WSSV

31
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC Cần Thơ, Tháng 03/2014 BÁO CÁO MÔN VIRUS HỌC ĐẠI CƢƠNG (MSHP: CS108 SỐ TÍN CHỈ:2) CHỦ ĐỀ: VIRUS GÂY HỘI CHỨNG ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM (White spot syndrome virus WSSV) GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN TS. Bùi Thị Minh Diệu Nguyễn Thị Lan Anh B1203276 Huỳnh Lâm Linh B1203323 Lương Tuấn Thanh B1203372 Đăng Thanh Long B1203327 Trần Văn Bình Thành B1203374 Dương Minh Lành B1203321

Transcript of WSSV

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Cần Thơ, Tháng 03/2014

BÁO CÁO MÔN

VIRUS HỌC ĐẠI CƢƠNG

(MSHP: CS108 – SỐ TÍN CHỈ:2)

CHỦ ĐỀ: VIRUS GÂY HỘI CHỨNG ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM

(White spot syndrome virus – WSSV)

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS. Bùi Thị Minh Diệu Nguyễn Thị Lan Anh B1203276

Huỳnh Lâm Linh B1203323

Lương Tuấn Thanh B1203372

Đăng Thanh Long B1203327

Trần Văn Bình Thành B1203374

Dương Minh Lành B1203321

i

MỤC LỤC I. Giới thiệu ...................................................................................................................... 1

1. Lịch sử .................................................................................................................. 1

2. Tình hình dịch bệnh và tác hại của bệnh đốm trắng đối với nghề nuôi ............... 2

II. Cấu trúc ....................................................................................................................... 3

1. Đặc điểm hình thái ............................................................................................... 3

2. Cấu trúc protein .................................................................................................... 4

3. Vật chất di truyền của wssv ................................................................................. 6

III. Cơ chế xâm nhiễm ..................................................................................................... 9

IV. Sự nhân lên và giải phóng khỏi tế bào chủ .............................................................. 10

V. Phân loại và so sánh .................................................................................................. 10

VI. Sự lan truyền ........................................................................................................... 13

1. Đặc tính sinh học ................................................................................................ 13

2. Vật chủ mang mầm bệnh .................................................................................... 14

3. Con đường lan truyền bệnh ................................................................................ 16

VII. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 17

1. Phương pháp Nested-PCR phát hiện WSSV ............................................................... 17

2. Phương pháp mô học ................................................................................................... 19

3. Phương pháp que thử nhanh ........................................................................................ 19

4. Phương pháp ngưng kết dựa trên bào tử gắn kháng thể .............................................. 20

VIII. Phòng ngừa và xử lý bệnh .................................................................................... 21

1. Nguyên tắc chung ............................................................................................... 21

2. Cải tạo đáy ao ..................................................................................................... 22

3. Xử lý ................................................................................................................... 23

4. Các chế phẩm sinh học hỗ trợ phòng trị bệnh đốm trắng .................................. 23

Tài liệu tham khảo: ........................................................................................................ 27

ii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sự phát hiện và lây lan của WSSV trên thế giới ........................................................... 1

Hình 2: Hình dạng của WSSV dưới kính hiển vi điện tử ........................................................... 3

Hình 3: Mô hình cấu trúc hạt virion của WSSV ......................................................................... 4

Hình 4: Nucleocapsid của WSSV đã nhuộm âm được quan sát dưới kính hiển vi điện tử ........ 4

Hình 5: Cấu trúc nucleocapsid của WSSV ................................................................................. 5

Hình 6: Vị trí của các protein cấu trúc chủ yếu của WSSV ...................................................... 5

Hình 7: Sơ đồ genome của WSSV (Yang và công tác viên, 2001)............................................. 6

Hình 8: tôm nhiễm bệnh đốm trắng, nhân tế bào biểu bì dạ dày trương to có thể vùi ............... 9

Hình 9: Các mô mục tiêu của WSSV ....................................................................................... 13

Hình 10: Kết quả điện di sản phẩn bằng gel agarose 1,5% ...................................................... 19

Hình 11: Sơ đồ nguyên nhân gây bệnh đốm trắng ................................................................... 21

Hình 12: Biểu đồ so sánh tuổi thọ của tôm nhiễm bệnh khi dùng SH99 ................................. 23

Hình 13: Chế phẩm NANOCIN ............................................................................................... 24

Hình 14: Chế phẩm OXYNAT 3D ........................................................................................... 25

Hình 15: Các chế phẩm sát trùng.............................................................................................. 25

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Chức năng một số ORFs của WSSV theo sự tương đồng với ngân hàng gen (Mark,

2005) (số thứ tự cảu ORFs dựa theo sự mã hóa của van Hulten et al.,2001b) ........................... 8

Bảng 2: Tên gọi virus đốm trắng qua từng giai đoạn ................................................................ 11

Bảng 3: Một số giáp xác nhiễm bệnh đốm trắng (theo V. A. Graindorge & T. W. Flegel). ....... 14

Lời mở đầu

Nghề nuôi tôm ở Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm gần đây và trở

thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu

người dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho Chính phủ. Từ năm 1999

đến năm 2002 diện tích nuôi tôm đã tăng lên gấp hai lần. Sản lượng nuôi và giá trị xuất

khẩu tôm cũng tăng trưởng mạnh, chiếm 47% giá trị xuất khẩu thủy sản.

Tuy vậy nghề nuôi tôm cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức . Một

trong những bất lợi đó là thiệt hại do dịch bệnh. Qua nhiều thập niên cho thấy bệnh

dịch là nguyên nhân gây thất thoát trầm trọng về kinh tế trong nuôi trồng thủy sản.

Bệnh đốm trắng trên tôm – White spot syndrome virus (WSSV) thường xuất hiện trong

các khu vực nuôi tôm ven biển ở Việt Nam làm tôm chết hàng loạt và gây tổn thất lớn

cho nghề nuôi tôm nước ta và cả thế giới. Báo cáo này trình bày những kiến thức tổng

quan về WSSV, cũng như cách phòng tránh bệnh do virus này gây nên.

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 1

I. Giới thiệu

1. Lịch sử

Virus gây hội chứng đốm trắng (White Spot Syndrome Virus: WSSV) là một

trong những nhóm virus được xếp vào nhóm virus gây chết cấp tính trên tôm nuôi.

WSSV gây chết trên hầu hết các loài tôm thuộc nhóm Penaeus như P. monodon, P.

japonicus, P.chinensis, P. merguiensis… và trên tất cả các giai đoạn phát triển của tôm

từ ấu trùng đến tôm giống, tôm trưởng thành. Bệnh đốm trắng xuất hiện lần đầu tiên ở

vùng đông bắc Đài Loan vào cuối năm 1991 đầu 1992. Ở Việt Nam, vào tháng 2 năm

1994, tại huyện Bình Đại, huyện Thạnh Phú – tỉnh Bến Tre và tháng 3 đến tháng 4

năm 1994 tại các đầm nuôi ở huyện Cần Giờ - Tp. Hồ Chí Minh đã phát hiện tôm bị

bệnh đốm trắng chết hàng loạt sau 30 – 40 ngày nuôi .

