

25

hiểm (0,8%)” và “hoạt động kinh doanh và quản lý bất động sản (1,6%)” lại có tỷ lệ người lao

động tương đối nhỏ.

Về tình trạng việc làm tổng thể theo ngành, số lượng người có việc làm trong các ngành công

nghiệp sơ cấp (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) chiếm tỷ lệ lớn nhất, với 20,99 triệu người

hay 37,4%, theo sau là 35,0% trong các ngành công nghiệp thứ ba (ngành dịch vụ) và 27,6% trong

các ngành công nghiệp thứ cấp (ngành khai thác mỏ, sản xuất, tiện ích, xây dựng).

Dù tỷ lệ người có việc làm trong các ngành công nghiệp thứ cấp và các ngành công nghiệp thứ

ba đang gia tăng, các ngành công nghiệp sơ cấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong thị trường lao động.

26

Bảng 2-1 | Tình trạng việc làm theo ngành tại Việt Nam (2019)

Phân loại ngành

Số lượng người

có việc làm (nghìn

người)

Phần trăm trong

tổng số

Tổng 56.209,6 100,0%

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 20.998,9 37,4%

Khai thác mỏ 209,6 0,4%

Sản xuất 10.354,1 18,4%

Tiện ích 288,8 0,5%

Xây dựng 4.684,9 8,3%

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và

xe có động cơ khác 7.216,4 12,8%

Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 2.241,7 4,0%

Hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống 2.785,3 5,0%

Hoạt động tài chính và bảo hiểm 426,9 0,8%

Hoạt động kinh doanh và quản lý bất động sản 926,2 1,6%

Quản lý công và quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt

buộc 1.816,1 3,2%

Giáo dục và đào tạo 2.226,4 4,0%

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 582 1,0%

Các dịch vụ khác 1.452,5 2,6%

Nguồn: https://www.ilo.org/shinyapps/bulkexplorer3/?lang=en&segment=indicator&id=EMP_S

Với những thay đổi tích cực trong cơ cấu việc làm của lực lượng lao động, tỷ lệ người có việc

làm trong ngành “nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” dự kiến giảm dần từ 37,36% năm 2019

xuống 32,96% năm 2024. Tỷ lệ việc làm trong nhóm ngành xây dựng và công nghiệp dự kiến

tăng từ 30,19% lên 36,85% vào năm 2024.

Hình 2-1. Thành phần việc làm theo ngành tại Việt Nam (2019)

27

Năm 2019, tình trạng việc làm theo phân loại nghề nghiệp (8 nghề) cho thấy số lượng “lao

động có trình độ sơ cấp nghề và lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản”

trong các ngành “nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” đã đạt 25,2 triệu người, chiếm tỷ lệ lớn

nhất là 44,8%, theo sau là “nhân viên dịch vụ và bán hàng (16,6%)” ở mức 9,35 triệu người và

“thợ thủ công và các thợ kỹ thuật khác có liên quan (13,7%)” ở mức 7,71 triệu người. Ngược lại,

“quản lý (1,3%)” và “nhân viên trợ lý văn phòng (1,9%)” chiếm tỷ lệ người có việc làm tương đối

thấp.

Khi quan sát tình trạng việc làm tổng thể theo nghề nghiệp, có 85,3% lao động làm các công

việc yêu cầu trình độ tay nghề thấp (dịch vụ, thợ thủ công, lắp ráp máy móc và các nghề sơ cấp),

tỷ lệ cao hơn đáng kể so với nhóm yêu cầu trình độ tay nghề cao (quản lý, nhà chuyên môn, kỹ

thuật viên và nhân viên trợ lý văn phòng), chỉ chiếm 14,7%.

Bảng 2-2 | Tình trạng việc làm theo loại nghề nghiệp ở Việt Nam (2019)

Đơn vị: Nghìn người, %

Tổng

Quản

Nhà

chuyên

môn

Chuyên

viê

n k

ỹ t

huật

phụ t

á

Nhân

viê

n t

rợ l

ý v

ăn

phòng

Nhân

viê

n d

ịch v

ụ v

à

bán

hàn

g

Thợ

thủ c

ông v

à cá

c

thợ

kỹ t

huật

khác

có l

iên

quan

Thợ

lắp

ráp

vận

hàn

h m

áy m

óc,

thiế

t bị

Lao

động c

ó t

rình đ

sơ c

ấp n

ghề

lao đ

ộng

có k

ỹ n

ăng t

rong n

ông

nghiệ

p,

lâm

nghiệ

p v

à

thủy s

ản

Số

lượng

có việc

làm

56.209,6 742,0 4.519,3 1.899,9 1.107,3 9.358,9 7.717,6 5.660,3 25.204,

4

Tỷ lệ

(%) 100,0 1,32 8,04 3,38 1,97 16,65 13,73 10,07 44,84

Nguồn: https://www.ilo.org/shinyapps/bulkexplorer3/?lang=en&segment=indicator&id=EMP_S

28

Hình 2-2. Thành phần việc làm theo nghề nghiệp tại Việt Nam (2019)

2.2. Triển vọng việc làm

Theo kết quả triển vọng việc làm trong giai đoạn 2020–2024, tổng số người có việc làm tại

Việt Nam dự kiến sẽ tăng 0,63% mỗi năm, từ 56,2 triệu người năm 2019 lên 57,99 triệu người

năm 2024.

Hình 2-3. Triển vọng việc làm tại Việt Nam (2020–2024)

56,622

56,976

57,325

57,667

57,992

55,500

56,000

56,500

57,000

57,500

58,000

58,500

2020 2021 2022 2023 2024

(Unit: Thousand person)

29

Theo kết quả dự báo theo phân loại ngành (14 ngành), số lượng người có việc làm dự kiến giảm

trong ba ngành: “nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản”, “khai thác mỏ” và “tiện ích”, trong khi số

lượng người có việc làm trong 11 ngành, bao gồm sản xuất, dự kiến sẽ tăng.

Số lượng người có việc làm trong ngành “nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” dự kiến giảm

1,9% trung bình hằng năm, từ 20,99 triệu người năm 2019 xuống 19,11 triệu người năm 2024,

giảm tổng cộng 1,88 triệu người trong thời gian dự báo. “Khai thác mỏ” và “tiện ích” dự kiến

giảm trung bình hằng năm lần lượt là 1,2% và 0,7% trong thời gian dự báo, đến năm 2024, dự

kiến khoảng 190 nghìn người (khai thác mỏ) và 270 nghìn người (tiện ích) có việc làm.

Ngược lại, “hoạt động kinh doanh và quản lý bất động sản” dự kiến có tốc tăng trưởng trung

bình hằng năm (AAGR) cao nhất, ở mức 4,9%, với số lượng người có việc làm trong những nhóm

ngành này dự kiến tăng từ khoảng 920 nghìn người năm 2019 lên 1,17 triệu người vào năm 2024,

tăng khoảng 250 nghìn người trong thời gian dự báo.

Ngành “xây dựng” dự kiến có AAGR là 4,0% hay tăng 1,02 triệu người, mức tăng lớn nhất

trong thời gian dự báo, trong khi ngành “sản xuất” dự kiến sẽ có AAGR ở mức 1,8%, cung cấp

việc làm cho 11,32 triệu người vào năm 2024, tăng khoảng 970 người so với 10,35 triệu người có

việc làm vào năm 2019.

Bảng 2-3 | Tình trạng việc làm theo ngành ở Việt Nam (2019)

Đơn vị: Nghìn người, %

2019 2020 (f)* 2022 (f) 2024 (f)

Tốc độ

tăng

trưởng

trung

bình hàng

năm

(AAGR)*

Thay đổi

**

Nông nghiệp, lâm nghiệp

và thủy sản 20.998,9 20.514,9 19.714,6 19.112,1 -1,9% -1.886,8

Khai thác mỏ 209,6 206,2 200,4 196,9 -1,2% -12,7

Sản xuất 10.354,1 10.627,5 11.028,5 11.325,2 1,8% 971,1

Tiện ích 288,8 286,3 281,4 278,5 -0,7% -10,3

Xây dựng 4.684,9 4.935,3 5.354,5 5.708,5 4,0% 1.023,6

Bán buôn và bán lẻ; sửa

chữa ô tô, mô tô, xe máy

và xe có động cơ khác

7.216,4 7263,0 7.335,1 7.395,3 0,5% 178,9

Vận tải, kho bãi và thông

tin liên lạc 2.241,7 2.278,4 2.357,7 2.426,9 1,6% 185,2

Hoạt động dịch vụ lưu trú

và ăn uống 2.785,3 2.888,4 3.074,2 3.252,8 3,2% 467,5

Hoạt động tài chính và

bảo hiểm 426,9 439,3 460,8 480,6 2,4% 53,7

Hoạt động kinh doanh và

quản lý bất động sản 926,2 979,7 1.085,7 1.179,1 4,9% 252,9

Quản lý công và quốc

phòng; bảo đảm xã hội bắt

buộc

1.816,1 1.832,1 1.854,7 1.873,2 0,6% 57,1

Giáo dục và đào tạo 2.226,4 2.297,4 2.432,3 2.549,3 2,7% 322,9

30

Y tế và hoạt động trợ giúp

xã hội 582,0 593,0 611,4 630,1 1,6% 48,1

Các dịch vụ khác 1.452,5 1.480,9 1.534,1 1.583,2 1,7% 130,7

Tổng 56.209,6 56.622,1 57.325,4 57.991,8 0,6% 1.782,2

Nguồn: https://www.ilo.org/shinyapps/bulkexplorer3/?lang=en&segment=indicator&id=EMP_S

Lưu ý: *(f) thể hiện dự báo

* Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm được trình bày từ năm 2019 đến năm 2024

** Thay đổi là số lượng người có việc làm dự báo năm 2024 trừ đi năm 2019

Quan sát xu hướng tỷ lệ người có việc làm theo ngành trong thời gian dự báo, tỷ lệ lao động

của nhóm “nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” dự kiến sẽ giảm nhiều nhất 4,4%, từ 37,4% năm

2019 xuống 33,0% năm 2024. Số lượng người có việc làm trong nhóm “bán buôn và bán lẻ; sửa

chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác” tăng trong thời gian dự báo, nhưng có AAGR

thấp hơn so với tổng các ngành và tỷ lệ này trong tổng các ngành sẽ giảm 0,1%.

Tỷ lệ người có việc làm trong ngành “xây dựng” dự kiến tăng 1,5%, tỷ lệ cao nhất trong tất cả

các ngành, từ 8,3% năm 2019 lên 9,8% năm 2024. Ngành “sản xuất” dự kiến tăng 1,1%, từ 18,4%

năm 2019 lên 19,5% năm 2024. Mức tăng này trong ngành “sản xuất” dự kiến do quá trình công

nghiệp hóa diễn ra.

Bảng 2-4 | Tỷ lệ người có việc làm ước tính theo ngành tại Việt Nam

Đơn vị: %

Phân loại 2019 2022 (f) 2024 (f)

Chênh lệch

điểm phần

trăm*

Tổng 100,0% 100,0% 100,0% -

Nông nghiệp, lâm nghiệp

và thủy sản 37,4% 34,4% 33,0% -4,4

Khai thác mỏ 0,4% 0,3% 0,3% 0,1

Sản xuất 18,4% 19,2% 19,5% 1,1

Tiện ích 0,5% 0,5% 0,5% 0,0

Xây dựng 8,3% 9,3% 9,8% 1,5

Bán buôn và bán lẻ; sửa

chữa ô tô, mô tô, xe máy

và xe có động cơ khác

12,8% 12,8% 12,8% -0,1

Vận tải, kho bãi và thông

tin liên lạc 4,0% 4,1% 4,2% 0,2

Hoạt động dịch vụ lưu trú

và ăn uống 5,0% 5,4% 5,6% 0,7

Hoạt động tài chính và

bảo hiểm 0,8% 0,8% 0,8% 0,1

Hoạt động kinh doanh và

quản lý bất động sản 1,6% 1,9% 2,0% 0,4

Quản lý công và quốc

phòng; bảo đảm xã hội

bắt buộc

3,2% 3,2% 3,2% 0,0

Giáo dục và đào tạo 4,0% 4,2% 4,4% 0,4

Y tế và hoạt động trợ giúp

xã hội 1,0% 1,1% 1,1% 0,1

Các dịch vụ khác 2,6% 2,7% 2,7% 0,1

Nguồn: https://www.ilo.org/shinyapps/bulkexplorer3/?lang=en&segment=indicator&id=EMP_S

Lưu ý: (f) thể hiện dự báo

* Chênh lệch điểm phần trăm bằng dự báo năm 2024 trừ đi tỷ lệ người có việc làm năm 2019.

31

Hình 2-4. Triển vọng về thành phần việc làm theo ngành tại Việt Nam

Theo kết quả dự báo theo phân loại nghề nghiệp (tám nghề), số lượng người có việc làm dự

kiến tăng trong bảy nghề, bao gồm “quản lý”, và chỉ giảm trong “lao động có trình độ sơ cấp nghề

và lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản”.

Số lượng người có việc làm trong vị trí “quản lý” dự kiến có AAGR ở mức 7,8% từ khoảng 740

nghìn người năm 2019 lên 1,07 triệu người năm 2024, nâng số lượng người có việc làm lên

khoảng 330 nghìn người trong thời gian dự báo. “Nhà chuyên môn” dự kiến sẽ tăng với AAGR là

6,0% trong thời gian dự báo. Đây là mức tăng lớn nhất, chiếm 1,52 triệu người. Số lượng “nhân

viên trợ lý văn phòng” cũng dự kiến có AAGR là 4,6%, tăng khoảng 270 nghìn người từ 1,1 triệu

năm 2019, đạt 1,38 triệu năm 2024.

Mặt khác, số lượng người trong nhóm “lao động có trình độ sơ cấp nghề và lao động có kỹ

năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” dự kiến có sự suy giảm AAGR là 2,1%, từ 25,2

triệu người vào năm 2019 xuống 22,64 triệu người năm 2024, giảm 2,55 triệu người có việc làm

trong nhóm này vào cuối thời gian dự báo.

32

Bảng 2-5 | Tình trạng việc làm theo loại nghề nghiệp ở Việt Nam

Đơn vị: %

2019 2020 (f)* 2022 (f) 2024 (f)

Tốc độ

tăng

trưởng

trung

bình

hàng

năm

(AAGR)

*

Thay đổi

**

Quản lý 742,0 798,4 928,7 1.078,6 7,8% 336,7

Nhà chuyên môn 4.519,3 4.801,6 5.394,3 6.042,7 6,0% 1.523,5

Chuyên viên kỹ thuật và

phụ tá 1.899,9 1.942,1 2.023,6 2.105,1 2,1% 205,2

Nhân viên trợ lý văn

phòng 1.107,3 1.160,8 1.272,6 1.386,0 4,6% 278,7

Nhân viên dịch vụ và bán

hàng 9.358,9 9.399,3 9.441,5 9.464,3 0,2% 105,4

Thợ thủ công và các thợ

kỹ thuật khác có liên quan 7.717,6 7.932,8 8.358,0 8.780,0 2,6% 1.062,4

Thợ lắp ráp và vận hành

máy móc, thiết bị 5.660,3 5.826,4 6.156,7 6.489,3 2,8% 829,0

Lao động có trình độ sơ

cấp nghề và lao động có

kỹ năng trong nông

nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản

25.204,4 24.760,8 23.749,9 22.645,8 -2,1% -2.558,6

Tổng 56.209,6 56.622,1 57.325,4 57.991,8 0,6% 1.782,2

Nguồn: https://www.ilo.org/shinyapps/bulkexplorer3/?lang=en&segment=indicator&id=EMP_S

Lưu ý: (f) thể hiện dự báo

* Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm được trình bày từ năm 2019 đến năm 2024

** Thay đổi là số lượng người có việc làm dự báo năm 2024 trừ đi năm 2019.

Về xu hướng việc làm thuộc từng loại nghề nghiệp trong thời gian dự báo, tỷ lệ “nhà chuyên

môn” dự kiến tăng 2,4%, tỷ lệ cao nhất trong tất cả các loại công việc, từ 8,0% năm 2019 lên 10,4%

năm 2024. Sự gia tăng này chủ yếu do nhu cầu về nhà chuyên môn tăng mạnh khi phát triển công

nghiệp.

Tỷ lệ người có việc làm trong nhóm “lao động có trình độ sơ cấp nghề và lao động có kỹ năng

trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” dự kiến giảm nhiều nhất, từ 44,8% năm 2019 xuống

39,1% năm 2024, giảm 5,8% trong thời gian dự báo. Điều này được cho là do sự suy giảm trong

tỷ lệ người có việc làm trong nhóm “nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản”, đại diện cho nhóm

ngành công nghiệp sơ cấp, do cơ giới hóa gia tăng trong nông nghiệp và thủy sản.

33

Bảng 2-6 | Tỷ lệ người có việc làm ước tính theo loại nghề nghiệp tại Việt Nam

Đơn vị: %

Phân loại 2019 2022 (f)* 2024 (f) Chênh lệch

điểm phần trăm*

Tổng 100,0% 100,0% 100,0% -

Quản lý 1,3% 1,6% 1,9% 0,5

Nhà chuyên môn 8,0% 9,4% 10,4% 2,4

Chuyên viên kỹ thuật và

phụ tá 3,4% 3,5% 3,6% 0,3

Nhân viên trợ lý văn

phòng 2,0% 2,2% 2,4% 0,4

Nhân viên dịch vụ và bán

hàng 16,7% 16,5% 16,3% -0,3

Thợ thủ công và các thợ

kỹ thuật khác có liên quan 13,7% 14,6% 15,1% 1,4

Thợ lắp ráp và vận hành

máy móc, thiết bị 10,1% 10,7% 11,2% 1,1

Lao động có trình độ sơ

cấp nghề và lao động có

kỹ năng trong nông

nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản

44,8% 41,4% 39,1% -5,8

Nguồn: https://www.ilo.org/shinyapps/bulkexplorer3/?lang=en&segment=indicator&id=EMP_S

Lưu ý: (f) thể hiện dự báo

* Chênh lệch điểm phần trăm bằng dự báo năm 2024 trừ đi tỷ lệ người có việc làm năm 2019.

Hình 2-5. Triển vọng về thành phần việc làm tại Việt Nam

34

2.3. Phân tích về năng lực của người lao động liên quan đến

4IR tại Việt Nam

2.3.1. Phân tích các nghiên cứu trước

Chúng tôi đã đánh giá khái niệm và thành phần của các năng lực được trình bày trong các báo

cáo trước đó thực hiện tại Hàn Quốc và nước ngoài, để xác định những năng lực cần thiết cho

tương lai và viết các câu hỏi khảo sát.

1) Khái niệm và thành phần của năng lực

Theo Tiêu chuẩn năng lực quốc gia của Hàn Quốc, hay NCS, Năng lực công việc cơ bản11 gồm

mười hạng mục lớn và 34 hạng mục nhỏ. Mười hạng mục lớn như sau.

Kỹ năng giao tiếp: Đọc hiểu tài liệu, Viết tài liệu, v.v.

Kỹ năng làm việc với các con số: Tính toán cơ bản, Thống kê cơ bản, v.v.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Tư duy, xử lý vấn đề

Kỹ năng phát triển bản thân: Tự nhận thức, Quản lý bản thân, v.v.

Kỹ năng quản lý nguồn lực: Quản lý thời gian, Quản lý ngân sách, v.v.

Kỹ năng tương tác liên cá nhân: Làm việc nhóm, Lãnh đạo, v.v.

Kỹ năng thông tin: Hiểu biết về máy tính, Xử lý thông tin

Kỹ năng kỹ thuật: Hiểu công nghệ, Lựa chọn công nghệ, v.v.

Kỹ năng nhận thức có tổ chức: Ý thức quốc tế, Hiểu hệ thống có tổ chức, v.v.

Đạo đức nghề: Đạo đức nghề nghiệp, Đạo đức cộng đồng

Trang web nghiên cứu công việc và thông tin việc làm của Hoa Kỳ O*NET12 gợi ý những hạng

mục năng lực cần thiết cho công việc như sau.

Kỹ năng cơ bản: Học chủ động, Lắng nghe chủ động, Tư duy phản biện, Chiến lược học

tập, Toán học, Giám sát, Đọc hiểu, Khoa học, Nói, Viết)

Kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp

Kỹ năng quản lý nguồn lực: Quản lý nguồn lực tài chính, Quản lý nguồn vật liệu, Quản

lý nguồn lực con người, Quản lý thời gian

Kỹ năng xã hội: Phối hợp, Hướng dẫn, Đàm phán, Thuyết phục, Định hướng dịch vụ,

Nhận thức xã hội

Kỹ năng hệ thống: Đánh giá và ra quyết định, Phân tích hệ thống, Đánh giá hệ thống

11

Trang web NCS (https://ncs.go.kr/th03/TH0302List.do?dirSeq=121) 12

Trang web O*NET (https://www.onetonline.org/skills/)

35

Kỹ năng kỹ thuật: Bảo trì thiết bị, Lựa chọn thiết bị, Lắp đặt, Vận hành và kiểm soát,

Giám sát hoạt động, Phân tích hoạt động, Lập trình, Phân tích quản lý chất lượng, Sửa

chữa, Thiết kế công nghệ, Khắc phục sự cố

Mạng lưới Hiệp hội kinh doanh và công nghiệp quốc gia Hoa Kỳ đã đề xuất “kỹ năng thích ứng

với thị trường lao động khái quát” sau đây (Mạng lưới Hiệp hội kinh doanh và công nghiệp quốc

gia Hoa Kỳ, 2014).

Kỹ năng cá nhân: Liêm chính, Sáng tạo, Đáng tin cậy, Khả năng thích ứng, Tính chuyên

nghiệp

Kỹ năng con người: Làm việc nhóm, Giao tiếp, Tôn trọng

Tri thức ứng dụng: Đọc, Viết, Toán học, Khoa học, Công nghệ, Tư duy phản biện

Kỹ năng tại nơi làm việc: Lên kế hoạch và tổ chức, Giải quyết vấn đề, Ra quyết định,

Nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh, Trọng tâm khách hàng, Sử dụng công cụ và công

nghệ

Trong <Kỹ năng công việc tương lai 2020>, Viện nghiên cứu Tương lai (Institute for the Future)

đã dự đoán mười kỹ năng công việc tương lai hàng đầu sẽ trở nên quan trọng vào năm 2020: Khả

năng cảm thụ, Trí thông minh về hành xử xã hội, Tư duy thích nghi và đối ứng, Khả năng làm

việc ở môi trường đa văn hóa, Tư duy tính toán, Vận dụng phương tiện truyền thông mới, Kiến

thức liên ngành, Xây dựng nhận thức, Quản lý nhận thức và Hợp tác hiệu quả (Viện nghiên cứu

Tương lai, 2011).

Trong <Năng lực (2014)>, OECD đã đề xuất các năng lực sẽ cần thiết trong xã hội tương lai

như sau (OECD, 2014).

Năng lực dẫn giảng: Tư duy phân tích, Tập trung vào thành tích, Kỹ năng dự thảo, Tư

duy linh hoạt, Quản lý tài nguyên, Làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm

Năng lực liên cá nhân: Tập trung vào khách hàng, Độ nhạy về ngoại giao, Tạo ảnh hưởng,

Đàm phán, Tri thức tổ chức

Năng lực chiến lược: Phát triển nhân tài, Liên kết tổ chức, Xây dựng mạng lưới mối quan

hệ chiến lược, Tư duy chiến lược

<Chiến lược kỹ năng> (2019) của OECD đã cung cấp cho các thành viên phương pháp tiếp cận

chiến lược và toàn diện để đánh giá các thách thức và cả cơ hội về công nghệ từ năm 2012. Khung

chiến lược kỹ năng của OECD (2019) bao gồm hai lĩnh vực, 18 lĩnh vực nhỏ và 38 chỉ số. Hai

lĩnh vực và 18 lĩnh vực nhỏ như sau.

36

Lĩnh vực 1. Phát triển các kỹ năng liên quan

Giới trẻ có trình độ tay nghề như thế nào?

Các kỹ năng của giới trẻ có cải thiện không?

Các kỹ năng của giới trẻ có được phát triển toàn diện không?

Có bao nhiêu thanh niên có trình độ đại học?

Các thanh niên có trình độ đại học có trình độ tay nghề như thế nào?

Giáo dục đại học toàn diện như thế nào?

Các kỹ năng nền tảng của người lớn vững chắc đến mức nào?

Người lớn có bộ kỹ năng khái quát không?

Nền văn hóa giáo dục người lớn có vững mạnh không?

Các kỹ năng có được phát triển toàn diện không?

Lĩnh vực 2. Sử dụng kỹ năng hiệu quả

Các kỹ năng được thúc đẩy hiệu quả đến mức nào trong thị trường lao động?

Thị trường lao động toàn diện như thế nào?

Các kỹ năng được đồng bộ đến mức nào với thị trường lao động?

Nơi làm việc có tận dụng triệt để các kỹ năng không?

Mọi người có sử dụng triệt để các kỹ năng trong đời sống hằng ngày không?

Việc sử dụng các kỹ năng tại nơi làm việc có được cải thiện không?

Các công ty có thiết kế nơi làm việc sao cho sử dụng hiệu quả các kỹ năng không?

Đổi mới sáng tạo có kích thích việc sử dụng kỹ năng không?

Trong <Nghiên cứu về Năng lực nghề nghiệp tương lai trong kỷ nguyên 4IR (I)>, Park Ga Yeol

và các cộng sự (2019) phân loại các kỹ năng của công việc tương lai thành chín nhóm kỹ năng

công việc cơ bản truyền thống (Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng liên cá nhân, Kỹ năng quản lý bản

thân, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Tính sáng tạo, Đạo đức, Hợp tác, Tư cách công dân và Tính trách

nhiệm) và 15 kỹ năng công việc cơ bản trong tương lai (Phản ứng nhanh, Tính hòa nhập đa dạng,

Ham hiểu biết, Khả năng nhìn vào tổng thể, Thân thiện với môi trường, Ứng phó với khủng hoảng,

Tính linh hoạt, Đam mê, Tinh thần làm chủ, Khả năng dự đoán tương lai, Tự đổi mới sáng tạo, Tư

duy sáng suốt, Khả năng làm việc với máy móc, Quản lý nhận thức và Khả năng hồi phục).

Sau đó, trong <Nghiên cứu về Năng lực nghề nghiệp tương lai trong kỷ nguyên 4IR (II)>, Park

Ga Yeol và các cộng sự (2020) đã tiến hành phân tích tài liệu và FGI cùng các chuyên gia về 15

kỹ năng cơ bản trong tương lai từ nghiên cứu trước đó và sắp xếp lại thành bộ kỹ năng mới: Khả

năng làm việc với máy móc, Tính hòa nhập đa dạng, Khả năng dự đoán tương lai, Khả năng ứng

phó với khủng hoảng, Khả năng lồng ghép kiến thức liên ngành, Khả năng tự học, Chiến lược

khác biệt hóa, Khả năng nhìn vào tổng thể, Thực hiện sáng suốt, Tìm tòi khám phá, Hợp tác hòa

37

nhập, Phân tích và sử dụng dữ liệu, Sử dụng kỹ năng cơ bản, Khả năng đón nhận thay đổi và Đạo

đức nghề nghiệp. Những kỹ năng (khả năng) này được định nghĩa trong bảng sau.

Bảng 2-7 | Kỹ năng công việc tương lai, Park Ga Yeol và các cộng sự (2020)

Kỹ năng công việc tương lai Định nghĩa

1. Khả năng làm việc với máy móc

Khả năng làm việc theo phương pháp mới, tương tác với

máy móc thông minh bằng các công nghệ mã hóa máy tính

và công nghệ số

2. Tính hòa nhập đa dạng Khả năng nhận diện và nắm bắt đa dạng các giá trị, tư

tưởng và văn hóa

3. Khả năng dự đoán tương lai

Khả năng dự đoán những thay đổi trong xã hội tương lai

thông qua phân tích môi trường và tìm hiểu những thị

trường (ngách) mới

4. Khả năng ứng phó với khủng hoảng Khả năng hoàn thiện nhiệm vụ ngay cả trong tình huống

khó khăn và nan giải

5. Khả năng kết hợp kiến thức liên ngành

Khả năng thích ứng và áp dụng kiến thức trong các lĩnh

vực lân cận hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau vào công việc

riêng của bản thân

6. Khả năng tự học Khả năng xác định và nắm bắt kiến thức cần thiết cho công

việc

7. Chiến lược khác biệt hóa Khả năng nhận biết và nâng cao các năng lực độc đáo, khác

biệt của mình

8. Khả năng nhìn vào tổng thể

Khả năng hiểu dòng chảy chung của ngành bằng cách kết

nối theo chiều dọc hoặc chiều ngang nhiều yếu tố trong và

ngoài ngành có thể tác động đến lĩnh vực của mình

9. Thực hiện sáng suốt Khả năng nắm bắt thông tin và các công nghệ cần thiết cho

một ngành và áp dụng trong toàn ngành

10. Tìm tòi khám phá Khả năng không ngừng tìm hiểu cách liên kết và lồng ghép

nhiều yếu tố trong phạm vi công việc

11. Hợp tác hòa nhập Khả năng theo đuổi sự hợp tác và đoàn kết xã hội giữa các

lĩnh vực công việc

12. Phân tích và sử dụng dữ liệu Khả năng hiểu, phân tích và mô hình hóa các loại thông tin

khác nhau

13. Sử dụng kỹ năng cơ bản Khả năng áp dụng các công nghệ hạt giống vào công việc

và thương mại hóa các công nghệ đó

14. Khả năng đón nhận thay đổi Khả năng hiểu những thay đổi trong tương lai và đón nhận

những thay đổi này trong cuộc sống

15. Đạo đức nghề nghiệp

Khả năng đặt an toàn lên trên hiệu quả công nghệ, hiểu

những giá trị đạo đức và những tranh luận tiềm ẩn tại nơi

làm việc và đưa ra những quyết định phù hợp với đạo đức

Nguồn: Park Ga Yeol và các cộng sự (2020). Nghiên cứu về Năng lực nghề nghiệp tương lai trong kỷ nguyên

4IR (II), trang 66-76

2) Kết luận và ý nghĩa

Phân tích tài liệu và các nghiên cứu trước đây về khái niệm năng lực đưa đến những kết luận

sau.

38

Trước hết, các năng lực liên quan đến tính cách và thái độ cá nhân rất quan trọng, và những kỹ

năng cá nhân (khuynh hướng và tài năng) được xem là quan trọng hơn những kỹ năng công việc

hay kỹ năng quan hệ. Thứ hai, các kỹ năng quan hệ, như kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao

tiếp là những kỹ năng sống còn. Thứ ba, nhóm kỹ năng công việc cơ bản, như đọc, viết và tính

toán là những kỹ năng thiết yếu và sẽ chiếm một phần quan trọng trong nhóm kỹ năng tương lai.

Thứ tư, kỹ năng lên kế hoạch và quản lý là những kỹ năng được ưu tiên, để thực hiện công việc

hiệu quả. Thứ năm, khả năng sử dụng CNTT để thu thập, phân tích và tổ chức thông tin trong quá

trình làm việc rất hữu ích trong việc phát triển và sử dụng các kỹ năng khác. Thứ sáu, người lao

động được kỳ vọng có năng lực đạo đức để thực hiện công việc một cách trung thực và siêng năng.

Thứ bảy, kỹ năng tư duy chiến lược, đưa ra giải pháp sáng tạo và hội tụ gắn liền với ý nghĩa lớn

lao hơn, vì người lao động có khả năng phát hiện những biến động của xã hội và thích ứng với các

môi trường mới.

Các nghiên cứu trước đây định nghĩa khái niệm năng lực là những kỹ năng công việc cơ bản

quan trọng để chứng minh năng lực làm việc của một người và tập trung nhiều hơn vào việc nắm

vững trình độ kỹ năng cơ bản được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và nghề nghiệp, thay vì các kỹ

năng chỉ được sử dụng trong những lĩnh vực và nghề nghiệp cụ thể. Các kỹ năng công việc cơ

bản13 là các kỹ năng phổ quát, mang tính nhận thức không liên quan đến bất kỳ nhóm ngành cụ

thể nào, không dễ dàng thay đổi theo thời gian và được xem là điều kiện tiên quyết để gia nhập thị

trường lao động (Park Ga Yeol và các cộng sự, 2020: 27).

Những thay đổi nhanh chóng đối với các ngành công nghiệp và công nghệ trong 4IR đang rút

ngắn tuổi thọ của các kỹ năng dành riêng cho một số lĩnh vực và nghề nghiệp. Cùng với xu hướng

này, các kỹ năng công việc cơ bản ngày càng trở nên quan trọng hơn vì những kỹ năng này hình

thành nên cơ sở thực hiện công việc trong nhiều lĩnh vực. Trong quá trình đổi mới sáng tạo hệ

thống giáo dục nghề nghiệp, nhiều quốc gia đang chuyển đổi mục đích đào tạo phát triển các kỹ

năng nghề nghiệp từ chuyên môn sang kỹ năng chuyển đổi, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực hơn

(UNESCO-UNEVOC, 2020: 34-35).

Trong số các nghiên cứu cũ đó, <Nghiên cứu về Năng lực nghề nghiệp tương lai trong kỷ

nguyên 4IR (II) (Park Ga Yeol và các cộng sự, 2020)> giải thích những kỹ năng công việc cơ bản

bắt buộc và thiết yếu để làm việc trong những lĩnh vực liên quan đến 4IR. Chúng tôi tin rằng đây

là những kỹ năng phù hợp nhất với mục đích của nghiên cứu này, đó là để nắm rõ trình độ các

năng lực của người lao động Việt Nam liên quan đến 4IR. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng

13

Kỹ năng công việc cơ bản còn được gọi là năng lực cốt lõi, kỹ năng chuyển đổi hay kỹ năng theo chiều ngang.

39

tôi xác định những năng lực tương lai cho 4IR của Việt Nam dựa trên tham khảo từ nghiên cứu

trước này.

2.3.2. Thiết kế khảo sát

1) Khái niệm và thành phần của năng lực

Nghiên cứu này xác định các năng lực cần thiết trong tương lai với sự tham khảo từ <Nghiên

cứu về Năng lực nghề nghiệp tương lai trong kỷ nguyên 4IR (II) (Park Ga Yeol và các cộng sự,

2020)>. Tuy nhiên, tên của ba năng lực đã được thay đổi như sau, để đối tượng tham gia khảo sát

dễ hiểu hơn.

Bảng 2-8 | So sánh các năng lực cần thiết trong tương lai giữa nghiên cứu của Park Ga Yeol và các cộng

sự, (2020) với nghiên cứu này

Park Ga Yeol và các cộng sự (2020) Nghiên cứu này

5) Khả năng kết hợp kiến thức liên ngành 5) Khả năng lồng ghép kiến thức vào các lĩnh vực phụ

cận

8) Khả năng nhìn vào tổng thể 8) Hiểu biết về ngành

9) Thực hiện sáng suốt 9) Khả năng áp dụng công nghệ vào ngành

Các câu hỏi trong khảo sát này được phân loại thành Ⅰ. Các năng lực cần thiết trong tương lai,

Ⅱ. Nhu cầu hỗ trợ chính sách và Ⅲ. Thông tin chung (thông tin cá nhân và công ty). Trong “Ⅰ.

Các năng lực cần thiết trong tương lai”, các kiến thức và kỹ năng phổ thông và chuyên ngành

được chia thành ba hạng mục và các năng lực nghề nghiệp cần thiết trong tương lai được chia

thành 15 hạng mục. Các đối tượng được yêu cầu đo mức độ quan trọng (cần thiết) trong quá khứ

(5 năm trước)/hiện tại/tương lai (5 năm tới) và trình độ hiện tại trên thang điểm từ 1 đến 7, đồng

thời tùy ý thêm các kỹ năng công việc khác có thể trở nên thiết yếu trong tương lai.

Ⅱ. Nhu cầu hỗ trợ chính sách đề xuất 10 chính sách hỗ trợ để phát triển năng lực nghề nghiệp

trong tương lai, hỏi về mức độ cần thiết trên thang điểm từ 1 đến 7 và yêu cầu đối tượng nghiên

cứu tùy ý đóng góp ý kiến về hỗ trợ chính sách để phát triển năng lực nghề nghiệp trong tương lai.

Ⅲ. Thông tin chung (thông tin cá nhân và công ty) hỏi về tên, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn,

kinh nghiệm làm việc, đội ngũ, chức vụ và thông tin liên hệ của đối tượng nghiên cứu, cũng như

tên công ty, năm thành lập, quy mô công ty và nhóm ngành. (Tham khảo bảng câu hỏi khảo sát

trong Phụ lục).

<Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát>

Ⅰ. Các năng lực cần thiết trong tương lai

1. Kiến thức và kỹ năng phổ thông và chuyên ngành (mức độ quan trọng trong quá khứ/hiện

40

tại/tương lai, trình độ hiện tại)

1) Các kỹ năng phổ thông áp dụng cho mọi ngành nghề

2) Kiến thức và các nguyên tắc chuyên ngành dựa trên các môn học tại trường

3) Các kỹ năng đặc biệt chuyên ngành

2. Năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai (mức độ quan trọng trong quá khứ/hiện tại/tương lai,

trình độ hiện tại)

1) Khả năng làm việc với máy móc

2) Tính hòa nhập đa dạng

3) Khả năng dự đoán tương lai

4) Khả năng ứng phó với khủng hoảng

5) Khả năng lồng ghép kiến thức vào các lĩnh vực phụ cận

6) Khả năng tự học

7) Chiến lược khác biệt hóa

8) Hiểu biết về ngành

9) Khả năng áp dụng công nghệ vào ngành

10) Tìm tòi khám phá

11) Hợp tác hòa nhập

12) Phân tích và sử dụng dữ liệu

13) Sử dụng kỹ năng cơ bản

14) Khả năng đón nhận thay đổi

15) Đạo đức nghề nghiệp

3. Các kỹ năng công việc khác sẽ trở thành thiết yếu trong tương lai (không giới hạn)

Ⅱ. Nhu cầu hỗ trợ chính sách

4. Mức độ cần thiết của các chính sách đối với phát triển năng lực nghề nghiệp trong tương lai

1) Xác định nhu cầu đối với các năng lực cốt lõi trong từng ngành

2) Mở rộng tuyển dụng theo định hướng năng lực trong từng ngành

3) Tái tổ chức các hệ thống năng lực trong từng ngành

4) Phát triển các tiêu chuẩn năng lực nghề trong từng ngành

5) Tái tổ chức các môn học về lập kế hoạch con đường sự nghiệp

6) Xây dựng các chương trình tìm kiếm việc làm theo yêu cầu của từng ngành

7) Gia tăng đào tạo doanh nghiệp trong từng ngành

8) Thúc đẩy các hoạt động của hội đồng ngành

9) Xây dựng các hệ thống quản lý hiệu quả năng lực trong từng ngành

10) Phát triển các năng lực nghề phổ thông trong từng ngành

5. Các ý tưởng khác về hỗ trợ chính sách để phát triển năng lực nghề trong tương lai (không giới hạn)

Ⅲ. Thông tin chung (thông tin cá nhân và công ty)

1) Thông tin cá nhân: tên, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, đội ngũ, chức vụ và

thông tin liên hệ

2) Thông tin công ty: tên, năm thành lập, quy mô và lĩnh vực

Khảo sát này được thiết kế nhằm phân tích các khía cạnh sau:

1) Mức độ quan trọng và trình độ hiện tại của kiến thức và kỹ năng phổ thông và chuyên ngành;

2) Mức độ quan trọng và trình độ hiện tại của các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai;

3) Phân tích nhu cầu Borich và phân tích Locus for Focus về các năng lực nghề nghiệp cần thiết

cho tương lai; và

41

4) Mức độ cần thiết của hỗ trợ chính sách.

Phân tích nhu cầu Borich là quá trình xác định các ưu tiên tương đối trong số nhiều năng lực

bằng cách xác định khoảng cách giữa mức độ quan trọng và trình độ hiện tại của từng năng lực.

Nhu cầu Borich của từng năng lực được tính toán dựa trên công thức sau. (Cho Dae Yeon, 2009;

Park Ga Yeol và các cộng sự, 2020:97)

Needs ={∑(𝑅𝑒𝑞𝑢𝑖𝑟𝑒𝑑 𝐶𝑜𝑚𝑝𝑒𝑡𝑒𝑛𝑐𝑦 𝐿𝑒𝑣𝑒𝑙 − 𝑃𝑟𝑒𝑠𝑒𝑛𝑡 𝐶𝑜𝑚𝑝𝑒𝑡𝑒𝑛𝑐𝑦 𝐿𝑒𝑣𝑒𝑙)} ⨯ 𝑅𝑒𝑞𝑢𝑖𝑟𝑒𝑑 𝐶𝑜𝑚𝑝𝑒𝑡𝑒𝑛𝑐𝑦 𝐿𝑒𝑣𝑒𝑙̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅ ̅̅

𝑇𝑜𝑡𝑎𝑙 𝑁𝑢𝑚𝑏𝑒𝑟 (𝑁)

Mô hình Locus for Focus được sử dụng để tìm ra các năng lực có độ ưu tiên cao bằng cách lập

bản đồ các năng lực trên sơ đồ góc phần tư với mức độ quan trọng trên trục X và khoảng cách

giữa mức độ quan trọng và trình độ hiện tại trên trục Y. Trong Góc phần tư thứ I là các năng lực

có mức độ ưu tiên cao nhất với mức độ quan trọng trên giá trị trung bình và khoảng cách giữa

mức độ quan trọng và trình độ hiện tại cũng trên mức trung bình (CC, Cao-Cao). Mặt khác, trong

Góc phần tư thứ III là các năng lực có mức độ ưu tiên thấp nhất, với mức độ quan trọng ở dưới giá

trị trung bình, và khoảng cách giữa mức độ quan trọng và trình độ hiện tại cũng dưới mức trung

bình (TT, Thấp-Thấp) (Park Ga Yeol và các cộng sự, 2020:97). Thứ tự ưu tiên, từ cao nhất đến

thấp nhất, của các năng lực trong mô hình Locus for Focus là: CC (Cao-Cao), CT (Cao-Thấp), TC

(Thấp-Cao) và TT (Thấp-Thấp).

Hình 2-6. Mô hình Locus for Focus và Ví dụ về kết quả phân tích

Nguồn: Park Ga Yeol và các cộng sự (2020). Nghiên cứu về Năng lực nghề nghiệp tương lai trong kỷ nguyên

4IR (II), trang 97, trang 103.

2) Đối tượng và phương pháp khảo sát

42

Từ ngày 05/06/2020 đến ngày 21/07/2020, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 169 quản lý đại diện

cho 152 công ty địa phương hoặc công ty Hàn Quốc tại Việt Nam. Những người này có liên quan

hoặc có nhận thức về 4IR14. Trong khảo sát này, chúng tôi đã thu thập thông tin của một nhóm dân

số từ danh sách 5.180 công ty, gồm 1.500 thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam (VCCI) và 3.680 thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham

Việt Nam).

Trong khảo sát doanh nghiệp, các mẫu thường được thiết kế dựa trên quy mô và nhóm ngành

của các công ty đối tượng. Tuy nhiên, một khảo sát ban đầu được thực hiện từ ngày 14/05 -

22/05/2020 chỉ ra rằng hiểu biết tổng thể về 4IR của các công ty Việt Nam tương đối thấp. Do vậy,

trong khảo sát này, chúng tôi chủ định lựa chọn và liên hệ với 240 công ty liên quan đến 4IR từ

danh sách đối tượng và đã tiến hành khảo sát 169 quản lý đến từ 152 công ty đã đồng ý tham gia.

Nói cách khác, nghiên cứu này sử dụng phương pháp lựa chọn chủ đích để chọn ra các công ty

liên quan đến 4IR vì mục đích của khảo sát, thay vì thiết kế mẫu dựa trên đặc trưng dân số. Điều

này gây hạn chế cho hoạt động khái quát hóa kết quả khảo sát do thành kiến trong ước lượng tham

số. Tuy nhiên, kết quả khảo sát giúp hiểu biết khái quát về những năng lực cần thiết trong tương

lai của nhân viên thuộc các công ty liên quan đến 4IR tại Việt nam.

Thống kê về các đối tượng nghiên cứu (quản lý tại các công ty liên quan đến 4IR ở Việt Nam)

được nêu rõ trong bảng sau. 120 đối tượng là nam giới (71,0%), 93 đối tượng từ 30 tuổi trở xuống

(55,0%) và 139 đối tượng có bằng đại học (82,2%). Trong số công ty của các đối tượng nghiên

cứu, 46 công ty có 10-50 nhân viên (27,2%), 36 công ty có dưới 10 nhân viên (21,3%) và 31 công

ty có 100-300 nhân viên. Về lĩnh vực, 33 công ty chuyên về bất động sản15 (19,5%), 31 công ty

chuyên về sản xuất (18,3%) và 21 công ty chuyên về xây dựng16 (12,4%).

Bảng 2-9 | Thống kê đối tượng nghiên cứu

Phân loại Số lượng mẫu Tỷ lệ (%)

Tổng (169) 100,0

Giới tính

Nam (120) 71,0

Nữ (49) 29,0

Độ tuổi 30 tuổi trở xuống (93) 55,0

14

Đặc trưng của 4IR, theo định nghĩa của Chính phủ Việt Nam, là sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng t

hông qua việc sử dụng thông tin di động và kết nối liên thông (Internet Vạn Vật), dữ liệu lớn, trí tuệ

nhân tạo, robot, phương tiện tự hành, in 3D, công nghệ nano và công nghệ sinh học, máy tính lượn

g tử, v.v. theo nghĩa rộng. 15

Trong trường hợp bất động sản, các giao dịch không gặp mặt trực tiếp sử dụng thực tế ảo (VR) đượ

c tích cực tiến hành do sự bất tiện trong giao thông tại Việt Nam (công nghệ VR được sử dụng để q

uan sát hoạt động kinh doanh bất động sản từ nhiều góc độ mà không cần ghé thăm thực tế). Ngoài

ra, dữ liệu lớn về triển vọng nhà ở, giao thông, môi trường giáo dục, v.v. đã được thiết lập và sử dụ

ng. 16

Trong trường hợp ngành xây dựng, nhà ở mô hình VR được sử dụng thay cho nhà mô hình thực tế.

Trong nhà mô hình VR, nội thất, tường, cửa sổ và đồ đạc được lựa chọn để hoàn thiện và đảm bảo

nhà ở ảo đúng như mong muốn của người tiêu dùng.

43

40-49 tuổi (23) 13,6

50 tuổi trở lên (53) 31,4

Trình độ

học vấn

Tốt nghiệp trung học cơ sở trở xuống (1) 0,6

Tốt nghiệp trung học phổ thông (11) 6,5

Tốt nghiệp cao đẳng nghề (1) 0,6

Tốt nghiệp đại học (139) 82,2

Cao học trở lên (17) 10,1

Quy mô

công ty

Từ 10 nhân viên trở xuống (36) 21,3

10-50 nhân viên (46) 27,2

50-100 nhân viên (20) 11,8

100-300 nhân viên (31) 18,3

300-1000 nhân viên (15) 8,9

Từ 1000 nhân viên trở lên (21) 12,4

Ngành

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (3) 1,8

Khai thác mỏ (2) 1,2

Sản xuất (31) 18,3

Dịch vụ điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí (1) 0,6

Xây dựng (21) 12,4

Bán buôn và bán lẻ (12) 7,1

Vận tải và kho bãi (3) 1,8

Lưu trú và nhà hàng (6) 3,6

Thông tin và truyền thông (4) 2,4

Tài chính và bảo hiểm (14) 8,3

Bất động sản (33) 19,5

Dịch vụ chuyên môn, khoa học và kỹ thuật (12) 7,1

Quản lý cơ sở kinh doanh, hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ cho

thuê (4) 2,4

Dịch vụ giáo dục (1) 0,6

Dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội (3) 1,8

Dịch vụ nghệ thuật, thể thao và giải trí (5) 3,0

Hiệp hội, tổ chức, sửa chữa và các dịch vụ cá nhân khác (3) 1,8

Công việc trong hộ gia đình và hoạt động sản xuất sản phẩm

vật chất tự tiêu dùng của hộ gia đình (8) 4,7

Khác (3) 1,8

Khảo sát được tiến hành bởi một công ty nghiên cứu địa phương và các nguồn lực. Họ đã

phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng bảng câu hỏi được sắp xếp theo cấu trúc. Đội ngũ nghiên

44

cứu đã gọi đến tất cả các công ty đối tượng để thu xếp cuộc hẹn và các chuyên gia phỏng vấn đã

đến công ty để phỏng vấn. Nếu các đối tượng từ chối cuộc gặp, khảo sát được tiến hành qua email

hoặc fax.

2.3.3. Kết quả khảo sát

1) Kiến thức và kỹ năng phổ thông và chuyên ngành

Dưới đây là kết quả phân tích về mức độ quan trọng của kiến thức và kỹ năng phổ thông và

chuyên ngành trong quá khứ (5 năm trước), hiện tại và tương lai (5 năm tới). Mức độ quan trọng

tổng thể gia tăng từ quá khứ, đến hiện tại và đến cả tương lai. Trong cả ba mốc thời gian, 1) Các

kỹ năng đặc biệt chuyên ngành có mức độ quan trọng cao nhất, sau đó đến 2) Kiến thức và các

nguyên tắc chuyên ngành dựa trên các môn học tại trường và 3) Các kỹ năng phổ thông áp dụng

cho mọi ngành nghề. Nói cách khác, quản lý của các công ty liên quan đến 4IR của Việt Nam luôn

coi “Các kỹ năng đặc biệt chuyên ngành” là yếu tố quan trọng nhất.

Bảng 2-10 | Phân tích mức độ quan trọng của kiến thức và kỹ năng phổ thông và chuyên ngành

Phân loại

Quá khứ Hiện tại Tương lai

Mức độ quan trọng

(điểm) Xếp hạng

Mức độ quan trọng

(điểm) Xếp hạng

Mức độ quan trọng

(điểm) Xếp hạng

Trung bình tổng 4,20 - 5,02 - 5,98 -

Các kỹ năng phổ thông áp dụng cho mọi ngành nghề 3,79 3 4,51 3 5,63 3

Kiến thức và các nguyên tắc chuyên ngành dựa trên các môn

học tại trường 4,36 2 5,07 2 6,07 2

Các kỹ năng đặc biệt chuyên ngành 4,46 1 5,48 1 6,24 1

Trong khi đó, theo phân tích về khoảng cách giữa mức độ quan trọng trong quá khứ, hiện tại và

tương lai, khoảng cách lớn nhất giữa hiện tại và quá khứ là khoảng cách về mức độ quan trọng

của “Các kỹ năng đặc biệt chuyên ngành (1,02)”, còn giữa tương lai và hiện tại là khoảng cách về

mức độ quan trọng của “Các kỹ năng phổ thông áp dụng cho mọi ngành nghề (1,12)”. Như vậy,

thay đổi lớn nhất về tầm quan trọng theo thời gian là “Các kỹ năng phổ thông áp dụng cho mọi

ngành nghề”.

Bảng 2-11 | Phân tích khoảng cách mức độ quan trọng của kiến thức và kỹ năng phổ thông và chuyên

ngành

Phân loại

Mức độ quan trọng

trong quá khứ (a)

Mức độ quan trọng trong

hiện tại (b)

Mức độ quan trọng trong

tương lai (c)

Hiện tại - quá khứ (b-a)

Tương lai- hiện tại

(c-b)

Điểm Xếp hạng Điểm Xếp

hạng

45

Trung bình tổng 4,20 5,02 5,98 0,82 - 0,96 -

Các kỹ năng phổ thông áp dụng cho mọi ngành nghề 3,79 4,51 5,63 0,72 2 1,12 1

Kiến thức và các nguyên tắc chuyên ngành dựa trên các môn học tại trường 4,36 5,07 6,07 0,71 3 1,00 2

Các kỹ năng đặc biệt chuyên ngành 4,46 5,48 6,24 1,02 1 0,76 3

Trong số kiến thức và kỹ năng phổ thông và chuyên ngành, “Các kỹ năng đặc biệt chuyên

ngành (5,22)” có trình độ hiện tại cao nhất, còn trình độ hiện tại của “Các kỹ năng phổ thông áp

dụng cho mọi ngành nghề (4,72)” là thấp nhất. Khoảng cách giữa mức độ quan trọng và trình độ

hiện tại là lớn nhất với 1) “Các kỹ năng đặc biệt chuyên ngành (0,26)”, sau đó là 2) “Kiến thức và

các nguyên tắc chuyên ngành dựa trên các môn học tại trường (0,11)” và 3) “Các kỹ năng phổ

thông áp dụng cho mọi ngành nghề (-0,21)”. Tức là quản lý tại các công ty liên quan đến 4IR của

Việt Nam tin rằng nhân viên có nhiều “Kỹ năng phổ thông áp dụng cho mọi ngành nghề” hơn cần

thiết. Ngược lại, các quản lý tin rằng lực lượng lao động hiện tại còn thiếu “Các kỹ năng đặc biệt

chuyên ngành” dù đây là yếu tố cần thiết nhất.

Bảng 2-12 | Phân tích khoảng cách giữa mức độ quan trọng và trình độ hiện tại của kiến thức và kỹ năng

phổ thông và chuyên ngành

Phân loại Trình độ hiện tại

(a)

Mức độ quan trọng

(b)

Mức độ quan trọng – trình độ hiện tại

(b-a)

Điểm Xếp hạng

Trung bình tổng 4,97 5,02 0,05 -

Các kỹ năng phổ thông áp dụng cho mọi ngành nghề 4,72 4,51 -0,21 3

Kiến thức và các nguyên tắc chuyên ngành dựa trên các môn học tại trường 4,96 5,07 0,11 2

Các kỹ năng đặc biệt chuyên ngành 5,22 5,48 0,26 1

2) Các năng lực nghề nghiệp cần thiết trong tương lai

Trong số các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai, năng lực cần thiết nhất trong quá

khứ là “Đạo đức nghề nghiệp (4,86)”, tiếp theo là “Khả năng tự học” (4,43)” và “Khả năng ứng

phó với khủng hoảng (4,42)”. Năng lực cần thiết nhất ở thời điểm hiện tại là “Khả năng ứng phó

với khủng hoảng (5,57)”, tiếp theo là “Khả năng tự học (5,47)” và “Khả năng dự đoán tương lai

(5,46)”. Trong tương lai, đó là ‘Khả năng ứng phó với khủng hoảng (6,49)”, xếp sau là “Đạo đức

nghề nghiệp (6,49)” và “Khả năng tự học (6,37)”. Tóm lại, “Đạo đức nghề nghiệp” quan trọng

nhất trong quá khứ, nhưng ở hiện tại và trong tương lai, “Khả năng ứng phó với khủng hoảng”

được ưu tiên nhất. Ngoài ra, “Khả năng tự học” luôn được xem là một kỹ năng sống còn, vì nằm

trong ba vị trí đầu trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai.

46

Bảng 2-13 |Phân tích mức độ quan trọng của các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai

Phân loại

Quá khứ Hiện tại Tương lai

Mức độ quan trọng

(điểm) Xếp hạng

Mức độ quan trọng

(điểm) Xếp hạng

Mức độ quan trọng

(điểm) Xếp hạng

Trung bình tổng 4,15 - 5,11 - 6,21 -

Khả năng làm việc với máy móc 3,43 15 4,64 15 6,12 10

Tính hòa nhập đa dạng 4,24 7 4,96 10 6,29 6

Khả năng dự đoán tương lai 4,17 8 5,46 3 6,33 4

Khả năng ứng phó với khủng

hoảng 4,42 3 5,57 1 6,49 1

Khả năng lồng ghép kiến thức

vào các lĩnh vực phụ cận 3,84 13 5,10 8 6,17 9

Khả năng tự học 4,43 2 5,47 2 6,37 3

Chiến lược khác biệt hóa 4,38 4 5,38 4 6,20 7

Hiểu biết về ngành 3,89 12 4,85 12 6,20 8

Khả năng áp dụng công nghệ

vào ngành 4,01 10 4,99 9 6,01 14

Tìm tòi khám phá 4,31 6 5,11 7 6,11 11

Hợp tác hòa nhập 3,94 11 4,82 13 6,04 13

Phân tích và sử dụng dữ liệu 4,10 9 4,86 11 6,31 5

Sử dụng kỹ năng cơ bản 3,84 13 4,72 14 6,01 15

Khả năng đón nhận thay đổi 4,37 5 5,32 6 6,07 12

Đạo đức nghề nghiệp 4,86 1 5,36 5 6,49 2

Khoảng cách trong mức độ quan trọng của những năng lực nghề nghiệp cần thiết trong tương

lai chỉ ra rằng “Khả năng dự đoán tương lai (1,29)” có sự thay đổi lớn nhất về mức độ quan trọng

trong hiện tại so với trong quá khứ, theo sau là “Khả năng lồng ghép kiến thức vào các lĩnh vực

phụ cận (1,26)” và “Khả năng làm việc với máy móc (1,22)”. So sánh tương lai và hiện tại, “Khả

năng làm việc với máy móc (1,47)” sẽ có sự thay đổi lớn nhất về mức độ quan trọng, theo sau là

Phân tích và sử dụng dữ liệu (1,45)” và “Hiểu biết về ngành (1,35)”.

Bảng 2-14 | Phân tích khoảng cách mức độ quan trọng của các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai

Phân loại

Mức độ quan trọng

trong quá khứ (a)

Mức độ quan trọng trong

hiện tại (b)

Mức độ quan trọng trong

tương lai (c)

Hiện tại - quá khứ (b-a)

Tương lai- hiện tại

(c-b)

Điểm Xếp hạng Điểm Xếp

hạng

Trung bình tổng 4,15 5,11 6,21 0,96 - 1,11 -

47

Khả năng làm việc với máy móc 3,43 4,64 6,12 1,22 3 1,47 1

Tính hòa nhập đa dạng 4,24 4,96 6,29 0,73 14 1,33 4

Khả năng dự đoán tương lai 4,17 5,46 6,33 1,29 1 0,88 13

Khả năng ứng phó với khủng hoảng 4,42 5,57 6,49 1,15 4 0,92 11

Khả năng lồng ghép kiến thức vào các

lĩnh vực phụ cận 3,84 5,10 6,17 1,26 2 1,07 8

Khả năng tự học 4,43 5,47 6,37 1,04 5 0,89 12

Chiến lược khác biệt hóa 4,38 5,38 6,20 0,99 6 0,82 14

Hiểu biết về ngành 3,89 4,85 6,20 0,95 9 1,35 3

Khả năng áp dụng công nghệ vào

ngành 4,01 4,99 6,01 0,98 7 1,02 9

Tìm tòi khám phá 4,31 5,11 6,11 0,80 12 1,00 10

Hợp tác hòa nhập 3,94 4,82 6,04 0,87 11 1,23 6

Phân tích và sử dụng dữ liệu 4,10 4,86 6,31 0,76 13 1,45 2

Sử dụng kỹ năng cơ bản 3,84 4,72 6,01 0,88 10 1,29 5

Khả năng đón nhận thay đổi 4,37 5,32 6,07 0,95 8 0,75 15

Đạo đức nghề nghiệp 4,86 5,36 6,49 0,50 15 1,12 7

Trong số các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai, năng lực có trình độ hiện tại cao

nhất là “Chiến lược khác biệt hóa (5,26)”, theo sau là “Đạo đức nghề nghiệp (5,22)” và “Khả năng

ứng phó với khủng hoảng (5,14)”. Trong số đó, “Khả năng ứng phó với khủng hoảng” xếp thứ hai

về khoảng cách giữa mức độ quan trọng và trình độ hiện tại (0,43), dù chỉ xếp thứ ba trong trình

độ hiện tại ở mức 5,14, do có mức độ quan trọng là 5,57.

Bảng 2-15 |Phân tích trình độ hiện tại của các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai

Phân loại Trình độ hiện tại (điểm) Xếp hạng

Trung bình tổng 4,97 -

Khả năng làm việc với máy móc 4,96 8

Tính hòa nhập đa dạng 5,11 5

Khả năng dự đoán tương lai 5,14 3

Khả năng ứng phó với khủng hoảng 5,14 3

Khả năng lồng ghép kiến thức vào các

lĩnh vực phụ cận 4,79 13

Khả năng tự học 5,02 6

Chiến lược khác biệt hóa 5,26 1

Hiểu biết về ngành 4,81 12

Khả năng áp dụng công nghệ vào

ngành 4,91 9

Tìm tòi khám phá 4,89 10

48

Hợp tác hòa nhập 4,77 14

Phân tích và sử dụng dữ liệu 4,82 11

Sử dụng kỹ năng cơ bản 4,73 15

Khả năng đón nhận thay đổi 4,96 7

Đạo đức nghề nghiệp 5,22 2

Khoảng cách lớn nhất giữa mức độ quan trọng và trình độ hiện tại của các năng lực nghề nghiệp cần thiết trong

tương lai thuộc về “Khả năng tự học (0,45)”, tiếp theo là “Khả năng ứng phó với khủng hoảng (0,43)” và “Khả

năng đón nhận thay đổi (0,36)”. Khả năng ứng phó với khủng hoảng và Khả năng đón nhận thay đổi lần lượt xếp

thứ nhất và thứ hai về mức độ quan trọng và xếp thứ hai và thứ nhất xét về khoảng cách giữa mức độ quan trọng và

trình độ hiện tại.

Bảng 2-16 | Phân tích khoảng cách giữa mức độ quan trọng của và trình độ hiện tại của các năng lực

nghề nghiệp cần thiết cho tương lai

Phân loại Trình độ hiện tại

(a)

Mức độ quan trọng

(b)

Mức độ quan trọng – trình độ hiện tại

(b-a)

Điểm Xếp hạng

Trung bình tổng 4,97 5,11 0,14 -

Khả năng làm việc với máy móc 4,96 4,64 -0,32 15

Tính hòa nhập đa dạng 5,11 4,96 -0,15 14

Khả năng dự đoán tương lai 5,14 5,46 0,32 4

Khả năng ứng phó với khủng hoảng 5,14 5,57 0,43 2

Khả năng lồng ghép kiến thức vào các lĩnh

vực phụ cận 4,79 5,10 0,31 5

Khả năng tự học 5,02 5,47 0,45 1

Chiến lược khác biệt hóa 5,26 5,38 0,12 8

Hiểu biết về ngành 4,81 4,85 0,04 11

Khả năng áp dụng công nghệ vào ngành 4,91 4,99 0,08 9

Tìm tòi khám phá 4,89 5,11 0,22 6

Hợp tác hòa nhập 4,77 4,82 0,05 10

Phân tích và sử dụng dữ liệu 4,82 4,86 0,04 11

Sử dụng kỹ năng cơ bản 4,73 4,72 -0,01 13

Khả năng đón nhận thay đổi 4,96 5,32 0,36 3

Đạo đức nghề nghiệp 5,22 5,36 0,14 7

3) Phân tích nhu cầu

Để xác định khoảng cách giữa mức độ quan trọng và trình độ hiện tại của các năng lực nghề nghiệp cần thiết

trong tương lai và xác định mức độ quan trọng, chúng tôi đã tiến hành phân tích nhu cầu Borich. Theo đó, “Khả

49

năng tự học (2,49)” có nhu cầu cao nhất, tiếp theo là “Khả năng ứng phó với khủng hoảng (2,41)”, “Khả năng đón

nhận thay đổi (1,89)” và “Khả năng dự đoán tương lai (1,74)”.

Trong khi đó, theo hình dưới đây, bốn năng lực được thể hiện trên Góc phần tư thứ nhất của sơ đồ góc phần tư

Locus for Focus, vì những năng lực này có giá trị trên mức trung bình ở cả trục X (mức độ quan trọng) và trục Y

(mức độ quan trọng - trình độ hiện tại): Khả năng dự đoán tương lai, Khả năng ứng phó với khủng hoảng, Khả

năng tự học và Khả năng đón nhận thay đổi. Có nghĩa là bốn năng lực này có nhu cầu Borich cao và mức độ ưu

tiên cao trên mô hình Locus for Focus. Chính vì vậy, những năng lực này là trọng tâm phát triển năng lực của

người lao động Việt Nam trong tương lai.

Bảng 2-17 | Phân tích kết quả nhu cầu đối với các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai

Phân loại Trình độ hiện tại (a)

Mức độ quan trọng

(b)

Mức độ quan trọng – trình độ

hiện tại (b-a)

Nhu cầu Xếp hạng

Mô hình Locus for

Focus

Trung bình tổng 4,97 5,11 0,14 0,75 -

1 Khả năng làm việc với máy

móc 4,96 4,64 -0,32 -1,46 15

TT (Xếp thứ

4)

2 Tính hòa nhập đa dạng 5,11 4,96 -0,15 -0,73 14 TT (Xếp thứ

4)

3 Khả năng dự đoán tương lai 5,14 5,46 0,32 1,74 4 CC (Xếp thứ

1)

4

Khả năng ứng phó với

khủng hoảng 5,14 5,57 0,43 2,41 2

CC (Xếp thứ

1)

5

Khả năng lồng ghép kiến

thức vào các lĩnh vực phụ

cận

4,79 5,10 0,31 1,6 5 TC (Xếp thứ

3)

6 Khả năng tự học 5,02 5,47 0,45 2,49 1 CC (Xếp thứ

1)

7 Chiến lược khác biệt hóa 5,26 5,38 0,12 0,64 8 CT (Xếp thứ

2)

8 Hiểu biết về ngành 4,81 4,85 0,04 0,17 10 TT (Xếp thứ

4)

9

Khả năng áp dụng công

nghệ vào ngành 4,91 4,99 0,08 0,41 9

TT (Xếp thứ

4)

10 Tìm tòi khám phá 4,89 5,11 0,22 1,12 6 TC (Xếp thứ

3)

11 Hợp tác hòa nhập 4,77 4,82 0,05 0,09 12 TT (Xếp thứ

4)

12 Phân tích và sử dụng dữ liệu 4,82 4,86 0,04 0,17 10 TT (Xếp thứ

4)

13 Sử dụng kỹ năng cơ bản 4,73 4,72 -0,01 -0,08 13 TT (Xếp thứ

4)

14 Khả năng đón nhận thay đổi 4,96 5,32 0,36 1,89 3 CC (Xếp thứ

1)

50

15 Đạo đức nghề nghiệp 5,22 5,36 0,14 0,76 7 CT (Xếp thứ

2)

Ba ngành – bất động sản, sản xuất và xây dựng – chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thống kê đối

tượng nghiên cứu của khảo sát ngày. Chúng tôi đã phân tích nhu cầu ở từng ngành trong số ba

ngành này như sau.

Hình 2-7. Kết quả của mô hình Locus for Focus: Tổng cộng

○ Ngành bất động sản

Điểm độc đáo của ngành bất động sản của Việt Nam nằm ở chỗ người lao động có dư thừa

năng lực, nghĩa là trình độ hiện tại của những năng lực nghề nghiệp cần thiết trong tương lai vượt

quá mức độ quan trọng. Năng lực có nhu cầu Borich cao nhất trong ngành bất động sản là “Khả

năng tự học (-0,23)”, theo sau là “Khả năng dự đoán tương lai (-0,26)”, “Hiểu biết về ngành (-

0,27)” và “Phân tích và sử dụng dữ liệu (-0,34)”. Năm năng lực CC xuất hiện trong Góc phần tư

thứ I của mô hình Locus for Focus bao gồm: Khả năng dự đoán tương lai, Khả năng ứng phó với

khủng hoảng, Khả năng tự học, Phân tích và sử dụng dữ liệu và Khả năng đón nhận thay đổi.

Trong số đó, Khả năng tự học, Khả năng dự đoán tương lai và Phân tích và sử dụng dữ liệu có

51

mức độ quan trọng cao hơn trong ngành bất động sản vì có mức độ ưu tiên cao hơn trong mô hình

Locus for Focus và có nhu cầu Borich cao.

52

Bảng 2-18 | Phân tích kết quả nhu cầu đối với các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai: Bất động sản

Phân loại Trình độ hiện tại (a)

Mức độ quan trọng

(b)

Mức độ quan trọng – trình độ hiện tại (b-

a)

Nhu cầu Xếp hạng

Mô hình Locus for

Focus

Trung bình tổng 5,22 4,70 -0,52 -0,47 -

1 Khả năng làm việc với máy

móc 5,12 4,42 -0,70 -0,60 13

TT (Xếp thứ

4)

2 Tính hòa nhập đa dạng 5,48 4,67 -0,82 -0,75 15 TT (Xếp thứ

4)

3 Khả năng dự đoán tương lai 5,21 4,94 -0,27 -0,26 2 CC (Xếp thứ

1)

4

Khả năng ứng phó với

khủng hoảng 5,21 4,79 -0,42 -0,40 5

CC (Xếp thứ

1)

5

Khả năng lồng ghép kiến

thức vào các lĩnh vực phụ

cận

5,30 4,73 -0,58 -0,53 9 CT (Xếp thứ

2)

6 Khả năng tự học 5,15 4,91 -0,24 -0,23 1 CC (Xếp thứ

2)

7 Chiến lược khác biệt hóa 5,27 4,70 -0,58 -0,53 9 TT (Xếp thứ

4)

8 Hiểu biết về ngành 4,79 4,48 -0,30 -0,27 3 TC (Xếp thứ

4)

9

Khả năng áp dụng công

nghệ vào ngành 5,15 4,48 -0,67 -0,58 12

TT (Xếp thứ

4)

10 Tìm tòi khám phá 5,09 4,55 -0,55 -0,48 7 TT (Xếp thứ

4)

11 Hợp tác hòa nhập 5,15 4,52 -0,64 -0,56 11 TT (Xếp thứ

4)

12 Phân tích và sử dụng dữ liệu 5,15 4,79 -0,36 -0,34 4 CC (Xếp thứ

1)

13 Sử dụng kỹ năng cơ bản 5,15 4,67 -0,48 -0,44 6 TC (Xếp thứ

3)

14 Khả năng đón nhận thay đổi 5,52 5,03 -0,48 -0,48 7 CC (Xếp thứ

1)

15 Đạo đức nghề nghiệp 5,52 4,85 -0,67 -0,63 14 CT (Xếp thứ

2)

53

Hình 2-8. Kết quả của mô hình Locus for Focus: Bất động sản

○ Ngành sản xuất

Trong ngành sản xuất, “Khả năng tự học (1,49)” có nhu cầu Borich cao nhất, sau đó đến “Khả

năng ứng phó với khủng hoảng (1,35)”, “Khả năng dự đoán tương lai (1,09)” và “Khả năng áp

dụng công nghệ vào ngành (1,08)”. Năm năng lực xuất hiện trong Góc phần tư thứ I của mô hình

Locus for Focus bao gồm: Khả năng dự đoán tương lai, Khả năng ứng phó với khủng hoảng, Khả

năng tự học, Chiến lược khác biệt hóa và Khả năng đón nhận thay đổi. Trong số này, Khả năng

tự học, Khả năng ứng phó với khủng hoảng và Khả năng dự đoán tương lai là những năng lực

quan trọng hơn trong ngành sản xuất do có mức độ ưu tiên cao hơn trong mô hình Locus for

Focus và có cả nhu cầu Borich cao.

54

Bảng 2-19 | Phân tích kết quả nhu cầu đối với các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai: Sản xuất

Phân loại Trình độ hiện tại (a)

Mức độ quan trọng

(b)

Mức độ quan trọng – trình độ hiện tại (b-

a)

Nhu cầu Xếp hạng

Mô hình Locus for

Focus

Trung bình tổng 4,44 5,36 0,93 0,91 -

1 Khả năng làm việc với máy

móc 4,10 4,81 0,71 0,63 13

TT (Xếp thứ

4)

2 Tính hòa nhập đa dạng 4,48 5,35 0,87 0,86 9 TT (Xếp thứ

4)

3 Khả năng dự đoán tương lai 4,71 5,74 1,03 1,09 3 CC (Xếp thứ

1)

4 Khả năng ứng phó với khủng

hoảng 4,77 6,00 1,23 1,35 2

CC (Xếp thứ

1)

5 Khả năng lồng ghép kiến thức

vào các lĩnh vực phụ cận 4,26 5,29 1,03 1,00 6

TC (Xếp thứ

3)

6 Khả năng tự học 4,48 5,87 1,39 1,49 1 CC (Xếp thứ

1)

7 Chiến lược khác biệt hóa 4,74 5,68 0,94 0,97 7 CC (Xếp thứ

1)

8 Hiểu biết về ngành 4,45 5,13 0,68 0,64 12 TT (Xếp thứ

4)

9 Khả năng áp dụng công nghệ

vào ngành 4,26 5,35 1,10 1,08 4

TC (Xếp thứ

3)

10 Tìm tòi khám phá 4,19 5,16 0,97 0,92 8 TC (Xếp thứ

3)

11 Hợp tác hòa nhập 4,29 5,03 0,74 0,54 15 TT (Xếp thứ

4)

12 Phân tích và sử dụng dữ liệu 4,23 4,90 0,68 0,61 14 TT (Xếp thứ

4)

13 Sử dụng kỹ năng cơ bản 4,52 5,23 0,71 0,68 11 TT (Xếp thứ

4)

14 Khả năng đón nhận thay đổi 4,39 5,45 1,06 1,06 5 CC (Xếp thứ

1)

15 Đạo đức nghề nghiệp 4,74 5,48 0,74 0,75 10 CT (Xếp thứ

2)

55

Hình 2-9. Kết quả của mô hình Locus for Focus: Sản xuất

○ Ngành xây dựng

Trong ngành xây dựng, “Khả năng dự đoán tương lai (0,82)” có nhu cầu Borich cao nhất, sau đó là

“Khả năng tự học (0,65)”, “Chiến lược khác biệt hóa (0,55)” và “Khả năng ứng phó với khủng hoảng

(0,49)”. Năm năng lực xuất hiện trong Góc phần tư thứ I của mô hình Locus for Focus bao gồm: Khả

năng dự đoán tương lai, Khả năng ứng phó với khủng hoảng, Khả năng tự học, Chiến lược khác biệt

hóa và Đạo đức nghề nghiệp. Năm năng lực này có mức độ quan trọng cao hơn trong ngành xây dựng

vì xếp hạng từ 1 đến 5 trong mô hình đánh giá nhu cầu Borich và có mức độ ưu tiên cao (CC) trong

mô hình Locus for Focus.

56

Bảng 2-20 | Phân tích kết quả nhu cầu đối với các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai: Xây dựng

Phân loại Trình độ hiện tại (a)

Mức độ quan trọng

(b)

Mức độ quan trọng – trình độ

hiện tại (b-a)

Nhu cầu Xếp hạng

Mô hình Locus for

Focus

Trung bình tổng 4,86 5,36 0,50 0,34 -

1 Khả năng làm việc với máy

móc 4,43 4,71 0,28 0,17 12

TT (Xếp thứ

4)

2 Tính hòa nhập đa dạng 4,86 5,10 0,24 0,15 13 TT (Xếp thứ

4)

3 Khả năng dự đoán tương lai 4,62 5,76 1,14 0,82 1 CC (Xếp thứ

1)

4 Khả năng ứng phó với khủng

hoảng 5,19 5,86 0,67 0,49 4

CC (Xếp thứ

1)

5 Khả năng lồng ghép kiến thức

vào các lĩnh vực phụ cận 5,10 5,24 0,14 0,09 15

TT (Xếp thứ

4)

6 Khả năng tự học 4,86 5,76 0,90 0,65 2 CC (Xếp thứ

1)

7 Chiến lược khác biệt hóa 5,10 5,86 0,76 0,55 3 CC (Xếp thứ

1)

8 Hiểu biết về ngành 4,76 5,14 0,38 0,24 10 TT (Xếp thứ

4)

9 Khả năng áp dụng công nghệ

vào ngành 4,67 5,00 0,33 0,21 11

TT (Xếp thứ

4)

10 Tìm tòi khám phá 4,81 5,00 0,19 0,12 14 TT (Xếp thứ

4)

11 Hợp tác hòa nhập 4,95 5,43 0,48 0,32 7 CT (Xếp thứ

2)

12 Phân tích và sử dụng dữ liệu 4,95 5,38 0,43 0,29 8 CT (Xếp thứ

2)

13 Sử dụng kỹ năng cơ bản 4,52 5,05 0,53 0,33 6 TC (Xếp thứ

3)

14 Khả năng đón nhận thay đổi 5,19 5,57 0,38 0,26 9 CT (Xếp thứ

2)

15 Đạo đức nghề nghiệp 4,86 5,52 0,66 0,46 5 CC (Xếp thứ

1)

57

Hình 2-10. Kết quả của mô hình Locus for Focus: Xây dựng

○ Kết quả tổng hợp phân tích nhu cầu ngành

Phân tích nhu cầu Borich về các năng lực nghề nghiệp cần thiết trong tương lai cho thấy kết

quả hơi khác biệt giữa các ngành. “Khả năng tự học” và “Khả năng dự đoán tương lai” là hai năng

lực có nhu cầu Borich cao trong cả ba ngành bất động sản, sản xuất và xây dựng. Đây là hai năng

lực có mức độ ưu tiên cao do xuất hiện trong Góc phần tư thứ I của mô hình Locus for Focus,

đồng thời có nhu cầu Borich cao.

Bảng 2-21 | Phân tích kết quả nhu cầu đối với các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai: Xếp hạng

theo ngành

Ngành Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5

Bất động sản Khả năng tự học

(-0,23)

Khả năng dự

đoán tương lai (-

0,26)

Hiểu biết về

ngành (-0,27)

Phân tích và sử

dụng dữ liệu (-

0,34)

Khả năng ứng

phó với khủng

hoảng (-0,40)

Sản xuất Khả năng tự học

(1,49)

Khả năng ứng

phó với khủng

hoảng (1,35)

Khả năng dự

đoán tương lai

(1,09)

Khả năng áp

dụng công nghệ

vào ngành

(1,08)

Khả năng đón

nhận thay đổi

(1,06)

Xây dựng Khả năng dự

đoán tương lai (0,82)

Khả năng tự học (0,65)

Chiến lược khác biệt hóa

(0.55)

Khả năng ứng phó với khủng hoảng (0,49)

Đạo đức nghề nghiệp (0,46)

Lưu ý: In nghiêng là các năng lực có mức độ ưu tiên cao nhất (xếp thứ 1) trong mô hình Locus for Focus.

58

4) Phân tích nhu cầu về mức độ cần thiết hỗ trợ chính sách

Trong số các chính sách hỗ trợ sự phát triển những năng lực cần thiết trong tương lai, các chính sách có nhu cầu

cao nhất là “Xây dựng các hệ thống quản lý hiệu quả năng lực trong từng ngành (5,76)”, theo sau là “Gia tăng đào

tạo doanh nghiệp trong từng ngành (5,74)” và “Thúc đẩy các hoạt động của hội đồng ngành (5,73)”.