Bệnh đốm trắng trên tôm đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của Việt

Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung. Hiện nay có nhiều công trình

nghiên cứu về bệnh đốm trắng và WSSV ở nhiều khía cạnh khác nhau như hình thái,

cấu trúc, di truyền…nhằm tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc phát sinh, cơ chế xâm nhiễm

và cách phòng chống, điều trị hiệu quả.

Hình 1: Sự phát hiện và lây lan của WSSV trên thế giới

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 2

Trước năm 2002, người ta cho rằng virus gây hội chứng đốm trắng thuộc nhóm

Baculovirus và có 3 chủng Baculovirus gây bệnh đốm trắng hoặc còn gọi là virus

Trung Quốc. Tùy từng nước nghiên cứu chúng có tên gọi và kích thước như sau:

Tên virus Kích thước virus Kích thước nhân

Virus Trung Quốc (HHNBV) 120 x 360 nm

Virus tôm Nhật 1(RVPJ-1) 84 x 226 nm

Virus tôm Nhật 2 (RV-PJ-2) 83 x 275 nm 54 x 216 nm

Virus bệnh đốm trắng Thái lan (SEMBV) 121 x 276 nm 89 x 201 nm

Virus bệnh đốm trắng (WSBV) 70-150x350-380nm 58-67x330-350nm

(Bệnh virus đốm trắng –Hội chứng virus đốm trắng ở giáp xác-white spot syndrome virus – WSSV Ts. Bùi Quang Tề)

Tuy nhiên, hội nghị virus học quốc tế lần thứ 12 (Paris, 2002) các tác giả: Just

M.Vlak, Jean-Robert, Tim W.Flegel, Guang-Hsiung Kou, Donald V.Lightner, Chu-

Fang Lo, Philip C. Lod DNA Peter J. Walker đã phân loại virus gây hội chứng đốm

trắng là một giống mới Whispovirus thuộc họ mới Nimaviridae.

2. Tình hình dịch bệnh và tác hại của bệnh đốm trắng đối với nghề nuôi

Trong những năm 1990 sản lượng tôm hàng năm đã đạt đến ngưỡng cao nhất

khoảng 900.000 tấn và không còn tăng nữa mặc dù diện tích nuôi gia tăng. Sự suy

giảm sản lượng trên có liên quan đến tỉ lệ chết của tôm trong các ao gia tăng và đây

chính là mầm bệnh virus (Lotz, 1997). Đối với những mầm bệnh vi khuẩn, nấm, động

vật nguyên sinh thì có thể kiểm soát chúng bằng thuốc kháng sinh nhưng đối với mầm

bệnh virus thì những nổ lực chữa trị ngoài thực địa đều không mang lại kết quả như

mong muốn.

Có 23 virus được báo cáo có cảm nhiễm trên tôm he (Lightner, 1996) và danh

sách này ngày một dài thêm. Trong số đó thì virus gây bệnh đốm trắng (WSSV), virus

gây bệnh đầu vàng (YHV), virus gây bệnh đỏ đuôi (TSV), là những virus gây thiệt hại

nặng nhất cho nghề nuôi tôm. Trong khoảng thời gian 1993-1994 virus gây bệnh đốm

trắng đã bắt đầu tấn công các trang trại nuôi tôm trên thế giới.

Tại Việt Nam, theo ước tính của Bộ Thủy sản (1996), nạn dịch bệnh tôm ở các

tỉnh ĐBSCL trong các năm 1994-1995 đã ảnh hưởng tới 85,000 ha và gây thiệt hại 294

tỉ dồng. Báo cáo Bộ thủy sản (2006) trong các năm 2001, 2002 dịch bệnh tôm tiếp tục

đe dọa và gây ảnh hưởng lớn ở khu vực ĐBSCL. Năm 2001, từ tháng 2-3 có khoảng

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 3

60% tổng diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL bị thiệt hại do bệnh,trong đó Cà Mau và Tiền

Giang chiếm 80%, Bạc Liêu 70%, Kiên Giang 40% và Sóc Trăng 15% (Bộ Thủy Sản,

2006). Ngoài ra, theo Trần Văn Nhường và Bùi Thị Thu Hà. (2005) năm 2003, cả nước

có 546,757 ha nuôi tôm nước lợ thương phẩm, trong đó diện tích có tôm nuôi bị bệnh

và chết là 30,083 ha. Trong đó, bệnh nguy hiểm nhất là bệnh đốm trắng (WSSV),

MBV (Monodon Baculovirus), bệnh do ký sinh trùng, do dinh dưỡng.

II. Cấu trúc

1. Đặc điểm hình thái

Virion của WSSV có dạng hình trứng dài khoảng 275nm và rộng khoảng

120nm với một phần phụ ở cuối giống như đuôi (Durand et al., 1997). Cho đến ngày

nay, chức năng và cấu tạo phần phụ này vẫn chưa được biết (Marks, 2005).

Hình 2: Hình dạng của WSSV dƣới kính hiển vi điện tử

(Nguồn:Can-hua Huang và cộng sự., 2001)

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 4

2. Cấu trúc protein

Virion WSSV có nucleocapsid hình que được bao quanh bởi ba lớp màng bao

bao gồm phần lớn là protein VP28 và VP19 (Durand et al., 1997; Nadala et al., 1998;

van Hulten et al., 2000b, 2000c).

Hình 3: Mô hình cấu trúc hạt virion của WSSV

Hình 4: Nucleocapsid của WSSV đã nhuộm âm đƣợc quan sát dƣới kính hiển vi

điện tử

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 5

Hình 5: Cấu trúc nucleocapsid của WSSV

Kích thước trung bình của nucleocapsid là 80 x 350 nm. Nucleocapsid được cấu

tạo bởi những vòng tròn xếp thành chồng (khoảng 14-15 vòng) và quấn quanh trục dài,

mỗi vòng tròn có hai đường kẻ sọc gồm 7 cặp capsomer hình cầu, mỗi capsomer hình

cầu có đường kính 8 nm, khoảng cách giữa các vòng là 7 nm. Nucleocapsid chứa đựng

bên trong là dsDNA, không có thể vùi (Occlusion body).

Hơn 40 protein của WSSV được biết. Trong đó, có ít nhất 38 protein cấu trúc

tìm thấy trên virion của WSSV. Trong số đó thì có 21 protein được tìm thấy ở màng

bao, 10 được tìm thấy ở nucleocapsid, 5 được tìm thấy ở lớp tegunment (đây là cấu

trúc được cho là nằm giữa màng bao và nuclecapsid (Escobedo-Bonilla et al., 2008).