Bảng 2-22 | Mức độ cần thiết hỗ trợ chính sách

Phân loại Mức độ quan trọng (điểm) Xếp hạng

Trung bình tổng 5,65 -

Xác định nhu cầu đối với các năng lực cốt lõi

trong từng ngành 5,49 8

Mở rộng tuyển dụng theo định hướng năng lực

trong từng ngành 5,47 10

Tái tổ chức các hệ thống năng lực trong từng

ngành 5,48 9

Phát triển các tiêu chuẩn năng lực nghề trong

từng ngành 5,70 5

Tái tổ chức các môn học về lập kế hoạch con

đường sự nghiệp 5,68 7

Xây dựng các chương trình tìm kiếm việc làm

theo yêu cầu của từng ngành 5,72 4

Gia tăng đào tạo doanh nghiệp trong từng

ngành 5,74 2

Thúc đẩy các hoạt động của hội đồng ngành 5,73 3

Xây dựng các hệ thống quản lý hiệu quả năng

lực trong từng ngành 5,76 1

Phát triển các năng lực nghề phổ thông trong

từng ngành 5,69 6

Chúng tôi còn tìm hiểu về mức độ cần thiết hỗ trợ chính sách của năm ngành chiếm tỷ lệ đối

tượng khảo sát lớn nhất. Đối với ngành bất động sản, “Tái tổ chức các môn học về lập kế hoạch

con đường sự nghiệp (6,18)” là hoạt động hỗ trợ chính sách cần thiết nhất, trong khi ngành sản

xuất chọn “Gia tăng đào tạo doanh nghiệp trong từng ngành (5,84)” và ngành xây dựng chọn

“Thúc đẩy các hoạt động của hội đồng ngành (6,10)”. Các nhóm ngành tài chính/bảo hiểm và dịch

vụ chuyên môn, khoa học và kỹ thuật đều chọn “Xác định nhu cầu cho các năng lực cốt lõi trong

từng ngành (lần lượt là 4,86 và 6,25)” là hoạt động hỗ trợ chính sách cần thiết nhất

59

Bảng 2-23 | Mức độ cần thiết hỗ trợ chính sách: Theo ngành

Phân loại

Bất động sản Sản xuất Xây dựng Tài chính và

bảo hiểm

Dịch vụ

chuyên môn,

khoa học và

kỹ thuật Mức độ

quan trọng

(điểm)

Xếp hạng

Mức độ

quan trọng

(điểm)

Xếp hạng

Mức độ

quan trọng

(điểm)

Xếp hạng

Mức độ

quan trọng

(điểm)

Xếp hạng

Mức độ

quan trọng

(điểm)

Xếp hạng

Trung bình tổng 5,68 - 5,51 - 5,85 - 4,66 - 5,95 -

Xác định nhu cầu đối với các

năng lực cốt lõi trong từng

ngành

4,79 10 5,65 3 5,95 4 4,86 1 6,25 1

Mở rộng tuyển dụng theo định

hướng năng lực trong từng

ngành

5,09 9 5,52 5 5,81 7 4,71 4 5,92 6

Tái tổ chức các hệ thống năng

lực trong từng ngành 5,42 8 5,48 6 5,57 9 4,71 4 6,08 4

Phát triển các tiêu chuẩn năng

lực nghề trong từng ngành 5,88 5 5,58 4 5,81 7 4,64 6 5,75 8

Tái tổ chức các môn học về

lập kế hoạch con đường sự

nghiệp

6,18 1 5,13 10 5,52 10 4,86 1 6,17 3

Xây dựng các chương trình

tìm kiếm việc làm theo yêu

cầu của từng ngành

5,55 7 5,68 2 5,86 5 4,79 3 6,25 1

Gia tăng đào tạo doanh nghiệp

trong từng ngành 5,73 6 5,84 1 6,00 3 4,57 7 6,08 4

Thúc đẩy các hoạt động của

hội đồng ngành 5,94 4 5,39 8 6,10 1 4,57 7 5,83 7

Xây dựng các hệ thống quản

lý hiệu quả năng lực trong

từng ngành

6,12 2 5,48 6 6,05 2 4,43 9 5,58 9

Phát triển các năng lực nghề

phổ thông trong từng ngành 6,09 3 5,32 9 5,86 5 4,43 9 5,58 9

60

2.4. Tóm tắt và ý nghĩa

Mục đích của nghiên cứu này là xác định những năng lực cần thiết liên quan đến 4IR đối với người

lao động Việt Nam, dựa trên các nghiên cứu trước đó được thực hiện tại Hàn Quốc và các nước khác.

Khảo sát tiến hành cho nghiên cứu này được thiết kế tập trung vào mức độ quan trọng của từng năng

lực trong quá khứ (5 năm trước)/hiện tại/tương lai (5 năm tới) và trình độ hiện tại, cũng như các nhu

cầu hỗ trợ chính sách. Chúng tôi đã thu thập thông tin của một nhóm dân số từ danh sách 5.180 công

ty, là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Doanh nghiệp

Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham Việt Nam). Chúng tôi lựa chọn có chủ đích các công ty liên quan

đến 4IR và đã gặp các đối tượng khảo sát để thực hiện phỏng vấn trực tiếp.

Chúng tôi đã phân tích các khía cạnh sau bằng dữ liệu thu được từ khảo sát:

1) mức độ quan trọng và trình độ hiện tại của kiến thức và kỹ năng phổ thông và chuyên ngành;

2) mức độ quan trọng và trình độ hiện tại của các năng lực nghề nghiệp cần thiết cho tương lai;

3) phân tích nhu cầu về các năng lực nghề nghiệp cần thiết trong tương lai; và

4) mức độ cần thiết hỗ trợ chính sách

Kết quả của phân tích này như sau.

Trước hết, trong số “kiến thức và kỹ năng phổ thông và chuyên ngành”, “Các kỹ năng đặc biệt

chuyên ngành” được xem là yếu tố thiết yếu nhất đối với người lao động làm việc tại các công ty liên

quan đến 4IR ở Việt Nam, tại tất cả các thời điểm trong quá khứ, hiện tại và tương lai (lần lượt 4,46,

5,48 và 6,24). Tuy nhiên, năng lực có tầm quan trọng thay đổi nhiều nhất theo thời gian là “Các kỹ

năng phổ thông áp dụng cho mọi ngành nghề (1,12)”. Trong số các kiến thức và kỹ năng phổ thông và

chuyên ngành, “Các kỹ năng đặc biệt chuyên ngành” có trình độ hiện tại cao nhất (5,22) và khoảng

cách lớn nhất giữa mức độ quan trọng và trình độ hiện tại (0,26).

Thứ hai, trong số “các năng lực nghề nghiệp cần thiết trong tương lai”, năng lực cần thiết nhất trong

quá khứ là “Đạo đức nghề nghiệp (4,86) và trong hiện tại và tương lai là “Khả năng ứng phó với

khủng hoảng” (lần lượt ở mức 5,57 và 6,49). Các năng lực có tầm quan trọng thay đổi nhiều nhất theo

thời gian là “Khả năng dự đoán tương lai (1,29)” khi so sánh giữa hiện tại và quá khứ, và “Khả năng

làm việc với máy móc (1,47)” khi so sánh giữa tương lai với hiện tại . Trong số các năng lực nghề

nghiệp cần thiết trong tương lai, “Chiến lược khác biệt hóa (5,26)” có trình độ hiện tại cao nhất và

“Khả năng tự học (0,45)” có khoảng cách giữa mức độ quan trọng và trình độ hiện tại lớn nhất.

Thứ ba, trong số “các năng lực nghề nghiệp cần thiết trong tương lai”, nhu cầu Borich đối với “Khả

năng tự học (2,49)” cao nhất, theo sau là “Khả năng ứng phó với khủng hoảng (2,41)”, “Khả năng đón

nhận thay đổi (1,89)” và “Khả năng dự đoán tương lai (1,74)”. Những năng lực này quan trọng hơn

các yếu tố phổ thông vì tất cả đều xuất hiện trong Góc phần tư thứ I của mô hình Locus for Focus.

Nhu cầu đối với các năng lực nghề nghiệp cần thiết trong tương lai có chút khác biệt giữa các ngành.

Trong ngành bất động sản, sản xuất và xây dựng, “Khả năng tự học” và “Khả năng dự đoán tương lai”

có nhu cầu Borich cao. Đây cũng là những năng lực có mức độ ưu tiên cao (CC) trong Góc phần tư

61

thứ I của mô hình Locus for Focus.

Thứ tư, các chính sách cần thiết nhất trong số những hỗ trợ chính sách cho sự phát triển các năng

lực cần thiết cho tương lai là “Xây dựng các hệ thống quản lý hiệu quả năng lực trong từng ngành

(5,76)”, sau đó là “Gia tăng đào tạo doanh nghiệp trong từng ngành (5,74)” và “Thúc đẩy các hoạt

động của hội đồng ngành (5,73)”. Kết quả theo ngành cho thấy ngành bất động sản yêu cầu chính sách

“Tái tổ chức các môn học về lập kế hoạch con đường sự nghiệp (6,18) nhiều nhất, ngành sản xuất đòi

hỏi “Gia tăng đào tạo doanh nghiệp trong từng ngành (5,84)”, còn ngành xây dựng kỳ vọng nhất ở

chính sách “Thúc đẩy các hoạt động của hội đồng ngành (6,10)”.

Ta có thể suy ra một số ý nghĩa từ các kết quả khảo sát này. Nhu cầu về năng lực tại các công ty liên

quan đến 4IR ở Việt Nam đòi hỏi nhiều cơ hội đào tạo nghề để phát triển “Các kỹ năng đặc biệt

chuyên ngành” của nhân viên. Tuy nhiên, cần thêm “Các kỹ năng phổ thông áp dụng cho mọi ngành

nghề” là yếu tố sống còn trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi người lao động tiến vào thị trường

lao động, để họ có thể thích ứng linh hoạt với những thay đổi nhanh chóng về công nghệ trong 4IR.

Ngoài ra, khi xét đến mức độ quan trọng tổng thể, trình độ hiện tại và nhu cầu của các năng lực cần

thiết trong tương lai, cần kết hợp nhu cầu của thị trường lao động để phát triển “Khả năng tự học”,

“Khả năng ứng phó với khủng hoảng”, “Khả năng đón nhận thay đổi” và “Khả năng dự đoán tương lai”

vào quá trình phát triển và sửa đổi Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (TCKNNQG), phát triển và vận

hành các chương trình giáo dục nghề nghiệp, thiết kế các kỳ thi lấy chứng chỉ kỹ thuật quốc gia và đào

tạo cơ bản và nâng cấp đối với các giảng viên đào tạo nghề. Phương pháp tiếp cận cần tính đến nhu

cầu của các ngành cụ thể, vì các ngành khác nhau có những nhu cầu khác nhau.

Cuối cùng, để phát triển các năng lực cần thiết trong tương lai của người lao động tại các công ty

liên quan đến 4IR ở Việt Nam, cần thực hiện các hoạt động hỗ trợ chính sách tích cực hơn trong các

lĩnh vực sau: Xây dựng các hệ thống quản lý hiệu quả năng lực trong từng ngành, Gia tăng đào tạo

doanh nghiệp trong từng ngành và Thúc đẩy các hoạt động của hội đồng ngành. Một lần nữa, hoạt

động hỗ trợ chính sách cần cân nhắc các nhu cầu trong một số ngành vì các ngành có phản ứng khác

nhau với những câu hỏi liên quan đến hoạt động hỗ trợ chính sách cần thiết.

62

3. Chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ

3.1. Tổng quan chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ

3.1.1. Tiến độ chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ

Chính phủ Việt Nam đang thử các phương pháp tiếp cận thể chế và chính sách cấp quốc gia để

phản ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng về công nghệ và 4IR. Các quyết định và hướng

dẫn chính có các yếu tố để tăng cường sự tiếp cận với 4IR, bao gồm thông báo về 43 nghề trong

các ngành chủ chốt liên quan đến 4IR và các hoạt động như chương trình chuyển đổi số quốc gia.

<Chi tiết biện pháp của Chính phủ Việt Nam để thích ứng với 4IR>

Tài liệu Ngày ban

hành Nội dung

Chỉ thị số 16/CT-TTg

của Thủ tướng Chính phủ 04/05/2017 Củng cố khả năng tiếp cận 4IR

Quyết định số 3685/QĐ-

BKHCN

của Bộ Khoa học và Công

nghệ

03/12/2018 Ban hành danh sách Công nghệ quan trọng

đối với Công nghệ 4.0

Quyết định số 52-NQ/TW

của Bộ chính trị 27/09/2019

Hướng dẫn và chính sách nhằm tích cực

tham gia 4IR

Nghị quyết số 50/NQ-CP

của Chính phủ 17/04/2020

Ban hành chương trình hành động của

Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 52-

NQ/TW của Bộ chính trị

Quyết định số 749/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính phủ 03/06/2020

Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số

quốc gia đến năm 2025, với tầm nhìn đến

năm 2030”

Nguồn: https://english.luatvietnam.vn

Việt Nam đang ở trong tình thế chưa phát triển đầy đủ năng lực trong lĩnh vực GDKT & ĐTN

để thích ứng với 4IR, nhất là liên quan đến những thay đổi công nghệ. Đồng thời, Việt Nam còn

chưa phát triển đủ năng lực để đáp ứng các nhu cầu về lực lượng lao động và GDKT & ĐTN cần

thiết cho sự tăng trưởng kinh tế. Để giải quyết những vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã và đang

theo đuổi chính sách GDKT & ĐTN tập trung gia tăng số lượng người tham gia đào tạo nghề lên

65% trong tổng số người lao động trước năm 2020 và tăng tỷ lệ người hoàn thành khóa đào tạo

hơn 3 tháng và nhận chứng nhận (chứng chỉ) thêm 25% (Chính phủ Việt Nam, 2016).

63

Ngoài ra, để tiến hành đổi mới cơ bản và toàn diện trong lĩnh vực GDKT & ĐTN, các tổ chức

GDKT & ĐTN đang tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm trong các hoạt động của mình. Để xác

định tính tự chủ trong hoạt động của các tổ chức đào tạo công, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP,

ngày 14/02/2015 và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/04/2006, đã được ban hành để đặt nền

móng thể chế.

Bộ LĐ-TBXH và Tổng cục GDNN đã và đang xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển

GDKT & ĐTN. Ngày 11/12/2019, Tổng cục GDNN đã tổ chức hội thảo tư vấn để đánh giá Chiến

lược phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2011–2020 và thảo luận chiến lược GDKT & ĐTN mới cho

giai đoạn 2021–2030. Kết quả của các cuộc thảo luận dự kiến được đệ trình vào tháng 07 năm

2020 (Tổng cục GDNN, 2019).

Bước ngoặt quan trọng nhất của 4IR là Chỉ thị số 24/CT-TTg, ngày 28/05/2020. Trong nỗ lực

thích ứng thành công với những đổi mới về kinh tế xã hội được đề ra do thay đổi về công nghệ và

4IR, Chỉ thị có nội dung xoay quanh việc phát triển nhóm ngành GDKT & ĐTN và triển khai hiệu

quả các hệ thống và chính sách PTNNL theo các bộ, cơ quan và chính quyền địa phương.

3.1.2. Thay đổi về chính sách liên quan đến GDKT & ĐTN

Việc xây dựng một lực lượng lao động phù hợp, nhất là lực lượng lao động kỹ thuật tham gia

trực tiếp vào nhóm ngành sản xuất và dịch vụ, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển

kinh tế của quốc gia. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11, xây

dựng lực lượng lao động đã được bầu chọn là một trong ba chiến lược đổi mới sáng tạo của Chiến

lược PTKTXH 2011-2020 để nhanh chóng phát triển lực lượng lao động lớn mạnh—nhất là lực

lượng lao động chất lượng cao tập trung vào đổi mới hệ thống giáo dục quốc gia triệt để và toàn

diện—và nhờ ứng dụng trong hoạt động phát triển và áp dụng khoa học và công nghệ.

Để ủng hộ điều này, Luật Giáo dục nghề nghiệp về đổi mới chất lượng GDKT & ĐTN đã được

sửa đổi (ngày 27/11/2014). Những sửa đổi chính bao gồm cải thiện chất lượng GDKT & ĐTN,

tăng cường mối liên kết tại chỗ, tính hợp lệ của khóa đào tạo công bằng và giải quyết các vấn đề

liên quan đến triển khai tài chính và thể chế (Ngân hàng Thế giới, 2019). Do vậy, Bộ LĐ-TBXH

đã tái tổ chức 44 quy định liên quan (4 nghị định, 7 chỉ thị, 29 thông tư và 4 thông tư liên bộ).

Các quy định tập trung vào các chủ đề sau: khung cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc gia;

khung trình độ quốc gia Việt Nam; chức năng, nghĩa vụ, thẩm quyền và cơ cấu tổ chức của Tổng

cục GDNN; bảo vệ và phát triển năng lực của người hướng dẫn và nhân viên cấp quản lý của

GDKT & ĐTN; kiểm tra và cấp giấy chứng nhận dựa trên Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

(TCKNNQG); các tiêu chí và tiêu chuẩn để kiểm định chất lượng của các tổ chức GDKT & ĐTN

và sự phát triển của hệ thống đảm bảo chất lượng; tài chính và tài sản của các viện GDKT & ĐTN;

quan hệ hợp tác với các ngành và hợp tác quốc tế trong GDKT & ĐTN.

64

Luật Giáo dục nghề nghiệp không bao gồm các quy định riêng cho các khóa GDKT & ĐTN

nhưng cho phép các tổ chức GDKT & ĐTN xây dựng khóa học và chương trình học riêng. Bộ

LĐ-TBXH cung cấp hướng dẫn cho các chương trình GDKT & ĐTN thông qua các thông tư.

<Thông tư hướng dẫn liên quan đến chương trình đào tạo>

Nguồn: Đã chỉnh sửa từ Viện KHDGNN (2017). Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2017.

Thông tư số Ngày ban

hành Nội dung

03/2017/TT-BLĐTBXH 01/03/2017

Thủ tục thiết kế đánh giá và thực hiện các chương

trình đào tạo và quy trình xây dựng chọn lọc và đánh

giá tài liệu đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng

04/2017/TT-BLĐTBXH 02/03/2017 Danh sách các nghề nghiệp đào tạo cấp IV trình độ

trung cấp và cao đẳng

09/2017/TT-BLĐTBXH 13/03/2017

Quy định về các chương trình đào tạo trình độ trung

cấp và cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức

tích lũy mô-đun/tín chỉ và quy chế thi cử và cấp chứng

chỉ

10/2017/TT-BLĐTBXH 13/03/2017 Hình thức các chứng chỉ trung cấp và cao đẳng; in,

ban hành, giám sát, cấp, thu hồi và hủy bỏ chứng chỉ

12/2017/TT-BLĐTBXH 20/04/2017

Định nghĩa về tiêu chuẩn kiến thức và năng lực tối

thiểu mà người học cần đạt được khi tốt nghiệp các

khóa đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng

27/2017/TT-BLĐTBXH 21/09/2017 Quy định về liên thông đào tạo trong hệ thống

GDNN

29/2017/TT-BLĐTBXH 15/12/2017 Quy định thực hiện các chương trình đào tạo liên kết

31/2017/TT-BLĐTBXH 28/12/2017 Quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp

hoặc sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học

36/2017/TT-BLĐTBXH 29/12/2017

Ban hành danh sách nghề nghiệp gian khổ, rủi ro và

nguy hiểm được đào tạo ở trình độ trung cấp và cao

đẳng

37/2017/TT-BLĐTBXH 29/12/2017

Ban hành danh sách nghề nghiệp có nhu cầu nhưng

khó đăng ký trong đào tạo trình độ trung cấp và cao

đẳng

65

Thông tư về tiêu chuẩn người hướng dẫn GDKT & ĐTN, như tuyển dụng, điều kiện làm việc

và năng lực, cũng được trình bày qua thông tư, vì đây là các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng. Cụ

thể, Tổng cục GDNN đã chuẩn bị một biện pháp giải quyết liên quan đến chi tiết chất lượng (ngày

28/11/2018).

3.2. Định hướng chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ

3.2.1. Đánh giá chiến lược phát triển GDKT & ĐTN giai đoạn 2011-

2020

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một chiến lược PTNNL mới song song với kế hoạch tổng thể

liên quan của hoạt động triển khai trong giai đoạn 2011–2020. Kế hoạch bao gồm các lĩnh vực và

cấp độ yêu cầu hỗ trợ đào tạo, mục tiêu định lượng cho các học viên tại mỗi tổ chức đào tạo và số

lượng giáo viên và người hướng dẫn cần thiết trong lĩnh vực GDKT & ĐTN để thực hiện những

mục tiêu này. Dựa trên cơ cấu chính sách toàn diện này và Luật về GDKT & ĐTN (2006), Bộ

LĐ-TBXH đã xây dựng chiến lược phát triển GDKT & ĐTN giai đoạn 2011–2020 và đã được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 630/QĐ-TTg, ngày 29/05/2012).

Tập trung vào các nhiệm vụ chuyên ngành, chiến lược này đề ra một danh sách đổi mới và chỉ

định nhiều kế hoạch hành động tương ứng cần thực hiện theo chín thành phần đổi mới có hệ thống:

(i) hệ thống quản lý GDKT & ĐTN đổi mới của nhà nước; (ii) phát triển giáo viên dạy nghề và

nhân viên quản lý; (iii) xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp và khung trình độ nghề quốc gia; (iv)

xây dựng chương trình đào tạo và tài liệu hướng dẫn tương ứng; (v) củng cố tiêu chuẩn về cơ sở

vật chất và trang thiết bị GDKT & ĐTN; (vi) tăng cường đảm bảo chất lượng; (vii) tăng cường

mối liên kết giữa các tổ chức GDKT & ĐTN, thị trường lao động và doanh nghiệp; (viii) nâng cao

nhận thức về nhu cầu phát triển GDKT & ĐTN; và (ix) thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế.

Đặc biệt, hệ thống quản lý GDKT & ĐTN đổi mới của nhà nước và việc phát triển giáo viên

dạy nghề và nhân viên quản lý được triển khai với tư cách các nhiệm vụ ưu tiên, ảnh hưởng đến

chất lượng của toàn bộ hệ thống GDKT & ĐTN, và việc xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp và

hệ thống chứng chỉ nghề quốc gia được xem là nhiệm vụ chủ chốt để đổi mới hệ thống GDKT &

ĐTN toàn diện.

66

<Các giải pháp đột phá và quan trọng trong chiến lược phát triển GDKT & ĐTN giai

đoạn 2011–2020>

Nhiệm vụ Kế hoạch hành động

1. Cải tiến hệ thống quản

lý đào tạo nghề của nhà

nước

Cải thiện hệ thống pháp lý của đào tạo nghề bằng cách sửa đổi Luật Giáo

dục nghề nghiệp và các quy định liên quan về đào nghề.

Cải thiện các cơ chế và chính sách về đào tạo nghề bằng cách (i) cải

thiện các chính sách để đem lại động lực và thu hút giáo viên dạy

nghề, (ii) đổi mới các chính sách tài chính đào tạo, (iii) xây dựng

chính sách về đào tạo ngoại ngữ phù hợp với các cấp độ đào tạo nghề

và (iv) cải thiện chính sách đối với người lao động đã qua đào tạo.

Cải thiện cơ chế quản lý đào tạo nghề của nhà nước theo hướng xác

định rõ ràng các chức năng, nhiệm vụ và năng lực kết hợp với tính

trách nhiệm, và gia tăng các hoạt động kiểm nghiệm và kiểm tra, bảo

đảm giám sát của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội và

người dân.

Giới thiệu các cơ chế để các tổ chức đào tạo nghề vận hành động lập

và tự chủ.

Xúc tiến áp dụng công nghệ thông tin vào đào tạo nghề và quản trị

đào tạo nghề; thiết lập cơ sở dữ liệu cho đào tạo nghề.

Triển khai đào tạo chuyển đổi và tăng cường liên kết đến đào tạo

nghề .

Thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề bên cạnh đường lối xã hội hóa,

với vốn ban đầu từ ngân sách nhà nước, đóng góp của các doanh

nghiệp và các nguồn khác để phát triển đào tạo nghề.

Thành lập mạng lưới tổ chức đào tạo nghề theo khu vực và địa

phương; ưu tiên các tổ chức đào tạo nghề phi chính phủ mới thành

lập; khuyến khích hợp tác và thành lập các tổ chức đào tạo nghề có

vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng các tổ chức đào tạo nghề chuyên

môn cho người khuyết tật và các nhóm dân tộc thiểu số.

Thúc đẩy xã hội hóa và đa dạng hóa tài nguyên để phát triển đào tạo

nghề, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, học sinh và các nhà đầu tư

trong nước và quốc tế, cùng với ngân sách nhà nước cấu thành một

nguồn quan trọng (để gia tăng tỷ lệ chi tiêu của nhà nước cho đào tạo

nghề trong ngân sách dành cho giáo dục lên 12%–13%).

2. Xây dựng nhóm giáo

viên dạy nghề và quản trị

viên đào tạo nghề

Chuẩn hóa nhóm giáo viên của các nghề chủ chốt trong khu vực và

quốc tế theo các kỹ năng nghề nghiệp và năng lực sư phạm của các

quốc gia tiến bộ trong khu vực ASEAN và các quốc gia phát triển

trên thế giới. Tất cả các giáo viên phải đạt tiêu chuẩn tương ứng của

những quốc gia này trước năm 2014.

Quốc gia phải đảm bảo đào tạo và đào tạo lại (trong nước và quốc tế)

các giáo viên dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, số lượng phù hợp và

cơ cấu đào tạo các nghề và trình độ hợp lý và sẽ thu hút các nhà khoa

học, kỹ thuật viên, thợ thủ công, người lao động có tay nghề cao và

nông dân xuất sắc tham gia dạy nghề cho người lao động tại khu vực

nông thôn.

Tái sắp xếp và tái tổ chức các tổ chức đào tạo và đào tạo lại giáo viên

dạy nghề: Đánh giá các hoạt động tại trường của giáo viên kỹ thuật;

thành lập các khoa sư phạm đào tạo nghề tại các trường cao đẳng

nghề để đào tạo và đào tạo lại kỹ năng sư phạm và nâng cao kỹ năng

nghề nghiệp cho giáo viên dạy nghề.

Chuẩn hóa nhóm quản trị viên đào tạo nghề. Xây dựng nội dung và

chương trình học để đào tạo và đào tạo lại các quản trị viên đào tạo

nghề; thành lập nhóm quản trị viên đào tạo nghề chuyên nghiệp.

Thành lập viện đào tạo nghề với chức năng đào tạo và đào tạo lại các

công nghệ mới; đào tạo và đào tạo lại giáo viên dạy nghề và quản trị

viên đào tạo nghề; và tiến hành nghiên cứu khoa học về đào tạo nghề

67

3.2.2. Đánh giá chiến lược phát triển GDKT & ĐTN giai đoạn 2020-

2030

Phương hướng và mục đích của công cuộc đổi mới GDKT & ĐTN Việt Nam có hệ thống và

mang tính khoa học. Dù bao gồm tất cả các lĩnh vực và yếu tố liên quan đến GDKT & ĐTN,

chương trình đổi mới vẫn có nội dung hoạt động khái quát giống với các hoạt động GDKT &

ĐTN hiện tại. Do các chiến lược phát triển GDKT & ĐTN giai đoạn 2011–2020 và 2021–2030

chỉ được trình bày dưới dạng mục đích chính sách và mục đích định tính toàn diện, rất khó để xác

nhận các hệ thống và chính sách hoạt động như thế nào tại các cơ sở GDKT & ĐTN.

<Mục tiêu của Đổi mới GDKT & ĐTN giai đoạn 2020–2030>

Mục tiêu tổng thể

Thay đổi quyết liệt trong chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề

- Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm lực lượng lao động có tay

nghề, phát triển lực lượng lao động đến trình độ các quốc gia tiên tiến

- Góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng lao động và

nâng cao tính cạnh tranh kinh tế trong kỷ nguyên toàn cầu hiện tại

Các mục tiêu cụ

thể cần đạt trước

năm 2020

Mở rộng tỷ lệ người học ở trình độ trung cấp hoặc cao hơn lên khoảng 30%,

trong đó, tối thiểu 10% tham gia khóa đào tạo nghề chủ chốt

Đạt tối thiểu 75% tỷ lệ việc làm đối với những người đã hoàn thành khóa học

GDKT & ĐTN trong các nghề có năng suất/thu nhập cao

Xây dựng 70 tổ chức chất lượng cao, trong đó có 3 tổ chức đạt đến trình độ của

các quốc gia tiên tiến trong nhóm G20 và 40 tổ chức đạt đến trình độ bốn quốc

gia đứng đầu ASEAN; 150 nghề nghiệp trọng yếu với 50 nghề đạt đến trình độ

bốn quốc gia đứng đầu ASEAN và các quốc gia trong nhóm G20

trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp Viện nghiên cứu khoa học Đào tạo

nghề và một tổ chức đào tạo nghề.

3. Xây dựng khung trình

độ nghề quốc gia

Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia tương thích với khung trình

độ học vấn quốc gia.

Hoàn thiện khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia.

Ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề phổ biến.

Tiếp nhận và chuyển đổi các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp

trong các nghề ưu tiên tại khu vực và quốc tế.

Xây dựng khung cho chương trình đào tạo.

Nguồn: Thủ tướng Chính phủ (2012). Chỉ thị số 630/QĐ-TTg ngày 29/05/2012 về việc Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nghề trong giai đoạn 2011 – 2020.

68

Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017). Dự án về cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục kỹ

thuật và đào tạo nghề – Đến năm 2020, với định hướng đến năm 2030 (Dự thảo tháng 10 năm 2017).

Các mục tiêu cụ

thể cần đạt trước

năm 2030

Đạt tỷ lệ đào tạo khoảng 40% ở trình độ trung cấp hoặc cao hơn, trong đó, tối

thiểu 20% đào tạo về các nghề chủ chốt

Đạt tối thiểu 85% tỷ lệ việc làm đối với những người đã hoàn thành khóa học

GDKT & ĐTN trong các nghề có năng suất/thu nhập cao

Xây dựng 120 tổ chức đào tạo chất lượng cao, trong đó có 10 tổ chức đạt đến

trình độ của các quốc gia tiên tiến trong nhóm G20 và 70 tổ chức đạt đến trình độ

bốn quốc gia đứng đầu ASEAN; 200 nghề nghiệp trọng yếu với 90 nghề đạt đến

trình độ bốn quốc gia đứng đầu ASEAN và các quốc gia trong nhóm G20

Nâng cao chất lượng GDKT & ĐTN chung của Việt Nam lên trình độ tương

đương với trình độ của các quốc gia phát triển trong khu vực ASEAN

3.3. Tóm tắt và ý nghĩa

3.3.1. Chiến lược phát triển GDKT & ĐTN giai đoạn 2011–2020

Trước tiên, giả sử những thay đổi công nghệ nhanh chóng do 4IR kích khởi sẽ thúc đẩy thêm

các phong trào của thị trường lao động và chuyển đổi việc làm, cần thực hiện những đổi mới về

thể chế trong lĩnh vực GDKT & ĐTN để chuẩn bị cho các phong trào lao động linh hoạt. Cần theo

đuổi các chính sách của Chính phủ cho phép GDKT & ĐTN hoạt động với tư cách biện pháp

quan trọng trong việc tạo ra các chính sách thị trường lao động thiết thực. Những chính sách này

phải cho phép người lao động tìm hiểu các công nghệ mới và thích ứng linh hoạt với những thay

đổi liên tục trong công việc.

Thứ hai, Chính phủ Việt Nam đang thích ứng với 4IR bằng cách ban hành “Chỉ thị số 24/CT-

TTg, ngày 28/05/2020”. Tuy nhiên, dù bao gồm các biện pháp đối phó tuyên nhận và toàn diện,

Chỉ thị không phản ánh chi tiết thực tế về GDKT & ĐTN tại chỗ. Do đó, cần thực hiện các kế

hoạch cụ thể hơn, chẳng hạn như xây dựng và triển khai các chương trình cụ thể. Ngoài ra, có quá

nhiều quyết định và hướng dẫn riêng biệt dành cho mỗi yếu tố của chương trình GDKT & ĐTN

và nội dung liên quan đến mối liên kết chưa được nêu rõ; cần đơn giản hóa và lồng ghép các tài

liệu, phải giải quyết những phần trùng lặp và củng cố mối liên kết nối giữa các phần.

Thứ ba, các chiến lược phát triển GDKT & ĐTN giai đoạn 2011–2020 và 2021–2030 là các

biện pháp đổi mới tập trung vào thách thức, vấn đề và các biện pháp cải thiện hệ thống GDKT &

ĐTN hiện tại và các chính sách tại Việt Nam, chứ không phải các chính sách được thiết kế nhằm

thích ứng với 4IR và những thay đổi về công nghệ số. Phải nêu rõ những chiến lược thích ứng này

để các chương trình GDKT & ĐTN có thể thích ứng với những thay đổi trong công nghệ như tự

động hóa và số hóa.

69

Thứ tư, Luật Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu Bộ LĐ-TBXH chỉ đạo toàn bộ hệ thống GDKT &

ĐTN, nhưng Bộ LĐ-TBXH không có thẩm quyền để thêm các bộ khác trong quá trình phối hợp

trên toàn hệ thống. Nhờ củng cố quan hệ hợp tác giữa các bộ và địa phương, Chính phủ cần đảm

bảo có thể đạt được sự phối hợp chặt chẽ thông qua các tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống và quy

trình tài chính không giao nhau và sự hợp tác.

Thứ năm, tất cả các tổ chức GDKT & ĐTN tại Việt Nam phải quản lý các hướng dẫn và dữ liệu

liên quan đến quy định theo sự chỉ đạo của Chính phủ. Phần lớn dữ liệu đều dựa trên tầm nhìn do

chính quyền cấp cao soạn thảo, chứ không phải dữ liệu thực tế từ các trang web của chương trình

GDKT & ĐTN, hoạch định chính sách và các hoạt động tuân thủ nghiêm ngặt trình tự từ trên

xuống dưới. Cần có thêm sự hợp tác phối hợp giữa từng bên liên quan, do mỗi tổ chức vận hành

và quản lý chương trình GDKT & ĐTN riêng, sự hợp tác ưu tiên giữa chính quyền trung ương,

chính quyền địa phương các bộ còn ít.

Thứ sáu, dù dự kiến sẽ có những thay đổi nhanh chóng về công nghệ và nghề nghiệp trong 4IR

tại Việt Nam, hiện tại, không có nguồn nào nhất quán, đáng tin cậy cung cấp thông tin về các

chương trình GDKT & ĐTN, trình độ, nhà cung cấp khóa đào tạo, v.v. Cần xây dựng các cơ sở dữ

liệu hoặc nền tảng liên quan để cung cấp thông tin đa dạng cho người tiêu dùng. Đây cũng là một

biện pháp nắm bắt hiệu quả nhu cầu của những người tham gia GDKT & ĐTN qua AI và dữ liệu

lớn. Xây dựng cơ sở hạ tầng thống kê trong ngành GDKT & ĐTN là điều quan trọng nhất.

Cuối cùng, những nỗ lực giảm bớt mức độ phụ thuộc vào hỗ trợ tài chính của nhà nước, cũng

như sự giám sát và can thiệp bên ngoài bằng cách cho phép các nhà cung cấp GDKT & ĐTN tự

quyết định chi phí đào tạo, dự kiến sẽ rất hữu ích. Tuy nhiên, khả năng tự quyết đó có thể đem lại

cho một số đối tượng cơ hội không bình đẳng tham gia vào các chương trình chất lượng cao.

Ngoài ra, bất chấp nhu cầu của thị trường lao động, các khóa đào tạo có thể tập trung vào các

chương trình cấp cao có chi phí cao, vì vậy, phải chuẩn bị hướng dẫn phù hợp.

70

4. Xây dựng chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

4.1. Giới thiệu về TCKNNQG

4.1.1. Mục đích và tổng quan của TCKNNQG

Chính phủ Việt Nam đã giới thiệu hệ thống TCKNNQG vào năm 2008. Mục tiêu của hệ thống

bao gồm các nội dung sau: (i) giúp người lao động cải thiện các kỹ năng bằng cách tích lũy kinh

nghiệm và học hỏi thông qua thực hiện nhiệm vụ; (ii) hỗ trợ người dùng và quyết định lựa chọn

người lao động, bố trí chức vụ và mức tiền công hợp lý; (iii) giúp các tổ chức giáo dục nghề

nghiệp xây dựng các chương trình dựa trên các tiêu chuẩn đồng nhất; và (iv) đóng vai trò cơ sở để

đánh giá kỹ năng công việc của người lao động.

<Luật về TCKNNQG>

Từ năm 2008 đến năm 2014, TCKNNQG được thành lập dưới sự điều chỉnh của Luật Giáo dục

nghề nghiệp (2006) và đã và đang hoạt động kể từ năm 2015 căn cứ theo Luật việc làm. Chính

phủ đã thành lập Nghị định số 31/2015/NĐ-CP, cung cấp thông tin chi tiết về đánh giá và cấp

chứng nhận cho các kỹ năng nghề nghiệp quốc gia. Bộ LĐ-TBXH đã ban hành Thông tư số

56/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 24/12/2015, để hướng dẫn thành lập, đánh giá và thông báo về

TCKNNQG từ khi tiêu chuẩn này có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2016.

TCKNNQG Việt Nam được xây dựng bằng phương pháp phân tích nghề nghiệp Xây dựng

chương trình (DACUM), trong đó, các nghề nghiệp được phân tích để xác định nhiệm vụ và công

việc cần thực hiện của mỗi cá nhân trong từng nghề. TCKNNQG do các chuyên gia trong lĩnh vực

công nghiệp, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghề nghiệp và các giáo viên xây dựng.

TCKNNQG gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện các công việc được giao với

một số nghề, và trình độ kỹ năng nghề nghiệp được quyết định theo các yếu tố sau: (i) phạm vi, độ

khó, tính phức tạp của nghề; (ii) tính linh hoạt và sáng tạo cần thiết để thực hiện công việc; và (iii)

mức độ trách nhiệm và phân chia lao động. Cấp độ phức tạp cao nhất của TCKNNQG là cấp 5.

4.1.2. Hệ thống cấp TCKNNQG

TCKNNQG được chia thành năm cấp độ. Các cấp độ được xác định dựa trên mô tả các tiêu chí

sau đây: bản chất công việc cần thực hiện; phạm vi công việc; môi trường làm việc; mức độ linh

hoạt và sáng tạo khi làm việc; và mức độ phân chia lao động và trách nhiệm khi thực hiện công

việc.

71

4.2. Nội dung và xây dựng TCKNNQG

4.2.1. Nội dung TCKNNQG

Dựa trên Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 27/03/2008, TCKNNQG gồm những

nội dung chính như sau.

<Nội dung chính của TCKNNQG>

(1) Mô tả nghề nghiệp: mô tả phạm vi công việc, các nhiệm vụ chính cần thực hiện, điều kiện

và môi trường làm việc, bối cảnh thực hiện công việc và các công cụ, cơ sở vật chất, máy

móc và trang thiết bị chính cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ liên quan của nghề

(2) Danh sách nhiệm vụ: liệt kê tất cả các nhiệm vụ cần thực hiện và xác định mức độ nhiệm

vụ theo kỹ năng nghề nghiệp

(3) Tiêu chuẩn thực hiện công việc: mô tả công việc, tiêu chí thực hiện, kiến thức và kỹ năng

thiết yếu, điều kiện thực hiện và tiêu chí và phương pháp đánh giá

Năm năm kể từ khi ra mắt, TCKNNQG cần được đánh giá và cập nhật để có nhận thức chung

và để thành lập mối liên kết giữa tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp và trình độ kỹ năng nghề

nghiệp thực tế. Do đó, theo Thông tư mới số 56/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 24/12/2015,

TCKNNQG đã được cập nhật để thêm cơ cấu năng lực và vị trí công việc.

<Cấu trúc mới của TCKNNQG>

TCKNNQG gồm ba thành phần cơ bản theo hạng mục công việc cụ thể:

1. Mô tả công việc: phạm vi công việc, nhiệm vụ chính cần thực hiện trong môi trường làm việc

và địa điểm làm việc

2. Danh sách đơn vị năng lực: danh sách đơn vị năng lực của nghề nghiệp và đơn vị năng lực

của từng vị trí; các đơn vị năng lực nhóm theo các hạng mục sau:

a. Năng lực cơ bản: các năng lực được áp dụng cho công việc chung, ngoại trừ các lĩnh vực

chuyên môn cụ thể, sản xuất, công nghiệp

b. Năng lực chung: các năng lực cần thiết trong nhiều ngành

c. Năng lực nghề nghiệp: các năng lực làm việc bao gồm trình độ và thành phần của các công

việc cụ thể

3. Mô tả đơn vị năng lực: đối với từng đơn vị năng lực được liệt kê, phải trình bày các nội dung

sau:

a. Tên của đơn vị năng lực

b. Tiêu chí và thành phần thực hiện: mô tả đầy đủ các năng lực cần được triển khai và trình độ

và kết quả thực hiện có thể đánh giá

c. Kiến thức thiết yếu và các kỹ năng quan trọng: kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện

và đem lại kết quả hiệu quả

d. Điều kiện triển khai: các thông số để áp dụng năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp

e. Hướng dẫn đánh giá: nội dung và phương pháp xác minh kỹ năng cá nhân

Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015). Thông tư số 56/2015/TTBLĐTBXH ngày

24/12/2015 về hướng dẫn xây dựng, đánh giá và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc

72

gia).

Danh sách của TCKNNQG đã xây dựng cho đến nay thường gồm tên nghề theo tiêu chuẩn tên

được sử dụng trong GDNN. Do đó, việc phân tích trách nhiệm nghề nghiệp trở nên khó khăn

trong quá trình xây dựng TCKNNQG nếu phạm vi công việc quá rộng hoặc nếu phạm vi không

khớp với chức vụ của nghành. TCKNNQG được xây dựng theo vị trí công việc. Vị trí công việc

là tập hợp các nhiệm vụ do một cá nhân thực hiện. Một vị trí công việc thường bao gồm 5-12 mức

độ trách nhiệm nghề nghiệp và năng lực, với các năng lực cơ bản, năng lực chung và năng lực

chuyên môn. Nhóm năng lực cơ bản gồm 8-9 năng lực và năng lực chung và năng lực cá nhân

được sắp xếp theo vị trí. Hiện nay, chưa có thống kê về bất cứ vị trí công việc nào. Hiện tại, 144

công việc phụ thuộc vào sự xây dựng TCKNNQG và đến cuối năm 2019, 21 TCKNNQG đã được

bổ sung hoặc xây dựng từ các vị trí mới xuất hiện sau năm 2016.

4.2.2. Xây dựng và phát triển TCKNNQG

Hiện tại, khoảng 50% hội viên pháp nhân (đại diện hoặc đại lý của người dùng, đại diện của

người lao động, đại diện của các hiệp hội liên quan đến việc làm và đại diện của các tổ chức

GDNN) tham gia quá trình xây dựng TCKNNQG. Do vậy, các quyết định trong toàn bộ quá trình

xây dựng (phân tích công việc, phân tích nhiệm vụ nghề nghiệp, tạo danh sách nhiệm vụ công

việc và ban hành) phải được thực hiện thông qua tập hợp các ý kiến của 30 chuyên gia lĩnh vực

giàu kinh nghiệm trở lên. Các quy chế cũng chỉ rõ rằng 30% thành viên ủy ban thành lập

TCKNNQG trở lên phải gồm nhân viên của doanh nghiệp liên quan đến nghề.

Kể từ tháng 12 năm 2019, TCKNNQG đã được xây dựng và ban hành cho 193 nghề, trong đó,

19 nghề đã được sửa đổi và cập nhật theo các quy định mới.

Mỗi kỹ năng công việc của người lao động được đăng ký theo cấp độ từ 1 đến 5 và được dùng

để chiêu mộ, phân chia công việc và thanh toán lương. Từ năm 2011 - 2019, 391 người trong bốn

lĩnh vực đã được cấp chứng chỉ đánh giá viên của NOS. Họ đã đánh giá 10.215 người lao động

đăng ký từ 91 lĩnh vực nghề và 9.080 người đạt (88,9%) đánh giá.

4.2.3. Vai trò của Chính phủ

Kế hoạch xây dựng TCKNNQG được thành lập dưới sự giám sát của các bộ và ủy ban chính

phủ và được xây dựng cùng với các hiệp hội và tổ chức công việc liên quan. Bộ LĐ-TBXH được

chỉ định quản lý các tổ chức xây dựng, đánh giá và thông báo TCKNNQG. Trong quá trình xây

73

dựng TCKNNQG, Bộ LĐ-TBXH có trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng các nguyên tắc và quản lý

từng bộ.

Vai trò của Bộ LĐ-TBXH trong hệ thống TCKNNQG được trình bày như sau. Trước tiên, Bộ

LĐ-TBXH quản lý việc thành lập, đánh giá và thông báo của TCKNNQG theo nghề nghiệp.

Ngoài ra, Bộ LĐ-TBXH còn quản lý hoạt động cập nhật, bổ sung, phối hợp và sửa đổi của

TCKNNQG đã thông báo. Thứ hai, theo quy định của Thông tư, các nghề nghiệp TCKNNQG

nằm trong sự giám sát của từng tổ chức hoặc phòng ban chính phủ được hướng dẫn, kiểm định và

kiểm tra khi thành lập TCKNNQG. Thứ ba, Bộ LĐ-TBXH hướng dẫn và hợp tác với các tổ chức

liên kết với Chính phủ để sửa đổi và bổ sung nội dung của TCKNNQG và tái tổ chức TCKNNQG

đã ban hành.

Vai trò của từng chính quyền trung ương được trình bày như sau: Chính quyền trung ương

(được gọi là một tổ chức liên kết với Chính phủ, tổ chức tương đương, bộ hoặc tổ chức chủ trì) có

trách nhiệm xây dựng TCKNNQG cho từng nghề nghiệp dưới sự giám sát của mình. Trước hết,

Chính quyền trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức, hỗ trợ xây dựng TCKNNQG

cho các nghề được nêu trong Thông tư thuộc giám sát của mình. Thứ hai, Chính quyền trung

ương phải đề xuất cập nhật, bổ sung, điều chỉnh và sửa đổi TCKNNQG để thích ứng với những

thay đổi về nhu cầu, quản lý và hoạt động sản xuất của thế giới và khu vực. Thứ ba, các tổ chức

chính phủ, tổ chức và các phòng ban tương đương có trách nhiệm thường xuyên báo cáo cho Bộ

LĐ-TBXH, vào tháng 12 hằng năm. Thông tin cập nhật, bổ sung, phối hợp, sửa đổi và thành lập

mới các nghề nghiệp TCKNNQG sẽ thuộc trách nhiệm quản lý của những tổ chức này. Chính

quyền địa phương phải đánh giá và cấp chứng chỉ NOS theo quy định.

4.3. Tóm tắt và ý nghĩa

Đầu tiên, dù đã 10 năm trôi qua kể từ khi thành lập và triển khai, hệ thống TCKNNQG vẫn

chưa có đủ sự tham gia của ngành trong các chương trình thực tế và quá trình sửa đổi và bổ sung

của TCKNNQG diễn ra rất chậm. TCKNNQG và dữ liệu phân tích công việc là các tiêu chuẩn

quan trọng để xây dựng các chương trình giáo dục và đào tạo thực tế mà các ngành yêu cầu,

nhưng hầu hết các ngành không có mô tả công việc hoặc dữ liệu phân tích công việc, vậy nên, cần

rất nhiều thời gian và nhân lực để xây dựng TCKNNQG. Đặc biệt, rất khó xác định các ngành liên

quan đến 4IR và vì đây là những công nghệ cao và yêu cầu bảo mật đặc biệt, có thể sẽ khó tiếp

cận và xác định các xu hướng công nghệ và thông số kỹ thuật của công việc nội bộ.

Thứ hai, dù các hiệp hội công ty và công việc giữ trách nhiệm chính trong việc xây dựng

TCKNNQG thông qua các ủy ban kỹ năng công việc của ngành, trình độ chuyên môn và vai trò

thực tế của họ vẫn còn hạn chế. Tốc độ xây dựng TCKNNQG của Việt Nam tương đối chậm và

không theo kịp những thay đổi nhanh chóng trong thế giới việc làm. Nguyên nhân là do các

74

chuyên gia công việc tham gia xây dựng TCKNNQG thường thuộc về các công ty vừa và nhỏ, vì

vậy, họ bị hạn chế trong việc phản ánh các thay đổi công nghệ mới và chấp nhận những thay đổi

chóng vánh trong thị trường việc làm. Cần tăng cường sự tham gia của các chuyên gia ngành từ

các công ty vừa và lớn vào công cuộc xây dựng TCKNNQG thực tế vì phân tích công việc ngành

yêu cầu đáng kể thời gian, công sức, tài trợ và sự tham gia của các chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Tại Việt Nam, các ngành liên quan đến 4IR chủ yếu bao gồm các công ty vừa hoặc lớn. Hầu hết,

các chuyên gia đều gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động bên ngoài, nhưng ngay cả khi được

phép, họ vẫn cần hỗ trợ riêng cấp quốc gia để tham gia xây dựng TCKNNQG và dữ liệu xây dựng

lực lượng lao động do chi phí xây dựng cao.

Thứ ba, TCKNNQG phải phát triển đồng nhất với hệ thống công việc dựa trên danh sách phân

loại nghề. Tuy nhiên, danh sách nghề nghiệp để xây dựng hiện tại không được tạo theo hệ thống.

Do hệ thống phân loại TCKNNQG hiện tại được xây dựng dựa trên danh sách các nghề đào tạo

trong lĩnh vực GDNN, hoạt động phân tích công việc và xây dựng TCKNNQG từ góc độ công

việc trong lĩnh vực công nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì công nghệ 4IR sáp nhập các công nghệ

mới hoặc bổ sung các công nghệ này vào các công việc hiện tại, việc xây dựng TCKNNQG không

phải nhiệm vụ dễ dàng đối với các đơn vị xây dựng không có kinh nghiệm trong việc quyết định

xem nhiệm vụ nào trong danh sách là đơn vị công việc hay đơn vị năng lực.

Thứ tư, đơn vị xây dựng TCKNNQG là một chức vụ. Đơn vị này đòi hỏi bỏ nhiều thời gian và

công sức để điều tra nội dung các công việc riêng lẻ và xây dựng mô tả và thông số kỹ thuật công

việc theo từng cấp độ và phân biệt các cấp độ cũng trở thành nhiệm vụ khó khăn. Nếu

TCKNNQG được xây dựng quá chi tiết, sẽ rất tốn thời gian để xây dựng, khiến TCKNNQG trở

nên không phù hợp với 4IR vì công nghệ thay đổi với tốc độ chóng mặt. Việc áp dụng

TCKNNQG cũng có thể đòi hỏi tính linh hoạt và cần cân nhắc hiệu quả xây dựng khi xây dựng

các đơn vị.

Thứ năm, số lượng nhân viên hiện tại để đánh giá và cấp NOS còn ít, nên việc áp dụng

TCKNNQG còn hạn chế. Đã tám năm trôi qua kể từ khi bắt đầu quy trình đánh giá và cấp chứng

chỉ NOS, nhưng số lượng người lao động tham gia còn ít và người lao động tập trung trong các

lĩnh vực khai thác mỏ và khai thác, công nghệ ô tô và điện công nghiệp. Cần xây dựng

TCKNNQG để sử dụng trong các GDNN của nhiều bộ chính phủ và trong hoạt động xây dựng sự

nghiệp của người lao động trong các lĩnh vực công việc yêu cầu NOS.

Thứ sáu, các nghề nghiệp ưu tiên xây dựng TCKNNQG hiện tại được trình bày thành 144 nghề

theo quyết định ngày 25/11/2019 (1769/QĐ-TBXH). Ngày 28/05/2020, Thủ tướng Chính phủ ban

hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về thúc đẩy quá trình xây dựng lực lượng lao động có tay nghề, đóng

góp cho năng suất lao động cải tiến và gia tăng tính cạnh tranh quốc gia trong môi trường mới.

Chỉ thị nhấn mạnh rằng người học sẽ được đảm bảo đạt được các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng

số, kỹ năng mềm, tinh thần làm chủ và kỹ năng ngoại ngữ để đáp ứng các yêu cầu của thị trường

75

lao động. Đây sẽ là cơ sở để bám sát các yêu cầu kiến thức và kỹ năng đối với 4IR và để cập nhật

quá trình xây dựng và đánh giá TCKNNQG.

Thứ bảy, trong môi trường yêu cầu người lao động di chuyển giữa các quốc gia và nhận thức

chung về trình độ giữa các quốc gia đang trở thành xu hướng, chứng chỉ TCKNNQG là yếu tố

thiết yếu để hỗ trợ người lao động có cơ hội tham gia vào thị trường lao động nước ngoài dễ dàng

hơn. Điều này chỉ trở nên khả thi nhờ xác định hệ thống phân loại và trình độ phá triển

TCKNNQG, đặt nền móng cho nhận thức chung về các kỹ năng và trình độ công việc giữa các

quốc gia. Để thực hiện điều này, hãy đối chuẩn các chính sách liên quan đến TCKNNQG của các

quốc gia dẫn đầu 4IR tại châu Á và khu vực ASEAN.

Cuối cùng, hoạt động quản lý và vận hành theo hệ thống bị hạn chế về tài nguyên, chẳng hạn như

lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng và tài chính trong hoạt động hỗ trợ và quản lý quá trình xây dựng

TCKNNQG. Cần khuyến khích áp dụng CNTT vào quá trình xây dựng TCKNNQG và đánh giá

chứng chỉ và vào hoạt động quản lý và phối hợp các hệ thống cấp chứng chỉ. Cần số hóa và áp dụng

CNTT trong quá trình đánh giá chứng chỉ NOS cũng như quản lý và điều phối hệ thống cấp chứng chỉ

NOS.

5. Chương trình đào tạo nghề

5.1. Tình trạng hoạt động GDKT & ĐTN

Luật Giáo dục nghề nghiệp, có hiệu lực từ ngày 01/07/2015, đã hợp lý hóa hệ thống giáo dục

nghề để Bộ LĐ-TBXH có thể điều hành. Hệ thống GDNN của Việt Nam bao gồm 3 cấp độ: sơ

cấp, trung cấp và cao đẳng. Theo thống kê của các cơ sở GDNN, từ năm 2014 - 2018, có 1.948 tổ

chức GDNN trên toàn quốc vào năm 2018; con số này giảm bớt 28 tổ chức GDNN so với năm

2017, trong khi số lượng các trường cao đẳng lại tăng. Số liệu thống kê của cùng giai đoạn (2014–

18) cũng tiết lộ kết quả tương tự: ưu tiên lựa chọn giáo dục cao đẳng gia tăng, có thêm 10 trường

cao đẳng nghề mới được thành lập theo thời gian và số lượng tổ chứcGDNN giảm 66 tổ chức.

Hình 2-11. Số lượng tổ chức GDNN theo loại hình tại Việt Nam (2014–2018)

76

Nguồn: Viện Khoa học GDNN (2018). Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2018.

Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp từ ngày 01/07/2015, chương trình khung tiêu chuẩn để vận

hành GDNN không còn được sử dụng nữa. Thay vào đó, Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH,

quy định số lượng yêu cầu về kiến thức và năng lực tối thiểu cho người học, đã được ban hành.

Dựa trên Thông tư này, từ đó, các tổ chức GDNN đã và đang xây dựng và áp dụng các chương

trình đào tạo riêng theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TBXH. Vào năm 2019, Bộ LĐ-TBXH đã ban hành

các tiêu chuẩn về kiến thức và năng lực mà học viên cần có khi tốt nghiệp trình độ trung cấp và

cao đẳng nghề, cho 210 nghề nghiệp.

Các tiêu chuẩn định nghĩa (i) tên nhiệm vụ nghề đào tạo và chức danh, (ii) trình độ đào tạo, (iii)

yêu cầu kiến thức, (iv) yêu cầu kỹ năng, (v) yêu cầu tính tự chủ và trách nhiệm, (vi) trình độ

nhiệm vụ nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp và (vii) năng lực học tập và cải thiện trình độ kỹ năng

(Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2017).

Theo phân loại ngành và nghề nghiệp, các nghề đào tạo thuộc hệ thống GDNN hiện tại gồm 23

lĩnh vực đào tạo và 69 nhóm nhiệm vụ và công việc của nghề. Có 872 nghề ở trình độ trung cấp

và 630 nghề ở trình độ cao đẳng nghề.

Năm 2018, 2.210.000 học viên đăng ký vào các tổ chức GDNN—hay 100,5% số lượng mục

tiêu của năm— trong đó, khoảng 545.000 học viên có trình độ trung cấp và cao đẳng nghề, chiếm

24,7% tổng số; tổng số lượng đăng ký các trường cao đẳng nghề rơi vào khoảng 230.000 học viên,

chiếm 10,4% tổng số học viên đăng ký các tổ chức giáo dục nghề; và tổng số lượng đăng ký trình

độ trung cấp là khoảng 315.000 học viên, chiếm 14,3% tổng số học viên đăng ký các tổ chức giáo

dục nghề. Trong khi đó, các chương trình đào tạo trình độ trung cấp và đào tạo nghề khác chiếm

phần lớn trong tổng số với 1.665.000 người tham gia, hay 75,3% số học viên đăng ký.

Hình 2-12. Kết quả tuyển sinh vào các cơ sở GDNN năm 2016-2018

77

Nguồn: Viện Khoa học GDNN (2018). Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2018.

78

5.2. Các nhóm ngành của 4IR và phương phướng xây dựng

lực lượng lao động

Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Bộ KHCN) đã thông báo 40 công nghệ chủ chốt cho

Công nghiệp 4.0, liên quan đến 4IR. Danh sách bao gồm như sau.

Trí tuệ nhân tạo, Internet Vạn Vật, Dữ liệu lớn, Khai phá dữ liệu và phân tích dữ liệu, Chuỗi

khối, Điện toán đám mây, Mô phỏng, Robot tự hành, Robot cộng tác, Điện toán lượng tử, Điện

toán lưới, Hệ thống tích hợp theo chiều ngang và dọc, Các hệ thống không gian mạng thực - ảo,

Thực tại tảo, Quang điện, Công nghệ ánh sáng và quang tử, Sinh học tổng hợp, Công nghệ thần

kinh, Tế bào gốc, Xúc tác sinh học, Tin sinh học, Chip sinh học và cảm biến sinh học, Nông

nghiệp chính xác, Công nghệ tổng hợp nhiên liệu sinh học, Y học cá thể hoá, Y học tái tạo và kỹ

thuật tạo mô, Thực tại tăng cường, An ninh mạng, Công nghệ chế tạo vật liệu nano,

In 3D và chế tạo cộng, Công nghệ chế tạo vật liệu chức năng, Công nghệ chế tạo thiết bị nano,

Công nghệ chế tạo pin nhiên liệu, Năng lượng Hydrogen, Công nghệ giám sát sức khỏe, Chẩn

đoán hình ảnh Y-Sinh học, Công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến, Công nghệ chế tạo vệ tinh

nhỏ và siêu nhỏ, Thu thập và lưu trữ các bon, Năng lượng vi mô, Công nghệ tua bin gió, Công

nghệ năng lượng đại dương và năng lượng sóng

Ngày 27/09/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương,

chính sách chủ động tham gia 4IR, trình bày các phương hướng chính sách để chuẩn bị cho 4IR.

Trong số đó, có các điểm chính liên quan đến PTNNL như sau:

- Xây dựng nội dung đổi mới sáng tạo, song song với các chương trình giáo dục và đào tạo, để

thúc đẩy và hỗ trợ các chính sách sẽ tăng cường sự tiếp cận với môi trường công nghệ không

ngừng thay đổi và phát triển, cũng như tăng cường khả năng tư duy sáng tạo và khả năng thích

ứng

- Tích cực hỗ trợ đào tạo kỹ thuật liên quan đến đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp, triển

khai các chính sách hỗ trợ để cải thiện các kỹ năng nghề nghiệp của người lao động khi đào

tạo lại họ và nâng cao các kỹ năng cần thiết để chuyển đổi nghề nghiệp

- Xây dựng mạng lưới học tập mở cho công dân và giới thiệu lộ trình xây dựng an ninh và bảo

mật mạng để phổ biến công nghệ số, qua đó, tất cả công dân có thể học tập trong môi trường

an toàn

Chiến lược phát triển công nghiệp của Chính phủ Việt Nam là tập trung trước hết vào các

ngành công nghệ thông tin, điện tử và truyền thông đã chuẩn bị kỹ lưỡng; an ninh và bảo mật

mạng; sản xuất thông minh; các tổ chức tài chính; thương mại điện tử; nông nghiệp số; các ngành

văn hóa số; chăm sóc y tế; và giáo dục và đào tạo.

Để hỗ trợ chiến lược phát triển công nghiệp, dự thảo Cuộc cách mạng công nghiệp quốc gia 4.0

bao gồm nội dung về các nhiệm vụ và giải pháp liên quan đến bồi dưỡng nhân tài đến năm 2030.

79

Đặc biệt, dự thảo nhấn mạnh việc mở rộng và nâng cao chất lượng của các chương trình giáo dục

bậc đại học trong lĩnh vực giáo dục Công nghiệp 4.0, bao gồm an ninh mạng, phân tích dữ liệu

lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, truyền thông và giải trí, thiết bị mô phỏng và các công nghệ đổi

mới sáng tạo khác, để mau chóng gia tăng số lượng và chất lượng các chương trình đào tạo công

nghệ thông tin và khoa học và công nghệ. Ngoài ra, ngày 28/05/2020, Thủ tướng Chính phủ đã

ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng

cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Chỉ thị này bao

gồm các kế hoạch chuyển đổi số nền giáo dục nghề và các bài giảng trực tuyến, bên cạnh việc cải

thiện năng lực sử dụng công nghệ thông tin của các thành viên thuộc tổ chức GDNN.

5.3. Tóm tắt và ý nghĩa

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 sẽ kết thúc vào

năm nay. Tuy nhiên, rất khó để đánh giá định hướng chính sách của Chính phủ Việt Nam trong

quá trình chuẩn bị cho 4IR, vì chiến lược mới chưa được lên kế hoạch cụ thể. Cho đến nay, định

hướng PTNNL trong quá trình chuẩn bị cho 4IR vẫn còn khá phổ quát.

Một thách thức khác là bất kể các nguồn đầu tư tài chính hạn chế của chính quyền địa phương,

nhu cầu về trang thiết bị thực tế và/hoặc các cơ sở vật chất PTNNL liên quan đến 4IR lại khá cao.

Trong trường hợp của các hệ thống giáo dục nghề, kế hoạch đào tạo được triển khai qua mạng

lưới tổ chức giáo dục nghề, nhưng hiệu quả lại đi xuống do thiếu chiến lược hành động chi tiết.

Về cơ bản, mạng lưới các cơ sở GDNN có mặt tại tất cả các tỉnh và thành phố, nhưng việc thiếu

sót lực lượng lao động kỹ thuật có tay nghề hoặc tiên tiến gây khó khăn cho việc tuyển dụng của

các công ty.

Để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, phải điều chỉnh cơ cấu cung ứng theo nhu cầu về

nhân công. Tuy nhiên, kể từ năm 2018, tỷ lệ GDNN sơ cấp so với trình độ trung cấp và cao đẳng

nghề lần lượt giữ nguyên ở mức 75,3% với 24,7%. Nếu không giải quyết được những thách thức

này, việc dịch chuyển sang 4IR vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Dù các chương trình GDNN đã tuyên bố cấp độ thực hành tối thiểu, chất lượng thực hành chưa

đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động do cơ sở vật chất có hạn và trang thiết bị lỗi thời.

Để xử lý những vấn đề này, đào tạo tại chỗ thông qua quan hệ đối tác công nghiệp - học thuật rất

quan trọng; tuy nhiên, hệ thống để khởi động các quan hệ đối tác này vẫn còn ở mức khởi điểm.

80

6. Hệ thống chứng chỉ nghề

6.1. Khung trình độ quốc gia Việt Nam (KTĐQG)

Tháng 11 năm 2016, Thủ tướng Việt Nam đã phê duyệt triển khai Khung trình độ quốc gia Việt

Nam (KTĐQG) do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Bộ LĐ-TBXH chuẩn bị. Khung tám bậc

của KTĐQG đồng bộ với Khung Tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) và nhằm mục đích tạo

điều kiện cho khả năng chuyển đổi trình độ quốc tế. Tuy nhiên, các bậc trình độ kỹ thuật quốc gia

hiện nay không liên kết với các bậc trình độ KTĐQG.

Tiêu chuẩn theo trình độ của KTĐQG được mô tả là trình độ kiến thức, kỹ năng, tính tự chủ và

trách nhiệm và được biểu thị dưới dạng tín chỉ.

- Trình độ kiến thức và hiểu biết,

- Trình độ kỹ năng chuyên môn và kỹ năng giao tiếp để thực hiện công việc và

- Mức độ tự chủ và trách nhiệm.

Bảng 2-24 | Khung trình độ quốc gia Việt Nam

Bậc Loại chứng chỉ (tín chỉ) Chứng chỉ GDKT &

ĐTN

Chứng chỉ kỹ

năng quốc gia

1 Chứng chỉ sơ cấp 1 (5) Chứng chỉ sơ

cấp Ⅰ

Sơ cấp

GDKT &

ĐTN

Bậc 1

2 Chứng chỉ sơ cấp 2 (15) Chứng chỉ sơ

cấp Ⅱ

Bậc 2 3 Chứng chỉ sơ cấp 3 (25) Chứng chỉ sơ

cấp Ⅲ

4 Bằng trung cấp (35–50) Giấy chứng nhận nghề phổ

thông

Bậc 3

5 Bằng cao đẳng (60) Chứng chỉ của cao đăng nghề

Bậc 4 6 Bằng đại học (120~-180)

7 Bằng thạc sĩ (30~-60)

Bậc 5

8 Bằng tiến sĩ (90–120)

Nguồn: Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.; ADB (2020). Đánh giá ngành giáo dục kỹ thuật và

đào tạo nghề tại Việt Nam.

81

6.2. Hệ thống quản lý và vận hành chứng chỉ kỹ thuật quốc

gia Việt Nam

6.2.1. Vai trò của các tổ chức chính

Bộ LĐ-TBXH phụ trách ban hành, sửa đổi và quản lý các luật liên quan đến GDKT & ĐTN

Việt Nam và hệ thống chứng chỉ kỹ thuật quốc gia. Hệ thống chứng chỉ kỹ thuật quốc gia được

quản lý và vận hành bởi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Tổng cục GDNN), đơn vị thuộc Bộ LĐ-

TBXH.

Vụ Kỹ năng nghề (KNN) thuộc Tổng cục GDNN chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý

TCKNNQG, quản lý trình độ đào tạo nghề trong KTĐQG và kiểm tra trình độ. Viện Khoa học

Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) thuộc Tổng cục GDNN phụ trách tiến hành nghiên cứu về GDNN

và các chứng chỉ và xây dựng KTĐQG.

Tổ chức Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia (ĐGKNNQG), phụ trách quản lý kiểm tra trình độ, là

tổ chức giáo dục và đào tạo với 41 hoạt động được chỉ định tại 23 khu vực trên toàn quốc. Tổ

chức ĐGKNNQG đã được Vụ KNN đánh giá và công nhận đủ tư cách quản lý kiểm tra trình độ

kỹ thuật và cấp chứng chỉ. Tổ chức này đáp ứng các điều kiện về trang thiết bị, lực lượng lao động,

v.v., để tiến hành kiểm tra trình độ kỹ thuật và có thể thu phí kiểm tra.

Hình 2-13. Các tổ chức quản lý và vận hành Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia Việt Nam

Bộ LĐ-TBXH

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Viện

KHDGNN Viện Khoa học

Giáo dục nghề

nghiệp

Vụ KNN

Vụ Kỹ năng nghề

Các kỳ thi lấy chứng chỉ của Việt Nam được tiến hành tại 41 cơ sở của Tổ chức

ĐGKNNQG thuộc 23 khu vực của 63 tỉnh thành.

Tổ chức

ĐGKNNQG

(1) Tổ chức

Đánh giá

kỹ năng

nghề quốc

gia

Tổ chức

ĐGKNNQG

(2) Tổ chức

Đánh giá

kỹ năng

nghề quốc

gia

Tổ chức

ĐGKNNQG

(3) Tổ chức

Đánh giá

kỹ năng

nghề quốc

gia

...

Tổ chức

ĐGKNNQG

(41) Tổ chức

Đánh giá

kỹ năng

nghề quốc

gia

82

Bảng 2-25 | Các tổ chức quản lý và vận hành Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia Việt Nam và vai trò

Tổ chức Vai trò chính

Bộ LĐ-TBXH

(Tổng cục

GDNN, Vụ KNN)

- Ban hành và công bố luật

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra cơ bản

- Tạo chứng chỉ

- Giám sát hoạt động quản lý/vận hành chứng chỉ kỹ thuật nghề

- Quản lý hoạt động kiểm định của Tổ chức ĐGKNNQG

- Chuẩn bị và cung cấp câu hỏi kiểm tra

- Xây dựng và quản lý TCKNNQG

Viện KHDGNN - Nghiên cứu giáo dục/đào tạo nghề và trình độ

Tổ chức

ĐGKNNQG

- Xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm tra

- Thông báo kỳ thi và tiếp nhận đơn đăng ký

- Quản lý và chấm điểm thi

- Thông báo kết quả thi

- Cấp giấy chứng nhận trình độ

6.2.2. Quy trình lên kế hoạch thi lấy Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia

Hình sau mô tả quy trình lên kế hoạch thi lấy chứng chỉ kỹ thuật quốc gia: (i) Vụ KNN thu thập

kế hoạch thi lấy chứng chỉ kỹ thuật quốc gia hằng năm của Tổ chức ĐGKNNQG, (ii) đăng những

kế hoạch này lên trang web Bộ LĐ-TBXH và (iii) Tổ chức ĐGKNNQG quản lý kỳ kiểm tra dựa

trên các kế hoạch đã đăng.

Hình 2-14. Quy trình lên kế hoạch thi lấy Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia

Nguồn: Dữ liệu nội bộ của Vụ KNN

83

Quy trình triển khai kỳ thi sau đó được minh họa trong Hình 2 dưới đây: (i) Vụ KNN gửi câu

hỏi kiểm tra, (ii) Tổ chức ĐGKNNQG quản lý thi viết, chấm điểm tại chỗ và tiến hành kiểm tra

thực hành đối với những thí sinh thi đỗ, (iii) Tổ chức ĐGKNNQG gửi kết quả kiểm tra cho Vụ

KNN, (iv) Bộ LĐ-TBXH thông báo danh sách thí sinh thi đỗ và (v) Tổ chức ĐGKNNQG cấp

chứng chỉ cho thí sinh.

Hình 2-15. Quy trình chuẩn bị đánh giá NTQ

Nguồn: Dữ liệu nội bộ của Vụ KNN

6.3. Hệ thống chứng chỉ kỹ thuật quốc gia và tình trạng thi

6.3.1. Tư cách hợp lệ để đăng ký

Yêu cầu về tư cách hợp lệ đối với chứng chỉ kỹ thuật quốc gia bao gồm giáo dục và đào, kinh

nghiệm và trình độ như mô tả trong bảng sau. Bậc 1 không có điều kiện tiên quyết, và từ Bậc 2 trở

đi, thí sinh phải đáp những một số yêu cầu để đủ điều kiện tham gia thi chứng chỉ. Tuy nhiên,

những người dự kiến tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề và các trường cao đẳng theo niên chế

bốn năm không được phép đăng ký Bậc 3 hoặc Bậc 4 dù họ có tư cách hợp lệ tương đương.

84

Bảng 2-26 | Tiêu chí hợp lệ của Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia Việt Nam

Bậc Tiêu chí hợp lệ

1 Tất cả người lao động

2

Để tham gia đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 2 của một nghề, người lao

động phải đáp ứng một trong những điều kiện sau:

a) Sở hữu giấy chứng nhận kỹ năng nghề quốc gia Bậc 1 hoặc chứng nhận cơ bản tương

ứng của nghề đó và đã hành nghề trong tối thiểu 2 (hai) năm kể từ khi nhận giấy chứng

nhận;

b) Đã hoàn thành chương trình đào tạo trình độ trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp

chuyên nghiệp) tương ứng với nghề đó để đánh giá;

c) Đã hành nghề trong tối thiểu 3 (ba) năm liên tục.

3

Để tham gia đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 3 của một nghề, người lao

động phải đáp ứng một trong những điều kiện sau:

a) Sở hữu giấy chứng nhận kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc chứng chỉ trình độ trung cấp

(trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, lao động nghề hoặc lao động kỹ thuật) tương

ứng với nghề đó và đã hành nghề trong tối thiểu 2 (hai) năm liên tục kể từ khi nhận giấy

chứng nhận hoặc chứng chỉ;

b) Sở hữu giấy chứng nhận kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận cơ bản tương

ứng của nghề đó và đã làm việc trong nghề đó ít nhất 5 (năm) năm liên tục kể từ khi

nhận giấy chứng nhận;

c) Đã hoàn thành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng (cao đẳng nghề) tương ứng với

nghề đó;

d) Đã hành nghề trong tối thiểu 6 (sáu) năm liên tục.

4

Để tham gia đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 4 của một nghề, người lao

động phải đáp ứng một trong những điều kiện sau:

a) Sở hữu giấy chứng nhận kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc bằng cao đẳng (cao đẳng

nghề) tương ứng của nghề đó và đã hành nghề trong tối thiểu 3 (ba) năm liên tiếp kể từ

khi nhận giấy chứng nhận hoặc văn bằng;

b) Sở hữu giấy chứng nhận kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc chứng chỉ trình độ trung cấp

(trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, lao động nghề hoặc lao động kỹ thuật) tương

ứng với nghề đó và đã hành nghề trong tối thiểu 6 (sáu) năm liên tục kể từ khi nhận

giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ;

c) Sở hữu giấy chứng nhận kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận cơ bản tương

ứng của nghề đó và đã hành nghề trong tối thiểu 9 (chín) năm liên tục kể từ khi nhận

giấy chứng nhận;

d) Đã hoàn thành chương trình đào tạo bậc đại học tương ứng với nghề đó;

e) Đã hành nghề trong tối thiểu 10 (mười) năm liên tục.

5

Để tham gia đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 5 của một nghề, người lao

động phải đáp ứng một trong những điều kiện sau:

a) Sở hữu giấy chứng nhận kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 hoặc bằng đại học tương ứng của

nghề đó và đã hành nghề trong tối thiểu 5 (năm) năm liên tục kể từ khi nhận giấy chứng

nhận hoặc văn bằng;

b) Sở hữu giấy chứng nhận kỹ năng nghề quốc gia bậc 3 hoặc bằng cao đẳng (cao đẳng

nghề) tương ứng của nghề đó và đã hành nghề trong tối thiểu 9 (chín) năm liên tiếp kể

từ khi nhận giấy chứng nhận hoặc văn bằng;

c) Sở hữu giấy chứng nhận kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 hoặc chứng chỉ trình độ trung cấp

(trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, lao động nghề hoặc lao động kỹ thuật) tương

ứng với nghề đó và đã hành nghề trong tối thiểu 12 (mười hai) năm liên tục kể từ khi

nhận giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ;

85

d) Sở hữu giấy chứng nhận kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận cơ bản tương

ứng của nghề đó và đã hành nghề trong tối thiểu 14 (mười bốn) năm liên tục kể từ khi

nhận giấy chứng nhận;

e) Có bằng đại học tương ứng của nghề đó và đã hành nghề trong tối thiểu 3 (ba) năm liên

tục kể từ khi nhận bằng;

f) Đã hành nghề trong tối thiểu 15 (mười lăm) năm liên tục.

Nguồn: Chính phủ Việt Nam (2015). Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/03/2015 của Chính phủ nêu chi tiết

số lượng điều khoản của Luật Việc làm liên quan đến đánh giá và cấp chứng nhận kỹ năng nghề quốc

gia.

6.3.2. Phương pháp kiểm tra và Tiêu chuẩn đạt

Phương pháp kiểm tra được sử dụng chung cho tất cả các bậc (1–5) và bao gồm bài thi lý

thuyết và thực hành. Bài thi lý thuyết đánh giá kiến thức kỹ thuật chuyên môn của thí sinh và định

dạng đề thi như sau:

- Kiểm tra câu hỏi đúng - sai,

- Kiểm tra câu hỏi đúng - sai và nhiều đáp án và

- Kiểm tra câu hỏi mở.

Bài thi thực hành được tiến hành dưới dạng thi thực hành để đánh giá mức độ tuân thủ các quy

trình an toàn và vệ sinh và kỹ năng thực hành của thí sinh, như sau:

- Kiểm tra trình độ điều khiển thiết bị và công cụ và

- Kiểm tra trình độ xử lý và giải quyết nhiệm vụ.

Điểm đạt đối với cả bài thi lý thuyết và thực hành là 60/100.

6.3.3. Các hạng mục để tiến hành kiểm tra trình độ

Dù chứng chỉ kỹ thuật quốc gia gồm Bậc 1 - 5, bài thi hiện tại chỉ được tiến hành đối với Bậc 1

- 3. Có 85 nghề (chứng chỉ) dựa trên TCKNNQG; tuy nhiên, 135 mục của 40 nghề (chứng chỉ) đã

được xây dựng như bảng dưới đây. Có nghĩa Tổ chức ĐGKNNQG được giao phó cấp chứng chỉ

cho chỉ 135 mục của 40 nghề (xem Phụ lục). Ngoại trừ Bậc 4 và Bậc 5, 126 chứng chỉ đang được

kiểm nghiệm.

Bảng 2-27 | Số lượng hạng mục Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia tại Việt Nam

Chứng chỉ

(Nghề) Bậc Số lượng mục Bài thi được tiến hành

40

1 40 ○

2 41 ○

3 45 ○

4 7 ×

5 2 ×

Nguồn: Dữ liệu nội bộ của Vụ KNN

86

6.3.4. Tình trạng người tham gia thi và thí sinh thi đỗ

Kỳ thi lấy chứng chỉ kỹ thuật quốc gia bắt đầu có hiệu lực từ năm 2011 và số lượng người tham

gia thi qua các năm đã đạt 52.214 vào năm 2019, nhưng con số này còn cách mục tiêu của Chính

phủ Việt Nam rất xa. Số lượng người tham gia thi tăng mạnh năm 2017 nhưng tiếp tục giảm sau

đó.

Do tỷ lệ đạt lớn hơn 90% từ năm 2017, có thể sẽ có những thách thức trong việc đạt được sự tin

tưởng chung và độ đáng tin của chứng chỉ kỹ thuật quốc gia trong tương lai.

Bảng 2-28 | Tỷ lệ đạt chứng chỉ

Đơn vị: người, %

Năm Người tham gia

thi Thí sinh thi đỗ Tỷ lệ đạt

2011 375 231 62%

2012 1.150 699 61%

2013 1.550 680 44%

2014 2.320 1.019 44%

2015 2.725 1.432 53%

2016 236 160 68%

2017 23.340 21.832 94%

2018 16.983 15.999 94%

2019 (tháng 6) 3.535 3.293 93%

Tổng 52.214 45.345 86%

Nguồn: Dữ liệu nội bộ của Vụ KNN

6.4. Các xu hướng gần đây và kế hoạch phát triển trung hạn -

dài hạn đối với hệ thống trình độ

6.4.1. Mục tiêu trung hạn - dài hạn vận hành Chứng chỉ kỹ thuật

quốc gia

GDKT & ĐTN tại Việt Nam muốn xây dựng lực lượng lao động có tay nghề có thể góp phần

vào tính cạnh tranh về kinh tế của quốc gia. Chính phủ Việt Nam đã xây dựng “Chiến lược phát

triển đào tạo nghề (2011–2020)”. Mục tiêu của chiến lược này là đáp ứng nhu cầu của thị trường

lao động về cả số lượng và chất lượng và đạt được chất lượng đào tạo nghề ở mức độ các khu vực

ASEAN và các quốc gia tiên tiến. Dưới đây là các mục tiêu của chứng chỉ kỹ thuật quốc gia:

- xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để thi chứng chỉ kỹ thuật nghề và cấp chứng nhận;

- xây dựng hệ thống kiểm tra trình độ kỹ thuật nghề thích ứng với những thay đổi trong kỷ

87

nguyên mới; và

- chứng nhận trình độ kỹ thuật chung giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN.

Bảng sau trình bày các mục đích cụ thể để đạt được những mục tiêu trên. Tuy nhiên, kể từ năm

2020, hầu hết các mục tiêu đều rất khó đạt được, và một “Chiến lược phát triển đào tạo nghề

(2021–2030)” mới đang được chuẩn bị.

Bảng 2-29 | Chiến lược phát triển đào tạo nghề tại Việt Nam (2011–2020)

Lĩnh vực Đơn vị Mục tiêu Hiện tại

(2020) 2015 2020

Số lượng hạng mục trình độ

(TCKNNQG) Loại nghề nghiệp 250 400 126(193)

Hoạt động kiểm định của Tổ

chức ĐGKNNQG Số lượng tổ chức 250 400 41

Người tham gia thi chứng chỉ

(thi cùng lúc) 10.000 người 2.000.000 6.000.000 52.214

Nguồn: Thủ tướng Chính phủ (2012). Chỉ thị số 630/QĐ-TTg ngày 29/05/2012 về việc Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chiến lược phát triển nghề trong giai đoạn 2011 – 2020.

6.4.2. Hạng mục chứng chỉ kỹ thuật quốc gia liên quan đến Cuộc

cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trong số các chứng chỉ kỹ thuật quốc gia của Việt Nam, không có chứng chỉ nào cho các chức

năng kỹ năng kỹ thuật có liên quan mật thiết với 4IR. Tuy nhiên, trong tháng 12 năm 2018,

MOST đã thông báo tổng cộng 43 khu vực công nghệ, từ công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ

dữ liệu lớn và công nghệ chuỗi khối đến các lưới thông minh, để thích ứng với 4IR và có khả

năng các hạng mục chứng chỉ kỹ thuật quốc gia sẽ mở rộng để bao gồm những khu vực này (xem

Phụ lục).

6.5. Tóm tắt và ý nghĩa

Đầu tiên, Chính phủ Việt Nam đã thành lập KTĐQG vào năm 2016 để nâng cao chất lượng

giáo dục và đào tạo và thúc đẩy nhận thức chung về trình độ giữa các quốc gia ASEAN. Chính

phủ tán thành liên kết giữa giáo dục tại trường học và đào tạo nghề, nhưng việc xây dựng sự

nghiệp của những người có chứng chỉ và bảo đảm độ phổ biến của chứng chỉ trong khu vực

ASEAN trong tương lai dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn do chứng chỉ kỹ thuật quốc gia không nằm

trong KTĐQG. Do đó, cần thúc đẩy liên kết giữa giáo dục tại trường học, đào tạo nghề và chứng

chỉ kỹ thuật quốc gia trong KTĐQG.

Thứ hai, việc quản trị các hoạt động quản lý chứng chỉ kỹ thuật quốc gia được chia giữa chính

phủ (Bộ LĐ-TBXH) và các cơ quan kiểm tra tư nhân (Tổ chức ĐGKNNQG), nên không có mối

88

quan hệ hợp tác có hệ thống nào giữa hai bên. Trong trường hợp của Bộ LĐ-TBXH, rất khó để

tập trung xây dựng các chính sách chứng chỉ kỹ thuật quốc gia vì Bộ LĐ-TBXH chịu trách nhiệm

quản lý kiểm tra, và do Tổ chức ĐGKNNQG tiến hành thông báo thi và cấp chứng nhận riêng, có

vẻ việc kiểm soát chất lượng thi sẽ chịu sự hạn chế. Vì vậy, cần phải thành lập một cơ quan kiểm

tra chuyên nghiệp độc lập (hay HRD Việt Nam) để hỗ trợ các chính sách của Chính phủ một cách

có hệ thống và hợp lý hóa và nâng cao chất lượng thi. Ngoài ra, cần cân nhắc thành lập các văn

phòng HRD Việt Nam tại khu vực để cung cấp dịch vụ thi trên toàn quốc. Đồng thời, cần hạn chế

vai trò của Tổ chức ĐGKNNQG hiện tại thành cung cấp cơ sở thi.

Thứ ba, lý do lớn nhất tại sao các kỳ thi lấy chứng chỉ kỹ thuật quốc gia không được phổ biến

rộng rãi trong xã hội kể từ khi triển khai năm 2011 có vẻ là do người sử dụng lao động không

công nhận chứng nhận trình độ kỹ thuật quốc gia. Dù Luật Việc làm khuyến nghị sử dụng chứng

chỉ kỹ thuật quốc gia, để Luật có hiệu lực, các luật và quy định liên quan đến chương trình cần

xác định các tiêu chí cụ thể để sử dụng và ưu đãi những người có chứng chỉ kỹ thuật quốc gia

trong công việc, mức lương, v.v.

Thứ tư, những người tốt nghiệp trường cao đẳng nghề và trường đại học theo niên chế bốn năm

hiện tại chưa tận dụng triệt để chứng chỉ kỹ thuật quốc gia trong công việc. Điều này đã gây cản

trở trong việc thu hút nhiều người tham gia thi lấy chứng chỉ. Nhìn vào các yêu cầu hiện tại,

những người dự kiến tốt nghiệp cao đẳng nghề và đại học không có tư cách hợp lệ để đăng ký thi

lấy chứng chỉ kỹ thuật quốc gia, nên sinh viên không thể tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ kỹ thuật

quốc gia để chuẩn bị gia nhập lực lượng lao động. Vì vậy, điều này có thể dẫn đến mức độ sử

dụng chứng chỉ kỹ thuật quốc gia của các công ty ở mức thấp, đòi hỏi sửa đổi các tiêu chí hợp lệ

đối với chứng chỉ kỹ thuật quốc gia.

Thứ năm, chứng chỉ kỹ thuật quốc gia bao gồm 5 Bậc 1-5, nhưng chỉ bậc 1-3 đang được quản

lý. Để xây dựng lực lượng lao động kỹ thuật vượt trội thông qua chứng chỉ kỹ thuật quốc gia, cần

gấp rút xây dựng và triển khai kỳ thi chứng chỉ mới cho Bậc 4 và Bậc 5. Cụ thể hơn, để đảm bảo

tính cạnh tranh công nghệ và chứng nhận lực lượng lao động kỹ thuật chung giữa các quốc gia

ASEAN, cần cung cấp chứng chỉ cho kỹ sư chuyên nghiệp; để thực hiện điều này, cũng cần cân

nhắc sử dụng Bậc 5 của chứng chỉ kỹ thuật quốc gia như chứng chỉ trình độ kỹ sư chuyên nghiệp.

Thứ sáu, khả năng tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ kỹ thuật quốc gia của công chúng có thể bị

hạn chế do hiện nay, mỗi Tổ chức ĐGKNNQG cung cấp riêng thông tin về kỳ thi trình độ kỹ

thuật quốc gia và các chứng chỉ. Để cải thiện điều này, cần xây dựng Hệ thống thông tin kỳ thi

trình độ (QEIS) hỗ trợ dịch vụ một bước, từ thông báo kỳ thi chung và đăng ký thi đến thông báo

thí sinh thi đỗ.

89

7. Liên kết GDKT & ĐTN với các ngành và chứng chỉ

7.1. Tình trạng liên kết giữa ngành công nghiệp và GDKT &

ĐTN

7.1.1. Tình trạng tham gia của ngành trong GDKT & ĐTN

Sự tham gia hoạt động giảng dạy GDKT & ĐTN của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng trở

nên quan trọng hơn xét về nhận thức chất lượng. Đặc biệt, người ta còn nhấn mạnh việc thành lập

mạng lưới trường đào tạo nghề để cải thiện chất lượng đào tạo nghề. Để thực hiện điều này, các tổ

chức GDKT & ĐTN đang không ngừng cố gắng hình thành và phát triển các mối quan hệ liên tục,

để người sử dụng lao động tham gia đào tạo và đảm bảo chất lượng.

Báo cáo GDKT & ĐTN năm 2015 của Bộ LĐ-TBXH nhắc đến ba mô hình thí điểm liên kết

đào tạo trong khuôn khổ chương trình “Đổi mới GDKT & ĐTN tại Việt Nam” giữa Việt Nam và

Đức. Chương trình này bao gồm đào tạo tại chỗ trong công ty, sắp xếp chương trình đào tạo linh

hoạt và thực tập phù hợp với kế hoạch hoạt động của các doanh nghiệp.

<Đặc trưng thường thấy của các mô hình thí điểm liên kết đào tạo tại Việt Nam>

Liên kết đào tạo giữa các nhà cung cấp GDKT & ĐTN và các doanh nghiệp tập trung vào cải thiện chất

lượng đào tạo kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng kỹ thuật, cũng như kỹ năng công việc và thái độ tại nơi

làm việc. Mối quan hệ hợp tác này có những đặc điểm chính như sau:

Nhà cung cấp GDKT & ĐTN chỉ đạo và doanh nghiệp phối hợp.

Các doanh nghiệp phụ trách triển khai một phần chương trình đào tạo xác định dựa trên tiêu chuẩn

nghề nghiệp do các nhà cung cấp GDKT & ĐTN và ngành cùng xây dựng.

Có hai địa điểm học tập: tại địa điểm của nhà cung cấp GDKT & ĐTN (lớp học và hội thảo thực

hành) để xây dựng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và tại địa điểm của doanh nghiệp để tìm

hiểu kỹ năng sản xuất trong quy trình sản xuất và quy trình công việc.

Đánh giá về thành tích đào tạo do nhà cung cấp GDKT & ĐTN và các doanh nghiệp cùng thực hiện.

Sự hợp tác trong quy trình đánh giá gồm ba bước cơ bản sau:

① Giai đoạn chuẩn bị, gồm khảo sát doanh nghiệp, giới thiệu tiêu chuẩn nghề nghiệp, xây dựng mô-

đun chương trình đào tạo và tài liệu đào tạo, chốt hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp đối tác và

chương trình đào tạo của người đào tạo trong công ty;

② Giai đoạn đào tạo, gồm tích cực phối hợp, giám sát và chia sẻ tài nguyên; và

③ Giai đoạn đánh giá, gồm kiểm tra đánh giá và đánh giá.

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2019). Việt Nam: Đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ chương trình, có rất ít trường hợp hợp tác giữa doanh nghiệp và

ngành GDNN. Một khảo sát quy mô nhỏ gồm 79 doanh nghiệp cho thấy chỉ 12% doanh nghiệp có

tiếp xúc thường xuyên với các nhà cung cấp GDNN, và trong số các doanh nghiệp, doanh nghiệp

thuộc sở hữu nhà nước có mối quan hệ hợp tác vững chắc nhất. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ,

90

chiếm 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, không có mối quan hệ chính thức với nhóm ngành

GDNN (Ngân hàng Thế giới, 2019).

Theo báo cáo của Sở Việc làm tại Bộ LĐ-TBXH, tỷ lệ doanh nghiệp cung cấp GDNN cho nhân

viên ở mức thấp 36,29%, trong số đó, thấp nhất là doanh nghiệp tư nhân với 30,18%. Tỷ lệ doanh

nghiệp hợp tác với các tổ chức GDNN chỉ ở mức 9,11%—trong đó chỉ có 5% hoạt động hợp tác

được triển khai. Tỷ lệ cao nhất thuộc về các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, trong đó chỉ có

14% hoạt động hợp tác thực sự được triển khai (Tổng cục GDNN, 2020).

Trong “Chiến lược phát triển đào tạo nghề (2011-2020)”, Chính phủ Việt Nam coi việc xây

dựng GDKT & ĐTN liên tục là trách nhiệm của toàn xã hội. Chính phủ đã yêu cầu sự phối hợp

của nhiều bên liên quan thuộc cả phía chính phủ và phi chính phủ, bao gồm người sử dụng lao

động và người lao động, để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động của đất nước.

Tại diễn đàn do Chính phủ Việt Nam chủ trì về “Tăng cường kỹ năng lao động của Việt Nam”

hồi tháng 11 năm 2019 tại Hà Nội, 30 công ty và tổ chức đã tham gia ký biên bản ghi nhớ (MOU).

Thông qua đó trình bày mục tiêu điều hành các chương trình đào tạo nghề trong khuôn khổ hợp

tác chung, tiến hành đào tạo cho hàng trăm nghìn người lao động.

7.1.2. Cơ sở tham gia GDKT & ĐTN của các ngành nghề

Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với GDNN được quy định trong Chương IV của

Luật Giáo dục nghề nghiệp (Luật số 74/2014/QH13) (Viện KHDGNN và GIZ, 2015).

Quyền của các doanh nghiệp được quy định trong Điều 51 như sau:

- Thành lập tổ chức giáo dục nghề để cung cấp nguồn nhân lực trực tiếp cho hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp và xã hội.

- Đăng ký hoạt động giáo dục nghề để cung cấp các chương trình đào tạo nghề trình độ sơ

cấp và đào tạo liên thông như được nêu trong Điểm a, b, c, và d Khoản 1 Điều 40 của

Luật này cho người lao động tại các doanh nghiệp và những người lao động khác; nhận

tài trợ đào tạo cho người khuyết tật học tập và làm việc trong doanh nghiệp.

- Hợp tác với các tổ chức giáo dục nghề khác cung cấp các chương trình đào tạo trình độ

sơ cấp, trung cấp hoặc cao đẳng và liên thông.

- Tham gia lập chương trình và tài liệu đào tạo; giảng dạy, thử thách hoặc đánh giá kết quả

học tập của học viên tại các tổ chức giáo dục nghề.

- Chi phí hoạt động đào tạo nghề của doanh nghiệp sẽ không tính vào thu nhập tính thuế

theo các quy định của luật thuế.

Nghĩa vụ của các doanh nghiệp và tổ chức giáo dục nghề được quy định trong Điều 52 như sau:

91

- Cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo và sử dụng người lao động trong doanh nghiệp

theo quy tắc và nhu cầu việc làm hằng năm đối với tổ chức giáo dục nghề.

- Đào tạo hoặc đặt lịch hẹn với các tổ chức giáo dục nghề để đào tạo người có việc làm

làm việc cho doanh nghiệp.

- Thực hiện tất cả nghĩa vụ đã thống nhất trong hợp đồng liên kết đào tạo với tổ chức giáo

dục nghề.

- Tham gia lập chương trình và tài liệu đào tạo; giảng dạy, thử thách hoặc đánh giá kết quả

học tập của học viên tại các tổ chức giáo dục nghề; đưa học viên hoặc cán bộ giảng dạy

đi thăm quan, thực hành hoặc tiếp nhận thử thách để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp theo

hợp đồng đã ký với tổ chức giáo dục nghề.

- Trả lương hoặc tiền công cho học viên hoặc người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sản

phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong quá trình đào tạo, thực hành hoặc tập sự tại doanh

nghiệp như đã thống nhất.

- Hợp tác với tổ chức giáo dục nghề trong quá trình đào tạo, cung cấp các khóa bồi dưỡng

cho nhân viên của doanh nghiệp.

- Cho phép nhân viên của doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo tại chức để nâng cao kỹ

năng nghiệp vụ như được nêu trong luật lao động.

- Chỉ sử dụng người lao động có tay nghề hoặc người lao động có chứng nhận kỹ năng

nghề quốc gia liên quan đến các công việc trong Danh sách do Bộ LĐ-TBXH cung cấp.

- Chính phủ sẽ cung cấp hướng dẫn về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp về giáo dục

nghề.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng lao động có tay nghề, góp phần cải thiện năng suất

lao động và gia tăng tính cạnh tranh quốc gia từ những thay đổi trong môi trường mới, Thủ tướng

Chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp tham gia (Chỉ thị số 24/CT-TTg):

- Xây dựng các tổ chức đào tạo nghề hoặc mở các khóa đào tạo nghề tại nơi làm việc để

cải thiện trình độ và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động; hợp tác với các tổ chức

đào tạo nghề tổ chức chương trình GDNN và các chương trình đào tạo khác theo điều

khoản của các quy định liên quan.

- Tạo danh sách khu vực và nghề nghiệp cần đào tạo và chứng chỉ trình độ, xây dựng các

tiêu chuẩn nghề quốc gia và chương trình đào tạo và tạo điều kiện để nguồn nhân lực có

trình độ tham gia xây dựng tiêu chuẩn kinh tế-kỹ thuật về đào tạo nghề.

- Tham gia hội đồng trường, ban giám đốc và hội đồng kỹ năng ngành.

- Tiến hành kiểm tra, kiểm định trình độ và phát triển năng lực ngành đối với nhân viên

đương nhiệm.

92

- Cung cấp thông tin và báo cáo kịp thời về nhu cầu đào tạo, việc làm theo ngành và nhu

cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

- Chỉ tuyển lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ về một số nghề nghiệp theo yêu cầu

của luật liên quan.

7.1.3. Hạn chế và thách thức của các ngành tham gia GDKT & ĐTN

Về mối quan hệ cộng tác giữa các cơ sở GDKT & ĐTN và các đối tác trong ngành, có giới hạn

đối với việc truy cập dữ liệu toàn diện ở phạm vi toàn quốc. Khảo sát ý kiến người sử dụng lao

động được thực hiện vào năm 2011 cho biết mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ sở

GDKT & ĐTN tại Việt Nam phần lớn giới hạn ở quy trình tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp và

việc cung cấp khóa thực tập cho sinh viên. Chỉ có 10% người sử dụng lao động đề cập đến việc

tham gia phát triển chương trình giảng dạy và chỉ có 5% người sử dụng lao động tham gia đánh

giá sinh viên (Ngân hàng Thế giới và CIEM, 2012).

Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những chiến lược và sự khích lệ hợp lý cho các doanh nghiệp khi hỗ

trợ hợp tác với các cơ sở GDKT & ĐTN không đủ khả năng cung cấp chương trình đào tạo hướng

cầu do những hạn chế về cấu trúc và tài chính.

Theo Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015, các doanh nghiệp tham gia hoạt động

đào tạo được hưởng các chính sách miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, những

lợi ích này không đủ để bù cho các chi phí như chi phí đào tạo hoặc chi phí giao dịch để kiến nghị

khấu trừ thuế (Ngân hàng Thế giới, 2019).

Mô hình kiểm định chất lượng mới của Bộ LĐ-TBXH nhấn mạnh nghĩa vụ đơn phương của

các cơ sở GDKT & ĐTN trong nỗ lực giải quyết các vấn đề được ưu tiên này. Tuy nhiên, nếu các

cơ sở GDKT & ĐTN công lập chưa đạt năng lực cơ bản (bao gồm cơ sở và trang thiết bị đào tạo

thích hợp, cũng như đội ngũ nhân viên có năng lực) để thu hút học viên, các doanh nghiệp có thể

sẽ ở thế bị động và không sẵn lòng đóng góp tích cực (ADB, 2020).

Về điểm này, Tổng cục GDNN đã chỉ rõ những khó khăn và thách thức liên quan đến việc các

doanh nghiệp tham gia GDKT & ĐTN trong báo cáo ngày 23/12/2019, “Tăng cường liên kết giữa

Giáo dục nghề nghiệp và các Doanh nghiệp trong năm 2019, các Thách thức và Giải pháp vận

hành trong năm 2020” như sau:

- Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đào tạo, tái đào tạo và nâng cao kỹ năng

nghề nghiệp của nhân viên chưa được thực hiện tốt; mối quan hệ hợp tác giữa các doanh

nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề vẫn ở mức thấp.

- Hình thức hợp tác thường xuất hiện ở cuối khóa đào tạo khi các doanh nghiệp tổ chức đào tạo

thực hành cho học viên.

- Khung pháp lý xoay quanh trách nhiệm và lợi ích của các doanh nghiệp trong các hoạt động

93

giáo dục nghề nghiệp chưa được áp dụng trên thực tế. Do chưa có chế tài đối với vi phạm

trong quá trình tuyển dụng và thuê học viên, nhiều doanh nghiệp ưu tiên tuyển lao động phổ

thông chưa qua đào tạo nghề.

- Doanh nghiệp không cung cấp nhu cầu nhân công hàng năm cho các cơ quan quản lý nhà nước

chịu trách nhiệm về lao động và giáo dục nghề nghiệp theo Luật Việc làm và Luật Giáo dục

nghề nghiệp. Từ đó, xuất hiện yếu tố không phù hợp giữa nhu cầu đào tạo và nhu cầu của doanh

nghiệp.

- Các doanh nghiệp vẫn thiếu thông tin về hệ thống, chính sách và cơ chế khuyến khích tham

gia đào tạo nghề.

- Nhiều cơ sở đào tạo nghề chưa thành lập phòng ban chuyên môn cần thiết để tương tác qua lại

với các doanh nghiệp. Đây là yếu tố cần thiết để thiết lập mối quan hệ cung – cầu trong thị

trường lao động thông qua đào tạo nghề.

- Một số cơ quan chính quyền địa phương chưa tích cực trong việc chỉ đạo và hướng dẫn hợp

tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp dưới sự giám sát của mình. Công tác

báo cáo và thống kê chưa được thực hiện nghiêm túc theo quy định.

- Các trường và doanh nghiệp đã thống nhất về một số chương trình hợp tác, nhưng nhiều

chương trình trong số đó chưa tìm được cơ chế hợp tác hiệu quả.

7.2. Các ngành tham gia hệ thống chứng chỉ nghề

Ở Việt Nam, mức độ các ngành tham gia hệ thống chứng chỉ nghề có vẻ còn thấp và mối liên

kết giữa GDKT & ĐTN và các chứng chỉ nghề cũng khá yếu.

Tuy có các quy định và chủ trương liên quan đến việc cấp, gia hạn, cấp lại và hủy bỏ các chứng

chỉ kỹ thuật nghề quốc gia, Việt Nam hiện chưa có các quy định về việc lập, sửa đổi và hủy bỏ

các chứng chỉ. Do đó, cơ sở cho việc các ngành nên tham gia hệ thống chứng chỉ nghề cũng

không rõ ràng.

Bảng 2-30 | Hiện trạng các quy định và thông tư (hướng dẫn) liên quan đến việc cấp Chứng chỉ kỹ thuật

quốc gia

Tên Ngày ban hành Nội dung

Nghị định số

31/2015/NĐ-CP 24/03/2015

Chính phủ ban hành quy định chi tiết để thi hành một số

điều khoản của Luật Việc làm về đánh giá và cấp chứng chỉ

cho các kỹ năng nghề quốc gia.

Thông tư số

38/2015/TT-BLĐTBXH 19/10/2015

Quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cũng như

việc cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc

gia

Nguồn: Tổng cục GDNN (2017). Một số văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp

94

Trong khi đó, Chương III của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ban hành ngày 15/3/2015 quy định

tiêu chí áp dụng các chứng chỉ nghề quốc gia theo bậc trình độ và cấp chứng chỉ. Theo Nghị định

này, cả năm bậc trình độ của chứng chỉ nghề quốc gia ở Việt Nam đều không yêu cầu đào tạo

nghề là điều kiện tiên quyết để tham gia làm bài kiểm tra. Do đó, những người không tham gia

đào tạo nghề có thể đăng ký lấy chứng chỉ nghề quốc gia nếu đáp ứng các yêu cầu được quy định

trong Nghị định này.

Không có dữ liệu về tỷ lệ chương trình GDKT & ĐTN được liên kết với các chứng chỉ nghề vì

đào tạo nghề không phải là yêu cầu cần đáp ứng khi đăng ký thi cấp chứng chỉ. Theo Vụ KNN

thuộc Tổng cục GDNN, số lượng thí sinh dự thi cấp chứng chỉ nghề trong năm 2020 (tính đến

tháng 7) chỉ khoảng 60.000 người. Con số này ít hơn 3% so với số lượng thí sinh đăng ký GDNN.

Bảng 2-31 | Đăng ký GDNN

Phân loại 2017 2018 Mục tiêu

2020 2025

Tổng 2.204.400 2.210.000 3.397.110 2.795.243

Cao đẳng 230.400 319.002 473.316 702.705

Trường trung cấp chuyên nghiệp 310.000 298.998 901.045 573.344

Đào tạo nghề cơ bản và

đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng) 1.664.000 1.592.000 2.022.749 1.519.194

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2019). Việt Nam: Đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp

7.3. Tình hình và hoạt động của Hội đồng kỹ năng ngành

(HĐKNN) ở Việt Nam

7.3.1. Bối cảnh hoạt động của HĐKNN

Chính phủ Việt Nam đang tìm cách thúc đẩy sự tham gia tích cực hơn từ các doanh nghiệp như

một giải pháp để đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN. Giữa những nỗ lực đó, việc thành lập

các HĐKNN được coi là một trong những giải pháp đột phá nhất để kết nối cung – cầu kỹ năng.

Trong bối cảnh này, Tổng cục GDNN đã tổ chức một buổi hội thảo vào ngày 25/07/2019 để

thảo luận về nhiệm vụ của HĐKNN và bắt đầu thành lập HĐKNN trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự

kiện nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thông tin và các hình thức của xu

hướng tuyển dụng, thông tin về việc làm và thị trường lao động, cũng như việc thiết lập hệ thống

dự báo về nhu cầu kỹ năng, bao gồm thông tin về tình trạng thiếu kỹ năng và sự xuất hiện của các

nghề nghiệp mới . Việt Nam kỳ vọng việc thành lập các HĐKNN có thể dẫn đầu trong việc giải

quyết các hạn chế và vấn đề hiện tại liên quan đến hệ thống phát triển kỹ năng ở Việt Nam (ILO,

2019).

95

7.3.2. Luật pháp và quy định liên quan đến HĐKNN

Luật GDNN bao gồm cơ sở pháp lý để thành lập các HĐKNN trong một số lĩnh vực ưu tiên.

Tổng cục GDNN hiện đang dự thảo điều khoản tham chiếu (ĐKTC) cho HĐKNN trong ngành

dịch vụ du lịch. Dự thảo sẽ quy định các nguyên tắc về việc thành lập HĐKNN và cơ cấu thành

viên của HĐKNN, cũng như vai trò, trách nhiệm và quản trị của hội đồng này. Sau khi dự thảo có

hiệu lực, dự kiến đó sẽ là chất xúc tác cho việc thành lập các HĐKNN trong các ngành khác.

<Vai trò và trách nhiệm của HĐKNN trong ngành dịch vụ du lịch>

Tăng cường mối quan hệ hợp tác và mức độ gắn kết của ngành để đảm bảo ngành đó là trung tâm của

hệ thống GDNN ở Việt Nam.

Hoạt động với vai trò đầu mối chính thức để tham mưu cho chính phủ về kỹ năng và sự thay đổi xu

hướng kỹ năng cần thiết trong ngành.

Lan tỏa giá trị của GDNN đến người sử dụng lao động, cộng đồng và các cơ sở đào tạo.

Xây dựng và thẩm định các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được sử dụng để xây dựng hệ thống

chứng chỉ quốc gia và các khóa đào tạo nhằm đảm bảo phương pháp tiếp cận nhất quán trên cả nước

trong việc phát triển lực lượng lao động có tay nghề trong ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam.

7.3.3. Tình hình và kế hoạch thành lập HĐKNN

Các HĐKNN đóng vai trò điều phối trong quá trình tạo điều kiện kết nối giữa GDKT & ĐTN

và ngành. Tương tự như trường hợp ở các quốc gia khác, thành viên của HĐKNN ở Việt Nam

cũng bao gồm đại diện từ phía chính phủ và giới học thuật (giáo dục và đào tạo), trong đó có các

viện nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức lao động và hiệp hội người sử dụng lao động liên quan

đến ngành.

Việt Nam lần đầu tiên ra mắt HĐKNN trong ngành nông nghiệp vào tháng 11 năm 2019 với 21

thành viên. HĐKNN vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm. Ngoài ra, dự thảo về ĐKTC của

HĐKNN trong ngành dịch vụ du lịch đã được soạn thảo.

Bảng 2-32 | Cơ cấu thành viên HĐKNN trong Nông nghiệp

Lĩnh vực Cơ cấu thành viên

Chính phủ Bộ LĐ-TBXH (bao gồm Tổng cục GDNN), Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn

Các cơ sở giáo dục và đào tạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Hàng hải,

Đại học Nông Lâm

Ngành

Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Hội Khoa học và Công nghệ Thực phẩm

Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Các doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

Công đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Khi tập trung xây dựng các giải pháp để đổi mới chiến lược và nâng cao chất lượng GDNN với

sự tham gia tích cực hơn của các doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam nêu rõ một trong những vai

96

trò của doanh nghiệp là tham gia vào các HĐKNN. Ý tưởng đó của Chính phủ đã được phản ánh

rõ ràng trong dự án “Gắn kết GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững và an sinh xã

hội”, một trong những dự án và giải pháp nhằm “Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm

2020, định hướng đến năm 2030”. Xem xét sự vận động do Chính phủ thúc đẩy, dự kiến sẽ có

nhiều HĐKNN được thành lập trong tương lai gần.

7.4. Tóm tắt và ý nghĩa

Thứ nhất, cần hiểu rằng mặc dù đã có hệ thống ngành cho các ngành tham gia GDKT & ĐTN

và hệ thống chứng chỉ nghề nhưng vẫn cần bổ sung hệ thống pháp lý để quản lý và hỗ trợ toàn

diện. Đặc biệt, trong khi xác định các quy định tương đối cụ thể và tình trạng tham gia liên quan

đến vai trò của các công ty, cần phải xem xét xây dựng một đạo luật hỗ trợ riêng cho sự tham gia

của người lao động vì dường như việc hỗ trợ người lao động tham gia vẫn chưa đủ.

Thứ hai, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các hướng dẫn liên quan khuyến khích các tổ chức

tham gia GDNN bằng cách nêu rõ những quyền lợi mà họ nhận được khi tham gia, cũng như

nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng tổ chức tham gia GDNN không nhận được đủ

lợi ích và ảnh hưởng xấu không đáng kể khi họ không thực hiện nghĩa vụ của mình. Để giải quyết

khoảng cách giữa luật pháp và thực tế, cần xem xét hỗ trợ phí đào tạo và các lợi ích mạnh mẽ về

thuế nhằm thúc đẩy các công ty tự nguyện tham gia GDNN.

Thứ ba, một chứng chỉ mới không phải tuân theo bất kỳ quy định hoặc hướng dẫn nào khi được

tạo lập, thay đổi hoặc hủy bỏ trong hệ thống chứng chỉ nghề, do đó cần phải chuẩn bị những quy

định, hướng dẫn này. Đặc biệt, cần phải phản ánh các tiêu chuẩn và quy trình cụ thể với các ngành

để trực tiếp phản ánh nhu cầu của ngành trong hệ thống chứng chỉ nghề, chẳng hạn như xác định

rằng một phần ủy viên nhất định phải bao gồm đại diện của ngành chịu trách nhiệm tạo lập, sửa

đổi và hủy bỏ chứng chỉ.

Thứ tư, có vẻ như cần phải cải thiện các hệ thống để ngành có thể đóng vai trò dẫn đầu về đào

tạo và trình độ chuyên môn, thay vì đóng vai trò giúp đỡ các cơ sở GDNN. Đặc biệt, cần trao

quyền đánh giá trực tiếp kết quả đào tạo tại các công ty và xem xét đưa ra hệ thống chứng chỉ mới

để công nhận kết quả đó.

Thứ năm, Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy việc thành lập các HĐKNN như một trong những

biện pháp khuyến khích các công ty tham gia tích cực hơn vào quá trình đổi mới và nâng cao chất

lượng GDNN. Một Hội đồng kỹ năng ngành bao gồm chính phủ, cơ sở giáo dục và đào tạo, gồm

có các cơ sở nghiên cứu, hiệp hội người sử dụng lao động và đại diện công đoàn, đồng thời đóng

vai trò trung gian để kết nối nhu cầu của thị trường lao động với nguồn cung lực lượng lao động

thông qua GDNN. HĐKNN đầu tiên được triển khai trong ngành nông nghiệp vào tháng 11 năm

2019 và hiện đang chuẩn bị thành lập HĐKNN trong ngành dịch vụ du lịch. Việc thành lập các

97

HĐKNN này sẽ là một cách tuyệt vời để nhanh chóng đưa nhu cầu của ngành vào GDNN nhằm

thích ứng với 4IR. Do đó,cần ưu tiên thành lập các HĐKNN mới trong những lĩnh vực liên quan

trực tiếp đến 4IR.

98

III. Phân tích trường hợp của Hàn Quốc

1. Phân tích thị trường lao động

1.1. Ảnh hưởng của 4IR đối với việc làm

1.1.1. Thay đổi thị trường việc làm bằng tự động hóa

Sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI) – công nghệ tiêu biểu cho 4IR – đã đẩy nhanh những thay

đổi kỹ thuật dựa trên kỹ năng và mở rộng phạm vi tự động hóa từ lao động chân tay sang cả lao

động trí óc. Điều này có nghĩa là người lao động ở nơi làm việc và cả các chuyên gia như người

hành nghề luật đều chịu ảnh hưởng từ tự động hóa. Hơn bất kỳ lĩnh vực việc làm nào khác, các

công việc có tay nghề trung cấp chiếm số lượng người lao động lớn nhất dự kiến sẽ chịu ảnh

hưởng nặng nề từ sự tiến bộ của tự động hóa. Theo nghiên cứu từ McKinsey (MGI, 2018), gần 30%

công việc có kỹ năng trung bình chiếm 2/3 tổng số nhân viên dự kiến sẽ áp dụng tự động hóa vào

năm 2030.

Năm 2018, trong cuộc thảo luận nhằm trả lời cho câu hỏi “Liệu tự động hóa tiến bộ sẽ hoàn

toàn thay thế lao động con người?”, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) trình bày rằng các công

việc đòi hỏi tính sáng tạo, trí tuệ xã hội hoặc tư duy phản biện vẫn sẽ thuộc ưu thế của con người

và không thể thay thế rộng rãi bằng AI.

Khi áp dụng phương pháp luận do Frey và Osborne (2013) đưa ra để thống kê về Hàn Quốc,

kết quả cho thấy 52,0% công việc ở Hàn Quốc có nguy cơ cao sẽ thay thế lao động con người

bằng máy tính theo thời gian với sự phát triển của 4IR (Oh Hoyoung và các cộng sự, 2016).17 Tỷ

lệ công việc có nguy cơ cao được tự động hóa bởi 4IR đã giảm 2%, từ 54,0% vào năm 2008

xuống còn 52,0% vào năm 2015. Phân phối lao động có nguy cơ cao theo ngành theo thứ tự giảm

dần như sau: dịch vụ lái xe và giao thông vận tải (81,3%), kinh doanh bán buôn và bán lẻ (81,1%),

tài chính và bảo hiểm (78,9%), dịch vụ quản lý cơ sở kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh (70,3%).

17

Frey và Osborne (2013) cho biết 47% việc làm ở Hoa Kỳ được cho là có nguy cơ cao tính đến năm

2010

99

Bảng 3-1 | Phân phối lao động có nguy cơ cao (Đơn vị: %)

Ngành 2008 2015 Ngành 2008 2015

Giao thông vận tải 83,0 81,3 Hoạt động của các tổ

chức và cơ quan quốc tế 29,8 27,9

Kinh doanh bán buôn và

bán lẻ 85,3 81,1

Hành chính công và

quốc phòng; An sinh xã hội

bắt buộc

23,6 27,0

Tài chính và bảo hiểm 79,9 78,9 Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản 26,2 21,5

Dịch vụ quản lý cơ sở

kinh doanh và hỗ trợ kinh

doanh

72,9 70,3

Phát hành, sản xuất

video, phát sóng và các

hoạt động dịch vụ thông tin

30,3 21,1

Xử lý nước thải và chất

thải; Phục hồi vật liệu đã qua

xử lý và phục hồi môi

trường

69,6 68,6 Cung cấp điện, khí đốt,

hơi nước và nước 21,2 20,4

Xây dựng 64,1 65,8

Các dịch vụ liên quan

đến nghệ thuật, thể thao và

giải trí

18,6 19,5

Hoạt động dịch vụ lưu trú

và ăn uống 56,3 61,2

Hoạt động chuyên môn,

khoa học và kỹ thuật 21,0 18,7

Sản xuất 60,1 59,4 Y tế và hoạt động trợ

giúp xã hội 12,0 12,2

Khai thác mỏ 40,2 51,7 Giáo dục 8,1 9,0

Hoạt động bất động sản,

thuê và cho thuê 41,7 46,5

Hoạt động sản xuất hàng

hoá không phân biệt của

các hộ tư nhân để tự sử

dụng

1,8 2,7

Các tổ chức thành viên,

dịch vụ sửa chữa và các dịch

vụ cá nhân khác

46,5 40,8 Tổng 54,0 52,0

Nguồn: Oh Ho Young và các cộng sự (2016). Tương lai việc làm và chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

KRIVET.

Tỷ lệ người lao động có nguy cơ cao theo việc làm cho thấy nhân viên bán hàng đạt mức 100%

hay chính là mức cao nhất, thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị đạt mức 93,9%, thợ thủ

công và các thợ khác có liên quan đạt mức 82,9% và công nhân có trình độ sơ cấp nghề đạt mức

73,7%. Ở mức thấp nhất, chỉ 0,9% chuyên gia có nguy cơ cao, tiếp đó là quản lý với mức 8,6%

và nhân viên dịch vụ với mức 24,1%.

100

Hình 3-1. Tỷ lệ người lao động có nguy cơ cao theo nghề nghiệp

Nguồn: Oh Ho Young và các cộng sự (2016). Tương lai việc làm và chiến lược phát triển nguồn nhân

lực. KRIVET.

1.1.2. Thay đổi trong phương pháp thực hiện công việc và hình

thức sử dụng lao động

Cùng với sự tiến bộ của 4IR, các phương pháp thực hiện công việc tại nơi làm việc đang dần

thay đổi. Trong Báo cáo tương lai việc làm (2018), WEF dự báo rằng những thay đổi sẽ diễn ra tại

nơi làm việc trước năm 2020. Theo dự báo này, tỷ lệ phụ thuộc vào công nghệ khi thực hiện công

việc có khả năng gia tăng từ mức trung bình hiện tại là 29% lên 48% trong năm năm tới. Các công

việc ra quyết định bao gồm giao tiếp, tương tác, điều phối, phát triển, quản lý và tư vấn đều do

con người thực hiện. Tuy nhiên, đến năm 2020, các công việc chung như xử lý thông tin và dữ

liệu cũng như tìm kiếm thông tin có khả năng sẽ được tự động hóa.

Đổi mới cơ cấu công nghiệp và sự tiến bộ của các nền tảng kỹ thuật số do 4IR mang lại cũng

góp phần tạo ra thay đổi trong hình thức sử dụng lao động. Trong khi các hợp đồng lao động

thông thường chỉ định một chức vụ duy nhất cho người lao động và trách nhiệm đối với một tổ

chức duy nhất, thì gần đây, nhiều người sử dụng lao động đang đưa ra các loại hợp đồng lao động

linh hoạt hơn cho các công việc liên quan đến một bộ kỹ năng cụ thể. Đây được gọi là nền kinh tế

gig, trong đó, các nền tảng kỹ thuật số đang thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các hình thức sử

dụng lao động phi truyền thống như làm việc tự do.

100 94.5

83.9

70.4

41.0

32.9

25.9

9.0

0.9

54.0

100

93.9

82.9

73.7

37.5

30.7

24.1

8.6

0.9

52.0

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

sales

worker

equipment

and

machine

operation

and

assembly

worker

technician

and related

skills

worker

simple

labor

worker

office

worker

agriculture

and

fisheries

skilled

worker

services

worker

manager experts and

related

workers

Total

2008 2015

(%)

Nhân

viên

bán

hàng

Thợ lắp

ráp và vận

hành máy

móc, thiết

bị

Lao động

có tay nghề

trong ngành

nông

nghiệp, lâm

nghiệp và

ngư nghiệp

Nhân

viên

hỗ trợ

văn

phòng

Nhân

viên

dịch

vụ

Quản lý Chuyên gia Tất cả

nghề

nghiệp

Thợ thủ

công và

các thợ

khác có

liên

quan

Công

nhân có

trình độ

sơ cấp

nghề

101

Những nền tảng lao động kỹ thuật số xây dựng sự tín nhiệm nhờ mang đến phương pháp giám sát

hiệu quả cách thực hiện các công việc theo hợp đồng phụ và tích cực sử dụng các hệ thống đánh

giá.

Có một mối lo thường trực rằng các hình thức sử dụng lao động mới như lao động nền tảng sẽ

thay thế việc làm thường xuyên. Người lao động có hợp đồng lao động vô thời hạn có thể yên tâm

trước nguy cơ mất việc, nâng cao sự hài lòng với cuộc sống và lên kế hoạch dự tính trước cho

cuộc sống. Ngoài ra, với hợp đồng vô thời hạn, các công ty có thể tiết kiệm thời gian và chi phí

vật liệu cần phải bỏ ra để thuê người thường xuyên trong thời gian dài, trong khi đầu tư vào nguồn

vốn con người và cải thiện năng suất người lao động sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn. Do vậy, các

công việc thường xuyên sẽ không biến mất hoàn toàn trong tương lai gần, ngay cả khi có sự xuất

hiện của công nghệ trí tuệ hóa.

Từ góc độ của nhà hoạch định chính sách, các hình thức lao động phi truyền thống mở rộng

theo các luật hiện hành về lao động và mạng lưới an sinh xã hội đã đặt ra những vấn đề mới vì

những hình thức lao động này dựa trên hợp đồng lao động thông thường. Cần kiểm tra để đảm

bảo các quyền và bảo trợ xã hội phù hợp cho người lao động phi truyền thống đứng giữa người

làm thuê và người làm nghề tự do hoặc xem hình thức sử dụng lao động của họ chỉ tập trung vào

tránh các chi phí sử dụng lao động trực tiếp hay quy định. Một vấn đề khác cũng được đặt ra là

nhu cầu bổ trợ quyền thương lượng yếu kém của người lao động phi truyền thống thông qua các

chương trình chính sách.

Cần phải cải thiện tình trạng công việc bất ổn định và giải quyết vấn đề tích lũy vốn nhân lực

bằng cách tăng mức độ linh hoạt của việc làm và phát triển kỹ năng của người lao động. Vì hầu

hết các chương trình đào tạo nghề được thiết kế dựa trên việc làm cố định, lao động có tay nghề

thấp và thu nhập thấp bị loại khỏi các công việc chất lượng. Rất có thể những người lao động này

bị buộc phải xuống khỏi nấc thang địa vị xã hội khi đối mặt với sự thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ

góc độ quốc gia, việc thiết lập các chính sách để bảo vệ quyền lợi của người lao động phi truyền

thống là vô cùng cấp bách, vượt xa các biện pháp cấp độ cá nhân hoặc cấp độ công ty.

1.1.3. Tăng cường năng lực cốt lõi

Khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, kỹ năng mềm và kiến thức về máy tính và các lĩnh

vực STEM thường được chỉ ra là những năng lực cần thiết cho 4IR. Theo một nghiên cứu của

McKinsey (MGI, 2018), đến năm 2030, nhóm kỹ năng lao động tay chân và nhóm kỹ năng tư duy

đơn giản dự kiến sẽ giảm lần lượt 11% và 14%, trong khi nhóm kỹ năng tư duy phức tạp, nhóm kỹ

năng xã hội và trí khôn cảm xúc và nhóm kỹ năng công nghệ sẽ tăng lần lượt 9%, 26% và 60%.

Kết quả khảo sát của EIU (2015) với Tổng giám đốc điều hành của các công ty toàn cầu về năng

lực cốt lõi trong tương lai bao gồm những nội dung sau đây. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng

102

những năng lực cơ bản như năng lực giải quyết vấn đề và năng lực xã hội là những năng lực cốt

lõi. Về năng lực giải quyết vấn đề, 50% đối tượng tham gia khảo sát cho biết đây là năng lực cần

thiết vì người sở hữu năng lực này có khả năng nhận ra các vấn đề không điển hình và tìm kiếm

giải pháp. Khả năng diễn giải vấn đề một cách linh hoạt dựa trên năng lực nhìn nhận vấn đề và

tích cực tìm kiếm các giải pháp mới là năng lực đầu tiên và quan trọng nhất mà người lao động

cần phải có trong xã hội tương lai.

Ngay cả trong kỷ nguyên 4IR, các kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm vẫn rất thiết yếu. Để giải

quyết các vấn đề ngày càng phức tạp, khả năng hợp tác với máy móc dần trở nên quan trọng như

khả năng giao tiếp giữa con người với nhau. Do vậy, các kỹ năng tương tác liên chức năng, lắng

nghe lẫn nhau và hợp tác, thuyết phục, đàm phán, trí tuệ cảm xúc và các kỹ năng giao tiếp khác

ngày càng trở nên quan trọng. Khả năng truyền tải các vấn đề thành định dạng máy đọc được, xử

lý dữ liệu để giải quyết vấn đề và hiểu được kết quả do máy móc xử lý là những năng lực cốt lõi

trong tương lai khi máy móc có mặt ở khắp nơi. Cần phải có kiến thức số vượt xa khả năng đọc

viết thông thường để có thể hiểu và tận dụng các tính năng của CNTT-TT và thông tin kỹ thuật số

được tạo ra từ đó.

Các năng lực khác mà người lao động cần có trong tương lai bao gồm một tư duy vững chắc,

không bị phân tâm bởi mức độ biến động, không chắc chắn, phức tạp và không rõ ràng hoặc

không do dự. Về vấn đề này, vào năm 2016, WEF đề nghị rằng người lao động trong tương lai cần

phải có trí tò mò, óc sáng kiến, tính kiên trì và bản lĩnh, khả năng thích ứng, khả năng lãnh đạo và

nhận thức về xã hội và văn hóa. Những năng lực nêu trên đã được theo đuổi thông qua giáo dục

hoặc các yêu cầu đối với thị trường lao động, nhưng gần đây hơn, người lao động được yêu cầu

phải kết hợp những năng lực này. Ví dụ: Những sinh viên có chỉ số sáng tạo, tư duy phản biện và

kỹ năng phi nhận thức cao hơn trong số những sinh viên có cùng kiến thức về khoa học tự nhiên

và kỹ thuật sẽ có khả năng được tuyển dụng cao hơn.

Trong quá trình chuẩn bị cho thị trường lao động tương lai, nền giáo dục của kỷ nguyên 4IR

phải phát triển ra khỏi hệ thống hiện tại chỉ đơn giản truyền đạt kiến thức. Cho đến nay, hệ thống

giáo dục đã tập trung vào bồi dưỡng các chuyên gia bằng một bộ năng lực nhất định. Trong tương

lai, hệ thống giáo dục phải phát triển theo hướng xây dựng một lực lượng lao động có trí tuệ xã

hội cao hơn để phối hợp với những người khác giải quyết các vấn đề phức tạp, cũng như có kiến

thức số cho phép thu thập và phân tích nhiều loại thông tin.

103

1.2. Mức tăng trưởng công nghiệp và thay đổi cơ cấu việc làm

theo sự phát triển của 4IR

1.2.1. Triển vọng tăng trưởng công nghiệp

Theo dự báo tăng trưởng kinh tế và công nghiệp của Cơ quan Thông tin Việc làm Hàn Quốc

(KEIS) vào năm 2018, dựa trên cách tiếp cận kịch bản, mức tăng trưởng khi có được những đổi

mới sáng tạo của 4IR trong các ngành sẽ lớn hơn so với khi những đổi mới sáng tạo này không

xuất hiện ở các ngành đa dạng.

Có hai kịch bản được xem xét trong cách tiếp cận này: một kịch bản nguyên trạng mà trong đó,

tiến độ phát triển sẽ tiếp tục với tốc độ hiện tại mà không có các biện pháp cụ thể để thích ứng với

4IR và một kịch bản đổi mới mà trong đó, các xu hướng 4IR được kết hợp một cách tích cực.

Bảng 3-2 | So sánh dự báo tăng trưởng theo ngành với sự tiến bộ của 4IR (Nguyên trạng với Đổi mới)

(Đơn vị: %)

Ngành

Thực tế Kịch bản

Nguyên trạng Đổi mới

2001-

2008

2009-

2016

2017-

2021

2022-

2026

2027-

2030

2017-

2021

2022-

2026

2027-

2030

Nông nghiệp, lâm nghiệp

và thủy sản 2,1 -0,2 0,9 0,6 0,4

Khai thác mỏ -0,2 -0,6 0,6 0,4 0,3

Sản xuất 6,0 4,1 2,4 2,1 1,8

SOC

(vốn gián tiếp xã hội) 3,2 1,7 2,0 1,4 1,0

Hoạt động dịch vụ 4,4 2,9 3,2 2,7 2,3

Toàn bộ ngành 4,6 3,1 2,9 2,4 2,1

Nguồn: KEIS (2018). Dự báo nhu cầu nhân lực trung và dài hạn phản ánh các đổi mới công nghệ (2016-2030).

Tương tự như đã trình bày trong dự báo theo ngành, trong khi các hoạt động dịch vụ dự kiến sẽ

tăng trưởng đáng kể, ngành sản xuất có liên hệ mật thiết với 4IR sẽ hoạt động như chất xúc tác tạo

nên sự khác biệt giữa các kịch bản.

- Trong kịch bản đổi mới, mức tăng trưởng của các hoạt động dịch vụ có tỷ trọng

liên tục tăng vượt xa mức tăng trưởng toàn ngành, đồng thời mức tăng trưởng của

ngành sản xuất tương đối mạnh nhờ 4IR. Do đó, tỷ trọng của ngành sản xuất dự

kiến sẽ tiếp tục giảm dần.

- Trong số các hoạt động sản xuất khác, tốc độ tăng trưởng của ngành lắp ráp và gia

công sẽ tiếp tục ở mức cao hơn, tận dụng lợi thế từ các tác động tích cực của 4IR.

104

- Trong ngành dịch vụ, các hoạt động dịch vụ của nhà sản xuất sẽ tăng đáng kể vì các

hoạt động này có liên quan chặt chẽ đến mức tăng trưởng của ngành sản xuất.

- Trong các ngành công nghiệp, mức tăng trưởng của nguyên vật liệu cơ bản được sử

dụng để cung cấp hàng hóa trung gian và nguyên liệu thô dự kiến sẽ nhỉnh hơn một

chút so với mức tăng trưởng của hàng tiêu dùng.

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu việc làm

1) Dự báo nhu cầu về lực lượng lao động theo ngành

Dự báo của Cơ quan Thông tin Việc làm Hàn Quốc (KEIS) vào năm 2018 dựa trên cách tiếp

cận kịch bản đã dự đoán rằng số lượng người lao động trong kịch bản đổi mới sẽ tăng nhiều hơn

so với kịch bản nguyên trạng, xét đến sự tiến bộ của 4IR.

- Trong kịch bản nguyên trạng, số lượng người lao động sẽ tăng thêm 1.863.000 người,

tương đương với trung bình 0,49% mỗi năm, từ 26.235.000 người vào năm 2016 lên

28.099.000 người vào năm 2030.

- Trong kịch bản đổi mới, số lượng người lao động sẽ tăng thêm 1.982.000 người, tương

đương với trung bình 0,52% mỗi năm, từ 26.235.000 người vào năm 2016 lên 28.217.000

người vào năm 2030.

Bằng cách phân tích các số liệu theo ngành với giả định rằng sự đổi mới sáng tạo đạt được

trong ngành tương ứng cùng với sự tiến bộ của 4IR, có thể thấy kịch bản đổi mới sẽ có số lượng

người lao động trong các nhóm ngành liên quan đến đổi mới công nghệ – bao gồm ngành điện và

điện tử; ngành thông tin, truyền thông và phát thanh truyền hình; và ngành dịch vụ khoa học và

công nghệ chuyên biệt – nhiều hơn so với kịch bản nguyên trạng.

- Số lượng người lao động trong ngành kinh doanh bán buôn và bán lẻ, các hoạt động dịch

vụ lưu trú và ăn uống, tài chính và bảo hiểm, hành chính công và quốc phòng, cùng các

hoạt động dịch vụ giáo dục trong kịch bản đổi mới dự kiến sẽ thấp hơn so với kịch bản

nguyên trạng.

- Kịch bản đổi mới dự kiến sẽ có số lượng người được thuê để thực hiện các dịch vụ

chuyên biệt, các dịch vụ y tế công và xã hội và các hoạt động văn hóa khác nhiều hơn so

với kịch bản nguyên trạng.

- Số lượng người lao động trong ngành kinh doanh bán buôn và bán lẻ, các hoạt động dịch

vụ ăn uống và lưu trú, ngành tài chính và bảo hiểm, hành chính công và quốc phòng,

cùng các hoạt động dịch vụ giáo dục trong kịch bản đổi mới dự kiến sẽ thấp hơn so với

kịch bản nguyên trạng.

Các ngành có thể được chia thành bốn nhóm như sau, tùy theo mức độ bị ảnh hưởng bởi đổi

mới công nghệ:

105

Bảng 3-3 | Mức độ các ngành bị ảnh hưởng bởi đổi mới công nghệ

Nhóm Ngành

Các ngành dẫn đầu về đổi mới công nghệ Điện và điện tử; thông tin, truyền thông và phát thanh truyền

hình; dịch vụ công nghệ khoa học chuyên biệt

Các ngành dự kiến có tỷ lệ việc làm tăng do

đổi mới công nghệ

Máy móc và thiết bị; xây dựng; giao thông vận tải; hoạt động

bất động sản, thuê và cho thuê; dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; dịch

vụ y tế và xã hội; các hoạt động văn hóa khác

Các ngành dự kiến có tỷ lệ tăng trưởng việc

làm chậm lại hoặc giảm thấp

Thiết bị vận tải, kinh doanh bán buôn và bán lẻ, dịch vụ ăn uống

và lưu trú, ngành tài chính và bảo hiểm, hành chính công và quốc

phòng, giáo dục

Các ngành dự kiến có tỷ lệ việc làm tương

tự như trong kịch bản nguyên trạng

Kinh doanh tạp hóa; dệt may và đồ da; hóa dầu; khoáng phi kim

loại; hàng hóa kim loại; các dụng cụ chính xác; sản xuất khác;

cung cấp điện, ga và nước; và các ngành khác

Nguồn: KEIS (2018). Dự báo nhu cầu nhân lực trung và dài hạn phản ánh các đổi mới công nghệ (2016-2030).

Bảng 3-4 | So sánh dự báo việc làm theo ngành với sự tiến bộ của 4IR (Nguyên trạng với Đổi mới)

(Đơn vị: 1.000 nhân viên, %)

Ngành

Số lượng người lao động Thay đổi (2016-

2030)

Tốc độ tăng trưởng

(2016-2030)

2016

Kịch bản

nguyên

trạng

Kịch bản

đổi mới

Kịch bản

nguyên

trạng

Kịch bản

đổi mới

Kịch bản

nguyên

trạng

Kịch bản

đổi mới

Kinh doanh tạp hóa 376 418 417 42 41 0,8 0,7

Dệt may và đồ da 428 358 350 -70 -78 -1,3 -1,4

Hóa dầu 487 524 519 37 32 0,5 0,5

Khoáng phi kim loại 134 146 146 12 12 0,6 0,6

Hàng hóa kim loại 517 511 519 -6 1 -0,1 0,0

Máy móc và thiết bị 464 509 524 45 61 0,7 0,9

Điện và điện tử 796 872 907 76 111 0,7 0,9

Dụng cụ chính xác 112 143 136 31 24 1,8 1,4

Thiết bị vận tải 708 756 732 47 24 0,5 0,2

Sản xuất khác 208 206 204 -2 -4 -0,1 -0,2

Cung cấp điện, ga và

nước 89 99 94 10 4 0,7 0,3

106

Xây dựng 1.845 1.879 1.840 34 -5 0,1 0,0

Kinh doanh bán buôn

và bán lẻ 3.729 3.891 3.825 162 96 0,3 0,2

Giao thông vận tải 1.412 1.460 1.435 48 23 0,2 0,1

Dịch vụ lưu trú 2.277 2.439 2.374 162 96 0,5 0,3

Thông tin, truyền thông

và phát thanh truyền hình 786 947 1.069 162 284 1,3 2,2

Tài chính và bảo hiểm 796 810 777 13 -20 0,1 -0,2

Hoạt động bất động

sản, thuê và cho thuê 570 614 645 43 74 0,5 0,9

Hoạt động dịch vụ

khoa học công nghệ

chuyên biệt

1.102 1.381 1.483 279 381 1,6 2,1

Hoạt động dịch vụ hỗ

trợ kinh doanh 1.293 1.473 1.505 180 213 0,9 1,1

Hành chính công và

quốc phòng 993 1.113 1.057 120 64 0,8 0,4

Giáo dục 1.846 1.836 1.834 -9 -12 0,0 0,0

Dịch vụ y tế và xã hội 1.851 2.521 2.582 670 730 2,2 2,4

Các hoạt động văn hóa

khác 406 473 508 67 102 1,1 1,6

Khác 3.009 2.719 2.737 -290 -272 -0,7 -0,7

Tổng 26.235 28.099 28.217 1.863 1.982 0,49 0,52

Lưu ý: Các ngành khác bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp; khai thác mỏ; sản xuất thức uống, thuốc lá, than cốc

và dầu mỏ đã lọc; gia công gỗ, giấy, in ấn và tái sản xuất; xử lý nước thải và chất thải; phục hồi vật liệu và phục

hồi môi trường; các tổ chức thành viên, dịch vụ sửa chữa và các dịch vụ cá nhân khác; hoạt động sản xuất hàng

hoá không phân biệt của các hộ tư nhân để tự sử dụng; và hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế. Ngành

sản xuất khác bao gồm sản xuất đồ nội thất và các hàng hóa khác.

Nguồn: KEIS (2018). Dự báo nhu cầu nhân lực trung và dài hạn phản ánh các đổi mới công nghệ (2016-2030).

2) Dự báo nhu cầu về lực lượng lao động theo nghề nghiệp

Dự báo nhu cầu về lực lượng lao động theo nghề nghiệp của KEIS vào năm 2018 dựa trên cách

tiếp cận kịch bản dự đoán rằng việc làm trong các nghề nghiệp yêu cầu trình độ tay nghề cao sẽ

tăng đáng kể khi đạt được những đổi mới sáng tạo cùng với sự tiến bộ của 4IR. Mặt khác, việc

làm trong các nghề nghiệp yêu cầu trình độ tay nghề thấp của kịch bản đổi mới sẽ tăng chậm hoặc

giảm đáng kể so với kịch bản nguyên trạng. Tỷ lệ chuyên gia được dự đoán sẽ tăng lên đáng kể

trong khi tỷ lệ nhân viên bán hàng, thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị và công nhân có

trình độ sơ cấp nghề sẽ giảm vì nhóm người này hưởng lợi ít hơn từ tự động hóa.

107

Bảng 3-5 | So sánh dự báo việc làm theo nghề nghiệp với sự tiến bộ của 4IR (Nguyên trạng với Đổi mới)

(Đơn vị: 1.000 nhân viên, %)

Nghề nghiệp

Số lượng người lao động Thay đổi về việc

làm

Tốc độ tăng trưởng

việc làm (trung bình

mỗi năm)

2016

Kịch bản

nguyên

trạng

Kịch bản

đổi mới

Kịch bản

nguyên

trạng

Kịch bản

đổi mới

Kịch bản

nguyên

trạng

Kịch bản

đổi mới

Tất cả các nghề nghiệp 26.235 28.099 28.217 1.863 1.982 0,5 0,5

Quản lý 331 321 334 -10 3 -0,2 0,1

Chuyên gia 5.323 6.167 6.786 844 1.463 1,1 1,7

Nhân viên hỗ trợ văn

phòng 4.519 4.904 4.988 384 468 0,6 0,7

Nhân viên dịch vụ 2.815 3.160 3.195 345 380 0,8 0,9

Nhân viên bán hàng 3.086 3.205 2.959 117 -129 0,3 -0,3

Lao động có tay nghề

trong ngành nông nghiệp,

lâm nghiệp và ngư

nghiệp

1.199 951 956 -249 -243 -1,6 -1,6

Thợ thủ công và các

thợ khác có liên quan 2.365 2.397 2.460 33 95 0,1 0,3

Thợ lắp ráp và vận

hành máy móc, thiết bị 3.158 3.340 3.138 182 -20 0,4 0,0

Công nhân có trình độ

sơ cấp nghề 3.437 3.653 3.401 217 -36 0,4 -0,1

Nguồn: KEIS (2018), Dự báo nhu cầu nhân lực trung và dài hạn phản ánh các đổi mới công nghệ (2016-2030).

Tất cả số liệu này ngụ ý rằng kịch bản đổi mới cùng với tiến bộ công nghệ sẽ mang lại sự

chuyển dịch cơ cấu việc làm lớn hơn so với kịch bản nguyên trạng. Đồng thời, số liệu này cũng

ngụ ý rằng tiến bộ công nghệ mang tính cách mạng có thể tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu việc làm

khác biệt đối với một số nghề nghiệp nhất định tùy theo trình độ và loại kỹ năng cần thiết của

nghề nghiệp đó. Do đó, cần phải tiếp tục đào tạo các chuyên gia có khả năng đón nhận những thay

đổi công nghệ một cách chủ động và thực hiện các biện pháp để giúp những người lao động có

khả năng bị cắt giảm công việc vẫn giữ được việc làm của mình.

1.3. Ý nghĩa đối với Việt Nam

Thứ nhất, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại cả tác động tích cực và tiêu cực đối

với thị trường lao động. Hàn Quốc đang theo đuổi các chính sách nhằm tạo ra cơ hội việc làm mới

108

thông qua các hoạt động đổi mới sáng tạo trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó bù

lại cho số lượng công việc bị mất do tự động hóa. Để duy trì năng lực cạnh tranh toàn cầu và tiếp

tục phát triển nền kinh tế trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam cũng cần

phải theo đuổi các chính sách việc làm tập trung vào năng suất đối với ngành sản xuất yêu cầu lao

động có tay nghề và ngành dịch vụ yêu cầu chất lượng dịch vụ cao.

Thứ hai, triển vọng tăng trưởng theo nhóm ngành ở Hàn Quốc chỉ ra rằng các ngành công

nghiệp liên quan chặt chẽ đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bao gồm ngành điện và

điện tử, CNTT-TT và phát thanh truyền hình, cùng với dịch vụ khoa học và công nghệ tiên tiến, sẽ

thúc đẩy tăng trưởng, trong khi tốc độ tăng trưởng của ngành thiết bị vận tải, bán buôn và bán lẻ

và ngành du lịch – khách sạn sẽ chậm lại. Việt Nam cũng cần đưa ra các chính sách thúc đẩy

nghiên cứu và phát triển (R&D) đối với các công nghệ cốt lõi của Cuộc cách mạng công nghiệp

lần thứ tư như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, phương tiện bay không người lái và robot để

chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới đối với cấu trúc ngành công nghiệp.

Thứ ba, triển vọng việc làm theo nghề nghiệp cho thấy khi Cuộc cách mạng công nghiệp lần

thứ tư diễn ra, nhiều người sẽ tìm được việc làm với vai trò là các chuyên gia và lao động có tay

nghề cao khác, trong khi số lượng người lao động sẽ giảm dần đối với những công việc yêu cầu

trình độ tay nghề thấp như nhân viên bán hàng và lao động giản đơn. Do đó, Hàn Quốc đang đưa

ra nhiều giải pháp để giúp những người làm các công việc này, đồng thời tìm cách bồi dưỡng

thêm những người có tay nghề chuyên nghiệp. Để dẫn dắt Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

thành công, Việt Nam cũng cần chuẩn bị cho bất kỳ tác động tiêu cực nào do tình trạng mất việc

làm và mở rộng giáo dục nghề nghiệp để bồi dưỡng lao động chuyên nghiệp trong lĩnh vực

CNTT-TT vì nhu cầu trong các ngành liên quan đến CNTT-TT sẽ tăng cao.

Thứ tư, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dự kiến sẽ chia thị trường lao động thành hai

thái cực, tăng việc làm cho lao động chuyên nghiệp và giảm việc làm cho lao động có tay nghề

thấp. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc (MOEL) đưa ra các chính

sách khác nhau dựa trên Khảo sát lực lượng lao động tại các cơ sở, bao gồm số liệu thống kê lao

động về sự thay đổi cơ cấu việc làm trong tương lai. Dự kiến khoảng cách phân chia thị trường

lao động ở Việt Nam sẽ ngày càng lớn do Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vì vậy Việt

Nam cần củng cố các chính sách ứng phó của mình bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng thống kê.

Việt Nam cần thực hiện khảo sát thống kê lao động tương tự như Khảo sát lực lượng lao động tại

các cơ sở của Hàn Quốc để phác họa chính xác về cơ cấu việc làm đang thay đổi.

109

2. Chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ

2.1. Thay đổi về môi trường kinh tế – xã hội và biện pháp

thích ứng sau đó

2.1.1. Tổng quan về các thay đổi

Sự tiến bộ của 4IR dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông có ảnh hưởng đáng kể đến các

quy trình và phương pháp sản xuất hiện có, giá trị của sản phẩm cuối cùng, cuộc sống hàng ngày

của chúng ta và thế giới việc làm nói chung. WEF đã định nghĩa 4IR là thời đại hợp nhất các công

nghệ đang xóa mờ ranh giới giữa những lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, dựa trên cách

mạng kỹ thuật số còn được biết đến là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (Tương lai việc

làm, 2016).

Các quốc gia lớn đã thực hiện những phương pháp tiếp cận chính sách đa dạng như Industry 4.0

(Công nghiệp 4.0) của Đức (2011), Industrial Internet (Internet công nghiệp) của Hoa Kỳ (2012),

New Robot Strategy (Chiến lược robot mới) của Nhật Bản (2014), Made in China 2025 (Chế tạo

tại Trung Quốc 2025) và Internet Plus (Internet cộng) của Trung Quốc (2015), để thích ứng với kỷ

nguyên 4IR đang dần phát triển. Đức đã theo đuổi cuộc cách mạng công nghiệp thế hệ tiếp theo

thông qua quá trình hợp nhất ngành CNTT-TT và ngành sản xuất, trong khi Hoa Kỳ đang nghiên

cứu phương pháp tích hợp Internet Vạn Vật (IoT), Dữ liệu lớn và điện toán đám mây với thiết bị

sản xuất và quy trình cốt lõi để đạt được hiệu quả cao hơn.

Bảng 3-6 | So sánh phương pháp tiếp cận 4IR của các quốc gia lớn

Hạng mục Hoa Kỳ Đức Nhật Bản Trung Quốc

Chương trình Internet công

nghiệp Công nghiệp 4.0

Chiến lược robot

mới

Chế tạo tại Trung

Quốc 2025

Tháng/năm triển

khai 11/2012 11/2011 01/2015 05/2015

Nền tảng Tập trung vào đám

mây

Tập trung vào

trang thiết bị và

thiết bị đầu cuối

Tập trung vào

robot

Tập trung vào trang

thiết bị và thiết bị

đầu cuối

Đơn vị triển khai

Khu vực tư nhân

- Hiệp hội Internet

Công nghiệp được

thành lập bởi GE,

AT&T, Cisco, IBM,

Intel, v.v.

Đối tác công tư

- Nền tảng Công

nghiệp 4.0, AcaTech,

VDMA, v.v.

Chính phủ

- Hội đồng Sáng kiến

Cách mạng Robot

(148 công ty và tổ

chức trong và ngoài

nước)

Chính phủ

- Ủy ban Tư vấn Chiến

lược Chế tạo Quốc gia,

các công ty tư nhân, v.v.

Chiến lược cơ bản

Nhà máy, thiết bị

máy móc, xử lý lệnh

đám mây; dựa trên

AI và Dữ liệu lớn

Kết nối thiết bị cơ sở

hạ tầng, chia sẻ dữ

liệu và biến không

gian thực tế thành

IoT công nghiệp dựa

trên robot và hệ thống

không gian mạng

thực-ảo

Chuyển sang sản xuất

thông minh và nâng cao

chất lượng sử dụng

CNTT

110

không gian mạng

Đặc điểm

- Dựa trên lợi thế về

nền tảng phần mềm

- Chính phủ tập trung

tăng cường sản xuất

- Dựa trên lợi thế

trong lĩnh vực sản

xuất thiết bị

- Theo đuổi tiêu

chuẩn hóa để đại

diện cho các nhà máy

thông minh

- Dựa trên lợi thế

trong lĩnh vực robot

và cảm biến để giải

quyết các vấn đề xã

hội như lão hóa và

thiên tai

- Tiến tới nền sản xuất

và xã hội tiên tiến

- Nhằm đạt được vị trí

dẫn đầu trong nền kinh

tế Á -Â u

Nguồn: Choi Seokhyun (2017). Trong kỷ nguyên 4IR, chiến lược việc làm là gì?. 5; Kim Cheolhee (2018). Định

hướng chính sách đào tạo nghề để hiện thực hóa xã hội lấy con người và lao động làm trung tâm. 50.

Frey và Osborne (2013) nhận thấy 47% tổng số việc làm ở Hoa Kỳ (35% tổng số việc làm của

người Anh) nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị thay thế bằng máy tính, cùng với tiến bộ công

nghệ,

với xác suất 0,7. Tiến bộ công nghệ bao gồm sự phát triển của AI sẽ thay thế lao động con người

bằng tự động hóa và sự phổ biến của hệ thống quản lý công ty và việc làm dựa trên nền tảng

cũng như nền kinh tế chia sẻ sẽ thay đổi đáng kể các mối quan hệ lao động hiện có.

Hình 3-2. Phân bố các công việc có thể thay thế bằng máy tính trên thị trường lao động Hoa Kỳ

Nguồn: Trích từ Frey và Osborne (2013). Tương lai việc làm. 37.

Nguồn: Trích từ Frey và Osborne (2013). Tương lai việc làm, tr37

Với tư cách là một quốc gia nổi tiếng về 4IR, Đức đã tìm cách tăng mức độ cạnh tranh của các

công ty kể từ Cuộc cải cách Hartz vào năm 2002 (thị trường lao động hiệu quả hơn, tỷ lệ thất

nghiệp giảm, nhiều công việc nhỏ hơn và thu nhập giảm). Bắt đầu từ năm 2006, quốc gia này đã

đẩy mạnh các chiến lược công nghệ cao như chiến lược tối ưu hóa các nhà máy, số hóa và các

dịch vụ thông minh với khả năng giảm bớt tình trạng thiếu lao động có tay nghề. Công nghiệp 4.0

là khái niệm mà trong đó, hệ thống không gian mạng thực-ảo (CPS) được áp dụng vào quá trình

sản xuất để đổi mới các quy trình và hàng hóa. Năm 2015, Nền tảng Công nghiệp 4.0 gồm nhiều

bên liên quan đã được triển khai. Kể từ khi được thành lập, phạm vi của Nền tảng 4.0 đã mở rộng

111

để bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động, đào tạo nghề, bảo vệ dữ liệu và người tiêu

dùng, được miêu tả trong Arbeiten (Công việc) 4.0, Berufsbildung (Đào tạo nghề) 4.0, v.v. (Kim

Cheolhee, 2018).

Bảng 3-7 | Công nghiệp 4.0, Lao động 4.0, Đào tạo nghề 4.0 của Đức

Công nghiệp 4.0 Lao động 4.0 (Arbeiten 4.0) Đào tạo nghề 4.0

(Berfsbildung 4.0)

- Thiết lập hệ thống liên lạc giữa

quá trình sản xuất thiết bị và sản

phẩm thông qua IoT, mạng, Dữ

liệu lớn và tối ưu hóa toàn bộ quy

trình sản xuất (Nhà máy thông

minh)

- Thiết kế hệ thống giám sát để xác

định nhu cầu nhà chuyên môn

- Trau dồi kiến thức số

- Phát triển các kỹ năng tổng thể dài

hạn, đồng thời tăng cường giáo

dục và đào tạo hơn nữa

- Thiết lập hệ thống nhận diện sớm

đối với những thay đổi về trình

độ kỹ năng

- Hỗ trợ quá trình số hóa các cơ sở

đào tạo và tổ chức năng lực có

thể được chia sẻ giữa các công ty

- Nâng cao năng lực kỹ thuật số và

truyền thông

- Thiết lập cấu trúc chủ động hỗ trợ

nhu cầu liên quan đến tiến độ số

hóa của các doanh nghiệp vừa và

nhỏ

Lưu ý: Năm 2016, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức đã phối hợp với BIBB (Viện Giáo dục và đào tạo

nghề Liên bang Đức) để triển khai Berufsbildung 4.0 nhằm mục đích kết hợp năng lực kỹ thuật số và

truyền thông vào giai đoạn đầu của các chương trình GDNN đối với thị trường lao động tương lai.

Nguồn: Kim Cheolhee (2019). 4IR và Lập kế hoạch phát triển năng lực nghề, tăng trưởng toàn diện và phát triển

nguồn nhân lực trong tương lai. “Tuyển tập Nghiên cứu, Tập 23”. 167.

Tương tự, dự kiến sẽ có những thay đổi đáng kể dự kiến diễn ra trong cơ cấu việc làm ở Hàn Quốc

trong khi lao động con người đang dần được tự động hóa, các ngành công nghiệp mới tạo thêm cơ

hội việc làm, các nhiệm vụ được tái cơ cấu theo hướng nhiệm vụ có giá trị gia tăng cao và sáng tạo,

khái niệm truyền thống về một công việc làm cả đời dần suy yếu, các hình thức việc làm linh hoạt trở

nên phổ biến hơn và các hình thức việc làm yêu cầu lao động trí óc trên cơ sở hiệp định hoặc dự án

thương mại cũng trở nên đa dạng hơn. Các công việc, nghề nghiệp và nhiệm vụ mới (hoặc tích hợp)

sẽ được tạo ra cùng với sự phát triển và phân bố của các ngành và công việc hiện có.

Hình 3-3. Tác động của công nghệ thông tin thông minh đến vấn đề việc làm theo nghề nghiệp

trong nước

112

Nguồn: McKinsey & Company (2016). Báo cáo sử dụng phương tiện truyền thông trên toàn cầu năm 2015:

Tổng quan về ngành trên toàn cầu.

Về công nghệ và các ngành công nghiệp, có phân tích cho thấy trình độ công nghệ cốt lõi trong

4IR của Hàn Quốc thấp hơn so với trình độ đó của các nước phát triển, và quá trình dịch vụ hóa,

hệ sinh thái nền tảng, v.v. của quốc gia này đang tụt hậu trước những thay đổi về cấu trúc ngành

công nghiệp. Có thể thấy trong số những trở ngại khác, các quy định cứng nhắc đã kìm hãm sự

phát triển của các ngành công nghiệp mới và ngành dịch vụ trong khi dữ liệu về chất lượng, được

coi là nguồn tài nguyên cốt lõi của 4IR, không được thu thập đầy đủ và quản lý một cách có hệ

thống (Ủy ban Chiến lược Trung và Dài hạn, 2017).

2.1.2. Thích ứng với các thay đổi

Dự kiến sẽ có những thay đổi diễn ra trong cuộc sống và xã hội loài người, cùng với sự phát

triển vượt bậc của khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên 4IR. Để thích ứng, nhu cầu chiến lược

nhằm thúc đẩy lực lượng lao động được mưu cầu trong xã hội không ngừng thay đổi này đang gia

tăng mạnh mẽ. Hệ thống và chính sách phát triển kỹ năng nghề cần phải được thiết lập để thích

ứng tốt hơn trước những thay đổi cơ bản về người lao động, việc làm và mối quan hệ lao động.

Nhu cầu cải cách hệ thống giáo dục, phương pháp dạy và học hiện có, cũng như các lĩnh vực

khác để bồi dưỡng nhân tài đủ tiêu chuẩn đối với các công nghệ và công việc mới ngày càng gia

tăng. Cùng với nỗ lực xây dựng lực lượng lao động mới, cần phải có các hệ thống mới để cung

Xác suất tự động hóa (%)

Xác suất (%) tự động hóa theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp

Sản xuất hàng dệt may và may mặc Chế biến thực phẩm Nguyên vật liệu Dịch vụ ăn uống Môi trường, in ấn, gia công gỗ, đồ nội thất, hàng thủ công và các hoạt động sản xuất cơ bản Hóa chất Dị ch vụ lái xe và giao thông vậ n tả i

Máy móc Quản lý, kế toán và quản trị Làm tóc, lưu trú, du lịch, giải trí và thể thao Điện và điện tử Xây dựng Bán hàng Tài chính và bảo hiểm Công nghệ thông tin và truyền thông Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Dịch vụ pháp lý, cảnh sát, dịch vụ cải huấn Dịch vụ sức khỏe và y tế Giám sát an ninh và vệ sinh Quản lý Giáo dục, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Văn hóa, nghệ thuật, thiết kế và phát thanh truyền hình Dịch vụ xã hội và tôn giáo Bán hàng Tài chính và bảo hiểm Công nghệ thông tin và truyền thông Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Dịch vụ pháp lý, cảnh sát, dịch vụ cải huấn Dịch vụ sức khỏe và y tế Giám sát an ninh và vệ sinh Quản lý Giáo dục, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Văn hóa, nghệ thuật, thiết kế và phát thanh truyền hình

Dịch vụ xã hội và tôn giáo

Tỷ lệ lao động

(Tổng = 25 triệu người lao động)

Tổng trung bình: 49,7%

113

cấp chương trình đào tạo theo yêu cầu và đào tạo nâng cấp cho người lao động hiện tại nhằm tạo

thêm kỹ năng mới và nâng cao kỹ năng của những nhân viên đương nhiệm này. Đồng thời, cần

phải thiết lập mạng lưới an sinh xã hội thích hợp và thị trường lao động linh hoạt hơn.

Tiểu ban đổi mới, thúc đẩy khởi nghiệp và nguồn nhân lực thuộc Ủy ban Tổng thống về 4IR

của Quốc hội Hàn Quốc đã đề xuất nhiều phương án thay thế cho các mục tiêu đổi mới đào tạo

nghề và hệ thống giáo dục suốt đời để thích ứng với những thay đổi về việc làm. Để chuẩn bị điều

chỉnh việc làm chính và những thay đổi trong công việc, cần phải thảo luận một số vấn đề: đánh

giá hệ thống giáo dục lại và đào tạo nghề hiện có; xem xét các giải pháp thay thế chính sách mới;

tạo môi trường lao động và quản lý cùng lúc để thực hiện các chương trình giáo dục lại, đào tạo

nghề và giáo dục suốt đời; bổ sung ngân sách cải thiện giáo dục suốt đời; tăng cường giáo dục kỹ

năng nghề; và bồi dưỡng các chuyên gia trong lĩnh vực AI và các lĩnh vực khác của 4IR.

2.2. Đổi mới hệ thống và chính sách GDKT & ĐTN để chuẩn

bị cho 4IR

2.2.1. Phát triển các chính sách cho 4IR và thị trường lao động đang

không ngừng thay đổi

Đặc biệt, trong số các cơ quan chính phủ Hàn Quốc, Bộ Việc làm và Lao động thường xuyên

xây dựng và thực hiện các biện pháp chính sách khác nhau liên quan đến công tác phát triển kỹ

năng nghề. Mới đây, vào năm 2019, Bộ Việc làm và Lao động đã đưa ra các biện pháp đổi mới

sáng tạo để phát triển kỹ năng nghề trước sự thay đổi của thị trường lao động. Mục đích của các

biện pháp này là để đặt nền móng nhằm thu hút mọi người tham gia vào chương trình đào tạo bao

quát của các lĩnh vực công nghệ mới và cung cấp các cơ hội đào tạo mà mọi người có thể theo

đuổi trong cuộc đời mình.

Cơ quan này đặt ra các mục tiêu nhằm mang lại nhiều cơ hội rộng mở để tham gia đào tạo trong

các lĩnh vực công nghệ mới, hỗ trợ mọi người phát triển kỹ năng nghề suốt đời và cải thiện cơ sở

hạ tầng để giúp họ phát triển kỹ năng nghề. Phương pháp tiếp cận có hệ thống này tích hợp công

nghệ mới, các giai đoạn kéo dài suốt đời và cơ sở hạ tầng để nâng cao khả năng thích ứng của

nhân viên với những thay đổi trong thị trường lao động và các nhiệm vụ cùng với những thay đổi

mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ.

Theo Đổi mới chính sách phát triển kỹ năng nghề (2017), các mục tiêu chính bao gồm việc mở

rộng công tác đào tạo nghề trong suốt vòng đời, nâng cao kỹ năng của nhân viên, tạo ra một môi

trường tập trung vào thị trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng và thiết lập hệ thống dịch vụ để phát triển

kỹ năng nghề suốt đời. Kế hoạch hành động hướng đến mục tiêu tạo ra một hệ thống kỹ năng

114

nghề trọn vẹn, đổi mới môi trường liên quan đến kỹ năng nghề và cơ sở hạ tầng phù hợp với 4IR,

củng cố các nền tảng xã hội công nhận khả năng và năng lực, tái cấu trúc các nhóm làm việc để

xây dựng một hệ thống kỹ năng nghề trong tương lai, v.v.

Bản sửa đổi chính sách phát triển kỹ năng nghề cho 4IR (2016) đã tạo ra một hệ thống thích

ứng kịp thời với nhu cầu của thị trường và các ngành công nghiệp, quản lý chất lượng của kết quả

đào tạo theo nhiều khía cạnh và xóa bỏ các điểm mù trong công tác đào tạo nghề nhằm mục đích

thiết lập một hệ thống đào tạo để thích ứng tốt hơn với những thay đổi của kỷ nguyên 4IR. Các

nhiệm vụ đổi mới sáng tạo trong bản sửa đổi đề xuất việc mở rộng đào tạo sang các nghề nghiệp

trong những lĩnh vực mới, phân quyền cung cấp đào tạo, tăng cường hỗ trợ đào tạo hiệu quả cao

và giảm bớt các hạn chế liên quan đến thời gian đối với công tác đào tạo ở các vùng mục tiêu.

Có thể thấy từ những đổi mới sáng tạo và cải cách được thực hiện ở cấp chính phủ, các nhiệm

vụ chính đều tương tự hoặc phù hợp với chính sách phát triển kỹ năng nghề. Nói cách khác, trách

nhiệm, vai trò và chức năng của chính sách được xác định một cách chính xác.

Bảng 3-8 | Tóm tắt bản sửa đổi chính sách phát triển kỹ năng nghề

Hạng mục

Các biện pháp đổi mới

sáng tạo để phát triển kỹ

năng nghề thích ứng với

thay đổi của thị trường lao

động (2019).

Đổi mới chính sách phát

triển kỹ năng nghề (2017)

Bản sửa đổi chính sách

phát triển kỹ năng nghề cho

4IR (2016)

Phương

hướng cơ bản

- Đặt nền móng để thu hút

mọi người tham gia vào

chương trình đào tạo bao quát

của các lĩnh vực công nghệ

mới và cung cấp các cơ hội đào

tạo mà mọi người có thể theo

đuổi trong cuộc đời mình.