Phần lớn protein của nucleocapsid là VP664 (664kDa), VP26 (26kDa), VP24 (24kDa),

VP15 (15kDa) (Leu et al., 2005; van Hunten et al., 2000a, 2000c). VP664 là một

protein lớn đáng chú ý, được cho là protein chủ yếu, nó là nguyên nhân gây ra những

vằn sọ trên nucleocapsid (Leu et al., 2005). VP15 là protein cơ bản không có vùng kỵ

nước giống như histon và là nơi DNA gắn với protein ở nucleocapsid (Witteveldt et

al.,2005). Chức năng của VP24 và VP26 vẫn chưa được biết (Marks, 2005).

Hình 6: Vị trí của các

protein cấu trúc chủ yếu

của WSSV

Với protein vỏ VP28-giữ

vai trò quan trọng trong

xâm nhiễm

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 6

Trong nghiên cứu, phương pháp sử dụng kháng thể để trung hòa một số protein

như VP28, VP68 và VP281 thì nhận thấy tỉ lệ chết của tôm giảm rõ rệt. Từ đó cho thấy

những protein này có vai trong quan trọng trong việc lây lan của WSSV (van Hulten et

al., 2001c; Yi et al., 2004). Đối với crayfish việc áp dụng phương pháp trên với protein

VP31, VP33 (cũng được biết là VP36B) và tegument protein VP36A thì có tác dụng ức

chế quá trình nhân lên của WSSV. Từ đó cho thấy những protein này có vai trò trong

quá trình cảm nhiễm của virus, nên trong kiểm soát bệnh hiện nay người ta đã dựa

vaofcacs protein vỏ này để tạo ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của WSSV

(Li et al., 2006).

3. Vật chất di truyền của WSSV

Hình 7: Sơ đồ genome của WSSV (Yang và công tác viên, 2001)

“Hình mũi tên (vòng ngoài): Vị trí của 181 ORFs (màu đỏ và màu xanh chỉ hướng

dịch mã khác nhau). Hình chữ nhật màu xanh lá chỉ 9 hrs. B: vị trí cắt giới hạn của

enzyme BamHI (vòng trong, số trong ngoặc đơn chỉ vị trí)”.

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 7

Bộ gene của WSSV đã được giải trình tự năm 2001 (Yang.spp, 2001). Cho đến

năm 2002 wssv được xác định là virus trên động vật có bộ gen lớn nhất. Bộ gene của

WSSV là dsDNA có dạng vòng với số lượng A+T khoảng 59%. Kích cỡ của bộ gen

khác nhau tùy thuộc vào vùng địa lý phân lập (Thái Lan (WSSV, TH) 293kbp, Trung

Quốc ( WSSV-CN) 305kbp, Đài Loan (WSSV-TW) 307kbp). Adenin còn lại của mã

bộ ba ở vị trí bắt đầu sao mã cho cấu trúc protein màng bao VP28 được chọn làm điểm

khởi đầu của bộ gen.

Bộ gen WSSV chứa đựng 531-684 ORFs (open reading frame, ORF) với ATG

là mã mở đầu (Escobedo-Bonella et al,. 2008). Trong số đó thì có từ 181-184 ORFs mã

hóa cho protein với kích cỡ từ 51 đến 6077 amino acid (van Hulten et al.,2001c). Dựa

trên sự tương đồng đối với các gen khác được ghi nhận trong ngân hàng gen thì chỉ 12

ORFs có thể đoán được chức năng (bảng 1). Phần lớn những gen được biết liên quan

đến sự nhân lên của DNA hoặc trao đổi chất DNA polymerase (Chen et al.,2002; van

Hultenet al., 2001b), ribonucleotide reductase (Tsai etal., 2000a), Chimeric thymidine-

thymidylate kinase (Tsai et al., 200ob; Tzeng etal., 2002), thymidylate synthase,

dUTPase và endonuclease không đặc hiệu (Witteveldt etal., 2001). Bên cạnh những

ORFs mã hóa cho 6 protein chính cấu trúc nên virion thì còn có những ORFs mã hóa

cho 40 protein phụ của virion của virus được xác định trên bộ gen của WSSV.

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 8

Bảng 1: Chức năng một số ORFs của WSSV theo sự tƣơng đồng với ngân

hàng gen (Mark, 2005) (số thứ tự cảu ORFs dựa theo sự mã hóa của van Hulten

et al.,2001b)

ORF Chức năng ORF

ORF27 DNA polymerase

ORF30 Collagen

ORF54 Thymidylate synthase

ORF2 và ORF61 protein kinase

ORF71 dUTPase

ORF92 Ribonucleotide reductase 1

ORF98 Ribonucleotide reuductase 2

ORF99 Endonuclesae

ORF112 Class I cytokine receptor

ORF149 TATA bỏ binding protein

ORF171 Chimeric Thymidine Thymidylate kinase

Chín vùng lặp lại được phân bố khắp trên bộ gen của WSSV. Những vùng lặp

lại tương tự nhưng có kích thước nhỏ hơn cũng được nhận thấy trong bộ gen của

baculovirus và ascovirus (Cochran and Faulkner, 1983; Bigot et al., 2000), và những

vùng này được gọi là những vùng tương đồng (hrs) đánh số từ hrl đến hr9 (van

Hulten al., 2001b).

Ở baculovirus thì chức năng của những hrs là bổ trợ cho quá trình sao mã

(Guarino and Summer, 1986) và được giả định là bổ trợ cho quá trình nhân lên của

virus (Kool et al., 1993; pear et al., 1992). Dựa trên việc quan sát tất cả những virus

DNA lớn mạch kép (WSSV, baculovirus, ascovirus) chứa đựng những hrs phân bố

dọc bộ gen của chúng, những hrs này có chức năng trong việc nhân lên cũng như

trong việc điều khiển sao mã. Theo Marks. (2005) thì sự hiện diện của hrs như đã nói

ở trên có thể suy ra rằng những virus này chia sẽ cách thức chúng nhân lên và

WSSV, baculovirus và ascovirus ở trong một họ lớn có DNA mạch vòng kép lớn.

Tuy nhiên, chức năng của các hrs của WSSV trong việc nhân lên cũng như trong

việc sao mã vẫn còn đang nghiên cứu (Marks, 2005).

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 9

III. Cơ chế xâm nhiễm

Virus gây hội chứng đốm trắng khi xâm nhập vào tôm sẽ cư trú ở nhiều bộ của

tôm: mô nội bì, mô dạ dày, mang, buồng trứng, tinh hoàn, hệ thống thần kinh, mắt,

chân bơi và các bộ phận khác. Như đã nói ở phần cấu trúc protein thì các protein

VP28, VP68 và VP281 có vai trò như các attachment site của virus để tương tác với

các thụ thể trên màng tế bào, trong sự xâm nhập của virus vào tế bào chủ. Sau khi xâm

nhập vào tế bào chủ virus này tiến hành tự nhân bản ở nhân tế bào chủ, dựa trên cơ sở

vật chất và năng lượng của tế bào. Thông qua quá trình này, số lượng thể virus tăng lên

rất nhanh, đồng thời làm thay đổi hoạt động bình thường của tế bào. Khi quan sát dưới

kính hiển vi, các tế bào bị nhiễm virus thường có nhân phình to. Virus phát triển đến

giai đoạn phá vỡ nhân và giết chết tế bào, virus lan truyền ra môi trường nước, đi tìm

ký chủ khác và lại tiếp tục xâm nhập và tấn công. Ngoài ra, tôm ăn phải virus tự do tồn

tại trong bùn ao và trong nước cũng dẫn đến nhiễm mầm bệnh WSSV.