- Mở rộng công tác đào tạo

nghề trong suốt vòng đời

- Nâng cao kỹ năng của

nhân viên

- Tạo môi trường tập trung

vào thị trường

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng

- Thiết lập hệ thống dịch vụ

để phát triển kỹ năng nghề

suốt đời

Thiết lập hệ thống đào tạo

chuẩn bị cho 4IR

- Tạo ra hệ thống thích ứng

kịp thời với nhu cầu của thị

trường và các ngành công

nghiệp

- Tham gia quản lý chất

lượng của kết quả đào tạo theo

nhiều khía cạnh

- Xóa bỏ các điểm mù trong

công tác đào tạo nghề

Nhiệm vụ

đổi mới sáng

tạo

- Đem lại các cơ hội rộng

mở để được đào tạo trong

những lĩnh vực công nghệ mới

- Hỗ trợ mọi người phát

triển kỹ năng nghề suốt đời

- Cải thiện cơ sở hạ tầng để

giúp mọi người phát triển kỹ

năng nghề

- Tạo ra một hệ thống kỹ

năng nghề trọn vẹn

- Đổi mới môi trường liên

quan đến kỹ năng nghề và cơ

sở hạ tầng phù hợp với 4IR

- Củng cố các nền tảng xã

hội công nhận khả năng và

năng lực

- Tái cấu trúc các nhóm làm

việc để xây dựng một hệ

thống kỹ năng nghề trong

tương lai

- Mở rộng đào tạo sang các

nghề nghiệp trong những lĩnh

vực công nghiệp mới

- Phân quyền cung cấp đào

tạo

- Tăng cường hỗ trợ đào tạo

hiệu quả cao

- Nâng cao chất lượng đào

tạo

- Giảm bớt các hạn chế liên

quan đến thời gian đối với

công tác đào tạo ở các vùng

mục tiêu

Nguồn: Báo cáo liên Bộ và tài liệu của Bộ Giáo dục theo các năm tương ứng

Bộ Giáo dục đề xuất các biện pháp đổi mới sáng tạo cho công tác giáo dục nghề nghiệp

115

(GDNN) suốt đời dựa trên nghiên cứu cơ bản với tiêu đề “Định hướng chính sách giáo dục nghề

nghiệp suốt đời thích ứng với thay đổi của xã hội trong tương lai” (Jung Jisun và các cộng sự,

2018). Mục tiêu của các biện pháp bao gồm: yêu cầu GDNN suốt đời linh hoạt và toàn diện, nâng

cao GDNN để bồi dưỡng nhân tài cốt lõi trong tương lai, nâng cao hệ thống phát triển kỹ năng

nghề, thiết lập hệ thống GDNN trọn vẹn và tạo ra môi trường cho phép hỗ trợ toàn diện.

Baek Sung Jun và các cộng sự (2011) đã đề xuất các giải pháp để nâng cao GDNN trong nghiên

cứu của mình với tựa đề “Thay đổi về môi trường chính sách trong tương lai và phân tích hệ

thống giáo dục nghề nghiệp suốt đời trong nước”. Các biện pháp chính sách được đề xuất bao

gồm: đề xuất lộ trình phát triển trình độ học vấn và phát triển nghề nghiệp, vận hành các cơ sở và

chương trình giáo dục suốt đời, tài trợ học viên suốt đời bằng bảo hiểm việc làm, kiểm soát chất

lượng học tập suốt đời và ra mắt hệ thống ghi nhận kinh nghiệm học tập thực nghiệm cũng như

tạo lập và vận hành hệ thống thông tin liên quan.

2.2.2. Thúc đẩy các kế hoạch tổng thể về phát triển kỹ năng nghề

Ở Hàn Quốc, có quy định rằng kế hoạch hành động tổng thể về phát triển kỹ năng nghề phải

được thiết lập 5 năm một lần và phù hợp với các phương pháp phát triển kỹ năng nghề của người

lao động. Năm 2007, chính phủ triển khai Kế hoạch tổng thể lần thứ nhất về Phát triển kỹ năng

nghề nghiệp suốt đời, kết hợp tầm nhìn trung và dài hạn, cùng với các nhiệm vụ chính sách của

toàn chính phủ cho hệ thống phát triển nghề nghiệp suốt đời, theo sau là Kế hoạch tổng thể lần thứ

2 vào năm 2012 và lần thứ 3 vào năm 2017.

Tầm nhìn là xây dựng một xã hội nơi mọi người cùng phát triển, một xã hội tập trung vào năng

lực và là nơi mọi người cùng tăng trưởng, một xã hội tập trung vào lao động và là nơi bồi dưỡng

các nhà lãnh đạo tương lai. Mục tiêu trải rộng qua tất cả các khía cạnh mà chương trình phát triển

kỹ năng nghề cần phải có, bao gồm những thay đổi và đổi mới sáng tạo của các công ty, người lao

động và thị trường; tỷ lệ tham gia học cao hơn; biện pháp thích ứng dành cho những người yếu

thế và thích ứng với kỷ nguyên 4IR; và phát triển kỹ năng nghề nghiệp suốt đời cho quốc gia.

Mục tiêu của Kế hoạch tổng thể lần thứ nhất là nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kỹ năng

trong các giai đoạn khác nhau từ giai đoạn đầu vào và giai đoạn hoạt động kinh tế cho đến giai

đoạn quãng đời lao động thứ hai; tập trung vào các quyền lợi chung cho người lao động nghèo,

những người đang nghỉ việc hoặc những người bị loại khỏi thị trường lao động; tăng cường hệ

thống thực hiện hỗ trợ tài chính cho công tác đào tạo, cải thiện hiệu suất hoạt động của các cơ sở

cung ứng và cung cấp thông tin đào tạo; hướng tới mục tiêu đạt được các năng lực bằng cách thúc

đẩy hệ thống chứng chỉ và khuyến khích các kỹ năng kỹ thuật; và đổi mới hệ thống thực hiện với

sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý và công đoàn hơn.

Kế hoạch tổng thể lần thứ 2 nhằm nâng cao kỹ năng; chia sẻ mức tăng trưởng giữa các công ty

116

lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhanh chóng thúc đẩy thời đại học tập suốt đời bằng cách

tích hợp hệ thống thực hiện tập trung vào ngành công nghiệp và công ty với GDNN và khuyến

khích Hệ thống đào tạo kép cũng như các kỹ năng cao hơn; theo đuổi hòa nhập xã hội bằng cách

xây dựng lực lượng lao động tiềm năng như người cao tuổi và phụ nữ, đồng thời hỗ trợ những

người yếu thế; và phát triển thị trường đào tạo vững chắc bằng cách bồi dưỡng lực lượng lao động

trong khu vực công và tư, đảm bảo hiệu quả hỗ trợ tài chính.

Kế hoạch tổng thể lần thứ 3 cũng đặt ra và theo đuổi các nhiệm vụ triển khai sau: tạo môi trường

đào tạo cho 4IR bằng cách mở rộng các chương trình đào tạo thông minh và đào tạo các nhóm ngành,

công nghệ mới; tìm kiếm sự gắn kết và hòa nhập xã hội bằng cách thu hút thêm các doanh nghiệp vừa

và nhỏ, nâng cao vai trò của mạng lưới an sinh xã hội; tăng cường các dịch vụ PTNNL chú trọng đến

cá nhân; xây dựng khung kỹ năng nghề nghiệp suốt đời bằng cách tăng cường kết nối giữa giáo dục

nghề nghiệp; thiết lập tình trạng đào tạo công và thúc đẩy thị trường đào tạo tư nhân; nâng cao trình

độ của các giáo viên đào tạo; và tăng cường cơ sở hạ tầng và đổi mới quản trị liên quan.

Ba Kế hoạch tổng thể giải quyết các mục tiêu quan trọng, thiết yếu và các nhiệm vụ triển khai.

Kế hoạch tổng thể là các kế hoạch trung hạn trong giai đoạn năm năm. Theo các Kế hoạch này,

một số cơ sở hạ tầng và đặc điểm cơ bản phải được duy trì và quản lý một cách nhất quán, trong

khi có một số khía cạnh cần phải được áp dụng linh hoạt tùy theo tình hình. Cần phải xây dựng

các kế hoạch hành động và biện pháp chính sách để phân biệt giữa các khía cạnh liên tục cần phải

đầu tư, quản lý và hỗ trợ một cách nhất quán và các khía cạnh linh hoạt có thể sửa đổi để thích

ứng với những thay đổi đang diễn ra. Việc đề ra các kế hoạch dài hạn trong 10 hoặc 20 năm và

sửa đổi hoặc bổ sung những kế hoạch đó 5 năm một lần, cùng với các kế hoạch hành động hàng

năm có thể hiệu quả hơn.

Bảng 3-9 | Tóm tắt các kế hoạch tổng thể lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba để phát triển kỹ năng nghề

Hạng mục Kế hoạch tổng thể lần thứ

nhất (2007)

Kế hoạch tổng thể lần thứ hai

(2012)

Kế hoạch tổng thể lần thứ ba

(2017)

Tầm

nhìn

Xã hội yêu cầu trình độ tay

nghề cao, nơi mọi người cùng

phát triển

Xã hội tập trung vào năng lực,

nơi mọi người cùng tăng trưởng

Xã hội tập trung vào lao động,

được hiện thực hóa bằng cách bồi

dưỡng lực lượng lao động dẫn

đầu trong tương lai

Mục tiêu

Khuyến khích các công ty

học hỏi và đổi mới sáng tạo

- Bồi dưỡng người lao động

sở hữu kiến thức mang tính

cạnh tranh

- Tạo ra một thị trường phát

triển kỹ năng nghề mạnh mẽ

- Bồi dưỡng 200 nghìn nhân

viên có tay nghề phù hợp với

công ty thuộc các ngành công

nghiệp xanh, công nghiệp công

nghệ cao, công nghiệp cơ bản

- Đạt được tỷ lệ tham gia học

tập liên quan đến công việc là

20%

- Tăng cường hỗ trợ những

người yếu thế phát triển kỹ năng

nghề (1,5 triệu người)

- Đổi mới hệ thống phát triển

kỹ năng nghề để chuẩn bị cho

4IR

- Thúc đẩy phát triển nghề

nghiệp suốt đời đối với quốc gia,

hướng đến mục tiêu gắn kết và

hòa nhập xã hội

117

Nhiệm vụ

triển khai

- Phát triển các kỹ năng

trong suốt thời gian làm việc

- Phát triển các kỹ năng như

một quyền phổ quát

- Thiết lập hệ thống thực

hiện theo định hướng thị

trường

- Truyền bá văn hóa của các

hệ thống theo định hướng năng

lực

- Cải thiện hệ thống triển

khai

- Hỗ trợ sự phát triển và đổi

mới sáng tạo của các ngành công

nghiệp và các công ty

- Thúc đẩy thời đại việc làm

rộng mở và học tập suốt đời với

tốc độ ngày càng gia tăng

- Đạt được khả năng hòa nhập

xã hội thông qua việc cải thiện kỹ

năng và các nhiệm vụ được giao

- Phát triển một thị trường đào

tạo vững chắc với sức mạnh tổng

hợp giữa khu vực công và tư

- Tạo ra một môi trường đào

tạo nghề 4IR

- Phát triển kỹ năng nghề để

gắn kết và hòa nhập xã hội

- Đặt nền móng để thúc đẩy

phát triển kỹ năng nghề nghiệp

suốt đời

- Đổi mới cơ sở hạ tầng và

quản trị về phát triển kỹ năng

nghề

Nguồn: Liên Bộ. Kế hoạch tổng thể về Phát triển kỹ năng nghề nghiệp suốt đời theo các năm tương ứng.

Sau khi thực hiện nghiên cứu để xây dựng Kế hoạch tổng thể lần thứ 3, có bốn mục tiêu được

lựa chọn: bồi dưỡng lực lượng lao động để chuẩn bị cho 4IR, phát triển kỹ năng nghề để gắn kết

và hội nhập xã hội, đổi mới cơ sở hạ tầng và quản trị, đồng thời thiết lập quá trình phát triển kỹ

năng nghề theo từng giai đoạn của cuộc đời. Dựa trên các mục tiêu này, 17 mục tiêu nhỏ và 46

mục đích đã được đề xuất.

Bảng 3-10 | Đề xuất mục tiêu nhỏ và mục đích cho ba kế hoạch tổng thể để phát triển kỹ năng nghề

Mục tiêu Mục tiêu nhỏ Mục đích

Bồi dưỡng lực lượng

lao động để chuẩn bị

cho 4IR

Xây dựng lại nền tảng đào tạo nghề

Giới thiệu các mô hình đào tạo trực tiếp liên quan

đến 4IR

Mở rộng phạm vi đào tạo đối với những lĩnh vực

triển vọng

Thiết kế lại hệ thống đào tạo nghề

Đổi mới hệ thống đặt tên cơ sở đào tạo

Tạo ra một hệ thống đào tạo dựa trên NCS hiệu

quả hơn

Thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa

trường đại học – doanh nghiệp

(giữa Hội đồng kỹ năng ngành

(HĐKNN) và các trường đại học)

Vận hành hệ thống đào tạo được liên kết với

HĐKNN

Thiết lập Hệ thống đào tạo kép

Tìm kiếm chất lượng thay vì số lượng đối với các

thực tập sinh từ trường đại học

Đổi mới công tác đào tạo khởi nghiệp

Tạo ra môi trường và văn hóa thúc đẩy tinh thần

khởi nghiệp

Đảm bảo khả năng kết nối với công tác giáo dục

khởi nghiệp

Phát triển kỹ năng

nghề để gắn kết và

hòa nhập xã hội

Xóa bỏ các điểm mù trong công tác

đào tạo nghề

Mang lại các cơ hội đào tạo bình đẳng

Hỗ trợ toàn diện với các chương trình đào tạo

nghề-ngành công nghiệp-phúc lợi

118

Cải thiện điều kiện đào tạo phù hợp với giới tính,

độ tuổi và các điều kiện khác

Thiết lập hệ thống đào tạo kinh tế-xã hội

Giới thiệu và vận hành hệ thống tài

khoản đào tạo nghề phổ thông

Xem xét về việc giới thiệu quyền lợi đào tạo cơ

bản

Thực hiện và hỗ trợ đào tạo tự định hướng cho

người lao động

Giới thiệu hệ thống đào tạo được liên kết với tài

khoản tiết kiệm theo giờ làm việc

Vận hành hệ thống tài khoản phát triển kỹ năng

nghề suốt đời được liên kết với tài khoản học tập

suốt đời

Mở rộng đào tạo cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ chuyển

nhân viên tạm thời lên làm nhân viên

cố định

Mở rộng đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và

nhỏ

Hỗ trợ chuyển nhân viên tạm thời lên làm nhân

viên cố định và cung cấp các chương trình đào

tạo liên quan

Thiết lập khung hợp tác để phát triển

kỹ năng nghề giữa quản lý và người

lao động

Hỗ trợ những đổi mới sáng tạo toàn diện tại nơi

làm việc

Thu hẹp khoảng cách về chất lượng và số lượng

đào tạo giữa các ngành công nghiệp

Khuyến khích công đoàn hoặc tổ chức tham gia

đào tạo nghề

Đổi mới cơ sở hạ

tầng và quản trị

Thiết kế lại cấu trúc tài chính đào tạo

nghề

Cải tiến phương thức cấp khoản trợ cấp đào tạo

Tăng cường đầu tư vào hệ thống phát triển kỹ

năng nghề và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ

thống này

Tạo lập các loại thuế chuyên dụng trung và dài

hạn

Đổi mới hệ thống quản trị và thực

hiện

Trau dồi thị trường đào tạo vững chắc

Xác định lại vai trò của các cơ sở đào tạo công

lập và tư nhân

Xây dựng hệ thống cải thiện hiệu suất thông qua

kiểm soát chất lượng đào tạo

Nâng cao nhận thức và văn hóa đào

tạo nghề

Thúc đẩy đồng thuận xã hội về phát triển kỹ năng

nghề

Khuyến khích các công ty thực hiện phát triển kỹ

năng nghề

Khái quát hóa hệ thống phát triển kỹ năng nghề

để cải thiện chức năng phát triển năng lực cho tất

cả mọi người

Thay đổi hệ thống chứng chỉ

Giúp hệ thống chứng chỉ trở nên phù hợp hơn với

các địa điểm và thực tế hơn

Quản lý hệ thống chứng chỉ theo định hướng

người dùng

Hỗ trợ để di cư lao động toàn cầu trở nên năng

động hơn

119

Nguồn: Kim Cheolhee và các cộng sự, (2017). Nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch tổng thể lần thứ 3 về phát triển

kỹ năng nghề nghiệp suốt đời. KRIVET.

2.3. Các chương trình GDKT & ĐTN để chuẩn bị cho 4IR

Từng Bộ trong Chính phủ Hàn Quốc đều đã thực hiện các chương trình và dự án chính sách đa

dạng để bồi dưỡng lực lượng lao động cho 4IR. Khi xem xét mục đích và nội dung của các dự án

do mỗi bộ thực hiện, có thể xác định các lĩnh vực tương tự hoặc trùng khớp, cũng như ưu điểm và

nhược điểm của từng dự án, từ đó đặt nền móng để bồi dưỡng lực lượng lao động một cách hệ

thống hơn bằng cách phân biệt các dự án với nhau.

Các công ty lớn chủ yếu cung cấp lực lượng lao động bằng cách phát triển nhân tài riêng hoặc

tuyển dụng nhân viên trong các lĩnh vực cốt lõi của mình để chuẩn bị cho 4IR. Đồng thời, chính

phủ cũng hỗ trợ phát triển nhân tài và cung cấp lực lượng lao động ổn định cho các ngành công

nghiệp.

Thiết lập hệ thống

phát triển kỹ năng

nghề theo từng giai

đoạn của cuộc đời

Xây dựng hệ thống thông tin đào tạo

để đào tạo nghề dựa trên dữ liệu

Tạo ra hệ thống thông tin đào tạo toàn diện

Tăng cường hệ thống dịch vụ thông tin có khả

năng cung cấp thông tin đào tạo tùy chỉnh bằng

Dữ liệu lớn

Tạo và chia sẻ thông tin thời gian thực về thị

trường đào tạo

Tìm kiếm chất lượng thay vì số

lượng trong tư vấn việc làm và giáo

dục nghề nghiệp

Sử dụng nguồn nhân lực và vật tư cho giáo dục

nghề nghiệp

Cải thiện khả năng tư vấn và hỗ trợ nghề nghiệp

theo định hướng người dùng

Tăng cường khả năng kết nối giáo

dục-đào tạo nghề

Bổ sung hệ thống hỗ trợ cho những học sinh chọn

không theo học các trường trung học phổ thông

Tăng cường hệ thống liên kết giữa đào tạo nghề

và Hệ thống Ngân hàng Tín chỉ Học thuật để

khuyến khích học tập suốt đời

Đa dạng hóa các phương pháp giúp đỡ những

người hiện đang làm việc đạt được các kỹ năng

cao hơn

Cân bằng giữa công việc, giải trí và

học tập

Tăng thời gian nghỉ đào tạo được trả lương

Hỗ trợ nhân viên trong các loại hình việc làm đặc

biệt

120

Bảng 3-11 | Tình trạng dự án bồi dưỡng lực lượng lao động cho 4IR (các Bộ)

Bộ Dự án

Ngân sách (triệu won)

Hỗ trợ Mục tiêu 2019

2018

(gồm ngân

sách bổ sung)

Bộ Việc

làm và

Lao động

Xây dựng lực

lượng lao động

dẫn đầu 4IR

21.928 19.755

Công tác đào tạo và

khuyến khích đào tạo

được trợ cấp với số tiền

ít hơn 400% giá gốc của

NCS (116.000 KRW)

‣(Đối tượng) Bất kỳ người

thất nghiệp nào từ 15 tuổi trở

lên và sinh viên tốt nghiệp

đại học

‣(Số lượng đối tượng) 1.300

người

Học viện

Phần mềm

Thanh thiếu

niên

- -

Giáo dục phần mềm

miễn phí, trợ cấp giáo

dục 1 triệu KRW/tháng,

cơ hội được đào tạo tại

chỗ dành cho những

người có hiệu suất làm

việc cao tại trung tâm

R&D của Samsung ở

nước ngoài (sau khi

hoàn thành khóa học cơ

bản), cơ hội làm Bài

kiểm tra phần mềm của

Samsung (kết quả có

thể được sử dụng khi

đăng ký đợt tuyển dụng

công khai của công ty),

dịch vụ tư vấn nghề

nghiệp và hỗ trợ việc

làm theo từng cá nhân

và hội chợ việc làm

được tổ chức khi hoàn

thành từng bước đào tạo

‣(Đối tượng) Sinh viên tốt

nghiệp đại học lấy bằng 4

năm (không phân biệt

chuyên ngành) và những

người tìm việc dưới 29 tuổi

‣(Số lượng đối tượng) 2.000

người/năm (10.000 người

trong vòng 5 năm; chỉ 500

người trong năm 2018 đối

với chương trình thí điểm)

121

Chương trình

đào tạo trình độ

tay nghề cao và

công nghệ mới

Trong trường hợp cung

cấp chương trình đào tạo

tay nghề trình độ cao và

công nghệ mới cho

những người làm việc

trong các nhóm công ty

ưu tiên: trợ cấp dưới

300% giá gốc (xem Phụ

lục 2 về Quy định hỗ trợ

đào tạo phát triển kỹ

năng nghề cho người sử

dụng lao động) theo

nghề nghiệp (trình độ

đào tạo và số tiền trợ cấp

cho các ngành công

nghiệp và công nghệ mới

sẽ được KOREATECH

cân nhắc và quyết định)

Lập kế hoạch tổ chức

15% chương trình đào

tạo kỹ năng nghề cho

các lĩnh vực công nghệ

mới và tăng cường hỗ

trợ các công ty yêu cầu

đào tạo trình độ tay

nghề cao và công nghệ

mới

‣(Đối tượng) Bất kỳ

nhân viên nào từ một

doanh nghiệp vừa và nhỏ

‣(Số lượng đối tượng) ?

Bộ

Giáo dục

Chọn lọc và vận

hành các trường

đại học hàng đầu

về đổi mới sáng

tạo 4IR

20.000 10.000

Trợ cấp 20 tỷ KRW cho

20 trường học; 1 tỷ

KRW cho mỗi trường

‣(Đối tượng) Các trường

đại học cấp bằng 4 năm

Bộ Khoa

học và

CNTT-TT

Thúc đẩy ngành

điện toán đám

mây

(đào tạo kỹ

thuật đối với các

nhà phát triển

đám mây)

590 295

Hỗ trợ tiền lương, phát

triển chương trình giảng

dạy và sách giáo khoa,

chi phí hoạt động để thuê

không gian hoặc thiết bị

đào tạo, v.v.

‣(Đối tượng) Bất kỳ nhân

viên nào từ một công ty

CNTT-TT hoặc công ty phần

mềm

‣(Số lượng đối tượng)

600 người

Bồi dưỡng

chuyên sâu đối

với các tài năng

trẻ để phát triển

đổi mới sáng tạo

28.000 24.000

Hỗ trợ tiền lương cho

nhân sự cũng như giáo

viên, cố vấn bên ngoài

và chi phí hoạt động để

thuê không gian hoặc

thiết bị đào tạo, v.v.

‣(Đối tượng) Sinh viên tốt

nghiệp đại học hoặc người

tìm việc

‣(Số lượng đối tượng)

1.400

Bộ Doanh

nghiệp

nhỏ và

vừa và

Trung tâm học

tập cho các nhà

máy thông minh

7.000 ­

Không gian đào tạo riêng

trong sảnh đào tạo của

KOSME. Tại đây, học

viên có thể thu được

‣(Đối tượng) Bất kỳ nhân

viên nào từ một doanh

nghiệp vừa và nhỏ

‣(Số lượng đối tượng)

122

Khởi

nghiệp

Hàn Quốc

(KOSME)

kinh nghiệm thực tiễn

thông qua việc điều

khiển thiết bị theo thời

gian thực, thực hiện phân

tích Dữ liệu lớn, v.v.

8.000

Bộ Đất

đai, Hạ

tầng và

Giao

thông

Phát triển

nhân tài về đổi

mới thành phố

thông minh

1.800 980

Cung cấp học bổng và

hỗ trợ tài chính để mua

sách giáo khoa, xây dựng

chương trình đào tạo,

thuê thêm giảng viên

(bao gồm giáo sư nghiên

cứu, giáo sư thỉnh

giảng), mua thiết bị, v.v.

‣(Đối tượng) Sinh viên

trong các khóa học thạc sĩ

hoặc tiến sĩ liên quan đến

thành phố thông minh

‣(Số lượng đối tượng)

360

Nguồn: Lee Sookyoung và các cộng sự, (2019). Đánh giá mô hình thực hành chuẩn bị cho 4IR và các biện pháp

cải thiện liên quan. KRIVET. tr27.

2.3.1. Dự án Xây dựng lực lượng lao động dẫn đầu 4IR (Bộ Việc làm

và Lao động)

Dự án được triển khai từ năm 2017 để thích ứng với 4IR và hỗ trợ sự phát triển của lực lượng

lao động đối với các lĩnh vực liên quan đến các ngành công nghiệp và công nghệ mới như sản

xuất thông minh, IoT, Dữ liệu lớn, bảo mật dữ liệu, sinh trắc học, FinTech, phương tiện không

người lái, nội dung dạng nhập vai, v.v. Nhìn chung, đào tạo phải ở trình độ nâng cao, tức là ít nhất

phải đạt Bậc 5 trong Tiêu chuẩn năng lực quốc gia (NCS), ngoại trừ các chương trình đào tạo cho

các ngành công nghiệp mới chưa có NCS được cho phép nếu trình độ đào tạo được chứng minh là

trình độ cao.

Đối với các chương trình đào tạo nâng cao trong lĩnh vực công nghệ dẫn đầu 4IR, chi phí đào

tạo để xây dựng lực lượng lao động có năng lực cao có thể được hỗ trợ ở mức dưới 400% giá gốc

của chương trình đào tạo chung. Học viên bắt buộc phải dành ít nhất 25% tổng số giờ đào tạo để

tham gia các buổi trải nghiệm dự án thực tiễn và đảm bảo rằng mình có được các kỹ năng giải

quyết vấn đề phức tạp.

Bảng 3-12 | Tổng quan về các dự án phát triển nguồn nhân lực liên quan đến 4IR trong năm 2019

Hạng mục Ghi chú

Mục đích

Tổ chức các chương trình đào tạo tổng hợp tiên tiến, xây dựng lực lượng lao động

có tay nghề cao trong các ngành công nghiệp và công nghệ mới để chủ động cung

cấp nhân tài nhằm ứng phó với các thay đổi do 4IR tạo ra

Mục tiêu Sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc bất kỳ người thất nghiệp nào có tài khoản phát

triển kỹ năng nghề

Hỗ trợ Tổng tiền phí đào tạo* và học bổng đào tạo

* Được hỗ trợ ở mức dưới 400% giá đào tạo gốc của NCS

123

Điểm nổi bật

của chương trình

đào tạo

Thiết kế và tổ chức chương trình đào tạo nâng cao, tích cực phản ánh nhu cầu của

ngành công nghiệp

* (Đào tạo chung) Bậc 3-Bậc 5 của NCS dành cho người mới bắt đầu với (Đào tạo

4IR) Bậc 5 của NCS dành cho học viên nâng cao

Các tổ chức đào tạo tư nhân được toàn quyền chọn học viên cho một khóa học

nâng cao tùy theo tiêu chuẩn riêng của mình.

- Tối đa hóa kết quả giáo dục và đào tạo bằng cách chọn những học viên xuất sắc

* (Đào tạo chung) Các cơ sở không được phép chọn học viên với (Đào tạo 4IR) Các

cơ sở được phép chọn học viên

Hệ thống đào tạo dựa trên dự án được áp dụng để giúp học viên có được các kỹ

năng giải quyết vấn đề phức tạp*(Tỷ lệ tham gia các buổi trải nghiệm dự án thực tiễn

bắt buộc phải vượt trên 25% tổng thời gian của chương trình đào tạo).

* Đây là phương pháp đào tạo mà qua đó, học viên có được năng lực làm việc thực

tiễn bằng cách giải quyết các dự án được công ty giao cho.

Chương trình đào tạo được cung cấp tại các cơ sở tư nhân có đủ cơ sở vật chất, trang

thiết bị đào tạo và đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp.

Kế hoạch tương lai Lập kế hoạch tuyển dụng các tổ chức đào tạo dẫn đầu 4IR hoặc chỉ định chương

trình đào tạo cho vòng 4 trong năm 2019 (từ tháng 5 đến tháng 7)

Nguồn: Lee Sookyoung và các cộng sự, (2019). Đánh giá mô hình thực hành chuẩn bị cho 4IR và các biện pháp

cải thiện liên quan. tr27.

2.3.2. Kế hoạch bồi dưỡng lực lượng lao động (Bộ Thương mại,

Công nghiệp và Năng lượng - MOTIE)

Hàng năm, MOTIE đều công bố kế hoạch tập trung bồi dưỡng lực lượng lao động công nghiệp.

Kế hoạch từ năm 2017 của Bộ bao gồm các nhiệm vụ triển khai như phát triển lực lượng lao động

trong các ngành công nghiệp mới, tăng cường khung phát triển lực lượng lao động để thích ứng

với quá trình tái cơ cấu công nghiệp và cơ cấu công nghiệp tiên tiến, theo đuổi sự đổi mới sáng

tạo liên tục trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật tập trung vào các yêu cầu của ngành công nghiệp, xây

dựng lực lượng lao động phù hợp với nơi làm việc trong vùng và lập kế hoạch định hướng chính

sách trung và dài hạn để xây dựng lực lượng lao động công nghiệp. Trong số những nhiệm vụ

khác, có những nỗ lực đã được thực hiện nhằm phát triển các chuyên gia khác nhau liên quan đến

quá trình phát triển lực lượng lao động của các ngành công nghiệp mới như chế tạo ô tô trong

tương lai, bố trí và vận hành các nhà máy thông minh, phát triển phương tiện bay công nghiệp

không người lái, quản lý các dự án toàn cầu và tận dụng những nhân sự đã nghỉ việc trong ngành

đóng tàu và các ngành công nghiệp ngoài khơi (MOTIE, 2017).

Riêng trong năm 2018, đã có 146.349 triệu KRW được đầu tư vào chín dự án để xây dựng lực

lượng lao động cho các ngành công nghiệp, vùng, năng lượng, thương mại và các lĩnh vực khác.

Nâng cao năng lực của các chuyên gia trong ngành (những người có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ)

trong 25 lĩnh vực bao gồm in 3D và tàu thuyền thông minh, cũng như thực hiện các dự án nhằm

bồi dưỡng lực lượng lao động trong các lĩnh vực sinh trắc học và công nghệ hợp nhất nano.

124

2.3.3. Các trường đại học hàng đầu về đổi mới sáng tạo 4IR (Bộ

Giáo dục - MOE)

MOE đã triển khai chương trình Các trường đại học hàng đầu về đổi mới sáng tạo 4IR vì các

trường đại học ngày càng được khuyến khích đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết tình trạng

giảm việc làm hiện có và giải quyết các vấn đề việc làm trong các ngành công nghiệp mới dựa

trên công nghệ hội tụ trong kỷ nguyên 4IR. Chương trình hướng tới mục tiêu đặt nền tảng giáo

dục cho tương lai bằng cách đem đến các cơ hội để trau dồi kiến thức đa ngành theo phương pháp

lấy người học làm trung tâm, phát triển và giới thiệu các phương pháp giảng dạy đổi mới để đạt

được kết quả giáo dục cao hơn, đồng thời tạo ra một môi trường giáo dục đổi mới sáng tạo.

Chương trình là một phần của dự án có tên gọi Leaders in INdustry-university Cooperation+

(Các nhà lãnh đạo trong mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp-trường đại học), hay còn được

gọi là LINC+. Mục tiêu của Chương trình này là xây dựng lực lượng lao động có khả năng giải

quyết vấn đề dựa trên kiến thức hội tụ và 4C, trong đó có đề cập đến tư duy phản biện, khả năng

giao tiếp, sáng tạo và hợp tác. Những đổi mới về chương trình giảng dạy, môi trường giáo dục và

phương pháp giáo dục đều được mưu cầu nhằm bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực 4IR đầy

triển vọng trong khung Chương trình.

Hình 3-4. Mô hình hoạt động của chương trình Các trường đại học hàng đầu về đổi mới sáng

tạo 4IR

Thành

phần

tham gia

+

Khóa giáo dục

+

Phương pháp

giáo dục

+

Môi trường

giáo dục

Xác minh

Phòng ban tổ

chức

Các môn học chính về

4IR

Phương pháp giảng

dạy thẩm tra Thiết lập cơ sở hạ

tầng bao gồm hệ

thống, trang thiết

bị và cơ sở vật

chất cho các

chương trình giáo

dục

Xác minh tính hiệu

quả của các chương

trình giáo dục như dự

án hợp tác với các công

ty liên quan

Các môn học cơ bản

về 4IR

Các khóa học nâng

cao kiến thức cơ bản

về các lĩnh vực chính

Phòng ban

tham dự

Phương pháp đánh

giá thẩm tra

ː

Đào tạo bởi người lao

động đương nhiệm

trong các ngành công

nghiệp liên quan

Nguồn: Bộ Giáo dục (2017). Kế hoạch chỉ định và vận hành các trường đại học hàng đầu về đổi mới sáng tạo 4IR.

Tổng ngân sách trợ cấp cho chương trình đại học hàng đầu về đổi mới sáng tạo vào năm 2018

là 10 tỷ KRW. Khoảng 1 tỷ KRW đã được cấp cho mỗi trường trong số 10 trường đại học được

125

chỉ định. Ủy ban Quản lý Dự án LINC+ chọn người thụ hưởng chương trình sau khi nhận đơn

đăng ký và tiến hành các bài kiểm tra viết và kiểm tra sàng lọc trực tiếp từ các trường đại học

LINC+ được chỉ định cho mối quan hệ hợp tác tăng cường giữa doanh nghiệp - trường đại học (55

trường). Trong quá trình tuyển chọn, có 49 trường đại học đã đăng ký tham gia chương trình. Sau

bài kiểm tra viết (Bước 1) và kiểm tra sàng lọc trực tiếp (Bước 2), các ứng viên được cân nhắc và

những người thụ hưởng cuối cùng được chỉ định bởi hội đồng đánh giá gồm các chuyên gia từ các

học viện, tổ chức nghiên cứu và các ngành công nghiệp liên quan.

Trong số tất cả các ứng viên, có 15 trường đại học đã vượt qua bài kiểm tra viết về kế hoạch dự

án của họ ở bước đầu tiên. Cuối cùng, sau khi trình bày và thảo luận ở bước thứ hai, đã có 10

trường đại học được chọn. Mỗi trường trong số 10 trường đại học được trợ cấp 1 tỷ KRW để bồi

dưỡng các nhà lãnh đạo tương lai trong các ngành công nghiệp mới như chăm sóc sức khỏe thông

minh, phương tiện tự hành, IoT, AR, VR, nhà máy thông minh và robot AI.

2.3.4. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu đối với các nhân tài hàng đầu

về đổi mới sáng tạo 4IR (Bộ Khoa học và CNTT-TT – MSIT)

MSIT đã thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu đối với các tài năng hàng đầu về đổi mới

sáng tạo 4IR (từ năm 2019 đến năm 2023) với mục tiêu thiết lập khung động lực để bồi dưỡng các

nhân tài và các nhà lãnh đạo tương lai trong những ngành công nghiệp cốt lõi của 4IR với nỗ lực

nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhân lực trong các ngành công nghiệp liên quan.

Các nhiệm vụ triển khai của kế hoạch này bao gồm việc nỗ lực thành lập các tổ chức để phát

triển tài năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân tài sở hữu trình độ kỹ năng khác nhau tùy theo nhu cầu thị

trường, mở rộng khuôn khổ hợp tác công tư và tăng cường mạng lưới ở nước ngoài. Về mục tiêu,

kế hoạch này nhằm xây dựng các trường đại học đổi mới sáng tạo, bồi dưỡng nhân tài tiềm năng

trên toàn cầu, hỗ trợ cao học liên quan đến AI và tạo ra một chương trình bồi dưỡng thanh thiếu

niên chuyên sâu.

Khi so sánh các chương trình PTNNL do chính phủ thực hiện để chuẩn bị cho 4IR, có vẻ như

những chương trình này đều có chuyên môn trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế,

mục tiêu, nội dung và phương pháp của các chương trình này nhìn chung khá giống nhau. Cần

phải cung cấp lực lượng lao động có tay nghề cao vì đã xuất hiện sự thiếu hụt chuyên gia trong

các ngành công nghiệp và thị trường lao động do công nghệ liên tục thay đổi và sự tiến bộ của

4IR. Tuy nhiên, việc phân biệt các lĩnh vực mục tiêu, mức độ hỗ trợ và phương pháp quản lý

chương trình giữa các chương trình không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Có thể cần phải xem xét

việc đánh giá tính hiệu quả của các chương trình khác nhau và thực hiện một số khía cạnh của các

chương trình này cùng một lúc nếu cần thiết. Một lựa chọn khác có thể là liên kết các chương

trình HRD thông qua những giai đoạn và chu kỳ chuyển tiếp khác nhau để những người tham gia

126

có thể được đào tạo nếu cần - Ví dụ: Trước và sau mỗi bậc học hoặc khi chuẩn bị thay đổi công

việc hay chuyển sang làm việc tại một công ty khác.

2.4. Đổi mới chính sách GDKT & ĐTN để chuẩn bị cho 4IR

2.4.1. Xây dựng các nền tảng GDKT & ĐTN liên quan đến 4IR

Để xây dựng lại nền tảng đào tạo nghề, cần phải giới thiệu các mô hình đào tạo trực tiếp liên

quan đến sự đổi mới sáng tạo 4IR và mở rộng các chương trình đào tạo trong những lĩnh vực triển

vọng. 4IR yêu cầu phải có một hệ thống quản lý tương thích với nền kinh tế nền tảng mà trong đó,

các chương trình chính sách có thể được thiết kế, thực hiện và đánh giá thông qua đổi mới sáng

tạo mở. Đồng thời, cần phải xây dựng nền tảng đào tạo nghề có khả năng thích ứng nhanh chóng

và linh hoạt với các mức độ thay đổi mới trong chuỗi giá trị và môi trường việc làm đang liên tục

chuyển dịch.

Cần phải có nền tảng đào tạo nghề hai chiều để đảm bảo khả năng giao tiếp và mối quan hệ hợp

tác vượt xa khỏi nền tảng đào tạo một chiều dựa trên hội nhập theo chiều dọc trong một tổ chức

hoặc công ty duy nhất, mối quan hệ cạnh tranh giữa các tổ chức đào tạo và chuỗi quy trình đào tạo

nghề truyền thống với tính năng giảng dạy một chiều từ tổ chức đến các học viên. Đồng thời, cần

phải thiết lập một mạng lưới giá trị.

2.4.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng GDKT & ĐTN liên quan đến 4IR

Việc bồi dưỡng và sử dụng các giáo viên đào tạo là điều cần thiết để mở rộng chương trình đào

tạo trong các ngành công nghiệp tương lai và đầy triển vọng như phương tiện bay không người lái,

robot và Dữ liệu lớn. Cần phải xây dựng lại thị trường đào tạo để cung cấp thêm các chương trình

đào tạo cấp chuyên gia vì nhu cầu về lực lượng lao động có trình độ tay nghề ngày càng tăng cao.

Bên cạnh đó, cần phải thiết lập một hệ thống cảnh báo kỹ năng tiên tiến để hiện thực hóa khung

đào tạo tập trung vào nhu cầu với khả năng cung cấp các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu

liên tục thay đổi của ngành.

Tổng khoảng cách thời gian từ khi phát sinh nhu cầu mới do tiến bộ công nghệ cho đến khi bồi

dưỡng được các nhân tài là 4,5 đến 10 năm. Để giải quyết vấn đề không phù hợp này trong thị

trường lao động, cần phải bồi dưỡng nhân tài trước.

Có thể thiết kế lại hệ thống đào tạo nghề bằng cách sửa đổi hệ thống chỉ định tổ chức đào tạo,

hợp lý hóa khung đào tạo dựa trên NCS và đưa ra các phương pháp dạy và học mới. Hệ thống chỉ

định tổ chức đào tạo hiện tại là một hệ thống theo định hướng thị trường được đại diện bởi một hệ

127

thống tài khoản đào tạo cá nhân. Nếu thị trường hoạt động tốt, các cá nhân được đào tạo theo như

mong muốn và các cơ sở đào tạo cạnh tranh với nhau, từ đó tạo ra vòng tròn đạo đức để cải thiện

chất lượng. Để sửa đổi hệ thống chỉ định tổ chức đào tạo, cần phải nâng cao chất lượng đào tạo

của các cơ sở và trình độ kỹ năng của họ, thu hút các giảng viên đào tạo xuất sắc, mở rộng quyền

quyết định của họ trong quá trình đánh giá học viên và đảm bảo thay thế công việc với chất lượng

cao hơn.

Hệ thống đào tạo nghề cũng cần phải đơn giản hóa giá gốc của các chương trình đào tạo khác

nhau và chỉ áp dụng “giá gốc của NCS” làm tiêu chí hỗ trợ đào tạo bất kể tình trạng việc làm của

học viên. Việc thống nhất 227 mức giá gốc của các nghề nghiệp (trong các nhóm phụ) xuống còn

51 mức giá gốc (trong các nhóm chính) sẽ giúp khung học tập dựa trên NCS trở nên hiệu quả hơn.

Cần phải giúp các ngành công nghiệp có khởi đầu tuyệt vời hơn khi xây dựng và áp dụng các

NCS. Để làm được điều đó, các HĐKNN phải đóng vai trò lớn hơn.

2.4.3. Xây dựng mạng lưới doanh nghiệp-trường đại học cho 4IR

Để xây dựng khung hợp tác giữa doanh nghiệp-trường đại học với các HĐKNN hoặc các

trường đại học, bắt buộc phải khởi động một hệ thống đào tạo liên kết với HĐKNN, thiết lập Hệ

thống đào tạo kép và tìm kiếm chất lượng thay vì số lượng trong chương trình đào tạo tại chỗ của

các trường đại học. Để đạt được các mục tiêu của HĐKNN, cần phải xác định vai trò của

HĐKNN và cung cấp các chương trình hỗ trợ cho tổ chức, ngân sách và nhân viên của họ.

Nếu mục tiêu của HĐKNN là tìm hiểu về các vấn đề nhân sự với tư cách là cơ quan đại diện

của ngành công nghiệp tương ứng, đồng thời truyền tải thông điệp ngành đến các nhà cung cấp

nguồn nhân lực, HĐKNN cần phải xây dựng các mối quan hệ hợp tác đa dạng. Việc nâng cao các

chức năng cốt lõi của NCS và tiêu chuẩn chứng chỉ đối với Hệ thống đào tạo kép sẽ đem đến chất

lượng đào tạo tốt hơn và giải quyết tình trạng mất cân bằng cung cầu đào tạo nghề.

2.4.4. Tăng cường hợp tác với các tổ chức giáo dục bậc cao về 4IR và

hỗ trợ khởi nghiệp, tạo cơ hội việc làm

Để nâng cao chất lượng đào tạo tại chỗ của các trường đại học, các trường này phải đóng vai

trò tích cực hơn nhằm cải thiện mức độ phù hợp giữa sinh viên và các công ty. Để tổ chức đào tạo

tại chỗ trong thời gian dài và ổn định hệ thống từ sớm, cần phải tiếp tục tăng cường quy trình

phân bổ chương trình giảng dạy để đào tạo, xây dựng nội dung trong sách giáo khoa và công nhận

các tín chỉ. Bằng cách tạo ra một hệ thống tư vấn nghề nghiệp cho các học viên về công việc,

công tác đào tạo có thể trở nên hữu ích hơn khi học viên nhập học hoặc kiếm việc. Để tạo ra

những đổi mới sáng tạo trong các chương trình đào tạo khởi nghiệp, cần phải tạo ra một môi

trường để các học viên có thể bắt đầu khởi nghiệp hoặc tự tạo việc làm liên quan đến các chương

128

trình giáo dục.

Để tạo ra một môi trường hỗ trợ khởi nghiệp và văn hóa tạo việc làm, cần phải có các khoản hỗ

trợ tài chính cấp chính phủ, đưa ra các chương trình đào tạo mới hoặc nâng cao cho những người

tham gia mong muốn tạo việc làm, cung cấp hoặc mở rộng không gian để mọi người có thể làm

việc và học tập cùng một lúc và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chuẩn bị một cơ sở

hạ tầng để có thể thực hiện các thử nghiệm và cố gắng nỗ lực khác nhau. Cần phải xây dựng một

hệ thống để học sinh có thể tham gia vào các chương trình giáo dục và đào tạo như Phong trào

Nhà sản xuất, cũng như các chương trình đào tạo khởi nghiệp để có thêm kinh nghiệm thực tế khi

thành lập công ty. Đồng thời, cần phải hỗ trợ thúc đẩy các chương trình giáo dục và đào tạo khởi

nghiệp, khuyến khích chương trình giáo dục khởi nghiệp kéo dài từ giai đoạn đầu đến hướng dẫn

tiếp theo sau khi thành lập công ty khởi nghiệp, đồng thời cung cấp một loạt chương trình để

chuyển đổi công việc hoặc nghề nghiệp, cũng như các chương trình giáo dục và đào tạo.

2.5. Ý nghĩa đối với Việt Nam

Đầu tiên, các chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ cần phải được đổi mới sáng tạo để đón

đầu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hàn Quốc thiết lập và thực hiện Kế hoạch cơ bản về

phát triển năng lực nghề nghiệp suốt đời 5 năm một lần theo Đạo luật Phát triển kỹ năng nghề của

người lao động. Kế hoạch cơ bản lần thứ ba (2018~2022) hiện đang được thực hiện. Hàn Quốc

cũng thiết lập các chính sách liên quan khác khi xuất hiện nhu cầu từ các thay đổi về kinh tế và xã

hội trong và ngoài nước.

Một ví dụ về các chính sách của chính phủ nhằm ứng phó với những thay đổi về mặt công nghệ

là Kế hoạch đổi mới hệ thống đào tạo phát triển kỹ năng nghề trong quá trình chuẩn bị cho 4IR

vào năm 2016. Các Kế hoạch bao gồm việc bổ sung thêm nhiều nghề nghiệp để đào tạo trong các

ngành công nghiệp mới nổi, giúp công tác đào tạo trở nên linh hoạt hơn, đào tạo nhằm nâng cao

hiệu suất, cải thiện chất lượng và giải quyết các hạn chế của học viên, khu vực và thời gian đào

tạo. Chính phủ cần phải phát triển các kế hoạch ứng phó nhanh. Kế hoạch đổi mới phát triển kỹ

năng nghề nhằm đáp ứng với những thay đổi trong thị trường lao động được thiết lập vào năm

2019 cũng bao gồm việc mở rộng đào tạo về các công nghệ mới, hỗ trợ phát triển năng lực nghề

nghiệp suốt đời và cải thiện cơ sở hạ tầng.

Mới đây, Hàn Quốc đã đưa ra Kế hoạch thỏa thuận mới nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng

COVID-19 nhằm chuyển trọng tâm của công tác đào tạo nghề sang thích ứng với những thay đổi

trong tương lai, coi “đầu tư vào con người” là một phần của quá trình tăng cường mạng lưới an

sinh xã hội. Các ý tưởng chính của kế hoạch bao gồm việc tăng cường đào tạo hội tụ kỹ thuật số

trong các công nghệ mới, thu hút sự tham gia của các công ty, trường đại học và các cơ quan đổi

mới sáng tạo trong khu vực tư nhân. Việt Nam cũng đã xây dựng và hiện đang triển khai thực hiện

129

một số luật (Luật GDNN), chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, quyết định bằng văn bản, thông tư và

bảng câu hỏi. Tuy nhiên, các chính sách này cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp để thực

hiện.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ được công bố tại Việt Nam vào năm 2018, liên quan đến

phương thức chuẩn bị GDKT & ĐTN cho Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các kế hoạch

triển khai cụ thể hơn cần phải được thiết lập để thực hiện chỉ thị. Ngoài ra, do Chiến lược phát

triển GDKT & ĐTN 2011-2020 đang mở đường cho Chiến lược đổi mới GDKT & ĐTN 2021-

2030, các kế hoạch triển khai cụ thể, luật pháp và chính sách liên quan cần được điều chỉnh chặt

chẽ hơn.

Thứ hai, Việt Nam cần hỗ trợ quá trình giới thiệu và vận hành các chương trình đặc biệt để

chuẩn bị cho Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã đề

xuất Dự án Xây dựng lực lượng lao động dẫn đầu 4IR cho những người thất nghiệp từ 15 tuổi trở

lên kể từ năm 2017. Chương trình này cung cấp đào tạo nâng cao ở Bậc 5 trở lên của NCS trong

các ngành công nghiệp mới nổi đòi hỏi phải có trình độ tay nghề cao như IoT, dữ liệu lớn, bảo mật

thông tin và sản xuất thông minh. Chương trình hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo trong mức 400% so

với học phí đào tạo tiêu chuẩn. Chương trình yêu cầu dành ít nhất 25% tổng thời gian đào tạo để

thực hiện các bài tập về dự án, từ đó phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của học viên. Mới đây,

chương trình đã xây dựng STEP, hay còn gọi là Nền tảng giáo dục đào tạo thông minh, để đem

đến những nội dung đào tạo nghề trực tuyến, tập trung nhiều hơn vào đào tạo từ xa và học tập trực

tuyến.

Dự kiến những nỗ lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam gồm các chỉ thị (thông tư) để quản lý chất

lượng sẽ đem lại kết quả tốt. Quốc gia này cần bổ sung thêm các chương trình phát triển kỹ năng

về công nghệ mới trong các ngành công nghiệp mới nổi.

Thứ ba, Việt Nam cần cải thiện hệ thống quản trị và thực hiện GDKT & ĐTN để chuẩn bị cho

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sắp diễn ra. Hàn Quốc đã theo đuổi các chương trình phát

triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu địa phương và công nghiệp từ năm 2016. Từ đó, các

Hội đồng kỹ năng khu vực (RSC) và Hội đồng kỹ năng ngành (HĐKNN) mới được thành lập.

RSC thực hiện khảo sát về nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo trong các ngành công nghiệp tại địa

phương, đồng thời cung cấp các khóa đào tạo tại Trung tâm đào tạo chung.

Hội đồng của bốn khu vực gồm các nhóm lao động, quản lý, dân cư và chính phủ, cùng các tổ

chức đối thoại xã hội khác đang tăng cường mối quan hệ đối tác giữa các bên liên quan GDKT &

ĐTN chính. Từ đó nâng cao quyền tự chủ của họ, khuyến khích chuyển đổi từ phương pháp tiếp

cận theo định hướng chính phủ cũ, nguồn cung ứng và quản lý sang phương pháp tiếp cận theo

định hướng nhu cầu, đồng thời giúp các bên liên quan phản ứng nhanh hơn với những môi trường

đang thay đổi.

Việt Nam cũng chọn nhấn mạnh quyền tự chủ trong các chiến lược GDKT & ĐTN của mình.

130

Từ đó cho phép quốc gia này phát triển nguồn nhân lực một cách nhanh chóng và có hệ thống

trong các công nghệ mới của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ tư, chính phủ cần xóa bỏ điểm mù của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để bảo vệ

những người dễ bị tổn thương trong kỷ nguyên số, đồng thời xây dựng hệ thống phát triển năng

lực nghề nghiệp suốt đời. Vì những người dễ bị tổn thương có xu hướng có kỹ năng làm việc cơ

bản thấp, chính phủ nên cung cấp các chương trình GDKT & ĐTN cấp độ cơ bản để thu hẹp

khoảng cách số. Trong khi các chương trình GDKT & ĐTN thông thường là những chương trình

ngắn hạn nhằm mục đích tìm việc làm, các chương trình GDKT & ĐTN dành cho những người

nằm bên lề xã hội phải là chương trình hội tụ chuyên dụng dài hạn, bao gồm cả việc giảng dạy

CNTT-TT.

Hơn nữa, vì những thay đổi về công nghệ dự kiến sẽ gây ra những chuyển động thường xuyên

trong thị trường lao động và những thay đổi đáng kể về cách làm việc và học tập, chính phủ cần

cung cấp thêm các hoạt động tư vấn hướng nghiệp và hỗ trợ phát triển nghề nghiệp cho người lao

động để họ có thể thích ứng tốt hơn với những thay đổi này.

3. Phát triển và áp dụng NCS

3.1. Cơ sở thực hiện và khái niệm NCS

Sau những năm 1990, cộng đồng toàn cầu bước vào thời đại cạnh tranh không giới hạn và từ đó

phải đối mặt với nhu cầu liên tục bồi dưỡng và thu hút những nhân tài xuất sắc (Viện nghiên cứu

về Khoa học hành vi Hàn Quốc, 2017). Ngoài ra, cần phải hệ thống hóa những thông tin đa dạng

về các nhân tài đủ tiêu chuẩn mà các công ty và ngành công nghiệp cần tuyển dụng, cũng như

thống nhất các hình thức phát triển nhân tài khác nhau thành một khung phát triển có hệ thống ở

cấp chính phủ.

Theo đó, chính phủ đã cân nhắc việc đề ra các Tiêu chuẩn năng lực quốc gia (NCS) nhằm mục

đích phát triển những tài năng cần thiết tại nơi làm việc. Đặc biệt, việc tách giáo dục và đào tạo

khỏi hệ thống chứng chỉ đã dẫn đến việc đầu tư chéo vào hệ thống phát triển năng lực và tạo ra

nhu cầu ngày càng tăng đối với một hệ thống có kinh nghiệm học tập đa dạng (bao gồm kinh

nghiệm làm việc) có thể được đánh giá cao. Điều này thúc đẩy nhu cầu về một hệ thống phát triển

nhân tài dựa trên NCS mà các nước tiên tiến đã thực hiện.

Xem xét nhu cầu trong và ngoài nước, các nghiên cứu cơ bản, bao gồm nghiên cứu tình huống

về hệ thống phát triển nhân tài dựa trên NCS ở nước ngoài, được thực hiện cùng với các chương

trình thí điểm vào đầu những năm 2000. Vào tháng 04 năm 2007, Đạo luật khung về Chứng chỉ

được sửa đổi để thiết lập cơ sở pháp lý nhằm phát triển NCS. Cho đến nay, NCS liên tục được xây

dựng và áp dụng cho các hệ thống chứng chỉ nâng cao và giáo dục bằng cách chuyển các hệ thống

131

này từ “tập trung vào cơ sở đào tạo” sang “tập trung vào người dùng” cũng như từ “tập trung vào

cung” sang “tập trung vào kết quả”.

NCS đề cập đến các kiến thức, kỹ thuật và năng lực cần thiết để thực hiện các trách nhiệm tại

nơi làm việc được tổ chức theo khu vực công nghiệp và cấp độ (Điều 2-2, Đạo luật khung về

Chứng chỉ). Với sự giúp đỡ của chính phủ, cộng đồng ngành công ngiệp xây dựng NCS và áp

dụng các tiêu chuẩn này vào hệ thống chứng chỉ và giáo dục, đào tạo nhằm theo đuổi sự tiến bộ

của các hệ thống liên quan và sau cùng là sự phát triển của nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của

xã hội và các ngành công nghiệp. Điều 8 trong Nghị định thi hành của Đạo luật khung về Chứng

chỉ quy định rằng NCS có thể được áp dụng vào công tác tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp

cũng như hệ thống đào tạo và chứng chỉ giáo dục.

Hình 3-5. Các khái niệm của NCS

【Quy định phát triển và áp dụng Đạo luật khung về Chứng chỉ】 Điều 4 (Nhiệm vụ của Nhà nước) (1)-1 Nhà nước phải xây dựng các Tiêu chuẩn năng lực quốc gia và nỗ

lực thiết lập, triển khai các chính sách cần thiết để đảm bảo chứng chỉ được quản lý và hoạt động trên cơ

sở đó.

Điều 5 (Tiêu chuẩn năng lực quốc gia) (1) Chính phủ phải xây dựng và cải tiến các Tiêu chuẩn năng lực

quốc gia xét đến các tiêu chuẩn quốc tế, những thay đổi trong công nghệ công nghiệp, v.v.

(2) Các Tiêu chuẩn năng lực quốc gia phải bao gồm những vấn đề sau.

1. Phạm vi, chi tiết và mức độ nhiệm vụ;

2. Kiến thức, kỹ thuật và năng lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ và các tiêu chí, phương pháp đánh giá;

3. Các vấn đề khác cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

(3) Chính phủ phải nỗ lực xây dựng các chương trình giáo dục và đào tạo được Chính phủ xác định, các

tiêu chí kiểm tra và câu hỏi biên soạn về chứng chỉ quốc gia, tiêu chí cấp chứng chỉ tư nhân, v.v., được

chuẩn bị sao cho phù hợp với các Tiêu chuẩn năng lực quốc gia.

(4) Các vấn đề chi tiết liên quan đến việc phát triển, cải tiến và áp dụng các Tiêu chuẩn năng lực quốc gia

phải được xác định qua Nghị định của Tổng thống.

132

Nguồn: KRIVET (2009). Tiêu chuẩn năng lực quốc gia dưới dạng mô hình HRD mới nhằm nâng cao năng lực

cạnh tranh quốc gia (Tài liệu giới thiệu về NCS).

3.2. Thành phần của NCS

3.2.1. Phân loại NCS

NCS được xây dựng bằng cách cân nhắc các nhiệm vụ liên quan. Tùy thuộc vào mức độ giống

nhau của các tiêu chuẩn, có thể phân loại NCS thành các nhóm chính, nhóm bổ sung, nhóm phụ

và nhóm đơn vị (công việc). Nói chung, các nhóm đơn vị của NCS đề cập đến những năng lực mà

một công ty cần từ nhân viên của mình và đơn vị tuyển dụng (Liên tịch các Bộ, 2020a). Một

nhiệm vụ duy nhất yêu cầu phải có 10 đến 30 đơn vị năng lực. Tính đến cuối năm 2019, phân loại

NCS có 24 nhóm chính, 79 nhóm bổ sung, 253 nhóm phụ và 1.001 nhóm đơn vị (công việc).

Bảng 3-13 | Phân loại NCS

Nhóm chính Nhóm bổ sung Nhóm phụ Nhóm đơn vị

(Công việc)

Tổng 79 253 1.001

01. Quản lý dự án 1 2 5

02. Quản lý, kế toán và quản trị 4 11 27

03. Tài chính và bảo hiểm 2 9 36

04. Giáo dục, khoa học tự nhiên và khoa

học xã hội 2 3 8

05. Dịch vụ pháp lý, cảnh sát, cứu hỏa, dịch

vụ nhà giam và quốc phòng 2 4 16

06. Dịch vụ sức khỏe và y tế 1 2 11

07. Dịch vụ xã hội và tôn giáo 3 6 17

08. Văn hóa, nghệ thuật, thiết kế và phát

thanh truyền hình 3 9 61

09. Dịch vụ lái xe và giao thông vận tải 4 8 31

10. Bán hàng 3 8 18

11. Giám sát an ninh và vệ sinh 2 3 6

12. Làm tóc, lưu trú, du lịch, giải trí và thể

thao 4 12 46

13. Dịch vụ ăn uống 1 3 10

14. Xây dựng 8 27 128

15. Máy móc 11 33 134

133

16. Nguyên vật liệu 2 8 39

17. Hóa chất 4 12 40

18. Sản xuất hàng dệt may và may mặc 2 7 24

19. Điện và điện tử 3 33 103

20. Thông tin và truyền thông 3 15 88

21. Chế biến thực phẩm 2 4 21

22. In ấn, gia công gỗ, đồ nội thất và hàng

thủ công 2 4 25

23. Môi trường, năng lượng và an toàn 6 18 55

24. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 4 12 52

Nguồn: Trang web NCS (www.ncs.go.kr/th01/TH-102-001-02.scdo, trang 10/04/2020)

NCS được xây dựng theo bảng phân loại trên và được công bố bởi Bộ liên quan (Bộ Việc làm

và Lao động) vào năm 2018. Có nhiều năng lực được coi là năng lực cần thiết tại nơi làm việc đã

được phát triển, trong khi các tiêu chuẩn hiện tạ được bổ sung khi các ngành công nghiệp liên

quan yêu cầu. Cho đến nay, có tổng cộng 997 tiêu chuẩn đã được phát triển và hiện có 1.001 tiêu

chuẩn sau khi một số NCS được tách ra trong quá trình sửa đổi.

Bảng 3-14 | Tình trạng các NCS đã xây dựng và sửa đổi

Loại 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng

Đã xây dựng 240 557 50 50 50 50 997

(1.001)*

Đã sửa đổi - - 79 403 191 103 776

* Trong quá trình sửa đổi NCS, một tiêu chuẩn được tách thành hai hoặc bốn tiêu chuẩn khác. Kết quả là có tổng

cộng 1.001 tiêu chuẩn được công bố.

Nguồn: HRDK (2019). Họp Hội đồng Thường kỳ lần thứ 4 năm 2019 về Kiểm soát chất lượng NSC (Phân loại

và Đào tạo nghề theo NCS) (chưa công bố).

3.2.2. Quy trình phát triển NCS

1) Quá trình chính (phát triển và xác minh)

Các cộng đồng ngành, giáo dục và đào tạo cũng như các chuyên gia được cấp chứng chỉ đã

tham gia vào quá trình xây dựng các NCS để phản ánh tốt hơn về nhu cầu của ngành và nâng cao

khả năng ứng dụng của các tiêu chuẩn đó trong các lĩnh vực liên quan. NCS đã trải qua quá trình

xác minh để đánh giá về khả năng áp dụng của những tiêu chuẩn này tại nơi làm việc với các

chuyên gia trong ngành và giáo dục, những người được các bộ liên quan đề xuất thực hiện xác

minh (Ủy ban phân xử của WG). Dự thảo về các NCS đã phát triển được các công ty lớn có liên

quan xem xét hai lần, thông qua các bài kiểm tra sàng lọc trực tiếp và kiểm tra viết. Kể từ năm

134

2013, các bộ liên quan đã cùng áp dụng quy trình phát triển với các bước xác minh và bổ sung

nâng cao mà trước đó chưa được thiết lập đầy đủ trong khi đề ra Kế hoạch phát triển và áp dụng

NCS (do Hội đồng phân xử chính sách chứng chỉ cân nhắc và quyết định). Ngoài ra, công chúng

và các bên đương sự khác nhau cũng được nêu ý kiến trong quá trình phát triển các NCS sao cho

phù hợp hơn và có thể áp dụng tại nơi làm việc.

Hình 3-6. Quy trình phát triển Tiêu chuẩn năng lực quốc gia

Nguồn: MOE và MOEL (2013). Báo cáo lần thứ 1 của Ủy ban chỉ đạo NCS (chưa công bố).

2) Quy định phát triển NCS theo pháp luật liên quan18

Theo Điều 4 trong Nghị định thi hành của Đạo luật khung về Chứng chỉ, Bộ Việc làm và Lao

động quản lý dự án phát triển tổng thể, trong khi Dịch vụ phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc

(HRDK) chịu trách nhiệm phát triển các NCS trên thực tế. Các bộ liên quan và MOEL đã thống

nhất về kế hoạch phát triển NCS hàng năm để thay thế quá trình mà các bộ trưởng quan tâm đã ủy

quyền cho MOEL nhằm phát triển các NCS có liên quan.

MOEL đã ủy nhiệm cho các chuyên gia tại chỗ như những chuyên gia thuộc HĐKNN và các

hiệp hội thương mại để phát triển NCS, từ đó phản ánh tốt hơn về nhu cầu của ngành. Trong

trường hợp không có hiệp hội nào được thành lập trong một lĩnh vực nhất định, dự án phát triển sẽ

được ủy quyền cho các chuyên gia trong ngành. Để sửa đổi các NCS sau khi xây dựng, Điều 7

trong Nghị định thi hành của Đạo luật khung về Chứng chỉ quy định rằng NCS có thể được xác

minh 5 năm một lần sau lần xây dựng hoặc sửa đổi tiếp theo và được sửa đổi trước khi khoảng

18 Được trích dẫn từ thông tin trên trang web NCS.

135

thời gian tiếp theo bắt đầu nếu cần thiết.

【Pháp luật liên quan về việc xây dựng và sửa đổi NCS: Nghị định thi hành của Đạo

luật khung về chứng chỉ】

Điều 4 (Ủy quyền xây dựng các NCS, v.v.) (1) Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động có thể ủy quyền việc

xây dựng các NCS phản ánh nhu cầu của ngành cho hội đồng HRD trong từng lĩnh vực công nghiệp, cơ

quan tham vấn của từng nghề nghiệp hoặc các tổ chức liên quan như được quy định trong Điều 12-2 của

Đạo luật phát triển công nghiệp.

Điều 7 (Cải tiến hoặc hủy bỏ các NCS, v.v.) (1) Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động có thể kiểm tra mức

độ phù hợp của NCS với các tiêu chuẩn quốc tế hay không hoặc công nghệ công nghiệ đang thay đổi 5 năm

một lần sau lần xây dựng hoặc sửa đổi tiếp theo và quyết định sửa đổi hoặc loại bỏ những tiêu chuẩn đó.

Khi được Bộ trưởng coi là tiêu chuẩn cần thiết do bất kỳ thay đổi nào trong chương trình giáo dục và đào

tạo hoặc kỹ năng nghề theo yêu cầu, NCS có thể được sửa đổi hoặc loại bỏ trước thời hạn 5 năm.

Với vai trò là tổ chức xây dựng các NCS, HĐKNN phải tuân theo Quy định về việc quản lý các

Ủy ban HRD (Thông báo số 2017-3 ngày 01/01/2017 của MOEL) và các quy định nội bộ của

HRDK (được ban hành vào ngày 11/04/2017). HĐKNN là tổ chức liên minh của các hiệp hội, tổ

chức, công ty và công đoàn người lao động trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau với các tiêu

chuẩn nhằm mục đích phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Tính đến tháng 03 năm 2020,

có 17 HĐKNN đang hoạt động với các tổ chức đại diện và công ty tham gia sau đây. Bảng thông

tin liên quan được đính kèm trong Phụ lục.

3) Thành phần xây dựng NCS

Việc xây dựng NCS được dẫn dắt bởi các ngành công nghiệp, bao gồm cả HĐKNN tương ứng

của từng ngành, trong khi chi tiết của các NCS được xác định bởi các chuyên gia tại chỗ, chuyên

gia giáo dục và đào tạo, chuyên gia được cấp chứng chỉ và điều phối viên. Số lượng chuyên gia

được chỉ định và vai trò của mỗi chuyên gia như sau:

Bảng 3-15 | Thành phần xây dựng NCS và vai trò chính của những cá nhân đó

Hạng mục Số

người Vai trò chính

Chuyên gia tại chỗ 7 - Làm quen trước với quy trình từng bước để xây dựng NCS (tìm hiểu tài

liệu hướng dẫn) và tiến độ phát triển

- Tìm hiểu về năng lực của ứng viên và xem xét khả năng áp dụng những

năng lực đó bằng cách phân tích nhiệm vụ

- Xác định những năng lực cần phát triển và các đơn vị năng lực, xác

định phạm vi của các năng lực

Chuyên gia giáo dục

và đào tạo 3

Chuyên gia được cấp

chứng chỉ 1

136

- Đề xuất sửa đổi các hạng mục chứng chỉ

- Xử lý các vấn đề khác liên quan đến quá trình xây dựng NSC

Điều phối viên 1

- Làm quen trước với quy trình từng bước để xây dựng NCS (tìm hiểu tài

liệu hướng dẫn) và tiến độ phát triển

- Chuẩn bị tài liệu cho các buổi hội thảo, các cuộc họp thẩm tra và cuộc họp

báo cáo tình hình; tổ chức các cuộc họp và sắp xếp kết quả thu được

- Phân tích đặc điểm và phương hướng nhiệm vụ để xây dựng NCS

- Thông báo về vai trò và tiến độ phát triển của các thành viên HĐKNN

- Phát triển các đơn vị năng lực bằng cách phân tích nhiệm vụ

- Xử lý các vấn đề khác liên quan đến việc tổ chức các cuộc họp để xây

dựng NCS

Nguồn: Trang web NCS. (www.ncs.go.kr/th06/bbs_lib_view.do?libDstinCd=47&libSeq=20200417095743066

&searchCondition=&searchKeyword=&pageIndex=0, ngày 21/04/2020)

4) Thời gian và ngân sách xây dựng

Dựa trên kết quả của dự án xây dựng NSC vào năm 2019, mất khoảng 6 tháng và trung bình 58

triệu KRW cho chi phí xây dựng. Mất khoảng 5 tháng và trung bình 27 triệu KRW để sửa đổi các

NCS. Mặt khác, các công ty trong ngành công nghiệp phải mất từ 2 đến 5 tuần và trung bình 2

tuần để xác minh các NCS được xây dựng (bản nháp) và sửa đổi (bản nháp) tương ứng. Trung

bình, lần lượt có 47 công ty và 38 công ty tham gia vào quá trình xây dựng các NCS mới và sửa

đổi các NCS hiện có với mục đích cải thiện khả năng áp dụng các NCS tại nơi làm việc và mức độ

hiệu quả của các tiêu chuẩn này.

Bảng 3-16 | Thời gian xây dựng và sửa đổi các NCS trung bình kể từ năm 2019

Phát triển Sửa đổi

Thời gian Ngân sách

Thời gian

xác minh

công ty

Số lượng

công ty xác

minh

ngành*

Thời gian Ngân sách

Thời gian

xác minh

công ty

Số lượng

công ty xác

minh

ngành*

Khoảng 6

tháng

58 triệu

KRW

Khoảng

2 đến 4

tuần

47 Khoảng 5

tháng

27 triệu

KRW

Khoảng 2

tuần 38

* Giai đoạn xác minh công ty được bao gồm trong giai đoạn xây dựng NCS.

Nguồn: Liên tịch các Bộ (2020). Báo cáo năm 2019 về Xây dựng các tiêu chuẩn năng lực quốc gia (dự thảo)

(chưa công bố).

3.2.3. Mô hình NCS (thành phần chi tiết)

NCS được phân thành các nhóm chính, nhóm bổ sung, nhóm phụ và nhóm đơn vị (công việc)

137

tùy theo mức độ tương tự giữa nhiệm vụ cơ sở của các tiêu chuẩn này. Do đó, các NCS được xây

dựng ở cấp nhóm đơn vị. Các nhóm đơn vị (công việc) được chia thành các đơn vị năng lực và

thành phần của từng đơn vị năng lực trong hạng mục con.

Các đơn vị năng lực bao gồm phạm vi của các biến, tình trạng tiến độ (những điểm cần cân nhắc,

nguồn lực và các tài liệu hỗ trợ, chi tiết về thiết bị và dụng cụ), hướng dẫn đánh giá và năng lực

cốt lõi. Trong mỗi thành phần đơn vị năng lực, các năng lực công việc cần có tại nơi làm việc

(tiêu chí thực hiện, kiến thức, kỹ năng, thái độ) được mô tả chi tiết (Viện nghiên cứu về Khoa học

hành vi Hàn Quốc, 2017). Dưới đây là một ví dụ điển hình về quá trình xây dựng và thành phần

của NCS. (Nhóm chính 15. Máy móc > Nhóm bổ sung 06. Phương tiện > Nhóm phụ 03. Bảo

dưỡng xe > Nhóm đơn vị – Bảo dưỡng thân xe).

Hình 3-7. Sơ đồ phân loại xây dựng NCS (Ví dụ)

Chính 14. Xây dựng 15. Máy móc 16. Nguyên vật liệu

Bổ

sung

04. Kiểm soát

chất lượng máy

móc

05. Lắp đặt thiết bị

máy móc 06. Phương tiện

07. Sản xuất ô tô

ray

Phụ 02. Sản xuất ô tô 03. Sửa chữa xe 04. Sửa chữa và bảo

dưỡng xe

Đơn vị

(Công việc)

01. Bảo dưỡng xe

đối với các bộ phận

điện và điện tử

02. Sửa chữa động

cơ xe

03. Sửa chữa

khung gầm xe

04. Sửa chữa thân

xe

Nguồn: Trang web NCS (www.ncs.go.kr/unity/th03/ncsSearchMain.do, ngày 13/04/2020)

138

Hình 3-8. Chi tiết Sơ đồ thành phần NCS

Nguồn: Trang web NCS (www.ncs.go.kr/unity/th03/ncsSearchMain.do, ngày 13/04/2020)

Khái niệm về các thành phần đơn vị năng lực như tiêu chí thực hiện, kiến thức, kỹ năng, thái độ,

phạm vi của các biến, tình trạng tiến độ, hướng dẫn đánh giá và năng lực cốt lõi như được mô tả

trong sơ đồ thành phần ở trên như sau.

Bảng 3-17 | Các khái niệm của thành phần đơn vị năng lực NCS

Thành phần Mô tả

a. Mã đơn vị năng lực Số sê-ri gồm 14 chữ số để xác định các đơn vị năng lực

b. Tên đơn vị năng lực Mô tả tên của đơn vị năng lực

c. Mô tả đơn vị năng lực Mô tả đơn giản về mục đích của đơn vị năng lực và phạm vi hoạt động,

áp dụng của đơn vị năng lực đó

d. Thành phần đơn vị năng lực Mô tả một năng lực quan trọng tạo thành một đơn vị năng lực, dưới

dạng một mục con

e. Tiêu chí thực hiện

Mô tả các tiêu chuẩn đối với mức độ kết quả cần đạt được để xác định

liệu một cá nhân có đạt được một yếu tố đơn vị năng lực nhất định hay

không

f. Kiến thức, kỹ năng và thái độ

(KSA)

Kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện một thành phần

đơn vị năng lực nhất định

g. Phạm vi của các biến và tình

trạng tiến độ

Phạm vi và điều kiện vật lý, điều kiện môi trường liên quan đến việc

thực hiện một đơn vị năng lực nhất định

Nguồn lực, tài liệu, thiết bị, dụng cụ và vật liệu liên quan đến việc thực

hiện một đơn vị năng lực nhất định

139

h. Hướng dẫn đánh giá Phương pháp đánh giá liệu một đơn vị năng lực nhất định có đạt được

hay không và các vấn đề cần xem xét khi đánh giá đơn vị năng lực đó

i. Năng lực cốt lõi Các kỹ năng nghề cơ bản cần thiết để thực hiện một đơn vị năng lực

nhất định

Nguồn: Trang web NCS (www.ncs.go.kr/th06/bbs_lib_view.do?libDstinCd=47&libSeq=20200417095743066&

searchCondition=&searchKeyword=&pageIndex=0, ngày 21/04/2020)

NCS của kế hoạch sửa chữa thân xe là một trong các đơn vị thuộc Đơn vị năng lực 4. Sửa chữa

thân xe được mô tả trong Phụ lục.

3.3. Á p dụng NCS

3.3.1. Các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu nhân tài của các ngành, các chương trình giáo dục và đào tạo đã được điều

chỉnh sao cho phù hợp với các NCS một cách nghiêm túc kể từ năm 2005, khi các NCS đã xây

dựng bắt đầu được phổ biến rộng rãi hơn. Khái niệm cơ bản về đổi mới chương trình giáo dục và

đào tạo thông qua việc sử dụng NCS cho thấy các môn học và khóa học cần được thiết lập dựa

trên các đơn vị năng lực NSC. Sự phát triển của các chương trình giáo dục và đào tạo dựa trên

NCS như đề cập ở trên được thúc đẩy bởi các lĩnh vực mà trong đó, các chương trình này được

theo đuổi và sử dụng để điều chỉnh các chương trình giáo dục và đào tạo có liên quan.

Hình 3-9. Đổi mới chương trình giáo dục và đào tạo bằng NCS (Sơ đồ khái niệm)

Nguồn: KRIVET (2013). Tài liệu cho Diễn đàn NCS lần thứ ba: Phương pháp áp dụng NSC và mô-đun đào

tạo (chưa công bố).

140

Bảng 3-18 | Á p dụng và sử dụng NCS trong các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hạng mục Á p dụng NCS

Trường

trung cấp và

cao đẳng

nghề

Các đơn vị năng lực NCS được chỉ định làm môn học chính và được đưa vào

chương trình học của trường

- 1 môn học chung chính, 179 môn học cơ bản và 368 bài tập thực hành

a. Trường trung cấp nghề: (’15) Công bố chương trình giảng dạy dựa trên NCS →

(’16) Các NCS đầu tiên được áp dụng cho bài tập thực hành → (’18) Áp dụng

cho tất cả các khóa học

b. Trường cao đẳng nghề: 83 trong số 116 phân khoa (với 1.312 khoa) đã xác định

chương trình giảng dạy của mình dựa trên NCS

Chương

trình đào

tạo

Các đơn vị năng lực và yếu tố đơn vị năng lực NCS được đưa vào chương trình

đào tạo.

- Sử dụng NCS một cách chọn lọc bằng cách công bố các tiêu chuẩn đào tạo và

chỉ định các tiêu chuẩn này cho các chương trình đào tạo. Ngoài ra, NCS

cũng được áp dụng trong tất cả các chương trình đào tạo do chính phủ tài trợ

(khu vực công vào năm 2015; khu vực tư nhân vào năm 2016).

Nguồn: Liên tịch các Bộ (2020). Báo cáo năm 2019 về Xây dựng các tiêu chuẩn năng lực quốc gia (dự thảo)

(chưa công bố).

3.3.2. Hệ thống chứng chỉ quốc gia

Hệ thống chứng chỉ dựa trên NCS có hiệu lực nhất đối với hệ thống chứng chỉ kỹ thuật quốc

gia (NTQS) được sử dụng để xác minh xem đối tượng có hay thiếu năng lực công việc cần thiết

tại nơi làm việc. Khi NCS không phù hợp với các yêu cầu về chứng chỉ, hệ thống chứng chỉ phải

được tách ra hoặc tích hợp để phản ánh NCS tốt hơn. Các đối tượng kiểm tra và tiêu chí biên soạn

câu hỏi cho hệ thống chứng chỉ quốc gia phải được cải tiến để phù hợp với các NSC và phải thực

tế hơn để xác minh khả năng thực hiện thay vì kiến thức.

Dựa trên sự điều chỉnh đó, hệ thống chứng chỉ quốc gia loại đánh giá trong khóa học đã được

giới thiệu và đưa vào sử dụng. Với hệ thống này, những ứng viên đáp ứng các tiêu chí về trình độ

sau khi hoàn thành chương trình giáo dục và đào tạo dựa trên NCS đều được cấp chứng chỉ kỹ

thuật quốc gia.

Hiện tại, hệ thống chứng chỉ loại kiểm tra và loại đánh giá trong khóa học đang được áp dụng

cùng một lúc. Hệ thống loại đánh giá trong khóa học dựa trên NCS đã được áp dụng cho ngày

càng nhiều hệ thống chứng chỉ quốc gia. Hiện tại, 143 trong số 542 hạng mục chứng chỉ theo hệ

thống chứng chỉ loại kiểm tra cũng được mở cho hệ thống loại đánh giá trong khóa học.

141

Hình 3-10. Khái niệm về loại kiểm tra và loại đánh giá trong khóa học

Trước đây (loại kiểm tra)

Hiện tại (loại kiểm tra và loại đánh giá trong khóa

học)

Đối tượng

Đăng ký

Kiểm tra viết

Kiểm tra kỹ năng

Cấp chứng chỉ

Đối tượng

Đăng ký Được nhận vào

chương trình GDNN

Kiểm tra viết Hoàn thành GDNN dựa

trên NCS

+

Đánh giá nội bộ và

bên ngoài

Kiểm tra kỹ năng

Cấp chứng chỉ

Nguồn: Liên tịch các Bộ (2020). Báo cáo năm 2019 về Xây dựng các tiêu chuẩn năng lực quốc gia (dự thảo)

(chưa công bố).

Bảng 3-19 | Tình trạng hoạt động của các NTQS loại đánh giá trong khóa học dựa trên NCS

Hạng mục 2015 2016 2017 2018 2019

Số lượng hạng mục

chứng chỉ có hiệu lực 15 30 61 111 143

Số lượng chương trình

giáo dục và đào tạo

đang hoạt động

52 129 331 637 934

Nguồn: Liên tịch các Bộ (2020). Kế hoạch hành động năm 2020 về Quản lý và vận hành hệ thống chứng chỉ (dự

thảo) (chưa công bố).