Hình 8: tôm nhiễm bệnh đốm trắng, nhân tế bào biểu bì dạ dày trƣơng to có thể

vùi

Tuy chưa có báo cáo về đường xâm nhập của WSSV vào tế bào nhưng các nhà

khoa học đã xác định sự sao chép, trưởng thành và lắp ráp của virion xảy ra trong

nhân. Ở nhân, trong giai đoạn đầu của quá trinh xâm nhiễm, xuất hiện những thể hình

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 10

sợi, hình hạt (có thể là chất nền của virus), những cấu trúc giống như màng. Sau đó có

thể quan sát thấy những ống dài và rỗng. Những ống nhỏ này vỡ ra thành từng mảnh

nhỏ, hình thành nucleocapsid.

IV. Sự nhân lên và giải phóng khỏi tế bào chủ

Bộ gen của WSSV là dsDNA và chúng thực hiện quá trình sao chép ở nhân tế

bào của kí chủ, gây ra hiện tượng trương nhân. Tuy nhiên quá trình sao chéo bộ gen

của WSSV thì chưa được miêu tả một cách chi tiết.

Có hai giả thuyết về sự phát triển hình dạng của WSSV. Theo một số tác giả

(Durand và cộng sự., 1997), trước khi phần lõi đi vào trong thì nucleocapsid đã được

bao phủ bởi màng (envelop), để lại một khoảng hở. Phần lõi (nucleoprotein) dạng sợi

chui vào trong capsid qua khoảng hở này. Khi phần lõi hoàn tất, phần bao thu hẹp đầu

hở và tạo thành đuôi của virion trưởng thành. Trái lại, một số tác giả khác lại cho rằng

nucleocapsid hoàn chỉnh được lắp ráp đầu tiên, sau đó mới được bao lại (Wang và

cộng sự., 2000). Sau khi lắp, virion trưởng thành có thể kết lại với nhau thành một dãy

hoặc phân tán trong dịch nhân. Làm thế nào WSSV virion rời khỏi tế bào chủ vẫn chưa

được biết rõ nhưng sau khi virion phá vỡ tế bào nhiễm bệnh thoát ra ngoài, chúng tiếp

tục xâm nhập vào các tế bào bên cạnh hoặc theo phân thải ra môi trường ngoài. Tôm

ăn phải virus tự do trong bùn ao và nước sẽ nhiễm bệnh.

V. Phân loại và so sánh

1. Phân loại

WSSV đầu tiên được phân loại thuộc họ Baculoviridae (Francki và ctv, 1991).

Tuy nhiên những phân tích trình tự gần đây của hệ gen WSSV cho thấy chúng mã hóa

một số loại protein không giống protein của Baculovirus như protein ribonucleotide

reductase (RR1 và RR2) (van Hulten và ctv, 2000b), protein VP26, VP28 (van Hulten

và ctv, 2000c) của WSSV không giống bất kì một protein đã biết nào trong database.

Ngoài ra, trình tự nucleotide toàn bộ hệ gene WSSV cho thấy nhiều gene không giống

gene của virus nào khác (van Hulten và ctv, 2001; Yang và ctv, 2001). Sự khác biệt về

genome và phổ ký chủ rộng của WSSV (Flegel, 1997) chứng tỏ WSSV là đại diện cho

một họ mới (van Hulten và ctv, 2000a).

Gần đây nhất, M.A.Mayo (2002) công bố phân loại mới được thẩm định trong

Hội nghị Quốc tế về phân loại virus (International Committee on Taxnomy of Virus –

ICTV), trong đó xếp WSSV là bộ phận của chi Whispovirus trong họ virus mới gọi là

Nimaviridae.

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 11

Bảng 2: Tên gọi virus đốm trắng qua từng giai đoạn

Tên Vị trí Tài liệu tham khảo

Penacid Hemacytic Rod

Shaped Virus

(PHRV)

Owens và ctv, 1993

China Baculovirus

( CBV) Trung Quốc Chamberlain, 1994

Hypodermal and

hematopoietic necrosis

baculovirus

(HHNBV)

Trung Quốc Huang và ctv, 1994

Rod-shaped Virus ò Penaeus

japomicus

(RV-PJ)

Nhật Inouye và ctv, 1994

Penaeus chinesis Baculovirus

(PCBV) Trung Quốc Zhan và ctv, 1995

Penaeus monodon non-

occluded Baculovirus II

(PmNOII)

Thái Lan Woongteerasupaya và ctv,

1995

Penaeus monodon non-

occluded Baculovirus III

(PMNOIII)

Đài Loan Wang, 1995

Systemic ectodermal and

mesodermal baculovirus

(SEMBV)

Thái Lan Woongteerasupaya và ctv,

1995

China Baculo-live virus

(CBV) Trung Quốc Tapay và ctv, 1996

Penaeid Rod-shaped DNA

virus

(PRDV)

Nhật Inouye và ctv, 1996

White Spot Baculovirus

(WSBV) Đài Loan Chang và ctv, 1996

Yellow head disease-like virus Đài Loan Wang và ctv, 1996a

Prawn White Spot

Baculovirus

(PWSBV)

Trung Quốc Yang và ctv, 1997

White Spot Syndrome

Baculovirus

(WSSB)

Thái Lan Durand và ctv, 1997

White Spot Syndrome Virus

(WSSV) Đài Loan Lo và Kou, 1998

(Nguồn: http://tai-lieu.com/tai-lieu/khoa-luan-ung-dung-ky-thuat-hoa-mo-mien-dich-immunohistochemistry-

trong-chan-doan-mam-benh-virus-dom-trang-white-spot-6636/, 14/03/2014)

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 12

2. So sánh

Dựa vào đặc điểm cấu trúc của vật chất di truyền thì WSSV được xếp vào nhóm

I (dsDNA) cùng nhóm với Baculovirus. Tuy WSSV tương tự như Baculovirus về hình

thái nhưng hai loại virus này lại không liên hệ đáng kể ở mức amino acid. Vài gene

của WSSV lại giống với gene của Eukaryote (nhân thực) hơn là với gene virus. Phân

trình tự cho thấy WSSV khác với tất cả những virus trước đây dù có một số gene

tương đồng yếu với gene herpesvirus. Hầu hết các ORFs mã hóa protein không tương

đồng với bất cứ protein đã biết nào, cho thấy WSSV đại diện cho một lớp virus mới

hay một khoảng tiến hóa quan trọng giữa virus biển và virus mặt đất. Điểm đặc biệt

nhất của WSSV là sự hiện diện của một gene mã hóa collagen nguyên vẹn, vốn là gene

mã hóa một protein matrix ngoại bào của tế bào động vật chưa bao giờ thấy trong bất

cứ virus nào.