Ngoài ra, những người đã hoàn thành các chương trình giáo dục và đào tạo theo Hệ thống đào

tạo kép được coi là đủ điều kiện tùy theo kết quả đánh giá năng lực dựa trên NCS. Hiện tại, có

1.419 hạng mục chứng chỉ mới có hiệu lực liên quan đến Hệ thống đào tạo kép.

3.3.3. Tuyển dụng

Sau khi phát Tài liệu hướng dẫn tuyển dụng tập trung vào năng lực dựa trên NCS cho các tổ

chức thuộc khu vực công vào năm 2015, chính phủ đã lần đầu thực hiện quy trình tuyển dụng dựa

trên NCS trong khu vực công, sau đó là trong khu vực tư nhân (Liên tịch các Bộ, 2020b). Theo

142

quy trình tuyển dụng, khả năng của ứng viên được đánh giá qua “năng lực cốt lõi” là năng lực phổ

biến đối với một nhóm công việc và “năng lực công việc” áp dụng cho các nhiệm vụ công việc cụ

thể. Quy trình này gồm bốn giai đoạn riêng: Đăng tin tuyển dụng dựa trên NCS, sàng lọc đơn

đăng ký dựa trên NCS (đơn đăng ký dựa trên NCS, nội dung về kiến thức và kỹ năng công việc,

nội dung về cá nhân), đánh giá bài thi viết dựa trên NCS và phỏng vấn dựa trên NCS. Kể từ khi ra

mắt, tỷ lệ tuyển dụng dựa trên NCS tại các cơ sở công lập có dấu hiệu tăng đều. Cụ thể hơn, quy

trình tuyển dụng đã được sử dụng cho hơn 90% đợt tuyển dụng ở vị trí khởi điểm của các công ty

đại chúng trong giai đoạn 2017-2018.

Bảng 3-20 | Tỷ lệ việc làm tập trung vào năng lực dựa trên NCS tại các tổ chức công trong giai đoạn 2017-2018

(Đơn vị: %)

Kiểu việc làm Tổng phụ

Kiểu tổ chức

Công ty đại

chúng Tô chức nhà nước

Tổ chức công

khác

Chức vụ cố

định

Vị trí khởi

điểm 58,8 91,0 44,7 60,5

Có kinh

nghiệm 62,1 51,1 55,7 69,8

Thực tập

sinh

Mong muốn

làm việc lâu dài 85,1 98,2 78,6 86,8

Vì kinh nghiệm 25,7 34,8 14,5 34,5

Chức vụ theo hợp đồng

không xác định thời hạn 48,8 31,9 38,4 64,4

Chức vụ theo hợp đồng

lâu dài 15,7 1,8 14,1 25,9

Khác 22,5 12,8 16,3 28,8

Tổng 31,3 14,1 29,8 39,9

*Tỷ lệ việc làm dựa trên NCS tính theo % tổng số việc làm tại 330 tổ chức công từ tháng 01 năm 2017 đến tháng

03 năm 2018

Nguồn: Liên tịch các Bộ. (2020b). Báo cáo năm 2019 về Xây dựng các tiêu chuẩn năng lực quốc gia

(dự thảo) (chưa công bố)

3.4. Xây dựng NCS cụ thể cho 4IR và các công việc triển vọng

Chính phủ đang chuẩn bị xây dựng bộ NCS mới phù hợp với công tác bồi dưỡng nhân tài hàng

đầu và đào tạo nghề nhằm đáp ứng các ngành công nghiệp và việc làm đầy triển vọng giữa làn

sóng 4IR đang dâng cao (Liên tịch các Bộ, 2020b). Hiện tại, chính phủ đang xác định các hình

thức công việc mới nổi đòi hỏi phải có một bộ NCS mới dựa trên công tác nghiên cứu liên tục của

143

các HĐKNN và các đại diện ngành khác về nhu cầu NCS trong các hạng mục công việc mới đang

nhanh chóng nổi lên như động cơ tăng trưởng tương lai trong kỷ nguyên 4IR (Liên tịch các Bộ,

2020a ).

Bảng 3-21 | Công việc xây dựng NCS trong lĩnh vực động cơ tăng trưởng tương lai liên quan đến 4IR

Nhóm chính Nhóm đơn vị (Công việc)

Điện và điện tử Thiết kế và xác minh hệ thống đào tạo ảo

Thông tin và truyền thông

Sản xuất nội dung VR, Sản xuất nội dung AR, Xây dựng mạng truyền

thông IoT, lập kế hoạch dịch vụ hội tụ IoT, chẩn đoán và phân tích an toàn

thông tin, quản lý và điều hành an toàn thông tin, Vận hành và quản lý Dữ

liệu lớn, xây dựng nền tảng Dữ liệu lớn

Văn hóa, nghệ thuật, thiết kế và phát

thanh truyền hình Thiết kế in 3D, thiết kế nội dung VR

Hóa chất Xây dựng và phát triển sản phẩm chẩn đoán sinh học

Nguồn: Trang web NCS (www.ncs.go.kr/unity/th03/ncsSearchMain.do, ngày 13/04/2020)

3.5. Ý nghĩa đối với Việt Nam

Thứ nhất, Hàn Quốc coi việc phát triển nguồn nhân lực là một cách để xây dựng năng lực cạnh

tranh quốc gia của mình. Theo quan điểm này, tất cả các bộ của chính phủ đã tham gia vào các

cuộc thảo luận về xây dựng và sử dụng NCS, được sử dụng trong việc làm và phát triển nghề

nghiệp, cũng như GDKT & ĐTN và hệ thống chứng chỉ để tránh đầu tư chéo vào công tác phát

triển năng lực của các cá nhân. Việt Nam cũng nên mở rộng phạm vi sử dụng TCKNNQG (Tiêu

chuẩn kỹ năng nghề quốc gia) cho các chương trình phát triển nguồn nhân lực và hệ thống chứng

chỉ nghề của tất cả các bộ để khiến các nỗ lực phát triển nguồn nhân lực quốc gia trở nên có hệ

thống và nhất quán hơn.

Thứ hai, khi Hàn Quốc xây dựng NCS, quốc gia này đã thiết lập các kế hoạch phát triển dựa

trên hệ thống phân loại bao gồm các nhóm chính, nhóm bổ sung, nhóm phụ và nhóm đơn vị, trong

đó, Bộ chịu trách nhiệm (MOEL) thông báo về kế hoạch. Nghề nghiệp, trình độ quốc gia và các

ngành công nghiệp được sắp xếp theo hệ thống phân loại này, từ đó, có thể dễ dàng sử dụng NCS

trong các chương trình phát triển nguồn nhân lực của tất cả các bộ. Ngược lại, Việt Nam chưa

thiết lập được hệ thống phân loại như vậy cho TCKNNQG, điều này có thể gây khó khăn cho việc

xây dựng các kế hoạch có hệ thống và sử dụng TCKNNQG trong các chương trình phát triển nhân

lực của các bộ khác nhau.

Thứ ba, Hàn Quốc có các quy tắc liên quan đến việc phát triển và xác minh NCS, đồng thời,

144

các điều phối viên và nhà phát triển cũng được đào tạo phù hợp. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp

vừa và nhỏ đã tham gia vào quá trình xây dựng NCS, những phản hồi được thu thập từ nhiều bên

liên quan khác nhau và công chúng trong quá trình phát triển NCS để khiiến tiêu chuẩn này trở

nên thực tế và hữu dụng hơn. Việt Nam cũng có những quy tắc yêu cầu các doanh nghiệp vừa và

nhỏ phải tham gia vào quá trình phát triển TCKNNQG, nhưng vai trò của những doanh nghiệp

này lại khá hạn chế. Để cải thiện mức độ tiện ích của TCKNNQG, cần phải xác định thành phần

và vai trò của nhóm xây dựng TCKNNQG, cũng như các doanh nghiệp cần phải xác minh dự thảo

TCKNNQG.

Thứ tư, NCS được xây dựng bởi các đơn vị năng lực. Từng đơn vị năng lực đã xác định rõ

phạm vi của các biến, tình trạng tiến độ (những điểm cần cân nhắc, nguồn lực và các tài liệu hỗ

trợ, thiết bị và dụng cụ), hướng dẫn đánh giá và năng lực cốt lõi. Ngược lại, TCKNNQG của Việt

Nam được phát triển theo cấp độ công việc, khiến công tác phát triển trở nên phức tạp, tốn nhiều

năng lượng và thời gian. Ngoài ra, Việt Nam nên xem xét bổ sung các năng lực cốt lõi trong tương

lai và sử dụng TCKNNQG cho giáo dục và đào tạo.

Thứ năm, NCS của Hàn Quốc được sử dụng trong các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng

và một số trường đại học, ngoài việc phát triển trình độ kỹ thuật quốc gia và tìm hiểu về trình độ

của người lao động, cũng như quy trình tuyển dụng theo định hướng năng lực của các công ty.

Việt Nam có thể xem xét mở rộng việc sử dụng TCKNNQG từ đào tạo nghề và đánh giá NOS

sang phát triển nguồn nhân lực và các lĩnh vực trình độ của các bộ

4. Chương trình đào tạo nghề

4.1. Đào tạo cho 4IR: các trường đại học, trường cao đẳng và

trung cấp nghề

4.1.1. Trường đại học

1) Bối cảnh

Sự xuất hiện của các công nghệ mới bao gồm Dữ liệu lớn, AI, robot và IoT đã đưa ngành sản

xuất bước vào kỷ nguyên của các hệ thống không gian mạng thực-ảo, trở thành yếu tố hỗ trợ quan

trọng đối với 4IR. Tuy là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới, Hàn Quốc vẫn xếp thứ 15 trong số

140 quốc gia về khả năng thích ứng với 4IR.

Mặc dù những thay đổi đang diễn ra trong cơ cấu công nghiệp đòi hỏi phải bồi dưỡng nhân tài trong

các ngành công nghiệp mới, các trường đại học trong nước vẫn chưa đủ nhanh nhạy để đáp ứng nhu

145

cầu ngày càng tăng về các kỹ năng mới. Năm ngành công nghiệp mới (chất bán dẫn thế hệ tiếp theo,

màn hình thế hệ tiếp theo, IoT, AR và VR, vật liệu mới công nghệ cao) đang thiếu hụt 3,7% về kỹ

năng.

Các trường đại học được yêu cầu đóng vai trò lớn hơn trong quá trình giải quyết tình trạng mất

việc làm do 4IR và sự thiếu hụt lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp mới theo định

hướng công nghệ hội tụ. Để ứng phó với các ngành công nghiệp mới đang phát triển, các biện

pháp được thực hiện nhằm mục đích đổi mới chương trình giảng dạy và môi trường giáo dục của

các trường đại học, từ đó trau dồi năng lực giải quyết vấn đề cho các nhân tài được trang bị kiến

thức về công nghệ hội tụ và 4C (tư duy phản biện, khả năng giao tiếp, sáng tạo và hợp tác).

2) Thành tựu

Mô hình mới cho mối quan hệ hợp tác giữa ngành công nghiệp-học thuật đã được đề xuất để

chuẩn bị cho những thách thức và cơ hội của 4IR. Đối với các trường đại học, mô hình đổi mới

sáng tạo hữu cơ về “tầm nhìn-chương trình giảng dạy-phương pháp giảng dạy-môi trường giáo

dục” đã được phát triển cho lĩnh vực nghiên cứu 4IR tương ứng của từng trường đại học để tăng

cường khả năng ứng phó với 4IR.

Những đổi mới sáng tạo về chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy đã được triển khai

để trau dồi năng lực giải quyết vấn đề cho các nhân tài. Thay vì chương trình giảng dạy thông

thường và thiếu linh hoạt, hay các dự án kéo dài trong suốt học kỳ, các chương trình đào tạo nhân

viên đương nhiệm và chương trình giảng dạy đổi mới sáng tạo khác đã được giới thiệu và phổ

biến để trau dồi năng lực cốt lõi của các nhân tài trong tương lai. Học tập dựa theo vấn đề được

liên kết với ngành (IC-PBL); học tập dựa trên dự án ngắn hạn, bao quát; và các phương pháp

giảng dạy khác đã được xây dựng và phổ biến cho phù hợp với mục tiêu của từng chương trình

giảng dạy, tối đa hóa hiệu quả thực hiện chương trình giảng dạy.

Đổi mới sáng tạo chương trình giảng dạy cho phép các trường đại học xây dựng một hệ sinh

thái đổi mới sáng tạo bền vững. Những cải tiến trong môi trường vật chất, bao gồm trang thiết bị,

phòng thí nghiệm và không gian thử nghiệm, cũng như trong môi trường vận hành, bao gồm đánh

giá hiệu suất của đội ngũ giảng viên và các vấn đề về học thuật, đã làm tăng hiệu quả và tính bền

vững của đổi mới sáng tạo giáo dục.

3) Tình trạng hiện tại

○ Kể từ năm 2018, Bộ Giáo dục đã chọn và hỗ trợ mười trường đại học hàng năm với vai trò là

các trường đại học đổi mới sáng tạo 4IR.

146

Bảng 3-22 | Các trường đại học được chọn trong năm 2018

Đại học Lĩnh vực nghiên

cứu 4IR

Mô hình nhân tài và giáo dục lý tưởng đối với lãnh đạo đổi

mới

Đại học Quốc

gia Kangwon

Hệ thống chăm

sóc sức khỏe thông

minh trên thiết bị

đeo trên người

Bồi dưỡng những nhân tài với khả năng dẫn dắt lĩnh vực

gồm các hệ thống chăm sóc sức khỏe thông minh trên thiết

bị đeo trên người với tính cách và các phẩm chất của họ

(4A*), kỹ năng giải quyết vấn đề (4C) và kiến thức, kỹ năng

cơ bản (4E**

)

Đại học

Kookmin Xe tự động

Bồi dưỡng nhân tài sáng tạo, liên ngành với khả năng dẫn

dắt kỷ nguyên xe tự động siêu kết nối

- Cấu trúc hoàn thành khóa học từng bước gồm: “môn học

nhập môn → môn học thực hành → môn học kết nối →

công nghệ thành phần → cấu trúc hệ thống tổng thể → phổ

biến”

Đại học

Dankook

Xã hội thông

minh siêu kết nối

Phát triển nhân tài tạo ra 4D* với khả năng tận dụng công

nghệ bản sao số cho một xã hội siêu kết nối, thông minh

- 4D: Công cụ số, Hội tụ phần cứng-phần mềm (Liên kết

kép), Tư duy thiết kế và Tìm kiếm quyết định

Đại học Quốc

gia Pukyung

Chăm sóc sức

khỏe thông minh

Bồi dưỡng những nhân tài thuộc lĩnh vực kỹ thuật y tế với

khả năng phát triển các công nghệ hội tụ cho một xã hội

đang già hóa

- Cung cấp các chương trình công nghệ hội tụ và liên kết

trong các lĩnh vực chuyên môn như sức khỏe sinh học, các

bộ phận và nguyên liệu CNTT cho công nghệ hội tụ, năng

lượng đại dương và công nghệ sinh học ngư nghiệp, đồng

thời tạo cơ sở hạ tầng đào tạo thực tiễn tại chỗ/trong khuôn

viên trường (Dragon Valley)

Đại học Jeonju Ứng dụng công

nghệ IoT

Bồi dưỡng tài năng trong lĩnh vực kỹ thuật căn hộ thông

minh theo phong cách Hàn Quốc dựa trên IoT (thực phẩm,

quần áo và nhà ở mua bằng đơn vị tiền tệ)

Đại học Công

nghệ và Giáo dục

Hàn Quốc

AR/VR

Phát triển các nhân tài sáng tạo, liên ngành trong các dịch vụ

AR/VR (nội dung và thiết bị) với khả năng dẫn dắt sự phát

triển của doanh nghiệp và cộng đồng

Đại học Bách

khoa Hàn Quốc

Nhà máy thông

minh

Bồi dưỡng nhân tài kinh doanh với kỹ năng giải quyết vấn

đề sáng tạo trong lĩnh vực nhà máy thông minh

(SUPERMAN*)

- SUPERMAN: Social Relations (Quan hệ xã hội),

Unconventionality (Độc đáo), Problem Solving (Giải

quyết vấn đề), Ethics (Đạo đức), Resource Management

(Quản lý nguồn lực), Multiple Knowledge (Nhiều kiến

thức), Adventure (Mạo hiểm), New Tech Application

(Ứng dụng công nghệ mới)

Đại học Hanbat Nhà máy thông

minh

Bồi dưỡng các kỹ sư nhà máy thông minh hiểu biết về dữ

liệu và thiết bị với chuyên môn về Dữ liệu lớn và IoT

147

Đại học Hanyang

(ERICA) Robot AI cộng tác

Phát triển các nhân tài với kiến thức thực tế về robot AI

cộng tác bằng cách xây dựng mô hình giáo dục đổi mới sáng

tạo đa ngành

Đại học Honam Xe điện tự động

Bồi dưỡng các nhân tài sáng tạo, liên ngành với các kỹ năng

mềm 4C trong lĩnh vực xe điện tự động

- Thiết lập hệ thống giáo dục đổi mới sáng tạo dựa trên học

sâu để bồi dưỡng các nhân tài trong lĩnh vực xe điện tự

động điều khiển bằng AI/phần mềm

Nguồn: Bộ Giáo dục (2020). Kế hoạch chỉ định và vận hành các trường đại học hàng đầu về đổi mới sáng tạo

trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Bảng 3-23 | Các trường đại học được chọn trong năm 2019

Đại học Lĩnh vực nghiên

cứu 4IR

Mô hình nhân tài và giáo dục lý tưởng đối với lãnh đạo đổi

mới

Đại học Công

giáo Hàn Quốc Khoa học dữ liệu

Bồi dưỡng các nhân tài phân tích kinh doanh liên ngành với

các kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp và tinh thần đồng đội

cho 4IR

Đại học

Kyungnam

Nhà máy thông

minh

Bồi dưỡng các nhân tài sáng tạo và đổi mới sáng tạo để theo

đuổi sự thay đổi và các thách thức trong lĩnh vực nhà máy

thông minh

Đại học

Dongguk Robot tự hành

Phát triển các nhân tài TRANS4MER sáng tạo, có kỹ năng

giải quyết vấn đề trong lĩnh vực robot tự hành (về truyền

thông thông tin, dự đoán vấn đề, thích ứng nghề nghiệp,

lãnh đạo công nghệ mới, giải quyết vấn đề, hội tụ, chuyên

môn, v.v.)

Đại học Dong-A Chăm sóc sức khỏe

thông minh

Bồi dưỡng các LEAD (Nhà lãnh đạo, Người cảm thông,

Nhà phân tích và Nhà thiết kế) trong lĩnh vực chăm sóc sức

khỏe thông minh theo định hướng dữ liệu người dùng

Đại học Quốc

gia

Mokpo

Lưới thông minh

thế hệ tiếp theo

Bồi dưỡng các nhân tài liên ngành trong lĩnh vực lưới thông

minh thế hệ tiếp theo dựa trên AICBM (AI, IoT, Đám mây,

Dữ liệu lớn và Di động) cho các ngành công nghiệp năng

lượng mới

Đại học Sun

Moon IoT trong sản xuất

Bồi dưỡng các MASTER IoT sản xuất (chuyên môn hóa và

hội tụ, sử dụng công nghệ mới, giải quyết vấn đề sáng tạo,

tư duy phản biện, giao tiếp và hợp tác), thiết lập mô hình

giáo dục để bồi dưỡng các MASTER có khả năng dẫn đầu

đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất trong kỷ nguyên

4IR

Đại học

Sungkyunkwan Y sinh

Bồi dưỡng các nhân tài FRO-BIO được kết nối thông tin

thông minh trong lĩnh vực y sinh

- Các nhân tài FRO-BIO: Kiểu nhân tài lý tưởng mà trường

đại học theo đuổi để dẫn dắt ngành y sinh trong kỷ nguyên

4IR

Đại học Ajou Cảm biến bán dẫn

thông minh

Bồi dưỡng các nhân tài sáng tạo trong lĩnh vực cảm biến

bán dẫn cho một xã hội siêu kết nối, siêu thông minh bằng

mô hình ươm mầm năng lực kết lõi CONNECT (Sáng tạo,

Tư duy mở, khả năng làm việc với các con số và khả năng

đọc viết, Quốc tế hóa, Chuyên môn, Hội tụ và Đạo đức) dựa

trên 4C của trường đại học

148

Đại học Quốc

gia Andong Ngành nông nghiệp

Bồi dưỡng các nhân tài với khả năng dẫn đầu những đổi

mới sáng tạo nông nghiệp cho nông nghiệp thông minh ở

Hàn Quốc, cũng như các nhân tài sáng tạo với kiến thức

nông nghiệp liên ngành về nông nghiệp thông minh, IoT

thông minh, máy móc thông minh và vật liệu mới thông

minh

Đại học

Hanyang

(Seoul)

Sản xuất thông

minh

Thiết lập sáng kiến sản xuất thông minh cho quá trình xử lý

thông minh được điều khiển bằng AI, sản xuất bồi đắp và

các giải pháp nhà máy thông minh khác, đồng thời thiết kế

và triển khai mô hình giáo dục xuất sắc để bồi dưỡng các

nhân tài sáng tạo, hợp tác và dẫn đầu với 4C mạnh mẽ hơn

Nguồn: Bộ Giáo dục (2020). Kế hoạch chỉ định và vận hành các trường đại học hàng đầu về đổi mới sáng tạo

trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Khi xem xét Bộ môn Nhà máy thông minh, có thể thấy hầu hết các chương trình giảng dạy về

ngành công nghiệp nhà máy thông minh đều được vận hành dưới hình thức các bộ môn hội tụ

hoặc liên kết, được điều hành cùng lúc bởi một số chuyên ngành liên quan chứ không phải dưới

hình thức một bộ môn duy nhất.

Bảng 3-24 | Bộ môn Nhà máy thông minh: Chương trình giảng dạy

Hạng mục Môn học Tín chỉ

Môn học

cơ bản

4IR và tinh thần khởi nghiệp

Tư duy thiết kế mạo hiểm

Phần mềm ứng dụng và lập trình

Thống kê và phân tích độ tin cậy

3

3

3

3

Tổng phụ 4 khóa học 12

Môn học

chính

Ứng dụng

Nhập môn về Nhà máy thông minh

Nhà máy thông minh và bảo trì tiên đoán

Hệ thống sản xuất không gian mạng thực-ảo

Mô hình kinh doanh nhà máy thông minh

3

3

3

3

3

3

3

3

3

Nền tảng

Mô hình hóa dữ liệu sản xuất

Phân tích dữ liệu lớn và AI trong lĩnh vực sản xuất

Giám sát và đào tạo dựa trên VR/AR

Thiết bị Nhà máy thông minh: Điều khiển thiết bị

Nhà máy thông minh: Giao diện người máy

Bài tập thực hành tại chỗ về Nhà máy thông minh 3

Tổng phụ 10 môn học 30

Tổng 14 môn học 42

Nguồn: Trang web của Đại học Bách khoa Hàn Quốc (http://www.kpu.ac.kr/index.do?sso=ok)

Chương trình giảng dạy của Bộ môn Khoa học dữ liệu cũng hoạt động như một bộ môn hội tụ

hoặc liên kết.

149

Bảng 3-25 | Bộ môn Khoa học dữ liệu: Chương trình giảng dạy

Hạng mục Năm học Môn học

Môn học cơ bản Năm 1

Nhập môn về Hội tụ công nghiệp

Toán học đối với Hội tụ công nghiệp

Toán cao đẳng

Điện toán sáng tạo cho sinh viên kỹ thuật

Môn học chính

Năm 2

Xác suất và thống kê I, II

Nhập môn về Cấu trúc dữ liệu

Lập trình di động

Lập trình trang web

Lập trình Python

Năm 3

Kỹ thuật chất lượng

Trực quan hóa dữ liệu

Khoa học quản lý I, II

Khai thác dữ liệu

Khai thác văn bản

Cơ sở dữ liệu

Kỹ thuật phần mềm

IoT công nghiệp

Năm 4

Thiết kế thử nghiệm

Học máy

Học sâu

Kỹ thuật tri thức

Hệ thống không gian mạng thực-ảo

Nguồn: Trang web của Đại học Hanyang (Seoul Campus) (https://datascience.hanyang.ac.k

Trong trường hợp của Bộ môn Trí tuệ nhân tạo, bộ môn này hoạt động bằng cách bổ sung các

môn học liên quan đến trí tuệ nhân tạo vào chuyên ngành khoa học máy tính hiện có và các khóa

học thạc sĩ chiếm ưu thế.

Bảng 3-26 | Bộ môn Trí tuệ nhân tạo: Chương trình giảng dạy

Hạng mục Năm học Môn học

Môn học

chính Năm 1

IC-PBL và thiết kế tầm nhìn/ Giải tích I

Tìm hiểu về phần mềm/ AI và xã hội tương lai

Vật lý đại cương I/ Phòng thí nghiệm vật lý đại cương I

Nhập môn về Máy tính/ Nhập môn về Lập trình

Tiếng Anh kỹ thuật/ Kiến thức cơ bản về lập trình hệ thống

Viết học thuật/ Kiến thức cơ bản về phần mềm nguồn mở

Toán học rời rạc/ Nhập môn về Tiếng Trung Quốc

Môn học

chính Năm 2

IC-PBL và khám phá sự nghiệp và tinh thần khởi nghiệp

Thiết kế logic số/ Đại số tuyến tính

Ô tômát và lý thuyết về ngôn ngữ hình thức/ Lý thuyết về cấu trúc dữ liệu

Tiếng Anh học thuật I, II/ Lý thuyết về xác suất

Cơ sở dữ liệu/ Giải tích số

Thiết kế và phân tích thuật toán/ Phát triển ứng dụng trang web

Lập trình âm nhạc/ Thống kê tính toán

150

Năm 3

Lập trình nâng cao/ Truy xuất dữ liệu lớn

Lý thuyết về hệ thống hoạt động/ Kỹ thuật máy tính: Nâng cao

Thực hành trong phòng thí nghiệm I, II

Kiến trúc máy tính/ Thị giác máy tính

IC-PBL và phát triển năng lực/ Theo định hướng đối tượng

Phát triển phần mềm

Khai thác dữ liệu/ Phần mềm và khởi nghiệp

Lập trình hệ thống/ Trí tuệ nhân tạo

Đồ họa máy tính/ Thiết kế capstone máy tính I

Năm 4

Ứng dụng khoa học dữ liệu/ Học sâu

Điện toán di động/ Kỹ thuật phần mềm

Hội thảo nghề nghiệp/ Kỹ thuật máy tính: Phòng thí nghiệm nâng cao

Bài tập thực hành III, IV

Thiết kế capstone máy tính II/ Lý thuyết về ngôn ngữ lập trình

Phân tích mạng xã hội/ Thiết kế phần mềm nhúng

Trình biên dịch/ Xác minh chương trình

Nguồn: Trang web của Đại học Hanyang (https://datascience.hanyang.ac.kr)

Thay vì hoạt động như một bộ môn độc lập, Bộ môn Nông trại thông minh cũng đang hoạt

động như một bộ môn hội tụ, được giới thiệu như cách để tăng hiệu quả bồi dưỡng lực lượng lao

động.

Bảng 3-27 | Các chương trình cấp bằng liên ngành kết hợp với Nông trại thông minh

Bộ môn Năm học Môn học Học kỳ Tín chỉ

Giáo dục khoa học máy tính

2

Lập trình máy tính 2-1 3-2-2

Phân khoa trồng trọt và thảo

dược Thiết kế mạo hiểm K-Farm 2-1 3-2-2

Thảo dược Bệnh học thực vật và phòng thí nghiệm 2-1 3-2-2

Thảo dược Côn trùng học nông nghiệp và phòng thí

nghiệm 2-2 3-2-2

Phân khoa trồng trọt và thảo

dược Thiết kế mạo hiểm kết hợp 2-2 3-2-2

Kỹ thuật máy tính Kỹ thuật sáng tạo 2-2 3-3-0

Văn hóa kỹ thuật số và truyền

thống

3

Nhập môn và sử dụng cơ sở dữ liệu 3-1 3-2-2

Phân khoa trồng trọt và thảo

dược

Trồng trọt được bảo vệ và bài tập thực

hành 3-1 3-2-2

Kỹ thuật máy tính Nghề nghiệp và tiên phong khởi nghiệp III 3-1 3-2-2

Thảo dược Sinh thái học nông nghiệp và phòng thí

nghiệm 3-2 3-2-2

Phân khoa trồng trọt và thảo

dược

Canh tác trái cây thông minh và bài tập

thực hành 3-2 3-2-2

Kỹ thuật máy tính Phân tích dữ liệu thống kê và dữ liệu lớn 3-2 3-2-2

Kỹ thuật máy tính Nghề nghiệp và tiên phong khởi nghiệp IV 3-2 3-2-2

Phân khoa trồng trọt và thảo

dược

4

Thủy canh và thực hành trong nhà máy

trồng trọt 4-1 3-2-2

Thảo dược Nuôi ong và thụ phấn 4-1 3-2-2

Quản trị và quản lý kinh doanh Lý thuyết tiếp thị 4-1 3-3-0

Giáo dục khoa học máy tính Phân tích và sử dụng dữ liệu 4-1 3-2-2

Kỹ thuật máy tính Nghề nghiệp và tiên phong khởi nghiệp V 4-1 3-2-2

Kỹ thuật đa phương tiện Dự án thiết kế capstone II 4-2 3-2-2

151

Kỹ thuật máy tính Nghề nghiệp và tiên phong khởi nghiệp VI 4-2 3-2-2

Nguồn: Trang web của Đại học Quốc gia Andong (http://www.andong.ac.kr/main/html.do?menu_idx=367)

Để bồi dưỡng các nhân tài có nền tảng liên ngành trong lĩnh vực xe tự động, hầu hết các trường

đại học đều cung cấp các khóa học về xe tự động như một phần thuộc chương trình cấp bằng liên

ngành hoặc kết hợp, thay vì một chương trình độc lập.

Bảng 3-28 | Các chương trình cấp bằng liên ngành kết hợp với Xe tự động

Bộ môn Nă

m học Môn học Học kỳ

Tín

chỉ

Kỹ thuật cơ khí và ô tô

2

Thiết kế mạo hiểm và nhiệt động lực học 2-1 3-2-2

Chương trình hội tụ Nông

trại thông minh Lập trình máy tính 2-1 3-2-2

Kỹ thuật cơ khí và ô tô Thiết kế xe tương lai 2-2 3-2-2

Kỹ thuật máy tính Kỹ thuật sáng tạo 2-2 3-3-0

Kỹ thuật máy tính

3

Hệ thống nhúng 3-1 3-3-0

Kỹ thuật máy tính Nghề nghiệp và tiên phong khởi nghiệp III 3-1 3-2-2

Kỹ thuật cơ khí và ô tô CAD/CAM 3-2 3-3-0

Kỹ thuật cơ khí Điều khiển tự động 3-2 3-3-0

Kỹ thuật cơ khí và robot Thực hành thiết kế hỗ trợ máy tính 3-2 2-1-2

Chương trình hội tụ Nông

trại thông minh (Giáo dục

khoa học máy tính)

Phân tích dữ liệu thống kê và dữ liệu lớn 3-2 3-2-2

Kỹ thuật máy tính Nghề nghiệp và tiên phong khởi nghiệp IV 3-2 3-2-2

Kỹ thuật cơ khí

4

Cơ điện tử ô tô 4-1 3-3-0

Kỹ thuật cơ khí và ô tô Nhập môn về Kiểm soát tiếng ồn và độ rung

trong khung xe 4-1 3-3-0

Chương trình hội tụ Nông

trại thông minh (Giáo dục

khoa học máy tính)

Phân tích và sử dụng dữ liệu 4-1 3-2-2

Kỹ thuật máy tính Nghề nghiệp và tiên phong khởi nghiệp V 4-1 3-2-2

Kỹ thuật cơ khí và robot Học máy và học sâu 4-2 3-3-0

Kỹ thuật máy tính Nghề nghiệp và tiên phong khởi nghiệp VI 4-2 3-2-2

Kỹ thuật máy tính AI và thiết kế capstone dựa trên ICBM II 4-2 3-2-2

Nguồn: Trang web của Đại học Quốc gia Andong (http://www.andong.ac.kr/main/html.do?menu_idx=367)

4.1.2. Trường cao đẳng nghề

1) Tình trạng hiện tại

Do việc hỗ trợ các chính sách hiện có được dẫn đầu bởi Bộ Giáo dục liên quan đến 4IR không

bao gồm các trường cao đẳng nghề, những trường này đang tiến hành các biện pháp của riêng

mình để nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng cách cung cấp các khóa học mới về công nghệ 4IR.

Bảng dưới đây trình bày tổng quan về các khóa học mới đó theo lĩnh vực ngành.

152

Bảng 3-29 | Các khóa học 4IR mới của các trường cao đẳng nghề

Lĩnh vực ngành Tổ chức Bộ môn 4IR mới

IoT Cao đẳng nghề CNTT Hàn Quốc Internet Vạn Vật

Phương tiện

bay không người

lái

Cao đẳng nghề CNTT Hàn Quốc

Cao đẳng Osan

Đại học Daekyeung

Cao đẳng Dongkang

Phương tiện bay không người lái và

robot

Người vận hành phương tiện bay không

người lái của Không quân

Người vận hành phương tiện bay không

người lái của Không quân

Phương tiện hàng không không người

lái thông minh

Bảo mật thông

tin

Cao đẳng Công nghiệp Văn hóa Chungkang

Đại học Bucheon

Cao đẳng Đại học Yeungnam

Đại học Phúc lợi Quốc gia Hàn Quốc

Bằng Bảo mật di động

Bảo mật thông tin máy tính

An ninh mạng

Bảo mật thông tin máy tính

In 3D Đại học Daekyeung

Cao đẳng Yong-In Songdam

In 3D

Tạo hình 3D

Nguồn: Park Ki-ho và các cộng sự (2016). Nghiên cứu về hiện trạng và chương trình giảng dạy của các bộ môn

liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ Việc làm và Lao động

2) Các bộ môn và chương trình giảng dạy 4IR tại các trường cao đẳng nghề

Chương trình giảng dạy của trường học có chuyên ngành Internet Vạn vật như sau.

Bảng 3-30 | Bộ môn Internet Vạn Vật: Chương trình giảng dạy

Năm học Môn học

1

Nhập môn về Kỹ thuật số/ Ngôn ngữ C

Lập trình Java/ Xây dựng mạng

Cơ sở dữ liệu/ Cấu trúc máy tính điện tử

Nhập môn về Truyền thông thông tin/ Thiết bị truyền thông thông tin

Bộ vi xử lý/ Lập trình di động

2

Giao thức truyền thông/ Kỹ thuật điện tử

Hệ điều hành/ Bảo mật Internet

Thực hành về Điện tử học cơ bản/ Nhập môn về Hệ thống nhúng

Kỹ thuật phần mềm/ Thực hành lập trình mạng

Thực hành mạch điện tử/ Thiết kế ứng dụng dự án

3

Thực hành lập trình trang web/ An ninh mạng II

Lập trình Windows II / Giao thức mật mã

Kỹ thuật đảo ngược/ Thực hành ứng phó sự cố

Thực hành điều tra mạng/ Tin tặc và virus

Thực hành lập trình bảo mật

Nguồn: Korea Vocational College of IT (http://www.koreait.ac.kr/new/school/smart/html/lecture03.asp)

153

Bộ môn Phương tiện bay không người lái thường cấp bằng lái phương tiện bay không người lái,

chụp ảnh phương tiện bay không người lái, hệ thống phương tiện bay không người lái, v.v. Mục

đích của các chương trình phương tiện bay không người lái này tại các trường cao đẳng nghề là

đào tạo sinh viên cho các vị trí Hạ sĩ quan với tư cách là người vận hành phương tiện bay không

người lái.

- Các môn học chính: Tìm hiểu về phương tiện bay không người lái, Cấu trúc của phương tiện

bay không người lái, Lý thuyết bay, Nhiếp ảnh hàng không, Bay mô phỏng, Bay riêng, Bay điều

khiển bằng máy móc, Người hướng dẫn bay điều khiển bằng máy móc, Hệ thống máy bay không

người lái, Sửa chữa hệ thống phương tiện bay không người lái, Lập trình hệ thống phương tiện

bay không người lái, Lập trình Android GCS, Thuật toán hàng không, Truyền thông không dây

hàng không, Đào tạo diễn tập lật máy bay, Cơ học cho phi công, Thời tiết hàng không, Luật Hàng

không, Khí động lực và Tiếng Anh hàng không (nguồn: Trang web của Đại học Daekyeung)

Trong các trường cao đẳng nghề, có một số ít trường sở hữu các bộ môn bảo mật thông tin tập

trung bồi dưỡng lực lưỡng nhân lực ở mức cơ bản.

Bảng 3-31 | Bộ môn Bảo mật thông tin máy tính: Chương trình giảng dạy

Năm học Môn học

1

Thực hành ngôn ngữ C/ Sử dụng PCT

Cơ sở dữ liệu/ Vận hành Linux

Thiết lập bảo mật vật lý/ Quản lý vận hành hệ thống

Giao thức Internet/ Sử dụng Internet

Nhập môn về Khoa học máy tính/ Nhập môn về Bảo vệ thông tin

Nhập môn về Truyền thông thông tin/ Lập trình ứng dụng

2

Quản lý hoạt động DB/ An ninh mạng

Ứng dụng Linux/ Bảo mật hệ thống

Phân tích và thiết kế hệ thống/ Lập trình trang web

Vận hành Windows Server/ Bảo mật Internet

Cấu trúc dữ liệu/ Thực hành lập trình Java cơ bản

Lập trình Java/ Phân tích sự cố

Cấu trúc máy tính/ Thực hành hiện trường

3

Mạng khu vực/ Thực hành cơ sở dữ liệu

Điều tra số/ Thực hành kiểm soát bảo mật

Nhập môn về Dữ liệu lớn/ Nhập môn về Mật mã

Thực hành mật mã/ Hệ điều hành

Ứng dụng Windows Server

Nguồn: Korea National University of Welfare website (https://www.knuw.ac.kr/cmputr/main.do)

154

○ Bộ môn In 3D

Đại học Daekyeung là trường cao đẳng nghề đầu tiên thiết lập chương trình cấp bằng về in 3D.

Chương trình này cung cấp một loạt các khóa học gồm: Tìm hiểu về đồ họa máy tính, Nhập môn

về In 3D, Bản vẽ cơ bản, Lý thuyết tạo ý tưởng, Kiến thức cơ bản về thiết kế nhân vật, Ứng dụng

thiết kế nhân vật, Thực hành quét 3D, Ứng dụng quét 3D, Kiến thức cơ bản về tạo mô hình 3D,

Thực hành in 3D, Ứng dụng in 3D, Thực hành in 3D để sản xuất, Kiến thức cơ bản về lý thuyết

tạo mô hình, Ứng dụng lý thuyết tạo mô hình, Thiết kế vectơ, Thiết kế hình dạng, Thực hành thiết

kế số, Kiến thức cơ bản về thiết kế sản phẩm 3D, Ứng dụng thiết kế sản phẩm 3D, Sản xuất mô

hình 3D I và II, Mô phỏng hình dạng 3D, Phát triển vật liệu in 3D, Vận hành hệ thống máy in 3D

I và II, Bảo trì hệ thống máy in 3D, Xử lý và hậu xử lý sản phẩm, Sản xuất danh mục đầu tư, Dự

án thực tế I và II, Dự án thực địa và quản lý kinh doanh khởi nghiệp (nguồn: Trang web của Đại

học Daekyeung)

4.1.3. Trường trung cấp

1) Bối cảnh

Tình trạng tái cơ cấu công nghiệp đang phát triển nhanh chóng và những thay đổi sau đó về nhu

cầu giáo dục của học sinh và phụ huynh đã thúc đẩy các trường trung cấp dạy nghề phải cung cấp

các khóa học đào tạo nghề mới một cách phù hợp. Đối với các trường đăng ký sửa đổi chương

trình giảng dạy, các chuyên gia trong ngành liên quan và các chuyên gia về chương trình giảng

dạy được chỉ định xem xét đề xuất chương trình giảng dạy mới và kế hoạch thực hiện chi tiết của

các trường học này nhằm hỗ trợ những nỗ lực đổi mới chương trình giảng dạy.

Quá trình xem xét tập trung vào mức độ cần thiết và tính khả thi của các khóa học đào tạo nghề

mới được đề xuất và liệu những khóa học đó thuộc về một ngành công nghiệp mới, ngành công

nghiệp chiến lược hay ngành công nghiệp cơ bản. Các khóa học đào tạo nghề liên quan đến 4IR

bao gồm Máy móc thông minh, Phương tiện bay không người lái thu thập thông tin không gian và

Quản lý tài chính thông minh.

2) Tình trạng hiện tại

Công tác đào tạo nghề liên quan đến 4IR tại các trường trung cấp nghề tập trung vào các lĩnh

vực chính như nhà máy thông minh, phương tiện bay không người lái và nông trại thông minh. Vì

các trường đều đang trong quá trình đổi mới chương trình giảng dạy, chỉ có một số ít trường cung

cấp các chương trình này.

155

Bảng 3-32 | Đổi mới chương trình giảng dạy liên quan đến 4IR tại các trường trung cấp nghề

Trường Bộ môn hiện tại Bộ môn mới được bổ sung

Trung học Kỹ thuật Gangseo Hóa học năng lượng thân thiện với môi

trường Hóa chất thông minh

Trung học Kỹ thuật Máy móc

Gyeonggi Thiết kế kĩ thuật Thiết kế hội tụ 3D

Trung học Kỹ thuật Máy móc

Gyeonggi Cơ điện tử Nhà máy thông minh

Trung học Kỹ thuật Dankook Điều khiển hệ thống ánh sáng Phần mềm AI

Trung học Kỹ thuật Điện tử Deokil Công nghệ thông tin và truyền thông Robot và phương tiện bay không

người lái

Trung học Marketing Dong-gu Tiếp thị tài sản tài chính Quản lý tài chính thông minh

Trung học Khoa học Phát minh

Daekwang Điện và Điện tử VR

Trung học Kỹ thuật Điện tử Daegu Kỹ thuật điện tử Nhà máy thông minh

Trung học Kỹ thuật Gyeongbuk Thiết kế kỹ thuật dân dụng

Phương tiện bay không người lái,

thông tin không gian địa lý và kỹ

thuật dân dụng

Trung học Kỹ thuật

Geumpa Điện và Điện tử IoT hội tụ điện

Trung học Kỹ thuật Daejeon Kỹ thuật dân dụng Phương tiện bay không người lái

và thông tin địa lý

Trung học Kỹ thuật

Daejeon Máy móc Máy thông minh

Trung học

Dongduchoen Jungang Thông tin và điện tử Robot thông minh

Trung học Kỹ thuật

Suwon Trò chơi kỹ thuật số Hội tụ phần mềm

Trung học Yeoncheon Máy móc công nghiệp Công nghiệp Nông trại thông

minh

Trung học

Thông tin Deokam Thông tin tài chính

Hệ thống phương tiện bay không

người lái

Trung học Công nghệ cao

Gwangyang Công nghiệp sinh học Nông trại thông minh

Nguồn: Bộ Giáo dục (2019). Thông cáo báo chí về việc đăng ký tái cấu trúc trường trung cấp nghề

3) Vận hành chương trình giảng dạy 4IR

Các trường đào tạo chuyên ngành liên quan đến 4IR ở các trường trung cấp nghề bị hạn chế và

các trường hiện đang đào tạo chuyên ngành này cũng bị hạn chế. Chuyên ngành liên quan đến

ngành công nghiệp chính có hoạt động tích cực nhất thuộc trường Máy tính Sekwang với chương

trình giảng dạy như sau (Nguồn: Trang web của Trung học Máy tính Semyung).

○ Bộ môn Giải pháp an ninh thông minh

Chương trình giảng dạy của trường này bao gồm các khóa học cốt lõi: Thông tin và truyền

thông, Lập trình và phát triển ứng dụng, Lập trình cơ sở dữ liệu, Lập trình mạng, Bảo mật máy

tính và Quy trình điều tra số. Các khóa học này cấp nhiều tín chỉ hơn.

156

○ Bộ môn Phần mềm trí tuệ nhân tạo

Bộ môn này chỉ có ở các trường trung cấp nghề được IBM Hàn Quốc hỗ trợ. Sau khi hoàn

thành chương trình giảng dạy trong ba năm, sinh viên sẽ được đào tạo nâng cao khi vào đại học.

Chương trình giảng dạy bao gồm các khóa học sau: Hệ thống máy tính đại cương, Cấu trúc dữ

liệu, Lập trình cơ sở dữ liệu, Giao diện lập trình ứng dụng, Lập trình và phát triển ứng dụng, Phát

triển nội dung trang web thông minh, Phân tích dữ liệu nền và Học máy.

○ Bộ môn Phần mềm trò chơi

Bộ môn này có sẵn ở một số trường. Mục tiêu chính của bộ môn này là giáo dục học sinh về

khả năng phát triển phần mềm trò chơi và phần mềm ứng dụng sử dụng các thuật toán trí tuệ nhân

tạo, VR và công nghệ thông tin thông minh. Chương trình giảng dạy bao gồm các khóa học sau:

Sản xuất nội dung trò chơi, Sản xuất nội dung ứng dụng văn hóa thông minh, Cấu trúc phần mềm,

Lập trình, Lập trình ứng dụng, Lập trình cơ sở dữ liệu, Thuật toán, Đồ họa máy tính và Thực hành

truyền thông.

4.2. Các chương trình đào tạo nghề cho 4IR

4.2.1. Thông tin chung

Bộ Việc làm và Lao động đã công bố Dự án Xây dựng lực lượng lao động dẫn đầu 4IR vào năm

2017 với mục tiêu bồi dưỡng các nhân tài trẻ có tay nghề cao, am hiểu về công nghệ mới để chuẩn

bị cho 4IR sắp diễn ra. Dự án tập trung vào mục tiêu tích hợp một số chương trình đào tạo nghề

liên quan đến 4IR do Bộ đưa ra trước đây thành một chương trình hiệu quả và chặt chẽ hơn

4.2.2. Tình trạng hiện tại

1) Các chương trình đào tạo nghề được tiến hành trước Dự án

○ Chương trình đào tạo IoT

Ngày và giờ đào tạo thay đổi tùy thuộc vào chương trình, kéo dài đến 150 ngày và 1.200 giờ.

Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo và học viên được tuyển chọn ở một mức độ tiêu chuẩn nhất định.

157

Bảng 3-33 | Các chương trình đào tạo IoT hiện có

Nguồn: Park Ki-ho và các cộng sự (2016). Nghiên cứu về hiện trạng và chương trình giảng dạy của các bộ môn

liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ Việc làm và Lao động

Chương trình đào tạo dưới đây liên quan đến Internet Vận vật được vận hành bởi Hiệp hội Xúc

tiến Công nghệ Phần mềm Hàn Quốc và gồm 816 giờ đào tạo trong 201 ngày.

Bảng 3-34 | Chương trình đào tạo IoT

Chương trình đào tạo nhà phát triển IoT nhúng

- Lập kế hoạch phát triển dự án/ứng dụng (30 giờ)

- Lập trình ngôn ngữ C (40 giờ)

- Lập trình Java (40 giờ)

- Cấu trúc dữ liệu và thuật toán trong Java (30 giờ)

- Khái niệm cơ bản về Linux và kịch bản Shell (30 giờ)

- Lập trình hệ thống Linux (40 giờ)

- Lập trình mạng TCP/IP và Linux (40 giờ)

- Lập trình GUI Linux (40 giờ)

- Lập trình đa phương tiện Linux (40 giờ)

Chương trình Ngày/giờ đào tạo Viện đào tạo

Đào tạo nhà phát triển

IoT nhúng 201/816

Hiệp hội Công nghiệp

Phần mềm Hàn Quốc

Đào tạo nhà phát triển IoT dựa trên

Arduino 120/840 Viện Kỹ thuật CNTT Hàn Quốc

Phát triển phần mềm

ứng dụng IoT 127/1016 Cao đẳng nghề Kukje

Đào tạo nhà phát triển

thiết bị đeo IoT 120/960

Viện Acon

Chi nhánh Jongno

In 3D và IoT dựa trên Arduino dành

cho doanh nhân 45/180 Viện in C-3D

Java cho IoT 120/960 Viện Máy tính Hannarae

Đào tạo nhà phát triển IoT 60/360 Học viện Máy tính và

Kế toán Suseong

Đào tạo nhà phát triển trang web và

di động Java 100/800

Viện Giáo dục Suốt đời Xây dựng Năng

lực Naeil

Kiến thức cơ bản về IoT cho

chuyên ngành nhân văn học I 90/200

Hiệp hội Doanh nghiệp Liên doanh Hàn

Quốc

Kỹ thuật phần mềm IoT dựa trên

Java 100/800 Viện đào tạo nghề Hanul

Đào tạo IoT và hệ thống phương

tiện bay không người lái 150/1.200 Học viện giáo dục CNTT New Star

Đào tạo hội tụ IoT và robot công

nghiệp 150/1.200 Học viện giáo dục CNTT New Star

Đào tạo xây dựng nghề nghiệp IoT

dựa trên Arduino 120/960 Soldesk Corporation

Xây dựng cơ sở hạ tầng IoT và tin

tắc, bảo mật 106/840 Trung tâm Giáo dục CNTT Hàn Quốc

Đào tạo lập trình viên IoT 126/700 Cao đẳng nghề Kukje

Đào tạo lập trình viên Java theo

định hướng IoT và dữ liệu lớn 110/880 Cao đẳng nghề Dongsung

158

- Lập trình Android (40 giờ)

- Lập trình Raspbery Pi và GPIO (40 giờ)

- Lập trình Arduino (30 giờ)

- Lập trình Android nâng cao (30 giờ)

- Lập trình Mobile Connect (30 giờ)

- Viết và thuyết trình (16 giờ)

- Dự án (270 giờ)

Nguồn: http://edu.kosta.or.kr/lectures/courses/25

○ Chương trình đào tạo Dữ liệu lớn

Hiện tại, có khoảng 30 chương trình đào tạo về Dữ liệu lớn. Dưới đây là một số ví dụ về các

chương trình đào tạo đó.

Bảng 3-35 | Các chương trình đào tạo về Dữ liệu lớn hiện có

Chương trình Ngày/giờ đào

tạo Viện đào tạo

Đào tạo phát triển khung dữ liệu lớn với vai

trò chuyên gia 110/880

Trung tâm Giáo dục

Ssangyong Gangbuk

Đào tạo hệ thống thông tin phân bổ cho nhà

phát triển dữ liệu lớn Java 120/960 Trung tâm Giáo dục Bit

Đào tạo xây dựng nghề nghiệp phát triển trang

web và phần mềm ứng dụng Java dựa trên dữ

liệu lớn

100/800 Trung tâm Phát triển Nguồn nhân lực

Công nghệ Thông tin của Miền Trung

Đào tạo xây dựng nghề nghiệp dữ liệu lớn dựa

trên mã hóa bảo mật Java 120/960 Soldesk Corporation

Đào tạo xây dựng nghề nghiệp phát triển trang

web và phần mềm ứng dụng thông minh dựa trên

dữ liệu lớn II

100/800 Trung tâm Phát triển Nguồn nhân lực

Công nghệ Thông tin của Miền Trung

Đào tạo phân tích và phát triển dữ liệu lớn bảo

mật 100/800

Viện Nghiên cứu Công nghệ Thông tin

Hàn Quốc

Đào tạo khung dữ liệu lớn dựa trên Java với

vai trò chuyên gia 93/744 KTS Corporation

Đào tạo phát triển nhiều trang web và ứng

dụng nền tảng phân tích dữ liệu lớn

với vai trò chuyên gia

120/960 Trung tâm Phát triển Nguồn nhân lực

Công nghệ Thông tin của Miền Trung

Đào tạo phân tích dữ liệu lớn dựa trên R

với vai trò chuyên gia 40/320 Viện Acorn

Đào tạo cơ sở dữ liệu đám mây của dữ liệu lớn

Oracle với vai trò chuyên gia 124/992 ITWill Corporation

Kỹ thuật phần mềm cho các ứng dụng

dữ liệu lớn dựa trên đám mây 125/1.000 Trung tâm Giáo dục Hanbit

Đào tạo lập trình Android

dựa trên dữ liệu lớn với vai trò chuyên gia 82/656

Đại học Công giáo Busan về Phát triển

nguồn nhân lực tổng hợp

Nguồn: Park Ki-ho và các cộng sự (2016). Nghiên cứu về hiện trạng và chương trình giảng dạy của các bộ môn

liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ Việc làm và Lao động

Trong trường hợp vận hành khóa đào tạo về dữ liệu lớn, khóa đào tạo nhà phát triển dịch vụ Dữ

liệu lớn dựa trên đám mây được vận hành bởi Trung tâm Giáo dục Ssangyong Gangbuk trong nửa

đầu năm 2020 gồm 120 ngày đào tạo và 1.000 giờ đào tạo.

159

Bảng 3-36 | Các chương trình đào tạo Dữ liệu lớn

Chương trình đào tạo nhà phát triển dịch vụ dữ liệu lớn dựa trên đám mây

○ Phân tích và lập trình dữ liệu

- Lập trình theo định hướng đối tượng của Java

- Quản lý xây dựng và hiệu suất máy chủ cơ sở dữ liệu quan hệ

- NoSQL DBMS

- Python Basics

- Dự án nhỏ Ⅰ

○ Lập trình thu thập, phân tích và trực quan hóa dữ liệu để phân tích dữ liệu lớn

- Kiến thức toán học cơ bản cần thiết và lý thuyết phân tích dữ liệu thống kê

- Lập trình thu thập, phân tích và trực quan hóa dữ liệu lớn với Python

- Thực hành xây dựng máy chủ Linux

- Xử lý dữ liệu lớn bằng Hadoop

- Dự án nhỏ II

○ Phân tích dữ liệu lớn trên AWS

- Sử dụng Google API

- Hiểu và áp dụng AWS

- Phân tích dữ liệu lớn trên Amazon API

○ Dự án thực hành

Nguồn: https://www.sist.co.kr/job/index.do?c=1

○ Chương trình đào tạo về Đám mây

Có 9 chương trình đào tạo về Đám mây, kéo dài từ 80 đến 120 ngày đào tạo.

Bảng 3-37 | Các chương trình đào tạo đám mây hiện có (Danh sách chưa đầy đủ)

Chương trình Ngày/giờ

đào tạo Viện đào tạo

Đào tạo kỹ thuật về hệ thống trực quan hóa

đám mây

với vai trò chuyên gia

80/480 Học viện Ngân hàng KGIT, Chi nhánh

Yeongji

Đào tạo phát triển trang web Java

dựa trên đám mây 80/480

Học viện Ngân hàng KGIT, Chi nhánh

Guro

Đào tạo về bảo mật hệ thống đám mây dựa

trên CNTT-TT với vai trò chuyên gia 80/640

Học viện Ngân hàng KGIT, Chi nhánh

Guro

Đào tạo nhà phát triển hội tụ Java dựa trên

đám mây với vai trò chuyên gia 80/480 Học viện Ngân hàng KGIT

Đào tạo nhà phát triển phần mềm hội tụ dựa

trên đám mây với vai trò chuyên gia 80/480

Học viện Ngân hàng KGIT, Chi nhánh

Gangnam

Đào tạo về kỹ thuật phần mềm ứng dụng đám

mây của dữ liệu lớn Oracle với vai trò chuyên

gia

125/992 ITWill Corporation

Đào tạo về kỹ thuật phần mềm ứng dụng của

dữ liệu lớn dựa trên đám mây 125/1.000 Trung tâm Giáo dục Hanbit

Đào tạo về thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu

lớn dựa trên điện toán đám mây với vai trò

chuyên gia

125/1.000 Trung tâm Giáo dục Ssangyong

Gangbuk

Đào tạo về trực quan hóa môi trường đám

mây và kỹ thuật bảo mật 120/960 Viện Acorn

Nguồn: Park Ki-ho và các cộng sự (2016). Nghiên cứu về hiện trạng và chương trình giảng dạy của các bộ môn

liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ Việc làm và Lao động

160

Các trường hợp vận hành khóa đào tạo về đám mây được mô tả bên dưới là các khóa học thiết kế

kiến trúc đám mây và khóa học dành cho nhà phát triển được vận hành bởi các tổ chức đào tạo.

Bảng 3-38 | Chương trình đào tạo Đám mây

Khóa học về Kiến trúc, thiết kế và phát triển đám mây

- Định cấu hình màn hình

- Thử nghiệm ứng dụng

- Triển khai ứng dụng

- Sử dụng ngôn ngữ lập trình

- Sử dụng các công nghệ phần mềm ứng dụng cơ bản

- Triển khai chương trình máy chủ

- Vận hành và quản lý phần cứng

- Vận hành và quản lý NW

- Sử dụng SQL

- Quản lý và kiểm soát các mối đe dọa về bảo mật

- Dịch vụ đám mây riêng tư dựa trên OpenStack

- Thiết kế kiến trúc đám mây công cộng AWS

- Dự án

Nguồn: http://www.gogo-it.net/jobtraining/main.php

○ Chương trình đào tạo bảo mật thông tin

Có tổng cộng 16 chương trình đào tạo về bảo mật, hầu hết đều là các khóa học dài hạn. Dưới đây là

các tổ chức quản lý đào tạo đại diện, hầu hết đều do các trường dạy nghề vận hành.

Bảng 3-39 | Các chương trình đào tạo bảo mật thông tin hiện có

Chương trình Ngày/giờ đào

tạo Viện đào tạo

Đào tạo về kỹ thuật bảo mật thông tin dựa trên

trang web 125/750

Viện Giáo dục

Thông tin KH

Đào tạo về Bảo mật thông tin với vai trò

chuyên gia-tin tặc mô phỏng 95/760

Viện Nghiên cứu Công nghệ Thông tin

Hàn Quốc

Bảo mật hệ thống thông tin 154/1.225 Viện đào tạo nghề Yonsei

Đào tạo về Bảo mật phần mềm và bảo mật

thông tin với vai trò chuyên gia 100/896

Hiệp hội Phát triển Công nghệ Phần

mềm Hàn Quốc

Khóa học xây dựng nghề nghiệp

bảo mật thông tin 80/360

Viện Bảo mật Thông tin thuộc Trung

tâm Giáo dục Tin tặc và Bảo mật Quốc tế

Bảo mật thông tin CNTT-TT 100/700 Viện HRD

Hội tụ Kỹ thuật số Hàn Quốc

Kỹ thuật bảo mật hệ thống thông tin 90/720 Trung tâm HRD Dasan

Cao đẳng nghề CNTT Hàn Quốc

Chuyên gia bảo mật thông tin 175/1.400 Viện đào tạo nghề Yonsei

Đào tạo về Bảo mật thông tin với vai trò

chuyên gia 80/320 Viện Máy tính Hyosung

Nguồn: Park Ki-ho và các cộng sự (2016). Nghiên cứu về hiện trạng và chương trình giảng dạy của các bộ môn

liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ Việc làm và Lao động

Trường hợp vận hành khóa đào tạo về bảo mật thông tin được giới thiệu bên dưới là một khóa

học tương đối ngắn hạn, kéo dài trong 80 ngày đào tạo và 360 giờ đào tạo.

161

Bảng 3-40 | Chương trình đào tạo bảo mật thông tin

Đào tạo việc làm với vai trò chuyên gia bảo mật thông tin

- Vận hành và quản lý NW

- Xây dựng bảo mật NW

- Quản lý hoạt động phần cứng

- Xây dựng bảo mật hệ thống

- Phát triển phần mềm và xây dựng bảo mật

- Xây dựng bảo mật cơ sở dữ liệu

- Hoạt động an toàn hành chính

- Quản trị bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu

- Phân tích và lập kế hoạch đối với các yêu cầu bảo mật

- Tin tặc mô phỏng

- Quản trị an ninh mạng

- Quản trị bảo mật hệ thống

- Quản trị bảo mật ứng dụng

- Quản lý thiết bị bảo mật

- Phân tích nhật ký an ninh

- Xây dựng bảo mật vật lý

- Quản trị bảo mật vật lý

- Chẩn đoán hệ thống thông tin

Nguồn: https://www.iei.or.kr/edu/curriculumDetailView.kh?no=7

○ Chương trình đào tạo in 3D

Thiết kế sản phẩm bằng phương pháp in 3D và CAD là chủ đề chính được đề cập đến và hiện có 14

chương trình liên quan đến chủ đề này. Trong trường hợp vận hành khóa đào tạo in 3D, đây là khóa

đào tạo thiết kế sản phẩm bằng máy in 3D, kéo dài trong 90 ngày và 360 giờ. Đây là quá trình tạo ra

sản phẩm hoàn thiện bằng phương pháp in 3D trong thiết kế sản phẩm.

Bảng 3-41 | Chương trình đào tạo in 3D

Thiết kế sản phẩm bằng phương pháp in 3D (Máy in CAD, MAX, Rhino và 3D)

- Đưa ra khái niệm và lập kế hoạch về dự án thiết kế sản phẩm

- Khái niệm cơ bản về nghiên cứu thiết kế sản phẩm

- Phân tích nghiên cứu thiết kế sản phẩm

- Thiết lập định hướng chiến lược thiết kế sản phẩm

- Kiến thức cơ bản về quá trình tạo ý tưởng thiết kế

- Trực quan hóa ý tưởng thiết kế

- Hoàn thiện ý tưởng thiết kế

- Tạo mô hình hoàn thiện thiết kế

- Hoàn thiện thiết kế, quản lý kết xuất đồ họa và đánh giá

- Xây dựng mô hình

- Quản lý sản xuất hàng loạt

- Cài đặt in 3D

- Thực hiện in 3D

- Xây dựng Hệ thống bảo trì và quản lý dự án

- Lưu trữ dữ liệu về Hệ thống bảo trì và quản lý dự án

- Phản hồi về Hệ thống bảo trì và quản lý dự án

Nguồn: http://www.tjoeun.co.kr/front/lecture/ncs.asp?lt=1&ci=6&li=192

162

2) Các chương trình đào tạo mới được bổ sung trong Dự án

Không giống như các dự án đào tạo trước đây, Dự án Xây dựng lực lượng lao động dẫn đầu 4IR

được phát động thực hiện vào năm 2017 gồm có các lĩnh vực về nội dung dạng nhập vai và FinTech.

Đến năm 2019, đã có 18 khóa đào tạo được chọn và đưa vào vận hành.

Bảng 3-42 | Các chương trình và viện đào tạo thuộc Dự án xây dựng lực lượng lao động dẫn đầu 4IR

Lĩnh vực Số lượng

chương trình Viện đào tạo

Dữ liệu lớn 7

Multi-Campus (2), Trung tâm Giáo dục HRD Mega, Viện

Xử lý Thông tin Choongang, Trung tâm HRD Truyền thông

Thông minh, Trung tâm Giáo dục CNTT Hàn Quốc, Hiệp

hội Tiêu chuẩn Hàn Quốc

IoT 4 Multi-Campus, Trung tâm Máy tính Bit, Trung tâm HRD

Truyền thông Thông minh, Viện đào tạo nghề Hanul

Sản xuất thông minh 3

Trung tâm HRD Gyeonggi của Phòng Thương mại và

Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), Trung tâm HRD Busan của

KCCI, Đại học Quốc gia Hanbat

Nội dung dạng nhập vai 2 Trung tâm Đào tạo Medici, Viện Nghiên cứu và Hợp tác

Công nghiệp của Đại học Quốc gia Busan

Khóa học xây dựng nghề nghiệp 1 Multi-Campus

FinTech 1 Hunet

Nguồn: Bộ Việc làm và Lao động (2019). Thông cáo báo chí về dự án phát triển nguồn nhân lực dẫn đầu 4IR.

4.3. Ý nghĩa đối với Việt Nam

Cho đến nay, chúng tôi đã phân tích chương trình và các chương trình GDKT & ĐTN liên quan

đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Hàn Quốc. Tình huống tại Việt Nam không tương

tự như Hàn Quốc, nhưng cả hai quốc gia này đều đang mải miết đuổi theo Cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư. Những người chạy theo 4IR đều có nguồn tài chính và nguồn nhân lực hạn chế,

do đó không thể đào tạo người lao động để chiếm ưu thế trong 4IR trong tất cả các lĩnh vực. Vì

vậy, tốt hơn hết là hai quốc gia này nên lựa chọn một số lĩnh vực nhất định bằng cách xác định

điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Chính phủ Việt Nam cũng đang thiết lập các kế hoạch 2020-2030 để chuẩn bị cho Cuộc cách

mạng công nghiệp lần thứ tư. Chính quyền trung ương có vai trò quan trọng trong việc triển khai

kế hoạch một cách hiệu quả. Chính phủ Hàn Quốc cũng đang đầu tư mạnh vào công tác phát triển

nhân tài cho Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và từng bộ thiết lập chiến lược riêng và đầu

tư vào ngân sách của mình. Mặc dù Bộ Giáo dục và Bộ Việc làm và Lao động đóng vai trò quan

trọng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các bộ khác, bao gồm Bộ Thương mại, Công nghiệp và

Năng lượng, Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn, cũng như Bộ Doanh nghiệp nhỏ, vừa và

Hỗ trợ khởi nghiệp Hàn Quốc, cũng đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp và nhân lực

cho Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

163

Tuy nhiên, việc thiếu hệ thống kiểm soát trong công tác phát triển nguồn nhân lực khiến các bộ

cùng đầu tư vào những lĩnh vực tương tự nhau và cần phải chấn chỉnh. Để tránh gặp phải vấn đề

này, chính phủ Việt Nam nên chỉ định một tổ chức kiểm soát trước khi thiết lập và triển khai các

chính sách phát triển nhân lực cho Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tại Hàn Quốc, chính quyền trung ương tiếp tục chủ trì cuộc thảo luận về các loại nguồn lực có

thể cạnh tranh tốt hơn trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các đổi mới sáng tạo về

lĩnh vực giáo dục đang diễn ra để hiện thực hóa các nội dung thảo luận này. Kiến thức và kỹ năng

chuyên môn cũng rất quan trọng, nhưng các chính sách lại tập trung vào việc tìm kiếm những

năng lực chung cần thiết trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và cách đào tạo những

năng lực này. Đối với Việt Nam cũng tương tự như vậy. Tất nhiên, việc đảm bảo chất lượng giáo

dục bằng cách thiết lập các mô hình năng lực được tiêu chuẩn hóa theo từng ngành liên quan đến

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và cung cấp chương trình giảng dạy tiêu chuẩn một cách

phù hợp cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là phải hiểu về các loại nhân tài cần

thiết cho Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xác định các phương thức để phát triển

những nhân tài đó, tương tự như những hoạt động mà chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện.

5. Hệ thống chứng chỉ nghề

5.1. Hệ thống chứng chỉ của Hàn Quốc

Theo Đạo luật khung về Chứng chỉ, hệ thống chứng chỉ của Hàn Quốc được phân loại thành

chứng chỉ quốc gia và chứng chỉ tư nhân, tùy thuộc vào cơ quan công nhận theo như Hình dưới

đây.

Hình 3-11. Hệ thống chứng chỉ ở Hàn Quốc

ASKDS: Đạo luật về Hỗ trợ hệ thống đào tạo kép của Hàn Quốc

EIA: Luật bảo hiểm việc làm

NTQA: Đạo luật về Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia

164

FAQ: Đạo luật khung về Chứng chỉ

Chứng chỉ quốc gia được chính phủ xây dựng, quản lý và thực hiện theo Đạo luật, từ đó chia

thành Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia và các chứng chỉ chuyên nghiệp. Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia

bao gồm các chứng chỉ kỹ thuật và kỹ năng được quản lý theo Đạo luật về Chứng chỉ Kỹ thuật

Quốc gia, trong khi các chứng chỉ chuyên nghiệp dành cho bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, v.v., được

điều chỉnh theo các luật pháp riêng biệt liên quan đến nghề nghiệp cụ thể. Hệ thống đào tạo kép

được thiết lập để bồi dưỡng lực lượng lao động chuẩn bị làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp.

Theo Hệ thống, các công ty tuyển dụng những thanh thiếu niên trẻ tuổi đang tìm kiếm việc làm để

trở thành nhân viên thực tập và cung cấp các khóa đào tạo thích hợp. Kể từ năm 2020, các nhân

viên thực tập này sẽ được đánh giá sau khi hoàn thành khóa đào tạo tại chỗ và được cấp chứng chỉ.

Chứng chỉ tư nhân là những chứng chỉ được xây dựng, quản lý và thực hiện bởi một cơ quan

không phải chính phủ. Loại chứng chỉ này được chia thành Chứng chỉ được đăng ký, Chứng chỉ

được ủy quyền và Chứng chỉ nội bộ. Chứng chỉ được đăng ký và Chứng chỉ được ủy quyền được

quản lý theo Đạo luật khung về Chứng chỉ. Bất kỳ ai cũng có thể xây dựng, quản lý và thực hiện

các loại chứng chỉ tư nhân này. Các Chứng chỉ Nội bộ được phát triển, quản lý và thực hiện bởi

các chủ doanh nghiệp theo Luật bảo hiểm việc làm để tiếp tục phát triển thêm kỹ năng làm việc

của nhân viên.

5.2. Hệ thống Chứng chỉ Kỹ thuật Quốc gia của Hàn Quốc

5.2.1. Tổng quan

1) Bối cảnh và mục đích

Khi Hàn Quốc tăng cường mạnh mẽ các nỗ lực chính sách hướng tới chuyển đổi công nghiệp từ

các ngành công nghiệp sản xuất nhẹ sang các ngành công nghiệp nặng và ngành công nghiệp hóa

chất vào những năm 1970, Hệ thống Chứng chỉ Kỹ thuật Quốc gia (NTQS) đã được ban hành vào

năm 1973 nhằm phát triển kỹ năng nghề của lực lượng lao động kỹ thuật, nâng cao vị thế xã hội

của những người lao động đó và đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Tại thời điểm đó, chứng chỉ kỹ thuật chưa được điều chỉnh theo bất kỳ bộ tiêu chuẩn thống nhất

nào, mà được quản lý riêng bởi các bộ và luật pháp, quy tắc liên quan. Điều này gây khó khăn cho

việc cung cấp lượng lao động kỹ thuật chất lượng một cách hiệu quả theo yêu cầu của các ngành

công nghiệp mục tiêu.

2) Tiến độ lịch sử

165

Năm 1973-những năm 1980: NTQS được thiết lập và củng cố, tạo khuôn khổ cho công tác

quản lý chứng chỉ kỹ thuật toàn diện. Chứng chỉ kỹ thuật và kỹ năng được quản lý riêng bởi cơ

quan có thẩm quyền tương ứng và được tích hợp vào trong NTQS.

Những năm 1990: Hàn Quốc đã nỗ lực tách vai trò quản lý và vận hành hệ thống chứng chỉ do

nhà nước lãnh đạo sang khu vực tư nhân. Đạo luật khung về Chứng chỉ được ban hành và Hệ

thống Chứng chỉ Tư nhân được giới thiệu vào năm 1997. Hệ thống cấp chứng chỉ của nhà nước ra

đời để công khai công nhận các chứng chỉ tư nhân đáng chú ý, cấp cho các chứng chỉ này sự công

nhận tương đương với chứng chỉ quốc gia.

Từ những năm 2000 trở đi: Hàn Quốc đã nỗ lực tổ chức lại NTQS nhằm đáp ứng những tiến bộ

trong cơ cấu công nghiệp và tăng cường mức độ tham gia từ phía cầu. NTQS được tổ chức lại và

sửa đổi để cho phép phía cầu tham gia, từ đó đáp ứng nhu cầu về kỹ năng của các ngành công

nghiệp. Tiêu chuẩn năng lực quốc gia đã được xây dựng và triển khai.

5.2.2. Quản trị và quản lý

1) Quản trị

Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia (NTQ) được bởi 19 bộ và tổ chức chính phủ quản lý riêng dưới sự

giám sát cuối cùng của Bộ Việc làm và Lao động theo Đạo luật về Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia.

Theo bản sửa đổi của Đạo luật vào ngày 20/05/2014, các NTQ được cấp trên cơ sở hai đường:

kiểm tra và đánh giá trong khóa học.

Các vấn đề quan trọng liên quan đến NTQ phải trải qua quá trình cân nhắc của Hội đồng chính

sách chứng chỉ kỹ thuật quốc gia (“Hội đồng chính sách”) dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Việc

làm và Lao động. Bộ trưởng phụ trách các hoạt động tổng thể của Hội đồng với sự hợp tác của

các bộ và chính quyền, cơ quan và các ủy ban tương ứng.

Đối với các NTQ dựa trên kiểm tra, công tác kiểm tra chứng chỉ được giao cho tám cơ quan,

bao gồm Dịch vụ phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc (HRDK) và Phòng Thương mại và

Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI). Kể từ năm 2008, ngày càng nhiều bài kiểm tra chứng chỉ được

giao cho các hiệp hội nghề nghiệp để nâng cao chất lượng kiểm tra chứng chỉ kỹ thuật.

Hoạt động tổng thể của các NTQ dựa trên đánh giá trong khóa học cũng chịu sự điều chỉnh của

Bộ Việc làm và Lao động. Quyền chỉ định các cơ sở giáo dục và đào tạo được giao phó cho

HRDK (Bộ Việc làm và Lao động, 2019).

166

Hình 3-12. Hệ thống quản lý và vận hành NTQS

Bộ Việc làm và Lao động

(Quản trị tổng thể)

19 bộ và tổ chức chính phủ

(Quản lý và sử dụng)

▪ Luật hành chính và NTQ

▪ Vận hành Hội đồng Chính sách, v.v. ⇔

▪ Sử dụng những người có chứng chỉ

theo

pháp luật liên quan

▪ Thực hiện bố trí hành chính, bao gồm

cả hủy bỏ chứng chỉ

⇕ ⇕

Cơ quan kiểm tra và chứng nhận

Kiểm tra (HRDK, KCCI và sáu tổ chức

khác)

Đánh giá trong khóa học (HRDK)

▪ Tạo và quản lý các câu hỏi kiểm

tra

▪ Cung cấp các bài kiểm tra và quản

lý những người có chứng chỉ

▪ Tạo và quản lý các câu hỏi kiểm tra

▪ Đánh giá nội bộ (cơ sở

đào tạo)→ đánh giá bên ngoài

(HRDK) Nguồn: Bộ Việc làm và Lao động. (2019). Kế hoạch cơ sở lần thứ 4 về xây dựng hệ thống chứng chỉ kỹ thuật quốc gia.

2) Các tiêu chuẩn và quy trình bổ sung và loại bỏ các hạng mục chứng chỉ

Hạng mục chứng chỉ có thể được bổ sung và loại bỏ sau khi xem xét những nội dung sau: ①

trách nhiệm, phạm vi và độ khó của công việc yêu cầu phải có chứng chỉ; ② nhu cầu và triển

vọng đối với những người có chứng chỉ; ③ số lượng người hiện đang làm việc và đào tạo cho

lĩnh vực tương ứng; ④ số lượng người thích hợp đăng ký các kỳ thi cấp chứng chỉ và tính khả thi

của công tác tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ; ⑤ mức độ phù hợp của hạng mục chứng chỉ đối

với ngành công nghiệp tương ứng; và ⑥ sự tồn tại và tình trạng hoạt động của các hạng mục

chứng chỉ tương tự.

Một hạng mục chứng chỉ mới có thể được bổ sung theo quá trình sau đây: ① Gửi yêu cầu về

hạng mục chứng chỉ mới (bao gồm kết quả đánh giá về các tiêu chí cho hạng mục mới) → ② Gửi

yêu cầu đến Bộ Việc làm và Lao động → ③ (Bộ Việc làm và Lao động) Yêu cầu hiệp hội nghề

nghiệp tương ứng xem xét tính khả thi của hạng mục chứng chỉ mới → ④ (Hiệp hội nghề nghiệp)

Báo cáo kết quả xem xét cho Bộ và xây dựng hạng mục chứng chỉ mới → ⑤ (Bộ Việc làm và

Lao động) Xác định xem có nên bổ sung hạng mục chứng chỉ mới không sau khi tham vấn Bộ có

thẩm quyền hoặc cơ quan chính phủ.

167

5.2.3. Cơ cấu hoạt động

1) Các bậc NTQ và tiêu chuẩn kiểm tra, chứng nhận

Các NTQ được phân loại thành nhóm kỹ thuật, kỹ năng và nhóm dịch vụ. Nhóm kỹ thuật và kỹ

năng được chia thành năm bậc trình độ từ Thợ thủ công và Kỹ sư đến Kỹ sư chuyên nghiệp, trong

khi nhóm dịch vụ gồm ba bậc trình độ.

Chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp là chứng chỉ có độ khó cao nhất trong số các NTQ. Chứng chỉ

ở bậc trình độ này có số lượng người tham gia thi ít hơn so với các chứng chỉ ở bậc trình độ thấp

hơn, đồng thời là chứng chỉ khó đạt được nhất. Tuy nhiên, chứng chỉ này cũng đảm bảo bậc trình

độ cao nhất trong lĩnh vực công nghiệp cụ thể.

Chứng chỉ Thợ thủ công lành nghề chứng nhận trình độ kỹ năng và năng lực ở mức cao nhất

trong một chủ đề cụ thể. Chứng chỉ Kỹ sư được áp dụng cho hầu hết các sinh viên tốt nghiệp đại

học hoặc sinh viên sắp tốt nghiệp. Chứng chỉ này đảm bảo năng lực trong vai trò liên quan đến kỹ

thuật tương ứng.

Bằng Kỹ sư Công nghiệp chủ yếu dành cho sinh viên tốt cao đẳng hai năm hoặc sinh viên sắp

tốt nghiệp. Trong khi các chứng chỉ Kỹ sư tập trung vào kiến thức học thuật, chứng chỉ Kỹ sư

công nghiệp yêu cầu phải có sự kết hợp từ một bậc kiến thức kỹ thuật và kỹ năng thực hành nhất

định.

Chứng chỉ Thợ thủ công được thiết kế để bồi dưỡng lao động có tay nghề cần thiết trong các

ngành công nghiệp và là chứng chỉ mở dành cho mọi đối tượng.

Hình 3-13. Các bậc trình độ NTQ

168

Các tiêu chuẩn xác thực chỉ rõ nội dung và trình độ năng lực mà người có chứng chỉ cần phải

có để thực hiện các nhiệm vụ đã xác định. Dưới đây là các tiêu chuẩn xác thực theo bậc trình độ

NTQ.

Bảng 3-43 | Tiêu chuẩn xác thực chứng chỉ

VQF Tiêu chuẩn xác thực

Kỹ sư

chuyên

nghiệp

ㆍ Có khả năng lập kế hoạch, nghiên cứu, thiết kế, phân tích, khảo sát, kiểm tra, xây dựng, giám

sát, đánh giá, chẩn đoán, quản lý dự án và quản lý kỹ thuật dựa trên kiến thức chuyên môn nâng

cao và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hạng mục NTQ

Thợ thủ công

lành nghề

ㆍ Có mức độ thành thạo kỹ năng cao nhất trong hạng mục NTQ tương ứng; và có khả năng quản

lý các hoạt động tại chỗ, hướng dẫn và giám sát đội ngũ kỹ thuật viên, cung cấp chương trình

đào tạo tại chỗ và hoạt động với vai trò đầu mối liên lạc giữa ban quản lý và kỹ thuật viên tại

chỗ

Kỹ sư ㆍ Có kiến thức kỹ thuật của kỹ sư trong hạng mục NRQ tương ứng; và có khả năng thực hiện

các nhiệm vụ như thiết kế, xây dựng và phân tích

Kỹ sư công

nghiệp

ㆍ Có khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ và chức năng kỹ thuật cơ bản dựa trên sự hiểu

biết kỹ thuật cơ bản và mức độ thành thạo kỹ năng trong hạng mục NTQ tương ứng

Thợ thủ công

ㆍCó mức độ thành thạo kỹ năng trong hạng mục NTQ tương ứng; và có khả năng thực hiện các

nhiệm vụ như sản xuất, chế tạo, điều khiển, vận hành, bảo trì, sửa chữa, thu thập, thử nghiệm,

quản lý công việc và các nhiệm vụ liên quan khác

Nguồn: Nghị định thi hành của Đạo luật về Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia

2) Tư cách hợp lệ để đăng ký từng bậc trình độ

Yêu cầu về tư cách hợp lệ đối với các bậc trình độ NTQ gồm ba thành phần: thành tích học tập,

NTQ đạt được trong lĩnh vực tương ứng và kinh nghiệm làm việc. Chứng chỉ Thợ thủ công là

chứng chỉ dành cho mọi đối tượng, nhưng chứng chỉ Kỹ sư công nghiệp hoặc các chứng chỉ khác

có bậc trình độ cao hơn đều có những yêu cầu nhất định để xét tư cách hợp lệ của ứng viên. Tuy

nhiên, tất cả các bậc trình độ NTQ đều dành cho những người tham gia thi có kinh nghiệm làm

việc đủ tiêu chuẩn trong ngành nghề mà không có trình độ học vấn liên quan hoặc có các NTQ

trong lĩnh vực đó.