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 13

VI. Sự lan truyền

1. Đặc tính sinh học

Virus đốm trắng ký sinh ở các tổ chức ngoại bì, trung bì, mang, cơ quan

lymphoid và biểu bì dưới vỏ kitin. Virus xâm nhập vào nhân tế bào gây hoại tử và

sưng to. Cũng như đa số các virus, virus WSSV có sức chịu đựng yếu với các yếu tố

môi trường. Theo Chang và công tác viên (1998):

Sau 48 – 72 giờ sau khi tiếp xúc môi trường nước mà không tìm được

vật chủ thì WSSV sẽ bị phân hủy.

Virus mất khả năng gây nhiễm sau 60 phút dưới tia UV 9 x 105

μWs/cm2.

Trong khoảng nhiệt độ 55 – 750C trong 5 – 90 phút, virus mất khả năng

gây nhiễm.

Ozone ở nồng độ 0.5 μg/ml sẽ làm bất hoạt WSSV ở 250C

Virus sống và tồn tại trong nước có độ mặn từ 5 – 40‰, độ pH từ 4 – 10,

có khả năng chịu đựng được nhiệt độ từ 0 – 80OC.

Hình 9: Các mô mục tiêu của WSSV

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 14

2. Vật chủ mang mầm bệnh

Virus gây bệnh đốm trắng phân bố rất rộng ở nhiều vật chủ, virus không chỉ

nhiễm ở một số loài tôm he (Penaeus) nuôi ở Tây bán cầu mà còn xuất hiện rất rộng ở

bộ mười chân (Decapoda) gồm các loài cua và giáp xác khác.

Ở Việt Nam, mầm bệnh WSSV nhiễm trên nhiều loài tôm he nuôi hoặc sống tự

nhiên: tôm sú (P. mondon); tôm thẻ (P. indicus); tôm rảo (Metapenaeus ensis); tôm đất

(M. lysianassa); tôm chân trắng (L. vannamei) nhập vào nuôi ở Việt Nam.

(Tạp chí thông tin KHCN và Kinh Tế Thủy Sản, số 4 – 2004).

Bảng 3: Một số giáp xác nhiễm bệnh đốm trắng (theo V. A. Graindorge & T. W.

Flegel).

Vật nuôi

Nhiễm tự

nhiên (N)

hoặc nhiễm

thí nghiệm

(E)

Phương pháp kiểm tra Truyền

bệnh

cho

Penaeus

monodo

n

H&E Kính

HVDT In situ PCR

Họ tôm he

Penaeus chinensis -

tôm nƣơng N + + +

Penaeus duorarum E +

Penaeus indicus - tôm

thẻ trắng N +

Penaeus japonicus -

tôm he Nhật Bản N + + + + +

Penaeus merguiensis -

tôm bạc, lớt, thẻ N + + +

Penaeus monodon -

tôm sú N + + + + +

Penaeus penicillatus N + +

Penaeus semisulcatus -

tôm thẻ N + +

Penaeus setiferus E +

Penaeus stylirostris E +

Penaeus vannamei -

tôm chân trắng N + +

Tôm khác

Exopalaemon

orientalis N + + +

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 15

Macrobrachium

rosenbergii - tôm càng N + + +

Metapenaeus ensis -

tôm rảo, chì N + + +

Palaemon styliferus N + + +

Alpbeus brevieristatus N +

Alpbeus lobidens N +

Palaemon serrifer N +

Cua

Calappa lophos E +

Charybdis feriata N + + +

Charybdis natotor N +

Hemigrapsus

sanguineus N +

Helice tridens N +

Mantura sp. N +

Petrolistbes japonicus N +

Potunus

trituberculatus N +

Portumus pelagicus -

ghẹ xanh N + + + + +

Scylla serrata - cua bể N + + + +

Sesarma sp. N + + + + +

Somannia - tbelpusa

sp. E + + +

Mangrove crab N + +

Thalamita sp. N + + + +

Tôm hùm

Panulirus longipes E +

Panulirus ornatus E +

Động vật thủy sinh

khác

Copepoda N +

Ấu trùng côn trùng N +

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 16

3. Con đƣờng lan truyền bệnh

Quá trình lây truyền xảy ra khi mầm bệnh được truyền từ nguồn bệnh (cá thể

bệnh, yếu tố lây truyền, trực tiếp từ môi trường ngoài) vào cơ thể cá thể khỏe, lúc này

cá thể đã bị nhiễm bệnh. Hiện tượng tôm bệnh thường xảy ra ở tôm giống đến tôm

trưởng thành, của các khu vực nuôi thâm canh và quảng canh. Khi môi trường nuôi

tôm xấu bệnh dễ xuất hiện. Bệnh đốm trắng xuất hiện ở nhiều động vật giáp xác tự

nhiên, như các loài tôm he, tôm nước ngọt, cua, tôm hùm, chân chèo và ấu trùng côn

trùng (theo bảng 3) do đó bệnh lây lan nhanh chóng trong các đầm nuôi tôm.

Mầm bệnh WSSV lây theo chiều ngang là chủ yếu. Từ nguồn nước, từ thức ăn,

từ các giáp xác hoang dã trong ao, đặc biệt là do tôm khỏe ăn tôm chết do bị bệnh đốm

trắng trong ao, đây là con đường lây lan rất nhanh gây chết tôm hàng loạt

(Tookwinas,1998).

Một số loài tôm hoang dã và giáp xác khác được xem là vật lan truyền gây bùng

nổ bệnh đốm trắng trong ao nuôi khi chúng xâm nhập vào thông qua con đường thay

nước (Limsuwan và công tác viên, 1997).

Bằng xét nghiệm sinh học (bioassay) và mô học cho thấy cua, tôm nước ngọt,

tôm hùm có thể đóng vai trò như vật chủ mang hoặc chuyên trở mầm bệnh không triệu

chứng (asymptomatic). Tôm hùm đóng vai trò chình như là vật chủ dự trữ đối với

WSSV; nó có thể bị nhiễm từ phân chim, nước thải ra biển và có thể mang WSSV

trong thời gian dài, là nguồn lây nhiễm cho nguồn tôm bố mẹ tự nhiên (Rajendran và

ctv, 1999).

Ngoài ra còn có những tác nhân khác như các loài vật ăn thịt như cá, chim sẽ

đưa mầm bệnh từ ao này sang ao khác lamflan tràn dịch bệnh, những tác động của con

người qua thao tác trong quá trình nuôi.

Sử dụng phương pháp lai DNA chỉ ra rằng ruột và mang tôm sú là đường xâm

nhập của virus đốm trắng vào cơ quan tạo máu, mang là nơi virus sinh sản.

Bệnh đốm trắng được xem như không có khả năng lây truyền qua đường thẳng

đứng bởi vì các noãn bào (trứng) phát hiện chúng nhiễm virus đốm trắng thì chúng

không chín (thành thục) được. Nhưng trong quá trình đẻ trứng của tôm mẹ có thể thải

ra các virus đốm trắng từ trong buồng trứng của chúng, do đó ấu trùng tôm dễ dàng

nhiễm virus ngay từ giai đoạn sớm.

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 17

VII. Phƣơng pháp nghiên cứu

1. Sử dụng phƣơng pháp Nested – PCR phát hiện WSSV

Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ kit IQ-2000 WSSV (công ty Farming

Intelligene Technology Coperation, Đài Loan), gồm các bước sau:

a. Chuẩn bị mẫu

Cho khoảng 20 mg mang tôm vào ống eppendorf (1,5 ml) chứa 0,6 ml dung

dịch DTAB. Nghiền mẫu bằng que nghiền.

b. Ly trích DNA

Ủ mẫu đã chuẩn bị ở 75oC trong 5 phút, sau đó làm lạnh đến nhiệt độ phòng.

Lắc đều mẫu , ly tâm nhẹ, sau đó thêm 700µl Chloroform, vortex kỹ 20 giây và ly tâm

12.000 vòng/phút trong 5 phút.

Chuyển phần dung dịch trong ở trên sang ống eppendorf 1,5 ml mới, thêm

100µl CTAB Solution và 900 µl nước cất, lắc đều, sau đó ủ ở 75oC trong 5 phút. Làm

lạnh xuống nhiệt độ phòng và ly tâm 12.000 vòng/phút trong 10 phút.

Bỏ phần nước trong ở trên, hòa tan phần còn lại bằng 150 µl Dissolve solution,

ủ ở 75oC trong 5 phút, sau đó làm lạnh ở nhiệt độ phòng.

Ly tâm 12.000 vòng/phút trong 5 phút. Rữa DNA với 200 µl ethanol 70%, để

lắng xuống. Làm khô DNA và hòa tan trong TE. Bảo quản DNA ly trích ở âm 80oC.

c. Khuyếch đại DNA

Thực hiện phản ứng PCR 2 bước

Phản ứng PCR bước 1: 8 µl/phản ứng

First PCR PreMix ....................................................................... 7,5 µl

IQzyme DNA Polymerase ............................................... 2U/µl 0,5 µl

Phản ứng PCR bước 2: 15µl/phản ứng

First PCR PreMix ........................................................................ 14 µl

IQzyme DNA Polymerase ................................................... 2U/µl 1µl

PCR bước 1 (First PCR):

94oC trong 2 phút

15 chu kỳ, 94oC trong 20 giây

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 18

62oC trong 20 giây

72oC trong 30 giây

Sau đó, 72oC trong 30 giây

20oC trong 30 giây.

PCR bước 2 (Nested – PCR)

30 chu kỳ, 94oC trong 30 giây

62oC trong 20 giây

72oC trong 30 giây

Sau đó, 72oC trong 30 giây

20oC trong 30 giây.

d. Điện di

Chuẩn bị bản gel: đun nóng dung dịch đệm TAE 1X với agarose 1,5% (1,5

g/10ml) cho tới khi agarose tan hoàn toàn. Sau đó, nhuộm gel với 4 µl Ethidium

Bromide, lắc đều dung dịch. Để nguội khoảng 50oC, rồi đổ dung dịch agarose từ từ

vào khay đựng gel. Thường bề dày của gel không quá 0,8 cm.

Điện di: Cẩn thận cho mẫu, thang DNA, đối chứng âm, đối chứng dương vào

trong từng giếng. Sau đó, điện di với dòng điện 90 V trong thời gian khoảng 50 phút.

Đọc kết quả: kết quả điện di được ghi nhận với thiết bị chụp gel (Vilber

Loumart).

Mẫu dương tính được phát hiện với các trường hợp: hiện vạch tương ứng 296

bp và 848 bp (mẫu nhiễm bệnh rất nhẹ); hiện vạch tương ứng 296 bp (mẫu nhiễm

nhẹ); hiện vạch tương ứng 296 bp và 550 bp (mẫu nhiễm trung bình); hiện vạch tương

ứng 296 bp và 550 bp và vạch trên 848 bp (mẫu nhiễm nặng).

Mẫu âm tính hiện vạch tương ứng 848 bp.Nếu mẫu không hiện vạch nào là do

chất lượng DNA ly trích kém.

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 19

Ngoài phương pháp Nested - PCR trên, hiện nay còn có nhiều phương pháp như là:

2. Phƣơng pháp mô học:

Mẫu được cố định 48 – 72 giờ trong dung dịch hóa chất sau đó được đúc

paraffin, cắt siêu mỏng để quan sát tế bào nhiễm dưới kính hiển vi quang học.

Hai phương pháp trên tuy cho kết quả chính xác, nhưng mất nhiều thời gian đòi

hỏi phải có trang thiết bị hiện đại, nên thích hợp ở các Trung tâm nghiên cứu, các

Viện…

3. Phƣơng pháp que thử nhanh:

Đây là phương pháp dựa trên nguyên lý điện di miễn dịch, cho kết quả tức thì,

tiện lợi cho người nông dân thực hiện ngay tại nơi mua giống, hoặc kiểm tra ao nuôi

khi thấy có dấu hiệu tôm bệnh. Mẫu tôm được nghiền trong một ống nhỏ, thêm dung

dịch cần thiết, hút dịch nghiền cho vào que thử. Chỉ sau vài phút là đọc được kết quả

dụa trên các vạch màu. Mặc dù tiện dụng, nhưng giá thành còn quá cao. Giá 01 mẫu

thử là 300.000đ. Gần đây Việt Nam cũng nghiên cứu thành công que thử nhanh, nhung

giá vẫn cao.

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 20

4. Phƣơng pháp ngƣng kết dựa trên bào tử gắn kháng thể:

Nguyên lý:

Bào tử vi khuẩn Bacillus subtilus là dạng nghỉ, không độc, rất bền nhiệt. Có cấu

tạo gồm nhiều lớp áo chứa các protein, trong đó ở lớp áo ngoài cùng chứa protein bề

mặt, gọi là Cot B. Protein Cot B của bào tử có thể gắn với Streptavidin – gọi tắt là bào

tử Strep. Streptavidin là protein do xạ khuẩn Streptomyces avidinii sinh ra. Streptavidin

rất giống với avidin là chất có trong lòng trắng trứng, có ái lực rất mạnh với biotin.

Virus WSSVcó protein VP28 (28 kDa) nằm trên bề mặt vỏ ngoài, có chức năng

gắn đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào để mở đầu cho qua trình hấp thụ và nhân

lên trong tế bào tôm. Protein VP28 có thể gắn với biotin – biotin hóa (VP28-biotinyl).