Bảng 3-44 | Tư cách hợp lệ để đăng ký bậc trình độ NTQ

VQF Người tham gia thi NTQ

Người tham gia thi có bằng

học thuật hoặc đã tham gia các

khóa học liên quan

Người tham

gia thi đã có

kinh nghiệm

làm việc

169

Kỹ sư chuyên

nghiệp

Kỹ sư chuyên nghiệp

Kỹ sư + 4 năm kinh nghiệm

làm việc

Kỹ sư công nghiệp + 5 năm

kinh nghiệm làm việc

Thợ thủ công + 7 năm kinh

nghiệm làm việc

Bằng cử nhân + 6 năm kinh

nghiệm làm việc

Tốt nghiệp cao đẳng 3 năm + 7

năm kinh nghiệm làm việc

Tốt nghiệp cao đẳng 2 năm + 8

năm kinh nghiệm làm việc

9 năm kinh

nghiệm làm

việc

Thợ thủ công

lành nghề

Thợ thủ công lành nghề

Kỹ sư công nghiệp + 5 năm

kinh nghiệm làm việc

Thợ thủ công + 7 năm kinh

nghiệm làm việc

Hoàn thành khóa đào tạo lấy

chứng chỉ Thợ thủ công lành

nghề

9 năm kinh

nghiệm làm

việc

Kỹ sư

Kỹ sư

Kỹ sư công nghiệp + 1 năm

kinh nghiệm làm việc

Thợ thủ công + 3 năm kinh

nghiệm làm việc

Bằng cử nhân (hoặc theo kỳ

vọng)

Tốt nghiệp cao đẳng 3 năm + 1

năm kinh nghiệm làm việc

Tốt nghiệp cao đẳng 2 năm + 2

năm kinh nghiệm làm việc

Hoàn thành khóa đào tạo lấy

chứng chỉ Kỹ sư

Hoàn thành khóa đào tạo lấy

chứng chỉ Kỹ sư công nghiệp + 2

năm kinh nghiệm làm việc

4 năm kinh

nghiệm làm

việc

Kỹ sư công

nghiệp

Kỹ sư công nghiệp

Thợ thủ công + 1 năm kinh

nghiệm làm việc

Tốt nghiệp cao đẳng 2 hoặc 3

năm (hoặc theo kỳ vọng)

Hoàn thành khóa đào tạo lấy

chứng chỉ Kỹ sư công nghiệp

2 năm kinh

nghiệm làm

việc

Thợ thủ

công Không có yêu cầu

Nguồn: Quy tắc thi hành của đạo luật về chứng chỉ kỹ thuật quốc gia

3) Hạng mục NTQ

Theo nghề nghiệp, các NTQ được phân thành 24 danh mục, 61 danh mục phụ và 542 hạng mục

(510 hạng mục thuộc nhóm kỹ thuật và kỹ năng, 32 hạng mục thuộc nhóm dịch vụ).

Các hạng mục NTQ trong nhóm kỹ thuật và kỹ năng bao gồm: 98 hạng mục chứng chỉ trong

lĩnh vực xây dựng (19,2%); 79 hạng mục chứng chỉ trong lĩnh vực máy móc (15,5%); 39 hạng

mục chứng chỉ trong lĩnh vực kỹ thuật điện và điện tử (7,6%); 39 hạng mục chứng chỉ trong lĩnh

vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (7,6%); và 27 hạng mục chứng chỉ trong lĩnh vực

thông tin và truyền thông (5,3%). Các hạng mục chứng chỉ liên quan đến 4IR là những hạng mục

thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện và điện tử, lĩnh vực thông tin và truyền thông, đạt tổng số 66 hạng

mục (12,9%).

170

Bảng 3-45 | Các hạng mục NTQ theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp

Kỹ sư

chuyên

nghiệp

Thợ thủ

công lành

nghề

Kỹ sư

Kỹ sư

công

nghiệp

Thợ thủ

công Tổng (%)

84 28 117 120 161 510

01 Quản lý dự án

0

02 Quản lý, kế toán và

quản trị 3

2 2

7 (1,4)

03 Tài chính và bảo hiểm

0

04 Giáo dục, khoa học tự nhiên và

khoa học xã hội 0

05 Dịch vụ pháp lý, cảnh sát, cứu hỏa,

dịch vụ trừng phạt và quốc phòng 0

06 Dịch vụ y tế và sức khỏe

0

07 Dịch vụ xã hội và tôn giáo

0

08 Văn hóa, nghệ thuật, thiết kế và

phát thanh truyền hình 1

4 4 4 13 (2,5)

09 Dịch vụ lái xe và giao thông vận tải

1 1 2

10 Bán hàng

0

11 Giám sát an ninh và vệ sinh

0

12 Làm tóc, lưu trú, du lịch, giải trí và

thể thao 2

5 7 (1,4)

13 Dịch vụ thực phẩm

1

5 6 12 (2,4)

14 Xây dựng 21 4 17 17 39 98 (19,2)

15 Tài nguyên khai thác mỏ 3

3 2 3 11 (2,2)

16 Máy móc 10 5 16 19 29 79 (15,5)

17 Nguyên vật liệu 6 8 2 6 16 38 (7,5)

18 Hóa chất 1 1 5 3 2 12 (2,4)

19 Sản xuất hàng dệt may và may mặc 2

2 6 7 17 (3,3)

20 Điện và điện tử 7 2 12 10 8 39 (7,6)

21 Thông tin và truyền thông 3 1 8 8 7 27 (5,3)

22 Chế biến thực phẩm 2 1 3 1 4 11 (2,2)

23 In ấn, gia công gỗ, đồ nội thất và

hàng thủ công 1 1 6 11 19 (3,7)

24 Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư

nghiệp 7 0 11 10 11 39 (7,6)

25 Quản lý an toàn 9 1 16 11 5 42 (8,2)

26 Môi trường và năng lượng 9 1 15 9 3 37 (7,3)

171

Nguồn: Nghị định thi hành của Đạo luật về Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia

Theo bậc trình độ chuyên môn, chứng chỉ Thợ thủ công chiếm tỷ lệ cao nhất (31,6%, tương

đương với 161 hạng mục chứng chỉ) trong số 510 hạng mục NTQ thuộc nhóm kỹ thuật và kỹ

năng, trong khi chứng chỉ Thợ thủ công lành nghề chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (5,5%, tương đương với

28 hạng mục chứng chỉ). Phân bố các hạng mục NTQ theo bậc trình độ chuyên môn ở dạng tháp.

Hình 3-14. Tỷ lệ hạng mục chứng chỉ theo bậc (tính từ năm 2020) (Đơn vị: %)

Nguồn: Nghị định thi hành của Đạo luật về Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia

4) Phương pháp xác thực và tiêu chuẩn đạt

Theo phương pháp xác thực, các NTQ được phân thành hai loại: loại kiểm tra và loại đánh giá

trong khóa học. Đối với NTQ loại kiểm tra, người tham gia thi phải thực hiện bài kiểm tra để

được cấp chứng chỉ. Đối với NTQ loại đánh giá trong khóa học, người tham gia thi trải qua một

buổi đánh giá sau khi hoàn thành chương trình giáo dục và đào tạo dựa trên NCS.

Hình 3-15. Tiếp nhận NTQ bằng phương pháp xác thực

172

Nguồn: http://www.hrdKorea.or.kr/3/2/5

Đối với NTQ loại đánh giá trong khóa học, người tham gia thi phải hoàn thành khóa học giáo

dục và đào tạo được xây dựng dựa trên NCS và trải qua buổi đánh giá nội bộ và bên ngoài19 trước

khi được cấp chứng chỉ. Loại NTQ này được thiết lập để củng cố mối liên kết giữa giáo dục nghề

nghiệp, trình độ chuyên môn cho các nhiệm vụ thực địa, bồi dưỡng các nhân tài kỹ thuật chất

lượng cao phù hợp với nhu cầu của các công trường công nghiệp20.

Dưới đây là bảng thông tin so sánh giữa hai loại NTQ.

Bảng 3-46 | So sánh NTQ loại kiểm tra và loại đánh giá trong khóa học

Hạng mục NTQ loại kiểm tra NTQ loại đánh giá trong khóa học

Tư cách hợp lệ Những người đáp ứng các yêu cầu, bao gồm

học vấn và kinh nghiệm làm việc

Những người đã hoàn thành khóa học bắt

buộc

Phương pháp

đánh giá Thi viết + kiểm tra kỹ năng

Đánh giá nội bộ (thi viết) + đánh giá bên

ngoài (kỹ năng)

Điểm đạt Kiểm tra viết: trung bình ít nhất 60

Kiểm tra kỹ năng: ít nhất 60

Ít nhất phải đạt điểm trung bình là 80 điểm

trên tổng điểm từ kỳ thi đánh giá nội bộ và

bên ngoài

Thông tin

được ghi rõ

trên

chứng chỉ

Tiêu đề của các hạng mục chứng chỉ, tên của

người có chứng chỉ và thông tin khác nhằm xác

định người có chứng chỉ

Các hạng mục thông tin tương tự như trong

chứng chỉ loại kiểm tra + cơ sở giáo dục và

đào tạo, khoảng thời gian và số giờ đào tạo,

cũng như tiêu đề của đơn vị năng lực NCS

Nguồn: https://c.q-net.or.kr/cmn/info/comContentsPage.do?contentsId=A10B10C10

Chứng chỉ loại kiểm tra được xác thực thông qua các bài kiểm tra viết và kiểm tra kỹ năng như

19Kỳ thi viết đầu tiên được tổ chức tại địa điểm do HRDK chỉ định và kỳ thi đánh giá kỹ năng thứ hai do cơ quan giáo dục và đào tạo thực hiện. 20 https://c.q-net.or.kr/cmn/info/comContentsPage.do?contentsId=A10B10C10

173

trong Bảng dưới đây.

Bảng 3-47 | Xác thực chứng chỉ đối với NTQ loại kiểm tra

Trình độ chuyên môn Phương pháp xác thực

Kỳ thi viết Phỏng vấn hoặc kỳ thi kỹ năng

Kỹ sư chuyên nghiệp

Kiểu câu hỏi yêu cầu câu trả lời ngắn

gọn hoặc

câu hỏi trắc nghiệm

Phỏng vấn trực tiếp

Thợ thủ công lành nghề Câu hỏi chọn bốn đáp án

(60 câu hỏi)

Kỳ thi viết mở hoặc kỳ thi dựa trên hiệu

suất làm việc

Kỹ sư Câu hỏi chọn bốn đáp án

(20 câu hỏi/chủ đề)

Kỳ thi viết mở hoặc kỳ thi dựa trên hiệu

suất làm việc

Kỹ sư công nghiệp Câu hỏi chọn bốn đáp án

(20 câu hỏi/chủ đề)

Kỳ thi viết mở hoặc kỳ thi dựa trên hiệu

suất làm việc

Thợ thủ công Câu hỏi chọn bốn đáp án

(60 câu hỏi)

Kỳ thi viết mở hoặc kỳ thi dựa trên hiệu

suất làm việc

Nguồn: http://www.hrdkorea.or.kr/3/2/2

Kỳ thi phỏng vấn trực tiếp cho chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp gồm những nội dung sau: ① sự

chuyên nghiệp và mức độ tương thích từ kinh nghiệm làm việc của ứng viên; ② kiến thức chuyên

môn và kỹ năng ứng dụng; ③ sự chính xác và logic trong quá trình hội thoại và trình bày; ④

ngoại hình, tác phong lịch sự, cách ứng xử và sự chuyên cần; và ⑤ phẩm chất cá nhân và thái độ

làm việc với vao trò là người có chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp.

Đối với các bậc trình độ khác của chứng chỉ Kỹ sư, Thợ thủ công lành nghề, Kỹ sư công nghiệp

và Thợ thủ công, kỳ thi viết bao gồm các câu hỏi với bốn đáp án để lựa chọn cho mỗi hạng mục.

Các câu hỏi được lấy từ ngân hàng câu hỏi. Kỳ thi kỹ năng bao gồm kỳ thi viết mở, kỳ thi dựa

trên hiệu suất làm việc hoặc kết hợp cả hai kỳ thi này tùy thuộc vào đặc điểm của hạng mục chứng

chỉ.

Đối với các chứng chỉ loại kiểm tra, người tham gia thi phải vượt qua kỳ thi viết trước khi tiếp

tục tham gia kỳ thi kỹ năng. Điểm đạt đối với kỳ viết là từ 40 điểm trở lên trong kỳ thi 100 điểm

mỗi môn và trung bình từ 60 điểm trở lên. Điểm đạt đối với các kỳ thi kỹ năng và phỏng vấn là từ

60 điểm trở lên trên thang điểm 100. Người tham gia thi đã vượt qua kỳ thi viết nhưng không vượt

qua kỳ thi kỹ năng được coi là có tư cách hợp lệ để tiếp tục tham gia kỳ thi kỹ năng trong thời hạn

hai năm kể từ ngày vượt qua kỳ thi viết.

174

Điểm đạt đối với các chứng chỉ loại đánh giá trong khóa học là điểm trung bình từ 80 điểm trở

lên trên tổng điểm của kỳ thi đánh giá nội bộ và bên ngoài, trong đó, mỗi kỳ thi được chấm trên

thang điểm từ 0 đến 100 điểm. Đánh giá bên ngoài gồm một kỳ thi viết và một kỳ thi kỹ năng.

5) Người có NTQ: tình trạng hiện tại

Số lượng các NTQ mới cấp trong nhóm kỹ thuật và kỹ năng vẫn tăng đều hàng năm. Trong số

549.814 NTQ mới cấp trong năm 2018, NTQ loại đánh giá trong khóa học chiếm 0,2%, tương

đương với 1.640 chứng chỉ.

175

Hình 3-16. Xu hướng về số lượng các NTQ mới cấp hàng năm (2014-2018)

(Đơn vị: người)

Nguồn: HRDK (2020). Niên giám thống kê trình độ kỹ thuật quốc gia 2019.

Nếu quan sát số lượng NTQ mới cấp theo bậc trình độ, có thể thấy chứng chỉ Thợ thủ công

chiếm đến 73% tổng số NTQ mới cấp, ngay sau đó là chứng chỉ Kỹ sư (16,3%). Tuy nhiên, các

chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp mới cấp chỉ chiếm 0,4% trong tổng số chứng chỉ, tương ứng với

1.919 chứng chỉ.

Bảng 3-48 | Số lượng NTQ mới cấp theo bậc (tính từ năm 2018)

Hạng mục

Kỹ sư

chuyên

nghiệp

Thạc sĩ

Thợ thủ

công

Kỹ sư

Công

nghiệp

Kỹ sư

Thợ thủ

công Tổng

Số

NTQ mới cấp 1.919 4.862 89.380 51.538 399.144 546.843

Tỷ lệ phần trăm (%) 0,4 0,9 16,3 9,4 73,0 100,0

Nguồn: HRDK(2020), Niên giám thống kê trình độ kỹ thuật quốc gia 2019.

Hình 3-17. Tỷ lệ NTQ mới cấp theo bậc (tính từ năm 2018) (Đơn vị: %)

Nguồn: HRDK (2020). Niên giám thống kê trình độ kỹ thuật quốc gia 2019.

176

5.3. NTQ liên quan đến 4IR

5.3.1. Các hạng mục chứng chỉ mới được bổ sung

Trong nỗ lực thúc đẩy tạo việc làm thông qua việc thiết lập các hạng mục chứng chỉ kỹ thuật

mới cần thiết cho 4IR, chính phủ đã thông qua Kế hoạch sửa đổi NTQ thích ứng với 4IR (Liên

tịch các Bộ, 2017). Theo đó, các hạng mục chứng chỉ mới trong những lĩnh vực liên quan đến 4IR

như robot, in 3D và Dữ liệu lớn đã được bổ sung vào NTQS kể từ năm 2018.

Bảng 3-49 | Các hạng mục NTQ mới bổ sung trong các ngành công nghiệp liên quan đến 4IR và ngành

công nghiệp mới

VQF Các hạng mục chứng chỉ mới được bổ sung

Kỹ sư chuyên nghiệp -

Thợ thủ công lành

nghề -

Kỹ sư Phát triển cơ chế robot, phát triển phần mềm robot, phát triển phần cứng robot, phân

tích Dữ liệu lớn và chế tạo sản phẩm sinh hóa

Kỹ sư công nghiệp Phát triển máy in 3D và chế tạo sản phẩm hóa sinh

Thợ thủ công Quản lý hoạt động của máy in 3D

Nguồn: Nghị định thi hành của Đạo luật về Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia

5.3.2. Phương hướng cải thiện NTQS

Bộ Việc làm và Lao động đã giám sát công tác quản lý NTQS tổng thể, từ đó lập kế hoạch cơ

sở về xây dựng NTQS 5 năm một lần. Với mục tiêu phát triển lực lượng lao động kỹ thuật có tay

nghề phù hợp với những tiến bộ công nghệ được thúc đẩy bởi 4IR, Bộ đã tìm kiếm các giải pháp

nhằm sửa đổi trọng tâm đánh giá chính, phương pháp xác thực và cơ quan điều hành như trong Hình

3-18.

Cụ thể hơn, Bộ đang thúc đẩy sự chuyển dịch từ kiến thức sang kỹ năng thực tế trong trọng tâm

đánh giá chính; dần theo đuổi phương pháp xác thực là đánh giá trong khóa học thay vì kiểm tra;

chỉ đạo NTQS ở mức khởi điểm, tập trung vào thợ thủ công hiện nay theo hướng chứng chỉ có tay

nghề cao, công nghệ cao; đồng thời thúc đẩy tham gia của khu vực tư nhân (từ phía cầu) vào công

tác vận hành các NTQ.

Ngoài ra, Bộ đang nỗ lực không ngừng để tổ chức lại các NTQ nhằm phản ánh những thay đổi

nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ tại các khu công nghiệp bằng cách tích hợp hoặc phân

khúc những chứng chỉ đó dựa trên các Tiêu chuẩn năng lực quốc gia. Đồng thời, Bộ cũng có kế

hoạch giảm thời gian cần thiết để bổ sung một hạng mục chứng chỉ mới, từ đó thu hẹp khoảng

cách thời gian giữa nhu cầu kỹ năng của các ngành mới nổi và hội nhập các ngành trong các NTQ.

177

Hình 3-18. Phương hướng cải thiện NTQS

Hạng mục Hiện tại Tương lai

Trọng tâm

đánh giá Kiến thức (KNOW)

Kỹ năng thực tế (DO)

Phương pháp

xác thực Kiểm tra

Đánh giá trong khóa

học

Phân khúc

trình độ chính

Chứng chỉ Thợ thủ

công

Bồi dưỡng trình độ tay

nghề cao, công nghệ cao

Tổ chức thực

hiện Chính phủ

Chính phủ + khu vực tư

nhân

Nguồn: Bộ Việc làm và Lao động. (2019). Kế hoạch cơ sở lần thứ 4 về xây dựng hệ thống chứng chỉ kỹ thuật quốc gia.

5.4. Ý nghĩa đối với Việt Nam

Thứ nhất, hệ thống chứng chỉ kỹ thuật quốc gia của Hàn Quốc được quản lý và sử dụng bởi

những đối tượng khác nhau. Hệ thống thuộc sự quản lý của Bộ Việc làm và Lao động (MOEL)

nhưng được tất cả các bộ liên quan áp dụng. Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia được MOEL quản lý

một cách có hệ thống theo Đạo luật về Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia. Tuy nhiên, việc bổ sung, thay

đổi và hủy bỏ chứng chỉ, cũng như đảm bảo việc sử dụng chứng chỉ trong các luật riêng lẻ phải

được thực hiện bởi bộ chịu trách nhiệm đối với từng loại chứng chỉ.

Thứ hai, các chính sách về trình độ được phát triển và thực hiện bởi các đối tượng khác nhau.

MOEL thiết lập các chính sách về trình độ và quản lý chứng chỉ, trong khi Dịch vụ phát triển

nguồn nhân lực của Hàn Quốc (HRD Korea) hỗ trợ bằng cách triển khai các bài kiểm tra, quản lý

thông tin chứng chỉ và những người có chứng chỉ. Nói cách khác, chính phủ trung ương tập trung

năng lực của mình vào việc xây dựng các chính sách liên quan đến trình độ và cơ quan thực hiện,

HRD Hàn Quốc, thực hiện kiểm tra trình độ trên toàn quốc, đồng thời duy trì chất lượng và hiệu

quả của kỳ kiểm tra.

Thứ ba, chứng chỉ kỹ thuật quốc gia được phân thành các chứng chỉ dành cho kỹ thuật viên, kỹ

sư công nghiệp, kỹ sư, thợ thủ công lành nghề và kỹ sư chuyên nghiệp, xem xét bậc trình độ

GDKT & ĐTN ở các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng và đại học cũng như các cấp độ

công việc tại nơi làm việc. Vì vậy, không chỉ người lao động hiện tại mà cả những sinh viên tốt

178

nghiệp đại học trong tương lai cũng có thể đăng ký thi lấy chứng chỉ tương ứng với trình độ học

vấn và đào tạo của mình, đồng thời nhận được chứng chỉ trong lĩnh vực công việc mà họ mong

muốn được làm việc trong tương lai trước khi tốt nghiệp. Đối với trường hợp này, các tổ chức

giáo dục và đào tạo sẽ cung cấp những khóa đào tạo dựa trên các chứng chỉ đó.

Thứ tư, Hàn Quốc hiện đang tìm cách đa dạng hóa các phương pháp kiểm tra, từ đó nâng cao

tính thực tiễn và khả năng sử dụng chứng chỉ kỹ thuật quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp.

Đặc biệt, các chứng chỉ đánh giá trong khóa học được thiết lập để điều chỉnh GDKT & ĐTN và

trình độ chuyên môn dựa trên nhiệm vụ thực tế tại nơi làm việc. Chính phủ có kế hoạch tiếp tục

thực hiện nỗ lực này.

Thứ năm, Chính phủ đang thiết lập các kế hoạch cơ bản để phát triển hệ thống chứng chỉ kỹ

thuật quốc gia mỗi 5 năm một lần để hệ thống có thể chủ động thích ứng với quá trình phát triển

công nghiệp và công nghệ. Dựa trên các kế hoạch 5 năm, chính phủ cũng đang đưa ra những

chứng chỉ mới và cải thiện hệ thống hiện có để thích ứng với Cuộc cách mạng công nghiệp lần

thứ tư.

6. Liên kết GDKT & ĐTN với các ngành nghề và trình độ

6.1. Chiến lược kết hợp giữa ngành công nghiệp liên quan đến

4IR và GDKT & ĐTN

6.1.1. Hội đồng kỹ năng ngành: thành lập

1) Tổng quan

Hội đồng kỹ năng ngành (HĐKNN) gồm các tổ chức đầu ngành, trong đó có các hiệp hội và

công đoàn người sử dụng lao động, các công ty và hiệp hội của người lao động trong từng ngành,

được thành lập để thu thập ý kiến của ngành công nghiệp tương ứng và đưa ra đề xuất về các vấn

đề quan trọng liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực quốc gia.

Hoạt động của các HĐKNN được dẫn dắt bởi cơ quan đại diện của ngành công nghiệp tương

ứng để hỗ trợ công tác phát triển kỹ năng nghề sao cho phù hợp với nhu cầu trong ngành, từ đó

cải thiện hiệu quả giáo dục nghề và đáp ứng nhu cầu về các kỹ năng liên tục thay đổi. HĐKNN

thực hiện nhiều dự án khác nhau như phân tích hồ sơ nhân lực hiện có để xác định các kỹ năng

theo yêu cầu của ngành tương ứng, hỗ trợ Hệ thống đào tạo kép và xây dựng, sửa đổi các NCS,

179

đóng vai trò là tiếng nói đại diện cho từng ngành về vấn đề việc làm và phát triển nhân lực.

2) Bối cảnh

Từ những năm 2000, quốc gia này đã phải đối mặt với vấn đề liên tục xảy ra đối với tình trạng

không phù hợp về chất lượng, số lượng, cơ cấu và đột phá giữa giáo dục và nhu cầu thị trường lao

động. Để giải quyết sự chênh lệch về cung cầu của lao động có tay nghề, quốc gia này cần phải

thực hiện cách tiếp cận theo từng nghề nghiệp trong các chính sách phát triển kỹ năng của mình.

Các hiệp hội thương mại nhỏ hiện tại có những hạn chế trong nội bộ đối với việc thu thập ý kiến

từ, chưa kể đến việc đại diện cho, tất cả các doanh nghiệp trong nhóm ngành của mình, cũng như

những hạn chế từ các yếu tố bên ngoài như các chương trình phát triển kỹ năng không nhất quán

của các bộ khác nhau trong chính phủ. Hơn nữa, bất chấp mục tiêu ban đầu là giải quyết tình trạng

thiếu kỹ năng trong thị trường lao động, các chương trình phát triển kỹ năng đó chủ yếu đào tạo ra

những sinh viên tốt nghiệp trường dạy nghề (đang tìm kiếm việc làm) nhưng không có kỹ năng tại

nơi làm việc. Đến cuối cùng, các chương trình này vẫn không giải quyết được tình trạng thiếu kỹ

năng.

Theo đó, chính phủ hỗ trợ các nhóm ngành tự thành lập HĐKNN riêng chuyển sang cách tiếp

cận phát triển nguồn nhân lực đầu ngành. Các HĐKNN được thành lập theo phân loại NCS đóng

vai trò quan trọng trong các chương trình phát triển kỹ năng nghề của quốc gia thông qua quá

trình xây dựng và sửa đổi các NCS, trong khi cung cấp tư vấn về NCS cho các doanh nghiệp; hỗ

trợ phổ biến hệ thống đào tạo kép và phát triển các chương trình đào tạo; nâng cấp các NTQ; xây

dựng Khung trình độ ngành (SQF); và xây dựng mối liên kết với các hội đồng kỹ năng tại địa

phương.

Để biết thêm thông tin về hoạt động hỗ trợ của chính phủ đối với các Chương trình phát triển

năng lực nghề theo nhóm ngành, vui lòng xem đoạn trích bên dưới từ Đạo luật Phát triển kỹ năng

nghề của người lao động.

【Cơ sở pháp lý để hỗ trợ các HĐKNN trong Đạo luật Phát triển

kỹ năng nghề của người lao động】

Điều 22 (Hỗ trợ cho các dự án phát triển kỹ năng nghề theo nhóm ngành)

① Để thúc đẩy hoạt động phát triển kỹ năng nghề trong từng nhómngành, Bộ Việc làm và Lao

động có thể cung cấp các khoản trợ cấp và khoản cho vay cần thiết để chi trả chi phí của các

dự án do Hội đồng kỹ năng ngành, hiệp hội người lao động hoặc hiệp hội người sử dụng lao

động thực hiện đối với bất kỳ mục đích nào dưới đây:

1. Thực hiện nghiên cứu, phân tích cung-cầu của kỹ năng và nhu cầu về giáo dục, đào tạo kỹ

năng nghề theo nhóm ngành

2. Xây dựng và phổ biến các tiêu chuẩn về trình độ và tiêu chuẩn giáo dục, đào tạo kỹ năng

nghề

180

3. Xây dựng, bổ sung và phổ biến chương trình, công cụ giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề

181

3) Tiến độ lịch sử

Tháng 09/2014: Bộ Việc làm và Lao động xác nhận có sự thay đổi trong chính sách phát triển

nguồn nhân lực của mình theo nhu cầu ngành công nghiệp trong Kế hoạch hành

động 3 năm về đổi mới sáng tạo trong công tác phát triển kỹ năng nghề.

Tháng 12/2014: Bộ Việc làm và Lao động công bố Kế hoạch lựa chọn và hỗ trợ các HĐKNN.

Tháng 04/2015: HĐKNN được thành lập trong 11 nhóm ngành (bao gồm công nghệ thông tin

và quản lý dự án, quản lý/kế toán/quản trị, tài chính/bảo hiểm, máy móc, các

ngành công nghiệp cơ bản, hóa chất, nguyên vật liệu, sản xuất hàng dệt

may/may mặc, điện/năng lượng/tài nguyên, điện tử và công nghệ phát thanh

truyền hình/truyền thông).

Tháng 06/2015: Thành lập thêm hai HĐKNN (đóng tàu/kỹ thuật công trình ngoài khơi và nội

dung thiết kế/văn hóa).

Tháng 12/2015: Ra mắt trang web tích hợp cho tất cả các ICS.

Tháng 04/2016: KRIVET thành lập Trung tâm hỗ trợ HĐKNN.

Tháng 09/2016: Thành lập thêm bốn HĐKNN (tư vấn, du lịch/giải trí, dịch vụ thực phẩm và xây

dựng).

Tháng 01/2017: Thiết lập Quy chế định hoạt động của HĐKNN (do Bộ Việc làm và Lao động thông

báo).

Tháng 12/2017: Hoàn thành Dự án HĐKNN 3 năm lần thứ nhất (từ năm 2015 đến năm 2017).

Tháng 01/2018: Khởi động Dự án HĐKNN 3 năm lần thứ hai (từ năm 2018 đến năm 2020).

Tháng 04/2018: Phát hành Báo cáo về các vấn đề của HĐKNN.

Tháng 07/2018: Tổ chức Hội thảo Thực tiễn tốt nhất về dự án tự nguyện của HĐKNN.

Tháng 01/2019: Thay đổi tổ chức đại diện của Hội đồng kỹ năng ngành xây dựng.

Tháng 05/2019: Tổ chức Cuộc thi chia sẻ thành tích của HĐKNN.

Tháng 10/2019: Thiết kế lại trang web HĐKNN tích hợp.

Tháng 11/2019: Tổ chức Hội chợ việc làm trong ngành và Cuộc thi đổi mới sáng tạo HĐKNN.

182

4) Tình trạng hiện tại

Tính đến cuối năm 2019, có 17 HĐKNN đang hoạt động, chiếm 60,5% nhóm phụ NCS.

Bảng 3-50 | HĐKNN đang hoạt động

HĐKNN Cơ quan đại diện Phân loại NCS

Nhóm chính Nhóm bổ sung

Công nghệ thông tin

và quản lý dự án

Hiệp hội Công nghiệp

Phần mềm Hàn Quốc

01. Quản lý dự án 1. Quản lý dự án

20. Thông tin và truyền

thông 1. Công nghệ thông tin

Quản lý, kế toán và

quản trị

Phòng Thương mại và

Công nghiệp Hàn Quốc

02. Quản lý, kế toán và

quản trị

1. Lập kế hoạch kinh doanh

2. Tổng vụ và nguồn nhân lực

3. Tài chính và kế toán

4. Sản xuất và kiểm soát chất

lượng

Tài chính và bảo

hiểm

Hiệp hội Đầu tư Tài chính

Hàn Quốc

03. Tài chính và bảo

hiểm

1. Tài chính

2. Bảo hiểm

Tư vấn Hiệp hội Dịch vụ Việc làm

Quốc gia Hàn Quốc

07. Dịch vụ xã hội và tôn

giáo 2. Tư vấn

Nội dung thiết kế và

văn hóa

Viện Xúc tiến Thiết kế

Hàn Quốc

08. Văn hóa, nghệ thuật

và thiết kế

2. Thiết kế

3. Nội dung văn hóa

Du lịch và giải trí

Hiệp hội Quản lý Khách

sạn Chuyên nghiệp của

Hàn Quốc

12. Làm tóc, lưu trú, du

lịch, giải trí và thể thao 3. Du lịch và giải trí

Dịch vụ ăn uống

Hiệp hội Công nghiệp

Dịch vụ Thực phẩm Hàn

Quốc

13. Dịch vụ ăn uống 1. Chuẩn bị và phục vụ thức ăn,

đồ uống

21. Chế biến thực phẩm 2. Chế biến bánh kẹo, nướng

bánh và sản xuất bánh gạo

Xây dựng Tổng hội Xây dựng 14. Xây dựng

1. Quản lý dự án xây dựng

2. Kỹ thuật dân dụng

3. Xây dựng

Đóng tàu và kỹ

thuật công trình ngoài

khơi

Hiệp hội Ngoài khơi và

Đóng tàu Hàn Quốc

14. Xây dựng 8. Nguồn tài nguyên ngoài khơi

15. Máy móc 8. Đóng tàu

Máy móc Hiệp hội Công nghiệp

Máy móc Hàn Quốc 15. Máy móc

1. Thiết kế kĩ thuật

2. Gia công cơ khí

3. Lắp ráp và bảo trì máy móc

4. Quản lý chất lượng máy

5. Lắp đặt máy móc

Các ngành công

nghiệp cơ bản

Hợp tác xã Công nghiệp

Khuôn đúc Hàn Quốc

15. Máy móc 10. Đúc khuôn

16. Nguyên vật liệu 1. Vật liệu kim loại

Nguyên vật liệu Hiệp hội Sắt thép Hàn

Quốc 16. Nguyên vật liệu

1. Vật liệu kim loại

2. Vật liệu gốm sứ

Hóa chất

Liên hiệp các Hợp tác xã

Công nghiệp Nhựa Hàn

Quốc

17. Hóa chất

1. Quản lý hóa chất và quá trình

hóa học

2. Sản xuất dầu mỏ và hóa chất

gốc bazơ

183

3. Sản xuất hóa chất tinh chế

4. Sản xuất sản phẩm nhựa và

cao su

Dệt may và thời

trang

Liên hiệp các Công đoàn

Dệt May Hàn Quốc

18. Sản xuất hàng dệt

may và may mặc

1. Sản xuất hàng dệt may

2. Thời trang

Điện, năng lượng và

tài nguyên

Hiệp hội Nhà thầu Điện

Hàn Quốc

19. Điện và điện tử 1. Điện

23. Môi trường và năng

lượng 5. Năng lượng và tài nguyên

Điện tử Hiệp hội Điện tử Hàn

Quốc 19. Điện và điện tử

2. Điện tử tổng hợp

3. Phát triển đồ điện tử

Công nghệ phát

thanh truyền hình và

truyền thông

Liên hiệp các tổ chức

CNTT-TT Hàn Quốc

20. Thông tin và truyền

thông

2. Công nghệ truyền thông

3. Công nghệ phát thanh truyền

hình

Nguồn: Moon Han-na và các cộng sự, (2019). Dự án đào tạo năng lực và quản lý hiệu suất của Hội đồng kỹ năng

ngành (HĐKNN). KRIVET. tr.15.

6.1.2. Hội đồng kỹ năng ngành: thành phần và chức năng

Để đào tạo và cung cấp lao động có tay nghề phù hợp với tình hình và yêu cầu cụ thể của một

ngành công nghiệp thông qua HĐKNN của ngành đó, bắt buộc phải xây dựng hệ thống quản trị

toàn ngành với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm chủ sở hữu doanh nghiệp, người

lao động và các chuyên gia liên quan. Hiện tại, thành phần và vai trò của các ủy ban, ban thư ký

của HĐKNN được quy định như sau:

1) Thành phần và chức năng

Hình 3-19. Thành phần HĐKNN

Nguồn: Moon Han-na và các cộng sự, (2019). Dự án đào tạo năng lực và quản lý hiệu suất của

Hội đồng kỹ năng ngành (HĐKNN). KRIVET. tr.17.

○ Ủy ban chỉ đạo

(Thành phần) Ủy ban chỉ đạo gồm có Chủ tịch, các thành viên ủy ban, thành viên ủy ban cấp

cao, Tổng thư ký (tất cả đều là cán bộ chủ chốt) và các bên liên quan trong ngành. Chủ tịch được

chọn từ hàng ngũ các nhà lãnh đạo hoặc những cán bộ cấp cao thứ hai của cơ quan đại diện, các

hiệp hội tham gia và công ty riêng lẻ. Thành viên ủy ban gồm các cán bộ cấp điều hành của các

hiệp hội tham gia, các công ty riêng lẻ.

184

(Chức năng) Vai trò chính của Ủy ban chỉ đạo là điều hành và hỗ trợ Hệ thống đào tạo kép, phát

triển và sửa đổi NCS tương ứng, đưa ra các quyết định khác liên quan đến HRD cho ngành công

nghiệp, tăng cường vai trò đại diện và mở rộng mạng lưới HĐKNN.

○ Ủy ban công tác

(Thành phần) Ủy ban công tác gồm có Chủ tịch, cán bộ từ các hiệp hội tham gia và công ty

riêng lẻ, thành viên ủy ban cấp cao, Tổng thư ký và các chuyên gia trong ngành.

(Chức năng) Ủy ban công tác là diễn đàn cấp làm việc được thành lập để hỗ trợ Ủy ban chỉ đạo

trình bày và thảo luận kỹ lưỡng về các hạng mục trong chương trình nghị sự. Ủy ban công tác chủ

yếu trao đổi về các hạng mục trong chương trình nghị sự được trình bày với Ủy ban chỉ đạo, chia

sẻ thông tin về hoạt động hoặc dự án của HĐKNN và thảo luận về các vấn đề quan trọng

○ Tiểu ban

(Thành phần) Các Tiểu ban gồm có cán bộ của cơ quan đại diện, các hiệp hội tham gia và công

ty riêng lẻ, cũng như các chuyên gia trong ngành. Mỗi Tiểu ban quy định số lượng thành viên tùy

thuộc theo nhu cầu của mình.

(Chức năng) Tiểu ban là các cơ quan tham vấn do một ngành công nghiệp tự nguyện thành lập và

điều hành để tạo điều kiện cho HĐKNN hoạt động hiệu quả trong ngành công nghiệp hoặc các lĩnh

vực kinh doanh của ngành đó. Mỗi HĐKNN được yêu cầu thành lập các Tiểu ban tham gia vào lĩnh

vực kinh doanh chính của mình như Tiểu ban hỗ trợ hệ thống đào tạo kép và Tiểu ban phát triển tiêu

chuẩn, đồng thời chỉ định một nhân viên của Ban Thư ký vào một Tiểu ban để làm việc với vai trò là

Tổng thư ký của Tiểu ban đó. Các Tiểu ban chủ yếu giải quyết những vấn đề chi tiết liên quan đến việc

phát triển nguồn nhân lực chuyên về các nhóm kỹ năng phụ hoặc các lĩnh vực kinh doanh của

HĐKNN.

2) Ban thư ký: chức năng và thành phần

Các chức năng chính của Ban thư ký bao gồm:

- Thực hiện các dịch vụ hành chính đối với hoạt động của HĐKNN và Ban thư ký;

- Lập kế hoạch, quản lý và đánh giá kế hoạch kinh doanh hàng năm của HĐKNN;

- Hỗ trợ hoạt động của Ủy ban chỉ đạo, Ủy ban công tác và các Tiểu ban;

- Hỗ trợ và quản lý các nhiệm vụ được ủy thác cho HĐKNN và các vấn đề theo phán đoán riêng

của mình;

- Thúc đẩy sự tham gia của các hiệp hội và doanh nghiệp liên quan, tham gia kết nối liên tục trong

ngành công nghiệp và chia sẻ, sử dụng thông tin để tăng cường sự đại diện trong ngành của

HĐKNN;

- Xây dựng và quản lý nhóm chuyên gia từ cơ quan đại diện, các hiệp hội tham gia, công ty riêng

lẻ, các đối tác giáo dục và đào tạo và các tổ chức liên quan để đảm bảo hỗ trợ các nhiệm vụ được

185

ủy thác cho HĐKNN và các vấn đề theo phán đoán riêng của mình.

Hình 3-20. Thành phần của Ban thư ký HĐKNN

Lưu ý: Tên nhóm có thể thay đổi tùy theo đặc điểm của cơ quan đại diện HĐKNN.

Nguồn: Moon Han-na và các cộng sự, (2019). Dự án đào tạo năng lực và quản lý hiệu suất của Hội đồng kỹ năng

ngành (HĐKNN). KRIVET. tr.19.

Ban Thư ký gồm có:

- HĐKNN hiện có Ban thư ký là đơn vị chuyên đảm bảo trách nhiệm giải trình và hoạt động hiệu

quả của HĐKNN. Ban thư ký được thành lập và điều hành bởi cơ quan đại diện của HĐKNN

nhằm xử lý các vấn đề hành chính của HĐKNN.

- HĐKNN bổ nhiệm cán bộ của cơ quan đại diện cho mình hoặc các hiệp hội tham gia làm Tổng

thư ký để giúp Ban thư ký thực hiện các chức năng của mình một cách hiệu quả.

- HĐKNN bổ nhiệm thành viên ủy ban cấp cao là những người có kiến thức chuyên sâu và

chuyên môn về hoạt động của HĐKNN, phát triển và quản lý nguồn nhân lực, NCS và các chứng

chỉ dựa trên NCS, cũng như Hệ thống đào tạo kép.

3) Nhiệm vụ chính của Ban thư ký

Nhiệm vụ chính của Ban thư ký bao gồm:

- Công bố báo cáo về tình trạng lực lượng lao động công nghiệp

- Phân tích nhu cầu về lao động hiện có tại nơi làm việc bằng cách nghiên cứu các xu hướng của

ngành công nghiệp trong công tác phát triển công nghệ mới và đầu tư quy mô lớn, trong cung-cầu

lao động và chia sẻ, yêu cầu phản hồi về kết quả phân tích với các hiệp hội thành viên và các công

ty cũng như các tổ chức bên ngoài

- Tìm hiểu về các phân khúc ngành cần phát triển nguồn nhân lực hoặc có nhu cầu tiềm năng về

lao động có tay nghề do sự tiến bộ của công nghệ công nghiệp bằng cách nghiên cứu tình trạng

nhân lực và xu hướng của ngành công nghiệp, đồng thời thu thập ý kiến từ nơi làm việc và đề xuất

các biện pháp hỗ trợ

- Sử dụng kết quả phân tích cung-cầu đào tạo của hội đồng kỹ năng ngành và thông tin thống kê

186

quốc gia để phân tích tình trạng nhân lực trong ngành một cách hiệu quả

- Sử dụng những dữ liệu này làm cơ sở cho các nhiệm vụ của HĐKNN, bao gồm cả việc phát

triển và sửa đổi NCS, cũng như cải tiến thực tiễn việc làm.

- Tiến hành nghiên cứu nhằm xác định các khu vực HRD chiến lược, lập kế hoạch và thực hiện dự

án để tìm hiểu về các khu vực chiến lược cần phát triển nguồn nhân lực hoặc có nhu cầu tiềm

năng về lao động có tay nghề do sự tiến bộ của công nghệ công nghiệp và đề xuất các biện pháp

hỗ trợ.

- Công bố báo cáo vấn đề, báo cáo vấn đề hàng quý về xu hướng cung-cầu lao động trong ngành

và các vấn đề HRD khác, gửi báo cáo đã công bố đến các hiệp hội và các công ty thành viên (đại

diện và các công ty con của các hiệp hội, công ty thành viên), các cơ sở giáo dục và đào tạo (bao

gồm cả các hiệp hội liên quan đến Hệ thống kép học tập-việc làm), các tổ chức quản lý chứng chỉ

và các cơ quan báo chí.

- Thực hiện các dự án theo phán đoán của mình, lập kế hoạch và thực hiện các dự án HRD theo

ngành cụ thể ngoài NCS và phát triển chương trình đào tạo kép

- Thiết lập thời hạn của các dự án theo phán định riêng trong phạm vi từ một đến ba năm trong khi

cân nhắc tầm ảnh hưởng của những dự án đó

- Xây dựng và triển khai Khung trình độ ngành (SQF)

- Hỗ trợ công tác thành lập SQF, áp dụng các phương pháp đánh giá năng lực khác nhau do ngành

dẫn dắt thay vì phương pháp đánh giá dựa trên trình độ học vấn thông thường.

- Xây dựng và sửa đổi NCS cũng như các chứng chỉ dựa trên NCS

- Đề xuất các phân khúc ngành hoặc nghề nghiệp mới cần phát triển NCS và duy trì cập nhật các

NCS hiện có theo nhu cầu lao động liên tục thay đổi trong ngành công nghiệp để theo kịp hoặc

bắt kịp bất kỳ thay đổi nào về mô hình trong ngành

- Phát triển và sửa đổi các chứng chỉ theo NCS để đảm bảo những yêu cầu bên ngoài và nội bộ

của các chứng chỉ này phù hợp với kỹ năng công việc theo yêu cầu tại nơi làm việc.

- Tìm hiểu về các công ty ứng viên cho Hệ thống đào tạo kép và phát triển các chương trình đào

tạo cho Hệ thống

- Hỗ trợ các công ty có năng lực cạnh tranh về công nghệ và các Tổng giám đốc điều hành cam

kết phát triển nguồn nhân lực để tham gia vào Hệ thống

- Phát triển và hỗ trợ vận hành các chương trình đào tạo kép theo nhu cầu của ngành công nghiệp

và công ty

4) Các bên liên quan chính

HĐKNN hợp tác với nhiều bên liên quan và các chuyên gia trong ngành, bao gồm các hiệp hội

và tổ chức trong ngành, các công ty riêng lẻ và tổ chức thuộc quyền sở hữu của nhân viên, để bồi

187

dưỡng nhân lực đáp ứng các đặc điểm của ngành công nghiệp tương ứng.

Hình 3-21. Các bên liên quan HĐKNN

Nguồn: Moon Han-na và các cộng sự, (2019). Dự án đào tạo năng lực và quản lý hiệu suất của Hội đồng kỹ năng

ngành (HĐKNN). KRIVET. tr.22.

6.2. Các tình huống hợp tác giữa ngành công nghiệp-GDKT

& ĐTN để vận hành GDKT & ĐTN và hệ thống chứng

chỉ nghề trong 4IR

6.2.1. Giới thiệu về Hệ thống đào tạo kép

1) Tổng quan

Hệ thống đào tạo kép là một hệ thống đào tạo tại chỗ mà trong đó, các công ty để những nhân

viên có tay nghề và hiểu biết đào tạo nhân viên mới tại nơi làm việc về các kỹ năng và thái độ cần

thiết để thực hiện công việc bằng các cơ sở sản xuất và thiết bị của họ. Để bổ sung cho công tác

đào tạo tại chỗ này, các công ty cũng cung cấp những khóa đào tạo ngoài công việc bên ngoài nơi

làm việc như tại một cơ sở đào tạo riêng biệt và đem lại cho nhân viên mới cơ hội sở hữu chứng

chỉ hoặc bằng dạy nghề sau khi hoàn thành khóa đào tạo thành công.

Công đoàn

Nền tảng của các ngành công

Đại học Bách khoa

Hàn Quốc

188

Hình 3-22. Quy trình đào tạo kép

Nguồn: Park Jongsung (2019). Thành tựu của Hệ thống đào tạo kép và định hướng tương lai. Sách hội thảo về

Hệ thống đào tạo kép lần thứ 3 năm 2019. Bộ Việc làm và Lao động. tr22.

2) Tiến độ lịch sử

Tháng 09/2013: Bộ Việc làm và Lao động công bố Kế hoạch giới thiệu hệ thống đào tạo kép của

Hàn Quốc và khởi động dự án thử nghiệm.

Tháng 10/2014: Dự án thử nghiệm của hệ thống đào tạo kép đã được áp dụng cho các trường

trung cấp dạy nghề (trường dạy nghề tích hợp công nghiệp-học thuật).

Tháng 04/2015: Thiết lập một kế hoạch để triển khai hệ thống kép cho sinh viên.

T08/2016: Công bố kế hoạch để thành lập thêm 200 trường đào tạo nghề tích hợp công nghiệp-

học thuật.

Tháng 01/2017: Hệ thống đào tạo kép để đổi mới sáng tạo công tác giáo dục nghề nghiệp cho

sinh viên thông qua P-TECH Roll-Out’ được chọn làm nhiệm vụ chính sách quốc gia.

T08/2019: Ban hành Đạo luật về Hỗ trợ đào tạo kép làm việc-học tập tại nơi làm việc.

3) Tiêu chuẩn về chương trình giảng dạy để lấy chứng chỉ

NCS cho biết chương trình đào tạo kép làm việc-học tập mang đến cơ hội nhận được các bậc

chứng chỉ khác nhau. Đối với mỗi bậc chứng chỉ, phải chỉ định số giờ đào tạo tối thiểu cần phân

bổ cho các yếu tố đơn vị năng lực dựa trên NCS từ tổng số giờ đào tạo. Số giờ đào tạo còn lại

dành để tham gia các khóa đào tạo nhằm học hỏi các kỹ năng hoặc trách nhiệm được yêu cầu để

thực hiện các nhiệm vụ công việc cụ thể của công ty.

Tuyển dụng lao động

Đào tạo tại chỗ tại nơi làm việc

Đào tạo ngoài công việc tại các đơn vị giáo dục

189

Bảng 3-51 | Tiêu chuẩn của chương trình đào tạo kép làm việc - học tập để lấy chứng chỉ

Tổng số giờ đào tạo Số giờ tối thiểu cho các đơn vị năng lực dựa

trên NCS

Đào tạo các kỹ năng cụ

thể theo yêu cầu của công

ty

Bậc trình độ chuyên môn

(L2 và L3)

600-4.000 giờ

600 giờ

Tổng số giờ đào tạo

không bao gồm số giờ đơn

vị bắt buộc và tùy chọn

(Số giờ đào tạo ngoài

NCS)

Số giờ đơn vị bắt

buộc 300 giờ trở lên

Số giờ đơn vị tùy

chọn 300 giờ trở xuống

Bậc trình độ chuyên môn

(L4 và L5)

800-4.000 giờ

800 giờ

Số giờ đơn vị bắt

buộc 400 giờ trở lên

Số giờ đơn vị tùy

chọn 400 giờ trở xuống

Nguồn: Park Jongsung (2019). Thành tựu của Hệ thống đào tạo kép và định hướng tương lai. Sách hội thảo về

Hệ thống đào tạo kép lần thứ 3 năm 2019. Bộ Việc làm và Lao động. p22.

4) Các hình thức đào tạo kép

Theo kiểu học viên, chương trình đào tạo kép có thể được phân loại thành các khóa đào tạo cho

sinh viên và khóa đào tạo cho nhân viên đương nhiệm.

Bảng 3-52 | Các hình thức đào tạo kép (theo Học viên)

Hạng mục

Đào tạo cho sinh viên

Đào tạo cho nhân

viên đương nhiệm

Trường dạy nghề tích

hợp ngành công nghiệp-

học thuật

Uni-Tech IPP làm việc-học

tập

Khóa

học

Các khóa học của trường

trung cấp nghề được liên

kết với khóa đào tạo của

doanh nghiệp; Cơ hội việc

làm sau khi tốt nghiệp

Liên kết ba bên giữa

các trường trung cấp

nghề, trường cao đẳng

và các công ty; Cơ hội

việc làm sau khi tốt

nghiệp

Sinh viên sắp tốt

nghiệp được các công

ty tuyển dụng; Các

khóa học của trường

đại học được liên kết

với các công ty

Tuyển dụng trước,

đào tạo sau - học tập

sau

Thực tập sinh Sinh viên của các trường

trung cấp nghề

Sinh viên của các

trường trung cấp nghề

hoặc trường cao đẳng

Sinh viên của các

trường đại học

Nhân viên mới có

ít hơn 1 năm làm

việc

Thời gian đào

tạo Thường là 2 năm

3,5 năm

(2 năm ở trường dạy

nghề và 1,5 năm ở

trường cao đẳng)

Đào tạo thực địa dài

hạn (4-10 tháng)

Đào tạo kép (1 năm)

1-4 năm

Nguồn: Park Jongsung (2019). Thành tựu của Hệ thống đào tạo kép và định hướng tương lai. Sách hội thảo về

Hệ thống đào tạo kép lần thứ 3 năm 2019. Bộ Việc làm và Lao động. p22.

190

Theo kiểu cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo kép làm việc-học tập có thể được phân loại thành

kiểu công ty đơn lẻ và kiểu trung tâm đào tạo chung.

Bảng 3-53 | Các hình thức đào tạo kép (theo Cơ sở đào tạo)

Hạng mục Loại công ty đơn lẻ Loại trung tâm đào tạo chung

Các đặc điểm chính Các công ty đào tạo nhân lực của mình

Các công ty cung cấp đào tạo tại chỗ,

trong khi các cơ quan đào tạo bên ngoài

cung cấp đào tạo ngoài công việc

Cơ sở đào tạo Các công ty Các công ty

Trung tâm đào tạo chung

Đào tạo tại chỗ Các công ty Các công ty

Đào tạo ngoài công

việc

Các công ty

Cơ quan đào tạo bên ngoài Trung tâm đào tạo chung

Nguồn: Park Jongsung (2019). Thành tựu của Hệ thống đào tạo kép và định hướng tương lai. Sách hội thảo về

Hệ thống đào tạo kép lần thứ 3 năm 2019. Bộ Việc làm và Lao động. p22.

6.2.2. Tình trạng hoạt động của Hệ thống đào tạo kép

1) Hiệu quả hoạt động

Hệ thống đào tạo kép được khởi chạy vào năm 2014 với 1.897 công ty và 3.154 nhân viên tham

gia vào chương trình đào tạo kép. Tính đến tháng 9 năm 2019, nhờ số lượng công ty và nhân viên

tham gia chương trình ngày càng nhiều, tổng số lượng công ty và nhân viên tham gia chương trình

này lần lượt đạt 14.823 công ty và 81.103 nhân viên. Trước năm 2017, Hệ thống phát triển mạnh

mẽ, có thêm khoảng 3.000 công ty mới tham gia mỗi năm. Từ năm 2017, số lượng công ty mới

gia nhập giảm xuống nhưng số lượng nhân viên tham gia khóa đào tạo vẫn duy trì ổn định do có

sự tham gia ổn định của các công ty vẫn đang tham gia chương trình.

Bảng 3-54 | Số lượng tích lũy của các công ty và nhân viên trong chương trình đào tạo kép

Hạng mục 2014 2015 2016 2017 2018 T09/

2019 Tổng

công ty 1.897 5.212 8.492 11.688 13.347 14.823 997

(1.001)*

nhân viên

(người) 3.154 14.318 34.378 57.423 73.826 81.103 776

* Nếu một công ty cung cấp hai chương trình đào tạo kép, trong đó có một chương trình dành cho nhân viên

đương nhiệm và chương trình còn lại dành cho sinh viên, công ty đó được tính là một công ty duy nhất.

Nguồn: Jun Seunghwan và các cộng sự (2018). Nghiên cứu về Hệ thống đào tạo kép; Park Jongsung (2019). Hội

thảo đào tạo kép 2019

191

Khi xem xét cách phân bố các chương trình Đào tạo kép theo nghề nghiệp, lĩnh vực máy móc

chiếm tỷ phần lớn nhất trong tổng số các chương trình đào tạo kép với 36,2% tổng số chương

trình, tiếp theo là lĩnh vực điện và điện tử (13,7%), thông tin và truyền thông (11,3%) và quản lý,

kế toán và quản trị (8,9%).

Trong số 24 nhóm nghề nghiệp chính của NCS, đã có 23 nhóm áp dụng hệ thống đào tạo kép, trừ

hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ phần trăm, 10 nhóm sau chỉ chiếm chưa đến 1% tổng số

chương trình: tài chính và bảo hiểm; giáo dục, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; dịch vụ pháp lý,

cảnh sát, cứu hỏa, dịch vụ trừng phạt và quốc phòng; dịch vụ xã hội và tôn giáo; lái xe và giao thông

vận tải; giám sát an ninh và vệ sinh; sản xuất hàng dệt may và may mặc; in ấn, gia công gỗ, đồ nội thất

và hàng thủ công; môi trường và năng lượng; và nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.

Hình 3-23. Chương trình đào tạo kép theo nghề nghiệp

(Đơn vị: %)

Nguồn: Park Jongsung và các cộng sự, (2019). Nghiên cứu cơ bản về Kế hoạch khung đào tạo kép năm 2019.

KRIVET. 30.

Quản lý, kế toán và quản trị (02)

Tài chính và bảo hiểm (03)

Giáo dục, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (04)

Dịch vụ pháp lý, cảnh sát, cứu hỏa, dịch vụ cải huấn

và quốc phòng (05)

Sức khỏe và dịch vụ y tế (06)

Dịch vụ xã hội và tôn giáo (07)

Văn hóa, nghệ thuật, thiết kế và phát thanh truyền

hình (08)

Dịch vụ lái xe và giao thông vận tải (09)

Bán hàng (10)

Giám sát an ninh và vệ sinh

(11)

Làm tóc, lưu trú, du lịch, giải trí và thể thao (12)

Dịch vụ thực phẩm (13)

Xây dựng (14)

Máy móc (15)

Nguyên vật liệu (16)

Hóa chất (17)

Sản xuất hàng dệt may và may mặc (18)

Điện và điện tử (19)

Thông tin và truyền thông (20)

Chế biến thực phẩm (21)

In ấn, gia công gỗ, đồ nội thất và hàng thủ công

(22)

Môi trường năng lượng và an toàn (23)

Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (24)

192

Theo kiểu học viên, các chương trình đào tạo kép cho nhân viên đương nhiệm, bao gồm cả kiểu

công ty đơn lẻ và kiểu trung tâm đào tạo chung, chiếm 67,3% tổng số chương trình, trong khi các

chương trình đào tạo kép dành cho sinh viên, bao gồm trường dạy nghề, kiểu IPP và Uni-Tech,

chiếm tỷ lệ còn lại.

Nhờ những nỗ lực nhằm phổ biến chương trình đào tạo kép cho sinh viên theo Kế hoạch năm

2015 về Tỷ lệ đào tạo kép để sớm hình thành xã hội dựa trên năng lực (do các bộ chính phủ liên

quan cùng công bố), tỷ lệ chương trình đào tạo kép cho sinh viên đang có xu hướng tăng ổn định

so với những năm đầu của Hệ thống đào tạo kép.

Trong số năm kiểu chương trình đào tạo, kiểu trung tâm đào tạo chung chiếm phần lớn tổng số

chương trình, tương ứng với 53,4%, sau đó là trường dạy nghề chiếm 24,7%, kiểu đào tạo công ty

đơn lẻ chiếm 13,9%, IPP chiếm 5,6% và kiểu Uni-Tech chiếm 2,4%.

Hình 3-24. Chương trình đào tạo kép theo loại chương trình

(Đơn vị: %)

Nguồn: Park Jongsung và các cộng sự, (2019). Nghiên cứu cơ bản về Kế hoạch khung đào tạo kép năm 2019.

KRIVET. tr31.

6.2.3. Các xu hướng chính sách trong đào tạo kép nhằm đáp ứng

4IR

Trong những năm gần đây, các chính sách của chính phủ đã thay đổi để truyền bá chương trình

Trường dạy nghề

Uni-Tech

193

đào tạo kép thông qua giải quyết các vấn đề được xác định từ trước, đồng thời để giúp nhân viên

và công ty thích ứng với sự biến động ngày càng tăng của thị trường lao động do những tiến bộ

của 4IR.

Để giảm bớt những hạn chế về hành chính đối với công tác đào tạo kép của các công ty và tổ

chức chủ chốt trong chương trình đào tạo kép và để quản lý các công ty tham gia tốt hơn, phương

pháp tuyển dụng ứng viên đã được thay đổi vào năm 2019, từ cách tiếp cận cạnh tranh mở thông

thường sang tuyển dụng trong cả năm, đồng thời, các tiêu chí tuyển dụng cũng rất khắt khe. Ngoài

lệnh cấm tham gia hiện tại đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật như những doanh nghiệp

có tiền sử không trả lương cho nhân viên và có xảy ra tai nạn lao động, các công ty vi phạm

những điều khoản đối với việc làm của thanh thiếu niên cũng bị hạn chế tham gia chương trình

đào tạo kép như một nỗ lực nhằm kiểm soát chất lượng của các công ty tham gia.

Để ứng phó với tình trạng số hóa của các ngành công nghiệp và sự lan rộng của các nhà máy

thông minh, các chính sách đào tạo kép đang tập trung hơn vào công tác hỗ trợ khả năng thích

ứng với nghề nghiệp, phát triển tài năng và chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động và các

công ty. Theo Kế hoạch đổi mới phát triển kỹ năng nghề nhằm đáp ứng với những thay đổi trong

thị trường lao động (được công bố bởi Ủy ban Tổng thống về Tạo việc làm và các bộ chính phủ

liên quan), chính phủ sẽ tăng cường đào tạo về công nghệ mới và xu hướng công nghiệp cho các

giảng viên kỹ năng tại nơi làm việc và giúp các công ty khám phá, phản ánh nhu cầu số hóa của

mình trong quá trình phát triển chương trình đào tạo kép riêng. Đây là một phần nỗ lực của chính

phủ nhằm thúc đẩy nội dung đào tạo về công nghệ mới để thích ứng với những thay đổi trong lĩnh

vực công nghệ tại các khu công nghiệp.

Hơn nữa, để hỗ trợ các công ty trong công tác tìm kiếm nhân tài, chính phủ đã và đang nỗ lực

phát triển các chương trình đào tạo về nhà máy thông minh ở cấp độ trường dạy nghề và trường

đại học với mục tiêu thành lập khoảng 5 chương trình đào tạo vào năm 2019. Theo Kế hoạch,

chính phủ sẽ giáo dục và tư vấn cho các giảng viên hướng dẫn nội bộ về nhà máy thông minh và

giúp các công ty thêm khóa đào tạo về nhà máy thông minh khi phát triển chương trình đào tạo

kép.

6.3. Luật pháp Hàn Quốc về Giáo dục, đào tạo nghề và hệ

thống chứng chỉ

Giáo dục, đào tạo nghề và chứng chỉ ở Hàn Quốc phần lớn được quy định bởi Bộ Giáo dục và

Bộ Việc làm và Lao động. Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm về Đạo luật khuyến khích giáo dục nghề

nghiệp, Đạo luật giáo dục suốt đời, Đạo luật tăng cường giáo dục công nghiệp và thúc đẩy hợp tác

nghiên cứu giữa ngành công nghiệp-học thuật và Đạo luật khung về Chứng chỉ. Bộ Việc làm và

194

Lao động chịu trách nhiệm về Đạo luật khung về Chính sách việc làm, Luật bảo hiểm việc làm,

Đạo luật Phát triển kỹ năng nghề của người lao động, Đạo luật Khuyến khích thợ thủ công lành

nghề, Đạo luật về Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia và Đạo luật về Dịch vụ phát triển nguồn nhân lực

của Hàn Quốc.

Luật áp dụng cho từng giai đoạn của vòng đời người lao động được minh họa như trong Hình

dưới đây. Đạo luật khuyến khích giáo dục nghề nghiệp và Đạo luật tăng cường giáo dục công

nghiệp và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa ngành công nghiệp-học thuật nhắm đến mục tiêu là

những thanh thiếu niên đang trong độ tuổi đi học, trong khi Đạo luật Phát triển kỹ năng nghề của

người lao động quản lý quá trình phát triển các kỹ năng công việc trong suốt cuộc đời của người

lao động.

Hình 3-25. Luật áp dụng cho từng giai đoạn của vòng đời người lao động

Nguồn: Na Youngsun và các cộng sự, (2008). Nghiên cứu về định hướng chính sách cho chiến lược phát triển kỹ

năng nghề trong tương lai và cải cách lập pháp. KRIVET. tr20.

Các hệ thống chứng chỉ cá nhân được điều chỉnh bởi luật pháp riêng biệt như Đạo luật về

Chứng chỉ quốc gia theo Đạo luật khung về Chứng chỉ, trong đó quy định khung bao quát để vận

hành hệ thống chứng chỉ ở cấp quốc gia. Chứng chỉ quốc gia là chứng chỉ được quốc gia chứng

nhận công khai, được xây dựng để kết hợp chặt chẽ với các chương trình giáo dục nghề nghiệp,

cũng như nhiều chương trình chứng nhận năng lực khác nhau. Đặc biệt hơn, các chứng chỉ này

được thiết kế để liên kết với các chương trình giáo dục nghề nghiệp ở từng bậc trình độ. Mức khởi

điểm hay bậc trình độ thấp nhất không có yêu cầu về đầu vào.

Công tác đánh giá và kiểm tra các NTQ được Đạo luật về Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia ủy thác

cho HRDK để thực hiện đánh giá và kiểm tra liên quan theo các quy định nội bộ và tài liệu hướng

dẫn cụ thể nêu chi tiết các thủ tục và tiêu chuẩn.

195

Bảng 3-55 | Luật pháp Hàn Quốc về Giáo dục, đào tạo nghề và hệ thống chứng chỉ

Luật Mục đích và chi tiết chính Bộ chịu trách

nhiệm

Đạo luật khung về Chính

sách việc làm

Là luật khung để thiết lập và triển khai chính sách việc làm của

quốc gia, bao gồm các vấn đề sau: Hội đồng chính sách việc làm,

thu thập và cung cấp thông tin việc làm, phát triển kỹ năng nghề,

hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động, hỗ trợ tìm kiếm

nhân tài cho các doanh nghiệp và các biện pháp ổn định việc làm

như điều chỉnh việc làm.

Bộ Việc làm

và Lao động

(MOEL)

Luật bảo hiểm việc làm

Luật quy định các vấn đề liên quan đến công tác triển khai bảo

hiểm việc làm và cung cấp cơ sở pháp lý để tài trợ cho các chương

trình giáo dục nghề nghiệp (để tránh thất nghiệp, giới thiệu việc

làm, nâng cao kỹ năng và tìm kiếm thêm kỹ năng mới, hướng

nghiệp, giới thiệu nghề nghiệp, trợ cấp thất nghiệp, v.v.).

MOEL

Đạo luật Phát triển kỹ

năng nghề của người lao

động

Đạo luật hướng tới mục tiêu thúc đẩy và hỗ trợ phát triển kỹ năng

nghề cho người lao động cũng như các chương trình để bồi dưỡng

lực lượng lao động chuyên nghiệp và kỹ thuật cần thiết tại nơi làm

việc, đồng thời khuyến khích mối quan hệ hợp tác giữa ngành công

nghiệp-giới học thuật. Đạo luật bao gồm các vấn đề sau: lập kế

hoạch cơ bản để phát triển kỹ năng nghề, phạm vi của các chương

trình phát triển kỹ năng nghề, tài khoản phát triển kỹ năng nghề, hệ

thống đào tạo nghề dẫn đầu bởi cộng đồng và ngành công nghiệp,

phê duyệt và chỉ định các cơ sở và chương trình đào tạo nghề.

MOEL

Đạo luật Khuyến khích

thợ thủ công lành nghề

Đạo luật hướng tới mục tiêu khuyến khích tìm kiếm và cải tiến

hàng thủ công lành nghề theo yêu cầu của các ngành công nghiệp

và nâng cao nhận thức cộng đồng về các kỹ thuật viên có tay nghề.

Đạo luật bao gồm các vấn đề liên quan đến: lập kế hoạch cơ bản để

khuyến khích thợ thủ công lành nghề, hỗ trợ quảng bá nghề thủ

công lành nghề và các cuộc thi kỹ năng.

MOEL

Đạo luật khuyến khích

giáo dục nghề nghiệp

Đạo luật hướng tới mục tiêu thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp dựa

trên năng khiếu (bao gồm cả giáo dục và đào tạo nâng cao kỹ

năng). Đạo luật bao gồm các vấn đề liên quan đến: mối liên kết

giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục và đào tạo được ủy

quyền, lập kế hoạch giáo dục và đào tạo, chương trình giảng dạy,

giảng dạy và học tập, thực hành tại chỗ, mối quan hệ hợp tác giữa

ngành công nghiệp-giới học thuật, giáo viên và sinh viên, hỗ trợ tài

chính, cơ sở vật chất và thiết bị, cũng như các quy định về Hội

đồng chính sách giáo dục nghề nghiệp.

Bộ Giáo dục

(MOE)

196

Đạo luật giáo dục suốt

đời

Đạo luật quy định trách nhiệm của chính quyền quốc gia và địa

phương đối với việc khuyến khích giáo dục suốt đời cũng như hệ

thống giáo dục suốt đời và các hoạt động của hệ thống này. Đạo

luật bao gồm các vấn đề liên quan đến lập kế hoạch cơ bản, Trung

tâm giáo dục suốt đời, giảng viên hướng dẫn giáo dục suốt đời,

viện giáo dục suốt đời, giáo dục xóa mù chữ và quản lý, ghi nhận

kết quả học tập suốt đời.

MOE

Đạo luật tăng cường giáo

dục công nghiệp và thúc

đẩy hợp tác nghiên cứu

giữa ngành công nghiệp-

học thuật

Đạo luật hướng tới mục tiêu thúc đẩy học tập công nghiệp và mối

quan hệ hợp tác giữa ngành công nghiệp-giới học thuật. Đạo luật

bao gồm các vấn đề liên quan đến thành phần của nhóm hợp tác

ngành công nghiệp-giới học thuật và công tác hỗ trợ tài chính cho

các nhóm này để triển khai học tập tại nơi làm việc ở các trường

học, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ngành công nghiệp-

giới học thuật.

MOE

Đạo luật khung về phát

triển nguồn nhân lực

Đạo luật áp dụng đối với tất cả các bộ và cơ quan chính phủ, quy

định các vấn đề liên quan đến công tác thiết lập, quản lý chung,

điều phối và đánh giá các chính sách phát triển nguồn nhân lực.

MOE

Đạo luật khung về Chứng

chỉ

Đạo luật quy định các vấn đề liên quan đến chứng chỉ. Đạo luật

bao gồm: kế hoạch cơ sở về xây dựng hệ thống chứng chỉ, Hội đồng

Chính sách Chứng chỉ, chứng chỉ quốc gia và chứng chỉ tư nhân.

MOE

Đạo luật về Chứng chỉ kỹ

thuật quốc gia

Đạo luật quản lý các hoạt động của Hệ thống chứng chỉ kỹ thuật

quốc gia. Đạo luật chỉ rõ các vấn đề liên quan đến: kế hoạch cơ sở

về xây dựng Hệ thống chứng chỉ kỹ thuật quốc gia; các lĩnh vực,

hạng mục và bậc trình độ của Chứng chỉ kỹ thuật quốc gia; đối

tượng đánh giá và ứng dụng của từng chứng chỉ kỹ thuật; và công

tác quản lý những người có chứng chỉ.

MOEL

Đạo luật về Dịch vụ phát

triển nguồn nhân lực của

Hàn Quốc

Với mục đích thúc đẩy giáo dục suốt đời đối với người lao động,

phát triển kỹ năng nghề, đánh giá chứng chỉ, nâng cao kỹ năng và

phát triển thêm kỹ năng mới cũng như các chương trình giới thiệu

việc làm khác, Đạo luật này quy định các vấn đề liên quan đến công

tác thành lập và hoạt động của HRDK, đơn vị phụ trách các vấn đề

nêu trên.

MOEL

Nguồn: Na Youngsun và các cộng sự, (2008). Nghiên cứu về định hướng chính sách cho chiến lược phát triển kỹ

năng nghề trong tương lai và cải cách lập pháp. KRIVET. tr22.

6.4. Ý nghĩa đối với Việt Nam

Đầu tiên, Hàn Quốc đã khuyến khích ngành công nghiệp tham gia phát triển nguồn nhân lực

quốc gia từ năm 2015 bằng cách tổ chức các Hội đồng kỹ năng ngành (HĐKNN). Các điểm cải

thiện và hiệu suất HĐKNN của Hàn Quốc trong 5 năm qua có thể mang lại ý nghĩa quan trọng

197

cho Việt Nam, khi mới đây, Việt Nam vừa thành lập các Hội đồng kỹ năng ngành, hay HĐKNN.

Đặc biệt, nếu Việt Nam muốn phát triển nhân tài để cạnh tranh trong Cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư, Việt Nam có thể tham khảo từ Hàn Quốc. Hàn Quốc đã thành lập các HĐKNN

từ rất sớm trong các ngành công nghiệp chiến lược quốc gia và các ngành công nghiệp cơ bản,

nhờ vậy mà quốc gia này đang vận hành các chương trình và tổ chức HĐKNN một cách ổn định

với sự hậu thuẫn từ phía chính phủ trung ương.

Thứ hai, ở Hàn Quốc, các chương trình phát triển năng lực nghề trước đây chủ yếu diễn ra tại

các cơ sở GDKT & ĐTN, nhưng giờ đây, các chương trình này đã mở rộng với sự tham gia của

nhân viên hiện đang làm việc tại các công ty nhằm giúp những nhân viên này thích ứng với sự

thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Việt Nam có thể rút kinh nghiệm từ động thái này. Các ví dụ

điển hình khác bao gồm quyết định của Hàn Quốc cho phép sử dụng quỹ bảo hiểm việc làm để cải

thiện năng lực nghề nghiệp của người lao động theo Luật bảo hiểm việc làm, hay quyết định xây

dựng Đạo luật Phát triển kỹ năng nghề của người lao động để thúc đẩy xây dựng năng lực của

người lao động.

Thứ ba, vào năm 2014, Hàn Quốc đã giới thiệu Hệ thống đào tạo kép. Không giống với hệ

thống học nghề của châu Âu, hệ thống này cho phép cả sinh viên và người lao động đương nhiệm

có được bằng cấp hoặc chứng chỉ bằng cách vừa làm vừa học song song. Cho đến tháng 09 năm

2019, khoảng 14.000 công ty và 81.000 công nhân đang theo học đã tham gia chương trình, đem

GDKT & ĐTN đến gần hơn với lĩnh vực này và giúp người lao động thích ứng với công nghệ mới

một cách dễ dàng hơn. Khi Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư số hóa các ngành công nghiệp

và mở rộng các nhà máy thông minh, những khóa đào tạo kép mới được giới thiệu với mục đích

giúp người lao động và các công ty thích nghi hoặc chuyển sang công việc mới. Đây là một số ví

dụ về việc giúp người lao động phản ứng chủ động hơn với những thay đổi nhanh chóng về môi

trường. Đây là những ví dụ tốt để Việt Nam có thể tham khảo trong khi tìm kiếm các giải pháp để

xây dựng hệ thống phát triển năng lực nghề của mình trong lĩnh vực công nghiệp.

198

IV. Các khuyến nghị chính sách

1. Phân tích thị trường lao động

① Trong bối cảnh 4IR và xu hướng tự động hóa của thị trường lao động, cần thúc đẩy

chính sách định hướng việc làm theo hiệu suất, tập trung vào ngành khó có thể thay

thế và yêu cầu chất lượng cao như ngành dịch vụ cũng như ngành sản xuất đòi hỏi

kỹ năng cao.

Sự phát triển của 4IR dự kiến sẽ dẫn đến nhiều thay đổi về ngành, phương thức sản xuất, nhu

cầu lao động và số lượng việc làm. Nhu cầu lao động giảm do dần thay thế sức người bằng trí tuệ

nhân tạo và tự động hóa nhưng đồng thời cũng tăng khi xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới

và phát sinh nhu cầu từ các sản phẩm và dịch vụ mới. Tuy nhiên, nhu cầu lao động nói chung có

khả năng sẽ giảm.

Ngoài ra, những tiến bộ về công nghệ từ 4IR dự kiến sẽ “giải phóng” con người khỏi các công

việc đơn giản lặp đi lặp lại không đòi hỏi đặc tính của con người hay đánh giá giá trị, công việc

lao động chân tay yêu cầu quá nhiều sức lực cũng như công việc quản lý và điều phối máy móc

hoặc hệ thống.

Bảng 4-1 | Việc làm và 4IR

Khía cạnh tích cực Khía cạnh tiêu cực

· Tăng nhu cầu lao động cho các ngành công nghiệp mới

- Xuất hiện nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ mới

- Nhu cầu lao động tăng khi các ngành công nghiệp mới

phát triển

· Giảm nhu cầu lao động

- Trí tuệ nhân tạo và robot thay thế nguồn lực lao

động hiện có

- Yêu cầu kỹ năng cao hơn

· Tạo cơ hội việc làm mới

- Có vai trò tạo việc làm

- Tạo việc làm trong ngành dịch vụ chất lượng cao

· Phân cực việc làm

- Phân cực công việc và nhiệm vụ

- Tăng chênh lệch hiệu suất theo khu vực

· Xuất hiện các hình thức việc làm mới

- Hạn chế công việc sử dụng nhiều lao động

- Thực hiện công việc trực tiếp

· Mất việc làm do tự động hóa

- Thay thế các công việc đơn giản lặp đi lặp lại

bằng tự động hóa

- Cắt giảm việc làm trong ngành sản xuất

Cần theo đuổi các chính sách định hướng việc làm theo hiệu suất nhằm duy trì khả năng cạnh

tranh quốc tế và tăng trưởng bền vững trước những thay đổi của thị trường lao động mà 4IR mang

lại.

Những tiến bộ trong thời kỳ 4IR có thể cắt giảm việc làm trong ngành sản xuất và thay thế các

công việc đơn giản lặp đi lặp lại bằng tự động hóa. Tuy nhiên, do máy móc không thể thay thế

199

hoàn toàn công việc của con người nên có thể xuất hiện nhiều công việc mới trong các lĩnh vực

mà máy móc không thể thay thế hoàn toàn con người.

Robot có thể thay con người thực hiện công việc trong các dịch vụ đơn giản nhưng ít có khả

năng thay thế trong các lĩnh vực yêu cầu dịch vụ chất lượng cao. Số lượng công việc của con

người trong ngành dịch vụ có thể tăng nếu nguồn cung cầu của các dịch vụ đa dạng về chất lượng.

Bên cạnh đó, ngành sản xuất cũng yêu cầu lao động tay nghề cao có thể xử lý các tình huống

phức tạp như phát triển công nghệ, sự cố máy móc và trục trặc có thể xảy ra.

② Để chuẩn bị cho quá trình tái cấu trúc ngành công nghiệp và sau đó là 4IR,

cần triển khai các chính sách thúc đẩy trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, phương tiện bay

không người lái, robot, công nghệ cảm biến và các nghiên cứu phát triển liên quan ở

cả cấp khu vực chính phủ và khu vực tư nhân.

Dựa vào kết quả đánh giá triển vọng ngành công nghiệp của ILO21, mức tăng trưởng và việc làm

trong các ngành điện và điện tử, thông tin, truyền thông và phát thanh truyền hình cũng như các hoạt

động dịch vụ khoa học công nghệ chuyên ngành liên quan chặt chẽ đến 4IR dự kiến sẽ tăng mạnh.

Trong khi đó, việc làm trong ngành nông nghiệp và dệt may dự kiến giảm đáng kể. Do đó, 4IR dự

kiến sẽ đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc ngành công nghiệp và dẫn đến thay đổi cơ cấu việc làm.

Quy mô của nền kinh tế số ở Việt Nam do 4IR mang lại dự kiến chiếm 20% tổng GDP vào năm

2025 và khoảng 30% vào năm 2030. Đầu tư vào R&D dự kiến đạt 1,5% tổng GDP vào năm 2025

và hơn 2% vào năm 203022.

Để theo đuổi các chính sách tăng trưởng bền vững chuẩn bị cho 4IR, chính phủ cần đưa ra

chính sách xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến CNTT-TT. Các chính sách thúc đẩy

nghiên cứu và phát triển liên quan đến trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, phương tiện bay không người

lái, robot và công nghệ cảm biến, vốn là những lĩnh vực công nghệ then chốt mà 4IR yêu cầu,

cũng vô cùng cần thiết. Ngoài ra, cần tăng cường vai trò của khu vực công để sử dụng và phổ biến

trí tuệ nhân tạo dựa trên dữ liệu lớn. Cần theo đuổi chính sách mở rộng dịch vụ công sử dụng trí

tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực dịch vụ công cơ bản đã thu thập được dữ liệu lớn như lĩnh vực y tế

và tài chính.

③ Dựa vào triển vọng nghề nghiệp sau khi 4IR phát triển, cần mở rộng quy mô giáo

dục nghề nghiệp nhằm tăng lực lượng lao động tay nghề cao trong các lĩnh vực dự

21

https://www.ilo.org/shinyapps/bulkexplorer3/?lang=en&segment=indicator&id=EMP_S 22

http://www.insidevina.com/news/articleView.html?idxno=13591; https://www.hankyung.com/internation

al/article/202007164406i

200

kiến nhu cầu tăng như công việc chuyên môn văn phòng và công việc thông tin tình

báo liên quan đến CNTT-TT.