Từ kháng nguyên VP28 có thể sản xuất được kháng thể VP28-biotinyl. Khi gắn

kháng thể VP28-biotinyl vào bào tử Strep sẽ được phức hợp là một thành phần của

phản ứng ngưng kết kháng nguyên – kháng thể, được dùng để sản xuất bộ Kít chuẩn

đoán nhanh virus gây hội chứng đốm trắng ở tôm. Ở đây biotin là phân tử nằm ở giữa

khối kháng thể vơi Streptavidin. Một ưu điểm nữa của phương pháp là do bào tử chịu

nhiệt nên không cần bảo quản lạnh.

Nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì đã gặt hái được nhiều thành công trong hướng nghiên

cứu này. Họ đã nhân dòng gene CotB-Streptavidin và plasmid rồi dung hợp với DNA

genome của Bacillus subtilis. Bào tử -Strep đã được cho gắn với kháng thể đơn dòng

và đa dòng khàng VP28 đã được biotinyl hóa một cách bền vững. Phức hợp bào tử

Strep-antiVP28 có khả năng tạo phản ứng tốt với kháng nguyên VP28 của virus

WSSV. Kết quả thực nghiệm cho thấy phức hợp cho phép phát hiện sự có mặt của

virus bằng phản ứng ngưng kết với mật độ 3,8x104 copies, thấp hơn khoảng 10 lần so

với phương pháp PCR thông thường.

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 21

VIII. Phòng ngừa và xử lý bệnh

Hình 11: Sơ đồ nguyên nhân gây bệnh đốm trắng

1. Nguyên tắc chung

Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả kinh tế cho người nuôi thì cần phải

có những biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt.

Dụng cụ sản xuất giống phải đạt tiêu chuẩn.

Chọn tôm bố mẹ có chất lượng tốt (chiều dài từ 26-30 cm, đánh ở độ sâu

60-120 m) không nhiễm WSSV.

Tôm giống phải được kiểm tra PCR.

Chọn tôm giống theo các tiêu chuẩn quy định.

Kiểm tra sự căng thẳng của giống bằng cách thử sốc với fomalin.

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 22

Không vận chuyển tôm giống mật độ cao.

Dùng thức ăn tươi sống và nấu chín. Không dùng thức ăn hư thối.

Hàng ngày cho tôm ăn vitamin C từ 1-2 đợt với liều 2-3 g/ 1 kg thức ăn

cơ bản, mỗi đợt cho tôm ăn một tuần liên tục.

Nguồn nước cấp cho ao nuôi tôm phải lắng lọc và khử trùng.

Mật độ thả nuôi phù hợp.

Ngăn chặn không cho cua, còng và giáp xác khác vào ao nuôi.

2. Cải tạo đáy ao

Hút bùn, nạo vét, phơi đáy.

Diệt khuẩn, diệt vật chủ trung gian bằng:

Chlorine 30 ppm.

Formalline 70 ppm.

B.K.C 1-2 ppm.

KMnO4 10 ppm.

Xử lý đáy bằng vôi (CaO, CaCO3).

Phục hồi đáy bằng men vi sinh.

Vớt cua, còng, ốc, tôm chết ra khỏi ao.

Diệt và rào lưới hạn chế ốc, cua, còng, giáp xác… vào ao.

Chuẩn bị nước.

Giảm bớt chất hữu cơ trong ao bằng phương pháp thay nước, xiphoong,

tăng thời gian chạy máy xục khí.

Gây màu nước: dùng phân NPK, DAP, Ure, hoặc các chế phẩm gây màu

nước chuyên dụng.

Dùng đường cát 2-3 ppm hoặc 10-12 kg/hecta liên tục 45 ngày, sau đó ít

nhất một tuần dùng một lần.

Quản lý ao nuôi và nước trong quá trình nuôi.

Kiểm tra hàng ngày để duy trì vi sinh có ích và dưỡng chất, ổn định chất

lượng nước, màu nước, các chỉ tiêu: pH, kH, oxy hòa tan, độ trong, nền

đáy.

Khi môi trường nước và ao thay đổi do chất lượng nươc và thời tiết: Bổ

sung dinh dưỡng cho tôm bằng các chất tạo kháng thể, giảm stress cho

tôm bằng:

Vitamin, C.

Feed coat.

Thức ăn bổ sung.

Vaccine.

Kiểm tra thức ăn và sức khỏe của tôm: Kiểm tra thức ăn trong vó, hình

thể và hoạt động của tôm.

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 23

Kiểm tra vi khuẩn vibrio trong nước, thận, gan và đường ruột tôm (từ khi

tôm được 21 ngày tuổi) 7 ngày/lần (trong nước phải ít hơn 102 tế bào/ml

và trong gan không có).

3. Xử lý

Bệnh do virus nên không có thuốc đặc trị.

Nếu tôm bắt từ trại giống đã miễn nhiễm bệnh, sử dụng kháng dsinh,

thuốc diệt khuẩn chỉ định để phòng trị các bệnh khác, giúp tôm có sức đề

kháng tốt hơn với sự xâm nhập virus từ môi trường (giảm lây nhiễm

ngang).

Khi phát hiện bệnh, tốt nhất là thu hoạch ngay.

Nước ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng phải xử lý bằng Chlorua vôi nồng

độ cao (30-50 g/m3), không được xả ra ngoài.

Vớt hết tôm chết ra khỏi ao trước khi xử lý ao để nuôi lại.

4. Các chế phẩm sinh học hỗ trợ phòng trị bệnh đốm trắng

SH’99

Chế phẩm SH'99 không phải là thuốc diệt virus, tác dụng của chế phẩm này là

ức chế quá trình sinh sản của virus. Bình thường virus đạt ngưỡng gây hại ở ngày thứ

60 (xuất hiện triệu chứng bệnh) và ngưỡng kinh tế ở ngày thứ 80. Vai trò của chế phẩm

SH'99 làm chậm sự gia tăng nồng độ của virus. Những kết quả thì nghiệm cho thấy

ngưỡng gây hại khi sử dụng chế phẩm SH'99 khoảng ngày thứ 150 và ngưỡng kinh tế

vào ngày khoảng 170. Trong khi đó nuôi tôm thịt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất nên thu

hoạch vào ngày thứ 120, trọng lượng trung bình đạt 25-30g/con, nếu nuôi tiếp tôm

tăng trọng chậm tốn nhiều chi phí.

Hình 12: Biểu đồ so sánh tuổi thọ của tôm nhiễm bệnh WSSV khi dùng SH’99

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 24

Như vậy chế phẩm SH'99 như một tác nhân giúp tôm sống chung với virus,

người nông dân có thể thu hoạch thành quả lao động của mình mặc dù nếu kiểm tra

bằng PCR vẫn có sự hiện diện của virus trong tôm nhưng tôm vẫn khỏe đẹp không

chết. Ngoài ra với cơ chế tác động của chế phẩm SH'99 như vậy cũng không tạo ra khả

năng cho virus thích nghi và hình thành nòi mới

Có 2 loại chế phẩm SH’99 là SH’99-1 sử dụng để phòng bệnh và SH’99-2 tăng

cường khả năng hấp thụ thức ăn kích thích tôm tăng trưởng đồng thời vẫn có tinh chất

như SH’99-1.