Theo kết quả triển vọng nghề nghiệp, số lượng nhân viên văn phòng có chuyên môn được xếp

vào nhóm công việc yêu cầu trình độ tay nghề cao dự kiến tăng đáng kể trong khi công việc yêu

cầu trình độ tay nghề thấp, bao gồm công việc lao động giản đơn, dự kiến giảm. Sự phát triển của

cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư khiến việc làm tăng và giảm theo ngành nghề, kéo theo cơ

cấu việc làm thay đổi khá lớn. Do đó, để thúc đẩy 4IR thành công, cần tăng cường phát triển lực

lượng lao động tay nghề cao đồng thời chuẩn bị trước tác động thứ yếu sau khi mất việc làm.

Nhu cầu sử dụng lao động là chuyên gia cho các công việc chuyên môn dự kiến tăng nhanh,

đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến thông tin tình báo về CNTT-TT. Việt Nam dự

kiến thiếu khoảng 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực CNTT vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu lao

động CNTT vẫn không ngừng tăng lên sau mỗi năm. Cần mở rộng hoạt động giáo dục và đạo tạo

nghề để phát triển đội ngũ lao động tay nghề cao trong các lĩnh vực này. Ngoài ra, do các công

việc liên quan đến thông tin tình báo cũng có thể xuất hiện trong tất cả ngành nghề nên cần bổ

sung nội dung đào tạo nâng cao năng lực thông tin tình báo trong giáo dục nghề nghiệp.

Với những tiến bộ mà 4IR mang lại, các công việc yêu cầu trình độ tay nghề thấp sẽ được thay

thế bằng máy móc tự động trước tiên, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của lực lượng

lao động tay nghề thấp có trình độ học vấn phù hợp. Để đảm bảo lực lượng lao động lành nghề

cho 4IR, cần chủ động xem xét đổi mới hệ thống giáo dục để phát triển năng lực cần thiết trong

tương lai và nâng cao chất lượng giáo dục.

④ Trong bối cảnh phân cực thị trường lao động dự kiến ngày càng tăng giữa các công

việc yêu cầu chuyên môn và công việc yêu cầu trình độ tay nghề thấp do sự phát

triển của 4IR, cần tiếp tục thực hiện khảo sát thực tế về cơ cấu việc làm để nắm bắt

thực trạng và đưa ra biện pháp đối phó.

Dựa vào triển vọng việc làm trung đến dài hạn theo ngành nghề sau 4IR, tình trạng phân cực thị

trường lao động ngày càng rõ do số lượng chuyên gia dự kiến tăng đáng kể, trong khi số lượng lao

động trong nhóm công việc yêu cầu trình độ tay nghề thấp có xu hướng giảm. Trong tương lai,

hoạt động đào tạo nghề cần đảm bảo lực lượng lao động có trình độ học vấn và tay nghề thấp

trong thị trường lao động thích nghi được với công việc trong kỷ nguyên số hóa. Nhu cầu sử dụng

lao động lành nghề tăng dẫn đến mức thu nhập trong ngành tăng, trong khi nhu cầu sử dụng lao

động trình độ thấp giảm dẫn đến mức thu nhập giảm; do đó tình trạng phân cực thu nhập sẽ ngày

càng rõ do mức chênh lệch tiền lương theo trình độ tay nghề ngày càng lớn. Vì vậy, cần đưa ra các

201

chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách về mức độ thành thạo thông qua đào tạo nghề trong lĩnh

vực yêu cầu tay nghề thấp.

Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ cho nhân viên làm các công việc có nguy cơ biến mất do

những tiến bộ của 4IR. Đối với nhân viên có nguy cơ mất việc này, cần đưa ra các chính sách thị

trường lao động chủ động như tổ chức giáo dục và đào tạo kỹ năng mới và hỗ trợ thay đổi công

việc. Ngoài ra, các chương trình hỗ trợ như tăng mức trợ cấp thất nghiệp cũng cần thiết để bảo vệ

nhân viên thất nghiệp tạm thời.

Dù cơ cấu việc làm có khả năng cao sẽ thay đổi nhanh chóng do sự tiến bộ của 4IR, nhưng cần

xây dựng các công cụ thống kê để xác định những thay đổi này một cách chính xác.

Khi cân nhắc mức chi ngân sách cần thiết, cần tiến hành điều tra thực tế về cơ cấu việc làm của

doanh nghiệp đại diện cho từng ngành nghề để xác định thay đổi cơ cấu việc làm của từng nhóm

nghề hiệu quả. Thông qua đó, góp phần nâng cao khả năng đáp ứng chính sách, đồng thời theo dõi

tình trạng phân cực thị trường lao động từ những thay đổi trong cơ cấu việc làm của từng nhóm

nghề.

⑤ Cần xây dựng bản đồ năng lực bằng cách thường xuyên nghiên cứu nhu cầu về

năng lực trong tương lai của các công ty liên quan đến 4IR. Sau đó cung cấp bản đồ

cho người tìm việc và bổ sung các năng lực TCKNNQG cơ bản và chung dựa trên

bản đồ.

Cần liên tục nghiên cứu nhu cầu về năng lực trong tương lai của các công ty liên quan đến 4IR

và cung cấp thông tin cho những người tìm việc tiềm năng dưới dạng bản đồ năng lực. Bản đồ

năng lực được sửa đổi và cập nhật thường xuyên có thể là thông tin hữu ích đối với các học viên

GDNN sắp gia nhập thị trường lao động. Nếu người tìm việc nhận thức được chính xác những

năng lực cần có trong tương lai và cố gắng phát triển các kỹ năng còn thiếu, khoảng cách về mức

độ thành thạo giữa cung và cầu trên thị trường lao động có thể giảm xuống, đồng thời có thể giảm

thời gian và chi phí tìm việc cần thiết.

202

Hình 4-1. Ví dụ về bản đồ năng lực

Cần sửa đổi và cập nhật Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (TCKNNQG) hiện tại bằng cách tìm

ra các năng lực cốt lõi có thể được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực 4IR. Theo nghị định thực thi

mới được đề xuất vào tháng 12 năm 2015, danh sách đơn vị năng lực của TCKNNQG không chỉ

gồm “năng lực nghề” là năng lực làm việc bắt buộc cho một nghề cụ thể mà còn gồm “năng lực

cơ bản” để áp dụng trong các nhiệm vụ chung của công việc và “năng lực chung” để thực hiện

nhiệm vụ trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Có thể sửa đổi và cập nhật năng lực cơ bản

cũng như năng lực chung của TCKNNQG dựa trên kết quả của nghiên cứu này.

⑥ Cần sử dụng các năng lực cần thiết trong tương lai đã xác định trong dự án này để

xây dựng khóa giáo dục và đào tạo, tuyển dụng và quản lý nhân sự cũng như quản

lý hiệu quả sử dụng các năng lực đó. Trong chuỗi quy trình này, cần nâng cao vai

trò của HĐKNN để phản ánh sự khác biệt về nhu cầu của từng ngành.

Cần xây dựng và triển khai các khóa giáo dục và đào tạo phản ánh những năng lực tương lai mà

quản lý của các công ty liên quan đến 4IR yêu cầu. Đặc biệt, nếu trường học và doanh nghiệp

phối hợp với nhau cùng xác định các năng lực cần thiết trong tương lai cho 4IR, đồng thời xây

dựng và triển khai chương trình đào tạo nhân lực theo yêu cầu của 4IR hoặc chương trình giáo

203

dục và đào tạo cho nhân viên tương lai thì có thể trau dồi lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu của

các công ty liên quan đến 4IR.

Cần thiết kế quy trình tuyển dụng công bằng bằng cách xây dựng và sử dụng công cụ đánh giá

năng lực dựa trên các năng lực cần thiết trong tương lai đã xác định trong dự án này. Khi xây

dựng các công cụ đánh giá năng lực, cần đảm bảo tính công bằng của cả quá trình và kết quả bằng

cách thiết kế các công cụ đánh giá có chỉ số định lượng thay vì chỉ số định tính. Ngoài ra, có thể

xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn năng lực dựa trên các năng lực quan trọng đã xác định trong dự án

này và sử dụng bộ câu hỏi đó cho quy trình sàng lọc tuyển dụng và thăng chức.

Bên cạnh đó, không thể bỏ qua việc quản lý hiệu quả sử dụng các năng lực cần thiết trong

tương lai có tầm quan trọng cao trong các lĩnh vực liên quan đến 4IR. Để mang lại kết quả tốt hơn

cho doanh nghiệp, cần xác định các năng lực cốt lõi thường được yêu cầu trong 4IR, tổ chức đào

tạo để phát triển các năng lực này và xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả. Cần hiểu rõ tầm quan

trọng và hiệu quả của các năng lực cần thiết trong tương lai bằng cách thiết lập chỉ số hiệu quả cụ

thể và đo lường thường xuyên. Xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả cho các năng lực tương lai

cần thiết có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ trường học sang thị trường lao động và cải

thiện năng lực của nhân viên đương nhiệm.

Chức năng và vai trò của Hội đồng kỹ năng ngành (HĐKNN) tại Việt Nam cần được nâng cao

để đưa các năng lực cần thiết trong tương lai liên quan đến 4IR vào toàn bộ hoạt động giáo dục và

đào tạo cũng như quản lý nhân sự. Do mức độ ưu tiên của các năng lực cần thiết trong tương lai

khác nhau tùy theo ngành, mỗi HĐKNN có thể nêu rõ khác biệt về yêu cầu của từng ngành bằng

cách tham gia vào quá trình sửa đổi và cập nhật TCKNNQG nói trên, xây dựng và triển khai các

khóa giáo dục và đào tạo, thiết kế và phân phát bản đồ năng lực, xây dựng công cụ đánh giá năng

lực và bộ câu hỏi phỏng vấn năng lực cũng như quản lý hiệu quả của các năng lực cần thiết trong

tương lai.

2. Chính sách GDKT & ĐTN của chính phủ

⑦ Cần tiến hành điều chỉnh và cải tiến hệ thống chính sách hiện hành của chính

phủ Việt Nam trong lĩnh vực GDKT & ĐTN để thích ứng với 4IR và những thay

đổi về công nghệ như tự động hóa và số hóa. Trong trường hợp cải tiến chính

sách, cần chuẩn bị biện pháp đối phó và cân nhắc các thay đổi về công nghệ

trước tiên.

Cần chuẩn bị phương thức kiểm tra và giám sát kế hoạch dài hạn bằng cách lập kế hoạch chi

tiết hai năm một lần hoặc 3-5 năm đồng thời duy trì xây dựng và triển khai chiến lược phát triển

GDKT & ĐTN (2011-2020, 2021-2030) theo chu kỳ 10 năm. Hiện tại, cần tìm ra cách vận hành

204

chính sách/hệ thống ổn định và toàn diện thông qua việc ban hành và sửa đổi quy định hoặc chỉ

thị của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ nghĩa vụ lập kế hoạch ngắn hạn.

Trên hết, cần có sự hợp tác giữa khu vực chính phủ và khu vực tư nhân, đồng thời cho phép các

tổ chức đào tạo tự chủ và linh động trong việc vận hành theo hướng đổi mới bằng cách tái cấu trúc

hệ thống hỗ trợ của chính phủ theo hướng kiểm soát. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, xã

hội đã được tái định hình sang hình thức giao tiếp trực tuyến hoàn toàn chứ không chỉ đơn thuần

là giao tiếp không trực tiếp và nỗ lực ưu tiên chuyển đổi sang nền kinh tế số là nhiệm vụ quan

trọng của thời đại. Hệ thống đào tạo nghề tương lai phải hỗ trợ giới trẻ trở thành lực lượng lao

động sở hữu những kỹ năng quan trọng mà doanh nghiệp cần thông qua hoạt động đào tạo nghề

trong lĩnh vực kỹ thuật số. Ngoài ra, những đóng góp của các tổ chức đào tạo đổi mới, doanh

nghiệp và trường đại học đã chứng minh được năng lực của họ trong khu vực tư nhân vô cùng

quan trọng. Cần xây dựng hệ thống điều hành chặt chẽ hơn để đảm bảo liên kết và thực thi các bộ

luật (Luật Giáo dục nghề nghiệp), Chỉ thị, Quyết định, Thông tư, Nghị quyết một cách toàn diện.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 24/CT-TTg) đưa ra kế hoạch giáo dục nghề nghiệp

chuẩn bị cho 4IR được liệt kê song song với các hướng dẫn liên quan đến chương trình dạy nghề

(Thông tư), hướng dẫn liên quan đến giáo viên và người hướng dẫn GDKT & ĐTN (Thông tư),

hướng dẫn liên quan đến đảm bảo chất lượng GDKT & ĐTN (Thông tư) cũng như Nghị quyết và

hướng dẫn liên quan đến quản lý học sinh (Thông tư). Do đó, cần xem xét việc xây dựng hướng

dẫn chung (sổ tay) tổng hợp tất cả các tài liệu trên.

Cần xúc tiến các dự án liên quan bằng cách liên kết nội dung của các chỉ thị, quyết định, nghị

quyết đề cập cách ứng phó của Chính phủ Việt Nam đối với 4IR và các vấn đề liên quan đến

GDKT & ĐTN. Nội dung chính bao gồm nâng cao năng lực chuẩn bị cho 4IR, 43 loại hình kinh

doanh chính phù hợp với 4IR, hướng dẫn tham gia, hoạt động của chính phủ và các chương trình

chuyển đổi số quốc gia.

⑧ Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 kéo dài và quá trình chuyển đổi số chuyển biến

nhanh chóng, cần xây dựng hệ thống có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về lực

lượng lao động và hoạt động đào tạo bằng cách đổi mới nội dung, phương pháp và

quy trình đào tạo cũng như đẩy mạnh tổ chức đào tạo trong các lĩnh vực công

nghiệp mới, yêu cầu tay nghề cao, và ứng dụng công nghệ mới.

Cần gia tăng lực lượng lao động sở hữu các kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực công nghệ số

mới. Nên tổ chức đào tạo theo dự án, trong đó doanh nghiệp sẽ trực tiếp trình bày các vấn đề thực

tế gặp phải trong quá trình kinh doanh với thực tập sinh và để thực tập sinh tự định hướng giải

quyết vấn đề (hoặc phối hợp với đồng nghiệp). Xây dựng Hệ thống quản lý đào tạo (LMS) tiên

205

tiến trên nền tảng Đám mây và Dữ liệu lớn cho phép cung cấp hình thức đào tạo tương tác phù

hợp với từng cá nhân thay cho hình thức đào tạo qua các bài giảng một chiều từ giáo viên và

người hướng dẫn.

Khi tính đến viễn cảnh từ trung đến dài hạn, cần cung cấp cơ sở hạ tầng giáo dục đảm bảo

giảng dạy hoàn toàn qua nền tảng số từ giai đoạn giáo dục trung học. Ngoài ra, cần hỗ trợ hoạt

động giáo dục và đào tạo trực tuyến tại các tổ chức giáo dục cấp cao hơn như trường đại học và cơ

sở đào tạo nghề. Cung cấp máy chủ và thiết bị mạng cho các trường đại học và cơ sở đào tạo nghề

tạo điều kiện tổ chức đào tạo từ xa. Bên cạnh đó, hỗ trợ quá trình xây dựng nội dung giảng dạy

trực tuyến cũng như mô hình dạy và học từ xa nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật số. Hỗ trợ mở các

khóa học phù hợp với nhu cầu của 4IR như AI và Robot. Ngoài ra, cần hỗ trợ chia sẻ khóa học

của các cơ sở giáo dục bậc cao với thực tập sinh và công chúng qua mạng.

Quan trọng hơn hết, cần tăng cường mở các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng như các khóa học

liên quan nhằm trau dồi cho lực lượng lao động những kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật

số như AI và SW. Tạo môi trường trau dồi những kỹ năng quan trong cho lực lượng lao động

tương lai trong doanh nghiệp, các trường đại học và tổ chức tư nhân đổi mới bằng cách tái cấu

trúc thành hệ thống đào tạo nghề thích ứng với tương lai. Hỗ trợ đào tạo tổng hợp về kỹ thuật số

trình độ sơ cấp và trung cấp cho người tham gia đào tạo nghề cũng như đào tạo các chuyên ngành

chung trong lĩnh vực công nghệ mới tại các trường đại học. Do Việt Nam tổ chức giáo dục nghề

nghiệp tại cùng một địa điểm nên có thể linh hoạt.

Với phương pháp và tiêu chuẩn GDKT & ĐTN hiện tại, việc trau dồi cho lực lượng lao động

đáp ứng được các yêu cầu của quá trình số hóa là điều không dễ, do đó, chúng ta phải tận dụng tốt

thực tế rằng tính tự chủ là điều đầu tiên và quan trọng nhất trong chiến lược GDKT & ĐTN cũng

như luật pháp và quy định liên quan của Việt Nam. Với các tiêu chuẩn đào tạo hiện tại (thời gian,

chi phí, khóa giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn đối với giáo viên và người hướng dẫn, v.v.), việc đào

tạo bài bản cho các lĩnh vực công nghệ mới yêu cầu trình độ tay nghề cao là rất khó. Do đó, chỉ có

thể đạt được kết quả xuất sắc nếu triển khai các khóa học hiệu quả trên cơ chế tự chủ.

⑨ Để chuẩn bị cho 4IR, cần tái cấu trúc hệ thống quản lý và tổ chức trong lĩnh vực

GDKT & ĐTN; tạo môi trường cho phép các chủ thể kết nối dễ dàng qua việc thiết

lập quan hệ đối tác; cung cấp các điều kiện cho phép nhà nước (quốc gia) và tư

nhân (thị trường) cùng tồn tại thông qua cạnh tranh và phát triển tự do.

Hệ thống quản lý GDKT & ĐTN của Việt Nam được vận hành một cách có hệ thống gồm Bộ

LĐ-TBXH, Tổng cục GDNN, Viện Khoa học GDNN và các cơ sở đào tạo GDKT & ĐTN trực

thuộc. Tuy nhiên, để ứng phó hiệu quả với những thay đổi về công nghệ như 4IR, cần đảm bảo sự

206

hài hòa giữa yếu tố độc lập và tự chủ. Trao quyền tự chủ cho các đơn vị khai thác GDKT & ĐTN

thông qua việc sửa đổi luật là nỗ lực quan trọng và hữu ích. Do đó, cần tiếp tục quan tâm và hỗ trợ

để đạt kết quả cao hơn.

Do lực lượng lao động cần được đào tạo để đáp ứng yêu cầu của ngành cũng như doanh nghiệp

nên cần xây dựng hệ thống và cơ chế ra quyết định cho phép các đơn vị khai thác GDKT & ĐTN

địa phương đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác và hỗ trợ đáp ứng yêu cầu bên cạnh các

hoạt động hỗ trợ quản lý và vận hành toàn diện từ chính phủ trung ương. Cần xây dựng hệ thống

quản lý và tổ chức hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm phù hợp cho các ngành

công nghiệp tại địa phương. Giả sử có thể xây dựng hệ thống cho phép ra quyết định và thực thi

liên quan đến đào tạo lực lượng lao động trong khu vực, bằng cách thành lập cơ quan tham vấn hỗ

trợ phát triển lực lượng lao động trong khu vực và ngành (trong trường hợp của Hàn Quốc là Hội

đồng Chính phủ về lực lượng lao động dân sự, Hội đồng kỹ năng khu vực, Hội đồng kỹ năng

ngành, v.v.). Trong trường hợp đó, tình trạng chênh lệch giữa lực lượng lao động và hoạt động đào

tạo có thể được giải quyết ổn thỏa, vì vậy cần chủ động xem xét lại ý tưởng này.

Khu vực chính phủ và khu vực tư nhân cần phối hợp với nhau tìm ra các biện pháp đối phó

thiết thực như hỗ trợ các khóa học xuất sắc và đơn giản hóa quy trình quản lý để đảm bảo hỗ trợ

hiệu quả hơn thông qua liên kết có hệ thống với các trường đại học và doanh nghiệp dẫn đầu về

đào tạo lực lượng lao động trong các lĩnh vực công nghệ mới. Cần chia sẻ và phổ biến các lớp học

như ươm mầm tài năng trẻ do doanh nghiệp tổ chức (trau dồi kỹ năng quan trọng về công nghệ

thực tiễn mới cho giới trẻ), thiết kế chương trình theo nhu cầu tại chỗ (công ty trình bày dự án; tổ

chức nhiều hình thức giáo dục và đào tạo như học tập tự định hướng; và mời các chuyên gia trong

lĩnh vực tham gia với tư cách cán bộ giảng dạy).

Do các bộ liên quan đến ngành có thể thúc đẩy phát triển lực lượng lao động cho lĩnh vực 4IR

và các dự án liên quan nên cần thực hiện dự án thông qua quan hệ hợp tác có hệ thống với các bộ

và tổ chức khác. Tại Hàn Quốc, Bộ Khoa học và CNTT-TT đang đẩy mạnh hỗ trợ việc thành lập

các tổ chức phát triển nguồn nhân lực đổi mới (Học viện đổi mới sáng tạo) thông qua Dự án phát

triển lực lượng lao động dẫn đầu 4IR, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thị trường

(đào tạo nguồn nhân lực cốt lõi toàn cầu) và mở rộng hệ thống hợp tác công tư.

⑩ Hỗ trợ tạo ra những thay đổi hàng đầu về công nghệ và chủ động đáp ứng nhu cầu

thị trường bằng cách giới thiệu và vận hành các dự án (chương trình) chuyên biệt

có thể đảm bảo tính linh hoạt, quyền tự chủ và vấn đề chuyên môn như “Dự án phát

triển lực lượng lao động dẫn đầu 4IR”.

207

Trong số các chương trình lớn thuộc lĩnh vực GDKT & ĐTN của Việt Nam, rất khó tìm thấy

chương trình chuyên biệt phù hợp với 4IR, vì vậy, cần tổ chức và triển khai chương trình riêng

biệt để trau dồi năng lực kỹ thuật số cho lực lượng lao động dựa trên yêu cầu của ngành và doanh

nghiệp.

Dự án phát triển lực lượng lao động dẫn đầu 4IR và Chương trình đào tạo nghề cho các ngành

chiến lược của quốc gia (điều chỉnh theo doanh nghiệp) là các khóa đào tạo nâng cao tổng hợp

nhằm phát triển và cung cấp lực lượng lao động tay nghề cao cho các lĩnh vực công nghệ mới. Dự

án và chương trình đào tạo này được thiết kế nhằm ứng phó với các thay đổi từ 4IR (cuộc cách

mạng công nghiệp tiếp theo làm tăng khả năng cạnh tranh việc làm bằng cách kết hợp hai lĩnh vực

sản xuất và CNTT - tri thức hóa sản phẩm và nhà máy) như tái cấu trúc ngành công nghiệp nhanh

chóng và nhu cầu sử dụng nhân viên kỹ thuật lành nghề trong các ngành công nghiệp mới ngày

càng tăng. Khóa đào tạo là khóa học nâng cao từ cấp độ 5 trở lên theo NCS, gồm tổng cộng 30~50%

dự án thực tế đạt được năng lực giải quyết vấn đề phức tạp. Toàn bộ chi phí đào tạo được hỗ trợ

trong phạm vi 300% đơn giá của NCS.

Việt Nam đã xây dựng và thi hành các hướng dẫn (thông tư) và nghị quyết như Thông tư số

14/2017/TT-BLĐTBXH về quản lý chất lượng GDKT & ĐTN, tuy nhiên, cần áp dụng và vận

hành hệ thống quản lý chất lượng chuyên biệt để trau dồi đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong

các nghề liên quan đến 4IR. Áp dụng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng chuyên biệt đối với

các cơ sở đào tạo nghề trong lĩnh vực công nghệ mới là điều cần thiết; do đó cần tạm dừng việc

kiểm định chất lượng đào tạo nhằm thúc đẩy các tổ chức đào tạo xuất sắc có khả năng đào tạo liên

kết ngoại tuyến trên các nền tảng AI tham gia. Giao quyền tự chủ quyết định các tiêu chuẩn đối

với hoạt động của cán bộ giảng dạy, giám sát và hướng dẫn tối thiểu để các tổ chức đào tạo có thể

thực hiện chương trình đào tạo đổi mới như giải quyết vấn đề, giao tiếp hai chiều, cá tính hóa và

cá nhân hóa. Dựa trên hệ thống quản lý hiệu quả theo tỷ lệ việc làm, cần xây dựng hệ thống quản

lý cải tiến cho các tổ chức và khóa học, như xây dựng hệ thống đánh giá riêng biệt để ghi nhận

thành tích, đơn giản hóa thủ tục thanh toán và hỗ trợ chi phí đào tạo cũng như hỗ trợ chi phí xây

dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng nội dung đào tạo.

Hỗ trợ chương trình đào tạo chuyên ngành để các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ mới

và cơ sở giáo dục bậc cao như trường đại học và cao học về AI có thể trau dồi cho nguồn nhân lực

trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số mới. Việt Nam cũng nên xem xét chuyển giao các dự án phát

triển lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến của các bộ liên quan vốn cũng đang

thúc đẩy việc làm và các dự án phát triển lực lượng lao động liên quan đến 4IR bằng ngân sách

chung.

Cần phát triển và chạy các nền tảng công cộng như Nền tảng đào tạo nghề thông minh (Hàn

Quốc, STEP) nhằm loại bỏ các hạn chế về thị giác-không gian đào tạo đồng thời cung cấp nội

dung đào tạo đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực.

208

⑪ Khoảng cách số ngày càng lớn do sự tiến bộ của 4IR có thể khiến tình trạng phân

cực việc làm và bất bình đẳng nghiêm trọng hơn, vì vậy cần xây dựng hệ thống phát

triển kỹ năng nghề nghiệp suốt đời để mỗi cá nhân đều có thể ứng phó linh hoạt

trước những thay đổi về công nghệ trong suốt cuộc đời của mình một cách tự chủ.

Trước tình trạng thiếu việc làm ngắn hạn do xuất hiện nhiều công việc mới và thay đổi việc làm

theo 4IR, tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp suốt đời ngày càng tăng, do đó,

chính sách GDKT & ĐTN của Việt Nam cũng cần tính đến yếu tố này. Chính phủ Việt Nam đang

thúc đẩy liên kết trung học cơ sở và trung học phổ thông làm nhiệm vụ chính trong lĩnh vực

GDKT & ĐTN, đồng thời đẩy mạnh phát triển nhân lực và năng lực thông qua hoạt động đào tạo

lực lượng lao động chất lượng cao. Vì vậy, cần xây dựng và triển khai chiến lược và kế hoạch

bằng cách mở rộng các hoạt động đào tạo nói trên thành giáo dục suốt đời. Tác động của đổi mới

sáng tạo số đối với việc làm, như ngành, nghề và nhiệm vụ, cần được xác định đồng thời đảm bảo

quy trình và cơ cấu lao động đang được cải thiện theo hướng tốt hơn. Ngoài ra, chúng ta cần đảm

bảo việc ra mắt và sử dụng các công nghệ số đổi mới không khiến những nỗ lực đơn giản hóa yêu

cầu về trình độ người lao động cũng như tổ chức giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao trình độ

người lao động trở nên vô nghĩa.

Do nhu cầu thay đổi mô hình dưới hình thức quy định nhất quán về điều kiện làm việc tập trung

xoay quanh ngành công nghiệp sản xuất dự kiến tăng, nên cần phản ánh những thay đổi trong các

điều luật và tiêu chuẩn về lao động, tuyển dụng, tiêu chuẩn lao động cũng như giáo dục nghề

nghiệp. Sự tiến bộ của 4IR dẫn đến xuất hiện một số kiểu việc làm cụ thể như làm việc qua nền

tảng và công nhân hợp đồng, nhưng có giới hạn để bảo vệ những người lao động đó theo quy định

của hệ thống pháp luật liên quan xây dựng trên mối quan hệ sản xuất truyền thống.

Khi môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng do công nghệ số phát triển, việc hòa giải xung

đột trở nên khó khăn do lại phát sinh khó khăn trong cuộc thảo luận xã hội giữa các bên liên quan

và gia tăng xung đột xã hội giữa nhiều tầng lớp, vì vậy, cần chuẩn bị cho những trường hợp đó.

Các nhóm bên liên quan khác nhau cần chủ động hợp tác, tham gia và hành động để bảo vệ xã hội

đồng thời giải quyết các xung đột xã hội do thay đổi về công nghệ và cơ hội việc làm gây ra.

Đưa ra các biện pháp như xây dựng hệ thống bảo trợ xã hội có khả năng hỗ trợ việc làm cũng

như giáo dục nghề nghiệp cho các nhóm yếu thế do đổi mới công nghệ số. Hỗ trợ tạo điều kiện để

những đổi mới về công nghệ giúp cải thiện khả năng tuyển dụng, chất lượng việc làm, giáo dục

nghề nghiệp và môi trường đào tạo như cung cấp thông tin về việc làm theo dữ liệu, hoạt động

giáo dục nghề nghiệp, tiền lương và những thay đổi mới về vai trò cũng như tăng cường dịch vụ

việc làm.

209

Hệ thống phát triển kỹ năng nghề suốt đời cần được hỗ trợ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo như

đổi mới phương thức dạy và học, phản ánh nhu cầu về nguồn nhân lực trong kỷ nguyên 4IR. Tái

thiết kế hệ thống giáo dục nghề nghiệp suốt đời để loại bỏ hình thức đào tạo nghề truyền thống và

nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo cần thiết tại nơi làm việc trong xã hội tương lai.

3. Xây dựng và áp dụng TCKNNQG

⑫ Để xây dựng TCKNNQG, cần lập kế hoạch xây dựng NOSS bằng cách xây dựng

hệ thống phân loại, sau đó phản ánh và đưa những nội dung sau vào hệ thống

phân loại này; phân loại ngành công nghiệp theo tiêu chuẩn của Việt Nam, phân

loại nghề nghiệp theo tiêu chuẩn, Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội, phát

triển lực lượng lao động và các công nghệ liên quan đến 4IR từ Chiến lược Phát

triển GDKT & ĐTN.

Phân tích dữ liệu cấp quốc gia của Việt Nam để hệ thống hóa thông tin về nguồn nhân lực có

các năng lực cần thiết tại nơi làm việc hiện tại và tương lai. Việc phát triển lực lượng lao động

đang được một số bộ tại Việt Nam thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể hệ thống hóa

ở cấp quốc gia đồng thời có thể thúc đẩy hiệu quả bằng cách phân chia công việc giữa các bộ.

Đối với quá trình xây dựng TCKNNQG, cần thiết lập hệ thống phân loại (nhóm chính-nhóm bổ

sung-nhóm phụ) và cập nhật dữ liệu thống kê quốc gia để có thể sử dụng TCKNNQG trong mọi

lĩnh vực phát triển lực lượng lao động. Chính phủ Việt Nam đã sử dụng hệ thống TCKNNQG

nhưng chưa xây dựng hệ thống phân loại TCKNNQG dù đã phân chia chứng chỉ theo từng nghề.

Các nhóm chính liên quan đến phân loại ngành, các nhóm bổ sung liên quan chặt chẽ đến phân

loại ngành và phân loại kỹ thuật, nhóm phụ liên quan đến công việc và nhóm công việc, nhóm

đơn vị liên quan đến phân loại công việc. Việc đưa dữ liệu phân loại ngành công nghiệp theo tiêu

chuẩn và phân loại nghề nghiệp theo tiêu chuẩn của Việt Nam vào quá trình phân loại được đề cập

ở trên và xác định số lượng đơn vị cũng như lực lượng lao động hiện tại sẽ cho thấy các lĩnh vực

công việc TCKNNQG để phát triển lực lượng lao động cần thiết từ các góc nhìn hiện tại. Có thể

xác định các lĩnh vực việc làm trong TCKNNQG để phát triển lực lượng lao động cần thiết trong

tương lai nếu mảng phát triển lực lượng lao động của các bộ khác nhau trong Chiến lược Phát

triển Kinh tế - Xã hội và mảng bồi dưỡng nhân lực của Chiến lược Phát triển GDKT & ĐTN được

phân vào loại này.

210

Nên xác định các lĩnh vực sẽ được thay thế bằng máy móc và nhu cầu nhân lực do sự ra đời của

4IR bằng cách xác định trình độ năng lực ngành của Việt Nam và các công nghệ liên quan theo

các nhóm nhỏ hoặc nhóm đơn vị của TCKNNQG. Số hóa quá trình sản xuất trong lĩnh vực công

nghiệp sẽ tác động sâu rộng đến các yêu cầu về năng lực của các nhân viên thạo nghề; do đó nên

chọn mảng phát triển TCKNNQG để phản ánh yếu tố này. Nên xây dựng TCKNNQG trước tiên

để thúc đẩy phát triển lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ liên quan đến 4IR như phát

triển, vận hành, thực hiện, hỗ trợ sử dụng, bảo dưỡng và bảo trì công nghệ liên quan. Ngoài ra,

cần tiến hành phân tích các lĩnh vực mà 4IR có thể thay thế nhân viên trong tương lai để chúng tôi

có thể đưa ra kế hoạch phát triển công việc hoặc chuyển đổi công việc cho những nhân viên ở vị

trí này.

⑬ Khi cân nhắc sử dụng TCKNNQG, cần xem xét các yếu tố hiệu suất, tiêu chí hiệu

suất và năng lực công việc theo đơn vị năng lực. Ngoài ra, cần xác định các năng lực

cốt lõi để chuẩn bị cho sự ra đời của 4IR đồng thời mô tả nội dung của các năng lực

cốt lõi bằng đơn vị năng lực.

Phải xác định được các đơn vị năng lực của từng nhóm đơn vị và xây dựng nội dung

TCKNNQG cho từng đơn vị năng lực. Thành phần của mỗi đơn vị năng lực là yếu tố đơn vị năng

lực, tiêu chí thực hiện, năng lực công việc, công cụ thực hiện, năng lực cốt lõi và phương pháp

đánh giá.

- Hiệu suất của nhân viên tay nghề cao được dùng để đưa ra các tiêu chí thực hiện.

- Năng lực công việc là cơ sở để xây dựng nội dung học tập gồm kiến thức, kỹ năng và thái

độ.

- Thành phần công cụ thực hiện là dữ liệu được chia sẻ cùng các tài liệu, thiết bị, công cụ

và vật liệu liên quan.

- Thành phần năng lực cốt lõi là khả năng ứng dụng kỹ thuật số, giải quyết vấn đề, sử dụng

máy móc và hợp tác, giao tiếp, v.v.

- Thành phần phương pháp đánh giá là ví dụ về phương pháp đánh giá có thể dùng để đánh

giá, và áp dụng linh hoạt tùy theo tình huống đánh giá.

Phải xác định các năng lực cốt lõi cần thiết để chuẩn bị trước tốc độ thay đổi nhanh chóng của

công nghệ và năng lực công việc sau khi 4IR ra đời. Hệ thống giáo dục trong tương lai phải là một

hệ thống đáp ứng được xu hướng kinh tế - xã hội do 4IR mang lại, bao gồm tư duy phản biện, giải

quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác và giao tiếp. Các nhà tương lai học, giáo dục học và xã hội học đã

đề xuất một số năng lực cốt lõi để chuẩn bị cho 4IR, gồm khả năng ứng dụng kỹ thuật số, khả

211

năng giải quyết vấn đề, khả năng làm việc với máy móc, khả năng giao tiếp, v.v. Có thể áp dụng

những yếu tố năng lực này các cho khóa đào tạo các môn khai phóng/chuyên ngành/ngoại khóa

khi xây dựng chương trình dạy nghề. Chúng thường được đưa vào chương trình giảng dạy cho

từng môn học và người học phải tìm hiểu trong quá trình học bằng cách trình bày cùng mục tiêu

học tập và tiêu chí đánh giá.

※ NCS của Hàn Quốc bao gồm kỹ năng thông tin, giải quyết vấn đề, quản lý nguồn lực, tương

tác giữa các cá nhân, giao tiếp, tính toán, kỹ năng kỹ thuật và khả năng hiểu biết về tổ chức.

Cần xác định rõ năng lực cốt lõi của mỗi đơn vị năng lực và sử dụng cho mục đích giáo dục và

đào tạo. Có thể sử dụng thành phần của năng lực cốt lõi khi trình bày định nghĩa về năng lực, các

yếu tố năng lực và cấp độ của từng yếu tố năng lực trong phần mô tả (ví dụ). Mục đích sử dụng

năng lực cốt lõi là để xây dựng nội dung học tập giúp đạt được các năng lực đó khi thực hiện

nhiệm vụ công việc bằng cách tham khảo các mô tả (ví dụ) của từng yếu tố năng lực và áp dụng

vào từng công việc cụ thể khi xây dựng các khóa đào tạo.

⑭ Nên chọn các lĩnh vực ưu tiên phát triển của TCKNNQG bằng cách xác định nhóm

ngành công nghiệp chiến lược của Việt nam và nhóm ngành áp dụng 4IR theo nhóm

đơn vị và cấp độ công việc của TCKNNQG.

Nên thiết lập các cấp độ công việc của TCKNNQG theo nhóm đơn vị dựa trên Khung trình độ

kỹ năng nghề (VQF) của Việt Nam. Khung trình độ kỹ năng nghề (VQF) được xây dựng nhằm

đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong khu vực ASEAN và được dùng để mở rộng quy

mô cũng như nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Khung trình độ kỹ năng nghề của Việt

Nam có tám bậc (Chứng chỉ sơ cấp 1, Chứng chỉ sơ cấp 2, Chứng chỉ sơ cấp 3, Trung cấp, Cao

đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ) kèm theo định nghĩa của từng bậc và KTĐQG xác định cấp độ

công việc. Dựa trên định nghĩa theo bậc trình độ, có thể xác định lực lượng lao động cần thiết theo

nhóm đơn vị và thiết lập các cấp độ công việc tương ứng.

Sau khi khảo sát và phân tích quy mô nguồn nhân lực trong nhóm ngành công nghiệp chiến

lược của Việt Nam và nhóm ngành áp dụng 4IR theo cấp độ công việc thành từng nhóm đơn vị,

có thể xác định được mức cung cầu nhân lực. Có thể suy ra lực lượng lao động hiện tại trong

ngành bằng cách lập sơ đồ thống kê lao động của Phân loại nghề nghiệp tiêu chuẩn theo nhóm

đơn vị và cấp độ công việc. Ngoài ra, quy mô nguồn nhân lực đang phát triển hiện tại có thể xác

định theo nhóm đơn vị và cấp độ công việc. Xác định các lĩnh vực cần phát triển lực lượng lao

động trong tương lai bằng cách lập sơ đồ và so sánh quy mô nguồn nhân lực trong các ngành công

nghiệp chiến lược của Việt Nam và lĩnh vực áp dụng 4IR dự kiến dựa trên dữ liệu trên.

212

※ Ví dụ, NCS ở Hàn Quốc gồm 24 nhóm chính, 79 nhóm bổ sung và 253 nhóm phụ cùng

1.001 nhóm đơn vị (công việc) đã được phát triển mạnh mẽ trong hơn 5 năm. NCS của Hàn Quốc

liên tục được bổ sung hoặc xây dựng các đơn vị năng lực mới cho các lĩnh vực liên quan đến 4IR.

※ Nhìn vào thực trạng phát triển của các lĩnh vực đầy hứa hẹn trong tương lai như 4IR ở Hàn

Quốc, NCS đã thiết kế và kiểm chứng hệ thống đào tạo ảo, xây dựng nội dung đào tạo thực tế ảo

và thực tế tăng cường (AR), xây dựng mạng truyền thông IoT, lập kế hoạch cung cấp dịch vụ IoT

tổng hơp, chẩn đoán và phân tích bảo mật thông tin, quản lý và vận hành bảo mật thông tin, thiết

kế in 3D, thiết kế nội dung VR, hoạt động và quản lý dữ liệu lớn, xây dựng nền tảng dữ liệu lớn,

phát triển và cung cấp thiết bị xét nghiệm sinh học.

Nên thiết lập các lĩnh vực ưu tiên phát triển của TCKNNQG, nhóm ngành công nghiệp chiến

lược quốc gia và nhóm ngành dự kiến áp dụng 4IR. Thứ nhất, lĩnh vực ưu tiên phát triển của

TCKNNQG là lĩnh vực yêu cầu phát triển lực lượng lao động có hệ thống do quy mô phát triển

nguồn nhân lực hiện tại rất lớn. Thứ hai, các lĩnh vực cần xây dựng các hạng mục chứng chỉ để

nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động. Thứ ba là nhóm ngành công nghiệp chiến lược quốc

gia và nhóm ngành dự kiến áp dụng 4IR mặc dù quy mô phát triển nguồn nhân lực hiện tại không

đáng kể. Tương tự, có thể thiết lập các lĩnh vực ưu tiên phát triển dựa trên nhu cầu của nhóm đơn

vị và cấp độ công việc để tăng hiệu quả sử dụng và giảm lãng phí ngân sách.

⑮ Nên áp dụng các kỹ thuật phát triển và kiểm chứng có khả năng tìm ra mô tả công

việc tại nơi làm việc của các ngành công nghiệp. Xây dựng hệ thống phát triển để

đảm bảo TCKNNQG vẫn còn giá trị trước tốc độ thay đổi nhanh chóng của công

nghệ và sự tiến bộ của 4IR.

Á p dụng các kỹ thuật có thể phát triển tập trung xoay quanh Chuyên gia am hiểu các vấn đề

trong ngành (SME).

Phân tích công việc DACUM (Xây dựng chương trình đào tạo) là kỹ thuật phù hợp để xây dựng

các chương trình CBET (Giáo dục và đào tạo dựa trên năng lực). Chương trình đào tạo này được

xây dựng qua các hội thảo bằng cách quy tụ các chuyên gia từ ngành công nghiệp, giáo dục và

đào tạo, lĩnh vực chuyên môn và điều phối viên phát triển để phản ánh yêu cầu tại nơi làm việc

của các ngành công nghiệp và đảm bảo tính khả dụng trong các lĩnh vực liên quan. Nói một cách

đơn giản, số lượng lớn SME thành thạo trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành công nghiệp

của mình cùng tụ họp và đại diện đưa ra kết luận về các nhiệm vụ công việc một cách khách quan.

Số lượng nhỏ chuyên gia trong ngành giáo dục và đào tạo và trình độ chuyên môn cũng tham gia

và tất nhiên không thể thiếu điều phối viên để tổ chức hội thảo.

213

Nên tiến hành kiểm chứng đối với các bên quan tâm để kiểm chứng khách quan các kết quả mà

đội ngũ phát triển tập trung xoay quanh SME rút ra. Các bên quan tâm là doanh nghiệp thực hiện

công việc và cơ quan tư vấn thuộc các ngành liên quan. Ngoài ra, cần nghiên cứu các ý kiến về

doanh nghiệp đại diện có quy mô lớn hay thực hiện khối lượng lớn hoặc dẫn đầu về các kỹ năng

liên quan đến công việc.

Nên thiết lập Chu kỳ phát triển để luôn cập nhật với TCKNNQG. Dù chu kỳ phát triển điển

hình là từ 3 đến 5 năm nhưng có thể áp dụng hệ thống đánh giá định kỳ để bổ sung các lĩnh vực

có thay đổi nhanh chóng về công nghệ.

Để xây dựng TCKNNQG đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp, nên giao cho các hiệp hội

liên quan để xây dựng và quản lý liên tục. Hiệp hội liên quan là Hội đồng kỹ năng ngành

(HĐKNN) và nếu không có hiệp hội liên quan thì có thể ủy thác cho một nhóm chuyên gia am

hiểu về các nội dung thuộc lĩnh vực. Chúng tôi khuyến nghị nên ủy thác việc xây dựng

TCKNNQG lâu dài, nêu rõ vai trò trong các khuyến nghị chính sách liên quan đến trách nhiệm

giải trình và lực lượng lao động công nghiệp, đồng thời xem xét việc sử dụng bằng cách thực hiện

các dự án đào tạo hoặc kiểm tra trình độ liên quan đến PTNNL. Nói cách khác, thực hiện các dự

án dịch vụ công cho phép độc lập về tài chính.

Thành lập các tổ chức chuyên trách quốc gia để thúc đẩy và quản lý việc xây dựng và áp dụng

TCKNNQG. Tổ chức này có vai trò nghiên cứu thành phần của TCKNNQG, lựa chọn, hỗ trợ và

quản lý các tổ chức phát triển, phân tích việc sử dụng TCKNNQG và quản lý TCKNNQG.

⑯ Chủ động áp dụng TCKNNQG để phát triển và quản lý nguồn nhân lực sau những

thay đổi của công nghệ công nghiệp, nhưng phải áp dụng có hệ thống và linh hoạt

trong hoạt động đào tạo nhân viên đảm bảo phát triển nghề nghiệp cho nhân viên.

Nên sử dụng TCKNNQG khi cải tổ các khóa đào tạo để trau dồi cho lực lượng lao động các

năng lực yêu cầu của mỗi ngành. Xây dựng chương trình môn học dựa trên các đơn vị năng lực

TCKNNQG; tuy nhiên, có thể xây dựng cùng nhau nếu nội dung đơn vị năng lực tương tự nhau.

Có thể xây dựng khóa giáo dục và đào tạo (chuyên ngành) bằng cách chỉ định các đơn vị năng lực

(chủ đề) trong con đường sự nghiệp có thể nâng cao chuyên môn cá nhân. Tổ chức các khóa đào

tạo ngắn hạn (3-6 tháng) thành một khóa đồng thời có thể xây dựng các khóa nâng cao nhằm cải

thiện trình độ trong khi thực hiện một số khóa học có thời gian đào tạo khác nhau. Nên xây dựng

các khóa đào tạo dựa trên TCKNNQG nhưng phải xem xét lĩnh vực mà các doanh nghiệp địa

phương yêu cầu, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo cũng như khả năng học tập của người

học. Thiết lập bậc trình độ cần đạt cùng các khóa đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực theo yêu

cầu của ngành một cách kịp thời và nhất quán.

214

Nên xây dựng tiêu chuẩn về chương trình đào tạo cũng như bộ câu hỏi kiểm tra trình độ dựa

trên mô tả công việc của ngành để đảm bảo khóa đào tạo và bài kiểm tra trình độ thống nhất với

nhau. Phải nâng cao trình độ trong các nhóm phụ của TCKNNQG, tuy nhiên, nếu thiết lập hạng

mục trình độ trong nhóm đơn vị thì đơn vị năng lực sẽ trở thành đối tượng kiểm tra. Thông

thường, tiêu chí hiệu quả của TCKNNQG là mục tiêu kiểm tra, kiến thức là môn lý thuyết và công

nghệ là môn thực hành. Nên xây dựng phương pháp kiểm tra dựa trên phương pháp đánh giá,

nhưng cần xem xét quy mô và tính cập nhật của các phương tiện và thiết bị kiểm tra. Tiêu chuẩn

kiểm tra trình độ là hệ thống chứng nhận hiệu quả về mặt xã hội, vì vậy cần áp dụng mục tiêu và

phương pháp kiểm tra một cách nghiêm ngặt.

Doanh nghiệp nên sử dụng để phát triển và quản lý nguồn nhân lực còn các cá nhân nên sử

dụng để lựa chọn công việc và phát triển sự nghiệp. Doanh nghiệp có thể quản lý năng lực của

nhân viên bằng mô tả và cấp độ công việc của TCKNNQG, do đó có thể xây dựng chương trình

nâng cao năng lực và phát triển năng lực mới. Những người tham gia giáo dục nghề nghiệp có thể

sử dụng để lựa chọn công việc và phát triển sự nghiệp bằng cách tham khảo các mô tả và cấp độ

công việc của TCKNNQG.

4. Chương trình đào tạo nghề

⑰ Chính phủ Việt Nam cần duy trì mối quan hệ hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Bộ Lao

động để đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến 4IR. Ngoài ra, cần thành lập Ủy ban

Phát triển Nguồn nhân lực Quốc gia cấp chính phủ nhằm mục đích liên kết đào tạo

để xây dựng và thực thi chính sách.

Việc phát triển nguồn nhân lực cấp quốc gia đòi hỏi phương pháp tiếp cận có hệ thống từ góc

nhìn dài hạn đồng thời cần thành lập ủy ban có chức năng điều phối các yêu cầu liên quan đến

phát triển nguồn nhân lực của từng bộ trực thuộc trung ương và phân bổ ngân sách. Để làm được

điều này, cần thành lập Ủy ban Phát triển Nguồn nhân lực Quốc gia dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch

nước Việt Nam để điều phối các chính sách của chính quyền trung ương, xây dựng và triển khai

các chính sách giáo dục nghề nghiệp quốc gia từ góc nhìn dài hạn. Để Ủy ban HRD Quốc gia phát

triển thành một tổ chức hiệu quả, cần có cả cơ quan hoạch định chính sách và ngân sách để đảm

bảo thực thi chính sách hiệu quả. Trong trường hợp của Hàn Quốc, Ủy ban HRD Quốc gia được

thành lập dưới sự chỉ đạo của Tổng thống vì vấn đề phát triển nguồn nhân lực quốc gia đặc biệt

quan trọng, tuy nhiên, không đạt được kết quả trong việc điều phối và thực thi chính sách do thiếu

cơ quan phân bổ ngân sách.

215

Ngoài ra, cần tăng cường hiệu quả thực thi chính sách bằng cách thành lập Hội đồng kỹ năng

khu vực trực thuộc Ủy ban HRD Quốc gia. Trên thực tế, nếu khó vận hành Ủy ban HRD khu vực

dưới dạng tổ chức riêng biệt thì có thể thành lập Ủy ban HRD khu vực tại một trường đại học địa

phương để vận hành các chức năng của ủy ban.

Để đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần có sự hợp

tác có hệ thống giữa Bộ Giáo dục và Bộ LĐ-TBXH. Thời gian và chi phí đào tạo dài hạn là bắt

buộc đối với lực lượng lao động liên quan đến 4IR và phần lớn trong số họ là lực lượng lao động

R&D, do đó Bộ Giáo dục cần có động thái trước những chính sách về giáo dục nghề nghiệp liên

quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, Bộ LĐ-TBXH cần phụ trách phần này trong hoạt động đào tạo

nghề do nhu cầu nguồn nhân lực vận hành hệ thống sản xuất liên quan đến cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ 4 không ngừng tăng lên.

⑱ Cần xây dựng mạng lưới xác định nhu cầu nguồn nhân lực để đào tạo lực lượng lao

động liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo cấp độ công việc.

Thiết kế của mạng lưới này phải đảm bảo cho phép phổ biến thông tin về thị trường

lao động đến các trường học và cần tính đến yếu tố này khi tiến hành nghiên cứu

thiết kế.

Hầu hết dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động nên sử dụng phương pháp dự

báo nhu cầu nguồn nhân lực có xem xét việc áp dụng vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp nghiệp

dựa trên tốc độ tăng trưởng và độ co giãn việc làm của từng ngành. Việc dự báo nhu cầu nguồn

nhân lực như vậy sẽ gặp khó khăn trong việc hoạch định chính sách hoặc phân lớp học do khó có

thể dự báo nhu cầu nguồn nhân lực theo trình độ. Để giải quyết vấn đề này, cần sử dụng phương

pháp dự đoán nhu cầu nguồn nhân lực theo cấp độ công việc. Ví dụ, nhu cầu nguồn nhân lực của

Nhà máy thông minh cần nhân viên nghiên cứu và phát triển, vận hành hệ thống sản xuất tự động,

bảo trì và sửa chữa hệ thống sản xuất tự động, kiểm soát chất lượng, quản lý hậu cần và phân tích

dữ liệu lớn. Trong số các vị trí này, nghiên cứu và phát triển, dữ liệu lớn, quản lý hậu cần có thể

được phân loại là các vị trí yêu cầu trình độ đại học trở lên; bảo trì và sửa chữa hệ thống sản xuất

tự động, kiểm soát chất lượng là các vị trí yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên; bảo trì, sửa chữa hệ

thống sản xuất tự động, kiểm soát chất lượng là các vị trí yêu cầu trình độ trung học phổ thông trở

lên.

Để tiến hành công việc thuận lợi, cần xác định cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ở cấp

quốc gia đồng thời xây dựng mạng lưới có chức năng thường xuyên xác định nhu cầu nguồn nhân

lực theo cấp độ công việc bằng cách thành lập hội đồng ngành cho các doanh nghiệp liên quan.

Ngoài ra, để tạo ra cấu trúc cho phép phổ biến thông tin về thị trường lao động đến các trường

216

học, cần tính đến yếu tố này khi nghiên cứu nhu cầu của thị trường lao động. Thông qua cuộc

khảo sát có hệ thống về kỹ năng, thái độ, môi trường làm việc, mức lương, giai đoạn sự nghiệp và

triển vọng yêu cầu đối với từng cấp độ công việc, nên thu thập và phân phối thông tin có thể sử

dụng để liên tục đổi mới chương trình giảng dạy và chương trình đào tạo cũng như để hướng

nghiệp.

⑲ Xây dựng và phổ cập chương trình và các khóa đào tạo tiêu chuẩn hóa cho từng

trình độ để thúc đẩy và phát triển nguồn nhân lực bền vững cho 4IR

Cần tiêu chuẩn hóa giáo trình và chương trình đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho cuộc

cách mạng công nghiệp lần thứ 4 một cách hiệu quả. Trong bối cảnh vốn đầu tư của các doanh

nghiệp nước ngoài vào Việt Nam không ngừng tăng lên, cần xây dựng chương trình giảng dạy và

chương trình đào tạo chuẩn dựa trên tiêu chuẩn toàn cầu.

Giáo trình và chương trình tiêu chuẩn hóa đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo đào tạo nguồn

nhân lực có trình độ đồng đều.

Chỉ phân tích và bổ sung đánh giá hết quả học tập cũng như vấn đề của người học khi sử dụng

giáo trình và chương trình đã tiêu chuẩn hóa cho các cơ sở đào tạo nhân lực. Về mặt tiết kiệm chi

phí, sách giáo khoa có thể được biên soạn và phân phát cũng như dễ dàng liên tục sửa đổi và bổ

sung. Do đó, có thể dễ dàng tính toán chi phí bảo đảm cơ sở vật chất và trang thiết bị, từ đó có thể

lập kế hoạch đầu tư trung đến dài hạn. Phải chuẩn bị chương trình giảng dạy và chương trình đào

tạo chuẩn hóa để tu dưỡng và đào tạo giáo viên, đồng thời giúp đánh giá giáo viên hiệu quả để

nâng cao chất lượng giáo dục.

⑳ Xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp tạo điều kiện Vừa học vừa làm/Vừa làm

vừa học để liên tục phát triển bản thân suốt đời nhằm đào tạo nguồn nhân lực phù

hợp với kỷ nguyên 4IR.

Cần đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ cao có kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả trong các

ngành liên quan đến 4IR. Trong trường hợp của Đức, Hệ thống đào tạo nghề kép được triển khai ở

cấp trung học phổ thông. Sau này, khi xây dựng và triển khai chính sách Cách mạng công nghiệp

4.0, Hệ thống đào tạo nghề kép đã được mở rộng và áp dụng cho các bậc giao dục cao hơn. Hệ

thống này là biện pháp được thực hiện vì không thể dẫn dắt sự tăng trưởng của thị trường lao

động nếu chỉ đảm bảo học sinh tốt nghiệp trung học mới có thể làm nguồn nhân lực trong kỷ

nguyên 4IR.

Chính phủ Việt Nam cũng cần xây dựng hệ thống Vừa học vừa làm/Vừa làm vừa học để chuẩn

217

bị cho 4IR. Hệ thống học tập suốt đời rất cần thiết để cho phép học sinh học cao đẳng ngay cả khi

đã tham gia thị trường lao động sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Cần đổi mới chương trình

giáo dục tiểu học và trung học cơ sở để củng cố các kỹ năng học tập cơ bản cũng như phát triển

năng lực học tập tự định hướng. Đây là những năng lực cơ bản để học tập suốt đời ngay cả khi đã

gia nhập thị trường lao động và cũng là tài sản quan trọng của quốc gia và mỗi cá nhân giúp nâng

cao khả năng phát triển và tồn tại lâu dài trên thị trường lao động. Để phát triển năng lực học tập

tự định hướng, cần đổi mới phương pháp dạy - học tại trường học và các cơ sở đào tạo.

5. Hệ thống chứng chỉ đào tạo nghề

㉑ Thúc đẩy mối liên kết giữa trình độ học vấn-GDKT & ĐTN-NSQ (Chứng chỉ kỹ

năng quốc gia) dựa trên VQF (Khung trình độ quốc gia Việt Nam) nhằm đẩy mạnh

công tác quản lý chất lượng của NSQ (Chứng chỉ kỹ năng quốc gia), khả năng

thuyên chuyển quốc tế và không ngừng phát triển sự nghiệp của những người có

trình độ kỹ thuật.

Mối liên kết giữa trình độ học vấn-GDKT & ĐTN-NSQ (Chứng chỉ kỹ năng quốc gia) dựa trên

KTĐQG (Khung trình độ quốc gia Việt Nam) cần được thúc đẩy như sau:

Trước tiên, cần thành lập ủy ban gồm Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TBXH và các đối tác xã hội (trường

học, ngành, v.v.).

Thứ hai, xác định các bậc chứng chỉ theo bậc trình độ của VQF bằng cách so sánh tư cách hợp

lệ và tiêu chí kiểm tra của các chứng chỉ với kết quả đầu ra của VQF. Nếu cần xác định theo bậc

trình độ, có thể thúc đẩy cải thiện song song tư cách dự thi hợp lệ.

Thứ ba, đóng vai trò là phương thức liên kết, tín chỉ có thể được cấp cho những người đã có

chứng chỉ kỹ thuật và cấp chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục bậc cao (đại học, cao học).

Dựa trên tư cách dự thi hợp lệ của NSQ, việc xác định các bậc trình độ của NSQ theo VQF sẽ

được thực hiện như sau.

Bảng 4-2 | Mối liên kết giữa trình độ học vấn-GDKT & ĐTN-NSQ(Chứng chỉ kỹ năng quốc gia)–(dự thảo)

Bậc trình

độ

VQF

Loại chứng chỉ

(tín chỉ) Trình độ học vấn

Chứng chỉ GDKT &

ĐTN

Chứng chỉ kỹ năng

nghề quốc gia

1 Chứng chỉ sơ cấp Ⅰ(5)

Chứng chỉ sơ cấp Ⅰ

2 Chứng chỉ sơ cấp Ⅱ(15)

Chứng chỉ sơ cấp Ⅱ

218

3 Chứng chỉ sơ cấp Ⅲ(25)

Chứng chỉ sơ cấp Ⅲ Bậc 1

4 Bằng trung cấp (35~50)

Giấy chứng nhận nghề

phổ thông Bậc 2

5 Bằng cao đẳng (60) Chứng chỉ Chứng chỉ cao đẳng

nghề Bậc 3

6 Bằng đại học (120~180) Cử nhân

Bậc 4

7 Bằng thạc sĩ (30~60) Thạc sĩ

8 Bằng tiến sĩ (90~120) Tiến sĩ

Bậc 5

㉒ Để thích ứng với 4IR và đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật xuất sắc có năng lực

theo yêu cầu tại nơi làm việc của các ngành công nghiệp, cần tiến hành thiết lập và

kiểm tra trình độ đảm bảo đạt bậc 4 và bậc 5, đồng thời xem xét việc thay đổi điều

kiện đạt chuẩn.

Cần thiết kế chứng chỉ mới bậc 4 và bậc 5 để có thể ghi nhận năng lực của lực lượng lao động

kỹ thuật xuất sắc như cử nhân đại học trở lên qua chứng chỉ kỹ thuật và khen thưởng trên thị

trường lao động. Có thể chuẩn bị biện pháp khuyến khích các cá nhân đã có chứng chỉ để cử nhân

đại học và kỹ thuật viên xuất sắc tại nơi làm việc của các ngành công nghiệp có thể chủ động đạt

chứng chỉ kỹ thuật bậc 4 và bậc 5.

Tư cách đăng ký hợp lệ hiện tại hướng đến người lao động nên sinh viên tốt nghiệp từ các khóa

đào tạo nghề không thể đăng ký các chứng chỉ tương tự (bậc 2, bậc 3, bậc 4). Vì vậy, cần thảo

luận các hạng mục được khuyến khích tại Điều 41 Luật Việc làm với cơ quan nhà nước liên quan

đồng thời cần trình bày cụ thể các hạng mục chứng chỉ và thông tin về chế độ đãi ngộ được

khuyến khích trong các dự luật liên quan đến trình độ và chứng chỉ. Khi xem xét tính khả dụng

của chứng chỉ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cần thiết lập các hạng mục chứng chỉ mới phù hợp

với bậc 4 và bậc 5 bằng cách xin ý kiến của các cơ quan nhà nước. Là một cách nhằm mục đích

thúc đẩy nhiều bộ ngành nhà nước tham gia, như ở Hàn Quốc, quyền hạn đối với các hạng mục

chứng chỉ có thể chuyển giao từ Bộ LĐ-TBXH sang các cơ quan nhà nước liên quan. Về lâu dài,

cách làm này có thể tăng tính nhất quán và tính tiện ích của hệ thống bằng cách quản lý/vận hành

và sử dụng chứng chỉ kỹ thuật song song.

Trong trường hợp của Việt Nam, do không có văn bằng dành cho các kỹ sư chuyên nghiệp nên

cần cấp chứng chỉ bậc 5 làm chứng chỉ kỹ sư chuyên nghiệp để đảm bảo tính phổ biến của văn

bằng trong ASEAN. Để cấp được chứng chỉ kỹ sư chuyên nghiệp, chính phủ phải chuẩn bị các

hạng mục chứng chỉ, phương pháp kiểm tra, tư cách đăng ký hợp lệ, v.v thông qua các trường hợp

219

ở nước ngoài để tăng tính phổ biến của hệ thống.

㉓ Cần tái cơ cấu tổ chức và điều hành hoạt động quản lý chứng chỉ để các chính sách

liên quan đến chứng chỉ kỹ thuật có thể ứng phó kịp thời và hiệu quả với những

thay đổi nhanh chóng tại nơi làm việc của các ngành công nghiệp sau khi 4IR ra

đời.

Do Bộ LĐ-TBXH gặp khó khăn khi không có đủ tổ chức và nhân lực để tiến hành kiểm tra

trình độ nên sẽ có những hạn chế trong việc đảm bảo chất lượng kỳ thi và hiệu quả công tác tổ

chức kỳ thi do nhu cầu kiểm tra trình độ trong tương lai ngày càng tăng. Do đó, cần thành lập và

vận hành một tổ chức chuyên biệt để tổ chức kiểm tra trình độ như Cơ quan Phát triển Nguồn

nhân lực Hàn Quốc (HRDK). Để thành lập và vận hành cơ quan kiểm tra trình độ (HRD Việt

Nam), cần sửa đổi các Quyết định và Thông tư liên quan đến Luật Việc làm.

Tổng cục GDNN tập trung xây dựng chính sách liên quan đến trình độ và quản lý hệ thống

chứng chỉ còn HDR Việt Nam có chức năng hỗ trợ và triển khai các chính sách của chính phủ một

cách nhanh chóng đồng thời thực hiện các nhiệm vụ của Tổng cục GDNN và Tổ chức

ĐGKNNQG hiện tại như trình bày sau đây.

Hình 4-2. Hệ thống quản lý chứng chỉ kỹ thuật (dự thảo)

Vai trò cụ thể của Bộ LĐ-TBXH, HRD Việt Nam và Tổ chức ĐGKNNQG cần được phân biệt

220

và quy định rõ ràng để tăng tính chuyên nghiệp và trách nhiệm giải trình. Bộ LĐ-TBXH chịu

trách nhiệm sửa đổi quy chế, bảo đảm ngân sách, quản lý hoạt động của hệ thống chứng chỉ (hủy

bỏ các hạng mục, bậc trình độ, tư cách đăng ký hợp lệ, phương pháp kiểm tra, v.v.), HRD Việt

Nam chịu trách nhiệm quản lý công tác xây dựng TCKNNQG, lập kế hoạch kiểm tra, thông báo

công khai về việc tổ chức kiểm tra, quản lý ngân hàng câu hỏi kiểm tra, xây dựng và thiết kế bộ

câu hỏi kiểm tra, chấm điểm, cung cấp thông tin về địa điểm kiểm tra, quản lý chứng chỉ năng lực

và thí sinh thi đỗ cũng như phê duyệt các cơ sở kiểm tra (Tổ chức ĐGKNNQG). Tổ chức

ĐGKNNQG chỉ chịu trách nhiệm cung cấp các cơ sở kiểm tra.

Cần thành lập các văn phòng khu vực để HDR Việt Nam cung cấp dịch vụ trọn gói cho các thí

sinh đăng ký kiểm tra trình độ.

㉔ Cần thiết lập hệ thống thông tin kiểm tra trình độ (Q-net) để quản lý thông tin về

chứng chỉ kỹ thuật có hệ thống cũng như tổ chức kiểm tra trình độ một cách hiệu

quả.

Q-net cần được thiết lập để đảm bảo tổ chức kiểm tra trình độ kỹ thuật hiệu quả, nâng cao trình

độ cũng như quản lý và cung cấp thông tin về chứng chỉ do nhu cầu thi lấy chứng chỉ của xã hội

trong tương lai ngày càng tăng. Khi thiết lập QEIS, cần xem xét việc tái cấu trúc công tác quản lý

chứng chỉ kỹ thuật và quản trị vận hành. Nếu Tổ chức ĐGKNNQG tiếp tục thực hiện các chức

năng như hiện tại (tiếp nhận đơn đăng ký, thông báo thí sinh thi đỗ, cấp chứng chỉ, v.v.), nên thiết

kế dựa trên hệ thống thông tin và hoạt động liên kết của Tổ chức ĐGKNNQG.

Q-net23 gồm dịch vụ kiểm tra trình độ và cung cấp thông tin về chứng chỉ như minh họa trong

Hình 4-3. Dịch vụ kiểm tra trình độ liên quan đến công tác tổ chức kỳ thi, bao gồm công bố lịch

thi, nộp hồ sơ, thông báo thí sinh thi đỗ và cấp chứng chỉ. Thông tin về chứng chỉ cung cấp thông

tin chi tiết cho từng hạng mục chứng chỉ (đối tượng kiểm tra và tiêu chí kiểm tra, phương pháp

kiểm tra, mô tả công việc của người có chứng chỉ, nghề nghiệp và triển vọng, thông tin vị trí việc

làm, chương trình khích lệ người có chứng chỉ, v.v.) và số liệu thống kê chứng chỉ (theo loại

chứng chỉ, hạng mục chứng chỉ, bậc trình độ, số liệu thống kê người có chứng chỉ theo khu vực),

v.v.

Hình 4-3. Thành phần Q-net (dự thảo)

23

http://www.q-net.or.kr/man001.do?gSite=Q

221

6. Liên kết GDKT & ĐTN với các ngành nghề và chứng

chỉ

㉕ Để thích ứng với kỷ nguyên công nghiệp lần thứ 4, cần liên tục phát triển kỹ năng

của người lao động. Để hỗ trợ về mặt pháp lý, cần ban hành và thực thi đạo luật (tên

dự kiến) về phát triển kỹ năng nghề của người lao động.

Cần thực hiện các biện pháp theo dõi để đảm bảo Bộ LĐ-TBXH có thể đóng vai trò là cơ quan

quản lý GDNN quốc gia (bậc tiểu học, trung học và đại học). Việt Nam đã ban hành Luật GDNN

năm 2014 để đổi mới giáo dục nghề nghiệp đồng thời quyết định Bộ LĐ-TBXH là cơ sở quản lý

GDNN quốc gia (bậc tiểu học, trung học và đại học). Thay vì tái cấu trúc hoàn toàn hệ thống

GDNN, Luật sửa đổi một số vấn đề trong khuôn khổ đã xây dựng trong 30 năm qua. Mục đích

sửa đổi là để bổ sung những vấn đề cơ bản xác định liên quan đến chất lượng GDNN, liên kết nơi

làm việc, tạo cơ hội tham gia bình đẳng, vấn đề tài chính và triển khai hệ thống (WB, 2019).

Hệ thống này có thể hỗ trợ trực tiếp cho người lao động làm việc tại các doang nghiệp trong hệ

thống điều hành GDNN trên toàn quốc. Các nội dung hiện hành quy định trong bộ luật liên quan

đến hệ thống chứng chỉ quốc gia, chức năng và tổ chức của Tổng cục GDNN, người hướng dẫn,

kiểm tra trình độ, hệ thống đảm bảo chất lượng, tài chính, ngành công nghiệp và hợp tác quốc tế.

Hệ thống pháp luật này là cơ sở giúp chính phủ có thể trực tiếp kiểm soát việc điều chỉnh và hỗ

trợ GDNN, tuy nhiên có một số hạn chế về cơ sở pháp lý để hỗ trợ trực tiếp cho nhân viên trong

doanh nghiệp. Theo quyền hạn của doanh nghiệp quy định tại Điều 51 Luật GDNN và trách

nhiệm của doanh nghiệp quy định tại Điều 55, chỉ có một cơ sở pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp tham

gia các chương trình nâng cao năng lực nghề của người lao động thông qua hợp tác với các cơ sở

GDNN. Tuy nhiên, những quy định này có một vài hạn chế trong việc hỗ trợ phương pháp phát

triển nhiều kỹ năng khác nhau sao cho có hệ thống như phát triển các kỹ năng nghề trong doanh

nghiệp bên ngoài cơ sở GDNN.

Cần ban hành và thực thị bộ luật thúc đẩy và hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề của người lao động

suốt đời như Đạo luật Phát triển kỹ năng nghề của người lao động đã được ban hành và thực thi

ở Hàn Quốc, đồng thời hỗ trợ đào tạo lực lượng lao động cần thiết tại nơi làm việc của các ngành

công nghiệp. Đạo luật này có thể bao gồm quy định hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề của người lao

động, hỗ trợ các dự án phát triển kỹ năng nghề cho người sử dụng lao động, hỗ trợ các cơ sở

GDNN hoạt động vì người lao động cũng như đánh giá các dự án phát triển kỹ năng nghề của

người lao động.

222

Việc ban hành Đạo luật này sẽ mở đường cho quốc gia tạo nền tảng để người lao động có thể ứng

phó linh hoạt trước những thay đổi nhanh chóng về công nghệ và môi trường làm việc trong kỷ

nguyên 4IR bằng cách liên tục phát triển kỹ năng nghề của bản thân.

㉖ Trong kỷ nguyên 4IR, cần mở rộng và tăng cường các chức năng của HĐKNN để

củng cố hệ thống bồi dưỡng lực lượng lao động theo nhu cầu.

Cần sớm thành lập HĐKNN để các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tham gia và thúc đẩy

đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN. HĐKNN được thành lập trên cơ sở Luật GDNN và có vai

trò thúc đẩy ngành công nghiệp tham gia vào GDNN, thông báo nhu cầu của ngành đến chính phủ,

nâng cao tầm quan trọng của GDNN, xây dựng và kiểm chứng TCKNNQG cũng như các tiêu

chuẩn đào tạo khác. HĐKNN bao gồm đại diện chính phủ, ngành giáo dục và đào tạo có viện

nghiên cứu, doanh nghiệp và tổ chức lao động có tổ chức của người sử dụng lao động, có chức

năng là trung gian kết nối nhu cầu nhân lực của thị trường lao động với khả năng cung cấp nhân

lực thông qua GDNN. Việc thành lập HĐKNN đã được thực hiện thí điểm đầu tiên trong lĩnh vực

nông nghiệp và dịch vụ du lịch nhưng dự kiến sẽ lan rộng ra các ngành khác trong tương lai.

※ Tháng 11 năm 2019, HĐKNN đầu tiên gồm 21 thành viên trong lĩnh vực nông nghiệp đã ra

đời và hiện đang chuẩn bị dự thảo TOR để thành lập HĐKNN trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.

Do lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, Công nghiệp Điện - Điện tử là cơ sở của 4IR, cần đẩy

mạnh ưu tiên thành lập để HĐKNN đóng vai trò nòng cốt trong việc đào tạo nhân lực. Ngoài việc

thành lập HĐKNN trong các ngành có nhiều lao động hiện tại, cần thành lập và vận hành

HĐKNN trong các ngành định hướng phát triển hướng đến tương lai ở cấp quốc gia. Ngành công

nghiệp cần tổ chức tổng hợp và phân tích thông tin được tạo ra qua HĐKNN ở cấp quốc gia. Đặc

biệt, cần thu thập thông tin toàn diện về nhu cầu nhân lực theo khu vực cũng như tổng nhu cầu

nhân lực theo ngành thông qua HĐKNN để có thể xây dựng chính sách GDNN ở cấp quốc gia và

khu vực. Mỗi HĐKNN nên được vận hành như một tổ chức thường trực và cần hỗ trợ phần lớn

chi phí cho các dự án liên quan bằng ngân sách ổn định của chính phủ. Nếu vận hành HĐKNN

dưới dạng tổ chức không thường trực hoặc triển khai dự án bằng ngân sách do các tổ chức tham

gia đài thọ thì có thể phát sinh khó khăn trong việc đạt được mục đích ban đầu đặt ra.

※ Hội đồng kỹ năng ngành (HĐKNN) có chức năng tương tự ở Hàn Quốc, ban đầu được thành

lập và vận hành theo các ngành cơ sở hạ tầng và ngành triển vọng của quốc gia (điện tử, chất bán

dẫn, máy móc, đóng tàu, thép, dệt, hóa chất, v.v.)

㉗ Để có thể kết hợp linh hoạt giữa làm và học trong kỷ nguyên 4IR, cần tăng cường

đào tạo tại nơi làm việc của các ngành công nghiệp đồng thời xây dựng và vận hành

223

hệ thống và hệ thống chứng chỉ có thể chính thức công nhận kết quả học tập.

Để bồi dưỡng nguồn nhân lực cần thiết trong kỷ nguyên 4IR, các doanh nghiệp cần đóng vai trò

là nơi học hỏi kết hợp với các cơ sở GDNN. Bên cạnh vai trò chỉ hỗ trợ đào tạo tại chỗ cho các cơ

sở GDNN, doanh nghiệp còn phải đảm nhận vai trò chủ chốt trong việc chủ động đào tạo nhân

viên kiến thức và kỹ năng cần thiết cho doanh nghiệp.

Cần có hệ thống hỗ trợ cho phép nhân viên học hỏi tại nơi làm việc để phát triển các kỹ năng

thực hiện công việc và những gì không thể học tại nơi làm việc thì có thể học tại các cơ sở hoặc tổ

chức đào tạo khác ngoài nơi làm việc. Các hệ thống này giúp nhân viên ứng phó chủ động và linh

hoạt với những thay đổi của công nghệ và môi trường làm việc

※ Hàn Quốc đã ban hành Đạo luật hỗ trợ học và làm song song tại nơi làm việc của các ngành

công nghiệp, quy định trao chứng chỉ quốc gia mới dựa trên kết quả đào tạo để chính thức công

nhận các kỹ năng nghề đã học được.

Để đáp ứng với quá trình số hóa ngành công nghiệp và số lượng Nhà máy thông minh xuất

ngày càng tăng nhờ sự tiến bộ của 4IR, còn có thể sử dụng các hệ thống này để hỗ trợ thích ứng

với công việc, đào tạo nhân lực cũng như thay đổi công việc của nhân viên và doanh nghiệp bằng

cách tổ chức các khóa đào tạo mới và bồi dường giảng viên tại chỗ.

Để thích ứng với kỷ nguyên 4IR, cần có chiến lược truyền bá các dự án đào tạo nghề tập trung

tại các cơ sở GDNN đến doanh nghiệp và người lao động một cách cân bằng. Cần áp dụng hệ

thống quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng

cao kỹ năng nghề cho người lao động và chính thức công nhận thành tích của người lao động qua

hoạt động đào tạo tại công ty như chứng chỉ quốc gia. Đặc biệt, cần mở rộng các Dự án phát triển

kỹ năng nghề theo hướng củng cố quyền hạn và vai trò của các doanh nghiệp phụ trách vận hành

và đánh giá bằng cách mở các khóa đào tạo do ngành chỉ đạo ngoài chương trình đào tạo hợp tác

giữa ngành và học viện do các cơ sở GDNN hiện tại tổ chức.

224

1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá

trình triển khai chính sách

Chúng tôi đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để xem xét hoạt động

triển khai chính sách nhằm phát triển GDKT & ĐTN và VQS tại Việt Nam chuẩn bị cho cuộc

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như đã thảo luận trong các chương trước của báo cáo này. Điểm

mạnh và điểm yếu được xác định dựa trên các yếu tố nội tại của Bộ LĐ-TBXH, trong khi đưa ra

cơ hội và thách thức dựa trên các yếu tố bên ngoài về GDKT & ĐTN và VQS, bao gồm ngành và

các bộ ngoài Bộ LĐ-TBXH.

1.1. Điểm mạnh

Việt Nam đang nỗ lực phát triển nguồn nhân lực tay nghề cao bằng cách nâng cao GDKT &

ĐTN và VQS của quốc gia theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Qua các dự án hợp tác quốc tế mà Việt Nam theo đuổi tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia

này đã thu thập được không ít thông tin về phương cách mà các quốc gia tiên tiến đã cải thiện

hệ thống GDKT & ĐTN và VQS của họ.

Việt Nam cam kết nỗ lực hợp tác quốc tế để phát triển hệ thống GDKT & ĐTN và VQS của mình.

1.2. Điểm yếu

Việt Nam không có đủ dữ liệu cần thiết để hiểu chính xác về triển vọng và nhu cầu nhân lực

hiện tại.

Quốc gia này đã có hệ thống phản ánh nhu cầu của ngành, tuy nhiên các hệ thống này hoạt

động không hiệu quả và mở rộng ra tất cả các ngành chưa đủ nhanh.

Việt Nam chưa chuẩn bị đầy đủ cho cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 về giáo dục,

nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo và công nghệ.

Công chức thuộc các tổ chức công giám sát toàn bộ quá trình từ ban hành chính sách của

chính phủ đến công tác triển khai, dẫn đến hạn chế khả năng ủy quyền. Do dó, hoạt động bồi

dưỡng chuyên gia và thu thập thông tin liên quan còn gặp nhiều hạn chế.

Việt Nam thiếu tổ chức, hệ thống thông tin và đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm chuyên lập

kế hoạch và quản lý GDKT & ĐTN chất lượng cao.

IV. Các định hướng chính sách

225

1.3. Cơ hội

Việt Nam cam kết đóng vai trò “con ngựa đầu đàn” trong khu vực ASEAN.

Cơ sở hạ tầng internet của Việt Nam rất mạnh so với các nước láng giềng.

Chính phủ đang đưa ra nhiều chính sách áp dụng ICT và phát triển nền kinh tế số.

Trên 20% công ty Việt Nam có kế hoạch áp dụng cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.

Chính phủ sẵn sàng theo đuổi các chính sách và hệ thống liên quan đến Cách mạng Công

nghiệp lần thứ 4 như tăng cường cơ sở hạ tầng băng thông rộng.

Thủ tướng và Đảng CSVN coi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội để đẩy nhanh

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việt Nam đã công bố kế hoạch chuẩn bị cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cấp quốc

gia, đồng thời yêu cầu các bộ ngành xây dựng kế hoạch triển khai.

Nguồn nhân lực dồi dào lại chăm chỉ của Việt Nam báo hiệu tốt về khả năng xây dựng đội

ngũ nhân tài cạnh tranh cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Ở cấp quốc gia, Bộ LĐ-TBXH được giao nhiệm vụ lớn hơn, chịu trách nhiệm quản lý GDKT

& ĐTN và VQS sao cho đảm bảo tính nhất quán.

1.4. Thách thức

Việt Nam phải vượt qua tình trạng bẫy thu nhập trung bình, trong đó, quốc gia đang phát triển

bị mắc kẹt ở mức thu nhập trung bình sau thời gian tăng trưởng kinh tế lao dốc.

Do trình độ tay nghề thấp và thiếu chuyên gia, Việt Nam có thể là một trong những quốc gia

chịu tác động nặng nề nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Do trên 20% dân số là lao động tay nghề thấp và lao động giản đơn, vấn đề thất nghiệp có thể

phát sinh nếu không có biện pháp đối phó hiệu quả.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang thất bại trong việc chuẩn bị cho cuộc Cách mạng công

nghiệp lần thứ 4.

Việt Nam chưa có một hệ thống hợp tác liên bộ nào đủ mạnh để phát triển và quản lý nguồn

nhân lực ở cấp quốc gia một cách có hệ thống.

Ngân sách của chính phủ không đủ để phát triển và quản lý nguồn nhân lực để ứng phó với

cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Giờ đây, chúng tôi đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm giải quyết những điểm yếu và

thách thức đã xác định bên trên trong quá trình Việt Nam nỗ lực phát triển GDKT & ĐTN và

VQS của quốc gia. Bộ LĐ-TBXH cần triển khai các chính sách để chuẩn bị cho GDKT &

ĐTN và VQS của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dựa trên các cơ hộ i

226

đã xác định. Do hầu hết thách thức đều xuất phát từ môi trường bên ngoài nên cần theo đuổi

các chính sách này ở cấp quốc gia.

2. Ra quyết định và thực hiện

2.1. Ưu tiên chính sách (Dự thảo)

Chúng tôi đã đề xuất 27 chính sách trong sáu lĩnh vực để phát triển GDKT & ĐTN và VQS

của Việt Nam nhằm thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Chính phủ Việt Nam

sẽ phải ưu tiên các chính sách này khi xem xét thể chế liên quan của Việt Nam, việc ban hành và

sửa đổi luật và quy định, tổ chức và chuyên gia thực hiện cũng như đưa ra các nguồn tài chính.

Các nhà nghiên cứu đề xuất ưu tiên chính sách dựa trên những phát hiện về GDKT & ĐTN và

VQS của Việt Nam từ dự án nghiên cứu này. Chính sách ưu tiên được xác định dựa trên mức độ

cần thiết mang tính chiến lược, tác động của chính sách, mức độ cấp thiết của thể chế cũng như

khó khăn trong quá trình triển khai. Chúng tôi đã trình bày các chính sách trong bảng về ý nghĩa

của chính sách và khó khăn trong quá trình triển khai bên cạnh bảng về ý nghĩa của chính sách và

mức độ cấp thiết của hoạt động triển khai. Dữ liệu này có thể là cơ sở để xác định chính sách cần

ưu tiên.

Bảng 5-1 | Tiêu chí ưu tiên chính sách

Tiêu chí Diễn giải tiêu chí Mô tả

Ý nghĩa của chính

sách

Mức độ cần thiết

mang tính chiến

lược

Mức độ cần thiết của chính sách đối với việc phát triển

GDKT & ĐTN và VQS để chuẩn bị cho 4IR

Tác động của

chính sách

Tác động của chính sách đối với việc phát triển và quản

lý nguồn nhân lực quốc gia trong tương lai nói chung và

phúc lợi xã hội

Khó khăn trong quá

trình triển khai

Khó khăn trong

quá trình triển khai

chính sách

Khó khăn trong việc đảm bảo an toàn cho các tổ chức,

chuyên gia, cơ sở hạ tầng khác và các công cụ chính sách

như luật và quy định cũng như tài chính cần để triển khai

chính sách

Mức độ cấp thiết của

hoạt động triển khai

Mức độ cấp thiết

của hoạt động triển

khai chính sách

Mức độ cấp thiết của việc giải quyết các vấn đề hiện hữu

gặp phải trong quá trình phát triển và quản lý nguồn nhân

lực quốc gia để chuẩn bị cho 4IR

Nguồn: Min Bo Kyung và các cộng sự. (2018). Nghiên cứu phương hướng chính sách định hình tương lai. Viện

Nghiên cứu Tương lai Quốc hội. Diễn giải tiêu chí mà các nhà nghiên cứu đã trích để mô tả

Như minh họa ở các hình bên dưới, thứ tự ưu tiên về ý nghĩa của chính sách và khó khăn trong

227

quá trình triển khai là Ⅰ, Ⅱ, Ⅲ và Ⅳ. Về ý nghĩa của chính sách và mức độ cấp thiết của hoạt động

triển khai, thứ tự ưu tiên là Ⅰ, Ⅱ và Ⅲ.

Hình 5-1. Ý nghĩa của chính sách và khó khăn trong quá trình triển khai

Hình 5-2. Ý nghĩa của chính sách và mức độ cấp thiết của hoạt động triển khai

2.2. Kế hoạch triển khai dự án

228

Dựa trên chẩn đoán, phân tích hiện trạng và các khuyến nghị chính sách đã thảo luận ở trên,

chúng tôi đề xuất các nhiệm vụ và dự án cho tương lai.

Trước tiên, Việt Nam cần tham khảo ý kiến tư vấn về cách thức điều chỉnh hệ thống và chính

sách phát triển năng lực nghề suốt đời sao cho phù hợp với những thay đổi kinh tế - xã hội do số

hóa, thay đổi công nghệ và COVID-19. Chúng tôi đề xuất doanh nghiệp nên tham gia vào GDKT

& ĐTN, cải thiện GDKT & ĐTN phù hợp với nhu cầu của ngành công nghiệp và đổi mới phương

pháp khảo sát nhu cầu nguồn lực qua Dự án cải thiện nguồn nhân lực năm 2018 nhằm tạo mối liên

kết hiệu quả giữa GDKT & ĐTN và doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, công nghệ thay đổi

như vũ bão và đại dịch gần đây đã bộc lộ rõ những hạn chế của hệ thống GDKT & ĐTN hiện tại.

Do đó, Việt Nam nên theo đuổi các dự án mới như cải cách hệ thống phát triển năng lực nghề

hướng đến tương lai, Kế hoạch đổi mới phát triển kỹ năng nghề nhằm đáp ứng với những thay đổi

trong thị trường lao động và kế hoạch phát triển nhân lực mới phản ánh những thay đổi về công

nghệ. Những dự án mới như vậy sẽ rất có lợi cho Chiến lược đổi mới GDKT & ĐTN 2021-2030

của Việt Nam.

Thứ hai, cần có các dự án bổ sung để tái cấu trúc hệ thống chứng chỉ và tổ chức kiểm tra trình

độ. Việt Nam đã nỗ lực cải thiện và quản lý chất lượng GDKT & ĐTN đồng thời áp dụng hệ

thống kiểm tra qua Chương trình phát triển hệ thống kiểm tra trình độ kỹ thuật quốc gia vào năm

2011. Để thích ứng linh hoạt với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những thay đổi về

công nghệ, Việt Nam cần đo lường và đánh giá các yêu cầu của ngành và doanh nghiệp cũng như

năng lực của từng người lao động, nhằm hạn chế tình trạng không phù hợp và tạo dựng thị trường

lao động hiệu quả hơn. Về vấn đề này, các dự án mới nên tính đến việc thiết kế hệ thống có khả

năng hoạt động trong lĩnh vực cũng như xác định chức năng và vai trò của từng người thực hiện là

nhiệm vụ tiếp theo.

Để thực hiện các công việc tiếp theo này đòi hỏi nguồn tài chính ổn định. Trước tiên, Chính phủ

Việt Nam có thể xem xét ngân sách kế toán chung và quỹ bảo hiểm việc làm thuộc quyền quản lý

của Bộ LĐ-TBXH. Thứ hai, Việt Nam có thể sử dụng nguồn vốn ODA do các nước tài trợ cung

cấp. Chương trình Chia sẻ Tri thức này hay KSP, là chương trình do chính phủ Hàn Quốc tài trợ

cho Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc

có tham khảo ý kiến của Ngân hàng Thế giới. Dựa trên chẩn đoán và khuyến nghị chính sách từ

các chuyên gia tư vấn, chính phủ Việt Nam có thể thực hiện các nhiệm vụ theo dõi cần thiết miễn

phí hoặc thu phí. Việt Nam có thể sử dụng quỹ tài trợ từ Hàn Quốc và nhà tài trợ khác để mang lại

hiệu quả rõ rệt. Nếu có thể sử dụng quỹ hợp tác đa phương thông qua hợp tác với các tổ chức

quốc tế ngoài các quỹ hợp tác song phương, Việt Nam có thể thực hiện các dự án lớn hơn và quan

trọng hơn. Nếu Việt Nam có thể liên kết các chương trình ODA có rủi ro lớn hoặc miễn phí được

triển khai tách biệt với hầu hết quốc gia tài trợ cho các dự án của mình phù hợp với lĩnh vực và

đối tượng dự án thì kết quả có thể còn tốt hơn.

229

2.3. Các kế hoạch triển khai chính sách ngắn, trung và dài

hạn

○ Phân tích thị trường lao động

Phân loại Xây dựng nền tảng

(2021-2023)

Mở rộng

(2024-2026)

Thành lập

(2027-2030)

Chính sách việc làm

- - Phân tích những thay đổi

của thị trường việc làm do

tự động hóa

- Phân tích khả năng thay

đổi công việc do tự động

hóa trong từng ngành

- - Theo đuổi các chính sách

tạo việc làm mới tập trung

vào các ngành sản xuất

(điện, điện tử, v.v.) đòi hỏi

kỹ năng cao

- - Theo đuổi các chính sách

tạo việc làm mới tập trung

vào các ngành dịch vụ

(dịch vụ chăm sóc sức khỏe

và phúc lợi xã hội, v.v.) đòi

hỏi chất lượng dịch vụ cao

Đẩy mạnh R&D

- Phân tích tác động của

những thay đổi trong cơ

cấu công nghiệp

- - Lập dự thảo lộ trình cho

chính sách R&D đối với

các công nghệ 4IR cốt lõi

(AI, dữ liệu lớn, v.v.)

- - Lập lộ trình chính thức

cho chính sách R&D đối

với các công nghệ 4IR cốt

lõi (AI, dữ liệu lớn, v.v.)

- - Triển khai chính sách

R&D trong một số lĩnh vực

thí điểm

-

- - Theo đuổi các chính sách

R&D đối với tất cả các

công nghệ 4IR cốt lõi

Đào tạo đội ngũ chuyên

gia tận tâm

- Dự báo nhu cầu nhân lực

trung và dài hạn theo

ngành nghề

- - Đưa ra kế hoạch hỗ trợ

cho những công việc có

nhu cầu giảm sút (bán

hàng, v.v.)

- - Lập kế hoạch đào tạo

chuyên gia có nhu cầu ngày

càng tăng (chuyên gia, v.v.)

- - Tổ chức giáo dục và đào

tạo các lĩnh vực thí điểm

-

- - Tổ chức đào tạo chuyên

sâu tất cả các lĩnh vực

chuyên môn

Xây dựng cơ sở hạ tầng

khảo sát tìm hiểu thực tế

để phân tích cơ cấu công

việc

- - Lập kế hoạch khảo sát để

phân tích các thay đổi cơ

cấu công việc (xác định đối

tượng và quy mô khảo sát,

tiến hành chọn mẫu, xây

dựng bộ câu hỏi, v.v.)

- - Tiến hành khảo sát thí

điểm về ví dụ: người lao

động lành nghề trong lĩnh

vực nông, lâm, ngư nghiệp,

-

- - Mở rộng khảo sát đối với

tất cả các công việc

-

- Phân tích cơ cấu công

việc và nâng cao phản ứng

chính sách dựa trên kết quả

khảo sát

230

v.v.

Thực hiện khảo sát về

năng lực trong tương lai

và vẽ bản đồ năng lực

- - Thiết kế và thực hiện

khảo sát theo yêu cầu về

năng lực cần thiết cho

tương lai

- - Phân tích kết quả khảo sát

và vẽ bản đồ năng lực theo

ngành nghề

- - Cung cấp bản đồ năng lực

theo ngành và nghề cho

người tìm việc và quảng bá

bản đồ

○ Chính sách GDKT & ĐTN của Chính phủ

Phân loại Xây dựng nền tảng

(2021-2023)

Mở rộng

(2024-2026)

Thành lập

(2027-2030)

Tái cấu trúc hệ thống

GDKT & ĐTN để chuẩn

bị cho 4IR

- Thiết lập các chủ trương

như luật, chỉ thị, văn bản

quyết định, thông tư, nghị

quyết, v.v.

- Củng cố giá trị công của

GDKT & ĐTN và đẩy

mạnh thị trường GDKT &

ĐTN tư nhân

- Đảm bảo quyền tự chủ và

tính linh hoạt cho các cơ sở

GDKT & ĐTN

Đổi mới nội dung GDKT

& ĐTN, phương pháp

dạy-học và quy trình

- Áp dụng và mở rộng

phương pháp học chủ động

theo dự án

- Đẩy mạnh GDKT & ĐTN

trực tuyến (xây dựng nội

dung đào tạo trực tuyến, hỗ

trợ phát triển các mô hình

dạy-học từ xa)

- Bồi dưỡng nhân tài chủ

chốt về AI, phần mềm và

các lĩnh vực kỹ thuật số

khác

Tổ chức các khóa đào tạo

đặc biệt để phát triển lực

lượng lao động dẫn đầu

4IR

- Tổ chức khóa đào tạo thí

điểm để phát triển lực

lượng lao động dẫn đầu

4IR

- Tổ chức khóa đào tạo

chính để phát triển lực

lượng lao động dẫn đầu

4IR

- Mở rộng lĩnh vực đào tạo

và tăng cường hỗ trợ cho

các khóa đào tạo phát triển

lực lượng lao động dẫn đầu

4IR

Rút ngắn khoảng cách số

và xây dựng hệ thống

phát triển năng lực nghề

suốt đời

- Mở thêm khóa đào tạo

GDKT & ĐTN để áp dụng

và sử dụng các công nghệ

kỹ thuật số đổi mới sáng

tạo (tăng cường các khóa

đào tạo cơ bản và tổng

quát)

- Xây dựng hệ thống bảo vệ

an toàn xã hội nhằm hỗ trợ

những người không có việc

làm hoặc chưa tham gia

GDKT & ĐTN

- Bồi dưỡng nhân tài sáng

tạo và đổi mới để phù hợp

với xã hội tương lai, phản

ánh nhu cầu của từng giai

đoạn cuộc sống và nhu cầu

của các ngành công nghiệp

○ Xây dựng và áp dụng TCKNNQG

Phân loại Xây dựng nền tảng

(2021-2023)

Mở rộng

(2024-2026)

Thành lập

(2027-2030)

231

Hệ thống phân loại

TCKNNQG

- Hoàn thiện dự thảo về hệ

thống phân loại, bao gồm

nhóm chính, nhóm bổ sung

và nhóm phụ

- Thống kê tại các lĩnh vực

thí điểm

- Hoàn thiện hệ thống phân

loại trong mọi lĩnh vực

- Thống kê tại các lĩnh vực

thí điểm

- Quản lý hệ thống phân loại

trong mọi lĩnh vực

-

Xây dựng TCKNNQG

- Lập kế hoạch xây dựng

TCKNNQG

- Bổ sung thành phần hệ

thống TCKNNQG

-Phát triển năng lực cốt lõi

và tổ chức các khóa đào tạo

thí điểm

- Chỉ định cơ quan xây

dựng TCKNNQG thí điểm

-

-

- Áp dụng khóa đào tạo

năng lực cốt lõi cho tất cả

các lĩnh vực

- Đưa ra đề án tách cơ quan

xây dựng TCKNNQG

thành cơ quan độc lập

-

-

- Giám sát người đã hoàn

thành các khóa đào tạo năng

lực cốt lõi

- Tách cơ quan xây dựng

TCKNNQG thành cơ quan

độc lập

Áp dụng TCKNNQG

- Đổi mới chương trình đào

tạo và hướng dẫn phát triển

trình độ

- Xây dựng và tăng cường

áp dụng các chương trình

giáo dục và đào tạo

- Triển khai chương trình

thí điểm để thay đổi nghề

nghiệp của người lao động

đương nhiệm

-

- Triển khai chương trình thí

điểm để thay đổi nghề nghiệp

của người lao động đương

nhiệm

Cơ sở hạ tầng

TCKNNQG

- Sự đồng thuận của quốc

gia về việc thành lập một tổ

chức kiểm soát TCKNNQG

- Bồi dưỡng đội ngũ

chuyên gia xây dựng

TCKNNQG

- Thành lập tổ chức kiểm

soát TCKNNQG

- Đào tạo các kỹ thuật mới

cho đội ngũ chuyên gia xây

dựng TCKNNQG

-

-

○ Chương trình đào tạo nghề

Phân loại Xây dựng nền tảng

(2021-2023)

Mở rộng

(2024-2026)

Thành lập

(2027-2030)

Ủy ban Phát triển

Nguồn nhân lực Quốc

gia (NHRD)

- Sự đồng thuận của quốc

gia về việc thành lập ủy ban

NHRD

- Thành lập ủy ban NHRD - Đánh giá hiệu quả và thành

tích HRD của từng bộ

232

Mạng lưới ngành công

nghiệp

- Thành lập hội đồng theo

ban ngành cụ thể

- Thực hiện khảo sát thí

điểm về nhu cầu thị trường

lao động theo cấp độ công

việc

-

- Thực hiện khảo sát nhu cầu

thị trường lao động theo cấp

độ công việc và điều chỉnh

chương trình giảng dạy

-

-

Chương trình giảng dạy

tiêu chuẩn

- Lập dự thảo về việc

chuẩn hóa chương trình

giảng dạy và các chương

trình đào tạo

-

- Áp dụng chương trình giảng

dạy và chương trình đào tạo

chuẩn cho các cơ sở GDKT

& ĐTN

- Tiến hành đánh giá thí điểm

về thành tích của học sinh

-

- Đánh giá thành tích của

học sinh

Vừa làm vừa học/

Vừa học vừa làm

- Xây dựng sổ tay hướng

dẫn đào tạo thực địa

- Ký kết biên bản ghi nhớ

với các doanh nghiệp để

đào tạo thực địa và thực

hiện chương trình thí điểm

- Mở rộng đào tạo thực địa

- Triển khai chương trình

GDKT & ĐTN thí điểm cho

người lao động đương nhiệm

-

- Tổ chức chương trình

GDKT & ĐTN thường

xuyên cho người lao động

đương nhiệm

○ Hệ thống chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp

Phân loại Xây dựng nền tảng

(2021-2023)

Mở rộng

(2024-2026)

Thành lập

(2027-2030)

Điều chỉnh trình độ học

vấn, GDKT & ĐTN và

bằng cấp

- Xem các luật và quy định

liên quan

- Thành lập ủy ban

có sự tham gia của Bộ LĐ-

TBXH, MOET,

và HĐKNN

- Lập bản đồ trình độ trên

hệ thống trình độ

quốc gia

-

-

-

-

-

-

Tổ chức kiểm tra trình độ

đối với trình độ kỹ sư

- Tạo ra lợi ích cho người có

bằng cấp

- Điều chỉnh các yêu cầu về

tư cách dự thi hợp lệ

- Thiết lập chứng chỉ

bậc 4 và 5 cũng như

tổ chức kiểm tra

- Công nhận chứng chỉ,

bằng cấp của các quốc gia

ASEAN khác

- Công nhận chứng chỉ,

bằng cấp của Hàn Quốc

-

-

233

Tái cơ cấu tổ chức quản lý

chứng chỉ

- Thảo luận về việc thành

lập tổ chức mới chuyên

quản lý chứng chỉ, bằng cấp

- Thảo luận về việc thành

lập văn phòng kiểm tra trình

độ khu vực

- Sửa đổi luật và quy định

việc làm

- Thành lập tổ chức mới

chuyên quản lý chứng chỉ,

bằng cấp

- Thành lập 3 văn phòng

kiểm tra trình độ khu vực

-

-

- Thành lập và vận hành các

văn phòng kiểm tra trình độ

khu vực

Xây dựng hệ thống thông

tin về chứng chỉ, bằng cấp

- Chuẩn bị sổ tay hướng dẫn

về xây dựng bộ câu hỏi

kiểm tra, tổ chức và quản lý

công tác kiểm tra

- Xây dựng hệ thống thông

tin về chứng chỉ, bằng cấp

- Cung cấp dịch vụ kiểm tra

trình độ

- Cung cấp thông tin về

chứng chỉ, bằng cấp

-

-

○ Liên kết GDKT & ĐTN với các ngành nghề và chứng chỉ

Phân loại Xây dựng nền tảng

(2021-2023)

Mở rộng

(2024-2026)

Thành lập

(2027-2030)

Ban hành Đạo luật Phát

triển kỹ năng nghề của

người lao động

- Xem các luật và quy định

của Việt Nam có liên quan

- Chuẩn bị dự thảo về dự

luật phát triển

- Áp dụng dự luật

-

- Sửa đổi các quy định liên

quan khác

-

-

-

-

Thành lập các Hội đồng

kỹ năng ngành (HĐKNN)

- Ưu tiên thành lập HĐKNN

trong các nhóm ngành chiến

lược quốc gia

- Giao cho HĐKNN

các dự án độc lập

- Mở rộng HĐKNN cho tất

cả các lĩnh vực

- Mở rộng lĩnh vực cho

các dự án độc lập của

HĐKNN

-

-

Ngành ghi nhận kết quả

GDKT & ĐTN

- Xem các luật và quy định

của Việt Nam có liên quan

- Chuẩn bị bản thảo dự luật

về ghi nhận

- Áp dụng dự luật

-

- Sửa đổi các quy định liên

quan khác

-

-

-

-

234

Tài liệu tham khảo

ADB(2020). Đánh giá lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề tại Việt Nam, ADB

Cho Dae Yeon (2009). Tìm hiểu cách thức thiết lập mức độ ưu tiên qua phân tích nhu cầu và khảo

sát. Tạp chí nghiên cứu giáo dục, 35, 165-187.

Chung Ji Sun và các cộng sự (2018). Định hướng chính sách giáo dục nghề nghiệp suốt đời thích

ứng với thay đổi của xã hội trong tương lai. KRIVET.

Tổng cục GDNN (2012). Báo cáo tổng quan về giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.

Tổng cục GDNN (2017). Một số văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

Tổng cục GDNN (2019). Tạp chí giáo dục nghề nghiệp, Kỳ 7-Số 75 tháng 12/2019.

Tổng cục GDNN (2020a). Báo cáo về việc tăng cường mối liên kết giữa đào tạo nghề và doanh

nghiệp năm 2019, nhiệm vụ và giải pháp năm 2020.

Tổng cục GDNN (2020b). Hội đồng kỹ năng ngành Việt Nam “Điều khoản tham chiếu - Dự thảo”.

EIU (2015). Định hướng chương trình đào tạo kỹ năng: Chuẩn bị cho tương lai của học sinh.

Frey, Carl B. và Michael A. Osborne (2013). Tương lai việc làm: Vi tính hóa ảnh hưởng như thế

nào đến việc làm?, Báo cáo nghiên cứu của Oxford Martin School.

GIZ & Viện Khoa học GDNN (2016). Quyết định Hợp tác phát triển Việt-Đức về Giáo dục nghề

nghiệp (Xanh hóa giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam).

GIZ (2020a). Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam”.

GIZ (2020b). Cải cách hệ thống và hỗ trợ các Trung tâm xuất sắctại Việt Nam.

ILO (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam: Ý nghĩa đối với thị trường lao động. Tóm

tắt về Việt Nam.

ILO (2019). Chuẩn bị cho tương lai việc làm: Các phản ứng chính sách của quốc gia trong khu

vực ASEAN +6.

ILO (25/7/2019). Việt Nam đăng cai tổ chức Cuộc họp ban chỉ đạo dự án quốc gia (NPSC) lần thứ

4 trong khuôn khổ dự án “Áp dụng chiến lược đào tạo G20: Hợp tác giữa ILO và Liên bang

Nga” (Giai đoạn 2). Truy xuất từ https://www.ilo.org/skills/projects/g20ts/viet-

nam/WCMS_716721/lang—en/index.htm (Ngày tìm kiếm: 31/7/2020)

Institute for the Future (2011). Kỹ năng làm việc trong tương lai 2020

http://www.iftf.org/futureworkskills (Ngày tìm kiếm: 14/8/2020)

HRDK (2019). Họp hội đồng thường kỳ lần thứ 4 năm 2019 về kiểm soát chất lượng NSC (Phân

235

loại và đào tạo nghề theo NCS) (chưa công bố).

HRDK (2020). Niên giám thống kê trình độ kỹ thuật quốc gia 2019.

Institute for the Future (2011). Kỹ năng làm việc trong tương lai 2020.

http://www.iftf.org/futureworkskills. (Ngày tìm kiếm: 14/8/2020)

Liên Bộ (2012). Kế hoạch tổng thể lần thứ 2 về phát triển kỹ năng nghề nghiệp suốt đời.

Liên Bộ (2017a). Kế hoạch tổng thể lần thứ 3 về phát triển kỹ năng nghề nghiệp suốt đời.

Liên Bộ (2017b). Kế hoạch sửa đổi NTQS thích ứng với 4IR.

Liên Bộ (2020a). Kế hoạch hành động 2020 về quản lý và vận hành hệ thống chứng chỉ (dự thảo)

(chưa công bố).

Liên Bộ (2020b). Báo cáo năm 2019 về xây dựng các tiêu chuẩn năng lực quốc gia (dự thảo)

(chưa công bố).

Jun Seunghwan và các cộng sự (2018). Nghiên cứu về chương trình đào tạo kép. HRDK, KRIVET.

Kim Bomi, Ban Ga Woon, Nahm Jae-Wook, Kim Young-Bin, Ko Eun-Jung, Lee Young-Jee

(2019). Nghiên cứu về triển vọng kỹ năng quốc gia (2019). KRIVET.

Kim Cheolhee (2017). Định hướng phát triển kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với thay đổi của xã

hội trong tương lai. “Đánh giá phát triển nguồn nhân lực Tập 20(1)”. KRIVET.

Kim Cheolhee (2018). Định hướng chính sách đào tạo nghề để hiện thực hóa xã hội lấy con người

và lao động làm trung tâm. “Đánh giá phát triển nguồn nhân lực Tập 21(1)”. KRIVET.

Kim Cheolhee (2019). 4IR và Lập kế hoạch phát triển năng lực nghề, tăng trưởng toàn diện và

phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. “Tuyển tập Nghiên cứu, Tập 23”. KRIVET.

Kim Cheolhee và các cộng sự (2016). Nghiên cứu về mối liên kết giữa khoản vay và khoản tài trợ

trong dự án BEAR. KRIVET.

Kim Cheolhee và các cộng sự (2017). Nghiên cứu đề xuất lập kế hoạch tổng thể lần thứ 3 về phát

triển kỹ năng nghề nghiệp suốt đời. KRIVET.

Cơ quan Thông tin Việc làm Hàn Quốc (2018). Dự báo nhu cầu nhân lực trung và dài hạn phản

ánh các đổi mới công nghệ (2016-2030).

Viện nghiên cứu Khoa học hành vi Hàn Quốc (2017). Vai trò và nhiệm vụ của NCS. Seoul:

Hakjisa.

Chính phủ Hàn Quốc (2012). Kế hoạch cơ sở lần thứ 2 về phát triển kỹ năng.

Chính phủ Hàn Quốc (2017). Kế hoạch cơ sở lần thứ 3 về phát triển kỹ năng.

KRIVET (2009). Tiêu chuẩn năng lực quốc gia dưới dạng mô hình PTNNL mới nhằm nâng cao

năng lực cạnh tranh quốc gia (Tài liệu giới thiệu về NCS).

KRIVET (2013). Diễn đàn NCS lần thứ 3: Phương pháp áp dụng NSC và mô-đun đào tạo (chưa

236

công bố).

Lee Sookyoung và các cộng sự. (2019). Đánh giá mô hình bài tập chuẩn bị cho 4IR và các biện

pháp cải thiện liên quan. KRIVET.

McKinsey & Company (2016). Báo cáo sử dụng phương tiện truyền thông trên toàn cầu năm

2015: Tổng quan về ngành trên toàn cầu.

McKinsey (8/2018). Dự án lập kế hoạch thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Hàn

Quốc.

McKinsey Global Institute (2018). Chuyển đổi kỹ năng: Tự động hóa và tương lai của lực lượng

lao động. McKinsey & Company.

Ủy ban Chiến lược Trung và Dài hạn (2017). Nhiệm vụ trong chính sách trung và dài hạn để thích

ứng với Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Min Bo Kyung và các cộng sự (2018). Nghiên cứu phương hướng chính sách định hình tương lai.

Viện Nghiên cứu Tương lai Quốc hội.

Bộ Giáo dục (2017). Kế hoạch chỉ định và vận hành các trường đại học hàng đầu về đổi mới sáng

tạo 4IR.

Bộ Giáo dục (2019). Thông cáo báo chí về việc đăng ký tái cấu trúc trường trung cấp nghề.

Bộ Giáo dục (2020). Kế hoạch chỉ định và vận hành các trường đại học hàng đầu về đổi mới sáng

tạo trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Bộ Giáo dục. Bộ Việc làm và Lao động (2013). Báo cáo thứ nhất của Ủy ban chỉ đạo NCS (chưa

công bố).

Bộ Việc làm và Lao động (2007). Kế hoạch tổng thể lần thứ nhất về phát triển kỹ năng nghề

nghiệp suốt đời (2007-2011).

Bộ Việc làm và Lao động (2016). Bản sửa đổi chính sách phát triển kỹ năng nghề cho 4IR.

Bộ Việc làm và Lao động (2017). Báo cáo năm 2016 về xây dựng các tiêu chuẩn năng lực quốc

gia (dự thảo).

Bộ Việc làm và Lao động (2018). Báo cáo năm 2017 về xây dựng các tiêu chuẩn năng lực quốc

gia (dự thảo).

Bộ Việc làm và Lao động (2019a). Báo cáo năm 2018 về xây dựng các tiêu chuẩn năng lực quốc

gia (dự thảo) (chưa công bố).

Bộ Việc làm và Lao động (2019b). Kế hoạch cơ sở lần thứ 4 về xây dựng hệ thống trình độ kỹ

thuật quốc gia.

Bộ Việc làm và Lao động (2019c). Thông cáo báo chí về dự án phát triển nguồn nhân lực dẫn đầu

4IR.

237

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015). Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015

về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm định và công bô tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017). Đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục

nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 (Dự thảo tháng 10/2017).

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017). Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày

20/4/2017 về việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học

đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Bộ Khoa học và Công nghệ (2018). Quyết định số 3685/QĐ-BKHCN ngày 03/12/2018 về việc

ban hành Danh mục các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0.

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (2017). Thông báo về Kế hoạch triển khai dự án

nâng cao năng lực của lực lượng lao động có tay nghề trong các ngành công nghiệp năm 2017.

Moon Hanna, Jung Jaeho, Ryu Kirak, Hong Gwangpyo, Park Sangoh, Cho Taejun (2019). Dự án

nâng cao năng lực và quản lý hiệu suất của Hội đồng kỹ năng ngành (HĐKNN). KRIVET.

Mạng lưới Hiệp hội doanh nghiệp và công nghiệp quốc gia (2014). Common Employability Skills.

http://www.nationalnetwork.org/ (Ngày tìm kiếm: 14/8/2020)

Na Youngsun, Chae Changgyun, Choi Youngseop, Jung Jaeho. (2008). Nghiên cứu về định hướng

chính sách phát triển kỹ năng nghề chiến lược trong tương lai và cải cách lập pháp. KRIVET.

Nguyễn Quang Việt và các cộng sự. (2015). Báo cáo phân tích chi phí và lợi ích chương trình thực

tập nghề tại doanh nghiệp. Viện Khoa học GDNN & GIZ.

Viện Khoa học GDNN (2017). Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2017.

Viện Khoa học GDNN (2018). Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2018.

Viện Khoa học GDNN (2019). Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2019.

OECD. (2014). Competencies. http://www.oecd.org/skills/ (Ngày tìm kiếm: 14/8/2020)

OECD. (2019). Chiến lược kỹ năng 2019.

Oh Young và các cộng sự. (2016). Tương lai việc làm và chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

KRIVET.

Park Ga Yeol, Kim Eun Seok, Park Sung Won, Lee Young Min (2019). Nghiên cứu về năng lực

nghề nghiệp tương lai trong kỷ nguyên 4IR (I), Cơ quan Thông tin Việc làm Hàn Quốc.

Park Ga Yeol, Park Sung Won, Lee Young Min, Lee Eun Soo (2020). Nghiên cứu về năng lực

nghề nghiệp tương lai trong kỷ nguyên 4IR (II), Cơ quan Thông tin Việc làm Hàn Quốc.

Park Jongsung (2019). Thành tựu của Hệ thống đào tạo nghề kép vừa học vừa làm và định hướng

tương lai. Sách chuyên đề về Hệ thống đào tạo nghề kép vừa học vừa làm tái bản lần thứ 3 năm

2019. Bộ Việc làm và Lao động.

238

Park Jongsung, Kim Sangho, Seol Guihwan, Ahn Jaeyoung, Jang Juhui, Jun Seongjun, Hwang

Haedo, Choi Yunjeong (2019). Nghiên cứu cơ sở cho Kế hoạch khung đào tạo kép vừa học vừa

làm năm 2019. KRIVET.

Park Ki-ho và các cộng sự. (2016). Nghiên cứu hiện trạng và chương trình giảng dạy của các bộ

môn liên quan đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bộ Việc làm và Lao động

Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ (2017). Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về

việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thủ tướng Chính phủ (2020). Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về

việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và

tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm

2030.

UNEVOC (2018). Hồ sơ quốc gia GDKT & ĐTN-Việt Nam.

UNESCO-UNEVOC (2020). Báo cáo cập nhật hai năm một lần 2018-2019 của UNESCO-UNEVOC.

Viethantimes (2017). Những thách thức Việt Nam phải đối mặt trong Cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ 4.

http://www.viethantimes.com/news/articleView.html?idxno=4887 (Ngày tìm kiếm: 28/9/2020)

Luật Việt Nam và Diễn đàn Pháp lý (2019). Đảng quyết tâm đón nhận Cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư. Truy xuất từ awmagazine.vn/party-determines-to-embrace-fourth-industrial-

revolution-16916.html (Ngày tìm kiếm: 02/4/2020)

Chính phủ Việt Nam (2015). Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/03/2015 của Chính phủ nêu

chi tiết số lượng điều khoản của Luật Việc làm liên quan đến đánh giá và cấp chứng nhận kỹ

năng nghề quốc gia.

Chính phủ Việt Nam (2016). Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.

WEF (2016). Tầm nhìn mới cho ngành giáo dục: thúc đẩy giáo dục năng lực cảm xúc xã hội qua

công nghệ.

WEF (2018). Báo cáo về tương lai việc làm.

WEF & Kearney, A. T. (2018). Báo cáo sẵn sàng cho sản xuất tương lai 2018.

Ngân hàng Thế giới (2020). Việt Nam: Đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

239

<Tài liệu bằng tiếng Việt>

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔ NG NGHỆ, CỘNG HÒ A XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độclập-

Tựdo-Hạnhphúc. (2018.12.3.). QUYẾT ĐỊNH - BAN HÀ NH DANH MỤC CÁ C CÔ NG

NGHỆ CHỦ CHỐT CỦA CÔ NG NGHIỆP 4.0 - BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔ NG

NGHỆ (Số 3685/QĐ-BKHCN)

<Trang web>

Trang web của Tiêu chuẩn năng lực quốc gia

www.ncs.go.kr/th01/TH-102-001-02.scdo (Ngày tìm kiếm: 10/4/2020)

www.ncs.go.kr/th06/bbs_lib_view.do?libDstinCd=47&libSeq=20200417095743066&search

Condition=&searchKeyword=&pageIndex=0 (Ngày tìm kiếm: 21/4/2020)

www.ncs.go.kr/unity/hth01/hth0101/selectNcsCompeUnitReport.do (Ngày tìm kiếm: 13/4/2020)

www.ncs.go.kr/unity/th03/ncsSearchMain.do (Ngày tìm kiếm: 13/4/2020)

https://www.adb.org/projects/49122-004/main (Ngày tìm kiếm: 24/7/2020)

https://www.giz.de/en/worldwide/18723.html (Ngày tìm kiếm: 24/7/2020)

https://www.rsis.edu.sg (Ngày tìm kiếm: 24/7/2020)

https://nivet.org.vn/en/about/functions-mission (Ngày tìm kiếm: 24/7/2020)

http://en.gdnn.gov.vn/infomation/introduction/functions.aspx (Ngày tìm kiếm: 24/7/2020)

http://www.economica.vn/Portals/0/Documents/1d3f7ee0400e42152bdcaa439bf62686.pdf (Ngày

tìm kiếm: 24/7/2020)

Trang web của CQ-NET

https://c.q-net.or.kr/wlds/introduce/qualObligList.do (Ngày tìm kiếm: 21/4/2020)

https://c.q-net.or.kr/cmn/info/comContentsPage.do?contentsId=A10B10C10 (Ngày tìm kiếm:

6/5/2020)

Trang web của HRDK

http://www.hrdKorea.or.kr/3/2/2 (Ngày tìm kiếm: 13/5/2020)

http://www.hrdKorea.or.kr/3/2/5 (Ngày tìm kiếm: 13/5/2020)

Trang web của O*NET, Hoa Kỳ

https://www.onetonline.org/skills/ (Ngày tìm kiếm: 13/8/2020)

Cơ sở dữ liệu về các kỹ năng công việc của OECD

https://www.oecdskillsforjobsdatabase.org (Ngày tìm kiếm: 14/8/2020)

Phái đoàn thường trực Hàn Quốc tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

240

http://overseas.mofa.go.kr/ (Ngày tìm kiếm: 14/8/2020)

Cơ sở dữ liệu của ILOSTAT

https://www.ilo.org/shinyapps/bulkexplorer3/?lang=en&segment=indicator&id=EMP_S (Ngày

tìm kiếm: 14/8/2020)

Trang web của Joeun Academy

http://www.tjoeun.co.kr/front/lecture/ncs.asp?lt=1&ci=6&li=192 (Ngày tìm kiếm: 20/5/2020)

Trang web của Đại học Daekyeung

https://www.tk.ac.kr/sub/dept.php (Ngày tìm kiếm: 20/5/2020)

Trang web của Semyung Computer Highschool

http://smc.sen.hs.kr/173387/subMenu.do (Ngày tìm kiếm: 20/5/2020)

Trang web của Ssangyong Gangbuk Education Center

https://www.sist.co.kr/job/index.do?c=1 (Ngày tìm kiếm: 20/5/2020)

Trang web của Đại học Quốc gia Andong

http://www.andong.ac.kr/main/html.do?menu_idx=370 (Ngày tìm kiếm: 20/5/2020)

Trang web của KGIT Bank Academy

http://www.gogo-it.net/jobtraining/main.php (Ngày tìm kiếm: 20/5/2020)

Trang web của Korea Vocational College of IT

http://www.koreait.ac.kr/new/school/smart/html/lecture03.asp (Ngày tìm kiếm: 20/5/2020)

Trang web của Korea National University of Welfare

https://www.knuw.ac.kr/cmputr/main.do (Ngày tìm kiếm: 20/5/2020)

Trang web Đại học Bách khoa Hàn Quốc

http://www.kpu.ac.kr/index.do?sso=ok (Ngày tìm kiếm: 20/5/2020)

Trang web Hiệp hội Công nghệ Phần mềm Hàn Quốc

http://edu.kosta.or.kr/lectures/courses/25 (Ngày tìm kiếm: 20/5/2020)

Trang web của Đại học Hanyang

https://datascience.hanyang.ac.kr (Ngày tìm kiếm: 20/5/2020)

Trang web của KH Information Education Institute

https://www.iei.or.kr/edu/curriculumDetailView.kh?no=7 (Ngày tìm kiếm: 20/5/2020)

<Bài viết trực tuyến>

https://www.tvet-vietnam.org/en/article/1748 (Ngày tìm kiếm: 23/12/2019)

http://www.insidevina.com/news/articleView.html?idxno=10907 (Ngày tìm kiếm: 24/7/2020)

241

http://www.industrynews.co.kr/news/articleView.html?idxno=23455 (Ngày tìm kiếm: 24/7/2020)

http://okfta.kita.net/mobile/news.do?method=viewReferData&idx=36421 (Ngày tìm kiếm:

24/7/2020)

https://www.startupn.kr/news/articleView.html?idxno=630 (Ngày tìm kiếm: 24/7/2020)

242

Phụ lục

1. Các tài liệu xoay quanh khảo sát năng lực của người lao động liên quan đến 4IR tại

Việt Nam

○ Mẫu khảo sát năng lực của người lao động liên quan đến 4IR tại Việt Nam

Khảo sát năng lực của người lao động liên quan đến 4IR tại Việt Nam

Xin chào. Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) đang tiến hành cuộc khảo sát về mức độ năng lực mà người lao động Việt Nam (trình độ kỹ thuật viên) phải đạt được để thích ứng với những thay đổi công nghệ tương lai trong thời kỳ 4IR. Câu hỏi trong khảo sát dành cho giám đốc sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định mức độ liên quan giữa các yêu cầu kỹ năng trong quá khứ và năng lực yêu cầu cho tương lai cũng như

những kỹ năng cần có ở hiện tại và trong tương lai. Kết quả khảo sát sẽ được dùng làm dữ liệu cơ sở để phát triển các hạng mục kỹ năng cho công việc trong tương lai và xác định các gợi ý chính sách để thích ứng với kỷ nguyên 4IR.

Chúng tôi sẽ chỉ dùng câu trả lời của bạn để phân tích số liệu thống kê. Theo Điều 33 Luật Thống kê và Điều 50 của Nghị định thi hành Luật

Thống kê, chúng tôi sẽ đảm bảo giữ bí mật tất cả các vấn đề của doanh nghiệp và cá nhân. Vui lòng dành chút thời gian để trả lời các câu hỏi khảo sát này. Xin cảm ơn.

Tháng 6/2020

ID

243

■ Ban tổ chức: Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET), Hàn Quốc/Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TBXH), Việt Nam

■ Cơ quan khảo sát: JM Law và các đơn vị liên quan

Ghi chú: 「Luật Thống kê」 Điều 33 (Bảo vệ bí mật)

1. Các vấn đề được xác định là thông tin bảo mật của cá nhân, tập đoàn, tổ chức, v.v. trong quá trình thống kê sẽ được bảo vệ. 2. Dữ liệu là thông tin bảo mật của cá nhân, tập đoàn, tổ chức, v.v. được tạo ra trong quá trình thống kê sẽ không được sử dụng cho bất kỳ mục

đích nào khác ngoài mục đích thống kê.

Ⅰ. Các năng lực cần thiết trong tương lai

1. Dựa trên nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp, vui lòng cho biết mức độ kỹ năng nhân viên của bạn cần có (trình độ kỹ thuật viên) để thực

hiện công việc.

Ví dụ: với “Áp dụng các kỹ năng phổ thông cho mọi ngành nghề”, vui lòng chọn mức độ quan trọng của kỹ năng (hoặc ít quan trọng hơn)

trong quá khứ (5 năm trước) so với hiện nay, mức độ quan trọng của kỹ năng ở hiện tại, hiện tại có bao nhiêu kỹ năng và mức độ quan

trọng (hoặc ít quan trọng hơn) trong 5 năm sau.

Năng lực

Mức độ quan trọng trong quá khứ (5 năm

trước)

Mức độ quan trọng ở hiện tại Trình độ hiện tại

Mức độ quan trọng trong tương lai (5 năm

sau) Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

1) Các kỹ năng phổ thông áp dụng cho mọi ngành nghề

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

244

2) Kiến thức và các nguyên tắc chuyên ngành dựa trên các môn học tại trường

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

3) Các kỹ năng đặc biệt chuyên ngành

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

2. Dưới đây là 15 lựa chọn về năng lực cần thiết trong tương lai để thực hiện công việc. Dựa trên nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp, vui lòng

cho biết mức độ kỹ năng nhân viên của bạn cần có (trình độ kỹ thuật viên) để thực hiện công việc.

Ví dụ: với “Khả năng làm việc với máy móc”, vui lòng chọn mức độ quan trọng của kỹ năng (hoặc ít quan trọng hơn) trong quá khứ (5

năm trước) so với hiện nay, mức độ quan trọng của kỹ năng ở hiện tại, hiện tại có bao nhiêu kỹ năng và mức độ quan trọng (hoặc ít quan

trọng hơn) trong 5 năm sau.

Năng lực Định nghĩa

Mức độ quan trọng trong quá khứ (5 năm

trước)

Mức độ quan trọng ở hiện tại Trình độ hiện tại

Mức độ quan trọng trong tương lai (5 năm

sau)

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

1) Khả năng làm việc với máy

móc

Khả năng làm việc theo phương pháp mới, tương tác với máy móc thông minh bằng các công nghệ mã hóa máy tính và công nghệ số

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

2) Tính hòa nhập

đa dạng

Khả năng nhận diện và nắm bắt đa dạng các giá trị, tư tưởng và văn hóa

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

245

Năng lực Định nghĩa

Mức độ quan trọng trong quá khứ (5 năm

trước)

Mức độ quan trọng ở hiện tại Trình độ hiện tại

Mức độ quan trọng trong tương lai (5 năm

sau)

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

3) Khả năng dự

đoán tương lai

Khả năng dự đoán những thay đổi trong xã hội tương lai thông qua phân tích môi trường và tìm hiểu những thị trường (ngách) mới

1 2 3 4 5 6 7

1 2 3 4 5 6 7

1 2 3 4 5 6 7

1 2 3 4 5 6 7

4) Khả năng ứng phó với khủng

hoảng

Khả năng hoàn thiện nhiệm vụ ngay cả trong tình huống khó khăn và nan giải

1 2 3 4 5 6 7

1 2 3 4 5 6 7

1 2 3 4 5 6 7

1 2 3 4 5 6 7

5) Khả năng lồng ghép kiến thức

vào các lĩnh vực phụ cận

Khả năng thích ứng và áp dụng kiến thức trong các lĩnh vực lân cận hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau vào công việc riêng của bản thân

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

6) Khả năng tự

học

Khả năng xác định và nắm bắt kiến thức cần thiết cho công việc

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

7) Chiến lược

khác biệt hóa

Khả năng nhận biết và nâng cao các năng lực độc đáo, khác biệt của mình

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

246

Năng lực Định nghĩa

Mức độ quan trọng trong quá khứ (5 năm

trước)

Mức độ quan trọng ở hiện tại Trình độ hiện tại

Mức độ quan trọng trong tương lai (5 năm

sau)

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

8) Hiểu biết về

ngành

Khả năng hiểu dòng chảy chung của ngành bằng cách kết nối theo chiều dọc hoặc chiều ngang nhiều yếu tố trong và ngoài ngành có thể tác động đến lĩnh vực của mình

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

9) Khả năng áp dụng công nghệ vào

ngành

Khả năng nắm bắt thông tin và các công nghệ cần thiết cho một ngành và áp dụng trong toàn ngành

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

10) Tìm tòi khám

phá

Khả năng không ngừng tìm hiểu cách liên kết và lồng ghép nhiều yếu tố trong phạm vi công việc

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

11) Hợp tác hòa

nhập

Khả năng theo đuổi sự hợp tác và đoàn kết xã hội giữa các lĩnh vực công việc

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

12) Phân tích và sử dụng dữ

liệu

Khả năng hiểu, phân tích và mô hình hóa các loại thông tin khác nhau

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

13) Sử dụng kỹ năng cơ bản

Khả năng áp dụng các công nghệ hạt giống vào công việc và

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

247

Năng lực Định nghĩa

Mức độ quan trọng trong quá khứ (5 năm

trước)

Mức độ quan trọng ở hiện tại Trình độ hiện tại

Mức độ quan trọng trong tương lai (5 năm

sau)

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

Hoàn Cực kỳ toàn không quan trọng quan trọng

thương mại hóa các công nghệ đó

14) Khả năng đón nhận thay đổi

Khả năng hiểu những thay đổi trong tương lai và đón nhận những thay đổi này trong cuộc sống

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7

15) Đạo đức nghề

nghiệp

Khả năng đặt an toàn lên trên hiệu quả công nghệ, hiểu những giá trị đạo đức và những tranh luận tiềm ẩn tại nơi làm việc và đưa ra những quyết định phù hợp với đạo đức

1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 2 2 3 4 5 6 7

3. Ngoài những kỹ năng được liệt kê ở trên, có kỹ năng quan trọng nào bạn nghĩ sẽ cần thiết trong tương lai không? Vui lòng mô tả chi tiết.

248

Ⅱ. Nhu cầu hỗ trợ chính sách

4. Các câu hỏi dưới đây hỏi về mức độ cần được hỗ trợ chính sách trong việc phát triển kỹ năng công việc trong tương lai. Vui lòng đọc từng

mục và đánh dấu (v) theo số tương ứng với câu trả lời của bạn.

Mục

Cực kỳ cần thiết Hoàn toàn không

cần thiết

1 Xác định nhu cầu về các năng lực cốt lõi

trong từng ngành 1 2 3 4 5 6 7

2 Mở rộng tuyển dụng theo định hướng

năng lực trong từng ngành 1 2 3 4 5 6 7

3 Tái tổ chức các hệ thống năng lực trong

từng ngành 1 2 3 4 5 6 7

4 Phát triển các tiêu chuẩn năng lực nghề

nghiệp trong từng ngành 1 2 3 4 5 6 7

5 Tái tổ chức các môn học về lập kế hoạch

con đường sự nghiệp 1 2 3 4 5 6 7

6 Xây dựng các chương trình tìm kiếm việc

làm theo yêu cầu của từng ngành 1 2 3 4 5 6 7

7 Gia tăng đào tạo doanh nghiệp trong từng

ngành 1 2 3 4 5 6 7

8 Thúc đẩy các hoạt động của hội động

ngành 1 2 3 4 5 6 7

9 Xây dựng các hệ thống quản lý hiệu quả

năng lực trong từng ngành 1 2 3 4 5 6 7

10 Phát triển các năng lực nghề phổ thông

trong từng ngành 1 2 3 4 5 6 7

249

5. Ngoài những hỗ trợ được liệt kê ở trên, theo bạn, loại hỗ trợ chính sách nào cần thiết để phát triển năng lực trong các công việc tương lai?

Vui lòng mô tả chi tiết.

Ⅲ. Thông tin chung

Phần sau đây yêu cầu thông tin chung về bạn. Vui lòng đọc từng mục và trả lời phù hợp.

Tên Giới tính ① Nam ② Nữ Tuổi ( ) tuổi

Trình

độ học

vấn

① Tốt nghiệp trung học cơ sở ② Tốt nghiệp trung học phổ thông ③

Tốt nghiệp cao đẳng nghề ④ Tốt nghiệp đại học ⑤ Cao học trở lên

Kinh

nghiệm

làm việc

( ) năm (*kinh nghiệm trong cùng lĩnh

vực/lĩnh vực liên quan)

Số

điện

thoại

Email

Tên

công ty

Năm thành

lập Năm ( )

Quy mô

công ty

① Dưới 10 nhân viên ② 10-50 nhân viên

③ 50-100 nhân viên ④ 100-300 nhân viên

⑤ 300-1.000 nhân viên ⑥ Trên 1.000 nhân

viên

Đội

ngũ

Chức

danh

250

Ngành

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 2. Khai thác mỏ 3. Sản xuất 4. Dịch vụ điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí 5. Cấp thoát nước, quản lý chất thải, thu hồi vật liệu 6. Xây dựng 7. Bán buôn và bán lẻ 8. Vận tải và kho bãi 9. Lưu trú và nhà hàng 10. Thông tin và truyền thông 11. Tài chính và bảo hiểm

12. Bất động sản 13. Dịch vụ chuyên môn, khoa học và kỹ thuật 14. Quản lý cơ sở kinh doanh, hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ

cho thuê 15. Quản lý công, quốc phòng, bảo đảm xã hội 16. Dịch vụ giáo dục 17. Dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội 18. Dịch vụ nghệ thuật, thể thao và giải trí 19. Hiệp hội, tổ chức, sửa chữa và các dịch vụ cá nhân khác 20. Công việc trong hộ gia đình và hoạt động sản xuất sản

phẩm vật chất tự tiêu dùng của hộ gia đình 21. Khác ( )

Cảm ơn câu trả lời của bạn.

251

Bảng phụ lục

Phụ lục 2-1 | Tiêu chí hệ thống bậc trình độ theo TCKNNQG

Nội dung của từng bậc trình độ cụ thể như sau:

1. Bậc 1:

a. Thực hiện các công việc đơn giản, công việc có tính lặp lại trong tình huống cố định;

b. Có kiến thức cơ bản về chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi hẹp trong một số lĩnh

vực; có khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết để thực hiện công việc theo chỉ dẫn;

c. Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển tải thông tin theo yêu cầu; có khả năng tham gia làm việc

theo tổ, nhóm; chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.

2. Bậc 2:

a. Thực hiện các công việc thông thường và một số công việc phức tạp trong một số tình huống nhất định;

b. Có kiến thức chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi rộng trong nhiều lĩnh vực; có

khả năng áp dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề chuyên môn kỹ

thuật thông thường và một số vấn đề phức tạp nhưng cần có sự chỉ dẫn khi thực hiện công việc;

c. Có khả năng suy xét, phán đoán và giải thích thông tin; tự chủ trong làm việc theo tổ, nhóm và có khả

năng làm việc độc lập trong một số trường hợp khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm chủ yếu đối

với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.

3. Bậc 3:

a. Thực hiện phần lớn các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong một số tình huống

khác nhau;

b. Có kiến thức chuyên môn, kiến thức cơ bản về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết rộng về các hoạt động

của nghề trong các lĩnh vực; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý

một số vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và một số yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;

c. Có khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; tự chủ, làm việc độc lập

và hướng dẫn người khác trong tổ nhóm khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm đối với kết quả công

việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu một phần trách nhiệm đối với kết

quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra

4. Bậc 4:

a. Thực hiện hầu hết các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong nhiều tình huống khác

nhau;

b. Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động

của nghề trong các lĩnh vực; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý

vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và các yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;

c. Phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng kết quả phân tích đánh giá để đưa ra

ý kiến, kiến nghị cho mục đích quản lý và nghiên cứu; làm việc độc lập và tự chủ cao; có khả năng quản

lý, điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công

việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu trách nhiệm đối với kết quả công

việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.

5. Bậc 5:

a. Thực hiện các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong mọi tình huống;

b. Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức rộng về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt

động của nghề trong các lĩnh vực; có kỹ năng phân tích, suy xét, chẩn đoán, thiết kế để đưa ra giải pháp

252

giải quyết, xử lý các vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp hoặc yêu cầu của quản lý trong phạm vi rộng

khi thực hiện công việc;

c. Biết phân tích, đánh giá thông tin và tổng quát hóa để đưa ra các quan điểm, sáng kiến; làm việc độc lập

và tự chủ cao; quản lý, điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối

với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản

phẩm của tổ, nhóm làm ra đảm bảo thông số kỹ thuật và theo tiêu chuẩn quy định.

(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015). Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày

24/12/2015 về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc

gia.)

Phụ lục 2-2 | Hạng mục TĐKTQG tại Việt Nam

STT Công việc Chứng chỉ cụ thể

1 Bảo vệ thực vật Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

2 Bê tông Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

3 Cắt gọt kim loại (phay, đa năng) Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

4 Cắt gọt kim loại (tiện vạn năng) Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

5 Cắt gọt kim loại trên máy CNC Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

6 Cấp nước Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

7 Công nghệ ô tô Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

8 Công nghệ thông tin (ứng dụng phần

mềm) Nhân viên cài đặt phần mềm_bước 2

Kỹ thuật viên vận hành phần mềm_ giai đoạn 3

Quản trị viên hệ thống phần mềm_ giai đoạn 3

Tư vấn viên giải pháp phần mềm_ giai đoạn 4

9 Cốp pha - giàn giáo Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

10 Cốt thép - Hàn Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

11 Kỹ thuật điện nông thôn Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

12 Cơ điện tử Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

13 Chế biến mủ cao su Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

14 Công nghiệp điện Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

15 Điện tử công nghiệp Công nhân lắp ráp mạch điện tử_ bậc 1

KTV bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện - điện tử_ bậc 2

KTV sửa chữa hệ thống điều khiển điện - điện tử_bước

3

KTV thiết kế phần cứng_bậc 3

KTV thiết kế phần mềm_ bậc 3

KTV thiết kế hệ thống điều khiển_bậc 3

Quản lý bộ phận bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa_bậc 4

Quản lý bộ phận thiết kế_ bậc 4

16 Giám định khối lượng và chất lượng than Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

17 Hàn Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

18 Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

19 Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò Cơ điện mỏ hầm lò - bậc 1

Cơ điện mỏ hầm lò - bậc 2

Cơ điện mỏ hầm lò - bậc 3

Chỉ huy sản xuất tổ cơ điện hầm lò - bậc 4

253

Chỉ huy sản xuất cơ điện công trường, phân xưởng hầm

lò_ bậc 5

20 Công nghệ lắp đặt điện và điều khiển

trong công nghiệp Lắp đặt máy biến áp, tủ điện hạ thế_bậc 1

Lắp đặt đường dây cung cấp điện hạ thế_bậc 1

Đấu nối máy biến áp, tủ điện hạ thế, đường dây cung

cấp điện_ bậc 2

Lắp đặt hệ thống cảnh báo, giám sát - bậc 2

Lắp đặt thiết bị điều khiển và cơ cấu chấp hành_bậc 2

Lập trình, cài đặt các hệ thống điều khiển, cảnh báo

giám sát, bậc 3

Quản lý lắp đặt_ bậc 4

21 Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

22 Kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò Đào chống lò_Bậc 1

Đào chống lò_Bậc 2

Đào chống lò_Bậc 3

Chỉ huy sản xuất tổ đào lò_Bậc 4

Chỉ huy sản xuất công trường, phân xưởng đào lò_Bậc

5

23 Lắp đặt đường ống nước Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

24 Lâm sinh Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

25 May công nghiệp Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

26 Mộc dân dụng Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

27 Mộc mỹ nghệ Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

28 Nề - Hoàn thiện Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

29 Quản trị mạng máy tính Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

30 Sửa chữa máy thi công xây dựng Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

31 Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

32 Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu

đường Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3, Bậc 4

33 Thiết kế đồ họa Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

34 Thoát nước

35 Thú y Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

36 Vận hành cần trục Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

37 Vận hành máy thi công mặt đường Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

38 Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

39 Vận hành và sửa chữa thiết bị lạnh Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

40 Trồng và chăm sóc cây cà phê Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

41 Trồng và chăm sóc cây cao su Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3

42 Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy

43 Công nghệ dệt

44 Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy

45 Công nghệ sợi

46 Chạm khắc đá

47 Điện

48 Điện tử dân dụng

49 Đo lường điện

50 Đúc, dát đồng mỹ nghệ

51 Gia công và lắp dựng kết cấu thép

52 Gia công, lắp ráp nội thất tàu thuỷ

254

53 Hệ thống điện

54 Kỹ thuật sơn mài và khảm trai

55 Kỹ thuật thiết bị điện tử y tế

56 Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế

57 Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế

58 Khoan đào đường hầm

59 Lắp đặt điện công trình

60 Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến

áp

61 Lắp đặt thiết bị điện

62 Mộc xây dựng và trang trí nội thất

63 Nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước

lợ

64 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt

65 Nguội chế tạo

66 Quản lý cây xanh đô thị

67 Quản lý, khai thác công trình thủy lợi

68 Quản trị cơ sở dữ liệu

69 Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas

70 Rèn, dập

71 Sản xuất gạch ceramic

72 Sản xuất gốm thô

73 Sản xuất kính

74 Sản xuất sứ vệ sinh

75 Sửa chữa máy tàu thủy

76 Sửa chữa thiết bị tự động hóa

77 Thí nghiệm điện

78 Vận hành điện trong nhà máy thủy điện

79 Vận hành máy nông nghiệp

80 Vận hành máy xây dựng

81 Vận hành nhà máy thủy điện

82 Vận hành thiết bị sàng tuyển than

83 Vận hành, sửa chữa máy tầu cuốc

84 Xây dựng công trình thủy

85 Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy

lợi

Nguồn: Dữ liệu nội bộ của Vụ KNN

255

Phụ lục 2-3 | Danh mục công nghệ chủ chốt để thích ứng với 4IR

1. Trí tuệ nhân tạo

2. Internet vạn vật

3. Dữ liệu lớn, Khai phá dữ liệu và Phân tích dữ liệu

4. Chuỗi khối

5. Điện toán đám mây

6. Mô phỏng

7. Robot tự hành, Robot cộng tác (Cobot)

8. Điện toán lượng tử

9. Điện toán lưới

10. Hệ thống tích hợp theo chiều ngang và dọc

11. Các hệ thống không gian mạng thực - ảo

12. Thực tại ảo

13. Thực tại tăng cường

14. An ninh mạng

15. Công nghệ chế tạo vật liệu nano

16. In 3D và chế tạo cộng

17. Công nghệ chế tạo vật liệu chức năng

18. Công nghệ chế tạo thiết bị nano

19. Công nghệ chế tạo pin nhiên liệu

20. Năng lượng Hydrogen

21. Quang điện

22. Công nghệ ánh sáng và quang tử

23. Sinh học tổng hợp

24. Công nghệ thần kinh

25. Tế bào gốc

26. Xúc tác sinh học

27. Tin sinh học

28. Chip sinh học và cảm biến sinh học

29. Nông nghiệp chính xác

30. Công nghệ tổng hợp nhiên liệu sinh học

31. Y học cá thể hóa

32. Y học tái tạo và kỹ thuật tạo mô

33. Công nghệ giải mã gen

34. Công nghệ giám sát sức khỏe

256

35. Chẩn đoán hình ảnh Y-Sinh học

36. Công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến

37. Công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ

38. Thu thập và lưu trữ các bon

39. Năng lượng vi mô

40. Công nghệ tua bin gió

41. Công nghệ năng lượng đại dương và năng lượng sóng

42. Công nghệ năng lượng địa nhiệt

43. Lưới điện thông minh

Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ (2018). Quyết định số 3685/QĐ-BKHCN ngày 03/12/2018

về việc ban hành Danh mục các công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0.

○ Các quy định hoặc chủ trương liên quan đến việc thành lập, điều chỉnh hoặc bãi bỏ chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Theo TS. Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ kỹ năng nghề (KNN) của Tổng cục GDNN và

Đại biểu kỹ thuật của Đoàn Việt Nam tại Kỳ thi tay nghề thế giới, Việt Nam không có bất kỳ quy

định hoặc chủ trương nào về việc thành lập, điều chỉnh hoặc bãi bỏ chứng chỉ kỹ năng nghề quốc

gia đến năm 2020.

Việt Nam có Nghị định và Thông tư về cấp, gia hạn, cấp lại, hủy bỏ và thu hồi chứng chỉ kỹ

năng quốc gia.

Phụ lục 2-4 | Nghị định và Thông tư (Tình trạng hướng dẫn)

Tên Ngày ban hành Nội dung

Nghị định số 31/2015/NĐ-CP 24/03/2015

Quy định chi tiết thi hành

một số điều của luật việc làm

về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề

quốc gia

Thông tư số 38/2015/TT-

BLĐTBXH 19/10/2015

Quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, cấp

và quản lý việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

○ Thủ tục, thời hạn và đối tượng tham gia thành lập, thay đổi hoặc bãi bỏ chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Dù Việt Nam chưa có quy định và chủ trương liên quan đến việc thành lập, điều chỉnh hoặc bãi bỏ chứng chỉ

kỹ năng nghề quốc gia, nhưng Việt Nam đã quy định quy trình thay đổi, loại bỏ, bổ sung các nghề ảnh hưởng

trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng.

Hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình phải trình Bộ LĐ-TBXH đề xuất thay đổi, loại bỏ, bổ

sung công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng

257

Bộ LĐ-TBXH sẽ tổng hợp các đề xuất đó đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội -

nghề nghiệp, các hiệp hội khác như hiệp hội người sử dụng lao động, công đoàn lao động xem xét đề xuất và

quyết định chuyển đổi, loại bỏ, bổ sung công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân

người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Phụ luc 3-1 | Hội đồng kỹ năng ngành (HĐKNN) theo ngành

HĐKNN (tổ chức đại diện) Nhóm ngành công nghiệp

(Nhóm bổ sung NCS)

Số lượng cơ sở và doanh

nghiệp tham gia

1 . Quản trị kinh doanh-CNTT

(Hiệp hội Công nghiệp Phần mềm Hàn

Quốc)

Công nghệ thông tin và quản lý

dự án

(Hiệp hội thương mại) 13

(Doanh nghiệp) 10

(Công đoàn) 2

2. Quản lý, kế toán và điều hành

(Phòng Thương mại và Công nghiệp

Hàn Quốc)

Lập kế hoạch kinh doanh, tổng

vụ và nhân sự, tài chính kế toán,

sản xuất và kiểm soát chất lượng

(Hiệp hội thương mại) 10

(Doanh nghiệp) 16

(Công đoàn) 2

3. Tài chính và bảo hiểm (Hiệp hội Đầu

tư Tài chính Hàn Quốc) Tài chính và bảo hiểm

(Hiệp hội thương mại) 8

(Doanh nghiệp) 8

(Công đoàn) 1

4. Tư vấn

(Hiệp hội Dịch vụ Việc làm Quốc gia) Tư vấn

(Hiệp hội thương mại) 32

(Doanh nghiệp) 18

(Công đoàn) 4

5. Nội dung thiết kế và văn hóa

(Viện Xúc tiến Thiết kế Hàn Quốc) Nội dung thiết kế và văn hóa

(Hiệp hội thương mại) 11

(Doanh nghiệp) 19

(Công đoàn) 1

6. Du lịch và giải trí (Hiệp hội Quản lý

Khách sạn Chuyên nghiệp Hàn Quốc) Du lịch và giải trí

(Hiệp hội thương mại) 11

(Doanh nghiệp) 8

(Công đoàn) 1

7. Dịch vụ ăn uống (Hiệp hội Công

nghiệp Dịch vụ Thực phẩm Hàn Quốc)

Chuẩn bị và phục vụ thức ăn,

đồ uống

(Hiệp hội nghề nghiệp) 12

(Doanh nghiệp) 19

(Công đoàn) 1

8. Xây dựng (Liên đoàn các Hiệp hội

Xây dựng)

Quản lý dự án xây dựng, công

trình dân dụng và xây dựng

(Hiệp hội thương mại) 14

(Doanh nghiệp) 6

(Công đoàn) 3

9. Đóng tàu và kỹ thuật công trình

ngoài khơi (Hiệp hội Kỹ thuật đóng tàu

và công trình biển Hàn Quốc)

Đóng tàu và khai thác tài

nguyên biển

(Hiệp hội thương mại) 15

(Doanh nghiệp) 11

(Công đoàn) 1

10. Máy móc (Hiệp hội Máy móc Công

nghiệp Hàn Quốc)

Thiết kế cơ khí, lắp ráp và bảo

trì máy móc, quản lý chất lượng

máy và lắp đặt máy móc

(Hiệp hội thương mại) 5

(Doanh nghiệp) 12

(Công đoàn) 1

11. Các ngành công nghiệp cơ bản

(Hợp tác xã Công nghiệp Khuôn mẫu

Hàn Quốc)

Vật liệu đúc và kim loại (gia

công kim loại, xử lý bề mặt và

hàn)

(Hiệp hội thương mại) 19

(Doanh nghiệp) 28

(Công đoàn) 1

12. Nguyên vật liệu

(Hiệp hội Sắt thép Hàn Quốc)

Vật liệu kim loại và vật liệu

gốm sứ

(Hiệp hội thương mại) 13

(Doanh nghiệp) 18

(Công đoàn) 1

13. Hóa chất

(Liên hiệp các Hợp tác xã Công nghiệp

Nhựa Hàn Quốc)

Quản lý hóa chất và quy trình

hóa học, sản xuất dầu mỏ và hóa

chất gốc bazơ, sản xuất hóa chất

tính chế, sản xuất sản phẩm nhựa

và cao su

(Hiệp hội thương mại) 8

(Doanh nghiệp) 20

(Công đoàn) 3

14. Sản xuất hàng dệt may và thời trang

(Liên đoàn Công nghiệp Dệt may Hàn

Quốc)

Sản xuất hàng dệt may và thời

trang

(Hiệp hội thương mại) 7

(Doanh nghiệp) 12

(Công đoàn) 1

258

15. Điện, năng lượng và tài nguyên

(Hiệp hội Nhà thầu thi công điện Hàn

Quốc)

Điện, năng lượng và tài nguyên

(Hiệp hội thương mại) 18

(Doanh nghiệp) 11

(Công đoàn) 2

16. Điện tử

(Hiệp hội Điện tử Hàn Quốc)

Điện tử tổng hợp và phát triển

đồ điện tử

(Hiệp hội thương mại) 5

(Doanh nghiệp) 14

(Công đoàn) 1

Nguồn: Liên Bộ (2020). Báo cáo năm 2019 về xây dựng các tiêu chuẩn năng lực quốc gia (dự thảo) (chưa công bố).

Phụ lục 3-2 | Ví dụ cụ thể về đơn vị năng lực NCS

Mã đơn vị: 1506030403_16v3

Tên đơn vị năng lực: Kế hoạch sửa chữa thân xe

Mô tả đơn vị năng lực: Kế hoạch sửa chữa thân xe đề cập đến khả năng tính toán trước phương pháp

làm việc, giờ làm và chi phí, lựa chọn kỹ thuật viên và thiết bị thích hợp sau khi

kiểm tra lịch sử sửa chữa để lập quy trình sửa chữa có tính đến phạm vi sửa

chữa đã xác định.

Yếu tố đơn vị năng lực Tiêu chí thực hiện

1506030403_16v3.1

Kiểm tra lịch sử sửa

chữa trước khi bắt đầu

công việc

1.1 Xác định được yêu cầu của khách hàng trong đơn đặt

hàng sửa chữa

1.2 Biết kiểm tra lịch sử sửa chữa liên quan đến thân xe

trước khi hư hỏng như đã nêu trong đơn đặt hàng sửa

chữa

1.3 Tìm ra được cơ sở tính phiếu dự toán chi phí sửa chữa

ô tô như đã nêu trong đơn đặt hàng sửa chữa

【Kiến thức】

Kiến thức về báo giá

• Hiểu rõ yêu cầu của khách hàng

• Xác định cấu tạo thân xe cần sửa chữa

【Kỹ năng】

Kỹ năng vận dụng tài liệu hướng dẫn liên quan để báo

giá sửa chữa

• Kỹ năng tính riêng chi phí sửa chữa có hoặc không có

bảo hiểm

• Kỹ năng tính chi phí và giờ làm việc

• Kỹ năng lập kế hoạch sửa chữa xe

259

【Thái độ】

Tư duy khiêm tốn để nắm bắt tính khí của khách hàng

• Thái độ chủ động tiếp nhận yêu cầu của khách hàng

1506030403_16v3.2

Xác định cách thức làm

việc

2.1 Biết xác định loại công việc sửa chữa và ưu tiên công

việc tùy theo mức độ hư hỏng

2.2 Có thể quyết định nên sửa chữa hay thay thế các bộ

phận bị hỏng theo hướng dẫn sửa chữa

2.3 Chọn và sử dụng thiết bị thích hợp khi sửa chữa thân

xe, tùy thuộc vào cấu tạo xe

【Kiến thức】

Có kiến thức về dự toán chi phí sửa chữa ô tô

• Hiểu rõ yêu cầu của khách hàng

• Am hiểu về an toàn công nghiệp

• Hiểu cấu tạo thân của model xe cần sửa chữa

• Nắm rõ các tiêu chuẩn an toàn xe

• Có kiến thức về cấu tạo thân xe, cách sử dụng thiết bị và

đánh giá của kỹ thuật viên

【Kỹ năng】

Kỹ năng vận dụng tài liệu hướng dẫn liên quan để báo

giá sửa chữa

• Kỹ năng tính chi phí và giờ làm việc

<bỏ qua>

□ Phạm vi áp dụng và tình trạng tiến độ

• Vận dụng đơn vị năng lực này để lập quy trình sửa chữa trong phạm vi sửa chữa đã xác định.

• Khi lập kế hoạch sửa chữa thân xe, cần xem xét năm (tuổi) và tình trạng model xe.

• Khi tính toán chi phí, cần xem xét các loại phụ tùng (hậu mãi hoặc tái sản xuất) được dùng để sửa

chữa thân xe.

Cân nhắc

260

• Cần phân biệt phí sửa chữa có bảo hiểm với phí không có bảo hiểm khi ước tính phí sửa chữa.

• Cần phân biệt tiền công đối với model xe nội địa và model xe nhập khẩu.

• Khi báo giá sửa chữa có bảo hiểm, cần xem xét tình trạng hư hỏng liên quan đến bảo hiểm toàn diện

và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản cũng như Luật thuế giá trị gia tăng.

Dự toán chi phí sửa chữa

• Đơn đặt hàng sửa chữa

• Bảng chỉ dẫn cho biết xe ra hay vào

• Hướng dẫn sửa chữa, hướng dẫn sử dụng phụ tùng và bảng giá phụ tùng để sửa chữa thân xe

• Phần mềm dùng để lập dự toán chi phí sửa chữa

• Kích nâng

• Camera

• Thước cuộn (thước dây 5m, thước góc vuông, v.v.)

• Găng tay và khăn lau bằng cotton

□ Hướng dẫn đánh giá

Phương pháp đánh giá Mục tiêu đánh giá

Quy trình Kết quả

Chuyên viên đánh giá có thể sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, ví dụ: đánh giá lý

thuyết và thực hành riêng biệt hoặc kết quả tổng thể để đánh giá hiệu quả theo tiêu chí hiệu quả của

kế hoạch sữa chữa thân xe như một đơn vị năng lực.

Tài nguyên và tài liệu hỗ trợ

Thiết bị và dụng cụ

Chất liệu

Phương pháp đánh giá

261

A. Danh mục

B. Kịch bản giải quyết vấn đề ✔ ✔

C. Bài kiểm tra tự luận ✔

D. Viết luận

E. Nghiên cứu trường hợp ✔

F. Câu hỏi của (các) chuyên viên đánh

giá ✔

G. Danh mục kiểm tra do (các) chuyên

viên đánh giá thực hiện ✔

H. Danh mục kiểm tra do đối tượng

được đánh giá thực hiện ✔

I. Nhật ký hàng ngày

J. Nhập vai

K. Thuyết trình miệng

L. Đánh giá tại chỗ

M. Khác

• Phải đánh giá được khả năng thực hiện thành công theo mô tả của tiêu chí hiệu quả.

• Chuyên viên đánh giá phải kiểm tra những tiêu chí sau

- Kỹ thuật viên có xác định được loại công việc sửa chữa và công việc cần ưu tiên tùy theo mức độ hư

hỏng không

- Có lập dự toán chi phí sửa chữa bằng cách tính chi phí đầy đủ không

- Có chọn kỹ thuật viên tùy theo mức độ công việc cần làm và kỹ năng xử lý thiết bị không

- Kỹ thuật viên có thể xác định những dụng cụ cần thiết tùy theo phạm vi hoặc mức độ nghiêm trọng của

tình trạng hư hỏng không

Nguồn: Trang web của NCS. (www.ncs.go.kr/unity/hth01/hth0101/selectNcsCompeUnitReport,do, 12/4/2020)

Những lưu ý khi xem xét đánh giá

262

Phụ lục 3-3 | Hiện trạng về trình độ song song vừa học vừa làm

Hạng mục Số lĩnh vực đơn vị Số đơn vị

01. Quản lý dự án - -

02. Quản lý, kế toán và quản trị 19 50

03. Tài chính và bảo hiểm 15 26

04. Giáo dục, khoa học tự nhiên và khoa

học xã hội 8 17

05. Dịch vụ pháp lý, cảnh sát, cứu hỏa,

dịch vụ nhà giam và quốc phòng 6 17

06. Sức khỏe và dịch vụ y tế 4 10

07. Dịch vụ xã hội và tôn giáo 9 21

08. Văn hóa, nghệ thuật, thiết kế và phát

thanh truyền hình 51 98

09. Dịch vụ lái xe và giao thông vận tải 18 24

10. Bán hàng 13 29

11. Giám sát an ninh và vệ sinh 5 7

12. Làm tóc, lưu trú, du lịch, giải trí và

thể thao 44 81

13. Dịch vụ ăn uống 9 29

14. Xây dựng 51 109

15. Máy móc 70 176

16. Chất liệu 34 121

17. Hóa chất 40 90

18. Sản xuất hàng dệt may và may mặc 25 57

19. Điện và điện tử 34 107

20. Thông tin và truyền thông 22 55

21. Chế biến thực phẩm 42 71

22. In ấn, gia công gỗ, đồ nội thất và 27 50

263

hàng thủ công

23. Môi trường, năng lượng và an toàn 29 82

24. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 33 92

Tổng 608 1.419

Nguồn: Cổng thông tin điện tử của Hệ thống chứng chỉ theo loại đánh giá trong khóa học và Hệ thống đào tạo

kép vừa học vừa làm (CQ-Net, https://c.q-net.or.kr/wlds/introduction/qualObligList.do)

Phụ lục 3-4 | NCS thiết lập gần đây đối với công việc hứa hẹn liên quan đến 4IR

Năm thiết

lập NCS mới thiết lập

2017

(26)

Thiết kế và xác minh

hệ thống đào tạo ảo

Kỹ thuật lái xe

qua đào tạo ảo

Vận hành và lái hệ

thống máy bay không

người lái cỡ nhỏ

Phát triển hệ

thống máy bay

không người lái

cỡ nhỏ

Bảo trì hệ thống máy

bay không người lái

cỡ nhỏ

Phát triển trí thông

minh của robot

Bảo trì và sửa chữa

robot

Sản xuất nội

dung VR

Thiết kế quy trình cho

nhà máy ngoài khơi

Thiết kế kiểm thử

nhà máy ngoài khơi

Thiết kế an toàn cho các

nhà máy ngoài khơi

Phát triển sản

phẩm y sinh

Xây dựng và phát

triển sản phẩm chẩn

đoán sinh học

Chế tạo bộ chuyển đổi

dòng điện một chiều

Chế tạo hệ thống điều

khiển và bảo vệ truyền

tải và phân phối dòng

điện một chiều

Phát triển hệ

thống lưu trữ

năng lượng điện

Lắp đặt hệ thống lưu

trữ năng lượng điện

Thiết kế và chế tạo bộ

chuyển đổi nhiệt năng

CO2 siêu tới hạn

Chế tạo bộ chuyển đổi

nhiệt năng CO2 siêu tới

hạn

Phân tích và ứng

phó sự cố bảo

mật

Quản lý và quản trị

bảo mật thông tin

Chẩn đoán và phân tích

bảo mật thông tin

Dịch vụ hỗ trợ kinh

doanh kỹ thuật số

Lập kế hoạch

dịch vụ IoT tổng

hợp

Sản xuất và sử dụng

điện địa nhiệt

Đo lường và đánh giá

bức xạ - -

2018

(27)

Dự báo thảm họa

thông minh

Thiết kế quản lý thảm

họa thông minh Thiết kế in 3D

Thiết kế nội

dung VR

Thiết kế nhà máy tích

hợp ngoài khơi

Thiết kế kết cấu ngoài

khơi

Thiết kế cơ khí ngoài

khơi

Phát triển vật

liệu hóa học mới

264

* Năm thiết lập là năm chính phủ thiết lập và thông báo NCS tương ứng.

Nguồn: Bộ Việc làm và Lao động và các Bộ liên quan. (2017-2019). Báo cáo xây dựng tiêu chuẩn năng lực quốc

gia (dự thảo) (chưa xuất bản)

Kiểm tra và đánh giá

truyền tải và phân

phối dòng điện một

chiều

Thiết kế thiết bị tuần

hoàn CO2 siêu tới hạn

Xây dựng nội dung đào

tạo ảo

Phát triển phần

cứng (thiết bị)

không gian ba

chiều

Thiết kế thiết bị thông

minh đeo được

Bảo dưỡng thiết bị

thông minh đeo được

Phát triển thiết bị thông

minh đeo được

Lập kế hoạch dữ

liệu lớn

Lập kế hoạch công

nghệ FinTech

Xây dựng nền tảng dữ

liệu lớn Kỹ thuật FinTech

Hoạt động và

quản lý dữ liệu

lớn

Bảo mật thông tin, mã

hóa và xác thực

Xây dựng nền tảng

không gian ba chiều

Xây dựng mạng lưới

truyền thông IoT

Dịch vụ truyền

thông không

gian ba chiều

Nhiếp ảnh không gian

ba chiều

Giải trừ năng lượng hạt

nhân/ Quản lý chất thải

phóng xạ

Nuôi côn trùng -

2019

(20)

Sản xuất nội dung cho

máy bay không người

lái

Kỹ thuật và thiết kế

thông minh Sản xuất magiê Sản xuất titan

Hoạt động bảo trì và

sửa chữa thông minh

Chứng nhận an toàn cho

robot

Phát triển mô-đun màn

hình linh hoạt

Kiểm tra màn

hình linh hoạt

Phát triển công nghệ

canh tác thông minh

Phát triển phần mềm ô

tô kết nối được Kiến trúc dữ liệu

Nhận dạng sinh

trắc học

Xây dựng nền tảng AI Lập kế hoạch dịch vụ

AI

Phân tích và thiết kế

chuỗi khối

Xây dựng và vận

hành chuỗi khối

Xây dựng mạng LTE

an toàn công cộng Sản xuất nội dung AR

Vận hành và bảo trì hệ

thống quản lý năng

lượng tòa nhà

Nuôi trồng thủy

sản thông minh

Tổng Đã thiết lập 73 NCS