NANOCIN

Là chế phẩm sinh học Polypeptide được tổng hợp

đặc biệt từ công nghệ Gene Protein tái tổ hợp có phổ

kháng virus rộng, tác động nhanh đến quá trình hình thành

DNA/RNA của virus gây ra bệnh đốm trắng WSSV.

NANOCIN hòa tan nhanh trong nước, thẩm thấu nhanh

qua cơ thể tôm, tác động nhanh đến các mầm bệnh do

virus gây ra và không có tác dụng phụ lên tôm.

Dùng NANOCIN để ngăn chặn sự phát triển của

virus gây bệnh cho tôm nuôi từ giống và môi trường.

OXYNAT 3D

Chế phẩm sinh học chiết xuất 100% từ thảo dược

Áp dụng công nghệ tiên tiến mới nhất của châu

Âu giúp tan hoàn toàn trong nước, dễ hấp thu vào cơ thể

tôm.

Thành phần:

- Proanthocyanins -Curcuminoids

- Carotenoids -Hydroxycinnamic

- Vitamin E -Vitamin A

- Vitamin B1

Hình 13: Chế phẩm

NANOCIN

Hình 14: Chế phẩm

OXYNAT 3D

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 25

Công dụng

Hạn chế gây stress cho tôm

Giúp tôm kháng hiệu quả với bệnh đốm trắng trong suốt quá trình nuôi và

trong điếu kiện thời tiết, môi trường không thuận lợi

Hợp chất chiết xuất từ cây Diệp hạ châu

Hợp chất chiết xuất từ cây Diệp hạ châu gồm Niranthin, Hypophyllanthin và

Phyllanthin. Hypophyllanthin và Phyllanthin được chứng minh có thể ức chế DNA

polymerase ở virus.

Sử dụng sản phẩm diệp hạ châu cho tôm trong suốt chu kỳ nuôi có khả năng

phòng được bệnh đốm trắng bằng cách cho tôm ăn thức ăn có trộn chiết xuất từ diệp

hạ châu với liều lượng 8 g/kg thức ăn/ngày là hiệu quả nhất, giúp ức chế được sự nhân

lên của virus đốm trắng trong cơ thể chúng. Các ao nuôi có sử dụng diệp hạ châu đều

có thể nuôi đến khi tôm được trên 4 tháng so với các ao không sử dụng phải thu hoạch

sớm hơn hoặc bị thiệt hại hoàn toàn do bệnh đốm trắng. Ngay cả khi ao nuôi đã bị

nhiễm bệnh đốm trắng nếu tôm đã được cho ăn thức ăn có chiết xuất từ diệp hạ châu

thì tỷ lệ tôm sống vẫn khá cao và có thể kéo dài đến khi có thể thu hoạch được.

Ngoài ra ngƣời nuôi tôm còn có thể sử dụng một số loại thuốc sát trùng

Hình 15: Các chế phẩm sát trùng

Thành phần:

-PVP Iodine

-Dung môi vừa đủ

Thành phần:

-Benzalkonium Chloride

-Amyl acetate

-Dung môi vừa đủ

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 26

Công dụng:

Là loại thuốc sát trùng có phổ diệt khuẩn rộng: Diệt được các loài virút, vi

khuẩn, nấm gây bệnh cho tôm như: Virút gây bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh

còi, bệnh phát sáng,…

Dùng tiêu độc, sát trùng bể ương, dụng cụ, ao hồ nuôi tôm.

Thuốc an toàn cho người sử dụng và cho tôm, không ăn mòn dụng cụ.

Chú ý:

Chỉ dùng cho thủy sản.

Không dùng chung với các loại men vi sinh và thuốc sát trùng khác.

Mở máy quạt nước khi cho thuốc vào hồ nuôi tôm.

Ngưng sử dụng thuốc 7 ngày trước khi thu hoạch.

Báo cáo chuyên đề virus đại cương ĐHCT

Chuyên ngành CNSH Viện NC&PT CNSH 27

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt:

Bệnh virus đốm trắng –Hội chứng virus đốm trắng ở giáp xác-white spot syndrome

virus – WSSV Ts. Bùi Quang Tề.

Ứng dụng phương pháp PCR-GENOTYPING trong nghiên cứu đặc điểm dịch tễ

học của virut gây bệnh đốm trắng (White spot syndrome rirus) trên tôm sú (Penaeus

monodon) nuôi tại Cà Mau : Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng Thủy

sản / Mai Nam Hưng ; Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Thị Tuyết Hoa ( hướng dẫn khoa

học ). - Cần Thơ : Trường Đại học Cần Thơ, 2010 (trang 3 – 12)

Trang wed:

http://emuniv.com/thu-vien/nghien-cuu-khoa-hoc/-phuong-phap-moi-dung-noi-

bao-tu-vi-khuan-gan-khang-the-de-chan-doan-virut-gay-benh-dom-tr (18/03/2014).

http://tepbac.com/disease/full/12/Benh-virus-dom-trang.htm (18/03/2014).

http://viralzone.expasy.org/all_by_species/541.html (19/03/2014)

http://www.vast.ac.vn/ung-dung-va-trien-khai/ung-dung/909-nghien-cuu-ung-

dung-cong-nghe-san-xuat-khang-the-don-dong-monoclonal-antibody-de-chan-doan-

nhanh-benh-virus-tren-tom-nuoi (18/03/2014).

http://luanvan.net.vn/luan-van/ung-dung-phuong-phap-pcr-genotyping-trong-

nghien-cuu-tac-nhan-gay-benh-dom-trang-wssv-tren-tom-su-49651/ (18/03/2014).

http://tai-lieu.com/tai-lieu/khoa-luan-ung-dung-ky-thuat-hoa-mo-mien-dich-

immunohistochemistry-trong-chan-doan-mam-benh-virus-dom-trang-white-spot-6636/

(14/03/2014).

http://tai-lieu.com/tai-lieu/khoa-luan-ung-dung-ky-thuat-hoa-mo-mien-dich-

immunohistochemistry-trong-chan-doan-mam-benh-virus-dom-trang-white-spot-6636/

(07/03/2014).

http://cacanh.kenh7.vn/showthread.php?2800-Hoi-chung-dom-trang-WSSV

(10/03/2014-tham khảo về thời gian phát hiện bệnh ở các nơi trên thế giới).

http://tai-lieu.com/tai-lieu/khao-sat-mot-so-phuong-phap-tang-sinh-khoi-giong-tao-

spirulina-platensis-qui-mo-phong-thi-nghiem-xac-dinh-thanh-phan-557/ (07/03/2014)

http://en.wikipedia.org/wiki/White_spot_syndrome (10/03/2014)